filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
muhammad yunus.txt
Muhammad Yunus (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1940) là một nhà kinh tế học người Bangladesh. Ông là người làm phổ biến khái niệm tín dụng vi mô (cho những người dân rất nghèo vay các khoản tín dụng nhỏ) và là người sáng lập Ngân hàng Grameen. Năm 2006, ông được đồng trao tặng Giải Nobel Hòa bình với chính ngân hàng của ông. == Tiểu sử == Muhammad Yunus, là người con thứ ba trong số 9 người con của một gia đình Hồi giáo. Ông sinh ngày 28.06.1940 tại làng Bathua thuộc quận Chittagong lúc đó là thuộc vùng Bengal ở Ấn Độ, bây giờ là nước Bangladesh. Cha mẹ ông, Hazi Dula Mia Shoudagar và Sufia Khatun, buôn bán đồ nữ trang. Lúc nhỏ ông sống ở làng mình cho tới khi gia đình dọn lên thành phố Chittagong vào năm 1944. Yunus được học bổng Fulbright năm 1966 để theo học tại đại học Vanderbilt (USA). 1969 ông lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại đây và làm giảng sư kinh tế từ năm 1970 cho tới 1972 tại Middle Tennessee State University ở Tennessee, Hoa Kỳ. 1972 ông được phong làm giáo sư tại Chittagong University ở Bangladesh. từ năm 1976 ông làm quản lý cho một công trình phát triển của đại học này, từ đó mà nhà băng Grameen được thành lập vào năm 1983. Ngoài công việc làm giám đốc điều hành nhà băng này, từ năm 1996 ông còn có chức vụ cố vấn cho chính phủ Bangladesch. Vào tháng 3 năm 2011, Yunus bị cho thôi việc ở nhà băng này với lý do là tuổi già; ông đã đưa việc này ra tòa nhưng không thành công. Ông tố cáo chính phủ Bangladesch là muốn kiểm soát nhà băng Grameen. Nhà băng sẽ trở thành một cơ quan của chính phủ, và công trình suốt cuộc đời của ông sẽ bị làm hư hại vì sự quản lý sai lầm, thiếu hiệu quả và vì chỉ chú trọng đến lời lãi. == Ngân hàng Grameen == == Giải thưởng == 1998 Giải Indira Gandhi == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tiếng Việt: Chân dung chủ nhân giải Nobel hòa bình 2006 trên Việt Nam Net Tấm lòng gắn bó Việt Nam của người đoạt giải Nobel Hòa bình trên Việt Nam Net Tiếng Anh: Ngân hàng Grameen - ngân hàng của người nghèo Tiểu sử Muhammad Yunus - Giải thưởng Lương thực thế giới (The World Food Prize) SAJAforum.org, câu hỏi và trả lời với Muhammad Yunus (tập tin âm thanh/MP3, 42 phút) Bài phát biểu của Muhammad Yunus Bài báo của Muhammad Yunus trên BusinessWeek, 26 tháng 12 năm 2005 Sự ra đời của tín dụng vi mô, CNN, năm 2001. Hình ảnh Muhammad Yunus đang nói về Ngân hàng Grameen Phỏng vấn Muhammad Yunus Muhammad Yunus, chủ ngân hàng cho người nghèo Wolfgang Blau và Alysa Selene (Đài truyền hình ZDF (Đức) phỏng vấn Muhammad Yunus
kinh tế ba lan.txt
Kinh tế Ba Lan được xem là nền kinh tế mạnh nhất trong số các quốc gia ở Đông Âu (sau Nga), với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm là trên 6.0%. Ba Lan luôn theo theo đuổi chính sách kinh tế tự do suốt từ những năm 1990. Sự tư nhân hóa các công ty vừa và nhỏ thuộc sở hữu nhà nước trước đây và luật về việc thiết lập các công ty mới một cách tự do đã khuyến khích sự phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân, là động lực chính đối với sự tăng trưởng kinh tế của Ba Lan. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn có nhiều vấn đề về cấu trúc, thặng dư lao động, các trang trại nhỏ không hiệu quả và thiếu sự đầu tư. Việc sắp xếp lại và tư nhân hóa các "lĩnh vực nhạy cảm" (ví dụ than đá) vẫn chậm, tuy nhiên gần đây sự đầu tư nước ngoài ở trong các lĩnh vực về năng lượng và thép đã bắt đầu tạo sức ép bắt buộc với việc này. Sự cải cách gần đây về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu và quản lý hành chính đã dẫn đến sức ép phải tăng thêm ngân khố. Việc hoàn thiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ và làm giảm thâm hụt tài chính, với trọng tâm vào lạm phát, là các ưu tiên hàng đầu đối với chính phủ Ba Lan. Sự tiến bộ xa hơn nữa về tài chính công cộng phụ thuộc chủ yếu vào việc tư nhân hóa các lĩnh vực vẫn thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân hóa các lĩnh vực này làm giảm gánh nặng trả lương của nhà nước. == Tăng trưởng GDP == Bảng tăng trưởng GDP gần đây của Ba Lan (so sánh với cùng quý của năm trước): Tổng cộng năm 2003 3.7% Tổng cộng năm 2004 5.4% Tổng cộng năm 2005 3.3% Tổng cộng năm 2006 6.1% Tổng cộng năm 2007 (ước tính) 7.1% Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004. == Chú thích ==
samsung galaxy camera.txt
Samsung Galaxy Camera là máy ảnh compact chạy hệ điều hành Android. Samsung công bố máy ảnh vào tháng 8 năm 2012, với khẩu hiệu "Camera. Reborn." Thiết bị chính thức phát hành vào 8 tháng 11 năm 2012, bán trực tuyến trên mạng vào 7 tháng 11. == Thông số kỹ thuật == Máy ảnh 16 megapixel cảm biến CMOS và ống len zoom quang học 21x, cũng như kết nối Wi-Fi và 3G, và thiết bị thu GPS giúp cho máy ảnh có thể gắn thẻ địa lý. Nó chạy Android 4.1 "Jelly Bean" và nó cho phép chỉnh sửa và chia sẻ trực tuyến hoặc lưu trữ hình ảnh hoặc video. Giống như các thiết bị Android khác, các phần mềm có thể tải xuống từ Google Play. Tuy nhiên, không thể thực hiện cuộc gọi trên Galaxy Camera. Tính năng này được cung cấp trên người kế nhiệm của nó, Samsung Galaxy S4 Zoom. == Marketing == Để quảng bá Galaxy Camera, Samsung phát hành video trên kênh YouTube của họ, James Franco sẽ trình diễn các tính năng của máy ảnh. == Có sẵn == Vào 4 tháng 10 năm 2012, nhà cung cấp dịch vụ không dây Mỹ AT&T công bố sẽ bán Galaxy Camera thông qua các đại lý bán lẻ vào 16 tháng 11. Vào 11 tháng 12 năm 2012, Verizon công bố rằng cũng sẽ bán Galaxy Camera. Nó là máy ảnh 4G LTE đầu tiên. == Hình ảnh == == Tham khảo ==
sở hữu.txt
Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Một vài loại hình sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu Nhà nước, sở hữu cá nhân, sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền sau: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt - Chiếm hữu: quyền nắm giữ tài sản/tiêu sản trong tay - Sử dụng: quyền sử dụng tài sản/tiêu sản theo ý muốn - Định đoạt: quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy Khi cho người khác/tổ chức khác mượn hoặc thuê tài sản/tiêu sản thì ta đã trao cho họ 2 quyền: chiếm hữu và sử dụng. Còn quyền định đoạt vẫn nằm trong tay ta. Người khác/tổ chức khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu họ sử dụng quyền định đoạt (bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản/tiêu sản của ta. == Tham khảo ==
bautista.txt
Bautista là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Pangasinan, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2007, đô thị này có dân số 28.094 người trong 5.418 hộ. == Barangay == Bautista được chia thành 18 barangay. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2007 của Philipin
quốc kỳ hoa kỳ.txt
Quốc kỳ Hoa Kỳ là lá cờ chính thức đại diện và là một biểu tượng quan trọng cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. == Tên gọi == Theo tiếng Anh, quốc kỳ Hoa Kỳ có tên là Stars and Stripes (Sao và Sọc) hoặc có tên gọi là Old Glory. == Ý nghĩa == Đối với người Mỹ, quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Hoa Kỳ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập. Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai. Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý. Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc. Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng diễn giải biểu tượng của lá quốc kỳ như sau: Ðối với thế giới, quốc kỳ Hoa Kỳ mang ý nghĩa của sự độc lập, tự do, và lòng yêu nước, đại diện cho hơn 300 triệu dân đang sống tự do tại Hoa Kỳ. Quốc kỳ cũng còn là biểu tượng nhắc nhở công dân Hoa Kỳ luôn sống với tinh thần trách nhiệm và danh dự. == Lịch sử == Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lá cờ Mỹ là một biểu tượng quan trọng. Trong cuộc nổi dậy chống lại người Anh, George Washington yêu cầu Betsy Ross may một lá cờ để động viên tinh thần binh sĩ của mình. Lá cờ này có 13 vạch, 7 vạch đỏ, 6 vạch trắng và ở một góc lá cờ có 13 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 13 bang. So với lịch sử lập nước của nhiều quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ được xem là một quốc gia tương đối trẻ. Tuy nhiên, lá cờ Hoa Kỳ lại là một trong ba lá quốc kỳ lâu đời nhất, với tuổi thọ nhiều hơn lá quốc kỳ của hai cường quốc là Pháp và Anh. Ngày 14 tháng 6 năm 1777, lá cờ này đã trở thành Quốc kỳ của một Quốc gia độc lập có chủ quyền - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cứ mỗi bang mới nhập, lá cờ lại có thêm một ngôi sao. Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory hoặc Stars and Stripes, được thấy khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Ngoài ra, mỗi một bang ở Hoa Kỳ đều có cờ riêng của mình. Cờ mỗi bang đều có hình hoặc biểu tượng đặc thù của tiểu bang. == Thiết kế == == Sử dụng == Ngày nay lá cờ Mỹ, có tên gọi là Old Glory hoặc Stars and Stripes, được thấy khắp mọi nơi trên đất Hoa Kỳ. Các cơ quan của chính quyền, các trường học luôn có quốc kỳ bay phấp phới trên cột cờ, còn dân chúng thì nhiều người thường treo cờ trước cửa nhà riêng đặc biệt là vào dịp Lễ Quốc khánh. Học sinh bắt đầu một ngày mới ở trường bằng lời tuyên thệ trung thành với tổ quốc trước lá cờ Mỹ; Các buổi lễ của chính quyền thường được bắt đầu bằng lời chào cờ rất trang trọng: "Tôi xin thề trung thành với lá cờ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, và với nền Cộng hòa mà lá cờ đại diện. Một quốc gia dưới Thượng đế, không bị chia cắt, với tự do và công lý cho mọi người" (I pledge allegiance to the flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands. One nation under God, indivisible, with liberty and justice for all). Khi một nhân vật quan trọng qua đời người ta thường treo cờ rủ. Khi một chiến binh hy sinh, quan tài được phủ bằng lá cờ tổ quốc và sau tang lễ lá cờ đó được trao lại cho gia đình. Lá cờ Mỹ cũng đã được sử dụng như là biểu tượng của sự phản chiến, đã từng có những cuộc biểu tình và đốt cờ Mỹ để phản đối các cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ khởi xướng. Hàng năm vào ngày 14 tháng 6 - Flag Day (cờ Hoa Kỳ được quốc hội chính thức công nhận vào ngày 14 tháng 6 năm 1777), người dân Mỹ lại trân trọng tưởng nhớ đến lá quốc kỳ. Các cơ quan chính phủ từ cấp liên bang cho đến địa phương đều có lễ tưởng niệm nhắc đến quá trình hình thành lá quốc kỳ mà người dân Hoa Kỳ có được ngày hôm nay. Luật liên bang có đề ra một số quy định trong việc treo cờ và sử dụng hình tượng lá quốc kỳ, điển hình như: mọi người dân phải xem lá quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng, không được vẽ bậy, để chạm đất, dùng để trang trí hay dùng vào mục đích quảng cáo. Lá cờ phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, treo ở nơi có ánh sáng. Nếu khi lá cờ đang tung bay đã bị rách thì phải thay lá cờ mới. == Hình ảnh những quốc kỳ Hoa Kỳ trong lịch sử == == Cờ khác của liên bang == == Cách xếp cờ == Mặc dù không phải là thủ tục chính thức, nhưng theo thông lệ quân đội Hoa Kỳ, cờ nên được gấp lại thành một hình tam giác khi không sử dụng. Để gấp lá cờ: == Xem thêm == Quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Flags of the United States tại Wikimedia Commons Book:Flags of the United States
edgar allan poe.txt
Edgar Allan Poe (19 tháng 1 năm 1809 – 7 tháng 10 năm 1849) là nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ Mỹ. Poe là ông tổ của thể loại truyện trinh thám và hình sự, ông có sự ảnh hưởng đến Charles Pierre Baudelaire, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Sir Arthur Conan Doyle... == Tiểu sử == Edgar Poe sinh ở Boston, là con thứ hai của David Poe và Elizabeth Arnold Hopkins Poe. Bố mẹ mất sớm, Poe được John Allan nhận làm con nuôi. Từ đó Allan trở thành họ thứ hai của Edgar. Những năm 1815–1820 Edgar Poe cùng gia đình Allan đi sang Anh, Poe học ở trường Richmond. Năm 1826 vào học Đại học Virginia nhưng chỉ học được một học kỳ thì bỏ. Năm 1827 Poe trở về Boston in cuốn Tamerlane and Other Poems, cũng trong năm này Poe gia nhập quân đội và 2 năm sau đấy, khi mẹ nuôi mất, Poe xin ra quân. Năm 1829 in tập sách thứ hai: Al Aaraaf, Tamerlane, and Minor Poems. Năm 1830 vào học trường quân đội nhưng cũng chỉ được một năm lại bỏ học. Trở về New York, Poe in cuốn Poems. Năm 1833 in truyện MS Found in a Bottle được tặng giải thưởng của một tạp chí ở Baltimore, Maryland. Năm 1836 Poe cưới vợ, là một cô gái mới 14 tuổi. Những năm từ 1836-1842 Poe làm biên tập của nhiều tạp chí. Năm 1845 in bài thơ Raven (Con quạ), là tác phẩm nổi tiếng nhất của Poe. Năm 1847, vợ chết, Poe bị ốm nặng, cả năm hầu như không sáng tác nhưng 2 năm sau đó ông viết được nhiều bài thơ nổi tiếng như: The Bells, For Annie, Annabel Lee, Eldorado... Năm 1849 ông sống với một người phụ nữ mà ngày xưa hai người từng yêu nhau. Thời gian sau đấy không có tư liệu về tiểu sử của Poe. Ngày 3 tháng 10 năm 1849 người ta tìm thấy ông trong một quán rượu ở Baltimore. Ông mất ngày 7 tháng 10 năm năm 1849. == Tác phẩm == Tác phẩm của Edgar Allan Poe được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chủ yếu của thế giới. Những bản dịch của Charles Pierre Baudelaire, Stéphane Mallarmé ra tiếng Pháp tác phẩm của Poe trở thành những bản dịch nổi tiếng thế giới, có ảnh hưởng đến nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khắp thế giới. Tác phẩm của Edgar Allan Poe đã được dịch rải rác sang tiếng Việt từ lâu. "Tuyển tập Edgar Allan Poe", dày 716 trang bao gồm phần lớn truyện ngắn của ông, do Ngô Tự Lập và nhóm Địa Cầu Văn Hoá dịch được nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 2002. Dưới đây là phần nói về những bài thơ đã được dịch sang tiếng Việt. Bài thơ Eldorado lần đầu tiên in ở tạp chí Flag of Our Union tháng 4 năm 1849. Trong tiếng Tây Ban Nha "El Dorado" có nghĩa là "dát vàng". Nguồn gốc của từ này xuất phát từ một tục lệ của một bộ tộc người da đỏ khi nhà vua mới lên ngôi họ đem cát vàng rắc lên người nhà vua. Từ đó sinh ra truyền thuyết về "người dát vàng El Dorado" mà những nhà thám hiểm Tây Ban Nha từng gặp đâu đó ở Nam Mỹ. Trên thực tế nó được bắt nguồn từ những lời kể của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Francisco de Orellana về một vùng đất nằm giữa sông Amazon và hồ Parima ở Guyana. Một người Tây Ban Nha khác có tên là Martinez còn kể khắp châu Âu rằng ông ta từng sống 7 tháng ở thủ đô Manoa của vương quốc Eldorado này và mô tả tỉ mỉ về cung điện của nhà vua bằng vàng ròng, còn nhà vua cứ buổi sáng rửa hết vàng, buổi tối trước khi đi ngủ lại dát vàng lên người. Truyền thuyết này sau đó trở thành đề tài cho tin đồn về một xứ sở có rất nhiều vàng mà những người dân ở đó đem vàng dát lên người. Sau đấy, có rất nhiều đoàn thám hiểm (không chỉ của người Tây Ban Nha mà còn của người Anh) đi tìm vùng đất này. Cuộc thám hiểm quan trọng nhất do nhà thám hiểm người Anh Walter Raleigh thực hiện vào đầu thế kỷ XVII. Suốt gần 300 người ta đi tìm Eldorado mà không thấy. Tháng 1 năm 1848 người ta tìm thấy vàng ở California thì người đời cho đấy là "El Dorado". Bài thơ này của Edgar Allan Poe viết trong những ngày tháng được gọi là "Cơn sốt vàng" (California Gold Rush) đó, nhưng đề tài Eldorado tác giả hoàn toàn viết theo cách của mình. Chàng hiệp sĩ suốt cả cuộc đời đi tìm miền đất xa lạ, mà có thể là không tồn tại trên đời, tất nhiên, không giống như những kẻ khát khao đi tìm vàng. Thành ra, bài thơ này viết về con người đi tìm cái tuyệt đối. Khổ thơ cuối, qua lời của chiếc bóng phiêu du, nói rằng "Eldorado" thật, không có ở cõi đời này mà ở bên kia thế giới. Bài thơ Annabel Lee lần đầu in ở báo New York Tribune ngày 9 tháng 10 năm 1849, hai ngày sau khi nhà thơ qua đời. Nhiều nhà thư mục khẳng định đây là bài thơ tác giả viết về người vợ của mình chết khi hãy còn rất trẻ. Tuy vậy, từ năm 1846, nghĩa là trước cái chết của vợ ông, Edgar Allan Poe đã viết trong tác phẩm The Philosophy of Composition rằng: "...Cái chết của người phụ nữ đẹp, ngoài mọi điều nghi ngờ, là đối tượng của thi ca và cũng không hề nghi ngờ rằng, với đối tượng này thích hợp hơn hết là bờ môi của người tình đang đau khổ". Đây cũng là đề tài trong những bài thơ nổi tiếng khác của ông như Raven, Ulalume. == Danh mục tác phẩm == Văn xuôi Berenice The Black Cat The Cask of Amontillado The Fall of the House of Usher The Gold-Bug Hop-Frog Ligeia The Man of the Crowd The Masque of the Red Death The Murders in the Rue Morgue The Pit and the Pendulum The Purloined Letter The Tell-Tale Heart Philosophy of Composition Thơ Annabel Lee The Bells The City in the Sea Eldorado The Haunted Palace Lenore The Raven Ulalume == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Edgar Allan Poe National Historic Site (tiếng Anh) Edgar Allan Poe Society in Baltimore (tiếng Anh) Bảo tàng về Poe tại Richmond, Virginia (tiếng Anh) Poe Cottage Bronx (tiếng Anh) Edgar Allan Poe's Signature (tiếng Anh) Poe's True Prediction about Cannibalism (tiếng Anh) Maryland Public Television's Knowing Poe: The Literature, Life, and Times of Edgar Allan Poe in Baltimore and Beyond (tiếng Anh) In a Sequestered Providence Churchyard Where Once Poe Walked - H. P. Lovecraft poem referencing Poe's visits to Whitman (tiếng Anh) 1992 audio interview with Ken Silverman, author of Edgar A Poe: Mournful and Never-ending Remembrance by Don Swaim (tiếng Anh) Jorge Luis Borges viết về Poe
neotrygon leylandi.txt
The brown-reticulate stingray hoặc painted maskray, Neotrygon leylandi, là một loài stingray, family Dasyatidae. Nó được tìm thấy ở Úc, Indonesia, và Papua New Guinea. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng biển nông, đáy nước cận triều, và các vùng đô thị. == Hình ảnh == == Nguồn == Barratt, P.J., Last, P.R. & Kyne, P.M. 2005. Dasyatis leylandi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Dasyatis tại Wikimedia Commons
cà mau.txt
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, mãi đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10. Ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. == Tên gọi == Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mâu) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao: == Vị trí địa lý == Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và 104o80' - 105o5' kinh Đông. Điểm cực Đông tại 105o24' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi. Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài nhất Việt Nam gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. == Địa lý tự nhiên == Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C(tháng 1)(trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 33 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 1 năm 2013. == Lịch sử == === Thời phong kiến === Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn". Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh do không chấp nhận triều đình nhà Thanh nên đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Vào năm 1808, Thời Gia Long thứ 7, đổi tên đạo Long Xuyên thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Năm 1825, Thời Minh Mạng thứ 6, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị. === Thời Pháp thuộc === Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long. Năm 1903, thực dân Pháp lập đại lý hành chính Cà Mau gồm 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng lên thành quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy. Ngày 6 tháng 4 năm 1923, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới, thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924). Ngày 24 tháng 9 năm 1938, tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới Quảng Xuyên. Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hàng chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận này thành một quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. === Giai đoạn 1956-1975 === ==== Việt Nam Cộng hòa ==== Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định Thành, Hoà Thành, Tân Thành, Phong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long". An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên. Tỉnh An Xuyên khi đó gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn. ==== Chính quyền Cách mạng ==== Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ có 6 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Cà Mau. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. === Tỉnh Minh Hải giai đoạn 1976-1996 === Ngày 10 tháng 3 năm 1976, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu được đổi tên thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên là thị xã Minh Hải. Tỉnh Minh Hải ban đầu gồm thị xã Minh Hải, thị xã Cà Mau và 7 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt tại thị xã Minh Hải. Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới là Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn. Số huyện trong tỉnh tăng lên 12 huyện. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước, tỉnh còn lại 2 thị xã và 11 huyện. Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT, đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước. Từ ngày 17 đến ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 168/HĐBT, đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (mới). Đồng thời chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Thời điểm này tỉnh Minh Hải có 2 thị xã là thị xã Cà Mau, thị xã Bạc Liêu và 9 huyện là Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. === Tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến nay === Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh có tên là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 mới chính thức thực hiện. Tỉnh Cà Mau gồm thị xã Cà Mau và 6 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh. Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ CÀ MAU thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau trước đó. Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Năm Căn và huyện Phú Tân thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và huyện Cái Nước. Ngày 24 tháng 06 năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐND, công nhận thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đạt chuẩn đô thị loại II. Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau. == Hành chính == Tính đến ngày 31 tháng 12, năm 2011, tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã == Kinh tế == Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách, nhưng xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau 15 năm tái lập (1997 - 2011), Thu nhập bình quân đầu người tăng 3,78 lần, năm 2011 đạt 1.220 USD. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2011 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 38,18%, công nghiệp tăng lên 37,22%, dịch vụ 24,61%. Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2011 ước đạt 221,2 ngàn con. Đàn gia cầm ước đạt 1.521,2 ngàn con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn nên hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm khó phát triển. Năm 2011, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 102.973 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.300 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 ước đạt 248,4 ngàn tấn, tăng gần 4,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôi tôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 155 ngàn tấn vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng, gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%. Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 01 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD. == Dân cư == Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt gần 1.214.900 người, mật độ dân số đạt 229 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 261.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 953.100 người. Dân số nam đạt 610.500 người, trong khi đó nữ đạt 604.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,2 ‰ Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Cà Mau có 19 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.167.765 người, người khmer có 29.845 người, người hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như tày, thái, chăm, mường... Về Tôn giáo thì toàn tỉnh Cà Mau tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, có 12 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 22.893 người, Phật giáo có 20.817 người, đạo Cao Đài có 42.730 người, các tôn giáo khác như Tin lành có 1.634 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.114 người, Phật giáo Hòa Hảo có 591 người, Hồi giáo có 109 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 32 người, Minh Sư Đạo có 16 người, Bửu sơn kỳ hương có 3 người, còn lại là đạo Bahá'í có 2 người. == Giáo dục == Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có 2 trường Đại học và 3 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng ở Cà Mau: ĐH Tôn Đúc Thắng (phân hiệu Cà Mau) ĐH Bình Dương (phân hiệu Cà Mau) Cao đẳng Sư phạm Cà mau Cao đẳng Y tế Cà Mau Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau == Giao thông == Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1A và quốc lộ 63 nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía hàng không thì Cà Mau có sân bay Cà Mau, với chuyến bay từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. == Du lịch == Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau... cùng nhiều món ăn khác. Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa), Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai...Các di tích cấp tỉnh, Nhà Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước. == Tỉnh kết nghĩa == Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Ở Ninh Bình có các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tên các địa danh của tỉnh Cà Mau như: rạp Kim Mau, cống Tân Hưng, cống Biện Nhị, đường Cà Mau, sông Cà Mau, cầu Cà Mau, kênh Cự Lĩnh, trạm bơm Rạch Ráng, cầu Chà Là, đê Năm Căn, hồ Yên Quang. Ở Cà Mau có khoảng 100.000 người quê gốc ở Ninh Bình đang sinh sống. Ban Liên lạc đồng hương Ninh Bình tại Cà Mau họp mặt mỗi năm 1 lần. Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì “Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. == Tham khảo ==
thế hệ 9x.txt
Thế hệ 9X (thường hay được viết tắt là 9X) là một khái niệm trong tiếng Việt dùng để chỉ đến những người sinh vào thập niên 1990. Ngoài chỉ thế hệ người Việt sinh vào thập niên 90, 9X còn được dùng để chỉ đến các nhóm người thuộc dân tộc khác sinh vào cùng một thời gian. 9X là nhóm lớn lên cùng với sự phát triển của kinh tế, công nghệ thông tin và nhiều sự kiện mở cửa Việt Nam ra với thế giới. Họ được miêu tả là một thế hệ tiến bộ và nổi loạn: họ tự tin hơn thế hệ trước, sẵn sàng theo đuổi những gì mình muốn, sử dụng ngoại ngữ tốt hơn, và công nghệ, đặc biệt là Internet, là một phần quan trọng của cuộc đời họ; ngoài ra họ còn sẵn sàng từ chối những phong tục truyền thống sẵn có, bỏ qua giá trị của thế hệ lớn hơn, nghe nhạc Tây, theo phong cách sống và thời trang nước ngoài... Vì những điều trên, họ được gọi là những người có tố chất công dân toàn cầu trong một thế giới phẳng và rất được dư luận xã hội chú ý trong cách ứng xử. == Chú thích == == Xem thêm == Thông tin nhân khẩu học Việt Nam
1863.txt
1863 (số La Mã: MDCCCLXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1863 == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Xem thêm == == Tham khảo ==
long tâm.txt
Long Tâm là một phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Phường Long Tâm có diện tích 3,58 km², dân số năm 2005 là 4125 người, mật độ dân số đạt 1152 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
niên biểu lịch sử việt nam.txt
Niên biểu lịch sử Việt Nam là hệ thống các sự kiện lịch sử Việt Nam nổi bật theo thời gian từ các thời tiền sử, huyền sử, cổ đại, trung đại, cận đại cho tới lịch sử hiện đại ngày nay. === Thời đại đồ đá cũ === Người vượn Việt Nam. Di tích núi Đọ (30 vạn năm trước đây) Văn hóa Sơn Vi === Thời đại đồ đá mới === Văn hóa Hòa Bình Văn hóa Bắc Sơn Văn hóa Quỳnh Văn Văn hóa Bàu Tró (5000 năm trước đây) Văn hóa Hạ Long Văn hóa Cù Lao Rùa (lưu vực sông Đồng Nai) === Thời kỳ bắt đầu dựng nước === === Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, (179TCN ÷ 938) === Chú thích: Các quốc gia cổ của người Chăm thời kỳ này chưa được coi là lịch sử của Việt Nam, nhưng cũng cần kể đến vì là lịch sử của các quốc gia này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay và người Chăm là một trong những dân tộc của Việt Nam ngày nay. === Thời kỳ độc lập, (938 ÷ 1883) === == Thời kỳ Pháp thuộc (9-1858 ÷ 3-1945) == 1858 ngày 1-9, mở đầu cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân khi hạm đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). - Pháp xâm lược ba tỉnh miền Tay Nam kỳ. 1859 ngày 17-2 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định. 1861 ngày 10-12 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo. 1861 ÷ 1864 Khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định. 1862 ngày 5-6 Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp. 1864 ÷ 1865 Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Quyền, Thiên hộ Dương, Hồ Huân Nghiệp. 1866 ngày 16-9 Khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng - Đoàn Trực chống triều đình Tự Đức (nhà Nguyễn). 1867 ÷ 1874 Pháp tiếp tục xâm lấn ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, tiến tới chiếm đóng toàn bộ Nam kỳ. 1867 ngày 20-6 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam kỳ là lãnh địa của Pháp. 1868 Khởi nghĩa chống Pháp của Thủ khoa Huân, Phan Công Tôn. 1872 Khởi nghĩa chống Pháp của 18 thôn vườn trầu và ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. 1873 ÷ 1874 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất. ngày 20-11 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất. Ngày 10.12.1873 Pháp đánh thành Nam Định lần thứ nhất. Hà Nội và Nam Định là hai tỉnh thành quan trọng nhất lúc đó ở Bác Kỳ 1874 tháng 2 Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống triều đình Huế thỏa hiệp với giặc Pháp. Khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh. ngày 15-3 Triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp, chấp nhận chủ quyền của Pháp đối với tỉnh Bình Thuận trở vào (toàn bộ Nam kỳ) để Pháp rút khỏi Bắc kỳ. ngày 31-8 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn. 1882 ÷ 1883 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, hoàn thành xâm lược Bắc kỳ. ngày 25-4 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Ngày 26.3.1883 Pháp đánh thành Nam Định lần thứ 2. 1883 ngày 12-3 Pháp đánh chiếm khu mỏ than Hòn Gai. 20-8 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế. ngày 25-8 Triều đình ký Hiệp ước Hác-măng với Pháp tại Huế thừa nhận Bắc kỳ là thuộc địa của Pháp và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung kỳ. 1883 ÷ 1887 Khởi nghĩa chống Pháp của Tạ Hiện ở Bắc Kỳ. 1884 ngày 6-6 Triều đình ký hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại. 1885 ngày 5-7 Sự biến kinh thành Huế. - Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn tấn công Pháp ở đồn Mang Cá. ngày 13-7 Vua Hàm Nghi rời kinh thành Huế và hạ Chiếu cần Vương phát động phong trào chống Pháp. 1885 ÷ 1898 Phong trào Cần Vương. Miền Trung: có các cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn, Đinh Công Tráng,... Miền Bắc: có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Ngô Quang Bích, Đốc Ngữ,... 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đi lưu đày. 1892 Chiến thắng Yên Lãng (Hòa Bình) của nghĩa quân Đốc Ngữ. 1895 Chiến thắng Vụ Quang của nghĩa quân Phan Đình Phùng. 1885 ÷ 1913 Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám. 1894 Chiến thắng Hữu Nhuế (tức Hồ Chuối) của nghĩa quân Yên Thế. 1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương và đặt chế độ toàn quyền Đông Dương. 1890 Ngày sinh Nguyễn Sinh Cung, tức Nguyễn Tất Thành, về sau là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. 1904 Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội. 1904 ÷ 1909 Phong trào Đông Du. 1905 Phan Bội Châu sang Nhật hoạt động, thúc đẩy phong trào Đông Du. 1907 ÷ 1908 Phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Từ tháng 3-12 Trường Đông Kinh nghĩa thục của Lương Văn Can mở tại Hà Nội. Mở đầu phong trào chống thuế ở Trung kỳ năm 1908, ngày 11-3-1908 (kéo dài tới tháng 8-1908). 1908 Vụ Hà thành đầu độc. 1909 Bãi công của 200 công nhân viên chức hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương (L.U.C.I) ở Hà Nội. 1911 Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước. 1912 Phan Bội Châu, Cường Để thành lập Việt Nam Quang Phục hội. 1914 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. 1916 phá khám lớn Sài Gòn của Thiên Địa hội. Khởi nghĩa của vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Nam Trung kỳ. 1917 Khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến. 1919 Tôn Đức Thắng tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen ủng hộ nước Nga Xô Viết. Nguyễn Ái Quốc gửi "yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam" tới Hội nghị Véc Xây. 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 1921 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa tại Pháp. 1922 Báo La paria (Người Cùng Khổ) ra số đầu tiên. 1923 Thành lập Tâm Tâm xã tại Quảng Châu (Trung Quốc). 1924 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản. Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Méc-lanh) tại Sa Diện (Quảng Châu). 1925 Xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc và thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Báo Thanh Niên ra số đầu tiên. Thành lập Hội Phục Việt. Bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn do Công hội Đỏ lãnh đạo). Tòa án thực dân xét xử Phan Bội Châu, (Phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu nổ ra). 1926 Phan Châu Trinh qua đời. 1927 Xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc. Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. 1928 Thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ngày 14-7. 1929: Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tháng 3. Cuộc bãi công của công nhân hãng A-via (Hà Nội) do chi bộ cộng sản lãnh đạo, ngày 18-5. Tháng 5: tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đề nghị lập đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận nên bỏ về. Tháng 6: đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại Hà Nội thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. 28/7: thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ Tháng 8: Tổng bộ và Kỳ bộ VN Cách mạng Thanh Niên ở Nam Kỳ lập An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 9: Tân Việt lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. 1930: Hội nghị hợp nhất các Đảng của người cộng sản Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2. Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24-2. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, tháng 2. 1930-1931 Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, từ 12-9-1930 đến 6-1931. Ngày 25.3.1930 cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. Cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), ngày 14-10. Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, ngày 26-3-1931. Phong trào đấu tranh của công nhân xe lửa Đà Nẵng - Nha Trang, tháng 3-1932. Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở ngoài nước và đại biểu trong nước họp tại Ma Cao (TQ), ngày 14-6-1934. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao, ngày 27-3-1935. Phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương của Đảng Cộng sản Đông Dương, 1936 ÷ 1939 Phong trào Đông dương Đại hội, tháng 8-1936. Chính quyền Pháp ở Đông Dương hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, ngày 1-10-1936. Toàn vùng mỏ than Hòn Gai bãi công, ngày 23-11-1936. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân việc "đón Gô-đa", tháng 1-1937. Cuộc mít tinh của 25.000 người kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động tại Hà Nội, ngày 1-5-1938. Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc, ngày 3-10-1939. Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam năm 1940 Phát xít Nhật đưa quân vào Đông Dương, ngày 22-9-1940. Khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 27-9-1940. Khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 23-11-1940. Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương (ở Nghệ An), ngày 13-11-1941. Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng, ngày 8-2-1941. Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 10-5-1941. Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Cứu quốc vong, ngày 15-5-1941. Thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 19-5-1941. Pháp Nhật ký Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, ngày 29-7-1941. Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến, tháng 7-1942. Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc, 1942÷1943. Đại hội Việt minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 15-11-1942. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề cương Văn hóa Việt Nam, ngày 25-2-1943. Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa, ngày 7-5-1944. Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30-6-1944. Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Quân đội nhân dân Việt Nam), ngày 22-12-1944. 9-3-1945: Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kì Pháp thuộc kết thúc. == Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương 1945-1975 == Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 20 triệu). 11-3-1945: Đế quốc Việt Nam ra đời, vua Bảo Đại bổ nhiệm Trần Trọng Kim làm Nội các Tổng trưởng thành lập chính phủ đầu tiên của Việt Nam. 13-8-1945: Cuộc Tổng khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ diễn ra đầu tiên ở tỉnh Thái Nguyên. 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công. 2-9-1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. 2-9-1945: Tại Sài Gòn, một bộ phận quân Pháp nổ súng vào đoàn mít tinh mừng ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 23-9-1945: Quân Pháp chính thức quay trở lại miền Nam, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ 2. 6/1/1946 Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội. 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ về Việt Nam được ký kết tại Hà Nội. 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp tạm ước tại Pari. 19-12-1946: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu. 7/10 -19/12/1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 8-3-1949: Pháp thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam. 16/9 -22/10/1950: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 1950 - 1951: Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. 1951 - 1952: Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân. 1952: Chiến dịch Tây Bắc thu - đông. 1953: Chiên dịch Thượng Lào xuân - hè. 3/3 -7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 1954 8-5-1954: Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tại vĩ tuyến 17. 21/7/1954: Pháp ký hiệp định Genevo cam kết đình chiên tại Đông Dương, thừa nhận quyền độc lập của 3 nước Việt Nam - lào - Campuchia. 1.7.1954 Nam Định, thành phố đầu tiên của Việt nam được giải phóng. 10/10/1954 Ta tiếp quản thủ đô Hà Nội. 16/5/1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà, Hải Phòng. 22/5/1955 Pháp rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. 26-10-1955: Việt Nam Cộng hòa thành lập. Ngô Đình Diệm làm tổng thống. 1959 -1960 Phong trào Đồng Khởi. 20-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập. 1/1961 Trung ương cục miền Nam thành lập. 15/2/1961 Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. 1-11-1963: Đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. 2-8 và 4-8-1964: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. 5-8-1964: Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu ném bom miền Bắc. 8-3-1965: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000. 2.7.1965 Mỹ ném bom Nam Định, thành phố lớn thứ 3 miền Bắc, bắt đầu cuộc leo thang dữ dội ra ngoài vĩ tuyến 20. 3-9-1967: Nền Đệ nhị cộng hòa tại Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống. 30-1-1968: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn. 27-1-1973: Hiệp định Paris được ký kết. Quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. 17 đến 19-1-1974: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa. 10-3-1975: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Buôn Mê Thuột, bắt đầu cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975. 30-4-1975: Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc. Việt Nam thống nhất. == Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 - nay) == == Tham khảo == == Liên kết ngoài thùy như ==
ngân hàng trung ương (trung hoa dân quốc).txt
Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc, tên trước đây là Trung ương Ngân hàng (phồn thể: 中央銀行; bính âm: Zhōngyāng Yínháng ) là ngân hàng trung ương của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Cần lưu ý không nên nhầm lẫn ngân hàng này với Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) hay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc thuộc quản lý của Bộ tài chính trực thuộc Viện hành chính (tức Phủ thủ tướng). Ngân hàng này đã được thành lập dưới thời chính quyền Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu năm 1924. Sau khi Quốc Dân Đảng bị thất bại trước phe Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo trong cuộc Nội chiến Trung Quốc và phải rút lui qua đảo Đài Loan, Ngân hàng Trung ương cũng được di chuyển cùng với chính quyền Quốc Dân Đảng đến Đài Loan. Tuy nhiên, cho đến khi Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc được tái thành lập năm 1961, Ngân hàng Đài Loan là ngân hàng trung ương de facto. Ngân hàng Đài Loan cũng phát hành Tân Đài tệ cho đến năm 2000, khi Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc đảm nhận vai trò này. == Xem thêm == Tân Đài tệ Central Mint of China China Engraving and Printing Works Kinh tế Đài Loan Ngân hàng Đài Loan == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc
cầu đông hải.txt
Cầu Đông Hải (giản thể: 东海大桥; phồn thể: 東海大橋; bính âm: Dōnghǎi Dàqiáo; nghĩa đen "cầu lớn ở Biển Đông") là cây cầu xuyên biển dài nhất thế giới cho đến khi Cầu vịnh Hàng Châu khánh thành vào ngày 1 tháng 5 năm 2008. Cầu được xây xong vào ngày 10 tháng 12 năm 2005. Cây cầu có tổng chiều dài 32.5 kilômét (20.2 dặm) nối vùng đất liền Thượng Hải với Cảng Dương Sơn ở Trung Quốc. Hầu như toàn bộ chân cầu thấp. Cũng có vài nhịp cầu dây văng cho phép những tàu lớn đi qua, với nhịp cầu lớn nhất 420 m. == Xem thêm == Cảng Thượng Hải Cảng nước sâu Cảng Dương Sơn Cầu vịnh Hàng Châu Cầu vịnh Giao Châu Danh sách cầu theo chiều dài == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức bằng tiếng Trung Quốc Hình ảnh về cầu Đông Hải Exciting Donghai Bridge and New Habor City
góc.txt
== Góc == Trong hình học phẳng, Góc nằm giữa hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm. Hai đường thẳng được gọi là cạnh của góc. Giao điểm của chúng gọi là đỉnh của góc. Khi hai đường thẳng song song với nhau, không cắt nhau tại điểm nào (hoặc cũng có thể hiểu là cắt nhau tại vô cực), góc giữa chúng bằng không và không có đỉnh xác định (hoặc đỉnh ở vô cực). Nếu lấy một vòng tròn đơn vị có tâm tại giao điểm O của hai đường thẳng và hai đường thẳng cắt vòng tròn đơn vị tại A1, A2 và B1, B2. Góc giữa hai đường thẳng sẽ là độ dài cung nối giữa Ai và Bj, với i và j bằng 1 hoặc 2 tùy theo quy ước, chia cho đơn vị độ dài để loại bỏ thứ nguyên và nhân với hằng số tỷ lệ tùy thuộc vào đơn vị đo góc. Trong không gian ba chiều, góc giữa hai mặt phẳng (còn được gọi là góc khối) là phần không gian giới hạn bởi hai mặt phẳng đó, được đo bằng góc giữa hai đường thẳng trên hai mặt phẳng cùng trực giao với giao tuyến của hai mặt phẳng. Khái niệm góc cũng được mở rộng cho đại số tuyến tính. Để loại bỏ rắc rối trong quy ước tính góc, có thể thay các đường thẳng bằng các véctơ thể hiện không chỉ độ nghiêng mà còn cả hướng. Khi tịnh tiến các véctơ về cùng tâm O và lấy một vòng tròn đơn vị tại tâm này, các véctơ sẽ chỉ cắt vòng tròn này tại hai điểm A và B. Độ lớn góc giữa hai véctơ sẽ là độ dài cung trên vòng tròn nối A và B chia cho đơn vị độ dài. == Đo góc == Người ta thường dùng thước đo góc để đo góc. Góc thường được quy ước đo theo chiều kim đồng hồ. == Đơn vị đo lường của góc == === Radian === Trong hệ đo lường quốc tế, góc được đo bằng radian. Một radian bằng 1/Pi của nửa chu vi của vòng tròn đơn vị chia cho đơn vị độ dài. 1 r a d = 1 π = 1 180 = 1 3.1415 = {\displaystyle 1rad={\frac {1}{\pi }}={\frac {1}{180}}={\frac {1}{3.1415}}=} === Độ === Độ lớn của một góc cũng được đo bằng đơn vị thông dụng là độ, có ký hiệu là °. Một độ bằng 1/360 toàn bộ chu vi của vòng tròn đơn vị chia cho đơn vị độ dài. 1 o = 1 2 π = 1 360 = 1 2 × 3.1415 = {\displaystyle 1^{o}={\frac {1}{2\pi }}={\frac {1}{360}}={\frac {1}{2\times 3.1415}}=} Độ dược chia thành Phút, Giây như sau 1 Độ = 60 Phút 1 Phút = 60 Giây == Các loại góc == == Đại số tuyến tính == Trong đại số tuyến tính; góc g; nằm giữa hai véctơ, v1 và v2, được định nghĩa qua phép nhân vô hướng của hai véctơ: c o s ( g ) = v 1 . v 2 | v 1 | | v 2 | {\displaystyle cos(g)={\frac {v_{1}.v_{2}}{|v_{1}||v_{2}|}}} Với "." là phép nhân vô hướng hai vecto |vi| là độ lớn của véctơ cos(g) là hàm cos của góc g. Khi hai véctơ trực giao, góc giữa chúng là góc vuông, thì: v1. v2 == 0 == Tia phân giác == Tia phân giác của góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau. Nó là quỹ tích của các điểm cách đều hai cạnh của góc. == Biến thay thế góc == Giống như giá trị số, số đo góc cũng đó biến thế: α (alpha), β (beta), γ (gamma), δ (delta), ε (epsilon), ζ (zeta), η (eta), θ (theta), ι (iota), κ (kappa), Λ (lambda), μ (mu), ν (nu), ξ (xi), ο (omicron), ρ (rho), τ (tau), υ (upsilon), φ (phi), χ (chi), ψ (psi) và ω (omega). == Các tính chất của góc. == Số đo góc bé không vượt quá 180o. Mỗi góc chỉ có một số đo. Một tia cũng là một góc và có số đo là 0 độ. Nếu tia OA nằm giữa Oz và Oy thì A nằm trong góc zOy. Nếu tia Oa nằm giữa Ox và Oy thì: xOa + aOy = xOy. Tia phân giác Oa của góc xOy khi: (1) Oa nằm giữa Ox và Oy (xOa + aOy = xOy) (2) Hai góc được chia ra bởi tia bằng nhau (xOa = aOy). Hai góc kề nhau là hai góc có cạnh chung. Hai góc phụ nhau có tổng số đo là góc vuông. Hai góc bù nhau có tổng số đo là góc bẹt. Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau. Hai tia đối nhau là góc bẹt. == Xem thêm == Góc khối Bài toán chia ba một góc == Liên kết ngoài. == Góc tại Từ điển bách khoa Việt Nam Góc lượng giác tại Từ điển bách khoa Việt Nam Góc đa diện tại Từ điển bách khoa Việt Nam Angle trên PlanetMath. Weisstein, Eric W., "Angle" từ MathWorld. == Chú thích ==
phương pháp khoa học.txt
Phương pháp khoa học là một bộ các kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện tượng, mục đích là để thu được kiến thức mới, hoặc chỉnh sửa và gắn kết với các kiến thức trước. Để được coi là khoa học, phương pháp điều tra phải được dựa vào việc thu thập chứng cứ thực nghiệm hoặc chứng cứ đo lường được, tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận cụ thể. Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa phương pháp khoa học là: "một phương pháp hay thủ tục đặc trưng của khoa học tự nhiên từ thế kỷ 17, bao gồm quan sát có hệ thống, đo lường, và thí nghiệm, và xây dựng, kiểm định và sửa đổi các giả thuyết". Một đặc điểm nổi trội của phương pháp khoa học so với các cách thức thu thập kiến thức khác là việc các nhà khoa học cố gắng để thực tế chứng minh cho thực tế, ủng hộ một lý thuyết khi những dự đoán về một lý thuyết được xác nhận và thách thức một lý thuyết khi những dự đoán đó là sai. Cách thức tiến hành của các dạng điều tra rất đa dạng, nhưng phương pháp khoa học có những đặc trưng có thể nhận diện so với những phương pháp thu thập kiến thức khác. Các nhà khoa học đề xuất các giả thuyết như là những lý giải cho hiện tượng, và thiết kế các nghiên cứu thực nghiệm để kiếm định các giả thuyết này thông qua những dự đoán từ chúng. Những bước này đều phải lặp lại nhằm ngăn chặn những sai lầm hoặc lúng túng trong bất cứ một thí nghiệm cụ thể nào. Các lý thuyết bao hàm nhiều dạng điều tra có thể kết nối rất nhiều những giả thuyết rút ra độc lập thành một cấu trúc gắn kết và hỗ trợ nhau. Ngược lại, các lý thuyết có thể giúp hình thành nên các giả thuyết mới và đặt một nhóm các giả thuyết vào một bối cảnh. Nghiên cứu khoa học phải thật khách quan hết mức có thể nhằm giảm thiểu những diễn giải thiên vị về kết quả. Một điều nữa là các phương pháp luận và dữ liệu nghiên cứu nên được lập thành tài liệu, lưu trữ và chia sẻ để các nhà nghiên cứu khác có thể xem xét, tạo điều kiện để xác minh kết quả. == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == An Introduction to Science: Scientific Thinking and a scientific method by Steven D. Schafersman. Introduction to a scientific method Theory-ladenness by Paul Newall at The Galilean Library Lecture on Scientific Method by Greg Anderson Using the scientific method for designing science fair projects SCIENTIFIC METHODS an online book by Richard D. Jarrard Richard Feynman on the Key to Science (one minute, three seconds), from the Cornell Lectures.
sông cà lồ.txt
Sông Cà Lồ (còn gọi là sông Phủ Lỗ) là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng. Nó vốn tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc và hợp lưu với sông Cầu tại ngã ba Xá, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, khoảng 15 km về phía nam nơi sông Công hợp lưu với sông Cầu. Tuy nhiên đoạn đầu nguồn của Cà Lồ (chỗ phân lưu khỏi sông Hồng) đã bị bịt vào đầu thế kỷ 20, nên sông Cà Lồ hiện nay không còn nối với sông Hồng. Đầu nguồn sông Cà Lồ hiện nay ở huyện Mê Linh (Hà Nội) và nguồn nước của sông chủ yếu là từ các dòng suối từ dãy núi Tam Đảo. Sông Cà Lồ tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Sóc Sơn với huyện Mê Linh và giữa huyện Sóc Sơn với huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Toàn chiều dài của sông là 89 km, trong đó đoạn trên địa bàn Vĩnh Phúc dài 27 km. Hạ lưu sông Cà Lồ (từ Phủ Lỗ) có dòng chảy quanh co. Tuy điều này hấp dẫn những người thích ngắm cảnh sông, những người làm phim và những người kinh doanh bất động sản , nhưng nó lại là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng nước sông không thoát nhanh vào mùa mưa. Thống kê cho thấy ảnh hưởng của lũ thường từ 30-40 ngày. Người ta đã dùng đầm Vạc để thoát lũ cho sông Cà Lồ ở đầu nguồn, nhưng hiệu quả không cao. Hiện có ý tưởng nắn dòng Cà Lồ, cắt các đoạn quanh co để có dòng chảy thẳng mà giảm lũ và phục vụ du lịch Sông Cà Lồ chảy qua xã Thụy Lâm == Chú thích ==
carl linnaeus.txt
Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại. Ông được biết đến như là cha đẻ của hệ thống phân loại hiện đại ngày nay. Ông cũng được tôn vinh là một trong những người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại và được tôn vinh là "Hoàng tử của giới thực vật học". Nhiều tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Latinh, trong đó ông lấy tên theo kiểu Latinh là Carolus Linnæus (hay Carolus a Linné sau năm 1761). Ở thời của mình, ông là nhà thực vật học nổi tiếng nhất, người được biết đến với những kĩ năng ngôn ngữ rất tốt. Nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng gửi cho ông một lời nhắn: "Nói với ông ta tôi không biết người đàn ông nào tuyệt vời hơn thế trên Trái Đất này". Học giả người Đức Johann Wolfgang von Goethe viết: "Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế". Tác giả người Thụy Điển August Strindberg viết: "Linnaeus kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học". == Tiểu sử == Carl Linnaeus sinh tại một ngôi làng nhỏ tên là Råshult, Småland ở miền nam Thụy Điển. Cha của ông, Nils Linnaeus là một mục sư. Chính cha ông đã truyền lại cho ông tình yêu cây cỏ. Truyền thuyết kể rằng cậu bé Carl đã có tình yêu với cây và hoa ngay từ trong bụng mẹ, vì mẹ của ông khi mang thai vẫn thường ngắm những bông hoa kỳ lạ và tuyệt vời trong vườn hoa của chồng. Carl đã viết về bản thân mình lúc được sinh ra một cách đầy chất thơ: "Chỉ khi mùa xuân vào tiết thời đáng yêu nhất của nó và khi tiếng gà gáy báo hiệu mùa hè sắp đến" – đó chính là tháng Năm. Đời xưa kể lại, chiếc nôi của Carl được kết bằng những bông hoa tuyệt đẹp với hương thơm ngào ngạt. Khi là học sinh tiểu học, Carl được đánh giá là một học sinh giỏi về thực vật học và thầy của Carl khi đó đã khuyên cha mẹ cậu nên cho cậu theo học nghề bác sĩ, thay vì trở thành một tu sĩ như họ dự định (khi đó thực vật học vẫn là một phần của khoa y). Sau đó, Carl theo học ở trường y tại Lund, miền nam Thụy Điển. Học xong một năm, Carl chuyển tới một trường đại học danh tiếng và cổ kính nhất của Thụy Điển tại Uppsala. Sự tự tin vô hạn cộng với tham vọng hiểu và phân loại mọi vật trong trạng thái toàn vẹn của nó – không chỉ trên Trái Đất mà cả vũ trụ - là hai động lực chính làm nên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Carl. Chính vì tham vọng này, ông còn được gọi là "Hoàng tử của giới thực vật học". Thế giới gọi ông là "Pliny của Phương Bắc" (Pliny là nhà sử học khoa học tự nhiên vĩ đại nhất của thời kỳ cổ đại), "Adam thứ hai" và còn nhiều tên khác == Các tác phẩm chính == === Systema naturae === Tác phẩm Systema naturae của ông là một hệ thống phân loại cây cỏ, động vật và khoáng vật, giống như một xã hội, bao gồm các vương quốc, các tỉnh, huyện và tá điền. Trong tác phẩm này, tiêu chí mà ông sử dụng để phân loại cây cỏ là các đặc điểm về giới, được phát hiện cuối thế kỷ thứ 17 nhưng vẫn chưa được chấp nhận ở khắp mọi nơi. Tự nhiên, theo ông chính là sinh sôi nảy nở. Đó chính là cách để sự sống tồn tại trong sự đa dạng của nó. Với động vật, ông phân loại chúng theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn động vật bốn chân, hay mammalia - động vật có vú, được đánh giá theo số lượng và vị trí vú của động vật, bên cạnh những tiêu chí khác. Với khoáng sản, cũng tương tự, ông phân chia theo những đặc điểm bên ngoài và không căn cứ vào thành phần hóa học của nó. Trong hệ thống này, các cây cỏ, động vật và khoáng sản được bố trí như trong một tổ chức của quân đội với các thứ bậc trên dưới, và không giống như Darwin, ông đặt con người đứng đầu trong cấu trúc thứ bậc đó như là một viên đá quý trên vương miện của Tạo hóa. Tuy nhiên ông là nhà khoa học đầu tiên thời đó, năm 1758, đã đưa ra một kết luận nhạy cảm và mạnh mẽ rằng loài người phải được đặt cùng thứ tự với đười ươi, thuộc họ động vật linh trưởng. Systema naturae lần đầu tiên ra đời chỉ có 12 trang. Sau đó, trong thời gian từ năm 1766 đến 1768, Linnaeus đã phát triển công trình của mình lên thành 2.300 trang với tất cả là 15.000 loài động thực vật và khoáng sản khác nhau. Phân loại và đặt tên cho từng loại trên quả là một thành tích khổng lồ và khó có thể hiểu nổi. Nhưng Linnaeus hiểu rằng công việc của ông mới chỉ là sự khởi đầu nhỏ bé. Đến cuối thể kỉ 18, con số dự tính các loài động thực vật có trên Trái Đất là khoảng 30-40 triệu khác nhau và hầu hết các loài đó sẽ không bao giờ được vẽ ra hay được đặt tên. === Species Plantarum === Species Plantarum (hay tên đầy đủ hơn Species Plantarum, exhibentes plantas rite cognitas, ad genera relatas, cum differentiis specificis, nominibus trivialibus, synonymis selectis, locis natalibus, secundum systema sexuale digestas) được xuất bản lần đầu tiên năm 1753, gồm 2 quyển. Tính quan trọng trước nhất của nó có lẽ nó là khởi điểm đầu tiên của danh mục thực vật tồn tại đến ngày nay. Năm 1754, Linnaeus chi giới thực vật thành 25 lớp (Genera Plantarum tái bản lần thứ 5). Lớp Cryptogamia, bao gồm tất cả các loài thực vật có cơ quan sinh sản ẩn (tảo, nấm, rêu và dương xỉ). ==== Genera Plantarum ==== Genera plantarum: eorumque characteres naturales secundum numerum, figuram, situm, et proportionem omnium fructificationis partium được xuất bản lần đầu tiên năm 1737, quy định về chi thực vật. Có khoảng 10 tái bản đã được phát hành, không phải tất cả chúng đều có tác giả là một mình Linnaeus; tái bản quan trọng nhất là bản thứ 5 năm 1754. ==== Philosophia Botanica ==== Philosophia Botanica (1751) là một tổng kết những suy nghĩ của Linnaeus về phân loại và danh pháp thực vật, và một công trình mà ông đã xuất bản trong các ấn phẩm trước đó như Fundamenta Botanica (1736) và Critica Botanica (1737). Các ấn phẩm khác hình thành từ những phần trong kế hoạch của ông nhằm sắp xếp lại những nền tảng của thực vật học như Classes Plantarum và Bibliotheca Botanica: tất cả ấn phẩm này đều được in ở Hà Lan (cũng như Genera Plantarum (1737) và Systema Naturae (1735)), Philosophia tiếp tục được phát hành ở Stockholm. == Tham khảo == === Tài liệu === == Liên kết ngoài == Tiểu sử tại Khoa Hệ thống học thực vật, Đại học Uppsala Thư từ của Linaeus Tiểu sử tại Hiệp hội Linnaeus London Linnean Herbarium The Linnæus Tercentenary celebration IK Foundation & Company Linnaeus Project
hội họa.txt
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sĩ. == Lịch sử == == Lịch sử == Những hình vẽ về thú vật đã xuất hiện vào khoảng 30000 tới 10000 năm trước Công nguyên trên trong các hang động miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, người hang động dùng mỡ động vật trộn với các loại bột màu làm màu nước và dùng lông thú hay cành cây để vẽ. Tiêu biểu là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi được xem là tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay. Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi ma mút. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động. Cách đây 30000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ căn bản để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi. == Kỹ thuật == Kỹ thuật vẽ bao gồm: == Vật liệu == Kính Nhựa == Màu vẽ-Chất liệu == Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi,... quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau. Ví dụ: == Phong cách == . Từ "phong cách" được sử dụng với hai nghĩa: dùng để chỉ các yếu tố, kỹ thuật và phương pháp để phân biệt một họa sĩ này với các họa sĩ khác. dùng để chỉ một trường phái hội họa trong đó phân loại một nhóm các họa sĩ có chung một kỹ thuật và phương pháp thể hiện. === Trường phái === == Thuật ngữ == Chân dung Phong cảnh Tĩnh vật == Danh sách các họa sĩ == Xem danh sách họa sĩ. Một số họa sĩ nổi tiếng: Paul Cézanne, (1839-1906), Pháp Salvador Dalí, (1904-1989), Catalan Vincent van Gogh (1853-1890), Hà Lan Michelangelo Buonarroti, (1475-1564), Ý Amedeo Modigliani, (1884-1920), Ý Claude Monet, (1840-1926), Pháp == Xem thêm == Nghệ thuật Lịch sử hội họa == Chú thích == == Liên kết ngoài == A Treatise on Painting by Leonardo da Vinci (Kessinger Publishing) Alberti, Leone Battista, De Pictura (On Painting), 1435. On Painting, in English, De Pictura, in Latin Doerner, Max – The Materials of the Artist and Their Use in Painting: With Notes on the Techniques of the Old Masters Kandinsky - Concerning the Spiritual in Art (Dover Publications) The Journal of Eugene Delacroix (Phaidon Press) The Letters of Vincent van Gogh (Penguin Classics)
đô la mỹ.txt
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (tiếng Anh: United States dollar), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la tiền giấy đã được lưu hành [1], trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài [2]. Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là đô la. Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức). Xin xem đô la. == Sơ lược == Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 cent, (ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la. Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì. Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000. Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung màu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định. == Tiền kim loại == Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1 (không thịnh hành). Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea được ra mắt, chúng có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ. Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là "American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10 ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy). Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10 ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy). Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải mua từ các cơ quan có phép. Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ $100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle. == Chỉ trích == === Tiền kim loại === Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không được viết bằng số. Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh, có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này. Hơn nữa, các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "One Nickel" (1 nickel, giá trị 5 cent), "One Dime" (1 dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (1 quarter, có giá trị 25 cent) và "Half Dollar" (1 đô la, giá trị 50 cent). Để hiểu các thuật ngữ này, người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar". Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5 cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng $1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Cỡ của đồng dime, quarter và nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có cỡ nhỏ nhất. Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc, và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ 20. === Tiền giấy === Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký (holography) như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng (kể cả Việt Nam), chế tạo ra tiền giấy bằng polymer. Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần của giấy và cách chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng. Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau. Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện. Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nnhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy. Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại. Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hỗ trợ người khiếm thị. Tiền Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền. Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy. == Sử dụng quốc tế == Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El Salvador và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập. Thêm vào đó, đơn vị tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thể hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổi với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina và đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Liban, 1 đô la được đổi thành 1500 lira Liban, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira. Tại Hồng Kông, đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từ năm 1983. Đồng Pataca của Macao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7, 2005. Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng ringgitt với giá MR3,8/USD từ 1997. Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường. Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang thống trị ngành hàng không). Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền. Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro. Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004, khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro vẫn giữ sức mạnh. == Nguồn gốc của tên "dollar" == Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Những đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau. Xin xem thêm bài đô la để tìm hiểu về lịch sử tên này. == Tiền mệnh giá lớn == Ngày nay tiền của Hoa Kỳ là đồng đô la và được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời gian tiền Hoa Kỳ gồm có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Hoa Kỳ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao. == Dấu hiệu đô la == Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785. Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa. Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha. == Tỷ giá hoán đổi == === Lịch sử tỷ giá === AUD CAD EUR GBP INR NZD BRL VND Hoán đổi khác == Thay đổi == Ngày 20 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ - Jack Lew thông báo kế hoạch thiết kế mới tờ 5 USD, 10 USD và 20 USD. Trong đó: Mặt sau tờ 5 USD mới sẽ có hình ảnh cựu đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, mặt trước vẫn giữ hình ảnh Tổng thống Abraham Lincoln. Tờ 10 USD mới sẽ thêm hình ảnh 5 phụ nữ lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ gồm Sojourner Truth và Elizabeth Cady Stanton vào mặt sau, trong khi vẫn giữ ở mặt trước hình ảnh Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ. Tờ 20 USD mới, chân dung Andrew Jackson sẽ chuyển từ mặt trước ra mặt sau, nhường chỗ cho Harriet Tubman. Bà cũng là phụ nữ Người Mỹ gốc Phi đầu tiên được in chân dung trên mặt trước tờ đôla Mỹ. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == US Bureau of Engraving and Printing The U.S. Treasury's Coins & Currency portal American Currency Exhibit at the San Francisco Federal Reserve Bank U.S. Treasury page with images of all current banknotes U.S. paper money Presidential currency The Where's George? Currency Tracking Project Cool Numbers analyzes patterns of dollar-bill serial numbers and other types of numbers. Cách phân biệt USD
zambia.txt
Cộng hòa Zambia (tiếng Việt: Cộng hòa Dăm-bi-a; tiếng Anh: Republic of Zambia) là một quốc gia Cộng Hòa nằm ở miền Nam châu Phi. Các nước láng giềng của Zambia bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía bắc, Tanzania ở đông bắc, Malawi ở phía đông, Mozambique, Zimbabwe, Botswana, Namibia ở phía nam và Angola ở phía tây. Thủ đô của Zambia là Lusaka, một thành phố nằm ở Đông Nam đất nước. Hầu hết dân số Zambia đều tập trung ở Lusaka và Vành Đồng ở đông bắc. == Lịch sử == Phần lãnh thổ tạo thành Zambia ngày nay là vùng định cư của người Pygmy và người Bantu, bị phân chia thành những địa hạt tù trưởng cho đến khi người châu Âu đặt chân đến đây. Từ thế kỷ 15, người Balunda thành lập quốc gia Lunda hùng mạnh bao gồm lãnh thổ Angola, Congo, Zambia và một phần Cộng hoà Dân chủ Congo ngày nay. Cuối thế kỷ 18, quốc gia Lunda bị suy yếu do sự thâm nhập các thương gia buôn bán nô lệ, quyền lực của quốc vương Lunda giảm sút nên một loạt các vương quốc nhỏ đã hình thành. Khoảng năm 1835, người Sotho lập một vương quốc riêng. Sau các cuộc thám hiểm của David Livingstone (1853-1873) và việc khám phá ra các mỏ vàng ở đây. Đến năm 1889, Cecil Rhodes, nhà triệu phú người Anh được Hoàng gia Anh trao quyền buôn bán và khai thác mỏ vùng lãnh thổ thuộc Zambia, Zimbabwe, Malawi ngày nay. Đầu thế kỷ 20, Cecil Rhodes ký một hiệp ước với quốc vương người Sotho và lập thuộc riêng với tên là Rhodesia Bắc. Năm 1924, Vương quốc Anh kiểm soát vùng Rhodesia Bắc (Zambia), Rhodesia Nam (Zimbabwe) và Nyasaland (Malawi) giao cho toàn quyền Anh cai trị. Năm 1937 tại các khu mỏ có gần 4 vạn lao động người Phi làm việc, công nhân đã thành lập công đoàn và đây là tổ chức tiền thân của Đại hội dân tộc Phi Rhodesia Bắc (NRANC). Năm 1952, nhà giáo Kenneth Kaunda trở thành Tổng thư ký NRANC. Năm 1953, do bất đồng nội bộ, ông Kenneth Kaunda tách ra lập Đại hội dân tộc Phi Zambia (ANCZ) chủ trương đấu tranh giành độc lập. Cũng trong năm 1953, Anh thành 1ập Liên bang Trung Phi gồm Bắc, Nam Rhodesia và vùng Nyassaland. Năm 1959, Đại hội dân tộc Phi (ANCZ) bị cấm hoạt động và ông Kenneth Kaunda bị vào tù. Năm 1960, ông Kenneth Kaunda được trả tự do và đã phối hợp với những người cộng sự thành lập Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) do ông làm Chủ tịch. Năm 1963, chính phủ Anh buộc phải chấp nhận yêu sách của các phong trào độc lập dân tộc, giải tán Liên bang Trung Phi (gồm Rhodesia Bắc, Rhodesia Nam và Nyasaland). Tháng 10 năm 1964, Đảng Độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, ông Kenneth Kaunda lên làm Tổng thống, tuyên bố Rhodesia Bắc độc lập, lấy tên là nước Cộng hoà Zambia ngày 24 tháng 10 năm 1964. Từ năm 1972, Kaunda thiết lập thể chế độc đảng. Làn sóng phản đối chế độ ngày càng gia tăng buộc Tổng thống Kenneth Kaunda chấp nhận thể chế đa đảng từ năm 1990. Năm 1991, cựu Chủ tịch Liên hiệp các nghiệp đoàn Zambia, Frederick Chiluba đắc cử Tổng thống. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, Chiluba đã ban hành chính sách khắc khổ. Điều này đã gây nên nhiều cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, Chiluba vẫn tái đắc cử năm 1996. Trục đường sắt nối liền Lusaka với Dar es-Salaam (Tanzania) được Trung Quốc giúp đỡ và hoàn thành năm 1975. Trục lộ này giúp cho việc lưu thông từ Zambia ra vùng Ấn Độ Dương mà không phải băng ngang qua Zimbabwe. Tháng 1 năm 2002, tại Zambia đã tiến hành bầu cử Quốc hội và Tổng thống với 11 ứng cử viên vào chức vụ Tổng thống. Ông Levy Mwanawasa, ứng cử viên của Phong trào dân chủ đa đảng MMD-Đảng cầm quyền - trở thành Tổng thống kế nhiệm ông F. Chiluba. Do cái chết bất ngờ của ông Mwanawasa, Zambia đã tiến hành bầu cử sớm vào tháng 10 năm 2008 và ông Banda đã trúng cử với hơn 40% số phiếu bầu. Tình hình Zambia hiện nay nói chung ổn định. == Chính trị == Zambia theo chế độ Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước cũng đồng thời là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm, có thể kéo dài hai nhiệm kì. Cơ quan lập pháp là quốc hội gồm 150 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm. Cơ quan tư pháp là Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm. Hiện nay ở Zambia có các chính đảng: Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Đảng cầm quyền Đảng thống nhất vì sự phát triển quốc gia (UPND) United Party for National Development Đảng Phong trào Dân chủ đa đảng (MMD) Movement for Multiparty Democracy Đảng độc lập Dân tộc thống nhất (UNIP) Đảng đối lập Đảng đa chủng tộc (MRP) Liên minh Dân chủ quốc gia (NADA) === Đối ngoại === Từ trước đến nay, Zambia luôn theo đuổi chính sách không liên kết, dân tộc chủ nghĩa, cân bằng quan hệ với các nước lớn, kiên quyết chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc nhưng chủ trương dùng biện pháp hoà bình đối thoại. Zambia là thành viên của Liên minh châu Phi (AU-trước đây là OUA), Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối thịnh vượng chung Anh, WTO, IMF, G15… Zambia tích cực tham gia tìm giải pháp về vấn đề nợ nước ngoài, hợp tác kinh tế, xung đột khu vực… đặc biệt Zambia đã làm trung gian đưa đến ký kết Nghị định thư Lusaka (tháng 11 năm 1994) giữa Chính phủ Angola và UNITA. Zambia ủng hộ thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình ở châu Phi cũng như xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Zambia là tăng cường hợp tác với các nước, trước hết là các nước châu Phi trong Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), đẩy mạnh hợp tác với EU, Canada, Mỹ, chú trọng quan hệ với các nước châu Á trong đó có Trung Quốc, Việt Nam. == Địa lý == Zambia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, đông bắc giáp Tanzania, Đông giáp Malawi, Đông Nam giáp Mozambique, Nam giáp Zimbabwe và Namibia, Tây giáp Angola. Phần lớn lãnh thổ là cao nguyên tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 900-1.500 m, bị cắt ngang bởi các vùng lưu vực sông Zambezi, sông Luangwa và sông Kafue. Ở phía đông, dãy Muchinga (l.840 m) tạo nên phần chủ yếu của địa hình. === Khí hậu === == Kinh tế == Zambia là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể mặc dầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp có hiệu suất thấp: ngành chăn nuôi bò trên các đồng cỏ, các loại cây lương thực (ngô, sắn, khoai lang, cây hướng dương, lúa miến) chỉ chiếm 7% diện tích đất đai. Thuốc lá là mặt hàng nông sản xuất khẩu duy nhất. Sản xuất năng lượng thủy điện dồi dào (đập Kariba trên sông Zambezi), xuất khẩu một phần sang Zimbabwe. Ngành công nghiệp khai thác mỏ (đồng, một vài kim loại hiếm, coban, kẽm) phát triển ở vành đai Copper Belt ở Bắc. Kinh tế đất nước lâm vào tình trạng suy thoái cho đến năm 1999. Tình hình kinh tế được khôi phục với mức tăng trưởng đạt gần 4.7%, nhưng nạn lạm phát gia tăng mạnh, khoảng 50% lực lượng lao động thất nghiệp trong năm 2001. Zambia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt đồng (trữ lượng 1 tỉ tấn, chiếm 90% thu nhập ngoại tệ xuất khẩu). Zambia có còn có kẽm, coban, vàng, uranium, chì v.v... Những năm 1980, giá đồng trên thị trường giảm nên đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Zambia không có đường ra biển nên có khó khăn trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Công nghiệp khai khoáng và du lịch Zambia khá phát triển; trong nông nghiệp ngành chăn nuôi gia súc, trồng bông, rau quả tương đối phát triển, tuy nhiên hiện nay Zambia còn phải nhập khẩu máy móc, dầu khí và lương thực, nhất là gạo. Zambia nhập hàng của Nam Phi (47,3%), UAE (10,4%), Zimbabwe 5,7%, Na Uy (4%) (năm 2006). GDP chính thức: 12,44 tỷ USD (2009) GDP bình quân: 1.050 USD (2009) Tăng trưởng 6,2% (2009) Nhập khẩu 4,138 tỷ USD (2009) Xuất khẩu 4,388 tỷ USD (2009) Nợ nước ngoài 3,313 tỷ USD (2009) Trước đây, Zambia xây dựng nền kinh tế theo mô hình tập trung, kế hoạch hoá, chú trọng công nghiệp. Nền nông nghiệp bị trì trệ, các ngành chăn nuôi, trồng trọt không phát triển. Sau khi giá đồng nội tệ giảm, thu nhập sút kém, kinh tế lâm vào khó khăn, khủng hoảng. Từ năm 1990, WB và IMF đã thúc ép Zambia cải cách cơ cấu kinh tế, tư nhân hoá các cơ sở kinh tế, chú trọng phát triển nông nghiệp. Năm 2005, IMF và WB đã xoá 502 triệu USD trong tổng số gần 7.2 tỉ USD tiền nợ của Zambia. Tháng 10 năm 1991, Tổng thống Chiluba thực hiện nền kinh tế thị trường, tư nhân hoá các nhà máy, xí nghiệp, xoá bỏ các mô hình Hợp Tác Xã nông nghiệp trước đây, tranh thủ vốn, đầu tư, kỹ thuật của các nước phương Tây, WB, IMF để khôi phục kinh tế. Zambia đã tư nhân hoá 130 xí nghiệp quốc doanh, thông qua Luật đầu tư và Luật bảo hộ đầu tư rất thông thoáng nên thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nước đồng thời tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Từ năm 2000, Zambia được Mỹ đưa vào danh sách các nước được hưởng ưu đãi từ Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA). Theo đó, nhiều mặt hàng của Zambia, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ được hưởng mức thuế ưu đãi ở mức 0%. Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Zambia đạt 15,23 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 6,2% so với năm 2007. Và GDP bình quân đầu người đạt 1301 USD/người/năm. Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức 11,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là khoảng 50%. Về ngoại thương, năm 2008, Zambia xuất khẩu 5,63 tỷ USD hàng hoá trong đó các sản phẩm xuất khẩu chính là đồng/côban (64%), côban, điện, sợi thuốc lá, hoa, bông. Các đối tác xuất khẩu là Tanzania (14,1%), Nam Phi (13,2%), Trung Quốc (9,1%), Nhật Bản (7,9%), Thái Lan (7,9%), Thụy Sĩ (7,3%), Bỉ (6,7%), Malaysia (4%). Năm 2008, Zambia nhập khẩu khoảng 4,42 tỷ USD các loại hàng hoá như máy móc, thiết bị vận tải, sản phẩm dầu, điện, phân bón, thực phẩm, dệt may. Các đối tác mà Zambia chủ yếu nhập khẩu hàng hoá là: Nam Phi (50,3%), Zimbabwe (13,2%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (5,3%). == Nhân khẩu == Dân số hiện nay của Zambia là 11,86 triệu người. Trong đó người châu Phi và người gốc châu Á thuộc 73 bộ tộc chiếm 98,7%,người gốc châu Âu chiếm 1.1%, các dân tộc khác 0.2%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, ngoài ra còn 5 thứ tiếng khác như tiếng Bantu, tiếng Hindi v.v... == Tôn giáo == Zambia là chính thức một quốc gia Kitô giáo theo hiến pháp năm 1996, nhưng cũng có nhiều truyền thống tôn giáo tồn tại. Giáo phái Kitô giáo bao gồm: Trưởng Lão, Công giáo Rôma, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, và một loạt các giáo phái Tin Lành khác. Giáo hội Công giáo Rôma ở Zambia có khoảng 3 triệu người trong nước - khoảng một phần tư dân số. Có mười giáo phận, hai tổng giáo phận. Anh giáo là giáo phái Tin Lành lớn nhất cả nước. Ngày nay, có ít nhất 600.000 người Anh giáo, 15 giáo xứ, 250 chi hội và khoảng 400 linh mục Anh giáo ở Zambia. Khoảng 1% dân số là người Hồi giáo, hầu hết sống ở khu vực đô thị. Mặc dù Zambia chính thức là một nước Kitô giáo nhưng việc tự do tôn giáo được đảm bảo và người Hồi giáo nói chung được chấp nhận trong xã hội. Ngoài ra còn có một cộng đồng nhỏ người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazis. Đức tin Bahá'í ở Zambia có hơn 160.000 thành viên, hay 1,5% dân số. == Giáo dục - Y tế == Giáo dục: Chương trình giáo dục miễn phí (học sinh phải trả tiền sách vở). Khoảng 100% số học sinh học xong bậc tiểu học và 1/4 số đó học lên trung học. Zambia có hai trường đại học, bốn trường sư phạm và 14 trường kĩ thuật-dạy nghề. Y tế: Chăm sóc y tế khá đầy đủ. Cả nước có 12 bệnh viện lớn và hơn 60 trung tâm y tế nhỏ, phần lớn đều ở đô thị. Tại Zambia, người ta sử dụng cả y học hiện đại lẫn cổ truyền trong việc chữa trị. Những bệnh nhân không có khả năng chi trả được điều trị miễn phí. Tình trạng thiếu dinh dưỡng, mất vệ sinh và các bệnh tật do đói nghèo gây ra khá phổ biến. == Tham khảo ==
di sản văn hóa cổ đô kyōto.txt
Di sản văn hóa cổ đô Kyoto là tên gọi quần thể chùa chiền Phật giáo, đền thờ của đạo Shinto và lâu đài Hoàng gia tại các thành phố Kyoto, thành phố Uji (đều thuộc tỉnh Kyoto) và thành phố Otsu (thuộc tỉnh Shiga) của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994. Quần thể này bao gồm: Hiện Nhật Bản đang có kế hoạch đăng ký thêm một số kiến trúc khác vào danh sách quần thể di sản cổ đô Kyoto. == Xem thêm == Thành phố Kyoto == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website của UNESCO về Di sản văn hóa cổ đô Kyoto
don budge.txt
John Donald ("Don") Budge (13/6/1915 - 26/1/2000) là một tay vô địch quần vợt Mỹ. Ông được nhiều người cho là một trong những tay quần vợt hay nhất trong lịch sử. Ông nổi tiếng nhất là người đầu tiên thắng Grand Slam tức là thắng 4 giải Vô Địch Úc, Pháp, Anh (Wimbledon), và Mỹ trong cùng một năm (1938). Cho tới nay chỉ có một tay quần vợt nam khác là Rod Laver đã thắng được Grand Slam như Don Budge. Ông được coi là có cú "rờ ve" (trái tay) một tay hay nhất trong lịch sử quần vợt. == Tham khảo ==
giải vô địch bóng đá thế giới conifa.txt
ConIFA World Football Cup là giải đấu bóng đá do ConIFA, dành cho các quốc gia, các dân tộc thiểu số, không quốc tịch và các khu vực không thuộc FIFA, được tổ chức hai năm một lần. == Kết quả == == Số lần tham dự == Ghi chú VĐ — Vô địch ÁQ — Á quân H3 — Hạng ba H4 — Hạng tư TK — Tứ kết XH — Vòng xếp hạng (Những đội xếp cuối vòng bảng) q — Vượt qua vòng loại của giải đấu kế tiếp •• — Vượt qua vòng loại nhưng rút lui • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Rút lui / Cấm / Không được sự chấp thuận của ConIFA — Chủ nhà Mỗi giải đấu, số đội tham dự vòng chung kết trong ngoặc. == Tham khảo ==
đại hội đảng cộng sản việt nam vi.txt
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội (họp trù bị từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 12 năm 1986). Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho 2.027.638 đảng viên cả nước, 35 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế. == Bối cảnh lịch sử == Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng Cộng sản Việt Nam và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh ba vấn đề lớn: Cơ cấu sản xuất Cải tạo xã hội chủ nghĩa Cơ chế quản lý kinh tế Các nguyên nhân chính của khủng hoảng: Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Áp dụng mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội bao cấp Công nghiệp hoá theo lối giản đơn - tập trung vào công nghiệp nặng == Hoạt động của Đại hội == Đại hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về các văn kiện như: Báo cáo chính trị; Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986 - 1990; Báo cáo về bổ sung điều lệ Đảng. Đại hội đã đánh giá những thành tựu những khó khăn của Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra. Những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhũng sai lầm đó, đặc biệt sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan là khuynh hướng trong buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Đại hội đã thông qua bản Điều lệ Đảng đã sửa đổi và bầu Ban Chấp hành trung ương khóa VI gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết. Ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. === Báo cáo chính trị === Báo cáo chính trị nêu ra bốn bài học kinh nghiệm lớn. Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong 5 năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc". Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. ==== Mục tiêu kinh tế - xã hội ==== Mục tiêu cự thể cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy. Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. ==== Đổi mới ==== Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà được hiểu là thay đổi cách thức để đạt được mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Đổi mới về kinh tế Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế: Sản xuất lương thực, thực phẩm Sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất hàng xuất khẩu. Đổi mới về chính trị Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cô cấu và cơ chế kinh tế mới. Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. == Bộ Chính trị và Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa VI == Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Bộ Chính trị Ủy viên chính thức: Nguyễn Văn Linh Phạm Hùng Võ Chí Công Đỗ Mười Võ Văn Kiệt Lê Đức Anh Nguyễn Đức Tâm Nguyễn Cơ Thạch Đồng Sĩ Nguyên Trần Xuân Bách Nguyễn Thanh Bình Đoàn Khuê Mai Chí Thọ Đào Duy Tùng (từ tháng 5-1988) Ủy viên dự khuyết Đào Duy Tùng (đến tháng 5-1988) Ban Bí thư Nguyễn Văn Linh Nguyễn Đức Tâm Trần Xuân Bách Đào Duy Tùng Trần Kiên Lê Phước Thọ Nguyễn Quyết Đàm Quang Trung Vũ Oanh Nguyễn Khánh Trần Quyết Trần Quốc Hương Phạm Thế Duyệt Nguyễn Thanh Bình (bổ sung từ tháng 10-1988) == Ý nghĩa == Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những chủ trương, chính sách mới đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất. == Hạn chế == Sở hữu đất đai; Sức lao động. Hạn chế của Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả, tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối lưu thông. Sau Đại hội, khủng hoảng kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn diễn ra nghiêm trọng. == Xem thêm == Thời bao cấp Kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) Đổi mới == Tham khảo == Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam == Liên kết ngoài == Đổi mới tư duy lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tư liệu của Đảng Cộng sản - từ website Đảng Cộng sản Việt Nam Thông tin về Đại hội VI - từ website Đảng Cộng sản Việt Nam
