Content
stringlengths
229
19.3k
Label
stringlengths
3
3
Động thái mới tại Gas Đô thị (PCG) sau mâu thuẫn với nhóm cổ đông ngoại. (ĐTCK) Ngay khi Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội có quyết định thi hành án chủ động đối với PCG, Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú, cổ đông lớn tại PCG đã đăng ký bán toàn bộ 2,8 triệu cổ phần nắm giữ tại đây.. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas Đô thị (mã chứng khoán PCG) vừa có thông báo về giao dịch của người nội bộ. Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú đăng ký bán toàn bộ 2,8 triệu cổ phần PCG nắm giữ, tương đương 14,84% vốn điều lệ, từ ngày 19/6-14/7/2023. Trong khi đó, cũng cùng thời gian trên, ông Nguyễn Thanh Tú, ủy viên HĐQT PCG, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Đầu tư Việt Tú, đăng ký mua vào 2,8 triệu cổ phiếu PCG, đúng bằng số lượng cổ phiếu Đầu tư Việt Tú đăng ký bán. Nhiều khả năng, đây là giao dịch chuyển nhượng nội bộ.Ông Tú hiện đang nắm giữ 1,49 triệu cổ phiếu PCG, tương đương tỷ lệ nắm giữ 7,91%. Nếu giao dịch mua vào thành công, ông Nguyễn Thanh Tú sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại PCG lên 22,75% vốn điều lệ với tổng số lượng cổ phiếu là hơn 4,3 triệu.Động thái thoái vốn tại PCG của Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú diễn ra ngay sau khi Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có quyết định thi hành án chủ động đối với PCG.Theo đó, ngày 8/6, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với PCG, sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của ông Zhu Zhilin - Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT của Công ty về yêu cầu hủy nghị quyết ĐHĐCĐ và đòi bồi thường thiệt hại đối với bị đơn PCG.Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Gas đô thị tạm ngừng thi hành Nghị quyết số 01/2023 ngày 22/4/2023, Nghị quyết số 2604/2023 ngày 26/4/2023, hiệu lực của con dấu pháp nhân thứ hai mới được khắc theo Nghị quyết HĐQT ngày 26/04/2023.Đồng thời, giữ nguyên quyền quản lý PCG của HĐQT bao gồm các thành viên: Cheung YipSang, Zhu Zhilin, Youn Kwon Seak, Giang Nhược Trì, Nguyễn Thanh Tú. Công ty cũng phải giữ nguyên quyền điều hành hoạt động kinh doanh, đại diện theo pháp luật của PCG của ông Zhu Zhilin và quyền kiểm soát của ban kiểm soát gồm các thành viên Gao Zhixin, Cao Lệ Thu, Nguyễn Thị Thu Hương.Trước đó nhóm cổ đông ngoại phản ánh Công ty TNHH Đầu tư Việt Tú (cổ đông lớn) đã tổ chức phiên họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 để bãi nhiệm tư cách Thành viên HĐQT đối với ông Cheung YipSang, ông Zhu ZhiLin và ông Youn Kwon Seak. Đồng thời, bãi nhiệm tư cách kiểm soát viên đối với ông Gao ZhiXin và bà Cao Lệ Thu. Sau đó, bầu 3 thành viên HĐQT, 2 thành viên Ban Kiểm soát thay thế những người bị bãi nhiệm.Về tình hình kinh doanh, năm 2019, Công ty thua lỗ 40 tỷ đồng, năm 2020 và 2021 có lãi nhưng rất mỏng chỉ 3,9 tỷ đồng. Năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 421 tỷ đồng, nhưng lãi chỉ 97 triệu đồng. Kết thúc ba tháng đầu năm 2023, PCG ghi nhận thua lỗ 1,1 tỷ đồng.
PCG
Dragon Capital vừa mua thêm 300.000 cổ phiếu Nhà Khang Điền (KDH). (ĐTCK) Quỹ ngoại báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu tại CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH - sàn HoSE).. Cụ thể, ngày 22/5, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 300.000 cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 10,97% lên 11,02% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện mua vào là CTBC Vietnam Equity Fund.Ngược lại, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital lại đăng ký bán ra 5.830 cổ phiếu KDH để giảm sở hữu từ 144.100 cổ phiếu về 138.270 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 31/5 đến 29/6.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu đạt 425,31 tỷ đồng, tăng 198% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 201,07 tỷ đồng, giảm 32,9% so với cùng kỳ năm trước.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 328,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 254,46 tỷ đồng, lên 331,88 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 412%, tương ứng tăng thêm 10,26 tỷ đồng, lên 12,75 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 53,7%, tương ứng giảm 1,59 tỷ đồng, về 1,37 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5%, tương ứng giảm 3,61 tỷ đồng, về 68,62 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 96%, tương ứng giảm 292,76 tỷ đồng, về 12,35 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, mặc dù lợi nhuận gộp trong kỳ tăng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 32,9%, về 201,07 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân chính là do sụt giảm mạnh lợi nhuận khác, tương ứng giảm 292,76 tỷ đồng.Nhà Khang Điền có thuyết minh trong quý I/2023 không ghi nhận lãi từ giao dịch mua rẻ so với cùng kỳ ghi nhận 308,4 tỷ đồng, đây chính là nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận khác so với quý I/2022.Trước đó, trong quý I/2022, Nhà Khang Điền ghi nhận lãi từ giao dịch mua rẻ 308,4 tỷ đồng từ phần chênh lệch giữa sở hữu của nhóm Công ty trong giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được cao hơn giá phí khoản đầu từ vào CTCP Đầu tư Bất động sản Phước Nguyên (nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ Phước Nguyên với giá trị 620 tỷ đồng).Trong năm 2023, Nhà Khang Điền đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 3.100 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.000 tỷ đồng, giảm 9,3% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023, Nhà Khang Điền hoàn thành 20,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
KDH
Becamex IJC (IJC) chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 16%. (ĐTCK) CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HOSE) cho biết, ngày 6/2 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu.. Theo đó, Becamex IJC dự kiến phát hành thêm gần 34,74 triệu cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 16%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 16 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ.Nguồn vốn thực hiện là lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã kiểm toán, tương ứng hơn 678 tỷ đồng.Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Becamex IJC sẽ tăng từ 2.170,97 tỷ đồng lên 2.518,33 tỷ đồng.Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022, Becamex IJC ghi nhận doanh thu đạt 1.755,05 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 482,83 tỷ đồng, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.HĐQT Công ty cũng đã thông qua kết quả kinh doanh hợp nhất dự kiến cả năm 2022 với doanh thu ước đạt 2.397 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước và hoàn thành 85% mục tiêu đề ra; lợi nhuận sau thuế ước đạt 704 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước và vượt 3% mục tiêu năm.Năm 2022, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu là 2.829 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 685 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 10% so với thực hiện trong năm 2021.
IJC
SeABank (SSB) có tân Tổng giám đốc. (ĐTCK) Ngày 3/1/2023, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã chính thức công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Loic Faussier (quốc tịch Pháp) đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng.. Quyết định có thời hạn 2 năm và hiệu lực từ ngày 3/1/2023.Trước đó, ông Loic Faussier là Phó tổng giám đốc cao cấp phụ trách điều hành hoạt động SeABank từ tháng 7/2022.Ông Loic Faussier sinh năm 1972 tại Pháp, tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế của Đại học Paris Assas và sở hữu 2 bằng thạc sĩ gồm: Thạc sĩ tài chính - Đại học Paris Dauphine và Thạc sĩ Luật kinh doanh – Học viện Chính trị Paris. Ông đã có hơn 25 năm kinh nghiệm công tác tại nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn ở Pháp, Hong Kong và Nhật Bản như: Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Phó giám đốc Ngân hàng HSBC Nhật Bản, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB),... Ông Loic Faussier cũng từng là Phó tùy viên tài chính Phòng Thương mại của Đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh và từng làm việc cho Citibank ở Paris. Trước khi được bổ nhiệm chính thức chức vụ Tổng giám đốc SeABank, ông Loic Faussier là Phó tổng giám đốc cao cấp phụ trách điều hành hoạt động Ngân hàng từ tháng 7/2022 và từng là Thành viên độc lập HĐQT của SeABank nhiệm kỳ 2018 - 2023, được phân công phụ trách nhiều lĩnh vực quan trọng của Ngân hàng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của SeABank trong thời gian qua.Với việc bổ nhiệm ông Loic Faussier giữ chức vụ Tổng giám đốc, SeABank đã kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao với các thành viên Ban Tổng giám đốc đều là các nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Đây là một trong những bước đi chiến lược của HĐQT nhằm tăng cường năng lực quản trị, điều hành để triển khai mạnh mẽ kế hoạch phát triển của SeABank trong thời gian tới. SeABank sẽ tiếp tục phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng như đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần triển khai thành công các chiến lược đã đề ra. Đồng thời, SeABank cũng tập trung nguồn lực đẩy mạnh số hóa toàn diện theo chiến lược “Hội tụ số”, áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả, tối ưu hóa các ứng dụng phục vụ kinh doanh. Qua đó, Ngân hàng hướng tới nâng cao trải nghiệm khách hàng và hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
SSB
ĐHCĐ Vinaconex (VCG): Tập trung vào 3 trụ cột, cân nhắc kỹ các quyết định đầu tư. (ĐTCK) Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex – HoSE: VCG) đã diễn ra thành công sáng ngày 14/4/2023. Ba trụ cột chính gồm xây lắp, bất động sản và đầu tư tài chính tiếp tục là thế chân kiềng giúp Vinaconex vững vàng.. Năm 2022, doanh thu hợp nhất và công ty mẹ tăng tương ứng 52% và 90% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận hợp nhất năm 2022 tăng 79% so với thực hiện năm 2021. Công ty trả cổ tức 10%.Ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc Vinaconex cho rằng, công ty không hoàn thành kế hoạch chủ yếu do hoạt động xây lắp không hoàn thành kế hoạch bởi những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung vật liệu khan hiếm và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp.Theo Tổng giám đốc của VCG, dù không hoàn thành các chỉ tiêu phát triển trong năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có lợi nhuận ổn định và đạt mức tăng trưởng cao so với thực hiện năm 2021. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn trong mảng bất động sản, xây dựng suy giảm thì đây là kết quả tích cực đối với VCG.Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2023 với tổng doanh thu hợp nhất 16.340 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 860 tỷ đồng. Kế hoạch tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong năm 2023 là 10.270 tỷ đồng và 345 tỷ đồng, tăng lần lượt 25% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ chia cổ tức được giữ nguyên ở mức 10%.Về hoạt động đầu tư, Vinaconex định hướng hoàn thành bán hàng và bàn giao các căn hộ tại các dự án Green Diamond số 93 Láng hạ; Dự án khu dân cư đô thị tại Km3, Km4 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh; triển khai bán hàng tại Dự án khu đô thị Đại lộ Hoà Bình (Móng Cái), khu đô thị mới Cái Giá Cát Bà Amatina (VINACONEXITC)… Hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực hiện các dự án khác như Khu đô thị mới Thiên Ân (VINACONEX 25), Dự án khu đô thị nghỉ dưỡng Tuy Hoà, Phú Yên…Ban chủ tọa đã dành nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của cổ đông. Chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh cho biết, mảng đầu tư công trong tình hình hiện nay khá khó khăn do giá nguyên vật liệu, nhân công tăng. Bởi vậy, doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng ở mức rất thấp. Vinaconex là một trong những tổng công ty lớn nhất ở đầu tư công, và hoàn thành được những công trình lớn, cái được lớn nhất là Công ty xây dựng được tên tuổi ở mảng này.Quý 1/2023, tình hình kinh doanh đã tốt hơn khi đầu tư công đến ngày hái quả, các dự án Vinaconex đã bàn giao và được quyết toán đem lại dòng tiền.Năm 2023, Công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 16.000 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi. Riêng mảng đầu tư công, tới hiện tại Vinaconex đã đạt 8.000 tỷ đồng giá trị gói thầu. Ở giai đoạn còn lại, công ty vẫn dựa vào các gói thầu đầu tư công, bên cạnh mảng bất động sản. Dự án Green Diamond cũng như các dự án ở Quảng Ninh năm nay sẽ ghi nhận doanh thu.Một trong những dự án được cổ đông quan tâm là Dự án Cát Bà Amatina. Ông Thanh cho biết, đây là năm thứ tư, Vinaconex tập trung triển khai dự án, Công ty hiện đã thanh toán toàn bộ chi phí hạ tầng và dự án đã hoàn thành pháp lý.
VCG
Dragon Capital tiếp tục mua thêm cổ phiếu FPT Retail (FRT). (ĐTCK) Quỹ ngoại báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu tại CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT – sàn HOSE).. Cụ thể, ngày 30/11, nhóm Dragon Capital vừa mua thêm 300.000 cổ phiếu FRT để nâng sở hữu từ 5,76% lên 6,02% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện mua vào là DC Developing Markets Strategies Public Limited Company.Trước đó, ngày 9/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 300.000 cổ phiếu FRT.Ở một diễn biến khác, FPT Retail dự kiến góp thêm 225 tỷ đồng vào CTCP Dược phẩm FPT Long Châu, tương ứng mua thêm 22,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.Như vậy, nếu góp vốn thành công, FPT Retail sẽ nâng sở hữu từ 85,07% lên 89,83% vốn điều lệ tại CTCP Dược phẩm FPT Long Châu. Trong đó, vốn điều lệ của CTCP Dược phẩm FPT Long Châu sẽ tăng lên 450 tỷ đồng.Xét về hoạt động kinh doanh, FPT Retail ghi nhận doanh thu hợp nhất lũy kế 9 tháng đạt 21.708 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 80% kế hoạch năm 2022. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu online đạt 3.958 tỷ đồng, tăng trưởng 39% và chiếm 18% tổng doanh thu hợp nhất.Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 369 tỷ đồng, gấp 2,7 lần 9 tháng đầu năm 2021, hoàn thành 51% kế hoạch năm.Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, chuỗi FPT Shop có 745 cửa hàng, tăng thêm 98 cửa hàng so với đầu năm 2022. Tại ngày 30/09/2022, Long Châu sở hữu 800 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 400 nhà thuốc so với đầu năm.Như vậy, với kết quả này, cả hai chuỗi FPT Shop và Nhà thuốc Long Châu đều đã hoàn thành kế hoạch mở cửa hàng mới trong năm 2022, sớm hơn kế hoạch đã đặt ra.
FRT
Năm 2023, Nam Việt (ANV) lên kế hoạch lợi nhuận giảm 35,4% về 500 tỷ đồng. (ĐTCK) Sau năm 2022 không hoàn thành kế hoạch, CTCP Nam Việt (ANV - sàn HOSE) đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi trong năm tài chính 2023.. Trong năm 2023, Nam Việt đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 500 tỷ đồng.Được biết, năm 2022, Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 774 tỷ đồng, hoàn thành 77,4% kế hoạch lợi nhuận 1.000 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2023 dự kiến sẽ giảm 35,4% so với thực hiện trong năm 2022.Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Doãn Tới, Tổng Giám đốc Nam Việt từng nâng kế hoạch kinh doanh của Nam Việt từ 720 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng và cam kết duy trì được mức lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng trong nhiều năm liên tục sau đó.Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Công ty dự kiến trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% và phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận thêm 1 cổ phiếu mới.Về định hướng kinh doanh trong năm 2023, Nam Việt dự kiến tích cực đi vào chất lượng của chuỗi sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, đảm bảo môi trường; tìm kiếm thêm các khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu; và duy trì năng lực sản xuất và cải thiện kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản để có sản phẩm chất lượng tốt, ổn định, giá cả hợp lý.Ở một diễn biến đáng chú ý khác, Nam Việt vừa thông qua Quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt do không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.Được biết, Nam Việt vừa thành lập Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt vào ngày 9/3/2022, địa chỉ tại số 19D Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang và hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
ANV
ĐHCĐ MBS: Phấn đấu top 3 về hiệu quả hoạt động và top 5 về thị phần môi giới. (ĐTCK) MBS xác định trở thành Công ty chứng khoán có nền tảng giao dịch và chất lượng tư vấn tốt nhất Việt Nam; mục tiêu trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nằm trong Top 3 về hiệu quả hoạt động và Top 5 về thị phần môi giới.. Đại hội cổ đông CTCK MBS ngày 21/4 được tổ chức với sự tham dự của các cổ đông nắm giữ cổ phần, đạt 81% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.Đại hội đã thông qua các báo cáo của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành về kết quả hoạt động năm 2022 và kế hoạch hoạt động năm 2023 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán có nhiều biến động, MBS đã đạt được một số kết quả khả quan trong nhiệm kỳ 2018 - 2022, cụ thể, tổng tài sản cuối năm 2022 đạt 10.641 tỷ đồng, tăng bình quân 30%/năm. Vốn chủ sở hữu cuối năm 2022 đạt 4.485 tỷ đồng, tăng bình quân 32%/năm Năm 2022 được xem là năm vô cùng khó khăn đối với thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm, tổng doanh thu năm 2022 của MBS đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 514 tỷ đồng, giảm 10% so với năm đỉnh cao 2021; tăng bình quân 31%/năm trong giai đoạn 5 năm.Công ty chủ động quản trị rủi ro an toàn hiệu quả, giữ vững tỷ lệ nợ xấu bằng 0% trong nhiều năm liên tiếp. Trong 5 năm qua, MBS thu xếp vốn, đảm bảo hoạt động cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế với 85.945 tỷ đồng qua kênh trái phiếu. Hàng năm, MBS đều chi trả cổ tức cho cổ đông với mức từ 10 - 20%.Trong giai đoạn tiếp theo, MBS xác định trở thành Công ty chứng khoán có nền tảng giao dịch và chất lượng tư vấn tốt nhất Việt Nam; Mục tiêu nằm trong Top 3 thị trường chứng khoán Việt Nam về hiệu quả hoạt động và Top 5 thị trường chứng khoán Việt Nam về thị phần môi giới.
MBs
Khách sạn Đông Á (DAH) bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (mã DAH – sàn HOSE) thay đổi một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Công ty.. Theo đó, từ ngày 30/6, Công ty thực hiện miễn chức danh Tổng giám đốc đối với bà Trần Nữ Ngọc Anh và đồng thời bầu bà Trần Nữ Ngọc Anh giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty.Trước đó, ngày 24/6, Công ty nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Phạm Huy Thành. Được biết, Bà Trần Nữ Ngọc Anh được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ 20/5/2021 tới nay.Ngoài ra, Công ty cũng bầu ông Nguyễn Khánh Huy giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Công ty từ 30/6 với nhiệm kỳ 5 năm.Theo tìm hiểu, vào đầu tháng 5/2021, nhóm gia đình cựu CEO Nguyễn Văn Thanh đồng loạt bán ra gần như toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu DAH, tỷ lệ 30,7% vốn Công ty. Trong đó, ông Thanh bán gần hết 3,5 triệu cổ phiếu, cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thu Giang (vợ ông Thanh) bán hơn 3 triệu cổ phiếu, ông Nguyễn Văn Thảo (con ông Thanh) bán gần 3 triệu cổ phiếu, ông Nguyễn Thanh Tùng (con ông Thanh) cũng bán gần 1 triệu cổ phiếu.Ở chiều ngược lại, tháng 10/2021, ông Phạm Huy Thành mua vào 5 triệu cổ phiếu DAH để nâng sở hữu lên 5,94% vốn điều lệ và ông Trần Minh Tuấn mua vào 7,5 triệu cổ phiếu DAH để nâng sở hữu lên 8,91% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn.Việc nhóm cổ đông ông Phạm Huy Thành và ông Trần Minh Tuấn mua vào thay thế nhóm cổ đông cũ được giới đầu tư kỳ vọng sẽ thực hiện tái cơ cấu.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, DAH ghi nhận doanh thu giảm 60,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 3,21 tỷ đồng về 2,11 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 18,61 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 5,5 tỷ đồng.Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 6,07 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 2,91 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính ghi nhận 33,09 tỷ đồng so với cùng kỳ 0,1 triệu đồng; chi phí tài chính tăng thêm 3,51 tỷ đồng lên 4,73 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, mặc dù kinh doanh dưới giá vốn nhưng công ty vẫn có lãi trong quý đầu năm chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính đột biến. Công ty thuyết minh lãi đột biến hoạt động tài chính chủ yếu do lãi trái phiếu 33,09 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
DAH
Dược Lâm Đồng (LDP): Lỗ mọi hoạt động, đề xuất vay vốn mở rộng đầu tư. (ĐTCK)  Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar (mã LDP) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông 2023 với các nội dung giải trình hoạt động kinh doanh thua lỗ mạnh và đề xuất vay vốn mở rộng đầu tư thiết bị.. Năm 2022, Ladophar ghi nhận doanh thu 187,4 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế âm 38,9 tỷ đồng, giảm 196% so với năm trước đó. Có một số nguyên nhân chính dẫn tới thua lỗ lớn trong năm 2022. Thứ nhất, hoạt động sản xuất chịu lỗ bởi sản lượng thực tế không đủ bù đắp các khoản chi phí chung. Thứ hai, khoản lỗ từ hoạt động đầu tư tăng mạnh 117%, tương ứng mức tăng 78,9 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2022, khoản đầu tư chứng khoán giảm mạnh khiến lỗ tăng lên hơn 6,7 tỷ đồng, đồng thời phát sinh lãi trái phiếu gần 5 tỷ đồng từ việc huy động nguồn vốn trái phiếu cho việc mở rộng nhà máy và sản xuất kinh doanh. Các hoạt động của công ty con chưa hiệu quả, doanh thu chưa phát sinh trong khi vẫn cần chi phí duy trì hoạt động. Tựu chung, khoản lỗ từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, dẫn tới tổng lỗ của Công ty gần 40 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản lỗ khác bao gồm lỗ trong các hoạt động đầu tư thương hiệu (lỗ 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21%); lỗ trong hoạt động kinh doanh chính (chiếm tỷ trọng 26%, tương ứng mức lỗ 10,1 tỷ đồng)…Những khó khăn được Công ty chỉ ra khiến hoạt động kinh doanh tiếp tục đi xuống bao gồm việc thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất dược phẩm, hàng hoá thiết bị y tế… làm gì tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm của Công ty qua các thị trường Hàn Quốc, châu Âu, châu Mỹ - vốn là thị trường chủ lực. Ngoài ra, với hoạt động kinh doanh dược phẩm, cạnh tranh về giá đấu thầu thuốc ngày càng gay gắt, thị phần bị phân mảnh với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp trong nước có dây chuyển sản xuất đạt GMP-WHO.Lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, việc chưa thích nghi với tình hình thị trường mới thay đổi, chưa có giải pháp kịp thời, hữu hiệu về chính sách, cơ cấu tổ chức, nhân sự, phương thức kinh doanh… cũng là lý do dẫn tới hoạt động của Ladophar suy giảm.Dù vậy, 2022 cũng không phải năm đầu Ladophar thua lỗ. Thực tế, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty khá bết bát trong thời gian dài.Trước khi cổ đông nhà nước thoái vốn tại Ladophar, lợi nhuận của Công ty duy trì ổn định ở mức thấp. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, Công ty liên tục thua lỗ. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 âm 25,9 tỷ đồng - đây cũng là lý do mà cổ phiếu LDP bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 2/4/2021.Tình hình kinh doanh năm 2021 của Ladophar cũng không khả quan hơn khi báo lỗ 7,45 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Lỗ lũy kế của LDP tính đến 30/9/2021 là gần 42 tỷ đồng.Thời điểm duy nhất lợi nhuận đột phá là vào quý IV/2021, sau khi Louis Group tham gia điều hành LDP, Công ty đã đạt lãi ròng hơn 55 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 6 quý liên tiếp thua lỗ trước đó. Với kết quả lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Ladophar tại ngày 31/12/2021 là số dương, Ladophar được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa ra khỏi diện bị cảnh báo kể từ ngày 22/3/2022.Diễn biến lợi nhuận của LDP qua các quý gần đâyĐặt kế hoạch cho năm 2023, Ladophar cho biết, tổng doanh thu ước đạt 287 tỷ đồng, tương ứng tăng 53%. Lợi nhuận gộp 64,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 76% so với thực hiện năm 2022. Dù vậy, Công ty không đặt mục tiêu có lợi nhuận trước thuế.Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 dự kiến tổ chức vào ngày 21/3 tới đây tại TP. Đà Lạt, Ladophar sẽ trình cổ đông phê duyệt việc vay vốn ngân hàng để bổ sung cho hoạt động sản xuất – kinh doanh với hạn mức 150 tỷ đồng; vay vốn trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng và các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như các tổ chức tài chính khác để thực hiện đầu tư cải tạo, mở rộng nhà máy, hạn mức 90 tỷ đồng.Diễn biến giá LDP kể từ khi lên sàn tới nay
LDP
"Khải Hoàn Land (KHG) tự tin hoàn thành và có thể vượt kế hoạch năm". (ĐTCK) Khẳng định trên được ông Phùng Quang Hải, Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (KHG – sàn HOSE) chia sẻ tại Talkshow Chọn danh mục kỳ 13: “Cổ đất” sau giai đoạn tiền dễ, tiền rẻ được Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức ngày 21/7.. Theo ông Hải, Khải Hoàn Land với nền tảng là môi giới bất động sản nên có đặc thù các ghi nhận doanh thu và lợi nhuận riêng. Kết quả 6 tháng không phản ánh hết nội tại doanh nghiệp, mà chỉ mang tính thời điểm.Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, KHG ước doanh thu về mảng môi giới gần 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 128 tỷ đồng, tăng trưởng 150% về doanh thu và 232% về lợi nhuận.Về nguồn tài chính cho giai đoạn sắp tới, ông Hải cho biết, Khải Hoàn Land đã có lưu ý từ rất sớm khi thấy có tính tương quan tương đồng giữa thị trường bất động sản Việt Nam và Trung Quốc. Trong những năm qua, KHG chú trọng gia nội lực thông qua tăng vốn hơn là huy động vốn vay, tỷ trọng vốn tín dụng và trái phiếu chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,6 và 12% tổng nguồn vốn KHG. Nguồn vốn này Khải Hoàn Land sử dụng để bao tiêu các dự án từ các chủ đầu tư uy tín và thực hiện các thương vụ như mua sỉ bán lẻ, các dự án M&A. Đặc biệt các dự án Công ty đang phân phối, đa số về mảng môi giới, KHG là đối tác chiến lược của các chủ đầu tư lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay. Điều này đã giúp KHG có giỏ hàng đa dạng và có sự cạnh tranh trong bối cảnh thị trường khan hiếm nguồn cung.“Chúng tôi luôn đảm bảo cho khách hàng là đưa ra sản phẩm sạch, đáp ứng được nhu cầu thực của khách hàng. Điều này giúp chúng tôi tự tin hoàn thành và có thể vượt kế hoạch kinh doanh đề ra tại ĐHCĐ thường niên năm 2022”, ông Hải nhấn mạnh.
KHG
Masan (MSN) chốt quyền tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 8%. (ĐTCK) Ngày 5/7, CTCP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN - sàn HOSE) sẽ chốt quyền tạm ứng cổ tức năm 2022.. Cụ thể, Tập đoàn sẽ trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 8%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 800 đồng. Thời gian thanh toán vào ngày 13/7. Với 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Tập đoàn dự kiến chi 1.120 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này cho cổ đông. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ theo BCTC hợp nhất quý I/2022 của Tập đoàn (13.482 tỷ đồng).Về tình hình kinh doanh của Tập đoàn, trong quý I/2022, Masan ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.189 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của việc ngừng hợp nhất thức ăn chăn nuôi. Loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi dựa trên cơ sở (like-forlike hay LFL), doanh thu thuần tăng trưởng 11,9% so với cùng kỳ nhờ vào tốc độ tăng trưởng hai chữ số tại Masan Consumer Holdings (MCH) và Masan High - Tech Materials (MHT) cũng như doanh thu tăng nhẹ tại WinCommerce (WCM).Kết quả, Tập đoàn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1.895 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân do WCM, MCH và MHT đều tăng trưởng lợi nhuận sau thuế nhờ doanh thu tăng và các hoạt động tối ưu hóa chi phí, thị trường vonfram tiếp tục được cải thiện.Đồng thời, Masan ghi nhận khoản lãi phát sinh một lần từ việc đánh giá lại khoản đầu tư trước đây vào Phúc Long Heritage và tăng doanh thu tài chính khác giúp lợi nhuận sau thuế tăng.
MSN
PVTrans Pacific (PVP) được chấp thuận niêm yết trên sàn HOSE. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới công bố quyết định về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu PVP của CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PVTrans Pacific).. Cụ thể, PVP sẽ được chấp thuận niêm yết hơn 94,27 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE, mệnh giá 10.000 đồng/CP, tương ứng vốn điều lệ là 942,8 tỷ đồng. CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương phải tuân thủ quy định về chứng khoán, thị trường chứng khoán và các quy định pháp luật khác có liên quan.Về tình hình kinh doanh, trong quý III/2022, PVTrans Pacific ghi nhận tổng doanh thu đạt 533,49 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân do Công ty tăng doanh thu hoạt động thương mại và doanh thu từ thanh lý tàu PVT Athena. Kết quả, Công ty lãi sau thuế 176,3 tỷ đồng, tăng 372% so với quý III/2021. Tình hình kinh doanh những năm gần đây của PVP. (Nguồn: Wichart.vn)Lũy kế 9 tháng năm 2022, PVP công bố doanh thu đạt 961,1 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, lãi sau thuế đạt 207,3 tỷ đồng, tăng 34,2% do Công ty hoàn thành thanh lý tàu PVT Athena. Ngoài ra, các yếu tố chênh lệch tỷ giá, trích trước chi phí sửa chữa lớn đội tài trong 9 tháng năm 2022 cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty. Tuy nhiên, do giá vốn tăng mạnh nên biên lợi nhuận gộp PVP trong 9 tháng giảm từ 22,5% xuống còn 8,1%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi thực tế chỉ đạt 57,7 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ. Điểm tích cực là tính đến cuối tháng 9, dòng tiền kinh doanh của Công ty dương 125 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ. Tại thời điểm ngày 30/09/2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 2.612,4 tỷ đồng, tăng 13,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng 70,4%, đạt 661,1 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 44%, lên 656,5 tỷ đồng. Nợ phải trả theo đó tăng 27%, lên 970,3 tỷ đồng, chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng 71%. Riêng vay nợ ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 206 tỷ đồng và 253,2 tỷ đồng.Biến động tài sản những năm gần đây của PVP. (Nguồn: Wichart.vn)Mục tiêu ban đầu của PVTrans Pacific là tham gia vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, sau đó tham gia vận tải quốc tế và vận tải dầu thô nhập khẩu cho dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khi đi vào hoạt động chính thức. Đến nay, Công ty tiếp tục hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải dầu thô, thuê và cho thuê phương tiện vận tải, dịch vụ quản lý khai thác tàu dầu thô, tàu hàng rời khác, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa; đào tạo nghề,…Ngày 18/05/2010, Công ty trở thành công ty đại chúng. Đến ngày 20/12/2016, PVTrans Pacific chính thức giao dịch cổ phiếu trên UPCoM và lấy mã là PVP, giá tham chiếu 11.000 đồng/CP. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2022, PVP tăng 14,17%, lên 13.700 đồng/CP. Khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây đạt 232.414 đơn vị/phiên.
PVP
Đầu tư Nam Long (NLG): Giám đốc đầu tư đăng ký bán 1,6 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Ông Phạm Đình Huy, Giám đốc đầu tư CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – sàn HOSE) đăng ký bán 1,6 triệu cổ phiếu NLG nhằm mục đích giảm tỷ lệ sở hữu.. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 5/9 đến ngày 4/10/2022, theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn. Nếu giao dịch thành công, ông Đình Huy sẽ giảm sở hữu tại Nam Long từ hơn 1,64 triệu cổ phiếu xuống còn 41.604 cổ phiếu.Trên thị trường, tạm chốt phiên giao dịch sáng ngày 30/8, cổ phiếu NLG đứng tại mức giá 43.550 đồng/CP. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Đình Huy sẽ thu về khoảng 69,7 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu NLG.Mới đây, HĐQT Công ty đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động theo chính sách thưởng khuyến khích dài hạn dành cho các lãnh đạo và quản lý cấp cao (chương trình ESG).Theo đó, Nam Long dự kiến phát hành hơn 1,14 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành 0,298%, thời điểm thực hiện trong năm 2022, sau khi có chấp thuận của UBCK. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.Nguồn vốn thực hiện được trích từ quỹ khen thưởng căn cứ theo báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán của Công ty. Về hoạt động kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, Đầu tư Nam Long ghi nhận doanh thu hơn 1.828 tỷ đồng, tăng 177,8% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 45,73%, đạt 224,93 tỷ đồng.
