Content
stringlengths
229
19.3k
Label
stringlengths
3
3
Thêm hai thành viên HĐQT Novaland xin từ nhiệm. Chỉ sau ba tháng đã có ba thành viên HĐQT của Novaland có đơn xin từ nhiệm. Ngày 6/12, ông Nguyễn Ngọc Huyên, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland - Mã: NVL) đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 28/12 theo nguyện vọng cá nhân. Cùng ngày, ông Nguyễn Đức Dũng cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT kể từ ngày 30/12 vì lý do cá nhân. Trước đó, Novaland cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Jeffrey David Perlman từ 30/11. Theo giới thiệu, cả ba nhân sự nói trên vừa gia nhập vào HĐQT của Novaland từ tháng 9/2022 nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Huyên (sinh năm 1980), trình độ kỹ sư xây dựng cầu đường, Thạc sĩ kỹ thuật, Quản lý dự án và xây dựng. Từ tháng 5/2004 đến tháng 8/2004, ông Huyên là Kỹ sư tại Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông - Vận tải - CTCP. 6 năm tiếp theo, ông Huyên làm Kỹ sư trưởng tại Công ty Obayashi Việt Nam. Từ năm 2010 - 2011, ông Huyên trải qua các vị trí Chỉ huy trưởng tại CT TNHH Xây dựng Tuấn Lê, Giám đốc Điều hành Dự án tại CTCP Xây dựng và Thương mại Sao Mai. Giai đoạn tháng 6/2011 - 11/2020, ông Nguyễn Ngọc Huyên đảm nhiệm vị trí Giám đốc Điều hành Liên khối Dự án tại CTCP Đầu tư Nam Long, Tổng Giám đốc các công ty liên doanh với các nhà phát triển Bất động sản Nhật Bản. Sau đó, ông Huyên làm Giám đốc Điều hành Dự án Đô thị tại Novaland từ tháng 1/2021 đến 10/2021 rồi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Novaland từ 11/10/2021. Ông Nguyễn Đức Dũng (sinh năm 1981), trình độ cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế TP HCM. Từ năm 2007 - 2012, ông Dũng là Giám đốc Quan hệ Khách hàng tại Ngân Hàng Standard Chartered Việt Nam. Ba năm tiếp theo, ông ngồi vị trí Giám đốc Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp lớn tại Techcombank. Tháng 10/2015 - 8/2018, vị trí Phó Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp lớn Miền Nam tại Ngân hàng TPBank do ông Nguyễn Đức Dũng đảm nhiệm. Sau đó ông Dũng gia nhập Novaland với vai trò Giám đốc Tài chính Dự án từ tháng 8/2018. Tháng 8/2021 - 12/2021, ông Dũng là Phó Giám đốc Ban Tài chính – Kế toán rồi làm Giám đốc Tài chính Novaland từ tháng 12/2021 đến nay. Còn ông Jeffrey David Perlman (sinh năm 1983), trình độ Cử nhân Quản trị kinh doanh Ross tại Đại học Michigan, Mỹ. Từ năm 2005 đến 2006, ông Jeffrey David Perlman làm chuyên viên đầu tư bất động sản Credit Suisse. 10 năm tiếp theo, ông công tác tại Công ty TNHH Warburg Pincus, New York, Mỹ rồi làm Giám đốc điều hành Warburg Pincus Hong Kong. Từ 2016 đến nay, ông Jeffrey David Perlman đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và Trưởng bộ phận Bất động sản Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương tại Warburg Pincus Singapore. Sắp tới, Novaland sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua đơn từ nhiệm của ba thành viên HĐQT nói trên và thông qua việc thay đổi cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong kế hoạch tái cấu trúc mới công bố, Novaland cho biết sẽ tinh giản các ngành nghề chưa cần thiết, cắt giảm nhân sự, điều chỉnh chiến lược bán hàng với mức chiết khấu cao... Đồng thời, ông Bùi Thành Nhơn cũng trở lại cương vị Chủ tịch HĐQT. Novaland cũng vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua các sửa đổi bổ sung các biện pháp bảo đảm liên quan đến khoản vay 100 triệu USD, được cấp bởi Tập đoàn Credit Suisse AG, Singapore Branch và các bên cho vay hợp vốn khác. Bên đại diện nhận tài sản đảm bảo là Credit Suisse AG và Singapore Branch. Cụ thể, Novaland thế chấp toàn bộ cổ phần trong CTCP Đầu tư Phát triển Địa ốc Vạn Phát. Đồng thời thế chấp các tài khoản, các khoản phải thu của Vạn Phát. Doanh nghiệp cũng thế chấp các khoản phải thu của các đối tác BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) của Vạn Phát. Song song đó, Novaland thế chấp toàn bộ phần vốn góp trong Công ty TNHH The Forest City đang được sở hữu bởi Vạn Phát, kèm theo thế chấp các tài khoản của Forest City, các khoản phải thu còn lại liên quan đến tài sản bảo đảm là bất động sản của Forest City, các khoản phải thu theo một số BCC giữa Forest City và các đối tác BCC,... Novaland cũng thỏa thuận bảo lãnh thanh toán của Forest City và Vạn Phát đối với khoản vay của công ty và Credit Suisse AG, Singapore Branch.
NVL
Vietnam Airlines mở sàn thương mại điện tử, bán từ trà sữa, cơm chiên đến rượu vang. Vietnam Airlines vừa ra mắt sàn thương mại điện tử (TMĐT) Vnamall với hơn 300 sản phẩm, đa phần là các loại đồ ăn. Vietnam Airlines mở sàn TMĐT, bán những sản phẩm trước đây chuyên phục vụ trên các chuyến bay. (Ảnh minh họa: HVN). Sáng 22/11, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - Mã: HVN) đã mở sàn thương mại điện tử Vnamall tập trung vào những sản phẩm mang dấu ấn hàng không. Cụ thể, danh sách mặt hàng của Vnamall hiện nay có hơn 300 sản phẩm từ thực phẩm, nông sản, đồ uống đến quà tặng, vật phẩm đồng thương hiệu Vietnam Airlines … Khách hàng có thể đặt mua các loại đồ ăn trong nhóm "ẩm thực trên mây" như rượu vang hạng Thương gia hay món tráng miệng, món ăn nhẹ của hàng không. Theo quan sát của chúng tôi, những loại thực phẩm được bày bán nhiều hiện nay gồm có bánh mỳ gối, bánh mỳ tròn, bánh su kem, bánh xúc xích, cơm chiên kiểu Thái, trà sữa Lotus Sky Tea, ... Các sản phẩm đang được Vietnam Airlines bày bán ở Vnamall. (Ảnh chụp màn hình). Vietnam Airlines còn bày bán thẻ quà tặng VNA Gift Card. Loại thẻ này có thể dùng để đổi sang vé máy bay hoặc quyền lợi nâng hạng Thương gia trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco. Trong nửa đầu năm 2021, tổng doanh thu của Vietnam Airlines giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của mảng bán hàng hóa giảm khoảng 26% nhưng tỷ trọng cải thiện từ 14% lên 18%. Ngày 30/11 tới đây, Vietnam Airlines sẽ tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2021. Một trong những nội dung chính của đại hội là thảo luận việc sửa đổi và bổ sung danh sách ngành nghề kinh doanh. Cụ thể, Vietnam Airlines dự định thêm các ngành nghề: Cho thuê xe có động cơ; bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc Internet; chuyển phát; vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; sản xuất và phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình, ... Trong bối cảnh nhiều chuyến bay trong nước và quốc tế bị dừng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỷ trọng doanh thu mảng vận tải hàng không trong nửa đầu năm nay đã giảm đáng kể so với 6 tháng đầu 2021. Hiện nay Vietnam Airlines chưa công bố báo tài chính quý III vì gặp khó khăn trong tổng hợp và xử lý chứng từ.
HVN
Hòa Phát và Hoa Sen chiếm gần 80% lợi nhuận ngành thép quý II. Hòa Phát và Hoa Sen là hai doanh nghiệp thép duy nhất có lãi sau thuế quý II/2021 vượt 1.000 tỷ đồng. Nhà kho chứa thép cuộn cán nóng (HRC), nguyên liệu để sản xuất ống thép, tôn mạ. (Ảnh: Đức Quyền). Hầu hết các doanh nghiệp thép đã công bố báo cáo tài chính quý II với kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Theo tổng hợp của chúng tôi từ 24 công ty trong ngành thép, có tới 21 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng. Đi lên mạnh mẽ nhất là CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG) với tỷ lệ tăng 203%, đạt trên 7.000 tỷ đồng. Tuy vậy, Nam Kim cũng chỉ đứng ở vị trí thứ 4 về giá trị tuyệt đối. Ở ngôi đầu là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) với doanh thu 35.118 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần con số gần 13.000 tỷ của đối thủ đứng ngay sau là Tập đoàn Hoa Sen. Tổng công ty Thép Việt Nam (Mã: TVN) cũng ghi nhận doanh thu trên 10.000 tỷ đồng. Ở top 4, Hoa Sen và Nam Kim thuộc nhóm hạ nguồn, chuyên nhập thép cuộn cán nóng (HRC) để sản xuất ống thép, tôn mạ. Trong khi đó, Hòa Phát và Thép Việt Nam là các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị từ thượng nguồn, tức là dùng than và quặng để sản xuất ra phôi thép và thép xây dựng. Ngoài ra, Hòa Phát cũng một trong 5 doanh nghiệp có thị phần lớn trong mảng tôn mạ 6 tháng đầu năm nay, sau mức 16,7% của Nam Kim và 36,7% của Hoa Sen. Với ống thép, Hòa Phát giữ ngôi đầu với thị phần hơn 30%, tiếp đến là Hoa Sen 20,4%. Hòa Phát có doanh thu cao nhất, Nam Kim tăng trưởng mạnh nhất. Chỉ có hai doanh nghiệp thép đạt lợi nhuận sau thuế quý II trên 1.000 tỷ đồng là Hòa Phát và Hoa Sen. Trong đó, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long vượt trội hơn hẳn với số lãi 9.745 tỷ đồng, tăng 253% so với quý II/2020. Đây cũng là thành tích lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hòa Phát. Lợi nhuận của tất cả doanh nghiệp thép khác cộng lại vẫn chưa bằng một nửa của Hòa Phát. Hoa Sen lãi trên 1.700 tỷ đồng trong quý II/2021 (tức quý III trong niên độ tài chính của tập đoàn), tăng trưởng 435% so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn của Chủ tịch Lê Phước Vũ tiêu thụ trên 615.000 tấn sản phẩm thép, tăng 56%. Tổng cộng, Hòa Phát và Hoa Sen lãi trên 11.400 tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng lợi nhuận quý II của 24 doanh nghiệp thép trong thống kê của chúng tôi. Hòa Phát bỏ xa các doanh nghiệp khác về lợi nhuận Nam Kim tuy không đứng đầu về giá trị tuyệt đối nhưng lại nổi lên về tốc độ tăng trưởng. Quý vừa qua, Nam Kim lãi 848 tỷ đồng, xếp thứ 3 toàn ngành và cao gấp 49 lần cùng kỳ 2020. Tổng Công ty thép Việt Nam (Mã: TVN) và Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC) thông báo lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 156% và 1.173%. Lũy kế 6 tháng, SMC ghi nhận lãi ròng 710 tỷ đồng, cao gấp gần 13 lần cùng kỳ. Các doanh nghiệp cho biết lợi nhuận quý vừa qua tăng trưởng mạnh là nhờ thị trường thép diễn biến khả quan, nhu cầu và giá sản phẩm đều tăng dẫn tới biên lợi nhuận được cải thiện. Một số doanh nghiệp chuyển từ lỗ trong quý II/2020 sang có lãi trong quý II năm nay như: Thép Tiến Lên (Mã: TLH), Thép Pomina (Mã: POM) hay Kim khí KKC (Mã: KKC). Hòa Phát dẫn đầu về các tiêu chí doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa, biên lãi ròng nhưng lại xếp sau nhiều doanh nghiệp về tốc độ tăng giá của cổ phiếu.
HSG
CII chốt ngày họp ĐHĐCĐ thường niên lần 2. Ngay khi ĐHĐCĐ bất thành, CII đã đăng tải trên trang facebook chính thức, nếu cổ đông đồng ý được nhận thư mời và tài liệu ĐHĐCĐ thông qua tin nhắn sms thì liên hệ địa chỉ email công bố của công ty. Hiện trang facebook của CII có hơn 2.500 lượt theo dõi. Chiều 25/4, Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) vừa công bố nghị quyết thông qua việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 lần thứ hai vào ngày 20/5 tới. Nghị quyết này được đưa ra không lâu sau khi cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sáng cùng ngày bất thành do không đủ cổ đông tham dự theo quy định pháp luật. Thực tế, tính đến 9h sáng cùng ngày, tổng số cổ đông tham dự là 73 người, đại diện cho gần 58,5 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ hơn 23% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tại đại hội, một cổ đông lâu năm của CII cho biết chỉ mới nhận được thông tin từ tuần trước và phải gọi điện đến số điện thoại bàn của công ty mới được hướng dẫn đến sự kiện. Tất cả cổ đông có mặt tại hiện trường cũng xác nhận không nhận được thư mời. Trả lời về vấn đề này, ông Lê Vũ Hoàng, Chủ tịch HĐQT khẳng định, công ty đã phát hành thư mời đầy đủ. Lãnh đạo công ty cho biết sẽ nắm lại số điện thoại của cổ đông để tiện cho việc liên hệ, đồng thời sẽ kiểm tra lại phía bưu điện và báo cáo lại tại kỳ họp ĐHĐCĐ lần sau. Cổ đông CII cho rằng việc nắm thông tin cổ đông phải được quán triệt từ trước thông qua thông tin từ các công ty chứng khoán. Đối với vấn đề này, ông Hoàng khẳng định không thể được vì điều này là vi phạm pháp luật. Vấn đề này đã gây nên tranh cãi lớn giữa Ban lãnh đạo và các cổ đông tại hiện trường. Sau khi đại hội kết thúc, vào lúc 16h ngày 25/4 trên trang facebook, CII cũng đăng tải nội dung xin ý kiến cổ đông về việc gửi thư mời và tài liệu qua tin nhắn điện thoại. "Quý cổ đông nào đồng ý nhận thư mời và tài liệu qua tin nhắn điện thoại vui lòng gửi thông tin và số điện thoại về địa chỉ mail info@cii.com.vn", trích thông báo của CII. Thông tin xin cổ đông để công ty gửi thư mời và tài liệu qua tin nhắn điện thoại chỉ được đăng tải trên trang facebook với hơn 2.500 lượt theo dõi. Còn theo ghi nhận vào lúc 18h15, thông tin này chưa được đưa lên trên trang web chính thức của công ty. Trên thị trường chứng khoán, CII từng gây chú ý với nhà đầu tư khi tăng liên tục từ vùng 25.000 lên 60.000 đồng/cp trong vòng hai tháng cuối năm ngoái. Đầu năm 2022, cổ phiếu CII bị bán tháo và lao dốc xuống vùng 22.250 đồng/cp sau thông tin bỏ cọc tại khu đất Thủ Thiêm và Chính phủ siết vay trái phiếu.
CII
Tổng Giám đốc Gemadept: Khoản lãi 2.000 tỷ từ chuyển nhượng Cảng Nam Hải Đình Vũ có thể ghi nhận vào quý III. Lãnh đạo Gemadept cho biết còn một số vấn đề để ghi nhận lợi nhuận từ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ. Dự kiến, thương vụ này có thể mang về 2.000 tỷ lơi nhuận cho công ty mẹ và như vậy lợi nhuận hợp nhất năm nay công ty kỳ vọng đạt hơn 3.100 tỷ đồng. Sáng ngày 9/6, CTCP Gemadept (Mã: GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Tính đến thời điểm 8 giờ 30 phút, có 123 cổ đông tham dự đại hội, sở hữu 194.075.619 cổ phần chiếm tỷ lệ 64,4% số cổ phần có quyền biểu quyết. Tại đại hội, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu hợp nhất 3.920 tỷ đồng, tương đương kết quả năm ngoái và lợi nhuận trước thuế 1.136 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Theo ông Đỗ Văn Nhân, Chủ tịch HĐQT Gemadept, điều quan trọng với công ty hiện tại là tập trung toàn bộ nguồn lực cho kế hoạch năm 2023. Bởi ở ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, công ty đã phê duyệt kế hoạch 5 năm với với mục tiêu đến năm 2025, lợi nhuận trước thuế tăng 300% so với năm 2020. Và năm 2023 là năm bản lề để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, theo các chuyên gia, năm 2023 là năm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây. Khi đặt ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay, các doanh nghiệp trong ngành hết sức thận trọng khi với ngành khai thác cảng, kế hoạch đặt ra giảm khoảng 21%; khối logistic giảm 30%; khối shipping giảm 68% so với năm ngoái. Đối với Gemadept, sau khi xem xét, lãnh đạo doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 1.136 tỷ đồng, có giảm sút so với kết quả năm 2022 nhưng mức giảm nhẹ hơn so với bình quân chung của thị trường. "Chỉ tiêu kinh doanh này được xây dựng trên một mức nền thị trường rất xấu trong năm 2023. Cho nên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.136 tỷ đồng là một thách thức và cần sự nỗ lực lớn", ông Nhân nói. Song, kế hoạch nêu trên chưa bao gồm lợi nhuận từ việc thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ (Hải Phòng). Ông Nguyễn Thanh Bình, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cho biết, còn một số công việc để có thể hoàn tất và ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án này. Dự kiến, thương vụ sẽ giúp cho công ty mẹ Gemadept thu về lợi nhuận trên 2.000 tỷ đồng và có thể được ghi nhận vào trong kết quả kinh doanh quý III. "Dựa trên chỉ tiêu kế hoạch cộng với lợi nhuận từ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ thì lợi nhuận hợp nhất năm nay của công ty kỳ vọng đạt hơn 3.100 tỷ đồng", ông Bình cho biết. Nói thêm về triển vọng ngành cảng biển, theo ông Bình, thời điểm này vẫn còn khó khăn đến quý III. Nếu nếu tình hình xấu hơn thì phải đến cuối năm nay và sang đầu năm 2024 mới có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, triển vọng của ngành ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Trong ngắn hạn sẽ khó khăn, nhưng từ năm 2024 sẽ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù thời điểm khó khăn nhưng công ty không có chủ trương giảm giá dịch vụ để cạnh tranh về khách hàng mà công ty chủ động, linh hoạt trong điều hành để tối ưu hoá. Việc thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ và tập trung vào Cảng Nam Đình Vũ nằm trong kế hoạch tối ưu hoá quy mô để giảm chi phí trên từng đơn vị (unit cost), tối ưu hoá hệ sinh thái và năm nay, xu hướng giá dịch vụ ở Hải Phòng đang tăng. Ông Bình cũng cho biết, Gemdept dang có kế hoạch thoái vốn khỏi Cảng Nam Hải bởi dự án này đã thực hiện từ năm 2007 và thời điểm hiện tại, vị trí cảng không còn khù hợp trong chiến lược phát triển của công ty. Về dự án cao su tại Campuchia, hiện công ty duy trì chăm sóc, chỉnh trang lại dự án và hoàn thiện hồ sơ để khi có đối tác thì có thể thực hiện chuyển nhượng ngay. "Công ty xác định thoái vốn dự án này càng nhanh càng tốt. Gemadept sẽ cố gắng hết sức thoái vốn trong năm nay," ông Bình thông tin. ĐHĐCĐ công ty cũng đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng 2.000 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, Gemadept đang có hơn 301 triệu cổ phiếu đang lưu hành, do đó, số tiền công ty dùng để chia cổ tức năm 2022 là hơn 602 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối năm, dựa trên kết quả kinh doanh và kế hoạch đầu tư các dự án mà công ty sẽ cân nhắc việc chia cổ tức đặc biệt từ thương vụ thoái vốn Cảng Nam Hải Đình Vũ. Tuy nhiên, theo ông Bình, trong trường hợp thực hiện chia cổ tức đặc biệt thì tỷ lệ sẽ không được cao như năm 2018. Dòng tiền từ việc chuyển nhượng dự án này còn sẽ được cân nhắc để phát triển các dự án khác, cơ cấu lại các khoản nợ có chi phí cao và M&A các thương vụ trong cùng lĩnh vực hoạt động với Gemadept. Bên cạnh đó, cổ đông cũng thông qua việc tạm dừng phương án phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu được ĐHĐCĐ thông qua năm 2022 do điều kiện thị trường chưa thuận lợi để tiếp tục thực hiện phương án. Công ty sẽ điều chỉnh lại kế hoạch, phương án sử dụng nguồn vốn để đảm bảo phù hợp nhu cầu thực tế của công ty và trình lại ĐHĐCĐ xem xét thông qua phương án mới nếu điều kiện thị trường thuận lợi, phù hợp với nhu cầu vốn sau điều chỉnh. Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp này dự kiến phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Qua đó dự kiến thu về 2.009 tỷ đồng để tăng vốn vào các công ty con gồm CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link và đầu tư tài sản cố định. Công ty đã nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào tháng 6/2022, nhưng sau đó đã có nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Đến tháng 1/2023, Uỷ ban Chứng khoán thông báo dừng xem xét hồ sơ đăng ký phát hành của công ty vì lý do thủ tục, giấy tờ.
GMD
Nhóm Khang Điền góp quyền sử dụng đất ở Thủ Đức thành lập công ty vốn điều lệ 3.390 tỷ. Công ty con của Khang Điền sẽ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của dự án Khu nhà ở rộng 5,8 ha tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP HCM (tên thương mại là Clarita) để thành lập Công ty TNHH Bất động sản Bình Trưng Mới. CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) vừa công bố nghị quyết về việc thành lập công ty có tên dự kiến là Công ty TNHH Bất động sản Bình Trưng Mới vớivốn điều lệ là 3.390 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Trong đó, tỷ lệ góp vốn của Công ty Bình Trưng là gần 3.387 tỷ đồng, tương ứng 99,9% vốn điều lệ và một cá nhân khác góp hơn 3 tỷ đồng, chiếm 0,1% còn lại. Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng (công ty con của Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế, Quốc tế là công ty con do Khang Điền sở hữu 99,952% vốn) sẽ góp vốn thành lập công ty mới nói trên bằng quyền sử dụng đất của dự án Khu nhà ở rộng 5,8 ha tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP HCM (tên thương mại là Clarita). Dự án The Clarita do Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng làm chủ đầu tư, có quy mô 5,8 ha (dự kiến sẽ mở rộng) với 159 căn nhà phố, biệt thự. Hiện dự ánđã có giấy phép xây dựng hạ tầng. Theo báo cáo đầu tháng 2/2023 của Chứng khoán VNDirect, tổng giá trị đầu tư của dự án này là 3.241 tỷ đồng. Đơn vị phân tích cũng cho biết dự án The Clarita đã thực hiện xong việc đền bù và có thể mở bán trong năm 2024. Mới đây, Khang Điền cũng vừa báo cáo tình hình sử dụng vốn từ hai đợt phát hành trái phiếu có mã KDHH2125001 và KDHH2225001. Trong đó, 400 tỷ đồng từ lô trái phiếu KDHH2125001 đã được Khang Điền dùng 240 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ tại CTCP Vila và cho Công ty Bình Trưng vay160 tỷ đồng. Còn 800 tỷ đồng từ lô trái phiếu KDHH2225001 được Khang Điền sử dụng để tăng vốn điều lệ cho Công ty Quốc tế, công ty mẹ của Công ty Bình Trưng. Theo kế hoạch được Khang Điền công bố tại tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, TheClarita là một trong ba dự án trọng điểm doanh nghiệp triển khai trong năm nay, bên cạnh The Privia (1,8 ha) và Emeria (6 ha). HĐQT công ty dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với doanh thu thuần 3.100 tỷ đồng, tăng 6,5% so với kết quả năm ngoái nhưng lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng, giảm 9,3%. Đồng thời, HĐQT công ty cũng sẽ trình phương án phát hành khoảng 71,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2022 với tỷ lệ 10% và phát hành 10,8 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.500 đồng/cổ phiếu trong năm 2023 để bổ sung vốn kinh doanh.
KDH
Viglacera: Lợi nhuận quý IV/2022 giảm 50%, vẫn về đích kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của Viglacera đạt 222 tỷ đồng trong quý IV/2022, giảm 50% so với cùng kỳ. Song cả năm 2022, công ty vượt 37% mục tiêu lợi nhuận. Theo BCTC hợp nhất quý IV/2022 của Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC), doanh thu thuần đạt 3.281 tỷ đồng giảm 11% so với cùng kỳ. Giá vốn bán hàng giảm 8% còn 2.567 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 24% cùng kỳ xuống 22% quý này. Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 85% xuống 24 tỷ đồng do hụt thu hoạt động tài chính khác nhưng không được thuyết minh. Các chi phí như tài chính, bán hàng đều tăng nhẹ so với quý IV/2021. Song, chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm còn 185 tỷ đồng, giảm 35% . Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 222 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ khoảng 180 tỷ đồng, giảm 56% so với quý IV/2021. Luỹ kế cả năm 2022, Viglacera ghi nhận 14.594 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 30%, lợi nhuận sau thuế là 1.931 tỷ đồng tăng 51% so với năm trước. EPS cả năm đạt 3.894 đồng. Trong cơ cấu doanh thu, mảng gạch ốp lát vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty, chiếm 24% (3.572 tỷ đồng), tăng 39% so với năm trước. Nguồn thu lớn thứ hai đến từ dịch vụ cho thuê bất động sản, hạ tầng công nghiệp hơn 3.338 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2021, đóng góp 23% vào doanh thu. Năm 2022, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng, 1.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Với 2.321 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, công ty vượt 37% chỉ tiêu lợi nhuận và hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu. Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của công ty đạt 22.962 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn khoảng 2.148 tỷ đồng. Cuối quý IV/2022, hàng tồn kho của tổng công ty tăng 16% lên 4.257 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận 5.750 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022, phần lớn nằm ở chi phí xây dựng các khu công nghiệp. Trong cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của Viglacera là 3.617 tỷ đồng cuối quý IV/2022. Cả năm 2022, công ty phải trả gần 255 tỷ đồng lãi vay. Vốn chủ sở hữu là 9.106 tỷ đồng bao gồm 1.681 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022.
VGC
Lợi nhuận Bibica đi ngang năm 2020. Năm 2020, Bibica ghi nhận 1.247 tỷ đồng doanh thu thuần và 94 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm 17% và 1% so với năm 2019. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của CTCP Bibica (Mã: BBC) cho thấy, doanh thu thuần đạt 524 tỷ đồng, lãi sau thuế 34 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 41% so với cùng kỳ. Trong quý, giá vốn hàng bán giảm với tỷ lệ 16%, mức giảm mạnh hơn doanh thu nên lợi nhuận gộp của công ty chỉ giảm 11%, còn 176 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2020 của Bibica. (Nguồn: BCTC của BBC). Kết quả kinh doanh năm 2020, doanh thu của Bibica ở mức 1.247 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2019 và lãi sau thuế 94 tỷ đồng, chỉ thấp hơn 1 tỷ đồng so với năm trước đó. Kết quả này mới khiến cho Bibica thực hiện được gần 70% kế hoạch doanh thu nhưng giúp công ty vượt 7% chỉ tiêu lãi sau thuế. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản của Bibica hơn 1.425 tỷ đồng, giảm 145 tỷ đồng so với ngày đầu năm. Trong đó, khoản tiền và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đã giảm hơn 327 tỷ đồng về 206 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản. Đáng chú ý, công ty không sở dụng nợ vay. Trong năm qua, sự kiến đáng chú ý của Bibica là việc Lotte Corporation đã thoái thành công toàn bộ 44,03% vốn, tương ứng việc bán ra hơn 6,7 triệu cổ phiếu BBC trong ngày cuối năm. Việc rút vốn của Lotte đã khiến cho cổ đông đối thủ là CTCP Tập đoàn PAN (Mã: PAN) rộng đường nắm trọn cổ phần của Bibica hơn. Trên thị trường, giá cổ phiếu BBC tạm dừng ở mốc 65.000 đồng/cp, tăng 12% kể từ ngày có thông tin Lotte thoái vốn. Diễn biến giá BBC. (Nguồn: Trading View).
BBC
Gelex muốn chuyển toàn bộ quyền sở hữu tại Viglacera cho công ty con. Gelex muốn chuyển toàn bộ cổ phiếu VGC đang thuộc sở hữu của Gelex tại Viglacera cho Gelex Hạ Tầng sở hữu để quản lý tập trung theo kế hoạch tái cấu trúc, sắp xếp sở hữu vốn giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Gelex (Mã: GEX) vừa phê duyệt phương án góp vốn vào CTCP Hạ tầng Gelex thông qua việc mua cổ phần chào bán thêm của công ty con này. Cụ thể, Gelex dự định mua 342,9 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/cp trong trong đợt phát hành chào bán cho cổ đông hiện hữu của Hạ tầng Gelex. Số lượng cổ phần mua thêm không bị hạn chế chuyển nhượng. Hình thức góp vốn bằng tiền và bằng tài sản là cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera - CTCP với giá trị góp vốn bằng với giá trị đầu tư trên sổ sách của Gelex ghi nhận tại thời điểm 30/6. Dự kiến thực hiện trong quý III này. Chi tiết góp vốn bằng tiền và bằng cổ phiếu VGC của Gelex trong đợt phát hành của công ty con. (Nguồn: Nghị quyết của Gelex). Dự kiến sau khi hoàn tất thủ tục góp vốn, Gelex sẽ sở hữu 77,6% vốn điều lệ sau tăng vốn của Hạ tầng Gelex. Vốn điều lệ của công ty con này sẽ tăng lên 7.900 tỷ đồng. Nói thêm, Hạ tầng Gelex là công ty con của Gelex, hiện đang quản lý 9 công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, nước sạch. Hồi tháng 3, Gelex dự định cho công ty con này vay 1.800 tỷ đồng để phục vụ dự án nhà máy điện gió Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3 và nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3. Gelex cho biết mục tiêu của phương án nhằm chuyển toàn bộ cổ phiếu VGC đang thuộc sở hữu của Gelex tại Viglacera cho Gelex Hạ Tầng sở hữu và quản lý tập trung theo kế hoạch tái cấu trúc, sắp xếp sở hữu vốn giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Liên quan đến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, với việc hợp nhất báo cáo tài chính của Viglacera vào Gelex, doanh thu thuần của tập đoàn đạt 13.110 tỷ và lãi trước thuế 1.012 tỷ đồng, tăng lần lượt 79% và 91% so với nửa đầu năm 2020. So với kế hoạch doanh thu 28.540 tỷ và lãi trước thuế 1.285 tỷ của cả năm, Gelex đã thực hiện tương ứng 46% và 79%.
GEX
Đề xuất nhà nước nắm giữ trên 65% vốn tại ACV. Trước đó hồi tháng 9/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị nghiên cứu xem xét lộ trình mua lại phần vốn do các cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ tại ACV. Tòa nhà Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV tại 58 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM. (Ảnh: Minh Hằng). Sau khi tiếp nhận các ý kiến đánh giá từ các Bộ, địa phương, doanh nghiệp về tình tình thực hiện Quyết định số 58 về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 58 dự kiến ban hành từ năm 2021. Điểm mới của dự thảo Quyết định, trong đó có việc nhóm ngành do nhà nước nắm giữ từ 65% tổng số vốn cổ phần trở lên bao gồm 5 ngành, chủ yếu liên quan đến kết cấu hạ tầng quan trọng có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước (cảng hàng không, cảng biển đặc biệt quan trọng); tài nguyên quốc gia (khai thác kháng sản qui mô lớn, dầu mỏ). Trước đó hồi tháng 9/2019, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Chính phủ đề nghị nghiên cứu xem xét lộ trình mua lại phần vốn do các cổ đông ngoài nhà nước nắm giữ tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Mã: ACV). Theo đó, ACV sẽ trở thành doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo cao nhất về an ninh, quốc phòng cho hoạt động hàng không. ACV không phải là 100% doanh nghiệp vốn nhà nước nên không thể được giao thực hiện các dự án hạ tầng hàng không như nhiều đề xuất của DN này. Nếu trở lại vai trò 100% vốn nhà nước, ACV sẽ mặc nhiên được giao thực hiện nhiều dự án hạ tầng hàng không. Hiện tại, ACV đang quản lí, đầu tư, khai thác khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 9 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa. Nói thêm về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, ACV được giao nhiệm vụ là chủ đầu tư đối với dự án thành phần 3, bao gồm các công trình thiết yếu cảng hàng không như khu bay, nhà ga, các công trình hạ tầng chung, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không...; hệ thống giao thông kết nối (tuyến số 1, 2). Theo đó, dự án sử được xây dựng dựa trên hai nguồn vốn của đơn vị. Thứ nhất là 29.225 tỉ đồng tiền mặt hiện có và dòng tiền tích lũy trong giai đoạn 2020 - 2025 dành riêng cho dự án là 6.877 tỉ đồng. Số còn lại dự kiến được ACV huy động dưới nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho thị trường trong nước và quốc tế. ACV cho biết đang đang gấp rút hoàn thành các hồ sơ, tài liệu, qui trình thủ tục đầu tư, nhận bàn giao đất theo qui định của pháp luật để khởi công dự án vào cuối tháng 12/2020.
ACV
Kinh Bắc (KBC) cho công ty con vay 500 tỷ đồng. Số tiền Kinh Bắc (KBC) cho công ty con vay được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC) thông qua quyết nghị việc cho công ty con CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng vay vốn 500 tỷ đồng nhằm phục vụ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tiền vay có thể giải ngân nhiều lần tương ứng với từng hợp đồng vay vốn cụ thể cho đến khi giải ngân hết hạn mức. Thời hạn khoản vay tối đa ba năm kể từ ngày được thông qua. Khoản vay không có tài sản đảm bảo. Lãi suất cho vay theo thoả thuận tại từng hợp đồng vay, tiền lãi thanh toán một lần khi hoàn tất các khoản vay. Theo KBC, CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng sở hữu 200 tỷ đồng vốn điều lệ, trong đó Kinh Bắc nắm giữ 90% cổ phần. Hoạt động chính của doanh nghiệp này là cho thuê đất đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. CTCP KCN Sài Gòn - Hải Phòng là chủ đầu tư của KCN Tràng Duệ, Hải Phòng. Đây là KCN lớn và hàng đầu tại Hải Phòng với tổng diện tích 600 ha. Đến nay đã có gần 20 dự án được cấp phép và đi vào hoạt động tại KCN này, thu hút được các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Anh Quốc, Đài Loan. Trước đó, đầu tháng 2/2021, Kinh Bắc đã phát hành riêng lẻ 4 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, dự kiến thu về 400 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn hai năm với lãi suất cố định 10,5%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm. Mục đích của lần phát hành này nhằm cho các công ty con vay để tăng quy mô vốn hoạt động và giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các dự án mà công ty con đang triển khai. Về Kinh Bắc, tính đến cuối năm 2020, nợ phải trả của doanh nghiệp là 12.940 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi so với đầu năm. Trong đó, vay dài hạn tăng từ 1.222 tỷ đồng lên 4.218 tỷ đồng, bao gồm vay dài hạn ngân hàng (3.071 tỷ đồng) và phát hành trái phiếu (1.051 tỷ đồng). Nợ vay tăng khiến chỉ số hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng từ 0,58 vào cuối năm 2019 lên 1,22 vào cuối năm 2020. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng nhích từ 0,13 lên 0,18. Năm vừa qua, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần 2.154 tỷ đồng, giảm 35% và lãi ròng đạt 206 tỷ đồng, giảm 78% so với năm 2019.
KBC
Bức tranh ngành dệt may: Nửa đầu năm lãi 'bội thu', đà tăng trưởng cuối năm dự báo khó duy trì. Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may công bố kết quả kinh doanh tích cực với mức tăng trưởng cao cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp sẽ “giảm tốc” trong 6 tháng cuối năm 2022. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% và nhập khẩu nguyên, phụ liệu ước đạt 13,4 tỷ USD tăng 9,8% so cùng kỳ 2021. Theo đó, ngành hàng xuất siêu đạt 8,8 tỷ USD, tăng 32% so với 6 tháng 2021. Bối cảnh thuận lợi của ngành hàng đã giúp hàng loạt doanh nghiệp dệt may báo lãi tăng mạnh trong quý II và nửa đầu năm. Theo đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VTG) với doanh thu quý II đạt 4.768 tỷ đồng, tăng 30,3%, lợi nhuận sau thuế đạt 572,5 tỷ đồng, gần gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái. Ông Cao Hữu Tiến, Tổng giám đốc Vinatex, cho biết các tháng đầu năm 2022, thị trường sợi vẫn phát huy những ảnh hưởng tích cực từ cuối năm 2021 với đơn hàng đều đặn và giá bán tốt. Sang đầu quý II, mặc dù thị trường có dấu hiệu chững lại, giá bán sợi không tăng, song do dự báo được sự tăng cao của giá bông, các đơn vị sợi trong tập đoàn đã dự trữ lượng bông lớn với giá thành rẻ, nhờ đó thu được kết quả kinh doanh tích cực. Ngoài ra, trong quý II năm nay, tất cả doanh nghiệp may trong tập đoàn đều có lãi, ổn định sản xuất trong khi cùng kỳ gặp nhiều bất lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Vinatex gần 9.668 tỷ đồng, tăng 37,4%. Lợi nhuận trước thuế đạt 982 tỷ đồng, tăng 55,8% và lợi nhuận sau thuế đạt 901,4 tỷ đồng, tăng 54% so với nửa đầu năm ngoái. Năm nay, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu 18.067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 951 tỷ đồng. Theo đó, sau 6 tháng, Tập đoàn thực hiện 53,5% kế hoạch doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận 3,3%. Tiếp theo là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG), doanh thu thuần quý II đạt 1.982 tỷ đồng, tăng 35,7%, lợi nhuận sau thuế đạt 86,8 tỷ đồng, tăng 42,3% so với quý II/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của TNG đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng 51% đạt 125 tỷ đồng. Theo giải trình của TNG, sự tăng trưởng này là nhờ vào việc công ty đã đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị tự động và ứng dụng phần mềm do công ty tự phát triển để kiểm soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động nên đã tăng được năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng và tình trạng khan hiếm container cải thiện. Hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng giúp doanh thu tăng. Ngoài việc áp dụng triệt để phần mềm trong công tác chuẩn bị sản xuất, máy móc thiết bị, vấn đề thu hồi công nợ khách hàng cải thiện nên giá vốn hàng bán giảm, chi phí bán hàng giảm. Dự kiến tháng 7 doanh thu toàn công ty đạt 690 tỷ đồng. Năm 2022, TNG đặt mục tiêu doanh thu 5.990 tỷ đồng, lãi sau thuế 279 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng đầu năm, TNG đã thực hiện 54% chỉ tiêu doanh thu và 45% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Với Tổng Cổ phần Phong Phú (Mã: PPH), doanh thu thuần trong quý vừa rồi đạt 454 tỷ đồng, tăng 4,8%, lợi nhuận sau thuế đạt 160,4 tỷ đồng, tăng 11%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Phong Phú ghi nhận doanh thu thuần ở mức gần 900 tỷ đồng, tăng 9,3%, lợi nhuận trước thuế là 324 tỷ đồng, tăng 14% và lợi nhuận sau thuế đạt 322,3 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, tổng công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 2.260 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế 380 tỷ đồng. Như vậy, Phong Phú đã thực hiện gần 40% kế hoạch doanh thu và hơn 85% mục tiêu lợi nhuận trước thuế. Trong năm nay, công ty sẽ tiếp tục phát triển hai chuỗi cung ứng chỉ may Coats và sản phẩm gia dụng (khăn bông và các sản phẩm tương tự), đồng thời cùng đối tác Coats cải tiến và phát triển thêm mặt hàng mới, đa dạng các chủng loại sợi mộc có giá trị cao cung cấp cho Coats. Trong quý II, mặc dù ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.048 tỷ đồng, tăng 7% nhưng do lỗ chênh lệch tỷ giá, chi phí tài chính đã tăng đột biến lên gần 29 tỷ đồng, gấp 2,67 lần cùng kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6%, lên hơn 45 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã: TCM) giảm 6% về mức 55 tỷ đồng. Dù lợi nhuận quý II giảm nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty vẫn ghi nhận tăng trưởng so cùng kỳ ở cả hai mục gồm doanh thu 2.170 tỷ đồng, tăng 13%, lãi sau thuế gần 129 tỷ đồng, tăng 6%. Năm nay, Thành Công lên kế hoạch doanh thu hơn 4.180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 253,8 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã thực hiện được 52% kế hoạch doanh thu và hơn 50% mục tiêu lợi nhuận sau thuế. Theo công ty, năm 2022 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và doanh nghiệp này nói riêng. Thị trường bán lẻ quần áo thế giới đã dần hồi phục sau khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần nhờ vào việc bao phủ vaccine. Công ty đã nhận gần đủ đơn hàng cho quý III/2022 và đang nhận khoảng gần 50% đơn hàng cho kế hoạch quý IV/2022. TCM cũng đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Vĩnh Long 2. Dự kiến đưa vào vận hành nhà máy may số 2 tại khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long với 1.500 công nhân, công suất 9 triệu sản phẩm/năm. Sau khi nhà máy vận hành sẽ đóng góp thêm doanh thu cho năm 2022 và những năm tiếp theo. Tương tự, với Công ty Cổ phần Sợi Thế kỷ (Mã: STK), doanh thu thuần quý II đạt 529,5 tỷ đồng, tăng gần 4%, doanh thu tài chính tăng gần 2,4 lần, lên mức 5,5 tỷ đồng. Các chi phí như quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đều tiết giảm nhưng chi phí tài chính lên đến 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ hơn 320 triệu đồng. Kết quả lợi nhuận sau thuế ghi nhận giảm gần 2% về mức 69,4 tỷ đồng. Dù vậy, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của STK đạt gần 1.170 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 3% lên 145 tỷ đồng. Trong năm nay, doanh nghiệp đề ra mục tiêu doanh thu thuần đạt 2.606 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 300 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý II, STK đạt gần 45% kế hoạch doanh thu và hơn 48% mục tiêu lãi. Có thể thấy, ngành dệt may đã đi qua một nửa chặng đường 2022 vẫn khá lạc quan với sự tăng trưởng ở tích cực so với cùng kỳ. Nửa còn lại, ngành hàng sẽ phải mang về trị giá xuất khẩu 20-21 tỷ USD để có thể hoàn thành mục tiêu 43,5 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, chặng đường này được cho là sẽ khá nặng nề với loạt thách thức. Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ “giảm tốc” trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Nguyên nhân khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý IV) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Bên cạnh đó, các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Vì thế chuyên gia SSI Research nhận định biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp. Hơn nữa, doanh thu và biên lợi nhuận có thể giảm sút nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Tương tự, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng dự phóng nhu cầu hàng dệt may có xu hướng giảm do tình trạng "quá mua" của người tiêu dùng trong năm 2021 và lạm phát cao đang thắt chi tiêu người dân vào các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu. Theo đó, thị trường Mỹ cũng bắt đầu cho thấy nhiều dấu hiệu cảnh báo về nhu cầu hàng may mặc đang có xu hướng giảm tốc. Trong quý đầu tiên của năm 2022, quần áo chỉ chiếm 3,9% tổng chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ, giảm từ 4,3% vào năm 2019 trước đại dịch. Theo Vinatex, nhu cầu nhập khẩu dệt may của thị trường Mỹ có khả năng sẽ giảm 7-10% trong nửa cuối năm 2022 này. Tại buổi đánh giá chặng đường 6 tháng đầu năm 2022 của ngành dệt may Việt Nam, Chủ tịch Vitas ông Vũ Đức Giang cho hay nhiều quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, và ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU… cộng với diễn biến phức tạp xung đột Nga - Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục từ đầu năm đến nay. Cụ thể, giá bông tăng hơn 19%; giá dầu thô tăng 40%; giá xăng trong nước tăng 67%; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20 - 25%. Đây cũng là lý do VDSC cho rằng lợi nhuận các công ty ngành dệt may Việt Nam dự báo có sự phân hóa trong nửa cuối năm. Cụ thể, 6 tháng cuối năm 2022 sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất trong nước về cả nguồn nguyên liệu đầu vào lẫn đơn hàng đầu ra trong bối cảnh đơn hàng không còn dồi dào như nửa đầu năm. "Khi đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn với tập khách hàng ổn định và sản phẩm thuộc các phân khúc ít bị thắt chặt chi tiêu hơn (ví dụ như sản phẩm liên quan đến thể thao, sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp) sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn", VDSC đánh giá.
VGT
Hòa Bình lập công ty con để đầu tư dự án vốn 900 tỷ đồng tại TP Thủ Đức. Công ty con này do Xây dựng Hòa Bình sở hữu 100% vốn, được thành lập để tiếp quản dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình tại Khu công nghệ cao quận 9, TP Thủ Đức. Khu Công nghệ cao TP HCM tọa lạc tại quận 9, TP Thủ Đức. (Ảnh: Minh Hằng). CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) vừa công bố nghị quyết về việc thành lập Công ty TNHH MTV HBIC để triển khai dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình (HBIC) tại khu đất số Lô E2a-9, E2a-11, Khu công nghệ cao quận 9 TP Thủ Đức. Người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc thuộc về ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC. Đồng thời, HBC cũng thông qua việc nâng tổng vốn đầu tư dự án HBIC từ 700 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng nhằm đảo bảo nguồn lực để dự án triển khai thành công. Với nghị quyết này, quyền sử dụng khu đất của HBIC sẽ thuộc về Công ty TNHH MTV HBIC và là tài sản của Công ty TNHH MTV HBIC. Về Trung tâm đổi mới sáng tạo Hòa Bình (HBIC), dự án này đã được trao giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 2/2016. Dự án sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển ở 6 lĩnh vực gồm công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học – y dược, phát triển kỹ thuật công nghệ xây dựng và công nghiệp tự động trên nền diện tích khoảng 2,5 ha. Ông Lê Viết Hải cho biết: “Công trình sẽ được xây dựng cao 16 tầng, có tổng diện tích khoảng 60.000 mét vuông, hứa hẹn sẽ trở thành một biểu tượng sáng tạo của Khu công nghệ cao TP HCM”. Mục tiêu của HBC sẽ xây dựng trung tâm là nơi ươm tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp, nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ cao hàng đầu của cả nước, và trong khu vực Đông Nam Á. Trung tâm cũng sẽ là nơi hội tụ của cộng đồng nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư thuộc đa lĩnh vực cùng với các nghiên cứu sinh với sự đầu tư và hỗ trợ tài chính của các quỹ đầu tư rủi ro, các công ty công nghệ và của các bộ ngành trực thuộc chính phủ.