alajuela (tỉnh).txt
Alajuela là một tỉnh của Costa Rica, nằm ở bắc trung bộ, giáp Nicaragua về phía bắc. Theo chiều kim đồng hồ Alajuela giáp các tỉnh Heredia, San José, Puntarenas và Guanacaste. Tỉnh lỵ là Alajuela. Alajuela có diện tích 9.757,53 km², và dân số là 767.143 (2003)... Về mặt hành chính, tỉnh được chia thành 15 tổng. Tổng (thủ phủ): Alajuela San Ramón Grecia San Mateo Atenas Naranjo Palmares Poás Orotina San Carlos Zarcero Valverde Vega Upala Los Chiles Guatuso == Nhân vật == Alajuela là quê hương của anh hùng dân tộc Costa Rica Juan Santamaría. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Weather in Alajuela, Costa Rica Alajuela in Pictures Alajuela Costa Rica
nhà đinh.txt
Nhà Đinh (chữ Hán: 丁朝, Đinh Triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường cho Lê Hoàn. Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ giành độc lập tự chủ lâu dài của đất nước Việt Nam. Vương triều nhà Đinh đã mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam nên trong các bộ chính sử kể từ Đại Việt sử ký toàn thư, thế kỷ XV, Đại Việt sử ký tiền biên, thế kỷ XVIII, đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thế kỷ XIX, triều đại này, đều được các tác giả lấy làm mốc mở đầu phần Bản kỷ, hoặc Chính biên. Tiếp đến, việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế mang ý thức tự tôn, tự cường dân tộc, có hàm ý so sánh với các Hoàng đế Trung Hoa. == Lịch sử == === Thống nhất giang sơn === Năm 944, Ngô Quyền (vua tự xưng là Ngô Vương) mất, anh/em vợ là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn nhau. Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn - con thứ của Ngô Quyền - làm con nuôi. Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, trở thành Nam Tấn Vương. Ngô Xương Ngập được đưa về, cũng làm vua, là Thiên Sách Vương. Đó là thời Hậu Ngô Vương. Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Đến năm 965, Ngô Xương Văn chết, con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp. Nhưng vì thế lực suy yếu nên lui về giữ đất Bình Kiều. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân. Trong số các lực lượng nổi dậy chống triều đình, nổi lên Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Hoàn). Ông là người Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Cha là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Thời kỳ đó Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở Hoa Lư. Sau vì bất đồng với người chú, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu. Sau khi Trần Minh Công chết , Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Trong hơn 3 năm, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước. === Đinh Tiên Hoàng === Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh có ba con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn (Đinh Tuệ) và Đinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con cả, đã cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lập con út là Hạng Lang làm thái tử. Đinh Liễn quá tức giận nên giết chết Hạng Lang vào mùa xuân năm 979. Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung. Sử ghi thủ phạm là nội nhân Đỗ Thích, nhưng các nhà nghiên cứu gần đây đặt ra giả thiết khác, chủ mưu là Lê Hoàn (sau này làm vua và gọi là Lê Đại Hành) và Dương hậu. === Đinh Phế Đế === Năm 979 Đinh Toàn, con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, là Đinh Phế Đế. Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế nằm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy vậy, lại nghi Lê Hoàn tư thông cùng Thái hậu Dương Vân Nga nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết chết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam sang Chăm Pa, sau đó cùng vua Chăm Pa với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Năm 980, nhà Tống rục rịch điều quân sang đánh Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh kết thúc, truyền được đến đời thứ hai, trị vì 12 năm (968-980). Lê Hoàn sau khi lên ngôi lập ra nhà Tiền Lê đã đánh thắng quân Tống (tháng 4 năm 981). Đinh Toàn trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm 1001, trong lần cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thuỷ Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên chết. == Nội trị == === Bộ máy chính quyền === [[Tập‎|nhỏ|phải|250px|Đồng tiền Thái Bình hưng bảo, tiền đầu tiên ở Việt Nam]] Năm 971, Đinh Tiên Hoàng bắt đầu quy định cấp bậc văn võ trong triều đình. Trong triều có sự tham gia của các nhà sư vì những đóng góp của họ trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân. Vua Đinh phong cho các quan văn võ: Nguyễn Bặc làm Định quốc công Đinh Điền làm ngoại giáp Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư (chức vụ coi việc hình án) Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư Trương Ma Ni làm Tăng lục Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi. Năm 975 vua Đinh ban quy định áo mũ cho các quan văn võ. Bộ máy chính quyền nhà Đinh vẫn được xem là đơn sơ. === Quân đội === Theo sử sách, quân đội nhà Đinh có mười đạo: mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy tổng số theo lý thuyết là 1 triệu người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhiều ý kiến cho rằng con số đó không có thực. Chữ Thập, theo Lê Văn Siêu, chỉ mang tính khái quát toàn thể về cách tổ chức kiểu "ngụ binh ư nông" như nhà Lý sau này, thời bình cho làm ruộng, chỉ huy động khi cần; còn Trần Trọng Kim ước đoán quân đội nhà Đinh nhiều nhất chỉ có đến 10 vạn người. === Pháp luật === Do ảnh hưởng nhiều năm từ thời loạn lạc, có nhiều người quen thói lúc loạn, không chịu tuân theo luật lệ. Do đó vua Tiên Hoàng dùng pháp luật nghiêm ngặt để trừng trị. Đại Việt sử ký toàn thư ghi về việc này: Vua [Đinh Tiên Hoàng] muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm. Trần Trọng Kim cho rằng "hình uy nghiêm như thế, thì cũng quá lắm, nhưng nhờ có những hình luật ấy thì dân trong nước mới dần dần được yên". == Đối ngoại == Nhà Tống đang trên đường thống nhất Trung Quốc sau hơn 50 năm loạn lạc. Quân Tống do Phan Mỹ chỉ huy đã áp sát nước Nam Hán ở cạnh nước Đại Cồ Việt. Năm 970 Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với Tống Thái Tổ. Việc ngoại giao với phương bắc từ đó được duy trì khá đều đặn và hòa bình. Sang năm 972, Tiên Hoàng lại sai con cả Đinh Liễn đi sứ sang Biện Kinh. Năm 973, Đinh Liễn trở về, nhà Tống lại sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tỉnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ. Đầu năm 975, Tiên Hoàng lại sai Trịnh Tú đem vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang triều cống nhà Tống. Ngay mùa thu năm đó, nhà Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù sang gia phong cho Nam Việt Vương Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương. Từ đó về sau, Đinh Liễn được giao làm chủ việc ngoại giao với nhà Tống. Đến năm 976, vua Đinh sai em Trần Lãm là phò mã Trần Nguyên Thái sang nhà Tống đáp lễ. Năm sau (977), ông lại sai sứ sang mừng vua Tống mới là Tống Thái Tông lên ngôi. Đó cũng là lần ngoại giao cuối cùng giữa nhà Đinh và nhà Tống mà sử sách đề cập. == Nhận định == Thời kỳ phục quốc của Việt Nam thế kỷ 10, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc bao gồm Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế (nếu công nhận tính chính thống của nhà Triệu), Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập. Trong hoạt động ngoại giao, nhà Đinh được nhà Tống thừa nhận và coi trọng. Việc vua Đinh khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân (968) là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát, Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất phương Nam. Kế tục nhà Ngô, nhà Đinh tiếp tục xây dựng bộ máy cai trị trên lãnh thổ, dù chưa được hoàn bị như nhà Lý sau này nhưng bước đầu đã đi vào nền nếp. Tổng cộng nhà Đinh có hai đời nhưng thực chất chỉ có 1 đời vua Tiên Hoàng. == Di tích thời nhà Đinh == Ninh Bình là vùng đất có kinh đô Hoa Lư, ở đây có nhiều di tích liên quan đến triều đại nhà Đinh, đặc biệt nằm ở các huyện Hoa Lư, Nho Quan và Gia Viễn như: cố đô Hoa Lư với sông Sào Khê, động Thiên Tôn, động Hoa Lư,... Đặc biệt, quần thể danh thắng Tràng An với rất nhiều di tích thời Đinh đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2014. == Tham khảo == Đại Việt Sử ký Toàn thư Nguyễn Danh Phiệt (1990), Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử cương, Nhà xuất bản Thanh niên == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nhà Đinh 12 năm (968-980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư Chép về Nhà Đinh trên Đại Việt Sử Lược Sử thời Nhà Đinh Giai đoạn độc lập - Nhà Đinh
shenyang j-11.txt
Shenyang J-11 (JianJi-11 - Thẩm Dương J-11) là một loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 (gần như 4,5) của Không quân Quân giải phóng dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK. Ban đầu là một dự án hợp tác giữa Sukhoi và Công ty Máy bay Shenyang (Thẩm Dương), hiện nay nó được Trung Quốc tiếp tục cải tiến và phát triển, và đã được đem trang bị cho nhiều đơn vị Không quân Trung Quốc Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về bản quyền để chế tạo 200 chiếc Sukhoi Su-27S trong nước năm 1996 và Nga sẽ lo việc cung cấp hệ thống điện tử, ra đa và động cơ. Nhưng đến năm 2006 thì thỏa thuận bị dẹp bỏ vì Nga phát hiện Trung Quốc sao chép động cơ và công nghệ để làm ra một phiên bản khác là chiếc J-11. Tuy nhiên Trung Quốc đã tuyên bố là chính mình đã yêu cầu phía Nga ngừng thỏa thuận vì nó không còn đáp ứng tiêu chuẩn của Trung Quốc. J-11 bị xem như một bản sao chế tạo bất hợp pháp không đăng ký giấy phép của chiếc Su-27 dù đã thay thế hệ thống điện tử và vũ khí trên máy bay thành đồ Trung Quốc. Và việc sao chép này cũng xảy ra với chiếc Su-33 để làm ra chiếc Shenyang J-15, và chiếc Su-30MKK để làm ra chiếc Shenyang J-16. == Lịch sử == === Kế hoạch J-11 cũ bị bỏ rơi === Vào thập niên 1970, Công ty Máy bay Shenyang đã đề nghị để thiết kế một mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ trang bị động cơ Rolls-Royce Spey 512 của Anh, nhưng mặt khác lại giống MiG-19 lúc đó đang hoạt động trong các đơn vị không quân của Trung Quốc. Được biết đến với tên gọi J-11, dự án đã bị bỏ rơi do khó khăn trong việc mua động cơ từ Anh. === Kế hoạch J-11 mới === J-11 mới là phiên bản Trung Quốc của mẫu máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không Sukhoi Su-27SK của Liên Xô/Nga. Sukhoi lúc đầu đã cung cấp các gói thiết bị của Su-27 cho Shenyang Aircraft Corporation dựa trên một hợp đồng đã ký vào năm 1995 nhằm lắp ráp loại máy bay này tại các nhà máy ở Trung Quốc, nhưng sau đó các linh kiện lắp ráp Su-27SK sẽ được Trung Quốc sản xuất với tỉ lệ nội địa hóa tăng dần cho đến 70% trên tất cả những chiếc Su-27 do Trung Quốc đặt mua cho Không quân Quân giải phóng (PLAAF). Có nguồn cho rằng Sukhoi đã đồng ý cung cấp một chương trình nâng cấp, được thực hiện vào năm 2001, bao gồm việc cải tiến radar và hệ thống điện tử tấn công. Tuy nhiên, vào năm 2004, các phương tiện thông tin đại chúng của Nga đã đưa tin kế hoạch hợp tác sản xuất J-11 giữa Shenyang và Sukhoi kết thúc sau khi có hơn 100 chiếc được chế tạo. Trước đó, Không quân Trung Quốc đã trưng bày một mô hình của một phiên bản chiến đấu đa năng được nâng cấp từ J-11 vào giữa năm 2002. Nó được trang bị các tên lửa không đối không PL-12 và không đối hạm của Trung Quốc sản xuất, được dự đoán sẽ đảm nhiệm vai trò tấn công biển.1111 Còn thế hệ J-11 sử dụng động cơ WS-10 nội địa nhưng trên thực tế, chất lượng của nó rất kém, ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của họ cũng đã 2 lần từ chối trang bị, chỉ đến khi bị "ép" thì nó mới được tiếp nhận. Trong đó có một lô hàng J-11B xảy ra rung động bất thường khi cất cánh. Và một chiếc J-11BS đã bị vỡ kính buồng lái khi đang bay dù may mắn không bị rơi nhưng đây là lỗi cực kỳ nghiêm trọng. Chương trình J-11B bị đánh giá là đang gặp những vấn đề lớn như gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng về chất lượng điều khiển và đã mất rất nhiều máy bay loại này do gặp tai nạn. Với hàng tấn lỗi và vấn đề rắc rối như thế nên việc sản xuất bị cho là rất chậm khó có thể hình thành trạng thái sẵn sàng trực chiến. Thậm chí chúng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và vẫn vấp phải một số lỗi kỹ thuật nên vẫn chưa thể bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt loại máy bay này. == Triển khai == Hiện nay, PLAAF đã có 7 sư đoàn trang bị J-11, danh sách các sư đoàn này ở bên dưới Sư đoàn không quân số 1 PLAAF, căn cứ đóng tại An Sơn, Liêu Ninh, trang bị J-11 Sư đoàn không quân số 2 PLAAF, căn cứ đóng tại Trạm Giang, Quảng Đông, trang bị Su-27SK, Su-27UBK, và J-11 Sư đoàn không quân số 6 PLAAF, căn cứ đóng tại Ngân Xuyên, Ninh Hạ, trang bị J-11 Sư đoàn không quân số 7 PLAAF, căn cứ đóng tại Trương Gia Khẩu, Hà Bắc, trang bị J-11 Sư đoàn không quân số 14 PLAAF, căn cứ đóng tại Chương Thụ, Giang Tây, trang bị J-11 Sư đoàn không quân số 19 PLAAF, căn cứ đóng tại Trịnh Châu, Hà Nam, trang bị Su-27SK, Su-27UBK, và J-11 Sư đoàn không quân số 33 PLAAF, căn cứ đóng tại Cửu Long Pha, Trùng Khánh, trang bị Su-27UBK == Thiết kế == Loại máy bay này được sản xuất một phần theo giấy phép và không có giấy phép của loại máy bay Sukhoi Su-27SK do Nga sản xuất. Để biết thêm thông tin về thiết kế máy bay, xin mời xem bài Sukhoi Su-27. == Hiện đại hóa == Trung Quốc dự định sử dụng động cơ nội địa WS-10A nhằm thay thế động cơ Saturn Lyulka AL-31F của Nga. Động cơ turbofan WS-10A mới tạo ra lực đẩy lên đến 13,200 kg. Tại triển lãm Châu Hải 2002, Trung Quốc đã trưng bày một bức ảnh về một chiếc J-11 được khẳng định đã được sửa đổi để thử nghiệm động cơ WS-10A. Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông Nga vào tháng 11-2006, Trung Quốc có ý định nâng cấp động cơ cho các phi đội Su-27 hiện có của mình và có kế hoạch mua từ Saturn-Lyulka loại động cơ 117S, một mẫu động cơ phát triển từ động cơ AL-31F-M1, biến thể cải tiến từ AL-31F. == Biến thể == Vào năm 2002, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin Shenyang Aircraft Corporation sẽ thay thế những thành phần của J-11/Su-27SK do Nga chế tạo bằng các thành phần do Trung Quốc sản xuất trong nước. Đặc biệt là thay thế radar NIIP N001 của Nga bằng loại radar điều khiển hỏa lực do Trung Quốc tự chế tạo dựa trên dòng Type 147X/KLJ-X, động cơ AL-31F bị thay thế bởi WS-10A, và tên lửa không đối không R-77 sẽ bị thay thế bởi PL-9 và PL-12 cũng do Trung Quốc tự chế tạo. Một chiếc J-11 đã được chụp ảnh với 1 động cơ AL-31F và 1 động cơ WS-10A để thử nghiệm vào năm 2002. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2007, khi chính phủ Trung Quốc cuối cùng đã tiết lộ thông tin về J-11 nội địa: J-11 sử dụng để thử nghiệm động cơ WS-10 có tên gọi là J-11WS, và trên chương trình truyền hình của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV-7 đã phát những hình ảnh về J-11B vào giữa năm 2007 khi sự tồn tại của J-11 với các bộ phận nội địa cuối cùng đã được xác nhận chính thức. === J-11 === Biến thể do Trung Quốc chế tạo từ Su-27SK với 70% các bộ phận do Trung Quốc tự sản xuất, với một số cải tiến so với Su-27SK nguyên bản, đó là radar, thiết bị điều khiển bay và thêm khả năng tấn công cường kích. Radar: radar nguyên bản N001 trên Su-27SK được Trung Quốc mua vào thập niên 1990 được thay thế bởi loại N001V, và tương tự như N001, có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu. Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar N001 nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Radar N001V trên J-11 đã khắc phục được thiếu sót này, trong khi chọn 1 mục tiêu để công kích, 9 mục tiêu còn lại đang theo dõi sẽ không bị mất. Khác biệt lớn về cấu trúc bên trong giữa 2 loại radar là bộ xử lý TS100 trên radar N001 được thay bằng bộ xử lý TS101M hiện đại hơn trong radar N001V. Thiết bị điều khiển bay: so với Su-27SK chỉ có một màn hình CRT nhỏ đa năng (MFD), J-11 có tổng cộng 2 màn hình hiển thị, một màn hình mới được thêm vào nằm phía trên màn hình CRT cũ, ở góc trên bên phải của bảng điều khiển bay. Màn hình hiển thị đa năng CRT mới này có kích thước giống với màn hình nguyên bản trên Su-27SK, và nó nằm bên phải của HUD. Thêm vào khả năng tấn công cường kích: MFD thêm vào chủ yếu được sử dụng để điều khiển các loại đạn dẫn hướng quang-điện có độ chính xác cao như các tên lửa dẫn hướng bằng vô tuyến hay hồng ngoại nhằm tấn công các mục tiêu trên biển cũng như đất liền, kể từ khi các thiết bị quang-điện gắn ngoài và đạn dược dẫn hướng quang-điện có độ chính xác cao do Trung Quốc tự sản xuất rất khó để có thể trực tiếp gắn lắp vào Su-27SK. Hình ảnh và thông tin cho các loại đạn dược dẫn hướng quang-điện, cũng như các thông tin dữ liệu từ các thiết bị quang-điện gắn ngoài cung cấp không thể hiển thị trên màn hình MFD CRT nguyên bản của Su-27SK, và chúng chỉ có thể hiển thị trên màn hình MFD CRT được gắn thêm. Cho dù điều này bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, phải lưu ý rằng J-11 không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này. === J-11A === J-11A là biến thể nâng cấp radar và các thiết bị đo đạc bay hiện đại hơn, đặc biệt là trang bị EFIS (hệ thống đo đạc thông số bay điện tử) vào hệ thống điện tử. Radar: loại N001V trên J-11 đã bị thay thế bởi loại N001VE, N001VE có cùng khả năng theo dõi số mục tiêu giống N001V. Radar N001VE có thể tấn công 2 mục tiêu trong số 10 mục tiêu đang theo dõi bằng các tên lửa không đối không tự dẫn đường bằng radar bán chủ động. Sự khác biệt về cấu trúc chính bên trong giữa 2 loại radar là bộ xử lý TS101M cũ của radar N001V được thay thế bằng loại BCVM-486-6 hiện đại hơn, nhiều chức năng hơn, bộ xử lý này thuộc dòng vi xử lý Baguet trong radar N001VE mới. HMS: một hệ thống hiển thị trên mũ phi công (HMS) do Trung Quốc tự cải tiến lần đầu tiên xuất hiện trên J-11A, nó sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn trên mọi phiên bản của J-11, bao gồm cả J-11. EFIS: hầu hết các thiết bị chỉ thị thông số analog trên Su-27SK nguyên bản đã bị loại bỏ, và thay thế bằng 4 màn hình hiển thị đa chức năng (MFD), đây là một phần của tổng thể hệ thống EFIS được thế kế bởi China Aviation Industry Corporation I (Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc I). Có 3 màn hình MFD lớn chiếm hầu hết diện tích của bảng thông số bay, với MFD ở giữa thấp hơn 2 MFD khác ở hai bên. Một màn hình MFD màu cỡ nhỏ được đặt dưới 3 MFD, ở phía dưới góc phải của bảng thông số bay. === J-11B === Đây là phiên bản đa năng thế hệ 4.5 sử dụng nhiều thành phần nội địa hơn, bao gồm radar, động cơ và tên lửa. Kỹ sư trưởng của chương trình J-11B là tiến sĩ Guo Dianman (郭殿满 - Quách Điện Mãn). Trung Quốc quan tâm đến việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài vì lý do giá cả và mong muốn tăng cường tiềm lực nghiên cứu và thiết kế trong nước. Có thông báo rằng hiện một trung đoàn J-11B đang hoạt động, nhưng điều này có vẻ mâu thuẫn với các thông tin mới nhất do chính phủ Trung Quốc cung cấp: đến tháng 5-2007, sự tồn tại của J-11B cuối cùng đã được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên trước khi các đài truyền hình Trung Quốc lần đầu tiên phát các hình ảnh về J-11B trong biên chế của PLAAF (Không quân Quân giải phóng). Tuy nhiên, những thông báo chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ có 2 phi đội J-11B đang hoạt động, thay vì một trung đoàn gồm tới 3 phi đội (tính đến cuối năm 2007). Theo thông báo của Trung Quốc, và được một số nguồn tin phương Tây đồng tình như Jane's Information Group, J-11B có những tính năng cao hơn Su-27SK trong một số bộ phận: Sử dụng nhiều vật liệu composite hơn (chủ yếu là sợi carbon), giảm trọng lượng của máy bay hơn 700 kg, trong khi tuổi thọ của bộ phận composite tăng hơn 10.000 giờ so với các bộ phận chế tạo từ thép. Thiết kế lại khe hút khí nhằm giảm diện tích phản xạ radar, điều này kết hợp với việc sử dụng vật liệu composite và ứng dụng vật liệu hấp thụ sóng radar đã giảm diện tích phản xạ radar từ 15 m² của Su-27SK xuống còn nhỏ hơn 3 m² trên J-11B. J-11B có khả năng tấn công đối đất/đối biển đầy đủ, nó có thể phóng nhiều loại vũ khí dùng để đối đất/đối hải có độ chính xác cao. Được xác nhận trang bị động cơ turbofan WS-10 (sẽ được nâng cấp thành WS-10A trong tương lai), theo tuyên bố của Trung Quốc có giá thành vận hành rẻ hơn so với AL-31F. Kết hợp hệ thống tạo oxy trong buồng lái (OBOGS): với những trường hợp ngoại lệ của Su-35 và Su-37, J-11B là loại đầu tiên thuộc dòng Su-27 kết hợp công nghệ như vậy. Do việc áp dụng các thiết kế theo phong cách phương Tây nên J-11B có các tính năng như vi điện tử dạng rắn và điều khiển máy tính số hóa hoàn toàn, Trung Quốc tuyên bố hệ thống OBOGS nội địa tốt hơn so với hệ thống analog do Nga giới thiệu với Trung Quốc. Cải tiến radar: radar mới có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng một lúc, và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Khi sử dụng khóa các mục tiêu cỡ lớn như tàu khu trục, tầm tối đa của radar là trên 350 km. Tầm quét phát hiện các mục tiêu trên không không được Trung Quốc công bố, nhưng chắc chắn nó sẽ ngắn hơn nhiều, như tất cả các loại radar. Những tuyên bố chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng radar này tốt hơn so với dòng radar 147x/KLJ-X. Trái ngược với các ý kiến sai lầm bởi nhiều nguồn tin của Trung Quốc, đa nhầm lẫn cho rằng radar được gắn một anten mạng pha thụ động, tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc như tạp chí kỹ thuật và các ấn phẩm có tiết lộ rằng radar vẫn dùng một anten mạng rãnh hai chiều. Hệ thống điện tử bán dẫn(solid state - nhiều người dịch là dạng rắn nhưng cần phải chú ý rằng trong ngành điện tử,solid state có nghĩa là bán dẫn) số hóa hoàn toàn đã thay thế hệ điện tử tương tự trên Su-27SK. Vào giữa năm 2007, đài truyền hình trung Ương Trung Quốc CCTV-7 đã phát một đoạn phim các phi công Trung Quốc trong buồng lái của J-11B, với LCD của buồng lái kính J-11B có thể nhìn thấy rõ ràng, dù các thông báo chính thức của chính phủ chỉ tuyên bố thay thế hệ thống điện tử nguyên bản với hệ thống điện tử bán dẫn số hóa hoàn toàn do Trung Quốc tự sản xuất, và không có gì thuộc về EFIS hay buồng lái kính được đề cập. So với EFIS trước đó trên J-11A, sự khác biệt rõ nhất là MDF LCD trên J-11B được sắp thẳng hàng, thay vì màn hình ở giữa thấp hơn 2 bên. Việc sắp xếp, bề ngoài và bố trí của các MFD và EFIS của J-11B tương tự như khái niệm thiết kế chung của phương Tây. Hệ thống cảnh báo tên lửa tiếp cận. Mặc dù từ lâu đã đồn rằng J-11B có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, người ta không thể xác định rõ. Giáo sư Wang cũng tiết lộ trong cùng một cuộc phỏng vấn rằng J-11B sản xuất hàng loạt sẽ được trang bị động cơ trong nước. === J-11BS === Phiên bản hai chỗ trước sau của J-11B đang phát triển, theo một số nguồn tin thì đây là phiên bản Trung Quốc của Su-30MK2/3. Chữ cái S được cho là chữ viết tắt của từ Shuangzuo, nghĩa là hai chỗ trong tiếng Trung Quốc. Sự tồn tại của J-11BS được chính thức công nhận bởi chính phủ Trung Quốc vào năm 2007, và một mô hình lớn của J-11BS đã được trưng bày công khai vào ngày 9 tháng 6-2007 buổi lễ khai trương bảo tàng hàng không vũ trụ mới của Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của viện công nghệ này. === Nâng cấp Su-27SK === Cả hệ thống phụ không đối không SUV-VEP và không đối đất SUV-P của hệ thống điều khiển hỏa lực trên Sukhoi Su-30MKK đã được trang bị cho Su-27SK một chỗ nâng cấp của Trung Quốc, và một đội hỗn hợp gồm kỹ sư của Viện nghiên cứu khoa học thiết kế công cụ Tikhomirov (NIIP) và Nhà máy công cụ nhà nước tại Ryazan đã thành nhà thầu chính cung cấp gói thầu nâng cấp hệ thống điện tử cho Trung Quốc. Hệ thống phụ SUV-VEP sửa đổi được gọi tên là SUV-VE, trong khi hệ thống phụ SUV-P sửa đổi được gọi tên là SUV-PE đã được chấp nhận trang bị cho Su-27SK nâng cấp của Trung Quốc. Các thiết bị đồng hồ chỉ thị thông số bay analog trên bảng điều khiển bay của Su-27SK được thay thế bằng 2 màn hình hiển thị đa năng 6 in x 6 in MFI-10-6M và một màn hình LCD MFIP-6. Theo phía Nga tuyên bố tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 6, trên 60 chiếc Su-27SK của Trung Quốc đã được nâng cấp tính đến cuối năm 2006. Radar cũng được nâng cấp, nhưng việc nâng cấp không phải là một phần của thỏa thuận được ký với các nhà thầu của Nga. Thay vào đó, việc nâng cấp do chính Trung Quốc thực hiện từng bước, nhưng không có thông tin chính thức về chính xác loại radar được sử dụng nâng cấp, và do đó có tin đồn radar mạng pha bị động được sử dụng trong nâng cấp không được xác nhận. Với radar cải tiến, Su-27SK nâng cấp có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Từ sau thông tin nâng cấp vào năm 2006, không có thông tin mới về Su-27SK nâng cấp của Trung Quốc. === J-11C (hay J-11BJ) === Phiên bản hoạt động trên tàu sân bay chưa được chế tạo, được suy đoán dựa trên sự thành công của phiên bản Su-33 của Hải quân Nga. Mô hình đầu tiên của J-11C được trưng bày công khai tại triển lãm hàng không và quốc phòng tại Trung Quốc vào cuối năm 2002, và mô hình được trưng bày này có thể mang tất cả các tên lửa đối hạm hiện có của Trung Quốc, cũng như tên lửa không đối không kể cả PL-12. == Quốc gia sử dụng == Trung Quốc: Không quân Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Quốc Campuchia:có 1 chiếc được bàn giao vào năm 1960 từ Trung Quốc nhưng không sử dụng do Bản mẫu:Pôn Pốt xụp đổ == Thông số kỹ thuật (J-11/A) == Dữ liệu lấy từ Sino Defense.com. === Đặc điểm riêng === Tổ lái: 1 Chiều dài: 21,9 m (72 ft 0 in) Sải cánh: 14,70 m (48 ft 3 in) Chiều cao: 5,92 m (19 ft 6 in) Diện tích cánh: 62,04 m² (667,8 ft²) Trọng lượng rỗng: 16.380 kg (36.110 lb) Trọng lượng cất cánh: 23.140 kg (51.010 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 33.000 kg (73.000 lb) Động cơ: 2 × Lyulka AL-31F hoặc Woshan WS-10A "Taihang", 74,5 kN / 89,17 kN (16.800 lbf / 20.050 lbf) mỗi chiếc và khi đốt sau 123 kN / 129,4 kN (27,600 lbf / 29,101 lbf) === Hiệu suất bay === Vận tốc cực đại: Mach 2,35 (2.500 km/h, 1.600 dặm mỗi giờ) Vận tốc hành trình: Tầm bay: 3.720 km (2.010 hải lý, 2.310 dặm) Bán kính chiến đấu: 2.000 km (1.240 dặm) Trần bay: 19.000 m (62.523 ft) Vận tốc lên cao: >325 m/s (64.000 ft/min) Lực nâng của cánh: 371,0 kg/m² (76 lb/ft²) Lực đẩy/trọng lượng: 0,66 / 1,09 (đốt sau) G-limit: 9 g === Vũ khí === Súng: 1× pháo 30 mm (1,18 in) Gryazev-Shipunov GSh-30-1 Giá treo: 10 mang Tên lửa: PL-12 PL-9 PL-8 Vympel R-27 Vympel R-73 Rocket Bomb === Hệ thống điện tử === Radar điểu khiển hỏa lực: NIIP Tikhomirov N001VE Myech Hệ thống quang điện OEPS-27 HMS NSts-27 Thiết bị gắn ngoài Gardeniya ECM == Tham khảo == == Xem thêm == === Máy bay có tính năng tương đương === Sukhoi Su-27
hypena madefactalis.txt
Hypena madefactalis là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Loài này có ở extreme miền nam Canada (Quebec) tới Georgia và Texas. Sải cánh dài 25–32 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 8 ở phía nam và từ tháng 5 đến tháng 8 in the north. Mỗi năm loài này có ít nhất hai thế hệ. Ấu trùng ăn walnut, mainly Juglans nigra và Juglans cinerea. Larvae have also been reared on shagbark cây mại châu. == Liên kết ngoài == Owlet Caterpillars of Eastern North America (Lepidoptera: Noctuidae) Bug Guide Images Phương tiện liên quan tới Hypena madefactalis tại Wikimedia Commons == Chú thích ==
tính giao hoán.txt
Trong toán học, một phép tính R được coi là giao hoán nếu đổi thứ tự tính thì kết quả vẫn không thay đổi. Ví dụ, phép toán hai ngôi R, thực hiện trên hai phần tử đầu vào a và b, được xem là giao hoán khi: a R b = b R a. == Ví dụ == === Các phép toán có tính giao hoán === Phép cộng trên tập các số thực là một phép tính giao hoán vì: a + b = b + a Một phép tính giao hoán cho phép ta thực hiện phép tính theo bất kỳ thứ tự nào. Do đó, khi cộng nhiều con số, ta có thể cộng theo bất kỳ thứ tự nào, số nào trước, số nào sau cũng được. Phép nhân số thực là một phép tính giao hoán vì: a × b = b × a Phép giao trên các tập hợp là một phép tính giao hoán::A ∩ B = B ∩ A === Các phép toán không có tính giao hoán === Phép trừ số thực là một phép tính không giao hoán vì: a - b ≠ b - a Vì vậy, khi học tính trừ, ta tách riêng số trừ với số bị trừ. Phép nhân hữu hướng hai vectơ là một phép tính không giao hoán, vì: v × w = -w × v ≠ w × v == Toán tử giao hoán == Một toán tử là phép toán tác động lên một hàm số bất kì và cho ra một hàm số mới. Ví dụ: A f(x,y,z) = g(x,y,z) thể hiện toán tử A tác dụng lên f(x,y,z) tạo ra hàm g(x,y,z). Một số loại toán tử thường gặp như toán tử đạo hàm, A = d / d x {\displaystyle d/dx} , hay toán tử Laplace, A = d 2 / d x 2 + d 2 / d y 2 + d 2 / d z 2 {\displaystyle d^{2}/dx^{2}+d^{2}/dy^{2}+d^{2}/dz^{2}} Hai toán tử có tính giao hoán khi thứ tự của hai toán tử này tác động lần lượt lên một hàm không ảnh hưởng đến kết quả cho ra. Nói chung hai toán tử bất kỳ thường không giao hoán, vì thứ tự tác động là quan trọng. Giao hoán tử của hai toán tử A và B, là toán tử được định nghĩa là: [A,B] = A B - B A Ở đây xảy ra hai trường hợp: [A,B] = A B - B A ≠ 0 - hai toán tử A, B không giao hoán với nhau. [A,B] = A B - B A = 0 - hai toán tử A, B giao hoán với nhau. Đây gọi là hệ thức giao hoán giữa hai toán tử. Một số hệ quả [A,B] + [B,A] = 0 [A,A] = 0 [A,B+C] = [A,B] + [B,C] [A+B,C] = [A,C] + [B,C] [A,BC] = [A,B]C + B[A,C] [AB,C] = [A,C]B + A[B,C] [A,[B,C]] + [C,[A,B]] + [B,[C,A]] = 0 == Trong cơ học lượng tử == Trong cơ học lượng tử, mỗi phép đo đều ứng với một toán tử, và kết quả đo thu được khi tác động toán tử lên hàm sóng của hệ vật chất. Hai phép đo không thể được đo cùng lúc với sai số bằng 0 nếu hai toán tử ứng với chúng không giao hoán với nhau. Đây là nội dung của nguyên lý bất định Heisenberg. == Xem thêm == Phép toán hai ngôi Kết hợp Phân phối Giao hoán tử == Tham khảo == Commutators in Quantum Mechanics, David Sherrill, 2006-08-15 Foundations of Quantum Mechanics: From Photons to Quantum Computers, Reinhold Blümel == Liên kết ngoài == [Heisenberg Uncertainty Principle|http://chemistry.illinoisstate.edu/standard/che460/handouts/460hup.pdf]
chủ nghĩa quân phiệt.txt
Chủ nghĩa quân phiệt là trào lưu tư tưởng của một chính phủ hay của quần chúng chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị dùng nó một cách hung tợn để bảo vệ hay đòi hỏi quyền lợi của quốc gia. Chủ nghĩa quân phiệt luôn luôn là yếu tố quan trọng của những ý thức hệ đế quốc, hay xâm lược của nhiều quốc gia trong suốt lịch sử loài người. Những thí dụ tiêu biểu như thành phố Hy Lạp Sparta, Đế quốc La Mã, Đế quốc Phổ, Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật Bản, Liên Xô, Đức Quốc xã và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Sau thế chiến thứ hai chủ nghĩa quân phiệt xuất hiện qua nhiều nước sau thời kỳ thực dân tại châu Á (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Myanma và Campuchia của Pol Pot) và ở châu Phi như (Liberia, Nigeria và Uganda). Các chế độ quân phiệt cũng thấy hiện lên ở Mỹ Latinh như chính quyền cực hữu của Augusto Pinochet ở Chile, giành được quyền lực nhờ đảo chính và dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, trong khi những nước khác chính phủ quân sự có khuynh hướng thiên tả như của Hugo Chávez ở Venezuela, được dân bầu lên. === Quân đội và chiến tranh === Khuynh hướng Chủ nghĩa quân phiệt là ý muốn trang bị vũ khí quá mức, vai trò của quân đội gia tăng trong chính trị đối nội và đối ngoại hoặc là sử dụng bạo động như vũ khí cho chính trị. Họ thường tạo ra một lãnh tụ độc đoán, có nhiều quyền lực, và hung tợn. Những xã hội quân phiệt thường chú trọng đến những tập quán quân sự và địa vị như phân chia cấp bậc, huy chương, danh dự và anh hùng. Chủ nghĩa quân phiệt không đồng nghĩa với bộ phận quân đội. Nó nói lên một định hướng xã hội thiên về tư tưởng quân sự. Một xã hội nặng về quân sự không phải lúc nào cũng dẫn tới chiến tranh. Ngược lại cũng có những trụ sở quân sự mà nhìn không thấy có nét quân phiệt. === Đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt === Mặc đồng phục, tuân lời và phân biệt cấp bậc rõ ràng Huy chương, huyền thoại, sùng bái anh hùng Say mê quyền lực và tính ưu việt Ca tụng bạo lực, chiến tranh và vũ khí Khoe khoang sức mạnh và sự bất khuất Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ quân đội. Con người được mài dũa phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung thích hợp với xã hội đó. Lãnh tụ được thành tượng hóa. Người ta chấp nhận cái chế độ đó không xét lại. Sự trao dồi về quân sự với mục đích là để luyện cho binh lính tuân lệnh, không đắn đo khi phải giết người khác. Con người bị ảnh hưởng của tập thể phải từ bỏ cá tính riêng của mình. Những hệ thống như vậy được duy trì nhờ sự kiểm soát, tội lỗi, sợ bị phạt. Một mặt khác những phần thưởng như tăng lương, tăng chức và các gương mẫu chiêu dụ người ta làm theo. == Xã hội quân phiệt ở thành bang Sparta == Xứ Sparta cho đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên là một thành phố tự trị, theo chủ nghĩa quân phiệt và thành bang này chẳng khác gì một trại lính. Số người nô lệ và helots (không phải nô lệ nhưng không có quyền công dân, chỉ làm việc ruộng đồng) đông hơn công dân Sparta. Khi vừa lên bảy, đứa bé trai thành Sparta sẽ bị bắt khỏi gia đình để đưa vào một loại câu lạc bộ quân sự, nơi huấn luyện nó chiến đấu và sinh hoạt theo kỷ luật sắt. Những kỹ năng duy nhất được dạy là kỹ năng quân sự, mạnh khỏe, kỷ luật và cam đảm, chứ không phải để trau dồi văn hóa, nghệ thuật. Đứa bé nào sinh ra mà bị dị tật hoặc yếu ớt sẽ bị bỏ cho chết đói trong hang động trên núi, một đứa bé như vậy theo quan điểm của người Sparta là không được phép sống. Cơ sở quân sự được đào tạo để giữ những người nô lệ và người helots khỏi nổi loạn. Đàn ông được khuyến khích lấy vợ vào tuổi 20, nhưng chỉ được ở với gia đình từ tuổi 30 sau thời gian tích cực trong quân đội. == Con đường của Nhật Bản tiến tới chủ nghĩa quân phiệt == Chủ nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc tại Nhật phát triển dần dần từ thời Minh Trị vì 5 lý do chính: Hâm mộ chủ nghĩa đế quốc kiểu phương Tây Các nhà lãnh tụ Minh Trị tìm kiếm con đường để làm cho Nhật trở thành một quốc gia thượng hạng, bao gồm thế lực và sức mạnh nhờ chiếm đóng lãnh thổ ngoại bang. Trong thế kỷ thứ 19 những cường quốc phương Tây như Anh quốc, Đức, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nga và Ý chiếm được rất nhiều lãnh thổ bằng những phương tiện quân sự. Do biết rất rõ lịch sử lâu đời của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, mà đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, những nhà lãnh đạo thời Minh Trị muốn tham dự với những cường quốc phương Tây để đòi hỏi quyền lợi và những ưu tiên tại các nước châu Á khác. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo này biết rằng quốc gia họ cần hiện đại hóa và gây sức mạnh cho quân đội trước khi họ bắt đầu đặt điều kiện với các nước phương Tây. Ngay cả sau khi Nhật đã bỏ công xây dựng quân đội trong nhiều năm, các nhà lãnh tụ Nhật hiểu rằng vào năm 1895 họ vẫn chưa được ngang hàng với các đế quốc phương Tây khác. Mặc dù, Nhật thắng trận trong cuộc chiến tranh Hoa-Nhật vào năm 1894 - 1895, và nhờ vậy chiếm được Đài Loan và đã đòi được Trung Hoa bồi thường cho một số tiền lớn, Nhật không thể chống cự lại các thế lực phương Tây khác khi Nga, Đức, và Pháp đòi Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông mà họ đã chiếm được trong chiến tranh. Việc này đã dẫn tới sự phát triển quân sự nhanh chóng giữ năm 1895 và 1904. Lo ngại về an ninh Những khuynh hướng về quân phiệt càng phát triển mạnh khi các nhà lãnh đạo trong chính phủ nhận thấy sự cần thiết để bảo vệ quốc gia chống lại Nga và các cường quốc phương Tây khác. Quan sát những tiến bộ về kỹ thuật và sự vượt trội về sức mạnh quân sự nói chung và hải quân nói riêng của phương Tây, Nhật đã sợ là sẽ bị xâm chiếm bởi một nước phương Tây như là Nga. Và với một nước Trung Hoa quá yếu về quân sự và kinh tế vào cuối thế kỷ thứ 19, các nhà lãnh đạo Nhật sợ rằng, khi các thế lực phương Tây tranh giành lẫn nhau có thể làm sụp đổ chính thể Trung Hoa và như vậy có thể gây ảnh hưởng nặng tới sự an ninh của Nhật Bản. Yamagata Aritomo, được xem như là cha đẻ của quân đội Nhật cấp tiến cổ võ cho sự bành trướng lãnh thổ vì lý do an ninh hơn là muốn chế ngự. Kiểm soát lãnh thổ của Hàn Quốc tiêu biểu một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ Nhật chống lại các nước phương Tây, bởi vì Hàn Quốc có cả biên giới với Nga và Trung Hoa. Nhật không nhận ra rằng, họ phải kiểm soát cả bán đảo Liêu Đông nằm phía nam của Mãn Châu để đảm bảo cho việc phòng thủ Hàn Quốc. Mặc dù Nhật đã chiếm được bán đảo Liêu Đông trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, sự can thiệp của Nga, Đức, và Pháp vào năm 1895 buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo này. Nga chiếm cảng Arthur ở đỉnh của bán đảo Liêu Đông vào năm 1898, làm gia tăng cái cảm tưởng không được an ninh của Nhật. Mặc dù liên hiệp quân sự với Anh vào năm 1902 đã cho Nhật một đồng minh trong trường hợp bị tấn công, những tranh chấp liên tục với Nga đã dẫn tới cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904 - 1905. Tin tưởng vào vai trò lãnh đạo ở châu Á Vào cuối thế kỷ thứ 19, nhiều nhà lãnh tụ Nhật tin tưởng là nước họ có một "vận mạng hiển nhiên" để giải thoát các nước châu Á khác thoát khỏi vòng kìm tỏa của các nước đế quốc phương Tây và để dẫn dắt các quốc gia này tới một sức mạnh và thịnh vượng tập thể. Fukuzawa Yukichi và các nhà văn khác vào cuối thế kỷ 19 ủng hộ sự bành trướng của Nhật ra hải ngoại và chính sách xã hội Darwin, mà đã đề xướng sự sinh tồn của những nền văn hóa mạnh nhất qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Vào năm 1905, Nhật trở thành quốc gia châu Á đầu tiên mà đã đánh bại một cường quốc phương Tây, đó là Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904 - 1905, đã làm vững lòng tin của Nhật trong sứ mạng của họ dẫn dắt các nước châu Á và khuyến khích các vị lãnh đạo của các quốc gia châu Á khác là họ có khả năng đứng lên chống lại các mưu đồ của các nước đế quốc phương Tây. Nhiều nhóm và các nhà văn quốc gia quá khích, chẳng hạn như nhóm đảng Hắc Long và Kita Ikki, giành được sự cảm tình càng ngày càng tăng với quan điểm của họ rằng Nhật nên lãnh đạo châu Á để đuổi các thế lực ngoại bang bằng một cuộc chiến tranh chính nghĩa nếu cần thiết. Nhiều nhóm quốc gia quá khích này tin tưởng rằng đạo đức trong sáng của dòng giống Yamato và dòng giống đặc biệt của Nhật Bản là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu cho quyền người Nhật đóng vai trò lãnh đạo tại châu Á. Khiêu khích bởi các thế lực phương Tây Một loạt các hành động ép buộc, khiêu khích bởi các đế quốc phương Tây từ thập niên 1850 - 1930 gây ra những sự bực tức giữa những người dân Nhật. Nhật đã phải ký những hòa ước không bình đẳng với Mỹ, Pháp, Hà Lan, và Nga vào năm 1858 hạn chế chủ quyền của Nhật, như nhường đất ngay trên lãnh thổ của mình. Nó có nghĩa là người ngoại quốc ở Nhật không phải bị xử theo luật pháp của Nhật. Hòa ước hải quân tại hội nghị Washington 1921 - 1922 buộc Nhật phải chấp nhận tỷ lệ về số tàu chiến không có lợi là 5:5:3 theo thứ tự cho Mỹ, Anh và Nhật, và các thế lực phương Tây lại bắt buộc Nhật tại hội nghị Hải quân London chấp nhận với cùng tỷ lệ cho các Tàu tuần dương hạng nặng Những thành kiến kỳ thị chủng tộc nặng nề đối với người Nhật, thêm vào đối với những người Hoa và những người châu Á khác, đã dẫn tới những việc xô xát nghiêm trọng đối với người Nhật. Vào năm 1919 tại hội nghị hòa bình Paris, các nước phương Tây đã từ chối một lời yêu cầu đơn giản của Nhật chỉ thêm một câu về sự bình đẳng của các chủng tộc trong hiến chương của Hội Quốc Liên. Năm 1905 California đã ban hành luật lệ kỳ thị người Nhật (anti-Japanese legislation). Năm sau đó, hội đồng giáo dục tại San Francisco ra lệnh cho trẻ em Nhật và các nước châu Á khác phải học những trường riêng biệt. Năm 1924, Mỹ ra luật Japanese Exclusion Act để ngăn ngừa không cho dân Nhật di cư tới Mỹ. Hàng loạt những sự lăng mạ quốc tế tới sự tự hào và địa vị của người Nhật đã châm dầu vào những tư tưởng quân phiệt và đế quốc của các lãnh tụ chính quyền và các phần tử quốc gia quá khích Nhật. Những lợi ích về kinh tế Bởi vì Nhật lệ thuộc rất nặng về thương mại quốc tế, nên tình trạng kinh tế suy thoái trên thế giới đã bắt đầu vào năm 1929 đã gây ra nhiều thử thách kinh tế lớn lao đối với người dân Nhật. Sự suy thoái lớn lao và lan rộng trên khắp thế giới lại xảy ra ngay sau cuộc động đất Kantô vào năm 1923 gây nhiều thiệt hại và đã làm cho nền kinh tế trì trệ suốt thập niên 1920, đã gây nhiều gian khổ cho nông dân và những người làm việc cho những hãng nhỏ. Bước vào thập niên 1930 những động cơ kinh tế cho đế quốc Nhật trở nên rất mạnh để bảo đảm những thương mại quốc tế được tiếp tục. Kinh tế phát triển đòi hỏi một thị trường xuất khẩu mạnh cho vải vóc của Nhật cùng các thứ hàng hóa khác. Các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã cung cấp những cơ hội thị trường tốt đẹp nhất cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật. Bởi vậy chính phủ Nhật cần phải đảm bảo là nền thương mại này sẽ không bị gián đoạn bằng cách đạt được các quyền về thương mại và chuyên chở tại Trung Quốc. Kinh tế Nhật cũng đòi hỏi sự nhập khẩu các nguyên liệu để cung cấp cho các hãng xưởng của nền kỹ nghệ. Những đất đai rộng rãi và những nguồn tài nguyên dồi dào tại Mãn Châu như là sắt và than đá cung cấp một lời giải cho khó khăn của nước Nhật vì quá đông dân và nhu cầu về nguyên liệu cho các kỹ nghệ nặng, mà tập trung vào việc xây dựng những dụng cụ quân sự. Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931. Nhật sau đó xâm lấn tới những quốc gia khác tại Nam Á để bảo đảm có đầy đủ tài nguyên để duy trì sự tự túc. Thí dụ: Nhật cần dầu hỏa từ công ty Dutch East Indies để cung cấp cho nền kỹ nghệ và quân sự của nó. == Tham khảo ==
đàm phán sáu bên.txt
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tuyên bố họ có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 2003. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều cuộc họp diễn ra với sáu quốc gia tham gia: Trung Quốc (chủ nhà), Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ, Nga và Nhật Bản. Các vòng đàm phán trước (từ 2003 đến 2007) không có tiến triển gì, nhưng kể từ vòng đàm phán thứ năm - giai đoạn ba, Bắc Triều Tiên đồng ý đóng cửa các cơ sở hạt nhân, đổi lại, họ muốn nhận viện trợ về nhiên liệu và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 4 năm 2009, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp và ra quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên trước việc họ phóng tên lửa vào ngày 5 tháng 4, 2009 mà họ cho rằng đó là một vụ phóng vệ tinh. Để phản ứng quyết định trên, ngày 14 tháng 4, 2009, Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu hạt nhân của họ. Bắc Triều Tiên cũng đã trục xuất tất cả các thanh tra viên hạt nhân từ các quốc gia ra khỏi lãnh thổ mình. == Nội dung == == Tiến trình == === Vòng thứ nhất (27 tháng 8 - 29 tháng 8 năm 2003) === Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Young-il, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Trung Quốc: Wang Yi, Phó bộ trưởng Ngoại giao Nga: Alexander Losyukov, Thứ trưởng Ngoại giao Mục tiêu đạt được: Tuyên bố chung, tiếp tục có thêm một cuộc đàm phán Không có sự thỏa thuận gì giữa các bên. === Vòng thứ hai (25 tháng 2 - 28 tháng 2 năm 2004) === Đại diện: Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Trung Quốc: Wang Yi, Phó bBộ trưởng Ngoại giao Nga: Alexander Losyukov, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Mục tiêu đạt được: Tuyên bố chung với bảy điểm, bao gồm: phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, tồn tại cách hòa bình giữa những nước tham gia, nhấn mạnh việc cùng nhau phối hợp để giải quyết khủng hoảng. Thỏa thuận tổ chức vòng đàm phán thứ ba với sự tham gia đầy đủ của các bên trong quý hai, năm 2004. === Vòng thứ ba (23 tháng 6 - 26 tháng 6 2004) === Đại diện: Hàn Quốc: Lee Soo-hyuk, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: James Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Trung Quốc: Wang Yi, Phó bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Yabunaka Mitoji, Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao Mục tiêu đạt được: Tuyên bố chung với tám điểm, bao gồm: Tiếp tục tổ chức vòng đàm phán thứ tư tại Bắc Kinh trước tháng 9 năm 2005. Củng cố lại các cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. === Vòng thứ tư === ==== Giai đoạn 1 (26 tháng 7 - 7 tháng 8 2005) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Song Min-soon, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Mục tiêu đạt được: Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên không đồng tình về cách hiểu "sử dụng năng lượng hạt nhân nhằm mục đích hòa bình". Ngưng các cuộc hội đàm ba tuần cho Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). ==== Giai đoạn 2 (13 tháng 9 - 19 tháng 9 2005) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Song Min-sớm, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mục tiêu đạt được: sáu điểm, bao gồm: Thẩm tra lại việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhìn lại những vấn đề đạt được từ Tuyên bố Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên năm 1992 Bắc Triều Tiên phải đồng ý bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân, trở lại hiệp ước NPT càng sớm càng tốt. Các quốc gia vẫn tôn trọng việc Bắc Triều Tiên "sử dụng năng lượng hạt nhân vì hòa bình". Vấn đề của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ (LWR) sẽ được thảo luận "tại một thời điểm thích hợp". Hoa Kỳ và Hàn Quốc chính thức tuyên bố rằng, họ không có vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Hoa Kỳ khẳng định, họ không có ý định tấn công hoặc xâm lược Bắc Triều Tiên và bảo đảm vấn đề an ninh này có hiệu lực Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên làm việc để bình thường hóa quan hệ, tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng nhau tồn tại hòa bình. Nhật Bản và Bắc Triều Tiên làm việc để bình thường hóa quan hệ, phù hợp với Tuyên bố Bình Nhưỡng khi giải quyết các tranh chấp về di tích lịch sử. Năm bên khác cam kết thúc đẩy kinh tế thông qua tăng cường hợp tác song phương, đa phương, hợp tác kinh tế năng lượng, thương mại và đầu tư. Hàn Quốc khơi thông trở lại hai triệu kiloWatts điện cho Bắc Triều Tiên. Bán đảo Triều Tiên tự thương lượng các hiệp ước hòa bình riêng. Nguyên tắc "Nói là làm" hay "lời nói đi đôi với hành động" sẽ được quan sát, nhấn mạnh "cùng phối hợp các biện pháp". Thỏa thuận tổ chức vòng đàm phán thứ năm vào đầu tháng 11 năm 2005. === Vòng thứ năm === ==== Giai đoạn 1 (9 tháng 11 - 11 tháng 11 2005) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Song Min-soon, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Mục tiêu đạt được: Tuyên bố sáu điểm cơ bản giống với tuyên bố của vòng trước, ngoại trừ: Việc sửa đổi nguyên tắc "lời nói đi đôi với hành động" thành "cam kết đi đôi với hành động". ==== Những sự kiện giữa các giai đoạn 1 và 2 ==== Không có thỏa thuận sẽ tổ chức thêm các cuộc đàm phán, mặc dù tháng ba 2006 có khả năng xem xét tại thời điểm. Tháng 4 năm 2006, Bắc Triều Tiên đồng ý khôi phục đàm phán nếu Hoa Kỳ giải tỏa lệnh đóng băng tài của họ tại một ngân hàng ở Ma Cao. Hoa Kỳ tuyên bố xử lý vấn đề hạt nhân và vấn đề tài chính là riêng biệt; Bắc Triều Tiên không đồng ý. Sau đó, trong công bố ngày 3 tháng 10 năm 2006, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên mà không phụ thuộc vào tình hình thế giới, và cho rằng đây là việc ngăn chặn thích hợp trước "chính sách thù nghịch của Hoa Kỳ". Ngày 9 tháng 10, 2006, Bắc Triều Tiên thông báo vụ thử hạt nhân thành công, Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 11 tháng 10. Trong phản ứng của mình, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1718 đồng ý trừng phạt Bắc Triều Tiên, qua Chương VII, Điều 41. Cấm vận từ kinh tế đến thương mại, quân đội, chuyển giao công nghệ. Trung Quốc và Nga quan ngại nghị quyết này có thể làm xuất hiện những căng thẳng quân sự. Nghị quyết cũng cho quyền cho các quốc gia khác kiểm tra hàng hóa của Bắc Triều Tiên. Ngày 31 tháng 10 năm 2006, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng, cuộc hội đàm sáu bên sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, Bộ trưởng Taro Aso của Nhật Bản nói rằng, Nhật không sẵn sàng trở lại bàn đàm phán sáu bên cho tới khi nào Bắc Triều Tiên hủy bỏ vũ khí hạt nhân. Ngày 10 tháng 12, sự việc trở nên rõ ràng rằng, sẽ tiếp tục đàm phán ngày 18 tháng 12 năm 2006. ==== Giai đoạn 3 (8 tháng 2 - 13 tháng 2 2007) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Tuyên bố chung vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ ba, 13 tháng 2 năm 2007: Bắc Triều Tiên sẽ phải đóng cửa, chấp nhận niêm phong các thiết bị hạt nhân Yongbyon, bao gồm cả việc thực thi lại các thỏa thuận trước đó và mời các nhân viên IAEA trở lại để tiến hành giám sát và thẩm tra. Đổi lại, năm bên khác trong cuộc hội đàm sẽ trợ giúp khẩn cấp năng lượng cho Bắc Triều Tiên, trong giai đoạn đầu tiên là 50.000 tấn dầu nhiên liệu, bắt đầu trong vòng 60 ngày. Tất cả các bên đồng ý các bước đi tích cực để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, làm cho các nỗ lực chung vì hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực Đông Bắc Á. Các bên sẽ thương lượng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên tại một diễn đàn thích hợp khác. Các nhóm công tác sẽ thành lập các kế hoạch cụ thể để thực hiện. Tất cả các bên đồng ý thành lập nhóm công tác phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, Bắc Triều Tiên bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ và với Nhật Bản, hợp tác kinh tế và năng lượng, trong một Đông Bắc Á hòa bình và an ninh. Tất cả các bên đồng ý rằng, các nhóm làm việc sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày tới. Chi tiết về các sự trợ giúp sẽ được xác định thông qua: thảo luận và đánh giá thích hợp của các nhóm công tác về kinh tế và hợp tác năng lượng. Một khi các hành động đầu tiên được triển khai thực hiện, sáu bên nhanh chóng tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng để xác nhận việc triển khai này phù hợp với những tài liệu đã thông qua và tìm hiểu cách thức và phương tiện cho việc thúc đẩy hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á. Vòng đàm phán thứ sáu sẽ diễn ra vào ngày 19 tháng 3 năm 2007. Lúc này sẽ được nghe báo cáo của các nhóm công tác và thảo luận về các hành động cho giai đoạn kế tiếp. === Vòng thứ sáu === ==== Giai đoạn 1 (19 tháng 3 - 22 tháng 3, 2007) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nga: Alexander Alexeyev, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Mục tiêu đạt được: 19 tháng 3 năm 2007, trưởng đoàn Hoa Kỳ, Christopher Hill, thông báo đại ý rằng, 25 triệu USD trong tài khoản của Bắc Triều Tiên tại Ngân hàng Banco Delta Asia (BDA) đã bị đóng băng và lệnh này chỉ hủy một khi thấy được những hành động tích cực của Bắc Triều Tiên trong các cam kết đã đạt được như việc đóng cửa lò phản ứng Yongbyon, chấp nhận thanh sát viên của IAEA, với mục tiêu hướng tới tương lai giải trừ quân bị hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Bắc Triều Tiên, thông qua Kim Kye-gwan, từ chối tiếp tục thương lượng cho đến khi họ được nhận lại tiền của họ. Nga cho rằng Hoa Kỳ đã không thuyết phục được Trung Quốc để cho Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tiếp nhận khoản tiền 25 triệu USD của Bắc Triều Tiên chuyển từ các tài khoản của Bình Nhưỡng tại ngân hàng Banco Delta Asia ở Ma Cao. Ngân hàng Trung Quốc không muốn tiếp nhận khoản tiền này vì sợ trong số tiền nói trên kiếm được từ nguồn bất hợp pháp như buôn bán tiền giả, rửa tiền. Các cuộc hội đàm bị ngưng vào cuối ngày Thứ tư. Hoa Kỳ cũng công nhận rằng, việc đóng băng tài khoản này là một con bài để gây áp lực cho Bắc Triều Tiên. Các cuộc hội đàm bị hủy bỏ là kết quả của việc Bắc Triều Tiên từ chối tiếp tục nếu họ không nhận được 25 triệu USD trong tay. ==== Sự kiện giữa lúc ngưng trệ và trước khi nối lại của giai đoạn 1 - vòng thứ sáu ==== Hoa Kỳ khuyến khích Bắc Triều Tiên tuân thủ các cam kết của mình càng sớm càng tốt, nói rằng vấn đề này đã không còn là của riêng Hoa Kỳ nữa. Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc khuyến khích các bên kiên nhẫn. Nhật Bản vẫn còn nhấn mạnh vấn đề nbắt cóc con tin phải được giải quyết. 11 tháng 6, 2007, Nga đồng ý dỡ bỏ đóng băng tài khoản của Bắc Triều Tiên ở các ngân hàng Ma Cao và chuyển chúng đến Bắc Triều Tiên. 14 tháng 7, 2007, sau khi nhận được viện trợ nhiên liệu từ Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên tuyên bố đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân ở Yongbyon và nói thêm rằng, họ sẵn sàng hủy bỏ tất cả các chương trình hạt nhân. Ngày 18 tháng 7, 2007 thanh tra IAEA xác nhận rằng Bắc Triều Tiên đã đóng cửa các cơ sở hạt nhân. ==== Nối lại giai đoạn 1 (18 tháng 7 - 20 tháng 7, 2007) ==== Đại diện: Hàn Quốc: Chun yung-woo, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Bắc Triều Tiên: Kim Gye-gwan, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc: Wu Dawei, Phó bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ: Christopher Hill, Trợ lý Ngoại trưởng, phân Vụ Đông Á và Thái Bình Dương Nga: Vladimir Rakhmanin, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sasae Kenichiro, Phó Tổng giám đốc Cục châu Á và châu Đại Dương Mục tiêu đạt được: Tuyên bố chung ngày 20 tháng 7 năm 2007: Các bên bày tỏ sự hài lòng với những nỗ lực mang tính xây dựng của tất cả các bên tham gia và hoan nghênh quá trình thảo song phương, phối hợp để tăng cường sự tin tưởng và cải thiện các mối quan hệ với nhau. Các bên tái khởi động các cam kết của mình qua tuyên bố ngày 19 tháng 9 năm 2005, thỏa thuận ngày 13 tháng 2 năm 2007 và cam đoan hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc "lời nói đi đôi với hành động". Bắc Triều Tiên xác nhận thỏa thuận của mình là tiết lộ tất cả các chương trình hạt nhân và vô hiệu hoá tất cả các thiết bị liên quan đến chương trình hạt nhân. Cho năm nhóm công tác bắt đầu trước tháng tám để thảo luận và lên kế hoạch cho những công việc tổng hợp. Hội đàm sẽ tiếp tục trong tháng chín để nghe báo cáo của các nhóm công tác và vạch ra một lộ trình thực thi tổng hợp. Sau khi kết thúc giai đoạn tiếp theo của đàm phán, sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Bắc Kinh càng sớm càng tốt để xác nhận và thúc đẩy việc thực hiện tuyên bố ngày 19 tháng 9, 13 tháng 2 năm 2007. Một thời gian chưa được quyết định trong quá trình đàm phán cho đến khi các nhóm làm việc có kết quả. Lý do là vì thời gian đưa ra trong cuộc hội đàm trước đó đã không được thực thi. Bắc Triều Tiên cảnh báo một "cuộc khủng hoảng" nếu Nhật Bản từ chối hỗ trợ năng lượng cho họ. Nhật Bản tuyên bố rằng, họ sẽ không đáp ứng cho đến khi Bắc Triều Tiên giải quyết các vấn đề bắt cóc con tin người Nhật. ==== Sự kiện giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - vòng thứ 6 ==== Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đề xuất thành lập một Cộng đồng Kinh tế Triều Tiên nhằm cung ứng bộ khung pháp lý cho các đề án được hình thành từ các cuộc thương thảo. Israel đã thực hiện một cuộc không kích ở Syria. Các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin rằng, mục tiêu cuộc không kích là một cơ sở hạt nhân hợp tác với Bắc Triều Tiên. Ông Yasuo Fukuda thay thế ông Shinzo Abe tong chức thủ tướng Chính phủ Nhật. Fukuda cam kết cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói rằng ông sẽ làm việc với một thỏa thuận hòa bình trên bán đảo Triều Tiên khi Bắc Triều Tiên hoàn toàn giải trừ quân bị. === Đàm phán bế tắc === Ngày 5 tháng 4, năm 2009, Bắc Triều Tiên ra thông báo khởi động việc phóng vệ tinh, mặc dù điều này không phù hợp với tình hình quốc tế. Tuy nhiên, công việc của họ thất bại khi "vệ tinh" rơi xuống Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói [đại ý rằng] "hành động này là vi phạm và phải bị trừng phạt". Ngày 13 tháng 4, năm 2009, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đồng thuận nhất trí trước một số kết án Bắc Triều Tiên, cho khởi động cấm vận Bắc Triều Tiên. Ngày 14 tháng 4, năm 2009, Bắc Triều Tiên phản ứng Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho rằng họ "sẽ không bao giờ trở lại tham gia vào đàm phán, sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ thoả thuận nào tại đàm phán nữa." Bắc Triều Tiên trục xuất thanh tra hạt nhân từ các quốc gia, thông báo cho IAEA rằng họ sẽ tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân của họ. == Chú thích ==
battambang.txt
Battambang (phiên âm tiếng Việt là Bát-tam-bang hoặc Bát-đom-boong) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Battambang, Campuchia. Thành phố Battambang là đô thị lớn thứ hai của Campuchia với dân số 124.290 người theo số liệu năm 1998, từng là trung tâm của khu vực miền đông Thái cho đến năm 1909 khi thực dân Pháp chiếm lấy từ Xiêm La với danh nghĩa bảo hộ, và đến năm 1953 thì thuộc Campuchia. Sử Việt thế kỷ 19 gọi thị trấn này là Bát Tầm Bôn. Đây là một thành phố đẹp bên bờ sông, nơi còn lưu giữ tốt nhất các công trình kiến trúc thời thuộc địa ở Campuchia. Cho đến gần đây, thành phố này vẫn còn cô lập với hệ thống đường bộ của Campuchia nhưng gần đây đường sá đã được xây dựng để du khách đến thăm các đền gần đấy như Phnom Banon, Wat Ek Phnom... và các khu làng. Đây là trục thứ cấp cho con đường nối giữa Thái Lan và Việt Nam, và nếu Quốc lộ 6 từ Poipet đến Siem Reap được nâng cấp, thành phố này sẽ trở thành một trục nhỏ hơn. Hệ thống các cửa hàng xây thời Pháp thuộc dọc theo bờ sông và các chùa chiền là những cảnh đáng xem ở thành phố này. Thành phố có một bảo tàng nhỏ trong đó có các hiện vật thời Angkor. Ở đây có một hồ lớn và các chùa trên đỉnh đồi, trong đó được biết đến nhất là Phnom Sampeau (Đồi Tàu biển) với hang động chết. Battambang cách thủ đô Phnôm Pênh 293 km, có thể đi đường bộ và đường sắt. == Thành phố kết nghĩa == Stockton, Mỹ == Tham khảo == Phương tiện liên quan tới Battambang tại Wikimedia Commons
khỉ nhật bản.txt
Khỉ Nhật Bản (danh pháp hai phần: Macaca fuscata) là một loài linh trưởng thuộc họ Khỉ cựu thế giới có nguồn gốc tại Nhật Bản. Loài khỉ này đôi khi còn được gọi là Khỉ tuyết do chúng sinh sống ở vùng có mùa đông lạnh giá tuyết phủ. Ngoài con người là ngoại lệ ra, không có loài linh trưởng nào sinh sống ở tận miền băng giá cực Bắc với nhiệt độ khắc nghiệt như loài khỉ tuyết này Khỉ tuyết có bộ lông màu xám nâu, mặt đỏ và đuôi ngắn. Có hai phân loài. Loài khỉ này có thể đối phó với cái lạnh xuống tới -20 độ C. == Mô tả == Loài khỉ này lưỡng tính giới hình. Những con khỉ đực trung bình nặng khoảng 11,3 kg, trong khi con cái nhỏ hơn một chút vào khoảng 8,4 kg. Những con khi tuyết sinh sống ở những vùng lạnh giá hơn thường có xu hướng nặng hơn. Chiều cao của khỉ đực vào khoảng 57 cm, trong khi khỉ cái là 52 cm. Đuôi của chúng chỉ dài khoảng 9–10 cm ở khỉ đực và khoảng 8 cm với khỉ cái. Chúng có một khuôn mặt không phủ lông với nước da màu hồng nhạt. Phần còn lại của cơ thể được bao phủ trong lớp lông dày rậm, thường là màu nâu, xám hoặc vàng. Bộ lông của chúng có thể trở nên dày rậm hơn khi thời tiết trở nên lạnh giá. == Phạm vi phân bố == Loài khỉ Nhật Bản hiện diện tại hầu hết các khu vực thuộc Nhật Bản. Chúng có thể sinh sống tại nhiều môi trường khác nhau, từ những khu rừng cận nhiệt đới ấm áp ở phía Nam cho tới các khu rừng cận cực lạnh giá và khắc nghiệt nơi phương Bắc. == Tham khảo ==
giải đua ô tô công thức 1 anh.txt
Giải đua ô tô Công thức 1 Anh là một trong nhiều giải thuộc giải đua xe Công thức 1 vô địch thế giới diễn ra hàng năm. Các đội đua sẽ thi đấu trên đường đua Silverstone gần Silverstone, Anh. Ngoài đường đua Silverstone, giải đua ô tô Công thức 1 Anh còn được tổ chức trên 2 đường đua khác là Aintree (1955, 1957, 1959, 1961 và 1962) và Brands Hatch (1964, 1966, 1968, 1970, 1972, 1974, 1976, 1978, 1980, 1982, 1984 và 1986). Tính đến năm 2011, giải Anh đã được tổ chức 52 lần. == Các thông số kỹ thuật của đường đua Silverstone == Tham dự giải Công thức 1 từ: 1950 Số lần tham dự giải Công thức 1: 44 (tính đến năm 2010) Chiều dài một vòng đua: 5,891 km km Số vòng đua: 52 Tốc độ tối đa: Sức chứa tối đa: Kỷ lục chạy một vòng nhanh nhất: 1 phút 30,874 giây của Fernando Alonso == Năm 2017 == Thời gian: 10 tháng 7 == Các cá nhân và đội đua vô địch == == Tham khảo ==
26 tháng 11.txt
Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ 330 (331 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 35 ngày trong năm. == Sự kiện == 1161 – Trận Thái Thạch: Các chiến thuyền của Nam Tống và Kim giao tranh trên đoạn Trường Giang nay thuộc An Huy. 1476 – Vlad III Ţepeş, hay Dracula, đánh bại Basarab Laiota và lần thứ ba trở thành quân chủ của Wallachia. 1789 – Lễ Tạ ơn được tiến hành ở quy mô quốc gia tại Hoa Kỳ theo đề nghị Tổng thống George Washington và được Quốc hội phê chuẩn. 1812 – Trận Berezina bắt đầu. 1942 – Bộ phim Casablanca của đạo diễn Michael Curtiz được công chiếu tại thành phố New York, Hoa Kỳ. 1924 – Đảng Nhân dân Mông Cổ tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. 1990 – Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải được phê chuẩn thành lập. 2003 – Máy bay chở khách Concorde tiến hành chuyến bay cuối cùng của mình, hạ cánh xuống Bristol thuộc Anh Quốc. 2008 – Một số thành viên được cho là thuộc tổ chức Lashkar-e-Taiba tiến hành 12 vụ tấn công phối hợp tại Mumbai, Ấn Độ. == Sinh == 656 – Đường Trung Tông Lý Hiển, sinh ngày Ất Sửu tháng 11 âm lịch, (m. 710) 1288 – Thiên hoàng Go-Daigo của Nhật Bản, sinh ngày 2 tháng 11 âm lịch (m. 1339). 1607 – John Harvard, mục sư người Anh hoạt động tại thuộc địa của nước này ở châu Mỹ (m. 1638) 1857 – Ferdinand de Saussure, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ (m. 1913) 1876 – Willis Carrier, kỹ sư người Mỹ, phát minh ra Điều hòa không khí (m. 1950) 1898 – Karl Ziegler, nhà hóa học người Đức, đoạt Giải Nobel hóa học (m. 1973) 1902 – La Vinh Hoàn, nguyên soái Trung Quốc (m. 1962) 1909 – Eugène Ionesco, nhà soạn kịch người Romania-Pháp (m. 1994) 1931 – Adolfo Pérez Esquivel, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà hoạt động người Argentina, đoạt Giải Nobel Hòa bình 1939 – Abdullah bin Ahmad Badawi, chính trị gia Malaysia, Thủ tướng thứ năm của Malaysia 1939 – Tina Turner, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Mỹ 1942 – Đặng Thùy Trâm, bác sĩ, liệt sĩ Việt Nam (m. 1970) 1948 – Elizabeth Blackburn, nhà sinh học người Mỹ gốc Úc 1951 – Ilona Staller, diễn viên khiêu dâm, ca sĩ, chính trị gia người Hungaria-Ý 1951 – Kim Siêu Quần, diễn viên Đài Loan 1954 – Velupillai Prabhakaran, người sáng lập và thủ lĩnh của tổ chức Những con Hổ giải phóng Tamil tại Sri Lanka (m. 2009) 1973 – Peter Facinelli, diễn viên người Mỹ 1981 – Natasha Bedingfield, ca sĩ-người viết ca khúc người Anh 1983 – Chris Hughes, doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập của Facebook 1990 – Danny Welbeck, cầu thủ bóng đá người Anh == Mất == 399 – Giáo hoàng Siriciô (s. 334) 1504 – Nữ vương Isabella I của Castilla (s. 1451) 1851 – Nicolas Jean de Dieu Soult, thống chế người Pháp (s. 1769) 1855 – Adam Mickiewicz, thi nhân người Ba Lan (s. 1798) 1959 – Albert William Ketèlbey, người biểu diễn dương cầm, người chỉ huy dàn nhạc, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1875) 1962 – Albert Sarraut, chính trị gia người Pháp, Thủ tướng thứ 106 của Pháp (s. 1872) 1964 – Bodil Ipsen, diễn viên, đạo diễn người Đan Mạch (s. 1889) 1978 - Thanh Nga, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (s. 1942). 1996 – Paul Rand, nhà thiết kế tạo hình người Mỹ (s. 1914) 2012 – Joseph E. Murray, bác sĩ người Mỹ, đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa (s. 1919) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
vương quốc pháp.txt
Vương quốc Pháp (tiếng Pháp: Royaume de France, tiếng Latin: Regnum Francia) là một quốc gia quân chủ chuyên chế tại Tây Âu, tồn tại từ 843 đến 1792. == Lịch sử == Vương quốc phong kiến này bắt nguồn từ mảnh đất phía Tây của Đế quốc Frank, và củng cố uy thế cùng với ảnh hưởng đáng kể trong suốt hàng ngàn năm sau đó. Nhà vua Louis XIV, còn gọi là "Vua Mặt Trời", gầy dựng một Nhà nước vững mạnh và đưa nền quân chủ chuyên chế lên tới đỉnh cao hưng thịnh. Cuối cùng, những ảnh hưởng của trào lưu Khai sáng Pháp, cái giá cực đắt của sự tham chiến của nước Pháp trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, cùng với sự đòi hỏi của giai cấp tư sản về địa vị chính trị xứng đáng đã châm ngòi cho cơn bão Đại cách mạng Pháp bùng nổ, đánh dấu sự chấm dứt của Nhà nước quân chủ chuyên quyền và hình thành Vương quốc Pháp theo chế độ quân chủ lập hiến, và rồi đến nền Đệ nhất Cộng hòa Pháp. == Xem thêm == Cách mạng Pháp Quân chủ lập hiến Pháp == Tham khảo == Jacques Bainville, Histoire de France, Éd. Arthème Fayard, 1924 Georges Duby, Histoire de la France des origines à nos jours, Larousse Pierre Goubert et Daniel Roche, Les Français et l'Ancien Régime, Armand Colin, 1984 Marcel Marion, Dictionnaire des institutions de France Bản mẫu:S mini- Bản mẫu:S-, Picard, 1923 Hubert Méthivier, Le siècle de Louis XIV, PUF collection Que-sais-je, 1988 Pierre Goubert et Daniel Roche, Les Français et l'Ancien Régime, Armand Colin, 1984 Beik, William. A Social and Cultural History of Early Modern France (2009) excerpt and text search Caron, François. An Economic History of Modern France (1979) online edition Doyle, William. Old Regime France: 1648–1788 (2001) excerpt and text search Duby, Georges. France in the Middle Ages 987–1460: From Hugh Capet to Joan of Arc (1993), survey by a leader of the Annales School excerpt and text search Fierro, Alfred. Historical Dictionary of Paris (1998) 392pp, an abridged translation of his Histoire et dictionnaire de Paris (1996), 1580pp Goubert, Pierre. The Course of French History (1991), standard French textbook excerpt and text search; also complete text online Goubert, Pierre. Louis XIV and Twenty Million Frenchmen (1972), social history from Annales School Haine, W. Scott. The History of France (2000), 280 pp. textbook. and text search; also online edition Holt, Mack P. Renaissance and Reformation France: 1500–1648 (2002) excerpt and text search Jones, Colin, and Emmanuel Le Roy Ladurie. The Cambridge Illustrated History of France (1999) excerpt and text search Jones, Colin. The Great Nation: France from Louis XV to Napoleon (2002) excerpt and text search Jones, Colin. Paris: Biography of a City (2004), 592pp; comprehensive history by a leading British scholar excerpt and text search Le Roy Ladurie, Emmanuel. The Ancien Régime: A History of France 1610–1774 (1999), survey by leader of the Annales School excerpt and text search Potter, David. France in the Later Middle Ages 1200–1500, (2003) excerpt and text search Potter, David. A History of France, 1460–1560: The Emergence of a Nation-State (1995) Price, Roger. A Concise History of France (1993) excerpt and text search Raymond, Gino. Historical Dictionary of France (2nd ed. 2008) 528pp Roche, Daniel. France in the Enlightenment (1998), wide-ranging history 1700-1789 excerpt and text search Wolf, John B. Louis XIV (1968), the standard scholarly biography online edition Gildea, Robert. The Past in French History (1996) Nora, Pierre, ed. Realms of Memory: Rethinking the French Past (3 vol, 1996), essays by scholars; excerpt and text search; vol 2 excerpts; vol 3 excerpts Pinkney, David H. "Two Thousand Years of Paris," Journal of Modern History (1951) 23#3 các trang 262–264 in JSTOR Revel, Jacques, and Lynn Hunt, eds. Histories: French Constructions of the Past (1995). 654pp, 64 essays; emphasis on Annales School Symes, Carol. "The Middle Ages between Nationalism and Colonialism," French Historical Studies (Winter 2011) 34#1 pp 37–46 Thébaud, Françoise. "Writing Women's and Gender History in France: A National Narrative?" Journal of Women's History (2007) 19#1 các trang 167–172 in Project Muse
sông đồng nai.txt
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2). == Tên gọi == Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên. Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ. == Các phụ lưu == Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp. Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về. Đến thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu: Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về... Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa. Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông. Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698. == Các công trình thủy điện và thủy lợi == Các công trình lớn: Trên dòng chính sông Đồng Nai: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 (dự án), Đồng Nai 6A (dự án). Dự án Đồng Nai 6 và 6A đang có những vấn đề gây tranh cãi vì nó có thể sẽ gây tác động rất lớn đến vấn đề đa dạng sinh học của khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên. Sông Bé: Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn. Sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW Sông La Ngà: Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi tổng công suất gần 500 MW. == Các công trình giao thông == Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1A vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa. Các cây cầu vượt sông: Sông Đa Dung Cầu Suối Vàng, Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 722 Cầu tại xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng Cầu thủy điện Đa Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Cầu Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27 Cầu Máng, nối xã Tân Văn với xã Đạ Đớn, Lâm Hà, Lâm Đồng Cầu nối thị trấn Đinh Văn - xã Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 725 Cầu Khỉ và cầu Kinh nối xã Tân Hà, Lâm Hà với xã Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng Sông Đa Nhim Cầu Liêng Trưk, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 723 Cầu xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng Cầu nối xã Lạc Lâm với xã Ka Đô, huyện Đơn Dương Cầu phà 14, nối thị trấn Thạnh Mỹ với xã Quảng Lập, Đơn Dương Cầu Ông Thiều, huyện Đơn Dương Cầu nối xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng với xã Tu Tra, huyện Đơn Dương Cầu thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng Cầu Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng Cầu Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng, trên quốc lộ 20 Cầu nối xã Đan Phượng, Lâm Hà với xã Ninh Gia, Đức Trọng, Lâm Đồng Cầu trên thủy điện Đồng Nai 2, Lâm Đồng Cầu nối xã Tân Lâm, Di Linh - xã Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng Cầu qua hồ Tà Đùng, huyện Di Linh -Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ 28 (đã khởi công) Cầu thủy điện Đồng Nai 3, Đăk Nông - Lâm Đồng Cầu Đồng Nai 4, Lâm Đồng -Đăk Nông Cầu thủy điện Đồng Nai 5, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng - huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đăk Nông Cầu Đắc Lua, Tân Phú, Đồng Nai - Cát Tiên, Lâm Đồng (đã khởi công) Cầu treo Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai Cầu La Ngà, trên hồ Trị An, huyện Định Quán, Đồng Nai Cầu Chiến khu D, trên hồ Trị An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai Cầu Thủ Biên, Bình Dương - Đồng Nai Cầu Bạch Đằng, Bình Dương Cầu Thạnh Hội, Bình Dương Cầu Hóa An (cũ), Đồng Nai Cầu Hóa An (mới), Đồng Nai Cầu Rạch Cát, Đồng Nai Cầu Hiệp Hòa, Đồng Nai Cầu Ghềnh, Đồng Nai Cầu Bửu Hòa, Đồng Nai Cầu An Hảo, Đồng Nai (dự án) Cầu Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai Cầu Đồng Nai 2, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai Cầu Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai Cầu Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai Cầu Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai (dự án) Cầu Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (dự án) Cầu Bình Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh (đã khởi công) Cầu Phước Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai (đã khởi công) == Sự kiện liên quan == === Dự án lấn sông Đồng Nai === Dự án có chiều dài 1,3 km, đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100m, tổng diện tích đất của dự án là 8,4 hécta, trong đó có 70% diện tích dành cho công trình công cộng như: đường, công viên dọc bờ sông và công viên trung tâm, 30% diện tích còn lại dùng cho công trình kinh doanh. Dự án này được chia làm 3 giai đoạn, thực hiện từ năm 2013 đến năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. - Giai đoạn 1: Được triển khai từ năm 2013 – 2016, bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố...với tổng kinh phí 416 tỷ đồng. - Giai đoạn 2: Từ 2016 – 2019 sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm...với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. - Giai đoạn 3: Từ 2019 - 2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng. ==== Ủng hộ dự án ==== 1. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa được duyệt tại Quyết định số 4646/QĐ-UBT ngày 16/12/1997. 2. Tháng 01/2008, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam để đánh giá tác động dòng chảy theo mục tiêu kè lấn sông nêu trên. 3. Thời gian Viện bắt đầu triển khai nghiên cứu tháng 7/2008, tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và sử dụng mô hình thủy động lực học để tính toán tác động dòng chảy đối với các phương án lấn sông. 4. Tháng 12/2008 Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam hoàn thành đánh giá, cho thấy việc chỉnh trị bờ trái sông Đồng Nai nằm giữa cầu Hóa An và cầu Ghềnh theo các phương án không ảnh hưởng đến vùng dự án và khu vực lân cận. Các thông tin báo chí về dự án: - Ngày 15/09/2014, Đài truyền hình Đồng Nai (http://dnrtv.org.vn) đã đăng tải thông tin về việc chuẩn bị khởi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị vên sông Đồng Nai. - Ngày 17/09/2014, Báo Đồng Nai (www.baodongnai.com.vn) đã thông tin về dự án cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai. - Ngày 18/09/2014 Đài truyền hình Đồng Nai (http://www.dnrtv.org.vn) thông tin về việc khởi công dự án cải tạo cảnh quan sông Đồng Nai. - Ngày 16/09/2014 Báo Thanh Niên (www.thanhnien.com.vn) đăng bài "Khởi công phúc hợp đô thị ven sông Đồng Nai" DỰ ÁN MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ? - Dự án được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, tỉnh không phải chi ngân sách. - Dự án có tính an dân do hạn chế tối đa việc bồi thường giải tỏa, hầu như các nhà dân và công trình hiện hữu trong khu vực trên được giữ nguyên hiện trạng nên sẽ đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Một số ít hộ dân cần thiết phải di dời để làm các tuyến đường giao thông kết nối ra trục đường Cách mạng Tháng Tám hiện hữu và một số hạng mục khác sẽ được xem xét bố trí tái định cư tại chỗ thuộc dự án. - Dự án giữ lại và tôn tạo các di tích hiện hữu như Đình Phước Lư, Phụng Sơn Tự, Trường Tiểu học Nguyễn Du… trở thành một quần thể các giá trị văn hóa lịch sử. - Việc xây dựng bờ kè lấn ra sông ở vị trí phù hợp, không ảnh hưởng đến dòng chảy đã được sự nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan khoa học chuyên ngành; và được tiến hành thực hiện, phê duyệt theo đúng thẩm quyền. (trong khi đó rất nhiều ý kiến của các cá nhân không sinh sống trong khu vực dự án lại lên án phản đối mà không tôn trọng các nghiên cứu đánh giá của cơ quan chức năng) - Phối hợp di dời và xây dựng trạm bơm nước thành một trạm bơm hiện đại tạo điểm nhấn cho TP. Biên Hòa. == Khởi động phức hợp đô thị ven sông Đồng Nai == ==== Phản đối dự án ==== Ngày 23 tháng 3 năm 2015: Trích đoạn 'Thông cáo của VRN về Dự án Cải tạo sông Đồng Nai': "... Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam và đứng thứ ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia). Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn). Sông chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía Nam dãy Trường Sơn, nơi có đỉnh Bi Doup tỉnh Lâm Đồng cao nhất (2287 m), sông chảy qua những vùng sinh thái cảnh quan đặc trưng, và là một phần quan trọng của đồng bằng Nam Bộ. Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai là 42.600 km2 (tính đến Tp Biên Hòa là: 23.500 km2). Lưu vực đang có mức độ phát triển phát triển mạnh đặc biệt về công nghiệp và đô thị, có nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong khu vực, nhưng lại chưa kiểm soát xử lý được về việc xả thải các chất thải công nghiệp, thiếu kiểm soát về môi trường đã làm cho môi trường khu vực, đặc biệt là môi trường nước đang ở trong tình trạng báo động ..." Ngày 25 tháng 3 năm 2015: Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai - người phụ trách trực tiếp lĩnh vực tài nguyên nước - cho biết trước mắt Bộ TN-MT đã chỉ đạo các đơn vị của bộ kiểm tra. Ông Trần Văn Nam - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết hiện nay việc lấy ý kiến đối với những dự án liên quan tới bờ sông cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định, nhưng chưa thật sự rõ ràng. Thông thường với những dự án có tác động lớn như làm thủy điện chắc chắn phải lấy ý kiến của các tỉnh có dòng sông đi qua. Còn với những dự án có tính chất cục bộ của từng tỉnh có thể không cần phải xin ý kiến các tỉnh. Riêng về dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Đồng Nai, ông Nam cho biết đến nay UBND tỉnh Bình Dương không nhận được ý kiến trao đổi nào từ UBND tỉnh Đồng Nai. Ông Bùi Thanh Giang - phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) - cho biết đã có kiến nghị UBND TP.HCM làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để đánh giá tác động của dự án lấn sông Đồng Nai đối với việc cung cấp nguồn nước cho người dân TP. Theo Sawaco, việc lấn sông Đồng Nai để tạo diện tích xây dựng “phố trên sông” sẽ gây thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật thủy sinh của sông và gây tác động xói lở phía bờ đối diện, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến vành đai thu nước và công trình thu nước thô của các nhà máy nước nằm dọc tuyến sông này. Sawaco cho rằng việc xây dựng dự án “phố trên sông” cũng sẽ tác động đến môi trường khiến chất lượng nước trở nên xấu hơn. Ông Phạm Thế Tăng, trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Đồng Nai, lại khẳng định vị trí lấy nước cung cấp cho TP.HCM nằm ở thượng lưu sông Đồng Nai - phía trên cầu Hóa An (cách vị trí dự án khoảng 3 km) nên không có cơ sở để nói ô nhiễm. TP.HCM đang mua nước của một công ty ở Bình Dương nằm ở vùng hạ lưu nhưng nằm rất xa nơi dự án đang thi công. Cũng theo ông Tăng, hệ thống quan trắc nước sông Đồng Nai là hệ thống quan trắc tự động được thực hiện liên tục 24/24 giờ. Qua kiểm tra các chỉ số trước và sau khi thi công dự án đều cho thấy không có sự khác biệt gì. === Các luận cứ khoa học === ==== Luật Tài nguyên Nước ==== Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm Mục 4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch. Xem toàn bộ văn bản Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC == Ghi chú == == Tham khảo thêm == Land reclamation == Liên kết ngoài == Về dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Thông cáo của VRN về Dự án Cải tạo sông Đồng Nai Quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN (bài đăng trên báo Thanh Niên) Đề nghị Đồng Nai rút dự án lấn sông (bài đăng trên báo Người Lao động) Lấp sông Đồng Nai xây dựng khu đô thị: Nhiều hệ lụy chưa lường hết (bài đăng trên báo SGGP) Dự án 3.200 tỷ đồng lấn sông Đồng Nai bị đề nghị rút giấy phép (bài đăng trên báo VNEXPRESS) Lấp sông Đồng Nai, không ổn cả lý lẫn tình! (bài đăng trên báo Pháp Luật) Lấn sông Đồng Nai: Bộ Tài nguyên - môi trường yêu cầu báo cáo (bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Online) Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai (bài đăng trên báo Đồng Nai)
thơ mới.txt
Thơ Mới là cách gọi một trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống. == Một vài đặc điểm == Giải phóng triệt để khỏi các phép tắc tu từ, thanh vận chặt chẽ của các thể loại thơ truyền thống, thậm chí có sự xuất hiện và phát triển mạnh của thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang v.v. Số lượng câu thường không bị giới hạn như các bài thơ truyền thống. Ngôn ngữ bình thường trong đời sống hàng ngày được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn câu thúc bởi việc sử dụng điển cố văn học. Nội dung đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển. Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đại v.v. == Phong trào thơ mới == Thơ mới tại các quốc gia thường bắt đầu bằng việc trên thi đàn xuất hiện những bài thơ có thể tài nghệ thuật, thanh vận v.v. khác biệt với thơ truyền thống. Được sự ủng hộ của những cây bút trẻ, sự xuất hiện của các bài thơ phi cổ điển ngày càng nhiều và lý luận về thơ mới cũng phát triển trong sự đối đầu với các khuynh hướng sáng tác theo thể tài và loại thể thơ truyền thống. Khi sự thắng thế giữa thơ mới với thơ cũ đã hoàn tất, khi thơ mới đã được thừa nhận, tiến trình hiện đại hóa thi ca đã đến giai đoạn cuối với sự biến mất của khái niệm thơ mới trên thi đàn. Từ những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia v.v., thơ mới đã trở thành hiện tượng chung của khu vực. Nhật Bản có lẽ là quốc gia châu Á đi đầu trong phong trào thơ mới, với sự xuất hiện của thể loại shintaishi (tân thể thi) vào năm 1882, khi Toyama Seiichi (1848-1900), Yatabe Ryokichi (1851-1899) và Inoue Tetsujiro (1855-1944), ba giáo sư Đại học Tokyo, trong khi dịch thơ Tây phương, đã thử sáng tác một số bài thơ theo phong cách châu Âu đương thời và cho in thành tập mang tên Shintaishi-sho (tân thể thi sao), và đạt mốc lớn tiếp theo vào cuối thời Meiji với sự ra đời của thơ tự do, hay còn gọi là thơ sử dụng văn nói. == Xem thêm == Phong trào thơ mới (Việt Nam). == Tham khảo == Nhiều tác giả, Mục từ "Phong trào thơ mới (Việt Nam)", Từ điển Văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, H. 2005. Khương Việt Hà, Đường đến hiện đại của thi ca Nhật Bản, kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện Văn học, tháng 1 năm 2008.