NLG
PV Drilling (PVD) lãi 52,3 tỷ đồng trong quý I, hoàn thành hơn một nửa kế hoạch năm. (ĐTCK) Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Driling (mã PVD - sàn HOSE) mới công bố BCTC hợp nhất quý I/2023.. Trong quý I/2023, PVD ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.226,6 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm 8%, xuống 988,5 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 238,1 tỷ đồng, tăng 240%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 6,1% lên 19,4%.Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính PVD tăng 78%, đạt gần 48 tỷ đồng. Chi phí tài chính cũng tăng 77%, lên 98,5 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng 159%, lên 69,3 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2% và 29% lên lần lượt 1,38 tỷ đồng và 111,4 tỷ đồng. Kết quả, Công ty lãi sau thuế 52,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 75,1 tỷ đồng. Công ty giải trình, tất cả các giàn khoan tự nâng đều hoạt động xuyên suốt trong quý I/2023, so với quý I/2022, hiệu suất sử dụng giàn tự nâng chỉ đạt 55%. Bên cạnh đó, đơn giá cho thuê giàn tự nâng quý I/2023 tăng trên 20% so với quý I/2022 và tăng lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh. Năm 2023, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 5.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế hợp nhất kỳ vọng đạt 100 tỷ đồng (trong khi năm trước lỗ 155 tỷ đồng). Công ty mẹ kỳ vọng mang về 120 tỷ đồng.Như vậy, so với kế hoạch năm, PVD đã hoàn thành 22,7% mục tiêu doanh thu và 52,3% mục tiêu lợi nhuận năm. Đến cuối quý I, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 20.510,8 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 29%, về còn 1.477 tỷ đồng; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tại tăng 117,4%, lên 922,9 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 12%, lên 2.421,3 tỷ đồng. Nợ phải trả của PVD được giảm hơn 3%, còn 6.408,9 tỷ đồng; riêng vay nợ ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 767,3 tỷ đồng và 2.920,3 tỷ đồng.
PVD
DIC Corp (DIG): Bài toán tăng vốn khó khả thi. (ĐTCK) Dù điều chỉnh giá bán còn một nửa so với dự kiến ban đầu, phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, mã DIG) khó khả thi.. Giá chào bán vẫn cao hơn nhiều thị giáĐể có vốn đầu tư siêu dự án Khu đô thị du lịch Long Tân, DIC Corp liên tục lên kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Dự án này có quy mô gần 332 ha, tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Lãnh đạo DIC Corp cho biết tại đại hội cổ đông bất thường tổ chức vào ngày 12/10/2022 là Công ty đã đền bù giải phóng được 156,15 ha đất tại dự án này, với tổng kinh phí 1.324,5 tỷ đồng và dự kiến đầu năm 2023 sẽ được giao đất đợt 1 với diện tích 82,11 ha, đủ điều kiện khởi công. Tại Báo cáo thường niên năm 2020 của DIC Corp, dự án được giới thiệu với tổng vốn đầu tư là 4.751,93 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn đầu tư đã lên tới 12.618 tỷ đồng, tăng 166% so với thời điểm năm 2020. Việc chậm triển khai thực hiện đã khiến chi phí đầu tư, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của dự án bị đội lên.Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, Công ty đã thông qua kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phiếu giá 30.000 đồng/cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong hai quý cuối năm. Tuy nhiên, sau đó, Công ty hạ giá chào bán về 15.000 đồng/cổ phiếu, thời gian thực hiện trong quý IV/2022 và quý I/2023. Mới đây, ngày 23/2/2023, Công ty lại tiếp tục lùi thời gian chào bán cổ phiếu sang quý II - III/2023. Bên cạnh việc hạ giá và kéo dài thời gian chào bán tối đa 6 tháng, DIC Corp còn điều chỉnh nội dung huy động vốn. Theo đó, số vốn dự kiến dùng để đầu tư vào dự án Long Tân vẫn là 1.500 tỷ đồng, nhưng chi tiết khoản chi cho dự án này được điều chỉnh: chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng được điều chỉnh từ 780 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng; chi phí xây lắp được điều chỉnh từ 250 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng và giữ nguyên mục đích huy động sử dụng đất là 200 tỷ đồng.Như vậy, dù đã điều chỉnh giá chào bán còn một nửa so với phương án ban đầu, nhưng mức giá mà DIC Corp đưa ra vẫn cao hơn nhiều so với thị giá của cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Phiên giao dịch cuối tuần qua, cổ phiếu DIG giảm sàn, về còn 11.750 đồng/cổ phiếu. Với triển vọng kém tích cực của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trong năm 2023, kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp khó khả thi. Cổ đông nhỏ mất niềm tin Thêm một yếu tố thách thức kế hoạch tăng vốn của DIC Corp là thị trường mất niềm tin vào cổ đông lớn của doanh nghiệp.Năm 2021, thị trường chứng kiến giai đoạn thăng hoa của cổ phiếu DIG. Từ ngày 21/7/2021 đến ngày 11/1/2022, cổ phiếu DIG ghi nhận mức tăng 4,45 lần, từ 18.030 đồng/cổ phiếu lên 98.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó, cổ phiếu này đã lao dốc mạnh, với mức giảm 9,7 lần trong giai đoạn từ ngày 11/1/2022 đến ngày 15/11/2022, về 10.100 đồng/cổ phiếu. Thời điểm cổ phiếu DIG đạt đỉnh, nhóm cổ đông lớn cũng liên tục giảm sở hữu. Cụ thể, đầu năm 2022, DIC Corp có 4 cổ đông lớn, gồm ông Nguyễn Thiện Tuấn (Chủ tịch Hội đồng quản trị), ông Nguyễn Hùng Cường (Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Tân và Công ty cổ phần Kinh doanh địa ốc Him Lam sở hữu tổng cộng 48,99% vốn. Tuy nhiên, tính tới cuối năm 2022, Công ty chỉ còn 3 cổ đông lớn, là ông Nguyễn Thiện Tuấn, ông Nguyễn Hùng Cường và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thiên Tân, sở hữu tổng cộng 28,32% vốn.Việc giảm sở hữu của các cổ đông lớn này một phần xuất phát từ việc nhóm cổ đông Thiên Tân và Địa ốc Him Lam chủ động bán ra từ đầu năm, một phần do các cổ đông thuộc gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và Thiên Tân bị bán giải chấp. Cụ thể, từ ngày 4/11 - 16/11/2022, gia đình ông Tuấn bị bán giải chấp tới 31.858.450 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,22% vốn điều lệ. Đây là giai đoạn cổ phiếu DIG rơi từ 16.600 đồng/cổ phiếu về 10.800 đồng/cổ phiếu. Trong hai phiên 27/10/2022 và ngày 10/11/2022, cổ đông Thiên Tân bị bán giải chấp hơn 10 triệu cổ phiếu DIG.Đáng nói, tại đại hội cổ đông bất thường ngày 12/10/2022, ông Nguyễn Thiện Tuấn tỏ ra bất ngờ khi giá cổ phiếu DIG liên tục giảm và cho biết con gái ông là Nguyễn Thị Thanh Huyền đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu. Ông Tuấn cũng khẳng định, nếu giá cổ phiếu DIG sau ngày 30/10/2022 vẫn dưới 30.000 đồng/cổ phiếu, bản thân ông sẽ đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, kết thúc thời gian đăng ký, con gái ông Tuấn chỉ mua 4.571.000 cổ phiếu, tương đương 22,9% tổng lượng đăng ký. Thậm chí, sau đó, bà Huyền liên tục bị bán giải chấp 8.399.600 cổ phiếu DIG, lớn hơn nhiều so với số cổ phiếu đã mua vào.Khi cổ phiếu lao dốc, thay vì mua vào đỡ giá, gia đình Chủ tịch liên tục bị bán giải chấp và không có động thái mua lại khiến cổ đông nhỏ và giới đầu tư đặt câu hỏi về sức khỏe của doanh nghiệp cũng như cam kết gắn bó cùng phát triển doanh nghiệp của cổ đông nội bộ.Thực tế cho thấy, nhiều năm trở lại đây, DIC Corp liên tục đặt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư lớn nhưng tỷ lệ đầu tư thực tế không cao. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ giải ngân là 34,2%; năm 2020 là 42,8%; năm 2021 là 32,1% và 6 tháng đầu năm 2022 mới đạt 11,4%.Lý do được Công ty đưa ra là do khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm như Khu trung tâm Chí Linh (quy mô 93,7 ha), Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu (quy mô 90,5 ha), Khu đô thị du lịch Long Tân (quy mô 331,9 ha)… Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giải phóng mặt bằng tại các dự án này đạt thấp, chẳng hạn Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu đạt 11,55/90,5 ha; Khu đô thị du lịch Long Tân đạt 156,15/331,9 ha; Khu trung tâm Chí Linh đạt 72,08/93,7 ha…Việc giải ngân đầu tư chậm cộng với giá đất liên tục tăng đã đẩy tổng vốn đầu tư các dự án tăng nhanh. Đây là lý do khiến DIC Corp phải liên tục huy động thêm vốn, từ việc phát hành cổ phiếu đến tăng vay nợ, để bổ sung nguồn tiền triển khai các dự án.Với việc dòng vốn đang bị siết, kênh trái phiếu gặp khó, DIC Corp liên tục kéo dài thời gian chào bán cổ phiếu cho cổ đông, điều này có thể đẩy Công ty bước vào giai đoạn khát vốn hơn nữa.Ngày 28/2/2023, Thanh tra Chính phủ đã Quyết định tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn tại DIC Corp. Ngay sau đó, phiên giao dịch ngày 1/3, cổ phiếu DIG giảm kịch sàn, về 12.600 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh kỷ lục 34,56 triệu cổ phiếu. Ông Nguyễn Thiện Tuấn đã gửi thư trấn an cổ đông và nhấn mạnh mọi hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn diễn ra bình thường, đây là hoạt động thanh tra thường kỳ của Thanh tra Chính phủ.
DIG
Quý II/2022, lợi nhuận Kinh Bắc (KBC) tăng 23,84 lần lên 1.933,66 tỷ đồng nhờ đánh giá tăng sở hữu CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng. (ĐTCK) Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã chứng khoán KBC - sàn HOSE) bất ngờ báo lợi nhuận tăng kỷ lục trong quý II/2022 nhờ đánh giá lại khoản đầu tư CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.. Trong quý II/2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 395,28 tỷ đồng, giảm 47,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.933,66 tỷ đồng, tăng 23,84 lần so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 59,9% về còn 50%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 56% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 251,3 tỷ đồng về 197,54 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 176%, tương ứng tăng thêm 57,57 tỷ đồng lên 90,28 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 21,6%, tương ứng tăng thêm 28,29 tỷ đồng lên 159,46 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 27,8%, tương ứng giảm 37,46 tỷ đồng về 97,2 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 787,3%, tương ứng tăng thêm 1.697,59 tỷ đồng lên 1.913,22 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Thực tế, lợi nhuận của Công ty trong quý II tăng đột biến chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận khác tăng đột biến.Thu nhập khác của KBC tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2022.Công ty thuyết minh thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu ghi nhận 2.397,4 tỷ đồng (cùng kỳ 1,14 tỷ đồng) chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá trị hợp nhất kinh doanh, thu nhập khác này được phát sinh khi công ty tăng sở hữu lên 48% vốn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.KBC đánh giá lại khoản đầu tư CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.Trước đó, Kinh Bắc thông qua kế hoạch mua 5,7 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng để nâng sở hữu từ 19,5% lên 48% vốn điều lệ, sau giao dịch Kinh Bắc sẽ chuyển công ty CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng thành công ty liên kết. Được biết, thời điểm 31/3/2022, Kinh Bắc chỉ ghi đầu tư 39 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng và ghi nhận góp vốn vào đơn vị khác.Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) được thành lập vào ngày 03/08/2005, là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) – một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao và dẫn đầu về thành tích thu hút FDI tại Việt Nam.Trên website Công ty, đơn vị này ghi nhận đang là chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích 657,78 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm KCN là 135,68 ha; diện tích đất thương phẩm của khu phi thuế quan là 350,43 ha.Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) với tổng diện tích 132,6 ha.Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) với tổng diện tích 289,35 ha. Trong đó, có 205,16 ha đất đã được quy hoạch.Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.086,9 tỷ đồng, giảm 60,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.456,7 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 54,6% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 662,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 51,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 937,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 144,5 tỷ đồng.Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Kinh Bắc tăng 9% so với đầu năm lên 33.771,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 11.763,6 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 11.538 tỷ đồng, chiếm 34,2% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.783,7 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.118,7 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng tài sản.Trong kỳ, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 31,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.459,4 tỷ đồng về 3.118,7 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 23,5%, tương ứng tăng thêm 2.192,5 tỷ đồng lên 11.538 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn tăng 109,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.495,9 tỷ đồng lên 4.783,7 tỷ đồng.Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 2,4% so với đầu năm, tương ứng giảm 166 tỷ đồng về 6.887,8 tỷ đồng và chiếm 20,4% tổng nguồn vốn (đầu năm chiếm 22,8% tổng nguồn vốn).
KBC
Dư nợ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành, năm 2022, HDBank (HDB) tiếp tục đà tăng trưởng. (ĐTCK) Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính năm 2022 được kiểm toán bởi PwC. Lợi nhuận trước thuế lần đầu vượt 10.268 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm. Nợ xấu thấp, các chỉ tiêu an toàn hoạt động được đảm bảo tốt trong nhóm dẫn đầu.. Năm 2022, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động tín dụng cùng các mảng dịch vụ, thẻ, ngân hàng số cùng tăng trưởng cao, số lượng thẻ tín dụng kích hoạt gấp hơn 4 lần, giá trị giao dịch thẻ tăng gấp gần 3 lần, số lượng giao dịch qua kênh số cao gấp gần hai lần cùng kỳ và giá trị giao dịch đạt trên 761 nghìn tỷ đồng, gấp gần 6 lần.Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 đạt 10.268 tỷ đồng, tăng 27,2% so với năm 2021, hoàn thành 105% kế hoạch lợi nhuận được cổ đông giao. Chỉ số ROE năm 2022 đạt 23,5%, ROA đạt 2,1% đều cao hơn cùng kỳ năm trước. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của HDBank năm 2022 cũng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,3%, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất 1,67%, mức thấp so với toàn ngành nhờ chính sách cấp tín dụng có chọn lọc và quản trị rủi ro hiệu quả. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR theo Basel II) lên đến 13,4% và thuộc nhóm những ngân hàng an toàn vốn cao nhất. Tổng tài sản hợp nhất đạt 416.273 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2021. Dư nợ cấp tín dụng đạt 268.157 tỷ đồng, tăng 25,6%. Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế như nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng và phân phối, tín dụng xanh, hộ gia đình, tiểu thương. HDBank nắm giữ chỉ có 4.300 tỷ đồng TPDN, tương đương chỉ 1,6% tổng dư nợ. Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết số trái phiếu này đều có tài sản đảm bảo và được thanh toán đầy đủ, đúng hạn. HDBank cũng là ngân hàng có tỉ lệ cho vay kinh doanh bất động sản thấp chỉ ở mức 7,9% tổng dư nợ.Tại 31/12/2022, HDBank có 347 chi nhánh/phòng giao dịch và gần 24.500 điểm giao dịch tài chính. Số lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng mẹ và công ty con là 16.326 người, chưa bao gồm lực lượng bảo vệ gần 2000 chiến sỹ, với mức thu nhập bình quân đạt 26,7 triệu đồng/tháng, tăng mạnh 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thù lao của các TV HĐQT đã giảm xuống còn 8,4 tỷ đồng từ mức 10,9 tỷ đồng của năm trước. Được biết một số lãnh đạo HDBank tự nguyện giảm thù lao hoặc dành cho các hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh sôi nổi, năm 2022 HDBank được vinh danh với 24 danh hiệu và giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế. Ngân hàng nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, bằng khen của Ủy ban Nhân dân TP. HCM do có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước. Tại lễ công bố Bảng xếp hạng Top 50 Công ty đại chúng uy tín & hiệu quả năm 2022 và Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022, HDBank được vinh danh ở cả hai hạng mục và thuộc Top 5 ngân hàng TMCP tư nhân uy tín. Tạp chí Forbes cũng vinh danh HDBank là thương hiệu tài chính dẫn đầu.
HDB
ThaiHoldings (THD) vừa miễn nhiệm hai Phó tổng giám đốc . (ĐTCK) HĐQT cổ phần Thaiholdings (mã chứng khoán THD) vừa thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc công ty đối với ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định kể từ ngày 25/5.. Lý do miễn nhiệm, ThaiHoldings cho biết, để điều chuyển hai ông Trịnh Văn Thiềm và ông Vũ Ngọc Định về doanh nghiệp dự án thuộc tập đoàn để thực hiện công tác chuyên trách tại Tập đoàn Thaigroup.Về quá trình công tác, ông Trịnh Văn Thiềm đã có nhiều năm kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp như làm Tổng giám đốc của CTCP Kaito Cement và làm Giám đốc của các doanh nghiệp như CTCP Xuân Thành Bình Phước, CTCP Xi măng Kaito Hà Tiên, Công ty TNHH MTV Thaigroup Bình Phước.Hiện tại, ông Thiềm đang giữ vai trò là Thành viên HĐQT của Công ty cổ phần - Tập đoàn Thaigroup. Tính tới ngày 31/12/2022, ông Thiềm nắm giữ 539.00 cổ phiếu THD, tương đương 0,15% vốn điều lệ của Thaiholdings.Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Định từng giữ chức vụ Tổng giám đốc, quản lý, chỉ đạo tổ chức thi công dự án Biển 129 Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngoài ra, ông cũng từng giữ các vị trí cấp cao tại CTCP Du lịch Kim Liên và CTCP - Tập đoàn Thaigroup. Hiện, ông đang nhiệm chức danh Thành viên HĐQT của Thaiholdings và đồng thời giữ chức vụ Tổng Giám đốc điều hành tại CTCP Enclave Phú Quốc.Tính tới ngày 31/12/2022, ông Định cũng đang nắm giữ 539.00 cổ phiếu THD, tương đương 0,15% vốn điều lệ của Thaiholdings.Thời gian gần đây, Thaiholdings liên tục có sự biến động về nhân sự. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 diễn ra vào ngày 27/4 đã thông qua việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Văn Thuyết (em trai ông Nguyễn Đức Thụy), ông Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Văn Khoa.Đồng thời, bầu bổ sung các ông Nguyễn Chí Kiên, ông Phan Mạnh Hùng và bà Vũ Thanh Huệ vào HĐQT. Trong đó, ông Nguyễn Chí Kiên đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Thaiholdings thay cho ông Nguyễn Văn Thuyết.Như vậy, HĐQT Thaiholdings có 5 thành viên, gồm: ông Nguyễn Chí Kiên, ông Phan Mạnh Hùng, bà Vũ Thanh Huệ, ông Vũ Ngọc Định và bà Trần Thị Thanh Giang (thành viên độc lập).Cũng tại đại hội, Thaiholdings đã bầu bà Bùi Thị Thanh Nhàn vào vị trí thành viên Ban kiểm soát. Đồng thời, bà Nguyễn Thu Vân được bầu làm Trưởng ban kiểm soát thay ông Bùi Lê Quang (được từ nhiệm từ tháng 10/2022).HĐQT ThaiHoldings cũng vừa có Nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tỷ lệ 10%. Vốn điều lệ dự kiến sau khi chia cổ tức năm 2022 là 3.850 tỷ đồng. Về kết quả kinh doanh quý I/2023, THD ghi nhận doanh thu đạt 583 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế giảm 56% so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 70,2 tỷ đồng (quý I/2022 đạt hơn 158,7 tỷ đồng).Nguyên nhân của việc sụt giảm mạnh về lợi nhuận này được THD lý giải do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm trong quý I/2023 do không còn hợp nhất dữ liệu các công ty con. Ngoài ra, có một công ty liên kết của THD ghi nhận lỗ trong quý I (lỗ hơn 18 tỷ đồng). Doanh thu hoạt động tài chính sụt giảm trong quý I (ghi nhận 12,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái là 85,7 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 85%).Năm 2023, ThaiHoldings đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.272 tỷ đồng, giảm 20,4% so với thực hiện của năm ngoái và lợi nhuận trước thuế đạt 358 tỷ đồng, giảm 13,5% so với thực hiện của năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 241 tỷ đồng.
THD
Ngày 20/7, Đông Hải Bến Tre (DHC) trả cổ tức 10%. (ĐTCK) CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC - sàn HOSE) thông qua kế hoạch trả cổ tức đợt 3 năm 2021.. Theo đó, ngày 20/7, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức đợt 3 năm 2021 với tỷ lệ 10%. Trong đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.000 đồng và thời gian thực hiện ngày 30/8.Với 69,99 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ trả tổng cộng hơn 69,99 tỷ đồng trong lần trả cổ tức này.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, DHC ghi nhận doanh thu đạt 1.032 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 117,92 tỷ đồng, lần lượt tăng 1,5% và giảm 31,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 23,1% về chỉ còn 18,5%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 43,7 tỷ đồng về 191,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 11,2%, tương ứng tăng thêm 5,39 tỷ đồng lên 53,38 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Công ty cho rằng, nguyên nhân lợi nhuận giảm trong quý đầu năm do mặc dù sản lượng sản xuất ổn định, giá giấy bán ra tăng nhưng giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng mạnh, dẫn tới tốc độ tăng giá vốn cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng, chủ yếu do chi phí xuất khẩu và chi phí vận chuyển.
DHC
ĐHĐCĐ CC1: Năm 2023, đặt kế hoạch doanh thu 10.761 tỷ đồng . (ĐTCK) Sáng ngày 12/5, Tổng công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (mã CC1 - UPCoM) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.. ĐHĐCĐ tiến hành đánh giá kết quả hoạt động năm 2022, kế hoạch năm 2023 của CC1 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ.Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT dự báo năm 2023, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phải đối diện với nhiều thách thức trong bối cảnh lãi suất duy trì ở mức cao và áp lực lạm phát lớn. Tuy nhiên, ngành xây dựng vẫn có nhiều triển vọng khi mảng cơ sở hạ tầng được đánh giá khả quan với động lực tăng trưởng chính đến từ kế hoạch đầu tư công tăng 25% so với năm 2022. Theo đó, CC1 sẽ tập trung nguồn lực để tham gia vào lĩnh vực giao thông - hạ tầng kỹ thuật và các dự án đầu tư công khác. Điều này không chỉ nhằm tăng trưởng doanh thu, tạo ra chuỗi giá trị với các đối tác chiến lược, mà còn góp phần đảm bảo và hoàn thành mục tiêu chiến lược ưu tiên hàng đầu trong năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.Nói về điểm sáng kinh doanh của CC1 trong năm 2022, Doanh thu thuần trên Báo cáo riêng năm 2022 của CC1 tăng 26% so với năm 2021; Doanh thu thuần hợp nhất tăng 14% so với thực hiện năm 2021. Tuy không đạt được kế hoạch lợi nhuận kỳ vọng, song đây vẫn là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh lĩnh vực xây dựng, bất động sản suy giảm nghiêm trọng.Đặc biệt, chỉ trong cuối năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, CC1 liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm như các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 gồm đoạn Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, Quy Nhơn - Chí Thạnh và Chí Thạnh - Vân Phong; Nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất; Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ; Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông; Quảng Trường Trung tâm thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông,… Việc liên tiếp trúng các gói thầu có giá trị lớn là bằng chứng cho thấy uy tín và năng lực của CC1 tại các lĩnh vực vốn là thế mạnh. Trong thời gian tới, CC1 tự tin sẽ có cơ hội trúng thầu thêm nhiều dự án mới, điều này sẽ giúp đảm bảo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong năm 2023 cũng như sự tăng trưởng dài hạn trong những năm tiếp theo.Bước sang năm 2023, CC1 đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 10.761 tỷ đồng, tăng 67,2% so với cùng kỳ, đồng thời chuyển sàn cổ phiếu CC1 từ sàn UPCoM sang HoSE và mở rộng ngành nghề kinh doanh.Thành viên Hội đồng quản trị CC1 năm 2023Đại hội cũng dành thời gian để các cổ đông và lãnh đạo CC1 thảo luận, trao đổi, làm rõ các nội dung liên quan. Phần lớn các ý kiến xoay quanh chiến lược phát triển của CC1 trong thời gian tới, tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023. Trong phần giải trình trước cổ đông, Ban lãnh đạo CC1 đã khẳng định sẽ tiếp thu ý kiến của các cổ đông, xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu CC1, khẳng định vị thế một doanh nghiệp đầu tư và xây dựng hàng đầu tại Việt Nam và hướng đến trở thành nhà thầu thi công quốc tế chuyên nghiệp.
CC1
Dabaco (DBC): Lãi sau thuế 9 tháng giảm 63%, dòng tiền kinh doanh âm gần 22 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Dabaco (mã chứng khoán DBC - sàn HOSE) mới công bố BCTC hợp nhất quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm 2022.. Trong quý III, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.567 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Do giá vốn hàng bán tăng 34%, lên 3.081 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp tăng 26%, đạt 485,5 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp giảm từ 14,3% xuống 13,6%.Kỳ này, các chi phí của doanh nghiệp không có quá nhiều biến động, trong đó chi phí tài chính ở mức 43,3 tỷ đồng, chi phí bán hàng là 107 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp là gần 91 tỷ đồng.Kết quả, Dabaco báo lãi sau thuế 206 tỷ đồng, tăng 49% so với quý III/2021.Dabaco cho biết, trong quý III, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng địa chính trị tại một số nước trên thế giới, ngành thức ăn chăn nuôi nói chung cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do chi phí đầu vào, giá nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí vận chuyển, logistics tăng cao.Mặt khác, ngành chăn nuôi vẫn còn khó khăn, do dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc chăn nuôi và tái đàn, doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị chăn nuôi cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị nâng cao năng suất để hạ giá thành sản xuất, nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy thức ăn chăn nuôi vẫn ổn định và tăng trưởng. Bên cạnh đó, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bất động sản cũng được ghi nhận trong quý III/2022, giúp lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận 9.339 tỷ đồng doanh thu thuần và 229,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng trưởng 20% và giảm 63% so với 9 tháng đầu năm 2021, do nửa đầu năm chỉ lãi vỏn vẹn 23 tỷ đồng.Tình hình kinh doanh 2 quý đầu năm kém sắc của Dabaco. (Nguồn: Wichart.vn)Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp đang âm gần 22 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 620 tỷ đồng. Tính đến cuối quý III, tổng tài sản Dabaco đạt 11.314 tỷ đồng, tăng 4,5% so với hồi đầu năm. Trong đó, Tập đoàn có 239 tỷ đồng tiền mặt, tăng 19,5% so với hồi đầu năm; hàng tồn kho giảm nhẹ về mức 4.167 tỷ đồng, song chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 129%, lên 1.076 tỷ đồng. Đây là khoản đầu tư vào các dự án chăn nuôi lợn Thanh Hóa gần 586 tỷ đồng; đầu tư mới dự án nhà máy ép dầu giai đoạn 3 hơn 99 tỷ đồng và đầu tư vào một dự án chăn nuôi khác.Nợ phải trả tăng 5,2%, lên 6.449 tỷ đồng; vay nợ thuê ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 3.369 tỷ đồng và 795 tỷ đồng.
DBC
Tháng 8, lợi nhuận sau thuế của TNG tăng 31% so với cùng kỳ. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG - sàn HNX) cho biết, doanh thu tháng 8 của Công ty đạt 697 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 21% và 31% so với cùng kỳ.. Doanh thu của TNGLũy kế 8 tháng đầu năm 2022, Công ty đạt 1.161 tỷ đồng doanh thu, tương ứng tăng 33% so với cùng kỳ 2021; lợi nhuận sau thuế đạt 204 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ.Lợi nhuận của TNGKết quả kinh doanh của TNG tính đến hết tháng 8Trong các thị trường xuất khẩu của TNG, Mỹ chiếm thị phần lớn nhất với 40%, tiếp theo là EU và các thị trường khác.
TNG
Gemadept (GMD) chi hơn 360 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 12%. (ĐTCK) Ngày 10/10 tới đây, CTCP Gemadept (GMD – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2021.. Theo đó, cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.200 đồng. Như vậy, với hơn 300 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Gemadept sẽ phải chi tương ứng hơn 360 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 25/10/2022.Mới đây, Gemadept đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 với doanh thu thuần đạt 978 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 288 tỷ đồng, đây là mức cao nhất kể từ quý I/2018.Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 29% lên gần 1.857,8 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nguồn thu từ hoạt động khai thác cảng chiếm 82,7% với 1.535,6 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng từ 40,2% lên 42,4%.Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm đạt 561,6 tỷ đồng, tăng gần 95% so với cùng kỳ năm ngoái. EPS đạt trên 1.714 đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 881 đồng.Trong năm 2022, Gemadept đặt kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 24% so với thực hiện năm 2021. Nếu thành công, đây cũng là mức lợi nhuận cao thứ hai trong lịch sử hoạt động của Gemadept, chỉ sau thành tích 2.182,1 tỷ đồng của năm 2018 nhờ nhượng vốn các công ty con. Như vậy, nửa đầu năm nay, Công ty đã lần lượt hoàn thành 49% mục tiêu doanh thu và 72% chỉ tiêu lợi nhuận năm.Tính đến 30/6/2022, Gemadept có 11.378,4 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 6%. Tài sản dài hạn là 9.354,8 tỷ đồng, chiếm 82,2% tỷ trọng, trong đó, 3.142,8 tỷ đồng là tài sản cố định. Tài sản ngắn hạn là 2.023,6 tỷ đồng, tăng gần 20%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 7% lên 682,7 tỷ đồng. Về nguồn vốn, tổng nợ vay tài chính là 1.980,8 tỷ đồng, đi ngang so với đầu năm. Nợ vay ngắn hạn giảm 12,4% xuống 753,4 tỷ đồng, còn nợ vay dài hạn tăng 15,7% lên 1.227,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm này còn 1.163,4 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 152,6 tỷ đồng, và vốn góp chủ sở hữu 3.013,8 tỷ đồng.
GMD
TTC Land (SCR) sắp trả cổ tức cổ phiếu 8%. (ĐTCK) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã nhận được tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín - TTC Land (mã cổ phiếu: SCR).. Theo đó, TTC Land dự kiến phát hành hơn 29,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 8%. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2021. Ngày đăng ký cuối cùng 26/10/2022.Thời gian thực hiện trong quý 4 sau khi được UBCK chấp thuận.Kết thúc nửa đầu năm 2022, TTC Land ghi nhận doanh thu thuần 495,7 tỷ đồng, chủ yếu từ dự án Carillon 7 tại quận Tân Phú (TP.HCM). Lợi nhuận sau thuế đạt 123,4 tỷ đồng. Theo kế hoạch của đơn vị này, nửa cuối năm sẽ tiếp tục mở bán dự án Selavia, Phú Quốc. Các chỉ số hiệu quả hoạt động vẫn duy trì tốt, biên lợi nhuận gộp 27%.TTC Land hiện đang sở hữu quỹ đất rộng trải dài các tỉnh thành như TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt… với 3 phân khúc chính là bất động sản dân dụng, bất động sản thương mại và bất động sản du lịch. Hiện công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng quỹ đất thêm ở các tỉnh thành có tốc độ đô thị hóa cao như Long An, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng Nai, Lâm Đồng. Tổng tài sản TTC Land tại thời điểm cuối quý II là 9.880 tỷ đồng, tập trung phần lớn ở khoản phải thu hơn 3.315 tỷ đồng, hàng tồn kho 2.857 tỷ đồng, chiếm gần một nửa là bất động sản dở dang (gồm chi phí đầu tư và phát triển) của dự án Jamona City với giá trị 1.171 tỷ đồng.
SCR
Phú Tài (PTB) dừng kế hoạch chào bán 10,69 triệu cổ phiếu và lên kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ. (ĐTCK) CTCP Phú Tài (mã chứng khoán PTB - sàn HOSE) thông qua việc tạm dừng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.. Lý do dừng kế hoạch phát hành cổ phiếu do căn cứ tình hình thị trường chứng khoán, đảm bảo lợi ích cổ đông.Được biết, tại Đại hội cổ đông thường niên đầu năm, Phú Tài thông qua kế hoạch chào bán 10.691.876 cổ phiếu với giá 25.000 đồng/cổ phiếu để huy động 267,3 tỷ đồng. Trong đó, Công ty dự kiến bổ sung vốn lưu động 100 tỷ đồng và 167,3 tỷ đồng trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn tại các tổ chức tín dụng.Cụ thể, sẽ chào bán 9.719.888 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 25.000 đồng/cổ phiếu và chào bán 971.988 cổ phiếu cho người lao động với giá 25.000 đồng/cổ phiếu.Bối cảnh dừng kế hoạch huy động vốn, cổ phiếu PTB liên tục giảm mạnh từ đầu năm tới nay và là một trong số những cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE. Cụ thể, từ ngày 18/4 đến ngày 10/11, cổ phiếu PTB đã giảm 56,1% từ 92.060 đồng về 40.450 đồng/cổ phiếu.Ngoài ra, ngày 25/12, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến dự kiến tháng 12/2022 đến tháng 1/2023 về việc mua lại cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, Công ty không thông báo kế hoạch mua lại dự kiến cụ thể.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 1.546,79 tỷ đồng, giảm 9,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 120,71 tỷ đồng, giảm 27,6% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 24,3% về còn 21,9%.Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Phú Tài ghi nhận doanh thu đạt 5.163,68 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 425,36 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Phú Tài đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 7.250 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 632 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2022, Công ty hoàn thành 67,3% kế hoạch lợi nhuận năm.