HBC
'Gemadept có thể lãi đột biến năm 2022 nhờ chuyển nhượng 25% vốn Gemalink'. KB Securities tiết lộ rằng Gemadept đang làm việc với đối tác là top 20 hãng tàu trên thế giới để chuyển nhượng 25% vốn tại Gemalink ở công ty con, chỉ giữ lại 50% đang nắm trực tiếp. CTCP Gemadept (Mã: GMD) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực khai thác cảng biển, logistic với hệ thống cảng và hạ tầng logistic trải dài từ Bắc vào Nam, tập trung ở khu vực Hải Phòng và Cái Mép. Chứng khoán KB Securities Việt Nam đánh giá Gemadept sẽ có một giai đoạn tăng trưởng mới đối với nhóm cảng Hải Phòng. Với kì vọng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 (công suất 500.000 TEU) và 3 (công suất 500.000 TEU) đi vào hoạt động trong 2023 và 2025, công suất cụm cảng Hải Phòng sẽ được gia tăng lên gấp đôi từ 1,15 triệu TEU lên 2,15 triệu TEU. KB Securities đánh giá Nam Đình Vũ 2&3 có thể đạt được 100% công suất vào 2027 nhờ các lợi thế chiến lược của Gemadept cũng như cụm cảng Hải Phòng. Thứ nhất, công ty có lợi thế từ tệp khách hàng là 20 hãng tàu hàng đầu thế giới, có thể đảm bảo được phần lớn nguồn hàng cho các giai đoạn sau từ hợp tác với đối tác chiến lược, cụ thể là CMA-CGM & Ocean Alliance. Thứ hai, các hiệp định thương mại mới đi vào hoạt động là EVFTA (2020) & RCEP (2022) tạo nguồn cầu lớn cho cụm cảng Hải Phòng. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp lớn đã dịch chuyển cơ sở sản xuất về Việt Nam, đặc biệt là tỉnh thành phía Bắc như LG, Foxconn, Luxshare,… và điểm cuối là khu vực Lạch Huyện sẽ không có công suất mới cho tới 2025. Ảnh: Gemadept. Về cảng Gemalink, Chứng khoán KB Securities cho rằng cảng này dự kiến sẽ đạt trên 90% công suất ngay từ 2022 nhờ nguồn hàng lớn đã được đảm bảo bởi đối tác chiến lược là CMA-CGM cũng như lợi thế cạnh tranh lớn là cảng nước sâu duy nhất hiện tại ở Việt Nam phục vụ được cho tàu trọng tải 250.000 DWT. Cảng Gemalink được các chuyên gia phân tích dự phóng sẽ đóng góp 141 tỷ đồng vào lợi nhuận của Gemadept trong 2022. Một thông tin đáng chú ý được KB Securities chia sẻ rằng phía Gemadept cho biết công ty hiện đang làm việc với đối tác là top 20 hãng tàu trên thế giới để chuyển nhượng 25% vốn (tỷ lệ lợi ích cho GMD là 15%) tại Gemalink ở công ty con, chỉ giữ lại 50% đang nắm trực tiếp. Với kì vọng thỏa thuận chuyển nhượng sẽ được ký kết trước khi Gemalink 2 đi vào hoạt động để đảm bảo nguồn hàng. Các chuyên gia phân tích cho rằng việc chuyển nhượng vốn này có thể sẽ thực hiện trong 2022 và tạo ra nguồn lợi nhuận đột biến khoảng 343 tỷ đồng cho Gemadept. Ngoài ra, Gemadept cũng dự định sẽ thoái vốn hết khỏi các mảng kinh doanh không cốt lõi khác, bao gồm: 30.000 ha đất trông rừng cao su tại Campuchia đã đầu tư 2.325 tỷ, trong đó vốn chủ là 1.376 tỷ; 3.640 m2 tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Lê Lợi, quận 1; 6.715 m2 tại đại lộ Lane Xang, thủ đô Lào. Năm 2021, KB Securities dự phóng doanh thu của Gemadept có thể đạt khoảng 2.900 tỷ (tăng 11,3%) và lợi nhuận sau thuế 622 tỷ (tăng 41,3%).
GMD
VCSC: Hoá chất Đức Giang gặp khó trong năm 2023, lợi nhuận có thể giảm 48% so với năm trước. VCSC dự phóng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Hoá chất Đức Giang sẽ giảm lần lượt 34%, 42% so với cùng kỳ khi đối với mặt với nhiều thách thức, áp lực trong năm nay. Trong báo cáo phân tích về CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC), Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, lợi nhuận sau thuế quý I của công ty giảm 50% so với cùng kỳ và giảm 30% so với quý trước do nhu cầu và giá cả hàng hóa thấp hơn dự kiến, đặc biệt từ Ấn Độ. Song, lợi nhuận sau thuế của Hóa chất Đức Giang có thể phục hồi 10 – 30% so với quý trước trong quý II nhờ tiết kiệm chi phí từ quặng apatit mới và tiêu thụ hết hàng tồn kho đầu vào chi phí cao trong khi giá bán đi ngang. Ấn Độ hiện là thị trường chiếm 1/3 doanh số mảng hóa chất phốt pho công nghiệp (IPC) của Hóa chất Đức Giang. Khách hàng từ quốc gia này thường mua các sản phẩm tầm trung, tầm thấp so với các sản phẩm cao cấp mà khách hàng Đông Á yêu cầu. VCSC ước tính, giá bán trung bình của phốt pho vàng (P4) của Hóa chất Đức Giang đã giảm xuống còn 5.200 USD/tấn vào đầu năm 2022 so với mức đỉnh vào giữa năm 2022 là 6.700 USD/tấn. Do đó, sản lượng bán IPC và chênh lệch giá có thể giảm lần lượt 15%, 9% trong năm nay và giá bán IPC trung bình sẽ về mốc 4.500 USD/tấn. Ngoài ra, mảng phốt phát nông nghiệp (AP) của Hóa chất Đức Giang cũng được VCSC dự báo giảm khi nhu cầu đi xuống nhưng sẽ được bù đắp một phần nhờ sản lượng phục hồi. Theo Hiệp hội Phân bón Quốc tế, lượng tiêu thụ phân lân toàn cầu đã giảm 9% trong năm 2022 so với năm 2020 do giá phân bón đã duy trì ở mức cao trong thời gian dài nhưng có thể phục hồi 4% so với cùng kỳ trong năm nay do giá đã điều chỉnh. Giá axit photphoric trích ly (WPA) tại Ấn Độ đã giảm từ mức đỉnh vào giữa năm 2022 là 800 USD xuống còn 460 USD/tấn (hàm lượng P2O5 50%). Trong khi đó, giá nguyên vật liệu đầu vào có mức giảm thấp hơn, khiến đà giảm chênh lệch giá diễn ra nhanh hơn dự kiến. Trong giai đoạn 2020 - 2022, doanh số bán AP của Hóa chất Đức Giang giảm 15% nhưng chỉ là phần nhỏ so với giá bán cao kỷ lục. VCSC dự báo, trong năm nay, mức chênh lệch giá WPA của công ty sẽ giảm 40% so với cùng kỳ do được bù đắp một phần nhờ sản lượng bán AP phục hồi 10%. Từ những luận điểm trên, VCSC cho rằng, 2023 là năm khó khăn của Hóa chất Đức Giang khi: Chênh lệch giá thị trường giảm mạnh hơn dự kiến; Thay đổi chính sách xuất khẩu photpho trong và ngoài nước; Giá điện đầu vào cao hơn; Rủi ro triển khai của dự án CAV (dự án xút-clo-viny) sắp tới; Sự cố môi trường tiềm ẩn có thể làm gián đoạn hoạt động. Đơn vị phân tích dự phóng, năm nay, doanh thu thuần của Hoá chất Đức Giang sẽ giảm 34% xuống 9.531 tỷ đồng so với năm 2022. Doanh thu có thể đạt lần lượt 11.641 tỷ đồng, 15.247 tỷ đồng vào năm 2024, 2025. Cùng với đó, công ty có thể chứng kiến lợi nhuận sau thuế năm nay giảm 42% so với cùng kỳ, còn 3.516 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh sẽ được cải thiện trong giai đoạn 2024 – 2025 với lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.128 tỷ đồng và 4.738 tỷ đồng.
DGC
SSI: Mỏ apatit mới giúp Hóa chất Đức Giang giảm phụ thuộc đầu vào từ Trung Quốc. Hóa chất Đức Giang đang phải gặp nhiều thách thức khi công ty sản xuất phốt pho chính tại Trung Quốc cắt giảm sản lượng, đồng thời thiếu cung đá photphat tại Việt Nam do công ty quặng apatit tạm ngừng sản xuất. Ảnh: ducgiangchem. Theo sunsir.com, giá phốt pho vàng tại Trung Quốc đã tăng 73% trong tuần qua và tăng 268% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là công ty sản xuất phốt pho chính tại Trung Quốc Yunnan (chiếm 42% sản lượng phốt pho tại nước này) cắt giảm sản lượng một số hóa chất cơ bản, bao gồm phốt pho vàng, do thiếu cung than tạm thời và nhằm kiểm soát ô nhiễm, theo argusmedia.com. Báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC), Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng sản lượng sản xuất phốt pho vàng từ tháng 9 đến tháng 12 có thể chỉ đạt 10% của tháng 8, áp dụng cho tất cả công ty sản xuất có mức độ ô nhiễm cao. Trong khi nhu cầu phốt pho vàng tăng mạnh từ đầu năm 2021 nhờ các công ty sản xuất chip tăng công suất, việc giảm sản lượng có thể giữ giá phốt pho vàng và axit phosphoric tăng trong nửa cuối năm nay. Đối với năm 2022, SSI ước tính giá phốt pho vàng tăng ở mức 10-15% do nhu cầu từ các công ty sản xuất chip tiếp tục tăng. Số liệu từ tổ chức World Semiconductor Trade Statistics cho thấy thị trường chất bán dẫn thế giới có thể tăng trưởng 10% trong năm 2022 so với năm trước. Mặt khác, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, một trong những công ty sản xuất quặng apatit tại Việt Nam, gần đây đã tạm ngừng sản xuất quặng khiến tình trạng thiếu cung đá photphat tại Việt Nam trở trên trầm trọng hơn. Tuy vậy, SSI nhận định giá phốt pho vàng tăng mạnh đủ sức bù đắp phần tăng chi phí đầu vào do thiếu cung, do đó, biên lợi nhuận của Hóa chất Đức Giang có thể vẫn cải thiện. Ngoài ra, công ty sẽ chuyển sang sử dụng quặng apatit từ mỏ riêng bắt đầu hoạt động trong quý II giúp giảm thiểu tác động của việc tăng chi phí quặng đầu vào. Biểu đồ biên lợi nhuận gộp từ quá trình gia công (GPM) của Hóa chất Đức Giang và giá đá photphat giai đoạn 2018-2021. (Nguồn: indexmundi, DGC, SSI Research). Theo nhận định của SSI, do giá phốt pho vàng ở mức cao, Hóa chất Đức Giang có thể tăng sản lượng bằng cách cho các nhà máy hoạt động trong giờ cao điểm. Mặc dù giá điện vào giờ cao điểm cao gần gấp đôi so với thông thường, công ty vẫn có thể có lợi nhuận. Hiện tại, công ty có thể vận hành nhà máy cả ngày (so với 19 tiếng trước kia) trong các tháng còn lại của năm 2021, do đó SSI ước tính sản lượng sản xuất phốt pho vàng tăng 7%. Trong dài hạn, công ty có thể xây dựng nhà máy điện để hỗ trợ cho nhà máy phốt pho vàng trong giờ cao điểm. Về việc sản xuất axit phosphoric điện tử, nhà máy của công ty đã đi vào hoạt động trong tháng này. Theo ban lãnh đạo, công suất nhà máy có thể đạt 50.000 tấn/năm so với ước tính khoảng 30.000 tấn/năm. SSI nhận định rằng, nhà máy này có thể chạy 90% - 100% công suất trong tháng đầu hoạt động do nhu cầu mạnh mẽ từ các công ty sản xuất chip. Nguồn: fred.stlouisfed.org. SSI ước tính doanh thu thuần năm 2021 của Hóa chất Đức Giang lên 9.050 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước và năm 2022 là 10.570 tỷ đồng, tăng 17%, dựa trên giá bán trung bình và sản lượng tiêu thụ phốt pho vàng và axit phosphoric; giả định giá bán trung bình của phốt pho vàng năm 2021 là 64 triệu đồng/tấn, tăng 9% so với năm trước và gần 72 triệu đồng/tấn, tăng 12% ở năm 2022. Dựa trên đà tăng giá phốt pho vàng, SSI ước tính biên lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 27,2% và năm 2022 là 31,9%, so với 23,7% trong 2020. SSI cũng giảm tỷ lệ chi phí SG&A (chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) trên doanh thu đối với Hóa chất Đức Giang từ 7,9% xuống 6,9% trong năm 2021 và 2022 do các chi phí này có thể không tăng cùng tỷ lệ với giá bán. SSI dự báo lợi nhuận ròng năm 2021 của Hóa chất Đức Giang có thể đạt 1.758 tỷ đồng, tăng 86% so với năm trước và năm 2022 là 2.593 tỷ đồng, tăng 48%. Ngoài ra, do công ty chưa hoàn tất thủ tục xin cấp phép đối với dự án bất động sản, SSI cho rằng Hóa chất Đức Giang chưa thể ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động này trong năm 2022.
DGC
Bảo hiểm AAA sau một năm về với Bamboo Capital: Đứng thứ 4 thị trường về tốc độ tăng trưởng doanh thu, mục tiêu tăng tối thiểu 200% trong năm 2023. Sau hơn một năm về với Bamboo Capital, Bảo hiểm AAA ghi nhận doanh thu tăng 52% và đứng thứ 4 thị trường bảo hiểm về tốc độ tăng trưởng. Theo kế hoạch, Bảo hiểm AAA sẽ tái cấu trúc và mở thêm 20 chi nhánh trên toàn quốc để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng tối thiểu 200% về doanh thu. Chiều 17/2, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (Mã: BCG) đã có buổi gặp gỡ với nhà đầu tư để cập nhật về kết quả kinh doanh quý IV/2022 cũng như năm 2022. Quý IV/2022, doanh thu thuần của BCG đạt 1.221 tỷ đồng, tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu doanh thu quý IV chủ yếu từ ba mảng chính là mảng bất động sản với 272 tỷ, năng lượng tái tạo 207 tỷ và xây dựng - hạ tầng với 616 tỷ đồng. Do hoạt động M&A trong quý bị đóng băng vì thị trường khó khăn, thêm chi phí tài chính tăng cao nên cả quý, tập đoàn lỗ sau thuế 338 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 271 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp quý IV/2022 chỉ đạt hơn 10%, thấp nhất trong vòng ba năm qua. Ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT BCG giải thích, hằng quý, công ty sẽ có 1 - 3 thương vụ M&A và mảng này có biên lợi nhuận cao. Do thị trường khó khăn trong quý cuối năm nên công ty không thực hiện thương vụ mua bán sáp nhập nào. Đây cũng là lý do khiến biên lợi nhuận gộp của công ty giảm mạnh. Cả năm, doanh thu của BCG đạt 4.596 tỷ đồng, tăng 75% so với 2021. Nhờ các quý trước có lãi nên cả năm, BCG lãi sau thuế 546 tỷ đồng, bằng 55% cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu năm 2022, ban lãnh đạo cho biết BCG đã giảm sự phụ thuộc vào Tracodi (mảng xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng) nhưng mảng này vẫn đóng góp lớn nhất vào doanh thu chung của tập đoàn. Kế tiếp sau đó là BCG Energy (mảng năng lượng) và BCG Land (mảng bất động sản). Đối với mảng bất động sản (BĐS), đại diện BCG Land cho biết nhìn chung tiến độ các dự án không có nhiều thay đổi so với quý III/2022 do khó khăn của thị trường chung. Doanh thu và lợi nhuận cả năm 2022 chỉ đạt 30% kế hoạch được giao. Doanh thu năm 2022 là 1.150 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2021. Lợi nhuận thuần là 386 tỷ. Hiện tại, BCG đang triển khai ba dự án BĐS là King Crown Infinity, Malibu Hội An và HoiAn D'Or. Đối với King Crown Infinity, dự án đã được đăng ký mua 360/725 căn hộ. Hiện tại dự án đã xong phần hầm B3 và đang triển khai phần hầm B4 và B5. Tại Malibu Hội An, với hạng mục condotel, dự án dự kiến hoàn thành quý II/2023 và đã bàn giao 171/675 căn. Hạng mục biệt thự đã bắt đầu bàn giao từ quý I. Với dự án HoiAn D'Or, tại hạng mục shophouse, dự án đang được thu công hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật giai đoạn cuối và phần cảnh quan, dự kiến sẽ hoàn thành quý I/2023. Dự án hiện đã bàn giao 25 căn cho khách hàng. Đối với mảng xây dựng hạ tầng của Tracodi, quý IV/2022 công ty đã trúng dự án tại Đông Anh (Hà Nội) với tổng đầu tư 136 tỷ đồng, 4 làn xe chiều dài 39km. Dự án được khởi công quý I này và sẽ hoàn thành tháng 3/2025. Song song đó, Tracodi cũng đang tham gia đấu thầu ở khu vực phía Nam. Đối với mảng dược phẩm, Tipharco ghi nhận doanh thu 290 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ, vượt 18 lần so với năm 2021 và là năm đầu tiên Tipharco ghi nhận kết quả tốt. Năm 2023, BCG tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối của Tipharco do đánh giá mảng dược còn nhiều dư địa. Đối với mảng bảo hiểm, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA cho biết năm 2022, doanh số mảng bảo hiểm phi nhân thọ nói chung gần 70.000 tỷ đồng, tăng 17% so với 2021. Trong đó, Bảo hiểm AAA ghi nhận tăng trưởng doanh thu 52% và đứng thứ 4 thị trường về tốc độ tăng trưởng. Theo kế hoạch, Bảo hiểm AAA sẽ tái cấu trúc và mở thêm 20 chi nhánh trên toàn quốc để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng tối thiểu 200% về doanh thu. Công ty cố gắng năm 2023 sẽ lọt top 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Liên quan đến kế hoạch điều chỉnh sử dụng vốn từ việc phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, ông Phạm Minh Tuấn cho biết việc tạm dừng góp vốn vào Bảo hiểm AAA là do quá trình tăng vốn của một công ty bảo hiểm phải được phê duyệt từ Bộ Tài Chính. Quá trình này mất nhiều thời gian, và nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho các hoạt động khác, công ty quyết định điều chỉnh mục đích sử dụng. "Song, BCG vẫn cam kết đồng hành với Bảo hiểm AAA", ông Tuấn nói. Theo kế hoạch sử dụng vốn mới, BCG sẽ dùng 355 tỷ đồng cho Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas vay. Ông Tuấn nói, kế hoạch cho vay trong thời hạn 5 năm, lãi suất 11%/năm. Đại diện BCG cũng kỳ vọng việc huy động vốn sắp tới sẽ khả thi. Nếu thành công, công ty có đủ nguồn vốn tận dụng được các cơ hội tăng trưởng doanh thu, bất chấp đây là thời điểm khó khăn của thị trường.
BCG
Agribank sẽ bán hơn 3,1 triệu cổ phiếu CMG với mức giá khởi điểm 63.300 đồng/cp. Đây là toàn bộ số cổ phiếu mà Agribank nắm giữ tại CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cho biết sẽ chào bán toàn bộ hơn 3,1 triệu cổ phiếu CMG sở hữu, tương đương 2,87% vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC. Thời gian thực hiện được ngân hàng dự kiến trong quý II bằng phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận. Mức giá khởi điểm chào bán là 63.300 đồng/cp, ước tính với mức giá này, số tiền mà Agribank có thể thu về nếu thoái vốn thành công là gần 198 tỷ đồng. Giá khởi điểm chào bán cổ phiếu CMG được xác định dựa trên chứng thư thẩm định giá của CTCP Thẩm định giá IVC Việt Nam. Việc thoái vốn tại CMC nhằm thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về phương án sắp xếp lại các công ty con, và các khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Agribank. Người đại diện phần vốn góp của ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Thành viên Kiểm soát của CMC hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban đầu tư của Agribank. Trước đó, Agribank cũng đã thực hiện rao bán dần lượng cổ phiếu sở hữu tại CMC. Cuối năm 2021, Agribank thông qua phương án chuyển nhượng gần 3,78 triệu cổ phiếu CMG (chiếm 3,78% vốn điều lệ) của Tập đoàn Công nghệ CMC với giá khởi điểm dự kiến là 60.500 đồng/cp. Tuy nhiên, kết thúc ngày 24/12, ngân hàng mới chỉ bán thành công 908.700 cổ phiếu và còn lại gần 2,87 triệu cổ phiếu CMG chưa bán hết. Số cổ phiếu này tiếp tục được rao bán với giá 60.500 đồng/cp vào đầu tháng 1. Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/4, thị giá cổ phiếu CMG dừng ở mức 64.900 đồng/cp, đây cũng là vùng giá cao nhất trong mấy năm trở lại đây của cổ phiếu CMG.
CMG
Nhóm An Phát gom thêm hơn 6 triệu cổ phiếu Nhựa Hà Nội từ các cổ đông bỏ quyền mua. Nhựa Hà Nội dự kiến chào bán hơn 6 triệu cổ phần chưa phân phối cho An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh. Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (Mã: NHH) vừa công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.340 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thực hiện cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước tính là 95 tỷ đồng, tăng 31,9% với thực hiện năm 2021. Kế hoạch chia cổ tức năm 2022 với giá trị khoảng 10% mệnh giá. Bên cạnh đó, NHH thông qua kết quả chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương án phát hành đã được phê duyệt tại Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2021. Theo đó, số lượng chào bán là 36,44 triệu cổ phần, tới ngày 16/5 đã phân phối 30,35 triệu cổ phần, còn lại khoảng 6,09 triệu cổ phần chưa phân phối do cổ đông hiện hữu từ chối quyền mua. Công ty cũng đã có phương án xử lý số cổ phần chưa chào bán hết. Số cổ phần này đã được đăng ký mua bởi Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã: AAA) và công ty mẹ - Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (Mã: APH) với số lượng lần lượt 2 triệu cổ phần và 4,09 triệu cổ phần, giá chào bán là 15.000 đồng/cp. Hiện AAA đang là công ty con của APH với tỷ lệ sở hữu là 48,7%. Để mua thêm 6,09 triệu cổ phần của NHH, ước tính An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh phải chi ra khoảng 91,4 tỷ đồng. Sau đợt chào bán này, AAA sẽ sở hữu 34,5 triệu cổ phần, tỷ lệ sở hữu tăng từ 44,69% lên 47,44%; còn APH sẽ sở hữu 20,1 triệu cổ phần, tỷ lệ sở hữu tăng từ 22,06% lên 27,66%. Do vậy, nhóm An Phát sẽ sở hữu tổng cộng 75,1% cổ phần của NHH. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền dự kiến sẽ từ ngày 31/5 đến ngày 6/6. Số lượng cổ phần trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong một năm kể từ ngày chào bán. Về kết quả kinh doanh quý I/2022, doanh thu thuần của NHH đạt 548 tỷ đồng, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty báo lãi ròng đạt 30 tỷ đồng, tăng 158% so với cùng kỳ. Giá cổ phiếu NHH đã giảm sâu kể từ sau khi nhóm An Phát công bố mua lại cổ phần bắt đầu từ đầu tháng 4/2020. Kết phiên giao dịch sáng ngày 1/6, mã NHH được chốt ở mức 15.450 đồng/cp.
NHH
Tiêu thụ tăng, Cao su Đà Nẵng báo lãi tăng 126% quý III. Kết thúc quý III, cao su Đà Nẵng hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và 89% chỉ tiêu lợi nhuận năm. CTCP Cao su Đà Nẵng (Mã: DRC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu thuần đạt 1.353 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 77 tỷ đồng tăng lần lượt là 46%, 126% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận sau thuế tăng do doanh thu tiêu thụ tăng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14,4% cùng kỳ năm ngoái lên 16,9% trong quý III. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu của DRC ghi nhận 3.784 tỷ đồng tăng 24%, lợi nhuận sau thuế là 227 tỷ đồng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, DRC đặt kế hoạch doanh thu là 4.428 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 256 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã đạt 85% mục tiêu doanh thu và 89% chỉ tiêu lợi nhuận. Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, tổng tài sản của DRC đạt 3.532 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn đạt 469 tỷ đồng, chiếm 13% tài sản. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là hàng tồn kho với giá trị hơn 1.770 tỷ đồng cuối quý III, tăng 24% so với đầu năm và chủ yếu là hàng mua đang đi trên đường, thành phẩm. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của doanh nghiệp là 797 tỷ đồng, chủ yếu là vay ngắn hạn, tăng 39% so với đầu năm. Cuối tháng 9, vốn chủ sở hữu của DRC là 1.828 tỷ đồng với 238 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
DRC
PNJ chi 182 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2 năm 2020. Tỷ lệ thanh toán 8%/cổ phiếu, với 227,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, dự kiến PNJ sẽ bỏ ra khoảng 181,9 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông. CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) ra thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt hai năm 2020, tỷ lệ thanh toán 8%/cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu sẽ nhận về 800 đồng. Thời gian dự kiến thanh toán vào ngày 14/4/2021. Với 227,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, dự kiến PNJ sẽ bỏ ra khoảng gần 182 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông trong đợt này. Trước đó, ngày 22/12/2020, PNJ cũng đã tiến hành thanh toán cổ tức bằng tiền đợt một năm 2020 cho cổ đông, tỷ lệ 6%/cổ phiếu, tức mỗi cổ đông nhận về 600 đồng/cổ phiếu sở hữu. Năm 2020, Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đạt 17.511 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 3%, song lãi sau thuế lại giảm 10% còn 1.069 tỷ đồng. So với kế hoạch đặt ra trong năm, PNJ đã thực hiện vượt 21% mục tiêu doanh thu và vượt 28% kế hoạch lợi nhuận năm. Về tình hình hoạt động, Hội đồng quản trị (HĐQT) PNJ vừa chốt ngày đăng ký cuối cùng để tham dự họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 là ngày 16/3. Thời gian họp dự kiến từ ngày 17/4 đến ngày 30/4. Bên cạnh đó, tờ TTXVN số ra ngày 24/2 cũng đưa tin, Chủ tịch HĐQT PNJ bà Cao Thị Ngọc Dung đã chỉ đạo cho các phòng ban chức năng của PNJ sớm tìm kiếm nguồn vắc xin COVID-19 phối hợp với các đơn vị chức năng để tiêm phòng miễn phí cho toàn bộ nhân viên của công ty. Hiện tại, PNJ đang có khoảng gần 7.000 nhân viên.
PNJ
VNDirect: Lãi ròng của REE năm 2023 có thể giảm 18% khi mảng thuỷ điện suy giảm, bất động sản gặp khó. VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của REE có thể giảm 18%, xuống 2.208 tỷ đồng trong năm 2023 do mảng đóng góp lớn nhất – thủy điện dự kiến giảm mạnh và thị trường bất động sản gặp khó. Năm 2022, CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) khi lợi nhuận ròng cao nhất từ trước đến nay với 2.690 tỷ đồng. Sang năm 2023, VNDirect dự báo, lợi nhuận (LN) ròng của công ty giảm 18% so với cùng kỳ xuống 2.208 tỷ đồng do mảng đóng góp lớn nhất – thủy điện dự kiến giảm mạnh. Đến năm 2024, LN ròng của công ty có thể tăng 19% so với năm 2023, khoảng 2.630 tỷ đồng nhờ nền lãi suất giảm, LN mảng điện tăng, thị trường bất động sản (BĐS) ấm dần… VNDirect cho rằng, pha La Nina đã kéo dài hơn so với thông thường, hiện tại đã vào khoảng 28 tháng từ giữa năm 2020 đến hết năm 2022. Do đó, xác suất để pha La Nina tiếp tục là khá thấp trong thời gian tới. Theo Viện Nghiên cứu Quốc tế (IRI), pha La Nina đã kết thúc trong tháng 1 và hiện đang chuyển sang pha trung tính. Từ tháng 5, dự kiến xác suất xảy ra El Nino sẽ cao nhất và duy trì xu hướng này cho đến hết năm. Do đó, sản lượng thủy điện của REE năm 2023 ước giảm 28% so với cùng kỳ xuống 5,19 tỷ kWh. Nếu xảy ra pha El Nino và duy trì khoảng 8 -12 tháng thì sản lượng điện năm 2024 sẽ phục hồi và tính toán theo mức trung bình 3 năm đạt 5,62 tỷ kWh. Đối với mảng điện gió, giai đoạn 2023 - 2024, VNDirect dự kiến sản lượng duy trì ổn định ở mức 355 triệu kWh, tăng 7,5% so với cùng kỳ, đạt 90% sản lượng thiết kế. Tuy nhiên lợi nhuận ròng năm 2023 chỉ duy trì xung quanh mức năm 2022 đạt 156 tỷ đồng do nền lãi suất vẫn cao. Dự kiến lãi ròng sẽ tăng mạnh trong năm 2024 đạt 218 tỷ (tăng 39% so với cùng kỳ) do áp lực lãi suất cũng như nợ vay giảm. Hiện nay, mảng cơ điện lạnh của REE đang chiếm 10% thị phần bất động sản, chủ yếu là các dự án cao cấp và quy mô lớn, 60% thị phần đầu tư công. Công ty cho biết, tổng giá trị cơ điện toàn thị trường bất động sản và đầu tư công đạt lần lượt 10.000 tỷ đồng, 3.500 tỷ đồng trong năm 2022. Sang năm 2023, VNDirect cho rằng, tình hình khó khăn của thị trường bất động sản sẽ ảnh hưởng lên doanh thu cơ điện của REE. Dự kiến doanh thu sẽ giảm 6,1% so với cùng kỳ đạt 2.645 tỷ đồng, backlog ký mới dự kiến vẫn tăng trưởng 20% so với cùng kỳ đạt 3.607 tỷ đồng với dự án mới từ khối đầu tư công. Đến năm 2024, thị trường cơ điện khối đầu tư công có thể khởi sắc với hàng loạt các dự án nhà ga sân bay được khởi công. REE hiện là ứng cử viên hàng đầu trong lĩnh vực với kinh nghiệm dày dặn trong triển khai các dự án nhà ga sân bay. VNDirect nhận thấy, REE có khả năng lớn sẽ trúng thầu các dự án này bao gồm sân bay Long Thành và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. Đối với dự án sân bay Long Thành, REE trúng 2.592 tỷ đồng (7,36%) tổng giá trị gói thầu vào khoảng 35.223 tỷ trong kế hoạch chọn thầu cuối năm 2022. Tuy rằng kết quả đã bị hủy và hiện tại dự án đang được đấu thầu lại nhưng đơn vị phân tích tiếp tục thắng thầu một tỉ lệ tương đương do năng lực cao trong lĩnh vực này. Do đó, hoạt động M&E có thể bắt đầu triển khai và ghi nhận doanh thu trong năm 2024. Tính đến cuối năm 2022, REE vẫn duy trì danh mục nước với 8 công ty liên doanh liên kết hoạt động trong cả mảng xử lý và phân phối nước sạch. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hợp nhất 65% một công ty tư vấn thiết kế dự án nước TK+. VNDirect dự báo, mảng nước sẽ mang lại cho REE mức lợi nhuận ổn định lần lượt là 339 tỷ đồng, 335 tỷ đồng và 352 tỷ đồng trong các năm 2023, 2024, 2025. Theo VNDirect, mảng cho thuê văn phòng sẽ đóng góp tăng trưởng tốt cho REE nhờ dự án tòa nhà cho thuê mới E.Town 6 (toà nhà hạng B, 40.000 m2 tổng diện tích cho thuê), dự kiến hoạt động từ quý IV/2023. Với toà nhà mới, tổng diện tích cho thuê của REE sẽ được nâng lên 184.000 m2. Đơn vị phân tích cho rằng doanh thu giai đoạn 2023 – 2024 của REE tăng lần lượt 7%, 22% đạt 1.110tỷ đồng và 1.352 tỷ đồng. LN ròng năm 2023 dự kiến tăng 6% so với cùng kỳ đạt 609 tỷ đồng, sau đó tăng 13% so với năm trước đạt 678 tỷ trong 2024 nhờ sự đóng góp mới từ E.Town 6.
REE
Hụt thu tài chính, Nhiệt điện Phả Lại (PPC) báo lãi quý II giảm gần 38%. Giá điện cao khiến doanh thu tăng cao, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế quý II/2022 của Nhiệt điện Phả Lại lại giảm sâu do hụt thu cổ tức. Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với doanh thu thuần tăng 5,8% so với cùng kì năm trước, đạt 1.290 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 74,8 tỷ đồng, giảm 37,7% so với cùng kỳ. Giải thích về việc lợi nhuận giảm, doanh nghiệp cho biết kết quả lợi nhuận quý II năm nay thấp hơn nhưng doanh thu cao hơn cùng kỳ là do giá bán điện cao dẫn đến doanh thu cao. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính quý II/2022 là 6,8 tỷ đồng, thấp hơn 203 tỷ đồng so với cùng kỳ do quý II năm ngoái, PPC nhận cổ tức 189,56 tỷ đồng và lãi tiền gửi 20,46 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm nay, công ty chỉ ghi nhận lãi tiền gửi là 6,83 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt 2.367 tỷ đồng doanh thu thuần, 155 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng 3% về doanh thu nhưng giảm 40% về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, PPC đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 5.428 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái 23%. PPC kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của công ty năm nay gần 278 tỷ đồng, tăng 57% so với thực hiện 2021. Tính tới hết tháng 6, công ty đã đạt 43,6% chỉ tiêu doanh thu và hơn 65% kế hoạch lợi nhuận năm. Về tình hình tài chính, cuối quý II, tổng tài sản của công ty ghi nhận hơn 5.557 tỷ đồng, tăng 2% so với thời điểm đầu kì. Trong đó, các khoản đương tiền giảm từ 500 tỷ đồng đầu kỳ xuống còn 190 tỷ đồng. Khoản tiền gửi có kỳ hạn cũng giảm xuống còn 250 tỷ đồng so với 615 tỷ đồng đầu kỳ. Đáng chú ý, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối tháng 6 đạt 1.539 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần số đầu kỳ. Bên phía nguồn vốn, doanh nghiệp không sử dụng nợ vay.
PPC
Biên lãi gộp Lọc hoá dầu Bình Sơn còn 1,65% quý III, khoản tiền mặt lên cao kỷ lục. Khoản tiền, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Lọc hoá dầu Bình Sơn với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III của CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) ghi nhận doanh thu thuần 39.567 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt 654 tỷ, tăng 10 tỷ so với cùng kỳ. Trong kỳ, chi phí quản lý gia tăng đặc biệt là chi phí tài chính tăng 60% lên 238 tỷ chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý III giảm 3,6% so với cùng kỳ còn 455 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 479 tỷ, tăng gần 3 tỷ so với quý III/2021. Biên lợi nhuận gộp quý III của BSR là 1,65% và biên lãi thuần là 1,15%, đều giảm sâu trong bối cảnh giá xăng liên tục điều chỉnh giảm trong quý III theo đà giảm của giá dầu. Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 126.717 tỷ đồng doanh thu thuần, 12.899 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 223% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận ròng là 12.952 tỷ đồng. EPS ba quý đạt 4.177 đồng và 4 quý liên tiếp là 5.043 đồng. Năm 2022, BSR đề ra mục tiêu gần 91.678 tổng doanh thu, 1.295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Sau ba quý, công ty đã vượt 38% kế hoạch doanh thu và gấp gần 10 lần mục tiêu lợi nhuận cả năm. Trong ba quý đầu năm, tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của BSR hơn 5 triệu tấn, đạt 106% kế hoạch 9 tháng, đạt 78% kế hoạch năm. Đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý), công suất vận hành trung bình là 105%. Nhà máy đã sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, vượt 6% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm cả 2022. Về tình hình tài chính, tại ngày 30/9, quy mô tài sản của BSR đạt 74.243 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm do tăng mạnh khoản tiền mặt và hàng tồn kho. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản là tiền, tiền gửi ngân hàng với giá trị 26.524 tỷ đồng tại ngày 30/9. Đây cũng là mức tiền mặt cao kỷ lục của BSR xét tại thời điểm cuối các quý. Với khối tiền nhàn rỗi hơn tỷ USD đã giúp BSR thu về khoản lãi tiền gửi 610 tỷ đồng ba quý đầu năm. Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý III là 13.821 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm và giảm 5,4% sau một quý. Trong đó, doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 656 tỷ đồng, tăng 414 tỷ so với ngày 30/6. Tổng nợ vay của BSR tại ngày 30/9 là 3.854 tỷ đồng, hoàn toàn là ngắn hạn bao gồm 1.260 tỷ vay ngắn hạn bằng VND và 2.594 tỷ nợ dài hạn đến hạn trả bằng USD. Số dư nợ vay đã giảm 772 tỷ sau một quý và giảm 61% so với đầu năm. Chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm của BSR là 203 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối tháng 9 đạt 49.422 tỷ đồng bao gồm 12.879 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
BSR
Lãnh đạo Petrolimex khẳng định có thể hoàn tất thoái vốn PG Bank trong năm nay. Lãnh đạo Petrolimex cho biết hiện tập đoàn đang đợi văn bản chỉ đạo của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước và làm các thủ tục tiếp theo để báo cáo Ngân hàng nhà nước nhằm thoái vốn PG Bank theo đúng trình tự. Sáng nay (29/3), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 với sự tham gia của 256 cổ đông ứng với 9,136% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Tại đại hội, Petrolimex đã được cổ đông thông qua bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT gồm ông Đào Nam Hải, đại diện vốn nhà nước; ông Ken Kimura, đại diện cổ đông lớn Eneos và ông Võ Văn Quyền làm thành viên HĐQT độc lập. Ông Đào Nam Hải sinh năm 1974, Thạc sĩ Luật, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Từ năm 1996 đến tháng 8/2020, ông đã công tác tại Tổng công ty PJICO và ông bắt đầu giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Petrolimex từ ngày 1/3. Còn ông Ken Kimura sinh năm 1966, quốc tịch Nhật Bản. Ông Ken Kimura hiện đang công tác tại Ban điều hành Tập đoàn Eneos Trưởng đại diện tại Việt Nam đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Eneos Việt Nam. Ông Võ Văn Quyền sinh năm 1957, trình độ Tiến sĩ Kinh tế. Ông Quyền từng công tác nhiều năm ở Bộ Quốc phòng, Bộ Nội thương và bắt đầu đảm nhiệm vị trí mới ở Bộ Công thương từ năm 2005 tới 2017 với vị trí Phó Vụ trưởng rồi lên Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước. Sau khi việc bổ nhiệm được thông qua, HĐQT của Petrolimex gồm 8 thành viên trong đó ông Phạm Văn Thanh là Chủ tịch HĐQT. Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ cũng thông qua bổ nhiệm bà Đinh Thị Kiều Trang, đại diện nhóm cổ đông và ông Norimasa Kuroda, đại diện cổ đông lớn Eneos vào Ban Kiểm soát. Số thành viên Ban kiểm soát nâng lên 5 người, trong đó ông Đăng Quang Tuấn là Trưởng Ban kiểm soát. Về bà Đinh Thị Kiều Trang, bà sinh năm 1971 và hiện đang là Phó trưởng Ban Kiểm toán - HĐQT của Petrolimex. Còn ông Norimasa Kuroda sinh năm 1968, đang đảm nhiệm chức Phó phòng Kế toán Tập đoàn Eneos Corporation. Tại đại hội, cổ đông cũng đưa ra một số câu hỏi liên quan tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Về tiến độ thoái vốn PJICO và PG Bank, lãnh đạo cho biết tập đoàn đang trong giai đoạn tiến hành báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước để thoái vốn PG Bank. Vào tuần trước, nhóm đại diện vốn của tập đoàn đã họp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) để đưa ra các lộ trình và giải pháp thoái vốn PG Bank sau khi đã có cuộc họp giữa CMSC, tập đoàn và chủ trì là Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Hiện tập đoàn đang đợi văn bản chỉ đạo của CMSC và làm các thủ tục tiếp theo để báo cáo Ngân hàng nhà nước nhằm thoái vốn theo đúng trình tự. Trong năm 2022 có thể sẽ hoàn tất thoái vốn PG Bank. Về PJICO, HĐQT đã báo cáo CMSC sẽ thoái vốn từ 40,95% xuống 35,1%, và đang đợi chỉ đạo chính thức từ CMSC để tiến hành. Tại thời điểm cuối năm 2021, khoản đầu tư vào PG Bank của Petrolimex có giá trị gần 1.673 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ sở hữu 40,57%. Còn khoản đầu tư vào PJICO có giá trị 728 tỷ đồng. Về cơ cấu nguồn hàng của Petrolimex, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp thông tin một số mặt hàng đạt tiêu chuẩn khí thải Euro mức 5 tập đoàn sẽ nhập khẩu 100% như diesen mức 5, xăng 95 mức 5 vì nhà máy lọc dầu trong nước không sản xuất được. Năm 2022, tập đoàn đã đưa mặt hàng xăng euro 95 mức 5 vào tiêu thụ nội địa. Đối với mặt hàng F0 (hay còn gọi là dầu mazut) và dầu hoả, Petrolimex cũng nhập khẩu 100%. Đối với mặt hàng tiêu dùng phổ biến như xăng RON 95 mức 5, RE 5, diesen mức 2, nếu hai nhà máy hoạt động bình thường thì Petrolimex nhập từ hai đơn vị này dao động từ 66-70% sản lượng. Trong năm 2022, sự cố về mặt tài chính ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khiến khả năng sản xuất bị ảnh hưởng, Bộ Công thương đã chỉ đạo các thương nhân đầu mối trong đó có Petrolimex trong quý II sẽ tổ chức nhập khẩu lượng dự kiến mà nhà máy Nghi Sơn không đáp ứng được. Do đó, tỷ lệ nhập mua hàng nội địa của tập đoàn sẽ có ảnh hưởng, tỷ trọng nhập khẩu và mua nội địa ra sao sẽ phụ thuộc và công suất của nhà máy Nghi Sơn nhưng vẫn ưu tiên sử dụng tối đa các mặt hàng sản xuất trong nước. Năm nay, dự kiến tỷ lệ nhập nguồn hàng từ trong nước chiếm khoảng 65-66% và còn phụ thuộc vào công suất của hai nhà máy, đặc biệt là nhà máy Nghi Sơn.
PLX
Xây dựng Hoà Bình muốn huy động 500 tỷ đồng trái phiếu được đảm bảo bằng cổ phiếu HBC. Sau Coteccons tới lượt Xây dựng Hoà Bình vừa công bố huy động trái phiếu nhằm bổ sung vốn lưu động. Ảnh minh hoạ: Xây dựng Hoà Bình. Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc chào bán riêng lẻ tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, hình thức không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng cổ phiếu HBC của công ty. Lãi suất sẽ kết hợp lãi suất cố định và thả nổi nhưng không được doanh nghiệp công bố chi tiết. Doanh nghiệp cho biết 500 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động, phục vụ hoạt động kinh doanh xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thời gian chào bán chưa được doanh nghiệp thông tin. Tính tới cuối quý III, tổng nợ đi vay của Xây dựng Hoà Bình là 4.361 tỷ đồng, chiếm gần 28% tổng nguồn vốn. Đây chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và đa phần từ ngân hàng. Hai chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hoà Bình là ngân hàng BIDV và Vietinbank. Kết phiên 29/12, cổ phiếu HBC dừng ở mốc 30.700 đồng/cp, tăng khoảng 92% hơn hai tháng qua. Vốn hoá thị trường của Xây dựng Hoà Bình đạt khoảng 7.442 tỷ đồng. Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hoà Bình từng chia sẻ rằng thời gian qua đối thủ cạnh tranh của Hoà Bình gặp khó khăn, mất ngôi vị số 1 trong khi Hoà Bình vẫn khẳng định được cách phát triển bền vững điều đó tạo nên niềm tin cho nhà đầu tư cũng khiến giá cổ phiếu HBC cải thiện rất là nhanh. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng "không nghĩ cổ phiếu HBC tăng nhanh như thế" Diễn biến giá cổ phiếu HBC 6 tháng qua. (Nguồn: TradingView).
