Content
stringlengths
229
19.3k
Label
stringlengths
3
3
Giao dịch chui cổ phiếu TGG, Louis Holdings bị xử phạt 185 triệu đồng. (ĐTCK) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Louis Holdings.. Bị can Đỗ Thành Nhân.Ngày 06/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 742/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Louis Holdings (Công ty).Cụ thể, phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP (Nghị định số 128/2021/NĐ-CP) do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch (Công ty cổ phần Louis Holdings (Công ty)- tổ chức có liên quan đến bà Nguyễn Thị Kiều Liên- Trưởng ban kiểm soát Công ty cổ phần Louis Capital (mã TGG) đã mua 335.000 cổ phiếu TGG (tương ứng 3.350.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu TGG) từ ngày 15/7/2022 đến ngày 19/7/2022 nhưng không báo cáo, công bố thông tin trước khi giao dịch).Phạt tiền 60 triệu đồng theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP do không báo cáo về kết quả thực hiện giao dịch (Từ ngày 15/7/2022 đến ngày 19/7/2022, Công ty cổ phần chứng khoán APG bán giải chấp 335.000 cổ phiếu TGG của Công ty nhưng Công ty không báo cáo kết quả giao dịch bán 355.000 cổ phiếu TGG (tương ứng 3.350.000.000 đồng mệnh giá cổ phiếu TGG)).Tổng hình phạt là 185 triệu đồng.Theo tìm hiểu, Louis Holdings thành lập năm 2012, người đại diện pháp luận là Hồ Đăng Dân, Công ty có địa chỉ tại 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, quận Tân Bình, TP. HCM và hoạt động chủ yếu là xây xát và sản xuất bột thô.Bị can Đỗ Thành Nhân thu lợi bất chính 153,8 tỷ đồng từ thao túng cổ phiếu TGG và BIINgày 20/04/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan; đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 04 cá nhân về tội “Thao túng thị trường chứng khoán" theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, gồm:Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land; Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc Hành chính Công ty Cổ phần Louis Holding.Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác định từ ngày 4/1/2021 đến ngày 6/10/2021 là thời điểm các đối tượng thực hiện các hành vi mua bán chéo, chốt giá ATC... tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu TGG và BII, khoản thu lời bất chính, trái pháp luật từ hành vi thao túng giá đối với cổ phiếu TGG và BII của nhóm Đỗ Thành Nhân là 153,8 tỷ đồng.
BII
Gelex (GEX) mua lại 150,3 tỷ đồng trái phiếu trước hạn. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Gelex (mã GEX – sàn HoSE) báo cáo kết quả mua lại hai lô trái phiếu phát hành năm 2020.. Cụ thể, ngày 20/2, Gelex vừa mua lại 45,4 tỷ đồng để giảm lượng trái phiếu lưu hành từ 57,1 tỷ đồng về còn 11,7 tỷ đồng của mã trái phiếu BONDGEX/2020.01.Được biết, mã trái phiếu BONDGEX/2020.01 phát hành ngày 22/7/2020, kỳ hạn 3 năm với mệnh giá 200 tỷ đồng.Cũng trong ngày 20/2, Gelex đã mua lại 104,9 tỷ đồng trái phiếu để giảm lượng lưu hành từ 122 tỷ đồng về còn 17,1 tỷ đồng của mã BONDGEXX/2020.02.Được biết, trái phiếu mã BONDGEX/2020.02 phát hành ngày 23/7/2020, kỳ hạn 3 năm và mệnh giá là 200 tỷ đồng.Như vậy, Gelex đã mua tổng cộng 150,3 tỷ đồng của hai lô trái phiếu phát hành năm 2020.Xét về hoạt động kinh doanh, trong năm 2022, Gelex ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 6.458 tỷ đồng, tăng 48%, biên lợi nhuận gộp cũng tăng lên mức 20% so với 15% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 2.093 tỷ đồng, tăng 2% so với 2021 và đạt 80% kế hoạch năm 2022.Cũng như các doanh nghiệp trên thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh của Gelex năm 2022 đã chịu ảnh hưởng từ biến động của kinh tế vĩ mô. Tuy duy trì đà tăng trưởng tốt nhưng rõ ràng một số nhóm ngành bị ảnh hưởng từ nhu cầu thị trường như vật liệu xây dựng và thiết bị điện.Ngoài ra, các dự án điện gió bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu cũng dẫn đến sản lượng năm 2022 thấp hơn đáng kể so với mức sản lượng dự kiến.Ở góc độ các mảng kinh doanh trong hệ thống Gelex, theo các số liệu mới công bố, có thể thấy, năm 2022, các mảng hoạt động đều có doanh thu thuần tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, ngoại trừ thiết bị điện do sụt giảm nhu cầu thị trường và ảnh hưởng một phần từ việc di dời nhà máy Thibidi, CFT trong 6 tháng đầu năm 2022.Như vậy có thể thấy, doanh thu của Gelex năm 2022 đã có sự đóng góp cân bằng hơn giữa các mảng hoạt động, giảm phụ thuộc vào mảng thiết bị điện so với cùng kỳ 2021 do hợp nhất Viglacera từ quý 2 năm 2021 và các mảng khu công nghiệp, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng tăng trưởng tốt trong năm 2022.
GEX
PV Power (POW) ước lãi trước thuế 578,8 tỷ đồng trong quý I/2023. (ĐTCK) Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - PV Power (mã chứng khoán POW - sàn HOSE) mới công bố tình hình sản xuất kinh doanh quý I và kế hoạch quý II/2023.. Trong quý I/2023, sản lượng điện PV Power ước đạt 4.003 triệu kWh, đạt 116% kế hoạch quý. Công ty cho biết, trong quý I/2023, các nhà máy điện của PV Power đã đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả. Ngoại trừ Tổ máy số 1 nhà máy điện Vũng Áng 1 đang dừng vận hành để thực hiện đại tu kết hợp khắc phục sự cố, các nhà máy điện khác không để xảy ra sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng điện phát, đáp ứng được nhu huy động của A0. Theo đó, doanh thu của toàn Tổng công ty quý I/2023 ước đạt 7.913,5 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch quý và bằng 110% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu trực tiếp Công ty mẹ ước đạt 5.305 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch quý và bằng 111% cùng kỳ năm trước; doanh thu các Công ty thành viên ước đạt 2.708,4 tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch và bằng 108% cùng kỳ năm trước. Kết quả, PV Power ước tính lợi nhuận trước thuế quý I/2023 toàn Tổng công ty đạt 578,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ ước đạt 407,8 tỷ đồng.Năm 2023, Công ty dự kiến mục tiêu doanh thu đạt 30.332 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.277 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý I/2023, POW đã hoàn thành 26% kế hoạch doanh thu và 45% kế hoạch lợi nhuận năm. Trong quý II, Công ty đề ra nhiệm vụ sản xuất, bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện đảm bảo thiết bị khả dụng cao, huy động tối đa công suất, an toàn, hiệu quả các nhà máy điện. Sản lượng điện kế hoạch quý II là 4.299,8 triệu kWh. POW cũng triển khai các công tác để thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các nhà máy điện trong năm 2023 theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn. Đồng thời đảm bảo cấp than ổn định, liên tục cho nhà máy điện Vũng Áng 1; triển khai tốt công tác tiêu thụ tro xỉ nhằm đảm bảo vận hành an toàn, liên tục cho nhà máy điện Vũng Áng 1. POW cũng tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác đầu tư dự án nhà máy điện Nhơn Trạch 3, 4 hoàn thành thi công hạ tầng, nền móng, tiến hành lắp đặt thiết bị nhà máy; chuẩn bị cho công tác nghiệm thu chạy thử thiết bị nhà máy vào năm 2024; hoàn thành ký kết hợp đồng mua bán điện PPA với EPTC và hợp đồng mua bán khí GSA với PV Gas; hoàn thành công tác thu xếp vốn cho dự án…
POW
Đầu tư tài chính Koji (KPF): Chị ruột Chủ tịch Vũ Ngọc Hoàng muốn thoái toàn bộ cổ phiếu. (ĐTCK) Người thân lãnh đạo CTCP Đầu tư tài chính Koji (mã KPF – sàn HoSE) muốn bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu.. Cụ thể, bà Vũ Thị Kim Thanh, chị ruột ông Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch HĐQT Đầu tư tài chính Koji đăng ký bán toàn bộ 42.500 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,07% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 13/3 đến ngày 11/4.Trước đó, từ ngày 7/2 đến ngày 20/2, bà Vũ Thị Kim Thanh đã bán ra 850.000 cổ phiếu KPF để giảm sở hữu từ 892.500 cổ phiếu (1,47% vốn điều lệ) về 42.500 cổ phiếu (0,07% vốn điều lệ).Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Đầu tư tài chính Koji ghi nhận doanh thu 2 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3,58 tỷ đồng, giảm 82,9% so với cùng kỳ năm trước.Trong kỳ, lợi nhuận gộp ghi nhận 2 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận. Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 23,8%, tương ứng giảm 5,67 tỷ đồng về 18,14 tỷ đồng; chi phí tài chính ghi nhận 15,18 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 55,6%, tương ứng giảm 1 tỷ đồng về 0,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Nếu tính hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, lợi nhuận cốt lõi ghi nhận lỗ 13,98 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1,8 tỷ đồng.Như vậy, Đầu tư tài chính Koji thoát lỗ trong quý cuối năm 2022 chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính. Trong đó, doanh thu tài chính chủ yếu 9,17 tỷ đồng lãi tiền gửi, cho vay và 8,97 tỷ đồng lãi đầu tư trái phiếu.Lũy kế trong năm 2022, Đầu tư tài chính Koji ghi nhận doanh thu đạt 2 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 71,58 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Đầu tư tài chính Koji đặt kế hoạch doanh thu 450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 205 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 34,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
KPF
Petrosetco (PET) chào bán 44,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. (ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HoSE) chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đáo nợ tại Ngân hàng.. Petrosetco dự kiến chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ nhận quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2022 đến năm 2023, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.Như vậy, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 44,9 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ 904,5 tỷ đồng lên 1.443,5 tỷ đồng (bao gồm cả đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10%).Công ty dự kiến huy động 673,78 tỷ đồng trong đợt chào bán. Số tiền huy động, Công ty dự kiến sử dụng 300 tỷ đồng trả nợ khoản vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại BIDV; 273,78 tỷ đồng trả nợ khoản vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại MBBank; 100 tỷ đồng trả nợ vay thanh toán tiền hàng cho Apple tại Vietcombank. Như vậy, 100% số tiền huy động, Công ty dùng trả nợ vay ngân hàng.Theo tìm hiểu, tại BIDV – Chi nhánh Bình Tân, Petrosetco đang có 3 khoản nợ sắp đáo hạn. Trong đó, nợ 75,43 tỷ đồng đáo hạn ngày 27/1/2023; nợ 138,48 tỷ đồng đáo hạn ngày 9/1/2023; và nợ 90,21 tỷ đồng đáo hạn ngày 6/1/2023. Tại MBBank, Petrosetco có 5 khoản nợ sắp đáo hạn. Trong đó, nợ 49,41 tỷ đồng đáo hạn ngày 18/1/2023; nợ 30,73 tỷ đồng đáo hạn ngày 18/1/2023; nợ 24,69 tỷ đồng đáo hạn ngày 16/1/2023; nợ 152,61 tỷ đồng đáo hạn ngày 10/1; và nợ 49,93 tỷ đồng đáo hạn ngày 8/1/2023.Tại Vietcombank – Chi nhánh HCM, Petrosetco có dư nợ 114,62 tỷ đồng đáo hạn ngày 6/3/2023.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 3.472,95 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 24,92 tỷ đồng, giảm 57,9% so với cùng kỳ.Trong đó, lợi nhuận gộp tăng 69,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 130,24 tỷ đồng lên 317,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 1,7%, tương ứng tăng thêm 0,41 tỷ đồng lên 24,13 tỷ đồng; chi phí tài chính bất ngờ tăng 748,3%, tương ứng tăng thêm 188,27 tỷ đồng lên 213,43 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 11,2%, tương ứng giảm 12,27 tỷ đồng về 96,87 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Petrosetco cho biết thêm nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh trong quý II chủ yếu do trích lập dự phòng đầu tư kinh doanh chứng khoán ngắn hạn.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 8.288,7 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 113,66 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Petrosetco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 33,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
PET
Năm Bảy Bảy (NBB) chào bán cổ phiếu cho cổ đông với giá cao hơn thị trường 18% . (ĐTCK) CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB - sàn HoSE) muốn huy động 751,2 tỷ đồng từ cổ đông để đầu tư thêm vốn vào hai dự án tại Bình Thuận và Quảng Ngãi.. Ngày 10/3, Năm Bảy Bảy thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.Mục đích huy động vốn của Năm Bảy Bảy.Ước tính, Công ty sẽ phát hành thêm 50.079.897 cổ phiếu để huy động 751,2 tỷ đồng. Trong số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 422,4 tỷ đồng đầu tư bổ sung nguồn vốn dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi và 328,8 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận.Với giá thị trường ngày 10/3 là 12.700 đồng/cổ phiếu, ước tính, giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông đang cao hơn 18,11% giá thị trường.Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi với quy mô 102,7 ha, tổng vốn đầu tư 1.752,5 tỷ đồng, đã giải ngân 1.330,1 tỷ đồng và còn lại 422,4 tỷ đồng chưa giải ngân. Trong đó, năm 2023, Công ty dự kiến huy động vốn để giải ngân toàn bộ 422,4 tỷ đồng còn lại; dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận quy mô 124,53 ha, tổng vốn đầu tư 2.725,7 tỷ đồng, đã giải ngân 1.264,4 tỷ đồng và còn lại 1.461,3 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2023, Công ty dự kiến giải ngân 328,78 tỷ đồng.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 176,19 tỷ đồng, tăng 23,57 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 15,64 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 21,85 tỷ đồng.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 40,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 21,48 tỷ đồng lên 74,05 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 5,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 2,36 tỷ đồng lên 43,05 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 55,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 23,7 tỷ đồng lên 66,73 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 4%, tương ứng giảm 0,46 tỷ đồng về 11,07 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, Công ty ghi nhận lỗ 3,75 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1,99 tỷ đồng.Như vậy, Công ty chỉ thoát lỗ trong quý IV chủ yếu do ghi nhận doanh thu tài chính.Lũy kế trong năm 2022, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 466,36 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 17,73 tỷ đồng, giảm 94,3% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Năm Bảy Bảy đã không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, chỉ đạt 17,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
NBB
Petrosetco (PET) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tháng 4/2023 giảm 12,1%, đạt 18 tỷ đồng. (ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET - sàn HOSE) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm trong tháng 4/2023 và 4 tháng đầu năm 2023.. Cụ thể, Petrosetco vừa công bố ước tính kết quả kinh doanh tháng 4/2023 với doanh thu đạt 1.585 tỷ đồng, tăng 7,1% và lợi nhuận trước thuế đạt 18 tỷ đồng, giảm 12,1% so với cùng kỳ.Điểm đáng lưu ý, biên lợi nhuận gộp giảm từ 4,5%, về còn 4% và biên lợi nhuận trước thuế giảm từ 1,4%, về còn 1,2%.Nếu xét theo lĩnh vực, Petrosetco cho biết doanh thu ngành hàng điện thoại đóng góp 711 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ; ngành hàng laptop đạt 299 tỷ đồng, giảm 30,1% so với cùng kỳ; thiết bị IT khác đạt 271 tỷ đồng, tăng 100,9% so với cùng kỳ. Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2023, Petrosetco ghi nhận doanh thu đạt 5.831 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 70 tỷ đồng, giảm 46,6% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lưu ý, biên lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 2,1%, về chỉ còn 1,2%.Em trai của Phó tổng giám đốc có dấu hiệu chưa đăng ký đã bán ra cổ phiếuỞ một diễn biến đáng chú ý khác, ông Huỳnh Văn Báu, em ông Huỳnh Văn Ngân, Phó tổng giám đốc Petrosetco vừa bán ra toàn bộ 10.000 cổ phiếu để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu, giao dịch được thực hiện trong ngày 22/5.Điểm đáng lưu ý, theo dữ liệu trên HOSE, từ ngày 5/4 đến ngày 24/5, HOSE không ghi nhận thông báo đăng ký bán ra cổ phiếu PET của ông Huỳnh Văn Báu.Trước đó, ngày 14/4, ông Huỳnh Văn Báu mua vào 10.000 cổ phiếu PET để nâng sở hữu từ 0 cổ phiếu lên 10.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, mãi tới ngày 27/4, kết quả giao dịch mới được công bố trên HOSE.Theo điểm a và b, Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: “a) Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 03 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thời hạn thực hiện giao dịch không được quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Người nội bộ và người có liên quan phải thực hiện theo thời gian, khối lượng, giá trị do Sở giao dịch chứng khoán đã công bố thông tin và chỉ được thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày có thông tin công bố từ Sở giao dịch chứng khoán”.
PET
Mẹ Phó chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát (HPX) bán hơn 1,2 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Sau làn sóng bán giải chấp của gia đình Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE), người thân lãnh đạo tiếp tục bán ra gần hết cổ phiếu đang sở hữu.. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Lệ Dung, mẹ ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT Công ty vừa bán ra 1.216.600 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 1.216.677 cổ phiếu, tương ứng 0,4% vốn điều lệ về còn 77 cổ phiếu, giao dịch được thực hiện từ ngày 8/12/2022 đến ngày 6/1/2023.Ở một diễn biến khác, từ ngày 27/12 đến ngày 28/12, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát đã bán ra 10 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 22,32% về còn 19,03% vốn điều lệ. Sau đó, từ ngày 5/1 đến ngày 3/2, ông Hải tiếp tục đăng ký bán 8 triệu cổ phiếu HPX để giảm sở hữu về 16,4% vốn điều lệ.Trước đó, tính từ ngày 28/11 đến ngày 23/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp khoảng 67.927.828 cổ phiếu HPX, tương đương 22,3% vốn điều lệ tại Đầu tư Hải Phát.Theo thông tin từ Đầu tư Hải Phát, ngày 30/1 tới Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia Đại hội đồng cổ đông bất thường, đại hội dự kiến tổ chức trong quý I năm 2023.Mặc dù vậy, Công ty chưa công bố nội dung chi tiết tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới. Trong đó, Công ty dự kiến thông qua chủ trương thay đổi đơn vị kiểm toán thực hiện Báo cáo tài chính năm 2022.Được biết, trong bán niên năm 2022, Công ty TNHH Emst & Young Việt Nam đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên của Đầu tư Hải Phát.Về hoạt động kinh doanh, tính tới 30/9/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn. Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.
HPX
ĐHĐCĐ Tôn Đông Á (GDA): Dự kiến tăng tỷ trọng thị trường nội địa lên 50%. (ĐTCK) Ngày 24/6, CTCP Tôn Đông Á (mã chứng khoán GDA) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.. Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Tôn Đông Á cho biết, năm 2021, Công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ đạt 802.000 tấn, tăng trưởng 20,75% so với thực hiện trong năm 2021. Trong đó, thị phần xuất khẩu chiếm 62% tổng sản lượng và thị trường nội địa đạt 38% tổng sản lượng tiêu thụ.Bước sang năm 2022, Công ty đặt mục tiêu sản lượng 800.000 tấn. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu là 50% và tỷ trọng nội địa là 50%. Dựa trên kế hoạch sản lượng, Công ty dự kiến doanh thu từ 18.000 tỷ đồng đến 22.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến từ 520 tỷ đồng đến 620 tỷ đồng.Về kế hoạch mở rộng, Công ty tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy số 3 giai đoạn 1 dự kiến triển khai từ 2022 đến 2024 với công suất 350.000 tấn/năm nhằm tăng cường quy mô hoạt động của Công ty và tăng cung ứng cho thị trường, tăng thị phần và có phân bổ một phần công suất cho lĩnh vực thiết bị gia dụng.Được biết, giai đoạn 1 của Nhà máy số 3 với công suất 350 tấn/năm và dự kiến có thể đạt mốc tổng công suất của cả 3 Nhà máy là 1,2 triệu tấn/năm trong 2 năm tới. Kế hoạch đầu tư máy móc Dự án Nhà máy 3 nhằm mục đích gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu. Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng nêu trên, Công ty lập kế hoạch duy trì mở rộng và tăng trưởng thị phần tôn mạ trong nước. Điều chỉnh tỷ trọng bán hàng kênh nội địa từ 60% - 50%, gia nhập vào thị trường tôn mạ chất lượng cao phục vụ cho các công trình xây dựng và tôn mạ chất lượng cao dùng trong sản xuất thiết bị gia dụng. Đối với thị trường xuất khẩu tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng: Châu Âu/Bắc Mỹ/Đông Á và thị trường xuất khẩu truyền thống, linh hoạt điều chỉnh tỷ trọng bán hàng kênh xuất khẩu chiếm từ 40% - 50%;Xét về chính sách cổ tức, Đại hội đã thông qua mức chi trả cổ tức năm 2021 là 30%. Trong đó, cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% và cổ phiếu tỷ lệ 20%. Hiện nay, Tôn Đông Á đang thực hiện hồ sơ niêm yết và trong năm nay hoặc đầu năm sau với điều kiện thuận lợi, Công ty sẽ giao dịch trên sàn HOSE sau khi được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM chấp thuận niêm yết.
GDA
Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (POB): Cổ đông lớn Sao Thăng Long muốn thoái toàn bộ gần 17% vốn. (ĐTCK) CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (DST – sàn HNX), cổ đông lớn CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (POB – sàn HNX) đăng ký bán toàn bộ 1,842 triệu cổ phiếu POB, tỷ lệ 16,9%, nhằm thực hiện cơ cấu lại danh mục chứng khoán nắm giữ.. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/12 đến ngày 30/12/2022, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, Sao Thăng Long sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu POB nào, trong khi đó, ông Trần Minh Tuấn, Ủy viên HĐQT Sao Thăng Long, đồng thời là Ủy viên HĐQT Xăng dầu Dầu khí Thái Bình hiện cũng nắm giữ 0 cổ phiếu POB.Trên thị trường, cũng như nhiều cổ phiếu khác trên sàn, POB cũng có một năm 2022 không mấy thành công khi giảm gần 30% và đã giữ nguyên mức giá 49.100 đồng/CP kể từ giữa tháng 8 đến nay (sau khi Công ty điều chỉnh giá vì chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 0,8%).Tạm tính với mức thị giá này, Sao Thăng Long sẽ thu về khoảng 90,44 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi POB.Được biết, Sao Thăng Long đã mua vào lượng cổ phiếu POB ở trên qua 2 đợt với tổng giá trị là 103,81 tỷ đồng, bao gồm ngày 8/9/2021 mua 1,626 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng số tiền chi trả xấp xỉ 91,07 tỷ đồng và ngày 21/12/2021 mua thêm 200.900 cổ phiếu với tổng giá trị gần 12,74 tỷ đồng.Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2022, Xăng dầu Dầu khí Thái Bình ghi nhận doanh thu đạt 1.567,73 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 3,5 tỷ đồng, tăng trưởng 40%.So với kế hoạch năm 2022 là doanh thu 814,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3 tỷ đồng, kết thúc 9 tháng, Công ty đã vượt 92% mục tiêu doanh thu và vượt 17% mục tiêu lợi nhuận năm.
POB
ASG hồi phục mạnh mẽ và tăng trưởng ấn tượng . (ĐTCK) CTCP Tập đoàn ASG (ASG) vừa công bố báo cáo tài chính quý II và kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.. Cụ thể, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn ghi nhận tăng 435 tỷ đồng, tương đương 133,5% và lợi nhuận trước thuế đạt 127,8 tỷ đồng, hoàn thành 76,9% kế hoạch lợi nhuận cả năm.Theo lãnh đạo ASG, đạt được kết quả kinh doanh nửa đầu năm khởi sắc, ngoài yếu tố hồi phục của thị trường du lịch, hàng không sau 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một phần quan trọng đến từ việc hợp nhất kết quả kinh doanh từ Vinafco (VFC-HNX).Sự phục hồi từ nhóm dịch vụ hàng không sân bay thông qua CIAS và AGS ghi nhận dịch vụ phục vụ mặt đất tăng 76,5%; dịch vụ ăn uống và bán hàng hóa tại sân bay tăng 142,2%. Tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh hiện có đến từ mảng dịch vụ vận tải tăng 56%; phục vụ hàng hoá hàng không 6%. Cùng với việc doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ là lợi nhuận gộp tăng 82% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc sở hữu chi phối Vinafco kể từ tháng 05/2022 cũng giúp kết quả kinh doanh chung của ASG tăng trưởng mạnh mẽ.Tựu chung lại, trong 06 tháng đầu năm 2022, ASG đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu hợp nhất đạt 760,2 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế tăng mạnh gần gấp 5 lần từ 22 tỷ đồng lên đến 127,8 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng trưởng 56,3% từ 2.025 tỷ đồng lên hơn 3.166 tỷ đồng so với cùng kỳ.Trong khi đó, nhìn lại cả năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, kết quả kinh doanh hợp nhất của ASG chưa đạt được như kỳ vọng (sụt giảm từ lĩnh vực phục vụ hành khách hàng không) với doanh thu 722 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 59,4 tỷ đồng.Cùng với kết quả kinh doanh phục hồi ấn tượng, các chỉ số sinh lời đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, chỉ số EPS luỹ kế 04 quý gần nhất đạt 1.732 tỷ đồng so với mức 794 tỷ đồng cả năm 2021; chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) luỹ kế 12 tháng đạt 12,1% so với 5,7% so với cả năm 2021.Năm 2022, ASG dự kiến tổng doanh thu đạt 1.815 tỷ đồng, gấp 2,4 lần và lợi nhuận trước thuế đạt 166,2 tỷ đồng, so với thực hiện năm trước tăng gấp 2,8 lần.
ASG
Tasco (HUT) rót thêm 100 tỷ đồng tăng vốn điều lệ gấp đôi cho Tasco Land. (ĐTCK) CTCP Tasco (mã chứng khoán HUT - sàn HNX) mới công bố nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH Tasco Land.. Cụ thể, Tasco Land là công ty con do HUT sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện Tasco Land đang có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, HUT sẽ rót thêm 100 tỷ đồng để công ty con nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng nhằm triển khai thực hiện đầu tư tại Công ty TNHH NVT Holdings. Đồng thời, HUT cử ông Hồ Việt Hà, Tổng giám đốc là người đại diện phần vốn góp của HUT tại Tasco Land.Được biết, Tasco Land là đơn vị nghiên cứu tiếp nối các quan điểm phát triển bất động sản cao cấp, gắn với thiên nhiên, lịch sử, điều kiện đặc thù của Việt Nam, các nguyên tắc bảo tồn để phát triển bền vững, ứng dụng cho không chỉ khu vực nghỉ dưỡng mà mở rộng tới bất động sản đô thị cao cấp của Tasco Land trên quỹ đất của Tasco, Savico.Về phía Tasco, vào tháng 9 vừa qua, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, Tasco đã công bố thông qua việc nhận chuyển nhượng 100% vốn góp của Công ty TNHH Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam. Bước đi này cũng nằm trong định hướng tái cấu trúc giai đoạn 2022 - 2027 của Tasco. Cụ thể, Công ty sẽ đầu tư vào hệ sinh thái với cơ sở hạ tầng, dịch vụ ô tô; bất động sản, nghỉ dưỡng và bảo hiểm.Về tình hình kinh doanh của Tasco, trong nửa đầu năm 2022, Tasco ghi nhận doanh thu đạt 459,77 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 102,12 tỷ đồng so, trong khi cùng kỳ lỗ 73,57 tỷ đồng.Trong năm 2022, Tasco đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 11.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Tasco mới hoàn thành 40,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
HUT
Cơ điện lạnh (REE) chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022, tỷ lệ 15%. (ĐTCK) CTCP Cơ điện lạnh (mã chứng khoán REE - sàn HOSE) mới thông báo về việc trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu.. Cụ thể, REE dự kiến phát hành hơn 53,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 100:15 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Ngày đăng ký cuối cùng là 22/5. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 533,1 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra cuối tháng 3, cổ đông REE đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 25%, trong đó 10% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu.Về tình hình kinh doanh, trong quý I/2023, doanh thu thuần của REE đạt 2.368,8 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 1.054,8 tỷ đồng, tăng 10% so với quý I/2022.REE giải trình, mảng điện có thuỷ điện tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch nhờ thuỷ văn tiếp tục thuận lợi trong quý I/2023, nên mặc dù kết quả từ điện gió và điện mặt trời có giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì mức tăng chung cho mảng điện trong quý. Đồng thời, các công ty nước nguồn, phân phối đều duy trì được sản lượng, hoạt động kinh doanh ổn định, doanh thu và lợi nhuận đạt dự kiến khiến lợi nhuận doanh nghiệp quý I vẫn tăng.Trong năm 2023, Cơ điện lạnh đặt kế hoạch doanh thu 10.962 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 0,3% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, với kết quả trên, quý I, Công ty đã hoàn thành 21,6% mục tiêu doanh thu và 39% mục tiêu lợi nhuận năm.
REE
DIC Corp (DIG) muốn tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 vào ngày 12/10. (ĐTCK) Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2.. DIC Corp dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 vào ngày 12/10/2022 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, Công ty dự kiến trình cổ đông điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; báo cáo tình hình phát hành và sử dụng vốn trái phiếu, cổ phiếu tăng vốn điều lệ; và điều chỉnh dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị du lịch Long Tân.Ngày 14/9, DIC Corp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 để trình cổ đông kế hoạch điều chỉnh phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và điều chỉnh tăng chi phí đầu tư dự án Long Tân. Tuy nhiên, cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 10 Điều lệ công ty do số lượng cổ đông tham dự họp đại diện không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của Công ty theo danh sách chốt ngày 11/8/2022.Trước đó, DIC Corp công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 vào ngày 14/9/2022.Thứ nhất, DIC Corp trình cổ đông kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu (tỷ lệ chào bán 24,596%) với giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu để huy động 3.000 tỷ đồng. Số tiền huy động dự kiến sẽ đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân và thời gian dự kiến từ quý IV/2022 đến quý I/2023.Được biết, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, DIC Corp thông qua kế hoạch chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ chào bán là 1:0,164 với giá chào bán là 30.000 đồng/cổ phiếu, thời gian dự kiến thực hiện từ quý III đến quý IV/2022. Tổng số tiền dự kiến huy động là 3.000 tỷ đồng, DIC Corp dự kiến sử dụng để đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân.Như vậy, so với Đại hội cổ đông thường niên đầu năm, Công ty giảm giá chào bán 33,3% so với giá dự kiến chào bán và đồng thời tăng lượng cổ phiếu chào bán thêm 50 triệu cổ phiếu để tổng số tiền huy động không đổi vẫn là 3.000 tỷ đồng.Điểm đáng lưu ý, trước thời điểm ra tin hạ giá chào bán cổ phiếu, từ 30/6 đến 29/7, ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT và đồng thời là con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT DIC Corp đã không mua vào cổ phiếu nào trong tổng 10 triệu cổ phiếu đăng ký với lý do không thu xếp kịp tài chính. Thời điểm đăng ký mua, cổ phiếu DIG biến động từ 27.900 đồng đến 38.950 đồng/cổ phiếu, cao hơn so với mức chào bán sắp tới 20.000 đồng/cổ phiếu.Thứ hai, DIC Corp tăng 2.544,98 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất phải nộp và chi phí thực hiện kè chống sạt lở bờ sông đối với dự án Khu đô thị du lịch Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.Ngoài ra, dự án cũng được phân kỳ triển khai với 5 phân khu bao gồm phân khu 1 với diện tích 82,1 ha, phân khu 2 với diện tích 65,7 ha, phân khu 3 với diện tích 49,07 ha, phân khu 4 với diện tích 69,1 ha, và phân khu 5 với diện tích 65,9 ha. Dự án sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn dự án vào quý IV/2025.Như vậy, sau điều chỉnh, tổng vốn đầu tư dự án sau thuế là 15.971 tỷ đồng. Trong đó, Công ty dự kiến sử dụng 5.801,2 tỷ đồng vốn huy động ngân hàng và phát hành trái phiếu; và 10.169,9 tỷ đồng vốn tự có của doanh nghiệp và huy động hợp pháp khác.Dự án Khu đô thị du lịch Long Tân nằm tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô 331,998 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 12.618 tỷ đồng. Tính tới thời điểm công bố tài liệu ĐHĐCĐ bất thường, Công ty đã đền bù giải phóng được 156,15ha/331ha và dự kiến cuối năm 2022 sẽ được giao đất đợt 1 với diện tích 82,11ha, đủ điều kiện khởi công đầu tư xây dựng.
DIG
Clever Group (ADS) sắp phát hành 1,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức, tỷ lệ 7,5%. (ĐTCK) CTCP Clever Group (mã chứng khoán ADS - sàn HOSE) mới công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021.. Cụ thể, ADG dự kiến phát hành 1,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ 7,5% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận 75 cổ phiếu mới). Thời gian phát hành dự kiến trong quý III - IV/2022, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá dự kiến là 15 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại Báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021 của Công ty. Vốn điều lệ dự kiến sau phát hành của ADG sẽ là 213,89 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh của Công ty, trong nửa đầu năm 2022, ADG ghi nhận doanh thu thuần đạt 246,6 tỷ đồng, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng 39,6%, lên xấp xỉ 30 tỷ đồng. Công ty cho biết, trong nửa đầu năm 2022, đặc biệt trong quý II, các công ty con hoạt động tốt hơn, phần lớn là kinh doanh có lãi và Công ty đã hoàn thành thủ tục đầu tư vào CleverAds Philippines Corporation, do đó đã giúp lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng.