PTB
Một công ty liên quan Đỗ Thành Nhân và nhóm Louis Holdings mất khả năng thanh toán lô trái phiếu 200 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP VKC Holdings (tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, mã VKC – sàn HNX) thông báo sẽ tạm hoãn việc thanh toán lãi của lô trái phiếu VKCH2123001 phát hành ngày 9/12/2021.. Theo kế hoạch trước đó, ngày 9/9 sẽ là ngày doanh nghiệp này phải thanh toán lãi cho các trái chủ của mình.VKC Holdings lý giải rằng, sau biến cố của ông Đỗ Thành Nhân và nhóm Louis Holdings, toàn bộ thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc đã từ nhiệm và bầu những lãnh đạo mới vào cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Sau khi Ban điều hành mới tiếp quản, qua thời gian rà soát lại tình hình tài chính, phía công ty nhận thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng của HĐQT và Ban Tổng giám đốc nhiệm kỳ cũ trong việc quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu VKCH2123001. Các sai phạm trên của các lãnh đạo cũ đã làm thất thoát tài sản của VKC Holdings khiến doanh nghiệp mất khả năng năng thanh toán đối với các chủ nợ. Để đảm bảo quyền lợi cho các trái chủ và các cổ đông của VKC Holdings, HĐQT đang làm việc với các bên liên quan có quyền lợi và nghĩa vụ trong lô trái phiếu này để khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã gửi đơn tố giác đến các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để xử lý. Doanh nghiệp cũng sẽ có những thông tin sớm nhất cho đến nhà đầu tư sau khi có kết quả đàm phán. Về lô trái phiếu , doanh nghiệp này đã phát hành 2.000 trái phiếu với giá 100 triệu đồng, huy động tổng cộng 200 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng, có tài sản đảm bảo là nhà máy đá Bình Thuận và quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc GCN số BR 626016 tọa lạc tại An Giang. Mức lãi suất không được tiết lộ nhưng sẽ cố định trong suốt kỳ hạn. VKC Holdings tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, được thành lập từ năm 1993, có vốn điều lệ hiện này là 200 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất dây dẫn điện, cáp viễn thông, thiết bị điện thoại… Nhóm Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân từng là cổ đông lớn của VKC Holdings nhưng đã thoái hết vốn vào tháng 12 năm ngoái.Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ Báo cáo bán niên năm 2022Kiểm toán cho biết không thu thập được thư xác nhận bằng hình thức phúc đáp trực tiếp đối với nợ phải thu khách hàng. Do đó, kiểm toán không xác định được tính đúng đắn số dư của khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán thời điểm 30/6/2022 là 83,99 tỷ đồng.Ngoài ra, vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn, mô tả dòng tiền chi ra từ đợt phát hành trái phiếu đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCD bất thường ngày 8/12/2021 nhưng không đúng theo Bản công bố ngày 3/12/2021 (mua lại toàn bộ phần vốn góp thuộc sở hữu của CTCP Louis Land tại Công ty TNHH Toccoo Việt Nam, tương ứng 85% vốn với số tiền 80,8 tỷ đồng.Các khoản chi không đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 8/12/2021 và không đúng mục đích theo Bản công bố thông tin ngày 3/12/2021 với số tiền là 34,9 tỷ đồng.Đồng thời khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, mô tả CTCP Xuất nhập khẩu An Giang sử dụng tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất thuộc vị trí tại Thị Trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để đảm bảo cho khoản phát hành trái phiếu, tài sản này chưa được thực hiện ký 3 bên giữa Công ty với CTCP Xuất nhập khẩu An Giang và tổ chức với tư cách là bên nhận tài sản đảm bảo.Cuối cùng, kiểm toán cũng cho biết trong kỳ, Công ty thay đổi Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, do vậy kiểm toán thiếu thông tin để xác định các bên liên quan. Do đó, Kiểm toán không thể xem xét liệu các giao dịch và số dư với bên liên quan mà Công ty đã thuyết minh đủ hay chưa.Sau kiểm toán, VKC Holdings ghi nhận lỗ tăng thêm 166,49 tỷ đồng xuống mức âm 191,14 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhận tăng lỗ chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng 4,95 lần so với báo cáo tự lập, tương ứng tăng thêm 68,66 tỷ đồng lên 82,52 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm thêm 95,3 tỷ đồng xuống lỗ 93,26 tỷ đồng (cùng kỳ là lãi 2,04 tỷ đồng)…Công ty thuyết minh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi và phải thu khách hàng quá hạn. Trong khi đó, chi phí khác tăng do xử lý hàng tồn kho thiếu không xác định được nguyên nhân.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022 (sau kiểm toán), VKC Holdings ghi nhận doanh thu đạt 237,7 tỷ đồng, giảm 48,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 191,14 tỷ đồng, giảm 192,13 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 0,99 tỷ đồng). Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,3% về còn 2,6%.
VKC
Cảng Đình Vũ (DVP) chi 200 tỷ trả cổ tức 50% bằng tiền mặt. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) vừa thông qua việc chia cổ tức đợt hai năm 2022 bằng tiền mặt.. Cụ thể, mức chia cổ tức đợt 2 năm 2022 là 50% vốn điều lệ (1 cổ phiếu được nhận 5000 đồng), phương thức chia bằng tiền mặt và thời gian chi trả trong tháng 7/2023. Hiện Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ đang có 40 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính, DVP phải chi 200 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này. Trước đó, tháng 12/2022, Cảng Đình Vũ đã trả cổ tức đợt 1 năm 2022 bằng tiền (tỷ lệ 10%). Như vậy, cổ đông công ty sẽ nhận về cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 60%.Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Cảng Đình Vũ đặt mục tiêu sản lượng 610.000 Teus; doanh thu đạt 716,2 tỷ đồng; 360 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 22% và 4% so với kết quả đạt được của năm 2022. Mức chia cổ tức năm 2023 dự kiến tối thiểu 50% vốn điều lệ.Về hoạt động đầu tư, Cảng Đình Vũ sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư các hạng mục nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, đồng thời, chú trọng hoàn thiện dây chuyền xếp dỡ container.Vốn dự kiến giải ngân cho các dự án trong năm 2023 bao gồm dự án đang thực hiện dang dở của năm 2022 là hơn 217 tỷ đồng trong đó 5 tỷ cho dự án mới và 212 tỷ cho các dự án dở dang cần hoàn thiện.Kết thúc ba tháng đầu năm, Cảng Đình Vũ ghi nhận đạt sản lượng hơn 116 nghìn tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt hơn 276 tỷ đồng, tăng 89,5%. Lợi nhuận trước thuế đạt 132 tỷ đồng, tăng 94%.Lợi nhuận sau thuế quý I/2023 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là do trong kỳ có lợi nhuận khác thu được là tiền bồi thường khoản thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, ngày 10/8/2022, trong quá trình sản xuất kinh doanh, cần trục STS01 tại cầu cảng số 2 Cảng Đình Vũ bị tàu Tiger Maashan quốc tịch Hồng Kông (Trung Quốc) đâm va gây hư hỏng thiết bị. Cảng Đình Vũ đã thu được số tiền bồi thường thiệt hại 5,5 triệu USD, tương đương 128,9 tỷ đồng trong tháng 1/2023 để sửa chữa cần trục đế STS01 và chi phí khác ngoài hợp đồng.Với kết quả đạt được của quý I/2023, công ty đã hoàn thành được 38,5% kế hoạch về doanh thu và 36% kế hoạch về lợi nhuận.Mục tiêu trong quý II/2023, DVP đặt kế hoạch với sản lượng 135 ngàn teus. Doanh thu đạt 150 tỷ đồng, lãi trước thuế 60 tỷ đồng.Nhận định về tình hình kinh doanh năm nay, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ cho biết khó khăn và thách thức khi lạm phát vẫn còn, xung đột giữa Nga - Ukraine chưa hạ nhiệt, nhiều chi phí gia tăng. Trong thời gian tới, Cảng Đình Vũ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt tại khu vực Hải Phòng do ngày càng nhiều cảng khai thác container xuất hiện, riêng khu vực Đình Vũ đã có 10 cảng cùng khai thác. Hơn nữa, nhiều cảng còn dư thừa công suất, một số cảng mới đi vào hoạt động, các hoạt động mua bán sáp nhập, thay đổi về chủ sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng làm gia tăng áp lực. Điều này dẫn đến việc, giá dịch vụ xếp dỡ đang có chiều hướng đi xuống. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng hàng hoá thông qua cảng trong thời gian tới và doanh thu của cảng. Đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sản lượng hàng hóa thông qua Cảng trong thời gian tới. Lãnh đạo DVP cho biết sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch năm 2023 trong đó chú trọng kiểm soát tốt chi phí, thực hành tiết kiệm. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các hạng mục, hoàn thành việc lắp đặt 2 cần trục chân đế sức nâng 45 tấn trong quý II/2023.
DVP
Cổ phiếu Hoa Sen (HSG) bốc hơi 70,1% giá trị nhưng vẫn có thêm lãnh đạo đăng ký bán ra. (ĐTCK) Lãnh đạo đăng ký giao dịch tại CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG – sàn HOSE).. Theo đó, ông Trần Quốc Phẩm, Phó tổng giám đốc đăng ký bán 400.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,12% về còn 0,06% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/11 đến 2/12.Cổ phiếu HSG liên tục bị bán tháo từ cuối năm ngoái tới nay.Thực tế, cổ phiếu HSG đang trải qua đợt bán tháo và giảm giá liên tục. Cụ thể, từ ngày 15/10/2021 đến ngày 2/11/2022, cổ phiếu HSG đã giảm 70,1% từ 41.460 đồng về 12.400 đồng/cổ phiếu và là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HoSE.Trước đó, từ 23/6 đến 24/6, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, tổ chức liên quan của ông Lê Phước Vũ vừa bán ra toàn bộ 17.749.301 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 3,6% về còn 0% vốn điều lệ. Như vậy, sau giao dịch, Công ty của ông Vũ không còn sở hữu cổ phiếu HSG.Thêm nữa, từ ngày 17/10 đến 18/10, ông Bùi Thanh Tâm, Phụ trách Quản trị Công ty vừa bán ra 200.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,11% về chỉ còn 0,08% vốn điều lệ.Kinh doanh dưới giá vốn trong quý IVCụ thể, Hoa Sen công bố Báo cáo quý IV niên độ 2021-2022 (1/7-30/9/2022) với doanh thu đạt 7.939,12 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 886,98 tỷ đồng, tức giảm 1.827,35 tỷ đồng.Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp ghi nhận âm 230,67 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 2.473,97 tỷ đồng, tức giảm 2.704,64 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 26,9% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 35,88 tỷ đồng về 97,4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,9%, tương ứng giảm 49,86 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 44,8%, tương ứng giảm 621,02 tỷ đồng về 765,93 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, mặc dù đã cố gắng tiết giảm chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng do kinh doanh dưới giá vốn, Hoa Sen vẫn báo lỗ 886,98 tỷ đồng trong quý IV.Được biết, quý lỗ gần nhất IV/2018 (từ 1/7 đến 30/9/2018) với giá trị lỗ 101,8 tỷ đồng.Điểm đáng lưu ý, quy mô tài sản của Hoa Sen thời điểm 30/9/2018 là 21.205,6 tỷ đồng nhưng lỗ 101,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm 30/9/2022, quy mô tài sản là 17.023,9 tỷ đồng và ghi nhận lỗ 886,98 tỷ đồng.Như vậy, thời điểm quý IV niên độ 2021-2022 có quy mô tài sản bằng 80,3% thời điểm quý IV niên độ 2017-2018 nhưng lỗ thì bằng 871%. Có thể thấy, thời điểm 30/9/2022 có quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng lỗ thì lớn hơn rất nhiều thời điểm 30/9/2018.Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 49.710,64 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 251,05 tỷ đồng, giảm 94,2% so với cùng kỳ năm trước.Trong niên độ tài chính 2021-2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 46.399 tỷ đồng và 3 kịch bản lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1.500 tỷ đồng, 2.000 tỷ đồng và 2.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty mới hoàn thành được 10% kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch lãi 2.500 tỷ đồng) và hoàn thành 16,7% kế hoạch năm (kế hoạch lãi 1.500 tỷ đồng).Như vậy, với việc ghi nhận lỗ trong quý IV, Công ty đã không thể hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận năm cho dù kịch bản lợi nhuận thấp nhất.
HSG
Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS) thay đổi nhân sự cấp cao. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (mã CK: SJS) vừa ra thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao.. Cụ thể, ngày 8/6/2023 HĐQT SJS đã ban hành Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Trần Anh Đức và bổ nhiệm ông Đỗ Trọng Quỳnh làm Tổng giám đốc. Được biết, ông Trần Anh Đức đã được bầu giữ chức Thành viên HĐQT Tổng công ty Sông Đà - CTCP.Ông Trần Anh Đức đã từng giữ các vị trí quản lý tại nhiều đơn vị lớn của Tổng công ty Sông Đà như: Công ty Tư vấn xây dựng Sông Đà, Công ty Sông Đà 1, Công ty Sông Đà – Hà Nội, Công ty Sông Đà 5...Trong gần 11 năm đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc SJS, ông Trần Anh Đức ghi dấu ấn với nhiều dự án bất động sản như phân khu Vista Lago trong khu đô thị mới Nam An Khánh, khu biệt thự nhà vườn mang kiến trúc Địa Trung Hải phân bố xung quanh hệ thống hồ điều hòa nằm ở trục trung tâm của dự án đã và đang trở thành lựa chọn an cư của nhiều người dân Hà Nội...Sau khi miễn nhiệm ông Đức, ngày 8/6/2023 HĐQT SJS đã ban hành nghị quyết bổ nhiệm ông Đỗ Trọng Quỳnh làm Tổng giám đốc.
SJS
Cổ phiếu Nam Việt (ANV) “bốc hơi 73,8%” giá trị nhưng Tổng giám đốc không mua vào cổ phiếu nào trong tổng đăng ký 2 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Cổ phiếu CTCP Nam Việt (ANV - sàn HoSE) giảm 73,8% từ đỉnh nhưng Tổng giám đốc không mua cổ phiếu nào trong tổng đăng ký với lý do diễn biến thị trường không thuận lợi.. Cụ thể, ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Nam Việt đã không mua cổ phiếu nào trong tổng đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu, thời gian đăng ký giao dịch từ ngày 21/11 đến ngày 20/12. Như vậy, với việc không mua vào, ông Doãn Tới vẫn đang sở hữu 56,3% vốn điều lệ tại Nam Việt.Lý do được vị Tổng giám đốc, đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất không mua vào do diễn biến thị trường không thuận lợi.Được biết, từ ngày 17/6 đến ngày 15/11, cổ phiếu ANV giảm 73,8% từ 61.560 đồng về 16.100 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục, tính tới ngày 19/12, cổ phiếu ANV đang giao dịch vùng 25.550 đồng/cổ phiếu, tức cao hơn 58,7% so với đáy ngày 15/11 và đồng thời vẫn giảm 58,5% so với đỉnh ngày 17/6.Trước đó, từ ngày 15/7 đến 9/8, ông Đỗ Lập Nghiệp, Chủ tịch HĐQT bán ra 450.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 469.000 cổ phiếu (0,37% vốn điều lệ) về 19.000 cổ phiếu (0,01% vốn điều lệ).Thêm nữa, từ ngày 23/9 đến ngày 18/10, ông Doãn Chí Thiên, con trai ông Doãn Tới đã bán 4,99 triệu cổ phiếu ANV để giảm sở hữu từ 6,88% về còn 3,1% vốn điều lệ.Ở một diễn biến khác, Nam Việt vừa thông qua kế hoạch phát hành 6 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, tương ứng tỷ lệ phát hành 4,71% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.Toàn bộ số cổ phiếu ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ thời điểm phát hành và dự kiến sẽ thực hiện không quá 45 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo.9 tháng đầu năm lợi nhuận tăng 662,7% lên 567,22 tỷ đồngXét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 1.238,68 tỷ đồng, tăng 88,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 119,9 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận lỗ 13,17 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng kỷ lục từ 10,5% lên 23,2%.Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 3.752,4 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 567,22 tỷ đồng, tăng 662,7% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 56,7% kế hoạch năm.
ANV
Xây lắp Điện I (PC1) lên kế hoạch phát hành hơn 35 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 15%. (ĐTCK) HĐQT CTCP Xây lắp Điện I (PC1 – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu.. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành hơn 35,27 triệu cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được 1 quyền và cứ 100 quyền sẽ nhận được 15 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ, xem như không phát hành.Nguồn vốn phát hành là từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán ngày 31/12/2021, tương ứng hơn 1.305 tỷ đồng.Thời gian phát hành là sau khi được UBCK chấp thuận, dự kiến trong quý IV/2022. Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý II/2022, doanh thu thuần hợp nhất PC1 đạt 1.518 tỷ đồng, giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông mẹ đạt 63 tỷ đồng, giảm tới 81%.Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Xây lắp Điện I ghi nhận doanh thu giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.996 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng giảm tới 52% xuống 196 tỷ đồng.Như vậy, với kế hoạch năm 2022 đề ra là doanh thu 11.003 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 657 tỷ đồng, tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt dự kiến 15%, kết thúc 6 tháng, Công ty mới chỉ hoàn thành 27,23% và 29,83% các mục tiêu đề ra.Giải trình về nguyên nhân lợi nhuận nửa đầu năm 2022 sụt giảm mạnh, theo PC1 chủ yếu là do doanh thu hoạt động tài chính thấp hơn cùng kỳ do cùng kỳ năm trước ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ đánh giá lại khoản đầu tư khi tăng đầu tư từ công ty liên kết thành công ty con (262 tỷ đồng).Thêm vào đó, chi phí hoạt động tài chính nửa đầu năm 2022 tăng mạnh do 3 dự án điện gió đi vào vận hành nên phát sinh chi phí lãi vay và chi phí tài chính tăng từ việc đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản vay ngoại tệ cuối kỳ.Ngoài ra, khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết trong 6 tháng đầu năm 2022 của Công ty giảm 42,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
PC1
Gỗ Trường Thành (TTF): HOSE nhắc nhở chậm nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) nhắc nhở chậm nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết đối với CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF - sàn HoSE ).. Theo đó, ngày 5/5, HOSE đã nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi niêm yết cổ phiếu của Gỗ Trường Thành. Qua rà soát hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết, HOSE cho biết:Căn cứ quy định tại điểm a, Điều 117 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi đăng ký niêm yết: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi hoặc kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành hoặc kể từ ngày thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết khác, tổ chức niêm yết phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết”.Thực tế, TTF kết thúc việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông vào ngày 1/1/2022. Tuy nhiên, đến ngày 5/5/2022, TTF mới gửi hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết đến HOSE, TTF đã chậm nộp hồ sơ đăng ký thay đổi niêm yết.HOSE nhấn mạnh: “Nhắc nhở và đề nghị TTF nghiêm túc tuân thủ các quy định về việc nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết”.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, TTF ghi nhận doanh thu tăng 71,7% so với cùng kỳ lên 536,29 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 18,54 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 39,28 tỷ đồng.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 108% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 38,86 tỷ đồng lên 74,83 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 783,5%, tương ứng tăng thêm 20,84 tỷ đồng lên 23,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 8%, tương ứng tăng thêm 1,92 tỷ đồng lên 26,03 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 4,6%, tương ứng tăng thêm 2,4 tỷ đồng lên 54,63 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý I/2022, lợi nhuận cốt lõi tiếp tục lỗ 5,83 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 40,37 tỷ đồng.Như vậy, trong kỳ lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty chỉ có lãi nhờ việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.Theo thuyết minh, doanh thu tài chính tăng đột biến do công ty ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá là 21,3 tỷ đồng so với cùng kỳ là 0,3 tỷ đồng. Như vậy, công ty thoát lỗ nhờ hưởng lợi tỷ giá.Tính tới cuối quý I/2022, tổng tài sản ngắn hạn là 1.886 tỷ đồng, nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 2.258,7 tỷ đồng. Như vậy, công ty đang sử dụng khoảng 372,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn và tạo sự mất cân đối kỳ hạn khi dùng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn.
TTF
Kinh Bắc (KBC) điều chỉnh thời gian mua lại cổ phiếu quỹ từ quý II sang quý III/2023. (ĐTCK) Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC – sàn HoSE) thông qua việc điều chỉnh phương án mua cổ phiếu quỹ.. Cụ thể, Kinh Bắc điều chỉnh nguồn tiền sử dụng mua cổ phiếu quỹ là thặng dự vốn cổ phần tại thời điểm 30/9/2022 sang thời điểm 31/12/2022, số tiền ước tính vẫn là 2.743 tỷ đồng và đặc biệt, thời gian mua dự kiến từ trong quý I, II/2023 sang quý II, III/2023.Kinh Bắc điều chỉnh phương án mua lại cổ phiếuNhư vậy, sau điều chỉnh, Công ty vẫn dự kiến mua lại 50 triệu cổ phiếu KBC, giá không cao hơn 34.000 đồng/cổ phiếu.Được biết, giá thị trường ngày 7/4, cổ phiếu KBC giao dịch vùng 25.050 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá mua dự kiến tối đa đang cao hơn 35,7% so với giá thị trường.Thêm nữa, tại Đại hội cổ đông bất thường vừa tổ chức cuối năm 2022, Công ty thông qua kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, giá mua tối đa 34.000 đồng/cổ phiếu, ước tính Công ty sẽ bỏ ra tối đa 3.400 tỷ đồng để mua vào 100 triệu cổ phiếu.Tuy nhiên, Công ty mới đưa ra kế hoạch chi tiết mua lại 50 triệu cổ phiếu đầu tiên.Kinh Bắc đã chuẩn bị sẵn nguồn tiền mua lại, trả đúng hạn lô trái phiếu 1.500 tỷ đồngỞ một diễn biến đáng chú ý khác, trong quý I/2023, Kinh Bắc cho biết đã tiến hành các thủ tục trả nợ đúng hạn và mua lại trái phiếu trước hạn các trái phiếu riêng lẻ, tổng giá trị 2.400 tỷ đồng.Được biết, tại thời điểm 1/1/2023, Công ty có tổng dư nợ trái phiếu là 3.900 tỷ đồng, trong đó 2.400 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ và 1.500 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng.Như vậy, tổng dư nợ của Công ty còn lại là 1.500 tỷ đồng, toàn bộ là trái phiếu phát hành ra công chúng với mã KBC121020, đáo hạn ngày 24/6/2023.
KBC
Hóa chất Đức Giang (DGC) sẽ mua 51% cổ phần TSB, với giá không quá 39.200 đồng/CP. (ĐTCK) HĐQT CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC – sàn HOSE) vừa thông qua việc mua 51% cổ phần của CTCP Ắc quy Tia Sáng (TSB – sàn HNX).. Theo đó, Hóa chất Đức Giang sẽ mua vào hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB với giá mua không vượt quá 39.200 đồng/CP, tương ứng tổng giá trị chi trả thấp hơn 134,85 tỷ đồng. Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua sàn, thời gian thực hiện là trong năm 2023.Trong khi đó, trên thị trường, sau 6 phiên bốc đầu với 4 phiên tăng kịch trần liên tiếp, cổ phiếu TSB đã quay đầu giảm 9,83% xuống mức giá sàn 42.200 đồng/CP. Đầu tháng 1 vừa qua, tại phiên đấu giá do HNX tổ chức ngày 3/1, toàn bộ hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB (51% vốn điều lệ) do Vinachem sở hữu đã được bán cho 2 nhà đầu tư cá nhân với giá bằng mức giá khởi điểm là 39.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị cổ phần bán được gần 135 tỷ đồng. Đây là đợt thoái vốn nằm trong Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020. Theo kế hoạch tái cơ cấu, Vinachem sẽ tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp thành viên, trong đó sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Tibaco.Trong hai nhà đầu tư cá nhân mua vào thành công hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB có bà Bùi Thị Hà Thu, vợ ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Hóa chất Đức Giang đã mua thành công gần 3,1 triệu cổ phiếu TSB, tỷ lệ 45,9%.TSB có tiền thân là nhà máy ắc quy Tam Bạc, được thành lập ngày 2/9/1960, đến ngày 26/5/1993, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Ắc quy Tia Sáng. Đến tháng 10/2004, Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần thuộc Vinachem.Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2022, TSB ghi nhận doanh thu đạt 184,98 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,47% so với năm trước; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 24,78%, đạt 3,46 tỷ đồng.Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 5,15 tỷ đồng, kết thúc năm 2022 đạt 4,39 tỷ đồng, tương ứng TSB hoàn thành 85,24% mục tiêu đề ra.Về phía Hóa chất Đức Giang, lũy kế năm 2022 Công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 14.444 tỷ đồng, tăng trưởng 51%; lợi nhuận trước thuế lập kỷ lục mới, đạt 6.375 tỷ đồng, tăng mạnh 141,75% so với kết quả đạt được trong năm 2021.
DGC
Lo pha loãng sức mạnh thương hiệu, Chứng khoán Bản Việt (VCI) muốn đổi tên. Công ty muốn đổi tên thành Chứng khoán Vietcap do lo ngại pha loãng sức mạnh thương hiệu và nhầm lẫn với tổ chức có tên tương tự. Công ty lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 đi lùi.. CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã VCI – sàn HoSE) vừa công bố các tờ trình cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 dự kiến tổ chức ngày 30/3. Theo đó, lần đầu tiên công ty chứng khoán này trình kế hoạch đổi tên sau 15 năm hoạt động.Lý do bởi công ty đang được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, từ tên nguyên bản Chứng khoán Bản Việt, tên viết tắt VCSC, tên tiếng anh Viet capital Securities hoặc theo mã chứng khoán VCI…Theo giải trình của công ty, điều này đã làm pha loãng sức mạnh thương hiệu. Tên gọi Chứng khoán Bản Việt còn có thể làm khách hàng nhầm lẫn với một số tổ chức trong nước khác có tên tương tự.Tên mới của công ty dự kiến là Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap, tên viết tắt cũng sẽ là Vietcap. Ngoài lý do cần có sự thống nhất, Vietcap được lãnh đạo công ty đánh giá là “tên gọi ngắn gọn, độc đáo và đã được các nhà đầu tư trên thị trường biết đến”.Tương tự nhiều công ty trong ngành, kết quả kinh doanh của VCSC “đi lùi” và không đạt kế hoạch trong năm 2022. Tổng doanh thu hoạt động cả năm đạt hơn 3.156 tỷ đồng, giảm 14,9% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.060 tỷ đồng, giảm 42,7% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 869 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ và chỉ hoàn thành được 55,8% mục tiêu cả năm.Theo phương án phân phối lợi nhuận, VCSC dự kiến trình Đại hội cổ đông thông qua mức chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 12%. Trước đó công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 tỷ lệ 7%, số tiền chi trả gần 305 tỷ đồng. Dự kiến cổ tức đợt 2/2022 tỷ lệ 5%, tương ứng chi khoảng 217 tỷ đồng.Kế hoạch kinh doanh năm 2023 tiếp tục đặt mục tiêu “đi lùi” đối với chỉ tiêu lợi nhuận. Doanh thu dự kiến đạt 3.246 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2022. Lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.000 tỷ đồng, giảm 5,6% so với lợi nhuận thực hiện năm 2022. Kế hoạch trên được xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.100 điểm vào cuối năm 2023.Năm nay, VCSC đặt mục tiêu tiếp tục đà phát triển, củng cố vị thế số 1 trong nghiệp vụ ngân hàng đầu tư trong bối cảnh đó giá trị của các thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng.Tại năm 2022, doanh thu mảng nghiệp vụ này đã chịu ảnh hưởng bởi khó khăn chung của toàn ngành. Tuy nhiên, VCSC vẫn tham gia tư vấn độc quyền cho khá nhiều thương vụ như tư vấn cho các cổ đông sáng lập của chuỗi trà sữa Phúc Long bán phần vốn chi phối cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (“MSN”); tư vấn cho Mekong Capital bán phần vốn tại Pizza 4P’s; tư vấn cho Indorama Venture để hoàn thành việc mua lại Công ty Cổ phần Công Nghiệp – Dịch vụ - Thương Mại Ngọc Nghĩa; tư vấn cho Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Qúy Phú Nhuận (“PNJ”) chào bán riêng lẻ với tổng giá trị là 1.425 tỷ đồng; và đồng tư vấn cho JERA, doanh nghiệp sản xuất năng lượng lớn nhất Nhật Bản trong việc mua lại 35% cổ phần của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (“GEG”).Ngoải mảng ngân hàng đầu tư, VCSC đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển môi giới bán lẻ. Lĩnh vực môi giới chứng khoán được lãnh đạo công ty dự báo vẫn sẽ khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán quachiến lược cho vay ký quỹ cao, áp dụng chính sách miễn/giảm phí giao dịch cùng với việc đầu tư rất nhiều cho đội ngũ môi giới, trả hoa hồng cao để đội ngũ này chào mời nhà đầu tư mới và nhà đầu tư có thâm niên đang giao dịch tại những công ty khác qua nhiều kênh.“Chúng tôi sẽ tập trung phát triển lĩnh vực môi giới bán lẻ cho các nhà đầu tư cá nhân để nắm bắt cơ hội từ sự bùng nổ này. Đây là một trong những chiến lược trọng tâm của năm 2023”, ban lãnh đạo của công ty cho hay.
VCI
Quý II/2022, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt 10.522 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lập kỷ lục mới. (ĐTCK) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) công bố báo cáo tài chính riêng quý II với kết quả kinh doanh vượt trội, lập kỷ lục về lợi nhuận kể từ khi hoạt động đến nay.. Cụ thể, trong quý II, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của BSR đạt 52.391 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 10.639 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 20,3%; cao hơn nhiều lần so với mức 6,7% cùng kỳ năm ngoái.Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 300 tỷ đồng, cao hơn mức 289 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính là 216 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay giảm mạnh gần 40 tỷ đồng so với cùng kỳ. Bán hàng tăng nên chi phí bán hàng của BSR đạt 190 tỷ đồng, cao hơn 154 tỷ đồng năm ngoái.Chi phí quản lý doanh nghiệp là 95 tỷ đồng, thấp hơn mức 97,7 tỷ đồng năm ngoái.Sau khi trừ các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 10.522 tỷ đồng, cao gấp 6,17 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục tính theo quý của Công ty. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 9.966 tỷ đồng.Lũy kế 6 tháng đầu năm, BSR đạt 87.158 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 13.018 tỷ đồng, cao hơn 3,56 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 12.312 tỷ đồng, gấp 3,43 lần so với cùng kỳ.Sản xuất và kinh doanh khởi sắc, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty lên tới 11.919 tỷ đồng. Tính đến cuối kỳ, tiền và tương đương tiền của BSR đạt 18.427 tỷ đồng.Báo cáo tài chính của BSR cho thấy, Công ty đã duy trì sản xuất hiệu quả, tiếp tục tiết kiệm chi phí hoạt động để đảm bảo đạt được lợi nhuận tối đa. Dù dự báo giá dầu có chiều hướng giảm, song vẫn neo ở mức cao, đồng nghĩa với điều kiện kinh doanh của BSR trong quý III sẽ rất tốt và đây vẫn là những thuận lợi để BSR hoạt động hiệu quả trong nửa cuối năm.
BSR
Hải An (HAH): Công ty của Chủ tịch HĐQT muốn tăng sở hữu. (ĐTCK) CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH - sàn HOSE) mới công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến ông Vũ Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty.. Cụ thể, CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà là Công ty do ông Vũ Ngọc Sơn làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAH từ ngày 11/11 đến ngày 8/12 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh nhằm tăng đầu tư. Nếu giao dịch hoàn tất, Vận tải Hải Hà sẽ tăng sở hữu tại Hải An từ hơn 7,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,08%) lên hơn 8,79 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 12,5%). Hiện tại, Vận tải Hải Hà cũng đang là cổ đông lớn nhất tại HAH, trong khi đó, ông Vũ Ngọc Sơn sở hữu hơn 1,19 triệu cổ phiếu, tương đương 1,69%. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/11, cổ phiếu HAH có giá 32.000 đồng/CP. Tạm tính mức giá trên, Vận tải Hải Hà sẽ phải chi tương đương 32 tỷ đồng để mua được số cổ phiếu đã đăng ký. Về tình hình kinh doanh của HAH, trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.360,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 657,77 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 84% và 172% so với cùng kỳ năm 2021.
HAH
Nam A Bank (NAB) hoàn thành gần 30% kế hoạch lợi nhuận trong quý đầu năm. (ĐTCK) Kết quả kinh doanh quý I/2023 của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng.. Theo đó, quý I/2023, tổng tài sản của Nam A Bank đạt hơn 194.000 tỷ đồng (tăng 9%) so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gấp 2 lần so với đầu năm (hơn 4.000 tỷ đồng), tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 31% (hơn 30.000 tỷ đồng), cho vay tăng 7% (hơn 128.000 tỷ đồng). Song song đó, so với đầu năm, tiền gửi khách hàng tăng 10% (hơn 137.000 tỷ đồng), phát hành giấy tờ có giá tăng 10% (hơn 13.000 tỷ đồng).Với những hoạt động này, Nam A Bank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 763 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ năm trước và đạt 29% kế hoạch năm 2023). So với cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi thuần tăng 42%, các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng như: lãi từ dịch vụ tăng 97%, lãi từ ngoại hối tăng 55%...Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn được kiểm soát tốt theo quy định của NHNN.Với chiến lược mũi nhọn về công nghệ, đầu năm 2023, ngân hàng này đã triển khai giải pháp Nền tảng điện toán đám mây Exadata đặt tại khách hàng của Oracle (Oracle Exadata Cloud at Customer) và chính thức trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp này.Dự kiến trong năm 2023, Nam A Bank khai trương 23 chi nhánh và phòng giao dịch. Đến thời điểm này, Ngân hàng đã khai trương hơn 10 điểm, nâng tổng số phòng giao dịch và chi nhánh Nam A Bank lên hơn 120 điểm. Ngoài ra, Nam A Bank cũng khai trương hàng loạt điểm giao dịch số ONEBAK nâng tổng số lên gần 100 điểm, tự tin đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng triệu khách hàng trên cả nước, kể cả dịp Lễ Tết.