HBC
Mảng thuỷ điện giúp REE báo lãi ròng quý III gấp gần 2,6 lần cùng kỳ. Sau 9 tháng, REE đã thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu và vượt 23% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) cho thấy doanh thu thuần của công ty đạt 2.233 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu từ hạ tầng điện, nước đóng góp nhiều nhất với 1.208 tỷ đồng, tăng 87% so với quý III/2021 và chiếm 54% tổng doanh thu quý vừa rồi. Tiếp đến là mảng bất động sản gần 263 tỷ đồng, mảng cơ điện lạnh góp 762 tỷ, lần lượt tăng 35% và gấp 3 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp trong quý đạt 41%, cải thiện so với 32% của quý III năm ngoái. Bên cạnh đó, REE cũng ghi nhận hơn 358 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ. Tính tới 30/9, REE rót 6.075 tỷ đồng vào 18 công ty liên kết, đa số trong đó là các doanh nghiệp mảng thuỷ điện và sản xuất nước. Kết quả quý III, REE lãi sau thuế 834 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ là 681 tỷ đồng, gấp gần 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái. REE cho biết, lợi nhuận mảng năng lượng tăng 283 tỷ đồng so với cùng kỳ, đóng góp trọng yếu từ nhóm thuỷ điện với tình hình thuỷ văn thuận lợi như CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh, CTCP Thủy Điện Thác Bà, CTCP Thủy Điện Sông Ba Hạ. Bên cạnh đó, mảng bất động sản tăng trưởng chủ yếu từ công ty liên kết là Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn khi ghi nhận kết quả dự án trong khi cùng kỳ năm 2021 chưa có. Tuy nhiên REE cho biết, góp phần trong biến động lợi nhuận mảng bất động sản tăng còn do trong quý III năm ngoái, công ty đã thực hiện giảm 20% tiền thuê và phí dịch vụ để cùng chia sẻ khó khăn trong đại dịch COVID-19 với khách thuê. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của REE đạt 6.301 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.545 tỷ đồng, lần lượt tăng 61% và gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022, REE lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 9.247 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.064 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, REE đã thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu và vượt 23% chỉ tiêu lợi nhuận. Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của REE tăng hơn 1.217 tỷ so với đầu năm lên gần 33.045 tỷ đồng, tương ứng tăng 4%. Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất là tài sản cố định 15.875 tỷ đồng, chiếm 48%. Tại cuối quý III, lượng tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng là 2.606 tỷ. Bên cạnh đó, công ty đầu tư chứng khoán với giá trị 219 tỷ đồng, gấp 3 lần giá trị đầu tư ngày 1/1. Các khoản phải thu ngắn hạn hơn 3.288 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Về cơ cấu nguồn vốn, tổng nợ vay của REE hơn 11.520 tỷ đồng, giảm 452 tỷ so với đầu năm, phần lớn là nợ vay dài hạn. Trong đó dư nợ trái phiếu là 2.401 tỷ đồng, còn lại là từ các ngân hàng. Chi phí lãi vay 9 tháng là 649 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ của REE là 18.230 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, bao gồm vốn góp chủ sở hữu 3.564 tỷ, 1.050 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên tới hơn 9.987 tỷ.
REE
Chân dung tân Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình. Ông Nguyễn Công Phú có học vị tiến sĩ, là người đứng đầu Tập đoàn Apave, một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực thẩm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng, công nghiệp. Từ ngày 1/1/2023, ông Nguyễn Công Phú, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán sẽ làm Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC) thay ông Lê Viết Hải. Theo giới thiệu, ông Nguyễn Công Phú sinh năm 1951, nguyên quán Quảng Trị nhưng ông sinh tại Quảng Nam. Sau năm 1954, ông Phú sinh sống tại Huế và tốt nghiệp Kỹ sư Tạo tác – Thủy lợi, Khoá đầu tiên tại Đại học Khoa học, Huế. Giai đoạn 1975 - 1979, ông Phú là Kỹ sư Bộ Giao thông và Thiết bị (Pháp), sau đó là Kỹ sư cho Alstom Group, một công ty đa quốc gia của Pháp chuyên về lĩnh vực giao thông và vận tải từ năm 1982. Từ năm 1982 đến 1985, ông Phú là chuyên gia phụ trách các dự án lớn về công nghiệp xây dựng và hạ tầng cơ sở tại Bureau Veritas, Pháp. Năm 1993, ông Nguyễn Công Phú trúng tuyển học bổng của Chính phủ Pháp để tiếp tục lấy Tiến sĩ về cơ học đất và công trình ngầm Đại học Khoa học Paris, Trường Cầu đường Paris. Sau khi đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành, phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương - Cete Apave Lyonnaise giai đoạn 1995 - 1997, ông Phú có hơn 25 năm làm việc tại các vị trí Tổng Giám đốc Apave Asia – Pacific, Chủ tịch Apave tại các quốc gia Singapore, Myanmar, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia. Nói thêm, Apave là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực thẩm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng, công nghiệp. Với vai trò là người đứng đầu Tập đoàn Apave, ông Phú đã tham gia nhiều công trình như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Hầm Đèo Cả, đóng góp ý kiến cùng với các Bộ ngành Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải,… để hoàn chỉnh các thể chế quản trị, quản lý về chất lượng và an toàn các công trình tại Việt Nam. Tháng 6/2021, ông Phú gia nhập HĐQT của Xây dựng Hòa Bình với vai trò thành viên độc lập.
HBC
Bóng dáng Pharmacity sau lô trái phiếu hơn nghìn tỷ đồng của Maroon Bells. Maroon Bells - doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity đã huy động hơn nghìn tỷ đồng trái phiếu nhằm mở rộng chuỗi và bổ sung vốn lưu động. Một cửa hàng Pharmacity tại quận Bình Thạnh, TP HCM. (Ảnh minh họa: Minh Hằng). Ngày 18/8 vừa qua, CTCP Maroon Bells (MRB) đã phát hành thành công 1.023 tỷ đồng trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu với kỳ hạn 4 năm. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo với lãi suất cố định 8%/năm. Theo MRB, mục đích phát hành nhằm mở mới các cửa hàng và bổ sung nguồn vốn lưu động cho các nhà thuốc mới này. Số trái phiếu mà MRB phát hành có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu với giá chuyển đổi dự kiến là 80.133 đồng/cp. Kết quả công bố cho thấy một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã mua trọn số trái phiếu nói trên dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán SSI (Mã: SSI). SSI cũng là bên đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu. Theo tìm hiểu, MRB có mối liên hệ mật thiết với CTCP Dược phẩm Pharmacity - chuỗi bán lẻ dược phẩm nắm phần lớn thị phần trong nước. Cả hai công ty này đều có cùng trụ sở trên đường Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, TP HCM. Người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) tại MRB là ông Christopher Randy Stroud (sinh năm 1984, quốc tịch Mỹ). Nhân vật này cũng đang là Tổng Giám đốc tại Pharmacity. Được thành lập vào tháng 9/2015, MRB chuyên về nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận với quy mô vốn ban đầu là 1,6 tỷ đồng do 7 cá nhân góp vốn thành lập. Trong đó, bà Phạm Thị Thanh Hoài là cổ đông lớn sở hữu 86,89% vốn. Bà Hoài cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Pharmacity. Tháng 5 mới đây, MRB đã thực hiện tăng vốn lên hơn 517 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ 49,85%. Đợt trái phiếu cả nghìn tỷ đồng nói trên là lần đầu tiên phát hành dưới tên MRB. Trước đó, năm 2019, chuỗi Pharmacity đã huy động tổng cộng 150 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu với kỳ hạn hai năm. Dẫu tham vọng huy động hơn 1.000 tỷ đồng cùng với việc mở được 5.000 cửa hàng từ nay đến năm 2025, Pharmacity lại đứng trước thách thức lớn khi trải qua nhiều năm thua lỗ. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, công ty cho biết đã lỗ tiếp 194 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu duy trì ở mức 0,3 lần, tương đương với tổng nợ phải trả là 122 tỷ đồng. Nguồn: MH tổng hợp. Kế hoạch 5 năm của Pharmacity công bố kỳ vọng đạt doanh thu 1,5 tỷ USD tới năm 2025 và tạo ra lực lượng lao động hơn 20.000 nhân viên. Kế hoạch của đơn vị này còn tiết lộ sẽ giới thiệu các dịch vụ y tế cơ bản và các chương trình chăm sóc sức khoẻ, bao gồm các dịch vụ tư vấn y tế, tiêm chủng, xét nghiệm và chẩn đoán cũng như các chương trình tư vấn dinh dưỡng. Tính đến cuối tháng 5/2021, Pharmacity có gần 600 nhà thuốc tại các tỉnh thành với 4.000 nhân viên, là đơn vị dược phẩm sở hữu số lượng cửa hàng nhiều nhất cả nước. Xếp theo sau là chuỗi Long Châu với 300 nhà thuốc tính tới đầu tháng 7.
SSI
Vimedimex (VMD) có tân Chủ tịch, dự báo lợi nhuận giảm 23% năm nay. Vimedimex đã tiến hành bổ nhiệm loạt thành viên mới cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022 – 2027. CTCP Y Dược Phẩm Vimedimex (Mã: VMD) vừa công bố thông tin thay đổi loạt nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Lê Xuân Tùng được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp nhiệm kỳ 2022 – 2027. Ông Tùng là con trai của bà Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch HĐQT của Vimedimex. Ông Tùng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc từ năm 2020 đến nay và hiện nắm giữ 7,39% cổ phần của doanh nghiệp. Ông Trần Đình Huynh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty từ tháng 11/2021 đến nay thay cho bà Nguyễn Thị Loan sau khi bà bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh. Nhiệm kỳ này, ông Huynh được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị. Bà Tô Thúy Anh được tái bổ nhiệm tiếp tục làm Phó Chủ tịch HĐQT của công ty. Các thành viên khác của ban HĐQT bao gồm: ông Lê Tiến Dũng và bà Trần Mỹ Linh. Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát (BKS) của công ty cũng bổ nhiệm bà Phạm Thị Thu Thảo làm thành viên mới thay cho ông Vũ Anh Tuấn nhiệm kỳ 2022 – 2027. Cũng trong cuộc họp ĐHĐCĐ diễn ra vừa qua, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu là 8.800 tỷ đồng và lãi trước thuế là 23 tỷ đồng, tương ứng giảm 29% và 23% so với thực hiện năm 2021. Mức cổ tức được chia cho năm 2021 là 10% bằng tiền, tương ứng doanh nghiệp sẽ phải chi gần 15,5 tỷ đồng để trả cổ tức. Trong quý đầu tiên của năm, Vimedimex đạt 1.889 tỷ đồng doanh thu, chỉ bằng 48,9% cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 192 triệu đồng, bằng 2% cùng kỳ. Riêng lợi nhuận thuộc cổ đông công ty mẹ là 898 triệu đồng, giảm hơn 90%. Như vậy, doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 21% kế hoạch doanh thu và chỉ 6% mục tiêu lợi nhuận cả năm với lãi trước thuế là 1,4 tỷ đồng.
VMD
Vĩnh Hoàn lãi từ cá tra kỷ lục, lỗ hàng chục tỷ khi đầu tư cổ phiếu bất động sản. Đúng như nhiều dự đoán của chuyên gia, Vĩnh Hoàn ghi nhận mức lợi nhuận quý đi kèm với mức biên lợi nhuận gộp cao kỷ lục trong quý II nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và giá bán cá tra tăng mạnh. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) cho thấy kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ do sản lượng và giá bán tăng. Cụ thể, doanh thu thuần gần 4.226 tỷ đồng, tăng tương ứng 80%. Biên lãi gộp cải thiện từ 18,4% cùng kỳ lên 26%. Đây cũng quý có biên lãi gộp kỷ lục của doanh nghiệp kể từ khi lên sàn. Bên cạnh đó, Vĩnh Hoàn còn ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động tài chính, tăng 128% lên 107 tỷ, chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trái lại, chi phí tài chính tăng gấp 3 lần do phải dự phòng giảm giá các khoản đầu tư. Kết quả, Vĩnh Hoàn lãi sau thuế 788 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần 7.494 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.341 tỷ đồng, tăng tương ứng 81% và 241% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế tính đến cuối tháng 6 hơn 5.150 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã thực hiện được 58% kế hoạch doanh thu và 84% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2022 sau 6 tháng. Thành tích này đã được ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn dự đoán trước và chia sẻ trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Trong nửa đầu năm, công ty đã tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ để hưởng lợi từ sự thiếu hụt thủy sản, thể hiện qua doanh thu xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến 132% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 50% tổng doanh thu. 6 tháng qua, xuất khẩu cá tra cả nước đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 1/4 doanh số xuất khẩu thuỷ sản, số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Giá cá tra cũng đang neo ở mức cao, chẳng hạn giá cá tra thương phẩm được thương lái thu mua vào ngày 12/7 với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, các công ty xuất khẩu thủy sản đang được hưởng lợi nhờ sản lượng và giá bán tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận nhu cầu tiêu thụ thủy sản đã có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 5/2022, do lượng hàng tồn kho tại các thị trường xuất khẩu đang ở mức cao. Về triển vọng ngành trong những tháng tới, bên cạnh việc tồn kho tại các thị trường xuất khẩu đang ở mức cao, cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, các công ty dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý III. Tuy nhiên, bất chấp áp lực lạm phát, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng nhanh trong tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12. Riêng Chứng khoán Rồng Việt nhận định xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang thị trường Mỹ trong nửa cuối năm khó có thể quay trở lại mức đỉnh của quý II/2022. Động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh thu trong những tháng tới đối với Vĩnh Hoàn có thể sẽ đến từ thị trường Trung Quốc nếu nước này dỡ bỏ lệnh đóng cửa. Dù vậy, mức tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc khó bù đắp cho mức giảm tại thị trường Mỹ do Mỹ là thị trường chính của Vĩnh Hoàn và giá bán tại Mỹ cao nhất trong tất cả các thị trường. Do đó, VDSC lo ngại rằng tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm của Vĩnh Hoàn có thể giảm tốc so với 6 tháng đầu năm. Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn tăng khoảng 2.800 tỷ so với đầu năm lên 11.531 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho 2.900 tỷ đồng, tăng gần 1.110 tỷ so với đầu năm và tăng 500 tỷ sau một quý. Còn các khoản phải thu ngắn hạn 3.200 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi sau 6 tháng. Đáng chú ý, Vĩnh Hoàn ghi nhận 1.659 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (1.522 tỷ). Bên cạnh đó, doanh nghiệp sở hữu danh mục cổ phiếu gồm CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG), Đất Xanh Services (Mã: DXS) và Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã: KBC) với giá trị gốc gần 200 tỷ đồng và đã phải trích lập dự phòng gần 63 tỷ. Ở phía nguồn vốn, công ty vay tổng cộng gần 2.700 tỷ đồng, không thay đổi quá nhiều sau một quý, phần lớn là nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ là 7.389 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu là 1.833 tỷ.
VHC
Bamboo Capital dự chi 520 tỷ mua cổ phần phát hành thêm của Tracodi. Trong đợt phát hành 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Tracodi sắp tới, Bamboo Capital dự kiến mua 26 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp, tương ứng 520 tỷ đồng. Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi - Mã: TCD) vừa thông qua phương án chào bán 50 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 4 nhà đầu tư chiến lược là Bamboo Capital, CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) và CTCP Quản lý Quỹ Việt Cát (VFC). Thời gian dự kiến phát hành trong quý I hoặc quý II tới. Số lượng cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Trong đó, Bamboo Capital dự kiến mua 26 triệu cổ phiếuTCD với giá 20.000 đồng/cp, bằng 83% so với giá TCD chốt phiên 11/2. Tổng giá trị đầu tư tương ứng 520 tỷ đồng. Hiện Bamboo Capital là công ty mẹ sở hữu 51,64% vốn tại Tracodi. Chi tiết 4 nhà đầu tư mua cổ phiếu của Tracodi. (Nguồn: Tracodi). Theo thông báo của Tracodi, 1.000 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán sẽ dùng để góp vốn thành lập CTC TCD Plus (200 tỷ), 300 tỷ sẽ góp vốn vào CTCP BCG Land, số tiền còn lại dùng thanh toán toàn bộ các khoản phải trả cho đơn vị/nhà thầu phụ, nhà cung cấp, ngân hàng,… liên quan đến việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng và thanh toán nợ vay ngân hàng. Trước đó, Tracodi cũng đã chào bán 87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 1:1, qua đó tăng vốn điều lệ lên gấp đôi lên hơn 1.744 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh, trong khi các công ty trong ngành xây dựng gặp khó, doanh thu thuần năm 2021 của Tracodi đạt hơn 3.111 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế gấp 2,3 lần lên 342 tỷ đồng. Báo cáo mới nhất của Chứng khoán Mirae Asset dự phóng trong năm 2022, Tracodi có thể ghi nhận mức doanh thu 4.457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 556 tỷ đồng.
TCD
Vinhomes hoàn tất kế hoạch huy động 6.530 tỷ đồng trái phiếu. Kế hoạch vay 6.530 tỷ đồng qua kênh trái phiếu công bố hồi tháng 8 của Vinhomes đã được hoàn thành chỉ sau ba tháng. Dự án Vinhomes Central Park tại quận Bình Thạnh, TP HCM. (Ảnh minh họa: Minh Hằng). Ngày 25/11, CTCP Vinhomes (Mã: VHM) đã chào bán thành công 2.090 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 60 tháng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của doanh nghiệp. Lãi suất được tính cố định 9,2%/năm đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ còn lại sẽ tính thả nổi và bằng tổng của 3% cộng với lãi suất tham chiếu. Cứ ba tháng sẽ được trả lãi một lần. Kết quả có 8 nhà đầu tư là tổ chức trong nước đã mua lại toàn bộ đợt trái phiếu này. Bên đứng ra sắp xếp thương vụ là CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS). Công ty cho biết số tiền thu được nhằm thanh toán tiền gốc các trái phiếu có tổng mệnh giá 2.090 tỷ đồng được phát hành riêng lẻ vào ngày 30/5/2020. Trước đó ngày 25/10, Vinhomes cũng cho biết đã huy động xong lô trái phiếu tổng trị giá 2.280 tỷ đồng cho 4 tổ chức đầu tư trong nước, với kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cố định 8,8%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên, đối với các kỳ tính lãi tiếp theo lãi suất bằng tổng 2,8%/năm và lãi suất tham chiếu. Ngày 27/9, công ty cũng công bố chào bán thành công lô trái phiếu 2.160 tỷ đồng cho một công ty chứng khoán trong nước. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được dùng để thanh toán trước hạn các trái phiếu phát hành vào tháng 5/2020 của doanh nghiệp. Cả ba lô trái phiếu nói trên đều nằm trong kế hoạch huy động 6.530 tỷ đồng vốn qua kênh trái phiếu trong năm nay, theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị công bố hồi tháng 8. "Việc huy động trái phiếu nhằm tăng cường tiềm lực tài chính cũng như huy động vốn với chi phí hợp lý trên thị trường trong giai đoạn lãi suất đang thấp hiện nay", bản cáo bạch của Vinhomes chỉ rõ. Tại ngày 30/9, Vinhomes vay tổng cộng 15.923 tỷ đồng, trong đó trái phiếu chưa đáo hạn là 7.543 tỷ đồng. Sau hai đợt phát hành vào tháng 10 và 11 nói trên, tổng nợ của công ty gần 21.806 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu dài hạn vượt 11.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 0,26 lần vào cuối tháng 9 lên 0,36 lần tại ngày 25/11.
VHM
Haxaco phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, muốn giữ lại tiền mặt để đầu tư cho các dự án sắp tới. Khác với mọi năm, Haxaco dự kiến trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông bằng cổ phiếu. Danh sách cổ đông được nhận cổ tức sẽ được chốt vào ngày 28/5/2021. Hội đồng quản trị CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã: HAX) dự kiến thông qua phương án phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ thực hiện 10:3, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 28/5/2021. Doanh nghiệp chưa có thông báo chính thức về thời gian thực hiện trả cổ tức. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, doanh nghiệp giải thích việc không trả cổ tức bằng tiền mặt như mọi năm nhằm mục đích giữ lại lượng tiền mặt để đầu tư cho các dự án sắp tới. Nói thêm về tình hình hoạt động kinh doanh của Haxaco, sau ba tháng đầu năm công ty ghi nhận mức doanh thu thuần là 1.436 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 56% so với quý I/2020; lợi nhuận sau thuế đạt 55,5 tỷ đồng, tăng gần 18 lần so với cùng kỳ. Việc doanh thu kinh doanh xe trong kỳ đạt 1.338 tỷ đồng, tăng hơn 62% so với cùng kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng trong quý I của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo giải trình của Haxaco, yếu tố về giá bán cho từng xe cũng được cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, dư nợ vay ở các ngân hàng trong quý I cũng được kiểm soát, góp phần làm giảm chi phí lãi vay phát sinh so với quý I/2020. Kết thúc phiên giao dịch mới nhất vào ngày 19/5, giá đóng cửa của cổ phiếu HAX là 27.800 đồng, giảm gần 1.000 đồng so với ngày trước đó.
HAX
PV GAS hợp tác với tập đoàn Mỹ đầu tư vào dự án kho cảng LNG hơn 1,3 tỷ USD. PV GAS cho biết kho cảng LNG Sơn Mỹ ở tỉnh Bình Thuận, có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1,31 tỷ USD, với công suất kho cảng là 3,6 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1 và lên đến 9 triệu tấn vào giai đoạn tiếp theo. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc PV GAS và ông Bernerd Da Santos, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Giám đốc điều hành AES thực hiện nghi lễ ký kết Thỏa thuận thương mại. (Ảnh: PV GAS). Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS; Mã: GAS) và Tập đoàn AES (Mỹ) vừa ký kết thoả thuận liên doanh thành lập và vận hành Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ (Công ty LNG Sơn Mỹ) vào ngày 22/9 tại TP New York, Mỹ. Theo đó, PV GAS và Tập đoàn AES (AES) đã tổ chức đàm phán chi tiết các điều khoản của thỏa thuận liên doanh để thành lập và vận hành công ty. Việc hai bên thành lập Công ty LNG Sơn Mỹ là để triển khai đầu tư xây dựng Kho cảng LNG Sơn Mỹ, góp phần đảm bảo cung cấp LNG tái hoá cho nhu cầu phát điện của khu vực kinh tế trọng điểm tại Nam Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung. PV GAS cho biết, dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ nằm trong chuỗi dự án điện khí LNG tại tỉnh Bình Thuận, có tổng vốn đầu tư dự kiến là 1,31 tỷ USD, với công suất kho cảng là 3,6 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1 và lên đến 9 triệu tấn vào giai đoạn tiếp theo. Kho cảng sẽ tiếp nhận, xử lý và cung cấp khí LNG tái hóa làm nhiên liệu cho hai nhà máy điện Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2, dự kiến được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2025. Các bên tham gia ký kết thỏa thuận sẽ đẩy mạnh tiến độ hợp tác bao gồm cả việc xây dựng điều lệ và để công ty bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 11 tới. Về Tập đoàn AES, đây là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng, có trụ sở tại bang Virginia, Mỹ. AES có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hạ tầng điện khí. Tại Việt Nam, AES hoạt động từ năm 2010 đến nay và đã đầu tư vào dự án Nhà máy điện than Mông Dương 2 với công suất 1.150 MW tại Quảng Ninh. Hiện, AES đã được Chính phủ chấp thuận cho phép làm chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 sử dụng LNG.
GAS
Doanh thu thị trường Mỹ tháng 10 của Vĩnh Hoàn gần gấp đôi cùng kỳ. Trong tháng 10, Mỹ là nước duy nhất chứng kiến tăng trưởng về doanh thu và là bệ đỡ giúp doanh thu tháng tăng trưởng dương bất chấp các thị trường còn lại lao dốc. CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với tổng doanh thu 780 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 19% so với tháng 9. Trong đó, đóng góp vào mức tăng chính so với cùng kỳ là doanh thu từ cá tra (tăng 11%) và sản phẩm phụ (tăng 18%). Xét về thị trường tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh 95% so với cùng kỳ nhờ nhu cầu hồi phục, trong khi các nước còn lại như Trung Quốc, châu Âu,... chứng kiến sự suy giảm hai chữ số %. Kết quả doanh thu tháng 10/2021 của Vĩnh Hoàn (không tính Sa Giang) so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: MH tổng hợp từ Vĩnh Hoàn). Còn nếu so với tháng 9, mảng cá tra của Vĩnh Hoàn đã lấy lại đà hồi phục với mức tăng doanh thu là 27% lên 596 tỷ đồng. Ngoài ra còn có mảng chăm sóc sức khỏe cũng tăng trưởng 17%. Tháng 10 này chứng kiến sự phục hồi xuất khẩu của Vĩnh Hoàn so với tháng 9 sang thị trường Trung Quốc (tăng 17%) và Mỹ (tăng 37%). Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đã tăng 19%. Kết quả doanh thu tháng 10/2021 của Vĩnh Hoàn (không tính Sa Giang) so với tháng 9. (Nguồn: MH tổng hợp từ Vĩnh Hoàn). Tại công ty con của Vĩnh Hoàn là CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã: SGC), tổng doanh thu tăng 19% lên 28,5 tỷ đồng. Trong đó chỉ có mảng bánh phồng tôm báo doanh thu đi lên, đạt hơn 23 tỷ đồng, tăng 33% so với tháng 9. Tình hình xuất khẩu sang các khu vực cũng đã được cải thiện với mức tăng đều hai chữ số.
VHC
Doanh nghiệp chăn nuôi heo qua thời lãi khủng. Giá thịt heo rớt mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao là thực tế doanh nghiệp ngành chăn nuôi đang phải đối mặt khiến lợi nhuận kinh doanh nửa đầu năm nay không còn rực rỡ như năm 2020. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PNTNT) cho thấy 6 tháng đầu năm 2021, giá thịt heo trong nước diễn biến theo chiều hướng giảm. Giá thịt heo miền Bắc giảm 10.000 – 11.000 đồng/kg. Giá thịt heo miền Trung và Tây Nguyên giảm 6.000 đồng/kg. Giá thịt heo miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ giảm 9.000 – 12.000 đồng/kg. Đến cuối tháng 6, giá heo hơi bình quân ở mức 60.000 đồng/kg. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, giá heo hơi đã từng neo ở mức 100.000 đồng/kg, giúp các doanh nghiệp chăn nuôi heo ghi nhận con số tăng trưởng vượt trội. Đà sụt giảm mạnh của giá heo hơi trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là do nguồn cung trong nước đã phục hồi tích cực sau đợt dịch tả châu Phi. Bên cạnh đó, Trung Quốc, từng là thị trường nhập khẩu thịt heo lớn nhất thế giới vào năm ngoái, đang khủng hoảng thừa thịt heo. Điều này đẩy giá heo trên thị trường thế giới đi xuống. Trong khi giá bán ra giảm thì các doanh nghiệp ngành này phải đối mặt với tình trạng giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu. Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: "Giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tiếp 8 lần trong giai đoạn từ tháng 11/2020 đến tháng 6 năm nay, với mức tăng 300-500 đồng/kg tùy công ty, tùy loại. Nguyên nhân do tình hình chung của nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới cùng tăng nên khi vận chuyểnn về Việt Nam cũng tăng theo". Ngoài ra các lệnh hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan dịch COVID-19 tại TP HCM khiến đầu ra của các trại nuôi heo tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai gặp khó. "Khi các chợ đầu mối và hàng trăm chợ truyền thống bị đóng cửa thì việc tiêu thụ heo của người chăn nuôi vô cùng khó khăn. Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn rất cao nhưng đầu ra của người chăn nuôi không có. Lý do là thương lái tại các chợ đầu mối bị dương tính COVID-19 tương đối nhiều nên không có người thu mua, từ đó, giá cả liên tục đi xuống", Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai chia sẻ. Thực tế khó khăn ở cả đầu vào lẫn đầu ra đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành. Đầu tiên có thể kể đến Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã: DBC). Là một tập đoàn đa ngành nhưng doanh thu của Dabaco vẫn chủ yếu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với riêng lĩnh vực chăn nuôi, doanh thu từ heo chiếm 80%. Trong nửa đầu năm nay, DBC đạt doanh thu hơn 5.070 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm tới 22,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 578 tỷ đồng. Riêng trong quý II/2021, DBC có doanh thu 2.596,4 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 46,5% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 215 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận giảm mạnh là do dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước khiến cho hoạt động sản xuất, giao thương, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, sản lượng và giá các sản phẩm gia súc, gia cầm giảm, dẫn tới kết quả kinh doanh của các công ty chăn nuôi giảm mạnh so với cùng kỳ. Nguồn: P. Dương tổng hợp từ BCTC của các doanh nghiệp. Là đơn vị sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt, Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, Mã: MSN) ghi nhận doanh thu trong quý II/2021 đạt 1.122,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 5,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt gần 2.323 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 76,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,5% và gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Một doanh nghiệp khác có thể kể đến là Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (mã MLS). Mặc dù doanh thu 6 tháng đầu năm tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, đạt 226,5 tỷ đồng nhưng giá vốn bán hàng tăng cao đã khiến lợi nhuận sau thuế giảm một nửa, chỉ đạt 27,8 tỷ đồng. Mitraco là doanh nghiệp chăn nuôi tại Hà Tĩnh, sản lượng bán ra trong năm nay dự kiến vào khoảng 60.000 con heo thương phẩm. Ngoài việc giá heo sụt giảm mạnh, lãnh đạo công ty cho biết, thời gian gần đây, chi phí thức ăn tăng 10 - 15% so với năm 2019 cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của công ty. Riêng Tổng công ty Chăn Nuôi Việt Nam – CTCP (Mã: VLC), doanh thu 6 tháng đầu năm đạt gần 1.413 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 142,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,2% và 22,3% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành gần 126% kế hoạch lợi nhuận năm. Tuy nhiên, theo giải trình từ phía VLC, mức tăng mạnh mẽ này không phải đến từ chăn nuôi heo mà chủ yếu đến từ hoạt động của công ty con Mộc Châu Milk được cải thiện. Trong khi kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp chững lại, Công ty cổ phần Masan MEATLife (Mã: MML) lại là một cái tên ngược dòng ấn tượng với mức doanh thu đạt hơn 10.232 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 42% so với 7.202 tỷ đồng nửa đầu năm 2020. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ sự cải thiện hiệu quả chung khi tích hợp nhiều mảng kinh doanh. Trong đó, doanh thu mảng thịt heo là 1.438 tỷ đồng, tăng 36,3% và doanh thu thức ăn chăn nuôi 8.164 tỷ đồng, tăng trưởng 32,8%. Lãi ròng lũy kế hơn 288 tỷ đồng, gấp gần 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của Sở Công Thương TP HCM, toàn TP tiêu thụ khoảng 10.000 con heo một ngày. Trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hiện nay, lượng thịt gia súc tiêu thụ hàng ngày giảm khá mạnh, hiện còn ở mức 5.000-6.000 con heo/ngày. Có ngày, lượng cung ứng giảm xuống mức 4.500 con. Bình thường thương nhân các chợ đầu mối chiếm 60 -70% thị phần. Nhưng hiện nay trong bối cảnh nhiều chợ đầu mối vẫn chưa hoạt động trở lại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ là điểm đến thay thế và hệ thống cửa hàng trải rộng khắp của MML hay Vissan là một lợi thế. Thực tế, tình hình sản xuất thịt heo của MML hiện không gặp quá nhiều tác động tiêu cực từ diễn biến dịch COVID-19, trái lại đang đứng trước nhu cầu tiêu thụ cực kỳ lớn khi đại dịch bùng phát tại TP HCM và lan rộng sang các tỉnh nhưng hai nhà máy chế biến thịt gồm MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn với công suất thiết kế mỗi nhà máy khoảng 1,4 triệu con heo/năm đặt tại Hà Nam và Long An, là những địa điểm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Do đó, hoạt động sản xuất của MML vẫn được xem là ổn định giữa thời dịch bệnh. "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tập trung cung ứng đầy đủ nhu cầu thịt sạch với giá cả ổn định cho người tiêu dùng. Tại TP HCM, MEATDeli cung ứng 100.000 - 150.000 hộp thịt mát/ngày, tương đương từ 35 - 50 tấn thịt mát. Tại Hà Nội, sản lượng cung ứng được chuẩn bị ở mức tăng gấp đôi so với trước đây", phía Masan cho biết. Ngoài ra, với diễn biến tích cực từ thị trường, MML đang hướng đến mục tiêu đưa tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 - 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%. Trong khi đó, với Vissan, mặc dù là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vì liên tiếp phát hiện hàng chục ca nhiễm khiến công ty phải lên phương án tạm ngừng cung cấp mặt hàng thịt heo mảnh tới các hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, Vissan khẳng định vẫn tiếp tục cung ứng mặt hàng thực phẩm tươi sống tại thị trường TP HCM. Riêng đối với hoạt động kinh doanh khác sẽ được khôi phục dần sau khi các lực lượng lao động tại các khu vực cách ly đủ điều kiện trở lại làm việc. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xu hướng giá heo sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới vì tốc độ khôi phục, phát triển đàn heo trên cả nước đang tăng lên, do đó, sẽ không thiếu nguồn cung con giống cho hoạt động sản xuất và nguồn cung heo thịt thương phẩm cho thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch COVID-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn. Ở một hướng đi khác, Dabaco đang có giải pháp khác cho bài toán bù đắp sự sụt giảm của biên lợi nhuận mảng chăn nuôi heo. Cụ thể, trong nửa cuối năm 2021, Dabaco sẽ đôn đốc tiến độ các dự án đã được phê duyệt gồm Thanh Hóa, khu chăn nuôi công nghệ cao Phú Thọ giai đoạn 2, khu nhà ở xã hội, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư của dự án khu chăn nuôi công nghệ cao tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Bình Phước giai đoạn 2 và nhà máy ép dầu giai đoạn 2… Ngoài ra, Dabaco cho biết công ty sẽ tích cực nghiên cứu, cải tiến các chỉ tiêu kinh kế kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, tăng cường phát triển hệ thống thị trường con giống, thức ăn chăn nuôi trên cơ sở khai thác hiệu quả chuỗi sản xuất khép kín 3F.
VLC
Đồng yen Nhật mất giá, ACV thu về hơn 2.200 tỷ lãi chênh lệch tỷ giá 9 tháng. Ba quý đầu năm, ACV ghi nhận 3.486 tỷ đồng doanh thu tài chính, trong đó khoản lãi chênh lệch tỷ giá là 2.255 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (Mã: ACV) ghi nhận 917 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Yếu tố chính giúp nguồn thu tài chính đột biến trong kỳ đến từ khoản lãi chênh lệch tỷ giá tổng cộng 505 tỷ đồng, gấp 25 lần cùng kỳ năm ngoái. Tại thời điểm cuối quý III, ACV có khoản nợ vay tổng cộng 11.363 tỷ đồng đều bằng đồng yen Nhật, trong đó 11.060 tỷ là vay dài hạn. Trong bối cảnh đồng yen Nhật liên tục mất giá so với VND từ đầu năm tới nay đã giúp công ty ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá hàng trăm tỷ đối với khoản vay nói trên. Bên cạnh khoản lãi tỷ giá thì nguồn thu tài chính của ACV cũng ghi nhận khoản lãi tiền gửi 413 tỷ, tương đương cùng kỳ. Tính tới ngày 30/9, ACV có tổng cộng 33.341 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Trong đó khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 12 tháng là 31.880 tỷ. Ngành hàng không đang trong giai đoạn hồi phục và các chính sách giá dịch vụ của ACV hỗ trợ các hãng hàng không, các đơn vị kinh doanh dịch vụ tại cảng hàng không dần quay trở về sau giai đoạn dịch bệnh. Điều này đã giúp ACV ghi nhận 4.187 tỷ đồng doanh thu thuần quý III, gấp 11,2 lần cùng kỳ năm ngoái - là thời điểm dịch COVID-19 bùng phát đỉnh điểm trên cả nước khiến ngành hàng không tê liệt. Lợi nhuận gộp của công ty là 2.380 tỷ trong khi cùng kỳ ghi nhận âm 1.004 tỷ. Cùng với khoản doanh thu tài chính đột biến giúp ACV báo lãi ròng 2.397 tỷ đồng quý III, cùng kỳ năm ngoái lỗ 702 tỷ. Trong đó, lợi nhuận của ACV là 2.118 tỷ còn gần 279 tỷ là lợi nhuận từ hoạt động khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không. Biên lãi gộp quý III là hơn 56,8%, biên lãi thuần là 57,2%. Luỹ kế 9 tháng, ACV đạt 9.725 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 156% và lãi ròng 5.838 tỷ đồng, gấp 11,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Ba quý, ACV thu về 3.486 tỷ đồng doanh thu tài chính, trong đó khoản lãi chênh lệch tỷ giá là 2.255 tỷ đồng. Về tình hình tài chính, quy mô tài sản của ACV đạt 58.456 tỷ đồng cuối quý III, tăng 6,3% so với đầu năm. Trong đó, chỉ tiêu tiền và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tới 57% tổng tài sản. Khoản phải thu ghi nhận 6.236 tỷ đồng tại ngày 30/9 chủ yếu là từ các hãng hàng không, trong đó ACV đã phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi 645 tỷ. Cuối kỳ, ACV ghi nhận khoản nợ xấu 2.625 tỷ đồng bao gồm 1.098 tỷ từ Vietjet, 891 tỷ từ Bamboo Airways, 414 tỷ từ Pacific Airlines,... Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả là 15.726 tỷ cuối quý III bao gồm 11.363 tỷ đồng nợ vay đã đề cập ở trên. Vốn chủ sở hữu đạt 42.730 tỷ bao gồm 14.868 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của ACV đã dương trở lại với 2.017 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, cùng kỳ năm ngoái âm 774 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm 362 tỷ do trong kỳ công ty trả nợ gốc đúng bằng số tiền này. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 786 tỷ do đẩy mạnh tiền chi mua sắm tài sản. Lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng ghi nhận 869 tỷ đồng.
ACV
Trung An sắp chào bán riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu và chuyển nhượng lô đất gần 11.000 m2 tại Cần Thơ. Với kế hoạch chào bán 25 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mức giá 18.000 đồng/cp, tổng số tiền Công ty Trung An huy động được khoảng 450 tỷ đồng. Đồng thời, giá chuyển nhượng lô đất phi nông nghiệp gần 11.000 m2 không thấp hơn 300 tỷ đồng. CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) vừa công bố kế hoạch chào bán 25 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến chào bán sẽ trong trong quý IV/2021, sau khi được Ủy ban chứng khoán chấp thuận. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán dự kiến là 450 tỷ đồng, Trung An dự kiến sẽ dùng để trả nợ vay ngân hàng trong quý IV/2021 - quý I/2022. Đồng thời, công ty cũng cho biết sẽ chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng lô đất đối với cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, có diện tích 10.904,8 m2 tại thửa số 96, tờ bản đồ số 45 khu vực 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đây là đất có hình thức sử dụng riêng. Giá trị chuyển nhượng dự kiến không thấp hơn 300 tỷ đồng, HĐQT giao ông Phạm Thái Bình, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty, đàm phán chi tiết với các đối tác để chọn hình thức chuyển nhượng phù hợp. Theo BCTC hợp nhất của Trung An, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm 21%, đạt gần 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 67% đạt 21 tỷ đồng. So với mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng, TAR mới thực hiện hơn 37% kế hoạch doanh thu và 20% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Về tình hình tài chính, tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của TAR đạt 1.771 tỷ đồng, tăng gần 29% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền gần 86,6 tỷ đồng, gấp 4 lần so với ngày 1/1. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng cân đối kế toán là hàng tồn kho ở mức 774,4 tỷ đồng, tăng 18,3% so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu do hàng mua đang đi đường tăng gấp đôi lên 669 tỷ đồng, trong khi thành phẩm giảm mạnh còn hơn 25,5 tỷ đồng so với đầu năm hơn 263 tỷ đồng. Tổng nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn là 1.028,4 tỷ đồng, tăng 39,3% so với đầu năm và chủ yếu là ngắn hạn. Cuối kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 606,8 tỷ đồng gồm 159 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
TAR
ĐHĐCĐ MWG: Bách Hoá Xanh mỗi ngày mang về 70 tỷ đồng doanh thu, mục tiêu lấy lại ngành bán lẻ về tay người Việt. Lãnh đạo MWG cho biết Bách Hoá Xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính cho công ty trong thời gian tới, dự kiến hoà vốn vào năm 2022. Toàn cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2021 của MWG. (Ảnh chụp màn hình). Chiều nay (15/5) CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG)đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 với 1.247 cổ đông tham dự và được ủy quyền, đại diện cho 290 triệu cổ phiếu, tương ứng 62,27% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2021 của MWG. Năm nay, MWG đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 125.000 tỷ đồng và 4.750 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 15% và 21% so với kết quả năm ngoái. Nếu hoàn thành kế hoạch này, đây sẽ là năm có lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập của MWG. Nguồn: Báo cáo tài chính sau kiểm toán MWG. Theo nhận định của ban lãnh đạo, năm nay, thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tình hình dịch COVID-19 chưa hoàn toàn chấm dứt. Song, MWG vẫn đặt mục tiêu trở lại đà tăng trưởng hai chữ số. MWG dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình Điện Máy Xanh Supermini (ĐMS) trên toàn quốc. Trong khi chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) với các hoạt động bán lẻ thiết bị di động và điện máy sẽ vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền chính, đóng góp khoảng 75% tổng doanh số của công ty. Với ngành hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, MWG kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh và giúp chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) nâng tỷ trọng đóng góp lên 25% tổng doanh thu năm. Đặc biệt, MWG đặt mục tiêu giúp BHX có lời EBITDA ở cấp độ cả công ty vào tháng cuối năm. Doanh nghiệp cũng sẽ tập trung đầu tư vào kênh bán hàng online để có thể phục vụ được mọi nhóm khách hàng. Song song, công ty sẽ phát triển chuỗi Bluetronics tại Campuchia, mô hình nuôi trồng nông sản an toàn 4Kfarm và chuỗi nhà thuốc An Khang. Về phương án phân phối lợi nhuận, dựa trên kết quả kinh doanh năm 2020, MWG trình ĐHĐCĐ phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ tối đa 15% (1.500 đồng/cp). Với 475,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính MWG sẽ chi tối đa 713 tỷ đồng để trả cổ tức. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021. Bên cạnh đó, công ty lấy ý kiến cổ đông về phương án phát hành 237,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức dựa trên lợi nhuận chưa phân phối với tỷ lệ 2 : 1, tức mỗi cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Sau phát hành, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 4.754 tỷ đồng lên hơn 7.131 tỷ đồng. Về kế hoạch phát hành ESOP năm 2021 cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt, MWG trình cổ đông kế hoạch phát hành với tỷ lệ tối đa 3% số cổ phiếu đang lưu hành nhưng không quá 21,5 triệu đơn vị. Mệnh giá cổ phiếu ESOP là 10.000 đồng/cp. Điều kiện để phát hành cổ phiếu ESOP là lợi nhuận sau thuế phải tăng trưởng ít nhất 10%. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021. Ngoài ra, tại ĐHĐCĐ tới đây, MWG dự kiến bầu lại các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2021 - 2024 với số ứng viên 10 người, tăng 1 người so với số thành viên hiện tại. Trong đó, ông Điêu Chính Hải Triều sẽ không còn là Thành viên HĐQT công ty. Thay vào đó, ông Nguyễn Tiến Trung, thành viên HĐQT CTCP Ôtô Sông Hàn và ông Đỗ Tiến Sĩ, Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina sẽ ứng cử vào ban quản trị. *Kết thúc ĐHĐCĐ thường niên 2021 của MWG, tất cả các tờ trình đã được thông qua.
MWG
FPT Retail mua lại một công ty in. Theo FPT Retail, quyết định mua Công ty Cổ phần Hữu Nghị Việt Hàn nhằm phục vụ cho việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa cho các chuỗi cửa hàng của FPT Retail. Cửa hàng FPT Shop và Long Châu tựa vai nhau tại TP HCM. (Ảnh: Thanh Niên) Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, Mã: FRT) vừa ban hành quyết định mua lại Công ty Cổ phần Hữu Nghị Việt Hàn với tỷ lệ sở hữu là 99,975%. Trước đó, vào ngày 25/06/2021, Hội đồng Quản trị FPT Retail đã ra Nghị quyết số 05.2021/NQ-HĐQT/FRT thông qua chủ trương đầu tư hệ thống phân phối hàng hóa, trong đó HĐQT giao cho Tổng Giám đốc lựa chọn hình thức đầu tư và thực hiện đầu tư. Theo FPT Retail, quyết định mua Công ty Cổ phần Hữu Nghị Việt Hàn nhằm phục vụ cho việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa cho các chuỗi cửa hàng của FPT Retail. Công ty Cổ phần Hữu Nghị Việt Hàn có vốn điều lệ 8,1 tỷ đồng hoạt động chính trong lĩnh vực in ấn. Trụ sở Công ty đặt tại Tổ 4, Thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) là đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ thiết bị công nghệ FPT Shop, chuỗi cửa hàng kinh doanh sản phẩm Apple chính hãng F.Studio by FPT và công ty con FPT Long Châu chuyên doanh dược phẩm. Trong đó, chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục được đầu tư mạnh với kỳ vọng là động lực tăng trưởng chính cho FPT Retail trong những năm tới. Nửa đầu năm nay, chuỗi Long Châu đã ký đủ 150 hợp đồng thuê nhà, mở bán được 68 cửa hàng (mỗi tháng mở 11 cửa hàng mới), nâng số lượng cửa hàng đang hoạt động lên 268 cửa hàng. FPT Retail đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2021 là 16.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 120 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng doanh thu 12% và lợi nhuận trước thuế là 320%. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, FPT Retail đạt doanh thu hợp nhất đạt 9.024 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 76 tỷ đồng, tăng 189%. Với kết quả trên, FPT Retail đã thực hiện 55% kế hoạch doanh thu năm và 63% mục tiêu lợi nhuận năm. Dù vậy, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của FPT Retail hiện vẫn đang duy trì ở mức khá thấp, ở mức 13% và chưa đầy 1% trong 6 tháng đầu năm nay so với mức trên 22% và xấp xỉ 4% của Thế Giới Di Động. Điều này có thể khiến FPT Retail khó khăn hơn trong việc xoay xở ứng phó với những biến động trường, đặc biệt trong giai đoạn giản cách xã hội kéo dài như hiện nay.
