filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
java.txt
Java (tiếng Indonesia: Jawa, tiếng Java: ꦗꦮ; tiếng Sunda: ᮏᮝ) là một đảo tại Indonesia. Với 135 triệu người, Java là đảo đông dân nhất thế giới, và là một trong những vùng có mật độ dân số cao nhất toàn cầu. Java là nơi sinh sống của 60 phần trăm cư dân Indonesia. Thủ đô Jakarta của Indonesia nằm ở tây bộ của Java. Phần lớn các sự kiện lịch sử của Indonesia diễn ra tại Java. Hòn đảo là trung tâm của một số đế quốc Ấn Độ giáo-Phật giáo, vương quốc Hồi giáo hùng mạnh, và là hạch tâm của Đông Ấn Hà Lan. Java là trung tâm của Chiến tranh giành độc lập Indonesia|cuộc đấu tranh giành độc lập cho Indonesia vào thập niên 1930 và 40. Java chiếm ưu thế về chính trị, kinh tế và văn hóa tại Indonesia. Java hình thành chủ yếu là từ kết quả của những vụ núi lửa phun trào, với diện tích lớn thứ 13 thế giới và lớn thứ 5 tại Indonesia. Một chuỗi các núi lửa tạo thành xương sống của đảo theo chiều đông-tây. Trên đảo có ba ngôn ngữ chính, trong đó tiếng Java chiếm ưu thế, và là ngôn ngữ bản địa của khoảng 60 triệu người tại Indonesia, hầu hết trong số họ sống tại Java. Hầu hết cư dân trên đảo là người song ngữ, tiếng Indonesia là ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai của họ. Phần lớn cư dân Java là người Hồi giáo, tuy nhiên hòn đảo vẫn có sự hòa trộn đa dạng từ các niềm tin tôn giáo, dân tộc, và văn hóa. Java được chia thành bốn tỉnh, Tây Java, Trung Java, Đông Java, và Banten, cùng với hai khu đặc biệt là, Jakarta và Yogyakarta. == Từ nguyên == Nguồn gốc tên gọi "Java" không rõ ràng. Một khả năng là hòn đảo được đặt theo tên của loài jáwa-wut, loài kê này thường thấy trên đảo, và có nhiều tên gọi trước khi đảo được Ấn hóa. Có những giả thuyết khác: từ jaú và các biến thể của nó có nghĩa là "xa". và, trong tiếng Phạn yava có nghĩa là đại mạch, một loài khiến cho hòn đảo trở nên nổi danh. "Yawadvipa" được đề cập đến trong sử thi sớm nhất của Ấn Độ là Ramayana. Sugriva, chỉ huy đội quân của Rama phái người của ông đến Yawadvipa, đảo Java, để tìm Sita. Do vậy, ở Ấn Độ, Java còn được gọi bằng tên tiếng Phạn "yāvaka dvīpa" (dvīpa = đảo). Nguồn khác thì nói rằng từ "Java" có nguồn gốc Nam Đảo nguyên thủy, có nghĩa là 'nhà' hay 'quê hương'. == Địa lý == Java nằm giữa Sumatra ở phía tây và Bali ở phía đông. Borneo nằm ở phía bắc và đảo Christmas ở phía nam. Đây là đảo có diện tích lớn thứ 13 trên thế giới. Bao quanh đảo Java là biển Java ở phía bắc, eo biển Sunda ở phía tây, Ấn Độ Dương ở phía nam và eo biển Bali cùng eo biển Madura ở phía đông. Java gần như hoàn toàn có nguồn gốc núi lửa; đảo có 38 núi tạo thành một xương sống theo chiều đông-tây từng một thời hay vào các thời điểm khác nhau là núi lửa hoạt động. Núi lửa cao nhất tại Java và núi Semeru (3.676 m). Núi lửa hoạt động nhất tại Java cũng như tại Indonesia là núi Merapi (2,968 m). Với việc có nhiều núi và cao nguyên, vùng nội địa của đảo bị phân chia thành một loạt các khu vực tương đối biệt lập phù hợp với canh tác lúa nước; các vùng đất trồng lúa tại Java nằm trong số những vùng đất tốt nhất thế giới. Java là nơi đầu tiên tại Indonesia trồng cà phê, bắt đầu từ năm 1699. Hiện nay, Cà phê chè được trồng trên Cao nguyên Ijen. Java có diện tích xấp xỉ 139.000 km². với chiếu dài 650 mi (1.050 km) và chiều rộng 130 mi (210 km). Sông dài nhất trên đảo là sông Solo dài 600 km. Sông bắt nguồn từ trung bộ Java tại núi Lawu, sau đó chảy về phía bắc và phía đông đến cửa sông gần thành phố Surabaya. Nhiệp độ trung bình năm tại Java là từ 22 °C đến 29 °C và độ ẩm trung bình là 75%. Đồng bằng ven biển phía bắc thường nóng hơn trung bình 34 °C vào mùa khô. Bờ biển phía nam thường mát mẻ hơn phía bắc, khu vực cao nguyên ở nội địa cũng mát hơn. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 4, khi đó mưa chủ yếu là vào buổi chiều và không liên tục vào những khoảng thời gian khác trong năm, tháng ẩm ướt nhất là tháng 1 và tháng 2. Tây Java ẩm ướt hơn Đông Java, và các vùng núi nhận được lượng mưa lớn hơn. Cao nguyên Parahyangan ở Tây Java có lượng mưa lên tới 4.000 mm hàng năm, trong khi bờ biển phía bắc của Đông Java có lượng mưa 900 mm mỗi năm. == Hành chính == Đảo Java bao gồm Thủ đô của Indonesia là Jakarta. Java là một hòn đảo đông đân cư, đây là nơi sinh sống của tới 60% dân cư nước này Với một diện tích 126.700 km² hòn đảo là nơi sinh sống của 124 triệu người, đạt mật độ 981 người /km², đây là khu vực có dân cư đông thứ 2 trên thế giới chỉ sau Bangladesh, ngoại trừ một vài thành phố nhỏ. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, chính phủ nước này đã thực hiện chương trình di cư, di chuyển một phần dân cư từ hòn đảo này sang các hòn đảo khác ít người hơn. Tuy nhiên chương trình này đã vấp phải những khó khăn lớn như sự xung đột giữa người mới đến và người bản địa. Hòn đảo này được chia làm 4 tỉnh, 1 đặc khu* (daerah istimewa), và 1 thành phố thủ đô** (daerah khusus ibukota): Banten Jakarta** Jawa Barat (Tây Java) Jawa Tengah (Trung Java) Jawa Timur (Đông Java) Yogyakarta* == Lịch sử == == Văn hóa == == Ngôn ngữ == == Tín ngưỡng == Dân cư trên đảo phần lớn là tín đồ Hồi Giáo (93%), dòng Abangan (40%) hay Chính thống (60%). Một số ít theo Hindu(1-2%). == Xem thêm == Bali Kalimantan Sumatra == Liên kết hữu ích == JAVA, sự thật và những điều hư cấu , bởi Augusta De Wit, 1905. (mộyt bản sao của thư viện Đại học Georgia; DjVu & layered PDF format) == Chú thích ==
thế vận hội mùa hè.txt
Thế vận hội mùa hè là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức bốn năm một lần với nhiều môn thể thao, được tổ chức bởi Ủy ban Olympic quốc tế. Mặc dù không có lượng người xem lớn bằng World Cup nhưng đây là sự kiện thể thao danh giá nhất trên thế giới. Huy chương được trao cho mỗi sự kiện thể thao, với huy chương vàng cho vị trí thứ nhất, huy chương bạc cho vị trí thứ hai và huy chương đồng cho vị trí thứ ba. Từ một giải đấu với chỉ 42 sự kiện thể thao với khoảng 250 vận động viên, thế vận hội mùa hè đã mở rộng tới hơn 10.000 vận động viên tham dự từ 202 quốc gia. Những nhà tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 ước tính có khoảng 10.500 vận động viên tham dự trong 302 sự kiện thể thao của giải đấu. Thế vận hội Mùa hè 2004 đã thu hút được tổng cộng 11.099 vận động viên góp mặt trong 301 sự kiện thể thao, vượt qua dự tính là 10.500 vận động viên như ban đầu. Những vận động viên tham dự được thông qua bởi Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) để đại diện cho đất nước đó. Quốc ca và quốc kỳ được cử hành kèm theo nghi lễ trao huy chương. Bảng xếp hạng huy chương được trình chiếu rộng rãi. Nhìn chung, chỉ có những quốc gia được công nhận mới được giới thiệu, chỉ có số ít trường hợp các quốc gia có tranh cãi về chủ quyền được phép tham dự. Hoa Kỳ là quốc gia có số lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè nhiều nhất với bốn lần. Anh Quốc xếp thứ hai với ba lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè, tất cả đều ở London. Các quốc gia có hai lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè là Úc, Pháp, Đức, Hy Lạp và Nhật Bản. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Bỉ, Canada, Phần Lan, Ý, México, Hà Lan, Nga, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Trung Quốc và Brasil. Thành phố London trở thành thành phố đầu tiên có 3 lần tổ chức. Bốn thành phố đã 2 lần tổ chức Thế vận hội Mùa hè bao gồm: Los Angeles, Paris, Athena và Tokyo. Năm quốc gia - Úc, Pháp, Anh Quốc, Hy Lạp và Thụy Sĩ - đã tham dự tất cả kỳ Thế vận hội Mùa hè. Trong đó, quốc gia duy nhất từng đoạt ít nhất một huy chương vàng tại tất cả các kỳ vận hội là Anh. Ba kỳ 1916, 1940, 1944 không tổ chức do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh thế giới. == Danh sách các quốc gia tổ chức Thế vận hội Mùa hè == == Tham khảo ==
mustafa kemal atatürk.txt
Mustafa Kemal Atatürk (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [musˈtafa ceˈmal ataˈtyɾk]; (1881 – 10 tháng 11 năm 1938) là một sĩ quan quân đội, nhà cách mạng, và là quốc phụ cũng như vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Atatürk được biết đến với tài nghệ thống soái siêu việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông đã lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. Cuộc kháng chiến này đã thành công và dẫn đến kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Sau chiến tranh Atatürk đã tiến hành một công cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa nhằm biến cựu Đế quốc Ottoman thành một nhà nước hiện đại và thế tục. Những nguyên tắc của cuộc Cải cách Atatürk, mà từ đó đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời, được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Kemal. == Những danh hiệu == Tên khai sinh của ông là Mustafa (có nghĩa là "người được lựa chọn"), sau đó mang thêm tên thứ hai Kemal ("hoàn hảo"). Cho tới khi từ chức dưới thời Đế chế Ottoman, ông được biết đến dưới tên gọi Kemal Pasha (một chức vụ cao cấp trong hệ thống chính trị, thường được trao cho Tướng quân và quan Tổng đốc, tương được với danh hiệu Lord của người Anh). Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, ông mang thêm danh hiệu Gazi. Cho tới ngày 24 tháng 11 năm 1934, Hội đồng Quốc gia Thỗ Nhĩ Kỳ quyết định trao tặng tên Atatürk có nghĩa là "Cha già dân tộc Thổ", vì những cống hiến lớn lao vì tổ quốc và nhân dân của ông. == Thời niên thiếu == Atatürk sinh năm 1881 tại thành phố Selânik thuộc Đế quốc Ottoman (nay là Thessaloniki, Hy Lạp). Cha ông, một thương nhân buôn gỗ, qua đời khi ông mới bảy tuổi, người mẹ phải gánh lấy trách nhiệm nuôi nấng Mustafa và em gái ông cho tới trưởng thành. Khi Mustafa mười hai tuổi ông vào học trường quân sự ở Selânik và sau đó Manastır (nay là Bitola thuộc Macedonia). Do thành tích trong học tập, trong thời gian này thầy giáo đă tặng ông cái tên thứ hai Kemal. Ông hoàn thành khóa học, ra trường với quân hàm trung úy và được thuyên chuyển đến Quân đoàn 5 đồn trú tại Dasmacus. Mustafa nhanh chóng tham gia một hội cách mạng bí mật có tên "Tổ quốc và tự do" (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Vatan ve Hürriyet). Đến năm 1907 ông đạt đến cấp đại úy và sang Quân đoàn 3 ở Manastir. Ông tích cực tham gia trong phong trào "Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ" nhằm lật đổ Sultan nhà Ottoman là Abdul Hamid II. Sau khi Abdul Hamid II bị lật đổ, ông trở thành một nhân vật quan trọng trong quân đội. Năm 1911, ông phục vụ trong Bộ Chiến tranh ở kinh đô Constantinopolis (nay là Istanbul). == Binh nghiệp == Năm 1911, chiến tranh nổ ra giữa Đế chế Ottoman và Ý nhằm giành vùng Trablusgarp (Libya ngày nay). Trong trận Tobruk (hay còn gọi trận đánh tại đồi Nadura) ngày 22 tháng 12 năm 1911, Đại úy Mustafa Kemal thống lĩnh gần 200 liên quân Thổ Nhĩ Kỳ - Lybia đã đẩy lùi cuộc tấn công của hơn 2000 lính Ý, ngăn cản ý đồ xâm chiếm hải cảng chiến lược ở phía Đông biển Địa Trung Hải này. Ông được trao quyền chỉ huy ở Derne ngày 6 tháng 3 năm 1912. Cuối cùng, quân Ý vẫn giành chiến thắng trung cuộc. Tháng 12 năm 1912, cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất nổ ra, Mustafa Kemal được điều động về Constantinopolis để nghênh chiến với quân Bulgaria ở Gallipoli và Bolyir. Mustafal Kemal đóng vai trò quan trọng trong cuộc tái chiếm cố đô Edirne và Didymoteicho trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ hai. Đến năm 1913, ông được bổ nhiệm đến Sofia với sứ mệnh tùy viên quân sự, nhưng thực chất là nhằm lôi ông tránh xa những mưu đồ chính trị. Mustafa Kemal được nâng đến hàm trung tá năm 1914 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra và nắm quyền chỉ huy Trung đoàn 19, thuộc Quân đoàn 5 bố trí ở bán đảo Dardanelles. Tư lệnh tối cao là Thống chế Otto Liman von Sanders. Khi Hội đồng Chiến tranh Anh quyết định sử dụng hạm đội liên hợp Anh-Pháp, mục đích là pháo kích và chiếm các pháo đài của Thổ Nhĩ Kỳ dọc bán đảo Gallipoli, sau đó sẽ tiến đến chiếm kinh đô Constantinopolis buộc Đế chế Ottoman phải đầu hàng và, cuối cùng, mở đường biển tiếp viện cho Nga. Khoảng 19-25 tháng 2, trong một cuộc đụng độ giữa các lực lượng trú phòng Thổ và quân trinh sát Anh, một trung sĩ 20 tuổi tên Mehmet (sau này có tên đầy đủ là Mehmet Hasanoğlu), khi súng trường của anh bị kẹt, đã lấy đá để tấn công quân địch. Mustafa Kemal lập tức nắm lấy cơ hội này và phổ biến câu truyện cho toàn quân nhằm nâng cao sĩ khí, đồng thời ra đời tên gọi "Mehmetçik" cho đến ngày nay vẫn sử dụng khi chỉ binh lính Thổ. Sau các cuộc tấn công đơn độc bằng lực lượng hải quân lần lượt thất bại, quân Đồng Minh quyết định tiến hành cuộc đổ bộ lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vị trí của Mustafa Kemal nằm ngay giữa trung tâm của cuộc tấn công, đối mặt với quân ANZACS (Australian and New Zealand Army Corps), một lực lượng không những áp đảo về số lượng và vũ trang mà còn được sự hỗ trợ của chiến thuyền từ biển. Trong đợt 1 của chiến dịch tính từ ngày 25 tháng 4 năm 1915, nhiều cuộc chiến đẫm máu diễn ra nhằm dành đỉnh Chanuk Bair được biết đến là "Cuộc đua giành cao điểm". Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của cả hai phe tham chiến. Đến đợt 2 bắt đầu từ ngày 6 tháng 5, do tình hình chiến sự căng thẳng, Mustafa Kemal hầu như chỉ cách chiến tuyền đầu chưa đầy 300 mét. Ông chỉ huy trong suốt cuộc đổ bộ ở vịnh Anzac, và nhiều trận đánh quan trọng khác như trận đồi Scimitar, trận Chanuk Bair, trận Sari Bair. Mustafa nói với binh sĩ: Tôi không ra lệnh cho anh em tấn công, tôi ra lệnh cho anh em phải chết. Trong lúc chúng ta ngã xuống, những binh sĩ và chỉ huy khác sẽ đến thay thế. Nhờ những chỉ đạo tài tình và cương quyết của Mustafa đã góp phần đẩy lùi đà tiến quân của lực lượng Đồng Minh và đưa cuộc chiến vào trạng thái bế tắc. Trước những thiệt hại nặng nề và nhu cầu quân lực ở Mặt trận phía Tây, quân Đồng Minh buộc phải rút quân. Trận Gallipoli không những là một trong những giây phút anh dũng và quả cảm nhất trong lịch sử của người Thổ mà còn đem lại niềm tin và hy vọng cho quốc gia này đang trong thời điểm lụi tàn: một chiến thắng vang dội sau chuỗi những thất bại. Đó là "cú thở gắt cuối cùng" của Đế chế Ottoman. Đối với Mustafa Kemal, tuy chưa nổi tiếng trong nước song đã được cả đồng nghiệp lẫn kẻ địch công nhận là một trong những tướng lĩnh tuyến đầu xuất sắc nhất. Nhiều sử gia cho rằng Enver Pasha đã cố ý trỳ hoãn việc nâng hàm cho Mustafa Kemal, lúc này đã là đại tá. Dù sao, khi được thuyên chuyển đến Mặt trận Caucasus năm 1916 để nắm quyền chỉ huy Quân đoàn 2, Mustafa Kemal đã được thăng lên hàm thiếu tướng. Tình hình ở đây khác hẳn Gallipoli, khi binh lính Thổ hăng hái chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Người Armenia, chiếm đại đa số trong khu vực muốn thành lập quốc gia riêng của mình, chán ghét chính quyền Ottoman và chuyển sang hỗ trợ cho quân Nga. Đường tiếp tế liên tục bị tấn công, cộng với hàng trăm ngàn dân tản cư thuộc sắc tộc Kurd, vốn có mâu thuẫn sâu sắc với người Armenia. Mặc dầu vậy, Mustafa Kemal nhanh chóng vực dậy tinh thần quân sĩ và không cho quân Nga lấn sâu hơn. Ông tập trung thời gian đi thăm nom các thương bệnh binh và giúp đỡ dân tị nạn, cải thiện đời sống của nhân dân. Do những nỗ lực và cống hiến trên, Mustafa Kemal được trao tặng huân chương Kiếm Vàng Imtiyaz. Không lâu sau Mustafa Kemal lại được thuyên chuyển xuống lãnh đạo Quân đoàn 7 trong chiến dịch Palestine. Ông đụng độ với kẻ thù cũ là quân đội Anh của tướng Edmund Allenby (với lực lượng nòng cốt là các đơn vị của Ai Cập, Ấn Độ và ANZACS), và lại dưới quyền chỉ huy của Thống chế Đức Otto Liman von Sanders. Ông tích cực nghiên cứu bản đồ chiến sự và thị sát các mặt trận và nắm rõ thực lực địch-ta. Tại Syria không hề có sự hiện diện của thống đốc hay chính phụ dân sự. Khắp nơi, gián điệp ngầm của Anh cài vào do thám và tiến hành tuyên truyền ly khai, tổ chức Cuộc khởi nghĩa của dân Ả Rập. Dân chúng nói chung không còn thiết tha gì ngoại trừ chờ trực quân Anh đến càng sớm càng tốt. Khi Mustafa Kemal rút lui đến Jordan tổng số quân đào ngũ đã xấp xỉ 300000. Ông bày tỏ sự thất vọng trước sự yếu kém về khâu lãnh đạo trong một bức điện tín cho Sultan Ottoman: Đây đã có thể là một cuộc rút lui có tổ chức nếu như không phải rơi vào tay những tên dốt nát như Enver Pasha hay Cevet Pasha, kẻ nắm quyền từ 5-10000 quân sĩ mà bỏ chạy như gà cắt tiết khi nghe tiếng súng nổ; hoặc Cemal Pasha, người mà không bao giờ nắm được tình hình chiến trường. Và cuối cùng nếu không phải là phía trên họ là một ban tham mưu (Otto Liman von Sanders) làm hỏng tất cả ngay trong ngày đầu tiên. Bây giờ thì chẳng còn gì có thể làm nữa ngoại trừ đình chiến và chấp nhận hòa bình. Khi cuộc chiến tranh đã đi dần đến hồi kết thúc, Mustafa Kemal chuyển từ chiến đấu chống quân Đồng Minh sang chống lại sự tan rã của đế chế. Trước tình thế chiến trường và chính trị bất lợi cho phía Đế chế Ottoman, Mustafa Kemal vẫn cương quyết chiến đấu, vừa đánh vừa rút nhằm bảo toàn những gì còn lại ở phía nam của đế chế. Chính đường biên giới được hoạch định sau đó còn được giữ gìn đến ngày nay cho Thỗ Nhĩ Kỳ có nhiều đóng góp của ông. == Sự tan rã của Đế quốc Ottoman, 1918 == Ngày 30 tháng 10 năm 1918 Hiệp định đình chiến Mudros được ký kết với phe Đồng Minh, dẫn đến sự hình thành của các quốc gia Ả Rập ngày nay: Syria, Liban, Iraq, Kuwait, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ khát khao thành lập quốc gia của riêng mình càng nhanh càng tốt. Nhưng theo hiệp ước thì các lực lượng vũ trang của Thổ buộc phải giải giáp và chịu sự chiếm đóng của quân Đồng Minh. Mustafa Kemal trở về kinh đô Istanbul vào ngày 13 tháng 11 năm 1918 và được trao vị trí trong Bộ Chiến tranh. Liên quân các nước Anh, Ý, Pháp và Hy Lạp bắt đầu chiếm đóng Tiểu Á với ý đồ chỉ để một phần của trung tâm Tiểu Á lại cho người Thổ Nhĩ Kỳ. Hành động này lập tức được đáp trả bằng các phong trào dân tộc của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả là cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, hay còn được biết đến "sự tái sinh của nước Thổ". == Cuộc chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ == Trái với ước nguyện của nhân dân Thổ là được bảo toàn trọn vẹn lãnh thổ của mình, các nhà lãnh đạo phe Đồng Minh đã bí mật chia chác quyền lợi trên thất bại của Đế chế Ottoman trong Hiệp định Paris, dựa trên các điều khoản bí mật ký kết năm 1915-1917. Đó là một Đế quốc Hy Lạp mới (Megalic Idea), dựa trên ý tưởng mở rộng một quốc gia mới bao gồm tất cả các nhóm dân Hy Lạp và được sự chấp thuận của Thủ tướng Anh là Lyoud George. Ý sẽ chiếm vùng giáp biển Địa Trung Hải mà họ đã được hứa hẹn ở Hiệp định St-Jean-de-Maurienne. Pháp theo Hiệp định Sykes-Picot, chờ đợi Hatay, Liban và Syria còn thèm muốn một phần miền Tây-Nam nữa của Tiểu Á. Anh đã có sẵn phần của họ ở Ả Rập, Palestine, Jordan và Iraq cũng nhắm tới quyền kiểm soát eo biển Thổ Nhĩ Kỳ. === Giai đoạn tổ chức ban đầu 1919-20 === Thay vì giải giáp các lực lượng vũ trang chính quy và các tổ chức dân tộc, Mustafa Kemal quay sang liên lạc với những nhà lãnh đạo địa phương và kêu gọi cho các thống đốc và sĩ quan chỉ huy tiến hành kháng chiến chống lại quân chiếm đóng. Ngày 22 tháng 6 năm 1919, cùng với các nhà ái quốc khác như Rauf Orbay, Refet Bele và Ali Fuat Cebesoy, Mustafa Kemal ra thông cáo Amasya tuyên bố sự độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ đang trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" do triều đình Ottoman chịu sự lệ thuộc vào ngoại quốc nên người dân Thổ phải tự thành lập ra một nhà nước của mình. Người Anh đã được báo động và e ngại các hoạt động của Mustafal Kemal và lập tức liên lạc với triều đình Ottoman. Họ hạ lệnh bắt giữ và kết án tử ông với lý do bất chấp mệnh lệnh. Ngày 9 tháng 7, Mustafa Kemal từ chức và tham gia Hội nghị Erzurum, tụ họp các nhà cách mạng Thổ. Tại đây, ông được trao tặng danh hiệu "Công dân danh dự" với giấy đăng ký công dân hạng nhất. Mustafa Kemal trở thành người đại diện cho thành phố cửa ngõ của dân nhập cư vào Tây Tiểu Á này. Ông lập tức kêu gọi bỏ phiếu toàn quốc để lập ra một nghị viện mới đặt tại Ankara, trên cương vị là người phát ngôn của đại hội Silvas. === Cuộc chiến tranh giành độc lập 1920-22 === Tại Đại hội quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 23 tháng 4 năm 1920, Mustafa Kemal được bầu làm tổng thống. Hiệp ước Serves được ký kết giữa chính phủ Ottoman và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị những bước cuối cùng cho kế hoạch chiếm đóng Tiểu Á. Sự kiện này kích động mâu thuẫn giữa triều đình Istanbul và chính quyền Ankara do đối với Mustafa Kemal và các đồng sự của ông hành động này là không thể chấp nhận được và sẽ là sự chấm dứt của một quốc gia Thổ độc lập. Thái độ kiên quyết của những nhà ái quốc được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đại bộ phận nhân dân, và Hội đồng quốc gia nhanh chóng phê chuẩn sự thành lập của một đội quân quốc gia. Chiến sự nổ ra ở cả ba mặt trận: chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia, chiến tranh Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ cùng với việc trấn áp các cuộc nổi loạn trong nước, kéo dài từ 1920 đến 1921. Chính Hy Lạp là quốc gia trực tiếp muốn xâm lược Tiểu Á. Sau hàng loạt các cuộc đụng độ quân đội Hy Lạp tiến đến sông Sakarya, chỉ cách Ankara hơn 80 kilômét. Mustafa Kemal được chọn làm tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang với toàn quyền. Sau đó quân Hy Lạp bị đánh đại bại trong trận Sakarya kéo dài gần 12 ngày, từ 23 tháng 8 đến 13 tháng 9 năm 1921. Khi Mustafa Kemal dẫn đoàn quân chiến thắng trở về Ankara, ông được trao hàm thống soái của quân đội và danh hiệu gazi (người chiến binh của đức tin chống quân vô thần). Cuối cùng, quân đội Hy Lạp bị đánh bại hoàn toàn ở trận Dumlupinar vào ngày 30 tháng 8 năm 1922. Cùng với sự sụp đổ của Đế quốc Nga vào năm 1917, ba nước cộng hòa độc lập được thành lập ở vùng Caucasus: Armenia, Azerbaijan và Gruzia. Kemal và phong trào của ông tức giận trước quyết định công nhận quyền tự trị cho Armenia trong Hiệp ước Sèvres của triều đình Ottoman. Mùa thu năm 1920, quân đội của Kemal tấn công Armenia và chiếm phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa này. Tháng 12 năm 1920, Armenia yêu cầu đình chiến. Sau đó các hiệp ước với Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ được nhượng lại phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa dân chủ Armenia yểu thọ này. == Giai đoạn chuẩn bị cho hòa bình (1922-23) == Hiệp định Kars được ký kết ngày 23 tháng 11 năm 1921 đã giải quyết chiến sự ở vùng biên giới phía đông Thổ Nhĩ Kỳ và trả lại chủ quyền các thành phố Kars và Ardahan cho người Thổ, vốn bị cướp mất 3 thập kỷ trước bởi Đế quốc Nga trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878). Tại Hội nghị Lausanne vào tháng 7 năm 1923, İsmet İnönü đòi hỏi chính phủ ở Ankara được đối xử như một nhà nước độc lập và có chủ quyền, ngang hàng với tất cả các nhà nước khác. Theo sự chỉ dẫn của Mustafa Kemal, trong khi tranh cãi các vấn đề liên quan đến tính pháp lý và tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, Thỏa ước đầu hàng của Đế chế Ottoman, eo biển Thỗ Nhĩ Kỳ..., đồng thời từ chối mọi thỏa thuận gây tổn thương đến chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, sau nhiều cuộc tranh luận, vào ngày 24 tháng 7 Hiệp ước Lausanne được ký kết, chấm dứt những năm dài chiến tranh đã hủy hoại quốc gia này. Lãnh thổ của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ vốn được công bố 3 năm trước cuối cùng cũng được công nhận, ngoại trừ toàn bộ chủ quyền đối với các thành phố Mosul, Kirkuk, Hatay (Antioch) và İskenderun (Alexandretta). == Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và tư tưởng Kemal == Ngày 29 tháng 10 năm 1923, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. Mustafa Kemal đưa Fevzi Çakmak, Kazım Özalp và İsmet İnönü vào những vị trí quan trọng trong nội các mới. Họ sẽ giúp ông thực hiện các cuộc cải cách mà gần như bất khả thi trong những năm trước 1923. Trong những năm đầu của nước cộng hòa này, họ phải đối đầu với thù trong giặc ngoài: chế độ cũ muốn trở lại. Mustafa Kemal nhìn ra hậu quả của chủ nghĩa phát xít nên loại bỏ. Ông cố sức ngăn cản sự truyền bá của chế độ chuyên chế như các nước đế quốc Ý, Đức. Cuộc cải cách Atatürk bị đánh giá là quá gấp rút: Những phong tục tập quán có hàng ngàn năm lịch sử gần như thay đổi hoàn toàn. Đặc biệt là những cải cách tôn giáo của ông gặp nhiều phản đối, và tạo nên một mối bất đồng đáng kể giữa xã hội và chính trị tồn tại cho đến ngày nay. == Những ngày cuối cùng == Giữa năm 1937, sức khỏe của Atatürk suy giảm, và có dấu hiệu của bệnh xơ gan. Trong bản di chúc viết ngày 5 tháng 9 năm 1938, ông hiến toàn bộ tài sản của mình cho Đảng Nhân dân Cộng hòa. === Tang lễ === Mustafa Kemal Atatürk qua đời tại Istanbul vào lúc 09:05 tối ngày 10 tháng 11 năm 1938, hưởng thọ 57. Hơn 17 quốc gia viếng tang bằng người đại diện và đội nghi lễ. Hài cốt ông được đưa vào Bảo tàng Dân tộc học ở Ankara vào tháng 11 năm 1953, đám diễu hành gồm toàn bộ các thành viên nội các kéo dài hơn 2 dặm, cùng hơn 21 triệu dân khắp cả nước. == Gia đình và đời sống cá nhân == Mustafa Kemal kết hôn với Latife Uşaklıgil ngày 29 tháng 1 năm 1923. Cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và họ ly dị ngày 5 tháng 8 năm 1925. Tuy vậy nền học vấn phương Tây, vốn đa ngôn ngữ, của bà được cho là có phần nào ảnh hưởng trong quyết định đưa nước Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo thành một nhà nước hiện đại phi tôn giáo. Hoàn cảnh cuộc ly dị vẫn còn là một bí mật mặc dầu phần lớn tin rằng Uşaklıgil không chấp nhận được thói nghiện rượu và các buổi dạ hội muộn của Atatürk. Các lá thư và nhật ký của bà bị cấm xuất bản. Atatürk không có con mà nhận con nuôi: con gái Afet (İnan), Sabiha (Gökçen) (nữ phi công chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới), Fikriye, Ülkü, Nebile, Rukiye, Zehra và con trai Mustafa. Ngoài ra ông còn bảo trợ cho Abdurrahim and İhsan. Trong tổng số 5 anh chị em ruột của Atatürk tất cả đều mất sớm, chỉ còn người chị Makbule. Trong thời gian rảnh rỗi không bận việc nước Atatürk dành thời gian đọc sách, cưỡi ngựa, chơi cờ, bơi... đặc biệt là kiêu vũ. Ông thông thạo tiếng Pháp và tiếng Đức, và sở hữu một thư viện sách phong phú về chính trị, lịch sử, ngôn ngữ v.v. == Di sản Atatürk == Khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Atatürk là "hòa bình tại gia, hòa bình trên toàn thế giới", thể hiện cho tư tưởng và quan điểm của ông về tính nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Đây không chỉ là quyết định ngẫu nhiên, nó xuất phát từ nhu cầu cấp bách của một nhà nước non trẻ mà tính ổn định lâu dài của nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế. Ông thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù cũ Hy Lạp bằng việc mời thủ tướng Hy Lạp là Eleftherios Venizelos đến thăm thủ đô Ankara năm 1923, và Venizelos thậm chí còn đề cử Atatürk cho giải Nobel Hòa bình năm 1934. Tướng Douglas McArthur của Mỹ nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ và "vinh dự là một người bạn trung thành của Atatürk". Tên tuổi và chân dung của Atatürk có thể nghe và thấy khắp Thổ Nhĩ Kỳ: ở công trình công cộng, trường học, sách giáo khoa và tiền tệ. Hàng năm, vào chính xác thời điểm ông qua đời ngày 10 tháng 11 gần như tất cả mọi người Thổ sẽ dừng lại dành một phút tưởng niệm cho Atatürk. Tượng tưởng niệm ông được xây dựng khắp hầu hết các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ và trên thế giới: đài kỷ niệm Atatürk ở New Zealand và Úc, quảng trường Atatürk ở Roma v.v. Năm 1981, UNESCO công bố năm Atatürk, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của ông. == Chú thích == == Tham khảo == Sách in Ahmad, Feroz (1993). The Making of Modern Turkey. London; New York: Routledge. ISBN 978-0415078351. Armstrong, Harold Courtenay (1972). Grey Wolf, Mustafa Kemal: An Intimate Study of a Dictator. Freeport, NY: Books for Libraries Press. ISBN 978-0836969627. Atillasoy, Yüksel (2002). Atatürk: First President and Founder of the Turkish Republic. Woodside, NY: Woodside House. ISBN 978-0971235342. Barber, Noel (1988). Lords of the Golden Horn: From Suleiman the Magnificent to Kemal Ataturk. London: Arrow. ISBN 978-0099539506. Barlas, Dilek (1998). Statism and Diplomacy in Turkey: Economic and Foreign Policy Strategies in an Uncertain World, 1929–1939. New York: Brill Academic Publishers. ISBN 978-9004108554. Cleveland, William L (2004). A History of the Modern Middle East. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 978-0813340487. Doğan, Çağatay Emre (2003). Formation of Factory Settlements Within Turkish Industrialization and Modernization in 1930s: Nazilli Printing Factory (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara: Middle East Technical University. OCLC 54431696. Huntington, Samuel P. (2006). Political Order in Changing Societies. New Haven, Conn.; London: Yale University Press. ISBN 978-0300116205. İğdemir, Uluğ; Mango, Andrew (translation) (1963). Atatürk. Ankara: Turkish National Commission for UNESCO. tr. 165–170. OCLC 75604149. İnan, Ayşe Afet (2007). Atatürk Hakkında Hatıralar ve Belgeler (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Istanbul: Türkiye İş Bankası Kültür Yayınları. ISBN 9944881401 . İnan, Ayşe Afet; Sevim, Ali; Süslü, Azmi; Tural, M Akif (1998). Medeni bilgiler ve M. Kemal Atatürk'ün el Yazıları (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara: AKDTYK Atatürk Araştırma Merkezi. ISBN 978-9751612762. Kinross, Patrick (2003). Atatürk: The Rebirth of a Nation. London: Phoenix Press. ISBN 978-1842125991. OCLC 55516821. Kinross, Patrick (1979). The Ottoman Centuries: The Rise and Fall of the Turkish Empire. New York: Morrow. ISBN 978-0688080938. Landau, Jacob M (1983). Atatürk and the Modernization of Turkey. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 978-0865319868. Lengyel, Emil (1962). They Called Him Atatürk. New York: The John Day Co. OCLC 1337444. Mango, Andrew (2002) [1999]. Ataturk: The Biography of the Founder of Modern Turkey . Woodstock, NY: Overlook Press, Peter Mayer Publishers, Inc. ISBN 1-58567-334-x . Mango, Andrew (2004). Atatürk. London: John Murray. ISBN 978-0719565922. Saikal, Amin; Schnabel, Albrecht (2003). Democratization in the Middle East: Experiences, Struggles, Challenges. Tokyo: United Nations University Press. ISBN 978-9280810851. Shaw, Stanford Jay; Shaw, Ezel Kural (1976–1977). History of the Ottoman Empire and Modern Turkey. Cambridge; New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0521212809. Spangnolo, John (1992). The Modern Middle East in Historical Perspective: Essays in Honour of Albert Hourani. Oxford: Middle East Centre, St. Antony's College. ISBN 978-0863721649. OCLC 80503960. Tunçay, Mete (1972). Mesaî: Halk Şûrâlar Fırkası Programı, 1920 (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Ankara: Ankara Üniversitesi Siyasal Bilgiler Fakültesi. OCLC 1926301. Tüfekçi, Gürbüz D (1981). Universality of Atatürk's Philosophy. Ankara: Pan Matbaacılık. OCLC 54074541. Yapp, Malcolm (1987). The Making of the Modern Near East, 1792–1923. London; New York: Longman. ISBN 978-0582493803. Webster, Donald Everett (1973). The Turkey of Atatürk; Social Process in the Turkish Reformation. New York: AMS Press. ISBN 978-0404563332. Zürcher, Erik Jan (2004). Turkey: A Modern History. London; New York: I.B. Tauris. ISBN 978-1850433996. Báo chí Eastham, J. K. (tháng 3 năm 1964). “The Turkish Development Plan: The First Five Years”. The Economic Journal (New York: Macmillan) 74 (298): 132–136. doi:10.2307/2228117. ISSN 0013-0133. Emrence, Cem (2003). “Turkey in Economic Crisis (1927–1930): A Panaromic Vision”. Middle Eastern Studies (London: F. Cass.) 39 (4): 67–80. doi:10.1080/00263200412331301787. ISSN 0026-3206. Omur, Aslı (tháng 12 năm 2002). “Modernity and Islam: Experiences of Turkish Women”. Turkish Times 13 (312). ISSN 1043-0164. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2007. Özelli, M. Tunç (tháng 1 năm 1974). “The Evolution of the Formal Educational System and its Relation to Economic Growth Policies in the First Turkish Republic”. International Journal of Middle East Studies (London: Cambridge University Press) 5 (1): 77–92. ISSN 0020-7438. Stone, Norman (2000). “Talking Turkey”. The National Interest (New York: National Affairs, Inc) 61: 66. ISSN 0884-9382. Volkan, Vamik D. (1981). “Immortal Atatürk — Narcissism and Creativity in a Revolutionary Leader”. Psychoanalytic Study of Society (New York: Psychohistory Press) 9: 221–255. ISSN 0079-7294. OCLC 60448681. Wolf-Gazo, Ernest (1996). “John Dewey in Turkey: An Educational Mission” (). Journal of American Studies of Turkey (Ankara, Turkey: American Studies Association of Turkey) 3: 15–42. ISSN 1300-6606. “Mustafa Kemal Atatürk”. TP Editors. tr. 7–8. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2008. “The Burial of Atatürk”. Time Magazine. 23 tháng 11 năm 1953. tr. 37–39. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007. == Liên kết ngoài == Memorial room in Bitola (Monastir)
hms beaufort (l14).txt
HMS Beaufort (L14) là một tàu khu trục hộ tống lớp Hunt Kiểu II của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được hạ thủy và đưa ra phục vụ vào năm 1941. Nó đã hoạt động cho đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai, đưa về lực lượng dự bị năm 1945, rồi được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Na Uy năm 1952 và tiếp tục hoạt động như là chiếc KNM Haugesund (F312) cho đến năm 1965, khi nó bị tháo dỡ. == Thiết kế và chế tạo == Beaufort thuộc vào số 33 chiếc tàu khu trục lớp Hunt nhóm II, có mạn tàu rộng hơn nhóm I, tạo độ ổn định cho một tháp pháo QF 4 in (100 mm) Mark XVI nòng đôi thứ ba, cũng như cho phép tăng số lượng mìn sâu mang theo từ 40 lên 110. Beaufort được đặt hàng vào ngày 4 tháng 12 năm 1939 cho hãng Cammell Laird tại Birkenhead trong Chương trình Chế tạo Khẩn cấp Chiến tranh 1939 và được đặt lườn vào ngày 17 tháng 7 năm 1940. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 6 năm 1941 và hoàn tất vào ngày 3 tháng 11 năm 1941. Tên nó được đặt theo tên một rừng săn cáo tại Badminton, Gloucestershire. Con tàu được cộng đồng dân cư Bathavon tại Somerset đỡ đầu trong khuôn khổ cuộc vận động gây quỹ Tuần lễ Tàu chiến vào tháng 3 năm 1942. == Lịch sử hoạt động == === 1941 === Sau khi hoàn tất chạy thử máy, Beaufort chuyển đến Scapa Flow và được điều động gia nhập Chi hạm đội Khu trục 5 đặt căn cứ tại Alexandria, Ai Cập. Nó cùng thiết giáp hạm Ramillies (07) và tàu khu trục Badsworth (L03) gia nhập để hộ tống Đoàn tàu WS14 đi Freetown, đến nơi vào ngày 21 tháng 12, rồi tiếp tục cùng Ramillies, Hurworth (L28) và Bridgewater (L01) hộ tống Đoàn tàu WS14 tiếp tục hướng đến mũi Hảo Vọng. Sau khi đi đến Capetown, Nam Phi vào ngày 4 tháng 1 năm 1942, chiếc tàu khu trục tách khỏi Đoàn tàu WS14 và di chuyển độc lập theo ngã Hồng Hải và kênh đào Suez để gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải tại Alexandria. === 1942 === Vào ngày 12 tháng 2 năm 1942, Beaufort được bố trí cùng tàu tuần dương hạng nhẹ Carlisle (D67) và các tàu khu trục Avon Vale (L06), Southwold (L10), Eridge (L68), Dulverton (L63), Hurworth và Heythrop (L85) để hộ tống cho Đoàn tàu MW9 bao gồm ba tàu buôn nhằm tăng viện cho Malta. Đoàn tàu bị đối phương không kích nặng nề, khiến một tàu buôn bị hư hại phải rút lui về Tobruk vào ngày 13 tháng 2, rồi thêm một tàu buôn khác bị đánh chìm vào ngày hôm sau. Lực lượng hộ tống quay mũi rút lui về Ai Cập cùng bốn tàu buôn rỗng xuất phát từ Malta; Đoàn tàu MW9 xem như thất bại khi chiếc tàu buôn cuối cùng cũng không đến được Malta. Vào ngày 20 tháng 3, Beaufort được bố trí cùng Carlisle, Southwold, Dulverton, Eridge, Hurworth, Avon Vale và Heythrop để hộ tống cho Đoàn tàu MW10 đi Malta, dưới sự bảo vệ của các tàu tuần dương Dido (37), Euryalus (42) và Cleopatra (33). Lực lượng đã đụng độ với không quân đối phương và với một hạm đội tàu nổi hùng hậu của Hải quân Ý trong khuôn khổ Trận Sirte thứ hai vào ngày 22 tháng 3; và tiếp tục chịu đựng không kích kéo dài của đối phương vào ngày hôm sau, khi một tàu buôn bị đánh chìm. Lực lượng rút lui về Alexandria sau đó, và nó tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải tiếp liệu và hỗ trợ cho lực lượng đồn trú tại Tobruk. == Tham khảo == === Chú thích === === Thư mục === Barnett, Corelli (1991). Engage the Enemy More Closely – The Royal Navy in the Second World War. W. W. Norton Co. ISBN 978-0393029185. Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475. Critchley, Mike (1982). British Warships Since 1945: Part 3: Destroyers. Liskeard, UK: Maritime Books. ISBN 0-9506323-9-2. English, John (1987). The Hunts: A history of the design, development and careers of the 86 destroyers of this class built for the Royal and Allied Navies during World War II. World Ship Society. ISBN 0-905617-44-4. Lenton, H.T. (1970). Navies of the Second World War: British Fleet & Escort Destroyers: Volume Two. London: Macdonald & Co. ISBN 0-356-03122-5. Macintyre, Donald (1964). Battle for the Mediterranean. London: B T Batsford Ltd. ISBN 9780727800688.
1893.txt
Năm 1893 (MDCCCXCIII) là một năm thường bắt đầu vào Chủ nhật (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ sáu trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày). == Sự kiện == Whitcomb L. Judson phát minh ra Phéc-mơ-tuya (còn gọi là Khoá kéo hay Zipper). == Sinh == 1 tháng 10 - Diệp Vấn, võ sư Vịnh Xuân Quyền nổi tiếng 26 tháng 12 - Mao Trạch Đông, chủ tịch cộng hòa Nhân dân Trung Hoa == Mất == == Tham khảo ==
tuổi kết hôn.txt
Tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác. Độ tuổi và các yêu cầu khác nhau ở mỗi nước, nhìn chung thì độ tuổi kết hôn là 18 tuổi ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nhiều nước cho phép độ tuổi kết hôn sớm hơn nếu có sự đồng ý của cha/mẹ hoặc luật pháp, hoặc trong trường hợp mang thai (nữ). == Quy định == Tại Việt Nam, theo điều 9: "Điều kiện kết hôn" của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 thì nam phải 20 tuổi và nữ 18 tuổi trở lên. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Age at 1:st marriage in Gapminder World Cornell Law table of marriage age by state and territory for The United States
thế giới.txt
Thế giới là từ chỉ: Trái Đất từ góc độ của con người, là nơi loài người cư ngụ. Theo quan niệm triết học, toàn bộ vật chất, vũ trụ bên ngoài cơ thể bản thân con người, là môi trường mỗi cá nhân hoặc toàn thể con người sinh sống, hoạt động. Nó còn mang nghĩa là toàn bộ kinh nghiệm sống, hiểu biết và lịch sử của con người. Ngày nay, có khoảng 7,3 tỷ người trên thế giới theo World Fact Book (2016). 5 năm sau, dân số thế giới đạt cột mốc 8 tỷ người theo Liên Hiệp Quốc. Cũng theo nguồn trên, toàn thế giới: Số trẻ em trên mỗi phụ nữ năm 2000 là 2,8; năm 2007 là 2,59 Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong là 50,11 trên 1.000 ca sinh Gia tăng dân số là 1,167% mỗi năm Tỷ lệ thất nghiệp là 30% Chỉ số phát triển con người là 0,741 Tổng sản phẩm là 48.144.466 tỷ đô-la Mỹ theo IMF, 44.384.871 tỷ theo WB; trung bình 6.935 đô-la Mỹ/người Tăng trưởng tổng sản phẩm là 5,1%/năm Tuổi thọ trung bình: 65,82 năm, trong đó nam 63,89 năm, nữ 67,84 năm Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 10 nguyên nhân gây nhiều tử vong nhất (2002) là: Bệnh tim và thiếu máu cục bộ: 12,6% Bệnh liên quan đến não: 9,7% Các chứng truyền nhiễm hô hấp: 6,8% HIV/AIDS: 4,9% Bệnh phổi mãn tính: 4,8% Các bệnh tiêu chảy: 3,2% Bệnh lao: 2,7% Sốt rét: 2,2% Ung thư phổi/khí quản/phế quản: 2,2% Tai nạn giao thông đường bộ: 2,1% == Các thông số == === Trái Đất === === Các châu lục và số dân === == Ngôi nhà chung == Hình ảnh ngôi nhà chung của cả nhân loại khiến cho loài người không bị xa cách. == Xem thêm == Tân Thế giới Cựu Thế giới Trái Đất Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2009 Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2012 == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
lễ đầy tháng (phim).txt
Lễ đầy tháng (Tiếng Séc: Postřižiny) là một bộ phim tình cảm có phần khôi hài được phát bằng tiếng Séc của điện ảnh Tiệp Khắc. Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Bohumil Hrabal, bối cảnh phim là một nhà máy bia ở một thị trấn nhỏ. == Nội dung == Správce nymburského pivovaru (Jiří Schmitzer) má krásnou, ale trochu moc živou manželku (Magda Vášáryová). Kromě ní mu dělá starosti kvalita a odbyt piva a také jeho hlučný bratr (Jaromír Hanzlík), který za ním přijel na návštěvu. == Diễn viên == Magda Vášáryová... Maryška Jiří Schmitzer... Francin Jaromír Hanzlík... Pepin Rudolf Hrušínský (II)... Dr.Gruntorád Petr Čepek... Pán de Giogi Oldřich Vlach... Ruzicka František Řehák... Vejvoda Miloslav Štibich... Bernádek Alois Liškutín Pavel Vondruška... Lustig Rudolf Hrušínský (III) Miroslav Donutil Oldřich Vízner... Doda Cervinka == Ê-kíp == Âm nhạc: Jiří Šust Dựng phim: Jaromír Šofr Thiết kế sản xuất: Zbyněk Hloch, Michal Poledník == Xem thêm == Thông tin vắn tắt trên Website Cơ sở dữ liệu Điện ảnh Tiệp Khắc == Tham khảo ==
ôxy.txt
Ôxy (bắt nguồn từ tiếng Pháp: oxygène) là nguyên tố hóa học có ký hiệu là O thuộc nhóm VI A và số hiệu nguyên tử bằng 8 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tử khối bằng 16. Ôxy là nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nó có thể tạo thành hợp chất oxit với hầu hết các nguyên tố khác. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn hai nguyên tử ôxy kết hợp với nhau tạo thành phân tử ôxy không màu, không mùi, không vị có công thức O2. Ôxy phân tử (O2, thường được gọi là ôxy tự do) trên Trái Đất là không ổn định về mặt nhiệt động lực học. Sự xuất hiện trong thời kỳ đầu tiên của nó trên Trái Đất là do các hoạt động quang hợp của vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn cổ và vi khuẩn). Sự phổ biến của nó từ sau đó đến ngày nay là do hoạt động quang hợp của cây xanh. Ôxy là nguyên tố phổ biến xếp hàng thứ 3 trong vũ trụ theo khối lượng sau hydro và heli và là nguyên tố phổ biến nhất theo khối lượng trong vỏ Trái Đất. Khí ôxy chiếm 20,9% về thể tích trong không khí. Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống của cơ thể con người. Tất cả các nhóm phân tử cấu trúc chính trong các cơ thể sống như các protein, cacbohydrat, và mỡ chứa ôxy, cũng như trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo tạo nên các vỏ sò, răng và xương. Ôxy ở dạng O2 được tạo ra từ nước bởi vi khuẩn lam, tảo và thực vật thông qua quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của các cơ thể sống bậc cao. Ôxy là chất độc đối với các sinh vật kỵ khí bắt buộc, là các sinh vật thống trị trong thời buổi đầu trên Trái Đất cho đến khi O2 bắt đầu tích tụ trong khí quyển cách đây 2,5 triệu năm. Một dạng khác (thù hình) của ôxy là ôzôn (O3) tích tụ tạo thành lớp ôzon, khí này giúp bảo vệ sinh quyển khỏi tia tử ngoại, nhưng nó sẽ là chất ô nhiễm nếu nó nằm gần mặt đất ở dạng sương mù. Thậm chí ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, nguyên tử ôxy cũng tồn tại và làm mòn các tàu không gian. Ôxy được Carl Wilhelm Scheele phát hiện ở Uppsala năm 1773 hoặc sớm hơn và Joseph Priestley ở Wiltshire năm 1774 độc lập nhau, nhưng Priestley thường được cho là phát hiện ra trước bởi vi ấn phẩm của ông được xuất bản trước. Tên gọi ôxy (oxygen) được Antoine Lavoisier đặt năm 1777, các thí nghiệm của ông với ôxy đã giúp loại trừ thuyết phlogiston về sự cháy và ăn mòn phổ biến vào thời đó. Ôxy được sản xuất trong công nghiệp bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, sử dụng zeolit để loại bỏ carbon dioxide và nitơ ra khỏi không khí, điện phân nước và các cách khác. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxy bằng cách nhiệt phân một số chất giàu oxy như KMnO4, KClO3. Ôxy được sử dụng trong sản xuất công nghiệp (thép, nhựa và dệt); đốt nhiên liệu (nhiên liệu tên lửa); và hô hấp (hỗ trợ sự sống của con người trên tàu không gian, hay khi lặn dưới biển). == Các đặc trưng quan trọng == === Cấu trúc === Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, ôxy là chất khí không màu, không mùi và không vị có công thức phân tử là O2, trong đó hai nguyên tử ôxy liên kết với nhau với cấu hình electron có spin mức 3. Liên kết này có bậc liên kết là 2 và thường được đơn giản hóa trong miêu tả như là liên kết đôi, hoặc như là tổ hợp của một liên kết có 2 electron và 2 liên kết có 3 electron. Ôxy mức 3 (không phải ôzôn, O3) mà là trạng thái năng lượng cơ bản của phân tử O2. Cấu hình electron của phân tử này có 2 electron không tạo cặp mà tách ra riêng lẻ chiếm 2 orbital phân tử suy biến. Các orbital này được xếp vào nhóm phản liên kết (làm suy giảm bậc liên kết từ 3 xuống còn 2), vì vậy liên kết ôxy 2 nguyên tử yếu hơn liên kết 3 của 2 nguyên tử nitơ, theo đó tất cả các orbital nguyên tử liên kết đều được lấp đầy còn các orbital phản liên kết thì không đầy. Ở dạng ôxy mức 3, phân tử O2 là thuận từ— Chúng tạo thành nam châm trong trường từ — do mô men từ Spin của cặp đôi electron không liên kết trong phân tử, và năng lượng trao đổi âm giữa các phân tử O2 lân cận. Ôxy mức đơn (singlet oxygen) là tên gọi cho các phân tử O2 ở mức năng lượng cao, ở mức đó các tất cả electron spin đều có cặp, có khuynh hướng linh động hơn đối với phân tử hữu cơ thông thường. Trong tự nhiên, singlet ôxy thường được tạo thành từ nước qua quá trình quang hợp sử dụng năng lượng mặt trời. Nó cũng được tạo ra trong tầng đối lưu bằng phản ứng quang phân ôzôn dưới ánh sáng bước sóng ngắn, và từ hệ thống miễn dịch với vai trò là nguồn ôxy chủ động. Các carotinoit trong các sinh vật quang hợp (và cũng có thể trong các động vật) đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu năng lượng từ singlet ôxy và chuyển hóa nó thành trạng thái ổn định không bị kích thích trước khi nó có thể gây hại cho các tế bào. Ôxy là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp và là cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. Từ ôxy có nguồn gốc từ các chữ cổ Hy Lạp, οξυς oxus (oxys là axít) và γεινομαι (geinomai là sinh ra). Tên "ôxy" được chọn vì tại thời điểm phát hiện ra nó vào cuối thế kỷ 18 người ta cho rằng mọi axít đều chứa ôxy. Còn hiện nay thì người ta đã biết rằng các axít không nhất thiết phải có ôxy trong thành phần. Ôxy lỏng và ôxy rắn có màu xanh nhạt và cả hai đều là chất thuận từ. Ôxy lỏng thông thường được chưng cất từng phần từ không khí hóa lỏng. Cả ôzôn lỏng và ôzôn rắn (O3) có màu xanh thẫm. Một thù hình khác của ôxy, oxozon, O4, mới được phát hiện gần đây là chất rắn có màu đỏ thẫm được tạo thành bằng cách ép O2 dưới áp lực 20 GPa. Các thuộc tính của nó đang được nghiên cứu để sử dụng làm nguyên liệu cho tên lửa và các ứng dụng tương tự khác, vì nó là một chất ôxi hóa mạnh hơn nhiều so với O2 hay O3. === Thù hình === Dạng thù hình phổ biến của nguyên tố ôxy trên Trái Đất được gọi là dioxygen, O2. Nó có chiều dài liên kết 121 pm và năng lượng liên kết 498 kJ·mol−1. Đây là dạng được sử dụng bởi các dạng sống phức tạp như ở động vật, trong việc hô hấp của tế bào và là dạng tồn tại chính trong khí quyển của Trái Đất.Các ứng dụng khác của dạng O2 được đề cập trong các phần còn lại của bài viết này. Trioxygen (O3) thường được gọi là ôzôn và là dạng thù hình rất hoạt động của ôxy chúng có thể làm phá hoại mô của phổi. Ôzôn được sinh ra từ phần trên của khí quyển khi O2 kết hợp với ôxy nguyên tử được sinh ra từ việc phân chia phân tử ôxy bởi các tia cực tím (tử ngoại). Vì ôzon hấp thụ rất mạnh trong vùng phổ tử ngoại nên tầng ôzôn của phần trên cùng tầng khí quyển có chức năng là tấm chắn bức xạ cho trái đất. Tuy nhiên, ở phần gần bề mặt Trái Đất, nó là các chất ô nhiễm được sinh ra là một sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu động cơ. Phân tử ở trạng thái kích thích tetraoxygen (O4) được phát hiện năm 2001, và được giả thiết về sự tồn tại của nó là một trong sáu giai đoạn của ôxy rắn. Điều này được chứng minh năm 2006, nó được tạo ra bằng cách nén O2 lên 20 GPa, trong thực tế là một ô mạng thoi O8. Cấu trúc ô mạng này có khả năng có tính ôxy hóa rất mạnh hơn cả O2 hoặc O3 và ó thể được sử dụng trong nhiên liệu tên lửa. Trạng thái kim loại được phát hiện năm 1990 khi ôxy rắn được nén trên 96 GPa và nó được thể hiện năm 1998 ở nhiệt độ rất thấp, pha này trở thành chất siêu dẫn. === Tính chất vật lý === Oxy hòa tan trong nước nhiều hơn so với nitơ; nước chứa khoảng một phân tử O2 cho mỗi 2 phân tử N2, so với tỉ số trong không khí là 1:4. Độ hòa tan của ôxy trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, và ở 0 °C thì lượng hòa tan tăng gấp đôi (14,6 mg·L−1) so với ở 20 °C (7,6 mg·L−1). Ở nhiệt động không khí 25 °C và 1 atm, nước ngọt chứa khoảng 6,04 mililit (mL) ôxy trong một lít, trong khi đó, nước biển chứa khoảng 4,95 mL/L. Ở 5 °C, độ hòa tan tăng đến 9,0 mL/L (tăng 50% so với ở 25 °C) trong nước ngọt và 7,2 mL/L (tăng hơn 45%) đối với nước biển. Oxy ngưng tụ ở 90,20 K (−182.95 °C, −297.31 °F), và đóng băng ở 54,36 K (−218.79 °C, −361.82 °F). Cả hai dạng lỏng và rắn O2 là những chất trong suốt với màu xanh da trời nhạt do gây ra bởi sự hấp thụ ánh sáng đỏ (ngược lại với màu xanh da trời là do sự tán xạ Rayleigh của ánh sáng xanh). O2 tinh khiết cao thường được chưng cất phân đoạn từ không khí lỏng; Ôxy lỏng cũng có thể được sản xuất từ sự ngưng tụ không khí bằng cách sử dụng chất làm lạnh là nitơ lỏng. Nó là một chất dễ phản ứng và phải được cất giữ cách xa các vật liệu dễ cháy. === Đồng vị và nguồn gốc sao === Ôxy có mặt trong tự nhiên là hỗn hợp của 3 đồng vị bền gồm, 16O, 17O, và 18O, với 16O chiếm nhiều nhất (99,762%). Hầu hết 16O được tổng hợp ở giai đoạn cuối của quá trình phản ứng tổng hợp heli trong các sao lớn nhưng một số hình thành trong quá trình đốt cháy neon. 17O chủ yếu được hình thanh trong quá trìn đốt cháy hydro thành heli trong chu trình CNO, do vậy nó là đồng vị phổ biến trong các đới đốt cháy hydro của các sao. Most 18O được tạo ra khi 14N (hình thành phổ biến trong quá trình đốt cháy CNO) bắt các hạt nhân 4He, nên 18O phổ biến trong các đới giàu heli của quá trình tiến hóa sao lớn. 14 đồng vị phóng xạ của ôxy đã được xác định. Đồng vị bền nhất là 15O với chu kỳ bán rã 122,24 giây và 14O có chu kỳ bán rã 70,606 giây. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn là có chu kỳ bán rã dưới 27 s và phổ biến là dưới 83 milli giây. Cơ chế phân rã phổ biến nhất của các đồng vị nhẹ hơn 16O là phân rã β+ để tạo ra nitơ, và cơ chế phân rã phổ biến nhất của các đồng vị nặng hơn 18O là phân rã beta để tạo ra flo. === Sự phổ biến === Ôxy là nguyên tố phổ biến nhất ở vỏ Trái Đất. Ôxy là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vũ trụ sau hydro và heli. Khoảng 0,9% khối lượng của Mặt Trời là ôxy. Người ta ước tính nó chiếm 49,2% khối lượng của vỏ Trái Đất. và chiếm khoảng 88,8% khối lượng các đại dương (là H2O, hay nước) và 20% theo thể tích bầu khí quyển Trái Đất (là O2, ôxy phân tử, hay O3, ôzôn). Các hợp chất của ôxy, chủ yếu là ôxít của các kim loại, silicat (SiO44−) và cacbonat (CO32−), tìm thấy trong đất và đá. Nước đóng băng là chất rắn phổ biến trên các hành tinh khác cũng như sao chổi. Chỏm băng của Sao Hỏa là cacbon điôxít đóng băng. Hợp chất của ôxy tìm thấy trong khắp vũ trụ và quang phổ của ôxy được tìm thấy ở các ngôi sao. == Vai trò sinh học == === Quang hợp và hô hấp === Trong tự nhiên, ôxy tự do được sinh ra từ việc phân giải nước trong quá trình quang hợp ôxy dưới tác động của ánh sáng. Theo một vài ước tính, tảo lục và cyanobacteria trong các môi trường biển cung cấp khoảng 70% ôxy tự do được tạo ra trên Trái Đất và phần còn lại là từ thực vật trên đất liền. Các tính toán khác về sự đóng góp từ đại dương vào ôxy trong khí quyển cao hơn, trong khi một vài ước tính thì thấp hơn, đề xuất rằng các đại dương tạo ra khoảng 45% ôxy trong khí quyển mỗi năm. Công thức tính đơn giản từ quá trình quang hợp là: 6 CO2 + 6 H2O + photons → C6H12O6 + 6 O2 Tiến hóa ôxy Photolytic xảy ra trong màng thylakoid của các sinh vật quang hợp và cần năng lượng của 4 photon. Mặc dù trải qua nhiều công đoạn, nhưng kết quả là tạo thành sự chênh lệch proton qua màng thylakoid, nó được sử dụng để tổng hợp ATP qua photophosphorylation. Phân tử O2 còn lại sau khi ôxy hóa phân tử nước được giải phóng vào khí quyển. Phân tử O2 là cần thiết cho việc hô hấp của tế bào trong tất cả các sinh vật hiếu khí. Ôxy được sử dụng trong mitochondria để giúp tạo ra adenosine triphosphate (ATP) trong quá trình phosphoryl hóa ôxy hóa. Phản ứng của hô hấp hiếu khí là quá trình ngược lại với quang hợp:: C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + 2880 kJ·mol−1 Ở động vật có xương sống, O2 khuếch tán qua các màng trong phổi và đi vào các tế bào máu đỏ. Hemoglobin kết hợp với O2, làm thay đổi màu sắc của nó từ đỏ thẩm sang đỏ tươi (CO2 được giải phóng từ phần khác của hemoglobin tua hiệu ứng Bohr). Các động vật khác sử dụng hemocyanin (Mollusca và một số arthropoda) hoặc hemerythrin (nhện và tôm hùm). Một lít máu có thể hòa tan 200 cm3 O2. Các loại ôxy phản ứng như ion superoxide (O−2) và hydrogen peroxide (H2O2), là các sản phẩm phụ nguy hiểm của ôxy sử dụng trong sinh vật. Tuy nhiên, các bộ phận của hệ miễn dịch của các sinh vật bậc cao, tạo ra peroxide, superoxide, và ôxy nguyên tử để phá hủy các vi sinh vật xâm nhập. Loại ôxy phản ứng cũng có vai trò quan trọng trong phản ứng siêu nhạy cảm của thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh. Một người trưởng thành hít 1,8-2,4 gam chất ôxy mỗi phút. Lượng này tương đương 6 triệu tấn ôxy được hít vào do con người mỗi năm. === Hàm lượng trong cơ thể === Áp suất riêng phần của ôxy tự do trong cơ thể của động vật có xương sống còn sống là cao nhất trong hệ hô hấp, và giảm dọc theo hệ động mạch, mô ngoại vi và hệ tĩnh mạch.. === Tạo nên khí quyển === Khí ôxy tự do hầu như không tồn tại trong khí quyển Trái Đất trước khi archaea và vi khuẩn tiến hóa, có lẽ vào khoảng 3,5 tỉ năm trước. Ôxy tự do xuất hiện đầu tiên với một lượng lớn trong suốt đại cổ sinh (giữa 3,0 và 2,3 tỉ năm trước). Trong 1 tỉ năm đầu, bất kỳ dạng ôxy tự do được sinh ra từ các sinh vật này đã kết hợp với sắt hòa tan trong các đại dương để hình thành nên các tầng sắt tạo dãi. Khi ôxy này chìm xuống trở nên bảo hòa, ôxy tự do bắt đầu thoát ra ở dạng khí từ các đại dương cách nay 3–2,7 tỉ năm, đạt đến 10% với mức như hiện nay vào khoảng 1,7 tỉ năm trước. Sự có mặt của một lượng lớn ôxy hòa tan và ôxy tự do trong các đại dương và trong khí quyển có thể đã thúc đẩy các sinh vật yếm khí đang sống đến bờ vực tuyệt chủng trong suốt thảm họa Ôxy cách nay khoảng 2,4 tỉ năm. Tuy nhiên, việc hô hấp của tế bào sử dụng O2 cho phép các sinh vật hiếu khí tạo ra nhiều ATP hơn sinh vật yếm khí, giúp cho sinh vật hiếu khí chiếm phần lớn trong sinh quyển Trái Đất. Từ khi bắt đầu kỷ Cambri cách nay 540 triệu năm, hàm O2 dao động trong khoảng 15% và 30% theo thể tích. Càng về cuối kỷ Cacbon (300 triệu năm trước) mức O2 khí quyển đạt đến giá trị lớn nhất chiếm 35% thể tích, điều này đã góp phần làm cho côn trùng và lưỡng cư có kích thước lớn vào thời điểm đó. Hoạt động của con người như đốt 7 tỉ tấn nhiên liệu hóa thạch mỗi năm đã có ảnh hưởng rất ít đến hàm lượng ôxy tự do trong khí quyển. Với tốc độ quang hợp hiện nay, có thể sẽ mất khoảng 2.000 năm để tạo ra toàn bộ O2 trong khí quyển hiện tại. == Ứng dụng == Ôxy được sử dụng làm chất ôxy hóa, chỉ có flo có độ âm điện cao hơn nó. Ôxy lỏng được sử dụng làm chất ôxy hóa trong tên lửa đẩy. Ôxy là chất duy trì sự hô hấp, vì thế việc cung cấp bổ sung ôxy được thấy rộng rãi trong y tế. Những người leo núi hoặc đi trên máy bay đôi khi cũng được cung cấp bổ sung ôxy. Ôxy được sử dụng trong công nghệ hàn cũng như trong sản xuất thép và rượu mêtanon. Ôxy, như là một chất kích thích nhẹ, có lịch sử trong việc sử dụng trong giải trí mà hiện nay vẫn còn sử dụng. Các cột chứa ôxy có thể nhìn thấy trong các buổi lễ hội ngày nay. Trong thế kỷ 19, ôxy thường được trộn với nitơ ôxít để làm các chất giảm đau. == Lịch sử == === Những thí nghiệm sơ khai === === Thuyết Phlogiston === === Khám phá === Ôxy được phát hiện bởi dược sĩ người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele năm 1772 bằng cách đun nóng oxit đồng và một hỗn hợp vài muối nitrat. Scheele gọi oxy là "khí cháy" vì nó là khí hỗ trợ sự cháy duy nhất được phát hiện lúc đó. Ông đã viết một báo cáo về phát hiện này trong một bản thảo của mình với tựa đề Treatise trên Air và Fire, sau đó gửi cho nhà xuất bản trong năm 1775. Tài liệu này sau đó được xuất bản vào năm 1777. Tên hệ thống nguyên tố của ôxy là octium. == Hợp chất == Vì thế điện âm cao của nó, ôxy tạo thành các liên kết hóa học với phần lớn các nguyên tố khác (đây chính là nguồn gốc của định nghĩa nguyên thủy của từ ôxy hóa). Các nguyên tố duy nhất có thể tránh không bị ôxy hóa chỉ là một số khí trơ. Nổi tiếng nhất trong số các ôxít tất nhiên là hiđrô ôxít, hay nước (H2O). Các chất khác cũng được nhắc đến nhiều là hợp chất của cacbon và ôxy, như cacbon điôxít (CO2), các chất như rượu (R-OH), alđêhít (R-CHO), và axít cacboxylic (R-COOH). Các gốc ôxy hóa như clorat (ClO3−), peclorat (ClO4−), crômat (CrO42−), đicrômat (Cr2O72−), pemanganat (MnO4−), và nitrat (NO3−) là những chất ôxy hóa rất mạnh. Rất nhiều kim loại như sắt chẳng hạn liên kết với các nguyên tử ôxy, tạo thành ôxít sắt (III) (Fe2O3). Ôzôn (O3) được tạo thành trong quá trình phóng tĩnh điện với sự có mặt của ôxy phân tử. Ôxy phân tử đôi (O2)2 hiện nay đã biết và tìm thấy như là một phần nhỏ trong ôxy lỏng. Các êpôxít là các ête trong đó nguyên tử ôxy là một phần của vòng gồm ba nguyên tử. == Phòng ngừa == Ôxy có thể là một chất độc khi nó có áp suất thành phần được nâng cao. Để dễ hiểu có thể giải thích nôm na là thông thường ôxy chiếm khoảng 21% thể tích của không khí. Nếu có thể tăng lượng ôxy này lên thành 50% thì không khí khi đó sẽ không tốt cho sự hô hấp. Một vài dẫn xuất của ôxy, như ôzôn (O3), hiđrô perôxít H2O2 (nước ôxy già), các gốc hiđrôxyl và superôxít, cũng là những chất độc mạnh. Cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng có cơ chế để tự bảo vệ chống lại các chất độc này. Ví dụ, glutathion có nguồn gốc tự nhiên có thể phản ứng như một chất chống ôxy hóa, cũng giống như bilirubin là chất tách ra được từ hemoglobin. Các nguồn có chứa nhiều ôxy xúc tiến sự cháy nhanh và vì vậy là vật nguy hiểm về cháy nổ với sự có mặt của các nhiên liệu. Điều này cũng đúng với các hợp chất của ôxy như clorat, peclorat, đicrômat, v.v. Các hợp chất với khả năng ôxy hóa cao thông thường có thể gây ra bỏng hóa học. Đám cháy, đã giết chết phi hành đoàn của tàu Apollo 1 trong khi phóng thử, đã lan quá nhanh vì áp suất của ôxy nguyên chất được sử dụng khi đó là bằng áp suất khí quyển bình thường thay vì chỉ là một phần ba lẽ ra được sử dụng cho phóng thật. (Xem thêm áp suất thành phần.) == Điều chế == ==== Trong phòng thí nghiệm ==== Trong phòng thí nghiệm, O2 được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu ôxi và ít bền đối với nhiệt như KMnO4(rắn),KClO3 (rắn)... Vd:2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 2KClO3 → 2KCl + 3O2 2H2O2 → 2H2O + O2 2H2O → 2H2 + O2 Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2 2KI + O3 + H2O → I2 + 2KOH + O2 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O ==== Trong công nghiệp ==== Hai phương pháp chính được ứng dụng để sản xuất 100 triệu tấn O2 từ không khí dùng cho công nghiệp hàng năm. Phương pháp phổ biến nhất là chưng cất phân đoạn không khí lỏng thành nhiều thành phần khác nhau như N2 ở dạng hơi trong khi O2 thì ở dạng lỏng. Phương pháp thứ hai sản xuất khí O2 liên quan đến dòng khí khô, sạch đi qua một cặp sàng phân tử giống nhau, chúng hấp thụ nitơ và giải phóng một dòng khí có từ 90% đến 93% O2. Đồng thời khí nitơ được giải phóng khỏi lớp zeolit bảo hòa nitơ bằng cách giảm áp suất vận hành của bồng và chuyển một phần khí ôxy từ lớp sản xuất đi qua nó, theo chiều dòng ngược lại. Sau một thời gian thiết lập chu kỳ hoạt động, sự vật hành của hai lớp được thay đổi cho nhau, từ đó cho phép cung cấp liên tục khí ôxy, được bơn qua đường ống. Khí ôxy thu được càng tăng bằng các công nghệ làm lạnh (xem thêm hấp thụ chân không). Khí ôxy cũng có thể được tạo ra qua quá trình điện phân nước thành phân tử ôxy và hydro. Phải dùng dòng điện một chiều, vì nếu dùng dòng hai chiều, khi các khí sinh ra ở một cực sẽ giải phóng đồng thời hydro và ôxy, nếu đạt đến tỷ lệ 2:1 sẽ gây nổ. Trái với quan điểm phổ biến, tỉ lệ 2:1 được quan sát trong điện phân dòng điện một chiều của nước axít hóa không chứng minh rằng công thức hóa học thực tế của nước là H2O trừ khi giả định nào đó được thực hiện về công thức phân tử của chính hydro và ôxy. Phương pháp tương tự là nung các ôxit và ôxoaxit có xúc tác của dòng điện để tạo O2. Các chất xúc tác hóa học cũng có thể được dùng như chemical oxygen generator hay oxygen candle là các chất được dùng một phần trong việc hỗ trợ sự sống được trang bị trong các tàu ngầm, và vẫn là một phần của thiết bị chuẩn trên các chuyến bay thương mại trong trường hợp khẩn khi áp suất trong khoang máy bay giảm. Một công nghệ tách khí khác liên quan đến việc làm cho khí hòa tan vào các màng sứ dự trên zirconi điôxít bằng cách hoặc tạo áp suất cao hoặc dùng dòng điện để tạo ra khí O2 gần như tinh khiết. Với số lượng lớn, giá của ôxy lỏng năm 2001 vào khoảng 0,21USD/kg. Vì chi phí cơ bản trong sản xuất chủ yếu là chi phí năng lượng để hóa lỏng khí, nên chi phí sản xuất sẽ thay đổi theo chi phí năng lượng. Vì các lý do kinh tế, ôxy thường được vận chuyển trong các bồn ở dạng lỏng đặc biệt các xe bồn cách nhiệt đặc biệt, do một lít ôxy lỏng bằng với 840 lít khí ôxy ở áp suất khí quyển và nhiệt độ 20 °C (68 °F). Các xe bồn như thế này được dùng để nạp lại ôxy lỏng, đặt nằm ngoài các bệnh viện và các việc khác cần sử dụng một lượng lớn ôxy tinh khiết. Ôxy lỏng được đi qua bộ trao đổi nhiệt để chuyển dạng lỏng đông lạnh thành khí trước khi đi vào tòa nhà. Ôxy cũng được chứa trong các bình hình trụ tròn nhỏ hơn ở dạng khí nén; một dạng chứa hữu ích trong các ứng dụng y khoa gọn nhẹ dễ vận chuyển và trong việc cắt-hàn nguyên liệu/xì hàn. == Xem thêm == Thử nghiệm Winkler cho ôxy hòa tan để xác định lượng ôxy hòa tan trong nước sạch. Sự cháy. Ôxy hóa. Vai trò của ôxy như là khí thở cho thợ lặn. Sự suy giảm ôxy trong thủy sinh thái học. == Chú thích == == Tham khảo == == Sách tham khảo == Cook, Gerhard A.; Lauer, Carol M. (1968). “Oxygen”. Trong Clifford A. Hampel. The Encyclopedia of the Chemical Elements. New York: Reinhold Book Corporation. tr. 499–512. LCCN 68-29938. Emsley, John (2001). “Oxygen”. Nature's Building Blocks: An A-Z Guide to the Elements. Oxford, England, UK: Oxford University Press. tr. 297–304. ISBN 0-19-850340-7. Raven, Peter H.; Evert, Ray F.; Eichhorn, Susan E. (2005). Biology of Plants (ấn bản 7). New York: W.H. Freeman and Company Publishers. tr. 115–27. ISBN 0-7167-1007-2. == Liên kết ngoài == Priestley Society, Dedicated to Joseph Priestley the man who discovered oxygen; Oxygen Website thông tin về Joseph Priestley, người phát hiện ra ôxy và thông tin về Ôxy Phòng thí nghiệm quốc gia LosAlamos – Ôxy WebElements.com – Ôxy EnvironmentalChemistry.com – Ôxy It's Elemental – Ôxy Oxygen Therapy – The First 150 Years Độc tính của ôxy Phòng thí nghiệm quốc gia LosAlamos – Ôxy Nist atomic spectra database
cát.txt
Cát là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn. Khi được dùng như là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa chất học, kích thước cát hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625 mm tới 2 mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm tới 1 mm (thang Kachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay). Một hạt vật liệu tự nhiên nếu có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát. Lớp kích thước hạt nhỏ hơn kế tiếp trong địa chất học gọi là đất bùn (Mỹ) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,0625 mm cho tới 0,004 mm hoặc bụi (Nga) với các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05 mm cho tới 0,001 mm. Lớp kích thước hạt lớn hơn kế tiếp là sỏi/cuội với đường kính hạt nằm trong khoảng từ 2 mm tới 64 mm (Mỹ) hay từ 1 tới 3 mm (Nga). Xem thêm bài kích thước hạt để biết thêm về các tiêu chuẩn được sử dụng. Khi cọ xát giữa các ngón tay thì cát tạo ra cảm giác sàn sạn (chứ không như đất bùn tạo cảm giác trơn như bột). == Phân loại theo kích thước == Dựa trên kích thước hạt, cát được phân chia tiếp thành các lớp phụ. (*): đơn vị tính mm Các kích thước này dựa trên thang đo kích thước trầm tích Φ, trong đó kích thước tính theo Φ = -log cơ số 2 của kích thước tính bằng mm. Trong thang đo Wentworth, giá trị của Φ cho cát nằm trong khoảng từ -1 tới +4, với sự phân chia các lớp phụ nằm tại các số nguyên. == Thành phần == Thành phần phổ biến nhất của cát tại các môi trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệt đới là silica (điôxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa khá tốt. Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực. Các loại cát trắng tìm thấy ở các vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có thể chứa các mảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay có nguồn gốc hữu cơ khác. Các đụn cát thạch cao ở Di tích quốc gia White Sands tại bang New Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó. Acco (arkose) là cát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ quá trình phong hóa và xói mòn của đá granit (thường là cận kề). Một vài loại cát còn chứa manhếtit, chlorit, glauconit hay thạch cao. Cát giàu manhếtit có màu từ sẫm tới đen, giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa và opxidian (obsidian). Cát chứa chlorit-glauconit thông thường có màu xanh lục (còn được gọi là cát lục), như cát có nguồn gốc từ bazan (dung nham) với hàm lượng olivin lớn. Nhiều loại cát, đặc biệt cát ở Nam Âu, chứa các tạp chất sắt trong các tinh thể thạch anh của cát, tạo ra cát có màu vàng sẫm. Cát trầm lắng tại một số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một số khoáng vật có sức kháng phong hóa tốt, bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý. Cát được gió và nước vận chuyển đi và trầm lắng thành các dạng bãi biển, bãi sông, cồn cát, đụn cát, bãi cát ngầm v.v. == Nghiên cứu cát == Nghiên cứu các hạt cát riêng lẻ có thể giúp phát hiện nhiều thông tin lịch sử như nguồn gốc và hình thức vận chuyển hạt cát. Cát thạch anh mới bị phong hóa gần đây từ các tinh thể thạch anh trong đá granit hay gơnai thường sắc nhọn và góc cạnh. Nó thường được sử dụng trong vật liệu xây dựng để sản xuất bê tông hay trong làm vườn với vai trò của vật liệu bổ sung vào đất để làm xốp các lớp đất sét. Cát bị vận chuyển đi xa nhờ gió và/hoặc nước sẽ thuôn hơn, với các kiểu mài mòn đặc trưng trên bề mặt hạt cát. Cát sa mạc thường là thuôn tròn. == Sử dụng == Cát được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật liệu tạo nền móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi măng). Một vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu trong sản xuất bê tông. Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình thành khuôn để đúc khuôn cát. Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đủ xốp để thoát khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản ứng với kim loại nóng chảy. Là một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh. Cát đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mòn trong đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc nước. Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn với đất sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch. Cát đôi khi dược trộn lẫn với sơn để tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần cũng như sàn chống trượt trong xây dựng. Các loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa hấu, đào, lạc cũng như là vật liệu được ưa thích trong việc tạo nền móng cho các trang trại chăn nuôi bò sữa vì khả năng thoát nước tốt của nó. Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và núi nhỏ, chẳng hạn trong xây dựng các sân golf. Cát được dùng để cải tạo các bãi tắm. Các bao cát được dùng để phòng chống lũ lụt và chống đạn. Xây dựng lâu đài cát cũng là một hoạt động khá phổ biến. Có nhiều cuộc thi về nghệ thuật xây dựng các lâu đài cát. Hoạt hình cát là một kiểu nghệ thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để sản xuất phim hoạt hình. Các bể nuôi sinh vật cảnh đôi khi cũng dùng cát và sỏi. Trong giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để cải thiện khả năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cát còn dùng để chữa cháy ở một số nơi như cây xăng, trạm phòng cháy chữa cháy == Nguy hiểm == Cát nói chung là không gây độc cho sức khỏe, nhưng người ta vẫn phải cẩn thận trong một số hoạt động có sử dụng cát, chẳng hạn như trong việc đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao. Những người làm việc với cát trong hoạt động như vậy cần đeo kính bảo hộ và khẩu trang để tránh cát bắn vào mắt hay hít thở phải bụi cát. Những người bị phơi nhiễm dài hạn trước bụi silica có thể bị mắc bệnh bụi phổi, một loại bệnh phổi do hít thở phải các hạt silica mịn. Các MSDS cho silica đều thông báo rằng "hít thở quá mức silica kết tinh gây ra các e ngại nghiêm trọng về sức khỏe".[1] Cát thể tạo thành cát lún trong các khu vực dư thừa nước với áp suất căng lớn, do nó bị chảy nhão ra. Khi khô đi nó tạo thành các vật cản đối với các sinh vật bị nhốt trong đó, thường làm cho chúng bị chết. == Xem thêm == Kích thước hạt Cát lún Sa thạch Bão cát Đảo cát Cát nhựa đường == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Beach Sand: What It Is, Where It Comes From and How It Gets Here—Beaufort County Library
cung (vũ khí).txt
Bài này viết về một loại vũ khí. Xem thêm các bài nghĩa khác ở cung (định hướng) Cung là một loại vũ khí tầm xa cổ xưa và hiệu quả. Con người phát minh ra cung từ thời đồ đá và sử dụng chúng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ 19 khi chúng bị thay thế bởi súng. Cấu tạo cung rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và đạn là mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ...; dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo... == Phân loại == Cung ngắn: xuất hiện từ thời cổ đại,những cây cung đầu tiên xuất hiện tại thung lũng Ahrensburg,Hamburg,Đức cách ngày nay hơn 1 vạn năm.Cùng với lao và nỏ, nó là vũ khí tầm xa chính được sử dụng trong săn bắn và trên chiến trường. Tầm bắn cung ngắn chỉ đạt 30 m và dùng mũi tên ngắn. Cung trung bình: những cây cung ngắn đã giúp con người săn bắn thuận tiện hơn nhưng với tầm bắn quá ngắn chúng vẫn khiến người thợ săn gặp nguy hiểm.Hơn nữa khi thời kì đồ đá kết thúc, các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc bắt đầu xảy ra thường xuyên dẫn đến vũ khí ngày càng được cải tiến. Cải tiến đầu tiên đối với các cây cung là kéo dài cung ra(cả cánh cung và dây cung)giúp cho cung kéo được nhiều hơn, lực bắn mạnh hơn và đi xa hơn.Cung trung bình xuất hiện sớm nhất khoảng 3300 năm trước công nguyên ở vùng núi Alps sau đó được phổ biến sử dụng ở nhiều nơi như Ai Cập, đảo Crete, châu Á. Cung phức hợp(Composite bows):Được phát minh ra bởi người Ai Cập, đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc khoảng thế kỉ 4 TCN người Trung Quốc cũng có loại cung này. Sở dĩ nó có tên gọi này vì cung được chế tạo từ vài loại vật liệu trộn lại chứ không đơn thuần dùng một thanh gỗ hay một cặp sừng để làm cánh cung như trước nữa. Thông thường,một cây cung được trộn từ gỗ, sừng, gân và có thể có thêm một số loại vật liệu khác. Do vật liệu làm cung, kĩ thuật làm cung có thể rất khác nhau nên tầm bắn của các loại cung hỗn hợp ở các địa phương và cũng bởi lý do này mà nhiều cây cung phức hợp đặc trưng cho một dân tộc xuất hiện. Nó dài hơn cung ngắn nhưng chưa dài bằng cung lớn. Chiều dài mũi tên có thể từ 48 cm (của người Túc Thận), thậm chí lên đến gần 138 cm (của người Ấn Độ). Cung dài (còn gọi là cung lớn, cung chiến hay trường cung): xuất hiện vào thời Trung cổ, có thể đưa tầm bắn của mũi tên mang đầu bọc thép đạt tới 90 m(với tầm bắn thẳng).Cung Anh bắn cầu vồng đạt trên 200 yard (183m) và thậm chí lên tới 400 yard (366m) với tên nhẹ. Ở châu Âu, nó thường làm bằng một thanh gỗ duy nhất và có bề rộng chừng một sải tay, tức là cũng bằng chiều cao của người bắn cung. Các loại cung châu Á lại thường có 3 đoạn cong. Ở Nhật Bản, cung chiến thường làm bằng tre và gỗ kết hợp lại, dài hơn người. Ở Mông Cổ, cung làm bằng gỗ, sừng, gân, da. Đầu mũi tên có nhiều hình dáng khác nhau, thường được bịt thép, có thể có ngạnh và tẩm độc. Việt Nam thời Trần sử dụng gỗ tư lũy cứng, cho vào nước trăm năm không mục làm cung nỏ, là "tốt nhất thiên hạ" (Chu Khứ Phi, Lĩnh Ngoại Đại Đáp) == Cung phức hợp trong lịch sử == Kể từ khi cung phức hợp xuất hiện,nó đã mang lại nhiều hiệu quả trong chiến tranh.Những loại cung phức hợp mạnh như cung La Mã,cung Thổ trở thành những vũ khí công thành tốt và tiện dụng.Ngoài ra,nó còn là vũ khí phòng thủ tốt nhất trên các tường thành.Trước khi người La Mã bắt đầu sử dụng cung thủ phổ biến từ sau công nguyên,cung Scythan là cây cung mạnh nhất.Dù chỉ dài chừng 80–90 cm nhưng nó có thể bắn 1 mũi tên đi 350 m.Sau cung Scythan,cung La Mã giúp cho người La Mã bảo vệ đế chế trong một thời gian dài.Arrian - một học giả La Mã từng phục vụ cho quân đội La Mã ghi lại rằng họ dùng các cung thủ và ballista chống lại người Alan.Tuy nhiên,từ khoảng thế kỉ 13 đến cuối thời Trung Cổ,lần lượt cung Mông Cổ,cung Anh,cung Thổ xuất hiện và tạo nên những ưu thế rõ rệt trên chiến trường,người Thổ với ưu thế tuyệt đối về vũ khí tầm xa đã tiêu diệt Đế chế La Mã trong cuộc vây hãm thành Constantinople năm 1453. Ở khu vực Đông Á,cung Hàn và cung của các bộ tộc sống gần bán đảo Triều Tiên được coi là loại cung tốt nhất.Nó tạo ra ưu thế của bộ binh các nước này so với bộ binh Trung Quốc trong suốt một thời gian dài.Các học giả từ thời Hán đến thời Đường đã ca ngợi cung Hàn.Lợi thế về cung thủ của người Hàn mất dần đi và đến thời Minh,sau khi người Trung Quốc cải tiến cung của mình theo kiểu cung Mông Cổ,chúng đã mạnh hơn cả cung Hàn và nỏ cầm tay.Người Nhật cũng cải tiến cây cung của mình và đến cuối thế kỉ 16,họ chuyển sang dùng súng thì cung Hàn đã hoàn toàn mất vị thế của mình. == Tầm bắn == Cách tính tầm bắn: các tài liệu cổ thường được ghi chép từ rất lâu rồi nên dữ liệu thường không đầy đủ, hơn nữa rất hiếm học giả nào ghi chép tỉ mỉ đặc tính của một cây cung. Do vậy, các nhà nghiên cứu sử dụng thêm một số kết quả từ thực nghiệm để lấy được kết quả cần thiết. Tầm bắn của cung thường được chia ra thành: Tầm bắn chính xác: là tầm bắn mà một cung thủ thành thục có thể bắn chính xác một mục tiêu. Ở tầm bắn tỉ lệ bắn trúng đích từ 50 - 100%. Tầm bắn hiệu quả (hay tầm bắn sát thương): là tầm bắn mà cung thủ có khả năng bắn trúng và gây sát thương cho kẻ thù. Tỉ lệ các mũi tên bắn trúng đích ở tầm bắn này là 30 - 50%.Tuy nhiên, một cung thủ lão luyện vẫn có thể bắn chính xác ở tầm bắn này. Tầm bắn hiệu quả thường bằng một nửa tầm bắn cực đại(hay tầm bắn tối đa) đối với mũi tên nhẹ và thậm chí có thể lên đến 85% với mũi tên nặng. Khi cung thủ đứng xa hơn tầm bắn hiệu quả, khả năng trúng đích và gây sát thương được cho là không đáng kể(dưới 30%). Tỉ lệ này ở những loại súng cầm tay tốt nhất không vượt quá một phần ba với bất cứ loại đạn nào. Tầm bắn cực đại(đường bay): là tầm bay xa nhất của một mũi tên tuy nhiên khi bắn ở tầm này cung tên hầu như không còn khả năng sát thương nữa. Ở một số dân tộc như người Viking, nó còn được dùng làm đơn vị đo. Tầm bắn của những cây cung thường được các tác giả nghiên cứu về quân sự ghi lại, tuy nhiên có những thời gian thông tin này không được quan tâm ghi chép mấy. Dưới đây là một số tài liệu cổ đề cập đến tầm bắn của cung tên: Trong cuốn "De Re Militari" viết vào cuối thế kỉ 4, Vegetius viết: Trong Thông điển, Đỗ Hựu ghi lại: Cuốn sách viết về quân sự thế kỉ 9 của Hoàng Đế Byzantine Leon VI,"Taktika",chương 16 "Trong những ngày chiến đấu" viết: 150 pes Hy Lạp = 46,2 m, 1000 uncia = 24,6 m. Tổng chiều dài tầm bắn tập luyện của kị binh Byzantine là khoảng 70 m. Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo, phần ″Phép bố trận tác chiến" cũng ghi lại tầm bắn của cung nỏ: Thời Lý - Trần nước ta sử dụng hệ đo lường giống nhà Tống, trong hệ đo lường này 1 bước = 1,5 m. Trong quyển Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Binh chế chí,quyển 3 chép: Tài liệu duy nhất ấn định chiều dài của 1 bước(hay ngũ) ở Bắc Bộ cuối thời Trung Đại là sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ngày 2 tháng 6 năm 1897 với giá trị của 1 bước = 2 m và là tài liệu phù hợp nhất để tính tầm bắn luyện tập của các cung thủ của vua Lê - chúa Trịnh. Cung ngắn thường chỉ hiệu quả trong khoảng 30 m, cung trung bình có thể nâng tầm bắn lên 50 – 90 m nhưng cung phức hợp và trường cung- những loại cung được chế biến tinh xảo ở trình độ cao mới là những loại cung có thể bắn xa nhất.Trong tác phẩm Henry IV, đại văn hào Shakespeare mô tả một người lính bắn cung Anh chính xác tới cự li 290 yard(263 m).Cung phức hợp rất đa dạng, có những loại cung khá yếu như cung kị Byzantine, chỉ bắn một mũi tên dài khoảng 70 cm đi 70 m,nhưng cung Thổ - loại cung mạnh nhất hiện nay có thể đưa 1 mũi tên đi xa tới 1000 gez(883 m) và tầm bắn hiệu quả lên đến 400 m, ngang ngửa với súng AK.Đây là bảng tổng kết tầm bắn hiệu quả của một số loại cung (đa số là cung phức hợp): == Cung thủ == Trong khi tại châu Âu một hiệp sĩ coi việc sử dụng cung tên khi lâm trận là không xứng với tư cách của mình thì ở châu Á nhiều võ sĩ, tướng lĩnh lại là các cung thủ cừ khôi. == Xem thêm == Thuật bắn cung == Đọc thêm == The Traditional Bowyers Bible Volume 1. 1992 The Lyons Press. ISBN 1-58574-085-3 The Traditional Bowyers Bible Volume 2. 1992 The Lyons Press. ISBN 1-58574-086-1 The Traditional Bowyers Bible Volume 3. 1994 The Lyons Press. ISBN 1-58574-087-X The Traditional Bowyers Bible Volume 4. 2008 The Lyons Press. ISBN 978-0-9645741-6-8 U. Stodiek/H. Paulsen, "Mit dem Pfeil, dem Bogen..." Techniken der steinzeitlichen Jagd. (Oldenburg 1996). Gray, David, "Bows of the World". The Lyons Press, 2002. ISBN 1-58574-478-6. Comstock, Paul. "The Bent Stick" == Tham khảo == :
pdf.txt
PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, Định dạng Tài liệu Di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems. Tương tự như định dạng Word (.doc), PDF hỗ trợ văn bản thô (text) cùng với phông chữ, hình ảnh đồ họa, âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Tuy nhiên, việc hiển thị văn bản PDF không phụ thuộc vào môi trường làm việc của người sử dụng (cấu hình máy, phần mềm và hệ điều hành). Không như văn bản Word, một văn bản PDF, trong hầu hết các trường hợp, sẽ được hiển thị giống nhau trên những môi trường làm việc khác nhau. Chính vì ưu điểm này, định dạng PDF đã trở nên phổ biển cho việc phát hành sách, báo hay các tài liệu khác qua mạng Internet. Để đọc được tập tin PDF trên máy vi tính, bạn phải có một phần mềm hỗ trợ định dạng này. Phần mềm phổ biến hiện nay là Adobe Reader hay Foxit Reader. == Lịch sử == Việc phổ biến định dạng PDF trong thời gian đầu tương đối chậm . Những phiên bản đầu tiên của PDF không hỗ trợ siêu liên kết bên ngoài, làm giảm tính hữu dụng của nó trên web. Kích thước tập tin tăng lên so với văn bản thuần cũng có nghĩa là thời gian để tải xuống một tài liệu PDF sẽ lâu hơn, đây cũng là một vấn đề với những modem chậm thời đó. Adobe sớm cung cấp miễn phí chương trình Acrobat Reader (bây giờ là Adobe Reader) và tiếp tục hỗ trợ định dạng PDF nguyên mẫu. Cuối cùng PDF trở thành định dạng chuẩn cho những tài liệu in được trên web. Định dạng PDF được thay đổi nhiều lần khác nhau và hiện tại vẫn tiếp tục được phát triển. Dưới đây là chín phiên bản ứng với các phiên bản của Acrobat. (1993) – PDF 1.0 / Acrobat 1.0 (1994) – PDF 1.1 / Acrobat 2.0 (1996) – PDF 1.2 / Acrobat 3.0 (1999) – PDF 1.3 / Acrobat 4.0 (2001) – PDF 1.4 / Acrobat 5.0 (2003) – PDF 1.5 / Acrobat 6.0 (2005) – PDF 1.6 / Acrobat 7.0 (2006) – PDF 1.7 / Acrobat 8.0 (2008) – PDF 1.7, Adobe Extension Level 3 / Acrobat 9.0 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == PDF Association - The PDF Association is the industry association for software developers producing or processing PDF files. Adobe PDF 101: Summary of PDF Adobe: PostScript vs. PDF – Official introductory comparison of PS, EPS vs. PDF.
tên lửa liên lục địa.txt
Tên lửa liên lục địa, tên lửa xuyên lục địa hay tên lửa vượt đại châu là tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa (hơn 5.500 km), được chế tạo để mang nhiều đầu đạn hạt nhân một lúc. Do khả năng bắn xa và năng lực chứa nhiều đầu đạn hạt nhân, tên lửa liên lục địa đặt trên tàu ngầm và căn cứ mặt đất là những lực lượng mang tính hủy diệt nhất nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn diện. Một lực lượng khác mang tầm quan trọng tương đương là các máy bay ném bom mang bom hạt nhân. Khác biệt với tên lửa đạn đạo chiến thuật (dưới 300 km), tên lửa đạn đạo tầm ngắn (dưới 1.000 km) và tầm trung (dưới 5.000 km), tên lửa liên lục địa có tốc độ lớn hơn và tầm bắn xa hơn rất nhiều. Trong năm quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nga và Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa liên lục địa. Anh và Pháp có các tên lửa tầm trung và chủ yếu được phóng từ tàu ngầm. Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa tầm trung và đang phát triển tên lửa liên lục địa. Bắc Triều Tiên đang phát triển tên lửa liên lục địa nhưng hai vụ thử tên lửa gần đây năm 1998 và 2005 đều không thành công thật sự. Năm 1991, Hoa Kỳ và Nga ký Hiệp ước START I, cắt giảm số lượng tên lửa này cùng đầu đạn hạt nhân. == Giới thiệu == Trong khi các tên lửa liên lục địa thế hệ thứ nhất có các động cơ tên lửa mang nhiên liệu lỏng và một phần cryogen, được thay thế dần sang nhiên liệu rắn. Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn có hiệu quả thấp hơn, tuy nhiên dễ sử dụng và thời gian phản ứng ngắn hơn – tránh được việc nạp lại nhiên liệu. Tên lửa liên lục địa hiện nay có tầng đẩy cuối cùng là động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, tuy nhiên có thể điều chỉnh được. Những tầng tên lửa này có khả năng trữ, nghĩa là nhiên liệu bên trong vẫn giữ được những đặc tính hóa học của mình qua nhiều năm. == Các giai đoạn bay của tên lửa == Các giai đoạn bay của tên lửa liên lục địa: Giai đoạn tăng tốc: từ 3 đến 5 phút sau khi rời bệ phóng (tên lửa dùng nhiên liệu rắn kết thúc giai đoạn này sớm hơn loại dùng nhiên liệu lỏng), tầm cao đạt được cuối giai đoạn này là 150 đến 400 km tùy thuộc vào quỹ đạo được lựa chọn, tốc độ đạt được khoảng 7 km/giây Giai đoạn giữa: bay khoảng 25 phút bay theo quỹ đạo đường elip trên tầng khí quyển của Trái Đất, độ cao lớn nhất đạt được lên đến 1200 km Giai đoạn trở lại tầng khí quyển: bắt đầu khi khoảng cách với bề mặt Trái Đất khoảng 100 km, kéo dài khoảng 2 phút, tiếp cận mục tiêu với tốc độ 4 km/giây, những tên lửa thế hệ đầu chỉ đạt dưới 1 km/giây. == Lịch sử phát triển == Ý tưởng về tên lửa liên lục địa manh nha trong dự án A9/10 của Đức do nhà khoa học Wernher von Braun đề xuất nhưng không bao giờ được phát triển. Von Braun cũng là người thiết kế tên lửa V-2 của nước Đức quốc xã, tiền thân của tên lửa đạn đạo tầm trung sau này. V-2 là tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và hệ thống dẫn đường theo quán tính, được phóng từ các bệ phóng di động để tránh không quân phe Đồng minh tấn công. Sau Thế chiến thứ hai, von Braun cùng nhiều nhà khoa học của Đức khác được bí mật đưa sang Hoa Kỳ và làm việc cho quân đội Mỹ trong chương trình cải tiến tên lửa V-2 thành các tên lửa tầm trung Redstone và Jupiter. Nhờ các hiệp ước liên minh quân sự, Hoa Kỳ có thể bố trí tên lửa tầm trung ở các quốc gia lân cận Liên Xô, đặt lãnh thổ Liên Xô trong tầm bắn của các vũ khí hạt nhân. Chương trình phát triển tên lửa liên lục địa của Liên Xô được khởi xướng từ trước Thế chiến thứ hai, tuy vậy, đến những năm 1950, Liên Xô vẫn chưa phát triển thành công. Dưới sự chỉ đạo của tổng công trình sư Sergei Korolev, chương trình này được đẩy mạnh. Korolev có các bộ phận của tên lửa V-2 nhưng ông nhận thấy thiết kế của V2 không đáp ứng yêu cầu của loại tên lửa mới. Ông đã phát triển cấu trúc mới và tên lửa R-7 ra đời, được thử nghiệm tháng 08 năm 1957. Ngày 04 tháng 10 năm 1957, tên lửa này đưa vệ tinh đầu tiên - Sputnik 1, lên quỹ đạo không gian, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không vũ trụ của loài người. Nước Anh xây dựng tên lửa liên lục địa Blue Streak nhưng không bao giờ đưa vào sử dụng bởi khó khăn trong việc chọn căn cứ phóng cách xa các khu dân cư. Ở Mỹ, cạnh tranh giữa các lực lượng vũ trang thời kỳ này đồng nghĩa với sự phát triển các chương trình tên lửa liên lục địa riêng biệt, làm chậm tiến trình đáng kể. Tên lửa liên lục địa đầu tiên của Mỹ mang tên Atlas ra đời năm 1959. Dù được phát triển sau R-7 hai năm nhưng Atlas vẫn gặp nhược điểm tương tự của R-7 là cần có bệ phóng và các thiết bị hỗ trợ cồng kềnh, điều này làm nó dễ bị phát hiện và tấn công. Mặt khác nhiên liệu lỏng phải được nạp vào tên lửa trước khi bắn, nên càng tốn thời gian và tăng nguy cơ bị tấn công. Các tên lửa liên lục địa đầu tiên chính là các tên lửa vũ trụ. Ví dụ: Atlas, Redtone, Titan, R-7 và Proton là các dự án tên lửa lên lục địa nhưng sau đó chuyển hướng phát triển thành tên lửa vũ trụ. Dưới sự điều hành của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara, các lên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn LGM-30 Minuteman (phóng từ căn cứ đất liền), Polaris (phóng từ tàu ngầm) và Skybolt (phóng từ máy bay) bắt đầu được phát triển. Ngày nay, tên lửa liên lục địa có kích trước nhỏ hơn trước (nhờ tăng tính chính xác, đầu đạn nhỏ, nhẹ hơn), đều sử dụng nhiên liệu rắn và có thể bắn từ bệ phóng đơn giản hơn. Theo học thuyết chiến lược về Hủy diệt song phương, việc huy động tên lửa liên lục địa sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện mà cả hai bên tấn công và phòng thủ (rồi phản công) đều bị hủy diệt. Những năm 1970, việc phát triển các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hoa Kỳ và Liên Xô đều bị hạn chế bởi thỏa ước nhằm duy trì tính đe dọa của các hệ thống tên lửa liên lục địa. Tổng thống Ronald Reagan phát động các chương trình Phòng thủ Chiến lược chủ động, Tên lửa liên lục địa MX và Midgetman. Động thái này dẫn đến các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Hiệp ước giải trừ vũ khí chiến lược. Những quốc gia đang ở trong giai đoạn phát triển tên lửa liên lục địa đều dùng nhiên liệu lỏng bởi tính đơn giản. == Tên lửa liên lục địa ở các nước == (Chữ nghiêng = đang sử dụng, còn lại là lỗi thời, hay đang phát triển) Vương quốc Anh: (thủy, tàu ngầm): Polaris (Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) (Tên lửa Hoa Kỳ với sự chỉnh sửa của Anh) Trident (Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) II (Tên lửa Hoa Kỳ với sự chỉnh sửa của Anh) Ấn Độ: địa: Agni V CHDCND Triều Tiên: địa: No-dong-B (sử dụng tạm thời) Taepodong X Taepodong-1 Taepodong-2 NKSL-1 (Taep´o-dong-1 với 3 tầng, có thể mang vệ tinh lên quỹ đạo, sử dụng tạm thời) NKSL-X-2 (Taep´o-dong-2 với 3 tầng, có thể mang vệ tinh lên quỹ đạo, sử dụng tạm thời) Hoa Kỳ: địa: CGM-16 Atlas HGM-25A Titan I LGM-25C Titan II LGM-30A/B Minuteman I LGM-30F Minuteman II LGM-30G Minuteman III LGM-118 Peacekeeper MGM-134 Midgetman ICBM nhỏ (không còn dùng) thủy: UGM-27A Polaris A-1 UGM-27B Polaris A-2 UGM-27C Polaris A-3 UGM-73 Poseidon C-3 UGM-93 Trident I C-4 UGM-133 Trident II D-5 Liên Xô / Nga: địa (Sử dụng của Xô Viết. Tên ký hiệu của Cục phòng vệ, Nato trong ngoặc). địa: R-7 (SS-6, Dác gỗ) R-9 (SS-8, Sasin) GR-1 (SS-10 Tên khẳng khiu, không còn dùng) R-16 (SS-7 Thợ yên cương) R-26 (SS-8 Sasin, Verwechslung mit R-9, không còn dùng) R-36 (SS-9 Dốc đứng) R-36-O (SS-9 FOBS, R-36) R-36M „Voivode" (SS-18 Ma vương) (các phiên bản khác nhau) UR-100 (SS-11 Sego) UR-100MR „Sotka" (SS-17 Ngựa tốc hành) UR-100N (SS-19 Dao găm nhỏ) UR-200 (SS-X-10 Tên khẳng khiu, Verwechslung mit GR-1, không còn dùng) UR-500 „Proton" (không còn dùng) RT-1 (Nato không có tên, không còn dùng) RT-2 (SS-13 Người hoang dã) RT-20P (SS-15 Tên bần tiện) RT-21 „Temp-2S" (SS-16 Tội phạm) RT-2PM „Topol" (SS-25 Cái liềm) RT-2UTTH „Topol-M" (SS-27), thử nghiệm thành công về khả năng di động vào 24 tháng 12 năm 2004 ở Plesezk RT-23 „Molodets" (SS-24 Dao mổ) RSS-40 „Kuryer" (Nato-Code SS-X-26 là lỗi thời, dự án đã bị ngưng) thủy: SS-N-4 Sark R-13 SS-N-6 "Người Xécbi" R-27 Volna (Tên lửa) bzw. R-29 SS-N-18 Ong châm SS-N-20 Cá tầm R-39 (Tên lửa) SS-N-30 Bulava RS-28 Sarmat Pakistan: địa: Tipu (dĩ nhiên là đang thử hay lầm với tên lửa khác) Pháp: (thủy, tàu ngầm): M-45 M-5 (dự án) M 51 Trung Quốc địa: DF-3 (Dự án đã bị ngưng) DF-5 (tên sử dụng khác CSS-4) DF-6 (Dự án đã bị ngưng) DF-22 (tên sử dụng khác DF-14, dự án đã bị ngưng) DF-31 (tên sử dụng khác CSS-X-9 hay CSS-9, đang được đưa vào sử dụng) DF-41 (tên sử dụng khác CSS-X-10, được đưa vào sử dụng vào 2010) === Giải trừ quân bị === Hiệp ước ABM Hiệp ước START == Tham khảo ==
hồ xuân phương.txt
Hồ Xuân Phương (sinh 1943, tại Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Uỷ viên Thường trực chuyên trách Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội. Giảng viên cao cấp, Nhà giáo nhân dân, Uỷ viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Uỷ viên Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Kinh tế - Luật - Luật, Uỷ viên Hội đồng khoa học ngành Tài chính đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nguyên GĐ Học viện Tài chính, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An. == Thân thế sự nghiệp == == Tham khảo == Từ năm 1978-1982: Nghiên cứu sinh tại LB Nga 1990-1999: Hiệu trưởng trường Đại học tài chính kế toán hà nội (nay là Học viện Tài chính)
chi phong.txt
Chi Phong hay Chi Thích (danh pháp khoa học: Acer) là khoảng 125 loài cây gỗ hay cây bụi, chủ yếu có nguồn gốc ở châu Á, nhưng có một số loài có mặt tại châu Âu, Bắc Phi và Bắc Mỹ. Tên gọi phổ biến của các loài trong tiếng Việt là "phong" hay "thích". Trong tiếng Trung người ta gọi chúng là 枫 / 楓 (phong) hay 槭 (túc). Các loài phong, thích theo lịch sử có khi được xếp trong họ riêng của chính nó là họ Phong (Aceraceae), hoặc có khi lại cùng với họ Dẻ ngựa (Hippocastanaceae-chứa các loài dẻ ngựa, cây bảy lá, lộc đồng) được gộp chung trong họ Bồ hòn (Sapindaceae). Các phân loại hiện đại, bao gồm cả phân loại của APG, ưu tiên việc gộp nó vào Sapindaceae. Trong bài này sử dụng từ phong làm chính. Từ Acer có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "sắc nhọn" (để chỉ các điểm đặc trưng trên lá của chúng) và lần đầu tiên được nhà thực vật học người Pháp Joseph Pitton de Tournefort dùng cho chi này vào năm 1700. == Hình thái học == Các loài phong chủ yếu là cây gỗ cao tới 10–40 m (30–130 ft). Các loài khác là cây bụi thấp hơn 10 m với thân cây chia nhánh nhỏ ngay từ mặt đất. Phần lớn các loài có lá sớm rụng, nhưng một số ít loài tại khu vực miền nam châu Á và khu vực Địa Trung Hải là cây thường xanh. Các loài phong dễ phân biệt bởi sự sắp xếp lá theo kiểu mọc đối. Lá ở phần lớn các loài có dạng gân và thùy hình chân vịt, với 3-9 gân dẫn tới mỗi thùy, một trong các thùy đó ở chính giữa. Một lượng nhỏ các loài lại khác biệt ở chỗ chúng có lá kép chân vịt hay lông chim, với gân lông chim hay không thùy. Một số loài, bao gồm phong vỏ giấy (Acer griseum), phong Mãn Châu (Acer mandshuricum), phong Nikko (Acer maximowiczianum) và phong ba hoa (Acer triflorum), có lá dạng ba lá chét. Một loài, thích Manitoba (Acer negundo), có lá kép lông chim có thể là dạng ba hoặc năm, bảy hay đôi khi là chín lá chét đơn. Một loài phong khác, phong trăn (Acer carpinifolium), có các lá đơn gân lông chim trông tương tự như ở các loài trăn. Hoa của các loài phong thuộc dạng cân đối, mẫu năm, mọc thành các cành, ngù hay tán hoa. Chúng có 5 lá đài, 5 cánh hoa dài khoảng 1–6 mm, 12 nhị hoa dài khoảng 6–10 mm mọc thành hai vòng, mỗi vòng 6 nhị, cùng 2 nhụy hoa hoặc 1 nhụy với 2 vòi nhụy. Bầu nhụy lớn có 2 lá noãn, các cánh của chúng làm thon dài hoa, điều này làm cho người ta rất dễ phân biệt hoa nào là hoa cái. Thích ra hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân, ở phần lớn các loài chúng xuất hiện cùng với lá hoặc muộn hơn một chút, nhưng ở một số loài thì hoa lại xuất hiện trước khi ra lá. Hoa phong có màu lục, vàng, da cam hay đỏ, tùy theo loài. Mặc dù từng hoa riêng lẻ thì nhỏ, nhưng hiệu ứng chung của cả cây khi ra hoa lại khá sặc sỡ ở một số loài. Một số loài phong là nguồn phấn hoa và mật hoa vào đầu mùa xuân cho các loài ong. Quả của các loài phong là loại quả cánh. Các hạt này xuất hiện trong các cặp khác biệt, mỗi cặp chứa một hạt được bao bọc trong "quả hạch" nhỏ gắn với các cánh phẳng bao gồm các mô dạng sợi, mỏng như giấy. Chúng có hình dạng như thế để có thể lộn vòng khi rụng nhằm đưa hạt đi đủ xa theo gió. Sự phát triển đầy đủ của hạt diễn ra khoảng từ vài tuần đến 6 tháng kể từ khi ra hoa, với sự phát tán hạt rất nhanh sau khi chín. Phần lớn các loài đòi hỏi phải có xử lý hạt nhằm đảm bảo cho việc nảy mầm, và một số hạt có thể duy trì trạng thái ngủ trong đất trong thời gian vài năm trước khi nảy mầm. == Dịch bệnh == Lá phong bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) ăn (xem Danh sách các loài cánh vẩy ăn lá phong). Các loài rệp cũng là các côn trùng hút nhựa phổ biến trên các cây phong. Các loài phong cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh do nấm gây ra. Một số loài phong rất mẫn cảm với bệnh héo Verticillium do các loài nấm thuộc chi Verticillium gây ra, với tỷ lệ cây chết rất cao. Bệnh vỏ đen, do các loài trong chi Cryptostroma gây ra, có thể làm chết các cây phong do thiếu nước. Đôi khi phong bị chết là do các loài Phytophthora gây thối rễ hay các loài Ganoderma làm rữa rễ. Lá phong về cuối mùa hè và mùa thu nói chung hay bị biến dạng với các "đốm đen hắc ín" do các loài Rhystima gây ra hay mốc sương do các loài Uncinula gây ra, mặc dù các bệnh này thông thường không có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cây. == Sử dụng == === Làm vườn === Các loài phong được trồng làm cây cảnh. Phong Na Uy (A. platanoides) là đặc biệt phổ biến do tốc độ lớn nhanh và khả năng chịu lạnh, mặc dù nó bị coi là loài xâm hại ở một số khu vực. Các loài phong khác, đặc biệt là các loài nhỏ hay không thông dụng, được sử dụng làm các cây mẫu vật. Các giống Hàng loạt các giống phong đã được chọn lựa với các đặc trưng cụ thể và chỉ có thể nhân giống bằng cách ghép cành. Chỉ riêng phong Nhật Bản (A. palmatum) đã có trên 1.000 giống, phần lớn được chọn lựa tại Nhật Bản, và nhiều giống đã không còn được nhân giống hay không được trồng tại các nước phương Tây. Một số giống thanh nhã thường được trồng trong chậu và ít khi cao quá 50–100 cm. Bonsai Phong là sự lựa chọn phổ biến cho nghệ thuật bonsai. Phong Nhật Bản, phong đinh ba (A. buergerianum), phong Amur (A. ginnala), phong đồng (A. campestre) và phong Montpellier (A. monspessulanum) là các lựa chọn phổ biến và chúng thích ứng khá tốt với các kỹ thuật kích thích sự giảm bớt lá và phân nhánh cành, nhưng phần lớn các loài đều có thể dùng vào mục đích này. Sưu tập Nhiều bộ sưu tập các loài phong, đôi khi còn được các tài liệu gọi là aceretum, chiếm không gian trong nhiều khu vườn và các vườn ươm trên khắp thế giới, bao gồm cả "năm W lớn" tại Anh là: vườn Wakehurst Place, vườn ươm Westonbirt, đại công viên Windsor, vườn ươm Winkworth và vườn Wisley. Tại Hoa Kỳ, các vườn ươm thuộc Harvard là vườn ươm Arnold ở Boston là đáng chú ý nhất. Về số lượng loài và giống thì vườn ươm Esveld tại Boskoop, Hà Lan là lớn nhất thế giới. === Du lịch === Nhiều loài phong có bộ lá sáng màu về mùa thu và nhiều quốc gia có các truyền thống theo dõi màu lá. Tại Nhật Bản, tập quán theo dõi sự đổi màu của lá phong về mùa thu được gọi là "momijigari". Nikko và Kyoto là các điểm đến ưa thích cho hoạt động này. Sự đổi màu của lá phong hoa đỏ (A. rubrum) rất đẹp mắt về mùa thu là yếu tố đóng góp chính vào phong cảnh mùa thu ở miền đông nam Canada và tại New England. Du lịch mùa thu để xem lá đổi màu là nguồn lợi chính trong kinh tế của khu vực này, đặc biệt là tại Vermont, New Hampshire và Western Massachusetts. Tại khu vực miền tây bắc Hoa Kỳ ven Thái Bình Dương, màu đẹp ngoạn mục về mùa thu của lá phong chủ yếu là do loài phong lá nho (A. circinatum) đã thu hút khách du lịch và các nhà nhiếp ảnh. === Thương mại === Phong là nguồn quan trọng để sản xuất xi rô và gỗ. Chúng cũng được trồng làm cây cảnh cũng như đem lại nhiều lợi ích cho các ngành du lịch và nông nghiệp. Xi rô phong Phong đường (Acer saccharum) được cạo để lấy nhựa, sau đó đem đun nóng nhựa này để sản xuất xi rô phong hay sản xuất đường phong hoặc kẹo phong. Xi rô phong cũng có thể sản xuất từ các loài có họ hàng gần với phong đường, nhưng sản lượng khá ít. Gỗ Một số loài phong lớn có gỗ với giá trị kinh tế, cụ thể là phong đường tại Bắc Mỹ và phong đá tại châu Âu. Người ta thường phân biệt gỗ cây bằng độ cứng như phong cứng và phong mềm. Gỗ từ cây phong đường, thường được biết đến như là "phong cứng", là loại gỗ được chọn lựa để làm các con ky trong trò chơi bowling, đường thả bóng trong trò chơi này, vỏ trống và thớt. Gỗ phong cũng được dùng để sản xuất gậy bóng chày, mặc dù ít phổ biến hơn so với gỗ tần bì (Fraxinus spp.) hay mại châu (Carya spp.). Một số loại gỗ phong có thớ gỗ mang tính trang trí cao, được biết đến như là các vân lửa hay vân sóng. Gỗ phong được coi là hỗ trợ âm thanh rất tốt, vì thế nó được dùng làm nhiều nhạc cụ như ghita và trống. Nông nghiệp Do chúng là nguồn cung cấp phấn hoa chính vào đầu mùa xuân trước khi nhiều loài cây khác ra hoa nên phong được coi là quan trọng đối với sự sinh tồn của nhiều loài ong mật. === Biểu tượng === Cờ Canada mô tả lá phong cách điệu hóa và nó là biểu tượng quốc gia nổi bật. Tại Hoa Kỳ, phong được 5 bang công nhận là cây chính thức của bang. Cây phong đường được các bang New York, Vermont,, Wisconsin và Tây Virginia. công nhận. Cây phong hoa đỏ được đảo Rhode công nhận là cây của bang.. Lá phong cũng là biểu tượng của trò chơi trực tuyến MapleStory của Wizet và Nexon. == Văn học == Cây phong thường cũng hay được thơ văn Việt Nam thời phong kiến nhắc tới, chẳng hạn trong Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du có đoạn viết về cây phong. Người lên ngựa, kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san == Thư viện ảnh == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách các loài phong == Liên kết ngoài == Quần thực vật Trung Hoa- Tóm tắt về họ Aceraceae Phân loại phong UVSC Herbarium - Phong So sánh các loài phong ở miền đông Bắc Mỹ tại bioimages.vanderbilt.edu
chùa báo thiên.txt
Báo Thiên Tự (chữ Hán: 報天寺), tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự (崇慶報天寺), từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Được xây dựng vào năm 1056, dưới triều đại của Hoàng đế Lý Thánh Tông, trong chùa có Tháp Báo Thiên là một trong An Nam tứ đại khí. Chùa tọa lạc tại thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, (xưa gọi là phường Báo Thiên), gần hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm), bên ngoài thành Thăng Long. Khu vực này ngày nay là phố Nhà Chung, nơi có Nhà thờ Lớn Hà Nội, Tòa khâm sứ cũ, cùng nhiều trụ sở Công giáo khác. == Lịch sử == Hoàng đế Lý Thánh Tông vừa lên ngôi, đã cho xây dựng chùa vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057), và cho đúc một quả đại hồng chung nặng 1 vạn 2 ngàn cân ta (tức 7.260 kg) đặt trong chùa. Chùa có Đại Thắng Tư Thiên tháp (大勝資天塔) (còn gọi là Tháp Báo Thiên), có tầng trên cùng dát đồng, được xây dựng một năm sau khi chùa được xây xong. Suốt hai triều Lý-Trần gần 400 năm, chùa Báo Thiên là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Thăng Long. Năm 1427, trong thời thuộc Minh, khi quân Minh bị vây trong thành Thăng Long cố thủ để chờ quân tiếp viện, đã đến chùa, tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng để làm vũ khí chống lại nghĩa quân Lam Sơn. Cùng với Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh và Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên trong chùa được coi là An Nam tứ đại khí (4 bảo vật của nước Nam). Có tài liệu cho rằng Tháp Báo Thiên bị phá vào thời thuộc Minh để chế súng; hai trong số An Nam tứ đại khí khác là Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh được xác định do tướng Minh là Vương Thông phá để lấy đồng đúc vũ khí. An Nam tứ đại khí chỉ còn lại tượng chùa Quỳnh Lâm. Thời nhà Lê, nền tháp bị phá đã được tôn cao bằng một đàn tràng ở gần nơi bây giờ là Nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong chùa Lý Quốc Sư ngày nay vẫn còn lưu giữ bản gấm thêu sắc tứ từ đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông 1740-1786) nói về sự kiện này. Cho tới thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà Gần cuối thế kỷ XIX, chùa Báo Thiên bị một trận hỏa hoạn lớn xảy ra, các nhà sư tu hành di dời sang nơi khác, bỏ lại chùa Báo Thiên hoàng phế Năm 1873, Francis Garnier đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, giao toàn bộ ngôi chùa tháp này cho Giám mục Paul-Francois Puginier làm nơi ở và làm việc tạm thời khi Giám mục về Hà Nội trực tiếp làm thông ngôn và cố vấn cho Garnier. Lúc đó, Giám mục Puginier dựng mấy ngôi nhà gỗ trong vườn chùa để ở và làm việc cho gần Garrnier đóng quân tại Trường Thi gần đó, còn Tòa Giám mục (khi đó gọi là Tòa Giám mục Tây Đàng ngoài) thì vẫn đóng ở Kẻ Sở (nay là Kiện Khê, Hà Nam). Năm 1882, Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, theo yêu cầu của Công sứ Bonnal, kinh lược Bắc Kỳ là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã giao khu chùa này cho Giám mục Puginier phá đi để kiến tạo Nhà thờ chính toà Hà Nội. == Tháp Báo Thiên == Trong sân chùa trước kia có một ngôi bảo tháp cao 12 tầng, tên là Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp (大勝資天寳塔), thường gọi là Báo Thiên tháp (報天塔). Tháp được xếp vào một trong An Nam tứ đại khí, bốn vật báu của đất nước, mà ba vật quý giá khác là tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, và Chuông Quy Điền. == Di tích còn lại == Di tích còn lại của chùa Sùng Chính Báo Thiên (Chùa Báo Thiên) là ngôi giếng đá cổ. Giếng đá này nằm trong ngõ của một nhà dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ cho giáo dân cư trú. Năm 2002 giếng đá đã bị người dân cho đổ đất, cát lấp đầy. Việc này được phát hiện và báo chí đưa tin. Báo Thanh Niên (số 288, ra ngày 14-10-2004) cho đăng bài: "Cần bảo vệ một giếng đá cổ ", và báo nguyệt san Giác Ngộ, (số 104, tháng 11-2004) cho đăng bài: "Giếng cổ chùa Báo Thiên"... Sau khi báo đưa tin các vị thẩm quyền của nhà thờ chính toà Hà Nội đã cho khai quật giếng cổ ấy lên, di chuyển vào đặt trước hang đá bên trong khuôn viên nhà thờ. == Xem thêm == Danh sách chùa Hà Nội == Chú thích == == Liên kết ngoài == Giếng đá cổ chùa Báo Thiên Sự nghiệp của Phật giáo trong thời nhà Lý Hệ thống Chùa Việt
arthur d. levinson.txt
Arthur D. Levinson (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1950, ở Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ) là chủ tịch của Genentech (năm 1999 đến nay) và Chủ tịch của Apple Inc (năm 2011 đến nay). Ông là tổng giám đốc điều hành cũ của Genentech (năm 1995-2009) và cũng là một thành viên của Ban Nghiên cứu khoa học Genentech, phục vụ như là một nhóm tư vấn cho các công ty liên quan đến nghiên cứu và dự án phát triển sớm. Ngoài việc phục vụ như là Chủ tịch cho Genentech và Apple. Inc., Levinson phục vụ trong Hội đồng quản trị cho Biopharmaceuticals NGM, Inc, công nghệ sinh học Amyris, Inc và Viện Broad của MIT và Harvard. Ông hiện đang phục vụ trong Ban tư vấn khoa học của các Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, Hội đồng Tư vấn Công nghiệp của Viện California cho định lượng Biosciences (QB3), Hội đồng tư vấn Khoa Sinh học phân tử Đại học Princeton và Hội đồng tư vấn cho Lewis-Sigler Viện Integrative Genomics. == Học vấn == Ông nhận bằng cử nhân từ Đại học Washington ở Seattle vào năm 1972, và tiến sĩ ngành hóa sinh từ Đại học Princeton vào năm 1977. Sau đó, ông nghiên cứu sau tiến sĩ với Michael Bishop và Harold Varmus tại Khoa Vi sinh vật tại Đại học California, San Francisco, từ nơi ông được thuê bởi Genentech Herb Boyer. == Tham khảo ==
13 tháng 11.txt
Ngày 13 tháng 11 là ngày thứ 317 trong mỗi năm thường (ngày thứ 318 trong mỗi năm nhuận). Còn 48 ngày nữa trong năm. == Sự kiện == === Thế kỷ 10 === 926 – Vũ Uy tiết độ sứ-Đồng bình chương sự Vương Diên Hàn tự xưng là Đại Mân quốc vương, tiến hành lập cung điện, dựng bá quan, tức ngày Kỉ Sửu (6) tháng 10 năm Bính Tuất. === Thế kỷ 11 === 1002 – Quốc vương Anh Ethelred ra lệnh giết tất cả mọi người Đan Mạch ở nước Anh, trong sự kiện ngày nay được gọi là cuộc Tàn sát Lễ Thánh Brice. === Thế kỷ 18 === 1775 – Cách mạng Hoa Kỳ: Lính cách mạng dưới Đại tá Ethan Allen tấn công Montreal, đang khi Tướng Anh Guy Carleton bảo vệ thành phố. Lính Allen thiếu tổ chức và bị thua nặng. === Thế kỷ 19 === 1805 – Johann Georg Lahner sáng tạo bánh hot dog. 1841 – James Braid chứng kiến hiện tượng từ thứ vật lần đầu tiên, làm ông nghiên cứu thôi miên. 1851 – Nhóm Denny vào đất liền tại Mũi Alki, họ trở thành thực dân đầu tiên của Seattle, Washington ngày nay. 1887 – Người biểu tình đấu với cảnh sát vào phố Luân Đôn, trong Chủ nhật đẫm máu. === Thế kỷ 20 === 1908 – Andrew Fisher được trở thành Thủ tướng Úc thứ 5. 1909 – Vụ Ballinger-Pinchot bắt đầu: Tập chí Collier's kết tội Bộ trưởng nội vụ Hoa Kỳ Richard Ballinger có quan hệ đáng ngờ về những vùng mỏ than tại Alaska. 1916 – Thủ tướng Úc William Morris Hughes bị đuổi ra khỏi đảng Lao động về vụ ủng hộ chế độ cưỡng bách tòng quân. 1940 – Phim hoạt họa Fantasia được phát hành. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tàu sân bây HMS Ark Royal bị tàu phóng ngư lôi U 81 bắn, tàu Ark Royal chìm vào ngày 14 tháng 11. 1942 – Trận Guadalcanal, Chiến tranh thế giới thứ hai: Những phi công của USS Enterprise chìm tàu chiến nhanh Nhật Hiei. 1950 – Tướng Carlos Delgado Chalbaud bị ám sát tại Caracas (Venezuela). 1954 – Vương quốc Anh thắng Pháp để đoạt Giải Bóng bầu dục Quốc tế ở Paris trước vào khoảng 30.000 người có mặt. 1956 – Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố là những luật của Alabama và Montgomery bắt xe buýt phải chia riêng theo màu da không hợp pháp; quyết định này kết thúc cuộc Tẩy chay Xe buýt ở Montgomery. 1960 – Sammy Davis, Jr. đám cưới nữ diễn viên Thụy Điển May Britt. Hôn nhân giữa chủng tộc vẫn không hợp pháp ở 31 tiểu bang Mỹ. 1960 – Nhà coi phim ở Amude Syria bị đốt cháy, giết 152 người. 1961 – Vladimir Yefimovich Semichastny tiếp theo Aleksandr Nikolayevich Shelepin là chủ tịch của KGB. 1965 – Tàu SS Yarmouth Castle bị cháy và chìm cách Nassau 60 dặm, 90 người bị mất. 1969 – Chiến tranh Việt Nam: Những người chống chiến tranh tại Washington, DC biểu tình trong cuộc "Hành quân chống sự chết" tượng trưng. 1970 – Bão Bhola: cơn bão 190 km/h đổ bộ vào miền đông người châu thổ sông Hằng của Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay), giết vào khoảng 500.000 người ban đêm. Bão Bhola được gọi là một trong những thảm họa tự nhiên nặng nhất trong thế kỷ 20. 1971 – Tàu thăm dò vũ trụ Mariner 9 được trở thành tàu vũ trụ đầu tiên đi vào quỹ đạo của hành tinh khác, nó quay trung quanh Hỏa Tinh không có sao. 1974 – Nhà hoạt động chính trị hạt nhân Karen Silkwood bị mất khi đâm xe, bà đang đi phỏng vấn nhà báo David Burnham của tờ báo The New York Times. Những tờ giấy của bà bị mất; sau đó, FBI giải quyết là những tờ giấy bị mất tình cờ, nhưng nhiều người nghi ngờ về tính công bằng của điều tra đó. 1974 – Chủ tịch PLO Yasser Arafat đưa bài diễn văn quan trọng đằng trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. 1981 – Những người lái xe mô tô tổ chức Friday the 13th lần đầu tiên ở Cảng Dover, Ontario, Canada. 1982 – Cuộc thi quyền thuật chơi ở Las Vegas, Nevada kết thúc khi Ray Mancini thắng Kim Duk Koo. Ông Kim bị mất vào ngày 17 tháng 11, làm thể thảo phải thay đổi nhiều. 1982 – Đài kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam được khánh thành ở Washington, DC sau hàng ngàn cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam hành quân tới đấy. 1985 – Núi lửa Nevado del Ruiz phun lửa và tan ra một sông băng, làm lahar (đất chảy trên núi lửa) chôn thành phố Armero, Colombia, giết vào khoảng 23.000 người. 1985 – Xavier Suarez được tấn phong là thị trưởng Miami đầu tiên sinh từ Cuba. 1990 – Trang web đầu tiên được xuất bản trên World Wide Web. 1994 – Dân Thụy Điển bỏ phiếu gia nhập Liên minh Âu Châu trong cuộc trưng cầu dân ý. === Thế kỷ 21 === 2001 – Kỳ Doha: Tổ chức thương mại thế giới kết thúc hội nghị 4 ngày ở Doha, Qatar. 2001 – Chiến tranh chống khủng bố: Lần đầu tiên như vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ký lệnh thiết lập tòa án quân đội để xét xử người nước ngoài nào bị nghi ngờ có liên hệ với kế hoạch khủng bố tại Hoa Kỳ. 2002 – Vụ giảm quân bị Iraq: Iraq nhận những điều khoản của Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ 1441. 2002 – Tàu chở dầu Prestige chìm vào bờ biển Galicia và làm nhiều dầu chảy. 2010 Aung San Suu Kyi được nhà cầm quyền Myanma trả tự do sau 21 năm giam cầm tại gia 2015 Khủng bố IS xả súng và nổ bom tự sát tại Paris làm hơn 120 người bị thương.(Đây là vụ xả súng đẫm máu lớn nhất tại Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai) == Sinh == 1874 - Winston Churchill, nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. 1891 - Erwin Rommel, vị tướng nổi tiếng của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai. == Tham khảo ==
dân số.txt
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số. Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu. Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số. Ba trọng tâm chính của nó là các phương thức sinh sản, sự tử vong và nhập cư, mặc dù các lĩnh vực như sự thay đổi của gia đình, (kết hôn và li dị), sức khỏe cộng đồng, việc làm và lực lượng lao động cũng được nghiên cứu. Có rất nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi của con người trong lĩnh vực dân số được nghiên cứu như trong xã hội học, kinh tế học và địa lý. Các nghiên cứu về dân số hầu hết thường theo những quy luật của xác suất, và sự kết luận của các nghiên cứu này do đó có thể không thể sử dụng cho một vài các cá thể riêng biệt. Số người trên Trái Đất không ngừng tăng lên và tăng nhanh nhất khi bước sang giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, trong đó các nước trên thế giới đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đến chóng mặt. Đây là một trong những vấn đề toàn cầu của xã hội hiện nay. Xem sự bùng nổ dân số == Tháp dân số == == Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX == Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới. Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới. Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm, mốc dân số trong khoảng đầu Công Nguyên là khoảng 300 triệu người. Mãi đến giữa thế kỷ 13, dân số cắm mốc 400 triệu người. Nửa tỷ người được cắm mốc ở đầu thế kỷ 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dân số chậm tăng là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Đến thế kỷ 18, dân số bắt đầu ổn định lại và đến năm 1804, dân số thế giới là 1 tỷ người, 2 tỷ người vào năm 1927. Và đến 6 tỷ người vào năm 1999. Thế mà đến năm 2001 đã lên đến 6,16 tỷ người, đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế. == Sự bùng nổ dân số == Dân số thế giới tăng rất nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỉ XX khi các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm...đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Bằng các chính sách dân số & phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lý. Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu hướng giảm dần để tiến đến mức ổn định ở mức trên 1 %. Dự báo đến khoảng năm 2050, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỷ người. == Dân số các nước == Khoảng 4 tỷ người trong số 6,5 tỷ người trên thế giới sống ở Châu Á. Trong 10 nước có số dân lớn nhất trên thế giới có 7 nước thuộc châu Á. == Xem thêm == Mật độ dân số Danh sách các nước theo dân số Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2009 Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2010 Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2011 Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2012 Danh sách dân số theo tôn giáo Nhân khẩu học Di truyền học dân số Sức khỏe dân cư Động lực dân số Tháp dân số Bom dân số Underpopulation? MercatorNet == Ghi chú == == Tham khảo == Coale, Ansley J. (1971). "Age Patterns of Marriage," Population Studies 25: 193-214. Coale, Ansley J., and James T. Trussell (1974). "Model fertility schedules: Variations in the age structure of childbearing in human populations." Population Index 40: 185–258. ——— (1975). "A new method of estimating standard fertility measures from incomplete data," Population Index 41: 182–210. ——— (1978). "Finding the two parameters that specify a model schedule of marital fertility rates," Population Index 44: 203–13. Proceedings of the United Nations Expert Meeting on World Population to 2300 == Liên kết ngoài == Promoting policy dialogues among the UNECE Member States on various facets of demographic change in Europe and North America. World Population Counter, and separate regions. Current World Population from the US Census Bureau The Optimum Population Trust. A reliable and intelligent source of population information. Phishare.org (2005). Population and Health InfoShare. Truy cập 13 tháng 2 2005. Population Reference Bureau (2005). Truy cập 13 tháng 2 2005. Populationworld.com (2005). Population World: Population of World. Truy cập 13 tháng 2 2004. United Nations (2004). Population Division, Department of Economic and Social Affairs. Truy cập 13 tháng 2 2004. United States Census Bureau (2005). Census Bureau - Countries Ranked by Population. Truy cập 13 tháng 2 2005. PopulationData.net (2005). PopulationData.net - Informations and maps about populations around the world. Truy cập 4 tháng 3 2005. World Population Clock (French) WorldPopClock.com - World population clock. Committee for International Cooperation in National Research in Demography Digital library: Complete collection of books and countries monographs published by CICRED from 1973 until today. New England Coalition for Sustainable Population NECSP HomePage Population in the News Daily news round-up
quỳnh lâm, quỳnh lưu.txt
Quỳnh Lâm là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã Quỳnh Lâm có diện tích 16,35 km², dân số năm 1999 là 12.099 người, mật độ dân số đạt 740 người/km². == Chú thích == == Tham khảo. == Xã Quỳnh Lâm nằm trên vị trí bán sơn địa, phía đông tiếp giáp với thị trấn Cầu Giát, Phía bắc giáp với xã Quỳnh Mỹ, Phía Tây giáp với xã ngọc sơn, Phía Nam giáp với xã Diễn Lâm của huyện Diễn Châu. Xã được chia thành 23 xóm. Có 2 tôn giáo chính ở xã Quỳnh Lâm(Kito giáo - bao gồm các xóm 20 - 23 của Thuận nghĩa) còn lại là phật giáo. Xã Quỳnh Lâm là nơi phát tích của tộc họ Hồ của Việt Nam, nơi khai thiên của họ hồ. Các xóm từ 09 - 14 nằm trên địa hình giáp núi, điều kiện đất đai khô cằn và khó canh tác
siêu cường.txt
Siêu cường là một quốc gia đứng hàng thứ nhất trong hệ thống quốc tế và khả năng gây ảnh hưởng tới những sự kiện và phô trương sức mạnh trên phạm vi toàn thế giới; siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên năm 1943 để chỉ Liên bang Xô viết, Hoa Kỳ và Đế quốc Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế chế Anh dần mất ảnh hưởng, tan rã và chỉ còn Liên bang Xô viết cùng Hoa Kỳ được coi là hai siêu cường trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, đa số giới truyền thông và hàn lâm thế giới cho rằng chỉ mỗi Hoa Kỳ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để được coi là siêu cường. Trung Quốc và Ấn Độ có lẽ là những nước có tiềm năng lớn nhất để trở thành một siêu cường hay một quốc gia gần đạt tới mức này trong thế kỷ 21 và cũng thường được gọi là các siêu cường đang nổi lên. Liên minh châu Âu có sức mạnh kinh tế tương đương Hoa Kỳ nhưng thiếu một sức mạnh quân sự thống nhất. Vì thế, một số người cho rằng dù đã thống nhất về mặt chính trị, liên minh này có thể hoặc là một siêu cường đang nổi lên hay đương nhiên đã có vị trí một siêu cường, tùy theo quan điểm của từng người. Tuy nhiên, như được đề cập ở trên, đa số giới truyền thông và hàn lâm cho rằng chỉ mỗi Hoa Kỳ đủ tiêu chuẩn nắm giữ danh hiệu siêu cường. Liên bang Nga lại là một hình ảnh đảo ngược của Liên minh châu Âu, tuy là quốc gia có tiềm lực quân sự sánh ngang với Hoa Kỳ về mọi mặt, và tiếng nói quốc tế của Nga được cho là ngang hàng với siêu cường duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Nga chỉ có thể là một siêu cường về chính trị và quân sự. Nền kinh tế hiện tại của Nga chưa thực sự xứng đáng với vị thế siêu cường trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cơ quan truyền thông đã cho rằng Nga đã trở lại vị thế siêu cường sau khi "hất cẳng" vai trò của Hoa Kỳ tại Syria. Mặc dù vậy, hiện tại đa số giới truyền thông và hàn lâm vẫn cho rằng Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những người khác nghi ngờ sự cùng tồn tại của các siêu cường khi cho rằng tình hình thị trường toàn cầu phức tạp và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nước trên thế giới đã khiến quan niệm về một siêu cường trở nên lỗi thời và tình thế chính trị thế giới hiện nay là đa cực. == Nguồn gốc == Thuật ngữ "siêu cường" đã được sử dụng để miêu tả các quốc gia có vị thế lớn hơn vị thế cường quốc ngay từ đầu thập niên 1930, nhưng nó chỉ mang nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thuật ngữ theo nghĩa chính trị hiện nay đã được đặt ra trong cuốn sách Các Siêu cường, do William Thornton Rickert Fox, một giáo sư về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Đại học Columbia viết năm 1943. Fox đã sử dụng từ ngày để xác định một phạm trù mới về quyền lực ở mức cao nhất có thể đạt được trong một thế giới theo đó, như cuộc chiến tranh xảy ra khi đó đã chứng minh, các quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế. Theo ông, (ở thời điểm đó) có ba quốc gia siêu cường: Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết và Đế chế Anh. Khủng hoảng Kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điều rằng, Đế chế Anh, về kinh tế đã bị tàn phá sau hai cuộc chiến tranh thế giới, không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang bằng với Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ mà không hy sinh bớt những nỗ lực tái thiết của mình, thậm chí khi cùng cộng tác với Pháp và Israel. Vì thế, Anh đã trở thành đồng minh mạnh nhất, thân cận nhất và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, luôn sát cánh bên họ trong Chiến tranh Lạnh, chứ không còn tư cách một siêu cường nữa. Nhờ đa phần các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đều diễn ra ngoài xa lãnh thổ của mình, nền công nghiệp Hoa Kỳ không bị phá huỷ, số lượng thương vong không lớn, trái ngược với tình hình của các quốc gia châu Âu hay châu Á. Trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghiệp và kỹ thuật vững mạnh có ảnh hưởng lớn giúp nước này có được sức mạnh quân sự hàng đầu trên phạm vi thế giới. Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ châu Âu phải đi theo hoặc Hoa Kỳ hoặc Liên bang Xô viết. Dù có những nỗ lực nhằm tạo lập các liên minh đa quốc gia hay các cơ quan luật pháp (như Liên hiệp quốc), dần dần Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng chứng tỏ rõ sức mạnh thống trị về chính trị và kinh tế của họ trong cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra, và họ có cái nhìn rất khác nhau về thế giới thời hậu chiến. Điều này được phản ánh qua các liên minh quân sự là khối NATO và Khối Warszawa. Các liên minh này cho thấy hai quốc gia đó là một phần của một thế giới lưỡng cực đang thành hình, trái ngược với thế giới đa cực trước đó. Ngoài hai Siêu Cường: Hoa Kỳ và Liên Xô, 3 Cường Quốc hàng đầu là: Anh, Pháp và Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình nhằm khẳng định vị thế " Siêu Cường " của riêng họ, như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chẳng hạn, và ba cường quốc này đã nắm được vai trò "một bên tham gia trong vũ đài thế giới ", cũng như đứng trong hàng ngũ 5 cường quốc duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân thời điểm đó (Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc). Ý tưởng cho rằng thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ xoay quanh hai khối, hay thậm chí hai quốc gia, đã bị một số học giả thời hậu Chiến tranh Lạnh bác bỏ, họ đã chỉ ra rằng thế giới lưỡng cực chỉ tồn tại nếu ta bỏ qua không quan tâm tới toàn bộ những phong trào và những sự xung đột xảy ra mà không có sự ảnh hưởng từ bất cứ một bên được gọi là siêu cường nào. Hơn nữa, đa số các cuộc xung đột giữa các siêu cường đều là những cuộc "chiến tranh ủy nhiệm", là những sự kiện thường hay xảy ra hơn nhiều so với những vấn đề không can thiệp vốn phức tạp hơn rất nhiều so với những sự đối lập Chiến tranh Lạnh tiêu chuẩn. Sau khi Liên bang Xô viết giải tán đầu thập niên 1990, thuật ngữ Siêu cường quốc (hyperpower) bắt đầu được áp dụng để chỉ Hoa Kỳ, với vai trò siêu cường duy nhất còn tồn tại sau thời Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ này, được bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hubert Védrine đưa ra trong thập niên 1990, tuy nhiên việc xếp hạng Hoa Kỳ như vậy vẫn còn đang gây tranh cãi. Một người phản đối lý thuyết này Samuel P. Huntington, ông ủng hộ lý thuyết cân bằng quyền lực đa cực. Đã từng có những nỗ lực nhằm áp dụng thuật ngữ siêu cường cho những thực thể trong quá khứ như Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã, Đế chế Anh hay Nhà Hán (Trung Quốc); tuy nhiên giá trị hiệu lực của chúng còn bị tranh cãi, vì thế chúng không được phổ biến rộng rãi. == Những đặc điểm của một siêu cường == Các tiêu chí về một siêu cường không được định nghĩa chính xác, và vì thế chúng có thể khác nhau tùy theo từng nguồn, nhưng những yếu tố sau thường được coi là có tầm quan trọng lớn. Quân sự Khả năng thể hiện sức mạnh trên thế giới. Trong thế giới hiện đại, điều này đòi hỏi không chỉ một lực lượng quân sự mạnh (là cái nhiều nước có), mà còn có khả năng vận chuyển đường biển, đường không để triển khai và cung cấp hậu cần cho lực lượng quân sự đó nhằm tăng cường lợi ích quốc gia cũng như có được sự ủng hộ của dân chúng cho hành động đó. Văn hoá Ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ, "quyền lực mềm". Ảnh hưởng văn hóa ngụ ý một lĩnh vực triết học và ý thức hệ phát triển. Địa lý Diện tích to lớn đất hay biển thuộc quyền kiểm soát của họ. Lãnh thổ cho phép một quốc gia khai thác tài nguyên và trồng cấy nông nghiệp, tăng khả năng tự cung tự cấp. Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến tranh, bởi nó cho phép các khả năng như rút lui, tái hợp và tái tổ chức, cũng như đặt các trạm radar và bệ phóng tên lửa ở xa - thậm chí một nước giàu nhưng có lãnh thổ nhỏ cũng dễ bị tổn thương hơn trong chiến tranh. == Thời kỳ Chiến tranh Lạnh == Thuật ngữ "siêu cường" trong hoàn cảnh này lần đầu tiên được sử dụng để miêu tả Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, đối đầu với nhau về chính trị và kinh tế trong thời Chiến tranh Lạnh. Liên bang Xô viết đại diện cho ý thức hệ cộng sản, và đứng đầu Khối Hiệp ước Warszawa, được gọi là Khối Đông Âu ở phương Tây. Hoa Kỳ đại diện cho ý thức hệ tư bản và đứng đầu Khối NATO trong thời Chiến tranh Lạnh. Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ đáp ứng các tiêu chí siêu cường ở những mặt sau: == Những siêu cường hiện nay == Thế giới thời hậu chiến được đa số người coi là một thế giới đa cực, với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới, sở hữu nền kinh tế lớn nhất và sức mạnh quân đội cao nhất. Sự ước định chính trị toàn cầu hiện nay không thể được đơn giản hóa một cách dễ dàng, bởi sự khó khăn trong việc xếp hạng Liên minh châu Âu ở giai đoạn phát triển hiện nay của nó. Hơn nữa, nhiều người cho rằng EU vẫn đang bị đánh giá dưới tầm, trong khi những người khác cho rằng khái niệm một siêu cường đã không còn hợp thời trong thời điểm phụ thuộc kinh tế toàn cầu phức tạp ở thế kỷ mới và đề xuất lý thuyết thế giới đa cực. Nga, thực thể thừa kế chính thức của nhà nước Liên bang Xô viết, vẫn còn giữ được một số năng lực của một siêu cường, như kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, dân số đông, lãnh thổ lớn nhất thế giới với sự phong phú các nguồn tài nguyên chiến lược, và khả năng phát triển các kỹ thuật quân sự và vũ trụ hiện đại. Một số nhà phân tích cho rằng lý thuyết ổn định bá chủ giải thích khuynh hướng hiện nay trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia bá chủ thường có khuynh hướng thể hiện quá mức sức mạnh của mình, và các đối thủ khác sẽ dần trở nên mạnh hơn, cuối cùng thay thế hay trở thành đối trọng với nước bá chủ đã suy yếu đó. Một số người tin rằng điều này cuối cùng sẽ xảy ra trong tương lai gần. === Hoa Kỳ === Đa số người coi Hoa Kỳ là quốc gia hay đất nước có chủ quyền duy nhất, đạt đủ các yếu tố trở thành một siêu cường. Các yếu tố địa lý Hoa Kỳ là nước lớn thứ ba thế giới theo diện tích lục địa, sau Nga và Canada. (Nếu tính cả diện tích Đài Loan, nước có thể chế chính trị còn gây tranh cãi, là một phần diện tích của Trung Quốc thì Hoa Kỳ đứng thứ tư.) Các yếu tố nhân khẩu Với 313 triệu dân, chiếm khoảng 5% dân số thế giới, Hoa Kỳ là nước đông dân thứ ba. Nước này có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao nhất trong số các nước phát triển. Theo Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ có Chỉ số phát triển con người đứng hàng thứ 4 thế giới PDF. Các yếu tố chính trị Nước này có nền chính trị dân chủ cộng hoà ổn định. Hoa Kỳ đóng góp khoảng 22% ngân sách Liên hiệp quốc, và là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (với quyền phủ quyết). Lập trường của họ về các vấn đề quốc tế thường được các quốc gia khác ủng hộ, đặc biệt là Anh Quốc, Canada, New Zealand, Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Israel. Các yếu tố kinh tế và tài chính Hoa Kỳ sở hữu nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới với giá trị 15 nghìn tỷ dollar. Hoa Kỳ chiếm 21% GDP thế giới. Nước này thường có mức độ tăng trưởng kinh tế từ mức trung bình tới cao. Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người lớn hơn bất kỳ một siêu cường đang nổi lên nào và cao hơn hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác, ở mức khoảng USD $48.000. Hoa Kỳ có mức GDP trên đầu người cao thứ 6 thế giới tình theo sức mua tương đương, sau Luxemburg và Na Uy,.... Tuy nhiên, một người dân thường Mỹ có mức thời gian lao động trong cuộc đời lớn hơn khá nhiều so với một người bình thường châu Âu (xem những tranh cãi về GDP). Trong 20 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trung bình chỉ hơn 3% mỗi năm. Hoa Kỳ là nơi đóng trụ sở của nhiều tập đoàn quốc tế và các định chế tài chính. Các công ty Mỹ giữ vai trò hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như vật liệu mới, điện tử và viễn thông, công nghệ thông tin, vũ trụ, năng lượng, kỹ thuật nano, công nghệ sinh học, dược phẩm, tin học sinh học (bioinformatics), cơ khí hóa chất (chemical engineering) và phần mềm. Nước này là nhà sản xuất hàng đầu về hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm nông nghiệp [2] PDF, dù họ phụ thuộc vào dầu mỏ nhập khẩu. Hoa Kỳ có ảnh hưởng mang tính quyết định với các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới; đồng dollar Mỹ là đồng tiền tệ dự trữ và trao đổi quan trọng nhất thế giới. Các yếu tố quân sự Hoa Kỳ có mức chi tiêu quân sự lớn hơn cả mười hai nước đứng tiếp sau họ cộng lại. Năm 2006, họ sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới và một số hệ thống vũ khí kỹ thuật tân tiến nhất hiện nay cùng khoản chi tiêu lớn cho phép triển khai quân đội tới bất kỳ địa điểm nào trên thế giới. Các yếu tố văn hoá Văn hóa Mỹ có tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt ở những vùng nói tiếng Anh (quyền lực mềm, chủ nghĩa chống Hoa Kỳ). == Sự tranh luận về Liên minh châu Âu == Một số người có thể cho rằng Liên minh châu Âu là một siêu cường, nếu coi nó là một thực thể. EU hiện có GDP và thị trường tiêu thụ lớn nhì thế giới cũng như có quyền kiểm soát to lớn đối với sự phân phối các nguồn tài nguyên thế giới, tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu vẫn còn bị chia rẽ quá xa về chính trị và văn hóa để được coi là một thực thể duy nhất, đặc biệt vì hai đòn bẩy quyền lực chính là chính sách đối ngoại và quốc phòng, được thực thi chủ yếu bởi cá nhân từng nước thành viên. Nếu được coi là một thực thể thống nhất, một số người sẽ coi EU là một siêu cường. Tổng số 28 quốc gia thành viên có những ảnh hưởng văn hóa to lớn trên toàn thế giới, thời trang, nghệ thuật và ẩm thực châu Âu đã trở nên quen thuộc ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Pháp và Anh Quốc cũng là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với quyền phủ quyết. Về mặt giáo dục, 8 trong số 15 vị trí trong bản danh sách của PISA là các nước thành viên Liên minh châu Âu và tất cả các quốc gia phương Tây trong tổ chức này đều đứng trong tốp 30. Nếu tính sức mạnh sẽ có được theo kế hoạch mở rộng, châu Âu sẽ sở hữu bốn hạm đội tàu sân bay cũng như hơn nửa tá các tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ hơn và nhiều tàu chiến trên biển cho tới năm 2015. Ấn Độ và Trung Quốc tuy thống nhất về mặt chính trị nhưng vẫn còn thiếu sự phát triển xã hội cần thiết. Liên minh châu Âu hiện có một số thành viên là những cường quốc kinh tế hiện nay - Anh Quốc, Đức, Pháp và Ý. EU thậm chí còn có thể đã phát triển phạm vi ảnh hưởng giữa các quốc gia gần gũi về địa lý, tương tự như trường hợp của Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết thời Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, các quốc gia thành viên khối EFTA bên ngoài Liên minh, và các thuộc địa cũ, đặc biệt tại châu Phi. EU đóng vai trò một bên trung gian hòa giải [3], họ đã đảo ngược sự cân bằng quyền lực truyền thống, theo nghĩa các quốc gia khác thường không muốn đối đầu với họ, mà muốn gia nhập cùng với họ. Một số nhà bình luận cho rằng, đối với Liên minh châu Âu sự hội nhập chính trị hoàn toàn là không cần thiết để có được ảnh hưởng mang tầm vóc quốc tế, rằng sự yếu kém hiện nay chính là sức mạnh thật sự của họ (as of its low profile diplomacy and the opsetion of the rule of law) và rằng EU đại diện cho một phương thức mới và có tiềm năng thành công hơn so với những phương thức truyền thống [4]. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về tính hiệu quả của một tầm ảnh hưởng như vậy sẽ tương đương với sự không chắc chắn về sự hội nhập chính trị của một siêu cường (ví dụ Hoa Kỳ) khi so sánh. Đa số những cuộc tranh luận dường như cho rằng EU là một "thực thể riêng". === Cơ cấu Liên minh châu Âu === Ngày 16 tháng 12 năm 2004, The World Factbook, một ấn bản của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã có thêm mục dành riêng cho Liên minh châu Âu. Theo CIA, sở dĩ Liên minh châu Âu được thêm vào vì EU "tiếp tục tự mang lại cho mình những đặc điểm của một nhà nước". Lý lẽ của họ đã được giải thích trong đoạn tuyên bố ngắn ở lời mở đầu như sau: Tiến trình phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ một thỏa thuận kinh tế khu vực với sau nước thành viên năm 1951 tới một tổ chức siêu quốc gia như hiện nay với 25 nước thành viên trên khắp lục địa châu Âu là một hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử. Các liên minh triều đình với mục tiêu củng cố lãnh thổ từng là tiêu chuẩn từ lâu ở châu Âu... Mặc dù Liên minh châu Âu không phải là liên bang theo đúng nghĩa chặt chẽ của nó, nhưng tổ chức này vượt xa các hiệp hội tự do thương mại khác như ASEAN, NAFTA, hay Mercosur, và nó mang nhiều thuộc tính của các quốc gia độc lập, với lá cờ, quốc ca, ngày thành lập và đồng tiền tệ riêng cũng như một chính sách đối ngoại và an ninh chung đang ở giai đoạn thành hình. Trong tương lai, nhiều thuộc tính quốc gia của Liên minh châu Âu sẽ còn được mở rộng thêm. Vì thế, việc đưa những thông tin căn bản của EU với tư cách là một thực thể mới và riêng biệt vào trong The World Factbook là xác đáng. Tuy nhiên... những thông tin về thực thể này vẫn được đặt sau các quốc gia thông thường khác. - CIA factbook == Những siêu cường đang nổi lên == === Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa === Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thường được coi là một siêu cường đang nổi lên. Chưa cần tính số liệu kinh tế của Hồng Kông và Macao, Lục địa Trung Quốc hiện là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP và nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới (Sức mua tương đương) và hiện được coi là một siêu cường đang nổi lên nhờ dân số đông đảo và mức độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6.9%. Sở hữu các lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. === Ấn Độ === Ấn Độ hiện là nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới về GDP thực (theo sức mua tương đương) và đứng hàng thứ bảy theo GDP danh nghĩa (tỷ giá trao đổi thị trường), với mức tăng trưởng hàng năm 8.1%. Nước này được coi là một siêu cường tương lai bởi họ sở hữu một lực lượng lao động có tay nghề (đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin), một dân số trẻ, và là nền kinh tế lớn có tốc độ phát triển cao thứ hai thế giới. Ấn Độ có quân đội được huấn luyện tốt cùng lực lượng không quân và hải quân từ lâu được coi là có trình độ tác chiến tốt. Với các định chế dân chủ của mình, Ấn Độ tuy là nước có lịch sử phát triển chậm chạp nhưng ổn định. == Tham khảo == Châu Á China, India Superpower? Not so Fast! Hoa Kỳ New study compares GDP and growth: EU versus USA Sách Todd, Emmanuel (200X). After the Empire — The Breakdown of the American Order. Kennedy, Paul (1988). The Rise and Fall of the Great Powers. ISBN 0-679-72019-7. Belt, Don (2004). “Europe's Big Gamble”. National Geographic. tr. 54–65. Brzezinski, Zbigniew (1997). The Grand Chessboard: American Primacy and Its Geostrategic Imperatives. New York: Basic Books. ISBN 0-465-02726-1. McCormick, John (2006). The European Superpower. Palgrave Macmillan.