NAB
Bamboo Capital (BCG): Doanh thu quý I/2023 đạt hơn 726 tỷ đồng, giảm nợ vay. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023.. Quy hoạch điện 8 chưa được phê duyệt, tình hình thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất tăng cao đã khiến kết quả kinh doanh quý I/2023 của Bamboo Capital không đạt như kỳ vọng. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Bamboo Capital đã đưa ra những quyết sách cần thiết để tối ưu hóa chi phí hoạt động, đồng thời nỗ lực để tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực hoạt động nhằm đảm bảo được nguồn thu trong tương lai của Tập đoàn.Doanh thu thuần quý I/2023 đạt 726,5 tỷ đồng, giảm 42,5% so với cùng kỳ. Phân tích cơ cấu doanh thu cho thấy mảng xây dựng hạ tầng đóng góp 314,1 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ; mảng năng lượng tái tạo đóng góp 244,7 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; mảng bất động sản đóng góp 8,7 tỷ đồng, giảm 98,1% so với cùng kỳ; mảng tài chính – bảo hiểm đóng góp 78,8 tỷ đồng, tăng 67,7% so với cùng kỳ. Có thể thấy, mức sụt giảm trong doanh thu của Bamboo Capital chủ yếu do mảng xây dựng không có nhiều hoạt động trong thời điểm thị trường không thuận lợi. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng cũng tác động không nhỏ tới doanh thu của Bamboo Capital. Tình hình lãi suất tăng cao khiến cho hoạt động trong lĩnh vực M&A gặp khó khăn và không có nhiều đóng góp trong doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, hoạt động M&A ghi nhận lợi nhuận rất cao nhờ đóng góp lớn từ thương vụ chuyển nhượng dự án khách sạn Pegas Nha Trang.Q1/2023Q1/2022Tăng trưởngDoanh thu726.503.748.3991.263.576.179.637-42,5%Lợi nhuận trước thuế35.410.967.845659.280.346.996-94,3%Lợi nhuận sau thuế8.799.859.677522.300.477.436-98,3%Tổng tài sản của Bamboo Capital trong 3 tháng đầu năm có sự tăng trưởng nhẹ lên xấp xỉ 46,3 ngàn tỷ đồng, tăng 5,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho của công ty tăng mạnh lên xấp xỉ 4,3 ngàn tỷ đồng, tăng tương ứng 54,4% so với thời điểm đầu năm, đến từ lượng hàng tồn kho của các dự án bất động sản.Q1/20232022Tăng trưởngTổng Tài sản46.258.537.539.06843.820.407.345.2765,6%Hàng tồn kho4.275.530.478.7322.754.762.193.31555,2%Tổng Nợ31.876.560.492.53930.021.280.555.2576,2%VCSH14.381.977.046.52913.799.126.790.0204,2%Trong thời điểm thị trường khó khăn, Bamboo Capital đã đưa ra chính sách cắt giảm chi phí, quản trị rủi ro. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ là 24,6 tỷ đồng và 83,8 tỷ đồng, giảm lần lượt 20,7% và 30,1% so với cùng kỳ. Tuy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm mạnh nhưng sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận tài chính khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 8,8 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 98% so với cùng kỳ.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 431,8 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đạt âm 135,3 tỷ đồng, đây là lần hiếm hoi mà dòng tiền từ hai hoạt động này âm ở mức thấp hoặc thậm chí dương. Đại diện Bamboo Capital cho biết, do trong thời điểm này tình hình lãi suất cao khiến thị trường không còn nhiều cơ hội hấp dẫn nên Tập đoàn không đẩy mạnh việc mở rộng quy mô tài sản, chi tiền cho các hoạt động đầu tư, góp vốn. Bên cạnh đó, Công ty cũng chủ động thu hẹp các khoản phải thu, công nợ với đối tác. Ở mảng bất động sản, BCG Land đã nỗ lực giải quyết thủ tục pháp lý để có thể đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Trong quý I/2023, dự án King Crown Infinity đã được công nhận đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán. Đây là dự án được kỳ vọng mang về nguồn doanh thu và lợi nhuận tích cực trong giai đoạn 2023-2024 của Bamboo Capital.Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/03/2023 là 2,22 lần, gần như được giữ nguyên so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu giảm nhẹ về mức 1,04 lần (thời điểm đầu năm là 1,07 lần). Từ cuối năm 2020 đến nay, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Bamboo Capital liên tục giảm mạnh. Quý I/2023202220212020Tổng Nợ/VCSH2,222,173,517,15Nợ vay/VCSH1,041,071,641,55Để hạn chế những tác động tiêu cực từ tình hình lãi suất cao và giảm chi phí tài chính, Tập đoàn Bamboo Capital đang tích cực làm việc với các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế để tìm kiếm nguồn vốn lãi suất thấp.
BCG
Đạt Phương (DPG): Chị gái Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 300.000 cổ phiếu. (ĐTCK) Người thân lãnh đạo muốn bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu tại Công ty cổ phần Đạt Phương (Mã chứng khoán DPG - sàn HOSE).. Theo đó, bà Lương Thị Thanh, chị gái ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT đăng ký bán 300.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 5,75% về còn 5,27% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 13/7 đến 25/7.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, DPG ghi nhận doanh thu đạt 545,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 150,67 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,8% và 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 53,1% về còn 47,7%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 6,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 16,72 tỷ đồng lên 260,15 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 0,44 tỷ đồng lên 43,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 6,5%, tương ứng giảm 3,6 tỷ đồng về 51,9 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu xây dựng tăng 67,8 tỷ đồng lên 140,2 tỷ đồng; doanh thu bán điện thương phẩm tăng 63,6 tỷ đồng lên 175,1 tỷ đồng; và doanh thu bất động sản giảm 42,5 tỷ đồng về 229,5 tỷ đồng…Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của DPG giảm 0,7% so với đầu năm về 5.909,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 2.400,4 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 763,4 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 747,5 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 641,3 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản…
DPG
Khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP): Tiền mặt cuối quý III/2022 gấp 178 lần đầu năm . (ĐTCK) CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã chứng khoán TIP - sàn HOSE) mới công bố BCTC hợp nhất quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm 2022.. Tín Nghĩa cho biết, trong quý III, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 99,2 tỷ đồng, tăng 236% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh không đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi của Công ty. Cụ thể, doanh thu phí cơ sở hạ tầng giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt hơn 13 tỷ đồng; doanh thu phí nước thải tăng nhẹ lên 5,7 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khác cũng chỉ tăng 3%, đạt gần 7,1 tỷ đồng.Thay vào đó, hoạt động kinh doanh của Công ty con là CTCP Tín Khải phát sinh khoản doanh thu chuyển nhượng hệ thống nhà xưởng và máy móc thiết bị tại KCN Biên Hòa 2 là 53,5 tỷ đồng. Đồng thời, CTCP Bất động sản Thống Nhất doanh thu nhà thô quý III là 14,28 tỷ đồng, tăng 13,32 tỷ đồng so với cùng kỳ, giúp doanh thu tăng mạnh. Kỳ này, giá vốn cũng tăng mạnh với 478%, lên 49,5 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 49,6 tỷ đồng, tăng 137%. Ngoài ra, doanh thu tài chính của TIP tăng 196%, đạt 10,2 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 33% và 361%, đạt lần lượt 6,9 tỷ đồng và 52,8 tỷ đồng. Kết quả, TIP ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 40,9 tỷ đồng, gấp 6 lần thực hiện quý III/2021; riêng Công ty mẹ đạt 39,9 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, do nửa đầu năm kinh doanh kém tích cực, TIP công bố doanh thu thuần đạt 176,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 58,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận Công ty mẹ đạt 56,8 tỷ đồng, giảm 14%.Tình hình kinh doanh kém tích cực trong 2 quý đầu năm của TIP. (Nguồn: Wichart.vn)Đến cuối quý III, tổng tài sản của TIP đạt 1.988 tỷ đồng, tăng 107% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý là tiền mặt tăng gấp 178 lần, từ 5,5 tỷ đồng, lên 980 tỷ đồng; đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 27%, lên 232,6 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 6,6%, lên 104,6 tỷ đồng. Nợ phải trả tăng gần 11%, lên 294,4 tỷ đồng; riêng doanh thu chưa thực hiện dài hạn còn 162 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nợ.
TIP
Thành Nam (TNI) chuyển nhượng lô đất 2.039 m2 tại Đà Nẵng, giá hơn 305,85 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán TNI - sàn HOSE) mới công bố nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng tài sản.. Cụ thể, Thành Nam sẽ chuyển nhượng sử dụng lô đất 2.039 m2 tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, với giá không thấp hơn 305,85 tỷ đồng, tương đương 150 triệu đồng/m2. Đây là đất ở tại đô thị có thời hạn sử dụng lâu dài, nguồn gốc sử dụng là nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. HĐQT Thành Nam đã giao cho ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT được trực tiếp ký kết các hồ sơ, hợp đồng, tài liệu liên quan đến việc đặt cọc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất nêu trên và các thủ tục liên quan.Về tình hình kinh doanh của Công ty, trong nửa đầu năm 2022, doanh thu của Công ty đạt 698,5 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 775,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 65,1 tỷ đồng. Công ty cho biết, trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên vật liệu sản xuất thép biến động lớn, giá các loại quặng sắt, thép phế, than cốc hồi cuối quý II đã giảm 40 – 50% so với hồi cuối quý I, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thấp.Mặt khác, xung đột Nga – Ukraine và lạm phát leo thang, triển vọng thị trường thép càng thêm bất định, tăng trưởng ngành ô tô chững lại. Dù vậy, năm nay Công ty có lãi do Ban lãnh đạo đã chủ động để khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường như cắt giảm chi phí, rà soát, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt khai thác thị trường FDI, nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội kinh doanh.
TNI
Ngày 22/7, DIC Corp (DIG) chốt danh sách trả cổ tức năm 2021 và thưởng với tỷ lệ 22%. (ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG - sàn HOSE) thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn.. Theo đó, ngày 22/7, Công ty chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 và thưởng với tỷ lệ 22%. Trong đó, trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 17% và phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 5%. Như vậy, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 22 cổ phiếu mới.Với 499,89 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 109,98 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và thưởng cổ phiếu. Như vậy, ước tính vốn điều lệ Công ty sẽ tăng lên 6.098,7 tỷ đồng.Theo thông báo mới nhất, bà Lê Thị Hà Thành, vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,001% lên 0,2% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 28/6 đến 27/7.Trước đó, con ông Tuấn là ông Nguyễn Hùng Cường, đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Công ty đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 10,28% lên 12,28% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 30/6 đến 29/7.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, DIG ghi nhận doanh thu đạt 518,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 61,59 tỷ đồng, lần lượt tăng 3,7% và 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận tăng từ 24,6% lên 33,2%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 40% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 49,2 tỷ đồng lên 172,3 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng 20,74 tỷ đồng lên 23,98 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 143,1%, tương ứng tăng thêm 22,74 tỷ đồng lên 28,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 42,1%, tương ứng tăng thêm 21,88 tỷ đồng lên 73,85 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Năm 2022, DIG đạt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43,2% và 48,2% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 87,14 tỷ đồng, công ty chỉ hoàn thành 4,6% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong quý I/2022, dòng tiền kinh doanh chính âm 1.495,99 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 175,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 1.629,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 441,7 tỷ đồng.Được biết, DIG đã có 3 năm dòng tiền kinh doanh chính âm liên tục. Cụ thể, năm 2019 âm 245 tỷ đồng, năm 2020 âm 504 tỷ đồng và năm 2021 âm kỷ lục 1.966 tỷ đồng.
DIG
DIC Corp (DIG) muốn sáp nhập hai Công ty con đang kinh doanh thua lỗ. (ĐTCK) Hai Công ty con đang thua lỗ và phải trích lập dự phòng, Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) muốn sáp nhập lại thành một.. Cụ thể, DIC Corp thông qua chủ trương sáp nhập CTCP Đầu tư Phát triển Thương mại DIC (DIC Commerce) vào CTCP Đầu tư Phát triển Tầm nhìn DIC (DIC Vision).Trong đó, DIC Commerce sẽ chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang DIC Vision, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của bên bị sáp nhập (DIC Commerce) kể từ ngày sáp nhập.Ngược lại, DIC Vision sẽ kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ lao động theo thông tin DIC Commerce.Thời gian dự kiến hoàn thành việc sáp nhập trước ngày 31/12/2023.Được biết, DIC Corp đang sở hữu 98,67% vốn tại DIC Commerce (thành lập ngày 6/7/2021), tương ứng đầu tư 29,6 tỷ đồng, đơn vị đang phải dự phòng 1,61 tỷ đồng; và đồng thời, DIC Corp cũng sở hữu 98,67% vốn tại DIC Vision (thành lập ngày 6/7/2021, người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, con gái Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn), tương ứng đầu tư 29,6 tỷ đồng, đơn vị đang phải dự phòng 2,5 tỷ đồng.Liên tiếp 3 lần chậm công bố thông tin, DIC Corp bị HoSE nhắc nhởQua rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin liên quan đến các đợt phát hành cổ phiếu của DIC Corp trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, HoSE nhận thấy Công ty đã chậm công bố thông tin có sự thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tại các đợt phát hành.Trong đó, lần đầu tiên là khi Công ty phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu của CTCP Du lịch và Thương mại DIC (ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu hoán đổi là 1/7/2020); Lần thứ hai, khi DIC Corp phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 (ngày kết thúc đợt phát hành là 31/3/2021); và lần ba, khi Công ty phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (ngày kết thúc đợt phát hành là 9/6/2021).Căn cứ quy định pháp luật, HoSE nhắc nhở và đề nghị DIC Corp tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.DIC Corp chỉ còn nợ 900 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2024Ở một diễn biến đáng chú ý, ngày 31/3, DIC Corp vừa mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã DIGH2124001 để giảm dư nợ từ 1.000 tỷ đồng về 0 tỷ đồng.Như vậy, sau giao dịch, Công ty còn dư nợ 900 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, Công ty còn phát hành mã trái phiếu DIGH2124002 với mệnh giá 1.000 tỷ đồng, đáo hạn ngày 30/9/2024, lãi suất 11,85%/năm, đã mua lại 539 tỷ đồng vào ngày 10/11/2022, giá trị dư nợ lô trái phiếu còn lại là 461 tỷ đồng.Tương tự, đối với trái phiếu mã DIGH2124003, trái phiếu với mệnh giá 1.500 tỷ đồng, đáo hạn ngày 26/11/2024, lãi suất 13,45%/năm, đã mua lại 1.061 tỷ đồng vào ngày 10/11/2022, giá trị còn lại 439 tỷ đồng.Được biết, tài sản đảm bảo của các lô trái phiếu bao gồm toàn bộ tài sản, quyền tài sản và các quyền, lợi ích hiện hữu và phát sinh trong tương lai từ việc đầu tư, phát triển, khai thác, tiêu thụ sản phẩm tại dự án “Khu đô thị Du lịch Long Tân” với diện tích 331,9 ha tại xã Long Tân và Xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; cổ phiếu DIG; và 80 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất với diện tích 42.381 m2 thuộc dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước, xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
DIG
ĐHCĐ Khách sạn Đông Á (DAH): Tự tin hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 32%. (ĐTCK) Ngày 28/6/2022, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (mã DAH - HOSE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên tại May Plaza Hotel Thái Nguyên.. Theo báo cáo của HĐQT, trong năm 2021, DAH đạt doanh thu hoạt động 691,6 tỷ đồng, đạt 137% kế hoạch năm, tăng 5.506% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch năm, tăng 249% so với năm 2020. Tổng tài sản đạt hơn 1.127 tỷ đồng, tăng 83,7% so với năm 2020. Những kết quả Công ty đạt được năm 2021 là khẳng định sự đúng đắn trong chiến lược phát triển bền vững mà Ban lãnh đạo đã thực hiện sau giai đoạn tái cơ cấu.Tiếp tục chiến lược tăng trưởng, năm 2022, DAH đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 81,2 tỷ đồng, tăng 132% so với năm 2021. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị, điều hành theo chuẩn mực của công ty đại chúng. Trên cơ sở vận hành kinh doanh Khách sạn May Plaza đạt công suất phòng cao, đẩy mạnh các dịch vụ và đầu tư bất động sản, năm 2022, DAH tự tin hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đã đưa ra.Đặc biệt, DAH tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành chủ chốt có đủ năng lực, tâm huyết và trách nhiệm. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo phương châm: cá nhân trách nhiệm, hệ thống kỷ cương, tập thể cống hiến.ĐHCĐ DAH đã thông qua nội dung bầu bổ sung và ra mắt thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027.Trước đó ngày 24/6, Công ty nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Huy Thành, Chủ tịch HĐQT với lý do là do vấn đề cá nhân gia đình; đồng thời, Công ty cũng nhận được đơn xin từ nhiệm của hai thành viên ban kiểm soát gồm bà Lê Thị Nguyệt và bà Lê Hải Yến.Ông Phạm Huy Thành được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 20/5/2021. Được biết, vào đầu tháng 5/2021, nhóm gia đình cựu CEO Nguyễn Văn Thanh đồng loạt bán ra gần như toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu DAH, tỷ lệ 30,7% vốn Công ty. Trong đó, ông Thanh bán gần hết 3,5 triệu cổ phiếu, cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thu Giang (vợ ông Thanh) bán hơn 3 triệu cổ phiếu, ông Nguyễn Văn Thảo (con ông Thanh) bán gần 3 triệu cổ phiếu, ông Nguyễn Thanh Tùng (con ông Thanh) cũng bán gần 1 triệu cổ phiếu.Ở chiều ngược lại, tháng 10/2021, ông Phạm Huy Thành mua vào 5 triệu cổ phiếu DAH để nâng sở hữu lên 5,94% vốn điều lệ và ông Trần Minh Tuấn mua vào 7,5 triệu cổ phiếu DAH để nâng sở hữu lên 8,91% vốn điều lệ và chính thức trở thành cổ đông lớn. Việc nhóm cổ đông ông Phạm Huy Thành và ông Trần Minh Tuấn mua vào thay thế nhóm cổ đông cũ được giới đầu tư kỳ vọng sẽ thực hiện tái cơ cấu.
DAH
EVNGENCO3 (PGV) báo doanh thu 8 tháng tăng 24% so với cùng kỳ. (ĐTCK) Tính chung trong 8 tháng đầu năm, doanh thu sản xuất điện lũy kế của công ty mẹ đạt 29.965 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 68% kế hoạch năm.. Theo bản tin hàng tháng vừa gửi nhà đầu tư, Tổng công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3, mã PGV-sàn HoSE) cho biết sản lượng điện lũy kế 8 tháng đầu năm đã đạt 21,17 tỷ kWh, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Con số trên đã thực hiện 66,47% kế hoạch năm. Doanh thu sản xuất điện lũy kế của công ty mẹ đạt 29.965 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 68% kế hoạch năm.Trong đó, riêng tháng 8, sản lượng điện toàn EVNGENCO3 đạt 2,69 tỷ kWh, tăng gần 36% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng công ty mẹ đạt 2,38 tỷ kWh, tăng 34,4%. Doanh thu đạt 3.860 tỷ đồng, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước.Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp tiếp tục được huy động cao do thủy văn thuận lợi, nhà máy nhiệt điện khí và than huy động theo nhu cầu của hệ thống. Các nhà máy điện đảm bảo sản lượng ứng phó trước mùa mưa bão.Giá thị trường điện tăng là động lực chính thúc đẩy doanh thu của EVNGENCO3. Giá thanh toán điện toàn phần (FMP) bình quân tháng 8 đạt 1.511 đồng/kWh, cao hơn 51% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tháng thứ ba liên tiếp ghi nhận sự phục hồi của giá điện, nhưng vẫn thấp hơn giá toàn phần thị trường điện hồi tháng 4/2022.Về các yếu tố đầu vào, EVNGENCO3 cho biết khả năng cung cấp khí khu vực Đông Nam Bộ đảm bảo cho sản xuất điện với mức trung bình đạt khoảng 13,8 ÷ 16 triệu m3/ngày. Các nhà máy điện Phú Mỹ đảm bảo nhiên liệu khí, dầu luôn duy trì tồn kho tối ưu cho sản xuất. Trong đó, sản lượng khí tiêu thụ cao nhất có ngày đạt 7,6 triệu m3/ngày. Nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện đảm bảo cho sản xuất.Trong tháng 9, công ty đặt mục tiêu sản lượng điện toàn hệ thống đạt 2,5 tỷ kWh. Trong đó công ty mẹ 2,25 tỷ kWh, công ty con và liên kết 265 triệu kWh. Tổng công ty sẽ tập trung công tác cung ứng than đảm bảo vận hành các nhà máy nhiệt điện than.Về tình hình triển khai dự án, EVNGENCO3 cho biết dự án nâng cấp tàu dầu Vĩnh Tân 2 đã thực hiện được 90% tiến độ, sau khi hoàn thành sẽ nâng khả năng tiếp nhận tàu từ 1.000 DWT lên đến 3.000 DWT, phục vụ công tác xuất tro xỉ, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí vận chuyển.Dự án nâng cấp cảng than Vĩnh Tân 2 nâng khả năng tiếp nhận tàu từ 30.000 DWT lên 50.000 DWT thực hiện 70% tiến độ và dự án tuyến ống vận chuyển tro từ silo nhà máy ra cảng dầu vận hành từ tháng 8.Tại báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cho rằng giá bán điện giữa nhóm điện khí và điện than hiện đã được thu hẹp. Nguyên nhân là do giá than nhiệt vẫn đang tăng cao, trong khi giá khí điều chỉnh giảm. Theo NOAA (Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Hoa Kỳ), điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào năm 2023. Sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện khí, có thể được huy động cao hơn.
PGV
9 tháng đầu năm, Thép Tiến Lên (TLH) tạm lỗ 44% danh mục khi nắm giữ cổ phiếu VIX, IJC, SHB. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu tăng 27,5%, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 93,6% trong quý III/2022.. Trong quý III/2022, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu đạt 1.159,28 tỷ đồng, tăng 27,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 6,8 tỷ đồng, giảm 93,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 17,7% về chỉ còn 4,9%.Được biết, biên lợi nhuận gộp năm 2020 là 6,48% và năm 2021 là 14,58%. Như vậy, biên lợi nhuận gộp của Thép Tiến Lên thấp nhất từ năm 2020 tới nay.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 64,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 104,46 tỷ đồng về 56,73 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 71,6%, tương ứng tăng thêm 13,07 tỷ đồng lên 31,32 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết giảm 66,9%, tương ứng giảm 3,53 tỷ đồng về 1,75 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 15%, tương ứng giảm 3,83 tỷ đồng về 21,74 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lao dốc tới 93,6%, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn tăng cao hơn doanh thu dẫn tới lợi nhuận gộp giảm mạnh và tăng chi phí tài chính đột biến.Cơ cấu chi phí tài chính trong quý IIICông ty cho biết chi phí tài chính tăng chủ yếu do ghi nhận lãi tiền vay 25,4 tỷ đồng, tăng 9,8 tỷ đồng so với đầu năm; lỗ kinh doanh chứng khoán ghi nhận 8,58 tỷ đồng, tăng 6,03 tỷ đồng so với đầu năm …Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Thép Tiến Lên ghi nhận doanh thu đạt 3.662,7 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 121,78 tỷ đồng, giảm 71,2% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 40,6% kế hoạch lợi nhuận năm.Dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục từ năm 2007 tới nayXét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, Thép Tiến Lên ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục âm 551,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 196,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 146 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 451,8 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt trong 9 tháng đầu năm.Được biết, từ năm 2007 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh âm vượt quá 551,8 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2021 khi công ty ghi nhận âm 428,06 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã trải qua gần 2 năm dòng tiền âm kỷ lục.Tạm lỗ 44% tổng danh mục đầu tư chứng khoánTính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Thép Tiến Lên tăng 11,7% so với đầu năm lên 4.685,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 3.386,5 tỷ đồng, chiếm 72,3% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 380,9 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 244,4 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.Cơ cấu tồn kho tính tới 30/9/2022Trong kỳ, Công ty đã tăng tồn kho 20,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 579,1 tỷ đồng lên 3.386,5 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho chủ yếu 2.578,3 tỷ đồng hàng hóa; 722,96 tỷ đồng nguyên liệu, vật liệu; 85,2 tỷ đồng thành phẩm … Như vậy, Trong 9 tháng đầu năm, Công ty đã tăng tích trữ hàng hóa, thành phẩm, nguyên liệu, vật liệu.Được biết, giá thép liên tục giảm từ đầu năm tới nay nhưng Thép Tiến Lên lại liên tục tăng tích trữ tồn kho so với đầu năm. Mặc dù tăng tích trữ tồn kho trong xu hướng giảm nhưng tính tới 30/9/2022, Công ty không ghi nhận trích lập dự phòng giảm giá tồn kho.Với việc tích trữ tồn kho có thể là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục trong 9 tháng đầu năm 2022.Một điểm đáng chú ý khác, mặc dù thị trường chứng khoán liên tục bị bán tháo nhưng Thép Tiến Lên liên tục đổ thêm vốn vào thị trường. Tính tới 30/9/2022, tổng danh mục đầu tư chứng khoán là 138,2 tỷ đồng, tăng thêm 30,7 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, Công ty đang trích lập dự phòng 60,8 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 44% tổng danh mục đầu tư chứng khoán.Danh mục cổ phiếu đầu tư tới 30/9/2022.Công ty có thuyết minh danh mục đầu tư cổ phiếu không thay đổi so với đầu năm về các khoản đầu tư lớn vẫn là nắm giữ cổ phiếu SHB, VIX, IJC và các cổ phiếu khác. Trong đó, Công ty đầu tư 23,5 tỷ đồng cổ phiếu SHB, trích lập dự phòng 11 tỷ đồng; đầu tư 21,2 tỷ đồng cổ phiếu VIX, trích lập 11,98 tỷ đồng và tăng đầu tư thêm 14,1 tỷ đồng so với đầu năm; đầu tư 18,2 tỷ đồng vào cổ phiếu IJC, trích lập dự phòng 8,5 tỷ đồng, tức tăng đầu tư thêm 3,6 tỷ đồng so với đầu năm; và đầu tư 75,3 tỷ đồng các cổ phiếu khác, trích lập dự phòng 29,3 tỷ đồng và tăng đầu tư thêm 12,8 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác trong 9 tháng đầu năm.Như vậy, Thép Tiến Lên tiếp tục “gồng lỗ” cổ phiếu SHB, VIX, IJC và các cổ phiếu khác. Ngoài ra, Công ty còn tăng thêm tiền bắt đáy cổ phiếu so với đầu năm.Ngoài ra, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn tăng 31,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 463,8 tỷ đồng lên 1.942 tỷ đồng và chiếm 41,4% tổng nguồn vốn.
TLH
Nước Thủ Dầu Một (TDM) lên kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng trong năm 2023. (ĐTCK) CTCP Nước Thủ Dầu Một (mã chứng khoán TDM - sàn HOSE) thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.. Cụ thể, Nước Thủ Dầu Một dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 ngày 28/3/2023 tại Bình Dương. Trong đó, có tờ trình đáng chú ý, Công ty dự kiến thông qua phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Tuy nhiên, Công ty vẫn chưa công bố tờ trình cụ thể để nhà đầu tư được biết.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Nước Thủ Dầu Một ghi nhận doanh thu đạt 125,78 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 73,92 tỷ đồng, giảm 45,6% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 49,2% lên 53,5% so với cùng kỳ.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 20,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 11,58 tỷ đồng lên 67,26 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 78,4%, tương ứng giảm 79,37 tỷ đồng về còn 21,93 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 40,8%, tương ứng giảm 7,01 tỷ đồng về còn 10,19 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Năm 2022, TDM đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 236 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Công ty hoàn thành 93,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
TDM
Nam Việt (ANV) góp bổ sung 38 tỷ đồng vào công ty chế biến collagen . (ĐTCK) CTCP Nam Việt (Navico, mã chứng khoán ANV - sàn HOSE) mới công bố Nghị quyết của HĐQT về việc góp vốn bổ sung vào Công ty TNHH Amicogen Nam Việt.. Cụ thể, Navico sẽ góp bổ sung 38 tỷ đồng vào Amicogen. Trong đó, Công ty sẽ cử ông Doãn Tới, Tổng giám đốc đại diện 80% tổng vốn góp và ông Lê Minh Tuấn đại diện 20%. Công ty TNHH Amicogen Nam Việt được thành lập để xúc tiến dự án Liên doanh giữa Amicogen và Navico vào tháng 3/2020 với vốn điều lệ 46,48 tỷ đồng. Trong đó, Navico góp 50% vốn. Cuối năm 2021, Navico đã chính thức khởi công xây dựng “Nhà máy chế biến collagen peptide và gelatin (C&G), là dự án liên doanh giữa Navico và Amicogen tại khu công nghiệp Thốt Nốt, TP. Cần Thơ. Về tình hình kinh doanh của Công ty, trong quý II, Navico ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 241 tỷ đồng, tăng 914%.Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Navico ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.513 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Trong đó, tăng trưởng chủ yếu đến từ các mảng liên quan tới cá tra. Lợi nhuận sau thuế đạt 447 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Với kết quả này, ANV đã đạt 51% kế hoạch lợi nhuận của năm 2022.
ANV
Sau biến động cổ đông lớn, Đầu tư Hải Phát (HPX) dự kiến tổ Đại hội đồng cổ đông bất thường trong quý I/2023. (ĐTCK) CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để trình cổ đông kế hoạch thay đổi đơn vị kiểm toán.. Cụ thể, ngày 30/1, Đầu tư Hải Phát sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia Đại hội đồng cổ đông bất thường, đại hội dự kiến tổ chức trong quý I năm 2023.Mặc dù vậy, Công ty chưa công bố nội dung chi tiết tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới. Trong đó, Công ty dự kiến thông qua chủ trương thay đổi đơn vị kiểm toán thực hiện Báo cáo tài chính năm 2022.Được biết, trong bán niên năm 2022, Công ty TNHH Emst & Young Việt Nam đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên của Đầu tư Hải Phát.Ở một diễn biến khác, từ ngày 27/12 đến ngày 28/12, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát vừa bán ra 10 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 22,32% về còn 19,03% vốn điều lệ.Thêm nữa, từ ngày 5/1 đến ngày 3/2, ông Đỗ Quý Hải tiếp tục đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu HPX để giảm sở hữu về 16,4% vốn điều lệ.Gia đình Chủ tịch bị bán giải chấp 22,3% vốn điều lệ trong chưa đầy 1 thángNếu tính từ ngày 28/11 đến ngày 23/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp khoảng 67.927.828 cổ phiếu HPX, tương đương 22,3% vốn điều lệ tại Đầu tư Hải Phát.Trước đó, ngày 30/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán toàn bộ 26.545.716 cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán toàn bộ 7.883.486 cổ phiếu; và Wareham Group Limited bán toàn bộ 1.783.985 cổ phiếu.Sau giao dịch thoái toàn bộ, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát.Nếu tính cả cổ đông lớn và gia đình ông Đỗ Quý Hải, nhóm này đã bán ra 104.141.015 cổ phiếu HPX, tương đương khoảng 34,2% vốn điều lệ.Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Lệ Dung, mẹ ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 1.216.677 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 0,4% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/12/2022 đến 6/1/2023.Đầu tư Hải Phát đang có dư nợ trái phiếu dài hạn lên tới 2.650 tỷ đồngTính tới 30/9/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.Cụ thể, lô trị giá 449,82 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Navibank; lô 349,79 tỷ đồng được tư vấn bởi Navibank; lô 300 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 255,47 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán MB; lô 496,45 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 298,73 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; lô 249,78 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Dầu khí; và lô 250 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Bảo Việt.