thành quân quán.txt
Sungkyunkwan (Hán Việt: Thành Quân Quán), cũng gọi là Taehak (태학, 太學, Thái Học), là học phủ tối cao của các vương triều Cao Ly và Triều Tiên tại Triều Tiên. Học phủ này tương đương với Quốc tử giám và Thái Học tại Trung Quốc. Thành Quân Quán dưới thời Cao Ly nay thuộc thành phố Kaesong tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên còn Thành Quân Quán dưới thời vương triều Triều Tiên nay nằm tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc. == Lịch sử == Quốc tử giám, cơ sở giáo dục cao nhất dưới thời Cao Ly được hình thành từ tháng 11 năm 992 bởi Cao Ly Thành Tông. Quốc tử giám được đổi tên thành Thành Quân Quán vào tháng 6 năm 1304, và sau đó được di chuyển đến địa điểm Seongmun-gwan vào năm 1367 dưới thời Cao Ly Cung Mẫn Vương. Sau khi nhà Triều Tiên được hình thành vào năm 1392, vua Thái Tổ di dời Thành Quân Quán về Hán Thành, nay là Seoul, và cũng cho thành lập 360 Hương giáo trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1398 để thiết lập nên một hệ thống giáo dục quốc gia. Thành Quân Quán bị tàn phá do hỏa hoạn vào năm 1400 và được xây dựng lại vào năm 1407. Thành Quân Quán lại được xây lại một lần nữa vào năm 1601 sau khi bị phá hủy trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598). Trong thời kỳ bán đảo Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản từ 1910–1945, Thành Quân Quán bị hạ cấp thành một thể chế tư và đổi tên thành Kinh Học viện (Gyunghakwon), giáo dục bằng tiếng Triều Tiên bị cấm trong khi giáo dục bằng tiếng Nhật có tác động mạnh mẽ. Sau năm 1945, Kinh Học viện được đổi lại tên thành Thành Quân Quán và chức năng giáo dục được chuyển cho Đại học Sungkyunkwan được thành lập sau đó. Thành Quân Quán hiện là một trung tâm văn hóa. == Cấu trúc == Thành Quân Quán rộng khoảng 10.000 m², gồm khoảng 18 kiến trúc như: Đại Thành Điện (대성전, Daeseongjeon): Đền thờ Khổng Tử. Đông Vu (동무, Dongmu) và Tây Vu (서무, Seomu): Đền tưởng niệm 10 nho sinh của Khổng Tử, 18 học giả Triều Tiên. Minh Luận Đường (명륜당, Myeongnyundang): Nhà học chính. Tôn Kinh Các (존경각, Jongyeonggak): Thư viện Đông trai (동재, Dongjae) và Tây trai (서재, Seojae): Ký túc xá Phi Xiển Đường (비천당, Bicheon-dang): Nhà thi Tế Khí Khố (제기고, Jegigo): Nhà cất giữ đồ cúng bái Tiến sĩ thực đường (진사식당, Jinsasikdang): Nhà ăn Chính Lục Sảnh (정록청, Jeongnokcheong): Nhà quản lý Những người quản lý học phủ thuộc hàng tam phẩm (삼품, sampum) và có các chức vụ như Tế tửu (좨주, Jwaeju), Nhạc chính (악정, Akjeong), Trực giảng (직강 Jikgang), Bác sĩ (박사, Baksa, tức tiến sĩ), Học chính (학정, Hakjeong), Học lục (학록, Haknok), Học dụ (학유, Hagyu). == Giáo dục == Thành Quân Quán chủ yếu giảng dạy giáo lý liên quan đến Nho giáo, pháp luật, số học, thư pháp và phần lớn là nhằm chuẩn bị kiến thức cho các nho sinh trở thành quan lại triều đình. Mục tiêu chính của các nho sinh là vượt qua kỳ khoa cử, trong đó đánh giá khả năng thông hiểu và giải thích các cổ văn Trung Hoa theo hệ tư tưởng Nho giáo chính thống. Khi mới được thành lập, Thành Quân Quán có 150 nho sinh, con số này tăng lên 200 vào năm 1429. Kỳ thi tuyển sinh của Thành Quân Quán cực kỳ khắc nghiệt, và chỉ cho phép con trai của các quan lại cấp cao hoặc lưỡng ban dự thi. Có hai cách để được chấp nhận vào học tại Thành Quân Quán. Hoặc là các nho sinh phải vượt qua hai kỳ thi nhập học, Sinh viên thí (생원 시, Saeng-wonsi) và Tiến sĩ thí (진사 시, Jinsasi), hoặc hai kỳ thi khác, Tăng bảo (승보, Seungbo) và Ấm tự (음서, Eumseo). Nếu họ vượt qua những kỳ thi này, họ có cơ hội được chấp nhận. Sau khi được chấp nhận, các nho sinh phải hoàn thành chương trình giảng dạy và đạt được số điểm tối thiểu là 300 nguyên/viên điểm (원점, Wonjeom) để đủ điều kiện để tham gia kỳ thi khoa bảng đầu tiên. == Các nho sinh nổi bật == Jeong Inji Shin Suk-ju Jo Gwang-jo Yi Hwang Yi I Yu Seong-ryong == Xem thêm == Đại học Sungkyunkwan Sungkyunkwan Scandal == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức (tiếng Hàn)
hiệp định thương mại tự do liên minh châu âu.txt
Liên minh châu Âu ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thoả thuận khác có một thành phần thương mại với nhiều nước trên thế giới và đang đàm phán với nhiều nước khác. == Ghi chú == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Free Trade Agreements, International affairs, European Commission Articles on EU FTAs, at Agritrade The Transatlantic Colossus: Global Contributions to Broaden the Debate on the EU-US Free Trade Agreement A collaborative publication with over 20 articles on the global implications of the TAFTA | TTIP Koeth, Wolfgang (ngày 8 tháng 12 năm 2014) “The Deep and Comprehensive Free Trade Agreements: an Appropriate Response by the EU to the Challenges in its Neighbourhood”? Bản mẫu:European Union topics
roger federer.txt
Roger Federer (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Basel, Thụy Sĩ) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Thụy Sĩ được gọi với biệt danh là tàu tốc hành (FedEx). Roger Federer được nhiều chuyên gia, cựu danh thủ cũng như nhiều tay vợt cùng thời xem là tay vợt xuất sắc nhất và vĩ đại nhất thế giới qua mọi thời đại.[1][2][3] Federer hiện đang nắm nhiều kỷ lục trong làng quần vợt, trong đó có việc đứng số 1 thế giới trong bảng xếp hạng của ATP 237 tuần liên tiếp từ 2/2/2004 tới 17/8/2008, và ngày 16/7/2012, chính thức phá vỡ kỉ lục 286 tuần ở vị trí số 1 thế giới của Pete Sampras khi có tuần thứ 287 ở vị trí số 1 thế giới, đồng thời là tay vợt duy nhất trong lịch sử đoạt 5 chức vô địch Wimbledon và Mỹ mở rộng liên tiếp. Federer đã đoạt 18 danh hiệu Grand Slam[4], vượt qua kỷ lục cũ của Pete Sampras là 14 danh hiệu, và là một trong 6 tay vợt trong lịch sử vô địch cả 4 giải Grand Slam. Sau khi thắng giải Wimbledon lần thứ 7 năm 2012, Roger Federer trở lại hạng số một trong bảng xếp hạng ATP và hiện tại có tổng cộng 302 tuần ở vị trí số 1 thế giới. Ngoài ra, Fedex là tay vợt thứ 3 trong kỉ nguyên mở rộng cán mốc 1000 trận thắng. == Cuộc sống cá nhân == === Thời niên thiếu === Roger Federer sinh ra tại Basel, Thụy Sĩ. Anh là con trai của ông Robert Federer người Thụy Sĩ và bà Lynette người Nam Phi. Federer có một chị gái là Diana. Năm lên 8 tuổi Federer được nhận vào đội quần vợt trẻ của thành phố Basel. Ngoài quần vợt, một niềm đam mê khác của anh là bóng đá, tuy nhiên sau đó Federer đã quyết định tập trung vào sự nghiệp quần vợt. Thời niên thiếu Federer không tỏ ra đặc biệt nổi trội so với những tay vợt khác đồng trang lứa. Anh hay mất bình tĩnh, không kiểm soát được hành vi của mình trên sân đấu, thường chửi thề và đập vợt. Từ 10 tuổi đến 14 tuổi, Roger Federer được huấn luyện bởi Peter Carter, người Úc. Peter Carter không chỉ giúp Federer tập kỹ năng chơi bóng mà còn chỉ ra điểm yếu trong tinh thần thi đấu của anh. Những chỉ bảo của huấn luyện viên Carter giúp Federer dần dần kiểm soát được tâm lý khi thi đấu. === Hôn nhân và gia đình === Federer có một chuyện tình thủy chung, lãng mạn và đáng ngưỡng mộ với cựu tay vợt của WTA Mirka Vavrinec. Federer đã gặp Mirka tại Thế vận hội Mùa hè 2000 Sydney khi cả hai người đang thi đấu cho đội tuyển quần vợt Thụy Sĩ. Họ trao nhau nụ hôn đầu tiên vào ngày cuối cùng tại Olympic sau khi Roger nếm trải hai thất bại cay đắng trong trận bán kết và trận tranh giải ba, hai trận đấu mà anh đã có nhiều cơ hội để chiến thắng nhưng lại để tuột mất. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005, khi được hỏi ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời là ngày nào, Federer gây bất ngờ khi câu trả lời của anh không phải là ngày vô địch Wimbledon lần đầu tiên hay ngày bước lên ngôi số 1 thế giới, mà lại là ngày đầu tiên gặp Mirka tại Sydney. Năm 2002, Federer và Mirka tham gia đánh đôi tại Hopman Cup, giải đấu mà vào năm 2001, Federer từng giành danh hiệu vô địch khi đánh cặp với người đồng hương Martina Hingis. Tuy thất bại sớm nhưng 10 năm sau, khi hồi tưởng lại, Roger cho biết anh có vinh dự được đánh đôi với ba người phụ nữ. Với Martina Navratilova, bà là 1 huyền thoại và là một trong những tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt, với Martina Hingis, cô là tay vợt mà anh rất ngưỡng mộ và có những thành tích từ khi còn rất trẻ, điều mà Federer chưa từng đạt được, còn với Mirka, cô là người đem lại cho anh nhiều cảm xúc nhất, luôn khóc sau những trận đấu mà họ thất bại, và cô là người khiến anh hiểu rằng điều quan trọng không phải là chuyện thắng thua mà là được thực sự ở bên nhau trên sân đấu, Cũng trong năm 2002, Mirka gặp chấn thương bàn chân, sau nhiều lần phẫu thuật không thành công, cô buộc phải giải nghệ sớm. Kể từ đó, Federer ngỏ lời mời cô làm quản lý về các mối quan hệ công chúng cho anh, một mặt nhằm giúp cô vực lại tinh thần sau cú sock chấn thương, một mặt giúp cô tiếp tục gắn bó với tennis và mặt khác là để họ có thể chu du cùng nhau thay vì hai người phải xa cách. Sau 9 năm hẹn hò, họ đã kết hôn tại Basel vào ngày 11 tháng 4 năm 2009 với một hôn lễ đơn giản, đấm ấm, và không có sự xuất hiện của giới truyền thông. Federer tâm sự rằng anh đã rơi nước mắt vì xúc động khi cùng Mirka sánh bước trong lễ đường. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2009, Mirka đã sinh được hai bé gái sinh đôi: Myla Rose và Charlene Riva. Trong dịp Giáng Sinh năm 2013, trên trang cá nhân của mình, Federer thông báo vợ anh đang mang thai lần thứ hai. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2014, hai vợ chồng anh đón chào cặp song sinh thứ hai, lần này là hai bé trai, là Leo và Lenny Federer. Federer gọi đây là một điều kỳ diệu với anh. Về mối quan hệ với Mirka, Federer từng cho biết: Mirka đã gắn bó với anh từ khi anh chưa có một danh hiệu nào, cô là người có ánh hưởng rất lớn trong sự nghiệp của anh. Trong một phim tài liệu về Federer do đài BBC sản xuất mang tên Roger Federer: Spirit of a champion, anh chia sẻ: Mọi người thường nghĩ thật điên rồ khi ngày nào chúng tôi cũng ở bên nhau, nhưng tôi không muốn thức dậy ở bất cứ đâu ngoài bên cạnh cô ấy, Tương tự như thế, trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Vogue của Mỹ, khi được hỏi điều gì quan trọng nhất mà Mirka đã mang tới cho anh, Roger trả lời: Chừng nào khi tôi thức dậy vào mỗi sáng và cô ấy ở bên tôi,, đó là tất cả những gì quan trọng. Trong trận chung kết Master Cup năm 2006, sau khi đánh bại James Blake, trên bục trao giải, Roger cũng bày tỏ tình yêu của anh đối với Mirka: Một số người nói rằng tôi là người tuyệt nhất nhưng tôi cần Mirka để là người tuyệt nhất. === Công tác xã hội === Federer được biết đến là một người hoạt động xã hội rất tích cực. Năm 2003, anh và mẹ mình, bà Lynette Federer, thành lập một quỹ từ thiện mang tên Roger Federer nhằm giúp đỡ trẻ em, đặc biệt là ở châu Phi. Cho đến nay, quỹ từ thiện của anh hoạt động rất hiệu quả với nhiều dự án xây trường học, cung cấp thực phẩm, nước ngọt, giáo dục, y tế cho trẻ em nghèo ở các nước như Thụy Sĩ, Malawi, Ethiopia, Zimbabwe, Zambia, Botswana, Nam Phi. Năm 2006, Federer được chọn làm đại sứ thiện chí của UNICEF. Roger từng đích thân đứng ra tổ chức nhiều trận đấu biểu diễn quần vợt với mục đích từ thiện như Rally for Relief năm 2005 để ủng hộ các nạn nhân sóng thần ở châu Á, hay Hit for Haiti năm 2010 để ủng hộ nạn nhân trận động đất Haiti. Anh cũng từng mời Rafael Nadal tham gia trận đấu biểu diễn tại Zurich và Madrid để ủng hộ cho quỹ từ thiện của anh và các quỹ từ thiện ở Tây Ban Nha, quê hương Rafa, Năm 2012, Federer cũng cùng nhà tài trợ Gillette của mình tổ chức tour đấu tại Nam Mỹ để gây quỹ từ thiện, anh mời nhiều tay vợt nổi tiếng cùng tham gia với mình, Năm 2010, Federer được Diễn đàn Kinh tế thế giới trao danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ thế giới nhằm ghi nhận những đóng góp của anh cho thể thao và xã hội. Federer đã 2 lần được ATP trao giải Arthur Ashe Humanitarian Award cho những hoạt động xã hội tích cực của mình vào năm 2006 và 2013. === Thương hiệu và quảng cáo === Federer không chỉ là tay vợt có thu nhập cao nhất thế giới mà trong vài năm gần đây anh cũng là vận động viên thể thao có thu nhập cao nhất thế giới vượt qua cả Tiger Woods, David Beckham, Christiano Ronaldo, Lionel Messi, Lebron James, v...v... Thu nhập của Federer không chỉ đến từ tiền thưởng từ các giải đấu mà phần nhiều từ những bản hợp đồng quảng cáo trị giá hàng triệu đô la. Roger là biểu tượng của sự thanh lịch, cao quý, hoàn hảo nên anh được nhiều thương hiệu cao cấp lựa chọn làm người đại diện như: Rolex, Nike, Wilson, Credit Suisse, Nationale Suisse, Mercedez Benz, Gillette, Moët & Chandon, Lindt, Jura. Trước đây anh từng đại diện cho NetJets và Maurice Lacroix. === Một số giải thưởng và vinh dự khác === Bên cạnh những danh hiệu giành được khi thi đấu, Federer còn có một bộ sưu tập những giải thưởng hết sức danh giá khác. Anh từng lập kỷ lục 4 năm liên tiếp giành giải Laureus Award cho vận động viên xuất sắc nhất năm, giải thưởng được ví như Oscar của làng thể thao, cho các năm từ 2005-2008. Anh từng 5 lần đạt giải ATP Player of the year vào các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2010. Và trong những năm này anh cũng dành luôn giải ITF World Champion của Liên đoàn quần vợt thế giới. Một điều đặc biệt là kể từ năm 2003, danh hiệu tay vợt yêu thích nhất do ATP tổ chức và người hâm mộ trên thế giới bình chọn luôn thuộc về Federer bất chấp có những lúc phong độ thi đấu đi xuống. Thống kê cho biết lượng bình chọn cho Roger luôn chiếm trên 50% tổng số lượt bầu chọn. Tính đến nay, anh đã nhận giải thưởng này vào 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Federer cũng lập thêm một kỷ lục với số lần giành được giải thưởng tinh thần thể thao cao thượng Stefan Edberg Sportmanship do chính các tay vợt bình chọn, anh giành được nó vào các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012 và 2013, 2014. Federer từng về thứ 2 trong cuộc khảo sát những nhân vật được kính trọng và tin tưởng nhất ở Mỹ, anh chỉ xếp sau cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, và đứng trên cả những nhân vật vĩ đại khác như Steve Jobs, Bill Gates, nữ hoàng Elizabeth II, Warran Buffett, Ban Ki-Moon, Richard Branson, Barack Obama, Oprah Winfrey, Angelina Jolie v...v... Ngoài Federer, trong danh sách chỉ có thêm 3 vận động viên nữa là David Beckham, Derek Jeter và Lebron James. Federer cũng nhận được nhiều vinh dự lớn lao khác khi tên anh được lấy làm tên một con phố ở Basel, quê hương anh và thậm chí là ở cả thành phố Halle, Đức. Tuy mang quốc tịch Thụy Sĩ xong dường như Roger được coi là một công dân toàn cầu. Anh trở thành người đầu tiên và duy nhất còn sống ở Thụy Sĩ được đưa lên tem. Ngoài ra, hình ảnh của anh cũng được đưa lên tem ở Áo và ở Mozambique. Sân trung tâm ở giải đấu Basel, sân St. Jakobshalle, cũng được đổi tên thành Roger Federer arena vào năm 2009. Trang Tennis Channel xếp anh là tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại vào năm 2012. Tên của anh cũng được đưa vào Hall of Fame - đại sảnh Danh vọng của tennis năm 2009. Ngoài ra Roger được gắn một ngôi sao như một anh hùng trong lịch sử tại thành phố Basel, Thụy Sĩ. == Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp == === Giai đoạn từ 1998 đến 2002 === Tháng 7 năm 1998, Federer tham dự giải quần vợt ATP đầu tiên trong sự nghiệp của mình tại Gstaad, nơi anh đánh bại Lucas Arnold Ker với tỉ số 6-4, 6-4. Thụy Sĩ. Năm 1999, Federer được gọi vào đội tuyển quần vợt nam Thụy Sĩ trong trận đối đầu với đội Ý. Năm 2000, Federer lọt vào chung kết Marseille Open nhưng thất bại trước một tay vợt Thụy Sĩ khác là Marc Rosset. Anh là tay vợt trẻ nhất trong top 100 của ATP năm đó. Năm 2001, lần đầu tiên Federer giành được một danh hiệu ATP khi đánh bại Julien Boutter trong trận chung kết giải Milano. Cũng trong năm 2001, Federer có một chiến thắng được xem là bước ngoặt trong sự nghiệp khi anh đánh bại Pete Sampras, khi đó là đương kim vô địch, tại vòng 4 giải Wimbledon sau 5 set đấu. Đây là trận đấu chính thức duy nhất giữa hai tay vợt kiệt xuất này. Chiến thắng của Federer cũng chấm dứt chuỗi 31 trận bất bại tại giải Wimbledon của Sampras. Tuy nhiên anh bị loại ở ngay vòng đấu sau đó. Năm 2002, Federer giành danh hiệu ATP Master Series đầu tiên tại Hamburg khi giành chiến thắng trước Marat Safin. Trong khoảng thời gian này, Federer lọt vào 10 trận chung kết với 4 thắng và 6 thua. Anh cũng lọt vào 6 trận chung kết đôi. === Năm 2003 === Federer bị David Nalbandian đánh bại tại vòng 4 giải Úc mở rộng, giải Grand Slam đầu tiên trong năm. Anh cũng bị loại ngay từ vòng 1 giải Pháp mở rộng trước Luis Horna. Tuy nhiên tại Wimbledon, Federer đã giành được danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp, sau khi đánh bại Mark Philippoussi chỉ trong 3 set. Tại giải đấu này Federer chứng tỏ ưu thế tuyệt đối khi chỉ để thua 1 set duy nhất trước Mardy Fish tại vòng 3. Tại giải Mỹ mở rộng, Federer một lần nữa để thua trước David Nalbandian ở vòng 4. Federer kết thúc năm đó với chức vô địch tại giải Tennis Masters Cup. === Năm 2004 === Năm 2004 đánh dấu một trong những năm thi đấu thành công nhất của Roger Federer, khởi đầu một thời kỳ kéo dài hơn 4 năm trong đó Federer trở thành tay vợt thống trị tuyệt đối làng quần vợt thế giới. Anh trở thành tay vợt đầu tiên sau Mats Wilander năm 1988 giành chiến thắng 3 trong số 4 giải Grand Slam trong cùng 1 năm. Federer không thua bất kỳ một tay vợt nào xếp trong top 10 ATP năm đó, và giành thắng lợi trong tất cả các trận chung kết mà anh tham dự. Anh dành 11 danh hiệu và chỉ chịu thua có 6 trận. Roger Federer giành danh hiệu Úc mở rộng đầu tiên trong sự nghiệp sau khi đánh bại Marat Safin trong trận chung kết. Trên đường đến giải Pháp mở rộng, Federer giành hai chức vô địch ATP Master Series tại Indian Wells và Hamburg. Tại giải Pháp mở rộng, Federer thua tay vợt từng 3 lần vô địch giải đấu này Gustavo Kuetern tại vòng 3. Anh bảo vệ thành công chức vô địch Wimbledon, rồi sau đó đoạt chức vô địch Mỹ mở rộng đầu tiên. Trong trận chung kết Mỹ mở rộng với Lleyton Hewitt, Federer giành chiến thắng áp đảo với tỷ số 6-0, 7-6, 6-0. Federer bị loại sớm tại Olympic Athens, sau khi thua Tomas Berdych ngay vòng 2. Federer vô địch Tennis Masters Cup lần thứ 2 liên tiếp sau khi đánh bại Lleyton Hewitt trong trận chung kết. === Năm 2005 === Năm 2005 tiếp tục là một năm thi đấu thành công của Federer. Sau khi không bảo vệ được chức vô địch Úc mở rộng vì thua Marat Safin tại trận bán kết, Federer giành 3 chiến thắng liên tiếp tại các giải Masters Series ở Indian Wells, Miami, Hamburg. Tại giải Pháp mở rộng, anh thua tay vợt về sau là nhà vô địch Rafael Nadal tại bán kết. Federer sau đó bảo vệ thành công cả hai chức vô địch tại Wimbledon và Mỹ mở rộng. Tuy nhiên tại giải đấu Tennis Masters Cup diễn ra tại Thượng Hải, Federer thua David Nalbandian sau 5 set đấu kịch tính. === Năm 2006 === Năm 2006, Federer lập lại kỳ tích năm 2004 khi giành 3 trên 4 danh hiệu Grand Slam trong năm. Anh kết thúc năm với 8300 điểm trên bảng xếp hạng ATP, nhiều hơn bất kỳ tay vợt nào khác kể từ khi hệ thống tính điểm được áp dụng từ năm 1990. Trong cả năm 2006, Federer chỉ chịu thua trước hai tay vợt là Rafael Nadal và Andy Murray. Federer lần thứ 2 vô địch giải Úc mở rộng, thắng Marcos Baghdatis sau 4 set. Anh lọt vào chung kết giải Pháp mở rộng lần đầu tiên trong sự nghiệp, nhưng lại chịu thua Rafael Nadal. Sau đó Federer vô địch Wimbledon lần thứ 4 liên tiếp, đánh bại Nadal trong trận chung kết, và vô địch giải Mỹ mở rộng lần thứ 3 liên tiếp, đánh bại Andy Roddick. Tại giải Tennis Masters Cup, Federer vô địch sau khi chiến thắng James Blake. === Năm 2007 === Năm 2007 Federer tiếp tục giành 3 trên 4 giải Grand Slam trong năm, kết thúc năm 2007 với vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP năm thứ 4 liên tiếp. Nhưng cũng năm 2007, Federer đã bộc lộ những dấu hiệu xuống dốc trong sự nghiệp. Trên con đường bảo vệ chức vô địch Úc mở rộng, Federer không để thua một set đấu nào. Anh là tay vợt đầu tiên kể từ Bjorn Borg năm 1980 đoạt được một danh hiệu Grand Slam mà không thua một set đấu nào. Sau chiến thắng tại giải Úc mở rộng, Federer bất ngờ chịu hàng loạt trận thua liên tiếp, và trải qua 4 giải đấu liên tiếp mà không đoạt được chức vô địch nào. Federer lần thứ 2 liên tiếp vào chung kết Pháp mở rộng nhưng lần thứ 2 liên tiếp thua Rafael Nadal. Anh vô địch Wimbledon, Mỹ mở rộng và Tennis Masters Cup. === Năm 2008 === Năm 2008 trở thành năm thi đấu sa sút nhất của Federer kể từ năm 2003. Mặc dù vẫn đoạt được 1 danh hiệu Grand Slam tại giải Mỹ mở rộng, thành tích chung cả năm của Federer rất kém. Anh thua 13 trận trong năm, chỉ thắng có 65 trận và giành 4 chức vô địch ATP. Nhiễm virut và gánh nặng tuổi tác được xem là nguyên nhân chính khiến Federer sa sút phong độ. Tại giải Úc mở rộng, Federer thua Novak Djokovic 3 sét trắng tại bán kết. Trước khi giải đấu diễn ra, anh đã phải vào bệnh viện vì ngộ độc thực phẩm. Anh thua Rafael Nadal ở trận chung kết Pháp mở rộng.Tại Wimbledon,anh thua Nadal sau 1 trận CK lịch sử kéo dài gần 5h với tỉ số 4-6, 4-6, 6-7, 6-7, 7-9 nhưng bảo vệ thành công chức vô địch Mỹ mở rộng sau khi đánh bại Andy Murray 6-2, 7-5, 6-2 trong trận chung kết. Đây là chức vô địch thứ 5 liên tiếp của anh tại Mỹ mở rộng. Tại Olympic Bắc kinh nội dung đánh đơn, Federer thua James Blake tại vòng tứ kết, nhưng giành được huy chương vàng đôi nam cùng với Stanislas Wawrinka. Ngày 17/8/2008, Federer mất vị trí số 1 thế giới vào tay Rafael Nadal.Tại giải thi đấu trong nhà Basel, Thụy Sĩ, Federer giành chức vô địch đơn thứ tư trong năm sau khi đánh bại David Nalbandian trong trận chung kết với tỷ số 6-3, 6-4. Trong trận đấu này Federer không phải đối mặt với một điểm break nào. Tuy nhiên tại giải đấu quan trọng cuối cùng trong năm là Tennis Masters Cup, Federer thua 2 trong 3 trận đã đấu và bị loại ngay sau vòng bảng. === Năm 2009 === Sau mùa giải được đánh giá là thất vọng trong năm 2008, Federer trở lại mạnh mẽ trong làng quần vợt thế giới với việc giành lại vị trí số một trong bảng xếp hạng các tay vợt nam ATP, vô địch giải Pháp mở rộng lần đầu tiên và lần thứ 6 vô địch Wimbledon. Cũng trong năm 2009 Federer nhận được sự công nhận rộng rãi từ phía các chuyên gia, những người hâm mộ và các tay vợt còn đang thi đấu rằng anh là tay vợt xuất sắc nhất từ trước đến nay. Giải đấu chính thức đầu tiên Roger Federer tham dự trong năm 2009 là giải Qatar mở rộng. Federer đã vào đến trận bán kết trước khi để thua tay vợt đang lên người Anh Andy Murray sau 3 set, với tỷ số các set là 7-6 (6), 2-6, 2-6. Trước đó anh cũng thua Murray trong một trận đấu trình diễn tại giải Abu Dhabi. Roger Ferderer tham dự giải Úc mở rộng và thua Rafael Nadal ở trận chung kết sau 5 set đấu căng thẳng. Trong buổi lễ trao giải Federer đã không kìm được cảm xúc và bật khóc. Federer tiếp tục chuỗi trận thi đấu thất vọng khi anh liên tục để thua các giải đấu sau đó, trước khi bất ngờ giành chiến thắng quan trọng trước Rafael Nadal ngay trên mặt sân đất nện tại Madrid Master trong trận chung kết với tỉ số 6-4, 6-4. Federer tham dự giải Pháp mở rộng 2009 với tư cách là tay vợt hạt giống số 2 của giải. Tại vòng 4 giải Pháp mở rộng anh thắng Tommy Haas với các tỉ số 6–7(4), 5–7, 6–4, 6–0, 6–2. Trận tiếp theo anh có chiến thắng 3-0 với các tỉ số 7–6(6), 6–2, 6–4 trước Gael Monfils.Tại trận bán kết anh thắng Juan Martin del Potro với các tỉ số 3–6, 7–6(2), 2–6, 6–1, 6–4. Trong trận chung kết, anh thắng tay vợt Thụy Điển Robin Soderling với 3 set trắng (6-1, 7-6 (7-1), 6-4),chiến thắng này giúp anh đoạt được Grand Slam duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp lẫy lừng của mình đồng thời cân bằng kỷ lục 14 lần vô địch Grand Slam của Pete Sampras. Tại Wimbledon 2009, Roger Federer đã đoạt chức vô địch lần thứ 6 sau trận chung kết nghẹt thở dài 4 giờ 17 phút với Andy Roddick với các tỉ số 5-7,7-6,7-6,3-6,16-14. Với chiến thắng này, Federer đã đi vào lịch sử với 15 lần đoạt chức vô địch Grand Slam và phá kỉ lục cũ của Pete Sampras với 14 lần vô địch. Anh đã để thua Jo-Wilfried Tsonga tại tứ kết giải Montreal Masters (còn gọi là Rogers Cup). Tuy nhiên, anh đã nhanh chóng lên ngôi tại Cincinnati Masters sau trận chung kết với Novak Djokovic với tỉ số 6-1 7-5. Tại Mỹ mở rộng 2009, anh đã để thua Juan Martin Del Potro với tỉ số 3-6 7-6(5) 4-6 7-6(4) 6-2 và để lỡ cơ hội san gằng kỉ lục vô địch Mỹ mở rộng 6 lần liên tiếp của Bill Tilden. Bên cạnh đó, Del Potro cũng trở thành người thứ 2 sau Rafael Nadal có thể đánh bại Roger Federer trong 1 trận chung kết Grand Slam. === Năm 2010 === Tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australian Open, Federer đã đánh bại Andy Murray với các tỷ số 6-3; 6-4; 7-6(13-11) để giành Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp sau 2h41' tại sân đấu trung tâm Rod Laver Arena. Tại giải vô địch Pháp mở rộng Roland Garros 2010, Federer thua Robin Soderling trong vòng tứ kết với tỉ số 3-6, 6-3, 7-5, 6-4. Đây là lần đầu tiên trong 23 giải Grand Slam quần vợt liên tiếp mà Federer không vào được vòng bán kết. Tại giải Wimbledon, Federer thua Tomas Berdych ở vòng tứ kết. Đây là lần đầu tiên trong 8 năm liền (từ năm 2003) mà Federer không vào chung kết ở Wimbledon. Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2010, tại vòng bán kết Federer thua hạt giống số 3 Novak Djokovic sau 5 set với tỉ số 7-5, 1-6, 7-5, 2-6, 5-7. Đây là lần đầu tiên trong 7 năm Federer không vào đến chung kết giải Mỹ mở rộng. Thất bại này cũng lần đầu tiên kể từ năm 2003 đưa anh xuống vị trí số 3 (nhường vị trí số 2 cho chính Djokovic) của bảng tổng sắp ATP. Sau thất bại tại Mỹ mở rộng, Federer lại có những bước trở lại đầy ấn tượng. Anh giành chức vô địch tại Stockholm và quê nhà Basel, đồng thời giúp anh lấy lại vị trí số 2 thế giới từ Djokovic. Bước vào giải đấu ATP World Tour Finals tại London, giải đấu lớn cuối cùng trong năm dành cho 8 tay vợt đứng xếp hạng cao nhất trên bảng tổng sắp ATP của năm, Federer đã lần lượt vượt qua các tay vợt David Ferrer, Andy Murray và Robin Soderling và đứng đầu vòng loại. Tại bán kết, anh nhanh chóng loại Djokovic và bước vào trận chung kết cùng kỳ phùng địch thủ Rafael Nadal. Cả hai đã cống hiến một trận đấu tuyệt vời và phần thắng đã thuộc về Federer sau 3 set đấu. Cùng với Ivan Lendl và Pete Sampras, Federer trở thành người thứ ba trong lịch sử 5 lần vô địch giải đấu danh giá này. Anh kết thúc năm 2010 với vị trí số 2 bảng tổng sắp ATP và là năm thứ 8 liên tiếp đứng ở top 2 tay vợt hàng đầu thế giới. === Năm 2011 === Năm 2011, theo sự đánh giá của các chuyên gia, là một năm thất bát của Roger Federer trên bình diện Grand Slam. Anh bị đánh bại bởi tay vợt Novak Djokovic sau 3 sét trắng trong trận bán kết tại Australian Open, người mà sau này giành chức vô địch, thất bại này cũng đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2003 rằng anh không giành được một danh hiệu nào trong 4 kỳ Grand Slam liên tiếp. Trong trận bán kết Pháp mở rộng, Federer đã kết thúc mạch 43 trận thắng liên tiếp của tay vợt Novak Djokovic sau trận đấu 4 sét. Tuy nhiên, Federer sau đó thua trong trận chung kết với Rafael Nadal sau 4 sét đấu căng thẳng với tỷ số 5-7, 6-7(3), 7-5, 1-6. Tại Wimbledon, Federer đánh dấu cột mốc lọt vào vòng tứ kết của các kỳ Grand Slam 29 lần liên tiếp, tuy nhiên anh để thua Jo-Wilfried Tsonga. Trận thua này cũng đánh dấu thất bại đầu tiên của Federer trong một giải Grand Slam sau khi anh dẫn trước đối thủ 2 sét đấu. Tại US Open, Federer tiếp tục để thua trong trận bán kết với Novak Djokovic, sau khi phung phí 2 điểm matchpoint trong sét đấu thứ 5, đồng thời cũng đánh dấu trận thua thứ hai của Federer trong một giải Grand Slam sau khi anh dẫn trước đối thủ 2 sét đấu. Thất bại tại Flushing Meadows cũng đồng nghĩa rằng Federer không giành được danh hiệu Grand Slam nào trong 1 năm, lần đầu tiên kể từ năm 2002. Trong mùa giải 2011, Federer đã giành được chiến thắng tại Qatar Open, đánh bại Nikolay Davydenko trong trận chung kết với tỷ số 6-3,6-4. Tuy nhiên, anh lại để thua trong trận chung kết ở Dubai trước Djokovic với tỷ số 3–6, 3–6 và thua trong các trận bán kết tại Miami Masters và Madrid Open trước Rafael Nadal. Sau thất bại tại Thượng Hải Masters 2011, Federer đã bị loại ra khỏi Top 3 tay vợt xuất sắc nhất thế giới lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2003. Tuy nhiên Roger Federer đã có sự "hồi sinh thần kỳ" trở lại trong tháng 11, chấm dứt cơn khát danh hiệu sau 10 tháng liên tiếp, anh thắng tới 3 giải liền là Basel mở rộng tại quê nhà khi đánh bại tay vợt người Nhật Bản Kei Nishikori với tỷ số 6-1, 6-3 trong trận chung kết; Sau đó là Paris Masters 1000 đầu tiên trong sự nghiệp khi đánh bại Jo-Wilfried Tsonga với tỷ số 6-1, 7-6(3) và cuối cùng là ATP World Tour Finals tại London cũng trước tay vợt người Pháp Jo-Wilfried Tsonga sau 3 sét đấu kịch tính với tỷ số là 6-3,6-7(6),6-3. Như vậy huyền thoại người Thụy Sĩ đã chính thức bước vào ngôi đền lịch sử tennis thế giới với tư cách tay vợt đầu tiên giành được tổng cộng 06 danh hiệu này, đồng thời Federer xếp vị trí thứ 4 trong danh sách những tay vợt có nhiều danh hiệu nhất từ Kỉ nguyên Open với tròn 70 danh hiệu. Chiến thắng này cũng giúp Federer giành lại vị trí số 3 thế giới từ Andy Murray và anh kết thúc năm 2011 trong top 3 trong vòng 9 năm liên tiếp. === Năm 2012 === Sau những thành công vào cuối năm 2011, Federer tự tin bước vào mùa giải mới. Anh bắt đầu mùa giải năm 2012 bằng giải đấu Qatar Open 2012, tuy nhiên anh đã xin rút lui trước khi trận bán kết giữa anh và Jo-Wilfried Tsonga vì lý do chấn thương. Sau đó anh tham dự giải Úc mở rộng năm 2012, anh lọt tới trận bán kết gặp tay vợt Nadal, đánh dấu lần gặp nhau thứ 27 trong sự nghiệp giữa hai tay vợt, anh để thua Nadal sau 4 set đấu căng thẳng với tỷ số 6-7 (5), 6-2, 7-6 (5), 6-4. Anh tham dự giải đấu ABN AMRO World Tennis Tournament lần đầu tiên kể từ năm 2005 và đánh bại tay vợt Del Potro trong trận chung kết với tỷ số 6-1, 6-4 để giành danh hiệu này lần thứ 2 tại Rotterdam. Tại giải Dubai mở rộng, anh giành chiến thắng trước tay vợt Vương quốc Anh là Andy Murray với tỷ số 7-5, 6-4 để đánh dấu danh hiệu thứ 5 tại giải đấu này, đồng thời rút ngắn tỷ số đối đầu giữa hai tay vợt là 7-8. Federer tiếp tục tham gia giải Indian Wells – giải Master 1000 đầu tiên trong năm, anh đánh bại Nadal tại bán kết và đánh bại tay vợt nước chủ nhà John Isner với tỷ số 7-6(7), 6-3, với chiến thắng này anh cân bằng kỷ lục đạt 19 danh hiệu ATP Masters 1000 của Rafael Nadal. Sau đó anh để thua tay vợt Andy Roddick trong 3 set tại giải Sony Ericsson Open với tỷ số 6-7(4), 1-6, 6-4. Bắt đầu mùa giải đất nện, Federer tham dự giải đấu Madrid Masters 1000 với mặt sân màu xanh lạ lẫm, giải đấu mà cả Nadal và Novak Djokovic đều bị loại sớm, Federer vượt qua Milos Raonic, Richard Gasquet, David Ferrer, Janko Tipsarević và Tomáš Berdych trong trận chung kết để lần thứ 3 đăng quang trên sân đấu Madrid khi xuất sắc lội ngược dòng đánh bại Berdych với tỷ số 3-6, 7-5, 7-5. Với chiến thắng này anh đã nâng số danh hiệu ATP 1000 giành được lên con số 20 và giành ngôi số 2 thế giới của Rafael Nadal. Anh tiếp tục tham dự giải đấu Rome Masters và để thua tay vợt Novak Djokovic trong trận bán kết với tỷ số 6-2, 7-6 (4). Tại giải Pháp mở rộng, Federer tiếp tục để thua tay vợt Novak Djokovic trong trận bán kết một cách khó hiểu sau 3 sét trắng với tỷ số 6-4 7-5 6-3. Federer khởi động mùa giải sân cỏ bằng việc tham dự giải Halle ở Đức và để thua trong trận chung kết trước tay vợt Tommy Haas với tỷ số 7-6(5), 6-4. Bước vào giải Wimbledon, giải Grand Slam danh giá nhất trong năm và cũng là giải đấu mà Federer đặt hy vọng nhiều nhất. Anh vượt qua các tay vợt Albert Ramos, Fabio Fognini, Julien Benneteau, Xavier Malisse, và Mikhail Youzhny để gặp tay vợt đầy duyên nợ Novak Djokovic trong trận bán kết, anh vượt qua Djokovic sau 4 set đấu căng thẳng với tỷ số 6-3, 3-6, 6-4, 6-3 để tiến vào trận chung kết thứ 8 tại Wimbledon gặp Andy Murray. Trong trận chung kết, với lối đánh thông minh cùng những pha xử lý chính xác, tinh tế, Federer đã thi đấu trên cơ Murray, qua đó giành chiến thắng một cách xứng đáng với các tỉ số 4-6, 7-5, 6-3, 6-4. Với danh hiệu này, anh đã xác lập thêm một loạt các kỷ lục: giành danh hiệu Grand Slam thứ 17 trong sự nghiệp; san bằng kỉ lục về số lần vô địch tại nơi đây của huyền thoại người Mỹ - Pete Sampras với 7 danh hiệu. Ngoài ra, Federer với việc soán ngôi số 1 trên bảng xếp hạng ATP của Djokovic, ngôi vị anh đã mất vào tay Nadal tháng 07/2010 và cũng san bằng nốt kỉ lục 286 tuần giữ ngôi số 1 thế giới của Sampras và chắc chắn sẽ xô đổ kỉ lục này. Theo thống kê, Federer là người già thứ hai trong lịch sử giữ ngôi số 1 thế giới (sau Agassi với 33 tuổi 131 ngày). Chưa hết, Federer còn là tay vợt nam thứ 3 trong lịch sử hơn 30 tuổi mà vẫn đăng quang tại Wimbledon, sau 2 huyền thoại Rod Laver và Arthur Ashe. Bốn tuần sau trận chung kết Wimbledon, Federer lại đối mặt với Murray trên sân trung tâm tại Wimbledon nhưng lần này là trong trận chung kết Tại thế vận hội Mùa hè Olympics 2012. Sau khi trải qua trận bán kết lịch sử trước Juan Martin del Potro với thời gian 4 giờ 26 phút, riêng trong set cuối có tỷ số 19-17, Federer để thua Murray trong trận chung kết và giành được Huy chương Bạc cho đoàn thể thao Thụy Sĩ. Sau giải đấu, Federer không tham dự giải đấu Rogers Cup.Tuy nhiên đến giải đấu Cincinnati Masters, anh đánh bại Novak Djokovic trong trận chung kết với điểm số 6-0,7-6. Với chiến thắng này, Federer trở thành tay vợt đầu tiên lần thứ 5 đoạt danh hiệu vô địch Cincinnati. Đây cũng là danh hiệu Master 1000 lần thứ 21 của Federer và anh đã sánh ngang với Nadal là người có nhiều danh hiệu Master 1000 nhất. Bước vào US Open – giải Grand Slam cuối cùng trong năm, Federer với hi vọng giành danh hiệu Mỹ mở rộng lần thứ 6 đã bị đánh bại bởi tay vợt CH Séc Tomáš Berdych tại vòng Tứ kết. Tại giải đấu Shanghai Rolex Masters, anh đánh bại tay vợt đồng hương Stanislas Wawrinka tại vòng ba, và chính thức đánh dấu kỷ lục với tuần thứ 300 ở vị trí số 1 thế giới. Tuy nhiên anh để thua tay vợt Andy Murray tại vòng bán kết. Sau đó để thua tay vợt Juan Martin del Potro trong trận chung kết tại giải đấu Swiss Indoors tại quê nhà Basel. Anh không tham dự giải Master 1000 cuối cùng của năm là Paris Master, và để mất ngôi vị số 1 thế giới vào tay Novak Djokovic, tuy nhiên anh cũng lập kỷ lục giữ ngôi số 1 thế giới mới với 302 tuần. Giải đấu cuối cùng trong năm ATP World Tour Finals – giải đấu qui tụ 8 tay vợt hàng đầu thế giới, Federer để thua trước Novak Djokovic trong trận chung kết với tỷ số 6–7 (9), 5–7. === Năm 2013 === Federer bị Andy Murray đánh bại trong trận bán kết tại Australian Open 2013 kéo dài 5 set với tỷ số 6-4, 6-7, 6-3, 6-7, 6-2, đây cũng là lần đầu tiên Andy Murray đánh bại Federer tại một giải Grand Slam. Roger Federer cũng có trận thua shock trước Julien Benneteau tại Rotterdam sau 2 set trắng. Anh bị Berdych đánh bại trong trận bán kết tại giải Dubai Open Tennis Championship, và bị Nadal đánh bại trong trận tứ kết tại Indian Wells. Với kết quả này, năm 2013 là năm đầu tiên kể từ năm 1999 Federer không vào tới trận chung kết nào trong 4 tháng đầu tiên của mùa giải. Anh bỏ qua giải Miami Masters và Monte-Carlo Masters. Anh trở lại giải Madrid Masters để bảo vệ danh hiệu vô địch nhưng chịu thua tay vợt người Nhật Bản Kei Nishikori ngay tại vòng 3 sau 3 sét. Federer trở lại phong độ cao khi vào tới trận chung kết tại Rome Masters nhưng thua một cách chóng vánh trước kình địch và cũng là đương kim vô địch Rafael Nadal. Roland Garros cũng là giải đấu đáng thất vọng của Roger khi anh chịu thua nhanh chóng sau 3 sét trước Jo-Wilfried Tsonga tại tứ kết. Danh hiệu đầu tiên của Roget Federer năm 2013 đạt được tại giải Gerry Weber Open (đánh bại Mikhail Youzhny), anh cũng tham gia đánh đôi cùng với Tommy Haas. Với chiến thắng tại giải Halle, cây vợt số 3 thế giới đã vươn lên đứng ngang bằng John McEnroe ở vị trí thứ 3 trong danh sách những cây vợt nam giàu thành tích nhất với 77 danh hiệu, sau Jimmy Connors với 109 danh hiệu và Ivan Lendl với 94 danh hiệu trong kỷ nguyên Mở. Bất chấp phong độ đáng thất vọng từ đầu mùa giải, Roger Federer hi vọng sẽ lập được cú đúp danh hiệu Halle/Wimbledon sau lần đầu tiên đã làm được 10 năm trước trong mùa giải sân cỏ. Tuy nhiên Federer đã một lần nữa gây thất vọng khi không giữ được phong độ và để thua trước Sergiy Stakhovsky ngay tại vòng 2, và đây cũng là thất bại tồi tệ nhất của anh tại một giải Grand Slam kể từ năm 2004. Thất bại này không chỉ chặn lại chuỗi kỷ lục 36 lần liên tiếp lọt vào tứ kết các giải Grand Slam, mà còn đá văng Federer ra khỏi Top 4 tay vợt xuất sắc nhất lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm 2003, gần 10 năm sau khi anh giành được danh hiệu Wimbledon đầu tiên. Sau thất bại tải giải Wimbledon, Federer tham gia khởi động tại hai giải đất nện là: Hamburg and Gstaad. Tại giải Hamburg, anh lọt vào tới trận bán kết, trước khi để thua tay vợt năm ngoài Top 100 người Argentina Federico Delbonis. Tại giải Gstaad, anh để thua ngay tại vòng 2 trước tay vợt người Đức Daniel Brands (sau khi được miễn đánh vòng 1) do chấn thương lưng hành hạ. Anh tham gia hai giải đấu này với việc thử nghiệm cây vợt mới là 98 inch vuông, và ngay sau đó anh đã trở lại dùng cây vợt cũ cho mùa giải sân cứng tại Bắc Mỹ. Federer bỏ qua giải Montreal, nhưng tham dự giải Cincinnati để bảo vệ danh hiệu đương kim vô địch. Tuy nhiên anh chịu gác vợt trước tay vợt Nadal ngay tại tứ kết, người đã có một mùa giải không tưởng với hai chiến thắng tại Montreal và Cincinnati. Sau đó Federer lại để thua Tommy Robredo ở vòng bốn Mỹ Mở rộng. Tại giải Shanghai Masters, anh thất bại tại vòng 2 trước Gaël Monfils. Ngay sau thất bại này 2 ngày, anh tuyên bố chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên Paul Annacone, người gắn bó với anh từ tháng 7/2010. Sau đó anh tham dự giải Basel và thất bại trước Juan Martín del Potro trong trận chung kết. Tại giải đấu cuối năm ATP World Tour Finals, anh giành được 2 chiến thắng tại vòng bảng, nhưng thất bại trước Rafael Nadal trong trận bán kết, đánh dấu thất bại thứ 22 trước tay vợt này. Ngày 27/12/2013, Roger Federer chính thức tuyên bố Stefan Edberg sẽ là HLV mới của anh trong 10 tuần và đã bắt đầu quá trình chuẩn bị cho Úc Mở Rộng 2014 diễn ra vào ngày 13/01/2014, Stefan Edberg sẽ gia nhập cùng đội ngũ huấn luyện và hỗ trợ cho anh cùng với Severin Luthi. === Năm 2014 === Federer khởi động mùa giải mới bằng việc tham gia giải Brisbane International tại Brisbane, tuy nhiên anh chịu thua trước tay vợt chủ nhà Leyton Hewitt tại trận chung kết sau 3 sét. Federer tham dự Australian Open với tư cách là hạt giống số 6 của giải nhưng đã thất bại trước Rafael Nadal ở trận bán kết sau 3 set với các tỉ số 7-6, 6-3, 6-3. Anh trở lại mạnh mẽ vào cuối năm nay khi lần đầu tiên vô địch Thượng Hải Master, sau đó ít tuần anh tiếp tục vô địch Basel tại sân nhà. Với phong độ cao như thế nên anh vượt qua Nadal trên BXH và đứng thứ 2 sau Djokovic, đứng trước cơ hội đạt số 1 thế giới cuối năm nay, do số điểm của Djokovic phải bảo vệ gần 2500 điểm do là ĐKVĐ của giải 2 giải còn lại là Paribas Master và world final championship, trong khi Federer chỉ cần bảo vệ hơn 700 điểm mà thôi. "Ở tuổi 33, tôi không nghĩ rằng tuổi tác ảnh hưởng quá lớn đến khả năng thi đấu của anh ấy. Và tôi có thể khẳng định Federer là tay vợt xuất sắc nhất mùa giải 2014", Novak Djokovic cho biết Thất bại ở Pảrisbas Máster làm cơ hội số 1 thế giới của Federer trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ vô địch ở ATP World Tour Finals và Djokovic không vào được bán kết là anh sẽ trở lại ngôi vị số 1. Tuy nhiên Djokovic không mấy khó khăn khi vào chung kết cùng Federer, khiến Federer dù có vô địch vẫn ở số 2 thế giới. Chung kết thực sự là một trận siêu kinh điển nếu như Federer không bỏ cuộc trước trận đấu 30 phút do chấn thương lưng. Nhưng có một nguồn tin là do anh và Wawrinka người đồng đội bạn thân tranh cãi trong phòng thay đồ vì lý do vợ Mirka mỉa mai Wawrinka. Và còn lý do mà người hâm mộ đoán là do Federer bỏ cuộc vì không muốn mạo hiểm mà dưỡng thương để đánh chung kết Davis cup cùng với Wawrika và đội tuyển Thụy Sĩ trước đội tuyển Pháp (đội tuyển khá mạnh). Gạt bỏ dư luận, Federer và Wawrinka làm lành và cùng nhau giúp Thụy Sĩ vô địch Davis cup trước đội tuyển Pháp với tỉ số chung cuộc 3-1. Giấc mơ Davis cup quá tuyệt với Federer, và tuyệt vời hơn nếu anh vô địch Olympic đánh đơn để hoàn tất sự nghiệp vĩ đại của mình. === Năm 2015 === Federer bắt đầu năm 2015 bằng chức vô địch ATP500 Qatar Open với trận thắng Djokovic trong trận chung kết, tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australia Open anh bị loại ở vòng 4 trước Seppi, anh vào chung kết giải Master 1000 Indianwell nhưng thua Djokovic ở chung kết. Anh bỏ qua giải Miamia Master, sau đó anh đều bị loại sớm ở các giải Master tổ chức trên sân đất nện, anh vào chung kết giải Roma Master nhưng lại thua Djokovic. Tiếp nối giải Roland Garros trên sân đất nện anh bị loại ở tứ kết bởi người đồng hương Stan Wawrinka, người sau đó lên ngôi vô địch. Tại giải Wimbledon trên mặt sân cỏ anh vào chung kết, trong trận chung kết anh đã để thua Djokovic sau 4 set với các tỷ số lần lượt là 6-7 (1-7), 7-6 (12-10), 4-6, 3-6. Như vậy tính đến tháng 6 anh đã để thua Djokovic cả 3 trận chung kết của các giải lớn. Tiếp mùa giải sân cứng Bắc mỹ, Federer bỏ giải Master 1000 là Roger Cup nhưng sau đó vô địch giải Master 1000 là Cicinnati, đến giải Grand Slam cuối cùng trong năm Federer đi đến trận cuối cùng mà không để thua set đấu nào, trong trận chung kết gặp Djokovic anh đã để thua sau 4 set đấu với các tỷ số lần lượt là 4-6; 7-5; 4-6; 4-6, tiếp tục bỏ lỡ cơ hội dành Grand Slam thứ 18 trong sự nghiệp. Tiếp mùa giải sân cứng trong nhà, anh bị loại sốc ngay ở vòng 1 giải Thượng Hải Master trước tay vợt Vinolas, anh bị loại sớm vòng 3 Paris Master, đến giải đấu danh giá cuối năm ATP Finals anh toàn thắng tại vòng bản trong đó có trận thắng trước tay vợt số 1 thế giới là Djokovic, tuy nhiên khi gặp lại ddddddddddđnhau tại trận chung kết anh lại bị thua với các tỷ số 3-6, 4-6 bỏ lỡ cơ hội vô địch. Anh kết thúc năm ở vị trí số 3 thế giới === Năm 2016 === Federer khởi đầu mùa giải của mình khi tham gia giải Brisbane với tư cách đương kim vô địch,nhưng đã để mất danh hiệu vào tay milos roanic.Sau đó anh tham grand slam austrailian open nhưng bị đánh bại bởi Novak Djokovic ở bán kết, sau thất bại đau đớn trước tay vợt số 1 thê giới federer bất ngờ dính chấn thương đầu gối và phải trải qua ca phẫu thuật nội soi và bỏ lỡ 3 giải đấu ở rotterdam và dubai vào tháng 2 và indian wells vào tháng 3,anh đã lên kế hoạch trở lại miami nhưng bệnh cúm dạ dày anh đã phải rút khỏi Miami.Cuối cùng anh trở lại tại monter carlo hoa lệ nhưng thất bại trước tsonga tại tứ kết,chấn thương tiếp tục đeo bám fedx khiến anh rút khỏi madrid (lần này là ở lưng) và chỉ trở lại ở Rome trong tình trạng không đảm bảo và dù đã rất cố gắng nhưng đã chấp nhận dừng bước trước theim tại vòng 3. Sau thất bại tại rome,federer đến paris chuẩn bị tham dự roland garros và đã có buổi tập đầu tiên ở đây,nhưng một lần nữa chấn thương lưng lại hành hạ khiến anh bất ngờ quyết định rút lui phút chót. Cuối tháng 7/2016, Roger Federer đã thông báo tin buồn tới người hâm mộ. Theo đó, VĐV người Thụy Sĩ sẽ phải nghỉ thi đấu tới hết năm vì chấn thương đầu gối. Như vậy, Roger Federer sẽ lỡ hẹn với Olympic 2016, giải US Open (Mỹ mở rộng) và giải World Tour Final. Như vậy, trong năm 2016 Roger Federer vẫn chưa giành được danh hiệu nào. === Năm 2017 === Sau sáu tháng nghỉ dưỡng thương của mùa giải 2016, Federer bắt đầu mùa giải 2017 bằng việc cùng đội tuyển quần vợt thụy sĩ tham gia cúp đồng đội nam nữ kết hợp Hopman Cup diễn ra ở Perth (Úc). Tại bán kết, ở trận đơn nam, Roger Federer đã thắng Richard Gasquet 6-1, 6-4 để giúp Thụy Sĩ dẫn trước Pháp 1-0. Tuy nhiên ở trận đánh đôi nam nữ quyết định, cặp Federer/Bencic đã thua cặp Gasquet/Mladenovic sau 2 set cùng tỉ số 2-4, qua đó Thụy Sĩ đành nhường vé vào chung kết Hopman Cup năm nay cho Pháp. Tại Australian open 2017, Federer được xếp hạng hạt giống số 17 và nằm cùng nhánh đấu với các đối thủ nặng ký như Andy Murray, Stan Wawrinka hay Kei Nishikori,... Tại vòng 1 gặp Jurgen Melzer, mặc dù chưa trở lại với phong độ xuất sắc nhất, Fedex vẫn đánh bại đối thủ sau 4 set đấu với tỷ số các set 7-5, 3-6, 6-2, 6-2. Tại vòng 2 và vòng 3, Federer dần lấy lại phong độ tốt nhất, dễ dàng đánh bại Noah Rubi và Tomas Berdych với cùng tỷ số 3-0. Thử thách thật sự chỉ đến với Federer tại vòng 4, khi anh trạm trán với Kei Nishikori. Đối đầu với tay vợt có sức trẻ và khả năng tạo đột biến cao, tàu tốc hành chịu thua set 1 sau loạt Tie-break. Tuy nhiên set 2 và set 3 chứng kiến FedEx lấy lại phong độ và thắng liền 2 set với tỷ số 6-4, 6-1. Set 4, Nishikori có được break ở game thứ 5 và dành chiến thắng 6-4. Trong set cuối, tưởng chừng như bất lợi lớn thuộc về tay vợt đã 35 tuổi như FedEx nhưng anh đã phát huy kinh nghiệm đúng lúc để giành break ngay game đầu đối thủ giao bóng khi Nishikori có dấu hiệu chấn thương lưng và giữ được lợi thế để dành chiến thắng với tỷ số 6-3. Đối thủ tại tứ kết của Federer là người đã loại Andy Murray tại vòng 4: Mischa Zverev. Dù vậy, không có bất ngờ khi tay vợt người Thụy Sĩ thắng dễ với tỷ số 3-0. Thử thách tại bán kết của FedEx là tay vợt đồng hương Stan Wawrinka. Do đã quá hiểu nhau nên FedEx và Stan The Man đều chủ động nhập cuộc với tâm thế tấn công thay vì thăm dò đối thủ để chiếm thế chủ động. Federer thắng 2 set đầu với tỷ số 7-5, 6-3 nhưng bất ngờ sa sút ở 2 set sau và để thua 1-6, 4-6. Set 5, Federer chỉ trở lại sau khi có sự chăm sóc của nhân viên y tế. Trong set này Wawrinka mất tập trung và để mất break sau lỗi giao bóng kép. Federer tận dụng thành công sai lầm của đối thủ để dành chiến thắng 6-3 qua đó vượt qua đối thủ với tỷ số 3-2. Ở nhánh đấu còn lại Novak Djokovic bị loại sớm và Rafael Nadal lọt vào chung kết gặp Federer. Trận đấu kinh điển của làng quần vợt, cuộc đối đầu giữa Roger Federer và Rafael Nadal luôn cống hiến cho khán giả những màn trình diễn ở đẳng cấp cao nhất, Federer thắng trước set đầu 6-3, Nadal gỡ lại set 2 với tỷ số 6-3. Set 3, Fedex thắng 6-1 tuy nhiên 1 lần nữa Nadal lại cho thấy bản lình khi dành chiến thắng set 4 với tỷ số 6-3. Kịch tính ở set 5, tàu tốc hành 1 lần nữa cần sự chăm sóc của nhân viên y tế và có vẻ đã tái phát chấn thương. Phải đối đầu với đối thủ trẻ hơn mình 5 tuổi, tưởng chừng Federer đã gục ngã. Ngay game đầu Federer để mất break và bị dẫn trước 3-1. Tuy nhiên, kể từ đây Federer thể hiện phong độ xuất thần, thắng liền 5 game tiếp theo trong đó có 2 break liên tiếp ở game 6 và game 8. Kết thúc trận chung kết kịch tính với chiến thắng chung cuộc 3-2, Roger Federer có được danh hiệu Grand Slam thứ 18 một cách xứng đáng. Với chức vô địch này, Federer thiết lập hàng loạt kỷ lục: trở thành tay vợt nam đầu tiên trong lịch sử giành không dưới 5 chức vô địch cho mỗi kỳ Grand Slam: 5 Australian Open, 5 US Open và 7 Wimbledon; phá vỡ kỷ lục nhiều danh hiệu Grand Slam nhất do chính anh nắm giữ; Ở 35 tuổi 174 ngày, Federer là nhà vô địch Grand Slam lớn tuổi thứ hai trong lịch sử, chỉ sau Ken Rosewall (37 tuổi khi vô địch Australia Mở rộng năm 1972). == Lối đánh của Roger Federer == Federer có phong cách thi đấu điềm tĩnh, biến hóa, ổn định và đẹp mắt. "Đẹp mắt" trở thành một đặc điểm trong phong cách thi đấu của Federer, phân biệt anh với tất cả các tay vợt còn lại trong lịch sử quần vợt. Phong cách này dựa trên một nền tảng kỹ thuật thượng thừa và một tâm lý thi đấu vững vàng. === Giao bóng === Federer sở hữu một trong những cú giao bóng tốt nhất trong các tay vợt đã từng thi đấu. Cú giao bóng của Federer không đặc biệt mạnh (trung bình khoảng 170 km/h) nhưng có vị trí rơi rất hiểm. Rất khó có thể đoán hướng giao bóng của Federer trước khi bóng rời vợt, vì vai của anh giữ nguyên trong mọi tình huống, chỉ đến khi chạm bóng Federer mới lựa chọn điểm rơi bằng cách xoay vợt. Cú giao bóng lần 1 của Federer thường sát góc chữ T, nhờ vậy Federer có nhiều cú giao bóng ăn điểm trực tiếp. Cú giao bóng lần 2 có tốc độ không cao nhưng xoáy, khó chịu và thường đi vào góc hiểm. Nó khiến cho đối thủ trả bóng ra ngoài hoặc lỏng giúp Federer có cú winner ăn điểm. Tuy nhiên, cú giao bóng của Federer lại bị chậm lại trên sân đất nện khiến giảm lượng giao bóng ăn điểm trực tiếp và độ khó của cú giao bóng. === Cú thuận tay === Cú đánh thuận tay là một trong những điểm mạnh nhất của Federer, và cũng là một trong những cú thuận tay hay nhất trong lịch sử quần vợt [5].Federer cầm vợt trong cú thuận tay nghiêng về semi-western (giữa số 3 và 4 với người thuận tay phải, giữa số 6 và 7 với người thuận tay trái) giống như đa số tay vợt hiện tại đang sử dụng.Nhưng có một điểm khác biệt trong kiểu cầm vợt của Federer so với những tay vợt cũng cầm semi-western đó là Federer để một phần bàn tay ra ngoài cán vợt. Điều này sẽ phần nào giúp Federer vươn xa hơn trong cú thuận tay (tăng chiều dài cánh tay đòn). Khi chuẩn bị để đánh một cú thuận tay, Federer xoay cả hai vai, đồng thời di chuyển chéo lên phía trước để đón bóng. Lối di chuyển này giúp anh tiếp cận bóng sớm. Khi xoay vai, Federer vẫn giữ đầu tương đối thẳng, trong khi mắt không rời trái bóng. Federer thường đánh bóng ngay khi bóng vừa nẩy lên. Cú thuận tay của Federer tạo độ xoáy bóng rất lớn và có điểm rơi sát đường biên rất khó đánh trả . Federer thường có một bước dậm đà bật nhảy khi tiếp xúc bóng, điều này giúp Federer truyền thêm lực vào cú thuận tay. Ngay thực hiện xong cú thuận tay và tiếp đất trở lại, tư thế của Federer rất thanh thoát nhờ bộ chân linh hoạt . === Cú trái tay === Không giống nhiều tay vợt khác cùng thời dùng cả hai tay để đánh trái tay, Federer chỉ dùng một tay. Dùng một tay để đánh bóng trái tay cần phải canh điểm thời gian chính xác hơn hai tay, nhưng mặt khác lại linh hoạt hơn, tiếp cận được bóng với khoảng cách xa hơn. Khi chuẩn bị đánh cú trái tay, Federer xoay toàn bộ vai, vẫn giữ tay trái trên vợt và để vợt thẳng. Đầu gối trái của anh khuỵu xuống sát mặt sân. Khi đánh, tay trái anh rời vợt nhưng không xa thân mình tạo thế để kiểm soát độ thăng bằng của cơ thể. Cầm vợt kiểu Eastern Backhand của Federer, sử dụng lực vai ít hơn. Cách cầm vợt kiểu này giúp cho bóng nảy cao về phía trái tay, cầm vợt kiểu này dễ đè bóng xuống hơn đồng thời chuyển qua cắt nhanh hơn, đối thủ khó đoán được động tác chuyển từ "bung" sang "cắt". Nhược điểm của cách cầm vợt náy là tạo ít topspin hơn. Cú tay trái mặc dù hay nhưng tương đối bị coi là một "điểm yếu" của Federer. Khi đánh trái tay, Federer phần lớn chỉ đánh trả bóng chứ không đủ lực "tấn công" như cú tay thuận. Vì thế anh thường chạy vòng quanh qua bên trái sân để dùng tay thuận tiếp bóng thay vì dùng trái tay. Các đối thủ hay của Federer như Rafael Nadal biết trái tay của anh không có "uy lực" như cú thuận tay nên họ hay tấn công vào bên trái sân của Federer trong những điểm quan trọng. Tuy nhiên, kể từ cuối mùa giải 2010, từ khi có huấn luyện viên mới là Paul Annacone, Federer đã có sự thay đổi mạnh mẽ đối với cú trái tay, anh đã có cú bung trái rất mạnh mẽ và giành nhiều điểm thắng từ cú trái tay, điều đó thể hiện rất rõ trong trận chung kết ATP World tour Final dành cho 8 cây vợt hàng đầu vào cuối năm. === Di chuyển === Di chuyển là điểm độc đáo nhất và là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc định hình phong cách thi đấu của Federer. Federer di chuyển như một vũ công ballet. Anh chạy trên các ngón chân dù với tốc độ nào. Khi chuyển từ chạy sang đánh bóng, Federer trụ bằng chân trái trong khi chân phải hoạt động như một lực đẩy xoay chuyển toàn thân. Trong lịch sử quần vợt hầu như không có tay vợt nào có lối di chuyển tương tự. == Trận thua lịch sử tại Giải Pháp mở rộng 2013 == Giải quần vợt Pháp (Roland Garros) 2013 đã chứng kiến một kết quả bất ngờ khi tay vợt chủ nhà Jo-Wilfried Tsonga đánh bại "tàu tốc hành" người Thụy Sĩ Roger Federer 3-0 (7-5, 6-3, 6-3) ở trận tứ kết. Khá nhiều người mê quần vợt hào hứng gọi trận thắng tuyệt đối của Jo-Wilfried Tsonga trước Roger Federer là cuộc lật đổ ngoạn mục. Với người hâm mộ quần vợt Pháp, những lời có cánh ca ngợi chiến thắng của Tsonga cũng là điều dễ hiểu khi từ thập niên 1980 đến nay, Roland Garros chưa bao giờ dành cho các tay vợt chủ nhà. == Các kỷ lục của Federer == Federer hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục trong làng quần vợt thế giới. 18 Grand Slam của Federer: Wimbledon 2003-2007, 2009, 2012; Mỹ mở rộng 2004-2008; Australian mở rộng 2004, 2006, 2007, 2010, 2017; Roland Garros 2009. Năm 2003, Federer trở thành tay vợt Thụy Sĩ đầu tiên vô địch một giải Grand Slam sau khi đánh bại Mark Philippoussis trong trận CK Wimbledon. Federer là tay vợt duy nhất 5 lần liên tiếp vô địch ở hai Grand Slam khác nhau - Wimbledon and US Open. Federer là tay vợt đầu tiên đoạt cú đúp Wimbledon-Mỹ mở rộng trong 4 năm liên tiếp. Federer là tay vợt duy nhất ở kỷ nguyên mở rộng hai lần đoạt 3 giải lớn liên tiếp khi anh đoạt chức vô địch Australian mở rộng năm 2007. Federer đã cân bằng kỷ lục 5 lần vô địch Wimbledon liên tiếp của Bjorn Borg vào năm 2007. Hiện nay anh đã nối dài kỷ lục này lên con số 7 sau khi vô địch thêm Wimbledon 2009 và 2012. Chuỗi 10 lần liên tiếp lọt vào chung kết một giải Grand Slam của Federer đã bị dừng lại bởi Novak Djokovic tại bán kết Australian mở rộng 2008. Cuộc chiến kéo dài 5 set trong trận chung kết Wimbledon 2008 được nhiều người coi là trận đấu hay nhất trong lịch sử tennis. Khi đó, Federer đã thất bại trước Rafael Nadal. Chức vô địch Roland Garros năm 2009 đã giúp Federer trở thành tay vợt thứ 6 sau Fred Perry, Don Budge, Rod Laver, Roy Emerson và Andre Agassi đoạt đủ 4 Grand Slam trong sự nghiệp. Sau đó, Nadal là người thứ bảy lập được kỳ tích này. Federer đã phá kỷ lục đoạt 14 Grand Slam của Pete Sampras khi anh lần thứ 15 vô địch một giải lớn sau khi đăng quang tại Wimbledon năm 2009. Năm 2009, Federer đã trở thành tay vợt đầu tiên 7 lần liên tiếp lọt vào chung kết Wimbledon kể từ năm 1922. Với việc lần thứ 8 lọt vào chung kết Wimbledon trong năm 2012 này, Federer cũng gia tăng kỷ lục về số lần đi tới trận đấu cuối cùng ở các giải lớn lên con số 24. Kỷ lục 23 lần liên tiếp lọt vào bán kết một giải Grand Slam của Federer đã bị Robin Soderling ngăn chặn ở vòng tứ kết Roland Garros năm 2010. Kỷ lục cũ của Ivan Lendl chỉ là 10 lần. Kể từ thất bại tại vòng 3 Roland Garros 2004 trước Gustavo Kuerten, Federer lập kỷ lục khi 36 lần liên tiếp lọt vào tứ kết các giải Grand Slam (tính tới Roland Garros 2013). Federer đã trở thành tay vợt thứ 23 dẫn đầu BXH ATP vào năm 2004 và giữ vị trí đó trong 237 tuần liên tiếp – một kỷ lục. Anh đồng thời cũng trở thành tay vợt ở vị trí số 1 thế giới nhiều nhất trong lịch sử ATP khi có tuần thứ 287 đứng đầu bảng xếp hạng vào ngày 16/7/2012 vừa qua, chính thức phá vỡ kỉ lục của Pete Sampras. Federer hiện đang giữ kỷ lục 24 chiến thắng liên tiếp ở các trận chung kết. Kỷ lục này chỉ bị chặn khi Federer thất bại trước David Nalbandian trong trận chung kết Masters Cup 2005. Năm 2006 và 2007, Federer đã lọt vào chung kết cả 4 giải Grand Slam và đã vô địch ở Australia, Wimbledon và Mỹ. Năm 2009 anh cũng vào chung kết cả 4 giải Grand Slam nhưng chỉ chiến thắng ở Roland Garros và Wimbledon. Federer hiện đang giữ kỷ lục 65 chiến thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ kể từ kỷ nguyên mở rộng. Kỷ lục này chỉ bị phá khi Federer thất bại trước Nadal trong trận CK Wimbledon 2008. Là tay vợt có số tuần giữ vị trí số 1 thế giới liên tiếp lâu nhất (237 tuần liên tiếp, kỷ lục cũ là 160 tuần của Jimmy Connors) Là tay vợt có số tuần giữ vị trí số 1 thế giới nhiều nhất (302 tuần, vượt qua thành tích 286 tuần của Pete Sampras) 23 lần liên tiếp lọt vào bán kết các giải Grand Slam (người đứng thứ 2 Ivan Lendl, 10 lần liên tiếp) 10 lần liên tiếp lọt vào chung kết các giải Grand Slam (người đứng thứ 2 là... chính Federer - 8 lần, kỉ lục cũ thuộc về Jack Crawford * 7 lần liên tiếp) 28 lần lọt vào chung kết các giải Grand Slam trong sự nghiệp (đứng thứ 2 là Ivan Lendl với 19 lần) Tay vợt duy nhất trong lịch sử 3 lần giành được 3 danh hiệu Grand Slam một năm (2004, 2006, 2007) Tay vợt giành được tổng tiền thưởng nhiều nhất trong lịch sử quần vợt[6]. Sau vòng 2 giải Mỹ mở rộng 2009, anh đã trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 50.000.000 đô la tiền thưởng. Anh đang là người giành được nhiều tiền thưởng nhất lịch sử với 67,4 triệu đô la Mỹ. Người xếp thứ nhì là Rafael Nadal với 45 triệu sau đó là Pete Sampras với 43 triệu (tính tới hết năm 2011). Tay vợt duy nhất trong lịch sử quần vợt giành được ít nhất 10 danh hiệu trong 3 năm liên tiếp (2004: 11, 2005: 11, 2006: 12). Tay vợt giữ kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ: 65 trận liên tiếp từ vòng 1 Wimbledon 2003 tới bán kết Wimbledon 2008).[7] Tay vợt giữ kỷ lục chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cứng: 56 trận (2005-2006) Tay vợt có số chức vô địch ATP World Tour Final (trước đây là Tennis Master Cup) nhiều nhất, với 6 lần đoạt chức vô địch. Tay vợt đầu tiên lọt vào tất cả các trận chung kết Master 1000 ở 11 địa điểm khác nhau: Indian Well, Miami, Monte Carlo, Rome, Madrid, Hamburg, Toronto, Montreal, Cincinnati, Thượng Hải, Paris. Federer là người có vinh dự giành 4 giải Laureus của Viện hàn lâm thể thao Anh, liên tiếp (2005-2008) cho VĐV nam xuất sắc nhất. Ferderer là một trong 3 người có hơn 1000 trận thắng. == Vị trí trong làng quần vợt thế giới == Roger Federer được thừa nhận một cách rộng rãi là tay vợt vĩ đại nhất thế giới trong kỉ nguyên Mở rộng, khi mà các tay vợt chuyên nghiệp được quyền dự tranh 4 giải đấu Grand Slam. Andre Agassi gọi Federer là đỉnh Everest của làng quần vợt trong cuốn tự truyện "Open" phát hành tháng 11 năm 2009. Ngày càng nhiều tay vợt, các nhà chuyên môn và các fan hâm mộ đồng ý rằng anh là tay vợt xuất sắc nhất trong lịch sử quần vợt, kể cả tính đến trước kỉ nguyên Mở rộng. Sự phân biệt giữa thời đại trước và sau Mở rộng không chỉ xuất phát từ quy định cấm các tay vợt chuyên nghiệp thi đấu 4 giải Grand Slam, mà còn vì trước thập niên 70 thế kỷ 20, các giải đấu quần vợt chưa được hệ thống hóa và quản lý bởi một tổ chức thống nhất như hiện nay (ATP ở giải nam và WTA ở giải nữ). Việc thống kê số liệu không được tiến hành một cách đầy đủ, hệ thống tính điểm để xác định thứ hạng của các tay vợt chưa được áp dụng, vì vậy vị trí các tay vợt hàng đầu chỉ được sắp xếp theo cảm tính và gây nhiều tranh cãi. Pancho Gonzales và Rod Laver đều được "tin" là tay vợt số 1 thế giới trong 8 năm, bởi một vài nhà quan sát. Sự thiếu quy chuẩn hóa hệ thống các giải đấu khiến nảy sinh rất nhiều giải đấu nhỏ với chỉ một vài tay vợt tham dự, thậm chí đôi khi chỉ mang tính giao hữu, và do vậy các tay vợt hàng đầu có thể giành được đến 100-150 danh hiệu. Ngay cả các giải đấu lớn cũng chỉ quy tụ rất ít tay vợt thi đấu, khiến cho giá trị của chúng khó có thể xếp ngang bằng với kỉ nguyên Mở rộng. Sự khó khăn trong việc định lượng một cách thuyết phục vị trí các tay vợt trước kỉ nguyên Mở rộng khiến cuộc tranh luận về tay vợt số 1 qua mọi thời đại trở nên khó khăn và dường như không thể kết thúc. Thành tích của Roger Federer khiến nhiều nhà quan sát đặt anh lên trên sự rắc rối trong quá trình phát triển bộ môn quần vợt và công nhận anh là tay vợt số 1. Tuy không phải là tay vợt mang đến 1 sự thay đổi mang tính cách mạng cho làng quần vợt như Ivan Lendl ("cha đẻ của lối đánh tấn công cuối sân hiện đại") hay Jack Kramer (người đầu tiên lấy S&V làm nền tảng cho phong cách thi đấu), nhưng Federer là tay vợt kết hợp một cách hoàn hảo nhất tất cả các phong cách thi đấu và đẩy nó lên 1 tầm cao mới. Sự hoà quyện giữa lối chơi hoa mỹ và hiệu quả trong thi đấu giúp anh thống trị làng quần vợt theo cách mà thế giới chưa từng được chứng kiến, và giúp anh phá vỡ những kỷ lục quan trọng nhất như tổng số Grand Slam giành được, số lần liên tiếp vào sâu trong các giải đấu lớn hay số tuần liên tiếp đứng trên vị trí số 1. Roger Federer cũng là một trong số ít ngôi sao quần vợt có khả năng giao tiếp tốt với báo chí. Với việc thông thạo 3 ngoại ngữ: tiếng Thụy Sĩ-Đức, Pháp và Anh, Roger Federer đã trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất thế giới cả ở trong và ngoài sân quần vợt. Anh là biểu tượng của rất nhiều hãng thời trang, thể thao và xe hơi nổi tiếng của thế giới. Roger luôn chiếm được cảm tình của giới truyền thông vì tính cách thật thà, hiền hậu và nhiệt thành của anh. Anh được tạp chí Forbes xếp hạng 47 trong số 100 người nổi tiếng nhất mọi thời đại. Roger cũng là một trong những vận động viên thể thao có thu nhập cao nhất thế giới. == Đánh giá về Roger Federer == "Anh ta nhắm mắt cũng có thể đánh bại 1 nửa số tay vợt hiện nay." – John McEnroe, bình luận trực tiếp trên đài BBC, Wimbledon 2006 "Federer là tay vợt xuất sắc nhất trong lịch sử, chưa ai có được tài năng như vậy." – Rafael Nadal, sau khi vô địch Pháp mở rộng 2006 "Tôi cảm thấy vinh dự khi được đem ra so sánh với Roger Federer. Anh ta có tài năng khó tin, và có thể làm mọi thứ." – Rod Laver, 11 lần vô địch Grand Slam "Roger Federer giống như rượu vang đỏ ngon, thời gian chỉ khiến chất lượng tốt thêm." – Tony Roche, cựu huấn luyện viên của Roger Federer "Tôi chưa từng thích thú được xem ai thi đấu như với Roger Federer. Tôi bị choáng ngợp. Pete Sampras cũng hay nhưng anh dựa quá nhiều vào cú giao bóng, trong khi Federer có thể làm mọi thứ với vẻ thanh thoát, tao nhã và thanh lịch, như một bản giao hưởng trong tennis. Roger Federer có thể đánh những cú mà người ta phải xếp vào loại bất hợp pháp (vì nó quá hay)." – Tracy Austin, cựu tay vợt nữ 2 lần vô địch US Open "Tôi biết nói gì đây? Anh ấy là Roger." – Mario Ancic, sau khi thua Federer tại tứ kết Wimbledon 2006 "Tôi nghĩ rằng bạn phải công nhận thôi. Người ta nói rằng Laver và Nadal thì hay hơn anh ấy. Nhưng nhớ rằng anh ấy đã có tất cả, 15 Grand Slam bây giờ và sắp sửa giành thêm mấy cái nữa trong tương lai gần. Theo quan điểm của tôi, anh ấy là vĩ đại nhất." – Pete Sampras, 14 lần vô địch Grand Slam "Tôi nghĩ không ai có thể đánh được những quả bóng như anh ấy làm. Chắc chắn rằng, nếu bạn có thể có những cú serve của Roddick, tốc độ của Hewitt, những cú trả bóng của Agassi và những cú volley của tôi, bạn mới có thể có cơ hội chiến thắng Federer." – Tim Henman, cựu số 4 thế giới "Federer hiển nhiên là 1 vận động viên đầu tàu trong số tất cả các môn thể thao. Anh ấy đã làm được những việc thật kinh ngạc. Tôi thích được xem anh ấy thi đấu. Tôi đã học được nhiều thứ từ Federer." – Serena Williams, 14 lần vô địch Grand Slam "Những gì anh ấy làm được trong tennis, tôi nghĩ còn tuyệt vời hơn những gì tôi làm được trong golf." – Tiger Woods, vua golf "Tôi muốn trở thành những đôi giày của anh ấy để có thể cảm nhận những bước chạy của một huyền thoại như thế nào." – Mats Wilander, 7 lần vô địch Grand Slam == Thành tích == === Grand Slam (28) === ==== Vô địch (18) ==== ==== Á quân (10) ==== === ATP World Tour Finals/Masters Cup (9) === ==== Vô địch (6) ==== ==== Á quân (3) ==== === ATP World Tour Masters 1000/ATP Master Series (42) === ==== Vô địch (26) ==== ==== Á quân (18) ==== === Toàn bộ (117) === ==== Vô địch đơn (83) ==== ==== Á quân đơn (42) ==== ==== Vô địch đôi (8) ==== == Bảng tổng kết == Với: V1,2,3,4: vòng 1,2,3,4; VB: Vòng bảng (ở cúp Tennis masters); TK: tứ kết, BK: bán kết, CK: chung kết, VĐ: vô địch; --: không có thông tin, -: không tham gia; *: chưa xác định == Tổng tiền thưởng == Cập nhật ngày 12 tháng 11, 2012. == Ghi chú == ^ Huấn luyện viên Nick Bollettieri: To me, he's the best that's ever played. ^ Cựu danh thủ Jack Kramer: I have never seen anyone play the game better than Federer. ^ David Ferrer: Federer is the best in history. ^ Federer rolls past Murray to win 13th Grand Slam title ^ The Forehand of Roger Federer ^ Federer tops ATP career money list ^ Nadal outlasts Federer in epic final to halt streak at five == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Roger Federer