hoàng châu (ca sĩ).txt
Hoàng Châu (sinh năm 1971) là một nữ ca sĩ người Việt Nam. Cô được biết đến với vai trò là một nữ ca sĩ hát chủ yếu theo dòng nhạc trẻ Việt Nam. Khởi đầu thành công với thể loại nhạc dân ca, cô từng được mệnh danh là "diva" hay "nữ hoàng nhạc sến miền Tây". == Thân thế và sự nghiệp == Cô tên thật là Nguyễn Thị Yến Khoa, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1971 tại tỉnh Bến Tre. Cha mẹ cô từng là những nghệ sĩ của Đoàn ca múa thời Chiến tranh Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn tham gia biểu diễn trong các chương trình của Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh. Từng học ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, cô khởi đầu thành công với thể loại nhạc dân ca với nghệ danh Yến Khoa.. Cô được Trung tâm Âm nhạc Làng Văn (Hoa Kỳ) ký hợp đồng làm ca sĩ độc quyền và sang Mỹ để biểu diễn trong giới Việt kiều hải ngoại. Cuối năm 1998, cô quyết định trở về Việt Nam với lý do không thích ứng được môi trường khí hậu nên đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Do hợp đồng độc quyền thì đến năm 2002 mới hết hiệu lực, nên cô thường thực hiện chương trình bằng cách thu âm & quay hình taị Việt Nam rồi gửi qua Mỹ sản xuất và phát hành. Cũng theo các điều khoản của hợp đồng, cô không được biểu diễn trên sân khấu tại Việt Nam, vì vậy dù được biết đến nhiều trong các chương trình âm nhạc hải ngoại nhưng cô lại không tham gia các chương trình biểu diễn tại quốc nội. Năm 2000, bộ phim Đài Loan Hoàn Châu cách cách được trình chiếu tại Việt Nam và rất được khán giả yêu thích. Nhân sự kiện này Trung tâm Âm nhạc Đồng Giao phát hành một CD gồm các ca khúc trong phim được chuyển sang lời Việt. Cô được mời thể hiện một số ca khúc trong CD này. Do thời hiệu của hợp đồng độc quyền Trung tâm Làng Văn vẫn còn hiệu lực, nên cô lấy nghệ danh mới là Hoàng Châu. Với nghệ danh mới này, cô thực hiện bước trở về với dòng nhạc trẻ, vốn đã được đào tạo chính quy, và xuất hiện trở lại trên sân khấu biểu diễn Việt Nam từ cuối năm 2001. Tháng 8 năm 2002, cô chính thức ra mắt khán giả quốc nội bằng CD vol 1 mang tên "1.000 năm khó phai". Với thể loại nhạc trẻ và nghệ danh Hoàng Châu, cô được đông đảo khán giả biết đến với nhiều ca khúc như "Mãi yêu", "Tình anh trao", "Phút biệt ly", "Chờ phone của anh" (song ca cùng Lý Hải). Sau khi hết hợp đồng với Trung tâm Đồng Giao, cô ký hợp đồng ca sĩ độc quyền với Công ty Thiên Thi. Năm 2006, cô cho ra mắt album vol 4 với các ca khúc như: "Trái tim tôi sẽ gạt tên anh", "Làm người ai làm thế", "Trái tim hoàng tử", "Đường ai nấy đi" (với Lưu Chí Vỹ),... đặc biệt là ca khúc "Người đàn ông tham lam" được nhiều người chú ý. Năm 2008, cô một lần nữa gây được tiếng vang với ca khúc "Con lật đật" và tham gia liveshow "Thập đại mỹ nhân" của ca sĩ Đan Trường. Cuối năm này, cô chấm dứt hợp đồng với Công ty Thiên Thi và trở thành ca sĩ tự do, tự phát hành các album riêng của mình. Năm 2011, sau hơn 17 năm ca hát, cô trở lại với dòng nhạc dân ca, trữ tình, vốn đã làm nên sự thành công ban đầu của cô. Hoàng Châu được đánh giá là ít xuất hiện trong giới truyền thông báo chí. Mặc dù vậy, Hoàng Châu được trang tin điện tử Zing News đánh giá "ngôi sao nữ ngang dọc các tỉnh miền Tây". Cô đã lập gia đình và có một con trai. == Album đã phát hành == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nữ ca sĩ "nhạc sến" Hoàng Châu: "Tôi từng yêu thầm Lý Hải" Ca sĩ Hoàng Châu xuất hiện cùng con trai trong đêm Giáng sinh
syria.txt
Syria (tiếng Pháp: Syrie, tiếng Ả Rập: سورية sūriyya hoặc سوريا sūryā; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri ), tên chính thức là Cộng hoà A-rập Xi-ri (tiếng Ả Rập: الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam. Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới. Nước Syria hiện đại được thành lập như một vùng uỷ trị của Pháp và giành được độc lập tháng 4 năm 1946, như một nhà nước cộng hoà nghị viện. Giai đoạn hậu độc lập khá bất ổn, và nhiều cuộc đảo chính quân sự và các âm mưu đảo chính đã làm rung chuyển đất nước trong giai đoạn 1949-1970. Syria đã ở dưới một Luật Khẩn cấp từ năm 1962, hoàn toàn ngừng mọi việc bảo vệ hiến pháp cho các công dân và hệ thống chính phủ của nó bị coi là phi dân chủ. Nước này đã nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963, mặc dù quyền lực thực tế tập trung ở trong tay tổng thống và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị. Tổng thống hiện thời của Syria là Bashar al-Assad, người đã giành thắng lợi trong một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài thời gian làm tổng thống của ông thêm một nhiệm kỳ nữa, với 97.62% phiếu bầu năm 2007 và là con trai của Hafez al-Assad, người giữ chức vụ này từ năm 1970 cho tới khi ông chết năm 2000. Syria đã đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, đặc biệt nhờ vị trí trung tâm của nó trong cuộc xung đột Ả Rập Israel, từ năm 1967 Israel đã chiếm Cao nguyên Golan của nước này, và bởi sự tham gia tích cực vào các công việc tại Liban và Palestine. Dân số chủ yếu là tín đồ Hồi giáo Sunni, nhưng có số lượng các cộng đồng thiểu số Alawite, Shia, Thiên chúa giáo và Druze đáng kể. Từ thập niên 1960, các sĩ quan quân sự Alawite đã có ý định thống trị chính trị đất nước. Theo sắc tộc, khoảng 80% dân số là người Ả Rập, và nhà nước do Đảng Baath lãnh đạo theo các nguyên tắc quốc gia Ả Rập, trong khi xấp xỉ 20% thuộc các sắc tộc thiểu số Kurd, Armenia, Assyria, Turkmen, và Circassia. == Từ nguyên == Cái tên Syria xuất xứ từ tên Hy Lạp cổ đại gọi người Syria, Σύριοι Syrioi, mà người Hy Lạp đặt mà không có sự phân biệt với Người Assyria. Một số học giả hiện đại cho rằng từ Hy Lạp có nguồn gốc từ từ có họ hàng gần Ἀσσυρία, Assyria, có xuất xứ từ tiếng Akkad Aššur. Trong khi những người khác tin rằng nó xuất phát từ Siryon, cái tên mà người Sidonian đặt cho Núi Hermon. Vùng được đặt tên này đã thay đổi theo thời gian. Thời cổ đại, Syria nằm ở cực phía đông của Biển Địa Trung Hải, giữa Ai Cập và Arabia ở phía nam và Cilicia ở phía bắc, kéo dài vào trong lục địa để bao gồm cả Mesopotamia, và có một biên giới không chắc chắn ở phía đông bắc mà Pliny the Elder miêu tả như gồm cả bên trong, từ tây sang đông, Commagene, Sophene, và Adiabene. Tuy nhiên, tới thời Pliny, đại Syria này đã bị phân chia thành một số tỉnh thuộc Đế chế La Mã (nhưng về chính trị độc lập lẫn nhau): Judaea, sau này được đổi tên lại là Palaestina năm 135 (vùng tương đương với Israel, Jordan, và các lãnh thổ Palestine hiện đại) ở cực tây nam, Phoenicia tương đương với Liban, với Damascena ở phía bên trong Phoenicia, Coele-Syria (hay "Syria Thần thánh") phía nam sông Eleutheris, và Mesopotamia. == Lịch sử == === Văn minh Eblan === Quanh thành phố khảo cổ Ebla gần thành phố Idlib ở phía bắc Syria, được phát hiện năm 1975, một đế chế Semitic trải dài từ Biển Đỏ ở phía nam tới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tới Mesopotamia ở phía đông, tồn tại từ năm 2500 tới năm 2400 trước Công Nguyên. Ebla có vẻ đã được thành lập từ khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, và dần xây dựng đế chế của nó thông qua thương mại với các thành phố của người Sumer và Akkad, cũng như với các dân tộc ở phía tây bắc. Những món quà từ các Pharaoh, được tìm thấy trong các cuộc khai quật, xác nhận mối quan hệ của Ebla với Ai Cập. Các học giả tin rằng ngôn ngữ của Ebla thuộc trong những ngôn ngữ Semitic viết cổ nhất đã được biết, được gọi là Paleo-Canaanite. Tuy nhiên, những xếp hạng gần đây hơn của ngôn ngữ Eblaite đã cho thấy rằng nó là một ngôn ngữ đông Semitic, liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ Akkad. Văn minh Eblan dường như đã bị Sargon của Akkad chinh phục khoảng năm 2260 trước Công Nguyên; thành phố được tái lập, như nhà nước của người Amorites, vài thế kỷ sau, và phát triển thịnh vượng ở đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên cho tới khi bị người Hittites chinh phục. === Thời cổ đại và đầu thời kỳ Thiên chúa giáo === Trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, Syria bị chiếm đóng liên tục bởi người Canaan, Phoenicia, và Arameans như một phần của sự tan vỡ và trao đổi chung liên quan tới Người Biển. Người Phoenicia định cư dọc theo bờ biển Palestine, cũng như ở phía tây (Liban), đã nổi tiếng về những cây tuyết tùng tháp của họ. Người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites đã nhiều lần chiếm vùng đất Syria chiến lược trong giai đoạn này; vùng đất giữa nhiều đế chế của họ là đầm lầy. Cuối cùng, người Ba Tư chiếm Syria như một phần quyền bá chủ Tây Nam Á của họ; sự thống trị này được trao lại cho người Macedonia cổ đại sau những cuộc chinh phục của Alexander Đại đế và Đế chế Seleucid. Thủ đô của Đế chế này (được thành lập năm 312 trước Công nguyên) nằm tại Antioch, Antakya hiện nay bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Đế chế Seleucid về cơ bản chỉ là một giai đoạn suy tàn kéo dài và chậm chạp, và Pompey Đại đế chiếm Antioch năm 64 trước Công nguyên, biến Syria trở thành một tỉnh của La Mã. Vì thế quyền kiểm soát vùng này được trao cho người La Mã và sau đó là người Byzantine. Trong thời kỳ Đế chế La Mã, thành phố Antioch là thành phố lớn thứ ba của đế chế sau Roma và Alexandria. Với dân số ước tính ở đỉnh điểm là 500,000 người, Antioch là một trong những trung tâm lớn của thương mại và công nghiệp của thế giới cổ đại. Dân số Syria ở thời kỳ hoàng kim của đế chế có lẽ không bị vượt quá cho tới tận thế kỷ 19. Dân số đông đúc và giàu có của Syria khiến nó trở thành một trong những tỉnh quan trọng nhất của La Mã, đặc biệt trong các thế kỷ thứ 2 và thứ 3 (sau Công nguyên). Hoàng đế La Mã Alexander Severus, cầm quyền từ năm 222 đến năm 235, là người Syria. Anh/em họ của ông Elagabalus, là hoàng đế từ năm 218 tới năm 222, cũng là người Syria và gia đình ông có quyền cha truyền con nối với chức thầy tế cao cấp của thần mặt trời El-Gabal tại Emesa (Homs hiện đại) ở Syria. Một hoàng đế La Mã khác cũng là người Syria là Marcus Julius Philippus, hoàng đế từ năm 244 tới năm 249. Syria quan trọng trong lịch sử Thiên chúa giáo; Saul của Tarsus đã được cải đạo trên đường tới Damascus, sau đó được gọi là Thánh tông đồ Paul, và đã thành lập Nhà thờ Thiên chúa giáo có tổ chức đầu tiên tại Antioch ở Syria cổ đại, từ đó ông đã để lại dấu ấn trong nhiều chuyến đi truyền giáo.(Acts 9:1-43) === Thời kỳ Hồi giáo === Tới năm 640 sau Công Nguyên, Syria đã bị quân đội Rashidun dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid chinh phục, dẫn tới việc vùng này trở thành một phần của đế chế Hồi giáo. Ở giữa thế kỷ thứ 7, triều đại Umayyad, khi ấy là những người cai trị đế chế, đặt thủ đô đế chế tại Damascus. Syria được chia thành bốn quận: Damascus, Hims, Palestine và Jordan. Đế chế Hồi giáo trải dài từ Tây Ban Nha và Maroc tới Ấn Độ và nhiều phần của Trung Á, vì thế Syria thịnh vượng về kinh tế, là thủ đô của đế chế. Những nhà cai trị triều Ummayad đầu tiên như Abd al-Malik và al-Walid đã xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy và các thánh đường Hồi giáo trên khắp Syria, đặc biệt tại Damascus, Aleppo và Homs. Có sự khoan dung lớn với tín đồ Thiên chúa giáo trong thời kỳ này và nhiều người giữ các chính vụ trong chính phủ. Quyền lực của quốc gia suy giảm nhiều sau thời cai trị của nhà Ummayad; chủ yếu bởi sự chuyên chế và tham nhũng lan tràn khắp giới lãnh đạo đế chế, sự xung đột giữa các nhân viên, và những cuộc cách mạng nối tiếp nhau của những nhóm nghèo khổ và bị đàn áp. Khi một trong những thủ lĩnh Ummayad trả lời một câu hỏi về các lý do dẫn tới sự suy tàn của đế chế của ông: "Thay vì thăm những nơi cần thăm, chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn tới khoái lạc và sự vui thú của cuộc sống; chúng tôi đàn áp nhân dân của chúng tôi cho tới khi họ đầu hàng và tìm cách giải thoát khỏi chúng tôi, [...] chúng tôi tin tưởng những vị quan chỉ lo cho quyền lợi của riêng mình và tìm cách che giấu các bí mật khỏi triều đình, và chúng tôi không vội vàng trao thưởng cho các chiến sĩ của chúng tôi khiến chúng tôi mất sự tuân thủ của họ cho kẻ thù của mình." Triều đại Ummayad sau đó bị triều đại Abbasid lật đổ năm 750, họ dời thủ đô của đế chế tới Baghdad. Tiếng Ả Rập — trở thành ngôn ngữ chính thức dưới thời cai trị của Ummayad — trở thành ngôn ngữ ưu thế, thay thế tiếng Hy Lạp và Aramaic trong thời Abbasid. Năm 887, người Tulunid tại Ai Cập sáp nhập Syria từ tay nhà Abbasid, và sau đó bị thay thế bởi triều đại Hamdanid có nguồn gốc ở Aleppo do Sayf al-Daula sáng lập. Những đoạn bờ biển của Syria trong một thời gian ngắn nằm trong tay các lãnh chúa Frankish trong thời Thập tự chinh ở thế kỷ 12, và được gọi là nhà nước Thập tự chinh của Công quốc Antioch. Vùng này cũng bị đe doạ bởi những kẻ cực đoan Shi'a được gọi là Những kẻ giết người (Hashshashin). Năm 1260, người Mông Cổ tới nơi, dưới sự lãnh đạo của Hulegu với một đội quân 100.000 người, phá huỷ các thành phố và các công trình thuỷ lợi. Aleppo sụp đổ tháng 1 năm 1260, và Damascus vào tháng 3, nhưng sau đó Hulegu phải ngừng cuộc tấn công để quay về Trung Quốc giải quyết cuộc tranh cãi kế vị. Quyền chỉ huy của đội quân Mông Cổ ở lại thuộc Kitbugha, một người Mông Cổ theo Thiên chúa giáo. Vài tháng sau, người Mamluk tới nơi với một đội quân từ Ai Cập, và đã đánh bại quân Mông Cổ trong trận Ayn Jalut, ở Galilee. Nhà lãnh đạo Mamluk, Baybars, lập các thủ đô của mình tại Cairo và Damascus, được kết nối bằng một con đường thư tín sử dụng cả ngựa và bồ câu đưa thư. Khi Baybars chết, người kế vị ông bị lật đổ, và quyền lực rơi vào tay một người Thổ tên là Qalawun. Cùng lúc ấy, một tiểu vương Ả Rập là Sunqur al-Ashqar đã tìm cách tuyên bố mình là vua cai trị Damascus, nhưng ông bị Qalawun đánh bại ngày 21 tháng 6 năm 1280, và bỏ chạy tới miền bắc Syria. Al-Ashqar, người đã cưới một phụ nữ Mông Cổ, kêu gọi sự giúp đỡ từ những người Mông Cổ, và vào năm 1281, họ tới nơi với một đội quân 50.000 người Mông Cổ và 30.000 người Armenia, Gruzia, và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với lực lượng phiến loạn của Al-Ashqar. Người Mông Cổ của Ilkhanate chiếm thành phố, nhưng Qalawun tới nơi với một lực lượng Mamluk, thuyết phục Al-Ashqar thay đổi ý định và gia nhập cùng ông ta, và họ chiến đấu chống lại người Mông Cổ ngày 29 tháng 10 năm 1281, trong Trận Homs thứ hai, một trận cận chiến dẫn tới cái chết của đa số chiến binh, nhưng cuối cùng chiến thắng thuộc về người Mamluk. Năm 1400, Timur Lenk, hay Tamerlane, xâm lược Syria, cướp phá Aleppo và chiếm Damascus sau khi đánh bại quân đội Mamluk. Người dân thành phố bị thảm sát, ngoại trừ các thợ thủ công, những người bị trục xuất tới Samarkand. Chính trong những cuộc chinh phục của Timur mà dân số Thiên chúa giáo bản xứ tại Syria bắt đầu phải chịu sự đàn áp lớn hơn. Tới cuối thế kỷ 15, sự khám phá ra con đường biển từ châu Âu tới Viễn Đông đã chấm dứt nhu cầu về một con đường thương mại trên đất liền qua Syria. Bị người Mông Cổ phá huỷ, Syria dễ dàng bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20, và tự thấy mình hầu như tách biệt và bị lãng quên bởi các sự kiện thế giới. xem thêm Syria Ottoman === Thời kỳ Ottoman === Vì Đế chế Ottoman chiến đấu bên cạnh Đức trong Thế chiến I, những kế hoạch của các cường quốc Đồng minh nhằm làm tan rã lãnh thổ to lớn của Ottoman khi ấy đã có thể thực hiện. Hai nhà ngoại giao của Đồng minh (François Georges-Picot người Pháp và Mark Sykes người Anh) bí mật đồng thuận, từ lâu trước cuộc chiến, cách phân chia Đế chế Ottoman thành nhiều vùng ảnh hưởng. Thoả thuận Sykes-Picot năm 1916 đặt ra số phận của Tây Nam Á hiện đại trong thế kỷ tiếp sau; trao cho Pháp vùng phía bắc (Syria, với sau này là Liban), và Anh Quốc phía nam (Jordan, Iraq và sau này, sau những cuộc tái đàm phán năm 1917, Palestine - 'để đảm bảo việc vận chuyển quân hàng ngày từ Haifa tới Baghdad' - thoả thuận n° 7). Hai lãnh thổ chỉ bị chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Nhưng những khám phá đầu tiên về dầu mỏ trong vùng Mosul chỉ ngay trước khi cuộc chiến chấm dứt dẫn tới một cuộc đàm phán khác với người Pháp năm 1918 để nhượng vùng này vào 'Khu vực B', hay vùng ảnh hưởng của Anh. Các biên giới giữa 'Vùng A' và 'Vùng B' đã không thay đổi từ năm 1918 cho đến nay. Từ năm 1920, hai bên đã được công nhận quốc tế theo uỷ quyền của Hội quốc liên bởi hai quốc gia thống trị; Pháp và Anh. === Uỷ trị Pháp === Năm 1920, một Vương quốc Ả Rập Syria độc lập được thành lập dưới sự cai trị của Faisal I thuộc gia đình Hashemite, người sau này trở thành Vua Iraq. Tuy nhiên, quyền cai trị của ông với Syria đã chấm dứt chỉ sau vài tháng, sau cuộc xung đột giữa các lực lượng Ả Rập Syria của ông và những lực lượng chính quy của Pháp tại Trận Maysalun. Quân đội Pháp chiếm Syria cuối năm đó sau khi hội nghị San Remo đề xuất rằng Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị Pháp. Năm 1925 Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy bùng phát tại vùng núi Druze và lan ra toàn thể Syria cùng nhiều vùng của Liban. Đây được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất chống lại sự uỷ trị Pháp, bởi nó bao gồm toàn bộ Syria và đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân nổi dậy và quân Pháp.[2] Ngày 23 tháng 8 năm 1925 Quốc vương Pasha al-Atrash chính thức tuyên bố cách mạng chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus, Homs và Hama. Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở thời điểm đầu cuộc cách mạng, đáng chú ý là Trận Al-Kabir ngày 21 tháng 7 năm 1925, Trận Al-Mazra'a ngày 2 tháng 8 năm 1925, và sau đó là các trận đánh Salkhad, Almsifarh và Suwayda. Sau những thắng lợi của phe nổi dậy trước quân Pháp, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban từ Maroc và Sénégal, được trang bị vũ khí hiện đại, so với số lượng quân nhu hạn chế của phe nổi dậy. Việc này đã làm xoay chuyển cơ bản kết quả và cho phép người Pháp giành lại nhiều thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp kết án tử hình Quốc vương al-Atrash, nhưng ông đã trốn thoát với một số quân nổi dậy tới Transjordan và sau đó được ân xá. Ông quay lại Syria năm 1937 sau khi ký kết Hiệp ước Syria Pháp và được nhân dân đón chào nồng nhiệt. Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp ước độc lập tháng 9 năm 1936, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng trong thời gian cai trị ngắn ngủi của Vua Faisal, là tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới, lần đầu tiên là hiện thân của nhà nước cộng hoà Syria hiện đại. Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ có hiệu lực bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn nó. Với sự sụp đổ của nhà nước Pháp năm 1940 trong Thế chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Vichy cho tới khi Anh Quốc và Pháp Tự do chiếm nước này tháng 7 năm 1941. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới ngày 1 tháng 1 năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực tiếp tục từ các nhóm quốc gia Syria và của Anh buộc người Pháp phải rút quân tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà đã được thành lập trong thời uỷ trị. === Bất ổn và quan hệ nước ngoài: độc lập tới năm 1967 === Dù có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau khi tuyên bố độc lập, chính trị Syria từ khi độc lập tới cuối thập niên 1960 được ghi dấu bởi sự thay đổi. Từ năm 1946 tới năm 1956, Syria có 20 nội các khác nhau và soạn thảo bốn bản hiến pháp khác nhau. Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Ả Rập-Israel, liên kết cùng các quốc gia Ả Rập trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel. Quân đội Syria bị đẩy lùi khỏi hầu hết lãnh thổ Israel, nhưng đã thiết lập được các căn cứ tại Cao nguyên Golan và tìm cách giữ các biên giới cũ và một số lãnh thổ mới (chúng được chuyển đổi thành "cái gọi là" các khu vực phi quân sự dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc, nhưng sau đó dần mất vào tay Israel trong những năm giữa các cuộc chiến; vị thế của các lãnh thổ này đã trở thành một cản trở cho các cuộc đàm phán Syria-Israel). Thất bại nhục nhã của quân đội là một trong những yếu tố dẫn tới việc Thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền lực năm 1949, trong cái từng được miêu tả như vụ đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Ả Rập. từ khi Thế chiến II bắt đầu. Việc này nhanh chóng được tiếp nối bằng một vụ đảo chính mới, bởi Thiếu tá Sami al-Hinnawi, người sau đó nhanh chóng bị Thiếu tá Adib Shishakli hạ bệ, tất cả đều diễn ra trong cùng một năm. Sau khi thực hiện ảnh hưởng phía sau hậu trường ở một số thời điểm, lập vai trò thống trị trong nghị viện đã tan rã, Shishakli tung ra một cuộc đảo chính thứ hai năm 1951, mở rộng vai trò của mình và cuối cùng xoá bỏ cả nghị viện và hệ thống đa đảng phái. Chỉ khi chính tổng thống Shishakli bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1954, hệ thống nghị viện mới được tái lập, nhưng hoàn toàn suy yếu vì những trò vận động chính trị được ủng hộ bởi các phe nhóm đang cạnh tranh lẫn nhau trong giới quân sự. Tới thời điểm đó, chính trị dân sự đã phần lớn không còn ý nghĩa, và quyền lực dần tập trung vào phái quân sự và an ninh, khi ấy đã chứng tỏ mình là lực lượng duy nhất có khả năng nắm và - có lẽ - giữ quyền lực. Các định chế nghị viện vẫn còn yếu kém và không hiệu quả, bị thống trị bởi những cuộc tranh giành đảng phái đại diện cho giới chủ đất và nhiều quý tộc Sunni đô thị, trong khi kinh tế và chính trị bị quản lý kém, và ít điều được thực hiện để tăng cường vai trò của tầng lớp nông dân Syria đa số. Điều này, cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa Nasser và các tư tưởng chống thực dân khác, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nhiều phong trào quốc gia Ả Rập, chủ nghĩa quốc gia Syria và xã hội chủ nghĩa, những người đại diện cho các phái bất mãn trong xã hội, đáng kể nhất gồm cả các nhóm thiểu số tôn giáo và những người yêu cầu cải cách cấp tiến. Trong cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956, sau khi quân đội Israel xâm lược Bán đảo Sinai, và sự can thiệp của quân đội Anh và Pháp, thiết quân luật được ban bố tại Syria. Những cuộc tấn công tháng 11 năm 1956 vào các đường ống dẫn dầu của Iraq để trả đũa việc Iraq chấp nhận tham gia Hiệp ước Baghdad. Đầu năm 1957 Iraq đề nghị Ai Cập và Syria phản đối một sự tiếp quản Jordan. Tháng 11 năm 1956 Syria ký một hiệp ước với Liên Xô, cung cấp một cứ điểm cho Chủ nghĩa cộng sản tạo lập ảnh hưởng bên trong chính phủ để đổi lấy các máy bay, xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác. Sự gia tăng sức mạnh kỹ thuật quân sự này của Syria đã làm Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại, bởi dường như có nguy cơ đáng sợ rằng Syria sẽ chiếm lại Iskenderun, một vấn đề gây tranh cãi giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, Syria và Liên bang Xô viết buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân đội tại biên giới Syria. Trong sự căng thẳng này, những người cộng sản đã giành thêm được quyền quản lý với chính phủ và quân đội Syria. Chỉ những cuộc tranh luận đang nóng lên ở Liên hiệp quốc (nơi Syria là một thành viên từ đầu) mới làm giảm nhẹ mối đe doạ chiến tranh. Sự bất ổn chính trị của Syria trong những năm sau cuộc đảo chính năm 1954, sự tương đồng trong các chính sách của Syria và Ai Cập, và lời kêu gọi của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdal Nasser về vai trò lãnh đạo của nước này trong bối cảnh vụ khủng hoảng kênh Suez đã tạo ra sự ủng hộ tại Syria về một liên minh với Ai Cập. Ngày 1 tháng 2 năm 1958, Tổng thống Syria Shukri al-Quwatli và Nasser thông báo sự sáp nhập hai quốc gia, lập ra Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, và toàn bộ các đảng chính trị Syria, cũng như những người Cộng sản bên trong đó, ngừng công khai các hoạt động. Tuy nhiên, liên minh này không mang lại thành công. Sau một cuộc đảo chính quân sự ngày 28 tháng 9 năm 1961, Syria rút lui, tái lập mình thành nhà nước Cộng hoà Ả Rập Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Hội đồng Quốc gia Bộ chỉ huy Cách mạng của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Vụ chiếm quyền được các thành viên của Đảng Phục hồi Xã hội chủ nghĩa Ả Rập (Đảng Baath) sắp đặt, đảng này đã hoạt động tích cực tại Syria và các quốc gia Ả Rập khác từ cuối những năm 1940. Nội các mới có đa số là các thành viên đảng Baath. Vụ đảng Baath chiếm quyền ở Syria sau một vụ đảo chính của đảng Baath tại Iraq vào tháng trước đó. Chính phủ mới của Syria nghiên cứu khả năng lập liên minh với Ai Cập và với nước Iraq cũng đang nằm dưới sự quản lý của đảng Baath. Một thoả thuận được ký kết tại Cairo ngày 17 tháng 4 năm 1963, về một cuộc trưng cầu dân ý về hợp nhất sẽ được tổ chức vào tháng 9 năm 1963. Tuy nhiên, những bất đồng nghiêm trong giữa các bên nhanh chóng xuất hiện, và liên bang ba bên đã không thể hình thành. Sau đó, chính phủ đảng Baath tại Syria và Iraq bắt đầu đàm phán việc thành lập liên minh hai nước. Những kế hoạch này sụp đổ tháng 11 năm 1963, khi chính phủ Baath tại Iraq bị lật đổ. Tháng 5 năm 1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn - công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp - một hội đồng tổng thống, với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự ngày 1 tháng 3. Các lãnh đạo cuộc đảo chính miêu tả nó như là một "cuộc chỉnh lý" các nguyên tắc của đảng Baath. === Chiến tranh sáu ngày và hậu quả === Khi Nasser đóng cửa Vịnh Aqaba với các con tàu đi về Eilat, chính phủ Baath ủng hộ vị lãnh đạo Ai Cập, các đội quân tập trung tại Cao nguyên Golan chiến lược để phòng vệ chống lại những cuộc bắn pháo của Israel vào Syria. Theo văn phòng Liên hiệp quốc tại Jerusalem từ năm 1955 tới năm 1967, 65 trong 69 vụ bùng phát căng thẳng biên giới giữa Syria và Israel do người Israel gây ra. Tờ New York Times thông báo năm 1997 rằng "Moshe Dayan, vị chỉ huy được ca tụng, người là Bộ trưởng Quốc phòng năm 1967, đã ra lệnh chinh phục Golan…[said] nhiều vụ bắn nhau với người Syria là do phía Israel cố tình gây ra, và những người dân định cư tạo áp lực đòi chính phủ chiếm Cao nguyên Golan ít quan tâm tới an ninh hơn nhiều so với đất đai của họ." Tháng 5 năm 1967, Hafez al-Assad, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Syria tuyên bố: "Các lực lượng của chúng tôi hiện hoàn toàn sẵn sàng không chỉ cho việc đẩy lùi sự thù địch, mà còn thực hiện hành động giải phóng, và đạp tan sự hiện diện của người Do Thái trên quê hương Ả Rập. Quân đội Syria, với những ngón tay đã đặt trên cò súng, đang thống nhất... Tôi, với tư cách một quân nhân, tin rằng thời điểm đã tới để bước vào một trận đánh của sự huỷ diệt." Sau khi Israel tung ra cuộc tấn công trước vào Ai Cập để bắt đầu cuộc chiến tranh tháng 6 năm 1967, Syria cũng tham chiến chống lại Israel. Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, sau khi đã chiếm Bán đảo Sinai và Dải Gaza từ Ai Cập, cũng như Bờ Tây và đông Jerusalem từ Jordan, Israel quay sự chú ý sang Syria, chiếm toàn bộ Cao nguyên Golan trong chưa tới 48 giờ. Xung đột đã phát triển giữ một cánh quân sự cực đoan và một nhánh dân sự ôn hoà hơn của Đảng Baath. Cuộc rút lui năm 1970 của các lực lượng Syria được gửi tới để giúp đỡ PLO trong những hành động thù địch "tháng 9 Đen" với Jordan phản ánh sự bất đồng chính trị này bên trong giới lãnh đạo Đảng Baath cầm quyền. Tới ngày 13 tháng 11 năm 1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad được nhất trí đưa lên làm nhân vật chủ chốt của chính phủ, khi ông thực hiện một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu ("Phong trào Chỉnh đốn"). === Đảng Baath cầm quyền dưới thời Hafez al-Assad, 1970–2000 === Ngay khi nắm quyền lực, Hafez al-Assad nhanh chóng hành động để thành lập một cơ cấu tổ chức cho chính phủ của ông và củng cố quyền lực. Bộ chỉ huy Địa phương Lâm thời của Đảng Baath Xã hội chủ nghĩa của Assad chỉ định một cơ quan lập pháp gồm 173 thành viên, Hội đồng Nhân dân, trong đó Đảng Baath chiếm 87 ghế. Số ghế còn lại được chia cho "các tổ chức nhân dân" và các đảng nhỏ khác. Tháng 3 năm 1971, đảng tổ chức các đại hội địa phương và bầu một Bộ chỉ huy Địa phương mới gồm 21 thành viên do Assad đứng đầu. Cũng trong tháng đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xác nhận vị trí Tổng thống của Assad trong một nhiệm kỳ 7 năm. Tháng 3 năm 1972, để mở rộng nền tảng của chính phủ, Assad thành lập Mặt Trận Tiến bộ Quốc gia, một liên minh các đảng do Đảng Baath lãnh đạo, và cuộc bầu cử được tổ chức để thành lập các hội đồng địa phương tại mỗi trong 14 vùng thủ hiến của Syria. Tháng 3 năm 1973, một hiến pháp mới của Syria bắt đầu có hiệu lực và ngay sau đó là cuộc bầu cử nghị viện cho Hội đồng Nhân dân, cuộc bầu cử đầu tiên như vậy từ năm 1962. Hiến pháp 1973 ban cho Tổng thống Assad quyền lực gần như tuyệt đối. Thủ tướng và nội các do Tổng thống chỉ định mà không cần bất kỳ sự phê chuẩn nào. Bất kỳ ai muốn thành đạt trên con đường hoạn lộ đều phải thông qua Đảng và phải thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Assad. Những công việc béo bơtrong chính quyến thường được trao cho thành viên trong gia đình Tổng thống hoặc cho người trong nhóm thiểu số Alawite hay đồng hương với Tổng thống Assad. Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập khởi động cuộc Chiến tranh Yom Kippur bằng cách tung ra một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào các lực lượng Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập. Sau thắng lợi ban đầu, quân đội Israel đã lấy lại những gì đã mất, đẩy quân đội Syria ra khỏi Golan và tiến vào trong lãnh thổ Syria vượt qua biên giới năm 1967. Như một hậu quả, Israel tiếp tục chiếm đóng Cao nguyên Golan như một phần của các lãnh thổ do Israel chiếm đóng. Đầu năm 1976, nội chiến Liban trở nên bất lợi cho người Thiên chúa giáo Maronite. Syria gửi 40,000 quân vào nước này để giúp họ khỏi bị đánh bại, nhưng nhanh chóng bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Liban, bắt đầu 30 năm Syria chiếm đóng Liban. Nhiều tội ác tại Liban gắn liền với các lực lượng và các nhân viên tình báo Syria (trong số đó, các vụ ám sát Kamal Jumblat và Bachir Gemayel thường được cho là có liên quan tới Syria hay các nhóm được Syria hậu thuẫn). Trong 15 năm sau đó của cuộc nội chiến, Syria chiến đấu vì cả sự kiểm soát với Liban, và như một nỗ lực nhằm làm suy yếu Israel ở miền nam Liban, thông qua việc sử dụng trên diện rộng các đồng minh Liban làm các chiến binh uỷ nhiệm. Nhiều người coi sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban như là một sự chiếm đóng, đặc biệt sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1990, sau Thoả thuận Taif được Syria tài trợ. Syria sau đó vẫn ở lại Liban cho tới năm 2005, thực hiện một sự ảnh hưởng rất mạnh với chính trị Liban, khiến rất nhiều người phẫn nộ. Khoảng một triệu công nhân Syria đã tới LIban sau khi cuộc chiến chấm dứt để tìm việc làm trong công cuộc tái thiết nước này. Các công nhân Syria được ưa chuộng hơn người Palestine và các công nhân Liban bởi họ có thể nhận lương thấp hơn, nhưng một số người đã phàn nàn rằng việc chính phủ Syria khuyến khích các công dân của mình vào nước láng giềng nhỏ bé và bị quản lý quân sự để tìm việc, trên thực tế là một nỗ lực thực dân hoá Liban của Syria. Hiện tại, các nền kinh tế Syria và Liban hoàn toàn độc lập. Năm 1994, dưới áp lực từ Damascus, chính phủ Liban trong một hành động gây tranh cãi đã trao quyền công dân cho hơn 200,000 người Syria sống ở nước này. (Để biết thêm về vấn đề, xem Nhân khẩu Liban) Chính phủ chuyên chế không phải không bị chỉ trích, sự bất mãn công khai bị đàn áp. Tuy nhiên, một sự thách thức nghiêm trọng xuất hiện hồi cuối thập niên 70, từ những người Hồi giáo Sunni chính thống, những người chối bỏ các giá trị căn bản của chương trình thế tục của Đảng Baath và kêu gọi cai trị bởi Alawis, những người họ coi là dị giáo. Từ năm 1976 cho tới khi nó bị đàn áp năm 1982, the tổ chức Anh em Hồi giáo bảo thủ đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính phủ. Để đối phó với một âm mưu nổi dậy của tổ chức này vào tháng 2 năm 1982, chính phủ đã đàn áp những người chính thống tập trung tại thành phố Hama, san bằng nhiều phần thành phố bằng pháo binh, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương, chủ yếu là thường dân (xem thảm sát Hama). Từ đó, những cuộc tuần hành công khai và các hoạt động chống chính phủ đã bị hạn chế. Sự tham gia của Syria vào liên minh đa quốc gia do Mỹ cầm đầu năm 1990 chống Saddam Hussein đã đánh dấu một sự thay đổi bước ngoặt trong các quan hệ của Syria cả với các quốc gia Ả Rập khác và thế giới phương tây. Syria đã tham gia vào Hội nghị Hoà bình tây Nam Á đa bên tại Madrid tháng 10 năm 1991, và trong thập niên 1990 tham gia vào những cuộc đàm phán trực tiếp, mặt đối mặt với Israel. Những cuộc đàm phán này đã thất bại, và không còn có những cuộc đàm phán trực tiếp Syria-Israel nữa từ khi Tổng thống Hafiz al-Assad gặp gỡ với Tổng thống Bill Clinton tại Geneva tháng 3 năm 2000. === Thế kỷ 21 === Hafiz al-Assad mất ngày 10 tháng 6 năm 2000, sau 30 năm nắm quyền. Ngay sau cái chết của al-Assad, nghị viện sửa đổi hiến pháp, giảm độ tuổi bắt buộc tối thiểu của tổng thống từ 40 xuống còn 34. Điều này cho phép con trai ông, Bashar al-Assad, trở thành hợp pháp khi được đảng Baath cầm quyền bổ nhiệm. Ngày 10 tháng 7 năm 2000, Bashar al-Assad được bầu làm tổng thống trong một cuộc trưng cầu dân ý trong đó ông là ứng viên duy nhất, có được 97.29% số phiếu, theo các con số thống kê của Chính phủ Syria. Ông nhậm chức ngày 17 tháng 7 năm 2000 với nhiệm kỳ 7 năm. Vợ ông là Asma al-Assad, một nhà hoạt động và là người ủng hộ những biện pháp cải cách. Dưới thời Bashar al-Assad hàng trăm tù nhân chính trị đã được thả và những bước hướng tới việc giảm bớt các hạn chế truyền thông đã được thực hiện. Tuy nhiên, Bashar al-Assad đã công khai rằng ưu tiên của ông là kinh tế chứ không phải cải cách chính trị. Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Israel ném bom một địa điểm gần Damascus, cáo buộc đó là một địa điểm huấn luyện khủng bố cho các thành viên của Hồi giáo Jihad. Cuộc tấn công được tiến hành để trả đũa một vụ đánh bom một nhà hàng tại thị trấn Haifa Israel làm thiệt mạng 19. Hồi giáo Jihad nói trại này không được sử dụng; Syria nói vụ tấn công nhắm vào một khu vực dân sự. Thủ tướng Đức nói rằng vụ tấn công là "không thể chấp nhận được" và Ngoại trưởng Pháp nói "Chiến dịch của Israel… tạo ra một sự vi phạm không thể chấp nhận được vào luật pháp quốc tế và các quy định về chủ quyền." Đại sứ Tây Ban Nha tại Liên hiệp quốc Inocencio Arias đã gọi nó là một vụ tấn công "rất nghiêm trọng" và "một sự vi phạm rõ ràng vào luật pháp quốc tế." Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiến gần hơn tới việc áp đặt trừng phạt lên Syria, sau sự thông qua Đạo luật Trách nhiệm giải trình Syria của uỷ ban quan hệ nước ngoài của Hạ viện. Hamas, Hồi giáo Jihad và Hezbollah, tất cả đều bị EU và Hoa Kỳ coi là các nhóm khủng bố, nhưng đều được trú ẩn và có mối quan hệ thân cận với chính phủ Syria. Người Kurd Syria tuần hành tại Brussels, Geneva, trước các đại sứ quán Hoa Kỳ và Anh quốc ở Đức và tại Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối bạo lực ở đông bắc Syria bắt đầu thứ 6 ngày 12 tháng 3, và được thông báo là kéo dài hết cả dịp cuối tuần làm nhiều người chết, theo các báo cáo. Người Kurd cáo buộc chính phủ Syria khuyến khích và trang bị cho những kẻ tấn công. Những dấu hiệu bạo loạn đã xuất hiện tại các thị trấn Qameshli và Hassakeh. Ngày 6 tháng 9 năm 2007, các máy bay chiến đấu của Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào Vùng thủ hiến Deir ez-Zor, được gọi là Chiến dịch Orchard, vào một mục tiêu được cho là một lò phản ứng hạt nhân đang được các kỹ thuật viên Bắc Triều Tiên xây dựng. Theo thông báo có một số kỹ thuật viên thiệt mạng. Trong tháng 4 năm 2008, Tổng thống Assad đã nói với một tờ báo Qatar rằng Syria và Israel đã đàm phán một thoả thuận hoà bình trong một năm, với Thổ Nhĩ Kỳ là trung gian hoà giải. Điều này được xác nhận vào tháng 5 năm 2008, bởi một người phát ngôn của Thủ tướng Israel Ehud Olmert. Vị thế của Cao nguyên Golan, một trở ngại chính cho một hiệp ước hoà bình, đang được thảo luận. Tổng thống Assad được trích dẫn trên tờ The Guardian nói với tờ báo của Qatar: ...sẽ không có những cuộc đàm phán trực tiếp với Israel cho tới khi một tổng thống mới của Hoa Kỳ nhậm chức. Hoa Kỳ là bên duy nhất đủ sức tài trợ cho bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào, Tổng thống Assad đã nói với tờ báo, nhưng thêm rằng chính quyền Bush "không có tầm nhìn hay ước muốn ủng hộ quá trình hoà bình. Họ không có bất kỳ thứ gì." == Chính trị == Bản mẫu:Chính trị Syria Syria là một nhà nước cộng hoà với các nhánh hành pháp sau của chính phủ: tổng thống, hai phó tổng thống, thủ tướng, Hội đồng Bộ trưởng (nội các). Nhánh lập pháp của Syria là Hội đồng Nhân dân đơn viện. Thể chế chính trị của Syria được coi là một trong những thể chế độc tài chuyên quyền nhất thế giới. Các nhà tù giam giữ một số lượng lớn tù chính trị. Các nhánh tư pháp của Syria gồm Toà án Hiến pháp Tối cao, Hội đồng Pháp luật Cao cấp, Toà phá án, và các toà án An ninh Quốc gia. Luật Hồi giáo là nguồn gốc chính của pháp luật và hệ thống pháp luật của Syria có các yếu tố của luật pháp Ottoman, Pháp, và Hồi giáo. Syria có ba cấp toà án: các toà sơ thẩm, toà phúc thẩm, và toà án hiến pháp, toà án cấp cao nhất. Các toà án tôn giáo giải quyết các vấn đề cá nhân và luật gia đình. Các đảng chính trị: Đảng Baath là đảng chi phối, Phong trào Xã hội chủ nghĩa Ả Rập, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Ả Rập, Đảng Cộng sản Syria, Đảng Liên minh Dân chủ Xã hội chủ nghĩa, và khoảng 15 đảng chính trị nhỏ khác cùng 14 đảng chính trị người Kurd trên thực tế có tồn tại nhưng bị đặt ngoài vòng pháp luật. Quyền bầu cử: Phổ thông ở độ tuổi 18. === Hiến pháp và Chính phủ === Hiến pháp của Syria được thông qua ngày 13 tháng 3 năm 1971. Hiến pháp trao cho Đảng Baath các chức năng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Tổng thống được lựa chọn thông qua trưng cầu dân ý với nhiệm kỳ 7 năm. Tuy nhiên, trên thực tế người dân phải bầu lãnh đạo Đảng Baath làm tổng thống. Tổng thống cũng là Tổng thư ký Đảng Baath và lãnh đạo Mặt trận Tiến bộ Quốc gia. Mặt trận Tiến bộ Quốc gia là một liên minh 10 đảng chính trị được chính phủ cho phép. Hiến pháp đòi hỏi Tổng thống phải là một tín đồ Hồi giáo, nhưng không quy định Đạo Hồi là tôn giáo nhà nước. Hiến pháp trao cho tổng thống quyền chỉ định các bộ trưởng, tuyên chiến và công bố tình trạng khẩn cấp, ra các điều luật (mà, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp, cần phải được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn), ân xá, sửa đổi hiến pháp, và chỉ định các quan chức dân sự và nhân viên quân sự. Tổng thống Syria là Al-Assad từ năm 2000. === Nhân quyền === Syria không có hồ sơ nhân quyền tốt. Chính phủ Assad đã bị chỉ trích vì bắt giữ những người chính quyền cho là kẻ khủng bố và những nhà hoạt động xấu, kiểm duyệt các website, cản trở các blogger, và áp đặt các lệnh cấm di chuyển. Giam giữ độc đoán, tra tấn và những vụ mất tích là phổ biến. Dù hiến pháp Syria đảm bảo quyền bình đẳng giới, những người chỉ trích nói rằng luật pháp về vị thế cá nhân và luật hình sự phân biệt chống phụ nữ và các cô gái. Hơn nữa, hiến pháp cũng quy định sự khoan dung cho cái gọi là các tội ác "danh dự". Những vụ bắt giữ gần đây trái ngược với nhân quyền căn bản gồm vụ bắt giữ Muhannad Al-Hasani, một luật sư nổi tiếng và là người bảo vệ can đảm cho các tù nhân lương tâm Syria. Trước vụ bắt giữ ông, Muhannad Al-Hassani đã ngày càng bị chính quyền Syria gây nhiều áp lực bởi những công việc như một luật sư và người bảo vệ nhân quyền của ông, gồm cả việc ông giám sát Toà án An ninh Nhà nước Tối cao (SSSC), là một toà án đặc biệt tồn tại bên ngoài hệ thống pháp lý thông thường để xét xử những người bị cho là gây nguy hiểm tới chế độ. Những nhà hoạt động đã kêu gọi sự can thiệp cá nhân để Muhannad Al-Hasani cùng các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm khác tại Syria được thả. Kareem Arabji, một nhà thư vấn kinh doanh 31 tuổi, đã viết nhiều bài báo dưới một bút danh chỉ trích sự tham nhũng và độc tài tại Syria. Ngày 7 tháng 6 năm 2007 Arabji bị các lực lượng an ninh Syria bắt giữ và cấm cố tại Chi nhánh Palestine của Tình báo Quân sự tại Damascus. Ông bị kết tội, "thông tin sai sự thật hay phóng đại những tin tức gây ảnh hưởng tới đạo đức quốc gia." === Luật tình trạng khẩn cấp === Từ năm 1963 Luật tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực, hoàn toàn treo hầu hết những bảo vệ hiến pháp cho người Syria. Các chính phủ Syria đã thanh minh cho tình trạng khẩn cấp bằng sự tiếp diễn của cuộc chiến tranh với Israel. Các công dân Syria phê chuẩn tổng thống thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Syria không có những cuộc bầu cử lập pháp đa đảng phái. == Phân chia hành chính == Bản mẫu:Syria Labelled Map Xem thêm thông tin: Danh sách thành phố Syria Syria được chia thành 14 vùng thủ hiến, hay muhafazat (số ít: muhafazah). Các vùng thủ hiến được chia thành tổng cộng sáu mươi quận, hay manatiq (số ít mintaqah), và các quận lại được chia tiếp thành các đơn vị cấp dưới quận, hay nawahi (số ít nahiya). Một thủ hiến, việc chỉ định thủ hiến do bộ trưởng nội vụ đề xuất, được nội các phê chuẩn, và được thông báo bằng nghị định hành pháp, lãnh đạo mỗi vùng. Thủ hiến được hỗ trợ bởi một hội đồng tỉnh do dân bầu ra. Đa số Vùng thủ hiến Quneitra đã bị Israel đơn phương sáp nhập như lãnh thổ Cao nguyên Golan. Thủ đô Damascus là thành phố lớn nhất Syria, và khu vực đô thị cũng là một vùng thủ hiến. Aleppo (dân số 1,671,673) ở phía bắc Syria, là thành phố lớn thứ hai, cũng là một trung tâm công nghiệp, đô thị và văn hoá lớn. Thành phố cổ Aleppo đã được UNESCO liệt kê là một Địa điểm Di sản Thế giới. Latakia (dân số 554,000) cùng với Tartus là các cảng biển chính của Syria trên bờ Địa Trung Hải. Các thành phố lớn khác gồm Homs (dân số 1,033,000) ở miền trung Syria và Deir ez-Zor (dân số 230.000) trên bờ sông Euphrates phía đông Syria. == Địa lý == Syria gồm chủ yếu là cao nguyên khô cằn, dù phần phía tây bắc đất nước giáp với Địa Trung Hải khá xanh tươi. Vùng đông bắc đất nước "Al Jazira" và miền nam "Hawran" là những khu vực nông nghiệp quan trọng. Euphrates, con sông quan trọng nhất của Syria, chảy qua nước này ở phía đông. Syria được coi là một trong 15 quốc gia được gộp trong cái gọi là "Cái nôi của văn minh". Khí hậu Syria nóng và khô, mùa đông khá dễ chịu. Vì độ cao của nước này, thỉnh thoảng có tuyết rơi trong mùa đông. Dầu mỏ với số lượng thương mại lần đầu tiên được khám phá ở đông bắc năm 1956. Các giếng dầu quan trọng nhất là giếng Suwaydiyah, Qaratshui, Rumayian, và Tayyem, gần Dayr az–Zawr. Các giếng là một sự mở rộng tự nhiên của các giếng dầu Iraq tại Mosul và Kirkuk. Dầu mỏ đã trở thành nguồn tài nguyên chính của Syria và cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sau năm 1974. Khí tự nhiên đã được phát hiện tại giếng Jbessa năm 1940. == Các vấn đề lãnh thổ của Syria == === Tranh cãi Thổ Nhĩ Kỳ-Syria về Tỉnh Iskandaron (Hatay) === Có một sự bất đồng từ lâu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria về Tỉnh Hatay. Hiện tại Syria giữ quan điểm rằng vùng đất này về mặt lịch sử thuộc Syria và đã bị Pháp - cường quốc uỷ nhiệm tại Syria (từ năm 1920 tới năm 1946) - nhượng lại một cách bất hợp pháp cho Thổ Nhĩ Kỳ cuối thập niên 1930. Người Thổ coi Syria như là một vilayet cũ của Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ với sự cay đắng. Năm 1938, tỉnh này tuyên bố độc lập khỏi Pháp và vào ngày 29 tháng 6 sau đó, nghị viện của Cộng hoà Tỉnh Hatay mới được thành lập bỏ phiếu gia nhập với Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Syria không công nhận quyết định này, và coi Hatay (Alexandretta) là một phần của Syria. Syria và người Syria hiện tại vẫn coi vùng đất này là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Syria. 60,000 tín đồ Thiên chúa giáo và người Syria alawite đã bỏ chạy khỏi Iskandaron vào sâu trong Syria sau năm 1938. Người Syria gọi vùng đất này là Liwaaa aliskenderuna thay vì tên gọi Hatay theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. === Cao nguyên Golan === Cao nguyên Golan là một vùng núi và cao nguyên chiến lược tại cực nam của Dãy núi Anti-Liban và vẫn là một vùng đất bị tranh cãi nhiều giữa các biên giới của Syria và Israel. Hai phần ba diện tích cao nguyên hiện do Israel quản lý. Nó có diện tích 1,850km2 và gồm nhiều dãy núi đạt tới độ cao 2,880m trên mực nước biển. Cao nguyên nhìn xuống các đồng bằng bên dưới. Sông Jordan, Hồ Tiberias và Thung lũng Hula Valley giáp với vùng này ở phía tây. Ở phía đông là Thung lũng Raqqad và phía nam là Sông và thung lũng Yarmok. Biên giới phía bắc của vùng là núi Jabal al-Sheikh (Núi Hermon), một trong những điểm cao nhất ở Tây Nam Á. Một thoả thuận thành lập một vùng phi quân sự giữa Israel và Syria được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1949, nhưng những vụ xung đột biên giới vẫn tiếp tục xảy ra. Israel đã chiếm cao nguyên Golan từ tay Syria trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967. Từ 80,000 đến 109,000 người dân đã phải bỏ chạy, chủ yếu là người Druze và Circassia. Năm 1973, Syria đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát Cao nguyên Golan trong một vụ tấn công bất ngờ vào Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. Dù Syria có những thắng lợi ban đầu và Israel phải chịu những thiệt hại lớn, Cao nguyên Golan vẫn nằm trong tay người Israel sau một cuộc phản công thành công của họ. Syria và Israel đã ký một thoả thuận hữu nghị năm 1974, và một lực lượng quan sát viên Liên hiệp quốc đã đồn trú tại đó. Israel đơn phương sáp nhập Cao nguyên Golan năm 1981, dù chính phủ Syria tiếp tục yêu cầu trao trả lại lãnh thổ này, có thể trong trường hợp một hiệp ước hoà bình. Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày, khoảng 20,000 người Syria vẫn ở lại Cao nguyên Golan, hầu hết trong số họ là người Druze. Từ năm 2005, Israel đã cho phép các nông dân Druze tại Golan bán sản phẩm của họ cho Syria. Năm 2006, tổng giá lượng xuất khẩu đạt tới 8,000 tấn táo. Những người Syria sống tại Golan cũng được phép theo học tại các trường đại học ở Syria, nơi họ được miễn học phí, sách vở và nơi ở. == Kinh tế == Syria là quốc gia có thu nhập trung bình, với một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, kinh tế Syria phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và những thách thức cùng những trở ngại cho tăng trưởng gồm: một lĩnh vực công lớn và hoạt động yếu kém; tỷ lệ sản xuất dầu mỏ giảm sút; mở rộng thâm hụt phi dầu mỏ; tham nhũng trên diện rộng; các thị trường tài chính và tư bản yếu kém; tỷ lệ lạm phát cao cùng tỷ lệ tăng trưởng dân số cao. Tính đến năm 2016, GDP của Syria đạt 77.460 USD, đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông. Như một kết quả của một nền kinh tế kế hoạch trung ương không hiệu quả và tham nhũng, Syria có các tỷ lệ đầu tư thấp, và các mức độ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thấp. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này xấp xỉ 2.9% năm 2005, theo các thống kê của IMF. Hai cột trụ chính của nền kinh tế Syria là nông nghiệp và dầu mỏ. Ví dụ, nông nghiệp chiếm 25% GDP và sử dụng 42% tổng lực lượng lao động. Chính phủ hy vọng thu hút đầu tư mới trong du lịch, khí tự nhiên, và ngành dịch vụ để đa dạng hoá nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và nông nghiệp. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các cải cách kinh tế với mục đích tư nhân hoá hầu hết các thị trường, nhưng cải cách vẫn còn rất chậm. Vì các lý do ý thức hệ, việc tư nhân hoá các doanh nghiệp chính phủ vẫn bị phản đối mạnh. Vì thế các lĩnh vực chính của nền kinh tế gồm cả lọc dầu, quản lý cảng biển, vận tải hàng không, sản xuất điện, và phân phối nước, vẫn hoàn toàn trong quyền kiểm soát của chính phủ. Syria đã sản xuất dầu nặng từ các giếng dầu ở đông bắc từ cuối thập niên 1960. Đầu thập niên 1980, dầu nhẹ, dầu có hàm lượng sulphur thấp đã được phát hiện gần Deir ez-Zor ở phía đông Syria. Tỷ lệ sản xuất dầu của Syria đã giảm đều, từ đỉnh điểm ở mức gần 600,000 oilbbl/ngày (bpd) năm 1995 xuống xấp xỉ 425,000 |oilbbl/ngày năm 2005. Các chuyên gia nói chung đồng ý rằng Syria sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu không muộn hơn năm 2012. Syria xuất khẩu khoảng 200,000 oilbbl/d năm 2005, và dầu mỏ vẫn chiếm đa số trong thu nhập xuất khẩu của quốc gia. Syria cũng sản xuất 22 triệu mét khối khí mỗi ngày, với ước tính trữ lượng khoảng 8.5 Tcuft. Tuy chính phủ đã bắt đầu làm việc với các công ty năng lượng quốc tế với hy vọng trở thành một nhà xuất khẩu khí đốt, tất cả lượng khí sản xuất hiện tại đều được tiêu thụ trong nước. Một số mặt hàng căn bản, như diesel, tiếp tục được trợ cấp mạnh, và các dịch vụ xã hội được cung cấp với chi phí danh nghĩa. Các khoản trợ cấp đang trở nên lớn hơn để duy trì sự khác biệt giữa tiêu thụ và sản xuất đang ngày càng gia tăng. Syria có dân số xấp xỉ 19 triệu người, và các con số của chính phủ Syria cho tháy tỷ lệ tăng dân số ở mức 2.45%, với 75% dân số dưới 35 tuổi, và hơn 40% dưới 15 tuổi. Xấp xỉ 200,000 người gia nhập thị trường lao động mỗi nă. Theo các con số thống kê của Chính phủ Syria, tỷ lệ thất nghiệp là 7.5%, tuy nhiên những nguồn độc lập chính xác hơn cho rằng nó là gần 20%. Nhân viên chính phủ và lĩnh vực công tiếp tục chiếm hơn một phần tư lực lượng lao động. Các quan chức chính phủ thừa nhận rằng nênf kinh tế không phát triển ở mức độ đủ để tạo ra đủ việc làm đáp ứng tốc độ phát triển dân số. UNDP thông báo năm 2005 rằng 30% dân số Syria sống nghèo khổ và 11.4% sống dưới ngưỡng duy trì. Hối lộ ở Syria rất phổ biến, từ việc đút lót cho nhân viên công lộ để tránh bị phạt cho tới hối lộ viên chức chính quyền để hưởng đặc ân. Buôn lậu các sản phẩm tiêu dùng cần hối lộ hải quan, quân đội và viên chức để họ làm ngơ === Thương mại nước ngoài === Từ giữa thập niên 1960-1980, nền kinh tế Syria bị tập trung hóa cao độ theo kiểu Liên Xô, giá cả do nhà nước kiểm soát. Syria đã rút khỏi Thoả thuận Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) năm 1951 vì sự tham gia của Israel. Họ không phải là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù đã nộp đơn để bắt đầu quá trình xin gia nhập năm 2001. Syria đang phát triển các thoả thuận tự do thương mại cấp vùng. Tới ngày 1 tháng 1 năm 2005, Vùng Thương mại Tự do Đại Ả Rập (GAFTA) đã bắt đầu có hiệu lực và các khoản thuế quan giữa Syria và mọi thành viên GAFTA khác đã bị xoá bỏ. Ngoài ra, Syria đã ký một thoả thuận thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2007, và đưa ra sáng kiến một Thoả thuận Liên kết với Liên minh châu Âu, nhưng vẫn chưa được ký kết. Dù Syria tuyên bố một sự phát triển mạnh gần đây trong xuất khẩu phi dầu mỏ, các con số thương mại của họ vốn có tiếng là không chính xác và cổ lỗ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Syria gồm dầu thô, các sản phẩm hoá dầu, bông nguyên liệu, vải, hoa quả, và ngũ cốc. Hàng hoá nhập khẩu của Syria gồm các nguyên liệu thô cần thiết cho ngành công nghiệp, phương tiện, thiết bị nông nghiệp và máy móc hạng nặng. Các nguồn thu từ xuất khẩu dầu cũng như các khoản tiền gửi từ các công nhân Syria ở nước ngoài là các nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của chính phủ. Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước Syria vẫn rất quan liêu và thiếu hiệu quả, không có hệ thống ngân hàng hiện đại và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ngại đầu tư vào đất nước này. === Vận tải === Syria có ba sân bay chính - Damascus, Aleppo và Lattakia là các cổng lớn của Syrian Air và cũng phục vụ cho nhiều hãng hàng không nước ngoài. Đa số hàng hoá của Syria được vận chuyển bởi Chemins de Fer Syriens (CFS) (Công ty Đường sắt Syria) với các đường nối với TCDD (đối tác Thổ Nhĩ Kỳ). Với một nước khá kém phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt của Syra có chất lượng cao với nhiều dịch vụ tốc độ cao. Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá, cầu cống, trường học và dịch vụ công cộng của Syria vừa thiếu vừa cổ lỗ sĩ. Hệ thống nước và điện thoại không ổn định, điện thường xuyên bị cắt mỗi ngày. == Nhân khẩu == Hầu hết người dân sống tại châu thổ Sông Euphrates và dọc đồng bằng ven biển, một dải đất màu mỡ giữa các dãy núi ven biển và sa mạc. Tổng mật độ dân số tại Syria là khoảng 99 người trên km² (258 người trên dặm vuông). Theo Điều tra Người tị nạn Thế giới 2008, được Uỷ ban Hoa Kỳ về Người tị nạn và Người nhập cư xuất bản, Syria có số người tị nạn và người xin cư trú chính trị xấp xỉ 1,852,300 người. Đại đa số người này từ Iraq (1,300,000), nhưng cũng có một số lượng đáng kể người từ Palestine Uỷ trị Anh cũ (543,400) và Somalia (5,200) sống ở nước này. Giáo dục là bắt buộc và miễn phí từ 6 tới 11 tuổi. Chương trình học gồm 6 năm giáo dục tiểu học tiếp đó là 3 năm giáo dục thường thức hay huấn luyện dạy nghề và 3 năm chương trình hàn lâm hay hướng nghiệp. Giai đoạn 3 năm hàn lâm là bắt buộc để được vào đại học. Tổng số học sinh đăng ký tại các trường sau cấp hai là hơn 150,000. Tỷ lệ biết chữ của người dân Syria trong độ tuổi từ 15 trở lên là 86% cho nam và 73,6% cho nữ. Khoảng cách giàu nghèo ở Syria không tới nỗi sâu sắc nhưng lương bổng rất thấp. Lường của phần lớn công nhân và chuyên gia chỉ từ 35 tới 100 USD nên một người thường phải làm 2-3 công việc cùng lúc để kiếm sống. === Các nhóm sắc tộc === Người Syria hiện đại là một tổng thể người bản xứ Levantine. Về di truyền, họ hầu hết có liên quan chặt chẽ với những người láng giềng trực tiếp Levantine. Người Syria cũng là hậu duệ của chủ yếu là một sự pha trộn của nhiều nhóm bản xứ sống tại nước này, trong trường hợp Syria, hầu hết trong số họ có đức tin Thiên chúa giáo và nói tiếng Aramaic; một ngôn ngữ do những người chinh phục thời kỳ đầu mang đến. Người Syria ngày nay, dù là tín đồ Hồi giáo, Thiên chúa giáo hay tôn giáo khác, vì thế đều chủ yếu là người Ả Rập, và chính những người Syria Ả Rập này, cùng với khoảng 400,000 UNRWA người Palestin Ả Rập (Hồi giáo, Thiên chúa giáo và khác) chiếm hơn 90% dân số. Syria cũng có các cộng đồng sắc tộc phi Ả Rập. Nhóm lớn nhất trong số này, người Kurd, chiếm khoảng 9% dân số (1,800,000 người). Đa số người Kurd sống ở góc phía bắc của Syria và nhiều người vẫn nói tiếng Kurd. Các cộng đồng người Kurd khác lớn cũng sống tại hầu hết các thành phố lớn của Syria. Đa số người Turkmen Syria sống tại Aleppo, Damascus và Latakia. Người Assyria là cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đáng chú ý sống ở phía bắc và đông bắc (al-Qamishli, al-Hasakah) và có số lượng khoảng 700,000 người tại Syria. Dù số lượng của họ đã tăng thêm nhiều vì có nhiều người tị nạn Iraq xuất hiện từ Chiến tranh Iraq. Tổ chức Dân chủ Assyrian, cũng bị chính phủ hiện tại cấm hoạt động ở Syria. Người Armenia có xấp xỉ 190,000 người. Syria có số dân Armenia đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Ngoài ra, xấp xỉ 1,300,000 người tị nạn Iraq ước tính sống tại Syria năm 2007. Khoảng 50% trong số người tị nạn đó là người Ả Rập Hồi giáo Sunni, 24% là người Ả Rập Hồi giáo Shi'a, và 20% là tín đồ Thiên chúa giáo. Trong thời kỳ Uỷ trị, có một số lượng đáng kể người Pháp, nhiều người trong số đó đã rời Syria sau khi thời kỳ cai trị Pháp chấm dứt. Tới thời điểm năm 1987, xấp xỉ 100,000 người Circassian sống tại Syria. Châu Mỹ từ lâu đã là một địa điểm của những cuộc di cư Ả Rập, với người Syria có mặt tại một số quốc gia ít nhất ngay từ thế kỷ 19. Những nơi tập trung người Syria lớn nhất bên ngoài Trung Đông là Brasil, với hơn 9 triệu người Brasil có tổ tiên Ả Rập. Đa số trong 3.5 triệu người Ả Rập Argentina từ hoặc Liban hoặc Syria. === Tôn giáo === Số người theo Hồi giáo chiếm 87% dân số (trong đó số tín đồ thuộc phái Sunni chiếm 74% tổng dân số, 13% còn lại thuộc các phái Alawite, Twelvers và Ismailis),, số người theo Kitô giáo chiếm 10% dân số (đa số là Chính thống giáo Hy Lạp, ngoài ra còn có các phái Kitô giáo khác gồm Công giáo Hy Lạp, Tin lành và nhiều giáo phái nhỏ khác). 3% dân số còn lại theo tôn giáo Druze. Các tín đồ Thiên chúa giáo, một số lượng khá lớn cũng có trong cộng đồng người Palestine Syria, được chia thành nhiều nhóm. Chalcedonian Chính thống Antiochian ("Chính thống Hy Lạp"; tiếng Ả Rập: الروم الارثوذكس, ar-Rūmu 'l-Urṯūḏuks) chiếm 50–55% dân cư Thiên chúa giáo; Cơ đốc giáo (Melkite, Cơ đốc Armenia, Cơ đốc Syriac, Maronite, Chaldean và Latin) chiếm 18%; Nhà thờ Chính thống Syriac, Nhà thờ Tông đồ Armenia, Nestorian Assyrians và nhiều giáo phái Thiên chúa nhỏ hơn khác chiếm phần còn lại. Nhiều tu viện Thiên chúa giáo cũng tồn tại. Nhiều người Syria theo Thiên chúa giáo thuộc một tầng lớp kinh tế-xã hội cao. Syria cũng có một số nhỏ người Do Thái, tập trung chủ yếu tại Damascus, một tàn tích của một cộng đồng mạnh tới 40,000 người trước đây. Sau kế hoạch phân chia Liên hiệp quốc năm 1947, những cuộc tàn sát chống người Do Thái diễn ra ở Damascus và Aleppo, và tài sản của người Do Thái bị tịch thu hay thiêu cháy. Khi Nhà nước Israel được thành lập năm 1948, nhiều người Do Thái Syria đã quay trở về. Trong số 5,000 người Do Thái còn lại, 4,000 đã rời đi trong thập niên 1990, trước một thoả thuận với Hoa Kỳ. Tới thời điểm năm 2007, cộng đồng Do Thái đã giảm còn chưa tới 70 người, đa số là người già. === Ngôn ngữ === Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng nhiều nhất. tiếng Kurdish được sử dụng rộng rãi ở các vùng Kurdish của Syria. Nhiều người Syria có giáo dục cũng nói tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Armenia và tiếng Turkmen cũng được sử dụng trong các cộng đồng thiểu số Armenia và người Turkmen. Ngôn ngữ Aramaic, ngôn ngữ chung của vùng trước sự xuất hiện của Đạo Hồi và tiếng Ả Rập, được dùng trong một số nhóm sắc tộc: như Syriac, nó được dùng như ngôn ngữ tế lễ của nhiều giáo phái Syriac; Aramaic hiện đại (đặc biệt là, ngôn ngữ Turoyo và Assyrian Neo-Aramaic) được sử dụng tại vùng Al-Jazira. Đáng chú ý nhất, Western Neo-Aramaic vẫn được dùng tại làng Ma`loula, và hai làng lân cận, 35 dặm (56 km) phía đông bắc Damascus. === Giáo dục === Hệ thống giáo dục mạnh tại Syria dựa trên hệ thống cũ của Pháp. Giáo dục là miễn phí tại mọi trường công và bắt buộc cho tới lớp 9. Các trường được chia thành ba cấp: Lớp 1 tới lớp 4: Giáo dục Căn bản Cấp độ I (tiếng Ả Rập: تعليم أساسي حلقة أولى) Lớp 5 tới lớp 9: Giáo dục Căn bản Cấp độ II (tiếng Ả Rập: تعليم أساسي حلقة ثانية) Lớp 10 tới lớp 12: Giáo dục Cấp 2 (tiếng Ả Rập: التعليم الثانوي), tương đương với Trường Cấp Ba. Các kỳ thi cuối khoá của lớp 9 được tiến hành đồng thời trên cả nước. Kết quả của những cuộc thi này xác định liệu học sinh có tiếp tục vào các trường cấp hai "chung" hay vào các trường cấp hai kỹ thuật. Các trường cấp hai kỹ thuật gồm các trường công nghiệp và nông nghiệp cho học sinh nam, trường thủ công cho học sinh nữ, và các trường thương mại và khoa học máy tính cho cả hai giới. Ở đầu lớp 11, những học sinh theo học trường cấp hai "chung" phải lựa chọn tiếp tục học hoặc trong "nhánh văn học" hay "nhánh khoa học". Các kỳ thi cuối khoá lớp 12 (Tú tài) cũng được tiến hành đồng thời trên phạm vi quốc gia. Kết quả của những kỳ thi này xác định trường đại học, cao đẳng hay chuyên nghiệp nào học sinh sẽ theo học. Để làm việc đó học sinh phải đăng ký qua một hệ thống phức tạp được gọi là Mufadalah. Các trường cao đẳng thu phí rất ít ($10–20 mỗi năm) nếu sinh viên có đủ điểm trong các kỳ thi Tú tài. Nếu không, sinh viên có thể lựa chọn đóng học phi cao hơn ($1500–3000) để theo học. Có một số trường cao đẳng tư nhân nhưng học phí cao hơn nhiều. Hầu hết các trường đại học tại Syria theo mô hình giáo dục cao học của Pháp, các giai đoạn đại học và các cấp bậc hàn lâm gồm: Giai đoạn một: Chứng chỉ được trao sau 4 tới 6 năm tuỳ theo lĩnh vực. Giai đoạn hai: DEA hay DESS 1–2 năm cấp hậu tốt nghiệp tương đương với trình độ Master trong các hệ thống của Anh-Mỹ. Giai đoạn ba: Tiến sĩ 3–5 năm sau DEA hay một cấp bậc tương đương. Từ năm 1967, tất cả các trường học, trường cao đẳng và đại học đã nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ bởi Đảng Baath. Có 5 đại học nhà nước tại Syria, và 11 đại học tư. Hai trường hàng đầu là Đại học Damascus (180,000 sinh viên), và Đại học Aleppo. Một trường là một chương trình hợp tác của Syria-châu Âu; Viện Cao học Quản lý Kinh doanh (HIBA) có các chương trình dưới tốt nghiệp và tốt nghiệp. == Quân đội == Nhánh tình báo quân đội Shu'bat al-Mukhabarat al-'Askariyya có nhiều ảnh hưởng. == Văn hoá == Những người sao chép văn bản của thành phố Ugarit đã tạo ra một bảng chữ cái với các ký tự hình nêm từ thế kỷ 14 trước Công nguyên. Bảng chữ cái được viết theo cách thức thông thường chúng ta sử dụng ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra nhiều chữ viết và bằng chứng của một nền văn hoá kình địch với các nền văn hoá Mesopotamia và Ai Cập tại và xung quanh thành phố cổ Ebla. Các học giả và các nghệ sĩ Syria sau này đã góp phần vào văn hoá và tư tưởng Hy Lạp và La Mã. Cicero là một môn đồ của Antiochus của Ascalon tại Athens; và những tác phẩm của Posidonius của Apamea đã ảnh hưởng tới Livy và Plutarch. Philip Hitti đã tuyên bố, "các học giả coi Syria là giáo viên cho các đặc trưng nhân loại," và Andrea Parrout viết, "mỗi người có văn hoá trên thế giới phải chấp nhận rằng anh ta có hai quê hương: một nơi anh ta sinh ra, và Syria." Syria là một xã hội truyền thống với một lịch sử văn hoá lâu dài. Gia đình, tôn giáo, giáo dục và tự kìm chế và tôn trọng được đề cao. Phong cách thưởng thức nghệ thuật truyền thống Syria được thể hiện trong các điệu nhảy như al-Samah, Dabkeh trong mọi biến thái và múa kiếm. Các buổi lễ thành hôn và mừng trẻ em ra đời là những cơ hội thể hiện các phong tục dân gian truyền thống. Những ngôi nhà truyền thống trong phố cổ tại Damascus, Aleppo và các thành phố khác của Syria vẫn được bảo tồn và các khu vực sinh sống truyền thống được sắp xếp xung quanh một hay nhiều chiếc sân, thông thường với một vòi nước ở giữa, và được trang trí với các loại cây cam quýt, nho và hoa. Bên ngoài các thành phố lớn như Damascus, Aleppo hay Homs, các khu vực sinh sống thường tập trung tại các làng nhỏ hơn. Các ngôi nhà thường khá cổ (có lẽ một trăm năm tuổi), đã được truyền lại cho các thành viên gia đình qua nhiều thế hệ. Nhà ở thường được xây dựng bằng bê tông và gạch thô và thường không được sơn, và màu sắc của một ngôi làng Syria vì thế chỉ là các tông đơn giản màu nâu và xám. Người Syria đã đóng góp vào văn học và âm nhạc Ả Rập và có một truyền thống đáng tự hào về thơ truyền khẩu và thơ viết. Các tác gia Syria, nhiều người trong số đó tới từ Ai Cập, đã đóng vai trò tối quan trọng trong nahda hay văn học Ả Rập và sự phục sinh văn hoá ở thế kỷ 19. Các tác gia hiện đại nổi bật của Syria gồm, trong số những người khác, Adonis, Muhammad Maghout, Haidar Haidar, Ghada al-Samman, Nizar Qabbani và Zakariyya Tamer. Cho tới cuối thập niên 1970 vẫn có sự hiện diện của một khu vực tư nhân trong công nghiệp điện ảnh Syria, nhưng đầu tư tư nhân từ đó chú trọng nhiều hơn tới ngành truyền hình mang lại nhiều lợi nhuận. Các bộ phim truyền hình của Syria, theo nhiều thể loại (dù tất cả đều là kiểu ướt át), đã có sự thâm nhập khá tốt vào thị trường trên khắp vùng phía đông thế giới Ả Rập. Dù đang suy tàn, ngành công nghiệp thủ công Syria vẫn sử dụng hàng nghìn nhân công. Thực phẩm Syria chủ yếu gồm các món Nam Địa Trung Hải, Hy Lạp và Tân Nam Á. Một số món của Syria cũng liên quan tới ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Các món như thịt nước, zucchini nhồi, yabra' (lá nho nhồi, từ yapra' xuất xứ từ từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ 'yaprak' có nghĩa lá), shawarma, và falafel rất phổ biến tại Syria và có nhiều kiểu chế biến cũng như hương vị. Các nhà hàng thường mở cửa (thức ăn được phục vụ ngoài trời). === Âm nhạc Syria === Thủ đô và thành phố lớn nhất của Syria, Damascus, từ lâu đã là một trong những trung tâm văn hoá và tiến bộ nghệ thuật của thế giới Ả Rập, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc Ả Rập cổ điển. Syria cũng đã tạo ra nhiều ngôi sao liên Ả Rập, thường sống ở nước ngoài, gồm George Wassouf, Nur Mahana, Farid al-Atrash và ca sĩ Lena Chamamyan. Thành phố Aleppo nổi tiếng về muwashshah, một hình thức thơ hát Andalous được Sabri Moudallal làm cho phổ biến, cũng như các ngôi sao nổi danh như Sabah Fakhri. Dabka và các hình thức khác của âm nhạc nhảy múa cũng phổ biến. Tương tự, Syria là một trong các trung tâm sớm nhất của thánh ca Thiên chúa giáo, trong một danh mục được gọi là thánh ca Syria, vẫn tiếp tục là âm nhạc thánh lễ của một số trong nhiều phái Thiên chúa giáo Syria. Trước kia có một truyền thống âm nhạc tôn giáo riêng biệt của người Do Thái Syria, hiện vẫn đang phát triển trong cộng đồng Do Thái Syria tại New York: xem The Weekly Maqam, Baqashot và Pizmonim. === Văn học Syria === Văn học Syria đã bị ảnh hưởng bởi lịch sử chính trị đất nước. Dưới thời cai trị của Ottomon, tác phẩm văn học là đối tượng bị kiểm duyệt. Ở nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những tác gia có tư tưởng của Syria thường lựa chọn di cư ra nước ngoài, đặc biệt tới Ai Cập, nơi họ đã góp phần vào al-Nahda, một sự phục sinh của văn học Ả Rập và Hoa Kỳ, phát triển văn học Syria từ bên ngoài. Từ năm 1918 tới năm 1926, khi Syria ở dưới sự cai trị của Pháp, những ảnh hưởng từ văn học lãng mạn Pháp đã tác động tới các tác gia Syria, nhiều người trong số họ đã từ bỏ các mẫu hình truyền thống của thi ca Ả Rập. Năm 1948, sự phân chia nước Palestine láng giếng và sự thành lập nhà nước Israel đã đưa tới một điểm thay đổi căn bản trong văn học Syria. Adab al-Iltizam, "văn học cam kết chính trị", bị ảnh hưởng mạnh bởi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thay thế cho khuynh hướng lãng mạn của những thập kỷ trước đó. Hanna Mina, bác bỏ nghệ thuật vị nghệ thuật và đương đầu với các vấn đề xã hội và chính trị ở thời kỳ của ông, được cho là nhà tiểu thuyết nổi bật nhất của Syria thời kỳ này. Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Adab al-Naksa, "văn học của sự thất bại", đề cập tới những nguyên nhân của sự thất bại của người Ả Rập. Sự cai trị của Đảng Baath, từ cuộc đảo chính năm 1966, đã thiết lập lại một chế độ kiểm duyệt. Như Hanadi Al-Samman nói, "Đối mặt với những mối đe doạ truy tố hay bỏ tù, đa số các tác gia Syria phải đưa ra một lựa chọn giữa việc sống một cuộc sống tự do nghệ thuật ở nước ngoài như Nizar Kabbani, Ghada al-Samman, Hamida Na'na', Salim Barakat, và nhà thơ, nhà phê bình và nhà tiểu thuyết nổi danh 'Ali Ahmad Sa'id (Adonis) hay phải sử dụng tới các hình thức thể hiện tương thích với các yêu cầu của nhà nước độc tài cảnh sát trong khi vẫn làm suy yếu và đặt ra vấn đề về tính hợp pháp của sự cai trị của nó thông qua các kỹ thuật văn học khôn khéo và các thể loại văn học mới". Trong hoàn cảnh này, thể loại tiểu thuyết lịch sử, với những người đứng đầu là Nabil Sulayman, Fawwaz Haddad, Khyri al-Dhahabi và Nihad Siris, thỉnh thoảng được sử dụng như là một phương tiện bày tỏ sự bất mãn, chỉ trích hiện tại thông qua việc thể hiện quá khứ. Chuyện kể dân gian Syria, như một tiểu thể loại của hư cấu lịch sử, đã pha trộn vào chủ nghĩa hiện thực hư ảo, và cũng đã được sử dụng như một phương tiện ngầm chỉ trích hiện tại. Salim Barakat, một người Syria lưu vong sống tại Thuỵ Điểm, là một trong những gương mặt hàng đầu của thể loại này. Văn học đương đại Syria cũng bao gồm viễn tưởng khoa học và xã hội không tưởng tương lai (Nuhad Sharif, Talib Umran), cũng có thể được dùng như một cách thể hiện sự bất mãn. Mohja Kahf đã cho rằng sự bất mãn văn học thường được thể hiện thông qua "thi ca của sự im lặng của Syria": "Những sự im lặng buồn chán, và ướt nước mắt của câu chuyện kể của Ulfat Idilbi không thể khác biệt hơn với những sự im lặng ớn lạnh, yếm thế trong các câu chuyện của Zakaria Tamer. Những khiếm khuyết mãnh liệt trong tuyên bố của Nizar Kabbani chính xác là thứ họ không nói ra một cách rõ ràng, trong khi sự im lặng của nhà thơ Muhammad al-Maghut là sự nhạo báng, giễu cợt cả chính quyền và chính mình, với sự vô ích và ngớ ngẩn của hình thế con người dưới sự cai trị độc tài". === Các lễ hội và festival === == Tham khảo == Boczek, Boleslaw Adam (2006). International Law: A Dictionary. Scarecrow Press. ISBN 0-8108-5078-8 Glass, Charles, "Tribes with Flags: A Dangerous Passage Through the Chaos of the Middle East", Atlantic Monthly Press (New York) and Picador (London), 1990 ISBN 0-436-18130-4 Karoubi, Mohammad Taghi (2004). Just or Unjust War? Ashgate Publishing ISBN 0-7546-2375-0 the editors of Time-Life Books. (1989). Timeframe AD 1200-1300: The Mongol Conquests. Time-Life Books. ISBN 0-8094-6437-3. Forward Magazine (check it also online), Syria's English monthly since 2007. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Chính phủ Syrian Ministry of Foreign Affairs Syrian Ministry of Culture Syrian Ministry of Tourism Syrian Parliament Syrian Ministry of Awkkaf & Islamic Affairs Thông tin chung أخبار سوريا المشروع السوري سيريا بوست سيريا نوبلز الجريدة الرياضية Mục “Syria” trên trang của CIA World Factbook. E.sy The First Complete Governmental Online Services Syria from the United States Department of State with links to Background Notes, embassy and reports Country Study from the U.S. Library of Congress (April 1987) Syria at UCB Libraries GovPubs Syria tại DMOZ Wikimedia Atlas của Syria, có một số bản đồ liên quan đến Syria. Lịch sử Syrian history in pictures Văn hoá The Syrian National Film Organization Syrian General Organization of Radio and TV Al Assad National Library Pictures of Syria Interactive Panoramas of Syria (Quicktime required) Xã hội syriapath for Syrians and Syrian expats Syria-Events A website which keeps track of upcoming events and activities in Syria [2] A short video song about Syria and its main Landmarks Kinh tế Central Bank of Syria The Commercial Bank of Syria Tin tức truyền thông Forward Magazine Syria News Wire political news in kurdish (kurmanji) political news in Arabic eSyria the first complete Syrian portal syria-news Popular local news website syria today news News Agency SANA Syrian Arab News Agency Government News Agency Syrian General Organization of Radio and TV Cham Press A complete roundup of news about Syria (in Arabic & English) Thành phố và thị trấn Syrian Cities Guide Mashta Al Helou Official Website Safita Official Website alkafroun Official Website Marmarita Official Website Du lịch Bản mẫu:Syria topics
binh đoàn la mã.txt
Legion Romana tức Quân đoàn La Mã, Binh đoàn La Mã là một đơn vị tổ chức của Quân đội La Mã trong giai đoạn từ Cộng hòa La Mã tới Đế quốc La Mã. Legion Romana được phiên âm là Lê dương La Mã để chỉ loại bộ binh nặng và đôi khi là toàn bộ Quân đội La Mã. Lực lượng nòng cốt của Quân đoàn La Mã là bộ binh nặng hay lê dương (phiên âm Hán Việt của tiếng Pháp légion) kèm theo quân đồng minh hỗ trợ (auxilium, binh lính không có quyền công dân La Mã), kỵ binh, lính xạ kích (bắn cung, máy bắn đá) và lính ném lao. Về mặt từ nguyên, trong tiếng Latinh legion có nghĩa là "chế độ quân sự cưỡng bách", có nguồn gốc từ lego nghĩa là tập trung. Quân số của một quân đoàn La Mã tiêu biểu biến đổi theo thời gian. Trong giai đoạn Cộng hòa mỗi quân đoàn có 4.200 người chia thành 30 đến 35 tiểu đoàn (manipulus), mỗi tiểu đoàn 120 đến 140 người. Sang giai đoạn Đế quốc quân số của một quân đoàn tăng lên thành khoảng 5.200 người cộng thêm quân đồng minh hỗ trợ chia làm 10 đội quân (cohort), mỗi đội quân có 480 lính, riêng đội quân thứ nhất có 800 lính. Bộ binh được yểm trợ bởi kỵ binh ở hai bên sườn và lính xạ kích ở phía sau. Vì các quân đoàn thường trực chỉ được tổ chức trong hệ thống quân đội La Mã sau cải cách của Marius (107 TCN) còn trước đó nó có tính nhất thời (được thành lập, sử dụng khi cần thiết và sau đó giải tán) nên hàng trăm quân đoàn đã được đặt tên và xếp số thứ tự trong lịch sử La Mã. Đến nay, chỉ có khoảng 50 quân đoàn có thể xác định được rõ ràng. Trong thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã, thường có 25 đến 35 quân đoàn thường trực cùng với quân đồng minh và sẽ được tăng thêm khi cần thiết. Xem Danh sách các quân đoàn La Mã để biết thêm thông tin về chúng trong từng giai đoạn. Vì sự thành công về quân sự của Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã, quân đoàn La Mã từ lâu đã được coi là mô hình ưu tú thời cổ đại về năng lực và hiệu quả quân sự. == Lịch sử == === Vương quốc La Mã (tới năm 500 TCN) === Trong thời kỳ đầu của Vương quốc La Mã và Cộng Hòa La Mã, các quân đoàn chưa được sử dụng, thay vào đó là các đại đội một trăm người được ghép với nhau theo những hình thức ngẫu nhiên và chỉ phục vụ người trả tiền cho họ. Cho đến thế kỷ 2 TCN, các đại đội được tổ chức từ kỵ binh và bộ binh nhẹ rồi sau đó được thay thế bởi quân hỗn hợp. Trong giai đoạn này đội hình Phalanx Hy Lạp là chiến thuật chủ yếu trong đánh trận và lính La Mã trông rất giống bộ binh trang bị vũ khí hạng nặng (còn gọi là trọng binh - Hoplite) của Hy Lạp. Lịch sử La Mã trong những kỷ nguyên đó có khá nhiều điều được cấu thành bởi truyền thuyết, nhưng có thể tin rằng trong triều đại Servius Tullius, điều tra dân số đã hiện diện. Tất cả nam công dân La Mã khỏe mạnh, có tài sản được chia làm 5 tầng lớp để thực hiện nghĩa vụ quân sự và người lính phải tự vũ trang cho mình. Những tầng lớp này được tổ chức thành các đại đội 100 người, có một đại đội trưởng, một đại đội phó và một người cầm quân kỳ. Tham gia quân đội vừa là nghĩa vụ vừa là dấu hiệu phân biệt đẳng cấp của công dân La Mã. Trong toàn bộ thời kỳ trước cải cách của Marius, những chủ đất giàu nhất cũng có thời gian ở trong quân ngũ nhiều nhất bởi vì họ chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất nếu Nhà nước sụp đổ. Tầng lớp thứ nhất có 82 đại đội, được trang bị theo kiểu bộ binh nặng Hy Lạp với thương, kiếm ngắn, mũ trụ, giáp ngực và khiên tròn (tiếng Latin gọi là clipeus, tương tự khiên tròn - aspis hay hoplon mà trọng binh Hy Lạp sử dụng). Tầng lớp thứ hai và thứ ba cũng là lính mang thương nhưng trang bị thô sơ hơn và sử dụng khiên rộng hơn, hình bầu dục hoặc tam giác. Tầng lớp thứ tư hầu như không đủ khả năng tự vũ trang, chỉ có khiên nhỏ, thương và lao. Ba tầng lớp sau, mỗi tầng lớp có khoảng 26 đại đội. Tầng lớp cuối cùng thì chỉ là lính ném đá. Sĩ quan chỉ huy và kỵ binh được lấy từ những người có ngựa thuộc tầng lớp quyền thế. Sau này kỵ binh được chia nhỏ thành nhóm 30 người do một thập trưởng chỉ huy. Tầng lớp thứ năm được tổ chức thành 32 đại đội bộ binh (trong đó có 2 đại đội công binh) và 18 đại đội kỵ binh.. Chiến thuật không có sự khác biệt so với người Hy Lạp. Trận chiến diễn ra trên bình nguyên. Bộ binh cầm thương xếp hàng sát vào nhau tạo thành một bức tường khiên và tấn công đối phương với sự trợ giúp của lính ném đá và ném lao. Kỵ binh có nhiệm vụ truy kích và đôi khi xuống ngựa chiến đấu như bộ binh trong những tình huống nguy cấp. Chiến thuật này là sự vận động của một khối quá cồng kềnh và dễ thất bại trước các bộ tộc sinh sống ở vùng có địa hình phức tạp như Volsci hoặc Samnites. Các pháp quan, người lãnh đạo dân sự của La Mã cổ đại, cũng là chỉ huy quân sự trong thời chiến (thường là từ mùa xuân đến mùa thu). Hành động tuyên chiến có một nghi lễ tôn giáo kết thúc bằng việc ném một ngọn lao dùng trong buổi lễ sang phần đất của đối phương để đánh dấu sự khởi đầu của tình trạng chiến tranh. === Cộng hòa La Mã (509-107 TCN) === Có lẽ vào bắt đầu từ thời kỳ Cộng hòa La Mã, sau khi lật đổ chế độ quốc vương, lính lê dương La Mã được chia ra làm hai đạo quân, mỗi đạo đặt dưới quyền chỉ huy của một trong hai Quan chấp chính tối cao. Trong những năm đầu tiên của nền Cộng hòa, do khi đó chiến tranh chủ yếu là những cuộc đột kích và cướp phá, nên có lẽ các quân đoàn này không phải lúc nào cũng được tập trung đầy đủ binh lực. Các quân đoàn bắt đầu được tổ chức một cách chính thức vào khoảng thế kỷ thứ 4 TCN, khi người La Mã tiến hành chiến tranh theo chiến dịch chuẩn bị trước một cách thường xuyên hơn và quân đội chấp chính lên tới hai đạo quân. Trong giai đoạn Cộng hòa La Mã, thời gian tồn tại của một quân đoàn rất ngắn ngủi. Ngoại trừ các quân đoàn từ I đến IV là các quân đoàn thuộc hai đạo quân của các Chấp chính, các quân đoàn khác chỉ được tuyển mộ cho từng chiến dịch. Những đồng minh của La Mã ở nước Ý được yêu cầu cung cấp một quân đoàn trợ chiến cho mỗi quân đoàn La Mã. Chức Quan giám quân (Tribuni militum) xuất hiện sau năm 331 TCN, đầu tiên họ đóng vai trò là các sĩ quan chỉ huy của các quân đoàn nhưng sau đó cũng đồng thời là người đại diện của Nhà nước La Mã. Mỗi quân đoàn có 6 Quan giám quân và cứ lần lượt 2 người trong số đó được giao quyền chỉ huy. Tổ chức nội bộ của các quân đoàn La Mã trở nên phức tạp hơn, từ đội hình Phalanx cổ điển trở thành hệ thống các tiểu đoàn (manipular) cho phép đổi mới về mặt chiến thuật. Lần đầu tiên, cấp bậc của binh lính được phân loại dựa trên kinh nghiệm chiến đấu và tuổi tác chứ không phải sự giàu có, đồng thời Nhà nước chu cấp vũ khí cũng như trang bị căn bản, trừ kỵ binh (eques) vẫn phải tự trang bị ngựa. Ở thời kỳ giữa của nền Cộng hòa, một quân đoàn bao gồm: Kỵ binh (eques): ban đầu đây là binh chủng có thanh thế nhất, là nơi những thanh niên La Mã giàu có đầu quân vào nhằm chứng tỏ khả năng và lòng can đảm, tạo tiền đề cho sự nghiệp chính trị sau này. Kỵ binh tự vũ trang với khiên tròn, mũ trụ, áo giáp, kiếm và một hoặc nhiều thương. Kỵ binh có quân số ít nhất trong một quân đoàn, chỉ có trên dưới 300 người chia làm 10 nhóm, mỗi nhóm 30 người trong khi có tới khoảng 3.000 bộ binh nặng và 1.200 bộ binh nhẹ. Chỉ huy một nhóm kỵ binh là thập trưởng. Quân đoàn của đồng minh La Mã có lực lượng kỵ binh đông hơn: khoảng 600 người. Ngoài kỵ binh nặng, kỵ binh nhẹ xuất thân từ dân nghèo hoặc tầng lớp giàu có nhưng chưa đủ tuổi để gia nhập bộ binh nặng hay kỵ binh nặng. Trong chiến đấu kỵ binh được sử dụng để làm rối loạn đội hình đối phương, đánh vu hồi bộ binh và đẩy lùi kỵ binh của địch. Sau này, một phần hoặc toàn bộ kỵ binh còn xuống ngựa để chiến đấu như bộ binh trong những trận đánh tĩnh, một chiến thuật tuy không quen thuộc lúc ấy nhưng tạo ra lợi thế quan trọng về tính ổn định cũng như linh hoạt trong giai đoạn chưa phát minh ra yên ngựa. Bộ binh nhẹ (Velites): là các công dân nghèo khó của La Mã, những người không đủ khả năng tự trang bị một cách đầy đủ. Bộ binh nhẹ chỉ có một giáp nhẹ (chủ yếu là áo được thuộc từ da thú hoặc tốt hơn là áo lưới sắt), lao, đoản kiếm, và có thể thêm một chiếc áo choàng lông sói hoặc sư tử. Vai trò chủ yếu của họ trong chiến đấu là lính ném lao phụ trợ - những người sẽ tấn công đối phương đợt đầu tiên để làm họ rối loạn hàng ngũ hoặc yểm trợ cho những đội quân đứng sau. Sau khi phóng lao, bộ binh nhẹ rút về tuyến sau qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn và được bộ binh nặng che chắn trước sự tấn công của địch. Do trong giai đoạn đầu và giữa của thời kỳ Cộng hoà La Mã, kỵ binh còn thiếu hụt nên bộ binh nhẹ có thể được sử dụng trong nhiệm vụ trinh sát. Họ không có tổ chức hoặc đội hình chiến đấu nghiêm ngặt. Bộ binh nặng: là lực lượng nòng cốt của quân đoàn La Mã. Bộ binh nặng xuất thân từ tầng lớp có khả năng tự vũ trang đầy đủ: mũ trụ, khiên hình chữ nhật uốn cong, áo giáp và lao (pilum) nặng với tầm phóng khoảng 30 m. Sau năm 387 TCN, vũ khí phổ biến của bộ binh nặng là kiếm ngắn hai lưỡi (gladius). Những đôi giày xăng-đan có đóng đinh to (caligae) vừa dễ di chuyển trên đất trơn trợt vừa là vũ khí hiệu quả để đạp kẻ thù đã ngã xuống. Trước Cải cách của Marius bộ binh nặng được chia thành ba tuyến quân theo kinh nghiệm chiến đấu: Lính cầm thương (Hastati hay hastatus) là tuyến quân kém tin cậy gồm những người lính trẻ, ít kinh nghiệm nhất. Đây là hàng quân sẽ xung trận sau khi kỵ binh và bộ binh nhẹ đã mở màn để làm rối loạn đội hình đối phương. Cả 10 tiểu đoàn sẽ tiến đến gần đối phương và khi còn cách khoảng 30 m thì phóng lao, khi đối phương đang choáng váng vì thương tích, hastati xông vào, với khiên và đoản kiếm, họ dễ dàng xâm nhập vào đội hình địch, tấn công vào phần chân, tay hở ra của kẻ địch. Nếu trận đánh phát triển thuận lợi, hastati sẽ tiếp tục thọc sâu trong khi principes tiến theo sau. Trường hợp gặp sức kháng cự mạnh, hastati rút lui qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn principes đang tiến lên để tạo thành đợt tấn công mới nhằm phá vỡ phòng tuyến đối phương. Lính chủ lực (Principes hay princeps), là tuyến quân có binh lính đang ở độ tuổi lý tưởng (trên dưới 30 tuổi) đóng vai trò chủ lực của quân đoàn. Lính tuyến ba (Triarii hay triarius) là những người lính kỳ cựu, quỳ một chân xếp thành khối và chỉ tham chiến trong trường hợp cần kíp nhất gần cuối trận chiến để dứt điểm hoặc bảo vệ cho một cuộc rút lui có trật tự. Triarii được trang bị mũ trụ, giáp nặng (áo lưới kết hợp với các miếng thép dát lên), khiên chữ nhật che nửa người, kiếm ngắn và chủ yếu dùng một loại thương dài trung bình, tuy ngắn hơn thương của bộ binh nặng Hy Lạp nhưng cũng đủ để thiết lập một Phalanx cùng với bức tường khiên chắc chắn làm nản lòng đối phương đang truy kích những hastati và principes. Các tuyến quân trên đều được chia thành các tiểu đoàn (manipulus), mỗi tiểu đoàn gồm 2 đại đội (Centuriae), tiểu đoàn trưởng là sĩ quan nhiều tuổi hơn trong số 2 đại đội trưởng. Một đại đội thường có 60 đến 70 người (chứ không phải 100 như thời kỳ Vương quốc La Mã). Mỗi tuyến quân đều có 10 tiểu đoàn, khi dàn trận, các tiểu đoàn cách nhau một khoảng bằng chiều rộng đội hình của nó. Cộng thêm 10 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, một quân đoàn La Mã có khoảng 4.200 bộ binh và 300 kỵ binh. Sau khi Marius cải cách quân đội, quân đoàn La Mã có 80 đại đội, mỗi đại đội đều có biểu tượng riêng của mình và gồm 10 tiểu đội (contubernia). Một tiểu đội có tám binh sĩ dùng chung một căn lều, một cối xay, một con la và nồi nấu ăn (phụ thuộc vào độ dài của cuộc hành quân). Bởi vì các tiểu đoàn là đơn vị tác chiến cơ bản nên quân đoàn La Mã thời kỳ này đôi khi còn được gọi là "manipular legion". Việc chia nhỏ những phalanx dày đặc và cứng nhắc thành những tiểu đoàn linh hoạt sử dụng đoản kiếm chứ dùng thương dài đã giúp cho các quân đoàn La Mã có được sức mạnh hủy diệt. Về chiến thuật, đội hình chia nhỏ này rất linh hoạt vì khi cánh quân này tấn công, cánh quân khác có thể kiềm chế hoặc vu hồi, bao vây.... Mặt khác, trên tổng thể, nó cũng rất vững chắc do các tiểu đoàn kết thành một khối theo chiều ngang trong khi 3 tuyến quân kết hợp theo chiều dọc tạo thành một phalanx khổng lồ. Nói về các quân đoàn La Mã, sử gia Hy Lạp cổ đại Polibius cho rằng thanh đoản kiếm hai lưỡi mà binh lính sử dụng "rất hữu hiệu để đâm chém vì có lưỡi rất cứng chắc" rồi kết luận: "quân đoàn La Mã có thể thích nghi ở mọi nơi mọi lúc và cho bất cứ mục tiêu nào". Mặc dù có những tiến bộ vượt bậc về chiến thuật so với đội hình phalanx Hy Lạp, quân đoàn La Mã có hai nhược điểm chính. Thứ nhất, khi tác chiến trong địa hình hẹp (thung lũng, hẻm núi...) các tiểu đoàn mất đi tính linh hoạt vì phải co cụm lại và không có đủ không gian cần thiết để phát huy lợi thế của phóng lao kèm theo cận chiến bằng đoản kiếm. Trận Cannae là ví dụ điển hình, năm 216 TCN, trong cánh đồng Cannae chật hẹp, 80.000 quân La Mã và đồng minh đã bị Hannibal với lực lượng ít hơn nhiều dùng thế trận hình trăng khuyết khoá cứng hai bên sườn, hợp vây và tiêu diệt phần lớn. Thứ hai, khi chiến đấu trong địa hình quá rộng và trống trải, với sự thiếu thốn kỵ kinh, quân đoàn La Mã không có cách nào chống lại hữu hiệu những cuộc đột kích của các toán quân du mục hoặc lính bắn cung bởi lẽ các tiểu đoàn bộ binh không thể truy bắt hoặc tiêu diệt chúng. === Cuối Cộng hòa La Mã (107-30 TCN) === Sau cải cách của Marius vào năm 107 TCN, Legio được hiểu với nghĩa thứ hai hẹp nhưng quen thuộc hơn là "bộ binh nặng được tuyển lựa từ các công dân La Mã" Cuối thế kỷ thứ 2 TCN, Gaius Marius (người mà Julius Caesar gọi là dượng) đã tiến hành cải tổ những quân đoàn tạm bợ trước đây thành một lực lượng chuyên nghiệp được tuyển mộ cả từ những tầng lớp nghèo khó nhất. Nhờ đó La Mã có thể gia tăng quân số và tạo việc làm cho thị dân La Mã thất nghiệp.. Quân đội trước đây nòng cốt là những tiểu chủ và mang tính chất nghiệp dư đã được chuyên nghiệp hoá cao độ. Thay vì tự trang bị vũ khí, quân đội được tiêu chuẩn hoá trên mọi phương diện và được trang bị bằng ngân sách quốc gia. Thời gian quân ngũ cũng được Marius quy định là 16 năm chứ không phải vô hạn định như trước. Tuy nhiên, việc chuyên nghiệp hoá quân đội đã khiến cho lòng trung thành của binh lính hướng tới tướng chỉ huy trực tiếp, người cung cấp vũ khí, lương thực cho họ hơn là nhà nước La Mã. Lính lê dương vào giai đoạn cuối của nền Cộng hòa và khởi nguyên của thời kỳ Đế quốc thường được gọi là "lính lê dương Marius". Sau Trận Vercellae năm 101 TCN, Marius tuyên bố trao quyền công dân La Mã cho mọi binh lính người Ý. Ông bào chữa trước Viện Nguyên lão rằng trong sự hỗn loạn của trận chiến, ông không thể phân biệt được đâu là công dân La Mã đâu là lực lượng đồng minh. Việc này ngay lập tức xóa bỏ khái niệm quân đồng minh. Từ đây tất cả binh sĩ đều là lính lê dương La Mã và quyền công dân La Mã đầy đủ mở ra cho bất cứ ai gia nhập quân đội. Ba loại bộ binh nặng tương ứng với ba tuyến quân trước kia được thay thế bằng một loại duy nhất, về cơ bản dựa trên Principes, trang bị gồm: 2 thanh lao (pilum), một đoản kiếm hai lưỡi (gladius), áo giáp lưới (lorica hamata) hoặc áo giáp tấm (lorica segmentata), mũ sắt và khiên hình chữ nhật uốn cong che nửa người (scutum). Vai trò của các quân đoàn đồng minh được thay thế bằng lực lượng trợ chiến (Auxilium). Mỗi quân đoàn La Mã đều có lực lượng trợ chiến với quân số tương đương. Lực lượng trợ chiến gồm các loại quân đặc dụng: công binh, lính mở đường, người phục vụ, cung thủ, thợ rèn và các đơn vị lính đánh thuê, quân địa phương không phải là công dân La Mã. Họ được tổ chức thành những đơn vị hoàn chỉnh như kỵ binh nhẹ, bộ binh nhẹ hay lính phóng lao. Lính trợ chiến còn có thể được sử dụng để lập thành các nhóm gồm 10 lính cưỡi ngựa (speculatores) hoặc đông hơn làm nhiệm vụ liên lạc hay thám báo - một hình thức sơ khởi của tình báo quân sự. Tổ chức căn bản của các quân đoàn La Mã cũng được cải tiến và tiêu chuẩn hóa. Nòng cốt của quân đoàn là những đội quân (cohort). Trước đó, đội quân chỉ hình thành một cách nhất thời bằng cách ghép các tiểu đoàn lại do yêu cầu chiến thuật, thời gian tồn tại của nó còn ngắn ngủi hơn các quân đoàn trong buổi đầu của nền Cộng hoà. Sau cải cách của Marius, đội quân trở thành một đơn vị chiến thuật cơ bản của quân đoàn La Mã và thường có quân số 480 người. Mỗi quân đoàn có 10 đội quân và đội hình chiến thuật cũng được cải tiến: ba tuyến quân tương ứng với ba loại quân, mỗi tuyến có 10 tiểu đoàn được thay thế bởi một loại duy nhất là bộ binh nặng, tuyến đầu gồm 4 đội quân, hai tuyến sau mỗi tuyến gồm 3 đội quân. Đối với đại đội, ngoài đại đội trưởng còn có thêm một đại đội phó (optio), được đại đội trưởng chọn trong số binh lính biết chữ. Đại đội trưởng có thâm niên cao trong quân đoàn sẽ chỉ huy đội quân thứ nhất và được gọi là primus pilus. Đó là một quân nhân chuyên nghiệp, là cố vấn cho tổng chỉ huy quân đoàn và có thể được bổ nhiệm các chức vụ cao hơn. Một quân đoàn điển hình có khoảng 4.000-5.000 lính cộng với một số tương đương thậm chí nhiều hơn dân binh, người phục dịch và nô lệ. Tính cả lực lượng hỗ trợ, một quân đoàn có thể có tới 6.000 lính chiến đấu, tuy nhiên trong giai đoạn sau của lịch sử La Mã con số đó giảm xuống còn hơn 1.000 để nâng cao tính cơ động. Quân số còn phụ thuộc vào mức độ thương vong trong một chiến dịch, ví dụ quân đoàn của Julius Caesar trong chiến dịch ở Gaule chỉ có khoảng 3.500 người. Để tổ chức hậu cần, mỗi quân đoàn có 640 con la, khoảng 8 lính có 1 con. Để tránh cho đàn la không quá đông hoặc di chuyển quá chậm chạp, Marius yêu cầu binh lính phải tự mang đến mức tối đa quân trang, quân dụng: toàn bộ vũ khí và thức ăn cho 15 ngày (tổng cộng khoảng 22 – 27 kg). Marius phát cho binh lính đòn chạc để họ thuận tiện hơn trong việc mang vác. Những người lính vì thế có biệt danh là "con la của Marius". Điều này giúp cho bộ phận hậu cần có thể tách khỏi đoàn quân làm tăng tốc độ hành quân. Chiến thuật cũng có bước tiến quan trọng. Mười đơn vị chiến thuật căn bản thay vì ba mươi như trước đây trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Các đội quân có thể tập trung tấn công những điểm cá biệt trong phòng tuyến đối phương và những đợt tấn công cũng không nhất thiết chia thành ba đợt một cách cứng nhắc mà đã được đa dạng hoá bằng cách sử dụng đội quân đánh vu hồi, tập hậu. Sau cải cách của Marius cho đến suốt thời kỳ cuối của Cộng hòa La Mã, các quân đoàn La Mã đóng một vai trò chính trị quan trọng. Đầu thế kỷ thứ 1 TCN, mối đe doạ từ các Quân đoàn dưới sự thống lĩnh của tướng chỉ huy rất được lòng dân bắt đầu bộc lộ. Các Thống đốc bị cấm rời khỏi tỉnh của mình cùng với quân đội. Khi Julius Caesar phá bỏ luật lệ này và đem Quân đoàn XIII (Legio XIII) rời tỉnh Gaule vượt sông Rubicon tiến vào nước Ý, ông đã gây nên một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Cuộc khủng hoảng này cùng với nội chiến sau đó đã chấm dứt nền Cộng hòa và khai sinh Đế quốc La Mã dưới sự trị vì của hoàng đế Augustus năm 27 TCN. === Đầu Đế quốc La Mã (30 TCN-284) === Vì cả lý do kinh tế lẫn chính trị, Augustus giảm số quân đoàn từ gần 50 trong giai đoạn cuối cuộc chiến với Marcus Antonius xuống khoảng 28 rồi còn 25 sau khi ba quân đoàn La Mã do Publius Quinctillius Varus chỉ huy bị quân dân German do tù trưởng Arminius (Hermann) lãnh đạo diệt gọn trong trận rừng Teutoburg. Trước đó, trong cuộc nội chiến Cộng hòa, các tướng lĩnh thành lập các Quân đoàn của mình với số lượng tuỳ thích. Kết thúc nội chiến, Augustus để lại khoảng 50 quân đoàn, trong số đó có nhiều quân đoàn bị đánh số trùng nhau (ví dụ: có nhiều Quân đoàn X). Ngoài việc tổ chức lại quân đội và kiểm soát việc trả lương cho binh lính, Augustus còn hiệu chỉnh lại sự đánh số khác thường ấy. Trong giai đoạn này, xuất hiện cái gọi là Gemina Legio (Quân đoàn kép): hai quân đoàn hợp lại thành một rồi dần được chính thức hoá và đặt dưới sự chỉ huy của một thống đốc cùng sáu thủ lĩnh. Đồng thời, Augustus gia tăn số lính trợ chiến lên mức ngang bằng với số lính lê dương. Ông còn thành lập đội Cận vệ của Hoàng đế La Mã (Praetoriani) và Hải quân La Mã tuyển quân từ dân tự do hoặc nô lệ được giải phóng. Chính sách quân sự của Augustus chứng tỏ sự đúng đắn và hiểu quả cao, và nói chung đều được những người kế nhiệm tiếp tục theo đuổi. Những vị Hoàng đế này rất thận trọng khi thành lập các quân đoàn mới mặc dù hoàn cảnh yêu cầu hoặc đủ khả năng, cho đến khi tổng số quân thường trực đạt đến khoảng 30 quân đoàn. Với mỗi quân đoàn có khoảng 4.000-6.000 quân cùng với số lính trợ chiến tương đương, tổng quân số của một quân đoàn lên đến 8.000 - 12.000 (thời kỳ Thái bình La Mã - Pax Romana), các quân đoàn thiện chiến nhất đồn trú tại những vùng biên giới thù địch. Một số quân đoàn được tăng cường với quân số tới khoảng 15.000 - 16.000, tương đương với một sư đoàn ngày nay. Trong hai thế kỷ sau đó, đế chế La Mã có trong tay từ 25 đến 30 quân đoàn, thường trực trú đóng tại các tỉnh, được yểm trợ bởi khoảng 350.000 đến 375.000 kỵ binh và khinh binh, tổng cộng khoảng nửa triệu quân ăn lương. Từ Scotland đến Syria, mọi quân nhân La Mã đều mặc quân phục như nhau và cùng bảo vệ một thứ thành lũy được xây dựng theo cùng một cách thức. Suốt thời kỳ Đế quốc La Mã, các quân đoàn giữ một vai trò chính trị rất quan trọng. Họ có thể giúp một người chiếm ngôi, giữ vững ngôi vị hoặc lật đổ ông ta. Ví dụ, việc đánh bại Vitellius trong Năm của Bốn Hoàng đế (năm 69 CN) được quyết định khi các quân đoàn đóng tại vùng Danube ủng hộ Vespasianus. Trong thời kỳ Đế quốc, các quân đoàn được tiêu chẩn hóa với những biểu tượng và lịch sử riêng mà tất cả những người đàn ông La Mã lấy làm tự hào khi phục vụ cho nó. Mỗi quân đoàn sẽ do một quân đoàn trưởng (tiếng Latin gọi là legatus) chỉ huy. Vị trí này thường là một Nguyên lão với nhiệm kỳ ba năm và ở độ tuổi khoảng 30. Dưới quyền người này là sáu Quan Giám quân (Tribuni militum), 5 trong số đó là sĩ quan tham mưu, người còn lại là đại diện của Viện Nguyên lão (khởi thủy thì người này là chỉ huy quân đoàn). Ngoài ra còn có những nhóm sĩ quan đảm nhiệm công tác y tế, công binh, thư ký, một đồn trưởng (prafectus castrorum) và cả những thầy phù thuỷ, nhạc công. === Đế quốc La Mã (từ năm 284) === Vào thời kỳ cuối của Đế quốc La Mã (trước 284 là thời kỳ đầu), số quân đoàn tăng lên và quân đội La Mã được mở rộng. Không có bằng chứng rõ ràng về sự thay đổi trong cơ cấu của các quân đoàn trước thời kỳ Bộ tứ (Tetrarchy), chỉ biết rằng quân số của chúng thường ít hơn con số trên giấy tờ. Cơ cấu cuối cùng của các quân đoàn bắt nguồn từ các sứ quân (legiones palatinae) thiện chiến do Hoàng đế Diocletianus và các đồng Hoàng đế của ông lập ra. Đó là những đơn vị bộ binh có khoảng 1.000 người chứ không phải 5.000 người bao gồm cả kỵ binh như trước đây. Các sứ quân xuất hiện sớm nhất là Lanciarii, Joviani, Herculiani và Divitense. Do lãnh thổ của đế chế quá rộng lớn nên chủ nghĩa địa phương đã xuất hiện. Quân đội chuyên nghiệp La Ma là một tổng thể đa văn hoá nhưng rất nhiều quân đoàn cấp tỉnh chỉ đồn trú tại đó mà chưa từng trông thấy bất kỳ vùng đất nào khác của đế quốc La Mã. Binh lính đều được tuyển mộ tại địa phương. Điều đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy sau này thường xuất phát từ biên giới của đế chế. Cùng với sự ổn định của đường biên giới rộng lớn, các quân đoàn đồn trú đã chuyển từ đội quân chinh phạt thành một lực lượng cảnh sát đông đảo và rất tốn kém để bảo vệ đế chế. Nói về binh lính La Mã đồn trú tại Antioch, nhà hùng biện Fronto cho rằng họ "dành thời gian để vỗ tay khen ngợi các diễn viên, và thường la cà ở những quán rượu hơn là trong đội ngũ. Ngựa thì bờm xơm vì thiếu chăm sóc trong khi tóc tai người lính thì cắt tỉa kỹ lưỡng." Thế kỷ thứ 4 (CN) chứng kiến một số lượng lớn các quân đoàn với quy mô nhỏ được thành lập, một quá trình bắt đầu dưới triều đại của hoàng đế Constantinus II. Bên cạnh các sứ quân đồn trú còn có những quân đoàn dự bị cơ động gọi là comitatenses và pseudocomitatenses, cùng với auxilia palatina cấu thành bộ binh La Mã. Notitia Dignitatum, tài liệu ghi chép của Pháp viện La Mã liệt kê 25 sứ quân, 70 legiones comitatenses, 47 legiones pseudocomitatenses và 111 auxilia palatina thuộc các lộ quân cùng với 47 quân đoàn phòng thủ tại biên giới . Sự hình thành của lực lượng dự bị cơ động đã giúp cho việc phòng thủ đế chế La Mã có chiều sâu, những điểm nóng ngoài biên giới có thể được từ bỏ để rồi tái chiếm. Các quân đoàn được đặt theo tên các Hoàng đế như Honoriani (theo tên của hoàng đế Honorius) hay Gratianenses (theo tên của Hoàng đế Gratianus) tìm thấy trong tài liệu này cho thấy việc lập ra các quân đoàn này diễn ra trong suốt thế kỷ thứ 4 (CN) chữ không phải chỉ một vài sự kiện đơn lẻ. Tên gọi này cũng cho thấy các quân đoàn đó được tổ chức từ các chi đội độc lập (vexillatio) hoặc từ các quân đoàn cũ. Theo tác phẩm "Các vấn đề về quân sự" (De Re Militari) của nhà văn La Mã cổ đại Vegetius, mỗi đại đội có 1 máy bắn tên và mỗi đội quân có 1 máy bắn đá, tổng cộng một quân đoàn có hoả lực hãm thành với khoảng 59 máy bắn tên, 10 máy bắn đá, mỗi máy gồm 10 pháo thủ (libritor) đặt trên xe bò hoặc xe la. Ngoài tác dụng công phá trong hãm thành, các thiết bị trên còn có thể giúp người La Mã khi phòng thủ tại các tiền đồn (castra). Bất chấp sự chính trị hoá quân đội và hành chính hoá việc đồn trú cũng như các vấn đề về lương bổng, hưu trí, các quân đoàn La Mã vẫn chiến đấu tuyệt vời trong suốt gần 4 thế kỷ sau đó. Vegitus, tác giả cuốn "Cẩm nang quân sự La Mã" vẫn còn nhận thấy rằng, chính sự huấn luyện và tổ chức là nguồn gốc của sự thành công của quân đội La Mã.. Các quân đoàn La Mã đã luôn tìm cách duy trì được kỷ luật nghiêm ngặt và kỹ năng xuất sắc, đặc trưng của ưu thế quân sự Hy-La. == Phân cấp sĩ quan trong các Quân đoàn == Các cấp bậc sĩ quan này chủ yếu hình thành từ cuộc cải cách của Marius (104 TCN) đến cải cách của Diocletian (290). === Sĩ quan cao cấp === Công tước (Dux), hay còn gọi là thống đốc (dominus): chức vụ của thời kỳ Đế quốc sau 284 TCN, chỉ huy quân đội địa phương từ hai tỉnh trở lên. Mặc dù dux cũng có một nghĩa chỉ đến chấp chính tối cao (Consul) hay Imperator (thời Cộng hòa mang nghĩa là Người chỉ huy, thời Đế chế mang nghĩa Hoàng đế; từ tiếng Anh Emperor cũng xuất phát từ Imperator), nhưng thường được hiểu là tổng chỉ huy các quân đoàn đồn trú trong một tỉnh. Quân đoàn trưởng (Legatus legionis): thường là một Nguyên lão, được Hoàng đế chuẩn thuận để nắm quyền chỉ huy trong vòng 3 - 4 năm mặc dù trên thực tế thường kéo dài hơn. Nếu trong một tỉnh chỉ có một quân đoàn, quân đoàn trưởng sẽ đồng thời giữ luôn chức thống đốc (tỉnh trưởng hay Rector provinciae) và nếu tỉnh có nhiều quân đoàn, mỗi quân đoàn sẽ có một quân đoàn trưởng chỉ huy còn Thống đốc là tổng tư lệnh. Quan giám quân (Tribunus laticlavius): do Viện Nguyên lão hoặc Hoàng đế bổ nhiệm. Mặc dù thường trẻ và ít kinh nghiệm hơn giám quân (tribuni angusticlavii) nhưng người giữ chức vụ này là chỉ huy phó của quân đoàn. Vì trẻ tuổi và non kinh nghiệm nên hầu như quan giám quân không thực sự đóng vai trò chỉ huy phó khi đánh trận. Tuy nhiên, nếu quân đoàn trưởng chết thì người này sẽ thay thế. Tuy không phải bắt buộc nhưng chức vụ đó thường là bước đầu tiên để sau này có thể tiến thân trong Viện Nguyên lão (xem cursus honorum) Đồn trưởng (prefectus castrorum): Người đứng đầu trại lính, thường là cựu binh đã từng chỉ huy đội quân (cohort) thứ nhất của quân đoàn và đã kết thúc 25 năm quân ngũ. Đồn trưởng là chỉ huy chiến trận và trên thực tế mới chính là chỉ huy phó của quân đoàn mặc dù địa vị xã hội thấp hơn Quan giám quân. Giám quân (Tribuni angusticlavii): mỗi quân đoàn có 5 giám quân thuộc tầng lớp hiệp sĩ và là công dân La Mã. Họ là sĩ quan trong quân đoàn nhưng có thể chỉ huy một phân đội độc lập. Đại đội trưởng tiên phong (Primus pilus): Đại đội trưởng của đại đội thứ nhất thuộc đội quân thứ nhất và quan trọng nhất của quân đoàn. Đây là đại đội trưởng cao cấp nhất trong số các đại đội trưởng vì đại đội thuộc quyền đứng tiên phong trong đội hình chiến đấu đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ biểu tượng (Aquila) của quân đoàn. Đây là chức vụ cao nhất mà một sĩ quan cấp thấp có thể đạt được sau 25 năm phục vụ quân ngũ. Lương của đại đội trưởng tiên phong gấp 60 lần lương cơ bản và khi về hưu người đó sẽ được nhận tước hiệu hiệp sĩ. === Sĩ quan trung cấp === Đại đội trưởng tuyến đầu (Pilus prior): là 10 đại đội trưởng của đại đội tiên phong trong từng đội quân (cohort). Khi đánh trận, người này chính là chỉ huy của đội quân và các đại đội trưởng khác sẽ là chỉ huy phó. Đại đội trưởng tiên phong cũng là sĩ quan cấp này nhưng là đại đội trưởng cao cấp nhất trong số các đại đội trưởng trong toàn quân đoàn vì đội quân do người đó chỉ huy là đội quân tiên phong thiện chiến và quan trọng nhất của quân đoàn. Đại đội trưởng tuyến đầu thường do một người lính kỳ cựu được cất nhắc lên và là ứng cử viên cho chức vụ đại đội trưởng tiên phong. Đại đội trưởng cao cấp (Primi ordines): năm đại đội trưởng của đội quân đầu tiên, bao gồm cả đại đội trưởng tiên phong. Họ (trừ đại đội trưởng tiên phong) có lương gấp 30 lần lương cơ bản. Đây là chức vụ cao cấp hơn trong số các đại đội trưởng chỉ dưới đại đội trưởng tiên phong và đại đội trưởng tuyến đầu. Đại đội trưởng (centuriō): mỗi quân đoàn có từ 59 - 60 đại đội trưởng chỉ huy các đại đội (Centuria) thuộc 10 đội quân. Họ tạo thành xương sống của đội quân chuyên nghiệp, quản lý binh lính hàng ngày cũng như chỉ huy trên chiến trường. Đại đội trưởng được đề bạt tuần tự nhưng cũng có thể do hoàng đế hay các sĩ quan cao cấp bổ nhiệm trực tiếp. Các đội quân được xếp hạng từ 1 đến 10 và những đại đội trong từng đội quân được xếp hạng từ 1 đến 6, trừ đội quân thứ nhất chỉ có năm đại đội. Quân số của một đại đội thời đó nằm giữa trung đội và đại đội hiện đại. Thứ hạng của đội quân và đại đội trực tiếp quyết định chức vụ của đại đội trưởng, cao cấp nhất sẽ là đại đội trưởng tiên phong, chỉ huy đại đội thứ nhất của đội quân đầu tiên và thấp nhất là đại đội trưởng chỉ huy đại đội thứ sáu thuộc đội quân thứ mười. Đại đội trưởng có mức lương gấp 10 lần lương cơ bản. Đại đội phó (Optio): mỗi đại đội trưởng có một cấp phó do anh ta lựa chọn trong đại đội của mình và chức vụ đó được trả lương gấp đôi mức lương cơ bản. === Sĩ quan cấp thấp === Thập trưởng (Decurion): chỉ huy một nhóm (contubernium) bộ binh trong đại đội hoặc một nhóm kỵ binh. Nhóm quân này có thể có khoảng 10 - 30 người. Thập đội phó (Duplicarius): sĩ quan chỉ huy phó của đơn vị kỵ binh nhỏ nhất trong quân đội La Mã cổ đại có lương cao gấp 2 lần lương cơ bản. Mặc dù gọi là "thập đội" nhưng đơn vị kỵ binh này trong giai đoạn Đế quốc La Mã có khoảng 30 kỵ binh. Sĩ quan bảo vệ (Tesserarius): mỗi đại đội có một người, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho đại đội và được trả lương gấp 1,5 lần lương cơ bản. Tiểu đội trưởng (Decanus): chỉ huy một nhóm 8 binh lính cùng ở chung trong một lều. === Những binh lính có vị trí đặc biệt === Aquilifer (Lính mang biểu tượng): chỉ có một vị trí trong mỗi quân đoàn. Đây là người có nhiệm vụ giữ con Đại bàng Aquila - biểu tượng của quân đoàn. Vì con Đại bàng Aquila có ý nghĩa danh dự và không gì ô nhục bằng đánh mất biểu tượng đó kể cả thua trận, nên đây là vị trí vô cùng quan trọng và có uy tín trong quân. Vị trí hày phải do một người lính kỳ cựu thấu hiểu chiến thuật của cả quân đoàn nắm giữ. Người lính này được trả gấp 2 lần lương cơ bản. Signifer (Lính cầm cờ lệnh): mỗi đại đội có một người, chuyên lo phát lương, giữ tiền cho đại đội đồng thời là người nắm giữ cờ lệnh (centurial signum), một cây gậy được trang trí với huy chương lớn và trên đỉnh thường có một cánh tay lớn mở ra tương trưng cho lời thề trung thành của người lính. Biểu tượng này như một ngọn cờ mà cả đại đội tập hợp chung quanh. Người đó còn có thể giữ cả discentes signiferorum, một ngọn cờ dùng trong huấn luyện. Lương gấp hai lần lương cơ bản. Cornicen (Lính thổi tù và lệnh): thường đứng bên cạnh lính giữ cờ lệnh để hướng sự chú ý của binh lính vào cờ lệnh và truyền miệng mệnh lệnh của sĩ quan chỉ huy. Imaginifer (Lính mang hình hoàng đế): mang hình Hoàng đế nhằm nhắc nhở lòng trung thành của binh lính dành cho đấng trị vì. Những binh lính có vị trí đặc biệt trong một Quân đoàn La Mã == Lương == Từ thời Gaius Marius, lính lê dương có mức lương cơ bản là 255 denarius một năm. Đến thời của Hoàng đế Domitian là 300 denarius (nhưng không rõ kéo dài trong bao lâu). Bất chấp ảnh hưởng của nạn lạm phát nghiêm trọng vào thế kỷ thứ 2 lương cơ bản vẫn không được tăng, mãi đến khi hoàng đế Septiminus Severus (trị vì từ năm 193 đến 211), lên ngôi, ông mới tăng lên thành 500 denarius một năm. Ngoài lương, người lính còn có thể có thêm thưởng từ số của cải cướp được khi chinh chiến Tất cả các lính lê dương khi kết thúc thời gian trong quân ngũ được trợ cấp một lần (gọi là praemia) 3.000 denarius (thời của Augustus) và/hoặc một mảnh đất trồng trọt tốt. Đến thời của Hoàng đế Caracalla, lương cơ bản tăng lên 5.000 denarius.Ngoài ra những đại đội trưởng cũng sẽ được thưởng thêm 1.000 thưởng nếu chiến đấu tốt trong những trận thắng. == Biểu tượng == Từ năm 104 TCN trở đi, mỗi quân đoàn có một con đại bàng gọi là Aquila làm biểu tượng. Nó có ý nghĩa như quân kỳ và do một người lính giữ quân kỳ (aquilifer) mang. Bị mất biểu tượng được coi là nỗi ô nhục lớn lao và thường dẫn đến việc giải thể cả quân đoàn. Trong Chiến tranh xâm lược xứ Gaule, Julius Caesar đã miêu tả nỗi sợ hãi của việc mất biểu tượng Aquila tác động đến binh lính như thế nào trong cuộc xâm lược Britainia lần thứ nhất vào năm 55 TCN: trong khi quân của Caesar còn do dự chưa muốn rời chiến thuyền để đổ bộ vào Britons, người lính giữ quân kỳ của Quân đoàn X (Lê dương X Gemina) đã nhảy khỏi thuyền cùng với con đại bàng và tiến thẳng về phía đối phương. Những đồng đội của anh ta, trước nỗi sợ hãi vì điều ô nhục đã "đồng lòng cùng nhảy xuống thuyền" khiến cho tất cả binh lính trên những chiếc thuyền khác đều làm theo. Cùng với sự ra đời của Đế quốc La Mã, các quân đoàn lại có thêm sự ràng buộc đối với Hoàng đế: mỗi quân đoàn đều có một sĩ quan nữa gọi là (imaginifier), mang một cây gậy với hình ảnh hoặc tượng (imago) của hoàng đế - đấng giáo trưởng tối cao (pontifex maximus). Mỗi quân đoàn còn có thêm một binh sĩ gọi là vexillifer mang phiên hiệu (vexillum hoặc sugnum) với tên và huy hiệu của quân đoàn khắc trên một tấm biển. Nếu những đơn vị của một quân đoàn được phối thuộc quân đoàn khác thì nhóm quân bổ sung sẽ chỉ mang theo phiên hiệu chứ không mang theo cả biểu tượng và họ được gọi là các vexillatio (hay vexillationes). Phiên bản thu nhỏ của phiên hiệu đặt trên một cái đế bạc đôi khi được tặng cho các sĩ quan như huy hiệu ghi nhận công trạng của họ khi nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển sang quân đoàn khác. Dân thường cũng có thể được tặng thưởng một cây tên không có mũi nếu tích cực giúp đỡ quân đội. == Khẩu hiệu == "S.P.Q.R" hay Senatus Populusque Romanus (Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã), khẩu hiệu này được khắc dưới con đại bàng Aquila, biểu tượng của quân đoàn. Có thể hiểu câu khẩu hiệu này là vì Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã hay Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã luôn ở sau chúng ta. == Cách vận hành của một Lê dương La Mã == Đọc thêm Lính Lê dương La Mã === Nơi đóng quân và sở chỉ huy === Thông thường binh lính của quân đoàn đóng quân gần sở chỉ huy trong doanh trại có tường gỗ và đôi khi là tường đá bao quanh. Mỗi quân đoàn đóng tại một địa bàn, họ chỉ rời khu vực đó khi vị tướng đứng đầu ra lệnh và tuy không nhất thiết nhưng thường phải được sự đồng ý của Viện Nguyên lão hay Hoàng đế vì nếu chuyển quân một cách tuỳ tiện dễ bị kết tội bạo loạn. === Tuyển mộ === Một người muốn trở thành lính Lê dương đầu tiên phải là Công dân La Mã, tuy nhiên ở miền Đông thì có thể được trao quyền công dân khi được tuyển mộ. Những người được thu nhận vào quân đội phải khoảng 17 đến 22 tuổi và phải phục vụ trong quân đội nhiều hơn 20 năm. Tất cả những người lính đều không được kết hôn tuy nhiên một số cuộc hôn nhân đã diễn ra trong bí mật. Nếu được chấp nhận gia nhập quân ngũ, anh ta sẽ được nhận một khoản tiền để có thể đi đến nơi quân đoàn mà mình sẽ phục vụ đóng quân. Khi tới doanh trại, tân binh sẽ đọc lời thề quân nhân rồi được xếp vào một đại đội. Lời tuyên thệ này sẽ được đọc lại vào mỗi ngày đầu tiên của năm mới. Các loại quân trợ chiến thường không phải là công dân La Mã và được tuyển mộ từ những vùng bị chinh phục hoặc đồng minh.. Lính công binh thì được lấy từ thợ thủ công thành thị. Ngoài ra, trong các quân đoàn luôn có lính đánh thuê tuyển dụng gần nơi đóng quân khi có nhu cầu. Các lực lượng phục dịch được bổ sung từ các nô lệ địa phương hoặc tù binh. === Huấn luyện === Các quân đoàn thường chỉ huấn luyện Lính Lê dương, các loại quân khác được huấn luyện ở các trường địa phương. Việc huấn luyện thực hiện ngay tại nơi đóng quân. Binh lính được huấn luyện các kỹ năng chủ yếu sau: : ==== Bơi lội ==== Mọi lính mới đều phải biết bơi, đó là kỹ năng rất cần thiết nếu trên đường hành quân gặp sông mà không có cầu hoặc sông bất ngờ dâng nước và chảy xiết do mưa. Ngoài ra bơi lội còn hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa. Không những chỉ có lính lê dương mà kể cả lính trợ chiến, kỵ binh, nô lệ, tạp dịch...cũng được huấn luyện để sử dụng trong trường hợp cần thiết. ==== Đánh kiếm ==== Tất cả lính La mã đều phải tập đánh kiếm với một thanh kiếm gỗ nặng gấp đôi kiếm thật (Gladius), điều này giúp cho anh ta có thể sử dụng kiếm thật khi giáp chiến một cách nhanh nhẹn, mạnh mẽ và có độ chính xác cao hơn. Ngoài cách sử dụng kiếm, họ phải nắm vững các kỹ năng di chuyển: tiến, lùi và tận dụng mọi cơ hội để hạ đối thủ. Tập kiếm gắn liền với tập sử dụng khiên và một điều tối quan trọng phải ghi nhớ là "không được sơ hở khi tìm cách đâm đối phương". Người La Mã thường hay khuyến khích binh lính đâm thay vì chém. Động tác đâm thực hiện nhanh chóng hơn trong khi khả năng sát thương tương đương với chém. Một lý do khác là khi đâm, binh lính có thể phòng thủ phần cơ thể đằng trước tốt hơn chém. ==== Bắn cung, ném đá và phóng lao ==== Ngoài đánh kiếm, tân binh được huấn luyện cách sử dụng cung, ném đá và phóng lao. Phóng lao là kỹ thuật chiến đấu rất quan trọng vì cách đánh của lính lê dương thường là ném lao rồi rút gladius xông vào giáp chiến (khi ra chiến trường một lính lê dương thường mang ít nhất hai và đôi khi tới năm ngọn lao gắn trên khiên). Lao sử dụng khi huấn luyện cũng nặng hơn lao dùng khi đánh trận. Ngoài ra tất cả còn phải được tập kỹ năng ném đá bằng dây (sling), vì nó tương đối dễ dàng nên việc huấn luyện không được thực hiện kỹ lưỡng lắm. Tất cả quân đội cổ đại đều có loại quân ném đá, La Mã cũng không phải là ngoại lệ và nó tỏ ra rất hữu dụng trong một số trận đánh. Những người phù hợp được huấn luyện nâng cao về bắn cung. Tất cả các kỹ năng này sẽ trở nên rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa sống còn trong nhiều trường hợp cả trong phòng thủ lẫn tấn công, đặc biệt là lúc không tìm ra vũ khí phù hợp... ==== Khuân vác ==== Những kỹ năng quan trọng khác mà cả tân binh lẫn cựu binh đều phải thường xuyên luyện tập chính là chất xếp, bốc dỡ đồ đạc trên lưng la và ngựa, trong huấn luyện, người ta sử dụng ngựa gỗ. Nhiều trận chiến được quyết định bằng tốc độ bố dỡ quân trang để chuẩn bị của binh lính. Ngoài ra cách đóng gói, xếp dỡ quân trang quân dụng cũng góp phần nâng cao tốc độ hành quân. Trọng lượng thông thường một người lính phải mang là 22 – 27 kg quân trang chưa kể áo giáp, vũ khí, khiên mang trên người trên suốt cuộc hành quân. Điều này khiến cho trong các cuộc hành quân khó khăn, như là đi qua một dãy núi hẹp chẳng hạn, quân đội không bị phụ thuộc vào các phương tiện chuyên chở khác đồng thời cải thiện tốc độ hành quân vì có thể tách rời bộ phận hậu cần. Do thường xuyên phải mang nặng khi tập luyện nên việc này không quá khó khăn đối với lính lê dương La Mã. ==== Khác ==== Một số kỹ năng khác cũng quan trọng mà lính lê dương cũng phải luyện tập là sắp xếp đội hình (trong đó có đội hình mai rùa - Testudo formation để chống lại sự tấn công bằng cung tên nổi tiếng của La Mã), cách di chuyển, hành quân, xây dựng doanh trại...trong mọi thời tiết và bất kể ngày đêm. Gian khổ và khó khăn, La Mã yêu cầu mọi người lính khi ra trận tiền không những chỉ có lòng can đảm cùng kỹ năng chiến đấu tốt mà còn phải trở nên toàn diện, láu cá và một chút thông minh. === Kỷ luật === Kỷ luật của các quân đoàn La Mã nói riêng và cả quân đội La Mã nói chung vô cùng khắc nghiệt. Quy tắc đề ra luôn phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng. Nhiều lính Lê Dương rất sùng bái nữ thần kỷ luật Disciplina, lẽ sống của họ là cần kiệm, nghiêm khắc với bản thân và lòng trung thành tuyệt đối. Sau đây là một số hình phạt dành cho người vi phạm kỷ luật: ==== Hình phạt nhỏ ==== Đánh bằng gậy (Castigatio): do Đại dội trưởng sử dụng cây gậy chỉ huy thực hiện. (animadversio fustium)(Tac. Annals I, 23) Cắt khẩu phần (Reduction of rations) hoặc chỉ có thức ăn duy nhất là lúa mạch. Phạt lương (Pecunaria multa): phạt tiền, trừ lương hoặc trợ cấp. Đánh bằng roi thường(Flogging): Bị đánh bằng roi trước cả đại đội, đội quân thậm chí cả quân đoàn. Đánh bằng roi ngựa (Whipping): thay vì roi thường, roi đánh ngựa (flagelum, flagella)sẽ được sử dụng, hình phạt này hà khắc, và có tính hạ nhục hơn là đánh bằng roi thường và thường dùng trong giai đoạn cuối của Đế quốc La Mã khi nô lệ tình nguyện sung quân chiếm phần lớn quân đội La Mã. Hạ cấp (Gradus deiectio) Đuổi khỏi quân đội (Missio ignominiosa) Trừ thâm niên phục vụ trong quân ngũ. Lao công (Militiae mutatio): bắt buộc phải làm các việc hạ cấp (dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn... việc này rất nhục nhã vì một người La Mã phải làm công việc vốn là của nô lệ, tạp dịch). Phạt việc (Munerum indictio): tăng thêm việc phải làm (sau khi hoàn thành các nhiệm vụ thông thường bắt buộc hằng ngày). ==== Hình phạt lớn ==== Đánh tập thể (Fustuarium): khi bị kết tội đào ngũ, đào nhiệm, lơ là không làm tròn nhiệm vụ.... người chịu hình phạt sẽ bị trói tay và bị các đồng đội trực tiếp vây xung quanh đánh hoặc ném đá đến chết. Nếu đã bị kết tội đánh tập thể nhưng bỏ trốn được, người lính sẽ không bị truy nã nhưng bị trục xuất khỏi La Mã. Tàn sát hàng loạt (Decimatio): một hình phạt rất tàn bạo áp dụng cho một tập thể (thậm chí cả quân đoàn) khi bị kết tội nổi loạn (nhưng chỉ khi ra hàng, nếu không hàng bắt được là giết), bỏ mặc đồng đội hoặc lơ là nhiệm vụ... Cứ mười lính thì sẽ có một người bị xử tử; số còn lại bị đuổi ra khỏi trại hoặc đôi khi được gia ơn chỉ phải đọc lại lời thề quân nhân sacramentum. == Khác == === Cách đọc tên một Quân đoàn === Tên của một Quân đoàn được đặt theo nhiều cách nhưng thường theo công thức chung như sau::Legio -Số thứ tự-1 (-Tên người thành lập-) hoặc (-Tên địa danh-)2 (-danh hiệu hoàng đế trao tặng-)3 Nguyên tắc trong "- -" thì bắt buộc "(- -)" thì có hay không cũng được (nhưng hay có) Ví dụ (dùng hẳn tiếng gốc) Legio XIII Legio IX Hispana Legio I Adiutrix pia fidelis Giải thích: 1Số thứ tự của quân đoàn để phân biệt với các quân đoàn khác (nhưng không độc nhất). Tất cả các quân đoàn ngay khi mới ra đời đều chỉ có số thứ tự, chưa có các danh hiệu tiếp theo sau ví dụ như Legio I Adiutrix pia fidelis lúc mới thành lập chỉ có tên là Legio I2 Là tên tỉnh mà ở đó quân đoàn đã giành được chiến thắng nổi bật. Ví dụ:Legio IX Hispana có nghĩa là họ đã đánh thắng một trận chiến quan trọng ở Hispana (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay)3 Là danh hiệu được Hoàng đế ban tặng sau các sự kiện quan trọng thể hiện phẩm chất đặc biệt của quân đoàn. Ví dụ: Pia fidelis: có nghĩa là Trung thành, được trao tặng khi quân đoàn duy trì lòng trung thành với Hoàng đế khi bạo loạn nổ ra. Victrix: có nghĩa là chiến thắng, được trao tặng khi quân đoàn thắng một trận vang dội hoặc nhiều chiến thắng liên tiếp. Gemina: có nghĩa là đôi, chỉ các quân đoàn kép được hợp nhất từ hai quân đoàn khác nhau, các quân đoàn Gemina khi ra trận có hai biểu tượng Aquila. Augusta: vừa có nghĩa là tôn kính, cao quý, vừa có thể là tên vị Hoàng đế lập ra quân đoàn. Các quân đoàn được mang danh hiệu Augusta viết như sau: Legio III Augusta hay Legio I Augusta, Germanica. Ngoại lệ: Legio I, Legio II, Legio III và Legio IV là các quân đoàn dự bị cơ động thuộc Viện Nguyên lão, chỉ được thành lập khi La Mã bị đe dọa và giải thể ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Equestris: quân đoàn hiệp sĩ, là danh hiệu được mang ngay khi thành lập chỉ nguồn gốc xuất thân của binh lính là tầng lớp hiệp sĩ (equestrian). Như vậy, "Legio I Augusta, Germanica" có thể gọi là "Quân đoàn I Germanica Cao quý". Tuy nhiên, cách đặt tên trên có thể có nhiều ngoại lệ, tên gọi của một quân đoàn cũng không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời kỳ. == Nhận định == === Nguyên nhân thành công === Nguồn Đó chính là sự không ngừng đổi mới, nhà khai sáng Montesquieu (Charles de Secondat) viết "..lý do chính dẫn đến việc La Mã thống trị thế giới cũng như giành chiến thắng trước nhiều dân tộc là họ luôn từ bỏ các lề thói của mình ngay khi tìm thấy cái tốt hơn.. " Ví dụ, người La Mã đã từ bỏ truyền thống để sử dụng mẫu kiếm gladius của người Tây Ban Nha, chiến thuyền của người Carthage, kỵ binh nặng và lính cưỡi ngựa bắn cung của người Ba Tư. Cách tổ chức của quân đội La Mã linh hoạt hơn so với các đối thủ của họ. Các quân đoàn La Mã có thể đương đầu với nhiều loại quân khác nhau một cách hiệu quả từ kỵ binh, cung thủ, máy móc cho tới chiến tranh du kích. Kỷ luật La Mã: cách tổ chức cũng như sự hệ thống hoá cao đã chứng tỏ được hiệu quả trong chiến trận trong một khoảng thời gian rất dài. Tất cả các yếu tố trên luôn hiện diện trong các quân đoàn La Mã từ khâu huấn luyện, hậu cần phục vụ cho đến tổ chức trận địa... Người La Mã kiên định và có ý chí chịu đựng thất bại để vượt qua hơn đối phương. Chiến tranh với Carthage, Parthia và các chủng tộc man rợ đã chứng minh đều đó. Họ có thể chịu những thất bại nặng nề (như trận Cannae) trong từng trận đánh nhưng vẫn giành chiến thắng trong cả cuộc chiến tranh. Lãnh đạo quân đội La Mã là một hệ thống hỗn hợp nhưng trong suốt lịch sử nó vẫn thường luôn đảm bảo cho thành công về mặt quân sự. Ảnh hưởng của văn hóa La Mã, cả quân sự lẫn dân sự, đặc biệt là đối với những quân đoàn bộ binh nặng, đã đem đến cho quân đội La Mã một động lực bền vững và sự liên kết chắc chắn. Kỷ luật nghiêm khắc và quan trọng hơn là tính đồng nhất đã khiến cho việc chỉ huy, duy trì và thay thế quân lính được thực thi một cách chắc chắn. Các đối thủ của La Mã thường có tính chất bộ tộc và không có khoa học quân sự. Quân trang của La Mã, đặc biệt là những bộ áo giáp độc đáo của họ, phổ biến hơn, dày và nặng hơn đối phương, đặc biệt là trong thời kỳ cuối của nền Cộng hoà và thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã. Binh lính với trang bị khiên, mũ và áo giáp, trong nhiều trường hợp, được bảo vệ tốt hơn và có lợi thế hơn những người chỉ được trang bị khiên, đặc biệt là trong những cuộc giao chiến kéo dài. Năng lực về công binh của La Mã đứng đầu trong thế giới cổ đại, họ cũng là bậc thầy về cả tấn công lẫn phòng thủ trong đánh công kiên, đặc biệt là kỹ thuật thiết kế, xây dựng thành luỹ, làm đường (La Mã cổ đại là nước duy nhất ở châu Âu có thể xây dựng các đường cao tốc La Mã lát đá). Đó cũng là ưu thế quan trọng của các quân đoàn La Mã. === Nguyên nhân thất bại === Tác giả Hugh Elton trong bài viết: "Sự sụp đổ của Đế chế La Mã - Trên góc độ quân sự" đã chỉ ra những nguyên nhân thất bại của quân La Mã như sau: Do quá thiếu thốn kỵ binh nặng, La Mã thường hay thua trận trước những kẻ thù giỏi về kỵ binh (Parthia, Goth, Hung...). Kịch bản phổ biến là La Mã lâm vào tình trạng bị đối phương tiêu diệt hết kỵ binh hỗ trợ rồi sau đó bộ binh bị kỵ binh bắn tỉa tiêu diệt nốt. Chiến thuật này rất khó đối phó vì lực lượng kỵ binh trung bình của La Mã nếu giáp chiến sẽ không địch nổi kỵ binh rất mạnh của đối phương, nếu án binh bất động thì bị kỵ binh bắn cung tấn công trong khi bộ binh cơ động quá chậm so với kỵ binh. Cải cách không phù hợp: kể từ cuộc cải cách của Hoàng đế Diocletianus và Constantinus I Đại Đế, sức mạnh của các quân đoàn bị giảm sút khi phải phân tán trên lãnh thổ rộng lớn, vừa phải canh phòng biên giới vừa phải cơ động khi cần thiết. Việc này đã làm mất đi những quân đoàn La Mã đa năng và mạnh mẽ trong cả tấn công lẫn phòng thủ trước đó. Bị chia cắt và mất đi tính đồng nhất: khoảng sau năm 300, La Mã cho cả các bộ tộc man rợ gia nhập quân đội. Cùng với các lý do khác, trong giai đoạn từ năm 300 - 400 CN, La Mã thua nhiều trận rồi bị tiêu diệt phần phía Tây (phần phía Đông vẫn tiếp tục tồn tại sau khi phía Tây sụp đổ một phần là nhờ họ không tuyển mộ ngoại tộc ồ ạt như phía Tây). Việc La Mã chính thức bị chia cắt làm hai (Đông và Tây La Mã) năm 395 cũng làm sức mạnh của cả đế quốc suy giảm. Hệ thống lãnh đạo của La Mã gồm nhiều thành phần pha trộn, tuy có những mặt tích cực nhưng thường gây bất hoà và nội chiến làm suy yếu La Mã. Tài chính, đặc biệt là phần phía Tây sau khi La Mã bị chia cắt, suy yếu. Với chi phí vận hành quân đội tốn kém hơn so với các đối thủ, La Mã nhiều khi lâm vào tình trạng không đủ ngân sách để chi trả quân lương khiến cho sức chiến đấu và sĩ khí suy giảm. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một lý do để nói về sự thất bại của những quân đoàn La Mã trong giai đoạn cuối, có thể kết luận đó là sự lãnh đạo kém cỏi chứ không phải là mô hình tổ chức. == Xem thêm == Quân đội La Mã Trang bị quân sự cá nhân La Mã Chiến thuật bộ binh La Mã Danh sách các cuộc chiến của người La Mã Danh sách các Lê dương La Mã Danh sách các trung đoàn hỗ trợ auxilium == Chú thích == == Tham khảo == History of the Art of War. Vol 1. Ancient Warfare, của tác giả Hans Delbrück Roman Warfare, của tác giả Adrian Goldsworthy History of Warfare, của tác giả John Keegan The Roman Army và Greece and Rome at War, của tác giả Peter Connolly The Encyclopedia Of Military History: From 3500 B.C. To The Present. (Tái bản có hiệu chỉnh lần hai, năm 1986), của các tác giả R. Ernest Dupuy, và Trevor N. Dupuy. War, của tác giả Gwynne Dyer. The Evolution of Weapons and Warfare, của tác giả Trevor N. Dupuy. Flavius Vegetius Renatus, De Re Militari (với bản dịch bằng Anh ngữ trực tuyến) Julius Caesar, The Gallic War William Smith, D.C.L., LL.D.: A Dictionary of Greek and Roman Antiquities, John Murray, London, 1875. The Punic Wars, của tác giả Adrian Goldsworthy. Carnage and Culture, của tác giả Victor Davis Hanson The Fall of the Roman Empire: The Military Explanation, của tác giả Arther Ferrill, 1988 The Complete Roman Army, của tác giả Adrian Goldsworthy The Military System Of The Romans, của tác giả Albert Harkness From the Rise of the Republic and the Might of the Empire to the Fall of the West, của tác giả Nigel Rodgers Parker Geoffrey, Lịch sử chiến tranh, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2006). == Liên kết ngoài == Bảo tàng Quân đội La Mã với vũ khí cổ đại Trang về Quân đội La Mã, Gary Brueggeman Quân đội La Mã Essays on life in the Late Roman Army, Các loại quân Comitatus Reenactment và nhóm Living history group. The Roman Army at http://web.archive.org/web/20150812045602/http://www.roman-empire.net/ Lego V Living History Group in Tennessee
bách việt.txt
Bách Việt (chữ Hán: 百越/百粵; bính âm: bǎi yuè) là một thuật ngữ lỏng lẻo bao hàm các dân tộc cổ chưa bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam giữa thiên kỷ I TCN và thiên niên kỷ I CN. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ (越, 粵, 鉞) đã thường được dùng thay thế nhau cho nghĩa "Việt". Từ Bách Việt lần đầu tiên thấy chép là trong Sử Ký (Ngô Khởi Truyện) của Tư Mã Thiên. Các sách cổ nói đến nhiều nhóm Bách Việt khác nhau, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Cán Việt (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Điền Việt (滇越 / 盔越), Mân Việt, Sơn Việt, Lạc Việt (雒越), Âu Việt (甌越 - hay còn gọi là Tây Âu - 西甌)... Giữa các bộ tộc Bách Việt này có nhiều sự khác nhau về địa bàn cư trú, văn hóa và ngôn ngữ, nhưng ngày nay khó xác định vì các nhóm bộ tộc này đều không có chữ viết nên không để lại các văn bản ghi chép. Phần lớn các tộc Bách Việt đã bị đánh bại sau cuộc chinh phạt xuống phía Nam của nhà Tần trong giai đoạn 220-210 trước công nguyên, trong thời nhà Hán họ dần dần đồng hóa với người Trung Nguyên để trở thành tổ tiên của người Hán phía nam sông Trường Giang hiện nay. Chỉ còn sót lại Lạc Việt và Âu Việt (2 nhóm cư ngụ ở miền Bắc Việt Nam ngày nay) không bị đồng hóa và là tổ tiên trực tiếp của người Kinh ở Việt Nam ngày nay. == Nguồn gốc == Thời cổ (nhà Thương, nhà Chu), người Trung Quốc gọi các dân tộc sống ở phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung là Việt. Bắt đầu từ thời nhà Hán, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) viết: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Nhà sử học Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc này có cùng tổ tiên với nhà Hạ. Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, cho thấy người bản địa có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam . Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam. Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt lần đầu tiên trong lịch sử, Việt là tên một loại vũ khí độc đáo của người Việt cổ đồng thời cũng có nghĩa là vượt, vượt sông Hoàng Hà xuống lưu vực phía Nam. Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (揚越), Cán Việt (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Điền Việt (滇越 / 盔越), Lạc Việt (雒越, tổ tiên trực tiếp của người Kinh ở Việt Nam ngày nay) và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa. Theo huyền sử Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang (hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng, theo huyền sử cũng trùng với vùng đất Bách Việt. Tuy nhiên Liam C. Kelley (2012) chỉ ra rằng những truyền thuyết về Hùng Vương, họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, nhà nước Văn Lang được tầng lớp quý tộc Việt Nam bị Hán hóa vào thời trung cổ sáng tạo ra nhằm tạo ra bản sắc riêng cho họ khi so sánh với di sản văn hóa của Trung Hoa còn lại tại miền bắc Việt Nam. Các bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy Vietic Nguyên thủy (Proto-Vietic), ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, Mường, Nguồn, Phong, Liha..., có nguồn gốc từ các tỉnh Khammouane và Bolikhamxay thuộc Lào với một số phân bố qua sườn bên kia của dãy Sai Phou Louang (Annamite) (tức đông Trường Sơn), phía bắc đến Nghệ An và phía đông đến Quảng Bình, nghĩa là xa về phía nam của đồng bằng sông Hồng. == Đặc điểm và phân loại == Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam, vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Tây Âu, Lạc Việt, Ư Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm/vương quốc, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越) và Nam Việt (南越, bao gồm cả Tây Âu, Lạc Việt) là các nhóm chính. Nước Đông Âu, nằm ở vùng trước là lãnh thổ của các nước Ngô và Việt. (ngày nay là vùng Ôn Châu (溫州), Chiết Giang, Trung Quốc). Nước Mân Việt, cũng nằm trong lãnh thổ cũ của nước Việt (tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được cho là tổ tiên của người Mân ở Trung Quốc hiện đại (những người nói tiếng Mân Nam) Nước Nam Việt, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, về sau phát triển vào địa bàn tỉnh Quảng Tây và vùng phía Nam. Họ được cho là tổ tiên của người Quảng Đông hiện đại. Tây Âu, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây Lạc Việt, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay, là tổ tiên trực tiếp của người Việt hiện đại. Cho đến gần đây, các học giả Trung Quốc mới bắt đầu cố gắng phân biệt các nhóm một cách nghiêm túc hơn. Trong khi nhiều học giả vẫn dựa quá nhiều vào việc trích dẫn các sách cổ, các kết quả khảo cổ học gần đây đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình phân tích. Một số học giả liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau: Tục cắt tóc ngắn và xăm mình Xây nhà sàn Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban) Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch Tục táng trên vách đá Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến Hình dáng hình học của đồ gốm sứ Kỹ thuật dệt phát triển cao Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc điểm trên đều có ở mỗi nhóm tộc Việt. Chẳng hạn, người Việt ven biển phía Đông Nam Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, sử dụng rìu đá có vai, còn người ở vùng biển phía Bắc và xa phía Tây Nam Trung Quốc thì không. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh: Nhóm Bắc, phân bố khắp vùng Trung và Bắc Quảng Đông, nối với vùng Bắc và Đông Quảng Tây, và trong thời kỳ đầu còn trải dài lên phía Bắc tới Phúc Kiến, Giang Tây, Chiết Giang và Nam Giang Tô. Nhóm Nam, với địa bàn trải dài tới vùng mà ngày nay là Tây Nam Quảng Đông, Nam và Tây Quảng Tây, và Bắc Việt Nam. Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn . Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Đông. Phát triển từ các nhóm văn hóa thời đại đồ đá cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội phát triển cao với một nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam. Xem thêm bài Trống đồng. xxxxnhỏ|350px|phải|Các nhóm tộc/nhóm văn hoá Bách Việt thời cổ]] Hướng tới một phân loại cụ thể hơn, các nhà học giả khác đã sử dụng cách chia ba để phân tách các nhóm văn hóa Việt. Ba nhóm này bao gồm: Nhóm Nam Việt (khác với tên nước Nam Việt của nhà Triệu): phân bố tại miền Trung và miền Bắc Quảng Đông, và trong thời kỳ đầu còn bao gồm cả Phúc Kiến, Chiết Giang, và Nam Giang Tô. (trùng với nhóm Bắc của cách chia đôi) Nhóm Tây Âu, còn gọi là Âu Việt (甌越): phân bố ở các vùng Quế Giang (桂江) và Tây Giang (西江) của Quảng Tây(廣西). Nhóm Lạc Việt: phân bố ở Tây Nam Quảng Đông kéo tới Đông Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam. Tuy hai nhóm Tây Âu (phía Tây Nam) và Lạc Việt (phía Đông Nam) có thể xếp vào một nhóm khi phân biệt với nhóm Việt phía Bắc, giữa hai nhóm này cũng có những điểm khác biệt quan trọng về cấp độ phát triển. Địa lý là một nhân tố quan trọng để giải thích sự khác biệt này. Phía Tây là vùng đồi núi, do đó, giao thông liên lạc khó khăn và các đa dạng địa phương có thể được bảo tồn lâu dài hay tiếp tục phát triển. Ở miền Đông Nam và các khu vực ven biển, giao thông liên lạc dễ dàng hơn, do đó, sự thâm nhập của các văn hóa bên ngoài cũng dễ dàng hơn, và theo thời gian, các đa dạng văn hóa địa phương có xu hướng phát triển về phía một dạng văn hóa chung. Theo các kết quả khảo cổ học, tuy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các nhóm văn hóa vùng Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam, các nhóm văn hóa vùng Tây Nam Trung Quốc thể hiện các khác biệt địa phương nổi bật cho thấy một giai đoạn phát triển thấp hơn, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp. == Lịch sử == === Thời tiền sử === Bên cạnh các di chỉ khảo cổ về các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) tại Việt Nam, ở phía Nam Trung Quốc cũng có các di chỉ khảo cổ được cho là của các tộc người Bách Việt cổ bản địa. Hai địa điểm khảo cổ thời Đồ Đá Mới được biết nhiều đến ở Quảng Tây là động Bailian gần Liễu Châu (柳州) và Zhenpi Yan gần Quế Lâm (桂林). Các đồ vật tìm thấy tại Bailian Dong được xác định theo định tuổi bằng cacbon-14 cách đây khoảng từ 30.000 đến 7.500 năm. Còn niên đại tại Zhenpi Yan được xác định vào khoảng 10.000 năm trước. Có hơn 400 mộ được cho là của tổ tiên người Tráng đã được phát hiện ở vùng này. Trong các mộ này, xác người được chôn ở tư thế nằm co, một kiểu chôn rất hiếm thấy ở Trung Quốc nhưng lại được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam. Theo Jeffrey Barlow,, những người thổ dân của vùng này có nguồn gốc ở phía Nam và có mối quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn ở Việt Nam. Ở vùng Nam Ninh thuộc phía Tây Nam Quảng Tây, người ta tìm thấy các di chỉ với vỏ sò hến nước ngọt lẫn trong lớp tro bếp. Các di chỉ này thường nằm ven bờ các khúc sông, gần các khu đất bằng phẳng, nhà thường quay lưng vào đồi núi. Tại nhiều địa điểm, các nhà khảo cổ học cũng tìm được mộ. Tuy nhiên, ngoài kiểu chôn nằm co phổ biến, còn có các kiểu khác như nằm thẳng hoặc nằm nghiêng. Đặc biệt là các kiểu táng đa dạng này lại được tìm thấy tại cùng một địa điểm. Rìu đá có vai, đặc trưng của các di chỉ Đồ đá mới tại Quảng Đông và Bắc Việt Nam, cũng được tìm thấy tại các địa điểm trên, nhưng được tìm thấy nhiều hơn theo hướng xuôi theo sông. Cùng với các loại di chỉ, sự phân bố trên cho thấy ở phía Đông Nam các nền văn hóa địa phương phức tạp và có tính gắn kết hơn là phía Tây Nam. Sự khác biệt này có thể được giải thích bằng điều kiện địa lý: vùng Tây Nam nhiều đồi núi hơn nên các nền văn hóa ở đây khó giao lưu với nhau hơn. === Dòng di cư của người Hán và chiếm đất === Từ thế kỷ 9 trước Công nguyên, hai nhóm Việt ở phía Bắc, Câu Ngô và Ư Việt, bị ảnh hưởng ngày càng nhiều bởi láng giềng Trung Hoa (người Hán) ở phía Bắc. Hai nước này, một nước có lãnh thổ ở phía Nam Giang Tô, nước kia ở vùng Bắc Chiết Giang. Giới quý tộc lãnh đạo học chữ Hán, tiếp nhận các thể chế chính trị và kỹ thuật quân sự Trung Hoa. Người ta đã cho rằng sự thay đổi về văn hóa này là do Tể tướng nước Ngô là Ngô Thái Bá (吳太伯) - một vương tử của nhà Chu đã chạy về phía Nam lánh nạn. Vùng đất đầm lầy ở phía Nam đã mang lại cho Câu Ngô và Ư Việt những đặc điểm độc đáo. Họ không chú trọng vào làm ruộng mà dựa nhiều hơn vào nghề thủy sản (aquaculture). Giao thông đường thủy có tầm quan trọng lớn ở phía Nam, do đó hai nước này đã tiến lên trình độ cao về kỹ thuật đóng tàu thuyền và kỹ thuật thủy chiến. Họ còn được biết đến với những thanh bảo kiếm. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, hai nước này, bấy giờ có tên là Ngô và Việt, đã tham gia ngày càng sâu vào chính trị Trung Hoa. Năm 512 TCN, Ngô đánh Sở - nước lớn nhất ở miền Trung sông Dương Tử. Một chiến dịch tương tự đã diễn ra vào năm 506, lần này Ngô chiếm được kinh đô của Sở - thành Dĩnh (郢). Cũng năm đó, chiến tranh nổ ra giữa Ngô và Việt và tiếp diễn thêm 3 thập kỷ nữa. Năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn (雒句踐 - Lạc Câu Tiễn) cuối cùng đã đánh bại nước Ngô và được các nước phía Bắc là Tề và Tấn (晉) công nhận. Năm 333 TCN, đến lượt Việt bị Sở diệt. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, vùng đất của Bách Việt bị nhập vào đế quốc Trung Hoa. Quân Tần còn tiến xa hơn về phía Nam dọc theo sông Tương (湘江) tới vùng đất nay là Quảng Đông và thiết lập các quận dọc theo các tuyến giao thông chính. Trong suốt thời nhà Hán, có hai nhóm Việt được nhắc đến, đó là Nam Việt ở phía cực Nam, sống chủ yếu tại các vùng Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam; và nhóm Mân Việt ở phía Đông Bắc, tập trung tại sông Mân Giang (閩江) ở vùng Phúc Kiến ngày nay. Quá trình Hán hóa các dân tộc này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự đế quốc và định cư của người Hán. Các khó khăn về vận tải và thủy thổ phương Nam đã làm cho việc chiếm đất và cuối cùng là đồng hóa các dân tộc Việt diễn ra một cách chậm chạp. Khi người Hán đến tiếp cận với các dân tộc Việt địa phương, họ thường giành lấy quyền kiểm soát lãnh thổ hoặc khuất phục dân địa phương bằng bạo lực. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 40, tướng Mã Viện của nhà Hán đã đem một lực lượng gồm 10.000 quân đến đánh dẹp. Trong khoảng từ năm 100 đến 184 đã có không dưới 7 cuộc nổi dậy bằng quân sự, nhà Hán đã thường phải dùng đến các hoạt động phòng vệ mạnh. Khi dân nhập cư người Hán tăng dần, các tộc Việt dần dần bị buộc phải chuyển đến những vùng đất xấu hơn ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, không giống với các dân tộc du mục ở miền Trung Á, chẳng hạn người Hung Nô hoặc người Tiên Ti (鮮卑), các dân tộc Việt chưa bao giờ là mối đe dọa lớn đối với sự bành trướng hay quyền kiểm soát của người Hán. Đôi khi, họ thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào vùng định cư của người Hán - các nhà sử học truyền thống của Trung Quốc gọi đây là "các cuộc nổi loạn". Về phần mình, người Hán coi các dân tộc Việt là những tộc người rất kém văn minh và có xu hướng gây chiến lẫn nhau. Tuy nhiên, dưới đời nhà Tần và nhà Hán, các tộc Bách Việt vẫn cư ngụ ở vùng đất cũ của họ với các tổ chức xã hội và chính trị của riêng họ, sự cai trị của chính quyền người Hán chỉ là trên danh nghĩa. Từ thế kỉ 4, khi Trung Quốc bắt đầu bị các tộc du mục phương Bắc đánh chiếm - những người đã chiếm được toàn bộ vùng Bắc Trung Quốc và thiết lập Ngũ Hồ thập lục quốc và Bắc triều, chiến tranh đã gây ra những đợt lớn dân di cư từ phía Bắc về đổ về Nam Trung Quốc. Điều này đã tăng tốc quá trình Hán hóa (giao thoa văn hóa giữa người Bách Việt và người Hán) ở vùng Nam Trung Quốc, dân cư địa phương đã dần dần bị nhập vào văn hóa Hán hoặc phải dời đi nơi khác. Theo thời gian, từ "Bách Việt" đã không còn được sử liệu của Trung Quốc nhắc đến. Phần nhiều các tộc Bách Việt đã bị Hán hóa và đồng nhất với người Hán (hoặc nói cách khác, người Hán di cư làm phong phú thêm văn hóa Bách Việt phía nam Trung Hoa). Một số trở thành tổ tiên của các dân tộc thiểu số như người Cao Sơn (高山族-Cao Sơn tộc) ở Đài Loan, người Tráng, người Bố Y (布依族), người Đồng (侗族), người Hỏa (火族) ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi hầu hết các dân tộc Bách Việt cuối cùng đã bị đồng hóa vào nền văn hóa Hán, người Việt Nam, hậu duệ trực tiếp của nhóm Lạc Việt, đã giữ được bản sắc dân tộc của mình và cuối cùng thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ 10. Tuy nhiên, James R. Chamberlain cho rằng cư dân gốc của đồng bằng sông Hồng là những người nói ngôn ngữ Tai-Kadai (Thái) và thời gian họ bị sắc tộc Việt Nam thay thế hẳn phải xảy ra vào thế kỷ 7—thế kỷ 9. == Di sản của Bách Việt == Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn phân chia sau đó đã đẩy nhanh quá trình Hán hóa. Các giai đoạn bất ổn và chiến tranh ở vùng phía bắc Trung Quốc, như là Nam Bắc triều và trong thời nhà Tống đã dẫn đến nhiều cuộc di dân lớn của người Hán. Hôn nhân giữa các sắc tộc và giao tiếp giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn của người Hán và các dân tộc khác ở phía nam. Vào thời nhà Đường, từ "Việt" đã gần như trở thành một địa danh hơn là một từ mang tính văn hóa. Chẳng hạn, trong thời Ngũ Đại Thập Quốc, một nước tại vùng ngày nay là tỉnh Chiết Giang đã dùng tên nước là Ngô Việt. Cũng giống như vậy, từ "Việt" trong "Việt Nam" có gốc từ chữ "Việt" (越) này. Ảnh hưởng của văn hóa Bách Việt đối với văn hóa Trung Hoa chưa được người Hán khẳng định một cách chính thức, nhưng rõ ràng ảnh hưởng đó là đáng kể. Các ngôn ngữ của những quốc gia cổ như Ngô và Việt đã hình thành nền tảng cho tiếng Ngô hiện đại (吳語 - Ngô văn) và ở một mức độ nào đó cũng là nền tảng cho tiếng Mân (閩方言) - các ngôn ngữ của vùng Phúc Kiến. Các nhà nhân học ngôn ngữ cũng đã khẳng định rằng một số lượng lớn các từ trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ các từ Việt cổ. Một ví dụ là từ "giang" (江), nghĩa là "sông". Các con sông ở phía Bắc Trung Quốc đều được gọi là "hà" (河), trong khi các con sông ở phía Nam Trung Quốc được gọi là "giang" (江). Dấu vết của ngôn ngữ Việt, đặc biệt là cấu trúc "tính từ đi sau danh từ" (ngược lại với tiếng Trung Quốc) vẫn còn lại trong các tác phẩm văn thơ kinh điển của Trung Quốc như Kinh Thi, và trong tên gọi của các vị thần/vương truyền thuyết mà người Trung Quốc coi là của họ như Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Khốc . Ở một mức độ nào đó, một số dấu vết còn lại của các dân tộc Bách Việt và văn hóa của họ còn có thể được thấy trong một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, đặc biệt là người Tráng, và nhiều dân tộc ở Việt Nam. Một số học giả cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn minh Thần Nông ở phía Nam sông Dương Tử (nghĩa là thuộc vùng đất Bách Việt). Có người còn khẳng định cụ thể hơn rằng đây là sản phẩm của người Âu Việt và Lạc Việt, với các lập luận chẳng hạn như: có thể thấy các khái niệm Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng; một số tên quẻ cũng như diễn giải quẻ của người Trung Quốc từ xưa tới nay đôi khi còn rất mơ hồ...? == Cách dùng hiện đại == Trong tiếng Trung Quốc hiện đại, các chữ "越" và "粵" là khác nhau. Chữ thứ nhất thường được dùng để chỉ vùng đất nguyên thủy của Vương quốc Việt, một khu vực phía bắc của Chiết Giang và Thượng Hải, đặc biệt là các khu vực xung quanh Thiệu Hưng và Ninh Ba. Hát tuồng Chiết Giang, chẳng hạn, được gọi là "Việt kịch" (越劇). Chữ "越" cũng được dùng để chỉ Việt Nam (越南). Chữ thứ hai "粵" (yuè) được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Tiếng Quảng Đông, được sử dụng tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Ma Cao và trong nhiều cộng đồng Hoa kiều ở các nước trên thế giới, còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語). Trong chữ Hán-Nôm mà người Việt Nam sử dụng, chữ "越" cũng được dùng trong tên Việt Nam - "越南". == Lưu ý == == Chú thích == == Xem thêm == == Liên kết ngoài == Tiếng Việt: Tìm lại nguồn gốc vùng đất Bách Việt Văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam Tiếng Anh: Đường di chuyển của người tiền sử theo Map of early human migration patterns Introduction to Yuet Culture Origins Of The Zhuang: The Bai Yue
buồng trứng.txt
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản sinh ra tế bào trứng, thường có một cặp là một phần thuộc hệ sinh dục ở con cái/mái của các động vật có xương sống. Buồng trứng ở các cá thể cái có vai trò tương tự như tinh hoàn ở cá thể đực/trống, chúng đều là các bộ phận sinh dục và tuyến nội tiết. == Giải phẫu học người == === Hormone === Buồng trứng tiết ra estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp của nữ ở tuổi dậy thì và cho sự trưởng thành và duy trì các cơ quan sinh dục ở trạng thái chức năng trưởng thành của các cơ quan này. Progesterone tạo sự chuẩn bị cho tử cung mang thai, và tiết sữa ở tuyến vú. Các chức năng của progesterone cùng với estrogen làm thúc đẩy những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt trong nội mạc tử cung. === Dây chằng === Ở người, cặp buồng trứng nằm trong khoang chậu, về hai phía của tử cung, qua đó chúng được gắn với nhau bằng sợi dây gọi là dây chằng buồng trứng. Buồng trứng không bị che phủ trong khoang phúc mạc, nhưng được gắn vào thành cơ thể qua dây chằng treo buồng trứng. Một phần của các dây chằng tử cung che phủ buồng trứng được gọi là mesovarium. Như vậy, buồng trứng là cơ quan duy nhất trong cơ thể người đó là hoàn toàn không có vỏ bọc nằm trong màng bụng. == Bệnh ở buồng trứng == Bệnh buồng trứng có thể được phân loại như rối loạn nội tiết hoặc như là một rối loạn của hệ thống sinh sản. Nếu trứng không được xuất ra từ các nang trong buồng trứng, một u nang buồng trứng có thể hình thành. U nang buồng trứng nhỏ rất phổ biến ở phụ nữ khỏe mạnh. Một số phụ nữ có nang nhiều hơn bình thường (hội chứng Đa nang buồng trứng), ức chế các nang phát triển bình thường và điều này sẽ gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Các điều kiện khác bao gồm: u buồng trứng, bao gồm Ung thư buồng trứng Luteoma thiểu năng sinh dục Hyperthecosis xoắn buồng trứng ngập máu buồng trứng (vỡ) suy buồng trứng sớm Anovulation U nang buồng trứng: u nang nang trứng, u nang thể vàng, Theca-lutein u nang, u nang Sôcôla u tế bào mầm buồng trứng: Dysgerminoma, Choriocarcinoma, Yolk sac khối u, u quái các khối u không phải tế bào mầm buồng trứng cystadenoma huyết thanh cystadenocarcinoma huyết thanh cystadenoma nhầy cystadenocarcinoma nhầy khối u Brenner u tế bào granulosa khối u Krukenberg == Tham khảo == == Liên kết ngoài == From the American Medical Association Merck Online Medical Library: Female Reproductive System
hoàng gia huy nhật bản.txt
Hoàng gia huy Nhật Bản, còn được gọi là Cúc Văn (菊紋, kikumon) hay Cúc Hoa Văn / Cúc Hoa Văn Chương (菊花紋, 菊花紋章, kikukamon, kikukamonshō) hay Cúc Ngự Văn (菊の御紋, kikunogomon), là một mon, huy hiệu hay phù hiệu được Thiên hoàng và những thành viên trong hoàng thất Nhật Bản sử dụng. Cần phân biệt Cúc Văn với Đồng Văn - huy hiệu của chính phủ Nhật Bản. == Lịch sử == Cúc Văn hiện diện như một quốc huy của Nhật Bản hiện đại, và đôi khi được xem là một biểu tượng ngoại giao của quốc gia này. Trong quá khứ, vào thời kỳ Minh Trị, huy hiệu này chỉ Thiên hoàng mới có quyền sử dụng, vì vậy, mỗi thành viên trong hoàng thất dùng các phiên bản hoàng gia huy đã qua sửa đổi khác để thay thế. Những ngôi đền Thần đạo thường dùng Hoàng gia huy hoặc bổ sung những yếu tố hay họa tiết khác để tạo thành biểu tượng riêng của mình. Trước đó, trong lịch sử Nhật Bản, khi Thiên hoàng Go-Daigo, người đã cố gắng để phá vỡ quyền lực của Mạc phủ vào năm 1333, bị lưu đày, ông đã sử dụng một huy hiệu hoa cúc gồm mười bảy cánh để phân biệt mình khỏi Thiên hoàng Kōgon của Bắc triều, người vẫn sử dụng một mon hoàng gia 16 cánh. == Mô tả == Huy hiệu là hình ảnh đóa hoa cúc màu vàng hoặc cam có viền và nền màu đen hoặc đỏ. Một hình tròn nhỏ làm tâm được bao bọc bởi 16 cánh hoa thuộc lớp trước (nhìn trực diện), và ẩn bên dưới là 16 cánh hoa khác được xếp so le xen kẽ với lớp trước và được nhìn thấy dưới dạng những đường vân tròn. Ngày nay, các thành viên hoàng thất dùng phiên bản có 14 cánh hoa, trong khi phiên bản 16 cánh hoa được cài trên áo của những thành viên trong nội các. Cúc Văn cũng xuất hiện trong sổ hộ chiếu quốc gia và những vật phẩm khác thừa hành hoặc đại diện cho quyền lực của Thiên hoàng, sử dụng như cờ hiệu của Thiên hoàng hoặc dùng trong những sự kiện lễ hội trang nghiêm nhất. Với tính chất như một biểu tượng quốc gia, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép đăng ký thương hiệu có những hình ảnh giống với Cúc Văn, theo quy định tại Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Nhật Bản. Những quốc gia đã ký Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp cũng được chính phủ Nhật Bản (là nước thành viên) quy ước rõ về vấn đề này. == Chú thích == == Xem thêm == Ngai vàng Hoa cúc Dấu triện Chính phủ Nhật Bản Hoàng gia huy Triều Tiên Huân chương Hoa cúc Triện dấu cơ mật của Nhật Bản Quốc tỉ Nhật Bản
jimmy connors.txt
James Scott "Jimmy" Connors (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1952, tại East St. Louis, Illinois, là cựu tay vợt người Mỹ cũng đồng thời là cựu tay vợt số 1 thế giới. Anh nắm giữ vị trí số 1 với 160 tuần liên tiếp từ 29 tháng 7 năm 1974 đến 22 tháng 8 năm 1977 (kỷ lục trong thời gian đó), với 8 lần giữ vị trí đó trong suốt sự nghiệp của anh (tổng cộng 268 tuần). Connors giành 8 giải đơn và 2 giải đôi nam Grand Slam và cũng là á quân giải đôi nam nữ với Chris Evert tại Mỹ Mở rộng. Connors cũng thắng 3 giải vô địch cuối năm (year end championship) bao gồm 2 giải WCT Finals của WCT và 1 giải Tennis Masters Cup của Grand Prix Tennis Circuit. Anh cũng là huấn luyện viên của Andy Roddick trong chiến thắng Mỹ Mở rộng năm 2003. Mặc dầu vậy Connors chưa bao giờ thắng giải Pháp Mở rộng, chiến thắng của anh tại giải Mỹ Mở rộng năm 1976 trong giai đoạn từ năm (1975–77) khi mà giải đấu diễn ra trên mặt sân đất nện. Connors trở thành một trong 5 người (Mats Wilander, Andre Agassi, Roger Federer và Rafael Nadal giành dược danh hiệu Grand Slam trên 3 mặt sân cỏ, cứng và đất nện. Connors cũng từng thắng giải Mỹ Mở rộng trên cả 3 mặt sân cỏ, cứng và đất nện, là người duy nhất giành dược danh hiệu đó. Connors cũng trở thành tay vợt đầu tiên giành được vị trí số 1 thế giới tổng cộng hơn 200 tuần. Anh cũng là người duy nhất giành hơn 100 danh hiệu đơn trong suốt sự nghiệp. == Grand Slam == === Vô địch (8) === === Á quân(7) === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Jimmy Connors trên trang chủ ATP (tiếng Anh) Jimmy Connors trên ITF Jimmy Connors tại Davis Cup Bản mẫu:Tennishof Official Wimbledon website profile BBC profile
giáo dục đại học.txt
Giáo dục đại học hay giáo dục bậc cao (tiếng Anh: higher education) là giai đoạn giáo dục thường diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học, và sau đại học, và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn nghệ và trường kinh doanh có trao văn bằng học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Quyền tiếp cận giáo dục đại học được nói đến trong một số văn kiện nhân quyền quốc tế. Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc cho rằng "giáo dục đại học phải được phổ cập bình đẳng cho mọi người bằng những phương cách thích hợp, tùy thuộc vào khả năng, và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí." Điều 2 của Công ước châu Âu về Nhân quyền (1950) quy định các nước ký tên phải bảo đảm quyền giáo dục. Bài này chưa nói đến hoạt động nghiên cứu và học tập bậc cao trong các tôn giáo và trong các cơ sở do tôn giáo điều hành như tu viện, thiền viện, chủng viện, và trường Phật học. Bài viết cũng không đề cập đến những hoạt động giáo dục sau trung học không thuộc phạm vi giáo dục đại học mô tả ở trên. Về những hoạt động học tập bậc cao thời cổ đại, xem bài Các cơ sở học tập bậc cao thời cổ đại. == Tổng quan == Giáo dục đại học bao gồm các hình thức giáo dục diễn ra ở các cơ sở học tập bậc sau trung học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặc cấp chứng chỉ. Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đại học và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm, và viện kỹ thuật. Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn thành giáo dục trung học, và tuổi nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi. Giáo dục đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập (như trong các trường y khoa và nha khoa), và phụng sự xã hội của các cơ sở giáo dục đại học. Các hình thức giáo dục đại học bao gồm: giáo dục tổng quát (general education), thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừu tượng cùng với những khía cạnh ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các ngành khai phóng (liberal arts education), bao gồm các ngành nhân văn, khoa học, nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn nghệ (vocational education), kết hợp cả việc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên nghiệp (professional education), như trong các ngành kiến trúc, kinh doanh, luật, y khoa, v.v... Ở nhiều quốc gia phát triển, có tới 50 phần trăm dân số theo học trong các cơ sở giáo dục đại học. Giáo dục đại học do đó rất quan trọng đối với kinh tế quốc gia, với tư cách là một ngành kinh tế và là nơi giáo dục và đào tạo nhân lực cho phần còn lại của nền kinh tế. Những người theo học đại học thường kiếm được mức lương cao hơn và ít có khả năng bị thất nghiệp hơn so với những người có học vấn thấp hơn. == Giáo dục đại học tại Việt Nam == Các chính thể độc lập ở Việt Nam từ thế kỷ 20 nói chung đều nhấn mạnh đến công tác giáo dục và quyền được giáo dục của người dân, mặc dù triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, và cách tổ chức thực hiện có khác nhau. Điều này thể hiện trong các tuyên bố của chính phủ Trần Trọng Kim thời Đế quốc Việt Nam, và trong các bản hiến pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946 và 1959), Việt Nam Cộng hòa (1956 và 1967), và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980 và 1992). Riêng Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa còn nói rõ "nền giáo dục đại học được tự trị." Năm 1975, sau chiến tranh, tất cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục từng hoạt động ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải thể, các cơ sở giáo dục đại học công lập bị giải thể hoặc bị chia ra hay sắp xếp lại theo mô hình phân tán ngành học của Liên Xô; quyền tự trị đại học bị bãi bỏ. Giáo dục Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gồm cả giáo dục đại học, bị chính trị hóa, và hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 36 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) quy định "nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng." Giáo dục đại học Việt Nam ở miền Bắc trước 1975 và ở cả nước sau 1975 tuân theo mô hình bao cấp giống như ở các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hàng năm nhà nước phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, căn cứ vào tính toán nhu cầu của các cơ quan và các địa phương. Căn cứ vào chỉ tiêu đó, ngân sách được phân bổ cho các bộ chủ quản, rồi các bộ rót tiền xuống cho các cơ sở giáo dục do mình quản lý. Sinh viên ra trường được nhà nước phân công công việc. Tình hình thay đổi kể từ năm 1987, khi những lĩnh vực trước đây thuộc khu vực công bắt đầu do "các thành phần kinh tế" khác đảm trách; biên chế không còn nhu cầu và sinh viên ra trường không có việc làm vì không còn được phân công về các cơ quan nhà nước. Điều này đã dẫn đến việc các cơ sở giáo dục đại học có nguy cơ tan rã, do "sinh viên không muốn học, thầy cô không muốn dạy". Mùa hè năm 1987, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp triệu tập cáchiệu trưởng và bí thư Đảng ủy các trường đại học về dự một hội nghị ở Nha Trang. Hội nghị đã thảo luận kế hoạch cải cách bao gồm bốn tiền đề đào tạo: Đào tạo không chỉ cho các cơ quan nhà nước mà còn cho cả các thành phần kinh tế; đào tạo theo dự báo về yêu cầu nhân lực trong tương lai; đào tạo phục vụ nhu cầu học tập của người dân, không kèm trách nhiệm phân công, sinh viên tự tìm việc làm; đào tạo đa dạng, có cả những loại hình đào tạo phi chính quy, không chỉ bằng ngân sách nhà nước mà còn thu học phí. Cũng trong thời kỳ này, chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu sửa đổi chính sách phân loại "13 hạng thanh niên" trong tuyển sinh. Giáo dục đại học Việt Nam trải qua chuyển biến lớn vào đầu thập niên 1990 với sự ra đời của loại hình cơ sở giáo dục đại học được gọi là "đại học", gấn giống mô hình viện đại học hay university; mỗi "đại học" được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học đơn ngành đơn lĩnh vực. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật Giáo dục Đại học, đưa ra "quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học." === Tình trạng giáo dục hiện thời === Theo TS Phạm Thị Ly (ĐH Quốc gia TP.HCM), mặc dù tỉ lệ sinh viên vào ĐH còn thấp, đậu cử nhân ra trường vẫn thất nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù nhiều cử nhân thất nghiệp, các doanh nghiệp vẫn thiếu người. Điều này cho thấy đang có một khoảng cách khá xa giữa những gì các trường đang dạy và những gì xã hội thật sự cần. Cử nhân thất nghiệp do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến chất lượng đào tạo có vấn đề, và do một nguyên nhân sâu xa hơn: chính sách sử dụng người tài. Việc số người vào đại học tuy ít (so với các nước khu vực, Số liệu thống kê tại VN cho thấy chỉ có khoảng 24% thanh niên từ 18 - 24 tuổi được tiếp cận giáo dục ĐH, trong khi con số này ở những nước như Thái Lan, Malaysia là 50 - 60%.) mà lại còn giảm là do việc có những người học hành không ra gì vẫn có cương vị cao trong xã hội đã phá hủy hết động lực học tập của người trẻ. Ngoài ra, học hộ, thi thuê, bằng giả, cũng là những thứ đã phá tan giá trị của tấm bằng đại học. == Mô hình các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam == Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có các tên gọi: trường đại học, trường đại học bách khoa, trường đại học tổng hợp, trường đại học cộng đồng, viện đại học, viện đại học bách khoa, đại học, đại học quốc gia, học viện, nhạc viện, trường cao đẳng, trường cao đẳng cộng đồng, v.v... Trong ngôn ngữ hàng ngày, "trường đại học" và "viện đại học" thường được gọi ngắn gọn hay thân mật là "đại học", mặc dù "đại học" là một loại hình cơ sở riêng biệt; về những nghĩa khác của "đại học", xem Đại học (định hướng). === Trường đại học === Trường đại học (từ tương tự trong tiếng Anh: college; có khi còn được dịch ra tiếng Anh là university) là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tên là trường đại học và theo mô hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục của Liên Xô, tức là mỗi trường đại học tập trung vào một chuyên ngành hay một nhóm chuyên ngành riêng; ví dụ: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Thủy lợi... Trong trường đại học thường có các khoa; trong khoa có các bộ môn. Trường đại học có khi là một đơn vị thành viên trong một viện đại học, ví dụ Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, hay trong một đại học, ví dụ Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng. Trường đại học tổng hợp (từ tương tự trong tiếng Anh: college hoặc university) là loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường loại này gồm có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay thuộc Đại học Huế), và Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các trường đại học tổng hợp này chỉ tập trung vào các ngành nhân văn và khoa học cơ bản. Trường đại học bách khoa (từ tương tự trong tiếng Anh: polytechnic), có khi còn gọi là trường đại học kỹ thuật, là loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường loại này gồm có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (nay thuộc Đại học Đà Nẵng), và Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các trường đại học bách khoa này chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật và công nghệ. Trường đại học cộng đồng (từ tương tự trong tiếng Anh: community college) là cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình trường đại học cộng đồng ở Việt Nam là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Nam California năm 1970. Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập năm 1971 ở Định Tường, sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng. === Viện đại học === Viện đại học (từ tương tự trong tiếng Anh: university) là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa có tên là viện đại học theo mô hình university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ; ví dụ: Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh. Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa) hoặc trường hay trường đại học (school hay college). Trong mỗi phân khoa hay trường có các ngành; mỗi ngành tương ứng với một ban (tương đương với đơn vị khoa hiện nay). Giáo dục Việt Nam thời Liên bang Đông Dương có một cơ sở giáo dục theo mô hình viện đại học là Viện Đại học Đông Dương (Université Indochinoise); sau 1945 đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (Université de Hà Nội). Ở Việt Nam hiện có một cơ sở giáo dục có tên bắt đầu bằng cụm từ viện đại học là Viện Đại học Mở Hà Nội. Mô hình viện đại học không giống như mô hình trường đại học tổng hợp vì các trường đại học tổng hợp chỉ tập trung vào các ngành nhân văn và khoa học cơ bản. Viện đại học bách khoa (từ tương tự trong tiếng Anh: polytechnic university) là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành và đa lĩnh vực tương tự như mô hình viện đại học, nhưng chú trọng đến các ngành thực tiễn. Vào năm 1973, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức được thành lập dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, dựa theo mô hình polytechnic university ở California, Hoa Kỳ. Đây là viện đại học bách khoa duy nhất từng tồn tại ở Việt Nam. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về nông nghiệp, kỹ thuật, giáo dục kỹ thuật, khoa học tự nhiên và nhân văn, kinh tế và quản trị, và thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường sau đại học. Các cơ sở giáo dục đều gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho tri thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí. Mô hình viện đại học bách khoa không giống như mô hình trường đại học bách khoa vì các trường đại học bách khoa chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật và công nghệ. === Đại học === Đại học (từ tương tự trong tiếng Anh: university) chính thức có nghĩa là một cơ sở hay cơ cấu giáo dục đại học vào đầu thập niên 1990, khi chính phủ Việt Nam thành lập các đại học quốc gia và đại học cấp vùng bằng cách gộp một số trường đại học lại với nhau. Hiện Việt Nam có hai đại học quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và ba đại học cấp vùng (Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, và Đại học Thái Nguyên). Các "đại học" này có mô hình gần giống với "viện đại học"; mỗi đại học có vài trường đại học thành viên, và thường áp dụng một phần hay toàn bộ hệ thống học theo tín chỉ. Tuy vậy, các trường đại học thành viên này gần như biệt lập với nhau; sinh viên từ một trường thành viên này thường không học để lấy tín chỉ từ một trường thành viên khác. Có thể nói là mô hình "đại học" là một sự kết hợp giữa mô hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục của Liên Xô và mô hình viện đại học, và vẫn mang nặng đặc điểm của mô hình phân mảnh của Liên Xô. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của Quốc hội Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các đại học cấp quốc gia và cấp vùng là viện đại học. === Học viện, Nhạc viện === Thời Việt Nam Cộng hòa, học viện thường là cơ sở giáo dục đại học có tính chất như là trường chuyên nghiệp (professional school), ví dụ: Học viện Quốc gia Hành chánh (nơi đào tạo nhân viên hành chánh cao cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa, bậc đại học và sau đại học), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (năm 1974 trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức), v.v... Ở Việt Nam hiện nay, học viện vừa đào tạo đại học, sau đại học vừa nghiên cứu chuyên sâu trong một lĩnh vực, một ngành trọng điểm quốc gia, như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Quốc phòng, Học viện Hải quân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam v.v... Trong khi đó, nhạc viện (từ tương tự trong tiếng Anh: conservatory) hay học viện âm nhạc (music academy) là cơ sở đào tạo và nghiên cứu âm nhạc từ trình độ dưới đại học, đại học, và sau đại học; ví dụ: Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế. === Trường cao đẳng === Các école (tiếng Pháp, có nghĩa là trường) của Université Indochinoise (Viện Đại học Đông Dương) thường được gọi là "trường cao đẳng"; ví dụ: École des Beaux-Arts de l'Indochine là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có khi là Trường Mỹ thuật Đông Dương. Một số trường thành viên của Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ thời Việt Nam Cộng hòa cũng được gọi là trường cao đẳng; ví dụ: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, v.v... Ở Việt Nam hiện nay, trường cao đẳng là một loại hình cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ sau trung học nhưng thấp hơn bậc đại học, gọi là bậc cao đẳng. Các trường cao đẳng tuyển những người có bằng trung học phổ thông học tương đương, và có chương trình đào tạo dài khoảng ba năm. Sinh viên học xong cao đẳng có thể tham gia thi tuyển để được chọn vào học "liên thông" lên bậc đại học ở một số trường đại học. == Giáo dục đại học ở một số quốc gia == === Giáo dục đại học ở Pháp và Đức === Hệ thống giáo dục đại học ở cả Pháp và Đức nói chung đều nằm dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Điều kiện nhập học của sinh viên ở hai nước này tương tự nhau. Ở Pháp có kỳ thi tú tài (tiếng Pháp: baccalauréat) ở cuối bậc trung học. Giáo dục đại học ở Pháp miễn phí và dành cho tất cả các sinh viên đậu kỳ thi này. Sau khi đậu tú tài, sinh viên được nhận vào học năm thứ nhất dự bị ở một viện đại học, đến cuối năm thì trải qua một kỳ thi khác khó hơn. Nếu vượt qua kỳ thi này sinh viên sẽ được phép học trong các viện đại học thêm ba hay bốn năm cho đến khi nhận được bằng đại học đầu tiên, ở Pháp gọi là license. Tuy nhiên có những khác biệt căn bản trong hệ thống giáo dục giữa hai nước này. Các académie (học khu) của Pháp, nằm dưới sự quản lý của một giám đốc do chính quyền bổ nhiệm và cũng là người giám sát các cơ sở giáo dục đại học trong học khu. Chương trình học đồng nhất trên khắp cả nước khiến các viện đại học khó làm mình khác đi. Vì thế mà nhiều sinh viên chọn đến Paris, nơi có chỗ ăn ở tốt hơn và có cơ hội tiếp xúc với nhiều hoạt động văn hóa. Một khác biệt nữa là Pháp có các cơ sở giáo dục đại học gọi là grand école, nơi có chương trình giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp bậc cao. Hầu hết các trường này không thuộc các viện đại học, mặc dù họ cũng tổ chức các kỳ thi khắt khe để tuyển những ứng viên đã có bằng tú tài. Các grand école có các chương trình đào tạo trong tất cả các ngành khoa học ứng dụng và công nghệ, và bằng cấp mà các cơ sở này trao được đánh giá cao hơn các license thông thường. Ở Đức, quốc gia hình thành từ các tiểu quốc hùng mạnh một thời, các viện đại học cấp vùng có quyền tự trị trong việc quyết định chương trình học của mình dưới sự chỉ đạo của các viện trưởng hay hiệu trưởng bầu chọn từ bên trong viện đại học. Sinh viên ở Đức thay đổi nơi học tùy theo sở thích và thế mạnh của từng cơ sở giáo dục. Thực sự sinh viên thường theo học hai, ba, hay thậm chí là bốn viện đại học khác nhau trong suốt khóa học bậc đại học của mình, và phần đông các giáo sư ở một viện đại học giảng dạy ở bốn hay năm cơ sở khác nữa. Mức độ lưu chuyển cao này khiến cho hệ thống giáo dục đại học Đức khác với hệ thống ở Pháp, nơi thiếu sự tự do và tính cá thể. Cả hai nước đều có ảnh hưởng đến giáo dục đại học ở các nước khác. Thông qua ảnh hưởng lên các nước thuộc địa hay thông qua công tác truyền giáo, người Pháp đã đưa nhiều khía cạnh của hệ thống giáo dục của họ vào Bắc và Tây Phi, vùng Caribe, và vùng Viễn Đông. Trong thập niên 1870, hệ thống các viện đại học của Nhật Bản được phát triển dựa theo mô hình của Pháp. Đặc biệt các grand école của Pháp được lấy làm hình mẫu cho các trường kỹ thuật. Giáo dục Đức thì tạo ảnh hưởng thông qua những khái niệm triết học liên quan đến vai trò của các viện đại học. Người Đức đi tiên phong trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các viện đại học với vai trò là những cơ sở nghiên cứu, và họ cũng tạo ra cảm nhận về các viện đại học như là biểu tượng của tri thức quốc gia. === Giáo dục đại học ở Anh === Các cơ sở giáo dục đại học ở Anh Quốc có một mức độ tự trị cao. Các viện đại học ở Anh gần như hoàn toàn tự trị đối với chính quyền quốc gia và địa phương trong việc điều hành cũng như trong việc quyết định chương trình học, dù cho các cơ sở này nhận tài trợ gần như hoàn toàn từ nhà nước. Điều kiện tuyển sinh ở các viện đại học Anh khá phức tạp. Sinh viên phải lấy được Chứng chỉ Giáo dục Phổ thông (tương tự như bằng tú tài ở Pháp) bằng cách thi đậu các kỳ thi trong nhiều môn học khác nhau. Sinh viên thi đậu các kỳ thi này với thứ hạng càng cao thì càng có cơ hội được vào học ở một viện đại học do mình chọn. Quá trình tuyển sinh khắt khe này, cùng với việc hướng dẫn sinh viên chặt chẽ thông qua hệ thống phụ đạo, khiến hầu hết sinh viện bậc đại học ở Anh có thể hoàn thành chương trình trong ba năm, thay vì thông thường là bốn năm. Các chương trình đào tạo ở Anh có mức độ chuyên môn hóa cao hơn so với chương trình ở các nước châu Âu lục địa. Ảnh hưởng của mô hình giáo dục đại học Anh có thể tìm thấy ở Canada, Úc, Ấn Độ, Nam Phi, New Zealand, và các cựu thuộc địa khác của Anh ở châu Phi, Đông Nam Á, và Thái Bình Dương. === Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ === Giáo dục đại học Hoa Kỳ khác với châu Âu ở một số khía cạnh. Ở Hoa Kỳ, người ta có cảm nhận chung rằng sinh viên hoàn thành giáo dục trung học nên học ít nhất hai năm ở đại học. Do đó mà rất nhiều các trường đại học tư thục hệ hai năm và trường đại học cộng đồng đã được mở ra để cung cấp hai năm giáo dục bậc đại học, không giống như các trường đại học và viện đại học truyền thống, nơi đa số sinh viên hoàn thành bốn năm học để lấy bằng và nơi có nhiều sinh viên tiếp tục học thêm chương trình sau đại học từ một đến ba năm ở các trường sau đại học. Các viện đại học cung cấp các khóa học bốn năm là các cơ sở tư thục hoặc công lập phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của chính phủ. Các trường và viện đại học tư thục dựa nhiều vào số tiền học phí thu được từ sinh viên. Các chính quyền tiểu bang tài trợ cho cho các hệ thống viện đại học công lập quy mô lớn, theo đó bảo đảm cơ hội giáo dục đại học cho phần lớn dân chúng sẵn lòng và hội đủ điều kiện về mặt học thuật để theo học. Trong số những người Mỹ từ 25 tuổi trở lên, 52.6% có đi học đại học, 27.2% có bằng đại học, và 9.6% có bằng sau đại học. Ở Hoa Kỳ, bằng cử nhân hệ bốn năm thường có được không phải bằng cách thi đậu các kỳ thi mà bằng cách tích lũy các tín chỉ khóa học hay số giờ tham dự lớp học. Chất lượng học tập trong các khóa học này được đánh giá thông qua bảng điểm. Hoàn thành một số các khóa học khác nhau và đạt điểm đậu thì sẽ được trao bằng đại học. Trong hai năm đầu tiên, sinh viên thường theo học các khóa học theo quy định trong một loạt các lĩnh vực khác nhau, cùng với một số khóa học do sinh viên tự chọn. Trong năm thứ ba và thứ tư, sinh viên tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực chuyên môn. Sinh viên sau đại học có thể học cao hơn hay làm nghiên cứu ở một trong số nhiều trường sau đại học, thường là những cơ sở có sự chuyên môn hóa cao. Ở những trường sau đại học này, sinh viên học để lấy bằng thạc sĩ (gồm một đến hai năm học sau đại học) hoặc bằng tiến sĩ (gồm hai đến bốn năm học cùng những yêu cầu khác nữa). Hoa Kỳ có nhiều cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục danh tiếng. Theo các bảng xếp hạng uy tín, khoảng 13 đến 15 trường đại học và viện đại học Hoa Kỳ nằm trong nhóm 20 cơ sở giáo dục đại học đứng đầu thế giới. Giáo dục Hoa Kỳ có một đặc điểm đáng chú ý bắt nguồn từ mô hình của Đức là việc coi nhẹ các bài giảng và các kỳ thi. Ở cả hai quốc gia này, sinh viên được đánh giá thông qua thành tích học tập của họ trong các khóa học riêng lẻ, nơi mà việc viết các bài luận và tham gia thảo luận được xem trọng. Mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ được áp dụng triệt để ở Philippines và đã ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục Nhật Bản và Đài Loan sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. === Giáo dục đại học ở Nga === Giáo dục đại học ở Nga đặc trưng bởi sự quản lý trực tiếp của nhà nước và cho đến năm 1990-1991 nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Liên Xô. Các cơ sở giáo dục đại học được chia thành các trường đại học tổng hợp, nơi giảng dạy các ngành nhân văn và khoa học cơ bản; các viện, nơi dạy từng ngành riêng lẻ (ví dụ: luật, y khoa, và nông nghiệp); và các viện bách khoa, nơi có các ngành tương tự như trong các viện nhưng được dạy với một nền tàng khoa học rộng hơn. Một điểm khác biệt khác của hệ thống giáo dục đại học Nga là việc mở rộng đáng kể mạng lưới giáo dục thông qua những khóa học hàm thụ (từ xa) được thiết kế cẩn thận. Những khóa học này được hỗ trợ bởi thêm các chương trình phát trên đài phát thanh và đài truyền hình và được tăng cường thông qua các trung tâm học tập cấp vùng. Nhiều sinh viên do đó có thể học bán thời gian trong khi làm việc toàn thời gian hay bán thời gian. Sinh viên được tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học dựa trên cơ sở kết quả các kỳ thi. Thời gian học để lấy bằng cấp đầu tiên mất chừng bốn đến sáu năm, trong đó trung bình là năm năm. Chương trình học bao gồm các môn bắt buộc, thay thế, và tự chọn. Các sinh viên học lấy bằng phải thi hai hay ba môn cơ bản liên quan đến chuyên ngành mà mình chọn. Ở cuối khóa học bậc đại học, các sinh viên đều được nhận bằng như nhau, nhưng sinh viên có thành tích xuất sắc nhất thì được bằng ưu. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học có các khóa học sau đại học cho sinh viên theo học. Các khóa học này thường kết thúc bằng một loạt các kỳ thi. == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == The Origin of Universities (Nguồn gốc các viện đại học). Bản liệt kê của GS. Jerome Bump ở Viện Đại học Texas-Austin. Giáo dục đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Giáo dục các nước. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục. Có một số chương sách rút từ cuốn Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm. Ethical Principles in University Teaching. Society for Teaching and Learning in Higher Education, Canada. Bản dịch tiếng Việt: Những nguyên tắc đạo đức trong giảng dạy đại học, báo Tia Sáng. Tertiary Education (Giáo dục sau trung học). Ngân hàng Thế giới. League of European Research Universities (Liên đoàn các Viện Đại học Nghiên cứu châu Âu): Các bài viết về giáo dục đại học, chẳng hạn "What are Universities for?" (Mục đích của các viện đại học là gì?). Thông tin giáo dục Pháp, Vương quốc Anh, Đức, và Hoa Kỳ trên trang mạng của cơ quan ngoại giao và văn hóa các nước này tại Việt Nam.
