filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
giải vô địch bóng đá nam á.txt
Giải vô địch bóng đá Nam Á, còn được gọi là Cúp Liên đoàn bóng đá Nam Á (trước đây Cúp vàng Liên đoàn bóng đá Nam Á), là giải bóng đá quan trọng dành cho các đội tuyển bóng đá nam được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá Nam Á. Tiền thân của giải đấu là Cúp vàng Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á năm 1993 và Cúp vàng Nam Á vào năm 1995. Tám đội tuyển tranh tài tại giải đấu này. == Lịch sử == Các quốc gia tranh tài tại giải đấu là Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Giải đấu được tổ chức hai năm một lần. Afghanistan gia nhập SAFF năm 2005 rồi rời đi năm 2015. Giải vô địch bóng đá Liên đoàn bóng đá Nam Á (SAFF) được khởi tranh tại Kathmandu năm 1997, được coi là hậu thân của, Cúp vàng Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Kể từ đó giải được diễn ra hai năm một lần nâng tầm phát triển bóng đá đỉnh cao của khu vực Nam Á. Giải đấu năm 2001 được rời từ tháng 10/11, 2001 sang 1/2, 2002 do Liên đoàn bóng đá Bangladesh nhận án phạt từ FIFA; giải đấu cuối cùng được diễn ra năm 2003. Giải năm 2017 sẽ được diễn ra tại Bangladesh. == Tổng quan giải đấu == Từ giải đấu năm 2005, không còn diễn ra các trận đấu tranh hạng ba chính thứ. Do đó, không có vị trí hạng ba và hạng tư chính thức. Các đội lọt vào bán kết được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
vĩnh yên.txt
Vĩnh Yên là thành phố đô thị loại II, tỉnh lị của tỉnh Vĩnh Phúc, ở đồng bằng Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế trọng điểm, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đây cũng là một trong những thành phố cấp tỉnh có diện mạo thay đổi nhanh nhất của miền Bắc. Là thành phố có nhiều công trình mang những điểm nhấn rất riêng. Đây là nơi từng diễn ra trận đối đầu đầu tiên của tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Jean de Lattre de Tassigny: Trận Vĩnh Yên (tháng 1 năm 1951). == Vị trí địa lý == Thành phố Vĩnh Yên nằm ở trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 50,0128 km2 và 160.801 nhân khẩu (tháng 9 năm 2015), . Cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía Đông Bắc và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km. Phía Bắc giáp xã Kim Long huyện Tam Dương. Phía Nam giáp xã Đồng Cương huyện Yên Lạc. Phía Tây giáp xã Thanh Vân, xã Vân Hội và xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương. Phía Đông giáp Hương Sơn, Quất Lưu, huyện Bình Xuyên. == Hành chính == Gồm 7 phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn và 2 xã: Định Trung, Thanh Trù. == Lịch sử == Vĩnh Yên được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1899 đến nay đã hơn 100 năm. Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ. Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống. Thời Hùng Vương thế kỷ thứ VII đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương 210 đến năm 179 trước công nguyên thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương bắc đô hộ thuộc Quận Giao Chỉ, sau đó thuộc Quận Phong Châu. Đến thời kỳ Nhà Trần, thế kỷ XIII – XIV thuộc huyện Tam Dương, Trấn Tuyên Quang thời nhà Lê thuộc phủ Đoan Hùng, Trấn Sơn Tây. Thời Nhà Nguyễn, phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ thuộc phủ Đoan Hùng, đều thuộc trấn Sơn Tây. Ngày 20 tháng 10 năm 1890 đến tháng 4 năm 1891, Vĩnh Yên thuộc địa phận đạo Vĩnh Yên. Ngày 12 tháng 4 năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Vĩnh Yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngày 29 tháng 12 năm 1899, tỉnh Vĩnh Yên được thành lập, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại một vùng đất thuộc xã Tích Sơn: Núi An Sơn (có tên nôm là Đồi Cao ngày nay) được gọi là Vĩnh Yên, cái tên Vĩnh Yên chính thức có từ đó (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi hai chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. Nơi đặt trung tâm tỉnh lỵ lúc đó là xã Tích Sơn thuộc huyện Tam Dương, xã có 5 làng cổ là: Đậu - Dẩu, Khâu, Tiếc, Hạ, Sậu Năm 1903, đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 10 làng cổ là: Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Nhũng, Xuân Trừng và làng Vĩnh Yên. Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Thị xã Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Sau năm 1975, thị xã Vĩnh Yên có 4 phường: Đống Đa, Liên Bảo, Ngô Quyền, Tích Sơn. Năm 1977, sáp nhập 2 xã Định Trung và Khai Quang thuộc huyện Tam Dương và thị trấn Tam Đảo vào thị xã Vĩnh Yên. Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú và thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 9 tháng 6 năm 1998, thị trấn Tam Đảo được trở về thị xã Vĩnh Yên. Ngày 18 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định điều chỉnh địa giới, mở rộng thị xã Vĩnh Yên như sau: - Sáp nhập thôn Lai Sơn (xã Thanh Vân, huyện Tam Dương), khu đồi Son (xã Vân Hội, huyện Tam Dương), thôn Lạc Ý (xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc) vào thị trấn Tam Dương. - Sáp nhập thị trấn Tam Dương (thuộc huyện Tam Dương) vào thị xã Vĩnh Yên; trên cơ sở diện tích và dân số thị trấn Tam Dương, chia thị trấn Tam Dương thành 2 phường: Đồng Tâm và Hội Hợp. - Thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở diện tích và dân số hai thôn Vị Thanh, Vị Trù (xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên tách ra). - Sáp nhập xã Thanh Trù vào thị xã Vĩnh Yên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Yên có 5.079,27 ha diện tích tự nhiên và 65.727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo. Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 50,08 km2, dân số trên 10 vạn người. Ngày 23 tháng 11 năm 2004, chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang. Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 1 tháng 12 năm 2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 23 tháng 10 năm 2014, thành phố Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại 2. Hiện nay thành phố Vĩnh Yên đang được đầu tư rất mạnh để trở thành đô thị loại I vào năm 2019, nhân dịp 120 năm đô thị Vĩnh Yên. Và thành phố này cùng với thành phố Phúc Yên và thị xã Bình Xuyên (dự kiến thành lập trước năm 2020) để trở thành trung tâm của thành phố Vĩnh Phúc cấp TW vào những năm đầu của thập kỷ 20 tới. == Tính chất đô thị Vĩnh Yên == - Trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc. - Trung tâm kinh tế lớn của vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước với các ngành kinh tế chủ đạo là: công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo, khoa học công nghệ, du lịch - nghỉ dưỡng. - Trung tâm văn hóa dân cư lớn, giữ vai trò là đầu mối↵giao thông, giao lưu quan trọng của vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cả nước và quốc tế. - Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. - Là lõi của đô thị Vĩnh Phúc cùng với đô thị Bắc Ninh là hai đô thị đối trọng của thủ đô Hà Nội trong tương lai gần. == Kinh tế == Với quyết tâm xây dựng thành phố Vĩnh Yên hiện đại, là nơi hội tụ - phồn vinh, kể từ ngày tái lập tỉnh (1997) thành phố đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dịch vụ - thương mại; giảm tỷ trọng↵nông nghiệp và phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 21,89%. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp chiếm 52,42% (năm 2013 còn 43,2%), thương mại - dịch vụ chiếm 45,11% (năm 2013 tăng lên 55,1%), nông - lâm - thuỷ sản chiếm 2,47% (năm 2013 giảm còn 1,7%); GDP bình quân đầu người ước đạt 2.914 USD (năm 2013 đạt gần 4.100 USD); thu ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt trên 1.900 tỷ đồng. Giá trị sản xuất giá cố định 2010 2013 đạt 10.590,89 tỷ đồng, tăng 14,39% so với năm 2012. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, thành phố đã tập trung phát triển các cụm kinh tế nằm ở các xã, phường Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ.vvv Tổng giá trị sản xuất tăng 17,7%; giá trị gia tăng tăng 18,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ tăng 23,2%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 13,8%; Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,9% so cùng kỳ. GrDP đạt 4.019 USD/ng. Thu ngân sách 2.200 tỷ đồng. Hiện thành phố có 2 KCN: Khai Quang và cụm CN Lai Sơn. Khu công nghiệp Khai Quang với quy mô diện tích 262 ha đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy và mở rộng thêm. KCN bao gồm các xí nghiệp sản xuất dệt may; cơ khí chính xác; điện tử; điện lạnh; thiết bị; phụ tùng xe máy, ô tô; khuôn kim loại và phi kim...; Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thành phố, nâng cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu du lịch sinh thái cao cấp Sông Hồng - Thủ Đô, Khu dịch vụ Trại Ổi, khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu đô thị Nam Vĩnh Yên, khu du lịch Bắc đầm Vạc… == Giao thông == === Giao thông đối ngoại === + Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế,công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. + Thành phố là nơi tập trung các đầu mối giao thông: Quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). + Đường vành đai 5 của chùm đô thị Hà Nội nối Vĩnh Yên với Sơn Tây - Xuân Mai - Hoà Lạc đi về phía Nam theo đường Hồ Chí Minh và đi Sông Công - Bắc Giang, Phả Lại, Hải Dương, Hưng Yên... + Thành phố có tuyến cao tốc qua sân bay Quốc tế Nội Bài ra cảng nước sâu Cái Lân. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách Vĩnh Yên 25 km rất thuận lợi. + Thành phố có tuyến đường sắt Vĩnh Yên – Lào Cai;Vĩnh Yên – Hà Nội; Vĩnh Yên – Đông Anh – Thái Nguyên đi qua, tương lai sẽ kết nối với hệ thống đường xuyên Á. === Giao thông đối nội === Các tuyến Quốc lộ 2A, 2B, 2C, đường vành đai nối, Vĩnh Yên - Yên Lạc nối trung tâm thành phố với các huyện thị trong tỉnh tạo nên một hệ thống giao thông liên hoàn thông suốt. Các tuyến xe bus 01, 03, 04, 05, 06, 07 đi các huyện, thị, thành trong tỉnh. == Du lịch, Thương mại, dịch vụ == + Vĩnh Yên nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế: Hà Nội - Đền Hùng - Sa Pa - Côn Minh. + Từ Vĩnh Yên cũng có thể qua Sơn Tây - Ba Vì - Làng văn hoá dân tộc và khu di tích Chùa Hương. + Vĩnh Yên đã được quy hoạch dự kiến trong hệ thống du lịch phía Đông Bắc Hà Nội gồm: Đại Lải - Đầm Vạc - Chùa Hà - Tam Đảo - Tây Thiên - Đền Hùng... là điều kiện thuận lợi cho Vĩnh Yên sớm trở thành trung tâm thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng. Nhờ những biện pháp tích cực cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên vẫn có những kết quả khả quan. Đến nay, thành phố đã có 231 dự án được cấp phép đầu tư (tăng 9 dự án so với năm 2012), gồm 160 dự án trong nước với số vốn đăng ký 7.114,71 tỷ đồng và 71 dự án nước ngoài với số vốn đăng ký 485,53 triệu USD. Các dự án đầu tư chủ yếu vào các ngành nghề: Sản xuất kinh doanh bao bì, phụ tùng ô tô, dệt may, chất bán dẫn và linh kiện điện tử… Các dự án đầu tư được triển khai góp phần giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động. Các khu chợ, thương mại lớn tại thành phố bao gồm: Chợ Tổng (tại đường Mê Linh), Chợ Vĩnh Yên (tại phường Ngô Quyền), Chợ Đồng Tâm (tại phường Đồng Tâm), Siêu thị BigC (tại đường Quốc lộ 2 BOT), Siêu thị An Phú (tại phường Liên Bảo), Trung tâm thương mại Soiva và siêu thị Co.op Mart Vĩnh Phúc , các trung tâm điện - máy như HC (số 1 Trần Phú), MediaMart (30 Mê Linh), siêu thị Hương Anh, siêu thị Trần Anh, siêu thị điện máy Chất Mai đường Nguyễn Tất Thành, Cửa hàng điện máy Tuấn Tám (đường Hùng Vương), siêu thị điện máy Toàn Anh (đường Hùng Vương), hệ thống siêu thị Thế giới di động, Viễn thông A, Vinpro+.... == Y tế == Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành trong tỉnh cũng như thành phố để cải tạo, nâng cấp trang thiết bị và đầu tư xây dựng mới. Do vậy, đến nay hầu hết các cơ sở y tế có chất lượng kiên cố và đều trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh cũng như của khu vực. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố hiện nay bao gồm: - Các cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành, bao gồm: Bệnh xá Công an tỉnh, bệnh viện Quân y 109 với tổng số 217 giường. - Các cơ sở y tế tuyến tỉnh như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, với tổng số 1.030 giường. - Các cơ sở y tế tuyến Thành phố: Bệnh viện Đa khoa Tp.Vĩnh Yên, với tổng số 90 giường; Bệnh viện Tâm thần; Bệnh viện Y học cổ truyền. - Ngoài ra còn có Y tế tuyến phường, xã và các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập khác như Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt, Y cao Hà Nội..... Tổng số giường bệnh toàn thành phố là 1.657 giường. Trong đó, tổng số giường bệnh phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh khu vực nội thành thành phố là 535 giường (chiếm 40% tổng số giường bệnh toàn thành phố) == Giáo dục == === Các trường đại học, cao đẳng, TCCN === Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Học viện Kỹ thuật quân sự Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp Trường Hạ sĩ quan Tăng - Thiết giáp Cao đẳng Vĩnh Phúc Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc Trung cấp Y tế Vĩnh Phúc.... === Các trường THPT, TT GDTX === THPT chuyên Vĩnh Phúc THPT Trần Phú THPT Vĩnh Yên THPT Dân lập Vĩnh Yên THPT Dân tộc nội trú THPT Nguyễn Thái Học THPT Liên Bảo == Đặc sản == ==== Tép dầu đầm Vạc ==== Đầm Vạc, nơi sản sinh ra loại tép được tán tụng "Cỗ chín lợn, mười trâu/ Cũng không bằng tép dầu Đầm Vạc". Đầm Vạc là một đầm nước tự nhiên rất lớn nằm ở trung tâm Thành phố Vĩnh Yên. Diện tích mặt nước đầm rộng gần 500ha, đáy sâu nhất 4,5m, trung bình 3,8m. Đầm Vạc là nơi cung cấp một lượng lớn hải sản cho người dân Vĩnh Yên và quanh vùng, trong đó có món tép dầu, có người viết là "giầu", và giải thích rằng tép giầu đầm Vạc khi rán và kho khô nó có màu sắc và hình dáng giống cái bã giầu - bã trầu, các bà các chị ở nông thôn sau khi ăn giầu vứt bỏ. Con tép dầu đầm Vạc có chiều dài của từ 5 –7 cm, chiều ngang chừng 1 cm. Mùa thu hoạch tép dầu từ tháng 8 – 10, khi đó, bụng tép chứa đầy trứng nên ăn rất ngon. Tép dầu đầm Vạc xương ít và mềm, rán ăn ròn tan, béo ngậy, kho tương vừa ngọt vừa bùi. Các cụ ngày xưa đã có câu ca để tán tụng về món ăn dân dã này, rằng "đặc sản tép dầu đầm Vạc" còn ngon hơn cả thịt trâu, thịt lợn. == Công trình di sản, văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu == Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trên địa bàn thành phố hiện có 82 công trình di tích (khu vực nội thành có tổng số 65 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 17công trình). - Số công trình di tích được công nhận cấp Quốc gia: 02 công trình, trong đó khu vực nội thành có 02 công trình (Đình Đông Đạo – Phường Đồng Tâm, Chùa Tích Sơn – P. Tích Sơn). - Số công trình di tích được công nhận cấp tỉnh: 28 công trình, trong đó khu vực nội thành có tổng số 17 công trình; khu vực ngoại thành có tổng số 11 công trình. Các công trình lịch sử, văn hóa hiện có trên địa bàn thành phố gắn với di tích lịch sử, mang những nét văn hóa đặc sắc, góp phần thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn thành phố như: tham quan, tìm hiểu lịch sử cách mạng của dân tộc hoặc du lịch tâm linh, v.v... đồng thời đây cũng chính là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với của nhân dân thành phố nói riêng và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố theo hướng hiện đại, bền vững nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến như Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày 25/1/1963. == Hình ảnh == == Chú thích ==
kaká.txt
Ricardo Izecson dos Santos Leite (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [hiˈkaɾdʊ iˈzɛksõⁿ dʊs‿ˈsɐ̃ⁿtʊs ˈleɪ̯t͡ʃɪ]; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1982 tại Brasília), được biết đến nhiều nhất với tên Kaká, là một cầu thủ bóng đá người Brasil. Hiện anh đang chơi cho câu lạc bộ Orlando City tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) và đội tuyển Brasil ở vị trí tiền vệ kiến thiết. Anh từng được trao danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA vào năm 2007. Năm 2008, anh được tạp chí Time ghi tên vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Kaká từng được xem là một trong những siêu sao hàng đầu thế giới, và là một tiền vệ kiến tạo mơ ước của bất kì đội bóng lớn nào. Anh có khả năng cầm bóng cực tốt, đi bóng lắt léo và chuyền bóng thông minh. Lối đá của anh vừa đẹp mắt ngẫu hứng, vừa hiệu quả. Kaká cũng rất mạnh trong những tình huống di chuyển và dứt điểm. == Thiếu niên == Kaká là con trai của bà Simone Cristina dos Santos Leite, làm nghề giáo viên và ông Bosco Izecson Pereira Leite, một kỹ sư. Anh còn có một người em trai, Rodrigo (thường gọi Digão), đang chơi cho đội hình của Milan. Năm Kaká lên 7 tuổi, gia đình anh chuyển đến Sao Paulo. Trường học đã chọn anh vào đội tuyển mang tên "Alphaville Tennis Club," mà sau đó đội bóng đã giành chức vô địch tại một giải trong khu vực và Kaká là cầu thủ xuất sắc nhất giải này. Những thành công ban đầu đã khiến anh được São Paulo FC để mắt tới, sau đó họ gọi anh vào đội hình trẻ của câu lạc bộ. Năm 12 tuổi, Kaká cùng đội trẻ của Sao Paulo tham dự giải đấu Reebok Cup tại Mỹ và anh đoạt giải cầu thủ xuất sắc nhất. Tuy vậy, anh vẫn tiếp tục học ở Batista cho đến năm 14 tuổi, lúc đó anh là một tình nguyện viên trong nhà thờ Cambuci. Năm 18 tuổi, một tai nạn không may khi đi bơi suýt chút nữa đã khiến Kaká phải giã từ bóng đá vì bị chấn thương cột sống có thể bị bại liệt. Nhưng sau đó anh đã bình phục hoàn toàn một cách khó tin. Anh cho rằng đó là nhờ ơn Chúa Trời, điều này cũng lý giải vì sao anh có một đức tin nhiệt thành đối với Chúa. Kaká cũng dâng một phần mười lợi tức của mình cho nhà thờ theo lời dạy của Kinh Thánh. == Sự nghiệp cấp câu lạc bộ == === São Paolo === Kaká bắt đầu sự nghiệp cấp câu lạc bộ với São Paulo vào năm 9 tuổi. Anh ký tiếp một hợp đồng vào năm 15 tuổi và giúp tuyển trẻ này đoạt Copa de Juvenil. Kaká khởi đầu sự nghiệp trưởng thành vào tháng 1 năm 2001 và ghi 12 bàn trong 27 lần xuất trận, góp phần giúp São Paulo giành chức vô địch Torneio Rio-São Paulo đầu tiên và duy nhất cho đến nay. Anh ghi 10 bàn trong 22 trận ở mùa sau đó, và khả năng của anh nhanh chóng thu hút sự chú ý từ các câu lạc bộ châu Âu. Tổng cộng Kaká đã chơi 146 trận cho São Paulo và ghi 58 bàn. === AC Milan === A.C. Milan, CLB vừa giành chức vô địch Champions League năm 2003, đã mua anh với giá $8.5 triệu, một mức phí được chủ tịch câu lạc bộ Silvio Berlusconi coi là "nhỏ". Anh hoà nhập rất nhanh với câu lạc bộ mới và thi đấu cho Milan trong 6 mùa giải. Trận đầu của Kaká tại Serie A là chiến thắng 2-0 của Milan trước A.C. Ancona. Anh đã ghi 10 bàn trong 30 trận thi đấu trong mùa giải đó, và Milan giành Scudetto cùng Siêu cúp châu Âu. Kaká được chọn là một trong năm tiền vệ tiêu biểu trong mùa bóng 2004–05, thường chơi trong vai trò hộ công phía sau tiền đạo Andriy Shevchenko. Mùa giải 2004-2005 anh đã ghi 7 bàn trong 36 trận ở giải quốc nội cho Milan và đội bóng này đã về đích ở vị trí thứ hai sau Juventus. Dù Milan thua trong trận chung kết UEFA Champions League 2004-05 trước Liverpool F.C. ở loạt penalty, anh vẫn được chọn là tiền vệ xuất sắc nhất giải đấu, và đứng thứ 9 trong danh sách bầu chọn, với 19 phiếu, cho giải Quả bóng Vàng châu Âu năm 2005. Trong mùa giải 2005–06, Kaká lần đầu tiên lập hat-trick trong cả giải quốc nội và châu Âu. Ngày 9 tháng 4 năm 2006, anh lập hat-trick vào lưới Chievo Verona. Cả ba bàn thắng đều diễn ra trong hiệp hai. Bảy tháng sau, anh lần đầu lập hat-trick ở Champions League trong chiến thắng 4–1 trước RSC Anderlecht. Làng bóng đá bắt đầu cho rằng anh sẽ trở thành một siêu sao. Sau khi Rui Costa chuyển sang Benfica ở cuối mùa giải, và dù nhiều fan hâm mộ Milan yêu cầu, Kaká vẫn không đổi số áo 22 đang mặc lấy áo số 10 của Rui Costa để lại, một số áo thường gắn liền với các tên tuổi hàng thế giới (cuối cùng số áo này được trao cho người đồng đội Clarence Seedorf). Sau khi Shevchenko chuyển sang Chelsea FC ở đầu mùa giải 2006–07, Kaká đã trở thành nhân tố quan trọng bậc nhất trên hàng công của Milan và anh thường thi đấu ở cả vị trí tiền vệ và tiền đạo. Anh trở thành chân sút ghi nhiều bàn nhất tại UEFA Champions League 2006-07 với 10 bàn thắng, đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Milan trên mặt trận châu Âu. Một trong số các bàn thắng của anh đã giúp Rossoneri đánh bại Celtic 1–0 trong hiệp phụ để Milan giành chiến thắng chung cuộc 1-0 sau hai lượt trận và ba bàn rất quan trọng khác trong chiến thắng chung cuộc 5-3 của Milan trước Manchester United trong hai trận bán kết dù Milan đã thua ở trận lượt đi. Sau trận thua 0-3 trên sân San Siro ngày 2 tháng 5 của nhà vô địch nước Anh, huấn luyện viên Manchester United, Alex Ferguson, đã tuyên bố rằng Kaká là một trong 2 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cùng với học trò của ông là Cristiano Ronaldo. Tuy nhiên tuyên bố này được cho là mang tính động viên đối với Cristiano Ronaldo bởi vào thời điểm đó khả năng cũng như phong độ của cầu thủ này chưa thể so sánh với Kaká. Tháng trước đó, một nhóm chuyên gia do tờ Gazzetta dello Sport của Italia lập ra đã tuyên bố rằng Kaká là cầu thủ hay nhất thế giới. Shevchenko cũng góp lời ca ngợi và cho rằng Kaká xứng đáng giành Quả bóng Vàng. Lần đầu tiên Kaká giành chức vô địch Champions League khi Milan đánh bại Liverpool 2–1 tại Athens ngày 23 tháng 5 năm 2007. Dù không ghi bàn thắng, anh đã giúp đội bóng có được một quả đá phạt dẫn tới bàn thắng đầu tiên của Filippo Inzaghi, và cũng góp công rất lớn ở bàn thắng thứ hai khi anh chuyền bóng thuận lợi để Pippo ghi bàn. Với màn trình diễn siêu hạng trong suốt mùa giải, anh đã được bầu là Cầu thủ được yêu mến nhất trong mùa giải với trong cuộc lấy ý kiến hơn 100.000 người truy cập trang UEFA.com được Vodafone tài trợ. Tháng 6 năm 2007, tờ Kicker của Đức gọi anh là cầu thủ hay nhất thế giới, Cristiano Ronaldo và Ronaldinho về ở vị trí thứ hai và thứ ba, cùng lúc anh cũng được tờ The Times của Anh vinh danh. Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Kaká được UEFA chọn đứng đầu danh sách cầu thủ tham gia Champions League 2006-07 và cả danh hiệu Cầu thủ của năm. Anh đã chơi trận thứ 200 trong màu áo Milan ở trận hoà 1-1 với Calcio Catania ngày 30 tháng 9 năm 2007, và vào ngày 5 tháng 10, anh được bầu làm Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFPro mùa giải 2006-07. Ngày 2 tháng 12 năm 2007, Kaká được nhận danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, trở thành cầu thủ thứ tám của Milan giành danh hiệu này. Anh giành thắng lợi lớn với 444 phiếu, bỏ xa người thứ hai là Cristiano Ronaldo. Khi nhận danh hiệu tại Paris, anh đã phát biểu, "Đây là một năm tuyệt vời và danh hiệu Quả bóng Vàng đánh dấu một mùa giải 2007 đáng nhớ...Tôi muốn cảm ơn Chúa người đã đưa tôi tới đây ngày hôm nay. Và tôi cảm ơn vợ tôi, cha mẹ và Milan, đội bóng đã giúp tôi giành chiến thắng. Tôi cũng cảm ơn các đồng đội, cả ở Milan và đội tuyển Brasik, và tất cả những người hâm mộ." Ngày 29 tháng 2 năm 2008, Kaká đồng ý kéo dài hợp đồng với Milan theo đó anh sẽ ở lại câu lạc bộ Italia này cho tới tận năm 2013. Vì những đóng góp của anh cả trong và ngoài sân cỏ, tờ Time đã đưa Kaká vào Time 100, danh sách 100 nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới ngày 2 tháng 5 năm 2008. Vào ngày 6 tháng 3 năm 2009, tờ Football Italia nói rằng chủ tịch mới được bầu của Real Madrid Florentino Pérez đã ra giá Kaká cho Milan với giá 68,5 triệu bảng Anh, hai ngày sau khi cầu thủ này rời khỏi câu lạc bộ để về đá cho đội tuyển quốc gia. Phó chủ tịch Milan Adriano Galliani không phủ nhận thông tin này, và xác nhận rằng cha của Kaká đã đến Tây Ban Nha để gặp Pérez. Vào ngày 4 tháng 6, Galliani nói với Gazzetta dello Sport rằng tiền bạc chính là lý do chính để ông ngồi lại nói chuyện với Pérez. === Real Madrid === Ngày 8 tháng 6, Kaká đã ký hợp đồng có thời hạn 6 năm với Real Madrid với giá chuyển nhượng không được tiết lộ nhưng được tin là khoảng 56 triệu bảng Anh hoặc 68 triệu euro, đưa anh trở thành cầu thủ đầu tiên được Pérez mua về kể từ ông này được tái đắc cử làm chủ tịch đội bóng. Số tiền chuyển nhượng cũng tạo ra một kỷ lục về giá chuyển nhượng trên thế giới, phá kỷ lục cũ của Zinedine Zidane khi chuyển từ Juventus đến Madrid năm 2001. Kaká thừa nhận động lực để chuyển đội bóng là giúp AC Milan vượt qua khó khăn tài chính, và Real Madrid là câu lạc bộ duy nhất mà anh có thể chuyển qua. Anh cũng nói rằng anh đã được David Beckham, một cựu cầu thủ Real Madrid, khuyên nhủ trước khi quyết định chuyển nhượng. Kaká có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ mới vào ngày 7 tháng 8 năm 2009, trong trận giao hữu thắng 5–1 trước Toronto FC. Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu trước mùa giải gặp Borussia Dortmund vào ngày 19 tháng 8 năm 2009, trận đấu kết thúc với thắng lợi 5–0. Kaká sau đó có trận đấu đầu tiên tại La Liga vào ngày 29 tháng 8 trong trận thắng 3–2 trước Deportivo La Coruña. Ngày 5 tháng 8 năm 2010, Real Madrid thông báo rằng Kaká đã phẫu thuật thành công chấn thương đầu gối trái và anh sẽ không xuất hiện trong bốn tháng trên sân cỏ. Kaká trở lại tập luyện sau một thời gian dài và huấn luyện viên José Mourinho nói rằng việc Kaká trở lại như ký thêm một hợp đồng mới. === Trở lại AC Milan === Ngày 2 tháng 9 năm 2013 Kaká được xác nhận là sẽ trở lại AC Milan từ Real Madrid, sau khi đồng ý các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng có thời hạn 2 năm với mức lương là 4 triệu euro/mùa. Ở Milan anh sẽ là đội trưởng . Anh làm đội trưởng của Milan trong trận đấu đầu tiên, lấy từ Marco Amelia trong một trận đấu với FC Chiasso. == Đội tuyển quốc gia == Kaká khởi đầu sự nghiệp quốc tế tại tuyển Brasil vào tháng 2 năm 2002 trong trận đấu với Bolivia. Anh là một thành viên của tuyển Brasil vô địch World Cup 2002, nhưng chỉ chơi được 25 phút cả giải, trong trận đấu không mang ý nghĩa quan trọng với Costa Rica. Vào năm 2003, Kaká là đội trưởng của tuyển tham dự Gold Cup, nơi Brazil kết thúc giải ở vị trí thứ 2, và Kaká là cầu thủ xuất sắc thứ hai của giải với 3 bàn thắng. Sau đó anh thường xuyên có mặt trong đội hình chính. Vào 29 tháng 6 năm 2005, anh ghi 1 bàn trong trận mà đội tuyển vàng xanh đả bại Argentina 4-1 tại chung kết Confederations Cup 2005. Bàn thắng được ghi từ 1 cú sút mạnh vào góc cao bên tay phải khung thành. Năm đó, anh về vị trí thứ 10 trong cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA. Kaká là một trong những niềm hy vọng của Brasil tại World Cup 2006. Anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho mình tại World Cup và bàn thắng đầu tiên cho Brasil tại giải này, trong trận thắng Croatia 1-0. Anh được chọn làm "cầu thủ của trận đấu". Anh không giữ phong độ cao trong những trận đấu tiếp theo của mùa giải, và Brasil cũng dừng lại ở tứ kết với trận thua Pháp. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2006, anh ghi 1 bàn ấn tượng cho tuyển quốc gia, sau khi có bóng từ pha phạt góc hỏng của tuyển Argentina, anh dốc bóng tốc độ sang phần sân đội bạn và sút vào lưới. Ngày 12 tháng 5 năm 2007, sau một thời gian tập trung sức lực cho Serie A và Champions League, Kaká đã xin phép không tham dự Copa América: "...đã 3 mùa giải liên tiếp, tôi không được nghỉ ngơi chút nào... Tôi chính thức kiến nghị CBF để tôi ngoài danh sách tuyển thủ dự Copa America sắp tới. Huấn luyện viên Brasil, ông Dunga không hài lòng, ông tôn trọng ý định đó và cho anh như nguyện, song nhấn mạnh là nếu cứ như thế anh sẽ mất chỗ trong tuyển quốc gia. Kaká sau đó vẫn được đá 70 phút trong trận giao hữu với Anh, mà Brasil đã hòa với tỉ số 1–1 (ngày 1 tháng 6). Anh chỉ được chơi 30 phút trong trận hòa không bàn thắng với Thổ vào ngày 5 tháng 6. Ngày 27/10/2011, anh đã được triệu tập lại đội tuyển quốc gia. === FIFA World Cup 2010 === Ở World Cup 2010, Kaká là niềm hi vọng số 1 của Seleção ở hàng tiền vệ. Anh đều có tên trong đội hình xuất phát 2 trận đầu tiên tại vòng bảng: Trận thứ nhất: Brazil 2-1 Bắc Triều Tiên. Anh thi đấu tròn vai nhưng chưa đáp ứng được kì vọng của nhiều người và bị thay ra phút 88 cho tiền vệ Ramires vào. Trận thứ hai: Brazil 3-1 Bờ Biển Ngà. Về mặt chuyên môn, Kaká thi đấu ấn tượng khi hoàn thành vai trò khuấy đảo hàng phòng ngự đối phương và kiến tạo 2 đường chuyền thành bàn cho Luis Fabiano và Elano lập công. Nhưng phút 83, anh phải nhận thẻ vàng thứ Hai trong trận, đồng nghĩa phải rời sân và bị treo giò 2 trận. Đáng lưu ý là thẻ vàng thứ nhất cách đó chỉ 4 phút, Kaká đã liên tiếp không thể kiềm chế trước lối chơi áp sát thô bạo và tiểu xảo của các cầu thủ đội Bờ Biển Ngà. == Đời sống cá nhân == Là một tín hữu Cơ Đốc nhiệt thành theo trào lưu Tin Lành, Kaká đã chấp nhận niềm tin tôn giáo từ năm 12 tuổi: "Tôi đã học biết rằng chính đức tin quyết định liệu một điều sẽ xảy ra hay không." Anh thường lật áo thi đấu để lộ chiếc áo trong có dòng chữ "I Belong to Jesus" (Tôi thuộc về Chúa Giê-xu) khi ghi bàn, và đã quỳ xuống cầu nguyện ngay trên sân sau trận chung kết thắng lợi của Milan tại Champions League mùa giải 2007. Kaká trước đó cũng đã để lộ chiếc áo này trong lễ mừng Scudetto mùa giải 2004 của Milan và sau khi đội tuyển Brazil đánh bại Đức trong trận chung kết World Cup 2002, cũng dòng chữ đó cùng với câu "God Is Faithful" (Chúa là Đấng Thành tín) trên vành giày của anh. Trong lễ mừng sau trận thắng 4-1 của Brasil trước Argentina tại trận chung kết Cúp các Liên đoàn của FIFA 2005, anh và nhiều đồng đội, có cả thủ môn Gomes và hậu vệ Lúcio, đã mặc những chiếc áo phông có dòng chữ "Jesus Loves You" (Chúa Giê-xu Yêu Bạn) bằng nhiều ngôn ngữ. Kaká là thành viên của tổ chức Atletas de Cristo ("Các Vận động viên của Chúa Giê-xu"). Anh thường ăn mừng bàn thắng bằng cách chỉ lên bầu trời như một dấu hiệu gửi lời tạ ơn tới Chúa. Âm nhạc Kaká yêu thích là nhạc Phúc âm, quyển sách gối đầu giường của anh là Kinh Thánh. Từ tháng 11 năm 2004, anh phục vụ trong cương vị Đại sứ Chống nạn Đói cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, người trẻ nhất ở vị trí danh dự này cho tới thời điểm anh được chỉ định. Anh kết hôn với cô bạn gái từ thủa nhỏ, Caroline Celico. Hôn lễ cử hành ngày 23 tháng 12 năm 2005 tại Nhà thờ Tin Lành Reborn in Christ ở São Paulo, Brazil. Con trai đầu lòng của họ, Luca Celico Leite, ra đời tại São Paulo ngày 10 tháng 6 năm 2008. và con gái của họ, Isabella, ra đời vào ngày 23 tháng 4 năm 2011. Tuy nhiên, sau 10 năm chung sống, hai người đã chính thức ly dị. Bày tỏ quan điểm của mình về hôn nhân, Kaká tự hào rằng mình vẫn luôn chung thủy cho tới ngày cưới; trả lời phỏng vấn tờ Vanity Fair, Kaká hãnh diện cho biết: "Tôi và Caroline quyết định giữ cho nhau đến ngày đám cưới. Kinh Thánh dạy rằng đó chính mới là tình yêu đích thực. Sự thật là chúng tôi đã có đêm tân hôn thực sự có ý nghĩa". Kaká đã tuyên thệ để trở thành công dân Italia ngày 12 tháng 2 năm 2007. Anh chủ yếu chỉ nhận quảng cáo cho Adidas, và cũng có một hợp đồng làm người mẫu với Armani, nhưng hợp đồng này khiến anh không thể xuất hiện cùng với các đồng đội tại Milan, trong bộ ảnh được Dolce & Gabbana xuất bản đầu năm 2007. Ngày 11 tháng 1 năm 2016,Kaka vinh dự công bố,và trao Quả bóng vàng FIFA 2015 cho Lionel Messi. == Tên thân mật == Tên hiệu của anh được phát âm theo kiểu nhấn ở âm tiết thứ hai. Đây là kiểu gọi tên thân mật thông thường cho "Ricardo" tại Brasil. Tuy nhiên, trong trường hợp của Kaká, nó do người em Rodrigo, thường được gọi là Digão, đặt ra, gọi anh là "Caca" vì không thể phát âm được chữ "Ricardo" khi họ còn nhỏ; và cuối cùng nó trở thành Kaká. Anh thỉnh thoảng cũng được truyền thông châu Âu gọi là "Ricky Kaká". == Thống kê sự nghiệp == === Câu lạc bộ === Số liệu thống kê chính xác tới ngày 8 tháng 4 năm 2016. 1Bao gồm các giải đấu Copa Libertadores, UEFA Champions League và Siêu cúp bóng đá châu Âu2Các giải khác gồm Siêu cúp bóng đá Ý, Cúp bóng đá liên lục địa và Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ === Đội tuyển quốc gia === Số liệu thống kê chính xác tới 29 tháng 5 năm 2016 === Bàn thắng === == Thành tích == === Tại câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia === Copa de Juvenil: 2000 Torneio Rio-São Paulo: 2001 Supercampeonato Paulista: 2002 Serie A: 2004 Siêu cúp bóng đá Ý: 2004 UEFA Champions League: 2006-07 UEFA Super Cup: 2003, 2007 FIFA Club World Cup: 2007 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: 2010-2011 FIFA World Cup: 2002 FIFA Confederations Cup: 2005, 2009 === Danh hiệu cá nhân === Revista Placar Bola de Ouro: 2002 Campeonato Brasileiro Bola de Prata (best player by position): 2002 CONCACAF Gold Cup Best XI: 2003 Cầu thủ nước ngoài trong năm của Serie A: 2004, 2007 Serie A Footballer of the Year: 2004, 2007 Tiền vệ xuất sắc nhất UEFA: 2005 Đội hình UEFA trong năm: 2006, 2007 Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lần thứ 11 của Hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp quốc tế: 2006, 2007 Những giải thưởng cá nhân cấp câu lạc bộ của UEFA: 2006-07 Tiền đạo xuất sắc nhất năm: 2006-07 Cầu thủ xuất sắc cấp câu lạc bộ của năm: 2007 Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của Hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp quốc tế: 2007 Quả bóng vàng châu Âu: 2007 Quả bóng vàng Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ: 2007 Toyota Award: 2007 Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 2007 Cầu thủ hay nhất năm của tạp chí World Soccer: 2007 Onze d'Or: 2007 World‘s best Playmaker: 2007 IAAF Latin Sportsman of the Year: 2007 === Á quân === Copa dos Campeões: 2001 Torneio Rio-São Paulo: 2002 Campeonato Paulista: 2003 CONCACAF Gold Cup: 2003 Cup Liên lục địa: 2003 Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu: 2004-2005 Serie A: 2004-05 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Profile - acmilan.com Career timeline, photo gallery and detailed statistics - Football Database Official IAAF Site
hằng nga 3.txt
Hằng Nga 3 hay Thường Nga 3 (tiếng Trung: 嫦娥三号; bính âm: Cháng'é Sānhào; Hán-Việt: Thường Nga tam hiệu) là một con tàu vũ trụ khám phá Mặt Trăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên con tàu đặt theo nữ thần Mặt Trăng Hằng Nga. Tàu đã được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương thuộc Tây Xương, Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 1 tháng 12 năm 2013. Tàu sẽ mang theo robot Thỏ Ngọc (hay Ngọc Thố) khám phá bề mặt Mặt Trăng. Hằng Nga-3 vừa là tàu đổ bộ vừa là tàu thám hiểm Mặt Trăng. Sứ mệnh của Hằng Nga 3 nằm trong giai đoạn 2 của chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc, bao gồm bay quanh, hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất. Nó là tàu vũ trụ bay quanh Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc, và là tàu vũ trụ đầu tiên trong 37 năm qua thực hiện hạ cánh mềm trên Mặt Trăng, kể từ khi Liên Xô phóng tàu Luna 24 năm 1976. Trước đó Trung Quốc đã phóng Hằng Nga 1 năm 2007 và Hằng Nga 2 năm 2010. Tàu đã vào quỹ đạo Mặt Trăng ngày 6/12/2013 và đã đáp xuống bề mặt Mặt Trăng ngày 14/12/2013. == Tham khảo ==
monica lewinsky.txt
Monica Samille Lewinsky là một phụ nữ Hoa Kỳ đã có một mối "quan hệ không phù hợp" với cựu Tổng thống Bill Clinton khi cô làm việc tại Nhà Trắng vào các năm 1995 và 1996. Chuyện tình cảm này và hậu quả của nó, đặc biệt là các cáo buộc với Tổng thống Bill Clinton thường được gọi là vụ bê bối mang tên Lewinsky. == Thời thơ ấu và học tập == Monica Samille Lewinsky sinh ra tại San Francisco, bang California và lớn lên trong một gia đình giàu có tại miền Nam California và từng sinh sống tại khu vực Westside Brentwood của Los Angeles và Beverly Hills. Cha của cô là Bernand Lewinsky, một bác sĩ chuyên khoa về ung thư, ông là con trai của một người Đức gốc Do Thái đã chạy trốn Đức Quốc xã và nhập cư đến El Salvador và sau đó tới Hoa Kỳ. Mẹ của cô, khi sinh có tên là Marcia Kaye Vilensky, bà là con gái của một gia đình người Rumani gốc Do Thái, hiện bà dùng tên là Marcia Lewis. Việc cha mẹ của Monica ly thân rồi sau đó ly dị vào các năm 1987 và 1988 đã có tác động mạnh đến cô. (cha cô sau đó tái hôn với bà Barbara; mẹ cô sau đó tái hôn với R. Peter Straus, một quản trị viên ngành truyền thông.) Lớn lên, cô được gửi đến Học viện Sinai Akiba, một trường tôn giáo . Cô học chương trình giáo dục chính quy tại Trường John Thomas Dye tại Bel-Air. Sau đó, cô đến học tại trường Trung học Beverly Hills và đã tốt nghiệp tại trường dự bị Bel Air (sau này gọi là Trường Trung học Thái Bình Dương) vào năm 1991. Cô theo học 2 năm cao đẳng cộng đồng tại trường Santa Monica College, và làm việc tại phòng kịch của trường Trung học Beverly Hills và tại một cửa hàng bán cà vạt. Năm 1993, cô được vào học trường Lewis & Clark tại Portland, Oregon và tốt nghiệp với học vị tâm lý học vào năm 1995. Nhờ sự thuận lợi của một mối quan hệ gia đình, Lewinsky chuyển đến thủ đô Washington, D.C để làm việc tại Nhà Trắng trong vai trò thực tập sinh mùa hè không nhận lương bắt đầu làm việc từ tháng 7 năm 1995. == Vụ bê bối == Giữa tháng 11 năm 1995 và tháng 3 năm 1997, Lewinsky đã có một mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Bill Clinton. Sau này cô khai rằng mối quan hệ đó bao gồm cả việc kích thích dương vật bằng miệng trong Phòng Bầu Dục và các tiếp xúc tình dục khác, nhưng việc giao cấu đã không xảy ra. Tổng thống Clinton trước đó đã phải đương đầu với các cáo buộc về hành vi tình dục sai trái, đáng quan tâm nhất là các tuyên bố về mối quan hệ trong thời gian dài với ca sĩ Gennifer Flowers và vụ việc với nhân viên chính quyền bang Arkansas Paula Jones; các sự kiện này được nói là đã xảy ra trong thời gian ông Clinton làm Thống đốc bang Arkansas. Paula Jones đã đệ trình một cáo trạng tố tụng dân sự chống lại Bill Clinton về hành vi quấy rối tình dục. Tên của Lewinsky trở nên nổi bật trong các vụ việc pháp lý này khi được kết nối tới lý lẽ cuối cùng, khi luật sư John tìm kiếm chứng cứ trong tư cách của Clinton để chứng minh luận điểm của ông. Tháng 4 năm 1996, các cấp trên của Lewinsky đã chuyển cô đến Lầu Năm Góc bởi họ cảm thấy cô giành quá nhiều thời gian bên cạnh Clinton. Lewinsky đã kể với một đồng nghiệp tên là Linda Tripp về mối quan hệ của cô với Tổng thống. Từ tháng 12 năm 1997, Tripp bắt đầu thu âm một cách bí mật các cuộc điện thoại giữa họ về vấn đề giao cấu với Clinton. Vào tháng 1 năm 1998, sau khi Lewinsky tuyên thệ trong vụ án của Paula Jones và phủ nhận mọi mối quan hệ tình cảm với Clinton, và cố gắng thuyết phục mọi người rằng Tripp đã nói dối trong vụ án này, Tripp đã đưa đoạn băng ghi âm cho Kenneth Starr, Starr sau đó đã mở rộng điều tra bao gồm cả việc thẩm vấn Lewinsky, Clinton và những người khác về việc họ đã khai man trước tòa trong vụ án của Paula Jones. Đáng chú ý, Tripp chắc chắn rằng Lewinsky đã giữ những món quà mà Clinton tặng cho cô. Trong lời tuyên thệ, Clinton đã phủ nhận việc có "một việc tình dục", "quan hệ tình dục" hay "một mối quan hệ tình dục" với Lewinsky. Tin tức về mối quan hệ giữa Clinton-Lewinsky đã được loan tải từ tháng 1 năm 1998. Vào tháng này 26 tháng 1 năm 1998, tổng thống Clinton tuyên bố "Tôi không có những mối quan hệ tình dục với người phụ nữ đó, Cô Lewinsky" trên truyền hình toàn quốc . Vấn đề ngay lập tức chiếm lĩnh trên các kênh truyền thông tin tức và Lewinsky đã phải dùng kỳ nghỉ cuối tuần sau đó để trốn tránh sự chú ý tại nhà của mẹ cô . Cllinton đã nói "Đó không phải là một mối quan hệ tình dục, một mối quan hệ giới tính sai trái hay bất cứ loại quan hệ sai trái nào", một tranh cãi về "điều đó phụ thuộc vào nghĩa của từ "is" là gì". Dưới sức ép của Starr, người đã thu được từ Lewinsky một y phục màu xanh dương với các dấu vết tinh dịch của Clinton, cũng như bản chứng nhận của Lewwinsky rằng Tổng thống đã đút một điếu xì gà vào âm đạo của cô, Clinton bắt đầu nói rằng "Tôi có một mối quan hệ không thích hợp với cô Lewwinsky". Clinton đã phủ nhận việc khai man trước tòa bởi vì, theo ông, định nghĩa pháp lý của tình dục bằng miệng không thuộc bản chất của "tình dục". Thêm vào đó, tin cậy vào các định nghĩa về "mối quan hệ tình dục" được đưa ra bởi bên nguyên và được sự đồng ý của bên biện hộ và bởi Judge Susan Webber Wright, người đã nghe vụ tố tụng của Paula Jones. Clinton tuyên bố đó chắn chắn là một hành động được thực hiện trên người ông, không phải do ông làm, ông không tham gia trong một mối quan hệ tình dục. Lewinsky chứng nhận với cơ quan điều tra, tuy nhiên Clinton tuyên bố ông hoàn toàn bị động trong việc giữa họ. Cả Clinton và Lewinsky đều được gọi lên trước một bồi thẩm đoàn; Clinton khai qua một hệ thống truyền hình cáp. Khi có cơ hội đưa ra lời cuối, Lewwinsky đã nói với bồi thẩm đoàn "Tôi căm thù Linda Tripp". == Cuộc sống sau này == Những tháng đầu sau vụ án không phải là dễ dàng đối với Lewinsky. Cô kể lại: " Mỗi tối mẹ tôi ngồi ở lề giường cho tới khi tôi thiếp ngủ". Như một đứa trẻ con. " Cả tháng tôi chỉ được tắm mà không được đóng cửa phòng." Để mà cô ta khỏi làm gì không tốt cho bản thân.. Vụ việc đã khiến Monica Lewinsky trở nên nổi tiếng như một tiêu điểm thế hệ trẻ trong một cơn lốc chính trị. Vào đầu năm 1999, Lewinsky đã khước từ việc xin chữ ký tại một sân bay . Vào ngày 3 tháng 3 năm 1999, Lewinsky đã trả lời phỏng vấn Barbara Walters trên ABC’s 20/20; chương trình đã thu hút sự theo dõi của 70 triệu người Mỹ, và ABC nói đây là kỷ lục cho một chương trình tin tức . Cô hợp tác với Andrew Morton trong câu chuyện của ông về cuộc đời cô và khía cạnh của cô trong mối quan hệ với Clinton (Monica’s Story) . Sách được xuất bản vào tháng 3 năm 1999 và cũng có phần trích đăng trên Tạp chí Time . Lewwinsky đã kiếm được 500.000 USD từ quyển sách và 1 triệu USD khác cho bản quyền quốc tế của cuộc phỏng vấn, nhưng vẫn bị vây quanh bởi các hóa đơn pháp lý và chi phí sinh hoạt. Lewinsky đã khai trương một thương hiệu đồ trang sức của chính cô bằng 2 bản phác thảo vào ngày 8 tháng 5 năm 1999. Đài NBC đã phát sóng chương trình "Saturday Night Live", đả kích mối quan hệ của cô với Clinton 16 tháng sau đó. Vì tài chính của mình, Lewinsky đã vượt qua sự chú ý của giới truyền thông bằng việc đan len . Trong tháng 9 năm 1999, Lewinsky đã đưa sự quan tâm này đi xa hơn bằng việc bắt đầu bán các túi xách có dòng chữ mang tên cô , dưới tên công ty The Real Monica, Inc. Họ bán qua mạng cũng như tại Henri Bendel ở New York, Fred Segal tại California và The Cross tại Luân Đôn . Từ năm 2000, Lewinsky bắt đầu xuất hiện trên kênh truyền hình thương mại của Jenny Craig, Inc. Một triệu USD được xác nhận. Lewinsky nói rằng mặc dù cô khát khao trở về cuộc sống bình thường, cô cần tiền để trả chi phí pháp lý. trong khi người phát ngôn cho Lewinsky Jenny Craig nói rằng "Cô ấy là biểu trưng cho một phụ nhanh nhẹn và bận rộn của xã hội ngày nay với một phong cách sống sôi nổi. Và cô ấy đã thoát ra và đấu tranh mãnh liệt trong một thời gian dài. Điều đó giống như phần đông các phụ nữ tại Mỹ" . Sự lựa chọn của Lewinsky với vai trò người mẫu chứng tỏ lời của Jenny Craig. Jenny Craig chấm dứt việc đồng hành cùng Monica vào tháng 2, kết thúc hoàn toàn cuộc vận động của cô vào tháng 4 năm 2000 và chỉ trả cho cô 300.000 USD Cũng vào đầu năm 2000, Lewinsky chuyển đến thành phố New York, cô sinh sống tại West Village và trở thành khách loại A trong hoàn cảnh xã hội Manhattan. Tháng 2 năm 2000, Lewinsky xuất hiện trên "The Tom Green Show" của MTV. Sau đó vào năm 2000, Lewinsky làm việc như một thông tín viên cho Kênh truyền hình 5 của Anh trong chương trình "Monica's Postcards", ghi nhận về xu hướng và văn hóa Mỹ từ các địa phương khác nhau. Tháng 3 năm 2002, Lewinsky sau khi được sự đồng ý của chính quyền Mỹ đã xuất hiện trên một chương trình đặc biệt của HBO "Monica in Black and White", một phần của loạt chương trình "America Undercover". Trong đó, cô trả lời các câu hỏi được ghi âm của khán giả về cuộc đời cô và vụ việc với Clinton. Lewinsky mở một chương trình truyền hình thực tế "Mr. Personality" trên kênh Fox vào năm 2003 . Trong đó cô hỏi ý kiến các cô gái trẻ ai lựa chọn người đàn ông nào sau tầm màn che. Một vài người Mỹ đã tẩy chay các quảng cáo của chương trình, phản đối Lewinsky lợi dụng tiếng tăm của cô. Tuy thế, chương trình được đánh giá rất cao và tờ New York Times đã viết rằng "sau nhiều năm thử kiếm tiến bằng tiếng tăm của mình qua việc thiết kế túi xách và các kế hoạch khác. Cô Lewinsky đã tìm thấy sự phù hợp trong ngành truyền hình". Tuy nhiên, tỷ lệ người xem tụt dốc sau mỗi tuần . và sau đó chương trình bị tạm ngưng . Cùng năm đó, cô xuất hiện trên cẩm nang của chương trình V Graham Norton tại Anh, High Chaparall tại Thụy Điển, và The View cũng như Jimmy Kimmel Live! Tại Hoa Kỳ . Sau khi cuốn tự truyện của Bill Clinton xuất bản năm 2004, Lewinsky nói trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail rằng "Ông ta đã nói dối". Năm 2005, Lewinsky nhận thấy mình không thể thoát khỏi sự chú ý tại Hoa Kỳ, với cả khó khăn trong nghề nghiệp và đời sống cá nhân. Cô ngưng bán các túi xách có in tên mình và chuyển tới sống tại Luân Đôn. Tháng 12 năm 2006, Lewinsky có bằng thạc sĩ tâm lý xã hội từ Trường Kinh tế Luân Đôn, nơi cô theo học từ tháng 9 năm 2005 . Luận văn của cô có tiêu đề "In Search of the Impartial Juror: An Exploration of the Third-person effect and Pre-Trial Publicity". Cô đã trải qua từ khi tránh xa sự "nổi tiếng". Lewinsky trao đổi thư từ từ năm 2009 với học giả Ken Gormley, người nghiên cứu về các scandal của Clinton, cô vẫn duy trì quan điểm rằng Clinton đã nói dối khi tuyên thệ về mối quan hệ với cô: "Không có sự thật nào trong phát biểu của ông ta bởi vì họ đã kể cho ông ta chi tiết và các câu hỏi đều rành mạch để rồi ông ta trả lời sai sự thật". Hiện cô vẫn chưa kết hôn, bạn bè cô cho biết cô vẫn chưa yêu ai và vẫn say đắm cựu tổng thống Bill Clinton == Chú thích == == Đọc thêm == Berlant, Lauren, and Duggan, Lisa. Our Monica, Ourselves: The Clinton Affair and the Public Interest (Sexual Cultures). New York: New York University Press, 2001. Clinton, Bill (2005). My Life. New York: Knopf, 2004. Kalb, Marvin. One Scandalous Story: Clinton, Lewinsky, and Thirteen Days That Tarnished American Journalism. New York: Free Press, 2001. == Liên kết ngoài == A Guide to the Monica Lewinsky Story, also: The Starr Report; Tripp Tapes; Articles of Impeachment; The "Stalker" Tale Timeline of the affair from Washington Post Lewinsky profile in New York magazine, 2001 Monica Lewinsky tại Internet Movie Database
y tế.txt
Y tế hay Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người. Chăm sóc sức khỏe được thực hiện bởi những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Nó đề cập đến những việc cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc thứ cấp và chăm sóc thứ 3, cũng như trong y tế công cộng. Chăm sóc sức khỏe khác nhau giữa các nước, các nhóm và cá nhân, phần lớn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện xã hội và kinh tế cũng như các chính sách y tế tại chỗ. Các nước và vùng lãnh thổ có chính sách khác và kế hoạch liên quan đến các mục tiêu chăm sóc sức khỏe cá nhân và dựa trên dân số trong xã hội của họ. Hệ thống chăm sóc y tế là các tổ chức được thành lập để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của dân số. Thể thức chính xác của chúng thay đổi khác nhau giữa các nước. Ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, quy hoạch chăm sóc sức khỏe được phân phối giữa các đối tác trên thị trường, trong khi ở một số nước kế hoạch hoạch này được thực hiện tập trung hơn giữa các chính phủ hoặc các cơ quan phối hợp khác. Trong mọi trường hợp, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt đòi hỏi một cơ chế tài chính mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo và trả lương tốt; thông tin đáng tin cậy làm cơ sở để ra quyết định và lập chính sách; và cơ sở vật chất và hậu cần duy trì tốt để cung cấp thuốc và công nghệ có chất lượng. Chăm sóc sức khỏe có thể tạo thành một phần trong nền kinh tế quốc gia. Năm 2008, ngành Y tế sử dụng trung bình 9% (GDP) trong các quốc gia phát triển nhất. Hoa Kỳ (16.0%), Pháp (11.2%), và Thụy Sĩ (10.7%) là 3 nước dẫn đầu. Chăm sóc sức khỏe thông thường được coi như là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ tổng quát và hạnh phúc của mọi người trên khắp thế giới. Một ví dụ của việc này là xóa bệnh đậu mùa trên toàn thế giới vào năm 1980 - WHO tuyên bố rằng căn bệnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại được loại bỏ hoàn toàn bởi sự can thiệp chăm sóc sức khỏe == Tham khảo == == Liên kết ngoài == HR3200: America's Affordable Health Choices Act of 2009 Defining Primary Care from Institute of Medicine IOM—Primary Care: America's Health in a New Era (1996) Primary Care Definitions from American Academy of Family Physicians AAFP Definition of Primary Care từ American Medical Association AMA Defining primary health care Department of Health United Kingdom UK What is primary health care? Aboriginal Medical Services Alliance Northern Territory (AMSANT) Australia Primary Care Diabetes Journal
phong trào dân quyền.txt
Phong trào dân quyền là một phong trào xã hội với mục đích là để đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền. Trong nhiều tình huống nó được đặc trưng bởi các cuộc biểu tình bất bạo động, hoặc bởi những hình thức của các chiến dịch đối kháng dân sự nhằm đạt được thay đổi thông qua các hình thức đối kháng bất bạo động. Trong một số trường hợp, chúng được đi kèm theo, hoặc theo sau, bởi tình trạng bất ổn dân sự và các cuộc nổi dậy vũ trang. Quá trình này kéo dài và mong manh ở nhiều nước, và nhiều phong trào này không, hay chưa, hoàn toàn đạt được mục tiêu của họ, mặc dù những nỗ lực của các phong trào này dẫn đến những cải tiến trong các quyền hợp pháp của một số nhóm người bị áp bức trước đây, ở một số nơi. Mục đích chính của Phong trào Dân quyền thành công của người Mỹ gốc Phi và các phong trào khác cho các quyền dân sự bao gồm việc đảm bảo các quyền của tất cả mọi người được bảo vệ bình đẳng bởi pháp luật. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn các quyền, của các nhóm thiểu số, quyền của phụ nữ, và quyền LGBT. == Ghi chú == == Đọc thêm == Manfred Berg and Martin H. Geyer; Two Cultures of Rights: The Quest for Inclusion and Participation in Modern America and Germany Cambridge University Press, 2002 Jack Donnelly and Rhoda E. Howard; International Handbook of Human Rights Greenwood Publishing Group, 1987 David P. Forsythe; Human Rights in the New Europe: Problems and Progress University of Nebraska Press, 1994 Joe Foweraker and Todd Landman; Citizenship Rights and Social Movements: A Comparative and Statistical Analysis Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1997 Mervyn Frost; Constituting Human Rights: Global Civil Society and the Society of Democratic States Routledge, 2002 Marc Galanter; Competing Equalities: Law and the Backward Classes in India University of California Press, 1984 Raymond D. Gastil and Leonard R. Sussman, eds.; Freedom in the World: Political Rights and Civil Liberties, 1986-1987 Greenwood Press, 1987 David Harris and Sarah Joseph; The International Covenant on Civil and Political Rights and United Kingdom Law Clarendon Press, 1995 Steven Kasher; The Civil Rights Movement: A Photographic History (1954–1968) Abbeville Publishing Group, 2000 Francesca Klug, Keir Starmer, Stuart Weir; The Three Pillars of Liberty: Political Rights and Freedoms in the United Kingdom Routledge, 1996 Fernando Santos-Granero and Frederica Barclay; Tamed Frontiers: Economy, Society, and Civil Rights in Upper Amazonia Westview Press, 2000 Paul N. Smith; Feminism and the Third Republic: Women's Political and Civil Rights in France, 1918-1940 Clarendon Press, 1996 Jorge M. Valadez; Deliberative Democracy: Political Legitimacy and Self-Determination in Multicultural Societies Westview Press, 2000 == Liên kết ngoài == We Shall Overcome: Historic Places of the Civil Rights Movement, a National Park Service Discover Our Shared Heritage at Travel Itinerary A Columbia University Resource for Teaching African American History Martin Luther King, Jr. and the Global Freedom Struggle, an encyclopedia presented by the Martin Luther King, Jr. Research and Education Institute at Stanford University Civil Rights - mục từ tại Stanford Encyclopedia of Philosophy Martin Luther King, Jr. and the Global Freedom Struggle ~ an online multimedia encyclopedia presented by the King Institute at Stanford University, includes information on over 1000 Civil Rights Movement figures, events and organizations "CivilRightsTravel.com" ~ a visitors guide to key sites from the Civil Rights Movement The History Channel: Civil Rights Movement Civil Rights: Beyond Black & White - slideshow by Life (magazine) Civil Rights in America: Connections to a Movement
vườn quốc gia shiretoko.txt
Vườn quốc gia Shiretoko (tiếng Nhật: 知床国立公園, Shiretoko Kokuritsu Kōen; Hán-Việt: "Tri Sàng quốc lập công viên") bao bọc phần bán đảo Shiretoko tại mũi đông bắc của đảo Hokkaido, Nhật Bản. Shiretoko trong tiếng Ainu có nghĩa là "nơi tận cùng Trái Đất". Vườn quốc gia này có số lượng loài gấu lớn nhất Nhật Bản và từ đây có thể nhìn ra đảo Kunashiri (Nhật Bản đòi chủ quyền nhưng Nga đang chiếm giữ). Năm 2005, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. UNESCO khuyến nghị nên cộng thêm Quần đảo Kuril của Nga thành một Di sản "Công viên hòa bình" xuyên biên giới. Trong vườn quốc gia này có thác nước nóng Kamuiwakkayu (tiếng Ainu nghĩa là "dòng sông của thượng đế"). Núi lửa Rausu trong công viên này cao 1660 m, là một trong 100 ngọn núi cao nhất Nhật Bản. == Xem thêm == Du lịch Nhật Bản == Tham khảo == == Liên kết ngoài == http://www.biodic.go.jp/english/jpark/np/siretoko_e.html
kinh tế hồng kông.txt
Nền kinh tế Hồng Kông được nhiều người cho là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Nền kinh tế này thường được các nhà kinh tế học như Milton Friedman và Viện Cato xem là một ví dụ về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành. Trong khi chính quyền, cả dưới thời Anh quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đôi khi có can thiệp vào nền kinh tế này, chính sách kinh tế tự do không can thiệp tích cực được cựu bộ trưởng tài chính John James Cowperthwaite tán thành vẫn là sức đẩy chủ yếu của chính sách kinh tế đặc khu này. Hồng Kông xếp hạng nhất thế giới về chỉ số tự do kinh tế trong 14 năm liên tục, kể từ khi ra đời chỉ số này năm 1995. Hồng Kông cũng được xếp hạng nhất trong Bản báo cáo tự do kinh tế thế giới.. Dù Hồng Kông được cho là một ví dụ tốt về chủ nghĩa tư bản tự vận hành, vẫn có nhiều cách khác nhau mà chính quyền tham gia vào nền kinh tế. Chính quyèn đã can thiệp bằng cách lập ra những thể chế kinh tế như Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, tham gia vào các dự án công chính và chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Tất cả đất đai ở Hồng Kông đều thuộc sở hữu của chính phủ và cho tư nhân thuê lại. Bằng cách hạn chế này, chính phủ Hồng Kông giữ giá đất mà nhiều người cho là cao nhân tạo để cho phép chính quyền hỗ trợ cho chi tiêu công cộng với một mức thuế thấp. == Tham khảo ==
quả phát bóng (bóng đá).txt
Quả đá phát bóng từ khung thành là một cách thức để tiếp tục trận đấu. Một đội được hưởng quả đá phát bóng khi: toàn bộ trái bóng, sau khi chạm vào một cầu thủ của đội đang tấn công, ra khỏi đường biên cuối sân, trên mặt đất hay trong không gian và không có bàn thắng được ghi (theo luật 10 về bàn thắng). Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ một quả đá phát bóng, chỉ khi ghi vào lưới đội đối phương. Nếu ghi vào lưới nhà thì đối phương được hưởng quả phạt góc. == Quy định == Trái bóng được đá từ bất kì điểm nào trong khu vực cầu môn (vòng 5,50 m), bởi một cầu thủ của đội được hưởng quả phát bóng. Các cầu thủ đội đối phương phải đứng ngoài vòng cấm địa cho đến khi bóng vào cuộc. Cầu thủ đá bóng không được chạm vào bóng lần thứ hai sau khi đá cho đến khi bóng chạm một cầu thủ khác bất kì. Bóng được xem là vào cuộc khi được đá trực tiếp vừa ra khỏi vòng cấm địa. == Các lỗi vi phạm - Cách xử lý == Bóng được đá trực tiếp chưa ra khỏi vòng cấm địa: quả đá được thực hiện lại. Quả đá được thực hiện bởi một cầu thủ không phải là thủ môn: Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá bóng chạm bóng lần thứ hai (không dùng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: một quả đá phạt gián tiếp cho đội đối phương, quả phạt sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra. Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá bóng cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: một quả đá phạt trực tiếp cho đội đối phương nếu lỗi diễn ra ngoài vòng cấm địa của đội phát bóng, quả phạt sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra; hay một quả phạt đền nếu lỗi diễn ra trong vòng cấm địa của đội phát bóng. Quả đá được thực hiện bởi thủ môn: Nếu sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần thứ hai (không dùng tay) trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: một quả đá phạt gián tiếp cho đội đối phương, quả phạt sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra. Nếu sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm một cầu thủ khác: một quả đá phạt trực tiếp cho đội đối phương nếu lỗi diễn ra ngoài vòng cấm địa của đội phát bóng, quả phạt sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra; hay một quả đá phạt gián tiếp nếu lỗi diễn ra trong vòng cấm địa của đội phát bóng, quả phạt sẽ được thực hiện tại nơi lỗi đã diễn ra. Mọi trường hợp vi phạm khác ngoài luật: quả đá được thực hiện lại. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam The current Laws of the Game (FIFA) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Văn bản pháp quy về bóng đá tại Việt Nam Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2005 Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2006 Quy định về kỷ luật của FIFA (FDC)
triều thiên ba tầng.txt
Triều thiên Ba tầng, Mũ Ba Tầng của Đức Giáo hoàng hay vương miện của Giáo hoàng là một thứ mũ đội đầu, được làm bằng vải quý có đính những viên ngọc, cao ba tầng và trên đỉnh là một thánh giá nhỏ. Mũ này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 1130 có hình dáng như một cái mũ bịt đầu, không trang trí, nhưng chẳng mấy chốc mũ đã biến đổi như hình dáng hiện nay. Ba tầng tượng trưng cho ba loại quyền bính của Vị Giáo hoàng: Tầng cao nhất là quyền của Vị Cha Sở Hoàn Vũ Tầng giữa là quyền Truyền giáo Phổ Quát Khắp Hoàn Vũ hay quyền tài phán tối cao Tầng đáy (cuối) là Quyền Bính Trần Tục. Vương miện được đội lên đầu Giáo hoàng trong ngày đăng quang do một hồng y phó tế, vừa đội vừa đọc: "Xin ngài nhận lấy vương miện ba tầng này và hãy nhớ rằng ngài là cha của mọi thủ lĩnh trần gian, và là người dìu dắt thế giới và là đại diện của Chúa Giê-su Cứu thế". Mũ Giáo hoàng chỉ được đội trong những nghi lễ ngoài phụng vụ. Mũ Ba Tầng cũng còn có thể được hiểu là mang một ý nghĩa thiêng liêng về ba chức vị của Chúa Kitô chính là: Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế. Thiên Chúa thực thi các chức năng này qua các Tông Đồ, và cụ thể là qua Phêrô, để tất cả họ được thánh hóa, daỵ dỗ và được cai quản vì Danh Ngài và bởi Quyền Bính của Ngài như đã được đề cập trong Phúc âm Máthêu, 16,13-18; 18,18; 28,18-20; Tin mừng Luca, 22,31-32 và Sách Gioan, 21,15-17. Đức Giáo hoàng Phaolô VI chính là Vị Giáo hoàng cuối cùng đội mũ ba tầng. Vào cuối Công Đồng Vaticano II, ngài đã bước xuống các bậc tam cấp từ ngai Giáo hoàng tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và đã tháo chiếc mũ bằng vàng trên đầu, trao cho một vị Hồng y đứng bên cạnh rồi nói: "Hãy bán chiếc mũ này để lấy tiền cho người nghèo". Mũ ba tầng này sau đó được cho đi vì lợi ích của những người nghèo. Mũ ba tầng đã không còn được các Giáo hoàng kể từ Gioan Phaolô I sử dụng nữa nhưng vẫn được thể hiện trên huy hiệu Giáo hoàng. Hiện nay trên huy hiệu của Giáo hoàng Bênêđictô XVI, hình ảnh mũ ba tầng đã được thay bằng một mũ giám mục nhỏ. == Tham khảo == Tổng quan chi tiết về tòa thánh Vatican, Vietcatholic, Anthony Lê, Thanhlinh.net. 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009.
