filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
trận malplaquet.txt
Trận Malplaquet là một trong những trận đánh lớn của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1709. Trong trận đánh này, quân Đồng minh Áo, Anh, Hà Lan và Phổ đã đánh bại quân Pháp, buộc quân Pháp phải triệt thoái khỏi chiến trường và gây thảm cảnh cho vua Louis XIV nước Pháp. Tuy nhiên, với sự triệt binh có trật tự và sĩ khí chẳng sa sút của quân Pháp, thắng lợi này trở nên một "chiến thắng kiểu Pyrros" của khối Đại Liên minh, mặc dù chiến thắng này khiến cho thắng lợi này là rõ rệt và quân Liên minh giải nguy được thành Mons. Khi quân Pháp thất thế, Thống chế Pháp là Claude-Louis-Hector de Villars cũng bị thương trong trận kịch chiến này. Với tổn thất cực lớn của cả hai phe tham chiến, đây là một trận đánh kinh hoàng nhất của cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha nói riêng trong các cuộc chiến tranh của Louis XIV nói chung, và cũng là trận đánh đẫm máu nhất châu Âu trong vòng một thế kỷ, thậm chí trận này vẫn giữ vai trò ấy mãi cho đến khi trận Borodino bùng nổ vào năm 1812. Ngoài ra, chiến thắng đắt giá của quân Liên minh trong trận chiến này cũng ghi dấu hai đoàn to lớn nhất châu Âu đương khi ấy, và tướng lĩnh của cả hai phe đều rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu từ trận đánh đẫm máu này, trong khi bản thân vị tướng thắng trận Marlborough cũng tỏ ra đau đớn trước cuộc tàn sát này dù quân Pháp đã thua. Thực chất, sau thất bại đẫm máu này (góp phần làm nên một loạt thảm họa bi đát cho nước Pháp cuối triều Louis XIV người Pháp không còn dám giáp mặt với ông nữa. Phải qua mất lần tấn công thì quân Đồng minh mới chiến thắng trận này, buộc quân Pháp phải lui binh sau một loạt đợt công kích bất thành vào đội Kỵ binh quân Liên minh. Trận ác chiến này là thắng lợi chung thứ ba của John Churchill, Công tước thứ nhất của Marlborough và Vương công Eugène xứ Savoie, là chiến thắng thứ tư của chính Marlborough và cũng là chiến thắng cuối cùng của ông. Tuy đắt giá (được xem là một thắng lợi nhờ vào tiêu hao) nhưng chiến thắng này vẫn nêu bật tài nghệ chiến thuật của Marlborough, song công lớn trong thắng lợi chủ yếu thuộc về Eugène - chính ông đã tạo điều kiện cho Marlborough đánh bại một cánh quân Pháp. Ông đã bị thương trong chiến đấu, nhưng cương quyết không thoái lui. Thắng lợi đắt giá này khiến cho phe cánh chống Marlborough tại Anh Quốc được dịp nổi lên và điều ấy đã đe dọa nghiêm trọng đến nỗ lực chiến tranh của nước Áo, dù thất bại đẫm máu này đã khiến cho Louis XIV một lần nữa thất thế và phải cầu hòa. == Bối cảnh == Sau khi phải trì hoãn chiến dịch do thời tiết quá khắc nghiệt, quân Liên minh phát động chiến dịch chống Pháp năm 1709 vào giữa tháng 6. Không thể nào đánh một trận với đạo quân Pháp của Thống chế Villars bởi do phòng tuyến kiên cố của quân Pháp và huấn lệnh của Triều đình Versailles không cho vị Thống chế đánh trận, Thống chế Anh là Quận công Marlborough thứ nhất chuyển tầm ngắm của ông sang hai pháo đài Tournai và Ypres. Tournai thất thủ sau khi bị vây khốn trong suốt 70 ngày, và để tránh bệnh dịch lan truyền trong ba quân ở vùng đất nghèo ngặt xung quanh Ypres, Marlborough lại phải Đông tiến về pháo đài Mons nhỏ hơn, với mong muốn đánh chiếm nó nhằm bọc sườn phòng tuyến của quân Pháp ở phía Tây. Villars tiến quân đến, theo những huấn dụ mới của vua Louis XIV là bằng mọi giá phải giải vây cho Mons – Villars là một vị Thống chế táo bạo do đó đây rõ là một huấn lệnh cho ông mở trận. Sau một loạt đợt tiến quân phức tạp, hai đoàn quân đã chạm trán nhau dọc theo cái lỗ hổng Malplaquet ở hướng Tây Nam Mons. == Diễn biến == Quân Đồng minh, phần lớn là Quân đội Áo và Hà Lan, nhưng cũng có nhiều đạo quân Anh và Phổ, do Quận công Marlborough thứ nhất và Tổng thống lĩnh quân Áo là Vương công Eugène xứ Savoie chỉ huy, trong khi quân Pháp và một đạo quân Bayern là do Villars và Thống chế Boufflers cầm đầu. Thực chất, Boufflers là cấp trên của Villars, nhưng ông lại tình nguyện phục vụ Villars. Quân Đồng minh có 86 nghìn binh sĩ và 100 khẩu hỏa pháo và quân Pháp có khoảng 75 nghìn binh sĩ và 80 khẩu hỏa pháo, và họ đóng trại cách nhau một tầm đại bác gần nơi mà ngày nay là biên giới Pháp-Bỉ. Vào lúc 9.00 sáng ngày 11 tháng 9 năm 1709, quân Áo cùng với quân Liên minh Phổ - Đan Mạch do Bá tước Albrecht Konrad Finck von Finckenstein chỉ huy đã tiến công và đẩy đội tả binh vào Pháp về khu rừng đằng sau họ. Ở cánh trái quân Liên minh, quân Hà Lan dưới quyền Johan Willem Friso, Vương công xứ Orange tấn công đội hữu binh Pháp nửa tiếng sau đó, và dù phải chịu tổn thất nặng nề nhưng họ đã thành công trong việc ngăn chặn Boufflers tăng viện cho Villars. De Villars đã củng cố quân ngũ, nhưng Marlborough và Eugène lại phát động tấn công, được yểm trợ bởi một chi đội dưới quyền Tướng Withers xuất kích từ sườn trái quân Pháp, buộc De Villars phải chuyển bớt trung quân của ông về đối diện với họ. Trong khoảng 1.00 giờ chiều hôm đó, một viên đạn hỏa mai đã xuyên thẳng vào đầu gối của De Villars, buộc ông phải giao lại quyền chỉ huy cho Boufflers. == Ghi nhận trực tiếp == Một ghi nhận trực tiếp về trận Malplaquet có thể được tìm thấy trong quyển sách "Amiable Renegade: The Memoirs of Peter Drake (1671-1753)" từ trang 163 cho đến trang 170. Đại úy Peter Drake - một người Ireland đã dành phần lớn cuộc đời mình như một lính đánh thuê trong quân đội nhiều nước châu Âu, đã chiến đấu cho quân Pháp trong trận này và vài lần bị thương. Drake viết hồi ký ấy khi ông đã có tuổi. == Kết quả == Như một thắng lợi chung thứ ba của Marlborough và Eugène và là thắng lợi thứ tư của riêng Marlborough khi ông trên đỉnh cao vinh quang, về nguyên tắc và về hình thức thì trận Malplaquet là một chiến thắng của quân Liên minh vì quân Pháp buộc phải thoát lui vào cuối ngày và quân Liên minh chiếm lĩnh toàn bộ trận địa. Một lần nữa, tài nghệ chiến thuật của Marlborough đã đem lại thắng lợi cho ông, là một thắng lợi rõ rệt cho quân Đồng minh. Nhưng, công lớn nhất cho chiến thắng thuộc về Eugène, người đã đánh tạt sườn quân Pháp, tạo điều kiện cho Marlborough đánh bại một cánh khác của quân Pháp để mà thắng cả trận. Tuy nhiên cái giá phải trả cho chiến thắng này là 21 nghìn người chết và bị thương trong khi quân Pháp chỉ thiệt hại 11 nghìn người. Đồng thời quân Pháp cũng không bỏ chạy hỗn loạn mà rút lui một cách có trật tự, bảo toàn được binh lực của mình. Nếu như mở đầu trận đẫm máu này quân Hà Lan có đến 80 Sư đoàn, thì sau thắng lợi họ thậm chí không còn đủ binh sĩ hình thành 18 Sư đoàn. Thống chế De Villars đưa ra một nhận xét về kết quả trận đánh với nội dung gần y hệt như của vua Pyrros sau những chiến thắng đắt giá trước quân La Mã ngày xưa: Sử gia John A. Lynn trong tác phẩm The Wars of Louis XIV 1667-1714 đã đánh giá trận này là chiến thắng kiểu Pyrros của quân Đồng minh, tuy nhiên thất bại này cũng khiến cho Louis XIV bị đau sầu và nỗ lực giải cứu thành Mons bị thất bại và ngày 20 tháng 10 Mons rơi vào tay quân Đồn minh. Các tướng giỏi của Pháp đều bị thương trong trận này, và Villars cũng nằm trong số ấy. Mặt khác, quân Liên minh thắng này cũng tóm gọn 500 binh lính Pháp. Một lần nữa, Louis XIV thất thế, nên phải cầu hòa. Sau thất bại đẫm máu này - góp phần làm nên một trong những thảm họa bi đát của nước Pháp cuối triều Louis XIV, thực ra người Pháp đã bị đánh đuổi khỏi bờ kênh Sambre về Valenciennes và không bao dám giáp mặt với Marlborough nữa. Tuy nhiên, thương vong khủng khiếp của trận đánh đẫm máu nhất thế kỷ 18 này (vốn ghi dấu ấn của hai đoàn quân to lớn nhất của châu Âu thời bấy giờ đã khiến cả châu Âu chấn động. Đã có những tin đồn lan truyền về việc Marlbrough chết trận, điều này trở thành cảm hứng cho một bài dân ca Pháp nổi tiếng mang tên Marlbrough s'en va-t-en guerre. Và trái với các chiến thắng trước, lần này Marlborough không nhận được thư chúc mừng nào từ Nữ hoàng Anh là Anne. Chỉ thị cho Vander Beck của Richard Blackmore là một trong những bài thơ hiếm hoi ca ngợi "chiến thắng" của Marlborough tại Malplaquet, trong khi đó Đảng Bảo thủ (Tory) bắt đầu vận động cho việc rút lui khỏi chiến tranh và đàm phán hòa bình với Pháp. Như vậy, chiến thắng đắt giá tại Malplaquet (được xem là một thắng lợi nhờ vào tiêu hao) đã khiến cho các kẻ thù chính trị của Marlborough lên mặt, và đương khi ấy không ai biết rằng đó chính là trận thắng cuối cùng trong võ nghiệp của ông. Trước lòng dũng cảm của người Pháp thể hiện qua việc gây tổn thất nặng nề cho quân Đồng minh ở trận Malplaquet và ngăn chặn cuộc tiến công, người Anh nhận thấy rằng cuộc chiến tranh khó có thể kết thúc được. Mà, điều ấy lại còn gây tổn hại to lớn đến nỗ lực chiến tranh của Eugène và cả nước Áo, trong khi người Hà Lan sau chiến thắng đắt giá này cũng bắt đầu nản chí. Việc Anh rút khỏi chiến tranh khiến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về phía Pháp và điều đó khiến họ có thể đánh tan quân Áo và Hà Lan tại trận Denain. Với thắng lợi ấy, Villars đã trả thù được cho thất bại ở Malplaquet - một trong loạt thảm họa dồn dập dưới triều Louis XIV, nơi vị Thống chế đã thua to và còn bị thương. Mãi cho đến khi trận Borodino bùng nổ vào năm 1812, trận Malplaquet vẫn luôn được xem là trận đánh tàn khốc nhất trời Âu. Sau trận đánh đẫm máu này, hai phe đã rút ra nhiều bài học quý báu, nhanh hơn hẳn các tướng lĩnh thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đặc biệt, sau thắng lợi này, Marlborough luôn băn khoăn và đau xót vì trận tàn sát này. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Battle of Malplaquet at Battlefield Anomalies. The French Army 1600-1900 Battle of Malplaquet at BritishBattles.com Amiable Renegade: The Memoirs of Captain Peter Drake (1671-1753)
người mỹ gốc việt.txt
Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese American) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc dân tộc Việt. Với tổng dân số được ước tính là 1.642.950 trong năm 2007, họ chiếm trên một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines. Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này. == Lịch sử == === Đợt thứ nhất === Lịch sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng hai ba chục năm đổ lại. Trước 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ, ước tính khoảng từ 15.000 đến 18.000 người. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu. Vì lo sợ bị chính quyền mới trả thù, làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ. Họ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại Philippines và Guam, và sau đó được di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ. Những người tị nạn này, lúc đầu không nhận được sự hoan nghênh của dân chúng Hoa Kỳ; một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36% người dân Hoa Kỳ chấp nhận việc nhập cư của người Việt. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford và những viên chức khác ủng hộ họ một cách mạnh mẽ bằng việc thông qua Đạo luật Di trú và Người Tị nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act) trong năm 1975, cho phép họ nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế sự hình thành những khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại California và Texas, khiến hai tiểu bang này có dân số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả. Ở trại Chaffee nơi tạm cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này: === Đợt thứ hai === Năm 1976 bắt đầu làn sóng người Việt tị nạn thứ hai cho đến giữa thập niên 1980. Ngay sau khi thống nhất Việt Nam, chính quyền mới tập trung nhiều thành phần liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đi cải tạo qua lao động, lạ̀ tên gọi hình thức giam giữ trong những "trại học tập cải tạo". Những người trong trại được dạy chủ nghĩa Marx-Lenin trong từ vài ba tháng tới vài ba năm, phải lao động sản xuất để tự cấp tự túc lương thực thực phẩm. Nguyên nhân khác là chính sách chuyên chính vô sản của chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chính sách lúc đó giới hạn tối đa các quyền tự do kinh doanh của người dân, nền kinh tế bao cấp trở nên trì trệ gây ra tình trạng khốn khó cho dân chúng trong mọi mặt của đời sống. Nguyên nhân quan trọng khác là Chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia thường xuyên bị bắn phá, tập kích khiến nhiều thường dân thiệt mạng, những người dân khác trở nên lo ngại và di tản hàng loạt. Hàng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chật chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn sóng gió bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia, hay những cơn sóng lật úp thuyền, họ thường được đến những trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông hoặc Philippines, hầu đợi đi định cư ở nước thứ ba. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị nạn năm 1980 (Refugee Act of 1980), giảm bớt những giới hạn việc nhập cư, trong khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program hay ODP) do Hoa Kỳ đề xuất, dưới sự điều khiển của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees) do áp lực của quốc tế và nhu cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân đã sinh sống tại hải ngoại. Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua cho phép con cái của những quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị và gia đình họ cũng như gia đình những người có con lai Mỹ được định cư ở Hoa Kỳ. Giữa những năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam. == Nhân khẩu == Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người (39,8%) sống ở California và 134.961 (12,0%) sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt Nam là Quận Cam tại California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại Westminster và Garden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon): tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số. Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, cho nên họ là nhóm có tỷ lệ người lai chủng tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á châu chính. Theo điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ. Là người tị nạn, người Mỹ gốc Việt có một tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong các nhóm người gốc Á châu. Trong năm 2007, 72,6% của những người sinh ngoài Hoa Kỳ là công dân, cộng thêm 37,5% số người sinh tại Hoa Kỳ dẫn đến tổng cộng 82,8% người Mỹ gốc Việt là công dân Mỹ. Theo cuộc khảo sát năm 2007, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và tuổi trung bình là 34,5, so với 36,7 cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Tỉ lệ tuổi tác cho người Mỹ gốc Việt là: Mỗi gia đình có trung bình 3,8 người, so với 3,2 người cho người Mỹ nói chung. Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la, thấp hơn con số 26.688 đô la cho mỗi người Mỹ. Tính về trình độ học vấn, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ người chưa tốt nghiệp trung học (26,7%) cao hơn người Mỹ nói chung (15,5%) trong số những người trên 25 tuổi - bởi vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử nhân (19,1%) thì cao hơn người Mỹ nói chung (17,4%) - những người Việt này phần lớn là F2, sinh ra tại Mỹ, hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi. Tính tới năm 2012, số người Việt nhập cư chiếm 3% tổng số dân sinh ra ở ngoại quốc, mà là 40,8 triệu người. Số người Việt di cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012, trở thành số dân cư sinh ở ngoại quốc đông hạng 6 ở Hoa Kỳ, hạng 4 so với dân từ Á Châu, sau Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây. == Chính trị == Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 của Học viện Manhattan, người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư có chỉ số hội nhập cao nhất tại Hoa Kỳ. Trong khi chỉ số hội nhập về văn hóa và kinh tế không có gì đặc biệt khi so với các nhóm khác (có thể vì sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt), chỉ số hội nhập về quyền công dân là cao nhất trong các nhóm người nhập cư đáng kể. Người Mỹ gốc Việt là những người tị nạn chính trị, xem việc về lại Việt Nam là việc bất khả thi, nên tham gia các hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ với tỷ lệ rất cao. === Lập trường chống cộng === Là những người tị nạn chống cộng sản, nhiều người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng mãnh liệt. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho tờ báo Orange County Register năm 2000, 71% người trả lời là việc đấu tranh chống cộng là việc "ưu tiên hàng đầu" hay "rất quan trọng" và 77% coi trọng việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam cải thiện chính sách nhân quyền. Người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình chống chính phủ Việt Nam, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và biểu tình chống đối những cá nhân hay đoàn thể mà họ cho rằng ủng hộ chính quyền Việt Nam Một thí dụ cụ thể là vào năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng video tại Westminster tên là Trần Trường khi ông này treo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và một bức hình của Hồ Chí Minh. Số người biểu tình lên đến 15.000 người trong một đêm, gây nên tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ. Trước kia những đảng viên Dân chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng hộ vì họ được xem là khuynh tả hơn, nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện chí hơn bởi thế hệ thứ hai, giới trẻ hay những người có thu nhập kém hơn. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn giành số người ủng hộ áp đảo: tại Quận Cam số người Mỹ gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng hòa cao gấp đôi số người ghi danh theo Đảng Dân chủ, với tỉ lệ là 55% và 22%, và một cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng hòa là 29% so với 22% cho đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, 72% cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm George W. Bush trong khi chỉ 28% bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ John Kerry. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, 2/3 trong số các cử tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng cử viên có ý định bầu cho ứng cử viên Cộng hòa John McCain. Gần đây, nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận động trong Chiến dịch Cờ Vàng thành công ở một số thành phố và tiểu bang với mục đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Tháng 8 năm 2006, chính phủ tiểu bang California và Ohio đã thông qua đạo luật coi lá cờ này là biểu tượng cho người gốc Việt ở địa phương. Chính phủ Việt Nam phản đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất đồng trong quan hệ Việt-Mỹ. Đầu năm 2012, hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham gia một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư khiến Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kết quả của cuộc vận động nhân quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng người Mỹ gốc Việt là chính phủ Hoa Kỳ phái Thứ trưởng Ngoại giao là Michael Posner mở cuộc tiếp đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam kết sẽ tiếp tục đưa vấn đề nhân quyền trong vòng đối thoại với chính phủ Việt Nam. Công văn hồi âm ghi nhận rằng: Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Posner còn nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ muốn tiếp tục trao đổi ý kiến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. === Vận động tham chính === Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ như Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp dưới chính phủ của Tổng thống George W. Bush; Cao Quang Ánh, dân biểu liên bang; Trần Thái Văn, dân biểu tiểu bang California; Janet Nguyễn, giám sát viên Quận Cam; Madison Nguyễn, thành viên hội đồng thành phố San Jose, v.v. Phần lớn các vận động chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ quan công quyền vẫn còn lấy chủ nghĩa chống Cộng làm trọng tâm. Đáng kể là chuỗi biểu tình 52 ngày phản đối việc một người gốc Việt (ông Trần Trường) treo cờ đỏ sao vàng và hình của Hồ Chí Minh đầu năm 1999 lôi kéo 15.000 người xuống đường. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2008, thành phố Westminster trở thành thành phố đầu tiên có đa số thành viên trong hội đồng thành phố là người gốc Việt. Năm 2003, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam. Tháng 5 năm 2004, hội đồng thành phố Garden Grove, tiểu bang California nhất thể bỏ phiếu thành lập khu vực "cấm những người cộng sản" (No Communist zone) với chủ ý ngăn không cho các phái đoàn nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công du vào vùng Little Saigon. Nếu muốn vào, luật thành phố đòi hỏi phái đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh sát lo an ninh, nhưng đây cũng sẽ là thời gian để cộng đồng địa phương tổ chức biểu tình chống phái đoàn. Trong những tháng sau Bão Katrina, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, đã vận động chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mãnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống. Sau nhiều tháng giằng co, bãi rác được đóng cửa, và cộng đồng người Việt xem đây là một chiến thắng, và cộng đồng người Mỹ gốc Việt trở thành một thế lực chính trị tại đây. Năm 2008, luật sư Joseph Cao Quang Ánh, một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, thắng cử ghế dân biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ viện, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ. == Kinh tế == Theo điều tra năm 2007, 64,9% người Mỹ gốc Việt lớn tuổi hơn 16 có thể tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ nói chung là 6,3%. 59,3% phụ nữ đủ tuổi tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%. 31,5% người Mỹ gốc Việt làm nghề quản trị, nghề chuyên nghiệp, hay các công việc liên quan, thấp hơn tỷ lệ 34,6% cho người Mỹ nói chung. 24,9% theo ngành phục vụ, cao hơn người Mỹ nói chung là 16,7%. 18,4% làm việc công việc sản xuất hay vận tải, 18,4% làm việc văn phòng hay buôn bán, 6,1% theo ngành xây dựng, duy trì, hay sửa chữa, và 0,4% theo nông nghiệp, ngư nghiệp, hay lâm nghiệp. 82% người Mỹ gốc Việt làm cho các hãng tư nhân, 9,2% làm việc cho nhà nước, và 8,5% tự làm việc cho mình. Mỗi gia đình có thu nhập điểm giữa là 59.831 USD, thấp hơn so với thu nhập một gia đình người Mỹ là 61.173 USD. Mỗi gia đình người Mỹ gốc Việt có trung bình 3,8 người, cao hơn số trung bình cho người Mỹ nói chung là 3,2 người. Bình quân mỗi người có thu nhập là 22.074, thấp hơn so với người Mỹ nói chung. 13,1% người Mỹ gốc Việt được xem là có lợi tức thấp. 67,3% người Mỹ gốc Việt sống tại nhà do họ sở hữu, trong khi 32,7% sống trong nhà họ thuê. Tại một số lĩnh vực, người Việt chiếm lĩnh thị trường. Khoảng 80% thợ móng ở California và 43% toàn quốc là người Mỹ gốc Việt. Tại vùng vịnh Mexico, người Mỹ gốc Việt chiếm từ 1/3 đến một nửa các công việc ngư nghiệp. Vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 đã ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đối với các ngư dân gốc Việt tại đây. Theo nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học Brown khi so sánh sáu nhóm di dân gốc Á châu (Hoa, Ấn, Phi, Nhật, Hàn và Việt) thì người gốc Việt có thu nhập thấp nhất. Ấn Độ và Nhật Bản là hai nhóm di dân thành đạt nhất tại Mỹ, trong khi người nhập cư Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với năm nhóm kia và cũng là cộng đồng có lợi tức và học vấn thấp hơn cả. == Văn hóa và tôn giáo == Những sinh hoạt cộng đồng nhằm góp phần lưu giữ gốc Việt và văn hóa Việt được tổ chức thường xuyên; như giải Phượng Hoàng được tổ chức hàng năm để tuyển lựa tài năng cổ nhạc. Và những trung tâm dạy Việt ngữ được mở ra khắp nơi. Tính đến năm 2008, chỉ riêng ở vùng Nam California, có tới hơn 80 trung tâm Việt Ngữ, đang tiếp nhận khoảng 17.000 học sinh theo học. Cũng vì sự vận động của cộng đồng gốc Việt, ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam". Ở cấp tiểu bang thì California thông qua nghị quyết ACR-40 công bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi nhận: Hành trình tỵ nạn của người Việt từ năm 1975 Hội nhập và đóng góp giá trị của cộng đồng Nỗ lực tranh đấu vì lý tưởng tự do Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt Công nhận tuần lễ 24-30 Tháng Tư là "Tuần tưởng niệm Tháng Tư Ðen" Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California. Sinh hoạt các tôn giáo cũng phong phú và đa dạng, nhiều chùa Phật giáo và giáo xứ Công giáo được xây dựng khắp nơi. Từ năm 1978, Đại hội Thánh Mẫu của người Công giáo tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage, Missouri quy tụ khoảng 60 hay 70 ngàn người hành hương mỗi kỳ . == Sinh hoạt cộng đồng == Người Việt tại Mỹ thường sống quây quần và có những sinh hoạt cộng đồng thường xuyên. Nhiều đoàn thể, hội ái hữu, hội đồng hương,.... và các tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thiếu nhi Thánh Thể được thành lập khắp nơi. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đổng người Việt tại khắp nơi, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Tại Garden Grove, trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức Hội Tết Việt Nam hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival - ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam. == Công dân Việt Nam ở Mỹ == === Du học sinh === Bản thông cáo báo chí của Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ hôm 15 tháng 11 năm 2016, lấy từ thống kê của Open Doors, hiện đang có 21,403 du học sinh Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ, con số này đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong số các quốc gia đứng đầu về du học sinh theo học tại Hoa Kỳ, so với vị trí thứ 9 của năm 2015, gia tăng đến 14.3% so với năm 2015. == Xem thêm == Little Saigon Việt kiều Viện Bảo tàng Người Việt Chiến dịch Cờ Vàng == Chú thích == == Liên kết ngoài == Người Việt tại Hoa Kỳ: từ báo Người Việt, phát hành tại Quận Cam Văn Thư Lưu Trữ về Đông Nam Á Vietnamese American Heritage Project - Triển lãm về người Mỹ gốc Việt tại Viện bảo tàng Smithsonian Viết về nước Mỹ: cuộc thi viết về kinh nghiệm người Việt hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ 30 năm và người Việt ở hải ngoại: từ BBC Việt ngữ Những người Việt thành đạt ở NASA National Congress of Vietnamese Americans Cộng đồng người Việt đứng ở đâu trong xã hội Mỹ?, báo Tuổi Trẻ, 24/03/2007. Nguồn của các thông số: The American Community Asian, 2004, American Community Survey Report, February 2007.
thomas hobbes.txt
Thomas Hobbes (05/04/1588-04/12/1679) là một nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị. Cuốn sách Leviathan viết năm 1651 của ông đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính trị phương Tây theo quan điểm lý thuyết về khế ước xã hội. Hobbes là người ủng hộ chính thể chuyên chế nhưng ông cũng phát triển các nguyên tắc cơ bản của tư tưởng tự do châu Âu: quyền được bầu cử của các cá nhân; quyền bình đẳng tự nhiên của tất cả mọi người; tính nhân tạo của địa vị chính trị (điều dẫn đến sự khác nhau sau này giữa xã hội và nhà nước); quan điểm tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính "đại diện" và dựa trên sự đồng thuận của nhân dân; và sự diễn giải luật khá phóng thoáng cho phép mọi người được làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm. == Cuộc đời == === Thời thơ ấu và niên thiếu === Thomas Hobbes ra đời tại Malmesbury, Wiltshire, Anh. Tương truyền rằng Hobbes đã bị đẻ non khi mẹ ông bị động kinh. Sở dĩ bà lại bị như vậy vì bà hay tin rằng hạm đội Armanda của Tây Ban Nha, cường quốc về hàng hải lúc bấy giờ, đã tiến vào nước Anh. Nói về lúc ấy, Hobbes đã thốt lên rằng: "Mẹ tôi sinh ra tôi và sự sợ hãi cùng một lúc". Người chồng của người phụ nữ trên là một mục sư quản xứ Charlton và Westport của Giáo hội Anh. Ông bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương, để lại ba đứa con nhỏ cho người anh Francis Hobbes chăm sóc. Cậu bé Thomas Hobbes, một trong ba đứa trẻ ấy, được học tập tại Nhà thờ Westport khi mới 4 tuổi. Tiếp theo đó, Hobbes vào học một trường tự do do Robert Latimer làm hiệu trưởng. Ở ngôi trường này, Hobbes tỏ ra là một cậu bé xuất sắc. Đến năm 1603, Hobbes được gửi đến Oxford. Phản ứng của cậu bé này trước lối giảng dạy mang tính kinh viện của nhà trường đó là không thích thú và tự sáng tạo ra và tuân thủ theo cách học riêng. Bởi vì thế, Hobbes đã không thể nào hoàn thành chương trình đại học cho đến năm 1608. === Thời thanh niên === Vào năm 1608, một sự kiện đã đến với chàng thanh niên Thomas Hobbes. Đó là trở thành một gia sư cho con trai của William Cavendish, nam tước xứ Hardwick. Con trai của Cavendish và Hobbes đã trở thành những người bạn thân (ngoài ra, Hobbes gắn bó với gia đình ấy đến cuối đời). Hai chàng thanh niên đã thực hiện một chuyến du lịch vào năm 1610. Đây quả là chuyến đi tuyệt vời bởi Hobbes đã tiếp xúc với chủ nghĩa phê phán khác cái thứ kinh viện ông đã từng học và không ưa thích. === Khi trưởng thành === Thomas Hobbes có khá nhiều người bạn nổi tiếng như Ben Jonson, Francis Bacon. Ngay sau khi chồng qua đời, bà bá tước quả phụ Cavendish đã sa thải Hobbes. Nhưng may mắn cho ông là ông đã có ngay việc làm, và một lần nữa lại là gia sư. Lần này là cho con trai của Gervase Clifton ở thành phố Paris. Năm 1631, ông lại được gia đình Cavendish gọi trở lại. Năm 1636, ông đi thăm Florence và trở thành một người nhiệt tình tham gia các buổi tranh luận về triết học trong các nhóm triết học do Marin Mersenne tổ chức. Do bày tỏ quan điểm quân chủ, Hobbes đã không được nhiều người ưa thích, thậm chí họ còn nổi giận. Chính vì vậy, ông thực hiện một cuộc di chuyển từ Anh sang châu Âu lục địa. Ông còn tỏ ra hóm hỉnh khi nói rằng ông là "một trong những người đầu tiên chạy khỏi nước Anh". Ở đây, con người lưu vong đã đàm đạo với nhiều tri thức người Pháp như Pierre Gassendi hay Marin Mersenne và cả những người Anh bị lưu đày. Hobbes sống nốt cuộc đời còn lại xa quê hương. == Sự nghiệp == === Vài nét khái quát === Thomas Hobbes là một trong những nhà triết học lỗi lạc của nước Anh thời kỳ Phục hưng. Tuy nhiên, Hobbes lại không tận tâm hoàn toàn vào triết học cho đến năm 1629 và chỉ nhận mình là một triết gia khi đã gần 50 tuổi (1637). === Tư tưởng === ==== Ủng hộ nền quân chủ tuyệt đối ==== Thomas Hobbes đã đi ngược lại rất nhiều người khi ông ủng hộ việc xuất hiện một chế độ quan chủ tuyệt đối để ổn định cộng đồng. Và không ngạc nhiên khi ông phải sống lưu vong vào cuối đời. ===== Khế ước xã hội-mầm mống của quyền lực tuyệt đối ===== Nội dung vấn đề Luận chứng của Hobbes về quân chủ tuyệt đối có liên quan đến cái gọi là khế ước xã hội. Ý tưởng về khế ước xã hội không phải do Hobbes nghĩ ra, nhưng lại được Hobbes suy nghĩ theo cách hoàn toàn khác. Cụ thể, ý tưởng này là như sau: Ta có một nhà nước tự nhiên trước khi chính quyền được hình thành. Trong nhà nước này, Hobbes cho rằng con người sẽ không bị ràng buộc bởi luật lệ, và bởi đơn giản là vì họ có tư lợi, xung đột là điều không thể tránh khỏi. Cho nên, tất yếu xảy ra "chiến tranh tất cả chống lại tất cả..." và tất yếu dẫn đến "...cuộc sống của mỗi người trong nhà nước tự nhiên sẽ cô đơn, dơ dáy, nghèo nàn, vũ phu và thiếu thốn". Để loại bỏ một cuộc chiến tranh như vậy và bảo toàn lợi ích của tất cả, Hobbes cho rằng, con người phải thỏa hiệp nhau để xây dựng một chính quyền có quốc vương nắm quyền lực tuyệt đối bởi chỉ có quyền lực tuyệt đối mới giải quyết được mọi xung đột. Và cái thảo hiệp đó chính là khế ước xã hội. Cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách rộng rãi. Xin nhớ cho, Hobbes không hề đề cập rằng quyền lực tuyệt đối này duy nhất tồn tại ở chế độ quân chủ chuyên chế. Ông lưu ý với chúng ta rằng cái quyền lực đó có thể rơi vào tay của một tập hợp thiểu số (chế độ quả đầu) hay trao cho mọi người (chế độ dân chủ). Đúng là Hobbes ủng hộ hoàn toàn quân chủ chuyên chế, nhưng ông cũng cho rằng hai chế độ kia cũng rất hứa hẹn. Từ quan điểm về quyền lực tuyệt đối, Hobbes cho rằng không thể có cái chính quyền mà quyền lực bị phân chia hay biến tướng thành những quyền hành khác nhau. Như thế thì chỉ có xung đột. Nguyên nhân vấn đề Sở dĩ Hobbes có đề cập đến khế ước xã hội như vậy là vì ông không thể nào ưa nổi chủ nghĩa kinh viện (như ta đã biết là ông có thái độ đó khi còn đi học). Ông không thích việc mà ông cho là đòi hỏi quá nhiều quyền uy nếu so với lý trí, quá thiên về sử dụng các từ ngữ trống rỗng như "bản chất vô thể", "thuyết đồng thể chất". Hobbes muốn sử dụng hình học để xây dựng lý thuyết về chính trị (cần nhớ là Hobbes rất thích các tiên đề của Euclid, những thứ tưởng chừng vô hại và đơn giản lại có thể suy ra những kết quả khó hiểu và kỳ lạ). Từ tiền đề vững chắc, Hobbes thiết lập khế ước xã hội để rút ra những kết luận vững chắc về đạo đức và chính trị. Cách thực hiện Xây dựng chính quyền Liệu có thể xây dựng thành công một chính quyền như theo suy nghĩ của Hobbes không là câu hỏi mà ngay của Hobbes cũng khó trả lời. Bởi nếu muốn tạo sự chuyên chế cho một người, những người khác phải tự nguyện "giao quyền lực" cho người đó, đó là ý của Hobbes. Vậy những kẻ tự tôn thì sao? Hobbes lại làm phép so sánh quan hệ dân-vua là quan hệ tớ-chủ. Thế thì liệu có ai tự nguyện xây dựng một quan hệ nô dịch không? Đến đây thì có lẽ Hobbes không biết trả lời thế nào. Bào vệ chính quyền Hobbes cho rằng con người cần sự bình yên, nên phải đến những nơi có thể ngăn chặn xung đột và xây dựng thành một cộng đồng. Nhưng có thể có "con sâu bỏ rầu nồi canh", tức là những người không đáng tin trong cộng đồng đó, nên cần hình thành và thực hiện pháp luật. Pháp luật phải xây dựng trên cơ sở của sự đồng thuận. Khi luật pháp ra đời, mọi cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo. Như vậy, tìm kiếm an toàn dẫn đến tìm kiếm hòa bình, tìm kiếm hòa bình lại đòi hỏi đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình. ==== Suy nghĩ về Thượng đế ==== Hobbes cho rằng Thượng đế là nguyên nhân của mọi hành động. Nhưng đừng vội suy nghĩ rằng ông coi Ngài là nền tảng của đạo đức. Ông phủ nhận các triết gia, cả vô thần lẫn hữu thần, đều tuân theo Thượng đế, nhưng không bao giờ phủ nhận họ phải tuân theo luật lệ của tự nhiên và nhà nước. Ý kiến của Hobbes đó là trước khi Thượng đế làm gì thì lý trí đã làm trước rồi. === Ảnh hưởng === Luận chứng khế ước xã hội của Hobbes đã ảnh hưởng đến lý luận chính trị của nhiều nhà triết học, tiêu biểu là John Locke, Jean-Jacques Rousseau và Immanuel Kant. === Các tác phẩm === Leviathan Những thành tố của luật, tự nhiên và chính trị Công dân Những sơ luận triết lý về chính quyền == Thông tin khác == Ngoài nghiên cứu triết học chính trị, Hobbes còn nghiên cứu các lĩnh vực khác của triết học và khoa học. == Trích dẫn == Thần học là vương quốc của sự tối tăm. (The kingdom of theology is the kingdom of darkness.) Tôn giáo giống như những viên thuốc mà người ta phải nuốt chửng cả viên. (Religions are like pills, which must be swallowed whole without chewing.) == Chú thích ==