bánh mì thịt nguội.txt
Bánh mì thịt nguội là một loại hình tương đối phổ biến của bánh mì kẹp (sandwich) với các nguyên liệu chính gồm bánh mì, thịt nguội, giăm bông, phô mai, chả lụa, gan xay... Đây là một món ngon, dễ làm, tiện lợi mang theo khi đi làm, đi học, hoặc có thể cất trong tủ lạnh ăn dần. == Tổng quan == Bánh mì thịt nguội được chế biến và lưu hành từ năm 1850 trong thời gian này có ít nhất 70 nhà cung cấp bánh mì ở Luân Đôn, theo hình thức thức ăn đường phố Trong thế kỷ 18 ở Anh, bánh mì thị nguộn vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các món ăn Tây Ban Nha. Hiệp hội Sandwich Anh cho rằng bánh mì thịt nguội là một trong những loại bánh sandwich được bán nhiều nhất ở nước này, một cuộc khảo sát tiến hành năm 2001 ở Anh cho thấy nó được yêu thích thứ hai sau pho mát. Tuy nhiên, có những nghiên cứu cảnh báo trong năm 2009 với các bậc phụ huynh rằng con cái của họ nếu ăn quá nhiều bánh mì thịt nguội sẽ gặp do nguy cơ ung thư ruột từ thịt chế biến sẵn này. == Xem thêm == Danh sách các loại bánh mì Bánh mì kẹp Bánh mì == Tham khảo ==
phát minh.txt
Phát minh, hay khám phá, phát hiện là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì phát hiện được áp dụng nhiều hơn cho việc tìm ra các vật thể hoặc quy luật xã hội, trong khi phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất. == Các đặc điểm == Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại; Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới; Thường không trực tiếp áp dụng vào sản xuất và đời sống mà phải qua sáng chế; tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá có thể ứng dụng ngay vào đời sống. Không có giá trị thương mại; Bảo hộ tác phẩm viết về phát minh theo các đạo luật về quyền tác giả, chứ không bảo hộ bản thân phát minh; Và luôn luôn tồn tại cùng lịch sử. == Ví dụ == === Phát minh === Isaac Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn Dmitri Ivanovich Mendeleev phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học === Phát hiện === Robert Koch phát hiện vi trùng lao; Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radi; Cristóvão Colombo phát hiện Châu Mỹ; Adam Smith phát hiện quy luật bàn tay vô hình của kinh tế thị trường; == Bảng so sánh == == Tham khảo == == Xem thêm == Sáng chế Biên niên sử các phát minh
4 tháng 9.txt
Ngày 4 tháng 9 là ngày thứ 247 (248 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 118 ngày trong năm. == Sự kiện == 476 – Hoàng đế Tây La Mã cuối cùng là Romulus Augustus bị tướng Odoacer phế truất. 626 – Sau sự biến Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Thái Tông. 1774 – Nhà thám hiểm người Anh James Cook trở thành người châu Âu đầu tiên trông thấy New Caledonia. 1781 – Một nhóm gồm 44 người định cư Tây Ban Nha thành lập một thị trấn là tiền thân của thành phố Los Angeles. 1882 – Tại Thành phố New York (Hoa Kỳ), hệ thống phân phối điện đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng. 1904 – Chiến tranh Nga-Nhật: Kuropatkin ra lệnh cho quân Nga rút khỏi Liêu Dương về Phụng Thiên, kết thúc trận Liêu Dương. 1958 – Thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai ra tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, bao gồm cả Các quần đảo trên biển Đông. 1998 – Larry Page và Sergey Brin thành lập Google nhằm thúc đẩy công cụ tìm kiếm web mà họ phát triển từ khi còn là sinh viên Đại học Stanford. == Sinh == 1952- Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (2005 - 2010) người Việt Nam 1981- Beyoncé Knowles, ca sĩ Mỹ 1993- Mark Tuan Yien, người Mỹ gốc Đài Loan, rapper, đảm nhận vai trò MAT của nhóm nhạc Hàn Quốc GOT7 == Mất == 1965 - Albert Schweitzer mất ở Pradavin 2006 - Giacinto Facchetti, cầu thủ bóng đá Ý (s. 1942) 2008 Ngày debut của nhóm nhạc Hàn Quốc 2PM == Tham khảo ==
garcinia fagraeoides.txt
Trai, trai lý hay rươi (danh pháp: Garcinia fagraeoides) là một loài thực vật có hoa trong họ Bứa. Loài này được A.Chev. mô tả khoa học đầu tiên năm 1918. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Garcinia fagraeoides tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Garcinia fagraeoides tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Garcinia fagraeoides”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
kinh tế angola.txt
Kinh tế Angola là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất trên thế giới, nhưng vẫn còn phải phục hồi từ cuộc nội chiến Angola đã ngăn cản Angola từ khi độc lập vào năm 1975 đến năm 2002. Mặc dù có nguồn tài nguyên dầu khí rộng lớn, nhiều kim cương, tiềm năng thủy điện, và đất nông nghiệp phong phú, Angola vẫn còn nghèo, và một phần ba dân số sống dựa vào nông nghiệp. Từ năm 2002, 27 năm sau khi nội chiến đã kết thúc, cả nước đã làm việc để sửa chữa và cải thiện cơ sở hạ tầng bị tàn phá và các tổ chức chính trị và xã hội đang bị suy yếu. Giá dầu quốc tế cao và sản xuất dầu tăng đã dẫn đến một sự tăng trưởng kinh tế rất mạnh trong những năm gần đây, nhưng tham nhũng và khu vực kinh tế-công vẫn còn quản lý rất tồi, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, chiếm trên 50% của GDP, hơn 90% doanh thu xuất khẩu và hơn 80% doanh thu của chính phủ. == Đọc thêm == McCormick, Shawn H. The Angolan Economy: Prospects for Growth in a Postwar Environment, 1994. OECD, International Energy Agency. Angola: Towards an Energy Strategy, 2006. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Kinh tế Angola tại DMOZ MBendi tổng quan về Angola
liên đoàn bóng đá châu đại dương.txt
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (tiếng Anh: Oceania Football Confederation; viết tắt: OFC) là một trong 6 liên đoàn bóng đá cấp châu lục. OFC được thành lập ngày 15 tháng 11 năm 1966. == Liên đoàn thành viên == OFC có 11 liên đoàn thành viên chính thức và 4 liên đoàn thành viên dự khuyết . === Đội tuyển quốc gia === 1. Thành viên dự khuyết của OFC và không phải là thành viên FIFA. == Thành viên vừa đây == Úc == Các giải thi đấu cấp đội tuyển quốc gia == Cúp bóng đá châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá trẻ châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá U-20 châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá U-17 châu Đại Dương Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá nữ U-20 châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Đại Dương Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Đại Dương == Các giải thi đấu cấp câu lạc bộ == Giải vô địch các câu lạc bộ châu Đại Dương == Cầu thủ xuất sắc nhất châu Đại Dương == xem Cầu thủ xuất sắc nhất châu Đại Dương == Các đội lọt vào vòng chung kết World Cup == • — Không vượt qua vòng loại — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu / Chưa tổ chức — Chủ nhà === World Cup nam === === World Cup nữ === == Các giải đấu quốc tế khác == === Cúp Liên đoàn các châu lục === === Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới === === Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới === == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương
b.txt
B, b (/bê/, /bờ/ trong tiếng việt, /bi/ trong tiếng Anh) là chữ thứ hai trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tư trong chữ cái tiếng Việt. Bảng chữ cái Etruscan không sử dụng chữ B bởi vì ngôn ngữ đó không có âm bật kêu. Tuy thế người Etruscan vẫn hiểu chữ bêta của tiếng Hy Lạp. Chữ B có trong tiếng Latinh có thể vì ảnh hưởng của tiếng Hy Lạp. Tiếng Xê-mit có chữ bêt, cũng phát âm là /b/, với nghĩa đầu tiên là "nhà." Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ B hoa có giá trị 66 và chữ b thường có giá trị 98. Trong âm nhạc B đồng nghĩa với nốt Si. Tuy nhiên trong một số quốc gia nốt Si được viết là H B là một trong 4 nhóm máu chính. B cũng là tên của nhiều loại vitamin: B1, B2, B6, B12. Trong hệ đo lường quốc tế, B là ký hiệu cho bel. Trong hoá học, B là ký hiệu cho chất bo. Trong thiên văn học, B là tên của loại sao thứ hai. Trong vật lý, b là ký hiệu cho hạt quark dưới (bottom). Trong mô hình màu RGB, B đại diện cho màu xanh lam (blue). Trong tin học: b là viết tắt của bit, và B là viết tắt của byte. B là tên của hai ngôn ngữ lập trình, xem: ngôn ngữ lập trình B và ngôn ngữ kỹ thuật B (specification language). <b> là một thẻ HTML để làm cho ký tự biểu hiện dưới dạng đậm (bold). Trong toán học: B thông thường được sử dụng như là biểu diễn cho giá trị số 11 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 11. Xem thêm hệ thập lục phân. B có thể dùng để biểu diễn hình cầu. B có thể là hằng số Brun, xấp xỉ bằng 1,902160583104. Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ B là mức thứ hai sau chứng chỉ A, dành cho những người qua được kỳ thi ở trên mức cơ bản. Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, B là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là ma,1000 x 1414 mm v.v Trong môn cờ vua, B là ký hiệu để ghi quân Tượng (Bishop). Theo mã số xe quốc tế, B được dùng cho Bỉ (Belgique). B được gọi là Bravo trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, B tương đương với Β và b tương đương với β. Trong bảng chữ cái Cyrill, B tương đương với Б và b tương đương với б. == Cách phát âm == Trong Latinh, B được đọc là "bi". == Tham khảo ==
đội tuyển bóng đá quốc gia trung quốc.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc (chữ Hán: 中国国家男子足球队, Trung Quốc quốc gia nam tử túc cầu đội) là đội tuyển cấp quốc gia của Trung Quốc do Hiệp hội bóng đá Trung Quốc quản lý. Đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc đầu tiên được thành lập vào năm 1913 để đi tham dự Đại hội Thể thao Cực Đông năm đó diễn ra tại Philippines. Đến năm 1924, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc được thành lập dưới thời Trung Hoa Dân Quốc và gia nhập FIFA vào năm 1931. Sau cuộc Nội chiến Trung Quốc, một tổ chức khác cũng mang tên Hiệp hội bóng đá Trung Quốc được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho thành lập và là thành viên của FIFA cho đến năm 1958. Đội tham dự vòng loại World Cup 1958, trước khi rút lui khỏi đấu trường quốc tế và chỉ gia nhập lại vào năm 1979. Ngay sau đó, tại vòng loại World Cup 1982, đội đã chút nữa lần đầu tiên được góp mặt tại một vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới khi chỉ chịu thất thủ trước New Zealand ở trận play-off cuối cùng. Phải đợi đúng 20 năm sau, tại World Cup 2002, Trung Quốc mới có vinh dự lần đầu tiên tham gia giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh dưới sự dẫn dắt của "thầy phù thủy trắng" Bora Milutinović và tập hợp được một đội hình gồm lứa cầu thủ Trung Hoa đầu tiên được thi đấu tại các câu lạc bộ châu Âu (Phạm Chí Nghị và Tôn Kế Hải tại Crystal Palace, Thiệu Giai Nhất tại 1860 München, Lý Thiết tại Everton, Mã Minh Vũ tại Perugia...). Tại lần đầu tiên và tính đến nay vẫn là lần duy nhất tham dự một vòng chung kết World Cup, tuy đội để thua cả 3 trận trước Brasil, Thổ Nhĩ Kỳ, Costa Rica và không ghi được bàn thắng nào, nhưng đây vẫn được coi là một mốc lịch sử cho bóng đá Trung Quốc. Còn tại các kỳ Cúp bóng đá châu Á, đội tuyển cũng đã 12 lần liên tiếp tham dự vòng chung kết từ năm 1976 cho đến nay. Trong đó, vào các năm 1984 và 2004, đội lên ngôi á quân của giải. Tại Asian Cup năm 2004 được tổ chức trên sân nhà, Trung Quốc đã đặt rất nhiều hy vọng sẽ giành ngôi vô địch, trong trận đấu cuối cùng, gặp kình địch Nhật Bản, họ đã thất bại khá cay đắng với tỉ số 1–3 trong đó có một bàn thắng được ghi bằng tay của tuyển thủ xứ "Mặt trời mọc" Nakata Koji, điều này khiến nhiều cổ động viên Trung Quốc tức giận và có những hành động bài Nhật sau trận đấu. Trung Quốc còn có 2 khu vực có đội tuyển bóng đá quốc gia riêng là đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao dù 2 lãnh thổ này đã lần lượt trở về lại là chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1997 và 1999. Thành tích của đội tuyển bóng đá Trung Quốc được đông đảo người dân quốc gia này quan tâm theo dõi. Lòng tự hào dân tộc cũng thường được thể hiện qua việc ăn mừng các chiến thắng của đội. Đã có hơn 300 triệu người dân Trung Hoa theo dõi hành trình của đội tại World Cup 2002. Cũng như có 250 triệu người xem truyền hình đã theo dõi vòng chung kết Asian Cup 2004, kỷ lục cho một sự kiện thể thao trong ngành truyền hình Trung Quốc.. Trong báo chí Hoa ngữ, đội thường được nhắc đến dưới những cái tên Trung Quốc đội (中国队), Quốc túc (国足), hay Quốc gia đội (国家队). == Lịch sử == === 1924–1949 === Liên đoàn bóng đá Trung Quốc được thành lập vào năm 1924 và gia nhập Liên đoàn bóng đá thế giới từ năm 1931. === 1949–1978 === Trung quốc, dưới tên gọi Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, họ có trận đấu quốc tế đầu tiên với Phần Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1952, với việc Phần Lan trở thành quốc gia có mối quan hệ ngoại giao đầu tiên của Trung Quốc. Trong vòng 30 năm, Trung Quốc hầu như chỉ thi đấu giao hữu với các nước như Albania, Miến Điện, Campuchia, Guinée, Hungary, Mông Cổ, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Pakistan, Sudan, Liên Xô và Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, họ cũng đã từng tham gia Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới năm 1958 và họ đã thua Indonesia ở hiệu số bàn thắng. === 1978–2002 === Trong suốt những năm 1980, bóng đá Trung Quốc phát triển thông qua sự phổ biến của truyền hình vô tuyến tại gia. Trước đó, môn thể thao quốc tế phổ biến nhất ở Trung Quốc là cầu lông và bóng bàn. Năm 1980, Trung Quốc tham dự vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới năm 1980 và họ đã thất bại trước New Zealand trong trận đấu Play-off. Ở vòng loại giải vô địch thế giới năm 1986, Trung Quốc gặp Hồng Kông ở sân nhà trong trân đấu cuối cùng của vòng loại đầu tiên ngày 19 tháng 8 năm 1985, trận đấu mà Trung Quốc cần phải hòa nếu muốn đi tiếp. Tuy nhiên, Hồng Kông đã có một trận thắng với tỉ số 2-1 trước Trung Quốc dẫn đến một cuộc ẩu đả giữa các cổ động viên của hai bên. Ở vòng loại năm 1990, Trung Quốc một lần nữa được lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại nhưng họ đã thất bai trước Qatar trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng. Ở vòng loại năm 1994, họ lại để vụt mất cơ hội lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại khi xếp thứ hai sau Iraq. Trung Quốc đứng trước cơ hội tham gia vòng loại năm 1998 nhưng họ đã thua một trận đấu quan trong ngay trên sân nhà trước Qatar và Iran. Năm 1987, lần đầu tiên Trung Quốc có các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài như Tạ Dục Tân (谢育新) của FC Zwolle (Hà Lan), Cổ Quảng Minh (古广明) của SV Darmstadt 98 (Đức), Cổ Tú Toàn ( 贾秀全) và Liễu Hải Quang (柳海光) của FK Partizan (Yugoslavia). Ngày 26 tháng 1 năm 2000, Trung Quốc đánh bại Guam với tỷ số 19-0 trong khuôn khổ vòng loại Cúp bóng đá châu Á và nó trở thành trận thắng kỷ lục tính theo trận đấu quốc tế chính thức. Tuy nhiên, kỷ lục đó đã bị Kuwait phá vỡ chỉ sau đó đúng 19 ngày. Ngày 7 tháng 10 năm 2001, dưới triều đại của HLV Bora Milutinović, họ đã giành được quyền tham gia Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 sau khi vượt qua vòng bảng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ghi được bàn thắng nào trong suốt giải đấu, thua cả ba trận và bị loại khỏi vòng bảng. === 2002–2009 === Kể từ năm 2004, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc bắt đầu giới hạn thương hiệu giày bóng đá trong đội tuyển. Họ quy định rằng tất cả các cầu thủ trong đội tuyển phải sử dụng giày của Adidas. Tháng 11 năm 2004, Trung Quốc đã thua và không thể tham gia vòng đấu sơ bộ của Giải bóng đá vô địch thế giới 2006, khi mà họ thua Kuwait về hiệu số bàn thắng bại mặc dù trước đó họ đã xuyên thủng mảnh lưới của Hồng Kông đến 7 lần trong trận đấu cuối cùng. Sau đó HLV Arie Haan đã bị thay thế bởi HLV Chu Quảng Hỗ sau quá trình tuyển dụng. Tháng 8 năm 2005, Trung Quốc chiến thắng trong giải Cúp bóng đá Đông Á 2005, đây là danh hiệu quốc tế đầu tiên của họ khi hòa 1-1 trước Hàn Quốc, hòa 2-2 trước Nhật Bản và có một trận thắng với tỷ số 2-0 trước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trong suốt vòng loại của giải Cúp bóng đá châu Á 2007 năm 2006, đội tuyển trở thành tâm điểm của sự chỉ trích và trở nên lúng túng trên các phương tiện truyền thông khi họ chỉ ghi đúng một bàn thắng duy nhất từ chấm phạt đền được ghi bởi Thiệu Giai Nhất trong trận đấu với Singapore tại sân nhà và sau đó họ hòa với đội bóng này trên sân khách. == Phương tiện truyền thông == Các trận đấu sân nhà và sân khách được truyền hình trực tiếp tại các kênh Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV-5), Đài Truyền hình Quảng Đông (GDTV-Sports), Đài truyền hình Thượng Hải (STV-Sports), và một số kênh truyền hình thể thao khác trên lãnh thổ quốc gia. == Ban huấn luyện == == Kết quả thi đấu == === 2017 === == Kỷ lục ==
tháng tư.txt
Tháng tư là tháng thứ tư theo lịch Gregorius, có 30 ngày. == Những sự kiện trong tháng 4 == Tháng 4 bắt đầu cùng một ngày trong tuần với tháng 7 trong bất kỳ năm nào và cùng ngày trong tuần với tháng 1 trong những năm nhuận. Ngày Cá tháng Tư là ngày 1 tháng 4. Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ của người Kinh nhằm tưởng nhớ đến công lập quốc của Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch) Lễ Phục sinh là một Chủ Nhật giữa ngày 22 tháng 3 và ngày 25 tháng 4 trong Công giáo Rôma, muộn hơn đối với Chính Thống giáo Đông phương. Theo lịch Ireland tháng này gọi Aibreán và tháng này là tháng thứ ba và tháng cuối trong mùa xuân. Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) Ngày Trái Đất (22 tháng 4 năm 1970) Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: kết thúc Chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước. == Xem thêm == Những ngày kỷ niệm == Tham khảo ==
hypena mandatalis.txt
Hypena mandatalis là một loài bướm đêm trong họ Erebidae. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Dữ liệu liên quan tới Hypena mandatalis tại Wikispecies Phương tiện liên quan tới Hypena mandatalis tại Wikimedia Commons
lãnh thổ tây bắc.txt
Lãnh thổ Tây Bắc (tiếng Anh: Northwest Territory), còn được gọi Cựu Tây Bắc (Old Northwest) và Lãnh thổ Tây Bắc Sông Ohio (Territory North West of the Ohio), là chính phủ và miền của Hoa Kỳ ngày xưa. Được Quốc hội Lục địa thông qua ngày 13 tháng 7 năm 1787, Sắc lệnh tây bắc (Northwest Ordinance) thành lập chính phủ trong các lãnh thổ và đặt quá trình và điều kiện để trở thành tiểu bang. Ngày 7 tháng 8 năm 1789, Quốc hội Hoa Kỳ khẳng định Đạo luật này với một số sửa đổi trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Lãnh thổ này bao gồm tất cả những vùng của Hoa Kỳ về phía tây của Pennsylvania và về phía tây bắc của sông Ohio. Nó gồm cả tiểu bang Ohio, Indiana, Illinois, Michigan, và Wisconsin ngày nay, cùng với phía đông của Minnesota. Miền này trải ra hơn 673.000 km² (260.000 dặm vuông). == Mối liên hệ về lãnh thổ == Các tiểu bang Hoa Kỳ nhượng bộ tuyên bố chủ quyền tại vùng đất sau này trở thành Lãnh thổ Tây Bắc: Tiểu bang New York, 1780–1782 Thịnh vượng chung Virginia, 1781–1784 Thịnh vượng chung Massachusetts, 1784–1785 Tiểu bang Connecticut, 1786 and 1800 Các lãnh thổ của Hoa Kỳ bao trùm phần đất mà trước đây từng là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc: Lãnh thổ Indiana, 1800–1816 Lãnh thổ Michigan, 1805–1837 Lãnh thổ Illinois, 1809–1818 Lãnh thổ Wisconsin, 1836–1848 Lãnh thổ Minnesota, 1849–1858 Các tiểu bang Hoa Kỳ bao trùm phần đất mà trước đây từng là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc: Tiểu bang Ohio, 1803 Tiểu bang Indiana, 1816 Tiểu bang Illinois, 1818 Tiểu bang Michigan, 1837 Tiểu bang Wisconsin, 1848 Tiểu bang Minnesota, 1858 == Xem thêm == Các lãnh thổ Indiana, Michigan, Illinois, Wisconsin, và Minnesota Lãnh thổ Tây Nam Tây Bắc Hoa Kỳ Công ty Illinois-Wabash Đường Zane (Zane's trace) == Tham khảo ==
samsung galaxy note 10.1.txt
Samsung Galaxy Note 10.1 là chiếc máy tính bảng có kích thước 10.1 inch được Samsung Electronics nghiên cứu, thiết kế và phát triển. Chiếc máy tính bảng này chạy hệ điều hành Android 4.1.2 và sở hữu khả năng đa nhiệm tốt như xem phim, chơi nhạc và lướt web. Đây là sản phẩm thứ hai thuộc dòng Samsung Galaxy Note, đi kèm với bút stylus S-Pen, thiết bị đầu vào nhằm xử lý những nhiệm vụ như ghi chú và phác thảo. == Chi tiết == Note 10.1 ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 02 năm 2012 tại Mobile World Congress (MWC) ở Barcelona, Tây Ban Nha, với bộ vi xử lý lõi kép 1.4 GHz. Sau đó, Note 10.1 lần lượt ra mắt tại Đức, Vương quốc Ả rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào ngày 06 tháng 08 năm 2012. Phiên bản chính thức của chiếc máy tính bảng này sử dụng bộ vi xử lý lõi tứ Exynos 1.4 GHz với ba lựa chọn bộ nhớ trong 16,32 và 64 GB cũng như RAM DDR3 2GB. Note 10.1 chính thức bán tại Mỹ, Vương Quốc Anh và Hàn Quốc vào ngày 16 tháng 8. Galaxy Note 10.1 có khả năng nâng cấp lên phiên bản Android 4.1 Jelly Bean , sử dụng Wifi hoặc thông qua Samsung Kies. Samsung thiết kế giao diện của chiếc máy tính bảng này với phần mềm TouchWiz UX. Một số ứng dụng của Samsung cho phép người dùng sử dụng tính năng "Split screen" trong đó hai ứng dụng sẽ dùng chung màn hình. == Tính năng == ChatON có những tính năng cơ bản bao gồm tự động kết bạn, chat đa phương tiện, cũng như các tính năng mới như My Page, Voice/video chat, và phiên dịch. Chức năng chính của ChatOn được chia thành Multimedia, Group Chat, Trunk và Animation message. ChatON có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, video và âm thanh thông qua chức năng Multimedia. Người dùng thiết lập các thông tin cá nhân trong My Page. Họ có thể tạo ra các Chat Room bằng cách chọn nhiều hơn hai người bạn. Tất cả các nội dung đã được chia sẻ trong mỗi đoạn hội thoại sẽ được lưu vào Trunk. Animation message có thể biến các hình vẽ đơn giản thành những đoạn video sống động. Phiên bản cập nhật gần đây nhất của Samsung có thêm các tính năng S-Voice, gia tăng tính năng của S-Pen, … == Đón nhận từ thị trường == Note 10.1 nhận được những đánh giá tốt từ giới công nghệ. David Oliver của tờ tạp chí công nghệ Wired UK đánh giá Note 10.1 đạt điểm 9 trên 10. Note 10.1 được ca ngợi bởi tính đa dạng, bộ vi xử lý tốc độ nhanh, giao diện có thể viết trực tiếp, thẻ nhớ có thể mở rộng, camera chất lượng và được đánh giá là một đối thủ mạnh khi so với iPad. TechCrunch cho rằng chiếc máy tính bảng này "tuyệt vời và xuất sắc" với nhiều ứng dụng được tối ưu để sử dụng S-pen. Tuy nhiên, trang web The Verge chỉ chấm chiếc máy tính này 5.4 trên 10, kết luận đây là "một chiếc máy tính bảng đáng thất vọng" và cho rằng Note 10.1 "hoạt động kém". Engadget, mặc dùng ca ngợi khả năng của Wacom S-pen, nhưng lại cảm thấy "chiếc máy tính này quá thương mại". == Xem thêm == Samsung Galaxy Note series Samsung Electronics Samsung Galaxy Note 8.0 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official website Galaxy Note 10.1 GT-N8000 User Manual Galaxy Note 10.1 Wifi Starter Guide
giải tukan.txt
Giải Tukan (tiếng Đức: Tukan-Preis) là một giải thưỏng văn học hàng năm của thành phố München (Đức) dành cho tác phẩm hư cấu mới xuất bản, được coi là hay nhất của một tác giả ở thành phố này. Giải Tukan được thiết lập năm 1965, với khoản tiền thưởng hiện nay là 6.000 Euro. == Những người đoạt giải == 1965: Paul Mommertz, Georg Schwarz, Roland Ziersch, Alfons von Czibulka, Horst Lange, Otto von Taube 1966: Rudolf Schmitt-Sulzthal, Eugen Skasa-Weiß, Isabella Nadolny, Gunter Groll, Carola von Crailsheim, Curt Hohoff 1967: Karl Ude, Oliver Hassencamp, Nina Keller 1969: Toni Sailer, Wilhelm Lukas Kristl, Christa Reinig, Günter Spang, Heinrich Fischer, Tankred Dorst 1971: Herbert Asmodi, Angelika Mechtel, Heinz Piontek, Martin Gregor-Dellin, Rolf Flügel 1973: Marianne Langewiesche, Wolfgang Petzet, Kuno Raeber 1975: Wolfgang Bächler, Charlotte Birnbaum, Heinz Coubier, Armin Eichholz, Herbert Günther, Helmut Walbert 1977: Ernst Günther Bleisch, Karl Hoche, Ursula Knöller, Irina Korschunow, Herbert Rosendorfer, Herbert Schlüter 1978: Patrick Süskind (khước từ, không nhận giải) 1979: Carl Amery, Janosch, Kurt Seeberger 1981: Hermann Stahl, Carl Borro Schwerla, Franz Freisleder, Dagmar Nick, Jörg Krichbaum, Barbara Bronnen 1983: Michael Krüger, Rudolf Riedler, Barbara König, Carlamaria Heim, Jörg Graser, Grete Weil 1985: Walter Kolbenhoff, Hans F. Nöhbauer 1987: Uwe Dick, Eberhard Horst, Michael Wachsmann 1989: Herbert Achternbusch, Barbara Maria Kloos, Fred Hepp 1991: Günter Herburger 1992: Uwe Dick, Pochwasser. Eine Biographie ohne Ich 1993: Helmut Krausser, Melodien oder Nachträge zum quecksilbernen Zeitalter 1994: Maxim Biller, Land der Väter und Verräter 1995: Christine Scherrmann, Frau mit grünen Schuhen, và Hans Pleschinski, Brabant 1996: Ernst Augustin. Gutes Geld 1997: Klaus Böldl, Studie in Kristallbildung 1998: Günter Ohnemus, Der Tiger auf deiner Schulter 1999: Susanne Röckel, Chinesisches Alphabet - Ein Jahr in Shanghai 2000: Hassouna Mosbahi, Rückkehr nach Tarschisch und die Übersetzerin Regina Karachouli 2001: Uwe Timm, Rot 2002: Hans Pleschinski, Bildnis eines Unsichtbaren 2003: Simon Werle, Der Schnee der Jahre 2004: Thomas Meinecke, Musik 2005: Thomas Palzer, Ruin 2006: Friedrich Ani, Idylle der Hyänen 2007: Fridolin Schley, Wildes schönes Tier 2008: Christine Wunnicke, Serenity 2009: Robert Hültner, Inspektor Kajetan kehrt zurück 2010: Benjamin Stein, Die Leinwand 2011: Steven Uhly, Adams Fuge 2012: Marc Deckert, Die Kometenjäger 2013: Dagmar Leupold, Unter der Hand 2014: Nina Jäckle, Der lange Atem == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Homepage Tukan-Kreis Tukan-Preisträger
dịch vụ web.txt
Dịch vụ web (tiếng Anh: web service) là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy chủ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ trợ web service và có truy cập Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các web service sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để xem và tải nội dung. Điều này cũng sẽ đưa các dữ liệu và các ứng dụng từ máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ web. Các máy phục vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, độ riêng tư và khả nǎng truy nhập. Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các web service bởi vì thường thì các máy chủ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hay các cơ sở dữ liệu của một tổ chức nào đó. Một số nhà quan sát ngành công nghiệp này cho rằng web service không thực sự là một khái niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn đã trở nên quen thuộc trong nhiều nǎm qua. Web service chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ xa không chặt chẽ mà có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ web sử dụng XML chứ không phải C hay C++, để gọi các quy trình. Tuy nhiên các chuyên gia khác lại cho rằng web service là một dạng API dựa trên phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java 2 (J2EE) hay các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, web service sẽ kết nối server ứng dụng với các chương trình Client. == Tham khảo ==
quang học.txt
Quang học là một ngành của vật lý học nghiên cứu các tính chất và hoạt động của ánh sáng, bao gồm tương tác của nó với vật chất và các chế tạo ra các dụng cụ nhằm sử dụng hoặc phát hiện nó. Phạm vi của quang học thường nghiên cứu ở bước sóng khả kiến, tử ngoại, và hồng ngoại. bởi vì ánh sáng là sóng điện từ, những dạng khác của bức xạ điện từ như tia X, sóng vi ba, và sóng vô tuyến cũng thể hiện các tính chất tương tự. Hầu hết các hiện tượng và hiệu ứng quang học có thể được miêu tả phù hợp bởi điện từ học cổ điển. Tuy nhiên, cách miêu tả điện từ đầy đủ của ánh sáng lại rất khó áp dụng trong thực tiễn. Quang học thực hành thường sử dụng các mô hình đơn giản. Theo nghĩa chung nhất đó là quang hình học, ngành nghiên cứu tính chất của tia sáng khi nó lan truyền trong môi trường theo đường thẳng hoặc bị lệch hay phản xạ giữa các môi trường. Quang học vật lý là mô hình đầy đủ hơn về ánh sáng, bao gồm các hiệu ứng có bản chất sóng như nhiễu xạ và giao thoa mà không thể giải thích bởi quang hình học. Về mặt lịch sử, các nhà vật lý đã phát triển mô hình tia sáng đầu tiên, sau đó là mô hình sóng và mô hình hạt ánh sáng. Sự phát triển của lý thuyết điện từ học trong thế kỷ 19 đã dẫn tới khám phá ra rằng ánh sáng có bản chất là một loại bức xạ điện từ. Một số hiệu ứng của ánh sáng chỉ có thể giải thích dựa trên bản chất lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Cơ sở của những hiệu ứng này được miêu tả bởi cơ học lượng tử. Khi xem ánh sáng có tính chất hạt, thì ánh sáng được mô hình bởi tập hợp các hạt gọi là "photon". Quang học lượng tử là ngành ứng dụng các tính chất lượng tử để nghiên cứu các hệ quang học. Ngành quang học có sự liên quan và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như thiên văn học, các lĩnh vực kỹ thuật, chụp ảnh, và y học (bao gồm nghiên cứu về mắt và đo lường thị lực). Những ứng dụng của quang học có thể thấy trong nhiều lĩnh vực công nghệ và đời sống, như gương, thấu kính, kính thiên văn, kính hiển vi, laser, và sợi quang học. == Lịch sử == Quang học bắt đầu với sự phát triển thấu kính của người Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà. Thấu kính sớm nhất được biết tới, làm từ các tinh thể được mài bóng, thường là thạch anh, có niên đại vào khoảng năm 700 trước Công nguyên ở Assyria như thấu kính Layard/Nimrud. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã đổ đầy các quả cầu kính bằng nước để tạo ra thấu kính. Những cách làm này sau đó được các nhà triết học Hy Lạp và Ấn Độ phát triển thành lý thuyết ánh sáng và sự nhìn, cũng như người La Mã phát triển lý thuyết quang hình học. Từ optics xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại ὀπτική, có nghĩa là "biểu hiện, nhìn nhận". Triết học Hy Lạp chia quang học ra thành hai lý thuyết đối lập dựa trên cách miêu tả làm sao mắt con người nhìn được, "lý thuyết mắt phát ra tia sáng" và "lý thuyết mắt thu nhận tia sáng". Lý thuyết mắt thu nhận tia sáng cho rằng con người nhìn thấy sự vật là do các vật phát ra những bản sao giống y hệt chúng (gọi là eidola) mà mắt người thu nhận được. Với sủng hộ của nhiều triết gia như Democritus, Epicurus, Aristotle và các môn đệ, lý thuyết này dường như đã có nét giống với lý thuyết hiện đại về thị giác, nhưng nó vẫn chỉ là các tiên đoán mà thiếu đi các thí nghiệm kiểm tra. Plato là người đầu tiên nêu ra lý thuyết mắt người phát ra các tia sáng, lý thuyết cho rằng cảm nhận thị lực là do các tia sáng phát ra từ mắt người chiếu vào vật thể. Ông cũng bình luận về tính chẵn lẻ thông qua đối xứng gương khi miêu tả vấn đề ở trong cuốn Timaeus. Vài trăm năm sau, Euclid viết cuốn sách Quang học khi ông bắt đầu liên hệ sự nhìn với môn hình học, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho ngành quang hình học. Cuốn sách của ông được viết dựa trên cơ sở của lý thuyết phát tia của Plato và Euclid còn miêu tả các quy tắc toán học của phép phối cảnh cũng như hiệu ứng khúc xạ một cách định tính, mặc dù vậy ông đặt ra nghi vấn rằng chùm tia sáng từ mắt người liệu có thể ngay lập tức làm sáng lên các vì sao chỉ trong nháy mắt. Ptolemy, trong cuốn Quang học của ông đã miêu tả một lý thuyết kết hợp cả hai lý thuyết trên: các tia sáng từ mắt tạo thành một hình nón, với đỉnh nằm trong mắt, và đáy nón xác định lên trường nhìn. Các tia sáng rất nhạy với mọi vật, và chúng mang thông tin chứa hướng và khoảng cách các vật trở lại não của người quan sát. Ông tổng kết lại các kết quả của Euclid và đi đến miêu tả cách đo góc khúc xạ, mặc dù ông đã không nhận ra mối liên hệ giữa góc này với góc tới của tia sáng. Trong thời Trung Cổ, các ý tưởng của người Hy Lạp đã được phục hồi và mở rộng trong các văn tự của thế giới Hồi giáo. Một trong những văn tự sớm nhất là của Al-Kindi (khoảng 801–73) viết về các giá trị của những ý tưởng của trường phái Aristote và Euclid về quang học, ủng hộ cho lý thuyết mắt phát tia sáng do có thể dùng nó để miêu tả định lượng các hiện tượng quang học. Năm 984, nhà toán học Ba Tư Ibn Sahl viết luận thuyết "Về cách nung chảy tạo gương và thấu kính", ông đã miêu tả đúng định luật về sự khúc xạ mà có nét tương đương với định luật Snell. Ông sử dụng định luật này nhằm tính toán hình dạng tối ưu cho thấu kính và các gương cầu lõm. Ở đầu thế kỷ 11, Alhazen (Ibn al-Haytham) viết cuốn Sách quang học (Kitab al-manazir) trong đó ông giải thích sự phản xạ và khúc xạ và đề xuất một hệ thống mới giải thích cho khả năng nhìn sự vật và ánh sáng dựa trên các quan sát và thực nghiệm. Ông phê phán "lý thuyết phát tia sáng" của trường phái Ptolemy về mắt người phát ra tia nhìn, mà thay vào đó ông có ý tưởng về ánh sáng phản xạ theo đường thẳng ở mọi hướng từ mọi điểm của vật thể được quan sát và sau đó các tia sáng đi vào mắt, mặc dù ông không thể giải thích đúng đắn làm thế nào để mắt thu nhận được các tia sáng. Công trình của Alhazen phần lớn bị lãng quên trong thế giới Ả Rập nhưng nó đã được một học giả vô danh biên dịch sang tiếng La tinh vào khoảng năm 1200 và sau này nó được thầy tu người Ba Lan Witelo tổng kết và mở rộng đưa nó trở thành một cuốn sách mẫu mực về quang học ở châu Âu trong gần 400 năm tiếp theo. Ở thế kỷ 13 giám mục người Anh Robert Grosseteste viết một tác phẩm về ánh sáng trên nhiều chủ đề khoa học dưới bốn quan điểm khác nhau: nhận thức luận về ánh sáng, lý luận siêu hình học về ánh sáng, thuyết nguyên nhân hoặc tính chất vật lý của ánh sáng, lý luận thần học về ánh sáng, dựa trên các công trình của các trường phái Aristotle và Plato. Môn đệ nổi tiếng nhất của Grosseteste, Roger Bacon, đã viết những công trình với nguồn trích dẫn phong phú dựa trên các bản dịch thời đó về các nghiên cứu quang học và triết học, bao gồm của Alhazen, Aristotle, Avicenna, Averroes, Euclid, al-Kindi, Ptolemy, Tideus, và Constantine the African. Bacon đã dùng các phần của một khối cầu thủy tinh để làm kính lúp để chứng tỏ ánh sáng phản xạ từ vật thể hơn là phát ra từ chúng. Kính mắt đầu tiên được phát minh vào khoảng năm 1286 ở Italia. Điều này dẫn tới sự ra đời của ngành công nghiệp quang học với mục đích mài cắt và đánh bóng thấu kính để làm các kính mắt, lúc đầu là ở Venice và Florence vào thế kỷ 13, và sau đó với các trung tâm chế tạo kính quang học ở Hà Lan và Đức. Những nhà chế tạo kính mắt đã cải tiến các loại thấu kính để hiệu chỉnh hình ảnh dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn thu được từ các quan sát về hiệu ứng của các thấu kính hơn là từ các lý thuyết quang học thô sơ ngày đó (các lý thuyết hồi đó còn chưa giải thích được kính mắt hoạt động như thế nào). Những phát triển thực tiễn, làm chủ và thí nghiệm với các thấu kính dẫn tới phát minh trực tiếp ra kính hiển vi quang học vào khoảng 1595, và kính thiên văn phản xạ năm 1608, cả hai đều được làm ở các trung tâm sản xuất kính quang học ở Hà Lan. Đầu thế kỷ 17 Johannes Kepler nghiên cứu mở rộng lĩnh vực quang hình học, bao gồm thấu kính, sự phản xạ từ gương phẳng và gương cầu, nguyên lý chụp ảnh qua lỗ hổng, định luật tỷ lệ nghịch đảo bình phương của cường độ ánh sáng, và cách giải thích quang học cho các hiện tượng thiên văn như nguyệt thực và nhật thực và thị sai. Ông cũng suy luận đúng về vai trò của võng mạc như là một cơ quan ghi nhận hình ảnh, và Kepler có thể đánh giá định lượng một cách khoa học các hiệu ứng mà các nhà quang học quan sát từ hơn 300 năm là do từ các loại thấu kính khác nhau. Sau khi kính thiên văn được phát minh ra, Kepler đã thiết lập cơ sở lý thuyết miêu tả sự hoạt động của chúng và cách để nâng cao khả năng phóng đại của kính thiên văn, mà ngày nay gọi là kính thiên văn Kepler, với hai thấu kính lồi tạo ra sự phóng đại ảnh lớn hơn so với kính thiên văn trước đó. Lý thuyết về quang học tiến triển trong giữa thế kỷ 17 với công trình của nhà bác học René Descartes, ông giải thích nhiều hiện tượng quang học khác nhau như phản xạ và khúc xạ bằng giả sử ánh sáng được phát ra từ vật tạo ra nó. Điều này khác cơ bản so với quan điểm lý thuyết phát xạ của người Hy Lạp cổ đại. Cuối thập kỷ 1660 và 1670, Newton đã mở rộng ý tưởng của Descartes thành lý thuyết hạt ánh sáng, và ông nổi tiếng với công trình xác định được ánh sáng trắng là tập hợp của các tia sáng đơn sắc mà có thể tách được nhờ một lăng kính. Năm 1690, Christiaan Huygens nêu ra lý thuyết sóng ánh sáng dựa trên đề xuất do Robert Hooke nêu ra vào năm 1664. Chính Hooke đã phê bình lý thuyết của Newton về hạt ánh sáng và sự phản đối giữa hai người kéo dài cho tới tận khi Hooke qua đời. Năm 1704, Newton xuất bản cuốn Opticks và ở thời điểm đó nó đã khá thành công cũng một phần nhờ sự nổi tiếng của Newton trong lĩnh vực vật lý học. Cuộc tranh luận giữa hai người về bản chất của ánh sáng dường như có phần thắng thuộc về Newton thời đó. Quang học Newton được chấp nhận rộng rãi cho tới đầu thế kỷ 19 khi Thomas Young và Augustin-Jean Fresnel thực hiện các thí nghiệm chứng tỏ sự giao thoa của ánh sáng cho thấy bản chất sóng của ánh sáng. Thí nghiệm nổi tiếng của Young chỉ ra ánh sáng tuân theo nguyên lý chồng chập, một tính chất của các dạng sóng mà lý thuyết hạt ánh sáng của Newton không giải thích được. Thí nghiệm này dẫn tới sự ra đời của kỹ thuật nhiễu xạ ánh sáng và mở ra một lĩnh vực mới trong quang học vật lý. Quang học sóng đã được thống nhất thành công với lý thuyết điện từ bởi James Clerk Maxwell trong thập kỷ 1860. Dấu mốc phát triển tiếp theo của quang học là vào năm 1899 khi Max Planck miêu tả đúng mô hình bức xạ vật đen khi giả sử sự trao đổi năng lượng giữa ánh sáng và vật chất chỉ xảy ra dưới những gói rời rạc mà ông gọi là quanta - lượng tử]. Năm 1905 Albert Einstein công bố lý thuyết giải thích hiệu ứng quang điện củng cố thêm cho tính chất lượng tử của ánh sáng. Năm 1913 Niels Bohr chỉ ra rằng các nguyên tử chỉ có thể phát ra lượng năng lượng rời rạc, do vậy ông giải thích được những vạch rời rạc trong quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ. Hiểu biết về tương tác giữa ánh sáng và vật chất đi theo sự phát triển mới này không những là cơ sở cho ngành quang học lượng tử mà còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ học lượng tử. Lý thuyết điện động lực học lượng tử giải thích mọi hiện tượng và quá trình quang học nói chung là kết quả của sự trao đổi các photon ảo và photon thực. Quang học lượng tử có được ứng dụng thực tiễn quang trọng kể từ khi phát minh ra maser vào năm 1953 và laser vào năm 1960. Phát triển từ công trình của Paul Dirac về lý thuyết trường lượng tử, George Sudarshan, Roy J. Glauber, và Leonard Mandel đã áp dụng lý thuyết lượng tử cho trường điện từ vào các thập niên 1950 và 1960 và thu được sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự tách sóng quang và đặc tính thống kê của ánh sáng. == Quang hình học == Quang hình học có thể chia thành hai nhánh chính: quang hình học và quang học vật lý. Trong quang hình học hay quang học tia sáng, ánh sáng được coi là truyền đi theo đường thẳng, còn trong quang học vật lý hay quang học sóng, ánh sáng được coi là một dạng sóng điện từ. Quang hình học có thể xem như là một bộ phận của quang học vật lý khi coi bước sóng ánh sáng nhỏ hơn nhiều so với các dụng cụ quang học hoặc đối với các mô hình được áp dụng. === Quang hình học === Quang hình học, hay quang học tia, miêu tả sự lan truyền của ánh sáng theo định nghĩa của các "tia" đi theo đường thẳng tuân theo các định luật phản xạ và khúc xạ của tia sáng tại chỗ tiếp giáp giữa các môi trường khác nhau. Những định luật này đã được phát hiện bằng thực nghiệm từ năm 984 và được ứng dụng để thiết kế các thành phần và dụng cụ quang học từ đó cho tới tận ngày nay. Các định luật này có thể tóm tắt như sau: Khi một tia sáng chạm tới biên giới giữa hai môi trường trong suốt, nó chia thành tia phản xạ và khúc xạ. Định luật phản xạ phát biểu rằng tia phản xạ nằm trong mặt phẳng của tia tới, và góc phản xạ bằng góc tới. Định luật khúc xạ phát biểu rằng tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng của tia tới, và sine của góc khúc xạ chia cho sine của góc tới là hằng số. sin ⁡ θ 1 sin ⁡ θ 2 = n {\displaystyle {\frac {\sin {\theta _{1}}}{\sin {\theta _{2}}}}=n} với n là hằng số tương ứng cho hai môi trường vật liệu và đối với từng loại bước sóng ánh sáng. Nó còn được biết đến là chiết suất (chỉ số khúc xạ). Định luật phản xạ và khúc xạ có thể rút ra từ nguyên lý Fermat: đường đi giữa hai điểm của tia sáng là đường mà ánh sáng có thời gian ít nhất để truyền giữa hai điểm. ==== Các xấp xỉ ==== Quang hình học thường được đơn giản hóa bằng cách xấp xỉ bàng trục, hay "xấp xỉ góc nhỏ". Các phương trình toán học miêu tả xấp xỉ sẽ trở lên tuyến tính, cho phép các thành phần và hệ quang học được miêu tả theo các ma trận đơn giản. Phương pháp này được miêu tả bởi lý thuyết quang học Gauss và tia bàng trục, cho phép tìm ra các tính chất cơ bản của quang hệ, như hình ảnh, vị trí xấp xỉ và độ phóng đại của vật. ==== Phản xạ ==== Phản xạ có thể chia thành hai loại: phản xạ gương và phản xạ khuếch tán. Phản xạ gương miêu tả tính bóng của bề mặt như gương, mà phản xạ tia sáng theo cách đơn giản và tiên đoán được. Điều này cho phép tạo ra ảnh phản xạ thực (ảnh thực) hoặc ngoại suy vị trí của vật (ảnh ảo). Phản xạ khuếch tán miêu tả vật liệu có tính chất mờ đục, không trong suốt như tờ giấy hoặc đá. Sự phản xạ từ những bề mặt chỉ có thể miêu tả một cách thống kê, với sự phân bố chính xác của các tia sáng phản xạ phụ thuộc vào cấu trúc vi mô của vật liệu. Nhiều vật phản xạ khuếch tán có thể miêu tả xấp xỉ theo định luật cosine Lambert, định luật miêu tả các bề mặt có độ chói như nhau khi nhìn dưới một góc bất kỳ. Bề mặt bóng có thể quan sát thấy cả hiện tượng phản xạ gương và phản xạ khuếch tán. Trong phản xạ gương, hướng của tia phản xạ xác định từ góc của tia tới hợp với tia pháp tuyến, tia vuông góc với mặt phẳng tại điểm tia tới chạm vào mặt phẳng. Các tia tới, tia phản xạ và tia pháp tuyến nằm trong cùng một mặt phẳng, và góc giữa tia tới và tia pháp tuyến bằng góc giữa tia phản xạ và tia pháp tuyến. Đây chính là định luật phản xạ. Đối với gương phẳng, định luật phản xạ cho biết ảnh của vật là cùng chiều và có cùng khoảng cách từ phía sau tới gương khi vật đặt trước gương. Kích thước ảnh bằng kích thước của vật. Định luật cũng cho thấy ảnh qua gương có tính đảo ngược chẵn lẻ, mà chúng ta cảm nhận như là sự đảo ngược trái phải. Ảnh tạo thành hai (hay từ số chẵn gương) gương không có tính đảo ngược chẵn lẻ. Ánh sáng phản xạ ngược từ các vật phản xạ góc tạo ra các tia phản xạ quay ngược trở lại hướng mà tia tới đến. Gương có bề mặt cong có thể được mô hình bằng cách dựng tia và sử dụng định luật phản xạ tại mỗi điểm của bề mặt. Đối với gương phản xạ parabolic, các tia tới song song tạo thành các tia phản xạ hội tụ tại một điểm gọi là tiêu điểm. Những gương cong khác cũng có thể tập trung ánh sáng được, nhưng với quang sai làm biến đổi hình dạng là cho tiêu điểm của gương bị nhòe ra. Đặc biệt, các gương cầu thể hiện tính chất cầu sai. Các gương cong có thể tạo ảnh với độ phóng đại lớn hơn hoặc nhỏ hơn một đơn vị, và độ phóng đại có thể là âm, nghĩa là ảnh bị đảo ngược hướng. Ảnh cùng chiều tạo thành từ sự phản xạ qua gương luôn luôn là ảnh ảo, trong khi ảnh bị đảo ngược là ảnh thật và có thể chiếu lên màn hình. ==== Khúc xạ ==== Hiện tượng khúc xạ xảy ra khi ánh sáng truyền qua môi trường có chiếu suất thay đổi; đây cũng là nguyên lý cho thấu kính và sự tập trung ánh sáng. Trường hợp đơn giản nhất của khúc xạ khi tia sáng truyền qua hai môi trường đồng đều tiếp giáp nhau có chiết suất lần lượt n 1 {\displaystyle n_{1}} và n 2 {\displaystyle n_{2}} . Định luật Snell miêu tả góc tia khúc xạ liên hệ với góc tia tới và chiếu suất của môi trường: n 1 sin ⁡ θ 1 = n 2 sin ⁡ θ 2 {\displaystyle n_{1}\sin \theta _{1}=n_{2}\sin \theta _{2}\ } với θ 1 {\displaystyle \theta _{1}} và θ 2 {\displaystyle \theta _{2}} lần lượt là góc giữa tia pháp tuyến với tia tới và giữa tia pháp tuyến với tia khúc xạ. Hiệu ứng này cũng liên quan tới sự thay đổi của tốc độ ánh sáng trong môi trường khi xét đến định nghĩa của chiết suất, và phương trình trên tương ứng với: v 1 sin ⁡ θ 2 = v 2 sin ⁡ θ 1 {\displaystyle v_{1}\sin \theta _{2}\ =v_{2}\sin \theta _{1}} với v 1 {\displaystyle v_{1}} và v 2 {\displaystyle v_{2}} là vận tốc sóng ánh sáng tương ứng trong hai môi trường. Nhiều hệ quả của định luật Snell xuất phát từ quá trình tia sáng đi từ vật liệu có chiếu suất cao hơn vào vật liệu có chiết suất thấp hơn, do vậy có thể xảy ra trường hợp tương tác giữa ánh sáng với bề mặt cho kết quả góc khúc xạ bằng 0. Hiệu ứng này được gọi là phản xạ toàn phần và là nguyên lý cơ bản của công nghệ sợi quang học. Khi ánh sáng đi vào một sợi quang học, hiệu ứng phản xạ toàn phần cho phép ánh sáng không bị tổn hao nhiều trong suốt quá trình nó truyền dọc theo sợi quang. Các nhà vật lý cũng có thể tạo ra được ánh sáng phân cực nhờ kết hợp hai hiệu ứng phản xạ và khúc xạ: Khi tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc vuông thì lúc này tia khúc xạ có tính chất "phân cực phẳng". Góc tới thỏa mãn trường hợp này thường được gọi là góc Brewster. Định luật Snell còn dùng để tiên đoán sự lệch của tia sáng khi nó truyền qua "môi trường tuyến tính" khi đã biết chiết suất và hình học cấu trúc của môi trường. Ví dụ, ánh sáng truyền qua một lăng kính sẽ bị lệch hướng phụ thuộc vào hình dáng và chiết suất của lăng kính. Thêm vào đó, do các tần số ánh sáng khác nhau có chiết suất khác nhau đối với cùng một môi trường vật liệu, hiện tượng khúc xạ có thể được sử dụng để tạo ra phổ tán sắc giống như đối với cầu vồng. Isaac Newton là người đầu tiên phát hiện ra hiệu ứng này khi ông cho ánh sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính đặt trong phòng tối. Một số môi trường có chiết suất thay đổi dần theo vị trí trong nó, và do vậy ánh sáng truyền qua nó bị cong đi. Hiệu ứng này là nguyên nhân tạo ra ảo ảnh khi nhìn trên mặt đường bê tông nhựa vào những ngày nắng nóng khi chiết suất của các lớp không khí thay đổi làm cho tia sáng bị bẻ cong, tạo ra sự phản xạ khi nhìn từ xa. Vật liệu có chỉ số khúc xạ biến đổi được gọi là vật liệu có gradien chiết suất (GRIN) và nó có nhiều tính chất quan trọng áp dụng trong công nghệ quét quang học như ở máy photocopy và máy scan. Lĩnh vực nghiên cứu tính chất này gọi là quang học gradien chiết suất. Một vật dùng để hội tụ hay phân kỳ các tia sáng gọi là thấu kính. Các thấu kính mỏng tạo ra hai tiêu điểm có thể được miêu tả nhờ phương trình thấu kính. Nói chung có hai loại thấu kính: thấu kính lồi có thể hội tụ các tia sáng song song, và thấu kính lõm làm cho các tia sáng song song phân kỳ. Việc miêu tả sự tạo ảnh có thể thu được nhờ phương pháp dựng tia (vẽ ảnh) tương tự như đối với các gương cong. Các thấu kính mỏng có thể được tính toán đơn giản tuân theo phương trình sau xác định lên vị trí của ảnh khi biết tiêu cự ( f {\displaystyle f} ) của thấu kính và khoảng cách tới vật ( S 1 {\displaystyle S_{1}} ): 1 S 1 + 1 S 2 = 1 f {\displaystyle {\frac {1}{S_{1}}}+{\frac {1}{S_{2}}}={\frac {1}{f}}} với S 2 {\displaystyle S_{2}} là khoảng cách tới ảnh và được quy ước có giá trị âm khi ảnh nằm cùng phía với vật và có giá trị dương khi ảnh nằm ở phía bên kia vật so với thấu kính. Đối với thấu kính lõm quy ước tiêu cự f có giá trị âm. Các tia tới song song hội tụ qua thấu kính lồi (thấu kính hội tụ) tạo ảnh thật ngược chiều nằm tại tiêu điểm ở phía bên kia của thấu kính. Các tia từ một vật ở khoảng cách gần hội tụ tại điểm có khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự; vật càng gần thấu kính thì ảnh tạo thành nằm càng xa thấu kính. Đối với thấu kính lõm, các tia tới song song phân kỳ sau khi đi qua thấu kính theo cách nếu kéo dài các tia ló thì chúng sẽ cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính lõm và nằm cùng phía với các tia tới, hay thấu kính lõm tạo ảnh ảo. Các tia từ vật ở khoảng cách gần cho ảnh ảo nằm gần thấu kính hơn so với tiêu cự và nằm cùng phía với vật. Vật càng nằm gần thấu kính, ảnh ảo càng nằm gần thấu kính. Độ phóng đại của thấu kính được định nghĩa là: M = − S 2 S 1 = f f − S 1 {\displaystyle M=-{\frac {S_{2}}{S_{1}}}={\frac {f}{f-S_{1}}}} với quy ước dấu âm để cho khi tạo ảnh ảo thì M có giá trị dương và ảnh thật thì M có giá âm. Tương tự như gương phẳng, ảnh cùng chiều với vật là ảnh ảo trong khi ảnh ngược chiều với vật là ảnh thật. Thấu kính cũng chịu hiện tượng quang sai làm mờ hay nhòe ảnh và tiêu điểm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự không hoàn hảo về cấu trúc hình học của thấu kính và do sự thay đổi chiết suất đối với các bước sóng ánh sáng khác nhau (sắc sai). === Quang học vật lý === Trong quang học vật lý (hay quang học sóng), tính chất sóng của ánh sáng được nghiên cứu đến. Tính chất này cho phép giải thích được các hiện tượng như giao thoa và nhiễu xạ mà quang hình học không thể giải thích được. Tốc độ sóng ánh sáng trong không khí xấp xỉ 3,0×108 m/s (chính xác bằng 299.792.458 m/s trong chân không). Bước sóng của ánh sáng khả kiến thay đổi trong khoảng 400 và 700 nm, nhưng thuật ngữ "ánh sáng" cũng được áp dụng cho miền bức xạ hồng ngoại (0,7–300 μm) và tử ngoại (10–400 nm). Mô hình sóng có thể dùng để thực hiện các tiên đoán một hệ quang học hành xử ra sao mà không cần đòi hỏi phải giải thích "sóng" là cái gì trong môi trường đó. Cho đến tận giữa thế kỷ 19, hầu hết các nhà vật lý tin rằng môi trường "ether" cho phép ánh sáng lan truyền trong nó. Cho tới năm 1865 sự tồn tại của sóng điện từ mới được biết đến thông qua phương trình Maxwell. Sóng điện từ truyền đi với tốc độ ánh sáng và có điện trường và từ trường biến đổi và vuông góc với nhau, cũng như chúng vuông góc với hướng lan truyền của sóng. Sóng ánh sáng là một loại sóng điện từ và khi nghiên cứu ở cấp độ nguyên tử các tính chất lượng tử của nó mới được thể hiện. ==== Mô hình và thiết kế hệ thống quang học sử dụng quang học sóng ==== Có nhiều cách xấp xỉ đơn giản cho thiết kế và phân tích các quang hệ. Đa số sử dụng một đại lượng vô hướng để biểu diễn trường điện từ của sóng ánh sáng, hơn là sử dụng vectơ với các vectơ điện và vectơ từ vuông góc với nhau. Phương trình Huygens–Fresnel là một trong những mô hình như thế. Mô hình này do Fresnel rút ra từ thực nghiệm vào năm 1815, dựa trên giả thuyết của Huygen rằng mỗi điểm nằm trên đầu sóng là nguồn cho các sóng thứ cấp mới; và sự lan truyền của toàn bộ là tổng của các sóng thứ cấp đến từ mọi điểm trong môi trường mà sóng đã đi qua, mà Fresnel kết hợp với nguyên lý giao thoa của sóng. Phương trình Huygens-Fresnel có nền tảng vật lý từ phương trình nhiễu xạ Kirchhoff, mà nó thu được từ phương trình Maxwell. Ví dụ về ứng dụng của nguyên lý Huygens–Fresnel như giải thích các hiện tượng khúc xạ và mô hình khúc xạ Fraunhofer. Những mô hình phức tạp hơn, bao hàm mô hình về điện trường và từ trường của sóng ánh sáng, đòi hỏi cần thiết khi xét tới tương tác giữa ánh sáng và vật chất nơi tương tác này phụ thuộc vào tính chất điện và tính chất từ của vật chất. Ví dụ, hành xử của ánh sáng tương tác với bề mặt kim loại rất khác với khi nó tương tác với vật liệu điện môi. Mô hình vectơ cũng cần thiết khi giải thích sự phân cực của ánh sáng. Các kỹ thuật mô phỏng bằng máy tính như sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp phần tử biên có thể dùng để mô hình hóa sự lan truyền của ánh sáng trong hệ mà không thể thu được nghiệm giải tích. Những mô hình này đòi hỏi phương pháp số và thường dùng để giải các vấn đề yêu cầu độ chính xác tương đối xấp xỉ so với các nghiệm giải tích thu được. Tất cả các kết quả của quang hình học có thể rút ra nhờ kỹ thuật của lĩnh vực quang học Fourier mà có thể áp dụng cho nhiều kỹ thuật toán học và phân tích sử dụng trong kỹ thuật âm thanh và xử tín hiệu. Phương pháp hàm Gauss về sự lan truyền của chùm điện từ là mô hình quang học vật lý bàng trục cho sự lan truyền của bức xạ kết hợp như chùm laser. Kỹ thuật này có tính đến hiện tượng khúc xạ, cho phép tính toán chính xác tỷ lệ một chùm laser mở rộng theo khoảng cách, và kích thước tối thiểu mà chùm có thể tập trung được. Phương pháp hàm Gauss đã bắc cầu nối khoảng cách giữa quang hình học và quang học vật lý. ==== Chồng chập và giao thoa ==== Khi không có hiệu ứng phi tuyến, nguyên lý chồng chập được sử dụng để tiên đoán hình dạng của sóng thông qua cách cộng sóng. Tương tác giữa các sóng tạo ra các phần "giao thoa", như giao thoa tăng cường hoặc giao thoa triệt tiêu. Nếu hai sóng có cùng bước sóng và tần số trong trạng thái cùng pha, cả đỉnh sóng và bụng sóng của mỗi sóng sẽ khớp với nhau. Kết quả này dẫn tới giao thoa tăng cường làm tăng biên độ của sóng, mà đối với ánh sáng sẽ là sự sáng lên của cường độ tại vị trí đó. Mặt khác, nếu hai sóng có cùng bước sóng và tần số những ngược pha nhau, thì đỉnh sóng của sóng này khớp với bụng sóng của sóng kia và ngược lại. Kết quả là giao thoa triệt tiêu và giảm biên độ sóng, mà đối với ánh sáng sẽ là sự mờ đi của cường độ tại vị trí đó. Hình vẽ dưới minh họa hiệu ứng này. Nguyên lý Huygens–Fresnel phát biểu rằng mỗi điểm nằm trên đầu sóng là nguồn cho sóng thứ cấp mới, do vậy các đầu sóng có thể tạo ra các phần giao thoa tăng cường hoặc triệt tiêu ở những vị trí khác nhau tạo ra những miền sáng và tối đồng đều và tiên đoán được. Giao thoa là một ngành khoa học đo đạc những mẫu hình này, thường là để xác định chính xác khoảng cách và độ phân giải góc. Giao thoa kế Michelson là một dụng cụ nổi tiếng nhằm sử dụng hiệu ứng giao thoa để đo một cách chính xác sự phụ thuộc của tốc độ ánh sáng theo hướng lan truyền trong chân không. Tính chất của các màng mỏng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu ứng giao thoa. Các lớp phủ chống phản xạ dùng để triệt tiêu giao thoa làm giảm tính phản xạ của bề mặt được phủ lớp đó, do vậy giảm thiểu độ lóa và những phản xạ không mong muốn. Trường hợp gioa thoa đơn giản nhất là một lớp mỏng với độ dày bằng một phần tư bước sóng của ánh sáng tới. Sóng ánh sáng phản xạ từ đỉnh của màng và sóng ánh sáng phản xạ từ đáy màng lúc này lệch pha nhau 180°, làm cho giao thoa triệt tiêu. Các sóng chỉ lệch pha nhau đối với từng bước sóng một, mà người ta có thể chọn sóng ở giữa miền phổ khả kiến, trong bước sóng khoảng 550 nm. Các thiết kế phức tạp hơn sử dụng nhiều màng mỏng có thể đạt được triệt tiêu độ phản xạ trên phổ rộng hơn, hoặc độ phản xạ cực thấp cho riêng một bước sóng. Tính chất giao thoa tăng cường ở các màng mỏng dùng để tạo ra sự phản xạ mạnh ánh sáng ở nhiều bước sóng, mà cũng phụ thuộc vào thiết kế và độ dày của màng. Các lớp này được dùng để tạo ra gương điện môi, màng lọc giao thoa, máy phản xạ nhiệt, và màng lọc màu trong các camera truyền hình màu. Hiệu ứng giao thoa cũng là nguyên nhân của hình ảnh bảy sắc cầu vồng nhìn thấy ở lớp dầu tràn. ==== Nhiễu xạ ==== Nhiễu xạ là quá trình ánh sáng giao thoa khi nó gặp phải vật cản hoặc đi qua hai khe. Francesco Maria Grimaldi là người đầu tiên đã quan sát thấy hiệu ứng này vào năm 1665, và ông gọi nó bằng tiếng Latin là diffringere, 'bị phân thành từng mảnh'. Cuối thế kỷ này, Robert Hooke và Isaac Newton cũng miêu tả hiện tượng mà ngày nay được biết đến là vành Newton khi quan sát nó qua một thấu kính lồi đặt trên mặt phẳng, trong khi đó nhà thiên văn James Gregory cũng quan sát thấy các vân giao thoa từ lông vũ. Mô hình quang học vật lý đầu tiên về nhiễu xạ dựa trên nguyên lý Huygens–Fresnel được Thomas Young phát triển vào năm 1803 bằng thí nghiệm giao thoa của ông khi cho ánh sáng đi qua hai khe hẹp nằm gần nhau. Young nhận thấy kết quả ông thu được chỉ có thể giải thích khi hai khe được coi như là hai nguồn sóng chứ không đơn thuần là những khe hở. Năm 1815 và 1818, Augustin-Jean Fresnel thiết lập lên cơ sở toán học của hiện tượng nhiễu xạ đối với các vân giao thoa qua hai khe. Mô hình đơn giản nhất miêu tả nhiễu xạ sử dụng các phương trình cho độ phân giải góc của các vân sáng và vân tối đối với bước sóng λ. Nói chung, phương trình có dạng m λ = d sin ⁡ θ {\displaystyle m\lambda =d\sin \theta } với d {\displaystyle d} là khoảng cách giữa hai nguồn đầu sóng (trong trường hợp thí nghiệm Young, nó là khoảng cách giữa hai khe), θ {\displaystyle \theta } là độ phân giải góc (hoặc khoảng cách góc) giữa vân trung tâm và vân thứ m {\displaystyle m} , với vân trung tâm khi m = 0 {\displaystyle m=0} . Phương trình này chỉ bị sửa đổi một chút khi xét trường hợp nhiễu xạ qua một khe, hoặc qua nhiều khe, hay đối với cách tử nhiễu xạ chứa rất nhiều khe nằm cách đều nhau. Những mô hình phức tạp hơn về hiệu ứng nhiễu xạ đòi hỏi các mô hình toán học như nhiễu xạ Fresnel hoặc nhiễu xạ Fraunhofer. Nhiễu xạ tia X dựa trên nguyên lý rằng có thể dùng các nguyên tử với khoảng cách rất đều nhau trong dàn tinh thể cỡ vài angstrom để làm cách tử. Để nhìn thấy các phần nhiễu xạ, tia X với bước sóng gần bằng khoảng cách giữa hai nguyên tử gần nhau được chiếu vào tinh thể. Vì tinh thể là cách tử nhiễu xạ có cấu trúc ba chiều, các vân nhiễu xạ biến đổi phụ thuộc vào hai hướng theo như định luật Bragg, và những vân này có đặc trưng duy nhất đối với từng tinh thể và khoảng cách d {\displaystyle d} giữa hai nguyên tử. Hiệu ứng nhiễu xạ giới hạn khả năng phát hiện sự tách biệt của nguồn sáng đối với máy dò quang học. Nói chung, ánh sáng đi qua lỗ của máy dò sẽ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhiễu xạ và ảnh tốt nhất thu được (giới hạn nhiễu xạ quang học) nằm tại điểm trung tâm xung quanh vành sáng, tách biệt với các mảng tối; những hình này còn được biết tới là vân Airy, cùng với điểm sáng trung tâm của nó gọi là đĩa Airy. Độ lớn của đĩa được cho bởi sin ⁡ θ = 1 , 22 λ D {\displaystyle \sin \theta =1,22{\frac {\lambda }{D}}} với θ là độ phân giải góc, λ là bước sóng của ánh sáng, và D là đường kính của lỗ hổng (độ mở) thấu kính. Nếu độ phân giải góc giữa hai điểm nhỏ hơn nhiều bán kính góc của đĩa Airy, thì không thể phân biệt được hai điểm trong bức ảnh, nhưng nếu ngược lại thì sẽ thấy ảnh rõ ràng của hai điểm. Rayleigh định nghĩa "tiêu chuẩn giới hạn Rayleigh" rằng hai điểm có khoảng cách góc bằng bán kính của đĩa Airy (đo tới vân tối đầu tiên) có thể coi như là được phân giải. Các thấu kính có đường kính lớn hơn hoặc độ mở lớn hơn sẽ cho độ phân giải cao hơn. Các giao thoa kế thiên văn với khả năng tạo ra độ mở rất lớn, cho phép thu được độ phân giải góc lớn nhất có thể. Đối với kỹ thuật chụp ảnh thiên văn, khí quyển ngăn cản độ phân giải tối ưu đạt được trong phổ khả kiến do khí quyển làm tán xạ và phân tán ánh sáng từ các ngôi sao khiến khi quan sát chúng thấy hình ảnh của sao như đang nhấp nháy. Các nhà thiên văn học coi hiệu ứng này để đánh giá chất lượng điều kiện quan sát thiên văn. Các kỹ thuật mới như quang học thích nghi đã được phát minh nhằm loại bỏ ảnh hưởng của tầng khí quyển đến chụp ảnh thiên văn và đã đạt tới giới hạn nhiễu xạ. ==== Hiện tượng tán sắc và tán xạ ==== Quá trình khúc xạ diễn ra trong giới hạn quang học vật lý, và khi bước sóng ánh sáng có độ lớn gần bằng khoảng cách đang xét đến thì lúc này xảy ra hiện tượng tán xạ. Loại tán xạ đơn giản nhất là tán xạ Thomson xảy ra khi sóng điện từ bị lệch bởi một hạt. Trong giới hạn tán xạ Thompson, khi bản chất sóng của hạt lấn át, ánh sáng bị tán sắc độc lập với tần số sóng, điều này ngược hẳn với tán xạ Compton khi nó phụ thuộc tần số và có tính chất chi phối bởi cơ học lượng tử, khi ánh sáng thể hiện bản chất hạt rõ hơn. Theo ý nghĩa thống kê, tán xạ đàn hồi của ánh sáng bởi một số lớn hạt có kích cỡ nhỏ hơn bước sóng ánh sáng được biết tới như là quá trình tán xạ Rayleigh trong khi quá trình tương tự đối với tán xạ bởi hạt có kích cỡ tương đương hoặc lớn hơn bước sóng ánh sáng được biết tới là tán xạ Mie với hiệu ứng Tyndall là kết quả được quan sát phổ biến. Một phần nhỏ ánh sáng tán xạ từ nguyên tử hoặc phân tử có thể trải qua tán xạ Raman, khi sự thay đổi tần số là do trạng thái kích thích của nguyên tử hoặc phân tử. Tán xạ Brillouin xảy ra khi tần số ánh sáng thay đổi do vị trí thay đổi theo thời gian và sự chuyển động của vật liệu tỉ trọng lớn. Sự tán sắc xảy ra khi các tần số ánh sáng khác nhau có vận tốc pha khác nhau, hoặc là do tính chất của vật liệu (tán sắc do vật liệu) hoặc do hình học của ống dẫn sóng quang học (tán sắc do ống dẫn sóng). Hiện tượng tán sắc hay gặp nhất là khi có sự giảm chiết suất cùng với tăng bước sóng, mà có thể quan sát thấy ở đa số vật liệu trong suốt. Hiện tượng này được gọi là "tán sắc thông thường". Nó xảy ra trong mọi chất điện môi, khi bước sóng nằm trong miền mà chất điện môi không hấp thụ ánh sáng. Trong miền bước sóng mà môi trường hấp thụ đáng kể, chiết suất có thể tăng theo bước sóng. Hiện tượng này gọi là "tán sắc dị thường". Quang phổ màu sắc thu được thông qua lăng kính là một ví dụ của hiện tượng tán sắc thông thường. Tại bề mặt lăng kính, định luật Snell tiên đoán rằng ánh sáng tới một góc bằng θ so với pháp tuyến sẽ bị khúc xạ một góc arcsin(sin (θ) / n). Do vậy, ánh sáng lam, với chỉ số khúc xạ cao hơn, bị lệch mạnh hơn so với ánh sáng đỏ, với kết quả là hình thành lên các thành phần màu của bảy sắc cầu vồng. Vật liệu tán sắc thường được đặc trưng bởi số Abbe, cho phép định lượng một cách đơn giản sự tán sắc trên cơ sở chỉ số khúc xạ ở ba bước sóng khác nhau. Sự tán sắc do ống dẫn sóng phụ thuộc vào hằng số lan truyền. Cả hai loại tán sắc làm sự thay đổi đặc trưng nhóm của sóng, đặc điểm mà gói sóng thay đổi với cùng tần số như của biên độ sóng. "Tán sắc do vận tốc nhóm" biểu hiện như là sự lan tỏa của "đường bao" tín hiệu của bức xạ và xác định bằng tham số độ trễ tán sắc nhóm: D = 1 v g 2 d v g d λ {\displaystyle D={\frac {1}{v_{g}^{2}}}{\frac {dv_{g}}{d\lambda }}} với v g {\displaystyle v_{g}} là vận tốc nhóm. Đối với môi trường đồng nhất, vận tốc nhóm là v g = c ( n − λ d n d λ ) − 1 {\displaystyle v_{g}=c\left(n-\lambda {\frac {dn}{d\lambda }}\right)^{-1}} với n là chỉ số khúc xạ (chiết suất), c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Từ đây thu được công thức đơn giản hơn cho tham số độ trễ tán sắc: D = − λ c d 2 n d λ 2 . {\displaystyle D=-{\frac {\lambda }{c}}\,{\frac {d^{2}n}{d\lambda ^{2}}}.