HPX
Nhựa An Phát Xanh (AAA): 35 nhà đầu tư đăng ký tham giá đấu giá với khối lượng 55,84 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo kết quả đăng ký đấu giá cổ phiếu Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã chứng khoán AAA - sàn HOSE).. Theo đó, phiên đấu giá của Nhựa An Phát Xanh có 35 nhà đầu tư tham dự. Trong đó, 33 nhà đầu tư cá nhân và 2 tổ chức với tổng khối lượng đăng ký là 55,84 triệu cổ phiếu.Được biết, Nhựa An Phát Xanh sẽ thực hiện đấu giá 100 triệu cổ phiếu AAA với giá khởi điểm 12.000 đồng/cổ phiếu để huy động tối thiểu 1.200 tỷ đồng. Thời gian đăng ký và nộp tiền cọc dự kiến từ ngày 18/5 đến 22/6 và thời gian đấu giá dự kiến là 9h ngày 30/6/2022. Như vậy, tỷ lệ đăng ký 55,84% tổng lượng chào bán.AAA cho biết thêm, trong số tiền dự kiến huy động được, sẽ dành 500 tỷ đồng trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả; và 700 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận doanh thu đạt 4.027,68 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,49 tỷ đồng, lần lượt tăng 76,4% và 7,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, AAA đặt kế hoạch doanh thu 14.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 659 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 122,92 tỷ đồng, Công ty chỉ hoàn thành được 18,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
AAA
Địa ốc Hoàng Quân (HQC): Bán tài sản cho bên liên quan trị giá 120 tỷ đồng từ năm 2020 nhưng tới tháng 10/2022 mới công bố. (ĐTCK) CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã HQC - sàn HoSE) tiếp tục bổ sung nhiều giao dịch với CTCP Đầu tư Thành phố Vàng trong Báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2021.. Phối cảnh dự án Golden City tại Tây Ninh.Cụ thể, ngày 18/10, Địa ốc Hoàng Quân tiếp tục đính chính Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 và năm 2021 liên quan tới việc bổ sung CTCP Đầu tư Thành phố Vàng là đơn vị liên quan do có chung thành viên chủ chốt. Theo đó, trong năm 2020, Địa ốc Hoàng Quân có thực hiện các giao dịch với CTCP Đầu tư Thành phố Vàng. Trong đó, nhận ứng tiền thi công dự án là 300 triệu đồng và chuyển nhượng dự án là 120 tỷ đồng.Trong năm 2021, Địa ốc Hoàng Quân có thực hiện các giao dịch với CTCP Đầu tư Thành phố Vàng. Trong đó, phải trả tiền thi công dự án là 725,16 triệu đồng.Tuy nhiên, cuối tháng 8/2022, Địa ốc Hoàng Quân thực hiện bổ sung CTCP Đầu tư Thành phố Vàng là đơn vị liên quan. Trong đó, năm 2020 ghi nhận 300 triệu đồng phải trả tiền thi công dự án và năm 2021, ghi nhận 725,16 triệu đồng phải trả tiền thi công dự án.Sau 2 lần bổ sung liên tiếp, Công ty mới bổ sung giao dịch chuyển nhượng dự án với CTCP Đầu tư Thành phố Vàng trị giá 120 tỷ đồng trong năm 2020.Như vậy, Công ty đã bán tài sản cho bên liên quan trị giá 120 tỷ đồng từ năm 2020 và tới tháng 10 năm 2022 mới công bố.Địa ốc Hoàng Quân muốn mua lại dự án Golden CityTại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 tổ chức ngày 18/6, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân cho biết ý định mua lại Dự án Golden City tại Tây Ninh.Dự án Golden City nằm tại 4 mặt tiền đường Yết Kiêu – Hồ Văn Lâm – Võ Văn Truyện và Trần Quốc Toản tại Tây Ninh, với quy mô 3,35 ha, 7 block với 1.652 sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và shophouse. Trong đó, 1.281 căn nhà ở xã hội; 160 thuê nhà ở xã hội; 65 nhà thương mại và shophouse và 146 nhà thương mại dịch vụ.Chủ sở hữu hiện tại của Golden City là CTCP Đầu tư Thành phố Vàng. Công ty này được thành lập tháng 6/2020, sau khi thành lập được 2 tháng, đơn vị này đã mua lại Dự án Golden City của Địa ốc Hoàng Quân với giá 120 tỷ đồng.Ông Trương Anh Tuấn cho biết, tại thời điểm thoái vốn khỏi Dự án Golden City, Công ty lãi khoảng 20%, tương đương khoảng 23 tỷ đồng. Dự án thời điểm đó đã xây dựng phần móng.Kể từ khi về tay CTCP Đầu tư Thành phố Vàng, đơn vị này đã đầu tư khoảng 728 tỷ đồng xây dựng hoàn thiện phần thô của 4 block gồm 1.625 căn, nhưng bán chưa tới 100 căn.Với tiến độ hiện tại của Dự án, sau khi Địa ốc Hoàng Quân nhận chuyển nhượng sẽ có thể ghi nhận doanh thu ngay trong năm 2022.Thêm nữa, tại ĐHĐCĐ năm 2022 của Địa ốc Hoàng Quân, Công ty đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 100 triệu cổ phần cho nhà đầu tư, với giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 1.000 tỷ đồng. Cổ phiếu từ đợt phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.Công ty cho biết sẽ dùng toàn bộ 1.000 tỷ đồng để mua cổ phần và góp thêm vốn vào CTCP Đầu tư Thành phố Vàng. Trong đó, 650 tỷ đồng để dùng để nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu và 350 tỷ đồng còn lại sẽ dùng để mua cổ phần trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ để bổ sung vốn cho Dự án nhà ở xã hội Golden City.Như vậy, cách đây 2 năm, Địa ốc Hoàng Quân bán Dự án Golden City giá 120 tỷ đồng và hiện tại muốn mua lại Dự án với giá 650 tỷ đồng, gấp 5,4 lần giá trị bán cách đây hai năm.Giải thích về các giao dịch bất thường tại Công ty Thành phố Vàng, ông Trương Anh Tuấn khẳng định Công ty Thành phố Vàng không có mối liên hệ nào với Địa ốc Hoàng Quân. Khái niệm mua đắt - bán rẻ không đúng với hoàn cảnh của Dự án. Bên cạnh đó, Chính phủ đang tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội, là thời điểm phù hợp để trở lại phân khúc thị trường này.Theo tìm hiểu, Công ty Thành phố Vàng hoạt động kinh doanh chính là bất động sản và xây dựng. Tại thời điểm thành lập tháng 6/2020, Công ty có 5 cổ đông sáng lập gồm ông Trương Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân) sở hữu 50% vốn điều lệ; ông Thái Trường Giang sở hữu 35% vốn điều lệ. 3 cổ đông còn lại là ông Trần Thái Sơn, bà Lê Thị Thu Vân và ông Nguyễn Văn Thái - đều sở hữu 5% vốn điều lệ. Trong đó, ông Trương Anh Tuấn là đại diện pháp luật ban đầu của Công ty.Tháng 5/2022, Công ty Thành phố Vàng đổi đại diện pháp luật từ ông Trương Anh Tuấn sang ông Nguyễn Thành Văn. Ông Nguyễn Thành Văn cũng đồng thời là đại diện nhiều công ty liên quan Địa ốc Hoàng Quân như CTCP TV-TM-DV Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông; Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục Hoàng Quân; CTCP Đầu tư – Địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ; Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân …Có thể thấy mặc dù không sở hữu trực tiếp cổ phần nào tại Công ty Thành phố Vàng nhưng những lãnh đạo và cổ đông sáng lập đều liên quan tới ông Trương Anh Tuấn nhưng Địa ốc Hoàng Quân liên tục phủ nhận thông tin liên quan.
HQC
Sao Thăng Long (DST) khởi công dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm thương mại Thor Complex tại Hà Nội. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long (DST - sàn HNX) và Công ty cổ phần Du lịch sinh thái Kim Lan vừa khởi công dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm thương mại (TTTM) Thor Complex (dự án TTTM Chợ Mơ cũ).. TTTM Thor Complex nằm trên trục đường giao thông huyết mạch Hàng Bài - Phố Huế - Bạch Mai, thuộc quận Hai Bà Trưng. Dự án có vị trí đắc địa khi cách hồ Hoàn Kiếm khoảng 10 phút lái xe. Dự án có tổng diện tích 21.122m² sàn xây dựng với 2 tầng hầm và 5 tầng chức năng, do Công ty cổ phần Vimeco làm tổng thầu xây dựng. Tổ hợp TTTM Thor Complex bao gồm khu mua sắm, khu văn phòng, ẩm thực, vui chơi và giải trí hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến sôi động của gia đình trẻ và giới trẻ bởi dự án được bao quanh bởi nhiều trường đại học lớn như: Đại học Khoa học và Công nghệ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Bách khoa cũng như nằm trong khu dân cư hiện hữu sầm uất quận Hai Bà Trưng.Đại diện chủ đầu tư ông Bùi Việt Dũng - Tổng giám đốc DST cho biết: “Khởi công cải tạo, sửa chữa TTTM Thor Complex là dự án trọng điểm của hai công ty trong năm nay. Với vị trí đắc địa, sau khi hoàn thành Thor Complex dự kiến là tổ hợp vui chơi, giải trí hàng đầu tại quận Hai Bà Trưng. Theo kế hoạch, tháng 12/2022 dự án sẽ được đưa vào vận hành và bắt đầu đón khách hàng tới trải nghiệm”.Cũng tại lễ khởi công ngày 27/7 đã diễn ra lễ ký kết bàn giao mặt bằng cho Công ty cổ phần Vimeco, là đơn vị tổng thầu thi công các hạng mục tại dự án này. Vimeco là đơn vị thi công có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng vì thế sẽ đảm bảo được đúng tiến độ đề ra và yêu cầu của chủ đầu tư.Bên cạnh đó, DST hiện cũng đang là cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần Du lịch Sinh thái Kim Lan. Sau khi M&A thành công, theo kế hoạch, DST sẽ tăng quy mô vốn điều lệ lên 1.530 tỷ đồng trong năm 2022, bổ sung năng lực tài chính để tiếp tục thực hiện chiến lược M&A các dự án TTTM và văn phòng cho thuê trong thời gian tới.
DST
SAM Holdings (SAM): HoSE nhắc nhở chậm công bố thông tin giải trình BCTC bán niên năm 2022. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) nhắc nhở chậm giải trình về Báo cáo tài chính của CTCP SAM Holdings (mã chứng khoán SAM - sàn HoSE).. Theo đó, ngày 30/8 và 7/9, HoSE đã nhận và công bố thông tin Báo cáo tài chính, hợp nhất đã được soát xét 6 tháng đầu năm 2022 và công văn giải trình biến động ngày 6/9.Căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020: “Khi công bố thông tin các báo cáo tài chính nêu tại 1,2 và 3 Điều này, tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải đồng thời giải trình nguyên nhân khi xảy ra một trong các trường hợp sau: lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo thay đổi từ 10% trở lên so với báo cáo cùng kỳ năm trước”.SAM Holdings đã chậm công bố thông tin văn bản giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên 10% so với cùng kỳ năm trước.HoSE nhắc nhở và đề nghị SAM Holdings nghiêm túc tuân thủ quy định hiện hành về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông và nhà đầu tư.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, SAM Holdings ghi nhận doanh thu đạt 548,52 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 29,09 tỷ đồng, tăng 721,8% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 5,3% lên 7,9%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 77,7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 18,85 tỷ đồng lên 43,12 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 151,5%, tương ứng tăng thêm 90,44 tỷ đồng lên 150,14 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 529,2%, tương ứng tăng thêm 85,95 tỷ đồng lên 102,19 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận âm 7,76 tỷ đồng, tăng 14,23 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 21,99 tỷ đồng); chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 9,2%, tương ứng tăng thêm 3,11 tỷ đồng lên 37,07 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý II, SAM Holdings ghi nhận âm 96,14 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 25,93 tỷ đồng.Như vậy, hoạt động kinh doanh cốt lõi âm, Công ty chỉ có lãi nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến.Công ty thuyết minh doanh thu tài chính tăng chủ yếu do hoạt động tài chính khác ghi nhận 132,1 tỷ đồng, cùng kỳ 13,3 tỷ đồng (tăng 118.8 tỷ đồng) và chi phí tài chính tăng do trích lập đầu tư chứng khoán 72,9 tỷ đồng so với cùng kỳ hoàn nhập dự phòng 12,8 tỷ đồng.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, SAM Holdings ghi nhận doanh thu đạt 1.027,9 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 35,02 tỷ đồng, tăng 168,8% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, SAM đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.855,8 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 210,7 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 56,21 tỷ đồng và mới hoàn thành 26,7% kế hoạch năm.
SAM
Quý I/2023, lợi nhuận Đầu tư Thăng Long (TIG) giảm 28,8%, về 76,85 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (mã TIG - sàn HNX) ghi nhận doanh thu tăng và lợi nhuận giảm trong quý đầu năm 2023.. Đầu tư Thăng Long vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2023. Trong đó, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 248,86 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ghi nhận 76,85 tỷ đồng, giảm 28,8% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21% về còn 15,2%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 19,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 9,29 tỷ đồng, về 37,95 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 34,5%, tương ứng giảm 24,51 tỷ đồng, về 46,57 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 82,8%, tương ứng giảm 6,49 tỷ đồng, về 1,35 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 29,5%, tương ứng giảm 2,4 tỷ đồng, về 5,73 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Đầu tư Thăng Long ghi nhận doanh thu tài chính giảm trong quý I/2023Đầu tư Thăng Long có thuyết minh doanh thu tài chính giảm mạnh chủ yếu do không ghi nhận so với cùng kỳ ghi nhận 45,2 tỷ đồng lãi thoái vốn công ty con.Trong năm 2023, Đầu tư Thăng Long đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.253,96 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 280,2 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 76,85 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 27,4% kế hoạch lợi nhuận năm.Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Đầu tư Thăng Long giảm 1,8% so với đầu năm, về 4.236,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 1.570,9 tỷ đồng, chiếm 37,1% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 849,9 tỷ đồng, chiếm 20,1% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 578,9 tỷ đồng, chiếm 13,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 563,8 tỷ đồng, chiếm 13,3% tổng tài sản và các khoản mục khác.Cơ cấu phải thu dài hạn có giá trị lớn của TIG tại thời điểm 31/3/2023Công ty thuyết minh phải thu dài hạn chủ yếu 586,7 tỷ đồng CTCP Đầu tư HDE Holdings; 284 tỷ đồng CTCP TIG Holdings; 592,89 tỷ đồng ủy thác cho CTCP Sân Golf và nhà ở sinh thái Sơn Thủy Vườn Vua thu mua đất để phát triển dự án…
TIG
Hoàng Anh Gia Lai (HAG): Con gái bầu Đức vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Người thân lãnh đạo báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu tại Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG – sàn HoSE).. Theo đó, bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT vừa mua vào 1 triệu cổ phiếu HAG để nâng sở hữu từ 0,97% lên 1,08% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 24/10.Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu tăng 150,6% so với cùng kỳ lên 2.030 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 522,84 tỷ đồng, tăng thêm 514,53 tỷ đồng (cùng kỳ 8,31 tỷ đồng).Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 329,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 357,17 tỷ đồng lên 465,46 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 39,6%, tương ứng giảm 188,36 tỷ đồng về 287,8 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 174,9%, tương ứng tăng thêm 675,55 tỷ đồng lên 1.061,79 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bất ngờ giảm 1.003,88 tỷ đồng về âm 813,07 tỷ đồng (cùng kỳ 190,81 tỷ đồng); lợi nhuận khác giảm lỗ 175,44 tỷ đồng về ghi nhận lỗ 40,79 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Thực tế, lợi nhuận gộp tạo ra 465,46 tỷ đồng, thấp hơn chi phí tài chính 1.061,79 tỷ đồng. Trong kỳ, Công ty có lãi chủ yếu ghi nhận chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp âm.Công ty thuyết minh trong 6 tháng đầu năm bất ngờ ghi nhận hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 1.030,4 tỷ đồng so với cùng kỳ 266,1 tỷ đồng.Mặc dù ghi nhận lãi trong 6 tháng đầu năm nhưng tới 30/6/2022, tổng lỗ luỹ kế vẫn là 3.938,5 tỷ đồng, bằng 42,5% vốn điều lệ của Công ty.
HAG
FLC mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý để hoàn tất các nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. (ĐTCK) Ngày 31/8/2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về việc chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch từ 9/9/2022. Nguyên nhân bị đình chỉ giao dịch do FLC vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.. Liên quan đến vấn đề này, Tập đoàn FLC đã nhiều lần gửi giải trình, kiến nghị đến các cơ quan quản lý, để làm rõ các nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài ý muốn của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là những khó khăn, thách thức trong việc lựa chọn đơn vị kiểm toán mới sau khi công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt (đơn vị từng ký Hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2021 của Tập đoàn FLC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán từ 30/3/2022. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức này, doanh nghiệp mong sớm nhận được sự can thiệp, chỉ đạo hoặc hỗ trợ cần thiết từ cơ quan quản lý để có thể thực hiện việc kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính 2021 của Tập đoàn trong thời gian sớm nhất, qua đó đủ điều kiện tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.Ngay sau khi báo cáo này được phát hành, Hội đồng quản trị FLC sẽ triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, theo đúng các trình tự được quy định hiện hành. Dự kiến, Đại hội sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022. Tại cuộc họp này, Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính năm 2022 của Tập đoàn FLC, đảm bảo tuân thủ các quy định về việc lựa chọn đơn vị kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở quyết định của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị kiểm toán được lựa chọn và dự kiến sẽ phát hành, công bố thông tin các báo cáo tài chính bán niên 2022 soát xét vào tháng 12/2022.
ROS
FLC mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý để hoàn tất các nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. (ĐTCK) Ngày 31/8/2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về việc chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch từ 9/9/2022. Nguyên nhân bị đình chỉ giao dịch do FLC vi phạm quy định về công bố thông tin sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.. Liên quan đến vấn đề này, Tập đoàn FLC đã nhiều lần gửi giải trình, kiến nghị đến các cơ quan quản lý, để làm rõ các nguyên nhân bất khả kháng nằm ngoài ý muốn của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là những khó khăn, thách thức trong việc lựa chọn đơn vị kiểm toán mới sau khi công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt (đơn vị từng ký Hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2021 của Tập đoàn FLC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán từ 30/3/2022. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức này, doanh nghiệp mong sớm nhận được sự can thiệp, chỉ đạo hoặc hỗ trợ cần thiết từ cơ quan quản lý để có thể thực hiện việc kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính 2021 của Tập đoàn trong thời gian sớm nhất, qua đó đủ điều kiện tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.Ngay sau khi báo cáo này được phát hành, Hội đồng quản trị FLC sẽ triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, theo đúng các trình tự được quy định hiện hành. Dự kiến, Đại hội sẽ được tổ chức vào tháng 11/2022. Tại cuộc họp này, Hội đồng quản trị sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính năm 2022 của Tập đoàn FLC, đảm bảo tuân thủ các quy định về việc lựa chọn đơn vị kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở quyết định của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Tập đoàn FLC sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị kiểm toán được lựa chọn và dự kiến sẽ phát hành, công bố thông tin các báo cáo tài chính bán niên 2022 soát xét vào tháng 12/2022.
ROS
Năm 2023, Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 14%, về 264 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Cao su Đà Nẵng (mã chứng khoán DRC - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 27/4 tại Đà Nẵng.. Trong năm 2023, Cao su Đà Nẵng đặt kế hoạch doanh thu 5.060 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 264 tỷ đồng, giảm 14% so với thực hiện trong năm 2022.Cao su Đà Nẵng đặt kế hoạch đi lùi năm 2023Về kế hoạch tài chính, trong năm 2023, Công ty dự kiến chuẩn bị tốt nguồn vốn cho “dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm”.Thêm nữa, Công ty nhanh chóng triển khai tất cả các hạng mục trong “dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm” đảm bảo tiến độ.Về hoạt động kinh doanh, Công ty dự kiến tập trung nguồn lực, tăng sản lượng tiêu thụ thị trường trong nước. Đồng thời, củng cố hệ thống phân phối trong và ngoài nước, tận dụng cơ chế của thị trường, xây dựng phương án lâu dài, bền vững để đẩy mạnh công tác xuất khẩu, đặc biệt là lốp Radial vào thị trường Mỹ, Brazil và các sản phẩm khác.Được biết, trong năm 2022, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu 4.899 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 307 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện trong năm 2021.Thêm nữa, năm 2022, Cao su Đà Nẵng đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 4.428 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 256 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính 2022, Công ty lần lượt hoàn thành 111% kế hoạch doanh thu và 120% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
DRC
Dược phẩm Bidiphar (DBD): Người thân lãnh đạo vừa bán ra 797.700 cổ phiếu. (ĐTCK) Người thân lãnh đạo báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Dược phẩm Bidiphar, mã chứng khoán DBD – sàn HOSE).. Theo đó, bà Trịnh Thị Xuân, vợ ông Nguyễn Tiến Hải, thành viên HĐQT Công ty vừa bán ra 797.700 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 797.738 cổ phiếu (1,38% vốn điều lệ) về còn 38 cổ phiếu lẻ, giao dịch được thực hiện từ 9/6 đến 9/7/2022.Thêm nữa, bà Nguyễn Thị Thủy, chị gái ông Nguyễn Tiến Hải cũng vừa bán 1.220.802 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 4,1% về còn 2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 28/5 đến 27/6.Được biết, từ 31/3 đến 12/7, cổ phiếu DBD vừa trải qua chuỗi giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu DBD giảm 12% từ 47.380 đồng về 41.750 đồng/cổ phiếu.Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2022, Dược phẩm Bidiphar ghi nhận doanh thu hơn 371,3 tỷ đồng, tăng 21,71% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 63 tỷ đồng và sau thuế đạt 51,19 tỷ đồng, cùng tăng trưởng hơn 34%.Như vậy, với kế hoạch năm 2022 đề ra là doanh thu 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 215 tỷ đồng, 3 tháng, Công ty đã hoàn thành lần lượt 21,84% và 29,3% các mục tiêu đề ra.
DBD
Thực phẩm Sao Ta (FMC) chi hơn 130 tỷ đồng trả cổ tức năm 2022. (ĐTCK) CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC – sàn HOSE) cho biết, ngày 9/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 2.000 đồng.. Như vậy, với gần 65,4 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Thực phẩm Sao Ta sẽ phải chi khoảng 130,8 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 26/5/2023.Mới đây, Công ty đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2023 và thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ 370 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 20%.Chia sẻ thêm về tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2023 tại Đại hội, lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cho biết, lợi nhuận ước đạt trên 50 tỷ đồng. Về xuất khẩu, Nhật vẫn chiếm trọng điểm với thị phần hơn 40%.Trước đó, Công ty đã công bố tình hình kinh doanh tháng 2/2023 với doanh số 13,4 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ. Trong đó, nguyên nhân doanh số tăng do thời gian nghỉ Tết nguyên đán năm trước rơi vào tháng 2.Công ty cho biết, trong tháng 2/2022, sản lượng tôm thành phẩm đạt 1.015 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ; sản xuất nông sản thành phẩm 205 tấn, tăng 38% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.081 tấn, tăng gần 15% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 111 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ.Hiện tại, Công ty đã thả nuôi gần 200 triệu tôm giống cho khu nuôi 320 ha, khu mới hơn 200 ha đang tiến trình làm ao, dự kiến hoàn thiện và thả nuôi trong tháng 5/2023.
FMC
Petrosetco (PET): Sau năm 2021 tăng mạnh, lĩnh vực phân phối đang tăng chậm lại. (ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HoSE) công bố Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 8 năm 2022.. Trong tháng 8/2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu tăng 30,9% so với cùng kỳ lên 1.732 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ghi nhận tăng 4,3% so với cùng kỳ lên 24 tỷ đồng, Trong đó, điểm đáng lưu ý biên lợi nhuận gộp giảm từ 4,4% về chỉ còn 3,95.Đà tăng của doanh thu chủ yếu nhờ doanh thu từ hoạt động phân phối điện thoại và thiết bị IT, trong đó phân phối điện thoại di động tăng 55% so với cùng kỳ, đóng góp 683 tỷ đồng vào doanh thu của Petrosetco.Đáng chú ý, phân phối thiết bị laptop, mảng đóng góp doanh thu nhiều thứ 2 của Petrosetco, đã chững lại trong tháng 8/2022. Mảng này ghi nhận doanh thu 552 tỷ đồng trong 8 tháng, giảm hơn 2% so với cùng kỳ.Ngoài ra, doanh thu hoạt động quản lý và cho thuê bất động sản cũng giảm tới 27% về còn 30 tỷ đồng.8 tháng đầu năm lợi nhuận giảm 3,2% về 201 tỷ đồngKết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2022 của PETLuỹ kế 8 tháng đầu năm 2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu tăng 10,9% so với cùng kỳ lên 11.289 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ghi nhận 201 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận trước thuế giảm từ 2% về chỉ còn 1,8%.Petrosetco cho rằng hoạt động kinh doanh dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn cao điểm cuối năm nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm điện thoại, laptop vẫn ở mức cao và sự kiện iPhone 14 dự kiến ra mắt tại Việt Nam vào đầu tháng 10.Về cơ cấu doanh thu trong 8 tháng đầu năm, lĩnh vực phân phối ghi nhận doanh thu tăng 12% so với cùng kỳ lên 9.982 tỷ đồng và chiếm 88,4% tổng doanh thu. Trong đó, doanh thu lĩnh vực điện thoại di động tăng 11% so với cùng kỳ lên 4.125 tỷ đồng; doanh thu laptop ghi nhận 2.872 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; doanh thu thiết bị IT khác tăng 18% so với cùng kỳ lên 1.894 tỷ đồng; doanh thu PP và LPG đi ngang, ghi nhận 1.091 tỷ đồng. Được biết, trong năm 2021, doanh thu lĩnh vực phân phối ghi nhận 15.558 tỷ đồng, tăng 136% so với cùng kỳ và chiếm 88,4% tổng doanh thu.Như vậy, lĩnh vực phân phối đang cho thấy dấu hiệu tăng trưởng với tốc độ giảm dần, năm sau tăng thấp hơn năm trước.
PET
Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ Báo cáo tài chính năm 2022 của Thiên Nam (TNA). (ĐTCK) Ngay sau khi kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, cổ phiếu CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã chứng khoán TNA – sàn HoSE) được đưa vào diện cảnh báo và không được cấp margin từ ngày 10/4.. Cụ thể, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C vừa đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với Báo cáo tài chính năm 2022 của Thiên Nam. Trong đó, cơ sở đưa ra ý kiến ngoại trừ do hiện tại Thiên Nam đang có các khoản nợ phải thu khách hàng đã quá hạn thanh toán với số tiền 289,6 tỷ đồng. Mặc dù một số cá nhân đã dùng tài sản thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của mình để bảo lãnh cho các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán này, nhưng kiểm toán chưa thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá rằng liệu giá trị của các tài sản đảm bảo này có đủ để đảm bảo cho khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu này.Được biết, thuyết minh nợ quá hạn phát sinh từ 2 năm đến 3 năm và trên 3 năm chủ yếu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Nhật Kim 44,85 tỷ đồng; Công ty TNHH Việt Quang 39,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng Tiên Tiến 28,1 tỷ đồng …Ở một diễn biến đáng chú ý khác, ngay khi kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu TNA vào diện cảnh báo từ ngày 10/4 do tổ chức Kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Đồng thời, HoSE cũng bổ sung cổ phiếu TNA vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.Lũy kế trong năm 2022, Thiên Nam ghi nhận doanh thu đạt 6.447,22 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 11,52 tỷ đồng, giảm 41,1% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 3,9% về còn 2,9%.
TNA
Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Tổng giám đốc đăng ký mua nửa triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) đăng ký mua 500.000 cổ phiếu TNG.. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 16/12/2022 đến ngày 13/1/2023, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện ông Đức Mạnh đang nắm giữ hơn 7,58 triệu cổ phiếu TNG, tỷ lệ 7,21%.Trước đó, từ ngày 18/11 đến ngày 15/12/2022, ông Đào Đức Thanh, Người được ủy quyền công bố thông tin Công ty cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu TNG. Hiện ông Đức Thanh đang nắm giữ 11.403 cổ phiếu TNG.Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu TNG đứng tại mốc tham chiếu 15.200 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 1,65 triệu đơn vị. Tạm tính với mức giá này, ông Đức Mạnh sẽ phải chi khoảng 7,6 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu TNG đã đăng ký.Về hoạt động kinh doanh, mới đây, Đầu tư và Thương mại TNG đã công bố tháng 11 ghi nhận doanh thu tiêu thụ 506 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và lũy kế 11 tháng đạt 6.335 tỷ đồng, tăng trưởng 27% và vượt 6% kế hoạch.Trong cơ cấu doanh thu tháng 11, có 490 tỷ đồng đến từ nguồn xuất khẩu, chỉ 16 tỷ đồng bán ở thị trường nội địa. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tháng của TNG với tỷ lệ 40,13% doanh thu; tiếp đó là Pháp 28,79%; Nga 7,3%; Hà Lan 4,38%...
TNG
Cao su Phước Hoà (PHR) sắp trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 40%. (ĐTCK) CTCP Cao su Phước Hoà (mã PHR- sàn HoSE) thông qua kế hoạch tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022.. Cụ thể, Công ty dự kiến tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022 với tỷ lệ 40%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 4.000 đồng. Trong đó, ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức là ngày 19/12/2022 và ủy quyền cho Ban Tổng giám đốc chọn thời gian chi trả.Với gần 135,5 triệu cổ phiếu lưu hành, ước tính Công ty sẽ phải tạm ứng tổng số tiền gần 542 tỷ đồng trong lần tạm ứng này.Hụt cổ tức từ Khu công nghiệp Nam Tân UyênTrong báo cáo tài chính riêng quý III/2022, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu đạt 322,28 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 12,32 tỷ đồng, giảm 80,7% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 13,8% về còn 11,3%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 6,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2,38 tỷ đồng về 36,41 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 93,3%, tương ứng giảm 44,43 tỷ đồng về 3,18 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 27,1%, tương ứng tăng thêm 4,81 tỷ đồng lên 22,58 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Công ty cho biết doanh thu tài chính bất ngờ giảm mạnh trong quý III do trong quý III năm 2021, Công ty có ghi nhận được khoản tiền cổ tức 47,31 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu đạt 863,86 tỷ đồng, giảm 0,9% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 261,15 tỷ đồng, tăng 114,2% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2022 tăng chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận khác tăng 1.234,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 261,62 tỷ đồng lên 282,82 tỷ đồng. Công ty cho biết khoản tiền thu khác tăng đột biến trong 9 tháng đầu năm bao gồm khoản tiền thu từ đền bù, hỗ trợ thiệt hại theo các Quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III của UBND thị xã Tân Uyên và UBND huyện Bắc Tân Uyên khi bàn giao đất để thực hiện dự án.Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, Công ty mẹ của Cao su Phước Hoà ghi nhận dòng tiền kinh doanh dương 132,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 154,9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 48,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 219,8 tỷ đồng.
PHR
Sudico (SJS) thông qua bán toàn bộ 30% vốn tại một công ty liên kết. (ĐTCK) CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã SJS – sàn HoSE) thông qua kế hoạch bán vốn tại CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long với giá 160 tỷ đồng.. Cụ thể, Sudico thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long, giá chuyển nhượng dự kiến 160 tỷ đồng và ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện.Được biết, tính tới 31/3/2023, Sudico đang sở hữu 30% vốn tại CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long, tương ứng giá trị ghi sổ là 67,88 tỷ đồng.Theo giới thiệu, CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long có địa chỉ tại km 33 đường 39A mới, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và hoạt động chính là đầu tư kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà ở và văn phòng cho thuê; và các hoạt động khác.Như vậy, Sudico dự kiến sẽ ghi nhận lãi từ việc thoái vốn tại CTCP Đầu tư Bất động sản và Thương mại Thăng Long.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Sudico ghi nhận doanh thu đạt 48,16 tỷ đồng, giảm 70,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ghi nhận 16,24 tỷ đồng, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11,2% lên 19,7%.Được biết, trong năm 2023, Sudico đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 1.145 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 320 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2023, với lợi nhuận trước thuế đạt 16,24 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 5,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
SJS
Becamex IJC (IJC) muốn chào bán 125,92 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP. (ĐTCK) CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HOSE) đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 2% và sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.. Becamex IJC công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 7/4 tại Bình Dương.Trong năm 2023, Becamex IJC đặt kế hoạch tổng doanh thu dự kiến 1.634 tỷ đồng, giảm 18% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, giảm 2% so với thực hiện trong năm 2022.Xét về cơ cấu doanh thu dự kiến trong năm 2023, Công ty dự kiến lĩnh vực bất động sản ghi nhận 800 tỷ đồng, giảm 31% và lợi nhuận sau thuế dự kiến ghi nhận 267 tỷ đồng, giảm 7% so với năm trước. Trong đó, các dự án dự kiến triển khai và đưa vào kinh doanh như dự án tại các khu phường Hòa Phú, Thành phố mới Bình Dương.Đối với lĩnh vực thu phí, doanh thu dự kiến ghi nhận 312 tỷ đồng, tăng 4%; lợi nhuận sau thuế dự kiến 173 tỷ đồng, tăng 3%.Được biết, năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.002 tỷ đồng, giảm 24% so với năm trước và hoàn thành 71% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 511 tỷ đồng, giảm 18% và hoàn thành 75% kế hoạch năm.Quay lại với các tờ trình đại hội, Becamex IJC dự kiến sẽ trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 14%. Bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến giảm về chỉ còn 10%.Chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đáo nợ gốc và lãi đến hạnMột nội dung đáng chú ý khác trong tài liệu đại hội là Becamex IJC dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2023-2024 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.Với giá thị trường ngày 17/3, cổ phiếu IJC đang giao dịch vùng 12.650 đồng/cổ phiếu, ước tính giá chào bán rẻ hơn giá thị trường khoảng 20,9%.Như vậy, với vốn điều lệ 2.518,3 tỷ đồng, Công ty dự kiến sẽ chào bán khoảng 125,92 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động 1.259,16 tỷ đồng.Số tiền huy động, Becamex IJC dự kiến dùng để đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và/hoặc các dự án khác; thực hiện hoạt động đầu tư góp vốn vào các công ty tiềm năng nhằm triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển của Công ty; thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng, thanh toán các khoản nợ vay gốc và/hoặc lãi trái phiếu và/hoặc các khoản nợ khác; và bổ sung vốn kinh doanh.Mặc dù vậy, Becamex IJC vẫn chưa công bố tỷ trọng cụ thể từng mục đích sử dụng vốn để nhà đầu tư được biết.Tính tới 31/12/2022, Becamex IJC đang ghi nhận tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 1.009,5 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng nguồn vốn. Trong đó, 605,2 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn (đáo hạn trong 1 năm) và 404,3 tỷ đồng nợ vay dài hạn (đáo hạn lớn hơn 1 năm).Công ty cho biết, nợ vay ngắn hạn chủ yếu 325,96 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bình Dương; 179,4 tỷ đồng trái phiếu thường dài hạn đến hạn trả; và 99,92 tỷ đồng vay dài hạn đến hạn trả. Thêm nữa, đối với vay dài hạn, chủ yếu 244,3 tỷ đồng trái phiếu thường dài hạn; 159,6 tỷ đồng vay tại Ngân hàng TMCP Bản Việt – Chi nhánh Bình Dương và Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – chi nhánh TP. HCM.Ngược lại, quỹ tiền mặt còn 237,7 tỷ đồng, chiếm 3,6% tổng tài sản.