thái bình.txt
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Tên gọi khác: "Quê hương 5 tấn". == Điều kiện tự nhiên == === Địa hình === Tọa độ: 20°18′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông. Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km. Tỉnh này có 4 con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km. === Khí hậu - Thủy văn === Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90% Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển ==== Sông ngòi ==== Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km2. Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình. Hệ thống sông ngoài đê: Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình. Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam. Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh Hệ thống sông trong đê: Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh: Khu vực bắc Thái Bình: Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51 km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này. Sông Sa Lung: Sông đào, khởi công từ năm 1896 đến năm 1900 thì, dài khoảng 40 km, chảy qua các phủ huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (nay là Hưng Hà) Tiên Hưng, Đông Quan (nay là huyện Đông Hưng), Thái Ninh nay là huyện Thái Thụy. Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là con sông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, có chiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang. Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16 km, bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với Diêm Hộ. Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đều đổ ra sông Diêm Hộ. Khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành con sông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình. Sông Thuyền Quan: Là con sông đào, nối với sông Tiên Hưng ở ranh giới xã Đông Giang - Đông Kính, với sông Sa Lung ở xã Đông Vinh, với sông Trà Lý ở ranh giới xã Đông Lĩnh (Đông Hưng) - Thái Hà (Thái Thụy) dài 9 km. Sông Hệ: Nối sông Hóa với sông Diêm Hộ, dài 12 km, chạy qua mấy xã thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình. Khu vực nam Thái Bình Sông Cự Lâm: Chảy từ sông Trà Lý ở xã Xuân Hòa qua các xã Hiệp Hòa, Song Lãng, Minh Lãng, Minh Quang, nối với sông Vĩnh Trà ở Thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư. Đoạn sông này dài 14 km. Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập, nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13 km. Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, Phúc Thành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh thành phố Thái Bình. Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30 km. Đây là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệ thống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nối với sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương... Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểm quần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi. Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sông Hồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương chiều dài 13 km. Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sông Trà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương dài 13 km. Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyện Kiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải. Sông Lân: Trước kia là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Hiện nay nó trở thành con sông trong đê, chạy từ ranh giới xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) - Nam Hải (Tiền Hải) chảy ròng ra biển. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình. Sông Long Hầu: Nối sông Trà Lý với sông Kiến Giang từ xã Đông Quý đến xã Đông Lâm (Tiền Hải). Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy. ==== Ao, hồ, đầm ==== Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..) ==== Biển ==== Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200m. Nước ngầm Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác. Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang: Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300–500 mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500 mg/l, nước thuộc loại Clorua Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt. Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140m bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau: + Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II + Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I + Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II + Tầng chứa nước trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ Hà Nội ==== Tài nguyên nước ==== Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy... Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng). Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng. Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S... Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý. Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn. === Tài nguyên khoáng sản === Các khoáng sản chính: Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên. Tháng 5, 6 năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³. Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải. Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72 °C ở độ sâu 178 m có thể sẽ được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh, hiện tại có 2 công ty nước khoáng khai thác hoạt động tại làng Khả (công ty nước khoáng Duyên Hải và Tiên Hải). Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản và Tỉnh Thái Bình đã ký kết thoả thuận phối hợp chỉ đạo và thực hiện một số nội dung quan trọng: Giai đoạn 2010 - 2015 triển khai địa chất 24 lỗ khoan, giai đoạn 2015 - 2020 khoan thăm dò địa chất 3600 lỗ khoan. Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lòng đất hoặc công nghệ hàm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mô công suất 6 triệu tấn/năm. Công ty dầu khí Sông Hồng bắt đầu khoan thăm dò khai dákkdkkdjakkdkkj khí than tại giếng khoan Tiền Hải C-08 tại Xá Tây Ninh - Tiền Hải, giếng có độ sâu 1100m. === Khu dự trữ sinh quyển thế giới === Tỉnh Thái Bình có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, 3 khu vực còn lại thuộc Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn các xã ven biển thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2004 với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại. Khu dự trữ sinh quyển ven biển Thái Bình gồm 2 phần nằm ở cửa biển, nơi giáp Hải Phòng và Nam Định: Rừng ngập mặn Thái Thuỵ: thuộc các xã Thụy trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thị trấn Diêm Điền, Thái Đô, Thái Thượng. Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải: thuộc các xã Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh. == Lịch sử == Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Thời 12 sứ quân vùng đất này là căn cứ của sứ quân Trần Lãm. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng nhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên. Ngày 21 tháng 3 năm 1890 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái Bình - sau đổi tên là phủ Thái Ninh). Tỉnh lỵ đặt tại phủ lỵ Kiến Xương, bờ nam sông Trà Lý. Vị trí này nằm trên đường Hải Phòng- Nam Định nhưng chỉ cách Nam Định 17km nên người dân nơi đây thường đi phà Tân Đệ (sau này là cầu) sang Nam Định mua các thứ cần thiết. Ngày 28 - 11- 1894, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên sáp nhập vào tỉnh Thái Bình; lấy sông Luộc làm ranh giới giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Như vậy lúc mới thành lập, tỉnh Thái Bình gồm có 3 phủ Kiến Xương, Thái Ninh, Tiên Hưng với tổng cộng là 12 huyện Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Trực Định, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thanh Quan, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Thần Khê, Vũ Tiên. Sau đó, đơn vị hành chính cấp phủ bị loại bỏ, các huyện có sở lị phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng. Tỉnh lị tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lị của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lị Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình. Sau năm 1954, tỉnh Thái Bình có 13 đơn vị hành chính gồm thị xã Thái Bình và 12 huyện: Đông Quan, Duyên Hà, Hưng Nhân, Kiến Xương, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thư Trì, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên. Ngày 17 tháng 6 năm 1969, 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Đông Hưng; 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyên Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Hưng Hà; 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp nhất thành huyện Quỳnh Phụ; 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh hợp nhất thành huyện Thái Thụy; 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì hợp nhất thành huyện Vũ Thư. tỉnh Thái Bình còn 1 thị xã và 7 huyện. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, chuyển thị xã Thái Bình thành thành phố Thái Bình. == Dân số == Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/km². Thành phần dân số: Nông thôn: 90,1% Thành thị: 9,9% Phấn đấu đạt tỉ lệ đô thị hoá 22,3% năm 2015, đến năm 2020 tỉ lệ đô thị hoá đạt khoảng 40%, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%. == Hành chính == Tỉnh Thái Bình có 286 đơn vị cấp xã gồm 10 phường, 9 thị trấn và 267 xã. Thái Bình được chia thành 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc: Theo QUYẾT ĐỊNH 733/QD -TTg của thủ tướng chính phủ ngày 17/5/2011 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020 Xây dựng 4 đô thị trung tâm vùng cấp tỉnh: Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy), Khu du lịch Đồng Châu và khu vực Cồn Vành (Tiền Hải), thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà), thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ) lên đô thị loại IV. Quy hoạch đô thị trung tâm cấp huyện (thị trấn): Các thị trấn: Quỳnh Côi, An Bài, Đông Hưng, Tiên Hưng, Thanh Nê, Vũ Quý, Hưng Hà, Hưng Nhân, Tiền Hải, Nam Trung, Thái Ninh, Diêm Điền, Vũ Thư. Nâng cấp một số xã thành đô thị loại V trực thuộc huyện: Các xã: Đông Đô, Thái Phương (Hưng Hà); xã Thụy Xuân (Thái Thụy); các xã: An Lễ, Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ); xã Vũ Hội (Vũ Thư). == Kinh tế == Năm 2014 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRNP) đạt 38.341 tỷ đồng (tăng 7,83% so năm 2013), là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 04 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,8%). Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,82%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.840 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2013. Ðã có 126/144 dự án trong các KCN đi vào hoạt động đem lại giá trị sản xuất là 12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2013. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ư­ớc đạt 25.639 tỷ đồng, tăng 13.48% so 2013. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 (không kể ghi thu) ước đạt 12.115 tỷ đồng (bằng 155% dự toán, tăng 8,3% so với năm 2013). Trong đó thu nội địa 4.053,6 tỷ đồng (tăng 32,4% so với cùng kỳ). Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 ước đạt 12.085 tỷ đồng (bằng 160% dự toán, tăng 6,8% so với năm 2013). Trong đó chi phát triển kinh tế đạt 5.022,6 tỷ đồng Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.168 triệu USD, tăng 17% so với 2013. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.190 triệu USD, tăng 27% so với 2013. Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 32.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,32%. Định hướng phát triển Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8% trở lên so với năm 2014; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 8,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 12,6%; tổng thu ngân sách nhà nước 8.618,9 tỷ đồng; phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 130 xã và 1 huyện đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% trở lên. Tiếp tục thực hiện việc Thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.580 Ha (gồm 30 xã ở 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải); Trong đó, phần diện tích đất tự nhiên theo ranh giới các xã là 21.583 ha, còn lại là phần diện tích ngập nước ven bờ khoảng 9.000 ha. Phấn đấu năm 2020 Thái Bình trở thành Tỉnh Công nghiệp . Trong định hướng phát triển giao thông của vùng sẽ có quốc lộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh qua Thái Bình. Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW. Và Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat (công suất 200 ngàn tấn/năm). === Các khu Công nghiệp của Tỉnh Thái Bình === KCN Phúc Khánh 120ha KCN Nguyễn Đức Cảnh 64ha KCN Tiền Phong 77ha KCN Tiền Hải 400ha KCN Cầu Nghìn 214ha KCN Gia Lễ 85ha KCN Diêm Điền 100ha KCN Sông Trà 250ha Ngoài các khu Công nghiệp trên, tương lai sẽ thành lập một số Khu Công nghiệp: KCN An Hòa 400ha KCN Minh Hòa 390ha KCN Đồng Tu 50ha KCN Thanh Nê 50ha KCN Sơn Hải 450ha == Xây dựng nông thôn mới == Là tỉnh điểm về xây dựng nông thôn mới, Thái Bình đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: Đến hết năm 2013 Thái Bình đã có: 14 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới - vượt 6 xã so với mục tiêu đề ra (trong đó nhiều xã không phải là xã điểm được chọn đầu tư của huyện), 34 xã đạt từ 15 - 17 tiêu chí, 163 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 52 xã đạt dưới 10 tiêu chí, Từ năm 2009 - 2013, tỉnh Thái Bình đã huy động, phân bổ vốn xây dựng nông thôn mới là 707 tỷ đồng. Riêng năm 2013, vốn ngân sách đầu tư cho nông thôn mới là 252 tỷ đồng, Từ quý IV/2013 tỉnh Thái Bình thực hiện chương trình hỗ trợ xi măng phục vụ xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Dự kiến lượng xi măng trong 2 năm 2013-2014 khoảng 700.000 tấn. Sang năm 2014, Toàn tỉnh có thêm 76 xã đăng ký về đích "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới" (đây là những xã đạt từ 13 - 17 tiêu chí), trong đó: Hưng Hà có 10 xã, Ðông Hưng 13 xã, Quỳnh Phụ 5 xã, Thái Thụy 15 xã, Vũ Thư 9 xã, Kiến Xương 9 xã, Tiền Hải 13 xã, Thành phố Thái Bình 2 xã. Tầm nhìn đến năm 2020 có ít nhất 6 đơn vị huyện đạt đơn vị nông thôn mới. Và về cơ bản Thái Bình là một tỉnh Nông thôn mới đạt chuẩn quốc gia. == Giáo dục == Ngành Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Trong năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong 5 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 toàn quốc... === Giáo dục chuyên nghiệp === Danh sách các cơ sở giáo dục: Trường Đại học Y Dược Thái Bình Trường Đại học Thái Bình Cao đẳng Y tế Thái Bình Cao đẳng sư phạm Thái Bình Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình Trường Cao đẳng nghề số 19 Bộ Quốc phòng Trung cấp Sư phạm mầm non Trường Trung học Nông nghiệp Thái Bình Trường Trung cấp công nhân kĩ thuật Trường Trung cấp xây dựng === Giáo dục phổ thông === Năm 2004, Thái Bình có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 276 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông. Top trường THPT của tỉnh Thái Bình gồm có: Chuyên Thái Bình (chuyên tỉnh Thái Bình) Nguyễn Đức Cảnh (Tp.Thái Bình), Lê Quý Đôn (Tp. Thái Bình) Bắc Đông Quan (huyện Đông Hưng), Tây Tiền Hải (huyện Tiền Hải), Bắc Kiến Xương (huyện Kiến Xương), Đông Thụy Anh (huyện Thái Thụy), Quỳnh Côi (huyện Quỳnh Phụ), Bắc Duyên Hà (huyện Hưng Hà), Nguyễn Trãi (huyện Vũ Thư). == Giao thông == Đường bộ: Quốc lộ 10 sang Nam Định và đi Hải Phòng; quốc lộ 39 nối Hưng Yên - Hưng Hà - Đông Hưng & Tp. Thái Bình - tt. Diêm Điền; đường 217 sang Hải Dương, Quốc lộ 37 nối Cảng Diêm Điền với tỉnh Sơn La. Dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua Thái Bình. Đường thuỷ: Cảng Diêm Điền, đang đầu tư xây dựng để tàu 1.000 tấn có thể ra vào. Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỷ đồng Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng và tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải - Thái Thuỵ Dự án tuyến đường ôtô cao tốc ven biển đang được chính phủ nghiên cứu khả thi, dự án tại Thái Bình qua 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải Đường 39B nối tt. Thanh Nê với tt. Diêm Điền dài 28.9 km . Tuyến xe buýt nội tỉnh Thái Bình 1, Tuyến 01 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - KCN Tiền Hải. Lộ trình: Cầu Phúc Khánh - Đường Trần Thái Tông - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) - Đường Lê Lợi - Đường Lý Thường Kiệt - Quốc lộ 39 B (Thị trấn huyện Kiến Xương, Thị trấn huyện Tiền Hải) - Khu vực ngã tư xã Đông Minh huyện Tiền Hải. 2, Tuyến 02 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - TT. Diêm Điền. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Cống Thóc thị trấn Diêm Điền - Hồng Quỳnh huyện Thái Thụy. 3, Tuyến 03 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Cầu Triều Dương. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thì Nhậm - Đường Lý Bôn (BV Đa khoa Thái Bình, Vincom Thái Bình - Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Quốc lộ 39 (huyện Hưng Hà) - Cầu Triều Dương tỉnh Hưng Yên. 4, Tuyến 04 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Phố Bến Hiệp. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thị Nhậm - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Ngã ba Đọ - Thị trấn Quỳnh Côi - Bến Hiệp huyện Quỳnh Phụ. 5, Tuyến 05 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Bến xe Chợ Lục. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Thái Giang - Thái Hà - Thái Phúc - Chợ Lục, Thái Ninh huyện Thái Thụy. 6, Tuyến 06 Hoàng Hà: Thành phố Thái Bình - Tịnh Xuyên – Hưng Hà. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Cầu Cống Trắng - Đường Ngô Thì Nhậm - Đường Phan Bá Vành - Đường Lý Bôn - Bệnh viện Đa khoa Thái Bình - Vimcom Thái Bình - Bến xe khách Hoàng Hà - Ngã tư Tân Bình (Trường ĐH Thái Bình) - Tân Hòa - Minh Lãng - Song Lãng - Hiệp Hòa - Xuân Hòa – Cầu Tịnh Xuyên - Thị trấn Hưng Hà - Bệnh viện đa khoa Hưng Hà (Ngã Tư La). == Văn hóa-xã hội == === Văn hóa truyền thống === Có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo "làng Khuốc", trò múa rối nước làng Nguyên Xá (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) v.v. Phát triển du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện Quỳnh Phụ,đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ, đền Tiên La, du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (Đồng Xâm, Hồng Thái Capital - Kiến Xương...), du lịch biển (Đồng Châu - Tiền Hải), đặc là khu resort Cồn Đen đang được xây dựng tại xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình Nhà hát Chèo Thái Bình là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, nơi bảo tồn và lưu giữ nghệ thuật chèo trên quê hương Thái Bình. === Di tích lịch sử === Thành phố Thái Bình: Chùa Đoan Túc, Đình Bo, Chùa Chành, Chùa Tống Vũ, Đình Lạc Đạo, nhà hát Chèo Thái Bình. Đông Hưng: Miếu Bắc, Đền Rèm, Đình Hậu Trung - Hậu Thượng, Từ đường Phạm Huy Quang, Làng Kháng chiến Nguyên Xá, Lăng Thái Bảo, Đình Bứa Hưng Hà: Đền Trần Thái Bình, Đền Tiên La, Lăng Thái sư Trần Thủ Độ & Quốc mẫu Trần Thị Dung, Từ đường Nguyễn Tông Quai, Từ đường - Lăng mộ nhà bác học Lê Quý Đôn Quỳnh Phụ: Đền Đồng Bằng, Đền Mẫu Đợi, Chùa La Vân, Đền Bến tượng A Sào Vũ Thư: Chùa Keo, Khu lưu niệm Bác Hồ, Chùa Hội, Đền Thượng, Chùa Bổng Điền, Chùa Bách Tính, Từ đường Hoàng Công Chất, Từ đường Bùi Sỹ Tiêm, Đình La Uyên,Chùa Phượng Vũ. Thái Thụy: Đền Hét, Đình An Tiêm, Khu lưu niệm - Lăng mộ Nguyễn Đức Cảnh, Từ đường Quách Đình Bảo - Quách Hữu Nghiêm, đền Côn Giang, Nhà lưu niệm Phạm Thế Hiển Kiến Xương: Đền Vua Rộc, Nhà lưu niệm Nguyễn Mậu Kiến, Cơ sở Xứ ủy Bắc Kỳ Tiền Hải: Khu lưu niệm Ngô Quang Bích, Khu lưu niệm Bùi Viện, Đình Tiểu Hoàng, Lăng Nguyễn Công Trứ === Danh nhân === Thái Bình cũng là quê hương của các vị danh nhân tiêu biểu qua nhiều thời kỳ. Trước thời kỳ phong kiến, nơi này có những danh nhân tiêu biểu như: Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục Nương (thế kỷ I)- bà là một nữ tướng tài ba dưới thời 2 Bà Trưng; Sứ quân Trần Lãm (?-967), người có công giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân, sau này lập ra nhà Đinh (968 - 980); Bùi Quang Dũng (thế kỷ X) là tướng Nhà Đinh có công khai khẩn đất hoang, một nhà hoạt động chính trị; Ðỗ Ðô (1042-?) là một thiền sư nổi tiếng thời Lý; Cũng trong thời nhà Lý (1010-1225), Hưng Hà là quê hương của Thái úy Lưu Khánh Đàm, Thái úy Tô Hiến Thành,Thái úy phụ chính Tô Trung Từ, Thái phó Lưu Ba, Thái phó Đàm Dĩ Mông. Vương triều Trần có các vua Trần, có Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung. Thời hậu Lê có Lễ Nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ, vợ Nguyễn Trãi. Thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) có danh tướng, danh y(thái y) Hà Tự Tâm, Thái Thịnh, Thái Thuỵ, Thái Bình. Nhà bác học lỗi lạc Lê Quý Đôn. Trước, trong và Sau cách mạng tháng tám, Thái Bình có: * Nguyễn Đức Cảnh, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi thành lập ngày 03/02/1930. Hoàng Văn Thái (1915 - 1986), Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phạm Tuân (1947-) là phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Bùi Quang Thận (1948-2012) là người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 Hoàng Trung Hải (27 tháng 9 năm 1959 -) quê tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là một chính khách Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI, XII. Từ ngày 05/02/2016, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, XI, XIII. Trần Quốc Vượng là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XII và XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI và XII, nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. == Thể dục - thể thao == === Thể dục - thể thao phong trào === Đội bóng Nhi đồng Thái Bình (U11 Thái Bình) đã từng hai lần vô địch Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam vào các năm 1997 và 2010 tại Thái Nguyên, một lần giải ba Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam năm 2006 tại Khánh Hòa và hai lần đồng giải ba Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam vào các năm 2004 và 2008. Đội bóng Thiếu niên Thái Bình (U13 Thái Bình) đã từng hai lần giành ngôi Á quân Giải vô địch bóng đá thiếu niên Việt Nam vào các năm 2006, 2007 và giải ba Giải vô địch bóng đá thiếu niên Việt Nam năm 2008. Thái Bình cũng có một số cầu thủ bóng đá được gọi vào đội tuyển quốc gia như: Vũ Công Tuyền, Nguyễn Văn Biển,Bùi Quang Huy, Hoàng Danh Ngọc Ngoài ra các đội chạy việt dã của tỉnh đã từng tham gia các giải chạy việt dã báo tiền phong qua các năm và đạt được những thanh tích cao. === Thể dục - thể thao chuyên nghiệp === Đội bóng chuyền nữ Thái Bình là một trong các đội bóng chuyền mạnh quốc gia, đội đã từng vô địch Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam năm 2007 và đội đã ba lần đạt giải á quân Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam ở các mùa giải 2004, 2006 và 2008. Đội bóng chuyền nữ Thái Bình đã 2 lần đạt đứng thứ ba Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam qua các mùa giải 2005 và 2009. Gương mặt nổi bật như Bùi Thị Huệ, Lê Thị Mười... Đoàn thể thao tỉnh Thái Bình đã đứng thứ 15 trên 66 đoàn tham gia đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI năm 2010 với 37 bộ huy chương (bao gồm: 11 huy chương vàng, 12 huy chương bạc và 14 huy chương đồng) Tay vợt Nguyễn Thị Bình Thơ thi đấu hơn mười năm qua, có thành tích đáng nể với tổng số 38 huy chương các loại từ các giải Quốc gia, Quốc tế, trong đó có 17 huy chương Vàng, 14 huy chương bạc và 7 huy chương đồng. Song ấn tượng nhất và được giới cầu lông toàn Quốc nể trọng, người hâm mộ mãi lưu tên là thành tích liên tục bốn năm liền từ 2006 đến 2009, Bình Thơ giành vô địch và bảo vệ thành công ngôi vô địch đơn nữ cầu lông toàn quốc. == Ẩm thực == Thái Bình có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Bánh cáy làng Nguyễn (làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng), Ổi Bo (làng Bo, phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình), Canh cá Quỳnh Côi (thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ), Gỏi nhệch, Sứa muối, chả Rươi, chả Cá (huyện Thái Thụy), Bánh chưng Cầu Báng (xã Tân Bình, TP Thái Bình) Bánh gai Đại Đồng(xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư), Bánh giò Bến Hiệp (Bến Hiệp xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ) Cá nướng Thái Xuyên (xã Thái Xuyên, huyện Thái Thuỵ)... == Những làng nghề nổi tiếng == === Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm === Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 300 năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là Đền Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1- 5/4 âm lịch với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì và mở rộng nên đã thu hút được nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩm chạm bạc của làng được trưng bầy và bán hàng lưu niệm. nguồn Thaibinh.gov.vn === Làng Nguyễn === Làng Nguyễn chỉ là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Nói tới Thái Bình là mọi người nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là Bánh Cáy Làng Nguyễn. Cũng không biết nghề làm Bánh Cáy có từ bao giờ nhưng tương truyền ngày xửa ngày xưa (mình cũng không nhớ là vào đời vua nào nữa) hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng cũng chẳng chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được hoàng tử để ý đến, tất cả triều đình đều lo cho sức khỏe của người. Một hôm, có một người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích. Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho làm thử xem sao.Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả j chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy. Đó là sự tích mà mọi người được biết về món Bánh Cáy, chẳng biết thục hư ra sao nhưng Bánh Cáy ngày nay đã trở thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra món đặc sản đó. === Làng Chiếu Tân Lễ === Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở làng Hải Triều xã Tân Lễ Thái Bình (tên tỉnh). Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?)- Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng nguyên. Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng. === Làng vườn Bách Thuận === Làng Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hòe, táo. Thiên nhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó. Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến tham quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này. == Những khu du lịch nổi tiếng == === Biển Đồng Châu === Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5 km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng. Ngoài ra, Đồng Châu còn có đền Nhà Bà thờ vợ một vị vua đời Tống bên Trung Quốc đã có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông và đây cũng là cơ sở hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám. === Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành === Cách đất liền 7 km, Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi. Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển... Cồn Vành rộng 15km2, có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển... Hằng năm nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là các nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm cồn đảo. Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển đông. Cồn Vành thuộc khu vực khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm. Ngày nay, nhờ có tuyến đê PAM dài gần 10 km và 4 cây cầu mới được xây dựng, nối liền các nhánh sông, việc đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều, khiến cho giao thông đến Cồn Vành trở nên dễ dàng hơn. === Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen === Cồn Đen Cách đất liền khoảng 3 km thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình. Cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km. Nơi đây vẫn giữ được những nét hoang sơ của một cồn biển đẹp nhất miền Bắc với rừng ngập mặn ven biển gồm những loại sú vẹt, bần đước, và những rặng phi lao thẳng tắp và rừng dừa nước ngập mặn rất hoang sơ. == Tỉnh kết nghĩa == Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam == Hình ảnh Thái Bình == == Tham khảo == Bài báo Thái Bình dưới thời Lê Tài liệu Địa chí Thái Bình, tập I và II, Nguyễn Quang Ân - Nguyễn Thanh (chủ biên) == Liên kết ngoài == Trang thông tin chính thức của Thái Bình
baht.txt
Baht (tiếng Thái: บาท, ký hiệu ฿, mã ISO 4217 là THB) là tiền tệ của Thái Lan. Đồng bạt được chia ra 100 satang (สตางค์). Ngân hàng Thái Lan là cơ quan chịu trách nhiệm phát hành tiền tệ. Một bạt cũng là một đơn vị đo trọng lượng vàng và thường được sử dụng trong những người làm đồ trang sức và thợ vàng ở Thái Lan. 1 bạt = 15,244 g (15,244 g được sử dụng đối với nén hoặc thoi hoặc vàng "thô"; trong trường hợp đồ kim hoàn, 1 hơn 15,16 g). == Lịch sử == Trước đây, Thái Lan sử dụng đợn vị tiền tệ gọi là tical và tên này đã được sử dụng trong văn bản tiếng Anh trên các tờ giấy bạc cho đến năm 1925. Tuy nhiên, đơn vị tiền tệ bạt đã hình thành vào thế kỷ 19. Cả tical và bạt ban đầu đều đã là các đơn vị trọng lượng và các đồng xu đã được phát hành bằng cả vàng và bạc gọi tên theo trọng lượng của chúng tính bằng bạt và các phân số và bội số của nó. Cho đến 1897, đồng bạt đã được chia ra thành 8 fuang (เฝือง), mỗi fuang chia ra 8 att (อัธ). Các tên gọi được sử dụng như sau: Hệ thống thập phân hiện nay, theo đó 1 bạt = 100 satang, đã được vua Chulalongkorn áp dụng vào năm 1897. Tuy nhiên, đồng xu đặt tên theo các đơn vị cũ vẫn được phát hành cho đến tận năm 1910. Một tàn tích của hệ thống trước thập phân: 25 satang (¼ bạt) vẫn thông tục được gọi là một salueng hay salung (สลึง). Nó thường được sử dụng cho những số lượng không vượt qua 10 salueng hoặc 2,50 bạt. Một đồng 25-satang đôi khi cũng được gọi là đồng xu salueng (เหรียญสลึง, phát âm là 'rian salueng'). Cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1902, đồng tical đã được cố định trên một cơ sở bạc ròng, với 15 g bạc là 1 bạt. Điều này khiến cho giá trị đơn vị tiền tệ của Thái Lan dễ biến động so với các đồng tiền theo chế độ bản vị vàng. Năm 1857, giá trị của một số đồng tiền bạc nhất định đã được cố định theo quy định của pháp luật, với 1 bạt= 0,6 Straits dollar và 5 bạt = 7 rupee Ấn Độ. Trước năm 1880, tỷ giá hối đoái đã được cố định ở mức 8 bạt một Bảng Anh, song đã tụt xuống 10 bạt một bảng trong thập niên 1880. == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng THB == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Thái) Compare exchange rates of the Thai Baht from many bank in Thailand.
the world factbook.txt