} Nếu D nhỏ hơn 0, người ta nói môi trường có tính tán sắc dương hoặc tán sắc thông thường. Nếu D lớn hơn 0, môi trường có tính tán sắc âm. Nếu một xung ánh sáng lan truyền qua môi trường tán sắc thông thường, khi đó thành phần có tần số cao hơn sẽ lan truyền chậm hơn thành phần có tần số thấp hơn. Khi đó xung trở thành xung có tần số tăng dần, tức là tần số tăng theo thời gian. Điều này có nghĩa là phổ thoát ra khỏi lăng kính cho thấy ánh sáng đỏ bị khúc xạ ít nhất và ánh sáng lam và cực tím bị khúc xạ nhiều nhất. Ngược lại, nếu một xung lan truyền qua môi trường có tính sắc dị thường (tán sắc âm), các thành phần có tần số cao hơn sẽ di chuyển nhanh hơn thành phần có tần số thấp hơn, và xung trở thành xung có tần số giảm dần, hay tần số giảm dần theo thời gian. Kết quả của hiện tượng tán sắc vận tốc nhóm, dù là tán sắc dương hay âm, ảnh hưởng quan trọng tới thời gian trải ra của xung tín hiệu. Điều này khiến cho kỹ thuật xử lý sự tán sắc là cực kỳ quan trọng trong hệ thống viễn thông quang học dựa trên sợi quang học, do nếu sự tán sắc quá lớn thì nhóm xung biểu thị thông tin sẽ trải ra theo thời gian và trộn lẫn nhau, khiến cho rất khó có thể chiết tách được thông tin. ==== Phân cực ==== Sự phân cực là tính chất chung của sóng miêu tả hướng dao động của chúng. Đối với sóng ngang như ở đa số sóng điện từ, nó miêu tả hướng dao động trong mặt mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng. Sự dao động có thể chỉ theo một hướng (phân cực thẳng hay phân cực tuyến tính), hoặc hướng dao động có thể quay khi sóng truyền đi (phân cực tròn hoặc phân cực ellip). Sóng phân cực tròn có thể quay sang phải hoặc sang trái theo hướng truyền sóng, và mỗi hướng quay này trong sóng được gọi là tính chất chiral của sóng. Cách điển hình để xem xét tính phân cực đó là tìm ra hướng của vectơ điện trường khi sóng điện từ lan truyền. Vectơ điện trường của sóng phẳng có thể phân tích thành hai vectơ thành phần bất kỳ vuông góc với nhau ký hiệu là x và y (với z là trục của phương truyền sóng). Hình dạng chiếu trên mặt phẳng x-y của vectơ điện trường là đường cong Lissajous miêu tả trạng thái phân cực. Những hình sau minh họa một vài ví dụ về hướng của vectơ điện trường (lam), ở thời điểm t (trục đứng), tại một điểm bất kỳ trong không gian, với các thành phần x và y (đỏ/trái và lam/phải), và hình chiếu quỹ đạo quét của vectơ trên mặt phẳng: cùng xảy ra một chu kỳ khi nhìn vào điện trường ở một thời điểm nhất định khi dịch chuyển điểm trong không gian, dọc theo hướng ngược lại với hướng lan truyền. Trong hình ngoài cùng bên trái, các thành phần x và y của sóng ánh sáng đồng pha với nhau. Trong trường hợp này, tỉ số của biên độ của chúng là hằng số, do vậy hướng của vectơ điện trường (vectơ tổng của hai vectơ thành phần) là không đổi. Do đó hình chiếu của nó lên mặt phẳng vuông góc với phương truyền sóng tạo thành một đoạn thẳng, hay trường hợp này chính là sự phân cực tuyến tính. Hướng của đoạn thẳng phụ thuộc vào độ lớn (biên độ) của hai vec tơ thành phần. Trong hình ở giữa, hai thành phần x và y vuông góc với nhau có cùng biên độ và lệch pha nhau 90°. Trong trường hợp này, một thành phần có giá trị bằng 0 khi thành phần kia có biên độ cực đại hoặc cực tiểu. Có hai khả năng để thỏa mãn điều kiện này: thành phần x có thể sớm pha 90° so với thành phần y hoặc có thể chậm pha 90° so với thành phần y. Trong trường hợp đặc biệt này, vectơ điện trường quét lên một đường tròn trong mặt phẳng, nên sự phân cực này gọi là sự phân cực tròn. Hướng quay của vectơ điện trường phụ thuộc vào mối liên hệ pha giữa hai thành phần và tương ứng với phân cực tròn bên phải và phân cực tròn bên trái. Trong trường hợp tổng quát, khi hai thành phần không có cùng biên độ và hoặc sự lệch pha của chúng không bằng 0 hay số nguyên lần của 90°, sự phân cực được gọi là phân cực elip bởi vì vectơ điện trường vạch lên một đường elip trong mặt phẳng (phân cực elip). Trường hợp này minh họa ở hình ngoài cùng bên phải. Mô tả toán học chi tiết của sự phân cực này sử dụng phép tính Jones và được đặc trưng bởi tham số Stokes. ===== Thay đổi sự phân cực ===== Các môi trường có chiết suất khác nhau tương ứng với các loại phân cực khác nhau được gọi là lưỡng chiết. Những biểu hiện thường gặp ở hiệu ứng này là chất làm trễ pha (wave plates/retarders) trong phân cực thẳng và hiệu ứng Faraday/sự quay quang học trong phân cực tròn. Nếu quãng đường trong môi trường lưỡng chiết là đáng kể, sóng phẳng sẽ đi ra khỏi vật liệu với hướng truyền bị thay đổi đáng kể do hiện tượng khúc xạ. Ví dụ, trong trường hợp đối với tinh thể canxit, người quan sát sẽ thấy hai ảnh phân cực vuông góc với nhau khi tia sáng đi xuyên qua chúng. Đây cũng là hiện tượng đầu tiên chứng tỏ có sự phân cực khi Erasmus Bartholinus quan sát thấy vào năm 1669. Thêm vào đó, sự dịch chuyển pha, và do đó làm thay đổi trạng thái phân cực, thường là phụ thuộc vào tần số sóng, khi đi tới vật liệu óng ánh (dichroism), sẽ tạo ra hiệu ứng nhiều mằu sắc như cầu vồng. Trong ngành khoáng vật học, những tính chất này gọi là hiện tượng đa sắc, và các nhà khoáng vật học dùng để nhận ra khoáng chất dưới kính hiển vi phân cực. Ngoài ra, nhiều chất dẻo bình thường không có tính lưỡng chiết sẽ có tính này khi chịu ứng suất cơ học, một hiện tượng trong lĩnh vực quang đàn hồi học. Những phương pháp khác lưỡng chiết, để có thể quay sự phân cực thẳng của chùm sáng, bao gồm lăng trụ quay phân cực sử dụng hiệu ứng phản xạ toàn phần của lăng kính để thiết kế sự truyền ánh sáng đồng phân cực phẳng một cách hữu hiệu. Có những vật liệu làm giảm biên độ của một số loại sóng phân cực nhất định, mà chúng gần như cản mọi bức xạ theo một loại phân cực như thiết bị lọc phân cực hay kính phân cực. Định luật Malus, đặt theo tên của Étienne-Louis Malus, nói rằng khi chiếu chùm sáng phân cực thẳng vào một thiết bị phân cực hoàn hảo, cường độ I của chùm sáng vượt qua nó được cho bởi I = I 0 cos 2 ⁡ θ i , {\displaystyle I=I_{0}\cos ^{2}\theta _{i}\quad ,} với I0 là cường độ của chùm sáng tới, và θi là góc giữa hướng của ánh sáng phân cực ban đầu với trục của thiết bị phân cực. Một chùm sáng không phân cực về lý thuyết có thể coi như là hỗn hợp của các tia phân cực ở mọi trạng thái. Do giá trị trung bình của cos 2 ⁡ θ {\displaystyle \cos ^{2}\theta } là 1/2, hệ số truyền qua trở thành I I 0 = 1 2 {\displaystyle {\frac {I}{I_{0}}}={\frac {1}{2}}\quad } Thực tế, cường độ chùm sáng bị mất một phần khi đi qua thiết bị phân cực và cường độ chùm sáng đi ra sẽ bị giảm hơn so với tính toán ở công thức trên, vào khoảng 38% đối với kính phân cực và cao hơn đáng kể (>49,9%) ở một số lăng kính lưỡng chiết. Ngoài chất lưỡng chiết và ở một số vật liệu óng ánh, hiệu ứng phân cực cũng xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai loại vật liệu có chiết suất khác nhau. Các hiệu ứng này có thể miêu tả bằng phương trình Fresnel. Một phần sóng được truyền qua và phần còn lại thì phản xạ, với tỷ lệ giữa hai phần này phụ thuộc vào góc tới và góc khúc xạ. Theo cách này, quang học vật lý trở lại với định nghĩa góc Brewster. Khi ánh sáng phản xạ từ màng mỏng, sự giao thoa giữa ánh sáng phản xạ từ mảng mỏng có thể tạo ra sự phân cực. ===== Ánh sáng tự nhiên ===== Hầu hết các nguồn bức xạ điện từ chứa nhiều phân tử và nguyên tử phát ra bức xạ. Hướng của điện trường tạo ra bởi các nguồn này có thể không tương quan với nhau, trong trường hợp này ánh sáng được coi là không phân cực. Nếu có sự tương quan một phần giữa các nguồn, ánh sáng sẽ phân cực một phần. Nếu toàn bộ dải phổ ánh sáng của nguồn phân cực đều như nhau, ánh sáng phân cực một phần có thể được miêu tả như là kết quả của sự chồng chập hoàn toàn của thành phần ánh sáng không phân cực với thành phần ánh sáng phân cực. Từ đây có thể mô tả ánh sáng theo số hạng "bậc phân cực", và tham số phân cực elip. Ánh sáng phản xạ twf vật liệu trong suốt bị phân cực một phần hay toàn bộ, ngoại trừ tia sáng vuông góc với bề mặt vật liệu. Hiệu ứng này cho phép nhà toán học Étienne-Louis Malus thí nghiệm và đưa ra mô hình toán học về ánh sáng phân cực. Sự phân cực xuất hiện khi ánh sáng tán xạ trong khí quyển. Ánh sáng tán xạ tạo ra độ trắng và nền màu xanh da trời khi trời quang mây. Sự phân cực một phần này của ánh sáng tán xạ đem lại thuận lợi cho khoa học chụp ảnh khi áp dụng thêm các bộ lọc phân cực để thu được chất lượng ảnh tốt hơn. Sự phân cực quang học có vai trò quan trọng trong hóa học do hiệu ứng quay quang học và phân cực tròn ("lưỡng chiết tròn") thể hiện ở các phân tử quang hóa học. == Quang học hiện đại == Quang học hiện đại bao hàm các lĩnh vực khoa học quang học và kỹ thuật quang học mà đã trở thành phổ biến trong thế kỷ 20. Những lĩnh vực của khoa học quang học thường liên quan tới các tính chất điện từ hoặc tính chất cơ học lượng tử của ánh sáng và cũng liên quan tới các chủ đề khác. Một nhánh chính của quang học, quang học lượng tử, nghiên cứu các tính chất cơ lượng tử của ánh sáng. Quang học lượng tử không chỉ là lý thuyết; một số thiết bị hiện đại, như laser, có nguyên lý hoạt động dựa trên cơ học lượng tử. Những thiết bị phát hiện ánh sáng, như ống nhân quang và ống nhân electron, có độ nhạy với từng photon. Các cảm biến ảnh điện tử, như CCD, có độ ồn Poisson tương ứng với mức thống kê của từng photon sự kiện. Đi ốt phát sáng và tế bào quang điện, cũng hoạt động dựa trên những nguyên lý của cơ học lượng tử. Trong nghiên cứu những thiết bị này, các nhà khoa học thường kết hợp quang học lượng tử với lĩnh vực điện tử lượng tử. Các nghiên cứu chuyên biệt của quang học bao gồm nghiên cứu ánh sáng tương tác như thế nào với vật liệu như trong quang học tinh thể và siêu vật liệu. Những nghiên cứu khác tập trung vào các hiệu ứng của sóng điện từ trong quang học kỳ dị, quang học truyền bức xạ, quang học phi tuyến, quang học thống kê, và kỹ thuật đo lường bức xạ. Thêm vào đó, ngành kỹ thuật máy tính đã thu hút sự chú ý và phát triển của các lĩnh vực như mạch tích hợp quang học, công nghệ thị giác ở máy, và tính toán quang học, mở ra hướng đi triển vọng cho thế hệ máy tính tiếp theo. Ngày nay, khoa học quang học thuần túy được gọi là khoa học quang học hay vật lý quang học để phân biệt nó với khoa học quang học ứng dụng, mà có thể coi là kỹ thuật quang học. Những lĩnh vực con của kỹ thuật quang học bao gồm kỹ thuật chiếu sáng, quang tử học, và điện tử quang với những ứng dụng thực tiễn như thiết kế thấu kính, sản xuất và kiểm định các thành phần quang học, và kỹ thuật xử lý hình ảnh. Một số lĩnh vực này có liên hệ với nhau, mà đôi khi sự phân biệt giữa các chủ đề chỉ ở thứ hơi khác trong lĩnh vực công nghiệp trên nhiều nơi trên thế giới. Cộng đồng các nhà nghiên cứu trong quang học phi tuyến đã phát triển lớn mạnh từ nhiều thập kỷ kể từ khi phát triển công nghệ laser. === Laser === Máy phát tia laser là thiết bị phát ra ánh sáng thông qua cơ chế phát xạ kích thích. Thuật ngữ laser là từ viết tắt của Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation - Khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích. Ánh sáng laser có độ định hướng cao (tính kết hợp), tức là chùm sáng phát ra hoặc có độ rộng hẹp, độ phân kỳ của chùm thấp, hoặc có thể hội tụ chúng lại nhờ các thiết bị quang học như thấu kính. Bởi vì sóng vi ba cũng có thể bị phát xạ kích thích tương tự như laser, và hiệu ứng maser đã được phát triển đầu tiên, các thiết bị phát ra bức xạ kích thích trong bước sóng vi ba và sóng vô tuyến thường gọi là maser. Công trình hiện thực hóa laser đầu tiên bởi Theodore Maiman tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hughes vào ngày 16 tháng 5 năm 1960. Lần đầu tiên khi được phát minh ra, người ta gọi chúng là "một giải pháp cho một vấn đề". Kể từ đó, laser đã trở thành nền tảng cho công nghiệp với doanh thu hàng tỷ đô la, với hàng nghìn ứng dụng đa dạng của nó. Ứng dụng của laser có thể thấy ở đời sống thường nhật là ở máy quét mã vạch tại các siêu thị phát minh vào năm 1974. Các đầu đọc đĩa laser, phát minh vào năm 1978, là một sản phẩm thương mại thành công đầu tiên có mặt laser, nhưng phải cho tới năm 1982 khi đầu đọc đĩa compact trang bị laser thì laser mới thực sự trở thành sản phẩm tiêu dùng có mặt tại từng gia đình. Những ổ đĩa quang này sử dụng laser bán dẫn có độ tập trung nhỏ hơn một milimét có thể quét bề mặt đĩa để đọc dữ liệu ghi trên nó. Viễn thông sợi quang học dựa trên laser để truyền lượng lớn thông tin với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Những ứng dụng khác của laser bao gồm máy in laser và bút laser. Trong y học các nhà khoa học sử dụng laser để phẫu thuật không chảy máu, phẫu thuật mắt lazik, và phân lập tế bào bằng laser; trong công nghiệp quốc phòng sự có mặt của laser như ở hệ thống phòng thủ tên lửa, và cảm biến từ xa lidar. Laser cũng sử dụng trong kỹ thuật chụp ảnh toàn ký, bubblegram, trình diễn ánh sáng laser... === Hiệu ứng Kapitsa–Dirac === Hiệu ứng Kapitsa–Dirac làm các chùm hạt bị nhiễu xạ khi gặp sóng đứng ánh sáng. Ánh sáng có thể dùng để định vị vật chất thông qua nhiều hiệu ứng khác nhau. == Ứng dụng == Quang học có mặt trong đời sống hàng ngày. Hệ thống thị giác có mặt ở khắp nơi trong ngành sinh học cho thấy vai trò trung tâm của quang học như là khoa học của một trong năm giác quan. Nhiều người hưởng lợi từ việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng, và quang học được áp dụng để đưa ra nhiều hàng hóa tiêu dùng chất lượng như máy ảnh. Cầu vồng và ảnh mờ ảo (mirage) là các ví dụ cho hiện tượng quang học. Thông tin quang là nền tảng cho các công nghệ Internet và truyền thông. === Mắt người === Một trong những chức năng của mắt người là tập trung ánh sáng lên một lớp các tế bào nhận kích thích ánh sáng gọi là võng mạc, lớp lót nằm phía trong cầu mắt. Sự tập trung được thực hiện bởi một loạt các môi trường trong suốt. Ánh sáng đi vào mắt đi qua môi trường đầu tiên là giác mạc, nó mang lại nhiều công suất quang học của mắt. Ánh sáng tiếp tục đi qua một chất lỏng nằm ngay phía sau giác mạc—khoang phía trước (anterior chamber), rồi đi qua đồng tử. Tiếp đó ánh sáng đi qua thủy tinh thể, cho phép tập trung thêm ánh sáng và điều chỉnh khả năng nhìn gần hay xa của mắt. Sau đó ánh sáng đi qua chất lỏng chứa chủ yếu trong cầu mắt là thủy dịch (vitreous humour), rồi tới võng mạc. Các tế bào nằm phần lớn trong võng mạc nằm ngay sau mắt, ngoại trừ vị trí có dây thần kinh thị giác; hay chính là điểm mù. Có hai loại tế bào nhận kích thích ánh áng, đó là tế bào hình nón và tế bào hình que, chúng có độ nhạy khác nhau đối với các loại ánh sáng khác nhau. Tế bào hình que nhạy đối với cường độ ánh sáng trong phạm vi rộng của tần số, do vậy chịu trách nhiệm đối với thị giác đen và trắng (nhìn ban đêm). Tế bào hình que không có tại điểm vàng, vùng võng mạc chịu trách nhiệm cho thị giác trung tâm, và không đáp ứng được đối với sự thay đổi về không gian và thời gian của ánh sáng như tế bào hình nó. Tuy nhiên, số lượng tế bào hình que nhiều hơn 20 lần tế bào hình nón trong võng mạc bởi vì tế bào hình que phân bố trên phạm vi rộng hơn. Nhờ phân bố rộng hơn, tế bào hình que chịu trách nhiệm cho thị giác ngoại biên (peripheral vision). Ngược lại, các tế bào hình nón ít nhạy sáng hơn, nhưng chúng nhạy chủ yếu đối với ba loại dải tần số ánh sáng khác nhau và do đó có chức năng cảm nhận màu sắc và độ chói (photopic vision). Tế bào hình nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng và rất nhạy với độ tinh của màu sắc do đó chúng cho phép phân biệt không gian tốt hơn so với tế bào hình que. Vì tế bào hình nón không nhạy đối với ánh sáng mờ tối bằng tế bào hình que, phần lớn khả năng nhìn ban đêm là ở tế bào hình que. Mặt khác, do các tế bào hình nón tập trung ở điểm vàng, thị giác trung tâm (bao gồm khả năng nhìn để đọc, để thấy các chi tiết nhỏ như xâu kim, hoặc kiểm tra vật thể) là do các tế bào hình nón. Cơ mi bao xung quanh thủy tinh thể cho phép sự tập trung ánh sáng của mắt có thể điều chỉnh được, hay quá trình điều tiết. Điểm gần và điểm xa xác định khoảng cách gần nhất và xa nhất từ mắt mà ảnh một vật thể hiện rõ nét trên võng mạc. Đối với một người có khả năng nhìn thông thường, điểm xa nằm ở vô tận. Vị trí của điểm gần phụ thuộc vào khả năng cơ mi có thể làm tăng độ cong của thủy tinh thể, và độ đàn hồi của thủy tinh thể ảnh hưởng bởi tuổi tác. Các bác sĩ chuyên khoa mắt (optometrist), nhà khoa học nhãn khoa (ophthalmologist), và nhà quang học thường coi một điểm gần là điểm nằm gần hơn khoảng cách mà mắt có thể đọc một cách bình thường—xấp xỉ bằng 25 cm. Thị lực có thể giải thích nhờ các nguyên lý quang học. Khi con người trở lên già đi, thủy tinh thể trở lên kém đàn hồi và điểm gần dần lùi xa khỏi mắt, một tật gọi là lão thị. Tương tự, những người mắc chứng viễn thị không thể giảm tiêu cự của thủy tinh thể cho phép thu được ảnh các vật ở gần trên võng mạc của họ. Ngược lại, những người không thể làm tăng tiêu cự thủy tinh thể đủ để ảnh của các vật ở xa tập trung rõ tại võng mạc hay họ mắc chứng cận thị và điểm xa có khoảng cách hữu hạn hơn là khoảng cách vô hạn đối với mắt bình thường. Một tật khác đó là loạn thị khi giác mạc không có dạng cầu nhưng bị cong nhiều hơn về một hướng. Điều này khiến cho những vật có bề ngang lớn bị tập trung trên nhiều phần khác nhau của võng mạc so với những vật có kích thước ngang hẹp, và kết quả là ảnh của vật bị méo mó. Những tật về mắt kể trên có thể khắc phục bằng cách sử dụng dụng cụ thấu kính hiệu chỉnh (corrective lens). Đối với viễn thị và lão thị, kính mắt dạng thấu kính hội tụ giúp điểm gần nằm gần hơn về mắt trong khi thấu kính phân kỳ giúp mắt cận thị đưa điểm xa trở thành điểm nằm ở vô tận. Người loạn thị được đeo kính có bề mặt hình trụ giúp bù lại sự không đồng đều của sự phân bố tia sáng trên võng mạc. Công suất quang học của kính hiệu chỉnh được đo bằng đi ốp (diopter), giá trị bằng nghịch đảo của tiêu cự đo theo đơn vị mét; với giá trị dương tương ứng với thấu kính hội tụ và giá trị âm tương ứng với thấu kính phân kỳ. Đối với kính dùng cho người loạn thị, có ba thông số cho mắt kính: một cho công suất hình cầu, một cho công suất hình trụ, và một cho góc của hướng loạn thị. ==== Hiệu ứng thị giác ==== Ảo ảnh quang học (còn gọi là ảo ảnh thị giác) là một đặc điểm do nhận thức của thị giác về hình ảnh khác so với đối tượng thực. Thông tin thu nhận bởi mắt được chuyển thành các tín hiệu về não bộ xử lý để cho cảm nhận về vật được quan sát. Có nhiều hiện tượng tạo ra ảo ảnh quang học bao gồm hiệu ứng vật lý tạo ra ảnh khác so với vật thực, hoặc hiệu ứng thần kinh và sinh lý tác động bởi mắt và não/hệ thần kinh (như độ sáng, màu sắc, chuyển động, nằm nghiêng, quay tròn), và ảo ảnh nhận thức khi não dựa trên các thông tin từ mắt đưa ra kết luận không nhận thức được. Ảo ảnh nhận thức cũng bao gồm kết quả từ việc không nhận thức được sự áp dụng sai các nguyên lý quang học. Ví dụ, phòng Ames, ảo ảnh Hering, Müller-Lyer, Orbison, Ponzo, Sander, và ảo ảnh Wundt tất cả dựa trên cảm nhận về khoảng cách khi vẽ ra các đường hội tụ hay phân kỳ, theo cách giống với các tia sáng song song (hoặc thực sự là các đường thẳng song song) hiện lên như đang hội tụ tại một điểm nằm ở vô tận trong hình ảnh phối cảnh hai chiều. Hiệu ứng này cũng giải thích cho nghịch lý nổi tiếng là ảo ảnh Mặt Trăng khi Mặt Trăng dường như trông to hơn khi nó ở gần chân trời so với khi nó ở thiên đỉnh. Ptolemy đã sai khi giải thích ảo ảnh này là do sự khúc xạ khí quyển khi ông miêu tả hiện tượng này trong cuốn Optics. Những kiểu ảo ảnh khác áp dụng thủ thuật các mảnh bị phá vỡ để đánh lừa cảm nhận về sự đối xứng hoặc sự bất đối xứng của vật thể. Ví như ảo ảnh tường café, Ehrenstein, ảo ảnh xoắn ốc Fraser, ảo ảnh Poggendorff, và ảo ảnh Zöllner. Có một sự liên quan, nhưng không chỉ là ảo ảnh, đó là cấu trúc lặp đi lặp lại hoặc chồng chập của các thành phần. Ví dụ các dải mỏng trong suốt xếp thành hình cấu trúc lưới như mẫu moiré, trong khi các phần trong suốt tuần hoàn kết hợp lại tạo thành các đường hoặc cung tối như đường moiré. ==== Dụng cụ quang học ==== Các thấu kính đơn lẻ có nhiều ứng dụng khác nhau như thấu kính máy ảnh, thấu kính hiệu chỉnh, và kính lúp trong khi các gương đơn sử dụng như gương parabol và gương chiếu hậu. Bằng cách kết hợp một số loại gương, lăng kính, và thấu kính tạo ra tổ hợp dụng cụ quang học cho phép mở rộng khả năng của từng dụng cụ. Ví dụ, kính tiềm vọng đơn giản chỉ bao gồm hai gương phẳng sắp thẳng hàng cho phép quan sát tránh khỏi vật cản trở. Những dụng cụ quang học nổi tiếng nhất trong khoa học là kính hiển vi quang học và kính thiên văn quang học mà cả hai được người Hà Lan phát minh ra vào cuối thế kỷ 16. Những kính hiển vi đầu tiên chi có hai thấu kính: một vật kính và một thị kính. Vật kính được làm với tiêu cự rất ngắn có chức năng phóng đại ảnh của vật trong khi nói chung thị kính có tiêu cự lớn hơn. Điều này giúp cho thị kính tạo thêm ảnh phóng đại khi ảnh qua vật kính nằm gần vật được quan sát. Ngoài ra kính hiển vi cần thêm một nguồn chiếu sáng do ảnh phóng đại thường bị mờ do định luật bảo toàn năng lượng và sự phân tán chùm sáng ra một bề mặt diện tích lớn hơn. Kính hiển vi hiện đại, hay kính hiển vi tổ hợp có nhiều thấu kính kết hợp với nhau (thường là bốn) để tối ưu hóa chức năng và nâng cao sự ổn định của ảnh. Một biến thể khác của kính hiển vi, kính hiển vi so sánh, dùng để nhìn vào vật dưới những góc khác nhau và tạo ra ống nhòm lập thể cho ảnh 3 chiều của vật. Ngày nay có rất nhiều loại kính hiển vi khác nhau, dựa trên những nguyên lý của cơ học lượng tử cho phép có độ phân giải vượt qua giới hạn phân giải quang học. Kính thiên văn đầu tiên, gọi là kính thiên văn khúc xạ cũng chỉ bao gồm một vật kính và thị kính. Ngược lại so với kính hiển vi, vật kính của kính thiên văn được thiết kế có tiêu cự lớn để tránh được quang sai. Vật kính tập trung hình ảnh của một vật ở xa tại tiêu điểm của nó mà được điều chỉnh sao cho nó nằm tại tiêu điểm của thị kính có tiêu cự ngắn hơn. Mục đích chính của kính thiên văn là tập trung càng nhiều ánh sáng đến từ vật thể ở xa càng tốt và điều này xác định bởi độ lớn của vật kính. Do vậy, kính thiên văn thường được thể hiện bằng đường kính của vật kính hơn là độ phóng đại của nó do độ phóng đại có thể thay đổi nhờ cách thay thị kính. Bởi vì độ phóng đại của kính thiên văn khúc xạ bằng tiêu cự của vật kính chia cho tiêu cự của thị kính, thị kính càng có tiêu cự nhỏ thì càng cho độ phóng đại lớn, mặc dù nó cũng có giới hạn riêng. Vì sản xuất ra thấu kính đường kính lớn khó hơn nhiều so với chế tạo gương lớn, hầu hết kính thiên văn hiện đại ngày nay là kính thiên văn phản xạ, tức là kính thiên văn có gương cong lớn chứ không phải là thấu kính. Và tương tự, kính thiên văn phản xạ càng có đường kính gương chính lớn thì càng thu nhận được nhiều ánh sáng và độ phóng đại vẫn bằng tiêu cự của gương chính chia cho tiêu cự của thị kính. Các kính thiên văn hiện đại được bố trí nhiều gương chính và gương phụ cũng như các thiết bị cảm biến đo lường hơn là thị kính nằm tại tiêu điểm của thiết bị (như CCD). === Nhiếp ảnh === Lĩnh vực quang học của nhiếp ảnh bao gồm thấu kính máy ảnh và môi trường trên đó bức xạ điện từ được ghi lại, có thể là tấm âm bản, phim âm bản hay CCD. Nhiếp ảnh gia phải xét đến quy luật tương hỗ của máy ảnh và thời gian chụp mà có liên hệ sau Độ phơi sáng ∝ Diện tích độ mở × Thời gian phơi sáng × Độ sáng cảnh chụp Nghĩa là, độ mở càng nhỏ (cho độ sâu/mức tập trung của ảnh hơn), ánh sáng đến càng ít, do vậy thời gian phơi sáng phải tăng lên (dẫn đến khả năng ảnh bị nhòe nếu có chuyển động). Ví dụ của luật tương hỗ đó là quy tắc f/16 chụp trong ngày nắng đưa ra ước lượng thô cho các thiết lập cần thiết để có độ phơi sáng thông thường chụp vào ban ngày. Độ mở của máy ảnh đo bằng đại lượng không thứ nguyên f-số, f/#, thường ký hiệu là N {\displaystyle N} , and given by f / # = N = f D {\displaystyle f/\#=N={\frac {f}{D}}\ } với f {\displaystyle f} là tiêu cự, và D {\displaystyle D} là đường kính lỗ máy ảnh. Theo quy ước, "f/#" được coi như bằng một ký hiệu, và giá trị cụ thể của f/# được viết bằng cách thay # bằng giá trị số. Có hai cách để tăng f/# là hoặc giảm đường kính của lỗ mở hoặc tăng độ lớn của tiêu cự (trong trường hợp của thấu kính điều chỉnh (ống kính zoom), điều này được thực hiện đơn giản bằng cách điều chỉnh thấu kính). Giá trị f-số cao hơn cũng có nghĩa là độ sâu trường ảnh lớn hơn do thấu kính tiếp cận giới hạn của một máy ảnh đục lỗ (pinhole camera) mà có thể tập trung mọi ảnh một cách hoàn hảo, bất kể khoảng cách, nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng lâu. Trường nhìn của thấu kính thay đổi theo tiêu cự của thấu kính. Có ba cách phân loại cơ bản dựa trên mối liên hệ giữa kích thước theo đường chéo của phim âm bản hoặc kích cỡ của cảm biến đối với tiêu cự của thấu kính: Ống kính thường: góc chụp vào khoảng 50° (gọi là thường bởi vì góc này thường là bằng độ rộng tầm nhìn của mắt người) và tiêu cự xấp xỉ bằng đường chéo của phim âm bản hoặc của cảm biến. Ống kính góc rộng: góc chụp lớn hơn 60° và tiêu cự ngắn hơn ống kính thường. Ống kính te le: góc chụp nhỏ hơn so với ống kính thường. Các ống kính này có tiêu cự lớn hơn kích thước đường chéo của phim âm bản hay cảm biến CCD. Loại ống kính có tiêu cự lớn phổ biến là ống kính tele, thiết kế sử dụng các thấu kính cho phép tiêu cự tổng hợp ngắn hơn tiêu cự của từng thấu kính. Các ống kính zoom hiện đại có thể có đặc tính của ba loại ống kính trên. Giá trị tuyệt đối cho thời gian phơi sáng đòi hỏi phụ thuộc vào độ nhạy ánh sáng của phim âm bản hay cảm biến CCD (đo bởi tốc độ nhạy của phim, hay đối với cảm biến hiện đại đo bằng hiệu suất lượng tử). Thời buổi đầu của nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia sử dụng các tấm phim âm bản có độ nhạy sáng thấp, do vậy thời gian phơi sáng cũng cần phải dài ngay cả với lần chụp có hỗ trợ của nguồn sáng mạnh. Với sự phát triển của công nghệ, độ nhạy của phim và cảm biến đã được tăng lên đáng kể. Những kết quả khác từ quang hình học và quang học vật lý cũng áp dụng cho quang học máy ảnh. Ví dụ, khả năng phân giải lớn nhất của một cấu hình camera được xác định bởi giới hạn nhiễu xạ gắn liền với độ rộng của lỗ máy ảnh, hay giới hạn Rayleigh. === Quang học khí quyển === Các tính chất quang học độc nhất của khí quyển làm xuất hiện một số các hiện tượng quang học kỳ thú trên thế giới. Màu xanh của nền trời là kết quả trực tiếp của hiện tượng tán xạ Rayleigh làm lệch hướng mạnh các tia sáng có tần số cao (lam) trở lại trường nhìn của người quan sát. Bởi vì ánh sáng xanh da trời bị tán xạ dễ dàng hơn ánh sáng đỏ, Mặt Trời có màu hơi đỏ khi quan sát nó qua lớp khí quyển dày, tại thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn. Nếu có thêm những loại hạt bụi hoặc khí đặc biệt trong khí quyển có thể làm tán xạ tia sáng Mặt Trời ở những góc khác nhau tạo ra bầu trời đầy màu sắc vào thời điểm bình minh hoặc chạng vạng. Các tinh thể băng và các hạt bụi khác trong khí quyển là nguyên nhân tạo ra các hiện tượng như hào quang, ánh hồng ban chiều (afterglow), nhật hoa, tia sáng xuyên mây, và Mặt Trời giả. Sự xuất hiện đa dạng của những hiện tượng này là do kích cỡ khác nhau của các hạt bụi và sự phân bố của chúng trong khí quyển. Ảnh mờ ảo (mirage) là hiện tượng quang học trong đó các tia sáng bị lệch do sự thăng giáng nhiệt trong chỉ số khúc xạ của không khí, tạo ra sự dời ảnh hoặc ảnh bị méo của các vật thể ở xa. Những hiện tượng quang học khác kết hợp với hiện tượng này là hiệu ứng Novaya Zemlya khi Mặt Trời trông như có vẻ mọc sớm hơn so với dự định do hình ảnh méo của nó. Một dạng ảo ảnh kỳ lạ khác kết hợp với hiệu ứng nghịch đảo nhiệt (temperature inversion) là ảo ảnh Fata Morgana khi các vật ở chân trời hoặc thậm chí vượt xa chân trời, như đảo, vách núi, tàu thuyền hay băng trôi dường như bị kéo giãn và nâng lên khỏi chân trời, trông giống như "lâu đài trong cổ tích". Cầu vồng là kết quả của sự kết hợp giữa phản xạ và khúc xạ tia sáng qua các hạt mưa hoặc hơi nước. Phản xạ của tia sáng qua các hạt mưa tạo ra đường kính góc của một cầu vồng trên bầu trời vào khoảng 40° đến 42° với vòng đỏ nằm ngoài cùng. Hiện tượng cầu vồng đôi xảy ra khi hai tia phản xạ tạo ra đường kính góc là 50,5° đến 54° đối với ánh sáng tím nằm bên ngoài. Bởi vì cầu vồng nhìn thấy ở hướng ngược 180° tính từ tâm cầu vồng so với Mặt Trời, cầu vồng càng rõ khi Mặt Trời ở gần chân trời. == Chú thích == == Thư mục tham khảo == Born, Max; Wolf, Emil (2002). Principles of Optics. Cambridge University Press. ISBN 1139643401. Hecht, Eugene (2002). Optics (4 ed.). Addison-Wesley Longman, Incorporated. ISBN 0805385665. Serway, Raymond A.; Jewett, John W. (2004). Physics for scientists and engineers (6, illustrated ed.). Belmont, CA: Thomson-Brooks/Cole. ISBN 0534408427. Tipler, Paul A.; Mosca, Gene (2004). Physics for Scientists and Engineers: Electricity, Magnetism, Light, and Elementary Modern Physics 2. W. H. Freeman. ISBN 9780716708100. Lipson, Stephen G.; Lipson, Henry; Tannhauser, David Stefan (1995). Optical Physics. Cambridge University Press. ISBN 0521436311. Fowles, Grant R. (1975). Introduction to Modern Optics. Courier Dover Publications. ISBN 0486659577. == Liên kết ngoài == Thảo luận liên quan Optics trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây) Sách và hướng dẫn Optics – an open-source optics textbook Optics2001 – Optics library and community Fundamental Optics – Melles Griot Technical Guide Physics of Light and Optics – Brigham Young University Undergraduate Book Đọc thêm Optics and photonics: Physics enhancing our lives by Institute of Physics publications Các hiệp hội
bảo tàng dân tộc học việt nam.txt
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng. == Kiến trúc == Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính: Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toàn nhà với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Ví dụ: Tầng 01: Khách tham quan sẽ được tìm hiểu về 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua hình ảnh, vùng cư trú của họ. Sau đó, họ sẽ tiếp tục được đi vào chi tiết các dân tộc như: người Việt, người Mường,...; 2 không gian dành cho các trưng bày nhất thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày. Ví dụ: Năm 2006, trưng bày "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986). Năm 2013, trưng bày một góc cuộc sống của sinh viên sống xa nhà học tập ở các thành phố lớn. Năm 2014 và 2015, trưng bày các tác phẩm ảnh về đời sống và con người dân tộc Tây Nguyên trong những năm 50 của nhiếp ảnh người Pháp tên Jean-Marie Duchage. Ngoài ra, tại tầng hai của toà nhà Trống Đồng, du khách còn được tham quan tìm hiểu về các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái, Hmông, Dao,...dưới sự bố trí rất khoa học theo kiểu xuyên dọc theo đất nước. Ví dụ: Miền Bắc (ngay từ lối lên), miền Trung và Tây Nguyên (nằm ở giữa tầng hai về phía lối ra) và miền Nam (trước khi xuống tầng một). Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau. Khu trưng bày Đông Nam Á: Khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào ngày 30/11/2013 sau 6 năm xây dựng với diện tích khoảng 500 ha. Đây là nơi giúp khách tham quan hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các hiện vật trưng bày. Tháng 12 năm 2014, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương phòng trưng bày về Tranh kính của Indonesia. Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương hai phòng trưng bày thường xuyên về "Một thoáng châu Á" và "Vòng quanh thế giới" ở tầng 2 tòa nhà Đông Nam Á. Với việc khai trương những trưng bày mới này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp tục thu hút khách tham quan mong muốn tìm hiểu về các nền văn mình trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra là khu vực cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật... == Nội dung == Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác. Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn... được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ... Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người. Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, tất cả các thông tin trong trưng bày, các bài viết cũng như các chú thích, đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bảo tàng còn soạn thảo nhiều tờ gập giới thiệu những nội dung chính, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật..., phát miễn phí cho du khách. Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau. == Lãnh đạo == Giám đốc đầu tiên (từ năm 1995 đến tháng 12 năm 2006): PGS. TS Nguyễn Văn Huy, con trai út của cố học giả, cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên. Giám đốc hiện nay: PGS. TS. Võ Quang Trọng. == Giải thưởng == Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2006). Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2010), tặng Cờ thi đua năm 2011 và năm 2013, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen nhiều năm liền. Năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất ghi nhận sự lao động bền bỉ, năng động, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. == Liên kết ngoài == Trang chủ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam == Chú thích ==
roti.txt
Roti (còn được gọi là chapati) là một món bánh mỳ mỏng tại tiểu lục địa Ấn Độ, được làm từ bột chưa rây có lẫn nhiều hạt, theo truyền thống được gọi là bột atta, khởi nguồn gốc và được tiêu thụ tại Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Maldives và Bangladesh. Món này được ăn tại nhiều nơi ở Nam Phi, miền nam Caribbean, đặc biệt là ở Trinidad và Tobago, Guyana, Suriname, và Fiji. Đặc tính định nghĩa là không bột nở. Bánh mì naan Ấn Độ, ngược lại, là một loại bánh bột nở - lên men. kulcha trong ẩm thực Ấn Độ là một loại bánh ăn kèm giống như bánh mì, được chế biến từ bột maida nở với men. Các loại biến thể roti không thể thiếu đối với ẩm thực Nam Á. == Tham khảo ==
cổ đông.txt
Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. == Các loại cổ đông == Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu. Cổ đông sáng lập: là những cổ đông đầu tiên góp vốn để hình thành nên công ty cổ phần. Cổ đông đặc biệt: là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số lượng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong điều lệ công ty) của công ty cổ phần. Loại cổ đông này còn gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết và loại cổ phần mà cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu). Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế các quyền khác (ví dụ quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyền biểu quyết...). Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại. Một cách phân loại khác là căn cứ tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ, theo cách này cổ đông được phân loại thành cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Tỷ lệ để có thể coi là cổ đông lớn thường do điều lệ công ty cổ phần quy định trên cơ sở tuân thủ luật pháp. == Quyền cơ bản của cổ đông == Quyền bỏ phiếu: Với số cổ phiếu tương ứng, cổ đông có thể bỏ phiếu hay thông qua đại diện do cổ đông uỷ quyền một cách hợp pháp để bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của công ty cổ phần như đường lối, chiến lược kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng hoặc giảm vốn điều lệ....trong kỳ họp (hoặc lấy ý kiến bằng văn bản) đại hội đồng cổ đông. Những vấn đề phải do đại hội đồng cổ đông quyết định được quy định trong bản điều lệ của công ty. Quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty; nhận phần giá trị tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Tỷ lệ nhận tương ứng với tỷ lệ cổ phần của cổ đông. Khi công ty phá sản, giải thể, cổ đông chỉ có thể được nhận giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi công ty đã thực hiện thanh toán các khoản nợ: nộp thuế, trả lương cho người lao động, trả nợ vay, trả nợ cho đối tác cung ứng hàng hóa, dịch vụ..... Nói một cách khác, quyền của cổ đông đối với tài sản của công ty cổ phần có thứ tự ưu tiên xếp sau các chủ nợ của công ty đó. Quyền lựa chọn: lựa chọn mua thêm cổ phần của công ty khi công ty tăng vốn điều lệ, chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần thường... Quyền chuyển nhượng cổ phần mình đang nắm giữ, một số cổ đông như cổ đông sáng lập... có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện. == Xem thêm == Công ty cổ phần Cổ phần Cổ phiếu == Tham khảo ==
chùa báo ân.txt
Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1842, Tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã quyên tiền dân xây dựng chùa ở khu vực này. Chùa có tên là Báo Ân. Vì hồ trong chùa rất nhiều sen nên dân còn gọi là chùa Liên Trì và cũng còn có tên khác là Quan Thượng, vì đương thời Nguyễn Đăng Giai còn được dân gọi là cụ Thượng. Chùa có 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa nằm ở bờ đông hồ Gươm, mặt trước quay ra sông Hồng, mặt sau dựa vào hồ. Chùa Báo Ân nằm trên khu đất gần 100 mẫu, gồm 180 gian với 36 nóc. Tháng 11.1885, công việc đổ đất, cạp hồ Gươm và lấp các chỗ trũng. Toàn quyền De Lanessan ra lệnh đốt các nhà lá quanh hồ. Đêm 22.1.1891, 300 nóc nhà ở Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Mắm, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã cháy trụi. Đêm ngày 28.1.1891, vụ cháy thứ hai tiêu hủy cả thôn Cự Lâu. Chùa Báo Ân chỉ là mảnh đất hoang tàn. Tới năm 1888, Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện. Chỉ còn Tháp Hòa Phong phía sau chùa còn giữ lại, nay ở trên bờ hồ Hoàn Kiếm. Vì chùa có hào nước trồng sen bao quanh nên chùa còn có tên Liên Trì, có nghĩa là "Ao sen". Thời nhà Trần cũng có một ngôi chùa khác mang tên Báo Ân. == Chú thích ==
2012.txt
Năm 2012 (số La Mã: MMXII) là một năm nhuận bắt đầu vào ngày Chủ Nhật và kết thúc sau 366 ngày vào ngày Thứ ba trong lịch Gregory. Theo Âm lịch, phần lớn các ngày trong năm này thuộc năm Nhâm Thìn; một phần nhỏ đầu năm thuộc về năm Tân Mão. Một số niềm tin phổ biến rằng hiện tượng 2012 sẽ diễn ra. == Sự kiện diễn ra == Cúp Challenge AFC 2012 Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 Thế vận hội Mùa hè 2012 Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012 == Sinh == == Người mất == === Tháng Một === 1 tháng 1 - Kiro Gligorov, Tổng thống Macedonia (sinh 1917) 3 tháng 1 - Josef Škvorecký, nhà văn Czech (sinh 1924) 9 tháng 1 - Malam Bacai Sanhá, Tổng thống Guinea-Bissau (sinh 1947) 20 tháng 1 - Etta James, ca sĩ người Mỹ (sinh 1938) 21 tháng 1 - Nhật Ngân, nhạc sĩ Việt Nam (sinh 1942) === Tháng Hai === 01 tháng 2 - Wisława Szymborska, nhà thơ Ba Lanvà người đoạt giải Nobel Văn Học năm 1996 (sinh 1923) 3 tháng 2 Ben Gazzara, diễn viên người Mỹ (sinh 1930) Samuel Youd, tác giả người Anh (sinh 1922) 06 tháng 2 - Antoni Tàpies, nghệ sĩ Tây Ban Nha (sinh 1923) 11 tháng 2 - Whitney Houston, ca sĩ người Mỹ và nữ diễn viên (sinh 1963) 19 tháng 2 - Renato Dulbecco, nhà virus học người Ý đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1975 (sinh 1914) 25 tháng 2 - Maurice André, nghệ sĩ kèn trumpet người Pháp (sinh 1933) === Tháng Ba === 6 tháng 3 - Francisco Xavier Amaral, Tổng thống Đông Timor (sinh 1937) 7 tháng 3 - Wlodzimierz Smolarek, cầu thủ bóng đá Ba Lan (sinh 1957) 10 tháng 3 Jean Giraud, nghệ sĩ truyện tranh Pháp (sinh 1938) Frank Sherwood Rowland, giáo sư hóa học, đoạt giải Nobel Hóa Học năm 1995 (sinh 1927) 14 tháng 3 - Ċensu Tabone, Tổng thống thứ tư của Malta (sinh 1913) 16 tháng 3 - Estanislau Basora, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha (sinh 1926) 17 tháng 3 - Giáo hoàng Shenouda III của Alexandria (sinh 1923) 18 tháng 3 - George Tupou V, vua Tonga (sinh 1948) 23 tháng 3 Abdullahi Yusuf Ahmed, Tổng thống Somalia (2004-2008) (sinh 1934) Naji Talib, Thủ tướng Iraq (sinh 1917) 25 tháng 3 Antonio Tabucchi, nhà văn Ý (sinh 1943) DJ Bo, nữ Dj Việt Nam (sinh 1980) 27 tháng 3 - Adrienne Rich, nhà văn người Mỹ (sinh 1929) === Tháng Tư === 01 tháng 4 Miguel de la Madrid, Tổng thống Mexico (sinh 1934) Giorgio Chinaglia, cầu thủ bóng đá Ý (sinh 1947) 04 tháng 4 - Thanh Sơn, nhạc sĩ Việt Nam (sinh 1940) 05 tháng 4 - Bingu wa Mutharika, tổng thống Malawi (sinh 1934) 11 tháng 4 - Ahmed Ben Bella, tổng thống Algeria (sinh 1918) 14 tháng 4 - Piermario Morosini, cầu thủ bóng đá Italia (sinh 1986) 15 tháng 4 - Murray Rose, động viên bơi lội Úc (sinh 1939) 16 tháng 4 - Maersk Mc-Kinney Møller, ông trùm vận chuyển Đan Mạch (sinh 1913) 18 tháng 4 - Dick Clark, người dẫn chương trình truyền hình và nhà sản xuất người Mỹ (sinh 1929) 19 tháng 4 - Levon Helm, nhạc sĩ người Mỹ (sinh 1940) 20 tháng 4 - Valeri Vasiliev, cầu thủ khúc côn cầu Nga (sinh 1949) 21 tháng 4 - Charles Colson, nhà truyền giáo người Mỹ (sinh 1931) 29 tháng 4 Shukri Ghanem, Thủ tướng Libya (sinh 1942) Joel Goldsmith, nhà soạn nhạc người Mỹ (sinh 1957) 30 tháng 4 - Alexander Dale OEN, Na Uy vận động viên bơi lội (sinh 1985) === Tháng Năm === 04 tháng 5 - Rashidi Yekini, cầu thủ bóng đá Nigeria (sinh 1963) 08 tháng 5 - Maurice Sendak, tác giả người Mỹ (sinh 1928) 10 tháng 5 - Carroll Shelby, American thiết kế ô tô, đua lái xe và doanh nghiệp (sinh 1923) 15 tháng 5 - Carlos Fuentes, nhà văn sinh ra ở Mexico Panama (sinh 1928) 17 tháng 5 - Donna Summer, ca sĩ người Mỹ (sinh 1948) 20 tháng 5 - Robin Gibb, nhạc sĩ Anh-Úc (sinh 1949) 29 tháng 5 - Kaneto Shindo, đạo diễn phim Nhật Bản (sinh 1912) 30 tháng 5 - Andrew Huxley, nhà khoa học, đạt giải Nobel sinh lý và y học năm 1963 (sinh 1917) === Tháng Sáu === 02 tháng 6 - Kathryn Joosten, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1939) 03 tháng 6 - Roy Salvadori, tay đua người Anh (sinh 1922) 04 tháng 6 - Eduard Khil, ca sĩ người Nga, nghệ sĩ nhân dân Cộng hòa Xô Viết Liên bang Nga (sinh 1934) 05 tháng 6 - Ray Bradbury, tác giả người Mỹ (sinh 1920) 11 tháng 6 Ann Rutherford, nữ diễn viên Mỹ gốc Canada (sinh 1917) Teófilo Stevenson, võ sĩ quyền anh ngườiCuba (sinh 1952) 13 tháng 6 - William Standish Knowles, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel hóa học năm 2001 (sinh 1917) 16 tháng 6 - Nayef bin Abdul-Aziz Al Saud, Thái tử của Ả-rập Xê-út (sinh 1933) 26 tháng 6 - Nora Ephron, đạo diễn và nhà biên kịch người Mỹ (sinh 1941) 30 tháng 6 - Yitzhak Shamir, Thủ tướng Israel (sinh 1915) === Tháng Bảy === 01 tháng 7 - Alan G. Poindexter, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (sinh 1961) 03 tháng 7 Andy Griffith, diễn viên người Mỹ (sinh 1926) Sergio Pininfarina, nhà thiết kế ô tô người Ý (sinh 1926) 08 tháng 7 - Ernest Borgnine, diễn viên người Mỹ (sinh 1917) 13 tháng 7 - Richard D. Zanuck, nhà sản xuất phim Mỹ (sinh 1934) 14 tháng 7 - Sixten Jernberg, xuyên quốc gia vận động viên Thụy Điển (sinh 1929) 15 tháng 7 - Celeste Holm, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1917) 16 tháng 7 Stephen Covey, tác giả người Mỹ (sinh 1932) Jon Lord, British nhạc sĩ và nhà soạn nhạc (sinh 1941) 23 tháng 7 - Sally Ride, nhà du hành vũ trụ và nhà vật lý học người Mỹ (sinh 1951) 24 tháng 7 - John Atta Mills, Tổng thống Ghana (từ năm 2009) (sinh 1944) 27 tháng 7 - Jack Taylor, trọng tài bóng đá Anh (sinh 1930) 30 tháng 7 Maeve Binchy, tác giả người Ailen (sinh 1940) Chris Marker, nhà văn và nhà làm phim tài liệu Pháp (sinh 1921) 31 tháng 7 - Gore Vidal, tác giả người Mỹ, nhà viết kịch, kịch, và nhà hoạt động chính trị (sinh 1925) === Tháng Tám === 06 tháng 8 Marvin Hamlisch, chỉ huy dàn và nhà soạn nhạc người Mỹ (sinh 1944) Bernard Lovell, nhàà thiên văn vật lý người Anh (sinh 1913) 18 tháng 8 Scott McKenzie, ca sĩ người Mỹ và nhạc sĩ (sinh 1939) William Windom, diễn viên người Mỹ (sinh 1923) 20 tháng 8 Phyllis Diller, diễn viên hài người Mỹ (sinh 1917) 21 tháng 8 - William Thurston, nhà toán học người Mỹ (sinh 1946) 24 tháng 8 - Félix Miélli Venerando, cầu thủ bóng đá Brazil (sinh 1937) 25 tháng 8 - Neil Armstrong, nhà du hành vũ trụ người Mỹ (sinh 1930) 31 tháng 8 Carlo Maria Martini, Đức Hồng y Tổng Giám mục Milan (sinh 1927) Sergey Leonidovich Sokolov, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô (sinh 1911) === Tháng Chín === 1 tháng 9 - Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh - Thành phố Hồ Chí Minh (sinh 1918) 03 tháng 9 Michael Clarke Duncan, diễn viên người Mỹ (sinh 1957) Sun Myung Moon, lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc (sinh 1920) 16 tháng 9 - công chúa Ragnhild, bà Lorentzen, công chúa Na Uy (sinh 1930) 23 tháng 9 Pavel Grachev, Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga (sinh 1948) Corrie Sanders, võ sĩ quyền Anh người Nam Phi (sinh 1966) 25 tháng 9 - Andy Williams, ca sĩ người Mỹ (sinh 1927) 28 tháng 9 - Michael O'Hare, diễn viên người Mỹ (sinh 1952) === Tháng Mười === 06 tháng 10 - Chadli Bendjedid, Tổng thống Algeria (sinh 1929) 10 tháng 10 - Trần Trịnh, nhạc sĩ Việt Nam (sinh 1937) 11 tháng 10 - Helmut Haller, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1939) 14 tháng 10 - Arlen Specter, chính trị gia người Mỹ (sinh 1930) 15 tháng 10 - Norodom Sihanouk, cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia. (sinh 1922) 17 tháng 10 - Sylvia Kristel, nữ diễn viên người Hà Lan (sinh 1952) 20 tháng 10 - E. Donnall Thomas, thầy thuốc người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1990 (sinh 1920) 21 tháng 10 - George McGovern, chính trị gia Mỹ, sử gia và tác giả (sinh 1922) === Tháng Mười Một === 23 tháng 11 - Larry Hagman, Nhà làm phim và diễn viên người Mỹ (Sinh 1931) 26 tháng 11 - Joseph E. Murray, Bác sĩ người Mỹ, đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1990 (Sinh 1919) === Tháng Mười Hai === 5 tháng 12 - Oscar Niemeyer, kiến trúc sư người Brasil (Sinh 1907) 10 tháng 12 - Iajuddin Ahmed, Tổng thống thứ 13 của Bangladesh (Sinh 1931) 11 tháng 12 - Ravi Shankar, nghệ sĩ nhạc cụ Ấn Độ (Sinh 1920) 24 tháng 12 Charles Durning, diễn viên điện ảnh, diễn viên truyền hình người Mỹ (Sinh 1923) Jack Klugman, diễn viên và nhà sản xuất người Mỹ (Sinh 1922) 27 tháng 12, H. Norman Schwarzkopf - Đại tướng Tư lệnh Bộ tư lệnh Trung Đông, Quân đội Hoa Kỳ (Sinh 1934) 20 tháng 12 - Duy Quang - ca sĩ tân nhạc Việt Nam (Sinh 1950) == Giải Nobel == Hóa Học - Robert Lefkowitz và Brian Kobilka Kinh Tế - Alvin Roth và Lloyd Shapley Văn Học - Mạc Ngôn Hòa Bình - Liên minh châu Âu Vật Lý - Serge Haroche và David J. Wineland Y học - John Gurdon và Shinya Yamanaka == Ngày lễ == 23 tháng 1 - mùng 1 Tết Âm Lịch 31 tháng 3 - Giỗ Tổ Hùng Vương 30 tháng 9 - Tết Trung Thu == Tham khảo == Phương tiện liên quan tới 2012 tại Wikimedia Commons
liên đoàn bóng đá châu phi.txt
Liên đoàn bóng đá châu Phi (tiếng Pháp: Confédération Africaine de Football; viết tắt: CAF) được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1957. == Chủ tịch CAF == Abdel Aziz Abdallah Salem (Ai Cập): 1957 - 1958. Tướng Abdel Aziz Mostafa (Ai Cập): 1958 - 1968. Tiến sĩ Abdel Halim Mohamed (Sudan): 1968 - 1972. Ydnekatchew Tessema (Ethiopia): 1972 - 1987. Tiến sĩ Abdel Halim Mohamed (Sudan): 1987 - 1988. Issa Hayatou: 1988 - nay. == Chủ tịch danh dự == Tướng Abdel Aziz Mostafa (Ai Cập) + Ydnekatchew Tessema (Ethiopia) + Tiến sĩ Abdel Halim Mohamed (Sudan). == Tổng thư ký CAF == Youssef Mohamed (Ai Cập): 1957 - 1958. Mustafa Kamel Mansour (Ai Cập): 1958 - 1961. Mourad Fahmy (Ai Cập): 1961 - 1982. Mustapha Fahmy (Ai Cập): 1982 - nay. Sodiq Kola (Nigeria): 1999 - nay == Bảng xếp hạng FIFA == 10 đội đứng đầu == Các giải thi đấu cấp đội tuyển quốc gia == Cúp bóng đá châu Phi Giải vô địch bóng đá trẻ châu Phi Giải vô địch bóng đá U-17 châu Phi Cúp bóng đá nữ châu Phi Giải vô địch bóng đá nữ U-20 châu Phi Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Phi Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Phi Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Phi Đại hội Thể thao Toàn Phi == Các giải thi đấu cấp câu lạc bộ == Giải vô địch các câu lạc bộ châu Phi Cúp Liên đoàn CAF Siêu cúp CAF Cúp các câu lạc bộ CECAFA == Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi == == Các đội tham dự vòng chung kết World Cup == Chú thích •• — Vượt qua vòng loại nhưng bỏ cuộc • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu — Chủ nhà — Không phải là thành viên của FIFA === World Cup nam === === World Cup nữ === == Các giải đấu quốc tế khác == Chú thích •• — Vượt qua vòng loại nhưng bỏ cuộc • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu — Chủ nhà === Cúp Liên đoàn các châu lục === === Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới === === Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới === === Thế vận hội Mùa hè === Chú thích •• — Vượt qua vòng loại nhưng bỏ cuộc • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu — Chủ nhà ==== Nam ==== ==== Nữ ==== == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Liên đoàn bóng đá châu Phi
motorola mobility.txt
Motorola (phiên âm tiếng Anh: /moʊtɵ'roʊlə/) là một công ty viễn thông đa quốc gia có nguồn gốc từ Hoa Kỳ (tên đầy đủ là Motorola, Inc.), có trụ sở tại Schaumburg, Illinois. Ngày 04 tháng 1 năm 2011, công ty Motorola được chia thành hai công ty độc lập: Di động Motorola (Motorola Mobility) and Giải pháp Motorola (Motorola Solutions) sau khi mất 4,3 tỉ đô la trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009. Giải pháp Motorola được coi là sự kế thừa trực tiếp của công ty Motorola, trong khi đó Di động Motorola sau khi được tách ra đã sử dụng giải pháp thương mại hoá sản phẩm công nghệ theo mô hình công ty spin off. Motorola tổn thất 1,2 tỷ $ trong quý 4 năm 2007 và mất vị trí thứ 3. năm 2010, thị phần toàn cầu của Motorola đã giảm xuống đứng ở vị trí thứ 7. Ngày 15 Tháng 8 năm 2011, Google thông báo rằng họ đã đồng ý mua lại công ty với giá 12.5 tỷ đô nhằm bảo vệ nền tảng Android khỏi các vụ kiện bản quyền từ các đối thủ Apple, Microsoft và các công ty khác. Google sẽ sở hữu hệ thống sản xuất điện thoại quy mô toàn cầu với 20.000 nhân viên cùng lượng bằng sáng chế lên đến 17.000. 2 năm sau, Google giới thiệu logo mới của công ti[là chữ M truyền thống, viền tròn đủ màu sắc], gây chấn động toàn cầu. http://www.google.com.vn/imgres?start=127&biw=1366&bih=669&tbm=isch&tbnid=O6G9huh9lbb67M:&imgrefurl=http://www.redmondpie.com/motorola-teases-moto-x-smartphone-in-new-teaser-ad-is-the-first-smartphone-that-you-can-design-yourself/&docid=osSnj8LBNW7z5M&imgurl=http://cdn.redmondpie.com/wp-content/uploads/2013/07/new-motorola-logo-google.jpg&w=344&h=330&ei=cXbWUdXsEIjcsgbfx4CQCw&zoom=1&ved=1t:3588,r:35,s:100,i:116&iact=rc&page=7&tbnh=175&tbnw=175&ndsp=24&tx=111&ty=65 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức
nagar.txt
25.9°B 75.83°Đ / 25.9; 75.83 Nagar là một thành phố và khu đô thị của quận Bharatpur thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ. == Địa lý == Nagar có vị trí 25.9°B 75.83°Đ / 25.9; 75.83 Nó có độ cao trung bình là 304 mét (997 feet). == Nhân khẩu == Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Nagar có dân số 21.349 người. Phái nam chiếm 54% tổng số dân và phái nữ chiếm 46%. Nagar có tỷ lệ 58% biết đọc biết viết, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 69%, và tỷ lệ cho phái nữ là 45%. Tại Nagar, 18% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. == Tham khảo ==
yevgeny aleksandrovich kafelnikov.txt
Yevgeny Aleksandrovich Kafelnikov sinh ngày 18 tháng 2 năm 1974) cựu tay vợt số 1 thế giới người Nga. Anh từng vô địch 2 giải Grand Slam (1 Pháp Mở rộng and 1 Úc Mở rộng), 4 giải đôi Grand Slam, và huy chương vàng Olympic tại Sydney. Anh cũng là nhân tố giúp đội tuyển Nga vô địch Cúp Davis vào năm 2002. Anh cũng là tay vợt cuối cùng thắng cả 2 nội dung đơn nam và đôi nam trong cùng 1 giải Grand Slam tại Pháp Mở rộng == Thành tích == === Đơn 46 (26–20) === Vô địch (26) === Đôi: 41 (27–14) === Vô địch (27) Á quân (14) == Tham khảo ==
south yorkshire.txt
South Yorkshire là một hạt của Anh. Hạt có diện tích km², dân số 1,29 người. Thủ phủ hạt đóng ở. Nam Yorkshire bao gồm bốn quận đô thị: Barnsley, Doncaster, Rotherham, và thành phố Sheffield. South Yorkshire đã được tạo ra vào ngày 01 Tháng Tư 1974 như là một kết quả của Đạo luật Chính quyền địa phương năm 1972. Nằm ở phía đông của Pennines, Nam Yorkshire là đất liền và giáp giới Derbyshire (ở phía nam-tây), West Yorkshire (phía tây bắc), Bắc Yorkshire (phía bắc), Riding Đông Yorkshire (về phía đông bắc), Lincolnshire (phía đông) và Nottinghamshire (phía đông nam). Khu đô thị Sheffield là vùng đô thị đông dân thứ 9 trong Vương quốc Anh, và chiếm một nửa phía tây của Nam Yorkshire với hơn một nửa dân số sống của hạt bên trong nó. Hội đồng hạt South Yorkshire đã bị bãi bỏ vào năm 1986, và do đó, huyện (quận trung tâm thành phố) tại các khu vực thẩm quyền có hiệu quả đơn nhất, tuy nhiên, quận đô thị, đó là một khu vực rộng 1.552 km vuông (599 sq mi), vẫn tiếp tục để tồn tại trong pháp luật và như một khung địa lý của tài liệu tham khảo là một hạt nghi lễ, Nam Yorkshire có một Lord Lieutenant và một High Sheriff. South Yorkshire là một hạt hợp nhất của 32 quận, huyện của chính phủ trước đây địa phương từ các quận hành chính cũ của Derbyshire, Nottinghamshire, Riding West Yorkshire, và bốn quận hạt độc lập. == Tham khảo ==
mohammad shahzad.txt
Mohammad Shahzad (sinh 17 tháng 7 năm 1991) là 1 vận động viên cricket người Afghanistan và là 1 right-handed batsman, chơi ở vị trí wicketkeeper. Shahzad đã tham gia 2009 ICC World Cup Qualifiers. Tháng 8 năm 2009 anh chơi trận first-class với đội Zimbabwe XI. Trong tour to the Netherlands năm 2009 Shahzad đã đi vào lịch sử khi là vận động viên Afghanistan đầu tiên ghi được a century trong 1 trận đấu One Day International với 110 runs giúp Afghanistan thắng trận đấu bằng 6 wickets. Shahzad chơi trận first-class đầu tiên thắng Netherlands. Vào tháng 1 năm 2010, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng trước Ireland, với 88 runs trong first-innings unbeaten 42 giúp Afghanistan thắng bằng 7 wickets. Tháng 2 năm 2010, Shahzad chơi trận Twenty20 International đầu tiên đối đầu với Ireland, trận đó đội của anh thua 5 wickets. Cùng trong tháng 2, Shahzad trở thành vận động viên Afghanistan đầu tiên ghi double century trong trận đấu first-class khi anh có 214* giúp Afghanistan có chiến thắng hủy diệt 494 trước Canada tại giải Intercontinental Cup. Shahzad là vận động viên chủ lực tại World Twenty20 Qualifier, giải đấu mà Afghanistan là nhà vô địch. Sau đó anh cùng đội tuyển tham dự 2010 ICC World Twenty20. Shahzad là thành viên tham dự của đội vô địch tại giải 2010 ACC Trophy Elite sau chiến thắng trước Nepal trong trận chung kết bằng 95 runs. Trong giải ICC World Twenty20, he anh chơi các trận với India và South Africa. == One Day International Centuries == cột dọc Runs, * tức là not out Match và Match Number của vận động viên == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mohammad Shahzad trên Cricinfo
samsung omnia series.txt
Dòng Omnia series là dòng điện thoại di động sản xuất bởi Samsung Electronics. Bao gồm chủ yếu là điện thoại đa phương tiện và điện thoại thông minh, thiết bị Omnia chạy hệ điều hành Windows Mobile 6.5, hoặc Windows Phone 7 của Microsoft. Samsung Omnia M là điện thoại Omnia cuối cùng của Samsung trước khi họ thay thế bằng Ativ vào mùa Thu 2012. == Danh sách thiết bị Omnia == === Windows Mobile 6.5 === Omnia I (i900) và Omnia I (i910) (phiên bản Mỹ) chạy Windows Mobile 6.1 Professional Omnia II (i8000) là bản nâng cấp từ Omnia. HSDPA Omnia II chạy Windows Mobile 6.1 hoặc 6.5 Professional, TouchWiz 2.0 UI, màn hình 3,7-inch AMOLED, máy ảnh 5-megapixel, AGPS, bộ nhớ ngoài lên đến 32 GB thông qua microSD, Wi-Fi và phát hành vào tháng 12 năm 2009. Omnia Lite (B7300) có những tính năng đa phương tiện và giao diện người dùng dễ sử dụng. HSDPA Omnia LITE chạy Windows Mobile 6.5 Professional, TouchWiz 2.0 UI, màn hình 3-inch WQVGA, máy nghe nhạc đa phương tiện "3D", máy ảnh 3-megapixel, AGPS, Wi-Fi, và bộ nhớ ngoài lên đến 32 GB thông qua microSD. Omnia Pro (B7610) cung cấp bàn phím cảm ứng/QWERTY. Với chế độ là việc riêng cho "Công việc" và "Trang chủ" HSDPA OmniaPRO chạy Windows Mobile 6.5 Professional, màn hình 3,5-inch AMOLED, máy ảnh 5-megapixel, AGPS, bộ nhớ ngoài lên đến 32 GB thông qua microSD, và Wi-Fi. Omnia Pro (B7320) Omnia Pro (B7330) có bàn phím QWERTY. Với bàn phím QWERTY đầy đủ, HSDPA OmniaPRO chạy Windows Mobile 6.5 Standard, màn hình 2,62-inch, máy ảnh 3.2-megapixel, AGPS, bộ nhớ ngoài lên đến 32 GB thông qua microSD, và Wi-Fi. === Windows Phone === Omnia 7 (phát hành như Samsung Focus Flash ở Mỹ) Omnia W là điện thoại thông minh thứ hai của dòng Omnia series Windows Phone từ Samsung. Omnia M == Xem thêm == Samsung Focus và Samsung Focus S, dòng điện thoại thông minh Samsung sử dụng Windows Phone và độc quyền tại Mỹ. == Tham khảo == == Liên kết == Review Samsung Omnia M
ansel adams.txt
Ansel Easton Adams (20 tháng 2 năm 1902 – 22 tháng 4 năm 1984) là một nhà nhiếp ảnh và nhà bảo tồn thiên nhiên người Mỹ. Ông được biết tới nhiều nhất qua các tác phẩm ảnh đen trắng khắc họa miền Tây nước Mỹ đặc biệt là Vườn quốc gia Yosemite. Nhiều bức ảnh của Ansel Adams như The Tetons and the Snake River đến nay vẫn được coi là kiệt tác của nghệ thuật nhiếp ảnh Hoa Kỳ và thế giới. Ông đồng thời cũng là một trong ba người sáng lập Nhóm f/64, sau này là Ban nhiếp ảnh của Museum of Modern Art. == Tiểu sử == Ansel Adams sinh năm 1902 tại khu Western Addition tại San Francisco, California. Ông là con trai duy nhất trong gia đình thượng lưu gốc Ireland của Charles và Olive Adams. Gia đình nhà Adams làm giàu nhờ công nghiệp chế biến gỗ, về sau khi đã trở thành một nhà bảo tồn thiên nhiên, Ansel Adams lại kịch liệt chỉ trích ngành kinh doanh này vì nó đã dẫn tới sự suy giảm của các cánh rừng gỗ đỏ. Năm lên 4 tuổi, Ansel Adams bị vỡ mũi sau một di chấn của trận động đất San Francisco 1906, chiếc mũi gãy của Adams đã theo ông tới cuối đời. Sau nhiều thất bại trong kinh doanh, gia đình nhà Adams bắt đầu suy sụp từ khoảng năm 1912, Ansel bị buộc phải rời khỏi trường tư và bắt đầu được bố và một người họ hàng dạy ngay tại nhà. Ansel Adams cũng tập luyện piano một cách nghiêm túc với hy vọng trở thành một nghệ sĩ thính phòng của môn nghệ thuật này. Năm 1916 Ansel Adams có chuyến đi đầu tiên tới Vườn quốc gia Yosemite. Tại đây ông đã bấm máy bức ảnh đầu tiên chụp bằng chiếc máy ảnh do bố ông mua tặng. Năm 1928 ông lập gia đình với Virginia Best, người thừa kế của Best's Studio, một công ty nhiếp ảnh nơi Adams làm việc và điều hành liên tục cho tới năm 1971. == Sự nghiệp == Năm 1927, Adams cho ra đời bộ ảnh đầu tiên, ngay trong bộ sưu tập này ông đã cho thấy phong cách rất riêng của mình với bức ảnh nổi tiếng Monolith. Thành công thương mại của bộ ảnh đã giúp Adams có được những hợp đồng chụp ảnh thương mại cho các ông chủ giàu có. Trong thập niên 1930, tài năng và danh tiếng của Ansel Adams tiếp tục được khẳng định với các bức ảnh khổ lớn chụp núi non, nhà máy và cả các tác phẩm chụp cận cảnh. Năm 1931, Adams có triển lãm ảnh đầu tiên tại Viện Smithsonian với 60 tác phẩm chụp ở High Sierra, triển lãm này đã được tờ The Washington Post đánh giá rất cao. Năm 1932 ông cùng Imogen Cunningham và Edward Weston thành lập nhóm nhiếp ảnh Group f/64 nhằm theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh thực sự. Một năm sau Adams mở phòng ảnh riêng tại San Francisco nhưng sau đó ông phải chuyển lại nó cho một nghệ sĩ khác vì quá bận bịu. Trong thời gian khó khăn của nước Mỹ này, Ansel Adams vẫn không quay sang trào lưu nhiếp ảnh "nghệ thuật vị nhân sinh" như một các nhà nhiếp ảnh Dorothea Lange, Walker Evans mà vẫn tập trung mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã với những bức ảnh xuất sắc như Clearing Winter Storm. Năm 1940 Ansel Adams đứng ra tổ chức buổi triển lãm A Pageant of Photography, đây là hoạt động nhiếp ảnh lớn nhất ở miền Tây cho tới thời điểm đó, nó thu hút tới hàng triệu khách tham quan. Năm 1941 ông cho ra đời tác phẩm nhiếp ảnh nổi tiếng Moonrise, Hernandez, New Mexico. Năm 1945 ông được mời đứng ra tổ chức khoa mỹ thuật nhiếp ảnh tại Trường Mỹ thuật California (CSFA). Năm 1952 ông trở thành một trong các sáng lập viên của tạp chí nhiếp ảnh Aperture. Ansel Adams qua đời ngày 22 tháng 4 năm 1984 hưởng thọ 82 tuổi. == Đóng góp và ghi nhận == Tuy Grand Canyon và Yosemite đã được nhiều nhà nhiếp ảnh khắc họa nhưng chính các tác phẩm đen trắng của Ansel Adams mới làm chúng thực sự trở nên nổi tiếng và trở thành nơi thu hút khách du lịch. Ông là người đi tiên phong của kỹ thuật zone system nhằm nâng cao khả năng kiểm soát của các nhà nhiếp ảnh đối với chất lượng nghệ thuật của các bức ảnh. Năm 1980 ông đã được trao Huân chương Tự do Tổng thống, phần thưởng dân sự cao quý nhất của nước Mỹ, ông cũng được trao bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Harvard và Đại học Yale cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Tác phẩm Snake River and Grand Tetons của ông đã được chọn vào trong danh sách 150 bức ảnh về Trái Đất do Đĩa ghi vàng Voyager lưu trữ để phóng vào vũ trụ. == Tác phẩm == == Tham khảo == Read, Michael, editor. Ansel Adams, New light: Essays on His Legacy and Legend (1993), The Friends of Photography, San Francisco. == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của gia đình Ansel Adams Bộ sưu tập ảnh trên National Archives
thiết bị gia dụng.txt
Thiết bị gia dụng hay Đồ gia dụng, hàng điện là tên gọi chỉ chung cho những vật dụng, mặt hàng, thiết bị được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với một gia đình, hộ gia đình. Thông thường thiết bị gia dụng được đề cập đến các thiết bị điện, điện lạnh gia dụng có công dụng phục vụ cho sinh hoạt và một số chức năng trong gia đình, chẳng hạn như nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản thực phẩm, âm thanh, ánh sáng. == Phân loại == Thiết bị gia dụng bao gồm thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tử gia dụng (hay Hàng điện tử gia dụng): Thiết bị giặt ủi: máy giặt, máy sấy khô quần áo, bàn ủi Thiết bị nhà bếp: Nấu ăn và nướng: lò, lò nướng, lò vi ba, bếp điện hoặc các thiết bị chạy bằng than đá hoặc khí đốt Rửa: Máy rửa chén Làm mát và làm đông lạnh: tủ lạnh, tủ đông,... Thiết bị điện nhỏ: máy trộn, máy pha cà phê, những máy chế biến thực phẩm, máy xay sinh tố, máy nướng bánh mì, ấm đun nước,... Đồ dùng nhà bếp đơn giản như dao kéo, chậu và cả khăn lau chén. Điều hòa phòng: quạt, quạt sưởi, độ ẩm, máy điều hòa không khí, máy lạnh Thiết bị làm sạch: máy hút bụi, máy đánh bóng sàn,... Thiết bị chiếu sáng: đèn điện, đèn bàn Thiết bị chăm sóc cá nhân: máy sấy tóc, máy cạo râu, kẹp định hình tóc bằng nhiệt,... Thiết bị tỏa nhiệt: lò sưởi, bàn ủi. Thiết bị khéo tay: máy may, máy khoan cầm tay Thiết bị đo lường: cân, nhiệt kế kỹ thuật số Thiết bị giải trí (thiết bị điện tử tiêu dùng): Máy truyền hình, LCD và DVD, máy quay phim, máy ảnh, Thiết bị văn phòng: máy vi tính, máy hủy giấy tờ, máy huỷ giấy, máy huỷ tài liệu, máy huỷ giấy tự động, máy in nhỏ, máy fax... == Xem thêm == Hàng gia dụng Hàng dân dụng Đồ nội thất == Tham khảo ==
vườn quốc gia yorkshire dales.txt
Vườn quốc gia Yorkshire Dales là vườn quốc gia rộng 2.178 km2 chủ yếu nằm ở hạt Bắc Yorkshire, với các khu vực nhỏ ở phía tây bắc vườn quốc gia thuộc các hạt Cumbria và Lancashire, Anh. Khu vực này được chỉ định làm vườn quốc gia năm 1954, và đã được mở rộng vào năm 2016. Hơn 20.000 cư dân đang sinh sống và làm việc tại vườn quốc gia này, nó còn thu hút hơn tám triệu du khách mỗi năm. == Vị trí == Vườn quốc gia này nằm ở 80 km về phía đông bắc của Manchester; Leeds và Bradford ở phía nam của nó, trong khi Kendal ở phía tây của nó, còn Darlington ở phía đông bắc và Harrogate ở phía đông nam. Vườn quốc gia không bao gồm toàn bộ khu vực Yorkshire Dales. Các phần phía nam và phía đông của Yorshire Dales thuộc khu vực có vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt Nidderdale. == Lịch sử == Năm 1954, một khu vực khi đó thuộc hạt Tây Yorkshire Riding đã được thiết kế là một vườn quốc gia mới. === Sự mở rộng năm 2016 === Một sự mở rộng về phía tây của vườn quốc gia đến Lancashire và Cumbria bao gồm phần lớn các khu vực giữa biên giới trước đây của vườn quốc gia và đường cao tốc M6. Việc này làm tăng diện tích gần 24% và làm cho vườn quốc gia tới gần các thị trấn Kirkby Lonsdale, Kirkby Stephen và Appleby-in-Westmorland. == Du lịch == Khu vực này có một loạt các hoạt động dành cho du khách. Ví dụ, nhiều người đến đi bộ hoặc tập thể dục. Có một số tuyến đường đi bộ dài băng qua công viên, bao gồm Pennine Way, Dales Way, Coast to Coast Walk và Pennine Bridleway. Đạp xe cũng phổ biến và có một số đường xe đạp. Bảo tàng nông thôn Dales được đặt trong nhà ga đường sắt được chuyển đổi Hawes ở Wensleydale ở phía bắc của khu vực. Vườn quốc gia này cũng có năm trung tâm khách du lịch. Chúng ở: Aysgarth Falls Grassington Hawes Malham Reeth Các địa điểm và các điểm tham quan khác trong vườn quốc gia bao gồm: Bolton Castle Clapham Thác Cautley Spout Firbank Fell Gaping Gill Gayle Mill Hardraw Force Horton in Ribblesdale Howgill Fells (phần phía bắc) Kisdon Force (thác) ở Swaledale Leck Fell Malham Cove, Gordale Scar, Janet's Foss và Malham Tarn River Lune Sedbergh Settle Đường sắt Settle và Carlisle bao gồm cầu đường sắt Ribblehead Wild Boar Fell Ba đỉnh Yorkshire == Bộ sưu tập ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ban quản lý vườn quốc gia Yorkshire Dales Phương tiện liên quan tới Vườn quốc gia Yorkshire Dales tại Wikimedia Commons