FRT
Vietnam Airlines dự báo vốn chủ dương 11 tỷ đồng, có thể thoát án hủy niêm yết. Vietnam Airlines ước tính vốn chủ sở hữu thời điểm cuối năm 2021 sẽ không âm nhờ sắp huy động thêm 8.000 tỷ đồng từ đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu. Nhờ vậy, hơn 1,4 tỷ cổ phiếu HVN có thể tiếp tục được giao dịch ở HOSE. Một tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines. (Ảnh: Song Ngọc). Ngày 30/7 tới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) sẽ chốt danh sách cổ đông được quyền mua cổ phiếu HVN phát hành thêm theo tỷ lệ 56,4%. Thời gian chuyển nhượng quyền mua là từ ngày 5/8 đến ngày 7/9. Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua là từ ngày 5/8 đến ngày 14/9. Cổ đông nắm giữ 1.000 cổ phiếu HVN tại ngày chốt quyền sẽ được mua 564 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cp, bằng 40% giá thị trường hiện nay. Tổng số cổ phiếu dự định phát hành là 800 triệu đơn vị, đem về khoảng 8.000 tỷ đồng. Đợt chào bán lần này sẽ giúp Vietnam Airlines có thêm thanh khoản để thanh toán nợ cho ngân hàng, nhà cung cấp; đồng thời bổ sung vốn chủ sở hữu cho tổng công ty. Cuối năm 2020, vốn chủ của Vietnam Airlines còn hơn 6.000 tỷ đồng. Tổng công ty dự kiến sẽ lỗ khoảng 14.500 tỷ trong năm 2021. Nhờ có số vốn tăng thêm từ chào bán cổ phần, Vietnam Airlines dự kiến sẽ không bị âm vốn chủ vào cuối năm nay và nhờ vậy tránh bị hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 120, Nghị định 155/2020, cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc nếu "Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét". Vietnam Airlines thuộc nhóm có nguy cơ bị hủy niêm yết vì vốn chủ sở hữu âm hoặc lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Số liệu 2021 là ước tính. Cổ đông Nhà nước đang sở hữu 86,2% vốn của Vietnam Airlines và do vậy sẽ có quyền mua khoảng 690 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành tới. Ngoài ra, Nhà nước cũng tạo điều kiện để Vietnam Airlines được vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ ba ngân hàng là SeABank, SHB và MSB. Chứng khoán HSC cho rằng các khoản hỗ trợ của Chính phủ sẽ giúp tổng công ty giảm rủi ro về thanh toán nợ trong giai đoạn khó khăn nhất do đại dịch COVID-19 gây ra. "Ngoài ra, nhờ số lượng cổ phiếu mới được phát hành, rủi ro bị hủy niêm yết do âm vốn chủ sở hữu sẽ giảm", HSC cho hay. Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) thì cho biết đợt chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN được thực hiện trong giai đoạn thị trường đang có nhiều bất ổn do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn thế giới, kinh tế biến động và hàng không là một trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vietnam Airlines cũng bị thiệt hại lớn và do vậy, đợt chào bán này có rủi ro cổ phiếu không được cổ đông mua hết. Tuy nhiên, mức giá 10.000 đồng/cp thấp hơn giá trên thị trường rất nhiều và BSC cho rằng việc bán hết 800 triệu cổ phiếu là "có tính khả thi cao".
HVN
Công ty con của Vingroup muốn rót hơn 7.500 tỷ vào hai dự án BĐS. Số tiền hơn 7.530 tỷ đồng dự kiến thu được từ phát hành cổ phiếu sẽ được Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam rót vào hai dự án, thay vì ba dự án như đã công bố hồi tháng 3. Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC - Mã: VEF) vừa thông qua phương án điều chỉnh kế hoạch sử dụng số tiền hơn 7.530 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Trong đó, HĐQT đã quyết định chuyển mục đích sử dụng số tiền hơn 1.197 tỷ đồng dự kiến ban đầu cho dự án Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long (tại phường Mễ Trì, Trung Văn, Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sang hai dự án là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Chi tiết phương án ban đầu sử dụng nguồn vốn huy động từ đợt phát hành, được công bố tháng 3/2021. (Nguồn: Tài liệu xin ý kiến cổ đông của VEF). Điều này đồng nghĩa nếu phát hành thành công hơn 753 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, số tiền thu được sẽ chỉ dùng cho hai dự án và bổ sung nguồn vốn lưu động, thay vì ba dự án như công bố trước đây. Theo kế hoạch hồi tháng 3, VEF sẽ phát hành hơn 753 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ từ 1.666 tỷ đồng lên 9.196 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành 1:4,52. Hiện thời gian phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ chưa được công bố cụ thể. Kế hoạch sử dụng vốn sau khi đã điều chỉnh, công bố ngày 20/9. (Nguồn: Nghị quyết HĐQT của VEF). Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long có diện tích 74,23 ha, do CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 19.090 tỷ đồng, trong đó vốn góp thực hiện của nhà đầu tư là 15%, vốn vay, vốn huy động chiếm 85%. Vị trí Khu chức năng đô thị Nam Đại lộ Thăng Long. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).
VEF
Nhiều doanh nghiệp sắp chốt quyền cổ tức, cao nhất gần 40%. Trong tuần từ 21/12 đến 27/12 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức cũng như phát hành thêm cổ phiếu, bao gồm các ngân hàng như Vietcombank, BIDV. Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) dự kiến trả cổ tức còn lại của năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 12% và cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 27,6%, tổng tỷ lệ là 39,6%. Nhà đầu tư nắm giữ 1.000 đơn vị VCB sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới và 1,2 triệu đồng tiền mặt (chưa trừ thuế). Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) của cả hai đợt cổ tức đều là 22/12, ngày nhận tiền mặt là 5/1/2022. Một chi nhánh Vietcombank trên phố Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc). Vietcombank hiện có vốn điều lệ 37.089 tỷ đồng, tương ứng với hơn 3,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Trong đợt cổ tức tới, nhà băng này sẽ cần chi khoảng 4.450 tỷ đồng và phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu mới. Vốn điều lệ mới của Vietcombank dự kiến khoảng 47.325 tỷ đồng, nằm trong top đầu thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai cổ đông lớn nhất của Vietcombank hiện nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Mizuho Corporate Bank (Nhật Bản) đang sở hữu tổng cộng gần 90% vốn điều lệ và do vậy sẽ được nhận phần lớn số cổ tức nói trên. Một nhà băng quốc doanh khác cũng sắp chốt quyền cổ tức là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID), trong đó cổ tức tiền mặt là 200 đồng/cp, cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25,8%. Ngày GDKHQ đều là 23/12, ngày thanh toán tiền mặt là 24/1/2022. BIDV hiện có vốn điều lệ 40.220 tỷ đồng nên sẽ cần chi hơn 800 tỷ đồng tiền mặt và phát hành mới hơn 1 tỷ cổ phiếu để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông. Hai cổ đông lớn nhất của BIDV hiện nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và KEB Hana Bank (Hàn Quốc) đang sở hữu tổng cộng 96% vốn nên sẽ được nhận gần hết số cổ tức nói trên. Vốn điều lệ của BIDV sau chia cổ tức là trên 50.000 tỷ đồng, vượt qua VietinBank để giữ ngôi đầu thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, BIDV sẽ dẫn đầu về vốn điều lệ, theo sau là VietinBank và Vietcombank. Đầu tháng 12, nhà băng quốc doanh còn lại là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – Mã: CTG) đã thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/12 để trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 8%, tương ứng 800 đồng/cp. Ngày thanh toán là 17/1/2022, tổng giá trị hơn 3.800 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – Mã: TPB) dự định phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 35%, tức là nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới. Ngày GDKHQ và ngày chốt danh sách cổ đông lần lượt là 20/12 và 21/12. TPBank hiện có vốn điều lệ 11.717 tỷ đồng nên sẽ cần phát hành thêm 411 triệu cổ phiếu TPB. Vốn điều lệ mới là 15.818 tỷ đồng, tương đương hơn 1,58 tỷ cổ phiếu lưu hành. Một phòng giao dịch TPBank tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc). Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – Mã: NVL) có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 31%. Ngày GDKHQ là 24/12. Novaland hiện có hơn 1,47 tỷ cổ phiếu đang lưu hành nên sẽ cần phát hành mới khoảng 457 triệu cổ phiếu NVL. Vốn điều lệ sau cổ tức là hơn 19.300 tỷ đồng. Trong tuần qua, Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn vừa chuyển nhượng 107 triệu cổ phiếu NVL để tăng vốn góp vào Công ty cổ phần Novagroup. Sau giao dịch, ông Nhơn còn lại 210 triệu đơn vị NVL, Novagroup nắm giữ hơn 397 triệu cổ phiếu. Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn cũng là người quản lý của Novagroup. Vợ ông Nhơn là bà Cao Thị Ngọc Sương đang nắm giữ 80,4 triệu cổ phiếu NVL. Con trai là Bùi Cao Nhật Quân sở hữu 62 triệu đơn vị. Một công ty có liên quan khác là Diamond Properties nắm giữ 155 triệu cổ phiếu NVL. Trong đợt cổ tức tới, gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn và các công ty liên quan sẽ được nhận khoảng 280 triệu cổ phiếu NVL phát hành mới. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, tức là cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận 2.000 đồng. Ngày GDKHQ và ngày thanh toán lần lượt là 21/12 và 31/12. Số cổ phiếu VHC đang lưu hành là khoảng 182 triệu đơn vị nên công ty sẽ cần chi 364 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Chủ tịch Trương Thị Lệ Khanh đang kiểm soát 43,2% vốn của Vĩnh Hoàn và sẽ được nhận hơn 158 tỷ đồng trong đợt cổ tức tới. Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) dự kiến trả cổ tức đợt 2/2020 bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%. Tổng số cổ phiếu sắp phát hành là gần 33 triệu đơn vị.
VCB
Những vướng mắc nghìn tỷ khiến FLC chưa thể công bố báo cáo tài chính dù đã làm việc với kiểm toán trong nhiều tháng. Tập đoàn FLC vừa được cổ đông phê duyệt phương án xử lý các vấn đề tồn tại, phát sinh trong hoạt động tài chính từ 2015 đến nay, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng nhưchủ quan. Giải quyết dứt điểm những vấn đề này có thể giúp FLC sớm hoàn tất báo cáo tài chính 2021. Ngày 4/3/2023 vừa qua, Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn FLC đã phê duyệt tờ trình của Hội đồng quản trị (HĐQT) về phương án xử lý các vấn đề tồn tại, phát sinh trong hoạt động tài chính của FLC từ năm 2015 đến nay. Vấn đề tài chính – kế toán của Tập đoàn FLC đang được nhà đầu tư và nhiều bên liên quan chú ý vì liên quan tới khả năng giao dịch của cổ phiếu FLC. Hiện nay, tập đoàn chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021, dù hạn chót 31/3/2022 đã qua được gần một năm. Tương tự, báo cáo tài chính bán niên soát xét 2022 và quý IV/2022 cũng chưa xuất hiện, dù thời hạn đã hết từ lâu. Vì Tập đoàn FLC vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, 710 triệu cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và bị đình chỉ giao dịch ở thị trường UPCoM. Theo tờ trình của HĐQT tại đại hội ngày 4/3, ban lãnh đạo FLC đã nêu ra 5 vướng mắc liên quan tới báo cáo tài chính của tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 ghi nhận giá trị hàng hóa tồn kho 2.159 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thông tin từ các đơn vị, một số hàng hóa đã xuất kho nhưng hiện chưa tiếp cận được các hồ sơ, chứng từ liên quan; một số hàng hóa bị thất lạc nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Do vậy, hồ sơ và chứng từ liên quan cần tra lục và xác định lại. HĐQT đề nghị đại hội đồng cổ đông giao Ban Tổng Giám đốc rà soát tài sản hiện hữu, phê duyệt chủ trương ghi nhận hàng hóa tồn kho theo đúng thực tế kiểm kê. Tập đoàn FLC đã phát hành gói trái phiếu trị giá 1.150 tỷ đồng cho gần 400 nhà đầu tư để thực hiện dự án Quảng Bình 9, trong đó có các điều kiện mua lại trước hạn tại các kỳ hạn 12 tháng, 15 tháng và 18 tháng. Theo tờ trình ngày 4/3 vừa qua, đến kỳ mua lại trước hạn, một số khách hàng có nhu cầu hoán đổi bằng bất động sản, gia hạn thời gian trả nợ trái phiếu. HĐQT đề nghị đại hội cổ đông phê duyệt chủ trương giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp và hoán đổi tiền gốc, lãi trái phiếu với các bất động sản do FLC đang đầu tư và phát triển. Trong quá trình đầu tư kinh doanh và phân phối các sản phẩm bất động sản suốt những năm qua, FLC đã hợp tác với các đối tác thi công và phân phối, sử dụng tài sản bảo đảm để thu hút khoảng 3.500 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án ở Quảng Bình, Kon Tum, Hạ Long. Trên cơ sở rà soát lại tình hình triển khai hợp tác và đánh giá tính khả thi của việc tiếp tục hợp tác, Ban Tổng Giám đốc FLC cho rằng việc thực hiện tiếp các thỏa thuận hợp tác đã ký trong bối cảnh đối tác đang gặp khó khăn về tài chính, không có năng lực để tiếp tục triển khai hợp tác dự án sẽ không đảm bảo hiệu quả. Việc triển khai dự án khó có thể tiếp tục, gây thiệt hại cho cả hai bên nếu không có phương án xử lý dứt điểm. Hiện tổng số tài sản của FLC đang được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của FLC và các công ty trong hệ sinh thái của FLC là khoảng 13.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường được dự đoán còn nhiều diễn biến bất lợi trong thời gian tới, nhiều khả năng các công ty trong hệ sinh thái FLC sẽ cần có phương án cơ cấu khoản nợ và có thể phát sinh rủi ro về xử lý tài sản bảo đảm, lãnh đạo FLC nhận định. “Tính đến hiện tại, Tập đoàn FLC đã rất cố gắng cơ cấu lại các khoản vay, kết quả đạt được là trong năm 2022 đã thanh toán các nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng hơn 7.000 tỷ đồng (chưa bao gồm các khoản lãi, phí)”, tờ trình đại hội cổ đông ngày 4/3 có đoạn viết. HĐQT đề xuất đại hội cổ đông phê duyệt phương án xử lý đối với các thỏa thuận/hợp đồng hợp tác với các đối tác để triển khai dự án Quảng Bình, Kon Tum, Hạ Long như sau: Một là, thanh lý hợp đồng, thu hồi các khoản đặt cọc (nếu có), khấu trừ các nghĩa vụ công nợ (nếu có). Hai là, trong quá trình thanh lý các hợp đồng, chấp nhận các trường hợp phát sinh rủi ro nghĩa vụ bảo lãnh. Và ba là, cân đối phương án tự triển khai dự án hoặc lựa chọn đối tác khác có năng lực để hợp tác triển khai dự án. Đối với các trường hợp khác, đại hội cổ đông giao cho HĐQT và Ban Điều hành tiếp tục rà soát các quan hệ giao dịch với các đối tác, khách hàng, nhà đầu tư (bao gồm cả đối tác, khách hàng và nhà đầu tư chiến lược) và áp dụng ba phương án xử lý tương tự như trên. Đại hội cổ đông bất thường ngày 4/3 cũng phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản để bảo lãnh, thanh toán cho các công ty con, công ty liên kết. Tổng giá trị các khoản cho vay, nợ phải thu, hợp tác đầu tư tính đến 31/12/2022 là 10.602 tỷ đồng. Tập đoàn FLC cho biết đã nhiều lần gửi thư xác nhận công nợ, cử nhân sự chuyên trách liên hệ làm việc. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trường hợp có xác nhận và có phương án để thu hồi, các trường hợp còn lại phát sinh nhiều vấn đề. Một số trường hợp không có thông tin xác nhận, phản hồi cho Tập đoàn FLC. Một số trường hợp FLC không thể liên hệ được với người đại diện theo pháp luật, không có nhân sự và/hoặc hoạt động kinh doanh tại cơ sở đăng ký kinh doanh. Nhiều trường hợp FLC đã liên hệ được nhưng các đơn vị này đề xuất FLC cho phép giãn nợ, tính toán lại phương án trả nợ do bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp hiện đang mất khả năng thanh toán. Một số đơn vị/tổ chức cho biết họ đang phải đối mặt với nguy cơ giải thể, phá sản. Bên cạnh những thách thức trong công tác thu hồi nợ, thực trạng quản lý hồ sơ công nợ của Tập đoàn FLC hiện cũng có những vấn đề. Cụ thể, FLC năm 2019 chuyển trụ sở từ tòa nhà FLC LandMark số 5 Lê Đức Thọ về tòa nhà Bamboo Airways Tower số 265 Cầu Giấy, thay đổi về nhân sự quản lý hồ sơ, việc phát sinh nhiều yêu cầu về tiếp cận hồ sơ lưu trữ của tập đoàn (bao gồm yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước), … các nhân tố này đã dẫn tới thất lạc hồ sơ, gây khó khăn cho việc theo dõi và xử lý công nợ. FLC cho biết tập đoàn khó có khả năng thu hồi đối với một số khoản nợ, có thể phải điều chỉnh các khoản công nợ cho vay, hợp tác đầu tư và các khoản đầu tư vào các đơn vị khác theo quy định và ý kiến của đơn vị kiểm toán (nếu có). Lãnh đạo FLC cho rằng việc tiếp tục ghi nhận các khoản cho vay, nợ phải thu, hợp tác đầu tư kể trên và theo dõi trên sổ sách kế toán sẽ không phản ánh được một cách chính xác về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, HĐQT đề nghị đại hội cổ đông xem xét phương án xử lý dứt điểm các vướng mắc trên báo cáo tài chính năm 2021 và 2022 như sau: Đối với các khoản xác định chưa thể truy đòi 7.936 tỷ đồng, FLC sẽ đưa vào chi phí một lần và theo dõi ngoại bảng. Đối với các khoản hiện đang cần tiếp tục xem xét, FLC sẽ đàm phán để thu nợ 2.666 tỷ đồng, trích lập dự phòng 100%. Đại hội cổ đông đồng ý với đề xuất lập tổ công tác để tiếp tục thực hiện việc thu hồi công nợ. Nếu thu hồi được, FLC sẽ hạch toán vào thu nhập bất thường của kỳ thu hồi. “Bản chất quyền thu hồi của FLC đối với các khoản này vẫn giữ nguyên, nhưng sẽ được theo dõi ngoại bảng. Hiện công ty cũng đã có kế hoạch thành lập tổ thu hồi công nợ để thực hiện các biện pháp thu hồi các khoản nợ này trong tương lai. Khi thu hồi về sẽ lại được ghi nhận trở lại trên báo cáo tài chính của Công ty với khoản thu nhập tương ứng”, ông Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Công nói hôm 4/3. FLC cho biết số tiền tập đoàn đang đầu tư vào Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là 4.015 tỷ đồng, tương đương 21,7% vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng của hãng hàng không này. Theo quy định kế toán, khi Bamboo Airways hoạt động thua lỗ, FLC phải trích lập dự phòng đầu tư theo tỷ lệ sở hữu. Số FLC đã trích lập năm 2021 giữ nguyên khoảng 373 tỷ đồng. Số FLC dự kiến trích lập cho năm 2022 có thể lên tới 3.642 tỷ đồng. Tập đoàn FLC còn đầu tư 567,57 tỷ đồng vào CTCP Quản lý vốn và tài sản FLC Holding (FCA), Công ty TNHH Một thành viên FLC Land (công ty con 100% vốn của Tập đoàn FLC) cũng góp 300 tỷ đồng vào FLC Holding. Trong bối cảnh thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau đại dịch cùng nhiều sự kiện khác, toàn bộ hoạt động kinh doanh của FLC Holding đang bị đóng băng. Lãnh đạo FLC đề nghị đại hội cổ đông phê duyệt phương án phải trích lập dự phòng các khoản đầu tư vào Bamboo Airways và FLC Holding theo quy định pháp luật và ý kiến của đơn vị kiểm toán (nếu có) để xử lý dứt điểm vấn đề trên báo cáo tài chính năm 2021 và 2022. Sau khi cổ phiếu FLC bị nhắc nhở rồi hủy niêm yết vì chậm công bố thông tin, Tập đoàn FLC đã có văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán và HOSE. Theo FLC, vụ việc Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3/2022 đã ảnh hưởng tới hoạt động của tập đoàn, khiến FLC khó tìm được công ty kiểm toán đủ điều kiện, dẫn tới chậm công bố thông tin tài chính. Tuy nhiên, lý do này không thực sự thuyết phục vì thực tế là FLC đã làm việc với hai công ty kiểm toán trong nhiều tháng. Ngày 21/7/2022, FLC ký hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt để kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021, thay thế cho Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết vào ngày 30/3/2022. Sau hai tháng làm việc, vào ngày 22/9, FLC thông báo chấm dứt hợp đồng với Công ty An Việt với lý do An Việt không bố trí được thời gian và nhân sự để cung cấp dịch vụ theo quy định của hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, FLC ký hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY để thay thế Công ty An Việt. Từ 22/9/2022 đến ngày tổ chức đại hội cổ đông bất thường 4/3/2023, hơn 5 tháng đã trôi qua và FLC vẫn chưa thể hoàn tất báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. FLC cũng chưa công bố báo cáo thường niên 2021, báo cáo tài chính bán niên soát xét 2022, báo cáo tài chính quý IV/2022, chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 (FLC đã hai lần tổ chức thành công đại hội cổ đông bất thường vào các ngày 2/7/2022 và 4/3/2023).
FLC
Tasco tiếp tục thoát lỗ ngoạn mục, hơn 5.000 tỷ nợ vay tạo áp lực lên lợi nhuận. Nhờ nguồn thu tài chính đã giúp Tasco tiếp tục thoát lỗ quý II và vẫn có lãi ròng 14 tỷ. Theo báo cáo tài chính của CTCP Tasco (Mã: HUT) ghi nhận 220 tỷ đồng doanh thu, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động thu phí vẫn là nguồn thu chính của Tasco với 193 tỷ đồng trong kỳ, tăng 5,4% so với quý II/2022. Biên lợi nhuận gộp của hoạt động thu phí của Tasco đạt hơn 49%. Trong quý, chi phí quản lý doanh nghiệp đặt biệt là chi phí lãi vay (gần 79 tỷ) đã bào mòn lợi nhuận gộp của Tasco. Song nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính đột biến gấp hơn 8,3 lần cùng kỳ lên hơn 29 tỷ và khoản hoàn thuế đã giúp doanh nghiệp vẫn ghi nhận lãi ròng gần 14 tỷ đồng quý II. Quý II năm ngoái do không có nguồn thu tài chính nên Tasco đã báo lỗ ròng hơn 47 tỷ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Tasco đạt 460 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ 4 tỷ so với nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận ròng đạt 103 tỷ, cùng kỳ năm 2021 lỗ ròng 70,5 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Tasco ghi nhận gần 156 tỷ đồng doanh thu tài chính, gấp 30 lần cùng kỳ năm ngoái, đây cũng nguyên nhân chính giúp Tasco thoát lỗ. Nguồn thu tài chính dồi dào nửa đầu năm nhờ Tasco liên tục đẩy mạnh thoái vốn khỏi các khoản đầu tư không trọng tâm theo chủ trương của HĐQT. Năm 2022, Tasco lên mục tiêu tham vọng 11.400 tỷ đồng tổng doanh thu, 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; gấp 13 lần về doanh thu và gấp gần 5,7 lần về lợi nhuận so với năm 2021. Sau 6 tháng, doanh nghiệp mới đạt 4% chỉ tiêu doanh thu và gần 41% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về tình hình tài chính, quy mô tài sản của Tasco đạt 11.280 tỷ cuối quý II, chiếm một nửa là tài sản cố định.Cuối quý II, Tasco có tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 1.190 tỷ. Tasco rót gần 489 tỷ đồng tại ngày 30/6 vào các công ty liên doanh, liên kết. Đáng chú ý trong đó, vào đầu tháng 7 Tasco đã thoái sạch gần 39% tại Tổng công ty Thăng Long - CTCP, thu về gần 300 tỷ. So với khoản giá gốc gần 240 tỷ, thì đây có thể là một khoản lãi lớn, bổ sung nguồn thu tài chính cho Tasco trong quý tới. Với Công ty TNHH T'Hospital, giữa tháng 2, HĐQT Tasco đã có nghị quyết thông qua chủ trương thoái sạch 100% vốn tại đây. Song tới hết quý II, T'Hospital vẫn là công ty liên kết của Tasco với tỷ lệ sở hữu 49%. Trong cơ cấu nguồn vốn, hơn 44% nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay với 5.027 tỷ đồng tại ngày 30/6 (giảm 4% so với đầu năm). Các khoản vay này chủ yếu là dài hạn từ các nhà băng để làm các dự án BOT, xây dựng hệ thống thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe. Khoản nợ vay cuối kỳ đã vượt 1,28 lần vốn chủ sở hữu của Tasco. Chi tiết về chủ nợ, lãi suất và tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên không được công bố chi tiết. Nửa đầu năm, chi phí lãi vay của Tasco lên tới 154 tỷ, là yếu tố chính bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, Tasco chỉ đi vay thêm chưa tới 16 tỷ đồng đồng thời trả nợ gốc vay hơn 139 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 3.921 tỷ, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 246 tỷ đồng.
HUT
Những doanh nghiệp niêm yết nào tham gia thực hiện gói thầu tại Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2?. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã công bố nhà thầu cho 13 gói thầu còn lại của dự án đường Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025). Các gói thầu này sẽ sớm được thi công từ ngày 15/1. Sau khi 12/25 gói thầu đầu tiên của dự án đường Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025) đồng loạt khởi công vào ngày 1/1. Ngày 10/1, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã công bố nhà thầu cho 13 gói thầu còn lại của dự án Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (dự án). Theo kế hoạch, các gói thầu này sẽ được sớm khởi công kể từ ngày 15/1. Như vậy, toàn bộ 25 gói thầu của 12 dự án thành phần thuộc Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 có giá trị 115.778 tỷ đồng, đã tìm được nhà thầu. Theo danh sách được CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) thống kê từ Bộ GTVT, hầu hết các gói thầu được nhận thầu bởi các liên doanh, chỉ có 1 gói thầu được giao cho nhà thầu độc lập (gói thầu 11-XL đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn trị giá 3.028 được Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đảm nhận). Trong số các doanh nghiệp niêm yết, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (Mã: CC1) là doanh nghiệp có giá trị các gói thầu tham gia thực hiện cao nhất. Đơn vị này tham gia bốn liên doanh, đảm nhận bốn gói thầu ở các đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau. Tổng giá trị các gói thầu này vào mức 19.430 tỷ đồng. Kế đến, là CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) với việc tham gia thực hiện tại ba gói thầu, tổng trị giá 14.700 tỷ đồng. Các gói thầu này đều thuộc đoạn Quãng Ngãi - Hoài Nhơn và liên doanh nhận thầu được dẫn đầu bởi CTCP Tập đoàn Đèo Cả (công ty mẹ của HHV), đây có thể là lợi thế cho việc thi công dự án của doanh nghiệp. Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) cũng tham gia liên doanh thực hiện ba gói thầu ở các đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Vũng Áng - Bùng và Quy Nhơn - Chí Thạnh. Giá trị các gói thầu này rơi vào mức 14.399 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp niêm yết khác như Tổng công ty 36 - CTCP (Mã: G36) tham gia thực hiện ở hai gói thầu, tổng trị giá 11.905 tỷ đồng; CTCP Tập đoàn CIENCO4 (Mã: C4G) tham gia thực hiện hai gói thầu, tổng trị giá 11.195 tỷ đồng; CTCP Lizen (Mã: LCG) tham gia thực hiện hai gói thầu, tổng trị giá 10.765 tỷ đồng; Tổng công ty Thăng Long - CTCP (Mã: TTL) cũng tham gia thực hiện hai gói thầu với giá trị 10.634 tỷ đồng và CTCP Sông Đà (Mã: SDT) tham gia thực hiện một gói thầu có giá trị 3.690 tỷ đồng. Còn với các doanh nghiệp không niêm yết, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và CTCP Tập đoàn Đèo Cả cùng dẫn đầu liên doanh của mình tham gia thực hiện tại 4 gói thầu lần lượt trị giá 17.856 tỷ đồng và 19.093 tỷ đồng. Trong khi đó, CTCP Hải Đăng là đơn vị tham gia ở nhiều gói thầu nhất với việc nằm trong các liên doanh thực hiện tại 6 gói thầu trị giá 27.500 tỷ đồng. CTCP Xây dựng Trung Nam 18 E&C cũng có tổng giá trị các gói thầu tham gia xây dựng lớn với 4 gói thầu trị giá 20.992 tỷ đồng. Chứng khoán VNDirect đánh giá quy mô lớn từ các gói thầu của dự án sẽ là động lực giúp doanh thu của nhóm doanh nghiệp xây lắp hạ tầng bứt phá trong giai đoạn 2023 - 2025. Đơn vị này cho biết, so với đợt chỉ định thầu đầu tiên trong ngày 25/12/2022, nhiều doanh nghiệp có giá trị backlog lớn hơn đáng kể tại đợt công bố mới đây. Vinaconex là doanh nghiệp niêm yết nhận được tổng giá trị backlog từ Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 lớn nhất lên tới 6.419 tỷ đồng. Trong khi đó, Tổng công ty Thăng Long và CIENCO 4 có tỷ lệ tổng giá trị backlog/trung bình doanh thu mảng xây lắp 2 năm gần đây cao nhất, lần lượt đạt 3,2 và 2,8 lần.
VND
Xi măng Xuân Thành của em trai 'bầu' Thuỵ huy động 500 tỷ qua trái phiếu để nâng công suất. CTCP Xi măng Xuân Thành của em trai "bầu" Thuỵ đã huy động hơn 500 tỷ đồng qua trái phiếu trong vòng ba tháng để đầu tư xây dựng dây chuyền số 3, giai đoạn 1 nhà máy xi măng Xuân Thành với công suất 4,5 triệu tấn/năm tại tỉnh Hà Nam. Nhà máy xi măng Xuân Thành. (Ảnh: Website CTCP Xi măng Xuân Thành). Theo tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Xi măng Xuân Thành đã huy động 111,5 tỷ đồng trái phiếu từ ngày 26/3 đến ngày 23/6 trong tổng số 430 tỷ trái phiếu dự kiến huy động. Trái phiếu sẽ đáo hạn vào ngày 6/2/2036. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và được bảo lãnh thanh toán, không phải nợ thứ cấp của công ty. Lãi suất áp dụng cho 4 kì tính lãi đầu tiên tính từ ngày phát hành là 10,5%/năm. Sau đó, lãi suất sẽ bằng lãi suất tham chiếu (bình quân lãi suất huy động 2 năm của MBBank, TPBank) của kỳ tính lãi đó cộng với biên độ lãi suất (3,5%/năm hoặc tối thiểu 4,5%/năm). Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ chi phí xây dựng, lắp đặt và mua sắm máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất clinker thuộc dự án đầu tư xây dựng dây chuyền số 3, giai đoạn 1 nhà máy xi măng Xuân Thành với công suất 4,5 triệu tấn/năm tại tỉnh Hà Nam. Một nhà đầu tư tổ chức đã mua trọn lô trái phiếu trên. Tổ chức tư vấn và đại lý phát hành là CTCP Chứng khoán MB. Trước đó, ngày 23/3, Xi măng Xuân Thành cũng đã phát hành 390 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức tín dụng để phục vụ dự án xi măng ở Hà Nam. CTCP Xi măng Xuân Thành được thành lập từ tháng 2/2012. Gần cuối tháng 11/2020, công ty tăng vốn điều lệ từ 4.517 tỷ lên 6.168 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Thuỷ (1988) đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật của Xi măng Xuân Thành. Ông Thuỷ chính là em trai của ông Nguyễn Đức Thuỵ ("bầu" Thuỵ), Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB). Ông Thuỷ chỉ nắm khoảng 3,76% cổ phần tại Xi măng Xuân Thành hết năm 2019 theo nguồn tin riêng của chúng tôi. Xi măng Xuân Thành nằm trong hệ sinh thái của Xuân Thành Group (gồm ba nhà máy xi măng tại Quảng Nam, Hà Nam, Bình Phước). Thông tin trên website doanh nghiệp cho biết nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam có công suất 5,5 triệu tấn xi măng/năm/hai dây chuyền. Trong đó, dây chuyền 2 nhà máy xi măng Xuân Thành được đưa vào vận hành từ năm 2017 với tổng mức đầu tư 10.500 tỷ đồng. Dây chuyền đạt công suất 12.500 tấn clinker/ngày, tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm. Về dây chuyền số 3 đang được doanh nghiệp huy động vốn qua trái phiếu, dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 cuối năm 2016. Nhà máy xi măng Xuân Thành. (Ảnh: Website CTCP Xi măng Xuân Thành). Sau khi dây chuyền số 2 đi vào hoạt động năm 2017 thì doanh thu của Xi măng Xuân Thành liên tục tăng trưởng. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, năm 2019 doanh thu của Xi măng Xuân Thành đạt 7.748 tỷ đồng, gấp 3,66 lần năm 2017. Lợi nhuận năm 2019 đạt 479 tỷ trong khi năm 2017 lỗ 113 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp năm 2019 trên 24% còn biên lãi ròng khoảng 6,1%. Quy mô tổng tài sản của Xi măng Xuân Thành cuối năm 2019 là 15.953 tỷ đồng với 4.347 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
LPB
Louis Capital muốn thoái hết cổ phần tại Sametel với giá gần gấp đôi giá thị trường. Nếu thoái vốn thành công, số tiền dự kiến thu về ít nhất 56 tỷ đồng, gấp đôi so với mức giá Louis Capital mưa vào cổ phiếu Sametel là 28 tỷ đồng hồi năm ngoái. Hội đồng quản trị CTCP Louis Capital (Mã: TGG) vừa công bố nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ hơn 2,8 triệu cổ phần SMT tại CTCP Sametel, ứng với 51,2% vốn điều lệ. Giá chuyển nhượng dự kiến sẽ không thấp hơn 20.000 đồng/cp, gần gấp đôi so với mức giá cổ phiếu SMT chốt phiên 20/6 là 11.900 đồng/cp. Đáng chú ý, 2,8 triệu cổ phiếu này đang được Louis Capital dùng làm thê chấp/cầm cố để đảm bảo khoản vay Dược Lâm Đồng (Ladophar - Mã: LDP) tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn. Tháng 8 năm ngoái, ban lãnh đạo Louis Capital đã thông qua chủ trương đầu tư tối đa 56 tỷ đồng để mua lại 51% cổ phần (tương đương 2,8 triệu cổ phiếu) của Sametel, qua đó trở thành công ty mẹ và nắm quyền chi phối. Thực tế tại ngày 31/12/2021, Louis Capital đã rót 28 tỷ đồng vào Sametel. Cũng sau thông báo trên, cổ đông lớn nhất của Sametel là CTCP Dây và Cáp Sacom đã đăng ký thoái toàn bộ 1,36 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 24,95%) nắm giữ ngày 26/8 - 6/9. Sau thông tin được rót vốn, cổ phiếu SMT của Sametel tăng mạnh dù trước đó gần như không ghi nhận giao dịch. Nói về mục đích thâu tóm Sametel, nhóm Louis khi đó cho hay Sametel sẽ lắp đặt máy năng lượng mặt trời cho hệ thống máy khoảng 10 MW tại kho bãi các công ty con thuộc Louis, tiết kiệm trung bình 3 tỷ đồng cho 1MW so với thuê đơn vị ngoài lắp đặt. Louis Capital nổi tiếng với các thương vụ M&A mua gom rồi sau đó thoái vốn tại các công ty niêm yết trong thời gian ngắn. Tháng 11 năm ngoái, Louis Capital bán hết 3,7 triệu cổ phiếu APG của CTCP Chứng khoán APG, tương đương 5,06% vốn, trong số đó, có đến 3 triệu cổ phiếu APG vừa được Louis Capital mua thêm vào giữa tháng 9/2021. Cũng trong đầu tháng 11, Louis Capital đã bán sạch 2 triệu cổ phiếu tại CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh (Mã: VKC), tương đương 10,37% vốn và không còn là cổ đông lớn tại VKC chỉ sau hơn 2 tháng. Lần gần nhất, ngày 16/3, doanh nghiệp này đã chuyển nhượng 1,3 triệu cổ phiếu LDP của Dược Lâm Đồng (Ladophar) theo phương thức thỏa thuận cho Louis Holdings - cổ đông lớn thuộc cùng hệ sinh thái. Số tiền thoái Ladophar đã đem về cho Louis Capital 23 tỷ đồng. Năm 2022, Louis Capital lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu đạt hơn 1.071 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 122 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 33% so với kết quả thực hiện năm trước. Với quý đầu năm, công ty đã thực hiện 14,5% mục tiêu lợi nhuận đề ra. Trong năm nay, Louis Capital dự kiến sẽ thực hiện 2 đợt huy động vốn, bao gồm chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trong cả 2 đợt, công ty đều dự kiến phát hành hơn 27 triệu cổ phiếu với giá 12.500 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ sau các đợt phát hành dự kiến tăng gấp 3 lên hơn 810 tỷ đồng.
TGG
LDG sẽ trả cổ tức tiền mặt 2019 vào năm 2021. Do tình hình dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp, tiến độ thu tiền không như kế hoạch và nhu cầu dòng tiền để triển khai các dự án đảm bảo đúng tiến độ cam kết, LDG cần cân đối thu xếp nguồn tiền vào thời điểm phù hợp để trả cổ tức. Ngày 27/11, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Đầu tư LDG (Mã: LDG) đã thông qua thời gian dự kiến chi trả cổ tức năm 2019 vào quí I và quí II/2021. Thời gian chốt danh sách cổ đông sẽ được thông báo sau. Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra vào tháng 6/2020, Ban lãnh đạo đã thông tin trong vòng 6 tháng kể từ ngày Đại hội đồng thông qua việc chi trả cổ tức 7% bằng tiền mặt (700 đồng/cp), công ty sẽ thanh toán cho cổ đông. Như vậy, với hơn 240 triệu cổ phiếu đang được niêm yết, dự kiến LDG sẽ chi 168 tỉ đồng để trả cổ tức. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng, người đang sở hữu 11,81% vốn của LDG sẽ nhận được gần 20 tỉ đồng từ tiền cổ tức. Theo ban lãnh đạo LDG, do tình hình dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp, tiến độ thu tiền không như kế hoạch và nhu cầu dòng tiền để triển khai các dự án đảm bảo đúng tiến độ cam kết nên công ty cần cân đối thu xếp nguồn tiền vào thời điểm phù hợp để trả cổ tức. Cũng cùng ngày, LDG đã đăng kí mua lại 375.200 cổ phiếu để làm cổ phiếu quĩ nhằm thu hồi cổ phiếu của cán bộ nhân viên đã tham gia chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2018 và 2019 nghỉ việc trước thời hạn. Thời gian dự kiến giao dịch trong tháng 12/2020. Về tình hình kinh doanh, trong quí III/2020, doanh thu thuần đạt gần 732 tỉ đồng, cao gấp 2,3 lần so với cùng kì năm ngoái. Lãi ròng của LDG chỉ đạt hơn 10 tỉ đồng, trong khi cùng kì đạt hơn 150 tỉ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, LDG đạt 1.191 tỉ đồng doanh thu thuần và gần 13 tỉ đồng ròng, tăng 75% về doanh thu nhưng giảm 96% về lợi nhuận. So với kế hoạch kinh doanh đề ra, công ty đã thực hiện được 56% kế hoạch doanh thu và 2% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Về kế hoạch 5 năm tới, lãnh đạo LDG cho biết lợi nhuận 5 năm tới sẽ tập trung vào 5 dự án chiến lược là LDG Sky, LDG River, LGD Grand Miền Trung, LGD Grand Miền Nam và một số dự án sắp hoàn tất thủ tục pháp lí là LGD Grand Miền Bắc. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu LDG đang ở vùng tích luỹ 6.600 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 4,8 triệu đơn vị. Diễn biến giá cổ phiếu LDG trong 1 năm qua. (Ảnh: FireAnt).
LDG
Chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hơn 40%, Đạm Cà Mau lãi 2.556 tỷ nửa đầu năm. Dù báo lãi sau thuế quý II lên đến 1.039 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần cùng kỳ nhưng kết quả này cũng cho thấy lợi nhuận của Đạm Cà Mau có xu hướng giảm, lãi quý II đã thấp hơn so với con số đột biến của hai quý liền trước đó. Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) cho thấy các chỉ tiêu kinh doanh tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần tăng trưởng 73% lên 4.084 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu bán ure. Biên lãi gộp trong kỳ cải thiện từ 22,3% của quý II/2021 lên 33,2% quý này. Trừ đi các chi phí, Đạm Cà Mau lãi sau thuế 1.039 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn so với con số đột biến của hai quý liền trước lần lượt là 1.096 tỷ và 1.517 tỷ. Theo Đạm Cà Mau, giá phân bón trong quý II/2022 tuy có giảm so với quý I trước đó nhưng vẫn neo ở mức cao. Riêng giá bán ure đã cao hơn 79% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau đạt 8.158 tỷ đồng, biên lãi gộp hơn 40%, lợi nhuận sau thuế đạt 2.556 tỷ, lần lượt tăng 93% và tăng 471% so với cùng kỳ. Với kết quả trên, công ty đã thực hiện được 90% kế hoạch doanh thu và vượt 4 lần mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm. Nửa đầu năm, sản lượng sản xuất urê quy đổi của Đạm Cà Mau đạt 474.350 tấn, đạt 55% kế hoạch năm và bằng 104% so cùng kỳ 2021. Sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 432.380 tấn, đạt 56% mục tiêu năm và tăng 3% so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, ban lãnh đạo Đạm Cà Mau cũng triển khai các phương án xuất khẩu trong các thời điểm nhu cầu nội địa giảm sút, lượng tiêu thụ nội địa chậm, tồn kho tăng cao. Tổng sản lượng urê xuất khẩu 6 tháng của tổng công ty đạt hơn 200.000 tấn đi Campuchia, Ấn Độ và Bangladesh - là một số thị trường truyền thống mà Phân bón Cà Mau có thế mạnh. Đánh giá những tháng cuối năm 2022, doanh nghiệp cho biết tỷ lệ lạm phát tăng lên trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi, đồng nghĩa với việc giá tất cả hàng hóa sẽ tăng lên và sức mua của các hộ gia đình sẽ giảm và chịu tác động nặng nề. Tình hình chiến sự Nga - Ukraine cùng các chính sách trừng phạt kinh tế, cấm vận cũng sẽ tiếp tục đẩy giá dầu, giá năng lượng lên cao làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất. Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu dự báo sẽ gây ra những tác động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; giá nông sản chưa được cải thiện nhiều trong khi chi phí sản xuất nông nghiệp tăng cao tiềm ẩn nguy cơ nông dân giảm canh tác hoặc chuyển đổi sang sử dụng phân bón giá rẻ kém chất lượng. Một nửa tổng tài sản là tiền nhàn rỗi Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của Đạm Cà Mau đạt trên 13.900 tỷ đồng, tăng 2.900 tỷ so với đầu năm, phần lớn do tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới một năm tăng mạnh. Cụ thể, khoản mục này tăng vọt từ 4.790 tỷ lên 7.208 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 924 tỷ đồng, gấp gần 5 lần ngày đầu năm mà phần lớn do phát sinh phải thu với khách hàng Samsung C&T Corporation. Hàng tồn kho của Đạm Cà Mau, đa số là thành phẩm, đạt 2.556 tỷ đồng, tăng khoảng 300 tỷ và chiếm 18% tổng tài sản. Ở bên kia bảng cân đối, dư nợ vay của Đạm Cà Mau còn 473 tỷ đồng, giảm hơn 30%, hầu hết là nợ di vay ngắn hạn từ Ngân hàng SHB.
DCM
Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) vượt 45% mục tiêu lợi nhuận năm sau một quý. Giá dầu liên tục leo thang đã giúp Lọc hoá dầu Bình Sơn báo lãi sau thuế quý I vượt mục tiêu cả năm. Trong đó, kế hoạch năm nay được đặt ra dựa trên giá dầu bình quân năm là 60 USD/thùng và giảm 79% so với con số lãi kỷ lục năm 2021. Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh quý I/2022 với sản lượng tiêu thụ đạt 99,7% so với kế hoạch quý và thực hiện được 25% mục tiêu năm. Về chỉ tiêu tài chính của công ty mẹ, tổng doanh thu ước đạt 35.471 tỷ đồng, tăng 68,6% so với cùng kỳ năm ngoái và đã thực hiện được 39% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ước tính 2.029 tỷ đồng, tăng 8,5% so với quý I/2021 và đã vượt 45% mục tiêu năm đề ra. Theo tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên, năm 2022, BSR đề ra mục tiêu cho công ty mẹ là 91.411 tỷ đồng tổng doanh thu và 1.401 tỷ đồng lãi sau thuế; giảm lần lượt 9,5% và 79% so với năm 2021. Kế hoạch tài chính này được lập theo phương án giá dầu bình quân năm là 60 USD/thùng. Tuy nhiên từ đầu năm tới nay, giá dầu liên tục leo thang và đã lập đỉnh mới, cao nhất kể từ tháng 7/2008 khi giá dầu Brent chạm gần mức 140 USD/thùng vào ngày 7/3/2022. Không chỉ BSR mà trước đó, một doanh nghiệp dầu khí thuộc họ PVN cũng báo lãi quý I vượt mục tiêu cả năm nhờ giá dầu duy trì khả quan cùng với việc hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác dầu. Quý I, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) ghi nhận tổng doanh thu (gồm doanh thu dịch vụ, tài chính và thu nhập khác) là 11.234 tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch quý, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2021 do giá dầu tăng. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế của PVEP trong quý I ước đạt 5.892 tỷ đồng, vượt 2% so với kế hoạch cả năm 2022, bằng 217% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước tính 3.616 tỷ đồng. Đánh giá về diễn biến giá dầu thế giới, BSR cho rằng giá dầu thô và khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và sản phẩm (crack margin) được nhận định sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo và không thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của ngành lọc hoá dầu. BSR đưa ra loạt yếu tố ảnh hưởng tới giá dầu như: Chính sách năng lượng của Mỹ và nhiều nước trên thế giới có sự thay đổi nhanh theo hướng phát triển năng lượng sạch và tiến tới phát thải CO2 bằng 0%; chính sách trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực trên thế giới chưa có xu hướng hạ nhiệt; cần mất nhiều thời gian để nền kinh tế thế giới có thể phục hồi đà tăng trưởng tại thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, quan điểm và mục tiêu của các thành viên OPEC/OPEC+ bắt đầu có sự khác biệt và có thể sẽ khó có sự đồng thuận tuyệt đối để đưa ra các chính sách chung trong tương lai.