ADS
BaF Việt Nam (BAF) thay đổi mục đích sử dụng vốn lô trái phiếu mệnh giá 300 tỷ đồng phát hành tháng 8/2022. (ĐTCK) CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF – sàn HoSE) đã thay đổi mục đích sử dụng vốn lô trái phiếu mệnh giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng với lãi suất lên tới 10,5%/năm.. Cụ thể, BaF Việt Nam vừa thông qua việc sử dụng toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2022 còn lại cho hoạt động mua sắm thức ăn chăn nuôi phục vụ cho hệ thống trại heo.Trong đó, số tiền còn lại là 29,28 tỷ đồng này được mua sắm thức ăn chăn nuôi phục vụ cho hệ thống trại heo giữa BaF Việt Nam và CTCP thức ăn chăn nuôi BAF Tây Ninh, thời gian dự kiến trong quý I/2023.Công ty cho đến ngày 23/8/2022, Công ty mới hoàn thành đợt chào bán nên một số khoản mục thanh toán theo kế hoạch sử dụng vốn ban đầu đã quá thời gian thực hiện. Do đó, Công ty đã linh động sử dụng nguồn vốn khác để thanh toán nhằm đảm bảo dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.Ngoài ra, việc thu xếp các nguồn vốn khác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ở thời điểm hiện tại là khá khó khăn do mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức cao. Do đó, việc linh động trong quá trình điều chuyển dòng tiền hoạt động kinh doanh và sử dụng phù hợp, kịp thời các nguồn vốn sẵn có là điều cần thiết giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra xuyên suốt và hiệu quả.Theo tìm hiểu, CTCP thức ăn chăn nuôi BAF Tây Ninh có địa chỉ tại tỉnh Tây Ninh, vốn điều lệ 150 tỷ đồng, người đại diện pháp luật là bà Bùi Hương Giang (bà Bùi Hương Giang cũng đang là Giám đốc của BaF Việt Nam) và BaF Việt Nam đang sở hữu 99% vốn điều lệ tại Công ty này.Được biết, ngày 23/8/2022, BaF Việt Nam đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, Công ty đã sử dụng 270,7 tỷ đồng theo mục đích thông báo ban đầu và còn lại 29,28 tỷ đồng chưa giải ngân.Thêm nữa, lô trái phiếu mệnh giá 300 tỷ đồng có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất 10,5%/năm và định kỳ trả lãi 6 tháng một lần. Ngày kết thúc đợt chào bán là 23/8/2022.Xét về cơ cấu nhà đầu tư tham gia đợt chào bán 3 triệu trái phiếu (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu) bao gồm 1 nhà đầu tư cá nhân mua 3.045 trái phiếu chiếm 0,102% tổng lượng trái phiếu phát hành; 4 nhà đầu tư tổ chức trong nước mua 1.218.272 trái phiếu, chiếm 40,609% tổng lượng trái phiếu phát hành; và 4 tổ chức nước ngoài mua 1.778.683 trái phiếu, chiếm 59,289% tổng lượng trái phiếu phát hành. Như vậy, có tổng 9 nhà đầu tư tham gia đợt phát hành trái phiếu này.Được biết, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.158,2 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,73 tỷ đồng, giảm 91,2% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 10,4% về còn 2,9%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 55,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,73 tỷ đồng về 62,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 0,35 tỷ đồng về 4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 0,18 tỷ đồng về 25,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 20,75 tỷ đồng lên 47,14 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 32,3 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,46 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng (cùng kỳ 0,54 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, BaF Việt Nam ghi nhận lỗ 10,07 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 88,23 tỷ đồng, tức giảm 98,3 tỷ đồng.Như vậy, Công ty thoát lỗ trong quý IV chủ yếu nhờ lợi nhuận khác. Trong đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV nhưng thuyết minh cả năm 2022, thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu do lãi từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.Chính vì vậy, BaF Việt Nam thoát lỗ quý IV chủ yếu nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.Luỹ kế trong năm 2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 7.047,3 tỷ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 292,97 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 292,97 tỷ đồng, Công không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong năm 2022, BaF Việt Nam ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 203,8 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 207,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 768,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 792,7 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.
BAF
HOSE nhắc nhở 24 doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có thông báo nhắc nhở đối với 24 doanh nghiệp niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, trong đó có HBC, HTN, HPX.... Trong văn bản thông báo, HOSE cho biết hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo mà Sở vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của các doanh nghiệp. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.Trong danh sách 24 doanh nghiệp niêm yết do HOSE công bố, chỉ có 14/24 doanh nghiệp đã gửi công văn xin gia hạn.Một số công ty trong nhóm bất động sản, xây dựng chưa đảm bảo công bố báo cáo gồm: NVL, HBC, HTN, HPX, EVG, TGG, LDG, DC4, VNE… Các doanh nghiệp “họ FLC”có AMD, GAB, HAI. Ngoài ra, danh sách cũng xuất hiện những doanh nghiệp quen thuộc như: HVN, VJC, IBC, PLP, POM, TTB, TVB….Việc các doanh nghiệp niêm yết phải chấp hành quy định công bố thông tin căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VJC
HOSE nhắc nhở 24 doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có thông báo nhắc nhở đối với 24 doanh nghiệp niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, trong đó có HBC, HTN, HPX.... Trong văn bản thông báo, HOSE cho biết hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo mà Sở vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của các doanh nghiệp. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.Trong danh sách 24 doanh nghiệp niêm yết do HOSE công bố, chỉ có 14/24 doanh nghiệp đã gửi công văn xin gia hạn.Một số công ty trong nhóm bất động sản, xây dựng chưa đảm bảo công bố báo cáo gồm: NVL, HBC, HTN, HPX, EVG, TGG, LDG, DC4, VNE… Các doanh nghiệp “họ FLC”có AMD, GAB, HAI. Ngoài ra, danh sách cũng xuất hiện những doanh nghiệp quen thuộc như: HVN, VJC, IBC, PLP, POM, TTB, TVB….Việc các doanh nghiệp niêm yết phải chấp hành quy định công bố thông tin căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VJC
HOSE nhắc nhở 24 doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có thông báo nhắc nhở đối với 24 doanh nghiệp niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, trong đó có HBC, HTN, HPX.... Trong văn bản thông báo, HOSE cho biết hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo mà Sở vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của các doanh nghiệp. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.Trong danh sách 24 doanh nghiệp niêm yết do HOSE công bố, chỉ có 14/24 doanh nghiệp đã gửi công văn xin gia hạn.Một số công ty trong nhóm bất động sản, xây dựng chưa đảm bảo công bố báo cáo gồm: NVL, HBC, HTN, HPX, EVG, TGG, LDG, DC4, VNE… Các doanh nghiệp “họ FLC”có AMD, GAB, HAI. Ngoài ra, danh sách cũng xuất hiện những doanh nghiệp quen thuộc như: HVN, VJC, IBC, PLP, POM, TTB, TVB….Việc các doanh nghiệp niêm yết phải chấp hành quy định công bố thông tin căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VJC
HOSE nhắc nhở 24 doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có thông báo nhắc nhở đối với 24 doanh nghiệp niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, trong đó có HBC, HTN, HPX.... Trong văn bản thông báo, HOSE cho biết hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo mà Sở vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của các doanh nghiệp. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.Trong danh sách 24 doanh nghiệp niêm yết do HOSE công bố, chỉ có 14/24 doanh nghiệp đã gửi công văn xin gia hạn.Một số công ty trong nhóm bất động sản, xây dựng chưa đảm bảo công bố báo cáo gồm: NVL, HBC, HTN, HPX, EVG, TGG, LDG, DC4, VNE… Các doanh nghiệp “họ FLC”có AMD, GAB, HAI. Ngoài ra, danh sách cũng xuất hiện những doanh nghiệp quen thuộc như: HVN, VJC, IBC, PLP, POM, TTB, TVB….Việc các doanh nghiệp niêm yết phải chấp hành quy định công bố thông tin căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VJC
HOSE nhắc nhở 24 doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) mới có thông báo nhắc nhở đối với 24 doanh nghiệp niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, trong đó có HBC, HTN, HPX.... Trong văn bản thông báo, HOSE cho biết hiện nay đã hết thời hạn nộp báo cáo mà Sở vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của các doanh nghiệp. Do đó, HOSE nhắc nhở và đề nghị các công ty khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.Trong danh sách 24 doanh nghiệp niêm yết do HOSE công bố, chỉ có 14/24 doanh nghiệp đã gửi công văn xin gia hạn.Một số công ty trong nhóm bất động sản, xây dựng chưa đảm bảo công bố báo cáo gồm: NVL, HBC, HTN, HPX, EVG, TGG, LDG, DC4, VNE… Các doanh nghiệp “họ FLC”có AMD, GAB, HAI. Ngoài ra, danh sách cũng xuất hiện những doanh nghiệp quen thuộc như: HVN, VJC, IBC, PLP, POM, TTB, TVB….Việc các doanh nghiệp niêm yết phải chấp hành quy định công bố thông tin căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 96 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP nêu rõ: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VJC
Hòa Bình (HBC): Ông Nguyễn Công Phú sẽ thôi vị trí thành viên HĐQT độc lập. (ĐTCK) Ngày 13/2, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC – HOSE) đã có quyết định chấp thuận đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú.. Nghị quyết cũng cho thấy, HBC chấp thuận việc ông Phú ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT của HBC là ông Lê Viết Hải tham dự, thảo luận biểu quyết tại tất cả cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác của HĐQT Tập đoàn.Đơn từ nhiệm của ông Phú sẽ được xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông HBC năm 2023.Động thái mới này diễn ra sau những thông tin trái ngược về quản trị doanh nghiệp này xuất hiện từ cuối năm ngoái tới nay, đặc biệt sau quyết định của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP.HCM với nội dung chính là ông Lê Viết Hải sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT và Người đại diện theo pháp luật của HBC.Mới đây, HBC đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 sau khi bị HOSE nhắc nhở lần thứ hai về việc chậm nộp báo cáo tài chính.Theo Báo cáo, doanh thu thuần trong quý đạt 3.218 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước và cả năm 2022 đạt 14.122 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2022.Lợi nhuận quý IV ghi nhận lỗ 1.202 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 18 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, HBC ghi nhận lỗ hơn 1.140 tỷ đồng, suy giảm mạnh so với con số lãi gần 97 tỷ đồng cả năm 2021.
HBC
Kinh doanh dưới giá vốn, Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) lỗ quý IV/2022 thêm hơn 16 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh - VNSteel (Mã chứng khoán HMC - sàn HOSE) ghi nhận doanh thu giảm 38,3% và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 16,06 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022.. Trong quý IV/2022, Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận doanh thu đạt 622,41 tỷ đồng, giảm 38,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 16,06 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 8,63 tỷ đồng.Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vẫn, điều này dẫn tới lợi nhuận gộp ghi nhận âm 1,15 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 36,44 tỷ đồng, tức giảm 37,59 tỷ đồng.Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng 15,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,95 tỷ đồng lên 7,03 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 504%, tương ứng tăng thêm 12,7 tỷ đồng lên 15,22 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 70,2%, tương ứng giảm 20,69 tỷ đồng về 8,8 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong năm 2022, Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận doanh thu đạt 3.411,48 tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 3,13 tỷ đồng, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 3.670 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 48 tỷ đồng và sản lượng tiêu thụ 203.000 tấn. Như vậy, kết thúc năm 2022, Công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm và chỉ hoàn thành 6,5% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong năm 2022, Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 143,2 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 17,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 6,3 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 180 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.Được biết, từ năm 2009 tới nay, chưa năm nào Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận dòng tiền âm kỷ lục vượt 143,2 tỷ đồng. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2011 với giá trị âm 130,63 tỷ đồng.Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh giảm 9,3% so với đầu năm về 1.144,9 tỷ đồng. Trong đó, tồn kho ghi nhận 594,8 tỷ đồng, chiếm 52% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 334 tỷ đồng, chiếm 29,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.HMC tăng trích lập dự phòng giảm giá tồn kho trong năm 2022.Điểm đáng lưu ý, trong cơ cấu tồn kho, đầu năm Công ty chỉ trích lập dự phòng giảm giá tồn kho 53,8 tỷ đồng nhưng cuối năm đã trích lập 94,8 tỷ đồng.Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn tăng 141,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 274,4 tỷ đồng lên 468,2 tỷ đồng và chiếm 40,9% tổng nguồn vốn.
HCM
Bibica (BBC) chốt quyền chia cổ tức 10% bằng tiền mặt. (ĐTCK) Ngày 12/7 tới đây, CTCP Bibica (BBC – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.. Như vậy, với khối lượng chứng khoán đang niêm yết và lưu hành hơn 18,75 triệu cổ phiếu, Bibica sẽ phải chi tương ứng 18,75 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 11/7, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 12/8/2022.Đồng thời, Công ty sẽ dùng danh sách cổ đông chốt trên để tổ chức ĐHCĐ bất thường 2022 nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT và thay đổi người đại diện theo pháp luật và thay đổi điều lệ Công ty. Thời gian tổ chức Đại hội dự kiến ngày 8/8/2022.Mới đây, CTCP Tập đoàn Pan (PAN – sàn HOSE) đã chào mua thành công hơn 7,38 triệu cổ phiếu BBC với giá chào mua 71.000 đồng/CP. Nguồn vốn thực hiện chào mua là hơn 524 tỷ đồng được sử dụng từ nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác của PAN.Sau giao dịch, Tập đoàn Pan nâng sở hữu tại BBC lên hơn 18,43 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 98,3%. Như vậy, PAN sẽ thu về hơn 18,43 tỷ đồng từ việc chia cổ tức của Bibica.Về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý I/2022, Bibica ghi nhận doanh thu thuần đạt 302 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 131 tỷ đồng, gấp hơn 17 lần cùng kỳ, tương ứng EPS đạt 6.658 đồng/CP. Đây cũng là mức lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của Bibica. Theo giải trình từ phía công ty, nguyên nhân lợi nhuận tăng cao là do phát sinh chuyển nhượng tài sản. Năm 2022, Bibica dự kiến đặt mục tiêu kinh doanh đạt 1.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng trưởng tới 74% và 355% so với thực hiện của năm 2021. Như vậy, kết thúc quý 1, dù mới chỉ hoàn thành được 16% mục tiêu về doanh thu nhưng Bibica đã vượt 31% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
BBC
Kinh Bắc (KBC) dự kiến vay tín chấp 110 tỷ đồng từ Công ty con. (ĐTCK) Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC - sàn HoSE) thông qua kế hoạch vay vốn bên liên quan.. Cụ thể, Kinh Bắc dự kiến sẽ vay bên liên quan là Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tân Tập để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạn mức vay là 110 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm và hình thức vay là tín chấp.Được biết, tính tới 30/9/2022, Kinh Bắc đang sở hữu 86,54% vốn tại Công ty TNHH Phát triển Cơ sở hạ tầng Công nghiệp Tân Tập và ghi nhận là đầu tư vào công ty con, đơn vị có địa chỉ tại 531E Khu phố 5, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, Long An và hoạt động chính là kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.Ở một diễn biến khác, Kinh Bắc sẽ bổ sung 1,1 triệu cổ phiếu của CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang vào tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã KBCH2123002.Trong đó, giá trị tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu bằng tối thiểu 160% tổng giá trị mệnh giá trái phiếu đang lưu hành. Việc bổ sung tài sản bảo đảm không gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành.Theo tìm hiểu, trái phiếu mã KBCH2123002 phát hành ngày 3/6/2021, mệnh giá 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 24 tháng, lãi suất 10,5%/năm và tài sản đảm bảo là 70,7 triệu cổ phiếu KBC thuộc sở hữu của bên thứ 3.Thêm nữa, CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang được thành lập năm 2005, địa chỉ tại KCN Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và người đại diện pháp luật là ông Mai Tuấn Dũng. Trong đó, Công ty hoạt động chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 203,23 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 1.936,23 tỷ đồng, tăng 1.995,52 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ 59,29 tỷ đồng). Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 48,9% về còn 47,9%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 38,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 61,61 tỷ đồng về 97,3 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 127,6%, tương ứng tăng thêm 46,71 tỷ đồng lên 83,33 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 20,8%, tương ứng giảm 37,09 tỷ đồng về 140,83 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận 1.997,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 0,99 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 44,3%, tương ứng tăng thêm 23,17 tỷ đồng lên 75,45 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.288,53 tỷ đồng, giảm 58,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.136,51 tỷ đồng, tăng 191,4% so với cùng kỳ năm trước.Như vậy, lợi nhuận quý III tăng chủ yếu do lãi từ công ty liên doanh, liên kết. Được biết, Công ty có lý giải nguyên nhân lợi nhuận tăng do công ty ghi nhận thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh.Trong năm 2022, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 47,5% kế hoạch lợi nhuận năm.
KBC
Sabeco (SAB) chốt quyền tạm ứng cổ tức năm 2022, tỷ lệ 25%. (ĐTCK) Ngày 21/12, Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB - sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2022.. Cụ thể, Công ty dự kiến chia cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 25% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 11/01/2023. Như vậy, với hơn 641,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Sabeco sẽ chi xấp xỉ hơn 1.603 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, HĐQT đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 35%.Về tình hình kinh doanh của Sabeco, trong quý III/2022, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 8.635,08 tỷ đồng, tăng 101,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.394,6 tỷ đồng, tăng 195,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, biên lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện từ 26,7% lên 31,2%.Sabeco cho biết, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III được cải thiện và cao hơn năm ngoái khi cả nước thoát khỏi tình trạng đóng cửa và nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Ngoài ra, trong thời gian này cùng kỳ năm 2021 cũng thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế Covid-19, đặc biệt là ở TP. HCM bị phong tỏa toàn bộ từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 10 năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 24.949,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.423,9 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 43,6% và 75% so với 9 tháng đầu năm 2021.
SAB
Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn hợp tác với đơn vị thành viên của công ty mẹ để phát triển dự án trong Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước . (ĐTCK) CTCP Sonadezi Châu Đức (mã SZC - HoSE) thông qua kế hoạch hợp tác đầu tư dự án tại Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước với Công ty cổ phần Sonadezi An Bình.. Cụ thể, Sonadezi Châu Đức sẽ hợp tác đầu tư xây dựng nhà shophouse (giai đoạn 2) tại Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước với Công ty cổ phần Sonadezi An Bình. Trong đó, giá trị hợp đồng nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của Sonadezi Châu Đức trên báo cáo tài chính gần nhất.Theo tìm hiểu, Khu dân cư Sonadezi Hữu Phước có diện tích 40 ha, chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 với diện tích khoảng 25,2 ha và giai đoạn 2 với diện tích 15,3 ha nằm tại đường số 1, xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 403,3 tỷ đồng và thời gian triển khai từ 2021 đến 2023. Ngoài ra, Công ty cổ phần Sonadezi An Bình là thành viên của Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp (công ty mẹ của Sonadezi Châu Đức).Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Sonadezi Châu Đức ghi nhận doanh thu đạt 262,59 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 61,17 tỷ đồng, giảm 44,1% so với cùng kỳ. Đáng lưu ý, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 66,8% về chỉ còn 35,2%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 38,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 57,6 tỷ đồng về 92,35 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 487,9%, tương ứng tăng thêm 8,44 tỷ đồng lên 10,17 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 40,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 7,92 tỷ đồng về 11,71 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Như vậy, mặc dù doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh trong kỳ, nguyên nhân chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh dẫn tới lợi nhuận gộp giảm mạnh trong kỳ.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Sonadezi Châu Đức ghi nhận doanh thu đạt 539,94 tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 136,48 tỷ đồng, giảm 27,8% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch doanh thu tăng 6% lên 774,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 43% về 184 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 74,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
SZC
Doanh nghiệp tuần qua: Vietravel có lãi; KIDO chia cổ tức 50%; Thế giới Di động bác tin đồn; các ông trùm xăng dầu liêu xiêu. Du lịch và hàng không phục hồi, Vietravel lãi trở lại; Novaland hủy phát hành cổ phiếu tăng vốn vì không còn phù hợp; MWG bác tin đồn trên mạng xã hội; quý III/2022, doanh nghiệp xăng dầu ghi lỗ.. Vietravel có lãi trở lạiBáo cáo tài chính quý III của Vietravel ghi nhận sự phục hồi của ngành du lịch và hàng không. Theo đó, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp là hơn 51 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất với các công ty con và công ty liên kết, lợi nhuận trong quý III của công ty đạt gần 7 tỷ đồng.Lợi nhuận trong quý III của Vietravel đạt gần 7 tỷ đồng.So với khoản lỗ 108 tỷ đồng hồi quý I và 191 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021, khoản lợi nhuận này là một con số rất tích cực cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch và hàng khôngRiêng mảng hoạt động kinh doanh chính là du lịch của Vietravel cho thấy kết quả đạt được trong quý III vượt trội so với dự báo. Doanh thu đạt gần 1.500 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch đã đặt ra trong quý. Con số này cũng tăng 25% so với kết quả kinh doanh của cả 6 tháng đầu năm.Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, Vietravel đạt doanh thu 2.700 tỷ đồng ở mảng kinh doanh du lịch.Trong tháng 9, doanh thu từ hoạt động du lịch nước ngoài chiếm 50% trong tổng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Con số này trước khi xảy ra Covid-19 (năm 2019) là 66%.Tốc độ tăng trưởng doanh thu của du lịch nước ngoài (outbound) của Vietravel tăng mạnh trong những tháng gần đây. Mặc dù một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… mới tuyên bố mở cửa du lịch nhưng đã tác động đến sự gia tăng tỷ lệ doanh thu du lịch nước ngoài trong cơ cấu doanh thu chung của công ty.Đối với mảng hàng không, Vietravel Airlines ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trước khi bước vào đợt kinh doanh những tháng cuối năm 2022. Tính đến hết ngày 30/10, tỷ số lấp đầy các chuyến bay trong giai đoạn Tết đã đạt 87%.Vietravel Airlines cũng đang thực hiện các công tác chuẩn bị để sẵn sàng khai trương đường bay quốc tế đầu tiên của hãng vào ngày 9/12, đường bay Hà Nội - Bangkok với tần suất 1 chuyến/ngày và đường bay TP.HCM - Bangkok vào tháng 1/2023.Kế hoạch đặt ra trong quý IV của Vietravel là 150.000 lượt khách và 1.000 tỷ đồng doanh thu về du lịch.Tập đoàn KIDO muốn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO vừa thông qua nghị quyết tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường về phương án chia cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 5.000 đồng.Ngày dự kiến tổ chức đại hội là 20/12/2022, đại hội lần này sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.Với hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành, KIDO dự kiến sẽ chi 1.285 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức đặc biệt này. Trước đó, doanh nghiệp này đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% cho năm 2022 vào tháng 8.Trong 9 tháng đầu năm, KIDO ghi nhận doanh thu thuần gần 9,6 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế 485 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch doanh thu và 54% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022. Cuối quý III/2022, doanh nghiệp này còn nắm hơn 1,6 ngàn tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư giữ tới đáo hạn. Novaland hủy phát hành cổ phiếu tăng vốnNovaland vừa thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11/2022 về thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu.HĐQT Công ty thống nhất sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu vì phương án không còn phù hợp với tình hình hiện tại.HĐQT cho biết sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ về thời điểm triển khai phương án phát hành tại cuộc họp ĐHĐCĐ gần nhất.Trước đó, Novaland dự định cho phát hành gần 483 triệu cổ phiếu NVL với tỷ lệ thực hiện quyền 1:0.2475 (sở hữu 10.000 cp được nhận 2.475 cổ phiếu mới). Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần tại BCTC kiểm toán riêng 2021 với giá trị ghi nhận hơn 5.023 tỷ đồng. Novaland chốt ngày đăng ký cuối cùng cho đợt phát hành là 14/11 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/11.Về hoạt động kinh doanh, Novaland công bố kết quả hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu gần 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 2,054 tỷ đồng.Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 259.590 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cuối năm 2021.Thế giới Di động bác tin đồnCTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông tin đến cổ đông liên quan những thông tin không chính xác trên mạng xã hội về các khoản đầu tư ngắn hạn của MWG.MWG cho biết 80% danh mục đầu tư trái phiếu không liên quan đến ngành bất động sản.Theo MWG, trong BCTC hợp nhất quý 3/2022 công bố ngày 28/10/2022, Công ty có khoản mục “Đầu tư tài chính ngắn hạn” với giá trị 8.846 tỷ đồng, bao gồm 7.235 tỷ đồng là tiền gửi tại các ngân hàng uy tín và không có vấn đề về thanh khoản, có thời hạn còn lại từ 1-6 tháng và 1.611 tỷ đồng là các khoản đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn.MWG cho biết trong 1.611 tỷ trái phiếu ngắn hạn thì 100% trái phiếu mà Công ty đầu tư đến hạn thanh toán trong 1-3 tháng tới, đây là những trái phiếu có tài sản đảm bảo và cam kết mua lại từ đơn vị bảo lãnh theo hợp đồng.Đồng thời, danh mục đầu tư đa dạng từ hơn 10 tổ chức phát hành. Trong đó, 80% không liên quan đến ngành bất động sản, đây là trái phiếu của các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, dịch vụ.MWG nhấn mạnh 100% trái phiếu hoàn toàn không có mối quan hệ nào với các doanh nghiệp/tập đoàn và các ngân hàng/công ty chứng khoán đang bị điều tra hay nhắc đến gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến các sai phạm trong phát hành trái phiếu.Công ty sẽ xử lý các hành vi tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt gây thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.Các ông trùm xăng dầu liêu xiêu trong quý III/2022Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý III/2022, cùng kỳ năm trước chỉ lỗ gần 8 tỷ đồng.Công ty Thanh Lễ ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý III/2022.Quý III/2022, Công ty ghi nhận doanh thu tăng vọt, gấp 4,5 lần cùng kỳ, lên 7.631 tỷ đồng. Phần gia tăng tới từ doanh thu bán hàng chiếm 87% (đạt hơn 6.630 tỷ đồng, gấp 4,2 lần); doanh thu kinh doanh bất động sản chiếm 11% (gần 805 tỷ đồng, gấp 6 lần); còn lại là thu từ dịch vụ.Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, “ông trùm” xăng dầu lỗ gộp gần 25 tỷ đồng, trong khi quý III/2021 lãi gần 49 tỷ đồng.Doanh thu tài chính của Công ty tăng đáng kể, đạt hơn 12 tỷ đồng (gấp 2,5 lần cùng kỳ), chủ yếu từ lãi chênh lệch tỷ giá (hơn 9,3 tỷ đồng).Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh, gần 56,5 tỷ đồng (gấp 7,4 lần), do gánh nặng lãi vay hơn 33 tỷ đồng (gấp 4,6 lần) và lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 23 tỷ đồng (gấp 43,5 lần). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, lần lượt đạt 90.3 tỷ đồng (gấp 2.2 lần) và hơn 24.4 tỷ đồng (tăng 76%).Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam ghi nhận lãi ròng lũy kế 9 tháng giảm 86% so với cùng kỳ năm trước dù quý III/2022 hoạt động tương đối hiệu quả.Theo BCTC hợp nhất quý III/2022, Petrolimex đạt doanh thu gấp đôi cùng kỳ, gần 73,7 ngàn tỷ đồng. Giá vốn cũng đội lên tương ứng, đạt gần 71 ngàn tỷ đồng (tăng 118%). Sau khi khấu trừ, Công ty lãi gộp 2,8 ngàn tỷ đồng, tăng 38%.Hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III/2022 của Petrolimex ghi nhận lỗ.Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng nhẹ 6%, lên gần 279 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính tăng đến 49%, lên 318 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác cũng bật tăng, như chi phí bán hàng (tăng 25%, lên 2,4 ngàn tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 32%, lên 302,5 tỷ đồng). Công ty ghi nhận khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết gần gấp 2 cùng kỳ (đạt 142,6 tỷ đồng) và lợi nhuận khác 10,4 tỷ đồng (giảm 64%). Sau cùng, kết quả quý 3 đầy khởi sắc với lợi nhuận ròng gần 99 tỷ đồng, tăng 30%.Theo giải trình từ Petrolimex, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III/2022 thực chất là lỗ - giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ - vì giá xăng dầu diễn biến giảm bất thường, trong khi khâu tạo nguồn, lưu thông tạo chi phí cao hơn định mức theo quy định trong giá cơ sở.Tuy nhiên, lợi nhuận từ lĩnh vực khác tăng so cùng kỳ (tăng 400 tỷ đồng) nhờ các công ty con thuộc lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay... hoạt động ổn định giai đoạn hậu COVID-19, kéo kết quả quý 3 tăng lên tương ứng.Lũy kế 9 tháng, Petrolimex có doanh thu gần 225,7 ngàn tỷ đồng, tăng 88% và vượt mục tiêu doanh thu hợp nhất cả năm 21%. Tuy nhiên, do phải gánh khoản lỗ từ quý 2 và khoản lãi giảm mạnh trong quý 1, lãi trước thuế và lãi ròng lũy kế chỉ đạt lần lượt 614 tỷ đồng và hơn 312 tỷ đồng, giảm tương ứng 79% và 86% so với cùng kỳ.Mục tiêu lãi trước thuế đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022 mới được thực hiện hơn 20% sau 9 tháng.Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022. Theo đó, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đứng thứ nhì về thị phần tại Việt Nam ghi nhận mức lỗ hơn 373 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 56,6 tỷ đồng.PVOil - doanh nghiệp chiếm hơn 20% thị phần xăng dầu bán lẻ, ghi nhận mức lỗ hơn 373 tỷ đồng trong quý III/2022.PVOil là doanh nghiệp chiếm hơn 20% thị phần xăng dầu bán lẻ, trong khi Petrolimex là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam về kinh doanh mặt hàng xăng dầu, thị phần khoảng 50% thị trường nội địa.Đây là kết quả kinh doanh thê thảm của PVOil, dù doanh thu quý III/2022 tăng gấp khoảng 2 lần so với cùng kỳ năm trước.Theo giải trình của PVOil, doanh nghiệp lỗ chủ yếu do giá dầu thế giới đảo chiều giảm liên tục từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 do lo ngại suy thoái kinh tế, lạm phát... Cũng do giá dầu thế giới giảm, Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III.
MWG
GELEX (GEX) mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu, giá trị gần 200 tỷ đồng. (ĐTCK) Hai lô trái phiếu của GEX đều có kỳ hạn 3 năm, mỗi lô có 2.000 trái phiếu với tổng mệnh giá 200 tỷ đồng, được phát hành lần lượt vào ngày 22 và 23/07/2020, đáo hạn vào 22 và 23/07/2023.. CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) công bố quyết nghị về việc mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu phát hành từ năm 2020, với tổng giá trị còn lưu hành gần 200 tỷ đồng. Cả 2 lô trái phiếu đều được áp dụng lãi cố định 10%/năm trong 2 năm đầu. Từ năm thứ 3, lãi suất là tổng lãi tham chiếu cộng 3,5%/năm.Theo nghị quyết, lô đầu tiên (phát hành ngày 22/07/2020) còn 648 trái phiếu đang lưu hành, tương đương giá trị 64,8 tỷ đồng; lô thứ 2 còn 1.303 trái phiếu đang lưu hành, tương đương 130,3 tỷ đồng. Tổng cộng, GEX sẽ mua lại gần 195 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, với giá mua lại bằng mệnh giá trái phiếu cùng lãi phát sinh chưa thanh toán. Nguồn tiền đến từ hoạt động kinh doanh và nguồn vốn hợp pháp của GEX.Phương án mua lại được áp dụng theo cơ chế thỏa thuận giữa GEX và trái chủ. Cụ thể, GEX sẽ thực hiện công bố thông tin mua lại trái phiếu trước hạn, trong khi những trái chủ đồng ý bán lại sẽ gửi công văn xác nhận đồng ý bán. Sau đó, Công ty sẽ tiến hành thanh toán tại ngày mua và thực hiện các thủ tục liên quan khác. Thời gian mua dự kiến bắt đầu từ ngày 28/11/2022 đến khi hết dư nợ trái phiếu.
GEX
Gỗ Trường Thành (TTF) không còn bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF - sàn HOSE) vừa Công bố Báo cáo kiểm toán bán niên năm 2022 với lợi nhuận giảm 42,01% so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 3,26 tỷ đồng, về 4,5 tỷ đồng.. Trong đó, lợi nhuận gộp tăng 4,1% so với báo cáo tự lập, tương ứng tăng thêm 6,13 tỷ đồng lên 155,68 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 63,34% so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 28,23 tỷ đồng về 16,34 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 20,06% so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 11,9 tỷ đồng về 47,41 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 15,63% so với báo cáo tự lập, tương ứng tăng thêm 2,27 tỷ đồng lên 16,79 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm 2022, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 1.159,34 tỷ đồng, tăng 54,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 4,5 tỷ đồng, giảm 52,3% so với cùng kỳ.Trong đó, 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh cốt lỗi (lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp – chi phí tài chính) ghi nhận lỗ 30,03 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 4,96 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 25,07 tỷ đồng.Trong năm 2022, Gỗ Trường Thành đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.268,85 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 72,76 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 6,18% kế hoạch lợi nhuận năm.Lỗ luỹ kế 3.041,7 tỷ đồng, bằng 74% vốn điều lệTính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Gỗ Trường Thành tăng 5,2% so với đầu năm lên 2.985,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 726,3 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 635,2 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng tài sản; tài sản ngắn hạn khác đạt 376,6 tỷ đồng, chiếm 12,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 367,2 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 361,4 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng tài sản và các tài sản khác.Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý II, người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 1.044,3 tỷ đồng, về 134,5 tỷ đồng (đầu năm 1.178,8 tỷ đồng); người mua trả tiền trước dài hạn ghi nhận 1.032,3 tỷ đồng, cùng kỳ không ghi nhận. Biến động này đến từ khoản tiền đặt cọc của CTCP Vinhomes.Thêm nữa, tính tới cuối quý II, tài sản ngắn hạn là 1.944,5 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 1.454,6 tỷ đồng, tương ứng mức chênh lệch là 489,9 tỷ đồng.Như vậy, nếu không dịch chuyển khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn sang dài hạn 1.032,3 tỷ đồng thì nợ ngắn hạn sẽ lớn hơn tài sản dài hạn, Công ty có thể mất cân đối kỳ hạn khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn.Chính nhờ chuyển dịch số tiền hơn nghìn tỷ đồng từ người mua trả tiền trước ngắn hạn qua dài hạn nên nợ ngắn hạn của Gỗ Trường Thành đã thấp hơn so với tài sản ngắn hạn tức vốn lưu động dương. Vì vậy mà bên kiểm toán đã không nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp như các báo cáo trước dù vẫn lỗ lũy kế vẫn trên 3.000 tỷ đồng.Tính tới 30/6/2022, tổng lỗ luỹ kế của Gỗ Trường Thành là 3.041,7 tỷ đồng, bằng 74% vốn điều lệ.