rafi ud-daulat.txt
Rafi Ud-Daulat còn gọi là Shah Jahan II (tháng 6 năm 1696 – 19 tháng 9 năm 1719) là vua nước Mogul ở miền bắc Ấn Độ, ở ngôi trong 3 tháng vào năm 1719. Ông là anh của vua Rafi Ul-Darjat. Ông được các quyền thần Syed Hassan Ali Khan Barha và Syed Hussain Ali Khan Barha lập làm vua vào tháng 6 năm 1719, sau khi Rafi Ul-Darjat chết yểu. Tuy nhiên, Rafi Ud-Daulat cũng yếu đuối giống nhưng vua em, và chỉ ở ngôi được đến tháng 9 năm 1719 thì chết. Nhóm quyền thần Syed lập người tôn thất là Nikusiyar lên thay Rafi Ud-Daulat. == Tham khảo ==
tiếng chamorro.txt
Chamorro (Chamorro: Fino' Chamoru hay đơn giản là Chamoru) là một ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo được nói trên quần đảo Mariana (Guam, Rota, Tinian, và Saipan) với khoảng 47.000 người (khoảng 35.000 người tại Guam và khoảng 12.000 tại Bắc Mariana). Số người sử dụng tiếng Chamorro đã suy giảm trong những năm gần đây, và thế hệ trẻ ít có khả năng biết ngôn ngữ này. Sự ảnh hưởng của tiếng Anh đã khiến cho ngôn ngữ này có nguy cơ tuyệt chủng. Trên đảo Guam, số người nói tiếng Chamorro đã thu hẹp lại trong các thập kỷ gần đây trong khi tại quần đảo Bắc Mariana, giới trẻ Chamorros vẫn nói ngôn ngữ này thành thạo. Việc này được cho là do chính phủ Hoa Kỳ thúc đẩy sử dụng tiếng Anh. == Phân loại == Không giống như các ngôn ngữ láng giềng, tiếng Chamorro không thuộc nhóm Micronesia hay nhóm Polynesia mà giống như tiếng Palau, nó có thể tạo thành một nhánh độc lập của ngữ hệ Mã Lai-Đa Đảo. Nguồn gốc của cư dân bản địa do vậy cũng không rõ ràng. Một phân tích của Austronesian Basic Vocabulary Database đưa ra giả thuyết với độ tin cậy 85% rằng tiéng Chamorro gần gũi nhất với Nhóm ngôn ngữ Trung-Đông Mã Lai-Đa Đảo. Tiếng Chamorro chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha do kết quả của việc ba thế kỷ là thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha. Nhiều danh từ, tính từ, giới từ, số đếm và động từ có nguồn gốc Tây Ban Nha. Đứng dưới một góc nhìn lịch sử, có thể coi đây là một ngôn ngữ pha trộn, ngay cả khi tiếng Chamorro hiện là một ngôn ngữ độc lập và đơn nhất. Khi Guam trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ, tiếng Chamorro trong giai đoạn đầu từng được coi là một ngôn ngữ creole trên cơ sở tiếng Tây Ban Nha. == Một số cụm từ cơ bản tiếng Chamorro == == Chú thích == == Tham khảo chung == Aguon, K. B. (1995). Chamorro: a complete course of study. Agana, Guam: K.B. Aguon. Chung, Sandra. 1998. The design of agreement: Evidence from Chamorro. University of Chicago Press: Chicago. Rodríguez-Ponga, Rafael (2003). El elemento español en la lengua chamorra. Madrid: Servicio de Publicaciones, Universidad Complutense (Complutense University of Madrid). http://eprints.ucm.es/3664/ Topping, Donald M. (1973). Chamorro reference grammar. Honolulu: University of Hawaii Press. Topping, Donald M., Pedro M. Ogo, and Bernadita C. Dungca (1975). Chamorro-English dictionary. Honolulu: University of Hawaii Press. Topping, Donald M. (1980). Spoken Chamorro: with grammatical notes and glossary, rev. ed. Honolulu: University of Hawaii Press. Hunt, Mike (2008). "Speaking Chamoru Moru Moru". San Roque, Saipan. == Liên kết ngoài == Tham khảo về Tiếng Chamorro tại đây (Ethnologue ấn bản 17, 2013) Chamorro-English Online Dictionary http://ns.gov.gu/language.html http://www.offisland.com/thelanguage.html http://www.chamorro.com/fino/fino.html Chamorro-English dictionary, partially available at Google Books. A Chamorro Reference Grammar, partially available at Google Books. http://www.websters-online-dictionary.org/definition/Chamorro-english/ Chamorro Wordlist at the Austronesian Basic Vocabulary Database http://www.sous-le-soleil-de-guam.com http://www.fb10.uni-bremen.de/chin/ Chamorro Linguistics International Network (CHIN).
tính dục.txt
Tính dục ở loài người là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý, và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới. Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu tố hữu hình và ẩn giấu của cá nhân. Trong tiếng Việt, tính dục, đặc biệt khi chỉ đề cập tới mối quan hệ giới tính, còn được gọi là tình dục. Khái niệm tính dục bao hàm: Nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác. Tính chất tâm lý bên trong và hành vi ứng xử bên ngoài Cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó. Cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác. Các tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp. Các cẩm nang về tình dục đã có từ thời cổ đại, tuy nhiên chuyên ngành nghiên cứu tình dục học được coi là mới xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. == Phân loại thiên hướng tình dục == Về thiên hướng tình dục có thể chia ra thành: Dị tính luyến ái Đồng tính luyến ái Song tính luyến ái Vô tính cũng có thể coi là một xu hướng tính dục == Xem thêm == Tình yêu Giới tính == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
alexander r. todd, nam tước todd.txt
Alexander Robertus Todd (1907-1997) là nhà hóa học người Scotland. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1957 khi có những nghiên cứu về nucleotit. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nobel Foundation biography Synthesis in the Study of Nucleotides, Todd's Nobel lecture Interviews with Nobel Prize winning scientists: Lord Alexander Todd, British Broadcasting Corporation, Tháng 5 năm 1985 . Video of an interviewed with Lewis Wolpert. Duration 37 phút.
suối.txt
Suối là từ để chỉ những dòng nước chảy nhỏ và vừa, là dòng chảy tự nhiên của nước từ nơi cao xuống chỗ thấp hơn. Suối thường bắt nguồn từ các mạch nước ngầm hoặc từ các hồ nước thiên nhiên trong rừng, núi. Nước suối là loại nước ngọt. Các dòng suối thường khi hợp lại, lớn lên sẽ tạo thành các dòng sông. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Glossary of stream-related terms, StreamNet
nhà chu.txt
Nhà Chu (tiếng Trung: 周朝; bính âm: Zhōu Cháo; Wade–Giles: Chou Ch'ao [tʂóʊ tʂʰɑ̌ʊ]) là triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Quốc, triều đại này nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc, khoảng 800 năm. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. == Nguồn gốc == Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ. Qua nhiều đời di cư, Chu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc tây nam huyện Tuần Ấp, Thiểm Tây). Tại đây, bộ lạc Chu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Truyền 15 đời từ Cơ Hậu Tắc tới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Chu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Trường An, Thiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương. Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vị vua Thương, Đế Tân hay Trụ Tân (Zhouxin) tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Cơ Phát cầm đầu 800 chư hầu nổi dậy - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc, và vào năm 1123 TCN (Một thuyết khác cho rằng thời điểm bắt đầu nhà Chu là 1046 TCN) họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm Thiên tử, tức là Chu Vũ Vương. == Cai trị == === Lãnh thổ === Nhà Chu coi tất cả đất đai thuộc về thần thánh, và họ là những đứa con của thần thánh vì vậy tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về họ. Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chư hầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh, hay vị thủ lĩnh một bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương. Chính sách của nhà Chu khá tương đồng với mô hình chính trị Âu châu thời Trung cổ, trong đó có rất nhiều tiểu quốc được thành lập, và phần lớn đều do con cháu của thiên tử làm lãnh đạo. Các lãnh đạo, hay lãnh chúa của các tiểu quốc đó đều nhận tước hiệu của nhà Chu. Tuyệt đại đa số các nước chư hầu đều được thành lập và thụ phong tước Hầu hay tước Tử trong thời Tây Chu, xem như họ đều là cánh tay nối dài của gia đình Chu Văn Vương. Chỉ trừ một số ít chư hầu khác là được thành lập dưới tiền triều Thương, như nước Trần và Tống. Mỗi vị thủ lĩnh địa phương có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và có lực lượng dân phòng riêng. Và nhà Chu ban cho họ những quà tặng như xe ngựa, vũ khí bằng đồng, người hầu và súc vật. Các vị tù trưởng này được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục nhà Chu. Những vị vua địa phương này truyền ngôi cho con trai mình và tước vị của họ là cha truyền con nối. Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, vị chư hầu đó lại phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến. Một hệ thống thứ bậc địa vị và trách nhiệm xuất hiện giữa và bên trong các gia đình, với việc anh lớn thì có quyền cao hơn em, với quy tắc kế tục theo đó những người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Nếu một người quý tộc đã có gia đình mà lại thích một người đàn bà khác, thay vì đuổi vợ khỏi nhà, ông ta có thể đưa người đàn bà kia vào trong gia đình với tư cách vợ lẽ, với cấp bậc thấp hơn vợ mình. Các vị vua sáng lập nhà Chu đã tuyên truyền với những người bị mình chinh phục rằng nhà Chu đã đuổi tiền nhân các vua nhà Thương khỏi thiên đường và thiên đường đã bị vị thần tối cao của họ chiếm, vị thần mà họ gọi là "Thượng đế", người, theo họ nói, đã ra lệnh cho sự sụp đổ của nhà Thương. Giống như ở vùng Tây Á, các vua Chu tuyên bố rằng họ cai trị bằng quyền lực thần thánh. Họ tuyên bố mình là Thiên Tử, hiện thân trên mặt đất của "Thượng đế" và nhiệm vụ của họ là làm trung gian với Thượng đế, để thực hiện các cuộc hiến tế thích đáng và giữ gìn quan hệ tốt giữa thiên đường và thần dân của họ. Họ tuyên bố rằng bất kỳ một sự chống đối nào với sự cai trị của họ là chống đối lại ý muốn của trời. ==== Phong kiến phân quyền ==== Vua Chu chỉ nắm quyền trung ương ở Cảo Kinh (gần Tây An ngày nay), còn thì chia đất cho các chư hầu. Phong kiến có nghĩa là vua phong tước cho một bầy tôi (hoặc là một người trong họ nhà vua, hoặc là một công thần...) và cho người đó một khu đất để người đó kiến quốc (lập nước). Người đó thành một chư hầu của vua. Theo nguyên tắc thì đất của vua (vương) tức thiên tử được vạn dặm vuông và có vạn cỗ chiến xa (vạn thặng); dưới vương có năm tước: công, hầu, bá, tử, nam. Đất phong của hai bậc công và hầu được ngàn dặm vuông, có ngàn cỗ chiến xa (thiên thặng); bậc bá được bảy chục dặm vuông, có trăm cỗ chiến xa; hai bậc tử, nam được năm chục dặm vuông, năm chục cỗ chiến xa. Tất cả những nước nhỏ đó gọi chung là chư hầu; mỗi chư hầu sau lại sáp nhập thêm một hay nhiều nước nhỏ, gọi là phụ dung, tức là chư hầu của chư hầu. Tất cả các nước đó đều làm phiên dậu cho nhà Chu, và dựng một hay nhiều đồn trên đất của mình. Mỗi đồn lớn hay nhỏ là một thị trấn có luỹ bằng đất bao quanh, và hai đường chữ thập cắt ngang từ đông sang tây và từ bắc xuống nam. Chung quanh đồn là nhà của dân chúng mà người ta gọi là "lê dân" (dân tóc đen); còn giới quý tộc sống trong đồn thì gọi là "bách tính" (trăm họ); danh từ bách tính thời sau mới có nghĩa là dân thường. Thời Chu, chỉ giới quý tộc mới có tên họ vì tổ tiên thuộc một thị tộc nào đó; thường dân thường không có tên họ, lấy tên nghề làm tên họ, như tổ tiên làm đồ gốm thì lấy họ là Đào, tổ tiên đánh giặc, thì lấy họ là Tư Mã. Nguyên tắc là vậy, nhưng thời đó đo đạc chưa thống nhất, những số trăm dặm, bảy chục dặm chỉ là phỏng chừng, thiên tử muốn giữ bao nhiêu đất cũng được, và những công, hầu mạnh lên muốn mở mang bờ cõi cũng được. Vả lại, trừ những biên giới thiên nhiên như sông, núi, còn trong rừng và cánh đồng thì làm sao vạch được biên giới, chỉ đắp một mô đất (gọi là phong 封) để đánh dấu mà thôi. Cho nên uy quyền của một chư hầu lan tới đâu thì đó là biên giới. Bổn phận của chư hầu là 1-2 năm một lần phải lại triều cống thiên tử - cống phẩm là sản vật trong nước - trình bày về tình hình cai trị trong nước; có sự xích mích gì với lân bang thì không được tự giải quyết lấy bằng vũ lực mà phải để thiên tử xử; khi chư hầu chết, truyền ngôi lại cho con thì phải được thiên tử chấp nhận. Ngược lại bổn phận của thiên tử là phải che chở, giúp đỡ các chư hầu: nước nào bị ngoại tộc xâm lăng thì đem quân lại cứu; nước nào mất mùa thiên tử cũng phải cứu trợ. Và 5 năm một lần, thiên tử đi thăm hết các chư hầu một lượt, dĩ nhiên là chỉ tới những nước lớn rồi bảo các nước nhỏ tới họp để cùng tế lễ thần núi (ngũ nhạc) và nghe các nguyện vọng của họ. Tới đâu thiên tử cũng cho mời các bô lão cao tuổi nhất lại chúc mừng và thăm hỏi về dân tình. Dân tộc Trung Hoa đã có tục trọng người già vào thời đó. Thiên tử lại quan sát các sản phẩm trong nước, nghe các bản nhạc, các bài hát trong các cuộc tế, lễ ở mỗi triều đình, các bài ca dao trong dân gian và sai người chép lại, để biết phong tục mỗi nơi, đời sống, nguyện vọng của dân. Những bài hát trong dân gian đó được Khổng Tử sau này sưu tập thành bộ Kinh Thi, nhờ vậy đời sau biết được khá đúng những tục lệ, nỗi vui buồn, lo lắng, oán thán và tình yêu giữa nam nữ Trung Hoa của 3.000 năm trước. Thời kỳ Tây Chu, chế độ phong kiến đó có nhiều điểm tốt: Nó giúp nhà Chu cai trị được một lãnh thổ rộng gấp mười đất của tộc Chu mà không phải dùng nhiều quân đội, không tốn sức; Nó lập được một tổ chức có trật tự, trên dưới đều có quyền lợi và bổn phận, mà bổn phận của trên (thiên tử) nặng hơn của dưới, Nó cho mỗi nước độc lập trong một liên hiệp, do đó vừa tạo được tinh thần quốc gia, vừa tạo được tinh thần tứ hải giai huynh đệ. Tinh thần quốc gia nhờ nó mà không hẹp hòi vì "đất nào cũng là đất của Thiên tử, người nào cũng là dân của Thiên tử" Nó giúp nhà Chu đem văn minh truyền bá khắp các chư hầu; danh từ Trung Hoa (xứ văn minh ở trung tâm) có thể xuất hiện từ hồi đó; Nó trọng ý dân và hoà bình, giải quyết được những mâu thuãn giữa các nước nhỏ mà không phải dùng đến vũ lực. Nó tạo ra một hình thức chiến tranh "lễ độ", "quân tử" rất đặc biệt, khắp thế giới không thấy ở đâu cả. Lý thuyết thì như vậy, nhưng trên thực tế sự tốt đẹp được non 300 năm, rồi sau đó suy tàn dần, hoá ra vô hiệu khi quyền lực Thiên tử suy yếu vào thời Đông Chu. ==== Bộ máy quan lại ==== Đời Chu, triều đình đã có bốn chức như chức thượng thư đời sau: tư mã coi việc binh, tư khấu coi việc hình, tư đồ coi về canh nông, tư không coi về dân sự, ruộng đất, đê điều, đường sá... (tức như bộ công thời sau). Chưa có hai bộ: bộ lại và bộ hộ, vì chưa cần thiết, có thể giao cho những quan nhỏ. Ngoài ra có một chức coi về việc riêng của vua (trủng tế); một chức coi về việc ăn uống của vua (thiện phu); một chức coi về kho lẫm (truyền phủ); một chức dạy thái tử (sư phó); có một quan coi các hoạn quan nữa. Ở triều đình có ba chức quan nhỏ: Chức coi về thiên sự, tế lễ, lịch; Thái bốc coi về bói...; và Sử coi về nhân sự, chép lại việc các đế vương đời trước, để lưu truyền những điều các tiên vương đã đặt ra. Những Kinh, Thi, Thư, Lễ, Nhạc đều do sử quan làm ra. Thời đó, không dân tộc nào chép sử kỹ như Trung Hoa. Ngoài kinh đô, nước chia ra làm châu, rồi tới quận, lý (làng), giao cho đại phu hoặc kẻ sĩ cai trị. ==== Nông nghiệp ==== Nông nghiệp thời nhà Chu đã rất tập trung và trong nhiều trường hợp được chỉ đạo từ nhà nước. Tất cả đất đai trồng trọt đều thuộc sở hữu quý tộc, các quý tộc trao lại đất đai cho các nông nô của mình. Ví dụ, một mảnh đất được chia làm chín miếng vuông, hình chữ tỉnh (井), gọi là phép tỉnh điền, thu hoạch từ mảnh đất nằm chính giữa thuộc về nhà nước, ở những mảnh xung quanh thuộc về các nông dân. Theo cách này, nhà nước có thể tích trữ lương thực thặng dư (như gạo) và phân phối chúng ở thời đói kém hay mất mùa. Một số lĩnh vực sản xuất quan trọng thời kỳ này gồm chế tạo đồng, vũ khí và công cụ sản xuất nông nghiệp. Những ngành này thuộc quyền quản lý của tầng lớp quý tộc. ==== Binh chế ==== Nhà Chu cho phép trưng binh. Lính, chiến xa, ngựa, bò, dân phải nộp cho nhà nước theo định số. Quân đội chia làm ngũ (năm người lính), lượng (năm ngũ) do một tư mã cai quản, tốt (bốn lượng), lữ (năm tốt), sư (năm lữ) do một đại phu làm suý cai quản, quân (năm sư) do một viên tướng cai quản. Theo nguyên tắc, thiên tử có sáu quân, chư hầu có ba hoặc hai, một tuỳ theo lớn nhỏ. Nguyên tắc đó ít khi được tuân theo. ==== Pháp chế ==== Pháp chế của thời đó phân biệt hai giai cấp: quý tộc (đại phu) và dân thường (thứ dân). Quý tộc mà phạm tội thì xử theo lễ, nghĩa là theo tục lệ của giới quý tộc; dân thường mà phạm tội mới bị triều đinh xét theo hình luật, tội nặng nhất thì bị nhục hình khắc chữ trên trán, cắt mũi, chặt chân, thiến, xử tử, xé thây, lăng trì, tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ). Tội nhẹ hơn thì bị gọt đầu, hay đồ (đày đi xa). Hình luật mới đầu không được ban bố trong dân gian, như vậy triều đình muốn áp dụng ra sao tùy ý, dân không được biết; dần dần về sau, mới được khắc lên đỉnh đồng cũng chỉ để ở trong cung thôi, rồi khắc lên gỗ treo ở kinh đô và các thị tứ. ==== Giáo dục ==== Từ đời Thương, Trung Hoa đã có chữ viết, mới đầu khắc trên giáp cốt, lên đồ đồng; rồi sau, từ đầu đời Chu khắc bằng dao hoặc viết bằng sơn lên thẻ tre; su nữa lại viết bằng sơn trên lụa. Có chữ viết thì có trường học, chia làm hai cấp: tiểu học cho những trẻ từ 8 đến 14 tuổi, đại học cho thiếu niên từ 15 đến 20 tuổi. Tiểu học dạy cho trẻ cách ứng đối, kính nhường và học một số chữ. Đại học dạy lục nghệ tức lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (đánh xe), thư (viết chữ), số (toán học). Con nhà bình dân thì học ở hương học (trường ở làng), con nhà quý tộc học ở trường quốc học (kinh đô). Sử chép như vậy, nhưng đầu đời Chu có lẽ chỉ con nhà quý tộc mới được học cấp đại học, biết lục nghệ để sau ra làm quan, còn con bình dân thì may lắm một số rất ít được học vài năm ở tiểu học thôi. Tới gần cuối đời Xuân Thu, Khổng Tử là người đầu tiên mở trường tư thục để dạy trẻ em và thanh niên bất kỳ thuộc giai cấp nào. Có thể ông cũng dạy lục nghệ, nhưng ông chú trọng nhất tới sự đào tạo một số thanh niên ưu tú, dạy họ Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc (có thể cả Kinh Dịch nữa), để họ thành những người tài đức thay giai cấp quý tộc mà giúp vua chúa. Một số môn sinh của ông đã giúp các vua và đại phu đương thời, thành những kẻ sĩ có danh vọng. Sau ông, môn đệ của ông gần thì như Tăng Tử, xa thì như Mạnh Tử (học trò của cháu nội ông, Tử Tư), Tuân Tử và nhiều nhà khác như Mặc Tử, Trang Tử... noi gương ông mở trường dạy học, đào tạo được giai cấp kẻ sĩ; giai cấp này càng ngày càng đông, uy tín càng tăn, chiếm được những địa vị cao trong chính quyền, qua đời Hán thì gần như thay thế hẳn giai cấp quý tộc ở triều đình, trong dân gian. Vì vậy chế độ huyết thống sớm chuyển qua quý tộc trí thức 2.000 năm trước phương Tây, khiến người phương Tây rất ngạc nhiên và rất phục, khen văn minh Trung Hoa là vô cùng độc sáng. Người có công đầu là Khổng Tử; ông được xưng tụng danh hiệu Vạn thế Sư biểu. === Tôn giáo === Bắt đầu từ thời các vua nhà Chu, các vị thủ lĩnh địa phương nhận được quyền hành động như các thầy tế: để thực hiện hiến tế, để cho phép hát một số loại bài hát và một số điệu nhảy, quyền cúng tế các vị thần núi sông ở địa phương, các dòng suối và đất và mùa màng. Tuy nhiên, các quý tộc địa phương tiếp tục đi theo di sản của ông cha để lại. Họ lấy vợ bằng những nghi thức tôn giáo và sự ghi chép gia phả, trong khi dân thường vẫn tiếp tục kiểu lấy vợ thời cổ, không có họ hay có gia phả. Họ chỉ đơn giản sống với nhau và được công nhận là một cặp bởi những người hàng xóm. Giống như ở Ấn Độ và Tây Á, cùng với thời gian có một sự pha trộn giữa các tôn giáo của kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục. Những vị cai trị nhà Chu chấp nhận vào danh sách thần thánh của mình một số vị thần của nền văn minh Thương. Sự cúng tế nhiều vị thần từ thời nhà Thương vẫn được tiếp tục, gồm cả vị thần mùa màng, mưa và nông nghiệp - một trong những vị thần này được tin rằng được sinh ra từ một bà mẹ trinh trắng. Trong số các vị thần đó có vị thần sông Hoàng Hà, người có thân cá nhưng có mặt người. Trong nền văn minh Chu, con người tiếp tục cố gắng làm dịu các vị thần bằng cách cúng tế. Những người có khả năng thì hiến tế bằng gia súc, cừu, lợn hay ngựa. Việc hiến tế bằng người giảm bớt so với thời nhà Thương, nhưng nhà Chu có cả vợ và bạn bè ở trong mộ, và mỗi năm một cô gái trẻ bị cúng làm cô dâu cho thần sông. Việc hiến tế này bắt đầu bằng việc những bà đồng cốt lựa chọn một cô gái đẹp nhất có thể. Mặc cho cô ta đồ satin, tơ và đeo trang sức và đặt lên một cái giường cưới trên một cái bè. Họ tống cái bè xuống sông. Cái bè sẽ chìm và cô gái chết đuối, coi như là một đồ hiến tế cho thế giới vô hình của vị thần sông. == Chế độ tông pháp == Chế độ lập đích tử từ đó được Chu Công, em của Vũ Vương, quy định, rồi dần dần ngày càng được hoàn thiện, bổ sung; trong sử gọi là tôn (cũng đọc là tông) pháp: (宗法). Vua (thiên tử hay chư hầu) lựa một người con mà truyền ngôi cho - theo nguyên tắc đích tử là con trưởng của hoàng hậu - chỉ người đó được làm thiên tử hay vương còn những người khác thì lãnh những tước nhỏ hơn, lãnh địa cũng nhỏ hơn, hoặc làm chư hầu, hoặc làm khanh, đại phu. Người con kế vị đó được gọi là tự vương hay tự quân, làm chủ tế trong tôn miếu; những người con khác chỉ làm bồi tế. Sự tiếm vị bị coi là một tội nặng. Các gia đình đại phu cũng vậy: người con kế nghiệp làm chủ tế, gọi là "đại tôn", những người khác làm tiểu tế, gọi là "tiểu tôn". Có những thể chế quy định từng chi tiết trong các cuộc tế đó. Trong gia đình thường dân, người con trưởng luôn luôn được hưởng gia tài, giữ việc hương khói. Địa vị người đó quan trọng nhất trong nhà nhưng trách nhiệm cũng lớn nhất: lo cho mọi người trong nhà đủ ăn đủ mặc, dạy bảo người dưới, chịu sự chê trách của dòng họ, xã hội nếu trong gia đình có kẻ nghèo đói hoặc hư hỏng, làm nhục tổ tiên. Ngược lại, người đó và cả vợ nữa, được người trên nể, người dưới tuân lời. Khi em còn nhỏ, ở chung nhà thì anh có quyền thay cha (đã mất); em lớn rồi, ra ở riêng, may mà giàu có, sang trọng hơn anh thì về nhà vẫn phải lễ phép với anh, có bổn phận giúp đỡ anh, mà không được khoe giàu sang trước mặt anh. Con gái không được quyền thừa kế, ra ở riêng rồi thì không còn địa vị gì trong nhà nữa, thành người của gia đình bên chồng (nữ nhân ngoại tộc), do vậy có câu "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Tổ chức đại gia đình đó rất thích hợp với chế độ nông nghiệp để đất đai của gia đình không bị phân tán vào tay người ngoài, mà sự khai thác chung được dễ dàng, sự tiêu pha đỡ tốn kém. Nó tạo nên tinh thần gia tộc: giúp đỡ lẫn nhau, giữ danh dự chung cho nhau. Nhưng nó cũng gây nhiều sự bất công, bất bình nếu người gia trưởng tư cách không đàng hoàng, ăn bám. Muốn cho chế độ tôn pháp được vững, nhà Chu rất đề cao hiếu đễ: con phải hiếu với cha mẹ, kẻ dưới phải tôn kính người trên. Nhờ vậy ai cũng nhận rằng dân tộc Trung Hoa là dân tộc coi trọng chữ hiếu nhất. Vì trọng chữ hiếu, nên họ chú trọng đến tang lễ, tế tự. Sự thờ cúng tổ tiên gần thành một tôn giáo. == Mệnh Trời (Thiên Mệnh) == Nhà Chu cũng phải tranh đấu với tính hợp thức về sự cai trị của họ. Để thuyết phục thần dân, đặc biệt là các quý tộc, về tính chính đáng của quyền lực của mình, nhà Chu lập ra một hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là "Thiên mệnh" (t’ien ming), hay "Sự uỷ nhiệm của Trời". Khái niệm này vẫn là một phần trong bề ngoài của những lý thuyết về quyền lực ở Trung Quốc. Nhà Chu định nghĩa quyền làm vua như một vị trí trung gian giữa trời và đất; đặc tính của vua hay chúa tể, "vương" thể hiện hùng hồn điều này. Chữ biểu ý của nghĩa này gồm ba đường ngang và một nét sổ dọc. Điều này thể hiện sự kết nỗi giữa trời (ở trên) và đất (ở dưới). Mối quan hệ này được thể hiện gián tiếp bởi chúa tể hay nhà vua (đường ngang ở giữa). Trời ("thiên") muốn rằng con người sẽ có được mọi thứ nhu cầu của mình, và vị vua, theo ý của "thiên mệnh" được chỉ định bởi trời để coi sóc sự thịnh vượng của mọi người dân. Đây là một "Chiếu chỉ" hay "Sự uỷ nhiệm" của trời. Nếu vị vua chúa trở nên ích kỷ hay không thể chấp nhận được, không thể chăm sóc người dân, trời bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao cho người khác. Cách duy nhất để biết được sự uỷ nhiệm đã được thông qua là lật đổ vị vua chúa đó; nếu việc lật đổ thành công, thì sự uỷ nhiệm đã được trao cho người kia, nhưng nếu thất bại, thì sự uỷ nhiệm vẫn thuộc về nhà vua. Mệnh Trời có thể là khái niệm về mặt chính trị và xã hội bị chỉ trích nhiều nhất trong văn hoá Trung Quốc. Nó giải thích những thay đổi trong lịch sử, nhưng cũng cung cấp một lý thuyết đạo đức sâu sắc về triều đình dựa trên sự vị tha cống hiến của người cai trị đối với lợi ích đại chúng. Quan niệm này cũng tái tạo lại quan niệm Trung Quốc về Trời, vốn bắt nguồn từ khái niệm trước đó về một "Thượng đế", ("Shang-Ti") thành một lực lượng cai trị vũ trụ đạo đức. Chính khía cạnh đạo đức này của Trời và "Mệnh Trời", đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chung của văn hoá và triết học Trung Quốc, có lẽ chú trọng tới đạo đức và các vấn đề xã hội – hơn là những nền văn hoá cổ khác. == Nhà Đông Chu == Năm 771 TCN, khi Chu U Vương phế truất Thân hậu để đưa Bao Tự lên thay thế, kinh đô nhà Chu đã bị các lực lượng du mục phía đông bắc tràn vào cướp phá do sự xúi giục của Thân Hầu (cha Thân hậu). U vương bị giết và con cả là thái tử Nghi Cữu được các quý tộc chư hầu Trịnh, Tấn, Tần đưa lên làm vua, tức là Chu Bình Vương, dời đô về phía đông năm 771 TCN tới Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hiện nay. Từ đây bắt đầu giai đoạn Đông Chu, và chỉ kết thúc khi bị nhà Tần lật đổ vào năm 256 trước Công Nguyên; trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn này được gọi là "Thời Xuân Thu" (771-403 TCN) và "Thời chiến quốc" (403-256 TCN). Sự phân chia này dựa trên một bộ sử biên niên của Khổng Tử, bộ Kinh Xuân Thu. Bộ này chép sử nước Lỗ từ năm thứ nhất đời Lỗ Ấn Công (722 TCN) đến năm thứ 14 đời Lỗ Ai Công (481 TrCN), gồm 240 năm, năm 479 là năm Khổng Tử mất. Nhiều học giả thấy năm 722 và năm 480 (hoặc năm 479) không đánh dấu một biến cố lớn lao nào trong lịch sử, nên đã chia lại như sau: Thời Xuân Thu: 770-403 TCN, từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương. Thời Chiến Quốc: 403-221 TCN, từ đời Chu An Vương đến khi nước Tần diệt được Tề và thống nhất Trung Quốc. Thời kỳ này của nhà Đông Chu cũng được coi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư tưởng và văn hoá Trung Quốc trong lịch sử. Chính trong giai đoạn cai trị này của nhà Đông Chu mà những nhà tư tưởng lớn nhất đã sáng tạo ra những quan niệm khởi đầu về triết học, đạo đức, học thuyết chính trị và văn hoá Trung Quốc. Ở giai đoạn Xuân Thu (771-403 TCN), Trung Quốc gồm phần lớn là một nhóm các tiểu vương quốc; chính nhà Chu cũng không bao giờ có đủ quyền lực quân sự và chính trị để tái chiếm phía tây hay thậm chí là giữ được quyền kiểm soát các tiểu quốc của mình. Nhược điểm của phong kiến phân quyền phát tác: Nó không thể vững lâu được vì phải dựa vào quyền của thiên tử nhà Chu. Mà nhà Chu thì phải cắt dần đất đai phong cho các vương hầu công khanh nên mỗi ngày một hẹp lại, trông vào sự cống hiến của chư hầu thì không được bao nhiêu, do đó quyền lực Thiên tử càng ngày càng yếu đi. Chư hầu trái lại, ở xa kinh đô nhà Chu, tự ý mở mang đất đai, thôn tính kẻ yếu ở chung quanh, hùng cứ một phương. Vì vậy số bộ lạc cứ giảm dần từ 1600 xuống 1000, 500... 100, mà các chư hầu hùng cường đất đai mỗi ngày một rộng, hơn cả thiên tử. Những chư hầu nhỏ bị chư hầu lớn ức hiếp, cầu cứu với thiên tử, thiên tử không cứu nổi, thế là chế độ chỉ còn có cái danh mà không có cái thực. Bởi vì sự không ổn định của các tiểu quốc đó, và bởi vì sự xâm lấn lãnh thổ của các rợ du mục phía nam, các tiểu quốc phải liên minh với nhau và chấp nhận một số vị bá chủ trên "lãnh thổ" của họ. Vì vậy thời Xuân Thu là một giai đoạn nguy hiểm và không chắc chắn nhất, trong đó lãnh thổ bị chuyển dịch tới lui, các cuộc xâm lấn thường xuyên xảy ra và các liên minh được lập lên rồi lại giải tán với sự nhanh chóng đáng kinh ngạc. == Suy tàn == Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên. Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục. Trong thời Xuân Thu xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá (có vài thuyết khác nhau quan niệm về Ngũ Bá). Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương (như nhà Chu). Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ. Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ. Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua. Tới thời Chiến Quốc, Tần có lần đòi Cửu đỉnh của Chu, Triệu lấy tế điền (ruộng mà hoa lợi dùng vào việc tế lễ) của Chu; và khi các chư hầu đều tự xưng vương cả - tức tự coi mình ngang hàng với vua Chu - thì vua Chu cũng phải khép nép tâng họ lên là vương mà tự xưng là tiểu quốc. Tới thế kỷ 3 TCN, một nhà Chu nhỏ bé cũng lại nảy sinh lục đục. Hai nước Hàn và Triệu mang quân can thiệp, chia lãnh thổ nhỏ bé làm đôi, giao cho hai vị tông thất cai quản, gọi là Tây Chu công và Đông Chu công. "Thiên tử" nhà Chu ở chung với Tây Chu công. Từ đây Tây Chu và Đông Chu chỉ mang nghĩa phân chia trong phạm vi hẹp của vùng đất nhà Đông Chu xung quanh Lạc Dương mà thôi, không phải địa phận nhà Tây Chu xưa kia, lúc đó đã thuộc về Tần. Tới năm 257 TCN, hưởng ứng phong trào "hợp tung" do Sở và Yên phát động để chống nước Tần hùng mạnh và hung hãn đang lấn đất chư hầu như tằm ăn lá, thiên tử nhà Chu cũng mộ binh đánh Tần. Nhưng lúc đó nhà Chu đã kiệt quệ tới mức thiên tử không có đủ tiền chiêu binh mà phải đi vay. Tây Chu công tự làm tướng cùng hợp binh với quân Yên và quân Sở. Thế nhưng, phong trào hợp tung cũng như những lần trước, đúng như đánh giá của Trương Nghi:"hợp tung như đống cát, dễ hợp mà dễ tan", chưa đánh Tần trận nào ra trò mà hợp tung lại tan rã vì quân các nước khác không tới. Hàn đang bị Tần vây, không cựa quậy được, Triệu vừa thua trận Trường Bình mất gần hết nhân sự và sinh khí, còn Tề lại thông hiếu với Tần không ra quân. Quân Sở và Yên cô thế đành tự rút. Lấy cớ nhà Chu gây hấn, năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Trương Đường mang quân đánh vào đất Tây Chu, bắt Chu Noãn vương đem về Hàm Dương. Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương Vương chết, liền sau đó con là Hiếu Văn vương lên ngôi 3 ngày cũng chết. Cháu là Tử Sở lên ngôi, tức là Trang Tương vương. Đông Chu quân thấy nước Tần mất liền 2 vua, lại sai người đi bàn với các nước hợp tung đánh Tần lần nữa, thành ra chọc giận nước Tần. Năm 249 TCN, vua Tần bèn sai Lã Bất Vi mang 10 vạn quân đi đánh Đông Chu, bắt nốt Đông Chu quân mang về. Từ đó nhà Chu mất hẳn. Nhà Chu tính từ Chu Vũ vương đến Đông Chu quân có 37 vua, nếu tính từ năm 1122 TCN thì kéo dài 873 năm, nếu tính từ 1046 TCN thì kéo dài 777 năm. Dù là con số nào, nhà Chu vẫn là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. == Các vua nhà Chu == === Các thủ lĩnh bộ tộc từ thời vua Thuấn đến Hạ, Thương === Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Chu bản kỷ, có ghi lại 15 đời thủ lĩnh bộ tộc Chu: === Các vua Chu làm thiên tử === == Chú thích == == Xem thêm == Đông Chu Liệt Quốc Nhà Hậu Chu Xuân Thu Chiến Quốc Hung Nô Người Hồ Sử ký Tư Mã Thiên Khương Tử Nha == Tham khảo == Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Chu bản kỷ == Liên kết ngoài ==
nara.txt
Nara (Nhật: 奈良県 (Nại Lương Huyện), Nara-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, thuộc vùng Kinki. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nara. == Địa Lý == == Lịch sử == == Hành chính == === Các thành phố === Tỉnh Nara có 12 thành phố: === Các thị trấn và làng === Tỉnh Nara có 15 thị trấn (cho) và 12 làng (mura) hợp thành 7 gun. == Kinh tế == == Văn hóa == == Giáo dục == Đại học Nữ Nara Đại học Giáo dục Nara == Thể thao == == Du lịch == Khu du lịch công viên Nara Khu kiến trúc cổ Naramachi == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh Nara (tiếng Nhật). Di tích Phật giáo tại vùng Hōryū-ji (UNESCO) Lịch sử cổ Nara (UNESCO) Bản đồ thành phố Nara Những hình ảnh của ngôi đền và chùa ở Nara Trung tâm Thông tin du lịch Nara
1941.txt
1941 (số La Mã: MCMXLI) là một năm thường bắt đầu vào thứ tư trong lịch Gregory.Bản mẫu:Tháng trong năm 1941 == Sự kiện == === Tháng 1 === 13 tháng 1: Binh biến Đô Lương. 28 tháng 1: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. === Tháng 2 === 14 tháng 2: thành lập trung đội cứu quốc quân tại Bắc Sơn === Tháng 5 === 15 tháng 5 - thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 19 tháng 5: Việt Nam đồng minh hội ra đời (Việt Minh). === Tháng 6 === 22 tháng 6: Đức Quốc xã bất ngờ phát động tấn công Liên Xô. 29 tháng 6: Đức Quốc xã đánh chiếm thành phố Minsk. 30 tháng 6: Đức Quốc xã đánh chiếm pháp đài Brest. === Tháng 7 === 3 tháng 7: Stalin hiệu triệu nhân dân Liên Xô kháng chiến chống Đức Quốc xã. 10 tháng 7: Mở đầu trận Smolensk === Tháng 9 === 10 tháng 9: Kết thúc trận Smolensk. 30 tháng 9: Đức Quốc xã công chiếm Kiev. === Tháng 12 === 5 tháng 12: Hồng quân Liên Xô phản công tại Moskva. 7 tháng 12: trận Trân Châu cảng. 8 tháng 12: Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản. Chiến tranh Thái Bình Dương chính thức bùng nổ. == Giải Nobel == == Xem thêm ==
sony ericsson c905.txt
Sony Ericsson C905 là chiếc điện thoại cao cấp thuộc dòng 'C' (Cyber-shot) của Sony, với dòng cấp thấp 'S' (Snapshot), và trước đó là dòng 'K'. Đây là mô hình hàng đầu của Sony Ericsson trong năm 2008 và được lên kệ ngày 22 tháng 11 năm 2008. Đây là chiếc điện thoại 8-megapixel đầu tiên được ra mắt ngoài Hàn Quốc trong khi đang thêm các tính năng Assisted GPS (A-GPS) và WiFi.Đây là chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ mạng DLNA và là chiếc điện thoại Cybershot đầu tiên được phân phối bởi AT&T. == Tính năng == === Màn hình === === Camera === 8.1 megapixel CMOS (3264x2448) Ống kính tự động lấy nét Xenon flash, 3-LED videolight, focus assist lamp, gương Image Stabilized Nhận diện khuôn mặt và nụ cười(lên đến 3 khuôn mặt) Smile Shutter™ Autorotate BestPic zoom số 16x Quay Video: QVGA (320x240) @30fps Dedicated camera still/record/review key Chức năng Dual D-Pad Ống kính cơ (Mechanical lens cover) PhotoAlbum PictBridge === Kết nối === Blog GPS và A-GPS, hỗ trợ geotagging WLAN 802.11b/g, công nghệ DLNA NetFront 4.5 web browser với Autorotate Microsoft Exchange ActiveSync Apple iSync được hỗ trợ bởi kết nối miễn phí từ Sony Ericsson Bluetooth === Audio === Media player 3.0 với MegaBass (phiên bản rút gọn của Walkman 3.0) WMA/MP3/AAC ringtones FM Radio với RDS Ứng dụng Shazam TrackID để tìm âm nhạc PlayNow 5.0 === Thiết kế === 4 màu: 'Copper Gold', 'Ice Silver', 'Night Black' and 'Tender Rose'... Bộ nhớ trong *160MB, kèm theo thẻ 2GB M2, có thể mở rộng đến8GB Sandisk đã thử nghiệm và cho biết bộ nhớ ngoài tối đa C905 có thể đạt được là 16GB. === Khác === Chiếc điện thoại có chip GPS đặc biệt chống chất lỏng, mưa, đổ nước,... Nó còn có Cảm ứng chuyển động (accelerometer), được sử dụng cho sự ổn định của phim cũng như hình ảnh. Công nghệ này có thể được kiểm định bằng việc vào màn hình dịch vụ và nhập: trái * phải phải * trái * == Lỗi khởi động và dữ liệu hỏng == Với một vài người sử dụng, C905 có thể bất ngờ thất bại khi khởi động, và chỉ hiện ra màn hình đen với đèn nền nhấp nháy liên tục [1][2][3]. Tình trạng này xảy ra khi dữ liệu nội bộ bị hỏng (gây ra bởi điện thoại), vả chỉ sửa được bằng cách phục hồi lại điện thoại với phần mềm/firmware gốc - điều này đồng nghĩa với việc mọi dữ liệu cá nhân sẽ bị xóa. Trong một vài trường hợp, lỗi này có thể được xử lý bằng phần mềm nâng cấp dịch vụ (Update Service software), có thể tìm thấy qua phiên bản CD (hoặc trên trang web của Sony Ericsson). Tuy nhiên, dữ liệu cá nhân vẫn sẽ bị xóa. Người sử dụng được khuyến cáo thường xuyên sao chép dữ liệu vào cả thẻ nhớ (hình ảnh và địa chỉ liên lạc) và cả chương trình MyPhoneExplorer để lưu những dữ liệu khác vào máy tính. Có thể nhận biết được nếu khởi động máy thất bại nếu không thể truy cập được mục tin nhắn. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Thông cáo báo chí Sony Ericsson Thông số kĩ thuật C905 Official C905 specifications for developers Báo hình của C905 [4]
arunachal pradesh.txt
Arunachal Pradesh ( /ˌɑrəˌnɑːtʃəl prəˈdɛʃ/) là một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ. Bang này nằm tại khu vực đông bắc của liên bang, giáp với các bang Assam và Nagaland về phía nam, và có biên giới quốc tế với Bhutan về phía tây, với Myanmar về phía đông và với Trung Quốc về phía bắc. Itanagar là thủ phủ của bang. Hầu hết lãnh thổ bang được chính phủ Tây Tạng nhượng cho Anh theo Điều ước Simla năm 1914. Trung Quốc không công nhận tính hợp pháp của hiệp định này, và yêu sách chủ quyền hầu hết bang này với tên gọi Tạng Nam. Bang được cho là có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện. Arunachal Pradesh có nghĩa là "vùng đất của các dãy núi thần quang", cũng có biệt danh là "bang hoa lan của Ấn Độ" hay "thiên đường của các nhà thực vật học". Về mặt địa lý, Arunachal Pradesh là bang lớn nhất trong số các bang ở Đông Bắc Ấn Độ- thường được gọi là Bảy bang chị em. Giống như nhiều nơi khác ở Đông Bắc Ấn Độ, cư dân bản địa tại Arunachal Pradesh có nguồn gốc Tạng-Miến thuộc Đại chủng Á. Một lượng lớn người nhập cư đến từ các miền khác của Ấn Độ và ngoại quốc đã và đang tác động đến dân số của bang. == Lịch sử == Các công cụ thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Arunachal Pradesh cho thấy rằng con người đã cư trú tại khu vực Himalaya này ít nhất là mười một nghìn năm. Các cư dân sớm nhất tại Bhutan và các khu vực Himalaya lân cận của Nam Á là người đến từ văn minh thung lũng sông Ấn, tiếp theo đó là các dân tộc đến từ Tây Tạng và miền Nam Trung Quốc khoảng 2000 năm trước. Lịch sử tiền hiện đại của Arunachal Pradesh không rõ ràng, lịch sử truyền khẩu hiện hành của nhiều bộ lạc gốc Tạng-Miến tại địa phương rất phong phú và chỉ ra rõ ràng rằng họ có nguồn gốc từ phía bắc, tại Tây Tạng hiện nay. Từ quan điểm văn hóa vật thể, rõ ràng rằng hầu hết các nhóm người bản địa liên hệ với các bộ lạc vùng núi Myanmar, thực tế này có thể lý giải là do có một nguồn gốc miền bắc Myanmar hoặc khuếch tán văn hóa về phía tây. Theo chính phủ Arunachal Pradesh, các văn bản Hindu Kalika Purana và Mahabharata đề cập đến khu vực với tên gọi là Dãy núi Prabhu của Puranas, và là nơi nhà hiền triết Parashuram rửa tội, nhà hiền triết Vyasa thiền, Quốc vương Bhishmaka thành lập vương quốc của mình, và Chúa Krishna cưới người vợ Rukmini. Lịch sử thành văn từ quan điểm bên ngoài chỉ hiện hữu trong các biên niên sử của người Ahom và Sutiya. Người Monpa và Sherdukpen cũng lưu giữ các ghi chép lịch sử về sự hiện diện của các tù bang địa phương tại tây bắc. Bộ phận tây bắc của khu vực này nằm dưới quyền kiểm soát của vương quốc Monyul của người Monpa, vốn hưng thịnh từ năm 500 đến năm 600. Khu vực này sau đó nằm dưới quyền kiểm soát lỏng lẻo của Tây Tạng và Bhutan, đặc biệt là tại các khu vực phía bắc. Các khu vực còn lại của bang, đặc biệt là những nơi giáp với Myanmar, nằm dưới quyền kiểm soát của các Quốc vương Sutiya cho đến cuộc chiến Ahom-Sutiya trong thế kỷ 16. Người Ahom nắm giữ khu vực cho đến khi người Anh thôn tính Ấn Độ vào năm 1858. Tuy nhiên, hầu hết các bộ lạc Arunachal trên thực tế duy trì tự trị mức độ lớn cho đến khi Ấn Độ độc lập và chính thức hóa chính quyền bản địa vào năm 1947. Các cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ đền thờ Ấn Độ giáo như Malinithan từ thế kỷ 14 tại chân đồi Siang tại Tây Siang được xây dựng trong thời gian Sutiya cai trị. Di sản nổi bật khác là Bhismaknagar dẫn tới đề xuất rằng người Idu (Mishmi) có một nền văn hóa và quản trị tiến bộ trong thời kỳ tiền sử. Tuy nhiên, không có bằng chứng liên kết trực tiếp Bhismaknagar với điều này hay bất kỳ văn hóa nào khác được biết đến, song các quân chủ Sutiya cai quản khu vực quanh Bhismaknagar từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16. Di sản thứ ba là Tu viện Tawang có niên đại 400 năm tại cực tây-bắc của bang, cung cấp một số bằng chứng lịch sử của dân chúng bộ lạc Phật giáo. Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 là Tsangyang Gyatso sinh tại Tawang. === Vẽ đường McMahon === Năm 1913–1914, các đại biểu của Trung Quốc, Tây Tạng và Anh họp tại Ấn Độ kết thúc bằng Điều ước Simla. Tuy nhiên, các đại biểu Trung Quốc cự tuyệt đàm phán về lãnh thổ. Mục đích của hiệp định này là xác định biên giới giữa Nội Tạng và Ngoại Tạng, cũng như giữa Ngoại Tạng và Ấn Độ thuộc Anh. Nhà cầm quyền người Anh là Henry McMahon thảo ra một đường McMahon dài 550 dặm (890 km) làm biên giới giữa Ấn Độ thuộc Anh và Ngoại Tạng trong hội nghị Simla. Các đại biểu của Tây Tạng và Anh tại hội nghị đồng ý đường này và Tây Tạng nhượng Tawang và các khu vực khác của mình cho Đế quốc Anh. Đại biểu của Trung Quốc từ chối chấp thuận thỏa thuận và rút khỏi hội nghị. Chính phủ Tây Tạng và Chính phủ Anh tiến tới Hiệp định Simla và tuyên bố rằng lợi ích của các điều khoản khác trong hiệp định này không dành cho Trung Quốc chừng nào họ vẫn nằm ngoài phạm vi hiệu lực. Quan điểm của Trung Quốc là Tây Tạng không độc lập khỏi Trung Quốc nên không thể độc lập ký kết các hiệp định, và theo các công ước Anh-Thanh (1906) và Anh-Nga (1907), bất kỳ thỏa thuận nào như vậy là bất hợp pháp nếu không được Trung Quốc tán thành. Simla ban đầu bị Chính phủ Ấn Độ bác bỏ do không tương thích với Công ước Anh-Nga năm 1907. Tuy nhiên, công ước này bị Nga và Anh cùng từ bỏ vào năm 1921. Tuy nhiên, do quyền uy của Trung Quốc tại Tây Tạng tan vỡ, đường này không gặp thách thức nghiêm trọng do Tây Tạng đã ký kết, do đó nó bị lãng quên đến mức không bản đồ mới nào được phát hành cho đến năm 1935, khi công vụ viên Olaf Caroe kêu gọi chú ý đến vấn đề. Cục đo đạc địa hình Ấn Độ phát hành một bản đồ thể hiện đường McMahon là biên giới chính thức vào năm 1937. Năm 1938, người Anh cuối cùng cho phát hành hiệp định Simla với tư cách một hiệp ước song phương; năm 1938 Cục đo đạc địa hình Ấn Độ phát hành một bản đồ chi tiết thể hiện Tawang là bộ phận của Đặc khu Biên giới Đông Bắc. Năm 1944, Anh thiết lập chính quyền tại khu vực từ Dirang Dzong tại phía tây đến Walong tại phía đông. Tuy nhiên, Tây Tạng thay đổi lập trường về đường McMahon vào cuối năm 1947 khi chính phủ Tây Tạng viết một công hàm cho Bộ trưởng Ngoại vụ Ấn Độ đặt yêu sách với (Tawang) phía nam đường McMahon. Tình hình tiến triển hơn nữa khi Ấn Độ độc lập và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Đến tháng 11 năm 1950, khi Trung Quốc sẵn sàng tiếp quản Tây Tạng, Ấn Độ đơn phương tuyên bố rằng đường McMahon là biên giới—và đến năm 1951 buộc tàn dư cuối cùng của chính quyền Tây Tạng ra khỏi khu vực Tawang. Trung Quốc chưa từng công nhận đường McMahon, và yêu sách Tawang nhân danh người Tạng. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 2003 nói rằng Tawang "thực tế là bộ phận của chính quyền Tây Tạng" trước Điều ước Simla. Theo lời Đạt Lai Lạt Ma, "Năm 1962 trong Chiến tranh Ấn-Trung, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ các khu vực này (Arunachal Pradesh) song họ tuyên bố đơn phương đình chiến và triệt thoái, chấp thuận biên giới quốc tế hiện tại". === Chiến tranh Trung-Ấn === Đặc khu biên giới Đông Bắc được thành lập vào năm 1955. Vấn đề yên lặng trong gần một thập niên trong giai đoạn quan hệ Trung-Ấn thân mật, song sau đó lại nổi lên thành một nguyên nhân chính gây ra Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962. Nguyên nhân leo thang đến chiến tranh vẫn là điều tranh luận theo tài liệu của hai bên. Trong chiến tranh năm 1962, Trung Quốc chiếm đóng hầu hết khu vực Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, Trung Quốc nhanh chóng tuyên bố thắng lợi, và tự nguyện triệt thoái về sau đường McMahon và trao trả các tù binh chiến tranh Ấn Độ vào năm 1963. Chiến tranh dẫn đến kết thúc trao đổi mậu dịch với Tây Tạng, dù vào năm 2007 chính phủ bang thể hiện các chỉ dấu khôi phục trao đổi mậu dịch với Tây Tạng. === Tên gọi hiện tại === Đặc khu biên giới Tây Bắc được đổi tên thành Arunachal Pradesh vào ngày 20 tháng 1 năm 1972 và trở thành một lãnh thổ liên bang. Arunachal Pradesh trở thành một bang vào ngày 20 tháng 2 năm 1987. Gần đây, Arunachal Pradesh phải đối diện với một số tổ chức nổi loạn, đáng chú ý là Hội đồng Xã hội chủ nghĩa Dân tộc Nagaland (NSCN), nhóm này được cho là có các trại căn cứ tại huyện Changlang và Tirap. Có những tường thuật không thường xuyên về các tổ chức này quấy nhiễu nhân dân địa phương và tống tiền bảo kê. Đặc biệt là dọc biên giới với Tây Tạng, quân đội Ấn Độ có hiện diện đáng kể do lo ngại về ý định của Trung Quốc trong khu vực. Cần phải có giấy phép đặc biệt để vào Arunachal Pradesh thông qua bất kỳ trạm kiểm soát nào trên biên giới với Assam. == Địa lý == Arunachal Pradesh nằm giữa 26,28° B và 29,30° B và 91,20° Đ và 97,30° Đ, diện tích là 83.743 km². Hầu hết Arunachal Pradesh thuộc dãy Himalaya. Tuy nhiên, có các bộ phận của các huyện Lohit, Changlang và Tirap thuộc vùng đồi Patkai. Kangto, Nyegi Kangsang, và đỉnh chính Gorichen và đỉnh Đông Gorichen là một số đỉnh cao nhất trong khu vực này của dãy Himalaya. Đất hầu hết là núi non và dãy Himalaya chạy từ bắc xuống nam. Chúng phân bang này thành năm thung lũng sông: Kameng, Subansiri, Siang, Lohit và Tirap. Toàn bộ chúng đều được cấp nước từ tuyết trên dãy Himalaya cùng vô số sông suối nhỏ. Sông hùng vĩ nhất là Siang, được gọi là Tsangpo tại Tây Tạng, và nó trở thành Brahmaputra sau khi hợp lưu với Dibang và Lohit tại vùng đồng bằng của Assam. Dãy Himalaya kéo dài đến miền đông Arunachal, tách biệt bang này với Tây Tạng. Dãy núi kéo dài đến bang Nagaland, và tạo thành một đoạn biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar tại các huyện Changlang và Tirap, đóng vai trò chướng ngại tự nhiên mang tên Patkai Bum Hills. Chúng là các dãy núi thấp so với Đại Himalaya. === Khí hậu === Khí hậu Arunachal Pradesh thay đổi theo độ cao. Các khu vực có độ cao rất lớn tại Thượng Himalaya gần biên giới Tây Tạng có khí hậu núi cao và lãnh nguyên. Bên dưới Thượng Himalaya là Trung Himalaya, tại đây có khí hậu ôn hòa. Các khu vực tại Hạ Himalaya và gần mực nước biển thường có khí hậu ẩm, cận nhiệt đới với mùa hè nóng và mùa đông ôn hòa. Arunachal Pradesh có lượng mưa lớn là 2.000 đến 4.100 milimét (79 đến 161 in) mỗi năm, hầu hết là từ tháng 5 đến tháng 9. Các sườn núi và đồi được bao phủ bằng các khu rừng núi cao, ôn hòa và cận nhiệt đới với các loài cây như đỗ quyên, sồi, thông, phong, lãnh sam, bách xù; sala và tếch là các loài có giá trị kinh tế chính. === Đa dạng sinh học === Trên phương diện địa lý sinh vật học, bang nằm trong phạm vi Đông Himalaya, phạm vi có tính địa lý sinh vật học cao nhất trong đới Himalaya, cũng được phân loại là điểm nóng đa dạng sinh học. Arunachal Pradesh có các khu rừng đa dạng và đời sống hoang dã ưu tú. Nó có 5000 loài thực vât, 85 loài thú trên cạn, trên 500 loài chim và một lượng lớn các loài bướm, côn trùng và bò sát. Tại những nơi có độ cao thấp nhất, chủ yếu là khu vực biên giới của Arunachal Pradesh với Assam, là rừng bán thường xanh thung lũng Brahmaputra. Hầu hết bang, bao gồm vùng chân núi Himalaya và vùng đồi Patkai, có các khu rừng lá rộng Đông Himalaya. Hướng về biên giới phía bắc với Tây Tạng, do độ cao tăng lên, có sự hỗn hợp giữa rừng tùng bách cận núi cao Đông và Đông Bắc, tiếp đến là cây bụi và đồng cỏ núi cao Đông Himalaya, cuối cùng là đá và băng trên các đỉnh cao nhất. Tại bang có một số lượng lớn thực vật thảo dược, và trong thung lũng Ziro của huyện Hạ Subansiri có 158 thực vật thảo dược được cư dân địa phương sử dụng. == Huyện == Arunachal Pradesh được phân thành 20 huyện, mỗi huyện do một quản trị viên quản lý: == Kinh tế == Tổng sản phẩm nội địa của Arunachal Pradesh ước tính đạt 706 triệu USD theo giá hiện hành vào năm 2004 và 1,75 tỷ USD theo giá hiện hành vào năm 2012. Nông nghiệp là lĩnh vực chủ yếu thúc đẩy kinh tế. Jhum là một thuật ngữ địa phương dùng để chỉ canh tác luân phiên vốn được thực hiện phổ biến trong các nhóm bộ lạc, song do gần đây thu nhập từ các nguồn khác dần tăng lên nên việc thực hiện không phổ biến như trước. Arunachal Pradesh có gần 61.000 km² rừng, và lâm nghiệp đứng thứ nhì trong kinh tế bang. Trong số các loại cây trồng có lúa gạo, ngô, kê, lúa mì, đậu, mía, gừng, và hạt có dầu. Arunachal cũng là nơi lý tưởng cho nghề làm vườn và cây ăn quả. Các ngành công nghiệp chính tại đây là nhà máy gạo, bảo quản và chế biến quả, và thủ công mỹ nghệ thổ cẩm. Mua bán máy cưa cỡ lớn và gỗ dán bị cấm chỉ theo luật. Arunachal Pradesh chiếm một tỷ lệ lớn trong tiềm năng thủy điện chưa được khai thác tại Ấn Độ. Năm 2008, chính phủ Arunachal Pradesh ký một số biên bản ghi nhớ với một số công ty khác nhau lập kế hoạch khoảng 42 công trình thủy điện sẽ phát 27.000 MW điện năng. Dự án Thủy điện Upper Siang được dự kiến sẽ phát từ 10.000 đến 12.000 MW điện năng, được bắt đầu vào tháng 4 năm 2009. == Nhân khẩu == Bản mẫu:IndiaCensusPop Arunachal Pradesh có thể phân tạm thời thành một tập hợp các môi trường văn hóa khá riêng biệt, dựa trên đặc tính, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa vật thể: Khu vực Tây Tạng giáp với Bhutan về phía tây, khu vực Tani tại miền trung của bang, và khu vực Mishmi về phía đông của khu vực Tani, khu vực Thái/Cảnh Pha/Tangsa giáp với Myanmar, và khu vực "Naga" tại phương nam, cũng giáp với Myanmar. Giữa các môi trường có các đới chuyển tiếp, như khu vực Aka/Hruso/Miji/Sherdukpen tạo vùng đệm giữa các bộ lạc Phật giáo Tây Tạng và bộ lạc miền núi Tani theo thuyết vật linh. Ngoài ra, có các dân tộc cô lập rải rác tại bang, như người Sulung. Bên trong các môi trường văn hóa này, người ta phát hiện cư dân của các bộ lạc có liên hệ nói các ngôn ngữ có liên hệ và có truyền thống tương tự. Tại khu vực Tây Tạng, phát hiện lượng lớn người thuộc bộ lạc Monpa, với một số á tộc nói các ngôn ngữ thân cận song khó hiểu lẫn nhau, và cũng có lượng lớn người Tây Tạng tị nạn. Trong khu vực Tani, các bộ lạc lớn gồm Nyishi, Apatani. Tại miền trung, phát hiện người Adi với nhiều á tộc như Padam, Pasi, Minyong và Bokar. Người Milang nằm trong môi trường "Adi", song khá khác biệt. Về phía đông, Idu, Miju và Digaru hình thành khu vực văn hóa-ngôn ngữ "Mishmi", có thể hình thành một nhóm lịch sử rõ ràng hoặc không. Về phía đông nam, người Khamti thuộc nhóm Thái khác biệt về ngôn ngữ so với các láng giềng của họ và khác biệt về văn hóa với phần lớn các bộ lạc khác trong bang, họ theo phái Phật giáo Nam Tông. Họ cũng thể hiện hội tụ đáng kể với các bộ lạc Singpho và Tangsa trên cùng khu vực, các dân tộc này cũng hiện diện tại Myanmar. Ngoài ra, người Nocte và Wancho thể hiện tương đồng về văn hóa và có thể là ngôn ngữ với các bộ lạc tại bang láng giềng Nagaland. Ngoài ra, còn có lượng lớn di dân từ các khu vực khác nhau tại Ấn Độ và Bangladesh, họ không được quyền định cư vĩnh cửu theo pháp định, song trên thực tế là vô thời hạn, điều này dần thay đổi kết cấu nhân khẩu học truyền thống trong bang. Cuối cùng, những "người Nepal" (thực tế là các tộc nhân Tạng-Miến chiếm ưu thế tại nhiều khu vực tại Nepal, song không có địa vị bộ lạc tại Ấn Độ) và Chakma phân bổ tại các khu vực khác trong bang (song khó có được số liệu khả tín). Tỷ lệ biết chữ tăng lên theo số liệu chính thức là từ 57,74% vào năm 2001 lên 66,95% vào năm 2011. Số người biết chữ được cho là 789.943. Số nam giới biết chữ là 454.532 (73,69%) và số nữ giới biết chữ là 335.411 (59,57%). === Tôn giáo === Một tỷ lệ chưa chắc chắn song tương đối lớn cư dân Arunachal là những người tôn thờ tự nhiên (tôn giáo bản địa), và theo các tổ chức truyền thống riêng của họ như Nyedar Namlo của người Nyishi, Rangfrah của người Tangsa & Nocte, Medar Melo của người Apatani, Kargu Gamgi của người Galo và Donyi-Polo Dere của người Adi dưới sự bảo trợ của tôn giáo bản địa Donyi-Polo. Một lượng nhỏ cư dân Arunachal theo truyền thống được xác định là tín đồ Ấn Độ giáo, song số lượng đang gia tăng do các truyền thống thuyết vật linh được hợp nhất với truyền thống Ấn Độ giáo. Phật giáo Tây Tạng chiếm ưu thế tại các huyện Tawang, West Kameng, và các khu vực cô lập lân cận Tây Tạng. Phật giáo Nam Tông được các nhóm sống gần biên giới Myanmar hành lễ. Khoảng 30% cư dân theo tín ngưỡng Cơ Đốc. Theo Điều tra nhân khẩu Ấn Độ 2011, tôn giáo tại Arunachal Pradesh phân thành: Cơ Đốc giáo: 418.732 (30,26%) Ấn Độ giáo: 401.876 (29,04%) Khác (hầu hết là Donyi-Polo): 362.553 (26,2%) Phật giáo: 162.815 (11,76%) Hòi giáo: 27.045 (1,9%) Sikh: 1.865 (0,1%) Jain: 216 (<0.1%) Theo điều tra nhân khẩu năm 2001, trong số 705.158 cư dân bộ lạc tại Arunachal, 333.102 người theo thuyết vật linh (47,24%), 186.617 theo Cơ Đốc giáo (26,46%), 92.577 theo Ấn Độ giáo (13,13%), và 82.634 theo Phật giáo (11,72%). Trong số 101 bộ lạc được công nhận, 37 bộ lạc có đa số thành viên theo thuyết vật linh (như Nyishi, Adi Gallong, Tagin, Adi Minyong, Adi, Apatani), 23 bộ lạc có đa số thành viên theo Cơ Đốc giáo (như Wancho, Mossang Tangsa, Bori, Yobin), 15 bộ lạc có đa số thành viên theo Ấn Độ giáo (Mishmi, Mishing/Miri, Deori, Aka, Longchang Tangsa.) và 17 bộ lạc có đa số thành viên theo Phật giáo (Monpa, Khampti, Tawang Monpa, Momba, Singpho, Sherdukpen.). Tám bộ lạc còn lại có đa đức tin, tức là không có tôn giáo chiếm ưu thế (như Nocte, Tangsa, Naga.). === Ngôn ngữ === Arunachal Pradesh hiện nay nằm trong các khu vực dồi dào và đa dạng nhất trên phương diện ngôn ngữ tại châu Á, là nơi có ít nhất 30 và có thể lên đến 50 ngôn ngữ riêng biệt, cộng thêm vô số phương ngôn và bán phương ngôn từ đó. Ranh giới giữa các ngôn ngữ thường tương quan với phân chia bộ lạc, chẳng hạn Apatani và Nyishi khác biệt trên phương diện bộ lạc và ngôn ngữ. Tuy nhiên, thay đổi trong nhận thức và liên kết bộ lạc qua thời gian cũng làm xuất hiện một số trường hợp phức tạp nhất định, như Galo dường như luôn tách biệt về ngôn ngữ với Adi, trong khi liên kết bộ lạc trước đó giữa Galo và Adi ("Adi Gallong") gần đây mới bị giải thể về cơ bản. Đại đa số ngôn ngữ bản địa tại Arunachal Pradesh hiện nay thuộc ngữ tộc Tạng-Miến. Đa số chúng thuộc về nhánh Abo-Tani trong ngữ tộc này. Hầu như toàn bộ nhóm ngôn ngữ Tani là bản địa tại miền trung Arunachal Pradesh, bao gồm (từ tây sang đông) nói tiếng Tani, Nyishi, Apatani, Tagin, Galo, Bokar, Adi, Padam, Pasi, và Minyong. Hầu hết các ngôn ngữ Tani hiểu lẫn nhau với ít nhất một ngôn ngữ Tani khác, có nghĩa là khu vực hình thành một chuỗi phương ngôn, như từng thấy tại phần lớn châu Âu; chỉ có Apatani và Milang tương đối bất thường trong phạm vi Tani. Các ngôn ngữ Tani nằm trong nhóm được nghiên cứu tốt hơn trong khu vực. Về phía đông của khu vực Tani là ba ngôn ngữ hầu như chưa được mô tả và gặp nguy hiểm cao độ của nhóm "Mishmi" thuộc ngữ tộc Tạng-Miến: Idu, Digaru và Miju. Một số người tại Tây Tạng cũng nói ba ngôn ngữ này. Mối quan hệ của ba ngôn ngữ này, cả về giữa chúng và với các nhóm khác, là điều chưa chắc chắn. Xa hơn về phía nam là ngôn ngữ Singpho (Kachin), một lượng cư dân lớn tại Myanmar cũng nói ngôn ngữ này; cùng với các ngôn ngữ Nocte và Wancho, chúng có nguồn gốc nhất định với các ngôn ngữ Naga nói tại Nagaland hiện nay. Về phía tây và phía bắc của khu vực Tani có ít nhất một và có thể đến bốn ngôn ngữ Bodic, gồm Dakpa và Tshangla; trong Ấn Độ hiện nay, các ngôn ngữ này được cho là cùng gốc, nhưng thường được gán lần lượt cho người Monpa và Memba. Hầu hết người nói các ngôn ngữ này hoặc các ngôn ngữ Bodic có liên hệ mật thiết được tìm thấy tại Bhutan và Tây Tạng láng giềng, và cư dân Monpa và Memba duy trì cư trú sát các khu vực biên giới này. Giữa các khu vực Bodic và Tani là một số lượng lớn các ngôn ngữ gần như chưa được mô tả và phân loại hoàn chỉnh, song được suy đoán thuộc ngữ tộc Tạng-Miến, trong số đó có Sherdukpen, Bugun, Aka/Hruso, Koro, Miji, Bangru và Puroik/Sulung. Tầm quan trọng cao độ về phương diện ngôn ngữ của chúng ngược với số lượng tài liệu và mô tả cực kỳ ít về chúng, dù chúng gặp nguy hiểm cao độ. Cuối cùng, ngoài các ngôn ngữ Bodic và Tani là một số ngôn ngữ di cư, phần lớn người nói chúng là các di dân và nhân viên chính phủ trung ương phục vụ tại bang trong các cơ quan và tổ chức khác nhau. Họ được phân loại là phi bộ lạc theo các điều khoản trong Hiến pháp Ấn Độ. Ngoài ngữ tộc Tạng-Miến, tại Arunachal Pradesh có một đại biểu duy nhất của nhóm ngôn ngữ Thái, người nói là các bộ lạc như Khampti và Singpho và nó liên kết mật thiết với tiếng Shan tại Myanmar. Có vẻ là người Khampti mới di cư đến Arunachal Pradesh từ khoảng 18 và/hoặc đầu thế kỷ 19 từ miền bắc Myanmar. Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu như tiếng Assam, tiếng Bengal, tiếng Anh, tiếng Nepal và đặc biệt là Hindi đang xâm nhập mạnh tại Arunachal Pradesh. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống giáo dục tiểu học, vì người giảng dạy thường là các giáo viên di cư nói tiếng Hindi từ Bihar và các bộ phận khác nói tiếng Hindi tại miền bắc Ấn Đọ— một lượng lớn đang tăng lên trong cư dân địa phương hiện nói một dạng nửa bồi của tiếng Hindi làm ngôn ngữ mẹ đẻ. Mặc dù vậy, có thể là do đa dạng ngôn ngữ trong khu vực, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức duy nhất được công nhận tại bang. Số người nói các ngôn ngữ lớn trong bang theo điều tra nhân khẩu năm 2001 là Nyishi (208.337), Adi (193.379), Bengal (97.149), Nepal (94.919), Hindi (81.186), Monpa (55.428), Assam (51.551), Wancho (48.544), Tangsa (34.231), Mishmi (33.522), Mishing (33.381), Nocte (32.591), và các ngôn ngữ khác (64.711). == Giao thông == Sân bay Itanagar phục vụ Itanagar được lên kế hoạch xây dựng tại Holongi với chi phí 6,50 tỷ rupee. Bang hiện có sân bay Daporijo, sân bay Ziro, sân bay Along, sân bay Tezu và sân bay Pasighat song chúng nhỏ và hiện không hoạt động. Chính phủ đề xuất đưa các sân bay này vào hoạt động. Trước khi bang có liên kết bằng đường bộ, các đường băng này nguyên được sử dụng để chuyên chở thực phẩm. Arunachal Pradesh có hai xa lộ: Quốc lộ 52 dài 336 km hoàn thành vào năm 1998, liên kết Jonai và Dirak, và một xa lộ khác liên kết Tezpur tại Assam với Tawang. Đến năm 2007, tất cả làng đều có liên kết đường bộ nhờ tài trợ của chính phủ trung ương. Toàn bộ các đô thị nhỏ có trạm xe buýt riêng và dịch vụ buýt hàng ngày khả dụng. Toàn bộ địa điểm được liên kết đến Assam, giúp nâng cao hoạt động mậu dịch. Một quốc lộ mới được xây dựng theo đường Stillwell Ledo, liên kết Ledo tại Assam đến Jairampur tại Arunachal. Năm 2014, hai xa lộ lớn được đề xuất xây dựng trong bang: Xa lộ hành lang công nghiệp Đông-Tây tại chân đồi thấp của bang và Xa lộ biên giới Arunachal Pradesh dài 2,000 kilômét-long (1,243 mi) Mago-Thingbu đến Vijaynagar dọc theo đường McMahon, Arunachal Pradesh có tuyến đường sắt đầu tiên vào cuối năm 2013 khi khánh thành tuyến từ Harmuti trên tuyến chính Rangpara North-Murkongselak đến Naharlagun thuộc Arunachal Pradesh. Xây dựng 33 km đường sắt khổ rộng 1.676 mm (5 ft 6 in) được hoàn thành vào năm 2012. Thủ phủ bang Itanagar được đưa vào bản đồ đường sắt Ấn Độ vào ngày 12 tháng 4 năm 2014 qua tuyến Harmuti-Naharlagun dài 20 km mới xây dựng, khi một tuyến từ Dekargaon tại Assam đến ga Naharlagun, cách trung tâm Itanagar 10 km, tổng khoảng cách 181 km. Ngày 20 tháng 2 năm 2015, đoàn tàu đầu tiên chạy từ New Delhi đến Naharlagun được Thủ tướng Narendra Modi gắn cờ tại thủ đô. Ấn Độ có kế hoạch kéo dài đường sắt đến Tawang, gần biên giới với Trung Quốc. == Giáo dục == Chính phủ bang đang mở rộng hệ thống giáo dục tương đối kém phát triển với trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ như Vivekananda Kendra, dẫn đến cải thiện rõ rệt tỷ lệ biết chữ của bang. Các đại học lớn là Dại học Rajiv Gandhi (trước gọi là Đại học Arunachal), Đại học Kỹ thuật và Y khoa Indira Gandhi và Đại học Himalaya, cùng với chín trường cao đẳng trực thuộc chính phủ và bốn trường cao đẳng tư nhân. Cao đẳng đầu tiên là Cao đẳng Jawaharlal Nehru, Pasighat, thành lập vào năm 1964. Đại học Kỹ thuật North East Frontier (NEFTU) thành lập vào năm 2014. Ngoài ra, còn có một cơ sở tương đương đại học là Học viện Khoa học và Công nghệ khu vực Đông Bắc (NERIST) cũng như Học viện Công ngệ Quốc gia, Arunachal Pradesh, thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 2010, nằm tại Yupia (trung tâm của Itanagar). NERIST đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học về kỹ thuật và quản trị. Cũng có các học viện đức tin như Pali Vidyapith do Phật tử điều hành. Họ dạy chữ Pali và Khamti cộng thêm các môn học giáo dục điển hình. Khamtu là bộ lạc duy nhất tại Arunachal Pradesh có chữ viết riêng. Các thư viện thánh kinh nằm tại một số địa điểm trong huyện Lohit, lớn nhất là tại Chowkham. Bang có hai viện bách khoa: Trường bách khoa chính phủ Rajiv Gandhi tại Itanagar được thành lập vào năm 2002 và Cao đẳng bách khoa Tomi tại Basar được thành lập vào năm 2006. Bang có một cao đẳng luật mang tên Học viện Luật Arunachal tại Itanagar. Cao đẳng Làm vườn và Lâm nghiệp là hội viên của Đại học Nông nghiệp TW, Imphal. == Chú thích ==
khai thác mỏ lộ thiên.txt
Khai thác mỏ lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Khai thác mỏ lộ thiên bắt đầu từ giữa thế kỷ 16 Ở thế kỷ 20, hình thức này trở nên phổ biến, và là hình thức chính để khai thác than ở Hoa Kỳ. Đa số hình thức khai thác lộ thiên đều dùng các thiết bị máy móc lớn, như máy xúc đất, để loại bỏ lớp đất đá bề mặt. Kế tiếp là dùng máy xúc tay gàu kéo cáp (dragline excavator) hoặc máy xúc nhiều gàu kiểu roto (bucket-wheel excavator) để lấy khoáng sản. == Các dạng khai thác == Có nhiều dạng khai thác mỏ lộ thiên, theo đó hình thức khai thác dải và khai thác mỏ mở là hai hình thức phổ biến nhất. === Khai thác dải === Trong dạng khai thác này, lớp đất đá được loại bỏ theo dải (vạch) để lộ các lớp mỏ, quặng ở dưới. Trong một hoạt động khai thác điển hình, dải khấu đầu tiên được loại bỏ và đặt qua một bên, kế đến dải đất thứ hai cũng được loại bỏ bên cạnh dải đất thứ 1. Quá trình này lặp lại cho đến khi khai thác được toàn bộ mỏ hoặc độ dày giữa các dải đất quá lớn để không thể khai thác được nữa. Thông thường người ta dùng hình thức khai thác dải để khai thác than đá và than nâu. Hình thức khai thác dải chỉ áp dụng nếu thân khoáng ở gần bề mặt. Có 2 dạng khai thác dải chính là khai thác dải theo khu vực và khai thác dải vạch viền. Trong đó, phương pháp phổ biến là "khai thác dải theo khu vực", được áp dụng cho địa hình tương đối bằng phẳng. Phương pháp thứ 2 là "khai thác dải vạch viền", loại bỏ đất đá ở theo viền ở khu vực địa hình đồi núi. Phương pháp này tương tự như tạo các bậc thang đi sâu dần vào lòng đất bằng máy khoan. === Khai thác mỏ mở === Khai thác mỏ mở là một phương pháp lấy đá hay khoáng sản từ lòng đất thông qua việc loại bỏ chúng từ 1 hố mở. Đôi khi người ta nhầm lẫn khai thác mỏ mở giống như phương pháp khai thác dải, tuy nhiên 2 phương pháp này là khác nhau do khai thác mỏ mở có ít đất đá phủ (overburden) hơn. Đa số vật liệu được loại bỏ trong quá trình khai thác mỏ mở là khoáng sản, trong khi đó vật liệu được loại bỏ trong quá trình khai thác dải lại là đất đá phủ (đất, đá,...). === Khai thác loại bỏ đỉnh núi === === Khai thác mỏ nạo vét === === Khai thác mỏ tường cao (highwall) === == Khai thác mỏ trong văn hóa == Tiểu thuyết Gray Mountain (tiểu thuyết của Grisham) (2014) của John Grisham nói về khai thác mỏ và các tác động có hại ở dãy Appalachian. Bài hát Paradise của John Prine về chủ đề tàn phá Kentucky bằng khai thác mỏ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == "Why Surface Mine?", an argument in favor of surface mining, by an executive of International Coal Group "The Truth About Surface Mining", a website created to address misconceptions of mountaintop mining (MTM), most specifically mountaintop coal mining.