The World Factbook (ISSN 1553-8133; cũng gọi là CIA World Factbook; tiếng Việt: Sách Dữ kiện Thế giới) là một ấn bản phẩm thường niên của CIA Hoa Kỳ theo kiểu thông tin niên giám về các quốc gia trên thế giới. Factbook cung cấp thông tin giản lược về nhân khẩu, địa lý, giao thông, chính quyền, kinh tế và quân sự của 266 quốc gia, khu vực và vùng độc lập được Hoa Kỳ công nhận trên thế giới. The World Factbook được CIA biên soạn để cung cấp tài liệu cho quan chức của chính phủ Mỹ sử dụng, và nội dung, cách thức, phạm vi của nó chủ yếu trình bày theo yêu cầu của những người sử dụng chính này. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng được sinh viên, các ấn phẩm phi chính phủ sử dụng làm nguồn dẫn. Là một ấn phẩm của chính phủ Hoa Kỳ, bản quyền của cuốn sách này thuộc dạng phạm vi công cộng (public domain). == Nguồn dữ liệu cho Factbook == Để nghiên cứu cho cuốn Factbook, CIA sử dụng các nguồn dưới đây. Những nguồn công cộng và tư nhân khác cũng được xem xét đến. Chương trình Thông tin Nam cực (Quỹ Khoa học Quốc gia) Cơ quan Tình báo Y học Các lực lượng vũ trang (Bộ Quốc phòng) Cục Điều tra Dân số (Bộ Thương mại) Cục Thống kê Lao động (Bộ Lao động) Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ Hội đồng Giám đốc các Chương trình Nam cực Quốc gia Cơ quan Tình báo Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) Bộ Năng lượng Bộ Ngoại giao Dịch vụ Cá và Động vật hoang dã (Bộ Nội vụ) Cơ quan Quản lý Hàng hải (Bộ Giao thông) Cục Quốc gia Hoa Kỳ về do thám mặt đất (Bộ Quốc phòng) Naval Facilities Engineering Command (Bộ Quốc phòng) Phòng Quốc hải vụ (Bộ Nội vụ) Phòng Tình báo Hải quân (Bộ Quốc phòng) Ủy ban Địa danh Hoa Kỳ (Bộ Nội vụ) Bộ tư lệnh Giao thông Hoa Kỳ (Bộ Quốc phòng) Tạp chí Xăng dầu == Bản quyền == Vì Sách dữ kiện thuộc phạm vi công cộng, mọi người được tự phân phối và chỉnh sửa nó theo mọi cách họ mong muốn, mà không cần sự cho phép của CIA. Tuy nhiên, CIA yêu cầu phải được trích dẫn khi sử dụng Sách dữ kiện. Tuy nhiên, con dấu chính thức của CIA không được sao chép mà không có sự cho phép theo đòi hỏi của Đạo luật CIA năm 1949 (50 U.S.C. mục 403m). Việc sử dụng sai trái con dấu chính thức của CIA có thể bị xử lý dân sự hoặc hình sự. == Tần suất cập nhật và sẵn có == Trước tháng 11 năm 2001, trang web Dữ kiện thế giới được cập nhật theo năm. Từ đó trở đi, trang web Dữ kiện được cập nhật hai tuần một lần; ấn bản in vẫn được cập nhật hàng năm. Nói chung, thông tin vào ngày 1 tháng 1 năm hiện tại sẽ được dùng để in cuốn Sách dữ kiện, được phát hành vào khoảng giữa năm. === Bản chính phủ của Sách dữ kiện === Phiên bản được phân loại đầu tiên của Sách dữ kiện được phát hành vào tháng 8 năm 1962 và bản không phân loại đầu tiên vào tháng 6 năm 1971. Dữ kiện thế giới bắt đầu phát hành ở dạng bản in ra công chúng từ năm 1975 và trên World Wide Web từ tháng 10 năm 1994. Phiên bản trang web có khoảng 6 triệu lượt viếng thăm mỗi tháng; nó có thể tải về được. Phiên bản in chính thức được bán với giá do Văn phòng In ấn Chính phủ và Dịch vụ Thông tin Kỹ thuật Quốc gia ấn định. Trong các năm trước, Sách dữ kiện cũng có ở dạng CD-ROM, vi phim, băng từ, và đĩa mềm. === In lại === Nhiều trang Internet sử dụng thông tin và hình ảnh từ Dữ kiện thế giới của CIA. Một số nhà xuất bản, trong đó có Grand River Books, Potomac Books (trước đây là Brassy's Inc.), và Skyhorse Publishing đã xuất bản lại sách dữ liệu trong vài năm gần đây. == Những thực thể trong Dữ kiện thế giới == Vào tháng 2 năm 2008, Dữ kiện thế giới gồm có 266 thực thể. Những thực thể này có được chia thành nhiều thể loại. Chúng là: Các quốc gia độc lập Thể loại nay có các quốc gia độc lập, mà CIA định nghĩa là người dân "về chính trị được tổ chức thành một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ có giới hạn". Trong thể loại này, có 194 thực thể. Khác Thể loại Khác là danh sách các nơi khác không nằm trong danh sách các quốc gia độc lập. Hiện nay chúng có hai thực thể: Đài Loan và Cộng đồng châu Âu. Quốc gia phụ thuộc và Khu vực chủ quyền đặc biệt Thể loại nàu là danh sách các nơi phụ thuộc vào quốc gia khác. Chúng có thể được chia nhỏ hơn thành các thể loại theo từng quốc gia mà chúng phụ thuộc: Úc: sáu thực thể Trung Quốc: hai thực thể Đan Mạch: hai thực thể Pháp: chín thực thể Hà Lan: hai thực thể New Zealand: ba thực thể Na Uy: ba thực thể Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland: mười bảy thực thể Hoa Kỳ: mười bốn thực thể Linh tinh Thể loại này dành cho Châu Nam cực và những nơi đanh tranh chấp. Chúng có sáu thực thể. Các thực thể khác Thể loại này dành cho Thế giới và đại dương. Có năm đại dương và Thế giới (mục Thế giới được dự định dùng tóm tắt 256 mục khác). == Những điều kỳ quặc và tranh cãi == === Về chính trị === Các lãnh thổ không đề cập Một số lãnh thổ trong một quốc gia hoặc khu vực đang tranh chấp giữa các quốc gia, như Kashmir, không được đề cập đến, nhưng những khu vực khác của thế giới có tình trạng đang tranh chấp, như Quần đảo Trường Sa, lại có mục từ. Những khu vực tiểu quốc gia trong một nước (như Tiểu bang Hoa Kỳ hay Các tỉnh và lãnh thổ của Canada) không được ghi trong Sách dữ kiện. Thay vào đó, người dùng tìm thông tin về khu vực tiểu quốc gia sẽ được chỉ đến "một bách khoa toàn thư tốt" nếu có nhu cần tham khảo. Tiêu chí này được đề xướng trong phiên bản 2007 với quyết định bỏ những mục viết về Guiana thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, và Reunion. Chúng được bỏ đi vì ngoài việc là tỉnh hải ngoại, giờ đây chúng là vùng hải ngoại, một phần gắn liền vào nước Pháp. Kashmir Bản đồ mô tả Kashmir với biên giới Ấn Độ–Pakistan được vẽ tại Đường quản lý, nhưng khu vực Kashmir do Trung Quốc quản lý được vẽ bằng nét đứt. Bắc Síp Bắc Síp không được cho một mục tách biệt cũng như liệt kê như một phần của Thổ Nhĩ Kỳ vì "những khu dân cư/sát nhập lãnh thổ không được Chính phủ Hoa Kỳ công nhận sẽ không được vẽ trên bản đồ của Chính phủ Hoa Kỳ". Đài Loan/Trung Hoa Dân quốc Đài Loan có một mục riêng không liệt kê theo vần T, mà lại ở cuối danh sách. Tên "Trung Hoa Dân quốc" không được ghi như "tên chính thức" của Đài Loan tại đề mục "Chính quyền", do sự ghi nhận của Hoa Kỳ đối với chính sách một Trung Quốc theo đó chỉ có một nước Trung Quốc - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - và Đài Loan là một phần của nó. Tên "Trung Hoa Dân quốc" (Republic of China) được thêm vào ngày 27 tháng 1 năm 2005 nhưng ngay sau đó quay lại "none" (không). (Xem thêm: Vị thế chính trị của Đài Loan, Vị thế pháp lý của Đài Loan) Miến Điện/Myanmar Hoa Kỳ không thừa nhận việc đổi tên Miến Điện do phe quân sự lãnh đạo thực hiện thành Myanmar và do đó vẫn giữ mục từ dành cho quốc gia này dưới tên "Burma" (Miến Điện). Điều này là do sự thay đổi tên "không được chứng nhận bởi cơ quan lập pháp thực sự nào ở Miến Điện". Do đó, chính phủ Hoa Kỳ chưa bao giờ dùng cái tên Myanmar. Macedonia Cộng hòa Macedonia được ghi dưới tên Macedonia. Mặc dù sự thật là không có tổ chức quốc tế nào như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, NATO, Liên minh truyền thông châu Âu, và Ủy ban Olympics Quốc tế sử dụng dạng viết ngắn này (tất cả họ đều dùng cụm từ Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Lịch sử cái tên được dùng cho mục từ này khá phức tạp. Trong phiên bản 1992 của Dữ kiện thế giới, mục từ dành cho quốc gia này được liệt ở dạng quốc gia cũ (vào cùng thời điểm đó, những mục từ mới được thêm vào cho 20 quốc gia khi đó tách ra từ Liên Xô và Nam Tư; hai quốc gia này bị bỏ ra). Trong phiên bản 1994, tên của mục từ đổi thành Former Yugoslav Republic of Macedonia (Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ). Trong thập niên tiếp theo, nó vẫn là tên quốc gia này khi liệt kê tại đó. Cuối cùng, trong phiên bản 2004 của Sách dữ kiện, tên của mục từ này quay trở về Macedonia. Điều này xảy ra sau một quyết định của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2004 rằng sẽ gọi Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ là Cộng hòa Macedonia. (Xem thêm Tranh cãi tên gọi Macedonia.) Liên minh châu Âu Vào ngày 16 tháng 12 năm 2004, CIA đã thêm một mục từ cho Liên minh châu Âu (EU). (Trước ngày này, EU nằm ngoài cuốn Sách dữ kiện). Theo CIA, Liên minh châu Âu được thêm vào vì EU "tiếp tục hướng về những tính chất ngày càng giống quốc gia". Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Iles Eparses Trong phiên bản 2006 của Dữ kiện Thế giới, các mục từ dành cho Đảo Baker, Đảo Howland, Đảo Jarvis, Đá ngầm Kingman, Đảo san hô vòng Johnston, Đảo san hô vòng Palmyra, và Quần đảo Midway được nhập vào mục từ mới Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Những mục từ cũ cho mỗi khu vực đảo được biến thành chuyển hướng tại trang web Sách dữ kiện website. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2006, CIA cũng nhập các mục của Bassas da India, Đảo Europa, Quần đảo Glorioso, Đảo Juan de Nova, và Đảo Tromelin vào một mục từ mới Iles Eparses. Cùng với mục từ mới Khu vực bảo tồn hoang dã Đảo Thái Bình Dương Hoa Kỳ, năm mục từ cũ cho năm đảo vẫn tiếp tục làm chuyển hướng trên trang web. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 mục Iles Eparses và những chuyển hướng cho mỗi đảo bị bỏ ra do nhóm này trở thành một quận của Vùng đất phía Nam và châu Nam cực thuộc Pháp vào tháng 2. Nam Tư/Serbia và Montenegro Nam Tư có một lịch sử đầy tranh cãi trên Sách dữ kiện. Trước năm 1992, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư trong Sách dữ kiện. Vào năm 1992, mục từ này bị loại bỏ và các mục từ khác dành cho tất cả các nước cộng hòa cũ được thêm vào. Khi làm việc này, CIA đã liệt kê Liên bang Cộng hòa Nam Tư là Serbia và Montenegro. Điều này là do quyết định ngày 21 tháng 5 năm 1992 của Chính phủ Hoa Kỳ không công nhận Liên bang này (hoặc bất kỳ các nước cộng hòa khác) như quốc gia kế thừa của Nam Tư xã hội chủ nghĩa vừa giải thể. Chính phủ Mỹ cũng quyết định không công nhận bản thân Liên bang Nam Tư là một quốc gia. Những quan điểm này được ghi rõ trong lời phủ nhận được in trong cuốn Sách dữ kiện: Ngoài lời phủ nhận, những nước cộng hòa Serbia và Montenegro được đối xử độc lập nhau trong dữ liệu, có thể nhìn thấy trong bản đồ bên phải. Trong tháng 10 năm 2000, Slobodan Milošević đã từ chức sau một cuộc bầu cử đầy tranh cãi tổ chức vào tháng trước. Sự kiện này khiến tạo ra thay đổi trong phiên bản năm 2001 của Sách dữ kiện, với việc thực thể Serbia và Montenegro lại được đổi thành Nam Tư. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2002, một thỏa thuận được ký để biến Liên bang Nam Tư thành một liên minh quốc gia có tên Serbia và Montenegro; nó có hiệu lực vào ngày 14 tháng 2 năm 2003. Cái tên thực thể Nam Tư được thay đổi trong Sách dữ kiện một tháng sau sự thay đổi. Đông Timor/Timor-Leste Vào ngày 19 tháng 7 năm 2007 mục từ dành cho Đông Timor (East Timor) được đổi tên thành Timor-Leste theo một quyết định của Ủy ban Địa danh Hoa Kỳ. Kosovo Vào ngày 28 tháng 2 năm 2008 CIA đã thêm một mục cho Kosovo; trước đó, Kosovo không được ghi trong Sách dữ kiện. Sự bổ sung này được thực hiện bất chấp Nga và Serbia cùng một số nước khác kịch liệt phản đối sự độc lập này, và nhiều quốc gia không công nhận nền độc lập của nó. (Xem Phản ứng của thế giới về tuyên bố độc lập của Kosovo năm 2008.) === Sự thật === Trước năm 1998, hồ sơ của Liên minh Vương quốc Anh và Bắc Ireland chứa một câu nói rằng UK giành được độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1801. Dòng viết ngắn ngủi này, một sự mô tả gây bối rối do tham khảo Đạo luật Liên minh 1801 từ đó đã được mở rộng rất nhiều. == Số ISBN == Đây là danh sách Số hiệu sách chuẩn quốc tế (ISBN) dành cho phiên bản Chính phủ của Dữ kiện Thế giới. ISBN dành cho bản in lại của Potomac Books và Skyhorse Publishing của Sách dữ kiện cũng được ghi chú. Đối với phiên bản in lại, năm dữ liệu được ghi trong ngoặc. Phiên bản chính phủ 2000: ISBN 0-16-061343-4 2001: ISBN 0-16-066404-7 2002: ISBN 0-16-067601-0 2003: ISBN 0-16-067943-5 2004: ISBN 0-16-073030-9 2005: ISBN 0-16-074941-7 2006: ISBN 0-16-076547-1 2007: ISBN 978-0-16-078580-1 2008: TBD Bản in lại Potomac Books 2000 (1999): ISBN 1-57488-266-X 2001 (2000): ISBN 1-57488-346-1 2002 (2001): ISBN 1-57488-475-1 2003 (2002): ISBN 1-57488-641-X 2004 (2003): ISBN 1-57488-837-4 2005 (2004): ISBN 1-57488-942-7 2006 (2005): ISBN 1-57488-997-4 2007 (2006): ISBN 1-59797-109-X 2008 (2007): ISBN 1-59797-182-0 Bản in lại Skyhorse Publishing 2008 (2007): ISBN 978-1-60239-080-5 == Xem thêm == Ngoài Dữ kiện thế giới, CIA cũng xuất bản một thư mục có tên Các nhà lãnh đạo thế giới thường xuyên. Viết tắt được dùng trong Dữ kiện thế giới của CIA == Tham khảo == Bài viết này có chứa những dữ liệu từ Dữ kiện thế giới của CIA, và vì nó là ấn bản chính phủ Hoa Kỳ, nó thuộc phạm vi công cộng. == Liên kết ngoài == Current CIA World Factbook Mobile Edition of the current CIA World Factbook - updated monthly 1991 CIA World Factbook 1990 CIA World Factbook Previous editions of The World Factbook from the University of Missouri–St. Louis archive: 1992, 1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 The World Factbook for Google Earth: The Factbook as Google Earth placemarks On stephansmap.org: The CIA World Factbook accessible by location and date range; covers the years 2001–2007. All Factbook entries are tagged with "cia". Requires graphical browser with javascript. CIA World Factbook for Pocket PC và Palm OS devices CIA World Factbook 2006 for Pocket PC và Palm OS devices from Tomeraider CIA World Factbook 2007 as mobile friendly XHTML
khai thác mỏ.txt
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước). Khoảng 40.000 năm trước công nguyên, con người đã biết sử dụng mọi thứ xung quanh mình, kể cả đá cũng được dùng làm công cụ khai thác các khoáng sản. Sau một thời gian sử dụng hết những đá tốt trên bề mặt trái đất, con người bắt đầu đào bới để tìm những thứ họ cần. Những cái mỏ đầu tiên chỉ là những cái hố nông nhưng rồi những người khai mỏ sau buộc phải đào sâu thêm để tìm kiếm. Một trong những khoáng sản họ cần lúc bấy giờ là Hoàng Thổ, được dùng như sắc tố cho các mục đích lễ nghi và vẽ tranh trong hang động. Khu mỏ Hoàng Thổ được khai thác xưa nhất được tìm thấy là ở Bomvu Ridge thuộc Swaziland, châu Phi. == Lịch sử == === Khai thác mỏ thời tiền sử === Từ khi bắt đầu thời kỳ văn minh con người đã sử dụng đá, gốm và sau đó là kim loại được tìm thấy trên bề mặt Trái Đất. Các loại vật liệu này cũng đã được sử dụng để tạo ra các công cụ và vũ khí trong thời kỳ này, như đá lửa chất lượng cao được tìm thấy ở miền bắc nước Pháp và miền nam Anh được sử dụng để tạo ra đá lửa. Các mỏ đá lửa được tìm thấy trong các khu vực có đá phấn, ở đây các vỉa đá được đào ở dạng hầm. Các mỏ ở Grimes Graves rất nổi tiếng, và cũng giống như hầu hết các mỏ đá lửa khác, có tuổi thuộc thời kỳ đồ đá mới (khoảng 4000 TCN- khoảng 3000 TCN). Các loại đá cứng khác được khai thác hay thu thập để làm rìu bao gồm đá lục của công nghiệp rìu Langdale có cơ sở tại Lake District ở Anh. Các mỏ được biết đến cổ nhất theo ghi nhận của khảo cổ học là "hang Lion" ở Swaziland. Ở đây, theo phương pháp định tuổi cacbon chứng minh rằng mỏ được khai thác cách đây khoảng 43.000 năm, những cư dân thuộc thời kỳ đồ đá cũ đã khai thác hematit, một khoáng vật chứa sắt được nghiền nhỏ để làm chất tạo màu đỏ đất son. Các mỏ cùng tuổi ở Hungary được xem là các vị trí mà người Neanderthal đã từng khai thác đá lửa để chế tạo vũ khí và dụng cụ. === Ai Cập cổ đại === Những người Ai Cập cổ đại khai thác mỏ malachit ở Maadi. Ban đầu, người Ai Cập sử dụng các đá malachit màu lục sáng để trang trí khảm và làm đồ gốm. Sau đó, vào giữa những năm 2.613 và 2.494 TCN. các dự án xây dựng lớn đòi hỏi những cuộc hành trình khắp nơi đến vùng Wadi Maghara để "đảm bảo việc cung cấp nguồn khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác mà Ai Cập không có." Các mỏ ngọc lam (turqoise) và đồng cũng được tìm thấy ở "Wadi Hamamat, Tura, Aswan và các vùng khác thuộc Nubia" trên bán đảo Sinai và ở Timna. Khai thác mỏ ở Ai Cập xuất hiện từ các triều đại sớm nhất, và các mỏ vàng của Nubia nằm trong số những mỏ lớn nhất và rộng nhất vào thời Ai Cập cổ đại, và chúng được tác giả người Hy Lạp Diodorus Siculus miêu tả lại. Ông đề cập rằng nung đá là một phương pháp dùng để phá hủy các đá cứng để lấy vàng. Họ nghiền quặng thành bột trước khi đãi chúng để lấy vàng cám. === La Mã và Hy Lạp cổ đại === Khai thác mỏ ở châu Âu đã có từ rất lâu, ví dụ như các mỏ bạc Laurium, giúp phát triển thành phố Hy Lạp thuộc Athens. Tuy nhiên, người La Mã đã phát triển các phương pháp khai thác mỏ trên quy mô rộng, đặc biệt việc sử dụng một lượng nước lớn để mang quặng đi bằng cống thoát nước. Nước được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như để gạt bỏ lớp phủ và các đá vụn được gọi là khai thác mỏ thủy lực, cũng như rửa quặng đã được nghiền nhỏ, và vận hành các máy đơn giản. Họ sử dụng phương pháp thủy lực trên diện rộng để thu các mạch quặng, đặc biệt các dạng khai thác lỗi thời hiện không còn dùng nữa như hushing. Nó liên quan đến việc xây dựng một lượng lớn các cống cung cấp nước đến đầu mỏ (nơi đang khai thác), ở đây nước được chứa trong các bồn và bể lớn. Khi các bể chứa đầy được xả ra đẩy các vật liệu phủ làm lộ ra đá gốc và các mạch quặng nằm bên dưới. Đá lộ ra sau đó bị nung nóng bằng pháp đốt và bị làm lạnh bằng dòng nước. Sự thay đổi nhiệt độ nhanh làm cho đá bị vỡ ra và dễ thu hồi bằng các dòng nước từ các bồn chứa như cách bốc lớp phủ ở trên. Họ sử dụng phương pháp tương tự để thu hồi cassiterit ở Cornwall và quặng chì ở Pennines. Các phương pháp đã được phát triển bởi người La Mã ở Tây Ban Nha vào 25 CN để khai thác các mỏ vàng lớn trong bồi tích, khu mỏ lớn nhất nằm ở Las Medulas, ở đây có 7 hệ thống cống dài được xây dựng để lấy nước từ các con sông trong khu vực với mục đích là rửa quặng. Tây Ban Nha là một khu vực khai thác mỏ quan trọng nhất trong tất cả các khu vực khai thác của đế chế La Mã. Họ sử dụng guồng nước nghịch để tách nước từ các mỏ ở dưới sâu như ở Rio Tinto. Ở Anh, người bản địa đã khai thác mỏ khoáng sản các đây gần nghìn năm, nhưng khi người La Mã đến, hoạt động khai thác đã thay đổi nhanh chóng. Người La Mã cần những thứ mà người Anh đang sở hữu, đặc biệt là vàng, bạc, thiếc và