TTF
Kiểm toán viên nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS). (ĐTCK) Mới đây, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY – Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra vấn đề về việc nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS – sàn HOSE).. Theo công ty kiểm toán, trong năm 2022, doanh thu của QBS giảm 76,41% so với năm 2021, sự sụt giảm chủ yếu đối với lĩnh vực thương mại.Cùng với đó là việc thu hẹp quy mô hoạt động thông qua thanh lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản cố định, đồng thời kết quả kinh doanh lỗ hơn 138,7 tỷ đồng (lỗ lũy kế gần 220,22 tỷ đồng), dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh âm 104,39 tỷ đồng. Do đó, công ty kiểm toán đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của QBS trong tương lai.Giải trình về vấn đề này, Xuất nhập khẩu Quảng Bình cho biết, hiện nay, Ban điều hành Công ty đang tích cực tiến hành tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh, cũng như đôn đốc thu hồi các khoản công nợ phải thu khách hàng để thu hồi vốn chi trả các khoản gốc và lãi quá hạn thanh toán với ngân hàng và nhà cung cấp.Đến thời điểm hiện tại, Công ty đã thanh toán được phần lớn các khoản nợ phải trả với các nhà cung cấp, các khoản nợ Ngân hàng cũng đã được thanh toán. Công ty đang nghiên cứu đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh vào các lĩnh vực mới có hiệu quả hơn.Xuất nhập khẩu Quảng Bình là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu hàng hóa; kho bãi và lưu trữ hàng hóa; bán buôn phân bón, bán buôn hóa chất thông thường… Hiện Công ty có vốn điều lệ xấp xỉ 693,3 tỷ đồng và đã niêm yết cổ phiếu QBS từ đầu tháng 9/2021.Tuy nhiên, chỉ không lâu sau thời gian chào sàn, vào đầu năm 2022, HOSE đã có thông báo về việc cổ phiếu QBS có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Công ty là số âm.Và QBS đã may mắn thoát án hủy niêm yết nhờ số lãi cả năm 2021 vỏn vẹn 4,58 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 mới công bố, Xuất nhập khẩu Quảng Bình trở lại trạng thái lỗ với lợi nhuận sau thuế âm hơn 138,7 tỷ đồng.Đáng chú ý, tổng tài sản của QBS tính đến cuối năm 2022 giảm tới gần 54% so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do Công ty cắt giảm 432 tỷ đồng khoản đầu tư vào công ty con.
QBS
HDBank (HDB): Hai lãnh đạo đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Theo tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE), hai lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – mã chứng khoán HDB) là ông Nguyễn Hữu Đặng – Phó chủ tịch HĐQT và ông Đào Duy Tường - Trưởng Ban Kiểm soát đăng ký mua vào 800.000 cổ phiếu HDB, dự kiến giao dịch từ 15/11.. Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Đặng đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu, trong khi ông Đào Duy Tường đăng ký mua 500.000 cổ phiếu. Mục đích giao dịch nhằm đầu tư dài hạn. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 15/11 đến hết 14/12/2022 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.Trước đó, hôm 4/11 ông Phạm Quốc Thanh – Tổng giám đốc HDBank đã hoàn tất mua 659.700 cổ phiếu HDB và nâng tổng số cổ phiếu sở hữu lên 1,9 triệu đơn vị sau hai đợt mua vào trong năm nay.Trước diễn biến chung của thị trường và ngành ngân hàng, chốt phiên 9/11, cổ phiếu HDB đóng cửa tại vùng giá 14.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức P/B 1,1 lần và P/E 4,9 lần. HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, nợ xấu thấp chỉ 1,1%.9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất vượt 16.000 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập dịch vụ đạt trên 2.100 tỷ đồng, tăng 80,1% so với cùng kỳ. Doanh thu bancassurance tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% và hoàn thành 82% kế hoạch cả năm 2022 được cổ đông giao.Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như ROE đạt 25,2%, ROA đạt 2,2%. An toàn vốn (theo chuẩn Basel II) đạt 15,3%, thuộc những ngân hàng có an toàn vốn cao nhất. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s tiếp tục dành cho HDBank mức xếp hạng B1 cùng nhận định tích cực về chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động cao và dự trữ thanh khoản dồi dào.
HDB
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất đạt 26.676 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021. (ĐTCK) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh 06 tháng đầu năm 2022 (trước soát xét), theo đó, Tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 26.676 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 8% so với cùng kỳ năm 2021.. Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản hợp nhất của Bảo Việt vượt mốc 8 tỷ USD Tổng doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt 26.676 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 828 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất tại 30/06/2022 vượt mốc 8 tỷ USD, đạt 193.291 tỷ đồng, tăng 14% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu Công ty Mẹ đạt 771 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 3,8% và 3,4% so với cùng kỳ năm 2021, bám sát tiến độ kế hoạch. Tổng tài sản Công ty Mẹ tại ngày 30/06/2022 đạt 19.337 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 19.046 tỷ đồng, tăng tương ứng 2,3% và 2,8% so với thời điểm 31/12/2021.Theo phê duyệt tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, Bảo Việt sẽ chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30,261% trên mệnh giá cổ phiếu, tương đương mức chi trả 2.246 tỷ đồng, nâng tổng số tiền dự kiến chi trả cổ tức cho cổ đông từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến năm 2022 lên tới gần 11.700 tỷ đồng. Như vậy, từ khi cổ phần hóa đến năm 2022, tổng số tiền Bảo Việt nộp vào ngân sách nhà nước lên đến hơn 26.000 tỷ đồng. Với tiềm lực tài chính mạnh, quy mô vốn và tài sản hàng đầu trong các doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo Việt luôn thực hiện các cam kết với cổ đông, gia tăng giá trị cho nhà đầu tư.Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.547 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳKết thúc Quý II năm 2022, Tổng doanh thu của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 5.547 tỷ đồng, tăng trưởng 3,7%; Lợi nhuận sau thuế đạt 131 tỷ đồng, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2021. Để duy trì sự tăng trưởng trên mọi phương diện và liên tục qua nhiều năm và là đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ nằm trong top đầu được khách hàng tin cậy lựa chọn, Bảo hiểm Bảo Việt luôn đi theo định hướng phát triển bền vững, đặt lợi ích của khách hàng làm trung tâm. Mục tiêu của Bảo hiểm Bảo Việt là không ngừng đổi mới, sáng tạo để mang lại sự tiện lợi, đa dạng hóa, linh hoạt lựa chọn. Bảo hiểm Bảo Việt luôn duy trì vị thế dẫn đầu thị trường qua nhiều năm liên tiếp, tiên phong trong các hoạt động kinh doanh, liên tục cho ra mắt các sản phẩm bảo hiểm đa dạng có tính cá nhân hóa cao, phù hợp với từng phân khúc khách hàng như Bảo hiểm Vi mô, An tâm viện phí, Bảo Việt Tâm Bình… Bảo hiểm Bảo Việt cũng triển khai các hoạt động chuyển đổi số có tính xuyên suốt, toàn diện trong các hoạt động bảo hiểm từ tư vấn, thẩm định, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, chữ ký số, cho đến giám định, bồi thường trực tuyến, nhằm rút ngắn thời gian chi trả các quyền lợi bảo hiểm.Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt 20.174 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 9,5% so với cùng kỳTổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận mức tăng trưởng khả quan 9,5% với Tổng doanh thu đạt 20.174 tỷ đồng. Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục duy trì dẫn đầu về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế đạt 480 tỷ đồng, tăng trưởng 18,9% so với cùng kỳ năm 2021. Bảo Việt Nhân thọ cho ra mắt sản phẩm chăm sóc y tế "An Vui Sống Khỏe" với mức bảo vệ lên đến 1 tỷ đồng/năm với nhiều quyền lợi vượt trội trên thị trường, được đông đảo khách hàng đón nhận. Bảo Việt Nhân thọ khởi động lại chuỗi chương trình “Ngày Quốc tế Yoga”. Thông điệp "Sống khỏe mỗi ngày" cùng cuộc thi “Yoga tranh thủ” đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy lối sống xanh, an lành và hạnh phúc. Chuỗi chương trình ghi dấu ấn với hơn 6.500 người tham gia đồng diễn tại 5 tỉnh/thành phố lớn. Nhiều chương trình an sinh xã hội được triển khai như trao học bổng “Quỹ xe đạp chở ước mơ”, “Hành trình xanh – Trái tim vàng” - khám bệnh và trao quà cho người có hoàn cảnh khó khăn tại nhiều tỉnh thành…Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán: 6 tháng đầu năm 2022, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đạt 507 tỷ đồng tổng doanh thu và 64 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.Là Công ty chứng khoán tiêu biểu trên thị trường đồng thời là một doanh nghiệp niêm yết minh bạch, Chứng khoán Bảo Việt đã lọt vào Top 15 Mid Cap tại vòng bình chọn IR Awards 2022. Công ty đặc biệt chú trọng việc đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, đối xử bình đẳng với cổ đông của Công ty; hoạt động công bố thông tin được thực hiện đầy đủ, minh bạch và công bằng đảm bảo theo đúng quy định của Luật. Cũng trong Quý II/2022, Chứng khoán Bảo Việt triển khai các vòng đào tạo cho những bạn trẻ đam mê chứng khoán của chương trình Future Broker tại Hà Nội và Next Gen tại Tp. HCM.Lĩnh vực quản lý quỹ: tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) thể hiện vai trò là một trong những công ty quản lý quỹ đầu ngành khi tăng trưởng cả về quy mô tài sản quản lý, kết quả kinh doanh và đầu tư. Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản quản lý của BVF đạt 126.263 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của BVF đạt 62 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế đạt 26 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 6,6% và 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. Bảo Việt Nhân thọ vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động hạng Nhì.Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ vừa vinh dự tiếp tục đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhì - danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng, ghi nhận những thành tựu và sự đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ trong hoạt động kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Tiên phong khai mở và đồng hành cùng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam từ năm 1996 đến nay, Bảo Việt Nhân thọ đã không ngừng phát triển với hệ thống vững mạnh gồm 76 công ty thành viên, 370 văn phòng khu vực, hơn 190.000 tư vấn viên, cán bộ trên cả nước, đóng góp tích cực vào việc tạo lập và phát triển thị trường tài chính - bảo hiểm Việt Nam và công cuộc đổi mới xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước.Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ luôn chú trọng việc nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới dựa trên nhu cầu và thói quen của người dân, trở thành lá chắn vững chắc cho các gia đình Việt Nam trước những rủi ro trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đã tích cực đầu tư nâng cấp, phát triển công nghệ, tiến hành chuyển đổi số, tạo sự bứt phá trong công tác quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy kinh doanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.
BVH
Nửa đầu năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu tăng 22,2%, lợi nhuận trước thuế tăng 23,9%. (ĐTCK) 6 tháng đầu năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.. Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng hai con số với động lực chính tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 11.252 tỷ đồng và 1.625 tỷ đồng.Trong đó, doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, doanh thu tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ (tăng 48,4%) và châu Á – Thái Bình Dương (tăng 55,5%). Thị trường Nhật cũng chứng kiến sự hồi phục tốt với mức tăng trưởng theo đồng yên Nhật đạt 18%. Doanh thu chuyển đổi số đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu không ngừng gia tăng trên thị trường, khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiệu quả, toàn diện của Tập đoàn.Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022, trong đó, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn: 13 dự án có quy mô trên 5 triệu USD. Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ. Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất… Đây là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn.Doanh thu khối viễn thông tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.
FPT
BAC A BANK (BAB) tiếp tục chào bán hơn 25 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 2. (ĐTCK) Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK - mã chứng khoán BAB) vừa thông báo sẽ tiếp tục chào bán hơn 25 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 2 sau khi thực hiện thành công phát hành trái phiếu đợt 1 vào tháng 9/2022.. Cụ thể, với mục tiêu đa dạng danh mục đầu tư và tối ưu lợi ích khách hàng, BAC A BANK tiếp tục chào bán 25.646.000 trái phiếu từ ngày 30/01/2023 đến ngày 27/02/2023. Theo kế hoạch, BAC A BANK sẽ thực hiện 4 đợt phát hành trái phiếu, với tổng giá trị chào bán theo mệnh giá lên tới 4.000 tỷ đồng.Trái phiếu phát hành ra công chúng của BAC A BANK là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm, thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức phát hành. Trái phiếu phát hành đợt 2 được chia thành 3 ký hiệu Trái phiếu: BAB202202-07L (kỳ hạn 07 năm), BAB202202-07C (kỳ hạn 07 năm) và BAB202202-08C (kỳ hạn 08 năm).Với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, được trả lãi định kỳ 12 tháng, Trái phiếu BAC A BANK giúp khách hàng tiếp cận nguồn sinh lợi an toàn và ổn định. Song hành cùng các kênh đầu tư khác như tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi thông thường, Trái phiếu phát hành ra công chúng BAC A BANK năm 2022 - Đợt 2 áp dụng mức lãi suất linh hoạt hấp dẫn theo từng năm. Thời gian dự kiến mua lại trái phiếu cũng rất linh hoạt, lần lượt với 3 ký hiệu Trái phiếu: BAB202202-07L, BAB202202-07C, BAB202202-08C là 18, 24 và 36 tháng. Đặc biệt, sau khi trái phiếu được lưu ký và niêm yết, BAC A BANK cho phép khách hàng thực hiện vay cầm cố trái phiếu, áp dụng mức lãi vay siêu cạnh tranh, tạo điều kiện cho khách hàng chủ động tài chính nếu phát sinh nhu cầu vốn bất chợt. Bên cạnh đó, khách hàng cũng được thực hiện đầy đủ các quyền của chủ sở hữu trái phiếu bao gồm chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế; đồng thời có thể dễ dàng giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).Số lượng đặt mua tối thiểu đối với nhà đầu tư cá nhân là 500 trái phiếu, đối với nhà đầu tư tổ chức là 1.000 trái phiếu. Thời gian nhận đăng ký mua của đợt 2 là từ ngày 30/01/2023 đến 9h sáng ngày 27/02/2023. Trái phiếu được phân phối trực tiếp tại Trụ sở chính và hệ thống Chi nhánh/ phòng giao dịch BAC A BANK trên toàn quốc. Việc được cấp phép phát hành và chính thức chào bán trái phiếu ra công chúng một lần nữa giúp BAC A BANK tiếp tục khẳng định sức khỏe tài chính ổn định, nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và cam kết cung cấp ra thị trường các sản phẩm, giải pháp đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả, minh bạch, có tính thanh khoản cao.Mọi thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website www.baca-bank.vn, liên hệ các chi nhánh/ phòng giao dịch BAC A BANK hoặc Tổng đài Chăm sóc Khách hàng 1800 588 828.Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ và toàn diện các dịch vụ tài chính, Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng vào hoạt động tư vấn đầu tư cho một thế hệ các doanh nghiệp phát triển bền vững, cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp và an sinh xã hội, như chế biến thực phẩm sạch, các bệnh viện và trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của BAC A BANK luôn được khẳng định và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, bền vững với hệ thống mạng lưới được củng cố và mở rộng trên quy mô toàn quốc.
BAB
Cienco4 (C4G): Lợi nhuận 9 tháng gấp đôi cùng kỳ . (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Cienco4 (C4G - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm 2022.. Theo đó, quý III/2022, Cienco4 ghi nhận doanh thu đạt 668,16 tỷ đồng, tăng 45,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán cũng tăng 49,24% lên 588,62 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp đạt 79,55 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.Trong khi đó, doanh thu tài chính tăng đột biến lên 27,87 tỷ đồng, gấp hơn 8,5 lần so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính cũng tăng gần gấp đôi lên 53,15 tỷ đồng, cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 45,95% lên 19,98 tỷ đồng và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó, lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 25,76 tỷ đồng, tăng 140,75% so với cùng kỳ năm ngoái.Lũy kế 9 tháng đầu năm, Cienco4 ghi nhận doanh thu hơn 2.047 tỷ đồng, tăng 36,92% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 110,1 tỷ đồng, gần gấp đôi so với 9 tháng năm 2021.So với kế hoạch cả năm đề ra là lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, 9 tháng, Công ty mới hoàn thành 36,7% mục tiêu; còn về mục tiêu doanh thu 3.000 tỷ đồng thì 9 tháng đã hoàn thành 68,23% kế hoạch.Về cơ cấu doanh thu 9 tháng, mảng xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,5%), đạt gần 1.200 tỷ đồng; mảng dịch vụ, chủ yếu là thu phí BOT, đóng góp 217 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu bất động sản bất ngờ tăng vọt lên 335 tỷ đồng, gấp 8,8 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn cho hoạt động này cũng tăng rất mạnh từ 1 tỷ đồng lên 310 tỷ đồng.Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của Cienco4 tăng 7,63% so với đầu năm lên 8.405,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu vẫn là các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.407,88 tỷ đồng, chiếm 40,54% tổng tài sản; hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 9,39%, đạt 789,7 tỷ đồng, giảm mạnh 40,43% so với đầu năm.Trong khi đó, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 8,85%, tương ứng giảm 578,39 tỷ đồng về 5950,87 tỷ đồng và chiếm tới gần 70,8% tổng nguồn vốn.
C4G
Gelex (GEX): Cổ phiếu liên tục lao dốc, Chứng khoán VIX (VIX) đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Tổ chức liên quan Tổng giám đốc đăng ký mua thêm cổ phiếu tại CTCP Tập đoàn Gelex (Gelex, mã chứng khoán GEX - sàn HOSE).. Theo đó, CTCP Chứng khoán VIX (mã VIX) đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu GEX để nâng sở hữu từ 0% lên 1,76% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/6 đến 22/7. Nếu tính theo giá trị thị trường, ước tính Chứng khoán VIX bỏ ra 258 tỷ đồng để mua 15 triệu cổ phiếu GEX.Được biết, ông Nguyễn Văn Tuấn đang là thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc tại Gelex. Ngoài ra, ông Tuấn là cổ đông lớn sở hữu 14,84% vốn điều lệ tại Chứng khoán VIX, đồng thời cũng là em bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VIX.Trước đó, bà Nguyễn Bích Hà, con gái ông Nguyễn Hoa Cương, Chủ tịch HĐQT Gelex đăng ký mua 850.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,024% lên 0,124% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/6 đến 22/7.Thêm nữa, ông Nguyễn Văn Tuấn vừa mua vào 10 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 22,58% lên 23,75% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 4/5 đến 24/5.Từ đầu năm tới nay, cổ phiếu GEX liên tục giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 11/1 đến ngày 21/6, cổ phiếu GEX giảm 65,1% từ 49.350 đồng về 17.200 đồng/cổ phiếu.Xét về kế hoạch kinh doanh, trong năm 2022, Gelex đặt kế hoạch tổng doanh thu 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 27,3% so với thực hiện trong năm 2021.Riêng quý I/2022, Công ty thực hiện được 8.645 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 96% và đạt 24% kế hoạch năm; lãi trước thuế 901 tỷ đồng, tăng 170% và đạt 34% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694 tỷ đồng, tăng 138%.
GEX
Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tạm dừng kế hoạch chào bán 161,9 triệu cổ phiếu riêng lẻ . (ĐTCK) Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG – sàn HoSE) thông qua việc tạm dừng hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ đã nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.. Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ tạm dừng kế hoạch phát hành 161,9 triệu cổ phiếuHoàng Anh Gia Lai cho biết, việc tạm dừng để điều chỉnh phương án sử dụng vốn chi tiết đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Công ty và mang lại hiệu quả đầu tư. Sau khi có phương án sử dụng vốn mới, Công ty sẽ nộp lại hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hiện hành và sẽ báo cáo việc điều chỉnh.Trước đó, ngày 10/6, Hoàng Anh Gia Lai công bố Nghị quyết HĐQT triển khai việc chào bán riêng lẻ 161,9 triệu cổ phiếu với giá bán 10.500 đồng/cp. Đối tượng chào bán là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.Toàn bộ số tiền huy động gần 1.700 tỷ đồng, Công ty dự kiến sử dụng 500 tỷ đồng trả nợ gốc đối với khoản trái phiếu do Công ty phát hành ngày 30/12/2016; 500 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn lưu động thông qua hình thức cho vay đối với công ty con là Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai để hoạt động kinh doanh; 400 tỷ đồng bổ sung vốn thông qua hình thức cho vay đối với công ty con là CTCP Gia súc Lơ Pang để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Chư Sê, huyện Đăk Pơ, huyện Đăk Đoa, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai, Việt Nam.Gần 300 tỷ đồng còn lại sẽ được dùng để bổ sung vốn thông qua hình thức cho vay đối với công ty con là CTCP Chăn nuôi Gia Lai để đầu tư các dự án trồng cây ăn trái tại huyện Mang Yang, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.Trước đó, ngày 22/4, Hoàng Anh Gia Lai công bố điều chỉnh danh sách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dự kiến được tham gia đợt chào bán gồm 9 tổ chức và cá nhân.Trong đó, CTCP Quản lý quỹ Việt Cát đăng ký mua 47,6 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 4,37% vốn điều lệ; Công ty TNHH Glory Land đăng ký mua gần 38,1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 3,5% vốn điều lệ, ông Nguyễn Đức Tùng Quân đăng ký mua gần 11,36 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu từ 0% lên 1,04%...Được biết, CTCP Quản lý quỹ Việt Cát (Quỹ Việt Cát) – đặt trụ sở tại tầng 11, toà nhà Doji Tower (Hà Nội). Còn cá nhân ông Nguyễn Đức Tùng Quân đang giữ vai trò Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư và Môi giới chứng khoán Miền Nam của VPBank Securities.Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ông Đoàn Nguyên Đức cũng tiết lộ hai đối tác sẽ đồng hành trong đợt phát hành riêng lẻ này gồm Quỹ Cát Việt và VPBank Securities.Công ty Glory Land được thành lập vào năm 2014. Theo đăng ký kinh doanh mới nhất thay đổi vào tháng 12/2020, Glory Land có vốn điều lệ 398 tỷ đồng.Tại ĐHĐCĐ, bầu Đức chia sẻ, HAGL cần tiền để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu 1 triệu con heo và 7.000 ha chuối. "HAGL vừa trải qua thất bại và đang hồi phục nên đối tác nào hỗ trợ cũng đều đáng quý vì HAGL đang trên đường lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư", bầu Đức nói với các nhà đầu tư.Bầu Đức cũng nói thêm "số tiền 1.700 tỷ đồng đối với HAGL là số tiền lớn và HAGL rất trân trọng các nhà đầu tư đã tin tưởng và đến năm 2023 cổ đông sẽ cùng hưởng lợi từ việc phát hành này".Lỗ luỹ kế 3.938,5 tỷ đồng, bằng 42,5% vốn điều lệ Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu tăng 150,6% so với cùng kỳ lên 2.030 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 522,84 tỷ đồng, tăng thêm 514,53 tỷ đồng (cùng kỳ 8,31 tỷ đồng).Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 329,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 357,17 tỷ đồng lên 465,46 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 39,6%, tương ứng giảm 188,36 tỷ đồng về 287,8 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 174,9%, tương ứng tăng thêm 675,55 tỷ đồng lên 1.061,79 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bất ngờ giảm 1.003,88 tỷ đồng về âm 813,07 tỷ đồng (cùng kỳ 190,81 tỷ đồng); lợi nhuận khác giảm lỗ 175,44 tỷ đồng về ghi nhận lỗ 40,79 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Thực tế, lợi nhuận gộp tạo ra 465,46 tỷ đồng, thấp hơn chi phí tài chính 1.061,79 tỷ đồng. Trong kỳ, Công ty có lãi chủ yếu ghi nhận chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp âm.Công ty thuyết minh trong 6 tháng đầu năm bất ngờ ghi nhận hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 1.030,4 tỷ đồng so với cùng kỳ 266,1 tỷ đồng.Mặc dù ghi nhận lãi trong 6 tháng đầu năm nhưng tới 30/6/2022, tổng lỗ luỹ kế vẫn là 3.938,5 tỷ đồng, bằng 42,5% vốn điều lệ của Công ty.
HAG
Nhựa Việt Thành (VTZ) lên phương án phát hành riêng lẻ 20 triệu cổ phiếu để có tiền trả nợ. (ĐTCK) HĐQT CTCP Sản xuất và Thương mại Nhựa Việt Thành (VTZ – sàn HNX) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ năm 2022.. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành 20 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/CP. Qua đó, Nhựa Việt Thành sẽ nâng lượng cổ phiếu lưu hành từ 23 triệu cổ phiếu lên 43 triệu cổ phiếu.Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2022, sau khi được UBCK chấp thuận hồ sơ phát hành. Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.Danh sách nhà đầu tư dự kiến tham gia đợt phát hànhTổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 200 tỷ đồng, Công ty sẽ sử dụng để thanh toán nợ vay ngân hàng, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay, giảm rủi ro về tài chính nhờ nguồn vốn dài hạn và đảm bảo cấu trúc tài chính lành mạnh.Trường hợp số cổ phiếu không phân phối hết và số lượng vốn huy động không đạt đủ như dự kiến, Công ty sẽ thực hiện giải ngân theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.Kế hoạch sử dụng tiền thu được từ đợt phát hànhMới đây, ngày 3/10, Nhựa Việt Thành đã thực hiện chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20:3, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới.Nhựa Việt Thành hiện có vốn điều lệ 230 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh chính là sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh; bán buôn nhựa, nguyên vật liệu nhựa…Về hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, Nhựa Việt Thành ghi nhận doanh thu đạt 756,13 tỷ đồng, tăng 68,8% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên các khoản chi phí gồm chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh, khiến lợi nhuận sau thuế trong kỳ giảm31,17%, đạt 14,31 tỷ đồng.
VTZ
Em dâu ông Nguyễn Thiện Tuấn đăng ký bán tiếp 185.000 cổ phiếu DIC Corp (DIG). (ĐTCK) Sau khi không bán hết lượng cổ phiếu đăng ký, em dâu Chủ tịch Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG - sàn HoSE) tiếp tục đăng ký bán thêm 185.000 cổ phiếu DIG.. Cụ thể, bà Hà Thị Thanh Châu, em dâu ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT tiếp tục đăng ký bán 185.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 274.151 cổ phiếu (0,045% vốn điều lệ) về 89.151 cổ phiếu (chiếm 0,01% vốn điều lệ), giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 24/2 đến 24/3.Trước đó, từ ngày 19/1 đến ngày 17/2, bà Hà Thị Thanh Châu đã bán ra 65.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký 250.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,06% về còn 0,045% vốn điều lệ. Lý do không bán hết lượng đăng ký do giá không đạt kỳ vọng.Như vậy, lượng cổ phiếu mà bà Hà Thị Thanh Châu đăng ký bán bằng lượng cổ phiếu trong đợt đăng ký bán vừa qua nhưng không bán hết.Năm 2022, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn và hai người con đã giảm sở hữu 4,47% vốn điều lệTrong Báo cáo quản trị năm 2022, ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT đã giảm sở hữu từ 10,09% về còn 7,68% vốn điều lệ, tương ứng giảm sở hữu 2,41% vốn điều lệ; ông Nguyễn Hùng Cường, Phó Chủ tịch HĐQT (con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn) đã giảm sở hữu từ 10,28% về còn 8,85% vốn điều lệ, tương ứng giảm sở hữu 1,43% vốn điều lệ; bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Chủ tịch HĐQT (con gái ông Nguyễn Thiện Tuấn) đã giảm sở hữu từ 3,61% về còn 2,98% vốn điều lệ, tương ứng bán ra 0,63% vốn điều lệ tại DIC Corp.Nếu thống kê ba cha con ông Nguyễn Thiện Tuấn đã giảm sở hữu khoảng 4,47% vốn điều lệ tại DIC Corp trong năm 2022.Ở một diễn biến khác, theo thống kê từ ngày 4/11/2022 đến 16/11/2022 dựa trên Công bố thông tin (không tính trường hợp mua vào của con gái Nguyễn Thị Thanh Huyền), gia đình Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn bị bán giải chấp tới 31.858.450 cổ phiếu DIG, tương ứng 5,22% vốn điều lệ. Trong đó, thời điểm bán giải chấp, cổ phiếu DIG giao dịch vùng từ 16.600 đồng về 10.800 đồng/cổ phiếu.Lỗ hoạt động cốt lõi 24,22 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022Trong quý IV/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 390,86 tỷ đồng, giảm 57,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2,72 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 43,3% về còn 28,1%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 72,3% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 286,2 tỷ đồng về 109,77 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm nhẹ 3,1%, tương ứng giảm 0,72 tỷ đồng về 22,23 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 11,6%, tương ứng tăng thêm 5,82 tỷ đồng lên 55,78 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 33%, tương ứng giảm 38,53 tỷ đồng về 78,21 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 99,7%, tương ứng giảm 783,14 tỷ đồng về 2,59 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, Công ty bất ngờ ghi nhận lỗ 24,22 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 229,27 tỷ đồng.Như vậy, lợi nhuận gộp không đủ trả chi phí lãi vay, bán hàng & quản lý doanh nghiệp, đồng thời hụt lợi nhuận khác là nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận lao dốc giảm 99,7% về 2,72 tỷ đồng.DIC Corp thuyết minh trong quý IV, lợi nhuận khác giảm chủ yếu do không còn chênh lệch do đánh giá tồn kho so với cùng kỳ 861,97 tỷ đồng.Trước đó, trong quý III/2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 423,57 tỷ đồng, giảm 21,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 0,97 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 42,27 tỷ đồng, tức giảm 43,24 tỷ đồng. Được biết, quý lỗ gần nhất của DIC Corp là quý I/2017 với giá trị lỗ 15,46 tỷ đồng.Luỹ kế trong năm 2022, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 1.908,73 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 144,39 tỷ đồng, giảm 84,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, DIC Corp đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 196,99 tỷ đồng, Công ty đã không hoàn thành kế hoạch và chỉ đạt 10,4% kế hoạch lợi nhuận năm, cách rất xa kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông giao cho Ban lãnh đạo.
DIG
TTC Sugar (SBT) đặt mục tiêu lãi trước thuế giảm 19% trong niên độ 2022 – 2023. (ĐTCK)  CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - TTC Sugar (HOSE: SBT) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2021-2022. Niên độ 2022-2023, Công ty đặt kế hoạch lãi trước thuế 850 tỷ đồng, giảm 19% so với niên độ trước; chia cổ tức tỷ lệ 4-6% và phát hành gần 126 triệu cổ phiếu riêng lẻ.. SBT sẽ tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2022 - 2023. Thời gian họp dự kiến diễn ra vào ngày 28/10, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 5/10.Niên độ 2022 - 2023, SBT đặt mục tiêu doanh thu là 17.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 850 tỷ đồng. Kế hoạch này giảm lần lượt 7% và 19% so với niên độ 2021 - 2022.Về phương án phân phối lợi nhuận, doanh nghiệp dự kiến trích lập quỹ đầu tư phát triển là 5%; trích lập quỹ công tác xã hội và quỹ khen thưởng phúc lợi là 7%; kinh phí hoạt động của HĐQT niên độ 2022 - 2023 để thực hiện nhiệm vụ do ĐHĐCĐ giao là 20 tỷ đồng.Doanh nghiệp dự kiến trình cổ đông phương án chia cổ tức niên độ 2022 - 2023 với tỷ lệ dự kiến 4 - 6% mệnh giá.Ngoài ra, SBT muốn chia cổ tức cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức cố định là 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên và các năm tiếp theo theo thỏa thuận giữa Công ty và DEG nhưng không vượt quá 12%/năm (đã bao gồm cổ tức đã trả trước đó).Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế vượt hơn so với kế hoạch, trích thưởng 5% của phần lợi nhuận trước thuế vượt so với kế hoạch cho HĐQT và Ban quản lý công ty.Trong khi đó, kết thúc niên độ 2021 - 2022 (năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2022), SBT ghi nhận doanh thu thuần là 18.319 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 873 tỷ đồng, tăng lần lượt là 23% và 34% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đã vượt 8% kế hoạch doanh thu, vượt 39% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.Với kết quả kinh doanh trên, SBT dự kiến chia cổ tức niên độ 2020 – 2021 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 7% tức số cổ phiếu dự kiến phát hành là hơn 44 triệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ chia cổ tức niên độ 2021 – 2022 và niên độ 2019 – 2020 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp) với số tiền hơn 629 tỷ đồng.Cũng tại ĐHCĐ lần này, SBT dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), tương đương 5% cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp, thấp hơn 31% so với giá cổ phiếu SBT chốt phiên 10/10 (14.500 đồng/cp). Trong đó, 40% số lượng cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc phát hành. 30% số lượng cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 24 tháng kể từ ngày kết thúc phát hành. 30% số lượng cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 36 tháng kể từ ngày kết thúc phát hành.Thời gian phát hành trước ngày 30/6/2023. SBT dự kiến sẽ dùng số tiền thu được bổ sung vào nguồn vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Doanh nghiệp cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án chào bán gần 126 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (dưới 100 nhà đầu tư), chiếm 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT xác định.Mục đích phát hành để tăng quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh. Thời gian hoàn tất phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày UBCKNN có thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần. Thời gian chào bán dự kiến trước ngày 30/6/2023.Ngoài ra, SBT trình ĐHĐCĐ thông qua việc sáp nhập công ty con theo phương án tái cấu trúc vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.Công ty bị sáp nhập là Công ty TNHH MTV Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa, là pháp nhân mới được thành lập sau khi hoàn thành thủ tục tách doanh nghiệp đối với Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai theo phương án tái cấu trúc. Vốn điều lệ của công ty là hơn 1.116 tỷ đồng (SBT sở hữu 100% vốn).Đối với tài sản, Công ty TNHH MTV Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa sở hữu các tài sản bao gồm hơn 4,3 triệu cổ phiếu do CTCP Đường Biên Hòa - Phan Rang phát hành, trị giá gần 85,7 tỷ đồng; 100% vốn góp tại Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa trị giá hơn 1.030 tỷ đồng (tài sản bị sáp nhập).Toàn bộ tài sản bị sáp nhập sẽ được chuyển đổi thành tài sản của SBT khi Công ty TNHH MTV Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa sáp nhập vào SBT theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Thời gian thực hiện dự kiến trước ngày 30/06/2023.Đồn thời, tại buổi họp ĐHĐCĐ sắp tới, SBT dự kiến thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của bà Huang Lovia và ông Nguyễn Văn Đệ. Doanh nghiệp cũng dự kiến bầu một thành viên độc lập HĐQT và một thành viên HĐQT. Nhiệm kỳ thành viên HĐQT được bầu bổ sung là 5 năm kể từ ngày được bầu.