1970.txt
Theo lịch Gregory, năm 1970 (số La Mã: MCMLXX) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ năm. == Sự kiện == === Tháng 1 === 5 tháng 1: Tại Côn Minh Vân Nam Trung Quốc xảy ra động đất. === Tháng 2 === 8 tháng 2: Tại Đài Loan xảy ra sự kiện Thái Nguyên. === Tháng 3 === 26 tháng 3: Tổng thống Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Luật "Người cày có ruộng" và Cải cách ruộng đất tại miền Nam. === Tháng 6 === 4 tháng 6: Tonga độc lập 10 tháng 6: Câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain F.C. thành lập tại Paris, Pháp. === Tháng 10 === 10 tháng 10: Fiji độc lập. === Tháng 11 === 18 tháng 11: Oman giành độc lập == Sinh == 15 tháng 3 - Hồng Nhung, nữ ca sĩ Việt Nam 27 tháng 3 – Mariah Carey, nữ ca sĩ Mỹ 29 tháng 4 – Andre Agassi, vận động viên quần vợt Mỹ 29 tháng 4 – Uma Thurman, nữ diễn viên Mỹ 8 tháng 5 – Luis Enrique, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 15 tháng 5 – Ronald và Frank de Boer, cầu thủ bóng đá Hà Lan 16 tháng 5 – Gabriela Sabatini, nữ vận động viên quần vợt Argentina 22 tháng 5 – Naomi Campbell, người mẫu và diễn viên Anh 23 tháng 5 – Yigal Amir, kẻ ám sát thủ tướng Israel Yitzhak Rabin 16 tháng 6 – Phil Mickelson, vận động viên golf Mỹ == Mất == 24 tháng 5 - Phan Khắc Sửu, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965 (s. 1905) Napoleon Hill == Giải Nobel == Hóa học - Luis Federico Leloir Văn học - Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn Hòa bình - Norman E. Borlaug Vật lý - Hannes Alfvén, Louis Eugène Félix Néel Y học - Sir Bernard Katz, Ulf von Euler, Julius Axelrod Kinh tế - Paul Samuelson == Xem thêm == Thế giới trong năm 1970, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
báo cáo cạnh tranh toàn cầu.txt
Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản tin hàng năm được xuất bản bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới[1] (WEF - World Economic Forum), phát hành lần đầu vào năm 1979. Bản báo cáo năm 2016 – 2017 bao gồm 138 nền kinh tế chính và nổi bật. Báo cáo này "nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố "chỉ số cạnh tranh quốc gia" (GCI - Global Competitiveness Index) nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế". [2] GCI được trích dẫn rất rộng rãi cũng như được sử dụng trong nhiều tài liệu cho nhiều nghiên cứu hàn lâm cũng như nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín. [3] Ngoài WEF, Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh Thụy Sĩ cũng công bố hàng năm về chỉ số cạnh tranh quốc gia, đánh giá mức tiến bộ & thụt lùi năng lực đổi mới của mỗi quốc gia. Những báo cáo tương tự hàng năm còn có "chỉ số thuận lợi kinh doanh" và "chỉ số tự do kinh tế". Hai chỉ số này đều xem xét những nhân tố ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế nhưng không bao quát như Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. == Chỉ số cạnh tranh toàn cầu == Dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi là ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng, WEF sẽ xếp hạng khoảng 130 quốc gia trên toàn cầu trong Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) và công bố số liệu đó trong Global Competitiveness Report. Các báo cáo này được phát miễn phí trên mạng Internet. Xếp hạng năng lực cạnh tranh dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố (hard data) và kết quả lấy từ khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế (soft data). Báo cáo này đã được thực hiện hàng chục năm qua và cho thấy bức tranh tổng quan và toàn diện về những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế các nước, từ đó tự họ nhận định cơ hội và thách thức. Xếp hạng của WEF cũng phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của một quốc gia, vốn cũng là các yếu tố cơ bản đối với tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhận xét về độ tin cậy của xếp hạng của WEF, nhiều chuyên gia kinh tế nói "chỉ mang tính tương đối và không ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư". Các thông tin và tư liệu đầu vào dùng để phân tích có chuẩn hay không còn là điều cần phải xem xét, nhưng đây là cơ sở giúp các chính phủ tham khảo. == Thứ hạng của Việt Nam năm 2008 == Theo xếp hạng cạnh tranh toàn cầu 2008 của WEF, Việt Nam đứng thứ 50 trong số 134 quốc gia được xếp hạng. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore chiếm vị trí đầu bảng. Việt Nam đứng trên Philippines, Thái Lan, Lào, Brunei, Timor-Leste, Myanmar và Campuchia. Danh sách 10 nước đứng đầu năng lực cạnh tranh 2008 gồm Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Phần Lan, Đức, Hà Lan và Nhật. == Xếp hạng 2016–2017 == 30 nước đứng đầu trong bảng tường thuật cho năm 2016–2017: Trên bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 60 với 4,31 điểm, tụt 4 hạng so với năm 2015-2016. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Global Competitiveness Report Bình luận về VN 2012: 'Không nên để năng lực cạnh tranh VN rớt mãi' vnexpress, 8/9/2012
tenge kazakhstan.txt
Tenge (tiếng Kazakh: теңге, teñge) là tiền tệ của Kazakhstan. Một tenge được chia ra thành 100 tïın (тиын, tiyin, tijin). Mã ISO 4217 là KZT. == Lịch sử == Sau khi Liên Xô tan rã, 15 quốc gia Liên Xô cũ vẫn muốn duy trì một hệ thống tiền tệ chung như trước đây để duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia này. Tuy nhiên việc duy trì hệ thống như vậy đòi hỏi sự đồng thuận của các quốc gia này về mục tiêu tài khóa, ngân sách, một tổ chức chung để giám sát, và các nguyên tắc chung về hệ thống ngân hàng và trao đổi ngoại tệ. Điều này không thể thực hiện trong điều kiện kinh tế và chính trị lúc đó. Ngày 12 tháng 11 năm 1993, Tổng thống Kazakhstan ra sắc lệnh về việc ra mắt đồng tiền cộng hòa Kazakhstan. Tiền Tenge được lưu hành ngày 15 tháng 11 năm 1993 để thay thế Soviet ruble với tỉ giá 1 tenge = 500 rubles. Năm 1995, xưởng in tiền tenge được mở ở Kazakhstan. == Biểu tượng == Biểu tượng Tenge: ₸ được bắt đầu sử dụng ngày 20 tháng 3 năm 2007. Biểu tượng này là kết quả của cuộc thi thiết kế biểu tượng cho tiền Tenge được tổ chức bởi Ngân hàng quốc gia Kazakhstan. Mã Unicode của Tenge là U+20B8. == Tiền xu == Tiền xu mới được ra mắt năm 1998. Năm 2002, đồng xu 100 tenge được ra mắt để thay thế tiền giấy có mệnh giá tương đương. Đồng xu mệnh giá 2 tenge được ra đời cuối năm 2005. Tiền xu được lưu hành hiện tại có các mệnh giá: 1 tenge, 2 tenge, 5 tenge, 10 tenge, 20 tenge, 50 tenge, và 100 tenge. == Tiền giấy == === 1993 series === === 2006 series === === 2011-2014 series === Ngân hàng quốc gia Kazakhstan phát hành tiền giấy năm 2011, 2012, 2013 và 2014 với mệnh giá 1.000-, 2.000-, 5.000-, và 10.000- tenge. Ngày 1 tháng 12 năm 2015, tiền giấy mệnh giá 20.000 tenge được lưu hành == Tỉ giá hoái đoái và lạm phát == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Currency exchange rates in Kazakhstan News from the National Bank of Kazakhstan The banknotes of Kazakhstan (English) (German) Coins of Kazakhstan Banknotes of Kazakhstan Kazakhstan Tenge: detailed catalog of banknotes Đồng tiền của nước Kazakhstan trên trang CISCoins.net
tokyo.txt
Tokyo (Nhật: 東京都 (Đông Kinh Đô)/ とうきょうと, Tōkyō-to, ) là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū. Trong tiếng Nhật, Tōkyō hay Toukyou ("Đông Kinh") có nghĩa là "Kinh đô ở phía đông". Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tōkyō. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người (tùy theo cách định nghĩa) và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới với GDP 1.479 tỷ đô la Mỹ theo sức mua tương đương vào năm 2008. Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và Thành phố New York Thành phố này được xem là một alpha+ thành phố thế giới, theo xếp hạng của GaWC năm 2008 inventory. Tokyo là nơi đặt có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản. == Tên gọi == Kinh đô Tokyo từng được biết đến là Edo, có nghĩa là cửa sông. Thành phố được đổi tên thành Tokyo (Tōkyō: tō (Đông) + kyō (Kinh)) khi nó trở thành kinh đô của vương triều. Trong suốt triều vua Minh Trị, thành phố được gọi là "Tōkei", do chữ "Kinh - 京" có 2 cách đọc theo On'yomi (âm Hán-Nhật) là "kyou - きょう" và "kei - けい". Một vài tài liệu chính thống bằng Tiếng Anh còn sót lại tới ngày nay vẫn sử dụng cách đọc "Tokei", tuy nhiên cách phiên âm này hiện không còn được dùng nữa. == Lịch sử == Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai nhà lãnh đạo lỗi lạc: Tokugawa Ieyasu và Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji). Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ 18. Nó trở thành kinh đô trên thực tế của đất nước Nhật Bản mặc dù Thiên hoàng sống ở Kyoto, kinh đô Nhật Bản thời bấy giờ. Xem Edo. Sau 263 năm, chế độ Mạc phủ bị lật đổ và Thiên hoàng phục hồi Đế quyền. Vào năm 1869, Minh Trị Thiên Hoàng vừa 17 tuổi dời đô từ Kyoto về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" (Đông Kinh) một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung vua làm nó trở thành một kinh đô trên thực tế của đất nước cũng như là thành Edo trước đây trở thành Hoàng cung. Thành phố Tokyo được thiết lập và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo. Tokyo, cũng như Osaka, đã được thiết kế từ thập niên 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay. Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng. Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Thập niên 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan). Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào thập niên 1980, giá địa ốc tăng vọt trong nền kinh tế bong bóng: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu thập niên 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Sự suy thoái kinh tế theo sau đó, làm thập niên 1990 thành "thập niên bị mất" của Nhật, mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp. Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí. Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142.000 người. Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật Bản và chưa được thực hiện. Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra Romaji, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio". == Địa lý và hành chính == Phần lục địa của Tokyo nằm ở phía tây bắc của vịnh Tokyo và ước tính có chiều dài 90 km từ đông tới tây và 25 km từ bắc tới nam. Tỉnh Chiba tiếp giáp phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Phần nằm trong lục địa của Tokyo được phân chia thành những khu đặc biệt (chiếm phần phía đông) và vùng Tama chạy dọc về hướng tây. Danh giới hành chính của vùng đại Tokyo còn bao gồm hai chuỗi hòn đảo thuộc Thái Bình Dương chạy thẳng về phía nam: Quần đảo Izu và quần đảo Ogasawara, kéo dài hơn 1000 km so với vùng đất liền Nhật Bản. Theo luật Nhật Bản, Tokyo được phân định là Đô(都-to). Cấu trúc hành chính ngang bằng với các tỉnh của Nhật Bản. Trong vùng Tokyo thì lại có nhiều cấu trúc hành chính nhỏ hơn, được gọi là thành phố. Bao gồm 23 khu đặc biệt (特別区-khu), đây là những khu tự trị, mỗi khu có một thị trưởng và một hội đồng riêng và có cấu trúc của một thành phố. Ngoài 23 khu đặc biệt này, Tokyo còn có 26 tiểu thành phố (市 -thị), 5 thị trấn (町-đinh) và 8 làng (村-thôn), mỗi phân khu hành chính đều có chính quyền địa phương riêng. Người đứng đầu chính quyền thủ đô Tokyo là một tỉnh trưởng được bầu công khai và hội đồng thành phố. Trụ sở của thành phố nằm ở khu Shibuya, đây là nơi điều hành toàn bộ Tokyo, bao gồm cả sông, ngòi, đầm, đảo, công viên quốc gia, thêm vào đó là cả những tuyến phố, những tòa nhà chọc trời và hệ thống tàu điện ngầm. === Hai Mươi ba khu đặc biệt === Khu đặc biệt (tokubetsu-ku) của Tokyo bao gồm một vùng từng hình thành nên thành phố Tokyo. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1943, thành phố Tokyo được sáp nhập vào tỉnh Tokyo (東京府, Tōkyō-fu) và thành lập nên "tỉnh thủ đô". Sau vụ sáp nhập, không giống các khu thành phố khác ở Nhật Bản, những khu này không thuộc bất cứ một thành phố bao bọc lớn hơn nào. Mỗi khu là một đô thị tự trị với thị trưởng được bầu ra bởi chính khu đó và có hội đồng giống các thành phố khác ở Nhật. Điểm khác biệt của các khu này khác biệt so với các thành phố khác là mối quan hệ hành chính đặc biệt với chính quyền tỉnh. Vài chức năng đô thị nhất định, chẳng hạn như cung cấp nước, hệ thống cống rãnh, cứu hỏa được điều hành bởi chính quyền thủ đô Tokyo. Để trả cho những chi phí hành chính phát sinh, tỉnh thu thuế đô thị, thuế này sẽ thường được thu bởi thành phố. Hiện nay Tokyo có 23 khu đặc biệt gồm: === Tây Tokyo === Phía tây của những khu đặc biệt gồm có những thành phố, thôn, làng có cấu trúc hành chính giống những nơi khác ở Nhật. Dù đóng vai trò chủ yếu là những nơi sinh sống của người những người dân làm việc ở trung tâm Tokyo nhưng một vài nơi ở đây cũng có những cơ sở công nghiệp và thương mại địa phương. Những khu này thường được gọi là vùng Tama hay Tây Tokyo. === Thành phố === Có 26 thành phố nằm ở vùng phía tây Tokyo: === Quận, thôn, làng === Đoạn cực tây có quận Nishitama. Phần lớn vùng này là núi và điều kiện địa hình không phù hợp cho phát triển đô thị. Ngọn núi cao nhất ở Tokyo là núi Kumotori, cao 2,017m; những ngọn núi khác bao gồm Takasu (1737 m), Odake (1266 m), và Mitake (929 m). Hồ Okutama, gần sông Tama cạnh tỉnh Yamanashi, là hồ lớn nhất của Tokyo. Hinode Mizuho Okutama Hinohara === Đảo === Tokyo có vô số hòn đảo ngoài khơi, kéo dài xa tới 1850 km so với trung tâm Tokyo. Vì khoảng cách xa của những hòn đảo này so với trụ sở chính quyền thành phố ở Shibuya nên những văn phòng chính quyền địa phương quản lý những hòn đảo này. Quần đảo Izu là một nhóm các đảo núi lửa hình thành nên Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu. Những hòn đảo nằm gần Tokyo nhất theo thứ tự gồm: Izu Ōshima, Toshima, Niijima, Shikinejima, Kozushima, Miyakejima, Mikurajima, Hachijojima, và Aogashima. Izu Ōshima và Hachijojima là những thị trấn, những hòn đảo còn lại là thôn, trong đó Niijima và Shikinejima là một thôn. Quần đảo Ogasawara bao gồm, từ bắc tới nam, Chichi-jima, Nishinoshima, Haha-jima, Kita Iwo Jima, Iwo Jima, và Minami Iwo Jima. Ogasawara cũng quản lý hai đảo nhỏ ngoài khơi: Minami Torishima và Okino Torishima. Hai chuỗi đảo và những hòn đảo ngoài khơi này không có người sinh sống lâu dài mà chỉ là nơi đồn trú của các sĩ quan thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chỉ có hai đảo Chichi-jima và Haha-jima là có người địa phương sinh sống. Hai đảo này hình thành nên thôn Ogasawara. === Vườn quốc gia === Có một vài công viên quốc gia thuộc Tokyo bao gồm: Vườn quốc gia Meiji no Mori Takao Quasi Vườn quốc gia Ogasawara Vườn Ueno == Dân số == Tính đến tháng 10 năm 2007, ước tính có khoảng 12.79 triệu người sống tại Tokyo với 8.653 triệu người sống tại 23 khu đặc biệt. Vào ban ngày, dân số tăng thêm 2.5 triệu người, gồm những người đi làm và học sinh lưu chuyển từ các vùng lân cận vào trung tâm. Tác động này có thể thấy rõ nhất ở 3 khu trung tâm là Chiyoda, Chūō và Minato, những khu có dân số là 326,000 vào ban đêm và 2.4 triệu người vào ban ngày theo điều tra dân số năm 2005. Toàn bộ tỉnh Tokyo có 12,790,000 cư dân vào tháng 10 năm 2007 (8,653,000 trong 23 khu), với số tăng 3 triệu người vào ban ngày. Dân số Tokyo đang tiếp tục tăng do người dân đang có xu hướng quay trở lại sống tại các khu trung tâm khi giá đất ngày càng giảm nhẹ. Tính đến năm 2005, những người có quốc tịch nước ngoài sống tại Tokyo theo điều tra gồm: người Trung Quốc (123,661), người Hàn Quốc (106,697), người Bắc Triều Tiên (62,000), người Phillipin (31,077), người Mỹ (18,848), người Anh (7,696), người Brazil (5,300) và người Pháp (3,000). == Khí hậu và địa chất == Tokyo nằm ở vành đai khí hậu cận nhiệt đới ẩm , mùa hè ẩm ướt và mùa đông dịu mát với những đợt rét. Lượng mưa bình quân là 1,380mm. Lượng tuyết ít nhưng vẫn thường xuyên diễn ra . Tokyo là một ví dụ điển hình cho loại khí hậu nhiệt đô thị đảo, dân số đông góp một phần quan trọng đến khí hậu thành phố.. Tokyo được xem là "một ví dụ thuyết phục cho mối quan hệ giữa sự tăng trưởng đô thị và khí hậu". Tokyo cũng thường có bão hàng năm, nhưng phần lớn là bão yếu. Tokyo từng hứng chịu các trận động đất vào năm 1703, 1782, 1812, 1855, 1923,2010. Trận động đất năm 1923 với cường độ đã cướp hết sinh mạng của 142.000 người. == Kinh tế == Không chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của thế giới. Là một trong 3 trung tâm kinh tế toàn cầu cùng với New York và Luân Đôn, theo điều tra của PricewaterhouseCoopers, khu đại đô thị Tokyo (35.2 triệu người) có tổng GDP theo sức mua tương đương là 1.191 tỷ USD năm 2005, biến nó trở thành vùng đô thị có GDP lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2008, có 47 công ty trong danh sách Global 500 có trụ sở đặt tại Tokyo, gấp đôi so với Paris. Tokyo là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đóng vai trò đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình. Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật Bản theo sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó. Tokyo được xếp hạng bởi Economist Intelligence Unit là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới (giá sinh hoạt cao nhất) trong 14 năm liền cho đến 2006. Chú ý rằng điều này chỉ đúng cho mức sống của một thương gia người phương Tây. Nhiều người Nhật vẫn sống được qua ngày một cách tiết kiệm ở Tokyo, do tỉ lệ tiết kiệm quốc gia cao. Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn 4.000 tỷ USD. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới. Tính đến năm 2003, theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Tokyo có 8,460 ha đất nông nghiệp, là tỉnh có tỉ lệ đất nông nghiệp thấp nhất cả nước. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở tây Tokyo. Những mặt hàng dễ thối hỏng như rau, hoa quả và hoa có thể dễ dàng chuyển tới những khu chợ ở phía đông tỉnh. Rau bina Nhật Bản và rau bina là những loại rau quan trọng nhất, đến năm 2000, Tokyo cung cấp 32.5% lượng rau bina Nhật Bản được bán tại các chợ trung tâm. Với 36% diện tịch bị bao phủ bởi rừng, Tokyo là nơi phát triển dày đặc của cây liễu sam và cây bách Nhật, đặc biệt là những vùng nhiều núi như Akiruno, Ōme, Okutama, Hachiōji, Hinode, and Hinohara. Với việc giảm giá gỗ nguyên liệu, tăng giá thành sản xuất cộng thêm việc phát triển rừng đã làm sụt giảm sản lượng gỗ ở Tokyo. Vịnh Tokyo là nguồn cung thủy sản chính. Hiện tại, phần lớn thủy sản của Tokyo đến từ những hòn đảo ngoài khơi như Izu Ōshima và Hachijōjima. Cá ngừ, noji và aji là những mặt hàng thủy sản chính. == Giao thông == Tokyo, với vai trò là trung tâm của vùng đại đô thị Tokyo, là trung tâm giao thông nội địa và quốc tế lớn nhất Nhật Bản với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không phát triển hiện đại. Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe lửa và tàu điện ngầm bao quát được quản lý bởi nhiều nhà điều hành . Xe buýt, xe lửa một ray và xe điện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển tại thành phố. Tại Ōta, một trong 23 khu đặc biệt của Tokyo, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) phục vụ những chuyến bay nội địa. Ngoài Tokyo, sân bay quốc tế Narita nằm ở tỉnh Chiba, là nơi đón khách quốc tế. Nhiều đảo ở Tokyo cũng có sân bay như Hachijōjima (sân bay Hachijojima), Miyakejima (sân bay Miyakejima) và Izu Ōshima (sân bay Oshima) có những chuyến bay tới các sân bay ở Tokyo và quốc tế. Đường sắt là loại hình giao thông chủ yếu ở Tokyo, Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế giới. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản điều hành hệ thống đường sắt lớn nhất của Tokyo, bao gồm đường ray Yamanote chạy quanh khu trung tâm thương mại của Tokyo. Hai tổ chức khác điều hành hệ thống tàu điện ngầm gồm: công ty tư nhân Tokyo Metro và Cục giao thông đô thị Tokyo thuộc chính phủ. Những hãng vận tải tư nhân và nhà nước điều hành các tuyến xe buýt, bao gồm các dịch vụ địa phương, vùng và trong nước. Hệ thống đường cao tốc nối thủ đô tới các điểm khác trong vùng đại Tokyo, vùng Kantō và các đảo Kyūshū và Shikoku. Những phương tiện giao thông khác bao gồm taxi hoạt động tại các khu đặc biệt, thành phố và thôn. Những bến phà đường dài cũng phục vụ tại các đảo của Tokyo và chuyên chở hành khách và hàng hóa tới các cảng trong nước và quốc tế. == Văn hóa == Tokyo có rất nhiều bảo tàng. Riêng tại công viên Ueno đã có 4 bảo tàng quốc gia gồm: Bảo tàng Quốc gia Tokyo, bảo tàng lớn nhất của Nhật Bản và chuyên về nghệ thuật truyền thống Nhật Bản; Bảo tàng Quốc gia nghệ thuật phương Tây; Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia Tokyo, với những bộ sưu tập về nghệ thuật Nhật Bản cũng như hơn 40,000 bộ phim của Nhật Bản và quốc tế. Ở vườn hoa Ueno cũng có Bảo tàng Khoa học Quốc gia và vườn thú công cộng. Các bảo tàng khác bao gồm: Bảo tàng Nghệ thuật Nezu tại Aoyama; Bảo tàng Edo-Tokyo tại Sumida dọc sông Sumida ở trung tâm Tokyo và thư viện nghị viện quốc gia, Cơ quan lưu trữ quốc gia và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, nằm gần hoàng cung. Tokyo có rất nhiều nhà hát cho nghệ thuật biểu diễn. Trong đó có những nhà hát tư nhân và nhà nước dành cho các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản như kịch Noh và Kabuki cũng như cho các thể loại kịch hiện đại. Các dàn nhạc giao hưởng và những nhóm nhạc biểu diễn âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống. Tokyo có rất nhiều nơi biểu diễn dành cho thể loại nhạc pop và rock với đủ các kích cỡ từ những câu lạc bộ nhỏ cho tới những khu lớn như Nippon Budokan. Có rất nhiều lễ hội diễn ra khắp Tokyo. Những lễ hội lớn phải kể đến Sannō tại đền Hie, Sanja tại đền Asakura và lễ hội Kanda tổ chức hai năm một lần. Thường niên, vào cuối ngày thứ bảy của tháng bảy, tại sông Sumida sẽ có màn biểu diễn pháo hoa thu hút hơn một triệu người xem. Vào mùa hoa anh đào nở vào tháng tư, rất nhiều người tụ tập tại công viên Ueno, công viên Inokashira và vườn quốc gia Shinjuku Gyoen để tổ chức picnic dưới bóng cây anh đào. Harajuku, một địa điểm thuộc khu Shibuya, được biết đến trên toàn thế giới với phong cách và thời trang của giới trẻ Nhật Bản. == Giáo dục == Tokyo có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề. Rất nhiều trường danh giá nhất Nhật Bản nằm ở Tokyo, bao gồm Đại học Tokyo, Đại học Hitotsubashi, Viện Công nghệ Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Keio. Những đại học lớn của Nhật Bản nằm ở Tokyo gồm có: Quốc lập: Đại học Tokyo Đại học Hitotsubashi Đại học Công nghiệp Tokyo Đại học Nông-Công nghiệp Tokyo Đại học Hải Dương Công lập: Đại học Thủ đô Tokyo Tư lập: Đại học Waseda Đại học Keio Đại học Meiji == Thể thao == Thể thao tại Tokyo rất đa dạng. Tokyo có hai đội bóng chày chuyên nghiệp là Yomiuri Giants (sân nhà là Tokyo Dome) và Yakult Swallows (sân nhà là sân vận động Meiji-Jingu). Hiệp hội Sumo Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo đặt tại nhà thi đấu Ryōgoku Kokugikan, nơi có 3 giải Sumo chính thức được tổ chức thường niên (vào tháng giêng, tháng năm và tháng chín). Những câu lạc bộ bóng đá ở Tokyo bao gồm F.C. Tokyo và Tokyo Verdy, cả hai đều có chung sân nhà là sân vận động Ajinomoto tại Chōfu. Tokyo là thành phố đã tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964. Sân vận động quốc gia, được biết đến với tên là sân vận động Olympic, Tokyo đã tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế. Là một thành phố có nhiều khu thi đấu thể thao đạt đẳng cấp quốc tế, Tokyo thường xuyên tổ chức những sự kiện thể thao trong nước và quốc tế như các giải tennis, bơi, marathon, thể thao biểu diễn kiểu Mỹ, judo, karate. Cung thể dục thể thao trung tâm Tokyo, nằm ở Sendagaya, Shibuya, là khu liên hợp thể thao lớn bao gồm nhiều bể bơi, phòng tập và một nhà thi đấu trong nhà. Tokyo cũng sẽ lần lần thứ hai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2020. == Tokyo trong văn hóa đại chúng == Với vai trò là một trung tâm dân số lớn nhất Nhật Bản và là nơi có trụ sở của những đài truyền hình lớn nhất nhất quốc gia, Tokyo thường xuyên được chọn làm bối cảnh cho những bộ phim, show truyền hình, anime, manga. Trong thể loại kaiju (phim kinh dị), những thắng cảnh của Tokyo thường bị phá hủy bởi những con quái vật khổng lồ như Godzilla. Một vài đạo diễn Hollywood đã chọn Tokyo là nơi quay phim cũng như bối cảnh của bộ phim. Một vài ví dụ cho những bộ phim thời hậu chiến là Tokyo Joe, My Geisha, tập phim You Only Live Twice trong loạt phim về James Bond; nhiều bộ phim nổi tiếng khác bao gồm Kill Bill, The Fast and the Furious: Tokyo Driff và Lost in Translation. == Khung cảnh == Kiến trúc của Tokyo được hình thành phần lớn bởi lịch sử của thành phố. Tokyo từng hai lần bị tàn phá trong lịch sử: lần thứ nhất là do hậu quả của trận Đại động đất Kantō và lần thứ hai là kết quả của những cuộc oanh tạc trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Do vậy, khung cảnh chủ yếu của Tokyo hiện nay là thuộc kiến trúc hiện đại và đương thời, có rất ít các công trình cổ. Tokyo cũng có rất nhiều vườn hoa và công viên == Thành phố kết nghĩa == Tokyo có 11 thành phố và bang kết nghĩa: == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức của Tokyo (tiếng Nhật) Bản đồ Tokyo Hình ảnh và chỉ dẫn du lịch Tokyo Nhật Bản 35°42′2″B 139°42′54″Đ
ga hà nội.txt
Ga Hà Nội (khác với Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A, chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất. Phía sau khu A là khu B nằm trên phố Trần Quý Cáp (đoạn gần ngã ba Nguyễn Khuyến - Trần Quý Cáp) == Tình hình hiện tại == Lịch sử đã sang một trang mới. Hôm nay, bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại... Hệ thống quản lý đặt chỗ bán vé tự động ngày càng phát huy hiệu quả, đặc biệt trong công tác bán vé. Trong những năm đổi mới, ga Hà Nội đã được nhận nhiều danh hiệu cao quý do Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, ngành ĐS và các đoàn thể trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen, Cờ luân lưu của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao thông vận tải, đơn vị dẫn đầu thi đua ngành đường sắt. Cho đến nay, ga Hà Nội lửa có quy mô lớn nhất xứ Đông Dương với chiều dài gần 200m, có kiến trúc giống như công sở hơn là kiến trúc công cộng. Trước năm 1900, mảnh đất này vốn là chợ bán cỏ cho ngựa thuộc thôn Tiên Mỹ, huyện Thọ Xương. Theo đánh giá của giới kiến trúc đô thị, ga Hà Nội và cầu Long Biên được xếp hạng công trình quan trọng, tạo điểm nhấn cho quy hoạch Hà Nội đầu thế kỷ XX và kéo dài đến năm 1954. Từ đây, những tiếng còi tàu đầu tiên vang lên làm rạo rực lòng người bởi càng rạo rực hơn khi con tàu xình xịch chuyển bánh. Mong nhớ, hẹn hò và chia ly cũng từ đây để rồi Nguyễn Bính viết "Những bóng người trên sân ga". Ga là thế, xen kẽ niềm vui và nước mắt. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn ở cái ngõ Chân Hưng xưa, đã bao đêm nghe tiếng còi hú lên, chứng kiến bao cuộc chia xa trong nỗi buồn phải xa người thân, khi đi lính đánh thuê hay lên đường làm cu li nơi đất khách quê người. Ông đã viết "Biệt ly" để chia sẻ cùng những giọt nước mắt đau thương: "Biệt ly, nhớ nhung từ đây. Chiếc lá heo may. Người về có hay?... Ôi còi tàu như xé đôi lòng...". Từ ga có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng (tháng 4 năm 1903), Hà Nội-Lào Cai (tháng 4 năm 1905) qua cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, đến nǎm 1936, tức là ba mươi nǎm sau, con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau. Trưởng ga hiện nay là ông Vũ Đình Rậu, nhà ga có 377 cán bộ công nhân viên, trong đó có 78 kỹ sư, cử nhân. Mỗi năm ga Hà Nội có doanh thu khoảng 441 tỷ đồng chiếm 20% doanh thu toàn ngành vận tải đường sắt. == Các tuyến đường sắt chính == Đường sắt Bắc Nam Đường sắt Hà Nội - Lào Cai Đường sắt Hà Nội - Quan Triều Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng == Các dịch vụ chính == == Giải thưởng == === Giải thưởng của Nhà nước === Bằng khen của Chính phủ: 1992, 1997. Cờ Thi đua của Chính phủ: 1999, 2003, 2004. Huân chương Lao động hạng ba; 2000. Huân chương Lao động hạng nhì: 2005. Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 2005. Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng đơn vị Thi đua dẫn đầu về phong trào "Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn vệ sinh lao động": 1993, 2002 - 2005. === Giải thưởng của ngành đường sắt Việt Nam === Đơn vị dẫn đầu Thi đua Ngành Đường sắt: 1995, 2001 - 2005 Cờ Thi đua xuất sắc nhất của Bộ Giao thông Vận tải: 1998, 2002. Bằng khen " Đơn vị Chính quy - Văn hóa - An toàn " của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Đảng bộ Đường sắt Việt Nam công nhận: Đảng bộ trong sạch vững mạnh: 2001 - 2005. == Quy mô đường sắt == Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m² tức hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Ga Hà Nội ngày nay đã có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh và hiện là ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam. == Hoạt động == Ga phục vụ hành khách đi tàu hỏa trên các tuyến trong nước. Hiện chỉ có 93 ga của ĐSVN được xếp vào danh sách ga xếp dỡ, những ga khác nếu chủ hàng xếp dỡ sẽ tính thêm 15% cước vận chuyển. == Xem thêm == Ga Giáp Bát Đường sắt Ga Trần Quý Cáp == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức (tiếng Việt) Ảnh Ga Hà Nội Ga Hàng Cỏ Lịch sử Ga Hà Nội ngày ấy, bây giờ
jules rimet.txt
Jules Rimet (14 tháng 10 năm 1873 - 16 tháng 10 năm 1956) là chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Pháp từ 1919 đến 1945 và là chủ tịch FIFA từ 1921 đến 1954. Cho đến nay ông vẫn là chủ tịch FIFA có nhiệm kì lâu nhất, 33 năm. Rimet sinh tại Theuley-les Lavoncourt, Pháp. Nhờ có sáng kiến của Rimet khi thấy được những thành công của bóng đá tại Olympics, World Cup bóng đá đầu tiên được tổ chức năm 1930. Do đó, Cúp vàng FIFA mang tên Cúp vàng Jules Rimet cho đến năm 1970. Ông cũng là người sáng lập ra một trong những đội bóng lâu đời nhất của Pháp: Red Star Saint-Ouen. Ông mất tại Suresnes, Pháp năm 1956, một năm sau khi được đề cử giải Nobel Hoà bình. Năm 2004 ông được FIFA truy tặng Kỉ niệm chương FIFA. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Jules Rimet trên trang findagrave.
watchos.txt
watchOS (trước đây là cách điệu là Watch OS) là hệ điều hành của Apple Watch, phát triển bởi Apple Inc. Nó dự trên hệ điều hành iOS và một vài tính năng tương tự như iOS. Nó được phát hành lần đầu vào 24 tháng 4 năm 2015, cùng với Apple Watch. Apple Watch hiện là thiết bị duy nhất chạy watchOS. Hàm API được gọi là WatchKit. Tại WWDC 2015 watchOS 2 với những cải tiến lớn như hỗ trợ ứng dụng thứ ba được duyệt qua và phát hành vào mùa thu 2015. == Xem thêm == Android Wear – Android == Tham khảo ==
gold
đội tuyển bóng đá quốc gia bờ biển ngà.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bờ Biển Ngà, có biệt danh là "Les Éléphants", là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Bờ Biển Ngà và đại diện cho Bờ Biển Ngà trên bình diện quốc tế. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Bờ Biển Ngà là trận gặp đội tuyển Dahomey vào năm 1960. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là 2 chức vô địch bóng đá châu Phi giành được vào các năm 1992 và 2015, vị trí thứ tư của cúp Nhà vua Fahd 1992 cùng với tấm huy chương đồng của đại hội Thể thao toàn châu Phi 1965. Đội đã từng tham dự 3 kỳ World Cup vào các năm 2006, 2010 và 2014, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng. == Danh hiệu == Cúp Liên đoàn các châu lục: 0 Hạng tư: 1992 Cúp bóng đá châu Phi: 2 Vô địch: 1992; 2015 Á quân: 2006; 2012 Hạng ba: 1965; 1968; 1986; 1994 Hạng tư: 1970; 2008 Vô địch Cúp CECAFA: 0 Á quân: 2010 Bóng đá nam tại African Games: 1965 == Thành tích quốc tế == === Giải bóng đá vô địch thế giới === Bờ Biển Ngà mới có 3 lần tham dự giải bóng đá vô địch thế giới vào các năm 2006, 2010 và 2014, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng. === Cúp bóng đá châu Phi === Bờ Biển Ngà là một đội bóng giàu thành tích ở giải đấu khu vực, với 21 lần tham dự vòng chung kết, 4 lần vào chung kết Cúp bóng đá châu Phi, trong đó vô địch hai lần vào các năm 1992 và 2015. === Cúp Liên đoàn các châu lục === == Kết quả thi đấu == === 2017 === === 2018 === == Cầu thủ == === Đội hình hiện tại === Đây là đội hình 23 cầu thủ tham dự 2 trận giao hữu gặp Nga và Sénégal vào các ngày 24 và 27 tháng 3 năm 2017.Số liệu thống kê tính đến ngày 24 tháng 3 năm 2017, sau trận gặp Nga. === Triệu tập gần đây === INJ = Cầu thủ rút lui vì chấn thương. === Kỷ lục === Số liệu thống kê chính xác tới 24 tháng 3 năm 2017 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Bờ Biển Ngà trên trang chủ của FIFA
anheuser-busch inbev.txt
Anheuser-Busch InBev SA/NV (phát âm tiếng Hà Lan: [ˈɑnɦɔi̯zər ˈbuʃ ˈɪmbɛf], viết tắt là AB InBev) là một công ty nước giải khát và sản xuất rượu bia đa quốc gia có trụ sở ở Leuven, Bỉ. Hãng này là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới và có 25 phần trăm thị phần toàn cầu. AB InBev đã được hình thành thông qua ba vụ sáp nhập liên tục ba tập đoàn sản xuất bia rượu quốc tế: Interbrew từ Bỉ, AmBev từ Brazil, và Anheuser-Busch từ Hoa Kỳ. Tập đoàn này có 16 nhãn hiệu mã mỗi nhãn hiệu tạo ta hơn 1 tỷ USD mỗi năm doanh thu ra khỏi một danh mục đầu tư của hơn 200 nhãn hiệu (2014). Danh mục đầu tư này tổng thể bao gồm các nhãn hiệu Budweiser, Corona và Stella Artois, các thương hiệu quốc tế Beck's, Hoegaarden và Leffe và các thương hiệu trong nước như Bud Light, Skol, Brahma, Antarctica, Quilmes, Victoria, Modelo Especial, Michelob Ultra, Harbin, Sedrin, Klinskoye, Sibirskaya Korona, Chernigivske và Jupiler. Tổng doanh thu cho tất cả 200 nhãn hiệu AB InBev trong năm 2014 là hơn 47 tỷ USD. Tập đoàn này sử dụng hơn 155.000 người ở 25 quốc gia. Sau vụ sáp nhập của các công ty Hoa Kỳ Anheuser-Busch vào năm 2008, có trụ sở tại Saint Louis, Missouri, công ty bắt đầu báo cáo kết quả tài chính của mình bằng đô la Mỹ. AB InBev niêm yết đầu tiên trên sàn Euronext Brussels và là một chỉ số cấu thành của BEL20. Hãng có niêm yết thứ cấp trên sở giao dịch chứng khoán New York. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu tăng đều đặn từ 0,35 USD trong 2008-3,00 USD cho năm 2014. Tỷ lệ thanh toán tăng từ 26,3% lên 64,8% trong thời gian này. Thị phần của AB InBev, đo khối lượng đồ uống bán ra, trên cơ sở quốc gia-quốc gia, được xuất bản bởi các công ty cho năm 2014. Mặc dù thị phần của hãng trong Hoa Kỳ là 47,2%, khối lượng bán ra trong Brazil là cao hơn. Tuy nhiên, cho tất cả Bắc Mỹ, khối lượng kết hợp sẽ là cao nhất trong khu vực bất kỳ. AB InBev hoạt động 140 nhà máy tại 10 thị trường hàng đầu của mình. == Lịch sử == AB InBev đã được hình thành sau khi hãng bia Bỉ-Brazil InBev mua lại hãng bia Mỹ Anheuser-Busch. Interbrew đã được thành lập vào năm 1987 từ sự sáp nhập của hai hãng sản xuất bia lớn nhất tại Bỉ: Artois và Piedboeuf. Hãng bia Artois, trước đây được gọi là Den Hoorn, đã được thành lập 1466. Năm 1995, Interbrew đã mua Công ty Labatt Brewing (thành lập năm 1847), hãng sản xuất bia lớn nhất ở Canada. Năm 2002 nó lại mua Beck (thành lập 1873), một trong những hãng bia của Đức bán chạy nhất thế giới. AmBev (viết tắc cho cho Companhia de Bebidas das Americas, hoặc "Beverages Company of the Americas") đã được thành lập vào năm 1999 với sự hợp nhất của hai nhà sản xuất bia lớn nhất Brazil, Nam Cực (thành lập năm 1880) và Brahma (thành lập năm 1886). Anheuser-Busch đã được thành lập vào năm 1860 tại St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ, với tên Anheuser & Co. Năm 2004, Interbrew và AmBev nhập lại thành nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới, InBev. Các thỏa thuận có giá trị khoảng $ 11,5 tỉ, kết hợp (Ambev) nhà sản xuất bia lớn thứ 3 (Interbrew) thứ 5 thành hãng số 1 thế giới. Thỏa thuận này hợp nhất các thương hiệu hàng đầu từ Bỉ, Canada, Đức và Brazil. Anheuser đã mua hãng Harbin, sản xuất hiệu bia Harbin 2004 và hãng Fujian Sedrin 2006, hiệu bia Sedrin, làm InBev ngày nay trở thành hãng bia lớn thứ 3 ở Trung Quốc (Thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới). Năm 2007, chi nhánh Labatt mua hãng Lakeport ở Canada, và InBev gia tăng chứng khoán tại QUINSA, làm vững chắc vị thế tập đoàn tại Argentina, Bolivia, Chile, Paraguay và Uruguay. Năm 2008, InBev mua Anheuser-Busch với giá 52 tỉ USD, lập thành Anheuser–Busch InBev, trở thành một trong 5 hãng sản xuất sản phẩm tiêu thụ hàng đầu thế giới. SABMiller, mà có các hiệu bia Fosters, Pilsner Urquell, Grolsch, Miller, Coors, và Peroni, là tập đoàn sản xuất bia lớn thứ 2 thế giới, chiếm gần 10% thị trường tiêu thụ bia toàn cầu. Ngày 13 tháng 10 năm 2015, Anheuser-Busch InBev đã đồng ý với đối thủ của mình SABMiller, mua hãng này với giá 106 tỉ USD hay £70 tỉ, nếu không gặp trở ngại sẽ làm cho tập đoàn này chiếm gần 30% thị trường tiêu thụ bia thế giới. == Chú thích ==
100 greatest britons.txt
100 Greatest Britons (100 người Anh vĩ đại nhất) là một chương trình bầu chọn do đài BBC tổ chức năm 2002 để tìm ra 100 công dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử. == Danh sách == *: Người cũng có mặt trong danh sách 100 Worst Britons (100 công dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tồi nhất). == Xem thêm == 100 Worst Britons == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Danh sách 100 người Anh vĩ đại trên trang BBC Danh sách 10 người Anh vĩ đại nhất trên trang BBC
2004.txt
2004 (số La Mã: MMIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory. Năm này còn được biết như năm 5764–5765 trong lịch Do Thái, năm 1424–1425 trong lịch Hồi giáo, năm 1382–1383 theo lịch Ba Tư, và năm 2757 a.u.c. 2004 được chỉ định là Năm Quốc tế về Gạo (bởi Liên Hiệp Quốc), Năm Quốc tế tưởng nhớ cuộc chống chế độ nô lệ và việc hủy bỏ nó (bởi UNESCO), và năm Giáp Thân trong lịch Trung Quốc. Có 73 quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2004. == Sự kiện == 2 tháng 1 - Chuyến bay 604 của Flash Airlines hướng tới Cairo rơi xuống Biển Đỏ. Tất cả 148 người trên máy bay thiệt mạng, trong số đó 120 người là du khách Pháp. 27 tháng 1 - Thủ tướng Tony Blair thắng khít khao cuộc "nổi loạn" của một số dân biểu thuộc Ðảng Lao Ðộng của chính ông trong cuộc bỏ phiếu về kế hoạch của chính phủ để tăng học phí bậc đại học. 28 tháng 1 - Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc - Hồ Cẩm Ðào, đến thăm Tòa Ðô Chánh Paris, tiếp xúc với các ủy viên Hội Ðồng Thành phố. 28 tháng 1 - Các bộ trưởng và giới chức từ Á Châu, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu cùng các tổ chức quốc tế kết thúc một ngày họp tại Bangkok, đã đồng ý thành lập một hệ thống theo dõi thú y cấp vùng - rộng khắp Á Châu, để có thể đối phó được với sự lây lan của bệnh cúm gà, đã làm thiệt mạng ít nhất 8 người ở Việt Nam và hai người khác tại Thái Lan. 31 tháng 1 - Air France và British Airways hủy bỏ 5 chuyến bay sắp tới của Hoa Kỳ đến Washington DC và Miami, Florida vì nghi ngờ Al-Qaida có âm mưu khủng bố các chuyến bay này. 31 tháng 1 - Nhà lãnh đạo Cuba - Fidel Castro, cáo cuộc Tổng thống George W. Bush đang âm mưu cùng với những thủ lĩnh người Cuba lưu vong tại Miami để ám sát ông ta. Tuy nhiên, Fidel Castro nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng chết nếu Hoa Kỳ mở cuộc xâm lăng vào Cuba. 31 tháng 1 - Người sáng lập chương trình nguyên tử của Pakistan - Abdul Qadeer Khan, bị loại khỏi chức vụ cố vấn chính phủ sau quá cuộc điều tra về những lời tố cáo ông phổ biến vũ khí nguyên tử với mục đích tư lợi. 1 tháng 2 - Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình chống việc Trung Quốc hướng các dàn phi đạn vào Đài Loan để biểu dương sự ủng hộ cho Tổng thống Trần Thủy Biển và kế hoạch trưng cầu dân ý về phòng thủ của đảo. 1 tháng 2 - Đảng viên và các nhà làm luật thuộc đảng đối lập Hàn Quốc ngăn chận viên biện lý chính phủ bắt giữ một lãnh tụ đảng từng là phụ tá thân cận của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Đại Trung. 1 tháng 2 - Hai kẻ đánh bom tự sát đeo chất nổ trên người tấn công các văn phòng của hai đảng chính yếu của người Kurd hầu như đồng thời, giết ít nhất 56 người và khiến khoảng 240 người bị thương – đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Iraq trong vòng 6 tháng. Một binh sĩ Mỹ bị giết và 12 người bị thương trong một vụ tấn công bằng rốc-két tại miền trung Iraq. Trong số những người bị thương có hai người ở trong tình trạng trầm trọng. 2 tháng 2 - Abdul Qadeer Khan thú nhận đã bán những tài liệu bí mật cho Iran, Libya và Bắc Hàn, nhưng chính quyền chưa quyết định về chuyện đưa đương sự ra tòa. 2 tháng 2 - Một phụ nữ 58 tuổi ở Thái Lan và một thiếu niên ở Việt Nam đã chết sau khi bị nhiễm dịch cúm gia cầm, nâng tổng số lên đến 12 người thiệt mạng trong khi dịch cúm lan rộng khắp vùng Á Châu mà các khoa học gia lo sợ bệnh này có thể lây lan từ người sang người. 24 tháng 2: Động đất tại Maroc, 600 người chết 27 tháng 3 - Binh lính Quân đội Pakistan kết thúc chiến dịch của họ sau khi đánh nhau với phiến quân ngoại quốc và các tay sai địa phương của chúng 1 tháng 6 - Mùa bão Đại Tây Dương 2004 bắt đầu. 1 tháng 8: Cháy tại trung tâm mua sắm "Ycuá Bolaños" tại Asunción, Paraguay làm khoảng 350 người chết, 200 người bị thương 19 tháng 9: Bão lốc "Jeanne" qua Haiti, chết hơn 1500 người 20 tháng 10: Tai nạn tại mỏ than Đại Bình thuộc tỉnh Hà Nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chết khoảng 150 công nhân 2 tháng 11 – Bầu cử Hoa Kỳ năm 2004: Tổng thống đương nhiệm George W. Bush thắng Thượng nghị sĩ John Kerry. Đảng Cộng Hoà giành thắng trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. 28 tháng 11: Tai nạn hầm mỏ gần Đồng Xuyên (Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) chết 165 thợ mỏ 2 tháng 12: Bão qua Philippines, khoảng 1000 người chết 14 tháng 12 – Chiếc cầu cao nhất thế giới, cầu Millau bắc qua sông Tarn trong dãy núi Massif Central, Pháp được tổng thống Pháp Jacques Chirac cắt băng thông cầu. 26 tháng 12 - Động đất lớn nhất trong 40 năm qua khởi nguồn từ Ấn Độ Dương vào tây bờ biển đảo Sumatra tại Indonesia, 9,3 độ Richter và tạo ra sóng thần khổng lồ cuốn bờ biển các nước Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Maldives, Myanma, Thái Lan, Mã Lai và Indonesia. Ít nhất 290.000 người từ Nam Á đến tận Somalia tại Châu Phi bị tử vong. 31 tháng 12: 174 người chết cháy trong một câu lạc bộ tại Buenos Aires, 410 người bị thương. == Sinh == 18 tháng 1: Marie Theresia, con gái của công chúa Tatjana của Liechtenstein và Philipp của Lattorf 21 tháng 1: Công chúa Ingrid Alexandra của Na Uy, con gái của thái tử Na Uy Haakon và công chúa Mette-Marit của Na Uy 6 tháng 2: Công chúa Louise Sophie Mary của Bỉ, con gái của hoàng tử Laurent của Bỉ và công chúa Claire của Bỉ 25 tháng 5: Samuel Bernhard Louis, con trai của hoàng tử Bernhard van Oranien-Nassau, van Vollenhoven và công chúa Annette van Oranien-Nassau, van Vollenhoven, Sekréve 17 tháng 9: Hoàng tử Odysseas-Kimon, con trai của thái tử Pavlos và công chúa Marie-Chantal của Hy Lạp == Mất == Xem thêm những người mất năm 2004 23 tháng 1: Helmut Newton, nhiếp ảnh gia Đức (sinh 1920) 25 tháng 1: Miklós Fehér, cầu thủ người Hungary (sinh 1979) 29 tháng 1: O. W. Fischer, diễn viên Áo (sinh 1915) 14 tháng 2: Marco Pantani, tay đua xe đạp Ý (sinh 1970) 24 tháng 2: Virtú Maragno, nhà soạn nhạc Argentina (sinh 1928) 29 tháng 2: Danny Ortiz, cầu thủ bóng đá (sinh 1976) 8 tháng 3: Abu Abbas, chính trị gia (sinh 1948) 22 tháng 3: Sheikh Ahmed Yassin, người sáng lập tổ chức Hamas, một tổ chức bán quân sự Hồi giáo Palestine,(sinh 1936) 28 tháng 3: Sir Peter Ustinov, đạo diễn phim Anh, diễn viên, nhà văn (sinh 1921) 17 tháng 4: Abd al-Aziz al-Rantisi, lãnh đạo Hamas (sinh 1947) 16 tháng 5: Marika Rökk, nữ ca sĩ Hungary, nữ diễn viên (sinh 1913) 29 tháng 5: Ivica Šerfezi, ca sĩ Nam Tư (sinh 1935) 5 tháng 6: Ronald Reagan, chính trị gia Mỹ, tổng thống (sinh 1911) 7 tháng 6: Manuel Rosenthal, người điều khiển dàn nhạc Pháp, nhà soạn nhạc (sinh 1904) 20 tháng 6: Hanns Cibulka, nhà văn Đức, nhà thơ trữ tình (sinh 1920) 1 tháng 7: Marlon Brando, diễn viên Mỹ (sinh 1924) 6 tháng 7: Thomas Klestil, tổng thống liên bang Áo (sinh 1932) 10 tháng 7: Inge Meysel, nữ diễn viên Đức (sinh 1910) 22 tháng 7: Bodo Hauser, nhà báo Đức (sinh 1946) 8 tháng 8: Fay Wray, nữ diễn viên (King Kong) (sinh 1907) 11 tháng 8: Wolfgang Mommsen, nhà sử học Đức (sinh 1930) 16 tháng 8: Ivan Hlinka, vận động viên khúc côn cầu trên băng Séc, huấn luyện viên (sinh 1950) 17 tháng 8: Gérard Souzay, nam ca sĩ Pháp (sinh 1918) 19 tháng 8: Günter Rexrodt, chính trị gia Đức, bộ trưởng Bộ Kinh tế, (sinh 1941) 14 tháng 9: Ove Sprogøe, diễn viên Đan Mạch (sinh 1919) 4 tháng 10: Janet Leigh, nữ diễn viên Mỹ, (sinh 1927) 10 tháng 10: Christopher Reeve, diễn viên Mỹ (sinh 1952) 11 tháng 10: Reinhard Hesse, nhà báo Đức (sinh 1956) 9 tháng 11: Eiji Morioka, võ sĩ quyền Anh Nhật Bản (sinh 1946) 11 tháng 11: Jassir Arafat, tổng thống Palestine (sinh 1929) 12 tháng 12: Herbert Dreilich, nam ca sĩ Đức (sinh 1942) 21 tháng 12: Roland Ploeger, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1928) 23 tháng 12: Rainer Bertram, đạo diễn phim Đức, diễn viên, nam ca sĩ (sinh 1932) == Giải Nobel == Vật lý: David J. Gross, H. David Politzer, and Frank Wilczek "for the discovery of asymptotic freedom in the theory of the strong interaction" Hoá học: Aaron Ciechanover, Avram Hershko, and Irwin Rose "for the discovery of ubiquitin-mediated protein degradation" Y học: Linda B. Buck và Richard Axel "for their discoveries of odorant receptors and the organization of the olfactory system" Văn chương: Elfriede Jelinek Hoà bình: Wangari Maathai "for her contribution to sustainable development, democracy and peace" Kinh tế: Finn E. Kydland, Edward C. Prescott == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
kabaddi bãi biển tại đại hội thể thao bãi biển châu á 2016.txt
Môn Kabaddi bãi biển tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016 diễn ra ở Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 23 tới ngày 27 tháng 9 năm 2016 tại công viên Biển Đông, Đà Nẵng. == Huy chương == == Bảng xếp hạng huy chương == == Kết quả == === Nam === ==== Vòng sơ bộ ==== ===== Bảng A ===== ===== Bảng B ===== ==== Vòng đấu loại trực tiếp ==== ===== Bán kết ===== ===== Huy chương vàng ===== === Nữ === ==== Vòng sơ bộ ==== ===== Bảng A ===== ===== Bảng B ===== ==== Vòng đấu loại trực tiếp ==== ===== Bán kết ===== ===== Huy chương vàng ===== == Tham khảo == Các kết quả và lịch thi đấu == Liên kết ngoài == Website chính thức
chiến tranh giữa các vì sao.txt
Star Wars (hay Chiến tranh giữa các vì sao, tên được sử dụng tại Việt Nam trước khi Star Wars: Thần lực thức tỉnh được công chiếu vào năm 2015) là bộ tác phẩm hư cấu sử thi không gian của Mỹ sáng tạo bởi George Lucas, tập trung chủ yếu vào một loạt các phim điện ảnh được công chiếu kể từ năm 1977. Loạt phim kể về những cuộc phiêu lưu của các nhân vật khác nhau tại một thiên hà xa xôi. Phim đầu tiên trong nhượng quyền ban đầu được phát hành vào ngày 25 tháng 5, 1977 bởi hãng điện ảnh 20th Century Fox dưới tiêu đề Star Wars (sau đó được đổi thành Niềm hi vọng mới vào năm 1981) và đã trở thành một hiện tượng trong nền văn hoá đại chúng trên toàn thế giới. Phim được tiếp nối bởi hai phần tiếp theo, Đế chế phản công (1980) và Sự trở lại của Jedi (1983), tạo thành bộ ba phim gốc của Chiến tranh giữa các vì sao. Bộ ba phim tiền truyện được phát hành trong khoảng thời gian từ năm 1999 cho tới năm 2005. Bộ ba phần hậu truyện bắt đầu vào năm 2015 với việc công chiếu phim Star Wars: Thần lực thức tỉnh. Cả bảy phim điện ảnh đều được đề cử giải Academy (với hai phim đầu của bộ ba gốc thắng giải), và giành được nhiều thành công lớn về mặt thương mại, với tổng doanh thu là 7.075 tỉ USD. giúp Star Wars xếp thứ ba trong danh sách những loạt phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Các phim điện ảnh ngoại bộ sử thi bao gồm The Clone Wars (2008) và Rogue One: Star Wars ngoại truyện (2016) phần ngoài truyện đầu tiên của Star Wars. Loạt phim đã chuyển hướng sang các thể loại truyền thông khác bao gồm sách, phim truyền hình, trò chơi điện tử, và truyện tranh. Những bổ sung bao gồm việc bộ ba phim Chiến tranh giữa các vì sao được mở rộng thành một vũ trụ, và có kết quả trong phát triển quan trọng của loạt vũ trụ hư cấu. Star Wars cũng giữ Kỷ lục Guinness về "Thương hiệu thương mại thành công nhất". Vào năm 2015, toàn bộ giá trị của loạt phim lên đến 41.9 tỷ USD, tính cả doanh thu phòng vé và doanh thu trò chơi, DVD, điều này làm nó trở thành thương hiệu thương mại có doanh thu cao nhất thời đại. Năm 2012, The Walt Disney Company đã mua lại Lucasfilm với giá 4.06 tỉ USD và sở hữu quyền phân phối cho tất cả các phim điện ảnh Star Wars kể từ đó, bắt đầu từ Thần lực thức tỉnh năm 2015. Bên phân phối cũ là hãng phim 20th Century Fox vẫn giữ nguyên quyền được phân phối cho hai bộ ba phim gốc và tiền truyện cho tới năm 2020, trừ phim gốc Niềm hi vọng mới sẽ được hãng phim giữ quyền phân phối vô thời hạn. Walt Disney Studios có quyền phân phối kỹ thuật số cho tất cả các phim điện ảnh trong loạt Star Wars, không bao gồm phim gốc năm 1977. == Bối cảnh == Những sự kiện được mô tả trong phương tiện truyền thông của Chiến tranh giữa các vì sao diễn ra trong một thiên hà giả tưởng. Nhiều loài sinh vật ngoài hành tinh (thường mang hình người) được mô tả. Các rôbô droid cũng được phổ biến và thường được xây dựng để phục vụ cho chủ sở hữu của chúng. Du lịch không gian là rất phổ biến, và nhiều hành tinh trong thiên hà là các thành viên của Cộng Hòa thiên hà, sau đó được tổ chức lại như là Đế chế thiên hà. Sau này thì được giành lại và tổ chức lại một lần nữa thành Nền Cộng Hòa mới. Một trong những yếu tố nổi bật của Chiến tranh giữa các vì sao là "Thần lực", một năng lượng có ở khắp nơi và có thể được khai thác bởi những người có khả năng đó. Nó được mô tả trong phim sản xuất đầu tiên như là "một trường năng lượng được tạo ra bởi tất cả các sinh vật sống [là] bao quanh chúng ta, thâm nhập vào chúng ta, [và] liên kết với các thiên hà với nhau." Thần lực này cho phép người dùng thực hiện một loạt các khả năng siêu nhiên (như dịch chuyển đồ vật, thấu thị, sự biết trước, và kiểm soát tâm trí) và cũng có thể khuếch đại những đặc điểm thể chất nhất định, chẳng hạn như tốc độ và phản xạ; những khả năng khác nhau giữa các nhân vật và có thể được cải thiện thông qua đào tạo. Trong khi Thần lực có thể được sử dụng cho mục đích tốt, nó cũng có một mặt tối mà khi theo đuổi sẽ thấm đẫm người sử dụng với hận thù, hung hãn, và ác ý. Các bộ phim của Chiến tranh giữa các vì sao cho thấy các chiến binh Jedi, người sử dụng Thần lực cho mục đích tốt và Sith, người sử dụng mặt tối cho cái ác trong một nỗ lực để chiếm lấy thiên hà. Trong bộ ba phần sau, bộ phim có giới thiệu một tổ chưc bóng tối khác với tên gọi là Các hiệp sĩ dòng Ren. == Phim == Bộ phim bắt đầu với bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao, phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 1977. Phim này đã được tiếp nối bởi 2 phần sau: Đế chế phản công, phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 1980, và Sự trở lại của Jedi, phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 1983. Việc thu thập thông tin mở của các phần tiếp theo đã tiết lộ rằng họ đã được đánh số là "Tập V" và "Tập VI" tương ứng, mặc dù những bộ phim được quảng cáo thường chỉ dưới phụ đề của họ. Mặc dù bộ phim đầu tiên của thương hiệu này chỉ đơn giản mang tên Star Wars, nó sau này đã có phụ đề Tập IV: Niềm hy vọng mới được thêm vào để phân biệt nó với phần tiếp theo và phần trước của nó . Trong năm 1997, tương ứng với kỷ niệm 20 năm Chiến tranh giữa các vì sao, Lucas phát hành "phiên bản đặc biệt" của ba bộ phim đến rạp. Các tính năng phát hành lại thay đổi trong bộ phim ban đầu, chủ yếu thúc đẩy bởi sự cải thiện của CGI và các hiệu ứng công nghệ đặc biệt, cho phép hình ảnh đã không thể đạt được tại thời điểm làm phim gốc. Lucas tiếp tục thực hiện thay đổi cho bộ ba ban đầu, chẳng hạn như phiên bản đầu tiên của bộ ba DVD vào 21 tháng 9 năm 2004 . Hơn hai thập kỷ sau khi phát hành bản gốc Chiến tranh giữa các vì sao, loạt phim tiếp tục với bộ ba phần trước chờ đợi từ lâu, bao gồm Tập I: Hiểm họa của bóng ma, phát hành vào ngày 19 tháng 5 năm 1999; Tập II: Cuộc tấn công của người vô Tính, phát hành ngày 16 tháng 5 năm 2002; và Tập III: Sự Trả Thù Của Người Sith, phát hành vào ngày 19 tháng 5 năm 2005 . Vào ngày 15, tháng 8 năm 2008, Star Wars: The Clone Wars được công chiếu và dẫn đến một chương trình TV cùng tên. Rồi tiếp theo đó là chương trình Star Wars Rebels và vào ngày 18, tháng 12 năm 2015, là sự ra mắt của bộ phim Star Wars: The Force Awakens. === Cốt truyện tổng quan === ==== Bộ ba phim tiền truyện ==== Kể về cuộc sống ban đầu của Anakin Skywalker. Anh được phát hiện bởi Hiệp sĩ Jedi là Qui-Gon Jinn, người tin rằng Anakin là "Người được chọn", được báo trước bởi lời tiên tri của Jedi và là người sẽ mang lại sự cân bằng cho Thần lực. Tuy nhiên, hội đồng Jedi, dẫn đầu là Yoda, cảm thấy rằng tương lai của Anakin bị che mờ bởi sự sợ hãi, mặc dù vậy, họ vẫn miễn cưỡng cho phép học trò của Qui-Gon là Obi-Wan Kenobi đào tạo Anakin sau khi Qui-Gon bị giết bởi Chúa tể Sith Darth Maul. Cùng lúc đó, hành tinh Naboo đang bị tấn công, và người cai trị của nó là nữ hoàng Padme Amidala cần tìm kiếm sự hỗ trợ của các Jedi để đẩy lùi kẻ địch. Chúa tể Sith là Darth Sidious bí mật lên kế hoạch tấn công để cho nhân dạng của mình ở Republic là Thượng nghị sĩ Palpatine một cái cớ để lật đổ Thủ tướng tối cao của Cộng Hòa Thiên Hà và nắm giữ chức vụ này . Phần còn lại bộ ba phần trước dần dần trở thành biên niên sử về việc Anakin tha hóa theo mặt tối của Thần lực khi anh chiến đấu trong Chiến tranh của người vô tính, vốn được Palpatine bí mật tạo nên nhằm thực hiện kế hoạch phá hủy Cộng Hòa và chiêu dụ Anakin phục vụ mình . Anakin và Padme yêu nhau và bí mật làm đám cưới, và cuối cùng Padme mang thai. Anakin có một tầm nhìn tiên tri của về cái chết của Padme trong khi sinh con, và Palpatine thuyết phục anh rằng mặt tối nắm giữ sức mạnh để cứu sống cô; tuyệt vọng, Anakin quy phục mặt tối và mang tên Sith là Darth Vader. Trong khi Palpatine tái tổ chức Cộng Hòa thành Đế Chế Thiên Hà chuyên chế - ông ta bổ nhiệm chính mình làm Hoàng đế và ra lệnh cho Vader tham gia vào sự hủy diệt của Trật Tự Jedi, mà đỉnh cao là một trận đấu kiếm ánh sáng giữa Anakin và Obi-Wan. Obi-Wan cuối cùng đánh bại người học việc và người bạn cũ của mình, cắt đứt chân tay của Vader và để cho anh chết bên cạnh một dòng dung nham. Tuy nhiên, Palpatine đến ngay sau đó và cứu Vader, đưa anh ta vào một bộ đồ màu đen cơ khí là bộ áo giáp giữ anh còn sống. Đồng thời, Padme chết trong khi sinh hai đứa trẻ sinh đôi là Luke và Leia. Cặp sinh đôi được giấu khỏi Vader và không được biết cha mẹ thực sự của họ là ai . ==== Bộ ba phim gốc ==== Bắt đầu 19 năm sau đó khi Vader sắp hoàn thành việc xây dựng trạm không gian Ngôi Sao Chết, vốn sẽ cho phép Đế Chế đè bẹp Liên Minh Kháng chiến, được hình thành để chống lại sự chuyên chế của Palpatine. Vader bắt giữ Công chúa Leia Organa, người đánh cắp kế hoạch của Ngôi Sao Tử Thần và giấu đi trong chú người máy R2-D2. R2-D2, cùng với C-3PO trốn thoát đến hành tinh Tatooine. Ở đó, chúng được mua bởi Luke Skywalker cùng người chú và dì nuôi của anh. Trong khi Luke làm sạch R2-D2, anh vô tình kích hoạt tin nhắn được đưa vào chú robot bởi Leia, người yêu cầu trợ giúp từ Obi-Wan. Luke sau giúp R2-D2 trong việc tìm kiếm Hiệp sĩ Jedi, người hiện đang là một ẩn sĩ mang mật danh Ben Kenobi. Khi Luke hỏi về cha mình, Obi-Wan nói với anh rằng Anakin là một Jedi vĩ đại, người bị phản bội và giết chết bởi Vader . Obi-Wan và Luke thuê tay buôn lậu Han Solo và người bạn Wookiee của Han là Chewbacca để đưa họ đến Alderaan, quê nhà của Leia nhưng khi họ đến nơi đã bị phá hủy bởi Ngôi Sao Tử Thần. Một khi hạ cánh trên trạm không gian, Obi-Wan cho phép mình bị giết chết trong một trận tái đấu kiếm ánh sáng với Vader; sự hy sinh của ông cho phép cả nhóm trốn thoát với kế hoạch giúp phe nổi dậy phá hủy Ngôi Sao Tử Thần. Ba năm sau, Luke đi tìm Yoda và bắt đầu khóa đào tạo Jedi của mình, nhưng bị gián đoạn khi Vader dụ anh vào một cái bẫy bằng cách bắt giữ Han và những người khác. Vader cho thấy rằng ông là cha của Luke và cố gắng để dụ anh theo mặt tối . Luke trốn thoát, và sau khi giải cứu Han từ băng đảng Jabba the Hutt một năm sau đó, đã trở về để tiếp tục được đào tạo bởi Yoda, người trong thời gian này đang nằm trên giường bệnh. Trước khi qua đời, Yoda xác nhận rằng Vader là cha của Luke; khoảnh khắc sau đó, linh hồn của Obi-Wan nói với Luke rằng anh phải đối mặt với cha mình trước khi có thể trở thành một Jedi, và Leia là chị em sinh đôi của anh. Khi phe nổi dậy tấn công Ngôi Sao Tử Thần Đệ Nhị, Luke đối mặt với Vader trong khi Palpatine quan sát; cả hai Chúa tể Sith có ý định biến Luke theo mặt tối và chọn anh làm người học việc của họ. Trong trận đấu kiếm ánh sáng tiếp theo, Luke bị khuất phục bởi sự tức giận của mình và vược qua Vader, nhưng điều khiển mình ở phút cuối cùng, nhận ra rằng anh sắp phải chịu số phận của cha mình; anh tha chết cho Vader và tự hào tuyên bố lòng trung thành của mình là một Jedi. Palpatine tức giận định cố gắng để giết Luke nhưng Vader kịp thời giết ông ta và bị thương nặng trong tiến trình. Hồi tưởng lại, Anakin Skywalker chết trong vòng tay của con trai mình. Luke trở thành một Jedi chính thức, và phe nổi dậy phá hủy Ngôi Sao Tử Thần Đệ Nhị và cùng với nó là Đế Chế Ngân Hà . ==== Bộ ba phim hậu truyện ==== Phần VII Lấy bối cảnh 30 năm sau sự phá hủy của Ngôi sao tử thần thứ 2, Luke Skywalker, Jedi cuối cùng còn sống sót, đã mất tích. Cả 2 tổ chức, "Tổ chức Thứ Nhất", kế vị của Đế Chế Ngân Hà, và "quân Kháng chiến", lực lượng chiến đấu được hậu thuẫn bởi nền cộng hòa, lãnh đạo bởi người em song sinh của Luke, Leia Organa, rảo khắp thiên hà trong nổ lực tìm thấy ông ta. Ở một ngôi làng trên hành tinh Jakku, phi công của quân Kháng chiến, Poe Dameron, gặp một vị lão niên để lấy phần bản đồ cho biết vị trí của Luke. Quân lính Cơn Bão dưới sự chỉ huy của tên tướng huyền bí Kylo Ren đổ bộ và phá hủy ngôi làng trước khi bắt sống Poe. Người máy của anh ta, BB-8, trốn thoát với phần bản đồ được dấu trong bộ nhớ và bắt gặp một cô gái nhặt ve chai tên là Rey. Sau khi Ren sử dụng Thần lực để đọc suy nghĩ của Poe về BB-8, người lính Cơn Bão mang số hiệu FN-2187 phản bội Tổ chức Thứ Nhất, đào ngũ và giúp Poe trốn thoát. Chiếc chiến đấu cơ TIE mà họ cướp được rơi xuống Jakku, và người lính mang số hiệu FN-2187, lúc này đã được Dameron đặt tên là "Finn" dường như là người sống sót duy nhất. Anh ta gặp Rey và BB-8, và nói dối rằng mình là một thành viên của quân Kháng chiến. Tổ chức Thứ Nhất tấn công Finn ở một khu láng trại và tiến hành không kích, buộc Rey, Finn và BB-8 phải cướp một chiếc tàu đậu gần đó, chiếc Đại Bàng Thiên Niên Kỷ (Millennium Falcon) cướp được từ ông chủ, để chạy khỏi hành tinh. Tàu Đại Bàng đột ngột bị dừng và hút vào một con tàu khác, và họ nhanh chóng bị phát hiện bởi Han Solo và Chewie. Han giải thích rằng Luke đã cố gắng xây dựng lại một hội đồng Jedi sau trận chiến ở Endor, nhưng một đồ đệ của ông đã sa vào mặt tối của thần lực và trở thành Kylo Ren, phá hủy hết những gì mà Luke đã gầy dựng. Luke biến mất với tin đồn về việc ông đang đi tìm điện thờ đầu tiên của Jedi. Tại trạm Starkiller, một hành tinh được cải biến thành một vũ khí hủy diệt có khả năng phá hủy cả một hệ ngôi sao, Ren được lãnh đạo tối cao Snoke chỉ rằng hắn phải giết cha mình, Han Solo, nếu muốn vượt qua tiếng gọi của ánh sáng. Tàu Đại Bàng hạ cánh xuống Takodana để gặp Maz Kanata, người có thể giúp BB-8 đến được căn cứ của quân Kháng chiến, nhưng Finn quyết định rằng anh sẽ bỏ đi theo con đường riêng của mình. Rey tìm thấy một căn hầm chứa và bắt gặp thanh kiếm ánh sáng của Anakin Skywalker,. Cô nhanh chóng cảm nhận được những hình ảnh kì bí và man rợ, và từ chối nỗ lực trao thanh kiếm cho cô của Maz. Finn đành nhận lời cất giữ nó. Tổ chức Thứ Nhất nhanh chóng tấn công Takodana để bắt lấy BB-8. Cùng lúc đó, trạm Hủy Diệt Ngôi Sao phá hủy hệ ngôi sao Hosnian vốn được kiếm soát bởi phe cộng hòa. Han, Chewie và Finn chiến đấu với kẻ địch với sự giúp đỡ của một tiểu đội chiến đấu cơ Cáng X của phe Kháng chiến, dẫn đầu bởi Poe, người cũng sống sót sau vụ rơi chiến cơ tại Jakku. Tuy nhiên, Rey lại bị bắt sống bởi Ren và bị áp giải tới trạm Hủy Diệt Ngôi Sao. Ren cố gắng dùng thần lực để đọc suy nghĩ của Rey, nhưng không thể. Sau đó, Rey trốn thoát bằng cách sử dụng khả năng thay đổi suy nghĩ của Jedi. Han đoàn tụ cùng Leia khi ông cùng Chewie và Finn đến căn cứ chính của quân Kháng chiến tại D'Qar. BB-8 cũng bắt gặp người máy R2-D2, vốn đã được đặt trong chế độ tiết kiệm năng lượng sau khi Luke biến mất. Trạm Hủy Diệt Ngôi Sao bắt đầu nạp năng lượng để bắn D'Qar, và quân Kháng chiến thảo luận một phương án để lẻn vào nó và hạ tấm khiên từ trường, tạo tiền đề để các chiến đấu cơ có thể công phá điểm yếu của vũ khí vũ diệt hàng loạt này. Cùng với tàu Đại Bàng, Han, Chewbacca và Finn đột nhập vào trạm, hạ tấm khiên và đoàn tụ với Rey. Tuy nhiên, những chiến đấu cơ Cánh X không thể đâm xuyên qua khẩu pháo, nên Han và Chewbacca quyết định dùng những quả mìn để tạo thành một lỗ hỏng trong lòng trạm chiến đấu. Ren xuất hiện để ngăn cản họ. Han đối mặt với Ren, gọi hắn bằng tên khai sinh là Ben, và thuyết phục hắn ta từ bỏ mặt tối của thần lực. Ren giết hại Han, xác của Han rơi xuống lò xử lý ở phía dưới. Các chiến đấu cơ Cáng X phá hủy khẩu pháo, khởi động một chuỗi biến đổi làm trạm Hủy Diệt Ngôi Sao bị hủy diệt hoàn toàn. Ren đuổi theo Finn và Rey ở bề mặt của trạm Hủy Diệt Ngôi Sao, nơi Finn cố gắng chống trả lại Ren bằng thanh kiếm ánh sáng của Anakin. Khi Finn bị thương, Rey dành lấy thanh kiếm và chiến đấu với Ren, áp đảo hắn ta với thần lực và làm hắn bị thương nặng. Sau đó, cô cùng Finn và Chewie rời khỏi hành tinh ngay trước khi nó phát nổ. Snoke ra lệnh cho Hux rời khỏi hành tinh và mang Ren tới chỗ của hắn. Tại D'Qar, quân Kháng chiến ăn mừng chiến thắng trong khi Leia, Chewie và Rey khóc thương về cái chết của Han. R2-D2 đột ngột hoạt động trở lại và mở ra phần còn lại của tấm bản đồ. Với R2-D2 và Chewie song hành, Rey đi theo tấm bản đồ đến một hòn đảo trên một hành tinh ở rất xa, nơi cô tìm thấy Luke và trao cho ông thanh kiếm ánh sáng của cha mình. ==== Ngoại truyện ==== ===== Rogue One (2016) ===== == Diễn viên và nhân vật == == Chủ đề == Chiến tranh giữa các vì sao minh họa các yếu tố như hiệp sĩ, phù thủy, và nàng công chúa có liên quan đến nguyên mẫu của thể loại fantasy . Thế giới Star Wars, không giống như phim khoa học viễn tưởng và phim tưởng tượng minh họa việc thiết lập kiểu dáng đẹp của tương lai thì được miêu tả là bẩn và cáu bẩn. Tầm nhìn của Lucas về một "tương lai được sử dụng" đã được tiếp tục phổ biến rộng rãi trong các bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị như Quái vật không gian (Alien) , được thiết lập trên một tàu chở hàng không gian bẩn; Max Điên Cuồng 2 hay Mad Max 2, được đặt trong một sa mạc hậu tận thế, và Tội Phạm Người Máy hay Blade Runner, được thiết lập trong một thành phố đổ nát dơ bẩn của tương lai. Lucas thực hiện một nỗ lực có ý thức về cảnh song song và đối thoại giữa các bộ phim, và đặc biệt là song song hành trình của Luke Skywalker với cha của mình khi thực hiện các phần trước . === Ảnh hưởng === Có thể thấy, Star Wars hay George Lucas đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều phim và truyện khác nhau. Khác với nhiều bộ phim về đề tài vũ trụ như Du hành giữa các vì sao (Star Trek) hay Babylon 5, Chiến tranh giữa các vì sao đã tạo ấn tượng trong lòng khán giả không những vì cảnh chiến đấu trên vũ trụ thường thấy, mà còn ở vẻ hoang sơ kỳ lạ của những hành tinh như Tatooine trong phần IV. Câu truyện viễn tưởng Xứ Cát (Dune) của Frank Herbert cùng với những bộ phim Viễn Tây theo phong cách Sergio Leone đã tạo nên một quê nhà Tatooine cằn cỗi của Luke Skywalker. Lucas thừa nhận, ông đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa thời Samurai của Nhật Bản và nhiều bộ phim khác. Có thể thấy rõ nhất là từ bộ phim Nàng Công Chúa Cuối Cùng (隠し砦の三悪人) của Akira Kurosawa. Đồng thời, người xem có thể nhận ra những nét tương đồng giữa Kabuto với chiếc mặt nạ của Darth Vader. Các hiệp sĩ Jedi thì được lấy cảm hứng từ các samurai Nhật Bản, từ trang phục giống với kimono lẫn tinh thần chiến đấu trong danh dự của samurai. Ngoài ra, bộ phim còn bị tác động bởi bối cảnh thời đó: Chiến tranh Việt Nam, Thế chiến thứ II. George Lucas nói: “Chiến tranh giữa các vì sao” có bối cảnh lịch sử rất rõ rệt. Đế quốc thiên hà chính là bản sao của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những người Ewoks là những người lính cộng sản. Hoàng đế Palpatine, kẻ kế vị Valkorion và Vitiate chính là Tổng thống Hoa Kỳ Nixon, kế vị Tổng thống Kennedy và Tổng thống Johnson. Nhưng chẳng có ai nghĩ đến điều đó. === Thông tin kỹ thuật === Tất cả 6 bộ phim của Chiến tranh giữa các vì sao được chụp trong tỉ lệ là 2.40:1. Bộ 3 phim gốc được quay với ống kính dị hướng. Tập IV và V được quay trong Panavision (thị giác toàn cảnh), trong khi Tập VI được quay trong ống kính Camera Joe Dunton (JDC). Tập I được quay với ống kính dị hướng Hawk trên máy ảnh Arriflex, và Tập II và III được quay với máy ảnh kỹ thuật số độ nét cao Sony CineAlta . Lucas thuê Ben Burtt để giám sát hiệu ứng âm thanh của Niềm Hi Vọng Mới. Burtt do đó dược Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Khoa học tặng một giải thưởng Thành tựu đặc biệt bởi vì nó không có giải thưởng tại thời điểm cho công việc mà ông đã làm . Lucasfilm phát triển âm thanh tiêu chuẩn THX cho Sự trở lại của Jedi . John Williams soạn nhạc cho tất cả 6 bộ phim. Lucas thiết kế cho Chiến tranh giữa các vì sao liên quan đến một nhạc âm thanh cỡ lớn, với leitmotifs cho nhân vật khác nhau và các khái niệm quan trọng. Nhạc nền Star Wars của Williams đã trở thành một trong những nhạc nền nổi tiếng nhất được biên soạn trong lịch sử âm nhạc hiện đại . Biên đạo múa kỹ thuật kiếm ánh sáng cho bộ 3 phim gốc được phát triển bởi Bob Anderson. Anderson đào tạo diễn viên Mark Hamill (Luke Skywalker) và thực hiện tất cả các pha nguy hiểm như Darth Vader trong trận đấu tay đôi kiếm ánh sáng trong Đế chế phản công và Sự trở lại của Jedi, mặc trang phục của Vader. Vai trò của Anderson trong bộ ba Chiến tranh giữa các vì sao gốc đã được nhấn mạnh trong bộ phim Kháng Nghị Đao Kiếm (Reclaiming the Blade), nơi ông chia sẻ kinh nghiệm của mình như là biên đạo múa chiến đấu phát triển các kỹ thuật kiếm ánh sáng cho phim . == Lịch sử sản xuất == === Bộ ba gốc === Năm 1971, Universal Studios đã đồng ý để làm Vẽ Bậy Kiểu Mỹ (American Graffiti) và Chiến tranh giữa các vì sao trong một hợp đồng hai phim, mặc dù Chiến tranh giữa các vì sao sau đó bị bác bỏ khái niệm trong giai đoạn đầu của nó. Vẽ Bậy Kiểu Mỹ đã được hoàn thành vào năm 1973 và vài tháng sau đó, Lucas đã viết một bản tóm tắt ngắn gọi là Nhật Ký Của Whills "(The Journal of the Whills)", nói về câu chuyện về việc đào tạo của học viên CJ Thorpe là một đặc công "Jedi-Bendu" không gian của huyền thoại Mace Windy . Thất vọng rằng câu chuyện của mình quá khó hiểu, Lucas sau đó đã viết một bản dự thảo 13 trang gọi là Cuộc chiến tranh giữa các vì sao, vốn là một phim làm lại một cách lỏng lẻo của phim Nàng Công Chúa Cuối Cùng của Kurosawa Akira . Năm 1974, ông đã mở rộng dự thảo thành một kịch bản dự thảo thô, thêm các yếu tố như Sith, Ngôi Sao Chết, và nhân vật chính tên là Anakin Starkiller (Anakan Sát Thủ Ngôi Sao). Đối với dự thảo thứ hai, Lucas thực hiện một đơn giản hóa mạnh mẽ, và cũng giới thiệu anh hùng trẻ tuổi tại một trang trại như Luke Skywalker. Anakin trở thành cha của Luke, một hiệp sĩ Jedi khôn ngoan. "Thần lực" cũng được giới thiệu như là một sức mạnh siêu nhiên. Dự thảo tiếp theo loại bỏ nhân vật người cha và thay thế bằng một người tên là Ben Kenobi, và năm 1976 dự thảo thứ 4 đã được chuẩn bị để chụp ảnh chính. Bộ phim có tựa đề Phiêu Lưu Của Luke Sát Thủ Ngôi Sao (Adventures of Luke Starkiller), như lấy từ Nhật Ký Của Whills, Tập I: Cuộc chiến tranh giữa các vì sao. Trong quá trình sản xuất, Lucas thay đổi tên Luke thành Skywalker và thay đổi tiêu đề chỉ đơn giản là Cuộc chiến tranh giữa các vì sao và cuối cùng là Chiến tranh giữa các vì sao . Lúc đó, Lucas đã không hy vọng bộ phim trở thành một phần của một loạt phim. Bản dự thảo thứ tư của kịch bản đã trải qua những thay đổi tinh tế mà làm cho nó đáp ứng nhiều hơn như là một bộ phim độc lập, kết thúc với sự hủy diệt của chính Đế Chế bằng sự phá hủy của Ngôi Sao Tử Thần. Tuy nhiên, Lucas đã hình thành trước đó của bộ phim là cái đầu tiên trong một loạt các cuộc phiêu lưu. Sau đó, ông nhận ra bộ phim sẽ không thực tế là cái đầu tiên trong loạt phim, nhưng là một bộ phim trong bộ ba thứ hai trong câu chuyện này. Điều này được nêu rõ ràng trong lời nói đầu của George Lucas trong năm 1994 khi nói về Mảnh Gãy Của Con Mắt Tâm Trí (Splinter of the Mind's Eye): Không lâu sau khi tôi bắt đầu viết Chiến tranh giữa các vì sao thì tôi nhận ra câu chuyện đã được nhiều hơn một bộ phim duy nhất có thể giữ.Như câu chuyện của Skywalkers và Hiệp sĩ Jedi mở ra, tôi bắt đầu xem nó như là một câu chuyện mà có thể mất ít nhất chín bộ phim để kể- ba trilogies-và tôi nhận ra, trong việc theo cách của tôi thông qua các câu chuyện trước và câu chuyện sau, mà tôi đã thực sự thiết lập ra để viết câu chuyện giữa. Dự thảo thứ hai chứa một teaser cho một phần tiếp theo chưa bao giờ được tạo ra là "Công Chúa Ondos", và do thời gian của dự thảo thứ ba một số tháng sau đó mà Lucas đã thương lượng một hợp đồng cho ông quyền để làm cho 2 phần tiếp theo. Không lâu sau, Lucas đã gặp gỡ với tác giả Alan Dean Foster, và thuê ông viết 2 phần tiếp theo như tiểu thuyết . Mục đích là nếu Chiến tranh giữa các vì sao thành công, Lucas có thể thích ứng tiểu thuyết thành kịch . Ông ở thời điểm đó cũng phát triển một cốt truyện khá phức tạp để hỗ trợ quá trình viết của mình . Khi Chiến tranh giữa các vì sao đã chứng minh là thành công, Lucas quyết định sử dụng bộ phim như là cơ sở cho xây dựng loạt phim, mặc dù tại một thời điểm ông dự hoàn toàn bỏ đi kịch bản . Tuy nhiên, Lucas muốn tạo ra một trung tâm làm phim độc lập, những gì sẽ trở thành Trại Nuôi Skywalker (Skywalker Ranch) và nhìn thấy một cơ hội để sử dụng loạt phim như một đại lý tài chính . Alan Dean Foster đã bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết phần tiếp theo đầu tiên, nhưng Lucas đã quyết định từ bỏ kế hoạch của mình để thích nghi với công việc của Foster; cuốn sách được phát hành như Mảnh Gãy Của Tâm Trí vào năm sau. Lúc đầu, Lucas hình dung một loạt các bộ phim không có số thiết lập của các mục, giống như James Bond (Điệp viên 007). Trong một cuộc phỏng vấn với Rolling Stone vào tháng 8 năm 1977, ông nói rằng ông muốn bạn bè của mình để mỗi rẽ vào chỉ đạo bộ phim và đưa ra giải thích duy nhất trên phim. Ông cũng cho rằng, cốt truyện, trong đó Darth Vader quay sang mặt tối, giết chết cha của Luke và chiến đấu với Ben Kenobi trên một ngọn núi lửa Cộng Họa Ngân Hà sụp đổ sẽ làm cho một phần tiếp theo tuyệt vời. Cuối năm đó, Lucas thuê tác giả khoa học viễn tưởng Leigh Brackett viết Chiến tranh giữa các vì sao II với ông. Họ tổ chức các hội nghị và câu chuyện và vào cuối tháng 11 năm 1977, Lucas đã sản xuất một bản dự thảo viết tay được gọi là Đế chế phản công. Bản dự thảo này là rất giống với bộ phim cuối cùng, ngoại trừ việc Darth Vader không tiết lộ ông là cha của Luke. Trong bản dự thảo đầu tiên mà Brackett sẽ viết ra, cha của Luke xuất hiện như một bóng ma để hướng dẫn Luke . Brackett hoàn thành bản dự thảo đầu tiên của mình vào đầu năm 1978; Lucas đã nói rằng ông thất vọng với nó, nhưng trước khi ông có thể thảo luận, bà qua đời vì ung thư . Không có nhà văn có sẵn, Lucas đã phải viết bản dự thảo tiếp theo của riêng mình. Đó là bản dự thảo mà trong đó Lucas đầu tiên sử dụng đánh số "Tập" cho những bộ phim; Đế chế phản công đã được liệt kê như Tập II . Khi Michael Kaminski lập luận trong Lịch sử bí ẩn của chiến tranh giữa các vì sao, sự thất vọng với dự thảo đầu tiên có lẽ đã khiến Lucas xem xét các hướng khác nhau trong đó để có những câu chuyện . Ông đã sử dụng một thay đổi mới trong cốt truyện: Darth Vader tuyên bố mình là cha của Luke. Theo Lucas, ông đã tìm thấy bản dự thảo này rất thú vị để viết, trái ngược với những cuộc đấu tranh lâu năm bằng văn bản cho bộ phim đầu tiên, và nhanh chóng đã viết nhiều hơn 2 bản thảo vào tháng 4 năm 1978. Ông cũng đã đến một kịch bản cực kỳ tối hơn bởi có Han Solo bị giam cầm trong carbonite và còn lại trong tình trạng lấp lửng . Điểm mới này câu chuyện về Darth Vader là cha của Luke đã có tác động quyết liệt trên phim. Michael Kaminski lập luận trong cuốn sách của mình rằng không chắc rằng điểm này trong cốt truyện chưa bao giờ được xem xét nghiêm túc hoặc thậm chí quan niệm trước khi năm 1978, và rằng bộ phim đầu tiên là rõ ràng hoạt động theo một cốt truyện thay thế nơi Vader là riêng biệt từ người cha của Luke ; đây không phải là một tham chiếu duy nhất đến thời điểm này của cột truyện trước năm 1978. Sau khi viết dự thảo thứ hai và thứ ba của Đế chế phản công mà trong đó đặc điểm này đã được giới thiệu, Lucas xem xét cốt truyện mới mà ông đã tạo ra: Anakin Skywalker là sinh viên xuất sắc của Ben Kenobi và có một đứa con tên là Luke, nhưng đã bị ảnh hưởng bởi mặt tối của Hoàng đế Palpatine (một người đã trở thành Sith và không chỉ đơn giản là một chính trị gia). Ben Kenobi đánh nhau với Anakin trên một núi lửa và bị thương, nhưng sau đó hồi sinh như là Darth Vader. Trong khi đó Kenobi giấu Luke trên Tatooine khi Cộng Họa trở thành Đế Chế và Vader tiến hành săn lùng và giết chết các Jedi một cách có hệ thống Với cốt truyện mới tại chỗ, Lucas quyết định rằng bộ phim sẽ là một bộ ba, thay đổi Đế chế phản công từ Tập II sang Tập V trong dự thảo tiếp theo . Lawrence Kasdan, người vừa hoàn thành văn bản Chiếc Rương Thánh Tích (Raiders of the Lost Ark), đã sau đó được thuê để viết các bản dự thảo tiếp theo, và đã được đưa ra đầu vào bổ sung từ đạo diễn Irvin Kershner. Kasdan, Kershner, và nhà sản xuất Gary Kurtz xem bộ phim như một bộ phim nghiêm túc và người lớn hơn, được sự giúp đỡ của cốt truyện mới tối hơn, và phát triển một loạt từ bộ phim đầu tiên . Bởi thời gian ông bắt đầu viết Tập VI năm 1981 (sau đó mang tên Sự Trả Thù Của Jedi), phần lớn đã thay đổi. Làm Đế chế phản công đã là căng thẳng và tốn kém, và cuộc sống cá nhân của Lucas đã bị phân hủy. Bị đốt cháy ra ngoài và không muốn thực hiện bất kỳ phim Star Wars nào, ông thề rằng ông đã được thực hiện loạt phim trong một cuộc phỏng vấn năm 1983 với Tạp chí Time. Bự thảo thô của 1981 năm 1981 nói về Darth Vader cạnh tranh với Hoàng đế về việc sở hữu Luke và trong kịch bản thứ hai, "bản dự thảo thô sửa đổi ", Vader đã trở thành một nhân vật giao cảm. Lawrence Kasdan được thuê để tiếp nhận một lần nữa, và trong những dự thảo cuối cùng, Vader đã được cứu rỗi một cách rõ ràng và cuối cùng lột mặt nạ. Sự thay đổi trong nhân vật sẽ cung cấp một bàn đạp để cốt truyện "Sự Thảm họa Của Darth Vader" là nguyên nhân cơ bản của các phần trước . === Bộ ba phần trước === Sau khi mất phần lớn tài sản của ông trong việc giải quyết ly hôn vào năm 1987, Lucas không có mong muốn làm tiếp Chiến tranh giữa các vì sao và đã không chính thức hủy bỏ bộ ba phần tiếp theo của Sự trở lại của Jedi . Tuy nhiên, phần trước, được khá phát triển vào thời điểm đó, vẫn tiếp tục mê hoặc ông. Sau khi Chiến tranh giữa các vì sao trở nên phổ biến một lần nữa, trong sự trỗi dậy của dòng truyện tranh từ công ty Họa Tranh Ngựa Ô và bộ ba tiểu thuyết của Timothy Zahn, Lucas thấy rằng vẫn loạt phim còn một lượng khán giả lớn. Con cái của ông đã lớn tuổi, và với sự bùng nổ của công nghệ CGI khiến ông xem xét việc trở lại đạo diễn . Đến năm 1993 nó được công bố, trong Variety giữa các nguồn khác, rằng ông sẽ làm phần trước. Ông bắt đầu phác thảo câu chuyện, sẽ khiến loạt phim là một bi kịch Anakin Skywalker sa ngã theo mặt tối. Lucas cũng bắt đầu thay đổi làm thế nào phần trước sẽ tồn tại tương đối so với bản chính; lần đầu tiên họ được coi là một "điền-in" của lịch sử, cốt truyện tồn tại song song hoặc tiếp tuyến với bản gốc, nhưng bây giờ ông đã thấy rằng chúng có thể bắt đầu hình thành của một trong những câu chuyện dài bắt đầu với tuổi thơ của Anakin và kết thúc với cái chết của ông. Đây là bước cuối cùng sẽ biến loạt phim thành một "Saga" . Năm 1994, Lucas bắt đầu viết các screenplay đầu tiên mang tên Tập I: Cuộc Bắt Đầu. Sau khi phát hành bộ phim, Lucas tuyên bố rằng ông cũng sẽ chỉ đạo phần hai phần tiếp theo, và bắt đầu làm việc với Tập II tại thời điểm đó . Bản dự thảo đầu tiên của Tập II đã được hoàn thành chỉ vài tuần trước khi chụp ảnh chính, và Lucas thuê Jonathan Hales, một nhà văn từ Biên Niên Của Thanh Niên Indiana Jones để đánh bóng nó . Không chắc chắn về một tiêu đề, Lucas đã đùa gọi phim là "Đại Phiêu Lưu Của Jar Jar" . Trong văn bản Đế chế phản công, Lucas ban đầu quyết định Lando Calrissian là một bản sao và đến từ một hành tinh của người vô tính gây ra Chiến tranh Của Người Vô Tính được đề cập bởi Obi-Wan Kenobi trong Niềm Hi Vọng Mới ; sau này ông đã đưa ra một khái niệm thay thế về một đội quân nhân bản shocktroopers từ một hành tinh xa xôi tấn công Cộng Họa và đã bị đẩy lùi bởi những Jedi . Các yếu tố cơ bản của cốt truyện mà trở thành cơ sở cốt truyện cho Tập II, với bổ sung mới nói thêm rằng Palpatine đã bí mật dàn xếp cuộc khủng hoảng . Lucas bắt đầu làm việc trên Tập III trước khi Cuộc tấn công của người vô tính được phát hành, cung cấp các nghệ sĩ quan niệm rằng bộ phim sẽ mở ra với một montage trong 7 trận chiến của người vô tính . Khi ông xem xét lại câu chuyện vào mùa hè, tuy nhiên, ông cho biết ông hoàn toàn tổ chức lại cốt truyện . Michael Kaminski, trong Lịch sử Bí Ẩn Của Chiến tranh Giữa Các Vì sao cung cấp bằng chứng cho thấy các vấn đề trong việc Anakin sa ngã theo mặt tối khiến Lucas thay đổi câu chuyện ở quy mô lớn, lần đầu tiên sửa đổi trình tự mở để có Palpatine bị bắt cóc và người học việc của ông ta là Bá Tước Dooku bị sát hại bởi Anakin là hành động đầu tiên khiến anh ngã theo mặt tối . Sau khi việc chụp ảnh chính được hoàn tất vào năm 2003, Lucas đã thay đổi nhân vật Anakin thậm chí còn lớn hơn, viết lại toàn bộ việc anh ta sa ngã theo mặt tối; Anakin chủ yếu bị sa ngã trong một nhiệm vụ để cứu mạng sống của Padme và bao gồm việc Anakin thực sự tin rằng Jedi là xấu xa và đang có âm mưu chiếm Cộng Họa. Điều này cơ bản được viết lại hoàn thành thông qua cả việc chỉnh sửa các cảnh quay chính, và những cảnh quay mới và sửa đổi trong quá trình chọn trong năm 2004 . Lucas thường phóng đại lượng chất liệu mà ông viết cho bộ phim; hầu hết bắt nguồn từ thời kỳ sau năm 1978 khi loạt phim phát triển thành một hiện tượng. Michael Kaminski giải thích rằng những sự cường điệu cả về công khai và biện pháp an ninh. Kaminski giải thích rằng kể từ khi câu chuyện của loạt phim hoàn toàn thay đổi trong suốt những năm qua, nó luôn luôn là ý định thay đổi câu chuyện hồi tố ban đầu của Lucas bởi vì khán giả sẽ chỉ xem các chất liệu từ quan điểm của ông . === Bộ ba phần tiếp theo === Bộ ba phần tiếp theo là một báo cáo kế hoạch của loạt phim (tập VII, VIII và IX) bởi Lucasfilm là một phần tiếp theo với bộ ba bản gốc Chiến tranh giữa các vì sao (tập IV, V và VI) phát hành giữa năm 1977 và 1983 . Trong khi thảo luận điều tương tự về bộ ba phần trước Chiến tranh giữa các vì sao (tập I, II, III) cuối cùng được phát hành từ năm 1999 đến năm 2005, Lucasfilm và George Lucas đã nhiều năm phủ nhận kế hoạch làm một bộ ba phần tiếp theo, nhấn mạnh rằng Chiến tranh giữa các vì sao được hiểu là một loạt 6 phần . Vào tháng 12 năm 2014, Tralier của Chiến tranh giữa các vì sao Tập VII đã được ra mắt với tên gọi là Thần Lực Thức Tỉnh. Tập VII sẽ được phát hành trong cuối năm 2015 và tiếp theo là Chiến tranh giữa các vì sao Tập VIII (phát hành năm 2017) và Chiến tranh giữa các vì sao Tập IX (phát hành năm 2019). === Loạt phim Ngoại truyện === Vào tháng 5 năm 2014, LucasFilm tuyên bố rằng Gareth Edwards sẽ làm đạo diễn cho bộ phim Anthology thứ nhất, sẽ ra mắt vào ngày 16, tháng 12 năm 2016. Vào ngày 12, tháng 3 năm 2015, tên của bộ phim được công bố là Rogue One: A Star Wars Story với Chris Weitz viết kịch bản và gồm nhiều diễn viên như Felicity Jones, Ben Mendelsohn và Diego Luna tham gia bộ phim. Trong các năm tới LucasFilm sẽ ra mắt thêm 2 bộ phim Anthology mới về Han Solo và Boba Fett. === Phát hành 3D === Tại một hội nghị ShoWest trong năm 2005, Lucas đã chứng minh công nghệ mới và nói rằng ông dự định phát hành sáu bộ phim mới trong định dạng 3-D, bắt đầu với A New Hope trong năm 2007 . Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2007, Lucasfilm nêu trên StarWars.com rằng "không có kế hoạch dứt khoát hoặc ngày phát hành cho Star Wars saga trong 3-D". Tại Lễ kỷ niệm châu Âu vào tháng 7 năm 2007, Rick McCallum đã xác nhận rằng Lucasfilm là "lập kế hoạch lấy tất cả sáu bộ phim và biến chúng thành 3-D", nhưng họ đang "chờ đợi công ty ra ngoài đó đang phát triển công nghệ này để mang lại cho nó xuống một mức chi phí mà làm cho nó đáng giá cho mọi người" . Vào tháng 7 năm 2008, Jeffrey Katzenberg, CEO của Dreamworks Animations, tiết lộ rằng Lucas lên kế hoạch làm lại tất cả sáu phim theo 3D . Cuối tháng 9 năm 2010, nó đã được thông báo rằng The Phantom Menace sẽ được tái phát hành bằng 3-D trong năm 2012 . Tất cả 6 bộ phim sẽ được tái phát hành theo thứ tự, với quá trình chuyển đổi 3-D cần dùng ít nhất một năm để hoàn thành mỗi bộ phim . Lucas đã nói bóng gió trong quá khứ rằng ông sẽ phát hành trong tương lai một phiên bản dứt khoát hơn trong sáu bộ phim Star Wars trên định dạng video gia đình thế hệ tiếp theo . Đã có những cuộc thảo luận rằng ông sẽ mất cơ hội này để thực hiện bất kỳ điều chỉnh cuối cùng, thay đổi, bổ sung, và/hoặc subtractions cho bộ phim của mình với bản phát hành cuối cùng. Một clip bị thay đổi từ The Phantom Menace bao gồm trong một featurette về việc phát hành DVD của Revenge of the Sith với tính năng của máy tính tạo ra Yoda thay thế cho con rối ban đầu, đạo diễn phim hoạt hình Rob Coleman nói rằng clip này đã được tạo ra như đoạn phim thử nghiệm của Yoda trước khi làm việc trên Revenge of the Sith . Phó Chủ tịch Marketing của Lucasfilm là Jim Ward thông báo rằng Lucasfilm là có khả năng làm việc hơn trên phim, nêu rõ "Khi công nghệ tiến triển và chúng tôi nhận được vào một nền tảng độ nét cao có thể dễ dàng tiêu thụ bởi khách hàng của chúng tôi, tình hình là tốt hơn nhiều, nhưng sẽ luôn có công việc phải làm." Tại Chicago Comics và Entertainment Expo 2010, Steve Sansweet, Giám đốc quan hệ Fan của Lucasfilm tiết lộ rằng "một tập hợp rất đầy đủ của tất cả 6 phim trên Blu-ray với rất nhiều vật liệu thêm đang được chuẩn bị cho phát hành". Ngày 14 tháng 8 năm 2010, George Lucas thông báo rằng tất cả 6 phim Star Wars sẽ được phát hành trên đĩa Blu-ray vào mùa thu năm 2011 . Ngày 6 tháng 1 năm 2011, Lucasfilm công bố việc phát hành của Star Wars saga trên đĩa Blu-ray cho tháng 9 năm 2011. Trong tháng 5 năm 2011, một trang web đang đếm xuống tháng thứ 4, và hiện giờ có thêm thông tin về phiên bản Blu-ray . == Hiệu suất doanh thu == == Đánh giá quan trọng == === Nhận xét === === Giải thưởng === Sáu bộ phim cùng được đề cử cho tổng cộng 25 giải Oscar, trong đó họ đã thắng 10. Ba trong số này đã được Giải thưởng Thành tựu đặc biệt. == Vũ trụ Mở rộng == Thuật ngữ Vũ trụ Mở rộng (Expanded Universe hoặc EU trong tiến Anh) là một thuật ngữ chung cho phép chính thức vật chất Star Wars ra bên ngoài của 6 bộ phim. Chất liệu này mở rộng các câu chuyện kể trong những bộ phim, diễn ra ở bất cứ đâu từ 25.000 năm trước Bóng Ma Đe Dọa đến 140 năm sau Sự trở lại của Jedi. Câu chuyện Vũ trụ Mở rộng đầu tiên xuất hiện trong Marvel Comics (Tranh Họa Kỳ Diệu) Chiến tranh giữa các vì sao #7 vào tháng 1 năm 1978 (một trong 6 vấn đề đầu tiên của loạt bài được một thích nghi từ bộ phim), tiếp theo một cách nhanh chóng bởi tiểu thuyết Mảnh Gãy Của Con Mắt Tâm Trí của Alan Dean Foster sau đó một tháng . George Lucas vẫn giữ được sự kiểm soát nghệ thuật trong vũ trụ Chiến tranh giữa các vì sao. Ví dụ, cái chết của nhân vật trung tâm và thay đổi tương tự trong nguyên trạng trước tiên phải vượt qua sự sàng lọc trước khi tác giả được cho phép. Ngoài ra, Lucasfilm cấp phép dành nỗ lực để đảm bảo tính liên tục giữa các tác phẩm của các tác giả khác nhau trên toàn công ty . Các yếu tố của Vũ trụ Mở rộng được thông qua bởi Lucas để sử dụng trong các bộ phim, chẳng hạn như tên thủ đô của hành tinh Coruscant, lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Người Kế Thừa Của Dế Chế của Timothy Zahn trước khi được sử dụng trong Bóng Ma Đe Dọa. Ngoài ra, Lucas cũng thích nhân vật Aayla Secura, người được giới thiệu trong loạt Chiến tranh giữa các vì sao của Tranh Họa Ngựa Ô nên ông cho bà là một nhân vật trong Cuộc tấn công của người vô tính . Lucas đã đóng một vai trò lớn trong việc sản xuất của các dự án truyền hình khác nhau, thường phục vụ như người viết truyện hoặc điều hành sản xuất . Chiến tranh giữa các vì sao cũng được thích ứng trên đài phát thanh. Một đài phát thanh thích ứng của Niềm Hi Vọng Mới lần đầu tiên được phát sóng trên Đài phát thanh Công cộng Quốc gia vào năm 1981. Thích ứng này được viết bởi tác giả khoa học viễn tưởng Brian Daley và đạo diễn bởi John Madden. Tiếp theo là sự thích ứng của The Empire Strikes Back năm 1983 và Return of the Jedi năm 1996. Các thích ứng bao gồm vật liệu nền được tạo ra bởi Lucas nhưng không được sử dụng trong bộ phim. Mark Hamill, Anthony Daniels và Billy Dee Williams đóng vai trò của họ như Luke Skywalker, C-3PO và Lando Calrissian, ngoại trừ trong Return of the Jedi, trong đó Luke được đóng bởi Joshua Fardon và Lando bởi Arye Gross. Bộ phim cũng được sử dụng âm nhạc ban đầu từ những bộ phim của John Williams và nhà thiết kế âm thanh ban đầu là Ben Burtt . === Phim khác === Ngoài hai bộ ba, một vài bộ phim cũng đã được sản xuất ủy quyền: Chiến tranh giữa các vì sao: Giánh Sinh, truyền hình đặc biệt 2 giờ năm 1978, thể hiện chỉ một lần và không bao giờ phát hành trên video. Đáng chú ý là việc giới thiệu Boba Fett. Đoàn Can Đảm: Cuộc Phiêu Lưu Ewok, một phim làm cho TV của Mỹ năm 1984 ở nước ngoài. Ewoks: Cuộc Chiến Đấu Giành Endor, một phim làm cho TV của Mỹ năm 1985 ở nước ngoài. Đại Đống, một phim hoạt hình truyền hình đặc biệt năm 1986 từ phim truyền hình Chiến tranh giữa các vì sao: Các Rôbô. Chiến tranh giữa các vì sao: Chiến tranh Vô Người Tính, một phim hoạt hình sân khấu năm 2008 phát hành để dẫn đến loạt phim hoạt hình truyền hình cùng tên. Chiến tranh giữa các vì sao Lego: Truy Tìm R2-D2, một bộ phim hài giả mạo năm 2009 chủ yếu dựa trên phim Chiến tranh Vô Người Tính. === Phim hoạt hình === Tiếp theo thành công của phim Chiến tranh giữa các vì sao và các sản phẩm tiếp theo của họ, một số phim hoạt hình trên truyền hình đã được tạo ra cho các fan hâm mộ trẻ tuổi: Star Wars: Droids (Droids), được trình chiếu vào tháng 9 năm 1985, tập trung vào các chuyến du hành của R2-D2 và C-3P0 khi họ được chuyển qua nhiều chủ sở hữu khác nhau và lấp đầy các khoảng trống mơ hồ giữa các sự kiện của Tập III: Sự Trả Thù Của Người Sith và Tập: Niềm Hi Vọng Mới. Star Wars: Ewoks (The Ewoks), đồng thời được phát hành vào tháng 9 năm 1985 và tập trung vào những cuộc phiêu lưu của Wicket và các nhân vật Ework khác nhau của bộ ba gốc trong những năm dẫn đến Tập VI: Sự trở lại của Jedi. Star Wars: Clone Wars là phim hoạt hình truyền hình được tạo ra bởi Genndy Tartakovsky,, được phát sóng trên Cartoon Network từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 3 năm 2005. Chiến tranh giữa các vì sao: Chiến tranh của người vô tính là loạt phim hoạt hình tiếp tục của phim hoạt hình cùng tên, đã được phát sóng trên Cartoon Network từ tháng 10 năm 2008. Phim hoạt hình Chiến tranh giữa các vì sao chưa có tiêu đề: một bộ phim hài hoạt hình được viết bởi Brendan Hay, một nhà văn hài hước của Chương Trình Hàng Ngày (The Daily Show) và với sự tư vấn sáng tạo từ đồng tác giả của Con Gà Rôbô: Seth Green và Matthew Senreich. Loạt phim sẽ diễn ra trong bộ 3 gốc và thiết lập như là cái nhìn từ xa từ tuyến đầu trong chiến tranh . Star Wars Rebels là loạt phim hoạt hình tiếp nối của Chiến tranh giữa các vì sao: Chiến tranh của người vô tính được phát sóng trên Kênh Disney và Disney XD. === Văn học === Tiểu thuyết dựa trên Chiến tranh giữa các vì sao có mặt từ trước khi phát hành bộ phim đầu tiên, với tiểu thuyết 1976 của Chiến tranh giữa các vì sao (viết bởi Alan Dean Foster và đóng góp của Lucas). Tiểu thuyết 1978 của Foster, Mảnh Gãy Của Con Mắt Tâm Trí, là tác phẩm đầu tiên của Vũ trụ Mở rộng được phát hành. Ngoài ra để điền vào thời gian giữa Niềm Hi Vọng Mới và Đế chế phản công, rất nhiều tác phẩm này có nội dung bổ sung mở rộng Chiến tranh giữa các vì sao thời gian trước và sau loạt phim. Viễn tưởng dựa trên Chiến tranh giữa các vì sao là ở trong thời gian phát triển rực rỡ của bộ 3 gốc (1977-1983) nhưng chậm lại nhỏ giọt sau đó. Năm 1992, bộ ba Thrawn của Timothy Zahn ra mắt đã dấy lên mối quan tâm mới trong vũ trụ Chiến tranh giữa các vì sao. Kể từ đó, hàng trăm tiểu thuyết đã được xuất bản bởi Bantam và Del Rey. Một sự hồi sinh tương tự trong Vũ trụ Mở rộng do đó xảy ra vào năm 1996 với tiểu thuyết Bóng Tối Của Đế Chế của Steve Perry, thiết lập ở giữa Đế chế phản công và Sự trở lại của Jedi, và trò chơi điện tử đi kèm và một loạt truyện tranh . Nhà Sách Lucas hoàn toàn thay đổi bộ mặt của vũ trụ Chiến tranh giữa các vì sao với sự giới thiệu của loạt Tân Tổ chức Của Jedi, diễn ra khoảng 20 năm sau Return of the Jedi và giới thiệu một loạt các nhân vật mới bên cạnh loạt gốc. Đối với khán giả trẻ hơn, loạt ba đã được giới thiệu. Loạt Đệ Tử Jedi theo sau những cuộc phiêu lưu của Qui-Gon Jinn và người học việc của ông Obi-Wan Kenobi trước Bóng ma đe dọa. Loạt Truy Tìm Jedi thì theo sau những cuộc phiêu lưu của Obi-Wan và Anakin Skywalker là người học việc của ông giữa Bóng ma đe dọa và Cuộc tấn công của người vô tính. Loạt Jedi Tận Cuối theo sau những cuộc phiêu lưu của Obi-Wan và Jedi còn sống sót khác gần như ngay lập tức sau Sự Trả Thù Của Người Sith. Công ty Marvel Comics (Tranh Họa Kỳ Diệu) xuất bản loạt truyện tranh Chiến tranh giữa các vì sao và thích ứng từ 1977 tới 1986. Rất nhiều nhà sáng tạo đã làm việc trên loạt truyện tranh này, bao gồm Roy Thomas, Archie Goodwin, Howard Chaykin, Al Williamson, Carmine Infantino, Gene Day, Walt Simonson, Michael Golden, Chris Claremont, Whilce Portacio, Jo Duffy, và Ron Frenz. Los Angeles Times Syndicate công bố một đải báo Chiến tranh giữa các vì sao bởi Russ Manning, Goodwin and Williamson với Goodwin viết dưới một bút danh. Trong cuối những năm 1980, Marvel thông báo sẽ xuất bản một loạt truyện tranh mới của Tom Veitch và Cam Kennedy. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 1991, Công ty Tranh Họa Ngứa Ô đã mua giấy phép Chiến tranh giữa các vì sao và sử dụng nó để khởi động một số phần tiếp theo đầy tham vọng với bộ ba gốc thay vào đó, bao gồm cả việc phổ biến câu chuyện Đế Chế Tối . Nó có kể từ khi đi vào để xuất bản một số lượng lớn cuộc phiêu lưu ban đầu thiết lập trong vũ trụ Star Wars . Cũng có truyện tranh nhái, bao gồm Tag and Bink . === Trò chơi === Từ năm 1982, hàng chục trò chơi điện tử đã được công bố mang tên Star Wars, bắt đầu với Star Wars: The Empire Strikes Back xuất bản cho Atari 2600 bởi Parker Brothers. Kể từ đó, Star Wars đã mở đường cho vô số các trò chơi mô phỏng bay không gian, bắn súng góc nhìn người thứ nhất, trò chơi nhập vai, trò chơi RTS và các thể loại khác. Hai trò chơi nhập vai để bàn chính thức khác nhau đã được phát triển cho vũ trụ Star Wars: một phiên bản của West End Games vào thập niên 1980 và 1990, và một của Wizards of the Coast trong những năm 2000. Các trò chơi bán chạy nhất cho đến nay là Lego Star Wars và loạt Battlefront, với 12 triệu và 10 triệu đơn vị tương ứng . Star Wars: Knights of the Old Republic cũng là một trò chơi cực kỳ nổi tiếng . Các trò chơi được phát hành gần đây nhất là Lego Star Wars: The Complete Saga, Lego Star Wars, The Clone Wars, Star Wars: The Force Unleashed and Star Wars: The Force Unleashed II cho PS3, PSP, PS2, Xbox 360, Nintendo DS và Wii. Trong khi The Complete Saga tập trung vào tất cả 6 tập phim, The Force Unleashed, cùng tên của dự án đa phương tiện mà nó là một phần thì diễn ra trong khoảng thời gian phần lớn chưa được khám phá giữa Star Wars Episode III: Revenge of the Sith và Star Wars Episode IV: A New Hope và cho người chơi đóng vai một học trò bí mật của Darth Vader đi săn lùng các Jedi còn sót lại. Trò chơi có một engine trò chơi mới, và đã được phát hành vào ngày 16 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Kỳ . Có hai tựa game dựa trên Clone Wars đã được phát hành vào tháng 11 năm 2008 cho Nintendo DS (Star Wars: The Clone Wars – Jedi Alliance) và Wii (Star Wars: The Clone Wars – Lightsaber Duels). Thẻ kinh doanh Star Wars đã được công bố kể từ khi dòng thẻ đầu tiên là 'xanh', bởi Topps trong năm 1977 . Hàng chục dòng thẻ đã được sản xuất, với Topps là nhà sáng tạo được cấp phép tại Hoa Kỳ. Một số dòng thẻ là dựa trên phim trong khi một số là ảnh nghệ thuật gốc. Nhiều thẻ đã trở nên rất có giá trị với một số lượng "khuyến mãi" rất hiếm, chẳng hạn như thẻ P3 năm 1993 là Galaxy Series II "floating Yoda" với giá trị 1000 đôla Mỹ hoặc hơn. Trong khi hầu hết là dạng "cơ sở" hoặc "thẻ thông thường", các loại thẻ "chèn" hay "thẻ đuổi theo" là rất hiếm . Trò chơi để bàn loại Risk đã được thích nghi hàng loạt trong hai phiên bản của Hasbro: Risk Star Wars: The Original Trilogy Edition (2006) and Risk Star Wars: Clone Wars Edition (2005). === Fan làm === Star Wars đã truyền cảm hứng cho fan hâm mộ để tạo ra vật liệu riêng của họ với thiết lập không kinh điển trong thiên hà Star Wars. Trong những năm gần đây, điều này đã thay đổi từ fan hâm mộ viết tiểu thuyết đến việc tạo ra bộ phim fan hâm mộ. Năm 2002, Lucasfilm tài trợ lần đầu tiên chương trình Official Star Wars Fan Film Awards, chính thức công nhận các nhà làm phim và thể loại này. Do lo ngại về tiềm năng bản quyền và các vấn đề thương hiệu nên cuộc thi bước đầu chỉ cho phép bản nhái, mockumentaries và tài liệu. Bộ phim viễn tưởng của fan thiết lập trong vũ trụ Star Wars ban đầu không đủ điều kiện, nhưng trong năm 2007. Lucasfilm thay đổi các tiêu chuẩn cho phép trình vũ trụ trong tiểu thuyết mục . Trong khi nhiều bộ phim của fan hâm mộ sử dụng các yếu tố từ vũ trụ mở rộng được cấp phép để kể câu chuyện của họ, chúng không được coi là một phần chính thức của Star Wars kinh điển. Tuy nhiên, nhân vật chính từ loạt Pink Five được tích hợp vào cuốn tiểu thuyết Allegiance năm 2007 của Timothy Zahn, đánh dấu một nhân vật do fan hâm mộ Star Wars được đưa vào cốt truyện kinh điển . Lucasfilm, đối với hầu hết các phần, đã cho phép nhưng không thông qua việc tạo ra các tác phẩm viễn tưởng của fan hâm mộ, miễn là fan không cố gắng làm việc này để kiếm lợi nhuận hoặc làm hỏng thương hiệu Star Wars trong bất kỳ cách nào . == Danh lam thắng cảnh == Năm 1986, George Lucas đã thiết lập một quan hệ đối tác với dơn vị Walt Disney Imagineering Công ty Walt Disney để tạo ra Star Tour, một điểm thu hút mở tại Disneyland vào năm 1987. Sự hấp dẫn cũng đã có một hóa thân khác tiếp theo tại các công viên Disney trên toàn thế giới, ngoại trừ Hong Kong Disneyland. Các điểm tham quan tại Disneyland và Disney Studios Hollywood đóng cửa vào ngày 27 tháng 7 và ngày 7 tháng 9 năm 2010, để cho phép các chuyến đi để được chuyển đổi thành Star Tours: The Adventures Continue. Sự hấp dẫn kế tục mở tại Disney Studios Hollwood vào ngày 20 tháng 5 và ngày 3 tháng 6 năm 2011 tại Disneyland. Jedi Training Academy là một buổi biểu diễn nơi trẻ em được lựa chọn để học hỏi giáo lý của các Hiệp sĩ Jedi và Thần lực để trở thành Padawan học việc. Chương trình được có mặt tại sân khấu Rebels ở Disney Studios Hollywood và tại sân thượng Tomorrowland ở Disneyland. Walt Disney World Resort của Disney's Hollywood Studios làm chủ một lễ hội hàng năm, Star Wars Weekends trong các ngày cụ thể từ tháng 5 đến tháng 6. Sự kiện bắt đầu vào năm 1997. == Di sản == Star Wars saga đã có một tác động đáng kể đến văn hóa pop hiện đại của Mỹ. Cả bộ phim và các nhân vật đã được nhại lại trong nhiều bộ phim và truyền hình. Bộ phim nhại lại đáng chú ý của Star Wars bao gồm Hardware Wars, một spoof 1977 có độ dài 13 phút mà Lucas đã gọi là Star Wars nhại lại yêu thích của ông, và Spaceballs, một bộ phim của Mel Brooks mà tính năng hiệu ứng được thực hiện bởi Industrial Light & Magic của Lucas . Lucasfilm tự thực hiện hai mockumentaries: Return of the Ewok (1982) về Warwick Davis là người đã mô tả Wicket W. Warrick trong Return of the Jedi, và R2-D2: Beneath the Dome (2002), trong đó mô tả câu chuyện cuộc sống của R2-D2 . Cũng có nhiều bài hát dựa trên, và trong vũ trụ Star Wars. "Weird Al" Yankovic bài hát nhại lại "Yoda", một nhại lại của "Lola" bở The Kinks, một nhại lại bài hát của Don McLean là "American Pie" kể lại The Phantom Menace từ quan điểm của Obi-Wan Kenobi . Trong truyền hình, những người sáng tạo của Robot Chicken đã sản xuất 3 phim truyền hình đặc biệt châm biếm phim Star Wars ("Robot Chicken: Star Wars", "Episode II", và "III"), và đang phát triển một bộ phim hài hoạt hình dựa trên vũ trụ Star Wars . Những người sáng tạo của loạt Family Guy cũng đã sản xuất 3 Star Wars đặc biệt mang tên "Blue Harvest", "Something, Something, Something, Dark Side", and "It's a Trap!" . Khi Ronald Reagan đề xuất Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI), một hệ thống laser và tên lửa dùng để đánh chặn ICBM kế hoạch đã nhanh chóng được dán nhãn "Star Wars", ngụ ý rằng đó là khoa học viễn tưởng và liên kết nó với sự nghiệp diễn xuất của Ronald Reagan. Theo Frances FitzGerald, Reagan rất khó chịu bởi điều này, nhưng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Richard Perle nói với đồng nghiệp rằng ông "nghĩ rằng cái tên này không quá tệ."; "" Tại sao không?" ông nói "Đó là một bộ phim hay. Bên cạnh đó, người tốt chiến thắng. '". Điều này được cộng hưởng thêm khi Reagan đã mô tả Liên Xô là một "Đế chế xấu xa". == Tham khảo == Ghi chú Tham khảo == Tham khảo == Arnold, Alan (1980). Once Upon a Galaxy: A Journal of the Making of The Empire Strikes Back. Ballantine Books. ISBN 0345290755. Bouzereau, Laurent (1997). The Annotated Screenplays. Del Rey. ISBN 0345409817. Kaminski, Michael (2007). “The Secret History of Star Wars”. Kaminski, Michael (2008). “The Secret History of Star Wars” (ấn bản 3.0). Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008. Rinzler, J.W. (2007). The Making of Star Wars: The Definitive Story Behind the Original Film (Star Wars). Del Rey. ISBN 0345494768. Rinzler, Jonathan (2005). The Making of Star Wars, Episode III - Revenge of the Sith. Del Rey. ISBN 0345431391. == Đọc thêm == Star Wars, tôn giáo và triết lý Bortolin, Matthew (ngày 25 tháng 4 năm 2005). The Dharma of Star Wars. Wisdom Publications. ISBN 0861714970. Decker, Kevin S. (ngày 10 tháng 3 năm 2005). Star Wars and Philosophy. Open Court. ISBN 0812695836. Porter, John M. (ngày 31 tháng 1 năm 2003). The Tao of Star Wars. Humanics Trade Group. ISBN 0893343854. Snodgrass, Jon (ngày 13 tháng 9 năm 2004). Peace Knights of the Soul. InnerCircle Publishing. ISBN 0975521470. Staub, Dick (ngày 25 tháng 3 năm 2005). Christian Wisdom of the Jedi Masters. Jossey-Bass. ISBN 0787978949. Ảnh hưởng của Joseph Campbell trên Star Wars Campbell, Joseph (ngày 1 tháng 6 năm 1991). The Power of Myth. Anchor. ISBN 0385418868. Henderson, Mary (ngày 3 tháng 11 năm 1997). Star Wars: The Magic of Myth. Bantam. ISBN 0553102060. Larsen, Stephen (ngày 1 tháng 4 năm 2002). Joseph Campbell: A Fire in the Mind. Inner Traditions. ISBN 0892818735. == Liên kết ngoài == Website chính thức của Star Wars (tiếng Anh) Wookieepedia: Wiki về Star Wars – wiki chuyên về những khía cạnh kinh điển của Star Wars (Anh) Chiến tranh giữa các vì sao tại DMOZ Wookieepedia: The Star Wars Wiki – A wiki devoted to Star Wars Star Wars Origins: How did George Lucas create Star Wars?