cúp bóng đá brasil.txt
Cúp bóng đá Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: Copa do Brasil) là giải bóng đá được tổ chức cho 86 đội bóng đại diện cho 26 bang ở Brasil cộng với Quận Liên bang. Giải Copa do Brasil là một cơ hội cho các đội từ các bang nhỏ hơn thi đấu với các đội lớn và đã có các trận mà đội lớn đã bị các đội nhỏ đánh bại dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. Hiện giải được Continental AG tại trợ và do đó giải còn có tên gọi Copa Continental Pneus do Brasil vì lý do tài trợ. Đây là giải vô địch nội địa Brasil và tương đương các giải khác của Brasil như Cup, Taça de Portugal, Copa del Rey, Coupe de France, Coppa Italia, DFB-Pokal, và Copa Argentina, và các giải khác nữa. == Các trận chung kết == == Các đội đoạt cúp == 4 lần - Cruzeiro và Grêmio 3 lần - Corinthians 2 lần - Flamengo 1 lần - Criciúma, Fluminense, Internacional, Juventude, Palmeiras, Paulista, Santos, Santo André và Sport == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Liên đoàn bóng đá Brasil (tiếng Bồ Đào Nha) RSSSF Brazil
hiệp hội bóng rổ quốc gia.txt
Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp những cầu thủ ưu việt ở Bắc Mỹ, và được nhiều người coi là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp những cầu thủ hàng đầu của thế giới. Có 30 câu lạc bộ thành viên nhượng quyền thương mại (29 ở Hoa Kỳ và 1 ở Canada), và là một thành viên tích cực của Bóng rổ Mỹ (USAB), được công nhận bởi FIBA (còn được gọi là Liên đoàn bóng rổ quốc tế) như các quốc gia cơ quan chủ quản cho bóng rổ tại Hoa Kỳ. NBA là một trong bốn khu vực Bắc Mỹ liên đoàn thể thao chuyên nghiệp lớn. Cầu thủ NBA là những vận động được trả lương tốt nhất thế giới, mức lương trung bình hàng năm cho mỗi cầu thủ. Các giải đấu đã được tổ chức tại thành phố New York vào ngày 06 Tháng sáu 1946, khi Hiệp hội bóng rổ của Mỹ (BAA).Các giải đấu đã thông qua tên Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia vào ngày 03 tháng 8 năm 1949, sau khi sáp nhập với đối thủ của nó Giải đấu bóng rổ quốc gia (NBL). Một số văn phòng đội quốc tế cũng như cá nhân của giải đấu được hướng ra ngoài trụ sở chính đặt tại tháp Olympic tại 645 Fifth Avenue ở thành phố New York. NBA Entertainment và NBA TV studio được hướng ra tại văn phòng đặt tại Secaucus, New Jersey. == Thể thức == Giải được chia thành 2 liên đoàn, Đông và Tây. Mỗi liên đoàn được chia thành 3 division, mỗi division 5 đội. Các đội sẽ thi đấu 2-3 giai đoạn: khởi động đầu mùa, mùa chính và playoff Khởi động đầu mùa: Thi đấu ngẫu nhiên không xếp hạng và có thể với các đội nước ngoài Mùa chính: Mỗi đội sẽ thi đấu 8 trận, 4 trận với các đội trong cùng division, 3-4 trận với các đội trong liên đoàn (đấu 4 trận với 6 đội và 3 trận với 4 đội còn lại, tùy sắp xếp của giải theo từng năm), 2 trận với các đội liên đoàn bên kia. Hết giai đoạn mùa chính, cao nhất mỗi division, cùng với 5 đội có thành tích tốt tiếp theo mỗi liên đoàn sẽ vào vòng playoff. Có giải thưởng dành cho đội thi đấu mùa chính tốt nhất, tuy nhiên giải này không quan trọng bằng chiếc cúp cuối mùa Playoff: 8 đội mỗi liên đoàn sẽ thi đấu với nhau, 2 liên đoàn thi đấu playoff riêng biệt. Đội xếp hạng 1 đấu với hạng 8 (hạng giống dựa trên thành tích mùa chính), 2 đấu với 7, 3 đấu với 6, 4 đấu với 5. Đội thắng trong mỗi cặp sẽ vào bán kết liên đoàn. 2 đội thắng trận bán kết sẽ vào chung kết liên đoàn. Đội vô địch liên đoàn Tây và đội vô địch liên đoàn Đông sẽ thi đấu Chung kết NBA (NBA Finals) để xác định đội vô địch mùa giải. Tất cả các vòng sẽ thi đấu theo thể thức, tốt-nhất-trên-7, tức đội nào thắng 4 trận mỗi vòng trước sẽ là đội thắng vòng đó (áp dụng cho cả Chung kết NBA). Lợi thế sân nhà (nhiều trận sân nhà hơn) dành cho đội xếp hạng giống cao hơn == Các đội == == Xem thêm == WNBA Bóng rổ Miami Heat Michael Jordan LeBron James == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ National Basketball Players Association National Basketball Referees Association NBA & ABA Basketball Statistics & History
rufina.txt
Rufina là một đô thị ở tỉnh Firenze trong vùng Toscana, tọa lạc khoảng 20 km về phía đông của Florence. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 7.122 người và diện tích là 45,7 km². Đô thị Rufina có các frazioni (các đơn vị cấp dưới, chủ yếu là các làng) Masseto, Selvapiana, Stentatoio, Pomino, Contea, Scopeti, Casini, Rimaggio, Castelnuovo, Cigliano, Agna, Falgano, và Casi. Rufina giáp các đô thị sau: Dicomano, Londa, Montemignaio, Pelago, Pontassieve, Pratovecchio. == Biến động dân số == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == www.comune.rufina.fi.it/
samari.txt
Samari (tên La tinh: Samarium) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Sm và số nguyên tử bằng 62. == Đặc trưng == Samari là một kim loại đất hiếm, với ánh trắng bạc sáng, ổn định vừa phải trong không khí; nó bắt lửa trong không khí ở 150 °C. Ngay cả khi được lưu trữ lâu trong dầu khoáng thì samari cũng dần dần bị ôxi hóa, với bột màu vàng ánh xám chứa ôxít-hydroxit được tạo ra. Ánh kim của mẫu vật có thể được bảo tồn bằng cách giữ nó trong môi trường khí trơ, như agon. Ba biến dạng tinh thể của kim loại này cũng tồn tại, với các biến đổi ở ngưỡng 734 và 922 °C. == Ứng dụng == Các công dụng của samari bao gồm: Đèn hồ quang cacbon cho công nghiệp điện ảnh (cùng với các kim loại đất hiếm khác). Các tinh thể SmF2 để sử dụng trong laser. Như là chất hấp thụ nơtron trong các lò phản ứng hạt nhân. Tạo hợp kim. Làm nam châm cho các loại tai nghe. Các nam châm Samarium Côban (SmCo5 and Sm2Co17) được sử dụng làm vật liệu chế tạo nam châm vĩnh cửu do có độ kháng khử từ cao khi so với các vật liệu nam châm vĩnh cửu khác. Các vật liệu này có lực kháng từ cao và lực kháng từ nội tại. Các kết hợp samari-coban gần đây tìm thấy ứng dụng trong các đầu đọc từ chất lượng cao cho các ghi-ta và các nhạc cụ liên quan khác. Các nam châm này còn có ứng dụng trong các động cơ phản lực của máy bay do có nhiệt độ Curie cao hơn hẳn (1100oC) so với các loại nam châm khác, bao gồm cả nam châm Neodymi - Sắt - Bo (378oC) mạnh hơn. SmI2 được dùng làm tác nhân hóa học trong tổng hợp hữu cơ, chẳng hạn trong phản ứng Barbier. Ôxít samari được dùng trong thủy tinh quang học để hấp thụ hồng ngoại. Các hợp chất samari đóng vai trò của chất tăng nhạy cho các chất lân quang bị kích thích trong vùng hồng ngoại. Ôxít samari là chất xúc tác cho khử nước và khử hiđrô của etanol. Xác định niên đại bằng samari-neodymi là hữu ích trong xác định các mối liên hệ về niên đại của các loại đá và vẫn thạch. Samari-153 phóng xạ được dùng trong y học để điều trị các thương tổn nghiêm trọng gắn liền với ung thư lan truyền tới xương. Loại thuốc này được gọi là "Quadramet". == Lịch sử == Về lịch sử phát hiện ra samari, trong các tài liệu tồn tại các thuyết như sau: Samari lần đầu tiên được nhà hóa học người Thụy Sĩ là Jean Charles Galissard de Marignac phát hiện bằng quang phổ học năm 1853 bằng các vạch hấp thụ sắc nét của nó trong didymi và được nhà hóa học người Pháp là Paul Émile Lecoq de Boisbaudran cô lập tại Paris năm 1879 từ khoáng vật samarskit ((Y,Ce,U,Fe)3(Nb,Ta,Ti)5O16). Trên thực tế nó là hỗn hợp của hai ôxít. Năm 1878 nhà hóa học Thụy Sĩ là Marc Delafontaine phát hiện ra samari bằng quang phổ của didymi, ông gọi nó là Decipum. Năm 1879, Paul Emile Lecoq de Boisbaudran đã phát hiện độc lập với Marc Delafontaine và gọi nó là samarium. Năm 1881, Delafontaine chỉ ra rằng decipum của ông trên thực tế chứa samarium của Boisbaudran cùng một vài nguyên tố khác. Phát hiện bằng quang phổ tại điểm 1 trên đây của Marignac năm 1853 cho tới năm 1878 được thực hiện bởi Paul Emile Lecoq de Boisbaudran. Mặc dù samarskit lần đầu tiên được tìm thấy trong khu vực dãy núi Ural của Nga vào năm 1847 nhưng tới cuối thập niên 1870 thì một mỏ mới chứa khoáng vật này đã được phát hiện tại Bắc Carolina và didymi chứa samari có nguồn gốc từ nguồn này. Khoáng vật samarskit được đặt tên vào năm 1847 theo họ của đại tá kiêm kỹ sư mỏ Vasili Samarsky-Bykhovets, tham mưu trưởng của quân đoàn kỹ sư mỏ Nga từ 1845 tới 1861 (theo đề nghị của nhà hóa học người Đức là Heinrich Rose do Vasili Samarsky-Bykhovets là người đã gửi mẫu khoáng vật này cho Heinrich Rose để nghiên cứu). Tên gọi của nguyên tố có nguồn gốc từ tên gọi của khoáng vật và vì thế nó liên quan tới họ Samarsky-Bykhovets. Theo ý nghĩa này và nếu điểm 1 trên đây là đúng thì samari là nguyên tố hóa học đầu tiên được đặt tên theo một người còn sống khi đó. Năm 1901, nhà hóa học người Pháp là Eugène Anatole Demarçay đã tìm ra phương thức tách riêng hai ôxít ra và năm 1903 nhà hóa học Đức là Wilhelm Muthmann đã tách được samari kim loại bằng điện phân. Trước khi phát minh ra phương pháp tách bằng công nghệ trao đổi ion trong thập niên 1950 thì samari đã không có ứng dụng thương mại nào ở dạng tinh chất. Tuy nhiên, phụ phẩm của quá trình tinh chế bằng kết tinh phân đoạn cho neodymi là hỗn hợp của samari và gadolini và được gọi là "Lindsay Mix" (hỗn hợp Lindsay) theo tên công ty sản xuất ra nó. Vật liệu này được cho là đã từng được sử dụng trong các thanh kiểm soát hạt nhân trong một số lò phản ứng hạt nhân thời kỳ đầu. Ngày nay, một sản phẩm tương tự có tên gọi "Samari-Europi-Gadolini" cô đặc (SEG cô đặc). Nó được điều chế bằng chiết dung môi từ các kim loại nhóm Lantan hỗn hợp tách ra từ bastnasit (hay monazit). Do các kim loại nhóm Lantan nặng hơn có ái lực lớn hơn đối với dung môi được sử dụng nên chúng dễ dàng tách ra từ hỗn hợp bằng cách chỉ sử dụng một lượng nhỏ dung môi. Không phải mọi nhà sản xuất đất hiếm đều chế biến bastnasit ở quy mô đủ lớn để có thể tiếp tục chia tách các thành phần của SEG, thông thường chỉ chiếm khoảng 1-2% khối lượng quặng ban đầu. Các nhà sản xuất như vậy vì thế sẽ tạo ra SEG với mục đích tiếp thị nó tới các nhà xử lý chuyên biệt. Theo cách này, hàm lượng europi có giá trị của quặng sẽ được thu hồi để sử dụng trong sản xuất chất lân quang. Việc tinh chế samari diễn ra sau khi loại bỏ europi. Hiện tại, do nguồn cung quá dư thừa nên ôxít samari ở quy mô thương mại là ít đắt tiền hơn so với mức giá được dự tính khi xét tới độ phổ biến tương đối ít của nó trong các loại quặng. == Phổ biến == Samari không được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên, mà giống như các nguyên tố đất hiếm khác, nó nằm trong nhiều loại khoáng vật, như monazit, bastnasit và samarskit. Monazit (trong đó nó chiếm tới 2,8%) và bastnasit được sử dụng như là các nguồn thương mại. Misch metal chứa khoảng 1% samari cũng đã từng được sử dụng, nhưng chỉ thời gian gần đây thì samari tương đối tinh khiết mới được cô lập thông qua các quy trình kỹ thuật như trao đổi ion, chiết dung môi và kết tủa điện hóa học. Kim loại này thường được điều chế bằng điện phân hỗn hợp nóng chảy của clorua samari (III) với clorua natri hay clorua canxi. Samari cũng có thể thu được bằng khử ôxít của nó với lantan. == Hợp chất == Các hợp chất của samari bao gồm: Các florua: SmF2, SmF3 Các clorua: SmCl2, SmCl3 Các bromua: SmBr2, SmBr3 Các iodua: SmI2, SmI3 Các ôxít: Sm2O3 Các sulfua: Sm2S3 Các selenua: Sm2Se3 Các telurua: Sm2Te3 Xem thêm Hợp chất samari. == Đồng vị == Samari nguồn gốc tự nhiên là hỗn hợp của 4 đồng vị ổn định là Sm144, Sm150, Sm152 và Sm154 và 3 đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã cực dài là Sm147Sm (1,06×1011 năm), Sm148 (7×1015 năm) và Sm149 (>2×1015 năm), với Sm152 là phổ biến nhất (chiếm khoảng 26,75% độ phổ biến tự nhiên). Sm151 có chu kỳ bán rã 90 năm, và Sm145 có chu kỳ bán rã 340 ngày. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 2 ngày và phần lớn trong đó có chu kỳ bán rã ít hơn 48 giây. Nguyên tố này cũng có 5 trạng thái giả ổn định với ổn định nhất là Sm141m (t½ 22,6 phút), Sm143m1 (t½ 66 giây) và Sm139m (t½ 10,7 giây). Các đồng vị của samari nằm trong khoảng có nguyên tử lượng từ 127,9580854 u (Sm128) tới 164,9529897 u (Sm165). Phương thức phân rã chủ yếu trước đồng vị ổn định phổ biến nhất, Sm152, là bắt điện tử, còn phương thức phân rã chủ yếu sau nó là phân rã beta trừ. Sản phẩm phân rã chủ yếu trước Sm152 là các đồng vị của promethi (Pm) còn sản phẩm phân rã chủ yếu sau nó là các đồng vị của europi (Eu). Samari tự nhiên có độ phóng xạ 128 Bq/g. == Phòng ngừa == Giống như các nguyên tố khác trong nhóm Lantan, các hợp chất của samari có độc tính từ nhẹ tới vừa phải, mặc dù độc tính của chúng vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. == Ghi chú == == Tham khảo == Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos – Samarium Centerwatch About drug Quadramet == Liên kết ngoài == WebElements.com – Samarium It's Elemental – Samarium Reducing Agents > Samarium low valent
cúp bóng đá châu phi 2015.txt
Cúp bóng đá châu Phi 2015, còn có tên là Cúp bóng đá châu Phi Orange theo tên nhà tài trợ, là cúp bóng đá châu Phi lần thứ 30, được tổ chức từ 17 tháng 1 đến 8 tháng 2 năm 2015 tại Guinea Xích đạo. Giải đấu ban đầu diễn ra ở Maroc, quốc gia từng tổ chức thành công Cúp bóng đá châu Phi 1988, nhưng sau đó Maroc bị liên đoàn bóng đá châu Phi tước quyền đăng cai do lo ngại về dịch bệnh virus Ebola. Chủ nhà của giải đấu được bàn giao cho Guinea Xích đạo. Bờ Biển Ngà giành chức vô địch lần thứ hai trong lịch sử sau khi vượt qua Ghana với tỉ số 9–8 ở loạt sút luân lưu 11m sau 120 phút thi đấu chung kết với tỉ số hòa 0–0. == Chủ nhà == === Giành quyền đăng cai === Danh sách các quốc gia tham gia giành quyền đăng cai cúp bóng đá châu Phi 2015: CAF nhận được 3 hồ sơ đăng cai trước thời hạn ngày 30 tháng 9 năm 2010 là CHDC Congo, Maroc và Nam Phi Tuy nhiên, Maroc đã được chọn là nơi diễn ra giải đấu vì cơ sở hạ tầng phát triển cao và sân vận động tiên tiến. Vào ngày 29 tháng 1, trong khi diễn ra siêu cúp bóng đá châu Phi 2011, CAF quyết định trao quyền đăng cai cúp bóng đá châu Phi cho Maroc.. === Maroc bị tước quyền đăng cai === Vào tháng 10 năm 2014, Maroc chính thức rút đăng cai Cúp bóng đá châu Phi 2015 vì đại dịch Ebola. Cách đấy khoảng một tháng, Maroc đã đề xuất với CAF hoãn giải đấu sang năm 2016, vì lo ngại đại dịch Ebola sẽ bùng phát tại nước chủ nhà và mất kiểm soát nhưng CAF đã từ chối. Chính vì vấn đề này, các nhà chức trách và liên đoàn bóng đá Hoàng gia Maroc đã quyết định sẽ không đăng cai CAN 2015 để đảm bảo an toàn quốc gia trước dịch bệnh Ebola và CAF cũng đã xác nhận thông tin này. Ai Cập, Ghana, Nam Phi và Sudan cùng lên kế hoạch đăng cai giải đấu này thay cho Maroc. Nhưng tất cả các quốc gia này đều từ chối vì đại dịch Ebola. Ngày 14 tháng 11 năm 2014, một ngày sau khi quyết định truất quyền đăng cai cúp bóng đá châu Phi 2015 của Maroc, liên đoàn bóng đá châu Phi đã trao đặc ân này cho Guinea Xích Đạo. == Vòng loại == Vòng loại gồm 7 bảng 4 đội. Hai đội đầu bảng và đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất giành quyền tham dự vòng chung kết. 51 đội đăng ký tham dự vòng loại (trừ chủ nhà Maroc). Nam Sudan tham dự vòng loại lần đầu tiên. Hai đội Djibouti và Somalia không tham dự vòng loại. Maroc được đặc cách vào thắng vòng chung kết; tuy nhiên, sau khi CAF tước quyền đăng cai do dịch bệnh Ebola nên Guinea Xích đạo - dù không vượt qua vòng loại - vẫn được đặc cách tham dự giải đấu này thay cho Maroc. Nigeria trở thành đội đương kim vô địch thứ ba không vượt qua vòng loại (sau Sudan 1972 và Ai Cập 2012). === Các đội giành quyền tham dự === == Địa điểm == == Phân loại hạt giống == Buổi lễ bốc thăm được tổ chức vào 3 tháng 12 năm 2014 tại Malabo. == Các trọng tài == Trọng tài chính Trợ lý trọng tài == Cầu thủ tham dự == Tất cả các đội chỉ đăng ký 23 cầu thủ. == Vòng bảng == === Tiêu chí xếp hạng === Nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau: Thành tích đối đầu trực tiếp giữa các đội Hiệu số bàn thắng thua khi đối đầu trực tiếp Bàn thắng ghi được khi đối đầu trực tiếp Hiệu số bàn thắng thua trong bảng đấu Bàn thắng ghi được trong bảng đấu Ban tổ chức bốc thăm Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (UTC+1). === Bảng A === === Bảng B === === Bảng C === === Bảng D === == Vòng đấu loại trực tiếp == === Tứ kết === === Bán kết === === Tranh hạng ba === === Chung kết === === Vô địch === == Danh sách cầu thủ ghi bàn == 3 bàn 2 bàn 1 bàn phản lưới nhà Thulani Hlatshwayo (trận gặp Algérie) == Giải thưởng == Vua phá lưới André Ayew (3 bàn, 2 đường kiến tạo) Cầu thủ xuất sắc nhất Christian Atsu Thủ môn xuất sắc nhất Sylvain Gbohouo Tiền đạo xuất sắc nhất Kwesi Appiah Đội đoạt giải phong cách CHDC Congo Đội hình tiêu biểu === Thẻ phạt === Trong giải đấu này, một cầu thủ bị treo giò trong trận đấu tiếp theo nếu nhận thẻ đỏ trực tiếp hoặc nhận đủ hai thẻ vàng trong hai trận đấu khác nhau. Tại Cúp bóng đá châu Phi 2015, các cầu thủ sau đây bị treo giò một hay nhiều trận do dính thẻ đỏ hoặc nhận đủ số thẻ vàng: == Bảng xếp hạng giải đấu == == Nhà tài trợ == == Truyền thông == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Orange Africa Cup Of Nations, Equatorial Guinea 2015, CAFonline.com
bọ cánh cứng.txt
Bọ cánh cứng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến. Chúng được phân loại thành bộ Cánh cứng (Coleoptera phát âm /ˌkoʊliˈɒptərə/; từ tiếng Hy Lạp κολεός, koleos nghĩa là "màng bọc, bao, vỏ, áo" và πτερόν, pteron nghĩa là "cánh"), gồm nhiều loài được mô tả hơn bất kỳ bộ nào khác trong giới động vật, chiếm khoảng 25% tất cả các dạng sống đã biết. Khoảng 40% côn trùng được mô tả là bọ cánh cứng (khoảng 400.000 loài) và ngày càng nhiều loài mới được khám phá. == Phân loài == Bộ Coleoptera Phân bộ Adephaga Schellenberg, 1806 Amphizoidae LeConte, 1853 Carabidae Latreille, 1802 Cicindelinae, trước đây là Cicindelidae Latreille, 1802 Paussinae, trước đây là Paussidae Latreille, 1807 Dytiscidae Leach, 1815 (cà niễng) Gyrinidae Latreille, 1802: Họ Bọ vẽ nước Haliplidae Aube, 1836 Hygrobiidae Régimbart, 1878 Noteridae C.G. Thomson, 1860 Rhysodidae Laporte, 1840 Trachypachidae C.G. Thomson, 1857 Phân bộ Archostemata Kolbe, 1908 Crowsoniellidae Iablokoff-Khnzorian, 1983 Cupedidae Laporte, 1836 Jurodidae Ponomarenko, 1985 Micromalthidae Barber, 1983 Ommatidae Sharp and Muir, 1912 Phân bộ Myxophaga Crowson, 1955 Hydroscaphidae LeConte, 1874 Lepiceridae Hinton, 1936 Sphaeriusidae Erichson, 1845 (= Microsporidae: Bulletin of Zoological Nomenclature 57(3):, 182-184.) Torridincolidae Steffan, 1964 Phân bộ Polyphaga Emery, 1886 Cận bộ Bostrichiformia Forbes, 1926 Siêu họ Bostrichoidea Latreille, 1802 Anobiidae Fleming, 1821 Ptininae, trước đây là Ptinidae Latreille, 1802 Bostrichidae Latreille, 1802 Lyctinae, trước đây là Lyctidae Billberg, 1820 Endecatominae, trước đây là Endecatomidae LeConte, 1861 Dermestidae Latreille, 1804 Thorictinae, trước đây là Thorictidae Agassiz, 1846 Jacobsoniidae Heller, 1926 Nosodendridae Erichson, 1846 Siêu họ Derodontoidea LeConte, 1861 Derodontidae LeConte, 1861 Cận bộ Cucujiformia Lameere, 1938 Siêu họ Chrysomeloidea Latreille, 1802 Cerambycidae Latreille, 1802 (họ Xén tóc) Chrysomelidae Latreille, 1802: Họ Ánh kim - bao gồm Bruchidae và Cassidae Megalopodidae Latreille, 1802 Orsodacnidae C. G. Thomson, 1869 Siêu họ Cleroidea Latreille, 1802 Acanthocnemidae Crowson, 1964 Chaetosomatidae Crowson, 1952 Cleridae Latreille, 1802 Melyridae Leach, 1815 Phloiophilidae Kiesenwetter, 1863 Phycosecidae Crowson, 1952 Prionoceridae Lacordaire, 1857 Trogossitidae Latreille, 1802 Siêu họ Cucujoidea Latreille, 1802 Alexiidae Imhoff, 1856 Biphyllidae LeConte, 1861 Boganiidae Sen Gupta and Crowson, 1966 Bothrideridae Erichson, 1845 Byturidae Jacquelin du Val, 1858 Cavognathidae Sen Gupta and Crowson, 1966 Cerylonidae Billberg, 1820 Coccinellidae Latreille, 1807 Corylophidae LeConte, 1852 Cryptophagidae Kirby, 1937 Cucujidae Latreille, 1802 Discolomatidae Horn, 1878 Endomychidae Leach, 1815 Merophysiinae, trước đây là Merophysiidae Seidlitz, 1872 Erotylidae Latreille, 1802 Helotidae Reitter, 1876 Hobartiidae Sen Gupta & Crowson, 1966 Kateretidae Erichson trong Agassiz, 1846 (= Brachypteridae. ICZN Op., 1916, 1999). Laemophloeidae Ganglbauer, 1899 Lamingtoniidae Sen Gupta & Crowson, 1966 Languriidae Crotch, 1873 Latridiidae Erichson, 1842 Monotomidae Laporte, 1840 Rhizophaginae, trước đây là Rhizophagidae Redtenbacher, 1845 Nitidulidae Latreille, 1802 Passandridae Erichson, 1845 Phalacridae Leach, 1815 Phloeostichidae Reitter, 1911 Propalticidae Crowson, 1952 Protocucujidae Crowson, 1954 Silvanidae Kirby, 1937 Smicripidae Horn, 1879 Sphindidae Jacquelin du Val, 1860 Siêu họ Curculionoidea Latreille, 1802 Anthribidae Billberg, 1820 Attelabidae Billberg, 1820 Belidae Schönherr, 1826 Aglycyderinae, trước đây là Aglycyderidae Wollaston, 1864 Oxycoryninae, trước đây là Oxycorynidae Schönherr, 1840 Brentidae Billberg, 1820 Apioninae, trước đây là Apionidae Schönherr, 1823 Caridae Thompson, 1992 Curculionidae Latreille, 1802 Scolytinae, trước đây là Scolytidae Latreille, 1807 Ithyceridae Schönherr, 1823 Nemonychidae Bedel, 1882 Siêu họ Lymexyloidea Fleming, 1821 Lymexylidae Fleming, 1821 Siêu họ Tenebrionoidea Latreille, 1802 Aderidae Winkler, 1927 Anthicidae Latreille, 1819 Archeocrypticidae Kaszab, 1964 Boridae C. G. Thomson, 1859 Chalcodryidae Watt, 1974 Ciidae Leach, 1819 (= Cisidae) Melandryidae Leach, 1815 Meloidae Gyllenhal, 1810 Mordellidae Latreille, 1802 Mycetophagidae Leach, 1815 Mycteridae Blanchard, 1845 Hemipeplinae, trước đây là Hemipeplidae Lacordaire, 1854 Oedemeridae Latreille, 1810 Perimylopidae St. George, 1939 Prostomidae C. G. Thomson, 1859 Pterogeniidae Crowson, 1953 Pyrochroidae Latreille, 1807 Cononotini hay Cononotidae Pedilinae, trước đây là Pedilidae Lacordaire, 1859 Pythidae Solier, 1834 Ripiphoridae Gemminger & Harold, 1870 trước đây là Rhipiphoridae Salpingidae Leach, 1815 Elacatini hay Elacatidae Inopeplinae, trước đây là Inopeplidae Grouvelle, 1908 Scraptiidae Mulsant, 1856 Stenotrachelidae C. G. Thomson, 1859 Cephaloinae, trước đây là Cephaloidae LeConte, 1852 Synchroidae Lacordaire, 1859 Tenebrionidae Latreille, 1802 Alleculinae, trước đây là Alleculidae Laporte, 1840 Lagriinae, trước đây là Lagriidae Latreille, 1825 Nilionini hay Nilionidae Lacordaire, 1859 Petriini hay Petriidae Tetratomidae Billberg, 1820 Trachelostenidae Lacordaire, 1859 Trictenotomidae Blanchard, 1845 Ulodidae Pascoe, 1869 Zopheridae Solier, 1834 Colydiinae hay Colydiini, trước đây là Colydiidae Erichson, 1842 Monommatinae hay Monommatini, trước đây là Monommatidae hay Monommidae Blanchard, 1845 Cận bộ Elateriformia Crowson, 1960 Siêu họ Buprestoidea Leach, 1815 Buprestidae Leach, 1815 Schizopodidae LeConte, 1861 Siêu họ Byrrhoidea Latreille, 1804 Byrrhidae Latreille, 1804 Callirhipidae Emden, 1924 Chelonariidae Blanchard, 1845 Cneoglossidae Champion, 1897 Dryopidae Billberg, 1820 Elmidae Curtis, 1830 Eulichadidae Crowson, 1973 Heteroceridae MacLeay, 1825 Limnichidae Erichson, 1846 Lutrochidae Kasap and Crowson, 1975 Psephenidae Lacordaire, 1854 Ptilodactylidae Laporte, 1836 Siêu họ Dascilloidea Guerin-Meneville, 1843 Dascillidae Guérin-Méneville, 1843 Rhipiceridae Latreille, 1834 Siêu họ Elateroidea Leach, 1815 Artematopodidae Lacordaire, 1857 (= Eurypogonidae) Brachypsectridae Leconte & Horn, 1883 Cantharidae Imhoff, 1856 Cerophytidae Latreille, 1834 Drilidae Blanchard, 1845 Elateridae Leach, 1815 Cebrioninae, trước đây là Cebrionidae Latreille, 1802 Eucnemidae Eschscholtz, 1829 Lampyridae Latreille, 1817 (đom đóm) Lycidae Laporte, 1836 Omalisidae Lacordaire, 1857 Omethidae LeConte, 1861 Phengodidae LeConte, 1861 Plastoceridae Crowson, 1972 Podabrocephalidae Pic, 1930 Rhinorhipidae Lawrence, 1988 Telegeusidae Leng, 1920 Throscidae Laporte, 1840 (= Trixagidae) Siêu họ Scirtoidea Fleming, 1821 Clambidae Fischer, 1821 Decliniidae Nikitsky và ctv., 1994 Eucinetidae Lacordaire, 1857 Scirtidae Fleming, 1821 (= Helodidae) Cận bộ Scarabaeiformia Crowson, 1960 Siêu họ Scarabaeoidea Latreille, 1802 Belohinidae Paulian, 1959 Bolboceratidae Laporte de Castelnau, 1840 Ceratocanthidae White, 1842 (= Acanthoceridae) Diphyllostomatidae Holloway, 1972 Geotrupidae Latreille, 1802 Glaphyridae MacLeay, 1819 Glaresidae Semenov-Tian-Shanskii & Medvedev, 1932 Hybosoridae Erichson, 1847 Lucanidae Latreille, 1804 Ochodaeidae Mulsant & Rey, 1871 Passalidae Leach, 1815 Pleocomidae LeConte, 1861 Scarabaeidae Latreille, 1802: Họ Bọ hung Dynastinae, trước đây là Dynastidae MacLeay, 1819: Kiến vương Trogidae MacLeay, 1819 Cận bộ Staphyliniformia Lameere, 1900 Siêu họ Hydrophiloidea Latreille, 1802 Histeridae Gyllenhal, 1808 Hydrophilidae Latreille, 1802 (cà niễng râu ngắn) Georyssinae, trước đây là Georyssidae Laporte, 1840 Sphaeritidae Schuckard, 1839 Synteliidae Lewis, 1882 Siêu họ Staphylinoidea Latreille, 1802: Liên họ Cánh cụt Agyrtidae C.G. Thomson, 1859 Hydraenidae Mulsant, 1844 Leiodidae Fleming, 1821 (= Anisotomidae) Platypsyllinae Ritsema, 1869 hay Leptinidae Ptiliidae Erichson, 1845 Cephaloplectinae, trước đây là Limulodidae Sharp, 1883 Scydmaenidae Leach, 1815 Silphidae Latreille, 1807 Staphylinidae Latreille, 1802 Scaphidiinae, trước đây là Scaphidiidae Latreille, 1807 Pselaphinae, trước đây là Pselaphidae Latreille, 1802 == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Coleopteran tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Coleoptera from the Tree of Life Web Project List of major Beetle collections Beetles and coleopterologists (tiếng Đức) Käfer der Welt Coleop-Terra Beetles – Coleoptera Beetle larvae on Flickr Beetle images on Flickr Gallery of European beetles Identification keys to some British beetles North American Beetles Beetles of North America Texas beetle information The Beetle Ring Beetles of Africa Beetles of Mauritius Southeast Asian beetles
moto e (thế hệ thứ nhất).txt
Moto E là điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android do Motorola Mobility phát triển và sản xuất, được phát hành theo sự trỗi dậy thành công của Moto G. Nó là thiết bị tầm trung nhằm cạnh tranh với dòng Điện thoại phổ thông bằng cách cung cấp độ bền cao và chi phí thấp cho những người sở hữu điện thoại thông minh lần đầu tiên hay người tiêu dùng tiết kiệm, và hướng đến các thị trường mới nổi. Thiết bị được giới thiệu vào ngày 13 tháng 5 năm 2014, và có mặt trên gian hàng trực tuyến ở Ấn Độ và Hoa Kỳ cùng ngày. Ở Ấn Độ, việc phát hành Moto E với nhu cầu cao tương tự như Moto G, đã khiến trang web của Flipkart—nhà tiếp thị bán lẻ trực tuyến của thiết bị này ở đất nước—gặp trục trặc. Moto E được kế nhiệm bởi Moto E (thế hệ thứ hai) vào tháng 2 năm 2015. == Phát triển == === Phát hành === == Thông số kĩ thuật == == Sự đón nhận == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
mats wilander.txt
Mats Wilander (sinh ngày 22 tháng 8 năm 1964 tại Växjö, Thụy Điển) là cựu tay vợt số 1 thế giới người Thuỵ Điển. Từ năm 1982 đến 1988, ông giành 7 giải Grand Slam đơn (3 Pháp Mở rộng, 3 Úc Mở rộng, 1 Mỹ Mở rộng), và 1 giải đôi Grand Slam tại Wimbledon. Ông giành 3 trong 4 giải Grand Slam trong năm 1988 và đoạt vị trí số 1 thế giới. Mặc dù vậy, Wilander vẫn chưa giành được giải Wimbledon đơn. Ông đã vô địch Úc Mở rộng khi giải đấu diễn ra trên mặt sân cỏ. Chính vì vậy dù chưa vô địch Wimbledon nhưng ông vẫn là một trong 6 tay vợt (cùng Jimmy Connors, Andre Agassi, Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic) vô địch trên tất cả các mặt sân ở các giải Grand Slam (cứng, cỏ, đất nện). Wilander giành 4 giải Grand Slam khi mới 20 tuổi, là tay vợt trẻ nhất đạt được thành tựu này. Winlander giành 33 chức vô địch đơn và 7 chức vô địch đôi trong suốt sự nghiệp. Ông cũng là nhân tố giúp Thụy Điển 7 lần vào chung kết Davis Cup vào thập niên 80. Năm 2002 Wilander được ghi danh tại Đại sảnh danh vọng quần vợt quốc tế. == Kỷ lục == == Grand Slam == === Vô địch (7) === === Á quân (4) === == Toàn bộ == == Tham khảo ==
hiệp hội nam á vì sự hợp tác khu vực.txt
Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á hay là Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (gọi tắt là SAARC:South Asian Association for Regional Cooperation) là một tổ chức hợp tác kinh tế-chính trị của 8 quốc gia Nam Á. SAARC được thành lập ngày 8/12/1985 bởi Ấn Độ,Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Maldives và Bhutan. Đây là tổ chức Hợp tác về Kinh tế-chính trị lớn nhất hành tinh với số dân là hơn 1,5 tỷ người. Thành viên thứ 8 của SAARC là Afghanistan được kết nạp vào tháng 4 năm 2007 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của tổ chức. Cuối năm 1970, tổng thống Bangladesh đề nghị thành lập một tổ chức bao gồm tất cả các nước Nam Á. Ý tưởng này được đưa ra một lần nữa vào tháng 5 năm 1980. Thư ký của 7 nước thành viên đã có cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1981 tại Colombo. Và vào tháng 8 năm 1981,các nước thành viên đã xác định năm lãnh vực hợp tác với nhau. Trong những năm tiếp theo, các lĩnh vực hợp tác khác tiếp tục được đề ra. Các mục tiêu của SAARC được đề ra là: Thúc đẩy sự phát triển của tất cả các dân tộc tại Nam Á và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cùng với sự phát triển toàn diện kinh tế-văn hóa-xã hội. Tăng cường sự hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa các nước Nam Á. Để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và đánh giá đúng đắn một vấn đề nào đó. Thúc đẩy, tăng cường sự hợp tác lẫn nhau trong các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Công nghệ và Khoa học kĩ thuật. Tăng cường sự hợp tác với các nước đang phát triển. Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức quốc tế khác và những vấn đề trọng đại. Hợp tác với các tổ chức khu vực có mục đích giống nhau. Tuyên bố về Sự hợp tác giữa các nước Nam Á đã được đưa ra năm 1983 tại New Dehli. Tại cuộc họp vào năm này, Chương trình tích hợp (IPA) đã được đưa ra với 9 lĩnh vực:Nông nghiệp,Phát triển Nông thôn,Viễn thông,Khí tượng,Y tế và Dân số, Giao thông vận tải, Bưu chính, Khoa học và Công nghệ, Thể thao-Nghệ thuật-Văn Hóa. Mốc thành lập ngày 8 tháng 12 năm 1985 là sự kiện việc áp dụng Điều lệ của Tổ chức Hiệp Hội Nam Á vì sự Hợp tác khu vực(SAARC)bởi người đứng đầu 7 nước: Bangladesh, Bhutan, India, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Afghanistan trở thành thành viên chính thức vào ngày 3 tháng 4 năm 2007. Với việc kết nạp thêm Afghanistan,tổng số nước thành viên đã là 8 nước. Tháng 4 năm 2006, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã chính thức yêu cầu SAARC cấp giấy phép để họ được quan sát thực trạng của SAARC. Liên minh châu Âu cũng đưa ra yêu cầu như thế vào tháng 7 năm 2006 tại cuộc họp các Bộ trưởng Cấp cao. Tháng 8 Năm 2006, SAARC đã đồng ý về nguyên tắc để Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu quan sát các hoạt động của mình. == Tham khảo ==
hiện tượng 2012.txt
Hiện tượng 2012 bao gồm hàng loạt những đức tin về thuyết mạt thế cho rằng vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế hoặc sẽ xảy ra những sự kiện biến đổi lớn. Ngày này được coi là ngày kết thúc của một chu kỳ dài 5.125 năm trong lịch Long Count của người Maya. Đã có những đề xuất về sự liên quan giữa ngày này với sự thẳng hàng của các sao trong thiên văn và những công thức thần số học. Tín đồ Tân Kỷ nguyên giải thích ngày này đánh dấu một thời điểm bắt đầu một thời kỳ mà Trái Đất và cư dân sống trên đó có thể sẽ trải qua một sự biến đổi về thể chất hoặc tinh thần, và cho rằng năm 2012 có thể là cột mốc khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Những người khác thì cho rằng năm 2012 sẽ đánh dấu sự kết thúc của thế giới hoặc là một thảm họa nhỏ hơn. Cả hai ý kiến này đều phổ biến trong sách và phim tư liệu, và được lan truyền rộng rãi trên các trang web và qua các nhóm thảo luận. Thảm cảnh được đưa ra cho ngày tận thế gồm có: Mặt trời sẽ đạt mức năng lượng cực đại hoặc sự va chạm của Trái Đất với một lỗ đen hay với hành tinh "Nibiru". Các học giả từ nhiều ngành khác nhau đã bác bỏ ý tưởng về những sự kiện tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012. Những nhà nghiên cứu chính thống về người Maya cho thấy không tìm được trong bất kỳ tài liệu cổ thư nào còn sót lại của người Maya dự đoán về ngày tận thế sắp xảy ra, và cho rằng ý tưởng về lịch Long Count sẽ "kết thúc" trong năm 2012 là bóp méo lịch sử của người Maya. Hiện nay, những người Maya hiện đại phần lớn không tin về sự kiện 2012, còn nguồn tư liệu cổ của người Maya về vấn đề này rất hiếm và nhiều mâu thuẫn. Các nhà thiên văn học và những nhà khoa học khác đã phủ nhận và cho rằng những dự đoán về ngày tận thế là giả khoa học, họ tuyên bố những sự kiện tiên đoán ​​là trái ngược với các quan sát thiên văn đơn giản. == Lịch của người Maya == Tháng 12 năm 2012 đánh dấu sự kết thúc của một b'ak'tun; tức là một khoảng thời gian trong lịch của người Maya (tiếng Anh: Mesoamerican Long Count calendar) được sử dụng ở Trung Mỹ trước khi người Châu Âu đặt chân đến. Mặc dù lịch này rất có thể là phát minh của người Olmec, nhưng nó lại trở nên gắn liền với nền văn minh Maya có thời kỳ phát triển kéo dài từ 900-250 TCN. Những hệ thống chữ viết cổ của người Maya đã được giải mã đáng kể, có nghĩa là các văn bản và vật liệu khắc chữ của họ vẫn còn tồn tại từ trước sự xâm chiếm của người châu Âu. Không giống như Lịch vòng tròn có chu kỳ 52 năm vẫn được người Maya hiện đang sử dụng, lịch Long Count là dạng đường thẳng, và các đơn vị khoảng thời gian được tính theo hệ số 20: 20 ngày làm thành một uinal, 18 uinal (tức 360 ngày) là một tun, 20 tun là một k'atun, và 20 k'atun (tức 144.000 ngày) tạo thành một b'ak'tun. Vì vậy, một ngày của người Maya ký hiệu là 8.3.2.10.15 tương ứng với: 8 b'ak'tun, 3 k'atun, 2 tun, 10 uinal và 15 ngày. === Ngày tận thế === Văn học dân gian của người Maya cho rằng có sự tồn tại của những "chu kỳ thế giới", tuy nhiên ghi chép này đã không còn nguyên vẹn nên đã để lại một đáp án mở với nhiều khả năng. Theo tập sử thi Popol Vuh, một cuốn sách tổng hợp chi tiết các tính toán của sự tạo thành thế giới do người K'iche' ở vùng cao nguyên (một trong những nhóm dân tộc Maya) để lại, thì chúng ta đang sống trong thế giới thứ tư. Sách Popol Vuh miêu tả, đầu tiên các vị thần sáng tạo ra ba thế giới nhưng bị thất bại, đến lần thứ tư mới thành công và cũng chính là nơi mà loài người đang sinh sống hiện giờ. Trong lịch của người Maya, thế giới trước đã kết thúc sau 13 b'ak'tun, tức là khoảng 5.125 năm. "Ngày 0" của lịch đã được thiết lập lại trong quá khứ để đánh dấu sự kết thúc của thế giới thứ ba và bắt đầu thế giới hiện tại, thời điểm này tương ứng vào ngày 11 tháng 8 năm 3114 TCN theo lịch Gregorius đón trước. Điều này có nghĩa là thế giới thứ tư cũng sẽ đi đến thời điểm tận cùng của nó vào b'ak'tun thứ 13, hay theo cách ghi ngày của người Maya là 13.0.0.0.0, tức là ngày 21 tháng 12 năm 2012. Năm 1957, nhà thiên văn học và Maya học Maud Worcester Makemson đã viết rằng: "sự hoàn tất một Chu Kỳ Lớn của 13 b'ak'tun mang một ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với người Maya". Năm 1966, Michael D. Coe khẳng định trong cuốn The Maya "có một gợi ý... là sự hủy diệt sẽ giáng xuống bất chợt cho những con người trụy lạc của thế giới này vào ngày cuối cùng của b'ak'tun thứ 13. Như vậy hiện tại... vũ trụ của chúng ta sẽ bị tiêu diệt trong tháng 12 năm 2012 khi chu kỳ lớn của lịch Maya hoàn tất." === Phủ nhận === Niềm tin vào thảm họa sẽ đến trong khoảng thời gian ngày 21 tháng 12 năm 2012 được phần lớn các học giả nghiên cứu về người Maya cổ đại cho là một dự đoán sai, nhưng hiện tượng này vẫn thường được trích dẫn phổ biến trên các phương tiện truyền thông và văn hóa như một vấn đề của năm 2012. Nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng vào năm 2012 sẽ lần nữa giống như vụ sự cố năm 2000 hoặc giống như bao lời tiên tri khác về ngày tận thế nhưng không thành sự thật. Lời giải thích về ngày tận thế của Coe đã được nhiều học giả khác nhắc lại trong suốt những năm đầu của thập niên 1990. Tuy nhiên sau đó nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ngày cuối cùng kết thúc b'ak'tun thứ 13 rất có thể là lý do cho một lễ kỷ niệm, chứ không phải là đánh dấu hết lịch. Học giả về người Maya, Mark Van Stone đã nói: "không có bất kỳ điều gì trong lời tiên tri của người Maya, Aztec hay người Trung Mỹ cổ xưa cho rằng có một sự thay đổi bất ngờ hoặc trọng đại nào xảy ra trong năm 2012. Khái niệm về một 'Đại Chu Kỳ' sắp kết thúc hoàn toàn là phát minh của người hiện đại". Năm 1990, hai nhà học giả về Maya là Linda Schele và David Freidel đã rút ra kết luận là người Maya "chưa từng thai nghén bất kỳ ý nghĩ nào về ngày tận thế như nhiều người đã giả thuyết." Susan Milbrath, phụ trách bảo tàng nghệ thuật châu Mỹ Latinh và khảo cổ học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida, nói rằng "chúng tôi không có những ghi chép hoặc tin tức gì cho rằng [người Maya] đã từng nghĩ về một ngày chấm dứt thế giới vào năm 2012". Sandra Noble, giám đốc điều hành của Foundation for the Advancement of Mesoamerican Studies ở Crystal River (Florida) nói rằng, đối với người Maya đó sẽ là một ngày lễ rất lớn để kỷ niệm ngày cuối cùng của một chu kỳ bình an vô sự. Về việc ngày 21 tháng 12 năm 2012 bị xem như là một sự kiện hoặc thời điểm của tận thế, Sandra cho rằng "đó là một sự bịa đặt hoàn toàn, và là một cơ hội để nhiều người kiếm chác". Còn ông E. Wyllys V Andrews, giám đốc Đại học Tulane viện nghiên cứu Trung Mỹ (MARI) cho rằng: "sẽ có một chu kỳ tiếp theo. Chúng ta biết rằng người Maya đã nghĩ là có một chu kỳ trước chu kỳ này, và điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn yên tâm với một chu kỳ tiếp theo sau chu kỳ này". == Mối liên hệ của người Maya với b'ak'tun 13 == Cộng đồng người Maya hiện nay không chú trọng nhiều đến b'ak'tun 13. Mặc dù, Lịch chu kỳ vẫn được vài nhóm người Maya trên cao nguyên Guatemala sử dụng, nhưng cách tính lịch Long Count này đã được xem như là một sử dụng độc nhất bởi người Maya cổ đại mà các nhà khảo cổ vừa chỉ mới khám phá gần đây. Một bô lão người Maya là Apolinario Chile Pixtun và nhà khảo cổ học người México là ông Guillermo Bernal đều nhấn mạnh rằng "ngày tận thế" là một khái niệm của phương Tây, nó có rất ít hoặc chẳng có ảnh hưởng gì với đức tin của người Maya. Bernal nghĩ rằng ý tưởng đó đã được người phương Tây gán ghép cho người Maya bởi vì những chuyện hoang đường của họ đang dần "cạn kiệt". Nhà khảo cổ học người Maya, Jose Huchm nói: "nếu giả sử tôi đi đến những cộng đồng nói tiếng Maya và hỏi họ những gì sẽ xảy ra trong năm 2012, họ sẽ chẳng có bất kỳ một ý kiến nào. Thế giới sẽ chấm hết? Họ sẽ chẳng thèm tin bạn đâu. Chúng tôi có nhiều mối bận tâm thực sự ở hiện tại, như là mưa chẳng hạn". Chẳng có gì là chắc chắn chứng minh người Maya cổ đại đã quan trọng hóa b'ak'tun 13. Hầu hết các sử liệu chính xác từ các bảng khắc ghi chép của người Maya cổ đại để lại không có tuyên bố nào hàm ý dự đoán hay tiên tri. Tuy vậy, có 2 chỗ trong sử liệu của người Maya có thể có đề cập đến sự kết thúc của b'ak'tun thứ 13, đó là: Đài tưởng niệm Tortuguero 6 và the Chilam Balam. === Tortuguero === Khu di tích khảo cổ Tortuguero nằm ở cực Nam Tabasco-México có từ thế kỷ thứ 7, bao gồm hàng loạt các chữ khắc trên bia chủ yếu là để vinh danh vị vua đương thời là Bahlam Ajaw. Một dòng chữ trên đài tưởng niệm Tortuguero 6 có liên quan đến b'ak'tun 13. Nó đã bị xóa đi một phần, Sven Gronemeyer và Barbara MacLeod đã đưa ra bản dịch hoàn chỉnh nhất: Rất ít điều được biết về thần Bolon Yokte. Theo một bài viết của nhà Maya học Markus Eberl và Christian Prager trong Báo cáo nhân chủng học, tên của ông bao gồm các yếu tố: "số chín", 'te-OK '(vẫn có giải nghĩa của chữ này), và "thần ". Sự rắc rối của những chữ khắc quá xưa này cho thấy đây là một vị thần rất cổ và những chữ này không giống với những tài liệu sao chép hiện có. B'olon-Yokte cũng xuất hiện trong các bảng khắc khác được tìm thấy tại Palenque, Usumacinta; và La Mar và được miêu tả như là một vị thần của xung đột, chiến tranh và địa ngục. Trong một tấm bia, thần B'olon-Yokte được trang trí với một sợi dây quanh cổ, và trong một tấm bia khác thì với túi hương, cả hai vật này đều là vật cúng tế trong các dịp tất niên. Dựa trên những quan sát các nghi thức hiện đại của người Maya, Gronemeyer và MacLeod đã xác nhận là tấm bia đề cập đến một lễ kỷ niệm, trong đó một người đóng vai 'K'uh Bolon Yokte' sẽ mặc lễ phục và diễu hành quanh một khu vực. Gronemeyer và MacLeod nhấn mạnh sự liên hệ giữa Bolon Yokte 'K'uh với b'ak'tun thứ 13 trong tấm bia này dường như là rất quan trọng. Lễ kỉ niệm này sẽ khác những buổi lễ thông thường, chẳng hạn như dựng nhiều tấm bia, đốt hương trầm v,v. Gronemeyer và MacLeod cũng khẳng định sự kiện này được lên kế hoạch dành cho năm 2012 chứ không phải cho thế kỷ 17. === Những ngày sau b'ak'tun thứ 13 === Những bản thảo của người Maya đôi khi cũng đề cập đến việc dự đoán các sự kiện xảy ra trong tương lai hoặc đánh dấu những lễ kỷ niệm ở những ngày sau b'ak'tun thứ 13. Trên tấm khắc phía tây của đền Temple of Inscriptions (tiếng Việt: Đền của những câu khắc) ở Palenque, một phần của văn bản này đề cập đến tương lai ở chu kỳ thứ 80 của vòng lịch 52 năm tính từ lễ lên ngôi của vua K'inich Janaab' Pakal. Lễ lên ngôi của vua Pakal xảy ra vào ngày 9.9.2.4.8, tương đương với ngày 27 tháng 7 năm công nguyên 615 theo lịch Gregorius đón trước. Dòng chữ bắt đầu với ngày sinh của Pakal 9.8.9.13.0 (ngày 24 tháng 3, năm công nguyên 603) và sau đó cộng thêm vào ngày này các số 10.11.10.5.8, tương đương với ngày 21 tháng 10, năm công nguyên 4772, tức 4.000 năm sau thời đại của vua Pakal. Một ví dụ khác là trên bia số 1 tại Coba, một ngày 13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.13.0.0.0.0, tức 20 lần đơn vị b'ak'tun, tương đương 4,134105 × 1028 (41x1027) năm trong tương lai, hay cũng có thể là trong quá khứ. Ngày này gấp 3x1018 lần tuổi của vũ trụ đã được xác định bởi các nhà vũ trụ học. == Đức tin của phong trào New Age == Nhiều sự quả quyết về năm 2012 đều là một hình thức của những người theo thuyết Maya thần bí, một sự góp nhặt chưa được hệ thống hóa những đức tin của phong trào New Age về sự thông thái và yếu tố tâm linh của người Maya xưa. Nhà nghiên cứu thiên văn học cổ đại, Anthony Aveni nói rằng trong văn học của người Maya cổ luôn đề cao sự cân bằng của vũ trụ cho nên người Maya không thể vẽ ra hiện tượng năm 2012 được vì điều đó là mâu thuẫn với tư tưởng truyền thống của họ. Thay vào đó, hiện tượng này gắn liền với các quan niệm của người Mỹ, chẳng hạn như phong trào New Age, thuyết thời đại hoàng kim, hoặc tin vào sự tồn tại của những kiến thức bí mật có từ cổ xưa hay từ những nơi xa xôi nào đó. Các chủ đề văn học khai thác về hiện tượng 2012 bao gồm 'sự nghi ngờ đối với nền văn hóa chính thống phương Tây', ý tưởng về một sự phát triển của tâm linh, và khả năng dẫn đắt thế giới vào phong trào New Age bằng những ví dụ cá nhân hoặc những kiến thức đã được hợp nhất vào. Mục đích của nền văn học này không phải là để cảnh báo mọi người về cái chết cận kề, mà để thúc đẩy những sự đồng cảm phản văn hóa, tính cho cùng là thúc đẩy chính trị xã hội và chủ nghĩa tâm linh tích cực. Aveni, một nhà nghiên cứu về phong trào New Age và các cộng đồng những người tìm kiếm sự thông minh ngoài Trái Đất (SETI) đã cho rằng những chuyện kể về năm 2012 là sản phẩm của một xã hội 'bị cách ly': "Khi chúng ta không thể tự tìm câu trả lời thuộc về tâm linh cho những thắc mắc lớn về cuộc đời, chúng ta sẽ quay sang những thực thể tưởng tượng ở bên ngoài, nằm ở một không thời gian nào đó rất xa - chỉ các thực thể này mới có thể sở hữu được những kiến thức cao cấp". Năm 1975, sự việc kết thúc b'ak'tun đã trở thành chủ đề nghiên cứu của một số tác giả New Age, những người tin rằng điều này sẽ tương ứng với một "sự thay đổi ý thức" toàn cầu. Trong cuốn sách Mexico Mystique: The Coming Sixth Age of Consciousness, Frank Waters liên kết ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Coe, với thuật chiêm tinh và những lời tiên tri của thổ dân Hopi, trong khi đó thì cả Argüelles José (trong cuốn The Transformative Vision) và Terence McKenna (trong The Invisible Landscape) đều bàn luận về tầm quan trọng của năm 2012, nhưng không đưa ra một ngày cụ thể. Năm 1987, Argüelles sau khi nắm bắt được sự kiện Harmonic Convergence (tiếng Việt: hội tụ hài hòa) đã định ra ngày 21 tháng 12 trong cuốn The Mayan Factor: Path Beyond Technology, ông tuyên bố vào ngày đó Trái Đất sẽ đi qua một "chùm ánh sáng" rất lớn từ trung tâm của Ngân hà, và cho rằng người Maya đã liên kết lịch của họ với một dự đoán về sự kiện đó. Aveni bác bỏ tất cả các tác giả này. === Sự thẳng hàng trong Ngân hà === Không có sự kiện thiên văn đáng chú ý nào vào ngày bắt đầu của lịch Long Count. Tuy nhiên,từ giữa những năm 1990, tác giả chuyên viết về chủ nghĩa bí truyền John Major Jenkins đã khẳng định người Maya cổ đại cố tình ràng buộc ngày cuối cùng trong lịch của họ với ngày Đông chí năm 2012, tức là ngày 21 tháng 12. Ngày này phù hợp với một ý tưởng của ông về sự thẳng hàng trong Ngân hà. ==== Tuế sai ==== Trong hệ Mặt trời, các hành tinh và Mặt Trời nằm trên cùng một mặt phẳng, được gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Theo quan sát của chúng ta từ Trái Đất, hoàng đạo là đường đi của Mặt Trời vẽ trên bầu trời trong một năm. Mười hai chòm sao cùng nằm trên hoàng đạo được gọi là mười hai cung hoàng đạo, hằng năm mặt trời lần lượt đi qua tất cả mười hai chòm sao này, theo thời gian, chu kỳ của mặt trời sẽ chậm lại 1 độ vào mỗi 72 năm, hay chậm hẳn 1 cung hoàng đạo mỗi 2160 năm. Sự thay đổi này gọi là tuế sai, nguyên nhân là do trục Trái Đất bị lắc nhẹ khi quay, xảy ra giống hiện tượng tiến động của con quay. Sau khoảng 26000 năm thì đỉnh cực Bắc của trục Trái Đất vẽ đủ 1 vòng tròn, hay mặt trời di chuyển trên đường hoàng đạo sẽ bị chậm lại đúng 1 vòng 360 độ. Trong chiêm tinh học truyền thống phương Tây, tiến động được đo từ ngày xuân phân ở Bắc bán cầu, hoặc tại thời điểm mà tại đó Mặt Trời nằm chính xác ở khoảng giữa điểm thấp nhất và cao nhất trên bầu trời. Hiện nay, vị trí của mặt trời ở điểm xuân phân đang ở trong chòm sao Song Ngư và đang chuyển động ngược lại đến chòm sao Bảo Bình. Điều này báo hiệu sự kết thúc của một thời kỳ chiêm tinh (thời kỳ của Song Ngư) và bắt đầu vào một thời kỳ khác (thời kỳ của Bảo Bình). Tương tự như vậy, vị trí thấp nhất của mặt trời (đông chí), hiện đang trong chòm sao Nhân Mã, một trong hai chòm sao trong đó các cung hoàng đạo giao cắt với dải Ngân hà. Hàng năm, vào ngày đông chí, Mặt Trời và dải Ngân hà (quan sát từ mặt đất) xếp thẳng hàng, và cứ mỗi năm, tuế sai gây ra một sự dịch chuyển nhỏ vị trí biểu kiến ​​của Mặt Trời trong dải Ngân Hà. ==== Chủ nghĩa thần bí ==== Jenkins cho rằng lịch của người Maya dựa trên quan sát của họ về Great Rift, là một nhóm các đám mây bụi tối chia dọc theo dải sáng của Ngân hà, mà người Maya gọi nó là Xibalba be hay "đường tối" Jenkins cho rằng người Maya đã nhận biết được nơi giao nhau của đường hoàng đạo với Great Rift và đánh dấu vị trí này trên bầu trời như một điểm rất quan trọng trong thiên văn học. Theo giả thiết này, do tuế sai, Mặt trời sẽ thẳng hàng một cách chính xác với đường xích đạo của Ngân hà vào ngày đông chí năm 2012. Jenkins cho rằng người Maya cổ đại đã dự đoán trước được hiện tượng này và xem nó như là một điềm báo về một sự chuyển đổi hoàn toàn tâm linh nhân loại. Những người thuộc phong trào New Age đề xuất ra giả thiết này còn lý luận rằng người Maya vẽ lịch của họ với mục đích chuẩn bị cho những sự kiện quan trọng sẽ xảy ra cho thế giới cũng giống như các nhà chiêm tinh học sử dụng vị trí của các ngôi sao và các hành tinh để đưa ra những tuyên bố về các sự kiện tương lai. Jenkins còn dẫn chứng về sự hiểu biết của các pháp sư Maya cổ đại về trung tâm Ngân hà bằng các luận điểm như họ đã biết sử dụng nấm psilocybin (một loại nấm thần bí có thể đem lại cảm giác về tâm linh), những con cóc có chứa chất tác động lên trí tuệ và hành vi, và các chất ma túy khác. Jenkins còn liên kết Xibalba be với "cây thế giới", dựa trên các nghiên cứu về vũ trụ học hiện đại (không phải cổ đại) của người Maya. ==== Những chỉ trích ==== Các nhà thiên văn như David Morrison cho rằng xích đạo của Ngân hà là một đường hoàn toàn không cố định, và không bao giờ có thể vẽ ra một cách chính xác được bởi vì không thể xác định ranh giới chính xác của dải Ngân hà, mà tùy thuộc vào độ sáng rõ khi quan sát. Jenkins cho biết ông đã thu được kết quả về vị trí của đường xích đạo Ngân hà từ những quan sát thực hiện ở độ cao 3.353 mét (11.001 ft), là độ cao có thể cung cấp một hình ảnh rõ nét hơn về dải Ngân hà so với điều kiện quan sát của người Maya. Hơn nữa, khi Mặt Trời lùi nửa độ trên cung hoàng đạo, nó cần phải thêm 36 năm nữa để tiến động đến một điểm mới. Jenkins nhấn mạnh rằng ngay cả khi vị trí của đường xích đạo Ngân hà được xác định chắc chắn thì đường này phải đi qua tâm của Mặt Trời một cách chính xác nhất vào năm 1998. Không có bằng chứng rõ ràng rằng người Maya cổ đại đã nhận thức được tiến động. Một số học giả Maya, như Barbara MacLeod, Michael Grofe, Eva Hunt, Gordon Brotherston, và Anthony Aveni, đã cho rằng một số ngày thánh của người Maya tính thời gian theo chu kỳ tuế sai, nhưng quan điểm học thuật về đề tài này vẫn còn chưa thống nhất. Ngoài ra có ít bằng chứng về khảo cổ hay lịch sử chứng minh rằng Maya xem trọng về các điểm chí hay điểm phân. Cũng có thể là chỉ có người Trung Mỹ thời kỳ đầu cổ đại mới quan sát thấy các điểm chí, nhưng điều này cũng là một vấn đề tranh cãi giữa các nhà Maya học. Ngoài ra không có bằng chứng nào cho thấy người Maya cổ đại quan trọng hóa dải Ngân hà, không có bất kỳ hình tượng trong hệ thống chữ viết của họ để đại diện cho Ngân hà, cũng không có bảng thiên văn hoặc bảng niên đại nào gắn liền với nó. === Sóng thời gian không và Kinh Dịch === "Sóng thời gian không" là một công thức thần số học dùng để tính toán sự lên xuống của "tính mới", được định nghĩa là lượng tăng lên theo thời gian trong liên kết của vũ trụ, hoặc là sự phức tạp có tổ chức. Theo Terence McKenna, vũ trụ có một điểm hút định hướng tại thời điểm kết thúc của thời gian có thể làm tăng sự liên kết, cuối cùng đạt đến một điểm kỳ dị vô cùng phức tạp trong năm 2012, lúc đó thì bất cứ điều gì có thể tưởng tượng được sẽ xuất hiện đồng thời. Ông hình thành ý tưởng này trong những năm từ đầu đến giữa thập niên 1970 sau khi sử dụng nấm psilocybin và DMT (Dimethyltryptamine). McKenna biểu diễn "tính mới" bằng một chương trình máy tính để hiển thị một dạng sóng gọi là sóng thời gian không (Timewave zero) hoặc sóng thời gian. Dựa trên những giải thích của McKenna về 64 quẻ của Kinh Dịch, các biểu đồ hiển thị các giai đoạn lớn của "tính mới" tương ứng với những thay đổi lớn trong sự tiến hóa sinh học và văn hóa xã hội của nhân loại. Ông tin rằng các sự kiện ở một thời điểm nhất định nào đó đều có mối quan hệ đệ quy đến sự kiện tại thời điểm khác, và ông chọn vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima là cơ sở để tính toán ngày tận thế của ông vào tháng 11 năm 2012. Sau đó, khi ông phát hiện ra ngày này gần với việc kết thúc b'ak'tun thứ 13 của lịch Maya, nên ông đã sửa lại giả thiết của mình để cả hai ngày đó khớp với nhau. === Các khái niệm khác === Tại Ấn Độ, guru Kalki Bhagavan đã cho rằng năm 2012 như là một "hạn chót" cho sự khai ngộ của loài người đã bắt đầu ít nhất là từ năm 1998. Hơn 15 triệu người coi Bhagavan như là hóa thân của thần Vishnu và cho rằng năm 2012 đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ Kali Yuga, hoặc thời đại suy đồi. Trong năm 2006, tác giả Daniel Pinchbeck đã phổ biến quan niệm của New Age về ngày này trong cuốn 2012: The Return of Quetzalcoatl, trong đó ông đã liên kết giữa b'ak'tun 13 với những đức tin về vòng tròn trên cánh đồng, về những vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh, và những khám phá cá nhân của ông sau khi sử dụng entheogen và thể nghiệm giao tiếp với linh hồn (mediumship). Pinchbeck cho là mình thấy rõ được "một hiện thực đang ngày càng gia tăng là chủ nghĩa duy vật kèm theo cái thế giới quan dựa trên lý trí và chủ nghĩa kinh nghiệm của nó đã đến hồi kết thúc... chúng ta đang ở trên ranh giới của thời kỳ quá độ đến một giáo hệ của ý thức, một giáo hệ trực giác hơn, huyền bí hơn và có niềm tin cũng như giao tiếp với thế giới tâm linh nhiều hơn (shamanic)". Cuốn sách Atlantis và 2012: Khoa học về các Nền văn minh bị lãng quên và những lời tiên tri của người Maya, của Frank Joseph được xuất bản vào năm 2010, đã đưa ra mối liên hệ giữa những lời tiên tri của người Maya về ngày 21 tháng 12 năm 2012 với huyền thoại về các lục địa đã mất Atlantis và Lemuria; tác giả cho rằng những kiến thức về một trận đại hồng thủy xảy ra trong quá khứ đã được chính người Maya cổ đại và Ai Cập cổ đại truyền lại. Joseph kết nối các kiến thức này với câu chuyện về chiếc rương đựng thánh tích (Ark of the Covenant), ông cho rằng chiếc rương này đã bị Moses đánh cắp từ kim tự tháp Kheops, sau đó được các hiệp sĩ dòng Đền mang từ Jerusalem đến Mỹ, và bây giờ nó được giấu trong một hang động ở Illinois, chờ đợi người ta phát hiện ra nó để mở ra một thời đại mới vào năm 2012. Bắt đầu từ năm 2000, một số tín hữu theo thuyết huyền bí đã hành hương đến ngôi làng nhỏ ở Bugarach của Pháp với dân số chỉ 189 người, họ kết luận rằng núi Pic de Bugarach của vùng này là vị trí lý tưởng để các sự kiện biến đổi về thời tiết sẽ xảy ra vào năm 2012. Năm 2011, thị trưởng Jean-Pierre Delord đã bắt đầu bày tỏ những lo ngại với báo chí quốc tế vì thị trấn nhỏ này sẽ bị tràn ngập bởi hàng ngàn du khách tràn về trong năm 2012, thậm chí ông còn có ý gọi đến quân đội. == Các giả thuyết về ngày tận thế == Quan điểm về ngày tận thế vào năm 2012, đã truyền sang nhiều phương tiện truyền thông, miêu tả sự kết thúc của thế giới hoặc sự kết thúc nền văn minh nhân loại vào ngày đó. Quan điểm này được phát tán bởi các trang tin vịt trên internet, đặc biệt là trên Youtube. Kênh History Channel đã phát sóng một vài tập của loạt phim đặc biệt về ngày tận thế bao gồm luôn cả những phân tích các giả thuyết về năm 2012, như những phim Decoding the Past (Giải mã quá khứ) (2005–2007), 2012, End of Days (2012, ngày tận thế) (2006), Last Days on Earth (Những ngày cuối cùng trên địa cầu) (2006), Seven Signs of the Apocalypse (7 dấu hiệu của tận thế) (2007), và Nostradamus 2012 (2008). Kênh Discovery Channel cũng chiếu bộ phim 2012 Apocalypse (2012 ngày tận thế) trong năm 2009, đưa ra các giả thuyết về một cơn bão từ lớn, đảo cực địa từ, động đất, siêu núi lửa, và các sự kiện tự nhiên mạnh mẽ khác có thể xảy ra vào năm 2012. Trong cuốn Fingerprints of the Gods (Dấu vân tay của các vị thần), tác giả Graham Hancock đã giải thích những nhận xét của Coe trong cuốn Breaking the Maya Code (giải mã bí ẩn Maya) như là bằng chứng cho lời tiên tri của một trận đại hồng thủy toàn cầu. === Những sắp xếp thẳng hàng khác === Một số người đã giải thích thuyết mạt thế của Jenkins, và họ đã tuyên bố rằng khi sự thẳng hàng trong Ngân hà xảy ra, bằng cách nào đó sẽ tạo nên một sự liên kết giữa Mặt trời và các siêu hố đen ở trung tâm Ngân hà của chúng ta (được gọi là Sagittarius A*), do đó tạo ra sự tàn phá trên Trái Đất. Trên thực tế, sự sắp xếp trong Ngân hà theo dự đoán của Jenkins đã xảy ra vào năm 1998, đường di chuyển của Mặt trời qua các cung hoàng đạo như được quan sát từ Trái Đất không đưa nó tới trung tâm Ngân hà thực sự, mà chếch lên phía trên nhiều độ. Ngay cả khi điều này không chính xác, Sagittarius A* cách Trái Đất 30,000 năm ánh sáng, và nó cần phải gần hơn 6 triệu lần nữa để có thể gây ra bất cứ sự phá vỡ trọng trường nào lên Trái Đất thuộc Thái Dương hệ. Những giả thuyết này của Jenkins đã được đưa vào bộ phim tài liệu Giải mã quá khứ của kênh truyền hình History Channel. Tuy nhiên, Jenkins cũng phàn nàn về trường hợp một tiểu thuyết gia chuyên về đề tài khoa học viễn tưởng - đồng tác giả của Giải mã quá khứ đã mô tả bộ phim này như là "45 phút cường điệu trơ trẽn về ngày tận thế và thuyết duy cảm ngu xuẩn". Một số người tin tưởng vào ngày tận thế năm 2012 đã sử dụng thuật ngữ "sự thẳng hàng trong Ngân hà" để mô tả một hiện tượng rất khác biệt đã được đề xuất bởi một số nhà khoa học nhằm giải thích một kiểu tuyệt chủng hàng loạt được tìm thấy trong các hóa thạch. Theo giả thuyết này thì hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt không phải ngẫu nhiên mà theo chu kỳ mỗi 26 triệu năm. Để giải thích cho điều này, người ta đưa ra giả thuyết cho rằng do sự dao động theo phương thẳng đứng của Mặt trời khi quay quanh tâm ngân hà gây ra, bởi vì trong quỹ đạo này nó sẽ đi xuyên qua mặt phẳng Ngân hà. Khi Mặt trời nằm ngoài mặt phẳng Ngân hà, thì ảnh hưởng do lực thủy triều của Ngân hà tác động lên nó yếu hơn. Tuy nhiên, theo chu kỳ mỗi 20-25 triệu năm, khi Mặt trời sẽ trở lại đĩa Ngân hà, nó sẽ nhận những tác động thủy triều của Ngân hà mạnh hơn, và theo những mô hình toán học, sự kiện này sẽ làm tăng số lượng các sao chổi của đám mây Oort bay vào Thái Dương hệ lên gấp 4 lần, dẫn đến sự gia tăng khả năng tàn phá của sao chổi. Tuy nhiên, sự "thẳng hàng" này diễn ra trong hàng chục triệu năm và không thể xác định được thời điểm chính xác. Bằng chứng cho thấy rằng Mặt trời mới giao cắt với đĩa Ngân hà tại 3 triệu năm trước và bây giờ nó đang di chuyển ra xa hơn. Một sự thẳng hàng thứ 3 được đề nghị là một số loại giao hội của các hành tinh sẽ xảy ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Tuy nhiên, sẽ không có sự thẳng nào vào ngày đó. Nhiều hành tinh đã nằm thẳng hàng xảy ra trong cả hai năm 2000 và 2010, và cả 2 đều chẳng gây kết quả xấu nào đối với Trái Đất. Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời..; lớn hơn tất cả các hành tinh khác cộng lại. Khi Sao Mộc đến gần vị trí xung đối, thì Trái Đất sẽ chịu lực hấp dẫn từ Mặt Trăng ít hơn 1% so với thường ngày. Trên tờ báo Ý La Stampa ngày 13 tháng 10 năm 2009, nhà báo Paolo Manzo nêu ra một biểu đồ về sự thẳng hàng "của Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, một cảnh tượng thiên văn vô tiền khoáng hậu" vào ngày định mệnh. Bài viết không đề cập hay tham khảo bất kỳ nguồn tài liệu khoa học chính xác và đáng tin cậy nào, trong khi không một nhà thiên văn học hay chương trình lịch thiên văn trực tuyến nào cho thấy sẽ xuất hiện sự giao hội, và thực tế, họ dự đoán rằng 3 hành tinh trên sẽ nằm ở 3 vị trí dễ dàng nhận thấy khi quan sát từ Trái Đất, như có thể suy ra từ bảng dưới đây, biểu thị các tọa độ thiên văn của Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ trong hệ thống tham chiếu xích đạo địa tâm. Trong tháng 5 năm 2000 cũng đã xảy ra một sự liên kết các hành tinh như vậy và đã gây nên một cảm giác lo lắng trong công chúng về sự kiện này, khiến cho các cơ quan khoa học đầu não Hoa Kỳ phải thông cáo báo chí rộng rãi để khẳng định không có bất cứ sự nguy hiểm nào. === Địa từ đảo ngược === Một quan niệm khác gắn với hiện tượng năm 2012 liên quan đến sự đảo cực của địa từ (những người ủng hộ thuyết này thường lầm là sự đảo ngược địa cực địa lý), có thể được kích hoạt bởi một khối tai lửa mặt trời (solar flare) rất lớn sẽ tạo ra một năng lượng bằng tới 100 tỷ quả bom nguyên tử có kích thước bằng với quả bom thả xuống Hiroshima. Niềm tin này được củng cố bằng những quan sát về sự suy yếu từ trường của Trái Đất, có thể dẫn đến một sự đảo ngược của cực từ Bắc Nam. Tuy nhiên nhiều nhà phê bình cho rằng sự đảo ngược địa từ phải mất đến 7.000 năm mới hoàn thành, và không biết cụ thể sẽ bắt đầu vào ngày nào. Hơn nữa, Hoa Kỳ và Cơ quan Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA) dự đoán năng lượng mặt trời sẽ đạt cao điểm vào tháng 5 năm 2013 chứ không phải là năm 2012, và nó sẽ tương đối yếu dưới mức năng lượng trung bình của những vết đen Mặt Trời. Trong mọi trường hợp, không có bằng chứng khoa học nào đưa ra sự liên quan giữa một khối năng lượng mặt trời cực đại với sự đảo ngược của địa từ, mà nó được hình thành hoàn toàn bởi chính những tác động nội hàm bên trong Trái Đất. Thay vào đó, năng lượng mặt trời chủ yếu gây ảnh hưởng đối với các vệ tinh nhân tạo và mạng truyền thông di động. David Morrison đã quy việc bùng nổ các ý tưởng về một cơn bão mặt trời là do nhà vật lý học, nhà phổ cập khoa học Michio Kaku vì đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng một mức đỉnh điểm năng lượng mặt trời vào năm 2012 có thể gây tai hại đối với các quỹ đạo của vệ tinh. === Hành tinh Nibiru === Một số những người ủng hộ thuyết tận thế vào năm 2012 cho rằng một hành tinh được gọi là Hành tinh X hay Nibiru sẽ va chạm hoặc đi ngang qua Trái Đất trong năm đó. Quan điểm này đã xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau từ năm 1995, sự kiện này ban đầu được dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2003, nhưng đã bị bỏ đi vì chẳng có sự cố nào xảy ra vào ngày đó cả. Ý tưởng bắt nguồn từ những tuyên bố về sự hiệp thông với sự sống ngoài hành tinh, nhưng đã bị cười nhạo. Tính toán của các nhà thiên văn cho thấy vật thể này sẽ tiến rất gần đến Trái Đất mà mắt thường có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm. === Những thảm họa khác === Những suy đoán khác về ngày tận thế 2012 có cả những tiên đoán của Dự án Web Bot - một chương trình máy tính dự đoán tương lai bằng phần mềm chat qua Internet. Tuy nhiên, những bình luận viên đã bác bỏ tuyên bố của những lập trình viên cho rằng họ đã dự đoán thảm họa thiên nhiên thành công - điều mà những chương trình chat không thể nào dự báo được, trái với những thảm họa do con người gây ra như sự sụp đổ thị trường chứng khoán. Ngoài ra hiện tượng 2012 còn bị gắn kết một cách thiếu cơ sở với 1 khái niệm đã tồn tại khá lâu là vành đai Photon, dự báo một hình thức tương tác giữa Trái Đất và sao Alcyone, ngôi sao lớn nhất của chòm Tua Rua. Các nhà phê bình cho rằng photon không thể hình thành vành đai, hơn nữa, chòm Tua Rua nằm cách Trái Đất tới hơn 400 năm ánh sáng, không thể gây ảnh hưởng gì tới Trái Đất, và Thái Dương hệ thay vì lại gần chòm sao này, trên thực tế lại di chuyển ra xa hơn. Một số phương tiện truyền thông đã gắn kết khả năng siêu sao đỏ khổng lồ Betelgeuse có thể sẽ biến đổi thành một siêu tân tinh trong tương lai với hiện tượng 2012. Tuy nhiên, trong khi Betelgeuse chắc chắn đang trải qua hồi kết của cuộc đời, và sẽ chết như một siêu tân tinh, nhưng không có cách nào dự đoán thời điểm xảy ra sự kiện này trong vòng 100 000 năm. Một siêu tân tinh cần phải nằm cách Thái Dương hệ trong khoảng 25 năm ánh sáng mới có thể đe dọa Trái Đất. Betelgeuse cách khoảng 600 năm ánh sáng, vì thế siêu tân tinh của nó không ảnh hưởng gì tới Trái Đất. Một quan điểm khác viện dẫn tới sự xâm lăng của người ngoài hành tinh. Tháng 12 năm 2010, một bài báo được xuất bản lần đầu tại examiner.com và sau đó được tham chiếu trong phiên bản tiếng Anh của Pravda đã đăng tải bức ảnh Second Digitalized Sky Survey làm bằng chứng khẳng định rằng SETI đã phát hiện ba tàu vũ trụ lớn sẽ đến Trái Đất vào năm 2012. Nhà thiên văn học và người theo chủ nghĩa hoài nghi Phil Plait lưu ý rằng bằng cách sử dụng các công thức góc nhỏ, người ta có thể xác định rằng nếu vật thể trong bức ảnh này to như thế, thì nó sẽ phải ở gần Trái Đất hơn cả Mặt Trăng, điều này có nghĩa là có thể nó đã đến đây rồi. == Ảnh hưởng == Theo tính toán của người Maya thì ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày lịch của họ kết thúc. Đó là khi mặt trời cũng sẽ nằm chính giữa trung tâm Ngân Hà trong Thái Dương Hệ cứ mỗi 26,000 năm, và ngày này cũng trùng vào ngày Đông chí. Chính vì những hiện tượng trùng hợp này người ta cho rằng nguồn năng lượng chiếu vào Trái Đất sẽ bị cản trở, và khoảng giữa của Trái Đất sẽ bị kéo phình ra do lực kéo từ bên ngoài Trái Đất gây ra. Mặt đất lúc đó cũng sẽ bị thay đổi vị trí, những vùng đất liền của các đại lục sẽ bị lôi kéo về phía những miền khác do ảnh hưởng của lực hút từ ngoài Trái Đất của Ngân hà. Khi đó sẽ xảy ra vô số nạn núi lửa, các trận sóng thần lúc đó sẽ nổi lên vô số, và nạn động đất cũng thế. Một số mặt của quan điểm này cũng phần nào được xác nhận bởi cơ quan NASA khi họ tuyên bố về hiện tượng những tia lửa và đốm đen từ mặt trời toả ra nhất loạt sẽ gây ra thảm cảnh cúp điện liên tục và các hệ thống vệ tinh nhân tạo sẽ bị cản trở vào năm 2012. Trong bản tường trình của NASA vào năm 2002 cho thấy Trái Đất bị đã phình ra ở khúc giữa từ 1998, với hình ảnh chứng minh do hệ thống vệ tinh chụp được. === Phản ứng === Hiện tượng này đã làm sản sinh ra hàng trăm cuốn sách và hàng ngàn website. "Hãy hỏi nhà sinh vật học thiên thể" - một website công cộng của NASA đã nhận được hơn 5000 câu hỏi của công chúng về chủ đề này từ 2007, một số hỏi rằng liệu họ có nên giết chính mình, con cái và thú nuôi của họ. Nhiều tài liệu tham khảo hư cấu hiện đại cho rằng ngày 21 tháng 12 là ngày của một sự kiện thảm họa, bao gồm cả cuốn sách bán chạy nhất 2009, Biểu tượng thất truyền của Dan Brown. Ann Martin, người chủ của trang web về thuật chiêm tinh ở Hoa Kỳ đã nhận được vô số email của rất nhiều người trên thế giới lo ngại về vấn đề này và những cậu bé nhỏ viết than phiền rằng các cậu quá trẻ để phải chết. Về phía Giáo hội Công giáo, trong một buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm 18 tháng 11 năm 2012, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã bác bỏ về tin đồn này, ông cho rằng Chúa Giêsu muốn khuyên các môn đệ ở mọi thời đại hãy thôi tò mò về ngày tháng và các dự báo nhưng muốn ban cho họ chìa khóa mở ra con đường đúng đắn để sống trong hôm nay và ngày mai nhằm bước vào sự sống vĩnh hằng. Ngay cả linh mục José Gabriel Funes (Dòng Tên) là giám đốc Đài quan sát thiên văn của Vatican cũng nói rằng không cần phải thảo luận về nền tảng khoa học của những lời khẳng định này vì rõ ràng đó là sai lạc. Cho đến nay, chưa có ghi nhận nào cho thấy người Công giáo sẽ "đối phó" trước sự kiện 21 tháng 12 năm nay, họ vẫn chỉ chuẩn bị đón Lễ Giáng Sinh như mọi năm. Tại Việt Nam, dù cho nhiều nhà khoa học và tổ chức nổi tiếng như NASA đều phủ nhận là không có ngày tận thế nhưng rất nhiều người vẫn sợ hãi và hoang mang. Ông Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam nếu ra một lý thuyết giải thích lý do tại sao vụ tận thế này lại có rất nhiều người quan tâm so với những vụ tận thế đã bị "hụt" khác. Ông nghĩ rằng bởi vì do tốc độ phát triển của thế giới hiện nay quá nhanh và các thông tin được truyền tải một cách rất nhanh và rộng do đó nhiều người đã quá nhạy cảm với những thông tin nhận được đặc biệt những thông tin sốc gây tò mò lại được quan tâm đặc biệt hơn nữa. Ông cũng đề nghị rằng chỉ nên tin tưởng những thông tin được phát ngôn từ những tổ chức hay nhà khoa học uy tín. === Văn hóa === Nổi bật nhất là bộ phim 2012 được ra mắt vào tháng 11 năm 2009, do đạo diễn Roland Emmerich chỉ đạo thực hiện. Bộ phim này được lấy cảm hứng từ hiện tượng 2012, và được quảng cáo trước khi phát hành bằng một chiến dịch "Marketing tin đồn" thông qua TV và những trang mang từ tổ chức hư cấu "Vì sự tồn vong của loài người" kêu gọi mọi người chuẩn bị cho đoạn kết của thế giới. Vì quảng cáo không hề đề cập gì tới bộ phim, nhiều người xem đã tin điều đó là thật và liên lạc với những nhà thiên văn học trong hoảng loạn. Dù chiến dịch quảng cáo trên bị chỉ trích nặng nề, song bộ phim đã trở thành một trong những phim thành công nhất năm đó, đem lại lợi nhuận khoảng 770 triệu USD trên toàn cầu. Bộ phim được đề cử Oscar năm 2011 - Melancholia của Lars von Trier có nội dung nói về một hành tinh xuất hiện từ phía sau Mặt Trời chuẩn bị đâm vào Trái Đất. Người đứng đầu hãng Magnolia Pictures - đơn vị đã mua bộ phim cho biết trong một thông cáo báo chí, "Thảm họa 2012 đang tới rất gần, giờ là lúc chuẩn bị cho bữa tối cuối cùng đậm chất điện ảnh", nhắc đến hiện tượng này. Nó cũng là niềm cảm hứng cho một số bài hát khá thành công như "2012 (It Ain't the End)" (2010) của Jay Sean và "Till the World Ends" (2011) của Britney Spears. == Xem thêm == Tiên đoán về thời điểm tận thế 2011 2012 2012 (phim) Maya Lịch Maya Tôn giáo Maya Thuyết mạt thế == Ghi chú == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Pháp) Traduction en français de l'article de Morrison. (tiếng Anh) Stephen Houston (20 tháng 12 năm 2008). “What will not happen in 2012” (xhtml). Maya Decipherment. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012. Người Maya không tin tận thế, VnExpress, 20/12/2012 Ngày "Tận thế" của người Maya và thế giới chúng ta, RFI, 19/12/2012
bảo tàng chiến thắng b52.txt
Bảo tàng Chiến thắng B52 là một viện bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, khí tài, xác máy bay B52 bị bắn rơi, lưu giữ cả hình ảnh và hiện vật của quân và dân Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 với không quân Hoa Kỳ. Bảo tàng này được khánh thành vào ngày 22 tháng 12 năm 1997 và đặt tại 157 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. == Nội dung trưng bày == === Trong nhà === Bảo tàng có 1.200 m² diện tích trưng bày trong nhà. Nội dung trưng bày gồm các phần: Phần giới thiệu quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang Hà Nội qua các thời kỳ. Phần trọng tâm về trận "Điện Biên Phủ trên không" qua 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972. Những tài liệu, hình ảnh, hiện vật, con số thống kê đã nói lên sự ác liệt của sự kiện: chỉ tính riêng trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, Mỹ đã sử dụng 726 lần B52, 3.120 lần máy bay chiến thuật và trút hàng chục nghìn tấn bom đạn xuống miền Bắc. Trong đó, tại Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần B52 (chiếm 61% tổng số lần B52 tham gia cuộc tập kích), hơn 1.000 lần máy bay chiến thuật, ném hơn 1 vạn tấn bom đạn, giết hại 2.380 người và làm bị thương 1.355 người. Bảo tàng cho thấy các hình ảnh cảnh hoang tàn ở Hà Nội sau các đợt oanh tạc khủng khiếp tại các địa danh: Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội, v.v.... Đồng thời còn trưng bày các hình ảnh về những chia sẻ cộng đồng với những mất mát đau thương cùng những hình ảnh, hiện vật sinh động về cuộc chiến chấn động địa cầu của quân dân Hà Nội đánh trả quyết liệt các cuộc không kích của Mỹ, bắn rơi 358 máy bay (trong đó có 25 chiếc B52). Tại bảo tàng này có một phòng rất thu hút khách tham quan, đó là sa bàn tổng hợp diễn biến trận "Điện Biên Phủ trên không", diện tích 200 m², có không gian ba chiều (thể hiện địa hình khu vực gồm khu dân cư, các trận địa phòng không, điểm B52 rơi...) và khi phòng này hoạt động, hệ thống ánh sáng, âm thanh, tạo khói và phim video chiếu màn ảnh lớn đã tái tạo những khoảnh khắc lịch sử của Hà Nội. === Ngoài trời === Bảo tàng còn có khu trưng bày ngoài trời có diện tích 4.000 m², trong đó trưng bày các vũ khí, khí tài mà quân, dân thủ đô đã sử dụng và lập công cùng một số mảnh xác máy bay Mỹ, một xác máy bay B52 có thân dài 48,07 m, sải cánh 56,42 m - bằng chứng hiện thực của Mỹ trong cuộc đánh phá miền Bắc Việt Nam và Hà Nội. Bảo tàng là nơi sinh hoạt văn hóa của nhiều đối tượng. Bảo tàng đã thu thập hồ sơ các di tích chiến thắng B52 tiêu biểu khác ở Hà Nội, như: di tích ghi dấu ấn của Mỹ ở Khâm Thiên, di tích điểm B52 rơi đầu tiên ở Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn; di tích Sở chỉ huy phòng không nhân dân; di tích trận địa phòng không ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng; các trận địa tên lửa bảo vệ trong 12 ngày đêm năm 1972... == Xem thêm == Chiến dịch Linebacker II B-52 trong Chiến tranh Việt Nam Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bảo tàng Chiến thắng B52
nhà biên kịch.txt
Nhà biên kịch, biên kịch viên hay người viết kịch bản, là tác giả viết kịch bản phim cho những bộ phim và chương trình truyền hình. === Những nhà biên kịch nổi tiếng thế giới === J.J. Abrams: Mission: Impossible III, Armageddon, Regarding Henry, Alias, Lost, Felicity John August: Go, Titan A.E., Charlie's Angels, Charlie's Angels: Full Throttle Alan Ball David Benioff: 25th Hour, Troy Robert Benton: Bonnie and Clyde, Kramer vs. Kramer, Places in the Heart Leigh Brackett: The Big Sleep, Rio Bravo, The Empire Strikes Back Ray Bradbury: Moby Dick, King of Kings Shane Black: Lethal Weapon, The Last Boy Scout, Last Action Hero Bertrand Blier Charlie Chaplin: The Gold Rush, City Lights, Modern Times, The Great Dictator Paddy Chayefsky Larry Cohen: Phone Booth, Cellular Francis Ford Coppola Cameron Crowe: Fast Times at Ridgemont High, Almost Famous, Vanilla Sky, Elizabethtown, Jerry Maguire' Richard Curtis: Four Weddings and a Funeral, Notting Hill, Mr. Bean Frank Darabont: The Shawshank Redemption, The Green Mile Delmer Daves: The Petrified Forest, Love Affair, A Summer Place I.A.L. Diamond Nora Ephron Hampton Fancher: Blade Runner Ernesto Gastaldi Lowell Ganz và Babaloo Mandel: Splash, Parenthood, City Slickers, A League of Their Own William Goldman Akiva Goldsman David S. Goyer: Dark City, Blade series, Batman Begins James Gunn: Dawn of the Dead (2004), Scooby-Doo Adam Hackbarth: Darkworld Shinobu Hashimoto, favorite screenwriter of Akira Kurosawa Ben Hecht Brian Helgeland John Hodge: Trainspotting, Shallow Grave, A Life Less Ordinary Sidney Howard Lawrence Kasdan: Star Wars: Episode V - The Empire Strikes Back, The Big Chill Charlie Kaufman James Kearns David Koepp Kadri Kousaar Hanif Kureishi: My Beautiful Laundrette Ring Lardner, Jr. Ernest Lehman: Sabrina, Executive Suite, North by Northwest, The Sweet Smell of Success John Logan Anita Loos Rod Lurie: Deterrence, The Contender Kurt Luedtke: Absence of Malice, Out of Africa Michael MacLennan: Queer As Folk (US), Anne of Green Gables David Mamet Herman J. Mankiewicz Joseph L. Mankiewicz Frances Marion Nancy Meyers Herman Miller (writer) Walter Newman David Peoples: Blade Runner, Twelve Monkeys, Ladyhawke Harold Pinter Michael Radford Mike Rich Robert Riskin: It Happened One Night, Lost Horizon Bruce Robinson: The Killing Fields, Withnail and I Phil Alden Robinson: Field of Dreams, All of Me, Sneakers Frederica Sagor Maas John Sayles Paul Schrader Rod Serling Kevin Smith Steven Soderbergh Aaron Sorkin: A Few Good Men, The American President, Sports Night, The West Wing, Studio 60 on the Sunset Strip Oliver Stone: JFK, The Doors, Alexander Peter Stone Tom Stoppard: Rosencrantz and Guildenstern are Dead, Shakespeare in Love J. Michael Straczynski: Creator and writer of most of Babylon 5. He also wrote The Complete Book of Scriptwriting, a well regarded and often used guide for beginning screenwriters. Quentin Tarantino: Pulp Fiction, Reservoir Dogs, True Romance, Jackie Brown, Kill Bill: Vol. 1 và Kill Bill: Vol. 2 Dalton Trumbo David N. Twohy: The Fugitive, G.I. Jane, Pitch Black Randall Wallace: Braveheart, Pearl Harbor, We Were Soldiers Joss Whedon: Buffy the Vampire Slayer, Toy Story, Titan A.E., Firefly Michael Wilson Rafael Yglesias: Fearless, Death and the Maiden, Les Miserables Steven Zaillian: Awakenings, Schindler's List, Searching for Bobby Fischer === Những nhà biên kịch người Việt Nam: === Hoàng Tích Chỉ: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Thành phố lúc rạng đông (phim tài liệu) Bành Bảo: Hồ Chí Minh – chân dung một con người (phim tài liệu), Đến hẹn lại lên, Những người đã gặp, Bành Châu: Đường về quê mẹ, Thằng Bờm, Hoa thiên lý, Đêm Bến Tre, Ai giận ai thương Nguyễn Quang Sáng: Cánh đồng hoang Nguyễn Hoài Việt: Người trồng cây, Tháng ba sấm động, Nguyễn Trãi, Nước cờ Tam Điệp, Một thời đã yêu, Le'Cid == Xem thêm == Danh sách các tác giả Kịch bản phim == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Biên kịch - nghề "đắt giá"
ngọc học.txt
Ngọc học là một ngành học về các loại đá quý tự nhiên và nhân tạo, thuộc về Khoa học Trái Đất, là một phân nhánh của khoáng vật học. Đây là 1 ngành học thuộc về khoa học tự nhiên có liên quan đến một số môn học như toán học, lý học, hóa học và sinh học. Ngành ngọc học có thể đào tạo ra những nhà Đá quý học cũng như những nhà thẩm định đá quý. Đá quý các loại đã xuất hiện từ rất lâu. Tổ tiên ta từ xưa đã biết sử dụng ngọc cho rất nhiều nghi lễ thờ cúng, làm trang sức hay làm vũ khí... nhưng với điều kiện lúc bấy giờ chỉ cho phép họ có thể chế tác ngọc một cách thô sơ. Cho đến khoảng thế kỉ XIII người ta mới biết cách mài dũa ngọc thành nhiều hình thái khác nhau làm tăng thêm giá trị của ngọc. Ngọc học đã xuất hiện từ bao giờ? Theo một số tài liệu để lại thì ngành học về đá quý này chỉ mới hình thành từ thế kỉ XIX. Việc giám định đá quý có thể được thực hiện với sự trợ giúp của nhiều công cụ kĩ thuật hiện đại. == Tham khảo ==
người scotland.txt
Người Scotland (tiếng Gael Scotland: Albannaich) là dân tộc có nguồn gốc từ Scotland. Về mặt lịch sử dân tộc này xuất phát từ một sự pha trộn của hai sắc dân Celt: người Pict và người Gael, sau này kết hợp với người Briton láng giềng ở phía nam cũng như với các sắc dân German là Anglo-Saxon và Norsemen. Trong sử dụng hiện đại, "người Scotland" được dùng để chỉ bất cứ ai có nguồn gốc ngôn ngữ, văn hóa, gia đình tổ tiên hoặc di truyền là từ các nước Scotland. Từ Latin Scotti ban đầu áp dụng cho một bộ lạc Goidelic đặc biệt, thế kỷ thứ 5, sinh sống Ireland. Mặc dù đôi khi được coi cổ xưa hay miệt thị, từ Scotch hạn cũng đã được sử dụng cho những người Scotland, mặc dù việc sử dụng này hiện nay chủ yếu là bên ngoài Scotland. == Ghi chú == == Tham khảo == Ritchie, A. & Breeze, D.J. Invaders of Scotland HMSO. (?1991) David Armitage, "The Scottish Diaspora" in Jenny Wormald (ed.), Scotland: A History. Oxford UP, Oxford, 2005.