SBT
ĐHCĐ Eximbank (EIB): Mục tiêu lợi nhuận lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, chia cổ tức 18%. (ĐTCK) Sáng ngày 14/4, Ngân hàng Eximbank (mã EIB) tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2023 thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay, với mục tiêu lãi trước 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 34%.. Quý I/2023 đạt 900 tỷ đồng, tự tin kế hoạch lợi nhuận cả nămEximbank đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ đạt tổng tài sản 210.000 tỷ đồng, mở rộng 13,5% so với đầu năm. Huy động vốn (tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá) đạt 165.000 tỷ đồng, tăng 11%. Dư nợ tín dụng (cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 146.600 tỷ đồng, tăng 12%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1.6%.Lợi nhuận trước thuế mục tiêu trong năm 2023 đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2022.Trả lời cổ đông tại đại hội sáng nay, Tổng giám đốc Eximbank ông Trần Tấn Lộc cho biết, lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt trên 900 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.Theo Tổng giám đốc Eximbank, Ngân hàng có cơ sở đặt kế hoạch lợi nhuận đưa ra cho năm 2032 tăng gần 35% so với năm trước. "Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.000 tỷ đồng được đưa ra đã tính toán kỹ, cũng đã dự đoán tình hình kinh tế khó khăn, và đã có phương án thực hiện tối thiểu lợi nhuận trên", ông Lộc nói.Trong khi đó, bà Lương Thị Cẩm Tú, Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng cho hay, trong nhiệm kỳ VII, Eximbank đã tái cấu trúc mạnh mẽ, năm 2023 sẽ đi sâu vào xử lý nhân sự, quy trình, nâng cao hình ảnh và vị thế của Eximbank, tái cơ cấu toàn bộ các mảng và Ngân hàng tự tin hoàn thành kế hoạch trong năm 2023 và quý 1 đi đúng lộ trình.Một cổ đông của Eximbank cũng cho rằng, Eximbank đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2.500 tỷ đồng khi ngân hàng đạt khoảng 3.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và kỳ vọng vào kết quả đạt được trong năm nay.Kết thúc năm 2022, Eximbank đã vượt nhiều chỉ tiêu đề ra với tổng tài sản đạt 185.056 tỷ đồng, tăng hơn 11,6% so với thực hiện của năm 2021 và vượt 3% chỉ tiêu kinh doanh. Huy động vốn đạt 148.615 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm.Lợi nhuận trước thuế công ty đạt 3.709 tỷ đồng, vượt 48% chỉ tiêu đề ra và tăng 207,7% so với thực hiện năm 2021. Với kết quả này, lợi nhuận của Eximbank năm 2022 gấp ba lần so với đạt được của năm 2021.Chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18%Với lợi nhuận trước thuế hợp nhất Eximbank năm 2022 là 3.709 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của năm 2022 là 2.304 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 thì vốn điều lệ của Eximbank là 14.814 tỷ đồng. Do vậy, Eximbank cần tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.Eximbank dự kiến phát hành gần 265,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 18% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận tối đa 18 cổ phiếu mới). Vốn điều lệ dự kiến sau khi phát hành sẽ tăng từ 14.814 tỷ đồng lên 17.470 tỷ đồng.Lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi chia cổ tức hơn 125 tỷ đồng, được giữ lại để củng cố và nâng cao năng lực tài chính Ngân hàng. Thời gian thực hiện trong năm 2023, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.Đồng thời, Eximbank cho biết, sẽ bán toàn bộ 6,09 triệu cổ phiếu quỹ. Hiện số lượng cổ phiếu quỹ của Eximbank là 6,09 triệu cổ phiếu, các cổ phiếu này đã được mua từ năm 2014 và được nắm giữ đến thời điểm hiện tại. Căn cứ theo quy định này, đối với số cổ phiếu quỹ đã mua trước đây, Eximbank được quyền quyết định chọn một trong hai phương án xử lý là bán cổ phiếu quỹ hoặc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng.HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua phương án xử lý bán toàn bộ cổ phiếu quỹ mà Eximbank đang sở hữu. Đồng thời, giao và ủy quyền cho HĐQT thực hiện các thủ tục theo quy định Nhà nước.Cũng tại đại hội cổ đông kỳ này, HĐQT Eximbank đã trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT và bầu bổ 1 thành viên Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ VI (2020-2025). Trên cơ sở đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng vào ngày 05/04/2023, HĐQT trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT.
EIB
Điện Gia Lai (GEG): Tập đoàn sản xuất điện từ Nhật Bản đã mua lại 35,09% cổ phần . (ĐTCK) Nguồn tin Bloomberg, Tập đoàn TTC đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo đến năm 2025 với khoản đầu tư lớn vào năng lượng gió và hợp tác cùng JERA - nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản.. Theo Ông Đặng Văn Thành, chủ tịch Tập đoàn TTC, JERA đã mua lại 35,09% cổ phần Công ty cổ phần Điện Gia Lai (mã GEG - sàn HOSE) và trở thành bên cổ đông nước ngoài lớn nhất của Công ty. Ông Thành cho biết, JERA đã mua cổ phần từ International Finance Corp. và Armstrong Asset Management có trụ sở tại Singapore với số tiền không được tiết lộ.JERA sẽ giúp cung cấp công nghệ và chuyên môn khi Tập đoàn TTC và Điện Gia Lai tìm cách chi 1 tỷ USD để nâng công suất năng lượng tái tạo lên hơn 2.000 MW. Năng lượng gió dự kiến ​​sẽ chiếm khoảng 2/3 trong tổng số đó vào năm 2025, tăng từ 25% hiện nay.Ông Thành cho biết, Tập đoàn TTC đang mở rộng danh mục các dự án gió và nhằm mục đích phát triển các nhà máy điện chạy bằng trấu, chất thải ngô, chất thải rắn để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của Việt Nam. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đang quan tâm đến việc thảo luận với JERA về tiềm năng của nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng, một ngành công nghiệp mà JERA đóng vai trò chủ chốt.Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo diễn ra khi Việt Nam tìm cách đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam đã xem xét kế hoạch kêu gọi không phát triển mới các nhà máy nhiệt điện than sau năm 2030, với mục tiêu chuyển đổi chúng sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Ngoài ra, Việt Nam đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất điện lên khoảng 150 gigawatt vào năm 2030, với năng lượng gió, mặt trời và các loại năng lượng xanh khác chiếm gần 1/3 so với 14% hiện nay. Chính phủ cho biết vào tháng 4, dự thảo kế hoạch điện hiện tại sẽ cắt giảm điện than xuống dưới 10% tổng công suất vào năm 2045 và tăng tỷ trọng điện gió và điện mặt trời lên 51%.Tập đoàn TTC cho biết, họ và các cổ đông của Điện Gia Lai sẽ tài trợ 30% cho khoản đầu tư 1 tỷ USD theo kế hoạch, và sẽ sử dụng nhiều công cụ tài chính khác nhau, bao gồm tài trợ từ các nhà thầu cho 70% còn lại.Bên cạnh đó, ông Thành cho biết, CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT) chiếm 1/5 công suất điện hiện tại của tập đoàn đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy điện sinh khối từ 50 đến 100 MW tại vựa lúa của quốc gia ở Đồng bằng sông Cửu Long.
GEG
Cổ phiếu AMD chỉ được giao dịch phiên chiều từ ngày 24/10. (ĐTCK) Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã quyết định chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (mã AMD) từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch.. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24/10. Lý do là AMD đã nộp chậm BCTC soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo quy định của Hội đồng Thành viên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Theo đó, cổ phiếu AMD chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Trước đó, vào ngày 6/10, AMD bị HOSE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do Công ty chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2022 quá 30 ngày so với thời hạn quy định. Tại thời điểm đó, Công ty đưa ra văn bản giải trình rằng: Thời gian qua, AMD đã liên hệ và thuyết phục nhiều đơn vị kiểm toán đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện BCTC soát xét bán niên nhưng các đơn vị kiểm toán đều từ chối hợp tác vì lý do khách quan liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.Công ty cam kết nỗ lực hết sức để tìm đơn vị kiểm toán trong thời gian nhanh nhất và nhanh chóng công bố thông tin về BCTC sau khi hoàn thành.
AMD
Long Hậu (LHG) nói gì việc chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022. (ĐTCK) Công ty Cổ phần Long Hậu (mã LHG - sàn HoSE) giải trình chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022.. Long Hậu cho biết, do thay đổi đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022 nên không kịp phát hành báo cáo soát xét bán niên năm 2022 theo đúng thời gian quy định. Công ty sẽ thực hiện các thủ tục trình phê duyệt thay đổi đơn vị kiểm toán theo quy định và công bố Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 vào tháng 12/2022.Được biết, Long Hậu đã ký hợp đồng ngày 15/7/2022 với Công ty PwC Việt Nam về việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2022.Trước đó, ngày 31/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã có văn bản nhắc nhở Long Hậu chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2022.Ngày 8/9, HoSE thông báo đưa cổ phiếu LHG vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).Lý do được HoSE đưa ra là CTCP Long Hậu chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.Tới ngày 16/09, HoSE quyết định đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Long Hậu vào diện cảnh báo từ ngày 22/09/2022.Nguyên nhân là do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Xét về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo chưa soát xét, trong quý II/2022, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 233,36 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 40,85 tỷ đồng, giảm 81,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 54,1% về chỉ còn 24,8%.Được biết, cổ phiếu Long Hậu niêm yết trên sàn từ năm 2010 và kể từ năm 2010 tới nay, chưa năm nào biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức thấp 24,8% như quý II/2022. Trong đó, biên lợi nhuận gộp thấp nhất năm 2019 khi đạt mức 35,64%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 80,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 242,78 tỷ đồng về 57,93 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 35,5%, tương ứng tăng thêm 2,54 tỷ đồng lên 9,7 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 11,8%, tương ứng giảm 0,47 tỷ đồng về 3,53 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 59,7%, tương ứng giảm 20,21 tỷ đồng về 13,65 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Công ty cho biết thêm doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu giảm 65,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 321,4 tỷ đồng về 172,5 tỷ đồng.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 347,7 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89,52 tỷ đồng, giảm 64,4% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Long Hậu đặt kế hoạch tổng doanh thu 781 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110,9 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 80,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
LHG
Hoàng Quân (HQC) gia hạn tiến độ thực hiện nhà ở xã hội ở Khu đô thị mới Trà Vinh đến 2024. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tư vấn- Thương mại- Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán HQC) cho biết, ngày 30/5/2023, UBND tỉnh Trà Vinh đã có công văn về việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án khu nhà ở xã hội thuộc khu tái định cư, dân cư và dịch vụ thương mại phường 4, thành phố Trà Vinh (Khu đô thị mới Trà Vinh).. Năm 2023 HQC có động lực tăng trưởng từ phát triển nhà ở xã hội.Theo đó, dự án Khu đô thị mới Trà Vinh do Hoàng Quân làm chủ đầu tư được gia hạn tiến độ thực hiện dự án đến tháng 6/2024. Trước đó, ngày 19/5/2023, UBND tỉnh Trà Vinh đã có công văn gửi đến Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước về việc công bố danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Theo đó, dự án Khu đô thị mới Trà Vinh là một trong hai dự án nhà ở xã hội đang triển khai và có nhu cầu vay vốn được UBND tỉnh Trà Vinh đề xuất để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng. Dự án khu đô thị mới Trà Vinh là dự án nhà ở xã hội có nhu cầu vay 220 tỷ đồng để triển khai hoàn thành dự án.Khu đô thị mới Trà Vinh là dự án nhà ở xã hội nhà phố liên kế đầu tiên tại thành phố Trà Vinh, toạ lạc trên đường Chu Văn An, phường 4, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Dự án có quy mô 176.908,9m2, bao gồm 1251 nhà phố liên kế liền thổ, sở hữu vĩnh viễn trong đó có 1084 căn nhà ở xã hội 1 trệt 1 lầu và 167 căn nhà ở thương mại 1 trệt 1 lầu. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 975 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 với 343 căn nhà ở xã hội vào ngày 28/2/2022 và đang triển khai các công trình tiện ích nội khu như trường mẫu giáo Hoàng Lam, Trung tâm thương mại chợ mới Trà Vinh.Năm 2023, HQC đặt mục tiêu doanh thu 1.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 140 tỷ đồng, cao gấp 5 lần về doanh thu và hơn 7,4 lần về lợi nhuận so với mức thực hiện trong năm trước.HQC cho biết: “Năm 2023 sẽ hạn chế với nhiều doanh nghiệp đầu cơ bất động sản nhưng sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp biết cách khai thác”.
HQC
Công ty con Nam Việt (ANV) muốn vay 35,69 tỷ đồng từ Tổng giám đốc Doãn Tới. (ĐTCK) CTCP Nam Việt (ANV - sàn HOSE) thông qua kế hoạch vay vốn của người liên quan Công ty.. Cụ thể, Công ty vừa chấp thuận hợp đồng vay vốn giữa Công ty TNHH MTV NTTS Nam Việt Bình Phú và ông Doãn Tới (Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nam Việt) với số tiền là 35,69 tỷ đồng, thời gian 12 tháng và lãi suất là 7%/năm.Được biết, tính tới 31/12/2022, Nam Việt đang sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH MTV NTTS Nam Việt Bình Phú, đơn vị có địa chỉ tại 19D Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang và hoạt động là nuôi trồng thuỷ sản nội địa.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 1.144,28 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 106,53 tỷ đồng, tăng 95,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 19,3% lên 20,6%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 15,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 31,31 tỷ đồng lên 235,16 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 149,3%, tương ứng tăng thêm 21,57 tỷ đồng lên 36,02 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 79,8%, tương ứng tăng thêm 30,82 tỷ đồng lên 69,45 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 20%, tương ứng giảm 22,11 tỷ đồng về 88,53 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong năm 2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 4.896,65 tỷ đồng, tăng 40,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 673,75 tỷ đồng, tăng 423,3% so với cùng kỳ năm trước.Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý IV là 95,9%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng cả năm là 423,3%. Như vậy, có dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng của Nam Việt chậm lại so với giai đoạn đầu năm 2022.Trong năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế ghi nhận 773,72 tỷ đồng, Công ty không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 77,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
ANV
Xây dựng điện Việt Nam (VNE) mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2023 gấp 2,4 lần. (ĐTCK) Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO, mã chứng khoán VNE - sàn HOSE) chuẩn bị tổ chức ĐHCĐ thường niên vào ngày 29/6 tới đây tại Đà Nẵng.. Trong tài liệu đại hội mới công bố, Công ty cho biết các khó khăn trong năm 2022 còn tiếp tục diễn ra trong năm 2023, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty vẫn đặt mục tiêu lãi lớn.Cụ thể, năm 2023 Công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.917 tỷ đồng, tăng 52% so với kết quả đạt được của năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 15,46 tỷ đồng, tăng 140% so với năm ngoái, tương ứng gấp 2,4 lần.Kế hoạch kinh doanh của VNE năm 2023Để hoàn thành được kế hoạch đề ra, Công ty cho biết phải tích cực tham gia công tác thị trường, tìm kiếm việc làm trên cơ sở xây dựng chiến lược giá hợp lý cạnh tranh, gia tăng thị phần năm sau cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 15%/năm. VNECO sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 về tái cấu trúc hệ thống.Đối với hoạt động đầu tư bất động sản, Công ty tập trung nguồn vốn để hoàn thiện hạ tầng còn lại dự án Mỹ Thượng phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn bộ quỹ đất còn lại của dự án; tiếp tục đầu tư xây dựng nhà liền kề và khai thác 80 lô đất còn lại của dự án khu đô thị mới Mỹ Thượng – Thành phố Huế. Với dự án VNECO.DC tại 64,66 Hoàng Văn Thái, Đà Nẵng, Công ty sẽ hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ chung cư nhằm khai thác khu đất 64, 66 Hoàng Văn Thái.Công ty cũng cho biết, với các căn nhà tại Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) sẽ lập phương án kinh doanh khai thác, đồng thời sẽ xem xét để chuyển nhượng đối với một số quyền sử dụng đất và nhà nhằm khai thác nâng cao hiệu quả đầu tư.Kết thúc quý I/2023, VNECO ghi nhận doanh thu đạt 181 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,92 tỷ đồng, giảm 40% về doanh thu nhưng lại tăng 35% về lợi nhuận so với kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái.Trong 3 tháng đầu năm, dòng tiền đầu tư sản xuất kinh doanh của VNECO là 35,5 tỷ đồng, tiền và tương đương tiền đạt 76,5 tỷ đồng nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 45,6 tỷ đồng.
VNE
Ngân hàng Phương Đông (OCB): Vợ thành viên HĐQT đăng ký bán 500.000 cổ phiếu. (ĐTCK) Nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, bà Nguyễn Việt Triều, vợ ông Ngô Hà Bắc, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) đăng ký bán 500.000 cổ phiếu OCB.. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn, dự kiến từ ngày 9/6 đến ngày 8/7/2023. Nếu giao dịch thành công, bà Việt Triều sẽ giảm sở hữu tại OCB từ 4,49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,328% xuống còn gần 3,99 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,291%.Trên thị trường, OCB là một trong những mã tăng tốt của dòng bank trong phiên 6/6 khi đóng cửa tăng hơn 3% lên mức giá cao nhất ngày là 18.650 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh đạt gần 1,94 triệu đơn vị.Nếu tạm tính với mức thị giá này, bà Việt Triều sẽ thu về khoảng 9,3 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu OCB.Mới đây, ngày 5/6, Ngân hàng Phương Đông đã có thông báo về việc NHNN chấp thuận cho OCB tăng vốn điều lệ. Theo đó, OCB sẽ được tăng vốn điều lệ tối đa thêm 6.849,4 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu.Theo kế hoạch đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên năm 2023, Ngân hàng Phương Đông dự kiến phát hành lượng cổ phiếu trên cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 50%, để tăng vốn điều lệ điều lệ lên 20.548 tỷ đồng.Với số tiền thu được từ tăng vốn, Ngân hàng sẽ dùng 6.176 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay; 672 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất. Sau khi tăng vốn điều lệ, Aozora Bank, Ltd. vẫn là cổ đông lớn nắm giữ 15% vốn Ngân hàng.Bên cạnh đó, OCB cũng thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
OCB
Hội đồng quản trị AgriS (SBT) đồng loạt đăng ký mua vào số lượng lớn cổ phiếu . (ĐTCK) Hội đồng quản trị SBT đồng loạt đăng ký mua vào số lượng lớn cổ phiếu trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.. Cụ thể, ngày 24/11/2022, bà Đặng Huỳnh Ức My – Phó chủ tịch HĐQT CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (AgriS, mã SBT - sàn HOSE) đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu SBT. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ 29/11/2022 đến 28/12/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, bà My đang nắm giữ 100.137.492 cổ phiếu SBT, tương đương 15,39% vốn cổ phần. Nếu thực hiện mua thành công toàn bộ 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký, bà My sẽ tăng sở hữu tại SBT lên 105.137.492 cổ phiếu, tương ứng 16,15%.Tại đại hội cổ đông thường niên 2021-2022 của AgriS diễn ra vào cuối tháng 10/2022, bà My cũng đã từng khẳng định: "Bản thân tôi sẽ cân nhắc tham gia thêm nữa vào cổ phiếu SBT thời gian tới" khi đề cập đến tình hình diễn biến giá cổ phiếu của SBT. Trước đó, ngày 23/11/2022, bà Huỳnh Bích Ngọc – Chủ tịch HĐQT AgriS đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu SBT. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh từ 28/11/2022 đến 27/12/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, bà Ngọc đang nắm giữ 69.724.473 cổ phiếu SBT, tương đương 10,71% vốn cổ phần. Nếu thực hiện mua thành công toàn bộ 2 triệu cổ phiếu đã đăng ký, bà Ngọc sẽ tăng sở hữu tại AgriS lên 71.724.473 cổ phiếu, tương ứng 11,02%.Bên cạnh Chủ tịch và Phó chủ tịch thường trực SBT, ông Hoàng Mạnh Tiến - Thành viên độc lập HĐQT AgriS cũng đồng thời đăng ký mua vào 800.000 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh cũng từ 28/11/2022 đến 27/12/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, ông Tiến đang nắm giữ 1.575.000 cổ phiếu, tương ứng 0,24%. Nếu thực hiện mua thành công 800.000 cổ phiếu đã đăng ký, ông Tiến sẽ tăng sở hữu tại SBT lên 2.375.000 cổ phiếu, tương ứng 0,36%.AgriS cũng vừa công bố Báo cáo tài chính quý 1(từ ngày 1/7-30/9/2022) với kết quả tích cực khi ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.309 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ, hoàn thành 31% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 262 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ của các Kênh bán hàng khác cũng ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Đặc biệt, kênh xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc khi sản lượng bán hàng tăng 80%, kênh Công nghiệp B2B tăng 44% so với cùng kỳ. Đây là một dấu hiệu khởi sắc cho thấy nhu cầu tiêu thụ đường được cải thiện đáng kể trong giai đoạn phục hồi kinh tế.AgriS đặt mục tiêu doanh thu đạt 17.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 850 tỷ đồng, cổ tức từ 4 - 6% trong niên độ tài chính 2022 - 2023.Đồng thời, AgriS đã trình cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng quy mô nguồn vốn hoạt động. Số lượng dự kiến chào bán là gần 126 triệu cổ phiếu, tương đương 20% số cổ phiếu đang lưu hành.Thời gian thực hiện trước ngày 30/6/2023, giá sẽ được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị xác định và công bố sau. Đối tượng phát hành là nhà đầu tư chuyên nghiệp, đủ năng lực đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán, có chiến lược phù hợp với Công ty.
SBT
Sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, VKC Holdings (VKC) ghi nhận thiếu tồn kho 102 tỷ đồng và trích lập 84 tỷ đồng phải thu. (ĐTCK) Công ty cổ phần VKC Holdings (tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, mã VKC – sàn HNX) giải trình nguyên nhân mất khả năng thanh toán 200 tỷ đồng trái phiếu cho trái chủ.. Cụ thể, ngày 9/9, VKC Holdings đến hạn thanh toán lãi của lô trái phiếu VKCH2123001 cho trái chủ, Công ty đã cố gắng thu xếp tài chính để thanh toán cho trái chủ nhưng đến ngày 29/9/2022 vẫn chưa thu xếp được tài chính và ra thông báo tạm hoãn thanh toán lãi cho trái chủ vì các nguyên nhân:Ngay sau khi ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, các ngân hàng mà VKC Holdings đang có quan hệ tín dụng đánh giá rủi ro của lô trái phiếu VKCH2123001 là rất cao nên các ngân hàng này đã ngưng cung cấp tín dụng cho Công ty. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, quý II/2022, Công ty ghi nhận doanh thu 46,8 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ.Bước sang quý III, ước tính doanh thu khoảng 17,2 tỷ đồng, giảm tới 92% so với cùng kỳ và giảm 63% so với quý II/2022.Về Báo cáo soát xét bán niên năm 2022, VKC Holdings ghi nhận lỗ hơn 191 tỷ đồng chủ yếu do gánh nặng chi phí lãi vay. Đến thời điểm 30/6/2022, VKC Holdings đang nợ các tổ chức tín dụng và trái chủ là 378 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 19 tỷ đồng/6 tháng đầu năm.Thêm nữa, sau khi Ban điều hành mới vào tiếp quản VKC Holdings, VKC Holdings đã rà soát lại tình hình tài chính và nhận thấy nhiều bất thường như giá trị hàng tồn kho thiếu chưa rõ nguyên nhân và đã ghi nhận trên Báo cáo tài chính là 102 tỷ đồng; các khoản phải thu khách hàng lên đến 163 tỷ đồng (trong đó không có khả năng thu hồi là 84 tỷ đồng), và công ty đã trích lập dự phòng là 65 tỷ đồng.Hiện tại, Ban lãnh đạo VKC Holdings vẫn đang tiếp tục rà soát và đánh giá lại các khoản phải thu nêu trên và nhiều khả năng số tiền không có khả năng thu hồi sẽ cao hơn số tiền 84 tỷ đồng.Trong khi đó việc phát hành lô trái phiếu 200 tỷ đồng với mục đích sử dụng vốn ban đầu là mua lại 85 tỷ đồng vốn góp của Louis Land (mã BII) tại Công ty TNHH Tocco nhưng thực tế số tiền sử dụng để mua và tăng vốn Tocco gần 165 tỷ đồng. Số tiền đầu tư vào Tocco không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế nào cho VKC Holdings.Chính vì các lý do nêu trên, VKC Holdings cho biết đã mất khả năng thanh toán lãi cho các chủ nợ.Về lô trái phiếu, ngày 9/12/2021, VKC Holdings đã phát hành 2.000 trái phiếu với giá 100 triệu đồng, huy động tổng cộng 200 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng, có tài sản đảm bảo là nhà máy đá Bình Thuận và quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc GCN số BR 626016 tọa lạc tại An Giang. Mức lãi suất không được tiết lộ nhưng sẽ cố định trong suốt kỳ hạn.Theo kế hoạch trước đó, ngày 9/9 sẽ là ngày doanh nghiệp này phải thanh toán lãi cho các trái chủ của mình. Tuy nhiên, tới thời gian thanh toán lãi, Công ty bất ngờ thông báo hoãn kế hoạch trả lãi và không đưa ra lịch trình cụ thể để trái chủ được biết.VKC Holdings tiền thân là CTCP Cáp Nhựa Vĩnh Khánh, được thành lập từ năm 1993, có vốn điều lệ hiện này là 200 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất dây dẫn điện, cáp viễn thông, thiết bị điện thoại… Nhóm Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân từng là cổ đông lớn của VKC Holdings nhưng đã thoái sạch vốn vào tháng 12 năm ngoái.Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ Báo cáo bán niên năm 2022Kiểm toán cho biết không thu thập được thư xác nhận bằng hình thức phúc đáp trực tiếp đối với nợ phải thu khách hàng. Do đó, kiểm toán không xác định được tính đúng đắn số dư của khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán thời điểm 30/6/2022 là 83,99 tỷ đồng.Ngoài ra, vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn, mô tả dòng tiền chi ra từ đợt phát hành trái phiếu đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCD bất thường ngày 8/12/2021 nhưng không đúng theo Bản công bố ngày 3/12/2021 (mua lại toàn bộ phần vốn góp thuộc sở hữu của CTCP Louis Land tại Công ty TNHH Toccoo Việt Nam, tương ứng 85% vốn với số tiền 80,8 tỷ đồng.Các khoản chi không đúng mục đích theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 8/12/2021 và không đúng mục đích theo Bản công bố thông tin ngày 3/12/2021 với số tiền là 34,9 tỷ đồng.Đồng thời khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, mô tả CTCP Xuất nhập khẩu An Giang sử dụng tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất thuộc vị trí tại Thị Trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để đảm bảo cho khoản phát hành trái phiếu, tài sản này chưa được thực hiện ký 3 bên giữa Công ty với CTCP Xuất nhập khẩu An Giang và tổ chức với tư cách là bên nhận tài sản đảm bảo.Cuối cùng, kiểm toán cũng cho biết trong kỳ, Công ty thay đổi Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, do vậy kiểm toán thiếu thông tin để xác định các bên liên quan. Do đó, Kiểm toán không thể xem xét liệu các giao dịch và số dư với bên liên quan mà Công ty đã thuyết minh đủ hay chưa.Sau kiểm toán, VKC Holdings ghi nhận lỗ tăng thêm 166,49 tỷ đồng xuống mức âm 191,14 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhận tăng lỗ chủ yếu do chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng 4,95 lần so với báo cáo tự lập, tương ứng tăng thêm 68,66 tỷ đồng lên 82,52 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm thêm 95,3 tỷ đồng xuống lỗ 93,26 tỷ đồng (cùng kỳ là lãi 2,04 tỷ đồng)…Công ty thuyết minh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi và phải thu khách hàng quá hạn. Trong khi đó, chi phí khác tăng do xử lý hàng tồn kho thiếu không xác định được nguyên nhân.
VKC
Bán cổ phiếu quỹ không báo cáo, Savico (SVC) bị xử phạt. (ĐTCK) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico, mã SVC – sàn HoSE).. Ngày 01/12/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 989/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn.Trong đó, phạt tiền 85 triệu đồng theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 16 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.Lys do là vì đã có hành vi vi phạm hành chính bán cổ phiếu quỹ mà không báo cáo UBCKNN. Cụ thể, ngày 10/12/2021, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn đã công bố thông tin về việc bán 20.066 cổ phiếu quỹ theo công văn số 254/CV-SVC ngày 10/12/2021 (kèm theo Thông báo số 253/TBSVC ngày 10/12/2021 và Nghị quyết HĐQT số 48/NQ-HĐQT-SVC ngày 10/12/2021). Ngày 21/01/2022, Công ty đã công bố thông tin về thay đổi số cổ phiếu đang lưu hành (sau khi bán 9.566 cổ phiếu quỹ) theo Công bố thông tin số 19/CV-SVC ngày 21/01/2022. Tuy nhiên, UBCKNN không nhận được tài liệu báo cáo giao dịch bán số cổ phiếu quỹ nêu trên của Công ty.Phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP vì đã có hành vi vi phạm hành chính không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập.Tổng hình phạt là 210 triệu đồng.Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập vào ngày 01/09/1982 với tên gọi là Công ty Dịch vụ Quận 1. Năm 1986, Công ty đổi tên từ Công ty Dịch vụ Quận 1 thành Công ty Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn với tên giao dịch là Savico. Ngày 21/12/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại HNX với mã chứng khoán là SVC. Ngày 0/06/2009, Cổ phiếu của Công ty chuyển sang giao dịch tại HOSE.Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực Tổ chức mạng lưới kinh doanh, phân phối, sửa chữa ôtô, xe gắn máy và linh kiện phụ tùng các loại; Đầu tư, hợp tác, phát triển các dự án bất động sản, trung tâm thương mại…Ở một diễn biến khác, tại Đại hội cổ đông đầu năm 2022 của Tasco (mã HUT) cho biết sẽ phát hành thêm cổ phần để hoán đổi toàn bộ cổ phần SVC Holdings có tổng giá trị theo mệnh giá là 5.438,8 tỷ đồng. Tỷ lệ hoán đổi 1:1, cho 21 cổ đông hiện tại của SVC Holdings. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 1 năm.Sau thương vụ M&A trên, Tasco sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ của SVC Holdings, doanh nghiệp này đang là cổ đông lớn nhất, chiếm 53,68% cổ phần của Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn. Ngoài mảng phân phối 10 hãng ô tô phổ thông của Savico, SVC Holdings còn sở hữu các công ty phân phối ô tô Volvo. Đây cũng là chủ sở hữu Savico Hà Nội - chủ đầu tư của dự án Trung tâm Savico Megamall 4,6 hecta tại số 7-9 Nguyễn Văn Linh.
SVC
Vicostone đạt Thương hiệu Quốc gia ba lần liên tiếp. (ĐTCK) Bộ Công thương vinh danh sản phẩm Đá VICOSTONE® tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022.. Đây là lần thứ 03 liên tiếp VICOSTONE® - thương hiệu do Tập đoàn Phenikaa sở hữu được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế hàng đầu vững chắc trong lĩnh vực vật liệu sinh thái, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu; giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu.Xuất sắc vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp đăng kí hồ sơ, Phenikaa là một trong số 172 doanh nghiệp cùng 325 sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn và vượt qua vòng đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của chương trình. Các thương hiệu được tôn vinh lần này đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt và phát triển thương hiệu quốc gia ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.Việc được công nhận Thương hiệu quốc gia 2022 là một dấu ấn đặc biệt với VICOSTONE®, nhân kỉ niệm 20 năm hành trình đưa thương hiệu VICOSTONE® phủ rộng khắp 5 châu. Hành trình này ghi nhận nỗ lực, bản lĩnh của những con người mang tinh thần và trí tuệ Việt, với khát vọng đưa doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới, vì mục tiêu phát triển bền vững.Trải qua hai thập kỉ xây dựng và phát triển, VICOSTONE® tự hào là một thương hiệu Việt có mặt tại hơn 50 quốc gia, duy trì vị trí Top 3 nhà sản xuất đá thạch anh hàng đầu thế giới và số 1 tại Việt Nam. Một trong những chìa khóa giúp Phenikaa giữ vững vị thế đó là chiến lược đổi mới sáng tạo, cùng chiến lược thương hiệu khác biệt, truyền cảm hứng, định hình xu hướng thị trường đá nhân tạo thế giới. Với nền tảng vững chắc về công nghệ, trí tuệ và R&D, cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đá thạch anh, VICOSTONE® cũng là một trong số ít công ty trên thế giới và là công ty duy nhất tại Việt Nam sản xuất đủ 5 kiểu thiết kế chính của vật liệu bề mặt gồm: đá tự nhiên, gỗ, xi măng, kim loại và terrazzo được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của thiên nhiên.Với chiến lược phát triển bền vững và chủ động toàn diện, Tập đoàn Phenikaa là một trong số những doanh nghiệp duy trì ổn định hoạt động sản xuất nhờ khả năng tự cung ứng nguồn nguyên vật liệu chính (Cristobalite, Quartz và Nhựa Polyeser không no) trong sản xuất đá thạch anh, qua đó hạn chế tối đa rủi ro phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu, rủi ro về biến động tỉ giá, tối ưu hóa chi phí sản xuất trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bất ổn địa chính trị… ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.20 năm vươn tầm thương hiệu đá thạch anh cao cấp Top 3 toàn cầu, VICOSTONE® là lựa chọn hàng đầu của giới chuyên gia và người dùng.Chiến lược nội địa hóa và làm chủ nguồn NVL góp phần rất lớn giúp Phenikaa gia tăng lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.Là một Tập đoàn kinh tế đa ngành với gần 30 đơn vị thành viên hoạt động trong và ngoài nước, ngoài sản phẩm đá VICOSTONE®, Phenikaa tiếp tục củng cố nội lực, mở rộng và đầu tư nguồn lực toàn diện cho các khía cạnh trong Hệ sinh thái “Ba Nhà” bền vững của Tập đoàn, bao gồm “Nhà” Sản xuất kinh doanh, “Nhà” Khoa học và “Nhà” Giáo dục, cụ thể, trong lĩnh vực công nghiệp: Phenikaa Lighting, Nhựa Polyester không no, Cristobalite; lĩnh vực công nghệ: công nghệ tự hành, công nghệ bản đồ, công nghệ ánh sáng; lĩnh vực giáo dục & đào tạo: Trường Đại học Phenikaa, Trường PTLC Phenikaa; lĩnh vực nghiên cứu khoa học: 05 Viện và Trung tâm nghiên cứu với hơn 20 nhóm nghiên cứu mạnh và tiềm năng; lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: 02 Bệnh viện hiện đại theo mô hình “bệnh viện không tường, 01 Dự án nhà máy dược Phenikaa… Tất cả sản phẩm, dịch vụ của Phenikaa đều hướng đến phục vụ con người và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự đoán đối mặt với nhiều rủi ro biến động bởi tác động của các yếu tố vĩ mô, sự ghi nhận và tôn vinh sản phẩm VICOSTONE® là Thương hiệu quốc gia, sẽ tiếp tục là động lực để Tập đoàn phát triển PHENIKAA, VICOSTONE® và các thương hiệu khác của Tập đoàn trở thành những thương hiệu tiên phong, uy tín tại Việt Nam và quốc tế về vật liệu tiên tiến, vật liệu sinh thái cao cấp, sản phẩm thông minh, giải pháp thông minh và sản xuất thông minh.Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
VCS
Địa ốc Sacom (Samland) hủy kế hoạch niêm yết trên HOSE, lên kế hoạch lỗ năm thứ hai liên tiếp. (ĐTCK) Sau năm 2022 ghi nhận lỗ 61,79 tỷ đồng, xoá toàn bộ lợi nhuận luỹ kế kiếm được, Công ty cổ phần Địa ốc Sacom (Samland) tiếp tục đặt kế hoạch lỗ thêm 15,94 tỷ đồng trong năm 2023.. Samland vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 21/4 tại Lâm Đồng.Theo đó, năm 2023, Samland đặt kế hoạch doanh thu âm 4,33 tỷ đồng, so với cùng kỳ 7,96 tỷ đồng và lợi nhuận dự kiến lỗ 15,94 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 61,79 tỷ đồng.Trong năm 2022, Samland ghi nhận doanh thu 7.957 triệu đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế lỗ 61,79 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 5,96 tỷ đồng.Như vậy, kết thúc năm 2022, Samland không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm do ghi nhận lỗ trong năm tài chính (kế hoạch lãi 43,86 tỷ đồng).Với việc ghi nhận lỗ kỷ lục trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, tổng lỗ luỹ kế của Samland lên tới 32,4 tỷ đồng, xoá bỏ toàn bộ lợi nhuận luỹ kế trong nhiều năm trước đây.Theo tìm hiểu, dự án trọng điểm SamLand Riverde tại Bình Thạnh, TP. HCM của Công ty đang vướng mắc các quy định pháp luật về đất đai và chưa thể tiếp tục triển khai.Trong năm 2023, Công ty dự kiến tập trung quyết liệt triển khai hoàn tất các thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng dự án Samland Riverside, dự án Nhơn Trạch 55,2 ha tại Đồng Nai.Về cổ tức, năm 2022, Công ty trình cổ đông không trả cổ tức.Về nhân sự, Công ty trình cổ đông miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Lê Thị Lan Hương và ông Nguyễn Minh Tùng nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, Công ty dự kiến bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT.Một nội dung đáng chú ý khác, Công ty trình cổ đông kế hoạch hủy đăng ký niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) như kế hoạch đã được thông qua trước đó.