IJC
Eximbank (EIB): Chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội thường niên 2023. (ĐTCK) Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK : EIB) vừa có Nghị quyết về ngày chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2023. . Theo đó, ngày chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội thường niên 2023 của Eximbank là 15/3/2023. Ngày dự kiến tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023 của Eximbank và ngày 14/4 tới tại TP.HCM. Nội dung chi tiết tại đại hội chưa được công bố.Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 vào ngày 14/2/2023, Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank bà Lương Thị Cẩm Tú tiết lộ trong năm 2022, Eximbank giữ vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng, đạt hơn 3.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3 lần năm trước, vượt hơn 280% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra. Nên tại đại hội đồng cổ đông thường niên tới đây, ngân hàng sẽ chốt kết quả kinh doanh và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức cao, đáp lại sự kỳ vọng của cổ đông đã ủng hộ ngân hàng trong thời gian qua.HĐQT Eximbank vừa có nghị quyết về việc thông qua ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền nhận cổ tức tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận là 20/2. Đây là lần đầu tiên trả cổ tức cho cổ đông của Eximbank trong gần 1 thập kỷ, kể từ năm 2014. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% bằng tiền mặt cho năm 2013 và được thực hiện vào năm 2014.Như vậy, với hơn 1,229 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Eximbank dự kiến phát hành tối đa gần 245,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021.Sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu chia cổ tức, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm gần 2.459 tỷ đồng, lên mức 14.814 tỷ đồng. Vốn điều lệ của nhà băng này đã đứng yên ở mức 12.355 tỷ đồng từ năm 2012 đến nay.HĐQT Eximbank đã chấp thuận đề xuất của ban điều hành ngân hàng về kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, Ban điều hành Eximbank cũng ước tính tổng tài sản đến cuối năm 2023 ở mức khoảng 210.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2022.
EIB
Ngày 28/9, hơn 135 triệu cổ phiếu Gỗ An Cường (ACG) sẽ hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM. (ĐTCK) Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa có quyết định về việc hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Gỗ An Cường (ACG – UPCoM) để niêm yết trên sàn HOSE.. Theo đó, ngày 28/9 tới đây, gần 135,85 triệu cổ phiếu ACG sẽ hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM, ngày 27/9 là ngày giao dịch cuối cùng của mã này trên sàn HNX.Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên, Gỗ An Cường đã thông qua kế hoạch hủy đăng ký giao dịch toàn bộ cổ phiếu ACG trên hệ thống UPCoM và chuyển sang niêm yết tại HOSE, dự kiến vào quý II/2022. Cuối tháng 8 vừa qua, Công ty đã nhận được quyết định của HOSE về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu ACG.Gỗ An Cường tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Hàng nội thất Phương Vân Anh, được thành lập năm 2006. Ngày 10/6/2014, Công ty TNHH Sản xuất Hàng nội thất Phương Vân Anh đổi thành CTCP Gỗ An Cường với vốn điều lệ 120 tỷ đồng.Tính tới 31/3/2021, Công ty có tổng 87,65 triệu cổ phiếu và đã nâng lên 135,84 triệu cổ phiếu vào đầu tháng 6/2022 vừa qua, sau khi lượng 43,82 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và cổ phiếu trả cổ tức được niêm yết bổ sung.Hiện Gỗ An Cường có vốn điều lệ 1.358,4 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn gồm Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam sở hữu 33,9% vốn điều lệ; Whitlam Holding Pte. Ltd sở hữu 17,48% vốn điều lệ; Sumitomo Forestry (Singapore) Ltd sở hữu 19,93% vốn điều lệ.Về hoạt động kinh doanh, quý II/2022, Công ty ghi nhận doanh thu hơn 1.064 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 158,78 tỷ đồng, tăng trưởng 16,35%.Lũy kế nửa đầu năm, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu đạt 1.925,87 tỷ đồng, tăng 12% so với 6 tháng đầu năm 2021 và hoàn thành 45,4% kế hoạch cả năm (4.242 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế đạt 278,7 tỷ đồng, tăng trưởng 17,36% và hoàn thành 50,67% mục tiêu năm (550 tỷ đồng).
ACG
Thế giới Di động (MWG): Lợi nhuận quý I/2023 đạt 21,28 tỷ đồng, thấp kỷ lục từ khi niêm yết năm 2014. (ĐTCK) CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG – sàn HoSE) ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc trong quý I/2023, mức thấp kỷ lục từ khi niêm yết năm 2014 tới nay.. Lợi nhuận lao dốc và chuỗi Bách hóa Xanh lỗ thêm 353,7 tỷ đồng, lũy kế lỗ 7.748,7 tỷ đồngThế giới Di động vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2023. Trong kỳ, Công ty doanh thu đạt 27.105,8 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 21,28 tỷ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 22,3% về còn 19,2%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 35,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 2.909,8 tỷ đồng, về 5.214,5 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 1,2%, tương ứng tăng thêm 4,2 tỷ đồng, lên 359,1 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 43,4%, tương ứng tăng thêm 89,5 tỷ đồng, lên 295,8 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 18,6%, tương ứng giảm 1.166 tỷ đồng, về 5.109,4 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, trong kỳ mặc dù đã tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng do lợi nhuận gộp lao dốc, điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 98,5%.Được biết, từ năm niêm yết đầu tiên 2014 tới nay, chưa quý nào lợi nhuận của Thế giới Di động xuống dưới 21,28 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận quý I/2023 là mức thấp nhất từ trước tới nay.Chuỗi Bách hóa Xanh tiếp tục lỗ trong quý đầu năm 2023Xét về hoạt động kinh doanh theo chuỗi, trong quý I/2023, chuỗi Bách hóa Xanh ghi nhận lỗ thêm 353,7 tỷ đồng, lũy kế lỗ 7.748,7 tỷ đồng; chuỗi ở Campuchia lỗ 89,1 tỷ đồng, lỗ lũy kế 693,8 tỷ đồng; chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ 74,3 tỷ đồng, lũy kế lỗ 392,9 tỷ đồng.Trong năm 2023, Thế giới Di động đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 135.000 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 4.200 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện trong năm 2022 (giả định sức mua sẽ hồi phục tích cực từ quý III/2023).Như vậy, kết thúc quý đầu năm, Thế giới Di động chỉ mới hoàn thành 0,5% kế hoạch lợi nhuận năm.Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Thế giới Di động giảm 3,4% so với đầu năm, về 53.919 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 20.957,4 tỷ đồng, chiếm 38,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 19.809,4 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 9.102,2 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng tài sản và các khoản mục khác.Quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu MWGQuỹ Arisaig Asia Fund Limited vừa bán ra 2.397.200 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 7,03% về còn 6,87% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 11/4.Ngoài ra, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 979.600 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited bán ra 1 triệu cổ phiếu và quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 20.400 cổ phiếu.Bối cảnh khối ngoại liên tục bán ra cổ phiếu MWG khi cổ phiếu này liên tục giảm sâu và đi ngang, chưa có dấu hiệu hồi phục. Cụ thể, từ ngày 16/6/2022 đến ngày 18/4/2023, cổ phiếu MWG giảm 49,4% từ 79.000 đồng về 39.950 đồng/cổ phiếu.
MWG
SCIC phủ nhận thông tin đầu tư vào F88, chỉ là đơn vị tư vấn đầu tư và quản lý tài sản. (ĐTCK) Sau khi có thông tin khoản đầu tư Quỹ Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư F88, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã đứng ra làm rõ.. Cụ thể, trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về việc Quỹ Đầu tư Việt Nam – Oman (VOI) đầu tư vào F88. Về vấn đề này, SCIC cho biết, về nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư vào F88 được thực hiện bởi Ủy ban Đầu tư Vương quốc Ô-man (Oman Investment Authority). SCIC không đầu tư vào F88.Về vai trò của VOI đối với khoản đầu tư, SCIC cho biết, VOI không trực tiếp thực hiện đầu tư vào F88. Vai trò của VOI là tư vấn đầu tư và quản lý tài sản theo hợp đồng dịch vụ giữa VOI và Ủy ban Đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority).Được biết, mới đây, Công ty cổ phần kinh doanh F88 cho biết vừa huy động thành công 50 triệu USD (gần 1.200 tỷ đồng) từ 2 quỹ quốc tế. Toàn bộ số vốn này sẽ được Công ty đầu tư vào 3 hạng mục phát triển trọng điểm.Hai quỹ đầu tư quốc tế đó là Quỹ Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV, trong đó Quỹ Việt Nam Oman (VOI) góp 30 triệu USD. Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman, đại diện cho cơ quan đầu tư Vương quốc Oman (Oman Investment Authority - OIA).Thế giới Di động tạm dừng hợp tác với F88 sau biến cốSau khi có thông tin về vụ việc Công ty cổ phần Đầu tư F88 chi nhánh TP. HCM bị cơ quan công an kiểm tra, phía Thế Giới Di Động (mã MWG – sàn HoSE) đã có động thái tạm ngưng hợp tác với F88 để yêu cầu đối tác giải thích, làm rõ vấn đề liên quan.Thế Giới Di Động cho biết, trong thương vụ hợp tác với F88, Thế Giới Di Động chỉ làm trung gian kết nối giữa F88 và người có nhu cầu vay. Các thủ tục vay, xét duyệt, lãi suất, thời hạn trả nợ đều do phía F88 thực hiện.Trước đó, từ cuối năm 2021, Thế Giới Di Động đã trở thành đối tác của Công ty cổ phần Đầu tư F88. Theo đó, 2 bên sẽ hợp tác để cung cấp dịch vụ cho vay tiền mặt tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh.Trong công bố, Thế Giới Di Động giới thiệu F88 là một nhà cung cấp dịch vụ vay tiền với hệ thống hơn 500 phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước. "Sự hợp tác giữa Thế Giới Di Động và F88 hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm tiện lợi cho mọi người trong vấn đề tài chính", Thế giới Di động cho biết.Theo đó, khách hàng của F88 có thể đến các cửa hàng của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh để vay tiền mà không cần phải mua hàng. Tuy nhiên, khách hàng cần phải có tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng dịch vụ vay của F88.Cũng theo thông báo của Thế Giới Di Động thời điểm đó, dịch vụ cho vay tiền mặt của F88 thực hiện tại các cửa hàng Thegioididong.com và Điện Máy Xanh yêu cầu người vay phải có chứng minh thư hoặc căn cước công dân và cà vẹt xe đứng tên chính chủ. Hạn mức vay tối đa cho dịch vụ này là 10 triệu đồng/giao dịch, tiền gốc và chi phí vay được trả đều trong vòng 12 tháng với chi phí vay 7,5%/tháng, phí phạt tất toán sớm trước hạn là 5% nhân số tiền gốc còn lại. Phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày và tối đa không quá 150.000 đồng trên 1 kỳ quá hạn.Trước đó, sáng ngày 6/3, Công an TP.HCM phối hợp Công an quận Gò Vấp và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C02, Bộ Công an) phong tỏa tòa nhà trên đường Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp là trụ sở chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư F88 để khám xét.
VOI
Hodeco (HDC) chuẩn bị trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%. (ĐTCK) CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco, mã HDC - sàn HoSE) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022.. Cụ thể, ngày 19/6, Hodeco sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 25 cổ phiếu mới và nguồn vốn thực hiện là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2022.Với 108,09 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Hodeco sẽ phát hành thêm 27,02 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.Về kế hoạch huy động vốn mới, Hodeco dự kiến chào bán 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện, tương ứng tỷ lệ 20% trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 300 tỷ đồng và dự kiến triển khai trong quý III đến quý IV/2023.Toàn bộ số tiền huy động 300 tỷ đồng, Hodeco dự kiến sẽ sử dụng để thanh toán gốc và lãi các khoản nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn, nợ trái phiếu đến hạn cho các tổ chức tín dụng, các tổ chức và các cá nhân khác.Thêm nữa, Hodeco dự kiến chào bán thêm trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ tại thị trường trong nước với giá trị tối đa 800 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, dự kiến triển khai trong năm 2023 và sử dụng tiền huy động để thực hiện đầu tư dự án do Công ty làm chủ đầu tư.Công ty cũng lên kế hoạch phát hành thêm tối đa 200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.Như vậy, nếu thực hiện chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu riêng lẻ thành công, Hodeco sẽ huy động tối đa 1.300 tỷ đồngXét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Hodeco ghi nhận doanh thu đạt 176,76 tỷ đồng, giảm 55,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 31,49 tỷ đồng, giảm 67,9% so với cùng kỳ năm trước.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 50,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 80,24 tỷ đồng, về còn 79,26 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 26,4%, tương ứng tăng thêm 4,5 tỷ đồng, lên 21,54 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 10,6%, tương ứng giảm 1,69 tỷ đồng, về 14,26 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, lợi nhuận quý đầu năm 2023 lao dốc chủ yếu do lợi nhuận gộp giảm mạnh và chi phí tài chính tăng cao.Lý giải cho lợi nhuận lao dốc, Hodeco cho biết, do những khó khăn chung của thị trường bất động sản ảnh hưởng đến công tác bán hàng của Công ty trong quý I/2023.Được biết, trong năm 2023, Hodeco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.770 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến 488 tỷ đồng, tăng 17,6% so với thực hiện trong năm 2022.Như vậy, với lợi nhuận chỉ 31,49 tỷ đồng, kết thúc quý đầu năm 2023, Hodeco chỉ hoàn thành 6,5% so với kế hoạch.
HDC
ĐHCĐ Coma 18 (CIG): Tập trung vào dự án Khu công nghiệp Kim Thành, đặt mục tiêu có lãi trở lại. (ĐTCK) ĐHCĐ thường niên 2023 của CTCP Coma 18 (mã CIG, sàn HOSE) diễn ra sáng 15/5 đã thông qua tất cả các tờ trình của HĐQT. Theo đó, Coma 18 đặt trọng tâm đầu tư vào dự án Kim Thành.. Khu công nghiệp Kim Thành - Hải Dương có quy mô 165 ha với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. KCN nằm ở vị trí thuận lợi cạnh Quốc lộ 5A từ Hà Nội đi Hải Phòng, có kết nối giao thông đường thủy, bộ, hàng không thuận tiện, do đó là dự án tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Năm 2022, Công ty dự kiến triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng để đưa vào kinh doanh khu công nghiệp, từ đó đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, do Công ty xin điều chỉnh quy hoạch 1/500 cho phù hợp với tình hình mới nên dự án không triển khai được theo kế hoạch. Cho đến nay, Công ty đã hoàn thiện được nhiều thủ tục pháp lý quan trọng của dự án, là cơ sở để Công ty tập trung nguồn lực triển khai dự án trong năm 2023.Ngoài dự án Kim Thành, Coma 18 đã góp vốn vào một số dự án khác để đem lại doanh thu, lợi nhuận trong các năm tiếp theo.Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu 120 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng. Cổ đông cũng thông qua phương án phát hành riêng lẻ chào bán tối đa 25 triệu cổ phiếu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền huy động được sử dụng cho đầu tư dự án Kim Thành.Tại Đại hội, trả lời cổ đông về tiến độ triển khai dự án Kim Thành, lãnh đạo Coma 18 cho biết, dự án đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vào tháng 10/2010. Dự án có vị trí đắc địa trên mặt đường quốc lộ 5A và cách cảng Hải Phòng khoảng 30 km, nằm cách quốc lộ 5B 2km. Hải Dương nằm ở trung tâm công nghiệp miền Bắc, do đó các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh thuận lợi cho doanh nghiệp và nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp. Đây sẽ là dự án tiềm năng của Công ty.Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Hải Dương có quyết định thành lập Khu công nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. UBND huyện Kim Thành đã phê duyệt đền bù giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 cho 378 hộ dân với kinh phí là 87 tỷ đồng.Để phù hợp với Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của Thủ tướng Chính phủ và bối cảnh kinh doanh mới, Coma 18 đã tiến hành các thủ tục xin phép điều chỉnh quy hoạch 1/500. Song song với việc lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án, Coma 18 đang phối hợp với Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư của huyện Kim Thành lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.Theo kế hoạch, trong quý II/2023, Công ty sẽ hoàn thiện các thủ tục để xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, trả tiền đền bù đợt 1 cho các hộ dân và thực hiện lên phương án đền bù giải phóng mặt bằng đợt 2. Quý III - IV/2023 sẽ khởi công xây dựng hạ tầng của dự án và đưa vào kinh doanh cho thuê.
CIG
Thành viên HĐQT Phát Đạt (PDR) liên tiếp đăng ký mua vào cổ phiếu. (ĐTCK) Theo công bố thông tin mới ban hành ngày 22/12/2022 từ Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR), ông Lê Quang Phúc, thành viên HĐQT kiêm Cố vấn vừa đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu.. Trước đó, ông Lê Quang Phúc sở hữu 1.564.985 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,23%. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Phúc sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 3.564.985 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,53%. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 27/12/2022 đến ngày 25/01/2023.Thời gian gần đây, Ban lãnh đạo PDR liên tiếp có động thái mua vào cổ phiếu. Vào ngày 22/11, ông Bùi Quang Anh Vũ – CEO của PDR đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 3,45% với số tiền chi dự kiến hơn 200 tỷ đồng.Ngày 7/12, một thành viên khác trong HĐQT là ông Đoàn Viết Đại Từ cũng đăng ký mua 850.000 cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,30%. Thời gian giao dịch dự kiến từ 12/12/2022 đến 12/01/2023.Ban Lãnh đạo PDR cho biết, giá cổ phiếu giảm là do ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán, đặc biệt là nhóm ngành bất động sản. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua, cổ phiếu PDR đã chứng kiến những phiên “lội ngược dòng” và đang dần lấy lại “phong độ”, quay trở lại đúng định giá của doanh nghiệp.Với động thái liên tiếp mua vào cổ phiếu từ các thành viên HĐQT cho thấy niềm tin vào định hướng và chiến lược phát triển của PDR trong thời gian tới. Năm 2023, PDR dự kiến triển khai các dự án tại thị trường Bình Dương, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Nẵng… với kỳ vọng doanh thu hơn 30.000 tỷ đồng.
PDR
Yeah1 (YEG) muốn bán vốn 3 công ty con và thành lập một công ty mới. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG - sàn HOSE) thông qua kế hoạch thoái vốn và đồng thời thành lập pháp nhân mới.. Theo đó, Yeah1 thông qua kế hoạch chuyển nhượng 3 công ty và thành lập một pháp nhân mới.Cụ thể, Công ty thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của CTCP Tập đoàn Care tại Công ty TNHH Thương mại Yeah1, tương đương 510 triệu đồng, chiếm 51% vốn điều lệ, thời gian dự kiến là tháng 8/2022. Như vậy, sau giao dịch, Công ty TNHH Thương mại Yeah1 không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.Thông qua chủ trương chuyển nhượng 91.800 cổ phần của CTCP Công nghệ Thương mại Giga1 tại CTCP Gigagoods, chiếm 51% vốn điều lệ và thời gian dự kiến tháng 8/2022. Như vậy, sau giao dịch, CTCP Gigagoods không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.Thông qua chủ trương chuyển nhượng 106.200 cổ phần của CTCP Công nghệ Thương mại Giga1 tại CTCP Phân phối Gigawin, chiếm 59% vốn điều lệ của CTCP Phân phối Gigawin, thời gian dự kiến trong tháng 8/2022. Như vậy, sau giao dịch, CTCP Phân phối Gigawin không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1.Ngược lại, Công ty cũng thông qua chủ trương góp vốn thành lập công ty con của CTCP Công nghệ Thương mại Giga1 là Công ty TNHH Yeah1 Up với vốn điều lệ 2 tỷ đồng, thời gian dự kiến trong tháng 8/2022.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Yeah1 ghi nhận doanh thu đạt 72,09 tỷ đồng, giảm 76,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 7,25 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 144,25 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 139,6 tỷ đồng, giảm 76,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8,09 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 196,77 tỷ đồng.Trong năm 2022, Yeah1 đặt kế hoạch doanh thu 588 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 24,7 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 7,22 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 29,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
YEG
COMA 18 (CIG) lên tiếng vụ cựu Tổng giám đốc Lê Huy Lân bị khởi tố. (ĐTCK) Công ty cổ phần COMA 18 (mã chứng khoán CIG) cho biết, vụ việc dự án VP6 Linh Đàm khiến cựu Tổng giám đốc Lê Huy Lân bị khởi tố và bị bắt đã diễn ra từ 10 năm trước, thời kỳ COMA 10 chưa cổ phần hóa, nên không liên quan gì đến doanh nghiệp sau cổ phần hiện nay.. Liên quan đến vụ việc ông Lê Huy Lân, nguyên Tổng giám đốc Công ty COMA 18 bị khởi tố và bắt giam, được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, Công ty cổ phần COMA 18 vừa có thông cáo báo chí thể hiện quan điểm về vấn đề này.Theo thông cáo, ông Lê Huy Lân là Tổng giám đốc của COMA 18 giai đoạn 2006-2016, thời điểm COMA 18 còn là doanh nghiệp cổ phần nhà nước trực thuộc Tổng Công ty cơ khí Xây dựng, thuộc Bộ Xây dựng.Tháng 7/2013, ông Lân có ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh với Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu của ông Lê Thanh Thản để triển khai thực hiện dự án VP6 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội).Tháng 6/2016, Công ty Cổ phần COMA18 đã chính thức trở thành doanh nghiệp cổ phần 100% vốn tư nhân.Kể từ năm 2017 đến nay, ông Lê Huy Lân không còn tham gia bất cứ chức danh hay nhiệm vụ gì tại Công ty cổ phần COMA18. "Như vậy, vụ việc này diễn ra cách đây đã 10 năm nên thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của các cán bộ ở giai đoạn Công ty cổ phần COMA18 là doanh nghiệp nhà nước. Việc ông Lê Huy Lân bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần COMA18", đại diện COMA 18 khẳng định.Ngày 23/3, ông Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Huy Lân (61 tuổi), nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần COMA 18, để điều tra tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.Theo hồ sơ vụ án, năm 2018, ông Lân bị khởi tố để điều tra về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Lê Huy Lân là người bàn giao, bán đất dự án VP6 tại Hà Nội cho một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản làm Chủ tịch HĐQT.Trước đó, từ đầu năm 2017, đã có nhiều kết luận thanh tra các cấp chỉ rõ sai phạm trong xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh gắn với tên tuổi của ông Lê Thanh Thản.
CIG
Sao Mai (ASM): Một thành viên HĐQT xin từ nhiệm sau hơn 2 tháng được bầu. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Sao Mai (Mã chứng khoán ASM - sàn HOSE) biến động lãnh đạo cấp cao.. Theo đó, Công ty vừa nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Văn Phụng, thành viên HĐQT kể từ ngày 21/6/2022 với lý do sức khỏe và công việc cá nhân không sắp xếp được thời gian để đảm nhiệm công việc được phân công.Được biết, ông Phụng mới được bổ nhiệm vào thành viên HĐQT không điều hành từ ngày 9/4/2022 tới nay.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu đạt 3.209,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 324,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,4% và 115,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11,9% lên 16,2%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 56,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 187,89 tỷ đồng lên 518,37 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 43,6%, tương ứng tăng thêm 30,87 tỷ đồng lên 101,7 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 9%, tương ứng giảm 10,91 tỷ đồng về 109,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 43,7%, tương ứng tăng thêm 46,59 tỷ đồng lên 153,3 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Công ty cho biết thêm, doanh thu tăng trong kỳ chủ yếu do hoạt động xuất khẩu cá Fillet đã trở lại bình thường.Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu bất động sản giảm 49,6%, tương ứng giảm 110,5 tỷ đồng về 112,4 tỷ đồng; doanh thu thương mại tăng nhẹ 6%, tương ứng tăng thêm 46,8 tỷ đồng lên 825,7 tỷ đồng; doanh thu thức ăn cá tăng 14,9%, tương ứng tăng thêm 154,2 tỷ đồng lên 1.192,5 tỷ đồng; doanh thu cá xuất khẩu tăng 85,7%, tương ứng tăng thêm 409,1 tỷ đồng lên 886,5 tỷ đồng…Trong năm 2022, Tập đoàn Sao Mai đặt kế hoạch doanh thu thuần 14.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.630 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2022, Công ty hoàn thành 19,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
ASM
Cổ phiếu Thế giới Di động (MWG) giảm 50,5% từ đỉnh, quỹ ngoại vẫn bán thêm hơn 1,3 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Sau khi liên tục công bố kết quả kinh doanh kém khả quan, khối ngoại tiếp tục bán ra và giảm sở hữu tại CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG - sàn HoSE).. Cụ thể, ngày 24/5, nhóm quỹ liên quan Arisaig Partners (Asia) Pte Ltd vừa bán ra 1.338.300 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 8,08%, về còn 7,99% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện bán là Arisaig Asia Fund Limited để giảm sở hữu từ 6,54% về còn 6,45% vốn điều lệ.Trước đó, ngày 11/4, quỹ Arisaig Asia Fund Limited vừa bán ra 2.397.200 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu.Ngoài ra, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa bán ra 979.600 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 8,01% về còn 7,94% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Amersham Industries Limited bán ra 1 triệu cổ phiếu và quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 20.400 cổ phiếu.Điểm đáng lưu ý, thống kê từ ngày 15/4/2022 đến ngày 30/5/2023, cổ phiếu MWG vẫn đang trong xu hướng giảm, tương ứng giảm 50,5% từ đỉnh 79.580 đồng về 39.400 đồng/cổ phiếu. Trong đó, giai đoạn đầu năm 2023, thị trường hồi phục nhưng cổ phiếu MWG gần như là đi ngang, thể hiện xu hướng yếu hơn thị trường.4 tháng đầu năm 2023, doanh thu tiếp tục giảm 23% và tiếp tục ngắt quãng chuỗi công bố lợi nhuận hàng thángThế giới Di động vừa công bố ước tính doanh thu 4 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 36.847 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ và hoàn thành 27% so với kế hoạch năm (kế hoạch doanh thu 135.000 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu chuỗi Thế giới Di động đóng góp 24% tổng doanh thu; doanh thu chuỗi Điện Máy Xanh đóng góp 50,1% tổng doanh thu; doanh thu chuỗi Bách hóa Xanh đóng góp 23,5% tổng doanh thu; và hoạt động khác đóng góp 2,4% tổng doanh thu.Đối với chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy Xanh, trong 4 tháng đầu năm 2023, Công ty ghi nhận doanh thu đạt khoảng 27,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng tháng 4, tổng doanh thu khoảng 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với tháng 3/2023.Về chuỗi Bách hóa Xanh, Công ty cho biết trong 4 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng trong tháng 4, doanh thu của Bách hóa Xanh đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ và doanh thu bình quân trên cửa hàng là 1,35 tỷ đồng/cửa hàng/tháng.Được biết, trong quý IV/2022, chuỗi Bách hoá Xanh ghi nhận doanh thu trung bình 1,37 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Như vậy, so với quý cuối năm 2022, doanh thu trung bình trên cửa của chuỗi Bách hoá Xanh vừa ghi nhận giảm trong tháng 4/2023.Ngoài ra, nếu xét về số lượng cửa hàng, trong 4 tháng đầu năm, chuỗi Bách hóa Xanh giảm 20 cửa hàng, từ 1.728 cửa hàng về 1.708 cửa hàng; chuỗi Thế giới Di động giảm 2 cửa hàng; chuỗi Điện máy Xanh tăng 8 cửa hàng …Điểm đáng lưu ý, theo ước tính kết quả kinh doanh sơ bộ, một lần nước, Thế giới Di động không công bố ước tính lợi nhuận trong tháng 4. Trước đó, trong báo cáo ước tính lợi nhuận hàng tháng, tháng 1, 2 và tháng 3, Thế giới Di động đều không đề cập tới lợi nhuận, điều không diễn ra trong giai đoạn thuận lợi và năm 2022, Công ty liên tục công bố ước tính kết quả kinh doanh theo tháng và cập nhập cả ước tính lợi nhuận hàng tháng.Mua lại cổ phiếu ESOP từ nhân viên nghỉ việc và giảm 5.960 nhân sự trong quý I/2023Một diễn biến đáng chú ý, Thế giới Di động vừa thông qua việc mua lại 366.122 cổ phiếu đã phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của những nhân viên đã nghỉ việc, thời gian triển khai dự kiến trong tháng 5/2023.Được biết, thời điểm 30/9/2022, Thế giới Di động ghi nhận 80.231 nhân viên; thời điểm 31/12/2022 ghi nhận 74.008 nhân viên; và thời điểm 31/3/2023, Thế giới Di động ghi nhận 68.048 nhân viên.Như vậy, từ 30/9/2022 đến 31/3/2023, Thế giới Di động đã giảm 12.183 nhân viên, tương ứng giảm 15,2% so với tổng số lượng nhân viên tại thời điểm 30/9/2022; và từ 31/12/2022 đến 31/3/2023, Thế giới Di động ghi nhận giảm 5.960 nhân viên, tương ứng giảm 8,05% so với tổng số lượng nhân viên tại thời điểm đầu năm 2023.
MWG
VIB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2022: Hiệu quả và an toàn vượt trội. (ĐTCK) Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh chưa kiểm toán cho 9 tháng đầu năm 2022 với hiệu quả kinh doanh vượt trội, bảng tổng kết tài sản vững mạnh, các chỉ số quản trị rủi ro và thanh khoản ở mức an toàn cao, cùng với mức xếp hạng ở nhóm cao nhất ngành bởi NHNN.. Kết quả kinh doanh vượt trội, các chỉ số hiệu quả hàng đầu thị trườngKết thúc 9 tháng đầu năm 2022, VIB đạt tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi đạt hơn 2.400 tỷ đồng, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, khoảng 4.600 tỷ đồng, với mức tăng 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng doanh thu.Nhờ đó, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của Ngân hàng giảm xuống còn 35%, hiệu quả quản trị chi phí ở nhóm dẫn đầu ngành. Chi phí dự phòng ước tính đạt hơn 900 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 2.780 tỷ đồng. Hết 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 30%, thuộc nhóm hàng đầu thị trường.Bảng cân đối tài sản vững mạnh, rủi ro tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trườngTính đến 30/09/2022, tổng tài sản của VIB đạt 341.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng đạt 228.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2021. VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa, tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm 90% tổng danh mục cho vay, với trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, khoảng 2.100 tỷ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng. Vốn chủ sở hữu tăng mạnh, đối tác chiến lược nước ngoài ở nhóm an toàn nhất thế giớiĐến ngày 30/9/2022, tổng vốn chủ sở hữu của VIB đạt 30.500 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2021, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dư nợ. Đối tác chiến lược CBA (Commonwealth Bank of Australia) là cổ đông lớn nhất của VIB với 20% vốn góp. CBA được đánh giá là một trong những ngân hàng có vốn hóa lớn nhất (105 tỷ USD) và an toàn nhất thế giới với xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) ở mức a2 bởi Moody’s .Hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được duy trì trung bình 30% trong nhiều năm liên tục đã tạo ra nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của Ngân hàng. Hệ số an toàn vốn (CAR) của VIB theo Basel II đạt mức cao trên 12,4%, so với quy định của NHNN là trên 8%.Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng cơ sở khách hàng và tiền gửi, VIB luôn duy trì các hệ số thanh khoản ở mức an toàn cao, trong đó hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 75% (theo quy định là dưới 85%), hệ số tỷ lệ tài sản thanh khoản (MLH) là 17% (theo quy định là trên 10%) và hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (SML) 32% (theo quy định là dưới 34%).Uy tín hàng đầu theo xếp hạng của NHNN, quản trị rủi ro vững mạnhTrong đợt công bố vừa qua, VIB là một trong số ít các ngân hàng thương mại được xếp hạng cao nhất bởi NHNN cho năm 2021, dựa vào kết quả đánh giá với điểm số cao về: An toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.Luôn tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, VIB là ngân hàng đầu tiên hoàn thành 3 trụ cột Basel II vào năm 2020, áp dụng và tuân thủ chuẩn mực Basel III về quản trị rủi ro thanh khoản năm 2021 và đồng thời là một trong số ít ngân hàng phát hành báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2020 và 2021 theo chuẩn mực quốc tế (IFRS).Dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng bán lẻSuốt hơn 5 năm qua, VIB thuộc nhóm ngân hàng có tăng trưởng tín dụng bán lẻ dẫn đầu thị trường. Theo đó, dư nợ bán lẻ của VIB vượt 200.000 tỷ đồng, có quy mô thuộc nhóm hàng đầu trong số các ngân hàng TMCP tư nhân. Tính đến hết Quý 3 năm 2022, VIB tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu về thị phần cho vay ô tô và bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VIB tiếp tục được các tổ chức trung gian thanh toán hàng đầu thế giới như Mastercard đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng nhanh nhất và chi tiêu trên thẻ cao nhất Việt Nam. VIB hiện chiếm thị phần số 1 - đóng góp trên 35% tổng mức chi tiêu thẻ Master tại Việt Nam, và là ngân hàng tiên phong đẩy mạnh các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) trong các hoạt động về thẻ. Tháng 7/2022, Vie – Chuyên gia tài chính AI đầu tiên tại Việt Nam của VIB đã chính thức ra mắt với khả năng tư vấn và hướng dẫn khách hàng mở thẻ và sử dụng thẻ trên tất cả các kênh digital. Tháng 8/2022, VIB được vinh danh với 9/11 giải thưởng từ Mastercard cho các hoạt động về thẻ tín dụng vượt trội không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Với chiến lược nhất quán lấy khách hàng làm trọng tâm trong quá trình số hóa và chuyển đổi số, VIB tiên phong ứng dụng nhiều công nghệ mới và xây dựng các chuỗi giá trị nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt hơn. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2022, VIB ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc với số lượng giao dịch ngân hàng số tăng hơn 100% so với năm 2021 và đạt tỷ lệ 93% giao dịch qua kênh số. Tính đến nay, Ứng dụng Ngân hàng số MyVIB đã lần thứ năm nhận giải thưởng từ The Asset và lần thứ 8 liên tiếp được các hãng truyền thông quốc tế lớn như The Banker, The Asset, Global Finance Review vinh danh với các giải thưởng uy tín. Mới đây, MyVIB 2.0 vừa xác lập 2 kỷ lục Việt Nam gồm “Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp trải nghiệm thực tế tăng cường (AR) trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0” và “MyVIB 2.0 – Ứng dụng Mobile Banking Cloud Native đầu tiên tại Việt Nam”.