đội tuyển bóng đá u-19 quốc gia việt nam.txt
Đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá trẻ ở các độ tuổi dưới 19 Việt Nam do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý, đại diện cho Việt Nam tham dự các giải đấu U-19 quốc tế. Đội bóng này thi đấu hàng năm tại Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á, thi đấu hai năm một lần tại Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á và Cúp Hassanal Bolkiah. == Thành tích == === Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới === === Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á === === Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á === === Cúp Hassanal Bolkiah === === Các giải đấu khác === == Lịch thi đấu và kết quả == Tất cả thời gian là UTC+7 Thắng Hòa Thua Vòng loại giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2016 Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á 2016 Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2016 Giao hữu năm 2017 Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017 == Đội hình hiện tại == Danh sách đội hình đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt Nam tập trung chuẩn bị và tham dự Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á 2016 và Giải bóng đá vô địch U-19 châu Á 2016. == Thành phần ban huấn luyện == === Huấn luyện viên trưởng === Các huấn luyện viên trưởng (2005–nay) == Chú thích == == Liên kết ngoài == Danh sách của đội tuyển bóng đá U-19 Trang web Soccerway.com
kiến trúc gothic.txt
Kiến trúc Gothic (Gô-tích) ra đời sau thời kì kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công Nguyên, người châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thi kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman. Kiến trúc Gothic (hay francigenum opus) là một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu. Kiến trúc Gothic được thể hiện rõ rệt nhất và đẹp nhất trong các nhà thờ lớn, trong các thánh đường và một số các công trình dân dụng. Nhiều mẫu kiến trúc nhà thờ còn lại đến ngày nay mà trong số chúng, ngay những công trình nhỏ nhất cũng mang vẻ đẹp đặc trưng phần vì không có 2 công trình kiến trúc Gothic nào lại giống hệt nhau. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và các trường đại học cho đến tận thế kỷ 20. == Thuật ngữ Gothic == Những người Ý thời Phục hưng đã gọi Gotico là "Gothic". Phong cách này ban đầu được lấy tên là "Francigenum Opus, dịch nôm na là "tác phẩm của người Pháp", có nghĩa là "phương pháp xây dựng tại vùng Île-de-France". Thuật ngữ "Gothic" ban đầu được sử dụng theo nghĩa xấu. Từ này xuất phát từ tên gọi những người Goth, loại người mà theo người La Mã là những kẻ "mọi rợ". Vậy là kiến trúc Gothic, theo những người Ý ở giai đoạn Phục hưng, là tác phẩm của những kẻ mọi rợ, bởi nó là kết quả của sự đoạn tuyệt với những kỹ thuật và quan niệm thẩm mĩ Hy Lạp-La Mã. Phần lớn những nhà khảo cổ và những sử gia nghệ thuật đều bác bỏ nhận định này và chỉ ra rằng đối với kiến trúc Roman trước đó, kiến trúc Gothic là một sự phát triển thêm lên hơn là một sự đoạn tuyệt. == Thẩm mỹ == Dù kiến trúc Gothic được nhận biết phổ biến nhất bằng việc sử dụng các mái vòm vuốt nhọn ("hình cung nhọn" theo lời những người buôn đồ cổ) nhưng người ta vẫn không thể cô đọng những nét kiến trúc cụ thể của nó; giống như mọi phong cách khác, đều mang những đặc trưng riêng về kỹ thuật. Kiến trúc Roman phản đối kiến trúc Gothic ở việc không sử dụng các mái vòm bán nguyệt hoặc là các vòm cung nhọn là hoàn toàn phi lý và không làm nên ý nghĩa lịch sử gì. Dạng vòm cung nhọn và cung nhọn cắt nhau trên thực tế đã được sử dụng trước cả sự xuất hiện của những tòa kiến trúc Gothic đầu tiên. Rất nhiều những phương pháp xây dựng cũng như trang trí đã được sử dụng. Sự xen kẽ của những cột trụ lớn-nhỏ tạo nên nhịp cho chính đường và làm tăng ấn tượng về chiều dài, chiều ngang. Sự tương ứng giữa chiều cao và chiều rộng của chính đường có thể làm tăng cũng như giảm cảm giác về độ cao của đỉnh vòm. Hình dạng các cột, cách trang trí đỉnh cột, tỉ lệ giữa các tầng (vòm lượn lớn; hành lang phía trên, chạy quanh chính đường – triforium; cửa sổ cao),...đều tham gia vào yếu tố thẩm mĩ của kiến trúc Gothic: Chiều cao (nhà thờ Saint-Pierre ở Beauvais) Xen kẽ giữa khoảng trống và yếu tố kiến trúc (nhà thờ Đức bà Laon – Notre-Dame de Laon) Sự hợp nhất về không gian (nhà thờ Saint-Étienne ở Bourges) Sắp đặt về ánh sáng và màu sắc (nhà thờ Notre-Dame de Chartres) Những yếu tố về kiến trúc do đó đã được đưa vào phục vụ những nghiên cứu về thẩm mĩ. Chúng đã từng chỉ là những công cụ nghiên cứu. Để nâng chính đường lên cao hơn nữa, cần phải hoàn thiện kỹ thuật của vòm chống; để tăng ánh sáng và làm rỗng các bức tường, việc sử dụng vòm vuốt nhọn đã được áp dụng tốt hơn. Những cột ghép đã đồng nhất hóa không gian và tạo nên một cảm giác khá hợp lý về mặt thể tích. == Lịch sử == Kiến trúc Gothic xuất hiện ở vùng Île-de-France và Haute Picardie vào thế kỷ XII. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở phía Bắc sông Loire, kế đến là phía nam sông Loire và châu Âu cho tới giữa thế kỷ XVI; thậm chí là cho tới thế kỷ XVII ở một số ít các quốc gia khác. Kỹ thuật và quan niệm thẩm mỹ của kiến trúc Gothic đã được vĩnh cửu hoá trong kiến trúc Pháp thế kỷ XVI ở một số chi tiết và mẫu tái hiện công trình; và sau đó, khi một trào lưu đổi mới, làn sóng chủ nghĩa lịch sử xuất hiện vào thế kỷ XIX cho tới đầu thế kỷ XX, phong cách này phát triển thành "tân Gothic" (néo-gothique). Đặc trưng riêng biệt của nó mang cả tính triết học cũng như kiến trúc. Có thể, nó đã cho thấy từ hai góc nhìn này một trong những sự hoàn thiện đầy đủ nhất về mặt nghệ thuật vào thời Trung cổ. Phong cách Gothic xuất hiện chủ yếu ở vùng Haute Picardie. Nó phát triển trong các thời kỳ: Gothic sơ kỳ (thế kỷ XII), kế đến là Gothic cổ điển (1190 – 1230), tiếp sau đó là Gothic ánh sáng (khoảng 1230 - khoảng 1350), và cuối cùng là Gothic rực cháy (thế kỷ XV-XVI). Vào giai đoạn phục hưng, phong cách Gothic vẫn phát triển ở Pháp nhưng có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic và phong cách trang trí thời Phục hưng (nhà thờ Saint-Étienne du Mont ở Paris). Kiến trúc này lan rộng chủ yếu ở vùng Tây Âu và dần suy tàn ở nhiều vùng: Gothic Angers, Normandie,… Gothique primitif: tạm dịch là Gothic sơ kỳ Gothique classique: tạm dịch là Gothic cổ điển Gothique rayonnant: tạm dịch là Gothic ánh sáng do đặc trưng của giai đoạn này là các cửa sổ rất lớn. Gothique flamboyant: tạm dịch là Gothic rực cháy do đặc trưng của giai đoạn này là những hoạ tiết trang trí mảnh và mềm mại như ngọn lửa. === Giai đoạn tiền Gothic === Từ cuối thế kỷ X, các nhà thờ được xây dựng theo phong cách Roman giống như ở phần lớn của Tây Âu: các chính đường được phủ bởi một đỉnh vòm dạng nôi; tường dày và được bảo vệ bởi cột ốp dày ở phía ngoài. Số lượng và diện tích các cửa sổ bị hạn chế và bên trong các tòa kiến trúc thường được trang trí bởi các bức tranh tường với màu sắc sống động. Các sử gia nghệ thuật hiện nay có xu hướng làm giảm bớt sự đoạn tuyệt giữa phong cách Gothic và roman qua việc chứng minh rằng kiến trúc Gothic không hoàn toàn quên đi sự thừa kế nghệ thuật cổ đại. Các nhà điêu khắc và kiến trúc sư vẫn thường lấy cảm hứng từ những phương pháp xây dựng La Mã. === Gothic sơ kỳ === Mặc dù những yếu tố kỹ thuật được sử dụng bởi các nghệ nhân thời đó đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, nhưng việc xây dựng nhà thờ công giáo Saint-Denis và nhà thờ lớn Saint-Étienne ở Sens mới được coi là những dấu mốc đầu tiên trong sự hình thành quan niệm thẩm mĩ Gothic trong lĩnh vực kiến trúc. Những công trình Gothic đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm 1130-1150 ở vùng Ile-de-France và nhất là ở Picardie. Vào giai đoạn này, sự gia tăng dân số đòi hỏi kích thước các công trình tôn giáo cũng phải tăng theo. Tôn giáo, tín ngưỡng là sự cấu thành chủ yếu trong cuộc sống những người mộ đạo. Sự lan truyền của các tiến bộ về kỹ thuật khiến cho công việc có kết quả tốt. Cuối cùng, các thành phố và thương mại phát triển, đó là lý do làm xuất hiện một bộ phận tư sản giàu có. ==== Những công trình đầu tiên ==== Dù được công nhận vào năm 1163 nhưng công việc xây dựng nhà thờ Saint-Étienne ở Sens đã bắt đầu vào năm 1135 và khiến nó được công nhận là nhà thờ theo kiến trúc Gothic đầu tiên. Tại nhà thờ Notre-Dame ở Morienval đã xuất hiện vài nét của kiến trúc Gothic. Tuy nó xuất hiện trước tu viện Saint-Denis nhưng nó vẫn còn là một trong những công trình tôn giáo ở giai đoạn cuối của việc xóa bỏ một cách rõ rệt kiến trúc Roman. Tu viện dòng thánh Benoit ở Saint-Denis là một công trình tráng lệ và giàu có, tất cả là nhờ vào những hoạt động của Suger, trưởng tu viện từ năm 1122 đến 1151. Ông mong muốn tu tạo lại nhà thờ cũ từ thời Charlemagne này nhằm nhấn mạnh thêm giá trị của những thánh tích của thánh Denis: để làm điều này, ông hi vọng có thể nâng chiều cao cũng như các khung cửa cho phép ánh sáng lọt qua. Suger quyết định hoàn thành việc xây dựng tu viện mới của mình qua việc áp dụng phong cách mới sử dụng trong nhà thờ Saint-Étienne ở Sens. Năm 1140, ông cho xây dựng mặt phía tây theo kiểu harmonique (harmonique: hòa hợp), lấy cảm hứng từ những mẫu của Normandie ở giai đoạn kiến trúc Roman, giống tu viện Saint-Étienne ở Caen đã cho thấy một ví dụ đẹp về mặt tiền kiểu harmonique của Normandie, đoạn tuyệt với những khối thô kệch của thời Charlemagne. Năm 1144, việc hoàn thành cung thánh của nhà thờ công giáo đã đánh dấu sự lên ngôi của một kiến trúc mới. Áp dụng lại nguyên tắc từ hành lang quanh chính đường tới nhà nguyện và gấp đôi nó lên, ông đã cải tiến nó qua việc chọn giải pháp đặt kế nhau các nhà nguyện mà trước kia vẫn bị cô lập và ngăn chúng bằng một tường ốp đơn giản. Mỗi nhà nguyện đều chứa những khung cửa đôi có trang bị kính màu lọc ánh sáng. Vòm cũng được áp dụng kỹ thuật đan chéo các gân cung, cho phép phân bố lực lên các cột đều hơn. Tác phẩm Gothic đầu tiên xuất hiện nhiều trong nửa sau thế kỷ XII ở phía Bắc nước Pháp. Những giáo sĩ tự do lập tức bị thu hút bởi vẻ tráng lệ của một kiến trúc mới. Saint-Denis chuyển sang thời Gothic sơ kỳ: tuy nhiên, kiến trúc quá táo bạo này không được hiểu cũng như chấp nhận ngay (mặt tiền theo kiểu "harmonique", hành lang đôi, vòm cung nhọn). Nhà thờ Saint-Étienne ở Sens là một ví dụ khác về công trình đi tiên phong cho bước phát triển này nhưng có phần kém táo bạo hơn Saint-Denis: sự xen kẽ các cột chống (cột lớn/nhỏ), vòm chia 6 phần, tường vẫn còn dày - việc sử dụng những vòm chống chỉ bắt đầu phổ biến khi bước sang giai đoạn Gothic cổ điển (mặc dù sự xuất hiện đầu tiên của nó được công nhận là vào thập niên 1150 ở Saint-Germain-des-Prés). Tuy nhiên người ta có thể nhận thấy những tiến bộ như việc xóa bỏ hành lang ngang (tạo với hành lang ở chính đường thành hình thập giá – "transept"), khiến không gian trở nên hợp nhất và lượng ánh sáng thêm dồi dào. Những thay đổi ở Sens được chấp nhận nhiều hơn ở Saint-Denis. Nhà thờ Sens nhận được nhiều phản hồi và nhiều tòa kiến trúc khác cũng nhanh chóng hưởng ứng ví dụ này, như ở phía Bắc sông Loire chẳng hạn. Nhà thờ Laon vẫn mang một dáng vẻ hơi "lỗi thời" qua việc giữ nguyên đài ngồi được nâng cao tới 4 tầng. === Gothic cổ điển === Gothic cổ điển (tiếng Anh: High Gothic) tương ứng với giai đoạn phát triển hoàn toàn và cân bằng hình dạng (cuối thế kỷ XII đến khoảng năm 1230). Người ta xây dựng gần như tất cả các nhà thờ lớn hơn: Reims, Bourges, Amiens, etc. Một số nhà thờ được xây dựng hoặc tu sửa trong các thành phố và làng mạc; hoặc là ở các tu viện, người ta tính đến việc áp dụng những nguyên lý mới ngay từ cuối thế kỷ XII. Trong các nhà thờ, cách trang trí được đơn giản hóa. Kiến trúc được tương đồng hóa: người ta từ bỏ ý tưởng xây dựng các cột xen kẽ đã từng được đánh giá cao ở Sens. Kiến trúc Gothic hoàng gia dưới triều Capé đã tìm thấy những yếu tố cổ điển nhất. Trong gia đoạn này, người ta bắt đầu biết đến tên tuổi các kiến trúc sư, đặc biệt là nhờ những mê cung (Reims). Công việc xây dựng được hợp lý hóa. Đá được vào một chuẩn nhất định. Công trình mở đầu cho thời kỳ này là Chartres, một dự án đầy tham vọng với việc nâng chiều cao thêm tới 3 tầng được thực hiện khả thi nhờ có sự hoàn thiện của các mố đỡ. Sự hoàn thiện các vòm chống cho phép xóa bỏ các đài ngồi mà trước giờ vẫn giữ vai trò này. Các quốc gia châu Âu khác bắt đầu quan tâm tới kiểu kiến trúc mới này (Cantorbéry, Salisbury,etc). === Gothic ánh sáng === Thêm lần nữa, phong cách này lại được sinh ra tại Saint-Denis với việc làm gọn những phần cao của cung thánh thuộc tu viện vào năm 1231. Nó được công nhận thực sự vào năm 1240; các công trình đang trong quá trình xây dựng lập tức chú ý đến "mốt" mới này và thay đổi đôi chỗ trên bản thiết kế. Gothic ánh sáng phát triền từng bước cho tới khoảng năm 1350 và lan rộng ra khắp châu Âu với một số điểm đồng nhất. Các kiến trúc sư người Pháp thậm chí đã thi công ở Chypre và Hungari. Các nhà thờ trở nên ngày càng cao. Trên phương diện kỹ thuật, việc sử dụng khung bằng đá đã cho phép các tòa nhà có diện tích rộng và cửa sổ lớn đến thế. Các cửa sổ ngày càng được mở rộng, tới mức choán hết cả bức tường: những cột trong bộ xương cửa được dựng bằng đá; phần còn lại là thủy tinh, cho phép ánh sáng lọt qua. Bề mặt chiếu sáng vẫn tiếp tục được tăng nhờ sự xuất hiện của một hành lang phía trên chính đường (triforium) có đoạn được trổ thủng như ở Châlons. Ở Metz, bề mặt kính đạt tới 6496m2. Các cửa sổ, thêm vào đó, còn được trang trí bởi những họa tiết viền mảnh hết sức tinh tế nhưng không làm cản trở ánh sáng. Cửa sổ hoa hồng (Rosace) được sử dụng rất nhiều trước kia, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong trang trí (nhà thờ Đức bà Paris, hành lang thập giá - transept; mặt tiền nhà thời Strasbourg). Người ta đã ghi nhận một sự nhất quán về mặt không gian: các cột đều được đồng nhất; nhiều nhà nguyện ở hai bên sườn cũng cho phép tăng không gian của nhà thời. Cột trụ là thứ thường được ghép nhiều nhất, có nghĩa là xung quanh được bao bởi nhiều cột nhỏ ghép lại tạo thành cụm. Tương phản với xu hướng cột ghép, có một nhóm các nhà thờ chọn cột trụ là khối trụ, theo mô phỏng của nhà thờ Saint-Étienne ở Châlons. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
cộng đồng kinh tế tây phi.txt
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (tiếng Anh: Economic Community of West African States (ECOWAS), tiếng Pháp: Communauté économique des États de l'Afrique de l'ouest (CEDEAO), Tiếng Bồ Đào Nha: Comunidade Económica dos Estados da África Ocidental (CEDEAO)) là một tổ chức hợp tác kinh tế khu vực của 15 quốc gia vùng Tây Phi. Tổ chức này được thành lập vào ngày 28 tháng 5 năm 1975 theo Hiệp ước Lagos để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Mauritanie đã rút khỏi tổ chức này vào tháng 12 năm 2000. Cabo Verde gia nhập vào năm 1976. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi bao trùm một không gian 5.112.903 km2 với 251.646.263 dân (ước tính năm 2006). Quy mô kinh tế (đo bằng GDP (PPP)) của nó là 342.519 triệu dollar Mỹ và bình quân đầu người là 1,361 dollar Mỹ (ước tính năm 2004 theo CIA World Factbook 2005, IMF WEO Database). Mục tiêu của tổ chức là "tự cung cấp tập thể" cho khu vực thông qua liên minh về kinh tế và tiền tệ, thành lập một khối thương mại. Hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong khối phát triển chậm chạp khiến cho tổ chức này phải sửa đổi Hiệp ước Lagos vào năm 1993 cho phép một sự hợp tác lỏng lẻo hơn giữa các nước thành viên. Tiến triển quan trọng nhất của tổ chức này là thành lập được Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi vào năm 1994 với 8 nước thành viên của tổ chức tham gia (Guinea-Bissau tham gia từ năm 1997), sử dụng đồng CFA franc Tây Phi. Tiến triển quan trọng nữa là kế hoạch thành lập Khu vực Tiền tệ Tây Phi sử dụng đồng Eco chung cho 5 nước thành viên của tổ chức. Sau đây là danh sách các thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi: Bénin Burkina Faso Cabo Verde Bờ Biển Ngà Gambia Ghana Guinea Guinea-Bissau Liberia Mali Niger Nigeria Senegal Sierra Leone Togo Các nước tham gia Liên minh Kinh tế và Tiền tệ gồm: Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Mali, Niger, Senegal, Togo và Guinea-Bissau. Các nước có ý định tham gia Khu vực Tiền tệ gồm: Gambia, Ghana, Guinea, Nigeria và Sierra Leone. Liberia. Ngôn ngữ làm việc của tổ chức này là Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Trụ sở chính đặt tại Abuja, Nigeria. == Tham khảo == Bài này được lược dịch từ bản tiếng Anh ngày 23 tháng 3 năm 2009. Bản đó tham khảo các tài liệu sau: ECOWAS Executive Secretariat (2002) Fostering Regional Integration through NEPAD Implementation Annual Report 2002 of the Executive Secretary Dr Mohamed Ibn Chambas, Abuja: ECOWAS ECOWAS Executive Secretariat (2000) Executive Secretary's Report 2000, Abuja: ECOWAS REGIONAL INTEGRATION AND COOPERATION IN WEST AFRICA A Multidimensional Perspective, Chapter 1. Introduction: Reflections on an Agenda for Regional Integration and Cooperation in West Africa "Economic Community of West African States (ECOWAS)" fact sheet from the US Department of State’s Bureau of African Affairs "Annual Report on Integration in Africa 2002" All Africa, 1 tháng 3 năm 2002 ECOWAS (2007) Information Manual: The Institutions of the Community ECOWAS == Liên kết ngoài == Website chính thức bằng tiếng Pháp == Xem thêm == Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi Eco (tiền)
đền ngọc sơn.txt
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4. == Lịch sử == Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài ký "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...". Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..." Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. == Công trình -Kiến trúc xung quanh Đền Ngọc Sơn == === Tháp Bút === Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. === Đài Nghiên === Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Hai bên có hai câu đối: Bát đảo, mặc ngân hồ thủy mãn Kình thiên, bút thế thạch phong cao. Nghĩa là: Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ Chạm bầu trời, thế bút ngất núi === Cầu Thê Húc === Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. === Đắc Nguyệt Lâu === Cổng đền có tên là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng). Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. === Đền thờ === Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút. === Trấn Ba Đình === Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Cột trong đình có đôi câu đối: Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn tòng đại khối thọ như sơn Chữ Hán: 劍 有 餘 靈 光 若 水 文 從 大 塊 壽 如 山 Nghĩa là: Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước Văn cùng trời đất thọ như non. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A-di-đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. == Ảnh == == Tham khảo == Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 2, Khoa Học Xã hội, 1978, tr. 68-69. == Liên kết ngoài == Đền Ngọc Sơn Để hiểu thêm về đền Ngọc Sơn - Tháp Bút - Đài Nghiên
liêu ninh (tàu sân bay).txt
Liêu Ninh (Liaoning) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9-2012. Nguyên tàu này do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại từ Ukraina vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện. Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 knot (hay 37 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Hoa Kỳ. == Nguồn gốc == Ban đầu, khi đặt lườn, tàu được gọi là Riga, tàu sân bay này được hạ thủy ngày 4 tháng 12 năm 1988, và được đổi tên lại thành Varyag (Varangian) vào cuối năm 1990, theo tên tàu tuần dương nổi tiếng của Nga. Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, khi cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện. Với sự giải tán Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine; chiếc tàu được để dành, không được bảo dưỡng, và sau đó ở tình trạng trơ trụi. Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, và được đưa ra bán đấu giá. == Vai trò của Nga == Tuy được phương Tây định danh là một tàu sân bay, thiết kế của lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hàm ý một khái niệm nhiệm vụ khác biệt so với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia hay Hải quân Pháp. Thuật ngữ được những người đóng tàu miêu tả nó trong tiếng Nga là "тяжёлый авианесущий крейсер" tyazholiy avianesushchiy kreyser (TAKR or TAVKR)—"tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay"—được dự định để hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa, tàu mặt nước, và máy bay mang tên lửa của hải quân trong hạm đội Nga. Vì thế, Liên xô và Nga cho rằng những tàu này không phải là những tàu sân bay theo Hiệp ước Montreux và không phải là đối tượng áp dụng những hạn chế kích thước khi đi qua Bosporus. Máy bay cánh cứng trên tàu khác của lớp này, Đô đốc Kuznetsov, chủ yếu có nhiệm vụ đảm bảo ưu thế trên không. Nếu Varyag đã từng được biên chế trong hải quân Nga, nó cũng đã thực hiện các hoạt động chiến tranh chống ngầm (ASW), cũng như mang tên lửa chống tàu. == Bán đấu giá == Tháng 4 năm 1998, Bộ trưởng Thương mại Ukraina Roman Shpek thông báo giá thắng thầu là US$ 20 triệu cho Chong Lot Travel Agency Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông. Họ đề xuất kéo Varyag ra khỏi Biển Đen, qua Kênh Suez và vòng phía nam châu Á tới Macau, nơi họ sẽ bỏ neo và biến nó thành một khách sạn và sòng bạc nổi. Nó sẽ tương tự như tàu Kiev tại Thiên Tân và Minsk tại Minsk World ở Thâm Quyến. Trước khi cuộc đấu giá đóng, các quan chức tại Macau đã cảnh báo Chong Lot rằng họ sẽ không cho phép tàu Varyag bỏ neo ở cảng. Tuy nhiên việc mua bán vẫn được tiến hành. Chong Lot thuộc sở hữu của Chin Luck (Holdings) Company tại Hồng Kông. Bốn trong số sáu thành viên của Chin Luck sống tại Yên Đài, Trung Quốc, nơi có một xưởng đóng tàu lớn của hải quân Trung Quốc. Chủ tịch Chin Luck Từ Tăng Bình, được tuyên bố là cựu sĩ quan quân đội Quân đội Giải phóng Nhân dân. == Được kéo về Trung Quốc == Vào giữa năm 2000, tàu kéo của ITC Hà Lan Suhaili với một đội thủy thủ người Philippines đã được thuê để kéo chiếc Varyag. Chong Lot không thể có được giấy phép của Thổ Nhĩ Kỳ để đi qua eo biển Bosphorus đầy nguy hiểm; theo Hiệp ước Montreux năm 1936 Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm cho phép tự do lưu thông, nhưng với một số chủ quyền và quyền từ chối. Chiếc tàu to lớn bị kéo quanh Biển Đen tới 16 tháng. Các bộ trưởng cấp cao của Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Ankara đại diện cho Chong Lot, đề xuất cho khách du lịch Trung Quốc tới thăm nước Thổ Nhĩ Kỳ đang túng tiền nếu con tàu được phép đi qua eo biển. Ngày 1 tháng 11 năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng bớt căng thẳng với quan điểm rằng con tàu gây ra một nguy cơ quá lớn với những cây cầu ở Istanbul, và cho phép việc quá cảnh. Ngày 2 tháng 11 năm 2001, Varyag được hộ tống bởi 27 tàu, gồm 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu, và mất sáu giờ để đi qua eo biển; hầu hết các tàu lớn khác mất một giờ rưỡi.. Lúc 11:45 sáng ngày 2 tháng 11 con tàu hoàn thành thực hiện quá cảnh và hướng về Gallipoli và Çanakkale với tốc độ 5,8 hải lý một giờ (10,7 km/h; 6,7 mph). Tàu vượt qua Dardanelles mà không có vấn đề gì. Ngày 3 tháng 11, Varyag rơi vào một trận cuồng phong cấp 9 và trôi dạt trong khi đang vượt qua đảo Skyros Hy Lạp. Các nhân viên cứu hộ đã cố bắt lại con tàu, khi ấy đang trôi về hướng đảo Euboea. Đội thủy thủy bảy người (ba người Nga, ba người Ukraine và một người Phillippines) vẫn ở trên tàu khi sáu tàu kéo tìm cách nối lại việc kéo tàu. Sau nhiễu nỗ lực thất bại, một trực thăng cứu hộ bờ biển của Hy Lạp đã hạ cánh xuống Varyag và cứu cả bảy người. Một tàu kéo đã tìm cách nối được một dây vào tàu vào cuối ngày, nhưng gió lớn đã làm hỏng nỗ lực của hai tàu kéo khác. Ngày 6 tháng 11, Aries Lima (được báo chí đưa tin vừa là người Bồ Đào Nha vừa là người Hà Lan), một thủy thủ từ tàu kéo Haliva Champion, đã chết trong khi đang nỗ lực nối lại các dây kéo. Ngày 7 tháng 11, con tàu to lớn đã được nối lại dây.. == Hiện đại hóa và tái trang bị == Năm 2008, Robert Karniol, biên tập viên châu Á của Jane's Defence Weekly, đã nói: "Người Trung Quốc chưa từng thấy kiểu tàu sân bay này trước đây và nó có thể rất hữu ích với họ. Họ đang tìm cách có được càng nhiều bí quyết sản xuất càng tốt ". Lưu Hoa Thanh, một đô đốc cấp cao của PLAN và là người ủng hộ việc hiện đại hóa hải quân, đã nói thế kỷ 21 là "thế kỷ của biển" và kêu gọi hiện đại hóa hải quân trong nhiều thập kỳ. Cùng lúc, đã có sự phản đối bên trong PLAN với quan điểm của Lưu Hoa Thanh về một lực lượng hải quân Trung Quốc to lớn, dẫn tới những cuộc tranh cãi liên tục giữa việc phát triển các tàu sân bay và các tàu ngầm. Tàu Varyag được đưa vào một ụ khô tại Đại Liên (38.9414°B 121.6447°Đ / 38.9414; 121.6447 (Varyag)) tháng 6 năm 2005. Vỏ của nó được phun cát và giàn giáo được dựng quanh tàu. Đảo chỉ huy được sơn phủ lớp sơn đỏ thường dùng để xử lý kim loại han rỉ. Ngày 24 tháng 10 năm 2006, bản điện tử của tờ báo Kommersant thông báo rằng Nga có kế hoạch bán tới 50 máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc qua en:Rosoboronexport, trong một hợp đồng trị giá $2,5 tỷ. Tháng 3 năm 2009 Moskovskij Komsomolets thông báo rằng những cuộc đàm phán này đã đổ vỡ vì Nga sợ rằng Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất các phiên bản xuất khẩu rẻ hơn của Su-33 với các hệ thống và hệ thống điện tử Trung Quốc, gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của Nga, giống điều từng xảy ra với J-11B (Phiên bản Trung Quốc của Su-27). Jane's Fighting Ships bình luận rằng Varyag có thể đã được đổi tên lại là Thi Lang và được trao số cờ hiệu 83. Jane's lưu ý rằng cả cái tên và số hiệu đều chưa được xác nhận. Thi Lang là một vị đô đốc thời nhà Minh-Thanh, người đã đánh bại hải quân của các hậu duệ của Trịnh Thành Công và chinh phục Đài Loan năm 1681. Tháng 10 năm Jane's Navy International lưu ý rằng "công việc sửa chữa và trang bị đang được tiếp tục và con tàu được dự kiến bắt đầu thử nghiệm ngoài biển trong năm 2008". Vào cuối năm 2008, Asahi Shimbun thông báo rằng con tàu đang "gần hoàn tất". Ngày 27 tháng 4 năm 2009 Varyag được thông báo đã được đưa vào một ụ khô khác, "rõ ràng để lắp động cơ và các thiết bị nặng khác". Một cột radar mới được lắp trên siêu cấu trúc của Varyag ngày 15 tháng 12 năm 2009. Năm 2009, tại cơ sở nghiên cứu Hải quân Vũ Hán gần hồ Hoàng Gia phía tây nam Vũ Hán, PLAN đã xây dựng một sàn huấn luyện và hậu cần và đảo chỉ huy giả theo kích thước thật của Varyag. Các cảm biến đã được quan sát gồm Mạng quét điện tử chủ động (AESA) và Sea Eagle radar. Các vũ khí đã quan sát gồm Type 1030 CIWS, và hệ thống tên lửa FL-3000N. Mọi người cũng thấy những ống phóng tên lửa chống tàu cũ đã được bít lại và sẽ không được sử dụng, vì thế có nhiều khoảng không bên trong hơn cho nhà chứa máy bay hay nhà kho. Nga có kế hoạch thực hiện điều tương tự khi họ hiện đại hóa chiếc tàu chị em của Varyag tàu Kuznetsov. Kamov Ka-31 đã được xác nhận là đã mua và hoạt động trong PLAN, và có thể hình thành nên cơ sở Cảnh báo sớm và kiểm soát trên không cho con tàu. Ngày 8 tháng 6 năm 2011, Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tướng Trần Bỉnh Đức xác nhận rằng Bắc Kinh đang chế tạo một tàu sân bay, đánh dấu lần đầu sự thừa nhận tồn tại của loại tàu này trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ông nói rằng việc sửa chữa chiếc tàu sân bay Liên xô "đang được thực hiện, nhưng chưa hoàn thành". Con tàu sẽ được dùng cho huấn luyện và như một mô hình cho một con tàu tự chế tạo trong tương lai. Thích Kiến Quốc, trợ lý Tổng tham mưu PLA nói "Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới đều sở hữu các tàu sân bay –chúng là những biểu tượng của một cường quốc " Ngày 27 tháng 7 năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo họ đang tái trang bị cho con tàu để "nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và huấn luyện." == Các cuộc thử nghiệm trên biển == Ngày 10 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển. Một nhà phân tích của RSIS lưu ý rằng Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đưa tàu vào hoạt động, nhưng rất quyết tâm làm việc này. Ngày 15 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag về đậu tại Đại Liên, hoàn thành cuộc thử nghiệm bốn ngày trên biển. Ngày 29 tháng 11 năm 2011 chiếc tàu sân bay rời cảng cho cuộc thử nghiệm lần thứ hai. Tháng 11 năm 2011 chiếc tàu được vệ tinh chụp ảnh trong khi đang thực hiện các cuộc thử nghiệm trên biển. Tàu sân bay này dự kiến được chuyển giao cho PLAN năm 2012. Chiếc tàu sân bay hoàn thành sáu cuộc thử nghiệm trên biển ngày 17 tháng 5 năm 2012 và quay trở lại Đại Liên. Khi tàu được xem là biểu tượng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì những câu chuyện về những phi công lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Có rất nhiều thứ, có thể có và sẽ đi sai, sự kết hợp lại tạo ra nhiều nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ có một tàu sân bay thật sự hữu ích trong thời gian tới. Đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến lực lượng thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15. Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành "nằm bẹp", Liêu Ninh cũng bị "xếp xó", vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến. Sự phụ thuộc vào công nghệ của Nga khiến tầm hoạt động và khả năng tác chiến trên biển của tàu Liêu Ninh bị hạn chế. Liêu Ninh bị xem là "Trái bom hẹn gờ" có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, kéo lùi mọi nỗ lực của nước này nhằm trở thành một thế lực mạnh về hải quân. == Bàn giao cho hải quân PLAN == Ngày 23 tháng 9 năm 2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc và ngày 25 tháng 9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Dù vậy giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai. Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, "Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh". J-15 đang gặp chỉ trích về vấn đề tải trọng của mình trên tàu sân bay. Nếu nó mang 12 tấn thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong 120 km. Điều này dẫn đến việc sẽ cần một lượng lớn J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản. Trưa 15/8/2013, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc này đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Không sớm thì muộn chiếc tàu sân bay này sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điều mấu chốt là chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau, cho nên, thời gian tới, nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng. Đến khi đó, việc đóng mới một con tàu còn hiệu quả và an toàn hơn là sửa chữa con tàu cũ này. Dù vậy sau khi sửa chữa xong thì tàu tếp tục được đưa đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể trực chiến. == Xem thêm == Danh sách tàu sân bay Danh sách tàu sân bay của Liên xô và Nga == Tham khảo == == Liên kết ngoài == VaryagWorld.com Transformation of the Varyag into a PLAN Aircraft Carrier "Varyag Aircraft Carrier" article on sinodefence.com Actual physical location in the World Satellite Photo of Varyag in in Dalian, China from Google Maps Bản mẫu:Lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov Bản mẫu:Các lớp tàu của Hải quân Trung Quốc
phù não do độ cao.txt
Phù não độ cao lớn (tiếng Anh: High altitude cerebral edema, viết tắt HACE) là một dạng rất nghiêm trọng và có thể gây chết người của chứng say độ cao. Trong trường hợp này, các mô não bị sưng phồng lên do thể dịch bị rò rỉ ra ngoài và nó gần như thường là kết quả của chứng say núi cấp tính (acute mountain sickness - AMS). Vì vậy, triệu chứng của phù não độ cao lớn bao hàm cả nhiều triệu chứng của say độ cao cấp tính, như là hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, yếu mệt trong người; ngoài ra còn có thêm triệu chứng đau đầu, mất điều hòa, và giảm dần mức độ tỉnh táo tỉ như mất phương hướng, mất trí nhớ, bị ảo giác, có hành vi bất thường, và hôn mê. Trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ, chứng phù não có thể được nhận diện nếu như người bị nghi vấn được yêu cầu (bằng lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể) đi bộ theo một đường thẳng. Chứng phù não độ cao lớn thật ra hoàn toàn có thể được ngăn ngừa, nguyên do là nó thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân cố tiếp tục leo lên các độ cao lớn hơn khi các triệu chứng say độ cao cấp tính đã biểu hiện (một trường hợp ngoại lệ là bệnh nhân bị kẹt trên một nơi quá cao - thường là hơn 8.000 mét - trong một thời gian quá dài, nhất là khi không mang theo bình dưỡng khí). Tính chất nguy hiểm của chứng phù não độ cao lớn là, bệnh nhân thường có xu hướng không nhận ra rằng minh đang có nguy cơ bị phù não và xem nhẹ các triệu chứng, và họ thường không chịu cho người khác chữa trị cho đến khi các triệu chứng trở nên quá nghiêm trọng, ví dụ như khi người bệnh đã ngã quỵ dọc đường. Một số trường hợp nhanh chóng dẫn đến hôn mê sâu và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Việc cung cấp ôxi và thuốc (tỉ như dexamethasone) có thể tạm thời làm giảm bớt triệu chứng và được xem là biện pháp cấp thời để cứu mạng bệnh nhân. Túi bội áp được cho là công cụ chữa trị hiệu quả khi sử dụng kết hợp với dexamethasone và, nếu như xét trong mặt bằng chung về chi phí và khối lượng hành lý chuẩn bị cho các cuộc leo núi, được đánh giá là không quá đắt hay quá nặng (15 lbs). Sau khi được sơ cứu, các bệnh nhân thường được khuyên là nên được đưa về các trung tâm y tế để được chữa trị dứt điểm. == Triệu chứng == Nhìn chung các triệu chứng thường thấy của chứng phù não độ cao lớn là: Rối loạn tâm thần Thay đổi dị thường trong hành vi Mệt mỏi Mất điều hòa Nói khó khăn Nôn mửa Ảo giác Mất thị giác Bị tê liệt các chi Tai biến ngập máu Bất tỉnh Liệt toàn thân Hôn mê == Xem thêm == Say độ cao Phù não Trung tiện độ cao lớn (HAFE) Phù phổi độ cao lớn (HAPE) == Chú thích == == Liên kết ngoài == A climbing guide that speaks about all forms of altitude related sicknesses. Altitude.org's page for HACE.
giải vật lý thiên văn dannie heineman.txt
Giải Vật lý thiên văn Dannie Heineman là một giải thưởng hàng năm của Hội Thiên văn học Hoa Kỳ và Viện Vật lý Hoa Kỳ dành cho công trình nghiên cứu xuất sắc về Vật lý thiên văn. Giải được Quỹ Heineman tài trợ, và được đặt theo tên kỹ sư kiêm nhà kinh doanh người Mỹ gốc Bỉ Dannie Heineman. ==Những người đoạt giải== 1980 Joseph H. Taylor, Jr. 1981 Riccardo Giacconi 1982 P. James E. Peebles 1983 Irwin I. Shapiro 1984 Martin Rees 1985 Sandra M. Faber 1986 Hyron Spinrad 1987 David L. Lambert 1988 James E. Gunn 1989 Carl E. Heiles 1990 Richard McCray 1991 Wallace L. W. Sargent 1992 Bohdan Paczynski 1993 John C. Mather 1994 John N. Bahcall 1995 Jerry E. Nelson 1996 Roger A. Chevalier 1997 Scott D. Tremaine 1998 Roger Blandford 1999 Kenneth C. Freeman 2000 Frank Shu 2001 Bruce G. Elmegreen 2002 J. Richard Bond 2003 Rashid Sunyaev 2004 Bruce T. Draine 2005 George Efstathiou, Simon White 2006 Marc Davis 2007 Robert Kennicutt 2008 Andrew Fabian 2009 Lennox L. Cowie 2010 Edward Kolb, Michael Turner 2011 Robert P. Kirshner 2012 Chryssa Kouveliotou 2013 Rachel Somerville 2014 Piero Madau 2015 David Spergel & Marc Kamionkowski == Xem thêm == Giải Vật lý toán học Dannie Heineman == Tham khảo và Liên kết ngoài ==
trận leuthen.txt
Trận Leuthen là một trận đánh tại tỉnh Schlesien (Phổ) trong Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1757 giữa 39 nghìn quân Phổ dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Friedrich II với 66 nghìn quân Áo và chư hầu Đức do vương công Karl xứ Lothringen và thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy. Trận đánh kết thúc với thất bại nặng nề của người Áo và được xem là thắng lợi lớn nhất của quân đội Phổ thời Chiến tranh Bảy năm. Năm 1757, nước Phổ bị quân đội Áo tấn công từ hướng nam và quân đội Pháp tấn công từ hướng tây. Các mũi tấn công của Pháp đã bị Friedrich II đánh tan trong trận Roßbach ngày 5 tháng 11; nhưng cùng lúc đó, một đạo quân lớn của Áo và chư hầu Đức dưới quyền Karl và Daun đã xâm nhập phần lớn tỉnh Schlesien phía đông-nam Phổ. Friedrich II tức tốc kéo quân về chiếm lại Schlesien, và đến ngày 5 tháng 12, lực lượng hai bên tổ chức chiến đấu gần Leuthen. Lợi dụng sự che khuất của một dãy đồi núi, quân Phổ di chuyển qua chính diện và đột kích vào cánh trái quân Áo, đồng thời cử một toán nghi binh uy hiếp cánh phải hòng dụ Karl tăng quân sang hướng này. Quân cánh trái Áo nhanh chóng tan vỡ trước các đòn tiến công của Phổ. Karl và Daun đành xoay quân sang hướng nam đặng lập nên một tuyến phòng ngự mới với trọng tâm tại Leuthen. Quân bộ binh Phổ có pháo binh yểm trợ mở nhiều đợt tấn công dữ dội và đánh bật quân Áo khỏi thị trấn, nhưng sau đó bộ binh Phổ trở nên sơ hở trước một đòn phản kích của kỵ binh cánh phải Áo. Tuy nhiên, lực lượng kỵ binh trừ bị của Phổ đã kịp thời đón đánh và phá tan cuộc phản công này. Kỵ binh Áo cắm đầu chạy thẳng vào đội hình bộ binh Áo, đưa đến sự tan vỡ hoàn toàn của trận tuyến quân Áo. Sau thất bại ở Leuthen, Karl và Daun rút toàn bộ quân chủ lực về Böhmen, tạo điều kiện cho Friedrich II lần lượt tái chiếm các thành phố then chốt của Schlesien từ cuối tháng 12 năm 1757 đến tháng 1 năm 1758. Mặc dù cuộc chiến còn tiếp diễn thêm nhiều năm nữa, kết quả của trận Leuthen cùng với trận Roßbach ngày 5 tháng 11 đã làm phá sản ý định thôn tính vương quốc Phổ của liên minh Pháp-Áo và chư hầu Đức trong năm 1757. == Bối cảnh == Cuối năm 1756, Chiến tranh Bảy năm bùng nổ giữa liên minh Áo-Pháp-Nga-Thụy Điển với Phổ. Vua Phổ Friedrich II chủ trương tấn công phủ đầu Áo, hòng loại nước này khỏi vòng chiến trước khi quân Áo phối hợp với quân các đồng minh xâm chiếm Phổ. Sau khi thôn tính xứ Sachsen chư hầu của Áo năm 1756, Friedrich dẫn hơn 6 vạn quân đánh vào vùng Böhmen thuộc Áo, nhưng bị quân đội Áo do thống chế Joseph Leopold von Daun chỉ huy đánh tan trong trận Kolín ngày 18 tháng 6 năm 1757. Friedrich buộc phải chuyển sang thế phòng thủ bị động dọc theo biên giới Sachsen - Böhmen. Thừa thắng, liên minh Pháp-Áo-Nga vây đánh Phổ khắp tứ phương; nhưng chỉ có mũi tấn công của quân Pháp vào Sachsen trên hướng tây, và mũi tấn công vào Schlesien của 84.000 quân Áo do vương công Karl xứ Lothringen và thống chế Daun chỉ huy là gây được sức ép lớn đến sự tồn vong của Vương triều Phổ. Tháng 8 năm 1757, Friedrich giao 4 vạn quân cho trấn thủ Schlesien là August Wilhelm đánh chặn quân Áo, rồi nhà vua tự mình đem hơn 2 vạn quân sang Sachsen tấn công quân Pháp. Ngày 5 tháng 11 năm 1757, quân Phổ đánh bại hơn 41 nghìn quân Pháp và chư hầu Đức trong trận Roßbach, xóa bỏ mối đe dọa từ Pháp trên hướng tây. Nhưng cùng lúc đó, đại quân Áo do Karl và Daun chỉ huy đã tiến sâu vào Schlesien. Hai ông vừa cầm chân đội quân chính quy của trấn thủ Schlesien, vừa đánh hạ lần lượt các pháo đài trong tỉnh. Ngày 13 tháng 11 năm 1757, thành Schweidnitz thất thủ sau 3 tuần bị bao vây. Tiếp theo đó, ngày 22 tháng 11 Karl xua hơn 8 vạn quân đánh tan 28 nghìn quân chính quy Phổ trước cổng thủ phủ Breslau, buộc người Phổ phải rút phần lớn lực lượng sang bờ đông sông Oder và chỉ để lại một số tiểu đoàn đốn trú Breslau. Không lâu sau, quan quân Áo đánh chiếm Breslau vào ngày 25 tháng 11 và bắt August Wilhelm làm tù binh. === Quyết định mở trận của hai bên === Sau khi nhận tin về những thắng lợi ban đầu của quân đội Áo ở Schlesien, Friedrich II vội vã tổ chức hành quân từ Sachsen về giành lại lãnh thổ bị mất. Ngày 13 tháng 11 Friedrich dẫn 13 nghìn quân khởi hành rời Schlesien. Ngày 28 tháng 11, quân vua Phổ đến sông Oder, sau đó tập kết với cánh quân Schlesien vào ngày 2 tháng 12, nâng quân số của Friedrich lên 39 nghìn người và 170 súng lớn. Chỉ 1/3 trong số quân này là những người vừa thắng trận Roßbach, và 2/3 còn lại là những quan quân Schlesien vốn mệt lã, đói khát và nhụt chí sau trận Breslau. Mặc dù vậy, Friedrich quyết tâm đánh đuổi quân Áo khỏi Schlesien trước mùa đông, để loại trừ khả năng người Áo biến tỉnh này thành bàn đạp đánh Berlin. Để cải thiện sĩ khí trong cánh quân Schlesien, Friedrich đã cho các cựu binh của trận Roßbach kể cho quân tỉnh Schlesien nghe về chiến thắng của họ. Friedrich cũng tự mình đi từ trại lính này sang trại lính khác, đốt lửa sưởi ấm chung với quan quân và lắng nghe các ý kiến của họ, đồng thời hứa hẹn sẽ ban thưởng đặc biệt hậu hĩnh cho quan tướng Schlesien nếu họ lập công trong trận đánh tới. Ngày 3 tháng 12 năm 1757, Friedrich triệu tập các tướng soái đến sở chỉ huy ở Parchwitz; tại đây, nhà vua kêu gọi quân đội Phổ chiếm lại Breslau, và họ chỉ có 2 lựa chọn là chiến thắng hoặc chết. Friedrich cũng động viên tướng sĩ rằng "nếu chúng ta thua cuộc, chúng ta sẽ mất tất cả. Chúng ta đang chiến đấu vì vinh quang của mình, vì danh dự của mình, và vì vợ con của mình. Những ai chịu sát cánh cùng ta chiến đấu hãy an trí rằng ta sẽ quan tâm đến gia quyến của anh nếu các anh phải bỏ mạng. Còn những ai muốn bỏ cuộc thì hãy đi ngay bây giờ, nhưng đừng đòi hỏi gì hơn ở sự khoan hồng của ta nữa". Friedrich cũng ban bố các hình phạt cụ thể dành cho những trung đoàn nào lùi bước trong trận đánh tới. Bài hiệu triệu của Friedrich tại Parchwitz đã trở thành một diễn văn nổi tiếng trong tiềm thức người Phổ-Đức trước năm 1945. Mặc dù Friedrich đoán rằng lực lượng của Áo chỉ đông ngang ngửa lực lượng Phổ, Karl và Daun trên thực tế có đến 66 nghìn lính và 210 đại pháo. Trong đội hình quân Áo có một số trung đoàn được tuyển từ các nước chư hầu Đức như Bayern và Württemberg. Ngày 2 tháng 12 các tướng Áo họp tại thị trấn Lissa trên bờ tây sông Weistritz để tìm phương án đối phó với quân chủ lực Phổ. Daun cùng một số tướng khác đề xuất lập một tuyến phòng thủ thật mạnh trên bờ đông sông Weistritz và dụ Friedrich tấn công, Karl và tướng kỵ binh Joseph Lucchesi d'Averna nhất quyết yêu cầu cho quân vượt sông Weistritz nghênh chiến với địch. Cậy quyền là em trai của vua Áo Franz I, Karl ép Daun cùng các tướng thân cận phải làm theo đề nghị của mình. Dựa trên ký ức về những chiến thắng của quân đội Áo từ tháng 6 đến tháng 11, Karl và Lucchesi tự tin khẳng định rằng việc đạt một thắng lợi quân sự quyết định ở Schlesien sẽ làm họ "mất ít thời gian hơn cả việc bảo vệ luận điểm trong cuộc họp vừa qua". Quân Áo vượt sông Weistritz và tiến sang hướng tây. Karl dự định cho quân nghỉ chân ăn uống tại thành phố Neumarkt, nên vào ngày 3 tháng 12 ông sai thuộc hạ đưa một lò nướng dã chiến cùng 1 nghìn lính khinh kỵ Croatia đến Neumarkt chờ quân chủ lực đi tới. === Triển khai lực lượng === Ngày 4 tháng 5, quân Phổ nhổ trại hành tiến về Breslau. Khi đến trước Neumarkt, quân tiền vệ Phổ đã phát hiện lò nướng dã chiến cùng 1.000 kỵ binh người Croatia. Friedrich lập tức huy động một trung đoàn bộ binh đi vòng qua 2 cánh sườn quân Croatia, đồng thời sai kỵ binh Phổ chốt giữ một cao điểm đằng sau Neumarkt. Sau khi các mệnh lệnh đó được thực thi, Friedrich xua quân tiền vệ đánh trực diện kỵ binh Croatia. Quân Croatia nhanh chóng tan chạy, và bị quân Phổ từ sau lưng và 2 bên sườn đổ ra tiêu diệt. Quân Phổ tiêu diệt 120 lính Croatia, bắt được 569 tù binh và tịch thu toàn bộ ló nướng dã chiến của Áo. Một số tàn quân Croatia chạy thoát về trận tuyến và thông báo với Karl rằng đại quân Phổ đã đến tận Neumarkt. Thông tin này buộc Karl chuyển sang thế phòng ngự, nhưng ông không rút quân về bờ tây sông Weistritz dù hướng đó có địa hình dễ cố thủ hơn. Karl dàn quân trên một trận tuyến dài 10 km cách Lissa vài km về hướng tây; chiến tuyến này kéo dài từ các làng Nippen và Guckerwitz trên (hướng bắc tuyến đường chính đến Breslau), qua thị trấn Frobelwitz (nằm ngay trên tuyến đường Breslau), tới các làng Leuthen và Sägchutz (hướng nam tuyến đường Breslau). Quân cánh phải Áo được bài trí giữa 2 làng Nippen và Guckerwitz, dưới sự chỉ huy của tướng kỵ binh Lucchesi. Quân cánh trái đóng quân ở phía nam Leuthen, do tướng Franz Nádasdy chỉ huy. Do tiên liệu rằng Friedrich sẽ không đánh vào cánh trái quân mình, Karl phân bố các trung đoàn quân chư hầu Đức như Württemberg và Bayern (vốn theo đạo Kháng Cách và không tận trung với hoàng tộc theo Công giáo của Áo) ở ngoài cùng sườn trái phía nam Sägchutz. 4h sáng ngày 5 tháng 12, Friedrich tiến quân dọc theo con đường đến Breslau từ hướng tây. Không lâu sau đó, người Phổ bắt gặp một toán kỵ binh tuần tiễu Áo cách Frobelwitz 5 km về hướng tây, gần thị trấn Borne. Hai bên xông vào giáp chiến và quân Phổ nhanh chóng giành chiến thắng. Friedrich cho giải 600 tù binh đi ngang qua trước mặt quân mình để khích lệ tinh thần tướng sĩ. Friedrich cử 3 tiểu đoàn biệt kích trấn giữ Borne, rồi nhà vua leo lên đồi Schön-Berg và phát hiện trung tâm của trận tuyến quân Áo nằm đối diện với ông. Không lâu sau đó, các toán kỵ binh trinh thám báo với Friedrich rằng cánh phải quân Áo được một rừng sối dày đặc che sườn, nhưng sườn cánh trái của Áo lại nằm trên địa hình trống trải. Friedrich cũng nhận thấy các đồi Schleier-Berg và Sophien-Berg bên tay phải ông ta có thể che mắt người Áo trong khi quân Phổ đi dọc theo chính diện quân Áo, rồi vòng qua sườn trái của họ. Do vậy Friedrich lên kế hoạch tổ chức một mũi nghi binh uy hiếp cánh phải quân Áo, hòng dụ Karl tăng cường lực lượng sang cánh này; trong lúc đó, quân chủ lực sẽ tiến về phía nam 2 km, sau đó quay ngoặt sang hướng đông-nam rồi quành lên phía bắc để đánh ập vào sườn trái Áo gần Sagaschutz. == Trận đánh == Cuối sáng ngày 5 tháng 12, Friedrich triển khai một lực lượng nhỏ kỵ binh từ Borna tiến theo hướng Frobelwitz và Nippern. Tướng Áo Lucchesi đã quan sát thấy hoạt động này và ông phán đoàn rằng quân Phổ đang chuẩn bị đánh bọc sườn phải quân Áo từ hướng bắc. Lucchesi tức tốc gửi thư thỉnh cầu Karl đưa lực lượng bộ binh dự bị đến chi viện cho cánh phải nhanh nhất có thể. Mặc dù Daun năn nỉ Karl không tung các đơn vị dự bị ra trận tuyến, Karl đã gạt phắt mọi ý kiến của Daun và chấp thuận đề xuất của Lucchesi. Viên chủ tướng Áo đem toàn bộ lực lượng bộ binh dự bị của tướng Arensberg cùng một bộ phận lớn kỵ binh do Serbelloni chỉ huy từ phía nam Sagaschutz đến chốt giữ Nippen và khu vực lân cận. === Quân Phổ tấn công cánh trái Áo === Trong lúc đó, khoảng 11h trưa, các đơn vị bộ binh, kỵ binh và pháo binh chủ lực của Phổ rẽ sang bên phải đặng khởi hành di chuyển vòng sườn đối phương. Thoạt tiên, quân Phổ băng qua khu vực trung tâm và phía nam cánh đồng Leuthen, và do địa hình chỗ này rất trống trải nên bộ thống soái Áo từ đài chỉ huy phía bắc làng Leuthen đã nhìn thấy quân Phổ hành binh. Tuy nhiên, vương công Karl đã không chớp thời cơ tấn công đội hình hành quân của Phổ. Ông suy diễn rằng địch đang rút lui khỏi trận địa, và nhóm quân Phổ mà lúc sáng Lucchesi thông báo cho ông chẳng qua chỉ là lực lượng chặn hậu của Friedrich. Karl tuyên bố với các thuộc tướng rằng "các bạn của chúng rời đi rồi; hãy để họ ra đi bình an!". Quân Phổ đi được vài bước thì ẩn vào sườn dãy đồi giữa họ với chính diện địch, và từ đây họ mất tăm khỏi tầm quan sát của bộ chỉ huy Áo. Mặc dù địa hình vùng đồi núi Leuthen khá hiểm trở, người Phổ không gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì kỷ luật hành quân vì họ đã quen thuộc với địa danh này (Leuthen từng là nơi tổ chức các cuộc diễn tập mùa thu hàng năm của quân đội Phổ trước năm 1756). Giữa trưa ngày 5 tháng 12, quân Phổ hoàn thành di chuyển qua chính diện địch, và Friedrich cho rẽ sang bên trái đặng đi vòng ngang sườn trái quân Áo theo hướng đông-nam-đông. Điểm dừng của cuộc hành quân đã được xác lập khi một bộ phận quân tiên phong dừng chân gần Schriegwitz và quay mặt lên hướng bắc đối diện với sườn trái quân Áo. Các đoàn quân Phổ phía sau tiếp tục di chuyển cho đến gần 1h chiều thì hoàn tất. Sau đó, toàn bộ quân Phổ chuyển mình từ đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu. Friedrich giao cho thiếu tướng Carl von Wedell chỉ huy 3 tiểu đoàn tinh nhuệ nhất của quân tiên phong (gồm 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn Meyerinck và tiểu đoàn 2 Itzenplitz) tung đòn đột phá đầu tiên vào trận địa. Sườn phải lực lượng này được yểm trợ bởi 4 tiểu đoàn xếp hàng dọc và 1 khẩu đội pháo 12 pao. Trong khi đó Friedrich dàn trải lực lượng bộ binh chủ lực trên 1 tuyến so le trải dài sang hướng tây, mỗi tiểu đoàn đứng cách nhau 50 bước. Friedrich cũng bài trí 53 khối khinh kỵ của tướng Hans von Ziethen và 6 tiểu đoàn bộ binh của vương tước Karl xứ Bevern ở sau lưng và bên phải bộ binh: nhiệm vụ của số quân này là khai thác các kẽ hở do bộ binh tạo ra trong trận địa quân Áo. Cách phân bố đội hình của Friedrich đã được các sử gia như J. F. C. Fuller và Christopher Duffy mô tả là "một mẫu mực điển hình" của chiến thuật đội hình nghiêng.. Trong khoảng từ 1h đến 1h30 chiều, tiểu đoàn 2 Itzenplitz bất ngờ tấn công các đơn vị quân chư hầu Württemberg gần Sagaschutz. Thoạt tiên quân Württemberg chống cự khá dữ dội trong các chiến lũy được xây dựng vội vã của mình, nhưng không lâu sau trung đoàn Meyerinck ập đến và lính Württemberg đồng loạt rút chạy. Sự vỡ trận của quân Württemberg đã kéo theo sự tháo chạy của các đơn vị chư hầu Bayern gần đó. Tiếp theo đó, Friedrich sai vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau đem bộ binh chủ lực Phổ tiến về hướng bắc đánh Leuthen. Kể từ sau các trận Praha và Kolín, người Phổ đã rút kinh nghiệm rằng việc bộ binh vác súng di chuyển về phòng tuyến Áo sẽ làm quân Phổ thiệt hại nặng nề, đồng thời không thể phát huy ưu thế về hỏa lực của mình vào việc phá vỡ ý chí chiến đấu của đối phương. Do đó, Moritz cho bộ binh kết hợp hài hòa vừa di chuyển, vừa nã những tràng đạn tập trung vào hàng ngũ quân Áo. Friedrich cũng ra lệnh cho các xe chở đạn luôn theo sát bộ binh nhằm đảm bảo các đơn vị bắn hết đạn sẽ được tiếp viện đầy đủ. Bộ binh Phổ cũng nhận được sự yểm trợ hiệu quả từ một số khẩu đội trọng pháo trên 2 đồi Kirch-Berg và Juden-Berg phía tây bắc Sagaschutz. Những cải tiến về chiến thuật bộ binh và hiệp đồng binh chủng của Phổ đã gây cho quân Áo thiệt hại hết sức nặng nề, và họ bị đẩy về cửa ngõ Leuthen trong tình trạng hết sức hỗn loạn. Tướng Áo Nadasdý khẩn cấp gửi thư yêu cầu Karl chi viện cho cánh trái, nhưng Karl phớt lờ các thỉnh cầu của Nadasdý và không đưa ra biện pháp phản ứng nào. Nadasdý đành xua kỵ binh phản kích vào lực lượng bộ binh cánh cực phải của địch, nhưng Ziethen đã kịp thời đem kỵ binh ra ngăn không cho kỵ binh địch xông vào hàng ngũ bộ binh Phổ. Quân khinh kỵ Phổ đánh không lại quân Nadasdy, khiến Ziethen phải dốc hết 53 khối khinh kỵ mình vào trận chiến. Trận giao tranh diễn ra hết sức ác liệt, song kỵ binh Phổ cuối cùng đã giành chiến thắng và kỵ binh Áo tháo chạy loạn xạ. Thừa thắng, tướng Phổ Robert Scipio von Lentulus dẫn một lữ đoàn kỵ binh xông lên tịch thu 15 khẩu đại bác và gần như xóa sổ trung đoàn long kỵ binh Jung-Modena. Nhưng sau đó Ziethen hạ lệnh cho khinh kỵ Phổ ngưng truy kích kỵ binh và dồn tâm trí vào việc tiếp sức bộ binh Phổ truy diệt bộ binh đối phương. Trung đoàn Khinh kỵ số 2 của Phổ đã bắt được 2 nghìn tù binh Bayern và Württemberg đang chạy về Leuthen. === Quân Áo vỡ trận === Sau khi cánh trái quân Áo tan vỡ, vương công Karl mới nhận thức được tình thế nguy kịch của quân đội ông. Trong lúc quân Phổ đang bận truy kích tàn binh của Nadasdý, Karl quyết định xây dựng một tuyến phòng ngự mới chạy theo hướng đông-tây, nằm vuông góc về phía nam với trận địa cũ của Áo. Thoạt đầu Karl cho di chuyển một số tiểu đoàn từ tuyến thứ 2 (của trận tuyến cũ) sang hướng nam, sau đó ông triệu hồi quân bộ binh dự bị từ Nippern trở lại các vị trí ban đầu. Chỉ đến khi nắm chắc rằng không có nguy cơ nào đang xảy ra trên khu vực phía bắc trận địa cũ của mình, Karl mới phát lệnh cho toàn thể quân đội quay sang trái và đánh mặt đối mặt với các mũi tấn công của Phổ. Quân Áo dần dần hình thành một tuyến phòng thủ mới với trọng tâm là thị trấn Leuthen. Việc triển khai lực lượng quanh Leuthen gặp nhiều rắc rối do khả năng tổ chức kém của các sĩ quan và sự uể oải của những tiểu đoàn vừa di chuyển từ xa tới. Thay vì tổ chức đội hình tác chiến, nhiều đơn vị Áo đã chen chúc, túm tụm thành 30-100 người và tự biến mình thành mồi ngon cho hỏa pháo Phổ trên cao điểm gần đó. Chưa hết, quân dự bị Áo từ Nippern phải mất 6 km để di chuyển nên cũng không kịp tham dự vào trận đánh quyết định chiều hôm đó. Lúc 3h30, quân Phổ ào ạt tấn công vào phòng tuyến Áo, đặc biệt là tại trung tâm Leuthen. Tuy gặp nhiều rắc rối về tổ chức, bộ binh Áo được sự hỗ trợ của hệ thống nhà cửa, công sự kiên cố đã chiến đấu bền bỉ và gây thiệt hại lớn cho địch. Quân Áo cũng triển khai một khẩu đội pháo từ hướng bắc Leuthen bắn phá vào đội hình quân Phổ. Các đợt tấn công của Trung đoàn Cận vệ Phổ liên tục bị đẩy lùi khỏi tuyến phòng thủ vòng ngoài Leuthen. Phải sau nhiều trận đánh nảy lửa, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn Cận vệ) do đại úy Wichard von Möllendorf chỉ huy mới mở được cửa đột phá từ phía nam, tạo điều kiện cho các Trung đoàn Bộ binh 10 và Cận vệ lăn xả vào nội đô Leuthen, nơi cuộc giằng co tiếp tục diễn ra hết sức ác liệt. Dựa vào những bức tường rắn chắc vây quanh sân nhà thờ thị trấn Leuthen, một trung đoàn chư hầu Đức do tổng giám mục Würzburg chỉ huy đã kiên quyết cố thủ sân nhà thờ và chặn đứng những cuộc tấn công của cả 2 trung đoàn địch. Quân Phổ phải huy động trọng pháo lên đồi Butterberg bắn vỡ các bức tường nhà thờ và chế áp pháo binh Áo. Nhờ đó, bộ binh Phổ tràn sâu vào Leuthen và đánh bật quân Áo từ bị trí này sang vị trí khác. Leuthen thất thủ sau 30 phút chiến đấu; nhưng ngay sau đó, các tướng Áo Lucchesi và Sehrbelloni quan sát thấy sườn trái của bộ binh Phổ đã bị hở sau trận nội đô Leuthen. Họ tung 70 khối kỵ binh từ cánh phải đánh ập vào sườn địch hòng xoay chuyển cục diện trận đánh. Trong khi kỵ binh Áo đang di chuyển về sườn trái quân Phổ, trung tướng Georg Wilhelm von Driesen chỉ huy 40 khối kỵ binh dự binh bên cánh trái Phổ gần Radaxdorf đã phát hiện ra đòn tấn công hiểm hóc này. Không cần đợi lệnh vua, Driesen chủ động xua toàn bộ kỵ binh đánh thốc vào sườn phải kỵ binh địch. Trung đoàn long kỵ binh Bayreuth là lực lượng đầu tiên đến gần giao chiến với kỵ binh Áo. Trung đoàn này từng là cơn ác mộng của quân Áo trong trận Hohenfriedberg năm 1745, nhưng ở thời điểm trận Leuthen lực lượng kỵ binh Áo đã có nhiều cải tiến và Trung đoàn long kỵ Bayreuth bị đánh tơi tả. Tuy nhiên, một trung đoàn thiết kỵ người Schlesien từ tuyến thứ 2 đã xông lên tiếp sức cho trung đoàn Bayreuth và giành thế thượng phong. Cùng lúc đó, trung đoàn khinh kỵ Puttkamer vòng ra tập kích vào lưng địch, đè bẹp trung đoàn long kỵ Kollowrath và làm tan vỡ toàn toàn đội hình kỵ binh Áo. Bản thân Lucchesi cũng bị giết tại trận. Lính kỵ binh Áo chạy bán sống bán chết về hướng đông; trên đường chạy họ đâm sầm vào đội hình bộ binh Áo phía sau Leuthen, và đến lượt bộ binh cũng tan rã tháo chạy theo từng tiểu đoàn một. Một số đơn vị bộ binh Áo cố bám đất chống trả nhưng bị quân Phổ tiêu diệt. Quân Phổ cả bộ lẫn kỵ ào lên truy kích và mặc sức bắn giết bại binh. Cuộc truy đuổi chỉ dừng lại khi đêm xuống. == Kết cuộc == Trận Leuthen kết thúc với thất bại hoàn toàn của quân đội Áo. Thiệt hại của họ lên đến 22 nghìn sĩ quan và binh lính (trong đó bao gồm 3 nghìn người tử trận, 7 nghìn người bị tàn phế và hơn 12 nghìn người khác bị bắt làm tù binh), và con số này chiếm tới hơn 1/3 lực lượng Áo tham gia trận chiến. Tổn thất về nhân lực của Phổ cũng không hề nhẹ, với 6259 quân thương vong (1141 người thiệt mạng; 5118 bị thương) và 58 người bị bắt sống. Tuy vậy, tỷ lệ chênh lệch tổn thất giữa Áo với Phổ lên đến hơn 3:1 và đây là một sự chênh lệch rất hiếm có trong chiến tranh ở châu Âu thế kỷ 18. Quân Phổ cũng tịch thu được 130 cỗ đại bác, 4 nghìn xe lương, 50 quân kỳ và hiệu kỳ cùng với một lượng lớn súng và quân trang của Áo. Sau trận Leuthen, bộ thống soái Áo quyết định rút toàn bộ quân chủ lực về lãnh thổ Böhmen, chỉ để lại các đồn binh rải rác ở Breslau, Liegnitz và Schweidnitz. Các đơn vị chủ lực Áo đã hoàn tất vượt biên giới Schlesien – Böhmen vào ngày 23 tháng 12. Sự tháo chạy của đội quân này đã mở đường cho quân Phổ thu hồi các thành phố lớn của Schlesien: thoạt tiên, họ cho pháo kích dữ dội vào Breslau buộc 17 nghìn quân đồn trú phải đầu hàng ngày 20 tháng 12. Toàn bộ đồn binh Breslau bị thêm vào danh sách tù binh của Phổ. Đến ngày 28 tháng 12, 3400 quân đồn trú Liegnitz cũng đầu hàng, nhưng lực lượng này được người Phổ cho phép rút về Böhmen. Sau đó, quân Phổ nghỉ đông và sang đầu năm 1758 họ mới tiến hành tái chiếm Schweidnitz. Trong các thư từ của mình vào mùa đông năm 1757, Friedrich II bày tỏ niềm tin rằng chiến thắng Leuthen sẽ ép Áo ký hòa ước với Phổ vào tháng 3 năm 1757. Trên thực tế, mặc dù hoàng hậu Áo Maria Theresia đã khóc rất nhiều sau khi nghe tin về trận đánh, bà ta và tể tướng Wenzel Anton von Kaunitz-Rietberg vẫn kiên quyết theo đuổi cuộc chiến. Kaunitz đã đề ra các biện pháp ngoại giao để thuyết phục Nga và Pháp duy trì niềm tin của mình vào liên minh với Áo và thất bại cuối cùng của Phổ. Đồng thời, Maria Theresia sa thải em chồng là vương công Karl và trao binh quyền cho thống chế Daun. Người Áo cùng các đồng minh cũng tiến hành nhiều cải cách quân sự và nhờ đó họ gây khó khăn lớn cho quân đội Phổ trong giai đoạn 1758 – 1762. Tuy nhiên, trận Leuthen vẫn là một thắng lợi quyết định đối với người Phổ, vì nó khai lối cho Friedrich chiếm lại hoàn toàn tỉnh Schlesien, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch chinh phục Phổ của liên minh Áo-Nga-Pháp-Thụy Điển năm 1757, đồng thời tạo động lực lớn cho Phổ tiếp tục cự nhau với liên minh này trong 6 năm tiếp theo. == Chú thích == == Tham khảo == Duffy, Christopher (2005). Military Experience in the Age of Reason. Routledge. ISBN 1135794588. Duffy, Christopher (2015). Frederick the Great: A Military Life. Routledge. ISBN 13174084973 . Dupuy, T. N. (1969). The military life of Frederick the Great of Prussia. F. Watts. Luvaas, Jay (2009). Frederick The Great On The Art Of War. Da Capo Press. ISBN 0786749776. Redman, Herbert J. (2014). Frederick the Great and the Seven Years' War, 1756-1763. McFarland. ISBN 0786476699. Szabo, Franz A. (2013). The Seven Years War in Europe: 1756-1763. Routledge. ISBN 1317886976. Tucker, Spencer C. (2009). A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East [6 volumes]: From the Ancient World to the Modern Middle East. ABC-CLIO. OCLC 1851096728.