pleione aurita.txt
Pleione aurita là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được P.J.Cribb & H.Pfennig miêu tả khoa học đầu tiên năm 1988. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Pleione aurita tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Pleione aurita tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Pleione aurita”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
henry viii của anh.txt
Henry VIII (28 tháng 6, 1491 – 28 tháng 1, 1547) là Vua nước Anh từ ngày 21 tháng 4, 1509 cho đến khi băng hà. Ông là Lãnh chúa, về sau là Vua, của Ireland. Giống các vua Anh khác, ông tự nhận danh hiệu Quốc vương Pháp. Henry là vua thứ hai thuộc Nhà Tudor, kế vị phụ vương Henry VII. Ngoài sáu cuộc hôn nhân, Henry VIII còn nổi tiếng do đã tách Giáo hội Anh khỏi Giáo hội Công giáo Rôma. Sự tranh chấp của Henry đối với Rôma dẫn đến cuộc ly giáo của Giáo hội Anh khỏi thẩm quyền giáo hoàng, giải thể các tu viện, và nhà vua đảm nhận vị trí lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh. Tuy nhiên, Henry vẫn duy trì niềm tin vào giáo lý Công giáo, ngay cả sau khi ông bị vạ tuyệt thông. Henry được xem là một quân vương học thức, cuốn hút, và thành công, được ca tụng như là "một trong những lãnh tụ đầy sức thu hút từng ngồi trên ngai vàng nước Anh." Nhà vua cũng viết sách và sáng tác nhạc. Khao khát của Henry có một con trai để kế vị - một phần do tính huyễn hoặc của nhà vua, phần khác do ông tin rằng một nữ hoàng sẽ không đủ năng lực để củng cố Triều đại Tudor và duy trì nền hòa bình mong manh của đất nước sau Chiến tranh Hoa Hồng - đã dẫn đến hai sự kiện đáng ghi nhớ về thời trị vì của nhà vua: sáu cuộc hôn nhân nhiều uẩn khúc, và vai trò của nhà vua như là nhân tố khởi phát thúc đẩy tiến trình cải cách tôn giáo tại nước Anh, về sau đã khiến đất nước này trở thành một quốc gia Kháng Cách lại duy trì một số truyền thống Công giáo. Cuối đời, Henry trở nên béo phì, sức khỏe suy giảm; hình ảnh ông trong mắt thần dân chỉ còn là một ông vua dâm đãng, ích kỷ, khắc nghiệt, và tâm lý bất ổn. == Thiếu thời: 1491 – 1509 == Chào đời tại Lâu đài Greenwich, Henry VIII là con thứ ba và là con trai thứ hai của Henry VII và Elizabeth xứ York. Trong sáu anh em của Henry chỉ có ba người còn sống cho đến tuổi trưởng thành: Arthur Hoàng tử xứ Wales, Margaret, và Mary. Henry được Richard Fox, Giám mục Exeter làm lễ rửa tội tại tu viện dòng Phan-xi-cô gần lâu đài. Henry thụ hưởng nền giáo dục hàng đầu từ các giáo tập trong cung, thông thạo tiếng Latin, tiếng Pháp, một ít tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Hi Lạp cổ. Bởi vì Hoàng tử Arthur, anh của Henry, đã được chọn làm người kế vị, Henry được chuẩn bị cho một chức vụ trong giáo hội. Elizabeth xứ York, mẹ của Henry, qua đời khi cậu mới 11 tuổi. === Cái chết của Hoàng tử Arthur === Năm 1502, Arthur lìa đời ở tuổi 15, chỉ 20 tuần lễ sau khi kết hôn với Catherine xứ Aragon, để lại mọi nghĩa vụ và kỳ vọng trên vai cậu em trai Henry mới 10 tuổi. Tháng 9 năm 1502, Henry kế vị anh trai để trở thành Công tước Cornwall, rồi Hoàng tử xứ Wales, và Bá tước Chester vào tháng 2 năm 1503. Do muốn củng cố liên minh quân sự giữa Anh và Tây Ban Nha, Henry VII buộc con trai thứ hai của mình kết hôn với Catherine, con gái của Vua Ferdinand II và Hoàng hậu Isabella I, chỉ một thời gian ngắn khi Arthur lìa đời, với sự quyết tâm từ Isabella và Henry VII. Henry, mới 11 tuổi, không được phép sống chung với Catherine lớn hơn cậu năm tuổi; hai bên được yêu cầu phải chờ đợi. Song, do Isabella qua đời năm 1504, rồi những vấn đề nảy sinh từ việc kế vị vương quốc Castile, đã làm thay đổi vị thế của Catherine. Cha cô, Ferdinand, muốn cô ở lại Anh trong cương vị đại sứ cho Tây Ban Nha, nhưng mối quan hệ giữa Henry VII và Ferdinand đã xấu đi. Sau khi Henry VII băng hà ngày 22 tháng 4, 1509, tân vương tuyên bố kết hôn với Catherine. Henry VIII cho rằng đó là ước muốn của vua cha trước khi từ trần. Dù điều này có thật hay không, thì cuộc hôn nhân là ích lợi cho Henry vào thời điểm ấy: Hoàng đế Maximilian I của Đế quốc La Mã thánh muốn gả con gái, Eleanor, cho Henry; cô vừa bị người yêu bỏ rơi. == Trị vì: 1509 – 1525 == Hai ngày sau khi đăng quang, Henry ra lệnh bắt giữ hai quan đại thần đang suy giảm uy tín, Sir Richard Empson và Edmund Dudley. Họ bị buộc tội phản loạn rồi bị xử tử năm 1510. Đó là chiến thuật được Henry thường xuyên áp dụng đối với những ai bị xem là đang ngáng trở bước tiến của ông. Henry cố công tô điểm hình ảnh của mình như là một nhà lãnh đạo uyên bác, cung vua trở thành địa điểm sáng tạo trong nghệ thuật và học thuật. Bản thân nhà vua cũng là một nhạc sĩ, tác gia, và thi sĩ. Xung quanh nhà vua là những nhạc sĩ như Benedict de Opitiis, Richard Sampson, Ambrose, và nghệ sĩ phong cầm đến từ Venice, Dionisio Memo. Henry có một bộ sưu tập các loại nhạc cụ; nhà vua sử dụng thành thạo đàn lute, organ, và đàn virginals; nhà vua tỏ ra xuất sắc trong xướng âm và hát. Henry rất thích chơi bài và xúc sắc, giỏi trong các môn thể thao, nhất là cưỡi ngựa đấu thương, săn bắn, và quần vợt. Henry cũng nổi tiếng là người sùng đạo, và nhiệt tình bảo vệ đạo giáo. Nhà vua viết quyển Assertio Septem Sacramentorum công kích nhà cải cách tôn giáo người Đức Martin Luther và biện minh cho giáo lý Công giáo như các bí tích, lễ Misa, và quyền tối thượng của Giáo hoàng. Giáo hoàng Leo X rất hài lòng và ban tặng Henry danh hiệu Fidei Defensor (Người Bảo vệ Đức tin). === Nước Pháp và Nhà Habsburg === Năm 1511, Giáo hoàng Julius II công bố Liên minh thánh chống lại nước Pháp. Liên minh mới này phát triển nhanh chóng với sự gia nhập của Tây Ban Nha, Đế quốc La Mã thánh, và Anh. Henry quyết định nắm lấy cơ hội để mở rộng lãnh thổ ở phía bắc nước Pháp. Ông chấm dứt Hiệp ước Westminster, cam kết hỗ trợ Tây Ban Nha chống Pháp vào tháng 11 năm 1511, và chuẩn bị cho cuộc chiến Liên minh Cambrai. Năm 1513, Henry xâm lấn nước Pháp, quân Anh đánh bại quân Pháp trong Trận Spurs. Mặc dù anh rể ông, James IV của Scotland, xâm lăng nước Anh theo yêu cầu của Louis XII của Pháp, Henry vẫn không chịu lui binh. Hoàng hậu Catherine, đang nắm quyền nhiếp chính khi Henry vắng mặt, lãnh đạo quân Anh đánh bại quân Scotland trong Trận Flodden vào ngày 9 tháng 9, 1513. James IV thiệt mạng trong chiến trận, chấm dứt sự can thiệp ngắn ngủi của Scotland. Ngày 18 tháng 2, 1516, Catherine sinh cho Henry người con duy nhất còn sống đến tuổi trưởng thành, Công chúa Mary (trước đó, năm 1511, Catherine sinh một con trai, Henry Công tước Cornwall nhưng chỉ sống vài tuần sau khi chào đời). == Quyền lực == === Chính quyền và tài chính === Tình trạng tài chính nước Anh gần như là một thảm họa trong những năm trị vì của Henry, mặc dù nhà vua thừa hưởng một nền kinh tế thịnh vương (chưa kể đất đai của giáo hội bị tịch thu làm gia tăng tài sản của hoàng gia). Sự tiêu xài hoang phí của nhà vua cùng sưu cao thuế nặng đã tàn phá nền kinh tế. Lấy thí dụ, Henry gia tăng số lượng tàu cho Hải quân Hoàng gia từ 5 chiếc lên đến 53 chiếc. Say mê các tòa lâu đài, khi đăng quang Henry có một tá, khi băng hà con số này là 55 với 2 000 chiếc thảm thêu. Để so sánh, vua nước láng giềng và là cháu của Henry, James V của Scotland, chỉ có năm lâu đài với 200 tấm thảm thêu. Henry hãnh diện khi khoe khoang bộ sưu tập vũ khí của mình, trong đó có bộ thiết bị cung tên ngoại nhập, 2 250 món quân nhu, và 6 500 súng ngắn. Khi mới lên ngôi, Henry phụ thuộc nhiều vào các cố vấn, nhưng về sau nhà vua nắm toàn quyền. Từ năm 1514 đến 1529, Thomas Wosley (1473-1530), một hồng y Công giáo, làm tể tướng, trong thực tế kiểm soát chính sách ngoại giao và nội trị cho ông vua trẻ. Ông thương thảo một cuộc hưu chiến với Pháp. Ông đã dẫn dắt nước Anh lúc tiến lúc thoái trong vai trò đồng minh với Pháp lẫn Đế quốc La Mã thánh. Wosley tập trung quyền lực về chính quyền trung ương. Song, chủ trương của Wosley sử dụng các khoản nợ bắt buộc để tài trợ cho các cuộc viễn chinh cùng số lượng tài sản khổng lồ và nếp sống phô trương của ông gây căm phẫn trong giới giàu có ở Anh. Rồi Wosley làm nhà vua thất vọng vì không thể giúp ông hủy bỏ cuộc hôn nhân với Hoàng hậu Catherine. Ngân khố trống rỗng sau nhiều năm tiêu xài hoang phí, và khi sự bất mãn dâng cao Henry cần có giải pháp mới: Wosley bị thay thế. Sau 16 năm sống trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực, năm 1529 Wosley bị thất sủng, năm sau ông bị bắt giữ, bị gán tội phản loạn, rồi chết trong tù. Sự sụp đổ của Wosley là lời cảnh báo cho Giáo hoàng và giới tăng lữ ở Anh về những gì họ sẽ đối diện nếu không thuận theo ý nhà vua. Henry toàn quyền cai trị đất nước, mặc cho các phe phái trong triều vẫn tiếp tục đấu đá và trừ khử lẫn nhau. Geoffrey Elton (1962) suy luận rằng có một cuộc cách mạng quan trọng xảy ra trong triều. Mặc dù thừa nhận Henry là một quân vương thông minh sắc sảo, Elton tìm thấy phần đóng góp lớn lao trong các động thái tích cực, nhất là quyết định tách rời khỏi Rô-ma, là do Thomas Cromwell chứ không phải nhà vua. Elton nhận thấy Henry là nhà lãnh đạo tài năng nhưng ông không đủ kiên nhẫn để theo đuổi những kế hoạch lâu dài; đúng hơn, nhà vua là một kẻ cơ hội, nhờ người khác đưa ra các ý tưởng và sử dụng họ để đạt đến mục đích. Những cuộc phiêu lưu tình ái của Henry là một phần trong chuỗi chứng cứ của Elton; một người đàn ông kết hôn đến sáu lần, theo Elton, không thể là người có thể kiểm soát số phận của mình. Elton nhận ra rằng chính Thomas Cromwell là người đã hình thành ý niệm về một nước Anh thịnh vượng với sự tham gia tích cực của người dân thông qua Quốc hội, và đó là sự khởi đầu cho một nhà nước pháp quyền. Cần có sự chuẩn thuận của Quốc hội không có nghĩa là nhà vua nhượng bộ; Henry là nhà cai trị chuyên chế, chưa bao giờ tỏ ra ngần ngại khi sử dụng quyền lực của mình. Sự đồng thuận của người dân chỉ giúp làm tăng chứ không hạn chế quyền lực hoàng gia. === Cải cách tôn giáo === Henry chưa bao giờ chính thức bác bỏ thần học Công giáo, nhưng từ năm 1534, nhà vua tự nhận mình là nhà lãnh đạo tối cao của giáo hội tại Anh. Quyết định này, kết hợp với những động thái kế tiếp nhau, dần dà hình thành nên một giáo hội tách rời khỏi Rô-ma, Giáo hội Anh. Henry và các cố vấn của ông cảm thấy rằng Giáo hoàng, trong các vấn đề thế tục, đang hành động như là một vương quyền Ý, do đó làm lu mờ vai trò lãnh đạo tôn giáo của ông. Vì quyền lợi quốc gia, Henry ngày càng cảm thấy khó chấp nhận khi những vấn đề nội chính quan trọng của nước Anh đều được quyết định bởi người Ý. Sự kiện hủy hôn với Catherine là một thí dụ điển hình nhưng chính nó không phải là nguyên nhân của sự việc. Cuộc cải cách giáo hội do Henry tiến hành khởi phát từ những nguyên nhân phức tạp hơn chứ không chỉ đơn thuần là khao khát của nhà vua muốn có vợ mới và có con trai để kế vị. Henry khẳng định rằng cuộc hôn nhân đầu tiên chưa bao giờ là hợp lệ, nhưng việc hủy hôn chỉ là một trong những nhân tố khiến Henry muốn cải cách giáo hội. Từ năm 1532-1537, Henry ban hành một loạt đạo luật liên quan đến mối quan hệ giữa nhà vua với Giáo hoàng, và về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Anh. Trong giai đoạn này, Henry giải thể các tu viện và những điện thờ hành hương như là một phần trong nỗ lực cải cách giáo hội. Nhà vua luôn thủ giữ vai trò chủ chốt trong việc ra quyết sách về tôn giáo; chính sách này, được ông kiên trì theo đuổi, có thể được miêu tả chính xác nhất là đi theo đường lối trung dung. === Giải thể các tu viện === Trên khắp nước Anh có rất nhiều cơ sở tôn giáo sở hữu nhiều đất đai cho tá điền thuê mướn để canh tác. Từ năm 1536-1541, Henry giải thể các cơ sở tôn giáo và chuyển đổi một phần năm đất canh tác của nước Anh sang tay chủ mới. Kế hoạch được thiết kế nhằm tạo ra một giới quý tộc chịu ơn nhà vua, họ là những người sử dụng đất canh tác hiệu quả hơn. Henry tiến hành một số thay đổi trong cung cách hành đạo. Nhà vua ra lệnh cho giới tăng lữ thuyết giảng chống lại các loại ảnh tượng mê tín, các thánh tích, các loại phép lạ, và việc hành hương, cũng như dời bỏ các chân nến. Sách dạy giáo lý năm 1545, gọi là King’s Primer, loại bỏ các thánh. Nghi lễ cử hành bằng tiếng Latin nhường chỗ cho tiếng Anh. Điện thờ các thánh bị hủy bỏ, và các thánh tích bị chế giễu như là những bộ xương khô vô giá trị. == Những người tình == Không như mọi người vẫn nghĩ về ông, Henry không có quá nhiều mối quan hệ ngoài hôn nhân, có thể xác định chắc chắn là trường hợp của hai người tình: Elizabeth Blount và Mary Boleyn. Mặt khác, cũng khó có thể nói Henry không có ai khác ngoài hai người tình kể trên; Alison Weir tin rằng Henry dính líu đến nhiều mối quan hệ ngắn ngủi và bí mật, hầu hết đều diễn ra ở tòa nhà Jordan House bên bờ sông. Tháng 6, 1519, Elizabeth "Bessie" Blount sinh cho Henry một con trai ngoại hôn, Henry FitzRoy. Cậu bé được tấn phong Công tước Richmond tháng 6, 1525 trong kế hoạch tiến hành từng bước một để hợp pháp hóa đứa con ngoại hôn. Năm 1533, FitzRoy kết hôn với Mary Howard, em họ của Anne Boleyn, nhưng FitzRoy chết ba năm sau đó mà không có con. Mary Boleyn là người tình của Henry trước khi em gái cô, Anne Boleyn, trở thành vợ thứ hai của nhà vua. Trước đó cô thuộc đoàn tùy tùng của Catherine. Đã có đồn đại rằng hai con của Mary, Catherine và Henry, là con của nhà vua, nhưng Henry chưa bao giờ thừa nhận điều này như ông đã làm với Henry FitzRoy. Năm 1510, người ta tin rằng Henry có quan hệ với em gái của Edward Stafford, Công tước Buckingham, là Anne Hastings, Nữ Công tước Huntingdon, khiến Stafford giận dữ, và Lord George Hastings, chồng của Anne, gởi cô vào một tu viện. Eustace Chapuys viết, "chồng của người phụ nữ ấy đem vợ đến một tu viện cách xa 60 dặm để không ai còn thấy cô". == Hủy hôn: 1525-1533 == Henry mất kiên nhẫn với việc Catherine không có khả năng sinh con trai để nối ngôi. Ngoại trừ Mary, các con của Catherine đều chết khi còn nhỏ, mà Henry khao khát có một con trai để củng cố quyền lực triều đại Tudor. Năm 1525, Henry phải lòng một thiếu nữ quyến rũ trong đoàn tùy tùng của hoàng hậu, Anne Boleyn. Lúc đầu, Anne khước từ mọi mời mọc của Henry, và từ chối trở thành người tình của nhà vua như chị cô, Mary Boleyn, từng làm. Cô nói, "Tôi khẩn thiết nài xin hoàng thượng từ bỏ ý định ấy. Tôi thà mất mạng sống còn hơn đánh mất sự chân thật của mình." Lời khước từ của cô gái làm cô trở nên quyến rũ hơn, khiến nhà vua càng kiên trì theo đuổi cô. Cuối cùng, khi nhận thấy những cơ hội thuận lợi khi được nhà vua say mê, Anne bày tỏ sự cương quyết chỉ nhận lời nếu cô chính thức trở thành hoàng hậu. Nhà vua quyết tâm hủy bỏ hôn nhân với Catherine. Henry trực tiếp thỉnh cầu Giáo hoàng mà không thông qua Hồng y Thomas Wolsey. Thư ký của Henry, William Knight, được sai đến gặp Giáo hoàng Clêmentê VII để xin hủy hôn với lập luận sắc thư do Giáo hoàng Giuliô II ban hành là không có cơ sở, bởi vì cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa Catherine với Arthur đã được công nhận là hoàn hợp (hai người đã nên vợ chồng trong khuê phòng). Vì vậy, Henry thỉnh cầu được phép tái hôn. Tuy nhiên, khi ấy Giáo hoàng đang bị quản thúc bởi cháu của Catherine, Hoàng đế Charles V, rất khó khăn Knight mới có thể gặp Giáo hoàng, và cũng chỉ xoay xở xin được quy chế tái hôn có điều kiện. Henry buộc phải nhờ Wosley. Wolsey làm mọi điều có thể để nhà vua hài lòng, ông triệu tập một phiên tòa giáo hội tại Anh với sự có mặt của đặc sứ của Giáo hoàng. Vở Henry VIII của Shakespeare miêu tả chính xác hành động ngoạn mục của Catherine tại phiên tòa. Bà quỳ phục trước Henry, khẩn nài nhà vua, và trình bày sự việc cách thuyết phục, rồi rời khỏi phiên tòa trong nước mắt. Charles V chống lại việc hủy hôn dù không chắc là ông có nhiều ảnh hưởng trên Giáo hoàng. Dù vậy, Henry tin rằng Giáo hoàng sẽ không cho phép hủy bỏ cuộc hôn nhân với cô của hoàng đế Giáo hoàng cấm Henry tái hôn cho đến khi có quyết định đến từ Rôma, chứ không phải tại Anh. Tin rằng Wosley là kẻ phản bội, Anne Boleyn duy trì áp lực cho đến khi Wosley bị bãi nhiệm năm 1529. Sau khi mất chức, Wosley nài xin Anne giúp ông phục hồi quyền lực nhưng bị từ chối. Wosley âm mưu lưu đày Anne, đồng thời bắt liên lạc với Hoàng hậu Catherine và Giáo hoàng để thực hiện kế hoạch. Khi âm mưu bị bại lộ, Henry ra lệnh bắt giữ Wosley; nếu không chết vì bệnh tật năm 1530, có lẽ ông đã bị xử tử hình vì cáo buộc phản quốc. Thay thế Wosley, Thomas More bắt đầu hợp tác với nhà vua thực thi chính sách mới, tại Quốc hội ông lên án Wosley và công bố quan điểm các nhà thần học tại Oxford và Cambridge cho rằng hôn nhân giữa Henry và Catherine là bất hợp lệ. Tuy nhiên, khi Henry khởi sự bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng, sự e ngại của More cũng gia tăng. Một năm sau, Catherine bị trục xuất khỏi triều đình. Sau khi Wosley bị thất sủng, quyền lực chính trị của Anne gia tăng đáng kể. Là một phụ nữ thông minh và học thức, một điều hiếm có vào thời ấy, Anne quan tâm đến giáo huấn của những nhà cải cách Kháng Cách. Khi Tổng Giám mục Canterbury William Warham qua đời, Anne vận động cho tuyên úy của gia đình bà, Thomas Cranmer, được bổ nhiệm vào vị trí này. Nhờ sự can thiệp của Vua nước Pháp, sự bổ nhiệm được Rôma chuẩn thuận. Tiến trình tách rời khỏi Rôma diễn ra chậm chạp. Năm 1532, một luật sư ủng hộ Anne, Thomas Cromwell, trình Quốc hội các đạo luật công nhận thẩm quyền của nhà vua trên giáo hội. Sau khi các đạo luật này được thông qua, Thomas More từ nhiệm, chức tể tướng được giao cho Cromwell. === Hôn nhân thứ hai === Mùa đông năm 1532, trong lần hội kiến với Francis I của Pháp tại Calais, Henry có được sự hậu thuẫn của vua nước Pháp, ngay khi vừa về đến Dover, Anh, Henry và Anne bí mật tổ chức hôn lễ. Anne mang thai, hai người tổ chức hôn lễ lần thứ hai vào ngày 25 tháng 1, 1533. Ngày 23 tháng 5, 1533, trong một phiên tòa đặc biệt tại Dunstable Priory, Cranmer tuyến bố cuộc hôn nhân giữa nhà vua với Catherine không còn giá trị. Năm ngày sau, Cranmer tuyên bố hôn nhân giữa Henry và Anne là hợp pháp. Ngày 1 tháng 6, 1533, Anne được tấn phong hoàng hậu; ngày 7 tháng 9, 1533 bà sinh cho nhà vua một con gái, Elizabeth, được đặt theo tên của bà nội. Với Đạo luật Kế vị 1533, Quốc hội bác bỏ quyết định của Giáo hoàng và công nhận hôn nhân của Henry và Anne là hợp pháp. Con gái của Catherine, Mary, bị xem là con bất hợp pháp, và hậu duệ của Anne được công nhận quyền kế vị. Mọi thần dân đến tuổi trưởng thành đều được yêu cầu tuyên thệ chấp nhận Đạo luật; ai từ chối tuyên thệ đều bị bắt giam. Bất cứ ấn phẩm nào tuyên truyền cuộc hôn nhân này là bất hợp lệ đều bị xem là mưu phản và tác giả bị xử tử hình. == Tách khỏi Rô-ma: 1533 – 1540 == Cùng lúc, Quốc hội nghiêm cấm việc thỉnh thị ý kiến Rô-ma trong các vấn đề tôn giáo cũng như trong các lĩnh vực khác, và trừng phạt những ai quảng bá các chỉ dụ của Giáo hoàng trong nước Anh. Quốc hội cũng cấm Giáo hội ban hành các chuẩn tắc tôn giáo mà không có sự chuẩn thuận của nhà vua. Giáo hoàng Clement chỉ còn cách xét đến biện pháp rút phép thông công Henry và Thomas Cranmer, đồng thời tuyên bố quyết định của Henry hủy hôn với Catherine và hôn nhân của Henry với Anne là bất hợp lệ. Sứ thần của Giáo hoàng bị triệu hồi, và bang giao giữa Rô-ma với nước Anh bị cắt đứt. Thêm một số đạo luật được thông qua yêu cầu giới tăng lữ bầu chọn các Giám mục là những người được nhà vua đề cử. Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố nhà vua là "Nhà lãnh đạo duy nhất trên đất của Giáo hội Anh", một đạo luật khác được thông qua cùng năm 1534 kết án tử hình những ai bị buộc tội phản loạn vì không chịu công nhận quyền tối thượng của nhà vua. Đáp trả việc rút phép thông công, Đạo luật Peter’s Pence được thông qua tái khẳng định rằng nước Anh "dưới sự tể trị của Thiên Chúa không có bề trên nào hết ngoại trừ nhà vua", và rằng vương quyền của Henry từng bị suy yếu do sự tiếm quyền vô lý và hà khắc cũng như bởi sự "trấn lột" của Giáo hoàng. Bởi vì sự đối đầu giữa nhà vua và Giáo hoàng do xung đột lợi ích mà Giáo hội Anh đổi chủ, từ Rô-ma sang Henry VIII. Những nhà cải cách Kháng Cách vẫn tiếp tục bị bách hại, nhất là khi họ chống lại việc hủy hôn của Henry. Nhiều người trốn ra nước ngoài chỉ để rơi vào tình cảnh khắc nghiệt hơn như trường hợp của William Tyndale, cuối cùng ông bị hỏa thiêu theo yêu cầu của Henry. Phải đợi đến thời trị vì của con trai Henry, Edward VI, những cải cách giáo hội trong lĩnh vực thần học và hành đạo mới có thể tiến hành, sau đó được củng cố và xác lập bởi một người con khác của Henry, Elizabeth I. === Rắc rối nảy sinh === Cả nhà vua lẫn hoàng hậu đều không hài lòng với cuộc sống hôn nhân. Họ từng vui hưởng những ngày bình yên và hạnh phúc, nhưng Anne không chịu phục tùng nhà vua như bà được mong đợi phải làm. Tính sôi nổi hoạt bát và trí thông minh không cần giấu kín từng làm Anne là một người tình quyến rũ thì những tính cách này tỏ ra không thích hợp với vai trò mẫu nghi thiên hạ, bởi vì Henry đòi hỏi sự thần phục tuyệt đối của mọi người trong triều. Thái độ này khiến Anne có nhiều kẻ thù. Về phần mình, Henry không mấy thích thú với những cơn giận dữ thường xuyên của Anne. Sau một lần sẩy thai năm 1534, Henry xem việc Anne không thể sinh con trai cho ông là một sự phản bội. Đến Giáng sinh năm 1534, Henry bàn với Cranmer và Cromwell về những cơ hội bỏ rơi Anne mà không phải quay trở lại với Catherine. Những đề kháng chống lại chính sách tôn giáo của Henry bị dập tắt mau chóng. Một số tu sĩ bị tra tấn và xử tử. Những nhân vật nổi tiếng như John Fisher, Giám mục Rochester, và Sir Thomas More, từng là Tể tướng của Henry, vì từ chối tuyên thệ trung thành với nhà vua mà bị kết án mưu phản và bị chém đầu tại Tower Hill, ngay bên ngoài Tháp Luân Đôn. Mặt khác, sự đàn áp làm gia tăng chống đối của người dân, đáng kể nhất là sự kiện Pilgrimage of Grace, một cuộc nổi dậy rộng lớn ở miền bắc nước Anh trong năm 1536. Henry hứa ân xá và cảm ơn những người nổi dậy vì giúp ông quan tâm đến vấn đề của họ, rồi mời lãnh tụ của phe nổi dậy, Robert Aske, đến dự tiệc hoàng gia. Trong bữa tiệc, Henry yêu cầu Aske viết về những gì đã xảy ra để nhà vua hiểu rõ tình hình hơn mà tiến hành thay đổi. Sau này, những điều Aske viết bị nhà vua sử dụng để chống lại ông. Bởi vì Henry xem những người nổi dậy là kẻ phản quốc nên ông tự cho mình không có nghĩa vụ giữ lời hứa. Khi biết nhà vua thất hứa, họ nổi dậy lần nữa, nhưng đã bị suy yếu nhiều. Nhà vua cho đập tan cuộc nổi dậy, và bắt giữ những người lãnh đạo, trong đó có Aske. Họ bị xử tử vì tội phản quốc. === Xử tử Anne Boleyn === Ngày 8 tháng 1, 1536, nhà vua và hoàng hậu biết tin Catherine qua đời. Lúc ấy hoàng hậu đang mang thai, bà biết số phận của mình sẽ ra sao nếu không thể sinh con trai, bởi vì nếu cả hai hoàng hậu khuất bóng thì nhà vua có thể tự do tái hôn mà không ai có thể xem cuộc hôn nhân mới là bất hợp pháp. Đến cuối tháng, Henry bị ngã ngựa trong một cuộc thi đấu và bị chấn thương nghiêm trọng. Khi biết tin, hoàng hậu chấn động và bị sẩy thai, một bé trai 15 tuần tuổi. Sau khi Anne hồi phục, Henry tuyên bố cuộc hôn nhân của ông là hậu quả của ma thuật. Người tình mới của nhà vua, Jane Seymour, dời đến chỗ ở mới sau khi em trai của Anne, George Boleyn, bị khước từ một đặc ân vinh dự của triều đình, Huân chương Garter. Anh trai của Seymour được ban tặng huân chương này. Năm người đàn ông, trong đó có em trai của Anne, bị bắt giữ và buộc tội loạn luân và phản quốc vì bị cáo buộc quan hệ tình dục với hoàng hậu. Ngày 2 tháng 5, 1536, Anne bị bắt và giam giữ trong Tháp Luân Đôn. Bà bị cáo buộc tội ngoại tình, loạn luân, và phản quốc. Mặc dù Anne không nhận tội và không có chứng cứ thuyết phục, bà bị tuyên án tử hình ngày 17 tháng 5, 1536. Tám giờ sáng ngày 19 tháng 5, 1536, hoàng hậu bị xử chém. Cuộc hành hình diễn ra nhanh chóng. Anne quỳ thẳng lưng, lìa đời chỉ sau một nhát chém. === Hoàng tử Edward === Một ngày sau khi Anne bị hành hình, Henry đính hôn với Jane Seymour, một trong những thiếu nữ thuộc đoàn tùy tùng của hoàng hậu. Mười ngày sau hai người kết hôn. Cũng vào thời điểm đó, Henry phê chuẩn bộ luật về xứ Wales năm 1535, sáp nhập xứ Wales vào nước Anh, sau đó là Đạo luật Kế vị thứ hai, tuyên bố hậu duệ của Hoàng hậu Jane sẽ là người kế vị trực tiếp, như thế Lady Mary và Lady Elizabeth bị kể là con ngoại hôn và mất quyền kế vị. Nhà vua có thêm quyền chỉ định người kế vị theo ý muốn của mình. Năm 1537, Jane sinh một con trai, Hoàng tử Edward. Đây là một ca sinh khó và hoàng hậu qua đời do nhiễm trùng ngày 24 tháng 10, 1537 tại Lâu đài Hampton Court. Toàn thể triều đình cùng than khóc với Henry trong một thời gian dài. Henry xem Jane là người vợ "thật" vì bà là người phụ nữ duy nhất cho ông một con trai để nối ngôi, điều ông vẫn tha thiết mong đợi. Sau khi băng hà, nhà vua được an táng cạnh Hoàng hậu Jane. == Cuối đời: 1540 – 1547 == Năm 1540, Henry cho phá hủy những điện thờ các thánh. Cùng lúc, nhà vua muốn tái hôn để đảm bảo chắc chắn sự nối ngôi. Thomas Cromwell, đã được phong tước Bá, đề cử Anne, em gái Công tước xứ Cleves (Cleves hoặc Jülich-Cleves-Berge là lãnh thổ phần lớn thuộc nước Đức, phần còn lại thuộc Hà Lan ngày nay). Công tước Cleves là tín hữu Kháng Cách, người được xem sẽ là một đồng minh quan trọng trong trường hợp Công giáo Rô-ma tấn công nước Anh. Hans Holbein được sai đến gặp Cleves để vẽ chân dung Anne về trình nhà vua. Henry đồng ý kết hôn, nhưng sau khi gặp Anne, nhà vua tỏ ra thất vọng về nhan sắc của cô dâu. Henry muốn hủy hôn; trong khi đó, Công tước Cleves đang tranh chấp với Hoàng đế La Mã thánh, người Henry không muốn đối đầu. Hoàng hậu Anne đủ khôn ngoan để không làm trái ý nhà vua, bà làm chứng rằng cuộc nhân của họ là không hoàn chỉnh. Henry được thuật lại rằng mỗi đêm đến phòng cô dâu chỉ để hôn lên trán cô trước khi về phòng mình. Cuộc hôn nhân bị hủy bỏ, Anne nhận tước vị "Em gái nhà vua", và được ban tặng Lâu đài Hever, trước đó là nơi ở của gia đình Boleyn. Bởi vì đã tích cực sắp xếp cuộc hôn nhân này mà Cromwell bị thất sủng, cuối cùng bị xử chém. Ngày Cromwell bị hành hình (28 tháng 7, 1540) cũng là ngày Henry cưới Catherine Howard, em họ của Anne Boleyn, trước đây thuộc đoàn tùy tùng của Anne. Nhà vua rất thích cô vợ mới. Tuy nhiên, không lâu sau khi kết hôn, Hoàng hậu Catherine có quan hệ tình cảm với Thomas Culpeper. Bà cũng chọn Francis Dereham, người yêu cũ và là hôn phu của bà trước khi trở thành hoàng hậu, làm thư ký riêng cho bà. Thomas Cranmer, đối nghịch với gia đình Howard theo Công giáo, đã trình nhà vua các chứng cứ về những hành vi của hoàng hậu. Dù không chịu tin lời cáo buộc, nhà vua cho phép Cranmer mở cuộc điều tra. Khi bị tra hỏi, hoàng hậu thú nhận từng có hôn ước với Dereham, có nghĩa hôn nhân của bà với Henry là bất hợp lệ, mặt khác bà nói Dereham đã ép buộc bà ngoại tình. Cùng lúc, Dereham tố giác hoàng hậu có quan hệ với Thomas Culpeper. Catherine bị xử tử ngày 13 tháng 2, 1542. Trong năm ấy, những tu viện còn lại đều bị giải thể, tài sản tu viện được chuyển về ngân khố nhà vua. Các tu viện trưởng mất ghế trong Viện Quý tộc. Năm 1543, Henry kết hôn lần cuối, lần này với Catherine Parr, một góa phụ giàu có. Bà thường xuyên tranh luận với Henry về tôn giáo. Hoàng hậu ủng hộ cải cách còn nhà vua muốn duy trì truyền thống cũ. Quan điểm tôn giáo của hoàng hậu làm những người Công giáo có nhiều ảnh hưởng như Stephen Gardiner, Giám mục Winchester, và Lord Wriothesley, Tể tướng của Henry, nghi ngại. Năm 1546, họ thuyết phục nhà vua chống lại bà. Một lệnh bắt giữ đã được soạn sẵn trong khi những tin đồn loan truyền khắp châu Âu rằng nhà vua bắt đầu quan tâm đến một phụ nữ khác, Nữ Công tước Suffolk. Song, sau khi đọc lệnh bắt giữ, Catherine tìm cách giải hòa với nhà vua, thề hứa rằng những cuộc thảo luận về tôn giáo chỉ nhằm mục đích giúp nhà vua quên những cơn đau do bệnh tật. Catherine cũng giúp Henry hòa giải với các con gái của ông, Lady Mary và Lady Elizabeth. Năm 1544, một đạo luật được thông qua phục hồi quyền kế vị cho họ, kế tiếp Edward Hoàng tử xứ Wales, mặc dù họ vẫn bị xem là con ngoại hôn. Năm 1513 diễn ra một loạt các cuộc hành quyết vì lý do chính trị, khởi đầu với Edmond de la Pole, Công tước Suffolk, và kết thúc với Henry Bá tước Surrey vào tháng 1, 1547. === Băng hà === Cuối đời, Henry phát phì (vòng bụng lên đến 54 inches /137 cm), và cần có thiết bị hỗ trợ mới có thể di chuyển. Nhà vua chịu nhiều đau đớn thể xác, thân thể bị nhiều ung nhọt, và có lẽ mắc bệnh thống phong. Sự béo phì và các vấn đề sức khỏe khác của Henry có lẽ phát sinh từ tai nạn năm 1536 khi nhà vua bị chấn thương trong một trận cưỡi ngựa đấu thương (tai nạn này cũng là nguyên nhân khiến Anne Boleyin bị sẩy thai), làm tái phát, lần này trầm trọng hơn, vết thương cũ ở chân của nhà vua. Vết thương bị lở loét và trở thành ung nhọt suốt phần đời còn lại của Henry, và làm suy yếu sức khỏe của ông. Người ta tin rằng bệnh tật đã khiến tính cách của Henry trở nên thất thường. Henry từ trần ngày 28 tháng 1, 1547 tại Lâu đài Whitehall ở tuổi 55. Nhà vua được an táng tại Nguyện đường St George trong Lâu đài Windsor, bên cạnh Hoàng hậu Jane Seymour. Edward, con trai chính thức duy nhất của Henry, lên ngôi lấy hiệu Edward VI. Theo di chúc của Henry, một hội đồng gồm 16 nhiếp chính được thành lập để điều hành quốc gia cho đến khi Edward đủ 18 tuổi. Các nhiếp chính chọn Edward Seymour Bá tước Hertford, anh trai Jane Seymour, vào chức vụ Lord Protector. == Hình ảnh == Henry khổ công xây dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo với thẩm quyền tuyệt đối và quyền lực không thể thách thức. Theo ý mình, nhà vua xử tội chết, thường là chém đầu nơi công cộng, những nhà quý tộc nhiều hơn bất cứ vua chúa nào trước và sau ông. Trong danh sách nạn nhân của Henry có hai hoàng hậu, hai mươi nhà quý tộc, bốn quan đại thần, sáu cận thần và thân hữu với nhà vua, chưa kể một hồng y và nhiều tu viện trưởng. Hồng y Wolsey chết lúc đang bị xét xử về tội phản quốc. Cao hơn 6 feet (183 cm), vạm vỡ và mạnh sức, Henry thi đấu xuất sắc trong môn cưỡi ngựa đấu thương và săn bắn. Không chỉ đơn thuần để giải trí, các môn thể thao này được Henry xem là phương tiện đạt đến những mục đích chính trị như nâng cao hình ảnh cường tráng của một nhà lãnh đạo nhằm tạo ấn tượng với vua chúa và sứ thần các nước, cũng như phô diễn khả năng dẹp loạn trong nước của nhà vua. Khi Henry xuất hiện trong một cuộc tranh tài môn cưỡi ngựa đấu thương do ông tổ chức tại Greenwich năm 1517, một sứ thần đã gởi tường trình về nước của mình, "Sự giàu có và văn minh của thế giới đang tụ hội tại đây, những ai gọi dân Anh là mọi rợ, theo tôi, nên tự nhận mình là mọi rợ." Tuy nhiên, đến cuối đời sức khỏe nhà vua suy giảm nhanh chóng do chế độ ăn thiếu lành mạnh của ông. Henry là một nhà lãnh đạo thông thái, là vua Anh đầu tiên thụ hưởng nền giáo dục nhân văn hiện đại. Nhà vua có thể đọc, viết tiếng Anh, Pháp, và Latin. Nhà vua dành nhiều thì giờ trong thư viện lưu trữ nhiều sách của mình; ông đích thân chú giải nhiều sách cũng như viết một quyển sách để phát hành. Nhà vua thành lập Trường Christ Church Cathedral ở Oxford năm 1546. === Tài chính === Henry thừa kế tài sản khổng lồ từ phụ vương Henry VII, ước tính lên đến 1 250 000 bảng Anh (ngày nay trị giá 375 triệu bảng Anh). Khác với con trai, Henry VII là người tiết kiệm và cẩn trọng trong chi tiêu. Phần lớn tài sản của Henry được dùng để duy trì các hoạt động của triều đình và hoàng gia. Các quân vương Triều đại Tudor trang trải chi phí cho chính quyền từ lợi tức của chính họ, đến từ đất đai của hoàng gia cũng như các loại thuế do Quốc hội quy định. Trong thời trị vì của Henry mức lợi tức của nhà vua là ổn định (khoảng 100 000 bảng Anh), nhưng bị tiêu hao đáng kể do lạm phát bởi chiến tranh. Đến giữa thập niên 1520, chiến tranh và tham vọng chính trị của Henry ở châu Âu đã làm cạn kiệt tài sản Henry thừa kế từ vua cha. Chương trình giải thể các tu viện đã bổ sung đáng kể cho ngân khố. Giá trị số đất đai nhà vua chiếm hữu từ các tu viện mỗi năm lên đến 120 000 bảng Anh (36 triệu bảng Anh theo thời giá). Trong hai năm 1526 và 1539, Henry cho hạ giá tiền đồng nhằm giải quyết các khoản thâm hụt, và mặc dù các bộ trưởng của nhà vua cố cắt giảm các khoản chi tiêu và sự hoang phí, nhà vua vẫn ngập trong nợ nần khi chết. === Di sản === Mặc dù động lực chính thúc đẩy mọi hoạt động của Henry là vì quyền lợi của vương triều và những tham vọng cá nhân, và dù chưa bao giờ chối bỏ các giáo lý căn bản của Giáo hội Công giáo, thời trị vì của Henry đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử vương quyền Anh. Quyết định của Henry tách khỏi Rô-ma trong những năm 1533 – 1534 đã có hệ quả lâu dài trên dòng chảy lịch sử, và không chỉ giới hạn trong những năm trị vì của triều đại Tudor, không chỉ là yếu tố thúc đẩy tiến trình chuyển đổi nước Anh trở thành một cường quốc mà còn tước bỏ quyền lực chính trị và kinh tế khỏi giáo hội để trao cho giới cầm quyền nước Anh thông qua việc truất hữu tài sản và đất đai của các tu viện – một biện pháp ngắn hạn nhưng có hiệu quả xã hội lâu dài. Hội đồng nhiếp chính được thành lập theo ý muốn của Henry sau khi nhà vua băng hà đã trao quyền cho Edward Seymour với lý do Seymour là nhà lãnh đạo vững vàng nhất có thể thúc đẩy tiến trình cải cách tôn giáo tại Anh đi xa hơn trong thời trị vì của Edward VI. Điều này xảy ra ngoài ý muốn của Henry nhưng lại là một trong những dấu ấn trong di sản của ông. Trong khi khuyến khích học thuật nhân văn, Henry là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của một vài nhà nhân văn xuất chúng. Trong thời trị vì của Henry, quyền lợi quốc gia phát triển đáng kể, và nhà vua đã khá thành công trong nỗ lực biến nước Anh trở thành một thế lực quan trọng ở châu Âu dù phải chịu hao tốn nhiều tiền của. Nhà sử học J. Scarisbrick nhận xét rằng Henry là một nhà lãnh đạo dữ dội và đầy thu hút, người "cầm giữ vương quyền với niềm xác tín tuyệt vời." Song, sức thu hút mãnh liệt của Henry trong phút chốc có thể biến thành cơn cuồng nộ bởi vì ông luôn căng thẳng, tâm lý bất ổn, và tâm tính hung bạo. === Hải quân Anh === Cùng với Alfred Đại đế và Charles II, Henry được kể tên trong số những nhà sáng lập Hải quân Hoàng gia. Những khoản chi tiêu rộng rãi được dành cho ngành đóng tàu (trong đó có những chiếc tàu lớn như chiếc Mary Rose), những bến đóng tàu (như HMNB Porsmouth), một số sáng kiến (như sử dụng đại pháo trên boong tàu). Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu cho rằng Henry để lại cho những người kế vị một lực lượng hải quân đã được tổ chức tốt với đầy đủ đạn dược. Thật ra, chỉ đơn giản là một đoàn tàu. Sau này, Elizabeth I phải trưng dụng tàu tư nhân để chiến đấu chống lại Armada Tây Ban Nha (lực lượng hải quân hùng hậu này của Tây Ban Nha có khoảng 130 chiến thuyền và tàu thương mại cải tạo thành tàu chiến). Mặt khác, khái niệm về lực lượng hải quân hiện đại, Hải quân Hoàng gia, chỉ xuất hiện từ thế kỷ 17 trong cuộc tranh chấp sức mạnh trên biển giữa Anh và Hà Lan. Dù vậy, chính là trong thời trị vì của Henry mà hải lực Anh được khai sinh để về sau trở thành nhân tố chủ chốt dẫn đến chiến thắng vang dội trước Armada Tây Ban Nha. Quyết định của Henry tách khỏi Rô-ma đồng nghĩa với những đe dọa đến từ nước Pháp hùng mạnh hoặc là một cuộc xâm lăng bởi Tây Ban Nha. Để phòng vệ, Henry cho củng cố các cứ điểm phòng thủ duyên hải như Lâu đài Dover, Đê Moat, và Pháo đài Archcliffe, cứ mỗi vài tháng, nhà vua đích thân thị sát các cứ điểm này. Ông cho xây dựng nhiều căn cứ quân sự mới dọc bờ biển miền nam và miền đông nước Anh từ East Anglia đến Cornwall, sử dụng các loại vật liệu xây dựng lấy từ những tu viện bị phá đổ. == Danh hiệu và huy hiệu == Suốt trong thời trị vì của Henry đã có khá nhiều điều chỉnh cho danh hiệu hoàng gia. Khởi thủy, Henry dùng danh hiệu "Henry đệ Bát, bởi ân điển của Thiên Chúa, Vua Anh, Pháp, và Lãnh chúa Ireland". Năm 1521, nhờ cuốn "Bảo vệ Bảy Bí tích" Henry viết đả kích Martin Luther, Giáo hoàng Leo X ban tặng nhà vua danh hiệu Người Bảo vệ Đức tin. Do đó, danh hiệu nhà vua trở thành "Henry đệ Bát, bởi ân điển của Thiên Chúa, Vua Anh và Pháp, Người Bảo vệ Đức tin và Lãnh chúa Ireland". Sau khi rút phép thông công Henry, Giáo hoàng Paul III hủy bỏ việc ban tặng danh hiệu "Người Bảo vệ Đức tin", Quốc hội Anh liền thông qua một đạo luật công bố danh hiệu ấy vẫn có giá trị, và vẫn được hoàng gia Anh sử dụng cho đến ngày nay. Năm 1535, Henry chỉnh sửa danh hiệu trở thành "Henry đệ Bát, bởi ân điển của Thiên Chúa, Vua Anh và Pháp, Người Bảo vệ Đức tin, Lãnh chúa Ireland và Lãnh tụ tối cao trên đất của Giáo hội Anh". Năm 1536, câu "Giáo hội Anh" được bổ sung thành "Giáo hội Anh và Ireland". Năm 1541, sau khi được báo cho biết nhiều người dân Ireland vẫn xem Giáo hoàng là nhà lãnh đạo thật sự của đất nước, và Lãnh chúa Ireland cũng chỉ là đại diện của Giáo hoàng, Henry cho Quốc hội Ireland thông qua Đạo luật Vương quyền Ái Nhĩ Lan 1542 thay đổi danh hiệu "Lãnh chúa Ireland" thành "Vua Ireland". == Henry VIII trong văn học nghệ thuật == Henry và thời trị vì của ông đã được miêu tả trong hội họa, điện ảnh, văn học, âm nhạc, opera, kịch nghệ, và truyền hình. === Hội họa === Henry VIII (c. 1545) của Hans Eworth The Family of Henry VIII của Lucas de Heere Untitled Miniature of King Henry (c. 1526) của Lucas Horenbout Henry VIII (c. 1535) của Joos van Cleve Portrait of Henry VIII, The Dynasty Portrait, và Henry VIII and the Barber-Surgeons (1540) của Hans Holbein the Younger Henry Meeting Anne at Hampton Court của Daniel Maclise Untitled Bust of Prince Henry (c. 1498) của Guido Mazzoni The Six Wives of Henry VIII của Willard Wigan === Điện ảnh === Arthur Bourchier trong Henry VIII (1911) Tefft Johnson trong Cardinal Wolsey (1912) Emil Jannings trong Anna Boleyn (1920) Lyn Harding trong When Knighthood Was in Flower (1922) and Les Perles de la couronne (1937) Charles Laughton trong The Private Life of Henry VIII (1933) and Young Bess (1953) Frank Cellier trong Tudor Rose (1936) Montagu Love trong The Prince and the Pauper (1937) Ralph Forbes trong Tower of London (1939) Mel Blanc trong Book Revue (1946) James Robertson Justice trong The Sword and the Rose (1953) Douglas Campbell trong The Prince and the Pauper (1957) Robert Shaw trong A Man for All Seasons (1966) Richard Burton trongAnne of the Thousand Days (1969) Sid James trong Carry On Henry (1971) Keith Michell trong Henry VIII and His Six Wives (1972) Charlton Heston trong Crossed Swords (1977) Keith Barron trong God's Outlaw: The Story of William Tyndale (1986) Rusty Goffe trong U.F.O. (1993) Eric Bana trong The Other Boleyn Girl (2008) === Văn học === To Die For: A Novel of Anne Boleyn của Sandra Byrd The Confessions of Katherine Howard, The Queen of Subtleties, and The Sixth Wife của Suzannah Dunn The First Elizabeth, Mistress Anne, and The Last Wife of Henry VIII của Carolly Erickson The Autobiography of Henry VIII của Margaret George The Other Boleyn Girl của Philippa Gregory The Morland Dynasty "The Dark Rose" của Cynthia Harrod-Eagles When Knighthood Was in Flower của Charles Major Wolf Hall của Hilary Mantel Shadow of the Pomegranate, Katharine the Virgin Widow, King's Secret Matter, Murder Most Royal, Mary, Queen of France, St. Thomas's Eve, and The Sixth Wife của Jean Plaidy Dissolution, Dark Fire and Sovereign của C. J. Sansom The Prince and the Pauper của Mark Twain My Lady Elizabeth của Alison Weir A Woman of Passion của Virginia Henley === Âm nhạc === "I'm Henery the Eighth, I Am" của R. P. Weston; thu âm bởi Harry Champion, Joe Brown (1910), và Herman's Hermits (1965) Henry VIII and His Six Wives (1972) của David Munrow The Six Wives of Henry VIII (1973) của Rick Wakeman. The live version of the album, The Six Wives of Henry VIII Live at Hampton Court Palace, ghi âm năm 2009. === Nhạc kịch === Henri VIII của Camille Saint-Saëns === Kịch nghệ === The Famous History of the Life of King Henry the Eighth của William Shakespeare Anne of the Thousand Days (1948) của Maxwell Anderson A Man for All Seasons (1960) của Robert Bolt La cisma de Inglaterra / The Schism in England của Pedro Calderón de la Barca === Truyền hình === Bewitched: "How Not to Lose Your Head to Henry VIII, Parts 1 & 2" (Ronald Long) Disneyland: "The Prince and the Pauper" (Paul Rogers) DuPont Show of the Month: "The Prince and the Pauper" (Douglas Campbell) Henry VIII (John Stride) Henry VIII (Ray Winstone, Sid Mitchell) Henry VIII: Mind of a Tyrant (Laurence Spellman) I Dream of Jeannie: "The Girl Who Never Had a Birthday, Part 2" (Jack Fife) A Man for All Seasons (Martin Chamberlain) National Geographic's The Madness of Henry VIII (Dan Astileanu) Histeria!: "The Terrible Tudors" (1998) The Nearly Complete and Utter History of Everything (1999) (Brian Blessed) Omnibus: "The Trial of Anne Boleyn" (Rex Harrison) The Other Boleyn Girl (Jared Harris) The Prince and the Pauper (2000) (Alan Bates) Relic Hunter: "The Royal Ring" (Michael Hofland) The Simpsons: "Margical History Tour" The Six Wives of Henry VIII (Keith Michell) The Tudors (Jonathan Rhys Meyers) CBBC Horrible Histories (2009-) == Phổ hệ == == Xem thêm == Triều đại Tudor == Hôn nhân và con cái == == Chú thích == == Tham khảo == Adams, Robert M. (1986). The Land and Literature of England. Ashley, Mike (2002). British Kings & Queens. ISBN 0-7867-1104-3. Ashrafian, Hutan (2011). “Henry VIII's Obesity Following Traumatic Brain Injury”. Endocrine 42 (1): 218–9. doi:10.1007/s12020-011-9581-z. PMID 22169966. Bernard, G. W. (2005). The King's Reformation: Henry VIII and the Remaking of the English Church. Betteridge, Thomas (2005). “The Henrician Reformation and Mid-Tudor Culture”. Journal of Medieval and Early Modern Studies 35 (1): 91–109. doi:10.1215/10829636-35-1-91. Brigden, Susan (2000). New Worlds, Lost Worlds. Bush, M. L. (2007). “The Tudor Polity and the Pilgrimage of Grace”. Historical Research 80 (207): 47–72. doi:10.1111/j.1468-2281.2006.00351.x. ISSN 0950-3471. Chaney, Edward (2000). The Evolution of the Grand Tour:Anglo-Italian Cultural Relations Since the Renaissance. Routledge. ISBN 9780714644745. Chibi, Andrew A. (1997). “Richard Sampson, His Oratio, and Henry VIII's Royal Supremacy”. Journal of Church and State 39 (3): 543–560. doi:10.1093/jcs/39.3.543. ISSN 0021-969x . Churchill, Winston (1966). The New World. Crofton, Ian (2006). The Kings and Queens of England. Cruz, Anne J.; Suzuki, Mihoko (2009). The Rule of Women in Early Modern Europe. U. of Illinois Press. ISBN 9780252076169. Davies, Jonathan (2005). “'We Do Fynde in Our Countre Great Lack of Bowes and Arrows': Tudor Military Archery and the Inventory of King Henry VIII”. Journal of the Society for Army Historical Research 83 (333): 11–29. ISSN 0037-9700. Elton, G. R. (1962). The Tudor Revolution in Government: Administrative Changes in the Reign of Henry VIII. Elton, G. R. (1977). Reform and Reformation: England, 1509–1558. Farquhar, Michael (2001). A Treasure of Royal Scandals. New York, US: Penguin Books. ISBN 0-7394-2025-9. Fraser, Antonia (1994). The Wives of Henry VIII. Vintage Books. ISBN 9780679730019. Guicciardini, Francesco (1968). The History of Italy. Gunn, Steven (1991). “Tournaments and Early Tudor Chivalry”. History Today 41 (6): 543–560. Guy, John A. (2000). The Tudors: a Very Short Introduction. Harrison, William; Edelen, Georges (1995) [1557]. The Description of England: Classic Contemporary Account of Tudor Social Life. Dover Publications Inc. ISBN 978-0-486-28275-6. Hays, J. N. (2010). The Burdens of Disease: Epidemics and Human Response in Western History. Rutgers University Press. ISBN 978-0-8135-4613-1. Hart, Kelly (ngày 1 tháng 6 năm 2009). The Mistresses of Henry VIII (ấn bản 1). The History Press. ISBN 0-7524-4835-8. Hall, Edward (1904). The Triumphant Reign of Henry VIII. Haigh, Christopher (1993). English Reformations. Ives, Eric (2006). “Will the Real Henry VIII Please Stand Up?”. History Today 56 (2): 28–36. Lehmberg, Stanford E. (1970). The Reformation Parliament, 1529–1536. Lindsey, Karen (1995). Divorced, Beheaded, Survived. Reading, MA., US: Addison-Wesley Publishing Co. ISBN 0-201-60895-2. Loades, David (1999). Henry VIII: Court, Church and Conflict. The National Archives. ISBN 9781905615421. MacCulloch, Diarmaid biên tập (1995). The Reign of Henry VIII: Politics, Policy, and Piety. Marvin, Frederic (2010) [1902]. The Last Words of Distinguished Men and Women: Collected from Various Sources. Forgotten Books. ISBN 978-1-4400-6608-5. Morris, T. A. (1998). Europe and England in the Sixteenth Century. Moorhouse, Geoffrey (2003). The Pilgrimage of Grace: the Rebellion That Shook Henry VIII's Throne. Pollard, A. F. (1905). Henry VIII. Rex, Richard (1996). “The Crisis of Obedience: God's Word and Henry's Reformation”. The Historical Journal 39 (4): 863–894. doi:10.1017/S0018246X00024687. JSTOR 2639860. Scarisbrick, J. J. (1968). Henry VIII. University of California Press. ISBN 9780520011304. Scarisbrick, J. J. (1997). Henry VIII (ấn bản 2). Yale University Press. ISBN 0300071582. Smith, Lacey Baldwin (1971). Henry VIII: the Mask of Royalty. Starkey, David (2003). Six Wives: The Queens of Henry VIII. ISBN 0-06-000550-5. Stöber, Karen (2007). Late Medieval Monasteries and Their Patrons: England and Wales, C.1300–1540. Boydell Press. ISBN 9781843832843. Thomas, Andrea (2005). Princelie Majestie. Birlinn. Thurley, Simon (1994). The Royal Palaces of Tudor England. Thurley, Simon (1991). “Palaces for a Nouveau Riche King”. History Today 41 (6). Trollope, William (1874). A practical and historical commentary on the liturgy and ritual of the Church of England: with examination questions. J. Hall. Weir, Alison (1991). The Six Wives of Henry VIII. ISBN 0-8021-3683-4. Weir, Alison (2002). Henry VIII: The King and His Court. Random House Digital, Inc. ISBN 0-345-43708-X. Whitley, Catrina Banks; Kramer, Kyra (2010). “A New Explanation for the Reproductive Woes and Midlife Decline of Henry VIII”. The Historical Journal 52 (4): 827. doi:10.1017/S0018246X10000452. Wilkinson, Josephine (2009). Mary Boleyn: the True Story of Henry VIII's Favourite Mistress (ấn bản 2). Amberley Publishing. ISBN 0300071582. Williams, James (2005). “Hunting and the Royal Image of Henry VIII”. Sport in History 25 (1): 41–59. doi:10.1080/17460260500073082. ISSN 1746-0263. Williams, Neville (1971). Henry VIII and his Court. == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Martin Luther to Henry VIII, ngày 1 tháng 9 năm 1525 Henry VIII to Martin Luther. August, 1526 Henry VIII to Frederic, John, and George, Dukes of Saxony. January. 20, 1523 re: Luther.