BSR
HAGL dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 9. Vào tháng 9 tới, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên tại tỉnh Gia Lai. Hiện nội dung cuộc họp vẫn chưa được HAGL công bố. Chung cư HAGL tại quận 7, TP HCM. (Ảnh: Minh Hằng). Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) vừa công bố nghị quyết tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 vào tháng 9 tới tại tỉnh Gia Lai. Thời điểm cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho cổ đông, và tuân thủ các biện pháp phòng dịch. HĐQT cho biết sẽ họp lại và bàn vào tuần đầu tiên của tháng 8 để chốt ngày tổ chức, đồng thời tiến hành thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự họp theo quy định. Theo công bố ban đầu, ĐHĐCĐ của HAGL dự kiến diễn ra ở Gia Lai vào ngày 25/6, song thời điểm đó do tình hình dịch bệnh, riêng TP HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, một số quận huyện giãn cách theo chỉ thị 16, HĐQT đã quyết định hoãn đại hội. Hiện nội dung cuộc họp vẫn chưa được HAGL công bố. Trong báo cáo thường niên năm 2020, công ty cũng chưa tiết lộ con số kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho năm nay. Hiện HAGL cũng chưa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021. Theo báo cáo thường niên năm 2020, từ năm 2021 trở đi, HAGL đặt mục tiêu hàng đầu là tái cấu trúc sâu rộng nhằm giảm bớt nợ ngân hàng, chọn lọc và tinh gọn hoạt động sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rồi mới mở rộng. Sau khi không còn hợp nhất với HAGL Agrico, báo cáo tài chính hợp nhất quý I của HAGL ghi nhận tổng nợ đi vay giảm tới 9.393 tỷ so với đầu năm còn 8.710 tỷ đồng. Giữa tháng 6, HAGL đã tất toán toàn bộ khoản nợ trái phiếu 407 tỷ đồng đối với ngân hàng HDBank kể từ hôm 16/5 sau khi bán thỏa thuận 79,87 triệu cổ phiếu HNG và giảm sở hữu tại HAGL Agrico từ 23,28% xuống 16,07% vốn. Vào đầu tháng 7, HAGL tiếp tục đăng ký bán 51,5 triệu cổ phiếu HNG để giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 16,07% xuống còn 11,43% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua phương thức bán thoả thuận, thời gian thực hiện ngày 7/7 - 5/8. Mục đích nhằm tái cơ cấu tài chính. Song, việc liên tục bán ra cổ phiếu HNG của HAGL đã khiến cổ phiếu HNG trên thị trường giảm sâu. Đây là một trong ba nguyên nhân khiến Thaco thông báo dừng đầu tư mới vào HNG mới đây. Theo Thagrico - Công ty nông nghiệp của Thaco Group, từ đầu năm đến nay, phía HAGL đã liên tục bán cổ phiếu HNG với khối lượng lớn để giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm này xuống còn 16,34% và sẽ còn giảm xuống 11,43% như đã công bố. Trong khi đó, theo cam kết phát hành cổ phần thì nhóm HAGL phải duy trì tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico là 25,24%. Điều này đã khiến giá cổ phiếu HNG giảm xuống dưới mệnh giá.
HAG
Tổng công ty Tín Nghĩa nói gì về việc cựu Chủ tịch bị bắt?. Trước thông tin Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt giam ông Quách Văn Đức - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Tín Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Đầu tư Nhơn Trạch, Tổng công ty Tín Nghĩa đã ra văn bản thông tin về vụ việc. Cụ thể, theo văn bản, CTCP Đầu tư Nhơn Trạch là công ty con của Tổng công ty Tín Nghĩa (Mã: TID), được thành lập 2004, là chủ đầu tư dự án khu dân cư Phú Thạnh - Long Tân thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Hiện tại, Tổng công ty Tín Nghĩa nắm giữ 51,52% vốn điều lệ của Đầu tư Nhơn Trạch. Còn ông Quách Văn Đức là Chủ tịch HĐQT của Đầu tư Nhơn Trạch. Ông Quách Văn Đức có quá trình công tác hơn 30 năm tại Tổng công ty Tín Nghĩa. Tuy nhiên đến tháng 6/2019, ông Đức thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa. Từ tháng 12/2020, ông Đức thôi giữ chức vụ Tổng Giám đốc tại tổng công ty. Theo văn bản trên, Tổng công ty Tín Nghĩa khẳng định hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty mẹ và các công ty thành viên khác trong hệ thống vẫn diễn ra bình thường. Trước đó vào ngày 6/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án để điều tra về việc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãnh phí tại Đầu tư Nhơn Trạch. Đến trưa ngày 21/6, Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Quách Văn Đức, nguyên Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tín Nghĩa. Theo điều tra của công an, việc khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Đức có liên quan đến sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh. Dự án này có diện tích khoảng 500 ha tại hai xã Long Tân và Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch) do CTCP Đầu tư Nhơn Trạch làm chủ đầu tư. Thời điểm mới thành lập vào năm 2004, CTCP đầu tư Nhơn Trạch do ông Quách Văn Đức làm đại diện pháp luật. Doanh nghiệp này có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản. Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2004 để thực hiện dự án trên. Ông Quách Văn Đức là người từng nhiều năm giữ chức Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT trị của Tổng Công ty Tín Nghĩa. Ngoài việc khởi tố ông Đức, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến những sai phạm tại Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh.của Tổng công ty Tín Nghĩa (TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
TID
VNDirect: PVD sẽ phục hồi từ quý II khi kích hoạt lại giàn khoan TAD sau 4 năm dừng hoạt động. Chứng khoán VNDirect cho rằng việc giá dầu biễn động quanh mức 70 USD/thùng và việc quay trở lại của giàn khoan TAD sau 4 năm dừng hoạt động sẽ giúp lợi nhuận ròng của PVD tăng 22,5% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa: pvdrilling.com.vn Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo về triển vọng của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling, mã: PVD) trong những quý sắp tới. Nhìn lại quý I vừa qua, PVD đã lỗ sau thuế 110 tỷ đồng, trong khi quý I năm trước vẫn có lãi 16 tỷ đồng. Lý giải điều này, VNDirect cho rằng thị trường khoan ảm đạm đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả quý I của doanh nghiệp. Với kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục ổn định và biến động quanh mức 70 USD/thùng trong thời gian tới, VNDirect cho rằng đối với các công ty dịch vụ khoan, việc giá dầu cao hơn sẽ tác động tích cực vào hiệu suất sử dụng và giá thuê với độ trễ nhất định do các đối tác cần thời gian để khởi động lại các hoạt động thăm dò & khai thác (E&P). Do đó, các chuyên gia kỳ vọng PVD sẽ dần hồi phục kể từ quý II/2021 khi công ty đã nhận được các hợp đồng khoan cả ngắn và dài hạn từ đối tác trong và ngoài nước, từ đó giúp duy trì hiệu suất sử dụng giàn tự nâng của PVD ở mức tương đương năm 2020 và nâng hiệu suất sử dụng giàn TAD lên từ 0% lên 50% trong 2021 (giàn TAD sẽ tái hoạt động vào quý III/2021). Nhìn chung, VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của PVD sẽ tăng 22,5% so với cùng kỳ lên 228,1 tỷ đồng trong năm 2021. Nói rõ hơn, VNDirect cho biết, giá thuê ngày của các hợp đồng khoan đã được phục hồi. Do đó, chuyên gia kỳ vọng giá thuê ngày sẽ tăng dần kể từ quý II/2021 và đạt mức tương đương năm 2020 (theo ước tính là 65.000 USD) nhờ việc giá thuê trung bình ở Đông Nam Á đang phục hồi trong quý I/2021, chủ yếu do giá dầu tăng từ cuối năm 2020. Đối với các hợp đồng ngắn hạn, gần đây nhất, ngày 26/2, PVD đã ký hợp đồng với Công ty Điều hành chung Cửu Long (CLJOC) cho chương trình khoan tại Lô 15-1 với hai giếng chắc chắn và một số giếng tùy chọn (kéo dài khoảng 2 - 3 tháng). Đáng chú ý, công ty Pharos Energy của Anh cho biết trong một cuộc họp với nhà đầu tư vào ngày 15/4, chương trình khoan 6 giếng tại mỏ Tê Giác Trắng sẽ bắt đầu vào quý III/2021 và kết thúc vào quý I/2022. Do chủ mỏ này đã hoạt động tại Việt Nam lâu năm (từ năm 2008) và đà tăng giá dầu hiện nay sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động E&P tại Việt Nam nên VNDirect khá tin tưởng vào tính khả thi của chiến dịch khoan này. Mặc dù chưa có thêm thông tin chi tiết nhưng các chuyên gia cho rằng PVD có nhiều lợi thế để đạt được hợp đồng khoan cho nhà điều hành này, cung cấp khối lượng công việc tiềm năng cho đội khoan của công ty trong nửa cuối năm 2021. Đối với hợp đồng dài hạn, việc kích hoạt lại giàn khoan đất liền PVD XI tại Algeria từ tháng 6/2021 và đặc biệt là giàn khoan nước sâu PVD V (giàn TAD) tại Brunei từ quý III/2021 với hợp đồng khoan 6 năm (và tùy chọn 4 năm gia hạn) cho Brunei Shell Petroleum sẽ đảm bảo triển vọng tươi sáng hơn cho PVD trong những năm sắp tới, VNDirect nhận định. Do giàn TAD (giàn khoan hiện đại nhất của PVD) dự kiến sẽ hoạt động kể từ quý III/2021 sau hơn 4 năm dừng hoạt động, VNDirect dự báo việc kích hoạt lại giàn TAD sẽ giúp PVD ghi nhận lợi nhuận gộp mảng khoan là 95,3 tỷ đồng trong năm 2021 so với mức lỗ gộp 67,6 tỷ đồng trong năm 2020. Đồng thời, VNDirect cho rằng giàn TAD sẽ đóng góp khoảng 27% vào lợi nhuận gộp mảng khoan trong giai đoạn 2022 - 2023, ước tính lần lượt là 288 tỷ đồng và 592 tỷ đồng. Đối với tất cả các hợp đồng đã đạt được, các chuyên gia kỳ vọng PVD sẽ duy trì hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong năm 2021 ở mức tương đương năm 2020 là 76%, trong khi đó hiệu suất sử dụng giàn TAD sẽ tăng lên 50% từ mức 0% trong năm 2020. Do đó, VNDirect dự phóng biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ giếng khoan của PVD trong năm 2021 vẫn sẽ tăng từ là 18,4% lên 19,2%. Dù PVD đặt kế hoạch thận trọng cho năm 2021 với doanh thu 4.400 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 25 tỷ đồng, song VNDirect vẫn cho rằng PVD có thể ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan hơn do kế hoạch của công ty dựa trên kịch bản giá dầu thấp và giàn khoan TAD đã bắt đầu di chuyển đến Brunei để thực hiện hợp đồng dài hạn vào ngày 9/5 đúng theo dự kiến. Bên cạnh đó, PVD dự kiến tăng 20% vốn điều lệ trong năm 2021, bao gồm 10% cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019.
PVD
ĐHĐCĐ REE: Sẽ ưu tiên phát triển thủy điện trong dài hạn, tiết lộ lý do đầu tư 700 tỷ đồng vào cổ phiếu VIB. Trong dài hạn, REE vẫn sẽ chú trọng đầu tư vào mảng thủy điện khi cho rằng ngành này vẫn rất tiềm năng và sẽ có lời. Mục tiêu trong năm 2023, REE sẽ tiếp tục tập trung vào việc gia tăng danh mục tài sản thêm 100 MW công suất. Sáng 31/3, CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm tài chính 2022. Đại hội kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua. Năm 2023, REE đặt mục tiêu doanh thu 10.962 tỷ đồng, lợi nhuận ròng kỳ vọng đạt 2.700 đồng tỷ, lần lượt tăng 17% và 0,3% so với kết quả năm 2022. Cho năm 2022, REE dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó 10% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu. Với tỷ lệ này, công ty sẽ phải chi khoảng 355 tỷ đồng để thanh toán cổ tức bằng tiền đồng thời phát hành thêm hơn 53,3 triệu cổ phiếu phân phối cho cổ đông. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Với mức cổ tức năm 2023, cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định mức chi trả phù hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn tự có cho việc đầu tư và phát triển các dự án mới. REE dự kiến dùng hơn 1 triệu cổ phiếu quỹ để bán giá ưu đãi cho nhân viên quản lý có thành tích kinh doanh năm 2023 xuất sắc. Giá bán dự kiến 10.000 đồng/cp và cổ phiếu ESOP này dự kiến sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm. Tính tới 31/12/2022, REE đang ghi nhận đầu tư 47,62 tỷ đồng vào cổ phiếu quỹ, tương ứng sở hữu 1 triệu cổ phiếu quỹ. Như vậy, ước tính giá mua cổ phiếu quỹ trung bình là 47.248 đồng/cổ phiếu. Đại hội đã thông qua việc bầu HĐQT nhiệm kỳ mới với 7 người, gồm ông Alain Xavier Cany, bà Hsu Hai Yeh, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, ông Nguyễn Ngọc Thái Bình, ông Huỳnh Thanh Hải, ông Mark Andrew Hutchinson và ông Đỗ Lê Hùng. Phần thảo luận: REE sẽ phát triển mảng điện ra sao trong 5 năm tới? Về dài hạn, REE vẫn sẽ ưu tiên phát triển mảng năng lượng, trong đó trọng tâm vẫn là mảng thủy điện. Hiện công ty đang theo đuổi nhiều dự án. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT, mảng thủy điện về dài hạn vẫn rất tiềm năng và sẽ có lời, do đó REE sẽ ưu tiên phát triển. Mục tiêu trong năm 2023, REE sẽ tiếp tục tập trung vào việc gia tăng danh mục tài sản thêm 100 MW. Hiện công ty đang có kế hoạch kết hợp làm các dự án điện mặt trời tại các hồ thủy điện, như vậy sẽ vừa tăng được công suất mà không cần diện tích đất quá lớn. Công ty đang thuyết phục Chính phủ cho phép đầu tư. "REE sẽ tạm thời ngưng đầu tư điện áp mái", Chủ tịch HĐQT nói thêm. Hiện Quy hoạch điện VIII vẫn chưa được kí. Song nhìn chung quy hoạch sẽ chia theo vùng, bắc trung và nam để sử dụng nguồn điện hợp lí. Bà Thanh nhận định thị trường điện của Việt Nam là "đang bán sỉ cạnh tranh" bởi chỉ có một nguồn mua vào là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên, năm vừa qua EVN đã báo lỗ 31.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ tiếp tục lỗ hơn nữa. Nguyên nhân là do giá than đầu vào rất cao, khoảng 4.000 đồng/kWh, trong khi giá bán điện chỉ 1.800 đồng/kWh. Hiện EVN đang chiếm dụng tiền bán điện của các nhà máy tổng cộng khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng. REE có dự định đầu tư mảng hydrogen không? Công ty cũng đang xem xét, nghiên cứu mảng hydrogen. Hiện đã có một số công ty đến chào mời. REE dự kiến sẽ nghiên cứu thêm và xem chính sách của Chính phủ. Hiện chưa có nhiều dự án hydrogen được thực hiện, mới chỉ có dự án tại Trà Vinh với sự tham dự của Thủ tướng cách đây hai tuần. Mục tiêu của REE vẫn sẽ phát triển về công suất điện. "Vì nếu không làm vậy, quý vị sẽ không thấy REE tăng trưởng nữa", bà Thanh nói. Xin công ty cho biết lượng backlog của mảng cơ điện lạnh? Cuối năm 2022 và đầu 2023, lượng backlog chuyển sang khoảng 4.500 tỷ đồng, kế hoạch ký mới là 5.000 tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu mảng cơ điện lạnh vẫn tăng trưởng 20% về doanh thu, dựa trên cơ sở các dự án đầu tư công, bao gồm sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất với tổng các gói thầu 10.000 tỷ đồng. Tổng Giám đốc REE cho biết tỷ lệ REE trúng thầu là khá cao. Đại diện REE cho biết thêm, tiềm năng tăng trưởng năm nay của mảng này với 70% đến từ các dự án REE đang thực hiện, 30% kí mới, do đó để đạt được kế hoạch tăng trưởng là trong tầm tay. Tuy nhiên, vị lãnh đạo cùng nhìn nhận vấn đề hiện này của mảng cơ điện lạnh là chưa có lời nhiều. Triển vọng của mảng bất động sản trong năm 2023? Mảng bất động sản của REE gồm phát triển bất động sản và cho thuê văn phòng, REE kỳ vọng mảng này sẽ mang lại doanh thu 2.230 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 930 tỷ, tăng lần lượt 115% và 61% so với năm ngoái. Cuối năm 2022, REE đã trúng thầu dự án khu dân cư ở Thái Bình, diện tích 1,9 ha vị trí nằm tại ngay trung tâm thành phố. Dự án bao gồm 45 căn nhà ở thấp tầng, biệt thự và shophouse. Theo kế hoạch, dự án này sẽ xây dựng trong vòng hai quý và quý III sẽ bắt đầu mở bán. Doanh thu kỳ vọng mang lại 800 - 900 tỷ đồng và lợi nhuận 200 - 250 tỷ đồng. Với dự án Etown 6, dự kiến cuối tháng 6 giữa tháng 7 tới sẽ cất nóc. Theo kế hoạch tới đầu năm 2024 sẽ bắt đầu cho thuê. Khi Etown 6 đi vào hoạt động, dự kiến sẽ đóng góp thêm 40.000 m2 diện tích cho thuê văn phòng của TP HCM. Dự kiến REE sẽ ký được hợp đồng chiếm 30% trong tổng diện tích cho thuê trong năm nay với giá bán dự kiến trung bình khoảng 24 - 29 USD/m2 đối với phân khúc hạng B. Vì sao REE đầu tư vào cổ phiếu VIB? Đại diện REE cho biết năm nay, mảng năng lượng bị tắc nghẽn nên công ty đã trình HĐQT xin đầu tư vào cổ phiếu. Công ty đã rót khoảng 700 tỷ đồng vào cổ phiếu VIB của Ngân hàng VIB, tính trên giá cổ phiếu, REE đã lãi khoảng 20%. Theo bà Thanh, VIB là cổ phiếu rất an toàn, với tỷ lệ cho vay bất động sản chưa tới 3%, số còn lại tập trung vào bán lẻ gồm cho vay mua nhà đã có sổ đỏ và cho vay trả góp mua xe hơi. Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tới 30%.
REE
FPT lãi ròng gần 1.700 tỷ đồng, tăng 35% trong 4 tháng đầu năm. Sau 4 tháng, Tập đoàn FPT đã thực hiện được gần 32% chỉ tiêu lợi nhuận năm. 4 tháng đầu năm, CTCP Tập đoàn FPT (Mã: FPT) cho biết doanh thu đạt 12.991 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế (LNTT) 2.418 tỷ đồng, tăng lần lượt 24,5% và 25,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ là 1.682 tỷ đồng, tăng 35,1% và EPS đạt 1.854 đồng, tăng 34,5%. Khối công nghiệp tiếp tục dẫn đầu về đóng góp doanh thu và lợi nhuận trước thuế cho tập đoàn. Năm 2022, tập đoàn lên kế hoạch kế hoạch 42.420 tỷ đồng doanh thu và 7.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 4 tháng, FPT đã thực hiện được gần 31% mục tiêu doanh thu và gần 32% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm. Mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ đạt mức doanh thu 5.540 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29%, đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 67%) và APAC (tăng 40%). Hệ sinh thái Made-by-FPT với hơn 100 nền tảng, giải pháp, dịch vụ và sản phẩm dựa trên các công nghệ lõi như AI, Blockchain, Cloud,... ghi nhận tăng trưởng doanh thu 85,5% lên 336 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2022, tiếp tục là một trong những động lực tăng trưởng của FPT trong dài hạn. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài tăng mạnh lên mức 9.018 tỷ tương đương mức tăng trưởng 40,3%. Doanh thu và LNTT mảng công nghệ lần lượt đạt 7.376 tỷ đồng và 1.045 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 27,5% và 26,5%. Tăng trưởng doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số đạt 90,2%, trong đó doanh thu đến từ dịch vụ đám mây (Cloud) tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ (tăng 305%), chiếm 58% doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số.
FPT
Nhiệt điện Phả Lại lãi hơn nghìn tỷ năm 2020, vượt 58% kế hoạch. Riêng trong quý IV/2020, Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận 1.872 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 502 tỷ đồng, lần lượt giảm 18% và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. CTCP Nhiệt điện Phả Lại (Mã: PPC) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1.872 tỷ đồng. Trong kỳ, giá vốn hàng bán giảm 25% còn 1.320 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận gộp tăng 9% lên 551 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí đều giảm trong kỳ, Nhiệt điện Phả Lại báo lãi sau thuế 502 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả kinh doanh của Nhiệt điện Phả Lại. (Nguồn: BCTC quý IV/2020 của PPC). Lũy kế năm 2020, doanh thu của Nhiệt điện Phả Lại là 7.929 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tương ứng giảm 3% và 20% so với năm 2019. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện được 96% kế hoạch doanh thu năm và vượt 58% mục tiêu lợi nhuận trước thuế. Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.141 đồng. Về tình hình tài chính, tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận 7.444 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng so với ngày đầu năm. Trong đó, tiền và tiền gửi có kỳ hạn khoảng 1.788 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng và chiếm 24% tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đạt 2.442 tỷ đồng, giảm 16% và chiếm 1/3 tổng tài sản. Ở phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của công ty ở mức 6.480 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng và chiếm 87% cơ cấu nguồn vốn. Nợ phải trả của công ty đã giảm 26% so với ngày đầu năm, ghi nhận 963 tỷ đồng. Công ty không sử dụng nợ đi vay.
PPC
Viettel Construction chốt ngày trả cổ tức 1.000 đồng/cp. Viettel Construction dự kiến chi khoảng 114 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho năm 2022. Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction - Mã: CTR) vừa chốt ngày 30/6 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/6. Thời gian thanh toán dự kiến là 31/7. Với hơn 114 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi 114 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông. Trước đó, hồi tháng 5, HĐQT Viettel Construction đã thông qua phương án phát hành hơn 24,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 21,51% (cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ nhận về 2.151 cổ phiếu mới). Nếu phát hành thành công, số cổ phiếu lưu hành của Viettel Construction sẽ tăng từ 114,3 triệu lên 138,9 triệu cổ phiếu. Thời gian thực hiện là ngay sau khi UBCKNN chấp thuận. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông công ty đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 31,51%. Trong đó, 10% bằng tiền và 21,51% bằng cổ phiếu. Về tình hình kinh doanh, 5 tháng đầu năm, Viettel Construction ghi nhận 4.149 tỷ đồng doanh thu, 238 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 21%, 23% so với cùng kỳ. Năm nay, công ty lên kế hoạch doanh thu 10.338 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 613 tỷ đồng. Như vậy, Viettel Construction đã thực hiện được 40% kế hoạch doanh thu, 39% chỉ tiêu lợi nhuận sau 5 tháng.
CTR
PV Power vượt mục tiêu lợi nhuận năm chỉ trong 6 tháng. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của PV Power ước đạt 1.393 tỷ đồng, chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên so với kế hoạch năm, chỉ tiêu này đã vượt 5%. Hình minh họa: PV Power. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - Mã: POW) vừa công bố chi tiết kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 16.456 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế (LNST) ước đạt 1.393 tỷ đồng, tăng khoảng 2%. Năm 2021, PV Power đặt kế hoạch doanh thu toàn tổng công ty 28.430 tỷ đồng, lợi nhuận 1.325 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã thực hiện được khoảng 58% mục tiêu doanh thu năm và vượt 5% kế hoạch lợi nhuận năm. Tính riêng trong quý II, doanh thu toàn công ty đạt 8.795 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, LNST là 827 tỷ đồng, giảm khoảng 2%. Theo PV Power, có ba nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả doanh thu. Đầu tiên là sản lượng điện sản xuất của một số nhà máy vượt kế hoạch, trong đó nhà máy điện Vũng Áng 1 trong 6 tháng đầu năm chào giá vận hành liên tục hai tổ máy nên sản lượng điện vượt kế hoạch 6%. Hai nhà máy thủy điện là Đakđrinh và Hủa Na do điều kiện thuận lợi về thủy văn nên sản lượng điện và doanh thu đều vượt kế hoạch. Ngoài ra, PV Power DHC được nhận khoản doanh thu chênh lệch tỷ giá năm 2018 với giá trị hơn 33 tỷ đồng (tháng 5/2021). Nguyên nhân thứ hai là đơn giá điện hợp đồng của các nhà máy điện khí cao hơn kế hoạch do đơn giá nhiên liệu khí trong 6 tháng đầu năm tăng cao. Cuối cùng là tổng công ty ghi nhận khoản thu nhập tài chính từ bán cổ phần tại PV Machino, lãi khoảng 358 tỷ đồng. Về sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm, đạt 9.488 triệu kWh, tương ứng 96% kế hoạch 6 tháng năm nay và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng điện 6 tháng đầu năm chưa đạt theo kế hoạch được ĐHĐCĐ giao do tại nhà máy điện Nhơn Trạch 2, các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió) được ưu tiên huy động nên kế hoạch huy động của nhà máy trong hệ thống điện của A0 thấp hơn so với các năm. Bên cạnh đó là giá khí cao làm chi phí biến đổi sản xuất điện cao khiến cho việc chào giá cạnh tranh trong thị trường điện khó khăn hơn. Sản lượng điện đạt 1.896 triệu kWh, thực hiện 95% so với kế hoạch 6 tháng. Tại nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, giá khí bổ sung từ Petronas cao làm chi phí biến đổi sản xuất điện cao, giá thành sản xuất điện cao trong khi các nguồn năng lượng tái tạo gia tăng và được A0 ưu tiên huy động. Vì vậy trong quý I, EVN/A0 thường xuyên huy động hai tổ máy ở mức công suất rất thấp (Tết Nguyên đán chỉ huy động một tổ máy). Từ đầu quý II đến nay, mặc dù trong giai đoạn cao điểm mùa khô nhưng EVN cũng chỉ huy động ba tổ máy ở mức công suất rất thấp và hai tổ máy vào ngày cuối tuần. Về việc thoái vốn, từ ngày 17 - 19/3, PV Power đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn góp tại CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí. Công ty cũng đang thực hiện thủ tục thoái vốn tại CTCP Điện Việt Lào và CTCP EVN Quốc tế. Trong 6 tháng cuối năm, PV Power sẽ thực hiện việc đại tu nhà máy điện Vũng Áng 1 và Cà Mau và đầu tư dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4.
POW
Một doanh nghiệp bảo đảm cho Novaland phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu. CTCP Diamond Properties là đơn vị sẽ bảo đảm nghĩa vụ phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu của Novaland. HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) vừa phê duyệt nội dung CTCP Diamond Properties sẽ bảo đảm nghĩa vụ phát hành trái phiếu của Novaland với giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo bao gồm cổ phiếu NVL và các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của Diamond Properties. Để có nguồn vốn lớn phát triển các dự án hiện hữu và mở rộng kinh doanh, Novaland liên tục huy động vốn, trong đó có phát hành trái phiếu. Trước đó vào giữa tháng 7, HĐQT Novaland đã thông qua phương án phát hành tối đa 1.500 tỷ đồng trái phiếu, được đảm bảo bằng bất động sản thuộc sở hữu của Novaland, CTCP Địa ốc No Va hoặc bên thứ ba. Kế đến vào cuối tháng 8, Novaland công bố NovaGroup sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngày 17/9 vừa qua, CTCP Chứng khoán MB đã thu xếp cho Novaland phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho một công ty chứng khoán trong nước, nhằm phục vụ hoạt động M&A. Không chỉ riêng Novaland mà các công ty con, công ty liên quan đến doanh nghiệp cũng tích cực huy động vốn từ thị trường trái phiếu trong thời gian gần đây.
NVL
Thuduc House tiếp tục phản đối kết luận về truy thu gần 400 tỷ đồng tiền thuế. Thuduc House nêu quan điểm không đồng ý với kết luận thanh tra và khẳng định "không tiến hành bất kỳ hành động nào bất hợp pháp". Công ty cho biết đang tiến hành các thủ tục khiếu nại/khởi kiện để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan. Trước kết luận thanh tra về việc bị truy thu thuế gần 400 tỷ đồng, ngày 8/1, CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - Mã: TDH) đã có thông cáo báo chí lần hai về sự việc này. Về hợp đồng mua hàng linh kiện điện tử với CTCP ThuDuc House Wood Trading, công ty cho biết đã thanh toán toàn bộ tiền mua hàng cho Wood Trading qua ngân hàng, có ủy nhiệm chi, có biên bản giao hàng, có hóa đơn GTGT hợp pháp và được hai bên kê khai nộp thuế theo quy định pháp luật. Về xuất khẩu linh kiện điện tử đã mua từ Wood Trading cho đối tác nước ngoài, toàn bộ hợp đồng mua, bán, hóa đơn mua hàng và xuất khẩu đã được công ty kê khai, nộp thuế GTGT và có đủ hồ sơ chứng từ theo quy định. Thuduc House khẳng định: "Cục thuế cho rằng hoạt động kinh doanh của công ty chúng tôi là giả tạo là hoàn toàn không đủ cơ sở, không đúng với quy định và không đúng căn cứ pháp lý". Theo kết luận thanh tra, các hóa đơn đầu vào mà Thuduc House khai khấu trừ để nhận tiền hoàn thuế đều nhận từ Công ty Thuduc House Wood Trading là hóa đơn "ảo", không có mua bán thật, nhằm giúp cho Thuduc House hưởng lợi 0,6% trên giá trị hợp đồng xuất khẩu, còn công ty con hưởng 0,1%. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng từ 1/2019 đến 6/2019, Thuduc House đã trục lợi số tiền thuế của nhà nước hơn 221 tỷ đồng. Số tiền mà Thuduc House phải bị truy thu gồm 221 tỷ đồng đã được hoàn thuế và 37 tỷ đồng tiền chậm nộp thuế. Sau đó, cơ quan này cũng đã ban hành quyết định thu hồi số tiền thuế GTGT đã hoàn trong giai đoạn năm 2017 và 2018 là 109,8 tỷ đồng và thu số tiền chậm nộp hơn 27 tỷ đồng. Tổng cộng, số tiền truy thu và tiền chậm nộp mà Nhà Thủ Đức sẽ phải nộp là 396,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng khẳng định các hóa đơn GTGT khai khấu trừ hoàn thuế đáp ứng đủ các điều kiện. Công ty cho biết, công ty con của mình là công ty Wood Trading thành lập và hoạt động theo đúng quy định pháp luật. Thuduc House nhấn mạnh, Wood Trading "không phải là doanh nghiệp thuộc diện bị áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế", văn bản nêu rõ. Đồng thời, hóa đơn GTGT của Wood Trading đã được đăng ký thông báo phát hành, còn hiệu lực sử dụng và được kê khai thuế theo quy định. Việc hợp tác giữa công ty với Wood Trading đã được kê khai và nộp thuế đầy đủ. Với vấn đề hoàn thuế GTGT xuất khẩu, công ty đưa ra lập luận, khi công ty nộp hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu thì đã được Cục thuế TP HCM tiến hành kiểm tra trước khi ban hành quyết định hoàn thuế GTGT. Thông cáo báo chí của Thuduc House còn nêu rõ, bộ hồ sơ chứng từ hoàn thuế của công ty đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư 210 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT. Thuduc House nêu quan điểm không đồng ý với kết luận thanh tra và khẳng định "không tiến hành bất kỳ hành động nào bất hợp pháp". Công ty cho biết đang tiến hành các thủ tục khiếu nại/khởi kiện để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan. Trên thị trường, giá cổ phiếu TDH đã giảm 26% kể từ khi có thông tin bị truy thu thuế. Riêng trong ngày 8/1, giá cổ phiếu giảm kịch sàn xuống 8.900 đồng/cp. Diễn biến giá cổ phiếu TDH thời gian qua. (Nguồn: Trading View).
TDH
Sau lãnh đạo cấp cao được chia ESOP, đến lượt nhân viên FPT sắp được thưởng tiền tỷ bằng cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá thị trường là 97.000 đồng/cp, số cổ phiếu FPT chào bán cho cán bộ nhân viên (bậc 5 trở lên và một số cán bộ có thành tích đặc biệt) có giá trị gần 8 tỷ đồng. Hội đồng quản trị CTCP FPT (Mã: FPT) vừa công bố nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người cán bộ nhân viên từ nguồn cổ phiếu quỹ là 82.376 cổ phiếu. Đối tượng được mua là cán bộ nhân viên bậc 5 trở lên và một số cán bộ có thành tích đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển của công ty. Giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cp, bằng mức giá công ty mua lại cổ phiếu quỹ hồi 2013 và bằng 10,3% so với giá cổ phiếu FPT chốt phiên 10/11 là 97.000 đồng/cp. Thời gian hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm. Trước đó vào tháng 4, FPT đã phát hành gần 1,3 triệu cổ phiếu ESOP cho lãnh đạo cấp cao của công ty với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong 10 năm kể từ ngày phát hành. Song song đó FPT cũng đã phân phối gần 3,92 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động có thành tích đóng góp trong năm 2020 cũng với giá 10.000 đồng/cp. Giá cổ phiếu FPT tăng liên tục từ đầu năm đến nay, (Nguồn: TradingView). Về hoạt động kinh doanh, Tập đoàn FPT ghi nhận 24.953 tỷ đồng doanh thu và 4.575 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng, lần lượt tăng 17,9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái với động lực chính từ mảng công nghệ và viễn thông. Sau 9 tháng, công ty đã thực hiện được khoảng 72% mục tiêu doanh thu và 74% lợi nhuận cả năm. Tính riêng quý III, FPT đạt 8.722 tỷ đồng doanh thu, 1.639 tỷ đồng lãi trước thuế; tăng lần lượt 15% và 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức lợi nhuận quý cao nhất từ năm 2018 tới nay.
FPT
Bức tranh ngành sản xuất container trước khi Hòa Phát gia nhập: Nhiều tiềm năng, lắm đối thủ. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có lợi thế khi tự chủ nguồn nguyên liệu chính là thép nhưng sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ lớn, dày dạn kinh nghiệm đến từ Trung Quốc. Nhu cầu và mức giá sản phẩm khi Hòa Phát bắt đầu cho ra sản phẩm vào năm sau cũng là một nhân tố rủi ro tiềm ẩn. Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), toàn thế giới hiện nay có gần 180 triệu container, mỗi năm chuyên chở gần 1,7 tỷ tấn hàng hóa, ứng với sản lượng vận tải 998 tỷ tấn-dặm. Reuters ước tính container vận chuyển khoảng 60% hàng hóa thông thương toàn cầu. Theo Allied Market Research, ngành vận tải container năm 2019 có giá trị ước tính 8,7 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 4,3% và có thể đạt quy mô 12,08 tỷ USD vào năm 2027. Container cho phép hàng hóa được vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn, thời gian chất, dỡ hàng được rút ngắn. Kích thước container được thống nhất trên toàn thế giới theo tiêu chuẩn ISO nên mọi bến cảng ở các quốc gia đều có thể tiếp nhận, xử lý. Thị trường vận tải container được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Về kích thước, container được chia thành: loại nhỏ với chiều dài 20 feet, loại lớn dài 40 feet và container cao (cũng có chiều dài 40 feet nhưng cao hơn loại thường). Có những chiếc container thông thường chuyên chở hàng khô, có những chiếc chở hàng đông lạnh, có loại có thể mở nắp - mở cạnh, các loại phục vụ mục đích đặc biệt, … Nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển tăng dần theo thời gian. Năm 2020, tuy giao thương có thời gian bị gián đoạn vì COVID-19 nhưng nhu cầu hàng hóa đã hồi phục nhanh chóng vào những tháng cuối năm. Mặt khác, đại dịch khiến quá trình bốc dỡ hàng hóa khó khăn hơn, các container bị mắc kẹt lâu hơn dẫn tới thời gian quay vòng bị kéo dài, các nước xuất khẩu như Việt Nam, Trung Quốc thiếu container rỗng để chất hàng hóa. Châu Á, đặc biệt là Đông Á, là mắt xích quan trọng chiến lược trong mạng lưới thương mại toàn cầu, nhu cầu container của khu vực này cũng rất lớn. Theo thống kê của UNCTAD, mỗi năm gần đây có trên 500 triệu đơn vị tương đương container loại 20 feet (TEU) lưu thông qua các cảng tại châu Á, trong khi con số của Châu Âu chỉ là hơn 120 triệu TEU, Bắc Mỹ là trên 60 triệu TEU. Lượng container hàng hóa di chuyển giữa Đông Á với Bắc Mỹ và giữa Đông Á với Địa Trung Hải, Bắc Âu cũng thuộc nhóm lớn nhất trong số các tuyến hàng hải Đông – Tây chủ đạo, bỏ xa tuyến xuyên Đại Tây Dương giữa Bắc Mỹ và châu Âu. Trung Quốc bước chân vào ngành sản xuất container từ năm 1980 với sự ra đời của Tập đoàn Container Hàng hải Quốc tế Trung Quốc (CIMC) ở Thâm Quyến. Tuy nhiên phải từ năm 1993, vị thế của đất nước tỷ dân mới thực sự cất cánh. Trung Quốc không chỉ có nhân công giá rẻ mà đồng thời còn là nước sản xuất và tái chế thép lớn nhất thế giới. Thép là nguyên liệu chính, chiếm quá nửa chi phí sản xuất container nên Trung Quốc có nhiều lợi thế. Bãi để container sau khi sản xuất của CIMC, tháng 11/2020. (Ảnh: Getty Images). Theo Reuters, riêng trong tháng 9/2020, Trung Quốc đã xuất xưởng 300.000 TEU (đơn vị tương đương container loại 20 feet) – mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vì container bị mắc kẹt tại Bắc Mỹ và Châu Âu quá nhiều. Kể từ năm 1996 đến nay, CIMC là nhà sản xuất container theo chuẩn ISO lớn nhất thế giới. Hiện nay, Trung Quốc chiếm tới 96% thị phần sản xuất container toàn cầu nhờ CIMC và nhiều công ty nhỏ hơn như Singamas, CXIC, CEC, COSCO Shipping, …. Nói về nhà sản xuât container ở các quốc gia khác, Mỹ có W&K Container, Anh có YMC Container, Đan Mạch có Maersk, Nhật Bản có Daikin Industries, Ấn Độ có DCM Hyundai. Bên cạnh chế tạo container, nhiều công ty trong số này còn đồng thời làm dịch vụ vận tải hàng hải, sản xuất bồn chứa, .... Việt Nam hiện nay không có doanh nghiệp nào đủ khả năng sản xuất mới container, chỉ có một số công ty nhỏ chuyên sửa chữa, tân trang container cũ hỏng, hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng từ vận tải hàng thành văn phòng, nhà ở, … Vì vậy, khi nhà máy đi vào hoạt động trong quý II/2022 như kế hoạch, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) sẽ là doanh nghiệp Việt duy nhất tự sản xuất container. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT của Hòa Phát từng cho biết công suất dự kiến của nhà máy sẽ là khoảng 500.000 TEU mỗi năm. Trọng lượng của một container rỗng loại 20 feet là 2,3 tấn, loại 40 feet là 3,75 tấn, bao gồm cả thép, ván sàn bằng gỗ và sơn. Như vậy để cho ra 500.000 TEU, Hòa Phát sẽ cần sử dụng khoảng 1 triệu tấn thép. Đại gia CIMC của Trung Quốc có khả năng sản xuất 2 triệu TEU mỗi năm. Riêng năm 2019, CIMC ghi nhận doanh thu gần 86 tỷ nhân dân tệ (tương đương 13,3 tỷ USD), lợi nhuận khoảng 390 triệu USD. CXIC thì cho biết mỗi năm có thể sản xuất 900.000 TEU chuẩn ISO và 25.000 chiếc loại đặc biệt. China Easten Containers (CEC) có khả năng chế tạo 150.000 TEU/năm. Singamas từng có thời sản xuất tới 980.000 TEU mỗi năm nhưng sau đó bán bớt 4/5 nhà máy cho Cosco và giảm công suất, năng lực hiện còn 210.000 TEU/năm. Cosco Shipping từng sở hữu năng lực sản xuất 500.000 TEU. Sau khi mua 4 nhà máy từ Singamas vào tháng 5/2019, Cosco nâng năng lực lên 1 triệu TEU. Cosco có thời gian là cổ đông lớn nắm giữ trên 22% vốn của CIMC nhưng đã thoái bớt vốn vào cuối năm 2020, giảm sở hữu còn 4,69%. Sản xuất container không khó, cái khó là làm sao cho ra sản phẩm với giá cả cạnh tranh nhất. Ba nguyên liệu chủ yếu để sản xuất container là thép, gỗ, và sơn. Đầu tiên, các cuộn thép cán nóng (HRC) đặc biệt loại chống ăn mòn và chịu thời tiết được cắt ra thành từng tấm theo kích thước định sẵn rồi tẩy rỉ và hàn lại với nhau thành các mặt của container. Quá trình hàn cần được làm một cách tỉ mỉ, đảm bảo mối hàn bền và kín. Bộ khung container được làm bằng các thanh thép chắc chắn, đủ để chịu trọng lượng khoảng 100 tấn khi xếp chồng nhiều container lên nhau. Các robot hàn đang làm việc trong nhà máy sản xuất container của CIMC tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, tháng 7/2020. (Ảnh: Getty Images). Sau khi thành hình, container được sơn nhiều lớp để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các nhân tố bên ngoài, hạn chế rỉ sét và ăn mòn. Mọi kích thước của container – bao gồm cả những số đo nhỏ nhất như độ cao của các gợn sóng trên vỏ hay độ dày của lớp sơn – đều phải được kiểm soát chặt chẽ. Phần sàn container được làm bằng gỗ, trước đây là gỗ sồi. Tuy nhiên do số lượng cây không nhiều, thời gian sinh trưởng lâu nên các nhà sản xuất đã tìm đến các lựa chọn khác, ví dụ như ở Trung Quốc là tre. Ngoài ra, gỗ ván ép cũng được sử dụng rất phổ biến. Hàng chục lớp gỗ mỏng được gắn với nhau bằng keo dán công nghiệp rồi trải qua quá trình ép nóng, ép lạnh để cho ra tấm ván sàn container vững chắc. Theo ước tính của Container-Xchange, sắt thép chiếm khoảng 50-55% giá thành một chiếc container, ván sàn khoảng 15%, sơn 10%, nhân công 5%. Có thể thấy, thép là nguyên liệu chính và chiếm nhiều nhất trong cơ cấu chi phí. Hòa Phát có thể tự sản xuất loại thép để chế tạo container và do vậy có lợi thế rất lớn về giá thành khi so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Hòa Phát cũng phải đối mặt với những rủi ro. Hiện nay container vẫn đang khan hiếm và giá thuê tương đối cao nhưng phải đến quý II/2022, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long mới cho ra sản phẩm đầu tiên. Khi đó rất có thể nhu cầu container đã giảm sút do hoạt động kinh tế quay lại nhịp độ trước đại dịch. Việc nhiều loại vắc xin COVID-19 được cấp phép và quá trình tiêm chủng tăng tốc trên toàn cầu sẽ giúp các lệnh phong tỏa được gỡ bỏ, container sẽ được quay vòng nhanh hơn và ít bị ách tắc hơn, làm giảm nhu cầu container mới.
HPG
Tập đoàn FLC muốn đầu tư hai tổ hợp khách sạn, sân golf 127 ha tại Điện Biên. Tập đoàn FLCvừa được cho phép nghiên cứu, khảo sát vị trí để đầu tư hai dự án quy mô khoảng 127 ha tại TP Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. TP Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao. (Ảnh: svhttdldienbien.gov.vn). Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh này vừa ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư một số dự án với CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC). Theo đó, UBND tỉnh này đồng ý giao Tập đoàn FLC tổ chức khảo sát thực địa, vị trí, địa điểm để nghiên cứu đầu tư xây dựng hai dự án, gồm Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và nhà ở thương mại tại phường Thanh Trường (TP Điện Biên Phủ) và Tổ hợp sân golf, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên). Cụ thể, Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại và nhà ở thương mại tại phường Thanh Trường sẽ được có diện tích dự kiến khoảng 7 ha, gồm một khách sạn tối thiểu 300 phòng nghỉ và khu trung tâm thương mại, nhà ở thương mại. Đối với Tổ hợp sân golf, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Thanh Nưa sẽ được xây dựng trên diện tích dự kiến khoảng 120 ha, gồm sân golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu nhà Câu lạc bộ,... Tỉnh Điện Biên yêu cầu Tập đoàn FLC hoàn thiện đề xuất đầu tư các dự án đã thống nhất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/4/2021, đồng thời chịu trách nhiệm về các chi phí, rủi ro trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, đề xuất đầu tư. Địa phương này cũng cho biết sẽ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu vực dự án đề xuất trong tháng 3/2021 và tổ chức giải phóng mặt bằng các dự án trước khi lựa chọn nhà đầu tư. Cùng ngày, Tập đoàn FLC do ông Dương Minh Tiến, Giám đốc đầu tư khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ cũng có buổi khảo sát các dự án du lịch tại hai huyện Thống Nhất và Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai. Theo đó, FLC đã khảo sát các điểm quy hoạch dự án khu dân cư, du lịch có diện tích lớn, có tiềm năng phát triển thành những khu dân cư, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Trong đó, có một số dự án như: Khu dân cư cao cấp Gia Tân 1, khu thương mại dịch vụ ven hồ Trị An; khu thương mại, dịch vụ hồ Gia Đức,… trên địa bàn huyện Thống Nhất. Ngòa ra, các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái rừng trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được doanh nghiệp này đặc biệt quan tâm và ghi nhận sẽ xem xét lại tính khả thi. Tại Đồng Nai, FLC cũng đang đề xuất đầu tư dự án khu dân cư nông thôn mới, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí hồ Đa Tôn (huyện Tân Phú). Theo báo cáo, dự án có tổng quy mô dự án dự kiến khoảng 1.332 ha, nằm trên địa bàn hai xã Thanh Sơn và Phú An (huyện Tân Phú). Trong đó, giai đoạn 1 có quy mô khoảng 786 ha, được lên ý tưởng phát triển khu quần thể du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, khu biệt thự, khu dân cư đô thị du lịch, công viên vui chơi giải trí.