12 tháng 9.txt
Ngày 12 tháng 9 là ngày thứ 255 (256 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 110 ngày trong năm. == Sự kiện == 1683 – Liên quân Thần thánh gồm Ba Lan-La Mã Thần thánh và đồng minh giành thắng lợi quyết định trước đế quốc Ottoman trong trận Viên. 1784 – Thuyền buôn trà Scarborough của Công ty Đông Ấn Anh bị đắm tại một bãi đá trên biển Đông, bãi đá sau đó được đặt theo tên thuyền. 1890 – Harare được những người định cư thành lập, nay là thủ đô của Zimbabwe. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Mở màn trận chiến đồi Edson trên đảo Guadalcanal giữa quân Đồng Minh và quân Nhật Bản. 1959 – Liên Xô phóng tàu vũ trụ Luna 2 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Baykonur, Kazakhstan. 1982 – Một tuần trước kỷ niệm sinh nhật thứ 65 của mình, võ sĩ người Mexico El Santo thi đấu trận cuối cùng trong sự nghiệp. 1990 – Hai nước Đức và bốn cường quốc ký kết Hiệp ước 2 + 4 tại Moskva, mở đường cho tái thống nhất nước Đức. 2005 – Hong Kong Disneyland được mở cửa tại đảo Đại Nhĩ Sơn, Hồng Kông. 2013 – Tàu không gian Voyager 1 chính thức ra khỏi Hệ Mặt Trời sau 35 năm kể từ ngày phóng lên vũ trụ. == Sinh == 1921 – Lưu Hữu Phước, một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (m. 1989) 1986 - Emmy Rossum, ca sĩ và nhạc sĩ người Mỹ 1994 - Rap Monster, thành viên nhóm nhạc BTS == Mất == 984 – Phạm Cự Lạng, Đại tướng đời Đinh Tiên Hoàng (s. 944) 1989 - Vũ Khắc Khoan, nhà viết kịch Việt Nam, sinh năm 1917 == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
nhiệt đới.txt
Khu vực nhiệt đới là khu vực địa lý trên Trái Đất nằm trong khoảng có đường ranh giới là hai đường chí tuyến: hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đông chí tuyến ở Nam bán cầu, bao gồm đường xích đạo. == Xác định theo phân loại == === Vị trí địa lý === Khu vực này nằm giữa khoảng 23°26'21" vĩ bắc đến 23°26'21" vĩ nam, và bao gồm toàn bộ các phần của Trái Đất mà Mặt Trời có thể lên tới thiên đỉnh ít nhất một lần trong năm dương lịch. (Trong các khu vực ôn đới nằm về phía bắc của hạ chí tuyến và về phía nam của đông chí tuyến thì Mặt Trời không bao giờ lên tới cao độ 90°, hay ngay ở trên đỉnh đầu). Trong một số ngôn ngữ người ta sử dụng từ tropic (tiếng Anh), tropen (tiếng Đức) v.v. có nguồn gốc từ tropos của tiếng Hy Lạp mang nghĩa "trở lại", do vị trí biểu kiến của Mặt Trời dao động giữa hai chí tuyến với chu kỳ xác định độ dài của một năm. === Điều kiện tự nhiên === Đới nóng là nơi có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc & Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về phía Xích đạo, chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất. Môi trường nhiệt đới có 4 kiểu môi trường: môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc. Trong sơ đồ phân loại khí hậu của Wladimir Köppen, khí hậu nhiệt đới được định nghĩa như là khí hậu phi khô cằn trong đó tất cả 12 tháng của năm có nhiệt độ trung bình trên 18 °C (64,4 °F). === Đặc điểm sinh vật === Động vật và thực vật nhiệt đới là các loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. "Nhiệt đới" đôi khi cũng được sử dụng trong ý nghĩa chung để chỉ các khu vực nóng và ẩm quanh năm, thông thường với ý nghĩa của cây cối lá rộng, tươi tốt sum xuê. Tuy nhiên, có những khu vực nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại là không "nhiệt đới" theo ý nghĩa này, ví dụ các đỉnh núi có tuyết che phủ quanh năm, bao gồm Mauna Kea, núi Kilimanjaro và dãy núi Andes cũng như xa về phía nam nhất của các phần phía bắc thuộc Chile và Argentina. == Các ví dụ về các thành thị nhiệt đới == === Bắc bán cầu === Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (10,77º vĩ bắc) Mumbai, Ấn Độ (19,1º vĩ bắc) Manila, Philippines (14,6º vĩ bắc) Singapore (1,4º vĩ bắc) === Nam bán cầu === Rio de Janeiro, Brasil 22º54′30″ vĩ nam Kinshasa, CHDC Congo 4° 19′ 30″ vĩ nam Lima, Peru 12°2′36″ vĩ nam Luanda, Angola 8°50′18″ vĩ nam == Xem thêm == Cận nhiệt đới Bệnh nhiệt đới Năm chí tuyến == Tham khảo ==
ringgit.txt
Ringgit Malaysia (còn được gọi là đồng Đôla Malaysia), là đơn vị tiền tệ chính thức của Malaysia. Một ringgit được chia thành 100 sen (xu) và có ký hiệu là MYR. == Lịch sử == Ngày 12 tháng 6 năm 1967, đồng Đôla Malaysia thay thế cho đồng Đôla của xứ Malaya và Borneo thuộc Anh. Đồng đô-la Malaysia là đồng tiền mới được phát hành bởi ngân hàng trung ương mới, Ngân hàng Negara Malaysia. Cho đến năm 1973, đồng Đôla Malaysia có thể trao đổi ngang giá với Đôla Singapore và Đôla Brunei. == Tiền kim loại == === Xê ri đầu tiên === Vào ngày 7 tháng 12 năm 2005, tiền kim loại RM1 đã bị hủy bỏ và rút khỏi lưu thông. Điều này một phần là do các vấn đề với việc tiêu chuẩn hóa (hai phiên bản tiền xu khác nhau đã được đúc) và giả mạo. Ba loại tiền xu thoi vàng, "Kijang Emas" (kijang (một loại nai) là logo chính thức của Ngân hàng Negara Malaysia) cũng được phát hành với giá trị danh nghĩa RM 50, RM 100 và RM 200. Loại tiền này đã được phát hành ra 7 tháng 7 năm 2001 bởi Ngân hàng Negara Malaysia và do Royal Mint of Malaysia Sdn Bhd đúc. Giá mua và bán lại của Kijang Emas được giá thị trường vàng quốc tế đang lưu hành xác định. == Tiền giấy == Bank Negara Malaysia đã phát hành tiền giấy dollar Malaysia lần đầu vào tháng 6 năm 1967 với các mệnh giá $1, $5, $10, $50 và $100. Mệnh giá $1000 đã được phát hành lần đầu năm 1968. Tiền giấy Malaysia đã luôn luôn mang hình ảnh của Tuanku Abdul Rahman, Yang di-Pertuan Agong đầu tiên của Malaysia. Các máy ATM thường cho ra giấy bạc RM50, hoặc hiếm hoi hơn, giấy bạc RM10 cùng với giấy bạc RM50. Giấy bạc Malaysia đã từ lâu theo một mã màu xuất phát từ thời thuộc địa. Các mệnh giá thấp hơn thì kiểm mẫu này được Singapore và Brunei áp dụng theo và khi Bank Negara giới thiệu lần đầu giấy bạc RM2 nó sao chép màu hoa cà của tờ giấy bạc 2 dollar Singapore. RM1 - xanh da trời RM2 - hoa cà (không còn lưu hành nữa) RM5 - xanh lá caay RM10 - đỏ RM20 - nâu/trắng (không còn lưu hành nữa) RM50 - xanh lá cây/xám RM100 - tím RM500 - cam (không còn lưu hành nữa) RM1000 - xanh dương/xanh lá cây (không còn lưu hành nữa) === Xê ri đầu === === Xê ri thứ hai === === Xê ri thứ ba === Xê ri hiện tại và lần thứ 3 đã được phát hành với các thiết kế. === Kỷ niệm thế vận hội === Để tưởng niệm Thế vận hội Khối thịnh vượng chung năm 1998 ở Kuala Lumpur, một loại tiền polymer RM50 đã được phát hành, đánh dấu việc Malaysia sử dụng tiền giấy polymer lần đầu tiên. Tiền mệnh giá này hiếm khi được thấy trong giao dịch hàng ngày mà người ta chỉ sưu tập làm kỷ niệm. == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng MYR == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ngân hàng Trung ương Malaysia
fernando gonzález.txt
Fernando González (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1980 tại Santiago, Chile) là cựu vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Chi Lê. Anh được biết đến như một trong những tay vợt có cú đánh tay phải mạnh nhất González ít nhất vào đến tứ kết của tất cả các giải Grand Slam. Tại Úc mở rộng 2007, anh đã lọt tới trận chung kết nhưng đã thất bại trước tay vợt huyền thoại Roger Federer. Trong sự nghiệp của mình, anh đã từng đánh bại rất nhiều tay vợt hàng đầu như: Lleyton Hewitt, Andre Agassi, Roger Federer, Novak Djokovic, Rafael Nadal, Andy Roddick, Juan Carlos Ferrero, Carlos Moyà, Gustavo Kuerten, Marat Safin, Juan Martín del Potro, Andy Murray và Pete Sampras. == Chú thích ==
tiếng anh.txt
Tiếng Anh (tên tiếng Anh: English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong ngữ hệ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Nó được sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ bởi một số lượng lớn người dân từ khắp thế giới tại Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, New Zealand và một số quốc đảo trong vùng Caribbean. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha. Đây là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức trong các tổ chức lớn bao gồm Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh và đặc biệt là Liên hiệp Quốc. Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. == Lịch sử == Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon và Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German, từng sống ở vùng nay là Bắc Đức và Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict (ngày nay không còn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một. Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong 5 thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9. Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xảy ra thường xuyên vì sự tranh giành đất đai. Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandie, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh. Một vị vua, Aethelred, còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này. Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc German, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh (English), của nước Anh (England) và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ (Old English). Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua. Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh. Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1066 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge. Harald III tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh. Trong khi đó, về phía nam, quận công William của Normandy cũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred. Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold Godwinson tại trận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandie. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1066 là tiếng Anh trung cổ (Middle English). Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ là Beowulf (sử thi, viết vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10) và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer. Tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay. Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early Modern) và cận cận đại (Late Modern). Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau. == Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ == Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu. Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt. Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh. Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức. Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Afrikaans, tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch..., nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan. == Phân bổ địa lý == Trong số nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Cayman, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guyana, Hoa Kỳ, Jamaica, Montserrat, St. Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh và Virgin thuộc Mỹ. Điểm đặc biệt của Anh là tuy nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhưng không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức. Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Gaeilge), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 21 ngôn ngữ khác nữa), Belize, Nicaragua, Puerto Rico (cùng với tiếng Tây Ban Nha), Canada (cùng với tiếng Pháp), Hồng Kông (cùng với tiếng Quan Thoại), Nam Phi (cùng với các tiếng Afrikaans, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swazi, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu), Singapore (cùng với các tiếng Quan Thoại, Malay và Tamil), New Zealand (cùng với tiếng Maori), Scotland (cùng với tiếng Scots và tiếng Gaelic tại Scotland). Các nước có tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức tuy rằng số người dùng nó như tiếng mẹ đẻ rất ít là: Anguilla, Aruba, Botswana, Cameroon, Eritrea, Ethiopia, Fiji, Gambia, Ghana, Kenya, Kiribati, Lesotho, Liberia, Malawi, Malta, Marshall, Mauritius, Micronesia, Namibia, Nigeria, Pakistan, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Rwanda, Samoa, Seychelles, Solomon, Somalia, Swaziland, Tonga, Uganda, Zambia và Zimbabwe. Có một số nước dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính trong văn kiện của chính phủ tuy không công nhận nó như một ngôn ngữ chính thức như: Angola, Brunei, Costa Rica, Israel, Liban, Malaysia, Sierra Leone, Sri Lanka, Tanzania.... Ngoài ra có một số các nước, hoặc dưới ảnh hưởng của Anh hoặc dưới ảnh hưởng của Mỹ, tuy không dùng tiếng Anh như một tiếng chính thức nhưng có một dân số dùng một loại "tiếng lai" (creole hay pidgin) giữa tiếng Anh và các tiếng địa phương. Số người sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ đã được ước lượng vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên hoàn cầu. Tiếng Anh còn được dùng như một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Khối Thịnh vượng chung Anh (The Commonwealth of Nations), Nhóm G8, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Bưu chính Quốc tế... === Quốc gia theo tổng số người nói === === Các loại và các giọng tiếng Anh === ==== Tại châu Á ==== Tiếng Anh tại Ấn Độ Tiếng Anh tại Hồng Kông Tiếng Anh tại Malaysia Tiếng Anh tại Philippines Tiếng Anh tại Singapore Tiếng Anh tại Việt Nam ==== Tại châu Âu ==== Tiếng Anh tại Ireland Giọng miền Bắc Giọng miền Nam Tiếng Anh Anh Giọng BBC, giọng Hoàng gia (Received Pronunciation) Giọng miền Bắc Giọng Birmingham (Brummie) Giọng Geordie Giọng Merseyside (Liverpool hay Scouse) Giọng miền Đông Anglian Giọng miền Nam Giọng Cockney Giọng miền Đông-Nam (Estuary) Giọng Sussex Giọng miền Trung (Midlands) Giọng xứ Wales Tiếng Anh tại Scotland Giọng miền đất thấp Giọng Edingburgh Giọng miền đất cao ==== Tại châu Mỹ ==== Tiếng Anh Canada Giọng Newfoundland Tiếng Anh Carribean Tiếng Anh Jamaica Tiếng Anh Mỹ Giọng miền Đông-Bắc Giọng Boston Giọng New York-New Jersey Giọng khu Queens của New York Giọng miền Đông-Nam Giọng Nam Florida Giọng miền Nam Giọng New Orleans Giọng Texas Giọng miền Philadelphia-Delaware Giọng miền Tây Giọng California Giọng Hawaii Giọng miền Trung-Tây Giọng St. Louis Tiếng Anh của người Mỹ gốc La tinh Tiếng Anh của người Mỹ gốc Phi ==== Tại châu Phi ==== Tiếng Anh tại Liberia Tiếng Anh tại Nam Phi Tiếng Anh tại Zimbabwe ==== Tại châu Úc ==== Tiếng Anh tại New Zealand Tiếng Anh tại Úc ==== Quốc tế ==== Một vài loại tiếng Anh đơn giản đã được dùng bắt đầu từ thập niên 1970 trong các giao dịch quốc tế. Trong đó có loại của Đài Phát thanh Hoa Kỳ (Voice of America) tự giới hạn chính họ với một bộ từ vựng gồm 1.500 từ. Airspeak, Seaspeak và Policespeak, cả 3 được đề nghị bởi Edward Johnson trong thập niên 1980, là các loại tiếng Anh đơn giản với một bộ từ vựng giới hạn. Airspeak và Seaspeak được dùng trong lĩnh vực hàng không và hàng hải quốc tế, trong khi Policespeak được dùng trong việc trao đổi dữ kiện giữa các lực lượng cảnh sát của các quốc gia không dùng chung một thứ tiếng. Europanto, đề xuất bởi Diego Maran vào 1996, là một ngôn ngữ có từ vựng của nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng cú pháp dựa vào cú pháp của tiếng Anh. Từ khi Internet phát triển trong thập niên 1980 đến nay, một loại tiếng Anh viết đã được phát triển và phổ biến bởi các người dùng Internet. Loại tiếng Anh đơn giản này dùng rất nhiều các chữ viết tắt và các dấu hiệu định trước (như dùng IMHO thay cho in my humble opinion - theo ý kiến nông cạn của tôi, hay dùng dấu hiệu) để phát biểu sự khôi hài thân thiện của một đoạn văn). Cũng giống như các tiếng Anh đơn giản khác, loại tiếng Anh này có một bộ từ vựng tương đối giới hạn nhưng, khác với các tiếng khác, nó chủ trương thay đổi lối đánh vần phức tạp của tiếng Anh chính bằng một lối "phiên âm" đơn giản hơn (thí dụ ngay những từ đơn giản như you và for cũng được thay thế bằng U và 4). == Sự thông dụng của tiếng Anh == Ngày nay có khoảng 1.5 tỷ người nói tiếng Anh trên khắp thế giới và con số này ngày càng tăng lên. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngôn ngữ khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau: Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh. Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học. Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh. Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp. === Trong các phương tiện truyền thông và giao thông === Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông. Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cã các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại các phi trường quốc tế. Cờ và các tình hiệu ánh sáng được sử dụng trong ngành hàng hải, nhưng "nếu các tàu lớn cần truyền tín hiệu cho nhau bằng các thông điệp thì họ sẽ tìm kiếm một ngôn ngữ chung và thông dụng và khi đó tiếng Anh chắc chắn sẽ là chọn lựa chính", câu nói của một người bảo vệ bờ biển của tại Mỹ, Werner Siems. Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh. === Trong thời đại thông tin === Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần mềm thường được dùng bằng tiếng Anh. Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản ghi chép khoa học được trình bày với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân nửa kỹ thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được dùng trong các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian. === Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế === Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế châu Âu. Cũng vậy tiếng Anh hầu như tham gia hầu hết vào các thành phần lãnh đạo của các doanh nghiệp. Trong nền công nghiệp thực phẩm, các biển hiệu cho sản phẩm của họ thường được dùng bằng tiếng Anh như Made in Germany, họ không dùng các câu như Hergestellt in deutschland – câu trên có nghĩa là "sản xuất tại Đức" nhưng một dùng với tiếng Anh và một dùng với tiếng Đức. Các tập đoàn của nhiều quốc gia trên thế giới thường chọn tiếng Anh như lựa chọn chính của họ. Các tập đoàn như Datsun và Nissan đều gửi điện báo với ngôn ngữ tiếng Anh. Như những năm 1985, 80% nhân viên của tập đoàn Mitsui có thể nói, đọc và viết được tiếng Anh, tập đoàn Toyota thì mở các lớp tiếng Anh tại chức cho nhân viên của mình. Các lớp tiếng Anh đã được giữ lại ở Ả Rập Saudi cho các công nhân của tập đoàn dầu hỏa Aramco và trên ba lục địa thuộc Ngân hàng Chase Manhattan. === Ngôn ngữ chung === Tiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có 30% người nói ngôn ngữ chính là tiếng Hindi. Khi Rajiv Gandhi đọc diễn văn quốc gia sau khi mẹ ông ta bị ám sát, ông ta đã nói bằng tiếng Anh. Tổ chức thương mại tự do châu Âu làm việc chủ yếu bằng tiếng Anh mặc dù 6 nước thành viên đều không trực thuộc nước Anh. === Ngôn ngữ chính thức === Tiếng Anh là ngôn ngữ nửa chính thức của 20 nước Châu Phi bao gồm Sierra Leone, Ghana, Nigeria, Liberia và Nam Phi. Các sinh viên được dạy tiếng Anh tại trường Đại học Makerere ở Uganda, trường đại học của thành phố Nairobi ở Kenya và trường đại học của thành phố Dar es Salaam ở Tanzania. Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới. === Văn hóa thế hệ trẻ === Tiếng Anh là ngôn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thường không cần hiểu hết ý nghĩa của lời nhạc. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing và computer hacking đang lấn át dần các từ lóng của giới trẻ Đức. == Sự tương ứng giữa âm và ký tự == == Chú thích == == Đọc thêm == "English as a Universal Language", Megatrends 2000, Patricia Aburdene & John Naisbitt Ammon, Ulrich (2006). Sociolinguistics: an international handbook of the science of language and society. Walter de Gruyter. ISBN 3110184184. Baugh, Albert C.; Thomas Cable (2002). A history of the English language (ấn bản 5). Routledge. ISBN 0-415-28099-0. Bragg, Melvyn (2004). The Adventure of English: The Biography of a Language. Arcade Publishing. ISBN 1-55970-710-0. Crystal, David (1997). English as a Global Language. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-53032-6. Crystal, David (2003). The Cambridge encyclopedia of the English language (ấn bản 2). Cambridge University Press. ISBN 0-521-53033-4. Crystal, David (2004). The Stories of English. Allen Lane. ISBN 0713997524. Halliday, MAK (1994). An introduction to functional grammar (ấn bản 2). London: Edward Arnold. ISBN 0-340-55782-6. Hayford, Harrison; Howard P. Vincent (1954). Reader and Writer. Houghton Mifflin Company. “Internet Archive: Free Download: Reader And Writer”. Archive.org. Ngày 10 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010. Howatt, Anthony (2004). A history of English language teaching. Oxford University Press. ISBN 0194421856. Kenyon, John Samuel and Knott, Thomas Albert, A Pronouncing Dictionary of American English, G & C Merriam Company, Springfield, Mass, USA,1953. Mazrui, Alamin (1998). The power of Babel: language & governance in the African experience. University of Chicago Press. ISBN 0852558074. McArthur, T. (ed.) (1992). The Oxford Companion to the English Language. Oxford University Press. ISBN 0-19-214183-X. McCrum; Robert MacNeil, William Cran (1986). The Story of English (ấn bản 1). New York: Viking. ISBN 0-670-80467-3. Plotkin, Vulf (2006). The Language System of English. BrownWalker Press. ISBN 1-58112-993-9. Robinson, Orrin (1992). Old English and Its Closest Relatives. Stanford Univ. Press. ISBN 0-8047-2221-8. Schneider, Edgar (2007). Postcolonial English: varieties around the world. Cambridge University Press. ISBN 0521831407. Wardhaugh, Ronald (2006). An introduction to sociolinguistics. Wiley-Blackwell. ISBN 140513559X. == Liên kết ngoài == Collection of English bilingual dictionaries dict.org Dictionary of American Regional English English language word roots, prefixes and suffixes (affixes) dictionary Oxford's online dictionary Merriam-Webster's online dictionary Macquarie Dictionary Online
apple s1.txt
Apple S1 là thiết bị được tích hợp trong Apple Watch, và nó được mô tả như là "hệ thống trong một gói" (SiP) của Apple. Samsung là nhà cung cấp các thành phần chính, như RAM và bộ nhớ NAND flash, và tự lắp ráp nó, nhưng teardowns tiết lộ rằng RAM và bộ nhớ flash từ Toshiba và Micron Technology. == Công bố == Nó được công bố vào 9 tháng 9 năm 2014 như một phần của sự kiện "Wish we could say more.". == Ngày phát hành == Nó được phát hành lần đầu tiên cùng với Apple Watch, vào tháng 4 năm 2015. == Hình ảnh == == Tham khảo ==
thư điện tử.txt
Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail), đôi khi được dịch không chính xác là điện thư, là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc. Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML. Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện chuyển thư điện tử gọi là nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử (email sevice provider). Các dịch vu thư điện tử có thể được cung ứng miễn phí hay có lệ phí tuỳ theo nhu cầu và mụch đích của ngưòi dùng. Ngày nay, email thường được cung cấp kèm với các phương tiện Internet khi người tiêu dùng ký hợp đồng với các dịch vụ Internet một cách miễn phí. == Đặc điểm của thư điện tử khi so sánh với bưu chính thông thường == Thay vì viết thư bằng giấy mực và bút thì người gửi chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính và biết dùng một phần mềm thư điện tử (email program). Lá thư được gửi trên hệ thống bưu chính là vật liệu không cần máy nhận hay máy gửi. Trong khi đó, nếu gửi thư điện tử, chỉ có các tín hiệu điện mã hoá nội dung bức thư điện tử được truyền đi đến máy nhận. Do đó, chỉ có nội dung hay cách trình bày lá thư điện tử là được bảo toàn. Trong khi đó, dùng đường bưu điện người ta có thể gửi đi các vật liệu hàm chứa thêm nội dung hay ý nghĩa khác. Điều này có thể rất quan trọng đối với nhiều người. Vận tốc truyền thư điện tử chỉ vài giây đến vài phút và chi phí rất nhỏ không đáng kể so với gửi qua đường bưu điện. Dùng thư điện tử thì bất kỳ lúc nào cũng có thể mở phần mềm thư điện tử ra đọc nên tiện lợi hơn là việc phải bỏ thư ở các thùng thư. Đồng thời, vì mỗi người dùng thư đều phải nhập mật khẩu vào máy nên thư điện tử sẽ khó bị người ở chung đọc lén so với thư gửi bưu điện. Nhưng ngược lại, các tay tin tặc xa lạ có thể xâm nhập vào hệ thống thư điện tử của cá nhân nếu như các mật mã hay các hệ thống an toàn phần mềm bị bẻ gãy. Khối lượng gửi và nhận thư điện tử có thể nhiều hơn thư bưu điện rất nhiều lần. Đối với các dịch vụ thư điện tử mới thì dung lượng có thể lên đến hàng Gbyte như dịch vụ của Gmail chẳng hạn, hay nhiều hơn. Số thư có thể dự trữ trong dung lượng này tương đương với vài bộ tự điển bách khoa. Các trường hợp thư phá hoại trên hệ thống bưu điện (như là thư có bột antrax, thư bom,...) rất hiếm có nhưng có thể gây thương vong. Ngược lại, hệ thống thư điện tử, không thể gây thương tích mà thường rất phải đương đầu với nhiều vấn nạn như virus máy tính, các thư nhũng lạm (spam mail), các thư quảng cáo (advertisement mail) và các thư khiêu dụ tình dục (pornography mail), đặc biệt là cho trẻ em, thì lại rất nhiều. Đối với các loại thư độc hại (malicious mail) này người dùng cần phải cài đặt thêm các tiện ích hay chức năng lọc (sẵn có trong phần mềm hay phải mua thêm) để giảm trừ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là không có công cụ phần mềm nào là tuyệt hảo. Hộp thư là nơi cất giữ các thư từ với địa chỉ hẳn hoi. Tương tự, trong hệ thống thư điện tử, thì hộp thư này tương đương với phần dữ liệu chứa nội dung các email cộng với địa chỉ của người chủ thư điện tử. Điểm khác biệt ở đây là hộp thư điện tử sẽ có nhiều chức năng hơn là việc xoá bỏ các thư cũ. Mỗi người có thể có một hay nhiều địa chỉ email (và phải được đăng ký qua một hệ thống nào đó). Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ phân biệt không bao giờ trùng với địa chỉ email khác. Như vậy có thể hoàn toàn không nhầm lẫn khi dùng danh từ hộp thư điện tử hay hòm thư điện tử (email account) để chỉ một phần mềm email đã được đăng ký dùng để nhận và gửi email cho một cá nhân. == Cấu trúc chung của một địa chỉ email == Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng Tên_định_dạng_thêm tên_email@tên_miền Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể không cần cho tên định dạng và lá thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi. Ví dụ: Trong địa chỉ gửi thư tới viết dưới dạng Nguyễn Thị A nguyenthia111@yahoo.com hay viết dưới dạng nguyenthia111@yahoo.com thì phần mềm thư điện tử vẫn hoạt động chính xác và gửi đi đến đúng địa chỉ. Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền. == Các chức năng có thể có của một hộp thư điện tử == Ngoài chức năng thông thường để nhận và soạn thảo email, các phần mềm thư điện tử có thể còn cung cấp thêm những chức năng khác như là: Lịch làm việc (calendar): người ta có thể dùng nó như là một thời khoá biểu. Trong những phần mềm mạnh, chức năng này còn giữ nhiệm vụ thông báo sự kiện đã đăng ký trong lịch làm việc trước giờ xảy ra cho người chủ hộp thư. Sổ địa chỉ (addresses hay contacts): dùng để ghi nhớ tất cả các địa chỉ cần thiết cho công việc hay cho cá nhân. Sổ tay (note book hay notes): để ghi chép, hay ghi nhớ bất kì điều gì. Công cụ tìm kiếm thư điện tử (find hay search mail). Để hiểu hết tất cả các chức năng của một phần mềm thư điện tử người dùng có thể dùng chức năng giúp đỡ (thường có thể mở chức năng này bằng cách nhấn nút <F1> bên trong phần mềm thư điện tử). == Những thuật ngữ thường thấy trong một phần mềm thư điện tử bằng Anh ngữ == === Các mệnh lệnh Anh ngữ để đi vào các ngăn chứa thư === Đây thực ra chỉ là các ngăn chứa thư từ đã được phân loại theo tình trạng của các email cho tiện dùng. Người chủ thư có thể tự mình xếp loại các mail này hay chúng được xếp một cách tự động (do cài đặt hay do mặc định). Inbox có nghĩa là Hộp thư nhận hay Hộp thư vào: Đây là ngăn đựng các thư mới nhận về. Outbox có nghĩa là Hộp thư gửi hay Hộp thư ra: Đây là ngăn đựng các thư đang chờ được gửi đi. Thông thường, nếu hệ thống email hoạt động tốt thì các thư nằm trong hộp này chỉ trong thời gian rất ngắn (vài giây đến vài phút là tối đa). Do đó, ngăn chứa này thường là một ngăn trống. Draft có nghĩa là Ngăn nháp: Để chứa các email chưa hoàn tất hay đã hoàn tất nhưng chủ thư chưa muốn gửi đi. Trash, Trash can hay Deleted Item có nghĩa là Ngăn xóa: Còn có thể gọi là Thùng rác hay Ngăn thư đã xóa. Đây là chỗ dự phòng tạm thời chứa các email đã xóa bỏ trong một thời gian. Chức năng này tiện lợi để phục hồi hay đọc lại các thư điện tử cần thiết đã lỡ tay bị xóa. Sent, sent Messages hay Sent Item có nghĩa là Ngăn đã gửi: Nơi này dùng để chứa các thư đã gửi. Junk hay Bulk có nghĩa là Ngăn thư linh tinh: Đây là nơi chứa các mail đã được lọc và bị loại ra một cách tự động, còn được gọi là Thùng thư rác hay Ngăn chứa tạp thư. Thường thì nơi này sẽ chứa các thư quảng cáo, các thư nhũng lạm, các thư được gởi đến một số lượng lớn địa chỉ có cùng một nội dung, hay các loại thư độc hại ... === Các mệnh lệnh Anh ngữ thường thấy trong một phần mềm thư điện tử === New hay compose có nghĩa là Thảo thư mới: Đây là mệnh lệnh cho phép bắt đầu soạn thảo một email mới. Send có nghĩa là Gửi: Mệnh lệnh này sẽ tức khắc gửi thư tới các địa chỉ trong phần To, CC, và BCC. Save as Draft hay Save Draft có nghĩa là Lưu bản nháp: Mệnh lệnh này sẽ giúp lưu giữ lá thư đang soạn thảo và đưa vào ngăn chứa Darft để có thể dùng lại về sau. Attach hay Attach Files có nghĩa là Đính kèm: Đây là lệnh để người soạn email có thể gửi đính kèm theo lá thư các tập tin khác. Các tập tin này không giới hạn kiểu cấu trúc của nó, nghĩa là chúng có thể là các loại tập tin hình vẽ, phim, nhạc,... và ngay cả virus máy tính. === Các thuật ngữ Anh ngữ thông dụng trong một thư điện tử === To có nghĩa là Đến: Chỗ chứa địa chỉ của các người nhận. CC (từ chữ carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm: Đây là chỗ chứa thêm địa chỉ gửi kèm, ngoài địa chỉ chính trong phần To bên trên. Các hộp thư nhận sẽ đọc được các địa chỉ người gửi và các địa chỉ gửi kèm này. BCC (từ chữ blind carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm kín: Đây cũng là chỗ ghi các địa chỉ mà lá thư sẽ được gửi kèm tới, nhưng các địa chỉ này sẽ được dấu kín không cho những người trong phần To hay phần CC biết là có sự đính kèm đến các địa chỉ nêu trong phần BCC. Subject có nghĩa là Đề mục: Chỗ này thường để tóm tắt ý chính của lá thư hay chỗ ghi ngắn gọn điều quan trọng trong thư. == Phương thức hoạt động của một hệ thống thư điện tử == Hoạt động của hệ thống email hiện nay có thể được minh họa qua phân tích một ví dụ như sau Nguyễn dùng MUA của mình để soạn một lá thư có địa chỉ người nhận là Trần với địa chỉ là Tran@b.org. Nguyễn nhấn nút Send và phần mềm thư điện tử của Nguyễn áp dụng SMTP để gửi mẫu thông tin (lá thư) đến MTA, hay máy chủ thư điện tử, của Nguyễn. Trong ví dụ thì máy chủ này là smtp.a.org được cung cấp từ dịch vụ Internet của Nguyễn. MTA này sẽ đọc địa chỉ chỗ nhận (tran@b.org) và dựa vào phần tên miền nó sẽ tìm hỏi địa chỉ của tên miền này, nơi có máy chủ sẽ nhận email gửi đến, qua Hệ thống Tên miền. Máy chủ DNS của b.org là ns.b.org sẽ trả lời về một bản ghi trao đổi thư từ, đây là bảng ghi chỉ ra cách thức làm thế nào định tuyến cho email này. Trong ví dụ thì mx.b.org là máy chủ từ dịch vụ cung ứng Internet của Trần. smtp.a.org gửi mẫu thông tin tới mx.b.org dùng giao thức SMTP, điều này sẽ phân phối lá thư đến hộp thư của Trần. Khi đọc Trần ra lệnh nhận thư trên máy (MUA) của Trần, điều này tạo ra việc lấy về mẫu thông tin bằng cách áp dụng giao thức POP3. Trong trường hợp Nguyễn không có MUA mà chỉ dùng Webmail chẳng hạn thì bước 1 sẽ không xảy ra tức là MTA của Nguyễn sẽ làm việc trực tiếp. Tương tự cho trường hợp Trần không có MUA riêng. == Các giao thức == SMTP (từ chữ Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua Internet đều dùng giao thức này. Các mẫu thông tin có thể được lấy ra bởi một email client. Những email client này phải dùng giao thức POP hay giao thức IMAP. IMAP (từ chữ Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra, thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về. Phiên bản mới nhất của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3. IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi đại học Standford năm 1986. POP (từ chữ Post Office Protocol) -- hay là giao thức phòng thư. Giao thức này được dùng để truy tìm các email từ một MTA. Hầu hết các MUA đều dùng đến giao thức POP mặc dù một số MTA cũng có thể dùng giao thức mới hơn là IMAP. Hiện có hai phiên bản của POP. Phiên bản đầu tiên là POP2 đã trở thành tiêu chuẩn vào thập niên 80, nó đòi hỏi phải có giao thức SMTP để gửi đi các mẫu thông tin. Phiên bản mới hơn POP3 có thể được dùng mà không cần tới SMTP. == Đọc thêm == Lịch sử thư điện tử Máy tính Internet == Tham khảo == Email: What it is and How it Works -- Heinz Tschabitscher Understanding Email Restrictions Understanding Email Services What are they and what do you need? -- Erik Kangas, President, Lux Scientiae Understanding Email Addresses
berkeli.txt
Berkeli là một nguyên tố hóa học tổng hợp có ký hiệu Bk và số nguyên tử 97, và là nguyên tố kim loại phóng xạ trong nhóm actini. Berkeli được tổng hợp đầu tiên bằng cách dùng hạt anpha (các ion heli) bắn phá americi và được đặt tên theo Đại học California, Berkeley. Berkeli là nguyên tố siêu urani thứ 5 được tổng hợp. == Đặc điểm == Các kỹ thuật tán xạ tia X đã được sử dụng để xác định các hợp chất berkeli khác nhau như berkeli điôxit (BkO2), berkeli florua (BkF3), berkeli oxyclorua (BkOCl), và berkeli trioxit (Bk2O3). Năm 1962, một lượng berkeli clorua (BkCl3) được cô lập với khối lượng 3 phần tỉ gam. Lượng hợp chất berkeli tinh khiết đầu tiên được tạo ra vào năm 1958. == Lịch sử == Berkeli được Glenn T. Seaborg, Albert Ghiorso, Stanley G. Thompson, và Kenneth Street, Jr. ở Đại học California, Berkeley tổng hợp đầu tiên vào tháng 12 năm 1949. Nhóm tác giả này sử dụng máy cyclôtron để bắn phá hạt nhân 241Am kích thước miligam bằng các hạt anpha tạo ra 243Bk (chu kỳ bán rã 4,5 giờ) và hai neutron tự do. 24195Am + 42He → 24397Bk + 2 10n Một trong những đồng vị tồn tại lâu nhất của Berkeli là 249Bk (chu kỳ bán rã 330 ngày), sau này được tổng hợp bằng cách bắn phá 244Cm trong chùm neutron cực mạnh. == Các đồng vị == 19 đồng vị phóng xạ của berkeli đã được miêu tả, trong đó đồng vị ổn định nhất là 247Bk có chu kỳ bán rã 1380 năm, 248Bk là hơn 9 năm, và 249Bk là 330 ngày. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lài có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 5 ngày, và đa số trong chúng có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 5 giờ. Nguyên tố này cũng có 2 trạng thái siêu ổn định (meta state?), với trạng thái bền nhất là 248mBk (t½ 23,7 giờ). Các đồng vị của berkeli có khối lượng nguyên tử từ 235,057 u (235Bk) đến 254,091 u (254Bk). == Chu kỳ nhiên liệu hạt nhân == Trong chu kỳ nhiên liệu hạt nhân, berkeli được tạo ra bởi phân rã beta của curi. Đồng vị curi đầu tiên trải qua phân rã beta là Cm-249 với chu kỳ bán rã chỉ gần hơn 1 giờ, vì thế Bk-249 là đồng vị duy nhất của berkeli được tạo ra với số lượng lớn trong lò phản ứng hạt nhân. Việc tạo ra Bk-249 đòi hỏi 11 lần hấp thụ neutron liên tiến đối với urani 238 mà không có sự phân hạch hoặc phân rã anpha, vì vậy nó chỉ tạo ra một lượng rất nhỏ. == Độc tính == Berkeli tích tụ trong bộ xương. Phóng xạ có thể gây tổn thương hồng cầu. Hàm lượng tối đa cho phép đối với đồng vị Bk–249 trong xương người là 0,4 ng (nano-gam hay phần tỉ gam). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com - Berkelium Los Alamos National Laboratory - Berkelium It's Elemental - Berkelium Berkeley Science Review - An Elementary Problem History of Element 117 Synthesis Element 'ununseptium' to fill periodic table gap
1942.txt
1942 (số La Mã: MCMXLII) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1942 == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và 26 nước họp tại Hoa Thịnh Đốn 11 tháng 1: Nhật Bản đánh chiếm Kuala Lumpur. 15 tháng 1: Nhật Bản đánh chiếm Malacca. 19 tháng 1: Nhật Bản xâm lược Miến Điện. 25 tháng 1: Thái Lan tuyên chiến với Mỹ và Anh. 31 tháng 1: Nhật Bản nổ súng tấn công Singapore. === Tháng 2 === 15 tháng 2: Nhật Bản đánh chiếm hải cảng Singapore. 22 tháng 2: Hoa Kỳ rút quân khỏi Philippines === Tháng 3 === 8 tháng 3: Nhật Bản đánh chiếm Rangoon. === Tháng 4 === 18 tháng 4: Nhật Bản xâm chiếm Philippines. === Tháng 5 === 1 tháng 5: Nhật Bản triển khai tam quang chính sách. 4 tháng 5: Nhật Bản đánh chiếm Manila === Tháng 10 === 4 tháng 10: Đức rút quân khỏi đảo Corsica. 23 tháng 10: Khai chiến trận El Alamein lần thứ 2. === Tháng 11 === 4 tháng 11: Kết thúc trận El Alamein, quân Đức thảm bại 8 tháng 11: Đồng minh đổ bộ lên Bắc Phi thuộc Pháp 12 tháng 11: Xảy ra chiến dịch Guadalcanal. 19 tháng 11: Liên Xô bắt đầu phản công tại Stalingrad. 22 tháng 11: Liên Xô tiến công bao vây quân đoàn 6 của Đức tại Stalingrad == Sinh == === Tháng 1 === 1 tháng 1 - Martin Frost, chính trị gia người Mỹ 1 tháng 1 - Gennadi Sarafanov, nhà du hành vũ trụ người Liên Xô 3 tháng 1 - John Thaw, diễn viên người Anh, (mất 2002) 5 tháng 1 - Maurizio Pollini, nghệ sĩ dương cầm người Ý 5 tháng 1 - Charlie Rose, người dẫn chương trình người Mỹ 5 tháng 1 - Jan Leeming, nguyên phát thanh viên bản tin của đài BBC 7 tháng 1 - Vasily Alexeev, vận động viên cử tạ người Liên Xô 8 tháng 1 - Stephen Hawking, nhà vật lý người Anh 8 tháng 1 - Junichiro Koizumi, thủ tướng Nhật 8 tháng 1 - Yvette Mimieux, nữ diễn viên người Mỹ 8 tháng 1 - George Passmore, nghệ sĩ, người Anh 11 tháng 1 - Clarence Clemons, nhạc sĩ người Mỹ 15 tháng 1 - Charo, ca sĩ, nữ diễn viên người Mỹ 17 tháng 1 - Muhammad Ali, võ sĩ quyền Anh người Mỹ 17 tháng 1 - Cus D'Amato, ông bầu quyền Anh (mất. 1985) 17 tháng 1 - Ulf Hoelscher, nghệ sĩ vĩ cầm người Đức 17 tháng 1 - Nancy Parsons, nữ diễn viên người Mỹ, (mất 2001) 19 tháng 1 - Michael Crawford, ca sĩ, diễn viên người Anh 25 tháng 1 - Carl Eller, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 25 tháng 1 - Eusébio, cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha 31 tháng 1 - Derek Jarman, đạo diễn phim, nhà văn người Anh, (mất 1994) 31 tháng 1 - Daniela Bianchi, nữ diễn viên người Ý === Tháng 2 === 1 tháng 2 - Terry Jones, diễn viên, nhà văn người Wales 2 tháng 2 - Graham Nash, nhạc sĩ nhạc Rock người Mỹ, sinh tại Anh 5 tháng 2 - Roger Staubach, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 9 tháng 2 - Carole King, ca sĩ, nhà soạn nhạc người Mỹ 12 tháng 2 - Ehud Barak, Thủ tướng Israel 13 tháng 2 - Peter Tork, nhạc sĩ, diễn viên người Mỹ 14 tháng 2 - Andrew Robinson, diễn viên người Mỹ 15 tháng 2 - Sherry Jackson, nữ diễn viên người Mỹ 16 tháng 2 - Kim Jong-il, chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên 19 tháng 2 - Paul Krause, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 20 tháng 2 - Phil Esposito, vận động viên khúc côn cầu người Canada 21 tháng 2 - Margarethe von Trotta, nữ diễn viên, đạo diễn phim, nhà văn người Đức 24 tháng 2 - Joseph Lieberman, chính trị gia người Mỹ 27 tháng 2 - Robert H. Grubbs, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Mỹ 28 tháng 2 - Brian Jones, nhạc sĩ (The Rolling Stones) người Anh, (mất 1969) === Tháng 3 === 4 tháng 3 - Gloria Gaither, người sáng tác bài hát người Mỹ 5 tháng 3 - Felipe González Márquez, chính trị gia người Tây Ban Nha 9 tháng 3 - John Cale, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ người Wales 12 tháng 3 - Jimmy Wynn, vận động viên bóng chày người Mỹ 13 tháng 3 - Dave Cutler, kĩ sư phần mềm người Mỹ 13 tháng 3 - Scatman John, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1999) 16 tháng 3 - James Soong, chính trị gia người Đài Loan 17 tháng 3 - John Wayne Gacy, kẻ giết người hàng loạt người Mỹ (d. 1994) 25 tháng 3 - Aretha Franklin, ca sĩ người Mỹ 25 tháng 3 - Richard O'Brien, diễn viên, nhà văn người Anh 26 tháng 3 - Erica Jong, tác gia người Mỹ 27 tháng 3 - John E. Sulston, nhà hoá học người Anh, giải thưởng Nobel về Vật lý - Dược học 27 tháng 3 - Michael York, diễn viên người Anh 27 tháng 3 - Michael Jackson, nhà văn người Anh, (mất 2007) 28 tháng 3 - Mike Newell, đạo diễn phim người Anh 29 tháng 3 - Scott Wilson, diễn viên người Mỹ === Tháng 4 === 2 tháng 4 - John Irving, tác gia người Mỹ 2 tháng 4 - Lou Reed, ca sĩ, người sáng tác bài hát, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 2 tháng 4 - Leon Russell, ca sĩ, người sáng tác bài hát, nghệ sĩ dương cầm, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 3 tháng 4 - Marsha Mason, nữ diễn viên người Mỹ 3 tháng 4 - Wayne Newton, ca sĩ người Mỹ 4 tháng 4 - Elizabeth Levy, tác gia người Mỹ 6 tháng 4 - Barry Levinson, Film producer, đạo diễn phim người Mỹ 8 tháng 4 - Roger Chapman, ca sĩ người Anh 14 tháng 4 - Valeriy Brumel, vận động viên điền kinh người Nga, (mất 2003) 15 tháng 4 - Kenneth Lay, doanh nhân người Mỹ, (mất 2006) 15 tháng 4 - Julie Sommars, nữ diễn viên người Mỹ 17 tháng 4 - David Bradley, diễn viên người Anh 23 tháng 4 - Sandra Dee, nữ diễn viên người Mỹ, (mất 2005) 24 tháng 4 - Barbra Streisand, ca sĩ, nữ diễn viênnhà soạn nhạc người Mỹ 26 tháng 4 - Bobby Rydell, ca sĩ người Mỹ 26 tháng 4 - Michael Kergin, nhà ngoại giao người Canada 26 tháng 4 - Claudine Auger, nữ diễn viên người Pháp === Tháng 5 === 5 tháng 5 - Tammy Wynette, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1998) 10 tháng 5 - Youssouf Sambo Bâ, chính trị gia người Burkina Faso 12 tháng 5 - Ian Dury, nhạc sĩ người Anh, (mất 2000) 17 tháng 5 - Taj Mahal, ca sĩ, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 18 tháng 5 - Albert Hammond, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Anh 18 tháng 5 - Nobby Stiles, cầu thủ bóng đá người Anh 20 tháng 5 - David Proval, diễn viên người Mỹ 22 tháng 5 - Calvin Simon, nhạc sĩ người Mỹ 23 tháng 5 - Gabriel Liiceanu, nhà triết học người România 26 tháng 5 - Levon Helm, nhạc sĩ người Mỹ === Tháng 6 === 3 tháng 6 - Curtis Mayfield, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1999) 3 tháng 6 - Frank McRae, diễn viên người Mỹ 10 tháng 6 - Preston Manning, chính trị gia người Canada 12 tháng 6 - Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ, ca sĩ, hạ sĩ quan của Việt Nam Cộng Hòa 18 tháng 6 - Paul McCartney, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc người Anh 18 tháng 6 - Hans Vonk, người chỉ huy dàn nhạc người Đức 19 tháng 6 - Ralna English, ca sĩ người Mỹ 20 tháng 6 - Brian Wilson, ca sĩ người Mỹ 27 tháng 6 - Bruce Johnston, nhạc sĩ người Mỹ === Tháng 7 === 4 tháng 7 - Floyd Little, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 10 tháng 7 - Ronnie James Dio, ca sĩ người Mỹ 13 tháng 7 - Harrison Ford, diễn viên, Film producer người Mỹ 13 tháng 7 - Roger McGuinn, nhạc sĩ người Mỹ 15 tháng 7 - Mil Mascaras, đô vật Wrestling người México 24 tháng 7 - Chris Sarandon, diễn viên người Mỹ 27 tháng 7 - Dennis Ralston, vận động viên quần vợt người Mỹ 29 tháng 7 - Nguyễn Văn Rinh, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam 29 tháng 7 - Tony Sirico, diễn viên người Mỹ 31 tháng 7 - Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam (mất 1978). === Tháng 8 === 1 tháng 8 - Jerry Garcia, nhạc sĩ người Mỹ 2 tháng 8 - Isabel Allende, nhà văn người Chile 20 tháng 8 - Isaac Hayes, ca sĩ, diễn viên người Mỹ 26 tháng 8 - Dennis Turner (Lord Bilston), chính trị gia người Anh 28 tháng 8 - Sterling Morrison, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1995) === Tháng 9 === 3 tháng 9 - John Shrapnel, diễn viên người Anh 28 tháng 9 - Marshall Bell, diễn viên người Mỹ 29 tháng 9 - Madeline Kahn, nữ diễn viên người Mỹ, (mất 1999) 29 tháng 9 - Ian McShane, diễn viên người Anh 30 tháng 9 - Frankie Lymon, ca sĩ người Mỹ, (mất 1968) === Tháng 10 === 6 tháng 10 - Britt Ekland, nữ diễn viên người Thụy Điển 11 tháng 10 - Amitabh Bachchan, diễn viên người Ấn Độ 12 tháng 10 - Melvin Franklin, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1995) 15 tháng 10 - Penny Marshall, nữ diễn viênFilm producer, đạo diễn phim người Mỹ 20 tháng 10 - Earl Hindman, diễn viên người Mỹ, (mất 2003) 21 tháng 10 - Elvin Bishop, nhạc sĩ người Mỹ 22 tháng 10 - Annette Funicello, nữ diễn viên người Mỹ 23 tháng 10 - Michael Crichton, tác gia người Mỹ 26 tháng 10 - Bob Hoskins, diễn viên người Anh 26 tháng 10 - Chelcie Ross, diễn viên người Mỹ === Tháng 11 === 2 tháng 11 - Stefanie Powers, nữ diễn viên người Mỹ 8 tháng 11 - Angel Cordero Jr., vận động viên đua ngựa người Puerto Rican 8 tháng 11 - Fernando Sorrentino, nhà văn người Argentina 10 tháng 11 - Robert F. Engle, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ 13 tháng 11 - John P. Hammond, ca sĩ người Mỹ 15 tháng 11 - Daniel Barenboim, nghệ sĩ dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc người Argentina 17 tháng 11 - Martin Scorsese, đạo diễn phim người Mỹ 18 tháng 11 - Linda Evans, nữ diễn viên người Mỹ 18 tháng 11 - Susan Sullivan, nữ diễn viên người Mỹ 22 tháng 11 - Francis K. Butagira, đại sứ người Uganda 24 tháng 11 - Billy Connolly, diễn viên hài người Scotland 27 tháng 11 - Henry Carr, vận động viên điền kinh người Mỹ 27 tháng 11 - Jimi Hendrix, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1970) 28 tháng 11 - Paul Warfield, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 29 tháng 11 - Michael Craze, diễn viên người Anh, (mất 1998) 29 tháng 11 - Philippe Huttenlocher, ca sĩ giọng nam trung người Thụy Sĩ === Tháng 12 === 4 tháng 12 - Gemma Jones, nữ diễn viên người Anh 6 tháng 12 - Peter Handke, tiểu thuyết gia người Áo 9 tháng 12 - Dick Butkus, cầu thủ bóng bầu dục người Mỹ 11 tháng 12 - Donna Mills, nữ diễn viên người Mỹ 17 tháng 12 - Paul Butterfield, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1987) 20 tháng 12 - Bob Hayes, vận động viên điền kinh người Mỹ 21 tháng 12 - Hồ Cẩm Đào (tiếng Trung Quốc: 胡锦涛, bính âm: Hú Jǐntāo); là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc 21 tháng 12 - Carla Thomas, ca sĩ người Mỹ 23 tháng 12 - Jorma Kaukonen, nhạc sĩ, người Mỹ 27 tháng 12 - Charmian Carr, nữ diễn viên người Mỹ 29 tháng 12 - Rajesh Khanna, diễn viên người Ấn Độ 30 tháng 12 - Betty Aberlin, nữ diễn viên người Mỹ 30 tháng 12 - Allan Gotthelf, nhà triết học người Mỹ 31 tháng 12 - Andy Summers, nghệ sĩ đàn ghita người Anh == Mất == === Tháng 1-Tháng 6 === 6 tháng 1 - Henri de Baillet-Latour, Belgian International Olympic Committee president (b. 1876) 14 tháng 1 - Porfirio Barba-Jacob, nhà thơ, nhà văn người Colombia, (sinh 1883) 16 tháng 1 - Carole Lombard, nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1908) 26 tháng 1 - Felix Hausdorff, nhà toán học người Đức, (sinh 1868) 14 tháng 2 - Mirosław Ferić, phi công người Ba Lan, (sinh 1915) 19 tháng 2 - Frank Abbandando, găngxtơ người Mỹ, (sinh 1910) 22 tháng 2 - Stefan Zweig, nhà văn người Áo, (sinh 1881) 28 tháng 2 - Karel Doorman, đô đốc người Đức, (sinh 1889) 1 tháng 3 - Cornelius Vanderbilt III, sĩ quan quân đội, nhà phát minh, kĩ sư người Mỹ, (sinh 1873) 8 tháng 3 - José Raúl Capablanca, đấu thủ cờ vua người Cuba, (sinh 1888) 10 tháng 3 - William Henry Bragg, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Anh, (sinh 1862) 21 tháng 3 - J.S Woodsworth, chính trị gia người Canada, (sinh 1874) 15 tháng 4 - Robert Musil, tiểu thuyết gia người Áo, (sinh 1880) 17 tháng 4 - Jean Baptiste Perrin, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Pháp, (sinh 1870) 18 tháng 4 - Gertrude Vanderbilt Whitney, nhà điêu khắc, người giao thiệp rộng người Mỹ, (sinh 1875) 24 tháng 4 - Deenanath Mangeshkar, ca sĩ, nhà soạn nhạc người Ấn Độ, (sinh 1900) 3 tháng 5 - Thorvald Stauning, thủ tướng Đan Mạch (sinh 1873) 7 tháng 5 - Felix Weingartner, người chỉ huy dàn nhạc người Nam Tư, (sinh 1863) 27 tháng 5 - Chen Duxiu, tổng thư ký Đảng Cộng sản Trung Quốc (sinh 1879) 29 tháng 5 - John Barrymore, diễn viên người Mỹ, (sinh 1882) 7 tháng 6 - Alan Blumlein, kĩ sư điện tử người Anh, (sinh 1903) 30 tháng 6 - William Henry Jackson, nhà nhiếp ảnh người Mỹ, (sinh 1843) === Tháng 7-Tháng 12 === 23 tháng 7 - Adam Czerniakow, kĩ sư, thượng nghị sĩ người Ba Lan, (sinh 1880) 26 tháng 7 - Roberto Arlt, nhà văn người Argentina, (sinh 1900) 28 tháng 7 - William Matthew Flinders Petrie, nhà Ai Cập học người Anh, (sinh 1853) 3 tháng 8 - Richard Willstätter, nhà hóa học người Đức, (sinh 1872) 14 tháng 9 - Ezra Seymour Gosney, người làm việc thiện, nhà ưu sinh học người Mỹ, (sinh 1855) 23 tháng 10 - Ralph Rainger, nhà soạn nhạc, người sáng tác bài hát người Mỹ, (sinh 1901) 1 tháng 11 - Hugo Distler, nhà soạn nhạc người Đức, (sinh 1908) 5 tháng 11 - George M. Cohan, người sáng tác bài hát, người dẫn chuyện giải trí người Mỹ, (sinh 1878) 19 tháng 11 - Bruno Schulz, nhà văn, họa sĩ người Ba Lan, (sinh 1892) 21 tháng 11 - Leopold Graf Berchtold, Minister người Áo, (sinh 1863) 22 tháng 12 - Franz Boas, nhà nhân chủng học người Đức, (sinh 1858) == Giải Nobel == == Xem thêm == == Tham khảo ==
buckinghamshire.txt
Buckinghamshire (phát âm / bʌkɪŋəmʃə / hoặc / bʌkɪŋəmʃɪə /; Bucks viết tắt) là một hạt đô thị theo nghi lễ quận đô thị ở Đông Nam nước Anh. Thị trấn quận là Aylesbury và thị trấn lớn nhất trong nghi lễ Buckinghamshire là Milton Keynes. Khu vực dưới sự kiểm soát của Hội đồng quận Buckinghamshire, hoặc county, được chia thành bốn huyện-Aylesbury Vale, Chiltern, South Bucks và Wycombe. Tên gọi của Buckinghamshire trong theo có nguồn gốc tiếng Anglo-Saxon có nghĩa là huyện (scire) của nhà Bucca. Nhà của Bucca để chỉ Buckingham ở phía bắc của quận hạt, và được đặt tên theo một địa chủ Anglo-Saxon. Quận này đã được đặt tên như vậy kể từ thế kỷ thứ 12, tuy nhiên, chính quận hạt này đã tồn tại từ khi vùng này là khu vực của vương quốc của Mercia (585-919). Lịch sử của khu vực này, mặc dù có từ trước thời kỳ Anglo-Saxon thời gian và quận hạt này đã có lịch sử phong phú từ các thời kỳ Celtic và La Mã, và mặc dù nhưữg người Anglo-Saxon có lẽ đã có tác động lớn nhất đối với Buckinghamshire: địa lý của các quận nông thôn phần lớn giống như trong thời kỳ Anglo-Saxon. Sau đó, Buckinghamshire trở thành một vũ đài chính trị quan trọng, với vua Henry VIII can thiệp vào chính trị của địa phương trong thế kỷ 16 và chỉ một thế kỷ sau đó là nội chiến Anh bắt đầu bởi John Hampden vào giữa thời kỳ Bucks. Về mặt lịch sử, sự thay đổi lớn nhất đối với hạt này xảy ra vào thế kỷ 19, khi một sự kết hợp của các dịch tả và nạn đói đã tàn phá hạt nông thôn, buộc nhiều người di chuyển đến thị trấn lớn hơn để tìm việc làm. Việc này không chỉ làm này làm thay đổi bức tranh kinh tế địa phương, nó còn có nghĩa rất nhiều vùng đất đất đã rẻ hơn tại một thời điểm khi những người giàu trở nên di động hơn. Buckinghamshire là một nơi ở phổ biến cho những người dân London, dẫn đến việc London có ảnh hưởng lớn hơn đối với dân cư ở đây, tuy nhiên người dân địa phương vẫn có cảnh khá túng thiếu [2]. == Tham khảo ==
piet mondrian.txt
Pieter Cornelis "Piet" Mondriaan, sau năm 1912 đổi thành Mondrian (sinh ngày 7 tháng 3 năm 1872 – mất ngày 1 tháng 2 năm 1944), là một họa sĩ người Hà Lan. Ông là một cộng tác viên quan trọng của nhóm De Stijl, do Theo van Doesburg sáng lập. Tại đây Mondrian phát triển một thể loại mới của trường phái trừu tượng gọi là trường phái Tân tạo hình (Neo-Plasticism). Theo ông, hội họa không nên chỉ tái hiện lại một cách thô thiển những đường nét của vật thật, mà phải thể hiện vật thể qua những đường nét cơ bản nhất cùng với linh hồn đã làm nên vật thể đó. Với quan niệm này, Mondrian đã tiến tới sự đơn giản tối đa những màu sắc sử dụng trong tranh và những đường cong được thay thế dần bằng đường thẳng...Bởi vậy, trường phái này của Mondrian bao gồm một hệ thống các đường thẳng ngang, dọc và sử dụng 3 màu sắc chính là đỏ, vàng xanh. == Một số tác phẩm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mondrian Trust, the official holder of reproduction rights to Mondrian's works. Piet Mondrian: The Transatlantic Paintings Mondrian at Artchive Piet Mondrian at Olga's Gallery Guggenheim NY Mondrian collection Piet Mondrian, His Work and de Stijl Mondrian Biography Piet Mondrian in London by Barbara Hepworth, Herbert Read, Ben Nicholson, Naum Gabo and others
s. c. johnson & son.txt
S.C. Johnson & Son (thường được biết đến là S. C. Johnson và S.C. Johnson, là một công ty thương mại gia đình), từng được biết đến là S. C. Johnson Wax (trước đó là Johnson Wax), là một công ty tư nhân của Mỹ, chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng, cọ rửa và các sản phẩm hóa mỹ phẩm tiêu dùng có trụ sở chính tại Racine, Wisconsin. Công ty có thị trường trên 72 quốc gia và thương hiệu có mặt hơn 110 nước trên toàn cầu. Đây là công ty lớn nhất trực thuộc tập đoàn Johnson Family Enterprises, bao gồm cả tập đoàn Johnson Financial Group và Johnson Outdoors. Vào năm 2006, S. C. Johnson & Son có khoảng 12,000 nhân viên và doanh số xấp xỉ $7.5 tỉ đô la Mỹ. == Lịch sử == Từ tháng 4.1935 đến tháng 5.1950, công ty được tài trợ bởi chương trình phát thanh Fibber McGee & Molly, chính thức được biết đến là chương trình The Johnson Wax, mỗi chương trình đều có sự hiện diện của các nhân viên bán hàng và người đại diện của Johnson là Harlow Wilcox. Trong thập niên 1950, công ty trở thành nhà tài trợ cho những chương trình trò chơi The Name's the Same, xen kẽ với chương trình Swanson, và đồng thời cũng là đồng tài trợ bộ phim Robert Montgomery Presents trên kênh NBC, sau đó là CBS, The Red Skelton Show. Vào năm 1984, Đại học Cornell đổi tên thành trường kinh doanh S.C. Johnson công nhận sự đóng góp của gia đình Johnson. Năm 1999, sản phẩm tẩy rửa thương mại và hệ thống sản xuất tách ra từ Johnson Wax và trở thành công ty độc lập mang tên Johnson Wax Professional. Năm 2002, họ mua lại DiverseyLever và trở thành JohnsonDiversey Inc.,. Vào năm 2009, được đổi tên thành Diversey, Inc. Chủ tịch và giám đốc điều hành hiện tại là tiến sĩ Herbert Fisk Johnson III - thế hệ thứ năm của gia đình Johnson đã dẫn dắt công ty. Ông đã nối nghiệp người cha, Samuel Curtis Johnson, Jr., người đã mất vào năm 2004. Công ty là một trong ba thành viên nhận giải thưởng Ron Brown Award cho khả năng lãnh đạo vào năm 2006. Từ năm 2005 đến 2011, S. C. Johnson & Son luôn được xếp trong 10 hạng đầu tiên là một trong những nơi đáng làm việc nhất của tạp chí Fortune. Năm 2007, công ty xếp hạng 7 và năm 2011 xếp hạng 10. Mặc dù là một công ty lớn nhưng vẫn họ vẫn là một công ty tư nhân sở hữu bởi gia đình Johnson ở thế hệ lãnh đạo thứ 5. == Đánh giá == Mỗi năm từ 2003, S. C. Johnson & Son đã nhận được đánh giá hoàn hảo 100% bởi tổ chức Human Rights Campaign trong báo cáo hàng năm. Trong 2005 và 2006, tạp chí Working Mothers đã bình chọn công ty là một trong 10 công ty tốt nhất trong danh sách 100 công ty tốt nhất. == Tên thương hiệu == Những thương hiệu thuộc quyền sở hữu của S. C. Johnson & Son: === Chăm sóc xe === Grand Prix Tempo === Tẩy rửa sàn === Glo-Coat Johnsons Brite Mr. Muscle === Tẩy rửa gia dụng và sản phẩm thơm === Bayfresh Beanpod Soy Candles Caldrea Drano Fantastik Favor Glade Grab-it Mr. Muscle Mrs. Meyer's Clean Day Nature's Source Drainex Oust Pledge Pride, furniture polish Scrubbing Bubbles (formerly known as Dow Bathroom Cleaner before the sale to S. C. Johnson & Son) Shout Toilet Duck Windex KabiKiller (Nhật Bản) === Bảo quản thực phẩm === Saran Wrap Ziploc === Sản phẩm diệt côn trùng có hại === ALL OUT Autan Baygon OFF! Raid === Chăm sóc giày dép === Kiwi Bama Salamander Woly Woly Sport Grison == Bảo vệ môi trường == Danh sách xanh của S.C. Johnson & Son là hệ thống phân loại, đánh giá tác động của nguyên liệu sản xuất đến sức khỏe con người và môi trường. Biểu tượng danh sách xanh đại diện để giúp khách hàng xác định sản phẩm nào phù hợp và an toàn với sức khỏe và môi trường. Nhãn hiệu của danh sách xanh đại diện cho rất nhiều sản phẩm của S.C. Johnson & Son. Đây là một phát triển tích cực và có kết quả trong việc loại bỏ 1.8 triệu pounds hóa chất hữu cơ bay hơi từ Windex, và 4 triệu pounds PVDC từ Saran Wrap. Ngày 18.12.2012, S.C. Johnson & Son bắt đầu chiến dịch với 2 tuốc bin gió tại nhà máy lớn nhất của họ ở Mount Pleasant, Wisconsin. Năng lượng do các tuốc bin sản sinh cùng năng lượng có được nhờ sử dụng khí đốt sinh ra từ một bãi rác gần đó giúp sản xuất đủ lượng điện để cung cấp cho nhà máy. == Tranh cãi == == Tham khảo ==
1974.txt