SLD
Samsung Engineering trở thành cổ đông chiến lược của DNP Water. (ĐTCK) Samsung Engineering - thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) trở thành Cổ đông chiến lược của DNP Water, một thành viên của DNP Holding, bằng việc đầu tư 41 triệu USD ( tương ứng 960 tỷ đồng) để mua lại toàn bộ khoản vay chuyển đổi của IFC, thông qua đó sở hữu 24% vốn chủ sở hữu của DNP Water.. Tiếp nối IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Samsung - Tập đoàn có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á và xếp hạng 5 thế giới thông qua công ty con là Samsung Engineering Company Limited (SECL) đã lựa chọn DNP Water là đối tác đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Theo đó, DNP Water được ghi nhận là tổ chức tư nhân đầu tiên hoạt động trong ngành nước huy động được nguồn vốn, cam kết đồng hành từ các tổ chức lớn nhất thế giới. DNP Water được thành lập tháng 4/2017. Trong 5 năm qua, với sự đồng hành của IFC, DNP Water từ điểm xuất phát với công suất khoảng 100.000 m3/ngày đêm năm 2017, đến nay đã nhanh chóng đạt sản lượng 1.100.000 m3/ngày đêm, đã đầu tư vào hạ tầng nước sạch tại 13 tỉnh thành phố, trở thành công ty tư nhân số 1 về ngành nước sạch.Ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty DNP Holding chia sẻ, IFC đã cung cấp khoản vay chuyển đổi cho DNP Water từ năm 2017. Sau khi cùng DNP Water làm việc với tập đoàn Samsung, IFC sẽ thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này và đưa đến cho DNP Water một cổ đông chiến lược lớn theo mọi góc nhìn. Với sự tham gia của Samsung, DNP Water sẽ có thêm không chỉ nguồn lực tài chính mà còn kỹ thuật, công nghệ, quản trị dự án, kinh nghiệm chính sách, thương hiệu chuyên ngành để hướng đến mục tiêu không chỉ thực hiện các dự án cấp nước quy mô lớn nhằm hướng tới chống biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm nước ngầm và đảm bảo sự bền vững an toàn cấp nước, mà còn mong muốn thực hiện các dự án xử lý nước thải tại các đô thị đang phát triển của Việt Nam. Sau khi Samsung trở thành cổ đông, hai bên sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai các dự án cấp nước và nước thải quy mô lớn, thúc đẩy chính sách cho ngành, song song với việc huy động nguồn vốn quốc tế dài hạn, công nghệ kỹ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.Đại diện SECL, ông GyuYeon Kang, Phó Chủ tịch điều hành cho biết, phù hợp với xu hướng phát triển môi trường, xã hội và quản trị (ESG) toàn cầu gần đây, hoạt động kinh doanh môi trường được SECL định vị là một trong những động cơ tăng trưởng trong tương lai của công ty. Samsung Engineering thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực nước sạch và môi trường tại Việt Nam, để làm cơ sở đẩy nhanh hơn nữa việc đầu tư phát triển lĩnh vực này tại châu Á. Samsung Engineering tin tưởng rằng kinh nghiệm dày dặn về thiết kế, cung ứng và thi công (EPC) và chuyên môn về công nghệ của mình trong lĩnh vực xử lý nước, cùng với kinh nghiệm và mạng lưới của DNP Water trong ngành nước của Việt Nam, sẽ tạo ra sự cộng hưởng trong các triển khai kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
ESG
Samsung Engineering trở thành cổ đông chiến lược của DNP Water. (ĐTCK) Samsung Engineering - thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) trở thành Cổ đông chiến lược của DNP Water, một thành viên của DNP Holding, bằng việc đầu tư 41 triệu USD ( tương ứng 960 tỷ đồng) để mua lại toàn bộ khoản vay chuyển đổi của IFC, thông qua đó sở hữu 24% vốn chủ sở hữu của DNP Water.. Tiếp nối IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Samsung - Tập đoàn có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á và xếp hạng 5 thế giới thông qua công ty con là Samsung Engineering Company Limited (SECL) đã lựa chọn DNP Water là đối tác đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Theo đó, DNP Water được ghi nhận là tổ chức tư nhân đầu tiên hoạt động trong ngành nước huy động được nguồn vốn, cam kết đồng hành từ các tổ chức lớn nhất thế giới. DNP Water được thành lập tháng 4/2017. Trong 5 năm qua, với sự đồng hành của IFC, DNP Water từ điểm xuất phát với công suất khoảng 100.000 m3/ngày đêm năm 2017, đến nay đã nhanh chóng đạt sản lượng 1.100.000 m3/ngày đêm, đã đầu tư vào hạ tầng nước sạch tại 13 tỉnh thành phố, trở thành công ty tư nhân số 1 về ngành nước sạch.Ông Vũ Đình Độ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty DNP Holding chia sẻ, IFC đã cung cấp khoản vay chuyển đổi cho DNP Water từ năm 2017. Sau khi cùng DNP Water làm việc với tập đoàn Samsung, IFC sẽ thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này và đưa đến cho DNP Water một cổ đông chiến lược lớn theo mọi góc nhìn. Với sự tham gia của Samsung, DNP Water sẽ có thêm không chỉ nguồn lực tài chính mà còn kỹ thuật, công nghệ, quản trị dự án, kinh nghiệm chính sách, thương hiệu chuyên ngành để hướng đến mục tiêu không chỉ thực hiện các dự án cấp nước quy mô lớn nhằm hướng tới chống biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm nước ngầm và đảm bảo sự bền vững an toàn cấp nước, mà còn mong muốn thực hiện các dự án xử lý nước thải tại các đô thị đang phát triển của Việt Nam. Sau khi Samsung trở thành cổ đông, hai bên sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai các dự án cấp nước và nước thải quy mô lớn, thúc đẩy chính sách cho ngành, song song với việc huy động nguồn vốn quốc tế dài hạn, công nghệ kỹ thuật cao để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.Đại diện SECL, ông GyuYeon Kang, Phó Chủ tịch điều hành cho biết, phù hợp với xu hướng phát triển môi trường, xã hội và quản trị (ESG) toàn cầu gần đây, hoạt động kinh doanh môi trường được SECL định vị là một trong những động cơ tăng trưởng trong tương lai của công ty. Samsung Engineering thông qua việc đầu tư vào lĩnh vực nước sạch và môi trường tại Việt Nam, để làm cơ sở đẩy nhanh hơn nữa việc đầu tư phát triển lĩnh vực này tại châu Á. Samsung Engineering tin tưởng rằng kinh nghiệm dày dặn về thiết kế, cung ứng và thi công (EPC) và chuyên môn về công nghệ của mình trong lĩnh vực xử lý nước, cùng với kinh nghiệm và mạng lưới của DNP Water trong ngành nước của Việt Nam, sẽ tạo ra sự cộng hưởng trong các triển khai kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
ESG
BaF Việt Nam (BAF) muốn phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho International Finance Corporation. (ĐTCK) CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF) thông qua việc phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu cho IFC, tài sản đảm bảo bằng toàn bộ cổ phần 2 Công ty với giá trị góp vốn 138,88 tỷ đồng.. Cụ thể, BaF Việt Nam thông qua bản thảo các hợp đồng đặt mua trái phiếu giữa Công ty với tư cách bên phát hành trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng và International Finance Corporation (IFC) với tư cách là bên mua trái phiếu.Trong đó, IFC sẽ đặt mua trái phiếu với tổng giá trị mua là 300 tỷ đồng; đặt mua trái phiếu chuyển đổi với giá trị 600 tỷ đồng.BaF Việt Nam cho biết thêm, Công ty dự kiến dùng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh; phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 để làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ phát hành trái phiếu nói trên.Tính tới 31/12/2022, BaF Việt Nam đang sở hữu 99,4% vốn tại CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh (giá trị đầu tư 119,28 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,64 tỷ đồng) và sở hữu 98% tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 (giá trị đầu tư gốc là 19,6 tỷ đồng, trích lập dự phòng 0,45 tỷ đồng), ghi nhận là đầu tư vào Công ty con.Như vậy, tổng vốn góp hai Công ty con này là 138,88 tỷ đồng, thấp hơn tổng giá trị hai lô trái phiếu dự kiến phát hành là 900 tỷ đồng.Được biết, CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh được thành lập ngày 24/3/2021 tại Tây Ninh; Công ty TNHH Đầu tư Trang trại Xanh 2 được thành lập ngày 3/12/2019 tại Tây Ninh. Trong đó, đại diện pháp luật của cả hai Công ty đều là bà Bùi Hương Giang.Quý IV/2022, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định giúp BAF Việt Nam thoát lỗXét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 2.158,2 tỷ đồng, tăng 60,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,73 tỷ đồng, giảm 91,2% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 10,4% về còn 2,9%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 55,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,73 tỷ đồng, về 62,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 0,35 tỷ đồng, về 4 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 0,18 tỷ đồng, về 25,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 78,6% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 20,75 tỷ đồng, lên 47,14 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 32,3 lần so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 17,46 tỷ đồng, lên 18 tỷ đồng (cùng kỳ 0,54 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV, BaF Việt Nam ghi nhận lỗ 10,07 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 88,23 tỷ đồng, tức giảm 98,3 tỷ đồng.Như vậy, Công ty thoát lỗ trong quý IV chủ yếu nhờ lợi nhuận khác. Trong đó, Công ty không thuyết minh cơ cấu thu nhập khác trong quý IV, nhưng thuyết minh cả năm 2022, thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu do lãi từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.Chính vì vậy, BaF Việt Nam thoát lỗ quý IV chủ yếu nhờ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.Luỹ kế trong năm 2022, BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 7.047,3 tỷ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 292,97 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận đạt 292,97 tỷ đồng, Công không hoàn thành kế hoạch mà chỉ đạt 72,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
BAF
Năm 2023, Nam Việt (ANV) dự kiến lợi nhuận giảm 35,4%, về 500 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/6 tại An Giang.. Trong năm 2023, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận giảm 35,4% so với thực hiện trong năm 2022 (lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 774 tỷ đồng).Công ty chia sẻ, trong năm 2023, Công ty tích cực đi vào chất lượng của chuỗi sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, đảm bảo môi trường; tìm kiếm thêm các khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện hữu; duy trì năng lực sản xuất và cải thiện kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản để có sản phẩm đạt chất lượng tốt, ổn định, giá cả hợp lý.Được biết, trong năm 2022, Nam Việt lên kế hoạch lãi 1.000 tỷ đồng nhưng chỉ ghi nhận 774 tỷ đồng, hoàn thành 77,4% so với kế hoạch năm.Về cổ tức, năm 2022, Công ty trình cổ đông kế hoạch cổ tức 10% bằng tiền. Bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến là 10% bằng tiền và dự kiến phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 1:1.Công ty dự kiến thời gian phát hành thêm cổ phiếu tỷ lệ 1:1 trong năm 2023, nếu phát hành thành công, vốn điều lệ sẽ tăng gấp đôi, lên 2.666,7 tỷ đồng.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, Nam Việt ghi nhận doanh thu 1.155,2 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 107,99 tỷ đồng, giảm 54,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 29,4% về còn 17,6%.Như vậy, với lợi nhuận đạt 107,99 tỷ đồng, kết thúc 3 tháng đầu năm 2023, Nam Việt hoàn thành 21,6% kế hoạch lợi nhuận năm.Nam Việt giải thể công ty bất động sản thành lập đầu năm 2022Ở một diễn biến đáng chú ý khác, Nam Việt vừa thông qua Quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt do không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.Được biết, Nam Việt vừa thành lập Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt vào ngày 9/3/2022, địa chỉ tại số 19D Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang và hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
ANV
Eximbank (EIB): 2 thành viên HĐQT từ nhiệm trước thềm đại hội cổ đông thường niên 2023. (ĐTCK) Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank: mã CK: EIB) cho biết, Ngân hàng vừa nhận được đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT.. Theo thông tin gửi UBCKNN và HOSE, HĐQT Eximbank cho biết, ngày 5/4 Ngân hàng vừa nhận được đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Nguyễn Hiếu và ông Nguyễn Thanh Hùng, vì lý do cá nhân. Được biết, trong quá trình nhận nhiệm vụ tại Eximbank, ông Thanh Hùng và ông Nguyễn Hiếu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Eximbank.Tuy nhiên, vì lý do cá nhân nên ông Hùng không thể tiếp tục tham gia HĐQT tại ngân hàng. Trước đó, vào tháng 03/2023, ông Hùng cũng đã từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HoSE: TCD). Với ông Nguyễn Hiếu, trước đây là đại diện cho 1 nhà đầu tư, hiện nay theo nguồn tin thì nhà đầu tư này đã bán hết cổ phần tại Eximbank cho 1 nhà đầu tư khác.Việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT nêu trên sẽ được Đại hội đồng cổ đông của Eximbank thông qua theo quy định của pháp luật. Theo kế hoạch, ngày 14/4/2023 tới đây, Eximbank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 tại Gem Center (quận 1, TP.HCM). Theo tài liệu đã công bố, kế hoạch kinh doanh năm 2023 đã được HĐQT thông qua tại Nghị quyết số 461A/2022/EIB/NQT-HĐQT ngày 2/12/2022 với các chỉ tiêu tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế đều tăng mạnh.Cụ thể, tổng tài sản năm 2023 đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022. Huy động vốn cuối kỳ đạt 165.000 tỷ đồng (tăng 11%), dư nợ cấp tín dụng đạt 146.600 tỷ đồng (tăng 12,3%). Tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,6% và lợi nhuận trước thuế đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 34,5%Về kết quả kinh doanh năm 2022, Eximbank đã vượt nhiều chỉ tiêu đề ra với tổng tài sản đạt 185.056 tỷ đồng, tăng hơn 11,6% so với thực hiện của năm 2021 và vượt 3% chỉ tiêu kinh doanh. Huy động vốn đạt 148.615 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế công ty đạt 3.709 tỷ đồng, vượt 48% chỉ tiêu đề ra và tăng 207,7% so với thực hiện năm 2021. Với kết quả này, lợi nhuận của Eximbank năm 2022 gấp ba lần so với đạt được của năm 2021.
EIB
Tháng 11/2022, doanh thu xuất khẩu Vĩnh Hoàn (VHC) đều giảm ở thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. (ĐTCK) Sau khi tăng trưởng mạnh đầu năm, CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC - sàn HoSE) bắt đầu báo cáo doanh thu giảm 10% về 893 tỷ đồng trong tháng 11.. Trong đó, doanh thu cá tra giảm 22% so với cùng kỳ về 480 tỷ đồng; doanh thu bánh phồng tôm giảm 66% về 21 tỷ đồng; và các sản phẩm khác tăng 16% lên 202 tỷ đồng.Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu có dấu hiệu khó khăn khi thị trường chủ lực là Mỹ giảm 13% so với cùng kỳ về 361 tỷ đồng; châu Âu giảm 20% về 111 tỷ đồng; Trung Quốc giảm 60% về 63 tỷ đồng. Ngược lại, thị trường trong nước tăng 17% lên 230 tỷ đồng; và các thị trường khác tăng 47% lên 129 tỷ đồng.Nếu so với tháng 10, doanh thu tháng 11 đã giảm 13%. Trong đó, thị trường Mỹ giảm 12%, thị trường châu Âu giảm 15%, thị trường Việt Nam giảm 14%, thị trường Trung Quốc tăng 11% và các thị trường khác giảm 21%.Như vậy, nhìn chung các thị trường lớn ở Mỹ và châu Âu đang cho thấy dấu hiệu lao dốc.Mang tiền đầu tư chứng khoán, Vĩnh Hoàn tạm lỗ 41,2% do cầm cổ phiếu NLG, DXS, KBCTrong quý III/2022, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 3.261,44 tỷ đồng, tăng 46,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 459,82 tỷ đồng, tăng 79,5% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 18,3% lên 19,2%.Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu đạt 10.755,33 tỷ đồng, tăng 69,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.815,02 tỷ đồng, tăng 179,7% so với cùng kỳ năm trước.Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý III thấp hơn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 9 tháng đầu năm, như vậy, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý III đang bắt đầu thấp hơn tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 43,6% và 45,6% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty đã hoàn thành 113,4% kế hoạch lợi nhuận năm.Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn tăng 36,3% so với đầu năm lên 11.907,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.943,1 tỷ đồng, chiếm 24,7% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.805,8 tỷ đồng, chiếm 23,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 2.453,4 tỷ đồng, chiếm 20,6% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.237,1 tỷ đồng, chiếm 18,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.Điểm đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 38% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 811 tỷ đồng lên 2.943,1 tỷ đồng; tồn kho tăng 56,5%, tương ứng tăng 1.012,7 tỷ đồng lên 2.805,8 tỷ đồng.Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, Công ty đã tăng tồn kho và tăng các khoản phải thu ngắn hạn, chủ yếu là tăng phải thu ngắn hạn của khách hàng.Trong danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn, Công ty có thuyết minh đang đầu tư 190,95 tỷ đồng vào chứng khoán, đã thực hiện trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán là 78,65 tỷ đồng, tương ứng mức tạm lỗ trong danh mục là 41,2%.Trong danh mục đầu tư chứng khoán, Vĩnh Hoàn đang ghi nhận tổng giá trị đầu tư gốc là 71,07 tỷ đồng vào cổ phiếu NLG, đã trích lập dự phòng 31,09 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập là 43,7% tổng giá trị đầu tư vào cổ phiếu NLG; đầu tư 52,89 tỷ đồng vào cổ phiếu DXS, đã trích lập dự phòng 24,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập là 46,5%; đầu tư 27,01 tỷ đồng vào cổ phiếu KBC, đã trích lập 6,38 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập 23,6%; đồng thời đang ghi nhận đầu tư 39,98 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác, đã trích lập dự phòng 16,61 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ trích lập là 41,5%.Như vậy, trong danh mục đầu tư cổ phiếu trên sàn, Vĩnh Hoàn đang có tỷ suất lỗ nhiều nhất khi đầu tư vào cổ phiếu DXS.
VHC
Quý III/2022, lợi nhuận Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC) tăng gần 214 lần lên 120,38 tỷ đồng. (ĐTCK) 9 tháng đầu năm 2022, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã chứng khoán TDC - sàn H o SE) ghi nhận 143,97 tỷ đồng lợi nhuận, vượt 3,4% kế hoạch lợi nhuận năm.. Trong quý III/2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 1.505,33 tỷ đồng, tăng 574,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 120,38 tỷ đồng, tăng 213,96 lần so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 24,1% về còn 14,1%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 294,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 158,38 tỷ đồng lên 212,2 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 11,4%, tương ứng tăng thêm 2,74 tỷ đồng lên 26,77 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 20,7%, tương ứng tăng thêm 5,26 tỷ đồng lên 30,68 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.304,51 tỷ đồng, tăng 179,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 143,97 tỷ đồng, tăng 285,4% so với cùng kỳ năm trước.Trong năm 2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.889,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 139,26 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 103,4% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 330,5 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 46,9 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 71,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 277,7 tỷ đồng, chủ yếu trả bớt nợ vay.Như vậy, trong kỳ, Công ty đã tạo ra dòng tiền từ kinh doanh, dòng tiền này giúp trả bớt nợ vay.Không còn ghi nhận 600 tỷ đồng từ Gamuda Land Bình DươngTính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương giảm 12,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 641,4 tỷ đồng về 4.598,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn đạt 2.002 tỷ đồng, chiếm 43,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.517,2 tỷ đồng, chiếm 33% tổng tài sản; tồn kho đạt 415,7 tỷ đồng, chiếm 9% tổng tài sản và các khoản mục khác.Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 139,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 884,4 tỷ đồng lên 1.517,2 tỷ đồng; tồn kho giảm 77,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.410,6 tỷ đồng về 415,7 tỷ đồng.Cơ cấu phải thu tới 30/9/2022Công ty thuyết minh phải thu khách hàng tăng đột biến chủ yếu do ghi nhận 1.113,1 tỷ đồng phải thu các khách hàng mua bất động sản so với đầu năm 155,1 tỷ đồng, tức tăng thêm 958 tỷ đồng so với đầu năm. Mặc dù vậy, Công ty không thuyết minh khách hàng mua dự án nào của Công ty.Cơ cấu tồn kho tới 30/9/2022.Ngược lại, khoản mục tồn kho giảm mạnh chủ yếu do giảm ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang về 232,8 tỷ đồng, tức giảm 1.419,1 tỷ đồng so với đầu năm. Tương tự như các khoản phải thu, Công ty không thuyết minh giảm mạnh tồn kho dự án nào.Một điểm đáng lưu ý, tính tới 30/9/2022, Công ty không còn ghi nhận tiền đặt cọc chuyển nhượng dự án Uni Galaxy cho Công ty TNHH Gamuda Land Bình Dương. Được biết, thời điểm 30/6/2022, Công ty ghi nhận khoản mục này là 600 tỷ đồng.Cơ cấu phải trả tổ chức và cá nhân khác tới 30/9/2022Được biết, ngày 15/9/2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương công bố thông tin bất thường về việc chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu nhà ở thương mại Dãy phố Ngân Hà (Uni Galaxy) cho một công ty, với tổng giá trị chuyển nhượng là 1.284,65 tỷ đồng.Trong đó, giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 1.250 tỷ đồng và giá trị chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật chưa gồm thuế GTGT là 34,65 tỷ đồng.Thêm nữa, thời gian thanh toán được chia làm hai đợt đối với quyền sử đất và hạ tầng. Trong đó, đối với quyền sử dụng đất, đợt 1 sẽ thanh toán 600 tỷ đồng, tương đương 48% giá chuyển chuyển nhượng; đợt 2 sẽ thanh toán 650 tỷ đồng, tương đương 52% giá trị chuyển nhượng.Đối với giá trị hạ tầng được chia làm hai đợt. Trong đó, đợt 1 sẽ thanh toán 16,63 tỷ đồng, tương đương 48% giá trị chuyển nhượng hạ tầng; và đợt 2 sẽ thanh toán 18,02 tỷ đồng, tương đương 52% giá trị chuyển nhượng.Được biết, dự án Uni Galaxy có diện tích 56.015 m2, tọa lạc tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.Như vậy, thời điểm Công ty ghi nhận doanh thu đột biến từ bất động sản trong quý III, trùng với thời điểm khoản mục nhận cọc dự án Uni Galaxy cũng không ghi nhận nữa.Ngoài ra, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 15,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 270,7 tỷ đồng về 1.435,3 tỷ đồng, chiếm 31,2% tổng nguồn vốn.
TDC
9 tháng, May Sông Hồng (MSH) đạt 280 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. (ĐTCK) Báo cáo tài chính quý III/2022 của Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH - sàn HOSE) cho biết, Công ty đạt 1.645 tỷ đồng doanh thu, tăng 27% so với cùng kỳ.. Dù vậy, giá vốn hàng bán lên tới 1.397 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ. Kết quả, Công ty đạt 144 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 2% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 111,3 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ.Quý III năm nay Công ty đưa Nhà máy May Sông Hồng Nghĩa Hưng vào sản xuất nên đã gia tăng doanh thu cho công ty.Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt 4.381 tỷ đồng doanh thu và 280 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.Trong báo cáo mới đây về ngành dệt may, CTCK SSI nhận định, các công ty dệt may có thể gặp khó khăn từ quý IV cho đến 6 tháng đầu năm 2023 do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Số lượng đơn đặt hàng trong quý IV thấp hơn 25-50% so với quý II (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính của SSI Research).Trong bối cảnh như hiện nay, May Sông Hồng chủ trương tiết kiệm các chi phí hoạt động, tạm dừng các dự án đầu tư sửa chữa lớn, quản lý chất lượng tốt hơn để tránh phạt tiền từ phía khách hàng, linh hoạt trong thời gian làm việc và chính sách trả lương cho người lao động.
MSH
Sau khi cổ phiếu vào diện cảnh báo, Long Hậu (LHG) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngày 16/11. (ĐTCK) Công ty Cổ phần Long Hậu (mã LHG – sàn HoSE) muốn tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022.. Theo đó, ngày 19/10, Long Hậu sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, đại hội dự kiến tổ chức ngày 16/11 tại Long An. Tuy nhiên, Công ty chưa công bố thông tin dự kiến trình cổ đông trong đại hội bất thường sắp tới.Mới đây, cổ phiếu LHG bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 22/09/2022 theo Quyết định số 663/QĐ-SGDHCM ngày 15/09/2022 của Tổng giám đốc SGDCK TP.HCM.Nguyên nhân là do tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 37 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31 tháng 03 năm 2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.Thêm nữa, ngày 8/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM thông báo đưa cổ phiếu LHG vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).Lý do được HoSE đưa ra là CTCP Long Hậu chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.Ngày 31/8, HoSE đã có văn bản nhắc nhở Long Hậu chậm nộp Báo cáo tài chính bán niên năm 2022.Xét về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo chưa soát xét, trong quý II/2022, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 233,36 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 40,85 tỷ đồng, giảm 81,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 54,1% về chỉ còn 24,8%.Được biết, cổ phiếu Long Hậu niêm yết trên sàn từ năm 2010 và kể từ năm 2010 tới nay, chưa năm nào biên lợi nhuận gộp giảm xuống mức thấp 24,8% như quý II/2022. Trong đó, biên lợi nhuận gộp thấp nhất năm 2019 khi đạt mức 35,64%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 80,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 242,78 tỷ đồng về 57,93 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 35,5%, tương ứng tăng thêm 2,54 tỷ đồng lên 9,7 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 11,8%, tương ứng giảm 0,47 tỷ đồng về 3,53 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 59,7%, tương ứng giảm 20,21 tỷ đồng về 13,65 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Công ty cho biết thêm doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và xưởng xây sẵn theo yêu cầu giảm 65,1% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 321,4 tỷ đồng về 172,5 tỷ đồng.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Long Hậu ghi nhận doanh thu đạt 347,7 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 89,52 tỷ đồng, giảm 64,4% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Long Hậu đặt kế hoạch tổng doanh thu 781 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 110,9 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 80,7% kế hoạch lợi nhuận năm.
LHG
TNG, doanh thu tháng 8 tăng 20% so với cùng kỳ. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) cho biết, doanh thu tiêu thụ tháng 8/2022 đạt 696 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch tháng. Con số này tăng 119 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% so với cùng kỳ tháng 8/2021.. Doanh thu TNGLũy kế doanh thu tiêu thụ 8 tháng đầu năm của TNG đạt 4.690 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu 8 tháng của Công ty tăng 1.147 tỷ đồng, tương ứng tăng 32% so với cùng kỳ 2021. Hết tháng 8, Công ty hoàn thành 78% kế hoạch doanh thu năm 2022.Các thị trường xuất khẩu của TNGNgày 30/8, TNG đã ký kết hợp đồng chuyển giao giải pháp phần mềm ERP do TNG xây dựng và phát triển với doanh nghiệp khác.
TNG
Agrex Sài Gòn (AGX) bị phạt 60 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin. (ĐTCK) Công bố thông tin không đúng thời hạn đối với báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2021, Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn vừa bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 60 triệu đồng.. Ngày 22/8, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 60 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn (Agrex Saigon, UpCOM: AGX) tại địa chỉ 58 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.Nguyên nhân vì doanh nghiệp đã công bố thông tin không đúng thời hạn trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và trên hệ thống công bố thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đối với các tài liệu báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán, báo cáo thường niên năm 2021. Quyết định xử phạt cho biết thêm, doanh nghiệp bị xử lý tình tiết tăng nặng do vi phạm hành chính nhiều lần, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.Tình tiết giảm nhẹ là người vi phạm hành chính đã thành thật hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính.Công ty Cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn là công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty Nông sản Xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh từ năm 2005. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, chế biến thực phẩm và cho thuê văn phòng nhà xưởng.Cho đến giờ doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính quý I, II/2022. Báo cáo tài chính hợp nhất 2021 đã kiểm toán của AGX cho biết, trong năm 2021 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 648 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 70 tỷ đồng; tăng nhẹ so với doanh thu và lợi nhuận của năm 2020 là 614 tỷ đồng và 61 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, AGX có tổng tài sản trị giá 662 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 573 tỷ đồng của năm trước liền kề. Liên quan đến cổ phiếu AGX, ngày 21/7, HNX đã có thông báo về việc tạm ngừng giao dịch đối với cổ phiếu này trong ba phiên 25, 26, 27/7 vì lý do không công bố thông tin họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 sau khi đã kết thúc năm tài chính 2021 quá 6 tháng.Đến ngày 27/7, HNX tiếp tục thông báo về việc hạn chế giao dịch 10,8 triệu cổ phiếu AGX (giá trị 108 tỷ đồng) trên hệ thống giao dịch UPCoM từ ngày 28/7. Mã chứng khoán này chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Lý do bị hạn chế giao dịch là AGX vẫn không khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm dừng giao dịch, tức là chưa công bố thông tin về đại hội cổ đông 2022.Theo kế hoạch, AGX sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022 vào ngày 23/8/2022.