âm lịch.txt
Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Saudi lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại. Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là "âm lịch", trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt, khi nói tới âm lịch thì người ta nghĩ tới loại lịch được lập dựa trên các cơ sở và nguyên tắc của lịch Trung Quốc, nhưng có sự chỉnh sửa lại theo UTC+7 thay vì UTC+8. Nó là một loại âm dương lịch theo sát nghĩa chứ không phải âm lịch thuần túy. Do cách tính âm lịch đó khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vùng Văn hóa chữ Hán khác. Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch. == Bắt đầu của tháng âm lịch == Âm lịch thuần túy cũng khác dương lịch ở chỗ ngày nào là ngày đầu tiên của năm. Cụ thể xem lịch Hồi giáo. Đối với một số loại "âm lịch" (không thực sự), chẳng hạn như lịch Trung Quốc, thì ngày đầu tiên của tháng là ngày "trăng mới", tức là khi Mặt Trăng bị hoàn toàn che khuất trong khu vực lịch này được sử dụng. Nhiều loại "âm lịch" khác thì căn cứ vào thời điểm trăng lưỡi liềm hiện ra. == Độ dài của tháng âm lịch == Thời lượng của chu kỳ/quỹ đạo Mặt Trăng không cố định và dao động ít nhiều trong khoảng thời gian trung bình của nó. Do các quan sát phụ thuộc vào độ không chắc chắn và các điều kiện thời tiết, và các phương pháp thiên văn rất là phức tạp, nên đã có những cố gắng để tạo ra các quy tắc số học cố định. Độ dài trung bình của tháng giao hội là 29,530588... ngày. Đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). Sự phân bố của các tháng thiếu và đủ có thể được xác định bằng sử dụng phân số liên tục, và khảo sát các phép xấp xỉ kế tiếp cho độ dài của tháng theo phân số của ngày. Trong danh sách dưới đây, sau số ngày liệt kê trong tử số thì một số nguyên tháng được liệt kê như là mẫu số đã đầy đủ: 29 / 1 (sai số: -1,061176... ngày sau 2 tháng) 30 / 1 (sai số: 0,938824... ngày sau 2 tháng) 59 / 2 (sai số: -1,009404... ngày sau 33 tháng) 443 / 15 (sai số: 0,988320... ngày sau 30 năm) 502 / 17 (sai số: -0,98088... ngày sau 70 năm) 1447 / 49 (sai số: 0,999957... ngày sau 3.437 năm) 25101 / 850 (sai số: phụ thuộc vào thay đổi của giá trị đối với tháng giao hội) Các phân số này có thể được sử dụng trong việc lập các loại âm lịch, hoặc kết hợp với dương lịch để tạo ra âm dương lịch. Chu kỳ 49 tháng được Isaac Newton đề xuất làm cơ sở cho một lựa chọn trong tính toàn ngày Phục sinh vào khoảng năm 1700. Chu kỳ 360 tháng của lịch Hồi giáo dạng bảng là tương đương với 24×15 tháng trừ đi phần hiệu chỉnh là 1 ngày. == Âm lịch 13 tháng tại Anh cổ == Tại Anh, lịch với 13 tháng, mỗi tháng 28 ngày, cộng một ngày dư, được gọi là "a year and a day" (một năm và một ngày) còn được sử dụng tới thời kỳ Tudor. Nó có lẽ là một loại lịch lai trong đó người ta thay thế một tuần thông thường với 7 ngày cho một phần tư tháng âm lịch trên thực tế, vì thế một tháng có chính xác 4 tuần, không phụ thuộc vào tuần trăng trên thực tế. "Năm âm lịch" ở đây được coi là có 364 ngày, làm cho năm dương lịch (365 ngày) trở thành "một năm và một ngày". Chẳng hạn, bài ca balat thời kỳ "Edward" (có lẽ là Edward II, cuối thế kỷ 13 hay đầu thế kỷ 14) về Robin Hood có câu "How many merry months be in the year? / There are thirteen, I say..." (Có bao nhiêu tháng dễ chịu trong năm? / Có mười ba, tôi nói...), đã được soạn giả thời Tudor thay đổi thành "...There are but twelve, I say...." (Chỉ có mười hai, tôi nói...). Robert Graves trong lời giới thiệu cho Greek Myths đã bình luận điều này với "số 13, con số của tháng chết chóc của Mặt Trời, chưa bao giờ đánh mất tiếng xấu của nó trong số các điều mê tín." Thậm chí vào cuối thế kỷ 20, các tổ chức tài chính Anh quốc vẫn còn cung cấp các khoản vay thế chấp theo âm lịch, đòi hỏi phải có điều chỉnh hàng năm. == Âm dương lịch == Phần lớn các loại lịch khác được gọi là âm lịch trên thực tế chính là âm dương lịch; các ví dụ như thế có lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu cũng như phần lớn các loại lịch được sử dụng thời cổ đại. Tất cả các loại lịch trên đều có số tháng không cố định trong mỗi năm. Lý do là mỗi năm dương lịch trên thực tế không chia hết cho tháng âm lịch, vì thế nếu không có sự chỉnh sửa bằng cách thêm các tháng nhuận vào thì các mùa sẽ bị trôi dạt dần sau mỗi năm qua đi. Sự chỉnh sửa này tạo ra tháng thứ 13 của năm sau mỗi 2 hay 3 năm âm dương lịch. == Xem thêm == Âm dương lịch Dương lịch Lịch Việt Nam Lịch Hồi giáo dạng bảng Computus Lịch Celt Ngày lịch so le == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Lịch Mặt Trăng tìm theo múi giờ của bạn Mô phỏng lịch mặt trăng qua hình ảnh ngCalendar, được xây dựng trên nền tảng zendframework và sử dụng thư viện tính âm lịch của anh Hồ Ngọc Đức Các hệ thống lịch đang được sử dụng Dương lịch (lịch Gregorius) • Âm lịch (lịch mặt trăng) • Julius • Do Thái • Hồi giáo • Shamsi Hijri
mutua madrid open 2017 - đơn nữ.txt
Simona Halep là đương kim vô địch. Với kết quả Serena Williams' bỏ cuộc vì đang mang thai, Angelique Kerber và Karolína Plíšková đang tranh chấp cho vị trí số 1 thế giới không đầu giải đấu. Kerber sẽ giành lại vị trí hàng đầu trừ khi cô thua trận đầu tiên và Plíšková giành chức vô địch. == Hạt giống == Nhấn vào số hạt giống của cặp vận động viên để tới phần thi đấu của họ. == Kết quả == === Chú giải === === Các vòng đấu cuối === === Nửa trên === ==== Nhánh 1 ==== ==== Nhánh 2 ==== === Nửa dưới === ==== Nhánh 3 ==== ==== Nhánh 4 ==== == Vòng loại == === Hạt giống === === Vượt qua === === Thua cuộc may mắn === == Tham khảo == Main Draw Qualifying Draw Bản mẫu:WTA Tour 2017
gala cười.txt
Gala cười là tên gọi một chương trình hài kịch trào phúng của Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam thực hiện từ năm 2003 đến 2005, phát trùng thời gian với chương trình Gặp nhau cuối tuần vào các tháng cuối năm, sau đó được phát mỗi quý một số vào năm 2007 và phát vào đầu năm mới âm lịch từ năm 2010 đến nay. Khán giả có thể bình chọn nhóm hài được yêu thích nhất qua điện thoại. == Hình thành == Chương trình được phát sóng số đầu tiên vào sáng ngày 30 tháng 8 năm 2003, Gala cười là chương trình hài kịch mà ở đó các nhóm hài sẽ diễn trực tiếp các vở hài kịch trên sân khấu. == Phát triển == === Lịch phát sóng === Chương trình được phát sóng đều đặn vào lúc 10:00 sáng ngày thứ Bảy mỗi tuần, phát lại vào lúc 21:00 ngày thứ Tư tuần kế tiếp thay thế cho chương trình Gặp nhau cuối tuần vào các tháng cuối năm, từ ngày 30 tháng 8 năm 2003 đến năm 2005. Năm 2007, chương trình được phát sóng mỗi quý một số. Từ năm 2010 trở đi, chương trình được phát sóng mỗi năm một số vào dịp tết âm lịch mỗi năm. === Ê-kíp === === Danh sách các tiểu phẩm === 2014 2015 === Kế thừa === Gặp nhau cuối năm Xả xì choét Thư Giãn Cuối Tuần == Hậu trường == == Đón nhận == == Chú thích ==
burj khalifa.txt
Burj Khalifa (tiếng Ả Rập: برج خليفة "Tháp Khalifa"), trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở "Trung tâm Mới" của Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó đã là công trình cao nhất thế giới từ năm 2007. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4 tháng 1 năm 2010. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj Khalifa ở Giao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zayed, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai. Công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi công ty Skidmore, Owings and Merrill LLP (SOM) từ Chicago. Adrian Smith là kiến trúc sư trưởng và Bill Baker là trưởng công trình sư của tháp Khalifa. Công tác xem xét của bên thứ ba (Third Party Peer Review) được thực hiện bởi CBM Enginee. == Chiều cao == === Chiều cao hiện tại === Đến ngày 21 tháng 7 năm 2007, những nhà phát triển tòa tháp cho biết chiều cao của tòa tháp là 512,1 m, với 141 tầng hoàn thành, vượt qua tháp Taipei 101 (509,2 m (1.671 ft)) để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Vào tháng 2 năm 2007, tháp Burj Khalifa đã vượt qua tháp Sears Tower là tòa nhà có nhiều tầng nhất trên thế giới. Ngày 20 tháng 7 năm 2007, chủ tịch Hội đồng Nhà cao tầng và Chỗ ở đô thị (CTBUH), Antony Wood, đã xác nhận tòa tháp này "đã vượt qua chiều cao tháp Taipei 101 về mặt cấu trúc (bê tông)." Tuy nhiên, ông cũng nói thêm "Chúng tôi sẽ không xếp loại nó là một tòa nhà cho đến khi nó hoàn thành, che phủ và ít nhất mở cửa một phần để kinh doanh để tránh những thứ như dự án Ryungyong. Tháp Taipei 101 do đó vẫn là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi những gì tôi nói ở trên xảy ra." Tháp CN, ở Toronto, Canada, cho đến nay vẫn là cấu trúc đứng tự do cao nhất thế giới với chiều cao 553 m, một chiều cao mà tháp Burj Dubai sẽ vượt qua một thời gian nữa trong năm nay. Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2008, tháp đã đạt độ cao 636m với 160 tầng. Đầu năm 2009, ngày 17 tháng 1, tòa tháp Dubai đã đạt độ cao 818 m (2.684 ft) Ngày 4 tháng 1 năm 2010, công trình này đã được khánh thành với chiều cao 828m, bao gồm 164 tầng. === Các kỷ lục hiện tại (Burj Khalifa) === Tòa nhà với nhiều tầng nhất: 164 (trước đây là Sears Tower - 110) Tòa nhà chọc trời cao nhất tính đến mái: 512 m (trước đây là tháp Taipei 101 – 449,2 m) Tòa nhà chọc trời cao nhất đến đỉnh: 512,1 m (kỷ lục trước đó là Taipei 101 - 509,2 m (1.670,6 ft)) Bơm bê tông thẳng đứng (cho một tòa nhà): 512,1 m (trước đây Taipei 101 - 439,2 m) Ban công quan sát cao nhất thế giới Thang máy chạy nhanh thứ năm thế giới: 36 km/h hoặc 600m/phút (Sau CTF Finance Centre tốc độ 1200m/phút, tháp Thượng Hải tốc độ 1080m/phút, Taipei 101 tốc độ 1010m/phút và Yokohama Landmark Tower với tốc độ 750m/phút) Lắp đặt hố thang máy cao nhất thế giới === Chiều cao theo dự án === Chiều cao chính thức theo dự án của tháp Burj Khalifa về mặt chính thức được giữ bí mật do cạnh tranh; tuy nhiên, các số liệu do một nhà thầu đưa ra về dự án thì cho rằng chiều cao của tháp này khoảng 810 m. Căn cứ trên chiều cao này, số lượng tầng lầu có thể ở được dự kiến là 162 tầng. === Lịch sử tăng chiều cao === Dù không được xác nhận, người ta đã đồn đại rằng tháp Burj Khalifa đã trải qua nhiều lần tăng chiều cao kể từ khi bắt đầu. Theo đề xuất ban đầu đây là một bản sao mô phỏng Tháp Grollo được đề xuất cho Melbourne, tháp này đã nhanh chóng được thiết kế lại với một bản thiết kế ban đầu của Skidmore Owings and Merrill (SOM) nhìn thấy ở trên và được thảo luận dưới đây. Theo thiết kế này thì tòa tháp có chiều cao khoảng 705 m. Các thông tin trái ngược nhau nhan nhản về chiều cao chính thức của tòa tháp, which is to be expected considering the building seeks to acquire the designation as the world's tallest structure upon completion in 2009. Một website đã cho rằng chiều cao cuối cùng theo tin đồn là 916 m được đăng tải vào ngày 28 tháng 9 năm 2006 nhưng thông tin này trái ngược với một tin ngày 20 tháng 9 về chiếu cao 940 m của tòa tháp. Cựu kiến trúc sư của SOM, Adrian Smith, cảm thấy rằng phần đỉnh của tòa nhà lên đến tột đỉnh một cách thanh nhã và ông đã thỉnh cầu và đã nhận được chấp thuận tăng chiều cao của nó đến độ cao theo kế hoạch hiện nay. Đã có tuyên bố dứt khoát rằng sự thay đổi này đã không bao gồm các tầng bổ sung,, phù hợp vớ các cố gắng của Smith để làm cho nóc tháp mảnh khảnh hơn. Tuy nhiên, đoạn trên của tháp từ tầng 156 lên phía trên hay từ 585,7 m lên đến nóc sẽ là kết cấu thép, không giống như phần dưới là bê tông cốt thép. Công ty triển khai dự án này, Emaar, đã cho rằng phần kết cấu thép này có thể được nới dài thêm để đánh bại bất kỳ tháp nào về danh hiệu cao nhất; tuy nhiên khi đã hoàn thành, chiều cao tháp Khalifa này không thể thay đổi được. === Khánh thành === Ngày 4 tháng 1 năm 2010, tiểu vương quốc Dubai khánh thành tòa nhà Burj Khalifa. Những đợt pháo bông màu sắc rực rỡ vọt lên bầu trời và rơi xuống kiến trúc khổng lồ sau khi tòa nhà được chính thức khánh thành bởi lãnh tụ Dubai, Sheikh Mohammad bin Rashed al-Maktoum. Những tay nhảy dù mang các màu đỏ, xanh lá cây, đen và trắng của tiểu vương quốc sau đó chạm đất giữa lúc một chức chân dung khổng lồ của Sheikh Khalifa được dựng trên một bức tường bên ngoài của kiến trúc mà việc xây dựng tốn kém tới 20. tỷ đô la. Dubai hy vọng việc khai trương Burj Khalifa - kiến trúc mới nhất trong một loạt các dự án khổng lồ - sẽ đánh bóng một hình ảnh bị hoen ố vì nợ nần. Ngọn tháp nhọn, được nhà xây dựng nó mô tả như một "thành phố thẳng đứng" khi nó làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện hữu, nâng cao các giới hạn mới về thiết kế và xây dựng. Một thiết kế hình chữ Y xoắn ốc được sử dụng để chống đỡ lõi của ngọn tháp, hẹp dần khi nó vươn lên cao. Lên cao nữa nó trở thành một kiến trúc bằng thép mà trên cùng là một hình chóp khổng lồ. Lễ khánh thành ngọn tháp diễn ra giữa lúc Dubai chống chọi với một cuộc khủng hoảng nợ nần nghiêm trọng, gây ra bởi việc vay mượn khổng lồ của một số các công ty nhà nước để tài trợ các dự án bất động sản hùng vĩ. Dubai thoát trong gang tấc thảm họa tài chính vào tháng 12 năm 2009 khi nước giàu có láng giềng Abu Dhabi tung ra chiếc phao cứu sinh 10 tỷ đô la vào phút chót để trả nợ tới hạn trả của Dubai World. Nhóm này khởi sự những cuộc thương lượng với các chủ nợ với hy vọng đạt được một thỏa thuận về tái xây dựng một món nợ tích lũy khoảng 22 tỷ đô la mà những chi nhánh gặp rắc rối của nó gây ra. Nợ nần tổng cộng của Dubai, phần lớn là nợ của các công ty do nhà nước làm chủ, lên tới 100 tỷ đô la. == Xây dựng == Toà tháp được xây dựng bởi Samsung Engineering & Construction, tập đoàn cũng xây dựng the Petronas Twin Towers và Taipei 101.[83] Samsung Engineering & Construction xây dựng tòa tháp liên doanh với Besixtừ Bỉand Arabtec từ UAE. Turner là quản lý dự án chính của công trình. Tòa nhà được xây dựng vào năm 2004[84] Kết cấu chủ yếu của công trình là bê tông cốt thép. Putzmeistertạo ra một máy bơm bê tông mới, áp suất cực cao, the BSA 14000 SHP-D, cho dự án.[19] Trên 45,000 m3 (58,900 cu yd) bê tông, nặng hơn 110,000 tấn được dùng để đổ móng bê tông cốt thép, dùng cho 192 cọc; mỗi cọc kích thước 1.5 m bán kínhx 43 m dài, chôn sâu hơn 50 m (164 ft).[20] Xây dựng tháp Burj Khalifa dùng khoảng 330,000 m3 (431,600 cu yd) bê tông và 55,000 tấn thép, xây dựng tốn khoáng 22 triệu giờ công.[10] Bê tông mật độ cao và tính thấm thấp được sử dụng cho móng của Burj Khalifa. Hệ thống bảo vệ Ca tốt dưới đệm được sử dụng để tối thiểu thiệt hại ăn mòn hóa học trong nước ngầm.[44] Tháng 5 năm 2008, Putzmeister bơm bê tông đạt kỷ lục thế giới mới 606 m (1,988 ft),[19] tầngt thứ 156. Ba cẩu thấp được sử dụng trong suốt quá trình, có khả năng nâng 25 tẩn tải.[85] Phần còn lại phía trên được xây dựng bằng thép nhẹ. Burj Khalifa is highly compartmentalised. Tầng trú ẩn với áp suất và điều hòa không khí được đặt mỗi 35 tầng là nơi trú ấn trong trường hợp cháy khẩn cấp. Hỗn hợp bê tông đặc biệt được làm để chịu áp lực cực cao từ khối lượng khổng lồ của tòa nhà. CTLGroup, working for SOM, tiến hành thử nghiệm từ biến và nứt quan trọng cho phân tích kết cấu công trình.[87] Kh == Hình ảnh == == Xem thêm == Supertall Nhà chọc trời Danh sách công trình cao nhất thế giới List of buildings with 100 floors or more List of tallest buildings in Dubai == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tháp Burj Dubai cao nhất thế giới trên BBCVietnamese.co.uk Trang web chính thức Adrian Smith + Gordon Gill Architecture - official website Skidmore, Owings & Merrill LLP - official website Burj Dubai Skyscraper—Construction photos & Information Burj Dubai (Downtown Dubai) - The tower and its surroundings Burj Dubai—Project Information from Design Build Network Emporis page on Burj Dubai SkyscraperPage Burj Dubai "The Burj Dubai Tower Wind Engineering" (Irwin, Baker, tháng 6 năm 2006) STRUCTURE magazine "The Burj Dubai Tower - Wind Channel Testing of Cladding and Pedestrian Level" (Erwin, etal, tháng 11 năm 2006) STRUCTURE magazine Otis Worldwide, Signature Projects—Information on the project's elevators at the Otis Elevator Company Wind and Other Studies performed by RWDI == Tham khảo ==
sexy, sexy lover.txt
"Sexy, Sexy Lover" là đĩa đơn thứ hai từ album thứ tám Alone của Modern Talking. == Danh sách track == CD-maxi "Sexy Sexy Lover" (Rap Version) – 3:10 "Sexy Sexy Lover" (Vocal Version) – 3:33 "Sexy Sexy Lover" (Extended Rap Version) – 4:59 "Just Close Your Eyes" – 4:17 Đĩa đơn CD "Sexy Sexy Lover" (Rap Version) – 3:10 "Sexy Sexy Lover" (Vocal Version) – 3:33 == Xếp hạng == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Lời bài hát tại MetroLyrics "Sexy Sexy Lover" trên Discogs (danh sách phát hành)
cúp bóng đá châu á 2007.txt
Cúp bóng đá châu Á 2007 (AFC ASIAN Cup 2007) là cúp bóng đá châu Á lần thứ 14, được đồng tổ chức tại bốn quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam từ 7 đến 29 tháng 7 năm 2007. Giải đấu đã đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của Úc. Bahrain đã thể hiện sự sa sút sau năm 2004 đầy thuyết phục; trong khi Việt Nam gây bất ngờ khi vào tứ kết trong lần đầu tiên tham dự với tư cách chủ nhà, trong khi Malaysia cũng mới xuất hiện lần đầu tiên sau khi Singapore tách khỏi Malaya thì lại không được may mắn như thế, dù là đồng chủ nhà (đáng nói là cả Thái Lan và Indonesia cũng bị loại ở vòng bảng). Trung Quốc cũng thể hiện sự xuống dốc khi bị loại ngay ở vòng bảng. Iraq đã làm nên lịch sử khi vô địch lần đầu tiên sau khi đánh bại Ả Rập Saudi 1–0 tại Jakarta, trong tình cảnh Iraq đang bị Hoa Kỳ chiếm đóng. == Bối cảnh == Trước đó, đáng lẽ Cúp bóng đá châu Á phải diễn ra vào năm 2008, nhưng do nó quá trùng với Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 ở Áo/Thụy Sĩ, Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh,Trung Quốc và các năm tiếp theo nên sẽ gây ra mất cân đối, vì vậy AFC đã quyết định thay đổi thể thức giải bằng việc tổ chức giải 4 năm một lần vào các năm lẻ (2007, 2011, 2015,...) để tránh gây ra rắc rối. == Cảnh báo của AFC == Trong tháng 6 năm 2005, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) cảnh báo Thái Lan cần cải thiện những sân vận động trước năm 2007, nếu không Thái Lan sẽ bị tước quyền đồng chủ nhà, có thể sẽ được thay thế bởi Singapore. Vào ngày 12 tháng 8, AFC xác nhận rằng Thái Lan sẽ là đồng chủ nhà Cúp bóng đá châu Á 2007. Tuy nhiên trong tháng 10 năm 2006, Thái Lan được cảnh báo lần nữa để cải thiện những sân vận động của mình trong 90 ngày. Do vậy, Hiệp hội bóng đá Thái Lan đã xin chính phủ chi 40 triệu baht để nâng cấp sân vận động Rajamangala. Không chỉ Thái Lan, trước đó một ngày, Hiệp hội bóng đá Indonesia cũng đã phải xin chính phủ hỗ trợ 5 tỉ rupiah (khoảng 4 triệu USD) cho công tác tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007 và chuẩn bị cho đội tuyển. Riêng Việt Nam, sau 2 đợt kiểm tra, AFC đã bày tỏ sự hài lòng. == Sân vận động == == Vòng loại == Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2007 diễn ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 11 năm 2006. Lần đầu tiên, đội đương kim vô địch (đội tuyển quốc gia Nhật Bản) phải dự vòng loại để giành vé tham dự vòng chung kết. 25 đội bóng chia làm 6 bảng, chọn ra nhất nhì mỗi bảng, cùng với đội tuyển của 4 nước chủ nhà, sẽ tham dự vòng chung kết. == Bài hát chính thức == Bài hát chính thức của giải này là "I Believe" được trình bày bởi ca sĩ người Thái Lan Tata Young còn bài hát cổ động chính thức của giải là "Chơi hết mình" do ca sĩ Việt Nam Kim sáng tác và biểu diễn == Trọng tài == 16 trọng tài và 24 trợ lý trọng tài đã được tuyển chọn sau vòng kiểm tra tại Kuala Lumpur, Malaysia, trong đó có một trọng tài và hai trợ lý trọng tài đến từ Liên đoàn bóng đá châu Phi. † Thay Shamsul Maidin bị chấn thương. == Hạt giống == Việc chọn hạt giống để bốc thăm chia bảng tại vòng chung kết dựa vào vị trí của các đội tại bảng xếp hạng của FIFA, tháng 10 năm 2006, cũng như thành tích tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á trước. Nó đảm bảo việc các đội mạnh tránh phải gặp nhau ngay từ vòng ngoài. Bốn đội hạt giống được công bố vào ngày 19 tháng 12 năm 2006. Nhóm 4 là nhóm của các đội hạt giống. Nhóm 1 là nhóm các đội đồng chủ nhà. Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 2006, tại trung tâm Kuala Lumpur Convention Centre. == Danh sách cầu thủ tham dự giải == == Vòng chung kết == === Vòng bảng === === Bảng A === Tóm tắt các trận đấu === Bảng B === Tóm tắt các trận đấu === Bảng C === Tóm tắt các trận đấu === Bảng D === Tóm tắt các trận đấu === Vong đấu loại trực tiếp === ==== Tứ kết ==== ==== Bán kết ==== ==== Tranh hạng ba ==== ==== Chung kết ==== === Vô địch === == Giải thưởng == === Vua phá lưới === Younis Mahmoud Takahara Naohiro Yasser Al Qahtani === Cầu thủ xuất sắc nhất === Younis Mahmoud === Đội đoạt giải phong cách === Nhật Bản == Cầu thủ ghi bàn == == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Cúp bóng đá châu Á Cúp bóng đá châu Á 2007 trên RSSSF
chữ hán giản thể.txt
Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字; chính thể: 簡體中文 hay 簡體字; bính âm: jiǎntǐzhōngwén) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay. Cách viết này được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán. Trung văn giản thể được sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Singapore và Malaysia. Tuy nhiên, đây là một trong nhiều cách đơn giản hóa chữ Hán đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua. Chữ Hán phồn thể, trong khi đó, được sử dụng ở Hồng Kông, Macau, Đài Loan và bởi nhiều cộng đồng Hoa kiều. Gần đây chữ Hán giản thể dần dần giành được sử phổ biến trong cộng đồng Hoa kiều do ngày càng có nhiều người Trung Quốc di cư ra nước ngoài. Loại chữ Hán giản thể này được tạo ra bằng cách giảm số nét viết của nhiều chữ Hán truyền thống. Nhiều chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thông thường, ví dụ như cách bằng cách thay thế một số bộ bằng bộ khác gần (theo cách mà chữ Hán đã được sáng tạo ra, đặc biệt là chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Nhiều chữ được đơn giản hóa không theo quy tắc và nhiều chữ được đơn giản hóa thì không đồng dạng với chữ truyền thống. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chuyển đổi trực tuyến giữa hai loại chữ giản thể và phồn thể.
giao thông công cộng.txt
Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân. Các dạng giao thông công cộng thường gặp bao gồm: Xe kéo tay Xe ngựa, xe thổ mộ Xe xích lô Đò ngang Ghe, thuyền Xuồng, tắc ráng, vỏ lải Xe buýt Tàu điện Tàu hỏa Tàu thuỷ Máy bay Taxi Phà == Lịch sử == Giao thông công cộng xuất hiện rất sớm. Hình thức giao thông công cộng đầu tiên là giao thông đường thủy. Người ta sử dụng phà để giúp chuyên chở người, động vật và hàng hóa. Sau đó dần dần xuất hiện các hình thức giao thông công cộng khác như xe ngựa trở khách, chuyên chở hành khách theo một hành trình cố định từ quán trọ này đến quán trọ khác, và xe buýt hai tầng, xuất hiện lần đầu ở Nantes, Pháp vào năm 1826, giúp chuyên chở người trong thành phố. == Hệ thống vé == == Đầu tư vào giao thông công cộng == === Lợi ích từ việc đầu tư === Một số chính phủ tin rằng việc sử dụng tiền thuế để gây quỹ cho giao thông công cộng sẽ có lợi cho người dân. Nếu tiền thuế được đưa vào quỹ giao thông công cộng, giao thông công cộng sẽ phát triển, từ đó sẽ giảm thiểu ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Chính phủ cũng không phải mở rộng cơ sở hạ tầng để điều tiết giao thông, một việc làm rất tốn kém, đòi hòi thuế cao. Nhờ vậy, người dân sẽ không phải trả nhiều tiền thuế. Điều này có lợi cho người dân. Một lý do khác cho phát triển giao thông công cộng là để trợ giúp cho những người không có khả năng điều khiển các phương tiện giao thông thông thường, những người chưa đủ độ tuổi cho phép để điều khiển phương tiện giao thông, hoặc là những người không thể chi trả cho các loại hình giao thông đắt đỏ hơn. === Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ === Giao thông công cộng phần lớn dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Chính phủ phải bù lỗ cho tiền vé thu được. Ở một số nước, hệ thống giao thông công cộng có thể được quản lý bởi một số tổ chức phi chính phủ. Ở một số nước khác, chính phủ chi trả toàn bộ phí giao thông công cộng. Các tổ chức phi chính phủ có thể kiểm được lợi nhuận từ phí đỗ xe, từ việc cho thuê chỗ buôn bán, quảng cáo, và gần đây là nhờ việc cho các công ty truyền thông lắp đặt cáp nổi trong đường hầm. Ở một số nước, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực này còn có được nhiều lợi ích hơn so với những công ty thông thường: - Chính phủ chi trả cho những dịch vụ không mang lại lợi nhuận - Chính phủ bảo lãnh nếu công ty có xu hướng phá sản (nhất là đối với các hãng vận tải hàng không) - Hưởng chính sách ưu đãi về thuế. VD: nhiên liệu máy bay thường được miễn thuế. - Tỉ lệ cạnh tranh thấp - Được sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của chính phủ mà không phải chi trả hoặc là mua lại với giá rẻ. (đặc biệt là ngành đường sắt) === Giao thông công cộng ở một số nước === Hồng Kông Tại Hồng Kông, tập đoàn MTR và tập đoàn KCR được quyền sở hữu đất xung quanh các trạm dừng, các kho chứa hàng và đường hầm. Những lợi nhuận có được từ bất động sản đã giúp các tập đoàn chi trả cho việc xây dựng hệ thống đường sắt. Tuy nhiên nó không trợ giúp được nhiều trong việc đưa hệ thống đường sắt vào hoạt động. Những lợi ích được áp dụng tương tự đối với các bến phà của các tổ chức phi chính phủ. Các công ty xe buýt được miễn thuế khi mua Điêzen Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, sự vận hành những hoạt động giao thông công cộng được trợ cấp tài chính bởi chính phủ địa phương và chính phủ của bang. Hoa Kỳ có một tổ chức liên bang chuyên trợ cấp tài chính cho các hoạt động giao thông công cộng mang tên FTA (Federal Transit Administration) == Những ảnh hưởng của giao thông công cộng == Ảnh hưởng tới môi trường. Có thể nói giao thông công cộng gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ở Việt Nam, xe buýt thải ra nhiều khí độc. Ở Hoa Kỳ, khí thải từ những phương tiện giao thông công cộng chiếm tới 50% tổng lượng khí thải của cả nước. Ảnh hưởng tới kinh tế Ảnh hưởng tới đời sống == Tham khảo == == Liên kết ngoài == New York Public Transit Association Vancouver Public Transit Trang web cua wikipedia tieng Anh
hypena edictalis.txt
Hypena edictalis là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Quebec và Maine phía nam đến Virginia và Kentucky, phía tây đến the foothills của Alberta và khu vực sông Peace River của British Columbia. Sải cánh dài 33–37 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 6 đến tháng 8 tùy theo địa điểm. There is one generation ở phía bắc và dãy núi at least partial second generation from Ohio phía nam through the Appalachian. Ấu trùng ăn các loài Laportea. == Liên kết ngoài == Owlet Caterpillars of Eastern North America (Lepidoptera: Noctuidae) Bug Guide Species info Images == Chú thích ==
xoáy thuận.txt
Trong khí tượng học, xoáy thuận là khối không khí lớn xoay quanh một vùng áp suất thấp mạnh. Xoáy thuận được đặc trưng bởi gió xoáy vào trong và xoay quanh một vùng áp suất thấp. == Xem thêm == Xoáy thuận nhiệt đới Xoáy thuận nhiệt đới hình khuyên == Chú thích ==
người tiêu dùng.txt
Người tiêu dùng hay người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. Người tiêu dùng là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. == Quyền lợi == Trong những năm trước "đổi mới", nhận thức của toàn xã hội về quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại. Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp dựa trên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống tem phiếu. Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã được đặt ra và quyền lới người tiêu dùng được xác định bằng các văn bản pháp lý như Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với sự tham gia của các tổ chức như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) – cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước, Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, Chi cục tại các tỉnh, thành phố, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) cùng mạng lưới các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các địa phương. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) và chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy, Bộ Thương mại với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đề xuất bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010 quy định rõ các Quyền người tiêu dùng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua năm 2010, quy định người tiêu dùng có quyền và nghĩa vụ sau: Quyền của người tiêu dùng 1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp. 2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. 3. Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. 5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa vụ của người tiêu dùng 1. Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ. 2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hoá, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. == Tham khảo == [1]
dorset.txt
Dorset (phát âm / dɔrsɨt /) (hoặc cổ xưa là Dorsetshire), là một hạt ở Tây Nam nước Anh, bên bờ eo biển Anh. Thủ phủ là Dorchester kể từ ít nhất là năm 1305, nằm ở phía nam của quận với toạ độ 50°43′0″B 02°26′0″T. Giữa các điểm cực của Dorset 80 km (50 dặm) từ đông sang tây và 64 km (40 dặm) từ bắc tới nam, và có diện tích 2.653 km vuông (1.024 mi ²). Dorset phía tây giáp Devon, Somerset ở phía tây bắc, Wiltshire ở phía đông bắc, và Hampshire về phía đông. Khoảng một nửa dân số sống Dorset trong khu vực đô thị Đông Nam Dorset. Phần còn lại của hạt phần lớn là nông thôn với mật độ dân số thấp. Dorset nổi tiếng với những bờ biển kỷ Jura là di sản thế giới UNESCO, nổi bật với các địa mạo như vịnh Lulworth, đảo Portland, bãi biển Chesil và cửa Durdle cũng như các khu du lịch nghỉ dưỡng Bournemouth, Poole, Weymouth, Swanage, và Lyme Regis. Dorset là bối cảnh chính của tiểu thuyết Thomas Hardy, người được sinh ra gần Dorchester. Hạt này có một lịch sử định cư và có các địa danh khảo cổ đáng chú ý, gồm các các pháo trên đài đồi của lâu đài Maiden. == Tham khảo ==
giáo hoàng clêmentê xi.txt
Clêmentê XI (Latinh: Clemens XI) là vị giáo hoàng thứ 243 của giáo hội công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử Giáo hoàng năm 1700 và ở ngôi Giáo hoàng trong 20 năm 3 tháng 25 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ông đắc cử Giáo hoàng ngày 23, 30 tháng 11 năm 1700, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 8 tháng 12 và ngày kết thúc Triều đại của ông là ngày 19 tháng 3 năm 1721. == Trước khi thành giáo hoàng == === Nguồn gốc Albani === Giáo hoàng Clemens XI sinh tại Urbin, Marches ngày 23 tháng 6 năm 1649 với tên thật là Gianfrancesco Albani. Ông là Giáo hoàng gốc người Albania, thuộc dòng họ Laci de Kurbin, tổ tiên ông, Michel Laci đã rời bỏ Albania với hai con trai là Georges và Philippe (chiến đấu với Skanderbeg) vì quân Thổ, đang đóng quân tại Urbin nước Italia, nơi mà ông lấy tên là Albani. Georges có hai con trai là Horace và Charles. Horace đến ở Rôma tại Vatican – nơi ông được giáo hoàng Urbanô bổ nhiệm làm ủy viên nguyên lão. Charles là cha của Gianfrancesco. Một nhánh khác của gia đình Albani đến ở tại Bergamo nổi bật với Gian Geronimo Albani (1504 – 1591) kinh sĩ, tác giả của những tác phẩm quan trọng. Ông này trở thành hồng y vào năm 1570. === Trở thành hồng y === Gianfrancesco lúc 11 tuổi đã vào học viện Rôma do các tu sĩ dòng tên điều khiển. Tại đây, ông học rất xuất sắc và được nữ hoàng Thụy Điển là Christina I chú ý tới. Năm 28 tuổi, ông được bổ nhiệm làm giám mục Rieti. Sau đó, ông chịu trách nhiệm về các giáo phận Sabina và Orvieto. Ông được gọi về Rôma và được bổ nhiệm làm giám quản nhà thờ thánh Phêrô Rôma, rồi thư ký văn phòng đoản sắc Giáo hoàng. Năm 1690, ông nhận chức hồng y lúc 41 tuổi, rồi được thụ phong linh mục. == Giáo hoàng == Năm 1700, khi Giáo hoàng Innôcentê XII qua đời, cơ mật viện chuẩn bị bầu hồng y Mariscotti nhưng nước Pháp lấy quyền phủ quyết của mình phản đối việc đó. Lúc bấy giờ, các hồng y quay sang hồng y Albani, người mới chỉ 51 tuổi. === Vấn đề nối ngôi ở Tây Ban Nha === Ngay vừa lên ngôi, ông đã phải đối mặt với chiến tranh nối ngôi của Tây Ban Nha: vì Charles II đã từ trần trong khi đang họp cơ mật viện. Trước tiên, năm 1701, ông theo phái Philippe V nước Pháp. Tuy nhiên điều đó đã làm cho ông bị sự thù địch của nước Áo và vấn đề trao chức của vương quốc Napoli và Sicilia cũng đã làm cho ông phải trả giá bằng sự không hài lòng của Philippe V. Những thất bại của đoàn quân Pháp – Tây Ban Nha đối diện với đế quốc đã để hở các lãnh thổ Giáo hoàng. Eugène de Savoie-Carignan đã đưa các đoàn quân của mình vào đó. Clement đã phải cam lòng thừa nhận Charles III năm 1709. Cuối cùng những chuyển biết mới bất ngờ xảy ra: quân Pháp lại thắng thế, Joseph I chết và Charles rời Tây Ban Nha sau khi được bầu vào ngai hoàng đế. Louis XIV tức giận từ chối việc làm trung gian của Clement XI và chính quyền của Giáo hoàng chỉ được cử một quan sát viên làm đại diện ở hiệp ước Rastatt. Chính quyền Giáo hoàng phải mất một thời gian để bình tâm trở lại về sự nối ngôi của Tây Ban Nha. === Lạc thuyết Jansénius === Lạc thuyết Jansénius vẫn chống đối và hoạt động mạnh mẽ bằng dù đã bị kết án. Để tận diệt tận gốc nhóm chống đối trong nữa đan viện Port-Royal, năm 1709 Giáo hoàng Clêmentê XI ra lệnh giải tán đan viện này. Nhưng thuyết Jansénius lại xuất hiện một cách khéo léo với linh mục diễn giảng Pasquier Quesnel (1634-1719). Năm 1671, ông xuất bản cuốn Luân lý Phúc Âm yếu lược, được bổ túc và tái bản năm 1694 với nhan đề Những cảm niệm đạo đức về Tân ước. Trong đó có nhiều điểm nhiễm giáo thuyết Jansénius. Năm 1708, Giáo hoàng Clemens XI ra tông chiếu Unigenitus, kết án 101 luận đề rút trong sách của Quesnel. Vấn đề không yên, nhất là từ năm 1715, khi Louis XIV, người chủ trương thẳng tay với Jansénius qua đời. Quesnel lợi dụng chủ trương Pháp giáo chống lại Tòa thánh và chống án lên đại công đồng. Năm 1718, Giáo hoàng Clemens XI rút phép thông công nhưng họ vẫn không tuân. Phái Jansénius còn tồn tại mãi cho tới năm 1771. === Vấn đề nghi lễ Trung Hoa === Clement XI đã nối tiếp công việc của vị tiền nhiệm tổ chức những phiên họp tranh luật về lễ nghi Trung Hoa nhằm tìm ra giải pháp. Hai vị giám mục truyền giáo ở Trung Hoa, các đại diện hai dòng Tên và Đa minh, cùng nhiều nhà truyền giáo khác được Giáo hoàng mời về Roma dự một hội nghị do Giáo hoàng đích thân chủ tọa. Sau khi nghe các bên trình bày. Cuối cùng vào ngày 20 tháng 11 năm 1704, Đức Clement XI đã kết án lễ nghi Trung Hoa: "Không được cho phép, bất cứ cách nào hay vì lý do gì, các tín hữu được chủ sự, tham gia nghi thức, kể cả tham dự, những buổi lễ quan trọng hay những buổi cúng tế quen cử hành theo định kỳ hằng năm đối với Khổng Tử và tiên nhân đã khuất, được xem như những nghi lễ đầy dị đoan. 7. Không thể cho phép tín hữu giữ bàn thờ tổ tiên theo phong tục Trung Hoa tại nhà riêng, bài vị có ghi: tọa vị của thần minh, hoặc âm hồn, mà người ta thường dùng để chỉ nơi hồn hay sinh linh người đã chết thỉnh thoảng đến an vị. ". Ông còn buộc các giám mục cũng như linh mục, bất cứ thuộc dòng tu nào phải vâng theo. Tông hiến được trao cho Giám mục Ch.M.Maillard de Tournon, thượng phụ giáo chủ hiệu tòa Antiokia, đang làm đặc sứ tòa thánh tại các xứ truyền giáo Đông phương có nhiệm vụ công bố và thi hành tại chỗ. Trong khi chờ đợi vị đặc sứ tới Trung Quốc, ông kêu gọi các nhà truyền giáo sẵn sàng chấp nhận những quyết định của Tòa thánh, tránh mọi cuộc tranh luật gây chia rẽ. Ngày 8 tháng 4 năm 1705, đức thượng phụ tới Macao, tỏ ra can đảm và cương quyết nhưng lại thiếu tế nhị. Ông truyền tháo hai chữ "Kính thiên" do chính vua Khang Hy thủ bút gắn trên mặt tiền thánh đường Bắc Kinh. Ngày 25 tháng 1 năm 1707, tại Nam Kinh, đức thượng phụ công bố sắc lệnh chính thức bác bỏ lễ nghi Trung Hoa vì "không phù hợp với lễ nghi Công giáo". Các thừa sai dòng Tên một lần nữa khiếu nại sang Tòa thánh, nhưng đức Clement phúc đáp bằng việc trao mũ hồng y cho đức thượng phụ. Hồng y đặc sứ và 10 cha dòng Đa Minh bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Ngày 25 tháng 9 năm 1710, Giáo hoàng Clement XI lại ban một Tông hiến khác, châu phê sắc lệnh Nam Kinh 1707, cấm khiếu nại, cấm trở lại vấn đề lễ nghi. Tuy nhiên phe "bênh lễ nghi" vẫn tìm ra lẽ để khỏi phỉa vâng phục. Ngày 19 tháng 3 năm 1715, Giáo hoàng Clement XI ban hành tông chiếu "Ex illa die" long trọng kết án nghi lễ Malabars và Trung Hoa, phạt vạ tuyệt thông những ai bất tuân phục Tòa thánh về những lễ nghi đã bị bác bỏ, đồng thời buộc ác thừa sai Đông phương phải tuyên thệ trung thành với Tòa thánh trong việc này. Vua Khang Hy coi đây là hành vi nhục mạ quốc thể nên ra lệnh cấm đạo, ông ra lệnh triệt hạ các nhà thờ, bắt bớ tín hữu, trục xuất các thừa sai. Việc bách hại gắt gao hơn dưới thời vua Ung Chính (1732-36). Năm 1720, Khâm sứ Mezzabarba (cũng tòa Antiokia) được cử làm khâm sai sang Trung Quốc thực thi sắc lệnh Tòa thánh đã ban hành về lễ nghi. Đức thượng phụ tới Macao, nhận lời tuyên thệ của các thừa sai, giải và cho một giám mục và một số linh mục. Trước tình hình căng thẳng, ngày 4 tháng 11 năm 1721, ông đề ra cách áp dụng tông chiếu với tám điểm nới rộng. Đại khái Ông cho phép thực hành nghi lễ với lời phân trần. === Cai quản giáo hội === Clement XI đã bổ nhiệm 4 hồng y thuộc gia đình Albani, các cháu của ông: Alexanđe (1672 – 1779), Hannibal (1682 – 1751), Albani (1720 – 1803) và Giuseppe (1750 – 1834). Ông làm cho lễ Maria vô nhiễm nguyên tội trở thành một lễ buộc và phong thánh cho Giáo hoàng Piô V và những vị khác. Là người học thức cao và say mê nghệ thuật, ông làm phong phú thêm cho thư viện Vatican. Năm 1702, Giáo hoàng Clemens XI quyết định đưa thêm 50 bức tượng vào số tượng thánh trên quảng trường Thánh Phêrô. Ông là một người có tầm cỡ về luân lý và tâm linh vĩ đại. Ông là người đầu tiên đưa ra luật cấm bất kỳ ai đem bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào ra khỏi Rôma. Liên quan đến nguồn gốc của ông, ông xem Albani là tổ quốc của ông. Ông tỏ ra quan tâm đến những người đồng hương của mình, cho hai học bổng cho những người Albani tại học viện Propagande Fide năm 1708 và một học bổng thứ ba với số tiền là 4000 êquy. Ông đã gửi các tu sĩ dòng Phanxicô đến Albania. Các tu sĩ này đã mở các trường học từ năm 1711 trong đó người ta dạy tiếng Albania. Ông đã tổ chức một công đồng ở Merqine de Lezhe để chống lại sự Hồi giáo hóa xứ sở. Dòng máu của Giáo hoàng Clement XI đã lộ ra theo truyền thống dân tộc trong sự thù địch với nhười Thổ. Ông trở thành người đề xướng Liên minh châu Âu. Liên minh đã dẫn đến hai cuộc bại trận đẫm máu của người Thổ Nhĩ Kỳ, tại Patervaradino và Belgrade, do hoàng thân Eugène de Savoie. Ông từ trần ngày 19 tháng 3 năm 1721. Gia đình Albani tắt lịm năm 1852 với ông hoàng don Philippe con cuối cùng của Horace III. == Chú thích == == Tham khảo == 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009. Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng giám mục Việt Nam [1] Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh. Lịch sử đạo Thiên Chúa, Jean – Baptiste Duroselle và Jean – Marie Mayeur. Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại: Que sais-je? Tôi biết gì? Người dịch: Trần Chí Đạo, Nhà xuất bản Thế giới tháng 4/2004. Cuộc lữ hành đức tin, lịch sử Giáo hội Công giáo, Lm Phanxicô X. Ðào Trung Hiệu OP Hiệu đính tháng 9/2006, Đa Minh Việt Nam, Tỉnh dòng Nữ vương các thánh tử đạo. Lịch sử Giáo hội Công giáo, Linh mục O.P Bùi Đức Sinh – giáo sư sử học, Tập I và II, Nhà xuất bản Chân Lý, Giấy phép số: 2386 BTT/PHNT Sài Gòn ngày 28 tháng 7 năm 1972.
quỹ tiền tệ quốc tế.txt
Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ. == Tổ chức và mục đích == IMF được mô tả như "Một tổ chức của 188 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác... Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm. IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947. Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF. Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập. Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999). == Giám đốc điều hành == == Quyền bỏ phiếu ==
bộ nhớ.txt
Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storrage), thường được gọi là ổ nhớ (storage) hoặc bộ nhớ (memory), là một thiết bị công nghệ chứa đựng các phần tử máy tính và ghi nhớ thông tin, được dùng để duy trì dữ liệu số. Nó là một linh kiện căn bản và chức năng lõi của các máy tính. Bộ nhớ máy tính bao gồm các bộ nhớ điện tĩnh (non-volatile memory) để lưu trữ được dữ liệu của máy tính một cách lâu dài (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì dữ liệu không bị mất đi), hoặc bộ nhớ điện động (volatile memory) để lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc của máy tính (khi kết thúc một phiên làm việc của máy tính thì bộ nhớ này bị mất hết dữ liệu). Các thiết bị lưu trữ dữ liệu cho bộ nhớ lâu dài bao gồm: Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa quang, Băng từ, ROM, các loại bút nhớ... Các thiết bị lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình làm việc: RAM máy tính, Cache... Hầu hết các bộ nhớ nêu trên thuộc loại bộ nhớ có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên, riêng băng từ là loại bộ nhớ truy cập tuần tự. Bộ nhớ máy tính có thể chia thành hai dạng: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. == Bộ nhớ trong == Bộ nhớ trong được hiểu là các loại bộ nhớ nằm nội bộ bên trong thùng máy. Bộ nhớ đệm nhanh (cache memory): Tốc độ truy xuất nhanh; Thường nằm trong CPU, một số cache cũ có thể nằm ngoài CPU: như các cache trên đế cắm kiểu slot 1, hoặc cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay; Bao gồm Cache L1 và Cache L2, Cache L3 (L3 chỉ có ở một số CPU) có tốc độ truy xuất gần bằng tốc độ truyền dữ liệu trong CPU; Bộ nhớ chính (main memory); Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện; Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS. == Bộ nhớ ngoài == Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài thùng máy, có thể dùng để mang đi lại được. Bao gồm: Bộ nhớ từ: đĩa cứng, Đĩa mềm,... Bộ nhớ quang: CD, DVD,... Bộ nhớ bán dẫn: flash disk, thẻ nhớ... Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ FlashROM: Kết hợp với chuẩn giao tiếp máy tính USB (Universal Serial Bus) tạo ra các bộ nhớ máy tính di động thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ FlashROM đã lên tới 32GB (Samsung,Intel công bố năm 2005), trong tương lai, có thể FlashROM sẽ dần thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD... Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài (qua giao tiếp USB, SATA)tốc độ truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy, lấy ra khỏi máy dễ dàng. dung lượng bé tốc đọ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CD và USB là những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng 100 MB và vài GB. == Cách thức lưu trữ == == Tham khảo ==
gin.txt
Gin là một loại rượu có hương vị chủ yếu của nó chiết xuất từ quả bách xù (Juniperus communis). Bắt nguồn từ thời Trung Cổ, gin đã phát triển qua một thiên niên kỷ từ một loại thuốc thảo dược trở thành một đối tượng kinh doanh trong ngành công nghiệp rượu. Gin đã được phát triển trên cơ sở của Jenever già, và đã trở thành phổ biến ở Vương quốc Anh khi William of Orange, lãnh đạo của nước Cộng hòa Hà Lan, chiếm ngai vàng của nước Anh và Scotland với vợ Mary của ông. Gin là một trong những loại rượu có nhiều thể loại nhất, gồm các sản phẩm khác nhau của nơi sản xuất, phong cách, và hương vị mà tất cả đều xoay quanh cây bách xù như một thành phần phổ biến. == Cocktail gin cổ điển == Một loại cocktail gin cũng được biết đến là martini, theo truyền thống được pha chế với rượu gin và dry vermouth. Một số thức uống dựa vào gin đáng chú ý khác bao gồm: == Chú thích == Deegan, Grant (1999). “From the bathtub to the boardroom: gin and its history”. MY2K: Martini 2000 1 (1). Dillon, Patrick (2002). The Much-lamented Death of Madam Geneva: The Eighteenth-century Gin Craze. London: Headline Review. ISBN 0-7472-3545-7. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == EU definition original source – scroll down to paras: 20 nand 21 of Annex II – Spirit Drinks Gin news page – Alcohol and Drugs History Society Gin in Victorian London New Western Style Gins
danh sách các trường đại học và cao đẳng tại vương quốc liên hiệp anh.txt
Trang này liệt kê tất cả các trường đại học và cao đẳng tại Anh Quốc theo thứ tự bản chữ cái == Các trường Đại học Tổng hợp == == A == University of Aberdeen University of Abertay Dundee Anglia Ruskin University, Cambridge & Chelmsford University of the Arts London Camberwell College of Arts Central Saint Martins College of Art and Design Chelsea College of Art and Design London College of Communication London College of Fashion Wimbledon College of Art Aston University, Birmingham == B == University of Bath Bath Spa University University of Bedfordshire, Luton & Bedford Đại học Birmingham Đại học Bolton Đại học Bournemouth Đại học Bradford Đại học Brighton Đại học Bristol Brunel University, Uxbridge & London Đại học Buckingham == C == Đại học Cambridge Canterbury Christ Church University, Canterbury, Thanet, Tunbridge Wells & Chatham Đại học Cardiff University of Central England, Birmingham University of Central Lancashire, Preston Đại học Chester Đại học Chichester City University, London Đại học Coventry Đại học Cranfield, Cranfield, Shrivenham & Silsoe == D == Đại học De Montfort, Leicester Đại học Derby Đại học Dundee Durham University == E == University of East Anglia, Norwich University of East London Edge Hill University, Ormskirk Đại học Edinburgh Đại học Essex, Colchester & Southend-on-Sea Đại học Exeter == G == Đại học Glamorgan, Treforest, Pontypridd Đại học Glasgow Glasgow Caledonian University Đại học Gloucestershire, Cheltenham & Gloucester Đại họ Greenwich, London == H == Heriot-Watt University, Edinburgh & Galashiels Đại học Hertfordshire, Hatfield Đại học Huddersfield Đại học Hull, Hull & Scarborough == K == Keele University University of Kent, Canterbury & Medway Kingston University == L == Lancaster University University of Leeds Leeds Metropolitan University Đại học Leicester Đại học Lincoln, Lincoln, Hull, Riseholme & Holbeach Đại học Liverpool Liverpool Hope University Liverpool John Moores University Đại học London Birkbeck, University of London Courtauld Institute of Art Goldsmiths College, University of London Heythrop College Imperial College London Institute of Cancer Research Institute of Education King's College London London Business School London School of Economics (LSE) London School of Hygiene and Tropical Medicine Queen Mary, University of London Royal Academy of Music Royal Holloway, University of London, Egham, Surrey Royal Veterinary College St George's, University of London School of Advanced Study Institute of Advanced Legal Studies Institute of Classical Studies Institute of Commonwealth Studies Institute of English Studies Institute of Germanic Studies Institute of Historical Research Institute of Latin American Studies Institute of Romance Studies Institute of United States Studies Warburg Institute School of Oriental and African Studies School of Pharmacy University College London (UCL) University Marine Biological Station, Millport University of London Institute in Paris London Metropolitan University London South Bank University Loughborough University == M == University of Manchester Manchester Metropolitan University Middlesex University, London == N == Napier University, Edinburgh Newcastle University University of Northampton Northumbria University, Newcastle Upon Tyne & Carlisle Đại học Nottingham Nottingham Trent University == O == Open University, Milton Keynes (an open-access distance learning university) Đại học Oxford Oxford Brookes University == P == University of Paisley University of Plymouth University of Portsmouth == Q == Queen's University Belfast St Mary's University College Stranmillis University College Queen Margaret University, Edinburgh == R == University of Reading Robert Gordon University, Aberdeen Roehampton University, London Royal College of Art, London == S == University of St Andrews University of Salford University of Sheffield Sheffield Hallam University University of Southampton Southampton Solent University Staffordshire University, Stoke-on-Trent, Stafford & Lichfield University of Stirling, Bridge of Allan University of Strathclyde, Glasgow University of Sunderland University of Surrey, Guildford Saint Mary's College, London University of Sussex, Falmer and Brighton (East Sussex) == T == University of Teesside, Middlesbrough Thames Valley University, Ealing, Slough & Reading == U == Đại học Ulster, Belfast, Coleraine, Jordanstown, Magee == W == University of Wales University of Wales, Aberystwyth University of Wales, Bangor Đại học Wales, Lampeter Dại học Wales, Newport Đại học Wales, Swansea North East Wales Institute of Higher Education (NEWI), Wrexham University of Wales Institute, Cardiff (UWIC) Royal Welsh College of Music & Drama, Cardiff Swansea Institute of Higher Education Trinity College, Carmarthen Đại học Warwick, Coventry Đại học Westminster, London Đại học West of England, Bristol Đại học Winchester Đại học Wolverhampton Đại học Worcester == Y == Đại học York York St John University == Các "University Colleges" == Bishop Grosseteste University College Lincoln Buckinghamshire Chilterns University College, High Wycombe & Chalfont St Peter University College for the Creative Arts at Canterbury, Epsom, Farnham, Maidstone & Rochester University College Falmouth Harper Adams University College, Newport, Shropshire == Các trường Cao đẳng == The Arts Institute at Bournemouth Bell College, Hamilton & Dumfries Birmingham College of Food, Tourism and Creative Studies Bradford College, Bradford Burton College, Staffordshire City Lit, London City College, Birmingham Edinburgh College of Art, Edinburgh Glasgow College of Nautical Studies, Glasgow Glasgow School of Art, Glasgow Guildhall School of Music and Drama, London Hull York Medical School Leeds College of Music Liverpool Institute for Performing Arts Newman College of Higher Education, Birmingham Norwich School of Art & Design Ravensbourne College of Design and Communication, London Royal Northern College of Music, Manchester Royal Scottish Academy of Music and Drama, Glasgow Rose Bruford College, Sidcup College of St Mark & St John, Plymouth Scottish Agricultural College, Edinburgh Trinity and All Saints, Leeds Trinity College of Music, London UHI Millennium Institute, Scottish Highlands and Islands Union Theological College, Belfast Wirral Metropolitan College Writtle College, Chelmsford == Tham khảo ==
bóng đá tại thế vận hội mùa hè.txt
Bóng đá xuất hiện tại mọi kỳ Thế vận hội Mùa hè trừ 1896 và 1932 đối với nội dung bóng đá nam. Nội dung bóng đá nữ chính thức được thêm vào chương trình thi đấu năm 1996. == Lịch sử == === Thời kỳ đầu === Các nhà sử học vẫn chưa thể xác định chính xác môn bóng đá góp mặt từ kỳ Olympic nào. Một số người cho rằng ngay từ kỳ Olympic hiện đại đầu tiên, tổ chức năm 1896, bóng đá đã góp mặt khi Athens gặp 1 đội bóng thuộc Smyrna (Izmir), đế quốc Ottoman. Nhưng đây chỉ là thông tin không chính thức, vì các nguồn tư liệu còn lại là quá ít để thừa nhận sự kiện này. Bóng đá được đưa vào chương trình đại hội năm 1900 và 1904 nhưng chỉ có các câu lạc bộ và các đội tuyển nhiều quốc tịch tham gia. Tuy nhiên các giải này không được FIFA công nhận mặc dù IOC coi các vào các năm 1900 và 1904 là các nội dung chính thức. === Thời kỳ thành công của người Anh === Tại thế vận hội ở Luân Đôn năm 1908, FA đưng ra tổ chức bộ môn bóng đá với sự tham dự của 6 đội. Số đội tăng lên 11 vào năm 1912, khi giải được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Thụy Điển. Nhiều trận đấu trong thời kì này có tỉ số cách biệt hoặc có rất nhiều bàn thắng. Sophus Nielsen (năm 1908) và Gottfried Fuchs (năm 1912) đều đạt thành tích ghi được 10 bàn trong một trận đấu. Tất cả các cầu thủ tham dự đều là nghiệp dư để phù hợp với tinh thần Olympic. Ủy ban Olympic Quốc gia của Anh Quốc đề nghị FA gửi một đội tuyển quốc gia Anh nghiệp dư. Một số thành viên của đội tuyển Anh là cầu thủ của các câu lạc bộ chuyên nghiệp như Ivan Sharpe của Derby County, Harold Walden của Bradford City và Vivian Woodward của Chelsea. Anh dễ dàng chiến thắng các giải đấu đầu tiên khi 2 lần đánh bại Đan Mạch. === Sự trỗi dậy của Uruguay và những diễn biến sau World Cup đầu tiên === Trong trận chung kết năm 1920, đội tuyển Tiệp Khắc rời khỏi sân để phản đối trọng tài John Lewis và bầu không khí căng thẳng từ lực lượng quân sự tại Antwerpen. Tại Thế vận hội 1924 và 1928, Uruguay và Argentina là các đại diện Nam Mỹ đầu tiên dự giải. Uruguay giành chiến thắng tại cả hai kì Thế vận hội trên. Sau đề xuất của Henri Delaunay vào năm 1929 nhằm khởi động giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch thế giới, bóng đá lập tức bị đưa ra khỏi Thế vận hội Mùa hè 1932 ở Los Angeles để nhường chỗ cho bóng đá kiểu Mỹ. Bóng đá vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi của Thế vận hội Mùa hè 1936 tại Berlin. Ban tổ chức phía Đức muốn đưa bóng đá trở lại Olympic bởi nó bảo đảm cho doanh thu của giải. Tại vòng tứ kết sau khi Peru chiến thắng Áo ở hiệp phụ, tuy nhiên trận đấu bị gián đoạn ở những phút cuối do cổ động viên chạy vào sân. Áo đề nghị hủy kết quả và tổ chức đá lại; mặc dù FIFA chấp thuận tuy nhiên Peru không đồng ý và rời giải. Cùng với sự chuyên nghiệp hóa trên thế giới, khoảng cách về trình độ giữa World Cup và Olympic dần nới rộng. Các quốc gia thuộc khối Xô Viết Đông Âu, nơi các vận động hàng đầu được nhà nước tài trợ và được coi là nghiệp dư, là các đoàn hưởng lợi từ điều này. Từ năm 1948 tới 1980, 23 trong tổng số 27 huy chương Olympic thuộc về các đội Đông Âu, và chỉ có Thụy Điển (huy chương vàng năm 1948 và huy chương đồng vào năm 1952), Đan Mạch (huy chương bạc vào năm 1960) và Nhật Bản (huy chương đồng vào năm 1968) là các đội phá thế thượng phong của họ. === Thay đổi và phát triển === Tại Thế vận hội Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép cầu thủ chuyên nghiệp tham dự. FIFA vẫn không muốn Olympic cạnh tranh với World Cup, nên một thỏa thuận được đề ra cho phép các đội châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ sử dụng các cầu thủ tốt nhất của họ, còn các đội châu Âu và Nam Mỹ chỉ được đưa các cầu thủ chưa từng dự World Cup tới Olympic. Kể từ năm 1992 các cầu thủ tham dự không được vượt quá 23 tuổi, còn kể từ 1996 mỗi đội được phép sử dụng ba cầu thủ trên 23 tuổi. Thể thức mới giúp cuộc cạnh tranh giữa các đội trên toàn thế giới trở nên cân bằng hơn khi hai đội tuyển châu Phi là Nigeria và Cameroon lần lượt giành huy chương vàng vào các năm 1996 và 2000. == Sự ngoài cuộc của người Anh == Xem thêm thông tin: Đội tuyển bóng đá Olympic Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Đội tuyển bóng đá nữ Olympic Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có cơ quan điều hành bóng đá chung, và mỗi quốc gia thuộc Vương quốc Anh có một đội tuyển riêng. Chỉ có Hiệp hội bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh (BOA). FA cũng là đơn vị cung cấp cầu thủ cho đội Anh Quốc tại các giải bóng đá cho tới năm 1972. Vào năm 1974, FA bãi bỏ phân biệt giữa bóng đá "nghiệp dư" và "chuyên nghiệp", và ngừng tham dự Olympics. Mặc dù FIFA chuyên nghiệp hóa bóng đá tại Olympic kể từ năm 1984, FA vẫn không tham dự trở lại, vì các quốc gia trong Liên hiệp Anh lo ngại về việc FIFA sẽ lại đặt vấn đề đối với sự chia tách của các nước này tại các giải đấu của FIFA cũng như trong Hội đồng Liên đoàn bóng đá Quốc tế. Khi Luân Đôn được chọn là chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2012, áp lực được đặt lên vai FA nhằm thành lập đội tuyển Vương quốc Anh. Vào năm 2009 FA đạt thỏa thuận với Hiệp hội bóng đá Wales, Hiệp hội bóng đá Scotland và Hiệp hội bóng đá Ireland của Bắc Ireland rằng sẽ chỉ có cầu thủ của Anh trong thành phần đội tuyển; Tuy nhiên BOA bác bỏ thỏa thuận này, và cuối cùng cầu thủ của xứ Wales xuất hiện ở cả hai đội hình còn các cầu thủ Scotland có mặt trong đội hình đội tuyển nữ. Sau Thế vận hội 2012, FA quyết định sẽ vẫn không tham gia các giải đấu tại Olympic. == Địa điểm thi đấu == Một giải bóng đá Thế vận hội cần nhiều sân vận động, vì vậy mà ban tổ chức thường sử dụng thêm các sân vận động tại các thành phố khác ngoài sân vận động của thành phố tổ chức. Sân vận động Thành phố Coventry & St. James Park lần lượt được mang tên Ricoh Arena & Sports Direct Arena, nhưng do luật của IOC không cho phép sự hiện diện của nhà tài trợ tại các địa điểm thi đấu nên các sân này phải tạm thời đổi tên trong thời gian đại hội. Tương tự là trường hợp của sân Arena Fonte Nova với tên chính là Itapaiva Arena Fonte Nova. == Sự kiện == == Các quốc gia tham dự == === Nam === === Nữ === == Giải đấu nam == Giống như World Cup, các giải đấu vòng loại Thế vận hội Mùa hè được tổ chức theo từng khu vực. Một số liên đoàn châu lục tổ chức giải đấu vòng loại U-23 đặc biệt, trong khi vòng loại châu Âu chọn suất tham dự từ các vòng chung kết của Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu và vòng loại Nam Mỹ là Giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ dành cho đội tuyển U-20. Các đội đang tham gia vào các cuộc thi đấu vòng sơ bộ và vòng chung kết phải được sáng tác của cầu thủ U-23, với tối đa là ba cầu thủ lớn tuổi hơn U-23. Đối với Rio 2016, cầu thủ U-23 được sinh ra sau ngày 1 tháng 1 năm 1993. Đối với Thế vận hội 2016, số lượng đội của mỗi lục địa được phân bổ như sau (thứ tự từ nhiều tới ít): Châu Âu – 4 Châu Á – 3 Châu Phi – 3 Nam Mỹ – 2.5 Bắc Mỹ – 2.5 Châu Đại Dương – 1 == Giải đấu nữ == Giải đấu nữ bao gồm các đội tuyển quốc gia và không giới hạn về tuổi. UEFA lựa chọn suất dự Thế vận hội dựa trên kết quả của kỳ World Cup năm trước đó, trong khi các lục địa còn lại sẽ tổ chức giải vòng loại riêng. Phân bổ 12 suất cho mỗi lục địa dự Thế vận hội 2016 của bộ môn bóng đá nữ: Châu Âu – 3 Châu Á – 2 Châu Phi – 2 Bắc, Trung Mỹ và Caribe – 2 Nam Mỹ – 2 (tính cả chủ nhà Brasil) Châu Đại Dương – 1 == Kỷ lục == === Cầu thủ ghi bàn === Tất cả cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại với ít nhất 8 bàn (tính từ năm 1908) 14 bàn 13 bàn 12 bàn 11 bàn 10 bàn 9 bàn 8 bàn === Kết quả nam === * Giải đấu U-23 kể từ năm 1992. aet – sau hiệp phụ asdet – sau bàn thắng vàng trong hiệp phụ === Thành tích giải của nam theo quốc gia === Dưới đây là 38 quốc gia đã đạt được ít nhất bán kết trong trận chung kết Thế vận hội Mùa hè. 1 Với tên Nam Tư. 2 Với tên Liên Xô. 3 Với tên Tiệp khắc. === Vua phá lưới nam === === Kết quả nữ === aet – sau hiệp phụ asdet – sau bàn thắng vàng trong hiệp phụ === Thành tích giải của nữ theo quốc gia === === Vua phá lưới nữ === == Bảng xếp hạng huy chương == === Tổng số === ※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương đoạt (nam và nữ) bao gồm không chính thức (từ năm 1900 đến năm 1904). ※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972 === Xếp hạng huy chương nam === ※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương đoạt (nam và nữ) bao gồm không chính thức (từ năm 1900 đến năm 1904). ※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972 === Xếp hạng huy chương nữ === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Giải đấu bóng đá nam Thế vận hội. FIFA.com Giải đấu bóng đá nữ Thế vận hội. FIFA.com
bảo tàng phụ nữ việt nam.txt
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở Hà Nội, trên phố Lý Thường Kiệt, gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ. Bảo tàng này được dành riêng cho phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng mở cửa phục vụ công chúng từ năm 1995 và chỉnh sửa lại hệ thống trưng bày thường xuyên từ 2006 - 2010 nhằm tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, Bảo tàng còn tổ chức nhiều cuộc trưng bày chuyên đề với phương pháp tiếp cận mới là nhân học xã hội, phản ánh sự phát triển và thay đổi của xã hội đương đại bằng các dự án hướng tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ, trẻ em bị thiệt thòi, yếu thế. == Lịch sử == Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm 1987, trực thuộc Hội LHPN Việt Nam với chức năng nghiên cứu, lưu giữ bảo quản, trưng bày những di sản vật thể, phi vật thể về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam. Từ khi khánh thành năm 1995, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã trưng bày thành công rất nhiều triển lãm phục vụ hàng trăm nghìn khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Bảo tàng cũng đã phát triển một bộ sưu tập hơn 25.000 tài liệu hiện vật liên quan đến phụ nữ Việt Nam. Cuối năm 2010, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mở cửa trở lại hệ thống trưng bày thường xuyên sau 4 năm đóng cửa nâng cấp, chỉnh lý với 3 chủ đề: phụ nữ trong gia đình, phụ nữ trong lịch sử và thời trang nữ === Sử dụng đất bảo tàng làm quán cafe === 80 m2 đất tại mặt phố Lý Thường Kiệt của Bảo tàng đã được chuyển thành quán cà phê với hợp đồng ngày 15 tháng 7 năm 2009 được ký giữa bà Nguyễn Thị Tuyết, giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó ký kết với Công ty Cổ phần Văn Việt do bà Đào Bội Hương làm đại diện. Tuy nhiên, sau khoảng gần 2 năm thực hiện hợp đồng liên doanh này, đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mới ban hành quyết định về việc cho phép Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng đơn vị. Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bích Vân, giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho rằng, “tất cả các hoạt động này chúng tôi đều căn cứ vào Luật Di sản văn hóa và Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng, về nguồn thu đảm bảo nộp các khoản đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định." Tòa nhà chính của bảo tàng được chia thành bốn khu vực bao gồm trưng bày thường xuyên, trưng bày chuyên đề, phòng khám phá, và cửa hàng lưu niệm. Trưng bày chuyên đề được tổ chức gần khu vực tòa nhà chính. === Bộ sưu tập === Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bộ sưu tập khoảng 25,000 tài liệu, hiện vật về Phụ nữ Việt Nam. Bộ sưu tập của bảo tàng được phân loại theo chất liệu như dệt, kim loại, gỗ, giấy, gốm, da, sừng, đất, kính... được sưu tầm từ những năm 1970. Mỗi hiện vật đều có những câu chuyện về những trải nghiệm trong giai đoạn lịch sử. === Trưng bày thường xuyên === Trưng bày thường xuyên của bảo tàng được đổi mới từ 2006 - 2010 ở tầng 2, 3, 4 của tòa nhà bảo tàng giới thiệu ba chủ đề về phụ nữ Việt Nam với hơn 1000 tài liệu, hiện vật và ảnh. Phần trưng bày đầu tiên Phụ nữ trong gia đình ở tầng 2 kể về vòng đời của phụ nữ Việt Nam thông qua các nghi lễ và phong tục trong hôn nhân, cưới hỏi, sinh đẻ và cuộc sống gia đình. Phần Phụ nữ trong Lịch sử ở tầng 3 giới thiệu về những sự kiện trong lịch sử và cuộc sống đương đại cũng như là những hồi tưởng về ký ức trong chiến tranh của phụ nữ Việt Nam. Phần trưng bày cuối Thời trang nữ ở tầng 4 giới thiệu các sản phẩm mang tính đặc trưng văn hóa vùng miền của phụ nữ các dân tộc Việt Nam thông qua sự sáng tạo và tài hoa của họ. ==== Phụ nữ trong gia đình ==== Trưng bày kể câu chuyện vòng đời của người phụ nữ từ một cô gái trưởng thành, kết hôn và bước vào cuộc sống gia đình. Vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình được thể hiện tập trung qua các nghi lễ cưới hỏi trong các gia đình phụ hệ và mẫu hệ; những tập tục, nghi lễ liên quan đến việc cầu tự, mang thai, sinh nở, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh; các hoạt động buôn bán nhỏ, trồng trọt, đánh bắt hái lượm, tổ chức bữa ăn, làm gốm, dệt may và nuôi dạy con… ==== Phụ nữ trong lịch sử ==== Trưng bày không chỉ tập trung giới thiệu vai trò, sự tham gia của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc mà còn đề cập đến muôn mặt cuộc sống đời thường của người phụ nữ trong chiến tranh. Những câu chuyện cuộc đời, những đóng góp, chiến công và cả sự hy sinh, mất mát của họ cho nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được khắc họa đậm nét qua các hiện vật trưng bày. Hình ảnh người phụ nữ đương đại trong công cuộc xây dựng đất nước với những phẩm chất nhân hậu, bản lĩnh, nghị lực và đầy đam mê cũng được thể hiện qua các bộ phim ngắn. ==== Thời trang nữ ==== Trưng bày giới thiệu những thông tin đa dạng về thời trang và nghệ thuật tạo hoa văn thể hiện trên những bộ trang phục độc đáo với các kỹ thuật đặc trưng của 54 dân tộc: ví dụ Thêu của người H'Mông và người Thái, kỹ thuật batik được người H'Mông sử dụng. Nghệ thuật làm đẹp của phụ nữ các dân tộc qua việc sử dụng đồ trang sức, trang điểm; tục nhuộm răng và ăn trầu cũng được khắc họa rõ nét qua các sưu tập trâm, vòng cổ, hoa tai, vòng tay, xà tích,... góp phần tôn thêm vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà của người phụ nữ Việt Nam thông qua tục ăn trầu, cau. === Trưng bày chuyên đề === Bên cạnh hệ thống trưng bày thường xuyên, Bảo tàng còn tổ chức nhiều cuộc trưng bày chuyên đề với phương pháp tiếp cận mới là nhân học xã hội, phản ánh sự phát triển và thay đổi của xã hội đương đại bằng các dự án hướng tới nhiều nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là những phụ nữ, trẻ em bị thiệt thòi, yếu thế. Chuyện của chợ phối hợp giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và tổ chức Health Bridge và Fresh Studio (khai mạc tháng 8 năm 2014) Phụ nữ sáng tạo (khai mạc ngày 1 tháng 10 năm 2013); đây là một trong những hoạt động của bảo tàng phối hợp với Hội LHPN Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và tổ chức UN Women ở Việt Nam hưởng ứng ngày "Phụ nữ sáng tạo 2013 để khuyến khích và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo về việc tăng quyền và nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ Việt Nam. Hoa và cuộc sống (khai mạc ngày 2 tháng 9 năm 2013) được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với công ty Đà Lạt Hasfarm. === Trưng bày online === Bảo tàng cũng thực hiện các trưng bày online về các sự kiện đã qua để công chúng có thể theo dõi. Hiện nay website bảo tàng có các trưng bày online là "Gánh hàng rong" kể về những câu chuyện xúc động về cuộc sống và công việc của phụ nữ bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội. === Trưng bày lưu động === Trưng bày lưu động được thực hiện thường xuyên ở các tỉnh thành. Đối tượng chính phục vụ khách tham quan của bảo tàng là các hội viên hội phụ nữ địa phương, các trường đại học và trường học == Hoạt động ngoại khóa cho trẻ em == Với mong muốn mang bảo tàng đến gần hơn với công chúng, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện rất nhiều các hoạt động cũng như chương trình giáo dục và mở cửa phòng khám phá vào năm 2010 phục vụ các hoạt động giáo dục cho trẻ em từ 7 - 15 tuổi. Phòng khám phá giúp trẻ em có cơ hội phát triển các kỹ năng sáng tạo, nghiên cứu, trao đổi, thuyết trình, đọc và viết thông qua nhiều hoạt động: Học sinh có thể học các làm nón truyền thống, thử trang phục truyền thống của các dân tộc. == Hợp tác == Bảo tàng thường xuyên phối hợp với các tổ chức và viện nghiên cứu để thực hiện các sự kiện và trưng bày chuyên đề: Trung tâm phụ nữ và Phát triển Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội Quỹ Ford Viện nghiên cứu sức khỏe và Phát triển cộng đồng (Light) Câu lạc bộ Phụ nữ Quốc tế Bảo tàng tem Singapore Quỹ Nhật Bản Fresh Studio Healthbridge == Giải thưởng == Năm 2012, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được TripAdvisor bình chọn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Hà Nội. Năm 2013, TripAdvisor tiếp tục bình chọn Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất của khu vực châu Á. Năm 2014, Bảo tàng tiếp tục lọt tốp 3 trong số 94 địa điểm hấp dẫn nhất ở Hà Nội. Năm 2015, Bảo tàng tiếp tục nằm trong tốp 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do TripAdvisor bình chọn. Năm 2016, Bảo tàng nhận giải thưởng Điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2016 trong Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam do Tổng cục Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức. == Xem thêm == Phụ nữ Việt Nam Các bảo tàng ở Hà Nội Các điểm tham quan ở Hà Nội == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ
g. k. chesterton.txt
Gilbert Keith Chesterton, KC*SG (29 tháng 5 năm 1874 – 14 tháng 6 năm 1936) thường được biết đến là G. K. Chesterton, là một văn sĩ Anh, nhà thần học giáo dân, nhà thơ, nhà triết học, nhà soạn kịch, nhà báo, nhà diễn thuyết, nhà phê bình văn học nghệ thuật, người viết tiểu sử, và là một nhà biện hộ học Kitô giáo. Chesterton thường được gọi là "bậc thầy của nghịch lý"." Tạp chí Time, trong một bài đánh giá tiểu sử Chesterton, đã nhận xét phong cách viết văn của ông: "Bất cứ khi nào có thể, Chesterton đưa ra quan điểm của mình với các câu nói nổi tiếng, cách ngôn, ngụ ngôn – đầu tiên đều cẩn thận lộn chúng từ trong ra ngoài." Chesterton nổi tiếng với nhân vật hư cấu cha Brown, một linh mục và thám tử, và với biện hộ học lý tính của mình. Thậm chí một số người bất đồng với ông cũng công nhận sức lôi cuốn rộng rãi của những tác phẩm như Orthodoxy và The Everlasting Man. Là một nhà tư tưởng chính trị, Chesterton chỉ trích cả chủ nghĩa tiến bộ và chủ nghĩa bảo thủ, với câu nói: "Cả thế giới hiện đại chia rẽ thành những người bảo thủ chủ nghĩa và những người tiến bộ chủ nghĩa. Công việc của những người Tiến bộ là tiếp tục tạo ra các sai lầm. Công việc của những người Bảo thủ là ngăn chặn, không cho những sai lầm đó được sửa chữa." Chesterton thường cho mình là một Kitô hữu 'chính thống', và ngày càng đồng nhất lập trường đó với Công giáo, cuối cùng ông đã cải đạo từ Anh giáo Thượng Giáo hội sang Công giáo Rôma. George Bernard Shaw, "kẻ thù thân thiện" của Chesterton theo tờ Time, đã nhận xét: "Ông ta là một thiên tài khổng lồ." Các nhà viết tiểu sử thường đánh giá ông là một người kế thừa các tác gia thời kỳ Victoria như Matthew Arnold, Thomas Carlyle, Hồng y John Henry Newman, và John Ruskin. == Chú thích == == Liên kết ngoài == G. K. Chesterton trên trang Open Directory Project Các tác phẩm của G. K. Chesterton tại Dự án Gutenberg Các tác phẩm của hoặc nói về G. K. Chesterton tại Internet Archive Tác phẩm của G. K. Chesterton trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng) Works by G.K. Chesterton, at HathiTrust Tài liệu lưu trữ liên quan đến G. K. Chesterton liệt kê tại Cơ quan lưu trữ quốc gia Vương quốc Anh The American Chesterton Society, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2010 . G. K. Chesterton: Quotidiana G.K. Chesterton research collection at The Marion E. Wade Center at Wheaton College G.K. Chesterton Archival Collection at the University of St. Michael's College at the University of Toronto
nhà thờ chính tòa canterbury.txt
Nhà thờ chính tòa Canterbury tại Canterbury, Kent, là một trong những công trình Kitô giáo lâu đời và nổi tiếng nhất tại Anh và là một phần của một Di sản thế giới. Với tên chính thức là Nhà thờ chính tòa và đô thành Chúa Kitô tại Canterbury, đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giám mục Canterbury, lãnh đạo của Giáo hội Anh, đồng thời là nhà lãnh đạo biểu trưng của Khối hiệp thông Anh giáo; vị tổng giám mục do các vai trò quốc gia và quốc tế của mình nên ủy thác các trách vụ của giám mục chính tòa cho Giám mục Dover. Có nền tảng từ năm 597, nhà thờ chính tòa được xây dựng lại hoàn toàn từ năm 1070 tới 1077. Phần phía đông được mở rộng đáng kể từ đầu thế kỷ 12 và xây lại theo kiến trúc Gothic sau khi xảy ra trận hỏa hoạn năm 1174, chứa được lượng lớn người hành hương tới viếng đền của Thánh Thomas Becket, vị tổng giám mục bị giết ngay tại nhà thờ vào năm 1170. Gian giữa và cánh ngang kiểu Norman được duy trì cho tới cuối thế kỷ 14, khi chúng được thay thế bằng cấu trúc như ngày nay. == Chú thích ==
.jp.txt
.jp là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Nhật Bản. Quản lý bởi Dịch vụ đăng ký Nhật Bản. Khi mới thành lập, tên miền.jp được quản lý bởi JPNIC, một phần vai trò trong các cơ quan Internet hải ngoại ở Nhật. Tuy nhiên, do vai trò ngày càng quan trọng và lớn của việc đăng ký.jp, Cuộc họp chung lần thứ 11 của JPNIC vào tháng 12 năm 2000 đã quyết định tạo ra một công ty mới quản lý tên miền.jp. Do đó, Dịch vụ Đăng ký Nhật Bản đã ra đời, và vào ngày 30 tháng 6, năm 2003, chính thức làm nhiệm vụ của.jp registry. Việc đăng ký được thực hiện thông qua cơ quan ủy quyền và tên miền với ký tự tiếng Nhật (kanji, hiragana hay katakana) có thể được đăng ký ở cấp 2. == Các tên miền cấp 2 == Trong khi bất kỳ ai có địa chỉ thư ở Nhật Bản có thể lấy tên miền cấp 2 (ví_dụ.jp) có một vài hạn chế dùng ở tên miền cấp 2, như ở dưới. ac.jp - cơ quan học thuật cao cấp, như đại học ad.jp - thành viên JPNIC co.jp - đa số dạng công ty, bao gồm các công ty nước ngoài đăng ký ở Nhật. ed.jp - cơ quan giáo dục cho cá nhân dưới 18 tuổi go.jp - Các bộ của chính phủ Nhật và các cơ quan pháo luật gr.jp - nhóm 2 người trở lên, hoặc nhóm các công ty đăng ký lg.jp - cơ quan chính phủ địa phương ne.jp - nhà cung cấp mạng or.jp - tổ chức đăng ký và phi chính phủ == Xem thêm == Hệ thống tên miền Tên miền quốc gia cấp cao nhất Tên miền quốc tế hóa == Tham khảo == == Liên kết ngoài == IANA .jp whois information JPRS website JPNIC website .jp accredited registrars (in Japanese only) JP-Domains (.jp domain registration in English) domains-japan.com (.jp registration in English) Requirements for .jp domain registration (in English)
câu lạc bộ bóng đá thành phố hồ chí minh.txt
Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những câu lạc bộ giàu truyền thống nhất Việt Nam, được thành lập từ ngày 1 tháng 11 năm 1975 với tên đầu tiên là Đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn, và sau này là Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Hiện nay, câu lạc bộ thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần bóng đá Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn, và nhà tài trợ chính là Công ty Thép Việt Nam. Đội hiện đang thi đấu ở V-League sau khi thăng hạng vào năm 2016. == Lịch sử == Sau năm 1975, Tổng Nha Thương Cảng mang tên mới là Cảng Sài Gòn, Ban lãnh đạo Cảng trong tình hình bề bộn vẫn quan tâm đến đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Anh Nguyễn Thành Sự, vốn là cựu cầu thủ đang làm việc tại Cảng, được giao nhiệm vụ thành lập lại đội bóng đá của Tổng Nha. Ngày 1 tháng 11 năm 1975 đội bóng đá công nhân Cảng Sài Gòn chính thức được thành lập. Do các cầu thủ đều là tuyển thủ trước năm 1975, một phần là cầu thủ của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa nên đội đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong bản đồ bóng đá khu vực phía Nam và trong một thời gian dài, đội cùng Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Đến nay, với 4 chức vô địch quốc gia cùng 2 cúp quốc gia, có thể nói cùng với Thể Công, đội là một trong hai câu lạc bộ giàu truyền thống nhất Việt Nam. === Giai đoạn 1975-1990 === Giải đấu đầu tiên mà đội chính thức tham gia là Giải Cửu Long tổ chức năm 1976. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Thành Sự, đội ngay lập tức giành ngôi á quân ở giải bóng đá đầu tiên gồm các đội bóng của các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng này. Trong những năm đầu, đội theo chiến thuật 4-2-4 với lối đá nhỏ, nhuyễn. Cảng Sài Gòn và Hải Quan là hai đội bóng mạnh nhất miền Nam lúc bấy giờ và là kỳ phùng địch thủ. Câu lạc bộ của công nhân Cảng vô địch giải A1 thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm liên tiếp 1978–1979. Năm 1980, đội là một trong 10 đại diện cho bóng đá miền Nam được chọn tham dự Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ I - 1980 - giải bóng vô địch đá đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, do các cầu thủ chủ lực của đội đều đã dần qua thời đỉnh cao phong độ, cùng với sự vượt trội về yếu tố thể lực và ý thức chiến thuận phù hợp, công thủ toàn diện của các đội bóng của các tỉnh phía Bắc khiến Cảng Sài Gòn tuy là đương kim vô địch thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ xếp hạng 6 chung cuộc tại giải toàn quốc. Lối chơi của đội vì vậy cùng dần hiện đại hóa và chuyển sang sơ đồ 4-3-3. Cuối mùa giải năm đó, danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang nghỉ thi đấu và được cử đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Những năm sau, đội đang trong giai đoạn xây dựng lại lực lượng, mọi việc được đẩy nhanh hơn khi cựu trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang về nước năm 1983 và được đặt vào vị trí huấn luyện viên trưởng Cảng Sài Gòn. Mọi hoạt động của đội bóng được chấn chỉnh lại. Đến năm 1984, đội lại được bổ sung một lứa cầu thủ trẻ rất triển vọng từ trường nghiệp vụ năng khiếu và một vài đội bóng khác là các tiền đạo Đặng Trần Chỉnh, Hà Vương Ngầu Nại; các tiền vệ Nguyễn Hoàng Châu, Phạm Văn Tám, Nguyễn Thanh Tùng, các hậu vệ Võ Hoàng Tân, Hồ Văn Tam, Vương Diệu Thành. Trong năm đó đội đóng góp hai tiền đạo Phan Hữu Phát và Đặng Trần Chỉnh cho đội tuyển Việt Nam đi tham dự giải SKDA 1984. Với những sự bổ sung này, đội dần thay máu và trình diễn một diện mạo mới. Sang mùa giải năm 1985, lão tướng "nhạc trưởng" Dương Văn Thà vẫn có tên trong danh sách thi đấu, song chỉ được tung vào sân như lực lượng dự trữ chiến lược trong những thời điểm quyết định. Lối chơi đang từ sơ đồ chiến thuật 4-3-3, đã chuyển dần sang 1-3-4-2, 1-2-4-3 rồi 1-2-5-2. Với những chuyển biến này, huấn luyện viên Phạm Huỳnh Tam Lang đã dẫn dắt đội tới danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên của mình vào năm 1986. Mùa giải năm 1987, Cảng Sài Gòn được bổ sung lứa cầu thủ sẽ làm trụ cột cho đội trong thập niên 1990 như các tiền vệ Võ Hoàng Bửu, Lư Đình Tuấn và thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm. Đến năm 1988, Hồng Phẩm chính thức bắt chính cho đội thay cho thủ môn kỳ cựu Lưu Kim Hoàng. Năm 1990 đến lượt Hồ Văn Lợi gia nhập đội. Tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại cũng đoạt danh hiệu vua phá lưới Giải vô địch quốc gia năm 1989. Tuy đến, đến khi kết thúc nền bóng đá bao cấp cuối năm 1990, Cảng Sài Gòn vẫn chưa giành được thêm danh hiệu nào ngoài chức vô địch năm 1986. === Giai đoạn 1990-2001 === Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ. Hàng loạt đội bóng phía Bắc hoặc bị xóa sổ hoặc không còn ánh hòa quang xưa, thì các đội bóng của Thành phố Hồ Chí Minh, với khẩu hiện "Đi trước, về trước", thoáng hơn, dám nghĩ, dám làm, đã nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có một số bước tiến nhất định so với các đội kình địch cũ. Ba đội bóng của Thành phố là Hải Quan, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng Sài Gòn trong khoảng thời gian này thay nhau giành được 5 trong tổng số 7 chức vô địch quốc gia đầu tiên của thập niên 1990. Các cầu thủ của Cảng trong thời kỳ này được gọi vào Đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm, các tiền đạo Hà Vương Ngầu Nại, Lư Đình Tuấn rồi sau đó là Nguyễn Minh Phụng, Trần Quan Huy, Nguyễn Phúc Nguyên Chương, Hồ Văn Lợi, Huỳnh Hồng Sơn. Cảng Sài Gòn cũng bắt đầu lần đầu tiên tham gia thi đấu tại đấu trường châu lục trong giai đoạn này với các lần dự Cúp C1 châu Á vào các năm 1995-96 và 1999 cùng Cúp C2 châu Á vào các năm 1994 và 2001. === Giai đoạn 2001-nay === Câu lạc bộ hoạt động theo cơ chế chuyên nghiệp từ ngày 1 tháng 11 năm 2001 và đến ngày 28 tháng 8 năm 2003 chính thức thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, là công ty chủ quản câu lạc bộ. Cũng từ đó, câu lạc bộ mang một tên mới, Câu lạc bộ Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn. Sau khi giải vô địch bóng đá quốc gia chuyên nghiệp V-League được thành lập, đội giành thêm được một danh hiệu quán quân vào mùa giải 2001-2002, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch thực ra cũng không bộc lộ về một sức mạnh đích thực, mà nó là kết quả của quá trình quá độ của nền Bóng đá Việt Nam, khi các đội bóng đùn đẩy nhau chiếc cúp, để rồi sau đó mới chứng kiến sự xuất hiện của xu thế mới: bóng đá doanh nghiệp. Điều này khiến Cảng Sài Gòn là đội hy hữu bị xuống hạng ở ngay mùa giải sau đó khi đang khoác chiếc áo của nhà đương kim vô địch. Đội chỉ phải chơi một năm ở giải Hạng nhất rồi ngay lập tức thăng hạng về thi đấu tại V-League, nhưng với cách làm bóng đá đã có phần lạc hậu của những người có thẩm quyền, thành tích của đội vẫn có phần trồi sụt từ đó đến này. Ngày 22 tháng 1 năm 2009, câu lạc bộ đã chính thức đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh sau khi mua lại tên gọi đội bóng Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh của Bầu Hưng (Câu lạc bộ Thành Long cũ), đội bóng từng tham gia giải hạng nhì và hạng nhất quốc gia từ năm 2005-2008 dưới tên gọi đó với giá 2 tỷ đồng, và nhà tài trợ chính cho đội bóng là Công ty Thép Việt Nam (VN Steel). Việc đổi tên này gây nhiều tiếc nuối và phản đối từ các cổ động viên trung thành của đội bóng do luyến tiếc với truyền thống đã gắn liền với cái tên Cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, việc đổi tên vẫn phải diễn ra do Cảng Sài Gòn không còn kinh phí để duy trì đội bóng với cái tên cũ. Năm 2013 đội hợp nhất với đội hạng nhì Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh để thi đấu mùa giải hạng nhì năm đó. Theo đa số các cổ động viên thì cái tên "Cảng Sài Gòn" là một tài sản tinh thần và là một thương hiệu rất lớn mang tầm vóc lịch sử. Trong bóng đá Việt Nam, "Cảng Sài Gòn" là một đội bóng có nét đặc trưng và giàu thành tích. Hậu quả của việc đổi tên là toàn thể Ban Chấp hành Hội CĐV đương nhiệm đồng loạt từ chức và giải tán hội CĐV Bóng Đá Cảng Sài Gòn. Đây được coi như là sự khẳng định lập trường của Hội CĐV đối với quyết định của Ban Lãnh đạo Công ty CP Bóng Đá TMN - Cảng Sài Gòn. Việc bị các CĐV quay lưng khiến cho đội bóng phải đi "Thuê" CĐV để cổ vũ trên khán đài B sân Thống Nhất trong mùa bóng đầu tiên mang tên CLB Bóng Đá TP Hồ Chí Minh và đội bóng lại bị rớt hạng một lần nữa ngay trong mùa giải 2009. == Cơ cấu tổ chức == Công ty Cổ phần Bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 2003 do hai đơn vị chính là Thép Miền Nam và Cảng Sài Gòn. Gồm 3 cổ đông chính là: Công ty Thép Miền Nam: 72% Cảng Sài Gòn: 25% Công ty TNHH Thế Anh: 3% == Thành tích == === Cấp quốc gia === V-League: Vô địch (4): 1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002 Cúp Quốc gia: Vô địch (2): 1992, 1999-2000 Á quân (3): 1994, 1996, 1997 Giải hạng nhất: Vô địch (2): 2004, 2016 === Giải vô địch các đội mạnh ở miền Nam === 2 lần vô địch (1985, 1988) === Giải A1 TP. Hồ Chí Minh === 4 lần vô địch (1977, 1978, 1979, 1982) == Đội hình hiện tại == Tính đến giai đoạn 1 mùa giải V-League 2017. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Thành viên nổi bật == === Quả bóng vàng Việt Nam === Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Cảng Sài Gòn: Võ Hoàng Bửu – 1996 === Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất === Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn: Elenildo De Jesus – 2006 === Vua phá lưới === Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới V-League khi đang chơi cho Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn: Elenildo De Jesus – 2006 (18 bàn) == Thành phần ban huấn luyện == == Các huấn luyện viên trong lịch sử == == Thành tích từ khi V-League thành lập == == Thành tích tại các Cúp châu Á == == Logo của câu lạc bộ == == Các tin tức liên quan == Ngày 11 tháng 5 năm 2006, 2 cầu thủ Nguyễn Phúc Nguyên Chương và Hồ Văn Lợi, huần luyện viên thủ môn Nguyễn Văn Phụng của câu lạc bộ, cầu thủ Huỳnh Hồng Sơn của câu lạc bộ bóng đá TP.Hồ Chí Minh bị khởi tố vì tội nhận hối lộ của câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An trong mùa giải 2000-01. Ngày 31 tháng 1 năm 2008, VKSND tối cao quyết định đình chỉ vụ án.[1] [2] == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của câu lạc bộ bóng đá Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn
seattle sounders fc.txt
Seattle Sounders FC là đội bóng thuộc thành phố Seattle, bang Washington, nước Mỹ, đang thi đấu tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ. == Ghi chú == == Tham khảo ==
thành trùng.txt
Thành trùng hay còn gọi là pha trưởng thành (latinh: imago) là pha phát triển cuối của một côn trùng, sau lần lột xác cuối cùng ở côn trùng biến thái thiếu, hoặc phát triển từ nhộng ở các côn trùng biến thái hoàn toàn. Đây là pha duy nhất mà côn trùng hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh dục, và ở côn trùng có cánh thì cánh đã hoàn toàn hoạt động. Giai đoạn gần thành trùng (subimago) có ở bộ Ephemeroptera (phù du). Côn trùng ở pha này đã có cánh hoàn chỉnh nhưng cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. == Xem thêm == Ấu trùng Thiếu trùng Nhộng == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
barisal (phân khu).txt
Barisal (tiếng Bengal: বরিশাল বিভাগ) là một trong bảy phân khu của Bangladesh. Phân khu này nằm ở phần nam-trung của đất nước, với tổng diện tích 13.644,85 km2 (5.268,31 sq mi), và dân số đạt 8.147.000 theo điều tra năm 2011. Phân khu Barisal giáp với phân khu Dhaka ở phía bắc, với vịnh Bengal ở phía nam, với phân khu Chittagong ở phía đông và với phân khu Khulna ở phía tây. Thủ phủ của phân khu là thành phố Barisal, nằm trên đồng bằng châu thổ sông Hằng và nằm bên nhánh sông Arial Khan (Kirtonkhola). Phân khu Barisal có sông ngòi chằng chịt nên có biệt danh là 'Dhan-Nodi-Kaal, Ei tine Barisal' (lúa, sông và kênh đào làm nên Barisal). == Hành chính == Phân khu được chia thành sáu huyện (zilas) và được chia tiếp thành 39 phó huyện (upazila). Cấp hành chính thấp hơn bao gồm 353 parishad liên hiệp, 3.159 mouza, 12 đô thị tự trị, 25 phường và 4,163 làng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official Site of Daily Amader Barisal - First Online Newspaper of Greater Barisal The Barisal Guns
1936.txt
1936 (số La Mã: MCMXXXVI) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1936 == Sự kiện == === Tháng 1 === 28 tháng 1: Thành lập liên quân kháng Nhật tại Đông Bắc Trung Quốc. === Tháng 4 === 9 tháng 4: Trương Học Lương và Chu Ân Lai bí mật hội đàm kế hoạch kháng Nhật. === Tháng 7 === 17 tháng 7: bùng phát nội chiến Tây Ban Nha. === Tháng 8 === 10 tháng 8: Đảng cộng sản Trung Quốc kêu gọi liên minh với chính phủ Quốc Dân kháng Nhật === Tháng 12 === 12 tháng 12: xảy ra sự kiện binh biến Tây An == Sinh == Nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam Chung Quân. == Mất == Maksim Gorky == Giải Nobel == Vật lý - Victor F. Hess, Carl D. Anderson ("for his discovery of cosmic radiation" / "for his discovery of the positron"). Hóa học - Petrus (Peter) Josephus Wilhelmus Debye ("for his contributions to our knowledge of molecular structure through his investigations on dipole moments and on the diffraction of X-rays and electrons in gases"). Y học - Sir Henry Hallett Dale, Otto Loewi ("for their discoveries relating to chemical transmission of nerve impulses"). Văn học - Eugene Gladstone O'Neill ("for the power, honesty and deep-felt emotions of his dramatic works, which embody an original concept of tragedy"). Hòa bình - Carlos Saavedra Lamas (Argentina) == Xem thêm == == Tham khảo ==
quần đảo kuril.txt
Quần đảo Kuril theo cách gọi của Nga (tiếng Nga: Курильские острова [kuˈrʲilskiɪe əstrʌˈva], Kuril'skie ostrova), hay quần đảo Chishima theo cách gọi của Nhật Bản (tiếng Nhật: 千島列島; âm Hán Việt: Thiên Đảo liệt đảo; nghĩa là "chuỗi 1000 đảo") nay thuộc tỉnh Sakhalin của Nga, là một quần đảo núi lửa trải dài khoảng 1.300 km về phía đông bắc từ Hokkaidō, Nhật Bản tới Kamchatka của Nga, ngăn biển Okhotsk bên tây bắc và Thái Bình Dương phía đông nam. Quần đảo này có khoảng 56 đảo và nhiều đảo đá nhỏ khác. Sau phát xít Nhật bại trận vào năm 1945, Liên Xô chiếm đóng toàn bộ quần đảo Kuril từ phía Nhật, và nay là của Nga. Tất cả cư dân trên đảo sau đó đã được đưa sang định cư ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô. Tuy nhiên đến nay Nhật vẫn khẳng định chủ quyền của mình ở 4 đảo cực nam của quần đảo này. == Tên gọi == Tiếng Nhật gọi Quần đảo Kuril là quần đảo Chishima (Kanji: 千島列島 / Hepburn Romaji: Chishima Rettō [tɕiɕima ɺetːoː], nghĩa đen là chuỗi đảo nghìn đảo), hoặc quần đảo Kuriru (Kanji: クリル列島 / Hepburn Romaji: Kuriru Rettō [kɯɺiɺɯ ɺetːoː], nghĩa đen là chuỗi đảo Kuril). Tên gọi Kuril có nguồn gốc từ tên địa phương của thổ dân Ainu là một nhóm sắc tộc định cư ở phía Bắc Nhật Bản, chủ yếu ở đảo Hokkaido, những cư dân gốc trên các đảo: "kur", nghĩa là người. Những địa danh này có liên hệ với những hải đảo khác trong vùng nơi người Ainu từng sinh sống, chẳng hạn như họ gọi Sakhalin là Kuyi hay Kuye; và Hokkaidō là Kai. == Lịch sử == Sử liệu của Nhật Bản đã nhắc tới vùng đất này từ thời Edo (1590) trong các văn bản của Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát). Bốn đảo bị Liên Xô xâm chiếm và sáp nhập vào ngày 18-8-1945, tức ba ngày trước khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng. Etorofu được phía Nga đổi gọi là Iturup, còn Kunashiri được gọi là Kunashir. Khi đó, Liên Xô đã di dời 17.000 người Nhật trên quần đảo này sang Kazakhstan và Uzbekistan, đến năm 1946 thì tuyên bố bốn hòn đảo thuộc Liên Xô. Năm 1956, khi nước Nhật và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã đề nghị trả lại hai đảo Shikotan và Habomai cho Nhật. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không đi đến đâu. Năm 1991, tổng thống Nga Boris Yeltsin từng đề cập lại vấn đề này nhưng bị dư luận Nga phản đối quyết liệt. == Các đảo == Sử liệu của Nga đề cập lần đầu tiên đến Kuril vào khoảng năm 1646, đã chậm hàng chục năm sau khi người Nhật đề cập tới những hòn đảo này nhưng mãi đến tận năm 1679 nhà thám hiểm Vladimir Atlasov mới thu thập được dữ kiện cụ thể về quần đảo. Sang thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, các nhà thám hiểm như Danila Antsiferov, I. Kozyrevsky, Ivan Evreinov, Fyodor Luzhin, Martin Shpanberg, Adam Johann von Krusenstern (Ivan Fedorovich Kruzenshtern), Vasily Golovnin và Henry James Snow lần lượt đặt chân lên Kuril. Từ phía bắc xuống phía nam, các đảo chính là (tên gọi khác trong ngoặc chủ yếu là tên gọi tiếng Nhật): Bắc Kuril (Kita-chishima / 北千島; âm Hán Việt Bắc Thiên Đảo) Shumshu (Shumushu / 占守島; Chiêm Thủ) Atlasov (Araido / 阿頼度島; A Lại Độ) Paramushir (Paramushiru, Horomushiro / 幌筵島; Hoảng Diên) Antsiferov (Shirinki / 志林規島; Chí Lâm Quy) Makanrushi (Makanru / 磨勘留島; Ma Khám Lưu) Onekotan (Onnekotan / 温禰古丹島; Ôn Nỉ Cổ Đan) Kharimkotan (Harimukotan, Harumukotan / 春牟古丹島; Xuân Mưu) Ekarma (Ekaruma / 越渇磨島; Việt Khát Ma) Chirinkotan (知林古丹島; Tri Lâm Cổ Đan) Shiashkotan (Shasukotan / 捨子古丹島; Xá Tử Cổ Đan) Raikoke (雷公計島; Lôi Công Kế) Matua (Matsuwa, Matsua / 松輪島; Tùng Luân) Rasshua hay Rasshya (Rasutsuwa, Rashowa, Rasuwa / 羅処和島; La Xứ Hòa) Ushishir (Ushishiru / 宇志知島; Vũ Chí Tri) Ketoy (Ketoi / 計吐夷島; Kế Thổ Di) Simushir (Shimushiru, Shinshiru / 新知島; Tân Tri) Broutona (Buroton, Makanruru / 武魯頓島; Vũ Lỗ Đốn) Chirpoy (Chirihoi, Chieruboi / 知理保以島; Tri Lý Bảo Dĩ) Brat Chirpoyev (Chirihoinan / 知理保以南島; Tri Lý Bảo Dĩ Nam) Urup (Uruppu / 得撫島; Đắc Phủ) Nam Kuril (Minami-chishima / 南千島; Nam Thiên Đảo) Iturup (Etorofu / 択捉島; Trạch Tróc) Kunashir (Kunashiri / 国後島; Quốc Hậu) Shikotan (色丹島; Sắc Đan) Các đảo đá Khabomai (Habomai Shotō / 歯舞諸島; Xỉ Vũ) Moneron (Kaiba / 海馬島; Hải Mã) Polonskogo (Taraku / 多楽島; Đa Lạc) Zelyoni (Shibotsu / 志発島; Chí Phát) Yuri (勇留島; Dũng Lưu) Anuchina (Akiyuri / 秋勇留島; Thu Dũng Lưu) Kharkar (Harukaru / 春苅島; Xuân Ngải) Tanfilyeva (Suishō / 水晶島; Thủy Tinh) Signalny (Kaigara / 貝殻島; Bối Xác) == Xem thêm == Tranh chấp Quần đảo Kuril == Tham khảo ==
phần lan.txt
Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan. Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong một thời gian dài (từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 18) rồi sau đó trở thành một đại công quốc dưới sự cai trị của Sa hoàng nước Nga trong khoảng thời gian 1809-1917. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Phần Lan giữ vai trò như một nước trung lập và đã chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao vào hàng bậc nhất châu Âu. Ngày nay, Phần Lan là một quốc gia dân chủ theo chế độ cộng hòa nghị viện. Nước này là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1995. Phần Lan là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Theo số liệu tháng 8 năm 2015, dân số Phần Lan là 5 489 101người. Với mật độ dân số chỉ khoảng 18 người/km², Phần Lan trở thành quốc gia có mật độ dân cư thấp nhất trong các nước Liên minh châu Âu. Ngôn ngữ phổ biến tại nước này là tiếng Phần Lan - một ngôn ngữ không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, ngoài ra tiếng Thụy Điển cũng được coi là một ngôn ngữ chính thức. == Tên gọi == Tên gọi của Phần Lan trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Phần Lan trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Phần Lan được gọi là “芬蘭”. “芬蘭” có âm Hán Việt là “Phân Lan”. Tên gọi “Phần Lan” trong tiếng Việt là gọi chệch của “Phân Lan”. == Điều kiện địa lý - tự nhiên == Phần Lan nằm ở phía Bắc châu Âu giữa vĩ tuyến 60° và 70°. Một phần tư lãnh thổ là nằm phía bắc của Vòng Bắc Cực (vĩ tuyến 66°33' Bắc). Các nước láng giềng của Phần Lan là Thụy Điển, Na Uy, Nga và Estonia. Phần Lan thuộc Bắc Âu. Gần 1/3 lãnh thổ của Phần Lan nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực. Hồ chiếm 1/10 diện tích của Phần Lan (tổng số khoảng 188.000 hồ). Hồ lớn nhất là hồ Saimaa rộng hơn 4.400 km². Phần Lan có 179.000 đảo khác nhau. Vào mùa đông, vịnh Bothnia ở phía Tây và Vịnh Phần Lan ở phía Nam đóng băng, ở các cảng phải sử dụng máy phá băng. Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu vực núi cao có đỉnh tới 1.342 m ở phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là đất thấp. Khí hậu: Mùa hạ ấm. Mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc. Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt rõ rệt vào mùa đông và mùa hè, nhiệt độ trung bình hằng năm tại thủ đô Helsinki khoảng 5,3°C. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày ở miền Nam của Phần Lan đôi khi cũng lên tới 25 °C. Vào mùa đông, nhất là vào những tháng 1, tháng 2, nhiệt độ thông thường là -20 °C. Phía cực bắc của Phần Lan, dưới vòng Bắc Cực, vào mùa hè có đợt Mặt trời không lặn trong khoảng 73 ngày, đó là những ngày "hè đêm trắng", còn vào mùa đông Mặt Trời không mọc trong 51 ngày liền. == Lịch sử == Khoảng thế kỉ 1, người Phần Lan ở Estonia đến định cư ở các vùng phía Nam và đến khoảng năm 800 thì mở rộng đến vùng Karelia, nơi đã xuất hiện những cư dân khác gốc Phần Lan - Ugri, từ phía Đông đến lập nghiệp. Họ buôn bán lông thú rất phát đạt đến khi bị người Viking cạnh tranh dần khắp vùng phía Nam. Khoảng năm 1150, Vua Thụy Điển là Erik IX, tiến hành cuộc Thập tự chinh chống lại những người Phần Lan vô thần. Cuộc chinh phục Phần Lan của Thụy Điển bắt đầu từ thế kỷ 12 và kết thúc vào năm 1634. Trong cuộc cải cách tôn giáo ở thế kỷ 18, phần lớn người Phần Lan theo giáo phái của Martin Luther. Nga xâm lược phần lớn lãnh thổ của Phần Lan vào năm 1809. Trong suốt thế kỷ 19, Phần Lan là một đại công quốc do Sa hoàng cai quản. Tình hình trở nên căng thẳng khi Đế quốc Nga muốn củng cố quyền lực chính trị và tăng cường ảnh hưởng văn hoá. Năm 1906, Phần Lan được phép triệu tập viện Duma (quốc hội) riêng, nhưng đến năm 1910 lại bị bãi bỏ. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nội chiến nổ ra tại Phần Lan. Năm 1919, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã buộc phải trao quyền độc lập cho Phần Lan. Thể chế cộng hòa độc lập được thành lập và tồn tại cho tới ngày nay. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Phần Lan giữ vai trò của một nước độc lập và trung lập. Phần Lan có được phần nào ảnh hưởng do thực hiện nghiêm chỉnh vai trò trung lập của mình, ví dụ vai trò chủ nhà của các phiên họp đầu tiên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu. Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Phần Lan đã nối lại quan hệ gần gũi vốn có với Nga và xin gia nhập Cộng đồng châu Âu. Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, Phần Lan là phần lãnh thổ lớn thuộc Thụy Điển và sau đó là lãnh thổ tự trị của Nga sau năm 1809. Phần Lan hoàn toàn độc lập vào năm 1917. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phần Lan đã bảo vệ được nền độc lập của mình và chống lại sự xâm lược của Liên Xô (Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan) mặc dù bị mất một phần lãnh thổ. Nửa thế kỷ sau đó, người Phần Lan đã có một sự biến đổi lớn từ một nền kinh tế nông-lâm nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại đa dạng hoá, thu nhập đầu người tương đương với các nước Tây Âu. Là thành viên của Liên minh châu Âu, Phần Lan là quốc gia Bắc Âu duy nhất tham gia đồng tiền chung euro bắt đầu từ tháng 1 năm 1999. === Một số mốc quan trọng === 1155: Người truyền giáo đầu tiên là người Thụy Điển đến Phần Lan. Phần Lan trở thành một phần lãnh địa của Thụy Điển. 1809: Thụy Điển nhượng Phần Lan cho Nga hoàng, Nga hoàng tuyên thệ Phần Lan là nửa tự trị của lãnh địa đại công tước như một quốc vương lập hiến. 1917: Phần Lan tuyên bố độc lập chủ quyền, không còn là vùng tự trị của Nga hoàng vào ngày 6 tháng 12. 1919: Phần Lan thiết lập hiến pháp, trở thành một quốc gia cộng hòa với sự đứng đầu là tổng thống. 1939-1940: Liên Xô tấn công Phần Lan, nổ ra cuộc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). 1941-1944: Cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô tiếp tục trong cuộc chiến Continuation War. Một phần lãnh thổ của Phần Lan phải nhựơng lại cho Liên Xô. 1955: Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên của Bắc Âu năm 1956. 1995: Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. == Tổ chức nhà nước == Phần Lan đã có hiến pháp và hình thức chính quyền riêng khi còn là một đại công quốc tự trị thuộc Nga. Hiến pháp Phần Lan được phê chuẩn ngày 17 tháng 7 năm 1919 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Về cơ bản, hiến pháp đảm bào các quyền công dân, mọi người bình đẳng trước pháp luật. Quyền lực tối cao nằm trong tay người dân, mà quốc hội là đại diện. === Quốc hội === Quốc hội Phần Lan gồm một viện với 200 ghế. Năm 1928, luật quốc hội được thông qua. Nó đặt ra cơ cấu, trách nhiệm và cơ chế bầu cử quốc hội. Các thành viên trong quốc hội được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 4 năm. Theo hiến pháp, quốc hội bầu ra thủ tướng, sau đó được tổng thống bổ nhiệm vào nội các. Các bộ trưởng cũng được tổng thống bổ nhiệm dựa trên sự đề xuất của thủ tướng. Không như tổng thống, thủ tướng có rất ít thực quyền, bất quá chỉ có thể bỏ lá phiếu cho một phe nào đó khi gặp bế tắc trong nghị viện. Nhiều tổng thống đã từng là thủ tướng trước khi tiếp nhận chức tổng thống. Matti Vanhanen là Thủ tướng Phần Lan hiện tại, đồng thời là chủ tịch Đảng Trung tâm Phần Lan, một đảng trung dung. Sau cuộc bầu cử quốc hội ngày 16 tháng 3 năm 2003, các ghế trong quốc hội được phân chia như sau: Cuộc bầu cử quốc hội kế tiếp dự kiến diễn ra vào ngày 18 tháng 3 năm 2007. === Tổng thống === Tổng thống là người đứng đầu nhà nước Phần Lan, được bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm. Kể từ năm 1991, không vị tổng thống nào được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống phải là người Phần Lan. Các chính đảng có ít nhất 1 ghế trong quốc hội được quyền đề cử ứng viên tổng thống. Tuy nhiên bất cứ ai thu được hơn 20000 chữ ký cũng có thể ứng cử. Tổng thống hiện tại là Tarja Halonen. Bà bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất vào năm 2000 và tái đắc cử vào năm 2006. Bà là vị tổng thống thứ 11 và là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. Trước đó bà là bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan. === Hành chính === Phần Lan được chia thành 6 tỉnh Åland • Đông Phần Lan • Lapland • Nam Phần Lan • Oulu • Tây Phần Lan == Kinh tế == Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn giữa những năm 1940, Phần Lan đã tập trung vào xây dựng đất nước và đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao như công nghiệp gỗ giấy; luyện kim; đóng tàu và vận tải; cơ khí; điện tử, viễn thông; công nghiệp hoá chất, dược phẩm. Về nông nghiệp, Phần Lan có 2.504 ngàn héc-ta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực. Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin. Theo xếp hạng của Ủy ban Sáng tạo châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới, vượt xa mức trung bình của châu Âu và Mỹ, được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2004) đánh giá là đất nước có "văn hóa sáng tạo", trong đó Nokia là một điển hình. Tình hình kinh tế của Phần Lan hiện nay nhìn chung ổn định. Kinh tế Phần Lan đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (thu nhập từ xuất khẩu, chiếm 40% GDP của Phần Lan, đã giảm mạnh). Tuy nhiên, theo đánh giá mới đây của EU, về trung và dài hạn, Phần Lan có nền kinh tế ổn định và vững chắc. Năm 2011, dự kiến tăng trưởng GDP ở mức 3,9% (2010 là 3,2%), tỷ lệ thất nghiệp hiện nay là 7,8% (2010 là 8,4%). Rừng chiếm 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được ở Phần Lan. Điện thoại di động Nokia (chính gốc là của Phần Lan) hiện đang chiếm một con số đáng kể trong doanh thu của kinh tế Phần Lan. Chế biến kim loại và cơ khí, đặc biệt đóng tàu là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồng và thuỷ điện, các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có quy mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Tính đến năm 2016, GDP của Phần Lan đạt 239.186 USD, đứng thứ 44 thế giới và đứng thứ 17 châu Âu. === Thương mại === Thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan, trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP cao. Ba ngành xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế Phần Lan là: Các sản phẩm thép, máy móc và thiết bị vận tải (chiếm 31,1% xuất khẩu); Thiết bị quang học và điện tử (chiếm 28% xuất khẩu); và sản phẩm giấy và gỗ (chiếm 20,3% xuất khẩu). Công nghiệp Phần Lan phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc và phụ kiện cần thiết cho sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trong nước cũng như cho xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của Phần Lan là Đức, Thuỵ Điển, Nga và Mỹ. Các đối tác nhập khẩu chính là Đức (15,8%), Nga (14%), Thụy Điển (13,7%) và Hà Lan (6,8%). === Chính sách ODA === Phần Lan luôn coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển, coi đây là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Thông qua viện trợ phát triển, Phần Lan mong muốn hỗ trợ các nước nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, qua đó tăng cường khả năng thu hút đầu tư và thương mại của các nước này ("aid for trade"), hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới. Ngày 18 tháng 10 năm 2007, chính phủ Phần Lan đã thông qua Chương trình chính sách phát triển (Development Policy Programme) mới với chủ đề "Toward a Sustainable and Just World Community"(Hướng tới một cộng đồng thế giới công bằng và bền vững). Mục tiêu chính của chính sách phát triển mới này là xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững phù hợp với các mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2009, viện trợ phát triển của Phần Lan đạt 0,5% GDI. Phần Lan cam kết tăng viện trợ phát triển lên 0,58% GDI năm 2011 và 0,7% GDI năm 2015. Hiện nay, hợp tác phát triển của Phần Lan tập trung vào 8 nước đối tác dài hạn gồm: Mozambique, Tanzania, Ethiopia, Zambia, Kenya ở châu Phi; Nicaragua ở châu Mỹ Latin; Việt Nam và Nepal ở châu Á. == Dân số == Dân số của Phần Lan xấp xỉ 5.500.000 người. Phần Lan là quốc gia rộng xếp thứ 6 ở châu Âu, mật độ dân số trung bình 18 người/km². Hầu hết người Phần Lan, khoảng 54% sống ở ngoại ô, trong đó 26% sống ở khu vực vùng xa thành phố. Thành phố Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có số dân khoảng 626.305 người, Espoo có khoảng 267.906 người và Vantaa có khoảng 212.473 người; một số các thành phố lớn khác là Tampere với số dân 223.238 người,Bắc Oulu 196.860 người,Turku 184.190 người,Jyväskylä 135.591 người và Kuopio là 111.000 người. == Xã hội == Có khoảng 1.8 triệu gia đình ở Phần Lan. Trong số đó các gia đình có trẻ em chiếm khoảng 1.9 triệu. Vào năm 1960 con số đó là 2,27%. Năm 1999 số lực lượng lao động nữ chiếm 2.5 triệu người. Mức thu nhập của họ chiếm 80% so với nam giới và tuổi thọ của nữ giới cũng cao hơn nam. Trung bình tuổi thọ của nữ giới là 83 trong khi nam giới là 76. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1999, nữ chiếm 74 ghế trong tổng số 200. Chính sách phúc lợi xã hội của Phần Lan rất tốt.Trẻ em khi sinh ra được chính phủ trợ cấp 100 Euro/tháng cho đến khi đủ 18 tuổi. Phụ nữ mang thai được nghỉ 20 tuần nhưng vẫn được trả 100% lương. == Giáo dục == Hệ thống giáo dục ở Phần Lan là hoàn toàn miễn phí. Chương trình mầm non được dành cho trẻ từ 4 tuổi đến 6 tuổi. Chương trình giáo dục toàn diện bắt buộc trong 9 năm bắt đầu từ 7 tuổi và kết thúc vào 16 tuổi. 6 năm đầu tiên học sinh sẽ được học với 1 giáo viên duy nhất dạy các môn (trừ các môn năng khiếu), 3 năm cuối cấp sẽ được học theo từng giáo viên bộ môn như: Toán, Khoa học, Kinh tế gia đình,... Đại học hoặc học nghề sau phổ thông (bắt buộc) được thực hiện ở năm 17 tuổi. Các trường Đại học ở Phần Lan: Trường đại học Helsinki Trường đại học Metropolia Trường đai học Haaga-Helia Trường đại học Oulu Trường đại học Hamk Trường đại học Vaasa Trường đại học Turku == Ngôn ngữ == Tiếng Phần Lan là thành viên của hệ ngôn ngữ Ural. Tiếng Phần Lan, tiếng Estonia nằm trong một nhánh; tiếng Hung thuộc nhóm lớn trong nhóm ngôn ngữ người Ugrian. Ngôn ngữ chính thức của Phần Lan là tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển được sử dụng như tiếng mẹ đẻ khoảng 6% số dân. Một tiếng bản xứ nữa là tiếng Sami được sử dụng bởi những người Sami, còn được biết đến là người Lapp (miền Bắc của Scandinavia). Tiếng Thụy Điển xuất hiện ở Phần Lan do có lịch sử trước đây, thời kỳ đầu thế kỷ 13 cho đến năm 1809, lúc đó Phần Lan là một phần của lãnh địa Thụy Điển. Số lượng người nước ngoài sống tại Phần Lan khoảng 91.000 người vào năm 2000, chủ yếu là người Nga, người Estonia và người Thụy Điển. == Tôn giáo == Phần Lan là một trong các nước có tỉ lệ dân số theo tôn giáo lớn nhất châu Âu, tuy tỉ lệ này đang giảm. Vào năm 2014, khoảng 74% dân số thuộc Giáo hội Lutheran và khoảng 2% thuộc các nhánh Cơ Đốc giáo khác, hay các cộng đồng tôn giáo khác. Khoảng 23,5% dân số không theo tôn giáo nào. Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan chỉ có dưới 60.000 tín đồ, tức là khoảng 1.1% dân số. Tự do tín ngưỡng ở Phần Lan đã được bảo đảm từ năm 1923. Sự mộ đạo của Phần Lan đã được mô tả một cách khá đúng là "theo đạo nhưng không thường xuyên dự lễ", vì phần lớn người dân không thường xuyên dự các buổi lễ hàng tuần tại nhà thờ. Vai trò của nhà thờ trong đời sống ở Phần Lan được thể hiện rõ hơn trong các sự kiện hàng năm như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, và trong các sự kiện quan trọng trong gia đình như lễ báp têm, lễ kiên tín, lễ cưới, và lễ tang. Cơ Đốc giáo đến Phần Lan vào thế kỷ 11 từ cả hai phía Đông và Tây, khi đó Phần Lan thuộc ảnh hưởng của Thụy Điển. Vua Thụy Điển Gustavus Vasa, người trị vì trong thế kỷ 16, quyết định ủng hộ cuộc Cải cách Tin Lành trong vương quốc của mình, kết quả là tài sản của Giáo hội Công giáo ở Phần Lan bị tịch thu và Giáo hội Lutheran dần được thiết lập là giáo hội dân tộc cùng với Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan sau này. Trong một thời gian dài, Giáo hội đảm trách các chức năng quan trọng của xã hội như hành chính địa phương và giáo dục, trong khi đó Nhà nước tham gia một phần trong các vấn đề như hành chính, tài chính và điều lệ của Nhà thờ. Giáo hội Tin Lành Lutheran Phần Lan và Giáo hội Chính thống giáo Phần Lan tiếp tục giữ vai trò đặc biệt, như trong trường học và các nghi lễ quốc gia. Tín đồ của hai nhà thờ này trả một khoản lệ phí thành viên dưới dạng thuế nhà thờ khoảng từ 1 đến 2.25%, tùy theo từng giáo xứ, được thu cùng với thuế thu nhập. Ngoài ra, các nhà thờ còn được hưởng một phần nhỏ trong thuế doanh nghiệp do các công ty, tập đoàn hay các tổ chức tương tự như vậy đóng góp. Khoản tiền này được dùng để hỗ trợ quản lý các hoạt động phát triển xã hội của nhà thờ như tạo việc làm cho thanh thiếu niên, công việc xã hội, tu sửa nghĩa trang, duy trì sổ đăng ký của nhà thờ, tu sửa các khu nhà lịch sử. == Quan hệ quốc tế == Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ của lịch sử, trong nhiều thập kỷ qua, Phần Lan luôn theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối; không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước và khu vực. Năm 2008, Phần Lan là Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Phần Lan là thành viên tích cực của EU, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng như các nước Bắc Âu, Nga và các nước ở vùng biển Baltic. Mới đây, Phần Lan đã thông qua Hiệp ước Lisbon. Hiện nay, Phần Lan đang tham gia vào chương trình Đối tác vì Hoà bình (Partnership for Peace) với NATO và vẫn để ngỏ cửa cho việc tham gia NATO (tuy nhiên phần lớn dân Phần Lan muốn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại trung lập). Chính phủ Phần Lan cũng chú trọng phát triển quan hệ với châu Á, nhất là với các nền kinh tế đang nổi lên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Phần Lan thâm nhập thị trường, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1950; Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bắc Âu năm 1955; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 1969; liên kết với Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986; ký Hiệp định Tự do thương mại với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) năm 1973. Phần Lan gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 và EMU từ 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB… == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Finlandlive.info - Finland Travel Forum
little apple (bài hát).txt
"Little Apple" là một ca khúc tiếng Trung đầu tiên của T-ara, ca khúc đánh dấu con đường Trung tiến của nhóm. == Thông tin ca khúc == Sau thành công của ca khúc Sugar Free, T-ara tiếp tục comeback. Lần này, nhóm sẽ tấn công thị trường Trung Quốc với đội hình bốn thành viên: Qri, Eun-jung, Hyomin và Ji-yeon. "Little Apple" là một ca khúc đang nhận được nhiều sự chú ý và đứng Top 8 trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên web SINA (Trung Quốc). T-ara sẽ phát hành phiên bản Hàn cho "Little Apple" của nhóm nhạc Trung Chopstick Brothers, dưới sự trợ giúp của Shinsadong Tiger. Bài hát mang lại cho người xem những giây phút vui nhộn, hấp dẫn khi các cô gái xuất hiện với bộ quần áo màu vàng lấy cảm hứng từ diễn viên nổi tiếng Lý Tiểu Long. MV mới phát hành đã đạt được 8 triệu lượt xem chỉ trong hai ngày ra mắt trên web Todou (Trung Quốc). Trước đó, ca khúc cũng nhận thành tích 2 triệu lượt xem trong 12h. "Little Apple" đứng đầu 16 tuần trên các bảng xếp hạng và được chọn là ca khúc nổi tiếng nhất Trung Quốc 2014. == Các phiên bản == === Phiên bản gốc === "Little Apple" (Trung Quốc:小苹果; phiên âm: Xiǎopíngguǒ) là một đĩa đơn của Chopstick Brothers (筷子兄弟), một bộ đôi giữa Wang Taili (王太利) và Xiao Yang (肖 央) đã phát hành ca khúc để quảng cáo cho bộ phim Old Boys: The Way of the Dragon (老男孩之猛龙过江). Kể từ khi phát hành, nó đã nhanh chóng được nổi tiếng và được nhiều người yêu nhạc trong không gian mạng của Trung Quốc biết đến, trở thành một hiện tượng của Internet. === Phiên bản quân đội === Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phát hành một video với bài hát "Little Apple" vào ngày 27 tháng 7 như là một phần của chiến dịch tuyển dụng của họ cho quân đội. Video âm nhạc của những chú lính nhảy múa cộng với một số cảnh trong các khóa đào tạo quân đội và một số những lời động viên. === Phiên bản khác === Strawberry, May Ng và Stella Chen của RED People hay còn gọi là Amoi-Amoi đã phát hành một phiên bản cover của bài hát, bao gồm tất cả các loại trái cây khác nhau của Malaysia. Cảnh quay MV bao gồm video âm nhạc của Chopstick Brothers cũng như video âm nhạc của T-ara. == Bảng xếp hạng == "Little Apple" đạt được vị trí cao trong các bảng xếp hạng trực tuyến chính ở Trung Quốc. Nó đạt vị trí số một trong CCTV Global Chinese Music Chart (Trung Quốc: 全球中文音乐榜) phát hành vào mỗi thứ 7. Bài hát này được gọi là một nhà bình luận như một "tẩy não bài hát", lời bài hát buộc người xem lắng nghe nó hơn và nhiều hơn nữa. == Hoạt động quảng bá == T-ara đang lên kế hoạch quảng bá Little Apple phiên bản Hàn tại Trung Quốc cả Hàn Quốc, đồng thời Chopstick Brothers cũng sẽ hợp tác với họ. Cuộc họp báo được tổ chức tại một khách sạn ở Bắc Kinh về việc quảng bá tại Trung Quốc. T-ara còn ký một bản hợp đồng trị giá 5 tỷ won - tuyên bố chính thức sẽ tiến quân sang thị trường Trung Quốc. "Little Apple" được quảng bá cùng lúc ở Hàn Quốc và Trung Quốc, ca khúc cũng có mặt trên M! Countdown, Inkigayo, The Show. Little Apple và I'm Good (ca khúc solo của Eun Jung) đã được T-ara chọn để biểu diễn trên Dream Concert 2015. == Giải thưởng == American Music Awards 2014: Giải thưởng bài hát Quốc tế Mnet Asian Music Awards 2014: Nhạc yêu thích ở Trung Quốc == Tham khảo ==
phong trào giám lý.txt
Phong trào Giám Lý là một nhóm các giáo hội có mối quan hệ lịch sử với nhau thuộc Cộng đồng Kháng Cách (Protestant). Bắt nguồn từ cuộc phục hưng tôn giáo khởi phát bởi John Wesley tại Anh Quốc vào thế kỷ 18. John Wesley, một mục sư Anh giáo, cố giữ phong trào chấn hưng tâm linh này phát triển bên trong Giáo hội Anh Quốc, và cũng có khá đông chức sắc Anh giáo gia nhập phong trào. Ngay từ thế kỷ 18, Phong trào Giám Lý đã bắt đầu phân nhánh: Giám Lý xứ Wales, Giám Lý theo Thần học Calvin, và hội đoàn Giám Lý của Nữ Bá tước Hungtington qua ảnh hưởng của George Whitefield. Tín hữu Giám Lý đến từ mọi giai tầng trong xã hội, kể cả giới thượng lưu nhiều quyền lực. Song, các nhà thuyết giáo Giám Lý thường tìm đến các khu vực có nhiều người lao động nghèo và tội phạm là những người bị các giáo hội bỏ rơi, đem đến cho họ thông điệp phúc âm. Sau một thời gian chần chừ, Wesley tiếp bước Whitefield tổ chức những buổi truyền giảng bên ngoài khuôn viên các nhà thờ. Về thần học, đa số tín hữu Giám Lý chấp nhận tư tưởng Arminius, trong khi Howell Harris và Whitefield thiên về thần học Calvin Wesley đã không để những dị biệt thần học này làm tổn thương tình bạn giữa ông và Whitefield, bài giảng của ông trong tang lễ của Whitefield bộc lộ tình cảm sâu sắc và sự tôn trọng Wesley dành cho người bạn quá cố. Nhờ những hoạt động truyền giáo tích cực và hiệu quả, đức tin Giám Lý lan toả khắp Đế quốc Anh, Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Giáo nghi Giám Lý thường đơn giản và chú trọng đến sự thành tâm khi thờ phượng theo giáo huấn của Chúa Giê-xu, "Thiên Chúa là Thần, nên ai thờ lạy Ngài phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy". Đến năm 2006, có khoảng 75 triệu tín hữu Giám Lý trên khắp thế giới. == Phục hưng == Cuộc phục hưng Giám Lý bắt đầu từ nước Anh, khởi phát bởi John Wesley, em ông, Charles Wesley, và George Whitefield. Ban đầu là một phong trào canh tân bên trong Giáo hội Anh vào thế kỷ 18, tập chú vào việc nghiên cứu Kinh Thánh và chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp để học Kinh Thánh. "Methodist" là biệt danh dùng để chế giễu một hội đoàn được thành lập bởi một nhóm sinh viên Đại học Oxford, họ nhóm lại với nhau từ năm 1729 đến năm 1735 vì mục đích bồi dưỡng tâm linh, dự tiệc thánh mỗi tuần, thường xuyên kiêng ăn để cầu nguyện, tránh xa nếp sống xa hoa và hầu hết các hình thức giải trí vui chơi. Họ tìm đến thăm viếng người nghèo, người bệnh và tù nhân trong lao xá. Những tín hữu Giám Lý tiên khởi đề kháng thái độ vô cảm của Giáo hội Anh, trở thành những nhà thuyết giáo ngoài trời và bắt đầu thành lập các hội đoàn Giám Lý bất cứ nơi nào họ đặt chân đến. Nhiều người nhìn xem họ với ít nhiều ác cảm vì cớ những bài giảng đầy nhiệt tâm của họ, nhiều người khác cáo buộc họ là cuồng tín. Nhiều tín hữu Anh giáo lo sợ các học thuyết mới như cần thiết phải trải nghiệm sự tái sinh sau khi được cứu, về sự xưng công chính bởi đức tin, và về sự vận hành của Chúa Thánh Linh trong linh hồn của tín hữu, sẽ gây ra hệ quả xấu trên những người có tâm trí yếu đuối. William Hogarth gọi người Giám Lý là "những kẻ cuồng nhiệt, cả tin, mê tín và cuồng tín". John Wesley chịu ảnh hưởng của giáo phái Moravia và nhà thần học người Hà Lan Jacobus Arminius, trong khi Whitefield chấp nhận quan điểm thần học của John Calvin. Do đó, những người theo họ bắt đầu phân rẽ, những người ủng hộ Whitefield thành lập các giáo hội Giám Lý theo tư tưởng Calvin, những người còn lại theo Wesley, chấp nhận quan điểm thần học của Arminius. == Ly giáo == Dù Wesley không hề có ý định rời bỏ Giáo hội Anh nhưng sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, Giáo hội Anh từ khước những người Mỹ theo Anh giáo và từ chối phong chức mục sư cho họ. Wesley quyết định làm lễ phong chức cho những người này, và vì ông không phải là Giám mục nên điều này đặt ông vào thế đối kháng với giáo hội. Năm 1784, Wesley và các nhà lãnh đạo khác thành lập Giáo hội Giám Lý như là một thực thể độc lập với Anh giáo. Dù vậy, Wesley vẫn tiếp tục thi hành mục vụ của một mục sư Anh giáo cho đến khi qua đời. == Thần học và giáo nghi == Tín hữu Giám Lý, theo thần học Arminius, tin vào ý chí tự do của con người, qua ân điển tiên kiến của Thiên Chúa, vì vậy bất đồng với thuyết tiền định, là thuyết được chấp nhận rộng rãi trong các giáo phái theo thần học Calvin như Trưởng Lão. Tuy nhiên, tại những vùng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Calvin như xứ Wales, vẫn tồn tại các giáo hội Giám Lý theo Calvin. John Wesley không phải là một nhà thần học, mặc dù nhiều sinh viên chủng viện vẫn thường nghiên cứu các bài giảng của Wesley để tìm hiểu tư tưởng thần học của ông. Thần học Giám Lý lại được thể hiện và được chấp nhận rộng rãi qua các bài thánh ca được sáng tác bởi Charles Wesley. Tín hữu Giám Lý tin vào giáo lý Ba Ngôi, Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh. Niềm xác tín bao hàm lời chứng của Kinh Thánh rằng Thiên Chúa tạo dựng thế giới, kiểm soát dòng lịch sử của nhân loại và tể trị đời đời. Họ chỉ cử hành hai thánh lễ: Báp têm và Tiệc Thánh. Quan điểm truyền thống của giáo hội là bất cứ tư tưởng thần học nào cũng cần quan tâm đến yếu tố lý trí. Nhờ lý trí, tín hữu đọc và giải thích Kinh Thánh, xét xem lời chứng nào là đúng, và tra vấn về đức tin cho đến khi thông hiểu ý chỉ của Thiên Chúa. Tín hữu Giám Lý cũng nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi luôn luôn nối kết với truyền bá phúc âm và phục vụ người khác. Sự thánh khiết theo Kinh Thánh là trỗi hơn lòng mộ đạo; yêu Thiên Chúa có nghĩa là yêu người lân cận, khao khát sự công chính và sự sống viên mãn. Một nét đặc thù về giáo nghi của phong trào Giám lý là lễ Giao Ước. Với một ít khác biệt trong nghi thức, hầu hết các giáo hội Giám Lý làm theo lời dạy của Wesley, hằng năm làm mới lại giao ước với Thiên Chúa mà tâm điểm là lời cầu nguyện cho giao ước được viết bởi Wesley. Có nhiều việc cần phải làm cho Chúa Giê-xu. Có việc dễ dàng, có việc khó khăn. Có việc đem đến vinh dự, có việc mang lại tủi nhục. Có việc làm ta yêu thích và mang đến lợi lộc, có việc ta không hề ưa thích mà cũng chẳng có bổng lộc… Nhưng năng lực sẽ được ban cho chúng ta để hoàn thành mọi việc trong Chúa Giê-xu, đấng làm chúng ta mạnh mẽ. ... nay con không thuộc về mình, nhưng thuộc về Chúa. Xin đặt con vào nơi ngài muốn con sống, đem con đến với những người ngài muốn con chia sẻ; khiến con phải làm việc, cho con chịu đau khổ; có lúc dùng con theo thánh ý, có khi vì ngài mà ở rỗi; do ngài mà được tôn vinh, vì ngài mà chịu sỉ nhục; cho con chịu đói khát, cho con được no đủ; cho con có đủ mọi sự, khiến con thiếu thốn mọi bề; hầu cho con tự nguyện hiến dâng tất cả cho ngài, với cả tấm lòng, để ý ngài được nên, để nước Chúa được đến. == Giám Lý tại Anh Quốc == Tại Anh, phong trào Giám lý luôn được biểu trưng với cơ cấu tập quyền, hội đoàn (connexion), tổ chức hội nghị hằng năm. Hội đoàn được chia thành nhiều hạt (district), đặt dưới quyền lãnh đạo của một chủ tọa (có thể là nam hay nữ). Hạt lại được chia thành các khu vực (circuit) đứng đầu là một mục sư chủ nhiệm (superintendent minister). Giám Lý ở nước Anh không thiết lập chức Giám mục. Các mục sư được bổ nhiệm vào những khu vực hơn là vào những nhà thờ riêng lẻ (mặc dù một số nhà thờ tại trung tâm các thành phố lớn, gọi là central hall, xem mình là ngang bằng một khu vực (nhà thờ Methodist Central Hall, đối diện Westminster Abbey tại trung tâm Luân đôn là một điển hình). Hầu hết các khu vực có số mục sư ít hơn số lượng nhà thờ, nên lễ thờ phụng thường được hướng dẫn bởi các truyền đạo địa phương (local preacher), hay bởi các mục sư hưu trí. Phong trào Giám Lý có ảnh hưởng lớn tại xứ Wales và Cornwall, tại đây người dân không mấy thiện cảm với Giáo hội Anh. Những cuộc ly giáo từ bên trong giáo hội Giám Lý nguyên thủy, cùng với các cuộc phục hưng dẫn đến việc hình thành nhiều giáo phái độc lập tự xem mình là Giám Lý. Lớn nhất trong các giáo phái này là Giáo hội Giám lý Tiên khởi, xuất phát từ một cuộc phục hưng tại Mow Cop, Staffordshire, và Giáo hội Giám lý Hiệp nhất (không phải giáo phái có cùng tên tại Hoa Kỳ). Từ đó, Giáo hội nguyên thủy được biết đến với tên Giáo hội Giám lý Wesley. Năm 1933, ba nhánh chính của Giám lý nước Anh quyết định hiệp nhất để trở thành Giáo hội Giám lý Anh. Sau thất bại của những nỗ lực hiệp nhất với Giáo hội Anh, những cuộc đàm phán và hợp tác vẫn được duy trì, dẫn đến việc ký kết một giao ước giữa hai giáo hội vào năm 2003. Từ những năm 1970, giáo hội Giám Lý tiến hành các đề án hợp tác với Giáo hội Anh và với Giáo hội Cải cách Hiệp nhất nhằm chia sẻ với nhau các cơ sở của nhà thờ, trường học, và trong một số trường hợp, các mục sư. == Truyền giáo đến Hoa Kỳ == Từ cuối thập niên 1760, đã có các người truyền đạo tình nguyện di cư đến Mỹ và thành lập những hội đoàn Giám Lý đầu tiên ở vùng đất mới. Philip Embury bắt đầu ở New York. Không lâu sau đó, Đại uý Webb thuộc quân đội Anh đến trợ giúp Embury, ông thành lập một hội đoàn ở Philadelphia đồng thời tìm đến các khu dân cư dọc bờ biển để thuyết giáo. Trong năm 1770, hai nhà truyền giáo, Richard Boardman và Joseph Pilmoor, được gởi đến từ Anh. Rồi Francis Asbury đặt chân đến nước Mỹ, ông bắt tay tái tổ chức các hoạt động của hội thánh thuộc khu vực trung Đại Tây Dương theo mô hình của Wesley, mặc dù nảy sinh một số bất đồng nội bộ. Việc những giáo sĩ đến thay thế các người truyền đạo địa phương đã gây bất bình cho một số nhà lãnh đạo hàng đầu trong cộng đồng tín hữu. Song, do bùng nổ chiến tranh và do yêu cầu của Wesley, tất cả giáo sĩ đều rời khỏi khu vực này. Khoảng năm 1778, khu vực trung Đại Tây Dương chỉ còn lại một giáo hạt. Nhưng Asbury từ chối ra đi, ông ở lại Delaware suốt trong thời kỳ khó khăn này. Robert Strawbridge bắt đầu phục hồi các hoạt động của phong trào Giám Lý ở Maryland, cùng lúc Embury cũng khởi đầu một công tác tương tự tại New York. Hai người không cộng tác với nhau, cũng không biết về sự hiện hữu của người kia. Strawbridge tự phong chức cho mình và thiết lập một giáo hạt. Ông đào tạo nhiều phụ tá tài năng, sau này trở nên những nhà lãnh đạo đầu tiên có nhiều ảnh hưởng trên phong trào Giám Lý tại Mỹ. Công việc của ông tiến triển nhanh chóng, thu hút nhiều tân tín hữu cũng như mở rộng địa bàn hoạt động. Lúc này, các truyền đạo địa phương cộng tác mật thiết với các giáo sĩ, tiếp tục tuyển dụng, đào tạo và sai phái nhiều truyền đạo tình nguyện hơn vào công trường thuộc linh. Trong khi đó, ở miền Nam, phong trào Giám Lý không phụ thuộc vào các giáo sĩ như ở khu vực trung Đại Tây Dương. Cho đến lúc này, ngoại trừ Strawbridge, không ai trong số các giáo sĩ và truyền đạo người Mỹ được phong chức, do đó họ tiếp tục nhận thánh lễ từ các chức sắc thuộc Anh giáo. Nhưng hầu hết mục sư Anh giáo đều đi đến Anh Quốc, New York hoặc Canada trong lúc chiến tranh. Để đáp ứng nhu cầu của hội thánh, một nhóm truyền đạo địa phương tự phong chức cho mình. Động thái này gây ra sự phân rẽ giữa Asbury và các truyền đạo phương Nam. Asbury tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng bằng cách thuyết phục những người này chờ đợi một giải pháp đến từ John Wesley. Năm 1784, Wesley cử Mục sư Thomas Coke đến Mỹ để thành lập một giáo hội độc lập tại đây. Một hội đồng được tổ chức vào tháng 12. Coke được uỷ nhiệm tấn phong Asbury để đồng lãnh đạo giáo hội. Nhưng Asbury trông đợi sự uỷ nhiệm từ đại biểu của hội đồng, tuyên bố ông sẽ không chấp nhận sự tấn phong trừ khi hội đồng biểu quyết bầu ông vào chức vụ ấy. Kể từ thời điểm ấy, các chức vụ lãnh đạo của giáo hội đều đến từ sự uỷ nhiệm của hội đồng. Về sau, Coke thuyết phục hội đồng chấp nhận chức vụ Giám mục và hội đồng đã tấn phong Coke và Asbury là những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám Lý, mặc dù quyết định này đã gây nhiều tranh cãi và Wesley cũng không phê chuẩn việc thiết lập chức danh Giám mục. Đến kỳ đại hội đồng Giáo hội Giám Lý tổ chức năm 1792, vấn đề chức danh Giám mục lại được đem ra bàn cãi; cuối cùng các đại biểu đồng ý với quan điểm của Giám mục Asbury. Tuy nhiên, trong đầu thập niên 1790, một số người tách khỏi giáo hội và thành lập Giáo hội Giám lý Tiên khởi và Giáo hội Giám lý Cộng hoà. Asbury tiếp tục được nhìn nhận là nhà lãnh đạo phong trào Giám Lý tại Mỹ trong khi Coke gặp nhiều bất đồng với các người truyền đạo địa phương và ông mất dần ảnh hưởng. == Giám lý tại Hoa Kỳ == Thập niên 1730 và 1740, bùng nổ ở Mỹ trong những khu định cư phong trào phục hưng tôn giáo gọi là Đại Tỉnh thức. Nhà thuyết giáo người Anh George Whitefield là người thủ giữ vai trò quan trọng trong phong trào. Ông tìm đến các khu định cư trên khắp đất nước để rao giảng Phúc âm với sức thuyết phục mạnh mẽ và khơi dậy các tình cảm tôn giáo. Cung cách thuyết giảng mới lạ và sinh động cùng nhiệt tâm sống đạo của tín hữu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống tôn giáo tại Mỹ. Người ta bày tỏ sự quan tâm đến tôn giáo với lòng nhiệt thành và đầy xúc cảm thay vì thụ động lắng nghe cách vô cảm những bài thuyết giảng thông thái. Họ bắt đầu nghiên cứu Kinh Thánh ngay tại nhà, điều này làm suy giảm ảnh hưởng của phương pháp phổ biến đức tin trong các buổi lễ tôn giáo, và đến gần với khuynh hướng chú trọng đến những trải nghiệm cá nhân trong qui đạo và sống đạo, được quảng bá ở Âu châu trong cuộc Cải cách Kháng Cách. Những Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám Lý tại Mỹ là Thomas Coke và Francis Asbury. Vào Hội đồng Giáng sinh Baltimore năm 1784 khai sinh Giáo hội Giám Lý Hoa Kỳ, Coke (đã được phong chức trong Giáo hội Anh) tấn phong cho Asbury các chức vụ chấp sự, trưởng lão và Giám mục trong ba ngày liên tiếp. Các truyền đạo khu vực, hầu hết là tình nguyện, dong ruỗi trên lưng ngựa đi khắp nơi để rao giảng phúc âm và thành lập giáo đoàn cho đến khi khó có thể tìm thấy một cộng đồng dân cư nào ở Mỹ mà không tiếp xúc với thông điệp Cơ Đốc giáo theo cung cách giãi bày của người Giám Lý. Một trong những nhà truyền đạo nổi tiếng nhất là Robert Strawbridge, sống ở vùng phụ cận Quận Carroll, Maryland ngay sau khi ông đặt chân đến đất Mỹ trong năm 1760. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai là một làn sóng phục hưng tôn giáo lan toả khắp đất nước. Tại vùng New England, mối quan tâm về tôn giáo vừa được hồi sinh đã mở lối cho một làn sóng hoạt động xã hội trong vòng dân cư trong vùng; Phong trào Giám Lý phát triển mạnh mẽ và thiết lập nhiều trường đại học, nổi tiếng nhất là Đại học Boston. Trong "khu vực bùng cháy" ở phía tây New York, tinh thần phục hưng bùng phát mãnh liệt. Phong trào Giám Lý chứng kiến sự xuất hiện của Phong trào Thánh khiết. Ở miền Tây, nhất là tại Cane Ridge, Kentucky và tại Tennessee, cuộc phục hưng tôn giáo củng cố và phát triển đức tin Giám Lý và Baptist. Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ ba từ năm 1858 đến năm 1908 chứng kiến sự gia tăng vượt bật số tín hữu Giám Lý, và phát triển mạnh mẽ con số các định chế xã hội như các trường đại học. Tín hữu Giám Lý thường tham gia tích cực vào phong trào truyền giáo và phong trào phúc âm xã hội. Những bất đồng về vấn đề nô lệ đặt phong trào Giám Lý vào một giai đoạn khó khăn trong thượng bán thế kỷ 19. Trong khi các nhà lãnh đạo miền Bắc không bày tỏ lập trường rõ ràng vì e sợ xảy ra ly giáo, thì Giáo hội Giám lý Wesley và Giáo hội Giám lý Tự do, chủ trương chống nô lệ, hoạt động tích cực trong Tuyến hoả xa ngầm (Underground Railroad), giúp giải thoát nô lệ. Năm 1845, các giáo hội chủ trương sở hữu nô lệ gặp nhau tại Louisville để thành lập Giáo hội Giám Lý miền Nam, nhưng đến năm 1939, giáo hội tại hai miền quyết định tái hiệp nhất khi nô lệ không còn là vấn đề quan trọng. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, thành lập năm 1968, là sự sáp nhập của Giáo hội Giám lý và Giáo hội Tin lành Anh em của các tín hữu Giám lý gốc Đức, họ không còn muốn duy trì sự thờ phụng bằng tiếng Đức. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất có xấp xỉ 9 triệu tín hữu vào cuối thập niên 1990. Ngày nay, trong khi Giám lý tại Hoa Kỳ đang suy yếu dần thì phong trào này lại tăng trưởng mạnh tại các quốc gia đang phát triển. Về thể chế, Giám Lý tại Hoa Kỳ áp dụng mô hình liên kết. Mục sư được bổ nhiệm đến các nhà thờ bởi Giám mục. Các giáo phái Giám Lý dành cho tín hữu quyền đại biểu tại các hội đồng cấp khu vực và cấp quốc gia, là các định chế có thẩm quyền xem xét và quyết định mọi vấn đề của giáo hội. Như vậy, về tổ chức, cấu trúc này khác với thể chế Giám mục (episcopalian) như Anh giáo, cũng khác với mô hình tự trị giáo đoàn (congregational) như Baptist và những giáo phái khác. Ngoài Giáo hội Giám lý Hiệp nhất, có hơn 40 giáo phái khác bắt nguồn từ phong trào giám lý khởi xướng bởi John Wesley. Tổ chức từ thiện Cứu Thế Quân (Salvation Army) được thành lập bởi William Booth, một mục sư Giám Lý. Tổ chức này cũng chấp nhận nền thần học Giám Lý. Một giáo phái có liên hệ với phong trào là Giáo hội Nazarene. Một số giáo phái Ngũ tuần (pentecostal) như Assemblies of God cũng có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng Wesley. Giáo hội Giám lý Hiệp nhất chấp nhận một quan điểm rộng mở về các xác tín thần học và chính trị. Điển hình là trong số các tín hữu nổi tiếng thuộc giáo hội này, Tổng thống George W. Bush và Phó Tổng thống Dick Cheney (thường xuyên đi nhà thờ dù không phải là thuộc viên) thuộc Đảng Cộng hoà, trong khi Hillary Clinton và John Edwards là đảng viên Dân chủ. Phong trào Giám Lý, khởi phát tại nước Anh từ những năm 1720, sớm quan tâm đến các hoạt động xã hội và giáo dục. Nhiều định chế xã hội và giáo dục được thành lập tại Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 19, cho đến nay có khoảng hai mươi viện đại học được đặt theo tên John Wesley. Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất hình thành từ sự kết hợp giữa Liên hữu Tin Lành (Evangelical United Brethren) và Giáo hội Giám Lý. Trước đó, Liên hữu Tin Lành cũng là thành quả từ sự hiệp nhất giữa các nhóm Giám Lý gốc Đức. Trong thập niên 1990, Giáo hội Giám Lý Hiệp nhất có khoảng 9 triệu thuộc viên. == Các quốc gia khác == Ước tính có khoảng 75 triệu tín hữu Giám Lý trên thế giới, mặc dù con số này đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng, nhất là ở Bắc Mỹ, khi nhiều thuộc viên Giám Lý ở đây có khuynh hướng gia nhập các giáo hội theo khuynh hướng truyền thống trong thần học. Phần lớn các giáo hội Giám Lý đều là thành viên của Hội đồng Giám Lý Thế giới, trụ sở đặt ở Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Có hai thời điểm đánh dấu sự kiện đức tin Giám Lý truyền bá đến Ấn Độ: năm 1817 và 1856. Tiến sĩ Thomas Coke và sáu nhà truyền giáo lên tàu hướng về Ấn Độ đúng ngày đầu tiên năm 1814. Tiến sĩ Coke, khi ấy đã 66 tuổi, qua đời trong chuyến hải hành. Mục sư James Lynch là người duy nhất trong đoàn đặt chân lên Madras (nay là Chennai) trong năm 1817, tại một địa điểm gọi là Black Town (Broadway), về sau đổi tên thành George Town. Ngày 25 tháng 4 năm 1822, Lynch hướng dẫn lễ thờ phượng đầu tiên tại Ấn Độ theo giáo nghi Giám Lý trong một chuồng ngựa. Nhà thờ Giám Lý đầu tiên được cung hiến tại Royapettah năm 1819. Một nhà nguyện được xây dựng tại Broadway và được cung hiến ngày 25 tháng 4 năm 1822. Vào lúc này có khoảng 100 tín hữu Giám Lý ở Madras, họ là người Âu hoặc người lai Á Âu. Năm 1874, Giáo hội Giám Lý Mỹ khởi sự hoạt động tại Ấn Độ với những nhà truyền bá phúc âm nổi tiếng như William Taylor. Năm 1947, Giáo hội Giám Lý hiệp nhất với Anh giáo, Trưởng Lão, và một số giáo hội Kháng Cách khác để thành lập Giáo hội Nam Ấn. Tại Úc, sự hiệp nhất giữa giáo hội Giám Lý với giáo hội Trưởng Lão và Tự trị giáo đoàn (Congregational) vào năm 1977 giúp hình thành Giáo hội Hiệp nhất. Tương tự, tại Canada, Giáo hội Hiệp nhất Canada là kết quả của một chuỗi các nỗ lực hiệp nhất khởi đầu từ năm 1884 đến năm 1968. Tồn tại một số nhà thờ Giám Lý ở Âu châu, mạnh nhất là tại Đức. Ở Âu châu, tư tưởng Giám Lý được truyền bá từ Hoa Kỳ chứ không phải từ Anh. Giáo hội Giám Lý mạnh nhất có lẽ là tại Hàn Quốc (Xem Cơ Đốc giáo tại Hàn Quốc). Cũng có mặt tại Bắc Mỹ nhiều nhà thờ Giám Lý nói tiếng Hàn, chăm sóc dân nhập cư nói tiếng Hàn, dù nhiều người trong số họ không phải là tín hữu Giám Lý. Quốc gia có tỷ lệ dân số là tín hữu Giám Lý cao nhất trên thế giới là đảo quốc Fiji. Các giáo sĩ đến từ Anh, Mỹ và Úc thành lập nhiều giáo hội Giám Lý tại những quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Ngày nay, họ trở thành những giáo hội độc lập và lớn mạnh hơn các giáo hội "mẹ". Hầu hết các giáo hội Giám Lý đều gia nhập một tổ chức có tính biểu trưng gọi là Hội đồng Giám lý Thế giới, đặt trụ sở tại Lake Junaluska, Bắc Carolina, Hoa Kỳ. == Chú thích == == Xem thêm == Kitô giáo Tin Lành Anh giáo John Wesley Đại Tỉnh thức == Tham khảo == Cracknell, Kenneth and Susan J. White. An Introduction to World Methodism. Cambridge: Cambridge University Press, 2005. ISBN 0-521-81849-4. Keim, Albert N. (1990). The CPS Story, Good Books. ISBN 1-56148-002-9 Swarthmore College Peace Collection: List of CPS Camps (by Camp Number), retrieved 2006-01-25. == Đọc thêm == === Thế giới === Harmon, Nolan B., ed. The Encyclopedia of World Methodism. Abingdon Press, 1974. ISBN 0-687-11784-4 Richard P. Heitzenrater. Wesley and the People Called Methodists (1994) David Hempton. Methodism: Empire of the Spirit (2005) David Hempton. Methodism and Politics in British Society, 1750-1850 (1984) John Kent; Wesley and the Wesleyans Cambridge University Press, 2002 Wellman J. Warner; The Wesleyan Movement in the Industrial Revolution 1930 === Người Mỹ gốc Phi === James T. Campbell; Songs of Zion: The African Methodist Episcopal Church in the United States and South Africa Oxford University Press, 1995 Carol V. R. George, Segregated Sabbaths: Richard Allen and the Rise of Independent Black Churches, 1760-1840 (1973) Montgomery, William G. Under Their Own Vine and Fig Tree: The African-American Church in the South, 1865-1900 (1993) Clarence Walker, A Rock in a Weary Land: The African Methodist Episcopal Church During the Civil War and Reconstruction (1982). David W. Wills, and Richard Newman, eds., Black Apostles at Home and Abroad: Afro-American and the Christian Mission from the Revolution to Reconstruction (1982). === Hoa Kỳ === Cameron, Richard M. ed. Methodism and Society in Historical Perspective 4 vol (1961) Cynthia Lynn Lyerly. Methodism and the Southern Mind, 1770-1810. Religion in America Series. Oxford University Press, 1998. Pp. x, 251. ISBN 0-19-511429-9 Donald Meyer; The Protestant Search for Political Realism, 1919-1941 Wesleyan Univ. Press 1988. Jean Miller Schmidt. Grace Sufficient: A History of Women in American Methodism, 1760-1939 (1996) Sweet, William Warren, Methodism in American History (1954) (ISBN 0-687-25081-1) John H. Wigger; Taking Heaven by Storm: Methodism and the Rise of Popular Christianity in America Oxford University Press, 1998. Pp. ix, 269. focus on 1770-1910 === Nguồn chính === Russell E. Richey et al eds. The Methodist Experience in America: A Sourcebook (2000) 756pp of of original documents Sweet, William Warren, ed. Religion on the American Frontier: 1783-1840, Vol. IV. The Methodists: A Collection of Source Materials (1946) (ISBN 0-8154-0225-2) 800 pp of documents regarding American frontier == Liên kết ngoài == Free Methodist Church of North America Methodist Church In Singapore Conservative Holiness Web Directory World Methodist Council Divisions and Reunions in North American Methodism United Methodist Church United Methodist Social Principles Francis Asbury African Methodist Episcopal Church African Methodist Episcopal Zion Church Christian Methodist Episcopal Church Methodist Church in Britain Methodist Church in Ireland Southern Methodist Church Southern Congregational Methodist Church Methodist History Bookmarks 200 Years of United Methodism Faith, Feeling, and Fanaticism Methodist Church in Hong Kong Kwong Yuen Methodist Church of Hong Kong (循道衛理聯合教會廣源堂)
thuyết bất khả tri.txt
Thuyết bất khả tri (Tiếng Anh: agnosticism) là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống. Có lẽ nhà tư tưởng bất khả tri (hay hoài nghi) đầu tiên là Sanjaya Belatthiputta (Samjayin Vairatiputra), một người cùng thời với Phật Thích Ca Mâu Ni, như đã được ghi trong kinh Phật. Người ta kể rằng khi được hỏi có cuộc sống sau cái chết hay không ông đã trả lời là có thể có và có thể không, và từ chối phỏng đoán xa hơn. Thuật ngữ "bất khả tri" (agnosticism) được đưa ra năm 1869 bởi Thomas Henry Huxley (1825-1895), một nhà tự nhiên học người Anh, người đã lấy cảm hứng từ các tư tưởng của David Hume và Emmanuel Kant. Thuật ngữ này còn được dùng để miêu tả những người chưa bị thuyết phục hay cố tình chưa đưa ra quan điểm về sự tồn tại của các vị thần thánh cũng như các vấn đề tôn giáo khác. Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết ngộ đạo - đây là các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả tri. Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác, rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn giáo. Điều này khác với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của những người không suy nghĩ về chủ đề này. Thuyết bất khả tri khác với thuyết vô thần mạnh (còn gọi là "vô thần tích cực" - "positive atheism" hay "vô thần giáo điều" - "dogmatic atheism"). Thuyết này phủ nhận sự tồn tại của bất cứ thần thánh nào. Tuy nhiên, dạng vô thần phổ biến hơn - thuyết vô thần yếu - chỉ là sự không có mặt của đức tin vào thánh thần, không tương đương nhưng có tương thích với thuyết bất khả tri. Chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism) khẳng định rằng "Chúa Trời" hay "các vị thần" là các khái niệm có ý nghĩa, nhưng ta không có bằng chứng cho các khái niệm đó, do đó, trong khi chờ đợi, ta phải chọn lập trường mặc định là không tin vào các khái niệm đó. == Ví dụ == Một số ví dụ về khả năng: -Con người không thể biết sự vật, hiện tượng nào đó có tồn tại không nếu không dùng giác quan cảm nhận hoặc đo đạc thông tin về vật,hiện tượng đó. -Con người thậm chí có thể nhận những giác quan bị tác động bởi bên thứ ba(một vật,hiện tượng nào đó) sao cho con người không thể tìm thấy (tìm thấy ở đây là một dạng của một biểu hiện hay một hiện tượng trong triết học hiện đại) một nguyên tố mà ngành khoa học đang cần để lý giải thế giới chẳng hạn. -Những khám phá lớn về vật lý thường được con người đo đạc qua những cỗ máy tinh vi,tuy nhiên việc nhìn qua 1 màn hình để nói hiện tượng gì tồn tại hoặc không là một lỗ hổng dễ nhận thấy,và tất nhiên ảnh hưởng đến cả ngành khoa học. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thuyết không thể biết tại Từ điển bách khoa Việt Nam Agnosticism tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
queen.txt
Queen là một ban nhạc rock thành lập năm 1970 tại Luân Đôn, Anh. Đội hình trình diễn chính thức của họ bao gồm Freddie Mercury (hát chính, piano), Brian May (guitar, hát), Roger Taylor (trống, hát) và John Deacon (bass). Những sản phẩm đầu tay của Queen mang nhiều ảnh hưởng từ progressive rock, hard rock và heavy metal, nhưng sau này họ ngày càng phát triển theo phong cách gần gũi với công chúng hơn và kết hợp với nhiều thể loại khác, bao gồm cả arena rock và pop rock. Trước khi lập nên Queen, May và Taylor đã cùng nhau chơi nhạc tại nhóm Smile. Mercury là người hâm mộ ban nhạc này và đề nghị họ thử chơi với nhiều phong cách và kỹ thuật mới. Mercury gia nhập nhóm vào năm 1970, đề xuất tên gọi "Queen" ("Nữ hoàng") và chọn đó là tên chính thức cho ban nhạc. Deacon được tuyển dụng làm tay bass sau khi hoàn tất việc thu âm album đầu tay của nhóm vào năm 1973. Queen xuất hiện tại các bảng xếp hạng của Anh với album thứ 2, Queen II (1974), nhưng phải tới Sheer Heart Attack phát hành cuối năm và A Night at the Opera (1975), họ mới có được thành công toàn cầu. Ca khúc kinh điển "Bohemian Rhapsody" có được vị trí quán quân tại Anh trong vòng 9 tuần, trực tiếp quảng bá hình thức giới thiệu video âm nhạc tới công chúng. Album tiếp theo, News of the World, bao gồm 2 ca khúc "We Will Rock You" và "We Are the Champions" sau này trở thành nhạc hiệu cho rất nhiều sự kiện, đặc biệt là thể thao. Tới thập niên 1980, Queen đã là một trong những nhóm rock trình diễn nổi tiếng nhất thế giới. Buổi diễn của họ tại chương trình Live Aid năm 1985 được nhiều nguồn coi là buổi diễn xuất sắc nhất lịch sử nhạc rock, trong đó có một bảng xếp hạng chính thức vào năm 2005. Năm 1991, Mercury qua đời vì bị viêm cuống phổi, cộng hưởng từ căn bệnh AIDS; Deacon cũng giải nghệ vào năm 1997. Kể từ đó, May và Taylor đôi lúc vẫn đi diễn cùng nhau với sự tham gia của Paul Rodgers (2004–09) và Adam Lambert (kể từ năm 2011). Ban nhạc có được tổng cộng 18 album, 18 đĩa đơn và 10 DVD đạt tới vị trí quán quân. Các thống kê ước tính họ bán được khoảng 150 tới 300 triệu đĩa nhạc trên toàn thế giới, trở thành một trong những nghệ sĩ bán đĩa chạy nhất lịch sử. Queen được trao giải thưởng Cống hiến cho nền công nghiệp âm nhạc từ Công nghiệp ghi âm Anh vào năm 1990. Họ cũng được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2001. == Lịch sử == === 1968–74: Những năm đầu === Năm 1968, tay guitar Brian May, một sinh viên của Đại học Imperial, Luân Đôn và tay bass Tim Staffell quyết định thành lập một nhóm nhạc. May dán tờ rơi trên bảng thông báo trường, muốn tìm một tay trống "theo phong cách Mitch Mitchell/Ginger Baker". Roger Taylor, một sinh viên nha khoa trẻ tuổi, tới chơi thử và được nhận vào nhóm. Ban nhạc tự đặt tên cho mình là Smile. Khi còn ở Đại học nghệ thuật Ealing, Tim Staffell kết bạn với Farrokh Bulsara, một sinh viên khóa dưới lấy tên tiếng Anh là Freddie. Bulsara nhận thấy mình và ban nhạc có chung niềm yêu thích âm nhạc và nhanh chóng trở thành người hâm mộ cuồng nhiệt của Smile. Cuối năm 1970, Staffell rời nhóm để gia nhập Humpy Bong. Các thành viên còn lại, dưới lời gợi ý của Bulsara, quyết định đổi tên thành "Queen" và trình diễn đêm nhạc đầu tiên vào ngày 18 tháng 7. Lúc này, ban nhạc thuê một vài tay bass không phù hợp. Cho đến tháng 2 năm 1971, họ lựa chọn John Deacon vào vị trí này và bắt đầu chuẩn bị cho album đầu tay. Nhóm thu âm bốn bài hát "Liar", "Keep Yourself Alive", "The Night Comes Down" và "Jesus" trong một cuốn băng thu thử mà không có hãng thu âm nào chú ý tới. Cũng trong thời gian này, Freddie đổi họ thành "Mercury", lấy cảm hứng từ câu hát "Mother Mercury, look what they've done to me" trong bài hát "My Fairy King". Ngày 2 tháng 7 năm 1971, Queen lần đầu trình diễn với đội hình nổi tiếng bao gồm Mercury, May, Taylor và Deacon tại Đại học Surrey, gần Luân Đôn. Ở trường đại học nghệ thuật, Mercury thiết kế biểu trưng cho nhóm với tên gọi "huân chương Queen", không lâu trước khi ra mắt album đầu tay. Logo này bao gồm biểu tượng cung hoàng đạo của các thành viên: hai con sư tử (Deacon và Taylor), một con cua (May) và hai tiên nữ (Mercury). Các tiên nữ đứng bên dưới những chú sư tử đang chồm lấy ký tự Q cách điệu, con cua nằm trên cùng với ngọn lửa dội xuống. Trong chữ Q có một vương miện và nền của logo là một con phượng hoàng khổng lồ. Biểu tượng này có điểm tương quan với Quốc huy Vương quốc Anh, đặc biệt là những con sư tử. Logo gốc, nằm trên ảnh bìa ngược của album đầu tay, chỉ là một bức vẽ tay đơn giản. Năm 1972, Queen bàn bạc với hãng Trident Studios sau khi được John Anthony tìm thấy tại De La Lane Studios. Norman Sheffield đề nghị một hợp đồng quản lý dưới sự kiểm soát của Neptune Productions, một công ty con của Trident, nhằm giúp họ tận dụng cơ sở phương tiện ở Trident để thu âm, trong lúc tìm kiếm hợp đồng thu âm. Điều này có lợi cho cả hai, vừa khiến Trident mở rộng quản lý, vừa giúp Queen tiếp cận phương tiện thu âm công nghệ cao, được nhiều nghệ sĩ như the Beatles và Elton John sử dụng. Năm 1973, Queen ký hợp đồng với Trident/EMI. Tới tháng 7 năm ấy, họ phát hành album đầu tay cùng tên, mang nhiều ảnh hưởng của heavy metal và progressive rock. Các nhà phê bình đưa ra đánh giá tích cực; Gordon Fletcher của Rolling Stone gọi album này "phi thường", Daily Herald miêu tả đây là "sự mở đầu trên mức trung bình". Dù vậy, album thu hút ít sự chú ý và đĩa đơn "Keep Yourself Alive" bán rất chậm. Đến sau này, đĩa đơn được xem là điểm nhấn của album, xuất hiện trong danh sách "100 bài hát guitar vĩ đại nhất" của tạp chí Rolling Stone năm 2008, được mô tả là "tập hợp những đoạn riff đáng giá nhất trong album gói gọn trong một bài hát duy nhất". Album đạt chứng nhận Vàng tại Anh và Hoa Kỳ. LP thứ hai của nhóm, Queen II ra mắt năm 1974; bìa đồ họa là hình ảnh nổi tiếng của nhóm do nhiếp ảnh gia Mick Rock thực hiện. Ảnh này là tiền đề chính trong video âm nhạc "Bohemian Rhapsody" (1975) của nhóm. Album đạt hạng 5 trên UK Album Chart và là album đầu tiên của nhóm xếp hạng tại Anh. Đĩa đơn "Seven Seas of Rhye" do Mercury sáng tác đạt hạng 10 tại Anh. Album này là phép thử đầu tiên cho âm nhạc đặc biệt của nhóm, xuất hiện nhiều đoạn nhạc khí phức tạp, lời ca về sự tưởng tượng, cùng sự điêu luyện về âm nhạc. Album còn bao gồm ca khúc "đầy đe dọa" dài 6 phút và không có điệp khúc mang tên "The March of the Black Queen". Các đánh giá tới album đa phần là trái chiều; Winnipeg Free Press khen ngợi đĩa đầu tay của nhóm và miêu tả Queen II là một "con quái vật bị sản xuất quá tay". Allmusic cho rằng đây là album yêu thích của người hâm mộ ban nhạc, là album đầu tiên trong số 3 album của Queen xuất hiện trong quyển sách 1001 Albums You Must Hear Before You Die. === 1974–76: Sheer Heart Attack và A Night at the Opera === Tháng 5 năm 1974, một tháng sau khi ban nhạc nhận lời mở màn chuyến lưu diễn Hoa Kỳ cho Mott the Hoople, Brian May được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, buộc phải hủy những đêm diễn còn lại. Sau một thời gian hồi phục, May trở lại lúc ban nhạc đang thực hiện album phòng thu thứ ba. Ra mắt năm 1974, Sheer Heart Attack đạt hạng hai tại Anh Quốc, bán chạy xuyên khắp châu Âu và giành chứng nhận Vàng ở Hoa Kỳ. Đây là thành công quốc tế đầu tiên của nhóm và hãng Atlantic. Album thể nghiệm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, bao gồm British music hall, heavy metal, ballad, ragtime và nhạc Caribbean. Tới đây, Queen bắt đầu loại bỏ những khuynh hướng từ hai đĩa nhạc đầu tiên, mà chú trọng vào phong cách mang tính đại chúng hơn. Sheer Heart Attack giới thiệu âm thanh và nhịp điệu mới, tạo tiền đề cho album A Night at the Opera. Đĩa đơn "Killer Queen" trích từ Sheer Heart Attack xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng ở Anh và đứng thứ 12 ở Mỹ. "Now I'm Here", mang thể loại hard rock truyền thống, đạt hạng 11 tại Anh; một đĩa đơn khác mang tên "Stone Cold Crazy" có xuất hiện đoạn riff tiết tấu nhanh của May, được xem là tiền thân của thể loại speed metal. Thời gian sau này, album được nhiều ấn phẩm âm nhạc khen ngợi: năm 2006, Classic Rock xếp album vào vị trí thứ 28 trong "100 album Anh Quốc vĩ đại nhất", Mojo xếp vị trí thứ 88 trong "100 đĩa nhạc thay đổi thế giới". Đây cũng là album thứ hai của Queen xuất hiện trong quyển 1001 Albums You Must Hear Before You Die. Tháng 1 năm 1975, ban nhạc tổ chức chuyến lưu diễn thế giới, với mỗi thành viên mặc trang phục của Zandra Rhodes cùng hệ thống đèn và hiệu ứng sân khấu. Họ lưu diễn mở đầu tại Mỹ và lần đầu tiên chơi nhạc ở Canada. Họ xuất hiện tại 7 thành phố của Nhật Bản từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Vào tháng 9, sau một cuộc chia tay gay gắt với Trident, ban nhạc thương lượng để chấm dứt hợp đồng với Trident Studios và tìm một quản lý mới. Một trong những lựa chọn được cân nhắc là quản lý của Led Zeppelin, Peter Grant. Grant muốn nhóm ký với hãng sản xuất riêng của Led Zeppelin mang tên Swan Song Records. Ban nhạc cảm thấy không thể chấp nhận bản hợp đồng này và liên lạc với quản lý của Elton John, John Reid, người nhận lời vào vị trí này. Vào năm 1975, Queen thu âm và phát hành A Night at the Opera, lấy tựa đề từ bộ phim nổi tiếng của anh em nhà Marx. Vào thời gian này, đây là album đắt nhất được sản xuất. Giống như những sản phẩm trước, toàn bộ album thể hiện đa dạng các thể loại nhạc và thể nghiệm với âm thanh stereo. Trong ca khúc "The Prophet's Song" dài 8 phút, ở giữa bài là các lớp tiết tấu mang âm hưởng của dàn đồng ca. Ca khúc do Mercury sáng tác mang tên "Love of My Life" còn xuất hiện đàn hạc và hòa âm được ghi đè. Album đạt thành công lớn ở Anh và 3 lần nhận danh hiệu đĩa Bạch kim ở Mỹ. Trong một cuộc bầu chọn của Channel 4 vào năm 2004, công chúng Anh Quốc xem đây là album vĩ đại thứ 13 trong lịch sử. A Night at the Opera còn nằm trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí Rolling Stone năm 2003. Đây cũng là album cuối cùng của Queen xuất hiện trong quyển 1001 Albums You Must Hear Before You Die. Đĩa đơn ăn khách "Bohemian Rhapsody" đứng đầu bảng ở Anh trong 9 tuần. Người bạn thân kiêm cố vấn của Mercury, DJ đài phát thanh Capital London Kenny Everett, đóng vai trò quan trọng trong thành công của đĩa đơn này. Đây là đĩa đơn bán chạy thứ 3 mọi thời đại tại Anh, đứng sau "Do They Know It's Christmas?" của Band Aid và "Candle in the Wind 1997" của Elton John. Bản gốc của bài hát đứng thứ 9 ở Mỹ và đứng thứ 2 trong 5 tuần khi tái bản vào năm 1992. "Bohemian Rhapsody" là đĩa đơn duy nhất bán hơn 1 triệu bản trong hai dịp khác nhau và trở thành nhà quán quân trong dịp Giáng sinh tại Anh đến hai lần. Bài hát cũng xuất hiện trong nhiều danh sách hay nhất mọi thời đại. Ban nhạc quyết định thực hiện một video đi kèm với đĩa đơn và thuê Trilion, một chi nhánh của công ty quản lý Trident Studios, để tận dụng công nghệ trong video này. Đây được xem là video âm nhạc "thực thụ" đầu tiên. Bài hát đầu tiên trong album, "Death on Two Legs" được cho là sáng tác của Mercury về Norman Sheffield và cựu quản lý tại Trident, người đã giúp video này phổ biến rộng rãi. Dù nhiều nhóm khác, như the Beatles, đã quay nhiều bộ phim hoặc video quảng bá bài hát trước đó, hầu hết chỉ trình chiếu cho các chương trình truyền hình đặc biệt. Nhắc tới ảnh hưởng của "Bohemian Rhapsody", Rolling Stone viết: "Ảnh hưởng của ca khúc này quá lớn, sáng tạo nên video âm nhạc 7 năm trước khi MTV lên sóng." Đĩa đơn thứ hai trích từ album, "You're My Best Friend" là một sáng tác của John Deacon, đứng thứ 16 trong bảng xếp hạng ở Mỹ và nằm trong top 10 khắp thế giới. Chuyến lưu diễn A Night at the Opera Tour của nhóm bắt đầu từ tháng 11 năm 1975, trải dài xuyên khắp châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Úc. === 1976–79: A Day at the Races và Live Killers === Năm 1976, Queen thu âm A Day at the Races, thường được xem là album tiếp nối của A Night at the Opera. Album này tiếp tục mượn một tựa đề phim khác của anh em nhà Marx và ảnh bìa thiết kế gần giống với A Night at the Opera, có hình biểu tượng của Queen. Groucho Marx mời Queen tới thăm nhà tại Los Angeles vào tháng 3 năm 1977; tại đó ban nhạc trực tiếp cảm ơn Marx và trình bày "'39" a cappella. Về mặt âm nhạc, album này là một sự tiến bộ mạnh mẽ, đạt hạng 1 tại Anh và Nhật Bản, hạng 5 tại Mỹ. Ca khúc nhạc phúc âm ăn khách "Somebody to Love" đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng của Anh và thứ 13 trong bảng xếp hạng các đĩa đơn của Mỹ. Bài hát do Mercury, May và Taylor kết hợp và cho ra 100 âm hưởng khác nhau. Album còn chứa bài hát "Tie Your Mother Down" thường xuyên xuất hiện trong đêm nhạc của nhóm. Năm 1976, Queen chơi một trong những buổi hoà nhạc nổi tiếng nhất ở Hyde Park, Luân Đôn. Đêm nhạc miễn phí do Richard Branson dàn dựng thu hút 150.000 người tham dự. Trong A Day at the Races Tour năm 1977, Queen trình diễn trong nhiều đêm nhạc cháy vé ở Madison Square Garden, New York vào tháng 2 và Earls Court, Luân Đôn vào tháng 6. Album thứ sáu của nhóm, News of the World ra mắt năm 1977, 4 lần đạt chứng nhận Bạch kim ở Hoa Kỳ và 2 lần tại Anh. Nhiều bài hát trong album được sáng tác riêng để nhóm trình diễn trực tiếp, bao gồm hai khúc ca rock nổi tiếng "We Will Rock You" và bản rock ballad "We Are the Champions", xuất hiện trong nhiều sự kiện thể thao quốc tế, với "We Are the Champions" đạt hạng 4 ở Mỹ. Queen công diễn News of the World Tour vào tháng 10 năm 1977, Robert Hilburn của Los Angeles Times gọi đây là "chương trình dàn dựng công phu và nhạy bén nhất" của nhóm". Vào năm 1978, ban nhạc phát hành Jazz, đạt hạng 2 tại Anh và hạng 6 tại Mỹ. Album ra mắt hai bài hát ăn khách "Fat Bottomed Girls" và "Bicycle Race" trên đĩa đơn hai mặt. Queen thuê lại Sân vận động Wimbledon để quay video trong 1 ngày, với 65 người mẫu nữ khỏa thân trong một cuộc đua xe đạp. Nhận xét về album trở nên tích cực hơn trong những năm gần đây. Một bài hát khác, "Don't Stop Me Now" phô bày khả năng hòa giọng phong phú của nhóm. Năm 1978, Queen lưu diễn khắp Hoa Kỳ và Canada, rồi đến châu Âu và Nhật Bản năm 1979. Họ phát hành album trực tiếp đầu tiên, Live Killers vào năm 1979, hai lần chứng nhận Bạch kim tại Mỹ. Đĩa đơn "Crazy Little Thing Called Love" vươn đến top 10 tại nhiều quốc gia, trong đó có 7 lần liên tiếp giữ vị trí quán quân tại ARIA Charts Úc và dẫn đầu tại Billboard Hot 100 Hoa Kỳ trong 4 tuần. Ca khúc này viết theo phong cách của Elvis Presley. Mercury sáng tác bằng guitar và chơi nhịp trong lúc thu âm, rồi tiếp tục chơi guitar lúc trình diễn trực tiếp. Tháng 12 năm 1979, Queen mở màn cho Concert for the People of Kampuchea tại Luân Đôn, theo lời đề nghị của Paul McCartney. === 1980–84: The Game và The Works === Queen bắt đầu thập niên 1980 với album The Game. Đĩa đơn "Crazy Little Thing Called Love" và "Another One Bites The Dust" đạt hạng nhất tại Mỹ. Sau khi dự một đêm nhạc của Queen ở Los Angeles, Michael Jackson gợi ý với Mercury sau cánh gà rằng "Another One Bites the Dust" nên phát hành làm đĩa đơn và vào tháng 10 năm 1980, bài hát giữ vị trí quán quân trong 3 tuần. Album dẫn đầu Billboard 200 trong 5 tuần và bán hơn 4 triệu bản ở Mỹ. Đây là album đầu tiên của Queen xuất hiện đàn synthesizer. Trước đây, album của nhóm có đề dòng ghi chú "No Synthesisers!", được cho là để phản ánh lập trường pro-"hard"-rock và anti-synth. Tháng 9 năm 1980, Queen trình diễn trong 3 đêm cháy vé ở Madison Square Garden. Năm 1980, Queen còn phát hành album nhạc phim Flash Gordon. Tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ 1981, "Another One Bites the Dust" giành giải "Đĩa đơn Pop/Rock được yêu thích" và Queen nằm trong đề cử hạng mục "Ban nhạc Pop/Rock được yêu thích". Tháng 2 năm 1981, Queen đến Nam Mỹ để thực hiện The Game Tour, là ban nhạc rock lớn đầu tiên trình diễn tại sân vận động Mỹ La Tinh. Chuyến lưu diễn gồm năm đêm nhạc ở Argentina, thu hút lượng khán giả lớn nhất trong một đêm diễn trong lịch sử quốc gia này, với gần 300.000 người tham dự tại Buenos Aires. Họ đã phá vỡ kỷ lục thế giới về số người tham dự, 131.000 người trong đêm đầu tiên và 251.000 trong hai ngày ở sân vận động Morumbi, São Paulo, Brazil. Tháng 10 năm đó, Queen trình diễn trước hơn 150.000 người hâm mộ tại Monterrey (Estadio Universitario) và Puebla (Estadio Zaragoza), Mexico. Một trong những màn trình diễn nổi bật của nhóm trong The Game là "Save Me" tại Montreal và được thu lại trong album Queen Rock Montreal. Trong năm này, Queen hợp tác với David Bowie trong đĩa đơn quán quân tại Anh "Under Pressure". Bản thân sự hợp tác này mang tính chất tự phát khi Bowie tình cờ tới phòng thu khi Queen đang tiến hành thu âm. Tháng 10 năm đó, Queen phát hành album tổng hợp đầu tiên mang tên Greatest Hits, tập hợp những điểm nhấn của nhóm từ năm 1974–1981. Đây là album bán chạy nhất trong lịch sử xếp hạng Anh Quốc, có 450 tuần nằm trong bảng xếp hạng UK Album Chart. Album giành 8 lần chứng nhận Bạch kim tại Mỹ và bán hơn 25 triệu bản toàn thế giới. Taylor là thành viên đầu tiên của nhóm ra mắt album đơn ca vào năm 1981, mang tựa đề Fun in Space. Năm 1982, ban nhạc ra mắt album Hot Space, phối hợp nhiều thể loại như rock, pop rock, dance, funk và R&B. Hầu hết album này thu âm tại Munich trong giai đoạn bất ổn của nhóm: Taylor và May không hài lòng với giai điệu mới, chỉ trích sự can thiệp của quản lý Paul Prenter đối với Mercury. May cũng gay gắt đối với Prenter vì sự phủ nhận của ông về sức quan trọng của đài phát thanh và truyền thông đối với nhóm nhạc. Nhà phê bình và người hâm mộ đưa ra phản hồi tiêu cực đến album này. Ngày 14 và 15 tháng 9 năm 1982, ban nhạc chơi hai đêm cuối với giọng ca chính Mercury tại The Forum, Inglewood, California. Sau Hot Space Tour, lần cuối cùng nhóm trình diễn tại Bắc Mỹ với Mercury là trong Saturday Night Live mùa thứ 8 vào tháng 9 năm đó. Queen rời khỏi Elektra Records, là hãng đĩa của họ tại Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và New Zealand, để ký kết cùng EMI/Capitol Records. Sau khi hợp tác trong hơn 10 năm, Queen quyết định ngừng trình diễn trực tiếp vào năm 1983. Trong thời gian này, họ thu âm album mới tại Record Plant Studios, Los Angeles và Musicland Studios, Munich. Một vài thành viên của nhóm bắt đầu khám phá thêm các lĩnh vực bên ngoài và làm việc độc lập. Taylor ra mắt album riêng Strange Frontier, May kết hợp với Eddie Van Halen phát hành mini-album có tên là Star Fleet Project. Tháng 2 năm 1984, Queen phát hành album phòng thu thứ 11 The Works, cùng các đĩa đơn thành công "Radio Ga Ga", "Hammer to Fall" và "I Want to Break Free". Album này không thể hiện tốt tại Mỹ, trong khi giành 3 lần chứng nhận Bạch kim tại Anh và nằm trong UK Albums Chart suốt hai năm. Năm đó, Queen bắt đầu thực hiện The Works Tour, chuyến lưu diễn đầu tiên có sự góp mặt của keyboard Spike Edney. Nhóm biểu diễn vài ngày ở Bophuthatswana, Nam Phi trên vận động ở Sun City vào tháng 10 Trên đường trở về Anh, Queen bị chỉ trích sau khi biểu diễn ở Sun City trong khi nạn phân biệt chủng tộc ở đó đang lên cao. Queen xác nhận rằng họ chỉ chơi nhạc cho những ai muốn nghe và nhấn mạnh rằng buổi biểu diễn đã được tổ chức trước nhiều thành phần khán giả khác nhau. Nhóm quyên góp nhân đạo cho trường khiếm thính và khiếm thị, trong khi Liên đoàn Nhạc sĩ Anh Quốc ra lệnh phạt và đưa nhóm vào danh sách đen. === 1985–88: Live Aid và những năm sau đó === Tháng 1 năm 1985, ban nhạc dẫn đầu hai đêm diễn Rock in Rio tại Rio de Janeiro, Brazil trước 300.000 khán giả mỗi đêm. Boston Globe mô tả đây là "màn trình diễn đáng nhớ". Chương trình được thu lại và phát hành dưới định dạng VHS với tựa đề Queen: Live in Rio, trình chiếu trên kênh MTV tại Mỹ. Tháng 4 và 5 năm 1985, nhóm hoàn thành Works Tour với nhiều đêm cháy vé tại Úc và Nhật Bản. Tại Live Aid, Queen trình diễn trước 72.000 khán giả tại Wembley ngày 13 tháng 7 năm 1985, thu hút 1.9 tỷ người xem trên truyền hình. Ban tổ chức chương trình, Bob Geldof và Midge Ure, nhiều nghệ sĩ khác như Elton John, Cliff Richard và Dave Grohl, cùng nhiều nhà báo âm nhạc từ BBC, CNN, Rolling Stone, MTV, The Telegraph khẳng định Queen là điểm nhấn của đêm diễn. Một cuộc bình chọn năm 2005 cho thấy đây là màn trình diễn rock vĩ đại nhất. Sau màn trình diễn thành công, doanh thu đĩa của nhóm tăng cao và cuối năm 1985, Queen phát hành đĩa đơn "One Vision", bài hát thứ ba mà cả 4 thành viên cùng ghi danh sáng tác. Một bộ đĩa giới hạn bao gồm toàn bộ album của nhóm được ra mắt với tựa đề The Complete Works. Bộ đĩa còn chứa nhiều ca khúc chưa phát hành, nổi bật có đĩa đơn "Thank God It's Christmas" năm 1984. Đầu năm 1986, Queen thu âm A Kind of Magic, gồm một loạt những ca khúc phối lại cho bộ phim hành động kỳ ảo Highlander của Russell Mulcahy. Album phát hành đĩa đơn thành công "A Kind of Magic", cùng những ca khúc xuất hiện trên bảng xếp hạng như "Who Wants to Live Forever", "Friends Will Be Friends" và "Princes of the Universe". Mùa hè 1986, Queen thực hiện chuyến lưu diễn cuối cùng với Freddie Mercury. Chương trình lần nữa hợp tác với Spike Edney. Điểm nhấn của chuyến lưu diễn được thu lại trong album trực tiếp Queen at Wembley, phát hành dưới dạng CD và VHS/DVD, 5 lần giành chứng nhận Bạch kim tại Mỹ và 4 lần tại Anh. Vì không thể trình diễn tại Wembley trong đêm nhạc thứ 3, họ chơi tại Knebworth Park, bán hết vé trong chưa đầy hai tiếng và thu hút hơn 120.000 người hâm mộ. Queen bắt đầu lưu diễn tại Stockholm, Thụy Điển. Tại Slane Castle, Ireland, họ trình diễn trước 95.000 khán giả, phá vỡ kỷ lục tham dự tại nơi này. Tại Budapest, họ trình bày trong đêm nhạc cùng Iron Curtain, thu hút 80.000 khán giả, là lượng người xem trong đêm hòa nhạc rock cao nhất tại khu vực Đông Âu. Hơn 1 triệu người xem đã Queen lưu diễn—400.000 người trong số đó đến từ Anh Quốc, một kỷ lục vào thời điểm đó. Sau khi hợp tác trong nhiều dự án đơn ca năm 1988 (gồm sự kết hợp của Mercury và Montserrat Caballé trong Barcelona), nhóm phát hành The Miracle năm 1989. Album tiếp nối định hướng trong A Kind of Magic, phần lớn sử dụng âm nhạc pop-rock. Album cho ra các đĩa đơn thành công tại khu vực châu Âu "I Want It All", "Breakthru", "The Invisible Man", "Scandal" và "The Miracle". Trong The Miracle, các bài hát được sáng tác một cách liên thông giữa các thành viên và ghi danh bằng tên nhóm Queen. Trước đây, sáng tác của nhóm ghi nhận ở mỗi thành viên riêng lẻ. === 1988–92: Mercury: bệnh tật, qua đời và tri ân === Năm 1988, giới truyền thông và người hâm mộ tin rằng Mercury đang mắc căn bệnh AIDS, khiến sức khỏe của ông giảm sút và để lộ thân hình gầy guộc. Mercury dứt khoát phủ nhận thông tin này, khẳng định mình chỉ "mệt mỏi" và quá bận rộn trong các buổi phỏng vấn. Mercury được chẩn đoán dương tính với HIV năm 1987, nhưng không công bố và liên tục phủ nhận điều này. Mặc cho sức khỏe của Mercury, ban nhạc vẫn quyết định thực hiện nhiều album, mở đầu với The Miracle vào mùa hè năm 1989 cùng với Innuendo vào đầu năm 1991. Trong thời gian này, Mercury vẫn là giọng ca chính của nhóm. Năm 1990, Queen kết thúc hợp đồng với Capitol và ký kết cùng Hollywood Records của hãng Disney, nơi sở hữu danh mục âm nhạc của nhóm tại Mỹ và Canada cho đến nay. Tháng 2 năm đó, Mercury xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng khi nhận giải Brit cùng nhóm cho "Đóng góp nổi bật cho âm nhạc Anh Quốc". Innuendo ra mắt đầu năm 1991, với ca khúc cùng tên đạt hạng nhất tại Anh và nhiều đĩa đơn xếp hạng khác, bao gồm "The Show Must Go On". Ca khúc này lần nữa phát hành trong Greatest Hits II vào tháng 10 năm 1991, có bổ sung những màn trình diễn của Queen giữa năm 1981 và 1989. Lúc thu âm "The Show Must Go On", Mercury không thể bước đi nổi, khiến May lo lắng liệu ông có thể trình bày được hay không. May kể: "anh ta bước vào và thể hiện rất tốt, hoàn toàn thả hồn theo giọng hát ấy". Những thành viên còn lại của ban nhạc sẵn sàng thu âm cùng Mercury, mỗi lần khoảng 1–2 tiếng. May nhớ lại "Anh ấy cứ bảo 'Sáng tác thêm cho tôi đi. Viết cho tôi đi. Tôi chỉ muốn hát và thực hiện hết, đến khi tôi đi rồi hãy hoàn thiện nốt.' Anh ta chẳng sợ gì cả, thật đấy." Album tổng hợp thứ hai của nhóm, Greatest Hits II ra mắt tháng 10 năm 1991, là album bán chạy thứ 8 mọi thời đại ở Anh và tiêu thụ 16 triệu bản khắp thế giới. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1991, Mercury xác nhận mình dương tính với AIDS trên giường bệnh. Trong chưa đầy 24 giờ sau thông báo trên, ông qua đời vì viêm cuống phổi, cộng hưởng từ căn bệnh AIDS. Đám tang tổ chức ngày 27 tháng 11 tại Kensal Green, Đông Luân Đôn trong khuôn khổ gia đình và đạo thờ lửa của ông. "Bohemian Rhapsody" được tái phát hành làm đĩa đơn không lâu sau cái chết của Mercury, với ca khúc "These Are the Days of Our Lives" nằm trên mặt A. Video âm nhạc của "These Are the Days of Our Lives" xuất hiện nhiều hình ảnh cuối cùng của Mercury trên ống kính. Đĩa đơn này lập kỷ lục dẫn đầu tại Anh Quốc 2 lần trong dịp Giáng sinh và trong 4 năm khác nhau (1975, 1976, 1991 và 1992). Lợi nhuận ban đầu của đĩa đơn này – xấp xỉ 1 triệu bảng Anh – được trao tặng cho Terrence Higgins Trust, một quỹ từ thiện dành cho bệnh nhân AIDS. Queen bắt đầu nổi tiếng trở lại ở khu vực Bắc Mỹ lúc "Bohemian Rhapsody" góp mặt trong bộ phim hài Wayne's World (1992), đạt hạng hai trên Billboard Hot 100 trong 5 tuần (bài hát có 41 tuần nằm trong bảng xếp hạng, tính cả thời gian xếp hạng năm 1976) và thắng một giải Video âm nhạc của MTV. Album tổng hợp Classic Queen còn vươn tới hạng 4 trên Billboard 200 và 3 lần giành chứng nhận Bạch kim tại Mỹ. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1992, một buổi hòa nhạc tưởng nhớ Freddie Mercury được tổ chức ở sân vận động Wembley, London trước 72.000 khán giả. Các nghệ sĩ và ban nhạc như Def Leppard, Robert Plant, Guns N' Roses, Elton John, David Bowie, George Michael, Annie Lennox, Seal, Extreme và Metallica cùng với 3 thành viên còn lại của Queen đã trình diễn phần lớn các bài hát nổi tiếng của ban nhạc. Sách kỷ lục Guinness ghi nhận đây là "đêm nhạc rock từ thiện lớn nhất", thu hút hơn 1.2 tỷ người theo dõi khắp thế giới và quyên góp 20 triệu bảng Anh cho các quỹ từ thiện bệnh AIDS. Ngày 25 tháng 11 năm 1996, một bức tượng của Mercury hướng về Hồ Geneva được khánh thành tại Montreux, gần 5 năm sau khi ông mất. === 1995–2003: Made in Heaven và 46664 Concert === Album cuối cùng của Queen phát hành vào năm 1995 là Made in Heaven, 4 năm sau cái chết của Freddie Mercury. Album bao gồm các bài hát như "Too Much Love Will Kill You" và "Heaven for Everyone", trích từ những bản thu âm cuối cùng của Freddie trong năm 1991 và kết hợp thêm một số bài từ các album trước. Bài hát "Mother Love" là bản thu âm cuối cùng của Mercury, sử dụng máy đánh trống, sau đó May, Taylor và Deacon sau đó chèn thêm nhạc nền. Sau khi gần hoàn thành, Mercury cảm thấy chưa hoàn thiện và khẳng định "Tôi sẽ hoàn thành nó khi tôi trở lại"; dù vậy, ông chưa bao giờ trở lại phòng thu, vậy nên May thu đoạn cuối của bài hát. Toàn bộ giai đoạn thu âm diễn ra tại phòng thu của ban nhạc ở Montreux, Hà Lan. Album này dẫn đầu tại Anh ngay sau khi phát hành và bán ra hơn 20 triệu bản trên toàn cầu. Năm 1997, Queen trở lại phòng thu để thu âm "No-One but You (Only the Good Die Young)", ca khúc tưởng nhớ đến Mercury và những người ra đi quá sớm. Bài hát xuất hiện trong album tổng hợp Queen Rocks cuối năm đó. Tháng 1 năm 1997, Queen trình diễn trực tiếp "The Show Must Go On" cùng Elton John và Béjart Ballet trong đêm nhạc tưởng nhớ Mercury, đánh dấu lần trình diễn và xuất hiện cuối cùng của John Deacon, sau khi ông quyết định từ giã sân khấu. Đêm nhạc tại Paris là lần thứ hai mà Queen trình diễn sau khi Mercury qua đời, khiến Elton John thúc giục họ trở lại. Brian May và Roger Taylor cùng nhau trình bày tại nhiều đêm hòa nhạc và lễ trao giải, hát với nhiều khách mời. Thời gian này, họ biểu diễn bằng nghệ danh Queen + theo sau bằng tên nghệ sĩ khách mời. Năm 1998, May trình bày "Too Much Love Will Kill You" bên cạnh Luciano Pavarotti, "Radio Ga Ga", "We Will Rock You" và "We Are the Champions" cùng Zucchero trong đêm nhạc từ thiện của Pavarotti. Họ còn tham dự trong một đêm nhạc khác của Pavarotti tại Modena, Ý vào tháng 5 năm 2003. Nhiều nghệ sĩ khách mời thu âm lại nhiều bài hát của Queen dưới nghệ danh Queen +, như Robbie Williams trong bài hát "We Are the Champions" thuộc album nhạc phim A Knight's Tale (2001). Năm 1999, album tuyển tập Greatest Hits III được phát hành. Trong album, "Queen + Wyclef Jean" trình bày một phiên bản rap của "Another One Bites the Dust". Một phiên bản trực tiếp của "Somebody to Love" do George Michael trình bày và "The Show Must Go On" cùng Elton John cũng xuất hiện. Đến thời điểm này, Queen trở thành nghệ sĩ bán chạy thứ hai trong lịch sử Anh Quốc, đứng sau the Beatles. === 2004–09: Queen + Paul Rodgers === Vào cuối năm 2004, có tin nói rằng Queen sẽ và tái hợp và sẽ tổ chức tua diễn vào năm 2005 với Paul Rodgers (người sáng lập và là người hát chính của ban nhạc Free, Bad Company và ban nhạc The Firm). Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, ở trên trang Web của Brian May Rodgers cũng viết rằng Rodgers sẽ hợp tác cùng Queen, không phải là thay thế Freddie Mercury. Deacon sẽ không tham gia, Danny Miranda của ban nhạc Blue Öyster Cult sẽ chơi ghi ta bass thay anh. Những thành viên khác của tua diễn bao gồm Spike Edney, chơi keyboard, anh cũng đã từng chơi ghi ta và keyboard trong live show của Queen từ những năm đầu của thập niên 1980, thêm vào đó có Jamie Moses, chơi ghi ta, người đã hợp tác với Brian May trong biểu diễn sô lô từ những năm đầu của thập niên 1990. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2005, một album đôi thu trực tiếp đã được phát hành, Return of the Champions có Paul Rodgers tham gia. Nó được thu âm vào tháng 5 năm 2005 trong tua diễn Queen và Paul Rodgers ở sân vận động Sheffield Arena ở Sheffield, Anh. Để phục vụ cho việc kỷ niệm 30 năm ngày ra album A Night at the Opera, một phiên bản mới, gồm 2 đĩa đã được phát hành, ngoài đĩa CD ra còn có cả đĩa DVD với những video của mọi bài hát, ngoại trừ bài "Bohemian Rhapsody" và "You're My Best Friend". Vào tháng 3 năm 2006, Queen và Paul Rodgers bắt đầu tua diễn ở Mỹ và Canada. Tua diễn này độc lập với chuyến diễn 2 ngày ở Mỹ trong tua đầu tiên của Queen va Paul Rodgers, đánh dấu một tua diễn khá trọn vẹn từ khi tổ chức tua "Hot Space" vào năm 1982. John Deacon đã không tham gia diễn cùng cả nhóm. Queen và Paul Rodgers đã giới thiệu bài hát đầu tiên của họ như là một sự hợp tác, có tên là "Take Love" trong tua diễn tại Mỹ. === 2009–11: Tách khỏi EMI, kỷ niệm 40 năm ngày thành lập === === 2011–nay: Queen + Adam Lambert, Queen Forever === == Phong cách nghệ thuật == === Phong cách âm nhạc === == Di sản == Năm 2005, theo sách Kỷ lục Guinness của thế giới, album của Queen đã được bình chọn nhiều lần trong bảng xếp hạng của Anh hơn bất kỳ ban nhạc nào khác. Cũng trong năm 2005 cùng sự phát hành album thu trực tiếp với Paul Rodgers, Queen đã xuống vị trí thứ ba về thời gian kết hợp nhiều nhất trong bảng bình bầu của Anh, The Beatles không có trong danh sách. (Danh sách này không thừa nhận các bình bầu mà có danh sách ít hơn trong những năm của thập niên 1960). Dự đoán mức doanh thu của họ rất lớn. Vào năm 2001 doanh thu của họ đạt tới 100 triệu bản Anh khắp thế giới ; tuy nhiên, theo một tờ báo phát hành 2 năm sau đó, Queen "thống kê được số lượng bán được là 150 triệu bản". Năm tiếp theo, "hơn 190 triệu bản" đã được thông báo ở buổi gia nhập UK Music Hall of Fame của họ. Một vài trang Web cũng đã ghi nhận con số 300 triệu bản. Tổng số đĩa bán được ở Mỹ là trên 32 triệu bản cho tới năm 2006. Các buổi trình diễn ngoài trời của Queen thực sự gây chấn động, toàn các thiết bị âm thanh và ánh sáng to lớn, đồ sộ, đôi khi còn biểu diễn cả nghệ thuật bắn pháo hoa nữa, và nhiều hiệu ứng âm thanh khác để làm cho buổi trình diễn của họ trở nên giống như một buổi diễn ở sân khấu nhà hát. Mercury đắm chìm vào trong đám đông những thanh niên hâm mộ và kích động họ, hơi có nét giống ca sĩ Kurt Cobain (Mercury có được nhắc tới trong di chúc trước khi chết của Kurt Cobain), Mercury được mọi người hoàn toàn thán phục. Khởi đầu với bài hát "News Of The World" vào năm 1977, Queen viết các bài hát với mục đích thu hút người nghe như bài "We Will Rock You" và "We Are The Champions" và tạo thêm các bài khác giống thế như "Radio Ga Ga" để gây nhiều tiếng vang. Kết quả là đã gây được ấn tượng ở buổi diễn Live Aid, có gần 80.000 người đến sân vận động Wembley và vỗ tay trên đầu họ theo nhịp câu hát "Radio Ga Ga". Họ đã được coi như là một trong những ban nhạc nổi tiếng mọi thời đại. Queen cũng đã được công nhận là một trong những ban nhạc đầu tiên sử dụng màn hình lớn (hay Jumbotron) ở các buổi công diễn. Queen bắt đầu lao vào nhiều tua diễn đáng nhớ như buổi diễn lịch sử Live Aid tổ chức ở sân Wembley ở Anh và ở festival Rock in Rio ở Brasil, đây cũng là tua diễn cuối cùng của nhóm để giới thiệu album A Kind of Magic. Queen thường chơi bài hát God Save the Queen sau mỗi buổi công diễn của mình. Buổi công diễn ở Wembley, một phần trong tua diễn ở Anh năm 1986 đã thu hút 150.000 người trong 2 đêm diễn. Một thời điểm đáng ghi nhớ và mang tính tiên đoán (điều này có thể được nghe lại ở bản thu buổi công diễn này đã được biên tập lại) đã xảy ra khi Freddie Mercury nói với khán giả phía dưới: "Gần đây có nhiều lời đồn đại về một ban nhạc tên là Queen... lời đồn nói rằng chúng tôi sắp tan rã. Các bạn nghĩ sao?" Khán giả: "Không!" Freddie: "Quên tất cả những lời đồn đó đi, tôi chắc chắn chúng tôi sẽ ở bên nhau cho đến chết!". Vào ngày 9 tháng 8 năm đó, buổi công diễn Knebworth có 150.000 khán giả, Freddie đã nói những lời sau: "...và gần đây, có nhiều lời đồn rằng chúng tôi sắp tan rã, nhưng ý tôi là, thật ra, các bạn hãy nhìn xem! Ý tôi là làm sao có thể chia tay được khi có những khán giả như thế này, thật là như vậy! Chúng tôi đâu có ngu ngốc như thế!". Ba năm gần thời điểm đó, người ta rất ít khi thấy cả ban nhạc cùng biểu diễn, trong thời gian này, Freddie Mercury đã thu âm một vài bài sô lô và Roger Taylor cũng hợp tác với The Cross. Theo sách của Jim Hutton, Mercury và Tôi, Freddie Mercury đã được chẩn đoán là mắc HIV dương tính vào năm tiếp theo (1987), điều này có thể giải thích tại sao họ lại ra đi lặng lẽ sau một tua diễn thành công như vậy. (Jim Hutton là người bạn cuối cùng của Mercury, chơi với anh từ những năm giữa thập niên 1980 đến khi anh chết). === Ảnh hưởng === Queen được nhớ tới với âm nhạc có tính chất của sân khấu kịch hát mà người ta chưa bao giờ được thấy, sự phô trương và quảng cáo khá nhiều đến nỗi các nhà phê bình đã xếp Queen vào vị trí là người chủ đạo trong cuộc cách mạng của nhạc rock. Queen đặc biệt được nhắc tới với âm nhạc mang tính chiết trung cao và những sô diễn gây chấn động. Queen thường thu âm nhiều thể loại nhạc khác nhau, tạo ra các loại nhạc đa dạng và có tính ảo giác (trong những bài hát như "The Fairy Feller's Master-Stroke" và "Jesus"), thể loại hard rock trong bài ("We Will Rock You" và "Hammer to Fall)", thể loại funk và disco trong bài ("Another One Bites the Dust" và "Staying Power"), loại nhạc heavy metal trong bài ("Stone Cold Crazy", "Brighton Rock"), và thậm chí là ractim (trong bài "Bring Back That Leroy Brown" và "Seaside Rendezvous"). Cũng giống như âm nhạc của họ, những ban nhạc chịu ảnh hưởng của Queen cũng rất đa dạng. Những ban nhạc, nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của Queen bao gồm Judas Priest, Def Leppard, Iron Maiden, Mötley Crüe, Steve Vai, George Michael, Metallica, The Flaming Lips, Ween, Guns N' Roses, Chris Cornell, Trent Reznor, Extreme, Dream Theater, Nirvana, Jellyfish, The Smashing Pumpkins, Green Day, Robbie Williams, Ben Folds Five, Foo Fighters, Joan Osborne, Muse, The Darkness, Franz Ferdinand, Jetliner và còn nhiều nữa. == Trong văn hóa == === Kịch nghệ === Vào năm 2002, một vở ca kịch mang âm hưởng của nhạc trong nhà hát dựa trên các bài hát của Queen, mang tựa đề We Will Rock You, được trình diễn buổi đầu tiên ở nhà hát Dominion ở West End, London. Vở ca kịch được sáng tác bởi nhà hài kịch và nhạc sĩ người Anh Ben Elton viết, cộng tác với Brian May và Roger Taylor. Nó đã được trình diễn ở Barcelona (Tây Ban Nha); Melbourne, Sydney và Brisbane (Úc); Köln (Đức); và Las Vegas (Mỹ). Vở kịch sẽ kết thúc phần Dominion của nó vào ngày 7 tháng 10 năm 2006. Nhà sản xuất của buổi diễn là Công ty giải trí Phil McIntyre và Trung tâm sản xuất của Queen đang khớp nối và chọn lựa cho tua diễn We Will Rock You trên khắp nước Anh. We Will Rock You trở thành vở kịch được biểu diễn lâu nhất ở nhà hát hàng đầu này của Anh, vượt kỷ lục dược ghi trước đây là Vở kịch Grease. Vở kịch này được trình diễn đồng thời với lễ kỷ niệm vàng của Nữ hoàng Elizabeth II. Như một phần trong lễ kỷ niệm, Brian May đã trình diễn một sô lô ghi ta trong bài God Save the Queen, trong album A Night at the Opera từ trên mái của điện Buckingham. Bản thu buổi diễn này đã được dùng như là một video clip cho bài hát giống như vậy trong phiên bản kỷ niệm của "A Night at the Opera". === Kỹ thuật số === Dưới sự giám sát của Brian May và Roger Taylor, một số lượng lớn dự án nhạc đã được thực hiện để số hoá danh mục dài các audio và video của Queen. Các đĩa DVD thu âm buổi công diễn nổi tiếng của họ vào năm 1986 ở sân vận động Wembley (mang tên Live At Wembley Stadium) và buổi diễn Milton Keynes năm 1982, cùng 2 đĩa DVD các bài hay nhất (Số 1 và 2, các bài trong các thập niên 1970 và 1980) đã được ban nhạc cho trộn âm lại và chuyển sang phiên bản 5.1 và âm thanh DTS Surround. Cho đến nay, hai trong số những album được tôn vinh của Queen, A Night At The Opera và The Game, đã được số hoá sang các album DVD-Audio. Vì các album này có cách chuyển soạn và phối nền giàu nhạc điệu, phương tiện lưu trữ này dường như phù hợp với âm nhạc của Queen. Brian May đã nói rằng anh ta thích chứng kiến toàn bộ catalogue của Queen được tái sản xuất theo định dạng này, vì nó gần hơn so với những gì mà ban nhạc đã dự định cho các tác phẩm của mình từ mấy năm trước. Vào năm 1998, Queen đã kết hợp với Electronic Arts, phát hành trò chơi trên máy tính có tên là Queen: The Eye, tuy nhiên đã gặp thất bại thương mại thảm hại. Bản thân âm nhạc - các bài hát của Queen, trong nhiều trường hợp đã được hoà trộn với những phiên bản nhạc khí mới - và đã được tiếp nhận rất tốt, tuy nhiên trò chơi này có cách chơi được thiết kế quá nghèo nàn dẫn đến ít người chơi. Thêm vào phần rắc rối là thời gian phát triển khá dài, kết quả là các thành phần đồ họa dường như đã lạc hậu hẳn so với công nghệ tại thời điểm phát hành. Queen tiếp tục làm như vậy trong việc thu âm những buổi công diễn tiếp theo, ít nhất hơn một tuyển chọn video (Số 3) và phần còn lại của album có định dạng DVD-Audio. Rất thức thời, Taylor và May liên tục liên hệ với các fan, những người sưu tập và các chuyên gia công nghiệp để tìm ra những yêu cầu cho các tác phẩm trong tương lai cũng như phát minh mới nhất trong công nghiệp và công nghệ mà họ có thể sử dụng. === Điện ảnh và truyền hình === Queen đã đóng góp âm nhạc trong bộ phim Flash Gordon và Cao nguyên (đạo diễn phim nguyên bản là Russell Mulcahy). Nhạc của Queen nổi bật, dễ nhận thấy trong một vài phim như Đại bàng sắt, National Lampoon's Loaded Weapon, Wayne's World, Small Soldiers, Super Size Me, A Knight's Tale, The Girl Next Door, Revenge of the Nerds và Shaun of the Dead. Bản cover của "Somebody to Love" được hát bởi Anne Hathaway trong bộ phim Ella Enchanted làm năm 2004. Một phiên bản của "The Show Must Go On" đã được trình diễn vào năm 2001 bởi Jim Broadbent và diễn viên Nicole Kidman bộ phim âm nhạc Moulin Rouge!. Bài hát "Bohemian Rhapsody" đã được tái bản sau khi xuất hiện trong phim Wayne's World và sau đó được bình chọn vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng Billboard của Mỹ. == Thành viên == Thành viên hiện tại Brian May – guitar chính, keyboard, dương cầm, hát (1970–nay) Roger Taylor – trống, bộ gõ, rhythm guitar, tambourine, hát (1970–nay) Cựu thành viên Freddie Mercury – hát chính, dương cầm, rhythm guitar, tambourine (1970–1991; qua đời) John Deacon – bass guitar, rhythm guitar, keyboard, hát bè, kẻng (1971–1997) Giọng ca khác Paul Rodgers (2004–2009) Adam Lambert (2011–nay) Giọng ca khách mời David Bowie (1981, 1992) Annie Lennox (1992) Lisa Stansfield (1992–1993) George Michael (1992–1993) Elton John (1992, 1997) Zucchero (1992, 1998) Robbie Williams (2001) Kris Allen (2009) Jessie J (2012) Nate Ruess (2013) Lady Gaga (2014) Thành viên lưu diễn Morgan Fisher – keyboard, dương cầm (1982) Fred Mandel – keyboard, dương cầm (1982) Spike Edney – keyboard, dương cầm, rhythm guitar, hát bè (1984–nay) Jamie Moses – rhythm guitar, hát bè (1998–2009) Danny Miranda – bass guitar, hát bè (2005–2009) Rufus Tiger Taylor – bộ gõ, trống, hát bè (2011–nay) Neil Fairclough – bass guitar, hát bè (2011–nay) Thành viên sớm nhất Mike Grose – bass (1970) Barry Mitchell – bass (1970–1971) Doug Ewood Bogie – bass (1971) Niên biểu == Lưu diễn == Queen I Tour (1973–74) Queen II Tour (1974) Sheer Heart Attack Tour (1974–75) A Night at the Opera Tour (1975–76) Summer Gigs 1976 (1976) A Day at the Races Tour (1977) News of the World Tour (1977–78) Jazz Tour (1978–79) Crazy Tour (1979) The Game Tour (1980–81) Hot Space Tour (1982) The Works Tour (1984–85) The Magic Tour (1986) Queen + Paul Rodgers Tour (2005–06) Rock the Cosmos Tour (2008) Queen + Adam Lambert Tour 2012 (2012) Queen + Adam Lambert Tour 2014–2015 (2014–15) Queen + Adam Lambert 2016 Summer Festival Tour (2016) == Danh sách đĩa nhạc == Queen (1973) Queen II (1974) Sheer Heart Attack (1974) A Night at the Opera (1975) A Day at the Races (1976) News of the World (1977) Jazz (1978) The Game (1980) Flash Gordon (1980) – nhạc phim Hot Space (1982) The Works (1984) A Kind of Magic (1986) The Miracle (1989) Innuendo (1991) Made in Heaven (1995) == Xem thêm == Danh sách nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất Danh sách nghệ sĩ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll == Tham khảo == === Chú thích === === Thư mục === == Liên kết ngoài == Website chính thức Queen tại DMOZ
đội tuyển bóng đá quốc gia trung hoa đài bắc.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Hoa Đài Bắc (tiếng Trung: 中華台北足球代表隊; tên tiếng Anh: Chinese Taipei national football team) là tên gọi của FIFA dành cho đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Đài Loan, do Hiệp hội bóng đá Trung Hoa Đài Bắc quản lý. Trận đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Trung Hoa Đài Bắc là trận gặp đội tuyển Việt Nam Cộng hòa vào năm 1954. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là 2 chiếc huy chương vàng Asiad giành được vào các năm 1954, 1958 và hạng ba Cúp bóng đá châu Á 1960. == Danh hiệu == Cúp bóng đá châu Á Hạng ba: 1960 Hạng tư: 1968 Bóng đá nam tại Asiad: 1954; 1958 == Thành tích tại các giải đấu == === Giải vô địch bóng đá thế giới === 1930 đến 1950 – Không tham dự vì thuộc Nhật Bản đến năm 1945 1954 đến 1958 – Bỏ cuộc 1962 đến 1974 – Không tham dự 1978 đến 2018 – Không vượt qua vòng loại === Cúp bóng đá châu Á === 1956 - Không vượt qua vòng loại 1960 - Hạng ba 1964 - Không tham dự 1968 - Hạng tư 1972 đến 1988 - Không tham dự 1992 đến 2015 - Không vượt qua vòng loại === Cúp Challenge AFC === 2006 - Tứ kết 2008 đến 2014 - Không vượt qua vòng loại === Giải vô địch bóng đá Đông Á === 2003 - Hạng 5 2005 - Hạng 6 2008 - Hạng 6 2010 - Hạng 6 2013 - Hạng 7 == Đội hình hiện tại == Đội hình tập trung chuẩn bị thi đấu vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019 vào ngày 2 tháng 6 đến ngày 11 tháng 10 năm 2016. === Triệu tập gần đây === Đây là những cầu thủ đã từng được triệu tập trong những lần tập trung gần đây. == Xem thêm == Giải bóng đá vô địch quốc gia Trung Hoa Đài Bắc == Tham khảo == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Đài Loan trên trang chủ của FIFA
cairo.txt
Cairo (Tiếng Ả rập: القاهرة‎ ​ chuyển tự: al-Qāhirah), từ này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập nghĩa là "khải hoàn". Phạm Phú Thứ trong phái đoàn của Phan Thanh Giản khi sang Pháp cố chuộc lại các tỉnh Nam Kỳ cho nhà Nguyễn, trên chuyến hải hành có ghé Cairo và ông phiên âm là Kê Thành ghi lại trong Tây hành nhật ký nên trong sử Việt Cairo cũng có tên tiếng Việt. Cairo là thủ đô của Ai Cập. Dân số vùng đô thị Cairo là 15,2 triệu người. Cairo là vùng đô thị lớn thứ 17 về mặt dân số của thế giới, thứ 10 năm 2004 về tiêu chí này. Cairo là vùng đô thị đông dân nhất châu Phi. Vị trí thành phố: 30°2' vĩ bắc, 31°13' kinh đông (30.03333, 31.21667). [2] Trong khi al-Qāhirah là tên chính thức của thành phố, theo tiếng địa phương, thành phố được gọi đơn giản là tên của đất nước Miṣr (مصر) hay phát âm Maṣr theo phương ngữ. == Lịch sử == === Định cư ban đầu === Khu vực xung quanh Cairo ngày nay đặc biệt là Memphis từng là tâm điểm của Ai Cập cổ đại do vị trí chiến lược của nó nằm ngay phần thượng nguồn của đồng bằng châu thổ sông Nile. Tuy nhiên, các nguồn gốc về thành phố hiện đại thường được xem là những khu định cư trong thiên niên kỷ 1. Vào khoảng thế kỷ 4, khi Memphis đang trên đà suy sụp nghiêm trọng, người La Mã đã thành lập một thị trấn pháo đài dọc theo bờ đông của sông Nile. Pháo đài này có tên là Babylon, hiện là cấu trúc cổ nhất trong thành phố. Nó cũng có vai trò là hạt nhân của cộng đồng Chính thống giáo Copt, tách biệt với Giáo hội Rôma và Byzantine vào cuối thế kỷ 4. Nhiều nhà thời Copt cổ nhất của Cairo, trong đó có Nhà thờ Treo, nằm dọc theo các bức tường của pháo đài trong một phần của thành phố được gọi là Cairo Copt. === Thành lập và mở rộng === === Thời Ottoman === == Địa lý == Cairo nằm ở miền bắc Ai Cập, còn gọi là hạ Ai Cập cách phía nam của Địa Trung Hải 165 km, cách phía tây của Vịnh Suez và kênh đào Suez 120 km. Thành phố nằm dọc theo sông Nile, tại vị trí ngay khi thung lũng này rời khỏi ranh giới với sa mạc và các nhánh của nó chảy vào vùng châu thổ sông Nile. Mặc dù vùng đô thị Cairo mở rộng từ sông Nile theo mọi hướng, nhưng thành phố Cairo chỉ nằm trên bờ đông của dòng sông và 2 đảo nằm trong lòng sông với diện tích 453km2. == Khí hậu == == Những người Cairo nổi tiếng == Abu Sa'id al-Afif - Fifteenth Century Samaritian Boutros Boutros-Ghali, cựu Tổng Thư ký của Liên hiệp quốc Mohamed ElBaradei, Giải Nobel Hòa bình 2005 Ahmed Hossam, cầu thủ bóng đá Naguib Mahfouz, Giải Nobel Văn học 1988 Omar Sharif, diễn viên đề cử cho Giải Oscar Ahmed Zewail, Giải Nobel Hóa học 1999 == Các quận == == Thành phố kết nghĩa == Các thành phố kết nghĩa với Cairo gồm: Châu Mỹ Thành phố New York, Hoa Kỳ Houston, Hoa Kỳ (1998) Ottawa, Ontario, Canada (1989) Châu Á Bắc Kinh, Trung Quốc (1990) Seoul, Hàn Quốc (1997) Tokyo, Nhật Bản (1990) Tây An, Trung Quốc (1997) Châu Âu Barcelona, Tây Ban Nha (1992) Stuttgart, Đức (từ 1979) Frankfurt, Đức (1979) Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (1988) Minsk, Belarus (1998) Paris, Pháp (1985) Sarajevo, Bosnia và Herzegovina (không rõ ngày) Châu Phi Khartoum, Sudan == Xem thêm == Thủ đô Ai Cập Cairo Metro Wagh el Birket Cairo Geniza Smart Village Nhà thời Hồi giáo Ibn Tulun Danh sách di sản thế giới tại châu Phi == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Coptic Churches of Cairo Helpful guide for Cairo Cairo Travel Photos Pictures of Cairo published under Creative Commons License Cairo Bản đồ từ from Multimap hoặc GlobalGuide hoặc Google Maps Hình ảnh từ trên không trung lấy từ TerraServer Hình ảnh chụp từ vệ tinh lấy từ WikiMapia
hợp đồng.txt
Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội. Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn. == Sử dụng == Nội dung cơ bản nhất cấu thành hợp đồng là chào mời của một bên và chấp thuận của bên kia. Thông thường, một hợp đồng được làm bằng văn bản. Các hợp đồng dân sự mang tính xã hội, như: hợp đồng cho tặng, thừa kế (di chúc), v.v... Các hợp đồng kinh tế ví dụ như hợp đồng mua sắm hay thuê dịch vụ hay vật dụng hàng hóa, hợp đồng bảo hiểm, tín dụng ngân hàng, v.v... == Cấu trúc == Trong một hợp đồng làm bằng văn bản, các nội dung cần thiết được thể hiện là: Tên và thông tin địa chỉ các bên Thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận Nội dung và phạm vi công việc thực hiện/hàng hóa được mua bán Giá cả và số lượng hàng hóa Quy cách hàng hóa Thời điểm và phương thức giao hàng Phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng và tòa thụ lý nếu có tranh tụng Bảo mật thông tin Các điều khoản chung và thời hiệu hợp đồng == Hợp đồng dân sự xã hội == Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. == Hợp đồng kinh tế == === Hợp đồng mua bán hàng hoá === === Hợp đồng bảo hiểm === === Hợp đồng phân phối, đại lý và trung gian === === Hợp đồng sở hữu trí tuệ === === Hợp đồng liên doanh === === Hợp đồng hàng hải (Vận đơn, Hợp đồng thuê tàu) === === Hợp đồng lao động === === Các loại hợp đồng dự án xây dựng === Hợp đồng kinh tế là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Năm 1999, Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn (FIDIC) công bố các mẫu hợp đồng tiêu chuẩn sau: Hợp đồng xây dựng (hợp đồng giao nhận thầu xây lắp) áp dụng cho các dự án xây lắp công trình xây dựng hoặc công trình kỹ thuật, mà đã được thiết kế trước bởi chủ đầu tư hay nhà tư vấn đại diện của chủ đầu tư, giao cho nhà thầu thi công thực hiện xây dựng và lắp đặt. Hợp đồng Thiết kế-Xây dựng: Chủ đầu tư thỏa thuận giao cho nhà thầu thiết kế và thi công xây lắp một dự án xây dựng. Hợp đồng tổng thầu EPC (Kỹ thuật-Mua sắm-Xây dựng)/chìa khóa trao tay (turnkey projects). Loại hợp đồng này, nhà thầu chịu trách nhiệm toàn bộ về thiết kế, mua sắm và thi công công trình, thực hiện tất cả các công việc về kỹ thuật, mua sắm, xây dựng và lắp đặt dây chuyền công nghệ của một nhà máy, dự án kết cấu hạ tầng. Nhà thầu cung cấp một công trình trang bị đầy đủ, sẵn sàng đưa vào hoạt động. Chủ đầu tư chỉ còn mỗi việc là "vặn chìa khóa" để sử dụng. Hợp đồng ngắn gọn áp dụng cho các công trình kiến trúc hay công trình kỹ thuật có giá trị vốn tương đối nhỏ, công việc tương đối đơn giản, lặp đi lặp lại hay công việc làm trong một thời gian ngắn. Các mẫu hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn này của FIDIC thường được áp dụng cho các dự án xây dựng quốc tế, các dự án xây dựng sử dụng vốn ODA. == Tham khảo == Sách Điều kiện hợp đồng FIDIC của Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn. Trang web của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam == Xem thêm == Chế định hợp đồng trong Luật dân sự Việt Nam
british invasion.txt
Cuộc xâm lăng của nước Anh (nguyên gốc tiếng Anh: British Invasion) là khái niệm để chỉ sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường âm nhạc Mỹ của các nghệ sĩ tới từ nước Anh vào nửa đầu những năm 60 của thế kỷ 20. == Bối cảnh == Rock and Roll và blues trở nên phổ biến với giới trẻ Anh từ những năm 50. Trong khi những nỗ lực về mặt thương mại nhằm xây dựng một hình ảnh rock and roll mang tính Mỹ nhanh chóng thất bại, trad jazz lấy cảm hứng từ nhạc skiffle sớm lấy được lòng người Anh và sau này trở thành hạt nhân của "cuộc xâm lăng". Lonnie Donegan, một nghệ sĩ chơi nhạc skiffle nổi tiếng tại Anh, có ngay một ca khúc "Rock Island Line" nằm trong Top 20 của Mỹ từ những năm 50, sau đó là "Does Your Chewing Gum Lose Its Flavour (On the Bedpost Overnight?)" vào năm 1961. Hàng loạt các ban nhạc của Anh ra đời theo phong cách pha trộn giữa âm nhạc Anh và Mỹ. Chúng bùng nổ ở Liverpool, cái nôi của Mersey Beat. Năm 1962, "Telstar" của The Tornado trở thành ca khúc đầu tiên của Anh là đĩa đơn đứng đầu tại Mỹ. Cùng năm đó, tam ca The Springfields với sự góp mặt của Dusty Springfield cũng có mặt tại Top 20. == Cuộc xâm lăng == Ngày 10 tháng 12 năm 1963, chương trình CBS Evening News đề cập tới Beatlemania ở Anh, cùng với đó chiếu ca khúc đình đám "She Loves You". Sau khi xem xong, cô bé 15 tuổi Marsha Albert từ Maryland viết bức thư hỏi DJ Caroll James "tại sao chúng ta không có thứ nhạc đó tại Mỹ?" Ngày 17 tháng 12, James và Albert cùng giới thiệu từ phòng thu ca khúc "I Want to Hold Your Hand". Ngày 26 tháng 12, Capitol Records phát hành ca khúc này 3 tuần trước định hạn. Đây chính là điểm khởi đầu của Beatlemania tại Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1964, "I Want to Hold Your Hand" leo một lèo lên vị trí số 1 tại tạp chí Cash Box. Tại Billboard, nó làm được điều tương tự vào ngày 1 tháng 2. Ngày 7 tháng 2, CBS Evening News dùng cụm từ "Cuộc xâm lăng của nước Anh" là "khái niệm Beatlemania tại nước Mỹ", cùng với đó là hình ảnh The Beatles xuất hiện tại sân bay JFK, New York. Chỉ 2 ngày sau, họ có mặt trên chương trình The Ed Sullivan Show. Nielsen Ratings ước tính 45% người Mỹ đều theo dõi trực tiếp chương trình đó. Ban nhạc sau đó liên tiếp có những thành công tại đây cho tới khi họ tan rã vào năm 1970. Dusty Springfield, được tính trong sự nghiệp solo, là nghệ sĩ đầu tiên không phải The Beatles trong thời kỳ "xâm lăng" giành được vị trí quán quân tại Mỹ với ca khúc "I Only Want to Be With You". Cô cũng có nhiều ca khúc xuất sắc khác, mà theo Allmusic bình luận "là ca sĩ da trắng có giọng soul mượt mà nhất vào lúc đó". Lần lượt trong 2 năm tiếp theo, Chad & Jeremy, Peter and Gordon, The Animals, Manfred Mann, Petula Clark, Freddie and the Dreamers, Wayne Fontana and the Mindbenders, Herman's Hermits, The Rolling Stones, The Kinks, The Troggs và Donovan đều có 1 hay nhiều đĩa đơn quán quân. Ngoài ra có thể kể tới Them và The Dave Clark Five. Hiển nhiên, "cuộc xâm lăng" cũng có các thứ hạng cao tại Anh. Các nghệ sĩ chủ yếu chia làm 2 phong cách chính: blues kiểu rock, hoặc chơi guitar rock/pop. Làn sóng "xâm lăng" thứ hai sau này của The Who và The Zombies lại có những ảnh hưởng của nhạc pop và nhạc rock Mỹ. Thứ âm nhạc của làn sóng "xâm lăng" đầu tiên, mà The Beatles là đại diện tiêu biểu, thì bị ảnh hưởng bởi rock and roll của Mỹ, một thể loại không thực sự phổ thông và chỉ được biết tới nhiều hơn nhờ "cuộc xâm lăng". Những nghệ sĩ người Anh thực tế đã làm sống lại những thể loại nhạc vốn của người da màu Mỹ. Bộ phim A Hard Day's Night (1964) của The Beatles cùng với những hình ảnh từ con phố mua sắm nổi tiếng Carnaby Street đã khiến người Mỹ đi theo quan điểm âm nhạc và thời trang của người Anh. Thời trang và hình ảnh của The Beatles đã được biết tới sớm bởi thành phần hâm mộ rock and roll tại Mỹ. Phong cách của họ (mặc vest và trang phục lịch lãm) "thách thức phong cách thời trang của đàn ông Mỹ", trong khi âm nhạc của họ thực sự thách thức những ý tưởng ban đầu của rock and roll. The Rolling Stones được công chúng Mỹ đánh giá như một ban nhạc "khùng" và "nguy hiểm". Họ bắt đầu "cuộc xâm lăng" với những ảnh hưởng từ giai điệu của âm nhạc người da màu, như nhạc rhythm và nhạc blues. Hình ảnh họ tạo ra nhằm tạo nên sự đối lập với những chàng trai của The Beatles – những người xây dựng hình ảnh ban nhạc pop dễ gần và thân thiện. The Stones được ưa chuộng nhiều ở những vùng ngoại ô, chủ yếu là tầng lớp trẻ; họ thường phổ biến thứ giai điệu của nhạc R&B của những người da màu vốn đã bị công chúng Mỹ phớt lờ từ những năm 50. Sự phổ biến rộng khắp toàn thế giới của nhạc Rock vào khoảng năm 1967 chính thức chấm dứt thời kỳ "xâm lăng". == Ảnh hưởng == "Cuộc xâm lăng của nước Anh" tạo nên rất nhiều ảnh hưởng rộng khắp. Nó góp phần mang rock and roll phổ biến ở mọi nơi, đưa nước Anh trở thành trung tâm của âm nhạc thế giới, và mở ra thời kỳ thành công vang dội cho vô vàn các nghệ sĩ Anh sau này. Tại Mỹ, "cuộc xâm lăng" chính thức chấm dứt kỷ nguyên của nhạc surf (âm nhạc solo nhạc cụ), các girl group tiền-Motown, nhạc folk, và thứ âm nhạc teen thống trị các bảng xếp hạng trong giai đoạn cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Nó cũng làm hỏng sự nghiệp của vài nghệ sĩ R&B, như Fats Domino hay Chubby Checker, thậm chí làm gián đoạn sự thống trị của vài nghệ sĩ thành danh, chẳng hạn như Elvis Presley. Nó thúc đẩy việc các ban nhạc nghiệp dư đi theo phong cách của "cuộc xâm lăng" – hoàn cảnh của rất nhiều nghệ sĩ Mỹ nhiều thập kỷ sau. "Cuộc xâm lăng" góp phần tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa các thể loại của nhạc rock, cùng với đó là đóng khung hình ảnh của một ban nhạc rock, với guitar và trống làm nhạc cho những sáng tác của chính họ. Dù rằng khá nhiều nhân vật liên quan tới "cuộc xâm lăng" không tạo ảnh hưởng quá rõ rệt, song rất nhiều trong số họ trở thành những biểu tượng của nhạc rock. Nhiều nghệ sĩ Mỹ có phong cách chơi nhạc vốn tương đồng các nghệ sĩ từ Anh, có thể kể tới The Beach Boys. Nó cũng là chủ đề gây tranh cãi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự nghiệp của nhiều nghệ sĩ Mỹ-Phi cũng như các nghệ sĩ nữ tại đây. Khá nhiều nghệ sĩ Mỹ cũng tạo ra thứ âm nhạc giống "cuộc xâm lăng", song họ cũng nhấn mạnh không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc Anh trở thành thứ gốc rễ cơ bản. Roger McGuinn của The Byrds nói rằng người Mỹ mắc nợ những nghệ sĩ Anh "họ đã chơi nhạc folk như thứ nhạc mà chúng ta vẫn đang chơi". == Xem thêm == Beatlemania Anglophilia Làn sóng Hàn Quốc Làn sóng Đài Loan == Tham khảo == == Thư mục == Miles, Barry The British Invasion: The Music, the Times, the Era Sterling Publishing 2009 ISBN 978-1-4027-6976-4 Harry, Bill The British Invasion: How the Beatles and Other UK Bands Conquered America Chrome Dreams 2004 ISBN 978-1-84240-247-4 == Liên kết ngoài == Gilliland, John (1969). “The British Are Coming! The British Are Coming!: The U.S.A. is invaded by a wave of long-haired English rockers.” (audio). Pop Chronicles. Digital.library.unt.edu.