Theo lịch Gregory, năm 1974 (số La Mã: MCMLXXIV) là một năm bắt đầu từ ngày thứ ba. == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Ernst Brugger trở thành tổng thống Thụy Sĩ 2 tháng 1: Carlos Arias Navarro trở thành thủ tướng Tây Ban Nha 18 tháng 1: Hoàng Sa bị chiếm đóng bởi Trung Quốc === Tháng 2 === 7 tháng 2: Grenada độc lập === Tháng 4 === 1 tháng 4: Myanma có hiến pháp mới 25 tháng 4: Bồ Đào Nha: Cách mạng hoa cẩm chướng === Tháng 5 === 19 tháng 5: Valery Giscard d'Estaing đắc cử tổng thống Pháp === Tháng 6 === 29 tháng 6: Isabel Martínez de Perón tuyên thệ trở thành tổng thống Argentina === Tháng 7 === 17 tháng 7: Đại tá Vasco dos Santos Gonçalves trở thành thủ tướng Bồ Đào Nha.Mở đầu chiến dịch Thượng Đức. Quân giải phóng tiến công Trung Sơn - Nông Phước. .31 tháng 7: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đạt hiệp định ngừng bắn === Tháng 8 === 7 tháng 8: Quân giải phóng công chiếm Thượng Đức. Kết thúc chiến dịch Thượng Đức. 9 tháng 8: Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate === Tháng 9 === 11 tháng 9: Bồ Đào Nha lại trở thành thành viên UNESCO === Tháng 10 === 18 tháng 10: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành thành viên UNESCO === Tháng 11 === 1 tháng 11: Guiné-Bissau trở thành thành viên UNESCO 2 tháng 11: San Marino trở thành thành viên UNESCO === Tháng 12 === 13 tháng 12: Malta tuyên bố độc lập Mở đầu chiến dịch Phước Long == Sinh == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Zabine, nữ nhạc sĩ Áo 2 tháng 1: Deborah Sengl, nữ nghệ nhân Áo 3 tháng 1: Alessandro Petacchi, tay đua xe đạp Ý 4 tháng 1: Danilo Hondo, tay đua xe đạp Đức 4 tháng 1: Paolo Bettini, tay đua xe đạp Ý 6 tháng 1: Nicole DeHuff, nữ diễn viên Mỹ (mất 2005) 8 tháng 1: Jürg Grünenfelder, vận động viên chạy ski Thụy Sĩ 10 tháng 1: Steve Marlet, cầu thủ bóng đá Pháp 11 tháng 1: Eva Klemt, nữ diễn viên Đức 11 tháng 1: Jens Nowotny, cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 1: Melanie Chisholm, nữ ca sĩ Anh 16 tháng 1: Kati Winkler, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Đức 20 tháng 1: Alvin Harrison, vận động viên điền kinh Mỹ, huy chương Thế Vận Hội 21 tháng 1: Kim Schmitz, hacker, doanh nhân 22 tháng 1: Annette Frier, nữ diễn viên Đức 22 tháng 1: Jörg Böhme, cầu thủ bóng đá Đức 23 tháng 1: Tiffani-Amber Thiessen, nữ diễn viên Mỹ 24 tháng 1: Rokia Traoré, nữ ca sĩ 25 tháng 1: Marek Mastič, vận động viên khúc côn cầu trên băng Slovakia 26 tháng 1: Tanja Hart, nữ vận động viên bóng chuyền Đức 30 tháng 1: Christian Bale, diễn viên Anh === Tháng 2 === 1 tháng 2: Roberto Heras, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 3 tháng 2: Florian Rousseau, tay đua xe đạp 7 tháng 2: Steve Nash, cầu thủ bóng rổ Canada 8 tháng 2: Seth Green, diễn viên Mỹ 9 tháng 2: Amber Valletta, Mỹ người mẫu, nữ diễn viên 11 tháng 2: Sébastien Hinault, tay đua xe đạp Pháp 13 tháng 2: Robbie Williams, nhạc sĩ Anh 16 tháng 2: José Manuel Dominguez, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 17 tháng 2: Bryan White, ca sĩ nhạc country Mỹ 17 tháng 2: Jerry O'Connell, diễn viên Mỹ 18 tháng 2: Yevgeny Aleksandrovich Kafelnikov, vận động viên quần vợt Nga, huy chương Thế Vận Hội 19 tháng 2: Phan Thị Minh Khai, nữ diễn viên Đức, nữ đạo diễn phim 22 tháng 2: Markus Schopp, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Áo 28 tháng 2: Alexander Zickler, cầu thủ bóng đá Đức === Tháng 3 === 3 tháng 3: David Faustino, diễn viên Mỹ, nam ca sĩ 4 tháng 3: Ariel Ortega, cầu thủ bóng đá Argentina 5 tháng 3: Eva Mendes, nữ diễn viên Mỹ 8 tháng 3: Christiane Paul, nữ diễn viên Đức 10 tháng 3: Keren Ann, nữ ca sĩ Pháp 12 tháng 3: Charles Akonnor, cầu thủ bóng đá 16 tháng 3: Anthony Tieku, cầu thủ bóng đá 16 tháng 3: Zoë Jenny, nhà văn Thụy Sĩ 19 tháng 3: Hanka Kupfernagel, nữ vận động viên đua xe đạp Đức 20 tháng 3: Carsten Ramelow, cầu thủ bóng đá Đức 21 tháng 3: Regina Schleicher, nữ vận động viên đua xe đạp Đức 21 tháng 3: Klaus Lederer, chính trị gia Đức 23 tháng 3: Anna Schudt, nữ diễn viên Đức 24 tháng 3: Alyson Hannigan, nữ diễn viên Mỹ 26 tháng 3: Mike Rietpietsch, cầu thủ bóng đá Đức 27 tháng 3: Gaizka Mendieta, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha 28 tháng 3: Matthias Koeberlin, diễn viên Đức === Tháng 4 === 1 tháng 4: Sandra Völker, nữ vận động viên bơi lội Đức 1 tháng 4: René Andrle, tay đua xe đạp Séc 4 tháng 4: Daniel Stendel, cầu thủ bóng đá Đức 5 tháng 4: Josef Philip Winkler, chính trị gia Đức 9 tháng 4: Jenna Jameson, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 11 tháng 4: Mario Cantaluppi, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Thụy Sĩ 11 tháng 4: Thomas Häberli, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Thụy Sĩ 11 tháng 4: Álex Corretja, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 12 tháng 4: Belinda Emmett, nữ diễn viên Úc 12 tháng 4: Sylvinho, cầu thủ bóng đá Brasil 13 tháng 4: David Zdrilic, cầu thủ bóng đá Úc 14 tháng 4: Laura Tonke, nữ diễn viên Đức 16 tháng 4: Zali Steggall, nữ vận động viên chạy ski Úc 16 tháng 4: Andrejs Vlascenko, vận động viên trượt băng nghệ thuật 17 tháng 4: Victoria Beckham, nữ ca sĩ nhạc pop Anh 22 tháng 4: Chetan Bhagat, nhà văn Ấn Độ 23 tháng 4: Barry Watson, diễn viên 28 tháng 4: Penélope Cruz Sánchez, nữ diễn viên Tây Ban Nha === Tháng 5 === 3 tháng 5: Jukka Hentunen, vận động viên khúc côn cầu trên băng Phần Lan 10 tháng 5: Sylvain Wiltord, cầu thủ bóng đá Pháp 14 tháng 5: Marko Mühlstein, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 16 tháng 5: Laura Pausini, nữ ca sĩ Ý 18 tháng 5: Chantal Kreviazuk, nữ ca sĩ Canada 23 tháng 5: Mellow Mark, nhạc sĩ 25 tháng 5: Oka Nikolov, cầu thủ bóng đá 28 tháng 5: Hans-Jörg Butt, cầu thủ bóng đá Đức 30 tháng 5: Peter Wrolich, tay đua xe đạp === Tháng 6 === 1 tháng 6: Michael Rasmussen, tay đua xe đạp Đan Mạch 1 tháng 6: Alanis Morissette, nữ ca sĩ Canada, nữ nhạc sĩ 2 tháng 6: Gata Kamsky, người đánh cờ 3 tháng 6: Serhij Rebrow, cầu thủ bóng đá Ukraina 6 tháng 6: Robert Kovač, cầu thủ bóng đá Croatia 7 tháng 6: Mahesh Bhupathi, vận động viên quần vợt Ấn Độ 18 tháng 6: Vincenzo Montella, cầu thủ bóng đá Ý 22 tháng 6: Christian Montillon, nhà văn thể loại khoa học giả tưởng 26 tháng 6: Dieter Kalt, vận động viên khúc côn cầu trên băng Áo 28 tháng 6: Kirsty Mitchell, nữ diễn viên Scotland 30 tháng 6: Juli Zeh, nhà văn nữ Đức, nữ luật gia 30 tháng 6: Hezekiel Sepeng, vận động viên điền kinh Nam Phi === Tháng 7 === 1 tháng 7: Jefferson Pérez, vận động viên điền kinh, huy chương Thế Vận Hội 2 tháng 7: Matthew Reilly, nhà văn 3 tháng 7: Gabor Schablitzki, nhạc sĩ, nhà sản xuất nhạc 5 tháng 7: Marcio Amoroso, cầu thủ bóng đá Brasil 6 tháng 7: Zé Roberto, cầu thủ bóng đá Brasil 10 tháng 7: Daniele Adani, cầu thủ bóng đá đội tuyển quốc gia Ý 10 tháng 7: Andrea Nuyt, nữ vận động viên chạy đua trên băng Hà Lan 13 tháng 7: Patrick Armbruster, nhà văn Thụy Sĩ 16 tháng 7: Jens Scharping, cầu thủ bóng đá Đức 17 tháng 7: Claudio López 19 tháng 7: Francisco Copado, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 21 tháng 7: Rajko Tavčar, cầu thủ bóng đá Slovenia 22 tháng 7: Franka Potente, nữ diễn viên Đức 23 tháng 7: Rik Verbrugghe, tay đua xe đạp Bỉ 23 tháng 7: Martin Amerhauser, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Áo 23 tháng 7: Frode Hagen, vận động viên bóng ném Na Uy 29 tháng 7: Viktoria Tolstoy, nữ ca sĩ nhạc jazz Thụy Điển 30 tháng 7: Jacek Dukaj, nhà văn Ba Lan 30 tháng 7: Hilary Swank, nữ diễn viên Mỹ 31 tháng 7: Emilia Fox, nữ diễn viên Anh === Tháng 8 === 12 tháng 8: Nguyễn Việt Hà, kiêm hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Hà Nội 15 tháng 8: Birgit Wiedel-Weidinger, nữ diễn viên Đức 15 tháng 8: Natasha Henstridge, nữ diễn viên Canada 16 tháng 8: Iván Hurtado, cầu thủ bóng đá 16 tháng 8: Didier Cuche, vận động viên chạy ski Thụy Sĩ 16 tháng 8: Krisztina Egerszegi, nữ vận động viên bơi lội Hungary 17 tháng 8: Niclas Jensen, cầu thủ bóng đá Đan Mạch 24 tháng 8: Jennifer Lien, nữ diễn viên Mỹ 27 tháng 8: Christian Bärthel, nữ chính trị gia Đức 27 tháng 8: Hakan Haslaman, đạo diễn phim, nhà sản xuất phim 28 tháng 8: Carsten Jancker, cầu thủ bóng đá Đức 28 tháng 8: Tyree Washington, vận động viên điền kinh Mỹ 30 tháng 8: Dennis Weiland, cầu thủ bóng đá Đức 31 tháng 8: Andrei Medvedev, vận động viên quần vợt Ukraina 31 tháng 8: Raimund Hedl, cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Áo === Tháng 9 === 1 tháng 9: Jhonen Vasquez, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic 2 tháng 9: Inari Vachs, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 4 tháng 9: Sören Bartol, chính trị gia Đức 6 tháng 9: Tim Henman, vận động viên quần vợt Anh 10 tháng 9: Markus Bähr, cầu thủ bóng đá Đức 10 tháng 9: Ryan Phillippe, diễn viên Mỹ 12 tháng 9: Nuno Valente, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 14 tháng 9: Hicham El Guerrouj, vận động viên điền kinh Maroc 14 tháng 9: Sunday Oliseh, cầu thủ bóng đá 15 tháng 9: Murat Yakin, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ gốc Thổ Nhĩ Kỳ 16 tháng 9: Loretta Stern, nữ ca sĩ Đức, nữ diễn viên 19 tháng 9: Janosch Dziwior, cầu thủ bóng đá Đức 21 tháng 9: Katharine Merry, nữ vận động viên điền kinh Anh 21 tháng 9: Henning Fritz, cầu thủ bóng ném Đức 21 tháng 9: Daniel Bogusz, cầu thủ bóng đá Ba Lan 22 tháng 9: Thomas Hengen, cầu thủ bóng đá Đức 23 tháng 9: Felix Mantilla, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 25 tháng 9: André Wiesler, nhà văn Đức 26 tháng 9: Andreas Scheuer, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang === Tháng 10 === 1 tháng 10: Keith Duffy, nhạc sĩ Ireland, diễn viên 6 tháng 10: Jeremy Sisto, diễn viên Mỹ, nhà sản xuất phim 7 tháng 10: Charlotte Perrelli, nữ ca sĩ Thụy Điển 8 tháng 10: Koji Murofushi, vận động viên điền kinh Nhật Bản 9 tháng 10: Mauro Gerosa, tay đua xe đạp Ý 10 tháng 10: Naike Rivelli, nữ diễn viên Ý, người mẫu 10 tháng 10: Chris Pronger, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada 11 tháng 10: Valerie Niehaus, nữ diễn viên Đức 12 tháng 10: René Frank, nhà soạn nhạc Đức, tác giả 12 tháng 10: Ebru Gündeş, nữ ca sĩ Thổ Nhĩ Kỳ 13 tháng 10: Lưu Khải Uy, nam diễn viên Trung Quốc 14 tháng 10: Jessica Drake, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 14 tháng 10: Savanna Samson, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 14 tháng 10: Lam Trường, ca sĩ Việt Nam 16 tháng 10: Paul Kariya, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada 17 tháng 10: Sevatheda Fynes, nữ vận động viên điền kinh, huy chương Thế Vận Hội 19 tháng 10: Paulo Sérgio de Oliveira Silva, cầu thủ bóng đá (mất 2004) 27 tháng 10: Torben Hoffmann, cầu thủ bóng đá Đức 28 tháng 10: Joaquin Phoenix, diễn viên Mỹ 30 tháng 10: Marie Bierstedt, nữ diễn viên Đức 30 tháng 10: Stipe Erceg, diễn viên 31 tháng 10: Stefanie Kloß, nữ ca sĩ Đức === Tháng 11 === 2 tháng 11: August Wöginger, chính trị gia Áo 5 tháng 11: Jane Saville, nữ vận động viên điền kinh Úc 5 tháng 11: Dado Pršo, cầu thủ bóng đá Croatia 5 tháng 11: Ryan Adams, nhạc sĩ Mỹ 8 tháng 11: Herbert Hindringer, nhà văn Đức 9 tháng 11: Giovanna Mezzogiorno, nữ diễn viên 10 tháng 11: Giulia Siegel, nữ diễn viên Đức, người mẫu 11 tháng 11: Leonardo DiCaprio, diễn viên Mỹ 13 tháng 11: Christian Gimenez, cầu thủ bóng đá Argentina 15 tháng 11: Roland Schmaltz, người đánh cờ Đức 17 tháng 11: Eunice Barber, nữ vận động viên điền kinh Pháp 20 tháng 11: Daniela Anschütz, nữ vận động viên chạy đua trên băng Đức 22 tháng 11: Meike Babel, nữ vận động viên quần vợt Đức 23 tháng 11: Saku Koivu, vận động viên khúc côn cầu trên băng Phần Lan 23 tháng 11: Susanna Wellenbrink, nữ diễn viên Đức 24 tháng 11: Stephen Merchant, tác giả kịch bản Anh, đạo diễn phim 26 tháng 11: Roman Šebrle, vận động viên điền kinh Séc === Tháng 12 === 1 tháng 12: Costinha, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 2 tháng 12: Dario Cioni, tay đua xe đạp Ý 3 tháng 12: Albena Denkowa, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Bulgaria 6 tháng 12: Stéphane Augé, tay đua xe đạp Pháp 11 tháng 12: Gete Wami, nữ vận động viên điền kinh 12 tháng 12: Tomas Behrend, vận động viên quần vợt 12 tháng 12: Bernard Lagat, vận động viên điền kinh 17 tháng 12: Giovanni Ribisi, diễn viên Mỹ 20 tháng 12: Carlos da Cruz, tay đua xe đạp Pháp 23 tháng 12: Agustín Delgado, cầu thủ bóng đá 24 tháng 12: Mekhi Phifer, diễn viên 29 tháng 12: Andrine Flemmen, nữ vận động viên chạy ski Na Uy 29 tháng 12: Enrico Kulovits, cầu thủ bóng đá Áo 30 tháng 12: Alex Alves, cầu thủ bóng đá Brasil 31 tháng 12: Mario Aerts, tay đua xe đạp Bỉ == Mất == === Tháng 1 === 2 tháng 1: Tex Ritter, ca sĩ nhạc đồng quê, diễn viên (sinh 1905) 2 tháng 1: Heinrich Glasmeyer, chính trị gia Đức 2 tháng 1: Alex Willenberg, chính trị gia, nghị sĩ quốc hội liên bang 3 tháng 1: Gino Cervi, diễn viên Ý (sinh 1901) 8 tháng 1: Konrat Ziegler, nhà ngữ văn (sinh 1884) 9 tháng 1: David Alfaro Siqueiros, nghệ sĩ tạo hình (sinh 1896) 19 tháng 1: Franz Nabl, nhà văn Áo (sinh 1883) 26 tháng 1: Siegfried von Vegesack, nhà văn Đức (sinh 1888) 29 tháng 1: Klaus Dieter Arndt, chính trị gia Đức (sinh 1927) 31 tháng 1: Samuel Goldwyn, nhà sản xuất phim Mỹ (sinh 1882) === Tháng 2 === 1 tháng 2: Rudolf Dassler, người thành lập công ty Puma (sinh 1898) 2 tháng 2: Jean Absil, nhà soạn nhạc Bỉ, giáo sư (sinh 1893) 2 tháng 2: Imre Lakatos, nhà toán học, nhà vật lý học (sinh 1922) 3 tháng 2: Erhart Kästner, nhà văn Đức (sinh 1904) 4 tháng 2: Satyendra Nath Bose, nhà vật lý học (sinh 1894) 4 tháng 2: Max zu Schaumburg-Lippe, tay đua ô tô (sinh 1898) 8 tháng 2: Fern Andra, nữ diễn viên, nữ tác giả kịch bản (sinh 1894) 9 tháng 2: Wilhelm Groß, nghệ nhân (sinh 1883) 11 tháng 2: Vladimir Ivanovich Smirnov, nhà toán học (sinh 1887) 13 tháng 2: Adolf Arndt, chính trị gia Đức (sinh 1904) 13 tháng 2: Leslie Munro, chính trị gia New Zealand (sinh 1901) 15 tháng 2: Kurt Atterberg, nhà soạn nhạc Thụy Điển, người điều khiển dàn nhạc, nhà phê bình âm nhạc (sinh 1887) 15 tháng 2: Hugh O'Donel Alexander, kiện tướng cờ vua Ireland (sinh 1909) === Tháng 3 === 3 tháng 3: Carl Jacob Burckhardt, nhà ngoại giao Thụy Sĩ, nhà văn tiểu luận, nhà sử học (sinh 1891) 3 tháng 3: Ludwig Grote, sử gia về nghệ thuật Đức (sinh 1893) 4 tháng 3: Adolph Gottlieb, họa sĩ Mỹ (sinh 1903) 7 tháng 3: Graham Bond, nhạc sĩ blues, jazz 9 tháng 3: Earl Wilbur Sutherland, nhà sinh lý học Mỹ (sinh 1915) 10 tháng 3: Bolesław Kominek, Hồng y Giáo chủ (sinh 1903) 17 tháng 3: Louis I Kahn, kiến trúc sư Mỹ (sinh 1901) 18 tháng 3: Hans Döllgast, kiến trúc sư Đức (sinh 1891) 22 tháng 3: Roland Rohlfs, phi công lái máy bay thử nghiệm (sinh 1892) 25 tháng 3: Ludwig Claussen, chính trị gia Đức (sinh 1906) 26 tháng 3: Werner Kohlmeyer, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1924) 26 tháng 3: Edward U. Condon, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1902) 28 tháng 3: Arthur Crudup, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1905) 31 tháng 3: Karl Hohmann, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1908) === Tháng 4 === 2 tháng 4: Josef Lokvenc, người đánh cờ Áo (sinh 1899) 2 tháng 4: Georges Pompidou, chính trị gia Pháp (sinh 1911) 6 tháng 4: Stepán Trochta, Hồng y Giáo chủ (sinh 1905) 6 tháng 4: James Charles McGuigan, tổng giám mục Toronto, Hồng y Giáo chủ (sinh 1894) 6 tháng 4: Willem Marinus Dudok, kiến trúc sư Hà Lan (sinh 1884) 17 tháng 4: Heinrich Greinacher, nhà vật lý học Thụy Sĩ (sinh 1880) 18 tháng 4: Marcel Pagnol, nhà văn Pháp, đạo diễn phim (sinh 1895) 20 tháng 4: Richard Huelsenbeck, nhà văn Đức, nhà thơ trữ tình, nhà soạn kịch, bác sĩ (sinh 1892) 24 tháng 4: Bud Abbott, diễn viên Mỹ, nhà sản xuất (sinh 1895) 24 tháng 4: Franz Jonas, tổng thống liên bang Áo (sinh 1899) 25 tháng 4: Guus Lutjens, cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1884) 30 tháng 4: Agnes Moorehead, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1900) === Tháng 5 === 4 tháng 5: Maurice Ewing, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1906) 4 tháng 5: Otton Marcin Nikodym, nhà toán học Ba Lan (sinh 1887) 4 tháng 5: Gerhard Lamprecht, đạo diễn phim Đức (sinh 1897) 15 tháng 5: Fritz Baade, nhà kinh tế học Đức, chính trị gia (sinh 1893) 16 tháng 5: Götz Briefs, triết gia xã hội, nhà kinh tế quốc gia (sinh 1889) 20 tháng 5: Jean Daniélou, thầy tu dòng Tên, Hồng y Giáo chủ (sinh 1905) 25 tháng 5: Donald Crisp, diễn viên Anh, đạo diễn phim (sinh 1880) 28 tháng 5: Hans Georg Wunderlich, nhà địa chất Đức (sinh 1928) === Tháng 6 === 5 tháng 6: Bruno Brehm, nhà văn Áo (sinh 1892) 18 tháng 6: Georgi Konstantinovich Zhukov, tướng Xô Viết (sinh 1896) 22 tháng 6: Darius Milhaud, nhà soạn nhạc Pháp (sinh 1892) 25 tháng 6: Cornelius Lanczos, nhà toán học Hungary, nhà vật lý học (sinh 1893) 30 tháng 6: Vannevar Bush, nhà khoa học Mỹ (sinh 1890) === Tháng 7 === 1 tháng 7: Juan Perón, tổng thống Argentina (sinh 1895) 5 tháng 7: Georgette Heyer, nhà văn nữ Anh (sinh 1902) 5 tháng 7: Henry Grob, kiện tướng cờ vua Thụy Sĩ (sinh 1904) 5 tháng 7: Erik Charell, đạo diễn phim Đức, diễn viên (sinh 1894) 11 tháng 7: Pär Lagerkvist, nhà văn Thụy Điển, thi sĩ (sinh 1891) 12 tháng 7: Karl Sesta, cầu thủ bóng đá Áo (sinh 1906) 13 tháng 7: Patrick Maynard Stuart Blackett, nhà vật lý học Anh, Giải Nobel (sinh 1897) 18 tháng 7: Andreas Predöhl, nhà kinh tế học Đức (sinh 1893) 24 tháng 7: James Chadwick, nhà vật lý học Anh (sinh 1891) 27 tháng 7: Lightnin' Slim, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1913) 29 tháng 7: Cass Elliot, nữ ca sĩ Mỹ, thành viên nhóm The Mamas and the Papas (sinh 1941) 29 tháng 7: Erich Kästner, nhà văn Đức, tác giả kịch bản (sinh 1899) 29 tháng 7: Georg Klaus, triết gia Đức, người đánh cờ (sinh 1912) 30 tháng 7: Lew Konstantinowitsch Knipper, nhà soạn nhạc Nga (sinh 1898) === Tháng 8 === 1 tháng 8: Ildebrando Antoniutti, Hồng y Giáo chủ (sinh 1898) 3 tháng 8: Joachim Ritter, triết gia Đức (sinh 1903) 8 tháng 8: Baldur von Schirach, chính trị gia Đức (sinh 1907) 13 tháng 8: Kate O'Brien, nhà văn nữ Ireland (sinh 1897) 22 tháng 8: Daigiadaklak,thien tai cong nghe(1990) 26 tháng 8: Charles Lindbergh, phi công Mỹ (sinh 1902) 27 tháng 8: Otto Strasser, chính trị gia Quốc xã(sinh 1897) 27 tháng 8: Erwin Jürgens, chính trị gia Đức (sinh 1895) 28 tháng 8: Franz Baumann, kiến trúc sư (sinh 1892) === Tháng 9 === 6 tháng 9: Benno Gellenbeck, diễn viên Đức (sinh 1910) 8 tháng 9: Wolfgang Windgassen, người hát giọng nam cao Đức (sinh 1914) 16 tháng 9: Phog Allen, huấn luyện viên bóng rổ Mỹ (sinh 1885) 17 tháng 9: René Graetz, nhà điêu khắc Đức, nghệ sĩ tạo hình (sinh 1908) 21 tháng 9: Walter Brennan, diễn viên Mỹ (sinh 1894) 24 tháng 9: Hans-Joachim Fricke, chính trị gia Đức (sinh 1904) 28 tháng 9: Arnold Fanck, đạo diễn phim Đức (sinh 1889) === Tháng 10 === 1 tháng 10: Fritz Berendsen, chính trị gia Đức (sinh 1904) 1 tháng 10: Spyridon Marinatos, nhà khảo cổ học Hy Lạp (sinh 1901) 2 tháng 10: Franz Weiß, chính trị gia Đức 2 tháng 10: Nurul Amin, chính trị gia (sinh 1893) 3 tháng 10: Ina Seidel, nhà văn nữ Đức (sinh 1885) 4 tháng 10: Anne Sexton, nữ thi sĩ Mỹ (sinh 1928) 5 tháng 10: Salman Schasar, chính trị gia, tổng thống Israel (sinh 1889) 6 tháng 10: Helmut Koinigg, đua xe Áo (sinh 1948) 9 tháng 10: Karl Gengler, chính trị gia Đức (sinh 1886) 10 tháng 10: Marie Luise Kaschnitz, nữ nhà thơ trữ tình Đức, nhà văn (sinh 1901) 12 tháng 10: Pink Anderson, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1900) 12 tháng 10: Felix Hurdes, chính trị gia Áo (sinh 1901) 20 tháng 10: Ernst Egli, kiến trúc sư Áo (sinh 1893) 20 tháng 10: Margarete Wittkowski, nhà nữ kinh tế học, nữ chính trị gia (sinh 1910) 21 tháng 10: Frederik Jacobus Johannes Buytendijk, nhà sinh vật học, nhà nhân loại học, nhà tâm lý học (sinh 1887) 25 tháng 10: José López Alavés, nhà soạn nhạc Mexico (sinh 1889) 30 tháng 10: Hanns Otto Münsterer, nhà y học Đức, nhà văn, (sinh 1900) 31 tháng 10: Micheil Tschiaureli, đạo diễn phim (sinh 1894) === Tháng 11 === 7 tháng 11: Eric Linklater, nhà văn Scotland (sinh 1899) 9 tháng 11: Gitta Lind, nữ ca sĩ Đức (sinh 1925) 9 tháng 11: Egon Wellesz, nhà soạn nhạc Áo (sinh 1885) 10 tháng 11: Günter von Drenkmann, luật gia Đức (sinh 1910) 13 tháng 11: Vittorio De Sica, đạo diễn phim người Ý, diễn viên (sinh 1902) 15 tháng 11: Walther Meißner, nhà vật lý học Đức (sinh 1882) 17 tháng 11: Erskine Hamilton Childers, tổng thống Ireland (sinh 1905) 17 tháng 11: Ursula Herking, nữ diễn viên (sinh 1912) 21 tháng 11: Frank Martin, nhà soạn nhạc Thụy Sĩ (sinh 1890) 24 tháng 11: Endelkachew Makonnen, chính trị gia (sinh 1927) 24 tháng 11: Adolf Süsterhenn, chính trị gia, bộ trưởng, luật sư (sinh 1905) 25 tháng 11: Nick Drake, người chơi đàn ghita Anh, nhà soạn nhạc (sinh 1948) 26 tháng 11: Hilary Minc, nhà kinh tế học Ba Lan, chính trị gia (sinh 1905) 28 tháng 11: Konstantin Stepanovich Melnikov, kiến trúc sư Nga (sinh 1890) 29 tháng 11: Jim Braddock, võ sĩ quyền Anh (sinh 1905) === Tháng 12 === 3 tháng 12: Hans Leibelt, diễn viên Đức (sinh 1885) 14 tháng 12: Fritz Szepan, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1907) 14 tháng 12: Walter Lippmann, nhà văn Mỹ (sinh 1889) 14 tháng 12: Kurt Hahn, nhà sư phạm (sinh 1886) 14 tháng 12: Wilhelm Pleyer, tác giả Đức (sinh 1901) 15 tháng 12: Heinz-Joachim Heydorn, nhà sư phạm Đức (sinh 1916) 22 tháng 12: Sterling North, nhà văn Mỹ (sinh 1906) 26 tháng 12: Farid el Atrache, nam ca sĩ, nhà soạn nhạc, diễn viên (sinh 1915) 26 tháng 12: Jack Benny, diễn viên Mỹ (sinh 1894) 27 tháng 12: Vladimir Aleksandrovich Fock, nhà vật lý học Nga (sinh 1898) 31 tháng 12: Robert Margulies, chính trị gia Đức (sinh 1908) 31 tháng 12: Charles E. Bohlen, nhà ngoại giao Mỹ (sinh 1904) == Giải thưởng Nobel == Hóa học - Paul J. Flory Văn học - Eyvind Johnson, Harry Martinson Hòa bình - Séan MacBride, Eisaku Sato Vật lý - Sir Martin Ryle, Antony Hewish Y học - Albert Claude, Christian de Duve, George E. Palade Kinh tế - Gunnar Myrdal, Friedrich von Hayek == Xem thêm == Thế giới trong năm 1974, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
isaac newton.txt
Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727. Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học. Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu. Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein. == Sự nghiệp == Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. Khi ông ở quãng tuổi từ khoảng 12 đến 17, ông học tại King's School, Grantham, nơi mà ông chỉ học tiếng Latinh và không có Toán. Sau đó, ông rời khỏi trường và đến tháng 10 năm 1659, ông có mặt tại Woolsthorpe-by-Colsterworth, nơi mà mẹ ông, lần thứ hai góa bụa, đang cố gắng khiến ông trở thành một nông dân. Nhưng Newton lại ghét việc đồng áng. Henry Stocks, thày của ông tại King's School, đã thuyết phục mẹ ông cho ông quay trở lại trường học để ông có thể tiếp tục việc học của mình. Vào tháng 6 năm 1661, Newton được gửi tới Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ trường phái Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay. Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica. Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới. Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau: Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ. Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau. Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ. Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó. Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên": Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả. Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí. Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens. Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì. Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton. Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó. Ngoài việc nghiên cứu khoa học, Newton dùng phần lớn thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh, ông tin nhận một Chúa Trời duy nhất là Đấng tạo hóa siêu việt mà người ta không thể phủ nhận sự hiện hữu của ngài khi nhìn ngắm vẻ hùng vĩ của mọi tạo vật. Mặc dù được trưởng dưỡng trong một gia đình Anh giáo nhưng vào độ tuổi ba mươi của mình, niềm tin Kitô giáo của Newton nếu công khai ra sẽ không được coi là chính thống. Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay. Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết: == Tiểu sử == Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton Sr., mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với cha dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi cha dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí. Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète. Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1630, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh. Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica. Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu. Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông. Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn. == Nghiên cứu khoa học == === Quang học === Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng. Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu. Nhờ vào những khám phá trên, Newton nhận ra nguyên nhân gây ra sự sai lệch màu của hình ảnh trên kính viễn vọng khúc xạ thời đó. Ông đã áp dụng nguyên lý của James Gregory để tạo ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên, khắc phục được nhiều nhược điểm về ảnh của kính viễn vọng khúc xạ đồng thời giảm đi đáng kể chiều dài của kính viễn vọng. == Quả táo Newton == Sau khi Newton công bố định luật vạn vật hấp dẫn, giới khoa học lưu truyền câu chuyện quả táo rơi trúng đầu Newton liệu có mối liên hệ giữa khối lượng và khoảng cách của vật thể trong nhà vật lý vĩ đại này. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là câu chuyện thêu dệt, chỉ là một huyền thoại và rằng ông đã không xây dựng lý thuyết về lực hấp dẫn ở bất cứ thời điểm duy nhất nào. Tuy nhiên, với bản thảo viết tay Memoirs of Life Sir Isaac Newton có từ năm 1752, nhà khoa học William Stukeley (một người quen của Newton) kể lại chi tiết về khoảng khắc khi Newton tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Bài viết của Stukeley kể về những suy nghĩ của Newton về thuyết lực hấp dẫn khi hai người ngồi dưới bóng râm cây táo trong vườn của nhà khoa học, tại Kensington vào ngày 15 tháng 4 năm 1726: Chúng tôi đã đi vào một khu vườn, và uống trà dưới bóng mát của vườn táo; chỉ có ông, và tôi. Ông nói với tôi, chính ở vị trí này, vào thuở trước khái niệm về lực hấp dẫn đã đến trong tâm trí.Thời điểm đó ông đang ngồi chiêm nghiệm và một quả táo rơi xuống. Ông đã nghĩ tại sao quả táo lại rơi thẳng xuống đất? Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không? Tại sao nó không đi ngang, hoặc đi lên ? Nhưng lại liên tục đến trung tâm trái đất ? Chắc chắn, không lý nào khác rằng trái đất đã hút nó. Phải có một sức mạnh hút kéo vật chất & tổng sức mạnh hút kéo trong vấn đề trái đất phải được ở trung tâm đất, không phải trong bất kỳ bên của trái đất do đó đó quả táo này có rơi vuông góc, hay hướng về trung tâm nếu có vấn đề do đó hút lấy vật chất.. nó phải được cân đối với lượng của nó do đó táo rút ra trái đất., cũng như trái đất thu hút sự táo. John Conduitt, trợ lý của Newton tại Royal Mint và chồng của cô cháu gái của Newton, cũng mô tả các sự kiện khi ông đã viết về cuộc sống của Newton: Vào năm 1666, ông nghỉ hưu từ Cambridge với mẹ ông ở Lincolnshire. Trong khi đang lang thang trầm tư trong vườn, thì đến hiện ý tưởng rằng sức mạnh của lực hấp dẫn (đã mang quả táo từ trên cây rơi xuống đất) không bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định từ trái đất, nhưng sức mạnh này phải trải rộng ra xa hơn là thường nghĩ. Tại sao không cao như mặt trăng nói ông đến mình, và nếu như vậy, mà phải ảnh hưởng đến chuyển động của mặt trăng và có lẽ giữ lại trong quỹ đạo của nó, từ đó ông lao vào tính toán những gì sẽ là kết quả của giả đó. Trong một việc tương tự, Voltaire đã viết trong cuốn tiểu luận về Epic Thơ (1727), "Sir Isaac Newton đi bộ trong khu vườn của mình, có những suy nghĩ đầu tiên của hệ thống hấp dẫn của ông, khi thấy một quả táo rơi xuống từ một cây." Nó được biết đến từ máy tính xách tay của mình mà Newton đã phải vật lộn trong 1660s muộn với ý tưởng rằng lực hấp dẫn kéo dài trên mặt đất, trong một tỷ lệ nghịch vuông, đến mặt trăng; Tuy nhiên ông đã phải mất hai thập kỷ để phát triển các lý thuyết đầy đủ. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu trọng lực tồn tại, nhưng liệu nó mở rộng để cách xa Trái đất mà nó còn có thể là lực lượng giữ mặt trăng tới quỹ đạo của nó. Newton đã chỉ ra rằng nếu lực giảm tỉ lệ nghịch với khoảng cách, người ta có thể tính toán chu kỳ quỹ đạo của Mặt trăng, và có được thỏa thuận tốt. Ông đoán cùng một lực lượng chịu trách nhiệm chuyển động quỹ đạo khác, và do đó đặt tên nó là "vạn vật hấp dẫn". Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời == Tác phẩm == === Xuất bản khi sinh thời === De analysi per aequationes numero terminorum infinitas (1669, published 1711) Method of Fluxions (1671) Of Natures Obvious Laws & Processes in Vegetation (unpublished, c. 1671–75) De motu corporum in gyrum (1684) Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica (1687) Opticks (1704) Reports as Master of the Mint (1701–25) Arithmetica Universalis (1707) === Xuất bản sau khi qua đời === The System of the World (1728) Optical Lectures (1728) The Chronology of Ancient Kingdoms Amended (1728) De mundi systemate (1728) Observations on Daniel and The Apocalypse of St. John (1733) Newton, Isaac (1991). Robinson, Arthur B., biên tập. Observations upon the Prophecies of Daniel, and the Apocalypse of St. John. Cave Junction, Oregon: Oregon Institute of Science and Medicine. ISBN 0-942487-02-8. (A facsimile edition of the 1733 work.) An Historical Account of Two Notable Corruptions of Scripture (1754) === Nguồn sơ cấp === == Xem thêm == Các định luật mang tên Newton Newton (đơn vị) == Chú thích == == Thư mục tham khảo == == Đọc thêm == Tôn giáo == Liên kết ngoài == Newton qua lời kể của Stephen Hawking (sách "Lược sử thời gian") “Newton, Sir Isaac”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911. Tiểu sử Newton (University of St Andrews) Tiểu sử Newton trên ScienceWorld Tiểu sử Newton trên Từ điển khoa học Dự án Newton Dự án Newton - Canada Rebuttal of Newton's astrology Newton's Religious Views Reconsidered Newton's Royal Mint Reports Newton's Dark Secrets NOVA TV programme from The Stanford Encyclopedia of Philosophy: Isaac Newton, by George Smith Newton's Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, by George Smith Newton's Philosophy, by Andrew Janiak Newton's views on space, time, and motion, by Robert Rynasiewicz Newton's Castle Educational material The Chymistry of Isaac Newton Research on his Alchemical writings FMA Live! Program for teaching Newton's laws to kids Newton's religious position The "General Scholium" to Newton's Principia Kandaswamy, Anand M. The Newton/Leibniz Conflict in Context Newton's First ODE – A study by on how Newton approximated the solutions of a first-order ODE using infinite series O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Isaac Newton”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor Isaac Newton tại Mathematics Genealogy Project The Mind of Isaac Newton Images, audio, animations and interactive segments === Do Newton viết === Newton's works - full texts, at the Newton Project Các tác phẩm của Isaac Newton tại Dự án Gutenberg Newton's Principia – read and search Descartes, Space, and Body, an excerpt from De Gravitatione et Aequipondio Fluidorum, with annotations by Jonathan Bennett Opticks, or a Treatise of the Reflections, Refractions, Inflexions and Colours of Light, full text on archive.org
canterbury.txt
Bản mẫu:Thông tin thành phố Canterbury [ˈkæntəˌbɹi] là một thành phố ở phía đông Kent ở Đông Nam của Anh. Trong tiếng Latin thành phố này được gọi là Durovernum Cantiacorum; do thành phố nằm ở giao cắt của 3 tuyến đường từ các cảng Regulbium (Reculver), Dubris (Dover) và Lemanis (Lympne); và thành phố này nằm ở nơi được gọi là Watling Street. Tường thành của thành phố và một trong những cổng vào thành phố hiện vẫn còn. Canterbury có dân số 42.259 người (2001). Thành phố này cách Luân Đôn 62,8 dặm Anh. Trung tâm hành chính của thành phố là Tổng giám mục Canterbury, tổng giám mục của toàn Anh, nơi đứng đầu Giáo hội Anh và các nhóm đạo Anglican trên toàn thế giới. Thomas Beckett đã bị giết ở Đại giáo đường Canterbury; Vua Henry IV đã được chôn cất cùng với Edward Hắc Hoàng tử. Ngoài ra, Geoffery Chaucer đã viết Truyện cổ tích Canterbury về những người hành hương và về người dân. == Tham khảo ==
việt nam quang phục hội.txt
Việt Nam Quang phục Hội (chữ Hán: 越南光復會) là một tổ chức cách mạng thành lập năm 1912 do Phan Bội Châu đề xướng theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đánh đuổi người Pháp khỏi Đông Dương. Tôn chỉ của tổ chức này là: Khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Dân Quốc (越南民國). == Hình thành == Sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Hoa thì triều đình nhà Thanh cáo chung và tư tưởng dân chủ đã thuyết phục được Phan Bội Châu noi theo con đường mới thay vì đường lối quân chủ lập hiến trước kia. Tuy vậy ông vẫn suy tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội chủ, chức Bộ trưởng Tổng vụ của một hội đoàn mới mang tên Việt Nam Quang phục Hội. Phan Bội Châu tự đảm nhận làm phó hội chủ cùng là đại diện Trung Kỳ; Nguyễn Thượng Hiền là đại diện Bắc Kỳ; và Nguyễn Thần Hiến là đại diện Nam Kỳ. Ba ông là thành phần "Bình nghị Bộ" của Hội. Mười thành viên khác là "Chấp hành bộ" để lo việc điều hành gồm: Quân vụ Ủy viên: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến; Kinh tế Ủy viên: Đặng Tử Kính và Mai Lão Bạng; Giao tế Ủy viên: Lâm Đức Mậu và Đặng Bỉnh Thành Văn hóa Ủy viên: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược; Thư vụ Ủy viên: Đinh Tế Dân và Phan Quý Chức. Trụ sở Hội đặt ở Quảng Châu, Trung Hoa. Thành phần trong nước có ba ủy viên đảm nhiệm ba kỳ: Bắc Kỳ là Đặng Xung Hồng (Đặng Hữu Bằng), Trung Kỳ là Lâm Quảng Trung (Võ Quang), và Nam Kỳ là Đặng Bỉnh Thành. Đội quân thành lập lấy tên là "Quang phục quân" có sách nội quy với tên Quang phục quân Phương lược hơn 100 trang do Phan Bội Châu và Hoàng Trọng Mậu soạn. Hội lấy cờ đỏ, góc tư trên màu sẫm với năm ngôi sao trắng xếp thành chữ "X" làm hội kỳ của Việt Nam Quang phục Hội, quốc kỳ là cờ vàng với năm ngôi sao đỏ, quân kỳ của Việt Nam Quang phục quân là cờ đỏ năm ngôi sao trắng. Trong cuốn Tự phán, Phan Bội Châu có viết về việc Việt Nam Quang Phục Hội thực hiện việc thiết kế quốc kỳ và quân kỳ năm 1912 tại Quảng Châu, Trung Quốc. "Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gỡ. Hội Việt Nam Quang Phục mới chế định ra quốc kỳ gọi bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu: Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lục làm một. Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước, hồng địa bạch tinh làm cờ quân.Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta. Hồng là biểu thị sắc nước ta: Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng. Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân cốt đánh đổ chính phủ người (da) trắng" Quốc kỳ và quân kỳ trên không có cơ hội kéo lên ở phủ Tam Kỳ. Cờ kéo lên ở Phủ Tam Kỳ, theo miêu tả, là cờ của Việt Nam Quang phục Hội. == Hoạt động == Để tài trợ công cuộc, Hội còn lập thêm "Chấn Hoa hưng Á Hội" ở Quảng Đông để lôi cuốn sự quyên góp của người Hoa bằng cách bán "quân dụng phiếu" với mệnh giá 5, 10, 20 và 100 viên. === Ném tạc đạn khủng bố === Việt Nam Quang phục Hội trong những năm 1913-1915 với yêu sách khôi phục chủ quyền cho Việt Nam quyết dùng bạo động để gây tiếng vang trong dân chúng cùng áp lực chính quyền Đông Dương thuộc Pháp. Trong số những sự kiện đáng kể là vụ ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái Bình Nguyễn Duy Hàn bằng tạc đạn vào trưa ngày 19 tháng 4 năm 1913 do Phạm Văn Tráng và Phạm Đề Quy thực hiện. Hai tuần sau vào chiều ngày 26 tháng 4, Nguyễn Khắc Cần và Nguyễn Văn Thụy ném tạc đạn vào khách sạn Hanoi Hôtel ở phố Tràng Tiền, Hà Nội, giết chết hai thiếu tá Pháp Chapuis & Montgrand cùng làm một số người khác bị thương. Chính quyền Bảo hộ liền đàn áp mạnh mẽ, lập Hội đồng Đề hình vào Tháng Năm 1913 để truy tố 99 người. Họ tuyên án tử hình bảy người; một người bị án chung thân khổ sai, và tám người bị án lưu đày. Bảy người bị chém là Phạm Tráng (người giết Nguyễn Duy Hàn), Nguyễn Văn Túy (người ném bom khách sạn), Nguyễn Khắc Cầu, Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Quế và Phạm Hoàng Triết. Ngoài ra năm hội viên Việt Nam Quang phục Hội là Cường Để, Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quỳnh Chi, và Nguyễn Bá Trác cũng bị tuyên án tử hình khiếm diện. Người Pháp còn làm áp lực với Trung Hoa để ngưng yểm trợ nghĩa quân nên Hội mất căn cứ ở vùng biên giới Việt-Hoa. === Vận động lính bản xứ === Năm 1913, hội viên Đậu Quang Cơ (Đỗ Chấn Thiết) được Hội giao đem sách Hà Thành liệt sử truyện do Phan Bội Châu viết về vụ đầu độc người Pháp hồi năm 1908 về nước để phân phát trong các đội lính bản xứ nhưng về đến Hà Khẩu việc bị phát giác. Ông cùng 50 nghĩa quân khác phải chém. Tài liệu khác cho rằng Đỗ Chân Thiết đã thành lập được Chi hội ở Vân Nam và định đánh úp thành Hà Nội. === Đánh đồn Tà Lùng === Cuối năm 1914 thì Phan Bội Châu bị nhà chức trách Trung Hoa bắt giam, mãi đến năm 1917 ông mới được thả. Dù vắng Phan Bội Châu, Hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thượng Hiền. Tháng 3 năm 1915, Việt Nam Quang phục Hội chủ trương đánh úp Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu với ba đường do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền và Hoàng Trọng Mậu chỉ huy. Do bất đồng nội bộ nên chỉ mở cuộc tấn công đồn Tà Lùng ở Cao Bằng nhưng thất bại. === Phá ngục Lao Bảo === Ngày 28 tháng 9 năm 1915, tù nhân Lao Bảo, chủ yếu là các thành viên của Việt Nam Quang phục Hội, Duy tân Hội,... do Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện chỉ huy đã nổi dậy. Tù nhân khoảng 200 người giết lính canh, phá gông cùm, cướp vũ khí, rồi rút chạy và tan rã. === Mưu khời nghĩa ở Trung Kỳ === Năm 1916 các ông Trần Cao Vân & Thái Phiên toan khởi nghĩa ở Huế và Quảng Nam sau khi liên lạc được với Duy Tân hầu đưa nhà vua ra quân khu dựng cờ chống Pháp nhưng việc vỡ lở. Vua Duy Tân bị đày sang Réunion. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài đều bị hành quyết. === Khởi nghĩa Thái Nguyên === Lương Ngọc Quyến, Quân vụ Ủy viên của Hội khi bị giam ở Thái Nguyên, vận động được một số cai đội của trại lính khố xanh người Việt nổi dậy, chống lại sĩ quan người Pháp rồi truyền hịch kêu gọi hưởng ứng. Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc khởi nghĩa nhưng chỉ được năm ngày thì chính quyền Bảo hộ đem quân phản công, dẹp tan. Tuy thất bại, cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy trong một đêm quân đội Pháp có thể bị đánh bại nếu cách tổ chức được giữ kín và có quy củ. === Mưu sát toàn quyền Merlin === Tháng 6 năm 1924, lợi dụng chuyến viếng thăm Quảng Châu của Toàn quyền Đông Dương Martial Henri Merlin, Phạm Hồng Thái là thành viên của Tâm tâm xã (một nhóm các hội viên trẻ hoạt động độc lập) đã giả dạng nhà báo đột nhập vào khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền thoát chết nhưng có năm người Pháp thiệt mạng. Bị truy nã gắt gao, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự tử. == Xem thêm == Duy Tân Hội Việt Nam Quang phục quân Tâm tâm xã Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội Đại Việt Phục hưng Hội Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội == Tham khảo == == Thư mục == Vũ Ngự Chiêu. Các vua cuối nhà Nguyễn, tập 2. Houston, TX: Văn hóa, 2000. Lê Tùng Minh. Phan Bội Châu, nhà cách mạng tiêu biểu.... Houston, TX: Hoa Lư, 2000. Trần Đức Thanh Phong và ctv. Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông Du. Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2005.
comcast.txt
Công ty Comcast, trước đây đăng ký dưới tên Cổ phần Comcast, là một tập đoàn truyền thông toàn cầu của Mỹ và là công ty truyền hình, truyền hình cáp lớn nhất thế giới về doanh thu. Nó là công ty truyền hình trả phí lớn thứ hai sau AT&T-DirecTV, công ty truyền hình cáp và nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất tại Mỹ, và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại tại gia lớn thứ ba tại quốc gia này. Dịch vụ Comcast dành cho người dân Mỹ và thương mại tại 40 bang và Quận của Columbia. Trụ sở chính của công ty đặt tại Philadelphia, Pennsylvania. Là chủ sở hữu của các công ty truyền thông quốc tế NBCUniversal từ năm 2011, Comcast sản xuất phim và chương trình truyền hình dành cho liên hoan phim và phát sóng trên kênh truyền hình cáp. Comcast quản lý hệ thống kênh truyền hình quốc gia như (NBC và Telemundo), nhiều kênh truyền cáp (bao gồm MSNBC, CNBC, USA Network, NBCSN, E!, The Weather Channel), hãng sản xuất phim Universal Pictures, và Universal Parks & Resorts ở Los Angeles và Orlando. Phim trường Universal ngoài trời đầu tiên của Mỹ Universal Studios Nhật Bản, mở cửa vào 2001, tiếp theo đó là Universal Studios Singapore vào năm 2011. Một vài địa điểm mới được lên kế hoạch hoặc phát triển trong tương lai. Comcast cũng có cổ phần trong phân phối kỹ thuật số (thePlatform). Vào tháng 2 năm 2014 công ty đồng ý sát nhập với Time Warner Cable với vốn trao đổi trị giá $45.2 tỉ. Theo các điều khoản thỏa thuận Comcast để mua lại 100% Time Warner Cable. Truy nhiên, vào 24 tháng 4 năm 2015, Comcast chấp dứt hợp đồng. Comcast đã bị chỉ trích với nhiều lý do. Sự hài lòng của khách hàng đối với công ty luôn nằm ở mức thấp trong ngành công nghiệp cáp. Comcast đã vi phạm quy định tính trung lập internet trong quá khứ; và, bất chấp cam kết của Comcast về định nghĩa tính trung lập net, Các nhà phê bình còn chỉ ra sự thiếu cạnh tranh trong phần lớn các khu vực dịch vụ của Comcast; đó là hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp cáp. Với sức mạnh đàm phán của Comcas như một ISP lớm, một số nghi ngờ rằng Comcast tận dụng thỏa thuận trả ngang hàng để gây ảnh hưởng không công bằng đến tốc độ người dùng cuối. Mặc dù được công khai giao dịch, Comcast là một công ty gia đình, với gia đình Roberts sở hữu cổ phần lớn và nhiều thế hệ phục vụ như giám đốc điều hành == Tổng quan == === Điều hành === Comcast đôi khi được mô tả như một gia đình doanh nghiêp. Brian L. Roberts, Chủ tịch, và CEO của Comcast, là con trai của người đồng sáng lập Ralph Roberts. === Văn phòng công ty === Comcast có trụ sở ở Philadelphia, Pennsylvania, và có văn phòng công ty ở Atlanta, Detroit, Denver, và Manchester, New Hampshire. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2005, Comcast công bố rằng sẽ thuê một khu mới Comcast Center ở trung tâm Philadelphia. Tòa nhà cao nhất ở Pennsylvania với độ cao 975 ft (297 m). Comcast bắt đầu xây dựng tòa nhà thứ hai cao 1,121 ft (0,342 m) tiếp giáp trực tiếp với trụ sở Comcast ban đầu vào mùa hè năm 2014. == Ghi chú == == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
samsung rugby.txt
Samsung Rugby là dòng điện thoại siêu bền do Samsung Telecommunications sản xuất. Dòng sản phẩm bao gồm: Samsung Rugby (SGH-A836) Samsung Rugby II (SGH-A847M), điện thoại nắp gập Samsung Rugby Smart (SGH-i847), điện thoại thông minh Android 1,4 GHz cho AT&T Mobility Samsung Galaxy Rugby (GT-S5690M), phiên bản Canada của Samsung Rugby Smart cho Bell Mobility và Rogers Wireless với vi xử lý 800 MHz Samsung Galaxy Rugby Pro (SGH-i547), có khả năng kết nối LTE, Android 4.0 dựa trên Rugby Smart, nhưng với vi xử lý 1,5 GHz Samsung Galaxy Rugby LTE (SGH-i547C), phiên bản Canada của Rugby Pro với vi xử lý 1,5 GHz và hỗ trợ LTE cho Telus Mobility và Bell Mobility Samsung Rugby 3, 810G điện thoại nắp gập, công bố vào 12 tháng 11 năm 2012, cho AT&T sẽ có 'Enhanced PTT' nhưng không hỗ trợ 4G == Xem thêm == Casio G'zOne Commando == Tham khảo ==
học viện arsenal f.c..txt
Học viện bóng đá Arsenal là đội trẻ của câu lạc bộ Arsenal. Họ hiện chơi ở giải FA Premier Academy League, giải đấu cao nhất dành cho bóng đá trẻ ở Anh. Đội U18 và U16 tham gia ở giải này, nhưng họ cho phép các cầu thủ nhí từ 9 tuổi trở lên tham gia giải. Một số cầu thủ U18 cũng hơi cho đội dự bị Arsenal, và đội hiện đang được dẫn dắt bởi cựu hậu vệ Arsenal Steve Bould, trong khi đội trẻ hơn được dẫn dắt bởi Roy Massey và Steve Gatting. Cựu tiền vệ Arsenal và Ireland Liam Brady hiện là tuyển trạch viên của đội cùng trợ lý David Court. == Lịch sử == === Đội trẻ Arsenal (1954-1998) === Arsenal bắt đầu cho hoạt động đội trẻ từ mùa giải 1893-94, và đó là nền tảng để hình thành đội thứ 3 (được biết đến với tên gọi đội Arsenal 'A') cho cầu thủ trẻ từ năm 1929 đến 1969. Vào năm 1954, Arsenal thành lập đội trẻ riêng của họ. Họ tham dự giải South Eastern Counties League (đổi tên thành South East Counties League từ mùa sau đó) và tham dự giải South East Counties League Cup từ mùa giải 1954-55 tới 1997-98 (trừ mùa giải 1967-68 và 1968-69). Đội trẻ Arsenal cũng chơi ở giải London Minor FA Challenge Cup (từ mùa giải 1954-55 tới 1955-56 và 1959-60 tới 1966-67) và giải Southern Junior Floodlit Cup (từ 1955-56 tới 1971-72 và 1974-75 tới 1998-99). Đội bóng đã chơi ở giải FA Youth Cup từ mùa giai 1954-55. Trong thời gian này, Arsenal trở thành một trong những đội thành công nhất - vô địch 7 cúp South East Counties Leauge, 6 cúp South East Counties (bao gồm 3 cú ăn đôi) và 4 úp FA Youth Cups. === Học viện Arsenal (1998- nay) === Đội trẻ của câu lạc bộ trở thành thành viên đầu tiên của giải FA Premier Youth League vào mùa 1997-98, Giải đấu chỉ gồm một hạng đấu và Arsenal vô địch mùa giải đầu tiên. Mùa giải tiếp theo được đổi tên thành Premier Academy League và bao gồm khối U19 và U17, và cơ chế mới của FA đã chuyển tên từ đội trẻ Arsenal thành học viện Arsenal. Arsenal tham dự ở cả 2 khối, vô địch khối U17 ở mùa giải 1990-00 và U19 ở mùa 2001-02 cũng như hai chiếc cúp FA nữa. Kể từ mùa giải 2004-05, giải FA Premier Academy chỉ bao gồm khối U18, mặc dù khối U16 vẫn thi đấu nhưng không được tính thành tích. Đội U18 đã hai lần vô địch ở hạng đấu của họ (hạng A), vào mùa 2007-08 và 2008-09, sau đó thắng trận bán kết và vô địch giải FA Premier Academy League. Chiếc cúp gần đây nhất của họ là cúp FA vào mùa 2008-09, đánh bại Liverpool với tổng tỉ số 6-2 ở chung kết. == Đội hình hiện tại == === U18 === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Học viên === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Danh hiệu == FA Premier Youth League/FA Premier Academy League Winners (4): 1997–98, 1999–00 (U17), 2001–02 (U19), 2008–09 South East Counties League Winners (4): 1955–56, 1964–65, 1971–72, 1990–91 FA Youth Cup Winners (7): 1965–66, 1970–71, 1987–88, 1993–94, 1999–00, 2000–01, 2008–09 Runners-up (1): 1964–65 South East Counties League Cup Winners (6): 1959–60, 1960–61, 1961–62, 1963–64, 1970–71, 1979–80 Southern Junior Floodlit Cup Winners (5): 1962–63, 1965–66, 1984–85, 1990–91, 1997–98 London Minor FA Cup Winners (1): 1966–67 == Các tuyển thủ xuất thân từ đây == * – Cũng chơi ở đội Cricket của Anh == Xem thêm == Arsenal FC Academy homepage on Arsenal.com == Tham khảo ==
ngoại khoa.txt
Ngoại khoa là phân ngành trong y khoa liên quan đến điều trị bệnh hoặc tổn thương bằng phẫu thuật. Phẫu thuật là các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Ngoài ra còn mục đích tìm tòi trên cơ sở khoa học những ph­ương pháp và kỹ thuật mổ mới để giải quyết các yêu cầu chữa bệnh ngày một cao hơn. == Lịch sử về phẫu thuật == === Từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ trung cổ === Hyppocrates (Hy Lạp, 460 tr­ước Công Nguyên) đã đặt cơ sở khoa học cho y học và phẫu thuật, ông đư­ợc coi là ông tổ của ngành y. Ông đã dùng nư­ớc đun sôi để nguội và rượu để rửa vết thư­ơng, chữa gãy x­ương bằng cách cố định, chữa sai khớp bằng cách nắn chỉnh, đốt các búi trĩ, cầm máu bằng sắt nung đỏ…Hoa Đà (Trung Quốc, 190 sau Công Nguyên) đã biết mổ vết th­ương lấy mũi tên, đề nghị mổ sọ cho Tào Tháo để chữa chứng đau đầu kinh niên, thiến hoạn… Những thế kỷ tiếp theo: Ngành ngoại khoa và phẫu thuật không phát triển đư­ợc do Công giáo thống trị kéo dài suốt thời kỳ trung cổ. === Thời kỳ phục hư­ng đến cuối thế kỷ XVIII === Thế kỷ XIV, Guy de Chauliac (1300 - 1360) đề xuất cần học giải phẫu để phẫu thuật. Dzénk (1672) đã có các công trình nghiên cứu đầu tiên về giải phẫu định khu. Sau đó là Velpeau, Mangaigne, Scarpa, Hunter, Pirogov…Tuy vậy trong suốt những thế kỷ XIV, XV, XVI, ngành y học vẫn ch­ưa công nhận chính thức nghề phẫu thuật. Ch­ương trình đào tạo ngoại khoa, phẫu thuật được Pierre Joseph Desault (1744 - 1795) xây dựng. Tiếp đó, John Hunter (1728 - 1793) đề xuất và Claude Benard (1813 - 1878) đã xây dựng phẫu thuật thực nghiệm. Ở châu Âu đã tổ chức các bệnh viện, nhờ đó ngoại khoa đã có điều kiện để phát triển. === Thế kỷ XIX đến thế kỷ XX === Khoa học kỹ thuật phát triển trên mọi lĩnh vực làm chuyển biến ngành ngoại khoa, ứng dụng các biện pháp vô cảm: Dùng ether gây mê bởi Crawford W. Long (1842) tại bang Georgia - Hoa Kỳ. Gây tê tại chỗ bằng cocain (1884), gây tê tuỷ sống đư­ợc August Bier đề xuất 1889. William Halsted đề xuất dùng găng tay phẫu thuật năm 1890. Từ đây ngành phẫu thuật phát triển nhanh, nhiều lĩnh vực, kết quả ngày càng tốt hơn. Vào thế kỷ XX, đã có nhiều sách viết về Phẫu thuật thực hành và Giải phẫu định khu, nêu đ­ược nhiều ph­ương pháp phẫu thuật tinh vi và có hiệu quả. Nổi bật là các sách viết về Phẫu thuật thực hành của các tác giả Pháp như­ Paitre (1938), Y. Maisonnet và R. Coudane (năm 1930), tiếp theo là tác giả Liên Xô V.N. Shevkunenco (1872 - 1952) với Atlas về thần kinh ngoại vi và hệ tĩnh mạch. Ngày nay, ngành ngoại khoa trên thế giới cũng nh­ư ở Việt Nam có nhiều phát triển rất mới như­ vi phẫu thuật, phẫu thuật nội soi… Ở Việt Nam, ng­ười đầu tiên viết về giải phẫu và thực dụng ngoại khoa là giáo sư­ Đỗ Xuân Hợp (1906 - 1985). Công trình của Giáo sư­ là tài liệu giảng dạy đầu tiên viết bằng tiếng Việt trong các trường Đại học. Giáo sư­ Tôn Thất Tùng (1912 - 1982) qua nghiên cứu tỉ mỷ chính xác của đ­ường mật và mạch máu trong gan đã sáng tạo ra ph­ương pháp “cắt gan khô” nổi tiếng. Giáo sư Nguyễn Huy Phan (1928-1997, nghiên cứu về vi phẫu thuật từ năm 1980 ở miền Bắc Việt Nam) và Tiến sĩ Võ Văn Châu (1947-2013, nghiên cứu về vi phẫu thuật từ năm 1982 ở miền Nam Việt Nam) là hai người đặt nền móng cho vi phẫu thuật Việt Nam. == Các chuyên ngành ngoại khoa == Phẫu thuật chỉnh hình Ghép cơ quan Phẫu thuật mạch máu Nhãn khoa Niệu khoa Phẫu thuật nhi Tai mũi họng Phẫu thuật tạo hình Phẫu thuật thần kinh Phẫu thuật tim - lồng ngực Phẫu thuật tổng quát == Tham khảo ==
hiệp sĩ.txt
Hiệp sĩ là một từ dùng để chỉ một địa vị của xã hội châu Âu. Hiệp sĩ đứng hàng thấp nhất trong giới quý tộc và vì thế không mang tính chất thừa kế. Vào thời kì Trung Cổ và Hậu Trung Cổ, nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ là chiến đấu, đặc biệt là dưới hình thức kị binh hạng nặng. Gần đây, hiệp sĩ đã trở thành một tước hiệu dành cho những người nổi tiếng như Andrew Wiles, Alex Ferguson, Paul McCartney, Elton John hay Edmund Hillary. Mở rộng ra hơn nữa thì từ hiệp sĩ cũng dành cho những người từ những gia đình phong kiến hay chỉ đơn thuần dành cho những người cưỡi ngựa giỏi. Lịch sử của các hiệp sĩ liên quan đến sự phát triển của xã hội thời đó, điều kiện lịch sử, và kĩ thuật cho phép xuất hiện các loại kị binh nặng. == Nguồn gốc của từ == Từ "hiệp sĩ" (tiếng Anh là knight) có gốc nơi từ tiếng Anh cổ là cniht với nghĩa là một người hầu vào tuổi thiếu niên, hay cũng chỉ có thể có nghĩa đơn giản là một thiếu niên. Do đó, cnithhad (hay knighthood), thời kì hiệp sĩ, cũng có nghĩa là tuổi dậy thì. Trong một số các ngôn ngữ châu Âu khác, những từ chỉ hiệp sĩ liên quan trực tiếp đến vai trò cưỡi ngựa của họ: trong tiếng Đức là ritter, tiếng Hà Lan là ruiter, cả hai đều có nghĩa là kỵ sĩ. Một số nơi khác chịu ảnh hưởng của tiếng Latinh, ngựa là caballus, từ đó xuất hiện các từ chỉ hiệp sĩ tương ứng: chevalier (tiếng Pháp), caballero (tiếng Tây Ban Nha), cavaleiro (tiếng Bồ Đào Nha), cavalieri (tiếng Ý). Ngoài ra, trong xã hội, ít nhất là trong xã hội Hy Lạp, có một sự liên hệ giữa địa vị xã hội và số ngựa mà người ấy có. Những nhà quý tộc lớn nhất thời bấy giờ như chức vụ Hipparchus và nhân vật Xanthippe, đến từ những từ chỉ ngựa άλογο (álogho), ίππος (íppos). Một trong những cái tên thường gặp ở những nhà quý tộc là Philip, có nghĩa là "người thích ngựa". Tiếng Hy Lạp ιππευς (hippeus) mang nghĩa là kỵ sĩ. == Sự hình thành == Trong thời kì Trung Cổ, một hiệp sĩ không có địa vị xã hội một cách cụ thể. Cho đến thế kỉ thứ 10 ở Pháp, những hiệp sĩ được gọi là miles, chỉ một chiến binh trong thời phong kiến. Một số họ cũng nghèo như nông dân. Tuy nhiên, vai trò của họ tăng lên dần theo thời gian. Họ dần dần giàu lên và bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn. Cuối cùng, đánh nhau trên lưng ngựa cũng trở thành nhiệm vụ của họ. Đến thế kỉ 12, hiệp sĩ được cho là một người lính mang áo giáp cưỡi ngựa, và trở thành một đẳng cấp được chính thức công nhận và được gọi là esquire. Bởi vì trang bị cho bản thân trên chiến trường với ngựa và áo giáp là rất đắt so với thời ấy cho nên cũng liên quan đến gia tài của họ. Dần dà, những nhà quý tộc, những người lãnh đạo trong thời chiến, bắt đầu phản ứng bằng cách gia nhập vào đẳng cấp mới hình thành ấy. Những nhà quý tộc giàu có cũng đào tạo những người con trai của họ thành những chiến binh và cuối cùng, trở thành hiệp sĩ, nơi mà họ sẽ được vinh danh vào một buổi lễ tấn phong hiệp sĩ. Từ đó trở đi, tất cả những người quý tộc nam đều được mong đợi sẽ trở thành một hiệp sĩ. Các hiệp sĩ thường phải thề phải trung thành với chủ mình, độc thân (hoặc nếu có vợ thì chung thủy), bảo vệ những người Công giáo khác, và luôn tuân theo tất cả các luật lệ của nhà cầm quyền; mặc dù những điều này thay đổi theo từng thời kì. Đẳng cấp: từ thời vua Henry III của Anh, một hiệp sĩ là một quý tộc cấp thấp, được lãnh đạo bởi một "hiệp sĩ nam tước", lãnh đạo khoảng 10 người và có cờ hiệu riêng nhưng không có những đặc quyền của một nam tước. Sau năm 1296, bất cứ một hiệp sĩ nào cũng có dấu hiệu riêng. Cùng với sự phát triển của chiến thuật sử dụng bộ binh dùng giáo và cung thủ, vai trò của kị binh, nhất là kị binh nặng bị giảm xuống nhiều. Các nhà quý tộc nhận ra rằng không phải có nhiều kị binh là sẽ chiến thắng mà còn nhờ các yếu tố khác. Những bộ áo giáp mạ vàng, biểu tượng của hiệp sĩ ra đời vào khoảng thế kỉ 15-16, thường gặp ở những trường đấu. Tên gọi của quân mã trên bàn cờ vua (knight) cũng ra đời vào thời kì này, khoảng 1440. Trong những cuộc thập tự chinh, vai trò của kị binh lại tăng lên rất nhiều, nhưng ở dạng kị binh nhẹ (không mang áo giáp hay chỉ là áo giáp da). Tuy nhiên, kị binh như thế không được cho là hiệp sĩ. Hiệp sĩ trở thành một tước hiệu bởi triều đình Anh và tách khỏi sự liên quan đến quân đội vào năm 1611 do vua James I của Anh. == Trở thành một Hiệp Sĩ == Trong suốt thời kì trung Cổ, bất cứ ai cũng có thể cũng trở thành một hiệp sĩ nhưng do trang bị rất đắt tiền, hiệp sĩ thường xuất thân từ những gia đình giàu có hay quý tộc. Quy trình trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn: từ người hầu cho các lãnh chúa, người hầu riêng cho các hiệp sĩ và cuối cùng sau khi qua các đợt huấn luyện sẽ được phong làm hiệp sĩ. Quá trình bắt đầu vào năm một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu. Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí. Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác. Điều này cho phép cậu bé học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân. Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: kiên nhẫn, rộng rãi và, nhất là, trung thành. Vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ. Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương. Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh. Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước. Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu bé phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa. Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu. Cậu cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ". Sau khi các kĩ thuật quân sự khác được phát triển, vai trò của kị sĩ ngày càng bị áp đảo bởi lính bộ và về sau là súng ống. Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chủ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ. == Hiệp sĩ trong thời đại phong kiến == Hiệp sĩ gắn liền với những triều đại phong kiến. Được tạo thành chủ yếu ở vùng đất về sau được gọi là Pháp, một hiệp sĩ thường được trả công sau các trận đánh bằng đất, nhưng đôi khi cũng bằng tiền. Hiệp sĩ được hỗ trợ về mặt kinh tế bởi những nông dân làm việc trên đất của mình và từ nhà thờ. Trong thời kì chiến tranh, vua hay nữ hoàng có thể ra lệnh tập trung tất cả các hiệp sĩ vào cuộc chiến, có thể là phòng thủ hay xâm lược các nước khác. Các nhà quý tộc thường thuê những người khác để đi thay cho mình, còn một số khác nói rằng mình không thể đánh nhau. Về sau, người ta thích quân đội thường xuyên bởi vì họ có thể sử dụng quân đội lâu hơn, chuyên nghiệp hơn và trung thành hơn. Điều này dẫn đến việc các hiệp sĩ được trả lương bằng tiền từ các lãnh chúa và từ đó các hiệp sĩ được phép thu thuế để lấy lương của mình. Một kỵ sĩ có quyền mang thắt lưng trắng và quần màu vàng để thể hiện đẳng cấp quý tộc của mình. == Những dòng họ hiệp sĩ thừa kế == Tại Ireland có ba dòng họ hiệp sĩ có thể thừa kế, dòng thứ ba đã mất tích. Đó là: Knight of Glin, hay Black Knight Knight of Kerry, hay Green Knight White Knight == Điều luật hiệp sĩ == Trong chiến tranh, một hiệp sĩ phải dũng cảm trong chiến đấu, không bao giờ tìm cách chạy trốn, trung thành với vua của đất nước mình và với Chúa, sẵn sàng hi sinh bản thân cho những điều tốt đẹp hơn. Một hiệp sĩ phải lịch sự, sẵn sàng tha thứ. Đối với những phụ nữ quý tộc, phải luôn vui vẻ và nhẹ nhàng. == Những dòng hiệp sĩ – tu sĩ == Hiệp sĩ Cứu tế, thành lập vào cuộc thập tự chinh thứ nhất, từ 1099 đến nay Hiệp sĩ dòng Thánh Lazarus thành lập năm 1100, giải thể năm 1830 Hiệp sĩ dòng Đền, thành lập năm 1118, bị giải thể năm 1307 Hiệp sĩ Giéc-man, thành lập năm 1190, tồn tại đến năm 1525 Một số khác được hình thành trên bán đảo Iberia như tại Avis (1143), Alcantara (1156), Calatrava (1158), Santiago de Compostela (1164). == Những dòng hiệp sĩ == Sau khi những cuộc thập tự chinh thất bại và những ý tưởng về quân sự thành hình và phất triển, những dòng hiệp sĩ phát triển mạnh mẽ vào khoảng thế kỉ 14-15, bao gồm những dòng lớn sau: Order of the Garter, thành lập bởi vua Edward III của Anh vào 1348 Order of the Golden Fleece, thành lập bởi Công tước Philip III của Burgundy vào 1430 L'Ordre de Saint-Michel, thành lập bởi vua Louis XI của Pháp vào 1469 Order of St. George, thành lập bởi Ekaterina II của Nga vào 1769 == Ý nghĩa danh dự == Vào khoảng 1560, những danh hiệu hiệp sĩ danh dự được thiết lập, được thành lập khác với những danh hiệu dùng trong quân đội. Những danh hiệu như thế rất phổ biến vào thế kỉ 17-18. Danh hiệu hiệp sĩ vẫn còn tồn tại ở: Anh và các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh Hầu hết các nước tại châu Âu Malaysia Thái Lan Những hiệp sĩ hiện đai được phong dựa vào cống hiến của họ cho xã hội. Khi được phong tước, nếu được phong thì tên của họ sẽ được thêm vào từ "Sir" (ngài), nếu là phụ nữ thì là "Dame" (quý bà). Tước chỉ đi với tên, chứ không đi với họ. Ví dụ như Elton John, có thể gọi là Sir Elton hay Sir Elton John chứ không bao giờ là Sir John. Vợ của những hiệp sĩ cũng có tước hiệu "Lady", nhưng sẽ đi với họ của chồng. Ví dụ, vợ của Paul McCartney sẽ được gọi là Lady McCartney chứ không phải là Lady Paul McCartney hay Lady Heather McCartney. Cũng có thể dùng tước hiệu "Dame" để gọi họ, nhưng nó chỉ tồn tại trong những văn bản trang trọng. Ở Hà Lan cũng có một số dòng họ hiệp sĩ thừa kế, trong đó nổi tiếng nhất là ba dòng Willems-Orde, Orde van de Nederlandse Leeuw và Orde van Oranje Nassau. Ở Ý, Cavalieri là một tước hiệu tương đương. == Trong các tác phẩm == Hình tượng hiệp sĩ được xây dựng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật: Trong truyện Don Quixote của Miguel de Cervantes Trong phim "Câu truyện chàng hiệp sĩ" (A Kight's tale) do Brian Helgeland đạo diễn (2001) Trong phim First Knight do Jerry Zucker đạo diễn (1995) Trong phim King Arthur do Antoine Fuqua đạo diễn (2004) Trong trò chơi Heroes of Might and Magic III: The Shadow of Death == Tham khảo ==
hệ đo lường la mã.txt
== Hệ đo lường chiều dài của La Mã == Đây là hệ đo lường được dùng chính thức ở Đế quốc La Mã(31 TCN - 476 SCN)và sau đó được tiếp tục sử dụng ở khu vực Tây Âu một thời gian dài trong thời kỳ Trung Cổ.Thậm chí ở một số nơi như nước Anh,các đơn vị này vẫn được sử dụng đến tận cuối thời Phục Hưng. Học giả La Mã Balbus(mất năm 100) đã tóm tắt hệ đo lường này trong cuốn"Trình bày và tính toán đo lường" của ông: 1 Digitus = 1,85 cm 1 Uncia = 11⁄3 digitus = 2,46 cm hoặc 2,5 cm 1 Palmus = 4 digitus, 3 uncia = 7,4 cm hoặc 7,5 cm 1 Sextans = 3 palmus, 9 uncia, 12 digitus = 22,2 cm hoặc 22,5 cm 1 Pes = 4 palmus, 12 uncia, 16 digitus = 29,6 cm hoặc 30 cm Trước thời Vespasian giá trị của 1 pes = 29,6 cm.Theo nghiên cứu từ congius của William Smith trong thời Vespasian thì từ sau năm 75 giá trị của 1 pes = 30 cm 1 Pes quadratus = 8 semipes(đơn vị độ dài bằng nửa pes) = 118,4 cm hoặc 120 cm 1 Cubit = 2 Sextant, 6 palmus, 18 uncia = 44,4 cm hoặc 45 cm 1 Gradus = 2,5 pes = 74 cm hoặc 75 cm 1 Passus = 5 pes = 148 cm hoặc 150 cm 1 Decempeda = 10 pes = 296 cm hoặc 300 cm 1 Actus = 120 pes = 35,52 m hoặc 36 m 1 stadium = 625 pes, 125 passus = 185 m hoặc 187,5 m 1 p. = 1.000 pes = 296 m hoặc 300 m 1 dặm La Mã = 1.000 passus = 1,48 km hoặc 1,5 km Ngoài các đơn vị đo độ dài ở trên, người La Mã thỉnh thoảng cũng thêm các tiền tố như semi(một nửa), bi(đôi)... để mô tả chính xác chiều dài một vật nào đó; chẳng hạn như trong cuốn Lịch sử La Mã, Livius đã dùng bipalme mô tả 1 mũi tên có đầu nhọn dài 2 palm (14,8 cm) và semicubitalus cho chiều dài nửa cubit (22,2 cm) của cán mũi tên. == Xem thêm == Đơn vị đo == Tham khảo ==
bảo tàng cách mạng việt nam.txt
Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm qua của nhân dân Việt Nam chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống phong kiến, giành lại nền độc lập tự do cho Việt Nam. == Lịch sử == Tháng 12 năm 1954, sau hai tháng trở về Hà Nội, Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) quyết định xây dựng Viện Bảo tàng Cách mạng. Từ đây việc thu thập hiện vật được tiến hành trên khắp miền Bắc và tới ngày mùng 6 tháng 1 năm 1959 Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam làm lễ khánh thành. == Kiến trúc và hiện vật == Nơi đây nguyên là Sở thương binh Việt Nam cũ, mặt chính quay ra đường Trần Quang Khải, mặt sau là phố Tôn Đản. Sau khi cải tạo gồm 29 phòng, trưng bày trên 4 vạn hiện vật. Phòng đầu tiên giới thiệu chung về con người và đất nước Việt Nam, phòng cuối cùng giới thiệu tình đoàn kết của thế giới với Việt Nam. 27 phòng khác trưng bày hiện vật về cuộc đấu tranh của chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, từ thế kỷ 19 đến năm 1975. Tại đây có những bộ sưu tập về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác, các sách báo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1945), cờ của Đảng năm 1930, cờ đỏ sao vàng năm 1941, sưu tập vũ khí trong đó đặc biệt có lưỡi mác của đội xích vệ ở Nghệ An năm 1930, súng khai hậu của du kích Bắc Sơn năm 1941, bệ phóng tên lửa bắn máy bay B-52... == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức
kyōto.txt
Kyōto (Nhật: 京都府 (Kinh Đô Phủ)/ きょうとふ, Kyōto-fu) là khu hành chính cấp một ở vùng Kinki trên đảo Honshu, Nhật Bản. Trung tâm hành chính là thành phố Kyoto. == Địa lý == Phủ Kyoto nằm gần như tại trung tâm của đảo Honshū và của Nhật Bản. Diện tích 4612,71 km², chiếm 1,2% diện tích Nhật Bản. Phủ Kyoto lớn thứ 31 trong tổng số 47 đô đạo phủ huyện của Nhật Bản. Phía Bắc, phủ Kyoto nhìn ra biển Nhật Bản và giáp tỉnh Fukui. Về phía Nam, tỉnh Kyoto giáp phủ Osaka và tỉnh Nara. Về phía Đông, phủ Kyoto giáp các tỉnh Mie và Shiga. Về phía Tây giáp tỉnh Hyogo. Kyoto được chia cắt ở giữa bởi dãy núi Tanba, khiến cho khí hậu của Kyoto có sự khác biệt giữa phía Nam và phía Bắc. == Lịch sử == Phủ Kyoto được thành lập vào năm 1871 trên cơ sở sáp nhập khu vực cố đô Kyoto với một số địa phương xung quanh. Quá trình mở rộng bằng cách sáp nhập diễn ra liên tục tới năm 1876 đã cho phép phủ Kyoto mở rộng ra như hiện nay. == Hành chính == === Các thành phố === Phủ Kyoto có 14 thành phố: === Thị trấn và làng === Ở phủ Kyto có 14 thị trấn và làng. Tuy nhiên, thời gian tới, một số sẽ được sáp nhập, nên số lượng sẽ giảm đi. == Kinh tế == Khu vực thành phố Kyoto phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch. Còn khu vực phía Bắc (bán đảo Tango) có nghề thủy sản hải sản phát triển. Phần giữa phủ Kyoto phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. == Văn hóa == Phủ Kyoto bao gồm thành phố Kyoto - cố đô Kyoto và vùng phụ cận là một trung tâm văn hóa lớn của Nhật Bản. == Giáo dục == Đại học Kyoto == Thể thao == Ở phủ Kyoto có hai câu lạc bộ bóng đá. CLB Kyoto Purple Sanga (ở thành phố Kyoto) CLB Sagawa Printing S.C. (ở thành phố Muko) == Du lịch == Thành phố Kyoto là một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất Nhật Bản. Ở đây có nhiều lễ hội, trong đó có lịch sử lâu đời nhất là Aoi Matsuri từ năm 544, Gion Matsuri từ năm 869, Ine Matsuri từ thời kỳ Edo, Daimonji Gozan Okuribi từ năm 1662, và Jidai Matsuri từ năm 1895. Mỗi đền, chùa ở đây đều có những lễ, hội riêng, phần nhiều đều hoan nghênh du khách tới tham quan. == Các địa phương kết nghĩa == Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc Đặc khu Yogyakarta, Indonesia Bang Oklahoma, Hoa Kỳ Leningrad Oblast, Nga Edinburgh, Scotland Bang Massachusetts, Hoa Kỳ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của phủ Kyoto(tiếng Nhật) Trung tâm Quốc tế phủ Kyoto kpic.or.jp Thông tin Du lịch Kyoto (tiếng Anh) Hướng dẫn du lịch Kyoto