VIB
KIDO (KDC) sắp phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu ESOP, giá 15.000 đồng/CP. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán KDC - sàn HOSE) mới công bố thông tin về việc thực hiện phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).. Cụ thể, KDC dự kiến phát hành tối đa hơn 10,06 triệu cổ phiếu ESOP, chiếm 3,9% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá chào bán là 15.000 đồng/CP, tổng số tiền huy động dự kiến là gần 151 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của Công ty.Đối tượng phát hành là thành viên HĐQT, người quản lý, cán bộ công nhân viên toàn Tập đoàn theo danh sách được HĐQT phê duyệt. Số cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Thời gian thực hiện trong quý IV/2022, sau khi được UBCKNN chấp thuận. Đồng thời, KIDO công bố việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được tạm hoãn và sẽ được báo cáo tại ĐHĐCĐ gần nhất. Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 đã thông qua việc phát hành hơn 25 triệu cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận 01 cổ phiếu thưởng).Về tình hình kinh doanh của KIDO, 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.569 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 487,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và giảm 24% so với 9 tháng đầu năm 2021.Năm 2022, KDC đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 33%, đạt 14.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 31%, lên 900 tỷ đồng. Như vậy, với 485,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng qua, KDC đã hoàn thành 54% kế hoạch lợi nhuận năm.
KDC
Gelex (GEX) tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. CTCP Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán GEX - sàn HoSE) tiếp tục lên kế hoạch mua thêm trái phiếu trước hạn phát hành từ năm 2020.. Theo đó, Gelex dự kiến mua lại hai đợt phát hành trái phiếu trong năm 2020. Trong đó, đối với trái phiếu 1, Công ty mua lại 135,2 tỷ đồng trái phiếu trong tổng 200 tỷ đồng, chiếm 67,6% tổng lượng trái phiếu đang lưu hành và dự kiến mua lại là ngày 22/7/2022. Được biết, đây là trái phiếu phát hành ngày 22/7/2020 và đáo hạn ngày 22/7/2023 với lãi suất cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Như vậy, Gelex đã mua trước hạn 1 năm.Đối với trái phiếu 2, Công ty dự kiến mua lại 69,7 tỷ đồng trong tổng 200 tỷ đồng đã phát hành, chiếm 34,85% tổng lượng đang lưu hành và dự kiến mua là ngày 23/7/2022. Được biết, đây là trái phiếu phát hành ngày 23/7/2020 và đáo hạn ngày 23/7/2023 với lãi suất cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Như vậy, Công ty dự kiến mua trước hạn 1 năm.Nếu thực hiện mua lại thành công, Gelex sẽ mua lại thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn 1 năm.Trước đó, từ 19/5 đến 17/6, Gelex đã mua lại tới 1.422,3 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. Cụ thể, ngày 19/5, Gelex đã mua lại 300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, trái phiếu phát hành ngày 19/5/2021 và đáo hạn 19/5/2024; ngày 19/5, Gelex mua lại lô 500 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 31/12/2021 và đáo hạn ngày 31/12/2024; ngày 17/6, Gelex mua lại toàn bộ lô 400 triệu trái phiếu phát hành ngày 15/4/2020 và đáo hạn ngày 15/4/2023 (kỳ hạn 3 năm); ngày 17/6, Gelex tiếp tục mua thêm 222,3 tỷ đồng trong tổng 300 tỷ đồng trái phiếu phát hành ngày 13/5/2020 và đáo hạn 13/5/2023 (kỳ hạn 3 năm).Được biết, bối cảnh mua lại trái phiếu trước hạn của Gelex khi hàng loạt doanh nghiệp đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 12.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính tới cuối tháng 4/2022 (sau sự kiện thu hồi lô trái phiếu Tân Hoàng Minh), tổng lượng trái phiếu mua trước hạn là 24.700 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Như vậy, trong tháng 4/2022, lượng trái phiếu mua lại là 11.900 tỷ đồng, gần bằng lượng mua lại trong cả quý I/2022.Theo SSI Research: “Sau việc hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu nhóm doanh nghiệp của Tân Hoàng Minh bị huỷ bỏ, các doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Trên thực tế, các doanh nghiệp bất động sản trong tháng 4 chỉ phát hành 820 tỷ đồng, giảm mạnh so với các tháng trước đó”.Xét về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Gelex đặt kế hoạch tổng doanh thu 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 27,3% so với thực hiện trong năm 2021.Trong năm tài chính, đối với mảng phát triển dự án năng lượng, công ty dự kiến phát triển có chọn lọc và giải ngân đầu tư theo từng giai đoạn để phát triển dự án trong danh mục đã chuẩn bị đầu tư như: cụm Điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW); Điện gió Gia Lai (100 MW), Điện gió Đak-lak (200MW), điện mặt trời trang trại Bình Phước 1,2 (480MW), LNG Long Sơn và các dự án tiềm năng khác. Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến tìm kiếm các cơ hội M&A các dự án năng lượng tái tạo…Đối với mảng sản xuất và cung cấp nước sạch, tiếp tục triển khai đầu tư các hạng mục còn lại giai đoạn 2 nâng công suất Nhà máy nước sạch Sông Đà lên 600.000 m3/ngày đêm, mục tiêu hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng các hạng mục của dự án Giai đoạn 2 vào quý IV/2024.Đối với bất động sản khu công nghiệp, tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng tại các khu công nghiệp đang triển khai; khởi công, đầu tư khu công nghiệp mới. Triển khai các bước công việc chuẩn bị đầu tư gần 1.900 ha các khu công nghiệp mới. Khảo sát, nghiên cứu phát triển 4.300 ha khu công nghiệp/tổ hợp khu công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị mới…Riêng quý I/2022, Công ty thực hiện được 8.645 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 96% và đạt 24% kế hoạch năm; lãi trước thuế 901 tỷ đồng, tăng 170% và đạt 34% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694 tỷ đồng, tăng 138%.Gelex lý giải lợi nhuận quý I/2022 tăng mạnh chủ yếu nhờ việc sở hữu chi phối Tổng công ty Viglacera (mã VGC) từ quý II/2021 với tỷ lệ 50,2% và hợp nhất vào báo cáo hợp nhất công ty mẹ.
GEX
Nước Thủ Dầu Một (TDM): Tổ chức liên quan thành viên HĐQT đăng ký mua 700.000 cổ phiếu. (ĐTCK) Tổ chức liên quan lãnh đạo đăng ký giao dịch cổ phiếu tại CTCP Nước Thủ Dầu Một (mã chứng khoán TDM - sàn HOSE).. Theo đó, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật D&B, tổ chức liên quan của ông Võ Văn Bình, thành viên HĐQT đăng ký mua vào 700.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 0,73% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/12/2022 đến 5/1/2023.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III, TDM ghi nhận doanh thu thuần đạt 123 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán cũng tăng 17% lên 59,5 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 63,45 tỷ đồng, tăng 36%.Kỳ này, các chi phí của TDM đều giảm, trong đó, chi phí tài chính giảm 33%, xuống 4,71 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 82%, xuống 2,26 tỷ đồng. Kết quả, Công ty lãi sau thuế 54,41 tỷ đồng, tăng 110% so với quý III/2021.Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, TDM ghi nhận doanh thu thuần đạt 353,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 146,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và giảm 24% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân do doanh thu tài chính Công ty giảm mạnh từ 87 tỷ đồng, xuống còn hơn 2 tỷ đồng, tương đương giảm 98% vì TDM không còn khoản cổ tức nhận được trong cùng kỳ làm cho lợi nhuận giảm.Năm 2022, TDM đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 236 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã hoàn thành lần lượt 69% và 62% kế hoạch năm.
TDM
Lãnh đạo Nhựa Bình Minh (BMP) tham gia vào Gỗ Đức Thành (GDT) để hỗ trợ phát triển thị trường nội địa. (ĐTCK) Ngày 25/3, CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (mã GDT – sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.. Tại Đại hội, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, 2022 là năm không giống bất kỳ năm nào. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát, bởi xung đột Nga-Ukraina, và dịch bệnh vẫn còn rình rập đe dọa, hàng loạt công ty đang trên bờ vực phá sản. Đứng trước những khó khăn đó, Gỗ Đức Thành vẫn tìm mọi cách phát huy tối đa tiềm lực, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong năm 2023, Gỗ Đức Thành đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 520 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 83 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 30% và 20% so với thực hiện trong năm 2022. Trong đó, doanh thu xuất khẩu dự kiến đóng góp 81% tổng doanh thu.Dự kiến năm 2023, Gỗ Đức Thành sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh, làm hàng furniture; tiếp tục làm việc với công ty tư vấn chiến lược, đưa vào vận hành hệ thống ERP, kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, tập trung cải tiến quy trình sản xuất, quyết tâm tăng năng suất lao động, góp phần cải thiện lợi nhuận.Đánh giá về kế hoạch năm 2023, bà Liễu cho rằng, doanh thu 520 tỷ đồng không quá thấp cũng không quá cao. Thoạt nhìn, mức tăng trưởng 30% có vẻ cao nhưng thực tế là do so với mức nền thấp của năm trước và vẫn chưa phản ánh đúng thực lực của Gỗ Đức Thành.“Mục tiêu đặt ra phải không quá thấp để cán bộ công nhân viên tiếp tục nỗ lực cố gắng, nhưng cũng không quá cao. Mức 520 tỷ đồng nằm trong tầm với của Gỗ Đức Thành”, bà Liễu chia sẻ và cho biết thêm, hiện nay, Gỗ Đức Thành đã có đơn hàng tới tháng 5/2023.Sau khi mua lại nhà máy của Đức Tâm có diện tích 12.000 m2 trong năm 2022, Gỗ Đức Thành đặt ra chiến lược phát triển mặt hàng nội thất cho thị trường nội địa và xuất khẩu, bên cạnh các sản phẩm chủ lực như gia dụng, nhà bếp, đồ chơi.Về thị trường xuất khẩu, Công ty sẽ chuyển hướng sang thị trường gần hơn với Việt Nam thay vì trông đợi vào Mỹ và châu Âu. Mục tiêu là để củng cố cho thương hiệu của GDTTheo kế hoạch, nhà máy mới sẽ chiếm 15-20% doanh thu Gỗ Đức Thành trong năm 2023, dự kiến có doanh thu 100 tỷ đồng.Phát hành riêng lẻ với giá ưu đãi 20.000 đồng/cổ phiếuGỗ Đức Thành thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ hơn 1 triệu cổ phiếu cho 65 nhà cung cấp và đối tác với giá ưu đãi là 20.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ phát hành 5%. Trên thực tế, đây là đề xuất của bà Liễu từ ĐHĐCĐ thường niên 2021 và phải dời tới nay do vướng nhiều thủ tục, quy định. Bà Liễu cho biết, đây là hướng đi gắn kết lợi ích của nhà cung cấp, đối tác với lợi ích của Công ty vì vậy được mọi người ủng hộ hoàn toàn.“Khi họ cũng là chủ của Gỗ Đức Thành thì đồng tiền bỏ bên túi của họ hay túi của Gỗ Đức Thành sẽ vẫn là tiền của họ… Họ cũng là chủ Gỗ Đức Thành nên sẽ hưởng được lợi nhuận tại Gỗ Đức Thành, không bao giờ rời bỏ và luôn ưu tiên cho Gỗ Đức Thành”, bà Liễu cho biết.Được biết, cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm năm kể từ ngày hoàn thành việc chào bán, thay vì 5 năm như đề xuất trước đây. Toàn bộ số tiền thu được từ việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ khoảng 21 tỷ đồng dự kiến mua dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như vật liệu như gỗ, vecni, keo, vật liệu đóng gói và công cụ khác.Giảm tỷ lệ cổ tức năm 2022 so với kế hoạchVề chính sách phân phối lợi nhuận, Công ty cho biết, năm 2022 do cần giữ lại tiền để đổi mới công nghệ nên ĐHĐCĐ đồng ý giảm tỷ lệ chia cổ tức từ 40% xuống 30% bằng tiền mặt. Trong năm, Gỗ Đức Thành đã tạm ứng 10% cổ tức bằng tiền mặt, 20% còn lại sẽ chia trong năm 2023. Bước sang năm 2023, Công ty dự kiến cổ tức sẽ là 30% bằng tiền mặt hoặc vừa tiền mặt vừa cổ phiếu.Bên cạnh đó, Gỗ Đức Thành cũng bầu bổ sung ông Nguyễn Hoàng Ngân thay thế cho ông Trần Xuân Nam xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ông Ngân nguyên là Tổng giám đốc công ty cổ phần nhựa Bình Minh đã về hưu, hiện vẫn đang đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Nhựa Bình Minh (mã BMP).
BMP
HDBank hoàn thành 106% kế hoạch quý 3 và 82% kế hoạch cả năm, sẵn sàng cho Basel III. (ĐTCK) Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank – mã chứng khoán HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% kế hoạch năm. An toàn vốn đạt 15,3% thuộc những ngân hàng cao nhất và cao gần gấp hai lần so với yêu cầu tối thiểu 8%.. Quý 3, HDBank ghi nhận toàn bộ các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao. Hoạt động bán lẻ, SME, tài chính tiêu dùng tăng tốc mạnh mẽ. Tại 30/9/2022, tổng nguồn vốn đạt trên 353 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ khách hàng tăng 13,4% so với 31/12/2021 và gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng tiền gửi toàn ngành. Dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 252 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1%. Nợ xấu riêng lẻ chỉ ở mức 1,1%. Danh mục tín dụng hướng tới các lĩnh vực ưu tiên, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế như nông nghiệp nông thôn, sản xuất chế biến, tài trợ chuỗi cung ứng, hộ gia đình tiểu thương, năng lượng tái tạo. Mảng bán lẻ và tài chính tiêu dùng cho thấy sức bật mạnh mẽ hậu đại dịch. Sau 9 tháng, số lượng khách hàng tăng hơn 1,5 triệu, đạt 14 triệu khách hàng. Tiền gửi khách hàng cá nhân vượt 123 nghìn tỷ đồng, tăng 27,2% so với 31/12/2021. Dư nợ khách hàng cá nhân cũng tăng 27% so với đầu năm và tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục, khẳng định vị thế của HDBank trong top ngân hàng bán lẻ dẫn đầu. Tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại HD SAISON đạt 25%, phù hợp chỉ tiêu ngân hàng nhà nước giao. Mới đây, công ty đã ký kết cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai gói tín dụng ưu đãi 10.000 tỷ đồng dành cho người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy trên cả nước. Song song, mảng thẻ và dịch vụ của HDBank đang vươn lên mạnh mẽ. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 1.024 tỷ đồng, chưa bao gồm phí bảo hiểm tại công ty tài chính HD SAISON (đạt hơn 550 tỷ), và gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Các dịch vụ khác như thanh toán, mua bán ngoại tệ…cùng tăng trưởng cao. Trong quý 3/2022, HDBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động gần 5.400 tỷ đồng, tăng 45,6% so với quý 3/2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 2.712 tỷ đồng, tăng 43,4%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất vượt 16.000 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập dịch vụ đạt trên 2.100 tỷ đồng, tăng 80,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% và hoàn thành 82% kế hoạch cả năm 2022 được cổ đông giao.Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE đạt 25,2%, ROA đạt 2,2% và thuộc những ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả. Hệ số chi phí trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) đạt 37%, tốt hơn mức 39% cùng kỳ năm trước. Hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ 15,9%, tốt hơn mức tối đa 37% theo quy định của NHNN. An toàn vốn (theo chuẩn Basel II) đạt 15,3%, thuộc những ngân hàng có an toàn vốn cao nhất. Ngân hàng đang triển khai áp dụng đầy đủ chuẩn Basel III vào quản trị. Mới đây cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục dành cho HDBank mức xếp hạng B1 cùng nhận định tích cực về chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao và dự trữ thanh khoản dồi dào. Chiến lược chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số cũng ghi nhận kết quả tích cực. Số lượng người dùng số tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số lượng người dùng mới trong 9 tháng đầu năm tăng gấp gần 3 lần cùng kỳ. Số lượng và giá trị giao dịch qua kênh số đều tăng gấp 2 lần cùng kỳ năm trước. Mới đây, HDBank được vinh danh với Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2022, hạng mục “Sản phẩm, Giải pháp, Công nghệ số tiêu biểu”.Thực thi chiến lược tài chính toàn diện, tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” tại TP.HCM mới đây, HDBank trao tặng kinh phí xây dựng nhiều căn nhà tình thương, nâng tổng số căn nhà tình thương, tình nghĩa được HDBank tài trợ xây dựng lên hơn 600 căn. Bên cạnh đó, HDBank triển khai tài trợ vốn cho các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tại một số tỉnh thành trong chương trình tài trợ 50.000 căn nhà ở xã hội.
hdb
Thủy điện Miền Trung (CHP) vượt 272% kế hoạch lợi nhuận năm 2022 . (ĐTCK) CTCP Thủy điện Miền Trung (mã chứng khoán CHP - sàn HOSE) đã công bố BCTC quý IV và lũy kế cả năm 2022.. Cụ thể, trong quý IV, Thủy điện Miền Trung ghi nhận doanh thu thuần đạt 375,8 tỷ đồng, giảm 10% so với quý IV/2021. Tuy nhiên, do giá vốn cũng tăng 10,9%, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp giảm 20%, về còn 222,4 tỷ đồng. Kỳ này, doanh thu tài chính của CHP đạt hơn 2,1 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm 20%, xuống 23,2 tỷ đồng, song chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 147,6%, lên xấp xỉ 26 tỷ đồng. Kết quả, Công ty lãi sau thuế 174,5 tỷ đồng trong quý IV/2022, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021. Công ty cho biết, trong quý IV/2022, lưu lượng nước về hồ thủy điện A Lưới thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021. Do vậy, lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với quý IV/2021. Lũy kế cả năm 2022, Thủy điện Miền Trung ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.100,5 tỷ đồng, tăng 39,8% so với năm 2021. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế đạt 492 tỷ đồng, tăng 103,3% so với thực hiện năm 2021. Năm 2022, ĐHĐCĐ Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 666 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 132 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, Công ty đã lần lượt vượt 60,5% và 272% kế hoạch năm. Tính đến cuối năm, tổng tài sản doanh nghiệp giảm nhẹ so với hồi đầu năm, đạt 3.259,7 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền 251,25 tỷ đồng, tăng 176%; các khoản phải thu ngắn hạn là 342,55 tỷ đồng, tăng 15,3%. Đồng thời, nợ phải trả cũng được giảm 7%, về còn 1.281 tỷ đồng; riêng nợ ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 208,8 tỷ đồng và 804 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ còn 389 tỷ đồng. EPS đạt 3.349 tỷ đồng.
CHP
Cholimex (CLX) chờ gỡ nút thắt cho các dự án khu công nghiệp. (ĐTCK) Trong kỳ họp Quốc hội thứ 5 (khai mạc sáng 22/5), TP.HCM dự kiến sẽ trình xin sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thành phố. Đây sẽ là cú huých cho các dự án của Cholimex.. Nhu cầu thuê khu công nghiệp tại TP.HCM lớn dù mặt bằng giá cho thuê cao Tại đại hội cổ đông thường niên 2023 mới đây, lãnh đạo Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex, mã CLX) cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ giúp các khúc mắc về pháp lý của các dự án hiện tại được đẩy nhanh đáng kể. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của Công ty bứt phá.Nội dung được các doanh nghiệp như Cholimex kỳ vọng nhất tại Dự thảo sửa đổi Nghị quyết 54/2017/QH14 là, đối với các khu đất trên địa bàn TP.HCM của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trước ngày 1/1/2018 mà không có phương án sử dụng đất được duyệt thì UBND Thành phố quyết định việc ký hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền theo hiện trạng.Hiện Cholimex đang triển khai một loạt dự án, bao gồm tòa nhà 629B-631-633 Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM, chưa thực hiện xong pháp lý trong việc chuyển đổi tên chủ sở hữu quyền sử dụng đất từ Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn sang công ty cổ phần; dự án Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng (56 ha) và dự án Khu dân cư - tái định cư Vĩnh Lộc A (44 ha): tổng diện tích đã đền bù là 34,72 ha, đang tiếp tục khâu giải phóng mặt bằng; Dự án Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 (200 ha) đang chờ UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận điều chỉnh địa điểm khu đất quy hoạch; dự án Khu công nghiệp Vĩnh Lộc hiện hữu và Khu tái định cư (3,8 ha) tiếp tục theo dõi ý kiến giải quyết từ UBND TP.HCM về phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư; dự án Logistic Vĩnh Lộc, đây là dự án lớn, quy mô 130.000 pallets trên diện tích 6 ha, vướng mắc hiện tại là phải điều chỉnh quy hoạch 1/2000. Công ty đã đề xuất xin thay đổi phương án tiêu thụ sản phẩm lô D3 Khu lưu trú công nhân Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Tân sang nhà ở xã hội và đang chờ ý kiến giải quyết từ UBND TP.HCM.Cholimex và các công ty con hoạt động trong 2 mảng chính, trong đó khu công nghiệp, kho bãi và cho thuê văn phòng, chiếm khoảng 48% và 85% doanh thu và lợi nhuận gộp; mảng thương mại bao gồm các mặt hàng thực phẩm chế biến, gia vị, nông sản các loại và Cholimex sở hữu 40,72% CMF (các sản phẩm thương hiệu Cholimex), đóng góp phần còn lại doanh thu và lợi nhuận hợp nhất.Triển vọng các mảng này đều khá tích cực. Khu công nghiệp Vĩnh Lộc hiện tại của Cholimex đang được thuê với tỷ lệ 100%. TP.HCM có nguồn cung khu công nghiệp khan hiếm, trong khi nhu cầu là khá cao, mặc dù giá thuê cũng cao hơn các khu vực khác. Do đó, các dự án mở rộng khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ thu hút khách thuê tốt khi bắt đầu khai thác. Tuy nhiên, nút thắt pháp lý như trên là vấn đề chính hạn chế sự bứt phá của Công ty hiện nay.Việc quyết toán cổ phần hóa chậm cũng là một nội dung khiến nhiều cổ đông Cholimex bức xúc và chất vấn tại đại hội cổ đông thường niên vừa qua. Tuy nhiên, theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty, trường hợp của Cholimex không phải là ngoại lệ, hiện có hàng chục công ty nhà nước cổ phần hóa đang vướng ở việc quyết toán cổ phần hóa. Theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước, Cholimex phải báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa trên cơ sở kết quả kiểm toán, trình UBND TP.HCM phê duyệt quyết toán giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa làm căn cứ để thực hiện nộp ngân sách nhà nước và điều chỉnh số liệu báo cáo quyết toán. Công ty đã hoàn thành nộp Ngân sách Nhà nước và điều chỉnh số liệu theo kết quả của Kiểm toán Nhà nước và đang chờ phê duyệt từ UBND TP.HCM. Sau khi phê duyệt, Công ty có thể đẩy mạnh các tiến độ pháp lý cho các dự án hiện tại, đặc biệt là các dự án khu công nghiệp mở rộng.Quý I/2023, Công ty đạt doanh thu 155 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 47 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Yuanta, kết quả kinh doanh quý I tuy giảm nhẹ nhưng vẫn là tích cực trong bối cảnh hiện nay.
CLX
Ông Phan Ngọc Ấn chính thức rút khỏi BaF Việt Nam (BAF). (ĐTCK) CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF - sàn HoSE) tiếp tục biến động lãnh đạo cấp cao sau khi vừa thay đổi Kế toán trưởng.. Cụ thể, ngày 30/5, BaF Việt Nam Quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Phan Ngọc Ấn.Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, BaF Việt Nam cũng thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Phan Ngọc Ấn. Như vậy, ông Ấn đã chính thức rút khỏi BaF Việt Nam.Theo tìm hiểu, ông Phan Ngọc Ấn từng giữ chức Chủ tịch HĐQT BaF Việt Nam từ ngày 2/3/2021, đồng thời sở hữu lên tới 30% vốn điều lệ tại BaF Việt Nam (ngày 30/6/2021). Tuy nhiên, ngày 15/3/2022, BaF Việt Nam thực hiện miễn nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với ông Phan Ngọc Ấn và đồng thời bầu bổ sung ông Trương Sỹ Bá vào vị trí Chủ tịch HĐQT.Sau khi cổ phiếu BAF niêm yết sàn HoSE, ông Phan Ngọc Ấn liên tục bán ra và giảm sở hữu và tính tới cuối năm 2022, ông Phan Ngọc Ấn đã thoái ra toàn bộ và không sở hữu cổ phần nào tại BaF Việt Nam.Không chỉ ông Ấn, nhiều lãnh đạo cấp cao khác của BaF cũng thoái vốn khỏi Công ty.Cụ thể, ngày 4/10/2022, ông Lê Xuân Thọ, thành viên HĐQT Nông nghiệp BaF Việt Nam đã bán ra 2.075.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 2% về còn 0,55% vốn điều lệ.Còn từ ngày 5/10 đến 18/10/2022, bà Bùi Hương Giang, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã bán ra 13.852.250 cổ phiếu, để giảm sở hữu từ 13,25% về 3,6% vốn điều lệ.Danh sách cổ đông lớn tại BAFNếu nhìn trong danh sách cổ đông lớn từ 30/6/2021 đến 31/3/2023, danh sách cổ đông lớn đã không còn hàng loạt lãnh đạo như Tổng giám đốc Bùi Hương Giang, ông Phan Ngọc Ấn, ông Lê Xuân Thọ và ông Nguyễn Anh Tuấn.Ở một diễn biến đáng chú ý khác, ngày 29/5, BaF Việt Nam đã Quyết định miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Ngô Cao Cường, bổ nhiệm ông Cường vào vị trí Giám đốc tài chính. Đồng thời, bổ sung bà Nguyễn Huỳnh Thanh Mai (sinh năm 1991) vào vị trí Kế toán trưởng từ ngày 29/5 (trước đó bà Mai là Phó phòng Kế toán Công ty).Lên kế hoạch huy động 684,26 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữuTại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam, cổ đông đã hỏi Ban lãnh đạo về việc tại sao Ban lãnh đạo tự tin về thực hiện chào bán cổ phiếu và huy động vốn ở thời điểm hiện tại, khi mà hoạt động kinh doanh của Công ty đang đi xuống, lợi nhuận năm 2022 giảm 10,6%, về 287,78 tỷ đồng; lợi nhuận quý I/2023 tiếp tục giảm 95,5%, về chỉ còn 3,91 tỷ đồng và giá cổ phiếu giảm 43,2% từ đỉnh tháng 5/2022. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành như Dabaco (mã DBC) đang kinh doanh thua lỗ, Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) kinh doanh không có lãi trong 3 tháng đầu năm 2023.Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BaF Việt Nam cho biết: “Tôi không biết Hoàng Anh Gia Lai hay công ty chăn nuôi khác lên sàn chứng khoán vì mục đích gì, còn BaF Việt Nam lên sàn chứng khoán để đại chúng hoá, huy động các nguồn lực tốt nhất để phát triển, không có ý định hoặc chủ trương lên sàn để bán vốn chủ sở hữu".Đại hội đã thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng với tỷ lệ 47,677% với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ước tính, nếu phát hành thành công, Công ty sẽ phát hành thêm 68,4 triệu cổ phiếu mới để huy động 684,26 tỷ đồng.Số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 400 tỷ đồng bổ sung vốn phục vụ hoạt động kinh doanh nông sản; 119,15 tỷ đồng tăng vốn điều lệ tại các công ty con để thực hiện đầu tư xây dựng dự án trang trại chăn nuôi heo và bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh; và 165,1 tỷ đồng bổ sung vốn phục vụ hoạt động chăn nuôi heo.Thời gian thực hiện chào bán dự kiến từ quý II đến quý IV/2023.
BAF
DIC Corp (DIG): Ông Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con tiếp tục bị bán giải chấp hơn 5,7 triệu cổ phiếu, lũy kế bị bán giải chấp hơn 5,22% vốn điều lệ. (ĐTCK) Gia đình Chủ tịch Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) tiếp tục bị các công ty chứng khoán bán giải chấp.. Ông Nguyễn Thiện Tuấn và 2 người con liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu DIG.Cụ thể, ngày 16/11, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp bị bán giải chấp 2.238.900 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 8,04% về còn 7,68% vốn điều lệ; ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch HĐQT (con trai ông Tuấn) cũng bị bán giải chấp 948.100 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 9% về còn 8,85% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch HĐQT (con gái ông Tuấn) bị bán giải chấp 2.535.300 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 3,39% về còn 2,98% vốn điều lệ.Như vậy, chỉ trong ngày 16/11, ông Tuấn và hai người con bị bán giải chấp thêm 5.722.300 cổ phiếu DIG, chiếm Trước đó, theo thông tin từ phía DIC Corp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền vừa bị bán giải chấp thêm 5.864.300 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 4,36% về còn 3,39% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 7/11, ngày 9/11 và ngày 10/11.Thêm nữa, ông Nguyễn Hùng Cường cũng vừa bị bán giải chấp 6.429.300 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 10,06% về còn 9% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 7/11 và ngày 9/11.Từ ngày 27/10 đến 28/10, ông Nguyễn Thiện Tuấn và con trai là Nguyễn Hùng Cường cũng đã bị bán giải chấp 4.424.950 cổ phiếu DIG.Trong các ngày 4/11, 7/11, 8/11 và 9/11, ông Nguyễn Thiện Tuấn cho biết đã bán ra 9.417.600 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 9,59% về còn 8,04% vốn điều lệ. Trong đó, lý do được đưa ra là do công ty chứng khoán bán giải chấp.Như vậy, theo thông báo từ DIC Corp, tới ngày 16/11, ông Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con đã bị bán giải chấp 31.858.450 cổ phiếu DIG, tương ứng hơn 5,22% vốn điều lệ.Thiên Tân cũng liên tục bị bán giải chấpỞ một diễn biến khác, ngày 10/11, DIC Corp cho biết, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng vừa bị bán giải chấp 5.815.100 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu từ 14,1% về còn 13,15% vốn điều lệ.Trước đó, ngày 11/10, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân đã bán ra 3.362.400 cổ phiếu DIG; Ngày 27/10, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân cũng vừa bị bán giải chấp 4.203.500 cổ phiếu DIG…Được biết, ngày 7/10/2021, DIC Corp đã phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu để huy động 1.500 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu chỉ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.Trong danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành riêng lẻ bao gồm 6 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Trong đó, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua tới 38 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 414,5 tỷ đồng sau 1 năm nắm giữ; ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT và hai người con là Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thị Thanh Huyền được mua tổng cộng 25 triệu cổ phiếu, ước tính lãi 272,7 tỷ đồng; ông Cao Văn Vũ được mua 10 triệu cổ phiếu, lãi 109,1 tỷ đồng; và CTCP Chứng khoán Liên Việt được mua 2 triệu cổ phiếu, lãi 21,8 tỷ đồng.Đáng chú ý trong danh sách này là CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân, tổ chức này được giới thiệu không phải là đơn vị liên quan tới DIC Corp, tuy nhiên, liên tục được ưu đãi mua trong các đợt phát hành riêng lẻ và xuất hiện nhiều giao dịch trực tiếp với DIC Corp.Cụ thể, năm 2015, DIC Corp phát hành 19,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.600 đồng/cổ phiếu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được mua 4,9 triệu cổ phiếu, chiếm 24,6% tổng lượng cổ phiếu phát hành.Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân được thành lập năm 2007, địa chỉ tại số B11/10 Khu đô thị Chí Linh, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu (dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư) và đại diện pháp luật là ông Đỗ Thanh Tùng.Trong năm 2020, DIC Corp ghi nhận khoản phải thu khách hàng ngắn hạn là 59 tỷ đồng và phải thu khác dài hạn 1.298,2 tỷ đồng liên quan tới CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Tính tới 30/6/2022, DIC Corp tiếp tục ghi nhận 1.298,2 tỷ đồng phải thu dài hạn đối với CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân. Trong đó, DIC Corp chỉ thuyết minh phải thu dài hạn là các khoản tiền góp vốn để hợp tác đầu tư với CTCP Đầu tư Đức Hoà III – Resco và CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân theo hợp đồng ký ngày 30/11/2020.Như vậy, về hoạt động kinh doanh, CTCP Đầu tư Phát triển Thiên Tân có địa chỉ nằm tại dự án của DIC Corp, được “ưu đãi” tham gia liên tục trong các đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ và có hoạt động hợp tác cùng kinh doanh.Ở một chi tiết ít ai để ý, tại thời điểm tháng 10/2020, bà Lê Thị Hà Thành, vợ Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn từng là Chủ tịch HĐQT Thiên Tân, trong khi đó các con ông Tuấn là Nguyễn Hùng Cường và Nguyễn Thị Thanh Huyền cũng nắm vị trí Thành viên HĐQT công ty này.Dù vậy, các cá nhân kể trên sau đó không lâu đã rời khỏi các vị trí cấp cao ở Thiên Tân.