FLC
Lãi quý II một công ty vận tải dầu khí tăng 62%. Trong quý II, nhờ chuyển đổi hình thức sang cho thuê tàu trần và cắt giảm các chi phí, PVTrans Pacific đã lãi 60 tỷ đồng sau thuế, tăng 62% so với cùng kỳ. CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PVTrans Pacific - Mã: PVP) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu đạt 293 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái do công ty chuyển đổi hình thức khai thác tàu sang cho thuê tàu trần. Giá vốn hàng bán trong kỳ giảm mạnh hơn mức giảm của doanh thu thuần nên biên lãi gộp được cải thiện từ 3% lên 26%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho biết chi phí trong kỳ giảm do đã hết chi phí khấu hao tàu Athena và giảm chi phí khai thác do chuyển qua hình thức khai thác cho thuê tàu trần. Kết quả quý II, PVTrans Pacific lãi 60 tỷ đồng sau thuế, tăng 62% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của PVTrans Pacific đạt 612 tỷ đồng, giảm 12%; lợi nhuận sau thuế tăng 73% lên 90 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 56% kế hoạch doanh thu và 54% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2021. Tính đến cuối quý II, quy mô tổng tài sản của PVTrans Pacific đạt 2.350 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với ngày đầu năm. Trong đó, tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới một năm trữ hơn 504 tỷ đồng, tăng 6% và chiếm khoảng 1/5 tổng tài sản. Tính đến ngày 30/6, PVTrans Pacific đi vay tổng cộng 562 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay dài hạn đến từ Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Vốn chủ sở hữu tính đến cuối kỳ là 1.436 tỷ đồng, chiếm 61% tổng nguồn vốn. Theo giới thiệu, PVTrans Pacific hoạt động trong bốn lĩnh vực chính là kinh doanh vận tải dầu thô, thuê và cho thuê tàu biển, dịch vụ logistic tàu biển và kinh doanh thương mại. Đến nay PVTrans Pacific vẫn là đơn vị duy nhất có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển dầu thô của Việt Nam. Với 100% thị phần vận chuyển dầu thô cho CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (Mã: BSR), Pacific đang sở hữu đội tàu dầu thô lớn nhất Việt Nam với ba tàu Aframax có trọng tải 90.000 - 120.000 DWT cùng với tàu của các đối tác kinh doanh. Bên cạnh thị trường nội địa, PVTrans Pacific còn tham gia khai thác vận chuyển tại thị trường quốc tế.
PVP
Thuduc House hứa nộp dứt điểm tiền thuế trong quý III. Tiền phạt chậm nộp thuế còn lại hơn 74 tỷ đồng sẽ được Thuduc House nộp toàn bộ trong quý III/2022 để khôi phục hoạt động kinh doanh. CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House - Mã: TDH) mới đây đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) báo cáo tình hình khắc phục tình trạng cổ phiếu TDH bị kiểm soát và hạn chế giao dịch. Theo đó, đối với các vấn đề liên quan đến thuế GTGT của hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử giai đoạn 2017-2019, công ty bị yêu cầu nộp lại số tiền hơn 365 tỷ đồng và đã hoàn tất nộp tiền vào tài khoản của Bộ Công An từ ngày 25/6/2021. Đến cuối năm 2021, doanh nghiệp tiếp tục nhận được quyết định của Cục thuế TP HCM về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính số tiền gần 21 tỷ đồng và điều chỉnh giảm khấu trừ thuế GTGT đầu vào số tiền hơn 67 tỷ đồng. Tổng giám đốc Đàm Mạnh Cường cho biết công ty đã thực hiện khấu trừ, kê khai giảm số thuế GTGT đầu vào và các tiền thuế GTGT phát sinh bên trên. "Như vậy đến 14/4/2022, Thuduc House đã hoàn tất các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, nộp đầy đủ và kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào theo đúng các quy định", ông Cường thông tin. Đối với khoản chậm nộp liên quan đến nghĩa vụ ngân sách Nhà nước với số tiền bị cưỡng chế gần 80 tỷ đồng, đại diện doanh nghiệp cho biết đã sử dụng số tiền gần 6 tỷ đồng (hoàn trả nộp dư tiền sử dụng đất của dự án Khu nhà ở Bình An) để nộp một phần khoản phạt chậm nộp trên, tức số tiền bị cưỡng chế hiện chỉ còn hơn 74 tỷ đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp nêu dự kiến trong quý III, Thuduc House sẽ hoàn tất các nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, tháo gỡ các biện pháp cưỡng chế nhằm khôi phục lại hoạt động của công ty. Về kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022, Thuduc House ghi nhận doanh thu thuần giảm 90% về gần 40 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh 81% về gần 42 tỷ đồng. Kết quả, doanh nghiệp mới hoàn thành khoảng 4% kế hoạch doanh thu và chưa đầy 13% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Thuduc House cũng còn khoản lỗ lũy kế hơn 651 tỷ đồng.
TDH
Lợi nhuận An Gia tăng đột biến, tồn kho giảm gần 3.000 tỷ từ bàn giao The Sóng. Doanh thu và lợi nhuận quý III của An Gia ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021 đến từ việc bán và cho thuê căn hộ dài hạn tại dự án The Sóng, Vũng Tàu. CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (Mã: AGG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2022 với doanh thu thuần đạt 2.194 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (84,2 tỷ đồng). Lãi ròng đạt hơn 42 tỷ đồng (cùng kỳ hơn 9 tỷ đồng). Doanh thu trong quý của An Gia chủ yếu đến từ việc bán và cho thuê căn hộ dài hạn tại dự án The Sóng (TP Vũng Tàu) với hơn 2.169 tỷ đồng. Trước đó trong tháng 6, An Gia đã bàn giao 1.500 căn hộ du lịch (condotel) tại dự án này. Đối với hoạt động tài chính, doanh nghiệp có gần 72 tỷ đồng lãi tiền gửi, cho vay. Song, chi phí lãi vay của doanh nghiệp cũng ghi nhận gấp hơn 1,5 lần cùng kỳ với gần 43 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã vay mới gần 1.600 tỷ đồng và trả hơn 2.400 tỷ đồng nợ gốc trong ba quý đầu năm. Ngoài ra, An gia ghi nhận khoản lỗ hơn 14 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ lãi gần 16 tỷ đồng). Doanh nghiệp không thuyết minh về nội dung này. Lũy kế 9 tháng đầu năm, An Gia ghi nhận gần 5.466 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 163 tỷ đồng lãi ròng, trong khi cùng kỳ đạt hơn 84 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 9 tỷ đồng lãi ròng. Năm 2022, An Gia đặt mục tiêu 5.500 tỷ đồng tổng doanh thu thuần và lãi ròng 500 tỷ đồng. Theo đó, doanh nghiệp gần đạt được mục tiêu doanh thu và thực hiện được gần 33% kế hoạch lợi nhuận năm. Với việc bàn giao dự án The Sóng, tồn kho của An Gia giảm mạnh từ gần 6.730 tỷ đồng ở đầu năm về gần 3.666 tỷ đồng, kéo theo tổng tài sản doanh nghiệp giảm 13% so với đầu năm về gần 10.944 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi của An Gia ghi nhận gấp 2,4 lần đầu năm với 1.253 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp tính đến cuối kỳ ở mức 7.779 tỷ đồng, giảm 21% so với đầu năm, trong đó nợ dài hạn giảm từ 3.826 tỷ đồng xuống còn 2.081 tỷ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp đã tất toán bớt trái phiếu và giảm tiền góp vốn hợp tác đầu tư. Tiền khách hàng cá nhân mua căn hộ dự án giảm từ 3.335 tỷ đồng xuống còn 2.676 tỷ đồng. Cuối quý III, vốn chủ sở hữu của An Gia ghi nhận gần 3.165 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm chủ yếu bởi công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để chào bán cho cổ đông hiện hữu và trả cổ tức vào đầu năm, nâng vốn điều lệ doanh nghiệp từ 827,5 tỷ đồng lên 1.117 tỷ đồng. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là 2,5 lần. Trong thông báo gần nhất, An Gia cho biết doanh nghiệp có kế hoạch tất toán lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng (đáo hạn vào tháng 12/2022) vào ngày 11/11 tới đây.
AGG
Sau một quý gia nhập họ Louis: Louis Land và Louis Capital đi bán gạo, tiền cho vay margin của Chứng khoán APG tăng đột biến. Sau một quý gia nhập hệ sinh thái của Louis Holdings, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp họ Louis vẫn chưa thấy có sự biến chuyển rõ ràng. Thuduc House đã rút khỏi hệ sinh thái và Louis Capital đang liên tục thoái vốn các doanh nghiệp trong nhóm để tái cơ cấu danh mục. Nhóm doanh nghiệp họ Louis vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2021, trong đó có 5/7 công ty ghi nhận doanh thu đột biến trong quý III. Với Louis Capital (Mã: TGG), mảng gạo đóng góp tới 90% vào doanh thu của công ty dù đã định hướng sang lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong các kì trước Louis Capital không ghi nhận doanh thu bán gạo cho tới khi gia nhập hệ sinh thái của Louis Holdings. Trước khi chuyển định hướng sang đầu tư tài chính, bản thân Louis Capital (tên cũ là CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang) chuyên về xây dựng công trình dân dụng, bán buôn vật liệu xây dựng,... Năm ngoái, hoạt động bán hàng chỉ giúp Louis Capital ghi nhận vài chục triệu lợi nhuận gộp còn nửa đầu năm nay thì cũng chỉ được vài trăm triệu. Doanh nghiệp cũng không có nguồn thu từ hoạt động xây lắp. Khi về dưới sự quản lý của Louis Holdings thì Louis Capital ghi nhận doanh thu đột biến nhưng chủ yếu là do bán gạo. Lợi nhuận gộp trong kì chỉ hơn 450 triệu đồng nhưng nhờ khoản doanh thu tài chính 39 tỷ đồng, phần lớn là lãi từ bán các khoản đầu tư (cùng kỳ chỉ gần 176 triệu đồng) đã giúp Louis Capital báo lãi sau thuế 21 tỷ trong khi quý III năm ngoái lỗ 266 triệu. Sau 9 tháng, Louis Capital đã vượt 1,6 lần chỉ tiêu doanh thu và gấp hơn 32 lần kế hoạch lợi nhuận năm. Một doanh nghiệp khác cũng ghi nhận doanh thu đột biến hàng trăm lần lên 208 tỷ trong quý III là Louis Land (Mã: BII). Dù không thuyết minh cụ thể là nguồn thu đến từ đâu nhưng cuối quý III Louis Land lại có khoản tồn kho 110 tỷ đồng là gạo. Nguồn thu 9 tháng của Louis Land cũng chủ yếu đến từ bán hàng hoá, thành phẩm. Doanh thu từ cho thuê đất chỉ đạt gần 1,6 tỷ. Kinh doanh dưới giá vốn nên lợi nhuận gộp của công ty âm hơn 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ khoản doanh thu tài chính, hoàn nhập dự phòng phải thu trong kì và hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại nên Louis Land vẫn lãi ròng gần 3,6 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái công ty lỗ hơn 1,3 tỷ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Louis Land đạt gần 368 tỷ đồng doanh thu thuần cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt hơn 1,3 tỷ. Lãi sau thuế 38 tỷ đồng còn quý III/2020 lỗ ròng gần 55 tỷ. Sau 9 tháng, Louis Land đạt 46% chỉ tiêu doanh thu và đã vượt lợi nhuận năm đề ra. Nói thêm rằng, hiện Louis Holdings đang sở hữu thương hiệu gạo Louis Rice và ông Đỗ Thành Nhân - người đặt nền móng cho hệ sinh thái này cũng xuất thân từ nghề buôn gạo nên có thể hiểu vì sao nguồn thu của Louis Capital và Louis Land lại đến từ buôn gạo. Kết quả kinh doanh nhóm Louis: Doanh thu thuần (mặt trước), lợi nhuận sau thuế (click vào ảnh để xem mặt sau) Trong mảng nông nghiệp, quý III, Angimex (Mã: AGM) ghi nhận doanh thu từ bán hàng lương thực đóng góp hơn 84% tổng doanh thu; hơn 13% doanh thu đến từ bán xe Honda, phụ tùng, sửa chữa còn một phần nhỏ đến từ bán phân bón, lúa giống. Dù doanh thu tăng 149% song chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất lại tăng đột biến 70% nên lãi sau thuế giảm tới 53% còn chưa tới 4 tỷ. Một doanh nghiệp khác ở lĩnh vực nông nghiệp là DAP - Vinachem (Mã: DDV), trong bối cảnh "một tấn phân bón đắt hơn cả tấn gạo", nhờ tăng giá bán bình quân trong kì 69% so với quý III/2020 nên doanh thu tăng 55%. Các chi phí tiết giảm nên doanh nghiệp phân DAP ghi nhận lợi nhuận sau thuế 68 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 7 tỷ cùng kỳ năm trước. Nhờ khoản lãi đột biến quý III nên công ty chỉ còn lỗ luỹ kế gần 46 tỷ cuối tháng 9. Sau 9 tháng, DAP - Vinachem đã thực hiện 84% kế hoạch doanh thu và vượt 134% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm. Ở mảng tài chính, nhờ mảng môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư nên Chứng khoán APG ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sau ba quý, Chứng khoán APG đã vượt 33% mục tiêu doanh thu và vượt 37% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Khoản cho vay margin tại ngày 30/9 cũng tăng đột biến gần 15 lần so với đầu năm lên gần 138 tỷ đồng sau khi gia nhập hệ sinh thái của Louis Holdings. So với cuối quý cuối quý I, tiền cho vay margin đã tăng 5,6 lần và tăng gấp rưỡi so với cuối quý II. Sametel (Mã: SMT) và Cáp nhựa Vĩnh Khánh (Mã: VKC) là hai công ty đều ghi nhận doanh thu trượt dốc và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt vài trăm triệu quý III. Sametel giải trình do hoạt động giãn cách xã hội nên hàng hoá, sản phẩm không thể giao cho khách hàng kéo doanh thu giảm sâu. Tuy nhiên, lợi nhuận của Sametel vẫn đạt 603 triệu trong khi cùng kì năm ngoái lỗ 3,6 tỷ. Công ty vẫn còn lỗ luỹ kế gần 325 triệu đồng tới ngày 30/9. Còn với Cáp nhựa Vĩnh Khánh, hoạt động kinh doanh nhiều năm qua không có gì nổi bật dù doanh thu trên dưới nghìn tỷ nhưng lãi sau thuế chỉ quanh 1 đến 2 tỷ đồng. Trong thời gian gần đây, Louis Capital liên tục tái cơ cấu danh mục khi đăng ký bán toàn bộ 3,7 triệu cổ phiếu APG, tương đương 5,06% vốn từ 26/10 đến 24/11. Trước đó, ông Đỗ Thành Nhân còn chia sẻ với cổ đông rằng muốn nâng sở hữu tại Chứng khoán APG lên 35%. Đồng thời Louis Capital cũng đã bán toàn bộ 838.000 cổ phiếu AGM từ 23/9 đến 22/10 để giảm tỷ lệ sở hữu từ 4,6% xuống còn 0%. Louis Capital tái cơ cấu danh mục trong bối cảnh tính tới cuối quý III, công ty vay ngắn hạn tổng cộng 146 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đầu tư. Tổng giá trị chứng khoán kinh doanh tới cuối quý III là 313 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản và đều là cổ phiếu họ Louis như APG, SMT. Trong diễn biến ngược lại, Louis Capital đăng ký mua thêm 1,5 triệu cổ phiếu SMT của Sametel từ 22/10 đến 20/11. Nếu giao dịch thành công, Louis Capital sẽ sở hữu 51% vốn Sametel. Chia sẻ về chiến lược đầu tư vào Sametel, ông Đỗ Thành Nhân cho biết đơn vị này sẽ hỗ trợ Louis Holdings trong vấn đề cung cấp năng lượng tấm pin mặt trời cho Angimex và Louis Rice tại các nhà máy. Sametel cũng sẽ cung cấp cáp điện, viễn thông cho các dự án của Louis Land. Trong động thái gần đây, Louis Capital còn thành lập công ty logistics, kho bãi có vốn 2 tỷ đồng. Bên cạnh việc tái cơ cấu danh mục của Louis Capital thì trong tháng 10, Louis Land đã bán sạch 11,3 triệu cổ phiếu TDH của Thuduc House, tương đương 10,07% vốn chỉ sau hơn một tháng làm cổ đông lớn. Đáng lưu ý, Louis Land thoái vốn Thuduc House ngay trước thềm cổ phiếu TDH bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ 21/10 do công ty liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo. Chỉ vài ngày sau đó, Hội đồng quản trị Thuduc House đã công bố nghị quyết dừng chủ trương ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Louis Land tại 4 dự án bất động sản. Trước khi dừng hợp tác với Thuduc House thì cuối tháng 9 HĐQT Louis Capital đã thông qua chủ trương đầu tư tối đa 291,7 tỷ đồng để mua 40% cổ phần CTCP Thương mại Du lịch Tân Thành. Tân Thành là doanh nghiệp bất động sản hiện đang sở hữu hai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Diễn biến giá cổ phiếu nhóm Louis ba tháng qua. (Nguồn: TradingView).
BII
Vinhomes rót hơn 2.800 tỷ thành lập hai công ty con. Vinhomes nắm gần như toàn bộ phần vốn của hai công ty con có trụ sở tại Landmark 81. Chủ tịch HĐQT của CTCP Vinhomes (Mã: VHM) đã thông qua nghị quyết góp vốn thành lập hai công ty con. CTCP Vinpearl Landmark 81 có vốn điều lệ hơn 1.605 tỷ đồng, Vinhomes góp hơn 1.603 tỷ tương đương với 99,88% vốn góp. CTCP Vincom Retail Landmark 81 có vốn điều lệ hơn 1.228 tỷ đồng, trong đó Vinhomes góp hơn 1.226 tỷ tương ứng với 99,84% vốn điều lệ. Cả hai công ty con trên đều có trụ sở tại tầng 20, toà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Tính tới hết năm 2021, Vinhomes có tổng cộng 32 công ty con chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản và khai thác, sản xuất kinh doanh đá trắng. Sau khi lập thêm hai công ty trên công ty đã nâng tổng số công ty con lên 34. Về tình hình kinh doanh, năm 2021, Vinhomes đạt 85.094 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi ròng 39.017 tỷ đồng; tăng lần lượt gần 19% và 43% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm qua. EPS cả năm 2021 là 9.060 đồng.
VHM
Vietjet vay thêm 1.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Từ tháng 5 đến nay, Vietjet đã phát hành tổng cộng 6.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Vietjet huy động 6.000 tỷ đồng trái phiếu trong 6 tháng. (Ảnh minh họa: Vietjet). Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) vừa thông báo kết quả phát hành đợt trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn 36 tháng, không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm. Tổng giá trị tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng. Trái phiếu trả lãi 6 tháng một lần, lãi suất thực tế trong hai kỳ đầu tiên là 9,5%/năm. Các kỳ tính lãi còn lại sẽ có lãi suất bằng tổng của biên độ 3%/năm và lãi suất tham chiếu là lãi tiền gửi bình quân năm được công bố bởi 4 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank. Người mua trọn lô trái phiếu này là một tổ chức trong nước. Ngày phát hành là 27/10, ngày hoàn thành là 10/11/2021. Ngày đáo hạn là 27/10/2024. Sau 12 tháng kể từ ngày phát hành Vietjet có quyền mua lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ lô trái phiếu nói trên. Trong 6 tháng từ đầu tháng 5/2021 đến nay, Vietjet đã phát hành 5 đợt trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, công ty ghi nhận doanh thu thuần 7.556 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt gần 122 tỷ đồng, tăng 161%. Vietjet đưa hành khách hộ chiếu vắc xin đến Phú Quốc sau gần hai năm đóng cửa. (Ảnh: Vietjet). Trong 10 tháng đầu năm, Vietjet đã thực hiện 35.979 chuyến bay, giảm 43,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 20/11 vừa qua, Vietjet đã đưa 204 du khách Hàn Quốc từ thủ đô Seoul đến nghỉ dưỡng và du lịch tại quần thể Phú Quốc United Center thuộc Tập đoàn Vingroup. Chuyến bay hạ cánh lúc 12h trưa tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đây là lần đầu tiên Phú Quốc đón khách du lịch có hộ chiếu vắc xin kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đầu năm ngoái.
VJC
Thế Giới Di Động (MWG) lập kỷ lục doanh thu tháng, sắp lấn sân thị trường Indonesia. Thế Giới Di Động cho biết mục tiêu năm nay sẽ đẩy mạnh doanh thu để đưa Bluetronics đạt điểm hòa vốn và lấn sân sang thị trường Indonesia. Ảnh: dienmayxanh.com. Theo công bố của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG), MWG lập kỷ lục mới trong tháng 1/2022 với hơn 16.000 tỷ đồng tổng doanh thu và 2.300 tỷ đồng doanh thu online do mùa bán hàng cao điểm phục vụ Tết Nguyên Đán 2022 diễn ra trọn trong tháng đầu năm. Như vậy, tháng 2 năm nay không có thời gian bán hàng trước Tết và chỉ mở cửa hoạt động 75% thời gian của tháng bình thường. Do đó, MWG cho biết sẽ công bố báo cáo kinh doanh cho cả mùa Tết (hai tháng đầu năm) để có ý nghĩa so sánh so với cùng kỳ. Trong tháng 1, chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ) và Điện Máy Xanh (ĐMX) đạt doanh số cao nhất từ trước đến nay là 13.500 tỷ đồng, nhờ không để xảy ra tình trạng thiếu hàng bán trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm; triển khai các chương trình khuyến mãi và chuẩn bị về nguồn lực để đảm bảo năng lực giao hàng – lắp đặt không bị gián đoạn trong mùa cao điểm. MWG cho biết Topzone mở thêm 8 cửa hàng mô hình AAR và 1 cửa hàng độc lập APR mới trong tháng 1/2022, nâng tổng số điểm bán lên 19 và hiện diện tại 14 tỉnh thành. Như vậy, chỉ sau 4 tháng chính thức ra mắt trên thị trường, Topzone đã trở thành đại lý ủy quyền cao cấp nhất của Apple tại Việt Nam với mạng lưới cửa hàng, độ phủ và thị phần lớn nhất. Sau khi hết hiệu ứng ra mắt sản phẩm mới và Topzone mở thêm nhiều cửa hàng ở thị trường tỉnh, doanh số cửa hàng đã đi vào ổn định ở mức 8-10 tỷ đồng/tháng. Ngày 10/1, MWG thử nghiệm 12 cửa hàng độc lập bán lẻ: sản phẩm mẹ và bé (AVAKids); đồ thể thao (AVASport); thời trang (AVAFashion); đồng thời, triển khai shop-in-shop kinh doanh: trang sức (AVAJi) tại cửa hàng TGDĐ và xe đạp (AVACycle) tại cửa hàng ĐMX. Do khai trương ngay trong dịp Tết, các điểm bán thuộc chuỗi AVA đã có bước khởi đầu thuận lợi và đóng góp hơn 50 tỷ đồng doanh thu. Về chuỗi Bách Hoá Xanh, với hơn 2.100 cửa hàng và kênh online, chuỗi ghi nhận doanh thu hơn 2.400 tỷ trong tháng 1 nhờ nhu cầu mua sắm hàng tăng cao trong dịp Tết. Doanh số Bách Hoá Xanh dự kiến sẽ thấp nhất trong tháng 2 do sức mua FMCGs (ngành hàng tiêu dùng nhanh) giảm mạnh ngay sau Tết và chuỗi tích cực triển khai khuyến mãi để xử lý hàng tồn kho. Một cửa hàng Bluetronics tại Campuchia (Ảnh: Cambo-report/MWG). Về kế hoạch 2022, MWG đặt mục tiêu 140.000 tỷ đồng doanh thu, 6.350 tỷ đồng lãi sau thuế; tăng lần lượt 14% và 30% so với năm 2021. Trong đó, TGDĐ/ĐMX vẫn là trụ cột mang lại dòng tiền chính, đóng góp 75%-80% doanh thu cho MWG thông qua mở mới Trung tâm Điện máy, ĐMX Supermini, Topzone và phát triển mạng lưới công tác viên đại lý; nâng size cửa hàng/ chuyển đổi từ TGDĐ sang ĐMX đối với những cửa hàng đang có doanh thu cao và ở khu vực còn nhiều tiềm năng; kinh doanh thêm sản phẩm mới để tăng doanh số cho cửa hàng hiện hữu và đẩy mạnh doanh thu để đưa Bluetronics đạt điểm hòa vốn và "lấn sân" sang thị trường Indonesia. Tháng 12/2019, MWG ra mắt cửa hàng bán lẻ điện máy đầu tiên – Bluetronics tại Campuchia. Hết năm 2021, MWG có tổng cộng 50 cửa hàng Bluetronics. Về Bách Hoá Xanh, chuỗi sẽ tạm ngưng mở mới để củng cố nền tảng vận hành, chuẩn bị cho mở rộng từ năm 2023. Trong năm 2022, MWG cho biết chuỗi này sẽ tập trung vào thu hút lôi kéo khách hàng và tích cực cải thiện doanh thu, nâng cao chất lượng và triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với giá bán cạnh tranh để biến hàng tươi sống trở thành thành điểm đến của chuỗi. Bách Hoá Xanh được kỳ vọng đóng góp 20%-25% doanh số cho tập đoàn. Sau khi An Khang được hợp nhất vào kết quả kinh doanh của tập đoàn, MWG cho biết sẽ đầu tư cho chuỗi này cả về tài chính và đội ngũ lãnh đạo chuyên trách để xử lý những vấn đề trọng yếu ở những cửa hàng hiện tại nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và xây dựng mô hinh kinh doanh mới - nâng cấp hơn để tăng tốc nhân rộng sau khi hoàn thiện. Ngoài ra, các chuỗi tập trung vào tối ưu năng lực mua hàng và đầu tư mạnh cho các chương trình thúc đẩy bán hàng sản lượng lớn để tăng doanh thu và lợi nhuận tuyệt đối. Công ty cũng tiếp tục thử nghiệm/phát triển các ngành hàng/chuỗi mới để chuẩn bị động lực tăng trưởng cho tương lai.
MWG
BCG Energy và Siemens Gamesa ký kết hợp tác phát triển điện gió tại COP26. Trong khuôn khổ Hội nghị biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Vương quốc Anh, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Siemens Gamesa Renewable Energy đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với BCG Energy về việc cung cấp thiết bị và giải pháp kỹ thuật để phát triển điện gió tại Việt Nam. Siemens Gamesa Renewable Energy là thành viên của Tập đoàn Siemens (Đức), đây là hãng cung cấp thiết bị công nghệ điện gió và năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới. Theo thỏa thuận ký kết, Siemens Gamesa Renewable Energy sẽ là đơn vị cung cấp trang thiết bị, các giải pháp kỹ thuật cho BCG Energy để BCG Energy thực hiện lộ trình xây dựng hơn 500 MW điện gió tại Việt Nam trong vài năm tới. Giá trị hợp đồng dự kiến khoảng 400 triệu USD. Phía Siemens Gamesa Renewable Energy nhận định Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về phát triển năng lượng tái tạo, có điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp để triển khai các dự án điện gió. BCG Energy là một trong những đơn vị phát triển năng lượng tái tạo tiên phong tại Việt Nam. Tổng công suất năng lượng mặt trời đang phát điện mà BCG Energy sở hữu là 577,1 MW. Danh mục các dự án năng lượng tái tạo mà BCG Energy đang đầu tư rất da đạng, gồm cánh đồng năng lượng mặt trời, điện mặt trời áp mái và điện gió. Mục tiêu của BCG Energy là đạt công suất phát điện 1.5 GW vào năm 2023. Trong buổi tiếp và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp, đại diện BCG Energy và Siemens Gamesa Renewable Energy đã đề xuất các giải pháp đưa chuỗi cung ứng điện gió về Việt Nam để nâng cao năng lực sản suất. Siemens Gamesa Renewable Energy và BCG Energy cùng cam kết sẽ nỗ lực làm việc với các bên liên quan để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành công nghiệp điện gió và hỗ trợ mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của Việt Nam. Đại diện BCG Energy và Siemens Gamesa Renewable Energy cùng trao thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu. (Ảnh: Bamboo Capital). BCG Energy – thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital là một trong những doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi tiếp và làm việc cùng đại diện BCG Energy và Siemens Gamesa Renewable Energy. (Ảnh: Bamboo Capital). Đối tác Siemens Gamesa Renewable Energy mà BCG Energy hợp tác lần này là một trong những nhà cung cấp giải pháp điện gió hàng đầu thế giới, có 40 năm kinh nghiệm trong ngành năng lượng sạch. Siemens Gamesa Renewable Energy chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng các tua-bin gió, tạo ra hơn 100 GW năng lượng gió, đủ để cung cấp cho 87 triệu hộ gia đình trên khắp thế giới. Riêng tại Việt Nam, Siemens Gamesa Renewable Energy đang cung cấp trang thiết bị và giải pháp kỹ thuật cho 14 dự án điện gió, có tổng công suất 1,17 GW. Ngoài việc ký kết với Siemens Gamesa Renewable Energy, BCG Energy sẽ làm việc với các doanh nghiệp lớn của châu Âu về hợp tác chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp phụ trợ và công nghệ năng lượng tái tạo. Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson và Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean Castex, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam làm việc tại Anh và Pháp từ ngày 31/10 đến 5/11. Chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng về mặt ngoại giao và kinh tế. Đoàn công tác của Thủ tướng sẽ tham dự rất nhiều hoạt động cả trên diễn đàn đa phương và tiếp xúc song phương, kết hợp gặp gỡ cộng đồng người Việt và doanh nghiệp. Thủ tướng cũng sẽ có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Anh và Pháp, tham dự diễn đàn về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam nhằm thông tin về những chính sách kinh tế quan trọng của nước ta và củng cố niềm tin, thu hút thêm vốn đầu tư của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các đối tác quốc tế.
BCG
Khang Điền rót hơn nghìn tỷ vào công ty con để gom đất quận 2. Việc tăng vốn cho Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Phú Hải và Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng dự kiến sẽ giúp Khang Điền mở rộng quỹ đất tại quận 2, TP HCM. Dự án Verosa của Khang Điền. (Ảnh: Xây dựng Tiến Hưng). HĐQT của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Khang Điền, Mã: KDH) vừa công bố nghị quyết thông qua phương án tăng vốn điều lệ cho hai công ty con. Cụ thể, Khang Điền thông qua việc góp thêm 659,3 tỷ đồng vào Công ty TNHH Tư vấn Quốc tế. Qua đó, doanh nghiệp này sẽ rót số tiền tương tự để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng. Tại thời điểm thông qua phương án góp vốn, Tư vấn Quốc tế có vốn điều lệ 90 tỷ đồng, trong đó Khang Điền sở hữu 99,9% (89,9 tỷ đồng). Về phía Bình Trưng, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Tư vấn Quốc tế sở hữu 99% (199,8 tỷ đồng). Theo tìm hiểu, Bình Trưng hiện là chủ đầu tư của dự án Clarita Khang Điền trên đường Võ Chí Công, phường Bình Trưng Đông, quận 2. Cũng tại Nghị quyết này, Khang Điền thông qua việc góp thêm 399,6 tỷ đồng cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Kim Phát. Ngược lại, Kim Phát sẽ rót số tiền này vào Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Phú Hải. Tại thời điểm thông qua phương án góp vốn, Bất động sản Kim Phát có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Khang Điền sở hữu 99,9% vốn điều lệ (199,8 tỷ đồng). Còn Phú Hải có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó Kim Phát sở hữu 99,9% (99,9 tỷ đồng). Khang Điền cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho Bình Trưng và Phú Hải nhằm gia tăng quỹ đất của doanh nghiệp tại quận 2, TP HCM. Trước đó, tại ĐHĐCĐ diễn ra hồi tháng 6/2020, Khang Điền cho biết sẽ triển khai hai dự án nhà ở thấp tầng mới. Trong đó, dự án tại quận 2 có quy mô 5,7 ha với 159 căn nhà liên kế và biệt thự. Còn dự án tại quận 9 có quy mô 4,3 ha gồm 122 căn nhà liên kế và biệt thự. Ngoài ra, danh mục dự án sẽ triển khai của Khang Điền còn có: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (mở rộng) quy mô gần 110 ha, Khu dân cư 11A tại Bình Chánh (16,4 ha), nhà liên kế và biệt thự Clarita quận 2 (5,8 ha),… Theo báo cáo của Chứng khoán BVSC, trong năm 2021, Khang Điền dự kiến sẽ bàn giao 1.300/1.310 căn hộ tại Lovera Vista, dự kiến thu về 2.600 - 2.700 tỷ đồng. Dự án này có quy mô khoảng 1,8 ha, nằm trong Khu dân cư Phong Phú 4, huyện Bình Chánh. Tại Armena, doanh nghiệp dự kiến thu về 1.600 - 1.700 tỷ đồng nếu bàn giao 122 căn shophouse. Đây là dự án được ưu tiên triển khai so với dự án Clarita Khang Điền ở quận 2, do Armena nằm gần Verosa, khu vực đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dự án này có tổng diện tích 4,3 ha, có mặt tiền Đường Võ Chí Công, phường Phước Long B, quận 9. Đối với Safira, Khang Điền dự kiến bàn giao 200 - 300 căn hộ cao tầng trong 2021, doanh thu dự kiến 350 - 450 tỷ đồng. Dự án này cũng nằm trên mặt tiền đường Võ Chí Công, quận 9, gồm 4 tòa tháp cao 22 tầng nằm trên khu đất hơn 2,7 ha với 1.600 căn hộ. Tại Verosa, 20 - 25 sản phẩm dự kiến sẽ được bàn giao, mang về cho doanh nghiệp 300 - 350 tỷ đồng. Verosa nằm trên đường Liên Phường, quận 9, quy mô hơn 8 ha với tổng cộng 296 căn shophouse, biệt thự. Trên cơ sở đó, BVSC dự báo lợi nhuận năm 2021 của Khang Điền là 1.367 tỷ đồng, tăng 19% theo năm. Công ty chứng khoán cũng nhận định, Khang Điền sẽ có một năm kinh doanh ổn định. Ngoài ra, những chuyển động liên quan đến quỹ đất phía Nam (Bình Tân, Bình Chánh) sẽ mang đến những tiềm năng cho doanh nghiệp. Theo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2020, Khang Điền kinh doanh tích cực với doanh thu thuần đạt 4.532 tỷ đồng, lãi sau thuế ghi nhận 1.154 tỷ đồng, lần lượt tăng 61% và 26% so với năm trước đó. Tính đến 31/12/2020, tiền và tương đương tiền của Khang Điền là 1.826 tỷ đồng, chiếm 13% và tổng dư nợ vay chiếm 13,2% tổng tài sản. Trong năm 2020, doanh nghiệp tập trung chủ yếu cho quỹ đất, không dàn trải sang nhiều khoản đầu tư khác. Theo BVSC, tính đến cuối tháng 12/2020, giá trị khoản chi mua đất của Khang Điền là 10.635 tỷ, tương đương 77% tổng tài sản. Công ty chứng khoán này đánh giá, Khang Điền đang có nhiều tiềm năng dài hạn khi quỹ đất tập trung 100% ở TP HCM.
KDH
Nhu cầu phụ tải điện thấp, PV Power chỉ thực hiện được 86% mục tiêu doanh thu tháng 8. Theo báo cáo của PV Power, chỉ có 2/7 nhà máy điện là thuỷ điện Đakđrink và Vũng Áng 1 vượt kế hoạch sản lượng trong tháng, lần lượt 8% và 33%. Hình minh họa: PV Power. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power - Mã: POW) vừa công bố tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 8 với tổng doanh thu ước tính gần 1.814 tỷ đồng, bằng 86% so với kế hoạch doanh thu tháng đã đề ra. Luỹ kế 8 tháng đầu năm, tổng doanh thu của PV Power ước đạt hơn 20.082 tỷ đồng. Trong đó, nhà máy điện Vũng Áng 1 có đóng góp lớn nhất vào doanh thu toàn tập đoàn gần 7.578 tỷ đồng, tiếp đó là nhà máy điện Cà Mau 1&2 hơn 6.448 tỷ đồng và nhà máy điện Nhơn Trạch 2 hơn 4.193 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh trong tháng 8 của PV Power. (Nguồn: PV Power). Theo PV Power, trong tháng 8, nhu cầu phụ tải trên hệ thống tiếp tục thấp do tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát trên khắp cả nước, nhiều tỉnh, thành phố cách ly xã hội và các nhà máy điện năng lượng mặt trời vẫn đang được huy động cao. Các nhà máy điện của PV Power cân đối phát điện, đủ bù đắp chi phí và đảm bảo hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, chỉ có 2/7 nhà máy điện là thuỷ điện Đakđrink và Vũng Áng 1 vượt kế hoạch sản lượng trong tháng, lần lượt 8% và 33%. Các nhà máy điện như Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 thậm chí chỉ đạt sản lượng dưới 50%. Về tình hình đầu tư dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 - 4, PV Power cho biết gói thầu EPC đã mở thầu ngày 23/8, ban quản lý dự án điện đang đánh giá hồ sơ dự thầu, thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và điện theo đúng tiến độ. Về công tác sản xuất kinh doanh điện trong tháng 9, công ty đặt mục tiêu sản lượng điện dự kiến trong tháng là hơn 878 triệu kWh và doanh thu dự kiến ước đạt 1.290 tỷ đồng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh điện trong tháng 9 của PV Power. (Ảnh: Thông cáo PV Power).
POW
BVSC: Nguồn cung khan hiếm, Digiworld khó hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm. Theo BVSC, nhu cầu của người tiêu dùng suy giảm và nguồn cung hàng hoá gặp vấn đề đang là thách thức lớn cho Digiworld trong những tháng cuối năm. Báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC – Mã: BVS) đánh giá triển vọng CTCP Thế giới số (Digiworld – Mã: DGW) sẽ khó bứt phá trong bối cảnh vĩ mô khó khăn. Trong quý IV/2022, Digiworld đặt mục tiêu 7.500 tỷ đồng doanh thu giảm 5,3%, lợi nhuận ròng là 300 tỷ đồng giảm 8,3% so với cùng kỳ. BVSC cho rằng, Digiworld đang giả định biên lợi nhuận ròng quý IV mở rộng lên 4% nhờ iPhone 14 có biên lợi nhuận cao ở đầu chu kỳ, tối ưu OpEx và một số khoản hoàn nhập dự phòng. Song, kế hoạch khá tham vọng ở thời điểm hiện tại khi triển vọng quý IV có vẻ ảm đạm do nhu cầu suy giảm và vấn đề nguồn cung. Theo BVSC, doanh thu chủ yếu của Digiworld đến từ điện thoại di động như Xiaomi, iPhone 14, TV Xiaomi, Whirlpool. Tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung iPhone 14 pro và iPhone 14 promax từ chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã tác động lên các hoạt động sản xuất, việc hạn hẹp nguồn cung chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra, chênh lệch cung cầu làm tăng giá bán và mở rộng biên lợi nhuận, phần nào hỗ trợ lợi nhuận ròng dù tác động thuần vẫn tiêu cực, ít nhất là trong ngắn hạn. Do triển vọng kém lạc quan, BVSC hạ triển vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng Digiworld năm 2022 xuống lần lượt 22.984 tỷ đồng và 728 tỷ đồng. Năm nay, Digiworld đặt mục tiêu doanh thu là 26.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 800 tỷ đồng. BVSC dự báo, năm 2023, doanh thu thuần của công ty có thể giảm 5% so với năm 2022 xuống 21.941 tỷ đồng, lợi nhuận ròng giảm 13% xuống 638 tỷ đồng. Song, BVSC kỳ vọng Xiaomi và Apple tiếp tục đạt hiệu quả vượt trội thị trường nhờ lợi thế cạnh tranh sẵn có, duy trì là động lực chính cho Digiworld. Theo đơn vị phân tích, triển vọng năm 2023 của Digiworld sẽ thách thức hơn trước áp lực lạm phát, biến động tỷ giá và môi trường lãi suất tăng. Hơn nữa là vấn đề nguồn cung trong thời gian gần đây và tác động kém tích cực lên sức mua của người tiêu dùng. Mặc dù triển vọng ngắn hạn (6 tháng đầu năm 2023) kém lạc quan do hiệu ứng nền cao nhưng BVSC cho rằng, việc nới lỏng chính sách Zero COVID với nguồn cung là một chất xúc tác để nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát kỹ lưỡng.
DGW
Hòa Phát có hơn 1,5 tỷ USD tiền mặt và tiền gửi, tại sao không mua lại cổ phiếu quỹ?. Doanh nghiệp chỉ mua lại cổ phiếu quỹ khi có tiền mà không biết đầu tư vào đâu. Hiện nay, Hòa Phát đang có nhiều tham vọng với các dự án lớn. Thời điểm cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có hơn 34.800 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng, lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam nếu không kể các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Khối tiền tương đương 1,5 tỷ USD này mang lại cho tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long 320 tỷ đồng tiền lãi trong quý III vừa qua. Các tập đoàn lớn trên thế giới khi dư thừa tiền mặt sẽ tăng trả cổ tức và đẩy mạnh mua lại cổ phiếu quỹ. Ví dụ như Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett tích trữ khối tiền và chứng khoán ngắn hạn kỷ lục 149 tỷ USD tại ngày 30/9 vừa qua. Trong quý III, Berkshire mua lại 7,6 tỷ USD cổ phiếu của chính mình, nâng số tổng 9 tháng đầu năm lên hơn 20 tỷ USD. Apple có khoảng 200 tỷ USD tiền mặt và chứng khoán đầu tư. Trong quý III vừa qua, đại gia "táo khuyết" này đã chi khoảng 20 tỷ USD để mua cổ phiếu quỹ, kế hoạch của cả năm tài khóa này là 90 tỷ USD. Thời gian qua, cả Apple và Berkshire Hathaway đều duy trì hoạt động vốn có của mình, không có thương vụ M&A hay mở rộng kinh doanh đáng kể nào. Vậy tại sao Hòa Phát không mua lại cổ phiếu quỹ như một số tập đoàn lớn trên thế giới? Câu hỏi này từng được đặt ra cho Chủ tịch Trần Đình Long vào cuối năm 2018 khi giá cổ phiếu HPG lao dốc. Ông Long khi đó đã trả lời rằng Hòa Phát đang tập trung nguồn vốn đầu tư cho dự án Dung Quất giai đoạn 1 nên không dư tiền để mua cổ phiếu quỹ. Thậm chí trong ba năm 2016, 2017, và 2018, Hòa Phát không trả cổ tức tiền mặt. Hiện nay, dự án Dung Quất giai đoạn 1 đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận và khối tiền mặt cao kỷ lục trong ba quý đầu năm 2021 cũng nhờ vào công lớn của 4 lò cao tại Khu liên hợp Dung Quất 1. Ngay lập tức, Hòa Phát đã tính đến phương án đầu tư lớn cho dự án Dung Quất giai đoạn 2 để tiếp tục gia tăng năng lực sản xuất thép trong dài hạn. Tiền mặt và tiền gửi của Hòa Phát lên cao kỷ lục. Theo phương án được Đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4/2021 thông qua, Dung Quất 2 sẽ có công suất dự kiến 5,6 triệu tấn thép thô mỗi năm, trong đó thép dẹt là 4,6 triệu tấn và thép thanh, thép dây chất lượng cao là một triệu tấn. Diện tích đất dự kiến sử dụng là gần 284 ha. Tổng mức đầu tư ước tính 85.000 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 70.000 tỷ và vốn lưu động là 15.000 tỷ. Như vậy, Hòa Phát sẽ có nhu cầu vốn rất lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Số tiền mặt và tiền gửi hiện nay sẽ sớm được rót vào các dự án chứ không phải nằm trong két sắt hay tài khoản ngân hàng. Dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) tại Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất. (Ảnh: Đức Quyền). Tập đoàn dự kiến tỷ lệ cổ tức trong năm 2021 vẫn sẽ là 40% như năm 2020, trong đó có thể gồm 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu. Nếu Hòa Phát có thể trả cho cổ đông 500 đồng/cp thì đó là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tập đoàn đang cần vốn cho đầu tư cơ bản, đồng thời cho thấy sự cải thiện rõ rệt so với giai đoạn ba năm liền không có cổ tức tiền mặt khi xây dựng Dung Quất giai đoạn 1. Ngoài ra, doanh nghiệp đã trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thường không mua cổ phiếu quỹ vì hai việc làm này có tác động triệt tiêu lẫn nhau: Một bên làm tăng số cổ phiếu lưu hành, một bên làm giảm. Bên cạnh dự án Dung Quất giai đoạn 2, Hòa Phát còn muốn đầu tư vào một số mảng kinh doanh hạ nguồn ngành thép, sử dụng thành phẩm từ Dung Quất. Ngày 12/4 năm nay, Tập đoàn đã thành lập Công ty cổ phần Sản xuất Container Hòa Phát tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xây dựng nhà máy với công suất 500.000 TEU mỗi năm. Công ty có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tập trung vào các sản phẩm container phổ biến với chiều dài 20 và 40 feet. Trong đó, giai đoạn 1 có công suất 180.000 - 200.000 TEU/năm, dự kiến cho ra sản phẩm từ quý II/2022. Nguyên liệu cho sản xuất vỏ container là loại thép cuộn cán nóng (HRC) mác SPA-H đặc chủng chống ăn mòn, kháng thời tiết. Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết chi phí sản xuất HRC để làm container đắt hơn khoảng 60 USD/tấn so với HRC thông thường. Tại Việt Nam, Khu Liên hợp Hòa Phát Dung Quất là đơn vị duy nhất sản xuất được loại thép này. Cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn đã thành lập Công ty cổ phần Điện máy Gia dụng Hòa Phát với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trả lời phỏng vấn Bloomberg tháng 10 vừa qua, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết tập đoàn đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất đồ gia dụng lớn nhất Việt Nam và kỳ vọng doanh thu 1 tỷ USD từ mảng này vào năm 2030. Các sản phẩm điện máy gia dụng như tủ lạnh, tủ đông, điều hòa nhiệt độ cũng sử dụng một phần nguyên liệu đầu vào là tôn mạ lạnh được sản xuất từ HRC của Khu liên hợp Dung Quất. Kết phiên sáng 18/11, giá HPG dừng ở 50.300 đồng/cp, giảm 2,1% so với tham chiếu và thấp hơn 13% so với đỉnh 58.000 đồng/cp thiết lập hôm 28/10. Trên các diễn đàn chứng khoán xuất hiện rất nhiều bài đăng của các nhà đầu tư tỏ vẻ thất vọng với diễn biến cổ phiếu HPG những tuần vừa qua. Đây là điều dễ hiểu do HPG là cổ phiếu "quốc dân" được rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ. Theo thống kê vào đầu tháng 7 năm nay, Hòa Phát có hơn 133.000 cổ đông. Diễn biến cổ phiếu HPG trong 5 tháng qua. (Nguồn: TradingView).