đội tuyển bóng đá quốc gia sénégal.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal là đội tuyển cấp quốc gia của Sénégal do Liên đoàn bóng đá Sénégal quản lý. Trận quốc tế đầu tiên của đội tuyển Sénégal là trận đấu gặp Bénin vào năm 1961. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là lọt vào tứ kết World Cup 2002 ở ngay lần đầu tham dự giải và ngôi vị á quân của Cúp bóng đá châu Phi 2002 cũng như vị trí thứ tư của đại hội Thể thao toàn Phi 2011. == Danh hiệu == Cúp bóng đá châu Phi Á quân: 2002 Hạng tư: 1965; 1990; 2006 Vô địch WAFU Cup: 0 Á quân: 2010; 2013 Bóng đá nam tại African Games: Hạng tư: 2011 == Thành tích == === Giải bóng đá vô địch thế giới === === Cúp bóng đá châu Phi === == Cầu thủ == === Đội hình hiện tại === Đội hình được triệu tập tham dự 2 trận giao hữu gặp Nigeria vào ngày 23 tháng 3 năm 2017.Các số liệu thống kê tính đến 23 tháng 3 năm 2017, sau trận gặp Nigeria. === Triệu tập gần đây === PRE Đội hình sơ bộ INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương RET Cầu thủ đã chia tay đội tuyển quốc gia == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal trên trang chủ của FIFA
tuyết.txt
Tuyết, tuyết rơi hay mưa tuyết là một hiện tượng thiên nhiên, giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ. Tuyết thường xuất hiện ở các vùng ôn đới vào mùa đông. == Hình thành tinh thể == Trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10 °C, các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1 mm. Các tinh thể này dần tăng trọng lượng và rơi xuống dưới. Sự lắng đọng của hơi nước cũng góp phần vào quá trình hình thành tinh thể tuyết, với dạng tiêu biểu là kiểu hình lục giác. Sự định dạng tinh thể tuyết phụ thuộc vào cấu trúc phân tử nước (góc 60° hay 120°) và nhiệt độ không khí. Dưới nhiệt độ thấp, tinh thể tuyết hình lăng trụ được hình thành, ở nhiệt độ cao hơn là hình ngôi sao. Đây là 2 dạng cơ bản, ngoài ra, sự va chạm của chúng còn tạo ra các tinh thể mới (có hơn 6 000 kiểu tinh thể). Tuyết sau khi rơi tan ở nhiệt độ cao hơn 0 °C, hoặc thấp hơn khi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, tuyết có thể thăng hoa thành hơi nước không cần chuyển đổi sang nước. Độ ẩm trong khí cũng ảnh hưởng đến quá trình tan của tuyết, không khí càng khô thì tuyết càng ít tan hơn. Tinh thể tuyết dưới kính hiển vi == Phân loại tuyết == === Theo thời gian === Tuyết mới rơi: (tuyết non) tuyết đã rơi ngắn hơn 3 ngày Tuyết cũ: (tuyết già) tuyết rơi hơn 3 ngày Băng: tuyết cũ nhưng được tan đi và đông lại thành 1 lớp trên bề mặt, tuyết đóng băng Băng hà: tuyết cũ ít nhất là 1 năm === Theo độ ẩm === Tuyết bột: tuyết khô, không dính nhau dưới tác dụng của áp suất Tuyết ẩm: tuyết dính lại với nhau dưới áp suất Tuyết ướt: tuyết nặng và ướt, có thể bóp chảy thành nước Tuyết hư: hỗn hợp giữa nước và những mãnh tuyết vỡ Ngoài ra phụ thuộc vào nhiệt độ còn có sự pha trộn giữa nước mưa và tuyết khi có mưa tuyết == Hình ảnh == == Xem thêm == Nước đá Băng == Tham khảo == == Liên kết ngoài == http://www.its.caltech.edu/~atomic/snowcrystals/
đội tuyển bóng đá quốc gia indonesia.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia, còn có biệt danh là "Merah Putih" hay "Garuda", là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Indonesia và đại diện cho Indonesia trên bình diện quốc tế. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Indonesia (với tư cách là đội Đông Ấn thuộc Hà Lan) là trận gặp đội tuyển Philippines vào năm 1934. Là đội bóng châu Á đầu tiên tham dự vòng chung kết World Cup dưới tên gọi Đông Ấn Hà Lan vào năm 1938. Tuy là quốc gia lớn và đông dân cư tại khu vực nhưng Indonesia không phải là một đội bóng mạnh của AFC. Tuy nhiên, đội cũng là một số ít đội bóng trong khu vực Đông Nam Á cùng với Thái Lan có thể tương đối thường xuyên xuất hiện ở các giải đấu cấp châu lục những năm gần đây. Thành tích lớn nhất của đội cho đến nay là tấm huy chương đồng của Asiad 1958 cùng với 5 lần á quân AFF Cup giành được vào các năm 2000, 2002, 2004, 2010, 2016. Đội đã 4 lần tham dự cúp bóng đá châu Á vào các năm 1996, 2000, 2004 và 2007, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng. == Lịch sử == Indonesia, dưới tên gọi Đông Ấn Hà Lan, là đội bóng châu Á đầu tiên tham dự vòng chung kết World Cup sau khi vượt qua vòng loại của giải năm 1938. Trận thua 6–0 tại vòng 1 ở Reims trước đội á quân Hungary là trận đấu duy nhất tại 1 kỳ chung kết World Cup của đội. Năm 1958, đội dự vòng loại World Cup đầu tiên của mình với tư cách là nước Indonesia độc lập. Sau khi vượt qua được Trung Quốc ở vòng 1, đội đã bỏ cuộc khi từ chối đấu với Israel. Những năm sau, do lý do chính trị mà Indonesia không tiếp tục tham gia giải đấu. Mãi đến năm 1974 đội mới trở lại. Indonesia lần đầu tiên xuất hiện ở 1 vòng chung kết Asian Cup là vào năm 1996 diễn ra ở UAE, đội chỉ giành được 1 điểm sau trận hòa với Kuwait ở vòng bảng. Ở lần thứ 2 xuất hiện tại Liban năm 2000; 1 lần nữa, Indonesia cũng chỉ giành được 1 điểm sau 3 trận đấu. Tại Asian Cup 2004, thành tích của đội có khá hơn khi giành thắng lợi đầu tiên trong lịch sử khi đánh bại Qatar với tỉ số 2–1; đáng tiếc là kết quả này chưa đủ để đưa đội vào vòng 2. Đến Asian Cup 2007 với tư cách là chủ nhà, Indonesia được đặc cách vào thẳng vòng chung kết, đến đây, họ đã thắng Bahrain 2–1, thua Ả Rập Saudi 1–2 và thua Hàn Quốc 0–1. Họ kết thúc giải ở vị trí thứ 3 bảng D. Indonesia chưa bao giờ giành được chức vô địch AFF Cup, dù đã 6 lần lọt vào trận chung kết (2000, 2002, 2004, 2010 và 2014). Họ chỉ 2 lần lên ngôi quán quân trong khu vực vào các năm 1987 và 1991 khi giành huy chương vàng tại SEA Games. Từ ngày 30 tháng 5 năm 2015 đến ngày 4 tháng 5 năm 2016, Indonesia bị FIFA cấm tham gia vào các hoạt động bóng đá do để chính phủ can thiệp vào nội bộ bóng đá nước này cũng như nạn bán độ và dàn xếp tỉ số. == Danh hiệu == Vô địch AFF Cup: 0 Á quân: 2000; 2002; 2004; 2010, 2016 Hạng ba: 1998; 2008 Hạng tư: 1996 Bóng đá nam tại Asiad: 1958 Hạng tư: 1954; 1986 Bóng đá nam tại SEA Games: 1987; 1991 1979; 1997 1981; 1989; 1991 Hạng tư: 1977; 1985 == Thành tích quốc tế == === Giải vô địch bóng đá thế giới === === Cúp bóng đá châu Á === === Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á ===
chú rể.txt
Một chú rể hay chàng rể thường là nhân vật nam chính trong một hôn lễ, đôi khi từ này cũng được chỉ một người đàn ông sẽ sớm hoặc mới đã kết hôn. Một chú rể thường được phụ giúp bằng một hay nhiều phù rể. Nếu kết hôn với một người phụ nữ, người đó thường được gọi là cô dâu. Từ ngữ "Người phối ngẫu" là từ trung tính cũng có thể được sử dụng cho cả hai trong các cuộc hôn nhân khác giới và đồng tính. == Trang phục == Trang phục của chú rể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả thời gian trong ngày, vị trí của buổi lễ, nguồn gốc, truyền thống và văn hóa dân tộc của cô dâu và chú rể, các loại lễ, và có thể chú rể là quân nhân hay là một thành viên của lực lượng vũ trang. Tại Hoa Kỳ, các chú rể thường mặc một bộ vét màu tối cho một đám cưới vào ban ngày hoặc tuxedo trang trọng cho một buổi lễ vào buổi tối. Truyền thống của Anh Quốc thường yêu cầu chú rể, phù rể, và thành viên nam trong gia đình mặc bộ vét dài (gọi là morning suits hay là cutaway). == Chú thích ==
giấy phép công cộng gnu hạn chế.txt
Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế (tiếng Anh: GNU Lesser General Public License, viết tắt LGPL) là một giấy phép phần mềm miễn phí được xuất bản bởi Quỹ Phần mềm Tự do (FSF). Nó được xây dựng dựa trên một sự thỏa hiệp giữa Giấy phép Công cộng GNU (GPL) có tính copyleft mạnh mẽ và các giấy phép hạn chế khác như các giấy phép BSD và MIT. Giấy phép được xuất bản năm 1991 với tên gọi GNU Library General Public License (tạm dịch "Giấy phép Công cộng Thư viện GNU") và có phiên bản 2 cho đồng nhất với GPL phiên bản 2. LGPL được sửa đổi nhỏ trong phiên bản 2.1, xuất bản năm 1999, khi nó được đổi tên là GNU Lesser General Public License để phản ánh quan điểm của FSF cho rằng tất cả các thư viện nên sử dụng giấy phép này. Phiên bản 3 của LGPL xuất bản năm 2007 dưới dạng một danh sách các quyền có hiệu lực với GPL phiên bản 3. LGPL thiết lập các hạn chế copyleft trên chương trình quản lý bởi nó nhưng không áp dụng những hạn chế này cho các phần mềm chỉ kết nối với chương trình. Tuy nhiên, có một số hạn chế trên phần mềm này.Bản mẫu:Elucidate LGPL được sử dụng chủ yếu cho các thư viện phần mềm, mặc dù nó cũng được sử dụng bởi các chương trình ứng dụng stand-alone khác, tiêu biểu như Mozilla và OpenOffice.org. == Những sự khác biệt so với GPL == Sự khác biệt chính giữa GPL và LGPL là LGPL cho phép sản phẩm được kết nối với một (trong trường hợp là một thư viện, 'được sử dụng bởi') một chương trình non-(L)GPLed, bất kể đó là một phần mềm miễn phí hay phần mềm có bản quyền. Phần mềm non-(L)GPLed có thể được phân phối dưới bất kỳ điều khoản sử dụng nào nếu nó không phải là phần mềm thứ cấp. Nếu nó là phần mềm thứ cấp, thì điều khoản của chương trình phải cho phép "sửa đổi vì mục đích sử dụng của khách hàng và kỹ thuật dịch ngược để sửa lỗi những sửa đổi này." Một phần mềm sử dụng một chương trình LGPL là một phần mềm thứ cấp hay không là mang tính chất pháp lý. Một chương trình standalone kết nối động tới một thư viện thông qua một .so, .dll, hoặc tương tự thì không được gọi là phần mềm thứ cấp (như định nghĩa bởi LGPL). Nó sẽ thuộc về danh mục một "phần mềm sử dụng thư viện". Đoạn trích sau đây là từ mục 5 của LGPL phiên bản 2.1: Một chương trình không chứa một phần được xây dựng từ Thư viện, nhưng được thiết kế để làm việc với thư viện bằng cách dịch hoặc kết nối với nó được gọi là "phần mềm có sử dụng thư viện." Những phần mềm kiểu này không phải là phần mềm thứ cấp của Thư viện, và do vậy không thuộc phạm vi của Giấy phép này. Tóm lại, nếu đó là "một phần mềm sử dụng thư viện" thì phần mềm phải được liên kết với một phiên bản mới của LGPL-covered program. Để làm việc này, cách thông thường nhất là sử dụng một "thư viện dùng chung để kết nối". Cách khác là một thư viện kết nối động cũng được phép nếu như cả mã nguồn hoặc các file liên kết được cung cấp. Một đặc tính khác của LGPL là có thể dùng để chuyển bất kỳ phần mềm LGPL nào sang một phần mềm GPL. Đặc điểm này rất có lợi cho việc sử dụng trực tiếp mã nguồn LGPL trong các thư viện và phần mềm GPL, hoặc dùng để tạo ra một phiên bản mới của mã nguồn mà không thể được sử dụng trong các sản phẩm có bản quyền. == Lựa chọn cấp phép phần mềm dưới dạng GPL hay LGPL == Tên ban đầu "GNU Library General Public License" tạo ra cảm giác rằng FSF khuyến khích các thư viện nên sử dụng LGPL và các chương trình nên sử dụng GPL. Tháng 2 năm 1999, Richard Stallman viết bài luận với chủ để Tại sao bạn không nên sử dụng Lesser GPL cho thư viện tiếp theo của bạn giải thích rằng LGPL chưa được kiểm tra để loại bỏ những phần đã bị thay thế, và không nên luôn sử dụng LGPL cho tất cả các thư viện: Kiểu giấy phép nào phù hợp cho một thư viện là vấn đề chiến lược... Sử dụng GPL nguyên bản cho một thư viện sẽ tạo lợi thế cho những người phát triển phần mềm miễn phí so với những người phát triển phần mềm có bản quyền: một thư viện họ có thể sử dụng trong khi người phát triển phần mềm thu phí không thể có được... Khi phần mềm có bản quyền có thể có các tính năng của một thư viện miễn phí thông qua các thư viện khác... thì thư viện này không tạo ra lợi thế gì đặc biệt cho phần mềm miễn phí, do vậy tốt hơn hết là sử dụng Lesser GPL cho thư viện đó. Thêm vào đó, Stallman và FSF đôi khi còn ủng hộ các giấy phép có ít hạn chế hơn LGPL. Một ví dụ điển hình là sự ủng hộ của Stallman cho việc sử dụng giấy phép BSD-style cho các thư viện của dự án Vorbis. == Ngôn ngữ lập trình == Giấy phép sử dụng thuật ngữ chủ yếu dùng cho các ứng dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình C hoặc các biến thể của nó. Franz Inc. thêm phần phần giới thiệu cho giấy phép để giải thích thuật ngữ cho ngôn ngữ Lisp. LGPL với phần giới thiệu này thường được gọi là LLGPL. === LGPL về vấn đề kế thừa lớp === Có một số quan ngại về tính phù hợp của các lớp hướng đối tượng trong các phần mềm LGPL'd được kế thừa bởi mã nguồn non-(L)GPL. Trang web chính thức của GNU đã có giải thích về vấn đề này: LGPL không có kế hoạch cho kế thừa, bởi vì điều này là không cần thiết. Kế thừa tạo ra các sản phẩm dẫn xuất theo cách tương tự như liên kết đơn giản, và LGPL cho phép các công trình kế thừa kiểu này giống như với các gọi hàm cơ bản. == Xem thêm == Affero General Public License Free Software licensing GNU Free Documentation License GNU General Public License GNAT Modified General Public License GPL linking exception == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang Web chính thức của LGPL Derivative Works
bạc phu nhân.txt
Bạc phu nhân (chữ Hán: 薄夫人, ? - 155 TCN), thường gọi là Bạc cơ (薄姬), là một phi tần của Hán Cao Tổ Lưu Bang - hoàng đế sáng lập ra nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, mẹ đẻ của Hán Văn Đế Lưu Hằng. Trước khi làm tần phi của Lưu Bang, bà là một thiếp thất của Ngụy vương Báo. == Tiểu sử == Cha của Bạc thị là người đất Ngô huyện, quận Cối Kê, mẹ là Ngụy Ổn (魏媼). Khi Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, các chư hầu tự lập để hưởng ứng, trong đó có nước Ngụy. Bạc thị được mẹ đưa vào cung hầu hạ Ngụy Báo (魏豹), từ đó được gọi là Bạc Cơ. Trong số thê thiếp của Ngụy Báo, Bạc Cơ xinh đẹp nhất nên nhanh chóng trở thành ái thiếp của ông. Sau, Ngụy Báo chết, Bạc cơ được Hán vương Lưu Bang đưa về hậu cung, lập làm Phu nhân (夫人). Về sau khi Hán vương xưng Hoàng đế, tức Hán Cao Tổ, Bạc cơ ở lại Trường An cùng Hán Cao Tổ. == Đại thái hậu == Bạc cơ nhập hậu cung, không lâu sau sinh ra người con trai tên Lưu Hằng. Tính tình bà hiền lành yên phận, chuyên tâm chăm sóc con nên ít bị Lã hậu - hoàng hậu của Hán Cao Tổ đố kị. Khi Lưu Hằng được 8 tuổi, Hán Cao Tổ phong làm Đại vương (代王). Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ qua đời, anh khác mẹ của Lưu Hằng là thái tử Lưu Doanh lên ngôi, tức là Hán Huệ Đế. Quyền hành nằm trong tay Lã thái hậu. Khi Cao Tổ hoàng đế còn sống, ông đặc biệt sủng ái Thích phu nhân nên Lã thái hậu căm hận mẹ con Thích phu nhân và Triệu vương Lưu Như Ý. Bạc cơ vì muốn né tránh những mâu thuẫn nên cầu xin Lã thái hậu cho đi nước Đại với con, vốn là đất phong của Lưu Hằng. Lã thái hậu thấy Bạc cơ chưa từng làm mất lòng mình nên bằng lòng cho Bạc cơ đi. Lúc này nước Đại còn rất hoang sơ, nhưng Lưu Hằng vẫn trị vì tốt, còn Bạc Cơ thành Đại thái hậu (代太后). Năm 194 TCN, Thích phu nhân bị Lã thái hậu ra lệnh giết rất tàn bạo. Sau đó Lã thái hậu còn bức hại nhiều hoàng tử con của Cao Tổ như Lưu Như Ý, Lưu Hiển, Lưu Khôi. Sắp đặt người trong họ Lữ, phong Vương cho họ. Việc làm của Lã thái hậu được xem là chuyên quyền, nhưng không ai dám phản đối. == Hoàng thái hậu == Tháng 8, năm 180 TCN, Lã thái hậu qua đời. Trong số những người con còn sống của Hán Cao Tổ thì Lưu Hằng lớn tuổi nhất nên các đại thần tìm cách đến nước Đại để mời Lưu Hằng về Trường An. Sau khi bẩm báo Bạc thái hậu, Lưu Hằng nhận lời trở về cùng mẹ. Năm đó, Lưu Hằng lên ngôi hoàng đế, tức Hán Văn Đế, Bạc cơ được tôn làm Hoàng thái hậu. Phong anh trai của Thái hậu là Bạc Chiêu (薄昭) làm Chỉ hầu (軹侯), truy tôn phụ thân của Thái hậu làm Linh Văn hầu (靈文侯), mẹ Ngụy Ổn làm Linh Văn phu nhân (靈文夫人). Bạc thái hậu tìm cách gả người con gái trong gia tộc của mình cho con trai của Hán Văn Đế là Thái tử Lưu Khải, phong làm Thái tử phi (太子妃). Năm 157 TCN, Thái tử Lưu Khải lên ngôi, sử gọi Hán Cảnh Đế, mẫu thân Đậu hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, tổ mẫu Bạc thị được tôn thành Thái hoàng thái hậu, cháu gái bà là Bạc thị được phong Hoàng hậu, tức Bạc hoàng hậu. == Qua đời == Năm 155 TCN, Bạc Thái hoàng thái hậu qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Đương thời Bạc cơ không được táng cùng lăng mộ với Hán Cao Tổ và Lã hậu là Trường lăng (長陵), mà chỉ táng ở phía Nam Bá lăng (霸陵), lăng mộ của con trai bà là Hán Văn Đế. Gọi là Nam lăng (南陵), hay còn gọi là Bạc lăng (薄陵). Năm 156 TCN, Hán Cảnh Đế gặp và sủng ái Vương Chí, lập làm Mỹ nhân (美人). Bạc hoàng hậu không sinh được con, lại không còn chỗ dựa từ Bạc thái hậu nên bị phế năm 151 TCN và qua đời năm 147 TCN. Sau đó, Vương Chí được sắc phong thành Hoàng hậu. Năm 56, vào đời cháu nhiều đời của Hán Văn Đế là Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú, Bạc phu nhân được tôn làm Cao hoàng hậu (高皇后), được hợp táng cùng Hán Cao Tổ, còn Lã hậu thì phần mộ bị dời ra khỏi Trường lăng. == Xem thêm == Lưu Bang Lã hậu Hán Văn Đế == Tham khảo ==
huyện gazipur.txt
Huyện Gazipur (tiếng Bengal: গাজীপুর জেলা) là một huyện của phân khu Dhaka, Bangladesh. Nó có diện tích 1741,53 km2. == Tham khảo ==
cà phê sữa đá.txt
Cà phê sữa đá là một loại thức uống thông dụng của Việt Nam. Cà phê sữa đá pha theo phong cách Việt Nam gồm cà phê được pha phin hay pha sẵn, sữa đặc có đường theo tỷ lệ một phần nước cà phê, 1 hoặc hai phần sữa tùy theo khẩu vị của người uống. Cà phê sữa này được uống chung với nhiều nước đá. Món cà phê sữa đá cùng với cà phê đen đá là hai loại thức uống từ cà phê phổ biến tại các quán cà phê cũng như tại gia đình ở Việt Nam. == Tham khảo ==
long biên.txt
Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng. Đông giáp Sông Đuống, Tây giáp Sông Hồng,bên kia là quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình và quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp huyện Gia Lâm, Bắc giáp Sông Đuống. Quận được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. == Hành chính == Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 người (2013). Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng. == Đường phố == == Giáo dục == Trên địa bàn quận có trường THPT Nguyễn Gia Thiều(1950), BVIS Trường THPT quốc tế Wellspring (2011), Trường THPT Lý Thường Kiệt( thành lập 2002), Trường THPT Thạch Bàn (2012), Trường THPT Phúc Lợi. == Hạ tầng kỹ thuật == Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng... Giao thông có đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy. Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đường sắt có các tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai; đường thủy có sông Hồng, sông Đuống... Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long); trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản đồ Hà Nội online Tóm tắt về quận Long Biên
star world.txt
STAR World là một kênh truyền hình cáp của châu Á, thuộc mạng lưới truyền hình vệ tinh sở hữu bởi STAR TV và Fox International Channels, công ty con của News Corporation. Star World phát sóng các chương trình phổ biến ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc tại Ấn Ðộ, khu vực Trung Ðông, Philippines, Ðài Loan và khu vực Ðông Nam Á. Tại Việt Nam, STAR World có mặt trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam, truyền hình cáp TP. Hồ Chí Minh và trên nhiều hệ thống truyền hình khác như K+, VTC, SCTV... == Lịch sử kênh == Ban đầu STAR World là kênh STAR Plus, một kênh giải trí tiếng Anh của STAR hoạt động từ Ngày 1 tháng 1 năm 1994 với đối tác Film Indonesia và Zee TV. Sau khi STAR kết thúc quan hệ với Soraya Intercine Films và Zee Telefilm,từ ngày 31-3-1996, STAR đã thay đổi nội dung kênh STAR Plus thành STAR World, STAR Plus sau đó trở thành kênh giải trí tiếng Hindi của Ấn Độ. Các chương trình phát sóng trên STAR World hầu hết là các chương trình của Hoa Kỳ, Úc và Vương Quốc Anh. == Các kênh == STAR World châu Á - (Giờ phát sóng - HK/SIN và JKT/BKK) phát sóng từ 24:00 đến 06:00 (Theo giờ HK/SIN). STAR World Ấn Ðộ - (Giờ phát sóng - IND) được quản lý bởi Star TV và Fox International Channels. STAR World Trung Ðông - (Giờ phát sóng - KSA, UAE và PAK), phát sóng tại các nước Trung Ðông, bao gồm các chương trình của kênh Channel [V]. STAR World Philippines STAR World Ðài Loan - (Giờ phát sóng - NST). STAR World Việt Nam - Các chương trình phát sóng như kênh STAR World châu Á ngoại trừ phần quảng cáo STAR World HD châu Á - Các chương trình phát sóng như kênh STAR World châu Á. STAR World HD Ấn Ðộ - Các chương trình phát sóng như kênh STAR World Ấn Độ. Ra mắt Ngày 15 tháng 4 năm 2011. STAR World HD Philippines - Các chương trình phát sóng như kênh STAR World Philippines. Ra mắt Ngày 1 tháng 3 năm 2012. == Chương trình == Dưới đây là các chương trình đã phát và chương trình hiện tại của STAR World. === 0-9 === 3rd Rock From the Sun 30 Rock 7th Heaven 8 Simple Rules For Dating My Teenage Daughter 90210 === A === Accidentally on Purpose According to Jim Adventure Inc. The Adventures of Sinbad Ally McBeal American Dad American Idol America's Got Talent America's Next Top Model Angel Angela's Eyes The Apprentice Are You Smarter than a 5th Grader? Arrested Development Asia Uncut Australia's Next Top Model Asia's Next Top Model === B === The Bachelor Bachelorette Baywatch/Baywatch Hawaii Becker Bewitched Beyond the Break The Big Bang Theory Bigfish TV The Bold and the Beautiful Bones Boston Legal Boston Public The Brady Bunch Breakout Kings Britain's Next Top Model Brothers and Sisters Buffy the Vampire Slayer Burn Notice Britain's and Ireland's Next Top Model === C === Canada's Next Top Model Caroline in the City Castle Charmed Cheers Chicago Hope Chuck The Closer C.O.P.S. Cold Case The Collector Commander in Chief Community Creflo Dollar Criminal Minds Criminal Minds: Suspect Behavior The Crow Crumbs Coupling Cougar Town === D === Dancing with the Stars (U.S. TV series)|Dancing with the Stars Dark Angel Delete DESIRE: Table for Three Desperate Housewives Detroit 1-8-7 DC Cupcakes Dexter Dick Clark's New Year's Rockin' Eve with Ryan Seacrest (1993-hiện nay) Diff'rent Strokes Dilbert Dirty Sexy Money Dharma and Greg Don't Stop Believing Don't Trust the B---- in Apartment 23 The Drew Carey Show Due South === E === Ed Eli Stone The Ellen DeGeneres Show Eureka Everybody Loves Raymond === F === Falcon Beach Family Guy Family Ties Fashion House Franklin and Bash Frasier Friends Full House Futurama === G === Gary Unmarried The Gates General Hospital Get Smart Ghost Hunters Ghost Whisperer Glee The Glee Project The Good Guys Gossip Girl Got to Dance Greek Grey's Anatomy Grounded for Life === H === Happy Days Happy Endings Hell's Kitchen Hercules: The Legendary Journeys Heroes Hey Paula (TV series)|Hey Paula Hope and Faith Hogan's Heroes Hollyscoop Hollywood Shootout Hollywood Squares Home Improvement How I Met Your Mother How to Live with Your Parents (For the Rest of Your Life) Howie Do It House === I === IFL Battleground The IT Crowd I'm a Celebrity...Get Me Out of Here! (Phần 2) === J === Jackie Chan Adventures JAG Jimmy Kimmel Live! Junior MasterChef Australia Jane by design === K === Karen Sisco Kenneth Copeland Ministries Kevin Hill Keys to VIP The King of Queens Knight Rider The Knights of Prosperity Koffee with Karan The Kumars at No. 42 Kyle XY === L === La Femme Nikita Las Vegas Late Show With David Letterman Law & Order Less Than Perfect Lie To Me Life As We Know It Life with Bonnie Lights Out Live to Dance Lipstick Jungle Little Britain Lost === M === MacGyver Mad Love Malcolm In The Middle MasterChef US MasterChef Australia MasterChef Malaysia The May Lee Show Medical Investigation Melissa & Joey Miami Vice Miss Earth (2001-hiện nay) Miss India (2010-hiện nay, ở Ấn Độ) Miss Match Miss World (1991-2007, ở Ấn Độ và một số vùng khác) Miss Universe (1991-2007, 2009-hiện nay) Miss USA (1991-hiện nay) Modern Family The Moment of Truth Monk Most Haunted Mr. Sunshine Mutant X My Name Is Earl My Wife & Kids Mobbed === N === Nash Bridges N.C.I.S. Necessary Roughness New Girl NewsRadio Nip/Tuck North Shore NYPD Blue === O === The O.C. October Road Off the Map The Office (UK) The Office (US) Once Upon A Time One Tree Hill The Oprah Winfrey Show Outback Jack === P === Parental Control Parenthood Picket Fences The Practice The Pretender Prison Break Private Practice Psych === R === Raising Hope Reaper Rendezvous with Simi Garewal Revenge Rock Star: INXS Rock Star: Supernova Roswell Royal Pains Rules of Engagement === S === Sabrina, the Teenage Witch Samantha Who? Santa Barbara The Scholar Scrubs The Secret Life of the American Teenager Seinfeld Shark The Shield The Simple Life The Simpsons Smallville Small Wonder The Source Space: Above and Beyond Star Trek: Enterprise Still Standing Stylista Suburgatory Surface Switched at Birth === T === Terminator: The Sarah Connor Chronicles Terra Nova That '70s Show Third Watch Titus TNA Wrestling Traffic Light Trauma Travel Asia Tru Calling True Beauty phần 1 & 2 Two and a Half Men Two Guys and a Girl === U === Ugly Betty The Unit === V === V.I.P === W === Walker Texas Ranger The Walking Dead Warehouse 13 WWE Raw What About Brian Whistler White Collar Who Wants to be a Superhero Whose Line Is It Anyway The Wonder Years Wonderfalls World's Most Amazing Videos World's Wildest Police Videos === X === The X-Files Xena: Warrior Princess === Y === Yes, Dear === Các chương trình tin tức === Ngoài các chương trình giải trí, STAR World còn phát sóng các chương trình tin tức. BusinessWeek Asia Sky News 9pm Edition (Thứ Hai) (Không phát sóng ở Ấn Độ và khu vực Trung Đông) Sky News 15 phút (Thứ Ba - Thứ Bảy) (Không phát sóng ở Ấn Độ và khu vực Trung Đông) Sports Update (Không phát sóng ở Ấn Độ và khu vực Trung Đông) Star News Asia (Không phát sóng ở Ấn Độ và khu vực Trung Đông) === Các chương trình của kênh Channel V === STAR World cũng phát sóng các chương trình của Channel [V]. Chỉ phát sóng ở Philippines và khu vực Trung Đông. == Logo kênh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official Site Kênh của STAR World Asia trên YouTube STAR World trên Twitter (Asia) STAR World trên Twitter (Philippines) STAR World India Kênh của STAR World India trên YouTube STAR World trên Twitter (India) STAR World ME Website STAR World Logo
hệ thống xa lộ liên tiểu bang.txt
Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang (tên tiếng Anh đầy đủ và chính thức là Dwight D. Eisenhower National System of Interstate and Defense Highways, tạm dịch "Hệ thống Xa lộ Quốc phòng và Liên tiểu bang Quốc gia Dwight D. Eisenhower") là một hệ thống đường cao tốc hợp thành một phần của Hệ thống Quốc lộ Hoa Kỳ. Hệ thống xa lộ này được đặt tên của tổng thống Dwight D. Eisenhower là người tiên phong thúc đẩy việc xây dựng nó để nối liền 209 trong số 237 thành phố có dân số từ 50.000 người trở lên. Công việc xây dựng hệ thống xa lộ này được Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ năm 1956 cho phép thực hiện, và phần kế hoạch ban đầu của hệ thống được hoàn thành 35 năm sau đó. Hệ thống này kể từ đó được mở rộng và cho đến năm 2006 có tổng chiều dài là 46.876 dặm (75.440 km). Khoảng một phần ba tổng số dặm đường được lái trên toàn Hoa Kỳ là trên hệ thống xa lộ liên tiểu bang (số thống kê năm 2003). == Lịch sử == === Kế hoạch === Trước đó Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang đã được các hãng sản xuất xe hơi vận động hành lang và được tổng thống Dwight D. Eisenhower tiên phong cổ vũ. Eisenhower bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm khi ông là một sĩ quan lục quân trẻ cùng đoàn công xa Lục quân Hoa Kỳ băng ngang nước Mỹ trên Xa lộ Lincoln vào năm 1919, đây là đường bộ đầu tiên chạy băng ngang nước Mỹ. Kế hoạch liên bang ban đầu nhằm xây dựng hệ thống xa lộ toàn quốc đã khởi sự vào năm 1921 khi Văn phòng đặc trách công lộ yêu cầu Lục quân Hoa Kỳ cung cấp một danh sách những con đường bộ mà lục quân cho rằng cần thiết cho quốc phòng. Việc này giúp cho ra đời bản đồ Pershing. Thập niên sau đó, các xa lộ như "hệ thống đường công viên New York" được xây dựng như một phần của những hệ thống xa lộ tiểu bang và địa phương. Khi lưu lượng xe hơi gia tăng, các nhà hoạch định nhận thấy một nhu cầu xây dựng một hệ thống xa lộ liên kết quốc gia để tăng cường cho Hệ thống Quốc lộ số Hoa Kỳ sẵn có mà đa số không phải là đường cao tốc. Cuối thập niên 1930, kế hoạch được mở rộng thành một hệ thống các siêu xa lộ mới. Năm 1938, tổng thống Franklin D. Roosevelt trao cho Thomas MacDonald, trưởng Văn phòng Công lộ, một bản đồ Hoa Kỳ vẽ tay có đánh dấu 8 hành lang siêu xa lộ để ông nghiên cứu. Năm 1939, trưởng ban thông tin thuộc Văn phòng đặc trách Công lộ là Herbert S. Fairbank viết một báo cáo có tựa đề là Đường thu phí và đường miễn phí, có thể coi là "sự diễn tả chính thức đầu tiên về khái niệm mà sau này trở thành hệ thống xa lộ liên tiểu bang. Eisenhower đánh giá cao hệ thống Autobahn của Đức như là một phần thiết yếu của một hệ thống quốc phòng khi ông làm Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông nhận thấy rằng hệ thống được đề nghị cũng sẽ cung cấp những con đường vận chuyển trên bộ giúp triển khai và tiếp tế quân đội trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp hay bị ngoại xâm. Việc phát hành tài liệu Vị trí tổng thể Hệ thống Quốc gia các Xa lộ Liên tiểu bang vào năm 1955, được biết không chính thức là Yellow Book (có nghĩa Sách Vàng), đã phát họa ra hệ thống mà sau này trở thành Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang. Người giúp sức lập ra kế hoạch này là Charles Erwin Wilson, khi đó đang là lãnh đạo công ty General Motors khi tổng thống Eisenhower chọn ông làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1953. === Xây dựng === Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang được cho phép thực hiện bởi Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ năm 1956. Ba tiểu bang tuyên bố mình là tiểu bang đầu tiên có xa lộ liên tiểu bang. Missouri tuyên bố rằng ba hợp đồng đầu tiên của chương trình mới này được ký tại Missouri vào ngày 2 tháng 8 năm 1956. Hợp đồng đầu tiên được ký là để xây dựng Quốc lộ Hoa Kỳ 66. Ngày 13 tháng 8 năm 1956, Missouri trao hợp đồng đầu tiên dựa trên Quỹ xây dựng xa lộ liên tiểu bang mới lập. Kansas tuyên bố mình là tiểu bang đầu tiên khởi công làm mặt đường sau khi đạo luật được ký. Công việc xây dựng sơ khởi được thực hiện trước khi đạo luật được ký và việc làm mặt đường được bắt đầu vào ngày 26 tháng 9 năm 1956. Kansas coi phần Xa lộ Liên tiểu bang 70 là dự án đầu tiên được hoàn tất dựa theo các điều luật từ Đạo luật Liên bang Tài trợ Xa lộ 1956. Theo chuyên gia liên lạc thông tin, Richard Weingroff, Hệ thống Xa lộ thu phí Pennsylvania cũng có thể được xem là một trong các xa lộ liên tiểu bang đầu. Ngày 1 tháng 10 năm 1940, 162 dặm (261 km) xa lộ mà hiện nay được ghi tên là I-70 và I-76 (I là chữ viết tắc của từ Interstate, có nghĩa là liên tiểu bang) thông xe giữa Irwin và Carlisle. Thịnh vượng chung Pennsylvania cho rằng xa lộ thu phí này giống như là "ông" của các xa lộ thu phí khác. Các mốc quan trọng trong việc xây dựng Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang gồm có: Ngày 17 tháng 10 năm 1974 – Nebraska trở thành tiểu bang đầu tiên hoàn thành hết tất cả các xa lộ liên tiểu bang chính yếu của họ khi họ khánh thành phần cuối cùng của Xa lộ Liên tiểu bang 80 đoạn đi qua tiểu bang mình. Ngày 22 tháng 8 năm 1986 – Đoạn cuối cùng của Xa lộ Liên tiểu bang 80 chạy dài từ bờ tây sang bờ đông Hoa Kỳ (từ thành phố San Francisco đến Vùng đô thị New York) được khánh thành ở rìa phía tây Salt Lake City. Đoạn xa lộ này kéo dài từ Đường Redwood tới ngay phía tây Sân bay quốc tế Thành phố Salt Lake. Ngày 10 tháng 8 năm 1990 – Đoạn cuối của Xa lộ Liên tiểu bang 10 chạy dài từ bờ tây sang bờ đông Hoa Kỳ (từ Santa Monica, California đến Jacksonville, Florida) được khánh thành. Đoạn này gồm có Đường hầm cao tốc Papago nằm dưới khu trung tâm thành phố Phoenix, Arizona. Việc hoàn tất đoạn đường này bị trì trệ vì có sự phản đối của công chúng chống xa lộ cao tốc khiến phải hủy bỏ phần đường được dự tính ban đầu là xây trên cao. Ngày 12 tháng 9 năm 1991 – Xa lộ Liên tiểu bang 90 trở thành xa lộ liên tiểu bang cuối cùng đi từ bờ tây sang bờ đông Hoa Kỳ (từ Seattle đến Boston) được hoàn thành bằng lễ khánh thành một đoạn đường cầu cạn đi vòng qua thành phố Wallace, Idaho. Đoạn đường này bị trì trệ sau khi dân chúng tại đây bắt hủy bỏ kế hoạch xây dựng ban đầu là sẽ phải san bằng phần lớn khu trung tâm thành phố Wallace. Dân chúng thực hiện việc này bằng cách đưa phần lớn khu trung tâm thành phố vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ; chặn lối vào khu vực thi công làm đường. Ngày 14 tháng 10 năm 1992 – Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang nguyên thủy được tuyên bố hoàn tất bằng lễ thông xe Xa lộ Liên tiểu bang 70 đi qua Glenwood Canyon. Đoạn đường này được xem là một kỳ tích kỹ thuật với 12 dặm (19 km) đường gồm 40 cầu và vô số đường hầm, được xem là một trong những xa lộ nông thôn tốn kém nhất tính theo từng dặm đường. Ước tính chi phí ban đầu cho hệ thống xa lộ liên tiểu bang này là $25 tỉ đô la Mỹ kéo dài trong thời gian 12 năm nhưng khi kết thúc đã tiêu tốn $114 tỷ đô la Mỹ (điều chỉnh lạm phát thì tương đương $425 tỷ đô la của năm 2006) và mất đến 35 năm. === Từ năm 1992 đến nay === Thêm nhiều đường nối và đường vành đai vẫn còn đang được xây dựng, ví dụ như Xa lộ Liên tiểu bang 485 tại North Carolina đang được xây dựng kể từ thập niên 1980. Một ít đường chính không nằm trong dự án ban đầu vẫn đang được xây dựng, ví dụ như Xa lộ Liên tiểu bang 22 tại Tennessee, Mississippi, và Alabama cũng như đoạn kéo dài của Xa lộ Liên tiểu bang 69 từ Indiana đến Texas. Các giới chức cũng đã đánh dấu một số hành lanh xa lộ không thuộc hệ thống liên tiểu bang để đưa vào hệ thống trong tương lai qua việc xây dựng mới hay nâng cấp các đường sẵn có thành tiêu chuẩn xa lộ liên tiểu bang. Vì dự án đường cao tốc Somerset bị hủy bỏ nên Xa lộ Liên tiểu bang 95 bị đứt đoạn tại tiểu bang New Jersey. Dự án nút giao thông lập thể Xa lộ thu phí Pennsylvania/Xa lộ Liên tiểu bang 95, được chính phủ liên bang cho phép vào năm 2004, được dự trù sẽ nối liền hai đoạn riêng biệt của Xa lộ Liên tiểu bang 95 để tạo thành một xa lộ liên tục, kết thúc phần cuối cùng của dự án gốc. Công cuộc xây dựng đã khởi sự vào năm 2010. == Tiêu chuẩn == Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ (AASHTO) đã ấn định ra một bộ tiêu chuẩn cho tất cả các xa lộ liên tiểu bang mới phải tuân thủ trừ khi được phép của Cơ quan Xa lộ Liên bang Hoa Kỳ miễn cho. Tiêu chuẩn gần như tuyệt đối đó là bản chất có kiểm soát đối với các lối ra vào xa lộ. Với một vài ngoại lệ, đèn giao thông chỉ hạn chế tại các điểm thu phí giao thông hay các lối vào xa lộ (đèn giao thông ở các lối vào xa lộ chỉ bật lên vào giờ cao điểm để giúp điều khiển lượng xe vào xa lộ, tránh tình trạng quá tải giờ cao điểm.). === Tốc độ giới hạn === Vì là đường cao tốc nên các xa lộ liên tiểu bang thường có tốc độ giới hạn cao nhất so với các xa lộ khác tại một nơi nhất định nào đó. Việc ấn định tốc độ giới hạn được từng tiểu bang quyết định. Từ năm 1974 đến năm 1987, theo luật liên bang, giới hạn tốc độ tối đa trên bất cứ xa lộ nào tại Hoa Kỳ là 55 dặm Anh một giờ (89 km/h). Hiện tại, tốc độ giới hạn tại vùng nông thôn thường từ 65 đến 75 dặm Anh một giờ (105 đến 121 km/h) mặc dù cũng có nhiều đoạn đường của Xa lộ Liên tiểu bang 10 và Xa lộ Liên tiểu bang 20 ở miền quê phía tây Texas cũng như những đoạn đường của Xa lộ Liên tiểu bang 15 ở vùng nông thôn miền trung Utah có tốc độ giới hạn là 80 mph (129 km/h). Nói chung, tốc độ giới hạn thấp hơn được thiết lập tại các tiểu bang có đông dân số hơn ở miền đông bắc Hoa Kỳ trong khi tốc độ giới hạn cao hơn được thiết lập tại các tiểu bang ít dân số hơn ở miền tây và nam Hoa Kỳ. Ví dụ, tốc độ giới hạn tối đa là 75 mph (121 km/h) tại tiểu bang Maine, 65 mph (105 km/h) từ tiểu bang New Hampshire đến tiểu bang New Jersey, và 50 mph (80 km/h) tại Đặc khu Columbia. Tại một số khu vực, tốc độ giới hạn trên các xa lộ liên tiểu bang có thể bị hạ thấp rất nhiều tại những nơi khá hiểm trở mà chúng đi qua. Xa lộ Liên tiểu bang 90 có tốc độ giới hạn tối đa là 50 mph (80 km/h) tại khu trung tâm thành phố Cleveland vì có hai đoạn cong gắt, có gắn biển tốc độ là 35 mph (56 km/h) tại khu vực đông xe cộ, Xa lộ Liên tiểu bang 70 đi qua thành phố Wheeling, West Virginia có tốc độ giới hạn tối đa là 45 mph (72 km/h) khi đi qua đường hầm Wheeling và phần lớn khu trung tâm thành phố Wheeling, và Xa lộ Liên tiểu bang 68 có tốc độ giới hạn tối đa là 40 mph (64 km/h) khi đi qua Cumberland, Maryland vì có rất nhiều chướng ngại trong đó có các đoạn cong gắt và làn xe hẹp băng qua thành phố. === Sử dụng cho các mục đích khác === Là một bộ phận của Hệ thống Quốc lộ Hoa Kỳ, các xa lộ liên tiểu bang giúp cải thiện sự di chuyển cơ động các binh sĩ quân đội đi và đến các hải cảng, sân bay, ga xe lửa và các căn cứ quân sự khác. Các xa lộ liên tiểu bang cũng kết nối với các con lộ khác thuộc một phần của hệ thống xa lộ chiến lược, đây là một hệ thống đường bộ được cho là rất quan trọng đối với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Hệ thống cũng được dùng để giúp di tản dân cư ra khỏi vùng sắp bị bão hay các trận thiên tai khác. Một trong các cách thức để gia tăng tối đa lượng xe cộ trên một xa lộ là đổi chiều dòng lưu thông phía bên kia dải phân cách để tất cả các làn xe đều trở thành những làn xe cùng đi về một chiều. Cách thức này đã từng được sử dụng mấy lần trước đây để di tản dân cư đi lánh bão. Sau khi bị công chúng phàn nàn vì sự di tản vô hiệu quả ở miền nam Louisiana trước khi trận bão Georges kéo đến vào tháng 9 năm 1998, các giới chức chính phủ đã xem xét đến cách thức đổi chiều dòng lưu thông để cải thiện thời gian di tản. Tại Savannah, Georgia, và Charleston, South Carolina, năm 1999, các làn xe của Xa lộ Liên tiểu bang 16 và Xa lộ Liên tiểu bang 26 được dùng theo phương thức đổi chiều dòng lưu thông khi dự đoán bão Floyd sắp kéo đến. Năm 2004, việc đổi chiều dòng lưu thông cũng được thực hiện trước cơn bão Charley tại khu vực thành phố Tampa, Florida và trên khu vực bờ vịnh trước khi bão Ivan ập đến; tuy nhiên, những lần di tản ở đó so với những hoạt động di tản trước kia thì không khá hơn bao nhiêu. Các kỷ sư bắt đầu áp dụng những bài học đã học bằng cách phân tích các hoạt động đổi chiều dòng lưu thông trước đó bao gồm giới hạn các lối ra, loại bỏ lực lượng cảnh sát trên xa lộ (để dòng lưu thông được liên tục thay vì người lái xe phải dừng lại chờ hướng dẫn của cảnh sát xa lộ), và cải tiến việc phổ biến thông tin công cộng. Kết quả là cuộc di tản New Orleans, Louisiana vào năm 2005 trước bão Katrina diễn ra khá êm xuôi. Có một giai thoại thành thị được phổ biến khá rộng rải cho rằng cứ 5 dặm đường của Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang thì có một dặm được xây dựng bằng phẳng và ngay thẳng để cho các phi cơ có thể sử dụng trong thời chiến. Tuy nhiên, trái ngược với truyền thuyết dân gian vừa kể, các xa lộ liên tiểu bang không phải được thiết kế để phục vụ như các đường băng. == Hệ thống mã số xa lộ liên tiểu bang == === Các xa lộ chính yếu (mang 1 và 2 chữ số) === Kế hoạch mã số cho Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang đã được Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ phát triển vào năm 1957. Cách sắp xếp mã số hiện nay của hiệp hội có nguồn gốc bắt đầu vào ngày 10 tháng 8 năm 1973. Bên trong Hoa Kỳ Lục địa, các xa lộ liên tiểu bang ban đầu – cũng còn được gọi là các xa lộ chính yếu hay các xa lộ liên tiểu bang 2 chữ số – được đặt số nhỏ hơn 100. Theo kế hoạch mã số, các xa lộ chạy theo hướng đông-tây được đặt số chẵn và các xa lộ chạy theo hướng bắc-nam được đặt số lẻ. Mã số xa lộ lẻ gia tăng từ tây sang đông, và mã số xa lộ chẵn gia tăng từ nam lên bắc (để trách nhầm lẫn với các quốc lộ Hoa Kỳ có số tăng từ đông sang tây và từ bắc xuống nam), mặc dù cũng có những trường hợp ngoại lệ cho cả hai nguyên tắc vừa nói tại một số nơi. Các số chia hết cho 5 có chiều hướng trở thành các trục lộ then chốt trong số các xa lộ liên tiểu bang chính yếu có chiều dài lớn. Các xa lộ liên tiểu bang chính yếu chạy theo hướng bắc-nam có thứ tự mã số gia tăng lên từ I-5 (I là chữ tắc của từ Interstate có nghĩa là liên tiểu bang và số 5 là mã số của xa lộ) giữa Canada và México chạy dọc Tây Duyên hải Hoa Kỳ đến I-95 giữa Canada và Miami chạy dọc theo Đông Duyên hải Hoa Kỳ. Các xa lộ liên tiểu bang chính yếu chạy theo hướng tây-đông có thứ tự mã số gia tăng lên từ I-10 giữa Santa Monica, California và Jacksonville, Florida đến I-90 giữa Seattle, Washington, và Boston, Massachusetts. Tuy nhiên, không có Xa lộ Liên tiểu bang 50 hay Xa lộ Liên tiểu bang 60 vì những xa lộ liên tiểu bang mang số như thế có khả năng đi qua các tiểu bang mà hiện tại có các Quốc lộ Hoa Kỳ mang cùng các số đó. Điều này không được cho phép trong sách chỉ dẫn quản lý xa lộ của Hoa Kỳ. Các xa lộ liên tiểu bang mang 2-số tại tiểu bang Hawaii cũng như các xa lộ liên tiểu bang trên "giấy" của Alaska và Puerto Rico được đánh số một loạt liên tục theo thứ tự được cấp quỹ mà không theo quy định số chẵn lẻ. Một vài con số gồm 2-chữ số được dùng chung cho hai xa lộ nằm ở hai đầu đối ngược nhau (đó là I-76, I-84, I-86, và I-88, mỗi con số vừa kể được dùng chung cho hai xa lộ ở đầu phía đông và đầu phía tây gặp nhau ở một điểm nhất định nào đó). Một số trường hợp như thế xảy ra vì có sự thay đổi trong hệ thống mã số theo chính sách mới được áp dụng vào năm 1973. Trước kia, các con số có mẫu tự đi kèm được dùng cho đoạn xa lộ phụ kéo dài nhưng đi lệch hướng của xa lộ chính yếu; Ví dụ, xa lộ I-84 Tây trước đây là I-80N (N là viết tắc của từ North, có nghĩa là xa lộ đi về hướng bắc) vì nó đi về hướng bắc từ I-80. Chính sách mới nói rằng, "Không có con số chia tách mới nào (Ví dụ như I-35W và I-35E) sẽ được sử dụng nữa." Chính sách mới cũng khuyến cáo nên loại bỏ các con số chia tách hiện có sớm như có thể được; tuy nhiên, xa lộ I-35W và I-35E vẫn còn tồn tại trong Vùng đô thị Dallas–Fort Worth của Texas. Tương tự I-35W và I-35E chạy qua thành phố Minneapolis và Saint Paul, Minnesota vẫn còn tồn tại. Chính sách của Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ có cho phép mã số đôi (thậm chí đa mã số) để tạo sự liên tục giữa một đoạn đường trùng nhau của hai (hay nhiều) xa lộ.. Ví dụ, I-75 và I-85 có chung một đoạn đường tại thành phố Atlanta; đoạn đường 7,4 dặm (11,9 km), được gọi là "Downtown Connector" (đoạn nối khu trung tâm thành phố), được ghi cả hai tên là I-75 và I-85. Mã số đôi hay đa mã số cũng được sử dụng giữa xa lộ liên tiểu bang và Quốc lộ Hoa Kỳ miễn sao chiều dài của đoạn trùng nhau chính đáng. Trong một số trường hợp ví dụ hiếm có, hai xa lộ trùng nhau trên một đoạn đường nhưng được ghi biển chỉ dẫn là di chuyển theo hai chiều ngược nhau; một trong những đoạn đường trùng nhau nhưng nghịch chiều như đã nói là đoạn đường giữa Wytheville và Fort Chiswell, Virginia. Tại đây I-81 đi hướng bắc và I-77 đi hướng nam. === Các xa lộ liên tiểu bang phụ trợ (mang 3 chữ số) === Các xa lộ liên tiểu bang phụ trợ là các xa lộ hình cung, xa lộ hình tròn, hay xa lộ nhánh ngắn (spur), chủ yếu được dùng để phục vụ khu vực đô thị. Những loại xa lộ liên tiểu bang như thế là các xa lộ có mã số gồm 3 chữ số trong đó có 1 chữ số đầu duy nhất đi kèm với 2 chữ số của xa lộ liên tiểu bang chính lân cận. Xa lộ nhánh ngắn là xa lộ tách ra từ xa lộ mẹ và không quay trở lại; những xa lộ này có chữ số đầu tiên là số lẻ. Các xa lộ hình cung hay hình tròn chạy tách ra và rồi quay trở lại các xa lộ liên tiểu bang chính và có chữ số đầu tiên là số chẵn. Vì có rất nhiều xa lộ như thế nên số của những xa lộ phụ trợ này có thể bị trùng nhau tại các tiểu bang khác nhau dọc theo cùng xa lộ liên tiểu bang chính. Ví dụ I-405 là mã số của các xa lộ phụ trợ ở khu vực các thành phố Los Angeles của tiểu bang California, Portland của tiểu bang Oregon và Seattle của tiểu bang Washington vì xa lộ chính là Xa lộ Liên tiểu bang 5 chạy ngang qua cả ba tiểu bang (2 chữ số cuối cùng 05 là lấy từ I-5). Tuy nhiên cũng có một số xa lộ liên tiểu bang không theo quy định hướng dẫn này. Trong ví dụ hình ở trên, thành phố A (City A) có xa lộ hình cung mang 1 chữ số đầu là chẵn. Thành phố B (City B) có một xa lộ hình tròn mang chữ số đầu là chẵn và một xa lộ nhánh mang chữ số đầu là lẻ. Thành phố C (City C) có một xa lộ hình cung mang chữ số đầu là chẵn và một xa lộ nhánh mang chữ số đầu là lẻ. Vì cả ba thành phố A, B, và C đều nằm trong cùng tiểu bang nên mỗi xa lộ đều mang số có 3 chữ số khác nhau. Các xa lộ hình cung, hình tròn và xa lộ nhánh vừa kể đều có chung xa lộ mẹ là Xa lộ Liên tiểu bang 10 (I-10). === Mốc đếm dặm đường và số lối ra === Trên các xa lộ liên tiểu bang mang 1 hay 2 chữ số, mốc đếm dặm phần lớn luôn bắt đầu từ đường ranh giới phía nam của tiểu bang (đối với các xa lộ liên tiểu bang chạy theo hướng bắc-nam) hoặc từ đường ranh giới phía tây của tiểu bang (đối với các xa lộ liên tiểu bang chạy theo hướng đông-tây). Lưu ý rằng mỗi tiểu bang có mốc điếm dặm riêng cho đoạn đường xa lộ đi qua địa phận của mình và các mốc đếm dặm này được cắm cứ mỗi dặm đường. Nếu một xa lộ liên tiểu bang bắt đầu từ bên trong một tiểu bang thì số dặm được đếm từ nơi xa lộ bắt đầu ở phía nam hay phía tây. Có những ngoại lệ vẫn còn tồn tại đối với các xa lộ liên tiểu bang sử dụng một đoạn đường từng được xây dựng trước khi có bản hướng dẫn Tiêu chuẩn xa lộ liên tiểu bang được hợp thức hóa. Các xa lộ 3 chữ số và có chữ số đầu chẵn mà hợp thành hình cung đi tránh một thành phố thì có mốc đếm dặm, theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu ở phía tây của một xa lộ liên tiểu bang đi cắt qua nó và gần một điểm cực nam. Số của lối ra được đánh theo trình tự liên tục và thường trùng với số của mốc đếm dặm gần nhất. Ví dụ, EXIT 5 (lối ra số 5) chính là lối ra ở vị trí dặm số 5 tính từ ranh giới cận tây hay cận nam nhất mà xa lộ chạy trong một tiểu bang nào đó. Nếu như trong một đoạn đường ngắn hơn 1 dặm, thường là trong một thành phố lớn, có nhiều lối ra thì các mẫu tự được sử dụng đi sau các số lối ra. Ví dụ, tại đoạn đường nằm gần mốc dặm thứ 100 có đến 3 lối ra thì lối ra thứ nhất mang số EXIT 100A, lối ra thứ hai mang số EXIT 100B, và tiếp theo là EXIT 100C. === Các xa lộ thương mại === Hiệp hội Quan chức Giao thông và Xa lộ Tiểu bang Mỹ định nghĩa một nhóm xa lộ đặc biệt, khác biệt các loại xa lộ liên tiểu bang chính và phụ trợ. Các xa lộ này không phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng của các xa lộ liên tiểu bang nhưng là các xa lộ có thể được xem tương tự và được chấp nhận bởi hiệp hội. Chính sách chung về đặt số xa lộ được áp dụng cho cả hai loại Quốc lộ Hoa Kỳ mang số và các xa lộ liên tiểu bang; tuy nhiên, các quy định cho xa lộ thương mại đôi khi được sử dụng cho xa lộ liên tiểu bang. Các xa lộ được gọi là Business Loop và Business Spur chủ yếu đi qua phạm vi giới hạn của một thành phố và xuyên qua khu trung tâm thương mai của một thành phố. Xa lộ thương mại thường được dùng khi xa lộ chính quy bị đổi hướng đi quanh để tránh thành phố. === Alaska, Hawaii, và Puerto Rico === Hệ thống xa lộ liên tiểu bang cũng được mở rộng đến tiểu bang Alaska, tiểu bang Hawaii, và thịnh vượng chung Puerto Rico mặc dù chúng không có đường kết nối trực tiếp vào đất liền với các tiểu bang khác. Các xa lộ liên tiểu bang tại Hawaii, tất cả đều nằm trên đảo đông dân Oahu, mang chữ cái đầu là H (Ví dụ, H-1), kết nối các căn cứ quân sự cũng như một vài cộng đồng quanh đảo. Cả Alaska và Puerto Rico có các công lộ nhận tiền tài trợ từ chương trình xa lộ liên tiểu bang mặc dù các xa lộ này được gắn biển chỉ dẫn là xa lộ địa phương, không phải biển chỉ dẫn cho xa lộ liên tiểu bang chuẩn. Các xa lộ này không được thiết kế và cũng không được xây theo tiêu chuẩn chính thức của xa lộ liên tiểu bang. === Biển dấu xa lộ liên tiểu bang === Xa lộ liên tiểu bang được biểu thị bằng một con số đặt trên một con dấu hình mộc màu đỏ, trắng và xanh nước biển được bảo chứng thương hiệu. Trong mẫu thiết kế ban đầu, tên tiểu bang được đặt phía trên của con số xa lộ nhưng tại nhiều tiểu bang phần này được bỏ trống. Con dấu thường có chiều cao 36 inch (91 cm) và rộng 36 inch (91 cm) đối với các xa lộ liên tiểu bang có 2 chữ số hay 45 inch (110 cm) đối với xa lộ liên tiểu bang có 3 chữ số. Các xa lộ thương mại liên tiểu bang và xa lộ nhánh ngắn sử dụng biển dấu đặc biệt. Trên biển dấu của các xa lộ này, màu đỏ và xanh nước biển bị thay thế bằng màu xanh lá, từ "BUSINESS" (thương mại) xuất hiện trên biển dấu thay cho từ "INTERSTATE" (liên tiểu bang), và đi cùng với từ "SPUR" (xa lộ nhánh) hay "LOOP" (xa lộ vòng cung), thường được thấy phía trên của con số. Biển dấu màu xanh lá được dùng để đánh dấu một xa lộ quan trọng đi xuyên qua khu trung tâm thương mại, giao cắt xa lộ liên tiểu bang đồng nhiệm tại một nhánh (spur) hay tại cả hai điểm vòng cung (loop) của xa lộ thương mại. Xa lộ thường chạy băng qua thông lộ của khu vực trung tâm thành phố hay khu vực thương mại chính khác. Một thành phố có thể có hơn một xa lộ thương mại liên tiểu bang, tùy thuộc vào con số xa lộ liên tiểu bang đi qua thành phố và con số các khu thương mại nổi bật ở đó. Theo thời gian, mẫu thiết kế biển dấu xa lộ liên tiểu bang có nhiều thay đổi. Năm 1957, biển dấu xa lộ liên tiểu bang do nhân viên Bộ đặc trách xa lộ Texas, Richard Oliver, thiết kế được trình làng. Đây là biển dấu thắng giải cuộc thi chọn mẫu thiết kế có sự tham dự của khoảng 100 mẫu thiết kế. Vào lúc đó, màu của biển dấu là màu xanh hải quân đậm và chỉ rộng 17 inch (43 cm). Biển dấu này sau đó được sửa đổi và chuẩn hóa vào năm 1961, 1971, và 1978. == Thống kê == Lượng xe cộ Lượng xe nhiều nhất: 390.000 xe mỗi ngày: I-405 tại Los Angeles, California (ước tính năm 2006 ). Độ cao Cao nhất: 11.158 foot (3.401 m): I-70 tại Đường hầm Eisenhower ở Đường phân thủy trên Rặng Thạch Sơn thuộc tiểu bang Colorado. Thấp nhất (trên bộ): −52 ft (- 15.8 mét): I-8 tại sông New gần Seeley, California. Chiều dài Dài nhất: 3.020,54 dặm (4.861,09 km): I-90 từ Seattle, Washington đến Boston, Massachusetts. Dài nhất (theo hướng bắc–nam): 1.920 mi (3.090 km): I-95 từ biên giới Canada đến Miami, Florida, không tính chỗ gián đoạn tại New Jersey sẽ được hoàn thành vào năm 2017. Đoạn dài nhất giữa ranh giới tiểu bang: 879 mi (1.415 km): I-10 tại Texas từ ranh giới tiểu bang New Mexico nằm gần thành phố El Paso đến ranh giới tiểu bang Louisiana gần thành phố Orange. Đoạn đường trùng dài nhất: 278,4 mi (448,0 km): I-80 và I-90 trùng nhau từ Gary, Indiana đến Elyria, Ohio. Đoạn đường ngắn nhất giữa ranh giới tiểu bang: 453 ft (138 m): I-95 (Capital Beltway) trên cầu Woodrow Wilson bắt ngang sông Potomac là nơi nó băng ngang mũi cực nam của Washington, D.C. giữa đường ranh với tiểu bang Maryland và Virginia. Ngắn nhất (xa lộ 2-chữ số): 17,62 mi (28,36 km): I-97 từ Annapolis đến Baltimore thuộc Maryland. Các tiểu bang Một xa lộ liên tiểu bang phục vụ nhiều tiểu bang nhất: 15 tiểu bang cộng Đặc khu Columbia: I-95 chạy qua Florida, Georgia, South Carolina, North Carolina, Virginia, Đặc khu Columbia, Maryland, Delaware, Pennsylvania, New Jersey, tiểu bang New York, Connecticut, Rhode Island, Massachusetts, New Hampshire, và Maine. Nhiều xa lộ liên tiểu bang nhất nằm trong một tiểu bang: 29 xa lộ liên tiểu bang nằm trong New York, tổng số 1.674,73 mi (2.695,22 km). Có nhiều dặm xa lộ liên tiểu bang nhất trong một tiểu bang: tiểu bang Texas có tổng cộng 3.233,45 mi (5.203,73 km) trong 17 xa lộ liên tiểu bang. == Ghi chú == == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Dwight D. Eisenhower National System of Interstate and Defense Highways, Federal Highway Administration (FHWA) Route Log and Finder List, FHWA Turner-Fairbank Highway Research Center, FHWA U.S. President's Advisory Committee on a National Highway System Records, 1954-1955, Dwight D. Eisenhower Presidential Library Documents regarding the Interstate Highway System Dwight D. Eisenhower Presidential Library "Keep on Trucking?: Would you pay more in taxes to fix roads and rail?", NOW on PBS
thuật toán khóa đối xứng.txt
Trong mật mã học, các thuật toán khóa đối xứng (tiếng Anh: symmetric-key algorithms) là một lớp các thuật toán mật mã hóa trong đó các khóa dùng cho việc mật mã hóa và giải mã có quan hệ rõ ràng với nhau (có thể dễ dàng tìm được một khóa nếu biết khóa kia). Mã khóa loại này không công khai. Khóa dùng để mã hóa có liên hệ một cách rõ ràng với khóa dùng để giải mã có nghĩa chúng có thể hoàn toàn giống nhau, hoặc chỉ khác nhau nhờ một biến đổi đơn giản giữa hai khóa. Trên thực tế, các khóa này đại diện cho một bí mật được phân hưởng bởi hai bên hoặc nhiều hơn và được sử dụng để giữ gìn sự bí mật trong kênh truyền thông tin. Nhiều thuật ngữ khác dành cho việc mã hóa dùng chìa khóa đối xứng bao gồm các phương pháp mã hóa đơn khóa (single-key), phương pháp mã hóa một khóa (one-key) và phương pháp mã hóa khóa cá nhân (private-key). Cách sử dụng thuật ngữ sau cùng đôi khi gây xung đột với thuật ngữ khóa cá nhân (private-key) dùng trong mật mã hóa khóa công khai (public key cryptography). == Các loại thuật toán khóa đối xứng == Thuật toán đối xứng có thể được chia ra làm hai thể loại, mật mã luồng (stream ciphers) và mật mã khối (block ciphers). Mật mã luồng mã hóa từng bit của thông điệp trong khi mật mã khối gộp một số bit lại và mật mã hóa chúng như một đơn vị. Cỡ khối được dùng thường là các khối 64 bit. Thuật toán tiêu chuẩn mã hóa tân tiến (Advanced Encryption Standard), được NIST công nhận tháng 12 năm 2001, sử dụng các khối gồm 128 bit. Các thuật toán đối xứng thường không được sử dụng độc lập. Trong thiết kế của các hệ thống mật mã hiện đại, cả hai thuật toán bất đối xứng (asymmetric) (dùng chìa khóa công khai) và thuật toán đối xứng được sử dụng phối hợp để tận dụng các ưu điểm của cả hai. Những hệ thống sử dụng cả hai thuật toán bao gồm những cái như SSL (Secure Sockets Layer), PGP (Pretty Good Privacy) và GPG (GNU Privacy Guard) v.v. Các thuật toán chìa khóa bất đối xứng được sử dụng để phân phối chìa khóa mật cho thuật toán đối xứng có tốc độ cao hơn. Một số ví dụ các thuật toán đối xứng nổi tiếng và khá được tôn trọng bao gồm Twofish, Serpent, AES (còn được gọi là Rijndael), Blowfish, CAST5, RC4, Tam phần DES (Triple DES), và IDEA (International Data Encryption Algorithm - Thuật toán mật mã hóa dữ liệu quốc tế). == Tốc độ == Các thuật toán đối xứng nói chung đòi hỏi công suất tính toán ít hơn các thuật toán khóa bất đối xứng (asymmetric key algorithms). Trên thực tế, một thuật toán khóa bất đối xứng có khối lượng tính toán nhiều hơn gấp hằng trăm, hằng ngàn lần một thuật toán khóa đối xứng (symmetric key algorithm) có chất lượng tương đương. == Những hạn chế == Hạn chế của các thuật toán khóa đối xứng bắt nguồn từ yêu cầu về sự phân hưởng chìa khóa bí mật, mỗi bên phải có một bản sao của chìa. Do khả năng các chìa khóa có thể bị phát hiện bởi đối thủ mật mã, chúng thường phải được bảo an trong khi phân phối và trong khi dùng. Hậu quả của yêu cầu về việc lựa chọn, phân phối và lưu trữ các chìa khóa một cách không có lỗi, không bị mất mát là một việc làm khó khăn, khó có thể đạt được một cách đáng tin cậy. Để đảm bảo giao thông liên lạc an toàn cho tất cả mọi người trong một nhóm gồm n người, tổng số lượng chìa khóa cần phải có là n ( n − 1 ) 2 {\displaystyle {\begin{matrix}{\frac {n{(n-1})}{2}}\end{matrix}}} . Hiện nay người ta phổ biến dùng các thuật toán bất đối xứng có tốc độ chậm hơn để phân phối chìa khóa đối xứng khi một phiên giao dịch bắt đầu, sau đó các thuật toán khóa đối xứng tiếp quản phần còn lại (xem Bảo an tầng giao vận (Transport Layer Security)). Vấn đề về bảo quản sự phân phối chìa khóa một cách đáng tin cậy cũng tồn tại ở tầng đối xứng, song ở một điểm nào đấy, người ta có thể kiểm soát chúng dễ dàng hơn. Tuy thế, các khóa đối xứng hầu như đều được sinh tạo tại chỗ. Các thuật toán khóa đối xứng không thể dùng cho mục đích xác thực (authentication) hay mục đích chống thoái thác (non-repudiation) được. == Tính thuận nghịch == Theo định nghĩa, các hàm số dùng trong mật mã học phải có khả năng đảo ngược (reversible), vì chúng ta cần phải có khả năng vừa mật mã hóa các thông điệp song cũng đồng thời giải mã chúng (với điều kiện chúng ta có chìa khóa đúng của nó). Trong quá khứ, nhiều phương pháp đã được sử dụng để giải quyết việc này. Trước đây, người ta đã từng dùng sách mật mã - trong đó chìa khóa phân hưởng liên quan đến nội dụng của quyển sách, mật mã khóa tự động - trong đó chìa khóa có thể được suy ra từ một phần của văn bản thuần túy (plaintext), mã đục lỗ (grill) (Có giả thuyết rằng phương pháp này đầu tiên được nhà toán học người Ý Gerolamo Cardano sáng chế), vân vân. Trong thời đại hiện nay, khi máy tính trở nên sẵn có, đa số các phương pháp mật mã đối xứng đều dựa trên cơ sở 'vòng' tuần hoàn (các lượt tính toán được nhắc đi nhắc lại). Thường thì một lượt được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, theo một sự bố trí khá đơn giản, như trong ví dụ chung dưới đây. Phương pháp chung này thường được gán cho ông Horst Feistel. Để biết được nội dung có chiều sâu hơn nữa về phương pháp này (với biểu đồ minh họa), xin xem bài về Feistel cipher. Những bit dùng để mã hóa được phân ra là hai phần, P1 và P2. P1 được giữ nguyên, không thay đổi, P2 được cộng (hay được XOR) với một hàm băm một chiều (one-way hashed function) f (được biến thiên bởi một chìa khóa hay một nhân tố (salt)) của P1. Hai kết quả này sau đó được đổi chỗ cho nhau. Mỗi quá trình này được gọi là 'một lượt' (hay một vòng). Chẳng hạn với p1, p2, chìa khóa là các vectơ bit; Dấu phẩy (',') là toán tử phép ghép chuỗi và f là ánh xạ từ p 1 , p 2 ↦ p 2 ′ , p 1 {\displaystyle p1,p2\mapsto p2^{\prime },p1} hầu cho: p 2 ′ = p 2 + f ( p 1 , k e y ) {\displaystyle p2^{\prime }=p2+\mathrm {f} (p1,key)} (key = chìa khóa) Vì kết quả của lượt tính này vẫn còn cho phép truy cập giá trị của P1, và tính cộng là một phép toán có thể đảo ngược được, cho nên phép toán có thể được hoàn giải, đối với bất cứ một hàm số f nào đấy. Tuy đã kinh qua một vòng toán, song kết quả của nó vẫn chưa được an toàn cho lắm, vì p1 vẫn còn giữ nguyên giá trị và chưa bị thay đổi, nhưng nếu chúng ta lặp lại phép toán một hoặc nhiều lần, thường là bởi nhiều hàm số khác và với 'các chìa khóa của vòng toán' ('round keys'), thì kết quả sẽ tăng cường tính đảm bảo của nó rất nhiều (greatly improves the strength). Để giải mã bội số lượt, mỗi lượt phải được giải theo trật tự ngược lại và vì thế, trong khi giải mã, các chìa khóa cũng phải được áp dụng theo trật tự ngược lại. Sau nhiều lần (đa số là từ 8 đến 64 lần) thi hành, kết quả trở nên bị xáo trộn đến mức, như trong trường hợp khi các mã được thiết kế khá tốt, không có phương pháp giải mã nào nhanh hơn là phương pháp tìm khóa dùng bạo lực (brute force key search) và chỉ có phương pháp này mới có thể giải được. == Tấn công đối với các mật mã đối xứng == Trong quá khứ, các mã đối xứng thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại tấn công gọi là tấn công với văn bản thuần túy biết trước (known-plaintext attacks), tấn công với văn bản thuần túy chọn trước (chosen plaintext attacks), thám mã vi phân (differential cryptanalysis) và thám mã tuyến tính (linear cryptanalysis). Nếu mỗi hàm số sử dụng trong các vòng toán được thiết kế một cách cẩn thận, thì nó sẽ giảm khả năng chìa khóa của mã bị tấn công một cách thành công rất nhiều. Khi được sử dụng với mật mã đối xứng để truyền tin chìa khóa mật mã, các trình sinh tạo chìa khóa giả ngẫu nhiên (pseudorandom key generators) thường được sử dụng để sinh tạo các chìa khóa dùng trong phiên giao dịch sử dụng mật mã đối xứng. Song trong quá khứ, sự thiếu hụt trong tính ngẫu nhiên của các trình sinh tạo ngẫu số hay trong các vectơ khởi tạo (initialization vectors) của chúng thường gây ra những thảm họa và thường dẫn đến các vụ mật mã bị bẻ gãy. Việc thực hiện và triển khai thận trọng, với khởi tạo (initialization) dựa trên những nguồn entrôpi có chất lượng cao là một yếu tố cần thiết để thuyên giảm sự mất mát trong an ninh. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Crypto-Toolbox - Online cryptography, hashing and PIN block sanity checking for EftPos developers.