DIG
Một doanh nghiệp sản xuất vàng mã tiếp tục chia cổ tức khủng năm 2022. (ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường chung khá ảm đạm, CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP – sàn HNX) tiếp tục đảm bảo quyền lợi cổ đông với mức chia cổ tức năm 2022 cao, tương ứng tỷ lệ 70%.. Cụ thể, ngày 10/5 tới đây, Công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông chia cổ tức niên độ 2021-2022 với tỷ lệ 42% bằng tiền, thời gian thanh toán từ ngày 17/5/2023; đồng thời phát hành gần 2,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 100:28, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.200 đồng và sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 28 cổ phiếu mới.Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối niên độ 2021-2022 trên báo cáo tài chính tại ngày 30/9/2022 đã được kiểm toán.Trước đó, năm tài chính 2020-2021, Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái cũng đã trả cổ tức cổ đông với tỷ lệ 100%, gồm 50% bằng cổ phiếu và 50% bằng tiền mặt.Nông sản thực phẩm Yên Bái được thành lập năm 1972, là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn kinh doanh mảng độc lạ là bán vàng mã. Hiện Công ty có vốn điều lệ hơn 78,5 tỷ đồng.Về hoạt động kinh doanh, luỹ kế nửa đầu niên độ 2022-2023 (từ ngày 1/10/2022 - 31/3/2023), doanh thu thuần CAP đạt hơn 343 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 55 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 30% và 48% so với cùng kỳ năm trước.Trong các mảng kinh doanh của công ty, tinh bột sắn là mặt hàng mang lại doanh thu lớn nhất với gần 223 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65% doanh thu nửa đầu niên độ 2022-23. Mảng giấy đế và vàng mã lần lượt đem về 77 tỷ và 43 tỷ đồng.Như vậy, sau nửa năm kinh doanh, CAP đã hoàn thành được 59% kế hoạch về doanh thu và xấp xỉ 79% kế hoạch lợi nhuận. Trước đó, tại ĐHĐCĐ 2022, công ty đã thông qua mục tiêu doanh thu đạt 580 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 70 tỷ đồng.
CAP
Điện miền Trung (SEB) sẽ trình Đại hội chia cổ tức bổ sung 2022, tỷ lệ 13%. (ĐTCK) CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung (SEB – sàn HNX) vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 7/4, tại Văn phòng Công ty, số 10 Lam Sơn, phường Phước Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.. Tài liệu đại hội với điểm nhấn là phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 khi HĐQT đưa ra kế hoạch chi bổ sung cổ tức 2022 với tỷ lệ 13% bằng tiền mặt, qua đó nâng tổng cổ tức cả năm lên 38%. Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng thêm 1.300 đồng cổ tức.Trong năm 2022, Điện miền Trung đã thực hiện 3 đợt tạm ứng cổ tức với tổng tỷ lệ là 25% bằng tiền mặt. Như vậy, với tổng tỷ lệ chia cổ tức năm 2022, Công ty sẽ phải chi gần 121,6 tỷ đồng để thực hiện quyền lợi này cho các cổ đông.Đồng thời, Đại hội cũng sẽ lấy ý kiến để thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 35%, trong đó cổ tức đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 25% và 10% cổ tức là thu từ lợi nhuận công ty con. Hiện SEB chỉ có 1 công ty con là CTCP Thủy điện Trà Xóm, với tỷ lệ sở hữu 69,8%.Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Điện miền Trung dự kiến doanh thu 191,05 tỷ đồng, giảm 14,45% so với kết quả đạt được năm 2022, trong đó doanh thu bán điện chiếm tỷ trọng hơn 80%, dự kiến 154,02 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế trong năm lần lượt dự kiến đạt 142,98 tỷ đồng và 120,76 tỷ đồng, tương ứng giảm gần 11% và 5,54% kết quả năm 2022.Kết thúc năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 223,32 tỷ đồng, vượt 42,22% mục tiêu đề ra; lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 160,63 tỷ đồng và 127,84 tỷ đồng, tương ứng vượt 51,48% và 50,68% kế hoạch.Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông Điện miền Trung cũng sẽ lấy ý kiến để thông qua một số nội dung khác như lựa chọn đơn vị kiểm toán; mức thù lao và chi phí của HĐQT, ban kiểm soát trong năm 2022 và kế hoạch năm 2023…
SEB
Đạt Phương (DPG): Chị gái Chủ tịch đã bán ra toàn bộ 300.000 cổ phiếu đăng ký. (ĐTCK) Người thân lãnh đạo báo cáo kết quả giao dịch tại Công ty cổ phần Đạt Phương (Mã chứng khoán DPG - sàn HOSE).. Theo đó, bà Lương Thị Thanh, chị gái ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT vừa bán 300.000 cổ phiếu đã đăng ký để giảm sở hữu từ 5,75% về còn 5,27% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 12/7 đến 13/7.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, DPG ghi nhận doanh thu đạt 545,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 150,67 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,8% và 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 53,1% về còn 47,7%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 6,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 16,72 tỷ đồng lên 260,15 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng thêm 0,44 tỷ đồng lên 43,1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 6,5%, tương ứng giảm 3,6 tỷ đồng về 51,9 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về cơ cấu doanh thu, doanh thu xây dựng tăng 67,8 tỷ đồng lên 140,2 tỷ đồng; doanh thu bán điện thương phẩm tăng 63,6 tỷ đồng lên 175,1 tỷ đồng; và doanh thu bất động sản giảm 42,5 tỷ đồng về 229,5 tỷ đồng…Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của DPG giảm 0,7% so với đầu năm về 5.909,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 2.400,4 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 763,4 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 747,5 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 641,3 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản…
DPG
Hóa chất Đức Giang (DGC) đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng quý đầu năm, giảm 54% cùng kỳ. Nếu kế hoạch này đạt được, đây là quý thứ 3 liên tiếp, Hóa chất Đức Giang có tăng trưởng âm về lợi nhuận.. Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh quý I/2023. Theo đó, tổng doanh thu là 2.578 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 700 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và giảm 54% so với cùng kỳ năm trước.Nếu kế hoạch này đạt được, đây là quý thứ 3 liên tiếp, Hóa chất Đức Giang có tăng trưởng âm về lợi nhuận. Trước đó, quý III và IV/2022, doanh nghiệp đều giảm lãi sau giai đoạn đỉnh cao.Hóa Chất Đức Giang cũng đặt kế hoạch tiêu thụ lớn nhất gypsum (thạch cao) và xỷ lò, tương đương 120.00 tấn/sản phẩm. Phốt pho vàng, axit photphoric - các mảng chủ lực trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp dự kiến đạt mức tiêu thụ 10.000 tấn.Ngoài ra, tập đoàn dự kiến sẽ đầu tư 20 tỷ đồng để hoàn thành hệ thống xử lý gypsum; đầu tư 50 tỷ đồng cho dự án phân bón ở Đăk Nông.Hóa chất Đức Giang sản xuất kinh doanh phốt pho vàng, axit photphoric, phân lân tại Việt Nam... Công ty bán hàng và phân phối sản phẩm trên khắp địa bàn trong nước và thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ... Công ty dự kiến tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2023 vào ngày 29/3.Năm 2022, doanh thu công ty tăng 51% lên 14.444 tỷ đồng nhờ sản lượng sản xuất tăng, doanh thu các mặt hàng tăng, giá bán tăng (doanh thu phốt pho vàng tăng 112%, doanh thu các mặt hàng phân bón tăng 22%, doanh thu WPA tăng 62%...). Lợi nhuận trước thuế lập kỷ lục mới, đạt 6.375 tỷ đồng.Báo cáo tháng 11/2022 của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) quan ngại về những thách thức mà Hoá chất Đức Giang phải đối mặt trong năm 2023.Thứ nhất, mảng phốt pho vàng có thể ghi nhận mức tăng trưởng âm do suy thoái kinh tế đang diễn ra, dự báo nhu cầu điện tử sụt giảm mạnh trong 2023. Công ty dự kiến sẽ giảm giá bán, đồng thời giảm sản lượng xuất khẩu phốt pho vàng trong năm 2023.Thứ hai, Dự án Nghi Sơn đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch.
DGC
ĐHCĐ BIDV (BID): Ra mắt Thành viên HĐQT mới, là người đại diện 30% vốn Nhà nước tại BIDV. (ĐTCK) Thông tin tại ĐHCĐ thường niên năm 2023 được BIDV tổ chức sáng ngày 28/4 cho biết, đến hết quý I/2023, kết quả kinh doanh của BIDV rất khả quan, bám sát kế hoạch đề ra.. Cụ thể, tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5%; huy động vốn đạt trên 1,65 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,3%; tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát dưới 1,4% theo định hướng; lợi nhuận trước thuế đạt trên 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.Trước câu hỏi của cổ đông VinaCapital liên quan đến lĩnh vực bất động sản, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV chia sẻ, bất động sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế, theo đó, lĩnh vực này gặp khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn của những ngành khác. “Theo nghiên cứu của chúng tôi, có hơn 70 ngành kéo theo từ bất động sản, do đó mức độ ảnh hưởng của bất động sản là rất lớn”, ông Tú nói.Vừa qua, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp nhằm tìm ra hướng giải quyết khó khăn cho lĩnh vực này và đã chỉ ra được vướng mắc chính là câu chuyện vấn đề pháp lý. Đầu năm nay, BIDV gặp 15 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu xác nhận, hơn 70% là khó khăn về pháp lý, tiếp theo là các điều kiện để mở bán và còn lại mới là vấn đề vốn. “Ngay cả vướng mắc về vốn tại ngân hàng cũng ảnh hưởng từ vấn đề pháp lý”, Chủ tịch BIDV nói. Cũng theo ông Tú, bất động sản là ngành quan trọng của nền kinh tế, nhóm khách hàng ở lĩnh vực này cũng là những khách hàng tốt. BIDV không bỏ rơi và sẽ cùng đồng hành với ngành bất động sản. Dư nợ bất động sản, kinh doanh bất động sản chiếm khoảng hơn 2% tổng dư nợ tại BIDV, cho vay người mua nhà là 240.000 tỷ đồng, chiếm 15% tổng dư nợ. Ông Tú thông tin: “Từ đầu năm đến nay, BIDV không thắt chặt mà vẫn tiếp tục bơm vốn cho các dự án bất động sản tốt, cụ thể, trong quý I/2023 đã bơm ra khoảng 13.463 tỷ đồng. Những doanh nghiệp bất động sản có đủ điều kiện pháp lý, có hàng hoá để thanh khoản trên thị trường… là điều kiện tiên quyết để BIDV cấp vốn”.Trả lời chất vấn của cổ đông liên quan đến Thông tư 02 vừa được NHNN ban hành, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, thời gian qua, kinh tế thế giới có nhiều vấn đề khiến chính sách của nhiều nước thận trọng hơn. Kinh tế Việt Nam đang dần ổn định nhưng cũng gặp một số vấn đề như doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tổng cầu thấp cả nội địa và quốc tế, tỷ lệ đòn bẩy của các doanh nghiệp lớn, áp lực dòng tiền lớn… Do đó, NHNN bắt buộc có Thông tư 02 để hỗ trợ các doanh nghiệp và ngân hàng.Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, trong năm 2021, CIR ở mức 30,3% và năm 2022 ở mức 31,4%, luôn ở mức hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, tương đồng với 4 ngân hàng lớn. Năm 2023 dự kiến mức chi phí tăng gần 14% so với năm trước, CIR nhỏ hơn 36% thấp hơn nhiều so với thông lệ (35 - 40%).Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV trình bày Báo cáo tại Đại hộiTrước sự quan tâm của cổ đông về nhóm khách hàng FDI và khách hàng cao cấp, ông Lâm cho biết, tiềm năng của nhóm khách hàng này là rất lớn, BIDV sẽ tiếp tục mở rộng, gia tăng thị phần. Việc ký kết chiến lược KEB Hana Bank, BIDV sẽ thông qua cổ đông chiến lược để khai thác khách hàng tiềm năng của Hàn Quốc. “Chúng tôi có hợp tác với một số đối tác ngoại để thông qua các đối tác này phát triển các sản phẩm đặc thù là Private Banking. Đây là sản phẩm đặc thù dành cho nhóm khách hàng giàu có. Trên thị trường Việt Nam hiện nay các sản phẩm dành cho phân khúc này không nhiều”, ông Lâm thông tin.Liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ 9%, ông Tú thông tin, năm ngoái đã nỗ lực nhưng không thuận lợi do tình hình kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng sẽ cố gắng thực hiện trong năm nay. “Chúng tôi đã gặp gỡ một số nhà đầu tư nhưng chưa thể công bố tại thời điểm hiện tại”, Chủ tịch BIDV nói.Đại hội thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động của HĐQT năm 2022 và trọng tâm hoạt động năm 2023; Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2023; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2022 và trọng tâm công tác năm 2023; Bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027… Gương mặt đáng chú ý được bầu bổ sung vào HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022-2027 là ông Đặng Văn Tuyên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc NHNN giữ chức vụ thành viên.Ông Tuyên sẽ đồng thời là người đại diện 30% vốn Nhà nước tại BIDV. Trước đó, từ ngày 1/11/2022, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Thành viên HĐQT (đại diện 30% vốn Nhà nước tại ngân hàng) đã nghỉ hưu theo chế độ. Đến nay HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 còn 9 thành viên và chưa có người thay thế bà Hương để đại diện 30% vốn Nhà nước tại BIDV.Tỷ lệ chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 là 12,69%, dự kiến thực hiện trong năm 2023, thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định. Lãnh đạo BIDV cho biết, số vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dùng toàn bộ vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Tiến độ sử dụng vốn điều lệ tăng thêm để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh phù hợp theo tiến độ tăng vốn điều lệ và tình hình thị trường.Mục tiêu kinh doanh năm 2023 được Tổng giám đốc BIDV cho biết: Dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do NHNN giao; Huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; đảm bảo an toàn, hiệu quả; Lợi nhuận trước thuế tăng 10%-15% so với năm 2022, phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của NHNN…“Các chỉ tiêu kinh doanh chính thức sẽ được cập nhật khi Ngân hàng nhận được sự phê duyệt của cơ quan quản lý”, ông Lâm nói.Liên quan đến câu chuyện nợ xấu của năm 2023, Chủ tịch BIDV chia sẻ: “Trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn dẫn đến xu hướng nợ xấu có nhiều khả năng tăng hơn năm ngoái, Ngân hàng đã lường đoán tình hình này và dự kiến tỷ lệ nợ xấu (theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN) dưới 1,4%, trích dự phòng rủi ro gần 20.000 - 21.000 tỷ đồng. Mức trích lập thấp hơn năm ngoài vì năm 2022 ngân hàng đã trích và xử lý tương đối cho các khoản nợ tồn đọng”.
BID
Yeah1 (YEG) muốn quay lại kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán YEG - sàn HoSE) thông qua kế hoạch lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án huy động vốn mới.. Ngày 14/2, Yeah1 thông qua việc thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, ngày chốt danh sách cổ đông là 24/2 và thời gian lấy ý kiến từ ngày 3/3 đến ngày 13/3.Trong đó, Công ty dự kiến trình cổ đông về việc thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.Trước đó, ngày 21/12/2022, Yeah1 vừa thông qua không triển khai thực hiện tờ trình về việc thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Yeah1 thông qua chào bán riêng lẻ tối đa 78.642.000 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 786,42 tỷ đồng từ 4 nhà đầu tư.Tổng số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 469 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Yeah1 eDigital, Công ty TNHH Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam, CTCP Finbase, CTCP Dịch vụ Tư vấn Giải pháp Đổi mới ICC VN và CTCP Saaspiens Việt Nam; 197,8 tỷ đồng đầu tư hạ tầng công nghệ; 23,1 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH Yeah1 Network Việt Nam để bổ sung vốn lưu động; 60,1 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Thương mại Giga1 để bổ sung vốn lưu động; và còn lại 36,4 tỷ đồng trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn, nợ nhà cung cấp và vốn lưu động khác.Ở một diễn biến khác, ngày 13/2, Yeah1 thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Yeah1 eDigital và CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam.Trong đó, nếu nhận chuyển nhượng thành công, Yeah1 sẽ sở hữu 35% vốn tại CTCP Yeah1 eDigital, tổng giá trị là 128,76 tỷ đồng và bên bán là bà Phạm Thị Minh Hằng bán 32,5% vốn điều lệ, ông Nguyễn Anh Khoa bán 2,5% vốn điều lệ.Theo tìm hiểu, Yeah1 eDigital có vốn điều lệ 112,5 tỷ đồng, thành lập năm 2012 và hoạt động chính là xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.Theo định giá của Công ty TNHH Định giá SSB Việt Nam, giá trị sở hữu 100% CTCP Yeah1 eDigital đang là 382,98 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị vốn chủ sở hữu tới ngày 30/6/2022 là 175,5 tỷ đồng. Như vậy, giá trị định giá cao hơn giá trị sổ sách 2,18 lần.Được biết, đầu năm 2021, Yeah1 ghi nhận giá gốc 90 tỷ đồng, tương đương nắm giữ 96,67% vốn điều lệ tại Yeah1 eDigital.Còn nếu thương vụ nhận chuyển nhượng tại CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam thành công, Yeah1 cũng sẽ sở 35% vốn tại công ty này, tổng giá trị là hơn 103 tỷ đồng. Trong đó, bên chuyển nhượng là bà Phạm Thị Ngọc Hiếu bán 20% vốn điều lệ và còn lại ông Nguyễn Anh Khoa bán 15% vốn điều lệ.Công ty TNHH Truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam được thành lập năm 2020, có vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng, giá trị vốn chủ sở hữu là 5,33 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo định giá của Công ty TNHH Định giá SSB Việt Nam, giá trị sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH Truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam lên tới 344,94 tỷ đồng, gấp 64,72 lần giá trị sổ sách.Trước đó, ngày 28/12/2021, Yeah1 thông qua kế hoạch chuyển nhượng 100% vốn của CTCP Công nghệ thương mại Giga1 tại Công ty TNHH Truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam, giá trị gốc đầu tư 1,8 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2021, Yeah1 thông qua chuyển nhượng vốn tại CTCP Yeah1 eDigital.Được biết, đầu năm 2021, Yeah1 sở hữu 96,67% vốn tại Yeah1 eDigital và 99,99% vốn tại Công ty TNHH Truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam, nhưng đến cuối năm không còn sở hữu cổ phần nào tại 2 công ty này.
YEG
Một cá nhân bất ngờ mua vào 30,77 triệu cổ phiếu Gỗ Trường Thành (TTF) và trở thành cổ đông lớn. (ĐTCK) Sau khi cổ phiếu giảm 75,2% giá trị, một cá nhân đã mua vào lượng lớn cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn tại CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF - sàn HoSE).. Cụ thể, bà Đinh Thị Kim Dung vừa mua vào 30.765.763 cổ phiếu TTF để nâng sở hữu từ 1,65% lên 9,14% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 19/12.Như vậy, sau giao dịch, bà Đinh Thị Kim Dung trở thành cổ đông lớn của Gỗ Trường Thành.Nếu tính theo giá thị trường ngày 19/12 là 4.570 đồng/cổ phiếu, ước tính bà Đinh Thị Kim Dung đã bỏ ra 140,6 tỷ đồng để mua vào 30,77 triệu cổ phiếu TTF.Được biết, từ ngày 29/3 đến ngày 20/12, cổ phiếu TTF giảm 75,2% từ 17.200 đồng về 4.260 đồng/cổ phiếu.Ở một diễn biến khác, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu TTF để nâng sở hữu từ 0 cổ phiếu lên 10 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,43% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/11 đến ngày 22/12.Theo tìm hiểu, ông Mai Hữu Tín sinh ngày 27/8/1969, trình độ Tiến sỹ Quản trị kinh doanh và được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành từ ngày 10/6/2019 tới nay. Ngoài ra, ông cũng đang là Chủ tịch HĐQT tại Công ty cổ phần Đầu tư U&I.Theo dữ liệu từ khi trở thành Chủ tịch HĐQT tại Gỗ Trường Thành tới nay, ông Mai Hữu Tín chưa đăng ký mua vào cổ phiếu TTF và đây là lần đầu tiên.Gỗ Trường Thành thoát lỗ quý III nhờ doanh thu tài chính và lợi nhuận khácTrong quý III/2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 356,89 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2,71 tỷ đồng, tăng 67,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 21,5% về còn 20,5%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 0,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 0,53 tỷ đồng về 73,16 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 9,6%, tương ứng giảm 0,93 tỷ đồng về 8,76 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 33,1%, tương ứng giảm 9,83 tỷ đồng về 19,89 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 20,5%, tương ứng tăng thêm 10,36 tỷ đồng lên 61,01 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng thêm 5,45 tỷ đồng lên 4,13 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 1,32 tỷ đồng); và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý III, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 7,74 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,68 tỷ đồng.Như vậy, lợi nhuận cốt lõi âm, Công ty thoát lỗ nhờ ghi nhận doanh thu tài chính 8,76 tỷ đồng và lợi nhuận khác là 4,13 tỷ đồng.Trong cơ cấu doanh thu tài chính, chủ yếu 7,06 tỷ đồng là lãi chênh lệch tỷ giá; 1,7 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi cho vay. Trong khi đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu lợi nhuận khác trong báo cáo quý III.Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 1.516,22 tỷ đồng, tăng 38,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 7,21 tỷ đồng, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm trước.Mặc dù ghi nhận lãi trong 9 tháng đầu năm nhưng tới 30/9/2022, tổng lỗ lũy kế vẫn lên tới 3.039,4 tỷ đồng, bằng 73,9% vốn điều lệ.Trong năm 2022, Gỗ Trường Thành đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,85 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,76 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty chỉ hoàn thành 9,9% kế hoạch lợi nhuận năm và còn cách khá xa kế hoạch lãi 72,76 tỷ đồng.Được biết, trước đó tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành đã đưa ra kịch bản tươi sáng khi cho rằng Công ty đã qua điểm hòa vốn, từ bây giờ là giai đoạn Gỗ Trường Thành tăng trưởng. Nếu không bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong năm 2021 thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty đã đẹp hơn rất nhiều. Nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ là nhiệm kỳ tăng tốc của Gỗ Trường Thành.Hết mất cân đối cơ cấu nguồn vốn khi chuyển khoản mục người mua trả tiền trước từ ngắn hạn sang dài hạnTính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành tăng 7,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 212,5 tỷ đồng lên 3.050,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 737,3 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 566,8 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 391,3 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 372,8 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 357,4 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.Trong kỳ, đầu tư tài chính dài hạn tăng 390,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 285,5 tỷ đồng lên 358,6 tỷ đồng. Trong đó, Công ty thuyết minh xuất hiện 2 khoản đầu tư mới là sở hữu 20% vốn tại Natuzzi Singgapore Pte., Ltd, tương đương 122,6 tỷ đồng; sở hữu 19,2% vốn tại CTCP Tekcom, tương ứng 170,7 tỷ đồng.Về phần nguồn vốn, tính tới 30/9/2022, người mua trả tiền trước dài hạn bất ngờ ghi nhận 1.032,3 tỷ đồng so với đầu năm không ghi nhận. Ngoài ra, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 1.178,8 tỷ đồng về 379,7 tỷ đồng.Được biết, theo thoả thuận nguyên tắc ngày 15/5/2017, Vingroup chỉ định nhóm Gỗ Trường Thành là nhà cung cấp chiến lược các sản phẩm gỗ thành phẩm phục vụ với giá trị dự kiến 16.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm Vingroup đã ký thoả thuận đặt cọc với nhóm Gỗ Trường Thành với số tiền lần lượt là 70,4 tỷ đồng và 1.032,3 tỷ đồng.Trong kỳ báo cáo, Công ty đã gia hạn thời gian thảo thuận đến ngày 15/5/2027 nên đã chuyển mục người trả tiền trước từ ngắn hạn sang dài hạn.Với khoản mục như vậy, nợ ngắn hạn không còn lớn hơn tài sản ngắn hạn, Công ty không còn mất cân đối khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn như những kỳ báo cáo trước đó.
TTF
Chưa kịp bán ra, Chủ tịch Đỗ Quý Hải tiếp tục bị bán giải chấp hơn 3,6 triệu cổ phiếu Đầu tư Hải Phát (HPX). (ĐTCK) Sau khi bị bán giải chấp cuối năm 2022, Chủ tịch CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) tiếp tục bị bán giải chấp thêm trong đầu năm 2023.. Cụ thể, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát vừa bị bán giải chấp thêm 3.627.000 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 19,03% về còn 17,84% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 11/1/2023.Trước đó, từ ngày 5/1 đến ngày 3/2, ông Đỗ Quý Hải đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 19,03% về 16,4% vốn điều lệ.Được biết, từ ngày 27/12/2022 đến ngày 28/12/2022, ông Đỗ Quý Hải đã bán ra 10 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 22,32% về còn 19,03% vốn điều lệ.Ở một diễn biến khác, bà Nguyễn Thị Lệ Dung, mẹ ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Công ty vừa bán ra 1.216.600 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1.216.677 cổ phiếu, tương ứng 0,4% vốn điều lệ về còn 77 cổ phiếu, giao dịch được thực hiện từ ngày 8/12/2022 đến ngày 6/1/2023.Gia đình Chủ tịch bị bán giải chấp 22,3% vốn điều lệ trong chưa đầy 1 thángNếu tính từ ngày 28/11 đến ngày 23/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp khoảng 67.927.828 cổ phiếu HPX, tương đương 22,3% vốn điều lệ tại Đầu tư Hải Phát.Trước đó, ngày 30/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán toàn bộ 26.545.716 cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán toàn bộ 7.883.486 cổ phiếu; và Wareham Group Limited bán toàn bộ 1.783.985 cổ phiếu.Sau giao dịch thoái toàn bộ, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát.Nếu tính cả cổ đông lớn và gia đình ông Đỗ Quý Hải, nhóm này đã bán ra 104.141.015 cổ phiếu HPX, tương đương khoảng 34,2% vốn điều lệ.Đầu tư Hải Phát đang có dư nợ trái phiếu dài hạn lên tới 2.650 tỷ đồngTính tới 30/9/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.Cụ thể, lô trị giá 449,82 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Navibank; lô 349,79 tỷ đồng được tư vấn bởi Navibank; lô 300 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 255,47 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán MB; lô 496,45 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 298,73 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; lô 249,78 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Dầu khí; và lô 250 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Bảo Việt.
HPX
POM cho cán bộ nhân viên nghỉ việc vì dừng lò cao (BF). (ĐTCK) Công ty cổ phần Pomina (POM) vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số cán bộ công nhân viên do tạm dừng hoạt động sản xuất của lò cao (BF) từ ngày 23/9/2022.. Lý do tạm dừng hoạt động lò cao theo POM nêu trong thông báo là giai đoan này khó khăn lại chồng chất khó khi hậu quả của dịch bệnh chưa được khắc phục thì sự tiếp diễn của xung đột đã đẩy giá dầu, giá cả hàng hóa tăng, đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào phục sản xuất của nhà máy đã tăng cao. Trong khi đó, giá trị các sản phẩm từ thép, phôi thép giảm liên tiếp. Trong tình cảnh suy thoái kinh tế đang diễn trên toàn cầu với mức độ trầm trọng, Nhà máy phải gồng mình chống chọi với khủng hoảng và suy thoái kinh tế nên phải tạm dừng hoạt động. Dự án lò cao của Pomina đầu tư vào năm 2019 đến cuối 2020 đi vào hoạt động. Theo thông tin từ POM, hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao (BF) và lò điện công nghệ Consteel sản xuất từ quặng có công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép được luyện từ quặng, sạch tạp chất. Đến tháng 3/2021, lò cao đã chạy 80 - 90% công suất. Ngoài công lò cao POM còn có nhà máy luyện phôi thép tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với công suất 1 triệu tấn phôi và cán 0,5 triệu tấn thép xây dựng hoạt động từ cuối năm 2010; Nhà máy luyện phôi thép (Pomina 3) công suất 1 triệu tấn năm cũng tại Khu công nghiệp Phú Mỹ hoạt động vào cuối năm 2012 công suất 1,5 triệu tấn phôi và 1,1 triệu tấn thép cán xây dụng, đưa POM trở thành nhà máy sản xuất thép có công suất lớn nhất ở Việt Nam tính đến đầu năm 2013.POM đầu tư lò cao nhưng có sự khác biệt với công nghệ lò cao của Hòa Phát là khép kín chu trình sản xuất từ luyện than ra cốc, POM nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu luyện phôi. Công suất lò cao của POM 1 triệu tấn/năm, tương đương 1 lò cao của Hòa Phát tại Khu liên hiệp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Việc dừng lò cao là quyết định rất hạn hữu của nhà sản xuất thép vì tốn kém chi phí để hạ liệu dừng lò, cũng như khởi động lại lò sau đó. Chưa kể, việc dừng lò không hoạt động trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.Với quyết định cho một số cán bộ nhân viên nghỉ vì dừng lò, khả năng POM sẽ dừng lò cao trong thời gian dài.Đây là giai đoạn khó khăn với các doanh nghiệp ngành thép khi mà giá nguyên vật liệu tăng cao, nhưng giá bán trong nước lại liên tục giảm và giá thế giới cũng giảm mạnh sau đó khiến các nhà sản xuất phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khá lớn. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ giảm khiến phải cắt giảm sản lượng sản xuất.
POM
Năm Bảy Bảy (NBB) chấp thuận cho Công ty con của CII nâng sở hữu lên 45,43% vốn điều lệ. (ĐTCK) Vừa bán vốn và đổi cách toán trong năm 2022, Công ty con của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE) lại muốn nâng sở hữu trở lại tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB - sàn HoSE).. Ngày 8/2, Năm Bảy Bảy đồng ý đối với việc chào mua công khai 500.000 cổ phiếu NBB của CTCP Xây dựng Hạ tầng CII để nâng sở hữu của CTCP Xây dựng Hạ tầng CII và các bên liên quan lên tới 45,43% vốn điều lệ.Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII được thành lập ngày 19/1/2006, người đại diện pháp luật là Phùng Văn Hiền và có địa chỉ tại số 191 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM.Điểm đáng lưu ý, tính tới 31/12/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (mã CII – sàn HoSE) sở hữu 89,3% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII và ghi nhận là đầu tư vào công ty con.Thêm nữa, tính tới 31/12/2022, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cũng đang sở hữu 37,52% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là công ty liên kết (đầu năm CII ở hữu 65,32% vốn tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận đầu tư vào Công ty con).Bản chất giao dịch này là CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thông qua công ty con là Công ty cổ phần Xây dựng Hạ tầng CII để nâng sở hữu trở lại Năm Bảy Bảy sau khi vừa bán giảm sở hữu trong năm 2022 để chuyển từ Công ty con sang công ty liên kết và ghi nhận lãi đột biến từ bán vốn khi thay đổi cách hạch toán đơn vị thành viên.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 176,19 tỷ đồng, tăng 23,57 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 15,64 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 21,85 tỷ đồng.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 40,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 21,48 tỷ đồng lên 74,05 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 5,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 2,36 tỷ đồng lên 43,05 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 55,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 23,7 tỷ đồng lên 66,73 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 4%, tương ứng giảm 0,46 tỷ đồng về 11,07 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, Công ty ghi nhận lỗ 3,75 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1,99 tỷ đồng.Như vậy, Công ty chỉ thoát lỗ trong quý IV chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính.Lũy kế trong năm 2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 466,36 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 17,73 tỷ đồng, giảm 94,3% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Năm Bảy Bảy đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, chỉ đạt 17,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
NBB
Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đổi tên thành CTCP Chứng khoán SBS. (ĐTCK) CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã SBS - UPCoM) thông báo đổi tên Công ty.. Theo đó, Công ty vừa thông qua việc đổi tên từ CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín sang tên mới là CTCP Chứng khoán SBS.Trước đó, SBS dự kiến chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ để huy động 1.500 tỷ đồng từ 10 nhà đầu tư cá nhân, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Trong số tiền dự kiến huy động, Công ty dùng 700 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư tự doanh chứng khoán; 500 tỷ đồng cho hoạt động môi giới chứng khoán, tư vấn và bảo lãnh phát hành và 300 tỷ đồng cho hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán.Công ty giao cho Tổng giám đốc triển khai việc phát hành và thời gian dự kiến giải ngân số tiền huy động trong quý III tới quý IV/2022.Trong danh sách 10 nhà đầu tư cá nhân tham dự có 4 nhà đầu tư mua vượt 5% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn.Cụ thể, nhà đầu tư Vi Tiến Dũng mua 26,3 triệu cổ phiếu nâng sở hữu lên 9,53% vốn điều lệ; nhà đầu tư Nguyễn Đức Toàn mua 26,3 triệu cổ phiếu nâng sở hữu lên 9,53% vốn điều lệ; hai nhà đầu tư Đồng Quang Huy và Tô Thanh Sơn mua vào 26,3 triệu cổ phiếu, cùng sở hữu 9,51% vốn điều lệ tại Công ty; và còn lại thuộc về 6 nhà đầu tư khác.Về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2022, Công ty ghi nhận doanh thu tăng 1,1% so với cùng kỳ lên 44,26 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 401% lên 5,06 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận tăng chủ yếu do doanh thu, dự thu cổ tức, lãi tiền gửi không cố định phát sinh trong kỳ tăng thêm 0,78 tỷ đồng lên 1,26 tỷ đồng và chi phí lãi vay giảm 1,05 tỷ đồng về 2,88 tỷ đồng.Được biết, trong 44,26 tỷ đồng tổng doanh, có 24,57 tỷ đồng đến từ hoạt động môi giới chứng khoán, chiếm 55,5% tổng doanh thu; 18,83 tỷ đồng từ hoạt động khác, chiếm 42,5% tổng doanh thu.Lũy kế tới 31/3/2022, Công ty đang ghi nhận lỗ lũy kế 1.296,3 tỷ đồng, cao hơn vốn điều lệ 29,7 tỷ đồng (vốn điều lệ 1.266,6 tỷ đồng).
SBS