AGX
Công ty con của Yeah1 (YEG) có thời điểm lỗ bằng 33,3% vốn điều lệ . (ĐTCK) Công ty cổ phần Công nghệ Thương mại Giga1 (tên cũ CTCP Truyền thông Trực tuyến Netlink) báo cáo kết quả kinh doanh bán niên năm 2022 (từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022).. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, Công nghệ Thương mại Giga1 ghi nhận lỗ 119,76 tỷ đồng và trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty đã có lãi trở lại với giá trị 0,63 tỷ đồng.Điểm đáng lưu ý, hiện tại, vốn điều lệ của Công nghệ Thương mại Giga1 đang là 360 tỷ đồng. Như vậy, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021, mức lỗ của Công nghệ Thương mại Giga1 đã bằng 33,3% vốn điều lệ của Công ty.Theo tìm hiểu, Công nghệ Thương mại Giga1 được thành lập ngày 20/8/2007; hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu; địa chỉ tại tầng 4, tòa nhà Star Tower, lô D32 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; và người đại diện pháp luật là bà Lê Phương Thảo.Ngoài ra, theo dữ liệu của Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Lê Phương Thảo (sinh năm 1977) đang là Chủ tịch CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã YEG – sàn HoSE).Thêm nữa, thời điểm 31/3/2023, Yeah1 đang sở hữu 99,99% vốn điều lệ tại Công nghệ Thương mại Giga1 và hợp nhất vào báo cáo. Trong đó, Yeah1 đã đầu tư 588,2 tỷ đồng vào Công nghệ Thương mại Giga1.Năm 2023, Yeah1 lên kế hoạch lãi 30 tỷ đồng, tăng 20,53%Một diễn biến đáng chú ý khác, Yeah1 công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến ngày 2/6 tại TP. HCM.Trong năm 2023, Yeah1 đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 425 tỷ đồng, tăng 35,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 30 tỷ đồng, tăng 20,53% so với cùng kỳ năm trước.Yeah1 cho biết trong năm 2023 bên cạnh việc tiếp tục tập trung và nỗ lực hoàn tất việc tái cơ cấu các mảng kinh doanh chính thống qua các đơn vị thành viên, nhằm tạo nền tảng sản xuất kinh doanh cốt lõi một cách vững chắc, Yeah1 sẽ phát triển thêm vào mảng truyền hình , sản xuất các chương trình chất lượng cao, đẩy mạnh kênh thương mại phát triển các mạng đa kênh, và ứng dụng cung cấp nội dung trên các thiết bị thông minh để tiếp cận thêm người dùng cũng như xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi.Đối với lĩnh vực mảng truyền hình, Công ty dự kiến tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu của kênh truyền hình đang sở hữu cùng với việc nâng cao chất lượng hình ảnh, nội dung thông qua nhiều hình thức như tự sản xuất và phát sóng, mua bản quyền các chương trình và nội dung hay, đa dạng hoá các chương trình truyền hình/phim để phù hợp với đại đa số người xem truyền hình ở nhiều độ tuổi, khu vực và các đặc tính khác.Đối với mảng livestreams và social commerce, thực hiện việc đa dạng các MCN trực thuộc nhằm tạo được nền tảng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh, duy trì chính sách cạnh nhằm phát triển đội ngũ các KOLs/KOCs để tối ưu hoá các hoạt động livestreams…Đối với mảng sản xuất và xuất bản nội dung trên các nền tảng xã hội, Công ty xem đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh cốt lõi và xuyên suốt của Tập đoàn từ khi thành lập đến nay…Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, năm 2022, Công ty dự kiến không trả cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận được giữ lại.Chào bán 45 triệu cổ phiếu riêng lẻ để huy động 450 tỷ đồngYeah1 thông qua việc chào bán riêng lẻ 45 triệu cổ phiếu YEG với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 450 tỷ đồng, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.Danh sách nhà đầu tư tham gia đợt mua gồm 15 nhà đầu tư. Trong đó, đáng chú ý, ông Đào Phúc Trí, Tổng giám đốc dự kiến mua 3,5 triệu cổ phiếu YEG để nâng sở hữu lên 5,04% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn sau đợt chào bán; Chủ tịch Lê Phương Thảo dự kiến mua 4,2 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 5,51% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn.Còn lại 13 nhà đầu tư sẽ mua vào và nâng sở hữu dưới 5% vốn điều lệ, không trở thành cổ đông lớn của công ty.Được biết, nếu phát hành thành công, 15 nhà đầu tư cá nhân nói trên sẽ sở hữu 59,71% vốn điều lệ tại Yeah1, chiếm hơn nửa Công ty sau đợt chào bán cổ phần riêng lẻ sắp tới.Ngoài ra, theo kế hoạch, đợt chào bán dự kiến thực hiện trong năm 2023 và số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 137 tỷ đồng thanh toán tiền góp vốn và/hoặc thanh toán nợ vay đối với Công ty TNHH 1Production; 23 tỷ đồng thanh toán tiền góp vốn và/hoặc thanh toán nợ vay Công ty TNHH Yeah1 Up; và 290 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động.
YEG
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Tổng doanh thu hợp nhất năm 2022 tăng 8,1%. (ĐTCK) Ngày 30/1/2023, Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh năm 2022 (trước soát xét) với mức tăng trưởng khả quan.. Cụ thể, năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Bảo Việt đạt 54.459 tỷ đồng, tăng trưởng 8,1% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.988 tỷ đồng và 1.604 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm. Tổng tài sản hợp nhất tại 31/12/2022 đạt 201.610 tỷ đồng (hơn 8 tỷ USD), tăng 18,9% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu Công ty Mẹ đạt 1.565 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.065 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 5% và 3,4% so với năm 2021. Tổng tài sản Công ty Mẹ đạt 17.581 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17.302 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022.Trong năm 2022, Tập đoàn Bảo Việt đã chi trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 30,261% trên mệnh giá cổ phiếu, tương đương tổng số tiền chi trả hơn 2.246 tỷ đồng cho các cổ đông. Như vậy, tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông của BVH từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến nay lên tới gần 11.700 tỷ đồng. Với các lĩnh vực kinh doanh cụ thể, kết quả năm 2022 cũng tăng trưởng khả quan. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đạt 11.145 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 5,3%Cụ thể, kết thúc năm 2022, tổng doanh thu của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đạt 11.145 tỷ đồng, tăng trưởng 5,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 246 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2021. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đạt 41.677 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng trưởng 10,1%. Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ ghi nhận mức tăng trưởng 10,1% của tổng doanh thu, đạt 41.677 tỷ đồng. Bảo Việt Nhân thọ tiếp tục duy trì dẫn đầu về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ. Lợi nhuận sau thuế đạt 975 tỷ đồng, tăng trưởng 11,4% so với năm 2021. Với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, năm 2022, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đạt 898 tỷ đồng doanh thu và đạt 210 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (số liệu thực hiện).Lĩnh vực quản lý quỹ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng ổn định. Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) tăng trưởng cả về quy mô tài sản quản lý, kết quả kinh doanh và đầu tư. Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản quản lý ròng của BVF đạt 107.997 tỷ đồng, tăng trưởng 12,1% so với thời điểm 31/12/2021. Tổng doanh thu năm 2022 của BVF đạt 133,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trước kiểm toán đạt 52 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 16% và 20,9% so với năm 2021.
BVH
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu xuất khẩu tháng 12 thấp nhất năm. (ĐTCK) Tháng 12, CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC) đạt 661 tỷ đồng doanh thu xuất khẩu giảm 31% so với cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ thị trường xuất khẩu chính là Mỹ giảm đến 63% do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.. Báo cáo tháng 12 của VHC cho biết, thị trường xuất khẩu lớn khác là Trung Quốc cũng ghi nhận doanh thu giảm 73%, thị trường nội địa giảm 16%. Riêng các thị trường khác và châu Âu có cải thiện so với cùng kỳ. Theo cơ cấu doanh thu sản phẩm, mảng cá tra sụt giảm 44% về 297 tỷ đồng, ghi nhận tháng thứ hai liên tiếp tăng trưởng âm. Các mảng như sản phẩm phụ, bánh phồng tôm, bánh gạo và bún cũng như các sản phẩm giá trị gia tăng cũng ghi nhận doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ. Điểm tích cực là mảng sản phẩm chăm sóc sức khỏe và mảng sản phẩm hỗn hợp khác ghi nhận tăng trưởng 31% và 18%. Theo VASEP, 2022 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục của ngành thủy sản. Xuất khẩu thủy sản đạt kỷ lục 11 tỷ USD, trong đó ngành tôm kỷ lục với doanh số 4,3 tỷ USD. Xuất khẩu cá tra đạt 2,4 tỷ USD, mức cao kỷ lục và tăng trưởng hàng năm kỷ lục 70%. Cá ngừ cũng lần đầu tiên trở thành ngành hàng giá trị tỷ USD với doanh thu 1 tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 11 tỷ USD đã góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới.Không chỉ kỷ lục của các ngành hàng mà thủy sản xuất khẩu còn ghi nhận kỷ lục tại hầu hết các thị trường. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ về đích với 2,1 tỷ USD.Thị trường Trung Quốc và Hongkong cũng lần đầu tiên chạm mốc 1,8 tỷ USD về giá trị thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, với mức tăng trưởng 55%. Năm 2022 cũng là năm đầu tiên, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam.
VHC
Phó tổng IDICO (IDC): Tự tin hoàn thành kế hoạch cho thuê 160 ha trong năm 2022. (ĐTCK) Kể cả trong năm 2021 gặp tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid, Tổng công ty IDICO (mã chứng khoán IDC - sàn HNX) vẫn cho thuê thêm 100 ha đất khu công nghiệp (KCN).. Nửa đầu năm 2022, IDC đã cho thuê hơn 90 ha và đang tiếp tục làm việc cùng các nhà đầu tư tiềm năng khác nên tự tin hoàn thành kế hoạch đã cam kết với cổ đông.Đây là thông tin ông Phan Văn Chính chia sẻ cùng với nhà đầu tư thông qua Talkshow Chọn Danh Mục kỳ 14 do Báo Đầu tư tổ chức. Trước đà tăng tốt của nhóm cổ phiếu bất động sản Khu Công nghiệp, trong đó IDC ghi nhận mức tăng gần 24% từ đầu tháng 7 đến nay đã thu hút sự quan tâm đông đảo từ nhà đầu tư. Việc Lãnh đạo cấp cao của Công ty tham gia chia sẻ và trả lời trực tiếp các câu hỏi từ cộng đồng nhà đầu tư được đánh giá cao và tăng thêm niềm tin về thông tin hoạt động doanh nghiệp.Trong nửa đầu năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam tăng trưởng 9% so với cùng kỳ, trong vai trò là một trong những nhà phát triển hạ tầng Khu công nghiệp hàng đầu, ông Chính cho biết, IDC có mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều, đến từ xu hướng chung dòng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Việt Nam và vào IDC nói riêng. Xu hướng đầu tư vào Khu công nghiệp đến từ 3 đối tượng, gồm các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư mở rộng và sau một thời gian dài thì các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại đầu tư vào Việt Nam. Diễn biến này đang mang lại những thuận lợi nhất định, nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư vốn FDI, mang lại hiệu quả tốt cho đơn vị phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp còn nhiều quỹ đất. Cộng thêm việc điều chỉnh giá đất theo giá thị trường càng mang lại hiệu quả cao hơn cho các đơn vị này so với trước đây. Xét về tỷ trọng, ông Chính cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mở rộng sản xuất chiếm tỷ trọng cao, họ có khả năng nắm bắt cơ hội đầu tư, khả năng khai thác thị trường vì có nhà máy sẵn. Sau dịch bệnh Covid-19, nhu cầu hàng hóa tăng lên và trên cơ sở hiện có, họ phát huy để mở rộng ra. “Số lượng nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng sản xuất tương đối nhiều”, ông Chính nói và cho biết thêm, nhiều nhà đầu tư trong nước cũng nắm bắt được cơ hội, triển khai các dự án rất lớn để khai thác thị trường ngách, như Hòa Phát (HPG) thuê 43 ha Khu công nghiệp của IDC để phục vụ việc sản xuất container và điện lạnh."Thêm vào đó, trong thời gian qua, ngành logistic quá đắt đỏ nên nhà đầu tư nhìn nhận logistics là cơ hội, nên một số quỹ đầu tư hoạt động lâu tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực logistics và kho bãi", ông Chính chia sẻ. Về khẩu vị khách thuê sẽ liên quan đến nhu cầu của khách hàng, đến từ nhiều góc độ, gồm nhu cầu phục vụ hàng xuất khẩu, nhu cầu tại chỗ và nhu cầu hỗn hợp. Theo ông Chính, đối với khẩu vị thuê đất để xây dựng nhà xưởng thường có diện tích trung bình và lớn. Đối với khách hàng thuê nhà xưởng có diện tích nhỏ là phục vụ cho nhà đầu tư lớn nào đó. Trong thời gian qua, lĩnh vực nhà xưởng phát triển rất mạnh vì có nhiều doanh nghiệp đầu tàu tham gia vào Việt Nam như Samsung hoặc là các doanh nghiệp lớn khác từ miền Bắc hoặc Nam.Ông Chính cho rằng, đây là điện kiện cho các nhà đầu tư nhỏ cung cấp kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư như Samsung. Họ yêu cầu tất cả nhà cung cấp phải cách Samsung 1 tiếng di chuyển, vì vậy xưởng cho thuê phải đáp ứng rất nhanh nhu cầu của nhà đầu tư, để chỉ trong vòng từ 3 - 4 tháng, sau khi nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam thì có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động được.“Cần nhìn ở góc độ nhu cầu của đơn vị đi thuê là nhu cầu hiện thời hoặc dài hạn. Nếu là nhu cầu dài hạn thì thường thuê đất các diện tích vừa hoặc lớn để triển khai các dự án có sự cân nhắc sâu sắc hơn”, ông Chính chia sẻ. Dưới góc độ theo dõi về ngành, bà Ngô Thị Kim Thanh, chuyên gia cao cấp chiến lược đầu tư SSI Research nhận định, nhu cầu thuê đất tại các khu công nghiệp trong năm 2022 - 2023 tăng trưởng tích cực đến từ việc Việt Nam đã mở cửa lại các chuyến bay quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư FDI hoàn thành thủ tục thuê đất đã được ký trước đó hoặc ký các hợp đồng thuê mới. Đồng thời có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khi chính sách zero Covid của Trung Quốc - tác động tới nhu cầu thuê bất động sản khu công nghiệp tăng lên.Theo ông Chính, thu hút đầu tư cũng như mở rộng quy hoạch thì hàng năm, IDC đều trình ĐHCĐ kế hoạch xây dựng phát triển sản lượng sản phẩm tương đối sát với thực tiễn, năng lực và khả năng phát triển của IDC và sát với nhu cầu thị trường.Trong kế hoạch phát triển năm 2022, IDC dự kiến cho thuê 160 ha, hiện đang làm việc cùng nhiều nhà đầu tư tiềm năng, nhưng vì lý do bảo mật nên ở thời điểm hiện tại chưa thể tiết lộ. Với các cơ sở này, IDC tự tin hoàn thành tốt kế hoạch năm 2022. Các năm tới, IDC tiếp tục phát triển không chỉ bán hàng mà còn tìm kiếm thêm dự án mới để gối đầu, đảm bảo nguồn hàng, qua đó đáp ứng sự phát triển bền vững của IDC. Tiết lộ một trong những yếu tố để có thể thu hút đầu tư, ông Chính cho biết, thương hiệu IDICO đã được tạo dựng vững chắc, bộ phận kinh doanh có được sự tin tưởng của nhà đầu tư, và vận dụng tốt cả kênh online và offline. Trong đó, kênh online phổ biến là các đơn vị phát triển hạ tầng đã thực hiện. Kênh offline thông qua các đơn vị môi giới bất động sản khu công nghiệp nổi tiếng ở Việt Nam. Ngoài ra, kênh offline còn bao gồm các nhà thầu – thường là những người tìm đất thuê cho nhà đầu tư, thông qua họ giúp IDC biết được các nhu cầu, qua đó chia sẻ, cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư để họ an tâm ký hợp đồng. "Kể cả trong dịch bệnh Covid, IDC vẫn tìm cách chia sẻ thông tin, hình ảnh thực tiễn khu đất qua nhiều hình thức. Chẳng hạn với các nhà đầu tư châu Á, yếu tố phong thủy rất được chú trọng, các thầy phong thủy có yêu cầu hướng quay camera, xác định rõ hướng đất ra sao… thì IDC cũng đã hiểu và cung cấp đầy đủ cho họ. Yếu tố này góp phần giúp IDC ký được cả hợp đồng dù có Covid", ông Chính chia sẻ cách “chiều lòng” khách hàng của IDC. Có một thực tế đáng lưu ý khác, là nhiều doanh nghiệp giữ chân người lao động và chuyên gia tìm kiếm bất động sản nhà ở xung quanh các khu công nghiệp dự định thuê. Đây cũng chính là xu hướng mà các nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải chú trọng để tạo lợi thế cạnh tranh. Ông Chính cho biết, IDICO và BECAMEX là một trong những đơn vị tiên phong trong việc xây dựng nhà ở cho người dân, người lao động trong khu công nghiệp."IDC là đơn vị đầu tiên làm khu nhà ở công nhân, cho người lao động ở khu Nhơn Trạch 1 với quy mô giai đoạn 1 là 10 ha, với 27 block, có tổng 3.520 căn hộ. Việc phát triển khu công nghiệp gắn liền với nhà ở cho người lao động để tạo một hệ sinh thái bền vững, qua đó giúp các nhà đầu tư thuê đất khu công nghiệp an tâm một phần về nguồn lao động ổn định", ông Chính chia sẻ. Với những người lao động chưa đủ điều kiện mua nhà, IDC có chương trình xây nhà cho thuê, góp phần tăng khả năng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp càng thuận lợi. Theo ông Chính, mô hình này không chỉ áp dụng ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch, mà đang làm thêm ở Khu công nghiệp Hựu Thạnh. Sắp tới, trong các khu công nghiệp khác IDC sẽ vận dụng mô hình này, xin tham gia đầu tư các dự án khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ để phát triển đồng bộ khu công nghiệp cho người lao động, cho khu đô thị xung quanh. Trong nghị định 35 hướng dẫn về đầu tư khu công nghiệp cũng đưa ra yêu cầu các khu công nghiệp bắt buộc phải có khu nhà ở cho người lao động. Đây là định hướng cũng đã được IDC gắn liền với chiến lược phát triển khu công nghiệp.
IDC
Sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của Hoàng Anh Gia Lai (HAG) giảm 56 tỷ đồng, nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. (ĐTCK) CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG - sàn HOSE) mới công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 với lợi nhuận hợp nhất giảm 56 tỷ đồng.. Theo đó, doanh thu thuần doanh nghiệp tăng thêm 29 tỷ đồng, đạt 5.111 tỷ đồng. Giá vốn cũng tăng 21 tỷ đồng, nên lợi nhuận gộp tăng thêm 8 tỷ đồng, đạt 1.173 tỷ đồng.Tuy nhiên, do chi phí tài chính tăng 14 tỷ đồng và một số khoản chênh lệch chi phí khác, khiến lợi nhuận sau thuế của HAG giảm 56 tỷ đồng, xuống còn 1.125 tỷ đồng.So với năm 2021, Hoàng Anh Gia Lai vẫn ghi nhận doanh thu thuần tăng 144% và lợi nhuận sau thuế tăng 781%.Trong BCTC hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán, kiểm toán viên có nhấn mạnh đến thuyết minh 2.6 trong báo cáo rằng, khoản lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2022 là 3.341 tỷ đồng, tại ngày này, nợ ngắn hạn của Tập đoàn đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là hơn 1.179 tỷ đồng. Ngoài ra, HAG cũng đang vi phạm một số cam kết đối với hợp đồng vay và trái phiếu. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.Thực tế, đến cuối năm 2022, HAG chưa thanh toán khoản vay đến hạn 279 tỷ đồng theo lịch thanh toán đã cam kết với Ngân hàng Eximbank. Tại thời điểm này, dư nợ của Công ty với Eximbank gần 588 tỷ đồng. Ngoài ra, HAG có gần 5.740 tỷ đồng vay trái phiếu, trong đó có hơn 2.058 tỷ đồng sẽ đến hạn trả trong năm nay. Theo HAG, trong năm 2022, doanh thu từ bán trái cây và heo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đem lại nguồn tiền chính cho Tập đoàn. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, Tập đoàn đã lập kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến được tạo ra từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai. Đồng thời, Công ty cũng đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay về việc điều chỉnh các điều khoản đã vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan. Theo đó, Tập đoàn có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Dựa trên các cơ sở này, Ban Giám đốc tiến hành lập BCTC hợp nhất trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục.
HAG
Sai phạm về công bố thông tin, Đầu tư và Xây dựng HUD4 (HU4) bị xử phạt 85 triệu đồng. (ĐTCK) Ủy ban Chứng khoán vquà có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4 (mã HU4 – sàn UPCoM).. Cụ thể, ngày 25/5/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 137/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4.Trong đó, phạt 85 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố như ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để tham dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 và 2022; Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định bao gồm Báo cáo tình hình quản trị Công ty 6 tháng đầu năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2021, Giải trình nguyên nhân lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán thay đổi từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước, công bố thông tin về việc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, công bố thông tin về việc bổ nhiệm và bãi nhiệm người nội bộ đối với: Bà Trần Thị Quỳnh Hoa, Ông Hoàng Đình Thắng, Ông Hoàng Anh Tuấn, công bố thông tin Bản án số 03/2022/KDTM-ST ngày 05/9/2022 của Tòa án nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa về việc “Tuyên giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý”.Trong đó, đáng chú ý, áp dụng tình tiết tăng nặng “Vi phạm hành chính nhiều lần” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tình tiết giảm nhẹ “Người vi phạm hành chính đã tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính” quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính.Theo tìm hiểu, CTCP đầu tư và xây dựng HUD4 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, được thành lập năm 1991. Ngành nghề kinh doanh chính bao gồm thi công xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý các dự án đầu tư, xây dựng bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư dịch vụ đô thị, nhà ở.
HU4
Ô tô TMT (TMT): Anh trai Chủ tịch bán thành công 30.000 cổ phiếu. (ĐTCK) Công ty cổ phần Ô tô TMT (mã chứng khoán TMT - sàn HOSE) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan.. Theo báo cáo, ông Bùi Trung Dũng, anh trai ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT Ô tô TMT đã đăng ký bán 31.732 cổ phiếu TMT trong thời gian từ 11/5/2023 đến ngày 9/6/2023. Kết quả, ông Trung Dũng đã bán 30.000 cổ phiếu TMT theo phương thức khớp lệnh qua sàn. Sau giao dịch, ông Trung Dũng đã giảm sở hữu tại TMT từ 501.732 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,35% xuống còn 471.732 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 1,26%.Về kết quả kinh doanh, tại báo cáo tài chính riêng của TMT, kết thúc quý I/2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 709 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 72,6 tỷ đồng, giảm 32,3%.Trong kỳ, Công ty ghi nhận chi phí tài chính lớn với hơn 38,3 tỷ đồng, chi phí bán hàng 13,9 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 15 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh tới hơn 70%, đạt 7,2 tỷ đồng.Công ty giải trình lợi nhuận quý I/2023 giảm sâu chủ yếu do nhu cầu của thị trường giảm, khách hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do các ngân hàng siết chặt tín dụng. Các yếu tố đó dẫn đến doanh thu của công ty giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp từ bán hàng giảm do công ty triển khai các chính sách giảm giá để thúc đẩy bán hàng. Tại báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu quý I/2023 của Công ty ghi nhận hơn 713 tỷ đồng, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,9 tỷ đồng, giảm 23,14 tỷ đồng, tương ứng giảm 92,2% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do doanh thu giảm và chính sách giảm giá thúc đẩy bán hàng.
TMT
Ký kết hợp đồng giao dịch với bên liên quan mà chậm công bố, Năm Bảy Bảy (NBB) bị nhắc nhở. (ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) nhắc nhở CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB - sàn HoSE) chậm công bố thông tin Nghị quyết HĐQT giao dịch với bên liên quan.. Cụ thể, ngày 7/4, HoSE mới nhận được công văn của Năm Bảy Bảy công bố thông tin Nghị quyết Hội đồng quản trị số 28/NQ-HĐQT ngày 21/3 thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm.Căn cứ quy định tại điểm I khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: “Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng, giao dịch giữa Công ty với người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ hoặc người có liên quan của Công ty đại chúng”.Căn cứ quy định pháp luật, Năm Bảy Bảy đã chậm công bố thông tin. Chính vì vậy, HoSE nhắc nhở và đề nghị Năm Bảy Bảy nghiêm tục thực hiện các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Khu Bắc Thủ Thiêm là bên liên quan của Công ty CII (CII sở hữu 37,52% vốn điều lệ tại Năm Bảy Bảy và ghi nhận là đầu tư vào Công ty liên kết (tính tới 31/12/2022)).Năm Bảy Bảy hủy kế hoạch trả cổ tức năm 2022 và thực hiện huy động 751,2 tỷ đồng từ cổ đôngNăm Bảy Bảy vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 25/4 tại TP. HCM.Trong năm 2023, Năm Bảy Bảy đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 800 tỷ đồng, tăng 71,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 20,5 tỷ đồng, tăng 241,7% so với thực hiện trong năm 2022.Được biết, trong năm 2022, Năm Bảy Bảy cũng đặt kế hoạch kinh doanh tham vọng với doanh thu 800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 102 tỷ đồng nhưng cuối năm, kết quả kinh doanh lao dốc, Công ty lần lượt ghi nhận doanh thu giảm 17,5%, về 466,36 tỷ đồng và hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu; lợi nhuận giảm 98,1%, về chỉ 6 tỷ đồng và hoàn thành 6% kế hoạch lợi nhuận năm.Về định hướng kinh doanh, năm 2023, Năm Bảy Bảy dự kiến đảm bảo tiến độ thi công đối với các dự án trọng điểm như dự án Khu dân cư Sơn Tịnh. Đồng thời, triển khai đầu tư xây dựng các dự án mới như NBB II, NBB Garden III và Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư De Lagi.Về kế hoạch cổ tức, năm 2022, Năm Bảy Bảy dự kiến trả cổ tức 15% và bước sang năm 2023, Công ty dự kiến sẽ không trả cổ tức cho cổ đông.Tuy nhiên, Công ty bất ngờ trình cổ đông chủ trương hủy chi trả cổ tức 15% của năm 2022 với lý do từ đầu năm 2022 đến nay, các ngân hàng siết chặt tín dụng dẫn đến hoạt động kinh doanh bất động sản của Năm Bảy Bảy gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng và huy động vốn.Vì vậy, Năm Bảy Bảy cần ưu tiên dòng tiền để chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các dự án, nên không thể thu xếp được nguồn tài tài chính để chi trả cổ tức.Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 vào ngày 2/11/2022, Năm Bảy Bảy bất ngờ thông qua chủ trương hủy việc chi trả cổ tức 9% còn lại của năm 2020 và 15% cổ tức năm 2021.Trái với việc hủy trả cổ tức cho cổ đông, Năm Bảy Bảy thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tương ứng cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 15.000 đồng/cổ phiếu.Ước tính, Công ty sẽ phát hành thêm 50.079.897 cổ phiếu để huy động 751,2 tỷ đồng. Trong số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 422,4 tỷ đồng đầu tư bổ sung nguồn vốn dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi và 328,8 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận.Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi với quy mô 102,7 ha, tổng vốn đầu tư 1.752,5 tỷ đồng, đã giải ngân 1.330,1 tỷ đồng và còn lại 422,4 tỷ đồng chưa giải ngân. Trong đó, năm 2023, Công ty dự kiến huy động vốn để giải ngân toàn bộ 422,4 tỷ đồng còn lại; dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp Khu dân cư De Lagi – Bình Thuận quy mô 124,53 ha, tổng vốn đầu tư 2.725,7 tỷ đồng, đã giải ngân 1.264,4 tỷ đồng và còn lại 1.461,3 tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2023, Công ty dự kiến giải ngân 328,78 tỷ đồng.Quay trở lại với các tờ trình đại hội, một nội dung khác cũng đáng chú ý, Năm Bảy Bảy trình cổ đông đổi trụ sở chính từ tòa nhà Carina Plaza tại 1648 Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TP. HCM sang tòa nhà CII Tower, 152 Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM.
NBB
Quý II/2022, lợi nhuận cốt lõi của Đầu tư Thăng Long (TIG) ghi nhận lỗ 24,22 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG - sàn HNX) thoát lỗ quý II/2022 bằng việc ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến và dòng tiền kinh doanh 6 tháng đầu năm âm kỷ lục từ khi niêm yết tới nay.. Trong quý II/2022, Đầu tư Thăng Long ghi nhận doanh thu đạt 195,85 tỷ đồng, giảm 16,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 88,34 tỷ đồng, tăng 184,4% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 22,7% về chỉ còn 8,3%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 69,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 37,12 tỷ đồng về 16,16 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng thêm 115,8 tỷ đồng lên 120,61 tỷ đồng (cùng kỳ 4,81 tỷ đồng); chi phí tài chính tăng 33,11 tỷ đồng lên 35,13 tỷ đồng (cùng kỳ 2,02 tỷ đồng); chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 66%, tương ứng giảm 10,17 tỷ đồng về 5,25 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), quý II, Công ty ghi nhận lỗ 24,22 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 35,84 tỷ đồng. Như vậy, trong kỳ, lợi nhuận gộp không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Công ty chỉ thoát lỗ bằng cách ghi nhận doanh thu tài chính tăng đột biến.Cơ cấu doanh thu và chi phí tài chính của TIG trong quý II/2022.Công ty có thuyết minh doanh thu tài chính tăng chủ yếu do cổ tức nhận được, lãi tiền gửi, tiền cho vay, phí UTĐT. Ngược lại, chi phí tài chính tăng do tăng chi phí lãi vay.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Đầu tư Thăng Long ghi nhận doanh thu đạt 420,52 tỷ đồng, giảm 2,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 152,88 tỷ đồng, tăng 137,8% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Đầu tư Thăng Long đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 350 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 198,8 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 56,8% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 909,6 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 47,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 698,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 186,4 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.Theo tìm hiểu, cổ phiếu TIG được niêm yết trên sàn HNX từ năm 2010 tới nay. Xem dữ liệu lịch sử từ năm 2010 tới nay, chưa năm nào dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục như 6 tháng đầu năm, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2016 với giá trị âm 154,31 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty vừa trải qua 2 năm dòng tiền dương liên tục.Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Đầu tư Thăng Long tăng 24,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 865,9 tỷ đồng lên 4.384,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu dài hạn đạt 1.493,9 tỷ đồng, chiếm 34,1% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 854,1 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 732,5 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng tài sản; tồn kho đạt 532,7 tỷ đồng, chiếm 12,1% tổng tài sản và các tài sản khác.Trong kỳ, tồn kho tăng 84% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 243,2 tỷ đồng lên 532,7 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 14,4%, tương ứng tăng thêm 92,1 tỷ đồng lên 732,5 tỷ đồng.Cơ cấu trả trước cho người bán tới 30/6/2022.Trong kỳ, Công ty có thuyết minh trả trước cho người bán tăng mạnh nhất. Trong đó, chủ yếu là trả trước cho CTCP Đầu tư HDE Holdings từ 333,3 tỷ đồng lên 783,3 tỷ đồng, tức tăng thêm 450 tỷ đồng.Ngoài ra, xét về nợ vay, Công ty bất ngờ tăng sử dụng nợ vay từ 60 triệu đồng đầu năm lên 200 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng nguồn vốn.
TIG
C69: Linh hoạt thích ứng. (ĐTCK) Ông Lê Tuấn Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng 1369 (mã chứng khoán C69) chia sẻ, linh hoạt thích ứng là chìa khóa giúp doanh nghiệp giữ vững nhịp độ tăng trưởng trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp nhiều sóng gió.. Khó khăn có lẽ cũng không chừa C69, dù Công ty đạt kết quả kinh doanh khả quan?Năm 2022 là năm thứ hai trong kế hoạch chuyển đổi 5 năm (2021 - 2025). Chúng tôi bắt đầu kế hoạch chuyển đổi trong bối cảnh nhiều khó khăn chưa từng có trong tiền lệ từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, tiếp đến là những khó khăn từ yếu tố kinh tế vĩ mô, từ chính sách, thị trường... Nếu như năm 2021, C69 từng rơi vào cảnh thiếu nhân sự do nhiều cán bộ, nhân viên mắc Covid-19, tiến độ các dự án bất động sản, xuất khẩu bị chậm lại do chính sách thay đổi, thì năm 2022 đối mặt với khó khăn từ dòng vốn trên thị trường tài chính bị thắt chặt, mặt bằng lãi suất tăng cao khiến việc tiếp cận vốn chậm và khó hơn trước, cùng với đó là nhiều chi phí tăng vọt. C69 đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?Chúng tôi rất cẩn trọng trong việc tính toán lại từng bước đi. Hội đồng quản trị đã cân nhắc lại định hướng và kế hoạch, nhận định doanh nghiệp buộc phải “chậm” lại, ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu thiết yếu, việc tồn tại vững vàng được đặt lên hàng đầu, cùng với việc áp dụng phương án kinh doanh thận trọng, linh hoạt, đồng thời luôn tuân thủ tính kỷ luật, nỗ lực tìm kiếm cơ hội từ trong thách thức.Cụ thể, chúng tôi không đặt nặng mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận quá cao, mà chuyển sang việc dành thời gian nhìn sâu vào doanh nghiệp, thay đổi nội tại, cấu trúc lại mô hình, xây dựng nền tảng về nhân sự, tài chính và bổ sung ngành nghề, đặc biệt là những mảng kinh doanh cốt lõi về bất động sản, xây dựng và thương mại để làm bệ phóng cho giai đoạn sau khó khăn.Thật bất ngờ, 2 năm qua, chúng tôi đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có tốc độ tăng trưởng tốt hơn hẳn so với giai đoạn trước. Trong năm 2022, khi sớm nhận định rằng lĩnh vực bất động sản sẽ chậm lại, Hội đồng quản trị đã nhanh chóng chuyển hướng tập trung sâu và khai thác tối đa lĩnh vực thương mại và xây lắp. Với xây lắp, chúng tôi có nghề từ những ngày doanh nghiệp mới thành lập, nhờ uy tín lâu năm nên duy trì được nguồn khách hàng và các hợp đồng đều đặn. Với lĩnh vực thương mại, chủ yếu là thương mại đá vôi, vật liệu xây dựng, chúng tôi chuyển sang tập trung bán trong nước, cùng với mảng thương mại ô tô đến từ hoạt động của công ty con đã đóng góp tỷ trọng hơn 80% vào con số doanh thu dự kiến trên nghìn tỷ đồng năm 2022.Theo ông, những điểm sáng nào đáng ghi nhận cho C69 trong năm 2022?Đầu tiên, phải kể đến thương vụ M&A thành công Công ty TNHH Toàn Thắng vào tháng 5/2022. Đây là đơn vị đại lý 3S ủy quyền của Tập đoàn Thành Công với thương hiệu ô tô Hyundai, hiện đứng đầu thị phần tại Hải Dương. Thương vụ M&A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực thương mại cũng như mở ra nhiều cơ hội lớn từ việc hợp tác, bổ sung nguồn lực đối với cả hai bên về tài chính, nhân sự, khách hàng, quản lý… Đây là bước đi đúng hướng, thể hiện bằng kết quả đóng góp gần 50% tổng doanh thu và 25% lợi nhuận sau thuế của C69.Về bất động sản, xây dựng, đầu năm 2022, C69 đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Lương Điền 2 với diện tích 51,9 ha và tổng mức đầu tư 670 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Hải Dương, Bắc Ninh được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và ghi nhận doanh thu, hy vọng sẽ kịp trong quý I/2023. Ngoài ra, C69 chính thức trở thành nhà thầu thi công nhiều công trình, dự án lớn như tòa nhà thương mại, dịch vụ và văn phòng tại số 95 Nguyễn Lương Bằng, TP. Hải Dương, dự kiến đây sẽ là tòa nhà văn phòng kiểu mẫu và là văn phòng làm việc của C69 trong tương lai; một số hợp đồng xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Sơn La như dự án Khu nhà ở cao cấp trung tâm thị trấn Mộc Châu, gói thầu bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất một số trường học, gói thầu thi công xây dựng công trình đường Pa Cốp tại huyện Vân Hồ.Năm 2022 là năm thứ 2 liên tiếp, C69 được vinh danh với giải thưởng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST 500), đồng thời góp mặt trong danh sách Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất (Top 50 Vietnam Best Growth).
c69
GELEX nói gì về các tin đồn trong thời gian qua?. (ĐTCK) Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa phát đi thông báo gửi các nhà đầu tư về các tin đồn thất thiệt trong thời gian vừa qua.. Theo đó, doanh nghiệp này khẳng định những thông tin không chính xác, gây hiểu nhầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp; đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng cũng như xâm phạm quyền lợi của cổ đông Công ty.Trong thông báo, doanh nghiệp này cho biết việc đưa thông tin không đúng sự thật về GELEX được coi là hành vi có dấu hiệu của tội vu khống, thao túng thị trường, gây lũng đoạn, mất an ninh an toàn thị trường.“Chúng tôi kịch liệt phản đối những hành vi này. Nguồn gốc, mục đích của các tin đồn thất thiệt này cần phải được điều tra làm rõ nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn GELEX nói chung và các cổ đông, các nhà đầu tư nói riêng”, văn bản nêu rõ.GELEX khẳng định, trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn luôn coi trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Và với tư cách là một công ty đại chúng quy mô lớn, doanh nghiệp đã thực hiện công bố kịp thời và đầy đủ mọi thông tin chính thống theo quy định.Ngoài ra, GELEX cũng mong muốn và đề nghị các nhà đầu tư thận trọng trước những tin đồn thất thiệt và có những đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác về hoạt động doanh nghiệp. Năm 2022, dù chịu ảnh hưởng từ những biến động của kinh tế vĩ mô, nhưng doanh thu thuần hợp nhất của GELEX đạt vẫn đạt 32.090 tỷ đồng, tăng 12%; Lợi nhuận gộp năm 2022 của GELEX đạt 6.458 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ 2021; Lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 đạt 2.093 tỷ đồng, tăng 2% so năm 2021.