danh sách các nước theo giá trị xuất khẩu.txt
Đây thứ hạng các nước xếp theo kim ngạch xuất khẩu (tính bằng triệu USD) từ cao xuống thấp, lấy từ nguồn của The World Factbook. == Danh sách mức xuất khẩu các nước == Số liệu chính được lấy từ nguồn CIA The World Factbook, 2014. Số liệu được tính ở đơn vị triệu dollar (1000 000 $). == Nguồn == The World Factbook, truy cập 30 tháng 3 năm 2007, Rank Order - Exports. == Tham khảo == == Xem thêm == Lists of countries and territories Danh sách quốc gia theo tính tự do kinh tế Danh sách quốc gia theo chỉ số bình đẳng thu nhập Danh sách các nước theo giá trị nhập khẩu == Liên kết ngoài ==
18 tháng 2.txt
Ngày 18 tháng 2 là ngày thứ 49 trong lịch Gregory. Còn 316 ngày trong năm (317 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 1930 – Trong khi nghiên cứu các bức ảnh chụp từ tháng một, nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh khám phá ra sao Diêm Vương. 1932 – Mãn Châu Quốc tuyên bố độc lập từ Trung Quốc và được Nhật Bản công nhận. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân đội Nhật Bản bắt đầu tiến hành tiêu diệt có hệ thống các thành phần được cho là thù địch trong cộng đồng người Hoa tại Singapore. 1947 – Chiến tranh Đông Dương: Quân Pháp chiếm được Hà Nội sau khi Trung đoàn Thủ Đô rút lên chiến khu. 1977 – Tàu con thoi Enterprise thực hiện "chuyến bay" đầu tiên, bằng cách được gắn trên một chiếc Boeing 747, nhằm thử nghiệm các đặc tính. == Người sinh == 1530 – Uesugi Kenshin, daimyo Nhật Bản (m. 1578). 1745 – Alessandro Volta, nhà vật lý Ý (m. 1827). 1838 - Ernst Mach, nhà vật lý người Áo, người đã phát hiện ra sóng xung kích,số Mach (m. 1916) 1895 – Semyon Timoshenko, Nguyên soái Liên Xô (m. 1970). 1922 – Vũ Cao, nhà thơ Việt Nam (m. 2007). 1931 – Toni Morrison, nhà văn Mỹ, người giành giải Nobel Văn học năm 1993. 1933 – Bobby Robson, huấn luyện viên bóng đá Anh. 1963 – Sergey Paramonov, nhạc sĩ, ca sĩ Nga. 1967 – Roberto Baggio, cầu thủ bóng đá Ý. 1973 – Claude Makélélé, cầu thủ bóng đá Pháp. 1975 – Gary Neville, cầu thủ bóng đá Anh. 1981 – Kim Jaewon, người mẫu, diễn viên Hàn Quốc. 1988 – Rihanna, ca sĩ, nhà sản xuất nhạc người Barbados 1994 – J-Hope, thành viên nhóm nhạc BTS, Hàn Quốc. == Người chết == 1546 – Martin Luther, nhà thần học Đức (s. 1483). 1851 – Carl Gustav Jakob Jacobi, nhà toán học Đức (s. 1804). 1945 – Semyon Konstantinovich Timoshenko, Anh hùng Liên bang Xô viết (s. 1906). 1962 – Joseph-Armand Bombardier, nhà phát minh Canada (s. 1907). 1967 – Robert Oppenheimer, nhà vật lý lý thuyết Mỹ (s. 1904). 2014 – Phạm Quý Ngọ, tướng lĩnh công an người Việt Nam (s. 1954) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
khí hậu đại dương.txt
Khí hậu đại dương, còn gọi là khí hậu ôn đới hải dương là kiểu khí hậu phổ biến ở các khu vực bờ biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung tại một vài châu lục. Đây là kiểu khí hậu có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát nhưng không lạnh, biên độ nhiệt độ của kiểu khí hậu này thường hẹp. Những khu vực có kiểu khí hậu này thường không có mùa khô, lượng mưa thường dải rắc đều trong cả năm. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở phần lớn châu Âu, các khu vực bờ biển tây bắc Bắc Mỹ, một phần của Nam Mỹ và châu Phi, đông nam Australia, New Zealand, miền duyên hải đông nam Trung Quốc và một vài khu vực cách ly khác. == Đặc điểm == Khí hậu đại dương có mùa hè ấm nhưng không nóng, mùa đông mát mẻ nhưng không quá lạnh. Những khu vực có kiểu khí hậu này có biên độ nhiệt độ hẹp hơn các khu vực khác ở cùng vĩ độ và thường không có mùa hè khô như kiểu khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu đại dương phổ biến nhất ở châu Âu, nơi có kiểu khí hậu đại dương trải rộng trên lục địa hơn bất cứ châu lục nào khác. Kiểu khí hậu tương tự cũng được tìm thấy ở những vùng cao nguyên ở khu vực nhiệt đới. Theo phân loại khí hậu Köppen thì những khu vực này rơi vào kiểu khí hậu Cfb hoặc Cwb. Độ cao so với mặt nước biển khiến những nơi này có ít nhất một tháng nhiệt độ xuống dưới 18 °C (64 °F), vì thế những khu vực này không thực sự thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới. Biến thể này của khí hậu đại dương thường được gọi là "khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới". Khác với tiêu chuẩn của kiểu khí hậu đại dương đúng nghĩa, khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới có mùa đông khô, tuy vậy thì tiềm năng nông nghiệp ở của cả khí hậu đại dương và khí hậu cao nguyên cận nhiệt đới là tương tự nhau. == Vị trí == Đảo Anh có kiểu khí hậu đại dương điển hình, với những cơn gió tây nam thổi từ Đại Tây Dương. Nhiệt độ trung bình ở Đảo Anh chỉ vào khoảng 14 °C (25 °F). Mặc dù phần eo biển phía tây của Alaska cũng có kiểu khí hậu đại dương nhưng do không có các luồng khí ấm Đại Tây Dương nên khu vực này thường có mùa đông lạnh hơn, lượng tuyết nhiều hơn. Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương điển hình khác bao gồm Hà Lan, Bỉ, phần lớn Pháp, phía tây Đức, phía bắc Tây Ban Nha. Một vài khu vực khí hậu đại dương có độ ẩm cao hơn. Những khu vực này có ít mưa bao gồm vùng thung lũng Washington và Oregon cho tới dãy Cascade, Patagonia ở phía nam Argentina, sa mạc Atacama ở phía bắc Chile, ven biển đông nam Tây Úc. Theo Koeppen-Geiger, rất nhiều khu vực có khí hậu đại dương nhưng lại có mùa hè mát, cận nhiệt đới với mùa hè khô (Csb). Những khu vực này thường không được phân loại với kiểu khí hậu Địa Trung Hải điển hình, bao gồm Tây Bắc Thái Bình Dương, miền nam Chile, vài phần ở trung tây Argentina, phần tây bắc bán đảo Iberia. Rất nhiều trong số này vẫn được phân loại kiểu khí hậu đại dương (Cfb) mặc dù có mùa hè khô gần chạm ngưỡng Cs của Koeppen. Những thành phố như Concepción, Chile; Seattle, Washington; Portland, Oregon; Victoria, British Columbia; và Vancouver, British Columbia có thể được phân loại Csb. Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương ở gần biển của châu Phi bao gồm một phần của Nam Phi từ Vịnh Mossel ở bờ biển Tây Cape tới Vịnh Plettenberg, cộng một vài vùng có kiểu khí hậu này ở Đông Cape và bờ biển KwaZulu-Natal. Trong lục địa châu Phi, những khu vực cao độ ở Đông Phi và Mozambique cũng có kiểu khí hậu này. Những vùng này thường ấm áp cả năm và không có một mùa mưa rõ rệt nào, lượng mưa cao hơn một chút trong mùa thu và mùa xuân. Khu vực nổi bật nhất ở châu Á có kiểu khí hậu này nằm ở bờ biển Đen ở phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với những vùng nhỏ khác ở bờ biển Caspia ở Azerbaijan, và một vài vùng nhỏ khác dọc eo biển Tsugaru ở phía bắc Nhật Bản. == Chú thích == == Liên kết == University of Wisconsin–Stevens Point: Marine (Humid) West Coast Climate EPIC Data Collection On-line ocean observational data collection NOAA In-situ Ocean Data Viewer Plot and download ocean observations http://www.ace.mmu.ac.uk/eae/Climate/Older/Maritime_Climate.html
næstved.txt
Næstved là thành phố Đan Mạch, nằm ở miền nam đảo Zealand. Næstved có 41.810 cư dân (2008) , là thành phố lớn thứ 12 ở Đan Mạch. Næstved cũng là thành phố trụ sở của Thị xã Næstved với dân số 80.732 người (2008) . Năm 2006, Næstved được bầu là thành phố thương mại tốt thứ 3 ở Đan Mạch. == Lịch sử == Tên thành phố gồm 2 phần: næs (mũi đất) và tved (việc cắt đứt). Næstved được chính thức thành lập từ năm 1135 và được cấp đặc quyền thương trấn năm 1140. Đầu thế kỷ 12, khi một số tu sĩ mua đất của vua ở Næstved, lúc đó chỉ có vài ngôi nhà bên sông Suså. Các tu sĩ khuyên dân đừng thải phân người và gia súc xuống sông, mà nên đem đổ trên đồi, nhắm để trồng cây cho tốt, do đó thành phố phát triển về phía các đồi. Thời trung cổ, thành phố là trung tâm tôn giáo của Đan Mạch vì có nhiều tu viện của các dòng tu như dòng Phanxicô, dòng Đa-Minh, dòng Benedictin vv...Các tu sĩ dòng Benedictin lập ra tu viện Skovkloster, sau này trở thành Trường nội trú Herlufsholm. Thời trung cổ Næstved cũng là thành phố quan trọng của đảo Zealand vì có buôn bán với các thành phố Đức bên bờ Biển Baltic. Nhà thờ thánh Morten được xây ở Riddergade trong thế kỷ 13. Năm 1250 một ngôi nhà thờ cũ khác được phá đi và xây lại thành nhà thờ thánh Phêrô và quảng trường bên nhà thờ này mang tên Quảng trường nhà thờ thánh Phêrô (Skt. Peders Kirkeplads). Năm 1259 có xung đột tôn giáo trong nước và sau đó xảy ra chiến trận gần Næstved giữa quân đội của hoàng thân Jarimar af Rügen với dân chúng do hoàng hậu Margrethe Sprænghest lãnh đạo. Người ta cho rằng có khoảng 10.000 nông dân đảo Zealand đã mất mạng trong cuộc chiến này. Năm 1271, 1280 và 1297 thành phố bị các trận hỏa hoạn tàn phá. Trong ngày kính thánh Gereon năm 1298 tại Næstved, phái viên của giáo hoàng, khâm sứ Isarnus đọc lệnh phạt vạ tuyệt thông đối với vua Erik Menved của Đan Mạch. Từ đó khu vực này trở nên bất an. Trong thế kỷ 14, thành phố hầu như bị quân thù bao vây. Đại bản doanh của họ ở Husvolden phía nam thành phố. Năm 1345 quân của vua Valdemar Atterdag đã phá tan đám quân này. Sau đó thành phố phục hồi mau, nhờ việc buôn bán với các thành phố Bắc Đức. Tòa thị chính cũ được xây trong thế kỷ 14 và ngôi nhà Chúa thánh thần (Helligåndshuset) được xây khoảng năm 1400 dùng làm bệnh viện và cư xá cho người nghèo. Ngày nay nhà đó là Nhà bảo tàng Næstved. Năm 1405 lâu đài Gavnø được nữ hoàng Margrete I cho xây trên hòn đảo ở tây nam thành phố, lúc đầu là tu viện, tới năm 1755 được xây thành lâu đài. Giữa thế kỷ 17, xảy ra 2 cuộc chiến tranh với Thụy Điển, thành phố ngưng phát triển và dân số giảm bớt. Năm 1769 thành phố chỉ có khoảng 1.300 cư dân. Năm 1799 xây Det Gamle Ridehus (Nhà cưỡi ngựa cũ) cùng với 1 loạt nhà doanh trại của ky binh cũ ở Grønnegade. Doanh trại này tồn tại gần 100 năm, sau đó bị phá. Ngày nay chỗ đó là Nhà văn hóa Næstved. Năm 1825 người ta bắt đầu xây nhà máy thổi thủy tinh (bằng miệng) Holmegaards Glasværk ở phía bắc thành phố. Nhà máy này nổi tiếng khắp thế giới về nghệ thuật thủy tinh. Từ năm 1870 Næstved bắt đầu phát triển khi có tuyến đường sắt từ Vordingborg tới Køge ngang qua thành phố. Nhà ga xe lửa được xây cùng năm và 1 loạt nhà máy công nghiệp mọc lên, trong đó có nhà máy giấy Maglemølle Papirfabrik. Năm 1924 có tuyến đường sắt nối với Slagelse, Ringsted, Præstø, và năm 1930 người ta đào 1 kênh tàu thủy từ thành phố tới Vịnh hẹp Karrebæk dẫn tới việc xây Cảng Næstved 8 năm sau (năm 1938). Thập niên 1960 nhiều nhà cũ được phá đi và xây lại nhà mới, trong đó có Bệnh viện trung tâm Næstved, gồm 14 tầng được xây bằng bê tông cốt thép từ năm 1967. Trung tâm buôn bán Næstved Storcenter ở phía bắc thành phố được khai trương năm 1989 và sau đó được mở rộng, chứa khoảng 50-60 tiệm và siêu thị lớn Bilka. Năm 1992 công viên giải trí lớn Bon Bon-Land được khai trương ở phía đông thành phố, cách chừng 7 km. Trước đây, Næstved là nơi đồn trú của trung đoàn ngự lâm quân Đan Mạch, nhưng từ năm 2003, trung đoàn này đã dời về Slagelse. == Các câu lạc bộ thể dục thể thao == Herlufsholm Gymnastikforening Hội thể dục thể thao Herlufsholm Næstved Bicycle Club,Câu lạc bộ xe đạp Næstved Boldklub, Câu lạc bộ chơi bóng Næstved Fægte Klub, Câu lạc bộ đấu kiếm Næstved Idræts Forening, Hội thể dục thể thao Næstved Næstved Kajak- og Canoklub, Câu lạc bộ canoe Næstved Roklub, Câu lạc bộ chèo thuyền Næstved Sejlklub, Câu lạc bộ thuyền buồm Næstved Vikings, Câu lạc bộ bóng đá Mỹ Næstved Basketball, Câu lạc bộ bóng rổ HG Floorball, Câu lạc bộ floorball == Các nơi hấp dẫn du khách == Gavnø Slot, với bãi trưng bày xe hơi Herlufsholm kostskole, trường nội trú lâu đời và danh tiếng nhất Đan Mạch Suså, sông chảy qua Næstved. Akseltorv, quảng trường lộ thiên với nhiều cửa tiệm. Kvægtorvet, quảng trường lộ thiên, gần Trung tâm văn hóa. BonBon-Land, công viên giải trí lớn == Thành phố kết nghĩa == Gjøvik - Na Uy Gävle - Thụy Điển Rauma - Phần Lan Bessastadahreppur - Iceland == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nhà văn hóa Næstved Bảo tàng Næstved Bon Bon-Land Nhà máy thủy tinh Holmegaard NæstvedNyt - Tin và hình trên Internet Phòng du lịch Næstved CLB. chơi bóng Næstved Næstved Storcenter Dansk Center for Byhistorie - Næstved
zimbabwe.txt
Zimbabwe (tên chính thức là: Cộng hòa Zimbabwe, phát âm: Dim-ba-bu-ê, trước đây từng được gọi là Nam Rhodesia, Cộng hòa Rhodesia và sau đó là Zimbabwe Rhodesia) là một quốc gia không giáp biển nằm ở phía nam lục địa Phi, bị kẹp giữa hai con sông Zambize và Limpopo. Zimbabwe có chung đường biên giới với các nước Nam Phi ở phía nam; Botswana ở phía tây nam; Mozambique ở phía đông và Zambia tây bắc. Zimbabwe đã được đặt tên theo thành phố được xây bằng đá nổi tiếng vào thế kỷ 14 - Đại Zimbabwe nằm ở đông nam quốc gia này. Zimbabwe nổi tiếng với thác Victoria ở trên sông Zambezi và nhiều khu bảo tồn hoang dã. Quốc gia này có 16 ngôn ngữ chính thức, trong đó tiếng Anh, tiếng Shona, và tiếng Bắc Ndebele được sử dụng phổ biến nhất. == Tài nguyên == Cái tên Zimbabwe xuất xứ từ "Dzimba dza mabwe," có nghĩa "Nhà của đá" trong tiếng Shona. == Địa lý và môi trường == Zimbabwe là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở miền nam châu Phi. Đa phần nước này nằm ở trung tâm cao nguyên trung tâm (thảo nguyên cao) trải dài từ tây nam tới tây bắc ở các cao độ trong khoảng giữa 1200 và 1600m. Vùng phía đông nhiều đồi núi với Núi Nyangani là điểm cao nhất ở độ cao 2,592 m. Khoảng 20% quốc gia là thảo nguyên thấp dưới 900m. Thác Victoria, một trong những thác nước lớn nhất và đẹp nhất thế giới, nằm ở tây nam nước này như một phần của sông Zambesi. Zimbabwe có khí hậu nhiệt đới với một mùa mưa thường từ tháng 11 tới tháng 3. Khí hậu ôn hoà nhờ độ cao. === Các vấn đề môi trường === Nhiều vùng rộng lớn của Zimbabwe từng có rừng bao phủ, rừng cây bụi châu Phi, với đời sống hoang dã phong phú. Sự nghèo đói, tăng trưởng dân số và thiếu hụt nhiên liệu đã dẫn tới tình trạng phá rừng trên diện rộng cùng nạn săn bắn trộm đã làm suy giảm đáng kể thiên nhiên hoang dã. Phá rừng và sự xuống cấp đất là một vấn đề lớn và đã dẫn tới tình trạng xói mòn làm giảm lượng đất màu mỡ. Việc khai thác mỏ quản lý kém đã dẫn tới sự nhiễm độc và ô nhiễm kim loại. == Lịch sử == Ở thời Trung Cổ, đã có một nền văn minh trong vùng, được thể hiện rõ qua các tàn tích tại Đại Zimbabwe, gần Masvingo và các địa điểm nhỏ hơn khác. Địa điểm khảo cổ học chính là một kiến trúc đá khô độc nhất. Khoảng đầu thế kỷ thứ 10, thương mại phát triển với các thương nhân Hồi giáo trên bờ biển Ấn Độ Dương, giúp phát triển Vương quốc Mapungubwe ở thế kỷ 11. Đây là tiền thân của các nền văn minh Shona ấn tượng hơn sẽ thống trị vùng. === Thời tiền thuộc địa (1000–1887) === Các xã hội nói tiếng Shona nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện ở trung tâm châu thổ Limpopo ở thế kỷ thứ 9 trước khi di chuyển tới các cao nguyên Zimbabwe. Cao nguyên Zimbabwe cuối cùng trở thành trung tâm của các nhà nước Shona sau đó. Vương quốc Mapungubwe là quốc gia đầu tiên trong một loạt các quốc gia thương mại tinh vi đã phát triển ở Zimbabwe khi những nhà thám hiểm đầu tiên của châu Âu từ Bồ Đào Nha đặt chân tới. Họ trao đổi vàng, ngà voi và đồng để lấy vải vóc và thuỷ tinh. Từ khoảng năm 1250 cho tới năm 1450, Mapungubwe bị lấn át bởi Vương quốc Zimbabwe. Nhà nước Shona này tiếp tục phát triển và mở rộng kiến trúc đá của Mapungubwe, vẫn còn tồn tại tới ngày nay tại những tàn tích của kinh đô vương quốc Đại Zimbabwe. Từ khoảng 1450–1760, Zimbabwe nhường bước trước Vương quốc Mutapa. Nhà nước Shona cai trị hầu hết khu vực là lãnh thổ Zimbabwe hiện tại và nhiều vùng thuộc trung tâm Mozambique. Nó được gọi theo nhiều cái tên gồm cả Đế chế Mutapa, cũng được gọi là Mwene Mutapa hay Monomotapa cũng như "Munhumutapa" và nổi tiếng về những con đường buôn bán vàng với người Ả Rập và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, những người định cư Bồ Đào Nha đã phá huỷ nền thương mại và gây ra một loạt các cuộc chiến tranh khiến đế chế gần như sụp đổ vào đầu thế kỷ 17. Như một sự phản ứng trực tiếp với sự gây hấn của người Bồ Đào Nha trong nội địa, một nhà nước Shona mới xuất hiện được gọi là Đế chế Rozwi. Dựa trên sự phát triển quân sự, chính trị và tôn giáo từ hàng thế kỷ, người Rozwi (có nghĩa "những kẻ huỷ diệt") đã đẩy lùi người Bồ Đào Nha ra khỏi cao nguyên Zimbabwe bằng vũ lực. Người Rozwi tiếp tục truyền thống xây dựng công trình đá của các vương quốc Zimbabwe và Mapungubwe trong khi thêm vào kho vũ khí của mình súng ống và phát triển một đội quân chuyên nghiệp để bảo vệ các con đường thương mại của mình cũng như để đi chinh phục. Năm 1834, người Ndebele xuất hiện sau khi phải bỏ chạy trước thủ lĩnh người Zulu là Shaka, lập ra đế chế mới của họ trong vùng, Matabeleland. Năm 1837–38, Đế chế Rozwi cùng với các quốc gia Shona bị người Ndebele, những người tới từ miền nam Limpopo chinh phục và buộc họ phải triều cống và sống tập trung ở miền bắc Zimbabwe. === Thời kỳ thuộc địa (1888–1965) === Những năm 1880, người Anh xuất hiện với Công ty Đông Ấn Nam Phi Anh của Cecil Rhodes. Năm 1898, cái tên Nam Rhodesia được chấp nhận. Năm 1888, nhân vật thực dân Anh là Cecil Rhodes được nhượng các quyền khai mỏ từ Vua Lobengula của người Ndebele. Cecil Rhodes đã đề trình sự nhượng quyền này để thuyết phục chính phủ Vương quốc Anh trao một hiến chương hoàng gia cho Công ty Nam Phi Anh (BSAC) với Matabeleland, và các quốc gia phụ thuộc của nó như Mashonaland. Rhodes tìm kiếm sự cho phép đàm phán những sự nhượng quyền tương tự với mọi lãnh thổ giữa sông Limpopo và hồ Tanganyika, khi ấy được gọi là 'Zambesia'. Theo các điều khoản của những sự nhượng quyền và các hiệp ước ở trên, Cecil Rhodes thúc đẩy sự thực dân hoá đất đai trong vùng, với sự kiểm soát của Anh về nhân công cũng như các kim loại quý và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác. Năm 1895 BSAC chấp nhận cái tên 'Rhodesia' cho lãnh thổ Zambesia, để vinh danh Cecil Rhodes. Năm 1898 'Nam Rhodesia' trở thành tên gọi chính thức cho vùng nam Zambezi, sau này trở thành Zimbabwe. Vùng phía bắc bị quản lý riêng biệt bởi BSAC và sau này được đặt tên là Bắc Rhodesia (hiện là Zambia). Người Shona đã tổ chức các cuộc nổi dậy nhưng không thành công (được gọi là Chimurenga) chống lại sự xâm lấn đất đai của họ, từ những khách hàng của BSAC và Cecil Rhodes năm 1896 và 1897. Sau những cuộc nổi dậy bất thành năm 1896–97 các nhóm Ndebele và Shona trở thành đối tượng quản lý của Rhodes và vì thế càng làm gia tăng sự định cư trên diện rộng của người châu Âu dẫn tới sự phân phối lại đất đai với ưu tiên dành cho người châu Âu, buộc người Shona, Ndebele, và các nhóm người thổ dân khác phải dời bỏ chỗ ở. Nam Rhodesia trở thành một thuộc địa Anh tự quản tháng 10 năm 1923, sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1922. Những người Rhodesian đã chiến đấu cho Vương quốc Anh trong Thế chiến II, chủ yếu tại Chiến dịch Đông Phi chống lại các lực lượng Phe Trục tại Đông Phi Italia. Năm 1953, trước sự phản đối của châu Phi, Anh hợp nhất hai thuộc địa Rhodesia với Nyasaland (hiện là Malawi) với sự yểu mệnh của Liên bang Rhodesia và Nyasaland bị thống trị bởi Nam Rhodesia. Sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia châu Phi và sự bất đồng nói chung, đặc biệt tại Nyasaland, đã khiến người Anh phải giải tán Liên minh năm 1963, hình thành nên ba thuộc địa. Khi sự cai trị thuộc địa chấm dứt trên khắp lục địa châu Phi và khi các chính phủ đa số châu Phi nắm quyền tại hai quốc gia láng giềng là Bắc Rhodesia và Nyasaland, chính phủ thiểu số da trắng tại Rhodesia dưới sự lãnh đạo của Ian Smith đã thực hiện một Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI) khỏi Vương quốc Anh ngày 11 tháng 11 năm 1965, hoàn toàn bác bỏ kế hoạch của người Anh rằng nước này sẽ trở thành một nền dân chủ đa sắc tộc. Vương quốc Anh coi hành động này như một sự phản loạn, nhưng không cố tìm cách tái lập kiểm soát bằng vũ lực. Chính phủ thiểu số da trắng tuyên bố mình là một nền "cộng hoà" năm 1970. Một cuộc nội chiến diễn ra, với ZAPU của Joshua Nkomo và ZANU của Robert Mugabe với sự hỗ trợ từ các chính phủ Zambia và Mozambique. Dù tuyên bố của Smith không được Vương quốc Anh cũng như bất kỳ một cường quốc lớn nào công nhận, Nam Rhodesia đã bỏ định danh 'Nam', và tuyên bố vị thế quốc gia là Cộng hoà Rhodesia năm 1970. === UDI và nội chiến (1965–1979) === Sau Đơn phương Tuyên bố Độc lập (UDI), chính phủ Anh yêu cầu Liên hiệp quốc cấm vận kinh tế chống lại Rhodesia khi các cuộc đàm phán với chính quyền Smith năm 1966 và 1968 chấm dứt trong thế bế tắc. Chính quyền Smith tuyên bố mình là một nền cộng hoà năm 1970 và chỉ được Nam Phi công nhận, khi ấy Nam Phi đang nằm dưới sự cai trị của chế độ apartheid. Theo thời gian, cuộc chiến tranh du kích chống lại chính quyền UDI của Ian Smith dần gia tăng. Vì thế, chính phủ Smith đã mở các cuộc đàm phán với các lãnh đạo của hai nhóm kháng chiến chính - Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe (ZANU), dưới sự lãnh đạo của Robert Mugabe, và Liên minh Người Phi Zimbabwe (ZAPU), dưới sự lãnh đạo của Joshua Nkomo. Tháng 3 năm 1978, khi chế độ của mình đã ở bờ vực sụp đổ, Smith ký một thoả thuận với ba nhà lãnh đạo châu Phi, dẫn đầu bởi giám mục Abel Muzorewa, người đề xuất sự bảo vệ cho các thường dân da trắng. Như một kết quả của Hoà giải Nội bộ, các cuộc bầu cử đã được tổ chức vào tháng 4 năm 1979. Đảng Hội đồng Quốc gia châu Phi Thống nhất (UANC) đã giành đa số trong cuộc bầu cử này. Ngày 1 tháng 6 năm 1979, lãnh đạo của UANC, Abel Muzorewa, trở thành thủ tướng quốc gia và tên nước được đổi thành Zimbabwe Rhodesia. Hoà giải nội bộ vẫn để lại quyền kiểm soát cảnh sát, các lực lượng an ninh, dịch vụ dân sự và tư pháp trong tay người da trắng. Nó đảm bảo người da trắng có được khoảng một phần ba ghế trong nghị viện. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 6, Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấm dứt cấm vận kinh tế chống lại Zimbabwe Rhodesia. Sau cuộc họp lần thứ năm của Chính phủ Lãnh đạo Khối thịnh vượng chung (CHOGM), được tổ chức tại Lusaka, Zambia từ mùng 1 tháng 8 tới mùng 7 tháng 8 năm 1979, chính phủ Anh đã mởi Muzorewa và các lãnh đạo của Mặt trận Ái Quốc tham gia vào hội nghị hiến pháp tại Tòa Lancaster. Mục đích của hội nghị là thảo luận và đạt tới một thoả thuận về các điều khoản của một hiến pháp độc lập và rằng các cuộc bầu cử sẽ được giám sát bởi chính quyền Anh để đảm bảo Rhodesia có được sự độc lập pháp lý và các đảng sẽ giải quyết các khác biệt của họ bằng con đường chính trị. Peter Carrington, Nam tước Carington thứ sáu - Bộ trưởng Ngoại giao và các Vấn đề Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh, đã chủ trì cuộc hội nghị. Cuộc hội nghị diễn ra từ mùng 10 tháng 9 đến 15 tháng 12 năm 1979 với 47 phiên họp toàn thể. Ngày 1 tháng 12 năm 1979, các đoàn đại biểu của chính phủ Anh và Rhodesian và Mặt trận Yêu nước đã ký kết Thoả thuận Tòa Lancaster, chấm dứt nội chiến. Abel Muzorewa giữ chức thủ tướng trong một thời gian ngắn năm 1979. === Độc lập (1980–1999) === Ngài Soames người Anh đã được chỉ định làm toàn quyền kiểm soát quá trình giải giáp lực lượng du kích cách mạng, tổ chức các cuộc bầu cử và trao độc lập cho một chính phủ liên minh không ổn định với Joshua Nkomo, lãnh đạo ZAPU. Trong cuộc bầu cử tháng 2 năm 1980, Mugabe và ZANU của mình giành một thắng lợi lớn. Tuy nhiên vẫn có sự đối lập với việc Shona giành chiến thắng tại Matabeleland. Tháng 11 năm 1980 Enos Nkala đưa ra những lưu ý tại một cuộc vận động tranh cử ở Bulawayo, trong đó ông cảnh báo ZAPU rằng ZANU sẽ thực hiện một số hành động chống lại họ. Việc này đã khơi nguồn cho cuộc nổi dậy Entumbane lần thứ nhất, trong đó ZIPRA và ZANLA đã đánh nhau trong hai ngày. Tháng 2 năm 1981 có một cuộc nổi dậy thứ hai, lan tới Glenville và cả Connemara ở vùng Midlands. Quân đội ZIPRA ở những vùng khác thuộc Matabeleland tiến về Bulawayo để tham chiến, và các đơn vị cũ của Rhodesia phải tới để ngăn chặn cuộc xung đột. Hơn 300 người đã thiệt mạng. Những cuộc nổi dậy này đã dẫn tới cái sẽ được gọi là Gukurahundi (Bản mẫu:Lang-sn rơm rác trước những cơn mưa mùa xuân") hay Những vụ thảm sát Matabeleland, diễn ra từ năm 1982 cho tới năm 1985. Mugabe đã sử dụng Lữ đoàn số 5 được huấn luyện tại Bắc Triều Tiên của mình để đàn áp mọi sự kháng cự tại Matabeleland. Ước tính 20,000 người Matabele đã bị giết hại và chôn trong những hố chôn tập thể họ bị buộc phải tự đào cho mình và hàng trăm người khác được cho là đã bị tra tấn. Bạo lực chấm dứt sau khi ZANU và ZAPU đạt một thoả thuận thống nhất năm 1988 hợp nhất hai bên, tạo ra ZANU-PF. Cuộc bầu cử tháng 3 năm 1990 mang lại một thắng lợi khác cho Mugabe và đảng của ông, giành được 117 trên 120 ghế tranh cử. Các nhà quan sát viên bầu cử ước tính lượng người tham gia bầu cử ở mức chỉ 54% và rằng cuộc bầu cử không tự do và cũng không công bằng. Trong thập niên 1990 các sinh viên, công đoàn và các công nhân thường tuần hành biểu thị sự bất bình của họ với chính phủ. Các sinh viên biểu tình năm 1990 phản đối các đề xuất tăng cường sự kiểm soát của chính phủ với các trường đại học và một lần nữa năm 1991 và 1992 khi họ đụng độ với cảnh sát. Các công đoàn và công nhân cũng chỉ trích chính phủ trong thời gian này. Năm 1992 cảnh sát đã ngăn cản các thành viên công đoàn tổ chức các cuộc tuần hành chống chính phủ. Năm 1994 tình trạng bất ổn trong ngành công nghiệp càng làm suy yếu nền kinh tế. Năm 1996 các nhân viên dân sự, y tá, và các junior doctor tiến hành đình công về các vấn đề lương bổng. Tình trạng sức khoẻ nói chung của dân chúng bắt đầu sụt giảm đáng kể và tới năm 1997, tới 25% dân số Zimbabwe đã bị ảnh hưởng bởi HIV, virus AIDS. === Suy tàn (1999–hiện tại) === Các vấn đề đất đai, mà phong trào giải phóng đã hứa hẹn sẽ giải quyết, xuất hiện trở lại như vấn đề chính cho đảng cầm quyền từ năm 1999. Dù có đa số cầm quyền và sự hiện diện của một chương trình cải cách ruộng đất "người muốn bán người muốn mua" từ những năm 1980, ZANU (PF) tuyên bố rằng người da trắng chiếm chưa tới 1% dân số nhưng sở hữu 70% đất canh tác thương mại của quốc gia này (dù những con số trên bị nhiều người bên ngoài Chính phủ Zimbabwe tranh cãi). Mugabe bắt đầu tái phân phối ruộng đất cho người da đen năm 2000 với một sự bắt buộc tái phân phối. Tính hợp pháp và hợp hiến của quá trình thường xuyên bị tranh cãi tại Toà án Cao cấp và Toà án Tối cao Zimbabwe; tuy nhiên, các cơ quan cảnh sát hiếm khi hành động theo những phán quyết của toà án liên quan tới các vấn đề đó. Việc tịch thu đất canh tác bị ảnh hưởng bởi những trận hạn hán liên tục và thiếu nguồn cung cũng như tài chính dẫn tới một sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nông nghiệp, vốn là ngành xuất khẩu hàng đầu của nước này. Khai mỏ và du lịch đã vượt qua nông nghiệp. Vì thế, Zimbabwe đang trải qua tình trạng thiếu hụt ngoại tệ mạnh nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng siêu lạm phát và thiếu hụt kinh niên nhiên liệu và hàng hoá nhập khẩu. Năm 2002, Zimbabwe bị treo tư cách tại Khối thịnh vượng chung vì những cáo buộc vi phạm nhân quyền trong quá trình tái phân phối đất đai và gian lận bầu cử. Sau cuộc bầu cử năm 2005, chính phủ đưa ra "Chiến dịch Murambatsvina", một nỗ lực có mục đích loại bỏ các thị trường đen và những ngôi nhà không phép xuất hiện như những căn nhà ổ chuột tại các thị trấn và thành phố. Hành động này đã bị phe đối lập và các nhân vật quốc tế lên án mạnh mẽ, họ cho rằng nó đã khiến một thành phần đáng kể người nghèo trong thành thành phố trở thành vô gia cư. Chính phủ Zimbabwe đã miêu tả chiến dịch như một nỗ lực nhằm cung cấp nhà ở hợp pháp cho dân cư dù họ vẫn chưa cung cấp bất kỳ ngôi nhà mới nào cho những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Cuộc khủng hoàng kinh tế và lương thực hiện nay ở Zimbabwe, được một số nhà quan sát miêu tả là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất từ khi giành được độc lập, được góp phần ở nhiều cấp độ, từ việc kiểm soát giá và tịch thu đất đai của chính phủ, nạn dịch HIV/AIDS, và một nạn hạn hán ảnh hưởng tới toàn bộ vùng. Tuổi thọ khi sinh với nam giới ở Zimbabwe đã sụt giảm mạnh từ năm 1990 từ 60 xuống 44, ở mức thấp nhất thế giới. Tuổi thọ với nữ thậm chí còn thấp hơn với 43 tuổi. Số người Zimbabwe sẽ sống khoẻ mạnh khi sinh là 34 với nam và chỉ 33 với nữ. Trái lại, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã tăng từ 53 tới 81 trên 1,000 ca sinh sống trong cùng thời kỳ đó. Bản mẫu:Ở thời điểm, 1.2 triệu người Zimbabwea sống chung với HIV. Ngày 29 tháng 3 năm 2008, Zimbabwe đã tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống cùng với một cuộc bầu cử nghị viện. Ba ứng cử viên chính là Robert Mugabe thuộc Liên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe - Mặt trận Yêu nước (ZANU-PF), Morgan Tsvangirai thuộc PHong trào Thay đổi Dân chủ – Tsvangirai (MDC-T), và Simba Makoni, một ứng cử viên độc lập. Kết của cuộc bầu cử này đã được giấu kín trong bốn tuần, sau đó mọi người được biết rằng MDC đã giành được đa số ghế. Tuy nhiên, Mugabe vẫn giữ quyền kiểm soát bởi Tsvangirai không giành chiến thắng theo tỷ lệ quy định của luật pháp Zimbabwe. Vì thế, các kết quả cuộc bầu cử sẽ loại bỏ Mugabe khỏi quyền lực, không thể giúp đỡ phe đối lập. Cuối năm 2008, các vấn đề tại Zimbabwe lên tới tình trang khủng hoảng về các lĩnh vực tiêu chuẩn sống, sức khoẻ công cộng (với một trận bùng phát dịch tả lớn tháng 12) và nhiều vấn đề công khác. Việc khai thác kim cương tại Marange ở Chiadzwa trở thành vấn đề được quốc tế quan tâm khi Hội đồng Kim cương Quốc tế kêu gọi một chính sách khẩn cấp về việc buôn lậu và hơn 80 người khai thác lậu đã bị quân đội giết hại. Tháng 9 năm 2008, một thoả thuận chia sẻ quyền lực được đưa ra giữa Mugabe và Tsvangirai, theo đó Mugabe vẫn giữ chức tổng thống và Tsvangirai trở thành thủ tướng. Tuy nhiên, vì những khác biệt trong các bộ giữa các đảng chính trị, thoả thuận mãi tới ngày 13 tháng 2 năm 2009, hai ngày sau khi Tsvangirai tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Zimbabwe, mới được thi hành đầy đủ. == Phân chia hành chính == Zimbabwe có một chính phủ tập trung và được chia thành tám tỉnh và hai thành phố với vị thế cấp tỉnh, cho các mục đích hành chính. Mỗi tỉnh có một thủ phủ nơi thường tập trung các hoạt động kinh doanh chính thức. Những cái tên của hầu hết các tỉnh đều xuất xứ từ Mashonaland và Matabeleland phân chia từ thời thực dân: Mashonaland là lãnh thổ đầu tiên bị chiếm đóng bởi British South Africa Company Pioneer Column và Matabeleland lãnh thổ được chinh phục trong Chiến tranh Matabele lần thứ nhất. Nó gần tương ứng với lãnh thổ tiền thuộc địa của người Shona và người Matabele, dù có những cộng đồng thiểu số kinh tế đáng chú ý ở hầu hết các tỉnh. Mỗi tỉnh nằm dưới sự lãnh đạo của một Thống đốc Tỉnh, được chỉ định bởi Tổng thống. Chính quyền tỉnh được điều hành bởi một Người quản lý Tỉnh, được chỉ định bởi Uỷ ban Dịch vụ Công. Các chức năng chính quyền khác tại cấp tỉnh được thực hiện bởi các văn phòng tỉnh của các sở chính phủ quốc gia. Các tỉnh được chia thành 59 quận và 1,200 khu (thỉnh thoảng được gọi là các khu đô thị). Mỗi quận thuộc quyền lãnh đạo của một Người quản lý Quận, được chỉ định bởi Uỷ ban Dịch vụ Công. Cũng có một Hội đồng Quận Nông thôn, chỉ định Người phụ trách hành pháp. Hội đồng Quận Nông thôn gồm các hội viên được bầu từ khu đô thị, Người quản lý Quận và một đại diện của các lãnh đạo (các lãnh đạo truyền thống được bầu theo luật phong tục. Các chức năng chính quyền khác ở cấp quận được thực hiện bởi các văn phòng quân thuộc các sở của chính phủ địa phương. Ở mức độ khu có một Uỷ ban Phát triển Khu, gồm các uỷ viên được bầu của khu, các kraalhead (các lãnh đạo truyền thống trực thuộc những người lãnh đạo) và các đại diện của Uỷ ban Phát triển Làng. Các khu được phân chia thành các làng, mỗi làng có một UỶ ban Phát triển Làng được bầu và một Headman (lãnh đạo truyền thống phụ thuộc kraalhead). == Chính phủ và chính trị == Zimbabwe là một nước cộng hoà theo hệ thống bán tổng thống, với một chính phủ nghị viện. Theo những thay đổi hiến pháp năm 2005, một thượng viện đã được tái lập. Quốc hội Zimbabwe là hạ viện của Nghị viện. LIên minh Quốc gia châu Phi Zimbabwe – Mặt trận Yêu nước (thường viết tắt là ZANU-PF) của Robert Mugabe đã là đảng chính trị chủ chốt của Zimbabwe từ khi độc lập. Năm 1987 Mugabe khi ấy là thủ tướng đã sửa đổi hiến pháp và tự phong mình làm tổng thống. Đảng ZANU đã giành chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử từ khi độc lập. Đặc biệt, cuộc bầu cử năm 1990 đã bị cả người dân trong nước lên án là lừa đảo, với đảng đứng thứ hai, Phong trào Thống nhất Zimbabwe của Edgar Tekere chỉ giành được 16% phiếu bầu. Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức một lần nữa vào năm 2002 giữa những cáo buộc gian lận, thao túng và gian dối. Cuộc bầu cử nghị viện Zimbabwe năm 2005 được tổ chức ngày 31 tháng 3 và cũng đã dẫn tới nhiều cáo buộc gian lận, lừa gạt và thao túng bầu cử từ phía MDC và Jonathan Moyo, kêu gọi điều tra tại 32 trong 120 đơn vị bầu cử. Jonathan Moyo đã tham gia vào cuộc bầu cử dù có những cáo buộc và giành một ghế như một ứng cử viên độc lập của nghị viện. Cuộc tổng tuyển cử một lần nữa được tổ chức tại Zimbabwe ngày 30 tháng 3 năm 2008. Kết quả chính thức dẫn tới một cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa Mugabe và Morgan Tsvangirai, lãnh đạo đối lập, tuy nhiên MDC phản đối kết quả này, tuyên bố sự gian lận trên diện rộng trong bầu cử từ phía chính phủ Mugabe. Cuộc bỏ phiếu vòng hai được dự định vào ngày 27 tháng 6 năm 2008. Tuy nhiên, vào ngày 22 tháng 6, dẫn ra sự tiếp tục không công bằng trong quá trình tranh cử và từ chối thanh gia vào một "quá trình bầu cử bạo lực, không chính đáng", Tsvangirai đã rút lui khỏi cuộc bầu cử vòng hai, giao lại chiến thắng cho Mugabe. MDC-T dưới sự lãnh đạo của Morgan Tsvangirai hiện là đảng lớn nhất trong nghị viện. MDC bị chia rẽ thành hai phái. Một phái (MDC-M), hiện dưới sự lãnh đạo của Arthur Mutambara tham gia vào cuộc bầu cử Thượng viện, trong khi nhánh kia, dưới sự lãnh đạo của Morgan Tsvangirai, phản đối cuộc bầu cử, nói rằng việc tham gia vào một cuộc bầu cử gian lận đồng nghĩa với việc xác nhận tuyên bố của Mugabe rằng các cuộc bầu cử trong quá khứ là tự do và công bằng. Tuy nhiên, các đảng đối lập đã bắt đầu tham gia lại vào các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương vào năm 2006. Hai phái MDC đã có đại hội chung vào năm 2006 với việc Morgan Tsvangirai được bầu lãnh đạo MDC-T, và nhóm này đã trở nên nổi trội hơn so với nhóm kia. Mutambara, một giáo sư rôbốt và cựu chuyên gia rôbốt của NASA đã thay thế Welshman Ncube người từng là lãnh đạo tạm quyền của MDC-M sau cuộc chia rẽ. Morgan Tsvangirai không tham gia vào cuộc bầu cử Thượng viện, trong khi phái của Mutambara có tham gia và giành năm ghế trong thượng viện. Tuy nhiên nhóm Mutambara đã bị suy yếu bởi những cuộc đào tẩu từ các nghị sĩ và các cá nhân cảm thấy vỡ mộng vì tuyên ngôn của họ. Ở thời điểm năm 2008, Mặt trận vì Thay đổi Dân chủ đã trở nên nổi bật nhất, với những đám đông lên tới 20,000 tham gia vào các cuộc tuần hành của họ so với trong khoảng 500–5,000 với các nhóm khác. Ngày 28 tháng 4 năm 2008, Tsvangirai và Mutambara thông báo tại một cuộc họp báo chung ở Johannesburg rằng hai nhóm MDC đang hợp tác với nhau, cho phép MDC có đa số rõ ràng trong nghị viện. Tsvangirai nói Mugabe không thể tiếp tục là tổng thống khi không nắm giữ đa số trong nghị viện. Cùng ngày hôm ấy, Silaigwana thông báo rằng việc tái kiểm phiếu ở năm đơn vị bầu cử cuối cùng đã hoàn thành, rằng kết quả đang được so sánh, và rằng họ sẽ công bố nó vào ngày 29 tháng 4. Giữa tháng 9 năm 2008, sau những cuộc đàm phán kéo dài dưới sự giám sát của các lãnh đạo Nam Phi và Mozambique, Mugabe và Tsvangirai đã ký một thoả thuận chia sẻ quyền lực với việc Mugabe giữ lại quyền kiểm soát quân đội. Các quốc gia viện trợ đã thông qua một thái độ 'chờ và xem', muốn thấy những thay đổi thực sự từ hành động này trước khi cam kết cung cấp vốn cho các nỗ lực tái thiết, với ước tính cần ít nhất 5 năm. Ngày 11 tháng 2 năm 2009 Tsvangirai tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng trước Tổng thống Mugabe. Tháng 11 năm 2008, chính phủ Zimbabwe đã chi $7.3 triệu viện trợ bởi Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, bệnh Lao và dịch Tả. Một đại diện của tổ chức đã từ chối nói rõ cách thức số tiền được chi, ngoại trừ rằng nó không được chi cho mục đích đã dự định, và chính phủ đã không thể đáp ứng được yêu cầu hoàn trả lại số tiền đó. === Đối ngoại === Zimbabwe thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết (KLK), đa dạng hoá quan hệ quốc tế, giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ viện trợ, vốn, kỹ thuật, đồng thời coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, đặc biệt các nước tiền tuyến miền Nam châu Phi. Trong khuôn khổ SADC, cùng với Angola, Namibia, Zimbabwe đưa 12.000 quân vào Cộng hòa Dân chủ Congo giúp chính quyền nước này chống lại việc các nước láng giềng Rwanda, Uganda đưa quân vào giúp lực lượng đối lập ở Congo. Là thành viên của 44 Tổ chức quốc tế lớn, đặc biệt là ONU, IMF, G15, G77, WTO… Zimbabwe có vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển trong quá trình toàn cầu hoá. Năm 1986, với cương vị Chủ tịch Phong trào không liên kết, Zimbabwe cố gắng góp phần tăng cường đoàn kết và duy trì mục tiêu phong trào. === Nhân quyền === Có nhiều báo cáo về sự gia tăng và vi phạm có hệ thống với nhân quyền tại Zimbabwe dưới chính quyền Mugabe và đảng của ông, ZANU-PF. Theo các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch chính phủ Zimbabwe vi phạm quyền có nơi ở, thực phẩm, tự do đi lại và cư ngụ, tự do hội họp và bảo vệ pháp luật. Đã có những cáo buộc về các vụ tấn công vào truyền thông, đối lập chính trị, các nhà hoạt động xã hội dân sự, và những người bảo vệ nhân quyền. Những cuộc tụ tập của phe đối lập thường là mục tiêu của những vụ tấn công bạo lực của lực lượng cảnh sát, như vụ dẹp một cuộc tuần hành ngày 11 tháng 3 năm 2007 của Phong trào vì Thay đổi Dân chủ (MDC) và nhiều cuộc tuần hành khác trong chiến dịch tranh cử năm 2008. Trong những vụ tấn công năm 2007, lãnh đạo đảng Morgan Tsvangirai và 49 nhà hoạt động đối lập khác đã bị cảnh sát bắt giữ và đánh đập tàn ác. Sau khi được thả, Morgan Tsvangirai đã nói với BBC rằng ông bị nhiều vết thương ở đầu và ở tay, đầu gối và lưng, và răng ông đã mất một lượng máu đáng kể. Hành động của cảnh sát đã bị Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Ban Ki-moon, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ. Tuy lưu ý rằng các nhà hoạt động đã phải chịu nhiều thương tích, nhưng không đề cập tới nguyên nhân của chúng, tờ báo The Herald thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Zimbabwe tuyên bố rằng cảnh sát đã can thiệp sau khi những người biểu tình "điên cuồng cướp phá các cửa hiệu, phá hoại tài sản, đánh dân thường và tấn công các sĩ quan cảnh sát và các nhân viên công cộng vô tội". Tờ báo cũng cho rằng đối lập đã "cố tình vi phạm lệnh cấm các cuộc tuần hành chính trị". Cũng có một sự vi phạm nhân quyền trong truyền thông. Chính phủ Zimbabwe đã đàn áp tự do báo chí và tự do ngôn luận. Họ cũng nhiều lần bị buộc tội sử dụng công ty truyền hình nhà nước, Zimbabwe Broadcasting Corporation, như một công cụ tuyên truyền. Những tờ báo chỉ trích chính quyền, như tờ Daily News, đã phải đóng cửa sau khi những quả bom phát nổ tại các văn phòng của họ và chính phủ từ chối cấp mới giấy phép cho họ. BBC News, Sky News, và CNN bị cấm quay phim và đưa tin từ Zimbabwe. Năm 2009 các giới hạn đưa tin với BBC và CNN đã được dỡ bỏ. Sky News tiếp tục đưa tin nhờ những sự giúp đỡ bên trong Zimbabwe từ các nước láng giếng như Nam Phi. == Các lực lượng vũ trang == Sự tồn tại của Các lực lượng Vũ trang Zimbabwe (ZDF) được quy định trong Hiến pháp Zimbabwe, Chương X, 96 (1), viết rằng, ZDF được lập ra bởi sự sáp nhập của ba lực lượng tham chiến, Quân đội giải phóng Zimbabwe châu Phi, (ZANLA) và Quân đội Cách mạng Nhân dân Zimbabwe, (ZIPRA) một bên và Các lực lượng An ninh Rhodesian bên kia ở cuối cuộc Chiến tranh cây bụi Rhodesian năm 1980. Giai đoạn sáp nhập chứng kiến sự thành lập Quân đội Quốc gia Zimbabwe (ZNA) và Không quân Zimbabwe (AFZ) như các thực thể riêng biệt dưới quyền chỉ huy của Tướng Solomon Mujuru (ZNA) và Thống chế không quân Norman Walsh (AFZ). Norman Walsh đã nghỉ hưu năm 1982, và được thay thế bởi Thống chế không quân Azim Daudpota, người sau đó đã trao lại quyền chỉ huy cho Trưởng Thống chế không quân Josiah Tungamirai năm 1985. Dù sự sáp nhận diễn ra trong ZNA, không có sự sáp nhập trong Không quân Zimbabwe. Các thành viên ZIPRA và ZANLA cũ đã gia nhập Không quân, đặc biệt trong khoảng thời gian 1980 và đầu năm 1982, thực hiện việc này với tư cách cá nhân. Trái lại, nhiều người không thực hiện cái gọi là "cấp bậc" và đã giải ngũ khỏi AFZ không giống như các bạn đồng sự của mình trong ZNA, những người được bảo vệ bởi nghị định sáp nhập. Trước khi Norman Walsh rời Không quân, máy bay quân đội đã bị phá huỷ trong cuộc phá hoại tại Căn cứ Không quân Thornhill ở Gweru. Những vụ bắt giữ đã được tiến hành và nó đã dẫn tới việc trục xuất các sĩ quan người da trắng khỏi AFZ. Chính phủ phản ứng bằng cách chuyển Thiếu tướng Josiah Tungamirai khỏi ZNA sang AFZ, trở thành một Phó thống chế không quân, người sau này là trợ lý cho Thống chế không quân Daudpota, được thuyên chuyển từ Không quân Pakistan. Các chỉ huy sáp nhập đã trao lại những lá cờ Zimbabwe cho Trung tướng Vitalis Zvinavashe, người sau này trở thành Tư lệnh đầu tiên của Các lực lượng Phòng vệ (1993), và Thống chế không quân Perrance Shiri năm 1992, và sau đó trong ZNA cho Trung tướng Constantine Chiwenga năm 1993. Việc thông qua Dự luật Sửa đổi Quốc phòng đã dẫn tới việc lập ra một bộ tư lệnh duy nhất cho Các lực lượng Phòng vệ năm 1995. Tướng Vitalis Zvinavashe trở thành chỉ huy đầu tiên của Các lực lượng Phòng vệ Zimbabwe, với các chỉ huy của cả Lục quân và Không quân đều thuộc dưới quyền chỉ huy của ông. Sau khi ông nghỉ hưu tháng 12 năm 2003, Tướng Constantine Chiwenga, được thăng chức và được chỉ định làm Chỉ huy Các lực lượng Phòng vệ Zimbabwe. Trung tướng P. V. Sibanda thay thế ông trở thành Chỉ huy Lục quân. ZNA hiện có số lượng binh sĩ thường trực 30,000 người. Không quân có khoảng 5,139 người. Cảnh sát Cộng hoà Zimbabwe (gồm cả Đơn vị Cảnh sát Hỗ trợ, Cảnh sát Bán vũ trang) cũng là một phần của lực lượng quốc phòng Zimbabwe và có quân số 25,000 người. Năm 1999, Chính phủ Zimbabwe đã gửi một lực lượng quân đội khá lớn tới Cộng hoà Dân chủ Congo để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Laurent Kabila trong cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai. Các lực lượng này đã rút phần lớn vào năm 2002. === Quân đội Quốc gia Zimbabwe === Quân đội Quốc gia Zimbabwe hay ZNA được lập ra năm 1980 từ các thành phần của Quân đội Rhodesian, được sáp nhập ở một mức độ ít hay nhiều với các chiến binh từ các phong trào ZANLA và ZIPRA du kích (các phái vũ trang của ZANU và ZAPU). Sau khi đảng đa số cầm quyền vào đầu năm 1980, các huấn luyện viên của Quân đội Anh đã quản lý việc sáp nhập các chiến binh du kích vào trong cơ cấu một tiểu đoàn được lập ra trên cơ sở các lực lượng vũ trang Rhodesian sẵn có. Trong năm đầu tiên một hệ thống được đưa ra theo đó các ứng cử viên hàng đầu sẽ trở thành chỉ huy tiểu đoàn. Nếu anh hay chị ta từ ZANLA, thì người phụ tá thứ nhất sẽ là ứng cử viên tốt nhất từ ZIPRA, và ngược lại. Điều này đảm bảo sự cân bằng giữa hai phong trào trong cơ cấu chỉ huy. Từ đầu năm 1981 hệ thống này đã bị huỷ bỏ nhường chỗ cho việc chỉ định chính trị, và các chiến binh ZANLA/ZANU sau đó nhanh chóng chiếm đa số lực lượng chỉ huy tiểu đoàn bên trong ZNA. ZNA ban đầu được thành lập thành bốn sư đoàn, gồm tổng cộng 28 tiểu đoàn. Các đơn vị hỗ trợ sư đoàn gồm hầu như toàn bộ các chuyên gia từ Quân đội Rhodesian cũ, trong khi các tiểu đoàn sáp nhập của Rhodesian African Rifles được biên chế thành các lữ đoàn số 1, số 3 và số 4. Lữ đoàn số 5 khét tiếng được thành lập năm 1981 và đã bị giải tán năm 1988 sau những cáo buộc tra tấn và giết hại trong thời gian Lữ đoàn chiếm đóng Matabeleland trong cái đã được gọi là Gukurahundi (Bản mẫu:Lang-sn). Tuy nhiên tới năm 2006 Lữ đoàn đã được tái lập, với chỉ huy, Tướng John Mupande ca tụng "lịch sử phong phú" của nó. == Kinh tế == Bản mẫu:Out of date Zimbabwe là nước có tiềm năng kinh tế, giàu tài nguyên thiên nhiên với crom và vàng là khoáng sản chính của nước này. Thuốc lá, bông và đường là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Zimbabwe. Sau độc lập, chính quyền mới chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, duy trì tốc độ phát triển, tiến hành cấp ruộng đất cho người da đen, ban hành luật lao động, định cư, nâng lương tối thiểu, xây dựng cơ sở y tế, giáo dục; thực hiện chính sách ôn hoà với người da trắng, sử dụng tay nghề, vốn, kỹ thuật và cơ cấu kinh tế, tài chính của họ nhằm duy trì sản xuất, tránh xáo trộn tình hình. Chính quyền mới từng bước cải tạo nền kinh tế theo chiều hướng xoá dần tệ phân biệt chủng tộc, hạn chế bóc lột sức lao động. Nhà nước nắm những lĩnh vực kinh tế quan trọng như ngân hàng, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, xuất nhập khẩu; lập hợp tác xã nông nghiệp, xí nghiệp công nghiệp; thực hiện tự do hoá nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân, xoá bỏ cấp giấy phép nhập khẩu, kiểm soát giá cả các mặt hàng tiêu dùng, nới lỏng quản lý trao đổi ngoại tệ để thu hút đầu tư và khuyến khích liên doanh với nước ngoài. Tranh thủ vốn đầu tư, kỹ thuật và viện trợ của các nước để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Xúc tiến hợp tác khu vực, xây dựng ống dẫn dầu qua cảng Becca, Maputo của Mozambique, phục hồi đường sắt vận chuyển qua các nước, từng bước tăng quan hệ kinh tế hợp tác với châu Phi. Zimbabwe tích cực tham gia đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, thúc đẩy hợp tác Nam - Nam, hợp tác khu vực. Xuất khẩu khoáng chất, nông nghiệp, và du lịch là những nguồn thu ngoại tệ chính của Zimbabwe. Lĩnh vực khai mỏ vẫn mang lại nhiều lợi nhuận, với một số trữ lượng platinum lớn nhất thế giới đang được khai thác bởi Anglo-American và Impala Platinum. Zimbabwe là đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi trên lục địa châu Phi. Zimbabwe vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng kinh tế dương trong suốt những năm 1980 (tăng trưởng 5.0% GDP hàng năm) và 1990 (tăng trưởng 4.3% GDP hàng năm). Tuy nhiên, nền kinh tế đã suy giảm từ năm 2000: giảm 5% năm 2000, 8% năm 2001, 12% năm 2002 và 18% năm 2003. Chính phủ Zimbabwe phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế sau khi đã từ bỏ các nỗ lực trước kia nhằm phát triển một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Các vấn đề bao gồm thiếu hụt ngoại tệ, lạm phát tăng vọt, và thiếu nguồn cung hàng hoá. Việc Zimbabwe tham gia vào cuộc chiến tranh tại Cộng hoà Dân chủ Congo từ năm 1998 tới năm 2002 đã làm nền kinh tế nước này thiệt hại hàng trăm triệu dollar. Vòng xoáy suy giảm của nền kinh tế có nguyên nhân chủ yếu từ sự quản lý kém và tham nhũng của chính quyền Mugabe và sự tịch thu tài sản bất hợp pháp của hơn 4,000 chủ trại da trắng trong chiến dịch phân phối lại đất đai gây nhiều tranh cãi năm 2000. Zimbabwe trước kia là một nước xuất khẩu ngô nhưng hiện đã phải nhập khẩu. Xuất khẩu thuốc lá và các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu khác cũng sụt giảm nghiêm trọng. Du lịch từng là một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, nhưng đã sụt giảm trong những năm gần đây. Zimbabwe Conservation Task Force đã ra một bản báo cáo vào tháng 7 năm 2007, ước tính 60% đời sống hoang dã tại Zimbabwe đã mất từ năm 2000 vì tình trạng săn bắn trộm và phá rừng. Báo cáo cảnh báo rằng sự mất mát đời sống hoang dã cộng với tình trạng phá rừng trên diện rộng có nguy cơ phá huỷ ngành công nghiệp du lịch. === Siêu lạm phát 2003-2009 === Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương. Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới. Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe hiện (2009) là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15.6 giờ. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953. Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam Phi và Zambia láng giềng. Năm 2005, chính phủ, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa. Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn. Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù. Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức, và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen, tháng 6 năm 2007. Tháng 1 năm, 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014). Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe. Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009. === Quan điểm chính phủ và các lệnh cấm vận quốc tế === Mugabe chỉ ra các chính phủ nước ngoài và cái gọi là "sự phá hoại ngầm" là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Zimbabwe, cũng như tỷ lệ thất nghiệp chính thức lên tới 80% ở nước này. Những lời chỉ trích với chính quyền Mugabe, gồm cả đại đa số cộng đồng quốc tế, buộc tội chương trình gây tranh cãi của Mugabe, tìm cách chiếm đoạt đất đai từ những nông dân da trắng. Mugabe đã nhiều lần lên án các lệnh cấm vận áp đặt lên Zimbabwe bởi Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ gây ra tình trạng hiện tại của nền kinh tế Zimbabwe. Tuy nhiên, theo Hoa Kỳ, những mục tiêu cấm vận chỉ nhắm tới bảy lĩnh vực kinh doanh riêng biệt thuộc sở hữu hay dưới quyền kiểm soát của các quan chức chính phủ chứ không phải những công dân bình thường. Trong một cuộc họp của Cộng đồng Phát triển Miền nam châu Phi năm 2007, đã có một lời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm vận được đưa ra. Các tỷ lệ thuế và phí rất cao với các doanh nghiệp tư nhân, trong khi các doanh nghiệp nhà nước được trợ cấp rất lớn. Chi phí quản lý nhà nước với các công ty rất đắt đỏ; việc khởi đầu hay đóng của một doanh nghiệp rất chậm chạp và tốn chi phí. Chi tiêu chính phủ được dự đoán chiếm 67% GDP năm 2007. Con số này thường được bù đắp một phần nhờ việc in thêm tiền, dẫn tới tình trạng siêu lạm phát. Thị trường lao động được quy định rất chặt chẽ; việc thuê một nhân công rất rắc rối, việc sa thải nhân công rất khó khăn, và tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 80% (2005). Trong một nỗ lực nhằm đương đầu với lạm phát và khuyến khích tăng trưởng kinh tế đồng dollar Zimbabwe đã bị đình chỉ vĩnh viễn ngày 12 tháng 4 năm 2009. Hiện Zimbabwe cho phép thực hiện giao dịch thương mại bằng đồng dollar Mỹ và nhiều đồng tiền tệ khác như đồng Rand của Nam Phi, đồng Euro, Sterling, và đồng Pula của Botswana. Việc sử dụng đồng dollar Mỹ đã mang lại nhiều kết quả to lớn trong vòng vài tuần khi lạm phát thực tế đã giảm xuống dưới 0 ở mức -3%. Tuy nhiên, dù đã có sự nỗ lực kinh tế, vẫn không có đủ việc làm cho nhiều người, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất thế giới, với 95% dân số không có việc làm. Và hiện chính phủ vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc tạo thêm công ăn việc làm. Gần đây, tình hình nội bộ Zimbabwe không ổn định, kế hoạch cải cách ruộng đất đã gây ra làn sóng bạo lực ở Zimbabwe, chi phí đưa 12.000 quân sang giúp Cộng hoà Dân chủ Congo chiếm khoảng 10% GDP và nạn dịch AIDS hoành hành càng làm tăng thêm khó khăn cho kinh tế nước này. Từ đầu năm 2009, Ngân hàng Trung ương Zimbabwe định kỳ phát hành lượng tiền lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách đã dẫn đến tình trạng siêu lạm phát ở nước này, lên tới trên hơn 100.000%. Đến tháng 2 năm 2009, việc chia sẻ quyền lực trong Chính phủ mới thành lập đã giúp cải thiện tình hình kinh tế, tình trạng siêu lạm phát dần bị khống chế thông qua việc hạn chế phát hành thêm đồng đô-la Zimbabwe và dỡ bỏ việc kiểm soát giá cả. Nền kinh tế Zimbabwe ghi nhận sự tăng trưởng lần đầu tiên trong thập kỷ sau nhiều năm suy thoái. Người dân hy vọng việc ổn định tình hình chính trị sẽ giúp phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Năm 2010, GDP của Zimbabwe đạt 4,27 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 5,9% và lạm phát là 5,03%, GDP bình quân đầu người của nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 400 USD, tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục với 95%. Nông nghiệp thu hút 66% lực lượng lao động nhưng chỉ đóng góp 17,9% vào GDP. Các loại nông sản chủ yếu là: ngô, sợi bông, thuốc lá, bột mày, mía đường, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn... Công nghiệp thu hút 10% lực lượng lao động và đóng góp vào 24,3% GDP. Các ngành công nghiệp chính là: khai khoáng, quần áo và giầy da, thực phẩm và đồ uống... Dịch vụ thu hút 24% lực lượng lao động và đóng góp tới 57,95% GDP. Du lịch là một ngành dịch vụ quan trọng của Zimbabwa nhưng hiện đang gặp khủng hoảng vì các khách du lịch phương Tây tránh nước này do lo ngại tâm lý bài da trắng. Về ngoại thương, năm 2010, Zimbabwe xuất khẩu 2,54 tỷ USD trong đó chủ yếu là platin, bông, thuốc lá, vàng, hợp kim sắt, hàng dệt may. Các bạn hàng chính của Zimbabwe là Congo, Nam Phi, Botswana, Trung Quốc, Đức… Năm 2010, Zimbabwe nhập khẩu 4,04 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu của nước này là máy móc và thiệt bị vận tải, hóa chất, xăng dầu, lương thực. Các đối tác nhập khẩu chính của Zimbabwe là Nam Phi (62,2%), Trung Quốc. == Nhân khẩu == Tổng dân số Zimbabwe là 12 triệu người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới của Liên hiệp quốc, tuổi thọ dự tính cho nam là 37 và tuổi thọ dự tính cho nữ là 34, ở mức thấp nhất thế giới năm 2006. Một hiệp hội bác sĩ tại Zimbabwe đã đưa ra những kêu gọi với Tổng thống Mugabe nhằm có những động thái hỗ trợ lĩnh vực y tế đang yếu kém. Tỷ lệ lây nhiễm HIV tại Zimbabwe được ước tính ở mức 20.1% với những người trong độ tuổi 15–49 năm 2006. UNESCO đã báo cáo một sự sụt giảm trong mức độ có HIV ở các phụ nữ có thai từ 26% năm 2002 xuống còn 21% năm 2004. Khoảng 85% dân số Zimbabwe là tín đồ Thiên Chúa giáo; 62% thường xuyên tham gia các hoạt động tôn giáo. Các giáo hội Thiên Chúa giáo lớn nhất là Anh giáo, Công giáo Rôma, Giáo hội Chúa giáng sinh bảy ngày và Hội giám lý. Như ở các quốc gia châu Phi khác, Thiên Chúa giáo có thể trộn lẫn với những đức tin truyền thống từ xa xưa. Bên cạnh Thiên Chúa giáo, sự thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phi Thiên Chúa giáo có nhiều người thực hiện nhất, liên quan tới sự cầu nguyện linh hồn; Mbira Dza Vadzimu, có nghĩa "Giọng nói của tổ tiên", một dụng cụ liên quan tới nhiều lamellophone có mặt khắp nơi ở châu Phi, là trung tâm của nhiều hình thức nghi lễ. Mwari đơn giản mang nghĩa "Thánh của sự sáng tạo" (musika vanhu in Shona). Khoảng 1% dân số là tín đồ Hồi giáo. Các nhóm sắc tộc da đen chiếm 98% dân số. Là sắc tộc đa số, người Shona, chiếm 80 tới 84%. Người Ndebele đông thứ hai với 10 tới 15% dân số. Người Ndebele là hậu duệ của những người di cư Zulu ở thế kỷ 19 và những bộ tộc khác mà họ kết hôn cùng. Lên tới một triệu người Ndebele có thể đã rời bỏ đất nước trong năm năm qua, chủ yếu tới Nam Phi. Các nhóm sắc tộc Bantu khác đứng thứ ba với 2 tới 5%. Họ gồm Venda, Tonga, Shangaan, Kalanga, Sotho, Ndau và Nambya. Các nhóm sắc tộc thiểu số gồm người da trắng Zimbabwe, chủ yếu có nguồn gốc Anh, nhưng một số cũng có nguồn gốc Afrikaner, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Hà Lan, chiếm chưa tới 1% tổng dân số. Số người da trắng đã giảm từ đỉnh điểm khoảng 296,000 người năm 1975 xuống còn khoảng 120,000 năm 1999 và được ước tính còn không hơn 50,000 năm 2002, và có thể còn ít hơn. Chủ yếu họ đã di cư tới Vương quốc Anh (khoảng 200,000 tới 500,000 người Anh có nguồn gốc Zimbabwe), Nam Phi, Botswana, Zambia, Canada, Australia và New Zealand. Những công dân là người lai chiếm 0.5% dân số và nhiều nhóm sắc tộc châu Á khác, chủ yếu là người Ấn Độ và Trung Quốc và cũng chiếm 0.5%. Những người nhập cư châu Á có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh tế. === Ngôn ngữ === Tiếng Shona, tiếng Bắc Ndebele và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính của Zimbabwe. Dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, chưa tới 2.5%, chủ yếu là các cộng đồng da trắng và da màu (người lai), coi nó là tiếng mẹ đẻ của mình. Số dân cư còn lại nói các ngôn ngữ Bantu như Shona (76%), Ndebele (18%) và các ngôn ngữ thiểu số khác như Venda, Tonga, Shangaan, Kalanga, Sotho, Ndau và Nambya. Shona có một nền văn học truyền thống truyền khẩu giàu có, đã được đưa vào trong tiểu thuyết tiếng Shona đầu tiên, Feso của Solomon Mutswairo, được xuất bản năm 1956. Tiếng Anh chủ yếu được sử dụng tại các thành phố, ít thấy ở các vùng nông thôn. Đài phát thanh và vô tuyến được phát bằng tiếng Shona, Ndebele và tiếng Anh. === Khủng hoảng người tị nạn === Sự tan rã kinh tế cùng những biện pháp đàn áp chính trị tại Zimbabwe đã dẫn tới một làn sóng người tị nạn đổ tới các quốc gia láng giềng. Ước tính 3.4 triệu người Zimbabwe, một phần tư dân số, đã chạy ra nước ngoài ở thời điểm giữa năm 2007. Khoảng 3 triệu người trong số đó đã tới Nam Phi. Ngoài những người đã phải bỏ chạy tới các quốc gia lân cận, có tới 1 triệu người phải dời bỏ nhà cửa ở trong nước (IDPs). Hiện không có kết quả điều tra toàn bộ, nhưng có những con số sau: Những cuộc điều tra trên không bao gồm những người phải dời bỏ nhà cửa bởi Chiến dịch Chikorokoza Chapera hay những người được hưởng lợi từ chương trình cải cách fast-track nnhưng từ đó đã bị đuổi khỏi đất đai. == Y tế == Khi mới độc lập, các chính sách bất bình đẳng chủng tộc được phản ánh qua những mô hình bệnh dịch của cộng đồng da đen đa số. Năm năm đầu tiên sau khi độc lập chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trong tỷ lệ tiêm chủng, mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai. Vì thế Zimbabwe được quốc tế coi là đã hoàn thành mục tiêu chăm sóc y tế với kết quả tốt. Tuy nhiên, những thành tựu này đã bị xói mòn bởi những điều chỉnh cơ cấu trong thập niên 1990, the impact of the HIV/AIDS pandemic và cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2000. Zimbabwe hiện có mức tuổi thọ thấp nhất thế giới – 44 tuổi với nam giới và 43 với nữ giới, giảm từ 60 năm 1990. Sự sụt giảm nhanh chóng được cho chủ yếu bởi dịch HIV/AIDS. Tử vong trẻ em đã tăng từ 5.9% cuối thập niên 1990 lên 12.3% năm 2004. Hệ thống chăm sóc y tế ít nhiều đã suy sụp: Tới cuối tháng 11 năm 2008, ba trong số bốn bệnh viện chính của Zimbabwe đã đóng cửa, cùng với Trường Y Zimbabwe và bệnh viện lớn thứ tư có hai khoa và không có phòng mổ đang hoạt động. Bởi tình trạng siêu lạm phát, những bệnh viện này vẫn mở cửa nhưng không có được các loại thuốc cơ bản. Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đang diễn ra cũng góp phần vào nạn di cư của các bác sĩ và những người có kiến thức y khoa. Tháng 8 năm 2008, nhiều vùng rộng lớn của Zimbabwe bị dịch tả tấn công. Tới tháng 12 năm 2008 hơn 10,000 người đã mắc bệnh dịch đã lan tới các ngước Botswana, Mozambique, Nam Phi và Zambia. Ngày 4 tháng 12 năm 2008 chính phủ Zimbabwe tuyên bố vụ bùng phát dịch là tình trạng khẩn cấp quốc gia, và đã yêu cầu sự trợ giúp quốc tế. Tới ngày 9 tháng 3 năm 2009 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính 4,011 người đã chết vì bệnh dịch lây lan do dùng nước bẩn từ khi bệnh dịch bùng phát tháng 8 năm 2008, và tổng số ca được ghi nhận lên tới 89,018. Tại Harare, hội đồng thành phố đã cung cấp nơi chôn cất miễn phí cho các nạn nhân dịch tả. Đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh dịch đang dịu bớt, với số ca nhiễm dịch tả giảm khoảng 50% xuống khoảng 4,000 ca mỗi tuần. == Giáo dục == Zimbabwe có tỷ lệ biết chữ người lớn xấp xỉ 90% ở mức cao nhất châu Phi. Tuy nhiên, từ năm 1995 tỷ lệ biết chữ ở người lớn của Zimbabwe đã giảm liên tục, một xu hướng cũng xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Phi khác. Bộ giáo dục đã phát biểu rằng 20,000 giáo viên đã rời Zimbabwe từ năm 2007 và rằng một nửa số trẻ em Zimbabwe không tiếp tục đi học sau cấp tiểu học. Tỷ lệ dân cư giàu nhất thường gửi con em mình tới các trường độc lập trái ngược với các trường nhà nước là nơi đại đa số trẻ em theo học và được nhận trợ cấp từ phía chính phủ. Giáo dục tại các trường đã được phổ cập vào năm 1980, nhưng từ năm 1988, chính phủ đã liên tục tăng các khoản thu cho việc đăng ký vào trường cho tới mức hiện nó đã vượt quá giá trị thực của giá trị các khoản phí vào năm 1980. Bộ giáo dục Zimbabwe duy trì và điều hành các trường công nhưng các khoản phí do các trường độc lập thu được nội các Zimbabwe quản lý. Hệ thống giáo dục Zimbabwe gồm 7 năm cấp một và 6 năm cấp hai trước khi học sinh có thể vào trường đại học trong nước hay nước ngoài. Năm học tại Zimbabwe diễn ra từ tháng 1 tới tháng 12, với các kỳ học ba tháng, xen giữa là một tháng nghỉ, với tổng số 40 tuần học tập mỗi năm. Các kỳ thi quốc gia là thi viết ở kỳ học thứ ba vào tháng 11, với các môn học cấp độ "O" và cấp độ "A" cũng được tổ chức vào tháng 6. Có bảy trường đại học công và bốn trường đại học có liên quan tới nhà thờ tại Zimbabwe được công nhận hoàn toàn trên bình diện quốc tế. Đại học Zimbabwe, đại học hàng đầu và lớn nhất, được xây dựng năm 1952 và nằm ở khu ngoại ô Harare của Mount Pleasant. Những nhân vật đáng chú ý tốt nghiệp từ các trường đại học Zimbabwe gồm Welshman Ncube; Peter Moyo (của Amabhubesi); Tendai Biti, Tổng thư ký cho MDC; Chenjerai Hove, nhà thơ, nhà văn và người viết tiểu luận Zimbabwe; và Arthur Mutambara, Chủ tịch một phái của MDC. Nhiều chính trị gia hiện tại trong chính phủ Zimbabwe đã nhận bằng cấp từ các trường đại học ở Hoa Kỳ hay các trường khác ở nước ngoài. Ban chuyên nghiệp cấp cao nhất đào tạo các kế toán viên là Institute of Chartered Accountants of Zimbabwe (ICAZ) với quan hệ trực tiếp với các cơ quan tương tự tại Nam Phi, Canada, Vương quốc Anh và Australia. Một Chartered Accountant có bằng cấp tại Zimbabwe cũng là một thành viên của các cơ quan tương tự tại các quốc gia đó sau khi viết một giấy chuyển đổi. Ngoài ra, các bác sĩ được đào tạo tại Zimbabwe chỉ cần có đủ một năm cư trú để trở thành bác sĩ được phép hoạt động tại Hoa Kỳ. Viện Kỹ sư Zimbabwe (ZIE) là cơ quan cấp cao nhất đào tạo kỹ sư. Tuy nhiên, giáo dục tại Zimbabwe đã bắt đầu bị đe doạ bởi những thay đổi kinh tế năm 2000 với việc các giáo viên tiến hành đình công bởi lương thấp, các sinh viên không thể tập trung bởi nạn đói và giá cả đồng phục tăng vọt khiến nó trở thành một loại hàng xa xỉ. Các giáo viên cũng là một trong những mục tiêu chính của những cuộc tấn công của Mugabe bởi ông ta cho rằng họ không phải là những người ủng hộ mình mạnh mẽ. == Truyền thông == Truyền thông Zimbabwe, vốn một thời đa dạng, đã ở dưới sự quản lý chặt chẽ của chính phủ trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị diễn ra trong nước. Định chế của Zimbabwe đảm bảo sự tự do truyền thông và thể hiện. Trên thực tế, truyền thông đã gặp phải sự can thiệp chính trị và việc áp đặt những bộ luật truyền thông nghiêm khắc. Trong báo cáo năm 2008 của mình, Phóng viên Không Biên giới xếp hạng truyền thông Zimbabwe ở mức 151 trên 173. Chính phủ cũng cấm nhiều đài phát thanh truyền hình nước ngoài từ Zimbabwe, gồm cả BBC (từ năm 2001), CNN, CBC, Sky News, Channel 4, American Broadcasting Company, Australian Broadcasting Corporation (ABC) và Fox News. Các cơ quan truyền thông và báo chí từ các quốc gia phương Tây và Nam Phi khác cũng đã bị cấm ở nước này. Tháng 7 năm 2009 BBC và CNN đã có thể nối lại hoạt động và đưa tin một cách hợp pháp và cởi mở từ Zimbabwe. CNN đánh giá cao động thái này. Bộ Truyền thông, Thông tinn và Quảng cáo Zimbabwe phát biểu rằng, "chính phủ Zimbabwe không bao giờ cấm BBC tiến hành các hoạt động hợp pháp bên trong Zimbabwe". BBC cũng đánh giá cao động thái khi phát biểu "chúng tôi hân hạnh khi một lần nữa được phép hoạt động cởi mở tại Zimbabwe". Báo chí tư nhân vốn một thời đông đảo, tuy nhiên từ năm 2002 Đạo luật Tiếp cận Thông tin và Bảo vệ Riêng tư (AIPPA) đã được thông qua, một số tờ đã bị chính phủ đóng cửa, gồm cả tờ The Daily News với giám đốc điều hành là Wilf Mbanga thành lập ra tờ báo The Zimbabwean nhiều ảnh hưởng. Vì thế, nhiều người Zimbabwe lưu vong đã lập ra tổ chức báo chí tại các quốc gia láng giềng và cả ở phương Tây. tuy nhiên, bởi internet hiện không bị giới hạn, nhiều người Zimbabwe được phép tiếp cận với các site tin tức do các nhà báo lưu vong lập ra. Phóng viên Không Biên giới coi môi trường báo chí tại Zimbabwe có sự "giám sát, đe doạ, bỏ tù, kiểm duyệt, hăm doạ tống tiền, lạm dụng quyền lực và từ chối pháp lý tất cả được thực thi để giữ quyền kiểm soát chặt chẽ với báo chí." Năm 2010 Uỷ ban Truyền thông Zimbabwe được thành lập bởi chính phủ chia sẻ quyền lực. Tháng 5 năm 2010 Uỷ ban cho phép ba tờ báo tư nhân mới, gồm cả tờ Daily News vốn bị cấm trước kia, được xuất bản. Phóng viên Không Biên giới miêu tả các quyết định như một sự "tiến bộ lớn". Tháng 6 năm 2010 NewsDay trở thành tờ báo ngày độc lập đầu tiên được xuất bản tại Zimbabwe trong bảy năm. == Văn hoá và giải trí == Zimbabwe có nhiều văn hoá khác nhau có thể bao gồm những đức tin và nghi lễ, một trong số chúng là Shona. Nhóm sắc tộc lớn nhất của Zimbabwe là Shona. Người Shona có nhiều tác phẩm điêu khắc và khắc đá về các vị thần (thần tượng) được thực hiện với những vật liệu tốt nhất họ có. Zimbabwe lần đầu tiên kỷ niệm ngày lễ độc lập ngày 18 tháng 4 năm 1980. Những buổi lễ được tổ chức hoặc tại Sân vận động Thể thao Quốc gia hoặc tại Sân vận động Thể thao Rufaro ở Harare. Những buổi lễ kỷ niệm ngày độc lập đầu tiên được tổ chức năm 1980 tại Zimbabwe Grounds. Tại buổi lễ này những chú chim bồ câu được thả ra tượng trưng cho hoà bình và những máy bay phản lực chiến đấu bay ngang qua trong khi bài quốc ca được tấu lên. Ngọn lửa độc lập được tổng thống châm lên sau khi gia đình tổng thống và các thành viên các lực lượng vũ trang Zimbabwe diễu hành. Tổng thống cũng đọc một bài diễn văn trước nhân dân Zimbabwe và được truyền hình trực tiếp cho những người không thể có mặt tại sân vận động. === Nghệ thuật === Nghệ thuật truyền thống tại Zimbabwe gồm làm đồ gốm, đan rổ rá, dệt may, đồ trang sức và điêu khắc. Một trong những đặc trưng riêng biệt là các mẫu hình đối xứng trên các rổ nung và các công cụ được khắc ra từ một mảnh gỗ duy nhất. Điêu khắc Shona đã trở nên nổi tiếng thế giới trong những năm gần đây sau khi lần đầu tiên xuất hiện trong thập niên 1940. Hầu hết các chủ đề điêu khắc là những hình chim hay người cách điệu và những hình khác được làm bằng các loại đá trầm tích nhưsoapstone, và cả những loại đá lửa cứng hơn như serpentine và cả loại đá hiếm verdite. Điêu khắc Shona về bản chất đã trở thành một sự hợp nhất văn hoá dân gian châu Phi với những ảnh hưởng châu Âu. Những nhà điêu khắc người Zimbabwe nổi tiếng thế giới gồm Nicholas, Nesbert và Anderson Mukomberanwa, Tapfuma Gutsa, Henry Munyaradzi và Locardia Ndandarika. Trên bình diện quốc tế, những nhà điêu khắc người Zimbabwe đã gây ảnh hưởng tới một thế hệ các nghệ sĩ mới, đặc biệt là những người Mỹ da đen, qua những thời kỳ học việc dài với những bậc thầy điêu khắc tại Zimbabwe. Những nghệ sĩ đương đại như nhà điêu khắc New York M. Scott Johnson và nhà điêu khắc California Russel Albans đã học cách pha trộn cả thẩm mỹ học châu Phi và Phi-Do Thái theo một cách vượt quá sự bắt chước đơn giản của nghệ thuật châu Phi của một số nghệ sĩ da đen ở những thế hệ nghệ sĩ trước tại Hoa Kỳ. Nhiều tác gia nổi tiếng ở cả tại Zimbabwe và nước ngoài. Charles Mungoshi nổi tiếng tại Zimbabwe vì đã viết những câu chuyện truyền thống bằng tiếng Anh và cả tiếng Shona và những bài thơ và sách của ông được bán chạy trong cả những cộng đồng người da trắng và da đen. Catherine Buckle đã có được sự công nhận quốc tế với hai cuốn sách của bà African Tears (Nước mắt châu Phi) và Beyond Tears (Vượt qua Nước mắt) kể lại sự thử thách mà bà đã vượt qua trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 2000. Cựu Thủ tướng Rhodesia, Ian Smith, cũng viết hai cuốn sách — The Great Betrayal và Bitter Harvest. Cuốn The House of Hunger của Dambudzo Marechera đã giành một giải thưởng tại Anh năm 1979 và tác phẩm đầu tiên, The Grass Is Singing, của tác gia đoạt giải Nobel Doris Lessing cũng đặt bối cảnh tại Rhodesia. Những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới gồm Henry Mudzengerere và Nicolas Mukomberanwa. Một chủ đề thường được đề cập trong nghệ thuật Zimbabwe là sự thay đổi hình dạng của con người trở thành ác thú. Những nhạc sĩ người Zimbabwe như Thomas Mapfumo, Oliver Mtukudzi, nhóm Bhundu Boys và Audius Mtawarira đã có được sự công nhận quốc tế. Trong số những thành viên của cộng đồng da trắng thiểu số, Theatre có số ngươi hâm mộ đông đảo, với nhiều công ty biểu diễn trình diễn tại các khu vực đô thị Zimbabwe. === Ẩm thực === Như nhiều quốc gia châu Phi khác, đa số dân Zimbabweans sống dựa vào một số loại thực phẩm chính. Thịt, thịt bò và ở một mức độ thấp hơn là thịt gà là những nguyên liệu đặc biệt phổ thông, dù mức tiêu thụ đã sụt giảm dưới chính quyền Mugabe vì mức thu nhập giảm. "Bột Mealie", cũng được gọi là bột ngô, được dùng chế biến món sadza hay isitshwala và bota hay ilambazi. Sadza là một món cháo đặc được làm bằng cách trộn bột ngô với nước để tạo ra một thứ bột nhão và đặc. Sau khi bột đã được nấu một thời gian, người ta thêm bột ngô nữa để món cháo thêm đặc. Món này thường được ăn như bữa trưa và bữa tối, thường với các loại rau (như rau bina, chomolia, collard greens), đậu và thịt hầm, nướng, hay quay. Sadza cũng là một món phổ thông được dùng với sữa đông, thường được gọi là lacto (mukaka wakakora), hay Tanganyika sardine khô, tại Zimbabwe được gọi là kapenta hay matemba. Bota là một loại cháo ít đặc hơn, được nấu mà không cho thêm bột ngô và thường được thêm bơ đậu phộng, sữa, bơ, hay, thỉnh thoảng, mứt. Bota thường được dùng như bữa sáng. Các buổi lễ tốt nghiệp, cưới xin, và nhiều dịp tụ tập gia đình khác thường được ăn mừng với việc giết một chú dê hay bò, và thịt sẽ được các thành viên gia đình nướng nguyên con hay quay. Các loại thực đơn của người Afrikaner khá phổ biến dù họ chỉ là một nhóm nhỏ (0.2%) bên trong cộng đồng da trắng. Biltong, một kiểu thịt bò khô, là một món ăn nhẹ phổ biến, được làm bằng cách treo các miếng thịt đã ướp để khô trong bóng râm. Boerewors (phát âm tiếng Afrikaans: [børəvɞɾs]) được dùng với sadza. Đây là một loại xúc xích dài, thường được tẩm nhiều gia vị, chứa nhiều thịt bò hơn thịt lợn và được nướng lên. Bởi Zimbabwe từng là một thuộc địa của Anh, nước này đã du nhập một số thói quen Anh Quốc. Ví dụ, hầu hết người dân sẽ ăn cháo đặc vào buổi sáng, tuy nhiên họ vẫn sẽ có bữa trà vào 10 giờ (trà trưa). Họ sẽ ăn trưa, có thể là đồ còn lại từ bữa tối hôm trước, sadza nấu mới, hay sandwiches (rất phổ biến trong các thành phố). Sau bữa trưa họ thường có bữa trà lúc 4 giờ chiều trước bữa tối. Thường họ không uống trà sau bữa tối. === Thể thao === === Âm nhạc === === Hướng đạo sinh === == Du lịch == == Các biểu tượng quốc gia, vật tượng trưng và quốc ca == === Quốc ca === == Xếp hạng quốc tế == == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Humanitarian information coverage on ReliefWeb Mục “Zimbabwe” trên trang của CIA World Factbook. Zimbabwe from UCB Libraries GovPubs Zimbabwe tại DMOZ Wikimedia Atlas của Zimbabwe, có một số bản đồ liên quan đến Zimbabwe. Global Integrity Report: Zimbabwe—anti-corruption policy scorecard Parliament of Zimbabwe—official government site Zimbabwe Government Online—official government site and mirror site Chief of State and Cabinet Members Bản mẫu:Các chủ đề Zimbabwe
hoàng văn thái (phố hà nội).txt
Phố Hoàng Văn Thái được đặt tên của Đại tướng Hoàng Văn Thái vào năm 1998, có độ dài 960 m, rộng 9 – 10 m, đi từ ngã ba Phố Lê Trọng Tấn, qua các ngã ba Nguyễn Ngọc Nại, Cù Chính Lan, Vương Thừa Vũ, Tô Vĩnh Diện tới đường Khương Trung; vào giữa địa giới của hai phường Khương Mai và Khương Trung, tạo thành ngã ba với phố Nguyễn Ngọc Nại, sau khi đi tiếp qua phố Vương Thừa Vũ đến phố Tô Vĩnh Diện thuộc địa phận Khương Trung. Phố này trước đây còn có tên đường Đông - Tây 2. Phố Hoàng Văn Thái, nguyên thuộc khu vực sân bay Bạch Mại cũ, vốn là đất làng Khương Trung và được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc huyện Thanh Trì, trước năm 1945 thuộc Quận III, ngoại thành Hà Nội. Xưa đây là đất cửa ngõ Tây Nam kinh thành Thăng Long. Nay phố này nằm trên đất thuộc 2 Phường Khương Mai và Khương Trung của Quận Thanh Xuân. Trên phố Hoàng Văn Thái hiện nay có các cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp đóng và hoạt động như: Bộ Chỉ huy Quân sự Quận Thanh Xuân (số 23); Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân (số 166); Trường dạy nghề quân đội 10 - 10. Dọc hai bên Phố Hoàng Văn Thái, nhân dân thuộc hai Phường Khương Mai và Khương Trung đang phát triển mạnh mẽ các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ đa dạng và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. == Xem thêm == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tư liệu sưu tầm do của Ngô Chí Hoạt (cựu chiến binh Mặt trận Hà Nội) và Chu Duy Kính (nhân chứng lịch sử) cung cấp, Đất Khương Mai xưa và nay (Phần 1), Website Phường Phương Mai, cập nhật ngày 13/12/2009, truy cập ngày 8/5/2011.
dương lợi vĩ.txt
Dương Lợi Vĩ (giản thể: 杨利伟, phồn thể: 楊利偉, sinh 1965) là một nhà du hành vũ trụ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông đã là người đầu tiên được đưa vào vũ trụ bởi Chương trình Không gian Trung Quốc và chuyến đi của ông trên tàu Thần Châu 5 khiến cho Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới đưa người vào vũ trụ một cách độc lập. == Lý lịch trích ngang == Dương Lợi Vĩ sinh ngày 21 tháng 6 năm 1965 tại huyện Tuy Trung thuộc thành phố Hồ Lô Đảo ở tỉnh Liêu Ninh, một vùng công nghiệp ở Đông Bắc Trung Quốc. Mẹ của Dương Lợi Vĩ là một cô giáo, bố là một nhân viên kế toán ở một công ty nông nghiệp quốc doanh. Vợ của Vĩ cũng là một sĩ quan của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và họ có với nhau một con trai. Vĩ có điểm các môn học trung bình nhưng ông lại xuất sắc về các môn khoa học. Ông thích bơi lội và trượt pa tanh và giỏi các môn ngoài trời. Dương Lợi Vĩ đã gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lúc 18 tuổi và lên đến hàm trung tá và đại tá (sau khi trở về từ không gian). Dương Lợi Vĩ vào học Cao đẳng Hàng không số 8 của Không quân Trung Quốc năm 1987 và lấy bằng cử nhân. Ông đã đạt được 1350 giờ bay như một phi công chiến đấu trước khi được đào tạo huấn luyện bay vào không gian. Ông là người Trung Quốc đầu tiên bay vào không gian khi ông 38 tuổi, và ông đã ở trên không gian khoảng 21 tiếng. Đặt dấu mốc quan trọng giúp Trung Quốc trở thành nước thứ 3 trên thế giới có thể tổ chức độc lập các chuyến bay có người lái vào không gian. == Tham khảo == ""神七"运载火箭完成总装和出厂测试 今将出征". 中国新闻网. 2008-07-19. Truy cập 2008-07-19. "杨利伟:"职业航天员是我的事业和人生追求"". 新华网. ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2008. China Daily. http://www2.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-08/20/content_470775.htm "我国首位"太空人"杨利伟被授予少将军衔(图)". 北方网. ngày 22 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2008.