chì. Kỹ thuật của người La Mã không chỉ giới hạn trong việc khai thác trên mặt, mà họ còn khai thác theo các mạch quặng dưới lòng đất khi đó việc khai thác lộ thiên không còn là vấn đề khó khăn. Ở Dolaucothi họ dừng khai thác các mạch, và chuyển sang đào các lối vào xuyên qua các đá khô cằn để tiêu thoát nước đọng trong mỏ. Các đường này vẫn còn được sử dụng để thông gió cho công trình, đặc biệt rất quan trọng khi sử dụng phương pháp đốt. Ở các phần khác của mỏ, họ đào qua mực nước ngầm và lấy nước từ mỏ bằng các máy móc như guồng nước nghịch. Các máy này được sử dụng phổ biến trong các mỏ đồng ở Rio Tinto, Tây Ban Nha, ở đây có 16 cái được xếp thành hai hàng có nhiệm vụ nâng khoảng 80 foot (24 m). Chúng được vận hành như các máy đi từng bước với thợ mỏ đứng trên thanh gỗ cao nhất. Một vài ví dụ như các bộ phận của nó được tìm thấy ở các mỏ La Mã cổ và một số được trưng bày trong bảo tàng Vương quốc Anh và bảo tàng quốc gia xứ Wales. === châu Âu thời trung cổ === Khai thác mỏ trong thời kỳ Trung Cổ được biết đến nhiều nhất từ công trình De Re Metallica (1556) của Georg Agricola, ông đã miêu tả một số phương pháp khai thác mỏ khác nhau, sau này được sử dụng trong các mỏ ở Đức và Saxon. Sử dụng năng lượng nước một dạng của cối xay nước được cải tiến; họ tạo ra quặng được nghiền nhỏ, đưa quặng lên từ hầm mỏ và thông gió trong mỏ bằng các ống thổi công suất lớn. Bột màu đen được sử dụng đầu tiên trong khai thác mỏ ở Selmecbánya, Vương quốc Hungary (ngày nay là Banská Štiavnica,Slovakia) vào năm 1627. Phương pháp dùng chất nổ này làm các khối đất đá vỡ ra và thu hồi mạch quặng nhanh hơn phương pháp đốt nêu trên. Năm 1762, học viện khai thác mỏ đầu tiên trên thế giới được thành lập trong thành phố này. === Nam Mỹ và Bắc Mỹ === Ở Bắc Mỹ đã có những mỏ đồng được khai thác vào thời tiền sử và thời cổ đại dọc theo hồ Superior. "Những người da đỏ bản địa đã mang lại nhiều lợi ích cho họ từ việc khai thác đồng ở đây ít nhất cách đây 5000," và những công cụ bằng đồng, đầu mũi tên, và các dụng cụ mang tính văn hóa khác là một phần trong mạng lưới giao thương bản địa đã được khám phá. Thêm vào đó, đá vỏ chai, đá lửa, và các khoáng sản khác được khai thác, chế biến và trao đổi. Trong khi các nhà thám hiểm người Pháp trước đây bắt gặp các mỏ này không sử dụng các kim loại bởi vì khó khăn trong việc vận chuyển, đồng được buôn bán trên toàn lục địa dọc theo các tuyến đường thủy chính. Ở Manitoba, Canada, cũng có các mỏ thạch anh cổ đại gần hồ Waddy và các vùng xung quanh. Trong lịch sử thuộc địa của châu Mỹ trước đây, "vàng và bạc tự nhiên được khai thác một cách nhanh chóng và chuyển chúng đến Tây Ban Nha trên các thuyền buồm chất đầy vàng và bạc" hầu hết từ các mỏ ở Trung và Nam Mỹ. Ngọc lam được định tuổi khoảng năm 700 được khai thác vào thời châu Mỹ tiền Columbus; trong khu vực mỏ Cerillos ở New Mexico, ước tính "khoảng 15.000 tấn đá đã bị bóc ra khỏi núi Chalchihuitl sử dụng công cụ bằng đá trước năm 1700." Khi thác mỏ ở Hoa Kỳ trở nên thịnh hành vào thế kỷ 19. Với cơn sốt vàng California vào giữa thập niên 1800, khai thác mỏ khoáng sản và kim loại quý cùng với nông trại, là một yếu tố tác động vào sự mở rộng về phía Tây đến bờ biển Thái Bình Dương. Với sự khảo sát về phía tây, các trại khai thác mỏ được dựng lên và "thể hiện một tinh thần đặc biệt, một gia sản lâu dài cho đất nước mới;" những người sốt vàng có thể gặp những vấn đề tương tự như những người sốt đất diễn ra trong thời gian ngắn ở miền Tây trước đó. bằng đường sắt, một số người đến miền Tây để tìm kiếm cơ hội làm việc trong ngành khai thác mỏ. Các thành phố miền Tây như Denver và Sacramento trước đây là các thành phố khai thác mỏ. == Các phương pháp và công đoạn khai thác mỏ == === Các bước phát triển mỏ === Quá trình khai thác mỏ bắt đầu từ giai đoạn phát hiện thân quặng đến khâu chiết tách khoáng sản và cuối cùng là trả lại hiện trạng của mặt đất gần với tự nhiên nhất gồm một số bước nhất định. Đầu tiên là phát hiện thân quặng, khâu này được tiến hành thông qua việc thăm dò để tìm kiếm và sau đó là xác định quy mô, vị trí và giá trị của thân quặng. Khâu này cung cấp những số liệu để đánh giá tính trữ lượng tài nguyên để xác định kích thước và phân cấp quặng. Việc đánh giá này là để nghiên cứu tiền khả thi và xác định tính kinh tế của quặng. Bước tiếp theo là nghiên cứu khả thi để đánh giá khả năng tài chính để đầu tư, kỹ thuật và rủi ro đầu tư của dự án. Đây là căn cứu để công ty khai thác mỏ ra quyết định phát triển mỏ hoặc từ bỏ dự án. Khâu này bao gồm cả quy hoạch mỏ để đánh giá tỷ lệ quặng có thể thu hồi, khả năng tiêu thụ, và khả năng chi trả để mang lại lợi nhuận, chi phí cho kỹ thuật sử dụng, nhà máy và cơ sở hạ tầng, các yêu cầu về tài chính và equity và các phân tích về mỏ như đã đề xuất từ khâu khai đào cho đến hoàn thổ. Khi việc phân tích xác định một mỏ có giá trị thu hồi, phát triển mỏ mới bắt đầu và tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ và nhà máy xử lý. Vận hành mỏ để thu hồi quặng bắt đầu và tiếp tục dự án khi mà công ty khai thác mỏ vẫn còn thu được lợi nhuận (khoáng sản vẫn còn). Sau khi tất cả quặng được thu hồi sẽ tiến hành công tác hoàn thổ để làm cho đất của khu mỏ có thể được sử dụng vào mục đích khác trong tương lai. === Công nghệ khai thác mỏ === Công nghệ khai thác mỏ chủ yếu gồm 2 nhóm là khai thác mỏ lộ thiên và khai thác hầm lò. Đối tượng khai thác cũng được chia thành 2 nhóm tùy theo loại vật liệu: sa khoáng bao gồm các khoáng vật có giá trị nằm lẫn trong cuội lòng sông, cát bãi biển và các vật liệu bở rời khác; và quặng mạch hay còn gọi là quặng trong đá gốc, ở đây các khoáng vật có giá trị được tìm thấy trong các mạch, các lớp hoặc các hạt khoáng vật phân bố rải rác trong khối đá. Cả hai loại này đều có thể khai thác theo phương pháp lộ thiên và hầm lò. === Máy móc === === Chiết tách kim loại === == Tác động môi trường == Những ảnh hưởng của khai thác mỏ đến môi trường như xói mòn, tạo các hố sụt lún, suy giảm đa dạng sinh học, và ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt bởi các hóa chất sử dụng trong các quá trình khai thác mỏ. Trong một số trường hợp, khai thác gỗ rừng bổ sung trong khu vực xung quanh mỏ để tăng khả năng chứa các loại đất và đá thải ra từ quá trình khai thác. Sự nhiễm do rò rĩ các chất hóa học cũng tác động đến sức khỏe của cư dân địa phương nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Các nhà máy xử lý quặng tạo ra một lượng lớn chất thải được gọi là đuôi quặng. Các chất thải này có thể có độc tính. Các đuôi quặng thường được thải ra ở dạng bùn thải, thường được thải vào các hồ chứa nằm trong các thung lũng tự nhiên. Các hồ chứa này thường được xây dựng giống như các đập. Các đập bị vỡ gây nhiều tổn hại đến môi trường như trong thảm họa khai thác Marcopper có ít nhất 2 triệu tấn đuôi quặng thải vào sông ở địa phương. Thải đuôi quặng ở dưới nước cũng là một lựa chọn. Ngành công nghiệp mỏ đã lập luận rằng việc thải đuôi quặng xuống biển sẽ tránh được các tác hại do các hồ chứa chất thải, mặc dù việc làm này là không hợp pháp ở Hoa Kỳ và Canada nhưng các nước đang phát triển vẫn thực hiện. nhưng các tác động tiêu cực liên quan đến hệ sinh thái biển là không lường trước được. == Công nghiệp khai thác mỏ == == An toàn == === Mỏ sau khai thác === == Kỷ lục == Đến năm 2008, mỏ sâu nhất trên thế giới là TauTona ở Carletonville, Nam Phi đạt đến độ sâu 3,9 km, kỉ lục trước đó là mỏ lân cận Savuka ở North West Province của Nam Phi đạt đến độ sâu 3.774 m. Mỏ East Rand ở Boksburg, Nam Phi từng lập kỷ lục ở độ sâu 3.585 m. Mỏ sâu nhất ở châu Âu là các mỏ khai thác urani thứ 16 ở Příbram, Séc ở độ sâu 1.838 m, thứ nhì là Bergwerk Saar ở Saarland, Đức sâu 1.750 m. == Xem thêm == == Chú thích == == Tham khảo == == Đọc thêm == Ali, Saleem H. (2003) Mining, the Environment and Indigenous Development Conflicts. Tucson AZ: University of Arizona Press. Ali, Saleem H. (2009) Treasures of the Earth: need, greed and a sustainable future. New Haven and London: Yale University Press Even-Zohar, Chaim (2002). From Mine to Mistress: Corporate Strategies and Government Policies in the International Diamond Industry. Mining Journal Books. tr. 555. ISBN 0-9537336-1-0. Geobacter Project: Gold mines may owe their origins to bacteria (in PDF format) Garrett, Dennis Alaska Placer Mining Jayanta, Bhattacharya (2007). Principles of Mine Planning (ấn bản 2). Wide Publishing. tr. 505. ISBN 81-7764-480-7. Morrison, Tom (1992) Hardrock Gold: a miner's tale. ISBN 0-8061-2442-3 John Milne: The Miner's Handbook: A Handy Reference on the subjects of Mineral Deposits(1894) Mining operations in the19th century.[5] Aryee, B., Ntibery, B., Atorkui, E. (2003) Trends in the small-scale mining of precious minerals in Ghana: a perspective on its environmental impact (in Journal of Cleaner Production 11: 131-140) The Oil, gas and Mining Sustainable Community Development Fund (2009) Social Mine Closure Strategy, Mali(in [6]) == Liên kết ngoài == First chapter of Introductory Mining Engineering An introduction to geology and hard rock mining
độ giãn nở nhiệt.txt
Độ giãn nở nhiệt là xu hướng vật chất thay đổi về thể tích khi nhiệt độ thay đổi, bởi sự truyền nhiệt. == Giãn nở của chất rắn == Các loại vật liệu thường thay đổi kích thước của nó khi chịu tác động của nhiệt độ trong khi áp suất được giữ không đổi. Trong trường hợp đặc biệt của các vật liệu rắn, áp suất không ảnh hưởng đáng kể đến kích thước của vật thể, và vì thế đối với chất rắn không cần thiết phải xác định rằng áp suất được giữ không đổi. Các chất rắn kỹ thuật phổ biến thường có hệ số giãn nở nhiệt mà hệ số này không thay đổi đáng kể trong khoảng dao động nhiệt độ mà nó được thiết kế sửa dụng, ở những nơi cần độ chính xác cực kỳ cao không bắt buộc, các tính toán thực nghiệm có thể dựa trên các hằng số, giá trị trung bình, giá trị hệ số giãn nở. === Giãn nở dài === Giãn nở tuyến tính hay giãn nở dài có nghĩa là sự thay đổi theo một chiều (dài) khác với giãn nở thể tích. Đối với phép tính sắp xỉ đầu tiên, sự thay đổi chiều dài của một vật thể do giãn nở nhiệt liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ theo một hệ số giãn nở tuyến tính. Nó là sự thay đổi chiều dài tỉ lệ với mức độ thay đổi nhiệt độ. Giả sử ảnh hưởng của áp suất là không đáng kể, chúng ta có thể viết: α L = 1 L d L d T {\displaystyle \alpha _{L}={\frac {1}{L}}\,{\frac {dL}{dT}}} với L {\displaystyle L} là chiều dài của vật thể và d L / d T {\displaystyle dL/dT} là tốc độ thay đổi chiều dài theo biến thiên theo nhiệt độ. Để chuyển đổi không gian tuyến tính có thể được viết: Δ L L = α L Δ T {\displaystyle {\frac {\Delta L}{L}}=\alpha _{L}\Delta T} Phương trình này có thể sử dụng khi hệ số giãn nở dài không thay đổi quá lớn so với sự thay đổi nhiệt độ Δ T {\displaystyle \Delta T} . Nếu nó thay đổi, phương trình phải được tích hợp. ==== Ảnh hưởng của ứng suất ==== Đối với các vật liệu rắn có chiều dài đáng kể, như các thanh hay cáp, việc ước tính sự giãn nở nhiệt có thể được miêu tả bởi ứng suất của vật liện theo ϵ t h e r m a l {\displaystyle \epsilon _{\mathrm {thermal} }} và được xác định như sau: ϵ t h e r m a l = ( L f i n a l − L i n i t i a l ) L i n i t i a l {\displaystyle \epsilon _{\mathrm {thermal} }={\frac {(L_{\mathrm {final} }-L_{\mathrm {initial} })}{L_{\mathrm {initial} }}}} với L i n i t i a l {\displaystyle L_{\mathrm {initial} }} là chiều dài trước khi chịu tác động của nhiệt độ và L f i n a l {\displaystyle L_{\mathrm {final} }} là chiều dài sau khi chịu tác động của nhiệt độ. Đối với hầu hết chất rắn, sự giãn nở nhiệt tỉ lệ thuận với sự thay đổi nhiệt độ: ϵ t h e r m a l ∝ Δ T {\displaystyle \epsilon _{\mathrm {thermal} }\propto \Delta T} Vì vậy, sự thay đổi về ứng suất hoặc nhiệt độ có thể được ước lượng theo: ϵ t h e r m a l = α L Δ T {\displaystyle \epsilon _{\mathrm {thermal} }=\alpha _{L}\Delta T} với Δ T = ( T f i n a l − T i n i t i a l ) {\displaystyle \Delta T=(T_{\mathrm {final} }-T_{\mathrm {initial} })} là sự khác biệt nhiệt độ giữa hai mức ứng suất được ghi nhận, có thể tính theo độ C hoặc Kelvin, và α L {\displaystyle \alpha _{L}} là hệ số giãn nở dài trên 1 độ C hoặc 1K ký hiệu lần lượt là °C−1 hay K−1. Trong lĩnh vực cơ học môi trường liên tục, sự giãn nở nhiệt và những ảnh hưởng của nó được xem là eigenstrain và eigenstress. === Giãn nở diện tích === Hệ số giãn nở diện tích liên quan đến sự thay đổi kích thước của vật liệu theo diện tích khi chịu tác động của nhiệt độ. Nó là sự thay đổi theo tỉ lệ diện tích theo mức độ thay đổi nhiệt độ. Bỏ qua áp suất, chúng ta có thể viết: α A = 1 A d A d T {\displaystyle \alpha _{A}={\frac {1}{A}}\,{\frac {dA}{dT}}} với A {\displaystyle A} là diện tích tiếp xúc nhiệt của vật thể, và d A / d T {\displaystyle dA/dT} là tỉ lệ thay đổi diện tích trên một đơn vị nhiệt. Sự thay đổi diện tích có thể được tính theo: Δ A A = α A Δ T {\displaystyle {\frac {\Delta A}{A}}=\alpha _{A}\Delta T} Phương trình này có thể áp dụng cho đến khi hệ số giãn nở diện tích không thay đổi quá lớn so với sự thay đổi nhiệt độ δ T {\displaystyle \delta T} . Nếu nó thay đối lớm, phương trình phải được tính tích phân. === Giãn nở thể tích === Đối với chất rắn, chúng ta có thể bỏ qua ảnh hưởng của áp suất tác dụng lên vật liệu, và hệ số giãn nở thể tích có thể được viết như sau: α V = 1 V d V d T {\displaystyle \alpha _{V}={\frac {1}{V}}\,{\frac {dV}{dT}}} với V {\displaystyle V} là thể tích vật liệu, và d V / d T {\displaystyle dV/dT} tốc độ thay đổi thể tích theo nhiệt độ. Điều này có nghĩa rằng thể tích của vật liệu thay đổi theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ, một khối thép có thể tích 1 mét khối có thể giãn nở lên thành 1.002 mét khối khi nhiệt độ tăng lên 50 K, tức theo tỉ lệ giãn nở 0,2%. Nếu chúng ta có một khối thép có thể tích 2 mét khối, cũng với cùng nhiệt độ trên thì nó có thể giãn nở thành 2,004 mét khối, tức là tỉ lệ giãn nở là 0,2%. Hệ số giãn nổ thể tích có thála2 0,2% cho 50 K, hay 0,004% K−1. Nếu chúng ta biết hệ số giãn nở, thì chúng ta có thể tính được sự thay đổi thể tích Δ V V = α V Δ T {\displaystyle {\frac {\Delta V}{V}}=\alpha _{V}\Delta T} với Δ V / V {\displaystyle \Delta V/V} là tỉ lệ thay đổi thề tích (ví dụ 0.002) và Δ T {\displaystyle \Delta T} là sự thay đổi nhiệt độ (50 °C). Ví dụ nêu trên giả sử rằng hệ số giãn nở không đổi khi nhiệt độ thay đổi. Điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng đúng với đối với những thay đổi nhiệt độ nhỏ, chúng ta có thể tính gần đúng. Nếu hệ số giãn nở thể tích không đổi đáng kể theo nhiệt độ, thì phương trình trên có thể được phân tích: Δ V V = ∫ T i T f α V ( T ) d T {\displaystyle {\frac {\Delta V}{V}}=\int _{T_{i}}^{T_{f}}\alpha _{V}(T)\,dT} với α V ( T ) {\displaystyle \alpha _{V}(T)} là hệ số giã nở thể tích là một hàm của nhiệt độ T, và T i {\displaystyle T_{i}} , T f {\displaystyle T_{f}} là nhiệt độ ban đầu và cuối. == Giãn nở đẳng áp của chất khí == Đối với một khí lý tưởng, giãn nở nhiệt thể tích (như sự biến đổi tương đối về thể tích do nhiệt độ thay đổi) phụ thuộc vào kiểu quá trình mà nhiệt độ thay đổi. Hai trường hợp đơn giản là sự thay đổi đẳng áp tức áp suất không đổi, và thay đổi đoạn nhiệt, tức không có nhiệt trao đổi với môi trường. Định luật khí lý tưởng có thể được viết như sau: p v = T {\displaystyle pv=T\,} với p là áp suất, v là thể tích, và t là nhiệt độ tính theo đơn vị năng lượng. Viết theo phương trình logarit: ln ⁡ ( v ) + ln ⁡ ( p ) = ln ⁡ ( T ) {\displaystyle \ln \left(v\right)+\ln \left(p\right)=\ln \left(T\right)} Theo định nghĩa về hệ số giãn nở nhiệt thể tích đẳng áp, phương trình trên được viết như sau: γ p ≡ 1 v ( ∂ v ∂ T ) p = ( d ( ln ⁡ v ) d T ) p = d ( ln ⁡ T ) d T = 1 T . {\displaystyle \gamma _{p}\equiv {\frac {1}{v}}\left({\frac {\partial v}{\partial T}}\right)_{p}=\left({\frac {d(\ln v)}{dT}}\right)_{p}={\frac {d(\ln T)}{dT}}={\frac {1}{T}}.} Chỉ số p {\displaystyle p} biểu thị quá trình đẳng áp. == Giãn nở của chất lỏng == Về mặt lý thuyết, hệ số giãn nở tuyến tính có thể được đưa ra từ hệ số giãn nở thể tích (αV ≈ 3α). Tuy nhiên, đối với các chất lỏng α được tính từ việc xác định thực nghiệm của giá trị αV. == Giãn nở của hợp kim == Sự giãn nở của các hợp phần trong hỗn hợp có thể triệt tiêu nhau như trong trường hợp invar. Khả năng giãn nở nhiệt của các hỗn hợp từ từ sự giãn nở của các thành phần nguyên chất trong hỗn hợp đó và sự giãn nở dư được xác định từ: ∂ V ∂ T = ∑ i ∂ V i ∂ T + ∑ i ∂ V i E ∂ T {\displaystyle {\frac {\partial V}{\partial T}}=\sum _{i}{\frac {\partial V_{i}}{\partial T}}+\sum _{i}{\frac {\partial V_{i}^{E}}{\partial T}}} α = ∑ i α i V i + ∑ i α i E V i E {\displaystyle \alpha =\sum _{i}\alpha _{i}V_{i}+\sum _{i}\alpha _{i}^{E}V_{i}^{E}} ∂ V E ¯ i ∂ T = R ∂ ( l n ( γ i ) ) ∂ P + R T ∂ 2 ∂ T ∂ P l n ( γ i ) {\displaystyle {\frac {\partial {\bar {V^{E}}}_{i}}{\partial T}}=R{\frac {\partial (ln(\gamma _{i}))}{\partial P}}+RT{\partial ^{2} \over \partial T\partial P}ln(\gamma _{i})} == Hệ số giãn nở nhiệt ở một số vật liệu == Mục này tóm tắt một số hệ số giãn nở nhiệt của một vài loại vật liệu phổ biến. Đối với các vật liệu đẳng hướng các hệ số giãn nở nhiệt dài α và hệ số giãn nở thể tích αV có mối quan hệ αV = 3α. Đối với các chất lỏng thường hệ số giản nở thể tích được liệt kê và hệ số giãn nở dài được tính toán ở đây với mục đích so sánh. Đối với các loại vật liệu phổ biến như nhiều kim loại và hợp chất, hệ số giãn nở nhiệt tỉ lệ nghịch với điểm nóng chảy. Trong trường hợp đặc biệt đối với kim loại thì có mối quan hệ sau: α ≈ 0.020 M P {\displaystyle \alpha \approx {\frac {0.020}{M_{P}}}} đối với các halua và oxit α ≈ 0.038 M P − 7.0 ⋅ 10 − 6 K − 1 {\displaystyle \alpha \approx {\frac {0.038}{M_{P}}}-7.0\cdot 10^{-6}\,\mathrm {K} ^{-1}} Trong bảng bên dưới, phạm vi giá trị của α là từ 10−7 K−1 đối với các chất rắn cứng đến 10−3 K−1 đối với các chất lỏng hữu cơ. Hệ số α thay đổi theo nhiệt độ và một số loại vật liệu có độ dao động rất cao; xem ví dụ sự dao động so với nhiệu độ của hệ số giãn nở thể tích của polypropylen (PP) bán kến tinh ở các áp suất khác nhau, và sự dao động của hệ số giãn nở dài theo nhiệt độ của thép ở các cấp khác nhau (từ dưới lên: thép không gỉ ferrit, thép không gỉ martensit, thép cacbon, thép không gỉ duplex, thép austenit). (Công thức αV ≈ 3α thường dùng cho chất rắn.) == Tham khảo ==