Gex
Chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn kịp bán ra 704.300 cổ phiếu Licogi 14 (L14) trước phiên đảo chiều ngày 6/12. (ĐTCK) Sau chuỗi tăng 274%, chị gái lãnh đạo CTCP Licogi 14 (mã L14 - sàn HNX) đã bán ra 704.300 cổ phiếu để giảm sở hữu về 2,69% vốn điều lệ.. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thành viên HĐQT của Licogi 14.Cụ thể, bà Nguyễn Thuý Ngư, chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn, thành viên HĐQT Licogi 14 (hay còn gọi là thầy A7) vừa bán ra 704.300 cổ phiếu L14 để giảm sở hữu từ 4,97% về còn 2,69% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 3/11 đến 2/12.Sau chuỗi tăng trần liên tục, phiên ngày 6/12, cổ phiếu L14 có dấu hiệu đảo chiều và khớp kỷ lục.Từ ngày 15/11 đến ngày 5/12, cổ phiếu L14 đã tăng 274% từ 18.300 đồng lên 68.400 đồng/cổ phiếu với chuỗi tăng trần liên tục. Tuy nhiên, phiên ngày 6/12, cổ phiếu đảo chiều, giảm 400 đồng về 68.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản khớp lệnh lên tới 1,93 triệu cổ phiếu so với trung bình 20 phiên trước đó chỉ là 0,47 triệu cổ phiếu.Như vậy, chị gái ông Nguyễn Mạnh Tuấn đã kịp bán ra 704.300 cổ phiếu L14 trước phiên có dấu hiệu đảo chiều ngày 6/12.Chủ tịch Phạm Gia Lý mua xong 11 phiên mới báo cáo kết quả giao dịchNgày 30/11, theo thông tin công bố từ HNX, ông Phạm Gia Lý, Chủ tịch HĐQT Licogi 14 vừa mua vào 370.000 cổ phiếu trong tổng đăng ký là 500.000 cổ phiếu (tỷ lệ mua thành công 74% tổng đăng ký) để nâng sở hữu từ 7,07% lên 8,27% vốn điều lệ.Giao dịch được thực hiện từ ngày 8/11 đến ngày 15/11/2022 và lý do không mua hết đăng ký là do không đạt mức giá kỳ vọng.Như vậy, mặc dù kết thúc giao dịch ngày 15/11, nhưng tới ngày 30/11, ông Phạm Gia Lý mới thực hiện báo cáo kết quả giao dịch, tức sau 11 phiên giao dịch mới báo cáo.Theo điểm đ, Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất giao dịch (trường hợp giao dịch kết thúc trước thời hạn đăng ký) hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về kết quả giao dịch đồng thời giải trình nguyên nhân không thực hiện được giao dịch hoặc không thực hiện hết khối lượng đăng ký (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục XV hoặc Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này”.Như vậy, căn cứ quy định luật pháp hiện hành, ông Phạm Gia Lý có dấu hiệu báo cáo kết quả giao dịch trễ hơn so với quy định.9 tháng đầu năm trích lập 68,7 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, chiếm 65,3% tổng danh mụcTrong quý III/2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 35,08 tỷ đồng, tăng 99,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 8,12 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 77,1% về chỉ còn 62,7%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 62% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,42 tỷ đồng lên 21,99 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 45,6%, tương ứng giảm 1,2 tỷ đồng về 1,43 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 35,53 lần, tương ứng tăng thêm 6,04 tỷ đồng lên 6,21 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 45,5%, tương ứng tăng thêm 1,86 tỷ đồng lên 5,95 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 129,1 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 15,61 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 39,05 tỷ đồng.Với việc ghi nhận lỗ trong 9 tháng đầu năm 2022, tính tới 30/9/2022, tổng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối ghi nhận 18,6 tỷ đồng, giảm 55,8 tỷ đồng so với đầu năm.Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 115,9 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 41,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư dương 90,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 3,37 tỷ đồng.Được biết, trước đó năm 2021, Công ty cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 184,61 tỷ đồng. Như vậy, nếu dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm trong quý IV, Công ty sẽ có 2 năm liên tiếp dòng tiền kinh doanh âm.Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Licogi 14 giảm 3,4% so với đầu năm về 553,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 205 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản; tồn kho đạt 155,9 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 71,5 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 56,1 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng tài sản và các tài sản khác.Trong đó, đáng chú ý danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh đầu năm là 0 đồng, tính tới 30/9/2022 đã là 105,3 tỷ đồng, công ty đã trích lập dự phòng giảm giá tới 68,7 tỷ đồng, tương ứng mức lỗ 65,3% tổng danh mục.
L14
6 tháng đầu năm 2022: Lợi nhuận trước thuế của Techcombank (TCB) đạt 14.100 tỷ đồng. (ĐTCK) Ngày 21/6, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán TCB: HOSE) công bố kết quả kinh doanh vượt trội trong 6 tháng đầu năm 2022, đặc biệt trong bối cảnh thị trường còn nhiều thách thức.. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 của ngân hàng tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, lên 21,1 nghìn tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.Thu nhập từ lãi đạt 15,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ tăng trưởng danh mục tín dụng với biên lãi thuần (tính trong 12 tháng) ổn định tại 5,6%. Trong quý II/2022, do biến động lãi suất, lợi suất tài sản giảm 12,0 điểm phần trăm (bps) và chi phí vốn tăng 17,0 điểm phần trăm (bps) so với quý trước. Đặc biệt, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ cốt lõi.Thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) vẫn tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,8 nghìn tỷ. Mức tăng này chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng 35,3% của quý I/2022. Trong quý 2/2022, thu nhập ròng của dịch vụ ngân hàng đầu tư giảm 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do những lo ngại liên quan đến quy định quản lý hoạt động trái phiếu và biến động mạnh của TTCK. Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là mặc dù thanh khoản hàng ngày trên hai sàn chứng khoán giảm mạnh hơn 40%, phí từ các dịch vụ ngân hàng đầu tư khác (không đến từ trái phiếu) chỉ giảm nhẹ 6,6%, đóng góp gần 60% vào tổng thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư trong quý II và 57,3% trong nửa đầu năm 2022, giảm sự phụ thuộc của Ngân hàng vào hoạt động trái phiếu, nhờ TCBS đã chủ động đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Chi phí hoạt động tăng 24,3% so với cùng kỳ, đạt 6.400 tỷ đồng, với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3%. Chi phí hoạt động tăng để triển khai kế hoạch chiến lược của Ngân hàng là đầu tư vào 3 lĩnh vực: Số hóa, Dữ liệu và Nhân tài.Chi phí dự phòng giảm đáng kể 56,1% so với cùng kỳ năm trước, do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập. Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Techcombank đạt 623.700 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021.Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý II/2022 đạt 421.200 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021. Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 59,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 205.400 tỷ đồng, chiếm 46,6% danh mục tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 20,8% so với cuối quý II/2021, đạt 69.400 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 7,0%, đạt 166.400 tỷ đồng, chiếm 37,7% dư nợ tín dụng toàn Ngân hàng. Tỷ trọng này giảm đáng kể so với mức 49,0% tại quý II/2021 và mức 45,6% của quý I/2022. Tổng tiền gửi tại ngày 30 tháng 6 năm 2022 là 321.600 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 2,2% từ đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 169.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối quý II/2021 và số dư CASA đạt 152.700 tỷ đồng, tăng 14,4%. Tỷ lệ CASA giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối quý I/2022, do khách hàng có xu hướng chuyển dịch CASA sang một số sản phẩm khác như bất động sản và đầu tư chứng khoán. Các nguồn huy động vốn khác, ngoài huy động từ khách hàng thị trường 1, tiếp tục được khai thác mạnh mẽ. Các khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá đạt 72.000 tỷ đồng, tăng 56,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) tăng lên 78,8%. Cả hai chỉ số đều thấp hơn so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tăng lên 15,7% cuối quý II/2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, và mức 15,1% tại thời điểm 31/3/2022.Tỷ lệ nợ xấu cuối quý II/2022 ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 171,6%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID.
TCB
ANI (SIC) vẫn muốn hủy niêm yết căn cứ vào Nghị quyết... sai căn cứ. (ĐTCK) Tuần trước, Công ty cổ phần ANI (mã SIC) đã có thông báo tới cổ đông thừa nhận “đủ điều kiện làm công ty đại chúng” nhưng vẫn muốn hủy tư cách công ty đại chúng, hủy niêm yết trên sàn HNX căn cứ vào Nghị quyết đại hội cổ đông… không phù hợp Luật Chứng khoán.. Trong thông báo ngày 5/9/2022, Tổng giám đốc Công ty ANI Đặng Tất Thành viện dẫn điểm a, Khoản 1, Điều 32, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 quy định: “Công ty đại chúng là công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ”. Thực tế hiện nay, ANI có vốn điều lệ đã góp là gần 240 tỷ đồng và chỉ có 9,7% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do 506 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ (theo danh sách cổ đông do Trung tâm Lưu ký chứng khoán chốt ngày 14/6/2022). Theo đó, ANI đã không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán. Đây cũng chính là căn cứ pháp lý để Hội đồng quản trị ANI trình Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 9/7/2022 thông qua việc hủy tư cách công ty đại chúng, hủy niêm yết trên sàn HNX. Trong thông báo này, ANI cũng bổ sung căn cứ pháp lý: “Tuy nhiên, căn cứ khoản 4, Điều 135, Luật Chứng khoán số 59/2019/QH14, quy định công ty đại chúng có cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà vẫn đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành thì không bị hủy tư cách công ty đại chúng, không bị hủy niêm yết, đăng ký giao dịch, trừ trường hợp đại hội đồng cổ đông có quyết định khác”. ANI công nhận với cổ đông Công ty vẫn đủ điều kiện công ty đại chúng.Dù vậy, Ban lãnh đạo ANI vẫn khẳng định: Việc hủy tư cách công ty đại chúng là quyền lựa chọn của cổ đông và phụ thuộc vào quyết định của đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần ANI.Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 9/7 là căn cứ pháp lý để Ban lãnh đạo, nhóm cổ đông lớn của ANI quyết định vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng. Nghị quyết này được thông qua trên cơ sở một tờ trình nêu căn cứ pháp lý chưa chuẩn, quan trọng hơn là không đáp ứng điều kiện về tỷ lệ đồng thuận của nhóm cổ đông nhỏ. Điều 121, Nghị định 155/2020/NĐ-CP có quy định về huỷ bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện với điều kiện được hủy bỏ niêm yết cổ phiếu như sau: “Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được ĐHĐCĐ, đại hội nhà đầu tư biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, quy định tại Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua”.Trong bài viết “Thâu tóm ngược và chuyện bảo vệ cổ đông nhỏ”, đăng trên Báo Đầu tư Chứng khoán số 36, bà Nguyễn Thị Hiền, chuyên gia quản trị công ty ASEAN cho rằng, chiếu theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì quyết định huỷ bỏ niêm yết phải có tờ trình riêng và chỉ có nhóm cổ đông nhỏ biểu quyết ý kiến cho tờ trình này. Việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường của ANI vào ngày 9/7/2022 và lấy ý kiến cổ đông với tỷ lệ biểu quyết thông qua bao gồm số phiếu của các cổ đông lớn là chưa phù hợp quy định luật pháp.Một lần nữa, Ban lãnh đạo, cổ đông lớn ANI lại đưa ra các căn cứ pháp lý chưa thuyết phục cho hủy niêm yết, quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nhiều cổ đông nhỏ?Ngày 14/7/2022, ANI đã nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ban lãnh đạo ANI cũng thông báo đến cổ đông, sau khi nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ ban hành quyết định hủy bỏ niêm yết và công bố thông tin về việc hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu SIC. Sau đó, Công ty sẽ nộp hồ sơ hủy đăng ký chứng khoán với Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD). Thời gian VSD xem xét, xử lý hồ sơ hủy đăng ký chứng khoán là trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
SIC
Ngày 8/12, PVChem (PVC) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 . (ĐTCK) Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem, mã chứng khoán PVC - sàn HNX) mới công bố nghị quyết HĐQT về việc trả cổ tức năm 2021.. Cụ thể, PVChem sẽ trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 2,3% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 230 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng là 8/12. Thời gian thanh toán vào ngày 22/12.Như vậy, với 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PVChem sẽ phải chi tương đương 11,5 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông. Mới đây, PVChem đã công bố quyết định góp 125 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Dịch vụ Hóa chất Dầu khí (PVChem-CS). Công ty này hoạt động trong lĩnh vực bán buôn hóa chất công nghiệp (không tồn trữ hóa chất tại trụ sở); kinh doanh các hóa chất, hóa phẩm, nguyên vật liệu và các thiết bị phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tồn chứa, chế biến dầu khí,…Trong 9 tháng đầu năm 2022, PVC ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.982 tỷ đồng, tăng 17%, song lợi nhuận sau thuế đạt hơn 10,6 tỷ đồng, giảm 23%; lợi nhuận Công ty mẹ mang về hơn 1,5 tỷ đồng, giảm 30%. Đáng chú ý, doanh thu tài chính trong kỳ của PVC tăng mạnh lên hơn 30,58 tỷ đồng, gấp hơn 12,5 lần cùng kỳ.
PVC
Becamex IJC (IJC): Cổ đông chuẩn bị nhận cổ tức với tỷ lệ 14% bằng tiền. (ĐTCK) CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HoSE) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng tiền.. Cụ thể, ngày 30/6, Becamex IJC sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 14%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.400 đồng và thời gian thanh toán dự kiến ngày 6/10.Như vậy, với vốn điều lệ 2.518,3 tỷ đồng, Công ty ước tính sẽ thanh toán tổng cộng 352,57 tỷ đồng cho cổ đông trong lần trả cổ tức này.Becamex IJC muốn huy động 1.259,2 tỷ đồng từ cổ đông, số tiền huy động phần lớn để trả nợMột diễn biến đáng lưu ý khác, Becamex IJC vừa thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến triển khai trong năm 2023 đến năm 2024.Như vậy, Becamex IJC dự kiến phát hành thêm 125,92 triệu cổ phiếu để huy động 1.259,2 tỷ đồng. Trong đó, số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 466 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (giải ngân trước ngày 31/10/2023); 756,4 tỷ đồng trả nợ gốc/lãi vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng, trái phiếu, trả nợ khách hàng (giải ngân trong quý IV/2023); và 36,7 tỷ đồng sẽ bổ sung vốn kinh doanh (giải ngân từ quý IV/2023 đến quý I/2024).Ngoài ra, Becamex IJC còn thông qua kế hoạch mua 55,5 triệu cổ phiếu CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước để nâng sở hữu từ 0%, lên 31,7% vốn điều lệ. Trong đó, giá mua dự kiến 12.000 đồng/cổ phiếu.Như vậy, ước tính Becamex IJC sẽ phải bỏ thêm 666 tỷ đồng để mua vào 31,7% vốn điều lệ tại CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước.Thời gian thanh toán được chia làm hai đợt, đợt 1 sẽ thanh toán 200 tỷ đồng trước ngày 30/6/2023; và đợt 2 sẽ thanh toán 466 tỷ đồng trước ngày 31/10/2023.Theo tìm hiểu, CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước được thành lập ngày 2/1/2008, địa chỉ tại quốc lộ 14, tổ 8, khu phố 3, phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và người đại diện pháp luật là Nguyễn Thanh Nhã và hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, Nguyễn Thanh Nhã còn lại đại diện của CTCP Điện lực Becamex Bình Phước.Trong đó, CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước có vốn điều lệ 780 tỷ đồng (78 triệu cổ phiếu).Về dự án đầu tư, được biết CTCP Phát triển hạ tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước là chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước. Trong đó, dự án Khu công nghiệp và dân cư Becamex - Bình Phước có tổng diện tích hơn 4.633 ha, với cơ cấu sử dụng đất KCN 2.448,27 ha, đất quy hoạch khu dân cư hơn 2.185 ha. Ngoài ra, diện tích quy hoạch thuộc xã Thành Tâm hơn 2.067 ha, Minh Thành trên 1.982 ha, Nha Bích 133,6 ha và thị trấn Chơn Thành hơn 454 ha. Dự án phát triển theo mô hình liên hợp công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.000 tỷ đồng.
IJC
Chưa kịp bán ra theo đăng ký, Chủ tịch Đầu tư Hải Phát (HPX) tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1,72 triệu cổ phiếu. (ĐTCK) Cổ phiếu bốc hơi 88,1% giá trị, Chủ tịch CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HoSE) tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1,72 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu về 22,32% vốn điều lệ.. Ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT tại CTCP Đầu tư Hải Phát.Cụ thể, ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Hải Phát tiếp tục bị bán giải chấp thêm 1.720.800 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 22,89% về còn 22,32% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 23/12.Nếu tính từ ngày 28/11 đến ngày 23/12, gia đình ông Đỗ Quý Hải bị bán giải chấp khoảng 67.927.828 cổ phiếu HPX, tương đương 22,3% vốn điều lệ tại Đầu tư Hải Phát.Trước đó, ngày 30/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra toàn bộ 36.213.187 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 11,91% vốn điều lệ về 0% vốn điều lệ. Trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited bán toàn bộ 26.545.716 cổ phiếu; Amersham Industries Limited bán toàn bộ 7.883.486 cổ phiếu; và Wareham Group Limited bán toàn bộ 1.783.985 cổ phiếu.Sau giao dịch thoái toàn bộ, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Đầu tư Hải Phát.Nếu tính cả cổ đông lớn và gia đình ông Đỗ Quý Hải, nhóm này đã bán ra 104.141.015 cổ phiếu HPX, tương đương khoảng 34,2% vốn điều lệ.Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Lệ Dung, mẹ ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký bán toàn bộ 1.216.677 cổ phiếu HPX để giảm sở hữu từ 0,4% về còn 0% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/12/2022 đến 6/1/2023.Ở một diễn biến khác, từ ngày 27/12/2022 đến ngày 24/1/2023, ông Đỗ Quý Hải đăng ký bán 10 triệu cổ phiếu và đồng thời em trai ông Đỗ Quý Hải là ông Đỗ Quý Đường đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HPX để nâng sở hữu từ 0,17% lên 3,46% vốn điều lệ.Như vậy, chưa kịp bán ra, ông Đỗ Quý Hải tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu HPX.Được biết, từ ngày 4/11 đến ngày 26/12, cổ phiếu HPX giảm gần 81,4% từ 25.600 đồng về 4.750 đồng/cổ phiếu và nếu nhìn rộng ra từ ngày 26/11/2021 tới nay, cổ phiếu HPX đã giảm 88,1% từ 40.000 đồng/cổ phiếu.Đầu tư Hải Phát đang có dư nợ trái phiếu dài hạn lên tới 2.650,04 tỷ đồngTính tới 30/9/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.754,7 tỷ đồng, chiếm 46,2% tổng nguồn vốn và bằng 1,31 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, 1.518,6 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 3.236,1 tỷ đồng là nợ vay dài hạn.Theo thuyết minh của Báo cáo tài chính quý III/2022, Đầu tư Hải Phát đang có tổng dư nợ 2.650,04 tỷ đồng dài hạn liên quan tới 8 lô trái phiếu.Cụ thể, lô trị giá 449,82 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Navibank; lô 349,79 tỷ đồng được tư vấn bởi Navibank; lô 300 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 255,47 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán MB; lô 496,45 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Smart Invest; lô 298,73 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam; lô 249,78 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Dầu khí; và lô 250 tỷ đồng được tư vấn bởi Chứng khoán Bảo Việt.
HPX
FPT Retail (FRT) muốn có 3.000 cửa hàng Long Châu trong 4 năm tới. (ĐTCK) Tính đến cuối tháng 9/2022, chuỗi nhà thuốc Long Châu đã có 788 cửa hàng, gần gấp đôi so với con số 400 cửa hàng vào cuối năm 2021.. Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo cập nhật về Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT - sàn HOSE).Về mảng nhà thuốc, VCBS cho biết, sau 3 năm vận hành, 2022 là năm thể hiện những động thái mở rộng mạnh mẽ nhất của chuỗi Long Châu, sau khi tìm ra công thức hòa vốn và có lãi nhẹ cuối năm ngoái.Số cửa hàng của Long Châu, Pharmacity và An KhangDoanh thu/cửa hàng của Long Châu ổn định trở lại sau khi loại bỏ yếu tố đột biến từ dịch Covid-19. Với quy mô cửa hàng khoảng 60 - 70 m2, doanh thu Long Châu mở mới đạt khoảng 600-700 triệu đồng/tháng đầu và tiến dần tới điểm hòa vốn sau 6 tháng ở mức 900 triệu đồng/tháng. Ban lãnh đạo Công ty chia sẻ, doanh thu/cửa hàng đạt trung bình 1,1 tỷ đồng/tháng trong quý III/2022, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 21% nếu so với quý II/2022.Doanh thu/cửa hàng của Long ChâuTheo BMI Research, thị trường dược phẩm Việt Nam dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng cao với CAGR 15,9% trong giai đoạn 2021-2026, quy mô thị trường đạt hơn 16 tỷ USD. Chi tiêu bình quân hiện ở mức cao so với các nước trong khu vực thể hiện nhu cầu và sự quan tâm lớn của người dân Việt Nam tới sức khỏe, đặc biệt sau Covid-19.So với các nhà thuốc truyền thống, các chuỗi bán lẻ hiện đại ngày càng thể hiện nhiều điểm ưu việt hơn về chất lượng thuốc và giá cả (Long Châu), độ phủ nhanh (An Khang) cũng như sự tiện lợi (Pharmacity). VCBS cho rằng 5 năm tới sẽ là cơ hội các nhà bán lẻ này tăng trưởng mạnh mẽ để tái cấu trúc thị trường và chia lại miếng bánh thị phần.Giá trị thị trường dược phẩm Việt NamTheo chia sẻ từ ban lãnh đạo, FPT Retail dự kiến sẽ tăng tổng số cửa hàng lên 3.000 trong 4 năm tới với mục tiêu chiếm 30% thị phần bán lẻ OTC Việt Nam. Theo ước tính của VCBS dựa trên số cửa hàng Long Châu đã mở, quy mô dân số, diện tích và mức thu nhập của người dân các tỉnh thành, số cửa hàng FPT Retail cần mở thêm để đạt được mục tiêu trên sẽ vào khoảng 2.500, nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống lên 3.288 cho tới năm 2026.Về doanh thu, VCBS cho rằng 1,1 tỷ đồng/tháng là mức doanh thu hợp lý duy trì cho một cửa hàng để Long Châu dành nhiều dư địa hơn cho việc mở rộng về số lượng. Long Châu hướng đến mục tiêu đáp ứng tất cả các nhu cầu về thuốc của khách hàng và giá rẻ. Dù bệnh cấp tính hay mạn tính, dù khách hàng khám bệnh ở bất cứ bệnh viện nào, Long Châu vẫn có đủ thuốc theo toa đó. Nếu xét về số liệu, Long Châu có thế mạnh về thuốc kê toa và thuốc hỗ trợ cho các bệnh mạn tính.Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, chuỗi Long Châu đem về 4.008 tỷ đồng doanh thu và 32,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, biên lợi nhuận trước thuế khoảng 0,8%. Kết quả này chủ yếu đến từ chi phí hoạt động cao trong trong nửa đầu năm (khoảng 23% so với 20,7% cùng kỳ) do tốc độ mở cửa hàng mới nhanh khi doanh thu chưa tăng kịp để bù đắp chi phí.Cho nửa cuối 2022, VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận của Long Châu sẽ khả quan hơn khi doanh nghiệp đã đạt khoảng 70% KPI mở cửa hàng cho năm 2022, lợi nhuận trước thuế cả năm kỳ vọng vào khoảng 80-90 tỷ đồng.
FRT
Cao su Phước Hoà (PHR): VinaCapital vừa bán ra 460.5000 cổ phiếu. (ĐTCK) Cổ đông lớn báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP Cao su Phước Hoà (mã PHR – sàn HoSE).. Theo đó, nhóm quỹ VinaCapital vừa bán ra 460.500 cổ phiếu PHR để giảm sở hữu từ 6,1% về còn 5,76% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 10/8. Trong đó, quỹ thực hiện bán ra là Vietnam Investment Property Holdings Limited đã bán 460.500 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 483.040 cổ phiếu (0,36% vốn điều lệ) để giảm về 22.540 cổ phiếu (0,02% vốn điều lệ).Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 241,35 tỷ đồng, giảm 49,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 54,8 tỷ đồng, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 14,1% lên 16,7%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 40,2% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 27,12 tỷ đồng về 40,27 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 18,4%, tương ứng giảm 7,03 tỷ đồng về 31,25 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 40,9%, tương ứng tăng thêm 6,87 tỷ đồng lên 23,67 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 10,3%, tương ứng tăng thêm 2,51 tỷ đồng lên 26,98 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 85,1%, tương ứng giảm 7,16 tỷ đồng về 1,25 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 606,89 tỷ đồng, giảm 19,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 353,87 tỷ đồng, tăng 108,5% so với cùng kỳ năm trước.Được biết, trong 6 tháng đầu năm mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 22,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 41,9 tỷ đồng về 142,6 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 108,5% lên 353,87 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do trong kỳ, Công ty ghi nhận thu nhập khác là 293,7 tỷ đồng (tăng thêm 279,2 tỷ đồng so với cùng kỳ).Theo thuyết minh Báo cáo tài chính, trong quý I/2022, Công ty ghi nhận thu tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp là 289,4 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận, đây là tiền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao đất thực hiện Dự án Khu công nghiệp VSIP III. Như vậy, quý II/2022, Công ty không còn ghi nhận tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp đột biến như quý I/2022.
PHR
Tân Tạo (ITA): Lãi ròng quý II gấp 5,9 lần, đạt 117,6 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA - sàn HOSE) mới công bố báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2022.. Cụ thể, trong quý II, doanh thu thuần doanh nghiệp đạt 309,7 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán cũng tăng 125%, dẫn đến lợi nhuận gộp Công ty đạt 146,6 tỷ đồng, tăng 103%. Kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính của Tân Tạo ghi nhận tăng từ gần 762,6 triệu đồng, lên hơn 10,2 tỷ đồng, tương đương gấp 13,3 lần nhờ thanh toán các khoản đầu tư. Về các chi phí, trong quý II, ITA được hoàn nhập 1,2 tỷ đồng chi phí tài chính, nhờ hoàn nhập chi phí lãi vay và dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm 62%, còn chi phí bán hàng tăng 42%.Kết quả, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 117,6 tỷ đồng, gấp 5,9 lần so với quý II/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ITA ghi nhận doanh thu thuần đạt 373,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 134 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 16% và 77% so với cùng kỳ năm 2021. Công ty cho biết nguyên nhân giúp lợi nhuận trong kỳ tăng là do doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng tăng nên doanh thu tăng so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối quý II, tổng tài sản doanh nghiệp đạt hơn 13.246,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm hơn 10%, xuống còn hơn 20 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng 103%, lên hơn 3.945,6 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm 7% đưa tổng nợ xuống còn 2.084,1 tỷ đồng.
ITA
FPT Retail (FRT) chuẩn bị trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20%. (ĐTCK) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT – sàn HoSE) thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt và cổ phiếu.. Cụ thể, ngày 7/6, FPT Retail sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20:3 (tỷ lệ khoảng 15%), cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới.Như vậy, với 118,47 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính Công ty sẽ phát hành thêm 17,77 triệu cổ phiếu trong lần trả cổ tức sắp tới.Đồng thời, ngày 7/6, Công ty cũng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 5%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng và thời gian thanh toán dự kiến ngày 27/6.Như vậy, tổng cổ tức năm 2022 dự kiến trả là 20%.Một nội dung đáng chú ý khác, ngày 7/6, FPT Retail cũng sẽ chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản về việc thông qua giao dịch với bên liên quan CTCP Dược phẩm FPT Long Châu, thời hạn dự kiến nhận lại phiếu ý kiến là từ 10/6 đến 30/6.Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2023, FPT Retail ghi nhận doanh thu giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 32,77 tỷ đồng, về 7.752,87 tỷ đồng.Trong kỳ, lợi nhuận gộp biến động giảm 3,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 46,38 tỷ đồng, về 1.186,38 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 67,2%, tương ứng giảm 33,93 tỷ đồng, về 16,54 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 58%, tương ứng tăng thêm 31,72 tỷ đồng, lên 86,38 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 9%, tương ứng tăng thêm 92,51 tỷ đồng, lên 1.118,52 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.FPT Retail chia sẻ, trong quý I/2023, chuỗi FPTShop liên tục chịu ảnh hưởng xấu từ áp lực giảm cầu, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ dẫn đến FPT Retail đã đưa ra nhiều chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm kích cầu cho các sản phẩm điện tử, đặc biệt là sản phẩm Apple. Áp lực nói trên làm doanh thu thị trường chung sụt giảm rất mạnh trong quý I/2023, FPT Retail đã nỗ lực không ngừng, đưa doanh thu của chuỗi FPTShop trong quý I/2023 ở mức 4.513 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ.Đối với chuỗi Long Châu, Công ty đã luôn nỗ lực nhằm đồng hành san sẻ gánh nặng cùng khách hàng, nhà cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Thêm nữa, Công ty còn duy trì tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng, đưa doanh thu chuỗi Long Châu đạt 3.284 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước.Nếu xét về cơ cấu doanh thu, trong quý I/2023, chuỗi FPTShop đóng góp 58% tổng doanh thu và chuỗi Long Châu đóng góp 42% tổng doanh thu.Kết thúc quý đầu năm 2023, FPT Retail ghi nhận lãi 2,07 tỷ đồng.