franc thụy sĩ.txt
Franc (ký hiệu: Fr. hoặc SFr.; tiếng Đức: Franken, tiếng Pháp và tiếng Romansh: franc, tiếng Ý: franco; mã: CHF) là đồng tiền của Thụy Sĩ và Liechtenstein; nó cũng là đồng tiền thanh toán hợp pháp của Campione d'Italia, Italia. Mặc dù không phải là đồng tiền thanh toán hợp pháp chính thức của Büsingen am Hochrhein, Đức (tiền tệ hợp pháp duy nhất là euro), nó vẫn cứ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày tại đây. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ có trách nhiệm in tiền giấy còn tiền xu do Xưởng đúc tiền Thụy Sĩ đúc. Franc Thụy Sĩ là đồng franc duy nhất còn được phát hành tại châu Âu. == Lưu thông == Cho đến tháng 3 năm 2010, tổng giá trị của cả tiền xu và tiền giấy Thụy Sĩ đã được phát hành là 49.664 triệu franc Thụy Sĩ. Combinations of up to 1 cent usual Swiss coins (not including special or commemorative coins) are legal tender; banknotes are legal tender for any amount. == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng CHF == == Tham khảo ==
tổng công ty truyền thông đa phương tiện việt nam.txt
Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation hay Vietnam Television Corporation - VTC) là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. == Lịch sử == Tiền thân của công ty VTC là xí nghiệp Dịch vụ bảo hành thiết bị Phát thanh - truyền hình thuộc Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam - VTV được thành lập tháng 2 năm 1988 theo quyết định số 33/QĐ-BTT của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam(Nay là Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam). Tháng 9 năm 1992 xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển kỹ thuật thông tin (INTEDICO) thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin. Tháng 11 năm 1993 Công ty INTEDICO được chuyển thành Công ty đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam trên cơ sở sát nhập thêm Công ty TELEXIM và Công ty RATIMEX của Đài Truyền hình Việt Nam theo quyết định số 918- QĐ/TC-THVN ngày 10 tháng 12 năm 1996 của Đài truyền hình Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2003, công ty VTC chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính – Viễn thông theo quyết định số 129/2003/QĐ- TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Quyết định số 192/2005/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thành Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. == Tổ chức == Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông; có mô hình tổ chức quản lý do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; có cơ cấu quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các công ty con bao gồm: Công ty Truyền hình di động VTC mobile Công ty Viễn thông Số (DIGICOM) Đài Truyền hình kỹ thuật số được chuyển về Bộ TT & TT từ ngày 2-12-2013 Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom) Công ty Cổ phần Truyền thông VTCI Công ty TNHH 1 thành viên Giải pháp công nghệ truyền thông VTC Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Trung VTC Công ty TNHH 1 thành viên Truyền thông đa phương tiện miền Nam VTC Công ty cổ phần Phát triển Truyền thông Truyền hình (CTC) Công ty cổ phần Kinh doanh thiết bị truyền thông VTC Công ty cổ phần Điện tử truyền thông VTC Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam Công ty cổ phần Dịch vụ hợp tác quốc tế Công ty cổ phần Chuyển giao công nghệ truyền hình – viễn thông VTC Công ty cổ phần Kinh doanh, sản xuất các chương trình quảng cáo và giải trí truyền hình VTC Công ty cổ phần Truyền thông Hữu Nghị Trường truyền thông VTC == Lĩnh vực kinh doanh == == Những hạn chế và tiêu cực == === Bản quyền === World Cup 2006, FPT mua độc quyền giải đấu này và ban đầu chỉ bán lại cho VTV và HTV. VTC sau đó đã phải liên tục thương thuyết đàm phán với FPT cùng VTV để mua lại bằng mọi giá bản quyền World Cup 2006 và đã thành công với mức giá lên tới 7 tỷ đồng. Tháng 10 năm 2006, VTV cảnh cáo sẽ kiện VTC vì vi phạm bản quyền phát sóng Hoa hậu Thế giới mà VTV đã mua bản quyền độc quyền. VTC đã gửi lời xin lỗi đến VTV và xin bồi thường thiệt hại với TVplus. Kể từ cuối năm 2006, VTC đã mua được các bản quyền quan trọng gồm World Cup các câu lạc bộ thế giới, AFF Cup 2006 (tên gọi cũ là Tiger Cup), F1, Oscar 49, Mister World, Hoa hậu Hoàn vũ, Copa America 2007 và đặc biệt là AFC Asian Cup 2007 khi Việt Nam là một trong 4 nước chủ nhà. Năm 2007, VTC đã ký được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp từ 2007 đến 2010 với đối tác ESPN và Star Sports với mức giá được công bố là 1,2 triệu đô la. === Đầu kĩ thuật số === Những người dân biết đến VTC được nhờ bộ giải mã tín hiệu truyền hình số được gọi là VTC-Digital (với các phiên bản như T5, T9, T10, T11, T12, T13 v.v.). VTC đã quảng bá rằng họ sẽ tăng kênh cho đầu thu VTC-Digital phiên bản T13, nhưng sau đó, khi các kênh VTC3, VTC6 ra đời và bị khóa mã Irdeto, cho thấy VTC không hề hỗ trợ các đầu thu cũ mà mã hóa kênh đó để chỉ có đầu thu mới VTC-Digital D901, E901 dùng thẻ giải mã mới xem được. Việc này khiến nhiều khách hàng của VTC không hài lòng vì đã không được xem những kênh mình mong muốn .Vào năm 2009,họ tung ra thị trường 2 bộ thu giải mã là VTC-HD và VTC-SD để thu tín hiệu truyền hình vệ tinh do VTC cung cấp (43 chương trình trong đó có 9 chương trình HD).Họ tiếp tục khóa mã thêm nhiều kênh sử dụng phương thức khóa mã IDERTO. == Xem thêm == Truyền hình kỹ thuật số VTC [Báo tin tức VTC News - VTC. VN] == Chú thích ==
thời kỳ chiêu hòa.txt
Thời kỳ Chiêu Hòa (昭和時代, Shōwa jidai, Chiêu Hòa thời đại) là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản tương ứng với thời gian tại vị của Thiên hoàng Chiêu Hòa, từ ngày 25 tháng 12 năm 1926 đến 7 tháng 1 năm 1989. Thời kỳ Chiêu Hòa dài hơn thời gian tại vị của các Thiên hoàng trước đó. Trong khoảng thời gian trước 1945, Nhật Bản chuyển sang chế độ chính trị của chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít lên đến đỉnh điểm khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc năm 1937. Đây là một phần của giai đoạn đầy biến động trong xã hội và xung đột như thời kỳ đại khủng hoảng và chiến tranh thế giới thứ 2. Bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm cho Nhật Bản thay đổi. Vào thời kỳ đầu tiên và lần duy nhất trong lịch sử, Nhật Bản chịu sự quản lý của các quốc gia khác - ở đây cụ thể là các nước Đồng Minh phương Tây; việc chiếm đóng này kéo dài đến 7 năm. Phe đồng minh chiếm đóng đã đưa ra các cải cách dân chủ sâu rộng cùng các nỗ lực nhằm xóa bỏ triệt để chủ nghĩa quân phiệt. Dưới áp lực của các nước Đồng Minh, Thiên hoàng ra bản Tuyên ngôn nhân gian nhằm tuyên bố mình là người trần mắt thịt chứ không phải là một vị thánh sống, đồng thời Nhật Bản trở thành một quốc gia có chế độ quân chủ lập hiến với quyền lực nằm trong tay chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ. Năm 1952, theo hiệp ước San Francisco, Nhật Bản trở thành một quốc gia có chủ quyền. Thời kỳ Chiêu Hòa hậu chiến cũng chứng kiến sự hồi phục và trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nền kinh tế Nhật Bản, điều này được thế giới gọi là "Sự thần kỳ Nhật Bản". Điều này có nghĩa là, trong thời kỳ Chiêu Hòa, trước và sau 1945 thì Nhật Bản có hai dạng thể chế khác nhau. Khoảng thời gian 1926–1945 chính thể của nước Nhật chính là sự nối tiếp của đế quốc Nhật Bản trước đó và dần dần chuyển mình thành chế độ phát xít Nhật. Khoảng thời gian 1945–1989 là một phần của Nhật Bản hiện nay, với thể chế dân chủ đại nghị và Thiên hoàng không nắm thực quyền mà chỉ là biểu tượng của quốc gia. == Tham khảo ==
đông anh (thị trấn).txt
Đông Anh là thị trấn huyện lị của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Thị trấn Đông Anh có diện tích 4,45 km², dân số năm 1999 là 21957 người, mật độ dân số đạt 4934 người/km². == Lịch sử == Thị trấn Đông Anh được thành lập theo quyết định 173/QĐ - HĐBT ngày 13/10/1982 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của các xã Uy Nỗ, Tiên Dương, Nguyên Khê và Xuân Nộn. == Xem thêm == Danh sách thị trấn tại Việt Nam == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang giới thiệu về Đông Anh tại website của TP Hà Nội
bạch thoại.txt
Bạch thoại là thuật từ đề cập đến các dạng văn viết tiếng Trung dựa trên phương ngôn (tiếng địa phương) được nói tại khắp Trung Quốc, khác với văn ngôn là dạng văn viết tiêu chuẩn được sử dụng xuyên suốt cho tới đầu thế kỷ 20. Một bạch thoại dựa trên tiếng Quan thoại đã được sử dụng trong các tiểu thuyết dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, và sau này được các nhà trí thức có liên hệ tới Phong trào Ngũ Tứ san định. Từ thập niên 1920 trở đi, dạng bạch thoại này là văn phong tiêu chuẩn cho tất cả các phương ngôn tiếng Trung khắp Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Malaysia và Singapore với cương vị là văn viết của tiếng Quan thoại Chuẩn (tiếng Trung tiêu chuẩn hiện đại). Nó cũng được gọi là Bạch thoại Quan thoại (tiếng Trung văn viết tiêu chuẩn hoặc hiện đại) để phân biệt với các bản ngữ nói, và với các bản ngữ viết (bạch thoại) trước đây hoặc không chính thức như Bạch thoại tiếng Quảng Đông và Bạch thoại tiếng Mân Tuyền Chương. == Chú thích ==
abkhazia.txt
Abkhazia (tiếng Abkhaz: Аҧсны́ Apsny, IPA /apʰsˈnɨ/; tiếng Gruzia: აფხაზეთი Apkhazeti; tiếng Nga: Абхазия Abkhaziya; tiếng Việt: Áp-kha-di-a) là một lãnh thổ tranh chấp ở phía đông biển Đen và sườn tây-nam của dãy Kavkaz. Abkhazia tự xem mình là một quốc gia độc lập, gọi tên nước là Cộng hòa Abkhazia hay Apsny. Nga, Nicaragua, Venezuela, Nauru, Tuvalu và Vanuatu đã công nhận nền độc lập của Abkhazia, Abkhazia cũng được công nhận độc lập bởi các nước được công nhận không đầy đủ là Nam Ossetia, Transnistria và lãnh thổ không được công nhận Nagorno-Karabakh. Ngoài các nước này ra không có bất kỳ nước nào khác trong tổng số 193 thành viên Liên Hợp Quốc công nhận quốc gia này. Chính phủ Gruzia và phần lớn chính phủ các quốc gia trên thế giới xem Abkhazia là một bộ phận lãnh thổ của Gruzia. Chính phủ Gruzia chính thức coi lãnh thổ này là một cộng hòa tự trị gọi là Cộng hòa tự trị Abkhazia, với chính quyền lưu vong tại Tbilisi. Ngày 28 tháng 8 năm 2008, Nghị viện Gruzia đã thông qua một nghị quyết tuyên bố Abkhazia là một "lãnh thổ bị Nga chiếm đóng". == Tên gọi == Người Abkhazia gọi lãnh thổ của họ là Аҧсны (Apsny), nghĩa là "vùng đất của những người Aps" (-ny là một hậu tố). Tên tiếng Nga Абхазия (Abkhazia) bắt nguồn từ tên tiếng Gruzia აფხაზეთი (Apkhazeti). Trong tiếng Mingrelia, Abkhazia được gọi là აბჟუა (Abzhua) hoặc სააფხაზო (saapkhazo). == Lịch sử == === Lịch sử ban đầu === Giữa thế kỷ 9 và 6 TCN, lãnh thổ mà nay là Abkhazia là một phần của vương quốc Colchis ("Kolkha") của người Gruzia cổ đại kingdom of Colchis. Vương quốc này sau đó bị sáp nhập vào Vương quốc Egrisi năm 63 TCN, vương quốc được các tác giả Byzantine gọi là "Lazica" và được người Ba Tư gọi là "Lazistan", đặt theo tên của bộ tộc Laz. Từ năm 1000 đến 550 TCN, người Hy Lạp đã thành lập nên các thuộc địa thương mại dọc theo bờ biển của biển Đen, đặc biệt là ở Pitiunt và Dioscurias, mà nay trở thành thủ đô của Abkhazia. Người Hy Lạp đã phải chạm trán với các bộ tộc hiếu chiến bản địa mà họ gọi là Heniochi. Các tác giả cổ đại mô tả các sắc dân khác nhau sống trong khu vực với vô số các ngôn ngữ mà họ nói. Arrian, Pliny và Strabo đã có các ghi chép về người Abasgoi (thường được coi là tổ tiên của người Abkhazia ngày nay) và người Moschoi (thường được coi là tổ tiên của người Meskhetia ngày nay) ở đâu đó tại Abkhazia ngày nay ven bờ đông của biển Đen. Đế quốc La Mã đã chinh phục Egrisi vào thế kỷ 1 và cai quản lãnh thổ này cho đến thế kỷ thứ 4, sau đó lãnh thổ được một mức độ độc lập nhất định, song vẫn nằm dưới phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Byzantine. Mặc dù thời điểm chính xác của sự kiện dân cư Abkhazia cải sang Ki-tô giáo chưa được xác định rõ, song Tổng giám mục Pitius đã tham gia Hội đồng Giáo hội đầu tiên vào năm 325 tại Nicaea. Đến cuối thập niên 690, lãnh thổ Abkhazia trở thành một công quốc dưới quyền đế chế Byzantine. Anacopia là thủ đô của công quốc. Quốc gia này có hầu hết cư dân là người Ki-tô giáo và trụ sở của Tổng giám mục là Pityus. Một cuộc xâm nhập của người Ả Rập vào Abkhazia đã bị Leon I cùng với các đồng minh người Egrisi và Kartli đẩy lui vào năm 736. Sau khi thu được Egrisi thông qua một liên minh triều đại vào thập niên 780 Abkhazia đã trở thành thế lực thống trị trong khu vực và Vương quốc Abkhazia, cũng gọi là Vương quốc Egrisi hay Vương quốc của người Abkhaz, đã được thành lập. Trong thời gian này, tiếng Gruzia đã thay thế tiếng Hy Lạp trở thành ngôn ngữ văn học và văn hóa. Vương quốc đã phát triển rực rỡ từ năm 850 đến 950 cho đến khi nó sáp nhập những phần quan trọng thuộc miền Đông Gruzia, bao gồm cả Tbilisi. Sau đó là một giai đoạn bất ổn kéo dài, kết thúc với việc Abkhazia và các nhà nước ở miền Đông Gruzia được thống nhất dưới một nền quân chủ Gruzia, do Vua Bagrat III trị vì (ông được an táng tại Ti viện Bedia thuộc huyện Tkvarcheli của Abkhazia) và cuối thế kỷ 10 và đầu thế kỷ 11. Đến thế kỷ 16, sau khi Vương quốc Gruzia tan rã, một Công quốc Abkhazia tự trị đã nổi lên, do triều đại Shervashidze cai trị (cũng được gọi là Sharvashidze, hay Chachba). Từ thập niên 1570, khi Hải quân Ottoman chiếm giữ pháo đài Tskhumi, Abkhazia nằm dưới ảnh hưởng của đế quốc Ottoman và Hồi giáo. Dưới sự cai trị của Ottoman, phần lớn cư dân Abkhazia đã cải sang Hồi giáo. Công quốc giữ lại quyền tự chủ có giới hạn bên trong đế chế Ottoman, và sau đó là bên trong đế quốc Nga, song cuối cùng đã bị sáp nhập và đế quốc Nga năm 1864. === Abkhazia bên trong Đế quốc Nga và Liên Xô === Vào đầu thế kỷ 19, người Nga và người Ottoman ganh đua để nắm quyền kiểm soát khu vực Kavkaz. Những người cai trị Abkhazia đầu tiên đã cố gắng lập quan hệ với Nga là Keilash Bey vào năm 1803, một thời gian ngắn sau khi miền Đông Gruzia bị sáp nhập vào nước Nga Sa hoàng (1801). Tuy nhiên, xu hướng ủng hộ Ottoman vẫn chiếm ưu thế trong một thời gian ngắn sau khi ông bị con trai-Aslan-Bey ám sát vào ngày 2 tháng 5 năm 1808. Ngày 2 tháng 7 năm 1810, lính thủy đánh bộ Nga đã xông vào Suhum-Kale và thay thế Aslan-Bey bằng người em trai đối địch-Sefer-Bey (1810–1821), người đã cải sang Ki-tô giáo. Abkhazia gia nhập vào đế quốc Nga với vị thế một công quốc tự trị. Tuy nhiên, George và những người kế vị ông ta chỉ có thể cai quản các khu phố tại Suhum-Kale và khu vực Bzyb. Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tiếp theo đã nâng cao vị thế của Nga, khiến cho tầng lớp ưu tú Abkhaz thêm chia rẽ, chủ yếu là chia rẽ tôn giáo. Sau đó, sự hiện diện của người Nga được củng cố và những người sống trên cao nguyên phía tây Kavkaz cuối cùng đã khuất phục Nga vào năm 1864. Quyền tự trị của Abkhazia, có chức năng như một "vùng đệm" ủng hộ Nga trong một khu vực phức tạp, đã không còn cần thiết đối với triều đình Nga hoàng và triều đại Shervashidze đã đi đến hồi kết; vào tháng 11 năm 1864, Công tước Michael bị buộc phải từ bỏ quyền lực của mình và đến sống tại Voronezh. Abkhazia được hợp nhất vào đế quốc Nga với vị thế là tỉnh quân sự đặc biệt Suhum-Kalem, năm 1883, trở thành một okrug thuộc Kutais Guberniya. Một số lượng lớn người Hồi giáo Abkhazia, cấu thành tới 40% dân cư, đã di cư đến đế quốc Ottoman từ năm 1864 đến 1878 cùng với những người Hồi giáo khác tại vùng Kavkaz. Nhiều khu vực rộng lớn bỗng trở nên hoang vắng và người Armenia, người Gruzia, người Nga và các sắc dân khác sau đó đã di cư đến Abkhazia, tái định cư tại phần lớn các lãnh thổ bỏ trống. Cách mạng Nga năm 1917 đã dẫn đến việc hình thành nên một nước Gruzia độc lập (bao gồm Abkhazia) vào năm 1918. Chính quyền Menshevik Gruzia đã gặp phải nhiều vấn đề tại khu vực trong suốt thời gian tồn tại của nó bất chấp việc khu vực đã được trao quyền tự trị có giới hạn. Năm 1921, Hồng quân Bolshevik đã xâm lược Gruzia và kết thúc sự độc lập ngắn ngủi này. Abkhazia trở thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Abkhazia với tình trạng mơ hồ cộng hòa hiệp ước liên kết với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Năm 1931, Joseph Stalin đã biến Abkhazia trở thành một cộng hòa tự trị (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết tự trị Abkhaz trong thành phần Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia. Mặc dù có quyền tự trị trên danh nghĩa, nước cộng hòa này phải chịu sự cai quản trực tiếp một cách chặt chẽ từ chính quyền Trung ương Liên Xô. Trong thời gian lãnh đạo của Stalin và Beria, các trường học tiếng Abkhaz đã bị đóng cửa, trẻ em Abkhaz được yêu cầu phải học tiếng Gruzia. Một lượng lớn người Nga đã di cư đến Abkhazia. Sau đó, trong thập niên 1950 và 1960, Vazgen I và nhà thờ Armenia đã khuyến khích và hỗ trợ cho những người Armenia di cư đến Abkhazia. Hiện nay, người Armenia là nhóm thiểu số đông thứ hai tại Abkhazia (gần bằng người Gruzia), mặc dù số lượng đã giảm đáng kể từ 77.000 theo điều tra năm 1989 xuống 45.000 theo điều tra năm 2003. Sự đàn áp người Abkhaz kết thúc sau cái chết của Stalin và Beria bị xử tử, người Abkhaz có được vai trò lớn hơn trong việc quản lý nước cộng hòa. Như hầu hết các cộng hòa tự trị, chính phủ Xô viết khuyến khích phát triển văn hóa, đặc biệt là văn học. === Hậu Xô viết === === Chiến tranh Abkhazia === === Abkhazia hậu chiến === == Địa lý và khí hậu == Abkhazia có diện tích khoảng 8.600 km2 (3.320 sq mi) ở cực tây của Georgia. Dãy núi Kavkaz ở phía bắc và đông bắc chia tách Abkhazia với Liên bang Nga. Ở phía đông và đông nam, Abkhazia giáp với vùng Samegrelo-Zemo Svaneti của Gruzia; và giáp với biển Đen ở phía tây và tây nam. Abkhazia có địa hình rất đồi núi. Dãy Đại Kavkaz chạy dọc theo biên giới phía bắc, với các mũi núi – Gagra, dãy Bzyb và dãy Kodori – chia cắt khu vực thành một số thung lũng sâu và có nhiều sông hồ. Các đỉnh cao nhất tại Abkhazia nằm ở phía đông bắc và phía đông, một số vượt quá 4.000 mét (13.123 ft) trên mực nước biển. Abkhazia có các khu rừng ven biển đến các nông trại trồng cam quýt, tuyết vĩnh cửu và sông bông ở phía bắc. Mặc dù có địa hình phức tạp không thích hợp cho con người phát triển, song những mảnh đất màu mỡ được dùng để trống chè, thuốc lá, hoa quả là một trụ cột của ngành nông nghiệp địa phương. Abkhazia có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Kavkaz. Các sông chính là: Kodori, Bzyb, Ghalidzga, và Gumista. Sông Psou chia trách khu vực với Nga, và Inguri là ranh giới giữa Abkhazia và phần còn lại của Gruzia. Có một số hồ cận băng hà và miệng núi lửa trên các ngọn núi của Abkhazia. Hồ Ritsa là hồ quan trọng nhất trong số chúng. Hang động sâu nhất được biết đến trên thế giới, hang Krubera (Voronja), nằm tại phần phía tây dãy núi Kavkaz của Abkhazia. Cuộc khảo sát vào tháng 9 năm 2006 đã đo được chiều cao thẳng đứng của hệ thống hang động là 2.158 mét (7.080 ft) giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất được khám phá. Do Abkhazia nằm gần biển Đen và có dãy núi Kavkaz che chắn, khí hậu tại đây rất êm dịu. Khu vực ven biển của nước cộng hòa có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết những nơi ven biển là khoảng 15 °C (59 °F). Khí hậu ở những nơi cao hơn thay đổi từ đồi núi hải dương đến lạnh và không có mùa hè. Abkhazia nhận được lương mưa cao, song các vi khí hậu độc đáo của nó (chuyển từ khí hậu cận nhiệt đới đến núi cao) cùng hầu hết các vùng bờ biển có độ ẩm thấp hơn. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.100–1.500 mm (43,3–59,1 in) dọc theo bờ biển đến 1.700–3.500 mm (66,9–137,8 in) tại các khu vực núi cao hơn. Các dãy núi tại Abkhazia nhận được một lượng tuyết đáng kể. Có hai cửa khẩu để vào Abkhazia. Cửa khẩu phía nam qua cầu Inguri, cách thành phố Zugdidi của Gruzia chỉ một khoảng cách ngắn. Cửa khẩu phía bắc ("Psou") nằm tại thị trấn Gyachrypsh. Để đảm bảo an ninh, nhiều chính phủ nước ngoài khuyến cáo công dân của họ không đi du lịch Abkhazia. == Hành chính == Cộng hòa Abkhazia được chia thành 7 raion theo tên các thủ phủ: Gagra, Gudauta, Sukhumi, Ochamchira, Gulripsh, Tkvarcheli và Gali. Các quận này có ranh giới giống như dưới thời Liên Xô, ngoại trừ huyện Tkvarcheli được thành lập từ năm 1995 từ các phần của hai huyện Ochamchira và Gali. Tổng thống của nước cộng hòa bổ nhiệm người đứng đầu các huyện từ những người đắc cử vào hội đồng huyện. Người đứng đầu hội đồng làng do người đứng đầu hội đồng huyện bổ nhiệm. Theo phân cấp hành chính Abkhazia của Gruzia, không có huyện Tkvarcheli mới được thành lập. == Kinh tế == Kinh tế Abkhazia có liên hệ chặt chẽ với Nga và sử dụng ruble Nga làm tiền tệ. Abkhazia đã trải qua một thời kỳ kinh tế đi lên ở mức khiêm tốn kể từ sau Chiến tranh Nam Ossetia 2008 và sau đó là việc Nga công nhận độc lập của Abkhazia. Khoảng một nửa ngân sách nhà nước của Abkhazia do Nga viện trợ. Du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng và theo nhà cầm quyền Abkhazia, gần một triệu du khách (chủ yếu từ Nga) đã đến Abkhazia vào năm 2007. Abkhazia cũng có được một số vùng đất màu mỡ để sản xuất các nông sản như chè, thuốc lá, các loại hoa quả (đặc biệt là quýt và phỉ). Cung cấp điện chủ yếu đến từ nhà máy thủy điện Inguri nằm trên sông Inguri giữa Abkhazia và phần còn lại của Gruzia do cả hai bên điều hành. Trong nửa đầu năm 2012, các đối tác thương mại chính của Abkhazia là Nga (64%) và Thổ Nhĩ Kỳ (18%). Lệnh trừng phạt kinh tế của SNG đối với Abkhazia vào năm 1996 vẫn còn có hiệu lực, song Nga đã công bố vào ngày 6 tháng 3 năm 2008 rằng nước này sẽ không còn tiếp tục thi hành, tuyên bố lệnh trừng phạt là "lỗi thời, cản trở phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, và gây khó khăn phi lý cho người dân Abkhazia". Nga cũng đã kêu gọi các thành viên SNG khác thực hiện các bước tương tự, nhưng gặp phải phản đối từ Tbilisi và thiếu sự ủng hộ của các nước SNG khác. == Nhân khẩu == Theo điều tra năm 2011, Abkhazia có 240.705 cư dân. Tuy nhiên, con số chính xác về dân số Abkhazia không rõ ràng. Theo cuộc điều tra dân số tiến hành vào năm 2003 thì khu vực có 215.972 người, song nó bị chính quyền Gruzia tranh cãi. Cục Thống kê Gruzia ước tính dân số Abkhazia xấp xỉ 179.000 vào năm 2003, và 178.000 vào năm 2005. Encyclopædia Britannica ước tính dân số Abkhazia vào năm 2007 là 180.000 và Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế ước tính tổng dân số Abkhazia và năm 2006 là từ 157.000 đến 190.000 (hoặc giữa 180.000 và 220,000 theo ước tính của UNDP vào năm 1998). Thành phần dân tộc của Abkhazia đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xung đột Gruzia-Abkhazia và gây tranh cãi. Tình hình nhân khẩu học của Abkhazia bị ảnh hưởng rất mạnh của Chiến tranh Abkhazia, với một nửa dân số của nước cộng hòa bị trục xuất, so với 525.061 người theo điều tra năm 1989. Dân cư tại Abkhazia vẫn duy trí được tính đa dạng, thậm chí là cả sau Chiến tranh 1992–1993. Dân cư tại Abkhazia hiện nay chủ yếu là người Abkhaz, người Gruzia (hầu hết là người Mingrelia), người Armenia Hamshemin, và người Nga. Các dân tộc khác bao gồm người Ukraina, người Belarus, người Hy Lạp, người Ossetia, người Tatar, người Thổ Nhĩ Kỳ, và người Di-gan. Trước chiến tranh, người Gruzia chiếm 45,7% dân số Abkhazia, tuy nhiên, năm 1993, hầu hết người Gruzia cùng một số người Nga và người Armenia đã chạy khỏi Abkhazia hoặc bị thanh lọc sắc tộc. Hàng nghìn người Abkhaz, được gọi là makhadjiri, đã chạy khỏi Abkhazia để đến đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ 19 sau khi chống lại cuộc chinh phục Kavkaz của người Nga. Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có cộng đồng người Abkhaz lưu vong lớn nhất trên thế giới. Các ước lượng có sự khác biệt, các lãnh đạo lưu vong cho rằng có một triệu người; Abkhaz ước tính từ 150.000 đến 500.000 người. Người Abkhazia tại Thổ Nhĩ Kỳ hầu như đều theo Hồi giáo Sunni. === Tôn giáo === Hầu hết cư dân Abkhazia là Ki-tô hữu (Chính Thống giáo Đông phương và Giáo hội Sứ đồ Armenia), Hồi giáo Sunni hoặc không tôn giáo, song chỉ có ít người tham gia đều đặn các hoạt động tôn giáo. Tôn giáo truyền thống Abkhaz đã trải qua một thời kỳ hồi sinh mạnh mẽ trong những thập kỉ gần đây. Chỉ có một số lượng rất nhỏ các tín đồ của Do Thái giáo, Nhân chứng Giê-hô-va và Tân Hưng giáo. Tổ chức Nhân chứng Giê-hô-va đã chính thức bị cấm từ năm 1995, song lệnh này hiện chưa được thi hành. Theo hiến pháp của cả Abkhazia và Georgia, tín đồ của tất cả các tôn giáo (cũng như không tôn giáo) đều bình đẳng trước pháp luật. Theo một cuộc khảo sát được tổ chức vào năm 2003, 60% số người được hỏi tự nhận mình là Ki-tô hữu, 16% là người Hồi giáo, 8% là người vô thần hay không tôn giáo, 8% gắn với tôn giáo truyền thống Abkhazia hoặc Ngoại giáo, 2% theo các tôn giáo khác và 6% không xác định. == Hình ảnh Abkhazia == == Tham khảo == Phương tiện liên quan tới Abkhazia tại Wikimedia Commons == Liên kết ngoài == Wikimedia Atlas của Abkhazia, có một số bản đồ liên quan đến Abkhazia. Crisis profile, Georgia, Abkhazia, S. Ossetia From Reuters Alertnet (tiếng Anh)/(tiếng Nga)/(tiếng Gruzia) Chính quyền Cộng hòa tự trị Abkhazia (tiếng Anh)/(tiếng Nga)/(Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)/(tiếng Abkhaz) Tổng thống Cộng hòa Abkhazia (tiếng Anh)/(tiếng Nga)/(tiếng Abkhaz) Bộ Ngoại giao Cộng hòa Abkhazia (tiếng Anh) BBC Regions and territories: Abkhazia (tiếng Nga) State Information Agency of the Abkhaz Republic (tiếng Anh) Abkhazia Provisional Paper Money (tiếng Nga) Giáo hội Chính Thống Abkhazia (tiếng Nga) Nghỉ ngơi tại Abkhazia (tiếng Nga) Khảo cổ học và dân tộc học Abkhazia. Viện Nghiên cứu Xã hội Abkhazia, Bảo tàng Quốc gia Abkhazia
viện công nghệ thông tin (việt nam).txt
Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam là một Viện chuyên ngành trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện có một Phân Viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. == Quá trình thành lập == Thành lập theo Nghị định số 246/CP ngày 27/12/1976 của Chính phủ với tên ban đầu là Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển. Năm 1989 đổi tên là Viện Tin học. Năm 1993 cùng với Trung tâm nghiên cứu hệ thống và quản lý, Trung tâm toán ứng dụng và tin học (thành phố Hồ Chí Minh) hợp nhất thành Viện Công nghệ Thông tin (CNTT). Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số 207, ngày 10/12/1993 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. == Chức năng & nhiệm vụ == Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của tin học, cơ sở toán học và kỹ thuật của công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT trong các hệ thống kinh tế - xã hội và trong tự động hoá sản xuất. Thiết kế, chế tạo các sản phẩm của CNTT, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm. Triển khai ứng dụng CNTT trong sản xuất đời sống, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT, tư vấn kỹ thuật cho việc thực hiện một số dự án nhà nước về ứng dụng CNTT trong quản lý, phát triển kinh tế và sản xuất. Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ về CNTT. Tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT. == Lãnh đạo Viện == Viện trưởng TS. Nguyễn Trường Thắng Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Đức Dũng ThS. Nguyễn Thị Thu Anh == Các cựu lãnh đạo Viện == Viện trưởng đầu tiên: Phan Đình Diệu Bạch Hưng Khang Lê Hải Khôi - Phó Giáo sư Vũ Đức Thi Thái Quang Vinh == Địa chỉ liên hệ == Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội == Chú thích == == Danh hiệu Tôn vinh == Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất. == Liên kết ngoài == Trang chính của Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam
accra.txt
Accra là thành phố đông dân nhất và là thủ đô của Ghana. Đây là trung tâm hành chính, giao thông, kinh tế của quốc gia này. Hơn 70% năng lực sản xuất chế tạo của Ghana nằm ở vùng thủ đô. Accra đã là thủ đô của Ghana từ năm 1877, và có nhiều tòa nhà công phản ánh sự chuyển đổi của nó từ một vùng ngoại ô của Victoriasborg vào thế kỷ 19 thành một thành phố như ngày nay. Thành phố có Bảo tàng quốc gia với các hiện vật di sản Ghana thời tiền sử đến hiện đại; Nhà hát Quốc gia có kiến trúc độc đáo hiện đại; Quảng trường Độc lập; Lăng Kwame Nkrumah, Trung tâm Hội nghị quốc tế Accra, cảng các tại Jamestown và Chợ Makola. Đại học Ghana tại Legon nằm cách Accra 14 km về phía bắc. Thành phố có Sân bay quốc tế Kotoka. == Tham khảo ==
tuxedo.txt
Tuxedo (US) hay dinner jacket (UK), còn được phiên âm Việt là xì-mốc-king theo tiếng Pháp smoking; một từ được dùng ở hầu hết các nước Âu Châu, bắt nguòn từ tiếng Anh smoking jacket, là một loại trang phục cho nam giới, với mẫu màu đen truyền thống. Nó được mặc chính thức tại các dịp đặc biệt, các sự kiện vào buổi chiều tối (tính từ sau 6 giờ tối). Trong thiệp mời thường được ghi là trang phục Nơ đen (black tie) để phân biệt với white tie một trang phục trang trọng hơn với áo khoác tailcoat. == Từ nguyên == Dinner jacket là thời trang nam giới đầu tiên xuất hiện ở Anh khoảng năm 1865 được mặc bởi Thân vương xứ Wales và sau này là vua Edward VII và ở Mỹ khoảng năm 1889 Trong năm 1960 nó trở thành liên kết ở Bắc Mỹ với áo khoác màu trắng hoặc màu đặc biệt. Tuxedo thời trang nam giới có nguồn gốc ở Mỹ khoảng những năm 1888 Nó được đặt tên sau khi Tuxedo Park, một vùng đất Hudson Valley cho tầng lớp xã hội của New York, nơi nó thường được thấy trong những năm đầu của nó. Thuật ngữ này được viết hoa cho đến những năm 1930 và lúc đầu chỉ ám chỉ đến những chiếc áo khoác. Khi những chiếc áo khoác này sau đó được kết hợp với quần độc đáo riêng của mình và các phụ kiện trong những năm 1900 thuật ngữ bắt đầu được liên kết với toàn bộ suit. Kể từ khi bước sang thế kỷ 21 tên cũng đã được ngày càng được chấp nhận bởi người Anh Trong tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga và các ngôn ngữ châu Âu khác những chiếc áo khoác được gọi là smoking và trong tiếng Tây Ban Nha là một esmoquin. Còn trong Tiếng Việt thường dùng là tuxedo hay ít dùng hơn là Xi-moc-king. Những phụ kiện đi kèm là đôi khi có biệt danh với tên gọi là một bộ đồ chim cánh cụt sự tương đồng của nó với toàn bộ cơ thể màu đen của chim và ngực màu trắng. Thuật ngữ tiếng nóng khác bao gồm là bộ đồ khỉ và kể từ năm 1918 là súp và cá. == Lịch sử == === Nguồn gốc tiếng Anh === Trong những năm 1860, sự phổ biến ngày càng tăng của các hoạt động ngoài trời trong các tầng lớp trung lưu và thượng lưu Anh đã dẫn đến một sự gia tăng tương ứng trong sự phổ biến của các thường phù hợp với phòng chờ (tiêu chuẩn phù hợp trong tiếng Anh Mỹ) là một lựa chọn quốc gia để mặc trong ngày trọng hơn đó là truyền thống mặc trong thị trấn. Đàn ông cũng đã tìm kiếm một sự thay thế tương tự như các buổi tối chính thức tailcoat (sau đó được gọi là một "áo đầm") mặc mỗi tối Các ghi chép sớm nhất của một chiếc áo khoác không đuôi được mặc cùng với mặc buổi tối là một màu xanh lụa smoking jacket và quần phù hợp với yêu cầu của Prince of Wales (sauEdward VII của Vương Quốc Anh) đến Savile Row thợ may Henry Poole & Co. Nó được thiết kế để sử dụng tại Sandringham, bất động quốc gia chính thức của Hoàng tử và được mô tả như một chiếc smoking jacket. Các bộ quần áo khác gần giống như việc Hoàng tử mặc vào năm 1885 như đề cập đến "áo nhiều màu sắc, như đã được mặc bởi tổ tiên của chúng tôi" và "quần áo thiếu vải đi xuống đến thắt lưng và thực hiện trên mô hình của những người đàn ông trong quân đội". Các hàng may mặc như chúng ta biết nó (phù hợp với áo khoác với tailcoat) được mô tả lần đầu vào khoảng thời gian tương tự và thường gắn liền với Cowes, một khu nghỉ mát bên bờ biển và trung tâm tiếng Anh của du thuyền Anh đã được kết hợp chặt chẽ với các hoàng tử. Ban đầu nó được dự định để sử dụng thời tiết ấm áp nhưng nhanh chóng lan rộng trong những dịp mùa đông chính thức hoặc nai. Vì nó chỉ đơn giản là một sự thay thế tối tailcoat, nó được mặc cùng với tất cả các đồ trang bị giống như tailcoat bao gồm cả quần. === Giới thiệu về Bắc Mỹ === Các tài liệu tham khảo sớm nhất để thay thế áo đầm ở Mỹ là từ mùa hè và mùa thu năm 1886, và cũng như các tài liệu tham khảo Anh từ thời gian này, khác nhau giữa dài ngang lưng phong cách mess-jacket và phù hợp với phong cách áo khoác thông thường. TSự nổi tiếng nhất tài liệu tham khảo có nguồn gốc từ Tuxedo Park, một ngoại ô New York nông thôn vùng đất cho công dân giàu có nhất của Manhattan. Một người con trai của một trong những người sáng lập của cộng đồng, Griswold Lorillard, và bạn bè của ông đã được thông báo rộng rãi trong các cột của xã hội cho thấy tại các câu lạc bộ đầu tiên của mùa thu Ball trong tháng 10 năm 1886 mặc "một chiếc áo khoác váy đuôi". Mặc dù nó không được biết đến cho dù may này là một mớ hỗn độn áo khoác hoặc một bữa ăn tối jacket thông thường, nó không có nghi ngờ củng hiệp hội tailcoat thay thế với Tuxedo Park trong tâm trí của công chúng. Although it is not known whether this garment was a mess jacket or a conventional dinner jacket, it no doubt cemented the tailcoat substitute's association with Tuxedo Park in the mind of the public. Một bài viết trong các tài liệu lưu trữ Tuxedo Park thuộc tính nhập khẩu của áo khoác sang Mỹ để trú James Brown Potter cụ thể nhưng yêu cầu này không thể được xác định thông qua các nguồn độc lập các tài khoản báo Thời gian chỉ ra rằng lúc đầu áo được mặc bởi Mavericks trẻ tụ họp xem xét nghiêm trọng. Điều này dẫn việc thành lập Mỹ từ chối nó ra khỏi tay. Nó chỉ là do năm 1888 mà xã hội lịch sự chấp nhận vai trò của nó chỉ như là một mùa hè và thức buổi tối thay thế ở điểm đó nó đã trở nên rất phổ biến === Sự phát triển === Những chiếc áo khoác tuxedo sớm nhất là các vật liệu màu đen giống như áo đầm với một, hai hoặc không có nút bấm và một khăn choàng cổ áo phải đối mặt trong satin hoặc lụa có gân. Bước sang thế kỷ XX, ve áo nhọn là kém phổ biến và mô hình một nút bấm đã trở thành tiêu chuẩn. Khi đã được bán với quần áo của họ là các vật liệu tương tự. Edwardian dandies thường chọn cho Oxford màu xám hoặc một màu xanh rất đậm để mặc buổi tối của họ. Trong Thế chiến thứ I, tùy chọn màu xám đã rơi ra khỏi lợi nhưng " nửa đêm xanh "thay thế ngày càng trở nên phổ biến và bị cạnh tranh bởi các màu đen giữa thập niên 1930. Notch lapels, hập khẩu từ phù hợp kinh doanh bình thường, là một thịnh hành ngắn trong năm 1920. Một sọc đơn braid che outseam trên mỗi chân là một biến thể thỉnh thoảng lúc đầu, nhưng đã trở thành tiêu chuẩn của những năm 1930. Tại thời điểm này áo khoác đôi ngực và áo trắng đã trở thành phổ biến để mặc trong thời tiết nóng. Màu sắc, kết cấu và mô hình ngày càng trở nên phổ biến trong áo ấm thời tiết trong những năm 1950. Trong những năm 1960, những biến thể này ngày càng trở nên phổ biến bất kể mùa hoặc khí hậu. Ve Notch lại một lần nữa là một mốt. Vào năm 1970, các nhà bán lẻ hàng loạt thị trường bắt đầu cung cấp các phiên bản màu trắng và màu của toàn phù hợp với các khách hàng thuê của nó. hững năm 1980 thịnh hành phong cách hoài cổ và retro trở lại buổi tối mặc với màu đen của nó. Notch ve áo trở lại cho tốt vào những năm 1980, và trong năm 1990 áo khoác tuxedo ngày càng mất trên những đặc điểm khác của phù hợp với kinh doanh, chẳng hạn như hai và ba nút phong cách, túi nắp, và trung tâm trút. Những xu hướng này tiếp tục vào những năm đầu thế kỷ 21 và nửa đêm màu xanh bây giờ một lần nữa lại là một lựa chọn phổ biến. == Vài nét cơ bản == Áo xì-mốc-king xuất hiện vào năm 1889 tại Anh. Trong năm 1960, nó trở thành phần của xã hội ở Bắc Mỹ với áo khoác màu trắng hoặc màu cụ thể. Theo truyền thống, lễ phục được may từ chất liệu sa-tanh trên ve áo, cúc áo, túi trim, và sa-tanh bên sọc xuống chân của quần. Áo có thể là một hoặc hai hàng khuy. Bộ trang phục này có thể đặt may theo ý thích hoặc thuê trang phục. Tuy nhiên, kể từ năm 1960 nó trở nên rất phổ biến tại Mỹ, chú rể mặc lễ phục này vào ban ngày tại đám cưới. == Phụ kiện == Trang phục này kết hợp với áo gilê (cùng tông màu đen), khuy măng sét, có thể kết hợp với khăn thắt lưng (khi không mặc gilê). Tuyệt đối không được đeo đồng hồ. == Xem thêm == Com lê == Tham khảo ==
đa tình kiếm khách, vô tình kiếm.txt
Đa tình kiếm khách vô tình kiếm là một truyện kiếm hiệp nằm trong bộ Tiểu Lý phi đao của nhà văn Cổ Long. Nhân vật chính trong truyện là Thám hoa Lý Tầm Hoan, với tuyệt chiêu phóng phi đao, được võ lâm ca tụng là: Tiểu Lý phi đao, lệ bất hư phát == Nội dung chính == Nhân vật chính của truyện là Lý Tầm Hoan. Ngoài ra còn có một số nhân vật khác như: Lâm Thi Âm, Thiết Giáp Kim Cương, Tiểu Phi, Lâm Tiên Nhi... Lý Tầm Hoan sau mười năm sống ở quan ngoại trở về lại Trung Nguyên. Vừa đặt chân đến Trung Nguyên, Lý Tầm Hoan đã gặp một người thanh niên trẻ: Tiểu Phi, 1 tay kiếm siêu quần. Đồng thời họ Lý cũng bị dính vào một cuộc tranh chấp quyết liệt trong giới võ lâm nhằm giành lấy bộ Kim ty giáp. Hơn thế, Lý Tầm Hoan còn bị nghi oan là Mai Hoa Đạo, người đã gây ra vô số vụ giết người, cướp của. Họ Lý bị bắt và bị dẫn lên Thiếu Lâm Tự. Tại đây, với bản lĩnh tuyệt luân và trí thông minh của mình, Lý Tầm Hoan đã tự minh oan được cho mình, đồng thời giúp Thiếu Lâm Tự tìm ra nội gián. Cuối cùng, Lý Tầm Hoan nhận ra được Mai Hoa Đạo chính là Lâm Tiên Nhi, võ lâm đệ nhất mỹ nhân. == Nhân vật Lý Tầm Hoan == Sinh ra trong một gia đình danh gia, mấy đời đỗ Thám Hoa, họ Lý cũng không ngoại lệ. Hơn thế, ngay từ nhỏ, Lý Tầm Hoan đã học được một môn võ công tuyệt thế, danh hiệu Tiểu Lý Phi Đao bắt đầu có từ đó. Phi đao của họ Lý phóng ra chưa trật bao giờ, thế nên mới có biệt hiệu "Tiểu Lý phi đao, lệ bất hư phát" (Phi đao của Tiểu Lý, phóng ra không sai trật) Bên cạnh tài năng văn võ song toàn, họ Lý còn có 1 tấm lòng nhân hậu vô biên, và là người quá đa tình mà gây nên họa phải lưu tán giang hồ, bỏ cả sự nghiệp. Ban ơn cho người khác không để ý, nhận ơn của người khác nhớ suốt đời. Trong một trận đánh chí mạng với những địch thủ khi Lý Tầm Hoan bị mai phục, Long Tiêu Vân đã ra tay giúp đỡ Lý Tầm Hoan thoát chết, hai người trở thành anh em kết nghĩa. Sau này Long Tiêu Vân có cảm tình với Lâm Thi Âm-người yêu đính ước từ nhỏ của Lý Tầm Hoan mà tương tư sinh bệnh nằm liệt gường. Lý Tầm Hoan biết chuyện một mặt bảo Lâm Thi Âm chăm sóc cho Tiêu Vân, đồng thời từ bỏ sản nghiệp, tương lai phiêu bạt giang hồ để Lâm Thi Âm sống hạnh phúc bên Long Tiêu Vân. Lâm Thi Âm đã không rõ chuyện này, nghĩ Lý Tầm Hoan vô tình bạc nghĩa, ăn chơi phong lưu. Lý Tầm Hoan đã vì tình huynh đệ mà hi sinh tình yêu của mình. Họ Lý có hai đam mê chính: uống rượu và khắc tượng gỗ (tượng của Lâm Thi Âm). == Phi đao của họ Lý == Ngay từ nhỏ, Lý Tầm Hoan đã có cơ duyên học được 1 môn võ công tuyệt thế. Ngọn đao nhỏ bé, tầm thường trong tay hắn, khi đã bay ra trở thành vô cùng lợi hại, và đặc biệt chưa trật bao giờ. Trong đời, Lý đã tham gia hơn 300 trận đánh lớn nhỏ, ngọn phi đao phóng ra luôn luôn trúng đích, không sai 1 li. Uy danh Tiểu Lý Phi Đao vang dội khắp giang hồ. Trong cuốn Binh khí phổ của vị học giả uyên bác Bách Hiểu Sinh, phi đao của họ Lý được xếp thứ 3. Rất nhiều cao thủ nhất nhì võ lâm đã bị bại dưới ngọn phi đao này. Trong đó có thể kể đến: Thượng Quan Kim Hồng, Thanh ma thủ Y Khốc, Kinh Vô Mạng... và cả Bách Hiểu Sinh. == Binh khí phổ == Binh khí phổ là một danh sách xếp hạng 72 vũ khí trên giang hồ và cao thủ dùng nó ở trong tác phẩm này. === Nguồn gốc === Danh sách này do Bá Hiểu Sinh, một người được cho là hiểu biết nhiều trên võ lâm, lập ra; do vậy bản danh sách này được coi là chuẩn mực đánh giá cao thấp các cao thủ võ lâm. Tuy nhiên thứ hạng trong danh sách không phải lúc nào cũng đúng vì cao thủ hạng dưới vẫn có thể thắng người xếp hạng cao hơn, như Lý Tầm Hoan đánh bại Thượng Quan Kim Hồng. Bản danh sách này chỉ đúng ở một mức nào đó khi phân loại các cao thủ phía trên và phía dưới. === Mười vũ khí hàng đầu === Tuy nói rằng Binh khí phổ xếp hạng 72 vũ khí nhưng trong tác phẩm không nói đến đầy đủ tất cả. Mười thứ binh khí được xếp hạng đầu tiên là: == Chuyển thể == ==== Truyền hình ==== Tiểu Lý Phi Đao, TVB 1978 - Chu Giang, Hoàng Nguyên Thân, Hoàng Hạnh Tú Tiểu Lý Phi Đao, Đài Loan 1982 - Vệ Tử Vân, Long Truyện Nhân Đa Tình Kiếm Khách, Trung Quốc 1990 - Vu Kiện, An Di. Tiểu Lý Phi Đao, TVB 1994 - Quan Lễ Kiệt, Phó Minh Hiến Tiểu Lý Phi Đao, Trung Quốc 1999 - Tiêu Ân Tuấn, Ngô Kinh Phi Đao Vấn Tình, Trung Quốc 2000 - Tiêu Ân Tuấn, Trương Diên Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao, Trung Quốc 2003 - Trương Trí Lâm, Lâm Tâm Như Tiểu Lý Phi Đao, Trung Quốc 2007 - Hoàng Tử Đằng, Trần Hi Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao, Trung Quốc 2015 - Lưu Khải Uy, Dương Dung, Nghiêm Khoan ==== Điện ảnh ==== Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm, Shaw Brothers 1977 - Địch Long, Nhĩ Đông Thăng Ma Kiếm Hiệp Tình, Shaw Brothers 1982 - Địch Long, Nhĩ Đông Thăng, Phó Thanh Phi Đao Hựu Kiến Phi Đao, Shaw Brothers 1982 - Khương Đại Vệ, Từ Thiếu Cường Tiểu Lý Phi Đao, 1984 - Lăng Vân, Lý Tu Hiền, Lục Tiểu Phân Tiểu Lý Phi Đao Ngoại Truyện, 2000 - Vương Kiệt, Lê Tư == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
meloe.txt
Meloe là một nhóm lớn bao gồm các loài bọ cánh cứng có tên thường gọi là bọ dầu, do chúng nhỏ các giọt dầu hemolymph từ các khớp của chúng khi bị quấy rầy; chất này chứa cantharidin, là một chất độc làm phồng rộp da và gây đau. Các loài trong chi này đặc biệt không thể bay, có cánh cứng ngắn. == Loài == Các loài được xếp theo thứ tự ABC. Meloe aegypytius Brandt & Erichson, 1832 Meloe aeneus Tauscher, 1812 Meloe afer Bland, 1864 Meloe affinis Lucas, 1847 Meloe ajax Pinto, 1998 Meloe alashana Kaszab, 1964 Meloe americanus Leach, 1815 Meloe andrenetarum (Dufour, 1828) Meloe angulatus Leach, 1815 Meloe angusticollis Say, 1824 Meloe apenninicus Bologna, 1988 Meloe aprilina Meyer, 1793 Meloe aruanachalae Saha, 1979 Meloe asperatus Tan, 1981 Meloe asperatus Tan, 1981 Meloe atrocyaneus Fairmaire, 1887 Meloe auriculatus Marseul, 1877 Meloe austrinus Wollaston, 1854 Meloe autumnalis A. G. Olivier, 1797 Meloe babatagicus Pripisnova, 1986 Meloe barbarus LeConte, 1861 Meloe baudii Leoni, 1907 Meloe baudueri Grenier, 1863 Meloe bellus Jakovlev, 1897 Meloe bilineatus Aragona, 1830 Meloe bitoricollis Pinto & Selander, 1970 Meloe bodemeyeri Ganglbauer, 1900 Meloe brevicollis Panzer, 1793 Meloe bytinskii Kaszab, 1969 Meloe caffer Péringuey, 1886 Meloe californicus Van Dyke, 1928 Meloe campanicollis Pinto & Selander, 1970 Meloe carbonaceus LeConte, 1866 Meloe cavensis L. Petagna, 1819 Meloe cavicornis Reitter, 1898 Meloe centripubens Reitter, 1897 Meloe cicatricosus Leach, 1815 Meloe cinereovariegatus Heyden, 1885 Meloe cinereus Brandt & Ratzenburg, 1833 Meloe coarctatus Motschulsky, 1858 Meloe coelatus Reiche, 1857 Meloe conradti Heyden, 1889 Meloe corvinus Marseul, 1877 Meloe crosi Peyerimhoff, 1926 Meloe curticollis Kraatz, 1882 Meloe decorus Brandt & Erichson, 1832 Meloe dianella Pinto & Selander, 1970 Meloe dugesi Champion, 1891 Meloe elegantulus Semenov & Arnoldi, 1934 Meloe erythrocnemus Pallas, 1782 Meloe escherichi Reitter, 188b Meloe exiguus Pinto & Selander, 1970 Meloe fascicularis Aragona, 1830 Meloe fernandezi Pardo Alcaide, 1951 Meloe flavicomus Wollaston, 1854 Meloe formosensis Miwa, 1930 Meloe foveolatus Guérin-Méneville, 1842 Meloe franciscanus Van Dyke, 1928 Meloe frontalis Reitter, 1905 Meloe gaberti Reitter, 1907 Meloe ganglbaueri Apfelbeck, 1905 Meloe glazunovi Pliginskij, 1910 Meloe gracilior Fairmaire, 1891 Meloe gracillicornis Champion, 1891 Meloe griseopuberulus Reitter, 1890 Meloe heptapotamicus Pliginskij, 1910 Meloe hottentotus Péringuey, 1886 Meloe hungarus Schrank von Paula, 1776 Meloe impressa Kirby, 1837 Meloe intermedius Escherich, 1904 Meloe kabuliensis Kaszab, 1981 Meloe kandaharicus Kaszab, 1958 Meloe kirbyi Dillon, 1952 Meloe laevipennis Brandt & Erichson, 1832 Meloe laevis Leach, 1815 Meloe lederi Reitter, 1895 Meloe lefevrei Guérin-Méneville, 1849 Meloe lobatus Gebler, 1832 Meloe lobicollis Fairmaire, 1891 Meloe longipennis Fairmaire, 1891 Meloe lopatini Pripisnova, 1987 Meloe luctuosus Brandt & Erichson, 1832 Meloe lutea Pallas, 1773 Meloe mandli Borchmann, 1942 Meloe marginatus Tauscher, 1812 Meloe marianii Kaszab, 1983 Meloe mathiesseni Reitter, 1905 Meloe mediterraneus J. Müller, 1925 Meloe medogensis Tan, 1988 Meloe melittae (Kirby, 1802) Meloe menoko Kôno, 1936 Meloe meridianus Péringuey, 1892 Meloe modestus Fairmaire, 1887 Meloe moerens LeConte, 1853 Meloe montanus LeConte, 1866 Meloe monticola Kolbe, 1897 Meloe murinus Brandt & Erichson, 1832 Meloe nanus Lucas, 1847 Meloe nebulosus Pinto, 1970 Meloe nigra Kirby, 1837 Meloe nigropilosellus Reitter, 1900 Meloe occultus Pinto & Selander, 1970 Meloe olivieri Chevrolat, 1833 Meloe omanicus Kaszab, 1983 Meloe opacus LeConte, 1861 Meloe otini Peyerimhoff, 1949 Meloe ovalicollis Reitter, 1908 Meloe ovilis Mulsant, 1857 Meloe pallidicolor Escalera, 1909 Meloe paropacus Dillon, 1952 Meloe patellicornis Fairmaire, 1887 Meloe perplexus LeConte, 1853 Meloe poteli Fairmaire, 1897 Meloe primaeveris Kaszab, 1958 Meloe primulus Semenov, 1903 Meloe prolifericornis Motschulsky, 1872 Meloe proscarabaeus Linnaeus, 1758 Meloe pubifer Heyden, 1887 Meloe pusio Wellman, 1910 Meloe rathjensi Borchmann, 1938 Meloe reitteri Escherich, 1889 Meloe rhodesianus Péringuey, 1904 Meloe rufipes Bremi-Wolf, 1856 Meloe rufiventris Germar, 1832 Meloe rugipennis LeConte, 1853 Meloe rugosus Marsham, 1802 Meloe rugulosus Brullé, 1832 Meloe saharensis Chobaut, 1898 Meloe sanaanus Borchmann, 1938 Meloe scabriusculus Brandt & Erichson, 1832 Meloe schmidi Kaszab, 1978 Meloe scutellatus Reitter, 1895 Meloe seineri Schmidt, 1913 Meloe semenowi Jakovlev, 1897 Meloe semicoriaceus Fairmaire, 1891 Meloe servulus Bates, 1879 Meloe simplicicornis Escherich, 1889 Meloe simulans Reitter, 1895 Meloe strigulosus Mannerheim, 1852 Meloe subcordicollis Fairmaire, 1887 Meloe subsetosus Reitter, 1895 Meloe sulciceps Reitter, 1911 Meloe sulcicollis Latreille, 1804 Meloe tadzhikistanicus Prispinova, 1987 Meloe tarsalis Jakovlev, 1897 Meloe tenuipes Jakovlev, 1897 Meloe terentjevi Kaszab, 1978 Meloe tinctus LeConte, 1866 Meloe transversicollis Fairmaire, 1891 Meloe trapeziderus Gahan, 1903 Meloe tropicus Motschulsky, 1856 Meloe tuccius Rossi, 1792 Meloe turkestanicus Escherich, 1890 Meloe ukinganus Schmidt, 1913 Meloe uralensis Pallas, 1773 Meloe vandykei Pinto & Selander, 1970 Meloe variegatus Donovan, 1793 Meloe viennensis Schrank von Paula, 1776 Meloe vignai Bologna, 1990 Meloe violaceus Marsham, 1802 Meloe vlasovi Semenov & Arnoldi, 1937 Meloe xanthomelas Solsky, 1881 Meloe zolotarevi Pliginskij, 1914 == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Meloe tại Wikimedia Commons
cảng cái lân.txt
Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam. == Cơ sở hạ tầng == Cảng gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp công te nơ và 2 bến nghiêng; Kho có diện tích 10.000 m², bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m²; Thiết bị bốc dỡ: 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động từ 8 đến 10 tấn khác; Khả năng cập tàu: Tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cặp bến; Khả năng xếp dỡ: từ 5 đến 8 triệu tấn/năm. == Tham khảo ==
từ hán việt.txt
Từ Hán-Việt (chữ Hán: 詞漢越) là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh. == Lịch sử == Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Hàn, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc hệ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô. Đối với người Việt sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. === Trước thời Bắc thuộc === Lúc này tạm thời chưa có chữ viết === Thời Bắc thuộc === Khi Giao Chỉ bị nhà Hán chinh phục thì tiếng Hán cũng theo chân quan lại nhà Hán sang Giao Chỉ. Từ đó người Việt được tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán, trực tiếp vay mượn từ ngữ của tiếng Hán. === Sau thời Bắc thuộc === Đầu thế kỷ thứ 10, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp người Hán thống trị, từ và âm Hán Việt từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của tiếng Hán và đi theo một hướng riêng của tiếng Việt. Phần lớn kho từ vựng Hán Việt ngày nay được định hóa thuộc giai đoạn thứ hai này. Từ vựng Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ 20, khi người Việt dùng chữ Quốc ngữ mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa"... Ngoài ra còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: ca la thầu, mì chính, quẩy, hủ tiếu... Những chữ này là tiếng Việt gốc Hoa chứ không phải là từ Hán Việt chuẩn. == Phân loại từ và âm Hán Việt == Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ và âm Hán Việt thành ba loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là từ/âm Hán Việt cổ, từ/âm Hán Việt và từ/âm Hán Việt Việt hoá. Cách phân loại này bắt nguồn từ cách phân loại từ Hán Việt của nhà ngôn ngữ học người Trung Quốc Vương Lực (王力). Cách phân loại từ Hán Việt của Vương Lực được giới nghiên cứu ngôn ngữ biết đến lần đầu vào năm 1948 qua một bài viết dài 128 trang của Vương Lực có tiêu đề là "Hán Việt ngữ nghiên cứu" 漢越語研究 đăng trên "Lĩnh Nam học báo" (嶺南學報, tập san học thuật của Khoa Trung văn Đại học Lĩnh Nam, Hương Cảng) tập 9, kỳ 1. Trong bài viết này Vương Lực chia từ ngữ tiếng Việt thành hai loại dựa theo nguồn gốc của chúng là tiếng Việt (nguyên văn: 越語 Việt ngữ) và tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ). Dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt Vương Lực chia tiếng Hán Việt thành ba loại là tiếng Hán Việt cổ (古漢越語 cổ Hán Việt ngữ), tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ) và Hán ngữ Việt hoá (漢語越化). Cách phân loại của Vương Lực được hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tán thành và tiếp nhận, chỉ điều chỉnh lại tên gọi các loại. Tiếng Việt, một trong ba loại tiếng Việt, được đổi thành từ thuần Việt, tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt (một trong ba loại tiếng Hán Việt) và Hán ngữ Việt hoá được đổi thành từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hoá. Cách đặt tên loại của Vương Lực có phần bất hợp lý khi trong tiếng Việt lại có một loại gọi là tiếng Việt, trong tiếng Hán Việt lại có một loại gọi là tiếng Hán Việt. Việc đổi tên tiếng Việt và tiếng Hán Việt thành từ thuần Việt và từ Hán Việt của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam giữ nguyên sự bất hợp lý này. Vương Lực gọi những từ tiếng Việt có chung nguồn gốc với các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái và ngữ tộc Môn – Khơ-me và các từ chưa rõ nguồn gốc là "tiếng Việt" (tương ứng với khái niêm từ thuần Việt được giới ngôn ngữ học Việt Nam sử dụng). Từ nào tiếng Việt vay mươn từ tiếng Thái nguyên thủy mà tiếng Thái nguyên thủy mượn từ tiếng Hán thì được tính là tiếng Hán Việt, không tính là tiếng Việt (từ thuần Việt). Cũng giống như "tiếng Việt" của Vương Lực "từ thuần Việt" dù được định nghĩa như thế nào cũng vẫn luôn được dùng để chỉ cả các từ tiếng Việt chưa rõ nguồn gốc. Tại Việt Nam tên gọi "từ thuần Việt" thường bị sử dụng tuỳ tiện, người ta có thể gán cho bất cứ từ tiếng Việt nào họ nghĩ rằng đó là từ đó là từ do người Việt tự nghĩ ra, không vay mượn từ bất cứ ngôn ngữ nào là "từ thuần Việt" mà không hề dựa trên bất cứ nghiên cứu nào về từ nguyên của những từ được cho là "thuần Việt" ấy. Hầu hết những từ được người Việt gọi là từ thuần Việt là những từ chưa rõ nguồn gốc, trong những từ được gọi là "từ thuần Việt" luôn có cả những từ Hán Việt mà người ta không biết nó là từ Hán Việt. Từ/âm Hán Việt cổ là những từ tiếng Hán được tiếng Việt thu nhận trước thời Đường thông qua giao tiếp bằng lời nói. Hầu hết từ/âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhờ Hán. Phần lới quãng thời gian từ cuối thời nhà Hán đến trước thời Đường Giao Chỉ trong tình trạng độc lập hoặc quan lại địa phương cát cứ, việc tiếp xúc với tiếng Hán bị giảm thiểu so với trước. Cho đến trước thời Đường, ngay cả khi nhà Hán sụp đổ đã lâu người Việt ở Giao Chỉ vẫn đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán. Một số ví dụ về từ Hán Việt cổ: Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ "鮮", âm Hán Việt là "tiên".. Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ "針", âm Hán Việt là "châm".. "Bố" trong "bố mẹ": âm Hán Việt cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ". Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ "初", âm Hán Việt là "sơ". "Cải" trong "dưa cải": âm Hán Việt cổ của chữ "芥", âm Hán Việt là "giới". Búa: âm Hán Việt cổ của chữ "斧", âm Hán Việt là "phủ". Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ "巧", âm Hán Việt là "xảo". Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền". "Cả" trong "giá cả": âm Hán Việt cổ của chữ "價", âm Hán Việt là "giá". "Kén" trong "kén chọn": âm Hán Việt cổ chữ "揀", âm Hán Việt là "giản". "Dua" trong "a dua": âm Hán Việt cổ của chữ "諛", âm Hán Việt là "du". Chè: âm Hán Việt cổ của chữ "茶", âm Hán Việt là "trà". Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị". Thước: âm Hán Việt cổ của chữ "尺", âm Hán Việt là "xích". Keo: âm Hán Việt cổ của chữ "膠", âm Hán Việt là "giao". Đũa: âm Hán Việt cổ của chữ "箸", âm Hán Việt là "trợ". Từ/âm Hán Việt, một trong ba loại từ/âm Hán Việt, là những từ/âm tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ mười khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, ví dụ như "lịch sử" 歷史, "gia đình" 家庭, "tự nhiên" 自然, "đức cao vọng trọng" 德高望重, "vân vân" 云云. Từ/âm Hán Việt (một trong ba loại từ/âm Hán Việt) chủ yếu bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Đường. Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam, yêu cần người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời. Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại từ Hán Việt là từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Đường và từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán đương thời. Khi người Việt hoàn toàn chuyển sang đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt, không đọc bằng âm Hán Việt cổ nữa, âm Hán Việt trở thành cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán, người Việt không còn nhận ra từ Hán Việt cổ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán, chúng được cho là tiếng Việt, chỉ có những từ vay mượn từ tiếng Hán thời nhà Đường mới là từ tiếng Hán. Vì âm Hán Việt (một trong ba loại âm Hán Việt) là một hệ thống hoàn chỉnh, về mặt lý thuyết mọi chữ Hán đều có âm Hán Việt và âm Hán Việt là cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán nên trong ba loại từ Hán Việt từ Hán Việt là loại từ Hán Việt người Việt dễ nhận ra nhất. Từ/âm Hán Việt Việt hoá là những từ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt). Trong ba loại từ Hán Việt từ Hán Việt Việt hoá là loại khó nghiên cứu, khó phát hiện nhất. Rất khó phân biệt từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá, việc tìm từ Hán Việt trong những từ tiếng Việt không phải là từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) đã khó, việc xác định xem chúng là từ Hán Việt cổ hay Hán Việt Việt hoá lại còn khó hơn nữa. Nhà ngôn ngữ học người Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn cho rằng từ Hán Việt Việt hoá cũng bắt nguồn từ tiếng Hán thời Đường giống như từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt), sau này vì ngữ âm của chúng biến đổi khác nhau mà phân hoá thành hai loại từ Hán Việt. Một số ví dụ về từ Hán Việt Việt hóa: Gương: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính". Về: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi". "Goá" trong "goá bụa": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "寡", âm Hán Việt là "quả". "Vẹn" trong "trọn vẹn": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "完", âm Hán Việt là "hoàn". "Cầu" trong "cầu đường": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "橋", âm Hán Việt là "kiều". Vợ: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ". Giường: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng". "Sức" trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "力", âm Hán Việt là "lực". "Đền" trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện". Cướp: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp". "Giống" trong "hạt giống", "giống loài": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chủng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "giống" thì đọc là "chủng"). Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng"). Thuê: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế". Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm. Xét về tỷ lệ xuất hiện của ba loại từ Hán Việt trong những lời nói thường ngày của người Việt, từ Hán Việt, loại dễ phát hiện nhất lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, hai loại khó phát hiện nhất là từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Cũng vì chỉ có từ Hán Việt, một trong ba loại từ Hán Việt, được coi là từ Hán Việt, còn từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá được coi là từ thuần Việt nên khi tính tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt người ta thấy trong những lời nói thường ngày từ Hán Việt chiếm tỷ lệ rất thấp. == Từ Hán Việt đồng âm dị nghĩa == Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm dị nghĩa, bộ phận từ Hán Việt trong tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tượng đồng âm dị nghĩa trong từ Hán-Việt khá phổ biến vì ngay trong tiếng Hán đã có nhiều chữ đồng âm dị nghĩa. Thường thì những từ nào trong tiếng Hán đồng âm với nhau thì khi được tiếng Việt vay mượn chúng cũng vẫn sẽ là những từ đồng âm. Ví dụ: Chữ "phi" 飛 có nghĩa là "bay" đồng âm với chữ "phi" 非 có nghĩa là "không, không phải". Chữ "tử" có nghĩa là "con" đồng âm với chữ "tử" 死 có nghĩa là "chết". Tuy nhiên có một số chữ trong tiếng Hán là đồng âm nhưng lại có âm Hán Việt khác nhau. "Đồng âm" ở đây có thể là đồng âm từ thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn cho đến hiện tại hoặc hiện tại thì đồng âm nhưng ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì chúng lại khác âm hoặc ở thời điểm được tiếng Việt vay mượn thì đồng âm nhưng nay lại khác âm, đồng âm trong tất cả các phương ngữ của tiếng Hán hoặc chỉ đồng âm trong một số phương ngữ của tiếng Hán, còn các phương ngữ khác thì không. Ví dụ như chữ "ngư" 魚 có nghĩa "con cá" và chữ "dư" 餘 có nghĩa là "thừa" trong tiếng phổ thông Trung Quốc là hai chữ đồng âm dị nghĩa, chúng cùng được đọc là "yú" (âm đọc được ghi bằng phanh âm). == Từ Hán-Việt với ý nghĩa khác với từ Hán trong tiếng Hán == Có một số từ Hán Việt mang ý nghĩa đối với người Việt khác với tiếng Hán chính thống. Ví dụ như ngày nay trong tiếng Trung Quốc từ "bác sĩ" (chữ Hán: 博士) thường dùng để chỉ học vị "tiến sĩ", còn bác sĩ được gọi là "y sinh" (Hán văn phồn thể: 醫生, Hán văn giản thể: 医生) hoặc "đại phu" (Hán văn: 大夫, thường dùng trong khẩu ngữ). Bên cạnh đó. còn tồn tại vài trường hợp thiếu nhất quán trong phiên âm Hán-Việt, như các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau (xem bài phiên âm Hán Việt). == Thành ngữ Hán Việt == == Xem thêm == Kanji Hanja == Chú thích == == Liên kết ngoài == Hán Việt tự điển của Thiều Chữu trên Nhà sách Sông Hương. Hán Việt tự điển của Nôm Na. Từ điển Hán Việt trên VDict Từ điển Giản/Hán Việt Từ điển Hán Việt Thiều Chửu, Trần Văn Chánh, Nguyễn Quốc Hùng (trực tuyến và offline) Papers on Sino-Vietnamese Linguistics
khúc thừa dụ.txt
Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; trị vì: 905 - 907) được suy tôn là Khúc Tiên Chủ (曲先主), là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ. == Tuổi thơ == Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Là một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục. == Bối cảnh == Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874 - 884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu, rơi vào tay quyền thần Chu Toàn Trung, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Ở An Nam (lúc đó nhà Đường đổi gọi là Tĩnh Hải quân), Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Sau đó Độc Cô Tổn thay Chu Toàn Dục, ông lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. An Nam do đó không có người của nhà Đường cử đến cai quản. == Xây nền độc lập == Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ. Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...". Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ.. == Công lao sự nghiệp == Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán. == Xem thêm == Tự chủ Họ Khúc Khúc Hạo Bắc thuộc Tiết độ sứ == Chú thích ==
veracruz.txt
Veracruz (phát âm tiếng Tây Ban Nha [beɾakɾus), tên chính thức là Veracruz de Ignacio de la Llave ([beɾakɾuz de iɣnasjo de la ʎaβe]; Veracruz có nghĩa là Chữ thập thật sự) là một trong 31 bang của México. Veracruz giáp Tamaulipas ở phía bắc, vịnh Mexico về phía đông, Tabasco về phía đông nam, Oaxaca và Chiapas về phía nam và Puebla, Hidalgo, và San Luis Potosi ở phía tây. Với dân số 7.000.000, đây là bang có dân số đông thứ 3 trong các bang của Mexico. Bang này nổi bật với thành phần dân cư bản địa lớn và hỗn hợp. Ẩm thực của bang phản ánh sự ảnh hưởng của nhiều nên văn hóa đối với bang này nhờ cảng Veracruz. Thủ phủ bang là Xalapa, các thành phố quan trọng khác bao gồm Thành phố Veracruz, Coatzacoalcos, Córdoba và Orizaba. == Tham khảo ==
rovaniemi.txt
Rovaniemi là một thành phố ở tỉnh Lapland, Phần Lan. Thành phố cách Vòng Bắc Cực 5 km về phía nam. Đây là cửa ngõ đến Lapland và nơi có làng Ông già Noel. Thành phố có sân bay Rovaniemi. Thành phố có diện tích 8016 km² và dân số xấp xỉ 61.000 người. == Tham khảo ==
nhóm ngân hàng thế giới.txt
Nhóm Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank Group, viết tắt WBG) là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này. == Sơ lược == Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương. Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo. Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo. Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư. Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển. Thuật ngữ "Ngân hàng Thế giới" (WB) thường đề cập đến IBRD và IDA. == Chức năng, nhiệm vụ == Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện. IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại (hiện WB có 188 nước thành viên). Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty không được WB cho vay. Chính phủ của những nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên 1305 USD/năm được vay của IBRD. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất mà WB đã đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) được vay của IDA. Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm. Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3 tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triển năng lượng và giao thông vận tải. Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫn quan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đến giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật. Từ thập niên 1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển. Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD và IDA. IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. == Tổ chức bộ máy == WB có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước. WB có quan hệ chặt chẽ với IMF. == Các Tổng giám đốc == Như một thông lệ, các tổng giám đốc của WB đều do đương kim tổng thống Hoa Kỳ chỉ định, và sau đó thường được Đại hội đồng bầu chọn và không có sự phản đối. Điều này ngược với các giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) luôn là người châu Âu. == Các Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới == Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (tên gọi đầy đủ của chức vụ này là "Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển và kinh tế học, nhà kinh tế trưởng") là cấp bậc quản lý cao nhất về chuyên môn trong Ngân hàng Thế giới. Người mang chức vụ này là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất tới kinh tế thế giới, và thường là những học giả kinh tế xuất chúng mới được mời giữ chức vụ này. Chức vụ này bắt đầu có từ năm 1982. Anne Krueger - giai đoạn 1982-1986 Stanley Fischer - 1988-1990 Lawrence Summers - 1991-1993 Joseph E. Stiglitz - 1997–2000 Nicholas Stern - 2000–2003 François Bourguignon - 2003–nay == Chú thích == == Liên kết ngoài == Ngân hàng Thế giới Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam The Bank Information Center Mexican Council for Economic and Social Development The Scorecard on Development: 25 Years of Diminished Progress (CEPR) The Bretton Woods Project, monitoring the World Bank and IMF IFIwatchnet, monitoring the World Bank and IMF World Bank Bonds Boycott Bonds boycott campaign in Europe World Bank President Wolfowitz Watch
.cr.txt
.cr là tên miền Internet cấp cao nhất dành cho quốc gia (ccTLD) của Costa Rica. == Tên miền cấp 2 == ac.cr: Học viện: Đại học co.cr: Thương mại ed.cr: Giáo dục: Đại học, Trung học,... fi.cr: Cơ quan tài chính như ngân hàng go.cr: Chính phủ or.cr: Tổ chức phi chính phủ sa.cr: Cơ quan y tế == Tham khảo == == Liên kết ngoài == NIC-CR Nhà đăng ký tên miền IANA .cr whois information
nhãn hiệu.txt
Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ, nhưng tùy theo luật ở mỗi quốc gia, nhãn hiệu cần đăng ký để trở thành thương hiệu được bảo hộ theo luật định (Registered Trademark: "Thương hiệu đã đăng ký" hay là "nhãn hiệu cầu chứng"). == Nội dung == Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm: Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu Hình vẽ, ảnh chụp Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp. Yêu cầu: Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết. Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (đơn nhãn hiệu hàng hóa) tại Cục Sở hữu Công nghiệp hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu. Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, một lĩnh vực mới mẻ, khá trừu tượng đối với nhiều bạn đọc và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật đã có quy định cụ thể, theo Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) (được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29-11-2005). Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác; là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên của hiệp hội đó. == Xem thêm == Thương hiệu Logo/Biểu trưng Kiểu dáng công nghiệp Sáng chế Sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nhãn hiệu hàng hóa tại Từ điển bách khoa Việt Nam Tra cứu thương hiệu tại trang Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam - Thư viện số về sở hữu công nghiệp Cơ quan Thương hiệu và Bản quyền Sáng chế Hoa Kỳ United States Patent and Trademark Office
danh sách sân bay tại vương quốc liên hiệp anh.txt
Dưới đây là danh sách sân bay Vương quốc Liên hiệp Anh và các lãnh thổ phụ thuộc == Các sân bay ở Anh == == Sân bay ở Bắc Ai-len Northern Ireland == == Sân bay ở Scotland == == Sân bay ở Wales == == Sân bay ở Crown dependencies Anh == == Tham khảo == United Kingdom Aeronautical Information Publication World Aero Data - Airports in United Kingdom
phước hưng, bà rịa.txt
Phước Hưng là một phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Phường Phước Hưng có diện tích 2,93 km², dân số năm 2005 là 5015 người, mật độ dân số đạt 1712 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
oxygenos.txt
OxygenOS (tiếng Trung: 氧OS) là một phiên bản tùy chỉnh của hệ điều hành Android được phát triển bới hãng sản xuất điện thoại thông minh của Trung Quốc OnePlus cho thị trường nước ngoài. Cũng có một phiên bản khác của HĐH được thiết kế dành riêng cho thị trường nội địa Trung Quốc gọi là HydrogenOS (tiếng Trung: 氢OS). == Tính năng == Các tính năng nổi bật hiện tại của phiên bản 2.0 và 2.1.1 bao gồm các quyền truy cập cho ứng dụng, Waves MaxxAudio, bàn phím SwiftKey, cử chỉ ngoài màn hình, các biểu tượng tùy chỉnh, chế độ tối, chế độ máy ảnh bằng tay, và hỗ trợ định dạng ảnh RAW cho các ứng dụng bên thứ ba, như Camera FV-5 2.75. Ngày 14 tháng 6 năm 2016, OnePlus giới thiệu phiên bản OxygenOS 3.0 mới. Nó cơ bản là phiên bản Android gốc cùng với một vài điều chỉnh và sửa chữa, như Cử chỉ, Giá và một chế độ tối bởi OnePlus. == Lịch sử phiên bản == Phiên bản 1.0 được dựa trên Android 5.0.1 và chỉ được phát hành cho OnePlus One qua dạng tập tin ZIP được cung cấp thông qua website của OnePlus. Phiên bản 2.0 tới 2.2.1 được dựa trên Android 5.1.1 và được cài đặt sẵn trên OnePlus 2 và OnePlus X. Chiếc OnePlus One đã nhận được phiên bản 2.1.4 qua một tập tin cài đặt ZIP thông qua website Oneplus. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2016, OnePlus X bắt đầu nhận phiên bản 2.2.2 của OxygenOS. Phiên bản 3.0.2 dựa trên Android 6.0.1 được phát hành cho OnePlus 2. Phiên bản 3.2.1 dựa trên Android 6.0.1 được phát hành cho OnePlus 3. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2016, phiên bản 3.2.2 được phát hành. Ngày 12 tháng 8 năm 2016, phiên bản 3.2.4 được phát hành và hiện tại là phiên bản phát hành mới nhất. Ngày 24 tháng 8 năm 2016, phiên bản beta 3.5 được phát hành, trở thành bản dựng cộng đồng đầu tiên và mới nhất. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
hiv.txt
HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm. HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T - CD4+), đại thực bào và tế bào tua. Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội. == Phân loại == HIV là virus thuộc chi Lentivirus, họ Ritrovirus. Các Lentivirus có nhiều đặc tính hình thái và đặc tính sinh học giống nhau. Lentivirus có thể truyền bệnh cho nhiều loài, với đặc trưng là thời gian nhiễm và ủ bệnh rất dài. Dòng di truyền của nó là dòng di truyền ngược chiều từ RNA sang DNA chứ không phải thuận chiều DNA sang RNA. Lentivirus truyền đi dưới dạng virus mang RNA chuỗi đơn dương (single-stranded, positive-sense) có màng bao bên ngoài. Khi xâm nhập vào tế bào đích, bộ gen trong RNA của virus được chuyển đổi (phiên mã ngược) thành DNA mạch kép bởi enzym phiên mã ngược đã được vận chuyển cùng với bộ gen của virus trong các hạt virus. DNA của virus được tạo ra sau đó được đưa vào nhân tế bào và tích hợp vào DNA của tế bào nhờ enzym integrase của virus và các cofactor của tế bào chủ. Sau khi tích hợp, virus trở thành tiềm ẩn, cho phép virus và tế bào chủ của nó có thể tránh bị hệ thống miễn dịch phát hiện. Ngoài ra, virus này có thể được sao chép, sản sinh bộ gen RNA và protein của virus, sau đó đóng gói và phát tán từ tế bào dưới dạng các hạt virus mới và bắt đầu vòng tái tạo tiếp tục. Hai loại HIV đã được định rõ đặc điểm: HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là loại virus ban đầu được phát hiện và đặt tên là LAV và HTLV-III. HIV-1 độc hơn HIV-2, và là nguyên nhân của phần lớn các ca nhiễm HIV trên toàn cầu. HIV-2 có khả năng lây nhiễm thấp hơn HIV-1 cho nên nó chỉ hạn chế ở Tây Phi. == Cấu trúc và bộ gen == HIV có cấu trúc không giống với các retrovirus khác. Nó có hình cầu với đường kính khoảng 120nm, nhỏ hơn khoảng 60 lần so với một tế bào hồng cầu, nhưng đối với các virus khác thì nó khá lớn. HIV chứa 2 bản sao của ARN chuỗi đơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid) hình nón bao gồm 2.000 bản sao của các protein p24. Các RNA sợi đơn được gắn kết với những protein nucleocapsid p7 (phức hợp bao gồm acid nucleic và vỏ capsid) và những enzyme cần thiết cho sự phát triển của virus như enzyme phiên mã ngược, enzyme protease, ribonuclease và integrase. Chất gian bào gồm những protein p17 của virus bao quanh lớp vỏ capsid để bảo vệ các hạt virus (virion). == Xem thêm == Tình dục an toàn Bệnh lây truyền qua đường tình dục == Chú thích == Tham khảo == Liên kết ngoài == HIV/AIDS tại DMOZ “AIDSinfo – HIV/AIDS Treatment Information”. US Department of Health and Human Services. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008. “UNAIDS: The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS”. UNAIDS. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008. “HIV News and Resources”. The Body. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2008.
9 tháng 7.txt
Ngày 9 tháng 7 là ngày thứ 190 (191 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 175 ngày trong năm. == Sự kiện == 455 – Tổng tư lệnh quân đội La Mã Avitus lên ngôi hoàng đế Đế quốc Tây La Mã tại Toulouse. 869 – Một trận động đất có cường độ 8,6Ms kéo theo sóng thần tấn công khu vực quanh Sendai, Nhật Bản. 1762 – Hoàng hậu Ekaterina II được tôn làm Nữ hoàng Nga, chồng của bà là Sa hoàng Pyotr III bị bắt giam do lập trường thân Phổ. 1805 – Ottoman ra sắc chỉ chính thức phong Muhammad Ali làm tổng đốc của Ai Cập, triều đại của ông và hậu duệ cai trị Ai Cập cho đến năm 1952. 1815 – Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord trở thành Thủ tướng Pháp đầu tiên, ông cũng kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ ngoại giao. 1877 – Giải Vô địch Wimbledon đầu tiên khởi tranh, hiện là giải lâu đời nhất và có uy tín nhất của môn quần vợt. 1940 – Sugihara Chiune bắt đầu phát hành thị thực quá cảnh Nhật Bản cho người tị nạn Do Thái tại Litva. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Hoa Kỳ chiếm đảo Saipan thuộc Quần đảo Mariana từ Nhật Bản. 1981 – Nintendo phát hành trò chơi Donkey Kong, trong đó có sự ra mắt của Mario, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử video game. 2002 – Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của Liên minh châu Phi khai mạc tại Durban, Nam Phi. == Người sinh == 1511 - Dorothea của Saxe-Lauenburg, nữ hoàng Đan Mạch và Na Uy (m. 1571) 1577 - Thomas West, đệ tam nam tước De La Warr (m. 1618) 1578 - Ferdinand II, Holy Roman Emperor (m. 1637) 1654 - hoàng đế Reigen của Nhật Bản (m. 1732) == Người chết == 1953 - Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) == Những ngày lễ và kỉ niệm == == Tham khảo ==