HPG
Digiworld dự báo lợi nhuận năm 2023 giảm 42%, đề xuất trả cổ tức 1.000 đồng/cp năm 2022. Năm 2023, Digiworld dự báo doanh thu giảm 9% còn lợi nhuận sau thuế giảm 42% so với cùng kỳ. CTCP Thế giới số (Digiworld - Mã: DGW) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến tổ chức trực tuyến vào ngày 26/4. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 20.000 tỷ đồng doanh thu giảm 9%, lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng giảm 42% so với cùng kỳ. Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023, HĐQT công ty sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế trong năm và xây dựng phương án trình ĐHĐCĐ tại kỳ đại hội gần nhất. Về cổ tức năm 2022, Digiworld trình cổ đông phương án trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp). Thời gian thực hiện trong năm 2023. Với hơn 167 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty cần chi 167 tỷ đồng trả cổ tức. Trước đó, hồi tháng 2, Digiworld đã tổ chức buổi gặp gỡ các chuyên viên phân tích nhằm thảo luận về triển vọng kinh doanh năm 2023, triển vọng về các mảng sản phẩm chủ lực và hoạt động M&A. Song, tại thời điểm đó, Digiworld đưa ra hai kịch bản kinh doanh có lợi nhuận khá cao so với tài liệu gửi cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2023. Cụ thể, ở kịch bản cơ sở, công ty đặt mục tiêu năm 2023 lãi ròng 787 tỷ đồng tăng 15% so với năm trước. Ở kịch bản thứ hai, kém tích cực hơn, Digiworld lên kế hoạch 752 tỷ đồng lãi ròng, tăng 10% so với năm 2021. Về kế hoạch M&A, công ty cho biết sẽ hoàn thành hai thương vụ trong năm nay, một trong mảng thiết bị văn phòng và một trong mảng hàng tiêu dùng. Quy mô các thương vụ tương tự thương vụ Archison và được kỳ vọng hoàn thành trong quý II hoặc quý III.
DGW
Petrolimex muốn bán 25 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá trên 1.300 tỷ đồng. Petrolimex vừa công bố kế hoạch bán 25 triệu trên tổng số hơn 75 triệu cổ phiếu quỹ, nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển. Theo kế hoạch của tập đoàn, hơn 50 triệu cổ phiếu quỹ còn lại cũng sẽ được bán ra trong năm 2021 này. (Ảnh: Thu Thủy). Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) vừa ra quyết định về việc bán tiếp 25 triệu cổ phiếu quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển. Hiện, Petrolimex đang nắm giữ hơn 75 triệu cổ phiếu quỹ, dó đó nếu giao dịch thành công, doanh nghiệp dự kiến giảm số lượng cổ phiếu quỹ sở hữu còn hơn 50 triệu đơn vị. Trong ba tháng gần đây, giá cổ phiếu PLX liên tục tăng mạnh và đạt đỉnh một năm phiên 11/1. Sau đó, cổ phiếu này điều chỉnh và hiện giao dịch quanh vùng 54.300 đồng/cp. Ước tính theo mức giá trên, Petrolimex có thể thu về gần 1.360 tỷ đồng từ lần bán cổ phiếu quỹ này. (Nguồn: VNDirect). Trong năm 2021, Petrolimex đặt kế hoạch bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ còn sở hữu để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư và phát triển của tập đoàn. Petrolimex đang thiếu hụt nguồn vốn do tình hình kết quả kinh doanh không thuận lợi năm 2020 ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và sự sụt giảm giá dầu đột ngột. Theo công bố mới đây từ tập đoàn, tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 ước đạt 123.000 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch nhưng giảm 35% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 1.268 tỷ đồng, chỉ đạt 81% kế hoạch năm và giảm khoảng 77,5% so với kết quả năm 2019. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của tập đoàn kể từ năm 2015 dưới tác động kép của dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu.
PLX
Coteccons tiếp tục thua lỗ quý III, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm gần 2.000 tỷ. Giá nhân công, nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khiến Coteccons lỗ quý thứ hai trong năm. CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.113 tỷ, tăng 191% so với cùng kỳ năm ngoái - giai đoạn đỉnh điểm của dịch COVID-19 và giãn cách xã hội ảnh hưởng nhiều tới tiến độ xây dựng các dự án. Giá vốn hàng bán lên tới 3.081 tỷ, không tăng tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu do giá cả nhân công và nguyên vật liệu tăng cao khiến biên lợi nhuận giảm từ 1,57% cùng kỳ năm ngoái xuống 1,06% kỳ này. Chi phí quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là chi phí dự phòng) tăng 14% so với quý III/2021 lên 103 tỷ khiến công ty lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 37 tỷ. Trong kỳ, Coteccons ghi nhận khoản lợi nhuận khác gần 34 tỷ chủ yếu do hoàn nhập chi phí công trình phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh và một phần từ hoàn nhập chi phí dự phòng bảo hành công trình. Do đó, Coteccons chỉ còn lỗ ròng 3,5 tỷ đồng quý III, cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 12 tỷ. Luỹ kế 9 tháng, Coteccons đạt 8.307 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ còn 1,8 tỷ sau hai quý thua lỗ, quý III/2021 có lãi 87,5 tỷ đồng. Năm 2022, Coteccons đề ra mục tiêu 15.010 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 20 tỷ đồng. Kết thúc quý III, doanh nghiệp đạt 55% kế hoạch doanh thu và mới đạt 9,6% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Về tình hình tài chính, quy mô tài sản cuối quý III của Coteccons là 17.757 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, chủ yếu do tăng khoản phải thu và hàng tồn kho. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Coteccons là phải thu ngắn hạn (đa phần là phải thu từ khách hàng) là 10.310 tỷ, tăng gần 12% sau một quý và tăng hơn 20% so với đầu năm. Công ty có khoản nợ xấu phải thu 484 tỷ đồng với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh, 122 tỷ nợ xấu ở CTCP Đầu tư Minh Việt và 540 tỷ ở nhóm khách hàng khác. Coteccons đã phải trích lập dự phòng 961 tỷ đồng cuối quý III. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có khoản phải thu về cho vay 650 tỷ cuối tháng 9. Hàng tồn khi ghi nhận 3.197 tỷ tại ngày 30/9, tăng 51% sau một quý và tăng 89% so với ngày 1/1, chủ yếu là các chi phí các công trình dở dang. Gia tăng khoản phải thu, phải trả và hàng tồn kho khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Coteccons âm 1.990 tỷ 9 tháng đầu năm, cùng kỳ năm ngoái dương 183 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương 60 tỷ và dòng tiền từ hoạt động tài chính 1.460 tỷ không đủ bù đắp cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng ghi nhận âm 469 tỷ đồng. Cuối quý III, Coteccons có 1.651 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn cùng với khoản đầu tư trái phiếu 767 tỷ. 9 tháng, Coteccons thu về 200 tỷ tiền lãi từ cho vay, đầu tư trái phiếu và lãi tiền gửi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn dành 255 tỷ để đầu tư vào cổ phiếu (TCB, FPT...), chứng chỉ quỹ song đã phải trích lập dự phòng gần 37 tỷ đồng. Trước đó, công ty cho biết đã hình thành danh mục đầu tư ngắn hạn cân đối và đa dạng theo 3 loại: Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng, tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 4-12 tháng và danh mục đầu tư trái phiếu hỗn hợp kỳ hạn 1-12 tháng. Điều này cho phép Coteccons tăng tỷ suất lợi nhuận thu nhập tài chính bình quân và phòng ngừa rủi ro về khả năng thanh toán, tỷ lệ thu nhập dao động từ 3-6% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 5-12% trong 6 tháng đầu năm nay. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải cuối kỳ của Coteccons là 9.562 tỷ, trong đó doanh nghiệp đi vay tổng cộng 1.464 tỷ. Dư nợ trái phiếu là 495 tỷ, gần 967 tỷ là vay từ ngân hàng (chủ yếu là ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động). 9 tháng, Coteccons vay thêm 1.880 tỷ đồng thời trả nợ gốc 419 tỷ và tốn gần 55 tỷ đồng chi phí lãi vay. Vốn chủ sở hữu cuối quý III là 8.195 tỷ với 4.667 tỷ quỹ đầu tư phát triển, 317 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
CTD
Điện Gia Lai (GEG) góp vốn lập công ty năng lượng có vốn 100 tỷ đồng. Điện Gia Lai dự kiến sở hữu 49,99% vốn điều lệ của CTCP Năng lượng SOLWIND. Chủ tịch HĐQT CTCP Điện Gia Lai (Mã: GEG) vừa công bố quyết định thành lập CTCP Năng lượng SOLWIND với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, tương đương với 10 triệu cổ phần. Theo đó, GEG sở hữu 49,99% vốn điều lệ của Năng lượng SOLWIND, tương đương 49,99 tỷ đồng. Trụ sở công ty dự kiến tại số 253, đường Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM. Theo tìm hiểu, tại ngày 30/9/2022, GEG có 14 công ty con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp điện, năng lượng. Song, vào tháng 12/2022, công ty quyết định giải thể công ty TNHH MTV Xây lắp và Cơ điện Gia Lai (GCC). Công ty này chuyên về xây lắp, cơ điện. Về tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022, GEG ghi nhận doanh thu đạt 1.597 tỷ đồng tăng 70% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 349 tỷ đồng, tăng 65%. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu là 2.073 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 345 tỷ đồng. Sau ba quý, GEG đã thực hiện được 77% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch lợi nhuận. Cuối quý III/2022, tổng tài sản của công ty khoảng 16.157 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn là 696 tỷ đồng. Tổng nợ vay của GEG tại ngày 30/9/2022 khoảng 7.781 tỷ đồng, chủ yếu là vay nợ dài hạn, chiếm 48% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty khoảng 4.894 tỷ đồng bao gồm 299 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022. Chốt phiên ngày 4/1, cổ phiếu GEG dừng tại mốc 15.000 đồng/cp, giảm 57% so với thị giá so với một năm trước.
GEG
Cổ đông HCC muốn công ty đẩy mạnh khai thác các BĐS tại Huế. Theo chiến lược giai đoạn 2021-2025, CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HCC, Mã: HUB) sẽ đẩy mạnh mảng BĐS và tăng tỷ trọng mảng này trong hoạt động kinh doanh lên 40%, còn lại chia đều cho mảng thi công xây lắp và hoạt động khác. Tính đến cuối năm 2020, CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế (HCC, Mã: HUB) đầu tư vào 6 công ty con với tổng giá trị đầu tư gốc gần 63 tỷ đồng và 4 công ty liên kết với tổng giá trị đầu tư gốc xấp xỉ 26,5 tỷ đồng. Các công ty này hoạt động ở các lĩnh vực vật liệu xây dựng, xây lắp, dịch vụ KCN, BĐS, đầu tư tài chính,... Theo chia sẻ của HĐQT tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vừa diễn ra, năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có Xây lắp Thừa Thiên Huế. Nhìn chung, hoạt động của nhóm công ty sản xuất gạch tuynen giảm nhiều so với năm 2019 do dịch bệnh, thiên tai, các dự án bị trì hoãn hoặc vẫn vướng pháp lý, xây dựng nhà ở tư nhân giảm sút, các nhà máy phía Nam không có thị trường nên đẩy mạnh ra tiêu thụ ở phía Bắc. Đặc biệt, sự tranh tranh của nhiều nhà máy gạch tuynen ở Thừa Thiên Huế tiếp tục gay gắt do cung vượt cầu, dẫn đến giá bán giảm sâu. Từ tháng 10 đến tháng 11, nhiều đơn vị đã chịu thiệt hại rất nhiều do thiên tai, bão lụt liên tiếp xảy ra. Trong đó, CTCP Gạch Tuynen số 1 bị hư hỏng một lượng lớn gạch mộc, hệ thống lò nung sấy bị tắt do nước lụt dâng cao, phải ngừng một thời gian để sửa chữa. Tính riêng trong quý cuối năm 2020, doanh nghiệp này bị lỗ. Cùng với đó, hoạt động thầu xây lắp của công ty cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong năm qua khi đầu tư công trên địa bàn truyền thống của công ty ngày càng giảm, dự án có giá trị lớn không nhiều, hoạt động đấu thầu công trình bị cạnh tranh gay gắt. Mặt khác, doanh thu các công trình tại miền Nam không đạt được như kỳ vọng (do chủ đầu tư chiếm dụng vốn, chậm thanh toán,…), các dự án BĐS của công ty vẫn bị ách tắc về thủ tục pháp lý (giao đất, tiền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng,…). Liên quan đến hoạt động cho thuê văn phòng, HĐQT cho biết, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên một số khách hàng đã tạm ngừng hoạt động và trả lại mặt bằng cho thuê trong năm vừa qua. Công ty cũng có chính sách hỗ trợ giảm giá thuê 10-50% cho những khách hàng có hoạt động kinh doanh gặp khó khăn bởi dịch. Do vậy, doanh thu từ mảng này của công ty bị giảm nhiều. Ngoài ra, một số khách hàng gặp khó khăn đã trì hoãn thanh toán tiền thuê làm phát sinh nợ chậm thu hồi. Với những khó khăn trên, trong năm 2020 công ty đạt hơn 456 tỷ đồng doanh thu, giảm 3% so với năm 2019 và 72 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,8% so với cùng kỳ; thực hiện được 70% kế hoạch doanh thu và vượt hơn 20% lợi nhuận năm. Giai đoạn 2016-2020, hoạt động xây lắp đóng góp nguồn thu chính cho Xây lắp Thừa Thiên Huế với hơn 200 tỷ đồng mỗi năm, kế đến là vật liệu xây dựng, dịch vụ KCN, BĐS và hoạt động tài chính. Song, những mảng chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của công ty chủ yếu đến từ đầu tư vốn, kinh doanh BĐS và cung cấp dịch vụ KCN. Tại đại hội, đại diện quỹ đầu tư AFC cho rằng công ty nên tập trung vào những đơn vị hoạt động hiệu quả như CTCP Frit Huế và thu hẹp dần những đơn vị hoạt động hiệu quả thấp như nhóm công ty Gạch Tuynen. Theo báo cáo của HĐQT, Frit Huế vẫn đạt hiệu quả cao với 991 tỷ đồng doanh thu và 91 tỷ đồng lợi nhuận trong năm ngoái, bất chấp khó khăn chung của thị trường trước COVID-19. Trong khi đó, một số cổ đông khác cho rằng công ty cần có đánh giá tổng thể về mảng bất động sản bởi các dự án của công ty hầu như triển khai rất chậm. Công ty cần tập trung hơn để khai thác hiệu quả quỹ đất hiện hữu và tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để phát triển quỹ đất. Theo HĐQT HCC, công ty sẽ tiếp tục tái cơ cấu các khoản đầu tư tại các công ty con và các công ty liên kết nhằm tối đa hiệu quả hoạt động trên vốn. Riêng đối với lĩnh vực bất động sản, công ty sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường và sản phẩm để đa dạng hoá hoạt động đầu tư. Công ty sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược có thương hiệu mạnh để hợp tác cùng đầu tư, ưu tiên hợp tác với các cổ đông của HCC. Định hướng của Xây lắp Thừa Thiên Huế đến năm 2025, BĐS sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh (40%), còn lại chia đều cho mảng thi công xây lắp (30%) và hoạt động kinh doanh khác (30%). Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các dự án đã và đang triển khai gồm có: Khu nhà ở Tam Thai, Khu chung cư Đào Tấn, Khu dân cư khu vực 1, phường Thủy Dương; KCN Phú Bài giai đoạn 4. Ngoài ra, công ty sẽ nghiên cứu để đầu tư một số dự án như công viên địa đàng để làm khu nghĩa trang cho người dân TP Huế, đồng thời cùng với các đối tác tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án khác. Phản hồi cổ đông việc chuyển nhượng KCN Phú Bài giai đoạn 4 (đợt 1), lãnh đạo Xây lắp Thừa Thiên Huế cho biết công ty đang giải quyết dứt điểm việc mua bán tài sản với Công ty Trung Quý Huế. Công ty đã nộp hồ sơ thiết kế cơ sở và đang cùng đơn vị tư vấn bổ sung hồ sơ thiết kiết các hạng mục công trình theo yêu cầu của Ban Quản lý các Khu kinh tế - công nghiệp. Theo dự kiến, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn tất thiết kế và triển khai thi công trong quý II năm nay. HĐQT thông tin thêm, đơn vị thành viên là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hạ tầng KCN đang tham gia dự thầu một số công trình và tiếp cận các chủ đầu tư cho dự án mới trong năm 2021. Ngoài ra, công ty cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng vào năm 2022 và tiếp tục tăng lên hơn 300 tỷ đồng vào năm 2025. Mục tiêu đến năm 2025, Xây lắp Thừa Thiên Huế đạt 1.200 tỷ đồng doanh thu và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Riêng trong năm nay, các cổ đông đã thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất 550 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 60 tỷ đồng, tăng 21% về doanh thu và giảm 17% về lợi nhuận so với kết quả đạt được trong năm 2020. Với kế hoạch này, công ty dự kiến chia cổ tức tối thiếu 15% trên vốn điều lệ. Trong quý đầu năm nay, công ty đạt gần 79 tỷ đồng doanh thu và gần 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4% về doanh thu và giảm 2% về lợi nhuận so với cùng kỳ. Bên cạnh những nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư, các cổ đông cũng đã thông qua danh sách thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2025 với 5 thành viên, bao gồm: Ông Lê Quý Định, ông Đoàn Hữu Thuận, bà Nguyễn Thị Thanh Hường, ông Lê Tấn Phước và ông Trần Sĩ Chương. Trong đó, ông Trần Sĩ Chương giữ vai trò thành viên HĐQT độc lập. Ông Chương từng là Chuyên viên cố vấn kinh tế Quốc hội Mỹ, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Quốc tế James Riedel Associates và Cố vấn Tập đoàn Thương mại Nissho Iwai Janpan. Hiện tại, ngoài HCC, ông Chương còn là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chân Mây LNG, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Le & Associates, cố vấn tập đoàn xây dựng Hòa Bình,... CTCP Chân Mây LNG được biết đến là chủ đầu tư Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) có vốn đầu tư 6 tỷ USD, được đặt tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thừa Thiên Huế.
HUB
Gạo Trung An (TAR) trình chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 110 tỷ đồng năm 2022, bằng 1/6 so với kế hoạch đầu năm. Gạo Trung An trình kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 110 tỷ đồng cao hơn thực hiện 2021, tuy nhiên giảm gần 6 lần so với lợi nhuận sau thuế dự kiến 600 tỷ đồng được công bố vào đầu năm Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên và dự kiến tổ chức vào ngày 27/6. Theo đó, năm 2022, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu 3.500 tỷ đồng, tăng 12,2% so với thực hiện cả năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước tính là 110 tỷ đồng, tăng 13,75% với thực hiện năm 2021 nhưng lại giảm gần 6 lần so với kế hoạch lãi sau thuế 600 tỷ đồng từ đầu năm. Trung An là doanh nghiệp chuyên gia công xay xát và chế biến gạo xuất khẩu nên có giá vốn cao, lợi nhuận thường chỉ quanh mức ngưỡng 100 tỷ đồng. Do đó, kế hoạch 600 tỷ đồng đầu năm được coi là mức đột biến. Tại đại hội tới, Trung An cũng trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ nhận được 1 cổ phiếu mới. Tổng số tiền dự chia khoảng 71,2 tỷ đồng, sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2021. Thời gian thực hiện được đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT công ty quyết định. Năm 2022, công ty cũng dự kiến chia cổ tức khoảng 10% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, công ty cũng trình cổ đông về việc nâng tỷ lệ sỡ hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ 0% lên 49%. Về mục tiêu phát triển 2022, Trung An sẽ mở thêm các cửa hàng ở thị trường nội địa với sản phẩm chính là gạo sạch và gạo hữu cơ, mục tiêu định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chất lượng an toàn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và organic. Ở thị trường xuất khẩu, công ty sẽ mở rộng thị trường đến các nước EU, châu Mỹ,... Định hướng đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu gạo sạch của cả nước, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo thương hiệu Về kế hoạch chi tiêu năm 2022, Hội đồng quản trị cũng đề xuất huy động 500 tỷ đồng đầu tư M&A các doanh nghiệp và dự án có tiềm năng về ngành nông lâm ngư nghiệp hoặc y tế ở khu vực phía Nam (miền Đông/Tây Nam Bộ). Ngoài ra, Hội đồng quản trị Trung An cũng báo cáo cổ đông về việc sử dụng tiền huy động từ đợt phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu đã hoàn thành từ tháng 1/2022. Với giá 18.000 đồng/cp, tổng giá trị huy động được 450 tỷ và toàn bộ số tiền được dùng để trả nợ ngân hàng. Trung An thanh toán cho Sacombank chi nhánh Cần Thơ 287 tỷ đồng, VPBank chi nhánh Cần Thơ gần 89 tỷ đồng và BIDV chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long 74 tỷ đồng. Vốn điều lệ công ty đã tăng từ 462 tỷ đồng lên 712 tỷ đồng sau phát hành, Kết phiên giao dịch trưa ngày 8/6, mã TAR được chốt ở mức 31.900 đồng/cp.
TAR
Becamex TDC dự kiến thu về hơn 3.000 tỷ từ ba dự án tại Bình Dương. Năm 2021, Becamex TDC (công ty con của Becamex IDC) đặt kế hoạch doanh thu 1.696 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 173 tỷ đồng; tỷ lệ chia cổ tức trong năm dự kiến không dưới 11%. Trụ sở của TDC tại đường Đồng Khởi, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. (Ảnh: TDC). Ngày 16/4 vừa qua, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Mã: TDC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Các cổ đông đã thông qua kế hoạch doanh thu gần 1.696 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 173 tỷ đồng, lần lượt tăng 25,5% và 15,7% so với kết quả đạt được trong năm 2020. Doanh nghiệp dự kiến chia cổ tức không dưới 11% (năm 2020 là 10%). Trong năm nay, TDC vẫn tiếp tục tập trung vào ba mảng hoạt động chính là bất động sản, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất bê tông thương phẩm. Riêng đối với mảng bất động sản, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, hợp tác đầu tư vào các dự án sẵn có tại Thành Phố Mới Bình Dương, bao gồm dự án Uni Galaxy và TDC Plaza. Tại dự án Uni Town, TDC sẽ tiếp tục xây dựng phần còn lại, triển khai kinh doanh trong năm để thu dòng tiền về tái đầu tư vào các quỹ đất. Cùng với đó, một phần quỹ đất sạch của doanh nghiệp tại Thành Phố Mới Bình Dương sẽ được tận dụng để phát triển shophouse trên trục đại lộ Lê Lợi. Đối với dự án nhà ở công nhân Bàu Bàng, doanh nghiệp đặt mục tiêu kinh doanh toàn bộ khối lượng sản phẩm đã đầu tư xây dựng. Dự án này nằm cạnh khu công nghiệp Bàu Bàng, cách trung tâm hành chính của huyện Bàu Bàng 1,5 km. Về quy mô, dự án gồm 5 khối nhà, với các căn shophouse kết hợp các căn hộ mini. Dự kiến, đến tháng 4 TDC sẽ hoàn thành dự án, đồng thời sẽ mở bán 137 sản phẩm, tổng doanh thu ước tính khoảng 217 tỷ đồng. Cũng tại Bình Dương, doanh nghiệp hiện đang triển khai đầu tư ba dự án khác, dự kiến thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Đầu tiên là khu căn hộ TDC Plaza tại trung tâm Thành Phố Mới Bình Dương, bao gồm 5 block và hồ sinh thái 40 ha. Trong giai đoạn 2021 - 2025, TDC dự kiến mở bán 256 căn hộ, doanh thu ước tính khoảng 1.100 tỷ đồng. Tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, TDC đang sở hữu dự án nhà phố thương mại shophouse Hòa Lợi, nằm trong quy hoạch tổng thể khu dân cư TDC - Hòa Lợi. Dự kiến, doanh nghiệp sẽ mở bán 123 căn, tổng doanh thu dự kiến khoảng 674 tỷ đồng. Cuối cùng là khu phố thương mại Uni Galaxy, nằm cạnh Trung tâm thương mại thế giới Bình Dương (WTC). Tại dự án này, TDC dự kiến mở bán 350 căn nhà phố liền kề, tổng doanh thu dự kiến 1.250 tỷ đồng. TDC là doanh nghiệp được thành lập ngày 26/3/2002, trên cơ sở cổ phần hóa bộ phận kinh doanh bán buôn, bán lẻ và làm tổng đại lý phân phối hàng hóa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thuộc Công ty Thương mại Đầu tư và Phát triển Bình Dương, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM). Doanh nghiệp có trụ sở chính tại đường Đồng Khởi, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tại thời điểm ngày 31/12/2020, doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó Becamex IDC sở hữu 60,7%. Chủ tịch HĐQT là ông Giang Quốc Dũng; người đại diện kiêm Tổng Giám đốc là ông Đoàn Văn Thuận. Đại hội cũng thông qua phương án phát hành 35 triệu cổ phiếu trong năm 2021, tương ứng với 350 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp lên 1.350 tỷ đồng. Vốn huy động được dùng để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất một số lô đất tại Khu dân cư Hòa Lợi. Khu dân cư Hòa Lợi có tổng diện tích gần 49 ha, nằm trong Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương (TP mới Bình Dương), liền kề dự án nhà ở xã hội Becamex - Khu Hòa Lợi. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Trước đó, vào cuối tháng 3, Becamex IDC đã thông qua nghị quyết liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Khu dân cư Hòa Lợi cho TDC với giá trị hợp đồng gần 457 tỷ đồng. Theo đó, Becamex IDC chấp thuận ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất các lô E2, E6 và E7 tại Khu dân cư Hòa Lợi, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương cho TDC nhằm kinh doanh và đầu tư xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt. Tổng diện tích thương phẩm của các lô đất là khoảng 4,5 ha. Về phương án phát hành 350 tỷ đồng cổ phiếu Tại đại hội, ông Quảng Văn Viết Cương, thành viên HĐQT của TDC cho biết, phương án phát hành cổ phiếu được xác định giá khởi điểm bởi ba điều kiện chính, gồm giá trị sổ sách tại báo cáo tài chính mới nhất, trung bình giá đóng cửa 30 phiên giao dịch liên tiếp và giá khởi điểm không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Cũng theo ông Cương, giá trị sổ sách có thể tăng hoặc giảm tùy từng thời điểm, do đó việc công ty xác định giá khởi điểm theo báo cáo tài chính gần nhất là phù hợp, thay vì lấy mức giá theo kết quả đấu giá cao nhất như nhiều công ty vẫn áp dụng. Bên cạnh đó, phía doanh nghiệp còn thông tin thêm, phương án phát hành gói cổ phiếu 350 tỷ đồng đã được doanh nghiệp triển khai thực hiện khoảng hai năm nay và nghị quyết ĐHCĐ trước đây cũng đã từng đề cập, đến nay đã đạt được khoảng 90% kế hoạch triển khai. Do đó, trước đề xuất thay đổi phương án phát hành cổ phiếu của cổ đông, phía doanh nghiệp cho rằng điều này không phù hợp. Vướng mắc tại dự án Phố Sông Cấm Nguồn: BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 TDC. Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 của TDC cho thấy, tính đến 31/12/2020, dự án Phố Sông Cấm có chi phí kinh doanh dở dang dài hạn 404,5 tỷ đồng. Dự án này đang tạm ngưng triển khai do chưa hoàn thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vừa qua, đại diện HĐQT của TDC cho biết, dự án Phố Sông Cấm có diện tích khoảng 10 ha, trong đó diện tích thương phẩm khoảng 5,4 ha, công ty đã nhận chuyển nhượng từ năm 2010 và đã thống nhất với VSIP Hải Phòng sẽ làm thủ tục ra sổ đất cho TDC để TDC làm chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, UBND TP Hải Phòng chỉ cho phép VSIP Hải Phòng hợp tác khai thác mà không cho chuyển nhượng dự án. Đến nay, TDC mới chỉ thanh toán cho VSIP Hải Phòng 30% giá trị hợp đồng. Phía doanh nghiệp cũng cho biết thêm, danh mục giá trị sản xuất dở dang dài hạn của TDC tăng thành hơn 2.600 tỷ đồng là do chuyển từ nợ ngắn hạn sang dài hạn, kéo theo tỷ lệ giá trị sản xuất dở dang tăng lên.
BCM
Thaiholdings thay CEO. Ông Phan Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Thaiholdings kể từ đầu năm 2023. Cuối năm 2022, Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Thaiholdings đã công bố quyết định thông qua việc miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng kể từ ngày 1/1/2023. Ông Dũng xin rút khỏi ghế Tổng Giám đốc vì lý do cá nhân. Ông Dũng bắt đầu ngồi ghế CEO của Thaiholdings kể từ ngày 5/7/2021 thay ông Vũ Ngọc Định. Bên cạnh chức Tổng Giám đốc, ông Dũng còn là thành viên HĐQT của Thaiholdings. Bên cạnh đó, HĐQT của Thaiholdings cũng thông qua việc miễn nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng của ông Phan Mạnh Hùng và bổ nhiệm ông Hùng lên làm Tổng Giám đốc từ ngày 1/1/2023. Ông Phan Mạnh Hùng sinh năm 1978. Ông đã có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán đồng thời liên tục giữ các vị trí lãnh đạo tại các doanh nghiệp lớn như: Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn VFAM Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kế toán và Tư vấn Thuế Việt Nam, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Du lịch Kim Liên, Chủ tịch HĐQT CTCP Tôn Đản…và gần đây nhất là Phó Tổng Giám đốc Thaiholdings. Ngoài ra, Thaiholdings cũng công bố các quyết định bổ nhiệm ông Ngô Quyết Tiến giữ chức vụ Kế toán trưởng, bà Nguyễn Hà Thu giữ chức Trưởng nhóm hành chính – Ban Hành chính quản trị, các quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Trong năm 2022, nhân sự cấp cao của Thaiholdings liên tục biến động khi doanh nghiệp miễn nhiệm và bổ nhiệm loạt Phó Tổng Giám đốc và cả thành viên HĐQT cùng thành viên Ban Kiểm soát. Kết phiên cuối năm 2022, cổ phiếu THD dừng ở mốc 39.000 đồng/cp, giảm 86% so với đầu năm ngoái. Giá trị vốn hoá hết năm ngoái còn gần 14.000 tỷ đồng.
THD
FLC chi hơn 1.800 tỷ đồng để trả nợ gốc trong nửa đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm nay, FLC chi hơn 1.800 tỷ đồng để trả nợ gốc, đồng thời đi vay mới trên 3.300 tỷ đồng. Cơ cấu nợ vay chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn. Khách sạn FLC Grand Hotel Samson tại Thanh Hóa. (Ảnh: Đức Quyền). Tập đoàn FLC mới công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021 cho thấy lượng tiền và tương đương tiền tại ngày 30/6 năm nay là 132 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, dòng tiền từ hoạt động tài chính diễn biến khả quan nhất khi dương gần 1.500 tỷ. Cụ thể, tiền thu từ đi vay là 3.302 tỷ còn chi để trả nợ gốc là 1.801 tỷ. So với cùng kỳ năm ngoái, FLC đi vay nhiều hơn, đồng thời giảm số trả nợ, dẫn tới dòng tiền từ hoạt động tài chính tăng thêm gần 1.900 tỷ và chuyển từ âm sang dương. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm 2.665 tỷ, chủ yếu do FLC chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định, cho vay và góp vốn vào đơn vị khác. So với báo cáo tự lập, số liệu sau soát xét chênh lệch 533 tỷ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sau soát xét dương 94 tỷ đồng, trái ngược với con số âm 441 tỷ trong báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính của sự chênh lệch này là thay đổi trong các khoản mục vốn lưu động như hàng tồn kho, phải thu và phải trả trên bảng cân đối kế toán. Như chúng tôi đã đưa tin, tổng tài sản cũng như tổng nợ của FLC giảm gần 1.200 tỷ đồng sau soát xét, biến động chủ yếu ở các tài khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, phải trả ngắn hạn và phải trả dài hạn. Khi các khoản phải thu giảm đi và phải trả tăng lên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ đi lên. Những biến động trên bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau soát xét không làm thay đổi giá trị lưu chuyển tiền thuần trong kỳ hay giá trị tiền mặt tại ngày cuối tháng 6 nhưng đã làm thay đổi dòng tiền của từng mảng hoạt động. Đáng chú ý nhất là việc dòng tiền kinh doanh chuyển từ âm trước soát xét sang dương sau soát xét. Tổng cộng dòng tiền dương của hoạt động kinh doanh và tài chính chưa đủ để bù lại dòng tiền âm của hoạt động đầu tư, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 1.083 tỷ. Một trong những thay đổi lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn FLC trong nửa đầu năm nay là nợ vay ngắn hạn giảm từ khoảng 4.300 tỷ còn 2.100 tỷ, còn nợ vay dài hạn tăng từ gần 2.200 tỷ lên 3.750 tỷ. Cụ thể, FLC đã trả hết gần 600 tỷ đồng nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID), giảm dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã: OCB) từ hơn 1.100 tỷ còn 451 tỷ, … Trong khi đó, FLC đã vay mới hơn 1.800 tỷ đồng kỳ hạn dài từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – Mã: STB). Tại ngày 30/6 năm nay, Sacombank là chủ nợ lớn nhất của FLC. Ngôi vị này trước đó thuộc về BIDV. Dư nợ của FLC tại Sacombank tăng lên đáng kể trong quý II khi Bamboo Airways (hãng hàng không do Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết nắm đa số vốn) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Sacombank. Theo thỏa thuận này, Sacombank cung cấp các dịch vụ tài chính doanh nghiệp liên quan tới tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngoại hối … đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của Bamboo Airways cũng như hệ sinh thái liên quan. Đa số khoản vay của FLC được bảo đảm bằng nhiều loại tài sản như ô tô, quyền sử dụng đất, hàng triệu cổ phần BAV tại hãng hàng không Bamboo Airways, cổ phần ROS tại CTCP Xây dựng FLC Faros, các tài sản khác được hình thành từ vốn vay, ...
FLC
Vĩnh Hoàn chỉ lãi 153 tỷ đồng quý IV/2020 do giá và sản lượng bán ra giảm. Tính riêng quý IV/2020, Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 22,7% còn tính chung cả năm giảm đến 40,3% so với năm 2019. Công ty CP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020 với doanh thu thuần đạt 1.944 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 153 tỷ đồng; giảm lần lượt 10,5%, và 22,7% so với quý IV/2019. Theo giải trình, nguyên nhân khiến lãi ròng quý cuối năm 2020 của công ty sụt giảm chủ yếu do giá bán giảm và sản lượng bán cũng giảm. Tính chung cả năm 2020, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần 7.037 tỷ đồng, giảm 10,6% Lợi nhuận sau thuế đạt gần 705 tỷ đồng, giảm đến 40,3% so với năm 2019. Năm 2020, Vĩnh Hoàn xây dựng hai kịch bản đối với các chỉ tiêu kinh doanh khác nhau. Kịch bản thứ nhất, công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 9% so với thực hiện năm 2019, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 10%, còn 1.063 tỷ đồng. Với kịch bản này, kết thúc năm 2020, Vĩnh Hoàn mới thực hiện gần 82% kế hoạch doanh thu và 66,3% kế hoạch lãi ròng. Với kịch bản thứ hai ứng với doanh thu và lãi sau thuế kế hoạch dự đạt 6.450 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, Vĩnh Hoàn đã vượt 9% chỉ tiêu doanh thu nhưng mới đạt 88% kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Nguồn: BCTC hợp nhất quý IV/2020 của Vĩnh Hoàn. Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn gần 7.192 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản đầu tư tài chính đạt 1467,6 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm ngoái. Hàng tồn kho hơn 1.498 tỷ đồng, tăng gần 6% so với đầu năm. Năm 2020, công ty phải trích gần 117 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nợ phải trả của Vĩnh Hoàn ghi nhận đến cuối năm 2020 hơn 2.030 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, tổng nợ đi vay của công ty gần 1.175 tỷ đồng, tăng gần 36% so với cuối năm ngoái, tương đương 1/4 cơ cấu tài sản. Trong đó, vay ngắn hạn tăng 27,6% ở mức 1.105 tỷ đồng còn vay dài hạn hơn 69 tỷ đồng.
VHC
Vinachem muốn bán hơn 15 triệu cổ phần tại Hóa chất Đức Giang với giá khởi điểm 152.100 đồng/cp. Nếu bán thành công, lô cổ phần do Vinachem chuyển nhượng có giá trị ít nhất 2.300 tỷ đồng. Thời gian bán từ quý IV này đến quý I năm sau. CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) vừa công bố thông tin về việc thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Cụ thể, Vinachem sẽ chuyển nhượng toàn bộ hơn 15,14 triệu cổ phần DGC (tương đương 8,85% vốn) theo phương thức giao dịch khớp lệnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Mức giá khởi điểm được công bố là 152.100 đồng/cp, thấp hơn khoảng 3% so với giá cp DGC chốt phiên 18/10 (156.500 đồng/cp). Giá khởi điểm được xác định theo thư thẩm định giá do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá Asco lặp, căn cứ lịch sử giá tham chiếu cp DGC từ ngày 24/8 đến 6/10. Bên đứng ra tư vấn chuyển nhượng vốn là CTCP Chứng khoán Rồng Việt. Như vậy nếu thành công, lô cổ phần chuyển nhượng của Vinachem giá trị ít nhất 2.300 tỷ đồng. Thời gian thực hiện chào bán dự kiến trong quý IV đến quý I năm sau. Trước đó, Vinachem cho biết đã trình Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó sẽ triển khai thực hiện thoái vốn tại các đơn vị trong năm nay. Trong đó, tập đoàn đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn để thực hiện chuyển nhượng vốn tạ CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã: LAS), CTCP Hóa chất Việt Trì (Mã: HVT), CTCP Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất và DGC. Vào cuối năm 2019, Vinachem từng đưa hơn 11,45 triệu cổ phiếu DGC ra đấu giá với giá khởi điểm 49.100 đồng/cp nhưng "ế" khi chỉ bán được vỏn vẹn 200 cổ phần do thị giá DGC trên thị trường khi đó chỉ khoảng 24.000 đồng/cp. Trên thị trường, tính từ đầu năm, cổ phiếu DGC đã leo từ vùng giá 44.000 đồng/cp lên vùng 180.000 đồng/cp, tức gấp hơn 4 lần. Diễn biến giá cổ phiếu DGC từ đầu năm. (Nguồn: TradingView).
DGC
Nam Việt lùi ngày trả cổ tức tiền mặt 5 tháng do tình hình tài chính khó khăn. Nam Việt dự kiến lùi ngày trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% qua gần cuối tháng 4 năm 2023. Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Nam Việt (Mã: ANV) vừa thay đổi kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt từ ngày 1/12/2022 sang ngày 27/4/2023, tức trễ gần 5 tháng. Nguyên nhân được ban lãnh đạo đưa ra là do tình hình tài chính cuối năm gặp khó khăn, chuyển bị không kịp nguồn tiền thanh toán. Theo kế hoạch ban đầu, Nam Việt dự định chi trả cổ tức tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phiếu) cho năm 2021. Ngày 1/11 là ngày đăng ký cuối cùng, tương ứng ngày 31/10 là ngày giao dịch không hưởng quyền. Với hơn 127,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Nam Việt sẽ chi khoảng 127,1 tỷ đồng để trả cổ tức. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2021 là 1.066 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9, cơ cấu cổ đông của Nam Việt gồm ông Doãn Tới, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc nắm khoảng 56,5% vốn điều lệ, hai con trai ông Tới là ông Doãn Chí Thanh sở hữu 13,5% và ông Doãn Chí Thiên nắm giữ 7%, còn lại là các cổ đông khác. Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của Nam Việt là 5.696 tỷ đồng, tăng hơn 800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng hơn 700 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ là 2.793 tỷ đồng, bao gồm 2.156 tỷ là đi vay, đa số là vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Liên quan tới tình hình kinh doanh, 9 tháng đầu năm, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 3.752 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 567 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và tăng 662% so với cùng kỳ. So với kế hoạch năm 2022 với tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, Nam Việt đã thực hiện được lần lượt 76% và 65% chỉ tiêu sau 9 tháng. Nhóm xuất khẩu thủy sản đối mặt khó khăn từ nguồn vốn tín dụng Trong báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) tới Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn, quý IV, các doanh nghiệp thủy sản phải đối mặt với một số khó khăn tác động tới năng lực sản xuất, xuất khẩu và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thủy sản cuối năm 2022 và 2023. Cụ thể theo VASEP, từ giữa năm 2022 đến nay, nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại tại các địa phương đã cắt giảm mạnh hạn mức tín dụng với doanh nghiệp thủy sản dù mới chỉ giải ngân được 60 - 80%. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lớn có nhu cầu vốn không đủ tiền để thu mua nguyên liệu thủy sản, vật tư cho sản xuất, doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến tăng trưởng và xuất khẩu của ngành. Thậm chí có doanh nghiệp đang triển khai các dự án sản xuất thủy sản đã phải ngừng thi công. Do vậy, VASEP kiến nghị xem xét và có giải pháp nâng mức tín dụng cho ngành thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo với các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản tiếp cận nguồn vốn vay trong giai đoạn xuất khẩu thủy sản đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tốt. Ngoài ra, VASEP mong muốn Chính phủ có biện pháp bình ổn giá các loại vật tư đầu vào cho nuôi thủy sản, đặc biệt là giá thức ăn, con giống nuôi thủy sản, giá năng lượng cho khai thác; điều chỉnh tỷ giá đồng USD linh hoạt phù hợp, có lợi hơn đối với xuất khẩu; giảm chi phí logistics trong nước. Cũng tại công văn, VASEP nêu hiện nay tình trạng thiếu lao động làm việc trong các nhà máy cũng là một quan ngại với cộng đồng doanh nghiệp. Việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, cam kết giao hàng và khó khăn để gia tăng công suất. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ cho quỹ đất để các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân, gia tăng phúc lợi xã hội; Quy hoạch khu công nghiệp-đô thị cần xem xét đến vấn đề nhà ở công nhân và hạ tầng xã hội gắn liền với khu công nghiệp.
ANV
Saigonres thu hơn 540 tỷ từ mảng bất động sản, có thể đã chuyển nhượng xong dự án liên danh với Đất Xanh. Doanh thu dự án của công ty mẹ tăng mạnh đưa doanh thu hợp nhất quý III của Saigonres đạt kỷ lục kể từ năm 2017. Doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng. Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, Mã: SGR) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2022, ghi nhận doanh thu thuần đạt 542 tỷ đồng -mức doanh thu quý kỷ lục trong vòng 5 năm qua và lợi nhuận sau thuế 190 tỷ đồng.Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 50,7% tăng 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh này tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái khi quý III/2021 doanh nghiệp ghi nhận 3 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ sau thuế 7,5 tỷ đồng. Saigonres giải trình doanh thu trong quý tăng đến từ tăng doanh thu dự án tại công ty mẹ. Báo cáo tài chính công ty mẹ của Saigones ghi nhận doanh thu 524 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 186 tỷ đồng, cùng kỳ lần lượt ghi nhận 73 triệu đồng và lỗ 4,3 tỷ đồng. Mặc dù không đề cập về thông tin dự án ghi nhận trong kỳ, BCTC của Saigonres cho thấy doanh nghiệp không còn ghi nhận giá trị tồn kho gần 284 tỷ đồng (30/6/2022) tại dự án Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Theo thông tin đề cập tại BCTC soát xét bán niên 2022, Saigones cho biết dự án nói trên được thực hiện theo hợp đồng "Bồi hoàn chi phí đền bù và chuyển giao khu đất tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM" giữa Saigonres và Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Riverside. Tại ngày 30/6, Saigonres đang hoàn tất các điều kiện đã thỏa thuận giữa các bên để bàn giao cho đối tác. Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Riverside là doanh nghiệp liên danh do Saigonres vàCTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) cùng góp 1.000 tỷ đồng thành lập vào năm 2017, với tỷ lệ lần lượt là 25% và 75%, qua đó đầu tư dự án Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, tên thương mại là Gem Premium. Đầu năm 2020, Saigonres thông báo đã chuyển nhượng toàn bộ 25% vốn góp tạiCông ty TNHH Đầu tư Sài Gòn Riverside cho Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Biển Đông với giá trị hợp đồng gần 335 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Phó Chủ tịch HĐQT Saigonres, từng chia sẻ dự án Gem Premium còn vướng đền bù giải tỏa ở phần đường đi vào dự án nên pháp lý chuyển nhượng chưa hoàn tất và chưa thể ghi nhận dòng tiền. Với việc không còn ghi nhận tồn kho tại dự án này, nhiều khả năng Saigonres đã hoàn tất vướng mắc và chuyển nhượng xong vốn góp tại dự án Gem Premium. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Saigonres ghi nhận doanh thu thuần 560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 204,7 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 33 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ sau thuế 11,8 tỷ đồng); tương đương đã thực hiện được 47,3% kế hoạch doanh thu và vượt 10,6% kế hoạch lợi nhuận năm. Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản công ty ghi nhận 2.048 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn bao gồm tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với 519 tỷ đồng, tăng 175%; hàng tồn kho ghi nhận gần 597 tỷ đồng, giảm 26,7% và khoản phải thu ngắn hạn hơn 561 tỷ đồng (trong đó ghi nhận khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 181,6 tỷ đồng), giảm hơn 10% so với đầu năm. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ giảm hơn 9% so với đầu năm về 1.179 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản người mua trả tiền trước. Vốn chủ sở hữu công ty đạt 868,8 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ chủ yếu do lợi nhuận chưa phân phối trong năm tăng, đạt 204,5 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) là 1,4. Lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng ghi nhận 429,4 tỷ đồng, lượng tiền doanh nghiệp nắm giữ cũng tăng lên đáng kể. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trên 494 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính âm hơn 67 tỷ đồng bởi danh nghiệp tiến hành trả các khoản nợ vay nhiều hơn đi vay.