FRT
Xây dựng 47 (C47): Cổ phiếu giảm 46%, các công ty liên quan tới Chủ tịch HĐQT đăng ký bán ròng 500.000 cổ phiếu. (ĐTCK) Cổ đông lớn đăng ký giao dịch cổ phiếu tại CTCP Xây dựng 47 (mã C47 - sàn HoSE).. Theo đó, CTCP Vũ Phong Energy Group, tổ chức liên quan ông Phạm Nam Phong, Chủ tịch HĐQT tại CTCP Xây dựng 47 đăng ký 1,6 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 11,26% về còn 5,45% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 11/8 đến 9/9.Ngược lại, một tổ chức khác cũng có liên quan tới ông Phong là Công ty TNHH VP Invest lại đăng ký mua 1,1 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 10,44% lên 14,44% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 12/8 đến 10/9.Như vậy, nếu các giao dịch được thực hiện, hai tổ chức liên quan Chủ tịch HĐQT sẽ bán ròng 500.000 cổ phiếu C47, tương ứng 1,8% vốn điều lệ.Được biết, từ đầu năm tới nay, cổ phiếu C47 liên tục giảm mạnh và mới hồi phục nhẹ. Cụ thể, từ 4/1 đến 8/8, cổ phiếu C47 giảm 46% từ 26.100 đồng về 14.200 đồng/cổ phiếu.Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Xây dựng 47 ghi nhận doanh thu đạt 192,81 tỷ đồng, giảm 28,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 7,01 tỷ đồng, giảm 41,1% so với cùng kỳ.Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 281,81 tỷ đồng, giảm 50,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 11,86 tỷ đồng, giảm 30,1% so với cùng kỳ năm trước.Được biết, trong năm 2022, Xây dựng 47 đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành 19,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
C47
Saigontel (SGT) chào bán 74 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. (ĐTCK) CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT – sàn HoSE) thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.. Theo đó, Saigontel dự kiến chào bán 74.001.604 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 740,02 tỷ đồng. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông là ngày 26/9 và thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ 3/10 đến 24/10/2022.Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của Công ty sẽ tăng gấp đôi lên 1.480 tỷ đồng.Được biết, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, Saigontel thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới và ước tính sẽ phát hành thêm hơn 74 triệu cổ phiếu mới.Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2022, Saigontel ghi nhận doanh thu đạt 575,61 tỷ đồng, tăng 261,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 124,41 tỷ đồng, tăng 460,7% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 44,7% lên 45,5%.Được biết, trong năm 2022, Saigontel đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 2.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 155,42 tỷ đồng, Công ty đã thực hiện được 51,8% kế hoạch lợi nhuận năm.Saigontel là thành viên thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), tập đoàn tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển quần thể Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ. Đơn vị được thành lập từ năm 2002, tiền thân là công ty cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông trong các khu công nghiệp thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, đến nay đã chuyển mình và hướng tới mô hình “Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ”.Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn đã đầu tư và phát triển thành công hơn 30 khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ trên toàn quốc, điển hình như quần thể khu công nghiệp đô thị dịch vụ Tràng Duệ - Hải Phòng hơn 1.000 ha; quần thể Khu công nghiệp, đô thị dịch vụ ở Bắc Ninh quy mô 2.000 ha …
SGT
ĐHĐCĐ BV Land (BVL): Chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên 773,7 tỷ đồng. (ĐTCK) Sáng ngày 21/4, CTCP BV Land (mã BVL) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 và thông qua kế hoạch chào bán hơn 20 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 773,7 tỷ đồng.. Năm 2013, Công ty lên kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 49 tỷ đồng, lần lượt bằng 91% và 39,4% thực hiện năm trước.“Các chỉ tiêu này nằm trong kế hoạch phòng thủ, ưu tiên củng cố, tích luỹ nguồn lực để tăng trưởng khi thị trường thuận lợi của BV Land”, ông Lý Tuấn Anh, Tổng giám đốc BV Land cho biết. Trong năm nay, Công ty sẽ đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm còn lại của dự án Diamond Hill và Bavella Lạc Ngàn để thu hồi vốn, tích lũy năng lực tài chính phục vụ các dự án tiếp theo (KĐTM phía Tây Dĩnh Trì, TP Bắc Giang và dự án KĐTM Thanh Ba, Phú Thọ). Đại hội cũng đã thông qua phương án phát hành hơn 20 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP, tỷ lệ 100:35. Tổng số tiền dự kiến thu được là hơn 200,59 tỷ đồng, BVL sẽ dùng 100 tỷ đồng để mua cổ phần tăng vốn cho CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama (công ty con), số tiền còn lại sẽ được bổ sung vốn lưu động cho Công ty. Sau khi phát hành, vốn điều lệ BVL sẽ tăng lên 773,7 tỷ đồng.Nhìn lại năm 2022, BV Land ghi nhận hơn 1.158 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 170,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, lần lượt tăng 93% và 455% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, Công ty đã hoàn thành 60,39% kế hoạch doanh thu và 88,74% mục tiêu lợi nhuận đề ra.Trong năm 2022, BV Land đã hoàn thành chiến lược tái cấu trúc nhóm ngành bất động sản của Công ty mẹ - BV Group thông qua M&A 02 đơn vị là Lilama Invest (05/01/2022) và Areca VN (01/08/2022). Tổng tài sản hợp nhất tăng từ 517 tỷ lên hơn 1.825 tỷ, tương đương tăng hơn 252%; vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng từ 296 tỷ lên hơn 923 tỷ, tương đương tăng hơn 211% so với đầu năm.Trả lời thắc mắc của cổ đông về lý do đặt kế hoạch kinh doanh năm nay thấp, ông Tạ Hoài Hạnh, Chủ tịch HĐQT BVL giải đáp, với bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, việc đề ra mục tiêu là phù hợp với tình hình thực tế. Công ty hy vọng từ nay đến cuối năm, thị trường ấm lên thì sẽ phát triển các dự án tiếp theo. Năm nay, Công ty cũng sẽ tập trung vào phát triển các sản phẩm có nhu cầu ở thực, phân khúc hợp túi tiền người dân. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Công ty đã bán được 80 sản phẩm/149 sản phẩm mục tiêu của dự án Diamond Hill. Do đó, đối với mảng bất động sản, BV Land tin rằng sẽ vượt kế hoạch đề ra. Về việc tăng vốn, trả lời câu hỏi của cổ đông về tính khả thi của kế hoạch, ông Hạnh phân tích, hiện nay, BV Group và các đơn vị thành viên chiếm trên 70% vốn của BV Land, tăng vốn là điều cần thiết và các cổ đông lớn đã đồng thuận, sẵn sàng dùng tài chính để thực hiện nên phương án tăng vốn chắn chắn thành công. Thực tế, kế hoạch tăng vốn này đã giảm so với trước đây, dù tăng vốn cao hơn, ông Hạnh khẳng định kế hoạch vẫn thành công. Ngay khi UBCKNN chấp thuận, BVL sẽ thực hiện kế hoạch này.
BVL
TCH chốt quyền trả cổ tức, chuyên nghiệp hóa trong hệ sinh thái. (ĐTCK) Công ty cổ phần Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH - sàn HOSE) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua việc trả cổ tức năm 2021 bằng tiền tỷ lệ 3%, 1 cổ phiếu được nhận 300 đồng.. Ngày đăng ký cuối cùng 25/7 và ngày thanh toán 22/8. Với 668 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi 200 tỷ đồng để thanh toán cổ tức đợt này.Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra ngày 5/7 vừa qua, cổ đông Công ty đã thông qua mức chia cổ tức tiền mặt cho năm 2021 tỷ lệ 3%. Phương án này dựa trên kết quả lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 401 tỷ đồng, giảm 56% so với thực hiện 2020.Năm 2022 (niên độ kế toán từ 1/4 đến 31/3), doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 9%; lãi sau thuế 900 tỷ đồng, tăng 48% so với thực hiện năm trước.Trong năm nay, bên cạnh mảng kinh doanh xe ôtô, công ty đang tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư đồng loạt các dự án bất động sản ở Hà Nội và Hải Phòng. Ban giám đốc xác định giai đoạn tới sẽ là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong xu thế mở rộng, phát triển của công ty. Theo đó, doanh nghiệp bắt đầu triển khai các dự án quy mô lớn như Hoàng Huy Commerce (diện tích 3 ha, tổng đầu tư xấp xỉ 5.000 tỷ đồng), Hoàng Huy Green River (diện tích 70 ha, tổng đầu tư 14.000 tỷ đồng)…Một điểm đáng chú ý tại đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty tuần qua là TCH trình cổ đông chủ trương chuyển các dự án bất động sản quy mô lớn như Hoàng Huy New City, Hoàng Huy Green River sang Công ty cổ phần Tập đoàn bất động sản CRV triển khai.
TCH
ĐHCĐ Nam Long (NLG): Kiên định tài chính an toàn, tập trung sản phẩm có khả năng "xuyên thủng thị trường". (ĐTCK) Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) diễn ra sáng 22/7 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với 4.836 tỷ đồng doanh thu và 586 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ, tăng trưởng 11% và 5% so với năm 2022.. Doanh thu năm 2023 của Nam Long đến từ ghi nhận khi bàn giao các dự án trọng điểm bao gồm Saouthgate (Waterpoint Giai đoạn 1), Izumi City, Ehome Southgate, Akari; cung cấp dịch vụ quản lý dự án và bán hàng cho các công ty liên kết; bán các tài sản thương mại tại các dự án VCD, Nam Phan, Ehome. Doanh số bán hàng pre sales năm nay dự kiến là 9.430 tỷ đồng.Tại ĐHCĐ, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT NLG chia sẻ, năm 2022, Nam Long kiên định theo đuổi một chiến lược tài chính an toàn vững mạnh, quản trị công ty được chuẩn hóa tách biệt chức năng HĐQT quản trị và hoạch định chiến lược quản trị rủi ro chuẩn hóa công việc cho từng thành viên HĐQT. Ông Quang đánh giá, thị trường bất động sản năm 2023 chịu ảnh hưởng của những khó khăn của 2022 chưa dừng lại, nhất là về thị trường trái phiếu. Nam Long đánh giá 3 rủi ro chính: Rủi ro về thị trường khi thu nhập giảm, khủng hoảng niềm tin làm giảm nhu cầu, lệch pha cung cầu; Rủi ro tài chính khi nguồn vốn cho bất động sản gặp khó, dù lãi suất đang giảm nhưng cần thời gian; Rủi ro về pháp lý dự án, trong đó công tác tính tiền sử dụng đất là rủi ro hàng đầu. Tuy nhiên, đầu năm 2023 đã có những tín hiệu về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản với nhiều cuộc họp được tổ chức, nhiều chính sách được ban hành.“Dù nhiều vướng mắc của thị trường đã có từ lâu không dễ giải quyết, nhưng tôi đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương”, ông Quang nói. Ông Quang cho biết, chiến lược của Nam Long là “phải xuyên thủng thị trường” với dòng sản phẩm vừa túi tiền. Đây đúng là sở trường của Nam Long, vì từ những năm 90 đã có dòng sản phẩm Ehome, Flora hướng đến người tiêu dùng phù hợp với nhu cầu và năng lực thanh toán. Xây dựng chính sách tài chính làm sao giãn tiến độ thanh toán cho phù hợp với năng lực của người mua, đây là một chương trình lớn mà HĐQT giao cho Ban điều hành thực hiện. Kiên định duy trì chính sách tài chính lành mạnh, cân đối dòng tiền tập trung cho công tác ưu tiên và công tác tiền phát triển dự án. Công ty sẽ thiết lập bộ tiêu chuẩn tiện ích khu đô thị rõ ràng hơn, các tiêu chuẩn cần có của các dòng sản phẩm các khu đô thị để khu đô thị Nam Long phát triển trở thành đô thị đáng sống. Phần thảo luận, ban điều hành trả lời câu hỏi của cổ đôngXin cho biết, việc mở bán sản phẩm năm 2023?Ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc bán hàng Nam Long: Theo kế hoạch quý 1 sẽ mở bán phân khu số 4 của Izumi City, nhưng đánh giá chưa phù hợp thị trường nên Nam Long thống nhất với đối tác điều chỉnh lại lịch thanh toán cho phù hợp và sẽ công bố lại lịch mở bán. Sắp tới, Nam Long sẽ ưu tiên mở bán dòng sản phẩm Ehome ở các dự án về cơ bản đã đủ điều kiện bán hàng.Chính sách ngân hàng tài trợ lãi suất vay 6% còn áp dụng hay không?Đây là chương trình NLG đang thiết kế và áp dụng cho khách hàng vay mua các dự án của Nam Long. Nam Long sẽ tính toán phương án để khách hàng trả lãi vay 6% cho ngân hàng.Xin cho biết, kế hoạch pre-sale thận trọng nhất của năm nay?Trong tình huống thận trọng nhất chúng tôi đưa ra con số 9.400 tỷ đồng trên cơ sở dự báo kinh tế không xấu hơn, tình hình như quý 1 và đi ngang trong các quý cuối năm và tốt dần lên. Trong kịch bản diễn biến tốt hơn dự kiến thì kế hoạch sẽ tăng thêm 20-30%.Xin cho biết về kế hoạch phát triển quỹ đất?Quỹ đất hiện tại của Nam Long là 685 ha đủ phát triển trong vòng 5 năm tới. Thị trường bất động sản vừa qua là cơ hội để Nam Long phát triển quỹ đất. Hiện nay, chúng tôi chưa chia sẻ được vì đang trong giai đoạn đàm phán nhưng chúng tôi sẽ dành một ngân sách đáng kể cho tăng quỹ đất cho năm nay.Công ty có tham gia thị trường nhà ở xã hội hay không?Nam Long có tham gia và phân khúc nhà ở xã hội, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang đã công bố trong một vài diễn đàn về cam kết đóng góp 20.000 căn nhà ở xã hội. Chúng tôi cũng tiếp cận theo hướng mở hơn, làm việc với các địa phương mà Nam Long có dự án để tìm cơ hội phát triển các dự án nhà ở xã hội. Mong muốn của Nam Long là không chỉ xây dựng block nhà ở xã hội mà theo nguyện vọng của Chủ tịch Nam Long và các địa phương là có thể xây dựng các khu đô thị tích hợp cho nhà ở xã hội và nhà vừa túi tiền. Kế hoạch kinh doanh của Nam Long có quá thận trọng không?Ông Trần Xuân Ngọc, Tổng giám đốc Nam Long: Con số tăng trưởng chúng tôi đưa ra là khiêm tốn nhưng rất là thực tế. Để thực hiện được cần nhiều nỗ lực của Ban điều hành. Chúng tôi không muốn đưa ra con số cao trong bối cảnh hiện nay, không thực hiện được thì thành thất hứa với cổ đông.Xin cho biết, việc ghi nhận tiến độ chuyển nhượng vốn dự án Paragon?Đáng ra năm 2022, Nam Long ghi nhận khoản lãi bán vốn dự án Paragon, đảo Đại Phước cho đối tác nhưng do độ trễ khi làm thủ tục chuyển nhượng nên hy vọng sang năm nay sẽ được ghi nhận. Thỏa thuận của thương vụ bán deal Đại Phước đã xong. Thủ tục cuối cùng là ra Giấy chứng nhận kinh doanh có tên người mua. Gần đầy những thông tin về kết luận thanh tra DIG là chủ đầu tư ban đầu, đầu tư đảo Đại Phước thực hiện xong thì có thể thực hiện được thủ tục chuyển nhượng. Kế hoạch huy động vốn của Công ty?Ở dự án Izumi tỷ lệ sở hữu 65% vẫn còn room gọi vốn khoảng 15-20% tương ứng 50 -100 triệu USD tùy tỷ lệ vốn bán. Dự án Waterpoint giai đoạn 2, Nam Long vẫn sở hữu 100% vốn có thể tiếp tục huy động vốn. Tổng cộng Nam Long có thể huy động vốn từ các dự án này từ 100 -200 triệu USD. Trong bối cảnh hiện nay Nam Long không đưa việc mua cổ phiếu quỹ vào trình đại hội cổ đông vì bối cảnh đã khác so với hồi thời điểm tháng 11 năm ngoái. Năm ngoái, công ty chứng khoán quyết định hạ margin liên quan cổ phiếu bất động sản. Giá cổ phiếu NLG đã giảm rất thấp dù là cổ phiếu hiếm hoi vẫn được cấp margin. Thời điểm đó, việc Nam Long quyết định mua cổ phiếu quỹ là tín hiệu cho thị trường. Hiện nay, bối cảnh thị trường sẽ khác khi nguồn vốn margin dồi dào hơn, nên Nam Long thấy không cần trình xin mua cổ phiếu quỹ mà sẽ đại hội cổ đông bất thường nếu cần thiết.Năm nay, NLG ưu tiên an toàn vốn khi các chỉ số tài chính nằm trong tầm kiểm soát. Tổng hợp câu hỏi về vướng mắc pháp lý của dự án?
NLG
BacABank (BAB) chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 8%. (ĐTCK) Ngày 6/7 tới đây, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank, mã chứng khoán BAB – sàn HNX) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021.. Theo đó, BacABank dự kiến phát hành hơn 60 triệu cổ phiếu để tỷ lệ chia cổ tức là 8%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 8 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ do HĐQT Ngân hàng quyết định, bao gồm nhưng không giới hạn việc chuyển cho công đoàn Ngân hàng.Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến chấp thuận cho BacABank tăng vốn điều lệ tối đa thêm hơn 1.822,5 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của Ngân hàng sau khi đã trích lập các quỹ tối đa hơn 602,5 tỷ đồng và chào bán cho cổ đông hiện hữu tối đa hơn 1.220 tỷ đồng theo phương án tăng vốn đã được ĐHCĐ thông qua hồi giữa tháng 4/2022.Mới đây, ngày 14/6, UBCK đã có công văn chấp thuận cho BacABank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.Về hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 vừa được công bố, BacABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 246 tỷ tăng trưởng 7% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập hoạt động cốt lõi đóng góp mạnh nhất cho sự tăng trưởng.Cụ thể, thu nhập lãi thuần 3 tháng đầu năm 2022 của BacABank đạt gần 531 tỷ, tăng 17,1% so với quý I/2021. Sự tăng trưởng này đến từ việc gia tăng thu nhập từ lãi (tăng 1%) và tiết giảm các khoản chi phí lãi (giảm 2%).Tính đến ngày 31/03/2022, tổng tài sản ngân hàng đạt hơn 117 nghìn tỷ, giảm 2,3%. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 2,8% lên 86.980 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 1,7% lên 95.031 tỷ đồng.Về chất lượng dư nợ cho vay, nợ xấu cuối tháng 3/2022 của BacABank là 654 tỷ, giảm 1 tỷ đồng so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ 0,77% xuống 0,75%.
BAB
Năm 2022, BV Land (BVL) lãi ròng đạt 97% kế hoạch năm 2022, gấp 9,4 lần năm 2021. (ĐTCK) CTCP BV Land (mã BVL - UPCoM) mới công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV và cả năm 2022 với lãi ròng đạt 156,7 tỷ đồng, gấp 9,4 lần năm 2021.. Riêng quý IV, BVL ghi nhận doanh thu thuần đạt 383,7 tỷ đồng, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành 60,35% kế hoạch quý (635,7 tỷ đồng). Giá vốn cũng tăng 95,6%, lên 293 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt hơn 90 tỷ đồng, tăng 155% so với quý IV/2021. Kỳ này, doanh thu tài chính của BVL đạt hơn 5,4 tỷ đồng, tăng 82%, chi phí tài chính cũng tăng 95%, lên 17,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận lần lượt 28,3 tỷ đồng và 9,9 tỷ đồng.Kết quả, Công ty lãi sau thuế 31,1 tỷ đồng trong quý IV/2022, tăng 36,4% so với quý IV/2021 và hoàn thành 63% kế hoạch quý (49 tỷ đồng).Lũy kế cả năm 2022, BVL ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.159,9 tỷ đồng và lãi ròng đạt 156,7 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,8 lần và 9,4 lần so với năm 2021. BVL cho biết kết quả trên của Công ty đã hợp nhất số liệu với hai đơn vị thành viên mới là CTCP Đầu tư Xây dựng Lilama và CTCP Areca Việt Nam.Năm 2022, ĐHĐCĐ Công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu là 1.918 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 162,3 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, BVL đã hoàn thành lần lượt 60,48% và 97% kế hoạch năm. Công ty đánh giá, đây là kết quả khả quan của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bất động sản năm 2022 gặp nhiều khó khăn.Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản BV Land đạt 1.844,5 tỷ đồng, gấp 3,56 lần so với hồi đầu năm. Trong đó, Công ty sở hữu 209,6 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, gấp 5,5 lần đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 143%, lên 640 tỷ đồng. Đáng chú ý là hàng tồn kho còn 820 tỷ đồng, gấp 14 lần, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cùng với đó, nợ phải trả cũng gấp 4 lần đầu năm, lên 904,8 tỷ đồng, chủ yếu do phát sinh vay nợ dài hạn 505,7 tỷ đồng từ Ngân hàng BIDV và Ngân hàng MB, trong khi đầu năm chưa có khoản mục này.
BVL
Nam Việt (ANV) trả cổ tức 10% bằng tiền mặt. (ĐTCK) Ngày 1/11, CTCP Nam Việt (ANV – sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng.. Như vậy, với hơn 132 triệu đơn vị đang lưu hành, Nam Việt sẽ phải chi khoảng hơn 132 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 31/10, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 1/12/2022.Cũng theo thông tin từ Nam Việt, ông Doãn Chí Thiên, Trợ lý Tổng giám đốc Công ty đăng ký bán 4,99 triệu cổ phiếu ANV, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 23/9 đến ngày 22/10/2022.Nếu giao dịch thành công, ông Chí Thiên sẽ giảm sở hữu tại Nam Việt từ xấp xỉ 9,09 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,88% xuống mức 4,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,1%.Ngoài giữ chức danh trợ lý Tổng giám đốc, ông Thiên còn là con trai ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty và đồng thời là người sở hữu cổ phiếu lớn nhất với tỷ lệ 56,48% vốn điều lệ.Xét về hoạt động kinh doanh, lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 2.513,7 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 447,32 tỷ đồng, tăng 411% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 509,9 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận năm.
ANV
Bia Sài Gòn – Miền Tây (WSB) chia cổ tức 20% bằng tiền mặt. (ĐTCK) CTCP Bia Sài Gòn – Miền Tây (WSB – UPCoM) thông báo chia cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng.. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 7/9, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 30/9/2022.Hiện Bia Sài Gòn – Miền Tây có vốn điều lệ 145 tỷ đồng, trong đó Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB – sàn HOSE) là công ty mẹ nắm giữ 51% vốn. Như vậy, Sabeco sẽ nhận về khoảng 14,8 tỷ đồng từ việc công ty con WSB chia cổ tức.Trước đó, năm 2021, Bia Sài Gòn – Miền Tây đã thực hiện 2 đợt tạm ứng cổ tức với tổng mức chia là 30% bằng tiền mặt. Năm nay, Công ty vẫn lên kế hoạch dự kiến duy trì mức chia cổ tức là 30%.Về hoạt động kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, Bia Sài Gòn – Miền Tây ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 394,24 tỷ đồng, giảm 8,61% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng hơn 4,6%, đạt 60,84 tỷ đồng.Với kế hoạch kinh doanh cả năm là doanh thu 884 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 72,61 tỷ đồng, kết thúc nửa đầu năm, WSB đã hoàn thành 44,6% và 83,79% các mục tiêu đề ra.Tính đến cuối tháng 6/2022, Công ty còn gần 374,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra, WSB còn hơn 219 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
WSB
Quý II/2022, lợi nhuận Phân bón Bình Điền (BFC) giảm 25,3% về 75 tỷ đồng. (ĐTCK) CTCP Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán BFC - sàn HOSE) công bố ước tính tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm và kế hoạch quý III/2022.. Theo đó, trong quý II/2022, BFC ước tính ghi nhận tổng doanh thu 1.833 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 75 tỷ đồng, lần lượt giảm 22,6% và 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận tổng doanh thu 4.464,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 181,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,1% và giảm 1,9% so với 6 tháng đầu năm 2021.BFC ước tính kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.Bước sang quý III/2022, BFC đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.365 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 56 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận quý III/2022 sẽ tăng khoảng 24,8% so với cùng kỳ.Có thể thấy, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế có dấu hiệu chậm lại và giảm trong quý II/2022, điều này dẫn tới lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm cũng giảm so với cùng kỳ.Được biết, trong quý I/2022, Phân bón Bình Điền ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.594 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 86,3 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước.
BFC
Sếp cũ SCG được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HBC. (ĐTCK) Ngày 18/5, ông Lê Văn Nam vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hoà Bình (HBC). Ông từng đảm nhiệm vị trí quan trọng tại HBC sau đó đi sang SCG làm Tổng giám đốc một thời gian và quay lại HBC với vị trí CEO kể từ 1/6/2023.. Ông Lê Văn Nam làm Tổng giám đốc HBC từ ngày 1/6/2023.Ngày 18/5, HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã chứng khoán HBC) đã có nghị quyết bổ nhiệm ông Lê Văn Nam làm Tổng giám đốc Công ty kể từ ngày 1/6/2023. Ông Lê Văn Nam sinh năm 1976, công tác tại HBC từ năm 2001 và giữ nhiều chức vụ như Giám đốc dự án HBC, đảm nhiệm nhiều công trình quan trọng như Vincom Tower, Sunrise Tower, Era Town và một số công trình tại nước ngoài; Phó tổng giám đốc HBC giai đoạn 2014-2019.Sau đó, ông rời Hòa Bình, gia nhập Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng SCG và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc công ty này từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2020. Trong thời gian đảm nhiệm ông từng nắm giữ 2,5 triệu cổ phiếu SCG, tương đương tỷ lệ sở hữu 2,94%. Giai đoạn 2020-2022, ông Lê Văn Nam đảm nhiệm một số vị trí quan trọng khác trong hệ thống Tập đoàn Sunshine như Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sunshine Homes, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunshine Landscape, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Xây dựng SCG.Ngoài bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc, HĐQT HBC đã có hàng loạt quyết nghị quan trọng khác trong ngày 18/5.Theo đó, thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với ông Phạm Quốc Thắng kể từ ngày 31/5/2023. Bổ nhiệm bà Lê Thị Phương Uyên giữ chức vụ Kế toán trưởng kể từ ngày 1/6/2023.Thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Trương Quang Nhật theo nguyện vọng cá nhân. Đồng thời, bổ nhiệm ông Nguyễn Khánh Hoàng, sinh năm 1982 giữ chức vụ Phó tổng giám đốc từ ngày 1/6/2023.Thông qua việc miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của ông David Martin Ruiz theo đơn từ nhiệm. Đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của ông David Martin Ruiz sẽ được xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông HBC năm 2023.Ngoài ra, HĐQT Tập đoàn Hòa Bình cũng thông qua việc miễn nhiệm vị trí Chủ tịch và Thành viên HĐQT tại công ty con là Công ty cổ phần Nhà Hoà Bình đối với ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/6/2023, đồng thời cử ông Lê Văn Nam làm người đại diện phần góp vốn của Tập đoàn tại Công ty cổ phần Nhà Hoà Bình.Tình hình kinh doanh của HBC vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Kết thúc quý I, lợi nhuận HBC ghi nhận âm 444 tỷ đồng, doanh thu giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 1.194 tỷ đồng. HBC cho biết, lợi nhuận gộp giảm, phần lãi từ hoạt động tài chính giảm và phần lãi ròng trong công ty liên doanh liên kết giảm, chi phí bán hàng giảm. Bốn yếu tố khiến lợi nhuận của HBC trong kỳ giảm.Tính đến hết 31/3/2023, nợ phải trả của công ty lên tới 13.503 tỷ đồng, chiếm đến 86% tổng tài sản và gấp hơn 6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, chủ yếu là nợ ngắn hạn, chiếm đến 90% tổng số nợ của HBC.Tính đến ngày 31/3/2023, tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của HBC là 208 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái.Năm 2023, HBC đặt kế hoạch doanh thu đạt 12.500 tỷ đồng, giảm 11,5% so với thực hiện năm 2022 và lợi nhuận sau thuế 125 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ 1.140 tỷ đồng. Với kết quả ghi nhận trong ba tháng đầu năm, nhà đầu tư lo ngại về tính khả thi của việc hoàn thành kế hoạch cả năm 2023 của HBC.
HBC
Tư vấn xây dựng Việt Nam (VGV): Lợi thế đất vàng, quy mô tài sản lớn, lợi nhuận quý IV/2022 vẫn giảm 96,57%. (ĐTCK) Báo cáo tài chính quý IV/022 của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam – VNCC (mã VGV) cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm 96,57% so với cùng kỳ năm trước. Đây là doanh nghiệp quy mô lớn, đang sở hữu nhiều lợi thế đất vàng.. Trụ sở Tổng công ty tư vấn Xây dựng Việt Nam - 243 Đê La Thành (Hà Nội)Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, VNCC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 110,1 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 là 3,2 tỷ đồng, tương đương giảm 96,57% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 hợp nhất đạt 6,1 tỷ đồng, giảm 36,86% so với cùng kỳ năm trước. Trong báo cáo giải trình biến động lợi nhuận, VNCC cho biết, nguyên nhân do tăng trích lập dự phòng, doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Kể từ cuối năm 2019 tới nay, các khoản trích lập dự phòng của VGV có xu hướng gia tăng. Tính tới ngày 31/12/2022, tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi của VGV là 16,58 tỷ đồng, đã được Công ty trích lập dự phòng toàn bộ. Con số này tăng 40,15% so với thời điểm đầu năm 2022.Các khoản dự phòng của VGV từ 2019 tới nayDoanh thu hoạt động tài chính trong quý IV/2022 của VGV đạt hơn 2 tỷ đồng, chủ yếu tới từ cổ tức, lợi nhuận được chia (1,26 tỷ đồng) và lãi tiền gửi (495,4 triệu đồng). Con số này giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.Tính đến ngày 31/12/2022, VGV đang có 212,39 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, các khoản đầu tư tài chính bao gồm đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết có tổng giá trị khoảng 115,3 tỷ đồng. Tổng công ty chưa xác định giá trị hợp lý của các khoản đầu tư tài chính này do Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý. Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam có vốn điều lệ 357,7 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 87,2% do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý. VGV là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.Với bề dày gần 70 năm, VGV và các công ty con, công ty liên kết đã thiết kế, tư vấn tại nhiều công trình lớn của quốc gia như Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, nhà Quốc hội, tổ hợp văn phòng Keangnam, Bảo tàng Hà Nội, Học viện Quân y…Tuy chỉ có vốn điều lệ 357,7 tỷ đồng, nhưng VGV hiện đang quản lý và sử dụng lô đất 2.500 m2 tại trụ sở 243 Đê La Thành, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.Không chỉ VGV mà các công ty con, công ty liên kết trong hệ sinh thái của VGV cũng nắm trong tay nhiều khu đất vàng. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Nước Môi trường Việt Nam (VWS) tuy chỉ có vốn điều lệ 36 tỷ đồng, nhưng sử dụng lô đất rộng 650 m2 ở các số nhà 5, 7, 9 phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và nhiều héc-ta đất tại Bắc Ninh, Hưng Yên…Hay Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam - VCC với tòa nhà số 10 Hoa Lư, Hà Nội; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng – CCBM với tòa nhà VG, ngõ 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng tổng hợp - Nagecco có trụ sở ở 29bis Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM và lô đất 466 m2 tại 162 đường Pasteur, quận 1, TP.HCM; Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng Coninco, chủ tòa nhà CONINCO Tower trên diện tích đất 1.814 m2 với 4 tầng hầm, 19 tầng nổi ở số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội…USCO - một công ty con khác của VGV (sở hữu 57,76% vốn điều lệ) nắm trong tay 748 m2 đất ở 91 Phùng Hưng, quận Hoàn Kiếm; 4.434 m2 đất ở xóm 6, Đông Ngạc, Từ Liêm; 8.625 m2 ở khu Quốc Bảo, Thanh Trì, Hà Nội; 1.937 m2 ở số 5 Lạc Long Quân, Hà Nội; 337 m2 ở 226 Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, TP.HCM; 1.317 m2 ở 303 Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, TP.HCM và nhiều lô đất khác tại Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định…Tuy nắm giữ nhiều lợi thế và tài sản, nhưng từ sau khi cổ phần hóa đến nay, lợi nhuận của Công ty lại liên tục đi xuống. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2017 là 46,8 tỷ đồng, năm 2018 là 44,9 tỷ đồng, năm 2019 là 44 tỷ đồng, năm 2020 là 33 tỷ đồng, năm 2021 là 28,15 tỷ đồng. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm trước đó.Cổ tức các năm qua chỉ dao động từ 1-5%.
VGV
Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF): Cổ phiếu giảm 33,6%, Công ty của Chủ tịch không mua hết lượng đăng ký với lý do thị trường biến động không thuận lợi. (ĐTCK) Cổ đông lớn báo cáo kết quả giao dịch tại CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF – sàn HoSE).. Theo đó, Công ty cổ phần Siba Holdings, tổ chức liên quan ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT vừa mua vào 24.146.750 cổ phiếu BAF trong tổng đăng ký 24.615.150 cổ phiếu (còn lại 468.400 cổ phiếu đăng ký mà không mua) để nâng sở hữu từ 20,5% lên 37,32% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 3/10 đến 19/10.Lý do được đưa ra khi không mua hết lượng cổ phiếu đăng ký do thị trường biến động không thuận lợi.Thực tế cổ phiếu BAF vừa trải qua chuỗi giảm điểm mạnh. Cụ thể, từ ngày 12/7 đến 21/10, cổ phiếu BAF giảm 33,6% từ 38.200 đồng về 25.350 đồng/cổ phiếu.Ban lãnh đạo ồ ạt thoái vốnTheo đó, ông Lê Xuân Thọ, thành viên HĐQT Nông nghiệp BaF Việt Nam vừa bán ra 2.075.400 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 2% về còn 0,55% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 4/10 thông qua khớp lệnh thỏa thuận.Ông Phan Ngọc Ân, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc vừa bán ra 6.593.700 cổ phiếu BAF để giảm sở hữu từ 6,32% về còn 1,73% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 7/10 đến 11/10. Như vậy, sau giao dịch ông Ân không còn là cổ đông lớn tại Nông nghiệp BaF Việt Nam.Và bà Bùi Hương Giang, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc vừa bán ra 13.852.250 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 13,25% về 3,6% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 5/10 đến 18/10. Như vậy, sau giao dịch bà Giang không còn là cổ đông lớn tại BAF.Lợi nhuận quý II giảm 62,6% so với cùng kỳTrong quý II/2022, Nông nghiệp BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 1.625,24 tỷ đồng, giảm 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 40,42 tỷ đồng, giảm 62,6% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,1% về còn 4,1%.Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 53,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 76,4 tỷ đồng về 65,97 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 313,9%, tương ứng tăng thêm 26,62 tỷ đồng lên 35,1 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng thêm 8,25 tỷ đồng lên 8,42 tỷ đồng (cùng kỳ 0,17 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, Nông nghiệp BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 3.164,23 tỷ đồng, giảm 39,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 128,14 tỷ đồng, giảm 36,3% so với cùng kỳ.Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 31,9% kế hoạch lợi nhuận năm.Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Nông nghiệp BaF Việt Nam ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 62,7 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 243,6 tỷ đồng, giảm 180,9 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 303,8 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 256,5 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
BAF
Nông nghiệp Bình Thuận (ABS) lên kế hoạch thoái vốn tại VCD Riverbank và Nông nghiệp III. (ĐTCK) CTCP Nông nghiệp Bình Thuận (mã chứng khoán ABS - sàn HOSE) mới công bố nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng cổ phiếu tại hai doanh nghiệp.. Cụ thể, ABS sẽ chuyển nhượng một phần số lượng 10 triệu cổ phiếu của CTCP VCD Reverbank với giá chuyển nhượng tối thiểu là 13.300 đồng/CP. Năm 2021, Công ty cũng chuyển nhượng 20% cổ phần của công ty VCD Riverbank, hoạt động này đã mang về khoản lãi hơn 72,8 tỷ đồng.Đồng thời, Nông nghiệp Bình Thuận cũng quyết định chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ tại công ty liên kết CTCP Xuất Nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp III với giá chuyển nhượng tối thiểu là 12.000 đồng/CP. Theo báo cáo thường niên năm 2021 của ABS, Công ty đang sở hữu 680.000 cổ phiếu, tương đương 11,95% vốn điều lệ của Xuất Nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp III. Về tình hình kinh doanh của Công ty, trong quý III, ABS ghi nhận doanh thu thuần của ABS đạt 165,34 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và lãi sau thuế đạt hơn 5,4 tỷ đồng, tăng 145,8%. Công ty cho biết, lợi nhuận tăng do Công ty tập trung áp dụng một số biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, chăm sóc khách hàng, đồng thời khai thác nguồn hàng giá cả hợp lý và tiết kiệm chi phí.Lũy kế 9 tháng đầu năm, ABS có doanh thu thuần đạt 948,67 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 17,49 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 33% và 43% so với 9 tháng đầu năm 2021. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ bán phân bón các loại, các sản phẩm thuộc nông nghiệp đạt 767 tỷ đồng, tăng 28%.
ABS