kinshasa.txt
Kinshasa (tên trước đây Léopoldville hoặc Leopoldstad) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo. Từng là một làng chài, Kinshasa ngày nay là một thành phố sầm uất với dân số khoảng 8,9 triệu dân năm. Cùng với Johannesburg, Kinshasa giữ vị trí thành phố lớn thứ hai ở châu Phi cận Sahara và là thành phố lớn thứ ba ở châu lục này (sau Lagos và Cairo). Kinshasa là thành phố nói tiếng Pháp lớn thứ hai thế giới sau Paris. Nếu xu hướng tăng dân số như hiện nay tiếp tục thì Kinshasa trong vài năm nữa sẽ vượt Paris để thành thành phố có nhiều người nói tiếng Pháp nhất. == Địa lý == Kinshasa là một thành phố của sự tương phản sâu sắc, một bên là khu vực dân cư và thương mại giàu có và 3 trường đại học nằm bên cạnh một khu ổ chuột nằm ngổn ngang. Thành phố nằm bên bờ của sông Congo, đối diện trực tiếp với thành phố Brazzaville, thủ đô của Cộng hòa Congo. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có hai thủ đô của hai quốc gia đối diện qua một con sông và nhìn thấy nhau. Sông Congo là con sông dài thứ hai ở châu Phi (sau sông Nil) và là con sông có lưu lượng lớn nhất. Là một đường thủy, sông Congo cung cấp phương tiện cho phần lớn lưu vực cho các xà lan lớn giữa Kinshasa và Kisangani, và nhiều sông nhánh của nó cũng lưu thông được. Sông Congo là một nguồn thủy điện quan trọng và về phía hạ lưu của Kinshasa, sông Congo có tiềm năng đủ để phát điện cho toàn châu lục. === Khí hậu === Theo phân loại khí hậu của Köppen, Kinshasa có khí hậu nhiệt đới ẩm và khô. Khí hậu này đặc trưng bởi mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau và mùa khô ngắn diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9. Do Kinshasa nằm ở phía nam của xích đạo, nên mùa khô của nó bắt đầu gần điển đông chí (Nam Bán Cầu) trong tháng 6. Điều này trái ngược với các thành phố châu Phi nằm về phía bắc có cùng yếu tố khí hậu nơi mà mùa khô thường bắt đầu trong khoảng tháng 1. Mùa khô của Kinshasa hơi lạnh hơn mùa mưa mặc dù nhiệt độ tương đối ổn định quanh năm. == Một vài hình ảnh == == Tham khảo ==
giới hạn chảy.txt
Giới hạn chảy của vật liệu là giới hạn ứng suất tác động lên vật liệu gây biến dạng hình thù ban đầu do sự phá huỷ liên kết tổ chức của vật liệu, nhưng chưa phá hủy hoàn toàn vật liệu rắn. Có thể hiểu giới hạn chảy như là giới hạn lực tác động làm biến dạng vật liệu vượt quá biến dạng đàn hồi. Khi ứng suất tác dụng vượt quá giới hạn chảy biến dạng tăng lên rất nhanh dù ứng suất không thay đổi. Giới hạn chảy của vật liệu dòn thường gần trùng với độ bền của vật liệu. == Tham khảo ==
giờ mùa hè trung âu.txt
Giờ mùa hè Trung Âu (viết tắt theo tiếng Anh là CEST - Central European Summer Time) là tên gọi khác của múi giờ UTC+2. Nó được dùng như là giờ mùa hè tại các nước Trung Âu, nơi sử dụng múi giờ UTC+1 trong suốt mùa đông. Từ năm 1996, giờ mùa hè Trung Âu được thống nhất từ 2:00 giờ (theo múi giờ Giờ chuẩn Trung Âu vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 3 đến 3:00 (Giờ chuẩn Trung Âu) ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10 hàng năm. Trước đó, khái niệm này chưa được thống nhất giữa các quốc gia châu Âu. == Xem thêm == Giờ chuẩn Trung Âu Giờ mùa hè Đông Âu Quy ước giờ mùa hè == Tham khảo ==
nhà lý.txt
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家李 • 李朝, nhà Lý • Lý triều), là một triều đại trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Triều đại này trải qua 9 vị hoàng đế và chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi, bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm. Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) thành Đại Việt (大越), mở ra kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076) và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,...đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý. Quân đội nhà Lý được xây dựng có hệ thống đã trở nên hùng mạnh, ngoài chính sách Ngụ binh ư nông, các Hoàng đế nhà Lý chủ trương đẩy mạnh các lực lượng thủy binh, kỵ binh, bộ binh, tượng binh....cùng số lượng lớn vũ khí giáo, mác, cung, nỏ, khiên và sự hỗ trợ công cụ công thành như máy bắn đá, những kỹ thuật tiên tiến nhất học hỏi từ quân sự Nhà Tống. Việc trang bị đầu tư và quy mô khiến quốc lực dồi dào, có đủ khả năng thảo phạt các bộ tộc man di ở biên giới, cũng như quốc gia kình địch phía Nam là Chiêm Thành hay cướp phá thường xuyên, bảo vệ thành công lãnh thổ và thậm chí mở rộng hơn vào năm 1069, khi Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành và thu về đáng kể diện tích lãnh thổ. Quân đội nhà Lý còn vẻ vang hơn khi đánh bại quân đội của Vương quốc Đại Lý, Đế quốc Khmer và đặc biệt là sự kiện danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân đội đánh phá vào lãnh thổ nhà Nhà Tống vào năm 1075, dẫn đến Trận Như Nguyệt xảy ra trên đất Đại Việt và quân đội hùng mạnh của nhà Tống hoàn toàn thất bại. Bên cạnh quân sự, nhà Lý còn nổi tiếng về nghệ thuật với kinh đô Thăng Long phỏng theo mô hình kinh thành Trường An của nhà Đường và Khai Phong của nhà Tống, tạo nên một quần thể kiến trúc vĩ đại và hoa lệ. Những hiện vật về mái ngói, linh thú trang trí trên nóc mái và các loại gạch lót cho thấy trình độ mỹ nghệ cao của các nghệ nhân thời Lý. Con Rồng thời Lý được xem là hình tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình đương thời, bên cạnh các tượng Phật lớn còn lại cho thấy tư duy đồ sộ của người thời Lý là rất lớn. Ba trong 4 bảo vật của An Nam tứ đại khí là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Tượng phật Chùa Quỳnh Lâm được tạo ra trong thời đại nhà Lý. Cùng với sự sùng đạo Phật, những tinh hoa nhất của nghệ thuật thời Lý đa phần đều thể hiện qua các bức tượng Phật, chùa chiền, phản ánh sự xa hoa tột độ của Phật giáo thời Lý. == Tôn xưng == Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Thiên Thành thứ 7 (1034), Lý Thái Tông ban chiếu định các đình thần khi tâu việc phải gọi vua là "triều đình" (朝庭). Đến Lý Thánh Tông lại đổi là "vạn thặng" (萬乘); danh xưng này lấy ý từ sách Mạnh tử: "Một trời muôn xe" (一天萬乘), "Giết một vị vua có vạn cỗ xe thì cũng không khác việc giết một kẻ thường dân [làm nhục mình]" (視刺萬乘之君、若刺褐夫). Sau cùng, Lý Cao Tông yêu cầu quan viên gọi vua là "phật" (佛). == Lịch sử == === Thành lập === Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnh. Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn. Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc Long Đĩnh bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành. Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn, theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng. Việc Lý Công Uẩn trưởng thành, thăng tiến trong bộ máy nhà Tiền Lê và lên ngôi vua có vai trò gây dựng rất lớn của thiền sư Vạn Hạnh. Các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận vai trò của sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhanh chóng, êm thấm và kịp thời, khiến cục diện chính trị nước Đại Cồ Việt được duy trì ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, không gây xáo trộn từ trong cung đình lẫn bên ngoài. Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài, mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước. === Dời đô về Thăng Long === Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội). Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010. Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: triều nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ, và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm. Các nhà nghiên cứu khẳng định Lý Thái Tổ dời đô cũng cần dùng tới đội thuyền. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu Dền ở Hoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu Giang. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La. Như vậy hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển. Sử gia Ngô Thì Sỹ trong Đại Việt sử ký tiền biên nhận xét về kinh đô Thăng Long như sau: "Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này". Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối lâu dài. === Loạn tam vương === Khoảng tháng 3 năm 1028, Lý Thái Tổ qua đời, hưởng dương 55 tuổi, thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế (神武皇帝), an táng ở Thọ lăng. Các đại thần đều đến cung Long Đức để dâng biểu, xin Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi nhưng 3 người em của ông là Đông Chinh vương, Dực Thánh vương và Vũ Đức vương không đồng ý nên đem quân của mình phục sẵn ở trong Hoàng thành nhằm cướp ngôi. Lúc đó Đông Chinh vương phục ở trong Long Thành còn Dực Thánh vương và Vũ Đức vương phục binh ở cửa Quảng Phúc, đợi Thái tử đến sẽ đánh úp. Một lát sau, Thái tử từ cửa Tường Phù vào, đến điện Càn Nguyên, biết có biến, sai người hầu đóng hết các cửa điện và sai các vệ sĩ trong cung phòng giữ. Thấy Phật Mã không nỡ xuống tay, nội thị là Lý Nhân Nghĩa xin đánh một trận để quyết được thua, theo gương Đường Thái Tông và Chu Công Đán. Quân của ba vương đánh đến rất gấp, Thái tử bèn sai vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh. Lê Phụng Hiểu sức khỏe hơn người, một mình vượt hơn trăm quân lính, ra trước cửa Quảng Phúc xông thẳng đến chỗ ngựa của Vũ Đức Vương. Vương quay ngựa tránh, ngựa quỵ xuống, bị Phụng Hiểu bắt giết. Phủ binh của ba vương thua chạy. Quan quân đuổi theo chém giết hết, chỉ có hai vương Đông Chinh và Dực Thánh chạy thoát được. Thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là Lý Thái Tông, đổi niên hiệu là Thiên Thành. Hai vương chạy thoát sau đó được tha tội. Cũng vì biến loạn này, để ngăn ngừa về sau, Lý Thái Tông đặt ra Hội thề thần Đồng Cổ, là một buổi lễ thề rất quan trọng suốt triều đại nhà Lý. Ông xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên phải thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Sau vì tháng 3 có ngày quốc kỵ, chuyển sang mồng 4 tháng 4. Nếu không có mặt trong buổi lễ, người bị tội sẽ bị đánh 50 trượng. Việc thái tử Phật Mã dẹp được loạn, giữ được ngôi khiến chính trị nhà Lý từ đó được duy trì ổn định trong thời gian dài, chấm dứt tình trạng biến loạn gây hậu quả nặng nề sau khi vua khai quốc qua đời đã xảy ra với các triều đại trước như Ngô (Dương Tam Kha đoạt ngôi), Đinh (trung thần nhà Đinh chống Lê Hoàn dẫn tới nhà Đinh mất), Tiền Lê (các hoàng tử tranh ngôi). === Thời kỳ thịnh trị === Ngay từ thời Lý Thái Tổ đến các vị hoàng đế tiếp theo là Thái Tông và Thánh Tông, nhà Lý tập trung giải quyết những vấn đề lớn sau: Củng cố nội trị: Phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp; ban hành Hình thư, hệ thống pháp luật đầu tiên từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc; xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống Củng cố cương vực cai trị, vươn rộng quyền lực đến những vùng xa. Nhà Lý Dùng chính sách hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng địa phương để thắt chặt mối quan hệ. Với những nơi không thần phục, vua cử các hoàng tử hoặc thân chinh đi đánh dẹp. Chính sử ghi nhận ba vị vua đầu triều Lý đã nhiều lần xuất quân các châu như Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn, Hoan, Diễn, Phong v.v. Lớn nhất là biến loạn họ Nùng những năm 1038-1041 . Bảo vệ biên giới các phía: giải quyết những xung đột nhỏ xảy ra vùng biên với nhà Tống, và thường có liên quan tới các tù trưởng địa phương; đánh lui những cuộc tấn công cướp phá của Nam Chiếu, Chiêm Thành. Một sự kiện lớn trong những năm thịnh trị thời lý là việc đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt (大瞿越) sang Đại Việt (大越) vào năm 1054, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Năm 1069, Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh nước Chiêm Thành do Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu, cướp phá. Quân nhà Lý bắt được quốc vương Chiêm Thành là Chế Củ. Chế Củ xin dâng đất ba châu là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội. Thánh Tông lấy 3 châu ấy và cho Chế Củ về nước. Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể về phía nam. Năm 1070, Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu, đắp tượng thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cũng tế, để mở mang Nho học. Ông là vị vua đầu tiên khởi xướng Nho giáo vào việc cai trị của các Hoàng đế Đại Việt sau này. Ba vị hoàng đế đầu tiên triều Lý đều lên ngôi ở tuổi trưởng thành và qua đời ở độ tuổi 55, có tư tưởng và thực thi chính sách kế tục nhau khá nhất quán. Các ngài đều ở ngôi trong thời gian tương đối dài, sau Loạn tam vương không còn tranh chấp nội bộ, vì vậy chính quyền nhà Lý ngày càng được củng cố. Từ sau đời Lý Thánh Tông, nhà Lý bắt đầu đối mặt với vấn đề nhân sự. Thánh Tông muộn con, khi ông mất thái tử Lý Càn Đức (李乾德) mới 7 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Nhân Tông. Dương hoàng hậu được thái sư Lý Đạo Thành (李道成) lập làm Hoàng thái hậu và có quyền nhiếp chính. Việc này gọi là Thùy liêm thính chính (垂簾聽政 - rủ mành nghe việc nước), các Thái hậu sẽ thượng triều, ngồi sau long tọa đã được buông 1 tấm rèm the và quyết định thay vua. Ỷ Lan phu nhân (倚蘭夫人) - mẹ đẻ của Nhân Tông, được tôn làm Hoàng thái phi. Thái phi do nghĩ mình là mẹ đẻ mà không được can dự triều đình nên rất buồn bực, hằng ngày bà than thở với Nhân Tông khiến vị vua cũng dần nhận ra và quyết định phế truất Dương thái hậu và bắt giam bà cùng 72 cung nhân khác của Thánh Tông, đến khi linh cữu Thánh Tông được hạ huyệt thì Thái hậu và các cung nhân đó đều bị chôn sống theo. Lý Đạo Thành, do ủng hộ Dương thái hậu nên bị Ỷ Lan thái phi điều ra trấn thủ Nghệ An. Sau khi Dương thái hậu bị phế truất, Ỷ Lan thái phi được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nghe chính sự. Bên dưới mọi việc do Thái úy Lý Thường Kiệt (李常傑), một trọng thần thời Thánh Tông đảm nhiệm. Lúc này, nhà Tống đang khủng hoảng về vấn đề biên giới với nhà Liêu, Tây Hạ muốn nhân lúc vua Lý còn nhỏ, Thái hậu nhiếp chính mang quân đánh chiếm. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ động xóa tan hiềm khích, mời Lý Đạo Thành về triều để bàn đối sách chống quân Tống. Năm 1075, ngay khi nhà Tống đang tập kết lực lượng ở Ung châu chuẩn bị tiến sang, Lý Thường Kiệt chủ động mang thủy quân, kết hợp quân trên bộ của Nùng Tôn Đản (儂宗亶) đánh sang đất Tống trước. Sang đầu năm 1076, quân Lý hạ thành Ung châu. Năm 1076, nhà Tống cử Quách Quỳ (郭逵), một viên tướng dày dặ trận mạc cùng Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược Đại Việt. Thế quân nhà Tống rất mạnh, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chống trả hết sức quyết liệt. Ông đã cử Lý Kế Nguyên đánh bại đội quân thủy của quân Tống sang kết hợp với quân đánh bộ của Quách Quỳ. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đánh bại được đội quân nhà Tống tại trận tuyến trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, Quách Quỳ chấp nhận cho Đại Việt giảng hòa và rút quân trở về. Nhà Lý vượt qua thử thách lớn nhất từ khi hình thành và tiếp tục thịnh trị. Sau khi đánh được quân Tống, Nhân Tông bắt tay vào việc cai trị, mở khoa thi đầu tiên và chọn ra 10 người thi đỗ, nổi tiếng nhất là Lê Văn Thịnh (黎文盛). Ông còn củng cố nông nghiệp, cấm nạn giết trâu và xử phạt rất nặng. Quốc gia yên bình, Nhân Tông chuyên tâm theo Phật giáo, mở nhiều cuộc vui như đua thuyền, múa rối nước,...Đại Việt luôn có hội hè, trở nên cực kỳ phồn vinh và phát triển. === Thời kỳ trung suy === Nhân Tông là vị Hoàng đế trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam, tuy nhiên ông không có con. Vì vậy, ông chọn trong các con em hoàng tộc một người để kế vị và chọn được Lý Dương Hoán (李陽煥), là con của người em Sùng Hiền hầu, tức là cháu gọi ông bằng bác. Năm 1128, Lý Nhân Tông qua đời,hưởng thọ 63 tuổi, Dương Hoán lúc đó mới 11 tuổi lên nối ngôi, tức là Lý Thần Tông. Có một truyền thuyết rằng Thần Tông là do Từ Đạo Hạnh (徐道行) đầu thai. Việc Nhân Tông qua đời và truyền ngôi cho Thần Tông đánh dấu sự chuyển dời ngôi vua từ chi trưởng cho chi dưới và cũng kết thúc thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhà Lý. Từ Nhân Tông trở đi, trong 4 đời vua liên tiếp, người kế vị của nhà Lý đều nhỏ tuổi. Tuy việc cai trị bên ngoài chưa có nhiều ảnh hưởng trong thời kỳ đầu nhưng trong cung đình đã chịu ảnh hưởng trực tiếp vì sự tranh chấp quyền lực của những người tham gia nhiếp chính. Thời Lý Thần Tông, các đại thần giúp vua gồm Thái sư Lê Bá Ngọc (黎伯玉), Thái phó Dương Anh Nhĩ (杨英耳), Thái úy Lý Công Bình, Gián nghị đại phu Mâu Du Đô (缪攸度), Điện tiền chỉ huy sứ Lý Sơn (李山),... đều là những người có năng lực, được Nhân Tông tin tưởng giao trọng trách nên thời đại Thần Tông cai trị, nước Đại Việt vẫn giữ được ổn định. Nhà Lý từ những đời trước đã có thú thích vật hiếm lạ, đến khi Lý Thần Tông trưởng thành, việc đó ngày càng thịnh hành. Biết được ý vua, nhiều người dâng những vật lạ lên như hươu trắng, rùa có chữ trên mai, chim sẻ, cá sấu, cá sông, cây cảnh... nhiều người như Lý Lộc (李禄), Lý Tự Khắc (李自克) tuy chỉ là quan hèn mọn mà do dâng hươu trắng quý hiếm mà cho làm Đại liêu ban, Minh tự. Ngoài ra xuất hiện nhiều quan lại có ý xu nịnh, nhân ý vua còn ham vui mà hùa theo nhà vua. Năm 1138, Lý Thần Tông qua đời khi mới thọ 23 tuổi, trị vì được 10 năm. Trước đây Thần Tông đã lập con trưởng là Lý Thiên Lộc (李天禄) làm Thái tử. Nhưng Cảm Thánh phu nhân (感聖夫人) cùng Phụng Thánh phu nhân (奉聖夫人), Nhật Phụng phu nhân (日奉夫人) đã dùng tiền hối lộ hoạn quan Từ Văn Thông (徐文通) mà cho vào gặp Thần Tông, xui vua bỏ thái tử Thiên Lộc. Thần Tông nghe theo, bèn lập con nhỏ là Thiên Tộ làm Hoàng thái tử, giáng Thiên Lộc xuống làm Minh Đạo vương. Lý Thiên Tộ (李天祚) khí đó mới 3 tuổi lên ngôi, tức là Lý Anh Tông. Cảm Thánh phu nhân Lê thị trở thành Hoàng thái hậu. Bà trọng dụng tình nhân Đỗ Anh Vũ (杜英武) - người em ruột của Đỗ thái hậu và là cháu gọi Lý Thường Kiệt bằng cậu - cho làm nhiếp chính. Việc đó khiến nhiều đại thần, gồm Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái (武戴), Phò mã Dương Tự Minh (杨字明) cùng một số thân vương nhà Lý bất bình và làm binh biến bắt Anh Vũ, nhưng không quyết đoán giết ông. Vì vậy Anh Vũ chỉ bị đày làm Cảo điền nhi - cày ruộng cho nhà nước. Không lâu sau, Thái hậu cố nghĩ làm thế nào để phục hồi chức nhiệm cho Anh Vũ, mới nhiều lần mở hội lớn để xá cho tội nhân. Anh Vũ được mấy lần xá tội, lại làm Thái uý phụ chính như cũ, càng được yêu dùng hơn. Đỗ Anh Vũ tìm cách trả thù. Anh Tông còn nhỏ, chuẩn tâu theo Anh Vũ, do đó những người tham gia binh biến đều bị giết hoặc đi đày. Năm 1158, Đỗ Anh Vũ qua đời. Tô Hiến Thành (蘇憲誠), có họ hàng là Tô thị vợ của Anh Vũ, được thăng làm Thái úy. Hiến Thành giỏi việc dụng binh, lại là người chính trực, chuyên tâm tuyển chọn quân lính, biên giới nhiều lần bình định Chiêm Thành, Ai Lao. Năm 1174, nhà Lý lại xảy ra việc thay ngôi thái tử. Thái tử là Lý Long Xưởng gian dâm với cung phi, làm chuyện thất đức nên bị phế truất làm Bảo Quốc vương. Anh Tông lập người con trai nhỏ là Lý Long Cán (李龍翰), con của một cung phi là cháu gái Đỗ Anh Vũ, làm Hoàng thái tử. Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự, tước Vương, được giao phụ chính giúp người kế vị. Năm 1175, Anh Tông qua đời khi mới 40 tuổi, trị vì được 36 năm. Thái tử còn nhỏ tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Cao Tông. Từ đây nhà Lý bắt đầu con đường suy vong. === Thời kỳ suy vong === Lý Cao Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, mẹ là Đỗ phu nhân trở thành Chiêu Thiên Chí Lý hoàng thái hậu, Đỗ An Di em trai bà trở thành ngoại thích, Tô Hiến Thành được giao cho việc kèm cặp phụ chính. Chiêu Linh hoàng thái hậu, mẹ của thái tử cũ Lý Long Xưởng cố giành lại ngôi báu cho con trai nhưng không thành vì thái độ cương quyết của Tô Hiến Thành. Giữa năm 1179, khi Cao Tông mới lên 6 tuổi thì Thái úy Tô Hiến Thành qua đời. Đỗ An Di được phong làm phụ chính. Năm 1188, Đỗ An Di qua đời, Ngô Lý Tín (吳理信) được trao quyền phụ chính, đến khi ông qua đời năm 1190. Đàm Dĩ Mông (譚以蒙) là em trai của An Toàn hoàng hậu được cất nhắc làm phụ chính. Lý Cao Tông trưởng thành chỉ thích chơi bời, cho mua bán chức tước, khiến xã hội bất ổn, bọn bất tài cứ có nhiều tiền là làm quan gây phiền nhiễu cho dân chúng; lại cho bán tội ngục, tức là nếu có 2 người tranh giành nhau về một vật, tài sản giá trị mà hễ có ai dâng tiền bạc thì được lấy tài sản đó về làm của công, không cần qua tra xét gì cả, nên kho bạc tài sản trong cung thì như núi mà dân đói khổ cứ thế kêu than bên ngoài, giặc cướp như ong. Nhiều thủ lĩnh địa phương nhân lúc triều đình trung ương suy yếu cũng ngầm xây dựng lực lượng nổi dậy. ==== Loạn Quách Bốc ==== Đoàn Thượng (段尚) ở vùng Hồng Châu (Hải Dương và Hải Phòng) nổi dậy chống triều đình, Cao Tông sai các đại thần là Phạm Bỉnh Di (范秉異), Phạm Du (范兪), Đàm Dĩ Mông cùng các tướng khác đem quân đến định tiêu diệt. Đoàn Thượng sai người đem của đút lót Phạm Du, mong muốn lui binh. Du về tâu với Cao Tông, dùng mọi lời thuyết phục và khiến Cao Tông gọi tất cả quay về, Thượng thoát khỏi cảnh nguy khốn. Phạm Du được quản việc binh ở Nghệ An, thuyết phục Cao Tông cho chiêu tập thêm người để củng cố lực lượng, Cao Tông đồng ý. Phạm Du chiêu dụ bọn cướp, những người vô gia cư tạo thành quân lực của riêng mình mà đi khắp nơi cướp bóc. Cao Tông sai Phạm Bỉnh Di đi dẹp, Bỉnh Di thắng liền mấy trận, đốt phá dinh thự nhà cửa của Phạm Du, Du phải chạy sang Hồng châu mà trốn. Năm 1209, Cao Tông triệu Phạm Du về Thăng Long. Phạm Du hết lời vu cáo Phạm Bỉnh Di. Cao Tông tin theo, bèn sai người bắt giam Bỉnh Di cùng con trai là Phạm Phụ. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc (郭卜) đang đóng ở ngoài nghe tin thì mang quân đánh vào kinh thành Thăng Long hòng giải cứu Bỉnh Di. Cao Tông và Phạm Du vội giết chết Bỉnh Di và Phụ rồi chạy lên vùng Quy Hóa (Vĩnh Phú, Yên Bái). Quách Bốc vào kinh sư an táng cha con Bỉnh Di, rồi lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm lên ngôi Hoàng đế. Hoàng tử Lý Hạo Sảm (李日旵) cùng mẹ là An Toàn hoàng hậu phải chạy về Hải Ấp, được Trần Lý (陳李) cùng Phạm Ngu là một học giả người vùng Diêu Hào lập làm minh chủ, giáng Lý Thầm xuống làm Vương. Hạo Sảm được sắp xếp kết hôn với con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung (陳氏庸), ban chức cho những người trong phe họ Trần như Trần Lý, Phạm Ngu và Tô Trung Từ (蘇忠詞). Cao Tông nghe tin Thái tử Sảm tự ý lập triều đình riêng ở Hải Ấp, cho là chống lại mình nên cử Phạm Du huyến luyện binh sĩ ở vùng Hồng mà đi đánh. Nhưng Phạm Du mải tư thông với Thiên Cực công chúa, nên trễ hẹn với bọn Đoàn Thượng, bị thuộc hạ của Thái tử Sảm (thực chất là thuộc hạ họ Trần) mai phục và bắt giết. Sau đó, Trần Lý và em vợ là Tô Trung Từ đứng đầu cầm quân đánh đến kinh sư, đánh bại Quách Bốc và đồng đảng, dẹp tan loạn Quách Bốc. ==== Bất lực trong đại loạn ==== Cao Tông được rước về kinh thành Thăng Long. Không lâu sau, năm 1210, Cao Tông qua đời lúc 38 tuổi. Thái tử Lý Sảm (李旵) lên ngôi, tức Lý Huệ Tông, lúc ấy mới 16 tuổi. Huệ Tông cho lão thần Đỗ Kính Chu làm Thái úy phụ chính. Vì Trần Lý đã chết, Tô Trung Từ nắm binh quyền thế lực Hải Ấp, giết chết Đỗ Kính Tu. Các tướng Đỗ Quảng, Đỗ Thế Qui và Phí Lệ cùng nhau mưu lập đánh Trung Từ. Trung Từ biết thế quân của mình nhỏ hơn liên quân của họ, bèn lập mưu kế lừa gạt, vờ hòa hoãn với họ mà đang đêm tăng cường binh sĩ mưu trừ. Rồi ông cho tùy tướng Đào Phán bất ngờ ùa binh đánh lên diệt bọn Đỗ Quảng, Phí Lệ. Bọn họ xung phong tiến đánh quân của Đào Phán và chạy thoát được, Phán bèn đánh úp Đỗ Thế Qui, bắt được Qui và Qui bị tùng xẻo ở giữa chợ trời. Huệ Tông sợ hãi, vội phong Trung Từ làm Thái úy phụ chính, ban tước Vương; sai người đi đón Trần Thị Dung và phong làm Nguyên phi (元妃), cho anh của Nguyên phi là Trần Tự Khánh (陳嗣慶) làm Chương Thành hầu (章成侯). Sau khi dẹp được các thế lực chống đối mình, Tô Trung Từ lại bị giết đột ngột vào năm 1211 khi thông dâm với Thiên Cực công chúa - người trước đây đã tư thông với Phạm Du - và bị chồng công chúa là Vương Thượng bắt quả tang (Luật nhà Lý cho phép giết gian phu mà không bị tội). Quan đầu triều bị giết, kinh thành hỗn loạn. Con rể Trung Từ là Nguyễn Ma La thế cô, mưu dựa vào họ Trần, bèn cùng với vợ là Tô thị (em họ Tự Khánh) lên thuyền sang đạo Thuận Lưu để gặp bộ tướng của Tô Trung Từ là Nguyễn Trinh thì bị Nguyễn Trinh giết rồi cướp lấy Tô thị đem về. Tô thị sai người tố cáo với Trần Thừa. Trần Thừa bèn sai Tô thị dụ được Trinh và giết chết. Lực lượng của Tô Trung Từ tan rã hoàn toàn. Trần Tự Khánh nhân lúc Ma La kéo đi, kinh thành bỏ trống, lập tức mang quân về kinh sư và an táng Tô Trung Từ ở làng Hoạch. Sau khi Tô Trung Từ chết, Huệ Tông dùng cậu là Đàm Dĩ Mông làm Thái úy phụ chính, Đàm thái hậu cũng xen vào việc chính sự. Họ Đàm muốn nhân quyền ngoại thích mà lộng hành, chính sự ngày càng suy. Hai lực lượng lớn nhất tranh quyền lúc đó là họ Trần và họ Đoàn. Lý Huệ Tông lo ngại ngoại thích nhà vợ họ Trần thế lực lớn, nên cùng ngoại thích nhà mẹ là cậu Đàm Dĩ Mông muốn dựa vào họ Đoàn. Nghe họ Đoàn gièm pha Trần Tự Khánh muốn phế lập, Huệ Tông tức giận hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ (御女). Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng. Lúc bấy giờ, Trần Tự Khánh dẫn quân đi đánh khắp nơi, thu phục được nhiều đất, đặc biệt chiếm được Hồng châu, vùng từ Lạng châu đến núi Tam Trĩ hết thảy đều là đất của họ Trần. Năm 1213, Đoàn Thượng phối hợp với quân triều đình đụng độ với Trần Tự Khánh. Tuy nhiên, lực lượng họ Trần mạnh hơn, có nhiều tướng giỏi hơn; trong khi đó quân nhà Lý do Huệ Tông và thái sư Đàm Dĩ Mông không có tài làm tướng chỉ huy nhanh chóng bị thua trận. Cánh quân Đoàn Thượng cử đi do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị bộ tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn (阮嫩) đánh bại. Huệ Tông bỏ chạy lên Lạng châu, quân họ Đoàn rút khỏi kinh đô trở về vùng Hồng. Trần Tự Khánh cố thuyết phục Lý Huệ Tông trở về kinh không được, bèn lập một hoàng thân nhà Lý là Lý Nguyên vương lên ngôi làm vua mới. Năm 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang do tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị (杜備) lại nổi lên chống cự. Miền Cam Giá lại tách khỏi phạm vi thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới. Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về hành cung Lý Nhân (Hà Nam). Song lực lượng họ Trần vẫn rất mạnh. Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải tính trở về dựa vào họ Trần. Cuối năm, Trần Tự Khánh dẫn binh đánh được Đinh Khả và Bùi Đô ở Đại Hoàng, chiếm luôn vùng đất này. Năm 1216, Huệ Tông sách phong Ngự Nữ Trần thị làm Thuận Trinh phu nhân (順貞夫人). Đàm thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, nên ghét Trần Thị Dung, bảo vua đuổi bỏ đi, lại nhiều lần muốn làm hại, nhưng Huệ Tông đều che chở. Trước sức ép muốn giết con dâu của Đàm Thái hậu, Huệ Tông cùng với phu nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh ở bãi Cửu Liên. Từ đấy, Huệ Tông lại dựa vào Trần Tự Khánh. Tự Khánh bèn phế bỏ vua mới Lý Nguyên vương, tôn Huệ Tông là vua như cũ mà chuyên tâm bình định các thế lực: Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, Hiển Tín vương Nguyễn Bát, Đoàn Văn Lôi và Đoàn Thượng ở Hồng châu và Hà Cao ở Qui Hóa (Yên Bái, Tuyên Quang). ==== Họ Trần nắm quyền ==== Cuối năm đó, mùa đông, Thuận Trinh phu nhân được sắc phong làm Hoàng hậu. Huệ Tông phong chức cho một loạt người họ Trần: Tự Khánh làm Thái uý phụ chính, anh trai Tự Khánh là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ, tước Liệt hầu, Phùng Tá Chu làm Quan nội hầu; con trưởng của Trần Thừa là Trần Liễu (陳柳) làm Quan nội hầu, con trưởng của Thái úy Tự Khánh là Trần Hải (陳海) làm Hiển Đạo vương (顯道王). Năm 1217, Đoàn Thượng quy phục triều đình, được ban làm Hồng vương, cai quản Hồng Châu. Từ đấy, họ Đoàn yên bình, tự gây lực lượng cát cứ. Cùng năm đó, các thế lực cát cứ ở Phong Châu, Hiển Tín vương Lý Bát cũng đều quy phục triều đình. Lúc này, Huệ Tông thường phát điên, tự xưng là Thiên tướng, cắm cờ ở búi tóc, cầm giáo và khiên múa may, đến khi mệt thì uống rượu ngủ li bì. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay họ Trần. Năm 1218, Trần Thừa đem binh thuyền tiến đánh Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Ông cho người mở đê, để nước lan vào các thái ấp, rồi dùng binh thủy theo lối ấy mà đánh. Nộn thua to, chạy về Phù Ninh (Bắc Ninh). Năm đó, để yên Hồng châu, Trần Tự Khánh đưa em gái là Trần Tam Nương gả cho Hồng hầu là Đoàn Văn Lôi vốn là người có uy tín với người Hồng châu. Năm 1219, các thủ lĩnh Phạm Dĩ (范以) và Hoàng Cá ở Nam Sách qua đời. Thuộc tướng là Nguyễn Lợi dâng thành cho Tự Khánh. Năm 1220, Nguyễn Nộn tự xưng Hoài Đạo vương (怀道王), giữ hương Phù Đổng, dâng biểu xưng thần. Thái úy Tự Khánh phê chuẩn, từ đấy Bắc Giang không còn công khai đối kháng triều đình. Năm đó, Thái úy Trần Tự Khánh cùng Trần Thừa đánh dẹp Hà Cao ở Qui Hóa. Ông chia làm 2 đạo quân, Trần Tự Khánh và Trần Thừa đi theo sông Qui Hóa; bộ tướng Lại Linh (赖靈) và Phan Cụ (潘埧) đi theo sông Tuyên Quang, nhưng Hà Cao cũng chia quân tiến đánh. Phan Cụ bị bộ tướng của Hà Cao là Nguyễn Nải chém chết. Nhưng Thái úy Tự Khánh đã bao vây thủ phủ của Hà Cao, khiến Cao và gia đình phải tự sát. Từ đấy lộ Thượng Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên) và sông tam Đái (Vĩnh Phú) được dẹp yên. Năm 1223, Thái úy Trần Tự Khánh qua đời, Huệ Tông lấy Trần Thừa làm Phụ quốc Thái uý, cho đặc quyền khi vào chầu không xưng tên. Lúc đó, Nguyễn Nộn lại bắt đầu mạnh lên, là mối nguy hại cho dòng họ Trần đang nắm giữ triều đình. Sử thần Ngô Sĩ Liên nêu ý kiến về việc này: ...Năm đầu niên hiệu Kiến Gia, giặc cướp đua nhau nổi dậy, Huệ Tông nhu nhược không đánh dẹp được. Trần Tự Khánh vì cớ Huệ hậu bị thái hậu làm khổ mà đem quân phạm cửa khuyết xin đón xa giá. Đương lúc bấy giờ, lòng người không thể không ngờ vực, cho nên Huệ Tông có lệnh bắt Tự Khánh mà không bắt được. Tự Khánh muốn làm cho kỳ được mới nhiều lần làm kinh động đến vua, xa giá phải dời chỗ mấy lần, tội rõ ràng rồi. Nhưng mà Huệ Tông và Huệ hậu rốt cuộc phải nhờ Tự Khánh mới được yên, thì tội ấy không kể đến. Thế là việc tuy là trái nhưng tình thì thuận, sử chép không nêu lên nhưng thực cũng có nêu đấy. Nếu không thế thì chỉ là kẻ đầu sỏ giặc cướp mà thôi. ==== Chiêu Hoàng nhường ngôi ==== Năm 1224, bệnh của Huệ Tông ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, uỷ nhiệm cho một mình chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (陳守度) quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Con gái thứ 2 là công chúa Chiêu Thánh được lập làm Hoàng thái nữ (皇太女), rồi làm Hoàng đế, sự gọi là Chiêu hoàng đế (昭皇帝). Huệ Tông truyền ngôi trở thành Thái thượng hoàng, rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo gọi là Huệ Quang thiền sư trong đại nội hoàng cung. Đàm thái hậu cũng theo ông vào đây xuất gia. Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Trần Cảnh (陳煚), con trai thứ của Trần Thừa được phong làm Chính thủ, cho hầu hạ gần gũi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng yêu mến. Dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh làm chồng, rồi đến tháng 12 âm lịch năm 1225 (đầu năm 1226), ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế. Cha Trần Cảnh là Trần Thừa được tôn làm Thái thượng hoàng. Ngôi nhà Lý chính thức chuyển sang nhà Trần. Nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua. Không lâu sau, thượng hoàng Huệ Tông bị Trần Thủ Độ bức tự sát ở chùa Chân giáo. === Nhận định === Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định. Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự. Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này. == Địa giới hành chính và hệ thống quan lại == Nhà Lý thiết lập và lựa chọn thiết chế chính trị với đặc trưng riêng biệt, được các sử gia gọi là mô hình tập quyền thân dân, với thể chế quân chủ tập quyền mang nhiều điểm khác và vượt xa thời kỳ trước của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là: Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển. Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ. Địa giới phía bắc nước Đại Việt thời Lý bao gồm Bắc Bộ Việt Nam hiện nay và một phần nhỏ của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). thời Địa giới phía nam của nhà Lý khi mới thành lập chỉ tới khu vực Hà Tĩnh hiện nay. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Củ dâng 3 châu tương đương với tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị hiện nay. Cương vực này được duy trì ổn định tới khi triều Lý kết thúc. Trên vùng lãnh thổ này, nhà Lý chia cả nước thành 24 đơn vị hành chính. Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là: Phủ, lộ, châu, trại Huyện, hương, giáp, phường, sách, động Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giáp và thôn. == Luật pháp == Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinh và nhà Tiền Lê trước đó chưa có. Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện. Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành sách Hình thư, đây là sách Luật đầu tiên của một triều đại Việt Nam, có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay. Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh vào đầu thế kỷ 15. Trừ 10 tội nặng gọi là thập ác (bất trung, bất hiếu, bất kính, bất nghĩa...), nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau. Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế. Do sự sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ. Người giết trâu, bò bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng. Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền. == Kinh tế == === Nông nghiệp === Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế trong suốt thời gian của triều đại này, có nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. Ruộng đất thời Lý gồm có ruộng công, ruộng tư và đặc biệt, do Phật giáo phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị - xã hội nên nhà chùa sở hữu một bộ phận ruộng đất (không thuộc ruộng công lẫn ruộng tư). ==== Ruộng công ==== Gồm có: Quốc khố điền là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung. Đồn điền là ruộng đất hình thành từ việc khai hoang ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình. Hằng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền là hình thức kế thừa từ thời Tiền Lê. Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua. Ruộng công làng xã là ruộng giao cho các làng xã quản lý, do những người lính nhàn thời bình về cày cấy Ruộng thác đao và ấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần. Nhưng loại ruộng này chỉ dành cho 1 đời công thần, không truyền được cho con cháu và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó. ==== Ruộng đất nhà chùa ==== Là đất đai do nhà chùa quản lý, chiếm số lượng khá lớn. ==== Ruộng tư ==== Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến và phát triển. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất. Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước. Để phát triển nghề nông, triều đình ra những biện pháp như quy tập người tha hương trở về quê quán để đảm bảo sức lao động ở nông thôn; trị nặng tội ăn trộm và giết trâu bò bừa bãi.... Ngoài ra triều đình còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140. Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. === Thủ công nghiệp === Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua Lý Thái Tông đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa". Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội) v.v === Thương nghiệp === Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển. Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra. Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Nam Tống, người Việt thời Lý thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu, và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm. Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán. Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, tơ, vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (có thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Marco Polo), Xiêm La vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán . === Tiền tệ === Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó. Tuy nhiên, tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước. Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được 6 loại đồng tiền được xem là tiền do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo, Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên Tư thông bảo. == Giáo dục, khoa cử == Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống. Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều. Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán. Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó. Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó. Các khoa thi hỏi đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3 đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông. Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định. == Tôn giáo == Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này. Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương. Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua". Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu. Giống như thời Đinh – Lê, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước. Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh. Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy. Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính. Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với đạo Giáo và tín ngưỡng cổ truyền. Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng. Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư. == Văn học == Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ). Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này. Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119)... và Hoàng thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không". == Nghệ thuật == === Kiến trúc === Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ Lý này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu. Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây dựng kinh thành và các cung điện: phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ; mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long. Công trình hoàng thành Thăng Long mang các đặc điểm: đẹp, công phu, phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí rất tinh xảo, quy hoạch thống nhất và cân xứng. Các sử gia đánh giá kiến trúc hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long: Do sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý, chùa chiền mọc lên khắp nơi, được chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam. Nổi tiếng nhất là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột). Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Vạn Phong Thành Thiện... Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.... === Điêu khắc, đúc tượng === Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt, góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn minh thứ hai của người Việt phục hưng. Nghệ thuật điêu khắc thời Lý gồm những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh. Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là "An Nam tứ đại khí" thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền (chùa Một Cột – Hà Nội) và Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào. Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng, hài hòa. === Âm nhạc === Ban đầu nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành (mà nguồn gốc xa từ Tây Thiên tức Ấn Độ) qua những tù binh người Chiêm (cả nam lẫn nữ) bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần. Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo ngang, hồ gáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu…. Nền ca kịch Đại Việt bắt đầu từ thời Lý, do những người Hoa theo Đạo giáo sang dạy cho người Việt. Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ham thích. == Ngoại giao == Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt và Tông Đản đã từng đem quân tấn công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế kỷ 8, thế kỷ 9 nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội Điển quy định các phép tắc chính trị. === Với nhà Tống === Ngoài thời gian xảy ra chiến tranh 1075-1077, nhà Lý thường xuyên giữ quan hệ với nhà Tống. Hai bên cử sứ qua lại trong nhiều năm. Trừ sự kiện cha con họ Nùng, khi có các lực lượng gây rối vùng biên, hai bên có những hoạt động quân sự hỗ trợ nhau đánh dẹp và khi bắt được "tội phạm" thì người bên nào trả về cho nước ấy. Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống. === Với nhà Kim === Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt. Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả 2 nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau. === Với Chiêm Thành và Chân Lạp === Đại Cồ Việt và sau này là Đại Việt đóng vai trò nước lớn trong quan hệ với Chiêm Thành và Chân Lạp. Hai nước này vẫn sai sứ sang tiến cống các động vật quý như voi, chim lạ... Nhưng quan hệ của Đại Việt với 2 nước này không thật sự ổn định, sử sách ghi lại nhiều vụ cướp phá ở vùng biên giới phía nam Đại Việt của hai nước này, nhưng đều bị đánh bại (xem phần quân sự). == Quân sự == === Tổ chức quân đội === Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành. Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ, phủ. Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng ký tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động. Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quan đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn đá… === Chiến tranh với các nước lân cận === ==== Đánh Tống ở Ung châu ==== Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc). Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò. Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, quân Lý Thường Kiệt giết hết hơn 5 vạn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về. ==== Chống Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt ==== Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt hay còn gọi là sông Cầu hay sông Nguyệt Đức. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà tác giả chính là Lý Thường Kiệt: Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường. Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu: Bởi tham voi Giao Chỉ Để mất vàng Quảng Nguyên ==== Chiến tranh với Chiêm Thành ==== Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối. Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Nhưng có sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống. ==== Chiến tranh với Chân Lạp ==== Nước Chân Lạp ở xa phía nam (dưới nước Chiêm Thành), nhưng cũng từng có chiến tranh với Đại Việt. Đại Việt sử ký toàn thư có chép sự kiện tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được. Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên Lý Thần Tông đã không trả lời. Tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp và Chiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp. Tháng 9 năm 1150, quân Chân Lạp lại đánh cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng nên tự tan vỡ. == Đền thờ == Hiện nay, 8 vị hoàng đế nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp. Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (1030) bởi Lý Thái Tông, khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cho Thái Tổ hoàng đế. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của Lê Kính Tông (1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị hoàng đế triều Lý. Các vị hoàng đế được thờ ở đây: Lý Thái Tổ, tên húy Lý Công Uẩn. Lý Thái Tông, tên húy Lý Phật Mã. Lý Thánh Tông, tên húy Lý Nhật Tôn. Lý Nhân Tông, tên húy Lý Càn Đức. Lý Thần Tông, tên húy Lý Dương Hoán. Lý Anh Tông, tên húy Lý Thiên Tộ. Lý Cao Tông, tên húy Lý Long Cán. Lý Huệ Tông, tên húy Lý Hạo Sảm. Nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vị rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác. == Thế phả nhà Lý == Chú thích: Các năm trong bảng là các năm trị vì của vị vua đó == Xem thêm == Quân sự nhà Lý Hội đền Đô == Tham khảo == Đại Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản điện tử Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Hoàng Xuân Hãn (1996), Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà xuất bản Hà Nội Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư, bản điện tử Chu Khứ Phi, Lĩnh ngoại đại đáp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Kỷ yếu hội thảo khoa học "1000 năm vương triều Lý và kinh đô Thăng Long, Nhà xuất bản Thế giới Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (2009), Hà Nội nghìn xưa, Nhà xuất bản Hà Nội Lạc Việt (2009), Chùa Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội Tô Ngọc Thanh (1999), Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, Nhà xuất bản Âm nhạc, Viện Âm nhạc Hà Nội Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Viện Sử học (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Mai Hồng (1989), Các trạng nguyên nước ta, Nhà xuất bản Giáo dục Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (2010), Vương triều Lý, Nhà xuất bản Hà Nội == Ghi chú == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử Một số di vật điêu khắc đá thời Lý Trần Thời Lý (1009-1225)- Hai thế kỷ hưng khởi đầu tiên của văn hóa Thăng Long Lần đầu tiên phát hiện trác thạch tại Hà Nội Anh Thu, báo Hànộimới 7:48 20/01/2005 Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Giáo sư Trần Gia Phụng
đại manchester.txt
Đại đô thị Manchester (tiếng Anh: Greater Manchester) là một hạt đô thị ở North West England, với dân số 2,6 triệu người. Vùng đô thị này bao gồm một trong các khu vực đô thị lớn nhất ở Vương quốc Anh và bao gồm 10 quận đô thị: Bolton, Bury, Oldham, Rochdale, Stockport, Tameside, Trafford, Wigan, và các thành phố Manchester và Salford. Greater Manchester được lập ngày 1 tháng 4 năm 1974 theo Đạo luật chính quyền địa phương năm 1972. Greater Manchester có diện tích 493 dặm vuông Anh (1.277 km2). Nó là một khu vực không giáp biển và giáp Cheshire (về phía tây nam và phía nam), Derbyshire (về phía đông nam), West Yorkshire (về phía đông bắc), Lancashire (về phía bắc) và Merseyside (về phía tây). Có các khu vực đô thị mật độ dân số cao, các khu ngoại ô, khu bán nông thôn và nông thôn trong Greater Manchester, nhưng đa số áp đảo là các khu vực đất sử dụng trong vùng là thành thị. Nó có một quận kinh doanh trung tâm, tạo thành bởi trung tâm thành phố Manchester và các khu vực tiếp giáp của Salford và Trafford, nhưng Greater Manchester cũng là một quân đa trung tâm với 10 quận thành thị, mỗi quận có ít nhất một trung tâm đô thị lớn và các ngoại ô xung quanh. Khu vực thành thị Đại Manchester là khu vực thành thị đông dân thứ 3 ở Vương quốc Anh và nằm trong phần lớn lãnh thổ của hạt. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == www.agma.gov.uk, the Association of Greater Manchester Authorities. www.gmcro.co.uk, the Greater Manchester County Record Office, for historical records relating to Greater Manchester. www.gmpte.com, the website of the Greater Manchester Passenger Transport Executive, for information on buses, trains and tram services. www.gmts.co.uk, the Greater Manchester Transport Society. www.visitmanchester.com, the official tourism website for Greater Manchester. Đại Manchester tại DMOZ Bản mẫu:Đại Manchester
ý.txt
Ý (gọi tắt từ Hán-Việt Ý Đại Lợi), còn gọi là I-ta-li-a (tiếng Ý: Italia), quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica Italiana) là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ. Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo Rôma. Hình dạng lãnh thổ của Ý trông giống như một chiếc ủng. Ngày nay, Ý là một nền cộng hoà dân chủ, và là một quốc gia phát triển với GDP đứng hàng thứ 7 và thứ 20 về Chỉ số phát triển con người của thế giới. Nước này là một thành viên sáng lập của tổ chức tiền thân Liên minh châu Âu ngày nay (đã ký kết Hiệp ước Roma năm 1957), và cũng là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, Liên minh Tây Âu, và tổ chức Sáng kiến Trung Âu. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Ý đã trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đồng thời, Ý cũng được coi là một cường quốc. == Nguồn gốc quốc hiệu == Danh xưng "Ý Đại Lợi" và giản xưng của nó là "Ý" trong tiếng Việt bắt nguồn từ "意大利" (pinyin: yìdàlì), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Ý (Italia). Giống như "Úc" (Australia), "Ý" hay "Italia" đều được gọi phổ biến ngang nhau ở Việt Nam, không như tên của nhiều nước châu Âu khác khi được đọc theo âm Hán Việt từ chữ Hán mà người Trung Quốc dùng để phiên âm tên nước đó theo tiếng Trung. Nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ "Italia" là không chắc chắn. Theo một trong những cách giải thích thường thấy, thuật ngữ này được lấy từ Hy Lạp, từ Oscan Víteliú, có nghĩa "vùng đất của gia súc" (cần nhớ, từ tiếng Romanian chỉ gia súc là vite) và được đặt cho vị thánh của gia súc, Ares. Con bò là một biểu tượng của các bộ tộc miền nam Italia và thường được thể hiện đang húc con chó sói La Mã như một biểu tượng bất khuất của Italia tự do trong Các cuộc chiến tranh Samnite. Cái tên Italia được dùng cho một phần của vùng hiện là phía nam Ý. Theo Antiochus xứ Syracuse, ban đầu nó chỉ vùng phía nam của bán đảo Bruttium (Calabria hiện nay), nhưng ở thời ông Oenotria và Ý đã trở thành từ đồng nghĩa, và cái tên này cũng được dùng để gọi hầu hết vùng Lucania. Người Hy Lạp dần sử dụng cái tên "Italia" cho một vùng đất rộng lớn hơn, nhưng chỉ tới thời các cuộc chinh phục của La Mã thì thuật ngữ này mới mở rộng để chỉ toàn bộ bán đảo. == Lịch sử == === Tiền sử tới Magna Graecia === Những cuộc khai quật trên khắp Ý cho thấy sự hiện diện của con người tại đây có từ thời kỳ đồ đá cũ khoảng 200.000 năm trước. Ở thế kỷ thứ 7 và thứ 8 trước Công nguyên, các tập đoàn Hy Lạp đã được thành lập ở những nơi rất tách biệt tại vùng bờ biển phía đông Biển Đen và Massilia (hiện là Marseille, Pháp). Các tập đoàn này gồm những khu định cư tại Sicilia và vùng phía nam bán đảo Italia. Những người La Mã gọi vùng Sicilia và vùng phía nam Ý là Magna Graecia (tiếng Latin, "Đại Hy Lạp"), bởi nơi đây có nhiều người Hy Lạp sinh sống. === La Mã cổ đại === La Mã cổ đại là một nền văn minh phát triển từ một cộng đồng nông nghiệp nhỏ được thành lập trên Bán đảo Ý khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên trở thành một đế chế to lớn trải dài khắp Địa Trung Hải. Ở thế kỷ hai TCN, nền văn minh La Mã đã chuyển từ một chế độ quân chủ, nhà nước cộng hoà dựa trên sự phối hợp giữa chính thể đầu sỏ và quân chủ, trở thành một đế chế chuyên chế. Đế chế này đã thống trị nam Tây Âu và toàn bộ vùng bao quanh Địa Trung Hải sau những cuộc chinh phục và đồng hoá. Nước Ý, ở thời Cộng hoà La Mã và Đế chế La Mã sau này, là tên gọi của bán đảo Ý. Trong thời Cộng hoà, Ý (ở thời ấy đã mở rộng từ Rubicon thành Calabria) không phải là một tỉnh, mà là một vùng lãnh thổ của thành phố La Mã, vì thế nó có quy chế đặc biệt: ví dụ, các chỉ huy quân sự không được phép mang quân đội của mình vào trong Ý, và việc Julius Caesar cùng đội quân của mình vượt qua Rubicon đã đánh dấu sự bắt đầu của cuộc nội chiến. Từ thế kỷ thứ 3, Đế chế La Mã bắt đầu suy tàn. Nửa phía tây của Đế chế, gồm Hispania, Gaul, và Italia, tan vỡ thành nhiều vương quốc độc lập ở thế kỷ thứ 5. Vùng phía đông đế chế, dưới sự cai trị của Constantinopolis, thường được gọi là Đế chế Byzantine sau năm 476, thời điểm truyền thống của "sự sụp đổ của La mã" và sự khởi đầu sau đó của Buổi đầu thời Trung Cổ, cũng thường được gọi là Đêm trường Trung Cổ. === Thời kỳ Trung Cổ === Ở thế kỷ thứ 6 Công Nguyên Hoàng đế Justinianus I của Đế chế Byzantine tái chinh phục Ý từ tay người Ostrogoth. Cuộc xâm lược của một làn sóng các bộ lạc German, Lombard, đã khiến những nỗ lực khôi phục Đế chế Tây La Mã của ông không thành công nhưng những tiếng vang từ sự thất bại của Justinian vẫn còn đó. Trong mười ba thế kỷ tiếp sau, tuy các thành bang xuất hiện ở vùng đất phía bắc dãy Alps, bối cảnh chính trị Ý vẫn là một sự chắp vá giữa kiểu thành bang phong kiến, quốc gia chuyên chế nhỏ, và những kẻ chinh phạt ngoại bang. Trong nhiều thế kỷ các đội quân và các Quan trấn thủ, những người kế vị Justinian, là lực lượng có sức mạnh chi phối tại Ý - đủ mạnh để ngăn chặn các thế lực khác như người Ả Rập, Thánh chế La Mã, hay Lãnh thổ Giáo hoàng thành lập một Vương quốc Ý thống nhất, nhưng chưa đủ sức ngăn cản "những kẻ ngáng đường" đó và tái lập Ý-La Mã. Các vương quốc sau đó như Karoling, Otto và Hohenstaufen cũng đã tìm cách thiết lập sự cai trị tại Ý. Nhưng những thành công của họ cũng chỉ mang tính nhất thời như Justinian Đại đế và một quốc gia Ý thống nhất vẫn chỉ là một giấc mơ mãi tới tận thế kỷ 19. Không đế chế nào bên kia dãy Alps có thể thành công trong việc thống nhất Ý - hay thiết lập được quyền bá chủ trong một giai đoạn dài - vì những thành công của họ đe doạ sự tồn tại của các thế lực bên trong Ý Trung Cổ: Byzantine, Giáo hoàng và người Norman. Những người đó là hậu duệ của người Lombard, đã hợp nhất với những nhóm sắc tộc Ý thời kỳ đầu, hợp lực chống lại, chiến đấu và cuối cùng phá huỷ mọi nỗ lực tạo lập một cơ chế chính trị thống trị ở Ý. Chính khoảng trống trong cơ quan quyền lực này dẫn tới sự nổi lên của các định chế Signoria và Communi. === Comuni và Signorie === Trong lịch sử Ý sự xuất hiện của Signorie (số ít: Signoria) là một giai đoạn đi cùng với sự suy tàn của hệ thống cai trị Công xã Trung Cổ và sự trỗi dậy của nhà nước triều đình. Trong hoàn cảnh này từ Signoria (ở đây được hiểu là "Quyền lực Lãnh chúa") là sự đối lập với định chế Công xã hay cộng hoà thành bang. Quả vậy, những nhà quan sát thời đó và các nhà sử học hiện đại coi sự xuất hiện của Signoria là phản ứng với sự bất lực của Communi trong duy trì luật lệ và trật tự cũng như ngăn chặn xung đột phe phái và bất ổn dân sự. Trong những điều kiện hỗn loạn thường xảy ra ở các thành bang Ý thời Trung Cổ, mọi người đều hy vọng vào một cá nhân mạnh mẽ để tái lập trất tự cũng như giải giáp giới quý tộc phong kiến. Ở thời hỗn loạn hay khủng khoảng, các thành phố thỉnh thoảng trao chức Signoria cho các cá nhân được coi là đủ mạnh để cứu vớt nhà nước. Ví dụ, thành bang Tuscan ở Pisa đã trao chức Signoria cho Vua Charles VIII của Pháp với hy vọng ông sẽ bảo vệ nền độc lập của Pisa trước kẻ thù lâu đời là Firenze. Tương tự, Siena đã trao chức Signoria cho Cesare Borgia. ==== Các kiểu Signoria ==== Thành phần và các chức năng chuyên biệt của Signoria (quý tộc Ý) khác biệt tại mỗi thành phố. Ở một số thành bang (như Verona dưới sự cai quản của gia đình Della Scala hay Firenze ở thời Cosimo de Medici và Lorenzo the Magnificent) chính thể là cái mà ngày nay chúng ta có thể miêu tả bằng thuật ngữ nhà nước độc đảng theo đó đảng ưu thế nắm chức Signoria của thành bang trong tay một gia đình hay triều đại. Tại Firenze sự sắp xếp này là không chính thức bởi nó không được hợp pháp hoá trong hiến pháp trước khi Medici bị trục xuất khỏi thành phố năm 1494. Tại các thành bang khác (như Milano của Visconti) quyền lực mang tính triều đại của Signoria được công nhận chính thức như một phần của hiến pháp của Commune', và đã được Nhân dân "phê chuẩn" cũng như được Giáo hoàng hay Thánh chế La Mã công nhận. ==== Những nước cộng hoà gần biển ==== Ý ở thời điểm này được biết đến nhờ các nước cộng hoà thương mại, gồm Cộng hoà Firenze và Các nước Cộng hoà ven biển. Đó là các thành bang và nói chung là những chính thể cộng hoà theo đó chúng chính thức là các quốc gia độc lập, dù đa số trước kia là những vùng lãnh thổ từng thuộc Đế chế Byzantine (ngoại trừ đáng chú ý là Genova và Pisa). Tất cả các thành phố đó ở thời điểm có quyền độc lập đều có các hệ thống quản lý tương tự (dù không phải là giống hệt) theo đó giới thương nhân có quyền lực to lớn. Dù trên thực tế quyền lực vẫn nằm trong tay tập đoàn chính trị đầu sỏ, và ít có điểm giống với nền dân chủ hiện đại, tuy vậy sự tự do chính trị có được cũng đã giúp mang lại tiến bộ trong khoa học và nghệ thuật. Bốn nước Cộng hoà Ven biển ở Ý gồm Venezia, Genova, Pisa, Amalfi và chúng luôn được liệt kê theo thứ tự đó, phản ánh ưu thế thời ấy của từng nước. Tuy nhiên, các thị trấn khác ở Ý cũng có một lịch sử từng là những nước Cộng hoà Ven biển, dù ở tầm vóc thấp hơn. Những nước này gồm Gaeta, Ancona, Molfetta, Trani và, tại Dalmatia là Ragusa và Zara. Venezia và Genova là cổng thương mại của châu Âu với phương Đông, và là nơi sản xuất thuỷ tinh trang trí, trong khi Firenze từng là thủ phủ của tơ lụa và đồ trang sức. Sự giàu mạnh có được từ những mặt hàng đó đồng nghĩa với khả năng cung cấp vốn cho các dự án công cộng lớn cũng như các công trình thủ công cá nhân. Các nước cộng hoà ven biển tham gia sâu vào cuộc Thập tự chinh, hỗ trợ và quan trọng nhất là lợi dụng các cơ hội chính trị và thương mại có được từ những cuộc chiến đó. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư, với mục tiêu hão huyền để "giải phóng" Jerusalem, thực tế dẫn tới cuộc chinh phục Zara và Constantinopolis của Venezia. Mỗi nước Cộng hoà Ven biển đều từng có thời điểm nắm quyền cai quản với các vùng đất hải ngoại, gồm nhiều hòn đảo thuộc Địa Trung Hải và đặc biệt là Sardinia và Corsica, những vùng đất thuộc Adriatic, và những vùng đất ở Cận Đông và Bắc Phi. === Phục hưng === Các cơ cấu chính trị duy nhất cuối Thời Trung Cổ ở Ý đã khiến một số người đưa ra lý thuyết rằng chính không khí xã hội bất thường đó đã cho phép sự xuất hiện của một sự phục hưng văn hoá mạnh mẽ đến như vậy. Ý bị chia thành nhiều thành bang nhỏ và lãnh thổ nhỏ: Vương quốc Napoli kiểm soát miền nam, Cộng hoà Firenze và Lãnh địa Giáo hoàng vùng trung tâm, người Genova và người Milano phía bắc và phía tây, và người Venezia phía đông. Ý ở thế kỷ 15 là một trong những vùng có mức độ đô thị hoá cao nhất châu Âu. Đa số các nhà sử học đồng ý rằng các ý tưởng mang lại đặc điểm riêng cho phong trào Phục hưng có nguồn gốc từ Firenze hồi cuối thế kỷ 13, đặc biệt là các tác phẩm của Dante Alighieri (1265–1321) và Franceso Petrarca (1304–1374), cũng như bức hoạ của Giotto di Bondone (1267-1337). Cái tên Phục hưng được đưa ra bởi đây là sự "tái sinh" của một số ý tưởng cổ điển từng biến mất từ lâu ở châu Âu. Đã có tranh luận rằng nguyên nhân chính dẫn tới sự tái sinh này là việc khám phá những văn bản cổ từng bị lãng quên của nền văn minh phương Tây, được lưu giữ trong một số thư viện của tu viện và tại Thế giới Hồi giáo, cũng như việc biên dịch các văn bản tiếng Hy Lạp và tiếng Ả rập sang tiếng Latin. Các học giả thời Trung Cổ như Niccolò de' Niccoli và Poggio Bracciolini đã lùng tìm các tác phẩm của những học giả kinh điển như Platon, Cicero và Vitruvius trong các thư viện. Các tác phẩm thuộc Hy Lạp cổ đại và của các tác giả Hy Lạp (như Platon, Aristoteles, Euclid và Ptolemy) và các nhà khoa học Hồi giáo đã được du nhập vào thế giới Công giáo, mang lại vật liệu trí thức mới cho các học giả châu Âu. Nạn dịch Tử thần Đen năm 1348 đã giáng một đòn khủng khiếp vào Ý, giết hại một phần ba dân số. Sự hồi phục sau thảm hoạ đã dẫn tới sự hồi sinh của các thành phố, thương mại và kinh tế tác động mạnh mẽ tới giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa Nhân đạo và Phục hưng (thế kỷ 15-16) khi Ý một lần nữa quay trở lại vị trí trung tâm nền văn minh phương Tây, ảnh hưởng mạnh mẽ tới triều đình các quốc gia châu Âu khác như Este ở Ferrara và De' Medici tại Firenze. === Đô hộ nước ngoài (thế kỷ 16 - thế kỷ 19) === Sau một thế kỷ khi các hệ thống phân rẽ các thành bang Ý và các nguyên tắc đủ khả năng duy trì một nền độc lập vừa đủ và một sự cân bằng quyền lực trên bán đảo, năm 1494 vua Charles VIII của Pháp đã tung ra cuộc xâm lược đầu tiên trong một loạt các cuộc xâm lược, chỉ chấm dứt vào giữa thế kỷ 16, và một cuộc cạnh tranh giữa Pháp và Tây Ban Nha nhằm sở hữu đất nước này. Cuối cùng Tây Ban Nha chiếm ưu thế (Hiệp ước Cateau-Cambresis năm 1559 công nhận quyền sở hữu của Tây Ban Nha với Lãnh địa Công tước Milano và Vương quốc Napoli) và trong hai thế kỷ nước này hầu như nắm quyền bá chủ tại Ý. Liên minh thần thánh giữa nhà Habsburg của Tây Ban Nha và Toà Thánh đã dẫn tới hành động khủng bố có hệ thống đối với bất kỳ một phong trào Tin lành nào, kết quả là một quốc gia Ý Cơ đốc giáo với rất ít tín đồ Tin lành. Áo thay thế Tây Ban Nha nắm quyền bá chủ tại Ý sau Hoà ước Utrecht (1713), chiếm thành bang Milano và Vương quốc Napoli. Sự cai trị của Áo, có được nhờ Thời đại khai sáng bắt nguồn từ các vị hoàng đế triều Habsburg, là một giai đoạn cải tiến to lớn. Vùng phía bắc Ý, dưới quyền cai quản trực tiếp của Viên, có được động lực kinh tế và sự phát triển trí thức sôi nổi. Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoléon (1796-1815) đã mang lại các ý tưởng về bình đẳng, dân chủ, pháp luật và quốc gia. Bán đảo này không phải là nơi diễn ra các trận đánh lớn trong quá khứ nhưng Napoléon (s. tại Corse năm 1769, một năm sau khi hòn đảo này được Genova nhượng cho Pháp) đã thay đổi toàn bộ cục diện bản đồ chính trị, tiêu diệt nước Cộng hoà Venezia năm 1799, và nhà nước này không bao giờ còn thấy lại nền độc lập của mình nữa. Các quốc gia được Napoléon thành lập với sự ủng hộ của các nhóm thiểu số người Ý yêu nước không tồn tại lâu sau sự thất bại của vị Hoàng đế Pháp năm 1815. === Risorgimento (1848-1870) === Sự thành lập Vương quốc Ý là kết quả của nhiều nỗ lực phối hợp của những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia và những người theo chủ nghĩa quân chủ trung thành với Nhà Savoy để thành lập một vương quốc thống nhất bao gồm toàn bộ Bán đảo Ý. Vương quốc Sardegna đã công nghiệp hoá từ năm 1830 trở về sau. Một hiến pháp, Statuto Albertino bắt đầu có hiệu lực từ năm, 1848, năm của những cuộc cách mạng, dưới áp lực từ phe tự do. Cũng dưới áp lực này cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của Ý với Áo được tuyên chiến. Sau những thắng lợi ban đầu cuộc chiến xoay theo chiều hướng xấu và Vương quốc Sardegna thua trận. Sau Những cuộc cách mạng năm 1848, vị lãnh đạo nổi tiếng nhất của phong trào thống nhất Ý chính là người theo chủ nghĩa quốc gia Giuseppe Garibaldi. Ông rất nổi tiếng trong cộng đồng người dân phía nam Ý. Garibaldi đã lãnh đạo những người Ý cộng hoà chiến đấu cho thống nhất ở phía nam Ý, nhưng chế độ quân chủ ở phía bắc của Nhà Savoy thuộc Vương quốc Piedmont-Sardinia với lãnh đạo chính phủ là Camillo Benso, Bá tước của Cavour, cũng có tham vọng thành lập một nhà nước Ý thống nhất. Dù vương quốc không có quan hệ tự nhiên với Roma (dường như là thủ đô tự nhiên của Ý), vương quốc đã thành công trong việc đối đầu với Áo trong cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ hai của Ý, giải phóng Lombardy-Venezia khỏi ách cai trị của Áo. Vương quốc cũng đã thiết lập những mối quan hệ đồng minh quan trọng giúp họ tăng cường khả năng thống nhất Ý, như với Anh Quốc và Pháp trong chiến tranh Krym. Đến năm 1861, nước Ý được thống nhất, vua Sardinia Vittorio Emanuele II được tôn làm vua Ý. Vương quốc Ý được thành lập. Năm 1866, Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã đề xuất với Vittorio Emanuele II một liên minh với Vương quốc Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Đổi lại Phổ sẽ cho phép Ý sáp nhập vùng Venezia thuộc quyền kiểm soát của Áo. Vua Emanuele đồng ý liên minh và cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ ba của Ý bắt đầu. Ý bước vào cuộc chiến với một đội quân được tổ chức kém cỏi trước người Áo, nhưng thắng lợi của Phổ đã cho phép họ sáp nhập Venezia. Vật cản lớn còn lại với sự thống nhất Ý là Roma. Năm 1870, Phổ và các nước đồng minh Đức tuyên chiến với Pháp, khơi mào cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Để giam chân các lực lượng hùng hậu của Đức, Pháp đã rút đội quân đồn trú của mình ở Roma về chính quốc. Lợi dụng thắng lợi của Đức trước Pháp, Ý chiếm Lãnh địa Giáo hoàng khỏi tay chính quyền Pháp. Công cuộc thống nhất Ý đã hoàn thành, và một thời gian ngắn sau đó thủ đô Ý được chuyển tới Roma. === Từ Chủ nghĩa tự do tới Chủ nghĩa phát xít (1870-1922) === Tại miền bắc Ý, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 19. Miền nam, cùng thời điểm ấy, có dân số quá đông đúc, khiến hàng triệu người phải di cư ra nước ngoài. Ước tính khoảng một triệu người Ý đã rời tới các nước châu Âu khác như Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức, Bỉ và Luxembourg. Chế độ dân chủ nghị viện đã phát triển mạnh trong thế kỷ 20. Hiến pháp Sardinia năm 1848, được mở rộng phạm vi hiệu lực ra toàn Vương quốc Ý năm 1861, mang lại những quyền tự do căn bản, nhưng những luật lệ bầu cử vẫn không cho phép những người vô sản và thất học được tham gia. Năm 1913 quyền bầu cử phổ thông cho nam giới được thông qua. Đảng xã hội đã trở thành đảng chính trị chính, chiến thắng các đảng tự do và bảo thủ truyền thống. Năm 1911, chính phủ Giovanni Giolitti đã đồng ý gửi các lực lượng tới chiếm Libya. Ý tuyên chiến với Đế chế Ottoman đang giữ quyền cai trị thuộc địa với Libya. Sự sáp nhập Libya đã khiến những người Ý theo chủ nghĩa quốc gia muốn thiết lập quyền bá chủ tại Địa Trung Hải bằng cách chiếm Hy Lạp và vùng Dalmatia ven biển Adriatic. Con đường tới một nền dân chủ tự do hiện đại đã bị ngắt quãng bởi thảm kịch Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), trong đó Ý đứng về phía Anh Quốc và Pháp. Ý đánh bại Đế chế Áo-Hung tháng 11 năm 1918. Trong cuộc chiến này 600.000 người Ý thiệt mạng và nền kinh tế sụp đổ với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao. === Chủ nghĩa phát xít và Thế chiến II (1922-1945) === Sau những sự tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều công nhân Ý đã gia nhập những cuộc đình công lớn yêu cầu có nhiều quyền lợi và những điều kiện làm việc tốt hơn. Một số người, bị ảnh hưởng bởi cuộc Cách mạng Nga, bắt đầu tiếp quản các nhà máy, hầm mỏ, trang trại và công xưởng. Lực lượng tự do, lo ngại một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đã bắt đầu tiếp nhận Đảng Quốc gia Phát xít nhỏ, do Benito Mussolini lãnh đạo, người ủng hộ phản ứng bạo lực trước những cuộc đình công (bằng đảng dân quân "Áo đen") và lập trường này thường được đem ra so sánh với những phản ứng mang tính ôn hoà của chính phủ. Sau nhiều năm đấu tranh, vào tháng 10 năm 1922 những kẻ phát xít đã tổ chức một cuộc đảo chính ("Marcia su Roma", nghĩa là Tuần hành tại Roma); các lực lượng Phát xít còn yếu, nhưng nhà vua đã ra lệnh cho quân đội không can thiệp, hình thành một liên minh với Mussolini, và thuyết phục đảng tự do tán thành một chính phủ do phe Phát xít lãnh đạo. Trong vài năm sau đó, Mussolini (người bắt đầu được gọi là "Il Duce", từ tiếng Ý có nghĩa "nhà lãnh đạo") đã hạn chế mọi đảng phái chính trị (gồm cả những đảng tự do) và ngăn chặn các quyền tự do cá nhân với lý do ngăn chặn cuộc cách mạng. Năm 1935, Mussolini tuyên chiến với Ethiopia về vấn đề lãnh thổ. Ethiopia đầu hàng sau vài tháng. Điều này dẫn tới một sự chia rẽ giữa nước Ý và các đồng minh truyền thống, Pháp và Anh Quốc, và sự ủng hộ của nước Đức Phát xít. Một hiệp ước đầu tiên với Đức được ký kết năm 1936, và vào năm 1938 (Hiệp ước Thép). Ý ủng hộ cuộc cách mạng của Francisco Franco trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và các yêu cầu của Adolf Hitler tại Trung Âu, chấp nhận sự sáp nhập nước Áo vào Đức năm 1938, dù sự biến mất của một quốc gia trung gian giữa Đức và Ý là điều bất lợi cho đất nước. Tháng 10 năm 1938 Mussolini liên kết Anh Quốc, Pháp và Đức với giá là sự toàn vẹn lãnh thổ của Tiệp Khắc. Tháng 4 năm 1939, Ý chiếm Albania, một nước trên thực tế đã thuộc quyền bảo hộ của Ý trong nhiều thập kỷ, nhưng vào tháng 9 năm 1939, sau cuộc xâm lược Ba Lan, Mussolini đã quyết định không can thiệp cùng phía Đức, vì sự chuẩn bị kém của các lực lượng vũ trang. Ý tham chiến năm 1940 khi Pháp đã bị đánh bại. Mussolini đã hy vọng rằng Ý sẽ có thể chiến thắng trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, nước này có lực lượng quân sự rất kém cỏi. Ý xâm chiếm Hy Lạp tháng 10 năm 1940 qua đường Albania nhưng đã bị buộc phải rút lui sau vài ngày. Sau khi Ý chinh phục Somalia thuộc Anh năm 1940, một cuộc phản công của Đồng Minh dẫn tới sự thiệt hại to lớn của Đế quốc Ý tại Sừng châu Phi. Ý cũng bị các lực lượng Đồng Minh đánh bại tại Bắc Phi và chỉ trụ vững nhờ sự hỗ trợ các lực lượng vũ trang Đức dưới sự chỉ huy của tướng Erwin Rommel. Sau nhiều thất bại, Ý bị xâm chiếm vào tháng 6 năm 1943. Vua Vittorio Emanuele và một nhóm những kẻ Phát xít tự đứng ra đối lập với Mussolini. Vào tháng 7 năm 1943, Mussolini bị bắt giữ. Khi các đảng chính trị chống Phát xít trước kia hoạt động trở lại, các cuộc đàm phán hoà ước bí mật với phe Đồng Minh được khởi động. Vào tháng 9 năm 1943, Ý đầu hàng. Ngay lập tức Đức tấn công nước này và Ý bị chia đôi đồng thời trở thành một mặt trận lớn. Phần dưới sự chiếm đóng Phát xít, nơi một nhà nước Phát xít dưới sự lãnh đạo của Mussolini được thành lập, đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu giữa những người du kích Ý ("partigiani") và quân đội phát xít. Ý được giải phóng ngày 25 tháng 4 năm 1945. Lễ giải phóng vẫn được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 4. === Đệ nhất Cộng hoà (1946-1992) === Năm 1946 con trai của Vittorio Emanuele III là Umberto II bắt đầu nổi lên. Ý trở thành một nhà nước Cộng hoà sau kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngày 2 tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi "Ngày Cộng hoà". Nền cộng hoà chiến thắng với chênh lệch 9% số phiếu. Hiến pháp Cộng hoà được thông qua và bắt đầu có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 1948. Theo Các Hiệp ước Hoà bình Paris năm 1947, khu vực biên giới phía đông bị sáp nhập vào Nam Tư. Năm 1954, vùng lãnh thổ tự do Trieste được phân chia giữa Ý và Nam Tư. Năm 1949, Ý trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ, nước này đã giúp Ý khôi phục nền kinh tế thông qua Kế hoạch Marshall. Ngoài ra, Ý còn trở thành một thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu, sau này sẽ đổi thành Liên minh châu Âu. Trong thập niên 1950 và 1960 đất nước này có được một giai đoạn phát triển kinh tế mạnh. Ý đã trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị trong thập niên 1970, và chấm dứt trong thập niên 1980. Được biết đến với tên gọi Những năm Lãnh đạo, giai đoạn này có đặc điểm là những cuộc xung đột đột xã hội rộng lớn và những hành động khủng bố do các phong trào ngoài nghị trường tiến hành. Vụ ám sát lãnh đạo đảng Dân chủ Công giáo, Aldo Moro, đã dẫn đến sự chấm dứt của "thoả hiệp lịch sử" giữa phe Dân chủ Công giáo và Đảng Cộng sản. Trong thập niên 1980, lần đầu tiên, hai chính phủ được điều hành bởi một nhân vật cộng hoà và một xã hội (Bettino Craxi) chứ không phải một thành viên của Đảng Dân chủ Công giáo. Cuối những năm lãnh đạo, Đảng Cộng sản dần có vị trí nổi bật hơn nhờ Enrico Berlinguer. Đảng Xã hội, dưới sự lãnh đạo của Bettino Craxi, trở nên cực đoan hơn và với những người Cộng sản và Liên bang Xô viết; chính Craxi đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch triển khai tên lửa Pershing của Ronald Reagan tại Ý. Năm 2000, một báo cáo của Uỷ ban Nghị viện từ liên minh trung tả Olive Tree đã kết luận rằng chiến lược gây căng thẳng đã được Hoa Kỳ xúi giục nhằm "chặn bước Đảng Xã hội, và ở một số mức độ là cả Đảng Cộng sản, lên nắm quyền hành pháp trong nước". === Đệ nhị Cộng hoà (1992-hiện tại) === Từ năm 1992 tới 1997, Ý phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khi cử tri thất vọng trước tình trạng tê liệt chính trị, những khoản nợ to lớn của chính phủ, tình trạng tham nhũng lan rộng, và ảnh hưởng ngày càng lớn của tội phạm có tổ chức trong chính phủ, được gọi là Tangentopoli. Khi Tangentopoli được các thẩm phán điều tra trong một phiên toà được gọi là Mani pulite (từ tiếng Ý có nghĩa "Những bàn tay sạch"), các cử tri đã yêu cầu những cải cách chính trị, kinh tế và sắc tộc. Những vụ vụ bê bối Tangentopoli liên quan tới tất cả các đảng chính trị lớn, nhưng đặc biệt là tới liên minh chính phủ: trong giai đoạn 1992 tới 1994 đảng Dân chủ Công giáo đã gặp nhiều cuộc khủng hoảng và đã giải tán, chia rẽ thành nhiều đảng nhỏ, trong số đó có Đảng Nhân dân Ý và Dân chủ Công giáo Trung dung. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý (và các đảng nhỏ cầm quyền khác) bị giải tán hoàn toàn. Cuộc bầu cử năm 1994 đã đưa vị trùm tư bản truyền thông Silvio Berlusconi (lãnh đạo liên minh "Pole of Freedoms") lên nắm quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, Berlusconi đã buộc phải rời chức vụ tháng 12 năm 1994 khi Lega Nord rút lui sự ủng hộ. Chính phủ Berlusconi được kế tục bởi một chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Lamberto Dini lãnh đạo, ông này cũng mất chức vào tháng 7 năm 1996. Tháng 4 năm 1996, cuộc bầu cử toàn quốc đã mang lại thắng lợi cho liên minh trung tả dưới sự lãnh đạo của Romano Prodi. Chính phủ đầu tiên của Prodi đã trở thành chính phủ có thời gian tồn tại dài thứ ba trước khi thua sít sao, chỉ ba phiếu, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng 10 năm 1998. Một chính phủ mới được lãnh đạo phe dân chủ cánh tả và cựu thành viên đảng cộng sản Massimo D'Alema thành lập, nhưng vào tháng 4 năm 2000, sau những thành tích kém cỏi của liên minh của ông trong các cuộc bầu cử địa phương, D'Alema đã từ chức. Chính phủ trung tả kế tục, gồm hầu hết các đảng phái cũ, dưới sự lãnh đạo của Giuliano Amato (dân chủ xã hội), người trước kia từng giữ chức vụ thủ tướng giai đoạn 1992-93, từ tháng 4 năm 2000 tới tháng 6 năm 2001. Năm 2001 phe trung hữu thành lập chính phủ và Silvio Berlusconi trở lại nắm quyền lực trong một nhiệm kỳ đủ 5 năm, trở thành chính phủ có thời gian tồn tại lâu nhất thời hậu chiến ở Ý. Berlusconi đã tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Iraq. Cuộc bầu cử năm 2006 lại giúp Prodi quay lại lãnh đạo chính phủ với một đa số mong manh. Trong năm đầu tiên cầm quyền, Prodi đã theo đuổi một chính sách tự do kinh tế và giảm nợ công cộng thận trọng. == Địa lý == === Địa hình === Ý là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi Biển Tyrrhenian và phía đông bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia ở phía bắc. Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và cũng là biên giới phía bắc. Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm vuông; 370 km vuông); Po, con sông chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi xuyên qua đồng bằng Lombardy vào Biển Adriatic. Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo; đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông; 25.708 km vuông) và Sardinia (9.301 dặm vuông; 24.090 km vuông). === Núi lửa === Có ba núi lửa đang hoạt động tại Ý, gồm Vesuvius, núi lửa hoạt động duy nhất trên lục địa châu Âu. === Khí hậu === Khí hậu tại Ý khá đa dạng và có thể khác biệt khá nhiều so với hình mẫu khí hậu Địa Trung Hải và "vùng đất mặt trời", tuỳ thuộc từng địa điểm. Các vùng nội địa phía bắc Ý (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa, trong khi những vùng ven biển Liguria và bán đảo phía nam Firenze có khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu các vùng ven biển của bán đảo có thể rất khác biệt so với vùng nội địa, đặc biệt vào những tháng mùa đông. Những vùng có độ cao lớn nhiệt độ lạnh, ẩm và thường có tuyết. Tại các vùng ven biển, nơi tập trung hầu hết các thành phố lớn, có kiểu khí hậu đặc trưng Địa Trung Hải với mùa đông ôn hoà và mùa hè thường nóng và khô. Thời gian và mức độ khô của mùa hè tăng dần về phía nam (so sánh các bảng của Roma, Napoli và Brindisi). Giữa phía bắc và phía nam có sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông: trong một số ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống còn -2 °C (24 °F) và có tuyết tại Milano, trong khi nó là 12 °C (54 °F) tại Roma và 18 °C (64 °F) tại Palermo. Sự khác biệt nhiệt độ ít thấy hơn vào mùa hè. Bờ biển phía đông bán đảo không ẩm như khu vực phía tây, nhưng thường có nhiệt độ lạnh hơn trong mùa đông. Khu phía bắc dải bờ biển phía đông Pescara thỉnh thoảng bị ảnh hưởng bởi những cơn gió lạnh bora vào mùa đông và mùa xuân, nhưng tại đây gió yếu hơn vùng quanh Trieste. Trong những đợt gió lạnh này, các thành phố phía đông, đông bắc như Rimini, Ancona, Pescara và toàn bộ khu vực chân núi phía đông dãy Alps có thể phải trải qua những đợt "bão tuyết" thật sự. Thị trấn Fabriano, chỉ ở độ cao 300 mét, có thể thường xuyên có lượng tuyết rơi 0.50-0.60 m trong 24 giờ ở những khoảng thời gian này. Trên dải bờ biển từ Ravenna tới Venezia và Trieste, lượng tuyết rơi khá thấp: trong những đợt gió lạnh từ phía đông, khí lạnh có thể khắc nghiệt nhưng bầu trời vẫn trong sáng; còn, trong những trận tuyết rơi ở phía bắc Ý, bờ biển Adriatic có thể có gió Scirocco ôn hoà hơn biến tuyết thành mưa - những hiệu ứng ôn hoà của loại gió này tưhờng biến mất chỉ vài kilômét bên trong lục địa, và thỉnh thoảng bờ biển từ Venezia tới Grado có tuyết trong khi trời mưa tại Trieste, cửa sông Po và Ravenna. Hiếm khi thành phố Trieste gặp bão tuyết khi có gió đông bắc; trong những mùa đông khắc nghiệt, Phá Venezia, và tại những nơi có nhiệt độ lạnh, mọi người thậm chí có thể đi trên mặt băng [1]. Mùa hè thường có nhiệt độ ổn định hơn, dù các vùng phía bắc thường có sấm sét vào buổi trưa/chiều và một số ngày âm u và mưa. Vì thế, trong khi phía nam Firenze mùa hè thường khô và có nắng, phía bắc thường ẩm và có nhiều mây. Thời tiết mùa thu và mùa xuân có thể thay đổi rất nhanh, với những tuần ấm áp nhiều nắng (thỉnh thoảng với nhiệt độ như trong mùa hè) bỗng chốc thay đổi sau những trận gió lạnh và tiếp đó là những tuần mưa, nhiều mây. Số lượng ngày mưa ít nhất và nắng nhiều nhất xuất hiện tại cực nam lục địa và tại Sicilia cùng Sardegna. Ở đây trung bình có từ bốn tới năm giờ nắng trong một ngày mùa đông và lên tới mười hay mười một giờ vào mùa hè. Ở phía bắc lượng mưa phân bố đồng đều trong cả năm, dù mùa hè thường ẩm hơn. Từ tháng 11 tới tháng 3 thung lũng Po thường có sương mù bao phủ, đặc biệt ở vùng trung tâm (Pavia, Cremona và Mantua), tuy số lượng ngày có nhiệt độ dưới 0 °C thường từ 60 tới 90 ngày một năm, với đỉnh điểm có thể lên tới 100-110 ngày chủ yếu tại các vùng nông thôn [2]. Tuyết rơi khá thường xuyên từ đầu tháng 12 tới đầu tháng 3 tại các thành phố như Torino, Milano và Bologna, nhưng thỉnh thoảng cũng có vào cuối tháng 11 hay cuối tháng 3 và thậm chí tháng 4. Vào mùa đông năm 2005-2006, Milano có lượng tuyết rơi khoảng 0.75-0.80 m, Como khoảng 1.00 m, Brescia 0.50 m, Trento 1.60 m, Vicenza 0.45 m, Bologna 0.30 m, và Piacenza 0.80 m [3]. Nhiệt độ mùa hè thường đồng nhất từ bắc xuống nam. Nhiệt độ tháng 7 là 22-24 °C ở phía bắc sông Po, như tại Milano hay Venezia, and và phía nam sông Po có thể lên tới 24-25 °C như tại Bologna, với ít sấm sét hơn; ở các bờ biển trung tâm và phía nam Ý, và tại các đồng bằng lân cận, nhiệt độ trung bình từ 23 °C tới 27 °C. Nói chung, tháng nóng nhất là tháng 8 ở phía nam và tháng 7 ở phía bắc; trong những tháng này nhiệt độ có thể lên tới 38-42 °C ở phía nam và 32-35 °C ở phía bắc; thỉnh thoảng đất nước có thể chia làm hai khu vực thời tiết riêng biệt như trong mùa đông, với mưa và nền nhiệt độ 20-22 °C ở phía bắc và 30 °C tới 40 °C ở phía nam, nhưng việc có một mùa hè nóng và khô không đồng nghĩa với việc vùng phía nam Ý sẽ không có mưa từ tháng 6 tới tháng 8. Tháng lạnh nhất là tháng 1: nhiệt độ trung bình tại thung lũng sông P trong khoảng -1 °C và +1 °C, Venezia +2°/+3 °C, Trieste +4 °C, Firenze 5°/6 °C, Roma 7°/8 °C, Napoli 9 °C, Palermo 12 °C. Nhiệt độ thấp nhất trong buổi sáng mùa đông có thể xuống tới -30 °C/-20 °C tại Alps, -14 °C/-8 °C tại thung lũng sông Po, -7 °C tại Firenze, -4 °C tại Roma, -2 °C tại Napoli và 2 °C tại Palermo. Tại các thành phố như Roma và Milano, những hiệu ứng đảo nhiệt mạnh có thể xuất hiện, vì thế bên trong vùng đô thị, mùa đông có thể ôn hoà hơn và mùa hè có thể ngột ngạt hơn. Trong một số buổi sáng mùa đông nhiệt độ có thể chỉ là -3 °C tại Dome plaza ở Milano trong khi nó là -8°/-9° tại khu vực ngoại vi, ở Torino có thể chỉ -5 °C tại trung tâm thành phố và -10°/-12° tại các vùng ngoại vi. Thông thường, lượng tuyết roi lớn nhất vào tháng 2, thỉnh thoảng vào tháng 1 hay tháng 3; tại dãy Alps, lượng tuyết rơi nhiều vào mùa đông và cả mùa xuân từ độ cao 1500 m trở nên, vì mùa đông thường bắt đầu bằng những tuần lễ lạnh và khô; tuy người dân sống tại dãy Alps thường thấy tuyết rơi hơn trong mùa đông, nhưng họ lại có thời tiết ấm và ít ẩm ướt hơn vào những mùa khác. Cả hai dãy núi đều có thể có lượng tuyết rơi lên tới 5–10 m trong một năm trên độ cao 2000 m; trên những đỉnh cao nhất dãy Alps, tuyết có thể rơi thậm chí giữa mùa hè êm dịu, và những dòng sông băng cũng xuất hiện. Nhiệt độ thấp kỷ lục là -45 °C tại Alps, và -29.0 °C gần mực nước biển (ghi nhận vào ngày 12 tháng 1 năm 1985 tại San Pietro Capofiume bởi Bologna), trong khi ở các thành phố phía nam như Catania, Foggia, Lecce hay Alghero đã từng có nhiệt độ lên tới 46 °C vào những mùa hè oi bức. == Chính phủ và chính trị == Hiến pháp Ý năm 1948 quy định một chế độ nghị viện lưỡng viện (Parlamento), gồm một Viện Đại biểu (Camera dei Deputati) và một Thượng viện (Senato della Repubblica), một cơ quan tư pháp riêng biệt, và một nhánh hành pháp gồm một Hội đồng Bộ trưởng (Nội các) (Consiglio dei ministri), do thủ tướng (Presidente del consiglio dei ministri) lãnh đạo. Tổng thống Ý (Presidente della Repubblica) được nghị viện với một số đại biểu cấp vùng bầu với nhiệm kỳ bảy năm. Tổng thống chỉ định thủ tướng, người đề xuất các chức vụ bộ trưởng (được tổng thống chỉ định chính thức). Hội đồng Bộ trưởng phải có được sự ủng hộ (fiducia) của cả hai viện. Đại biểu nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu và trực tiếp thông qua một hệ thống bầu cử phức tạp (lần sửa đổi gần nhất năm 2005) gồm cả đại diện tỷ lệ với một phần thưởng đa số cho liên minh lớn nhất. Tất cả công dân Ý từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử (Hạ viện). Tuy nhiên, với bầu cử thượng viện, cử tri phải ít nhất 25 tuổi. Hệ thống bầu cử trong Thượng viện dựa trên đại diện các vùng. Trong cuộc bầu cử năm 2006, hai liên minh tranh cử đã xung đột chỉ vì vài nghìn phiếu bầu, và tại Hạ viện liên minh trung tả có 345 đại biểu so với 277 của phe trung hữu (Casa delle Libertà), còn tại Thượng viện l'Ulivo chỉ có hơn đa số tuyệt đối hai ghế. Viện đại biểu có 630 thành viên và thượng viện có 315 thành viên qua bầu cử; ngoài ra Thượng viện còn gồm các cựu tổng thống và những thượng nghị sĩ được chỉ định suốt đời (không nhiều hơn năm người) bởi Tổng thống nhà nước Cộng hoà theo một sửa đổi hiến pháp đặc biệt. Tới ngày 15 tháng 5 năm 2006, có 7 Thượng nghị sĩ suốt đời (trong số đó 3 là các cựu tổng thống). Cả hai viện đều được bầu với nhiệm kỳ tối đa 5 năm, nhưng cả hai đều có thể bị Tổng thống giải tán trước thời hạn nếu Nghị viện không thể bầu ra một chính phủ ổn định. Trong quá khứ thời hậu chiến, điều này từng xảy ra năm 1972, 1976, 1979, 1983, 1994 và 1996. Một nét đặc biệt của Nghị viện Ý là số đại diện được trao cho Người Ý sống thường xuyên ở nước ngoài (khoảng 2,7 triệu người). Trong số 630 đại biểu hạ viện và 315 thượng nghị sĩ có 12 và 6 thành viên được bầu từ bốn khu vực bầu cử nước ngoài riêng biệt. Những thành viên đó được bầu lần đầu tháng 4 năm 2006 và họ được hưởng ngang quyền với những thành viên được bầu trong nước. Những dự luật lập pháp có thể được đưa ra từ cả thượng và hạ viện và phải được đa số thông qua ở cả hai viện. Hệ thống tư pháp Ý dựa trên Luật La Mã được sửa đổi theo Luật Napoléon và các đạo luật sau này. Toà án Hiến pháp Ý (Corte Costituzionale) phán xử sự phù hợp của các đạo luật với Hiến pháp và là một sự cách tân sau Chiến tranh thế giới thứ hai. == Đối ngoại == Ý từng là một thành viên sáng lập Cộng đồng châu Âu - hiện là Liên minh châu Âu (EU). Ý đã được chấp nhận gia nhập Liên hiệp quốc năm 1955 và là một thành viên cũng như một bên ủng hộ mạnh mẽ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Thoả thuận Chung về Thuế quan và Thương mại/Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Hội đồng châu Âu. Nước này đã nắm chức chủ tịch CSCE (tiền thân của OSCE) năm 1994, EU năm 1996 và G-8 năm 2001 và nắm chức chủ tịch EU từ tháng 7 tới tháng 12 năm 2003. Ý ủng hộ Liên hiệp quốc và các hoạt động an ninh quốc tế của tổ chức này. Ý đã triển khai quân đội hỗ trợ cho các chiến dịch gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc tại Somalia, Mozambique và Đông Timor và cung cấp hỗ trợ cho các chiến dịch của NATO và Liên hiệp quốc tại Bosnia, Kosovo và Albania. Ý đã triển khai 1.000 quân Alpini tới Afghanistan hỗ trợ cho Chiến dịch Tự do Vĩnh viễn (OEF) tháng 2 năm 2003. Ý cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc tế nhằm tái thiết và ổn định Iraq bằng đội quân khoảng 3.200 người, cũng như các quan chức và viên chức nhân đạo. Đội quân này tiếp tục ở lại Iraq theo uỷ quyền của Liên hợp quốc và theo yêu cầu của Chính phủ Iraq tới tháng 12 năm 2006. Tháng 8 năm 2006 Ý đã gửi khoảng 3.000 quân tới Liban tham gia lực lượng Gìn giữ hoà bình UNIFIL ONU. Ngoài ra, từ ngày 2 tháng 2 năm 2007 một người Ý, Claudio Graziano, đã trở thành chỉ huy lực lượng Liên hiệp quốc tại nước này. == Quân đội == Điều 11 Hiến pháp Ý viết: "Ý từ chối coi chiến tranh là một phương tiện gây hấn chống lại tự do của các dân tộc khác và là phương tiện giải quyết những tranh cãi quốc tế; Ý công nhận, với những điều kiện bình đẳng với các quốc gia khác, những giới hạn của chủ quyền cần thiết cho một trật tự đảm bảo hoà bình và công bằng giữa các nước; Ý ủng hộ và khuyến khích các tổ chức quốc tế khác có cùng quan điểm như vậy". Các lực lượng vũ trang Ý được chia thành bốn nhánh: Esercito Italiano (Quân đội) Aeronautica Militare (Không quân) Marina Militare (Hải quân) Carabinieri (Hiến binh) Các lực lượng vũ trang Ý nằm dưới quyền chỉ huy của Hội đồng Quốc phòng Tối cao Ý, do Tổng thống Ý đứng đầu. Tổng số nhân lực trong quân đội khoảng 308.000 người. Ý có mức chi tiêu quốc phòng đứng hàng thứ 8 trên thế giới Esercito Italiano là lực lượng mặt đất của Ý. Gần đây (29 tháng 7 năm 2004) lực lượng này đã chuyển đổi thành lực lượng chuyên nghiệp và hoàn toàn tình nguyện với 115.687 lính tại ngũ. Các trang bị nổi tiếng nhất của lực lượng này gồm Dardo, Centauro và Ariete, và máy bay trực thăng tấn công Mangusta, gần đây đã được triển khai trong các chiến dịch của Liên hiệp quốc; nhưng Esercito Italiano cũng sở hữu một số lượng lớn xe thiết giáp Leopard 1 và M113. Aeronautica Militare Italiana (AMI) là lực lượng không quân Ý. Lực lượng này hoạt động độc lập và được thành lập ngày 28 tháng 3 năm 1923, bởi vua Victor Emmanuel III của Ý với tên gọi Regia Aeronautica (tương đương "Không quân Hoàng gia"). Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Ý trở thành một nhà nước cộng hoà theo trưng cầu dân ý, Regia Aeronautica đổi thành tên hiện tại. Ngày nay Aeronautica Militare có 45.879 người và 585 máy bay, gồm 219 máy bay chiến đấu và 114 máy bay trực thăng. Để sử dụng làm phương tiện thay thế và để cho thuê những chiếc máy bay đánh chặn Tornado ADV, AMI đã thuê 30 chiếc F-16A Gói 15 ADF và 4 chiếc F-16B Gói 10 Fighting Falcons, với lựa chọn quyền thuê tiếp một số chiếc khác. Trong những năm sắp tới 121 chiếc EF2000 Eurofighter Typhoons, thay thế những chiếc F-16 Fighting Falcons thuê sẽ đi vào hoạt động. Những cải tiến tiếp theo cho phi đội Tornado IDS/IDT và AMX-fleet cũng sẽ được tiến hành. Khả năng vận tải được đảm bảo bởi một phi đội 22 chiếc C-130J, tương tự loại G222 mới phát triển, được gọi là C-27J Spartan (12 chiếc đã được đặt hàng), sẽ đi vào hoạt động để thay thế những chiếc G222. Marina Militare là một trong bốn nhánh của các lực lượng quân đội Ý. Lực lượng này được thành lập năm 1946, với tên gọi Hải quân Cộng hoà Ý, từ Regia Marina. Ngày nay Marina Militare là một lực lượng hải quân hiện đại với sức mạnh 35.261 người và tàu chiến thuộc mọi kiểu, như tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chiến hiện đại, tàu ngầm, tàu đổ bộ và các loại tàu nhỏ khác như tàu nghiên cứu hải dương học. Marina Militare hiện được trang bị một tàu sân bay lớn (chiếc Cavour), các tàu khu trục, tàu ngầm và tàu chiến mới. Trong thời hiện đại, Marina Militare, là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Marina Militare được coi là lực lượng hải quân mạnh thứ tư trên thế giới. Carabinieri gồm lực lượng hiến binh và quân cảnh Ý. Tại Hội nghị Sea Islands của G8 năm 2004, Carabinieri đã được trao nhiệm vụ thiết lập một Trung tâm các Đơn vị Cảnh sát Đặc biệt (CoESPU) đảm nhận huấn luyện và phát triển các tiêu chuẩn mang tính học thuyết cho các đơn vị cảnh sát dân sự tham gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình quốc tế == Vùng, tỉnh và các khu vực đô thị == Ý được chia thành 20 vùng (regioni, số ít regione). Năm trong số các vùng đó có quy chế tự trị đặc biệt cho phép họ ban hành luật lệ trên một số vấn đề riêng biệt của địa phương, và được đánh dấu *. Các vùng được chia nhỏ tiếp thành 109 tỉnh (province) và 8.101 vùng đô thị (comuni). == Nhân khẩu == === Dân cư === Ước tính dân số gần nhất của ISTAT (Văn phòng Thống kê Ý) cho thấy nước này có 59.131.287 người vào thời điểm tháng 12 năm 2006 [4], tăng 3% so với năm 2001. Ý có dân số đông thứ tư trong Liên minh châu Âu (sau Đức, Pháp và Anh Quốc), và đứng hàng 22 trên thế giới. Tăng trưởng dân số hàng năm chủ yếu từ số người nhập cư và gia tăng tuổi thọ hiện ở mức 79,81 tuổi [5]. Dù có tăng trưởng dân số, biểu đồ dân số Ý đang già đi nhanh chóng. Với tỷ lệ sinh 1,35 trẻ em trên mỗi phụ nữ [6], hầu như cứ 5 người Ý có 1 người hưởng trợ cấp; nếu khuynh hướng già đi này tiếp diễn, dân số Ý sẽ giảm còn khoảng một phần tư vào năm 2050 [7]. Ý có mật độ dân số đứng thứ năm châu Âu với 196 người trên kilômét vuông. Mật độ cao nhất tại tây bắc Ý, bởi chỉ hai trong số hai mươi vùng (Lombardy và Piedmont) cộng lại, đã chiếm một phần tư dân số nước này, theo ước tính có 7,4 triệu người sống tại khu vực đô thị Milano[8]. Tỷ lệ biết chữ tại Ý là 98%, giáo dục phổ cập cho tất cả trẻ em trong độ tuổi 6 tới 18. Xấp xỉ hai phần ba dân số sống tại các khu vực đô thị[9], thấp hơn nhiều so với các quốc gia Tây Âu. ==== Các thành phố lớn ==== Các thành phố Ý với dân số từ 300.000 trở lên (dữ liệu của ISTAT, tháng 12 năm 2006): ==== Các vùng đô thị ==== Theo OECD [10], các khu vực đô thị chính của Ý gồm: === Nhập cư và sắc tộc === Trong thế kỷ 19 và 20, Ý từng là nguồn cung cấp người nhập cư chính tới Châu Mỹ, Úc và các quốc gia Tây Âu khác. Tuy nhiên, Ý hiện là điểm đến của những người nhập cư từ khắp thế giới mà những vùng chính là Đông Âu, Bắc Phi và châu Á. Đầu năm 2006, người nước ngoài chiếm 4,56% dân số, 2.670.514 [11] người, tăng 268.357 người hay 10% so với năm trước đó. Ở nhiều thành phố phía bắc Ý, như Padua, Milano và Brescia, người nhập cư chiếm một phần đáng kể dân số. Làn sóng nhập cư gần đây nhất đến từ Đông Âu, thay thế Bắc Phi trở thành nơi cung cấp người nhập cư chính. Trong năm 2006, khoảng 1.025.874 người Đông Âu sống tại Ý, chiếm 40% tổng số người nhập cư vào Ý. Năm quốc tịch nước ngoài có số lượng lớn nhất tại Ý gồm: Albania (348.813), Maroc (319.537), România (297.570), Trung Quốc (127.822) và Ukraina (107.188). . === Tôn giáo === Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất nước. Dù không còn là quốc giáo, Công giáo Rôma vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội và các vấn đề quốc gia, một phần là vì Thành Vatican, lãnh thổ có chủ quyền của Tòa Thánh, tọa lạc ngay trong lòng Roma. 87,8% người dân Ý tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma, khoảng một phần ba trong số đó tuyên bố là các tín đồ nhiệt thành (36,8%). Các nhóm Kitô giáo khác tại Ý gồm khoảng 1,5 triệu tín đồ Chính thống giáo Đông phương, 550.000 tín đồ phong trào Ngũ tuần và phong trào Phúc âm (0,8%), trong số đó 400.000 người là thành viên Hội chúng của Đức Chúa Trời, có 235.685 Nhân chứng Jehovah (0,04%), 30.000 tín đồ phong trào Waldo, 25.000 tín đồ Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật, 22.000 tín đồ đạo Mormon, 15.000 tín đồ Baptist (cùng với khoảng 5.000 Free Baptists), 7.000 tín đồ Lutheran, 5.000 tín đồ phong trào Giám lý (hiệp thông với giáo hội Waldo). Thiểu số tôn giáo lâu đời nhất nước này là cộng đồng Do Thái giáo, với khoảng 45.000 người. Đây không còn là nhóm phi Kitô giáo lớn nhất nữa. Vì số lượng người nhập cư khá lớn từ khắp nơi trên thế giới, khoảng 825.000 người là tín đồ Hồi giáo (1,4%) sống tại Ý, dù chỉ khoảng 50.000 người có quốc tịch Ý. Ngoài ra, có khoảng 70.000 tín đồ Sikh giáo, 70.000 tín đồ Hindu giáo, và 50.000 tín đồ Phật giáo tại Ý. == Kinh tế == Theo những tính toán GDP, Ý được xếp hạng là nền kinh tế đứng thứ tám thế giới năm 2016, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh Quốc, Pháp và Ấn Độ, và đứng thứ tư châu Âu. Theo OECD, trong năm 2004 Ý là nhà xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới về các sản phẩm chế tạo. Nền kinh tế tư bản này được chia thành khu vực phát triển công nghiệp phía bắc, chủ yếu là các công ty tư nhân và vùng nông nghiệp kém phát triển hơn ở phía nam. Nền kinh tế Ý có khu vực "kinh tế ngầm" không được tính vào con số thống kê chính thức, gần đây đã được Bộ tài chính nước này ước lượng chiếm khoảng một phần sáu GDP chính thức. Tính đến năm 2016, GDP của Ý đạt 1.852.500 USD. Đa số các nguyên liệu thô cần thiết cho ngành công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng phải nhập khẩu từ bên ngoài. Trong thập kỷ qua, Ý đã theo đuổi một chính sách thuế chặt chẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ và đã được hưởng những lợi ích từ các tỷ lệ lợi tức và lạm phát thấp. Ý gia nhập khu vực đồng euro từ khi nó xuất hiện năm 1999. Nền kinh tế Ý từng có nhiều thời kỳ phát triển chậm chạp hơn các đối tác Liên minh châu Âu, và chính phủ hiện tại đã ban hành nhiều biện pháp cải cách ngắn hạn nhằm cải thiện tính cạnh tranh và phát triển dài hạn. Tuy nhiên, thay đổi còn diễn ra chậm, trong việc áp dụng một số cải cách cơ cấu do các nhà kinh tế đề xuất, như giảm bớt gánh nặng thuế và sửa đổi thị trường lao động cứng nhắc của Ý cũng như hệ thống trợ cấp đắt đỏ, bởi tình trạng phát triển kinh tế chậm gần đây và sự phản đối từ phía các liên đoàn lao động. Ý có ít tập đoàn đa quốc gia hàng thế giới so với các nền kinh tế cùng mức độ khác. Thay vào đó, sức mạnh chính của nền kinh tế nước này phần lớn dựa vào các công ty cỡ vừa và nhỏ. Một số trong các công ty đó sản xuất các sản phẩm có mức độ kỹ thuật trung bình và vì thế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á khác với giá thành nhân công rẻ hơn. Những công ty này của Ý đang đối phó với sự cạnh tranh từ các đối thủ châu Á bằng cách tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, trong khi di chuyển các cơ sở chế tạo kỹ thuật thấp tới các nhà máy tại các quốc gia có giá thành nhân công rẻ. Kích thước trung bình nhỏ của các công ty Italia vẫn còn là một yếu tố hạn chế, và chính phủ đã bắt tay vào khuyến khích sự sáp nhập hay hợp nhất và cải cách các biện pháp quản lý cứng nhắc từng là vật cản cho sự phát triển của những tập đoàn lớn hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Ý gồm ô tô (Fiat Group, Aprilia, Ducati, Piaggio), hoá chất, sản phẩm hoá dầu, hàng điện tử (Eni, Enel, Edison), hàng không và công nghệ quốc phòng (Alenia, Agusta, Finmeccanica), vũ khí (Beretta); nhưng các sản phẩm nổi tiếng nhất lại thuộc lĩnh vực thời trang (Armani, Valentino, Versace, Dolce & Gabbana, Benetton, Prada, Luxottica), công nghiệp thực phẩm (Barilla Group, Martini & Rossi, Campari, Parmalat), xe hơi hạng sang (Ferrari, Maserati, Lamborghini, Pagani) và du thuyền (Ferretti, Azimut). Du lịch là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Ý: với hơn 37 triệu khách du lịch mỗi năm, Ý được xếp hạng là điểm đến hấp dẫn thứ năm của du khách trên thế giới. Ý có thể là lớn thứ ba trong khu vực đồng euro, nhưng nó đang tiếp tục suy thoái do không hiệu quả. Lãnh đạo chính trị của Ý đã cho thấy không thể thực hiện những cải cách rất cần thiết và tương lai có vẻ ảm đạm. Hơn nửa triệu việc làm công nghiệp đã bị mất kể từ năm 2007, và 15 phần trăm nền công nghiệp của nước này đã biến mất. Trong một số lĩnh vực đã còn tệ hơn nữa, với ngành công nghiệp ô tô đã mất 40 phần trăm. Các ngân hàng, sợ phá sản đang cắt giảm việc cho vay thương mại. Ngay cả chính quyền không thanh toán hóa đơn của mình, với vài trăm tỷ euro trong nghĩa vụ tài chính đang lưu hành. Đó là một tình huống nguy hiểm, đặc biệt là cho các công ty nhỏ. Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Âu nói nếu không có thay đổi cơ bản, Ý sẽ bị phá sản. Vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế, thất nghiệp và sức mua giảm mạnh là nguyên nhân cho việc ngày càng đào sâu hơn vào khủng hoảng hơn bao giờ hết. Standart & Poor đã đánh rớt vị trí xếp hạng tín dụng của Ý. Các chuyên gia về xuất khẩu của Ý đã đánh giá việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các khu vực khu vực Đông Nam Á, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là nhiều công ty chỉ sử dụng các nhà máy ở Ý để lắp ráp các bộ phận làm trong các nhà máy ở nước ngoài. Các công ty lớn cũng chuyển hệ thống sản xuất của mình ra nước ngoài.Việc này làm suy giảm các khu vực công nghiệp truyền thống của Ý. Hơn tám triệu người Ý sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có nhiều người vẫn còn đang làm việc. Các viện nghiên cứu CGIA ở Mestre, gần Venice, phát hiện ra rằng chỉ có một trong hai doanh nghiệp nhỏ có thể trả lương cho nhân viên của mình nhiều lần. Ba trong số năm công ty buộc phải đưa ra các khoản vay để trả các hóa đơn với thuế cao của họ. Nhưng vấn đề cơ cấu của Ý vẫn còn. Chúng bao gồm ngoài gánh nặng thuế, một bộ máy quan liêu cồng kềnh gây cản trở hầu như tất cả các hoạt động kinh tế, tư pháp không hiệu quả ngăn cản các nhà đầu tư tiềm năng với các thử nghiệm có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ, trình độ học vấn tương đối thấp và một cơ sở hạ tầng nghèo đặc trưng bởi đường đầy ổ gà, việc cung cấp năng lượng không ổn định, tàu hỏa liên tục bị trì hoãn và mạng lưới truyền thông lạc hậu. Kết quả là Ý tiếp tục tụt lại phía sau trường quốc tế như là một nơi để đầu tư. Thấp hơn cả Philippines, Latvia, Nga và Peru, chỉ cao hơn một chút Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. == Vận tải == Hệ thống đường sắt tại Ý với tổng cộng 19.394 kilômét (12.051 dặm), xếp hạng 16 trên thế giới và được điều hành bởi Ferrovie dello Stato. Các tàu cao tốc gồm tàu lớp ETR, trong số đó tàu ETR 500 chạy với vận tốc 300 km/h (186 mph). Năm 1991 Treno Alta Velocità SpA đã được thành lập, là một thực thể cho mục đích đặc biệt thuộc sở hữu của RFI (công ty này lại thuộc sở hữu của Ferrovie dello Stato) để lập kế hoạch và xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc dọc theo hầu hết các tuyến đường vận tải quan trọng của Ý. Những tuyến này thường được gọi là "TAV". Mục tiêu của TVA là giúp tăng cường vận tải trên những tuyến đường sắt đã sắp quá tải ở Ý và xây dựng các tuyến đường mới, cụ thể là tuyến Milano-Napoli và hành lang Torino-Milano-Venezia. Một trong những trọng tâm của dự án là chuyển đổi hệ thống đường sắt Ý thành một hệ thống đường sắt chở khách hiện đại tương thích với các tiêu chuẩn đường sắt mới của Châu Âu. Mục tiêu thứ hai là đưa vào sử dụng đường sắt cao tốc trong nước và những hành lang được ưu tiên. Khi nhu cầu với những tuyến đường sắt cũ đã giảm bớt với sự khai trương những tuyến đường sắt cao tốc mới, những đường sắt bình thường này sẽ được dùng chủ yếu cho các chuyến tàu địa phương tốc độ thấp và chuyên chở hàng hoá. Khi các ý tưởng đó trở thành hiện thực, hệ thống đường sắt của Ý có thể hội nhập với các hệ thống đường sắt khác của châu Âu, đặc biệt là hệ thống TGV của Pháp, ICE của Đức, và AVE của Tây Ban Nha. Có xấp xỉ 654.676 kilômét (406.000 dặm) đường bộ ở Ý, gồm 6.957 km (4.300 dặm) đường cao tốc [12]. Có khoảng 133 sân bay ở Ý, gồm hai Cảng đầu mối hàng không là Sân bay Quốc tế Malpensa (gần Milano) và Sân bay Quốc tế Leonardo Da Vinci (gần Roma). Có 27 cảng chính tại Ý, cảng lớn nhất nằm tại Genova, đây cũng là cảng lớn thứ hai vùng Địa Trung Hải, sau cảng Marseille. 2.400 kilômét (1.500 dặm) đường sông chạy khắp Ý. == Văn hoá == Ý, với tư cách một quốc gia, đã không tồn tại cho tới khi đất nước thống nhất vào năm 1861. Vì sự thống nhất khá muộn này, và vì sự tự trị trong lịch sử của nhiều vùng thuộc Bán đảo Ý, nhiều truyền thống và phong tục mà hiện chúng ta coi là riêng biệt của Ý có thể được xác định theo vùng nơi xuất hiện của chúng. Dù có sự cách biệt chính trị và xã hội của các vùng đó, sự đóng góp của Ý vào di sản văn hoá và lịch sử Châu Âu vẫn rất to lớn. Trên thực tế, Ý là nơi có số lượng Di sản Thế giới của UNESCO nhiều nhất (44 - số liệu năm 2009). === Nghệ thuật === Ý đã có nhiều phong trào nghệ thuật và tri thức phát triển ra khắp châu Âu và thế giới, gồm phong trào Phục hưng và chủ nghĩa Baroque. Có lẽ những thành tựu văn hoá lớn nhất của Ý thuộc di sản nghệ thuật của họ, với các nghệ sĩ Michelangelo, Leonardo da Vinci, Donatello, Botticelli, Fra Angelico, Tintoretto, Caravaggio, Bernini, Titian và Raffaello Sanzio. === Văn học === Với căn bản của tiếng Ý hiện đại được thành lập bởi nhà thơ Firenze, Dante Alighieri, người mà tác phẩm Thần khúc của ông thường được coi là tuyên ngôn văn học sớm nhất ra đời ở châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất thế giới, đất nước này luôn sở hữu nhiều tác gia nổi tiếng; những nhà văn và nhà thơ Boccaccio, Giacomo Leopardi, Alessandro Manzoni, Tasso, Ludovico Ariosto và Petrarch, người nổi tiếng nhất ở thể loại thơ sonnet, được sáng tạo ở Ý. Các triết gia nổi tiếng gồm Giordano Bruno, Marsilio Ficino, Niccolò Machiavelli và Giambattista Vico. Các tác giả văn học hiện đại và những người đoạt giải Nobel gồm nhà thơ quốc gia Giosuè Carducci năm 1906, nhà văn hiện thực Grazia Deledda năm 1926, tác giả sân khấu hiện đại Luigi Pirandello năm 1936, các nhà thơ Salvatore Quasimodo năm 1959 và Eugenio Montale năm 1975, satiryst và tác giả sân khấu Dario Fo năm 1997. === Khoa học === Trong khoa học, Galileo Galilei đã đưa ra những tri thức tiến bộ dẫn đường tới cách mạng khoa học, và Leonardo da Vinci là hình mẫu hoàn hảo nhất về một nhân vật thời Phục hưng. Ý từng là nơi sinh sống của nhiều nhà khoa học và nhà phát minh: nhà vật lý Enrico Fermi, một trong những người cha của lý thuyết lượng tử và lãnh đạo Dự án Manhattan; nhà thiên văn học Giovanni Domenico Cassini; nhà vật lý Alessandro Volta người phát minh ra pin điện; nhà toán học Joseph Louis Lagrange và Fibonacci; Người đoạt giải Nobel Vật lý Guglielmo Marconi, phát minh ra radio; và Antonio Meucci người phát minh điện thoại... Cho đến nay đã có 13 người Ý từng nhận các giải Nobel khoa hoc gồm: Guglielmo Marconi (Nobel Vật lý 1909), Enrico Fermi (Nobel Vật lý 1939), Emilio Gino Serge (Nobel Vật lý 1959), Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984), Riccardo Giacconi (Nobel Vật lý 2002), Giulio Natta (Nobel Hóa học 1963), Camillo Golgi (Nobel Sinh học 1906), Daniel Bovet (Nobel Sinh học 1957), Salvador Luria (Nobel Sinh học 1969), Renato Dulbecco (Nobel Sinh học 1975), Rita Levi Montalcini (Nobel Sinh học 1986), Mario Capecchi (Nobel Sinh học 2007), Franco Modigliani (Nobel Kinh tế 1985). Nhà toán học người Ý Enrico Bombieri đã được trao giải thưởng Fields năm 1974. === Âm nhạc === Từ âm nhạc dân gian tới Âm nhạc cổ điển châu Âu (âm nhạc cổ điển), âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Ý. Là nơi sinh của opera, Ý đã thiết lập nhiều nền tảng cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc cổ điển, và nhiều hình thức âm nhạc cổ điển hiện tại đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ những phát minh ở thế kỷ 16 và 17 trong âm nhạc Ý (như giao hưởng, concerto và sonata). Một số nhà soạn nhạc Ý nổi tiếng nhất gồm các nhà soạn nhạc thời Phục hưng Giovanni Pierluigi da Palestrina và Claudio Monteverdi, các tác gia phong cách Baroque Arcangelo Corelli và Antonio Vivaldi, các nhà soạn nhạc Cổ điển Niccolò Paganini và Gioacchino Rossini, và các nhà soạn nhạc Lãng mạn Giuseppe Verdi và Giacomo Puccini. Các nhà soạn nhạc Ý hiện đại gồm Luciano Berio và Luigi Nono cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của âm nhạc thể nghiệm và âm nhạc điện tử. === Thể thao === Những người dân Ý nổi tiếng vì lòng hâm mộ thể thao của họ, từ các trận đấu của Đấu sĩ thời La Mã cổ đại, tới Stadio Olimpico của Roma hiện nay, nơi các câu lạc bộ bóng đá tranh tài. Các môn thể thao mùa đông cũng khá phổ biến, và nhiều người Ý đã tham gia tranh tài tại các Olympic. Sự tích hợp hoạt động thể thao vào các lễ hội ở Ý như Palio (xem thêm Palio di Siena), và cuộc đua Gondola (regatta) diễn ra tại Venezia vào ngày Chủ nhật đầu tiên của Tháng 9, khẳng định vai trò của thể thao trong đời sống thường nhật ở Ý. Các môn thể thao được ưa chuộng nhất gồm bóng đá, bóng rổ (môn thể thao quốc gia thứ hai từ hập niên 1950), bóng chuyền, bóng nước, đấu kiếm, rugby, đua xe đạp, khúc côn cầu trên băng (chủ yếu tại Milano, Trentino-Alto Adige và Veneto), roller hockey và đua xe Công thức 1 (F1). === Ẩm thực === == Ngôn ngữ == Ngôn ngữ chính thức của Italia là Tiếng Italia chuẩn, một hậu duệ của thổ ngữ Tuscan và hậu duệ trực tiếp của tiếng Latinh. Khoảng 75 các từ trong tiếng Italia có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Khi Ý được thống nhất năm 1861 tiếng Italia chủ yếu hiện diện trong ngôn ngữ văn học. Nhiều phương ngữ Romance được dùng trên khắp bán đảo Italia (các thổ ngữ Italia), với nhiều biến thể địa phương. Sau khi Ý thống nhất Massimo Taparelli, marquis d'Azeglio, một trong các vị quan của Cavour's, được cho là đã nói việc tạo lập nhà nước Ý chỉ còn thiếu một ngôn ngữ Italia (một đặc tính quốc gia). Thổ ngữ Tuscan (hay thổ ngữ Florentine) được sử dụng tại Tuscany được khuyến khích trở thành ngôn ngữ chuẩn phần lớn bởi di sản văn học của nó (tác phẩm Thần khúc của Dante's thường gắn liền với sự kiện thổ ngữ Tuscan trở thành ngôn ngữ chuẩn). Pietro Bembo, bị ảnh hưởng bởi Petrarch, cũng ủng hộ tiếng Tuscan trở thành ngôn ngữ văn học chuẩn (volgare illustre). Sự phát triển của chữ in và các phong trào văn học (như petrarchism and bembismo) càng thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá tiếng Italia. Việc thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia đã dẫn tới sự giảm sút các biến thể ngôn ngữ được sử dụng trên toàn quốc. Sự tiêu chuẩn hoá càng diễn ra nhanh chóng trong thập niên 1960 vì tăng trưởng kinh tế dẫn tới sự phổ cập vô tuyến truyền hình (Công ty truyền thông nhà nước RAI đã thiết lập tiếng Italia tiêu chuẩn). Ngày nay, dù có nhiều biến thể địa phương về giọng và nhấn nguyên âm, các thổ ngữ Italia hầu hết luôn có thể hiểu được với cả người nói và người nghe. Quả thực tính đa dạng vẫn tồn tại và thỉnh thoảng được sử dụng trong những cách diễn đạt và những bài hát dân gian. Một số ngôn ngữ được dùng ở Italia không được coi là các thổ ngữ Italia mà hoàn toàn là những ngôn ngữ khác, như Venetian, Neapolitan, Sicilian và các ngôn ngữ Gallo-Italian ở phía bắc. Ngoài nhiều biến thể ngôn ngữ địa phương và các thổ ngữ tiếng Italia tiêu chuẩn, một số ngôn ngữ được chấp nhận chính thức ở một số hình thức cũng được sử dụng: Tại Sardinia có nhóm người không nói tiếng Italia lớn nhất, khoảng 1.3 triệu người, họ sử dụng ngôn ngữ Sardinian, một ngôn ngữ Romance vẫn còn giữ lại nhiều từ tiền Latinh. Ở phía bắc, tỉnh Bolzano-Bozen có đa số dân là người nói Ngôn ngữ German (German Thượng). Vùng này được lấy từ Áo-Hung và trao cho Italia theo những điều khoản của Hiệp ước Saint-Germain-en-Laye năm 1919 Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một số cộng đồng nói tiếng German cũng tồn tại ở những phần khác ở phía bắc Italia. Ngôn ngữ Cimbrian là tiếng German liên quan tới ngôn ngữ Austro-Bavarian được dùng ở một số phần tại Veneto (Asiago, Luserna) và Walser tại Val'Aosta (Gressoney). Tổng cộng khoảng 300.000 hay hơn nữa người Italia nói tiếng German như tiếng mẹ đẻ của mình. Một số người tự cho mình là người Áo. Khoảng 120.000 người sống tại vùng Thung lũng Aosta, nơi một thổ ngữ Franco-Provençal được sử dụng tương tự như các thổ ngữ được dùng ở Pháp. Khoảng 1.400 sống tại hai thị trấn tách biệt ở Foggia nói một thổ ngữ Franco-Provençal khác. khoảng 80.000 người nói tiếng Slovene sống ở vùng đông bắc Friuli-Venezia Giulia gần biên giới với Slovenia. Tại dãy núi Dolomite ở Trentino-Alto Adige/Südtirol và Veneto có khoảng 40.000 người nói ngôn ngữ Ladin Rhaeto-Romance. Một cộng đồng 700.000 người tại Friuli nói tiếng Friulian, cũng là một ngôn ngữ thuộc hệ Rhaeto-Romance. Tại vùng Molise trung nam Italia khoảng 4.000 người nói tiếng Molise Croatian. Họ là những người Molise Croats, hậu duệ của một nhóm người đã di cư tới đây từ Balkans thời Trung Cổ. Sống rải rác ở phía nam Italia (Salento và Calabria) là khoảng 30.000 người nói tiếng Hy Lạp—được coi là những hậu duệ cuối cùng có nguồn gốc Magna Graecia của vùng này. Họ nói thổ ngữ Hy Lạp, Griko. Khoảng 15.000 ngưoiừ nói tiếng Catalan sống quanh vùng Alghero góc tây bắc Sardinia—được cho là kết quả của một đợt di cư của một nhóm lớn người Catalan từ Barcelona. Người Arbëreshë, với số lượng khoảng 100.000 ở phía nam Italia và trung Sicilia, kết quả của những đợt nhập cư trong quá khứ, nói thổ ngữ Arbëresh thuộc ngôn ngữ Albani. == Ghi chú == == Chú thích == Other references can be found in the more detailed articles linked to in this article. == Liên kết ngoài == === Chính phủ === Italia.it Official Tourism Website President of the Republic of Italy (tiếng Ý) Parliament (tiếng Ý) Chamber of Deputies Senate (tiếng Ý) Main Institutional Portal (tiếng Ý) Council of Ministries Constitutional Court Supreme Court Court of Accounts Ministry of Foreign Affairs Ministry of the Interior (tiếng Ý) Ministry of Education Ministry of Education - International Exchanges Ministry of Health Ministry of Defence Ministry of Labour and Social Welfare Ministry for Economic Development Ministry of Agriculture Ministry of Justice === Định chế công cộng === National Statistics Office (tiếng Ý) ENIT Italian State Tourism Board Italian Railways Italian National and Regional Parks === Tài liệu khác === by the BBC News by the CIA Factbook by the Economist by the U.S. Department of State === Khác === History of Italy: Primary Documents List and maps of archaeological sites in Italy WWW-VL: History: Italy at IUE Ảnh Europe Pictures - Italy Photos from all parts of Italy Pictures of Italy === Du lịch ===
giải quần vợt istanbul mở rộng.txt
Istanbul Open (được hiểu như là TEB BNP Paribas Istanbul Open đối với mục địch tài trợ) là giải quần vợt nam chuyên nghiệp của ATP Tour được tổ chức ở thành phổ Thổ Nhi Kỳ thuộc Istanbul. Từ 2015, nó là 1 phần của ATP 250. Giải đấu sẽ chơi ở mặt sân đất nện. This is the first Turkish ATP World Tour event. Giải đấu khai mạc được tổ chức vào ngày 27 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2015 tại "Koza World of Sports" facility, Được quảng bá là học viện quần vợt lớn nhất trên thế giới. Sân trung tâm có mái có thể thu vào và sẽ cung cấp chỗ ngồi cho 7.500 người. Hai sân thi đấu khác làm bằng đất nện nâng lên chỗ ngồi lên đến 9.500. == Kết quả == === Đơn === === Đôi === == Tham khảo == == Liên kểt ngoài == Official tournament website Association of Tennis Professionals (ATP) tournament profile
dương thúy vi.txt
Dương Thúy Vi (sinh 11 tháng 5 năm 1993) là vận động viên wushu của Việt Nam, giành huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 2014 nội dung thương thuật và kiếm thuật kết hợp. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên và duy nhất của đoàn thể thao Việt Nam tại đại hội này. - Vô địch wushu thế giới lần thứ 12-2013 Malaysia thương thuật + 1vang,kiếm thuật 1 bạc,trường quyền 1 đồng -word games colombia2013 +HCB(kiếm thuật+ thương thuật) - seagmes 27 2013 +kiếm thuật 1vàng,thương thuật1 bạc - Asiad17 incheon2014+1vang(kiếm thuật +thương thuật) -Vô địch wushu thế giới lần thứ 13-2015 indoneisia kiếm thuật 1bac,thương thuật 1 bạc,trường quyền 1 đồng - seagames 28 2015 kiếm thuât1 vang,thương thuật 1 bac,trường quyền 1 đồng -Vô địch cup wushu thế giới lần thứ 1-2015 -fuzhou kiếm thuật 1 bạc -vô địch wushu châu á 2015 thương thuật 1 đồng -vô địch wushu chấu á 2013 kiếm thuật 1 bạc- đối luyện nữ 1 đồng - Vô địch wushu thế giới 2011 lầnthu 11- 2011-turkey kiếm thuật 1 bạc, đối luyện nữ 1 đồng - seagames 26/2011 kiếm thuật+thương thuật 1 đồng -Asiad16 2010 trường quyền nữ top 4 -asian in doorgames 2009-vietnam huy chươngvang đối luyện nữ == Chú thích ==
kinh tế các tiểu vương quốc ả rập thống nhất.txt
Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là nền kinh tế công nghiệp phát triển. Nước này là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới, dựa trên các số liệu về kinh tế xã hội khác nhau như GDP bình quân đầu người, năng lượng tiêu dùng trên đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). Với GDP đạt 168 tỉ USD vào năm 2006, UAE xếp thứ 2 ở trong CCASG (sau Ả Rập Saudi), xếp thứ 3 ở vùng Trung Đông - Bắc Phi (MENA) (sau Ả Rập Saudi và Iran), xếp thứ 38 trên thế giới. Có nhiều đánh giá chênh lệch nhau đối với tỉ lệ tăng trưởng thực GDP của đất nước, tuy nhiên tất cả các cách đều cho thấy UAE hiện nay là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Theo một báo cáo gần đây của Bộ trưởng Tài chính và Công nghiệp, GDP danh nghĩa đã tăng 35% trong năm 2006 đạt 175 tỉ USD, so với 130 tỉ USD trong năm 2005. Mặc dù Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên xuất khẩu dầu mỏ và khí gas tự nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là ở Abu Dhabi. Sự bùng nổ của các công trình xây dựng, sự mở rộng các cơ sở chế tạo, sản xuất và ngành dịch vụ đang phát triển mạnh giúp cho UAE đa dạng hoá nền kinh tế đất nước. Trên khắp cả nước, giá trị của cá dự án xây dựng đang hoạt động lên tới 350 tỉ USD. == Tham khảo ==
28 tháng 1.txt
Ngày 28 tháng 1 là ngày thứ 28 trong lịch Gregory. Còn 337 ngày trong năm (338 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 1077 – Giáo hoàng Công giáo La Mã bãi bỏ Vạ tuyệt thông đối với Hoàng đế La Mã Thần thánh Heinrich IV. 1005 – Sứ giả Khiết Đan đem thệ thư dâng cho triều đình Bắc Tống, tức Thiền Uyên chi minh, hai bên không còn chiến tranh trong hơn 100 năm sau đó, tức ngày Ất Mùi (16) tháng 12 năm Giáp Thìn 1115 – Thủ lĩnh tộc Nữ Chân Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế tại Hội Ninh, đặt quốc hiệu là Đại Kim, tức ngày Nhâm Thân (1) tháng 1 năm Ất Mùi. 1393 – Quốc vương Charles VI của Pháp gần như thiệt mạng khi trang phục của một số vũ công bắt lửa. 1547 – Edward VI mới chín tuổi khi trở thành quốc vương của Anh, ông là quân chủ Tin Lành đầu tiên của Anh. 1724 – Sa hoàng Pyotr I cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Sankt-Peterburg, tiền thân của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. 1813 – Tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến của Jane Austen được phát hành lần đầu tại Anh Quốc. 1820 – Một đoàn thám hiểm của Nga dưới quyền các sĩ quan Bellingshausen và Lazarev trên các tàu Vostok và Mirny tiếp cận bờ biển châu Nam Cực. 1868 – Chiến tranh Mậu Thìn: Quân Mạc phủ giành chiến thắng trong Hải chiến Awa, tức 4 tháng 1 năm Mậu Thìn. 1871 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Cuộc vây hãm Paris kết thúc với thất bại của Pháp, Pháp và Phổ đình chiến. 1887 – Tháp Eiffel được khởi công xây dựng theo thiết kế và chỉ đạo của kỹ sư người Pháp Alexandre Gustave Eiffel. 1915 – Một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập Tuần duyên Hoa Kỳ với địa vị là một nhánh của Quân đội Hoa Kỳ. 1918 – Nội chiến Phần Lan: Phiến quân chiếm giữ thủ đô Helsinki. 1918 – Hội đồng Uỷ viên nhân dân của Cộng hòa Xô viết Nga quyết định thành lập Hồng Quân với nòng cốt là Hồng vệ binh, tức ngày 15 tháng 1 theo lịch Julius. 1935 – Iceland là quốc gia đầu tiên mở đầu tiên hợp thức hoá việc nạo phá thai. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch tấn công Memel kết thúc khi quân Đức triệt thoái và quân Liên Xô làm chủ thành phố. 1955 – Người Pháp thành lập quân chủng vận tải và trinh sát trên không quy mô nhỏ Hàng không Lào, tiền thân của Không quân Hoàng gia Lào. 1965 – Nghị viện Canada thông qua một đạo luật lựa chọn mẫu thiết kế quốc kỳ hiện tại của quốc gia. 1985 – Ca khúc We Are the World được thu âm tại Henson Recording Studios, Los Angeles, Hoa Kỳ. 1986 – Tàu con thoi Challenger bị phá hủy sau khi bắt đầu sứ mệnh thứ 10, khiến 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. == Sinh == 1457 – Henry VII, quốc vương của Anh (m. 1509) 1600 – Giáo hoàng Clêmentê IX (m. 1669) 1712 – Tokugawa Ieshige, tướng quân của Nhật Bản, tức 21 tháng 12 năm Tân Mão (m. 1761) 1717 – Mustafa III, sultan của Đế quốc Ottoman (m. 1774) 1829 – Gustav von Arnim, tướng lĩnh Phổ (m. 1909) 1833 – Charles George Gordon, tướng lĩnh và quản trị viên người Anh Quốc (m. 1885) 1838 – James Craig Watson, nhà thiên văn học người Canada-Mỹ (m. 1880) 1846 – Wilhelm von Kanitz, tướng lĩnh Phổ (m. 1912) 1853 – José Martí, nhà báo, nhà thp và nhà lý luận người Cuba (m. 1895) 1853 – Vladimir Solovyov, triết gia người Nga, tức 16 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1900) 1887 – Arthur Rubinstein, nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan-Mỹ (m. 1982) 1890 – Hoàng Thị Cúc, hoàng thái hậu của triều Nguyễn (m. 1980) 1912 – Jackson Pollock, họa sĩ người Mỹ (m. 1956) 1929 – Edith M. Flanigen, nhà hóa học người Mỹ 1934 – Mitr Chaibancha, diễn viên người Thái Lan (m. 1970) 1940 – Carlos Slim Helú, doanh nhân người Mexico 1944 – John Tavener, nhà soạn nhạc người Anh Quốc (m. 2013) 1948 – Charles Taylor, chính trị gia người Liberia, tổng thống của Liberia 1954 – Bruno Metsu, cầu thủ và nhà quản lý bóng đá người Pháp (m. 2013) 1954 – Rick Warren, mục sư và tác gia người Mỹ 1955 – Nicolas Sarkozy, chính trị gia người Pháp, tổng thống của Pháp 1962 – Abdelkader Aamara, chính trị gia người Maroc 1968 – Sarah McLachlan, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, nhà sản xuất người Canada 1978 – Sheamus, đô vật và diễn viên người Ireland 1978 – Gianluigi Buffon, cầu thủ bóng đá người Ý 1978 – Jamie Carragher, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc 1980 – Nick Carter, ca sĩ, nhà sản xuất, vũ công, diễn viên người Mỹ (Backstreet Boys) 1982 – Lee Yoo-ri, diễn viên người Hàn Quốc 1985 – Phạm Trưởng, ca sĩ người Việt Nam 1994 – Nguyễn Thị Mai Hưng, kỳ thủ cờ vua người Việt Nam == Mất == 419 – Tư Mã Đức Tông, tức Tấn An Đế, hoàng đế của triều Đông Tấn, tức ngày Mậu Dần (17) tháng 12 năm Mậu Ngọ (s. 382) 814 – Charlemagne, hoàng đế La Mã (s. 742) 929 – Cao Quý Hưng, quân chủ nước Kinh Nam, tức ngày Bính Thìn (15) tháng 12 năm Mậu Tý 1547 – Henry VIII của Anh (s. 1491) 1621 – Giáo hoàng Phaolô V (s. 1550) 1864 – Benoit Clapeyron, nhà vật lý học và kỹ sư người Đức (s. 1799) 1889 – Đồng Khánh, hoàng đế triều Nguyễn, tức ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý (s. 1864) 1929 – Hans von Plessen, tướng lĩnh và giáo sĩ Phổ (s. 1841) 1939 – William Butler Yeats, nhà thơ người Ireland, đoạt giải Nobel (s. 1865) 1953 – James Scullin, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (s. 1876) 1968 – Ngô Lập Chi, nhà giáo, nhà cổ văn học người Việt Nam (s. 1888) 1975 – Antonín Novotný, chính trị gia người Tiệp Khắc, chủ tịch nước Tiệp Khắc (s. 1904) 1983 – Frank Forde, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (s. 1890) 1996 – Joseph Brodsky, nhà thơ người Nga-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1940) 2001 – Vũ Bá Oai, võ sư người Việt Nam (s. 1903) 2002 – Astrid Lindgren, tác gia người Thụy Điển (s. 1907) 2002 – Ayşe Nur Zarakolu, tác gia và nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1946) 2007 – Hứa Vĩ Luân, diễn viên người Đài Loan (s. 1978) 2007 – Karel Svoboda, nhà soạn nhạc người Séc (s. 1938) 2010 – Đàm Thị Loan, sĩ quan người Việt Nam (s. 1926) == Những ngày lễ và kỉ niệm == 1918, thành lập lực lượng Hồng Quân == Tham khảo ==
nhà tây sơn.txt
Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là triều đại tồn tại từ 1778 đến 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo cách gọi của phần lớn sử gia, nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Ngoài ra, "Tây Sơn" cũng chỉ các lãnh tụ và quân đội khởi nghĩa xuất thân từ ấp Tây Sơn; cũng được dùng làm tên cuộc chiến của Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất lãnh thổ và thành lập nhà Nguyễn. Đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là "giặc phản loạn" nên sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách xóa bỏ uy tín và những chứng tích liên quan tới nhà Tây Sơn, nhưng những người dân mộ mến vẫn ghi nhớ công lao và lập đền thờ các vị vua, tướng lĩnh của triều đại này. Ngày nay, nhà Tây Sơn được coi là một triều đại chính thống của Việt Nam, hoàng đế Quang Trung được coi là người anh hùng dân tộc với những chiến công chống ngoại xâm và cũng là người đề ra nhiều cải cách quan trọng trong xây dựng đất nước == Bối cảnh lịch sử == Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lê để củng cố quyền lực cho mình. Giống như Trung Quốc ở thời điểm đó, đời sống nông dân rất thấp kém. Đa số ruộng đất theo thời gian rơi vào tay số ít người. Quan lại thường áp bức và tham nhũng; các vị chúa cai trị sống hoang phí trong những cung điện lớn. Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn dần dần sáp nhập vương quốc Chiêm Thành và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc Chân Lạp. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là Xiêm. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ Đàng Trong về phía Nam. Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He, quận Hẻo, chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa. == Phân tích == Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Các nguồn tài liệu về thân thế Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn chưa hoàn toàn thống nhất. Các sách Đại Việt sử ký tục biên, Hoàng Lê nhất thống chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều ghi các thủ lĩnh Tây Sơn là họ Nguyễn, nhưng không nói tổ tiên là họ gì. Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất: Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ". Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám. Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ". Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ vì có thuở Nguyễn Lữ đi tu theo đạo Hồi Bani (Islam Bani) một hệ tôn giáo của người Chàm cổ. Theo một tài liệu mới công bố tại Hội thảo về Tây Sơn, gia đình Nguyễn Nhạc có ít nhất 4 anh em trai, anh đầu là Nguyễn Quang Hoa. Quang Hoa có thể do bị chết sớm hoặc vì lý do nào đó không tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, nên không được sử sách ghi lại. Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Theo ý kiến của PGS Nguyễn Phan Quang trong sách Phong trào nông dân Tây Sơn (2003), tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận. Ban đầu, quân Tây Sơn nổi dậy và dần đánh chiếm được nhiều lãnh thổ ở Đàng Trong. Lúc này, quân Trịnh nhân lúc chúa Nguyễn suy yếu cũng kéo vào Nam, chiếm được Phú Xuân và đánh 1 trận với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Để làm hòa, Tây Sơn đồng ý nghị hòa với quân Trịnh, sau đó sẽ mang quân vào đánh chúa Nguyễn. Chúa Trịnh đồng ý, phong tước cho Tây Sơn và không đánh nữa. Quân Tây Sơn tiếp tục đánh chúa Nguyễn và dần dần chiếm được đất đai và lớn mạnh, bắt đầu có sự tự chủ. Sau khi chiếm được phần lớn Đàng Trong, quân Tây Sơn đánh ra Đàng Ngoài, lật đổ chúa Trịnh, kết thúc cục diện chia cắt Đại Việt dài 200 năm giữa các chúa Trịnh và chúa Nguyễn. == Lật đổ chúa Nguyễn == === Tình hình chính sự của chúa Nguyễn === Ở Đàng Trong, trong những năm cuối đời, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đâm ra say mê tửu sắc, không còn quan tâm việc nước nữa, giao hết mọi việc cho quyền thần Trương Phúc Loan. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì: Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này. Chính sự họ Nguyễn ngay từ thời Nguyễn Phúc Khoát đã gây những ảnh hưởng tiêu cực cho dân chúng. Hệ thống thuế khóa phức tạp, cồng kềnh, nặng nề, quan dưới lạm thu khiến dân phải nộp nhiều hơn quy định. Thuế thổ sản có tới hàng ngàn thứ, tính cả những sản vật nhỏ nhặt. Năm 1741, Phúc Khoát ra lệnh truy thu thuế của cả những người bỏ trốn. Tới năm 1765 lại có lệnh truy thu thuế còn thiếu của 10 năm trước Năm 1765, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chết, chính quyền chúa Nguyễn rơi vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân (cha Nguyễn Phúc Ánh) và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành đều bị thao túng. Loan nắm giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Loan nổi tiếng là tham lam, vơ vét của công, mua quỵt của các thương nhân nước ngoài. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Có đợt sau trận lụt, nhà Loan bày vàng ra phơi "sáng chóe" cả sân Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong, nhiêu cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu diễn ra. Năm 1769, vị vua mới của nước Xiêm là Taksin tung ra một cuộc chiến nhằm tìm cách lấy lại quyền kiểm soát nước Chân Lạp (Campuchia) vốn chịu nhiều ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Quân của Chúa Nguyễn buộc phải lùi bước khỏi những vùng đất mới chiếm. Thất bại trước những cuộc đụng độ với Xiêm La cộng với sưu thuế nặng nề cùng tình trạng tham nhũng tại địa phương khiến cho chính quyền Chúa Nguyễn đã yếu càng yếu thêm. Nhiều nông dân lâm vào nghèo khổ, mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt. Đó chính là thời cơ để ba anh em Tây Sơn bắt đầu khởi nghĩa chống lại chúa Nguyễn. === Tây Sơn khởi nghĩa === Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu: "Binh triều là binh Quốc phó Binh ó là binh Hoàng tôn" Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa như hai đạo quân của Lý Tài, Tập Đình. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nghĩa quân đã từng nêu lên khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo". Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại, sách Les Espagnols dans l’Empire d’Annam trích dẫn như sau: "Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ...". Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân còn yếu, nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng. Bấy giờ có người trí thức là Huyền Khê dâng tiền giúp, phú nông là Nguyễn Thung ra sức khuyến dụ mọi người gia nhập nghĩa quân. Năm 1773, Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ, cai quản hai huyện Phù Ly, Bồng Sơn, Nguyễn Thung xưng là Đệ nhị trại chủ, Huyền Khê xưng Đệ tam trại chủ, coi việc quân lương. Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Tương truyền Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi cho quân lính của mình khiêng đến trá hàng, nộp quân họ Nguyễn. Nửa đêm, ông phá cũi, cùng quân trá hàng làm nội ứng và quân bên ngoài tới phối hợp đánh chiếm thành. Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình họ Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. === Quân Trịnh tham chiến === Năm 1774, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cửu Thông đem quân đánh Tây Sơn, bị Nguyễn Nhạc đánh bại. Mùa hè năm đó, chúa sai Tống Phúc Hiệp đem quân từ Hòn Khói (Nha Trang) đánh lên. Tây Sơn phải lui về giữ Phú Yên. Họ Nguyễn, khi cuối cùng đã nhận ra sự nguy hiểm của cuộc khởi nghĩa, đã ký hòa ước với người Xiêm, từ bỏ một số vùng họ đã chiếm được trong những thập kỷ trước đó. Tuy nhiên không vì thế mà họ Nguyễn được rảnh tay đánh Tây Sơn. Tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm, sau 100 năm giữ hòa bình với chúa Nguyễn, sai Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc, một viên tướng lão luyện, mang 4 vạn quân vào nam tấn công Phú Xuân (Huế), cũng lấy danh nghĩa trừng phạt Trương Phúc Loan. Mặc dù chúa Nguyễn Phúc Thuần buộc phải trói Loan nộp cho Hoàng Ngũ Phúc nhưng rồi quân Trịnh vẫn tiến. Quân Nguyễn không chống nổi, quân Trịnh chiếm thành Phú Xuân, buộc họ Nguyễn phải bỏ chạy về Quảng Nam. Nhưng tại đây chúa Nguyễn lại bị Tây Sơn đánh ra uy hiếp, bắt được hoàng tôn Dương. Chúa Nguyễn cùng thế phải vượt biển trốn vào Gia Định (tức Sài Gòn). Tháng 5 năm 1775, Tống Phước Hiệp tiến quân ra Phú Yên đánh Tây Sơn, Nguyễn Nhạc mất Phú Yên, chỉ còn giữ Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Năm 1777, Hoàng tôn Dương sau đó cũng dùng kế trốn thoát theo chúa Nguyễn. Quân Trịnh tiếp tục đi về phía nam vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn ở Quảng Nam. Quân Tây Sơn thua trận. Trước tình thế "lưỡng đầu thọ địch", Nguyễn Nhạc xin giảng hòa với quân Trịnh, trên danh nghĩa đầu hàng nhà Lê, xin làm tiên phong đi đánh chúa Nguyễn ở Gia Định. Chúa Trịnh bằng lòng và phong chức cho Nguyễn Nhạc. Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh Phú Yên, quân Nguyễn tan vỡ, Tống Phúc Hiệp phải rút về Hòn Khói. Bùi Công Kế ở Bình Khang và Tống Văn Khôi từ Khánh Hòa đem quân ra chiếm lại Phú Yên, đều thất bại, Kế bị bắt sống còn Khôi tử trận. Từ đó thế lực của Tây Sơn được củng cố. Hoàng Ngũ Phúc đành xin chúa Trịnh phong Nguyễn Nhạc là Tây Sơn Hiệu Trưởng tiên phong tướng quân, rồi dâng biểu về triều, xin về Thuận Hóa, nhưng rồi Ngũ Phúc bị bệnh, mất trên đường về. Từ đó toàn bộ khu vực đèo Hải Vân trở xuống đều thuộc về nghĩa quân Tây Sơn. Trịnh Sâm phải phong cho Nguyễn Nhạc trấn thủ Quảng Nam. === Tiến đánh Gia Định === Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn tập trung lực lượng tiếp tục việc chinh phục phía nam. Trong gần 10 năm (từ 1776 đến 1783) quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Bấy giờ Nguyễn Phúc Thuần ở Gia Định được Mạc Thiên Tứ giúp sức, lại có thêm hàng tướng Tây Sơn là Lý Tài, thế lực được củng cố. Trước tình hình đó, tháng 3 năm 1776, Nguyễn Lữ đem quân đánh Gia Định, chúa Nguyễn không đề phòng nên đại bại, phải chạy ra Trấn Biên. Nguyễn Lữ đem lương thực cướp được chở về Quy Nhơn. Sau khi Tống Phúc Hiệp mất, giữa Đỗ Thanh Nhân và Lý Tài phát sinh mâu thuẫn, Lý Tài thế lực lớn mạnh, tháng 11 năm 1776, ép chúa Nguyễn nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Dương. Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ làm tướng đánh Gia Định lần thứ 2. Lý Tài thua trận, bỏ chạy khỏi thành, đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn, sau lại thua trận phải rút khỏi Hóc Môn, nhưng bị quân Tây Sơn phong tỏa nên ông cùng đường buộc phải mang tàn quân chạy về Ba Giòng - căn cứ quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân, và bị quân Đông Sơn tiêu diệt. Tháng 4 năm 1777, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn lại đánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bỏ trốn nhưng đều không thoát, bị bắt đem xử tử vào cuối năm 1777. Một hoàng tôn tên là Nguyễn Ánh, con trai của Nguyễn Phúc Luân, lúc đó 15 tuổi, chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Mỗi năm cứ đến mùa gió thuận thì binh Tây Sơn trẩy thuyền vào Nam ruồng kiếm, quyết tận diệt dòng chúa Nguyễn Phúc. Tuy nhiên, lần nào cùng vậy, sau khi chiếm được Gia Định, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng coi giữ, chỉ một thời gian sau lực lượng họ Nguyễn lại tụ tập và nhanh chóng chiếm lại vùng Nam Bộ. Nguyễn Ánh được tướng Đỗ Thanh Nhân (Nhơn) đón và lập làm chúa Nguyễn mới (1778). Ánh tụ tập lại lực lượng trung thành, khởi binh từ đất Long Xuyên, đánh đuổi quân trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định, lấy lại thành Sài Gòn. Bấy giờ Nguyễn Ánh mới được các tướng tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính. Nguyễn Ánh tập trung củng cố lực lượng. Tháng 5 năm năm 1778, Nguyễn Ánh chiếm Bình Thuận. Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương. Quân Tây Sơn nhiều lần đánh vào Nam và truy sát nhưng nhờ may mắn, Ánh đều trốn thoát, có lần phải lênh đênh ngoài biển dưới bão mấy ngày. Năm 1781, nội bộ họ Nguyễn bất hòa do Nguyễn Ánh giết chết Đỗ Thanh Nhân nhưng tháng 5 năm đó, Ánh vẫn đem quân đánh Bình Khang, song không thắng, phải rút lui. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ đem quân đánh Gia Định lần thứ tư đem quân đánh Cần Giờ. Nguyễn Ánh dàn quân chống cự, nhưng quân Tây Sơn cứ ào ạt tiến tới, Nguyễn Ánh thua trận, lui về Bến Nghé. Nguyễn Huệ đuổi theo, Nguyễn Ánh chạy về Ba Giồng, rồi về Hậu Giang, sai Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm cầu viện, Nguyễn Ánh trốn ra đảo Phú Quốc. Khi cơ bản chinh phục được họ Nguyễn, tăng cường sức mạnh và uy thế, năm 1778, sau khi giết được Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập triều đại Tây Sơn, đặt niên hiệu là Thái Đức, đóng đô tại thành Quy Nhơn (thành Đồ Bàn cũ của nước Chiêm Thành), đổi tên thành Hoàng đế thành, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân, không ràng buộc với chúa Trịnh nữa. ==== Tấn công người Hoa ==== Sử sách nhà Nguyễn và một số thư từ của các giáo sĩ ở Gia Định thời đó đều ghi lại việc tấn công người Hoa của Tây Sơn vào năm 1782, do những người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Việc người Hoa trợ giúp cho chúa Nguyễn khiến họ gây nên mối thù với Tây Sơn và Nguyễn Nhạc đã coi người Hoa là đối thủ chiến tranh cần phải diệt trừ. Ngoài ra, phần lớn ngoại thương ở miền Nam khi đó nằm trong tay thương nhân người Hoa, một sắc dân từ ngoại quốc, khiến Tây Sơn thấy rằng cần phải loại bỏ thế lực kinh tế của họ để tránh mối đe dọa với triều đình Đại Việt sau này. Sách Lịch sử Gia Định-Sài Gòn trước 1802 dẫn lại từ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, một viên quan người Hoa của nhà Nguyễn năm 1820, đã mô tả cuộc tấn công người Hoa ở Gia Định do Nguyễn Nhạc chỉ huy năm 1782 ghi lại việc quân Tây Sơn làm trong những lần nam tiến: "Năm 1776 khi mới tiến vào Gia Định thì quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Họ dỡ phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Năm 1778 khi chúa Nguyễn đã giành lại được Cù lao Phố thì kiểm điểm lại, dân cư còn chưa tới 1% lúc trước". "Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều khổ sở". Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường trích dẫn từ Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện và thư của các linh mục có mặt ở Gia Định lúc đó miêu tả vụ phá hủy khu người Hoa ở Chợ Lớn năm 1782 của Nguyễn Nhạc: ''Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi, đến nổi nước ý không chảy, cả tháng hơn người ta không ai dám ăn tôm cá, uống nước sông. (...) Những ai có hàng Trung Hoa trong nhà như vải, lụa, trà thuốc, hương giấy... đều vứt cả ra đường mà không người dám lượm. Andre Tôn (thư ngày 1-7-1784) nói có từ 10.000 đến 12.000 người chết''<nowiki>'' == Đánh bại liên quân Xiêm - Nguyễn == Trong thời gian còn chống trả Tây Sơn tại Nam Bộ, Nguyễn Ánh nhiều lần thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (hay Bá Đa Lộc) để cầu viện người Pháp nhưng không thu được nhiều kết quả. Do đó Ánh có ý chuyển sang cầu viện ở Xiêm La. Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Theo quan điểm của các tác giả Việt Nam hiện đại là Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng thì đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh. Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Tuy nhiên, do ỷ thế đi đến đâu quấy nhiễu dân sự, làm nhiều điều tàn ác, cho nên bị dân chúng oán hận, ngay cả chúa Nguyễn Ánh cũng phải nói trong 1 bức thơ gởi cho linh mục J. Liot: "Nay thì Xiêm binh tự do cướp giật, cưỡng hiếp phụ nữ, cướp bóc tài sản, giết bừa không tha già trẻ. Vậy nên, "giặc" Tây Sơn ngày một mạnh, thế quân Xiêm ngày một suy. Cớ ấy qua tháng chạp, mùng tám vừa thất lợi, các giai hội tản"... . Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. === Trận Rạch Gầm - Xoài Mút === Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần đoạn sông Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm. Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm, chỉ sót được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường thủy, bộ về Xiêm La, 4000 quân chỉ còn lại 800. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp". Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định. == Lật đổ chúa Trịnh == === Đánh chiếm Phú Xuân === Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm chết. Con nhỏ Trịnh Cán được lập. Phe người con lớn là Trịnh Tông (hay Trịnh Khải) làm binh biến, giết quan phụ chính là Huy quận công Hoàng Tố Lý (cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam vương (1782-1786). Một tướng cùng phe với quận Huy là Nguyễn Hữu Chỉnh không hợp tác với Trịnh Tông, bỏ chạy vào nam hàng Tây Sơn và được Nguyễn Nhạc rất tín nhiệm. Bắc Hà ngày một suy yếu. Kinh thành Thăng Long bị quân kiêu binh - những kẻ có công tôn lập chúa Trịnh - càn quấy, tàn phá. Sau khi đánh bật được Nguyễn Ánh ra khỏi lãnh thổ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh chiếm Phú Xuân (đất cũ của chúa Nguyễn). Năm 1786, ông cử Nguyễn Huệ làm tổng chỉ huy đánh ra Bắc. Về phía Trịnh, năm 1775, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về Bắc, để lại Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân, sau đó không lâu qua đời. Nguyễn Huệ lập kế lung lạc chủ tướng Phạm Ngô Cầu. Nguyễn Hữu Chỉnh lại dùng kế ly gián Cầu và phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân Tây Sơn bất ngờ đánh úp thành Phú Xuân. Cầu bỏ mặc Thể chết trận, dâng thành hàng Tây Sơn. === Tiến ra Thăng Long === Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánh Thăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc. Với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát. Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Do ý kiến của công chúa Ngọc Hân thiên về lập hoàng thân Lê Duy Cận (anh của Ngọc Hân), Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Lê Duy Kỳ. Do áp lực của tôn thất nhà Lê đối với Ngọc Hân, Nguyễn Huệ đành thu xếp cho Lê Duy Kỳ lên ngôi vua, đó là vua Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam. === Dẹp Án Đô vương === Sau khi quân Tây Sơn rút đi, các thế lực của chúa Trịnh từng bỏ trốn khi Tây Sơn kéo ra như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ trỗi dậy, lập Trịnh Bồng lên ngôi vương, tức là Án Đô vương, tái lập chính quyền chúa Trịnh. Vua Lê Chiêu Thống đang muốn chấn hưng nhà Lê bèn mời Nguyễn Hữu Chỉnh đang trấn ở Nghệ An ra dẹp Trịnh Bồng. Chỉnh nhanh chóng đánh tan quân Trịnh, đốt phủ chúa, Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Họ Trịnh mất hẳn, nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng hành như chúa Trịnh trước kia. == Mâu thuẫn nội bộ == === Nguyên nhân === Sử sách không ghi chép thật rõ ràng về sự kiện mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn. Có tài liệu nói rằng Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ nộp vàng bạc lấy từ kho của họ Trịnh ở Bắc Hà mang về Nam nhưng vua em không chịu; hơn thế vua em lại xin vua anh cho cai quản thêm Quảng Nam và vua anh không chấp thuận, do đó Nguyễn Huệ chủ động mang quân vào Nam đánh Nguyễn Nhạc. Có ý kiến bàn thêm rằng, chủ trương của Nguyễn Nhạc là tập trung tiêu diệt chúa Nguyễn, chỉ đánh chiếm phần đất của chúa Nguyễn để thay thế cai trị tại miền Nam và giữ hòa bình với Bắc Hà, cho nên việc Nguyễn Huệ tự ý đem quân Bắc tiến là trái ý vua anh. Ngay khi biết tin Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, vua Tây Sơn vội mang quân ra Bắc, thực chất là để gọi em về. Mặt khác, Nguyễn Nhạc không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ. Trong khi đó, là người có hùng tâm, Nguyễn Huệ có chủ trương tự lực phát triển ra ngoài tầm kiềm chế của vua anh và việc Bắc tiến của ông không hẳn chỉ vì lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn của anh em Tây Sơn. Sử cũ ghi rất vắn tắt và thật không rõ ràng về sự kiện này, chỉ biết khoảng đầu năm 1787, Nguyễn Huệ mang 60.000 quân Nam tiến vây thành Quy Nhơn. Theo thư của một số linh mục Pháp, để có đủ 6 vạn quân vây bọc thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ bắt thêm toàn bộ đàn ông ở Thuận-Quảng làm lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông nữa. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh. Tuy nhiên, theo một giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam lúc đó, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ tuy mâu thuẫn nhưng cho đến khi Nguyễn Huệ bắt được Đặng Văn Trấn, quân đội hai bên vẫn chưa thực sự đánh nhau thì Nguyễn Lữ đứng ra điều đình và hai bên vì tình cảm trong nhà đã đồng ý giảng hoà. Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787: Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn. Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định. Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Nguyễn Huệ giảng hoà và nhận chức Bắc Bình vương của vua anh phong. Hai anh em lấy Bản Tân làm ranh giới, từ Thăng Hoa, Điện Bàn ra Bắc thuộc Nguyễn Huệ, từ Quảng Ngãi trở vào thuộc vua Thái Đức. Như vậy vua Thái Đức đã thoả mãn yêu cầu được cai quản Quảng Nam của vua em. Còn Nguyễn Lữ trấn thủ Gia Định, có thái bảo Phạm Văn Tham giúp sức. === Hậu quả === Việc bất hòa giữa anh em Tây Sơn để lại hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị kẻ địch từ hai phía tận dụng. Ở phía Nam, sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Huệ đã chủ động giao hảo với vua Xiêm để cởi bỏ thù hằn, do đó vua Xiêm không có ý giúp Nguyễn Ánh trở về lần nữa. Tuy nhiên sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội này để về nước và đã tập hợp lực lượng, trở về vào tháng 8 năm 1787. Nguyễn Lữ hèn yếu nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau đó thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh khiến Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Quân Tây Sơn đã mỏng lại càng mỏng. Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không được viện binh trợ lực nên tháng 8 năm 1788 Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định. Phạm Văn Tham rút chạy ra ngoài vẫn cố đơn độc chiến đấu để chờ viện binh nhưng lúc đó Nguyễn Nhạc chỉ lo phòng bị vua em Bắc Bình vương ở phía bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam nữa. Thế cùng sức kiệt, đầu năm 1789 Phạm Văn Tham bị Nguyễn Ánh vây chặt, lại bịt đường ra biển về Quy Nhơn nên buộc phải đầu hàng. Tây Sơn lại mất Nam Bộ. Sau một thời gian để mất Gia Định và trở về Quy Nhơn, Đông Định vương Nguyễn Lữ lâm bệnh qua đời. (Xem thêm bài về Nguyễn Lữ) Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Sau khi đã lập Sùng nhượng công Lê Duy Cận làm Giám quốc, Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân. == Đại phá quân Mãn Thanh == === Quân Thanh tiến vào Thăng Long === Cuối năm 1788, vua Thanh đương thời là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long. Càn Long còn đặc cử Phúc Khang An chuyên trách hậu cần. Theo sách Thánh vũ ký, phần "Càn Long chinh phủ An Nam ký" của Ngụy Nguyên đời Thanh, Phúc Khang An đã thiết lập trên 70 đồn quân lương to lớn và kiên cố từ hai đường Quảng Tây và Vân Nam tới Thăng Long. Riêng chặng đường từ ải Nam Quan tới Thăng Long, Khang An thiết lập 18 kho quân lương trong khi Tôn Sĩ Nghị hành quân. Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh. === Quang Trung đại phá quân thanh === Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh. Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. == Vua Quang Trung thống nhất nhà Tây Sơn và dựng nước == === Thống nhất nhà Tây Sơn === Sau cái chết của Nguyễn Văn Duệ và sau đó là Vũ Văn Nhậm và diễn biến chiến trường Nam Bộ, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã tỏ ra buông xuôi. Không thể kìm chế người em tài ba hơn mình, cuối năm 1788, ông từ bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, chỉ xưng là "Tây Sơn vương". Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn Nguyễn Huệ mang gấp đại binh vào cứu Nam bộ (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này). Tuy nhiên lúc đó Nguyễn Huệ dù biết lời cầu khẩn của anh nhưng không thể vào nam tham chiến vì 20 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống rước về đã vượt qua biên giới. Nguy cơ phía bắc rõ ràng lớn và gấp hơn nên Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi kéo quân ra bắc và đã nhanh chóng đánh bại quân Thanh. Sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung trở thành nhà lãnh đạo tối cao của triều Tây Sơn và là vị Hoàng đế duy nhất cai trị tại Việt Nam (Nguyễn Nhạc đã bỏ đế hiệu, Lê Chiêu Thống đã chạy sang Trung Quốc, còn Nguyễn Ánh khi đó địa bàn còn nhỏ hẹp và chưa xưng đế). Tình hình với Quang Trung rất thuận lợi: ông có được uy tín lớn sau chiến công chống quân Thanh, được nhà Thanh công nhận là vị vua chính thống của Việt Nam (thay thế địa vị của nhà Hậu Lê), lại dẹp bỏ được mâu thuẫn trong nội bộ nhà Tây Sơn và nắm quyền lãnh đạo thống nhất (vua anh Nguyễn Nhạc đã bỏ đế hiệu, tự giáng xuống làm vương để tỏ ý quy phục sự lãnh đạo của ông). Trên cơ sở đó, Quang Trung đã lập ra các chiến lược rất lớn nhằm triệt để đánh bại các thế lực đối địch còn lại để thống nhất đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước, sáng lập một triều đại mới đã đến rất gần. === Đối nội, đối ngoại === Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân để đề phòng Nguyễn Ánh, trao lại binh quyền cho Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm. Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ chữ Hán như là chữ viết chính thức. Chọn chữ viết chính thức của các khu vực Nguyễn Huệ cai trị là chữ Nôm. Về ngoại giao, ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Việc nhà Thanh công nhận nhà Tây Sơn khiến Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) phải uất hận chết ở Trung Quốc cuối năm 1792. === Dẹp Lê Duy Chi, tấn công Vạn Tượng === Quân Thanh, lực lượng cứu trợ cho nhà Lê bị đánh tan nhưng các lực lượng thân nhà Lê vẫn tiếp tục hoạt động ở phía bắc khiến vua Quang Trung tiếp tục phải đánh dẹp. Em Lê Duy Kỳ là Lê Duy Chi được sự hợp tác của các tù trưởng Hoàng Văn Đồng, Nông Phúc Tấn đẩy mạnh hoạt động ở Cao Bằng, Tuyên Quang. Duy Chi tìm cách liên kết với các tù trưởng người Vạn Tượng (vương quốc Viêng Chăn thời vua (Chao) Nanthasen (tức Chiêu Nan) và vua (Chao) Intharavong Setthathirath III (tức Chiêu Ấn)) để chống Tây Sơn. Nước Xiêm La khi đó cũng muốn trả thù Tây Sơn sau Trận Rạch Gầm - Xoài Mút nên tìm cách khống chế nước Vạn Tượng và tràn sang tác động tới các tù trưởng người Việt ở Trấn Ninh, Quy Hợp xứ Nghệ An và liên lạc với cựu thần nhà Lê là Trần Phương Bính. Mặt khác, Xiêm La cũng liên lạc với Nguyễn Ánh ở Gia Định để cùng Duy Chi tổ chức tấn công Tây Sơn. Theo kế hoạch này, quân Duy Chi sẽ đánh xuống từ Cao Bằng, Nguyễn Ánh đánh lên từ Gia Định, còn quân Vạn Tượng và Xiêm sẽ đánh vào Thanh Hóa, Nghệ An. Đứng trước nguy cơ bị tấn công từ ba mặt, sau khi thực hiện thành công việc bang giao với nhà Thanh, đầu năm 1791, Quang Trung tập trung đối phó với Lê Duy Chi và quân Vạn Tượng – Xiêm. Ông sai sứ sang Trấn Ninh, Quy Hợp để thăm dò tình hình nhưng bị vua Vạn Tượng bắt giữ và nộp cho Xiêm La. Xiêm La sai sứ mang cờ và trống của Tây Sơn vào Gia Định cho Nguyễn Ánh để khuyến khích Ánh ra quân. Quang Trung quyết định ra quân. Ông sai hoàng tử Nguyễn Quang Thùy đang trấn thủ Thăng Long cùng các tướng Bắc Hà mang quân đánh Lê Duy Chi; sai Trần Quang Diệu và Lê Trung mang quân đánh Trấn Ninh, Quy Hợp. Quang Thùy đánh lên Cao Bằng nhanh chóng đánh bại và bắt được cả Lê Duy Chi, Hoàng Văn Đồng và Nông Phúc Tấn mang về Thăng Long xử tử. Ở phía tây, Trần Quang Diệu cũng nhanh chóng diệt được Trần Phương Bính ở ven núi Hồng Lĩnh. Tới tháng 6 năm 1791, Quang Diệu mang 3 vạn quân sang Trấn Ninh bắt được các tù trưởng thiệu Kiểu, thiệu Đế. Tháng 8 năm đó, Quang Diệu đánh bại Quy Hợp. Tháng 10, quân Tây Sơn tiến sang Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan (Chao Nanthasen) không chống nổi phải bỏ trốn sang Xiêm. Quang Diệu tiến vào Viên-chăn đến tận biên giới Xiêm, các tướng Vạn Tượng là tả phan Dung, hữu phan Siêu tử trận. Nguyễn Ánh ở Gia Định không dám ra quân. Chân Lạp là đồng minh của Tây Sơn cũng chuẩn bị lực lượng để phối hợp nếu quân Tây Sơn vượt biên giới Vạn Tượng tiến vào Xiêm hoặc Gia Định khiến các giáo sĩ ở Gia Định lo sợ, chuẩn bị tìm đường chạy. Nhưng Trần Quang Diệu đi đánh xa lâu ngày, được lệnh rút về. Đầu năm 1792, quân Tây Sơn trở về Đại Việt. Không lâu sau, lực lượng phù Lê của Trần Quang Châu ở Kinh Bắc cũng bị tiêu diệt. Giữa năm 1792, Quang Trung đã gửi thư đến Càn Long cầu hôn một nàng công chúa Thanh triều và "xin" hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Ông cũng sai đô đốc Vũ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Càn Long. Tuy nhiên, dự định không thực hiện được vì cái chết đột ngột và bí ẩn của ông. (Xem bài viết về Nguyễn Huệ) == Sự sụp đổ của nhà Tây Sơn == === Pháp trợ giúp Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định === Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá đa lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh. Các hoạt động quyên góp tiền sau này hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gia mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó tình hình Bắc Hà, Nguyễn Lữ qua đời, Nguyễn Nhạc bất lực, Ánh nhanh chóng chiếm lại đất đai ở Nam Bộ rồi đánh lấn ra Diên Khang, Bình Thuận - đất của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc già yếu không cứu được chỉ còn lo giữ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên. Khi nghe tin quân Thanh giúp Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn va đã tiến chiếm Thăng Long, Nguyễn Ánh từng sai người chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh để có thêm thế lực trợ giúp việc đánh Tây Sơn, nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết. === Gia tộc bị chia rẽ === Sau khi được anh trai là Nguyễn Nhạc trao lại binh quyền, vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh. Không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Năm 1793, Nguyễn Ánh đem quân đánh Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc cầu cứu ra triều đình Phú Xuân. Quang Toản sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng đem 17.000 quân và 80 thớt voi vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui. Quân Phú Xuân nhân đó lại chiếm luôn đất đai của Nguyễn Nhạc. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin đất phong của con mình là Nguyễn Văn Bảo bị chiếm mất thì uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản an trí Nguyễn Văn Bảo ra huyện Phù Ly, phế làm Hiếu Công và cai quản toàn bộ đất đai của dòng trưởng. Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. Vũ Văn Dũng giết Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở (1795), Quang Toản nhỏ tuổi nên không làm gì được. Trần Quang Diệu đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin bị nghi oan đành rút quân về. Nguyễn Văn Bảo cùng các tướng cũ nổi dậy chiếm Quy Nhơn nhưng bị dập tắt và giết chết. Lê Trung bị nghi ngờ sau đó bị giết, Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. === Tây Sơn sụp đổ === Biến loạn tạm thời dẹp yên nhưng đã làm chính quyền Tây Sơn suy sụp. Do Quang Toản đã giết Lê Trung trong vụ biến loạn tại Phú Xuân nên con rể Trung là Lê Chất bỏ sang hàng Nguyễn Phúc Ánh. Ánh nhân thời cơ đó ra sức Bắc tiến. Năm 1800, Nguyễn Ánh chiếm được Quy Nhơn, tướng Vũ Tuấn đầu hàng. Quang Toản sai Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân vào chiếm lại. Tướng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh tử thủ cầm chân hai danh tướng Tây Sơn trong hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc. Đầu năm 1802, Tây Sơn chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn. Nhưng lúc đó Nguyễn Ánh đã ồ ạt Bắc tiến tới Nghệ An. Trần Quang Diệu vội mang quân ra cứu, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Tới Nghệ An thì thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân bị bắt, Vũ Văn Dũng không biết trốn đi đâu. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và bị bắt. Nguyễn Ánh đã trả thù gia đình Quang Toản những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Quang Toản bị 5 ngựa xé xác. Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi, hộp sọ bị bỏ vào vò và giam trong ngục (Những người thương tiếc Tây Sơn vẫn gọi là "Ông Vò"). Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu do thờ mẹ già 80 tuổi có hiếu nên không bị hành hình quá dã man mà chỉ bị chém đầu. Nhà Nguyễn ra sức truy sát những quan lại và hậu duệ của nhà Tây Sơn. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức (con trai Nguyễn Nhạc) và Nguyễn Văn Đâu. Đâu là con của Đức, cả hai đều bị chém ngang lưng. Nhà Tây Sơn có còn sót lại hậu duệ nào hay không, đến nay vẫn chưa rõ ràng. == Về vấn đề thống nhất quốc gia cuối thế kỷ 18 == Giáo sư Nguyễn Phan Quang đã tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề "Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh - ai thống nhất quốc gia" như sau: Ý kiến của Nguyễn Phương: "Nguyễn Ánh là cha đẻ của nước Việt Nam", là "người tiêu biểu cho tinh thần ái quốc", "là một anh hùng dân tộc". Và tác giả khẳng định: "Nếu Nguyễn Ánh không còn có công nào khác - mà thực sự còn nhiều - ngoài công cuộc thống nhất Việt Nam, thống nhất lãnh thổ và tinh thần ái quốc, thì với bấy nhiêu thiết tưởng ông đã đủ đáng được mọi người dân Việt Nam biết ơn rồi vậy". So sánh với Nguyễn Huệ, tác giả viết: "Chẳng những Nguyễn Huệ chưa phục vụ gì cho việc thống nhất, mà trái lại đã giúp đắc lực vào việc chia cắt đất nước ra một cách sâu xa hơn thời Trịnh Nguyễn". Còn Nguyễn Ánh "chẳng những đã thống nhất Việt Nam về địa lý mà còn thống nhất về tinh thần ái quốc" (Tạp chí Bách Khoa," số 149). Ý kiến Tân Việt Điểu: Tác giả có thừa nhận chút ít đóng góp của Tây Sơn khi cho rằng: "Tây Sơn là những tay thợ đã dọn quang đãng những chướng ngại vật để sau này Gia Long thênh thang đi đến thống nhất", nhưng lại khẳng định: "Nguyễn Ánh mới là người đem tất cả tâm huyết, tất cả tài đức ra để thống nhất nước Việt... Sở dĩ Nguyễn Ánh thắng được Cảnh Thịnh, một phần lớn là nhờ vào cái địa thế "phụng chử lân chầu và "long bàn hổ cứ" của miền Nam rất thuận lợi để làm bàn đạp cho cuộc Bắc tiến, nhằm mục đích thống nhất lãnh thổ" (Văn hóa nguyệt san, số 64). Ý kiến Tạ Chí Đại Trường: Vận dụng luận điểm "sức mạnh Nam hà kết hợp với sức mạnh Tây phương", tác giả giải thích: "Trong lịch sử của họ, Tây Sơn đã xô đổ được Nam hà, rồi không tìm được đồng minh bên ngoài, bên trong lại hãnh diện về sức mạnh quân lực, họ không tìm được cách tổ chức khai thác những khả năng địa phương để tâm phục lâu dài dân chúng. Quay ra Bắc hà, họ lại chui đầu và trong cái rối rắm mà người trước đã gỡ không ra vì sự cằn cỗi của đất đai, vì không khí bảo thủ lâu đời khó tẩy xóa của sinh hoạt vua,quan, dân chúng". Cho nên, theo tác giả, cái ngày Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn, chiếm được Bắc hà cũng là ngày "đóng hết một giai đoạn rối rắm, tàn bạo". Và tác giả gói ghém ý tưởng của mình như sau: "Ngày 20 tháng 7, Nguyễn Ánh ra tới Thăng Long, đặt chân lên nơi mà hơn 200 năm trước tổ tiên ông phải giả tiếng mới về Nam được. Thăng Long, Thanh Hóa, Phú Xuân, Gia Định, rồi nối vòng Gia Định, Phú Xuân, Thăng Long, con đường thật dài, thật đầy gian nan cực nhọc mà cũng đầy vinh quang. Đất nước mệt mỏi vì chiến tranh, nay đã tìm được đường thoát trong thống nhất, yên nghỉ..." (Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802 - Sài Gòn, 1971). Ý kiến Lê Thành Khôi: Năm 1955, trong cuốn Le Việt Nam, histoire et civilisation xuất bản ở Paris, tác giả cho rằng phong trào Tây Sơn "chỉ mới dọn đường cho sự khôi phục nền thống nhất dân tộc mà Nguyễn Ánh sẽ thực sự hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX". Vẫn theo tác giả, "một nước gọi là thống nhất khi chỉ có một chính quyền trong bờ cõi". Từ luận điểm trên, tác giả đối chiếu các niên đại và thấy rằng: năm 1786 tồn tại 4 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ và vua Lê), năm 1788 tồn tại 3 chính quyền (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh), năm 1794 vẫn còn hai chính quyền (Nguyễn Quang Toản và Nguyễn Ánh), đến năm 1802 "Gia Long thắng Cảnh Thịnh, chỉ còn một chính quyền của nhà Nguyễn, lúc bấy giờ nước Việt Nam mới thống nhất". Năm 1981, Lê Thành Khôi tái bản cuốn sách trên với nhiều bổ sung, đổi tên sách là Histoire du Vietnam des origines à 1858 và vẫn giữ luận điểm cũ khi tác giả viết: "Nếu chỉ cần vượt giới tuyến là thống nhất đất nước rồi, thì công... đó phải thuộc về họ Trịnh khi quân Trịnh vượt sông Gianh năm 1774 và vào Huế năm 1775", và "[thời Tây Sơn] không những đất nước chưa trở lại hòa bình thống nhất, mà nội chiến vẫn tiếp tục khi ở Bắc khi ở Nam, và thanh niên lại đổ máu". Cuối cùng, "sự bất hòa của anh em Tây Sơn đã cho phép Nguyễn ánh trở về Gia Định và tổ chức việc khôi phục nhà nước của mình. Cuộc chiến tranh lâu dài và đẫm máu, khi thắng khi bại diễn ra trong 15 năm trước khi kết thúc vào năm 1802 với thắng lợi của họ Nguyễn và sự thống nhất hoàn toàn nước Việt Nam". Ý kiến Đỗ Bang: "Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) đã đi từ Nam ra Bắc bằng sự nghiệp vượt sông Gianh năm 1786, xóa bỏ Đàng trong và Đàng ngoài, thủ tiêu chế độ thống trị của hai họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước. Nguyễn Huệ có nhiều nỗ lực củng cố nền thống nhất và cứng rắn độc lập dân tộc trong những năm sau đó nhưng vẫn không vượt qua được những hạn chế phân phong nghiệt ngã trong nội bộ vương triều Tây Sơn, và cũng là cơ hội để Nguyễn Ánh trở lại củng cố thế lực ở đất Gia Định. Sau ngày Quang Trung chết (1792), thế lực Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, năm 1801 chiếm Phú Xuân. Năm 1802, Nguyễn Ánh ra Bắc tiêu diệt lực lượng Tây Sơn còn lại, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Vậy thống nhất đất nước là một quá trình đấu tranh gay go, mà sự kiện xóa bỏ Đàng Trong, Đàng Ngoài năm 1786 là sự kiện vĩ đại và có ý nghĩa nhất. Sự kiện năm 1802 là sự kiện kết thúc, hoàn thành công cuộc thống nhất. Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là hai đối thủ không đội trời chung, nhưng cùng chung số mệnh là đấu tranh "thống nhất sơn hà", thực hiện niềm khát vọng của nhân dân sau hơn 200 năm nội chiến, chia cắt". Trong Kỷ yếu HTKH phú Xuân - Thuận Hóa thời Tây Sơn (Huế, tháng 12-2001), tác giả Đỗ Bang nói thêm: "[từ Phú Xuân Thuận Hóa] phong trào Tây Sơn lớn mạnh phát triển ra toàn quốc, đã xóa bỏ chế độ thống trị vua Lê - chúa Trịnh, chấm dứt tình trạng cát cứ Đàng Trong - Đàng Ngoài, lập lại nền thống nhất đất nước, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789)". Ở một đoạn khác, tác giả dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Quý Thi cho rằng: việc Nguyễn Huệ vượt qua sông Gianh ra Đàng Ngoài "là một hành động hợp với quy luật lịch sử, cũng là một hành động vượt qua chính mình của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn". Ý kiến GS. Phan Huy Lê: Khái quát toàn bộ sự nghiệp của phong trào Tây Sơn, tác giả viết: "Đó là sự nghiệp lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, chính quyền chúa Trịnh cùng chế độ vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, quân xâm lược Thanh ở phía bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước kéo dài trên hai thế kỷ, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia, xây dựng vương triều Tây Sơn trong đó triều Quang Trung đã đề ra và thực thi nhiều chính sách tích cực..." (Kỷ yếu HTKH "Phú Xuân - Thuận Hóa - thời Tây Sơn" - Huế, tháng 12-2001). Ý kiến Phan Thuận An: "Nguyễn Huệ, người anh hùng kiệt xuất của thời đại ấy đã lần lượt phá tan từng mảng xã hội mâu thuẫn, bất công, nhiễu nhưng từ Nam ra Bắc để bước đầu đưa đất nước đến chỗ thống nhất" (Kỷ yếu HTKH "Phú Xuân – Thuận Hóa thời Tây Sơn" - Huế, tháng 12-2001). Ý kiến GS. Trần Văn Giàu: "Phần đóng góp của Nguyễn Huệ vào hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam là ý thức về sự nghiệp thống nhất nước nhà (...). Từ năm 1527, Đại Việt bị phân liệt. Tình trạng phân liệt kéo dài đến gần cuối thế kỷ 18, hơn 200 năm (...). Mạc, Trịnh, Nguyễn, không ai có tư tưởng thống nhất, tất cả họ chỉ có ý đồ xâm chiếm lẫn nhau. Cứ như thế ấy thì cái họa xâm lăng ắt khó tránh. Nội chiến chỉ chấm dứt khi khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, lần lượt đánh đổ cả hai chúa Nguyễn, chúa Trịnh, đánh đổ luôn vua Lê, trong Nam thì đuổi quân Xiêm, ngoài Bắc thì đuổi quân Thanh, lãnh tụ Tây Sơn đường đường chánh chánh lên ngôi hoàng đế, vua Càn Long nhà Thanh dù mới đại bại (hay là vì đại bại) mà phải công nhận Quang Trung là vua nước Việt Nam (...). Trong việc lập lại sự thống nhất sau thời gian phân liệt kéo dài thời Lê mạt, thì người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là vĩ nhân đã khởi xướng và bắt đầu thực hiện sự nghiệp ấy" (Sự hình thành về cơ bản của hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam - Tham luận tại Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội, tháng 7-1998). Giáo sư Trần Văn Giàu còn cho rằng: "Ngày xưa không phải là không có ý thức thống nhất, nhưng phải hiểu rằng ý thức thống nhất lúc bấy giờ là thôn tính theo lối phong kiến". Ý kiến GS. Hoàng Xuân Hãn: "Về Quang Trung, cái công đánh bạt Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long, cái công ấy rất to... Chứ còn trong anh em (viết sử) sau này thường cứ nói rằng là: Công thống nhất nước Việt Nam là Tây Sơn, tức là Quang Trung, đối với tôi thì tôi không đồng ý. Cái sự quân Tây Sơn có đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm cũng là một sự thực. Đánh bại quân Thanh ở Thăng Long cũng là một sự thực. Nhưng hai cái thắng trận ấy không phải là đồng thời, mà trái lại, có thể nói cái hồi mà vua Quang Trung ở ngoài Bắc thì Nguyễn Nhạc còn đang chiếm vùng giữa, vùng trong thì lúc ấy nhà Nguyễn đã chiếm cả trong Nam rồi. Không phải là thống nhất. Đấy chỉ là đánh được giặc ở Nam, đánh được giặc ở Bắc. Nếu ông ấy sống lâu nữa, có lẽ sẽ thống nhất; nhưng vì ông chết sớm thành ra không thống nhất được". Ý kiến Đặng Thành Nam: "Việc đất nước chia đôi là do Trịnh Nguyễn phân tranh suốt trong hai thế kỷ. Khi nhà Tây Sơn nổi lên...; Nguyễn Ánh phải chạy qua Xiêm lưu vong và cầu cứu ngoại bang. Cuối cùng ai là người diệt được nhà Trịnh mà suốt 200 năm nhà Nguyễn không những không làm gì được mà còn bị mất kinh đô về tay nhà Trịnh nữa. Chính Nguyễn Huệ đã diệt Trịnh, đuổi Thanh, chấm dứt việc hai trăm năm đất nước bị chia đôi và đưa đến việc thống nhất đất nước về cơ bản. Việc Gia Long rước hàng vạn quân Xiêm về giết dân, tàn phá đất Nam Bộ, bị Quang Trung đánh chạy thục mạng ở Rạch Gầm kia đâu phải là chuyện tuyên truyền chính trị. Việc Gia Long nhờ vũ khí, nhờ đại bác của Pháp, nhờ chính bọn đánh thuê, bọn cha cố phương Tây để chiếm lấy đất nước đâu phải là chuyện bịa đặt!" (Về những hiện tượng bất thường trong văn học và sử học - Báo Công an Tp.Hồ Chí Minh, 21-5-1998, tr.18). Ý kiến Jean Chesneaux: "(...) Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất; dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài hịch [Hịch Tây Sơn]" (Contribution à l’ histoire de la nation vietnamienne - Paris 1955, tr.37). Ý kiến Joseph Buttinger: Trong cuốn The Smaller Dragon (New York, 1962), tác giả viết: "Khi Hà Nội thất thủ trước chính quyền mới ở Đàng Trong [ý nói: Tây Sơn], Việt Nam đã trở lại thống nhất (...). Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, song nền thống nhất của Việt Nam tồn tại suốt cho đến lúc đương triều cuối cùng của nó bị lật đổ vào năm 1802 trước những lực lượng mới trỗi dậy từ phương Nam. Nhương đây lại là một phần của câu chuyện khác: khi nhà Tây Sơn đổ, vận mệnh Việt Nam được đặt dưới ảnh hưởng của những lực lượng phương Tây đưa vào châu Á". Mười hai ý kiến trên chia thành 4 luồng: Khẳng định công thống nhất thuộc về Nguyễn Ánh. Khẳng định công thống nhất thuộc về Nguyễn Huệ. Mở đầu công cuộc thống nhất, phá bỏ các chướng ngại là công của Nguyễn Huệ nhưng ông lại mất sớm, nên người hoàn thành là Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh chỉ thôn tính lẫn nhau theo kiểu phong kiến, việc thống nhất đất nước là kết quả của việc bên này tiêu diệt được bên kia. == Quân đội nhà Tây Sơn == === Lục quân === Theo đánh giá của người châu Âu thì quân đội Tây Sơn rất tinh nhuệ, trang bị nhiều vũ khí tân kỳ ở thời đó. Quân Tây Sơn có nhiều loại súng ống bao gồm cả súng đại bác và súng hỏa mai. Súng đại bác được dùng để phòng thủ, nếu đưa ra trận thì dùng voi kéo hay chở nên rất cơ động. Quân Tây Sơn cũng được huấn luyện để tự pha chế lấy thuốc nổ và người Âu Châu đã kinh ngạc vì lính Tây Sơn nạp đạn rất nhanh: trong khi quân Anh phải thực hiện đến 20 động tác cho mỗi lần nạp đạn thì người Việt chỉ cần có 4 động tác. Theo nhiều sách cổ chép lại, quân Tây Sơn có rất nhiều hỏa hổ, là một loại vũ khí hình ống. Sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ mô tả: “Hỏa đồng còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy... vì lửa cháy dữ dội, nên gọi là hỏa hổ”. Theo các nhà nghiên cứu, hỏa hổ thời Tây Sơn được cải tiến từ các hỏa đồng (ống lửa) hạng nhỏ thời Lê sơ. Trong tay nghĩa quân Tây Sơn, nó được dùng một cách tập trung, ồ ạt, tạo thành hỏa lực giáp chiến hết sức lợi hại. Ngoài ra, quân Tây Sơn có "Hỏa cầu", là một quả cầu kim loại rỗng ruột hoặc bằng giấy quết nhựa bên ngoài, có tay cầm, to cỡ quả bưởi, bên trong nhồi thuốc nổ, chất cháy, mảnh gang, sắt vụn và các quả cầu con. Khi sử dụng thì châm ngòi nổ và ném vào đối phương, có thể coi đây là một loại lựu đạn sơ khai. Quân Tây Sơn đã sử dụng hỏa cầu trong trận đốt cháy tàu Manuel năm 1782 và trong trận tấn công đồn Ngọc Hồi năm 1789. Súng đại bác loại nhỏ (small cannon) thì có thể mang trên lưng và bắn một loại đạn nặng chừng hơn 100 gram. Một người lính cõng cái nòng súng (barrel), dài chừng 2 thước, trong khi một người lính khác mang cái “giá” là một khúc gỗ tròn dài cũng chừng cái nòng súng. Khi tác xạ, cái giá được dựng lên bằng hai cái càng hay một cái chạc cao khỏi mặt đất chừng một mét, nòng súng sau đó để lên trên giá trong một cái ngàm sắt. Người lính có thể điều chỉnh độ nhắm và kiểm soát bằng một cái báng tì lên trên vai. Các loại súng này rất tiện lợi cho việc di chuyển và phục kích quân địch. Hỏa hổ và hỏa cầu không phải là loại vũ khí hoàn toàn mới nhưng cách sử dụng sáng tạo của quân Tây Sơn đã nâng cao hiệu quả của chúng. Quân Tây Sơn đã chế tạo ra hỏa hổ bằng những ống tre, trở thành một khí cá nhân gọn nhẹ. Nếu đem so với những khẩu pháo nặng hàng trăm kg của quân chúa Trịnh hay của nhà Minh, nhà Thanh thì sự sáng tạo này rất có giá trị. Vua Quang Trung còn kết hợp hỏa hổ, hỏa cầu với voi chiến tạo thành một lực lượng đột kích mạnh, nhanh chóng phá vỡ đội hình của đối phương. Sử nhà Thanh viết như sau: “Trên lưng mỗi con voi có ba, bốn người lính chít khăn đỏ, ngồi ném tung hỏa cầu lưu hoàng ra khắp nơi, đốt cháy cả người nữa”. Quân Tây Sơn thường dùng tượng binh phá kỵ binh, dùng hỏa hổ, hỏa cầu gây rối loạn bộ binh đối phương, rồi xông cho quân xông lên giáp lá cà bằng các vũ khí thông thường. Dưới sự chỉ huy linh hoạt của vua Quang Trung, chiến thuật này đã nhanh chóng đánh bại quân đối phương. Tây Sơn thập thần binh khí là danh xưng người đương thời gọi để chỉ 10 binh khí nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có: Độc Thần Kiếm của Nguyễn Nhạc Song Thần Côn: Ngân Côn của Vũ Đình Tú Thiết Côn của Đặng Xuân Phong Tam Thần Đao: Ô Long Đao của Nguyễn Huệ Huỳnh Long Đao của Trần Quang Diệu Xích Long Đao của Lê Sĩ Hoàng Tứ Thần Cung: Thiết Thai Cung của Nguyễn Quang Huy Vĩ Mao Cung của La Xuân Kiều Kỳ Nam Cung của Lý Văn Bưu Liên Phát Cung của Đặng Xuân Phong Tây Sơn ngũ thần mã là danh xưng của 5 con ngựa chiến nổi tiếng của quân Tây Sơn, gồm có: Bạch Long của Nguyễn Nhạc Xích Kỷ của Nguyễn Văn Tuyết Ô Du của Đặng Xuân Phong Ngân Câu của Bùi Thị Xuân Hồng Lư của Lý Văn Bưu === Thủy quân === Quân thủy Tây Sơn là một đội quân có tính chất nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam, vượt xa quân thủy Trịnh – Nguyễn, vuợt cả quân thủy của Minh Mạng trong thời kỳ thịnh đạt nhất của nhà Nguyễn. Kỹ nghệ đóng thuyền của quân Tây Sơn rất tiến bộ, đó là kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau. Vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm. Trong Hoàng Lê nhất thống chí có nói đến việc Quang Trung “đóng tàu biển” thật lớn, có thể chở voi để dọa đánh nhà Thanh. Barizy, Chaigneau là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đã mô tả những chiến hạm Tây Sơn, trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng. Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền “Định Quốc Đại Hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập chòi gác, đặt súng lớn”. Những thuyền Đại hiệu với 600 – 700 quân có thể tương đương với số quân một dinh hoặc cơ, đội lớn. Những tàu nhỏ chở được 150 quân của Tây Sơn cũng ứng với một đội hoặc cơ nhỏ. Sự tồn tại những quân cảng lớn cũng đòi hỏi biên chế quân thủy phổ biến ở mức dinh, thậm chí vượt khỏi mức đó hình thành các đơn vị lớn hơn do các đại đô đốc cai quản. Thủy quân Tây Sơn chia các tàu ra làm nhiều hạng: Chiến thuyền loại 1: Có 600 - 700 thủy thủ và trang bị 50 - 60 đại bác bắn đạn nặng 24 cân Anh (khoảng 10,88 kg) mỗi khẩu. Chiến thuyền loại 2: Trang bị ít đại bác hơn, đạn mỗi khẩu nặng 12 cân Anh (tương đương 5,4 kg), số lượng thủy thủ vào khoảng 200 người (chỉ bằng 1/3 của loại 1). Chiến thuyền loại 3: Trang bị chỉ có 1 khẩu đại bác, song lại lớn hơn bất cứ loại đại bác nào khác (36 cân Anh tương đương 16,3 kg), có khoảng 150 thủy thủ hoặc binh lính. Còn lại là chiến thuyền loại 4 và 5 với số lượng nhiều gấp bội, mỗi tàu có từ 50 đến 70 thủy thủ, chuyên dùng tác chiến trên sông rạch. "Đại Nam thực lục tiền biên" ghi: Năm 1782, Nguyễn Ánh đem vài trăm chiến thuyền vào cửa Cần Giờ, tham dự trận thủy chiến ở sông Thất Kỳ giang. Dù thủy quân Nguyễn Ánh đã có 2 tàu Tây và người Tây chiến đấu dũng cảm như Emmanuel, song cũng không địch nổi thủy quân Tây Sơn. Barizy tường thuật về lực lượng của hạm đội Tây Sơn do Vũ Văn Dũng chỉ huy như sau: “Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có”. Ngoài ra, trong một bức thư của Jeaptiste Chaigneau cho biétriêng ở Quy Nhơn, thủy đội Tây Sơn có 54 tàu, 93 chiếc thuyền, 300 pháo hạm, 100 tàu buồm trang bị rất hùng hậu. == Các trận chiến liên quan đến nhà Tây Sơn == === Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 1 (1771-1785) === Trận Quy Nhơn (1773) Trận Phú Yên (1776) Trận Gia Định lần 1 (1776) Trận Gia Định lần 2 (1777) Trận Gia Định lần 3 (1782) Trận Gia Định lần 4 (1783) === Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La (1785) === Trận Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) === Chinh phạt Chân Lạp (1785) === Trận Nam Vang (1785) === Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh (1775-1786) === Trận Cẩm Sa (1775) Trận Phú Xuân (1786) Trận Sơn Nam (1786) Trận Thăng Long (1786) === Xung đột nội bộ (1787) === Cuộc bao vây thành Quy Nhơn (1787) === Chiến tranh Đại Việt-Đại Thanh (1789) === Trận Hạ Hồi (1789) Trận Ngọc Hồi (1789) Trận Đống Đa (1789) Trận Thăng Long (1789) === Chinh phạt Vạn Tượng (1791) === Trận Xieng Khuang (1791), còn gọi là Trấn Ninh Trận Viêng Chăn (1791) === Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 2 (1787-1802) === Trận Gia Định (1787) Trận Thị Nại lần 1 (1792) Trận Quy Nhơn lần 1 (1799) Trận Quy Nhơn lần 2 (1800-1801) Trận Thị Nại lần 2 (1801) Trận Phú Xuân (1801) Trận Trấn Ninh (1802) == Danh sách các vua nhà Tây Sơn == Nhà Tây Sơn từ khi vua Thái Đức lên ngôi năm 1778 đến khi Cảnh Thịnh bị bắt năm 1802 được tất cả 24 năm, có 3 vua: Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc (1778 - 1788). Từ năm 1789 - 1793 ông xưng là Tây Sơn vương. Quang Trunh Hoàng Đế Nguyễn Huệ (1788 - 1792) Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản (1792 - 1802) Nếu tính từ khi Nguyễn Nhạc khởi binh từ năm 1771 thì cộng tất cả là 31 năm. Sơ đồ nhà Tây Sơn. == Nhận định == Thời Tây Sơn chính là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử Việt Nam trên khắp phạm vi lãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan (Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp). Chính sự chúa Nguyễn suy đồi, rồi nhà Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc, kéo dài suốt 30 năm. Phần lớn các cuộc chiến lớn nhỏ đều có sự tham gia của quân Tây Sơn. Các phe phái chính trị trong nước chính tham gia thời kỳ này bao gồm chúa Trịnh ở phía Bắc, vua Lê với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chúa Nguyễn ở phía Nam và quân Tây Sơn ở dải miền Trung. Các bộ sử của nhà Nguyễn coi Tây Sơn là "giặc cướp", "phản loạn" và phê phán nặng nề các nhân vật của triều đại này. Tuy nhiên, trong một số chi tiết đã cho thấy thực sự nhà Nguyễn ghi nhận tài năng của các lãnh đạo triều Tây Sơn. Sách Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn Ánh về Tây Sơn: "Kẻ kia, Nhạc, Huệ, anh em từ dân áo vải, không tấc đất cắm dùi, vươn tay hô một tiếng, người theo có cả vạn, chẳng đầy 5-6 năm mà có được nước. Họ không có quá tài đức của người thì vì lẽ gì mà lại hưng thịnh dữ dội như vậy?". Còn quyển Lịch sử Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1971 đã viết: "Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân Việt Nam sẽ nhớ mãi. Họ kế tục, phát triển và đưa sự nghiệp của Quang Trung tiến lên ngang tầm với tầm vóc của thời đại, khi ngọn cờ giải phóng dân tộc sẽ chuyển sang tay giai cấp lịch sử tiên tiến nhất, dân tộc Việt Nam cùng với loài người tiến bộ sẽ chiến thắng chủ nghĩa đế quốc và mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới. Theo nhà nghiên cứu phương Tây Geogres Dutton thì: "Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và trong buổi đầu của cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa với những liên hệ chặt chẽ với nông thôn Việt Nam, việc xây dựng hình ảnh Tây Sơn với đặc điểm là một "cuộc nổi dậy của nông dân" hoặc một "phong trào nông dân" bắt đầu xuất hiện trong nghiên cứu của Việt Nam. Các học giả đã nhiệt tình mô tả cuộc nổi dậy của Tây Sơn hoặc như một cuộc "cách mạng", hoặc một cách trung lập hơn, là một "phong trào nông dân." "Trong cách nghiên cứu sử học về Tây Sơn này, nông dân nổi lên như một biểu tượng anh hùng, cao thượng và không biết sợ hãi, quyết tâm theo đuổi mục tiêu công bằng kinh tế và xã hội, và vì một đất nước thống nhất không bị ngoại bang can thiệp"[4]. "Chính những cách diễn giải này, mà phần lớn được các sử gia Việt Nam công bố vào nửa sau thế kỷ 20, thống trị toàn bộ diễn ngôn về thời Tây Sơn"[5]. Theo nhà sử học Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá phân minh rằng: xét riêng với nhà Nguyễn thì Tây Sơn là kẻ địch (vì họ đã đánh đổ chúa Nguyễn), nhưng xét về công lao với đất nước, với dân tộc thì phải coi đây là một triều đại chính thống, sánh ngang với nhà Đinh, nhà Lê: === Về văn trị === Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét. Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ tinh thần quốc gia mãnh liệt muốn tách khỏi ảnh hưởng từ chữ Hán. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặt vào một địa vị quan trọng. Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương mại. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Mãn Thanh, nhà vua đã cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên. === Về võ công === Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển Võ thuật Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự, nhà Tây Sơn đã lập được rất nhiều chiến tích quân sự: Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả 2 tập đoàn phong kiến đã có trên 200 năm là chúa Trịnh và chúa Nguyễn, sau đó còn đánh bại cả quân ngoại viện do tàn dư của các thế lực cũ đưa vào là quân Xiêm và quân Thanh. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Sử quan nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá chiến thắng 20 vạn quân Thanh của Tây Sơn là "Tưởng từ xưa đến nay nước ta chưa có võ công nào lẫm liệt như vậy". Trong 3 anh em, nổi bật nhất là vua Quang Trung. Ông là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế và Attila. Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của Tây Sơn như sau: {{cquote| "Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..." } === Những hậu duệ cuối cùng và nghi vấn còn tồn tại === Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Văn Đâu. Đâu là con của Đức, cả hai đều bị chém ngang lưng. Từ đây Tây Sơn bị tận diệt. Tuy nhiên theo phân tích của nhà sử học Đỗ Bang, nhiều khả năng chỉ là tuyên bố để trấn an lòng dân. Nguyễn Văn Đức và Văn Lương đều là con cháu của Nguyễn Nhạc. Tây Sơn bị diệt vong năm 1802,trong khi 2 ông này bị bắt năm 1831, như vậy cũng phải hơn 30 tuổi. Vậy thì việc chỉ có Văn Đâu là con của Văn Đức là điều vô lý. Nhất là khi Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Lương ý thức được rằng việc duy trì nòi giống cho nhà Tây Sơn là điều hết sức quan trọng nhất là khi triều Nguyễn truy lùng rất gắt gao. Rất có thể vẫn còn những hậu duệ của hai người này mà triều Nguyễn vẫn chưa bắt được và Văn Đâu chỉ là một trong những người cháu bị triều Nguyễn bắt được. Ngoài ra Đỗ Bang còn đưa ra nghi vấn về việc Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc đặt niên hiệu cho mình là Thái Đức thì không có lý do gì lại đặt tên con mình là Đức. Nhiều khả năng đây chính là con của Quang Trung và Lê Ngọc Hân. Và nếu có như vậy thì lúc bị bắt ông đã gần 40 tuổi, không thể chỉ có một người con là Nguyễn Văn Đâu, càng củng cố cho giả thuyết trên. Ngoài ra một số tư liệu mà Đỗ Bang cung cấp thì bà Nguyễn Thị Bích đã cùng con bà đã chạy thoát khỏi sự chu diệt của Nguyễn Ánh. === Nguyên nhân thất bại === Với sự xuất sắc của nhà lãnh đạo, tài năng của các tướng lĩnh và sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, Tây Sơn đã tiêu diệt rất nhiều kẻ thù. Đặc biệt dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, đó là đội quân bách chiến bách thắng. Vậy vì sao đội quân đó không thể triệt tiêu hoàn toàn lực lượng tàn dư của Nguyễn Ánh để gây thành hậu họa sau này? Theo Giáo sư Nguyễn Phan Quang thì: Thứ nhất, dòng họ chúa Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có được sự ủng hộ của một bộ phận lớn các địa chủ tại Nam Bộ. Do đó, khi lực lượng bố phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, Nguyễn Ánh nhanh chóng lấy lại vùng này. Thứ hai, các nhà lãnh đạo Tây Sơn đã từng có thời điểm đánh giá chưa đúng thực lực của Nguyễn Ánh. Sau khi nghe tin Ánh giết tướng Đỗ Thanh Nhơn (Nhân) vì uy tín của Nhơn có phần lấn át Ánh, Nguyễn Nhạc cho rằng tướng soái của Nguyễn Ánh không có ai đáng ngại nữa. Sau này, khi đánh bật được Ánh ra khỏi lãnh thổ, nhất là sau khi chớp nhoáng đập tan quân Xiêm, sự đánh giá ấy càng trở nên chủ quan hơn. Thứ ba là sự chia rẽ trong nội bộ anh em Tây Sơn giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Chính cuộc xung đột năm 1787 đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh trở về lấy lại Gia Định. Lực lượng Tây Sơn ở đây đơn độc tại Nam Bộ không được sự tiếp viện cần thiết từ phía bắc nên đã không thể giữ được đất này. Năm sau, cuộc xung đột của hai anh em chấm dứt, Nguyễn Nhạc tự nguyện trao lại binh quyền, nhưng Nguyễn Huệ lại bộn bề với những biến cố tại Bắc Hà, Nguyễn Nhạc thì đã trở nên già cả và suy yếu lực lượng, không còn khả năng một mình tiến hành Nam chinh nữa. Cái chết của Nguyễn Lữ dù không ảnh hưởng quá nhiều đến nhà Tây Sơn (vì ảnh hưởng của ông cũng là ít nhất trong ba người) nhưng có lẽ càng khiến tinh thần Nam chinh của Nguyễn Nhạc thêm mòn đi. Điều đó lý giải vì sao Nguyễn Ánh có thể chắc chân tại Nam Bộ tạo cơ sở cho ông Bắc tiến sau này. Cùng với các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn khiến lực lượng của Nguyễn Ánh chiến thắng lập nên nhà Nguyễn chính là cái chết quá sớm và đột ngột của vua Quang Trung: Vua Quang Trung là người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm 1777, ông qua đời mà không có người thay thế xứng đáng. Con trai là Quang Toản còn quá nhỏ, không có đủ kinh nghiệm và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở Bắc Hà, mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân Nguyễn Ánh bắt, anh Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản chưa bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông. Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Tây Sơn có nhiều tướng tài, nhưng sau khi người lãnh đạo tối cao Nguyễn Huệ qua đời, dường như không ai chịu ai. Các tướng giỏi, ngoài Ngô Văn Sở, Lê Trung bị giết, còn có Ngô Thì Nhậm phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là Lê Chất chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn phải thực hiện di mệnh đánh dẹp không phải là nhiệm vụ không thể thực hiện được, như trường hợp của vua Thuận Trị (Phúc Lâm) nhà Thanh. Thuận Trị lên ngôi khi còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng nhà Thanh vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm Trung Quốc, diệt nhà Minh và Lý Tự Thành, công việc là nhờ vào tay nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn. Bởi các tướng Tây Sơn không thể có được ai đứng ra làm nhiếp chính lo liệu mọi việc, lại bị người Pháp từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho Nguyễn Ánh nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ. Một nguyên nhân khác, dù không phải là quan trọng nhất nhưng không thể không nói đến. Đó là lòng kiên trì kèm thêm may mắn của Nguyễn Ánh. Rõ ràng Ánh đã gặp may khi nhiều lần thoát nạn trước sự truy đuổi của Tây Sơn. Nhưng phải thừa nhận ông cũng là một người có lòng dũng cảm và ý chí bền bỉ, dù bị thua hết lần này đến lần khác, gặp rất nhiều hiểm nguy. Có thể nói tài năng quân sự của ông không bằng Nguyễn Huệ nhưng vận may của ông thì lớn hơn nhiều. Sau khi Nguyễn Huệ chết, nahf Tây Sơn lục đục nên không còn ai đứng ra làm đối thủ của ông. Sự ra đi sớm của Nguyễn Huệ và việc Nguyễn Ánh "có số mệnh dài hơn và chết sau Nguyễn Huệ" là một nhân tố giúp ông giành thắng lợi sau cùng. Theo Cao Tự Thanh, với việc tàn phá Cù lao Phố, sát hại hàng loạt người Hoa (vốn khá đông đảo ở Nam Bộ) nên theo nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh thì trong suốt hơn 10 năm Tây Sơn vẫn không được đông đảo nhân dân miền Nam ủng hộ. Tuy nhiên, đây là ý kiến trên cơ sở các tài liệu của sử sách nhà Nguyễn, triều đại đối địch với nhà Tây Sơn. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu phương Tây hiện đại là Georges Dutton sự khốn khổ của người dân trong thời nội chiến là tình trạng chung, ở các vùng miền, dưới các chính thể khác nhau - bất kể là Tây Sơn hay Nguyễn - trong những thời điểm nhất định: "...Những người dân đang sống dưới quyền kiểm soát chính trị của chính thế lực nhà Nguyễn ở sâu trong miền nam... mong đợi được giải thoát khỏi họ. Đến cả Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc), ủng hộ viên người Âu nhiệt tình nhất của Nguyễn Ánh, vào năm 1791, cũng đề cập đến điều này, khi ông viết về tình cảnh ngày càng không chịu đựng nổi của những người dân Việt sống trong vùng nhà Nguyễn kiểm soát" "... sau đó (khi họ Nguyễn lại kiểm soát Nam Bộ), hoàn cảnh sống của người dân dưới chính thể nhà Nguyễn vẫn chẳng hề được cải thiện; điều này được mô tả trong thư của một nhà truyền giáo người Pháp khác, rằng "hai năm vừa qua, mọi người đều phải đi làm việc công ích, và [người ta] không bận tâm với bất kì điều gì khác ngoài việc tìm cách để sống sót, đau khổ đã trở nên đến cực điểm". Cũng theo Georges Dutton thì "việc hào quang hóa phong trào Tây Sơn trong trí tưởng tượng của dân chúng vào thế kỷ 19... Khả năng cách nhìn ưu ái dành cho phong trào và chính thể Tây Sơn có thể là sản phẩm của mối ác cảm dân chúng dành cho nhà Nguyễn, cũng nhiều bằng khả năng đó chính là ký ức tập thể thật sự về nhà Tây Sơn". Dù sao đi nữa, tên tuổi Tây Sơn còn ghi mãi trong lịch sử, dù đây là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam. == Dư âm == Tại Hà Nội, bức tượng Quang Trung được tạc trong chùa Bộc dưới hình thức Đức Ông. Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa - Hà Nội thường tổ chức hội Gò Đống Đa để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung. Dù Tây Sơn mất nhưng còn nhiều ảnh hưởng về sau, chẳng những trong nhân dân mà ngay cả với nhà Nguyễn. Theo sách "Truyện cũ cố đô" của Nguyễn Đắc Xuân, vào đời cháu nội của Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Miên Tông làm vua, tức là Thiệu Trị (1841-1847), có sứ giả nhà Thanh đến. Vốn là người hay chữ, Thiệu Trị ra vế đối cho hai hoàng tử là Nguyễn Phúc Hồng Bảo và Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (sau là vua Tự Đức) rằng: Bắc sứ lai triều Không cần suy nghĩ, Hồng Bảo đọc ngay: Tây Sơn phục quốc Vế đối về chữ nghĩa thì thật chỉnh không thể bắt bẻ nhưng về nội dung thì thật "phản nghịch". Thiệu Trị nghe như sét đánh ngang tai, cố nhịn tức rồi chỉ mặt Hồng Bảo trách: "Tây Sơn mà phục quốc thì cả bà con mi không còn đất mà chôn! Lần sau có đối thì cũng phải giữ gìn ý tứ nghe con!" Sau đó một phần vì việc này mà Thiệu Trị truất ngôi con trưởng của Hồng Bảo, lập Hồng Nhậm làm thái tử, sau Nhậm trở thành vua Tự Đức. == Các danh nhân thời Tây Sơn == === Tướng võ === Tây Sơn thất hổ tướng là danh hiệu người đời đặt cho 7 vị tướng tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Nguyễn Văn Tuyết Nguyễn Văn Lộc Lê Văn Hưng Lý Văn Bưu Trần Quang Diệu Vũ Văn Dũng (hàng tướng chúa Trịnh) Vũ Đình Tú Tây Sơn ngũ phụng thư là danh hiệu người đời đặt cho 5 người phụ nữ nổi bật tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Bùi Thị Xuân, vợ của Trần Quang Diệu Bùi Thị Nhạn, một người vợ của Quang Trung Huỳnh Thị Cúc Nguyễn Thị Dung, vợ của Trương Đăng Đồ Trần Thị Lan, vợ của Nguyễn Văn Tuyết Ngoài ra còn có nhiều tướng gia nhập sau này như: Chu Văn Uyển Đào Công Giản Đặng Tiến Đông (hàng tướng chúa Trịnh) Đặng Văn Long Đặng Xuân Bảo Đặng Xuân Phong Đặng Văn Chân Đống Công Trường Hồ Văn Tự Kiều Phụng Lê Chất Lê Danh Phong Lê Trung Lê Văn Lợi Lê Văn Thanh Lý Tài (người Hoa) Mạc Quan Phù (hải tặc người Hoa) Ngô Văn Sở Nguyễn Hữu Chỉnh (hàng tướng chúa Trịnh) Nguyễn Lữ (em út của Tây Sơn tam kiệt) Nguyễn Quang Huy Nguyễn Văn Danh Nguyễn Văn Duệ Nguyễn Văn Điểm Nguyễn Văn Hòa Nguyễn Văn Huấn Nguyễn Tăng Long (hàng tướng chúa Nguyễn) Phạm Công Hưng Phạm Ngạn Phạm Văn Điềm Phạm Văn Định Phạm Văn Tham Phạm Văn Trị (phò mã) Phan Văn Lân Tập Đình (người Hoa) Trần Danh Tuấn Trần Thiên Bảo (hải tặc người Hoa) Trần Viết Kết Trịnh Nhất (hải tặc người Hoa) Trương Văn Đa (phò mã) Từ Văn Chiêu Từ Văn Tú Võ Thị Thái Vũ Thị Đức Vũ Văn Nhậm (phò mã) Vũ Văn Thành === Nhân sĩ === Tây Sơn lục kỳ sĩ là danh hiệu người đời đặt cho 6 vị nhân sĩ tham gia phong trào Tây Sơn từ giai đoạn đầu, gồm: Cao Tắc Tựu La Xuân Kiều Nguyễn Thung Triệu Đình Tiệp Trương Mỹ Ngọc Võ Xuân Hoài Ngoài ra còn có: Bùi Dương Lịch Bùi Đắc Tuyên (sau là quyền thần) Đinh Huy Đạo Đoàn Nguyễn Tuấn Hoàng Nguyễn Thự Lê Xuân Giác Ngô Ngọc Du Ngô Thế Lân Ngô Thì Nhậm Ngô Thì Trí Nguyễn Đề Nguyễn Huy Lượng Nguyễn Hữu Thận Nguyễn Thiếp Ninh Tốn Phan Huy Ích Trần Văn Kỷ Trương Công Hy Trương Văn Hiến (thầy dạy của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) Vũ Huy Tấn == Chú thích == == Xem thêm == Mười chiến dịch lớn của Càn Long Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ Nguyễn Ánh Nhà Hậu Lê Chúa Trịnh Chúa Nguyễn Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn Lê Chiêu Thống == Tham khảo == Đại Nam thực lục Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1976 Nguyễn Phan Quang, Một số công trình sử học Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006 Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt Long hưng chí, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 8B, Nhà xuất bản Văn học, 1995 Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược Lịch sử nội chiến Việt Nam - Tạ Chí Đại Trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2007 Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2006 Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng (1976), Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân == Liên kết ngoài ==
vườn quốc gia.txt
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974. == Định nghĩa == Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia là: Khu vực tự nhiên của vùng đất và/hoặc vùng biển, được chọn để (a) bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai, (b) loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực và (c) chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường. Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau: Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn == Lịch sử == Ý tưởng về việc thiết lập cảnh quan thiên nhiên đáng được bảo vệ cụ thể nào đó dưới sự bảo vệ có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 19. Nhà thơ người Anh William Wordsworth năm 1810 đã viết về hồ District như là "một loại tài sản quốc gia trong đó mọi người có quyền và lợi ích, những người có mắt để nhận biết và trái tim để thưởng thức". Họa sĩ Mỹ George Catlin năm 1832, trong những chuyến đi về miền tây nước Mỹ, đã viết rằng thổ dân Bắc Mỹ tại Hoa Kỳ cần được bảo toàn: bằng một số chính sách bảo vệ lớn của chính quyền... trong khu vườn tráng lệ... Một vườn quốc gia, chứa người và động vật, tất cả trong sự hoang dã và trong sạch của vẻ đẹp tự nhiên của họ!. Nam tước Thụy Điển gốc Phần Lan Adolf Erik Nordenskiöld cũng đưa ra ý kiến tương tự vào năm 1880. Nhà tự nhiên học người Mỹ gốc Scotland John Muir cũng đã đưa ra các cảm hứng trong việc thiết lập các vườn quốc gia, đề cập tới nhiều ý tưởng của các phong trào bảo tồn, môi trường và quyền động vật sau này. Ý tưởng chung của họ là giữ lại những điều kỳ diệu của thiên nhiên sao cho các thế hệ tương lai có thể thưởng thức chúng và tìm lại được chúng tại nơi đó. == Ra đời == Cố gắng đầu tiên để thiết lập những vùng đất được bảo vệ là tại Hoa Kỳ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1832, khi tổng thống Andrew Jackson ký một sắc luật để dự trữ 4 vùng đất xung quanh khu vực ngày nay là Hot Springs, Arkansas nhằm bảo vệ các suối nước nóng tự nhiên và các khu vực núi cận kề để chính quyền Hoa Kỳ sử dụng trong tương lai. Nó được biết đến như là Khu bảo tồn Hot Springs. Tuy nhiên đã không có cơ quan quyền lực nhà nước nào được thành lập và việc kiểm soát của liên bang đối với khu vực đã không được thiết lập một cách rõ ràng cho tới tận năm 1877. Cố gắng tiếp theo nhằm thiết lập những vùng đất được bảo vệ cũng là tại Hoa Kỳ, khi tổng thống Abraham Lincoln ký sắc luật của Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30 tháng 6 năm 1864, nhượng lại thung lũng Yosemite và rừng Mariposa với các cây cự sam (hay cù tùng khổng lồ) (sau này là Vườn quốc gia Yosemite) cho bang California, trong đó ghi rõ: Bang đã đề cập [California] tới sẽ chấp nhận sự chuyển nhượng này với các điều kiện rõ ràng rằng các tài sản sẽ được duy trì để sử dụng công cộng, làm trung tâm nghỉ ngơi và tiêu khiển; sẽ không được chuyển nhượng vào bất kỳ thời gian nào. Năm 1872, Vườn quốc gia Yellowstone đã được thành lập như là vườn quốc gia thật sự đầu tiên trên thế giới. Khi tin tức về các kỳ quan thiên nhiên của khu vực Yellowstone lần đầu tiên được công bố thì vùng đất này, khác với Yosemite, đang là một phần của lãnh thổ mà chưa một bang nào chiếm quyền quản lý, vì thế chính quyền liên bang đã chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, một quá trình chính thức được hoàn thành vào ngày 1 tháng 10 năm 1890. Nó là cố gắng và lợi ích tổ hợp của các nhà bảo tồn, các chính khách và đặc biệt là các doanh nhân (cụ thể là công ty quản lý tuyến đường sắt Bắc Thái Bình Dương, mà hành trình đi qua Montana đã thu được lợi ích lớn nhờ sự tạo ra điểm hấp dẫn du khách này), để đảm bảo rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua sắc luật nhằm thành lập Vườn quốc gia Yellowstone. Wallace Stegner đã viết rằng vườn quốc gia là ý tưởng tốt nhất của người Mỹ – xuất phát từ việc bảo tồn mang tính hoàng tộc mà các chính thể Cựu thế giới phục vụ cho chính bản thân họ - để tạo ra sự bảo tồn dân chủ, mở cho tất cả mọi người, "nó phản ánh chúng ta ở khía cạnh tốt nhất, chứ không phải ở khía cạnh tệ nhất.". Tuy vậy, chỉ 44 năm sau khi thành lập các vườn quốc gia Yellowstone, Yosemite và gần 37 vườn quốc gia, khu bảo tồn khác thì cơ quan nhà nước quản lý toàn diện các khu vực này mới được thành lập tại Hoa Kỳ - đó là Cục Vườn Quốc gia Hoa Kỳ (NPS). Một điều thú vị là một doanh nhân, ông Stephen Mather, đã là người thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho việc thành lập NPS, ông dã viết cho Franklin Knight Lane, khi đó là Bộ trưởng Nội vụ về nhu cầu đó. Lane đã mời Mather đến Washington, DC để làm việc cùng ông trong soạn thảo và chờ sự thông qua của dự luật về tổ chức NPS, được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn và ký ngày 25 tháng 8 năm 1916. Số lượng các khu vực hiện tại do NPS quản lý tại Hoa Kỳ là 391, trong đó chỉ có 58 là các vườn quốc gia. Tại các quốc gia khác, ý tưởng về thành lập vườn quốc gia như Yellowstone cũng đã dần dần được chấp nhận. Tại Australia, Vườn quốc gia Hoàng gia đã được thành lập ở phía nam Sydney năm 1879. Tại Canada, Vườn quốc gia Banff (khi đó gọi là Vườn quốc gia núi Rocky) là vườn quốc gia đầu tiên của nước này vào năm 1885. New Zealand có vườn quốc gia đầu tiên vào năm 1887. Tại châu Âu các vườn quốc gia đầu tiên là tập hợp gồm 9 vườn tại Thụy Điển vào năm 1909. Hiện tại, châu Âu có 370 vườn quốc gia [1]. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, các vườn quốc gia đã được thành lập trên khắp thế giới. Vườn quốc gia Vanoise trong khu vực dãy núi Alps là vườn quốc gia đầu tiên của Pháp, thành lập năm 1963 sau khi diễn ra các cuộc biểu tình ngăn chặn một dự án du lịch tại đây. Tại Việt Nam, Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm 1966 là vườn quốc gia đầu tiên của nước này. == Các đặc trưng của vườn quốc gia == Các vườn quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát triển, thường là những khu vực với động-thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh thái đặc biệt (chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các vườn quốc gia cũng được thành lập tại các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt. Tại một số quốc gia, chẳng hạn như tại Vương quốc Anh và Wales, các khu vực được dùng làm vườn quốc gia không phải là vùng hoang vu, cũng không do nhà nước sở hữu, và có thể bao gồm các khu dân cư và việc sử dụng đất là đáng kể, thông thường chúng là một bộ phận hợp thành của cảnh quan khu vực. Vườn quốc gia đầu tiên của Scotland, vườn quốc gia Loch Lomond và Trossachs, được thành lập tháng 7 năm 2002 và vườn quốc gia Cairngorms được thành lập tháng 3 năm 2003. == Quản lý, sử dụng == Phần lớn các vườn quốc gia có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng. Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì và phát triển các dự án bảo tồn. Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trị khác. Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra, thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý vườn quốc gia. Các vườn quốc gia cũng hay bị đốn hạ bất hợp pháp và các dạng khai thác lậu khác, đôi khi là do tham nhũng. Điều này đe dọa tính nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị. == Các dạng bảo tồn khác == Một vài quốc gia cũng chọn các khu vực với tầm quan trọng lịch sử, khoa học hay văn hóa đặc biệt làm vườn quốc gia hoặc là các thực thể đặc biệt trong hệ thống vườn quốc gia của mình. Các quốc gia khác lại sử dụng kiểu khác cho việc bảo tồn các khu vực lịch sử. Một số các khu vực này, nếu đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra, có thể được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Tại nhiều quốc gia, các cơ quan chính quyền địa phương có thể là tổ chức chịu trách nhiệm duy trì hệ thống vườn. Một số trong số các hệ thống vườn này cũng được gọi là vườn quốc gia. == Một số vườn quốc gia theo quốc gia == === Áo === Hiện tại, Áo có 6 vườn quốc gia với tổng diện tích 2.356 km², chiếm khoảng 2,8% diện tích nước này. === Đức === Tại Đức hiện tại có 14 khu vực thiên nhiên có giá trị được gọi là vườn quốc gia. Với 9.134,31 km², các vườn quốc gia của Đức chiếm khoảng 2,6% diện tích nước này. === Hoa Kỳ === Hiện tại Hoa Kỳ có 58 vườn quốc gia chính thức, nhiều trong số đó đã trên 100 năm tuổi. Vườn quốc gia Yellowstone tại các bang Wyoming, Montana và Idaho được thành lập năm 1872 là vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới. === Việt Nam === Việt Nam hiện tại (năm 2007) có 30 vườn quốc gia, với vườn quốc gia Cúc Phương thành lập năm 1966 là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.350,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích đất liền của nước này. == Xem thêm == Danh sách vườn quốc gia (sắp xếp theo quốc gia) Phong trào bảo tồn Sinh thái học bảo tồn Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc Công viên hóa thạch Rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Khu dự trữ sinh quyển Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Khu bảo vệ cảnh quan Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Vườn quốc gia tại Từ điển bách khoa Việt Nam National park tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Vườn quốc gia UNESCO: Chương trình Con người và Sinh quyển (Bảo tồn sinh quyển) Di sản thế giới Cơ sở dữ liệu các khu vực được bảo vệ của LIên hợp quốc EUROPARC: Các khu vực bảo vệ của châu Âu Cục vườn quốc gia Hàn Quốc European National Parks Centre (ENPC) TeddyRoosevelt.com: "The National Parks President"
danh sách anime.txt
Đây là danh sách tương đối và còn lâu mới đầy đủ của các bộ anime đã, đang, sẽ phát hành hoặc đang có kế hoạch thực hiện. == # == "0" "Aesop" no Ohanashi yori: Ushi to Kaeru, Yokubatta Inu .hack//G.U.+ .hack//G.U. Returner .hack//G.U. Trilogy: Parody Mode .hack//G.U. Trilogy .hack//Gift .hack//Intermezzo .hack//Legend of the Twilight Offline Meeting Special .hack//Legend of the Twilight .hack//Liminality .hack//LINK .hack//Quantum Specials .hack//Roots .hack//Sign .hack//The Movie .hack//Unison .hack//Versus: The Thanatos Report ° 00:08 001 009 Re:Cyborg 009-1 Special 009-1 07-Ghost 100 Banme no Saru 100% 1000-nen Joou: Queen Millennia 1001 Nights 11 Piki no Neko to Ahoudori 11 Piki no Neko 11eyes OVA 11eyes Picture Drama 11eyes 12 Senshi Bakuretsu Eto Ranger 12-gatsu no Uta 12-sai. 2nd Season 12-sai. 15 Sonyeon Uju Pyoryugi 1989 2002-nen Harmoni Ondo 2005-nen Uchuu no Tabi 2020 Nyeon Ujuui Wonder Kiddy 20-dai no Heya-hen 21 Emon Uchuu e Irasshai! 21 Emon Uchuu ike! Hadashi no Princess 21 Emon 21 Seiki Manga Hajimete Monogatari 2x2=Shinobuden 3 Choume no Tama: Onegai! Momo-chan o Sagashite!! 3 Iron Musketeers 30-sai no Hoken Taiiku Special 30-sai no Hoken Taiiku 30th Gundam Perfect Mission 3-D Tengoku 3-gatsu no Lion 3-gatsu no Lion meets Bump of Chicken 3-Nen C-Gumi 14-Ban Kubozono Chiyoko no Nyuukaku 3tsu no Kumo 3x3 Eyes Seima Densetsu 3x3 Eyes 4.Eyes 420 Renpai Girl 44 Hiki no Neko 47 Todoufuken R 47 Todoufuken Specials 47 Todoufuken 48x61 5-tou ni Naritai. 6 Angels 6♥Princess 663114 6HP (Six Hearts Princess) 77 Group's Secret 8 Man After 8 Man 808 Chou hyouri no Kewaishi 84 Taekwon V 8-gatsu no Symphony: Shibuya == A == A Channel A Deer of Nine Colors A Little Snow Fairy Sugar Special A Little Snow Fairy Sugar A Piece of Phantasmagoria A Play A Smart Experiment A Time Slip of 10000 Years: Prime Rose A voice from a distance star A.LI.CE a caFe Aa Harimanada Aa Megami-sama AAA de Ikou!!: Yuuna & Akiko Aachi wa Ssipak Abarenbou Rikishi!! Matsutarou Abashiri Ikka Abe George Kattobi Seishun Ki: Shibuya Honky Tonk Abenobashi Mahou Shoutengai Special Abenobashi Mahou Shoutengai Absolute Duo Accel World Infinite∞Burst Accel World OVA Accel World Special Accel World Acchi Kocchi Youchien Acchi Kocchi: Place=Princess Acchi, Kocchi, Socchi Ace wo Nerae! (1979) Ace wo Nerae! 2 Ace wo Nerae! Ace wo Nerae: Final Stage A-Channel OVA A-Channel Special Active Raid Kidou Kyoushuushitsu Dai Hakkei Ad Lib Anime Kenkyuujo AD Police Files AD Police Adachi-ga Hara Adesugata Mahou no Sannin Musume Adventures in Beauty Wonderland Aesop's World Afghanistan Paghman-mura no Monogatari: Boku no Mura ni Circus ga Kita Afghanistan Paghman-mura no Monogatari: Sekaiichi Utsukushii Boku no Mura Afro Samurai Movie Afro Samurai Pilot Afro Samurai: Resurrection Afro Samurai Afro-Ken After War Gundam X Agatha Christie no Meitantei Poirot to Marple Agent Aika Moving Out Agent Aika Agigongryong Doolie (1988) Agigongryong Doolie (2009) Agigongryong Doolie (phim) Agigongryong Doolie A-Girl Ago Nashi Gen to Ore Monogatari Agukaru Agriculture Angel Baraki: Play with Ibaraki Hen Agukaru: Play with Ibaraki-hen Dai 0-wa Agukaru Ah! My Goddess OVA Ah! My Goddess Specials Ah! My Goddess: Chichaitte Koto wa Benri da ne Ah! My Goddess: Itsumo Futari de Ah! My Goddess: Sorezore no Tsubasa Specials Ah! My Goddess: Tatakau Tsubasa Ah! My Goddess: The Movie Ahiru no Otegara Ahiru no Pekkle no Ahiru no Drakestail Ahiru no Pekkle no Aladdin to Mahou no Lamp Ahiru no Pekkle no Hihou wo Sagase Ahiru no Pekkle no Minikui Ahiru no Ko Ahiru no Pekkle no Sindbad no Bouken Ahiru no Pekkle no Suieitaikai wa Oosawagi Ahiru no Quack Ahiru Rikusentai Ai City Ai Mai Mi: Mousou Catastrophe Special Ai Mai Mi: Mousou Catastrophe Ai Mai Mi Ai Mai! Moe Can Change! Ai Monogatari: 9 Love Stories Ai no Gakko Cuore Monogatari Ai no Kiseki: Doctor Norman Monogatari Ai no Kusabi Ai no Senshi Rainbowman Ai no Wakakusa Monogatari II Ai no Wakakusa Monogatari Specials Ai no Wakakusa Monogatari Ai no Wakakusa Yama Monogatari Ai Shite Night Ai Shoujo Pollyanna Monogatari Specials Ai Shoujo Pollyanna Monogatari Ai Tenchi Muyou! Recaps Ai Tenchi Muyou! Ai think so, Ai to Ken no Camelot: Mangaka Marina Time Slip Jiken Ai to Shi Ai to Yuuki no Pig Girl Tonde Buurin Ai wa Kat-tun Ai Yori Aoshi: Enishi - Miyuki Ai Yori Aoshi: Enishi Ai Yori Aoshi: Yumegatari Ai Yori Aoshi Ai AIKa R-16: Virgin Mission AIKa: ZERO Aikatsu! Dai Starmiya Ichigo Matsuri Zenyasai!! Aikatsu! Movie 2 Aikatsu! Movie Aikatsu! Music Award: Minna de Shou wo MoracchaimaShow! Aikatsu! Aimai Elegy AIR (phim) Air Gear Special Air Gear: Kuro no Hane to Nemuri no Mori Air Gear Air in Summer Air Master AIR OVA AIR Airy Me Aishiteruze Baby Aisubeki Mirai e Aitsu to Lullaby Aiura A-jang.com Ajimu: Kaigan Monogatari Ajin Ajin Movie 1 Ajin Movie 2 Ajin Movie 3 Ajin Senshi Ajisai no Uta Ajisai-hen Ajjishin da Tsunami wa? Jibun no Inochi wa Jibun de Mamoru Aka-chan to Boku Akado Suzunosuke Akagaki Genzou: Tokuri no Wakare Akagami no Shirayuki-hime ~Nandemonai Takaramono, Kono Page~ Akagami no Shirayuki-hime 2nd Season Akagami no Shirayuki-hime Akage no Anne Specials Akage no Anne: Green Gables e no Michi Akage no Anne Akagi Akai Boushi Akai Hayate Akai Ito Akai Jitensha Akai Koudan Zillion Specials Akai Koudan Zillion Akai Kutsu! Onna no Ko! Akakichi no Eleven Akame ga Kill! Recap Akame ga Kill! Theater Akame ga Kill! Akane Maniax Akane-chan Akane-iro ni Somaru Saka Hardcore Akane-iro ni Somaru Saka Akaoni to Aooni no Tango Akatsuki no Yona OVA Akatsuki no Yona Akazukin Chacha Akazukin Chanto Manabou! Koutsuu Rule Akazukin to Kenkou AKB0048 Next Stage AKB0048 AKB48 Stage Fighter Aki no Kanade Akiba-chan Akikan! Akiko Akira Aki-Sora: Yume no Naka Aki-Sora Aku no Hana Akubi Girl Akuei to Gacchinpo Tenkomori: Maboroshi no Omake Episode Akuei to Gacchinpo The Movie: Chelsea no Gyakushuu/Akuei to Mahou no Hammer Akuei to Gacchinpo: Tenkomori Akuei to Gacchinpo Akuemon Akuma no Kairozu Akuma no Riddle: Shousha wa Dare? Nukiuchi Test Akuma no Riddle Akuma to Himegimi Akuma Tou no Prince: Mitsume ga Tooru Akuma-kun (Phim) Akuma-kun: Youkoso Akuma Land e!! Akuma-kun Akuu Daisakusen Srungle Aladdin to Mahou no Lamp no Koutsuu Anzen Aldnoah.Zero 2nd Season Aldnoah Zero Extra Archives Aldnoah Zero Alexander Senki Gekijouban Alexandros no Ketsudan Ali Baba to 40-hiki no Touzoku Alice in Cyberland Alice in Dreamland Alice SOS Alice Tantei Kyoku Alice Alien Nine All Alone With You All Out!! All That Gundam Allison & Lillia Aloha! Youkai Watch Rakuen Hawaii de Geragerapou!! Alps Monogatari: Watashi no Annette Specials Alps Monogatari: Watashi no Annette Alps no Shoujo Heidi (1979) Alps no Shoujo Heidi Pilot Alps no Shoujo Heidi: Alm no Yama Hen Alps no Shoujo Heidi: Heidi to Clara Hen Alps no Shoujo Heidi Amada Anime Series: Super Mario Brothers Amaenaide yo! Special Amaenaide yo!! Katsu!! Special Amaenaide yo!! Katsu!! Amaenaide yo! Amagami SS OVA Amagami SS Special Amagami SS+ Plus Picture Drama Amagami SS+ Special Amagami SS+ Amagami SS Amagi Brilliant Park Special Amagi Brilliant Park: Wakuwaku Mini Theater Amagi Brilliant Park Amanatsu Amanchu! Amatsuki Amazing Nurse Nanako Amazing Nuts! Ambassador Magma Ame no Hi Ame to Shoujo to Watashi no Tegami Ame-iro Cocoa Rainy Color e Youkoso! Ame-iro Cocoa Amigo Tomodachi Amnesia OVA Amnesia Amon Saga Amon: The Apocalypse of Devilman Anata ga Furikaeru Toki Anata mo Robot ni Nararu feat. Kamome Jidou Gasshoudan Anata wo Zutto Aishiteru Ancient Books of Ys II Ancient Books of Ys And And Andersen Douwa Ningyo Hime Andersen Monogatari Match Uri no Shoujo Andersen Monogatari Andes Shounen Pepero no Bouken Android Ana Maico 2010 Android Kikaider: The Animation Andromeda Stories Ane Log: Moyako Nee-san no Honpen wo Tobidashite Tomaranai Monologue Specials Ane Log: Moyako Nee-san no Honpen wo Tobidashite Tomaranai Monologue Ane Log Anemone Angel Beats!: Another Epilogue Angel Beats!: Stairway to Heaven Angel Beats! Angel Cop Angel Densetsu Angel ga Tonda Hi Angel Heart Angel Sanctuary Angel Scandies Angelic Layer Angelique: Seichi yori Ai wo Komete Angelique: Shiroi Tsubasa no Memoire Angelique: Twin Collection Angelique Angel's Egg Angel's Feather [[Ani*Kuri15]] Anima Animal Crossing Animal Dance Animal One Animal Yokocho Animation Runner Kuromi 2 Animation Runner Kuromi Animation! Animax Taisou Anime de Wakaru Shinryounaika Anime Koten Bungaku Kan Anime Koukyoushi: Jungle Taitei Anime Rakugo Kan Anime Roukyoku Kikou Shimizu no Jirochouden Anime Sanjushi: Aramis no Bouken Anime Sanjushi Anime Tenchou (phim) Anime Tenchou x Touhou Project Anime Tenchou Anime TV de Hakken! Tamagotchi Anime Yasei no Sakebi Animegatari Anisava Anitore! EX Anju to Zushioumaru Ankoku Shinden Takegami Anmitsu Hime Anne no Nikki: Anne Frank Monogatari Ano Hi Mita Hana no Namae wo Bokutachi wa Mada Shiranai Movie Ano Hi Mita Hana no Namae wo Bokutachi wa Mada Shiranai Ano Hi, Bokura wa Senjou de Shounenhei no Kokuhaku Ano Ko ni 1000% Ano Koro no Namida wa Ano Natsu de Matteru Special Ano Natsu de Matteru Ano Yama ni Noborou yo Another OVA Another: Misaki Mei - Shizuka ni Another Anpanman to Hajime yo! Iro, Kazu, Katachi Wakarukana Iro, Katachi Anpanman Ansatsu Kyoushitsu (TV) 2nd Season Ansatsu Kyoushitsu Special Ansatsu Kyoushitsu: Deai no Jikan Ansatsu Kyoushitsu Antinotice Antique Bakery Antique Heart Anyamal Tantei Kiruminzoo Ao Haru Ride OVA Ao Haru Ride Ao no Doumon Ao no Exorcist Movie Special Ao no Exorcist Movie Ao no Exorcist Specials Ao no Exorcist: Kuro no Iede Ao no Exorcist Ao no Kanata no Four Rhythm: Beyond the Sky, Into the Firmament. Aoharu x Kikanjuu Special Aoharu x Kikanjuu Aoi Blink Aoi Bungaku Aoi Chou Aoi Hana Aoi Heya Aoi Hitomi no Onna no Ko no Ohanashi Aoi Kioku: Manmou Kaitaku to Shounen-tachi Aoi Sekai no Chuushin de Aoi Umi no Tristia Aoi Umi to Shounen Aoki Densetsu Shoot! (phim) Aoki Densetsu Shoot! Aoki Hagane no Arpeggio: Ars Nova - Kirikumas Aoki Hagane no Arpeggio: Ars Nova DC Aoki Hagane no Arpeggio: Ars Nova Movie 2 Aoki Hagane no Arpeggio Aoki Seimei Hoken Aoki Uru Pilot Film Aoki Uru: Overture Aos Aoyama Goushou Tanpenshuu Aozora Shoujotai Apache Yakyuugun Apartment! Apfelland Monogatari Apo Apo World: Giant Baba 90-bun 1-hon Shoubu Apocalypse Zero Appleseed (2004) Appleseed Alpha Appleseed Saga Ex Machina Appleseed XIII: Gekijou Remix Han 1: Yuigen Appleseed XIII: Gekijou Remix Han 2: Yogen Appleseed XIII Appleseed: Genesis Appleseed Aquarian Age (phim) Aquarian Age Aquarion (phim) Aquarion Evol Aquarion Logos Ar Tonelico Arabian Nights: Sindbad no Bouken Arad Senki: Slap Up Party Araiguma Rascal Specials Araiguma Rascal Arakawa Under the Bridge x Bridge Arakawa Under the Bridge Arashi no Yoru ni: Himitsu no Tomodachi Arashi no Yoru ni Arata Kangatari Picture Drama Arata Kangatari Arata naru Sekai: Mirai-hen Arc the Lad Arcade Gamer Fubuki Extra Arcade Gamer Fubuki Arcadia of My Youth: Endless Orbit SSX Arcadia of My Youth Arcana Famiglia: Capriccio - stile Arcana Famiglia Arcana Famiglia Archetypes Forces Are wa Dare? Area 88 Area no Kishi Arei no Kagami Argento Soma Special Argento Soma Ari Ningen Monogatari Ari no Seikatsu Ari to Hato (1953) Ari to Hato (1959) Ari to Hato Aria the Animation Aria the Avvenire Aria the Natural Special Aria the Natural Aria the Origination Aria the OVA: Arietta Ari-chan Ariel Visual Ariel Aries: Shinwa no Seizakyuu Arigatou Gomennasai Arigatou Kumanofu Arigatou Thank You Arion Arisa☆Good Luck Ark IX Ark Armitage III Dual-Matrix Armitage III Polymatrix Armitage III Armor Hunter Mellowlink Armored Core: Fort Tower Song Armored Dragon Legend Villgust Around Arrow Emblem Grand Prix no Taka Arslan Senki (TV) 2nd Season Arslan Senki (TV) Dakkan no Yaiba Arslan Senki (TV) Specials Arslan Senki 2 Arslan Senki Aru Hi Inu no Kuni kara Tegami ga Kite Aru Hibi no CLAMP Gakuen Tanteidan Aru Kararu no Isan Aru Machi Kado no Monogatari Aru Tabibito no Nikki Specials Aru Tabibito no Nikki Aru Zombie Shoujo no Sainan Arve Rezzle: Kikaijikake no Yoseitachi Asa ga Kuru mae ni: Sasurai Version Asa Made Jugyou Chu! Asagiri no Miko Asari-chan: Ai no Marchen Shoujo Asari-chan Asatte Dance Asatte no Houkou Ashiaraiyashiki no Juunintachi Ashinaga Oji-san Ashita e Attack! Ashita e Free Kick Ashita Genki ni Nare!: Hanbun no Satsumaimo Ashita Kirarin Ashita no Eleventachi Ashita no Joe (phim) Ashita no Joe 2 (phim) Ashita no Joe 2 Ashita no Joe Pilots Ashita no Joe Ashita no Kibou: Kanashimi yo Arigatou - Takae Tsuneo Monogatari Ashita no Nadja Ashita Tenki ni Naare Omake Ashita Tenki ni Nare! Ashura Asobi ni Iku yo! Asobi ni Oide Special Asobi ni Iku yo! OVA Asobi ni Iku yo! Asobo Toy-chan Assemble Insert Astarotte no Omocha! OVA Astro Boy (1963) Astro Boy (1980) Astro Boy (2003) Astro Boy Tetsuwan Atom Tokubetsu Hen: Ivan no Wakusei - Robot to Ningen no Yuujou Astro Boy: The Brave in Space Astroganger Asu no Yoichi! Asu wo Tsukutta Otoko: Tanabe Sakurou to Biwako Sosui Asura Cryin' 2 Asura Cryin' Atagoal wa Neko no Mori Atama Yama Atarashii Sekai Atashin'chi 3D Movie: Jounetsu no Chou Chounouryoku Haha Dai Bousou Atashin'chi Movie Atashin'chi Acchi Kocchi Aterui Atlanger Attack No.1 (1970) Attack No.1: Namida no Fushichou Attack No.1: Namida no Kaiten Receive Attack No.1: Namida no Sekai Senshuken Attack No.1 Attacker You! Attraction Au Fou! au x Rope Audition Aura Battler Dunbine OVA Aura Battler Dunbine Aura: Maryuuinkouga Saigo no Tatakai Auto Mommy Avenger Avengers Confidential: Black Widow & Punisher Avignon no Hashi de AWAKE Awate Tokoya AWOL Aya Hito Shiki to Iu na no Ishi Hata Ayakashi: Japanese Classic Horror Ayakashi Ayane's High Kick Ayashi no Ceres Ayatsuri Sakon Ayu Mayu Gekijou Azarashi Tama-chan no Hi no Youjin Azuki-chan the Movie Azuki-chan Azumanga Daioh: The Very Short Movie Azumanga Daioh Azumanga Web Daioh Azumi Mamma Mia Azusa, Otetsudai Shimasu! == B == B Gata H Kei Babel Nisei (1973) Babel Nisei (1992) Babel Nisei (2001) Baby Baachan Baby Felix Baby Love [[Baby Princess 3D Paradise 0 (Love)]] Baby Steps 2nd Season Baby Steps Baccano! Specials Baccano! Backkom Backstage Idol Story Bacterial Contamination Bad Badtz-maru no Ari to Kirigirisu Bad Badtz-maru no Ookami ga Kita! Bad Badtz-maru no Ore no Pochi wa Sekaiichi Bad Badtz-Maru no Ore wa Yuutousei Bad Badtz-Maru no Otoko Dokyou no Omoiyari Bad Boys Bagi, the Monster of Mighty Nature Baguda-jou no Touzoku Baka Baka Baka na Sekai Baka Miserables Baka to Test to Shoukanjuu Baka to Test to Shoukanjuu Matsuri - Sentakushi Ikou nomi Baka to Test to Shoukanjuu Ni!: Mahou Hideyoshi Hideyoshi Baka to Test to Shoukanjuu Ni! Baka to Test to Shoukanjuu Specials Baka to Test to Shoukanjuu: Christmas Special Baka to Test to Shoukanjuu: Matsuri Specials Baka to Test to Shoukanjuu: Matsuri Baka to Test to Shoukanjuu: Sore ga Bokura no Nichijou Bakabon Osomatsu no Karee wo Tazunete Sansenri Bakegyamon Bakemono no Ko Bakemonogatari Recap Special Bakemonogatari Baki the Grappler II Baki the Grappler Bakkyuu HIT! Crash Bedaman Baku Tech! Bakugan Gachi Baku Tech! Bakugan Bakuen Campus Guardress Bakugan Battle Brawlers: Gundalian Invaders Bakugan Battle Brawlers: Mechtanium Surge Bakugan Battle Brawlers: New Vestroia Bakugan Battle Brawlers Bakuhatsu Goro Bakujuu Gasshin Ziguru Hazeru Bakukyuu Renpatsu! Super Bedaman Bakuman. 2 Special Bakuman. 2 Bakuman. 3 Specials Bakuman. 3 Bakuman.: Deraman. Bakuman. Bakumatsu Gijinden Roman Bakumatsu Kikansetsu Irohanihoheto Bakumatsu no Spasibo Bakumatsu Rock: Mystery! Onsen Kaijiken ze yo!! Bakumatsu Rock Bakuon!! (OVA) Bakuon!! Bakuretsu Hunters OVA Bakuretsu Hunters Bakuretsu Tenshi: Infinity Specials Bakuretsu Tenshi: Infinity Bakuretsu Tenshi Bakusou Circuit Roman Twin Bakusou Kyoudai Let's & Go MAX Bakusou Kyoudai Let's & Go Special Bakusou Kyoudai Let's & Go WGP Bakusou Kyoudai Let's & Go!! WGP Bousou Mini Yonku Daitsuiseki Bakusou Kyoudai Let's & Go Bakuten Shoot Beyblade 2002 Bakuten Shoot Beyblade G Revolution Bakuten Shoot Beyblade the Movie: Gekitou!! Takao vs. Daichi Bakuten Shoot Beyblade Bakuto Sengen Daigander Baldr Force Exe Resolution Ball yo Doko e Yuku Balloon Balloon Balthus: Tia no Kagayaki Bamboo Bears Bamboo Blade: CM Fanfu-Fufe-Fo Bamboo Blade: Fanfu-Fufe-Fo Bamboo Blade Banana Mura ni Ame ga Furu Band of Ninja Bannertail: The Story of Gray Squirrel Bannou Yasai Ninninman Baoh BAR Kiraware Yasai Bara Bara Film Bara no Hana to Joe Barakamon: Mijikamon Barakamon Barbapapa (1977) Barbapapa Sekai wo Mawaru Barbapapa Bari Bari Densetsu Baromuwan Bartender Bary-san no Imabari-ben Kouza Bary-san x Gospe Rats Tonde Bary Bary Monogatari Basilisk: Kouga Ninpou Chou Basquash! Bastard!! BASToF Syndrome Batman: Gotham Knight Baton Batsu & Terry Battle Angel Alita Battle Arena Toshinden Battle Athletes OVA Battle Athletes Victory Battle Break Battle Can 2 Battle Programmer Shirase Battle Royal High School Battle Skipper Battle Spirits (2015) Battle Spirits: Brave Battle Spirits: Heroes Battle Spirits: Ryoko no Ken Battle Spirits: Shounen Gekiha Dan Battle Spirits: Shounen Toppa Version Battle Spirits: Sword Eyes Gekitouden Battle Spirits: Sword Eyes Bavel no Hon Bavi Stock Baymax Bayonetta: Bloody Fate Bazar dé Gozarre B-Densetsu! Battle Bedaman Enkon B-Densetsu! Battle Bedaman Be Blues! Ao ni Nare PV Beanuts Beast Saga Beast Wars Neo Beast Wars Second: LioConvoy in Imminent Danger! Beat Shot Beautiful Name Be-Bop High School Be-Bop Kaizokuban Be-Boy Kidnapp'n Idol Beck Beelzebub Beelzebub: Hashire! Beel-bo Keiji!! Beelzebub: Hirotta Akachan wa Daimaou!? Beelzebub: Kaiketsu!! Beel-bo Meitantei Suiri Beelzebub: Sakigake!! Beel to Shinsengumi Beer Mukashi Mukashi Beet the Vandel Buster Excellion Beet the Vandel Buster Behind A Smile Believe in It Believe Bemubemu Hunter Kotengu Tenmaru Benkei tai Ushiwaka Ben-To Picture Drama Ben-To Special Ben-To Beompeoking Jaepeo Beppu x Peeping Life Bero-dashi Chonma Berserk (phim) Berserk Ougon Jidaihen II: Doldrey Kouryaku Berserk Betterman Beyblade Burst Big Mouth Do Do Big Order (TV) Big Order Big Wars Big X Episode 0 Big X Bihada Ichizoku Bikini Warriors Special Bikini Warriors Bikkuriman 2000 Bikkuriman: Daiichiji Seima Taisen Bikkuriman: Moen Zone no Himitsu Bikkuriman Billy Inu Nandemo Shoukai Billy Inu Binan Koukou Chikyuu Bouei-bu LOVE! 2nd Season Binan Koukou Chikyuu Bouei-bu Love! Binbougami ga! Binbou Shimai Monogatari Binchou-tan Jishu Seisaku Movie: Aozora ni Wasure Mono Binchou-tan Biohazard (2017) Biohazard 4: Incubate Biohazard 4D-Executer Biohazard: Damnation Biohazard: Degeneration Biohunter Bip to Bap Birth Birthday Boy Bishoujo Mobage: Mobami-chan Bishoujo Senshi Sailor Moon Crystal Bishoujo Senshi Sailor Moon: Crystal 2nd Season Bit the Cupid Black Blood Brothers Black Bullet: Tenchuu*Girls Black Bullet Black Cat Special Black Cat Black Jack 21 Black Jack OVA Black Jack Special Black Jack the Movie Black Jack TV: Lost Episodes Black Jack: Dr. Pinoco's Adventure Black Jack: Heian Sento Black Jack: Karte NG Extras Black Jack: The Child Who Came from the Sky Black Jack: The Two Doctors of Darkness Black Jack Black Lagoon Omake Black Lagoon: Roberta's Blood Trail Black Lagoon: The Second Barrage Black Lagoon Black Magic M-66 Black Rock Shooter OVA Black Rock Shooter Blade & Soul Specials Blade & Soul Blade of the Immortal Blade Blame! Prologue Blame! Special Blame! Blassreiter Navigator Blassreiter BlazBlue: Alter Memory Bleach Bleach: Jigoku-hen Bleach: Kimi no Na wo Yobu Bleach: Memories in the Rain Bleach: Memories of Nobody Bleach: The DiamondDust Rebellion Bleach: The Sealed Sword Frenzy Blend Blocker Gundan IV Machine Blaster Blood Lad OVA Blood Lad Blood Reign: Curse of the Yoma Blood: The Last Vampire Blood+ Blood-C: None-None Gekijou Blood-C: Special Edition Blood-C Bloody Bunny Bloody Date Blossom Blue Butterfly Fish Blue Comet SPT Layzner OVA Blue Comet SPT Layzner Blue Dragon: Tenkai no Shichi Ryuu Blue Dragon Blue Drop: Tenshitachi no Gikyoku Blue Flames Blue Gender: The Warrior Blue Gender Blue Remains Blue Seagull Blue Seed 1.5 Blue Seed 2 Blue Seed Omake Blue Seed Blue Sonnet Blue Submarine No. 6 Bobby ni Kubittake Bobobo-bo Bo-bobo Recap Bobobo-bo Bo-bobo Body Jack Bohemian Rhapsody Boku dake ga Inai Machi Boku datte, Kirei ni Shitainda Boku no Aozora Boku no Boukuugou Boku no Diet Dai Sakusen Boku no Hero Academia Boku no Imouto wa "Osaka Okan": Haishin Gentei Osaka Okan. Boku no Imouto wa "Osaka Okan": Uchi no Onii-chan wa Tokyo Rule Boku no Imouto wa "Osaka Okan" Boku no Son Goku Boku to Gaku: Ano Natsu no Monogatari Boku wa Imouto ni Koi wo Suru Boku wa Jumbo no Pilot Boku wa Konomama Kaeranai Boku wa Kuma Boku wa Ou-sama (2013) Special Boku wa Ou-sama (2013) Boku wa Ou-sama Boku no Pico Boku wa Sugu ni Nigetanda: Higashi Nihon Daishinsai kara Mananda Koto Boku wa Tomodachi ga Sukunai Next Boku wa Tomodachi ga Sukunai OVA Boku wa Tomodachi ga Sukunai: Add-on Disc Boku wa Tomodachi ga Sukunai Boku, Otaryman Bokura ga Ita Bokura Machi Bouzu! Bokura Mangaka: Tokiwasou Monogatari Bokura no Hero Bokura no Live Kimi to no Life Bokura no Saibanin Monogatari Bokura wa Minna Kawaisou Special Bokura wa Minna Kawaisou Specials Bokura wa Minna Kawaisou Bokurano Recap Bokurano Bokusatsu Tenshi Dokuro-chan 2 Bokusatsu Tenshi Dokuro-chan Bokutachi no Peace River Bologee Story Bomberman B-Daman Bakugaiden V Bomberman B-Daman Bakugaiden Bomberman Jetters Bonjour♪Koiaji Pâtisserie Bonobono (phim) Bonobono Specials Bonobono: Kumomo no Ki no Koto Bonobono Boogiepop Phantom Born By Myself Boruto: Naruto the Movie Bosco Adventure Bosco no Mori no Nakamatachi Bosporus Kaikyou Tunnel Botchan Bottle Fairy Bouken Dankichi: Hyouryuu no Maki Bouken Gabotenjima Bouken Korobokkuru Bouken Shounen Shadar Bouken Yuuki Pluster World Bouken-tachi Gamba to Nanbiki no Nakama Bounty Dog Bounty Hunter: The Hard Bousou Sengokushi Box (anime) Boyfriend Boys Be... Brain Powerd Brave 10 Brave Beats Brave Fire S0.9 Brave Story Break Blade (TV) Break Blade 2: Ketsubetsu no Michi Break Blade 3: Kyoujin no Ato Break Blade 4: Sanka no Chi Break Blade 5: Shisen no Hate Break Blade 6: Doukoku no Toride Break Blade Breakage Bremen 4: Jigoku no Naka no Tenshi-tachi Brigadoon Broken Blade Virgins War Bronze: Cathexis Koji Nanjo Bronze: Zetsuai Since 1989 Broots Brothers Conflict OVA Brothers Conflict Special Brothers Conflict Btooom! B'tX Neo B'tX Bubaga Bubblegum Crash Bubblegum Crisis Tokyo 2040 Bubblegum Crisis Bubuki Buranki Bucchigiri Bucket de Gohan Bucket no Ana Bucky: The Incredible Kid Buddha 2: Tezuka Osamu no Buddha: Owarinaki Tabi Buddha Saitan Buddy Complex Daremo Shiranai Ashita e Buddy Complex: Kanketsu-hen - Ano Sora ni Kaeru Mirai de Buddy Complex Buddy Spirits Bug tte Honey Megarom Shoujo Mai 4622 Bugtte Honey Buki yo Saraba Bunbuku Chagama (1958) Bunbuku Chagama Bungaku Shoujo Memoire Bungaku Shoujo: Kyou no Oyatsu - Hatsukoi Bungaku Shoujo Bungou Stray Dogs Bunna yo Ki kara Orite Koi Buonomo Burenai Ai de Burn Up Excess Burn Up Scramble Burn Up! W Burn Up! Burning Blood Burning Village Bus Gamer Busou Chuugakusei: Basket Army Busou Renkin Busou Shinki Moon Angel Busou Shinki OVA Busou Shinki Busou Shoujotai Blade Briders The Animation Buta Butazuka Buttobi CPU Buzzer Beater (2007) Buzzer Beater By Your Side 5 Centimet trên giây == C == C (anime) C.L.A.Y. C³ Special C³ Cabbage UFO Cafe de Oni Calabash Brothers California Crisis: Tsuigeki no Juka Calimero Call Me Tonight Call of the Wild: Howl, Buck Calligraffiti Calm Campione! ~Matsurowanu Kamigami to Kamigoroshi no Maou~ Canaan Special Canaan Canary Candy Boy Episode 0 Candy Boy Ex01 Candy Boy Ex02 Candy Boy Candy Candy (phim) Candy Candy: Candy no Natsu Yasumi Candy Candy: Haru no Yobigoe Candy Candy Capeta Capricorn Captain (TV) Captain Earth Captain Future: Kareinaru Taiyokei Race Captain Future Captain Kuppa Desert Pirate Captain the Movie Captain Tsubasa J Captain Tsubasa: Asu ni Mukatte Hashire! Captain Tsubasa: Ayaushi! Zen Nihon Jr. Captain Tsubasa: Europe Daikessen Captain Tsubasa: Road to 2002 Captain Tsubasa: Saikyou no Teki! Holland Youth Captain Tsubasa: Sekai Daikessen!! Jr. World Cup Captain Tsubasa Captain Cardcaptor Sakura Movie 2: The Sealed Card Cardcaptor Sakura Specials Cardcaptor Sakura: Leave It to Kero Cardcaptor Sakura: The Movie Cardcaptor Sakura Cardfight!! Vanguard G Gears Crisis-hen Cardfight!! Vanguard G Cardfight!! Vanguard: Asia Circuit Hen Cardfight!! Vanguard: Legion Mate-hen Cardfight!! Vanguard: Link Joker-hen Cardfight!! Vanguard Carino Coni Carnival Phantasm OVA Carnival Phantasm Special Carnival Phantasm: HibiChika Special Carnival Phantasm Carol: A Day In A Girl's Life Casshern Sins Casshern: Robot Hunter Cat City Cat Girl Nuku Nuku Dash! Cat Girl Nuku Nuku Cat Shit One Cat Soup Catblue: Dynamite Catman Series II Catman Series III Catman Specials Catman Cat's Eye CB chara Go Nagai World CCW: Crazy Clay Wrestling Cello Hiki no Gauche (OVA) Cello Hiki no Gauche Cencoroll 2 Cencoroll Chagama Ondo Chain Chronicle (TV) Chain Chronicle Chains & Rings Chainsaw Maid Chalk-iro no People Challenge Ichinensei de Kakkoii Ichinensei ni Henshin! Chamebou Kuukijuu no Maki Chamebou Shin Gachou: Nomi Fuufu Shikaeshi no Maki Chameko no Ichinichi Chameleon Chance Pop Session Chanda Gou Chang Channel 5.5 2nd Season Channel 5.5 3rd Season Prologue Channel 5.5 3rd Season Channel 5.5 4th Season Prologue Channel 5.5 4th Season Channel 5.5 Prologue: Shin Bangumi Start! Channel 5.5 Chaos Dragon: Sekiryuu Senyaku ChäoS;Child ChäoS;HEAd Charamaru-kun to Dokumaru-kun Chargeman Ken! Charlotte Charlotte Special Cheburashka Arere? Cheburashka Cherry Blossom Cherry no Manma Chess Player Chi Dor Dor, Chi Dor Dor Chibi Devil! Chibi Kero: Kerobōru no Himitsu!? Chibi Maruko-chan (1995) Chibi Maruko-chan Movie Chibi Maruko-chan: Watashi no Suki na Uta Chibi Maruko-chan Chibi Neko Chobi/Chibi Neko Kobi to Tomodachi Chibi Neko Tomu no Daibouken: Chikyuu wo Sukue! Nakama-tachi Chibikko Kaijuu Yadamon Chibikko Kamu no Bouken Chibikko Remi to Meiken Kapi Chibikuro Sambo no Tora Taiji Chibikuro Sambo to Futago no Otouto Chibits Chichi to Ko Chie-chan Funsenki: Jarinko Chie Chieri to Cherry Chihayafuru 2 Chihayafuru OVA Chihayafuru Chii-chan to Hige Oji-san Chiisa na Itsutsu no Ohanashi Chiisai Sensuikan ni Koi wo Shita Dekasugiru Kujira no Hanashi Chiisana Jumbo Chiisana Kinomi Chiisana Koi no Monogatari: Chichi to Sally Hatsukoi no Shiki Chiisana Kyojin Microman: Daigekisen! Microman vs Saikyou Senshi Gorgon Chiisana Love Letter: Mariko to Nemunoki no Kodomo-tachi Chiisana Oji-san Chiisana Pengin: Lolo no Bouken Chiisana Viking Vickie Chikara Bashi Chikara to Onna no Yo no Naka Chikasugi Idol Akae-chan Chikkun Takkun Chikotan Chikyuu ga Ugoita Hi Chikyuu Monogatari Telepath 2500 Chikyuu SOS Sore Ike Kororin Chikyuu wo Mitsumete Chime Chimidoro no Yoru Chimuchimucheri ChimChimCheree Chinese Idiom Anime Chingou Muchabee Chinka Chinkoro Heihei Tamatebako Chinpui Specials Chinpui: Eri-sama Katsudou Daishashin Chinpui Chinyuuki: Tarou to Yukai na Nakama-tachi Chirico Chirin no Suzu Chironup no Kitsune Chirorin Mura Monogatari Chi's New Address Chi's Sweet Home OVA Chi's Sweet Home Chi-Sui Maru 2 Chi-Sui Maru Special Chi-Sui Maru Chitose Get You!! OVA Chitose Get You!! Chobits Special Chobits Chocchan Monogatari Chocolate Panic Picture Show Chocolate Underground the Movie Chocolate Underground Chocotto Sister Specials Chocotto Sister Chogattai Majutsu Robot Ginguiser Specials Chogattai Majutsu Robot Ginguiser Chokin no Susume Chokin Senshi Cashman Chokkyuu Hyoudai Robot Anime: Straight Title Chokotan! Choro Q Dagram Chou Akuukan Bouheki Cheese Napolitan Chou Dendou Robo Tetsujin 28-gou FX Chou Deneiban SD Gundam Sangokuden Brave Battle Warriors Chou Hatsumei Boy Kanipan Chou Kidou Densetsu DinaGiga Chou Kidougai-ku Kashiwa-no-Ha Chou Kousoku Galvion Chou Kuse ni Narisou Chou Mashin Eiyuuden Wataru Chou no Sainan Chou Seimeitai Transformers Beast Wars Metals: Convoy Daihenshin! Chou Supercar Gattiger Chou Tokkyuu Hikarian Chou Zenmairobo: Patrasche Choubakumatsu Shounen Seiki Takamaru Choubakuretsu Ijigen Menko Battle: Gigant Shooter Tsukasa Chouja Raideen Choujigen Game Neptune: The Animation OVA Choujigen Game Neptune: The Animation Choujikuu Robo Meguru Choujikuu Romanesque Samy: Missing 99 Choujikuu Seiki Orguss 02 Choujikuu Seiki Orguss Choujin Locke Special Choujin Locke: Lord Leon Choujin Locke: Mirror Ring Choujin Locke: Shin Sekai Sentai Choujin Locke Choujin Sentai Baratack Choujuu Kishin Dancougar: Hakunetsu no Shusho Choujuu Kishin Dancougar: Juusenki-tai Songs Choujuu Kishin Dancougar: Ushinawareta Monotachi e no Requiem Choujuu Kishin Dancougar Chouon Senshi Borgman: Madnight☆Gigs! Chouriki Robo Galatt Chousoku Henkei Gyrozetter Chousoku Spinner Chouyaku Hyakuninisshu: Uta Koi. Special Chouyaku Hyakuninisshu: Uta Koi. Christmas in January Christmas Christopher Columbus Chrno Crusade: Azmaria's Lessons Chrno Crusade Chrome Shelled Regios Chrono Trigger Chuu Bra!! Chuuchuu Banban Chuugakusei Chuuhai Lemon Love 30S Chuumon no Ooi Ryouriten (2003) Chuunen Punk Chuunibyou demo Koi ga Shitai! 2 Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Lite Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Ren Lite Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Ren Specials Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Ren: The Rikka Wars Chuunibyou demo Koi ga Shitai!: Depth of Field - Ai to Nikushimi Gekijyo Chuunibyou demo Koi ga Shitai!: Kirameki no... Slapstick Noel Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Chuuzumou Cinderella Boy Cinderella Express Cinnamon no Parade Cinnamon the Movie Cipher Circuit Angel: Ketsui no Starting Grid Circuit no Ookami II: Modena no Ken City Hunter (2015) City Hunter 2 City Hunter 3 City Hunter '91 City Hunter: Bay City Wars City Hunter: Death of the Vicious Criminal Ryo Saeba City Hunter: Goodbye My Sweetheart City Hunter: Million Dollar Conspiracy City Hunter: The Secret Service City Hunter:.357 Magnum City Hunter CJ7: The Cartoon CLAMP Gakuen Tanteidan CLAMP in Wonderland 2 CLAMP in Wonderland CLANNAD (phim) CLANNAD ~After Story~ CLANNAD: Mō Hitotsu no Sekai Kyou-hen CLANNAD: Mō Hitotsu no Sekai Tomoyo-hen CLANNAD Clarinet Kowashichatta Classicaloid Classroom☆Crisis Special Classroom☆Crisis Claymore Cleopatra D.C. Clock Clockwork Fighters: Hiwou's War Clover 4/3 Clover Cluster Edge OVA Cluster Edge Cobra the Animation: The Psycho-Gun Cobra the Animation: Time Drive Cobra the Animation Code Geass Boukoku no Akito 3 - Kagayaku Mono Ten yori Otsu Picture Drama Code Geass Gaiden: Boukoku no Akito Code Geass: Boukoku no Akito 2 - Hikisakareshi Yokuryuu Picture Drama Code Geass: Boukoku no Akito 2 - Hikisakareshi Yokuryuu Code Geass: Boukoku no Akito 3 Code Geass: Boukoku no Akito 4 Code Geass: Boukoku no Akito Final - Itoshiki Monotachi e Code Geass: Hangyaku no Lelouch - Kiseki no Birthday Picture Drama Code Geass: Hangyaku no Lelouch Picture Drama Code Geass: Hangyaku no Lelouch R2 Picture Drama Code Geass: Hangyaku no Lelouch R2 Special Edition Zero Requiem Code Geass: Hangyaku no Lelouch R2: Flash Specials Code Geass: Hangyaku no Lelouch R2 Code Geass: Hangyaku no Lelouch Recaps Code Geass: Hangyaku no Lelouch Special Edition Black Rebellion Code Geass: Hangyaku no Lelouch Code Geass: Nunnally in Wonderland Code Geass: Soubou no Oz Picture Drama Code:Breaker OVA Code:Breaker Code:Realize ~Sousei no Himegimi~ Code-E Coffee Break Coffee Break Cofun Gal no Coffy ~Cofunderella~ Cofun Gal no Coffy ~Juuninin to Ikareru Kofuntachi~ Cofun Gal no Coffy ~Okehazama no Tatakai~ Cofun Gal no Coffy Campus Life Cofun Gal no Coffy ONA Cofun Gal no Coffy Coji-Coji Colorful (phim) Colorful Ninja Iromaki Colorful Coluboccoro Combattler V Comet in Moominland Comet Lucifer Comet Lucifer Garden Indigo no Shasou kara Comic Party Revolution OVA Comic Party Revolution Comic Party Special Comic Party Comics Commercial War Compiler 2 Compiler Computer Kakumei: Saikyou x Saisoku no Zunou Tanjou Computer Nuclear Warship Bombing Operation Computer Obaa-chan Concerto Concrete Revolutio Choujin Gensou Connected Control Bear (Wonder Garden) Convenience Store Senki Purin-tai Coo: Tooi Umi kara Kita Coo Cook no Polka Cooking Idol Ai! Mai! Main! Cooking Master Boy Cooking Papa Christmas Special Cooking Papa Cool Cool Bye Copihan Coppelion Cornelis Corokke! Corpse Party: Missing Footage Corpse Party: Tortured Souls - Bougyakusareta Tamashii no Jukyou Corrector Yui Cosmic Baton Girl Comet-san Cosmic Fantasy: Ginga Mehyou no Wana CosmicBreak: Sacrifice Cosmo Police Justy Cosmo Warrior Zero Gaiden Cosmo Warrior Zero Cosmos Pink Shock Cosplay Complex: Extra Identification Cosplay Complex Cosprayers Specials Cosprayers the Movie Cosprayers Cossette no Shouzou Count Down Countdown to Delight Countdown Cowboy Bebop Session XX: Mish-Mash Blues Cowboy Bebop: Ein no Natsuyasumi Cowboy Bebop: Tengoku no Tobira Cowboy Bebop Coyote Ragtime Show Crash! Crayon Angel Crayon no Hoshi Crayon Shin-chan and Kamen Rider: Den-O vs. Shin-O Crayon Shin-chan Movie 01: Action Kamen vs. Haigure Maou Crayon Shin-chan Movie 02: Buriburi Oukoku no Hihou Crayon Shin-chan Movie 03: Unkokusai no Yabou Crayon Shin-chan Movie 04: Henderland no Daibouken Crayon Shin-chan Movie 05: Ankoku Tamatama Daitsuiseki Crayon Shin-chan Movie 06: Dengeki! Buta no Hizume Daisakusen Crayon Shin-chan Movie 07: Bakuhatsu! Onsen Wakuwaku Daikessen Crayon Shin-chan Movie 08: Arashi wo Yobu Jungle Crayon Shin-chan Movie 09: Arashi wo Yobu Mouretsu! Otona Teikoku no Gyakushuu Crayon Shin-chan Movie 10: Arashi wo Yobu Appare! Sengoku Daikassen Crayon Shin-chan Movie 11: Arashi wo Yobu Eikou no Yakiniku Road Crayon Shin-chan Movie 12: Arashi wo Yobu! Yuuhi no Kasukabe Boys Crayon Shin-chan Movie 13: Densetsu wo Yobu Buriburi 3 Pun Dai Shingeki Crayon Shin-chan Movie 14: Densetsu wo Yobu Odore! Amigo! Crayon Shin-chan Movie 15: Arashi wo Yobu Utau Ketsu dake Bakudan! Crayon Shin-chan Movie 16: Chou Arashi wo Yobu Kinpoko no Yuusha Crayon Shin-chan Movie 17: Otakebe! Kasukabe Yasei Oukoku Crayon Shin-chan Movie 18: Chou Jikuu! Arashi wo Yobu Ora no Hanayome Crayon Shin-chan Movie 19: Arashi wo Yobu Ougon no Spy Daisakusen Crayon Shin-chan Movie 20: Arashi wo Yobu! Ora to Uchuu no Princess Crayon Shin-chan Movie 21: Bakauma! B-Kyuu Gourmet Survival Battle!! Crayon Shin-chan Movie 22: Gachinko! Gyakushuu no Robo To-chan Crayon Shin-chan Movie 23: Ora no Hikkoshi Monogatari - Saboten Daisuugeki Crayon Shin-chan Movie 24: Bakusui! Yumemi World Dai Totsugeki Crayon Shin-chan Crazy for It Crazy Monkey Cross Ange: Tenshi to Ryuu no Rondo Cross Fight B-Daman eS Cross Fight B-Daman Cross Road Cuticle Tantei Inaba Cyborg 009 (2015) Cyborg 009 vs Devilman Cyclops Shoujo Saipuu == D == D-1 Devastator D.back up D.Gray-man D.I.C.E. D.N.Angel D4 Princess Da Capo If Da Capo II Second Season Da Capo II Da Capo III Special Da Capo III Da Capo Second Season Omake Da Capo Second Season Da Capo: D.C. I & II P.S.P. OVA Da Capo Da Hai Daa! Daa! Daa! Dae Jang Geum: Jang Geum's Dream 2 Dae Jang Geum: Jang Geum's Dream Dagashi Kashi Dagger of Kamui Dagram VS Round-Facer Dai Mahou Touge Omake Dai Mahou Touge Dai Yamato Zero-go Dai-chan, Daisuki. Daicon Film 33 Daicon Opening Animations Dai-Guard Daikuu Maryuu Gaiking Daikyouryuu Jidai Daimajuu Gekitou Hagane no Oni Daisougen no Chiisana Tenshi Bush Baby Specials Daisougen no Chiisana Tenshi Bush Baby Daisougen to Hakuba Daisuki! Bubu- Chacha Daisuki! Nendomama Daitoshokan no Hitsujikai Picture Drama Daitoshokan no Hitsujikai Dakara Boku wa, H ga Dekinai. OVA Dakara Boku wa, H ga Dekinai. Recap Dakara Boku wa, H ga Dekinai Dallos Special Dallos Dallyeola Hani Dallyeola Majing-ga-X Dambo Dame Oyaji Damekko Doubutsu Damen's Walker Dan Doh!! Danball Senki W Danball Senki Wars Danball Senki Dance in the Vampire Bund Recap Dance in the Vampire Bund Dance with Devils Dance, Dance, Dance Danchi Tomoo Natsuyasumi no Shukudai wa Owatta no ka yo? Tomoo Danchi Tomoo Danchigai Special Danchigai Dangaioh Dangaizer 3 Danganronpa 3 -The End of Kibougamine Gakuen- Danganronpa: Kibou no Gakuen to Zetsubou no Koukousei - The Animation Dangard Ace tai Konchuu Robot Gundan Dangerous Jiisan Ja OVA Dangerous Jiisan Ja Dango San Kyoudai Attoiuma Gekijou Dangobei Torimonochou: Hirake - Goma no Maki Dankichi-jima no Olympic Taikai Danna ga Nani wo Itteiru ka Wakaranai Ken 2 Danna ga Nani wo Itteiru ka Wakaranai Ken Dansai Bunri no Crime Edge Danshi Koukousei no Nichijou Danshi Koukousei no Nichijou Special Dantalian no Shoka: Ibarahime Dantalian no Shoka Daphne in the Brilliant Blue Specials Daphne in the Brilliant Blue Dareka no Manazashi Dark Cat Dark Myth Dark Side Cat Darker than Black: Kuro no Keiyakusha Gaiden Darker than Black: Kuro no Keiyakusha Special Darker than Black: Ryuusei no Gemini Darker than Black: Kuro no Keiyakusha Darkside Blues Dash! Kappei Dash! Yonkuro Dasshutsu Gasshapon Date A Live II Date A Live Movie: Mayuri Judgment Date A Live OVA Date A Live: Encore OVA Date A Live David and Goliath days daze DD Hokuto no Ken (2013) DD Hokuto no Ken Ddoli And Zeta Gundam Dead Girl Trailer Dead Heat Dead Leaves Deadman Wonderland OVA Deadman Wonderland Dear Boys DearS Special DearS Death Billiards Death Note Rewrite Death Note Death Parade Debutante Detective Corps DECORATOR Dededen Defend Love Deimos no Hanayome Deko Boko Friends Dekoboko Shin Gachou: Meian no Shippai Dekobou no Jidousha Ryokou Delinquent in Drag Delpower X Bakuhatsu Miracle Genki! Deltora Quest Demashitaa! Powerpuff Girls Z Demon City Shinjuku Demon Fighter Kocho Demon Hunter Makaryuudo Dengeki Bunko 2007 Movie Festival Special Dengeki Oshioki Musume Gootaman R: Ai to Kanashimi no Final Battle Dengeki Oshioki Musume Gootaman: Gootaman Tanjou Hen Deniroo's Circus Denki-Gai no Honya-san Denkou Chou Tokkyuu Hikarian Dennou Boukenki Webdiver Dennou Coil Recap Dennou Coil Dennou Sentai Voogie's★Angel Gaiden: Susume! Super★Angels! Dennou Sentai Voogie's★Angel: Forever and Ever Dennou Sentai Voogie's★Angel Denpa Kyoushi (TV) Denpa Kyoushi Denpa Onna to Seishun Otoko Special Denpa Onna to Seishun Otoko Denpateki na Kanojo Densetsu no Yuusha no Densetsu: Iris Report Densetsu no Yuusha no Densetsu Densha Kamo Shirenai Denshin Mamotte Shugogetten Denshinbashira Elemi no Koi Denshinbashira no Okaa-san Desert Rose Despera Detatoko Princess Detonator Orgun Detroit Metal City: Birth of the Metal Devil Detroit Metal City Deva Zan Devil Hunter Yohko Devil May Cry Devil Survivor 2 The Animation Devilman Lady Devilman Tanjou-hen Devilman Yochou Sirene-hen Devilman Devour Dinner D-Frag! OVA D-Frag! Di Gi Charat Christmas Special Di Gi Charat Movie: A Trip To The Planet Di Gi Charat Natsuyasumi Special Di Gi Charat Nyo Di Gi Charat Ohanami Special Di Gi Charat Other Specials Di Gi Charat Special: A Rocket from the Mouth Di Gi Charat Summer Special 2000 Di Gi Charat Diabolik Lovers More,Blood Diabolik Lovers OVA Diabolik Lovers Recap Diabolik Lovers Diamond no Ace OVA Diamond no Ace: Second Season Diamond no Ace Dibetagurashi: Ahiru no Seikatsu Die Now Digi-girl Pop! Digimon Adventure (phim) Digimon Adventure 02: Diablomon no Gyakushuu Digimon Adventure 02: The Golden Digimentals Digimon Adventure 02 Digimon Adventure 3D: Digimon Grand Prix! Digimon Adventure tri 2 Ketsui Digimon Adventure Tri Digimon Adventure: Bokura no War Game Digimon Frontier: Revival of Ancient Digimon Digimon Frontier Digimon Savers 3D: A Close Call for the Digital World Digimon Savers Special Digimon Savers: Ultimate Power! Burst Mode Invoke!! Digimon Savers Digimon Tamers: The Adventurers' Battle Digimon Tamers: The Runaway Digimon Express Digimon Tamers Digimon X-Evolution Digimon Xros Wars: Aku no Death General to Shichinin no Oukoku Digimon Xros Wars: Toki wo Kakeru Shounen Huntertachi Digimon Xros Wars Digimon: Digital Monsters Digital Devil Monogatari Megami Tensei Digital Juice Dimension W Din Dong DinoZone Direct Animation Dirty Pair Flash 2 Dirty Pair Flash 3 Dirty Pair Flash Dirty Pair OVA Dirty Pair: Affair of Nolandia Dirty Pair: Project Eden Dirty Pair: With Love From the Lovely Angels Dirty Pair Disney Tsum Tsum Divergence Eve 2: Misaki Chronicles Divergence Eve Divine Gate DNA Sights 999.9 DNA² OVA DNA² Doamaiger D Docchi mo Maid Docchi ni Suru? Dochamon Junior Doctor Chichibuyama Doctor Mambo & Kaitou Jibako: Uchuu yori Ai wo Komete!! Document Taiyou no Kiba Dagram Dodani Dodge Danpei Dog Days 2 Dog Days 3 Dog Days Limone Resort Tenbou Onsen! Dog Days Recap Dog Days Specials Dog Days Dog Soldier Doggotag: Taeyang-eul Hyanghae Deonjyeola Doggy Poo Dogs: Bullets & Carnage Dohyou no Oni-tachi Dojoji Temple Dokaben Dokachin Dokgotak Dasi Chajeun Maundeu Doki Doki Densetsu: Mahoujin Guru Guru Dokidoki Gakuen Kessen!! Youki Daimashiro Dokidoki! Precure Movie Dokidoki! Precure Dokkaebi Bangmang-I Dokkaebi Gamtu Dokkan! Robotendon Dokkiri Doctor Special Dokkiri Doctor Dokkoida?! Dokonjo Gaeru Dolittle-sensei Monogatari Dolphin Ouji Domain of Murder Dominion Tank Police Domo TV Domo-kun Don Chuck Monogatari Don Dracula Don: Gokudou Suikoden Donbe Monogatari Dondon Domeru to Ron Donguri Mori e Donguri no Ie Donguri to Yamaneko (1995) Donguri to Yamaneko Donkikko Donna Donna Don't You Wish You Were Here? Donten ni Warau Donyatsu Specials Donyatsu Doomed Megalopolis Doraemon (1979) Doraemon (2005) Doraemon and Itchy the Stray Doraemon Meets Hattori the Ninja Doraemon Movie 01: Nobita no Kyouryuu Doraemon Movie 02: Nobita no Uchuu Kaitakushi Doraemon Movie 03: Nobita no Daimakyou Doraemon Movie 04: Nobita no Kaitei Kiganjou Doraemon Movie 05: Nobita no Makai Daibouken Doraemon Movie 06: Nobita no Little Star Wars Doraemon Movie 07: Nobita to Tetsujin Heidan Doraemon Movie 08: Nobita to Ryuu no Kishi Doraemon Movie 09: Nobita no Parallel Saiyuuki Doraemon Movie 10: Nobita no Nippon Tanjou Doraemon Movie 11: Nobita to Animal Planet Doraemon Movie 12: Nobita no Dorabian Nights Doraemon Movie 13: Nobita to Kumo no Oukoku Doraemon Movie 14: Nobita to Buriki no Labyrinth Doraemon Movie 15: Nobita to Mugen Sankenshi Doraemon Movie 16: Nobita no Sousei Nikki Doraemon Movie 17: Nobita to Ginga Express Doraemon Movie 18: Nobita no Nejimaki City Boukenki Doraemon Movie 19: Nobita no Nankai Daibouken Doraemon Movie 20: Nobita no Uchuu Hyouryuuki Doraemon Movie 21: Nobita no Taiyou Ou Densetsu Doraemon Movie 22: Nobita to Tsubasa no Yuusha-tachi Doraemon Movie 23: Nobita to Robot Kingdom Doraemon Movie 24: Nobita to Fushigi Kaze Tsukai Doraemon Movie 25: Nobita no Wan Nyan Jikuuden Doraemon Movie 26: Nobita no Kyouryuu 2006 Doraemon Movie 27: Nobita no Shin Makai Daibouken - 7-nin no Mahou Tsukai Doraemon Movie 28: Nobita to Midori no Kyojin Den Doraemon Movie 29: Shin Nobita no Uchuu Kaitakushi Doraemon Movie 30: Nobita no Ningyo Daikaisen Doraemon Movie 32: Nobita to Kiseki no Shima - Animal Adventure Doraemon Movie 33: Nobita no Himitsu Dougu Museum Doraemon Movie 34: Shin Nobita no Daimakyou - Peko to 5-nin no Tankentai Doraemon Movie 35: Nobita no Space Heroes Doraemon Movie 36: Shin Nobita no Nippon Tanjou Doraemon Movie: Boku, Momotarou no Nanna no Sa Doraemon: 2112: The Birth of Doraemon Doraemon: A Grandmother's Recollections Doraemon: Boku no Umareta Hi Doraemon: Come Back Doraemon Doraemon: Doraemon Comes Back Doraemon: Featherplace Doraemon: Ganbare! Gian!! Doraemon: It's Autumn! Doraemon: It's New Year! Doraemon: It's Spring! Doraemon: It's Summer! Doraemon: It's Winter! Doraemon: Nobita to Mirai Note Doraemon: Nobita's the Night Before a Wedding Doraemon: Summer Holiday Doraemon: Treasure of the Shinugumi Mountain Doraemon Doraemon's Time Capsule for 2001 Dorami & Doraemons: Robot School's Seven Mysteries Dorami & Doraemons: Space Land's Critical Event Dorami-chan: A Blue Straw Hat Dorami-chan: Hello, Dynosis Kids!! Dorami-chan: Mini-Dora SOS Dorami-chan: Wow, The Kid Gang of Bandits Dore Dore no Uta Doron Coron Dororo Pilot Dororo to Hyakkimaru Dororon Enma-kun Meeramera Dororon Enma-kun Dororonpa! Dosukoi! Wanpaku Dohyou Dotanba no Manners Doteraman Dotto Koni-chan Double Circle Double Hard Double-J Doubutsu Dai Yakyuu Sen Doubutsu Kankyou Kaigi Doubutsu Mura Monogatari Doubutsu Mura no Daisodou Doubutsu Mura no Sports Day Doubutsu Olympic Taikai Doubutsu Sumo Taikai Doubutsu Takarajima Doudou Doujin Work Doukyuusei 2 Special: Sotsugyousei Doukyuusei Doushitemo Eto ni Hairitai Douwa Mondai to Jinken Anata wa Dou Kangaemasuka Download Downloader DPR Special Movie Dr. Rin ni Kiitemite! Dr. Slump Movie 1: Arale-chan Hello! Fushigi Shima Dr. Slump Movie 2: Hoyoyo Uchuu Daibouken Dr. Slump Movie 3: Arale-chan Hoyoyo Sekai Isshuu Dai Race Dr. Slump Movie 4: Arale-chan Hoyoyo! Nanaba Shiro no Hihou Dr. Slump Movie 5: Arale-chan Hoyoyo! Yume no To Mecha Police Dr. Slump Movie 6: Arale-chan N-cha! Pengin-mura wa Hare nochi Hare Dr. Slump Movie 7: Arale-chan Ncha! Penguin Mura yori Ai o Komete Dr. Slump Movie 8: Arale-chan Hoyoyo!! Tasuketa Same ni Tsurerarete... Dr. Slump Movie 9: Arale-chan N-cha!! Wakuwaku Hot no Natsuyasumi Dr. Slump: Arale no Bikkuriman Dr. Slump: Arale-chan '92 Oshougatsu Special Dr. Slump: Arale-chan Ayaya!? Penguin Mura de TV Jack Dr. Slump: Arale-chan Heart de Shoubu! Nandemo OK Orcha-kun/Penguin Mura SOS!! Dr. Slump: Arale-chan no Koutsuu Anzen Dr. Slump: Arale-chan Penguin Mura Eiyuu Densetsu Dr. Slump: Arale-chan Dr. Slump: Dr. Mashirito & Abale-chan Dr. Slump: Hoyoyo! Arale no Himitsu Dai Koukai dayo!! Dr. Slump: Robot Taiketsu! Shukuteki Dr. Mashirito Toujou / Keen de Yuushou!? Penguin Grand Prix Dr. Slump Dr. Typhoon Dr. Dracula no Uta Dragon Age: Blood Mage no Seisen Dragon Ball GT: A Hero's Legacy Dragon Ball GT Dragon Ball Kai (2014) Dragon Ball Kai: Mirai ni Heiwa wo! Goku no Tamashii yo Towa ni Dragon Ball Kai Dragon Ball Super Dragon Ball Z: Atsumare! Goku Warudo Dragon Ball Z: Chikyuu Marugoto Chou Kessen Dragon Ball Z: Fukkatsu no F Dragon Ball Z: Fukkatsu no Fusion!! Goku to Vegeta Dragon Ball Z: Gekitotsu!! 100-oku Power no Senshi-tachi Dragon Ball Z: Ginga Girigiri!! Bucchigiri no Sugoi Yatsu Dragon Ball Z: Kami to Kami Dragon Ball Z: Kiken na Futari! Super Senshi wa Nemurenai Dragon Ball Z: Konoyo de Ichiban Tsuyoi Yatsu Dragon Ball Z: Kyokugen Battle!! Sandai Super Saiyajin Special Dragon Ball Z: Kyokugen Battle!! Sandai Super Saiyajin Dragon Ball Z: Moetsukiro!! Nessen - Ressen - Chou Gekisen Dragon Ball Z: Ora no Gohan wo Kaese!! Dragon Ball Z: Ryuuken Bakuhatsu!! Goku ga Yaraneba Dare ga Yaru Dragon Ball Z: Saiya-jin Zetsumetsu Keikaku Dragon Ball Z: Super Saiyajin da Son Goku Dragon Ball Z: Super Saiya-jin Zetsumetsu Keikaku Dragon Ball Z: Super Senshi Gekiha!! Katsu no wa Ore da Dragon Ball Z: Tatta Hitori no Saishuu Kessen - Freezer ni Idonda Z Senshi Son Goku no Chi Dragon Ball Z: Tobikkiri no Saikyou Tai Saikyou Dragon Ball Z: Zenbu Misemasu Toshi Wasure Dragon Ball Z! Dragon Ball Z: Zetsubou e no Hankou!! Nokosareta Chousenshi - Gohan to Trunks Dragon Ball Z Dragon Ball: Episode of Bardock Dragon Ball: Goku no Koutsuuanzen Dragon Ball: Goku no Shouboutai Dragon Ball: Majinjou no Nemuri Hime Dragon Ball: Makafushigi Daibouken Dragon Ball: Ossu! Kaette Kita Son Goku to Nakama-tachi!! Dragon Ball: Saikyou e no Michi Dragon Ball: Shen Long no Densetsu Dragon Ball Dragon Collection Dragon Crisis! Dragon Drive Dragon Fist Dragon Half Dragon League Dragon Quest Retsuden: Roto no Monshou Dragon Quest: Abel Yuusha Densetsu Dragon Quest: Dai no Daibouken (1991) Dragon Quest: Dai no Daibouken Buchiyabure!! Shinsei 6 Daishougun Dragon Quest: Dai no Daibouken Tachiagare!! Aban no Shito Dragon Quest: Dai no Daibouken Dragon Slayer Dragonaut: The Resonance Special Dragonaut: The Resonance DragonBlade Dragon's Heaven Dragoon DRAMAtical Murder OVA: Data xx Transitory DRAMAtical Murder Dream C Club Pure Songs Clips Dream Creator feat. GUMI Dream Dimension Hunter Fandora Dream Hunter REM Dreams Drifters Drill Druaga no Tou: The Aegis of Uruk - Jil no Bouken Druaga no Tou: The Aegis of Uruk Druaga no Tou: The Sword of Uruk DT Eightron Dual Parallel! Trouble Adventures Special Dual Parallel! Trouble Adventures Duel Masters Charge Duel Masters Cross Shock Duel Masters Cross Duel Masters Movie 1: Yami no Shiro no Maryuuou Duel Masters Movie 2: Lunatic God Saga Duel Masters Movie 3: Honoo no Kizuna XX Duel Masters Versus Duel Masters Victory V Duel Masters Victory V3 Duel Masters Victory Duel Masters VSR Duel Masters Zero Duel Masters Dungeon ni Deai wo Motomeru no wa Machigatteiru Darou ka Durarara!! Specials Durarara!! Durarara!!x2 Ketsu Durarara!!x2 Shou: Watashi no Kokoro wa Nabe Moyou Durarara!!x2 Shou Durarara!!x2 Ten Onoroke Chakapoko Durarara!!x2 Ten Dynamic Super Robots Grand Battle == E == E no Umakatta Tomodachi E.Y.E.S. of Mars Eagle Sam Eagle Talon Early Reins Earth Maiden Arjuna Earthian Easy Cooking Animation: Seishun no Shokutaku Eat You Up/Bunny Eat-Man '98 Eat-Man Ebiten: Kouritsu Ebisugawa Koukou Tenmonbu OVA Ebiten: Kouritsu Ebisugawa Koukou Tenmonbu Specials Ebiten: Kouritsu Ebisugawa Koukou Tenmonbu Ecchan no Sensou Echigo no Mukashibanashi: Attaten Ganoo Eddie the Fast Break EDEN Eden's Bowy Edogawa Conan Shissou Jiken: Shijou Saiaku no Ichinishi Edokko Boy: Gatten Tasuke ef - a tale of melodies. Prologue ef - a tale of melodies. ef - a tale of memories. Prologue ef - a tale of memories. Recollections ef - a tale of memories. Efficus: Kono Omoi o Kimi ni... Egao no Hana Egao Egomama Eguchi Hisashi no Kotobuki Gorou Show Eguchi Hisashi no Nantoka Narudesho Ehon Yose Eien no Aselia Eien no Filena Eien Eiga Chibi Maruko-chan Italia kara Kita Shounen Eiga de Toujou! Tamagotchi Doki Doki! Uchuu no Maigotchi!? Eiga Futari wa Precure Max Heart 2: Yukizora no Tomodachi Eiga Futari wa Precure Splash Star Tick-Tock Kiki Ippatsu! Eiga Futari wa Pretty Cure Max Heart Eiga Precure All Stars DX: Minna Tomodachi - Kiseki no Zenin Daishuugou Eiga Precure All Stars DX2: Kibou no Hikari - Rainbow Jewel wo Mamore! Eiga Precure All Stars DX3: Mirai ni Todoke! Sekai wo Tsunagu Niji-iro no Hana Eiga Precure All Stars: Haru no Carnival♪ Eiga PriPara Mi~nna no Akogare♪ Let's Go☆Prix Paris Eiga Suite Precure♪ Eiga Yes! Precure 5 GoGo! Okashi no Kuni no Happy Birthday Eiga Yes! Pretty Cure 5 Kagami no Kuni no Miracle Daibouken! Eiga! Tamagotchi Uchuu Ichi Happy na Monogatari!? Eight Clouds Rising Eigo de Asobo: Tanken Goblin Tou Eiji Eiken Eikoku Ikke, Nihon wo Taberu Eikoku Koi Monogatari Emma: Intermission Eikoku Koi Monogatari Emma: Molders Hen Eikoku Koi Monogatari Emma Eikou e no Spur: Igaya Chiharu Monogatari Eine Kleine Eiyuu Banka Koushi-den Eiyuu Densetsu: Sora no Kiseki Eiyuu Gaiden Mozaicka Eizou Tokuten ~Maboroshi no Pilot Film~ Eko Eko Azarak Ekubo Ouji El Cazador de la Bruja El Hazard 2: The Magnificent World El Hazard: The Alternative World El Hazard: The Magnificent World El Hazard: The Wanderers elec-king The Animation Element Hunters Elemental Gelade Elf 17 Elf Ban Kakyuusei Elf Princess Rane Elfen Lied Special Elfen Lied Elite Jack!! Ellcia Elmer no Bouken: My Father's Dragon Elysium Embah Emblem Take 2 Empress Chung En En Nikoli Enchanted Journey Entaku no Kishi Monogatari: Moero Arthur Entotsuya Peroo Enzai Erementar Gerad: Aozora no Senki Ergo Proxy E's Otherwise Escaflowne: A Girl in Gaea Escaflowne Escha & Logy no Atelier: Tasogare no Sora no Renkinjutsushi Esper Mami Special: My Angel Mami-chan Esper Mami: Hoshizora no Dancing Doll Esper Mami Eternal Family Etotama Specials Etotama Eunhajeonseol Tera Eureka Seven AO: Aratanari Fukaki Ao Eureka Seven AO: Jungfrau no Hanabana-tachi Eureka Seven Ao Eureka Seven: Navigation ray=out Eureka Seven: Pocket ga Niji de Ippai Evangelion Shin Gekijōban: Ha Evangelion Shin Gekijōban: Jo Evangelion Shin Gekijōban: Q Evangelion: 4.0 Eve no Jikan (phim) Eve no Jikan Everlasting Heart Evidence Examurai Sengoku Recap Examurai Sengoku Excel Saga eX-Driver the Movie Special eX-Driver the Movie eX-Driver: Danger Zone eX-Driver Exper Zenon Explorer Woman Ray Extra Eyeshield 21 Jumpfesta 2005 Eyeshield 21: Maboroshi no Golden Bowl Eyeshield 21 == F == F (anime) Fabre Sensei wa Meitantei Fafa Movie Fairy Dick Fairy Tail (2014) Fairy Tail Movie 2 Fairy Tail OVA Fairy Tail x Rave Fairy Tail: Houou no Miko - Hajimari no Asa Fairy Tail Fake Doll fake!fake! Fake Fantascope Tylostoma Fantasia Fantasista Doll Fantasista Stella Fantastic Cell Fantastic Children Special Fantastic Children Fantasy Fashion no Hajimari Fashion Fastening Days Fatal Fury 2: The New Battle Fatal Fury: Legend of the Hungry Wolf Fatal Fury: The Motion Picture Fate/Kaleid liner Prisma Illya Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 2wei Herz! Beast, Futatabi! Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 2wei Herz! Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 2wei! OVA Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 2wei! Specials Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 2wei! Fate/kaleid liner Prisma☆Illya 3rei!! Fate/kaleid liner Prisma☆Illya: Undoukai de Dance! Fate/Prototype Fate/stay night TV Reproduction Fate/stay night Unlimited Blade Works 2nd Season - Sunny Day Fate/stay night: Heaven's Feel Fate/stay night: Unlimited Blade Works (TV) - Prologue Fate/stay night: Unlimited Blade Works (TV) 2nd Season Fate/stay night: Unlimited Blade Works (TV) Fate/stay night: Unlimited Blade Works Fate/Stay night Fate/Zero 2 Fate/Zero Cafe Fate/Zero Remix Fate/Zero: Onegai! Einzbern Soudanshitsu Fate/zero Feeling from Mountain and Water Fetish Doll Fever Macross Pachinko Music Clips Field ni Soyogu Kaze Fig Fight Da!! Pyuta Fight Ippatsu! Juuden-chan!! OVA Fight Ippatsu! Juuden-Chan!! Specials Fight Ippatsu! Juuden-Chan!! Fight!! Spirit of the Sword Fighting Beauty Wulong Rebirth Fighting Beauty Wulong Fighting Foodons Figure 17 File(N): Project PQ Final Approach Final Fantasy VII: Advent Children - Venice Film Festival Footage Final Fantasy VII: Advent Children Complete Final Fantasy VII: Advent Children Final Fantasy VII: Last Order Final Fantasy VII: On the Way to a Smile - Episode: Denzel Final Fantasy: Legend of the Crystals Final Fantasy: The Spirits Within Final Fantasy: Unlimited Finder Series Fire Emblem Fire Tripper Fireball Charming Fireball Special Fireball Firestorm First Kiss Monogatari First Squad: The Moment of Truth First Squad Fish in the Trap Five Star Stories Flag Director's Edition: Issenman no Kufura no Kiroku Flag Flame of Recca: Final Burning Flame of Recca Flanders no Inu (phim) Flanders no Inu Specials Flanders no Inu, Boku no Patrasche Flanders no Inu FlashBack FLCL Flicker Love No.1 Flint, The Time Detective Fluximation Fly High Fly, Space Battleship Geobukseon Flying Witch Follow Me Forestry Form of Stress Forsaken Fortune Arterial: Akai Yakusoku Fortune Arterial Fortune Dogs Fortune Quest OVA Fortune Quest Forza! Hidemaru Four Day Weekend Four Seasons Fuuka to Nanami Fox Wood Monogatari Fractale Frame Arms: A Violent Struggle Francesca Free! Specials Free!: Eternal Summer Special Free!: Eternal Summer Free! Freedom Previsited Freedom Freely Tomorrow Freezing Specials Freezing Vibration Specials Freezing Vibration Freezing Fresh Precure! Omocha no Kuni wa Himitsu ga Ippai!? Fresh Precure! Friend Friends: Mononoke Shima no Naki From Behind: Worku From Osaka with Cheer! Fruits Basket Fruity Samurai Frypan Jiisan Fue Fuichin-san Fujiko F. Fujio Anime Special: SF Adventure - Time-Patrol Bon Fujiko F. Fujio: Sukoshi Fushigi Tanpen Theater Fujiko Fujio A no Mumako Fujilog 2nd Season Fujilog Fujimi Orchestra Fujoshi no Hinkaku Fukashigi no Kazoekata Fuki to Hiyoko Fuku-chan no Kishuu Fuku-chan no Sensuikan Fuku-chan no Zousan Butai Fuku-chan Fukusuke Fukuyama Gekijou: Natsu no Himitsu Full Metal Panic! (Shinsaku) Full Metal Panic! The Second Raid Episode 000 Full Metal Panic! The Second Raid OVA Full Metal Panic! The Second Raid Full Metal Panic! Full Metal Panic? Fumoffu Full Moon Party Full Moon wo Sagashite Fullmetal Alchemist: Brotherhood - 4-Koma Theater Fullmetal Alchemist: Brotherhood Specials Fullmetal Alchemist: Brotherhood Fullmetal Alchemist: Milos no Seinaru Hoshi Special Fullmetal Alchemist: Milos no Seinaru Hoshi Fullmetal Alchemist: Premium Collection Fullmetal Alchemist: Reflections Fullmetal Alchemist: The Conqueror of Shambala Fullmetal Alchemist Fuma no Kojirou: Fuma Hanran-hen Fuma no Kojirou: Seiken Sensou-hen Fuma no Kojirou: Yasha-hen Fumiko no Kokuhaku Fumoon Funassyi no Funafunafuna Hiyori Funassyi to Yukaina Kyoudai Funny Pets 2nd Season Funny Pets Furakappa Furiko Furiten-kun (1990) Furiten-kun Furusato Japan Furusato Saisei: Nihon no Mukashi Banashi Fuse Teppou Musume no Torimonochou Fushigi Mahou Fan Fan Pharmacy Fushigi na Elevator Fushigi na Koala Blinky Fushigi na Kusuri Fushigi na Melmo Fushigi na Somera-chan Fushigi na Taiko Fushigi no Kuni no Alice Fushigi Sekai Atagoul Monogatari Fushigi Yuugi Eikoden Fushigi Yuugi OVA 2 Fushigi Yuugi OVA Fushigi Yuugi Special: Nakago Shikkari Shinasai! Fushigi Yuugi Fushigiboshi no☆Futagohime Gyu! Recap Fushigiboshi no☆Futagohime Gyu! Fushigiboshi no☆Futagohime Fushigina Ano Ko wa Sutekina Kono Ko Fushigina Daiko Futago no Monchhichi Futago no Ookami Daibouken Futakoi Alternative Futakoi Futari Daka Futari Ecchi (2014) Futari Ecchi Futari Gurashi Futari no Oujisama Futari no Tarou Futari wa Milky Holmes Futari wa Nakayoshi: Goo to Sue Futari wa Precure Max Heart Futari wa Precure: Splash☆Star Magic★Doki♥ Theater Movie Futari Zamurai Homare no Kawakiri Futatsu no Kurumi Futatsu no Spica Futon [[Futsuu no Joshikousei ga [Locodol] Yatte Mita. Nagarekawa, Annai Shite Mita]] [[Futsuu no Joshikousei ga [Locodol] Yatte Mita.]] [[Futsuu no Joshikousei ga [Locodol] Yatte Mita. Christmas Special]] Future Boy Kunta in Bermuda 5000 Future Card Buddyfight 100 Future Card Buddyfight Recap Future Card Buddyfight Future GPX Cyber Formula 11 Future GPX Cyber Formula Saga Future GPX Cyber Formula Sin Future GPX Cyber Formula Zero Future GPX Cyber Formula: Early Days Renewal Future GPX Cyber Formula Future War 198X-nen Fuujin Monogatari Fuusen Inu Tinny 2nd Season Fuusen Inu Tinny Fuusen no Doratarou Fuusen Shoujo Temple-chan Movie Fuusen Shoujo Temple-chan Fuuun Ishin Dai☆Shogun Fuyu no Semi: Tokubetsu Henshuuhan Fuyu no Semi Fuyu no Yoru no Ohanashi Fw: Hamatora F-Zero GP Legend Futari wa 80-sai == G == G-9 Ga no Iru Tokoro Gad Guard Gadget Boy Kanipan Gaia Getter A-kun Gaiking Gaist Crusher Gake no Ue no Ponyo Gaki Deka (OVA) Gaki Deka Gakkatsu! Dai 2 Series Gakkatsu! Gakken ka Nani ka no Mukashi no Video Gakkou Gurashi! Gakkou no Kaidan SP Gakkou no Kaidan: Kubinashi Rider!! Shi no Noroi Gakkou no Kaidan: New Year's Special Gakkou no Kaidan Gakkou no Kowai Uwasa Shin: Hanako-san ga Kita!! Gakkou no Kowai Uwasa: Hanako-san ga Kita!! Gakkou no Yuurei Gakkyuu Ou Yamazaki Specials Gakkyuu Ou Yamazaki Gakuen Alice Gakuen Handsome The Animation Gakuen Heaven: Hamu Hamu Heaven Gakuen Heaven Gakuen Tokusou Hikaruon Gakuen Utopia Manabi Straight! Special Gakuen Utopia Manabi Straight! Gakuentoshi Varanoir: Kingdom of Chaos the Universe Gakumon!: Ookami Shoujo wa Kujikenai Gakusen Toshi Asterisk 2nd Season Gakusen Toshi Asterisk Galactic Patrol Lensman Galaxy Angel 3 Specials Galaxy Angel 3 Galaxy Angel 4 Galaxy Angel Rune Galaxy Angel S Galaxy Angel Z Special: Kasure of Gunpowder & Tobacco Smoke Galaxy Angel Z Galaxy Angel: Sukiyaki Bentou Goninmae Galaxy Angel Galaxy Express 999: Jikuu wo Koeta Energy no Tabi Galaxy Fleet Jiguho Galaxy Fraulein Yuna Returns Galaxy Fraulein Yuna Galaxy Investigation 2100: Border Planet Galaxy Railways 2 Galaxy Railways Galerians: Rion (2003) Galerians: Rion Galilei Donna Gall Force 1: Eternal Story Gall Force 2: Destruction Gall Force 3: Stardust War Gall Force: Chikyuu Shou Gall Force: New Era Gall Force: The Revolution Gallery Fake Galo Sengen Gamba no Bouken Gamba to Kawauso no Bouken Gamba: Gamba to Nakama-tachi Gambo Game Center Arashi GAME OVER feat. Hatsune Miku Game Tengoku OVA Gan to Gon Ganbare Genki Ganbare Goemon: Chikyuu Kyuushutsu Daisakusen Ganbare Goemon: Jigen Jou no Akumu Ganbare Goemon Ganbare Gonbe Ganbare Swimmy Ganbare! Bokura no Hit and Run Ganbare! Kickers Ganbare! Lulu Lolo 2nd Season Ganbare! Lulu Lolo 3rd Season Ganbare! Lulu Lolo Ganbare! Marine Kid Ganbare! Moudouken Serve Ganbare! Oden-kun Ganbare!! Nattou-san Ganbare!! Tabuchi-kun!! Gekitou Pennant Race Ganbare-bu Next! Gancheopjamneun Ttorijanggun Gandalla: The King of Burning Desert Gangsta Recap Gangsta Gankutsuou Ganso Banana no Tamashii Ganso Tensai Bakabon Gantz 2nd Stage Gantz Movie Gantz GaoGaiGar Final Grand Glorious Gathering GaoGaiGar Final GaoGaiGar: Blockaded Numbers Special GaoGaiGar Garakuta-doori no Stain: Epilogue Garakuta-doori no Stain Gararin to Gororin Ga-Rei: Zero Garo Movie Garo: Honoo no Kokuin 2nd Season Garo: Honoo no Kokuin Garon Garzey's Wing Gasaraki Gasshin Sentai Mechander Robo Gatapishi Gatchaman (phim) Gatchaman Crowds Embrace Gatchaman Crowds Insight Inbound Gatchaman Crowds Insight Gatchaman Crowds Gatchaman OVA Gatchaman Gate Jieitai Kanochi nite, Kaku Tatakaeri - Enryuu-hen Gate Keepers 21 Gate Keepers Gate: Jieitai Kanochi nite, Kaku Tatakaeri Gauche the Cellist gdgd Fairies 2 Episode 0 gdgd Fairies 2 gdgd Fairies the Movie: tte Iu Eiga wa Dou kana...? gdgd Fairies Gdleen Gear Fighter Dendoh Geba Geba Shou Time! Gedo Senki Gedou Otometai Gegege no Kitarou (1968) Gegege no Kitarou (1971) Gegege no Kitarou (1985) Gegege no Kitarou (1996) Gegege no Kitarou (2007) Gegege no Kitarou (phim 1968) Gegege no Kitarou (phim 1985) Gegege no Kitarou: Chisougan Gegege no Kitarou: Daikaijuu Gegege no Kitarou: Gekitotsu!! Ijigen Youkai no Daihanran Gegege no Kitarou: Jigoku Hen Gegege no Kitarou: Kitarou no Yuurei Densha Gegege no Kitarou: Kitarou Tanjou Hen Gegege no Kitarou: Nippon Bakuretsu Gegege no Kitarou: Obake Nighter Gegege no Kitarou: Saikyou Youkai Gundan! Nippon Jouriku!! Gegege no Kitarou: Youkai Daisensou Gegege no Kitarou: Youkai Japan Rally 3D Gegege no Kitarou: Youkai Tokkyuu! Maboroshi no Kisha GA: Geijutsuka Art Design Class OVA GA: Geijutsuka Art Design Class Geisters: Fractions of the Earth Gekiganger 3: The Movie Gekijouban Aikatsu! Idol Katsudou! Gekijouban Cardfight!! Vanguard: Neon Messiah Gekijouban Fairy Tail: Houou no Miko Gekijouban Hibike! Euphonium Kitauji Koukou Suisougaku-bu e Youkoso Gekijouban K Missing Kings - Manner Movie Gekijouban Kuroko no Basket Gekijouban Kuroshitsuji Gekijouban Last Exile Ginyoku no Fam - Over the Wishes Gekijouban Mini Hama Gekijouban Saru Getchu Ougon no Pipo Helmet - Ukki Battle Gekijouban Sword Art Online Gekijouban Tantei Opera Milky Holmes Gyakushuu no Milky Holmes Gekikara Gyagu Gekijou: Tabasco Shower Gekisou! Rubenkaiser Gekitou! Crush Gear Turbo: Kaizabaan no Chousen Gekitou! Crush Gear Turbo Gekkan Shoujo Nozaki-kun Specials Gekkan Shoujo Nozaki-kun Gekkou no Pierce - Yumemi to Gin no Bara no Kishidan Gendai Kibunroku Kaii Monogatari Gene Diver Genei Toshi Genei wo Kakeru Taiyou: Fumikome nai Kokoro Genei wo Kakeru Taiyou Generation of Chaos III: Toki no Fuuin Generation of Chaos Next: Chikai no Pendant Generation of Chaos Generator Gawl Geneshaft Genesis Climber Mospeada: Love, Live, Alive Genesis Climber Mospeada Genius Party Beyond Genius Party Genji Monogatari Sennenki Genji Monogatari Genji Tsuushin Agedama Genji Genki Bakuhatsu Ganbaruger: Hyakka Genki Bakuhatsu Ganbaruger Genki Genki Non-tan (2004) Genki Genki Non-tan (2006) Genki Genki Non-tan: Deka Deka Arigatou Genki Genki Non-tan: Spoon Tan Tan Tan Genki Genki Non-tan: Utaou! Christmas Genki Genki Non-tan Genkichi Jiisan to Kogitsune Genma Taisen: Shinwa Zenya no Shou Genma Taisen Genmu Senki Leda Genocyber Genroku Koi Moyou: Sankichi to Osayo Gensei Shugoshin P-hyoro Ikka OVA Gensei Shugoshin P-hyoro Ikka Genshi Shounen Ryuu Genshiken 2 Genshiken Nidaime OVA Genshiken Nidaime Specials Genshiken Nidaime Genshiken OVA Genshiken Gensou Mangekyou ~The Memories of Phantasm~ Geobreeders 2 Geobreeders Gestalt Get Ride! AMDriver GetBackers Getsumen To Heiki Mina OVA Getsumen To Heiki Mina Getter Robo (phim) Getter Robo G Getter Robo Go Getter Robo: Armageddon Getter Robo Ghibli ga Ippai Ghiblies Ghost (anime) Ghost Hound Ghost Hunt Ghost in the Shell (2015) Ghost in the Shell 2.0 Ghost in the Shell 2: Innocence Ghost in the Shell Arise Episode: (.jp) Ghost in the Shell: Arise - Alternative Architecture Ghost in the Shell: Arise - Another Mission Ghost in the Shell: Arise - Border: 1 Ghost Pain Ghost in the Shell: Arise - Border: 2 Ghost Whispers Ghost in the Shell: Arise - Border: 3 Ghost Tears Ghost in the Shell: Arise - Border: 4 Ghost in the Shell: Arise - Border: Less Project Ghost in the Shell: Arise - Logicoma Specials Ghost in the Shell: Arise Ghost in the Shell: Nyuumon Arise Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - Solid State Society 3D - Tachikoma no Hibi Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - Solid State Society 3D Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - Solid State Society Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - Tachikoma na Hibi Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - Tachikoma no Hibi Fan Disc Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - The Laughing Man - Tachikoma no Hibi Ghost in the Shell: Stand Alone Complex - The Laughing Man Ghost in the Shell: Stand Alone Complex 2nd GIG - Individual Eleven - Tachikoma no Hibi Ghost in the Shell: Stand Alone Complex 2nd GIG - Individual Eleven Ghost in the Shell: Stand Alone Complex 2nd GIG - Tachikoma na Hibi Ghost in the Shell: Stand Alone Complex 2nd GIG Ghost in the Shell: Stand Alone Complex Ghost in the Shell: Tachikoma na Hibi Ghost in the Shell: The New Movie Virtual Reality Diver Ghost in the Shell: Uchikomatic Days Ghost in the Shell Ghost Messenger Ghost Stories Ghost Sweeper GS Mikami Giant Gorg Giant Killing Giant Robo Gaiden Ginrei Giant Robo Gift: Eternal Rainbow Special Gift: Eternal Rainbow Gifuu Doudou!!: Kanetsugu to Keiji Giga Tribe Gilgamesh Gin no Otoko Gin no Rousokutate Gin no Saji 2nd Season Gin no Saji Ginban Kaleidoscope Ginga Densetsu Weed Ginga e Kickoff!!: Natsuyasumi Special Ginga e Kickoff!! Ginga Eiyuu Densetsu (2017) Ginga Hyouryuu Vifam 13 Ginga Hyouryuu Vifam: Atsumatta 13-nin Ginga Hyouryuu Vifam: Chicago Super Police 13 Ginga Hyouryuu Vifam: Kachua Kara no Tayori Ginga Hyouryuu Vifam: Keito no Kioku - Namida no Dakkai Sakusen Ginga Hyouryuu Vifam: Kieta 12-nin Ginga Hyouryuu Vifam Ginga Jinpuu Jinraiger Ginga Kikoutai: Majestic Prince Ginga Nagareboshi Gin Ginga no Uo Ursa minor Blue Ginga Patrol PJ Ginga Reppuu Baxingar Ginga Sengoku Yuuden Rai Ginga Senpuu Braiger Ginga Shippuu Sasuraiger Ginga Shounen Tai Ginga Tetsudou 999 (ONA) Ginga Tetsudou 999 (phim) Ginga Tetsudou 999 for Planetarium Ginga Tetsudou 999: Akai Hoshi Betelgeuze - Inochi no Kagayaki Ginga Tetsudou 999: Diamond Ring no Kanata e Ginga Tetsudou 999: Eien no Tabibito Emeraldas Ginga Tetsudou 999: Eternal Fantasy Ginga Tetsudou 999: Glass no Clair Ginga Tetsudou 999: Hoshizora wa Time Machine Ginga Tetsudou 999: Kimi wa Haha no You ni Aiseru ka!! Ginga Tetsudou 999: Kimi wa Senshi no You ni Ikirareru ka? Ginga Tetsudou 999: Niji no Michishirube Ginga Tetsudou 999: Shounen no Tabidachi to Wakare Ginga Tetsudou 999 Gingitsune Gin'iro no Kami no Agito Gin'iro no Olynsis Ginmaku Hetalia Axis Powers: Paint it, White Gintama (2013) Gintama' Enchousen Gintama Jump Anime Tour 2008 Special Gintama Jump Festa 2005 Special Gintama Jump Festa 2014 Special Gintama Jump Festa 2015 Special Gintama OVA Gintama x Mameshiba Gintama: Dai Hanseikai Gintama: Shinyaku Benizakura-hen Special Gintama: Shinyaku Benizakura-hen Gintama: Yorinuki Gintama-san on Theater 2D Gintama Gintama' Gintama° Giovanni no Shima Girlfriend (Kari) Girls Bravo: Second Season Girls Bravo Girls und Panzer Heartful Tank Disc: Fushou - Akiyama Yukari no Sensha Kouza Girls und Panzer Movie Girls und Panzer Picture Drama Girls und Panzer Specials Girls und Panzer: Fushou - Akiyama Yukari no Sensha Kouza Girls und Panzer: Shoukai Shimasu! Girls und Panzer Girls' Work Gisoku no Moses GJ-bu@ GJ-bu Glass Mask (2005) Glass Mask: The Girl of a Thousand Masks Glass Mask Glass no Chikyuu wo Sukue Unico Tokubetsu Hen Glass no Kamen (2005) Glass no Kamen Desu ga the Movie: Onna Spy no Koi! Murasaki no Bara wa Kiken na Kaori!? Glass no Kamen Desu ga to Z Glass no Kamen Desu ga Glass no Kamen Glass no Kantai Specials Glass no Kantai Glass no Usagi Glasslip Glassy Ocean Gloria Go Go Toraemon Go! Go! 575: Meippai ni, Hajiketeru? Go! Go! 575 Go! Go! Ackman Go! Go! Itsutsugo Land Go! Go! Kadendanshi Season 2 Go! Go! Kadendanshi Go! Go! Vejitan Go! Princess Precure Movie Go! Princess Precure Go! Samurai Goal Field Hunter Goannai Shimasu Another World e Gochuumon wa Usagi Desu ka? 2 Gochuumon wa Usagi Desu ka? God Bless Dancougar God Eater Prologue God Eater God Mazinger Goddamn GO-GO Tamagotchi! Gohan Kaijuu Pap Gohiki no Kobuta to Charleston Go-hiki no Kozaru-tachi Goi-sensei to Tarou Gokicha!! Cockroach Girl! Gokinjo Monogatari the Movie Gokinjo Monogatari Goku II: Midnight Eye Goku Sayonara Zetsubou Sensei Goku: Midnight Eye Gokudou Sakaba Denden: Gokudou Daisensou Gaiden Gokudou-kun Manyuuki Gokujo.: Souda Onsen ni Ikou!! Gokujou Seitoka Gokujou!! Mecha Mote Iinchou Second Collection Gokujou!! Mecha Mote Iinchou Gokujou Gokukoku no Brynhildr Special Gokukoku no Brynhildr Gokusen Gokuu no Daibouken Pilot Gokuu no Daibouken Gokyoudai Monogatari Gold Pencil And Alien Boy Golden Batman Golden Boy Golden Kids Golden Warrior: The Gold Lightan Goldfish Fetish Golgo 13: Queen Bee Golgo 13 Goman-hiki Gomen ne, Mii-chan Gon 2nd Season G-On Riders Special G-On Riders Gon Gondora Gongitsune Good Morning Althea Good Morning Call Good Morning!!! Doronjo Good Morning Good-by Marilyn Good-bye Elvis and USA Go-Q-Choji Ikkiman Gordian Warrior Gorillaman Goro-chan Gosenzosama Banbanzai! Goshuushou-sama Ninomiya-kun Gosick Gothicmade: Hana no Utame Goulart Knights: Evoked The Beginning Black Goulart Knights: Evoked the Beginning White Gowappa 5 Gordam Gozonji! Gekkou Kamen-kun GR: Giant Robo Graduation Granblue Fantasy Grandeek Grander Musashi RV Grander Musashi Graphillion: Kazoeage Oneesan wo Sukue Grappler Baki The Ultimate Fighter Grasshopper Monogatari Gravion Zwei Gravion Gravitation: Lyrics of Love Gravitation Great Dangaioh Great Hunt Great Mazinger vs. Getter Robo G: Kuuchuu Dai-Gekitotsu Great Mazinger vs. Getter Robo Great Mazinger Great Rabbit Great Teacher Onizuka Greed Greek Roman Sinhwa: Olympus Guardian Green Dakara x Bakemono no Ko Green Days Green Green Character DVD Green Green OVA Green Green Green Legend Ran Green Saver Gregory Horror Show: The Bloody Karte Gregory Horror Show: The Last Train Gregory Horror Show: The Second Guest Gregory Horror Show Grenadier Specials Grenadier Grendizer Giga Grendizer: Getter Robo G - Great Mazinger Kessen! Daikaijuu Grey: Digital Target Grim Grimm Douwa: Kin no Tori Grimm Masterpiece Theater II] Grimm Masterpiece Theater Grisaia no Meikyuu Special Grisaia no Rakuen Specials Groizer X] Groove Adventure Rave Ground Defence Mao-chan Growlanser IV: Wayfarer of the Time GS Mikami: Gokuraku Daisakusen!! G-Taste (2010) Guardian Hearts Guardian Hearts-Power UP! Gudaguda Fairies Gude Crest Gudetama Gu-Gu Ganmo (phim) Gu-Gu Ganmo Gugure! Kokkuri-san Specials Gugure! Kokkuri-san Guilstein Guilty Crown Kiseki: Reassortment Guilty Crown Special Guilty Crown: Lost Christmas Guilty Crown Guin Saga Guitar (anime) Guitar Shoujo! Gulliver Funtouki Gulliver no Uchuu Ryokou Gun Frontier Gun x Sword-San GUNbare! Game Tengoku 2 the Movie Gunbuster Renewal EX Gunbuster vs. Diebuster Gundam Build Fighters OVA Gundam Build Fighters Specials Gundam Build Fighters Try OVA Gundam Build Fighters Try Gundam Build Fighters Gundam Evolve Gundam G no Reconguista - From the Past to the Future Gundam Neo Experience 0087: Green Divers Gundam: G no Reconguista Gundam: Mission to the Rise Gundan Seisenshi Robin Jr Gun-dou Musashi Recap Gun-dou Musashi Gundress Gungrave Gunners Gunnm 3D Special Gunparade March: Arata Naru Kougunka Gunparade Orchestra OVA Gunparade Orchestra Gunslinger Girl: Il Teatrino OVA Gunslinger Girl: Il Teatrino Gunslinger Girl Gunslinger Stratos The Animation - Bunki/Futatsu no Mirai Gunslinger Stratos The Animation - Kikan/Kaze no Yukue Gunslinger Stratos: The Animation Gunslinger Stratos Gunsmith Cats Gun x Sword Guru Guru Town Hanamaru-kun Guskou Budori no Denki (2012) Guskou Budori no Denki Gutchonpa Omoshiro Hanashi Guy Double Target Gyagu Manga Biyori + Gyagu Manga Biyori 2 Gyagu Manga Biyori 3 Gyagu Manga Biyori Jump Festa 2002 Special Gyagu Manga Biyori Gyakuten Saiban Gyo Gyouten Ningen Batsealer == H == H. P. Lovecraft's The Dunwich Horror and Other Stories H2 H2O: Footprints in the Sand Haai Step Jun Hachijunichikan Sekai Isshuu Hachikadzuki-hime Hacka Doll the Animation Hacka Doll Hadakya no Otonosama Hadashi Neko Hadashi no Gen 2 Hadashi no Gen Haedori Daemoheom Hage Hagure Yuusha no Estetica: Hajirai Ippai Hagure Yuusha no Estetica Haguregumo Haha Uzura Haha wo Tazunete Sanzenri Specials Haha wo Tazunete Sanzenri Hai to Gensou no Grimgar Hai! Akko Desu Haibane Renmei Haifuri Haikara-san ga Tooru Haikyuu!! 2 Haikyuu!! Jump Festa 2015 Special Haikyuu!! Movie 1: Owari to Hajimari Haikyuu!! Movie 2: Shousha to Haisha Haikyuu!! Quest Picture Drama Haikyuu!!: Jump Festa 2014 Special Haikyuu!! Hairy Tale Haitai Nanafa 2 Haitai Nanafa Haiyore! Nyaruko-san F Haiyore! Nyaruko-san W OVA Haiyore! Nyaruko-san W Haiyore! Nyaruko-san: Yasashii Teki no Shitome-kata Haiyoru! Nyaruani: Remember My Love(craft-sensei) Special Haiyoru! Nyaruani: Remember My Love(craft-sensei) Haiyoru! Nyaruani Haiyoru! Nyaruko-san Hajimari no Boukenshatachi: Legend of Crystania Hajime Ningen Gon Hajime Ningen Gyatoruz Hajime no Ippo Special Hajime no Ippo: Champion Road Hajime no Ippo: Mashiba vs. Kimura Hajime no Ippo: New Challenger Hajime no Ippo: Rising Hajime no Ippo Hajimete no Christmas Hakaba Kitarou Hakimono to Kasa no Monogatari Hakken Taiken Daisuki! Shimajirou Hakkenden: Touhou Hakken Ibun 2 Hakkenden: Touhou Hakken Ibun Hakubutsushi Hakuchuu Meikyuu Hakugei: Legend of the Moby Dick Hakujaden Hakuouki Hekketsuroku Episode 0 Hakuouki Hekketsuroku OVA Hakuouki Hekketsuroku Hakuouki Reimeiroku Tokuten Disc Hakuouki Reimeiroku Hakuouki Shinsengumi Kitan Movie 1 Hakuouki Shinsengumi Kitan Movie 2 Hakuouki Hakusai Anime Bangai-hen Hakusai Anime Hakushaku to Yousei Specials Hakushaku to Yousei Hakushon Daimaou Hal & Bons Hal no Fue Hal Halo Legends Hamatora Movie Hamatora The Animation: Saishuukai Chokuzen! Mao ga Okuru Soushuuhen Special Hamatora The Animation Hamos: The Green Chariot Hamster Club Hamster Sam Hamtaro Movie 1: Ham Ham Land Daibouken Hamtaro Movie 2: Ham Ham Ham~Jya! Maboroshi no Princess Hamtaro Movie 3: Ham Ham Grand Prix Aurora Tani no Kiseki - Ribon-chan Kikiippatsu! Hamtaro Movie 4: Hamtaro to Fushigi no Oni no Emon Tou Hamtaro OVA 1: Hamtaro no Otanjoubi ~Mama o Tasunete Sanzen Techi Techi~ Hamtaro OVA 2: Hamuchanzu no Takara Sagashi Daisaku - Hamuha! Suteki na Umi no Natsuyasumi Hamtaro OVA 3: Hamuchanzu to Niji no Kuni no Oujisama - Sekai de Ichiban no Takaramono Hamtaro OVA 4: Hamuchanzu no Mezase! Hamuhamu Kin Medal ~Hashire! Hashire! Daisakusen~ Hamtaro Hamuko Mairu! Hana Hen Hana Ichi Monme Hana no Asukagumi! 2: Lonely Cats Battle Royale Hana no Hanashi Hana no Hi Hana no Kage Hana no Kakarichou Hana no Ko Lunlun: Konnichiwa Sakura no Sono Hana no Ko Lunlun Hana no Mahou Tsukai Mary Bell: Phoenix no Kagi Hana no Mahou Tsukai Mary Bell Hana no Zundamaru: Junk Hana no Zundamaru Hana to Alice: Satsujin Jiken Hana to Chou Hana to Mogura Hana to Shounen Hana wa Saku: Touhoku ni Saku Hana wa Saku Hana yori Dango (phim) Hana yori Dango Hana Hanabeam Hanabi Hanada Shounen-shi Hanakappa Movie: Hana-sake! Pakkaan Chou no Kuni no Daibouken Hanakappa no Koutsuu Anzen Cake wo Momomete Migi, Hidari, Migi Hanakappa Hanamaru Koutsuu Anzen Hanamaru Youchien: Panda Neko Taisou Hanamaru Youchien Hanamonogatari Hanaori Hanappe Bazooka Hanasaka Jiisan Hanasaka Jijii Hanasaka Tenshi Tenten-kun Hanasakeru Seishounen Recaps Hanasakeru Seishounen Hanasaku Iroha: Home Sweet Home Hanasaku Iroha Hanaukyou Maid-tai OVA Hanaukyou Maid-tai: La Verite Hanaukyou Maid-tai Hanawa Hekonai Kappa Matsuri Hanayaka Nari, Waga Ichizoku Hanbun no Tsuki ga Noboru Sora Hand Maid Mai Hand Maid May Special Hand Maid May Handsome Girl Hangyodon no 007/2: Doctor Sunday Arawaru no Maki Hangyodon no Hadaka no Ou-sama Hangyodon no Parallel Daisakusen: Hana no Oedo wa Oosawagi Hangyodon no Parallel Daisakusen: Kyouryuu Oukoku wa Oosawagi Hangyodon no Parallel Daisakusen: Mirai Sekai wa Oosawagi Hanoka Special Hanoka Hanshin Awaji Daishinsai ni Manabu: Boku wa, Ano Hi wo Wasurenai Hantsu x Trash Happening Star Happiness Charge Precure! (Movie) Happiness Charge Precure! Happiness! De-Lucks First Press Special OVA Happiness! Happy Birthday, Inochi Kagayaku Toki Happy ComeCome Happy George Happy Happy Clover Happy Kappy Recap Happy Kappy Happy Lesson Advance Happy Lesson the Final Happy Lesson TV Special Happy Lesson TV Happy Lesson Happy Seven: The TV Manga Happy World! Happy☆Lucky Bikkuriman Harbor Light Monogatari: Fashion Lala Yori Harbor Tale Hard & Loose Hare Tokidoki Buta TV Hare Tokidoki Buta Hareluya II Boy Harinezumi Harisu no Kaze Harley Spiny Harlock Saga Harmonie Harmony Haru no Ashioto The Movie: Ourin Dakkan Haru no Shikumi Haru no Uta Haru wa Kuru Haru wo Daiteita Haruchika: Haruta to Chika wa Seishun Suru Harukanaru Toki ni Naka de 3: Onsen Chibi Special Harukanaru Toki ni Naka de 3: Owarinaki Unmei Harukanaru Toki no Naka de 2: Shiroki Ryuu no Miko Harukanaru Toki no Naka de 3: Kurenai no Tsuki Harukanaru Toki no Naka de: Ajisai Yumegatari Harukanaru Toki no Naka de: Character Endings Harukanaru Toki no Naka de: Hachiyou Shou Recap Harukanaru Toki no Naka de: Hachiyou Shou Harukanaru Toki no Naka de: Kokoro no Yukue Harukanaru Toki no Naka de: Maihitoyo Haruko no Bouken Harumi-chan no Oita Haruwo Hashi no Mukou Hashire Melos! Hashire Melos Hashire! Shiroi Ookami Hasu no Yousei: Bonyo Bonyo Hatara Kids Mai Ham Gumi Hataraki Man Hataraku Maou-sama! Hate You Hatenkou Yuugi Hato no Oyomesan Hato yo: Hiroshima no Sora wo Hatsukoi Limited Hatsukoi Limited Specials Hatsukoi Monster HATSUNE MIKU × TETSUYA NOMURA Haunted Junction Hayabusa: Back to the Earth - Kikan Hayabusa: Back to the Earth Hayate no Gotoku! (phim) Hayate no Gotoku! Can't Take My Eyes Off You Hayate no Gotoku! Cuties Hayate no Gotoku! OVA Hayate no Gotoku!! OVA Hayate no Gotoku!! Hayate no Gotoku! Hayou no Ken: Shikkoku no Mashou Hazedon He is My Master Head Spoon Heart Cocktail Again Heart Cocktail Heart no Kuni no Alice: Wonderful Wonder World Heartcatch Precure! Hana no To de Fashion Show... Desu ka!? Heartcatch Precure! HeatGuy J Special HeatGuy J Heavy Metal L-Gaim I: Pentagona Window + Lady Gyabure Heavy Metal L-Gaim II: Farewell My Lovely + Pentagona Doors Heavy Metal L-Gaim III: Full Metal Soldier Heavy Metal L-Gaim Heavy Object Heavy Heisei Harenchi Gakuen Heisei Inu Monogatari Bow Movie Heisei Inu Monogatari Bow Heisei no Cinderella: Kiko-sama Monogatari Heisei Policemen!! Heisei Tensai Bakabon Helen Keller Monogatari: Ai to Hikari no Tenshi Heli-Tako Puu-chan Hell Target Hello Kitty and Friends Hello Kitty no Alps no Shoujo Heidi II: Klara to no Deai Hello Kitty no Alps no Shoujo Heidi Hello Kitty no Cinderella (OVA) Hello Kitty no Cinderella Hello Kitty no Circus ga Yatte Kita Hello Kitty no Fushigi na Mizuumi Hello Kitty no Fushigi no Kuni no Alice Hello Kitty no Hajimete no Christmas Cake Hello Kitty no Hakuchou no Ouji Hello Kitty no Hansel to Gretel Hello Kitty no Happy! Kasou Taikai Hello Kitty no Kaguya-hime Hello Kitty no Kieta Santa-san no Boushi Hello Kitty no Kieta Santa-san no Okurimono Hello Kitty no Kurumi Wari Ningyou Hello Kitty no London ni Orita Uchuujin Hello Kitty no Mahou no Mori no Ohime-sama Hello Kitty no Mahou no Ringo Hello Kitty no Match Uri Shoujo Hello Kitty no Minna no Mori wo Mamore! Hello Kitty no Minna no Tanoshii Natsuyasumi Hello Kitty no Momotarou Hello Kitty no Nagagutsu wo Naita Neko Hello Kitty no Nemureru Mori no Bijo Hello Kitty no Okaze wo Hiita Santa-san Hello Kitty no Ou-sama no Mimi wa Roba no Mimi Hello Kitty no Oyayubi Hime Hello Kitty no Papa Nante Daikirai Hello Kitty no Sanbiki no Kobuta Hello Kitty no Santa-san ga Futari Ita Hello Kitty no Shiawase no Aoi Hotaru Hello Kitty no Shiawase no Tulip Hello Kitty no Shirayuki-hime (OVA) Hello Kitty no Shirayuki-hime Hello Kitty no Shoukoujo Hello Kitty no Suteki na Kyoudai Hello Kitty no Tomatta Big Ben Hello Kitty no Yappari Mama ga Suki Hello Kitty no Yuki no Joou Hello Kitty no Yume Dorobou Hello Kitty no Yume no Oshiro no Ouji-sama Hello Kitty no Yuubinya-san Arigatou Hello Kitty to Issho Hello Kitty to Miyou: Aesop Monogatari Hello Kitty: Ringo no Mori no Fantasy Hello Kitty: Ringo no Mori no Mystery Hello Kitty: Ringo no Mori to Parallel Town Hello Kitty: Stump Village Hello Kitty Hello Kitty's Animation Theater Hello Kitty's Paradise Hello! Lady Lynn Hello! Sandybell Hell's Angels Hellsing I: Digest for Freaks Hellsing Ultimate Hellsing: Psalm of Darkness Hellsing: The Dawn Hellsing Hen Zemi (TV) Hen Zemi Henbe Henkei Sakuhin Dai 1 Ban Henkei Sakuhin Dai 2 Ban Henna ABC Henna Ie! Hennako-chan Henshin Gattai! 5 tsu no Atsuki Tamashii Hentai Ouji to Warawanai Neko: Henneko BBS Hentai Ouji to Warawanai Neko Henteko na Volunteer Here is Greenwood Hermes: Winds of Love Hero Bank Hero Company Hero Hero-kun Heroic Age Heroman Specials Heroman Hetalia Axis Powers Fan Disc Hetalia Axis Powers Hetalia The World Twinkle Extra Episodes Hetalia World Series Extra Episodes Hetalia World Series Hetalia: The Beautiful World Extra Disc Hetalia: The Beautiful World Specials Hetalia: The Beautiful World Hetalia: The World Twinkle Heungnyongwanggwa Bihodongja Hey Yo Yorang Hey! Bumboo Heya/Keitai Hi Asobi wa Kaji no Moto: Kenta to Nyanta no Hi no Youjin Hi no Ame ga Furu Hi no Tori 2772: Ai no CosmoZone Hi no Tori: Hagoromo Hen Hi no Tori: Houou Hen Hi no Tori: Kizuna Hen Hi no Tori: Uchuu Hen Hi no Tori: Yamato Hen Hi no Tori Hi no Youjin Hiatari Ryokou! Yume no Naka ni Kimi ga Ita Hiatari Ryoukou! Hibari no Yadogae Hibike! Euphonium 2 Hibike! Euphonium Kakedasu Monaka Hibike! Euphonium Suisougaku-bu no Nichijou Hibike! Euphonium: Kitauji Koukou Suisougaku-bu e Youkoso Hibike! Wadaiko Hidamari no Ie Hidamari no Ki Hidamari Sketch Specials Hidamari Sketch x ☆☆☆ Specials Hidamari Sketch x ☆☆☆ Hidamari Sketch x 365 Specials Hidamari Sketch x 365 Hidamari Sketch x Honeycomb Hidamari Sketch x SP Hidamari Sketch: Chou Hidamatsuri Special Hidamari Sketch: Sae Hiro Sotsugyou-hen Hidamari Sketch Hidan no Aria AA Hidan no Aria Special Hidan no Aria Hidari no O'Clock!! Higashi no Eden Soushuuhen: Air Communication Higashi no Eden: Falling Down Higashi no Eden: Gekijouban I The King of Eden Higashi no Eden: Gekijouban II Paradise Lost Higashi no Eden Higenashi Gogejabaru Higepiyo High School Agent High School DxD New: Oppai, Tsutsumimasu! High School Girls Specials High School Girls High School Jingi High School Mystery: Gakuen Nanafushigi High School Star Musical High School! Kimengumi (phim) High School! Kimengumi High Score Girl High Score High☆Speed!: Free! Starting Days Highlander: Vengeance Highschool Aurabuster: Hikari no Mezame Highschool DxD BorN Ishibumi Ichiei Kanzen Kanshuu! Mousou Bakuyou Kaijo Original Video Highschool DxD BorN Yomigaeranai Fushichou Highschool DxD BorN Highschool DxD New Highschool DxD Special Highschool DxD Highschool of the Dead: Drifters of the Dead Highschool of the Dead Highway Jenny Higurashi no Naku Koro ni Kai Specials Higurashi no Naku Koro ni Kai Higurashi no Naku Koro ni Kira Higurashi no Naku Koro ni Rei Higurashi no Naku Koro ni Special: Nekogoroshi-hen Higurashi no Naku Koro ni Hiiro no Kakera Dai Ni Shou Hiiro no Kakera: Totsugeki! Tonari no Ikemenzu Hiiro no Kakera Hijikata Toshizo: Shiro no Kiseki Hikari no Densetsu Hikari no Megami Hikaru no Go Hikaru no Go Special Hikaru no Go: Journey to the North Star Cup Hikaru no Go: New Year Special Hikawa Maru Monogatari Hikenai Guitar wo Hikundaze Himalaya no Hikari no Oukoku Himawari no You ni Himawari!! Himawari! Hime Chen! Otogi Chikku Idol Lilpri (2011) Hime Chen! Otogi Chikku Idol Lilpri Hime Gal♥Paradise: Maji de Koisuru 5 Byou Mae-ssu!? no Maki Hime-chan no Ribbon Himegoto Hime-sama Goyojin Himeyuri Himiko-Den Himitsu no Akko-chan 2 Himitsu no Akko-chan 3 Himitsu no Akko-chan Movie Himitsu no Akko-chan: Umi da! Obake da!! Natsu Matsuri Himitsu no Akko-chan Himitsu no Hanazono Himitsu: Top Secret Himitsu Himitsukessha Taka no Tsume Countdown Himitsukessha Taka no Tsume DO Himitsukessha Taka no Tsume EX Himitsukessha Taka no Tsume Gaiden: Mukashi no Yoshida-kun Himitsukessha Taka no Tsume MAX Himitsukessha Taka no Tsume NEO Himitsukessha Taka no Tsume The Movie 1: Soutou wa Nido Shinu Himitsukessha Taka no Tsume The Movie 2: Watashi o Aishita Kuro Oolong-Cha [[Himitsukessha Taka no Tsume The Movie 3: http://takanotsume.jp wa Eien ni]] Himitsukessha Taka no Tsume The Movie 4: Kaspersky wo Motsu Otoko Himitsukessha Taka no Tsume THE PLANETARIUM: Burabura! Black Hole no Nazo [[himitsukesshatakanotsume.jp (OVA)]] [[himitsukesshatakanotsume.jp]] Himouto! Umaru-chan: Umaru-chan Mou Ikkai! Himouto! Umaru-chan Himouto! Umaru-chan'S Hinabachi: BEE Hinata no Aoshigure Hino Hideshi Toukaidou Yotsuya Kaidan Hinomaru Hatanosuke: Bakemonoyashiki no Maki Hinomaru Hatanosuke: Inazuma-gumi Tobatsu no Maki Hinomaru Tarou: Musha Shugyou no Maki Hipira-kun ONA Hipira-kun Special Hipira-kun Hiroshima e no Tabi Hiroshima ni Ichiban Densha ga Hashitta Hi-Speed Jecy Histoire d'Etty Hito Ken Mamrou-kun to Ayumi-chan Sekai wo Shiawase ni Hito no Kita Tooku Nagai Michi Hitohira Hitomi no Naka no Shounen: Juugo Shounen Hyouryuuki Hitoribotchi Hitotsu no Hana Hitotsuboshi-ke no Ultra Baasan Hitotsubu ni Kawaranu Ai wo Komete Hitsugi no Chaika OVA Hitsugi no Chaika: Avenging Battle Hitsugi no Chaika Hitsuji no Uta Hiyoko Gumo Hiyokoi (2012) Hiyokoi Hoero! Bun Bun Special Hoero! Bun Bun Hoka Hoka Kazoku Hoka Hoka Oden no Uta Hokkyoku no Muushika Miishika Hokuro Kyodai Full Throttle Hokuto no Ken 2 Hokuto no Ken Ichigo Aji Hokuto no Ken Movie Hokuto No Ken: Legend of Heroes Hokuto no Ken: Raoh Gaiden Gekitou-hen Hokuto no Ken: Raoh Gaiden Junai-hen Hokuto no Ken: Raoh Gaiden Ten no Haoh Hokuto no Ken: Toki-den Hokuto no Ken: Yuria-den Hokuto no Ken: Zero Kenshiro Den Hokuto no Ken Holiday Holy Knight Home My Home Homé-Pato the Movie Homeroom Affairs Hone Hone Rock Honey and Clover Honey and Clover II Honey and Clover Specials Honey Honey no Suteki na Bouken Honey Tokyo Hong Kil-dong Hong Xing Xiao Yong Shi Honoo no Alpen Rose: Judy & Randy Honoo no Alpen Rose Honoo no Labyrinth Honoo no Tenkousei Honto ni Atta Gakkou Kaidan Honto ni Atta! Reibai Sensei Hoozuki no Reitetsu OVA Hoozuki no Reitetsu Hopiwa Chadolbawi Hori-san to Miyamura-kun: Shingakki HORIZON feat. Hatsune Miku Horoscope: Anata no Seiza Hoshi Hen Hoshi Neko Fullhouse Hoshi ni Negai wo: Cold Body + Warm Heart Hoshi ni Negai wo: Fantastic Cat Hoshi no Kirby: Tokubetsu-hen - Taose!! Koukaku Majuu Ebizou Hoshi no ko Chobin Hoshi no Ko Poron Hoshi no Orpheus Hoshi no Oujisama Petit Prince Hoshi no Umi no Amuri Hoshi no Yuuenchi Hoshi Shinichi's Short Shorts Special Hoshi Shinichi's Short Shorts Hoshi Uranai Kirakira Hoshi wo Katta Hi Hoshi wo Ou Kodomo Hoshigari Hime no Bouken Hoshikuzu Paradise Hoshizora e Kakaru Hashi OVA Hoshizora e Kakaru Hashi Hoshizora Kiseki Hoshizora no Violin Hotaru Kagayaku Hotaru no Haka Hotaru no Mau Machi de Hotarubi no Mori e Hotori: Tada Saiwai wo Koinegau Hottarake no Shima: Haruka to Mahou no Kagami Houkago Midnighters Houkago no Ouji-sama Houkago no Pleiades (phim) Houkago no Pleiades: Manner Movie Houkago no Pleiades Houkago no Shokuinshitsu Houkago no Tinker Bell Hourou Musuko OVA Hourou Musuko House Foods: Ouchi de Tabeyou House of Flames Houseki no Kuni Howl's Moving Castle Huckleberry Finn Monogatari Huckleberry no Bouken (phim) Huckleberry no Bouken Human Crossing Human Zoo Humanoid Hundred Hundred Stories Hungry Heart: Wild Striker Hunter x Hunter (2011) Hunter x Hunter Movie Hunter x Hunter OVA Hunter x Hunter Pilot Hunter x Hunter: Greed Island Final Hunter x Hunter: Greed Island Hunter x Hunter: The Last Mission Hunter x Hunter Hurdle Hurricane Live! 2032 Hurricane Live! 2033 Hurricane Polymar (TV) Hurricane Polymar Hustle Punch Hustle!! Tokitama-kun Hwanggeum Nalgae 1.2.3. Hyakka Ryouran ~Otome Ureshi Hazukashi Shoshi no Chigiri~ Hyakka Ryouran: Samurai After Specials Hyakka Ryouran: Samurai After Hyakka Ryouran: Samurai Bride Specials Hyakka Ryouran: Samurai Bride Hyakka Ryouran: Samurai Girls Picture Drama Hyakka Ryouran: Samurai Girls Hyakka Zukan Hyakko OVA Hyakko Hyakujitsu no Bara Specials Hyakujitsu no Bara Hyakujuu-Ou GoLion Hyakumannen Attara, Dousuru? Hybrid Child Hybrid Deka Hyokkori Hyoutan Shima Hyouga Senshi Gaislugger Hyougemono Hyouka OVA Hyouka Hyoutan Suzume Hyoutan Hyper Doll Hyper ERT Hyper Police Hyper Speed GranDoll Hyper-Psychic Geo Garaga == I == I My Me! Strawberry Eggs Ibara-Hime mata wa Nemuri-Hime Iblard Jikan Ice Movie Ice Ichi The Killer: Episode 0 Ichiban Chikaku ni Ichiban Ushiro no Daimaou Specials Ichiban Ushiro no Daimaou Ichi-gan Kuni Ichigeki Sacchuu!! Hoihoi-san: Legacy Ichigeki Sacchuu!! Hoihoi-san Ichigo 100% OVA Ichigo 100% Special 2 Ichigo 100% Special: Jump Festa 2004 Ichigo 100% Ichigo Ichie: Kimi no Kotoba Ichigo Ichie: Koibana Tomobana Ichigo Mashimaro Encore Ichigo Mashimaro Episode 0 Ichigo Mashimaro OVA Ichigo Mashimaro Ichimai no Etegami Ichinen Ikkumi Ichirinsha Iczelion Iczer Reborn Iczer-One Idaten Jump Idea ga Tsukamaranai Idol Ace Idol Defense Force Hummingbird Idol Densetsu Eriko Idol Fight Suchie-Pai 2 Idol Kouhosei Idol Project Idol Tenshi Youkoso Yoko iDOLM@STER Xenoglossia Specials iDOLM@STER Xenoglossia Ie Naki Ko Movie Ie Naki Ko Remi Specials (2001) Ie Naki Ko Remi Specials Ie Naki Ko Remi Ie Naki Ko If I See You in My Dreams If You Were Me: Anima Vision (2005) If You Were Me: Anima Vision 2 (2008) Igano Kabamaru IGPX Immortal Grand Prix 2 IGPX Immortal Grand Prix Ijigen Gattai Mojibakeru Z Ijime Juuyon-sai no Message Ijime wa Zettai Warui! Ijime Ijimekko Ookami to Nana-chan Ijiwaru Baa-san (1996) Ijiwaru Baa-san Ike! Ina-chuu Takkyuubu Ikedaya Soudou Ikeike! Momon-chan Specials Ikeike! Momon-chan Ikemen Kyuugo-tai Nurse Angels Iketeru Futari Ikinari Dagon Ikite Iru Ikiteirutte Subarashii! Ikitemasu, Juugo-san Ikkitousen: Dragon Destiny Specials Ikkitousen: Dragon Destiny Ikkitousen: Extravaganza Epoch Ikkitousen: Great Guardians Specials Ikkitousen: Great Guardians Ikkitousen: Shuugaku Toushi Keppuuroku Ikkitousen: Xtreme Xecutor Specials Ikkitousen: Xtreme Xecutor Ikkitousen Ikkyuu-san (1978) Ikkyuu-san to Yancha Hime Ikkyuu-san: Haru Da! Yancha Hime Ikkyuu-san: Ooabare Yancha-hime Ikkyuu-san Ikoku Irokoi Romantan Ikoku Meiro no Croisée Picture Drama Ikoku Meiro no Croisée Special Ikoku Meiro no Croisée: Yune & Alice Ikoku Meiro no Croisée Ikuze! Gen-san I'll/CKBC I'm here With You Ima, Futari no Michi Ima, Soko ni Iru Boku Imawa no Kuni no Alice Imma Youjo Immortal Grand Prix Imokawa Mukuzo, Genkanban no Maki Imokawa Mukuzo: Chuugaeri no Maki Imouto de Ikou! In The Beginning: The Bible Stories Inaka Isha Inaka Nezumi to Machi Nezumi Inakappe Taishou Inamuranohi Inari, Konkon, Koi Iroha. OVA Inari, Konkon, Koi Iroha. Inazuma Eleven Go 2: Chrono Stone Inazuma Eleven Go Recap Inazuma Eleven Go vs Danball Senki W Movie Inazuma Eleven Go: Galaxy Inazuma Eleven Go: Kyuukyoku no Kizuna Gryphon Inazuma Eleven Go: TCG CM NG-shuu Inazuma Eleven Go Inazuma Eleven the Movie: Saikyou Gundan Ogre Shuurai Inazuma Eleven: Chou Jigen Dream Match Inazuma Eleven Inemuri Buu-chan Inferious Wakusei Senshi Gaiden Condition Green Inferno Cop: Fact Files Inferno Cop Inishie no Megami to Houseki no Ite Initial D Battle Stage 2 Initial D Battle Stage Initial D Extra Stage 2 Initial D Extra Stage Initial D Fifth Stage Initial D Final Stage Initial D First Stage Initial D Fourth Stage Initial D Second Stage Initial D Third Stage Initial D: Project D to the Next Stage - Project D e Mukete Innocent Venus Inochi Kagayaku Akari Inochi no Chikyuu: Dioxin no Natsu Inori no Te Inou-Battle wa Nichijou-kei no Naka de Insomniac Install Pilot Instant History Instant Music Interior Interlude Interstella5555: The 5tory of The 5ecret 5tar 5ystem Introspection Inu to Hasami wa Tsukaiyou Inu x Boku SS Special Inu x Boku SS Inugami-san to Nekoyama-san Special Inugami-san to Nekoyama-san Inui-san! Inukami! the Movie Inukami! Inuki Kanako Zekkyou Collection: Gakkou ga Kowai! Inumarudashi Inuyama Kamiko no Kireigoto ja Owaranai! InuYasha: Guren no Houraijima InuYasha: Kagami no Naka no Mugenjo InuYasha: Kanketsu-hen InuYasha: Kuroi Tessaiga InuYasha: Tenka Hadou no Ken InuYasha: Toki wo Koeru Omoi InuYasha Ippatsu Hicchuu!! Devander Ippatsu Kanta-kun Ippatsu Kiki Musume Ippon Bocho Mantaro Iria: Zeiram the Animation Iriya no Sora, UFO no Natsu Irodorimidori Change Our Mirai! Iron Kid Iron Man: Rise of Technovore Iron Man Iron Virgin Jun Irregular Hunter X: The Day of Sigma Irresponsible Captain Tylor OVA Irresponsible Captain Tylor Iruka to Shounen IS (Infinite・Stratos) Is Pure Bonus Is Pure Is Isekai no Seikishi Monogatari Isewan Taifuu Monogatari Ishida to Asakura Special Ishida to Asakura Ishii Hisaichi no Dai Seikai Ishii Hisaichi no Nanda Kanda Gekijou Ishikeri Ishindenshin Shiyou Ishinomori Shoutarou no Rekishi Adventure Isobe Isobee Monogatari Ukiyo wa Tsurai yo Isobe Isobee Monogatari: Ukiyo wa Tsurai yo Isshoni Sleeping Isshoni Training Ofuro: Bathtime with Hinako & Hiyoko Isshoni Training Isshuukan Friends Specials Isshuukan Friends: Tomodachi to no Omoide Isshuukan Friends Issun-boshi no Shusse Issun-boushi: Chibisuke Monogatari Issunboushi Isu Isuca OVA Isuca It Girl Itazura na Kiss Itazura Post Itazura Tenshi Chippo-chan Itoshi no Betty Mamonogatari Itsudatte My Santa! Itsuka no Main: Kaminari Shounen - Tenta Sanjou! Itsuka Tenma no Kuro Usagi OVA Itsuka Tenma no Kuro Usagi Picture Drama Itsuka Tenma no Kuro Usagi Special Itsuka Tenma no Kuro Usagi Itsumademo Tabibito Itsumo Kokoro ni Taiyou wo! Iwata Kunchi no Obaa-chan Ixion Saga DT Izakaya no Ichiya Izumo: Takeki Tsurugi no Senki IZUMO == J == J League wo 100-bai Tanoshiku Miru Houhou!! Jack to Mame no Ki (1989) Jack to Mame no Ki Jagainu-kun Jakusansei Million Arthur Jam the Housnail Jam Jangdokdae Jankenman: Kaijuu Dai Kessen Jankenman Jarinko Chie (phim) Jarinko Chie Jarujio Animal Jataka Monogatari: Kiniro no Shika Je t'aime Jean Valjean Monogatari Jeonja Ingan 337 Jeremy no Ki Jetter Mars Jewel BEM Hunter Lime Jewelpet Happiness Jewelpet Kira Deco! Jewelpet Magical Change Jewelpet Movie: Sweets Dance Princess Jewelpet Sunshine Jewelpet Tinkle Jewelpet Ji no Nai Hagaki Jibun no Mune ni te wo Atete Jidou Bungaku Library Jigen Sengokushi: Kuro no Shishi - Jinnai Hen Jigoku Koushien Jigoku no Soubee Jigoku Sensei Nube (phim) Jigoku Sensei Nube OVA Jigoku Sensei Nube: Gozen 0 toki Nube Shisu Jigoku Sensei Nube: Kyoufu no Natsu Yasumi! Asashi no Uni no Gensetsu Jigoku Sensei Nube Jigoku Shoujo Jigoku Shoujo Futakomori Jigoku Shoujo Mitsuganae Jigoku Youchien Jigokudou Reikai Tsuushin Jikan Jikuu Tenshou Nazca Jim Button Jingi Jinki:Extend OVA Jinki:Extend Jinkou no Rakuen Jin-Roh: The Wolf Brigade Jinrui wa Suitai Shimashita Specials Jinrui wa Suitai Shimashita: Ningen-san no, Yousei-san Memo Jinrui wa Suitai Shimashita Jinsei Jinzou Konchuu Kabutoborg VxV Jishin da!! Mii-chan no Bousai Kunren Jitsu wa Watashi wa JK Meshi! Joe vs Joe Johnny Cypher JoJo no Kimyo na Boken: Phantom Blood JoJo no Kimyou na Bouken (2000) JoJo no Kimyou na Bouken (2012) JoJo no Kimyou na Bouken Diamond wa Kudakenai JoJo no Kimyou na Bouken: Stardust Crusaders - Egypt Arc JoJo no Kimyou na Bouken: Stardust Crusaders JoJo no Kimyou na Bouken Joker Game Joker: Marginal City Joki Joki Tailor Joou Heika no Petite Angie Jormungand 2 Jormungand: Perfect Order - First Stage Soushuuhen Jormungand Joseito Joshikousei Nobunaga-chan!! Joshiraku OVA Joshiraku Joukamachi no Dandelion Joukyou Monogatari JU Chuuko Jidousha Hanbaishi x Peeping Life Jubilee Judo Sanka Judo-bu Monogatari Juliet Jumping Jungle Book Shounen Mowgli Jungle Boy Jungle de Ikou! Jungle Emperor (1989) Jungle Emperor Leo: The Movie Jungle Kurobee Jungle no Ouja Taa-chan Jungle Taitei Leo: Hon-o-ji Jungle Taitei Movie Jungle Taitei, Susume Leo! Jungle Taitei: Yuuki ga Mirai wo Kaeru Jungle Taitei Jungle wa Itsumo Hare nochi Guu Deluxe Jungle wa Itsumo Hare nochi Guu Final Jungle wa Itsumo Hare nochi Guu Jungle Wars Junjou Romantica 2 Junjou Romantica 3 Junjou Romantica OVA Junjou Romantica Special Junjou Romantica Junk Boy Junkers Come Here: Memories of You Junkers Come Here Junketsu no Maria Junod Jushin Liger Just Awake Justeen Juubee-chan 2: Siberia Yagyuu no Gyakushuu Juubee-chan: Lovely Gantai no Himitsu Juugo Shounen Hyouryuuki: Kaizokujima de! Daibouken Juugo Shounen Hyouryuuki Juujika You and I Juuni Kokuki Juu-nin no Chiisa na Indian Juuou Mujin no Fafnir Juupiki no Kaeru Juuroku Jizou Monogatari Sensou no Gisei ni Natta Kodomo-tachi Juusenshi Gulkeeva Juusou Kikou Dancouga Nova Juuza Engi: Engetsu Sangokuden - Gaiden Youzhou Genya Jyu Oh Sei Jyuushin Enbu: Hero Tales == K == K K (2015) K: Missing Kings - Manner Movie K: Missing Kings Kaba Enchou no Doubutsuen Nikki Kaba no Potomasu Kabba Totto Kabushiki Kaisha Zoo Kabuto Kacchikenee! Kachikachi Yama no Shouboutai Kachikachi Yama Kachou no Koi Kaden Manzai John TV Show! Kaede New Town Kaeru San Yuushi Kaette Kite yoo Toyama kara Kagaku Boukentai Tansar 5 Kagaku na Yatsura Kagami no Genon Kagami Kagayake! Yuujou no V Sign Kage Kara Mamoru! Kage no Kodomo Kage Kagee Aesop Monogatari Kagee Grimm Douwa Kagee Mukashibanashi Kagerouka-kun Kagewani Kagihime Monogatari Eikyuu Alice Rinbukyoku Kagirinaki Rakuen Kaguya-hime no Monogatari Kaguya-hime: Taketori Monogatari Kaguya-hime Kai Doh Maru Kai Douryoku Real Kai Douryoku Kaiba Kaibutsu Oujo (OVA) Specials Kaibutsu Oujo OVA Kaibutsu Oujo Special Kaibutsu Oujo Kaibutsu-kun 2 Kaibutsu-kun: Demon no Ken Kaibutsu-kun: Kaibutsu Land e no Shoutai Kaibutsu-kun Kaichou wa Maid-sama! LaLa Special Kaichou wa Maid-sama! Kaichuu! Kaidan Restaurant Kaidan Kaiji: Hakairoku Hen Kaiji Kaijuu no Ballad Kaijuu Sakaba Kanpai! Kaikan Phrase Kaiketsu Tamagon Kaiketsu Zorori (phim) Kaiketsu Zorori Da-Da-Da-Daibouken! Kaiketsu Zorori Movie: Uchuu no Yuusha-tachi Kaiketsu Zorori: Mahou Tsukai no Deshi / Dai Kaizoku no Takara Sagashi Kaiketsu Zorori: Mamoru ze! Kyouryuu no Tamago Kaiketsu Zorori Kaiketsu Zorro Kairaku no Sono Kaitei Daisensou: Ai no 20,000 Miles Kaitei no Boukun Kaitei Sanman Mile Kaitei Shounen Marine Kaitei Toshi no Dekiru Made Kaitou Gary no Nihonjin Kouryakuhou! Kaitou Jigoma Ongaku-hen Kaitou Joker 3rd Season Kaitou Joker Kaitou Lupin: 813 no Nazo Kaitou Pride Kaitou Reinya Pilot Kaitou Reinya Kaitou Saint Tail Kaitou Tenshi Twin Angel (TV) Kaitou Tenshi Twin Angel: Kyun Kyun☆Tokimeki Paradise!! OVA Kaitou Tenshi Twin Angel: Kyun Kyun☆Tokimeki Paradise!! Kaitou Tenshi Twin Angel Kaizoku Ouji Kakari Kakashi Anbu Hen: Yami wo Ikiru Shinobu Kakinoki Mokkii Kakko Kawaii Sengen! 2 Kakko Kawaii Sengen! Specials Kakko Kawaii Sengen! Kakkun Cafe Kakomareta Sekai Kakumei no Wakaki Sora Kakumeiki Valvrave 2nd Season Kakumeiki Valvrave Recaps Kakumeiki Valvrave Kakumei-teki Broadway Shugisha Doumei Kakurenbo Kakusensou Kakyuusei (1999) Kakyuusei 2 Kaleido Star: It's Good! Goood!! Kaleido Star: Legend of Phoenix Kaleido Star: New Wings Extra Stage Kaleido Star Kamaishi no "Kiseki": Inochi wo Mamoru Tokubetsu Jugyou Kamen no Maid Guy OVA Kamen no Maid Guy Kamen no Marionette-tachi Kamen no Ninja Akakage Kamen Rider Den-O: Imagin Anime 2 Kamen Rider Den-O: Imagin Anime 3 Kamen Rider Den-O: Imagin Anime Kamen Rider Fourze X Crayon Shin-chan Kamen Rider SD Kami nomi zo Shiru Sekai 2 Kami nomi zo Shiru Sekai III Kami Nomi zo Shiru Sekai OVA Kami nomi zo Shiru Sekai: Flag 0 Kami nomi zo Shiru Sekai: Natsuiro Surprise Kami nomi zo Shiru Sekai: Tenri-hen Kami nomi zo Shiru Sekai Kamichama Karin Kamichu! Specials Kamichu! Kamigami no Asobi OVA Kamigami no Asobi Specials Kamigami no Asobi Kamikaze Kaitou Jeanne Kaminari Boy Pikkaribee★ Kamisama Dolls Special Kamisama Dolls Kamisama Hajimemashita OVA Kamisama Hajimemashita: Kako-hen Kamisama Hajimemashita Kamisama Hajimemashita◎ Kamisama Kazoku Kamisama Minarai Himitsu no Cocotama Kamisama no Inai Nichiyoubi Special Kamisama no Inai Nichiyoubi Kamisama no Memochou Kamiusagi Rope (OVA) Kamiusagi Rope 2 Specials Kamiusagi Rope 2 Kamiusagi Rope 3 Kamiusagi Rope Movie Episode 0 Kamiusagi Rope Specials Kamiusagi Rope tsuka, Natsuyasumi Rasuichi tte Maji ssuka!? Kamiusagi Rope x AU Collaboration Kamiusagi Rope x Panasonic Collaboration Kamiusagi Rope: Christmas Kamiusagi Rope: Valentine Day-hen Kamiusagi Rope: Warau Asa ni wa Fukuraitaru tte Maji ssuka!? Kamiusagi Rope Kämpfer für die Liebe Kämpfer Picture Drama Kämpfer Kamui the Ninja Kana Kana Kazoku Kakusan Mare Bo ! 1-Wa-5-wa oo Matome Koukai… Ka na? Kana Kana Kazoku Rika in Wonderland Kana Kana Kazoku Shorts Naru Haya Kakusan Kibou Kana Kana Kazoku x Himitsukessha Taka no Tsume Collaboration Film Kana Kana Kazoku: Shinnen no Goaisatsu Kana Kana Kazoku: Stop Rubella Kana Kana Kazoku Kanagatari. Kanabakari.: Kanadian Families Kanai Kanamemo Kanamewo Kanashiki Mongoose Kanashimi no Belladonna Kanbee-kun ga Yuku Kaneko Misuzu: Yasashisa no Fuukei Kangaeru Renshu Kangaroo no Tanjoubi Kangetsu Ittou: Akuryou Kiri Kangoku Gakuen Kanimanji Engi Kankara Sanshin Kankou Taisen Saitama: Sakuya no Tatakai Kannagi Special Kannagi Kannazuki no Miko Kanojo ga Flag wo Oraretara OVA Kanojo ga Flag wo Oraretara Kanojo ga Kanji wo Suki na Riyuu Kanokon Special Kanokon: Manatsu no Dai Shanikusai Specials Kanokon: Manatsu no Dai Shanikusai Kanokon Kanon (2006) Kanon Kazahana Kanon Kansuke-san to Fushigi na Jitensha Kantai Collection KanColle Movie Kantai Collection: Kan Colle Zoku-hen Kantai Collection: Kan Colle Kantoku Fuyuki Todoki Kanzen Shouri Daiteiou Kappa Kawatarou Kappa no Coo to Natsuyasumi Kappa no Kaikata Kappa no Sanpei Kappa no Suribachi Kappa no Ude Kappamaki Kappo Kara no Kyoukai 1: Fukan Fuukei Kara no Kyoukai 2: Satsujin Kousatsu (Part 1) Kara no Kyoukai 3: Tsuukaku Zanryuu Kara no Kyoukai 4: Garan no Dou Kara no Kyoukai 5: Mujun Rasen Kara no Kyoukai 6: Boukyaku Rokuon Kara no Kyoukai 7: Satsujin Kousatsu (Part 2) Kara no Kyoukai Remix: Gate of Seventh Heaven Kara no Kyoukai: Cinema Intros Kara no Kyoukai: Epilogue Kara no Kyoukai: Mirai Fukuin - Extra Chorus Kara no Kyoukai: Mirai Fukuin - Manner Movie Kara no Kyoukai: Mirai Fukuin Kara The Animation Karakuri Kengou Den Musashi Lord Karakuri no Kimi Karaoke Senshi Mike Jirou Karas Karasu no Panya-san/Dorobou Gakkou Karasu no Puuta Karasu Tengu Kabuto Karate Baka Ichidai Kare Baka Wagahai no Kare wa Baka de R Kare Kano Karen Senki Kareshi wa Hammerhead Shark Kariage-kun Karigurashi no Arrietty Karin Karl to Fushigi na Tou Karma Karneval (TV) Karneval Specials Karneval Karo & Piyobupt: A House Karo & Piyobupt: The Sandwiches Karugamo Oyako no Hi no Youjin Karuizawa Syndrome Karura Mau Movie Karura Mau Kaseifu ga Ita Kaseki Dorobou to Kyouryuuseki Kashi no Ki Mokku Kashikokimono Kashimashi: Girl Meets Girl OVA Kashimashi: Girl Meets Girl Kasho no Tsuki Kasumin 2nd Season Kasumin 3rd Season Kasumin Katanagatari Katayoku no Khronos Gear Katekyo Hitman Reborn! Special Katekyo Hitman Reborn!: Mr. Rebokku no Ciao Ciao Interview Katekyo Hitman Reborn! Katsugeki Shoujo Tanteidan Katsuobushi Dayo Jinsei wa Katsura Hime Katta-kun Monogatari Katte ni Kaizou Special Katte ni Kaizou Katte ni Shirokuma Kattobase! Dreamers: Carp Tanjou Monogatari Kawa no Hikari Kawaii Cook-san Kawamo wo Suberu Kaze Kayoe! Chuugaku Kaze no Invitation Kaze no Kokyuu: Animation ni Yoru Oufuku Shokan Kaze no Matasaburou (2016) Kaze no Matasaburou Kaze no Na wa Amnesia Kaze no Naka no Shoujo Kinpatsu no Jenii Kaze no Shoujo Emily Kaze no Stigma Kaze no Tabibito Kaze no Tairiku Kaze no Tani no Nausicaä Kaze no Toori Michi Kaze no Yojimbo Kaze Tachinu Kaze to Ki no Uta Sanctus: Sei Naru Kana Kaze wo Nuke! Kazemakase Tsukikage Ran Kazoku no Hanashi Kazoku Robinson Hyouryuuki: Fushigi na Shima no Flone Specials Kazoku Robinson Hyouryuuki: Fushigi na Shima no Flone Kazu & Yasu Hero Tanjou Keitai Shoujo Kekkai Sensen # 10.5 Soresaemo Saitei de Saikou na Hibi Kekkai Sensen Kekko Kamen Kemeko DX Kemono no Souja Erin: Soushuuhen Kemono no Souja Erin Kemono to Chat Kemonozume Kemushi no Boro Ken to Kaijuu Kenji no Trunk Kenju Giga Kenka no Ato wa Kenkou Zenrakei Suieibu Umishou Kennel Tokorozawa Kennosuke-sama Kenritsu Umisora Koukou Yakyuubu-in Yamashita Tarou-kun Kentauros no Densetsu Kentoushi Kenyuu Densetsu Yaiba Kenzen Robo Daimidaler: Dai Tokkun! Hi-ERo Ryuushi Power Kenzen Robo Daimidaler Kero Kero Chime Kero Kero Keroppi no Aladdin to Mahou no Lamp Kero Kero Keroppi no Bikkuri! Obakeyashiki Kero Kero Keroppi no Boku-tachi no Takaramono Kero Kero Keroppi no Bouken: Pink no Kinoko Kero Kero Keroppi no Christmas Eve no Okurimono Kero Kero Keroppi no Daibouken: Fushigi na Mame no Ki Kero Kero Keroppi no Daibouken Kero Kero Keroppi no Ganbare! Keroppooz Kero Kero Keroppi no Gulliver no Bouken Kero Kero Keroppi no Kero Kero House no Himitsu Kero Kero Keroppi no Kyouryuu ga Deta Kero Kero Keroppi no Mitsubachi Daisoudou Kero Kero Keroppi no Robin Hood Kero Kero Keroppi no Sanjuushi Kero Kero Keroppi no Sora Tobu Yume no Fune Kero Kero Keroppi no Sora wo Tobetara Kero Kero Keroppi no Tomodachi ni Narou yo Kero Kero Keroppi no Tomodachi wa Mahou Tsukai Kero Kero Keroppi no Tomodachitte Ii na Kero Kero Keroppi no Yowamushi-ouji no Daibouken Kero Kero Keroppi: Hasunoue Town Kikiippatsu! Kerokko Demetan Keroro Gunsou Movie 1 Keroro Gunsou Movie 2: Shinkai no Princess de Arimasu! Keroro Gunsou Movie 3: Tenkuu Daikessen de Arimasu! Keroro Gunsou Movie 4: Gekishin Dragon Warriors de Arimasu! Keroro Gunsou Movie 5: Tanjou! Kyuukyoku Keroro, Kiseki no Jikuu-jima, de arimasu!! Keroro Gunsou: KeroZero Shupattsudayo! Zeninshuugou! Keroro Gunsou: Mushakero Ohirome Sengoku Ranstar Dai Battle Keroro Gunsou Keshikasu-kun Kekkaishi Ketsudan Ketsuekigata-kun! 2 Ketsuekigata-kun! 3 Ketsuekigata-kun! Special Ketsuekigata-kun! Ketsuinu Key the Metal Idol Kotonoha no Niwa Ki Fighter Taerang Ki Renka Kiba Kibun wa Uaa Jitsuzai OL Kouza Kick no Oni (1971) Kick no Oni Kick Off 2002 Kick-Heart Kiddy GiRL-AND Pilot Kiddy GiRL-AND Kiddy Grade: Ignition Kiddy Grade: Maelstrom Kiddy Grade: Truth Dawn Kiddy Grade Kidou Shinsengumi Moeyo Ken (TV) Kidou Shinsengumi Moeyo Ken Kid's Castle Kie Saranu Kizuato: Hi no Umi Osaka Kiekaketa Monogataritachi no Tame ni Kigurumikku V3 Kigyou Senshi Yamazaki: Long Distance Call Kihachiro Kawamoto's Self-Portrait Kihei Senki Legacies Kii-chan Watashi, Umarete Kite Yokatta! Kikaider 01: The Animation Kikansha Sensei Kikansha Yaemon: D51 no Daibouken Kikansha Yaemon Kiki to Lala no Aoi Tori Kiki to Lala no Habatake! Pegasus Kiki to Lala no Hakuchouza no Ohime-sama Kiki to Lala no Hansel to Gretel Kiki to Lala no Hoshi no Dance Shoes Kiki to Lala no Mamatte Suteki! Kiki to Lala no Ohime-sama ni Naritai Kiki to Lala no Papa to Mama ni Aitai Kiko-chan Smile Kikou Heidan J-Phoenix: PF Lips Shoutai Kikou Kantai Dairugger XV Kikou Keisatsu Metal Jack Kikou Senki Dragonar Kikou Sennyo Rouran Kikoushi Enma Kiku-chan to Ookami Kikumana Kill la Kill Special Kill la Kill Kill Me Baby: Butsuzou Kegatte Nise Halloween Kill Me Baby Kimagure Orange Road OVA Kimagure Orange Road Pilot Kimagure Orange Road: Soushuuhen Tanabata Special Kimagure Orange Road: Summer's Beginning Kimagure Orange Road Kimagure Robot Kimama ni Idol Kimera Kimezou no Kimarimonku Ja Kimaranee Featuring Sabu-Otoko Kimezou no Kimarimonku Ja Kimaranee Kimi ga Aruji de Shitsuji ga Ore de Kimi ga Nozomu Eien: Gundam Parody Kimi ga Nozomu Eien: Next Season Kimi ga Nozomu Eien Kimi ni Todoke 2nd Season Special Kimi ni Todoke 2nd Season: Kataomoi Kimi ni Todoke 2nd Season Kimi ni Todoke Kimi no Iru Machi OVA Kimi no Iru Machi Kimi no Kokoro wa Kagayaiteru kai? Kimi to Boku 2 Kimi to Boku Kimi wa Sou Kimeta Kimi wa Tomodachi Kimikiss Pure Rouge Special Kimikiss Pure Rouge Kiminari Dousuru? Yuukai Itazura Sarenai Tame ni Kimu no Juujika Kindaichi Shounen no Jikenbo (TV) Kindaichi Shounen no Jikenbo Returns 2nd Season Kindaichi Shounen no Jikenbo Returns Kindaichi Shounen no Jikenbo Specials Kindaichi Shounen no Jikenbo: Kuromajutsu Satsujin Jiken-hen Kindaichi Shounen no Jikenbo: Satsuriku no Deep Blue Kindaichi Shounen no Jikenbo Kindan no Mokushiroku Crystal Triangle King Fang King Kong: 00 1/7 Tom Thumb King of Bandit Jing in Seventh Heaven King of Bandit Jing King of Fighters King of Prism by Pretty Rhythm King of Thorn Kingdom 2 Kingdom of Chaos: Born to Kill Kingdom Kingyo Chuuihou! (phim) Kingyo Chuuihou! Kiniro Mosaic Kiniro no Corda: Blue♪Sky Kiniro no Corda: Primo Passo - Hitonatsu no Encore Kiniro no Corda: Primo Passo Kiniro no Corda: Secondo Passo Kiniro no Kujira Kinken Chochiku Shiobara Tasuke Kinkyuu Hasshin Saver Kids Kinniku Banzuke: Kongou-kun no Daibouken! Kinnikuman (1984) Kinnikuman II Sei Muscle: Ninjin Soudatsu sen! Choujin Daisensou Kinnikuman II sei Ultimate Muscle 2 Kinnikuman II sei Ultimate Muscle Kinnikuman Nisei: Second Generations Kinnikuman Nisei Kinnikuman: Daiabare! Segi Choujin Kinnikuman: Gyakushuu! Uchuu Kakure Choujin Kinnikuman: Haresugata! Seigi Choujin Kinnikuman: Kessen! Shichinin no Seigi Choujin vs Uchuu Nobushi Kinnikuman: Kinnikusei Oui Soudatsu-hen Kinnikuman: New York Kikiippatsu! Kinnikuman: Seigi Choujin vs Kodai Choujin Kinnikuman: Seigi Choujin vs Senshi Choujin Kinnikuman Kino no Tabi: Nanika wo Suru Tame ni - Life Goes On Kino no Tabi: The Beautiful World - Byouki no Kuni: For You Kino no Tabi: The Beautiful World - Tou no Kuni Kino no Tabi: The Beautiful World Kinpatsu no Jeanie Kintarou Taiiku Nikki Kintarou Kinyoru, Abe Reiji Heikin-teki na Salaryman no Ijou na Nichijou Kipling Jr Kira Kira 5th Anniversary Live Anime: Kick Start Generation Kirameki Project Kirara Kirarin Revolution Kirby: Right Back At Ya! Pilot Kirby: Right Back At Ya! Kirepapa Kirin Monoshiri Yakata Kirin no Otenki Mama-san Kiryuu no Mimi Kiseijuu Kiseki Kishin Corps Kishin Houkou Demonbane (2006) Specials Kishin Houkou Demonbane (2006) Kishin Houkou Demonbane Kishin Taisen Gigantic Formula Kiss and Cry Kiss Dum R: Meguriahi Kiss Dum Special Kiss Dum: Engage Planet Kiss wa me ni shite Kiss x Sis (TV) Kiss x Sis Kita e: Diamond Dust Drops Special Kita e: Diamond Dust Drops Kita e: Pure Session Kitakaze Kozou no Kantarou Kitakubu Katsudou Kiroku: Miniature Theater Kitakubu Katsudou Kiroku Kite Liberator Kiteretsu Kitsune no Homerun Ou Kitsune no Kan Chigai Kitsune to Budou Kitsune to Circus Kitsutsuki Keikaku Kitsutsuki: The Ten Hole Stories Kitte no Nai Okurimono Kitty to Daniel no Odoru Santa-san no Himitsu Kitty to Daniel no Suteki na Christmas Kitty to Mimmy no Happy Birthday Kiznaiver Kizu darake no Tenshi-tachi Kizumonogatari Part 2 Nekketsu-hen Kizumonogatari Part 3 Reiketsu-hen Kizumonogatari Kizuna ~Ningen no Uta Part 2~ Kizuna Ichigeki Kizuna: Koi no kara Sawagi Kizuna Kizuoibito Kkomaeosa Ttori Kkureogi Balmyeongwang Knights of Ramune & 40 DX Knights of Ramune & 40 Fire Knights of Ramune & 40 Knights of Ramune & EX Knights of Ramune Knyacki! KO Seiki Beast Sanjuushi Koala Boy Kokki Kobato. Special: Hajimete no Kobato Kobato Kobayashi ga Kawai Sugite Tsurai!! Kobe to Watashi Kobito to Ao Mushi Kobo-chan Kobu-tori (1929) Kobutori (1957) Kobutori Kochira Katsushikaku Kameari Kouenmae Hashutsujo (1996) Kochira Katsushikaku Kameari Kouenmae Hashutsujo The Movie 2: UFO Shuurai! Tornado Daisakusen Kochira Katsushikaku Kameari Kouenmae Hashutsujo The Movie Kochira Katsushika-ku Kamearikouen-mae Hashutsujo Kochira Tamago Outou Negaimasu Kodai Ouja Kyouryuu King: Yokuryuu Densetsu Kodai Ouja Kyouryuu King Kodomo no Jikan OVA Kodomo no Jikan Recap Kodomo no Jikan: Ni Gakki Kodomo no Jikan Kodomo no Kaitei no Koto Kodomo no Keijijougaku Kodomo no Omocha OVA Kodomo no Omocha Koe de Oshigoto! Koe no Katachi Koe wo Kikasete Kogane no Hana Kogepan Kogitsune no Okurimono Kogitsune no Shouboutai Koguma no Koro-chan Koguma no Misha Koha Ginjiro Koharu Biyori Koi Hanabi Koi Kaze Koi Koi 7 Specials Koi Koi 7 Koi Suru Boukun Koi suru Niwatori Koi Suru Tenshi Angelique: Chibi Character Adventure 2 Koi Suru Tenshi Angelique: Chibi Character Adventure Koi Suru Tenshi Angelique: Kagayaki no Ashita Special Koi Suru Tenshi Angelique: Kagayaki no Ashita Koi Suru Tenshi Angelique: Kokoro no Mezameru Toki Koi to Senkyo to Chocolate Special Koi to Senkyo to Chocolate: Ikenai Hazuki-sensei Koi to Senkyo to Chocolate Koi Tsubomi Koi☆Sento Koihime Flash Koihime†Musou OVA Omake Koihime†Musou OVA Koihime†Musou Koi-ken! Koishite!! Namashi-chan Koisuru Niwatori Koitabi: True Tours Nanto Kojika Monogatari Kojiki Hinata Hen Kojin Toshi Kokka Kimigayo Koko ni Iru Kokoro Connect: Michi Random Kokoro Connect Kokoro ga Sakebitagatterunda Kokoro Library: Communication Clips Kokoro Library Kokoro no Catchball Kokoro no Chikara Kokoro no Hanataba Kokoro no Koukyougaku Kokoroya Kokuhaku Kokurikozaka Kara Kōkyōshihen Eureka Seven: New Order Kōkyōshihen Eureka Seven Komachi to Dangorou: Lagoon Stone wo Sagase! Komadori Eiga: Komaneko Komaneko no Christmas: Maigo ni Natta Present Komatsu Sakyo Anime Gekijou Komori Komori-san wa Kotowarenai! Kompeki no Kantai Tokubetsu Hen: Sourai Kaihatsu Monogatari K-ON! (phim) K-ON! Special: Live House! K-ON!! Special K-ON!!: Ura-ON!! K-ON!! K-ON!: Ura-ON! K-ON! Konchuu Monogatari Minashigo Hutch (1989) Konchuu Monogatari Minashigo Hutch Konchuu Monogatari Mitsubachi Hutch: Yuuki no Melody Konchuu Monogatari Tentoumu Chu! To Mitsubachi Hatsu Chu! Konchuu Tsurezuregusa Koneko no Rakugaki Koneko no Studio Konjiki no Gash Bell!! OVA Konjiki no Gash Bell!!: Hashire Gash!! Ubawareta Umagon Konjiki no Gash Bell!! Konjiki no Gash Bell: 101 Banme no Mamono Konjiki no Gash Bell: Mecha Vulkan no Raishuu Konna Ko Iru kana Konna Watashitachi ga Nariyuki de Heroine ni Natta Kekka www (TV): Heroine Kentei Konna Watashitachi ga Nariyuki de Heroine ni Natta Kekka www (TV) Konna Watashitachi ga Nariyuki de Heroine ni Natta Kekka www Konnichiwa Anne Kono Aozora ni Yakusoku wo Kono Bijutsubu ni wa Mondai ga Aru! Kono Danshi, Mahou ga Oshigoto Desu Kono Danshi, Ningyo Hiroimashita Kono Danshi, Sekika ni Nayandemasu Kono Danshi, Uchuujin to Tatakaemasu Kono Mayonnaise wa Yuru Sugiru Kono Naka ni Hitori, Imouto ga Iru!: Ani, Imouto, Koibito Kono Naka ni Hitori, Imouto ga Iru! Kono Sekai no Katasumi ni Kono Shihai Kara no Sotsugyou Kono Sora no Shita de Kono Subarashii Sekai ni Shukufuku wo! Konpeki no Kantai Konpora Kid Koori no Kuni no Misuke Kore ga UFO da! Soratobu Enban Kore wa Zombie Desu ka? Jigokuhen OVA Kore wa Zombie Desu ka? Jigokuhen Kore wa Zombie Desu ka? OVA Kore wa Zombie Desu ka? Korekarasaki, Nando Anata to Korekuraide Utau Koro Koro Kuririn no Inaka no Nezumi Tokai no Nezumi Koro wa Yane no Ue Korogashi Ryouta Korokoro Animal 2 Korokoro Animal Koro's Big Day Out Koroshiya-san: The Hired Gun Kosuke-sama Rikimaru-sama: Konpeitou no Ryuu Kotatsu Neko (ONA) Kotatsu Neko Kotencotenco Kotetsu no Daibouken Kotori Samba Kotoura-san: Haruka no Heya Kotoura-san Kotowaza House Kouchuu Ouja Mushiking Super Battle Movie: Yami no Kaizou Kouchuu Kouchuu Ouja Mushiking: Greatest Champion e no Michi Koufuku Graffiti Kougyou Aika Volley Boys Koukaku Kidoutai Shin Gekijou-ban Virtual Reality Diver Koukaku no Pandora Ghost Urn Koukou Butouden Crows Koume-chan Ga Iku! Kousagi Monogatari Koushisu! Koushoku Ichidai Otoko Koutetsu Jeeg Koutetsu no Vendetta Episode 0 Koutetsu Sangokushi Special Koutetsu Sangokushi Koutetsujou no Cabaneli Koutetsushin Jeeg Kouya no Shounen Isamu Kowabon Kowarekake no Orgel (phim) Kowarekake no Orgel Special Kowarekake no Orgel Kremlin Kubire 3 Sisters Kuchao Kudan Kuiba II Kuiba III Kuiba Kujakuou: Sengoku Tensei Kujakuou Kujibiki Unbalance (2006) Kujibiki Unbalance Kujira (1952) Kujira no Josephina Kujira Kujiratori Kuma Miko Kuma ni Kuwarenu Otoko Kuma no Gakkou: Jackie to Katie Kuma no Minakuro to Kouhei Jiisan Kuma no Puutarou Kumi to Tulip Kumo ga Haretara Kumo ni Noru Kumo no Ito (OVA) Kumo no Ito (Special) Kumo no Ito Kumo to Tulip Kumori Nochi Hare Kunimatsu-sama no Otoridai Kupu~!! Mamegoma! Kurage no Shokudou Kuragehime Specials Kuragehime: Soreike! Amars Tankentai Kuragehime Kurau Phantom Memory Kurayami Santa Kure-nai OVA Kurenai Sanshiro Kure-nai Kuripuri*Kuripura Kuro Kuro ga Ita Natsu Kuro Majo-san ga Tooru!! Kuro no Sumika -Chronus- Kuro to Kin no Hirakanai Kagi Kurogane Communication Kurogane no Linebarrels Specials Kurogane no Linebarrels Kuroi Ame ni Utarete Kuroi Kikori to Shiroi Kikori Kurokami: Intermission Special Kurokami: Tora to Tsubasa Kurokami Kurokan Kuroko no Basket 2 Kuroko no Basket 2nd Season NG-shuu Kuroko no Basket 3rd Season NG-shuu Kuroko no Basket 3rd Season Kuroko no Basket Movie Kuroko no Basket NG-shuu Kuroko no Basket OVA Kuroko no Basket Saikou no Present Desu Kuroko no Basket: Mou Ikkai Yarimasen ka Kuroko no Basket: Oshaberi Demo Shimasen ka Kuroko no Basket: Oshaberi Shiyokka Kuroko no Basket: Tip Off Kuroko no Basket Kuromajo-san ga Tooru!! Kuromajyo-san ga Toru!! 2 Kuronyago Kuroshitsuji II Specials Kuroshitsuji II Kuroshitsuji Picture Drama Kuroshitsuji Recap Kuroshitsuji: Book of Circus Kuroshitsuji: Book of Murder Kuroshitsuji Kurozuka Kurumiwari Ningyou (2014) Kurumiwari Ningyou Kuruneko Season 2 Kuruneko: Kurunekobin Kuruneko: Nyaalock Holmes no Bouken Kuruneko Kusatta Kyoushi no Houteishiki Kuso Kagaku Sekai Gulliver Boy KutsuDaru Kuttsukiboshi Kuuchuu Buranko Kuusen Madoushi Kouhosei no Kyoukan (OVA) Kuusen Madoushi Kouhosei no Kyoukan Kuusou no Sora Tobu Kikaitachi Kuwagata Tsumami Kuzuryuugawa to Shounen KY Kei JC Kuukichan Kyojin no Hoshi (phim) Kyojin no Hoshi: Chizome no Kesshousen Kyojin no Hoshi: Dai League Ball Kyojin no Hoshi: Ike Ike Hyuuma Kyojin no Hoshi: Shukumei no Taiketsu Kyojin no Hoshi Kyokugen Dasshutsu Adv: Zennin Shibou Desu Prologue Kyokujitsu no Kantai Kyomu Senshi Miroku Kyoro-chan no Jishin Youjin Hi no Youjin Kyoro-chan Kyoryu Senso Aizenbogu Kyoshiro to Towa no Sora Specials Kyoshiro to Towa no Sora Kyoto Animation: Hassou-hen Kyoto Animation: Ikitaku Naru Omise-hen Kyoto Animation: Kasa-hen Kyoto Animation: Megane-hen Kyoto Animation: Suiei-hen Kyou kara Maou! 3rd Series Kyou kara Maou! R Kyou kara Maou! Kyou kara Ore wa!! Kyou no Asuka Show Kyou no Go no Ni OVA 2 Kyou no Go no Ni Special Kyou no Go no Ni TV Kyou no Go no Ni Kyou, Koi wo Hajimemasu Kyoufu no Kyou-chan Kyoufu Shinbun (2014) Kyoufu Shinbun Kyoufu! Zombie Neko Kyoukai no Kanata Movie: I'll Be Here - Kako-hen Special Kyoukai no Kanata Movie: I'll Be Here - Kako-hen Kyoukai no Kanata Movie: I'll Be Here - Mirai-hen Kyoukai no Kanata: Idol Saiban! Mayoi Nagara mo Kimi wo Sabaku Tami Kyoukai no Kanata: Mini Theater Kyoukai no Kanata: Shinonome Kyoukai no Kanata Kyoukai no Rinne (TV) 2nd Season Kyoukai no Rinne (TV) Kyoukai no Rinne Kyoukai Senjou no Horizon 2 Kyoukai Senjou no Horizon Specials Kyoukai Senjou no Horizon Kyouran Kazoku Nikki Kyouryoku Boukuusen Kyouryou Pikora Kyouryuu Boukenki Jura Tripper Kyouryuu Tankentai Born Free Kyouryuu Wakusei Kyoushitsu wa Obake ga Ippai/Boku wa Yuusha da zo Kyoushoku Soukou Guyver (1989) Kyoushoku Soukou Guyver (2005) Kyoushoku Soukou Guyver II Kyoushoku Soukou Guyver Kyousou Giga (2012) Kyousou Giga (TV) Specials Kyousou Giga Kyousougiga Kyubi no Kitsune to Tobimaru Kyutai Panic Adventure Returns! Kyutai Panic Adventure! Kyuukyoku Choujin R Kyuukyoku no Chef wa Oishinbo Papa Kyuumei Senshi Nanosaver == L == La Vilaine LuLu L/R: Licensed by Royal Special Ladies versus Butlers! Specials Ladies versus Butlers! Tokuten Disc Music Clip Ladies versus Butlers! Lady Georgie Lady Jewelpet Lady Lady!! (1988) Lady Lady!! Lamune Specials Lamune Lan Mao Lance N' Masques Landlock Landmark Landscape Last Exile: Doyou no Asa Last Exile: Ginyoku no Fam Recap Last Exile: Ginyoku no Fam Last Exile Layton Kyouju to Eien no Utahime Le Chevalier D'Eon Learn to Love Legend of Basara: Shinbashi Theater Legend of Basara Legend of Blue Legend of Crystania OVA Legend of Duo Legend of Lemnear Legend of Lyon Flare Legend of Regios Legend of the Forest Legend of the Galactic Heroes: A Hundred Billion Stars; A Hundred Billion Lights Legend of the Galactic Heroes: Golden Wings Legend of the Galactic Heroes: My Conquest Is the Sea of Stars Legend of the Galactic Heroes: Overture to a New War Legend of the Galactic Heroes: Spiral Labyrinth Legend of the Galactic Heroes Legendary Brave Da Garn Legendz: Tale of the Dragon Kings Lemon Angel (1988) Lemon Angel (1988/II) Lemon Angel Project Lemon Angel YJ Ban Lemon Home Animation Gekijou Lena lena Lensman Les Misérables: Shoujo Cosette Lesson XX Letchu, Getchu, Saru Getchu Let's Nupu Nupu Level E Level-C Licca-chan Fushigi na Fushigi na Yunia Monogatari Licca-chan Fushigi na Mahou no Ring Licca-chan no Nichiyoubi Licca-chan to Mahou no Kuni Licca-chan to Yamaneko Hoshi no Tabi Licensed by Royal Lico & Gli Lies, Lies Life is Cool Life no Color Light Lag Lightning Atom Lightning Trap: Leina & Laika Lightspeed ElectroGod Albegas Like the Clouds, like the Wind Lilac (bombs Jun Togawa) Lily C.A.T. Line Offline: Salaryman Linetown Lingerie Senshi Papillon Rose Litchi☆Hikari Club Little Busters! OVA Little Busters!: EX Little Busters!: Refrain Little Busters! Little Charo 2 Little Charo: Touhoku-hen Little Charo Little El Cid no Bouken Little Girl Little Lulu to Chicchai Nakama Little Nemo Pilot (1987) Little Nemo Pilot Little Nemo: Adventures in Slumberland Little Polar Bear: Shirokuma-kun, Doko e? Little Polar Bear: Shirokuma-kun, Fune ni Noru Little Twins: Bokura no Natsu ga Tondeiku Little Twins Little Witch Academia 2 Little Witch Academia Liv & Bell Live On Cardliver Kakeru Log Horizon Dai 2 Series Log Horizon Recap Log Horizon LolitA☆Strawberry in Summer Lolling Seutajeu (phim) Lolling Seutajeu Long Riders! Lord of Lords Ryu Knight: Adeu Legend Final Lord of Lords Ryu Knight: Adeu Legend II Lord of Lords Ryu Knight: Adeu Legend Lord of Lords Ryu Knight Lost Forest Lost Universe Lost Utopia Loups=Garous Picture Drama Loups=Garous Pilot Loups=Garous Love & Gift Love Get Chu Love Hina Again Love Hina Christmas Special: Silent Eve Love Hina Final Selection Love Hina Spring Special Love Hina: Mokoto no Sentaku Koikaken Love Hina Love Lab Love Like Aliens Love Live! School Idol Project 2nd Season Love Live! School Idol Project Movie Love Live! School Idol Project OVA Love Live! School Idol Project Recap Love Live! School Idol Project μ’s →NEXT Love Live! School Idol Project: Music S.T.A.R.T!! Love Live! School Idol Project: μ's →NEXT LoveLive! 2014 - Endless Parade Makuai Drama Love Live! School Idol Project Love Love? Specials Love Love? Love of Kemoko Love Pheromone Love Position, Legend of the Halley Love Stage!! OVA Love Stage!! Love to Live By Lovedol: Lovely Idol OVA Lovedol: Lovely Idol Loveless Loveless Specials Lovely Complex Lovely Movie: Itoshi no Muco Season 3 Lovely Movie: Itoshi no Muco Series 2 Lovely Movie: Itoshi no Muco Specials Lovely Movie: Itoshi no Muco Lovely x Cation The Animation Luck & Logic Lucky ☆ Star OVA Lucky ☆ Star Luger Code 1951 Luigi's Toy Adventure Lunn wa Kaze no Naka Lupin III (2015) Lupin III vs Meitantei Conan Lupin III vs. Meitantei Conan: The Movie Lupin III: $1 Money Wars Lupin III: Ai no Da Capo - Fujiko's Unlucky Days Lupin III: Alcatraz Connection Lupin III: Babylon no Ougon Densetsu Lupin III: Bye Bye Liberty - Kiki Ippatsu! Lupin III: Cagliostro no Shiro Lupin III: Chi no Kokuin - Eien no Mermaid Lupin III: Dead or Alive Lupin III: Episode 0 'First Contact' Lupin III: Fuma Ichizoku no Imboo Lupin III: Green vs. Red Lupin III: Harimao no Zaiho wo oe!! Lupin III: Hemmingway Paper no Nazo Lupin III: Honou no Kioku ~Tokyo Crisis~ Lupin III: Ikiteita Majutsushi Lupin III: Kiri no Elusive Lupin III: Kutabare! Nostradamus Lupin III: Lupin Ansatsu Shirei Lupin III: Lupin Ikka Seizoroi Lupin III: Lupin vs Fukusei-ningen Lupin III: Moeyo Zantetsuken Lupin III: Napoleon no Jisho wo Ubae Lupin III: Nusumareta Rupan ~Copycat wa Manatsu no Cho~ Lupin III: Otakara Henkyaku Daisakusen!! Lupin III: Part II Lupin III: Part III Lupin III: Pilot Film Lupin III: Princess of the Breeze - Kakusareta Kuuchuu Toshi Lupin III: Russia yori Ai wo Komete Lupin III: Secret Files Lupin III: Seven Days Rhapsody Lupin III: Sweet Lost Night ~Mahou no Lamp wa Akumu no Yokan~ Lupin III: Tenshi no sakuryaku takutikusu Yume no kakera wa koroshi no kaori Lupin III: The Last Job Lupin III: Touhou Kenbunroku - Another Page Lupin III: Twilight Gemini no Himitsu Lupin III: Walther P-38 Lupin III Lupin Shanshei Lupin tai Holmes Lupin the IIIrd: Jigen Daisuke no Bohyou Lupin the Third: Mine Fujiko to Iu Onna Lupin the Third Lupin VIII == M == M3: Sono Kuroki Hagane M3: Sono Kuroki Hagane Recap Maabou no Daikyousou Maabou no Kinoshita Toukichirou Maabou no Shounen Koukuu Tsuwamono Maboroshi Mabo-chan Maburaho Mac the Movie Macademi WAsshoi! Mach Girl Mach GoGoGo (Speed Racer X) Machi Ichiban no Kechinbou Machikado no Märchen Machine Robo: Butchigiri Battle Hackers Machine Robo: Leina, The Legend of Wolf Blade Machine Robo: Revenge of Chronos Machine-Doll wa Kizutsukanai Specials Machine-Doll wa Kizutsukanai Macross 25th Anniversary Special Eizou: All That VF Macross F Version Macross 25th Anniversary Special Eizou: All That VF Macross Zero Version Macross 7 Encore Macross 7 Plus Macross 7: Ginga ga Ore wo Yonde Iru Macross 7 Macross Delta Macross Dynamite 7 Macross FB7: Ginga Rukon - Ore no Uta wo Kike! Macross Flash Back 2012 Macross Frontier Deculture Edition Macross Frontier Music Clip Shuu: Nyankuri Macross Frontier: Chou Jikuu Gekijou Macross Frontier: Itsuwari no Utahime Macross Frontier: Sayonara no Tsubasa Macross Frontier Macross Fufonfia Specials Macross Fufonfia Macross II: Lovers Again Macross Plus Movie Edition Macross Plus Macross XX Macross Zero Macross: Do You Remember Love? Macross Mad Bull 34 Madan no Ou to Vanadis: Tigre-kun to Vanadi-chu Madan no Ou to Vanadis Made in Japan Madlax Madobe Nanami no Windows 7 de PC Jisaku Ouen Commercial!! Madonna Madou King Granzort: Bouken Hen Madou King Granzort: Nonstop Rabi Madou King Granzort: Saigo no Magical Taisen Madou King Granzort Maegami Tarou Maetel Legend Maeterlinck no Aoi Tori Magi Sinbad no Bouken (TV) Magi: Sinbad no Bouken Magi: The Kingdom of Magic Magi Magic Kaito 1412 Magic Kaito Magic Knight Rayearth II Magic Knight Rayearth Omake Magic Knight Rayearth OVA Magic Knight Rayearth Magic School Lunar: Secret of the Blue Dragon Magic Tree House Magical Canan Magical Hat Magical Nyan Nyan Taruto Magical Puuta no Hi Asobi wa Abunai yo Magical Suite Prism Nana Magical Taruruto-kun Magical☆Star Kanon 100% Magical★Taruruuto-kun Gekijouban Magical★Taruruuto-kun: Moeru! Yuujou no Mahou Taisen Magical★Taruruuto-kun: Sukisuki Takoyaki! Magikano Magne Robo Gakeen Mahjong Hishouden Naki no Ryuu Mahoraba: Heartful days Mahoromatic 2 End Year Special Mahoromatic 2 Mahoromatic End Year Special Mahoromatic Summer Special Mahoromatic: Tadaima◇Okaeri Mahoromatic Mahou no Angel Sweet Mint Mahou no Chocolate Mahou No Hiroba Mahou no Idol Pastel Yumi Mahou no Mako-chan Mahou no Pen Mahou no Princess Minky Momo vs. Mahou no Tenshi Creamy Mami Mahou no Princess Minky Momo: Hitomi no Seiza - Minky Momo Song Special Mahou no Princess Minky Momo: Yume no Naka no Rondo Mahou no Princess Minky Momo: Yume wo Dakishimete Specials Mahou no Princess Minky Momo: Yume wo Dakishimete Mahou no Princess Minky Momo Mahou no Stage Fancy Lala Mahou no Star Magical Emi: Kumo Hikaru Mahou no Star Magical Emi: Semishigure Mahou no Star Magical Emi Mahou no Tenshi Creamy Mami no Otogibanashi Mahou no Tenshi Creamy Mami Perfect Memory Mahou no Tenshi Creamy Mami Zutto Kitto Motto Mahou no Tenshi Creamy Mami: Curtain Call Mahou no Tenshi Creamy Mami: Eien no Once More Mahou no Tenshi Creamy Mami: Long Goodbye Mahou no Tenshi Creamy Mami: Lovely Serenade Mahou no Tenshi Creamy Mami Mahou no Yousei Persia Pilot Mahou no Yousei Persia: Escape! Mahou no Yousei Persia Mahou Sensei Negima! Introduction Film Mahou Sensei Negima! Mou Hitotsu no Sekai Extra: Mahou Shoujo Yue Mahou Sensei Negima! Mou Hitotsu no Sekai Mahou Sensei Negima! OVA Haru Mahou Sensei Negima! OVA Natsu Mahou Sensei Negima! Shiroki Tsubasa Ala Alba Mahou Sensei Negima! Mahou Senshi Louie Mahou Sensou Mahou Shoujo Lalabel (1980) Mahou Shoujo Lalabel Mahou Shoujo Lyrical Nanoha A's Mahou Shoujo Lyrical Nanoha StrikerS Mahou Shoujo Lyrical Nanoha ViVid: Special Program Mahou Shoujo Lyrical Nanoha ViVid Mahou Shoujo Lyrical Nanoha: Lyrical Toy Box Mahou Shoujo Lyrical Nanoha: The Movie 1st Mahou Shoujo Lyrical Nanoha: The Movie 2nd A's Mahou Shoujo Lyrical Nanoha: The Movie 3rd Reflection Mahou Shoujo Lyrical Nanoha Mahou Shoujo Madoka★Magica Movie 1 Mahou Shoujo Madoka★Magica Movie 2 Mahou Shoujo Madoka★Magica Movie 3: Hangyaku no Monogatari - Magica Quartet x Nisioisin Mahou Shoujo Madoka★Magica Movie 3 Mahou Shoujo Madoka★Magica Mahou Shoujo Nante Mou Ii Desukara Mahou Shoujo Pretty Sammy Specials Mahou Shoujo Pretty Sammy TV Mahou Shoujo Pretty Sammy Mahou Shoujo Sonico★Magica Mahou Shoujo Tai Arusu the Adventure Mahou Shoujo Tai Arusu Mahou Shoujo Taisen Mahou Tsukai Chappy Mahou Tsukai Haley no Speed Story Mahou Tsukai Jiji Mahou Tsukai Nara Miso wo Kue! Mahou Tsukai ni Taisetsu na Koto: Natsu no Sora Mahou Tsukai ni Taisetsu na Koto Mahou Tsukai Sally (phim) Mahou Tsukai Sally 2 Mahou Tsukai Sally Mahou Tsukai Tai! OVA Mahou Tsukai Tai! vs. Shamanic Princess Mahou Tsukai Tai! Mahou Yuugi 2D Mahou Yuugi 3D Mahoujin Guru Guru Movie Mahoujin Guru Guru Mahouka Koukou no Rettousei Yoku Wakaru Mahouka! Special Mahouka Koukou no Rettousei: Yoku Wakaru Mahouka Mai Mai Shinko to Sennen no Mahou Mai no Mahou to Katei no Hi Mai Zhu Maicching Machiko Sensei Maid of the Dead Maido! Urayasu Tekkin Kazoku Mai-HiME Specials Mai-HiME: Kuro no Mai/Saigo no Bansan Maihime Mai-HiME Mainichi Kaasan Mai-Otome 0: S.ifr Mai-Otome Special: Otome no Inori Mai-Otome Specials Mai-Otome Zwei Special Mai-Otome Zwei Mai-Otome Maison Ikkoku: Bangaihen Ikkokujima Nanpa Shimatsuki Maison Ikkoku: Kanketsu-hen Maison Ikkoku: Prelude - Meguru Haru no Sakura no you ni... Maison Ikkoku: Utsuriyuku Kisetsu no Naka de Maji de Otaku na English! Ribbon-chan: Eigo de Tatakau Mahou Shoujo - The TV Maji de Otaku na English! Ribbon-chan: Eigo de Tatakau Mahou Shoujo Maji de Watashi ni Koi Shinasai! Maji Majime ni Fumajime Kaiketsu Zorori Majimoji Rurumo Majin Bone Majin Sentai Death Ranger: Ubawareta Pudding! Majin Tantei Nougami Neuro Majo Demo Steady Majo no Takkyūbin Majokko Club Yoningumi: A Kuukan Kara no Alien X Majokko Megu-chan Majokko Shimai no Yoyo to Nene Movie Extra: Hatsukoi - Mikako Komatsu Majokko Shimai no Yoyo to Nene Majokko Tickle Majokko Tsukune-chan Major S1 Major S2 Major S3 Major S4 Major S5 Major S6 Major: Message Major: World Series Major: Yuujou no Ikkyuu Majutsushi Orphen Revenge Majutsushi Orphen Majuu Sensen: The Apocalypse Majuu Sensen Majuu Senshi Luna Varga Makai Ouji: Devils and Realist Makai Senki Disgaea: Welcome to Netherworld Makai Senki Disgaea Makasete Iruka! Makehen de! Roku-nen San-kumi no Hanshin Daishinsai Maken Liner 0011 Henshin Seyo! Maken-Ki! Dai 2-ki P ~ Watakushigoto Maken-Ki! Dai 2-ki Maken-Ki! OVA Maken-Ki! Special Maken-Ki! Makera Demo Makeruna! Makendo Makeruna! Senta Sayonara Ijime Mushi Makiba no Shoujo Katori Specials Makiba no Shoujo Katori Makkuramori no Uta Makkuro na Obentou Makoto-chan Makura no Danshi Sono Ato no Makura no Danshi Makura no Danshi Makyou Densetsu Acrobunch Makyou Gaiden Le Deus Makyu Senjo Malay Oki Kaisen Malice@Doll Mama Ohanashi Kikasete Mama wa Poyopoyo-Saurus ga Osuki Mama wa Shougaku 4 Nensei Mameshiba Mameushi-kun no Koutsuu Anzen Mameushi-kun Mamimume Mogacho Mamoru-kun ni Megami no Shukufuku wo! Mamotte Shugogetten! Mamotte! Lollipop Man & Whale Manabu no Natsuyasumi Mandalaya no Ryouta: Kukidani Onsen Enshou Soudou Tan Manga Aesop Monogatari Manga Doushite Monogatari OVA Manga Doushite Monogatari Manga Hajimete Monogatari OVA Manga Hajimete Monogatari Manga Hajimete Omoshiro Juku OVA Manga Hajimete Omoshiro Juku Manga Hana no Kakarichou Manga Ijin Monogatari Manga Jinbutsushi Manga Kodomo Bunko Manga Mitokoumon Manga Naruhodo Monogatari OVA Manga Naruhodo Monogatari Manga Nihon Emaki Manga Nihon Keizai Nyuumon Manga Nihon Mukashi Banashi Manga Nihonshi (NHK Han) Manga Nihonshi Manga Nippon Mukashibanashi (1976) Manga Nippon Mukashibanashi (2005) Manga Nippon Mukashibanashi Movie Manga Nippon Mukashibanashi Manga Sarutobi Sasuke Manga Mangaka-san to Assistant-san to The Animation Specials Mangaka-san to Assistant-san to The Animation Mangchi Mangirl!: Asobu Henshuu Girl Mangirl! Many Mary Manyuu Hikenchou Specials Manyuu Hikenchou Manzai Taikouki Mao-HiME Maou Dante Maoyuu Maou Yuusha: Kono Monogatari wa, Daniku Dake Dewanai no ja! Maoyuu Maou Yuusha Maple Town Monogatari MapleStory Special MapleStory MAPS (1987) MAPS MÄR Marco Movie: Haha eo Tazunete Sanzenri Marco Polo no Boken Mardock Scramble 1: The First Compression Mardock Scramble: The Second Combustion Mardock Scramble: The Third Exhaust Marginal Prince: Gekkeiju no Ouji-tachi - Tokyo Merry-Go-Round Marginal Prince Mari Iyagi Maria†Holic Alive Special Maria†Holic Alive Maria†Holic: Run Run Riru Ran Ran Rara Maria†Holic Maria-sama ga Miteru 3rd Specials Maria-sama ga Miteru 3rd Maria-sama ga Miteru 4th Specials Maria-sama ga Miteru 4th Maria-sama ga Miteru Specials Maria-sama ga Miteru: Haru Specials Maria-sama ga Miteru: Haru Maria-sama ga Miteru Marie & Gali Episode Zero Marie & Gali Special Marie & Gali ver. 2.0 Marie & Gali Marimo no Hana: Saikyou Butouha Shougakusei Densetsu Marin to Yamato: Fushigina Nichiyoubi Marin X Marine Express Marine Snow no Densetsu Marmalade Boy Movie Marmalade Boy Maroko Marriage Mars Daybreak Mars of Destruction Mars Martian Successor Nadesico: The Prince of Darkness Martian Successor Nadesico Marude Dameo Marude Sekai Marvel Disk Wars: The Avengers Maryuu Senki Mashin Eiyuuden Wataru 2 Mashin Eiyuuden Wataru: Owarinaki Toki no Monogatari Mashin Eiyuuden Wataru: Soukaizan Eiyuu Densetsu Mashin Eiyuuden Wataru Mashiroiro Symphony: Airi ga Anata no Kanojo ni!? Mashiroiro Symphony: Love Is Pure White Mashiroiro Symphony: The Color of Lovers Picture Drama Mask of Zeguy Masou Gakuen HxH Masou Kishin Cybuster Mass Effect: Paragon Lost Massugu ni Ikou (2004) Massugu ni Ikou Master Blaster Master Keaton OVA Master Keaton Master Mosquiton 99 Master Mosquiton Master of Epic: The Animation Age Master of Torque 2 Master of Torque 3 Master of Torque Matantei Loki Ragnarok Match Uri no Shoujo Mathematics Primary Fifth Matsubara-kun Mattsu to Yanma to Moburi-san 2: Suigun Otakara to Nazotoki no Shimajima Mattsu to Yanma to Moburi-san: Nanatsu no Hihou to Soratobu Oshiro Mawaru Penguindrum Maya no Isshou Mayo Chiki! Mayo Elle Otokonoko Mayoi Neko Overrun! Specials Mayoi Neko Overrun! Mayonaka wa Junketsu Mayutoro The Toons Maze Maze Wien Maze OVA Maze: Hot Springs Maze: Tenpen Kyoui no Giant Maze Mazinger Z (phim) Mazinger Z vs Devilman Mazinger Z vs Dr. Hell Mazinger Z vs General Dark Mazinger Z Mazinger ZIP! Mazinkaiser SKL Mazinkaiser: Shitou! Ankoku Dai Shogun Mazinkaiser McDull and Chinese Culture McDull, Kung Fu Kindergarten McDull, Prince de la Bun McDull, the Alumni MD Geist II: Death Force MD Geist Me gumi no Daigo Me wo Samase Toragorou Meat or Die Mebae no Ashita Mebuki Mecha Afro-kun Mecha Robot Corps 3 Mechakko Dotakon Mechano: Scientific Attack Force Medabots Damashii Medabots Medaka Box Medaka no Gakkou Medamayaki no Kimi Itsu Tsubusu? Megami Kouhosei Special Curriculum Megami Kouhosei Megami Tengoku Megane na Kanojo Meganebu! Megazone 23 Megumi to Taiyou II: Kajuu Gummi Tweet Mystery - Kieta Sapphire Roman no Nazo Megumi to Taiyou III: Kajuu Gummi Tweet Fantasy - Timeline World Megumi to Taiyou: Kajuu Gummi Tweet Love Story Megumi Mei Ou Project Zeorymer Mei to Koneko Bus Meiji Ishin wo Tsukuriageta Hitobito Meiji Tokyo Renka: Yumihari no Serenade Meiji x Kokosake & anohana Receipt Oubo Campaign Meiken Jolie Meiken Lassie Specials Meiken Lassie Meimon! Daisan Yakyuubu Meine Liebe Wieder Meine Liebe Meisaku World Meisou! Underworld Meisou-Ou Border Meitantei Conan Magic File 2: Kudou Shinichi - Nazo no Kabe to Kuro Lab Jiken Meitantei Conan Magic File 3: Shinichi to Ran - Mahjong Pai to Tanabata no Omoide Meitantei Conan Magic File 4: Osaka Okonomiyaki Odyssey Meitantei Conan Magic File 5: Niigata - Tokyo Omiyage Capriccio Meitantei Conan Magic File 6: Fantasista Flower Meitantei Conan Magic File Meitantei Conan vs. Wooo Meitantei Conan: 10 Nengo no Stranger Meitantei Conan: 11 Nin-me no Striker Meitantei Conan: 16 Nin no Yougisha Meitantei Conan: Agasa-sensei no Chousenjou! Agasa vs Conan & Shounen Tanteidan Meitantei Conan: Baker Street no Bourei Meitantei Conan: Chinmoku no Quarter Meitantei Conan: Conan to Heiji to Kieta Shounen Meitantei Conan: Conan to Kid to Crystal Mother Meitantei Conan: Conan vs Kid vs Yaiba Meitantei Conan: Conan vs. Kid - Shark & Jewel Meitantei Conan: Conan vs. Kid - Shikkoku no Sniper Meitantei Conan: Ginyoku no Magician Recap Meitantei Conan: Ginyoku no Magician Meitantei Conan: Gouka no Himawari Meitantei Conan: Happy New Year Special Meitantei Conan: Hitomi no Naka no Ansatsusha Meitantei Conan: Hyouteki wa Kogoro! Shounen Tanteidan Maruchichousa Meitantei Conan: Ijigen no Sniper Meitantei Conan: Joshi Kousein Tantei Suzuki Sonoko no Jikenbo Meitantei Conan: Jyuuyonbanme no Target Meitantei Conan: Kid in Trap Island Meitantei Conan: Kieta Daiya wo Oe! Conan & Heiji VS Kid! Meitantei Conan: Konpeki no Hitsugi (Jolly Roger) Meitantei Conan: Kuro no Soshiki Tono Sesshoku 2 Meitantei Conan: Kuro no Soshiki Tono Sesshoku Meitantei Conan: London kara no Maru Hi Shirei Meitantei Conan: Meikyuu no Crossroad Meitantei Conan: Pure Black Nightmare Meitantei Conan: Seikimatsu no Majutsushi Meitantei Conan: Sekkai no Private Eye Meitantei Conan: Senritsu no Gakufu (Full Score) Meitantei Conan: Shikkoku no Chaser Meitantei Conan: Suihei Senjou no Sutoratejii Recap Meitantei Conan: Suihei Senjou no Sutoratejii Meitantei Conan: Tantei-tachi no Requiem Recap Meitantei Conan: Tantei-tachi no Requiem Meitantei Conan: Tengoku e no Count Down Meitantei Conan: Tenkū no Lost Ship Meitantei Conan: The Fugitive Kogorou Mouri Meitantei Conan: The Miracle of Excalibur Meitantei Conan: Tokei Jikake no Matenrou Meitantei Conan Meitantei Hangyodon: Kaitou Ruzu Arawaruno-kan Meitantei Holmes: Aoi Ruby no Maki / Kaitei no Zaihou no Maki Meitantei Holmes: Mrs. Hudson Hitojichi Jiken no Maki / Dover Kaikyou no Daikuuchuusen no Maki Meitantei Holmes Meitantei Rascal Mellow Melody of Oblivion Melody Melty Lancer Memories Off 2nd Memories Off 3.5: Omoide no Kanata e Memories Off 5 Memories Off Memories: Younenki no Joukei Memories Memory (ONA) Memory of Red Memory Meoteoldosa Meoteoldosawa 108 Yogoe Meoteoldosawa Ttomae Mermaid Forest OVA Mermaid Forest Mermaid Melody Pichi Pichi Pitch Pure Mermaid Melody Pichi Pichi Pitch Meshimase Lodoss-tou Senki: Sorette Oishii no? Message Song Metal Fight Beyblade 4D Metal Fight Beyblade vs. Taiyou: Shakunetsu no Shinryakusha Sol Blaze Metal Fight Beyblade Zero G Specials Metal Fight Beyblade Zero G Metal Fight Beyblade: Baku Metal Fight Beyblade Metal Fighter Miku Metal Skin Panic MADOX-01 Metamorphose Metropolis (2009) Metropolis Metropolitan Museum Mewtwo: Kakusei e no Prologue Mezame no Hakobune Mezamero Maison Ikkoku Mezzo DSA Miami Guns Michel Michi Michiko to Hatchin Michitekuru Toki no Mukou ni Micro Teukgongdae Diatron 5 Microid S Microman Midnight Horror School Midnight Panther Midori no Hibi Midori no Makibao Compilation OVA Midori no Makibao Midori no Neko Midori: Shoujo Tsubaki Midori-ko Midoriyama Koukou Koushien-hen (phim) Midoriyama Koukou Koushien-hen Mienu Me ni Kanjita Kumotoriyama no Asahi Mighty Orbots Mighty Space Miners Mii-chan no Tenohira Miimu Iro Iro Yume no Tabi Miira no Yume Miitsuketa! Mikagura Gakuen Kumikyoku Mikakunin de Shinkoukei OVA Mikakunin de Shinkoukei: Mite Are ga Watashitachi no Tomatteiru Ryokan yo Mikakunin de Shinkoukei Mikan Enikki Specials Mikan Enikki Mikanbun Mikan-Seijin Mikeneko Holmes no Yuurei Joushu Mikosuri Han-Gekijou Mikuni no Tame Ni Military! Special Military! Milk House Dreaming: Ai no Shiki Milky Passion: Dougenzaka - Ai no Shiro Millennium Actress Million Doll MILPOM★ MILPOM★ Pilot Mimizu Monogatari Mimizuku to Tsuki-sama Mina no Bousai Mura Dzukuri Mina no Egao Mina no Mura no Gomi Soudou Mina no Mura to Kawa Mina no Mura to Mori Minami Kamakura Koukou Joshi Jitensha-bu Minami no Niji no Lucy Specials Minami no Niji no Lucy Minami no Shima no Dera-chan Minami-ke Betsubara Minami-ke Natsuyasumi Minami-ke Okaeri Minami-ke Okawari Minami-ke Omatase Minami-ke Tadaima Minami-ke Minamo Minamoto no Yoritomo to Bushi no Yononaka Minarai Chameleon Minarai Diva Mind Game Mini Moni Yaru no da Pyon! Mini Moni Mini Sengoku Basara Two: Tsukiyo no Katakura-kun Mini Sengoku Basara: Chousokabe-kun to Mouri-kun Mini Van 2nd Season Mini Vanguard Special Mini Vanguard Mini Yon Soldier Rin! Mini-Chara Macross Minihams no Ai no Uta Minihams no Kekkon Song Minky Momo in Tabidachi no Eki Minky Momo in Yume ni Kakeru Hashi Minna Agechau Minna Atsumare! Falcom Gakuen 3rd Season Minna Atsumare! Falcom Gakuen SC Special Minna Atsumare! Falcom Gakuen SC Minna Atsumare! Falcom Gakuen Minna de Teasobi: Anpanman to Itazura Obake Minna de Tonda Minna Ichiban! Minna no Doutoku Minna Tomodachi Minori Scramble! Mint Miracle Giants Doumu-kun Special Miracle Giants Doumu-kun Miracle Girls Miracle Psychicer Seizan Miracle Shoujo Limit-chan Miracle Train: Chuo-sen e Youkoso Miracle Train: Oedo-sen e Youkoso Miracle! Mimika Mirage of Blaze: Rebels of the River Edge Mirage of Blaze Mirai Arise Mirai e no Kakehashi Bridge for Future Mirai e no Niji: Boku no Oji-san wa, Hansen-byou Mirai Kara Kita Shounen Super Jetter Mirai Kara no Message Mirai Keisatsu Urashiman Mirai Koushi Harima SACLA Mirai Nikki Redial Mirai Nikki: Ura Mirai Nikki Mirai Nikki Mirai Robo Daltanius Mirai Shounen Conan (phim) Mirai Shounen Conan 2: Taiga Daibouken Mirai Shounen Conan: Tokubetsu Hen - Kyodaiki Gigant no Fukkatsu Mirai Shounen Conan Mirakururun Grand Purin! Misenai Namida wa, Kitto Itsuka Miss Monochrome The Animation 3 Miss Monochrome: The Animation - Manager Miss Monochrome: The Animation - Soccer Hen Miss Monochrome: The Animation 2nd Season Miss Monochrome: Watashi Dake no Monogatari Miss Monochrome Mission School Mission-E Mister Ajikko Special Mister Ajikko Misutenaide Daisy Mitsu x Mitsu Drops Mitsubachi Maya no Bouken Mitsudomoe Zouryouchuu! Mitsudomoe Mitsume ga Tooru Mitsuwano Mittsu no Hanashi Mix Juice Mix Master King of Cards Miyakawa-ke no Kuufuku OVA Miyakawa-ke no Kuufuku Miyamoto Musashi: Souken ni Haseru Yume Miyanishi Tatsuya Gekijou: Omae Umasou da na Miyori no Mori Miyuki Miyuki-chan in Wonderland Mizu no Kotoba Mizu no Tane Mizugumo Monmon Mizuiro (2003) Mizuiro Jidai Mizuiro Mizuki Shigeru no Toono Monogatari Mizutori MM! Specials MM! Mnemosyne: Mnemosyne no Musume-tachi Mo fa a ma Mo Gyutto Mob Psycho 100 Mobile Fighter G Gundam Mobile Police Patlabor Minimum Mobile Police Patlabor: The New Files Mobile Police Patlabor Mobile Suit Gundam 00 Second Season Mobile Suit Gundam 00 Special Edition Mobile Suit Gundam 00 The Movie: A Wakening of the Trailblazer Mobile Suit Gundam 00: Tenshitachi no Kiseki Mobile Suit Gundam 00 Mobile Suit Gundam 0080: War in the Pocket Mobile Suit Gundam 0083: Stardust Memory - The Mayfly of Space Mobile Suit Gundam 0083: Stardust Memory Mobile Suit Gundam 0083: The Fading Light of Zeon Mobile Suit Gundam AGE: Memory of Eden Mobile Suit Gundam AGE Mobile Suit Gundam Battlefield Record: Avant-Title Mobile Suit Gundam F91 Mobile Suit Gundam I Mobile Suit Gundam II: Soldiers of Sorrow Mobile Suit Gundam III: Encounters in Space Mobile Suit Gundam Iron-Blooded Orphans Mobile Suit Gundam MS IGLOO 2: Gravity of the Battlefront Mobile Suit Gundam MS IGLOO: Apocalypse 0079 Mobile Suit Gundam MS IGLOO: The Hidden One Year War Mobile Suit Gundam Seed C.E.73: Stargazer Mobile Suit Gundam Seed Destiny Final Plus: The Chosen Future Mobile Suit Gundam Seed Destiny Special Edition Mobile Suit Gundam Seed Destiny Mobile Suit Gundam Seed MSV Astray Mobile Suit Gundam Seed Special Edition Mobile Suit Gundam Seed: After-Phase Between the Stars Mobile Suit Gundam Seed: Seed Supernova - Tanekyara Gekijo Mobile Suit Gundam Seed Mobile Suit Gundam Thunderbolt Mobile Suit Gundam UC: One of Seventy Two Mobile Suit Gundam Unicorn: Episode EX - 100 Years of Solitude Mobile Suit Gundam Unicorn Mobile Suit Gundam Wing: Endless Waltz Movie Mobile Suit Gundam Wing: Endless Waltz Mobile Suit Gundam Wing: Operation Meteor Mobile Suit Gundam Wing Mobile Suit Gundam ZZ: Gundam Frag Mobile Suit Gundam ZZ Mobile Suit Gundam: Char's Counterattack Mobile Suit Gundam: More Information on the Universal Century Mobile Suit Gundam: The 08th MS Team - A Battle with the Third Dimension Mobile Suit Gundam: The 08th MS Team - Miller's Report Mobile Suit Gundam: The 08th MS Team Mobile Suit Gundam: The Origin Mobile Suit Gundam: Zeonic Front - Indignation of Zeon Mobile Suit Gundam Mobile Suit Gundam-san Mobile Suit SD Gundam Festival Mobile Suit SD Gundam Mk I Mobile Suit SD Gundam Mk II Mobile Suit SD Gundam Mk III Mobile Suit SD Gundam Mk IV Mobile Suit SD Gundam Mk V Mobile Suit SD Gundam Musha, Knight, Commando Mobile Suit SD Gundam's Counterattack Mobile Suit Victory Gundam Mobile Suit Zeta Gundam: A New Translation - Heir to the Stars Mobile Suit Zeta Gundam: A New Translation II - Lovers Mobile Suit Zeta Gundam: A New Translation III - Love Is the Pulse of the Stars Mobile Suit Zeta Gundam Mochi Mochi no Ki Mochibei Mock & Sweet Modern No.2 Modern Moegaku*5 Moekan the Animation Moero Arthur: Hakuba no Oji Moero! Top Striker Moeru! Onii-san OVA Moeru! Onii-san Moetan Specials Moetan Mofu☆mofu Mogu Mogu Mogura no Adventure Mogura no Motoro Mojakou Mokei Senshi Gunpla Builders Beginning G Mokke Special Mokke Moldiver Molly Star-Racer Momo e no Tegami Momo Kyun Sword Momoiro no Kureyon Momoiro Sisters Momoko, Kaeru no Uta ga Kikoeru yo Momoko Momokuri Momonga-mon Momon's Sand Witch Episode 0 Momon's Sand Witch Specials Momon's Sand Witch Momotaro Densetsu Momotaros no Natsuyasumi Momotarou no Hi Asobi Yameyou! Hi no Youjin Momotarou no Umiwashi Momotarou Momoya x Peeping Life: Go en Desu yo! II Momoya x Peeping Life: Go en Desu yo! Mon Cheri CoCo Mon Colle Knights: Legend of the Fire Dragon Monchhichiisu Mondaiji-tachi ga Isekai kara Kuru Sou Desu yo? OVA Mondaiji-tachi ga Isekai kara Kuru Sou Desu yo? Money Wars: Nerawareta Waterfront Keikaku MonHun Nikki Girigiri Airuu Mura G MonHun Nikki Girigiri Airuu Mura: Airuu Kiki Ippatsu Specials MonHun Nikki Girigiri Airuu Mura: Airuu Kiki Ippatsu Monkey Magic Monkey Punch Manga Katsudou Dai Shashin: Crime Mate Special Monkey Punch Manga Katsudou Dai Shashin Monkey Turn V Monkey Turn Monkey Typhoon Monochrome Factor Monogatari Series Second Season Mononoke Dance Mononoke Hime Mononoke Monoshiri Daigaku Ashita no Calendar Monotonous Purgatory Monpy Monster Extra Monster Farm 5: Circus Caravan OVA - Kessei!! Orcoro Circus Monster Farm: Enbanseki no Himitsu Monster Farm: Legend e no Michi Monster High: Kowa-ike Girls Monster Hunter Stories Monster Musume no Iru Nichijou Hobo Mainichi ◯◯! Namappoi Douga Monster Musume no Iru Nichijou Monster ni Natta Domerica Monster of Frankenstein Monster Rancher Monster Strike Monster Monsuno Montana Jones Moom Moomin (1972) Moomin Moon Festa MOON PRIDE Moonlight Mile 2nd Season: Touch Down Moonlight Mile Moonrakers Mooretsu Atarou (1990) Mooretsu Atarou Moretsu Uchuu Kaizoku Mori no e Mori no Kuma-san Mori no Ongakudan Mori no Ongakukai Mori no Ratio Mori no Senshi Bonolon Mori no Tonto-tachi Mori no Youki na Kobito-tachi: Belfy to Lillibit Morita-san wa Mukuchi 2 Morita-san wa Mukuchi Special Morita-san wa Mukuchi Morizo to Kikkoro Mormorando Moshidora Recap Moshidora Mother Teresa Motion Lumine Mottainai Motto To LOVE-Ru Motto! Ojamajo Doremi: Secret of the Frog Stone Motto! Ojamajo Doremi Mou Hitotsu no Mirai wo Mou Hitotsu no Nijiiro Toshi Moudouken Quill no Isshou Mouretsu Pirates Movie Mouryou no Hako Special Mouryou no Hako Mouryou Senki Madara Mouse Mouse and His Child Moyashimon CGI Anime Moyashimon Returns Moyashimon Kin Gekijou Deluxe Moyashimon Mr. Deniroo in Henteko Mushi Mr. Empty Mr. Pen Pen II Mr. Pen Pen Mr. Shape Mr. Shape High Touch Taisou MTV Japan Station ID Mudai Mudazumo Naki Kaikaku: The Legend of Koizumi Mugen Kouro Mugen no Ryvius: Illusion Mugen no Ryvius Mugen Senshi Valis Mugen Shinshi: Bouken Katsugeki Hen Mujaki no Rakuen Mujeokcheorin Rambot Muka Muka Paradise Mukashi Toilet ga Kowakatta! Mukougaoka Chisato Was Only Gazing Muku Hatojuu no Meiken Monogatari Muku no Ki no Hanashi Munchen e no Michi Munto 2: Beyond the Walls of Time Munto Mura Matsuri Muramasa Murder Princess Murder Musaigen no Phantom World Musashi no Ken Mushi Mushi Mura no Bousai Kunren Jikan Mushi no Tameiki Mushiba Tetsudou Mushibugyou OVA Mushibugyou Mushishi Special: Hihamukage Mushishi Zoku Shou 2nd Season Mushishi Zoku Shou Special Mushishi Zoku Shou Mushishi Mushi-Uta Mushrambo (2008) Mushrambo Music Up Mutant Ninja Turtles: Superman Legend Muteki Choujin Zanbot 3 Muteki Kanban Musume Muteki Kojin Daitarn 3 Muv-Luv Alternative: Total Eclipse Recap - Climax Chokuzen Special Muv-Luv Alternative: Total Eclipse Muybridge's Strings My Daddy Long Legs My Dear Marie My Life as McDull My Life My Melody no Akazukin (OVA) My Melody no Akazukin My My Mai Myself; Yourself Specials Myself; Yourself == N == Nabari no Ou Naccio to Pomm Nadia, the Secret of Blue Water Omakes Nadia, the Secret of Blue Water Nadia: The Motion Picture Nae Ireumeun Dokgotak Nagagutsu Sanjuushi Nagagutsu wo Haita Neko no Boken Nagagutsu wo Haita Neko: 80 Nichikan Sekai Isshuu Nagagutsu wo Haita Neko Nagareboshi Lens Specials Nagareboshi Lens Nagareboshi no Okurimono Nagasaki 1945: Angelus no Kane Nagasaki no Kouma Nagasarete Airantou Nagato Yuki-chan no Shoushitsu OVA Nagato Yuki-chan no Shoushitsu Nagi no Asukara Naikaku Kenryoku Hanzai Kyousei Torishimarikan Zaizen Jotaro Naisho no Tsubomi Naisho no Wakana-san Naita Aka Oni Najica Blitz Tactics Naked Wolves Nakedyouth Nakoruru: Ano Hito kara no Okurimono Namae... Sore wa Moeru Inochi Namakemono ga Miteta Namakura Katana Nameko-ke no Ichizoku Nami Namida no Tsubomi Namiuchigiwa no Muromi-san OVA Namiuchigiwa no Muromi-san Nana Nana 7 of 7 Nana Recap Specials Nana to Kaoru Nana Toshi Monogatari: Hokkyokukai Sensen Nanairo Kakumei Nanaka 6/17 Special Nanaka 6/17 Nanako SOS Nanami-chan 2nd Series Nanami-chan 3rd Series Nanami-chan Nanatsu no Hoshi Nanatsu no Taizai (2016) Nanatsu no Taizai (TV) Nanatsu no Taizai OVA Nanatsu no Taizai Nanatsu no Umi no Tico Specials Nanatsu no Umi no Tico Nanatsuiro Drops Nanbaka Nanbo no Monjai! 2: Yankee Gurentai Nanbo no Monjai! Yankee Gurentai Nanchatte! Nandaka Velonica Nandarou Nangoku Shounen Papuwa-kun Nani ga Dekiru ka na Naniwa Kinyuu Den: Minami no Teiou Naniwa Yuukyouden: Chou Gokudou! Yoru no Bat wa Manrui-hen Naniwa Yuukyouden: Kanketsu-hen Naniwa Yuukyouden: Kyouretsu! Ana ga Attara Iretai-hen Naniwa Yuukyouden: Nekketsu!! Bakushou Mankai-hen Naniwa Yuukyouden Naniwabushi Daisuki Nanja Monja Obake Nanmu Ichibyou Sokusai Nano Invaders Nanoha Nansensu Monogatari Dai Ippen: Sarugashima Nantokashite Alguard Nar Doma Nara Shika Monogatari Narara Wondeogongju Nareuneun Dwaeji - Haejeok Mateo Narue no Sekai Naruto Shippuuden - Konoha Gakuen Special Naruto Shippuuden: Movie 1 Naruto Shippuuden: Movie 2 - Kizuna Naruto Shippuuden: Movie 3 - Hi no Ishi wo Tsugu Mono Naruto Shippuuden: Movie 4 - The Lost Tower Naruto Shippuuden: Movie 5 - Blood Prison Naruto Shippuuden: Movie 6 - Road to Ninja Naruto Shippuuden Naruto x UT Naruto: Battle at the Hidden Falls Naruto: Dai Katsugeki!! Yuki Hime Shinobu Houjou Dattebayo! Special: Konoha Annual Sports Festival Naruto: Finally a Clash!! Jounin vs. Genin! Naruto: Find the Crimson Four-leaf Clover! Naruto: Honoo no Chuunin Shiken! Naruto vs. Konohamaru!! Naruto: Movie 1 - Dai Katsugeki!! Yuki Hime Shinobu Houjou Dattebayo! Naruto: Movie 2 - Daigekitotsu! Maboroshi no Chiteiiseki Dattebayo! Naruto: Movie 3 - Dai Koufun! Mikazuki Jima no Animaru Panikku Dattebayo! Naruto: Naruto to Mashin to Mitsu no Onegai Dattebayo!! Naruto: Shippuuden - Jump Super Anime Tour 2013 Special Naruto: The Cross Roads Naruto Nasu: A Migratory Bird with Suitcase Nasu: Andalusia no Natsu Nat-chan no Akai Tebukuro Natsu e no Tobira Natsu no Arashi! Akinaichuu Natsu no Arashi! Natsu no Shisen 1942 Natsufuku No Shoujotachi Natsuiro Egao de 1, 2, Jump! Natsuiro Kiseki: 15-kaime no Natsuyasumi Natsuiro Kiseki Natsuiro no Sunadokei Natsuki Crisis Natsume Yuujinchou LaLa Special Natsume Yuujinchou San Natsume Yuujinchou Shi Natsume Yuujinchou: Itsuka Yuki no Hi ni Natsume Yuujinchou Natsumi Step Natsuyuki Rendezvous Navia Dratp Nayuta Naze Nazo no Kanojo X OVA Nazo no Kanojo X Nazotoki-hime wa Meitantei♥ Nebula Needless Specials Needless Negibouzu no Asatarou Negima Saga Final Negima!? Nejimaki Seirei Senki Tenkyou no Alderamin Nekketsu Jinmen Inu: Life Is Movie Nekketsu Saikyou Go-Saurer Nekketsu Uchuujin Nekko-kun Neko Funjatta Neko Hiki no Ororane Neko Nanka Yondemo Konai Neko Neko Fantasia Neko no Dayan Nihon e Iku Neko no Dayan Neko no Sumu Shima Neko Pitcher Neko Rahmen Neko to Nezumi Neko wa Ikite Iru Nekogami Yaoyorozu OVA Nekogami Yaoyorozu Special Nekogami Yaoyorozu Nekojiru Gekijou Nekokirai no Ie ni Umareta Nekosuki ga Neko to Kurashi E Nikki Nekomonogatari: Kuro Nekoronde Mite ne Nekoronde TV Nemuranu Machi no Cinderella: Hirose Ryouichi - Memorial Date Nemure Omoi Ko, Sora no Shitone ni Nemurenu Yoru no Chiisana Ohanashi Nendo no Tatakai 2 Nendo no Tatakai Nenga no Kizuna Neo Angelique Abyss Second Age Neo Angelique Abyss Neo Faust Neo Human Casshern Neo Ranga Neo Satomi Hakkenden: Satomi-chanchi no Hachi Danshi Neo Tokyo Neon The Animation Nepos Napos Neppuu Kairiku Bushi Road Nerawareta Gakuen Nerima Daikon Brothers Net Ghost Pipopa Netoge no Yome wa Onnanoko ja Nai to Omotta? Netrun-mon the Movie New Dominion Tank Police New Dream Hunter Rem: Setsuriku no Mudenmekyu New Dream Hunter Rem: Yume no Kishitachi New Fist of the North Star New Game! New Getter Robo New Hal & Bons New Maple Town Stories New Mobile Report Gundam Wing: Frozen Teardrop Picture Drama - Aratanaru Tatakai New Prince of Tennis OVA New Prince of Tennis Special New Prince of Tennis New Tetsujin 28-go New York Trip Next A-Class Next Senki Ehrgeiz Nexus Nezha nao hai Nezumi Monogatari: George to Gerald no Bouken Nezumi no Rusuban Nezumi no Yomeiri Nezumi-kun no Chokki NHK ni Youkoso! Nibiki no Neko to Genkina Kazoku Nice to See You Nichijou Episode 0 Nichijou: Tanken Nichijou no Machi Nichijou Nido to Mezamenu Komori Uta Nidoto Touranai Tabibito NieA Under 7 Niedola Night Head Genesis Night on the Galactic Railroad Night Walker Mayonaka no Tantei Night Wizard Nightsong of Splendor Ni-hiki no Sanma (1968) Nihon Animator Mihonichi Nihon Meisaku Douwa Series: Akai Tori no Kokoro Nihon Mukashi-banashi: Sarukani Nihon Mukashi-banashi: Warashibe Chouja Nihon Tanjou Nihonbashi Koukashita R Keikaku Nihon-ichi Momotaro Niji Iro Hotaru: Eien no Natsuyasumi Niji ni Mukatte Niji no Kakehashi Niji no Kanata e! Shoujo Diana Monogatari Niji no Kizuna Nijiiro Days Nijiiro☆Prism Girl Nijuu Mensou no Musume Nijuushi no Hitomi Nikoniko, Pun Nils no Fushigi na Tabi (phim) Nils no Fushigi na Tabi Nimrod Nine 2: Koibito Sengen Nine 3: Kanketsuhen Nine: Original Han Nine Nineteen 19 Ningen Kakumei Ningen no Uta Ningen Shikkaku: Director's Cut Ban Ningyo Hime Marina no Bouken Ningyo no Kizu Ningyo Ninja Cadets Ninja Gaiden Ninja Hattori-kun (2012) Special Ninja Hattori-kun (2012) Ninja Hattori-kun Plus Perman: Chounouryoku Wars Ninja Hattori-kun Plus Perman: Ninja Kaijuu Jippou Tai Miracle Tamago Ninja Hattori-kun: Nin Nin Furusato Daisakusen no Maki Ninja Hattori-kun: Nin Nin Ninpo Enikki no Maki Ninja Hattori-kun Nintama Rantarou Ninja Resurrection Ninja Scroll: The Series Ninja Scroll Ninja Senshi Tobikage Ninja Slayer Ninjaman Ippei Ninja-tai Gatchaman ZIP! Ninjutsu Hinotama Kozou: Edo no Maki Ninku (phim) Ninku: Knife no Bohyou Ninku Ninpen Manmaru Ninpuu Kamui Gaiden Tsukihigai no Maki Nintama Rantarou (phim) Nintama Rantarou Dokutake Onsen no Dan Nintama Rantarou Movie: Ninjutsu Gakuen Zenin Shutsudou! no Dan Nintama Rantarou Ninjutsu Gakuen to Nazo no Onna - Kore wa Jiken Da yo! no Dan Nintama Rantarou no Jishin Youjin Hi no Youjin Nintama Rantarou no Shouboutai Nippon Omoshiro Mukashi Banashi Nippon-ichi no Otoko no Tamashii 2 Nippon-ichi no Otoko no Tamashii Nisekoi OVA Nisekoi Nisekoimonogatari Nisemonogatari Nishi Manrui Nisoku Hokou Nisou no Kuzu Nissan Serena x One Piece 3D: Mugiwara Chase - Sennyuu!! Sauzando Sanii-gou Nisshin Seifun Group CM Nitaboh No Game No Life Specials No Game No Life No Littering No No Pessimist No.6 Nobara no Julie Nobara Nobiro Nobiro Daisuki na Ki Nobunaga Concerto Nobunaga the Fool Nobunaga-kun no Jitensha no Rule wo Mamoru no Ja Nobunaga-kun no Minna de Yakusoku Hi no Youjin Nobunagun Nodame Cantabile Finale Special Nodame Cantabile Finale Nodame Cantabile OVA 2 Nodame Cantabile OVA Nodame Cantabile Paris Chapter Nodame Cantabile Special Nodame Cantabile Nodoka Mori no Doubutsu Daisakusen Noein: Mou Hitori no Kimi e Noel no Fushigi na Bouken Nogiku no Haka Nogizaka Haruka no Himitsu 3 Nogizaka Haruka no Himitsu: Purezza Nogizaka Haruka no Himitsu Noir Noiseman Sound Insect Noisy Birth Nokemono to Hanayome Non Non Biyori 2 Non Non Biyori OVA Non Non Biyori Nonki na Tou-san Ryuuguu Mairi Nono-chan Nonstop!! Hunters Nontan to Issho Noobow: Kieta Medal Noobow: Mini Theater Noobow Nora Suko Nora Norabbits' Minutes Noragami Aragoto Noragami OVA Noragami Norageki! Norakuro Compilation OVA Norakuro Gochou Norakuro Ittouhei Norakuro Nitohei: Enshuu no Maki Norakuro Nitouhei: Kyouren no Maki Norakuro Nitouhei Norakuro Shoui: Nichiyoubi no Kaijiken Norakuro Norakuro-kun Noramimi 2 Noramimi Norasco (TV) Norasco Cinema Point Card-hen Norimono Oukoku BuBu ChaCha Norman the Snowman: Kita no Kuni no Aurora (Kari) Norn9 Norn+Nonet Noroma na Jiji Notari Matsutarou Notteke Explet's Nougyou Musume! Nourin Nouryou Anime: Denkyuu Ika Matsuri Nozo x Kimi Nozoki Ana Nozomi Witches Nukko Nuku Nuku Specials Nuku Nuku Nulu-chan to Boku Numa no Taishou Nunbori Nurarihyon no Mago 2 Nurarihyon no Mago OVA Nurarihyon no Mago Recaps Nurarihyon no Mago: Jump Super Anime Tour Special Nurarihyon no Mago: Sennen Makyou Recaps Nurarihyon no Mago Nurse Angel Ririka SOS Nurse Witch Komugi-chan Magikarte Z Special Nurse Witch Komugi-chan Magikarte Z Nurse Witch Komugi-chan R Nurse Witch Komugi-chan Special Nurse Witch Komugi-chan Nutsberry Town Nyamen Tenkai Daiichi Joshi Koukou Bunka Matsuri Tokubetsu Eizou Nyamen Nyan Koi! Nyanfu Nyani ga Nyandaa Nyandaa Kamen Nyanpire The Animation Nyanpuku Nyaruma Nyoro-n Churuya-san Nyuru Nyuru!! Kakusen-kun 2nd Season Nyuru Nyuru!! Kakusen-kun Nyuuin Bokki Monogatari: Odaijini! == O == O-bake no... Holly Oatari Sora no Entaku Obaachan no Takaramono Obake Entotsu no Uta Obake Nagaya Obake no Dokuro Obake no Q-tarou (1985) Obake no Q-Tarou: Susume! 1/100 Daisakusen Obake no Q-Tarou: Tobidase! Bake Bake Daisakusen Obake no Q-tarou Oban Star-Racers Obasuteyama Obatalian Obocchama-kun Ocean Waves Ocha-ken Ochamegami Monogatari: Korokoro Poron Ochame-na Futago Ochou Fujin no Gensou Oda Nobuna no Yabou Soushuuhen Oda Nobuna no Yabou Oden-kun Odin: Starlight Mutiny Odoriko Clinoppe Odoroki Ban Oedo wa Nemurenai! Offside Offside Ofuro no Kazoe Uta Ogami Matsugorou Oh Yoko! Oh! Edo Rocket Oh! Family Oh! My Konbu Oh! Super Milk-Chan Special Oh! Super Milk-Chan Ohayo! Spank (phim) Ohayo! Spank Ohi-sama to Kaeru Oi! Ryouma Oira no Ski Oishinbo: Kyuukyoku Tai Shikou, Chouju Ryouri Taiketsu!! Oishinbo: Nichibei Kome Sensou Oishinbo Ojamajo Doremi Dokkaan! Ojamajo Doremi Na-i-sho Ojamajo Doremi OVA Ojamajo Doremi Sharp Movie Ojamajo Doremi Sharp Ojamajo Doremi Ojamanga Yamada-kun (phim) Ojamanga Yamada-kun Ojarumaru Chitchai Mono no Ookina Chikara Ojarumaru Wasureta Mori no Hinata Ojarumaru Yakusoku no Natsu Ojaru to Semira Movie Ojarumaru: Mangetsu Road Kiki Ippatsu - Tama ni wa Maro mo Daibouken Ojarumaru Ojii-chan ga Kaizoku Datta Koro Ojii-chan no Hanabi Ojii-chan no Komoriuta Ojii-chan no Tomato Ojii-chan wa Boku no Hero Ojii-san no Lamp Ojisan Kaizou Kouza Ojisan to Marshmallow Okaa-chan Gomen ne Okaasan ni Naisho Okaasan no Ki Okaasan no Yasashii te Okaasan, Nakanaide Okama Report Ōkami to Kōshinryō Okane ga Nai Specials Okane ga Nai Okane wa Mawaru: Kurashi to Kinyuu Okashina Hotel Okawari-Boy Starzan S Okonjoururi Okore!! Nonkuro Okori Jizou Okubyou na Venus Oku-sama ga Seito Kaichou! Okusama wa Joshikousei Okusama wa Mahou Shoujo OL Kaizou Kouza Old City Ward Olympus Guardian Omae Umasou da na Omakase Scrappers Omakase! Miracle Cat-dan Omake Omamori Himari Omedetou Jesus-sama Omishi Mahou Gekijou: Risky/Safety Omocha-Bako Series, Dai-3-Wa: Ehon 1936-nen Omoide no Album Omoide no Marnie Omoikkiri Kagaku Adventure Sou Nanda! On Your Mark Onaka Hime Onaka no Ookina Ouji-sama Onboro Film Onbu Obake On-chan, Yume Power Daibouken! On-chan One Million Year Dinosaur Dddli One Million-Year Trip: Bander Book One More Time, One More Chance One Off One Outs One Piece (2000) One Piece 3D: Gekisou! Trap Coaster One Piece 3D: Mugiwara Chase One Piece 3D2Y: Ace no shi wo Koete! Luffy Nakama Tono Chikai One Piece Adventure of Nebulandia One Piece Episode of Sabo - 3 Kyoudai no Kizuna Kiseki no Saikai to Uketsugareru Ishi One Piece Film Gold One Piece Film One Piece Recap One Piece Special: Adventure in the Ocean's Navel One Piece Special: Glorious Island One Piece Special: Open Upon the Great Sea! A Father's Huge, HUGE Dream! One Piece Special: Protect! The Last Great Performance One Piece Special: The Detective Memoirs of Chief Straw Hat Luffy One Piece: Chinjuujima no Chopper Oukoku One Piece: Cry Heart - Fuyujima ni Furu Sakura One Piece: Dead End no Bouken One Piece: Dream Soccer King! One Piece: Episode of Alabaster - Prologue One Piece: Episode of Alabaster - Sabaku no Ojou to Kaizoku Tachi One Piece: Episode of Chopper Plus - Fuyu ni Saku, Kiseki no Sakura One Piece: Episode of Luffy - Hand Island no Bouken One Piece: Episode of Merry - Mou Hitori no Nakama no Monogatari One Piece: Episode of Nami - Koukaishi no Namida to Nakama no Kizuna One Piece: Jango's Dance Carnival One Piece: Karakuri Shiro no Mecha Kyohei One Piece: Kinkyuu Kikaku One Piece Kanzen Kouryakuhou One Piece: Nejimaki Jima no Daibouken One Piece: Norowareta Seiken One Piece: Omatsuri Danshaku to Himitsu no Shima One Piece: Romance Dawn One Piece: Straw Hat Theater One Piece: Strong World Episode 0 One Piece: Strong World One Piece: Take Aim! The Pirate Baseball King One Piece: Taose! Kaizoku Ganzack One Piece One Pound Gospel One Punch Man Road to Hero One Punch Man One: Kagayaku Kisetsu e - True Stories One: Kagayaku Kisetsu e Onee-chan ga Kita Special Onee-chan ga Kita Onegai ☆ Teacher OVA Onegai ☆ Teacher Reminiscence Onegai ☆ Teacher Specials Onegai ☆ Teacher Onegai ☆ Twins OVA Onegai ☆ Twins Onegai My Melody Kirara☆ Onegai My Melody Sukkiri♪ Onegai My Melody: Kuru Kuru Shuffle! Onegai My Melody: Yuu & Ai Onegai My Melody Onegai! Samia Don Ongaku Sekai Ryokou Ongaku Shoujo Oni Keibu Anpan Oni no Ko to Yuki Usagi Onigakure Yama no Soba no Hana Onigamiden Onigara Onii-chan Dakedo Ai Sae Areba Kankeinai yo ne! Specials Onii-chan Dakedo Ai Sae Areba Kankeinai yo ne! Onii-chan no Koto nanka Zenzen Suki Janain Dakara ne!! Special Onii-chan no Koto nanka Zenzen Suki Janain Dakara ne!! Onii-sama e... Onikirimaru Oniku Daisuki! Zeushi-kun 2nd Season Oniku Daisuki! Zeushi-kun Onimaru: Senjou ni Kakeru Itsutsu no Seishun Only Yesterday Only You: Viva! Cabaret Club Onmyou Tai Senki Onnanoko tte Onsen Yousei Hakone-chan Ontama! Ooedo Torimonochou: Nezumi Kozou Ooi! Adacchii! Ooi! Hanimaru Ookami Kakushi Ookami Kodomo no Ame to Yuki Ookami Shoujo to Kuro Ouji OAD Ookami Shoujo to Kuro Ouji Ookami Shounen Ken (1963) Ookami Shounen Ken: Arabia no Kaijin - Ma no Iwa no Kettou Ookami Shounen Ken Ookami to Nanahiki no Ko Yagi Ookami-san to Shichinin no Nakamatachi Ookii 1 Nensei to Chiisana 2 Nensei Ookiku Furikabutte Special Ookiku Furikabutte: Natsu no Scorebook Ookiku Furikabutte: Natsu no Taikai Hen Special Ookiku Furikabutte: Natsu no Taikai Hen Ookiku Furikabutte Oosouji Ooyasan wa Shishunki! O-parts: Oman Oppai ga Ippai Oraa Guzura Dado (1987) Oraa Guzura Dado Orangutan Orchestra Ore ga Ojousama Gakkou ni "Shomin Sample" Toshite Gets♥Sareta Ken Specials Ore ga Ojou-sama Gakkou ni "Shomin Sample" Toshite Rachirareta Ken Ore Monogatari!! Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Animated Commentary Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Gal Game Animation Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Short Anime Specials Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Specials Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Specials Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Ore no Imouto ga Konnani Kawaii Wake ga Nai Ore no Kanojo to Osananajimi ga Shuraba Sugiru Ore no Nounai Sentakushi ga, Gakuen Love Comedy wo Zenryoku de Jama Shiteiru OVA Ore no Nounai Sentakushi ga, Gakuen Love Comedy wo Zenryoku de Jama Shiteiru Ore no Sora Keiji Hen Ore wa Chokkaku Ore wa Teppei Ore, Twintails ni Narimasu Oreca Battle Orenchi no Furo Jijou Ore-sama Kingdom: Gelände de Love Choco no Maki Ore-tachi Ijiwaru Kei Oretachi ni Tsubasa wa Nai: Hadairo Ritsu Kyuuwari Zou!? Oretachi ni Tsubasa wa Nai: Under the Innocent Sky Oretachi, Tomodachi! Organic Origami Warriors Oruchuban Ebichu Osaka Hamlet Osamishi Tani no Wakare Uta Osamu Tezuka's Self-Portrait Osamu to Musashi Osaru no Kantai Osaru no Monkichi no Kin no Ono Gin no Ono Osaru no Sankichi Totsugekitai Osaru no Sankichi: Bokusen Osaru no Tairyou Oseam Oshare Kozou wa Hanamaru Oshare Majo Love and Berry: Shiawase no Mahou Oshiete! Galko-chan Oshin Oshiri Kajiri Mushi (TV) 4th Season Oshiri Kajiri Mushi (TV) Oshiri Kajiri Mushi 2 Oshiri Kajiri Mushi 3 Oshiri Kajiri Mushi Oshiruko Oshizuka ni Osiris no Tenbin Osomatsu-kun (1988) Osomatsu-kun Appare! Chibita no Onitaiji zansu Osomatsu-kun Iyami wa Hitori Kaze no Naka Osomatsu-kun: Suika no Hoshi kara Konnichiwa zansu! Osomatsu-kun Osomatsu-san Osu!! Karate Bu Osu Otaku no Seiza Otaku no Video Otanoshimi Anime Gekijou Otenki Boys Otogi Banashi: Bumbuku Chagama Otogi Manga Calendar Otogi no Kuni no Birthday Otogi no Sekai Ryoko Otogi-Jushi Akazukin OVA Otogi-jushi Akazukin Otogizoushi Otohime Connection Otoko Doahou! Koushien Otoko Ippiki Gaki Daishou Otoko to Onna to Inu Otoko wa Tsurai yo: Torajirou Wasurenagusa Otokogi Otome Nadeshiko Koi Techou Otome wa Boku ni Koishiteru Special Otome wa Boku ni Koishiteru: Futari no Elder Otome wa Boku ni Koishiteru Otome Youkai Zakuro Picture Drama Otome Youkai Zakuro Otoshidama Otsuki-sama to Oujo Ougon Batto Ougon Yuusha Goldran Our Baseball Match Ouran High School Host Club Ouritsu Uchuugun: Honneamise no Tsubasa - Pilot Film Ou-sama Monogatari Ou-sama Ninatta Kitsune Ousama no Shippo Out of Sight Outbreak Company Outlanders Outlaw Star Pilot Outlaw Star Oval x Over Over Drive Overlord Ple Ple Pleiades Overlord Overman King Gainer Owanko Owari no Chronicle Owari no Seraph 2nd Season Owari no Seraph Kyuuketsuki Shahar Owari no Seraph Nagoya Kessen-hen - Owaranai Seraph: Nagoya Kessen-hen Owari no Seraph The Beginning of the End Owari no Seraph: Owaranai Seraph Owari no Seraph Owarimonogatari Ox Tales Oyaji no, Imo no Kamisama Oyako Club Oyayubi Hime Oyo Neko Bunyan Oyoge ya Oyoge Oz no Mahou Tsukai no Koutsuu Anzen no Tabi Oz no Mahoutsukai (1986) Oz no Mahoutsukai OZ Ozanari Dungeon Ozuma == P == Pa-Pa-Pa the ★ Movie: Paaman Paaman Pabu & Mojizu Pachislo Kizoku Gin Pacusi Song Pacusi Pac-World Pair Pale Cocoon Palme no Ki Pan de Peace! Panda Kopanda Panda no Daibouken Panda no Taputapu Pandalian Pandane to Tamago-hime Panda-Z: The Robonimation Pandora Hearts Specials Pandora Hearts Pani Poni Dash! Special Pani Poni Dash! Paniponi Pankis! 