kinh tế myanmar.txt
Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. GDP của Myanmar là 82,72 tỉ USD (ước lượng 2011) và tăng trưởng trung bình 2,9% một năm, thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar, nhưng những lệnh cấm vận này đã được dỡ bỏ từ năm 2011 sau khi Myanmar chuyển từ chính phủ quân sự sang chế độ dân sự. Về mặt lịch sử, Myanmar là con đường giao thương chính giữa Ấn Độ và Trung Quốc từ thế kỷ 1 TCN. Các quốc gia Môn ở Myanmar đã đóng vai trò như là trung tâm thương mại quan trọng tại vịnh Bengal. Sau khi Myanmar bị chinh phục bởi người Anh, quốc gia này đã trở thành đất nước giàu có nhất ở Đông Nam Á. Đó cũng một thời là nhà xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, từng sản xuất 75% lượng gỗ tếch cho thế giới và có tỉ lệ cao dân chúng biết chữ. Sau khi thành lập chính phủ nghị viện năm 1948, thủ tướng U Nu đã thi hành chính sách quốc hữu hóa. Chính phủ cũng đã cố thực hiện một kế hoạch tám năm thiếu tính toán. Đến năm 1950, xuất khẩu gạo đã giảm 2/3 và khoáng sản giảm 96%. Cuộc đảo chính năm 1962 đã đưa đến chương trình kinh tế được gọi là Con đường đưa Myanmar đi lên xã hội chủ nghĩa, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa toàn nền kinh tế. Chương trình thất bại thảm hại này đã biến Myanmar thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Năm 2011, khi chính phủ của tân tổng thống Thein Sein nắm quyền điều hành đất nước, Myanmar đã thi hành một chính sách cải cách nhiều mặt bao gồm việc chống tham nhũng, chỉnh sửa tỷ giá hối đoái, sửa luật đầu tư nước ngoài và thuế. Đầu tư nước ngoài tăng từ 300 triệu USD trong năm 2009-10 lên 20 tỷ USD trong năm 2010-11, tương đương 667%. Dòng vốn chảy vào lớn làm cho đồng tiền Myanmar tăng giá trị thêm 25%. Để đối phó tình trạng này, chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ hết thuế xuất khẩu. Mặc cho vấn đề về tiền tệ hiện nay, nền kinh tế Myanmar được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng khoảng 8,8% trong năm 2011. Sau khi hoàn thành cảng nước sâu Dawei trị giá 58 triệu USD, Myanmar dự kiến sẽ là trung tâm thương mại kết nối Đông Nam Á và biển Đông với Ấn Độ Dương, tiếp nhận hàng hóa từ Trung Đông, châu Âu và châu Phi thông qua biển Andaman, thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN. == Lịch sử == === Trước khi là thuộc địa === Trước khi trở thành thuộc địa của Anh, nền kinh tế Myanmar về bản chất là nền kinh tế tự cung tự cấp. Phần lớn dân cư liên quan đến hoạt động sản xuất gạo và làm nông nghiệp Miến Điện cũng thiếu một hệ thống tiền tệ chính thức cho đến triều vua Mindon Min vào giữa thế kỷ 19. Đất đai về mặt hình thức là thuộc về nhà vua. Hơn nữa, vua cũng kiểm soát việc xuất khẩu, cùng với việc khai thác đá quý, các giếng dầu và sản xuất gỗ tếch. Myanmar liên quan mật thiết đến thương mại ở Ấn Độ Dương. Gỗ tếch nguyên khối là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, được người châu Âu dùng để đóng tàu do độ bền của nó, và đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Myanmar từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. === Thời kỳ thuộc địa (1885 - 1948) === Trong thời gian bị Anh chiếm đóng, Myanmar là quốc gia giàu có nhất ở Đông Nam Á. Nó cũng từng là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Dưới chính quyền thuộc địa, Myanmar cung ứng dầu thông qua công ty dầu Burma. Myanmar cũng là nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Nó sản xuất 75% lượng gỗ tếch của thế giới và có tỉ lệ dân chúng biết chữ cao. Vậy nên người ta tin rằng Myanmar sẽ phát triển nhanh chóng. === Độc lập === === Thiết quân luật (1988 - 2011) === == Xem thêm == Kinh tế Lào Kinh tế Campuchia == chú thích == == Liên kết ngoài == News, information, journals, magazines related to Burmese business and commerce Bản mẫu:Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
kinh tế ai cập.txt
Nằm ở phía đông bắc Ai Cập, đồng bằng châu thổ sông Nile là nơi tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của Ai Cập. Trong 30 năm qua, chính phủ đã cải cách lại nền kinh tế tập trung cao được thừa kế từ thời Tổng thống Gamal Abdel Nasser. Trong những năm 1990, một loạt các thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế, cùng với viện trợ lớn từ nước ngoài do việc tham gia của Ai Cập trong liên minh Chiến tranh vùng Vịnh, đã giúp Ai Cập cải thiện hiệu quả nền kinh tế vĩ mô. Tốc độ cải cách cơ cấu, bao gồm các chính sách tài chính, tiền tệ, tư nhân hóa và các đạo luật kinh doanh mới đã giúp Ai Cập trở thành nền kinh tế thị trường, đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Các chương trình cải cách vẫn đang được tiến hành và chính phủ sẽ cần phải tiếp tục theo đuổi cải cách mạnh mẽ để duy trì tốc độ đầu tư nước ngoài và tăng trưởng, cải thiện điều kiện kinh tế hơn nữa cho người dân. Các ngành xuất khẩu của Ai Cập, đặc biệt là ngành xuất khẩu vàng và khí thiên nhiên có triển vọng tốt. == Tham khảo ==
vòng loại giải bóng đá vô địch thế giới 2018 khu vực châu á.txt
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) phân chia Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 thành vòng loại cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, sẽ tổ chức tại Nga, và Cúp bóng đá châu Á 2019 tại UAE. Số đội sẽ giành quyền tham dự giải là 4 hoặc 5. Vào ngày 16 tháng 4 năm 2014, ban chấp hành AFC được chấp thuận 1 đề nghị để hợp nhất vòng loại sơ bộ Giải vô địch bóng đá thế giới và Cúp bóng đá châu Á, mà sẽ được mở rộng đến 24 đội bắt đầu trong 2019. == Định dạng == Cấu trúc vượt qua vòng loại là như áp dụng sau: Vòng 1: Có tổng số 12 đội (các đội bóng đã xếp hạng 35–46) sẽ chơi sân nhà và sân khách trên 2 lượt. Vòng 2: Có tổng số 40 đội (các đội bóng đã xếp hạng 1–34 và vô địch 6 đội vòng 1) sẽ được chia thành 8 bảng sân nhà và sân khách trên vòng đấu 1 lượt, nơi 8 bảng đội nhất và 4 bảng đội xếp thứ 2 tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng 3 vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới cũng như vượt qua cho trận chung kết Cúp bóng đá châu Á. Vòng 3: 12 đội (tăng từ 10 cho 2014) sẽ được chia thành 2 bảng 6 đội đến chơi đá trên sân nhà và sân khách trận đấu vòng tròn 1 lượt. Giả sử cùng một số khe cắm giao cho AFC như World Cup trước đó (4,5 suất), 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ hội đủ điều kiện cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, và 2 đội xếp thứ 3 sẽ tiến thẳng vào vòng 4. Vòng 4 (nếu có yêu cầu, phụ thuộc vào sự phân bổ các địa điểm để các AFC tại giải vô địch bóng đá thế giới 2018): Hai đội xếp thứ 3 trong mỗi bảng từ vòng 3 sẽ thi đấu với nhau tại sân nhà và sân khách trên hai lượt đi-lượt về để xác định đội nào sẽ tiến thẳng vào play-off liên lục địa. 16 đội tốt nhất tiếp theo bị loại từ vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới vào vòng 2 và 8 đội thắng ở lượt play-off sẽ thi đấu vào vòng 3 của Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 (mà sẽ được tách biệt từ vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 cho AFC), nơi chúng được chia thành 6 bảng 4 đội và cạnh tranh cho các khe còn lại của Cúp bóng đá châu Á 2019. == Phân loại hạt giống == Có tất cả có 46 hiệp hội quốc gia FIFA từ AFC vào tham gia vòng loại. Để xác định các quốc gia sẽ thi đấu ở vòng 1 và các quốc gia đó sẽ nhận được một tạm biệt vào vòng 2, Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA của tháng 1 năm 2015 đã được sử dụng (ghi trong ngoặc đơn), vì đó là bảng xếp hạng được công bố mới nhất trước khi lễ bốc thăm vòng 1. Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA của tháng 1 năm 2015 cũng đã được sử dụng cho hạt giống của lễ bốc thăm vòng 1; Tuy nhiên, đối với hạt giống ở vòng 2 và lễ bốc thăm vòng 3, bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA gần đây nhất trước khi những lễ bốc thăm sẽ được sử dụng. == Lịch thi đấu == Lịch trình của cuộc thi đấu là như áp dụng sau: Nếu một đội bóng AFC được nhập vào vé play-off liên lục địa, họ đang lên kế hoạch để được chơi giữa ngày 06–14 tháng 11 năm 2017. == Vòng 1 == Lễ bốc thăm cho vòng 1 tổ chức vào ngày 10 tháng 2 năm 2015, vào lúc 15:30 MST (UTC+08:00), tại trụ sở Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ở Kuala Lumpur, Malaysia. == Vòng 2 == Lễ bốc thăm cho vòng 2 được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 năm 2015, vào lúc 17:00 MST (UTC+08:00), tại khách sạn JW Marriott ở Kuala Lumpur, Malaysia. === Các vòng bảng === ==== Bảng A ==== ==== Bảng B ==== ==== Bảng C ==== ==== Bảng D ==== ==== Bảng E ==== ==== Bảng F ==== ==== Bảng G ==== ==== Bảng H ==== === Đội xếp hạng 2 === Để xác định bốn đội đứng thứ hai tốt nhất, các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng: Điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hoà, 0 điểm cho một trận thua) Khác biệt Goal Số bàn thắng Các trận đấu play-off trên sân trung lập (nếu được chấp thuận bởi Ban tổ chức FIFA), với thêm thời gian và sút luân lưu nếu cần. Như một kết quả của Indonesia đang bị loại bởi hệ thống treo FIFA, Nhóm F chỉ chứa bốn đội so với năm đội trong tất cả các nhóm khác. Do đó, kết quả so với đội thứ năm đặt không được tính khi xác định thứ hạng của các đội á quân. === Đội xếp hạng 4 === Để xác định bốn đội đứng thứ tư tốt nhất, các tiêu chuẩn sau đây được sử dụng: Điểm (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hoà, 0 điểm cho một trận thua) Khác biệt Goal Số bàn thắng Các trận đấu play-off trên sân trung lập (nếu được chấp thuận bởi Ban tổ chức FIFA), với thêm thời gian và sút luân lưu nếu cần. Như một kết quả của Indonesia đang bị loại bởi hệ thống treo FIFA, Nhóm F chỉ chứa bốn đội so với năm đội trong tất cả các nhóm khác. Do đó, kết quả so với đội thứ năm đặt không được tính khi xác định thứ hạng của các đội á quân. == Vòng 3 == Vòng 3 sẽ bao gồm hai bảng 6 đội. Hai đội đầu tiên trong mỗi bảng sẽ tiến thẳng vào giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Hai bảng các đội xếp thứ ba sẽ tiến thẳng vào vòng 4. Lễ bốc thăm cho vòng 3 diễn ra vào lúc 16:30 (UTC+8), ngày 12 tháng 4 năm 2016 tại khách sạn Mandarin Oriental ở Kuala Lumpur, Malaysia. === Phân loại hạt giống === Phân loại hạt giống của các đội dựa theo bảng xếp hạng FIFA công bố vào tháng 4 năm 2016. và chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 đội. === Các vòng bảng === ==== Bảng A ==== ==== Bảng B ==== == Vòng 4 == Hai đội xếp thứ ba trong mỗi bảng từ vòng 3 sẽ chơi với nhau mỗi khác sân nhà và sân khách trên hai lượt để xác định đội nào sẽ tiến thẳng vào vòng play-off liên lục địa. Lễ bốc thăm cho vòng 4 (để quyết định thứ tự của các lượt) sẽ được tổ chức sau vòng 3 được hoàn thành. == Vòng playoff liên lục địa == Lễ bốc thăm cho vòng playoff liên lục địa đã được tổ chức như là một phần của Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 vòng loại sơ bộ bốc thăm vào ngày 25 tháng 7 năm 2015, bắt đầu từ lúc 18:00 MSK (UTC+03:00), tại Cung Konstantinovsky ở Strelna, Sankt-Peterburg. Các đội xếp thứ 5 từ AFC đã được rút ra với đội xếp thứ 4 từ CONCACAF, với đội chủ nhà AFC lượt về. == Danh sách cầu thủ ghi bàn == Ghi chú: Các cầu thủ bằng in đậm vẫn còn hoạt động trong thi đấu này. 15 bàn 9 bàn 8 bàn 7 bàn 6 bàn 5 bàn 4 bàn 3 bàn 2 bàn 1 bàn 1 bàn phản lưới nhà == Xem thêm == Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức cho Giải vô địch bóng đá thế giới Nga 2018, Vòng loại – châu Á, FIFA.com Website chính thức cho Giải vô địch bóng đá thế giới (Khu vực châu Á), Lịch thi đấu & Kết quả, the-AFC.com
são paulo.txt
São Paulo (phát âm IPA: [sɐ̃w̃ 'paw.lu]; tiếng Bồ Đào Nha đọc gần như "xao pao-lu", có nghĩa là "Thánh Phaolô") là thủ phủ của bang São Paulo ở phía đông nam Brasil. Địa điểm: 23°32′36″N 46°37′59″T, cách Rio de Janeiro 400 km và cách thủ đô liên bang, Brasília, 1030 km. Đây là thành phố lớn nhất tại Brasil. Diện tích thành phố 1.523 km² và dân số hơn 11 triệu người (2006 IBGE estimate), là thành phố đông dân nhất ở Nam Bán Cầu [2] và là một Thành phố toàn cầu. 19 triệu người sông ở Vùng đô thị Đại São Paulo (Região Metropolitana) khiến cho vùng đô thị này là một trong 5 vùng đô thị đông dân nhất thế giới. Nếu tính cả các vùng đô thị kề đấy vào số liệu thống kê như: Baixada Santista, São José dos Campos, Campinas, Sorocaba... thì Vùng đô thị mở rộng (Complexo Metropolitano Estendido) nữa thì có gần 29 triệu dân, chỉ xếp sau vùng đô thị Tokyo với 35 triệu dân. Bang São Paulo cũng là một bang đông dân với dân số 40 triệu. Dân São Paulo được gọi là paulistanos. Khẩu hiệu của thành phố là Non ducor, duco, trong tiếng Latin có nghĩa "Tôi không bị dẫn đầu, tôi mới là dẫn đầu". == Khí hậu == == Kinh tế == São Paulo là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất của Mỹ Latin. Thành phố có nhiều trụ sở các công ty Đức hơn bất cứ thành phố nào bên ngoài Đức. GDP của São Paulo khoảng 260 tỷ USD năm 2006. Sở giao dịch chứng khoán của São Paulo là Bovespa, trong khi futures exchange là BM&F. Các quận trung tâm của thành phố nằm ở những khu vực quanh Avenida Paulista và ở Centro Velho (Trung tâm Cũ). Các quận quan trọng khác về kinh doanh nằm ở các boroughs Pinheiros và Santo Amaro, bao gồm large artery Faria Lima. Có một số vùng đặc biệt như Bom Retiro và Brás (các quận bán sỹ quần áo), Consolação (thiết bị chiếu sáng), Rua Santa Ifigênia (phụ tùng điện và điện tử), Rua Teodoro Sampaio (thiết bị âm nhạc và nội thấtt), the posh Rua Oscar Freire (designer and label stores), Avenida Europa (xe hơi sang trọng) và Rua Vinte Cinco de Março đông đúc. São Paulo có một số công ty truyền hình và quảng cáo lớn. Trong những năm qua, São Paulo đã trở thành một nơi tổ chức các sự kiện và các hội chợ lớn, từ khoa học đến nghệ thuật trong nước và quốc tế như: Đã có sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, từ cơ sở công nghiệp chuyển qua dịch vụ và công nghệ. Các nhành sử dụng nhiều lao động đã được chuyển qua các ngành có hàm lượng công nghệ cao, nhiều trường đại học đã được thành lập, nhiều cơ sở giải trí, mua sắm, dịch vụ du lịch cũng được xây dựng. === Thành phố kết nghĩa === == Một vài hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Du lịch São Paulo (tiếng Anh) Hướng dẫn du lịch São Paulo (tiếng Anh) Trang chính thức (tiếng Anh) São Paulo Tourism Office home page (tiếng Anh) City of São Paulo home page (tiếng Anh) São Paulo official tourist agency Web site (tiếng Bồ Đào Nha) São Paulo City Hall Web site (tiếng Anh) São Paulo Metro Underground official Web site (tiếng Anh) (tiếng Bồ Đào Nha) BM&F Bovespa - São Paulo Stock Exchange Web site (tiếng Anh) (tiếng Bồ Đào Nha) (tiếng Tây Ban Nha) São Paulo Convention & Visitors Bureau Trang khác (tiếng Anh) Gringoes Website (tiếng Anh) The New York Times São Paulo's Travel Guide (tiếng Anh) UK House of Commons Trade and Industry Committee report on Brazil (tiếng Bồ Đào Nha) Maplink – São Paulo Street Guide and Maps Câu chuyện mới (tiếng Anh) AdBusters, "São Paulo: A City Without Ads". (tiếng Anh) The Times, "Cutting-edge style in São Paulo", by Alex Bello. (tiếng Anh) The Times, "Where cafezinho is the key to commerce", retrieved ngày 6 tháng 12 năm 2007. (tiếng Anh) Guardian Unlimited, "Blog by blog guide to... São Paulo". (tiếng Anh) The New York Times, "36 Hours in São Paulo". (tiếng Anh) Rich Brazilians Rise Above Rush-Hour Jams.