SGR
Lợi nhuận Tài chính Hoàng Huy giảm sâu, cổ phiếu TCH tăng sát trần. Bất chấp công bố lợi nhuận ròng giảm 67% quý II niên độ 2021 - 2020, cổ phiếu TCH của Tài Chính Hoàng Huy vẫn tăng 5,6% phiên 1/11. CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Mã: TCH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II niên độ 2021 - 2022 (1/4/2021 - 30/3/2022) với bức tranh kinh doanh ảm đạm. Quý II, TCH chỉ đạt 362 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 81% so với cùng kì niên độ trước. Doanh thu tài chính tăng và chi phí bán hàng giảm không đáng kể nên công ty vẫn ghi nhận lãi sau thuế giảm 66% còn 149 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng quý II là gần 128 tỷ, giảm 67%. Giải trình về kết quả kinh doanh trượt dốc trong kì, TCH cho hay do các dự án bất động sản của công ty chưa tới giai đoạn tập trung bàn giao, ghi nhận doanh thu và cho biết thời gian tới các dự án được bàn giao sẽ thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Luỹ kế nửa đầu niên độ, doanh thu của TCH giảm 75% còn gần 769 tỷ đồng. Lãi sau thuế 279 tỷ và lãi ròng 214,5 tỷ đồng, giảm 65%. Về cơ cấu doanh thu nửa niên độ đầu, mảng bất động sản đem về cho TCH gần 429 tỷ đồng doanh thu, giảm 70% so với cùng kì năm trước còn doanh thu bán ô đầu kéo và linh kiện thu hồi giảm gần 59% còn 303,7 tỷ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp 6 tháng mảng bất động sản đạt khoảng 52% còn mảng kinh doanh ô tô đầu kéo và linh kiện là 19,4% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II niên độ 2021 - 2022. Bất chấp kết quả kinh doanh kém khởi sắc, cổ phiếu TCH chốt phiên 1/11 tăng 5,6% lên 18.850 đồng/cp với thanh khoản gần 12,8 triệu đơn vị và tăng 11,5% chỉ sau 4 phiên. Diễn biến giá cổ phiếu TCH nửa năm qua. (Nguồn: TradingView). Về tình hình tài chính, quy mô tài sản của TCH cuối quý II là 11.657 tỷ đồng, tăng 12,6% so với đầu niên độ. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (50%) là tiền, tiền gửi có kì hạn với giá trị 5.828 tỷ đồng tại ngày 30/9, tăng 6,4% so với đầu niên độ. Với số tiền gửi có kì hạn hơn 5.100 tỷ đã mang về cho TCH hơn 137 tỷ đồng tiền lãi nửa đầu năm. Tổng nợ đi vay cuối tháng 9 là 342 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu niên độ (không tính khoản trái phiếu chuyển đổi tại ngày 1/4) và chiêm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn.
TCH
EVNGENCO3: Nỗ lực đảm bảo cung cấp điện an toàn và hiệu quả. Sản lượng điện luỹ kế 7 tháng đầu năm của EVNGENCO3 đạt 18.481 triệu kWh, thực hiện 58% kế hoạch năm. Bản tin nhà đầu tư của Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3 - Mã: PGV) vừa công bố cho biết, trong tháng 7/2022, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 24,6 tỷ kWh, tăng 6,20% so với cùng kỳ năm 2021. Thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc đã làm tiêu thụ điện của khu vực này tăng rất mạnh. Công suất tiêu thụ điện phía Bắc lập đỉnh mới vào ngày 18/7 với 22.800 MW. Hệ thống điện tiếp tục nỗ lực đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của người dân, đặc biệt đảm bảo điện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Sản lượng điện luỹ kế 7 tháng đầu năm của EVNGENCo3 đạt 18.481 triệu kWh, tương đương so với cùng kỳ và đạt 58% kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng điện của công ty mẹ là 16.302 triệu kWh. Giá bán điện toàn phần bình quân trong tháng 7 là 1.340,79 đồng/kWh, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Với sản lượng trên, doanh thu sản xuất điện 7 tháng đầu năm với của Công ty mẹ EVNGENCO3 đạt 26.105 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 59% kế hoạch cả năm 2022. Trong đó, nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ tiếp tục hoạt động hiệu quả khi đóng góp 12.344 tỷ đồng, tương ứng 47% tổng doanh thu sản xuất điện công ty mẹ, tăng 25% so với cùng kỳ. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đạt 6.155 tỷ doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ và góp 24% vào tổng doanh thu; Nhiệt điện Vĩnh Tân sau khi ghi nhận mức doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm giảm 8% thì đã quay trở lại mức tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái tính đến tháng 7. Doanh thu 7 tháng đạt 6.094 tỷ, góp 23% vào tổng doanh thu công ty mẹ. Thủy điện Buôn Kuốp góp 1.512 tỷ đồng, tăng đến 126% so với cùng kỳ do tình hình thủy văn tiếp tục thuận lợi. Sang tháng 8, EVNGENCO3 đặt kế hoạch sản lượng điện dự kiến 2.301 triệu kWh, trong đó Công ty mẹ là 2.051 triệu kWh, Công ty con và liên kết kỳ vọng 250 triệu kWh. Đảm bảo cung ứng than cho sản xuất, chuyển đổi số, cũng như nghiên cứu, xúc tiến hợp tác đầu tư các dự án nguồn điện mới … tiếp tục là những công tác trọng tâm của EVNGENCO3.
PGV
Nhóm doanh nghiệp Sonadezi kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm?. Ngoại trừ Sonadezi Châu Đức, lợi nhuận của nhóm Sonadezi bao gồm Tổng công ty Sonadezi và các công ty con như D2D, Sonadezi Long Thành,... không có nhiều đột biến trong 6 tháng đầu năm. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, bất động sản (BĐS) công nghiệp được đánh giá là điểm sáng hiếm hoi của thị trường. Báo cáo tài chính quý II/2021 của các doanh nghiệp BĐS công nghiệp niêm yết đã công bố cho thấy, nhiều ông lớn như IDICO, Long Hậu, Nam Tân Uyên, KCN Tín Nghĩa,.. đều báo lãi trong quý cũng như 6 tháng đầu năm. Tại Đồng Nai, Tổng CTCP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, Mã: SZN) ghi nhận doanh thu thuần trong quý 1.266 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động kinh doanh cung cấp nước sạch mang về cho Sonadezi 307 tỷ đồng, tiếp đến là kinh doanh dịch vụ cảng (252 tỷ đồng), kinh doanh khu công nghiệp (244 tỷ đồng), kinh doanh xử lý chất thải (200 tỷ đồng), kinh doanh nhà và hạ tầng (134 tỷ đồng) và doanh thu khác (130 tỷ đồng). Dù doanh thu vẫn có sự tăng trưởng nhưng lợi nhuận sau thuế Sonadezi ghi nhận giảm 29% so với cùng kỳ do giá vốn tăng và chi phí quản lý tăng mạnh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 2.493 tỷ đồng, tăng 10%; lãi ròng đạt 354 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Sonadezi có 4.251 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn, phần lớn là tiền nhận trước cho thuê đất, hạ tầng KCN. Tính đến 30/6/2021, Sonadezi có 12 công ty con (trực tiếp và gián tiếp). Trong đó, một số công ty niêm yết như D2D, Sonadezi Châu Đức, Sonadezi Long Thành... đều có kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm. Quý II/2021, CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) ghi nhận doanh thu thuần 224 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động cho thuê đất và phí quản lý. Lãi sau thuế đạt hơn 109 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần và lãi sau thuế SZC đạt 403 tỷ đồng và 189 tỷ đồng, lần lượt tăng 47% và 51%. Kết quả này tương ứng với 69% mục tiêu doanh thu và vượt 7% mục tiêu lợi nhuận năm 2021. Tại ngày 30/6, SZC có 233 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn từ Công ty TNHH Sản xuất giày Uy Việt và Công ty TNHH SH Solar Farm Vina. Về phía CTCP Sonadezi Long Thành (Mã: SZL), doanh nghiệp này thu về 111 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý, trong đó hoạt động cho thuê tại KCN Long Thành đóng góp 35 tỷ đồng. Lãi sau thuế quý II của SZL đạt 27 tỷ đồng, giảm nhẹ 3%. Lũy kế 6 tháng, SZL ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt là 204 tỷ đồng (tăng 16%) và 48 tỷ đồng (tăng 2%), tương ứng 50% kế hoạch doanh thu và 55% kế hoạch lợi nhuận năm 2021. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn của SZL là 722 tỷ đồng, toàn bộ là doanh thu cho thuê đất. Bên cạnh KCN Long Thành, SZL đang sở hữu cụm công nghiệp Long Phước 1 (75 ha) và loạt khu dân cư tại Đồng Nai. Một công ty con khác của Sonadezi là CTCP Sonadezi Long Bình (Mã: SZB) cũng báo lãi sau thuế quý II 37 tỷ đồng, tăng 6% cùng kỳ. Doanh thu thuần trong quý của SZB đạt 97 tỷ đồng, trong đó kinh doanh hạ tầng KCN mang về 57 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần và lãi sau thuế SZB đều tăng 8% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 181 tỷ đồng và 61 tỷ đồng. SZB có 485 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn, đều là doanh thu nhận trước cho thuê đất tại KCN Biên Hòa 2 (184 tỷ đồng), KCN Gò Dầu (146 tỷ đồng), KCN Xuân Lộc (1 tỷ đồng) và KCN Thạnh Phú (154 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu từ cho hoạt động cho thuê tại KCN Nhơn Trạch 2 của CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) giảm 70% so với cùng kỳ, xuống 33 tỷ đồng. Thay vào đó, D2D thu về 158 tỷ đồng từ bất động sản dân dụng với dự án khu dân cư Lộc An. Kết quả, doanh thu thuần và lãi sau thuế 6 tháng của D2D lần lượt đạt 197 tỷ đồng (tăng 32%) và lãi sau thuế 109 tỷ đồng (giảm 28%), tương ứng với 39% mục tiêu doanh thu và 23% mục tiêu lợi nhuận năm 2021. Tính đến 30/6, D2D có 607 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn, trong đó doanh thu nhận trước cho thuê đất KCN Nhơn Trạch 2 chiếm 91%. Tại huyện Trảng Bom, CTCP Sonadezi Giang Điền công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần 86 tỷ đồng, tăng 59% và lãi sau thuế 10 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động cho thuê tại KCN Giang Điền mang về cho doanh nghiệp 31 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần Sonadezi Giang Điền đạt 150 tỷ đồng (tăng 18%) và lãi sau thuế 18 tỷ đồng (giảm 25%). Doanh nghiệp có khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn 1.987 tỷ đồng, toàn bộ đều là tiền nhận trước từ cho thuê đất và hạ tầng KCN Giang Điền. Về kế hoạch kinh doanh của nhóm doanh nghiệp Sonadezi trong năm nay, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, cổ đông Sonadezi đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu doanh thu 4.770 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.012 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Sonadezi dự kiến phát triển một số dự án, bao gồm mở rộng KCN Giang Điền; KCN và dịch vụ Hàng Gòn; một KCN tại các tỉnh Đông Nam Bộ và dự án KCN Biên Hòa 1 (đã chuyển đổi công năng). Cùng với đó, Sonadezi phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hàng năm 5 - 7%. Đảm bảo tỷ lệ chia cổ tức 10%, đến cuối nhiệm kỳ chia cổ tức 12%. Về công tác thoái vốn, Sonadezi sẽ thực hiện thoái vốn nhà nước từ 99,54% xuống còn 36%, đồng thời thoái hết vốn tại một số công ty liên kết và thoái xuống dưới 50% tại các công ty con. Với kế hoạch thoái vốn, Sonadezi cho biết, việc dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm tiếp theo sẽ bị hạn chế. Đối với SZC, doanh nghiệp này hiện đang đầu tư tổ hợp KCN, đô thị và sân golf Châu Đức với tổng diện tích 2.287 ha. Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, KCN Châu Đức có quy mô hơn 1.556 ha, tính đến cuối năm 2020 có tỷ lệ lấp đầy đạt 39%. Với quỹ đất lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, VCSC cho rằng SZC sẽ được hưởng lợi chính từ các dự án cơ sở hạ tầng như cụm cảng Cái Mép, sân bay Long Thành và Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Hiện nay, SZC đang triển khai khu dân cư Hữu Phước (40,5 ha) nằm trong KĐT Châu Đức. Với dự án này, VCSC ước tính doanh thu năm 2021 của SZC có thể đạt 607 tỷ đồng và lãi ròng doanh nghiệp 252 tỷ đồng. Về phía D2D, bên cạnh mảng BĐS công nghiệp, doanh nghiệp này đang có xu hướng đẩy mạnh đầu tư mảng bất động sản dân dụng. Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, trong năm nay, D2D sẽ bố trí 33 tỷ đồng cho dự án KCN Nhơn Trạch 2, tiếp đến là dự án Chợ Long Thành (4 tỷ đồng); khu dân cư Lộc An (10 tỷ đồng); khu dân cư phường Thống Nhất (98 tỷ đồng); nhà xưởng Châu Đức (60 tỷ đồng); khu dân cư phường Bửu Long (34 tỷ đồng); nhà ở xã hội Lộc An (78 tỷ đồng) và khu dân cư Châu Đức (30,5 tỷ đồng). Ngoài ra, năm 2020, Sonadezi đã thành lập một công ty con khác là CTCP Sonadezi Bình Thuận (SZT) để đầu tư dự án KCN Tân Đức. KCN Tân Đức có quy mô 300 ha, thuộc địa bàn xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng. Dự án hiện đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự kiến khởi công giai đoạn 1 trong quý IV/2021.
D2D
Gelex chuẩn bị vay 300 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu. Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) dự định phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của Gelex trong năm nay. Đại hội cổ đông thường niên ngày 18/6/2020 của Gelex. (Ảnh: Đức Quyền). Hội đồng quản trị Gelex (Mã: GEX) vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ không chuyển đổi năm 2021 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng. Các thông tin cụ thể khác như lãi suất, kỳ hạn, kỳ trả lãi, … không được công bố. Đây là đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên của Gelex trong năm 2021. Lần gần đây nhất tổng công ty này vay qua kênh trái phiếu là tháng 7 và 8/2020 với tổng giá trị 550 tỷ đồng, kỳ hạn ba năm, trả lãi 6 tháng một lần. Trong cả năm 2020, Gelex đã huy động 2.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, trong đó 2.200 tỷ đồng được dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, 400 tỷ đồng còn lại dùng để góp vốn vào công ty con. Cũng trong năm ngoái, tổng công ty đã thanh toán 700 tỷ đồng tiền gốc và hơn 180 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu các loại. Tháng 11/2020, CTCP Hạ tầng Gelex – một công ty con của Tổng công ty Gelex - đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn ba năm, đáo hạn vào tháng 11/2023. Tổng công ty Gelex đã dùng 66 triệu cổ phần phổ thông VGC tại Tổng công ty Viglacera để đảm bảo cho khoản vay bằng trái phiếu này. Những tháng đầu năm 2021, Gelex đã tích cực mua thêm cổ phần VGC để nâng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera lên trên 50%, biến Viglacera thành một công ty con của Gelex. Ngày 25/5 tới đây, Viglacera sẽ chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 11%. Nhóm cổ đông Gelex dự kiến sẽ thu về khoảng 247 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera. Trong quý I vừa qua, Gelex ghi nhận doanh thu tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4.444 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng 212% lên 198 tỷ đồng nhờ nâng sở hữu ở Viglacera và đầu tư chứng khoán.
GEX
Một quý ảm đạm của doanh nghiệp dầu khí, nhóm hạ nguồn trượt dốc. Dù giá dầu liên tục tăng cao nhưng dưới tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp dầu khí đặc biệt là nhóm sản xuất và phân phối xăng dầu. Đầu tháng 10, giá dầu Brent đã chính thức vượt 80 USD/thùng và hiện đang giao dịch ở khoảng 84 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 10/2018, tăng khoảng 64% so với đầu năm và gấp đôi so với mức giá trung bình năm 2020 (xấp xỉ 42 USD/thùng). CNBC dẫn lời ông Damien Courvalin, Trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng tại ngân hàng Goldman Sach cho biết giá dầu thô sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung hạn chế. Theo ông Damien Courvalin, những yếu tố cơ bản của thị trường có thể đẩy giá dầu tiếp tục trong thời gian tới với giá dầu Brent trung bình có thể giữ ở mức khoảng 85 USD/thùng. Trong ngắn hạn, cuối năm giá dầu Brent có thể đạt 90 USD/thùng. Diễn biến giá dầu Brent một năm qua. (Nguồn: TradingView). Bất chấp những khó khăn trong hoạt động của ngành dầu khí trong năm nay do làn sóng COVID-19 hiện tại, Chứng khoán VNDirect đánh giá đà tăng mạnh của giá dầu hiện nay sẽ không chỉ thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà còn cải thiện nền tảng cơ bản của ngành trong những năm tới. Điều này là do giá dầu tăng có thể mang lại nhiều động lực hơn cho các đơn vị liên quan để tái khởi động những dự án lớn tại Việt Nam, trước tiên là mang lại cơ hội rất lớn cho các công ty thượng nguồn như PVD và PVS. Dù giá dầu tăng hỗ trợ tích cực cho nhóm doanh nghiệp dầu khí song làn sóng dịch COVID-19 lại tác động nặng nề tới kết quả kinh doanh của nhiều đơn vị đặc biệt là nhóm sản xuất và phân phối xăng dầu trong quý III. Kết quả kinh doanh quý III (mặt trước) và 9 tháng đầu năm (click vào ảnh để xem mặt sau) của các doanh nghiệp dầu khí (đvt: tỷ đồng). (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất). Quý III, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS - Mã: GAS) ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng tăng lần lượt 16% và 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng công ty cho biết sản lượng khí tiêu thụ quý III giảm 26% và sản lượng LPG giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá dầu Brent bình quân quý III/2021 tăng 71% so với quý III/2020 kéo lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng, PV GAS đã thực hiện được 84% chỉ tiêu doanh thu và gần 97% mục tiêu lợi nhuận năm. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý. PV GAS cũng cho biết nhu cầu khí, sản phẩm khí của các hộ công nghiệp, thị trường trong nước giảm 35 - 40% đối với LPG và 30% đối với khí thấp áp, CNG so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát lần 4, do nhiều khách hàng dừng/giảm sản xuất, kinh doanh. PV GAS dự báo thời gian tới, số lượng khách hàng dừng/giảm tiêu thụ khí tiếp tục tăng, dẫn đến sản lượng khí có thể sụt giảm từ 40 - 50% so với thời điểm trước dịch bùng phát. Trong bối cảnh giá dầu liên tục leo cao, SSI Research ước tính cứ giá dầu Brent tăng 10 USD/thùng thì lợi nhuận ròng của PV GAS sẽ tăng trong khoảng 800 - 1.200 tỷ đồng. Ngoài hưởng lợi từ giá dầu thì giá khí vừa đạt đỉnh 12 năm cũng tác động tích cực lên PV GAS do công ty có mảng sản xuất LPG nên được hưởng lợi từ xu hướng LPG tăng giá. Bên cạnh đó, GAS cũng nắm 70% thị phần LPG toàn quốc, và được hưởng lợi tồn kho giá thấp khi giá LPG liên tục tăng đối với mảng trading. Với hai doanh nghiệp thượng nguồn là Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Mã: PVD) và Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Mã: PVS) đều ghi nhận doanh thu giảm sút so với cùng kì năm ngoái. Trong quý III, PVD không có doanh thu giàn khoan thuê trong khi cùng kỳ năm ngoái có 1,7 giàn. Đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng sở hữu giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái đã khiến doanh thu giảm 20%. Tuy nhiên do tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong quý lên 88% (cùng kỳ là 55%) cùng việc tiết giảm các chi phí (bảo dưỡng thường xuyên, quản lý chung) đã giúp lãi ròng quý III năm nay tăng 72% lên 67 tỷ đồng. 9 tháng công ty vẫn còn lỗ ròng 30 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, công ty đã thực hiện được khoảng 60% mục tiêu doanh thu và còn cách xa mục tiêu có lãi. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý của PVD. Với PVS, dù doanh thu giảm 33% nhưng lãi sau thuế quý III của doanh nghiệp vẫn tăng 8% lên 240 tỷ đồng nhờ phần lãi của các công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô khi hợp nhất vào kết quả quý III lớn hơn cùng kỳ cùng khoản thu nhập khác cũng tăng do PVS đã hoàn thành nghĩa vụ bảo hành theo quy định của hợp đồng. Không nằm ngoái ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT) ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu vận chuyển trong kỳ sụt giảm. Bên cạnh đó, các chi phí phục vụ cho việc giao nhận hàng hóa tăng và ảnh hưởng bởi phát sinh các chi phí phục vụ cho việc phòng chống dịch COVID-19. Với kế hoạch đặt ra dựa trên giả định giá dầu chỉ 45 USD/thùng, cả PVS và PVTrans đã vượt lần lượt 3% và 29% mục tiêu lợi nhuận năm. Nhóm hạ nguồn được đánh giá chịu tác động nặng nề nhất của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 dưới tác động của đợt dịch COVID-19. So với mức nền rất thấp của năm ngoái thì CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) ghi nhận cả doanh thu và lãi ròng tăng lần lượt 94% và 175% so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng đầu năm ngoái ghi nhận sự biến động rất lớn của giá dầu thô khi có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất gần hai thập kỷ (18,5 USD/thùng). Trong khi 9 tháng đầu năm nay, giá dầu Brent liên tục tăng từ gần 50 USD/thùng bình quân tháng 12/2020 lên 74,6 USD/thùng bình quân tháng 9/2021 đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất của BSR. Ba quý đầu năm, khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính tốt hơn nhiều so với năm trước. Bên cạnh đó, quý III/2021 sản lượng tiêu thụ của BSR là hơn 1,11 triệu tấn sản phẩm, bằng 77% lượng sản xuất (1,45 triệu tấn) và cao hơn 20% so với lượng tiêu thụ năm ngoái cũng góp phần tạo ra sự chênh lệch lớn trong kết quả kinh doanh. Tuy nhiên nếu so với ba quý trước đó, mức lợi nhuận quý III của BSR chỉ bằng khoảng 1/4 tới 1/3 dưới tác động của dịch bệnh. Tác động của dịch bệnh đã khiến BSR phải gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 8 khi đợt dịch lần thứ 4 khiến tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm mạnh trong khi tồn kho lên rất cao khiến doanh nghiệp đối diện với rủi ro không còn sức tồn chứa dẫn đến nguy cơ phải dừng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý của BSR. Hai ông lớn phân phối xăng dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL - Mã: OIL) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex – Mã: PLX) vừa trải qua một quý đầy khó khăn khi hoạt động giãn cách xã hội kéo dài trong quý III ở nhiều tỉnh thành khu vực phía Nam và Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng tiêu thụ. Sản lượng kinh doanh xăng dầu quý III năm nay của Petrolimex chỉ bằng 77% so với cùng kỳ 2020 do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 thứ 4. Các công ty con của Petrolimex trong lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay, kho bãi, hóa dầu, … cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Dù sản lượng giảm song doanh thu thuần quý III của Petrolimex vẫn ghi nhận mức tăng 26% do giá bán bình quân cao hơn 40% so với cùng kỳ. Với PV OIL công ty đã công bố lỗ trước thuế 17 tỷ trong tháng 7 và tháng 8 nhưng cả quý công ty vẫn có thoát lỗ và lãi sau thuế 57 tỷ nhờ sự hỗ trợ của giá dầu. Tuy nhiên con số lợi nhuận quý III vẫn thấp hơn rất nhiều so với ba quý trước đó. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các quý của PV OIL. Với giả định giá dầu năm nay chỉ khoảng 45 USD/thùng và nhờ sự đột biến trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm nên cả PV OIL và BSR đều đã vượt kế hoạch lợi nhuận năm. Còn Petrolimex đã đạt 88% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Diễn biến giá cổ phiếu một số doanh nghiệp dầu khí lớn nửa năm qua. (Nguồn: TradingView).
PVD
Lãi ròng 6 tháng của Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) tăng hơn 220 tỷ sau soát xét. Sau soát xét, giảm giá vốn hàng bán giúp lãi ròng của Lọc hoá dầu Bình Sơn tăng hơn 220 tỷ so với báo cáo tự lập. CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm đã soát xét bởi Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam ghi nhận sự thay ở bảng kết quả kinh doanh. Sau soát xét, doanh thu 6 tháng của BSR không có sự thay đổi song giá vốn hàng lại giảm 212 tỷ đồng so với báo cáo tự lập xuống còn 73.665 tỷ đồng. Các chỉ tiêu khác không đổi nên sau soát xét lợi nhuận sau thuế của BSR tăng từ 12.222 tỷ đồng ở báo cáo tự lập lên 12.444 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 12.473 tỷ, tăng 222 tỷ so với báo cáo chưa soát xét. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm của BSR gấp 3,5 lần và cũng là con số cao kỷ lục của doanh nghiệp từ trước tới nay. Giải trình nguyên nhân lợi nhuận đột biến, công ty cho biết năm 2021 giá dầu thô đã phục hồi từ đợt giảm sốc năm 2020, tăng từ 48,89 USD/thùng bình quân tháng 12/2020 lên 73,04 USD/thùng tháng 6/2021. Tuy nhiên, xét về mức độ tăng thì những tháng đầu năm nay có biến đông tăng nhiều nhất những năm qua khi giá dầu thô bình quân từ 74,1 USD/thùng tháng 12/2021 len 87,22 USD/thùng tháng 1/2022 và tiếp tục tăng lên đến 123,7 USD/thùng vào tháng 6/2022. Giá dầu thô và sản phẩm tăng cao đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm. Khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm kỳ này tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần vào sự đột biến trong lợi nhuận của BSR. Ở bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu tổng tài sản tăng 1.510 tỷ lên 81.261 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý II sau soát xét do sự tăng lên của khoản mục hàng tồn kho. Sau soát xét, giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm 212 tỷ xuống còn gần 242 tỷ đồng tại ngày 30/6. Đồng thời khoản hàng tồn kho cũng tăng 1.299 tỷ so với báo cáo tự lập lên 14.862 tỷ. Hai yếu tố này đã giúp giá trị hàng tồn kho sau dự phòng cuối quý II tăng từ 13.110 tỷ lên hơn 14.620 tỷ sau soát xét. Ở phần nguồn vốn, khoản chi phí phải trả ngắn hạn và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận sự tăng tương ứng 1.299 tỷ và 222 tỷ đồng. Tại báo cáo soát xét, kiểm toán cũng đưa ra ý kiến nhấn mạnh về viêc tại ngày lập báo cáo này, các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện kiểm tra và phê duyệt quyết toán cổ phần hoá tại thời điểm công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Về vấn đề này, BSR cho biết đã hoàn thành các công tác xử lý tài chính quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế. Tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện kiểm tra và phê duyệt quyết toán cổ phần hoá tại thời điểm công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ra ý kiến về việc Toà án Nhân dân (TAND) TP Quảng Ngãi đang làm các thủ tục cần thiết để chuẩn bị đưa ra xét xử vụ một số ngân hàng khởi kiện công ty con của BSR là CTCP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (BSR-BF) liên quan đến khoản vay. Cụ thể, trong năm 2021, các ngân hàng cấp tín dụng cho BSR-BF bao gồm Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã khởi kiện BSR-BF lên TAND thành phố liên quan đến các khoản vay quá hạn thanh toán và biện pháp thu hồi nợ, lãi vay hợp đồng tín dụng xây dựng nhà máy Nhiên liệu Sinh học Dung Quất. Tại ngày 30/6, tổng số dư nợ gốc và lãi vay được BSR-BF xác định là khoảng 1.427 tỷ đồng, giá trị ghi sổ còn lại của toàn bộ tài sản cố định hữu hình dùng làm thế chấp các khoản vay trên là khoảng 1.182 tỷ. Tại ngày 16/8, TAND vẫn đang làm các thủ tục để chuẩn bị đưa ra xét xử vụ kiện trên.
BSR
Lộ diện hai ứng viên vào HĐQT Xây dựng Hoà Bình, có Chủ tịch một công ty bất động sản. Người đứng đầu Xây dựng Hoà Bình đã đề cử CEO của tập đoàn và lãnh đạo cấp cao của một công ty bất động sản vào HĐQT sau khi loạt thành viên từ nhiệm. Ngày 15/6, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) vừa công bố đã nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Lê Quốc Duy. Đơn từ nhiệm của ông Duy sẽ được xem xét thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 sắp tới. Trước khi rút hoàn toàn khỏi Xây dựng Hoà Bình, ông Lê Quốc Duy đã xin từ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty và cũng đã thoái sạch 24.086 cổ phiếu HBC đang nắm giữ từ ngày 24/4 – 12/5. Nói thêm, ông Lê Quốc Duy là một trong 4 người trong HĐQT ở phe đối lập với Chủ tịch Lê Viết Hải trong cuộc nội chiến hồi đầu năm. Trong đó, ông Nguyễn Công Phú và ông Albert Antoine cũng đã có đơn xin từ nhiệm. Đồng thời, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất nắm 17,14% cổ phần ở Xây dựng Hoà Bình đã đề cử ông Lê Văn Nam và ông Mai Hữu Thung vào HĐQT. Trong đó, ông Lê Văn Nam sinh năm 1976, đang là Tổng Giám đốc của Xây dựng Hoà Bình từ tháng 6 tới nay. Ông Nam gia nhập Xây dựng Hoà Bình từ năm 2001 với 18 năm gắn bó, kinh qua nhiều vị trí như Chỉ huy trưởng, Giám đốc dự án, Phó Tổng Giám đốc. Trước khi lên làm CEO của Xây dựng Hoà Bình, ông Nam từng là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT CTCP Xây dựng SCG từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2022. Còn ông Mai Hữu Thung sinh năm 1959, hiện đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thành Ngân (thành lập 2016), thành viên Ban Kiểm soát CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 1 (Mã: TV1). Trước đó, từ năm 1991 tới 2018, ông Thung từng công tác tại Tập đoàn Bảo Việt. Thời gian gần đây, nhân sự cấp cao của công ty liên tục biến động từ ban quản trị tới ban điều hành,. Hiện HĐQT chỉ còn ông Lê Viết Hải, ông Lê Viết Hiếu (con trai ông Hải) - Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Tường Bảo, ông Dương Văn Hùng.
HBC
Chân dung Tập đoàn Tiến Bộ, nơi chủ tịch và CEO vừa bị khởi tố do sai phạm trong hoạt động chứng khoán. Theo tìm hiểu, trong quá trình niêm yết, Tập đoàn Tiến Bộ (Mã: TTB) đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính do không công bố thông tin theo quy định pháp luật, hay công bố thông tin không đúng thời hạn và báo cáo có nội dung không chính xác. Thông tin từ Công an tỉnh Thái Nguyên, ngày 21/2/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh Thái Nguyên ra quyết định khởi tố 4 bị can (đều thuộc Tập đoàn Tiến Bộ - Mã: TTB) liên quan vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán”. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục điều tra vụ án theo quy định của pháp luật. Dẫn nguồn tin từ Báo Đầu tư, 3/4 bị can bị khởi tố có ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Phùng Văn Thái, Tổng Giám đốc và ông Trần Thanh Hà, Kế toán trưởng. Trước thông tin trên, nhà đầu tư quan tâm về chân dung tập đoàn này? Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (mã: TTB) tiền thân là Doanh nghiệp Tư nhân Công nghiệp và Thương mại Tiến Bộ thành lập năm 1998, với ngành nghề chủ yếu là sản xuất cốp pha - giàn giáo, kinh doanh dịch vụ cho thuê cốp pha giàn giáo và thiết bị xây dựng, kinh doanh sắt thép; và sản phẩm chính là cốp pha - giàn giáo, thiết bị xây dựng. Năm 2004, công ty chuyển đổi từ Doanh nghiệp Tư nhân sang hình thức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) Tiến Bộ có hai thành viên trở lên, với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Đến năm 2008 chuyển đổi thành CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ gồm ba cổ đông sáng lập với vốn điều lệ đăng ký 30 tỷ đồng. Năm 2009, công ty đại chúng hóa. Năm 2015, cổ phiếu TTB niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sau đó ba năm, công ty chuyển niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Hoạt động kinh doanh chính của công ty gồm các hoạt động sản xuất giàn giáo cốp pha, cho thuê giàn giáo cốp pha, đầu tư xây dựng chung cư, khu thương mại, kinh doanh thương mại, sản xuất cầu lông. Về cơ cấu cổ đông, tính đến tháng 3/2022, các cổ đông lớn của Tập đoàn Tiến Bộ đều là các tổ chức, trong đó hai tổ chức có sở hữu lớn nhất là Công ty TNHH Bắc Nam Thái Nguyên và Công ty TNHH Một thành viên Quyết Thắng QT, mỗi tổ chức nắm giữ 8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,88%). Theo sau là Công ty TNHH Công nghiệp Anh Thảo nẵm giữ 7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,9%); Công ty TNHH Ngọc Bích nắm giữ 6,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,4%); Công ty TNHH TPVA Hà Nội nắm giữ 6 triệu cổ phiếu, (tỷ lệ 5,91%); và CTCP Blue Investments nắm giữ 5,5 triệu cổ phiếu (5,42%). Về sở hữu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ tính đến cuối năm 2022, theo Báo cáo tình hình quản trị năm 2022 của Tập đoàn Tiến Bộ, ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) đang nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất với 4.343.611 đơn vị (tỷ lệ 4,28%); Theo sau là hai cá nhân, ông Trần Thanh Hà, Kế toán trưởng và bà Dương Thị Vân, Trưởng Ban Kiểm soát (miễn nhiệm năm 2022), mỗi người nắm giữ 4.110.101 cổ phiếu (tỷ lệ 4,05%). Tiếp đến là bà Dương Diễm Hằng, Thành viên HĐQT độc lập sở hữu 1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,99%); bà Phùng Thị Nam, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc sở hữu 518.403 cổ phiếu (tỷ lệ 0,51%); bà Thân Thị Thu Thủy, Thành viên Ban Kiểm soát (miễn nhiệm năm 2022) sở hữu 146.564 cổ phiếu (tỷ lệ 0,14%); và một số cá nhân khác nắm giữ số lượng dưới 1.000 đơn vị. Trong quá trình khoảng 8 năm niêm yết, Tập đoàn Tiến Bộ đã nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng, cụ thể là hành vi không công bố thông tin theo quy định pháp luật, hay công bố thông tin không đúng thời hạn và báo cáo có nội dung không chính xác. Ngày có Quyết định Mức xử phạt Hành vi vi phạm hành chính 6/12/2021 70 triệu đồng Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật 15/8/2019 85 triệu đồng Không công bố thông tin theo quy định pháp luật 85 triệu đồng Báo cáo có nội dung không chính xác 85 triệu đồng Không báo cáo theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước 16/12/2014 70 triệu đồng Báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật Tổng 404 triệu đồng Một vi phạm khác liên quan đến Tập đoàn Tiến Bộ, ngày 28/1/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Dương Thanh Xuân (địa chỉ: tổ 1, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) và ông Nguyễn Thành Nam (địa chỉ: số 5, ngõ 41 đường Đào Sư Tích, phường Ngô Quyền, Bắc Giang) với số tiền 600 triệu đồng mỗi cá nhân. Nguyên nhân được xác định do hai cá nhân này cùng sử dụng 102 tài khoản để giao dịch tạo cung, cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ. Căn cứ kết quả xác minh của cơ quan công an, hành vi củaông Dương Thanh Xuân và ông Nguyễn Thành Nam chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của hai cá nhân này. Thông tin về tình hình tài chính, tính đến ngày 31/12/2022, Tập đoàn Tiến Bộ có tổng tài sản 1.987 tỷ đồng, tăng 41% so với một năm trước. Khoản phải thu của khách hàng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn với gần 874 tỷ đồng. Hai dự án bất động sản hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng tồn kho là chung cư Tiến Bộ (125,5 tỷ đồng) và Chung cư Green City (Bắc Giang) (211,9 tỷ đồng). Doanh thu và lãi sau thuế cả năm ngoái đạt lần lượt 1.409 tỷ và 2,75 tỷ. Riêng quý IV/2022, Tiến Bộ ghi nhận doanh thu thuần 112 tỷ đồng, chưa đầy 1/6 cùng kỳ năm trước. Hoạt động bán chung cư mang về gần 105 tỷ đồng, chiếm 93% tổng doanh thu của quý, mảng cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa đóng góp lần lượt 4,4% và 2,2%. Quý cuối năm 2021, doanh thu 689 tỷ đồng của Tập đoàn Tiến Bộ hầu hết đến từ mảng bán hàng hóa (681 tỷ đồng), khác biệt hoàn toàn với quý cuối năm 2022 vừa qua. Lợi nhuận gộp quý IV/2022 giảm 81% so với cùng kỳ còn 1,2 tỷ đồng. Sau khi hạch toán hết các chi phí, tập đoàn báo lỗ sau thuế 1,12 tỷ đồng, trái ngược với số lãi 4,46 tỷ đồng của quý IV/2021.
TTB
Thị trường Mỹ, Trung Quốc rộng cửa với doanh nghiệp cá tra Vĩnh Hoàn, Nam Việt. VCBS cho rằng Mỹ và Trung Quốc là những điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp cá tra Việt Nam nhờ các yếu tố như giá cả hợp lý trong bối cảnh lạm phát, thuế chống bán phá giá 0% và thị trường mở cửa hậu COVID. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra 11 tháng qua đạt 2,3 tỷ USD, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2021. Trong báo cáo về ngành cá tra, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng lạm phát toàn cầu tăng cao khiến người dân chuyển nhu cầu từ các sản phẩm cao cấp sang các hàng hóa có giá trị phải chăng hơn, điển hình như cá thịt trắng. Căng thẳng Nga-Ukraine kéo dài khiến nguồn cung cá minh thái từ Nga bị thiếu hụt và mở đường cho cá tra Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, các dịp lễ như Tạ ơn, Giáng sinh và Tết Dương lịch cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cá ở các quốc gia phương Tây. Ngoài ra, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc mang lại nhiều kỳ vọng cho doanh nghiệp cá tra Việt Nam và tiêu thụ thủy sản nói chung. Phân tích về các thị trường trọng điểm, VCBS cho rằng Mỹ và Trung Quốc là những điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp cá tra Việt Nam. Cụ thể theo kết quả về thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) của Bộ Thương mại Mỹ, CTCP Nam Việt (Mã: ANV) được hưởng mức thuế suất 0%, việc này khiến doanh nghiệp quyết định quay trở lại thị trường Mỹ. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022, Nam Việt đã xuất được 11 container sang thị trường Mỹ, vượt gấp đôi chỉ tiêu ban đầu là 5 container. Nam Việt cũng đang lên kế hoạch để trong 2-3 năm tới, sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng 5-7%. Ngoài ra, Nam Việt cũng đang dần hồi phục sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp cũng đã xuất thêm được 80 container sang thị trường này. Ngoài xuất khẩu sang Thượng Hải như mọi khi, Nam Việt đã tìm thêm được một số đối tác mới ở Bắc Kinh và Quảng Châu. Theo kế hoạch, sản lượng xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng 35-45% trong thời gian tới. VCBS kỳ vọng doanh thu cá tra của Nam Việt cho năm 2022 và 2023 sẽ tăng trưởng lần lượt là 22% và 9% so với cùng kỳ, đem về lợi nhuận lần lượt là 642 tỷ đồng và 693 tỷ đồng cho doanh nghiệp. Tương tự như Nam Việt, CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC) cũng nhiều năm nhận được mức thuế suất ưu đãi 0%. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Hoàn vẫn duy trì ổn định thị phần ở các thị trường Mỹ, doanh thu tăng trưởng 75% do hưởng lợi từ thiếu hụt nguồn cung cá minh thái từ Nga, lạm phát tăng cao khiến người dân thay đổi thói quen tiêu dùng, và đồng USD tăng giá. Ngoài ra, chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã khiến tình hình sản xuất của nước này bị đình trệ, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu, bù đắp cho nhu cầu của thị trường tỷ dân. 10 tháng đầu năm 2022, doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc của Vĩnh Hoàn tăng nhẹ 5%. Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục tập trung vào thị trường Mỹ hơn do thị trường Trung Quốc ưa thích mặt hàng rẻ, không phù hợp với dòng sản phẩm chất lượng cao của Vĩnh Hoàn vốn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Mỹ.
ANV
DRH Holdings báo lãi quý III nhờ điều chỉnh chi phí khác giảm đã đưa vào kỳ trước, giải ngân 500 tỷ vào Đông Sài Gòn. DRH Holdings ghi nhận thu nhập khác đột biến trong quý III, qua đó doanh nghiệp lãi ròng gần 5 tỷ đồng. Cuối tháng 10 vừa qua, DRH Holdings đã giải ngân 500 tỷ đồng vào Đông Sài Gòn và bổ sung vốn lưu động từ nguồn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo BCTC hợp nhất quý III/2022 của CTCP DRH Holdings (Mã: DRH), doanh thu thuần trong quý đạt 9,5 tỷ đồng, toàn bộ đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ, không ghi nhận doanh thu từ mảng bất động sản. Chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng 1,9 lần lên 19 tỷ đồng do từ đầu năm công ty đã gia tăng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh từ 1,3 tỷ đồng lên 3,7 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp đạt hơn 1 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ. So với quý III/2021, doanh thu từ hoạt động tài chính trong kỳ tăng 6,4 lần, đạt 8,5 tỷ đồng chủ yếu đến từ lãi cho vay 6,5 tỷ đồng và lãi đầu tư chứng khoán 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, DRH Holdings cũng ghi nhận lợi nhuận khác tăng đột biến với đạt 6,7 tỷ đồng do chi phí khác âm tương ứng. Doanh nghiệp không thuyết minh cụ thể về chỉ tiêu này trong báo cáo tài chính. Ở phần giải trình, DRH Holdings cho biết doanh nghiệp điều chỉnh chi phí khác giảm đã đưa vào kỳ trước. Đây cũng là yếu tố giúp DRH Holdings đạt lãi ròng gần 5 tỷ đồng, gấp 3,12 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, DRH ghi nhận doanh thu thuần đạt 36,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 10,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 303% và 65% so với cùng thời gian năm ngoái. Trong 2022, công ty đặt doanh thu đạt 800 tỷ và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ. Như vậy, công ty thực hiện được 4,6% mục tiêu doanh thu và 18,8% mục tiêu lợi nhuận năm. Tính đến 30/09, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 3.823 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm chủ yếu do gia tăng khoản phải thu ngắn hạn khác (từ 709 tỷ đồng lên 1.122 tỷ đồng, DRH không thuyết minh cụ thể về khoản phải thu này). Bên cạnh đó, công ty ghi nhận thêm khoản phải thu về cho vay dài hạn hơn 219 tỷ đồng và khoảng đầu tư vào công ty liên kết (CTCP Khoảng sản và Xây dựng Bình Dương) ghi nhận 845 tỷ đồng, tăng 21,9%. Nợ phải trả của doanh nghiệp hơn 2.198 tỷ đồng, tăng 17,8% so với đầu năm bởi tăng các khoản vay tài chính ngắn hạn. Tính đến cuối quý III, dư nợ vay tài chính của DRH là 814 tỷ đồng, toàn bộ là vay ngắn hạn. Trong 9 tháng,DRH Holdings đã vay hơn 1.130 tỷ đồng, nhờ đó dòng tiền thuần trong kỳ ghi nhận gần 61 tỷ đồng (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 767 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ đầu tư âm 306 tỷ đồng). Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp theo đó cũng tăng từ 49 tỷ đồng lên hơn 110 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu công ty cũng tăng 89% so với đầu năm, lên gần 1.625 tỷ đồng. Trong quý II, DRH Holdings đã phát hành gần 60,4 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 3 triệu cổ phiếu ESOP nâng vốn điều lệ từ 610 tỷ đồng lên gần 1.244 tỷ đồng. Riêng đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu đã giúp DRH huy động thêm lượng vốn hơn 724 tỷ đồng để góp vốn vào CTCP Kinh doanh và Phát triển Bất Động Sản Đông Sài Gòn (500 tỷ đồng), tăng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (220 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho kinh doanh (4,2 tỷ đồng). Theo báo cáo vào 24/10, DRH Holdings thông tin đã giải ngân hết vào Đông Sài Gòn và bổ sung vốn lưu động. Doanh nghiệp cho biết việc góp thêm 500 tỷ đồng vào CTCP Kinh doanh và Phát triển Bất động sản Đông Sài Gòn nhằm mở rộng thêm quỹ đất.
DRH