2-jigen Pankunchi Panpaka Pantsu Movie: Bananan Oukoku no Hihou Panpaka Pantsu Pants no Ana Pants Pankurou Panty & Stocking in Sanitarybox Panty & Stocking with Garterbelt Panyo Panyo Di Gi Charat Panzer Dragoon Panzer World Galient OVA Panzer World Galient Papa Mama Bye Bye Papa no Iukoto wo Kikinasai! OVA Papa no Iukoto wo Kikinasai! Special Papa no Iukoto wo Kikinasai! Papa to Kiss in the Dark Papa to Odorou Pa-Pa-Pa the ★ Movie: Perman - Tako de Pon! Ashi wa Pon! Paper Cranes Story: Kenta to Maiko Paper Film Papillon Rose Paprika Papuwa Paradise Kiss Paradise Paranoia Agent Parappa the Rapper Parasite Dolls Pareo wa Emerald Paris no Isabel Parol no Mirai Shima Pasocon Travel Tanteidan Passion Pata Pata Mama Patalliro Saiyuki! Patalliro Saiyuuki! Special Patalliro Saiyuuki! Patalliro! Stardust Keikaku Patalliro! Patapata Hikousen no Bouken Patchin shite! Obaa-chan Patlabor 2: The Movie Patlabor WXIII Patlabor: The Movie Patlabor Patta Potta Monta Pattenrai!! Minami no Shima no Mizu Monogatari Patty & Jimmy no Kimikoso Superstar Paul no Miracle Daisakusen Peace Maker Kurogane Special Peace Maker Kurogane Peaceful Times (F02) Petit Film Peach Girl Pecola Peeping Life 5.0ch Peeping Life Movie: We Are The Hero Peeping Life Specials Peeping Life The Perfect Extension Specials Peeping Life TV Asahi Josei Announcer Collab Peeping Life TV Season 1?? Peeping Life x IODATA: Quiz!! Input Output Peeping Life x Kaijuu Sakaba Kaiji Kaijuu-tachi ga Iru Tokoro Peeping Life x Kids Station Peeping Life: Gekijou Original Ban Peeping Life: Shinkon-chan Kansai ni Irasshai Peeping Life: Tezuka Pro - Tatsunoko Pro Wonderland OVA Peeping Life: Tezuka Pro - Tatsunoko Pro Wonderland Specials Peeping Life: Tezuka Pro - Tatsunoko Pro Wonderland Peeping Life: The Perfect Emotion Specials Peeping Life: The Perfect Emotion Peeping Life: The Perfect Evolution Specials Peeping Life: The Perfect Evolution Peeping Life: The Perfect Explosion Specials Peeping Life: The Perfect Explosion Peeping Life: The Perfect Extension Peeping Life: World History Peeping Life: YouTuber-kun Peeping Life Pelican Road Club Culture Peng You Town Penguin Musume Heart Special Penguin Musume Heart Penguin no Mondai DX? Penguin no Mondai Max Penguin no Mondai Movie Penguin no Mondai Penguin's Memory: Shiawase Monogatari Perfect Blue Perfect Day Perman: Birdman ga Yatte Kita!! Perman: Copy World no Nazo Pero Pero Candy PeroPero☆Teacher Perrine Monogatari Movie Perrine Monogatari Specials Perrine Monogatari Persia no Komoriuta: Watashi no Hana Persona 2 -Another Self- Persona 3 the Movie 1: Spring of Birth Persona 3 the Movie 2: Midsummer Knight's Dream Persona 3 the Movie 3: Falling Down Persona 4 The Animation: A Brief Lesson on Izanagi & Izanami Persona 4 The Animation: Mr. Experiment Shorts Persona 4 The Animation: No One is Alone Persona 4 The Animation: The Factor of Hope Persona 4 The Animation Persona 4 The Golden Animation: Thank you Mr. Accomplice Persona 4 The Golden Animation Persona 5 Persona: Trinity Soul PERSONA3 THE MOVIE —#3 Winter of Rebirth— Perspektivenbox PES: Peace Eco Smile Peter Pan no Bouken Specials Peter Pan no Bouken Petit Eva: Evangelion@School Petit Manga PetoPeto-san Petshop of Horrors Petting a Dog Peut-etre Toi Phantasm Phantasy Star Online 2 The Animation Phantom of Kill Phantom Quest Corp Phantom Yuusha Densetsu Phantom: Requiem for the Phantom Picture Drama Phantom: Requiem for the Phantom Phantom: The Animation Phi Brain: Kami no Puzzle 2 Phi Brain: Kami no Puzzle 3 Phi Brain: Kami no Puzzle Phoenix King Photo Kano Photon Pi Po Pa Po Patrol-kun Pia Carrot 2 DX Pia Carrot: The Movie Piano Piano no Mori Piano Specials Picchipichi Shizuku-chan Pichiko Dakyuubu Pichiko Dakyuubu USA-hen Pichu Bros. in Party Panic Pic-lele Picotopia Pictures at an Exhibition Piece Pi-hyara Kouta Pihyoro Ikka Pika Don PiKA PiKA Pikachu, Kore Nanno Kagi? Pikaia! Pikka Pika Summer Pikmin Pinch to Punch Ping Pong The Animation Pink Lady Monogatari: Eikou no Tenshi-tachi Recaps Pink Lady Monogatari: Eikou no Tenshi-tachi Pink Mizu Dorobou Ame Dorobou Pinky Monkey no Umareta Hi Pinky Monkey x FaFa Collaboration Animation: At Afternoon of Sunny Day Pinky Street Pinky Wakuwaku Tabi Stroll Pinky Pinocchio Yori Piccolino no Bouken Pipi Tobenai Hotaru Piroppo Pist Star Pita Ten Pittanko! Taiyou-sensei to Pittanko Piyo no Ongaeshi Piyoko ni Omakase pyo! Planet Robot Thunder-A Planet: Valkyrie Planetarium Chibi Maruko-chan, Hoshi ni Negai wo Planetarium Uchuu Kyoudai: Itten no Hikari Planetes Picture Drama Planetes Planzet Plastic Little Plastic Memories Plastic Nee-san Platinumhugen Ordian Platonic Chain: Web Platonic Chain Plawres Sanshirou Play Ball 2nd Play Ball Play Jazz Playground Pleasant Goat and Big Big Wolf (Movie) Pleasant Goat and Big Big Wolf Movie 2: Full of Vigor Please Save My Earth Movie: From Alice to Rin-kun Please Save My Earth: The Passing of the Golden Age Please Save My Earth Plus 50000-nen Pochacco no Jack to Mame no Ki Pochacco no Ninjin Hata wa Oosawagi Pochacco no Wakuwaku Birthday Pocket Monsters XY: Fuupa no Odemashi Daisakusen!! Poka Poka Mori no Rascal Pokemon 3: The Movie Pokemon 3D Adventure: Find Mew! Pokemon 4D: Pikachu's Ocean Adventure Pokemon 4Ever Pokemon Advance Pokemon Best Wishes! Season 2: Decolora Adventure - Dent to Takeshi! Gyarados no Gekirin! Pokemon Best Wishes! Season 2: Decolora Adventure - Iris vs. Ibuki! Dragon Master e no Michi!! Pokemon Best Wishes! Season 2: Dekorora Adventure Pokemon Best Wishes! Season 2: Episode N Pokemon Best Wishes! Season 2: Shinsoku no Genosect Pokemon Best Wishes! Season 2 Pokemon Best Wishes! the Movie: Victini to Kuroki Eiyuu Pokemon Best Wishes! the Movie: Victini to Shiroki Eiyuu Reshiram Pokemon Best Wishes!: Kyurem vs. Seikenshi Pokemon Best Wishes! Pokemon Chronicles Pokemon Crystal: Raikou Ikazuchi no Densetsu Pokemon Diamond & Pearl Special Pokemon Diamond & Pearl Pokemon Gotta Dance Pokemon Heroes Pokemon Mystery Dungeon: Explorers of Time and Darkness Pokemon Mystery Dungeon: Team Go-Getters Out of the Gate! Pokemon Mystery Dungeon: The Final Adventure Through Time and Darkness Pokemon Omega Ruby & Alpha Sapphire: Mega Special Animation Pokemon Ranger: Hikari no Kiseki Pokemon the Movie XY (2016) Pokemon The Movie XY (2015) Pokemon XY Odemashi Ko Majin Fuupa Pokemon XY SP: Road to Kalos Pokemon XY&Z Pokemon XY: Hakai no Mayu to Diancie Pokemon XY: Koukoku no Princess Diancie Pokemon XY: Mega Evolution Pokemon XY: New Year Special Pokemon XY: New Year's Eve 2014 Super Mega Special Pokemon XY: Sora no Hahen Pokemon XY Pokemon: Arceus and the Jewel of Life Pokemon: Ash's Journey Pokemon: Camp Pikachu Pokemon: Destiny Deoxys Pokemon: Giratina and the Sky Warrior Pokemon: Jirachi Wishmaker Pokemon: Lucario and the Mystery of Mew Pokemon: Meloetta's Glittery Recital Pokemon: Mewtwo Returns Pokemon: Pikachu and Pichu Pokemon: Pikachu to Eevee Friends Pokemon: Pikachu's Big Mysterious Adventure Pokemon: Pikachu's Exploration Club Pokemon: Pikachu's Ghost Festival! Pokemon: Pikachu's Great Ice Adventure Pokemon: Pikachu's Great Sparking Search Pokemon: Pikachu's Island Adventure Pokemon: Pikachu's Pikaboo Pokemon: Pikachu's Rescue Adventure Pokemon: Pikachu's Summer Bridge Story Pokemon: Pikachu's Summer Festival! Pokemon: Pikachu's Summer Vacation Pokemon: Pikachu's Winter Vacation (2000) Pokemon: Pikachu's Winter Vacation (2001) Pokemon: Pikachu's Winter Vacation Pokemon: Pokemon Ranger and The Temple of The Sea Pokemon: Slowking's Day Pokemon: The First Movie Pokemon: The Mastermind of Mirage Pokemon Pokemon: The Movie 2000 Pokemon: The Origin of Mewtwo Pokemon: The Origin Pokemon: The Rise of Darkrai Pokemon: Zoroark: Master of Illusions Pokemon Poker Pokonyan! Pom Poko Pom Pom Purin no Kitakaze to Taiyou Pom Pom Purin no Usagi to Kame Ponkotsu Quest ~Maou to Haken no Mamono-tachi~ Ponkotsuland Saga Ponsuke no Haru Ponsuke no Udekurabe Ponta to Ensoku Pony Metal U-GAIM Promotion Film POP Popee the Performer PoPo Loouise Popolocrois Monogatari PopoloCrois Popotan Poppen-sensei to Kaerazu no Numa Poppoya-san: Nonki Ekichou Poppoya-san: Nonki Kikanshi Pops Porco Rosso Porfy no Nagai Tabi Poron Guitar Pororo to the Cookie Castle Pororo Portable Kuukou Portrait PostPet Momobin Potecco Babies (2011) Potecco Babies Potemayo Specials Poulette no Isu Power Dolls Power Stone Poyopoyo Kansatsu Nikki Pozzie Prayers Precure All Stars DX the Dance Live: Miracle Dance Stage e Youkoso Precure All Stars GoGo Dream Live! Precure All Stars Movie: Haru no Carnival♪: Ima Koko Kara Precure All Stars New Stage 2: Kokoro no Tomodachi Precure All Stars New Stage 3: Eien no Tomodachi Precure All Stars New Stage: Mirai no Tomodachi Precure kara Minna e no Ouen Movie Prefectural Earth Defense Force Present Prétear Pretty Rhythm: All Star Selection Pretty Rhythm: Aurora Dream Pretty Rhythm: Dear My Future Pretty Rhythm: Rainbow Live Pretty Rhythm: Shougekijou Pri Para Movie: Mi~nna Atsumare! Prism☆Tours Pri Para Prince of Stride Alternative Prince of Tennis ~Message in a bottle~ Prince of Tennis: A Day on Survival Mountain Prince of Tennis: Another Story - Messages From Past and Future OVA Bonus Prince of Tennis: Another Story II - Ano Toki no Bokura OVA Bonus Prince of Tennis: Another Story II - Ano Toki no Bokura Prince of Tennis: Atobe's Gift Prince of Tennis: Band of Princes Prince of Tennis: Eikokushiki Teikyuu Shiro Kessen! Prince of Tennis: Mini Theater Prince of Tennis: New Year's Special Prince of Tennis: Pairpuri Prince of Tennis: The National Tournament Finals Prince of Tennis: The National Tournament Semifinals Prince of Tennis: The National Tournament Prince of Tennis: The Two Samurai, The First Game Prince of Tennis Princess Arete Princess Army: Wedding Combat Princess Iron Fan Princess Lover! Picture Drama Princess Lover!: Magical Knight Maria-chan Princess Lover! Princess Minerva Princess Nine Princess Princess Specials Princess Princess Princess Rouge Princess Tutu Recaps Princess Tutu Prism Ark Specials Prism Ark Prism Magical: Prism Generations! Prison Bear Private Eye Dol Pro Golfer Saru (1985) Pro Golfer Saru: Kouga Hikyou! Kage no Ninpou Golfer Sanjou! Pro Golfer Saru: Super Golf World e no Chousen!! Pro Golfer Saru Pro Yakyuu wo 10-bai Tanoshiku Miru Houhou Part 2 Pro Yakyuu wo 10-bai Tanoshiku Miru Houhou Project A-Ko 2: Plot of the Daitokuji Financial Group Project A-ko 3: Cinderella Rhapsody Project A-Ko 4: Final Project A-Ko: Vs Project A-ko Project ARMS: The 2nd Chapter Project ARMS Project BLUE Chikyuu SOS Project Itoh Project MP Project Show-A to B Project758 PS3® no Tsukai Kata -feat.Peeping Life- Psychedelic Afternoon Psychic Academy Psychic Force Psychic Wars Psycho Armor Govarian Psycho Diver Masei Rakuryu Psycho-Pass 2 Psycho-Pass Movie Psycho-Pass Pucca (2006) Pucca (2008) Pucca Funny Love Puchi Puri Yuushi Puchimas! Wakku Waku!! Puchimas!!: Petit Petit iDOLM@STER - Fuyu→Kotatsu←Haru Puchimas!!: Petit Petit iDOLM@STER Puchimas!: Petit iDOLM@STER - Takatsuki Gold Densetsu Special!! Harukasan Matsuri Puchimas!: Petit iDOLM@STER Puchitto Furikaerintia Puchitto Gargantia Special Puchitto Gargantia Pugyuru Puka Puka Juju Pulsar Pumpkin Scissors Punchline Puni Puni Poemi Pupa Pupipo! PuriGorota: Uchuu no Yuujou Daibouken Pururun! Shizuku-chan Aha Pururun! Shizuku-chan Push Pussycat Puttsun Make Love Puu-Neko Shougekijou Puu-Neko Puyo Puyo: Madou Monogatari Puzzle of Autumn Pygmalio Pyu to Fuku! Jaguar the Movie Pyu to Fuku! Jaguar: Ima, Fuki ni Yukimasu Pyun Pyun Maru Pyuu to Fuku! Jaguar: Return Of Yaku Ichinenburi Pyuu to Fuku! Jaguar == Q == Q Transformers: Kaette Kita Convoy no Nazo Q Transformers 2 Qin Shi Ming Yue 3 Qin Shi Ming Yue 4: The Great Wall Qin's Moon Quantcast Manga Sekai Mukashi Banashi Quantum Leap Queen Emeraldas Queen's Blade OVA Queen's Blade OVA Special Queen's Blade: Grimoire Queen's Blade: Gyokuza wo Tsugu Mono Queen's Blade: Gyokuza wo Tsugu Mono Specials Queen's Blade: Rebellion Queen's Blade: Rebellion Special Queen's Blade: Rebellion vs Hagure Yuusha no Estetica Queen's Blade: Rurou no Senshi Queen's Blade: Rurou no Senshi Specials Queen's Blade: Utsukushiki Toushitachi Queen's Blade: Vanquished Queens Queen's Blade: Vanquished Queens Special Quiz Magic Academy: The Original Animation Quiz Magic Academy: The Original Animation 2 == R == R-15 R.O.D OVA R.O.D the TV R-15 OVA R2: Rise R to the Second Power R20: Ginga Kuukou Ra/Radio Noise*Planet Ragnarok the Animation RahXephon Interlude: Her and Herself/Thatness and Thereness RahXephon Specials RahXephon: Pluralitas Concentio RahXephon Rail of the Star: A True Story of Children Rail Wars! Raimuiro Ryuukitan X Raimuiro Senkitan: Nankoku Yume Roman Raimuiro Senkitan Rain Boy Rain Town Rainbow no Anime Bako Rainbow Sentai Robin Rainbow: Nisha Rokubou no Shichinin Raiyantsuuri no Uta Raja Maharaja Rakudai Kishi no Cavalry Rakuen Tsuihou: Expelled From Paradise Rakugaki Picasso Rakugo Tennyo Oyui Raldessia Chronicles Ramayana: The Legend of Prince Rama Ramen Tenshi Pretty Menma Rance 01: Hikari wo Motomete The Animation Ranma ½ 1994 Music Calendar Ranma ½ Best Memories Ranma ½ DoCo Music Video Ranma ½ OVA Ranma ½ Special Ranma ½ Super Ranma ½: Akumu! Shunmin Kou Ranma ½: Battle ga Ippai 29-nin no Korinai Yatsura Ranma ½: Chou Musabetsu Kessen! Ranma Team VS Densetsu no Houou Ranma ½: Chuugoku Nekonron Daikessen! Okite Yaburi no Gekitou-hen!! Ranma ½: Kessen Tougenkyou! Hanayome wo Torimodose! Ranma ½: Nettou Uta Gassen Ranma ½: Tendou-ke no Oyobidenai Yatsura! Ranma ½ Ranpo Kidan: Game of Laplace Ranpou Ravex in Tezuka World Ray the Animation Rayca RDG: Red Data Girl Re Boot Re: Cutie Honey Re: Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu Real Drive Rebirth Moon Divergence REC Special REC Record of Lodoss War: Chronicles of the Heroic Knight Record of Lodoss War Recorder to Randoseru Mi☆ Special Recorder to Randoseru Mi☆ Recorder to Randoseru Re♪ Recorder to Randoseru Recorder Red Baron Red Colored Bridge Red Garden: Dead Girls Red Garden Red Hawk: Weapon Of Death Redial Redline Pilot Redline Refrain Blue Reideen Reign: The Conqueror Reikenzan Hoshikuzu-tachi no Utage Re-Kan! Relic Armor Legaciam ReLIFE Renkin San-kyuu Magical? Pokaan Specials Renkin San-kyuu Magical? Pokaan Renkyori Enai Rennyo Monogatari Rennyo to Sono Haha Rental Magica Reporter Blues Requiem (OVA) Rerere no Tensai Bakabon Rescue Me! Rescue YoYo RESTOL: Special Rescue Team Reunion Revbahaf Wang-gug Jaegeon-soelgi Revolutionary Girl Utena: Adolescence Apocalypse Revolutionary Girl Utena Rewrite RG Veda RGB Adventure Rhea Gall Force Ribbon no Kishi (1999) Ribbon no Kishi Pilot Ribbon no Kishi Ribbon-chan RideBack Riding Bean Riki-Oh 2: Child of Destruction Riki-Oh: The Wall of Hell Ring ni Kakero 1: Kage Dou Hen Ring ni Kakero 1: Nichibei Kessen Hen Ring ni Kakero 1 Ring no Kakero 1: Sekai Taikai Hen Ring of Gundam Ring Ring Boy Rinkaku Rinne no Lagrange 2 Picture Drama Rinne no Lagrange 2 Rinne no Lagrange Specials Rinne no Lagrange: Kamogawa Days Rinne no Lagrange: Kamogawa Memoria Rinne no Lagrange Rinshi!! Ekoda-chan Rio: Rainbow Gate Special Rio: Rainbow Gate! Riri to Kaeru to (Otouto) Ristorante Paradiso Risu no Panache Rita et Machin Rizelmine Roba Chotto Suneta Robby & Kerobby Robin Hood no Daibouken Robin-kun to 100 nin no Otomodachi Season 2 Robin-kun to 100 nin no Otomodachi Robo Crosser Robo to Shoujo (Kari) Oshirase Gekijou (Kari) Robo to Shoujo (Kari) RoboDz Robokko Beeton Robot Carnival Robot Girls Z 0 Robot Girls Z Specials Robot Girls Z Robot King Robot Pulta Robot Taekwon V 3tan! Sujung Teukgongdae Robot Taekwon V wa Hwanggeum Nalgae Robot Taekwon V: Wooju Jakjeon Robot Taekwon V Robotan (1986) Robotan Roboteuwang Sseonsyakeu Robotica#Robotics Robotics;Notes Rock Lee no Seishun Full-Power Ninden Rock Man Rocket Girls Rockman Hoshi ni Negai wo Rockman.EXE Axess Rockman.EXE Beast Rockman.EXE Beast+ Rockman.EXE Movie: Hikari to Yami no Program Rockman.EXE Stream Rockman.EXE Rokka no Yuusha Picture Drama Rokka no Yuusha Rokudenashi Blues 1993 Rokudenashi Blues Rokujouma no Shinryakusha!? (TV) Rokujouma no Shinryakusha!? Rokumon Tengai Mon Colle Knights Rokushin Gattai God Mars Juunanasai no Densetsu Rokushin Gattai God Mars Rokushin Gattai GodMars (1982) Ro-Kyu-Bu! OVA Ro-Kyu-Bu! SS Recap Ro-Kyu-Bu! SS Ro-Kyu-Bu! Rolling☆Girls: Chibi☆Rolling☆Girls Korokoro Gekijou Rolling☆Girls Romance of the Three Kingdoms Romantica Clock Romeo no Aoi Sora Specials Romeo no Aoi Sora Romeo x Juliet Ronin Warriors Gaiden Ronin Warriors Legend of Kikoutei Ronin Warriors Message Ronin Warriors Roots Search Roppou Yabure-kun Rosario + Vampire Capu2 Rosario + Vampire Rose O'Neill Kewpie Rouge: Lady's Comic Video Roujin Z Rozen Maiden (2013) Rozen Maiden: Detective Kun-Kun Rozen Maiden: Ouvertüre Rozen Maiden: Träumend Rozen Maiden RPG Densetsu Hepoi Rudolf to Ippaiattena Rui no Masaiban Ruin Explorers Rule Rumic World Rumiko Takahashi Anthology Run! Run=Dim Running Boy: Star Soldier no Himitsu Ruriiro Princess Rurouni Kenshin DVD-BOX Special Ending Rurouni Kenshin Recap Rurouni Kenshin Special Rurouni Kenshin: Ishinshishi e no Requiem Rurouni Kenshin: Review Special Rurouni Kenshin: Seisouhen Rurouni Kenshin: Shin Kyoto Hen Rurouni Kenshin: Special Techniques Rurouni Kenshin: Tsuiokuhen Rurouni Kenshin Rusty Nail Rusuban Rusuden Hour: Sodan Brothers Ryo Ryokunohara Meikyuu Ryoukan-san Ryouma 30 Seconds Ryoutei no Aji Ryuseiki Gakusaver Ryuu Seiki Ryuugajou Nanana no Maizoukin (TV) Specials Ryuugajou Nanana no Maizoukin (TV) Ryuugajou Nanana no Maizoukin Ryuuichi Manga Gekijou Onbu Obake Ryuusei no Rockman Tribe Ryuusei no Rockman Ryuusei Sentai Musumet == S == Saa Ikou! Tamagotchi Sabagebu! Specials Sabagebu! Sabaku no Kuni no Oujosama Sabaku no Takara no Shiro Saber Marionette J Again Saber Marionette J to X Saber Marionette J Saber Marionette R Saboten ga Nikui Sabu to Ichi Torimono Hikae Sacred Seven: Shirogane no Tsubasa Picture Drama Sacred Seven: Shirogane no Tsubasa Sacred Seven Sadamitsu the Destroyer Saenai Heroine no Sodatekata 2nd Season Saenai Heroine no Sodatekata: Ai to Seishun no Service Kai Saenai Heroine no Sodatekata Sagashita no wa Oheya, Mitsuketa no wa Mirai SAI: Part 1 / Revolving... to the Core Saibi Saigo no Door wo Shimero! Saijaku Muhai no Bahamut Saikano: Another Love Song Saikano Saiki Kusuo no Ψ Nan Saikin Ponta Saikin, Imouto no Yousu ga Chotto Okashiinda ga OVA Saikin, Imouto no Yousu ga Chotto Okashiinda ga Saikyou Bushouden: Sangoku Engi Saikyou Ginga Ultimate Zero: Battle Spirits Saikyou Robot Daioja Sailor Moon (2013) Sailor Moon Memorial Sailor Moon R Memorial Sailor Moon R Movie: Promise of the Rose Sailor Moon R: Make Up! Sailor Senshi! Sailor Moon R Sailor Moon S Memorial Sailor Moon S Movie: Hearts in Ice Sailor Moon S Sailor Moon Sailor Stars Hero Club Sailor Moon Sailor Stars Memorial Sailor Moon Sailor Stars Sailor Moon SuperS Memorial Sailor Moon SuperS Movie: Black Dream Hole Sailor Moon SuperS Plus: Ami's First Love Sailor Moon SuperS Special Sailor Moon SuperS Sailor Moon Sailor Victory Saint Beast: Ikusen no Hiru to Yoru Hen Saint Beast: Kouin Jojishi Tenshi Tan Saint Beast Saint Elmo: Hikari no Raihousha Saint October Saint Seiya (phim) Saint Seiya Omega Saint Seiya: Legend of Crimson Youth Saint Seiya: Ougon Tamashii Saint Seiya: Soushuuhen Saint Seiya: The Battle with Eris Saint Seiya: The Hades Chapter - Elysion Saint Seiya: The Hades Chapter Inferno Saint Seiya: The Hades Chapter Sanctuary - Yomigaerishi Gold Saint-tachi no Shinwa Saint Seiya: The Hades Sanctuary Chapter Saint Seiya: The Heated War of the Gods Saint Seiya: The Heaven Chapter - Overture Saint Seiya: The Lost Canvas - Meiou Shinwa 2 Saint Seiya: The Lost Canvas - Meiou Shinwa Saint Seiya: Warriors of the Final Holy Battle Saint Seiya Saint☆Onii-san OVA Saint☆Onii-san Saishuu Shiken Kujira Progressive Saishuu Shiken Kujira Saitama Bousou Saizensen Flag! Shinimonogurui no Seishun!! Saiunkoku Monogatari 2nd Season Saiunkoku Monogatari Soushuuhen Saiunkoku Monogatari Specials Saiunkoku Monogatari Saiyuki Gaiden: Kouga no Shou Saiyuki Gaiden Saiyuki Interactive OVA Saiyuki OVA Saiyuki Reload Gunlock Saiyuki Reload Urasai Saiyuki Reload: Burial Saiyuki Reload Saiyuki Requiem Saiyuki Saiyuuki: Son Gokuu Monogatari Sakamichi no Apollon Sakasama no Patema: Beginning of the Day Sakasama no Patema Saki Achiga-hen: Episode of Side-A - Kuro no Tanjoubi Saki Biyori Saki Picture Drama Saki: Achiga-hen - Episode of Side-A Specials Saki: Achiga-hen - Episode of Side-A Saki: Zenkoku-hen Saki Sakigake!! Otokojuku Movie Sakigake!! Otokojuku Sakura Capusule Sakura Diaries Sakura no Ondo Sakura Taisen: Ecole de Paris Sakura Taisen: Gouka Kenran Sakura Taisen: Kanadegumi Sakura Taisen: Katsudou Shashin Sakura Taisen: Le Nouveau Paris Sakura Taisen: New York Sakura Taisen: Ouka Kenran Sakura Taisen: Sumire Sakura Taisen Sakura Trick Sakura Yori Ai wo Nosete Sakura: Haru no Gensou Sakurako-san no Ashimoto ni wa Shitai ga Umatteiru Sakuran Boy DT Sakurasou no Pet na Kanojo Salad Land Salamander Salaryman Kintarou Samchongsa: Taimmeosin 001 Samurai 7 Samurai Champloo Samurai Deeper Kyo Samurai Flamenco Samurai Giants Samurai Girl Real Bout High School Samurai Gun Special Samurai Gun Samurai Pizza Cats Samurai Spirits 2 Samurai Spirits Samurai: Hunt for the Sword Samurai Samuraider San-biki no Koguma-san Sanchome no Tama: Uchi no Tama Shirimasenka? Sanchoume no Yuuhi Sanctuary Sango no Umi to Ouji Sango Sho Densetsu: Aoi Umi no Elfie Sangokushi (1985) Sangokushi Daiichibu Eiyuu-tachi no Yoake Sangokushi Dainibu Choukou Moyu Sangokushi Daisanbu Harukanaru Taichi Sangokushi II Sangokushi Sanjougattai Transformers Go! Sankarea OVA Sankarea: Wagahai mo... Zombie de Aru... Sankarea Sanko to Tako, Hyakuman-ryo Chinsodo Sanrio Christmas Fantasia Sansha Sanyou Santa Claus Tsukamaeta! Santa Company Santa-san to Tonakai Kuppi Sanzoku Diary Sanzoku no Musume Ronja Saraba Uchuu Senkan Yamato: Ai no Senshitachi Saraiya Goyou Sarasoujuu no Hana no Iro Saru Getchu: On Air 2nd Saru Getchu: On Air Saru Kani Gassen Saru Tarou Jishin ni wa Makenai zo!: Jishin e no Sonae Dai Sakusen Saru to Kani no Gassen Sarukani Gassen Sarukanigassen: Ijimekkozaru to Shoujiki Kani-san Sarumasamune Sarusuberi Sarutobi Ecchan Sasameki Koto Sasami: Mahou Shoujo Club 2 Sasami: Mahou Shoujo Club Sasami-san@Ganbaranai Sasuga no Sarutobi Sasuke Sasurai no Shoujo Nell Sasurai no Taiyou Sasurai-kun Satsujin Kippu wa Heart-iro Savanna Game Sayanora Kaba-kun Sayokyoku Sayonara Ginga Tetsudou 999: Andromeda Shuuchakueki Sayonara Zetsubou Sensei Sayonara Zetsubou Sensei Jo: Zetsubou Shoujo Senshuu Sayonara Zetsubou Sensei Jo: Zoku Zetsubou Shoujo Senshuu Sayonara Zetsubou Sensei Special Omake Sayonara Zetsubou Sensei Special Sayonara, Midori ga ike: Tobe! Tako Glider!! Sazae-san: Dawn to Ikka de Hawaii Ryokou Sazae-san Scan2Go Scandal Scarecrowman Schick x Evangelion School Days ONA School Days: Magical Heart Kokoro-chan School Days: Valentine Days School Days School Rumble Ichi Gakki Hoshuu School Rumble Ni Gakki School Rumble San Gakki School Rumble Schwarzesmarken Science Anime: Choudendou Monogatari Science Ninja Team Gatchaman F Science Ninja Team Gatchaman II Sci-fi Harry Scoopers Scramble Wars: Tsuppashiru! Genom Trophy Rally Scrap Diary Scrapped Princess Scryed Alteration I: Tao Scryed Alteration II: Quan Scryed SD Gundam Force SD Gundam Gaiden SD Gundam Sangokuden Brave Battle Warriors SD Hamatora Sega Hard Girls Sei Juushi Bismarck Sei Marie Antoinette Seibu Tetsudou Ekiin Tako-chan Seichou Rap Seigi wo Aisuru Mono Gekko Kamen Seihou Tenshi Angel Links Special Seihou Tenshi Angel Links Seikai no Danshou: Tanjou Seikai no Monshou Tokubetsuhen Seikai no Monshou Seikai no Senki II Seikai no Senki III Seikai no Senki Tokubetsuhen Seikai no Senki Seiken no Blacksmith Seiken Tsukai no World Break Seikima II Humane Society: Jinrui Ai ni Michita Shakai Seikimatsu Darling Seikimatsu Leader Gaiden Takeshi! Seikimatsu Occult Gakuin Specials Seikimatsu Occult Gakuin Seikoku no Dragonar Seikon no Qwaser II Picture Drama Seikon no Qwaser II Seikon no Qwaser Picture Drama Seikon no Qwaser: Jotei no Shouzou Seikon no Qwaser Seimei no Kagaku: Micro Patrol Seirei no Moribito Seirei Tsukai no Blade Dance Specials Seirei Tsukai no Blade Dance Seirei Tsukai Seisenshi Dunbine Seisho Gensoufu: Adam to Eve Seishoujo Kantai Virgin Fleet Seishun Anime Zenshu Seishun Fuufu Monogatari: Koiko no Mainichi Seishun Midnight Runners: Shiosai Seito Shokun! Kokoro ni Midori no Neckerchief wo Seitokai no Ichizon Lv.2: Watasu Seitokai Seitokai no Ichizon Lv.2 Seitokai no Ichizon Seitokai no Shukujitsu Seitokai Yakuindomo OVA Seitokai Yakuindomo* OVA Seitokai Yakuindomo* Seitokai Yakuindomo Seitokaichou ni Chuukoku Seiyuu Deka Seiyuu Sentai Voicetorm 7 Sekai de Ichiban Tsuyoku Naritai! Specials Sekai de Ichiban Tsuyoku Naritai! Sekai Douwa Anime Zenshuu Sekai Kei Sekai Ron Sekai Meisaku Douwa Series Sekai Meisaku Douwa: Aladdin to Mahou no Lamp Sekai Meisaku Douwa: Hakuchou no Mizuumi Sekai Meisaku Douwa: Hakuchou no Ouji Sekai Meisaku Douwa: Mori wa Ikiteiru Sekai Meisaku Douwa: Oyayubi Hime Sekai Meisaku Douwa: Wow! Maerchen Oukoku Sekai Meisaku Douwa Sekai Monoshiri Ryoko Sekai no Fushigi Tanken Series Sekai no Hikari: Shinran Shounin Sekai no Ouja: King Kong Taikai Sekai Seifuku: Bouryaku no Zvezda - Shin Zvezda Daisakusen Sekai Seifuku: Bouryaku no Zvezda Sekaiichi Hatsukoi 2 Sekaiichi Hatsukoi Movie: Yokozawa Takafumi no Baai Sekaiichi Hatsukoi: Onodera Ritsu no Baai Sekaiichi Hatsukoi: Valentine-hen Sekaiichi Hatsukoi Sekiei Ayakashi Mangatan Sekiranun Graffiti Sekirei Special Sekirei: Pure Engagement Special Sekirei: Pure Engagement Sekirei Sekishoku Elegy Sekkou Boys Selector Destructed WIXOSS Selector Infected WIXOSS Specials Selector Infected WIXOSS Selector Spread WIXOSS Sen to Chihiro no Kamikakushi Senbon Matsubara Sengoku Basara Movie: 4-Koma Gekijou - Another Last Party Sengoku Basara Movie: The Last Party Sengoku Basara Special Sengoku Basara Two: Ryuko, Itadaki no Chikai! Atsuki Mirai e Kakeru Tamashii!! Sengoku Basara Two Sengoku Basara: Judge End Sengoku Basara Sengoku Bushou Retsuden Bakufuu Douji Hissatsuman Sengoku Collection Sengoku Gyoujin Dullahan: Kagen no Keishousha Sengoku Kitan Youtouden Soushuuhen Sengoku Majin Goushougun (phim) Sengoku Majin Goushougun: Toki no Etranger Sengoku Majin Goushougun Sengoku Musou SP: Sanada no Shou Sengoku Musou Specials Sengoku Musou Sengoku Otome ~Momoiro Paradox~ Sengoku☆Paradise Kiwami Senjou no Valkyria 3: Tagatame no Juusou Senjou no Valkyria: Gallian Chronicles Theater Senjou no Valkyria: Gallian Chronicles Senjutsu Choukoukaku Orion Senki Zesshou Symphogear 3 Senki Zesshou Symphogear G: In the Distance, That Day, When the Star Became Music... OVA Senki Zesshou Symphogear G: In the Distance, That Day, When the Star Became Music... Senki Zesshou Symphogear: Meteoroid-Falling, Burning, and Disappear, Then... Senkou no Night Raid Picture Drama Senkou no Night Raid Recap Senkou no Night Raid Specials Senkou no Night Raid Sennen no Yakusoku Sennin Buraku Senran Kagura Specials Senran Kagura: Estival Versus - Shoujo-tachi no Sentaku Senran Kagura Sensei no Ojikan: Doki Doki School Hours OVA Sensei no Ojikan: Doki Doki School Hours Sensou ga Owatta Natsu ni 1945 Karafuto Sensuikan Cassiopeia Sensuikan ni Koi wo Shita Kujira no Hanashi Sentimental Journey Sentou Mecha Xabungle Sentou Yousei Shoujo Tasukete! Mave-chan Senya Ichiya Monogatari Senyuu 2 Senyuu: Yusha Nagurareru & Nise Panda no Seitai Senyuu Sequence Seraphim Call Serendipity the Pink Dragon Serial Experiments Lain Servamp Servant x Service Seto no Hanayome Fan Disc Seto no Hanayome OVA Specials Seto no Hanayome OVA Seto no Hanayome Picture Drama Seto no Hanayome Seton Doubutsuki: Kuma no Ko Jacky Seton Doubutsuki Sexy Commando Gaiden: Sugoiyo!! Masaru-san Specials Sexy Commando Gaiden: Sugoiyo!! Masaru-san SF Saiyuuki Starzinger (phim) SF Saiyuuki Starzinger Sguy and the Family Stone the Movie Shadow Skill (1996) Shadow Skill: Eigi Shadow Skill: Kurudaryuu Kousatsuhou no Himitsu Shadow Skill Shadow Star Narutaru Shakotan★Boogie Shakugan no Shana (phim) Shakugan no Shana II Specials Shakugan no Shana II Shakugan no Shana III Special Shakugan no Shana III Shakugan no Shana Movie Special Shakugan no Shana S Specials Shakugan no Shana S Shakugan no Shana SP: Koi to Onsen no Kougai Gakushuu! Shakugan no Shana Specials Shakugan no Shana: Naze Nani Shana 2 Shakugan no Shana: Naze Nani Shana! Nandemo Shitsumonbako! Shakugan no Shana: Naze Nani Shana Shakugan no Shana: Shana to Yuuji no Naze Nani Shana Shakugan no Shana Shaman King Specials Shaman King Shamanic Princess Shangri-La Shashinkan Shashinki Shashinki 87 She and Her Cat Shenmue: The Movie Shiawase Haitatsu Taneko Shiawase no Katachi Shiawase no Ouji Shiawase no Tokei Shiawase no Uta Shiawase Sou no Okojo-san Shiawasette Naani Shiba Inuko-san Shibai Taroka Shibawanko no Wa no Kokoro Shibuzome Ikki Ashita ni Kakeru Niji Shichinin no Nana: Oshougatsu Da yo! 7 x 7 = 49-nin no Nana? Shiden Pilot Shigatsu wa Kimi no Uso OAD Shigatsu wa Kimi no Uso Shigeru Shigofumi Picture Drama Shigofumi Special Shigofumi Shigurui Shijin no Shougai Shijou Saikyou no Deshi Kenichi (OVA) Shijou Saikyou no Deshi Kenichi Specials Shijou Saikyou no Deshi Kenichi Shika to Kanta Shikabane Hime: Aka Shikabane Hime: Kuro Special Shikabane Hime: Kuro Shikabane Hime: Puchitto Shiki Specials Shiki Shima Shima Tora no Shimajirou Shimajirou Hesoka Shimajirou no Wow! Shimajirou to Fufu no Daibouken Movie: Sukue! Nana-iro no Hana Shimajirou to Kujira no Uta Shimajirou to Ookinaki Shimanchu Mirika (OVA) Shimanchu MiRiKa Shimoneta to Iu Gainen ga Sonzai Shinai Taikutsu na Sekai Shin Ace wo Nerae! Shin Angyo Onshi Shin Atashin'chi Shin Ban Megami Tantei Vinus File Shin Bikkuriman Shin Calimero Shin Captain Tsubasa Shin Chou Kyou Ryo: Condor Hero II Shin Chou Kyou Ryo: Condor Hero III Shin Chou Kyou Ryo: Condor Hero Shin Choubakumatsu Shounen Seiki Takamaru Shin Choujin Densetsu Urotsukidouji Mataiden Shin Cutey Honey Shin Doha Kokusai Kuukou Shin Dokonjou Gaeru: Dokonjou Yumemakura Shin Dokonjou Gaeru Shin Don Chuck Monogatari Shin Dousei Jidai: Hawaiian Breeze Shin Gekijouban Initial D Legend 3 - Mugen Shin Gekijouban Initial D: Legend 1 - Kakusei Shin Gekijouban Initial D: Legend 2 - Dokusou Shin Getter Robo vs. Neo Getter Robo Shin Hakkenden Shin Hikari Shinwa: Palutena no Kagami Shin Kabukichou Story Hana no Asukagumi! Shin Kaitei Gunkan Shin Karate Jigokuhen Shin Koihime†Musou OVA Omake Shin Koihime†Musou OVA Shin Koihime†Musou: Live Revolution Shin Koihime†Musou: Otome Tairan OVA Omake Shin Koihime†Musou: Otome Tairan OVA Shin Koihime†Musou: Otome Tairan Shin Koihime†Musou Shin Kujakuou Shin Kyojin no Hoshi II Shin Kyojin no Hoshi Shin Maple Town Monogatari: Palm Town Hen - Konnichiwa! Atarashii Machi Shin Mashin Eiyuuden Wataru Majinzan Shin Mazinger Shougeki! Z-Hen Shin Megami Tensei Devil Children: Light & Dark Shin Megami Tensei Devil Children Shin Minashigo Hutch Shin Mitsubachi Maya no Bouken Shin Obake no Q-taro Shin Onimusha: Dawn of Dreams the Story Shin Otokogi Shin Pro Golfer Saru Shin Saru Kani Gassen Shin Saru Kani Gassen Shin Seiki Den Mars Shin Seiki Evangelion Gekijouban: Shi to Shinsei Shin Seiki Evangelion Gekijouban: The End of Evangelion Shin Seiki Evangelion Shin Seiki GPX Cyber Formula Graffiti Shin Seikimatsu: Yatsuto no Souguu Shin Shounan Bakusouzoku Arakure Knight Shin Skyers 5 Shin SOS Dai Tokyo Tankentai Shin Strange+ Special Shin Strange+ Shin Takarajima Shin Taketori Monogatari: 1000-nen Joou Shin Tenchi Souzou Shina Dark Shinano Mainichi Shinbun Shin-chan ga Naita! Shin-chan no Sanrinsha Shingeki no Bahamut Manaria Friends Shingeki no Bahamut: Genesis 2 Shingeki no Bahamut: Genesis Recap Shingeki no Bahamut: Genesis Shingeki no Kyojin 2 Shingeki no Kyojin Movie 1: Guren no Yumiya Shingeki no Kyojin Movie 2: Jiyuu no Tsubasa Shingeki no Kyojin OVA Shingeki no Kyojin Picture Drama Shingeki no Kyojin Recap Shingeki no Kyojin: Kuinaki Sentaku Shingeki no Kyojin Shingeki! Kyojin Chuugakkou Shingetsutan Tsukihime Shingu: Secret of the Stellar Wars Shinigami no Ballad Shining Hearts: Shiawase no Pan - Kokoro ga Todoita Picture Drama Shining Hearts: Shiawase no Pan Specials Shining Hearts: Shiawase no Pan Shining Tears X Wind Shinjin Tour Conductor Shinjuku Shin-chan Patrol: Be Careful of Bad Adults Shinjuku Shin-chan: Yoiko no Koutsuu Anzen Shinkai Densetsu Meremanoid Shinkai no Kantai: Submarine 707 Shinken Densetsu: Tight Road Shinken Zemi Koukou Kouza Shinkon Gattai Godannar 2nd Season Shinkon Gattai Godannar Shinkyoku Soukai Polyphonica Crimson S Shinkyoku Soukai Polyphonica Shinmai Maou no Testament Burst OVA Shinmai Maou no Testament Burst Shinmai Maou no Testament OVA Shinmai Maou no Testament Specials Shinmai Maou no Testament Shin-Men Shinpi no Hou Shinrabanshou: Tenchi Shinmei no Shou Shinran-sama Negai Soshite Hikari Shinrei Tantei Yakumo Shinryaku! Ika Musume 2 Shinryaku! Ika Musume OVA Shinryaku! Ika Musume Specials Shinryaku! Ika Musume: Ika Ice Tabena-ika? Shinryaku! Ika Musume: Kore ga Umi e no Ai Jana-ika! Shinryaku! Ika Musume Shinsatsu-shitsu Shinseiki Duel Masters Flash Shinsekai yori Shinsetsu Kachikachi Yama Shinshaku Sengoku Eiyuu Densetsu: Sanada Juu Yuushi The Animation Shinshaku Sengoku Eiyuu Densetsu: Sanada Juu Yuushi Shinshuu Sudama Hen Shinya Doubutsuen Shiodome Cable Shiokari Touge Shion no Ou Shippuu! Iron Leaguer: Silver no Hata no Moto ni Shippuu! Iron Leaguer Shirahata no Shoujo Ryuuko Shiranpuri Shiranpuri Shiratori Reiko de Gozaimasu! Shirayuki Hime no Densetsu Shiritori Mambo Shiritori Oukoku Shiritsu Araiso Koutougakkou Seitokai Shikkoubu Shiro Hon Shirobako Specials Shirobako Shirogane no Ishi: Argevollen Shiroi Kiba White Fang Monogatari Shiroi Michi Shiroi Zou Shiroishi no Yousei Pichi Shirokuma Cafe: Golden Week Special - Shirokuma Cafe Selection Shirokuma Cafe Shisei Sasshin Shisha no Sho Shisha no Teikoku Shishou Series Shishunki Bishoujo Gattai Robo Z-MIND Shisukon Ouji Shitakiri Suzume Shitamachi Alien PapiPipiPupi Shitcom Shizukanaru Don: Yakuza Side Story Shizuku Shogi Hour Shoka Shokichi Monogatari Shoko Nakagawa Prism Tour Special Shokugeki no Souma 2 Shokugeki no Souma Jump Festa 2015 Special Shokugeki no Souma Shokupan Mimi Shonan Junai Gumi Shounen Onmyouji Shootfighter Tekken Shooting Hero Short Animation of Shintaro Kago Short Peace Opening Shoubushi Densetsu Tetsuya Shou-chan Sora wo Tobu Shougakusei no Yuukai Boushi: Yumi-chan Abunai yo! Shougeki Shinsengumi Shoujo Fight: Nora Inu-tachi no Odekake Shoujo-tachi wa Kouya wo Mezasu Shoujo-tachi wa Kouya wo Mezasu (OVA) Shoujouji no Tanuki-bayashi Ban Danemon Shoujouji no Tanuki-bayashi Shoukoujo Sara Shoukoushi Cedie Specials Shoukoushi Cedie Shounan Bakusozoku Shounen Ashibe 2 Shounen Ashibe Shounen H ga Mita Sensou Shounen Hollywood: Holly Stage for 49 Shounen Hollywood: Holly Stage for 50 Shounen Jack to Mahou Tsukai Shounen Maid Shounen Muku Hatojuu Monogatari Shounen Ninja Kaze no Fujimaru: Nazo no Arabiya Ningyou Shounen Ninja Kaze no Fujimaru Shounen Santa no Daibouken Shounen Sarutobi Sasuke Shounen Sunday CM Gekijou InuYasha-hen Shounen to Sakura Shounen Tokugawa Ieyasu Shouri Toushu Shousei Shikisai Gensou Shouta no Sushi: Kokoro ni Hibiku Shari no Aji Shouwa Ahozoushi Akanuke Ichiban! Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu: Yotarou-hen Shouwa Genroku Rakugo Shinjuu Shouwa Monogatari (phim) Shouwa Monogatari Show By Rock!! Shuffle! Memories Shuffle! Prologue Shuffle! Shugo Chara! Party! Shugo Chara!! Doki Shugo Chara! Shukufuku no Campanella (OVA) Shukufuku no Campanella Specials Shukufuku no Campanella Shunga Shura ga Yuku Shura no Toki Shuten Douji Shutsugeki! Machine Robo Rescue Shutter Chance Shuugo no Kangae Shuukan Shimakou Special Shuukan Shimakou: Sono Toki, Shimakou ga Ugoita! Shuukan Shimakou Shuukan! Story Land Sidonia no Kishi Movie Sidonia no Kishi: Daikyuu Wakusei Seneki Sidonia no Kishi Sign Silent Möbius 2 Silent Möbius: The Motion Picture Silent Möbius Silent Service Silk Road Shounen Yuuto Simoun Sin in the Rain Sin: The Movie Sinbad Mahou no Lamp to Ugoku Shima Sinbad: Soratobu Hime to Himitsu no Shima Sindbad no Bouken Singles Sirius no Densetsu Sister Princess: Re Pure Character's Sister Princess: Re Pure Sister Princess SKET Dance OVA SKET Dance: Demystifying Special SKET Dance: SD Character Flash Anime SKET Dance Sketchbook: Full Color's Picture Drama Sketchbook: Full Color's Ski Jumping Pairs Skip Beat! Sky Girls OVA Sky Girls Specials Sky Girls Skyers 5 Slam Dunk Movie 1 Slam Dunk Movie 2 Slam Dunk Movie 3 Slam Dunk Movie 4 Slam Dunk Slayers Evolution-R Slayers Excellent Slayers Gorgeous Slayers Great Slayers Next Slayers Premium Slayers Return Slayers Revolution Slayers Special Slayers Try Slayers: The Motion Picture Slayers Sleepy Slime Boukenki: Umi da, Yeah! Slippy Dandy Slow Step SMAnime Smash Hit Specials Smash Hit Smile Precure! Movie: Ehon no Naka wa Minna Chiguhagu! Smile Precure! Snow Halation Snow Queen Soba no Hana Saita Hi Sobakasu Pucchi Soccer Fever Sock Monkey wa Kimi ga Suki Socket Softenni Special Softenni Sohryuden: Legend of the Dragon Kings Sol Sol Bianca: The Legacy Sol Bianca sola Specials sola Solar I.II.III Solty Rei Specials Solty Rei Somei-ka no Hi no Youjin: Bouka no Tebiki Katei-hen Something Great Chizu ni Nai Machi Son Gokuu no Hi no Youjin Son Gokuu no Koutsuu Rule Shugyou Chuu Son Gokuu Silk Road wo Tobu!! Sonic Soldier Borgman II: New Century 2058 Sonic Soldier Borgman: Last Battle Sonic Soldier Borgman: Lover's Rain Sonic Soldier Borgman Sonic the Hedgehog Sonic X Pilot Sonic X Sonic: Night of the WereHog Sonna Boku ga Suki Sono Hanabira ni Kuchizuke wo: Reo x Mai Diaries Sono Hanabira ni Kuchizuke wo: Risa x Miya Gekijou Sono Mukou no Mukougawa Sonyeon 007 Eunhateukgongdae Sonyeon 007 Jihajeguk Sora e Sora Hen Sora Iro Hana Iro Sora Iro no Tane Sora no Arawashi Sora no Manimani Specials Sora no Manimani Sora no Method Aru Shoujo no Kyuujitsu★ Sora no Method Sora no Momotaro Sora no Otoshimono 3 Sora no Otoshimono OVA Sora no Otoshimono: Forte Sora no Otoshimono: Tokeijikake no Angeloid Sora no Otoshimono Sora no Woto Specials Sora no Woto Sora Tobu Yuurei Sen Sora wa Koko ni Aru Sora wo Kakeru Shoujo Picture Drama Sora wo Kakeru Shoujo Sora wo Miageru Shoujo no Hitomi ni Utsuru Sekai Soratobu Toshi Keikaku Soratobu Usagi no Yuukai Boushi: Boku Iya Da yo! Sorcerer on the Rocks Sore ga Seiyuu! Sore Ike! Anpanman: Anpanman no Jin-Jin-Jingle Bells Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Christmas no Hoshi Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Happy Otanjoubi Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Kaizoku Lobster Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Okashi na Nakama Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Oyakusoku Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Tanoshii Nakama-tachi Sore Ike! Anpanman: Anpanman to Yukai na Nakamatachi Sore Ike! Anpanman: Baikinman no Gyakushuu Sore Ike! Anpanman: Baikinman to 3 Bai Punch Sore Ike! Anpanman: Baikinman vs. Baikinman!? Sore Ike! Anpanman: Black Nose to Mahou no Uta Sore Ike! Anpanman: Bokura wa Hero Sore Ike! Anpanman: Dadandan to Futago no Hoshi Sore Ike! Anpanman: Dokin-chan no Dokidoki Calendar Sore Ike! Anpanman: Franken-Robo-kun's Surprised Christmas Sore Ike! Anpanman: Gomira no Hoshi Sore Ike! Anpanman: Happy no Daibouken Sore Ike! Anpanman: Hashire! Wakuwaku Anpanman Grand Prix Sore Ike! Anpanman: Hiya Hiya Hiyariko to Bafu Bafu Baikinman Sore Ike! Anpanman: Horrorman to Hora Horako Sore Ike! Anpanman: Inochi no Hoshi no Dolly Sore Ike! Anpanman: Kaiketsu Naganegiman to Doremi Hime Sore Ike! Anpanman: Kaiketsu Naganegiman to Yakisobapanman Sore Ike! Anpanman: Keito no Shiro no Christmas Sore Ike! Anpanman: Kieta Jam Oji-san Sore Ike! Anpanman: Kirakira Boshi no Namida Sore Ike! Anpanman: Kokin-chan to Aoi Namida Sore Ike! Anpanman: Kokin-chan to Namida no Christmas Sore Ike! Anpanman: Kuruyuki-hime to Mote Mote Baikinman Sore Ike! Anpanman: Kyouryuu Nosshii no Daibouken Sore Ike! Anpanman: Lyrical☆Magical Mahou no Gakkou Sore Ike! Anpanman: Mija to Mahou no Lamp Sore Ike! Anpanman: Minami no Umi wo Sukue! Sore Ike! Anpanman: Minna Atsumare! Anpanman World Sore Ike! Anpanman: Niji no Pyramid Sore Ike! Anpanman: Ningyo Hime no Namida Sore Ike! Anpanman: Omusubiman Sore Ike! Anpanman: Otanjoubi Series Sore Ike! Anpanman: Outa to Teasobi Tanoshii ne Sore Ike! Anpanman: Rhythm de Teasobi - Anpanman to Fushigi na Parasol Sore Ike! Anpanman: Ringo Bouya to Minna no Negai Sore Ike! Anpanman: Roll to Laura - Ukigumojou no Himitsu Sore Ike! Anpanman: Ruby no Negai Sore Ike! Anpanman: Shabondama no Purun Sore Ike! Anpanman: Sing! Dance! Everybody's Christmas Sore Ike! Anpanman: Sora Tobu Ehon to Glass no Kutsu Sore Ike! Anpanman: Sukue! Kokorin to Kiseki no Hoshi Sore Ike! Anpanman: Tekka no Maki-chan to Kin no Kamameshidon Sore Ike! Anpanman: Tenohira wo Taiyou ni Sore Ike! Anpanman: Tobase! Kibou no Handkerchief Sore Ike! Anpanman: Tobe! Tobe! Chibigon Sore Ike! Anpanman: Tsukiko to Shiratama - Tokimeki Dancing Sore Ike! Anpanman: Tsumiki Shiro no Himitsu Sore Ike! Anpanman: Utatte Teasobi! Anpanman to Mori no Takara Sore Ike! Anpanman: Yomigaere Bananajima Sore Ike! Anpanman: Yousei Rinrin no Himitsu Sore Ike! Anpanman: Yumeneko no Kuni no Nyanii Sore Ike! Anpanman: Yuuki no Hana ga Hiraku Toki Sore Ike! Anpanman: Yuuki to Honoo to Christmas Sore Ike! Anpanman: Yuurei Sen wo Yattsukero!! Sore Ike! Zukkoke Sannin-gumi Soredemo Machi wa Mawatteiru Soredemo Sekai wa Utsukushii Sorette Dakara ne! Soriton no Akuma Sorry I Love You: Between of One Year SOS Kochira Chikyuu SOS TV Walpurgis Night Fever Episode 0 SOS TV Walpurgis Night Fever Sotsugyou M: Oretachi no Carnival Sougen no Ko Tenguri Sougen no Shoujo Laura Souhaku Shisuferia Souiu Megane Soukou Kihei Votoms: Big Battle Soukou Kihei Votoms: Case; Irvine Soukou Kihei Votoms: Gen-ei Hen Soukou Kihei Votoms: Kakuyaku taru Itan Soukou Kihei Votoms: Koei Futatabi Soukou Kihei Votoms: Pailsen Files the Movie Soukou Kihei Votoms: Pailsen Files Soukou Kihei Votoms: Recaps Soukou Kihei Votoms: Red Shoulder Document - Yabou no Roots Soukou Kihei Votoms: The Last Red Shoulder Soukou Kihei Votoms: Vol.1 Stories of the 'A.T. Votoms' Soukou Kihei Votoms: Vol.2 Highlights of the 'A.T. Votoms' Soukou Kihei Votoms Soukou Kyoshin Z-Knight Soukou no Strain Soukyuu no Fafner: Arcadian Memory Soukyuu no Fafner: Dead Aggressor - Exodus 2nd Season Soukyuu no Fafner: Dead Aggressor - Exodus Soukyuu no Fafner: Dead Aggressor - Heaven and Earth Soukyuu no Fafner: Dead Aggressor Soukyuu no Fafner: Right of Left Soul Eater Not! Soul Eater: Late Night Show Soul Eater Soul Hunter Soul Link Picture Drama Soul Link Special Soul Link Soul Reviver Soul Taker Soumubu Sououka Yamaguchi Roppeita: Saibanin Project Hajimemasu! Sousei Kishi Gaiarth Sousei no Aquarion Evol Sousei no Aquarion OVA Sousei no Aquarion Special Sousei no Aquarion Sousei no Onmyouji Souseiki Souseiki no Chikai Sabetsu ni Makenai Chikara Souten Kouro Souten no Ken Specials Souten no Ken Souya Monogatari Sowa Sowa Calendar Space Ace Space Adventure Cobra Pilot Space Adventure Cobra: The Movie Space Adventure Cobra Space Black Knight Space Emperor God Sigma Space Fantasia 2001 Nights Space Neko Theater Space Oz no Bouken Space Pirate Captain Harlock: The Mystery of Arcadia Space Pirate Captain Harlock Space Pirate Captain Herlock: The Endless Odyssey Space Runaway Ideon Space Soldier Hong Gildong Space Station No. 9 Space Three Musketeers Space Travelers: The Animation Space Warrior Baldios Movie Space Warrior Baldios Space☆Dandy 2nd Season Picture Drama Space☆Dandy 2nd Season Space☆Dandy Picture Drama Space☆Dandy Spaceship Agga Ruter Spacy Sparrow's Hotel Special Powered Armor Troop Dorvack Special・A Spectral Force Chronicle Divergence Spectral Force Speed Grapher Speed Racer Speed Spelunker Sensei Spheres Spice and Wolf II OVA Spice and Wolf II Specials Spice and Wolf II Spider Riders: Oracle no Yuusha Tachi Spider Riders: Yomigaeru Taiyou Spiral: Suiri no Kizuna Spirit of Wonder: China-san no Yuuutsu Spirit of Wonder: China-san Tanpenshuu Spirit of Wonder: Shounen Kakagu Club Spirit Warrior (OVA 2) Spirit Warrior Spo-chan Taiketsu: Youkai Daikessen Spoon Oba-San Spoon-hime no Swing Kitchen Spriggan Spring and Chaos Sprite: Between Two Worlds Spy Gekimetsu Spy Penguin Squirrel and Hedgehog St. Luminous Mission High School Stamp Fantasia Stand By Me Doraemon Star Driver: Kagayaki no Takuto Movie Star Driver: Kagayaki no Takuto Star Dust Star Ocean EX Star of Cottonland Star of David Star of the Seine Starlight Scramble Renai Kouhosei Starry☆Sky Starship Girl Yamamoto Yohko (OVA) Starship Girl Yamamoto Yohko II Starship Girl Yamamoto Yohko Starship Operators Starship Troopers: Invasion Starzinger Stay The Same Steady x Study Steam Detectives Steamboy Steel Angel Kurumi 2 Steel Angel Kurumi Encore Steel Angel Kurumi Zero Steel Angel Kurumi Steins;Gate 0 Steins;Gate Kyoukaimenjou no Missing Link -Divide By Zero- Steins;Gate: Fuka Ryouiki no Déjà vu Steins;Gate: Oukoubakko no Poriomania Steins;Gate: Soumei Eichi no Cognitive Computing Steins;Gate Stella Jogakuin Koutou-ka C³-bu Stitch to Suna no Wakusei Stitch! Perfect Memory Stitch! Special Stitch!: Itazura Alien no Daibouken Special Stitch!: Itazura Alien no Daibouken Stitch!: Zutto Saikou no Tomodachi Special Stitch!: Zutto Saikou no Tomodachi Stitch! Stone Stop! Hibari-kun! Storm Rider: Clash of the Evils Strait Jacket Strange Dawn Strange Love Strange+ Special Strange+ Stratos 4 Advance Kanketsu Hen Stratos 4 Advance Stratos 4 OVA: Stratos 4.1 - Dutch Roll Stratos 4 OVA Stratos 4: Logbook Stratos 4 Straw Byururu Strawberry Panic! Straw-saurus Neo Stray Sheep Poe no Chicchana Daibouken Street Fighter Alpha: Generations Street Fighter Alpha: The Animation Street Fighter II V Street Fighter II: The Movie Street Fighter II: Yomigaeru Fujiwara-Kyou Street Fighter: Aratanaru Kizuna Strike the Blood OVA Strike the Blood Strike Witches 2 Strike Witches Movie Strike Witches OVA Strike Witches: Operation Victory Arrow Strike Witches Strobe Light Studio Khara vs CyberConnect2 Gachinko! Animation Taiketsu! Subarashii Sekai Ryokou: Alaska no Tabi "Daigo Hyougaki" Subete ga F ni Naru Submarine 707R Submarine Super 99 Sudden Death Sue Cat Sugar Bunnies Chocolate! Sugar Bunnies Fleur Sugar Bunnies Sugar Sugar Rune Sugar*Soldier Sugata Sanshiro Suika: Manatsu no Okurimono Suika Suiren no Hito Suisei no Gargantia Specials Suisei no Gargantia: Meguru Kouro, Haruka Suisei no Gargantia Suisei Suisenzuki no Yokka Suite Precure♪ Sukeban Deka Suki da yo! Suki Desu Suzuki-kun!! Sukima no Kuni no Polta Sukisho Sukitte Ii na yo OVA Sukitte Ii na yo Specials Sukitte Ii na yo Sumiko (2014) Sumiko no Egao Sumiko Summer Train! Summer Wars Sumomomo Momomo: Chijou Saikyou no Yome Specials Sumomomo Momomo: Chijou Saikyou no Yome Suna Asobi Sunabouzu Super Bikkuriman Super Dimension Cavalry Southern Cross Super Doll Licca-Chan: Licca-chan Zettai Zetsumei! Doll Knights no Kiseki Super Doll Licca-Chan Super Express Mazinger 7 Super GALS Super Kid Super Kuma-san Super Lovers Super Majingga 3 Super Mario Brothers: Peach-hime Kyuushutsu Daisakusen Super Milk-Chan Super Real Mahjong: Kasumi Miki Shouko no Hajimemashite Super Real Mahjong: Mahjong Battle Scramble - Konran-teki Sento Mahjong Super Robot Taisen OG: Divine Wars Special Super Robot Taisen OG: Divine Wars Super Robot Taisen OG: The Animation Super Robot Taisen OG: The Animation Super Seisyun Brothers Super Short Comics Super Sonico The Animation Super Speed Super Street Fighter IV Super Taromu Super Three Musketeers Super Titans 15 Super Zugan Superbook Superflat First Love Superflat Monogram Supernatural: The Animation Surf Side High-School Surprise 4 U Survival Sushi Ninja Sushi Police Susie-chan to Marvy Susume! Gachimuchi Sankyoudai Suteki Tantei Labyrinth Suteneko Tora-chan Suzakinishi the Animation Suzu 3 Tarou Suzuka Suzume no Oyado Suzumiya Haruhi no Shoushitsu Suzumiya Haruhi no Yuuutsu (2009) Suzumiya Haruhi no Yuuutsu Suzumiya Haruhi-chan no Yuuutsu Suzy's Zoo: Daisuki! Witzy - Happy Birthday Suzy's Zoo: Daisuki! Witzy Sweat Punch Sweet Spot Sweet Valerian Sweet Valerians Specials Swimming Switch Sword Art Online II: Debriefing Sword Art Online II: Sword Art Offline II Sword Art Online II Sword Art Online: Extra Edition Sword Art Online: Sword Art Offline - Extra Edition Sword Art Online: Sword Art Offline Sword Art Online Sword for Truth Sword Gai Sword of the Stranger Pilot Sword of the Stranger Sylvanian Families Mini Gekijou: Omoigakenai Okyakusama Sylvanian Families Symphonic Variations == T == T.P. Sakura: Time Paladin Sakura Taabou no Ganbaru Sengen Taabou no Ryuuguusei Daitanken Tabako to Hai Tabako wa Dasai Tabi no Kisetsu Tabi wa Michizure Yo wa Nasake Tabi Tabidachi no Hi ni Tabidachi: Ami Shuushou Tabisuru Nuigurumi: Traveling Daru Taboo-Tattoo Ta-chan no Kaitei Ryokou Tachiguishi Retsuden Tachumaru Gekijou Tactical Roar Special Tactical Roar Tactics Taekwon Boy White Eagle Taekwon Dongja Maruchi Arachi Taichi Senjimon Taifuu no Noruda Taiheiyou ni Kakeru Niji Taiho Shichau zo (1996) Taiho Shichau zo in America Taiho Shichau zo Special Taiho Shichau zo The Movie Taiho Shichau zo: Full Throttle Special Taiho Shichau zo: Full Throttle Taiho Shichau zo: Nagisa no Koutsuu Yuudou Taiho Shichau zo: Second Season Taiho Shichau zo Taiko no Tatsujin 15 Shuunenkinen Short Animation Taiko no Tatsujin Tailenders Taimadou Gakuen 35 Shiken Shoutai Taiman Blues: Ladies Hen - Mayumi Taiman Blues: Shimizu Naoto Hen Tairiki Taro no Mucha Shugyo Taisei Kensetsu: Bosporus Kaikyou Tunnel Taisei Kensetsu: Shin Doha Kokusai Kuukou Taisei Kensetsu: Sri Lanka Kousokudouro Taisei Kensetsu: Vietnam Noi Bai Kuukou Taishou Yakyuu Musume Specials Taishou Yakyuu Musume Taiyou no Kiba Dagram Taiyou no Ko Esteban Taiyou no Mokushiroku: A Spirit of the Sun Taiyou no Ouji: Horus no Daibouken Taiyou no Yuusha Fighbird Takamiya Nasuno Desu! Teekyuu Spin-off Specials Takamiya Nasuno Desu! Takanashi Rikka Kai: Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Movie Lite Takanashi Rikka Kai: Chuunibyou demo Koi ga Shitai! Movie Takane no Jitensha Takanotsume GO: Utsukushiki Elleair Shoushuu Plus Takara Sagashi Takarajima (phim) Takarajima Memorial: Yuunagi to Yobareta Otoko Takarajima Takarakuji x Rope Take Your Way Takemoto Denki x Peeping Life Tako ni Natta Okaa-san Takoyaki Mant-Man Taku Boda Tales of 20th Anniversary Animation Tales of Eternia Tales of Gekijou Tales of Phantasia: The Animation Tales of Symphonia: Kaette Kita Kratos Sensei no Private Lesson Tales of Symphonia: Kratos Sensei no Private Lesson Tales of Symphonia: Sekai Tougou Hen Special Tales of Symphonia: Sekai Tougou Hen Tales of Symphonia: Tethe'alla Hen Specials Tales of Symphonia: Tethe'alla Hen Tales of Symphonia Tales of the Abyss Special Fan Disc Tales of the Abyss Tales of Vesperia: The First Strike Tales of Zestiria: Doushi no Yoake Talpy Tama Gura Abayo ~Moki Yumokyu Superdeluxe~ Tamagotchi Honto no Hanashi Tamagotchi! Miracle Friends Tamagotchi! Tamatomo Daishuu GO Tamagotchi! x Himitsukessha Taka no Tsume Tamagotchi! Yume Kira Dream Tamagotchi! Tamako Love Story Tamako Market: Dera's BAR Tamako Market Tamala 2010: A Punk Cat in Space OVA Tamala 2010: A Punk Cat in Space Tamayura: Hitotose - Attakai Kaze no Omoide Nanode Tamayura: Hitotose Tamayura: More Aggressive OVA Tamayura: More Aggressive Picture Drama Tamayura: More Aggressive Tamayura: Sotsugyou Shashin Part 1 - Kizashi Tamayura: Sotsugyou Shashin Part 2 - Hibiki Tamayura: Sotsugyou Shashin Part 3 Tamayura: Sotsugyou Shashin Part 4 Tamayura Tanaami Keiichi no Shouzou Tanaka-kun wa Itsumo Kedaruge Tanbai Haru, Tookaraji Taneyamagahara no Yoru Tanita Shokudou Tanjou: Debut TANK S.W.A.T. 01 Tanken Driland: 1000-nen no Mahou Tanken Driland Tanoshii Bunmeishi: Tetsu Monogatari Tanoshii Moomin Ikka Bouken Nikki Tanoshii Moomin Ikka Tanoshii Willow Town Tanpen Animation Junpei Fujita Tansu Warashi Tantei Gakuen Q Tantei Kageki Milky Holmes TD Tantei Opera Milky Holmes 2 Tantei Opera Milky Holmes Alternative ONE: Kobayashi Opera to 5-Mai no Kaiga Tantei Opera Milky Holmes Special Tantei Opera Milky Holmes Tantei Shounen Kageman Tantei Team KZ Jiken Note Tanu no Magical Holiday Tanuki-san Ooatari Taotao Ehonkan Sekai Doubutsu Banashi Tarepanda Tari Tari Special Tari Tari Taro the Dragon Boy Taro's Monster Hunt Taro-san no Kisha Tarzan Tasogare Otome X Amnesia OVA Tasogare Otome x Amnesia Tasukeai no Rekishi: Inochi Hoken no Hajimari Tatakae! Osper Tatakae!! Ramenman (phim) Tatakae!! Ramenman Tatakau Shisho: The Book of Bantorra Tatamp Tatsunoko Pro x Peeping Life Tattoon Master Tayutama: Kiss on my Deity Tayutayu: Pure My Heart Teach Tears to Tiara Techno Police 21C Teddy (anime) Teekyuu 2 Specials Teekyuu 2 Teekyuu 3 Specials Teekyuu 3 Teekyuu 4 Specials Teekyuu 4 Teekyuu 5 Specials Teekyuu 5 Teekyuu 6 Teekyuu Tegami Bachi Gakuen Tegami Bachi Reverse Specials Tegami Bachi Reverse Tegami Bachi: Hikari to Ao no Gensou Yawa Tegami Bachi Tegami: Haikei Juugo no Kimi e Tegami Teinenpi Shoujo Haiji Teizokurei Daydream Teki wa Kaizoku: Neko-tachi no Kyouen Tekkaman Blade 2 Tekkaman Blade OVA: Burning Clock Tekkaman Blade OVA: Missing Link Tekkaman Blade OVA: Twin Blood Tekkaman Blade Tekkamen wo oe! Dartanyan Monogatari Yori Tekken Chinmi Tekken: Blood Vengeance Tekken: The Motion Picture Tekkon Kinkreet Pilot Tekkon Kinkreet Tekusuke Monogatari Telepathy Shoujo Ran Television Tell Your World Ten no Kawa Ten Tenamonya Voyagers Tenbatsu Angel Rabbie Tenchi in Tokyo Specials Tenchi in Tokyo Tenchi Muyo! Bangaihen: Galaxy Police Mihoshi's Space Adventure Tenchi Muyo! GXP Tenchi Muyo! in Love 2: Haruka Naru Omoi Tenchi Muyo! in Love Tenchi Muyo! Manatsu no Eve Tenchi Muyo! Ryo-Ohki 2 Special Tenchi Muyo! Ryo-Ohki 2 Tenchi Muyo! Ryo-Ohki 3 Plus 1 Tenchi Muyo! Ryo-Ohki 3 Tenchi Muyo! Ryo-Ohki Tenchi Muyo! The Night Before the Carnival Tenchi Muyou! Ryououki 4th Season Tenchi Universe Tengai Makyou: Jiraiya Oboro Hen Tengen Toppa Gurren Lagann Gekijouban Zenyasai Special: Viral's Sweet Dream Tengen Toppa Gurren Lagann Movie: Gurren-hen Tengen Toppa Gurren Lagann Movie: Lagann-hen Tengen Toppa Gurren Lagann OVA Tengen Toppa Gurren Lagann Parallel Works 2 Tengen Toppa Gurren Lagann Parallel Works Tengen Toppa Gurren Lagann: Kirameki Yoko Box - Pieces of Sweet Stars Tengen Toppa Gurren Lagann Tengu Taiji Tenjou Tenge: The Past Chapter Tenjou Tenge: The Ultimate Fight Tenjou Tenge Tenjouhen: Utsunomiko Tenjou-jin to Akuto-jin Saigo no Tatakai Tenka wo Mezashita Sannin no Bushou Tenkai Knights Tenki ni Naare Tenkousei (OVA) Tenkousei wa Uchuujin Tenkū no Shiro Laputa Tenku Senki Shurato: Sosei e no Anto Tenkuu Danzato Skelter Heaven Tenkuu Senki Shurato Recaps Tenkuu Senki Shurato Tenpou Ibun Ayakashi Ayashi Inferno OVA Tenpou Ibun Ayakashi Ayashi Tenpou Suikoden Neo Tenrankai de Atta Onnanoko Tensai Bakabon Tensai Bakavon: Yomigaeru Flanders no Inu Tensai Banpaku Opening Tensai Eri-chan Kingyo wo Tabeta Tensai? Dr. Hamax Tenshi na Konamaiki Specials Tenshi na Konamaiki Tenshi Nanka ja Nai Tenshi ni Narumon! Tenshi no Drop Tenshi no Shippo Chu!: Shoushuuhen Tenshi no Utagoe Tenshi no Shippo Omake Tenshi no Shippo Special Tenshi no Shippo Tenshi no Shippo Chu! Tentai Senshi Sunred 2 Tentai Senshi Sunred: DVD Short Corners Tentai Senshi Sunred: Kawasaki Frontale 2 Tentai Senshi Sunred: Kawasaki Frontale Tentai Senshi Sunred Tentou Mushi no Uta Tentoumushi no Otomurai Teppen Terra e... (phim) Terra e... Specials Terra e... Terra Formars OVA Terra Formars Revenge Terra Formars Tera Tera Bonzu Tesagure! Bukatsumono Encore Tesagure! Bukatsumono Tetopettenson Tetsu no Ko Kanahiru Tetsujin 28-gou (2004) Tetsujin 28-gou Gao! Tetsujin 28-gou: Hakuchuu no Zangetsu Tetsujin 28-gou: Tanjou-hen Tetsujin 28-gou Tetsuko no Tabi Tetsuro no Kanata Tetsuwan Atom Tokubetsu Hen: Kagayakeru Hoshi - Anata wa Aoku, Utsukushii... Tetsuwan Atom: Ao Kishi no Kan Tetsuwan Atom: Atom Tanjou no Himitsu Tetsuwan Atom: Chikyuu Saigo no Hi Tetsuwan Birdy Decode: The Cipher Tetsuwan Birdy Decode:02 Tetsuwan Birdy Decode Tetsuwan Birdy Texhnolyze Tezuka Osamu Monogatari: Boku wa Son-Goku Tezuka Osamu Monogatari Tezuka Osamu no Buddha: Akai Sabaku yo! Utsukushiku Tezuka Osamu's Strangest Case in the 20th Century That's Hanakappa Musical: Pan to Gohan, Docchi nano!? The Adventures Of Hello Kitty & Friends The Amazing 3 The Animatrix The Apple Incident The Arari Show The Arm of Gold The Asylum Session The Aurora The Bathroom The Big O The Boy Who Carried a Guitar: Kikaider vs Inazuman The Boy Who Saw the Wind The Bride Stripped Bare by Her Bachelors The Bush Baby The Cat Returns The Celestial Railroad The Choujo The Cockpit The Collected Animations of ICAF (2001-2006) The Daichis: Earth Defence Family Special The Daichis: Earth Defence Family The Demon The Doraemons: Doki Doki Wildcat Engine The Doraemons: Goal! Goal! Goal!! The Doraemons: Strange, Sweets, Strange? The Doraemons: The Great Operation of Springing Insects The Doraemons: The Mysterious Thief Dorapan The Mysterious Cartel The Embryo Develops into a Fetus The Epic Of ZektBach The Everlasting Guilty Crown The Five Killers The Flying House The Four Seasons The Galaxy Railways: A Letter from the Abandoned Planet The Gigolo: Dochinpira The Golden Iron Man The Golden Laws The Good Witch of the West The Hakkenden: Shin Shou The Hakkenden The House The Ideon: A Contact The Ideon: Be Invoked The iDOLM@STER Cinderella Girls 2nd Season The iDOLM@STER Cinderella Girls: Special Program The iDOLM@STER Million Live! "Dreaming!" Animation PV The iDOLM@STER Million Live! 1st Anniversary PV The iDOLM@STER Movie: Kagayaki no Mukougawa e The iDOLM@STER Special The iDOLM@STER: Cinderella Girls The Idolm@ster: Live for You! The iDOLM@STER: Onegai Cinderella The iDOLM@STER: Shiny Festa The iDOLM@STER The Impression of First Gundam The Judge The Kabocha Wine: Nita no Aijou Monogatari The Kabocha Wine The Last: Naruto the Movie The Laws of Eternity The Laws of the Sun The Legend of Black Heaven The Legend of the Blue Wolves The Legend The Man Next Door The Marshmallow Times The Midnight Parasites The Midnight★Animals The Monkey King and the Fruit of Immortality The Monkey King Conquers the Demon The Monkey King: Uproar in Heaven The Monkey King The Moon: Tsuki ga Hoshii to Oujo-sama ga Naita The Night Game: Neko no Sakusen The Olympic Adventures of Fuwa The Olympic Challenge The Place Promised in Our Early Days The Place Where We Were The Primitives: Bongo and Grunge The Restaurant of Many Orders (1958) The Restaurant of Many Orders The Room The Rose and Women of Versailles The Samurai The Siamese: First Mission The Skull Man The Sky Crawlers The Sound of Tiger & Bunny The Story of Cinderella The Story of Mr. Sorry The Tales of Rien Village#1 The Ten Little Gall Force The Third: Aoi Hitomi no Shoujo The TV Show The Ultraman The War of Great Monsters The Wash Bird of the Wash Island The Window The Wings of Honneamise The World of Golden Eggs There Goes Tomoe! There She Is!! Thermae Romae: Kodai Romajin ga Uchuu e Thermae Romae: Thermae Romae x Asahi Shimbun Digital Collaboration Thermae Romae: Thermae Romae x LOFT Collaboration Thermae Romae: Thermae Romae x REACH Thermae Romae: Thermae Romae x TOTO Collaboration Thermae Romae: Thermae Romae x Yoyogi Animation Gakuin Collaboration Thermae Romae They Were 11 This Ugly Yet Beautiful World Those Who Hunt Elves II Those Who Hunt Elves Three Monks Thunder (anime) Thunderbirds 2086 Tibet Inu Monogatari Tick & Tack Ticonderonga no Iru Umi Tide-Line Blue Special Tide-Line Blue Tiger & Bunny Movie 1 Tiger & Bunny Movie 2 Tiger & Bunny Pilot Tiger & Bunny Recaps Tiger & Bunny Tiger Mask (phim) Tiger Mask Fuku Men League Sen Tiger Mask Nisei Tiger Mask Tight-rope Time Bokan 2000: Kaitou Kiramekiman Time Bokan Oudou Fukko Time Bokan Series: Gyakuten Ippatsu-man Time Bokan Series: Itadakiman Time Bokan Series: Time Patrol-Tai Otasukeman Time Bokan Series: Yatterman Time Bokan Series: Yattodetaman Time Bokan Series: Zenderman Time Bokan Time Jam: Valerian & Laureline Time Ranger Cesar Boy no Bouken: Roma Teikoku Hen Time Stranger Kyoko Time Travel Tondekeman! Timing Tistou Midori no Oyayubi To Heart 2 AD Plus To Heart 2 AD To Heart 2 Adnext To Heart 2 OVA To Heart 2 Special To Heart 2: Dungeon Travelers To Heart 2 To Heart Omakes To Heart: Remember My Memories Special To Heart: Remember My Memories To Heart To LOVE-Ru Darkness 2nd (OVA) To LOVE-Ru Darkness 2nd Specials To LOVE-Ru Darkness 2nd To LOVE-Ru Darkness OVA To LOVE-Ru Darkness To LOVE-Ru OVA To LOVE-Ru To Shoot Without Shooting TO Toaru Hikuushi e no Koiuta Toaru Hikuushi e no Tsuioku Toaru Kagaku no Railgun OVA Toaru Kagaku no Railgun S Specials Toaru Kagaku no Railgun S: Daiji na Koto wa Zenbu Sentou ni Osowatta Toaru Kagaku no Railgun S Toaru Kagaku no Railgun Specials Toaru Kagaku no Railgun: Entenka no Satsuei Model mo Raku Ja Arimasen wa ne Toaru Kagaku no Railgun Toaru Majutsu no Index 10th Anniversary PV Toaru Majutsu no Index II Specials Toaru Majutsu no Index II Toaru Majutsu no Index Specials Toaru Majutsu no Index: Endymion no Kiseki Special Toaru Majutsu no Index: Endymion no Kiseki Toaru Majutsu no Index Tobe! Isami Tobe! Kujira no Peek Tobe! Pegasus Kokoro no Goal ni Shoot Tobidase! Bacchiri Tobidase! Machine Hiryuu Tobidashi Wa Abunaizo! Mushi Mushi Mura no Koutsuu Anzen Tobidashicha dame! Tobidasu Ehon 3D Tobidasu PriPara: Mi~nna de Mezase! Idol☆Grand Prix Tobira o Akete (1986) Tobira wo Akete (1995) Tobiuo no Boy wa Byouki Desu Toei Robot Girls Togainu no Chi Toilet no Hanako-san Toilet no Kamisama Tokai no Butchy Toki no Daichi: Hana no Oukoku no Majo Toki no Tabibito: Time Stranger Toki wa Meguru: Tokyo Station Toki wo Kakeru Shoujo Toki: Kono Hoshi no Mirai wo Mitsumete Toki-iro Kaima Tokimeki Memorial 4 OVA Tokimeki Memorial: Forever With You Tokimeki Memorial: Only Love OVA Tokimeki Memorial: Only Love Tokimeki Tonight Recap Specials Tokimeki Tonight Tokko Toko-chan Chokkin Tokugawa Iemitsu to Edo Bakufu Tokumu Sentai Shinesman Tokyo Babylon: Vision Tokyo Babylon Tokyo Daigaku Monogatari Tokyo ESP Tokyo Fantasia Tokyo Ghoul √A Tokyo Ghoul: "Jack" Tokyo Ghoul: "Pinto" Tokyo Ghoul Tokyo Godfathers Tokyo Juushouden: Fuuma Gogyou Denshou Tokyo Juushouden Tokyo Loop Tokyo Magnitude 8.0 Recap Special Tokyo Magnitude 8.0 Tokyo Majin Gakuen Kenpucho: Tou Dai Ni Maku Tokyo Majin Gakuen Kenpucho: Tou Tokyo Marble Chocolate Tokyo Mew Mew Tokyo Ravens Specials Tokyo Ravens Tokyo Revelation Tokyo SOS Tokyo Tribe 2 Tokyo Underground Tokyo Vice Tom Sawyer no Bouken Specials Tom Sawyer no Bouken Tomato ni Natta Otokonoko Tomatoman Tomboy Angels Tomodachi 8-nin Tomodachi de Iyou ne Tomoko-chan to Watashi Tomorrow's Song Tonagura! Tonari no 801-chan R Tonari no Kaibutsu-kun OVA Tonari no Kaibutsu-kun Tonari no Seki-kun OVA Tonari no Seki-kun Specials Tonari no Seki-kun Tonari no Tamageta-kun Tonari no Tokoro Tonari no Totoro Tonari no Yamada-kun Tonde Mon Pe Tondemo Nezumi Daikatsuyaku Tondemo Senshi Muteking Tongari Boushi no Memole: Marielle no Housekibako Tongari Boushi no Memole Tongari Boushi no Memoru Tonkatsu DJ Agetarou Tono to Issho 1.5 Tono to Issho: Gantai no Yabou Tono to Issho: Ippunkan Gekijou Tono to Issho Ton-Ton Atta to Niigata no Mukashi Banashi Tooi Sekai Tooryanse Top wo Nerae 2! Diebuster! Science Lesson Top wo Nerae 2! Diebuster Top wo Nerae! & Top wo Nerae 2! Gattai Movie!! Top wo Nerae! Gunbuster Science Lesson Returns Top wo Nerae! Gunbuster! Science Lesson Top wo Nerae! Gunbuster! Topo Gigio Topo Gigio no Botan Sensou Toppuku Kyousou Kyoku Tora-chan no Kankan Mushi Tora-chan to Hanayome Toradora SOS! Toradora! OVA Toradora!: Bentou no Gokui Toradora! Torajima no Miime Torero Kamomiro Tori no Uta Tori Toriko 3D: Kaimaku Gourmet Adventure!! Toriko Movie: Bishokushin no Special Menu Toriko: Barbarian Ivy o Hokaku Seyo! Toriko: Jump Super Anime Tour Specials Toriko Tosan no Tsukutta Uta Toshi Densetsu Monogatari Hikiko Toshi Souzou Gakubu Shoukai Toshi wo totta Wani Toshishun Tosho Daimos Toshokan Sensou (phim) Toshokan Sensou Special Toshokan Sensou TOTO Green Challenge Totsugeki! Pappara-tai Totsuzen! Neko no Kuni Banipal Witt Tottemo! Luckyman Tottoi Tottoko Hamtaro Dechu Tottoko Hamtaro Hai! Touch 2: Sayonara no Okurimono Touch 3: Kimi ga Toorisugita Ato Ni -Don't Pass Me By- Touch: Are kara, Kimi wa... - Miss Lonely Yesterday Touch: Cross Road Special Touch: Sebangou no Nai Ace Touch Toufu Kozou Tough Guy! Touhou Niji Sousaku Doujin Anime: Musou Kakyou Special Touhou Niji Sousaku Doujin Anime: Musou Kakyou Touka Gettan Toukiden Kiwami Toukiden Touma Kijin Den Oni Toumei Ningen Toumei Shounen Tantei Akira Toushou Daimos (phim) Toushou Daimos Touyama Sakura Uchuu Chou: Yatsu no Na wa Gold Towa no Kizuna Towa no Quon 2: Konton no Ranbu Towa no Quon 3: Mugen no Renza Towa no Quon 4 Towa no Quon 5 Towa no Quon 6 Towa no Quon TO-Y Toyama Kankou Anime Project Track City Tragedy on the G Line Train Heroes Movie Train Heroes Transfer Transformers Armada Transformers Galaxy Force Transformers Generation 1 Transformers Headmasters Transformers Masterforce Transformers Superlink Special Transformers Superlink Transformers the Movie Transformers Victory Transformers Zone Transformers: Robot Masters Transformers: Robots in Disguise Transformers: Scramble City Trapp Ikka Monogatari Specials Trapp Ikka Monogatari Trava Treasure Gaust T-Rex Triage X OVA Triage X Triangle Heart: Sweet Songs Forever Triangle Hearts: Sazanami Joshi Ryo Tribe Cool Crew Trick or Alice Trider G7 Trigun: Badlands Rumble Trigun Trinity Blood Trinity Seven OVA Trinity Seven Trip Trek (2013) Trip Trek Tri-Zenon Trouble Chocolate True Love Story True Tears Epilogue True Tears Specials True Tears: Raigomaru to Jibeta no Monogatari True Tears Tsubasa Chronicle 2nd Season Tsubasa Chronicle: Shunraiki Tsubasa Chronicle: Tokyo Revelations Tsubasa Chronicle: Tori Kago no Kuni no Himegimi Tsubasa Chronicle Tsubasa to Hotaru (2015) Tsubasa to Hotaru Tsubu★Doll Tsuideni Tonchinkan Tsuiseki Tsuki ga Noboru made ni Tsuki no Miya no Oujo-sama Tsuki no Sango Tsuki no Waltz Tsuki wa Higashi ni Hi wa Nishi ni: Operation Sanctuary OVA Tsuki wa Higashi ni Hi wa Nishi ni: Operation Sanctuary Tsukimonogatari Tsukumo Tsukuyomi: Moon Phase Special Tsukuyomi: Moon Phase Tsumiki no Ie Tsunagaru Animal Tsuri Baka Nisshi Tsurikichi Sanpei Tsuritama Harikitte Contest Tsuritama Tsuru ni Notte: Tomoko no Bouken Tsuru no Ongaeshi Tsuru no Sugomori Tsuru Shitae Waka Kan Tsuruhime Ja! Tsurupika Hagemaru Tsushima Maru: Sayounara Okinawa Tsuyokiss Tsuyoshi Shikkari Shinasai: Tsuyoshi no Time Machine de Shikkari Shinasai Tsuyoshi Shikkari Shinasai Tsuyu no Hitoshizuku Turn A Gundam I: Earth Light Turn A Gundam II: Moonlight Butterfly Turn A Gundam Turning Girls Turnover Turuturutu Narongi Tuzki: Love Assassin TWD Express Rolling Takeoff Twilight of the Cockroaches Twilight of the Dark Master Twilight Q Twin Bee Paradise Twin Signal Twinkle Heart: Gingakei made Todokanai Twinkle Nora Rock Me! Two Pikes TWO-MIX: White Reflection Tytania == U == Ucchare Goshogawara Uchi no 3 Shimai Uchouten Kazoku Uchurei! Uchuu Daikaisen: Dangard A Uchuu Densetsu Ulysses 31 Uchuu Enban Dai-Senso Uchuu Hikoushi no Uta Uchuu Icchokusen Uchuu Kaizoku Captain Harlock (phim) Uchuu Kaizoku Captain Harlock Uchuu Kaizoku Mito no Daibouken Futari no Joou-sama Uchuu Kaizoku Mito no Daibouken Pilot Uchuu Kaizoku Mito no Daibouken Uchuu Kazoku Carlvinson Uchuu Koukyoushi Maetel: Ginga Tetsudou 999 Gaiden Uchuu Kuubo Blue Noah Uchuu Kyoudai: Apo's Dream Uchuu Kyoudai: Number Zero Uchuu Kyoudai Uchuu Mazin Daikengo Uchuu no Kishi Tekkaman Uchuu no Senshi Uchuu no Stellvia Uchuu Patrol Hopper Uchuu Senkan Yamato (phim) Uchuu Senkan Yamato 2 Uchuu Senkan Yamato 2199: Hoshimeguru Hakobune Uchuu Senkan Yamato 2199: Tsuioku no Koukai Uchuu Senkan Yamato 2199 Uchuu Senkan Yamato 3 Uchuu Senkan Yamato: Aratanaru Tabidachi Uchuu Senkan Yamato: Fukkatsu-hen Uchuu Senkan Yamato: Kanketsu-hen Uchuu Senkan Yamato Uchuu Shounen Soran Movie Uchuu Shounen Soran Uchuu Show e Youkoso Uchuujin Pipi Uchuujin Tanaka Tarou Uchuusen Sagittarius Pilot Uchuusen Sagittarius Udauda Yatteru Hima wa Nee! Ueki no Housoku UFO Gakuen no Himitsu UFO Nitsukamatta Kodomo-tachi UFO Princess Valkyrie 2: Juunigatsu no Yasoukyoku UFO Princess Valkyrie 3: Seiresetsu no Hanayome UFO Princess Valkyrie 4: Toki to Yume to Ginga no Utage UFO Princess Valkyrie: Recap UFO Princess Valkyrie: Special UFO Princess Valkyrie UFO Robo Grandizer vs Great Mazinger UFO Robo Grendizer: Akai Yuuhi no Taiketsu UFO Robo Grendizer UFO Senshi Dai Apolon 2 UFO Senshi Dai Apolon Ugokie Kori no Tatehiki Ujusonyeon Kaesi Ukare Violin Ukkari Pénélope (2009) Ukkari Pénélope OVA Ukkari Pénélope Üks Uks Ultimate Girls Ultimate Teacher Ultra B: Black Hole Kara no Dokusaisha BB!! Ultra B Ultra Maniac OVA Ultra Maniac Ultra Nyan 2: The Great Happy Operation Ultra Nyan: Extraordinary Cat who Descended from the Starry Sky Ultraman Graffiti Ultraman Kids no Kotowaza Monogatari Ultraman Kids: Haha wo Tazunete 3000-man Kounen Ultraman Kids: M7.8 Sei no Yukai na Nakama Ultraman M78 Gekijou: Love and Peace Ultraman USA Ultraman: Chou Toushi Gekiden - Suisei Senjin Tsuifon Toujou Ultraviolet: Code 044 Ulysses 31 Pilot Umacha Umeboshi Denka: Uchu no Hatekara Panparopan! Umeboshi Denka Umezu Kazuo no Noroi Umi Da! Funade Da! Nikoniko, Pun Umi kara no Shisha Umi Monogatari: Anata ga Ite Kureta Koto Special Umi Monogatari: Anata ga Ite Kureta Koto Umi Monogatari: Kanon to Iku Amamikoshima Umi Monogatari: Marin no Kore Naani? Umi no Koumori Umi no Mizu wa Naze Karai Umi no Momotaro Umi no Shinpei Umi no Triton (1979) Umi no Triton Umi no Yami, Tsuki no Kage Umigame to Shounen Umineko no Naku Koro ni Specials Umineko no Naku Koro ni Umo Under the Dog UN-GO: Inga Nikki UN-GO: Inga-ron UN-GO Unhappy♪ Unico in the Island of Magic Unico: Black Rain and White Feather Unico Uninhabited Planet Survive Universe Unko-san: Tsuiteru Hito ni Shika Mienai Yousei Upotte!! (OVA) Upotte!! Uragiri wa Boku no Namae wo Shitteiru Urameshi Denwa Urarochi Diamond Urashima Tarou Urashima Tarou (1931) Urashima Tarou Urawa no Usagi-chan Special Urawa no Usagi-chan Urayasu Tekkin Kazoku Urban Square: Kouhaku no Tsuigeki Urda Uriko-hime to Amanojaku Urikupen Kyujotai Urusei Yatsura (OVA) Urusei Yatsura Movie 1: Only You Urusei Yatsura Movie 2: Beautiful Dreamer Urusei Yatsura Movie 3: Remember My Love Urusei Yatsura Movie 4: Lum The Forever Urusei Yatsura Movie 5: Final Urusei Yatsura Movie 6: Itsudatte My Darling Urusei Yatsura Special: It's Spring! Take Off! Urusei Yatsura: Za Shougaibutsu Suieitaikai Urusei Yatsura Usagi Drop Specials Usagi Drop Usagi ga Osoi Usagi no Mofy Usagi to Kame (MV) Usagi to Kame no Koutsuu Anzen Usagi to Kame Usagi-chan de Cue!! Usahana: Yumemiru Ballerina Usaru-san Usavich II Usavich III Usavich IV Usavich Special Usavich V Usavich Zero Usavich Ushi Atama Ushinawareta Mirai wo Motomete Ushinawareta Natsuyasumi wo Motomete Ushinawareta Mirai wo Motomete Ushio & Tora: Comically Deformed Theater Ushio to Tora (TV) 2nd Season Ushio to Tora (TV) Ushio to Tora Ushiro no Hyakutarou Ushiro no Seki no Ochiai-kun Ushiro no Shoumen Daare Usogui Uta Kata Special Uta Kata Uta no☆Prince-sama♪ Maji Love Uta no☆Prince-sama♪ Maji Love 1000% Uta no☆Prince-sama♪ Maji Love 2000% Special Uta no☆Prince-sama♪ Maji Love 2000% Uta no☆Prince-sama♪ Maji Love 3 Utae Meloetta: Rinka no Mi wo Sagase! Utakata Hanabi Utawarerumono Itsuwari no Kamen Utawarerumono OVA Utawarerumono Picture Drama Utawarerumono Recaps Utawarerumono Specials Utawarerumono Utopa Utopia Utsu Musume Sayuri Utsukushii Hoshi Utsukushii Message Utsukushii Utsunomiko: Heaven Chapter Utsunomiko Utsurun Desu Uwabaki Cook no Tekitou Uranai! Uwabaki Cook == V == Valkyrie Complex Valkyrie Drive Mermaid Specials Valkyrie Drive: Mermaid Vampire Hunter D: Bloodlust Vampire Hunter D Vampire Hunter Vampire Knight Guilty Vampire Knight Special Vampire Knight Vampire Princess Miyu (TV) Vampire Princess Miyu Vampire Sensou Vampiyan Kids Promotion Vampiyan Kids Specials Vampiyan Kids: Pilot Vampiyan Kids Vandread Gekitouhen Vandread Taidouhen Vandread: The Second Stage Vandread Variable Geo Vassalord Venus Venus Project: Climax Venus Versus Virus Venus Wars Versailles no Bara (Special) Versailles no Bara: Seimei Aru Kagiri Aishite Versailles no Bara Very Private Lesson Vexille: 2077 Nihon Sakoku Video Ehonkan Sekai Meisaku Douwa Video Girl Ai Video Ranger 007 Video Senshi Lezarion Vie Durant Viewtiful Joe Violence Jack 2 Violence Jack 3 Violence Jack Violinist of Hamelin: The Movie Violinist of Hamelin Viper's Creed Virtua Fighter Virtual Star 2000 Virus Buster Serge Visions of Frank Visitor VitaminX Addiction Viva Namida vivi Vividred Operation Vocaloid China Project Anime PV Voices of a Distant Star Voltage Fighter Gowcaizer Voltes V Votoms Finder == W == W: Wish W: Wish Omake Waanabi.jk Wagahai wa Inu de Aru: Don Matsugorou no Seikatsu Wagahai wa Neko de Aru Wagamama Fairy Mirumo de Pon! Wagamama High Spec Wagaya no Oinari-sama (Specials) Wagaya no Oinari-sama Wakaba*Girl Onsen Tsukaritai Wakaba*Girl Wakako-zake Wakakusa Monogatari: Nan to Jo-sensei Specials Wakakusa Monogatari: Nan to Jo-sensei Wakakusa no Charlotte Wakakusa no Yon Shimai Wakaranai Buta Wake Up Wake Up! Dodo Wake up!! Tamala Wake Up, Girl Zoo! Wake Up, Girls! Deai no Kiroku: A Brief Recording Wake Up, Girls! Shichinin no Idol Wake Up, Girls! Zoku Movie 2 Wake Up, Girls! Zoku-hen Movie Wake Up, Girls! Wakie Wakie Wakusei Daikaiju Negadon Wakusei Robo Dangard A Wala! Pyeon-uijeom: The Animation Walking Man Walkure Romanze Wall Wamono Wan Wan Chuushingura Wan Wan Serepu Soreyuke! Tetsunoshin Wandaba Style Wangan Midnight Wankorobee Wanna-Be's Wanpaku Oomukashi Kum Kum Wanpaku Ouji no Orochi Taiji Wanpaku Tanteidan Wansa-kun (OVA) Wansa-kun Wanwan Sanjushi Warai no Show Gakkou Warau Hyouteki Warau Salesman Warenai Tamago Warera Salaryman Tou Washimo 3rd Season Washimo Wasureboshi Wasurenagumo Wasurerareta Ningyou Wasurerumonka! Watashi ga Motenai no wa Dou Kangaetemo Omaera ga Warui! (OVA) Watashi ga Motenai no wa Dou Kangaetemo Omaera ga Warui! Watashi no Ashinaga Oji-san Specials Watashi no Ashinaga Oji-san Watashi no Coffee Samurai: Jihanki Teki na Kareshi Watashi no Kamifuusen Watashi no Kao Watashi to Watashi: Futari no Lotte Watashi wa Tofu Desu Watashitachi no Kurashi to Doboku Water Brain Watt Poe to Bokura no Ohanashi Waza no Tabibito Wazaguu! VS Dangerous Jiisan Ja: Houfukuzettou! Anime Quiz Wedding Peach DX Wedding Peach Specials Wedding Peach Weekender Girl Wei Qi Shao Nian 2 Wei Qi Shao Nian Weiß Kreuz (OVA) Weiß Kreuz Glühen Weiß Kreuz Weiß Survive R Weiß Survive Welcome to Lodoss Island! Wellber no Monogatari: Kanashimi no Senshi Galahad no Banka Wellber no Monogatari: Sisters of Wellber Zwei Wellber no Monogatari: Sisters of Wellber What's Michael? 2 What's Michael? Wheels Whisper of the Heart Whistle! White Album 2 Picture Drama White Album 2 White Album White Fantasy White Heart Baekgu Why Re-Mix 2002 Why Wicked City Wild 7 Another Bouryaku Unga Wild 7 Wild Adapter Wild Arms: Twilight Venom Wild Cardz Wind: A Breath of Heart (2004) Wind: A Breath of Heart (OVA) Wind: A Breath of Heart Specials Wind: A Breath of Heart Windaria Wings of Dragon Wings of Rean Winner Winter Days Winter Garden Winter Sonata Episode 0 Winter Sonata Wish Me Mell Wish Witch Craft Works (OVA) Witch Craft Works Specials Witch Craft Works Witch Hunter Robin Witch Village Story Witch Village Story Specials Witchblade With You: Mitsumeteitai Within the Bloody Woods Wizard Barristers: Benmashi Cecil Wizardry Wolf Daddy Wolf Guy Wolf's Rain OVA Wolf's Rain Wolverine Women Wonder 3 Pilot Wonder Beat Scrumble Wonder Bebil-kun Wonder Momo Wonder Wonderful Days Wonderful Rush Wonder-kun no Hatsu Yume Uchuu Ryokou Wooser no Sono Higurashi: Hoshi ni Negai wo Wooser no Sono Higurashi: Kakusei-hen Wooser no Sono Higurashi: Ken to Pantsu to Wooser to Wooser no Sono Higurashi Words Worth Working'!! Working!! Announcement Specials Working!!! Working!!! Lord of the Takanashi Working!! World Destruction: Sekai Bokumetsu no Rokunin World Fool News (TV) World Fool News World Trigger == X == X (anime) X (OVA) X Bomber X Bomber Pilot X Densha de Ikou X Maiden X Maiden Specials X/1999 X: X2 double X Xabungle Graffiti Xam'd: Lost Memories Xanadu Dragonslayer Densetsu Xenosaga: The Animation Xevious Xi Avant X-Men XXXHOLiC xxxHOLiC Kei xxxHOLiC Rou xxxHOLiC Shunmuki xxxHOLiC: Manatsu no Yoru no Yume == Y == Yadamon Yadosagashi Yagami-kun no Katei no Jijou Yahari Ore no Seishun Love Comedy wa Machigatteiru (OVA) Yahari Ore no Seishun Love Comedy wa Machigatteiru Zoku Yahari Ore no Seishun Love Comedy wa Machigatteiru Yajikita Gakuen Douchuuki Yakeato no, Okashi no Ki Yakimochi Caprice Yakisobapanman to Black Sabotenman Yakitate!! Japan Yakushiji Ryouko no Kaiki Jikenbo: Hamachou, Voice & Fiction Yakushiji Ryouko no Kaiki Jikenbo Yakusoku (OVA) Yakusoku: Africa Mizu to Midori Yakusoku Yakyuubu Aruaru Yama Nezumi Rocky Chuck Yama ni Kagayaku: Guide-ken Heiji Gou Yama no Susume 2nd Season Special Yama no Susume 2nd Season Yama no Susume: Kabette Kowakunai no? Yama no Susume Yamada-kun to 7-nin no Majo (ONA) Yamada-kun to 7-nin no Majo (OVA) Yamada-kun to 7-nin no Majo Yamaguchi Sanchi no Tsutomu-kun Yamakoshi Mura no Mari to Sanbiki no Koinu Yamatarou Kaeru Yamato 2520 Yamato Nadeshiko Shichi Henge Yamato Takeru: After War Yamato Takeru Yamato yo Eien ni Yamete! Writer Asobi: Doubutsu Mura no Shouboutai Shutsu Dou Yami no Kioku, Yume no Inei Yami no Matsuei Yami no Purple Eye Yami no Teio: Kyuuketsuki Dracula Yami Shibai 2nd Season Yami Shibai 3rd Season Yami Shibai Yami to Boushi to Hon no Tabibito Yami wo Mitsumeru Hane Yamiyo no Jidaigeki (OVA) Yamiyo no Jidaigeki Yanase Takashi Märchen Gekijou Yanbo Ninbo Tonbo Yancharu Moncha Yankee Reppuu Tai Yankee-kun na Yamada-kun to Megane-chan to Majo YanYan Machiko Yarima Queen Yaruki Manman Yasai no Yousei: N.Y.Salad 2nd Series Yasai no Yousei: N.Y.Salad Yasai no Yousei: Quiz Gekijou Yasashii Fue, Tori, Ishi Yasashii Kinyoubi Yasashii Lion Yasashii March: The Tender March Yasashii Ookami YAT Anshin! Uchuu Ryokou 2 YAT Anshin! Uchuu Ryokou Yatterman (2008) Yatterman Specials Yatterman the Movie: Shin Yattermecha Osu Gou! Omocha no Kuni de Dai Ketsudan da Koron Yatterman x Toshiba Yattokame Tanteidan Yawara! Sore Yuke Koshinuke Kiss!! Yawara! Special: Zutto Kimi no Koto ga Yawara! Yawaraka Atom Yawaraka Sangokushi Tsukisase!! Ryofuko-chan Yawaraka Sensha Yawarakame♥ Yebisu Celebrities Yell Yellow Yes! Precure 5 GoGo! Yes! Pretty Cure 5 Yo Shomei Bijutsukan LINE Yoake Mae Yori Ruri Iro Na Yobarete Tobidete Akubi-chan Yocchan no Biidama Yodaka no Hoshi (Music) Yodaka no Hoshi Yoiko Yojouhan Shinwa Taikei Specials Yojouhan Shinwa Taikei Yokohama Bakkure Tai Yokohama Kaidashi Kikou: Quiet Country Cafe Yokohama Kaidashi Kikou Yokohama Meibutsu: Otoko Katayama-gumi! Yokoo's 3 Animation Films Yokuwakaru Gendaimahou Yokuwakaru Gendaimahou 00 Yomigaeru Sora Pilot Yomigaeru Sora: Rescue Wings Special Yomigaeru Sora: Rescue Wings Yomiuri Shimbun Yona Yona Penguin Yondemasu yo, Azazel-san (TV) Yondemasu yo, Azazel-san Z Yondemasu yo, Azazel-san Yonimo Kimyou na Man☆Gatarou Yonimo Osoroshii Grimm Douwa Yonimo Osoroshii Nihon Mukashibanashi Yonna in the Solitary Fortress Yooidon! Yoroshiku Mechadock Yoru ga Kuru! Yoru no Hi Yoru no Okite Yoru no Yatterman Yoshimoto Muchikko Monogatari Yoshimune Yoshinaga-san'chi no Gargoyle Specials Yoshinaga-san'chi no Gargoyle Yoshino no Hime Yosuga no Sora Yotoden: Chronicle of the Warlord Period Yotsunoha Youchien Senshi: Hanamaru Girls Youkai Ningen Bem (2006) Youkai Ningen Bemu Youkai Ninpouchou Jiraiya! Special Youkai Watch Movie 1: Tanjou no Himitsu da Nyan! Youkai Watch Movie 2 Youkai Watch Youkaiden Nekome Kozou Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e Youkoso Uchuujin Young Black Jack Yousei Florence Yousei Ou Youseiki Suikoden Youtai Nuhai Zai Shanghai Youyou no Neko Tsumami Yowai Mushi Yowamushi Chinsengumi Yowamushi Monsters Yowamushi Pedal (OVA) Yowamushi Pedal 3rd Season Yowamushi Pedal: Grande Road Yowamushi Pedal: Re:RIDE Yowamushi Pedal: Re:ROAD Yowamushi Pedal Yozakura Quartet: Hana no Uta Yozakura Quartet: Hoshi no Umi Yozakura Quartet: Tsuki ni Naku Yozakura Quartet: Yoza-Quar! Yozakura Quartet Ys IV: The Dawn of Ys Yu Yu Hakusho Picture Drama Yu Yu Hakusho: Eizou Hakusho II Yu Yu Hakusho: Eizou Hakusho Yu Yu Hakusho: Meikai Shitou Hen - Honoo no Kizuna Yu Yu Hakusho: Mu Mu Hakusho Yu Yu Hakusho: The Golden Seal Yubi wo Nusunda Onna Yubikiri Yugami-kun ni wa Tomodachi ga Inai Yu-Gi-Oh! (1999) Yu-Gi-Oh! 5D's: Evolving Duel! Stardust vs Red Daemon's Yu-Gi-Oh! 5D's Yu-Gi-Oh! Arc-V Yu-Gi-Oh! Capsule Monsters Movies Yu-Gi-Oh! Capsule Monsters Yu-Gi-Oh! Duel Monsters GX Yu-Gi-Oh! Duel Monsters: Battle City Special Yu-Gi-Oh! Duel Monsters Yu-Gi-Oh! The Movie: Fusion Ultra! Bond Over Time and Space Yu-Gi-Oh! Zexal Second: Iza! Saishuu Kessen e!! Special Yu-Gi-Oh! Zexal Second: Midokoro Tenkomori Special Yu-Gi-Oh! Zexal Second Yu-Gi-Oh! Zexal Special Yu-Gi-Oh! Zexal Yu-Gi-Oh!: The Movie Yu-Gi-Oh! Yugo the Negotiator Yukan Club Yuki Doke Yuki no Hi no Tayori Yuki no Taiyou Pilot Yuki no Yo no Yume Yuki Terai Yuki Yukidaruma Yukidaruma Yukidaruma Kazoku Yukiguni no Oujisama Yukikaze Yukiwatari Yume 10 Yoru Yume de Aetara Yume ga Kanau Basho Yume Kara, Samenai Yume Miru Kikai Yume no Crayon Oukoku Yume no Hoshi no Button Nose Yume no Jidousha Yume no Kakera Yume no Tsuzuki Yume no Ukiyo ni Saitemina Yume Senshi Wingman Yume Tsukai Yume Utsutsu Yume wo Kanaeru Zou Yume, Sora Takaku Yume Yumedamaya Kidan Yumeiro Pâtissière SP Professional Yumeiro Pâtissière: Mune Kyun Tropical Island! Yumeiro Pâtissière Yumekui Merry Yumekuri Yumemakura Baku Twilight Gekijou Yumemi Douji Yumemiru Toppo Jijo Yumeria Yumeyume Yuri Kuma Arashi Yuri Seijin Naoko-san Yuru Yuri (OVA) Yuru Yuri 2 Yuru Yuri Nachuyachumi!+ Yuru Yuri San☆Hai! Yuru Yuri Special Yuru Yuri Yurumates (2012) Yurumates 3D Plus Natsuyasumi Maison du Wish Report Yurumates 3D Plus Yurumates ha? Yurumates Yurumi to Shimeru Yutori-chan Yuugen Kaisha: Jiken File 00 - Hajimari wa Ayashiku mo Hanayaka ni Yuujou no Kickoff Yuuki Hitotsu wo Tomo ni Shite Yuuki no Omamori Yuuki Yuuna wa Yuusha de Aru Yuurei-sen Yuusei Kamen Yuusei Shounen Papii Yuusha Exkaiser Yuusha Keisatsu J-Decker Yuusha ni Narenakatta Ore wa Shibushibu Shuushoku wo Ketsui Shimashita (OVA) Yuusha ni Narenakatta Ore wa Shibushibu Shuushoku wo Ketsui Shimashita Specials Yuusha ni Narenakatta Ore wa Shibushibu Shuushoku wo Ketsui Shimashita Yuusha Raideen Yuusha Shirei Dagwon: Suishou no Hitomi no Shounen Yuusha Shirei Dagwon Yuusha Tokkyuu Might Gaine Yuuto-kun ga Iku Movie Yuuto-kun ga Iku Yuuwaku Countdown: Akira Yuuyake Banchou Yuuyake Dandan YuYu Hakusho Yuyushiki: Nyanyashiki Yuyushiki == Z == Z/X: Ignition Za Gakuen Choujotai Zaion: I Wish You Were Here Zakuro Yashiki La Grenadière Zan Sayonara Zetsubou Sensei Bangaichi Zan Sayonara Zetsubou Sensei Zankyou no Terror Zawazawa Zegapain Zekkyou Gakkyuu Zenchuu Maite Zenki Gaiden: Anki Kitan Zenki Zenmai Zamurai Zeno: Kagiri Naki Ai ni Zenryoku Usagi Zentrix Zeonic Toyota Special Movie Zephyr Zero Duel Masters Zero no Tsukaima: Final Series Zero no Tsukaima: Futatsuki no Kishi Zero no Tsukaima: Princesses no Rondo Picture Drama Zero no Tsukaima: Princesses no Rondo Special Zero no Tsukaima: Princesses no Rondo Zero no Tsukaima Zero Tester: Chikyuu wo Mamore! Zero Tester Zero-sen Hayato Zetman Zetsuai 1989 Zetsuen no Tempest Zetsumetsu Kigu Shoujo: Amazing Twins Zettai Bouei Leviathan: Mini Takibi Gekijou Zettai Bouei Leviathan Zettai Junpaku: Mahou Shoujo Zettai Karen Children Gentei Kaikin!! OVA Chou Sakidori Special!! Zettai Karen Children OVA: Aitazousei! Ubawareta Mirai? Zettai Karen Children Recap Special Zettai Karen Children: The Unlimited - Hyoubu Kyousuke Zettai Karen Children Zettai Muteki Raijin-Oh (1992) Zettai Muteki Raijin-Oh Zettai Shougeki: Platonic Heart Picture Drama Zettai Shougeki: Platonic Heart Zettai Shounen Zettai Yareru Girisha Shinwa Zettai Zetsumei Dangerous Jiisan (2004) Zettai Zetsumei Dangerous Jiisan (2005) Zettai Zetsumei Dangerous Jiisan Special Ban Zettai Zetsumei Dangerous Jiisan Ziggy Soreyuke! R&R Band Zillion: Burning Night Zillion Zipang Zoids Fuzors Zoids Genesis Zoids Zoku Attacker You! Kin Medal e no Michi Zoku Gosenzo San'e Zoku Koihime Zoku Naniwa Yuukyouden Zoku Natsume Yuujinchou: 3D Nyanko-sensei Gekijou Zoku Natsume Yuujinchou Zoku Sayonara Zetsubou Sensei Zoku Zoku Mura no Obaketachi Zombie Clay Anime Zombie Ehon Zombie-Loan Specials Zombie-Loan Zone of the Enders: Dolores, I Zone of the Enders: Idolo Zoo no Inai Doubutsuen Zoobles! Zou No Senaka: Tabidatsu Hi Zouressha ga Yatte Kita Zukkoke Knight: Don De La Mancha Zukkoke Sannin-gumi no Hi Asobi Boushi Dai Sakusen Zukkoke Sannin-gumi: Zukkoke Jikuu Bouken Zumomo to Nupepe Zutto Mae Kara Suki Deshita. ~Kokuhaku Jikkou Iinkai~ == Liên kết ngoài == http://myanimelist.net/anime.php http://www.animenewsnetwork.com/encyclopedia/anime.php
hawaii.txt
Hawaii (tiếng Hawaii: Hawaiʻi, Hán Việt: Hạ Uy Di) là tiểu bang Hoa Kỳ nằm hoàn toàn trên quần đảo Hawaiʻi (ngày xưa được gọi quần đảo Sandwich bởi những người Châu Âu), nằm trong Thái Bình Dương cách lục địa khoảng 3.700 kilômét (2.300 dặm). Khi bang được gia nhập Liên bang ngày 21 tháng 8 năm 1959, Hawaiʻi được trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Tên của tiểu bang trong tiếng Hawaiʻi có dấu ʻokina (ʻ), cho nên tiếng Anh chuẩn của Hawaiʻi (thổ ngữ Hawaiʻi) cũng phải được viết với dấu này. Đây là tiểu bang có tỷ lệ cư dân gốc Á cao nhất tại Hoa Kỳ. == Địa lý == Hawaiʻi là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ có nước chung quanh. Vì không thuộc lục địa Hoa Kỳ, nó là một trong hai tiểu bang không giáp với tiểu bang khác (Alaska là tiểu bang kia). Nó cũng là cực nam của Hoa Kỳ, là tiểu bang duy nhất nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới, và tiểu bang duy nhất không thuộc về châu lục nào. Hawaiʻi cũng là tiểu bang duy nhất đang tiếp tục nâng lên, do các dòng dung nham đang chảy, nhất là từ núi lửa Kīlauea. Quần đảo Hawaiʻi bao gồm 19 đảo và đảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Các đảo chính là tám đảo cao nhất về phía đông nam của dãy đảo. Các đảo này, theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam, có những tên: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và đảo Hawaiʻi. Các đảo Hawaiʻi được tạo ra do núi lửa nổi lên từ đáy biển qua một lỗ thông được gọi là nhiệt điểm (hotspot) trong thuyết địa chất. Lý thuyết này xác nhận rằng trong khi mảng kiến tạo dưới phần lớn của Thái Bình Dương tiến về hướng tây bắc, the nhiệt điểm này đứng yên, từ từ tạo ra các núi lửa mới. Đây là lý do chỉ những núi lửa vào phần nam của Đảo Hawaiʻi đang hoạt động. Núi lửa phun ở ngoài Đảo Hawaiʻi lần cuối tại Haleakalā trên đảo Maui vào cuối thế kỷ 18. Núi lửa mọc lên gần đây nhất là Lōʻihi, dưới mặt biển cách bờ phía nam của đảo Hawaiʻi. Bởi vì quần đảo Hawaiʻi bị cô lập ở giữa Thái Bình Dương, và nhiều loại môi trường tồn tại ở các đảo cao nằm trong hay gần vùng nhiệt đới, cho nên tiểu bang này có đủ loại thứ loài thực vật và động vật đặc hữu. Những hoạt động của núi lửa và xói mòn sau đó tạo ra nhiều địa mạo đẹp hay. Thời tiết ở đây làm cho núi Waiʻaleʻale thành nơi ẩm ướt thứ ba trên thế giới; mỗi năm mưa trung bình 11,7 m (460 inch). Các khu vực dưới quyền của Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) bao gồm: Đường lịch sử Quốc gia Ala Kahakai trên đảo Hawaii Công viên Quốc gia Haleakala tại Kula Công viên Quốc gia các Núi lửa Hawaii tại Hilo Công viên lịch sử Quốc gia Kalaupapa tại Kalaupapa Công viên lịch sử Quốc gia Kaloko-Honokohau tại Kailua-Kona Công viên lịch sử Quốc gia Puʻuhonua O Honaunau tại Honaunau Khu tưởng niệm Quốc gia Puukohola Heiau tại Kawaihae Đài kỷ niệm USS Arizona tại Honolulu === Các đảo chính === === Các thành phố quan trọng === Những nơi đông người ở vị trí ngày nay do hoàng gia Hawaiʻi mới đầu di chuyển từ đảo Hawaiʻi tới Maui rồi tới Hawaiʻi. Thành phố lớn nhất và thủ phủ của tiểu bang, Honolulu, là thành phố mà Quốc vương Kamehameha III lựa chọn thành kinh của quốc vương ngày xưa, do có cảng tự nhiên ở đấy, đó là cảng Honolulu ngày nay. Honolulu nằm ven bờ biển phía đông nam của đảo Oʻahu. Các thành phố đông người kia có: Hilo, Kāneʻohe, Kailua, Thành phố Pearl, Kahului, Kailua-Kona, và Līhuʻe. == Lịch sử == === Thời cổ === Các nhà nhân chủng học cho rằng những người Polynesia của quần đảo Marquises và quần đảo Société bắt đầu tới quần đảo Hawaiʻi vào khoảng 300 CN, sau đó dân Tahiti tới vào khoảng 1300 CN, họ xâm chiếm và giết hết mọi dân cư đầu tiên ở quần đảo. Những người Tahiti này giữ kỷ niệm của sự di trú bằng lời nói dùng chuyện phả hệ và truyện dân gian, như các chuyện Hawaiʻiloa và Paʻao. Họ chỉ có quan hệ với nhóm người Polynesia khác lâu vào đầu thời di trú, và Hawaiʻi phát triển từ những làng nhỏ thành xã hội phức tạp gần một mình. Họ tự nhiên ngừng đi lại giữa Hawaiʻi và vùng Nam Thái Bình Dương, không biết lý do vài thế kỷ trước khi người Âu Châu đến. Các thủ lĩnh địa phương, được gọi aliʻi, cai trị làng của họ và chiến đấu để mở rộng thế lực và chống lại các làng khác. Chiến tranh xảy ra rất nhiều. Xã hội này hướng về cương vị lớn hơn và bắt đầu bao gồm cả hòn đảo. Các bản báo cáo mập mờ của những nhà thám hiểm Âu Châu cho biết rằng Hawaiʻi đã được người Âu Châu thăm viêng từ lâu trước hạm trưởng người Anh James Cook năm 1778. Các sử gia ghi công ông Cook về sự khám phá này, tại vì ông là người đầu tiên vẽ bản đồ và xuất bản tọa độ của quần đảo Hawaiʻi. Cook đặt tên là quần đảo Sandwich để thể hiện lòng tôn trọng của ông đối với một trong những nhà tài trợ cho chuyến đi là John Montagu, bá tước đời thứ tư Sandwich. === Vương quốc === Sau một loạt trận đánh kết thúc năm 1795 và đảo Kauaʻi ly khai hòa bình năm 1810, quần đảo Hawaiʻi được liên hiệp lần đầu tiên dưới quyền Vua Kamehameha Đại đế. Ông thành lập Nhà Kamehameha, triều đại mà cai trị vương quốc tới năm 1872. Một trong những sự kiện quan trọng nhất trong thời đó là việc cấm Giáo hội Công giáo Hawaiʻi. Sự kiện đó dẫn đến Chỉ dụ Khoan dung (Edict of Toleration), lập nên tình trạng tự do tôn giáo ở quần đảo Hawaiʻi. Cái chết của Vua Kamehameha V – ông chưa vợ, nhưng không chọn người nối ngôi – dẫn đến Vua Lunalilo được bầu. Sau ông qua đời, Nhà Kalākaua được quyền cai trị. Năm 1887, với lý do sự cai trị yếu kém, những thương gia Mỹ và Âu Châu mà đã tham gia vào chính phủ Hawaiʻi gí súng vào đầu Vua Kalākaua và bắt ông phải ký tên vào Hiến pháp Lưỡi lê, nó không chỉ tước đoạt quyền lực của quốc vương mà cũng bãi bỏ quyền đi bầu của người châu Á và đặt điều kiện thu nhập và tài sản tối thiểu của các cử tri người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân Hawaiʻi, nói chung là nó khiến cho chỉ có những người Mỹ, Âu Châu, và thổ dân giàu có thể bỏ phiếu. Vua Kalākaua thống trị đến khi qua đời năm 1891. Chị của Kalākaua, Liliʻuokalani, nối ngôi và cai trị đến khi bị truất ngôi năm 1893. Các thương gia Mỹ và Âu Châu đảo chính do bà loan tin là sẽ bãi bỏ hiến pháp. Tuy bà chùn lại đến phút cuối cùng, nhưng các thành viên của cộng đồng ngoại quốc thành lập Ủy ban An toàn mà thực hiện đảo chính gần không đổ máu và thành lập chính phủ lâm thời. Ngày 30 tháng 5 năm 1894, hội nghị hiến pháp dự thảo hiến pháp mới cho Cộng hòa Hawaii. Cộng hòa tuyên bố chủ quyền ngày 4 tháng 7 năm 1894, cùng ngày với quốc khánh Hoa Kỳ. Sự lật đổ chế độ quân chủ là sự kiện quan trọng trong lịch sử Hawaiʻi và vẫn còn gây ra tranh luận. Trong thời Vương quốc và chế độ cộng hòa sau đó, Lâu đài ʻIolani – nhà hoàng gia chính thức duy nhất tại Hoa Kỳ ngày nay – được sử dụng như trụ sở thủ phủ. === Lãnh thổ === Khi William McKinley thắng cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1896, vấn đề sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ được nổi lên lần nữa. Tổng thống tiền nhiệm, Grover Cleveland, là bạn của Nữ hoàng Liliʻuokalani. Ông phản đối việc phụ thuộc Hawaii vào Hoa Kỳ đến cuối nhiệm kỳ ông, nhưng rồi McKinley bị thuyết phục bởi những người theo chủ nghĩa bành trướng và những người muốn sáp nhập đến từ Hawaii. Ông tán thành cuộc gặp với một Ủy ban người ủng hộ việc sáp nhập đến từ Hawaii, có Lorrin Thurston, Francis Hatch, và William Kinney. Sau khi đàm phán với họ, vào tháng 6 năm 1897, ông McKinley ký hiệp ước sáp nhập với các đại biểu này của Cộng hòa Hawaii. Tổng thống sau đó gửi hiệp ước cho Quốc hội Hoa Kỳ để họ phê chuẩn. Vụ sáp nhập Hawaii vào Hoa Kỳ bị nhiều người phản đối. Hui Aloha ʻAina và Hui Kalaiʻaina tổ chức hai vận động kiến nghị, một vận động lấy gần 22.000 tên ký phản đối sáp nhập, trong khi vận động kia lấy vào khoảng 17.000 tên xin phục hồi chế độ quân chủ. Chỉ có kiến nghị 22.000 tên phản đối sáp nhập được gửi cho chính phủ Hoa Kỳ, trong khi 17.000 tên kia chưa được tìm lại. Hồi đó Lorrin Thurston chỉ trích kiến nghị được gửi do điều tra của ông chỉ ra nhiều gian lận. Dù những người đó phản đối ở quần đảo, Nghị quyết Newlands ("nghị quyết các đất mới") được thông qua Hạ Nghị viện ngày 15 tháng 6 năm 1898 với kết quả 209 người thuận và 91 người chống, và được thông qua Thượng Nghị viện ngày 6 tháng 7 năm 1898 với kết quả 42–21, sáp nhập Hawaii thành một lãnh thổ chính thức của Hoa Kỳ, mặc dù những đại biểu phản đối trong Quốc hội. Tuy một số người nghi ngờ sự hợp pháp của vụ sáp nhập này vì nghị quyết được thông qua thay vì hiệp ước, hai viện Quốc hội ủng hộ đạo luật này với đa số hai phần ba, trong khi một hiệp ước chỉ cần hai phần ba của Thượng Nghị viện thuận (Điều II, Đoạn 2, Hiến pháp Hoa Kỳ). Năm 1900, Hawaii được tự trị và giữ Lâu đài ʻIolani là trụ sở của thủ phủ lãnh thổ. Tuy có người thử dành cấp tiểu bang vài lần, Hawaii vẫn còn là lãnh thổ kéo dài 60 năm. Các người chủ đồn điền, như là nhóm được gọi Big Five, thấy cấp lãnh thổ rất tiện, để họ tiếp tục nhập khẩu nhân công rẻ từ ngoại quốc; chính phủ liên bang cấm nhập cư như vậy ở các tiểu bang kia. Quyền của các người chủ đồn điền cuối cùng bị vỡ do những người hoạt động chính trị mà cháu của nhân công nhập cư đầu tiên. Do họ được sinh tại lãnh thổ nước Mỹ, họ tự động là công dân Hoa Kỳ. Mong được quyền bầu cử đầy đủ, họ vận động cho cấp tiểu bang tại quần đảo Hawaiʻi. === Tiểu bang === Tháng 3 năm 1959, hai viện Quốc hội thông qua Đạo luật Nhận, và Tổng thống Dwight D. Eisenhower tán thành nó. (Đạo luật này không kể đảo san hô Palmyra, ngày xưa là phần của Vương quốc và Lãnh thổ Hawaiʻi, khi định nghĩa tiểu bang.) Ngày 27 tháng 6 năm đó, lãnh thổ này tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để dân Hawaii biểu quyết về đạo luật đưa cấp tiểu bang. Hawaii chấp nhận nó với kết quả mỗi người chống có 17 người thuận. Ngày 21 tháng 8, các nhà thờ khắp thành phố Honolulu kêu chuông khi Hawaiʻi được tuyên bố là tiểu bang thứ 50 của Liên bang. Sau khi giành được cấp tiểu bang, Hawaiʻi vội trở thành tiểu bang hiện đại, ngành xây dựng và kinh tế mở mang rất nhanh. Đảng Cộng hòa Hawaiʻi bị đuổi ra khỏi chính phủ trong cuộc bầu cử, đảng được ủng hộ rất mạnh bởi các người chủ đồn điền. Thay cho đảng này, Đảng Dân chủ Hawaiʻi thống trị chính trị tiểu bang kéo dài 40 năm. Tiểu bang này cũng cố gắng xây lại văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Hội nghị Hiến pháp Tiểu bang Hawaiʻi năm 1978 dẫn đến thời kì mà có người gọi là "phục hưng Hawaiʻi". Các đại biểu của tiểu bang tạo ra những chương trình mang lại ngôn ngữ và văn hóa của thổ dân Hawaiʻi. Ngoài ra, họ cố gắng ủng hộ quyền lực thổ dân về vấn đề tiểu bang bằng cách thành lập Văn phòng Hawaiʻi vụ (Office of Hawaiian Affairs). == Nhân khẩu == === Dân số === Năm 2005, dân số Hawaii ước tính là 1.275.194 người, tăng 13.070 người hay 1,0% so với năm trước và tăng 63.657 người hay 5,3% so với năm 2000. Số dân tăng tự nhiên là 48.111 người (96.028 sinh trừ 47.917 chết) và con số tăng do nhập cư là 16.956 người. Nhập cư từ bên ngoài Hoa Kỳ tới tiểu bang là 30.068 người trong khi có 13.112 người di cư tới các bang khác trong nước. Trung tâm dân cư của Hawaii nằm ở giữa hai đảo O’ahu và Moloka’i Hawaii trên thực tế có dân số trên 1,3 triệu người do có một số lượng lớn quân nhân cũng như khách du lịch. O’ahu là hòn đảo đông dân nhất và cũng có mật độ dân số cao nhất, tổng dân cư của đảo là khoảng gần 1 triệu người trên một diện tích 1546 km² (597 mi²). Tuổi thọ trung bình ở Hawaii năm 2000 là 79,8 năm (77,1 với nam và 82,5 với nữ), cao hơn bất kỳ tiểu bang nào tại Hoa Kỳ === Thành phần dân tộc === Theo điều tra của Cục thống kê Hoa Kỳ năm 2008, người Mỹ da trắng chiếm 27,1% dân số Hawaii, trong đó 24,8% là người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic). Người da đen hay người Mỹ gốc Phi chiếm 2,4% dân số (trong đó 2,3% không phải là Hispanic). Người đa đỏ chiếm 0,2% (trong đó 0,1% không phải là Hispanic). Người Mỹ gốc Á chiếm 38,5% (trong đó 37,6% không phải là Hispanic). Người Mỹ gốc các đảo Thái Bình Dương chiếm 9% (trong đó 8,6% không phải là Hispanic). Các chủng tộc là 1,4% (trong đó 1,0% không phải là Hispanic). Người Mỹ đa chủng tộc chiếm 21,4% (trong đó 17,8% không phải là Hispanic). Người nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic) chiếm 8,7% Hawaii có tỷ lệ người Mỹ gốc Á cao nhất cả nước, trong đó có 175.000 người Mỹ gốc Philippines và 161.000 người Mỹ gốc Nhật. Ngoài ra còn có 53.000 người Mỹ gốc Hoa và 40.000 người Mỹ gốc Hàn. Người Hawaii bản địa có 77.000 người (chiếm 5,5%). Trên 110.000 nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha (Hispanic) coi Hawaii là quê hương của mình, trong đó người Mexico là 37.000, người Puerto Rico là 35.000. Ngoài ra, Hawaii cũng có tỷ lệ người đa chủng tộc cao nhất tại Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là người lai Âu-Á với gần 61.000 người . Năm sắc dân gốc Âu lớn nhất tại Hawaii là người gốc Đức, gốc Ireland, gốc Anh, gốc Bồ Đào Nha và gốc Ý. Xấp xỉ 82,2% dân cư Hawaii sinh ra tại Hoa Kỳ và 15% người sinh ra ở nước ngoài là từ châu Á. Hawaii là một trong hai tiểu bang mà người da trắng phi Hispanic không chiếm đa số, tiểu bang còn lại là New Mexico. === Nguồn gốc === Ba nhóm người ngoại quốc đầu tiên đến Hawaii là người Polynesia, người Âu và người Hoa, người Hoa đến trên những thuyền buôn từ năm 1789. Năm 1820, những nhà truyền giáo Hoa Kỳ đầu tiên đã tới truyền đạo Thiên Chúa và truyền bá văn minh phương Tây đến Hawaii. Họ đã thuyết phục các tù trưởng người Hawaii bản địa từ bỏ phong tục lấy người làm vật hiến tế. Một phần lớn dân số Hawaii hiện nay có tổ tiên châu Á (đặc biệt là người Philippines, người Nhật, người Hoa). Nhiều người là hậu duệ của những người nhập cư được đưa đến để làm việc trong các đồn điền trồng mía đường vào những năm 1850 và sau này. 153 người Nhật đầu tiên nhập cư vào Hawaii vào ngày 19 tháng 6 năm 1868. Họ là những người nhập cư không "hợp pháp" theo chính quyền Nhật Bản bởi thỏa thuận được ký giữa những người lái buôn và Mạc Phủ Tokugawa, sau đó bị thay thế bởi chế độ của Minh Trị Thiên Hoàng. Người nhập cư Nhật Bản được phê chuẩn đầu tiên đến vào ngày 9 tháng 2 năm 1885 sau khi có đơn thỉnh cầu của Vua Kalākaua với Nhật Hoàng Minh Trị khi ông đến thăm Nhật Bản năm 1881. === Người gốc Việt === Theo thống kê dân số Hoa Kỳ năm 2010 thì Hawaii có 9.779 người gốc Việt (0,7%). Nếu kể bất cứ ai mang ít nhiều dòng máu Việt thì có 13.266 người, chiếm 1% dân số tiểu bang, trong số đó 11.985 người tập trung trên đảo Oahu. Thứ nhì là đảo Maui có 641 người và thứ ba là đảo lớn Hawaii, có 496 người. Đảo Molokai chỉ có 4 người gốc Việt. == Ngôn ngữ == === Tiếng Anh === Theo thống kê năm 2000, 73,44% cư dân Hawaii từ 5 tuổi trở lên dùng tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất ở nhà. Đến năm 2008 theo thống kê của cuộc Điều tra Cộng đồng Hoa Kỳ thì con số này tăng lên thành 74,6%. === Các ngôn ngữ thiểu số === Tiếng Tây Ban Nha được 2,6% cư dân Hawaii sử dụng, 1,6% thuộc về những ngôn ngữ khác thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu; 21% nói các ngôn ngữ châu Á và 0,2% nói các ngôn ngữ khác tại nhà Sau tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến thứ hai là tiếng Tagalog (là ngôn ngữ chính thức tại Philippines) (5,37%), tiếng Nhật (4,96%) và tiếng Ilokano (ngôn ngữ mẹ đẻ của phần lớn người Mỹ gốc Philippines) (4,05%), tiếng Hoa (1,92%), tiếng Hawaii (1,68%), tiếng Hàn (1,61%), tiếng Samoa (1,01%) === Cách viết tên tiểu bang === Có một bất đồng gây chia rẽ về mặt chính trị đã nảy sinh khi Hiến pháp của Tiểu Bang Hawaii đưa tiếng Hawaii là ngôn ngữ chính thức thứ hai của tiểu bang là: cách viết chính xác tên của tiểu bang. Trong Đạo luật Công cộng Hawaii, Chính phủ liên bang công nhận Hawaii là tên chính thức của tiểu bang. Các văn bản, tiêu đề chính thức của chính quyền đều sử dụng cách viết này và không có ký hiệu của âm tắc hầu hay nguyên âm dài. Tương phản, vài thực thể tư nhân như báo chí địa phương, sử dụng ký hiệu này Tiêu đề hiến pháp tiểu bang là "Hiến pháp của Tiểu bang Hawaii". Trong điều XV, mục 1 dùng "Bang Hawaii" và mục 5 chỉ rõ khẩu hiệu của tiểu bang là "Ua mau ke ea o ka aina i ka pono". Các dấu ‘okina và kahakō trong chính tả tiếng Hawaii không được sử dụng. Cuộc tranh luận tỏ ra ít được những người nói tiếng Anh bên ngoài Hawaii quan tâm. == Tôn giáo == Tông giáo tại Hawaii, só liệu dựa theo năm 200 như sau Ki-tô giáo: 351.000 (28,9%) Phật giáo: 110.000 (9%) Do Thái giáo: 10.000 (0,8%) Tôn giáo khác: 100.000 (10%) Không tham gia tổ chức tôn giáo": 650.000 (51,1%) Giáo phái lớn nhất về số lượng tín đồ là Giáo hội Công giáo với 240.813 năm 2000. "Tôn giáo khác" là các tôn giáo không phải là Kitô giáo, Phật giáo hay Do Thái giáo, gồm có đạo Bahai, Khổng giáo, Đạo giáo, các tôn giáo truyền thống của Hawaii, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, đạo Sikh, Thần đạo, Hỏa giáo và một số tôn giáo khác. "Không tham gia tổ chức tôn giáo" đề cập tới những người không thuộc về một giáo phái nào, nhóm này gồm những người theo thuyết bất khả tri, vô thần, chủ nghĩa nhân văn hay không tín ngưỡng. == Kinh tế == Lịch sử Hawaii có các ngành kinh tế chủ yếu: gỗ đàn hương (sandalwood), săn cá voi, sản xuất đường, dứa, quân đội, du lịch và giáo dục. Từ khi có quy chế tiểu bang năm 1959, du lịch đã trở thành ngành kinh tế lớn nhất, đống góp 24,3% Tổng sản phẩm Bang (GSP). Vào năm 1997, mặc dù vậy bang đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế. Tổng thu nhập toàn tiểu bang năm 2003 là 47 tỷ đôla Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 30.441 đôla. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hawaii là thực phẩm và quần áo. Các ngành công nghiệp này có vai trò không đáng kể trong kinh tế Hawaii, tuy nhiên, khoảng cách xa xôi đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của tiểu bang. Các mặt hàng thực phẩm chính của tiểu bang gồm cà phê, quả hạch, dứa, thú nuôi và đường. Giá trị ngành nông nghiệp năm 2002 theo Sở Thống kê Nông nghiệp Hawaii là 370,9 triệu đô la Mỹ, sản xuất dứa là 100,6 triệu đô la và sản xuất đường là 64,3 triệu đô la. Hawaii có mức thuế khá cao. Năm 2003, cư dân Hawaii có mức thuế đầu người là 2.838 đô la Mỹ. Điều này một phần vì giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội đều được tiểu bang cung ứng, một điều không có ở các bang khác. Năm 2010, tỷ lệ triệu phú của tiểu bang cao thứ một trong cả nước. Hàng triệu du khách mang đến thu nhập cho tiểu bang khi trả thuế thông thường khi mua sắm cũng như thuế phòng khách sạn. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thuế của tiểu bang quá cao, góp phần làm cho giá cả cao hơn và môi trường kinh doanh không thuận lợi. Hawaii là một trong số ít các tiểu bang kiểm soát giá xăng dầu. Kể từ khi lợi nhuận của công ty dầu tại Hawaii được so sánh với Hoa Kỳ lục địa được khảo sát, luật trói buộc giá xăng dầu địa phương ngang bằng với lục địa. Vào tháng 1 năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp toàn bang là 6,9%. == Văn hóa == Văn hóa bản địa Hawaii là của người Polynesia. Hawaii được coi là cực bắc của tam giác Polynesia ở phía nam và trung tâm Thái Bình Dương. Trong khi văn hóa bản địa Hawaii chỉ còn là vết tích trong xã hội Hawaii hiện đại, nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống diễn ra khắp trên quần đảo. Một số thậm chí tác động trên toàn Hoa Kỳ như sự phổ biến của luau (bữa tiệc kiểu Hawaii) và vũ điệu hula. Hawaii có nhiều sự kiện mang tính văn hóa. Lễ hội Quốc vương Merrie là một cuộc cạnh tranh ngôi vị quán quân điệu nhảy Hula quốc tế . Bang cũng là nơi tổ chức Liên hoan Phim Quốc tế Hawaii, liên hoan phim hàng đầu của khu vực vành đai Thái Bình Dương. == Y tế == Năm 2009, 92% cư dân Hawaii có bảo hiểm y tế. Dưới tác dụng của các kế hoạch tiểu bang, các doanh nghiệp phải cung cấp bảo hiểm cho người lao động làm việc trên 20 tiếng mỗi tuần. Quy định này khiến cho lương của người lao động bị giảm xuống. Do được tiêm phòng bệnh nhiều, người Hawaii ít khi phải tới bệnh viện hơn các bang khác của Hoa Kỳ trong khi viện phí về căn bản là thấp hơn. Với thành tích này, những đề xuất về một hệ thống bảo hiểm y tế phổ quát tại nhiều nơi của Hoa Kỳ nhiều khi sử dụng Hawaii như một hình mẫu để đề nghị các kế hoạch chăm sóc sức khỏe liên bang cũng như tiểu bang. Tuy nhiên những người chỉ trích cho rằng sự thành công của Hawaii có phần đóng góp của khí hậu yên bình và tình trạng biệt lập nên có ít dịch bệnh, nền kinh tế Hawaii phụ thuộc vào du lịch và các doanh nghiệp cũng không hài lòng với việc chi trả bảo hiểm hiện nay tại tiểu bang == Giáo dục == Những người tốt nghiệp phổ thông ở Hawaii thường lập tức tham gia vào thị trường lao động, một số chuyển đến các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ lục địa, phần còn lại theo học tại các cơ sở giáo dục bậc cao hơn tại Hawaii. Lớn nhất là hệ thống của Đại học Hawaii, bao gồm các cơ sở tại Manoa và 2 khu trường sở tại Hilo và Tây Oahu; ngoài ra còn có 7 trường cao đẳng tại tiểu bang. Các trường đại họch tư nhân bao gồm Brigham Young University–Hawaii, Chaminade University of Honolulu, Hawaii Pacific University, hay University of the Nations. == Giao thông == Một hệ thống xa lộ tiểu bang được xây dựng quanh các đảo chính. Chỉ có Oahu là có quốc lộ liên bang, và là khu vực duy nhất bên ngoài 48 tiểu bang liền kề nhau có ký hiệu của đường quốc lộ giữa các tiểu bang. Việc đi lại có thể chậm chạp vì các con đường thường quanh co và hẹp, còn đường ở các thành phố khá đông đúc. Mỗi đảo có một hệ thống xe bus công cộng riêng. Các chuyến bay thương mại phục vụ việc đi lại tới lục địa cũng như giữa các đảo với nhau. Hawaiian Airlines, Mokulele Airlines và go! Sử dụng các máy bay phản lực ở các sân bay lớn tại Honolulu, Lihue, Kahului, Kona và Hilo, trong khi Island Air và Pacific Wings dùng các máy bay nhỏ hơn. Các hãng hàng không này cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa các đảo. Norwegian Cruise Lines cung cấp dịch vụ du lịch bằng thuyền giữa các đảo. Hawaii Superferry có kế hoạch kết nối giữa Oahu và các đảo khác. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của chính phủ tiểu bang (tiếng Anh) Phòng Du lịch và Hội chợ Hawaiʻi (tiếng Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Đức)
samsung galaxy tab 2 10.1.txt
Samsung Galaxy Tab 2 10.1 là máy tính bảng 10.1-inch chạy hệ điều hành Android sản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc thế hệ thứ hai của dòng Samsung Galaxy Tab, nó bao gồm bản 7-inch, Galaxy Tab 2 7.0. Nó được công bố vào 25 tháng 2 năm 2012, và được phát hành ở Mỹ vào 13 tháng 5 năm 2012. Nó là kế thừa của Samsung Galaxy Tab 10.1. == Lịch sử == Galaxy Tab 2 10.1 được công bố vào 25 tháng 2 năm 2012. Nó được trưng bày cùng với Galaxy Tab 2 7.0 tại 2012 Mobile World Conference. Mặc dù hai thiết bị dự kiến ban đầu được phát hành vào tháng 3, họ đã không bán ra, với Samsung họ giải thích cho vấn đề này rằng do lỗi không xác định của Ice Cream Sandwich Samsung sau đó xác nhận rằng Galaxy Tab 2 10.1 sẽ được phát hành tại Mỹ vào 13 tháng 5, với giá $399.99 cho bản 16GB. == Phần mềm == Galaxy Tab 2 10.1 được hành với Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Bản nâng cấp lên Android 4.1.2 Jelly Bean có sẵn, thông qua OTA và Samsung Kies. Samsung tùy chỉnh với giao diện TouchWiz UX. Cũng như một số ứng dụng từ Google, bao gồm Google Play, Gmail và YouTube, cho phép truy cập vào ứng dụng của Samsung như ChatON, S Suggest và All Share Play. Samsung phát hành Android 4.2.2 Jelly Bean vào tháng 9 năm 2013/tháng 11 năm 2013 cho tất cả phiên bản Tab 2. Bản cập nhật được nhận theo đợt không phải cho tất cả thiết bị cùng một lúc. == Phần cứng == Galaxy Tab 2 10.1 có sẵn bản WiFi và biến thể 3G & WiFi. Bộ nhớ từ 16 GB đến 32 GB tuỳ theo mẫu, với khe thẻ nhớ mở rộng microSDXC. Nó có màn hình 10.1-inch PLS LCD với độ phân giải 1.280x800 pixel. Nó có máy ảnh trước VGA không flash và 3.2 MP máy ảnh chính. Nó có thể quay video HD. Nó có dock kết nối 30 chân. == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
antonov a-11.txt
Antonov A-11 là một loại tàu lượn một chỗ chế tạo tại Liên Xô cuối thập niên 1950. == Tính năng kỹ chiến thuật (Antonov A-11) == Dữ liệu lấy từ The World's Sailplanes:Die Segelflugzeuge der Welt:Les Planeurs du Monde Volume II Đặc tính tổng quan Kíp lái: 1 Chiều dài: 6 m (19 ft 8 in) Sải cánh: 16,5 m (54 ft 2 in) Chiều cao: 1,2 m (3 ft 11 in) Diện tích cánh: 12,15 m2 (130,8 sq ft) Tỉ số mặt cắt: 22.4 Kết cấu dạng cánh: TsAGI R 111 A Trọng lượng rỗng: 294 kg (648 lb) Trọng lượng có tải: 400 kg (882 lb) Hiệu suất bay Vận tốc tắt ngưỡng: 60 km/h (37 mph; 32 kn) Tốc độ không vượt quá: 350 km/h (217 mph; 189 kn) Aerotow speed: 200 km/h (124,3 mph; 108,0 kn) Winch launch speed: 120 km/h (74,6 mph; 64,8 kn) Số G giới hạn: +8.66 -3.9 ở vận tốc 300 km/h (186,4 mph; 162,0 kn) Hệ số bay lướt dài cực đại: 32 ở vận tốc 97 km/h (60,3 mph; 52,4 kn) Vận tốc xuống: 0,74 m/s (146 ft/min) ở vận tốc 86 km/h (53,4 mph; 46,4 kn) Tải trên cánh: 33 kg/m2 (6,8 lb/sq ft) == Xem thêm == Máy bay có sự phát triển liên quan Antonov A-9 Antonov A-13 Antonov A-15 Danh sách khác Danh sách tàu lượn == Ghi chú == == Tham khảo ==
sinh con.txt
Sinh con, cũng được gọi là sinh đẻ, vượt cạn, sinh nở, hoặc đẻ con, là đỉnh điểm của quá trình thai nghén với việc đẩy một hay nhiều trẻ sơ sinh ra khỏi tử cung của người mẹ. Quá trình sinh con bình thường được phân thành ba giai đoạn: rút ngắn và sự giãn nở của cổ tử cung, sự di chuyển và ra đời của trẻ sơ sinh, và giai đoạn đẩy nhau thai ra ngoài. Mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ tử vong do mang thai và sinh con, 7 triệu người có biến chứng nghiêm trọng lâu dài, và 50 triệu người có hậu sản xấu sau khi sinh. Hầu hết các vấn đề trên xảy ra ở các nước đang phát triển. == Dấu hiệu và triệu chứng == Dấu hiệu nổi bật nhất của việc sinh đẻ là những cơn sóng co bóp mạnh nhằm di chuyển các trẻ sơ sinh xuống kênh sinh sản. Mức độ đau đớn của những phụ nữ khi sinh được ghi nhận rất khác nhau. Mức độ đau đớn khi sinh ảnh hưởng bởi mức độ sợ hãi và lo lắng, kinh nghiệm sinh con trước đó, ý tưởng văn hóa của việc sinh con và đau đớn khi đẻ, độ linh động trong khi sinh đẻ, và hỗ trợ của người thân trong quá trình sinh con. Kỳ vọng cá nhân, sự hỗ trợ quan tâm từ những người thân, chất lượng của các mối quan hệ của người chăm sóc phụ nữ có thai, và sự tham gia vào việc ra quyết định quan trọng hơn để phụ nữ hài lòng với kinh nghiệm của việc sinh nở hơn là những yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội, dân tộc, sự chuẩn bị, môi trường sinh nở, sự đau đớn, sự bất động, hoặc các can thiệp về y tế. === Mô tả === Cơn đau khi co thắt có cảm giác tương tự như đau bụng kinh mạnh. Phụ nữ thường được khuyên tránh la hét trong khi sinh, nhưng việc rên la có thể được khuyến khích nhằm giúp làm giảm cơn đau. Đau đẻ có thể được coi là tương tự như một việc kéo giãn cơ và bỏng cường độ cao. Ngay cả những người phụ nữ tỏ ra ít phản ứng với đau đẻ so với những phụ nữ khác, cũng có một phản ứng nghiêm trọng đáng kể đối với việc đau đẻ. Đau lưng đẻ là một thuật ngữ dành cho cơn đau cụ thể xảy ra ở lưng dưới, ngay trên xương cụt, trong khi sinh. === Tâm lý === Sinh con có thể là một sự kiện cảm xúc mạnh liệt, cả tích cực và tiêu cực, thể hiện ra trong quá trình sinh nở. Sự sợ hãi bất thường và dai dẳng đối với việc sinh nở được gọi là tokophobia (Chứng ám ảnh sợ đẻ). Trong giai đoạn cuối của việc mang thai, sự tăng tiết hormone oxytocin có vai trò tạo cảm giác của sự mãn nguyện, giảm lo âu cho người mẹ và cảm giác bình tĩnh an nhiên xung quanh người bạn đời. Oxytocin tiếp tục được tiết ra trong quá trình sinh con khi thai nhi kích thích cổ tử cung và âm đạo, và nó được cho là chất tạo ra kết nối giữa người mẹ và đứa con sơ sinh, tạo ra các hành vi của tình mẫu tử. Việc chăm sóc nâng niu đứa con cũng làm oxytocin tiết ra nhiều. Khoảng 70% đến 80% bà mẹ ở Mỹ có cảm giác buồn bã (Hội chứng baby blues) sau khi sinh. Các triệu chứng này thường xảy ra trong một vài phút đến vài giờ mỗi ngày và chúng sẽ giảm bớt và biến mất trong vòng hai tuần sau khi sinh. Sau sinh, hiện tượng trầm cảm có thể phát triển ở một số phụ nữ; khoảng 10% bà mẹ ở Mỹ được chẩn đoán có triệu chứng này. Việc trị liệu tâm lý theo nhóm mang tính dự phòng đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm sau sinh. == Sinh thường == Con người là động vật cao cấp hai chân với thế đứng thẳng. Tư thế đứng thẳng khiến cho trọng lượng của bụng dưới ép lên sàn vùng chậu, một cấu trúc phức tạp không chỉ đỡ trọng lượng này mà còn cho phép ba lối đi qua: niệu đạo, âm đạo và trực tràng. Đầu và vai của đứa trẻ sơ sinh phải đi qua một trình tự cụ thể từng bước thì mới có thể đi qua vòng khung xương chậu của người mẹ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
ōsaka.txt
Ōsaka (Nhật: 大阪府 (Đại Phản Phủ)/ おおさかふ, Ōsaka-fu) là một đơn vị hành chính cấp 1 của Nhật Bản, nằm ở vùng Kinki trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là thành phố Osaka. Phủ Osaka có dân số đông thứ 3 chỉ sau Tokyo và Kanagawa == Địa lý == == Lịch sử == == Hành chính == === Các thành phố === Phủ Osaka có 33 thành phố: === Các thị trấn và làng === Phủ Osaka có 10 thị trấn (cho) và làng (mura) hợp thành 5 quận. == Giao thông == Tỉnh Osaka có 3 sân bay là (Sân bay quốc tế Kansai, Sân bay quốc tế Osaka, và Sân bay Yao). == Kinh tế == Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của Nhật Bản. GDP: 40,9 ngàn tỷ ¥ Sản lượng công nghiệp hàng năm: 17,2 ngàn tỷ ¥ Doanh số bán lẻ hàng năm: 76,6 ngàn tỷ ¥ Nhiều công ty lớn có trụ sở ở phủ Osaka: Hankyu, Kintetsu, Matsushita, Sharp, Sanyo, Nissin, Suntory, Glico... == Văn hóa == == Giáo dục == === Các trường đại học === Đại học Y khoa Kansai (Moriguchi, Osaka) Đại học Osaka (Toyonaka và Suita) Đại học Ngoại giao Osaka (Minoh) Đại học Osaka Kyoiku (Kashiwara) Đại học thành phố Osaka (Osaka,) Đại học Phủ Osaka (Sakai) Đại học Kansai (Suita, Takatsuki, TP.Osaka) Đại học Kinki (Higashiosaka) Đại học Kansai Gaidai (Hirakata) (Đại học Ngoại ngữ Kansai) == Thể thao == CLB Bóng đá Gamba Osaka (Suita) Cerezo Osaka (Osaka) Sagawa Express Osaka S.C. (Osaka city) Bóng chày Orix Buffaloes (Osaka) Bóng rổ Osaka Evessa (Osaka) Bóng chuyền Osaka Blazers Sakai (Sakai) Suntory Sunbirds (Osaka) Panasonic Panthers (Hirakata) == Du lịch == Thành Osaka Khu du lịch giải trí USJ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức (tiếng Nhật) Osaka Tourism & Convention Guidance homepage
septimius severus.txt
Lucius Septimius Severus (tiếng Latinh: Lucius Septimius Severus Augustus; 11 tháng 4, 146 - 4 tháng 2, 211) là Hoàng đế của Đế quốc La Mã (193-211). Severus sinh ra ở châu Phi và đã vươn tới quyền lực khi đế quốc La Mã suy yếu (kể từ cái chết của Hoàng đế Marcus Aurelius). Severus cai trị cùng với hai con trai ông là Caracalla và Geta. Ông là một thành viên của Vương triều Severus. Ông là một vị hoàng đế vĩ đại đã cố lập lại quyền lực của đế quốc. Sau khi ông băng hà năm 211 ở York, La Mã suy yếu thật sự. Severus được sinh ra ở Leptis Magna thuộc hành tỉnh châu Phi. Khi còn trẻ ông liên tục thăng tiến nắm giữ nhiều chức vụ dưới triều đại của Marcus Aurelius và Commodus. Severus nắm quyền sau cái chết của Hoàng đế Pertinax vào năm 193 trong giai đoạn gọi là Năm Ngũ Hoàng đế. Sau khi lật đổ và giết chết vị hoàng đế đương nhiệm Didius Julianus, Severus đã giao chiến với các đối thủ của mình, hai vị tướng Pescennius Niger và Clodius Albinus. Niger đã bị đánh bại vào năm 194 trong trận Issus ở Cilicia Cuối năm đó,Severus tiến hành một chiến dịch ngắn vượt ra ngoài biên giới phía đông, thôn tính Vương quốc Osroene thành một tỉnh mới. Severus đánh bại Albinus ba năm sau đó tại Trận Lugdunum ở Gaul. Sau khi củng cố sự cai trị của ông ở tỉnh phía tây, Severus tiến hành một cuộc chiến ngắn ngày khác, nhưng thành công hơn ở phía đông chống lại Đế chế Parthia, cướp phá Ctesiphon thủ đô của họ trong năm 197 và mở rộng biên giới phía đông tới sông Tigris . Hơn nữa, ông còn mở rộng và tăng cường phòng tuyến Arabicus ở Arabia Petraea Năm 202, ông tiến hành chiến dịch ở châu Phi và Mauretania chống lại dân Garamantes;. Ông chiếm kinh đô Garama của họ và mở rộng phòng tuyến Tripolitanus dọc theo biên giới phía nam của đế quốc Cuối triều đại của mình, ông du hành đến nước Anh, tăng cường trường thành Hadrian và tái chiếm lại trường thành Antonine. Năm 208 ông bắt đầu cuộc chinh phục Caledonia (nay là Scotland), nhưng tham vọng của ông bị chặn lại khi ông ngã bệnh vào cuối năm 210 . Severus đã qua đời vào đầu năm 211 tại Eboracum, Ông được kế vị bởi hai con trai Caracalla và Geta. == Thời niên thiếu == Septimius Severus sinh ngày 11 tháng 4 năm 145 ở Leptis Magna (thuộc Libya ngày nay), ông là con trai của Publius Septimius Geta và Fulvia Pia . Severus xuất thân từ một gia đình giàu có và cao quý, thuộc tầng lớp kị sĩ. Ông là người gốc La Mã theo phía mẹ mình và có nguồn gốc Punic hay Libya-Punic theo cha ông . Cha Severus là một người ít tiếng tăm và không có vai trò chính trị lớn, nhưng ông đã có hai người anh em họ, Publius Septimius Aper và Gaius Septimius Severus, những người từng là chấp chính quan dưới triều đại hoàng đế Antoninus Pius. Gia đình của mẹ ông đã chuyển từ Ý tới Bắc Phi và thuộc thị tộc Fulvius, một gia tộc cổ xưa và có ảnh hưởng chính trị mà có nguồn gốc từ tầng lớp bình dân. Severus có một người người anh ruột, Publius Septimius Geta, và một em gái, Septimia Octavilla. Anh em họ ngoại của Severus là pháp quan thái thú và cũng là chấp chính quan Gaius Fulvius Plautianus. Septimius Severus đã được nuôi dạy tại quê nhà ở Leptis Magna. Ông đã nói ngôn ngữ địa phương Punic trôi chảy nhưng ông cũng học bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. == Sự nghiệp chính trị == Vào khoảng 162, Septimius Severus đã đặt chân tới Roma nhằm xây dựng sự nghiệp chính trị cho bản thân. Thông qua sự giới thiệu của "chú" mình, Gaius Septimius Severus, ông đã được thăng lên hàng ngũ nguyên lão bởi hoàng đế Marcus Aurelius Thành viên của hàng ngũ nguyên lão là một điều kiện tiên quyết để có thể nhận được chức vụ được gọi là honorum cursus và để gia nhập vào viện nguyên lão La Mã. Tuy nhiên, nó cho thấy rằng sự nghiệp của Severus trong những năm 160 bị vây quanh với một số khó khăn. Có khả năng rằng ông đã phục vụ như là một vigintivir tại Rome, giám sát bảo trì đường bộ trong hoặc gần thành phố, và ông có thể đã xuất hiện tại tòa án như một người biện hộ. Tuy nhiên, ông đã bỏ qua chức quan bảo dân quân đội do đang thuộc honorum cursus và đã buộc phải trì hoãn chức quan coi quốc khố của mình cho đến khi ông đã đến tuổi yêu cầu tối thiểu là 25 Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Bệnh dịch Antonine quét qua thủ đô năm 166. Vì sự nghiệp của mình đang không thuận lợi, Severus đã quyết định tạm thời trở lại Leptis, nơi khí hậu trong lành hơn Theo Historia Augusta, một nguồn thường không đáng tin cậy, ông đã bị truy tố vì tội ngoại tình trong thời gian này nhưng việc kiện tụng cuối cùng bị bác bỏ. Vào cuối năm 169, thời điểm cần thiết cho Severus để trở thành một quan coi quốc khố và ông lên đường trở lại Roma. Ngày 5 tháng mười hai, ông nhậm chức và được chính thức có tên tại viện nguyên lão La Mã. Giữa những năm 170 và 180, những hoạt động của Septimius Severus phần lớn không được biết rõ, mặc dù thực tế là ông đã gây được ấn tượng với một số lượng bài viết liên tiếp. Bệnh dịch Antonine đã làm mỏng hàng ngũ nguyên lão một cách và với những người có khả năng ít dần, sự nghiệp của Severus thăng tiến đều đặn hơn mức nó có thể được. Sau khi nhiệm kỳ đầu tiên của mình là quan coi quốc khố, ông được lệnh phục vụ một nhiệm kỳ thứ hai tại Baetica (miền nam Tây Ban Nha), nhưng hoàn cảnh đã ngăn cản việc bổ nhiệm Severus. Cái chết đột ngột của người cha buộc ông phải trở lại Leptis Magna để giải quyết công việc gia đình. Trước khi ông có thể rời khỏi châu Phi, những bộ lạc người Moor xâm lược miền nam Tây Ban Nha. Việc kiểm soát tỉnh này đã được trao lại cho hoàng đế, trong khi viện nguyên lão nhận được quyền kiểm soát tạm thời của Sardinia để đổi lại. Vì vậy, Septimius Severus đã dành phần còn lại trong nhiệm kỳ thứ hai của mình là quan coi quốc khố trên đảo Năm 173, người bà con cùng thân tộc của Severus,Gaius Septimius Severus được bổ nhiệm làm tổng đốc tỉnh châu Phi. Severus lớn tuổi đã chọn người cháu mình là một trong hai legati pro praetore của ông ta Sau khi kết thúc nhiệm kỳ này, Septimius Severus đã đi đến Rome, nhận chức quan bảo dân của những người bình dân, cùng với sự xuất chúng khi làm candidatus của hoàng đế . == Hôn nhân == Septimius Severus ở độ tuổi ba mươi vào thời điểm cuộc hôn nhân đầu tiên của ông. Trong khoảng năm 175, ông kết hôn với một người phụ nữ Leptis Magna tên là Paccia Marciana Có khả năng rằng ông gặp bà ấy trong thời kì làm legate dưới trướng chú của mình. Tên Marciana tiết lộ rằng bà có nguồn gốc Punic hoặc Libya nhưng hầu như không có gì khác được biết đến về bà. Septimius Severus không đề cập đến bà trong cuốn tự truyện của mình, mặc dù sau này ông tưởng nhớ tới bà bằng những bức tượng khi ông trở thành hoàng đế. Tác phẩm Historia Augusta ghi rằng Marciana và Severus đã có hai con gái, nhưng sự tồn tại của họ không được nguồn nào khác chứng thực. Có vẻ như cuộc hôn nhân này không có con, mặc dù nó kéo dài trong hơn mười năm Marciana mất vì nguyên nhân tự nhiên khoảng năm 186 Septimius Severus lúc này đang ở độ tuổi bốn mươi và vẫn không có con. Mong muốn tái hôn, ông bắt đầu tìm hiểu lá số tử vi của những cô dâu tương lai. Historia Augusta thuật lại rằng ông đã nghe nói về một người phụ nữ ở Syria đã được tiên đoán trước rằng bà sẽ kết hôn với một vị vua, và do đó, Severus đã tìm cách để bà là vợ của ông , người phụ nữ này là một phụ nữ quý tộc của Emesa tên là Julia Domna. Cha của bà, Julius Bassianus, nguồn gốc từ gia đình hoàng gia của Samsigeramus và Sohaemus, và phục vụ là một giáo sĩ tối cao của giáo phái địa phương thờ vị thần mặt trời Elagabal. Chị gái của Domna,Julia Maesa, sau này là bà nội của các hoàng đế tương lai Elagabalus và Alexander Severus. Bassianus chấp nhận lời cầu hôn của Severus vào đầu năm 187, và mùa hè sau, ông và Julia đã kết hôn .Cuộc hôn nhân đã thực sự hạnh phúc và Severus yêu thương vợ của mình cùng những ý kiến chính trị của bà, bởi vì bà còn có thể đọc rất tốt và quan tâm đến triết học. Cùng nhau, họ có hai con trai, Lucius Septimius Bassianus (sau đó có biệt danh là Caracalla, sinh. 4 tháng 4 năm 188) và Publius Septimius Geta (sinh ngày 07 Tháng ba năm 189). == Vươn tới quyền lực == Năm 191, Severus được hoàng đế Commodus trao quyền chỉ huy các quân đoàn ở Pannonia. Sau khi lực lượng vệ binh pháp quan giết hại Pertinax năm 193, quân đội của Severus tuyên bố ông làm Hoàng đế tại Carnuntum, từ nơi đó ông vội vã đến Ý. Cựu hoàng đế, Didius Julianus, bị kết án tử bởi viện nguyên lão và bị giết chết, và Severus đã chiếm được thành Rome mà không có sự kháng cự. Ông hành quyết những kẻ giết Pertinax, giải tán phần còn lại của lực lượng vệ binh hoàng gia, thay thế họ bằng quân đội trung thành từ những quân đoàn của mình. Tuy nhiên, các quân đoàn của Syria đã tuyên bố Pescennius Niger làm hoàng đế. Đồng thời, Severus cảm thấy cần thiết phải đề bạt Clodius Albinus, Thống đốc quyền lực của Britannia, người có thể đã hỗ trợ Didius chống lại ông, lên hàng ngũ Caesar, mà ngụ ý xác nhận quyền kế vị. Với hậu phương của mình an toàn, ông tiến về phía đông và nghiền nát lực lượng của Niger trong trận Issus. Năm sau đó đã được dành cho việc đàn áp vùng Lưỡng Hà và các chư hầu khác của người Parthia mà đã ủng hộ Niger. Sau đó, khi mà Severus tuyên bố công khai rằng Caracalla, con trai của ông là người kế vị, Albinus đã được tung hô là hoàng đế bởi quân đội của mình và tiến quân đến Gallia. Severus, sau một thời gian ngắn ở Rome, liền tiến quân về phía bắc để đối đầu với ông ta. Ngày 19 tháng 2, năm 197, trong trận Lugdunum, với một đội quân của khoảng 75.000 người, chủ yếu bao gồm những quân đoàn của Illyria, Moesia và Dacia, Severus đã đánh bại và giết chết Clodius Albinus, đảm bảo sự kiểm soát của mình đối với toàn bộ đế quốc. == Hoàng đế == === Chiến tranh với Parthia === Đầu năm 197, ông rời Rome và tiến về phía đông bằng đường biển. Ông đã lên tàu tại Brundisium và có thể đã lên bờ tại cảng Aegeae của Cilicia, ông tiếp tục đi tới Syria bằng đường bộ. Ông ngay lập tức tập hợp quân đội của mình và vượt qua sông Euphrates. Abgar IX, vua của Osroene nhưng về cơ bản chỉ là vua của Edessa kể từ khi vương quốc của ông bị xáp nhập thành một tỉnh La Mã, giao nộp những người con của ông ta làm con tin và hỗ trợ cuộc viễn chinh của Severus bằng cách cung cấp cung thủ Tại thời điểm này Tiridates II, vua của Armenia, cũng đã giao nộp con tin, tịền bạc và quà tặng. Severus tiếp đó tiến tới Nisibis, nơi mà tướng Julius Laetus của ông đã bảo vệ nó khỏi rơi vào tay của kẻ thù Sau đó, Severus trở lại Syria một thời gian để lên kế hoạch cho một chiến dịch đầy tham vọng hơn nữa. Năm sau, ông dẫn đầu một chiến dịch khác, thành công hơn chống lại đế chế Parthia, với lý do là nhằm trả đũa cho sự ủng hộ đối với Pescennius Niger. Kinh đô của Parthia, Ctesiphon đã bị các quân đoàn cướp phá và nửa phía bắc của Lưỡng Hà được sáp nhập vào đế quốc. Tuy nhiên, cũng giống như Trajan hơn một thế kỷ trước, ông không thể chiếm được những pháo đài của Hatra ngay cả sau hai cuộc vây hãm kéo dài. Trong thời gian ở phía đông, ông cũng mở rộng phòng tuyến Arabicus, xây dựng các công sự mới ở sa mạc Ả Rập từ Basie Dumata Mối quan hệ của ông với viện nguyên lão La Mã chưa bao giờ tốt đẹp. Ông đã không được lòng dân chúng vì với họ ngay từ đầu, ông đã có được quyền lực với sự giúp đỡ của quân đội, và ông đã hành động theo tình cảm. Severus đã ra lệnh hành quyết hàng chục nguyên lão về tội tham nhũng và âm mưu chống lại ông, thay thế họ bằng những sủng thần của riêng mình. Khi đến Rome vào năm 193, ông giải tán lực lượng vệ binh hoàng gia vốn sát hại Pertinax và bán đấu giá đế chế La Mã cho Didius Julianus. Severus sau đó xây dựng lực lượng cận vệ mới bao gồm 50.000 binh sĩ trung thành chủ yếu là đóng tại Albanum, gần Rome. Trong triều đại của ông, số lượng của quân đoàn cũng được tăng từ 25/30 tới 33. Ông cũng tăng số lượng những đội quân phụ trợ (numerii), nhiều người trong số những binh sĩ này đến từ biên giới phía đông. Ngoài ra, mức lương hàng năm cho một người lính đã được nâng lên 300-500 denarii. Mặc dù hành động của ông biến Rome thành một chế độ độc tài quân sự, ông đã được lòng các công dân của Rome, dẹp bỏ tệ nạn tham nhũng tràn lan của triều đại Commodus. Khi ông trở về sau chiến thắng của mình trước Parthia, ông đã dựng lên Khải hoàn môn của Septimius Severus ở Rome. Tuy nhiên, Theo Cassius Dio sau năm 197 Severus đã nằm dưới dưới ảnh hưởng của pháp quan thái thú, Gaius Fulvius Plautianus, người có quyền kiểm soát gần như hầu hết các lĩnh vực của chính quyền đế quốc. Con gái của Plautianus, Fulvia Plautilla, đã kết hôn với con trai Severus, Caracalla. Sự chuyên quyền của Plautianus đã kết thúc vào năm 205, khi ông bị người anh trai đang hấp hối của Hoàng đế tố cáo và bị giết chết sau đó Tuy nhiên, hai praefecti sau đó, bao gồm luật gia Aemilius Papinianus, đã nhận được quyền hạn lớn hơn. === Vấn đề tôn giáo === Các tín đồ Kitô giáo đã bị bách hại trong suốt triều đại của Septimius Severus. Hoàng đế Severus cho phép thực thi các chính sách đã được ban hành, điều này có nghĩa rằng chính quyền La Mã đã không cố ý truy lùng những ai là Ki-tô hữu, nhưng khi người nào bị buộc tội là Ki-tô hữu, họ sẽ bị buộc phải hoặc là nguyền rủa Chúa Giêsu và phải làm lễ cúng tế chư thần theo tôn giáo cổ truyền La Mã, hoặc bị hành quyết. Thêm nữa, Hoàng đế cũng quyết tâm củng cố nền bình trị qua việc dùng 'thuyết hổ lốn' để gầy dựng nền hòa hợp tôn giá, do đó ông tìm cách hạn chế sự lan truyền của hai nhóm tôn giáo đã từ chối tuân theo 'thuyết hổ lốn' bằng việc đẩy việc cải theo Ki-tô giáo hoặc là Do Thái giáo ra ngoài vòng pháp luật. Các triều thần thì thiên về các đạo luật kịch liệt phản kích các Ki-tô hữu. Bản thân Hoàng đế, với quan niệm khắt khe của ông về luật pháp, đã không cản trở một cuộc bách hại bán phần như vậy, do đó cuộc bách hại bán phần đã diễn ra tại Ai Cập và miền Thebaid, cũng như tại các tỉnh Tây Bắc vùng Bắc Phi (Africa proconsularis) và phương Đông. Rất nhiều Ki-tô hữu tử đạo tại thành Alexandria. Những cuộc bách hại tại châu Phi, có lẽ là mở đầu vào năm 197 hoặc là 198, cũng không kém tàn khốc, và có liên quan đến các Ki-tô hữu được "Danh sách tiểu sử những người tử đạo La Mã" (Roman martyrology) gọi là các tín đồ tử đạo củaMadaura. Có lẽ là trong năm 202 hoặc là 203 thì Felicitas và Perpetua phải hy sinh vì đức tin của họ. Các cuộc bách hại cũng diễn trong một thời gian ngắn theo mệnh lệnh của đồng Tổng tài Scapula vào năm 211, đặc biệt là tại Numidia và Mauritanie. Các thư tịch sau này cũng kể về một vụ bách hại ở xứ Gaule, có lẽ là tại Lyons, dưới triều Severus, nhưng dựa theo bằng chứng khảo cổ và văn chương, các nhà sử học thường cho rằng những sự kiện này thực sự diễn ra dưới thời Hoàng đế Marcus Aurelius. === Hành động quân sự === ==== Châu Phi (202) ==== Cuối năm 202, Severus đã phát động một chiến dịch ở tỉnh châu Phi. Viên Legate của Legio III Augusta Quintus Anicius Faustus đã chiến đấu chống lại người Garamantes dọc theo phòng tuyến Tripolitanus suốt năm năm, chiếm giữ một vài thành trì khỏi tay kẻ thù như Cydamus, Gholaia, Garbia, và kinh đô của họ, Garama - hơn 600 km về phía nam của Leptis Magna. trong thời gian này, tỉnh Numidia cũng được mở rộng: đế chế sáp nhập các khu dân cư như Vescera, Castellum Dimmidi, Gemellae, Thabudeos, Thubunae, và Zabi . Năm 203, toàn bộ phía nam biên giới của La Mã ở châu Phi đã được mở rộng đáng kể và được tăng cường. Những người du mục trong Sa mạc không còn có thể tấn công một cách an toàn vào sâu trong khu vực và trốn thoát vào sa mạc Sahara. ==== Britannia (208) ==== Năm 208,Severus tiến đến Britannia với ý định chinh phục Caledonia. Những Khám phá khảo cổ học hiện đại đã làm sáng tỏ hơn về phạm vi và hướng tiến quân trong chiến dịch phía bắc của ông Severus có thể đến Anh với một đội quân hơn 40.000 người, xem xét một số các trại được xây dựng trong chiến dịch của ông có thể chứa đủ con số này. Ông đã củng cố trường thành Hadrian và tái chiếm lại vùng cao nguyên miền Nam cho đến trường thành Antonine, mà cũng được nâng cao. Severus xây dựng một trại rộng 165 mẫu Anh ở phía nam của trường thành Antonine tại Trimontium, có khả năng để tập hợp lực lượng của ông ở đó. Severus sau đó tiến sâu về phía bắc với quân đội của ông qua trường thành tiến vào lãnh thổ kẻ thù. Tiến bước theo con đường cũ của Agricola hơn một thế kỷ trước đây, Severus xây dựng lại và bố trí quân đồn trú ở nhiều pháo đài La Mã vốn bị bỏ rơi dọc theo bờ biển phía đông, bao gồm cả Carpow có thể chứa đến 40.000 binh sĩ. Một câu chuyện thú vị vào khoảng thời gian này là khi vợ của Severus, Julia Domna, chỉ trích đạo đức tình dục của phụ nữ Caledonia, vợ của tù trưởng Caledonia Argentocoxos trả lời: "Chúng tôi thực hiện các nhu cầu của tạo hóa theo một cách tốt hơn nhiều so với phụ nữ La Mã, vì chúng tôi phối ngẫu công khai với những người đàn ông tốt nhất, trong khi bà để cho mình bị cám dỗ trong bí mật bởi sự hèn hạ " Tác phẩm của Cassius Dio về cuộc xâm lược ghi lại như sau "Severus, với khát khao chinh phục toàn bộ vùng đất này, vì vậy đã xâm lược Caledonia. Nhưng khi mà ông ta tiến quân xuyên qua vùng đất này, ông đã trải qua vô số những khó khăn trong việc chặt các khu rừng., San phẳng các đỉnh núi cao, lấp đầy các đầm lầy, và xây cầu qua các con sông; 2 nhưng ông đã không đánh bất cứ trận chiến nào,có trận chiến và cũng không trông thấy sự bày binh bố trận nào của kẻ thù. Quân thù còn cố tình bỏ lại những con cừu và gia súc ở trước mặt của những người lính để cho họ cướp chúng, để họ có thể bị nhử hơn nữa cho đến khi họ đã mỏi nhừ, trong thực tế, nguồn nước cũng gây ra nhiều đau khổ cho những người La Mã, và khi họ trở nên rải rác, họ sẽ bị tấn công. Sau đó, khi mà không thể đi được nữa, họ sẽ bị giết bởi những người của mình, để tránh bị bắt sống. Đến năm 210, chiến dịch của Severus đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bất chấp chiến thuật du kích của người Caledonia và mức độ thương vong nặng nề rõ ràng của người La Mã. Người Caledonia đã yêu cầu hòa bình, mà đổi lại Severus đòi hỏi điều kiện rằng họ phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng đất thấp miền Trung Điều này được chứng minh bằng các công sự rộng lớn vào kỷ nguyên Severan ở vùng đất thấp miền Trung. Người Caledonia, thiếu hụt nguồn dự trữ và cảm thấy tình thế của họ đã trở nên tuyệt vọng, họ đã nổi dậy vào cuối năm đó cùng với người Maeatae. Severus sau đó đã chuẩn bị cho một chiến dịch kéo dài trong vùng Caledonia. === Qua đời (211) === Chiến dịch của Severus đã được cắt ngắn sau khi ông mắc một căn bệnh thập tử nhất sinh Ông quay vêv Eboracum và qua đời ở đó vào năm 211. Mặc dù con trai ông, Caracalla vẫn tiếp tục chiến dịch vào năm sau, ông ta đã sớm dàn xếp hòa bình. Người La Mã không bao giờ tiến hành chiến dịch tiến sâu vào Caledonia một lần nào nữa: họ sớm rút lui về phía nam tới trường thành Hadrian vĩnh viễn == Di sản == Mặc dù những khoản chi tiêu quân sự của ông là tốn kém đối với đế quốc, Severus đã là một vị hoàng đế tài giỏi, kiên định mà mà Roma đang cần vào thời điểm đó. Sự mở rộng phòng tuyến Tripolitanus của ông đã giúp củng cố châu Phi, khu vực nông nghiệp quan trọng của đế quốc. Ông cũng giành được toàn thắng trước Parthia, và thiết lập nên một hiện trạng mới ở phía đông mà giúp cho đế quốc có thêm được Nisibis và Singar. Chính sách bành trướng của ông và việc ban thưởng nhiều hơn cho quân đội đã bị chỉ trích bởi các sử gia cùng thời với ông như Dio Cassius và Herodianus: đặc biệt, họ chỉ ra gánh nặng ngày càng tăng (dưới hình thức thuế và sự phục dịch) mà người dân phải chịu để duy trì quân đội. == Chú thích == == Tham khảo == Birley, Anthony R. (2000) [1971]. Septimius Severus: The African Emperor. London: Routledge. ISBN 0-415-16591-1. Michael Grant. The Roman Emperors, 1985. ISBN 0-760-70091-5 Michael Grant. The Severans: The Changed Roman Empire, 1996. ISBN 0-415-12772-6 Continuité gentilice et continuité sénatoriale dans les familles sénatoriales romaines à l'époque impériale, 2000. A. Daguet-Gagey, Septime Sévère (Paris, 2000). Alison Cooley, "Septimius Severus: the Augustan Emperor," in Simon Swain, Stephen Harrison and Jas Elsner (eds), Severan culture (Cambridge, CUP, 2007). Yasmine Zahran, "Septimius Severus: Countdown to Death", Jonathan Tubb (ed), Stacey International (London, 2000) Johannes Hasebroek, Untersuchungen zur Geschichte des Kaisers Septimius Severus (Cambridge, 1921) == Liên kết ngoài == Life of Septimius Severus (Historia Augusta at LacusCurtius: Latin text and English translation) Books 74, 75, 76, and 77 of Dio Cassius, covering the rise to power and reign of Septimius Severus Septimius Severus on Ancient History Encyclopedia Book 3 of Herodian De Imperatoribus Romanis Online encyclopedia of Roman Emperors Arch of Septimius Severus in Rome Septimius Severus in Scotland Arch of Septimius Severus in Lepcis Magna Coins issued by Septimius Severus “Septimius Severus”. Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company. 1913.
montserrat.txt
Montserrat (phiên âm: ˌmɒntsəˈræt) là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm trong quần đảo Leeward, một phần của chuỗi đảo Lesser Antilles, thuộc vùng biển Caribe. Theo các số liệu đo đạc gần đây, vùng đất này rộng khoảng 11 km (tương đương với 7 dặm Anh), dài khoảng 16 km đường bộ và 40 km đường bờ biển. Cái tên Montserrat ngày nay do nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus đặt trong cuộc hành trình lần thứ hai đến Tân Thế giới vào năm 1493, phỏng theo tên của dãy núi Montserrat ở Catalonia, Tây Ban Nha. Montserrat còn được mệnh danh là "Đảo ngọc của Caribe"; nó gợi sự liên tưởng đến miền duyên hải Ireland và gốc gác Ireland của một số cư dân trên đảo. Vào thời vua George nước Anh, thủ đô Plymouth đã bị tàn phá nặng nề, phần lớn người dân đảo phải tản cư sang những vùng khác để tránh "sự thức giấc" của núi lửa Soufriere Hills (ngọn núi này sau đó đã phun trào vào tháng 8 năm 1995). Hiện nay, tuy Soufriere Hills vẫn còn hoạt động, hiểm họa vẫn rình rập Plymouth và các khu vực xung quanh (bến cảng hàng hóa, sân bay W.H. Bramble). Hơn thế, mối nguy hiểm ngày càng lớn, phần đất bị phong tỏa được mở rộng, trải dài từ bờ biển phía Nam cho đến thung lũng hoang vắng Belham. Khu vực này còn bao gồm cả đồi St. George, nơi nổi tiếng thu hút khách du lịch bởi những thắng cảnh núi lửa đẹp và sự tàn phá của nó lên thủ đô Plymouth. Năm 2005, sân bay mới tại Gerald (phía bắc Montserrat) được mở cửa. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Government of Montserrat Radio Montserrrat — ZJB Listen live online Official release archive Montserrat Tourist Board Volcanism of Montserrat Montserrat Reporter news site Montserrat Travel Information Montserrat Volcano Observatory Montserrat Webdirectory Satellite image of Montserrat from Google Maps Montserrat Hospitality Association Air Montserrat Bản mẫu:Organization of Eastern Caribbean States (OECS)