trận hohenfriedberg.txt
Trận Hohenfriedberg, còn gọi là Trận Striegau là một trận đánh quan trọng trong chiến tranh Schlesien lần thứ hai và chiến tranh Kế vị Áo, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1745 trên đồng bằng Schlesien (Phổ). Lực lượng tham chiến trong trận này gồm gần 59 nghìn quân Phổ do vua Friedrich II trực tiếp chỉ huy và một lực lượng đông ngang ngửa của liên minh Áo-Sachsen do vương tước Karl xứ Lothringen và quận công Johann Adolf xứ Sachsen-Weißenfels chỉ huy. Trận đánh kết thúc với thắng lợi lớn đầu tiên của quân đội Phổ trong chiến tranh Schlesien lần thứ hai, đã làm phá sản các nỗ lực của người Áo nhằm chiếm lại Schlesien vào mùa xuân-hạ năm 1745. Quân Phổ chỉ hao tổn gần 5 nghìn người nhưng đã gây thiệt hại gấp gần 3 lần cho cho quân liên minh Áo-Sachsen. == Bối cảnh == Năm 1740, vua Phổ Friedrich II tấn công tỉnh Schlesien của Áo, dẫn đến sự hình thành mặt trận Áo-Phổ trong chiến tranh Kế vị Áo. Quân Phổ nhanh chóng chinh phục phần lớn Schlesien và đánh bại cuộc phản công của Áo trong trận Mollwitz năm 1741. Thất bại của người Áo tại Mollwitz đã cổ vũ Pháp và Bayern liên kết với Phổ xâu xé đế quốc Áo. Tháng 5 năm 1742, quân Phổ lại đánh thắng quân Áo trong trận Chotusitz; sau đó Friedrich xé bỏ liên minh với Pháp, Bayern và ký kết hòa ước Breslau với Áo ngày 11 tháng 6 năm 1742. Hòa ước này quy định Áo phải nhượng hoàn toàn Schlesien cho Phổ, song cũng tạo điều kiện cho Áo dồn sức đánh Pháp và Bayern. Quân đồng minh Pháp-Bayern liên tục bại trận trong năm 1743. Đầu năm 1744, nữ vương Áo Maria Theresia liên kết với Sachsen chuẩn bị chiếm lại Schlesien. Friedrich đã bắt bài được ý định này, nên vào tháng 6 ông tái lập liên minh với Pháp, Bayern và mở lại mặt trận Áo-Phổ. Tháng 8 năm 1744, Friedrich đem 8 vạn quân đánh vùng Böhmen nhằm uy hiếp kinh đô Viên, nhưng không thành công và phải triệt thoái về Schlesien sau khi hao tổn gần 3 vạn lính. Tình hình càng trở nên có lợi cho Áo khi Bayern đầu hàng vào ngày 22 tháng 4 năm 1745, còn Pháp mãi lo xâm lược Hà Lan nên cũng không thể chi viện cho Friedrich. Nhưng Friedrich vẫn kiên quyết giữ lấy Schlesien. Ông ta cài tình báo vào bộ chỉ huy quân Áo đặng kích động tâm lý chủ quan của các tướng Áo và nắm bắt các kế hoạch của họ. Tháng 3 năm 1745, các gián điệp đã tiết lộ với Friedrich rằng liên minh Áo-Sachsen đang tập trung binh lực chuẩn bị đánh từ Böhmen vào Schlesien. Ngay lập tức, vua Phổ lập sở chỉ huy ở Glatz quy tụ 58800 quân gồm 42 nghìn bộ binh, 14500 thiết kỵ và long kỵ, 2300 khinh kỵ cùng 54 đại bác về Schlesien trong tháng 4 – 5 năm 1745. === Quân Áo tiến vào Schlesien === Đúng như các điệp viên Phổ thông báo, nữ vương Áo đã tổ chức tập kết một lực lượng lớn tại Böhmen vào mùa xuân năm 1745. Đội quân này bao gồm 4 vạn quân Áo do vương công Karl Alexander xứ Lothringen và 19 nghìn quân chư hầu Sachsen do quận công Johann Adolf chỉ huy. Karl rất xem thường sức mạnh quân đội Phổ, nên không hề đề ra biện pháp ngăn chặn các hoạt động quân sự và tình báo của Friedrich. Việc tập trung binh lực của Áo-Sachsen diễn ra khá chậm và vẫn chưa hoàn tất vào đầu tháng 5 - khi phía Phổ đã hoàn thành chuẩn bị chiến đấu. Đến ngày 26 tháng 5, quân liên minh Áo-Sachsen khởi hành tiến đánh Schlesien. Để phát huy triệt để sức mạnh tác chiến của quân Phổ, Friedrich quyết định dụ địch khỏi vùng đồi núi trên biên ải Böhmen-Schlesien và ép họ đánh một trận quy ước trên đồng bằng Schlesien. Friedrich đã sai một số đơn vị cơ động giả vờ tháo lui trước mặt quân tướng Áo, đồng thời cử một gián điệp tâu với Karl rằng quân Phổ đang rút chạy về Breslau. Kết quả là vào chiều ngày 3 tháng 6, liên quân Áo-Sachsen tiến khỏi các đồi gần Böhmen và đóng trại trên một địa bàn dài hơn 6 km giữa hai thị trấn Kauder và Hohenfriedberg. Do tin rằng quân địch đã co cụm về Breslau, Karl không cho kỵ binh đi trinh sát và chỉ phòng bị doanh trại một cách qua loa. Trên thực tế, cách đó không xa về phía đông nam, Friedrich đã ém quân sau rừng Nonnen-Bush và trong các trũng giữa Schweidnitz và Alt-Jauernick từ ngày 1 tháng 6. == Diễn biến == Đêm ngày 3 tháng 6, Friedrich leo lên đồi Ritter-Berg gần Striegau và quan sát thấy quân địch đã xuất hiện trên đồng bằng Schlesien. Ngay sau đó, ông ta dẫn quân đi vòng qua hướng tây bắc đặng đột kích vào sườn phía đông (sườn trái) của quân đội Áo-Sachsen. 2h30 sáng ngày 4 tháng 6, quân đội Phổ nghỉ chân trên hướng đông nam suối Striegau chảy qua thị trấn cùng tên. Tại đây Friedrich chỉ thị cho toàn quân chia thành các hàng dọc vượt suối Striegau trên một chính diện chạy dài từ Striegau tới Teichau trên hướng tây nam, kế đến quẹo lên mạn tây bắc và tiến đến vùng ngoại ô thị trấn Pilgrimshain; tiếp theo đó, quân Phổ sẽ quay mặt sang hướng tây và lập đội hình chiến đấu, rồi di chuyển tấn công theo hình bậc thang với cánh phải là lực lượng đi đầu tại nửa phía bắc của hàng quân. Sau khi nhận được chỉ thị cụ thể từ quốc vương, người Phổ tiếp tục hành quân trong trật tự và âm thầm đến mức phe Áo-Sachsen không thể nào phát hiện sự di chuyển của địch. Tuy nhiên, lực lượng liên minh bên kia suối Striegau được dàn trải xa về hướng đông hơn là Friedrich dự đoán. Rạng sáng ngày 4 tháng 6, quân tiền vệ cánh phải do trung tướng Du Moulin chỉ huy (gồm 6 tiểu đoàn bộ binh xung kích và 28 khối khinh kỵ binh) trở thành lực lượng Phổ đầu tiên vượt sang suối Striegau. Họ định di chuyển qua các đồi giữa Striegau với Pilgrimshain nhưng phát hiện một nhóm quân Áo-Sachsen đang đóng trên đó. Lúc 4h sáng, Friedrich nhận được cấp báo của Moulin về sự hiện diện của địch sát bờ bắc suối Striegau. Nhà vua lập tức chi viện cho Moulin một khẩu đội gồm 6 pháo 24 pao, đồng thời đôn đốc các đơn vị bộ binh và kỵ binh đi đầu đội hình chủ lực tăng tốc vượt suối. Khoảng 4 - 5h, Johann Adolf cho kỵ binh Sachsen và kỵ binh cánh trái Áo triển khai đội hình tác chiến trên hướng đông Pilgrimshain. Giao chiến đã bùng phát giữa kỵ binh Áo-Sachsen với quân khinh kỵ của De Moulin cùng lực lượng kỵ binh trên sườn phải đội hình chủ lực Phổ. Ban đầu kỵ binh Phổ nắm ưu thế về kỷ luật và quân số, nhưng chỉ sau vài phút trận đánh đã chuyển biến thành một cuộc hỗn chiến đẫm máu và không phân thắng bại giữa các loại kỵ binh của hai phe.. Một trong các chỉ huy quân Sachsen là Schlichting đã bị viên sĩ quan thiết kỵ Phổ Friedrich Wilhelm von Seydlitz bắt tại trận. Trong lúc kỵ binh đang giao đấu ác liệt, lực lượng bộ binh hai phe đã được đưa dần đến trận địa. Bộ binh Sachsen bên sườn trái liên quân đã xây dựng các tuyến phòng thủ trên một địa bàn nhấp nhô có nhiều đầm lầy, mương rãnh, bụi rậm, và được sự yểm trợ sát cận của pháo binh. Đối diện với họ, thống chế Phổ Leopold von Anhalt-Dessau xua 21 tiểu đoàn vượt suối Striegau trên các cầu gần Gräben và triển khai đội hình tác chiến. Thực thi học thuyết chiến thuật của mình, bộ binh Phổ vác súng điểu thương di chuyển nhanh qua vùng hỏa lực của pháo và bộ binh địch, kế đến áp sát và bắn xối xả vào đội hình Sachsen. Quân Sachsen vẫn giữ vững hàng ngũ; họ chống đỡ rất dữ dội và gây cho quân Phổ thương vong khá nặng. Phải đến 7h sáng, quân Phổ mới giành được thế thượng phong. Sau khi chờ mãi không thấy quân Áo đến tiếp sức, Johann Adolf ra lệnh rút hết lực lượng Sachsen khỏi trận địa, và điều này có nghĩa là toàn bộ cánh trái quân liên minh đã bị loại khỏi vòng chiến. Mặc dù kỵ binh cánh phải Phổ và bộ binh của Leopold đã kiệt sức không thể tiếp tục tấn công, quân Áo trên cánh phải liên quân vẫn hoàn toàn bị động. Friedrich quyết định chuyển hướng tất cả các lực lượng chưa tham chiến sang hướng tây nhằm tập trung đánh diệt quân Áo. Các chỉ huy bộ binh Phổ đã đưa được 13 tiểu đoàn hỏa mai và 5 tiểu đoàn xung kích – cả thảy có 10400 lính – đến đối diện với người Áo. Quân bộ binh Áo đã dần dần bị đẩy lùi về hướng đông gần Gϋnthersdorf. Cùng lúc đó, Friedrich điều 9 trung đoàn kỵ binh Phổ vượt suối Striegau gần Teichau để yểm trợ sườn trái cho bộ binh. Lực lượng đầu tiên vượt sang bờ bắc là 10 khối thiết kỵ của thiếu tướng Kyau. Trong khi quân Kyau tiến vào vùng đồng bằng Halbendorf - Thomaswaldau, chiếc cầu sau lưng họ chợt đổ sập và làm cô lập họ với kỵ binh chủ lực Phổ. Lợi dụng ưu thế áp đảo về quân số, kỵ binh Áo ồ ạt xông lên tiêu diệt các thiết kỵ của Kyau. May mắn cho Kyau là thiếu tướng Hans von Ziethen đã tìm ra một chỗ cạn giữa Teichau và Gräben; sau đó Ziethen đem trung đoàn khinh kỵ Ziethen và trung đoàn long kỵ Alt-Württemberg đánh ập vào tuyến thứ hai của kỵ binh Áo trước khi tuyến này có thể áp sát đội thiết kỵ Kyau. Đồng thời, trung tướng Nassau dẫn thêm 25 khối kỵ binh tràn qua chỗ cạn giữa suối Striegau và đột kích vào sườn trái kỵ binh Áo. Khoảng 8h sáng, dưới sức ép từ các đợt xung kích của kỵ binh Phổ kết hợp với hỏa lực bộ binh từ làng Thomaswaldau, toàn bộ bộ kỵ binh Áo đã tan vỡ và tháo chạy tán loạn khỏi trận địa. Sau khi quân Sachsen và kỵ binh Áo thua chạy, lực lượng liên quân tham gia trận đánh bị giảm xuống còn 19500 lính bộ binh ở trung tâm quân Áo. Các đơn vị tinh nhuệ của bộ binh Áo, được sự yểm trợ mạnh mẽ từ pháo binh, đã chặn đứng nhiều đợt tấn công của bộ binh địch.Trong lúc di chuyển tấn công, bộ binh Phổ đã sơ ý tạo một kẽ hở giữa trung đoàn Bevern với lữ đoàn của tướng Ferdinand von Brunswick-Wolfenbüttel. Nhưng quân Áo chưa kịp khai thác sơ suất này thì trung đoàn long kỵ Bayreuth – một đơn vị kỵ binh đứng chân sau lưng bộ binh Phổ và chưa tham gia các trận chiến với kỵ binh Áo-Sachsen và kỵ binh Áo – đã chủ động luồn qua các khoảng trống trong đội hình bộ binh. Khoảng 8h15, trung đoàn long kỵ Bayreuth tung một đòn đột kích mạnh vào trận tuyến quân địch. Lính bộ binh Áo chống cự được một thời gian ngắn, nhưng sau đó tan rã và mạnh ai nấy chạy. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa tiếng, trung đoàn Bayreuth chịu thương vong 94 người, nhưng đã diệt gọn 20 tiểu đoàn Áo, bắt được 2500 tù binh và tịch thu gần 67 quân kỳ Áo. Trận đánh khép lại vào 9h khi người Áo hoàn toàn bị trục xuất khỏi trận địa, và kế hoạch tái chiếm Schlesien của Maria Theresia đã bị phá sản. == Kết cuộc == Trận Hohenfriedberg kết thúc với thất bại toàn diện của liên quân Áo-Sachsen. Khác với phần lớn các trận đánh giữa Phổ và Áo trong thời kỳ 1740-1763 – khi quân đội Phổ thường chấp nhận thương vong lớn hơn địch để đạt được chiến thắng, quân liên minh chịu thiệt hại gấp gần 3 lần so với quân Phổ tại Hohenfriedberg. Cụ thể hơn, tổn thất về nhân mạng của liên minh lên đến 14 nghìn người, bao gồm 9 nghìn người tử trận và 5 nghìn bị bắt làm tù binh. Trong số quân liên minh bị bắt sống có 5 sĩ quan cấp tướng. Đổi lại, tổng số quân Phổ chết, bị thương và mất tích chỉ lên đến 4751 người (trong đó khoảng 900 người thiệt mạng). Quân Phổ cũng phá hủy và tịch thu 66 cỗ đại bác của liên minh Áo-Sachsen. Tuy nhiên, do phần lớn lực lượng Phổ đã thấm mệt và hệ thống hậu cần của họ còn nhiều thiếu sót, Friedrich không tổ chức truy kích và để yên cho bại binh Áo-Sachsen rút lui an toàn về Böhmen. Chiến thắng của Friedrich II tại Hohenfriedberg-Striegau là đề tài của Hành khúc Hohenfriedberg (Der Hohenfriedberger) – một bản quân nhạc nổi tiếng của quân đội Phổ-Đức trước năm 1945. Tương truyền chính Friedrich II đã sáng tác hành khúc này để tuyên dương công trạng của trung đoàn long kỵ Bayreuth trong trận đánh. Sau thất bại của cuộc tấn công Schlesien nửa đầu năm 1745, triều đình Viên vẫn kiên quyết không chịu nhượng Schlesien cho Phổ. Maria Theresia và vua Sachsen đã ra sức chấn chỉnh lực lượng để duy trì chiến tranh với Friedrich. Phải sau những thắng lợi tiếp theo của Friedrich và quân đội Phổ tại Soor (30 tháng 9), Hennersdorf (24-25 tháng 11) và Kesselsdorf (15 tháng 12), người Áo và Sachsen mới chấp nhận thất bại và họ ký hòa ước Dresden với Phổ vào giáng sinh năm 1745. == Chú thích == == Tham khảo == Duffy, Christopher (2015). Frederick the Great: A Military Life. Routledge. OCLC 13174084973. Duffy, Christopher (1974). The army of Frederick the Great. Hippocrene Books. Lawley, Robert Neville (1852). General Seydlitz, a Military Biography. W. Clowes & Sons. Tucker, Spencer C. (2015). Wars That Changed History: 50 of the World's Greatest Conflicts: 50 of the World's Greatest Conflicts. ABC-CLIO. OCLC 1610697863. Weigley, Russell F. (2004). The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo. Indiana University Press. OCLC 0253217075. Zabecki, David T. (2014). Germany at War: 400 Years of Military History [4 volumes]: 400 Years of Military History. ABC-CLIO. OCLC 1598849816.
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
61
Edit dataset card