siêu đô thị.txt
Siêu đô thị là một thuật ngữ để chỉ các khu vực đô thị có dân số hơn 10 triệu. Một số tài liệu cũng định nghĩa một siêu đô thị là khu đô thị có mật độ tối thiểu 2000 người/km2. Một siêu đô thị có thể là một vùng đô thị biệt lập hoặc hai hay nhiều đô thị nằm gần nhau. Năm 2000 có 18 siêu đô thị, trong đó có Mumbai, Tokyo, New York, và thủ đô Mexico City mỗi siêu đô thị có 10 triệu dân. Riêng khu vực Tokyo mở rộng (bao gồm Chiba, Kanagawa, Saitama, và Tokyo) đã có tới hơn 35 triệu, lớn hơn dân số của Canada. == Lịch sử == Năm 1800, chỉ 3% dân số thế giới là dân thành thị. Tới cuối thế kỷ 20, con số đã nhảy vọt lên 47%. Năm 1950, có 83 thành phố có số dân trên một triệu; tới năm 2007, con số đã là 468.. Cứ đà này, dân số thành thị sẽ gấp đôi cứ sau 38 năm. Liên hợp quốc dự báo rằng dân số thành thị thế giới hiên nay là 3,2 tỷ có thể sẽ tăng lên gần 5 tỷ vào năm 2030, và cứ 5 người thì có 3 người sống ở thành phố.. Sự gia tăng này sẽ chủ yếu diễn ra ở các châu lục kém phát triển nhất như châu Á và châu Phi. Các khảo sát cho thấy toàn bộ sự gia tăng dân số thành thị trong 25 năm tới sẽ chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển. Một tỷ người, khoảng 1/6 dân số thế giới, hiện đang sống trong các khu ngoại ô tồi tàn. Ở nhiều nước kém phát triển, các khu ổ chuột đông đúc là nơi có tỷ lệ bệnh tật cao nhất do điều kiện vệ sinh thấp, suy dinh dưỡng và thiếu dịch vụ y tế. Tới năm 2030, ước tính sẽ có hơn 2 tỷ người sống trong các khu ổ chuột đó. Khoảng hơn 90% dân số đô thị của Ethiopia, Malawi và Uganda (ba trong số các nước có tỷ lệ dân nông thôn cao nhất) đang sống ở các khu ổ chuột. Theo tạp chí Kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) tới năm 2025 chỉ riêng châu Á sẽ có ít nhất 10 siêu đô thị là Mumbai (33 triệu); Thượng Hải (27 triệu); Karachi, Pakistan (26,6 triệu); Dhaka, Bangladesh (26 triệu) và Jakarta, Indonesia (24,9 triệu). Lagos, Nigeria đã có dân số tăng từ 300.000 người năm 1950 tới khoảng 15 triệu hiện nay, và chính quyền ước tính con số có thể nhảy lên 25 triệu vào năm 2015. == Các thành phố lớn nhất == === Sự phát triển === Trong suốt gần 1000 năm, Rô-ma là thành phố lớn nhất, giàu có nhất và có tầm quan trọng về chính trị nhất ở châu Âu. Dân số Rô-ma vượt qua con số một triệu vào cuối thế kỷ 1 TCN. Dân số của nó đã giảm xuống còn 20.000 vào đầu thời kỳ Trung đại, và cơ sở hạ tầng của thành phố chỉ còn một số tòa nhà còn có người cư ngụ ở giữa những đóng đổ nát và cây cỏ. Baghdad gần như là thành phố lớn nhất thế giới ngay sau thời kỳ thành lập vào năm 762 SCN cho tới tận những năm 930. Vài số liệu ước tính cho thấy vào thời điểm thịnh vượng nhất thủ đô của Đế chế Hồi giáo có tới hơn một triệu dân. Các thành phố cổ của Trung Quốc cũng trải qua những thời kỳ bùng nổ dân số khi kinh tế thịnh vượng. Khu vực xung quanh đền Angkor, thủ đô một thời của Đế chế Khmer hùng mạnh giữa thế kỷ 9 và 15, có dân số lên tới hơn một triệu. Năm 1999, thành phố New York là khu đô thị duy nhất có dân số hơn 10 triệu. Các nhà địa lý đã đưa ra con số 25 thành phố như vậy vào thời điểm tháng 110 năm 2005, so với 19ẻ vào năm 2004 và 9 vào năm 1985. Số lượng siêu đô thị tăng nhanh chóng khi mà tỷ lệ dân thành thị ở Bắc Mỹ và Tây Âu tăng lên 75-85%. Thống kê năm 1990 cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử đại bộ phận dân chúng Mỹ sống trong các thành phố lớn hơn một triệu dân. Những năm 2000, siêu đô thị lớn nhất là khu vực Tokyo mở rộng. Dân số ở khu đô thị này bao gôm cả Yokohama và Kawasaki, với tổng số ước tính là 35-36 triệu người. Sai số này là do sự không thống nhất về khái niệm khu đô thị và những vùng xung quanh. Trong khi các thành phố Tokyo, Chiba, Kanagawa, và Saitama thường được bao gồm trong thông tin thống kê, Tổng cục thống kê Nhật Bản chỉ tính khu vực có bán kính 50 km xung quanh Cơ quan Chính phủ ở Shinjuku. Điều này đã dẫn đến một con số nhỏ hơn. Một vấn đề đặc trưng của siêu đô thị là sự khó khăn trong việc xác định các giới hạn ngoài và ước tính tính xác dân số. 25 siêu đô thị lớn nhất là: Nguồn: Th. Brinkhoff: The Principal Agglomerations of the World, 2010-01-23 == Chú thích ==
led.txt
Xem các bài liên quan Điốt tại Điốt (định hướng) LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. == Lịch sử == === Những phát hiện sơ khai === Hiện tượng biến điện thành ánh sáng được H. J. Round phát hiện đầu tiên vào năm 1907 ở phòng thí nghiệm Marconi. Ông đã dùng 1 dây dẫn và tinh thể Silic các-bua(SiC). Oleg Vladimirovich Losev, nhà nghiên cứu người Nga công bố lần đầu tiên đã tạo ra LED trên tạp chí khoa học Nga, Đức và Anh. Tuy nhiên không có thực tế hóa trong mấy thập kỷ kế tiếp. Rubin Braunstein, công ty Radio Corporation of America, phát hiện có bức xạ hồng ngoại trên hợp chất GaAs và các hợp chất khác vào năm 1955. Braunstein đã thí nghiệm trên các điốt GaSb, GaAs, indium phosphide (InP), và silicon-germanium (SiGe) ở nhiệt độ phòng và ở 77 độ K. Năm 1961, các nhà thí nghiệm người Mỹ Robert Biard và Gary Pittman, làm việc ở Texas Instruments,[15] cũng phát hiện GaAs phát ra tia hồng ngoại khi có dòng điện chạy qua và đã nhận bằng phát minh LED hồng ngoại. LED đầu tiên phát ra ánh sáng có thể nhìn thấy là loại LED đỏ, do Nick Holonyak, Jr. phát hiện, vào năm 1962 khi đang làm việc cho General Electric Company.[5] Holonyak đã báo cáo hiện tượng này trong lá thư anh gởi cho tạp chí Applied Physics Letters vào ngày 01-12-1962. [16] Holonyak được xem là cha đẻ của LED.[17] M. George Craford,[18], một sinh viên tốt nghiệp trước Holonyak, đã phát minh ra LED vàng đầu tiên và đã cải thiện thêm độ sáng lên 10 lần cho LED đỏ cũng như LED đỏ-cam vào năm 1972.[19] Vào năm 1976, T. P. Pearsall lần đầu tiên đã tạo ra LED công suất cao, hiệu suất cao cho cáp quang nhờ vào việc sáng chế ra vật liệu bán dẫn mới có khả năng phát ra sóng điện từ phù hợp cho cáp quang.[20] === Quá trình thương mại hóa === LED đầu tiên được thương mại hóa để thay thế cho đèn chỉ thị làm bằng đèn dây tóc, nê-on và màn hình bảy đoạn. Đầu tiên là các thiết bị mắc tiền trong phòng thí nghiệm. Sau đó là tivi, rađiô, điện thoại, máy tính và thậm chí là đồng hồ. Đến năm 1968, LED cực kì mắc, cỡ 200 đôla Mỹ mà lại ít ứng dụng. Năm 1968, Công ty Monsanto là công ty đầu tiên sản xuất LED hàng loạt dùng gali asen phốt pho (GaAsP). Năm này, Hewlett Packard cũng giới thiệu LED làm từ GaAsP do công ty Monsanto cung cấp. Các LED này là LED đỏ và có thấu kính nhựa đi kèm trên từng chữ số để có thể dùng trong màn hình máy tính và chỉ đủ sáng để làm đèn chỉ thị. Thời gian sau đó thì LED vàng, cam.. cũng trở nên phổ biến. Năm 1970, LED thật sự đã được thương mại hóa thành công khi công ty Fairchild Semiconductor bán ra thị trường 5 xu Mỹ cho mỗi bóng LED. Công ty này đã sản xuất bằng quy trình Planar do tiến sĩ Jean Hoerni phát minh khi làm việc cho họ. Sự kết hợp giữa quy trình Planar và các phương pháp đóng gói giúp nhóm trưởng Thomas Brandt của công ty Fairchild đã có được khả năng giảm thiểu giá thành cần thiết. Các phương pháp này vẫn được các công ty dùng để sản xuất LED hiện nay. Ngành công nghệ vật liệu cho LED đã phát triển ngày càng mạnh mẽ. Công suất ngày càng tăng nhưng hiệu suất, độ tin cậy vẫn đạt được mức có thể chấp nhận. Việc phát minh và phát triển LED trắng công suất cao nhanh chóng thay thế đèn dây tóc, đèn huỳnh quang. LED ngày này đa số là cỡ 5mm T1¾ và 3mm T1. Tuy nhiên, xu hướng công suất ngày càng lớn nên các kiểu đóng gói khác cũng được phát triển để đáp ứng yêu cầu tỏa nhiệt. LED công suất cao ngày nay cấu trúc bên trong rất phức tạp nhưng bề ngoài thì như các LED thời ban đầu. === LED xanh da trời và LED trắng === LED xanh da trời làm từ InGaN được phát minh đầu tiên do Shuji Nakamura của công ty Nichia Corporation vào năm 1994. Hai kỹ thuật mấu chốt là cấy GaN trên lớp nền Saphia và tạo lớp bán dẫn P từ GaN(do Isamu Akasaki và H. Amano phát triển ở Nagoya). Năm 1995, Alberto Barbieri tại phòng thí nghiệm ĐH Cardiff đã nghiên cứu và giới thiệu LED "tiếp xúc trong suốt" có công suất, hiệu suất cao bằng cách dùng Indi thiếc ôxít. Sự ra đời của LED xanh da trời cộng với LED hiệu suất cao nhanh chóng dẫn đến sự ra đời LED trắng đầu tiên dùng Y3Al5O12:Ce. Hợp chất này có tên khác là YAG, là lớp phủ để trộn ánh sáng vàng với ánh sáng xanh da trời cho ra ánh sáng trắng. Năm 2006, Nakamura được trao giải thưởng công nghệ thiên nhiên kỷ cho phát minh này. Hiệu suất, công suất của LED tăng theo hàm mũ, gấp đôi sau mỗi 3 năm kể từ năm 1960, tương tự như định luật Moore. Sự phát triển LED nói chung đã đóng góp cho sự phát triển song song giữa các công nghệ bán dẫn, khoa học vật liệu và quang học. Người ta đã đặt tên nó là định luật Haitz, lấy từ tên của tiến sĩ Roland Haitz. Năm 2001 và 2002, quy trình cấy GaN lên chất nền SiO2 được hiện thực. Tháng 1 năm 2012, LED công suất lớn theo công nghệ này được thương mại hóa. Tin đồn là dùng tấm đế SiO2 6inch(15.24 cm) thay vì tấm đế Saphia(Nhôm ôxít) 2inch(5.08 cm) sẽ làm giảm 90% giá thành. == Hoạt động == === Về mặt điện tử === Hoạt động của LED giống với nhiều loại điốt bán dẫn. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n (chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử) trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống). Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng (hay các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó). Hầu hết các vật liệu làm LED có chiết suất rất cao, tức là hầu hết ánh sáng phát ra sẽ quay ngược vào bên trong thay vì phát ra ngoài không khí. Do đó công nghệ trích xuất ánh sáng từ LED cũng rất quan trọng, cần rất nhiều sự nghiên cứu và phát triển. === Chiết suất === Các chất bán dẫn như SiO2 có chiết suất rất cao khi chưa có lớp tráng phủ. Điều này sẽ ngăn cản phô ton đi ra khỏi chất bán dẫn. Đặc điểm này ảnh hưởng đến hiệu suất LED và tế bào quang điện. Chiết suất của SiO2 là 3.96(590 nm), còn không khí là 1.0002926. Nói chung, chỉ có những phô ton vuông góc với mặt bán dẫn hoặc góc tới cỡ vài độ thì mới có thể thoát ra ngoài. Những phô ton này sẽ tạo thành 1 chùm sáng dưới dạng hình nón. Những phô ton không thể thoát ra ngoài sẽ chui ngược vào bên trong chất bán dẫn. Những phô ton phản xạ toàn phần có thể thoát ra ngoài qua các mặt khác của chất bán dẫn nếu góc tới đủ nhỏ và chất bán dẫn đủ trong suốt để không hấp thụ hoàn toàn các phô ton. Tuy nhiên, với LED đều vuông góc ở tất cả các mặt thì ánh sáng hoàn toàn không thể thoát ra và sẽ biến thành nhiệt làm nóng chất bán dẫn. Hình dáng lý tưởng cho phép tối đa phát sáng là dạng vi cầu, là các hình cầu có kích thước siêu nhỏ từ 1 μm đến 1000 μm. Ánh sáng sẽ phát ra từ điểm trung tâm và điện cực cũng phải chạm điểm trung tâm. Tất cả ánh sáng phát ra sẽ vuông góc toàn bộ bề mặt quả cầu, do đó sẽ không có phản xạ. Bán cầu cũng có thể cho kết quả tương tự nếu mặt lưng hoàn toàn phẳng để phản xạ hoàn toàn các tia phát về phía mặt lưng. === Lớp tráng phủ === Rất nhiều LED được bọc bằng 1 vỏ nhựa màu hoặc trong suốt vì 3 mục đích hàn LED vào bảng mạch sẽ dễ hơn. dây dẫn bên trong LED rất mỏng sẽ được bảo vệ tốt hơn. lớp nhựa sẽ đóng vai trò như là môi trường trung gian. Chiết suất của vỏ nhựa sẽ thấp hơn chiết suất bán dẫn nhưng cao hơn không khí Lý do thứ ba sẽ gia tăng khả năng phát sáng của LED vì nó sẽ như 1 thấu kính phân kỳ, cho phép ánh sáng có góc tới cao hơn góc tới hạn có thể lọt ra ngoài không khí. === Hiệu suất và các thông số hoạt động === LED dùng làm chỉ thị có công suất chỉ cỡ 30-60 mili oát. Năm 1999, Philips Lumileds giới thiệu LED có thể hoạt động liên tục với công suất 1W. Nó dùng 1 đế bán dẫn lớn hơn rất nhiều so với LED chỉ thị. Thêm nữa là có bộ phận tản nhiệt bằng kim loại. Một trong những ưu điểm của LED là có hiệu suất chiếu sáng cao. LED trắng nhanh chóng bắt kịp và vượt qua hiệu suất của đèn dây tóc. Năm 2002, Lumileds chế tạo thành công LED 5W với hiệu suất chiếu sáng từ 18-22 lumen/oát. Để so sánh, đèn dây tóc 60-100W có hiệu suất cỡ 15lm/W, còn đèn huỳnh quang tốt thì 100lm/W. Một vấn đề khá cũ là hiệu suất giảm nhanh khi tăng dòng qua LED Tháng 9 năm 2003, một loại LED xanh da trời được công ty Cree giới thiệu phát ra 24 mW với dòng điện là 20mA. Điều này có nghĩa là 1 bóng LED trắng sẽ có 65lm/W với dòng 20mA. Đây chính là LED trắng có hiệu suất cao nhất thời đó, hơn 4 lần so với đèn dây tóc. Năm 2006, họ giới thiệu sản phẩm mẫu đạt kỷ lục mới cho hiệu suất của LED trắng là 131lm/W với dòng điện 20mA. Năm này, công ty Nichia Corporation giới thiệu LED trắng với hiệu suất 150lm/W cũng với dòng điện 20mA. Năm 2011, Xlamp XM-L, 1 dòng sản phẩm của hãng Cree phát ra 100lm/W với công suất 10W, hiệu suất là 160lm/W nếu công suất là 2W. Năm 2012, Cree giới thiệu LED trắng hiệu suất 254lm/W. Trong thực tế, LED chiếu sáng có công suất từ 1W trở lên, dòng tiêu thụ điển hình là 350mA. Chú ý là hiệu suất nói trên chỉ tính riêng cho LED và dưới môi trường nhiệt độ thấp trong phòng thí nghiệm. Trên thực tế, nhiệt độ cao và mạch nguồn cho LED cũng có thất thoát năng lượng nên hiệu suất thấp hơn nhiều. Tháng 3 năm 2012, cree tuyên bố LED mẫu đã đạt được 208lm/W với nhiệt độ phòng, nhiệt độ màu là 4579K. === Tuổi thọ === Bán dẫn nói chung và LED nói riêng rất bền khi dòng tiêu thụ nhỏ và ở nhiệt độ thấp. Nhiều LED sản xuất năm 1970-1980 vẫn còn cho tới ngày nay. Tuổi thọ thường là 25.000 cho đến 100.000 giờ nhưng nhiệt độ cao và dòng tiêu thụ cao thì tuổi thọ sẽ giảm nhanh chóng. Dạng hư hỏng chung của LED(và điốt la-de) là sẽ dần giảm độ sáng, hiệu suất. Hư hỏng đột ngột dù hiếm nhưng cũng xảy ra. Các LED đỏ thời kì đầu tuổi thọ khá ngắn. Với sự phát triển LED công suất cao, LED hiện đại phải chịu nhiệt độ cao hơn, dòng tải cao hơn ngày xưa. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ nhanh chóng. Để phân loại LED theo tuổi thọ, người đưa ra khái niệm L70 và L50, nghĩa là thời gian để hiệu suất chiếu sáng còn 70% và 50%. Như các loại đèn khác, LED cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Hầu hết các nhà sản xuất đều công bố thông số cho nhiệt độ phòng 25 °C. LED ngoài trời như đèn giao thông hoặc chiếu sáng công cộng nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể giảm độ sáng hoặc có thể làm hư hỏng LED. LED tăng độ sáng ở nhiệt độ thấp tùy loại cụ thể, thường là -30 °C. Do đó LED có thể là sự lựa chọn tốt để chiếu sáng ở kho lạnh của siêu thị và tuổi thọ sẽ cao hơn các loại đèn khác. Vì LED ít phát nhiệt hơn đèn dây tóc nên sẽ có hiệu suất cao hơn ở những nơi dùng máy lạnh. Tuy nhiên cũng vì ít phát ra hơi nóng nên LED có thể không dùng được ở những nơi có tuyết rơi dày. Để giải quyết vấn đề này, người ta có thể thêm một mạch điện tạo sức nóng. Thêm nữa, một nghiên cứu vừa thành công tạo ra một loại tản nhiệt truyền nhiệt vào khu vực thích hợp bên trong đèn LED. == Màu sắc và vật liệu == LED truyền thống được làm từ một số chất bán dẫn vô cơ. Bảng dưới đây trình bày các loại màu sắc cùng với bước sóng, điện áp và vật liệu: === LED xanh da trời và LED tia cực tím === LED xanh da trời hiện tại dựa trên chất bán dẫn có vùng cấm rộng như GaN (gallium nitride) và InGaN (indium gallium nitride). Chúng có thể được gắn chung với LED xanh lá và LED đỏ để tạo ánh sáng trắng dù LED trắng ngày nay ít dùng cách này. LED xanh da trời đầu tiên do Jacques Pankove làm bằng chất gallium nitride vào năm 1971 ở RCA Laboratories. Tuy nhiên ánh sáng của nó quá yếu nên không dùng được trên thực tế và sau đó nghiên cứu về gallium nitride không có tiến triển gì nhiều. Vào tháng 8 năm 1989, công ty Cree Inc. bán ra LED xanh da trời đầu tiên dùng chất bán dẫn có vùng cấm gián tiếp, silíc các-bua. LED bằng SiC có hiệu suất rất thấp, không quá 0.03%. Cuối thập niên 1980, đột phá trong nghiên cứu màng mỏng GaN epitaxial và cấy p-type đã dẫn tới một kỷ nguyên mới cho các thiết bị quang điện dựa trên GaN. Trên nền tảng này, vào năm 1993 LED xanh nước biển có độ sáng cao đã được hiện thực. do Shuji Nakamura của công ty Nichia Corporation dùng gallium nitride. Cuối thập kỷ 1990, LED xanh da trời đã được phổ biến rộng rãi. Chúng có một hoặc nhiều lớp kích hoạt InGaN quantum wells được kẹp giữa các lớp dày bằng GaN, gọi là lớp che phủ. Bằng cách thay đổi tỷ lệ In-Ga trong lớp InGaN quantum wells, về lý thuyết có phát ra ánh sáng từ màu tím cho đến màu hổ phách. Thay đổi tỷ lệ Al/Ga trong Aluminium gallium nitride (AlGaN) rồi dùng làm lớp che phủ và lớp kích hoạt có thể tạo được LED tia cực tím. Tuy nhiên cách này vẫn chưa có được hiệu suất cũng như độ chín muồi của công nghệ InGaN/GaN (LED xanh lá, xanh da trời). Nếu dùng GaN làm lớp kích hoạt quantum well layers thì có thể sẽ tạo được LED phát ra ánh sáng gần khu vực tia cực tím, đỉnh cực đại nằm gần 365 nm. LED xanh lá làm từ InGaN/GaN có độ sáng, hiệu suất bỏ xa so với làm từ các chất không phải hợp chất của Nitơ nhưng hiệu suất vẫn còn quá thấp so với yêu cầu thực tế cho 1 hệ thống chiếu sáng công suất lớn. Với hợp chất nitrít có chứa nhôm, thường là AlGaN và AlGaInN, có thể phát ra bước sóng ngắn hơn tia cực tím. Các LED cực tím đang trở nên phổ biến trên thị trường. LED có bước sóng gần tia cực tím bước sóng từ 375–395 nm giá rẻ đã có trên thị trường như các đèn soi chống tiền giả, công văn giả. Các điốt có bước sóng ngắn hơn vẫn còn mắc nhưng cũng đã có trên trị trường với bước sóng nhỏ hơn 247 nm. Vì độ nhạy sáng của vi sinh vật gần bằng với phổ hấp thụ của ADN, đỉnh ở gần 260 nm, các LED cực tím từ 250–270 nm sẽ trở thành thiết bị khử trùng trong tương lai. Các nghiên cứu gần đây cho thấy LED cực tím kiểu A (365 nm) đã trở thành thiết bị khử trùng hiệu quả. Bước sóng ngắn hơn tia cực tím đã đạt được trong phòng thí nghiệm dùng aluminium nitride (210 nm), boron nitride (215 nm) and kim cương (235 nm). Năm 2011, Zhong Lin Wang của Viện công nghệ Georgia đã phát hiện ra dùng dây kẽm ôxít siêu nhỏ có thể tăng hiệu suất của LED áp điện phát tia cực tím lên 4 lần, từ 2% lên 8%. == Tính chất == Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn. LED thường có điện thế phân cực thuận cao hơn điốt thông thường, trong khoảng 1,5 đến 3 V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED thì không cao. Do đó, LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra. == Ứng dụng == Trước đây: một bộ phận rất nhỏ của công nghệ LED được ứng dụng trong một số lĩnh vự như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quảng cáo, trang trí, đèn giao thông. Có nghiên cứu về các loại LED có độ sáng tương đương với bóng đèn bằng khí neon. Đèn chiếu sáng bằng LED được cho là có các ưu điểm như gọn nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng. Các LED phát ra tia hồng ngoại được dùng trong các thiết bị điều khiển từ xa cho đồ điện tử dân dụng. LED còn được sử dụng để cung cấp ánh sáng bổ sung cho thực vật, nhất vào giao đoạn nảy mầm và ra hoa. Ngày nay (khoảng từ 2010 - 2015): Tại Việt Nam công nghệ LED đã có những bước nhảy vọt trong ứng dụng vào thị trường dân dụng & công nghiệp một cách rộng rãi. Cụ thể trong từng lĩnh vực là: Chiếu sáng dân dụng: Đèn LED được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực trang trí nội thất hiện đại và cổ điển, trang trí ngoại thất, tiểu cảnh, sân vườn,... Chiếu sáng công nghiệp: Vì có chi phí cao nên mặc dù hiểu rõ được tính ưu việt của công nghệ LED, nhưng chỉ một bộ phận nhỏ các nhà doanh nghiệp nước ngoài có năng lực về tài chính mới dám lựa chọn giải pháp chiếu sáng bằng công nghệ LED cho các nhà xưởng sản xuất của doanh nghiệp mình. == Xem thêm == Laser led bán dẫn Laser điốt == Tham khảo ==
monte-carlo rolex masters 2017 - đơn.txt
Rafael Nadal là đương kim vô địch và xuất sắc bảo vệ chức vô địch, sau khi đánh bại tay vợt hạt giống số 15 của giải là Albert Ramos Viñolas ở trận chung kết,với tỉ số là 6–1 6–3. Với chiến thắng này, Nadal giành được chức vô địch thứ 70 trong sự nghiệp và 10 lần tại Monte-Carlo, trở thành người đàn ông đầu tien trong kỷ nguyên mở giành 10 lần thắng 1 giải đấu, cũng như là giải thưởng thứ 50 trên sân đất nện. == Hạt giống == Top tám hạt giống của giải được đặc cách vào vòng hai. Nhấn vào số hạt giống của cặp vận động viên để tới phần thi đấu của họ. == bốc thăm == === Chú giải === === Chung kết === === Nửa trên === ==== Bảng 1 ==== ==== Bảng 2 ==== === Nửa dưới === ==== Bang 3 ==== ==== Bảng 4 ==== == Vòng loại == === Hạt giống === === Vòng loại === == Tham khảo == Main Draw Qualifying Draw
thủ đô việt nam.txt
Thủ đô Việt Nam hiện nay là thành phố Hà Nội. Sau đây là danh sách các kinh đô/thủ đô - hiểu theo nghĩa rộng - là các trung tâm chính trị của chính thể nhà nước trong lịch sử Việt Nam, và cả của các vương quốc cổ/cựu quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. == Kinh đô và Thủ đô của Việt Nam qua các thời kỳ == Phần này liệt kê các kinh đô/thủ đô trong lịch sử Việt Nam, theo trình tự thời gian. Các kinh đô được in đậm là các kinh đô đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam, còn các kinh đô được in nghiêng là các kinh đô chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc tạm thời. Ngoài ra còn có các kinh đô phụ tồn tại song song với kinh đô chính thức như: Đình Bảng - Bắc Ninh thời nhà Hậu Lý Thiên Trường - Nam Định thời nhà Trần Lam Kinh - Thanh Hóa thời nhà Hậu Lê Dương Kinh - Hải Phòng thời nhà Mạc Phượng Hoàng Trung Đô - Nghệ An thời nhà Tây Sơn (dự định xây kinh đô) == Kinh đô của vương quốc Chăm Pa cổ == == Kinh đô các vương quốc cổ và cựu quốc gia khác == == Thống kê == Hà Nội là nơi đóng đô của nhiều triều đại và chế độ nhất Việt Nam: Cổ Loa thời Nhà Thục và Nhà Ngô Mê Linh thời Hai Bà Trưng Long Biên thời Nhà Tiền Lý (đang tranh cãi) Tống Bình thời Họ Phùng Đại La thời Họ Khúc Thăng Long thời Nhà Lý và Nhà Trần Đông Kinh thời Nhà Hậu Lê, Nhà Mạc và Chúa Trịnh Hà Nội thời Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay Thừa Thiên-Huế là nơi đóng đô nhiều thứ hai: Phú Xuân thời Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn của Quang Trung Huế thời Nhà Nguyễn và Đế quốc Việt Nam Ninh Bình là nơi đóng đô nhiều thứ ba: Hoa Lư thời Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê và Nhà Lý giai đoạn đầu Mô Độ thời Nhà Hậu Trần Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đóng đô nhiều thứ tư: Sài Gòn thời Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (thời gian đầu), Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ, Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa Thanh Hóa là nơi đóng đô nhiều thứ năm: Tây Đô thời Nhà Hồ và Nhà Hậu Lê giai đoạn đầu Lê trung hưng Các triều đại và chế độ từng đóng đô ở 2 kinh đô/thủ đô là: Nhà Lý ở Hoa Lư (1009 - 1010) và Thăng Long (1010 - 1225) Nhà Trần ở Thăng Long (1225-1397) và Tây Đô (1397-1400) Nhà Hậu Lê ở Đông Kinh (1428 - 1527), Tây Đô (1533 - 1597) rồi về lại Đông Kinh (1597 - 1789) Nhà Mạc ở Đông Kinh (1527 - 1592) và Cao Bình (1592 - 1677) Nhà Tây Sơn ở Qui Nhơn (1778 - 1793) và Phú Xuân (1786 - 1802) Liên bang Đông Dương ở Sài Gòn (1887 - 1901) và Hà Nội (1902 - 1954) == Ảnh một số di tích kinh đô == == Cố đô của Việt Nam == Cố đô là cách gọi tôn vinh những nơi từng là thủ đô chính thống trong lịch sử Việt Nam. Hiện ở Việt Nam có các nơi sau được gọi là cố đô gồm: đất tổ Phong Châu, cố đô Hoa Lư, cố đô Huế; với sự nhìn nhận và đánh giá lại về vương triều nhà Hồ, Thanh Hóa cũng được xem là một cố đô của Việt Nam. Cố đô Hoa Lư và cố đô Huế là 2 tên gọi thông dụng, thường thấy nhất. Các di tích cố đô thường sở hữu một trong các danh hiệu UNESCO ở Việt Nam như Phong Châu có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể; Hoàng thành Thăng Long, cố đô Hoa Lư, thành nhà Hồ, quần thể di tích Cố đô Huế đều thuộc những vùng di sản thế giới. Hiện nay Việt Nam có 5 tỉnh, thành được gọi là các "vùng kinh đô" gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế. 5 vùng kinh đô này được ngành văn hóa cho phép tổ chức và tham gia nhiều sự kiện lớn như: cuộc thi người đẹp các vùng kinh đô, hiệp hội văn học nghệ thuật các vùng kinh đô, triển lãm ảnh ngũ đại cố đô của Việt Nam, Hành trình di sản thế giới... Năm du lịch Quốc gia 2015 diễn ra ở Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố có Kinh đô cổ và di sản văn hoá thế giới có chuyên đề "Hành trình về Kinh đô cổ Việt Nam". == Xem thêm == Lịch sử Việt Nam == Tham khảo ==
intel.txt
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này. == Lịch sử == Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, (California, USA) bởi nhà hoá học kiêm vật lý học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor. Intel có 99.000 nhân viên tại 199 văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm motherboard chipsets (con chip mạch chủ), network cards (Card mạng lưới) and ICs (mạch tổ hợp), flash memory (bộ nhớ Flash), graphic chips (con chip đồ họa), embedded processors (bộ xử lý nhúng), và các thiết bị khác có liên quan đến tin học và sự truyền thông. Lúc đầu Gordon Moore and Robert Noyce muốn đặt tên cho công ty là "Moore Noyce". Tuy nhiên việc phát âm lại giống "more noise" và điều này không thích hợp cho một công ty điện tử. Họ cho rằng tiếng ồn là đặc trưng cho sự giao thoa xấu. Và họ đã sử dụng cái tên NM Electronics cho công ty đúng một năm trước khi quyết định gọi tên công ty là INTegrated ELectronics or "Intel" là từ gọi tắt. Tuy nhiên tên "Intel" đã là một tên thương mại của một chuỗi hệ thống khách sạn và họ đã mua lại trước khi hoạt động. Năm 1971: Bộ vi xử lý 4004 Bộ vi xử lý 4004 là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel. Phát minh đột phá này nhằm tăng sức mạnh cho máy tính Busicom và dọn đường cho khả năng nhúng trí thông minh của con người vào trong các thiết bị vô tri cũng như các hệ thống máy tính cá nhân. Số lượng bóng bán dẫn: 2.300 Tốc độ: 108KHz Năm 1972: Bộ vi xử lý 8008 Bộ vi xử lý 8008 mạnh gấp đôi bộ vi xử lý 4004. Thiết bị Mark-8 được biết đến như là một trong những hệ thống máy tính đầu tiên dành cho người sử dụng gia đình – một hệ thống mà theo các tiêu chuẩn ngày nay thì rất khó để xây dựng, bảo trì và vận hành. Số lượng bóng bán dẫn: 3.500 Tốc độ: 200KHz Năm 1974: Bộ vi xử lý 8080 Bộ vi xử lý 8080 đã trở thành bộ não của hệ thống máy tính cá nhân đầu tiên – Altair. Số lượng bóng bán dẫn: 6.000 Tốc độ: 2 MHz Năm 1978: Bộ vi xử lý 8086-8088 Một hợp đồng cung cấp sản phẩm quan trọng cho bộ phận máy tính cá nhân mới thành lập của IBM đã biến bộ vi xử lý 8088 trở thành bộ não của sản phẩm chủ đạo mới của IBM—máy tính IBM PC. Số lượng bóng bán dẫn: 29.000 Tốc độ: 5 MHz, 8 MHz, 10 MHz Năm 1982: Bộ vi xử lý 286 Bộ vi xử lý 286, còn được biết đến với cái tên là 80286, là bộ vi xử lý Intel đầu tiên có thể chạy tất cả các phần mềm được viết cho những bộ vi xử lý trước đó. Tính tương thích về phần mềm này vẫn luôn là một tiêu chuẩn bắt buộc trong họ các bộ vi xử lý của Intel. Số lượng bóng bán dẫn: 134.000 Tốc độ: 6 MHz, 8 MHz, 10 MHz, 12,5 MHz == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Intel Intel VN
quặng.txt
Quặng là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại hoặc đá quý, được khai thác từ mỏ và chế biến để sử dụng. Mức độ tập trung khoáng vật quặng, kim loại, cũng như dạng xuất hiện của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí khai thác quặng. Chi phí tách quặng phải tính đến giá trị kim loại chứa trong đá để xác định loại quặng nào khi khai thác có khả năng mang lại lợi nhuận và không có lợi. Các quặng kim loại thường là các ôxít, sulfua, silicat, hoặc kim loại "tự sinh" (như đồng tự sinh) là những khoáng vật không tập trung phổ biến trong vỏ Trái Đất hoặc các kim loại "quý" (ít gặp dạng hợp chất) như vàng. Các quặng phải được xử lý để tách các kim loại cần lấy ra khỏi đá. Các thân quặng được hình thành bởi nhiều quá trình địa chất khác nhau gọi là quá trình sinh quặng. == Quặng vàng == Quặng vàng được hiểu là các lớp bồi tích của vỏ Trái Đất sau sự vận động trong lòng đất và nhiệt độ nóng chảy phù hợp các nguyên tố vàng được liên kết với nhau và bị kéo dài theo sự vận động của vỏ trái đất. Vỉa vàng thường có hai loại, vỉa đứng và vỉa nằm. Quặng vàng thường có hai loại chính là quặng vàng và quặng kim loại vàng. Quặng vàng là quặng mà vàng đã đạt độ tinh khiết từ 75 đến 95%. Quặng loại này đã bị nóng chảy từ trong lòng đất và được đẩy lên theo sự vận động của vỏ trái đất. Có màu vàng dạng như kim tuyến hay như hạt tấm. Quặng kim loại vàng ở Việt Nam thường là quặng đa kim. Vàng chưa bị nóng chảy nên bị lẫn trong các kim loại khác như đồng, sắt, bạc... Để khai thác quặng vàng loại này người ta phải dùng đến các phương pháp tuyển vàng khác nhau, tùy theo tính chất của mỗi loại quặng bị nhiễm vàng. == Xem thêm == Kinh tế địa chất Phân cấp tài nguyên khoáng sản Sinh quặng Thạch học == Tham khảo ==
quần đảo anh.txt
Quần đảo Anh là một nhóm các đảo ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Âu lục địa gồm có đảo Anh và đảo Ireland cùng trên sáu nghìn đảo nhỏ khác. Có hai quốc gia có chủ quyền trên quần đảo: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (thường gọi là nước Anh) và Ireland (cũng được gọi là Cộng hòa Ireland). Quần đảo Anh cũng gồm có ba Lãnh thổ phụ thuộc hoàng gia Anh: Đảo Man cùng Jersey và Guernsey thuộc Quần đảo Eo Biển, tuy vậy hai vùng về sau không thuộc quần đảo về mặt tự nhiên. Khối đá cổ nhất trong quần đảo nằm ở phía tây bắc của Scotland và Ireland và có niên đại 2.700 triệu năm. Vào Kỷ Silur, vùng tây-bắc va chạm với vùng đông-nam, đã tạo ra một vùng đất lục địa rộng riêng biệt. Địa hình của quần đảo khá khiêm tốn so với tiêu chuẩn toàn cầu. Ben Nevis chỉ cao 1.344 mét (4.409 ft), Lough Neagh, là hồ lớn nhất trên toàn quần đảo cũng chỉ rộng 381 kilômét vuông (147 sq mi). Quần đảo có khí hậu đại dương ôn hòa, với một mùa đông không gắt và một mùa hè ấm áp. Gió Bắc Đại Tây Dương mang lại một độ ẩm đáng kể và làm tăng nhiệt độ lên 11 °C (20 °F), trên mức trung bình toàn cầu ở những nơi cùng vĩ độ. Điều này khiến cho phong cảnh quần đảo từ lâu được chi phối bởi rừng mưa ôn đới, mặc dù các hoạt động của con người đã xóa sổ phần lớn diện tích rừng này. Khu vực quần đảo lại một lần nữa có người cư trú vào thời kỳ băng hà cuối cùng của Kỷ Băng hà thứ 4, khoảng năm 12.000 TCN tại đảo Anh và 8000 TCN tại Ireland. Vào thời điểm đó, Đảo Anh còn là một bán đảo của châu Âu lục địa còn Ireland đã trở thành một hòn đảo riêng biệt. Các bộ lạc Scoti (Ireland), Pictish (miền bắc đảo Anh) và Brython (miền nam đảo Anh) đã định cư trên quần đảo vào thời điểm bắt đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Phần lớn đảo Anh do người Briton kiểm soát đã bị quân La Mã chinh phục năm 43 SCN. Những người Anglo-Saxon đầu tiên đã đến khi thế lực La Mã suy yếu vào thế kỷ 5 và cuối cùng thống trị nơi mà nay là xứ Anh. Người Viking xâm lược quần đảo bắt đầu từ thế kỷ thứ 9, theo sau là các khu định cư thường xuyên và thay đổi chính trị đặc biệt tại Anh. Người Norman chinh phục Anh vào năm 1066 và sau đó Angevin đã chinh phục một phần Ireland từ 1169 dẫn đến việc áp đặt một hệ thống thống trị Norman mới gần như khắp Đảo Anh và nhiều phần tại Ireland. Đến Hậu kỳ Trung cổ, đảo Anh bị phân tách thành các vương quốc Anh và Scotland, trong khi Ireland là sự thay đổi liên tục giữa các vương quốc Gael, các chúa Hiberno-Norman và các lãnh địa Ireland do người Anh thống trị, và không lâu sau đó nằm dưới quyền kiểm soát của vua Anh. Việc lập Liên minh vương quyền năm 1603, Đạo luật Liên hiệp 1707 và Đạo luật Liên hiệp 1800 đã cố gắng củng cố việc Đảo Anh và Ireland thành một thực thể chính trị đơn nhất, Vương quốc Liên hiệp, còn Đảo Man và quần đảo Eo Biển vẫn là lãnh thổ phụ thuộc hoàng gia. Sự mở rộng của đế quốc Anh và việc di cư do Nạn đói Lớn và Dọn quang Cao nguyên đã dẫn đến việc cư dân cũng như văn góa của quần đảo phân bổ khắp thế giới và việc suy giảm dân số nhanh chóng tại Ireland vào nửa cuối của thế kỷ 19. Hầu hết lãnh thổ Ireland rút ra khỏi Vương quốc Liên hiệp sau chiến tranh giành độc lập và hiệp ước Anh-Ireland (1919–1922) sau đó, chỉ còn sáu quận vẫn còn nằm trong nước Anh với tên gọi Bắc Ireland. Thuật ngữ British Isles (quần đảo Anh) gây tranh cãi tại Ireland, tại đây có sự chống đối việc sử dụng những thuật ngữ có từ British với những gì liên quan đến Ireland. Chính phủ Ireland không sử dụng thuật ngữ này và đại sứ quán nước này tại Luân Đôn không khuyến khích sử dụng nó. "Anh và Ireland" hay "quần đảo Đại Tây Dương" trở thành các thuật ngữ có thể dùng thay thế song "quần đảo Anh" vẫn là một tên thông dụng. == Tham khảo == == Đọc thêm == Allen, Stephen (2007). Lords of Battle: The World of the Celtic Warrior. Osprey Publishing. ISBN 1841769487. Collingwood, Robin George (1998). Roman Britain and the English Settlements. Biblo & Tannen Publishers. ISBN 0819611603. Davies, Norman (2000). The Isles a History. Macmillan. ISBN 0333692837. Ferguson, Niall (2004). Empire. Basic Books. ISBN 0465023290. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2009. Foster (editor), Robert Fitzroy; Donnchadh O Corrain, Professor of Irish History at University College Cork: (Chapter 1: Prehistoric and Early Christian Ireland) (ngày 1 tháng 11 năm 2001). The Oxford History of Ireland. Oxford University Press. ISBN 0-19-280202-X. Harley, John Brian; David Woodward (1987). The History of Cartography: Cartography in prehistoric, ancient, and medieval Europe and the Mediterranean. Humana Press. ISBN 0226316335. Maddison, Angus (2001). The World Economy: A Millennial Perspective. Organisation for Economic Co-operation and Development. ISBN 9264186549. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2009. Markale, Jean (1994). King of the Celts. Bear & Company. ISBN 0892814527. Snyder, Christopher (2003). The Britons. Blackwell Publishing. ISBN 0-631-22260-X. A History of Britain: At the Edge of the World, 3500 B.C. – 1603 A.D. by Simon Schama, BBC/Miramax, 2000 ISBN 978-0786866755 A History of Britain—The Complete Collection on DVD by Simon Schama, BBC 2002 Shortened History of England by G. M. Trevelyan Penguin Books ISBN 978-0140233230 == Liên kết ngoài == Bản đồ địa chất tương tác của quần đảo Anh.
quốc kỳ ấn độ.txt
Quốc kỳ Ấn Độ là một cờ tam tài ngang gồm vàng nghệ thẫm, trắng và lục Ấn Độ; cùng một thiết kế bánh xe 24 nan hoa gọi là Ashoka Chakra màu lam nằm tại trung tâm. Thiết kế hiện nay được thông qua trong một cuộc họp của Nghị hội vào ngày 22 tháng 7 năm 1947, khi đó nó trở thành quốc kỳ chính thức của Quốc gia Tự trị Ấn Độ. Sau đó, nước Cộng hòa Ấn Độ vẫn giữ lại thiết kế quốc kỳ này. Tại Ấn Độ, thuật ngữ "cờ tam tài" (tiếng Hindi: तिरंगा) hầu như luôn đề cập đến quốc kỳ Ấn Độ. Thiết kế quốc kỳ Ấn Độ dựa trên thiết kế cờ Swaraj, là một cờ hiệu của Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Pingali Venkayya thiết kế. Theo luật định, quốc kỳ được làm từ một loại vải kéo sợi bông hoặc tơ bằng tay đặc biệt mang tên khadi, loại vải này được Mahatma Gandhi phổ biến. Cục tiêu chuẩn Ấn Độ đặt ra quy định về cách thức chế tạo và các chi tiết kỹ thuật của quốc kỳ. Quyền chế tạo quốc kỳ do Ủy ban Khadi và Công nghiệp thôn làng nắm giữ, ủy ban phân phối cho các tổ khu vực. Trong năm 2009, Karnataka Khadi Gramodyoga Samyukta Sangha là hãng độc quyền trong việc chế tạo quốc kỳ. Luật Quốc kỳ Ấn Độ và các luật khác liên quan đến những biểu tượng quốc gia điều chỉnh việc sử dụng quốc kỳ. Luật ban đầu cấm các cá nhân công dân sử dụng quốc kỳ ngoại trừ trong những ngày quốc lễ như ngày Độc lập và ngày Cộng hòa. Năm 2002, Tòa án Tối cao Ấn Độ lệnh cho Chính phủ Ấn Độ sửa đổi luật nhằm cho phép các cá nhân công dân được sử dụng quốc kỳ. Sau đó, nội các liên bang sửa đổi luật để cho phép sử dụng hạn chế. == Thiết kế == Theo luật Quốc kỳ Ấn Độ, quốc kỳ Ấn Độ có tỷ lệ dài và rộng là 3:2. Cả ba sọc trên quốc kỳ Ấn Độ cần bằng nhau về chiều rộng và chiều dài. Kích cỡ của Ashoka Chakra không được định rõ trong luật Quốc kỳ, song Ashoka Chakra phải có 24 nan hoa có khoảng cách đồng đều. Trong đoạn 4.3.1 của "IS1: các tiêu chuẩn chế tạo cho quốc kỳ Ấn Độ", có một biểu đồ chi tiết về kích cỡ của Ashoka Chakra trong chín kích cỡ cụ thể của quốc kỳ. Trong cả luật Quốc kỳ và IS1 đều ghi rằng Ashoka Chakra được in hoặc vẽ lên quốc kỳ bằng màu lam sẫm. Bên dưới là danh sách tông màu quy định cho toàn bộ các màu sử dụng trên quốc kỳ, ngoại trừ màu lam sẫm. Màu lam sẫm có thể thấy trong tiêu chuẩn IS:1803–1973. == Tượng trưng == Mahatma Gandhi đề xuất lần đầu một hiệu kỳ trước Đảng Quốc Đại vào năm 1921. Hiệu kỳ do một nhà nông học đến từ Machilipatnam là Pingali Venkayya thiết kế. Tại trung tâm là một guồng xe sợi truyền thống, tượng trưng hóa mục tiêu của Gandhi là khiến cho người Ấn Độ tự lực bằng cách sản xuất trang phục của mình. Thiết kế sau đó được sửa đổi để thêm một sọc trắng tại trung tâm nhằm tượng trưng cho các cộng đồng tôn giáo khác, và làm nền cho guồng xe sợi. Sau đó, nhằm tránh liên kết các hiệp hội tông phái với phối màu, vàng nghệ, trắng và lục được lựa chọn cho ba dải, lần lượt đại diện cho dũng khí và hy sinh, hòa bình và chân thực, tín nhiệm và thượng võ. Một vài ngày trước khi Ấn Độ độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947, Nghị hội quyết định rằng quốc kỳ Ấn Độ cần phải được toàn bộ các chính đảng và cộng đồng chấp thuận. Do vậy, một phiên bản sửa đổi của hiệu kỳ Swaraj được lựa chọn; vẫn là cờ tam tài vàng nghệ, trắng và xanh. Tuy nhiên, charkha bị thay bằng Ashoka Chakra nhằm tượng trưng cho guồng xoay bất diệt theo luật. Triết gia Sarvepalli Radhakrishnan, người sau này trở thành Phó Tổng thống đầu tiên và Tổng thống thứ nhì, giải thích về quốc kỳ được thông qua và mô tả ý nghĩa của nó như sau: == Liên kết ngoài ==
giáo dục việt nam.txt
Giáo dục Việt Nam để chỉ nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay). Nền giáo dục này là một sự tiếp nối của giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thừa hưởng một phần di sản của giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981 thì cho áp dụng hệ 12 năm cho toàn quốc. Năm 1975 cũng là năm giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. == Triết lý giáo dục == Giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn đề là phải chăng "giáo dục [Việt Nam] chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập". Tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì? Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng?... Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; v.v... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam. Các bài tường trình của Tạp chí Cộng sản, và của tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, không nhắc đến triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975. == Mục tiêu giáo dục == Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau: "... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới." == Những quy định trong hiến pháp == Điều 41, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980: "Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng." Điều 36, Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992: "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng." == Giáo dục mầm non == Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí ttuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tố đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. == Giáo dục cơ bản == Giáo dục cơ bản kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông). === Cấp tiểu học === Cấp tiểu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 10 tuổi. Cấp I gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5.Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, và 5 một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học. Từ 2005 đã chính thức bãi bỏ kì thi này. === Cấp trung học cơ sở === Cấp II gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ năm 11 đến năm 14 tuổi. Đây là một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp || có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông). Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Vật lý. Hoá học (lớp 8 và 9), Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật), Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học (máy vi tính hoặc điện toán). Ngoài ra học sinh có thêm một số tiết bắt buộc như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9),... Hết cấp trung học cơ sở, học sinh được xét tốt nghiệp dựa trên thành tích học tập tích lũy trong bốn năm. Trước đây hết cấp Trung học cơ sở học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp, nhưng từ năm 2006 đến 2013 kỳ thi này đã bị bãi bỏ. Muốn theo học tiếp trình độ cao hơn (cấp III) học sinh phải tham dự các kỳ thi tuyển sinh. Tuy nhiên đến năm 2014 kỳ thi tốt nghiệp đã bắt đầu tổ chức lại cho đến nay. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. === Cấp trung học phổ thông === Cấp III gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu từ năm 15 tuổi đến hết năm 17 tuổi. Để tốt nghiệp cấp III, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp trung học cơ sở hoặc xét tuyển theo học bạ của 4 năm học cấp II. Các kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ trì. Ở cấp học này, học sinh cũng phải học các môn tương tự như ở cấp học trung học cơ sở, nhưng bỏ bớt hai môn năng khiếu là Âm nhạc và Mỹ thuật. Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông vẫn được tham gia một số hoạt động khác như hướng nghiệp, dạy nghề... == Giáo dục chuyên biệt == === Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu === Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như các nhà khoa học khởi xướng như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum... mong đợi, là nơi phát triển các tài năng đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thoả mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào tương đối khốc liệt của các trường này. Hệ thống trường THPT Chuyên ở Việt Nam bao gồm 2 hệ: các trường chuyên trực thuộc đại học (trước đây là các trường chuyên cấp quốc gia) và các trường chuyên của tỉnh. Hai hệ thống có một số khác biệt: Phạm vi tuyển sinh: Các trường chuyên thuộc đại học: tuyển sinh trong cả nước. Các trường chuyên của tỉnh/thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh/ thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt) Kì thi học sinh giỏi quốc gia: Các trường chuyên thuộc đại học: trực tiếp tham gia kì thi HSG Quốc gia như một tỉnh/thành phố Các trường chuyên tỉnh/thành phố: phải tham gia kì thi HSG cấp tỉnh/thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT hệ thông thường trong tỉnh/thành phố Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính)... Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kì này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường chuyên cũng như việc Việt Nam tham dự các kì Olympic khoa học quốc tế "hào hứng" hơn, mục tiêu ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt. Thành tích của các trường chuyên trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kì thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng vẫn thường rất cao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lý do chính cho những thành tích này không phải là chất lượng giáo dục mà là phương pháp luyện thi. Tỉ lệ học sinh các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan cũng ngày càng thấp, và khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại. === Trung tâm Giáo dục thường xuyên === Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi === Trường Phổ thông dân tộc nội trú === Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở. === Trường giáo dưỡng === Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. == Giáo dục đại học == === Dự bị đại học === Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học. Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự). === Trung cấp, dạy nghề === Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp. Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng. === Cao đẳng === Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc tương đương để có thể học hay liên thông lên cấp cao đẳng. Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học. === Đại học === Cần tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng hay tương đương để có thể học hay liên thông lên Đại học Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, tính đến nay, cả nước đã có 409 trường ĐH, CĐ, trong đó có 307 trường được thành lập mới hoặc nâng cấp trong 10 năm qua. Với số trường mới này, 35 tỉnh, thành đã có thêm trường ĐH, CĐ mới; số tỉnh, thành có trường ĐH là 40, có trường CĐ là 60, có ít nhất một trường ĐH hoặc CĐ là 62. Trong số 307 trường ĐH, CĐ mới, có 245 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn; 8 trường được nâng cấp từ khoa trực thuộc ĐH quốc gia, ĐH vùng, chỉ có 32 trường xây dựng hoàn toàn mới. Kết quả giám sát cho thấy, các trường ĐH được thành lập trên cơ sở nâng cấp một khoa trực thuộc ĐH quốc gia, ĐH vùng hoặc chia tách từ một trường ĐH, có ưu thế hơn trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt về đội ngũ giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Còn các đơn vị được nâng cấp từ bậc học thấp hơn, CĐ lên ĐH và trung cấp lên CĐ lại gặp khó khăn rất lớn trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc học cao hơn. Học sinh tốt nghiệp cấp III muốn vào các trường đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Chương trình bậc đại học của Việt Nam kéo dài từ 4 đến 6 năm; 2 năm đầu là chương trình đại học đại cương, 2 (hay 4) năm sau là chương trình chuyên ngành. Dù là ngành gì, sinh viên phải học một số tiết về quốc phòng an ninh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học với các tên gọi như: cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, nhạc sĩ,... Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước. Hiện nay, nhà nước Việt Nam đang tích cực cải cách hệ thống giáo dục đại học bằng việc trao thêm quyền cho các trường đại học. Điều 32 Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 quy định "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.". Điều 36 luật này cũng quy định "Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập.", tuy nhiên "Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học". Các lãnh đạo hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ tự chủ đại học và yêu cầu thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng các trường đại học Việt Nam chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng cho việc tự chủ, các điều khoản trong Luật Giáo dục Đại học cho thấy quyền tự chủ của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ đại học hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi. Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học === Tuyển sinh === Tất cả công dân tốt nghiệp trung học (trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp) đều được tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo, dân tộc và cả quốc tịch nữa. Điểm thi sẽ được công bố công khai, rộng rãi trên các trang mạng của các trường đại học. Các thí sinh nếu thấy điểm của mình có sai sót so với dự tính được quyền phúc tra xem xét lại bài. Các thí sinh nếu đạt từ điểm chuẩn của trường đi ra trở lên được mời làm các thủ tục nhập học. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, có ưu tiên bằng cách cộng vào tổng điểm thi một số điểm nhất định đối với các đối tượng sau: con Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân; của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; con thương binh; học sinh là người dân tộc thiểu số; học sinh tốt nghiệp trung học tại các cùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn về kinh tế - xã hội; học sinh nông thôn. Dưới đây là các đối tượng được tuyển thẳng: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đã tốt nghiệp trung học Học sinh là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế hàng năm Học sinh đạt giải Nhất trong các cuộc thi học sinh giỏi các môn hằng năm. Chỉ riêng đối với các trường công an, quân đội thì muốn được dự thi phải đạt các tiêu chuẩn về sức khoẻ, mức độ nhạy cảm, phản xạ, năng lực và phẩm chất đạo đức, chính trị. Ngoài ra, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng yêu cầu thí sinh muốn dự thi phải là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. == Giáo dục sau đại học == === Cao học === Các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào quy định của chuyên ngành và của cơ sở đào tạo. Các cá nhân đi học cao học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ chi phí học tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả chi phí học tập, tuy nhiên, các đối tượng này khi đi học phải có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt nghiệp, các học viên cao học được cấp bằng thạc sĩ. === Nghiên cứu sinh === Đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam có sự định thay đổi trong cách tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân hay kỹ sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào ngành học và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng tiến sĩ. == Cải cách giáo dục == == Danh sách các cơ sở giáo dục Việt Nam == Danh sách các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam Danh sách các trường trung học chuyên nghiệp của Việt Nam Danh sách các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Danh sách các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Danh sách các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội == Xem thêm == Giáo dục và Khoa cử thời Trần Giáo dục và Khoa cử thời Lê Sơ Giáo dục và Khoa cử thời Mạc Giáo dục và Khoa cử thời Nguyễn Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bộ Giáo dục & Đào tạo Hồ Tú Bảo và các cộng sự (2006). “Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam: Một đề án”. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2013. Thời đại mới, số 9, tháng 11/2006. Hồ Tú Bảo và các cộng sự (2008). “Đề án cải cách giáo dục Việt Nam: Phân tích và đề nghị của nhóm nghiên cứu giáo dục Việt Nam”. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2013. Thời đại mới, số 13, tháng 3/2008.
de facto.txt
De facto ( /dɪ ˈfæktoʊ/, /deɪʔ/, tiếng Latinh: [deː ˈfaktoː]) hay thực quyền, quyền lực thực tế, quyền thực tế là một thành ngữ trong tiếng Latinh có nghĩa là "trên thực tế" hay "theo thông lệ". Thông thường nó được sử dụng ngược với de jure (có nghĩa là "theo luật định") khi nói đến các vấn đề của lĩnh vực luật pháp, nhà nước, hay kỹ thuật (chẳng hạn các tiêu chuẩn) được tìm thấy trong thực tiễn của cộng đồng do được tạo ra hay phát triển lên mà không có (hoặc không trái) các quy định của luật điều chỉnh. Khi thảo luận về các trạng thái pháp lý thì de jure đề cập tới điều mà luật ghi nhận, trong khi de facto đề cập tới điều xảy ra trong thực tế, và chúng có thể khác nhau. Thuật ngữ de facto cũng có thể sử dụng khi không tồn tại luật hay tiêu chuẩn tương ứng, nhưng thông lệ chung đã được thiết lập rõ ràng, mặc dù có thể là không phải phổ biến rất rộng. == Các tiêu chuẩn de facto == Tiêu chuẩn de facto, ví dụ như các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn khác mà có sự phổ biến đến mức mọi người tuân theo chúng tương tự như khi người ta tuân theo các tiêu chuẩn luật định. Tiêu chuẩn de jure có thể khác: một ví dụ là sắc luật về tốc độ lái xe trên đường cao tốc. Mặc dù tiêu chuẩn de jure là lái xe ở tốc độ giới hạn hoặc thấp hơn, nhưng tiêu chuẩn de facto là lái xe ở tốc độ giới hạn hay tốc độ lớn hơn một chút so với tốc độ này. Một ví dụ khác là không có luật nào cấm một người thêm chữ cái mới, chẳng hạn như chữ Þ vào bảng chữ cái Latinh. Các chữ cái đã được thêm vào trong nhiều thế kỷ trước mà không có khó khăn nào, nhưng ngày nay người đó bị ngăn cản trong việc làm này, bởi những khó khăn thực tế nảy sinh. Vì thế đây là giới hạn de facto trong việc thay đổi bảng chữ cái. Tiêu chuẩn de facto đôi khi không được chính thức hóa và có thể chỉ đơn giản dựa trên thực tế là một số người nào đó có các ý tưởng tốt được ưa chuộng nhiều đến mức nó được những người khác sao chép lại. Những người tạo ra các tiêu chuẩn de facto điển hình là các công ty, tập đoàn hay côngxoocxiom. Trong khoa học máy tính, các tiêu chuẩn de facto đôi khi có thể trở thành các tiêu chuẩn de jure do tính ưu việt của chúng trên thị trường. Ví dụ, JavaScript của Netscape (tiêu chuẩn hóa thành ECMAScript) và một phần của DOM Mức 0 (tiêu chuẩn hóa thành Thông số HTML DOM Mức 1/2). == Các nhà lãnh đạo de facto == Trong chính trị, nhà lãnh đạo de facto của một quốc gia hay khu vực là người được thừa nhận là có quyền lực, không phụ thuộc vào việc người đó có được quyền lực này bằng cách thức hợp hiến, hợp pháp hay đúng luật hay không. Thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến để chỉ những người mà quyền lực của họ được một số ít người khác cho là giành được bằng các cách thức bất hợp hiến, bất hợp pháp hay các cách thức không đúng luật khác, thường là bằng việc lật đổ nhà lãnh đạo trước đó hay can thiệp sâu vào sự lãnh đạo của người đương nhiệm đó. Các nhà lãnh đạo de facto không nhất thiết phải nắm giữ các chức vụ chính thức theo hiến pháp quy định và có thể thực thi quyền lực của mình theo các cách không chính thức. Tuy nhiên, quyền lực của họ thì không thể phủ nhận, điều này làm cho vị trí của họ như là các nhà lãnh đạo thực thụ phải được thừa nhận. Nhưng cần phải lưu ý rằng không phải tất cả các nhà độc tài đều là các nhà lãnh đạo de facto. Ví dụ, Augusto Pinochet ở Chile ban đầu lên nắm quyền trong vai trò của chủ tịch hội đồng tư vấn quân sự, nhưng sau đó đã thay đổi hiến pháp để trở thành tổng thống nước này, vì vậy đã làm ông trở thành nhà lãnh đạo chính thức và hợp pháp của Chile. Một ví dụ khác về nhà lãnh đạo de facto là những người trên thực tế không phải là nhà lãnh đạo, nhưng có ảnh hưởng rất lớn hay tổng thể đối với nhà lãnh đạo thực thụ, nó rất phổ biến trong các vương triều. Các ví dụ khác về các nhà lãnh đạo de facto là Từ Hi Thái Hậu của Trung Quốc (đối với con trai là vua Đồng Trị và cháu ruột là vua Quang Tự), công tước Aleksandr Danilovich Menshikov (đối với người yêu cũ của ông là nữ hoàng Ekaterina I của Nga), Hồng y giáo chủ Richelieu của Pháp (đối với vua Louis XIII), và hoàng hậu Marie Caroline (đối với chồng mình là vua Ferdinand I). Một số nhà lãnh đạo de facto thực thụ và nổi tiếng là Đặng Tiểu Bình của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tướng Manuel Noriega của Panama. Cả hai nhân vật nói trên đã thực thi việc kiểm soát gần như tổng thể đối với quốc gia của họ trong nhiều năm, mặc dù không có chức vụ hợp pháp theo hiến pháp quy định hay sự ủy nhiệm luật định để thực thi quyền lực. Lãnh đạo quốc gia de facto là thuật ngữ hay sử dụng để miêu tả các Đại diện vương miện trong Khối Thịnh vượng chung Anh, hay nhà lãnh đạo thay cho (in lieu) nhà lãnh đạo quốc gia hợp pháp (de jure, hay luật định) (ví dụ vua hay nữ hoàng Anh). === Quốc ngữ === Một số quốc gia có quốc ngữ trên thực tế (de facto), bao gồm Úc, Nhật Bản, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ, nhưng không có quốc ngữ chính thức (theo luật quy định:de jure). Một số quốc gia có một ngôn ngữ nữa trên thực tế cộng thêm vào với quốc ngữ chính thức. Đó là trường hợp ở Liban và Maroc, quốc ngữ chính thức là tiếng Ả Rập, nhưng có thêm một ngôn ngữ trên thực tế là Tiếng Pháp. Ở New Zealand, Maori và New Zealand Sign theo luật quy định là quốc ngữ, trong khi tiếng Anh là quốc ngữ trên thực tế. == Một số sử dụng khác == Sử dụng phổ biến khác của thuật ngữ de facto là sự "phân biệt de facto'': chẳng hạn những người sử dụng của một thư viện hay một ngôi trường nào đó có xu hướng là những người sống gần đó, vì thế các tiện ích này có xu hướng trở thành phân biệt "chủng tộc" hay "dân tộc" mà không có "sự phân biệt de jure" (nó đòi hỏi phải có sự phân biệt theo luật định). Một quốc gia độc lập de facto là quốc gia không được các quốc gia độc lập hay tổ chức quốc tế de jure nào công nhận, thậm chí cho dù chủ quyền của đất nước này là tách rời khỏi "quốc gia mẹ" và nó được thực thi tuyệt đối trên toàn bộ lãnh thổ mà nước này coi là của mình. Sự độc quyền de facto là hệ thống trong đó có nhiều pháp nhân hay thể nhân tham gia, nhưng có rất ít điều chỉnh (hay các sắc luật chống độc quyền nói chung hoặc trong một lĩnh vực kinh tế cụ thể, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ công) hoặc ở những nơi mà luật chống độc quyền không được áp dụng dẫn đến tình trạng một pháp nhân/thể nhân nào đó thao túng thị trường. == Xem thêm == Danh sách các thành ngữ Latinh De jure status quo == Tham khảo ==
nhà tù côn đảo.txt
Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù... Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc chiến chống Mỹ. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp". Đây là nơi ghi lại những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. == Chuồng cọp == Chuồng cọp là tên gọi khu trại giam do Pháp, Quốc gia Việt Nam và Mỹ, Việt Nam Cộng hòa xây dựng để giam giữ những nhân vật tù chính trị cao cấp của Việt Minh, quân Giải phóng và những người tham gia chống Pháp, Mỹ trong những năm chiến tranh. === Chuồng cọp do Pháp và Quốc gia Việt Nam xây === Xây dựng năm: 1940 Tổng diện tích: 5.475 m² Diện tích phòng giam: 1.408 m² Phòng tắm nắng: 1.873 m² Khoảng trống: 2.194 m² Bao gồm: 120 phòng biệt giam (chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng). Đặc điểm bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn). Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là Phòng tắm nắng (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn. === Chuồng cọp do Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xây === Chuồng cọp do Việt Nam Cộng hòa xây dựng còn có tên là trại 7 hay là trại Phú Bình. Xây dựng năm: 1971 Tổng diện tích:25.768 m² Trong đó: Diện tích phòng giam: 3800 m2 Nhà phụ thuộc: 673 m² Nhà ở: 173 m² Khoảng trống: 22.369 m² Bao gồm: 384 phòng biệt giam (chia làm 4 khu: AB-CD-EF-GH, mỗi khu có 2 dãy và mỗi dãy có 48 phòng). Đặc điểm: Đây là kiểu nhà giam đặc biệt bằng bê tông, không có bệ nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp. Đây là nơi nổi dậy đầu tiên của tù chính trị vào lúc 12 giờ đêm 30/4, rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 (tại khu GH) chiếm được nhà tù Côn Đảo, chấm dứt hoạt động của nhà tù này sau 113 năm. Khu "Chuồng Cọp" là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân ở đây bị giam trong những căn phòng chỉ rộng 5m2, không có giường nằm. Người tù bị cùm chân và phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp, điều kiện vệ sinh và ăn uống rất kém, lại thường xuyên bị tra tấn để hỏi cung. Khu này dành cho những tù binh quan trọng không chịu khai báo, với mục đích dùng sự khổ ải để khuất phục ý chí của tù nhân. Để tránh bị dư luận phản đối, khu "chuồng cọp" được Mỹ xây biệt lập và được giữ bí mật, trong một thời gian dài không ai ở bên ngoài biết đến sự tồn tại của khu "chuồng cọp" này. Tháng 7/1970, sự thật bị Mỹ che giấu về Chuồng Cọp trong hệ thống Nhà tù Côn Đảo đã bị phanh phui, gây chấn động quốc tế. Người đầu tiên khám phá ra sự thật đó trước công chúng Mỹ là nhà báo Mỹ - Don Luce. Trợ lý của đoàn Quốc hội Mỹ là ông Tom Harkin đã thuyết phục hai nghị sĩ trong đoàn điều tra hoạt động tra tấn trong "Chuồng cọp" tại nhà tù Côn Đảo nằm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Sử dụng bản đồ được Cao Nguyên Lợi - một cựu tù nhân bị giam trong "Chuồng cọp" vẽ, Don Luce và Tom Harkin đã bí mật chuyển hướng khỏi các lộ trình được lên kế hoạch từ trước, và vội vã đi xuống một con hẻm giữa hai dãy nhà tù. Họ tìm thấy cánh cửa nhỏ dẫn đến các lồng sắt giữa các bức tường nhà tù. Don Luce kể: "Tại đây hình ảnh của các tù nhân trong lồng đã khắc sâu trong tâm trí tôi, không thể tẩy xóa nổi. Người đàn ông với ba ngón tay bị cắt rời; một người khác đã chết có hộp sọ đã vỡ toác; và nhiều tu sĩ Phật giáo Huế - những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phật tử - trong tình trạng thê lương. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và và các vết thương lở loét ở mắt cá chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào." Các bức ảnh do ông Harkin chụp ở nhà tù Côn Đảo đã được đăng trên tạp chí Life ngày 17/7/1970, cho thấy cảnh giam giữ tồi tệ và sự tra tấn mà tù nhân ở đây phải gánh chịu. Một cuộc biểu tình quốc tế nổ ra sau đó. Dưới áp lực của dư luận Quốc tế, 180 tù nhân đàn ông và 300 tù nhân phụ nữ được chuyển khỏi các Chuồng cọp. Nhiều người được đưa đến bệnh viện tâm thần do chấn thương tâm lý quá nặng. Một số đã được chuyến đến các nhà tù khác. Grace Paley đã mô tả cuộc sống trong tù của một trong số 300 phụ nữ bị giam giữ tại Chuồng cọp - Nhà tù Côn Đảo trong cuốn sách xuất bản năm 1998: "Trước khi vào tù, Thiều Thị Tạo là một học sinh trung học 16 tuổi. Cô đã bị tống giam vì không chào cờ. Trong tù, Thiều Thị Tạo bị giam trên nền đất. Cô bị đánh vào đầu bằng dùi cui. Đầu cô bị kẹp giữa hai thanh thép. Nước rót xuống cổ họng cô. Sau đó, vào ngày 20/11/1968, cô bị chuyển đến trụ sở cảnh sát quốc gia…Tới cuối năm 1969, Tạo đã được chuyển đến Chuồng cọp của Côn Đảo. Trong vài ngày ở đây, cô đã bị treo lên một cái móc sắt. Hình thức tra tấn này khiến xương sống của cô đã bị hư hại và đến nay cô vẫn phải đeo nẹp ở cổ. Sau một năm ở trong Nhà tù Côn Đảo, cô được chuyển giao cho các nhà thương điên ở Biên Hòa." == Chuồng bò == Khu biệt lập Chuồng Bò hình thành năm 1876 nhằm mục đích phục vụ nhu cầu nuôi bò cung cấp thực phẩm cho bộ máy cai trị tù. Nơi đây còn là cơ sở nuôi dê, ngựa, heo, gà, vịt, bồ câu; có lúc nơi đây kiêm luôn làm rẫy, đốn củi với tên gọi kép Sở Rẫy-Chuồng Bò, Sở Củi-Chuồng Bò. Ban đầu khu chuồng bò gồm 2 chuồng nhốt bò, một hầm chứa phân bò. Hầm phân bò sau 3m chia 2 ngăn có hệ thống cống dẫn ngầm từ chuồng nuôi bò sang. Bên cạnh đó còn có thêm 24 hộc chứa heo. Đến năm 1930, thực dân Pháp cho xây dựng thêm 9 phòng giam, sử dụng chuồng bò như một trại giam các tù nhân nữ. Ngoài ra còn sử dụng hầm phân bò này để ngâm người tù như một biện pháp tra tấn hành hạ. Sang thời Việt Nam Cộng hòa, khu chuồng bò, còn được gọi là trại An Ninh Chuồng Bò, trực thuộc Trại IV, vẫn với công năng như trước. Năm 1963, Chuồng Bò được gấp rút sửa chữa, cải tạo các 24 hộc chứa heo và xây dựng lại thành 3 khu nhà biệt giam A, B, C với 33 phòng biệt giam. Từ năm 1973, Chuồng Bò là văn phòng của tiểu Ban điều tra khai thác thuộc Ban chuyên môn. - Tổng diện tích: 4.410m2 - Diện tích phòng giam: 547m2 - Chuồng trại: 270m2 - Khoảng trống: 3.293m2 == Chú thích == == Tham khảo == The Tiger Cages of Con Son Loạt bài "Côn Đảo - bản anh hùng ca" đăng trên báo Tuổi Trẻ Kì 1, Kì 2, Kì 3, Kì 4, Kì 5.
nasratullah nasrat.txt
Nasratullah Nasrat (sinh 10 tháng 5 năm 1984) là 1 vận động viên cricket người Afghanistan. Nasratullah là 1 left-handed batsman và slow left-arm orthodox spin bowler. Nasratullah chơi trận đầu tiên cho đội tuyển quốc gia đối đầu với Ireland trong giải 2009 ICC World Cup Qualifier. Đây cũng là trận đấu List-A đầu tiên. trận đấu thứ 2 trong sự nghiệp của Nasratullah' là với Namibia, anh ghi được 1 wicket với captain Louis Burger. Lần khoác áo gần đây nhất của Nasratullah's là trong giải 2010 ACC Trophy Elite, anh thi đấu 3 trận và ghi được 2 wickets. Nasratullah là người cuối cùng được điền tên vào danh sách tham dự 2010 ICC World Twenty20. trong giải này anh chơi 1 trận duy nhất với Ireland ở sân Providence Stadium, Guyana nhưng đó chỉ là trận đấu khởi động,. He did not represent Afghanistan in either of their main tournament matches against India và South Africa. == Xem thêm == == Liên kết khác == Nasratullah Nasrat on Cricinfo Nasratullah Nasrat on CricketArchive
kháng thể.txt
Kháng thể là các phân tử immunoglobulin (có bản chất glycoprotein), do các tế bào lympho B cũng như các tương bào (Plasma - biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ, chẳng hạn các vi khuẩn hoặc virus. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận diện một epitope kháng nguyên duy nhất. == Cấu trúc điển hình == Phân tử kháng thể cấu tạo từ 4 chuỗi polypeptide, gồm hai chuỗi nặng (H, heavy, tiếng Anh, màu tím trong hình 3) giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ (L, light, tiếng Anh, màu xanh lá trong hình 3) cũng giống hệt nhau. Có hai loại chuỗi nhẹ κ (kappa) và λ (lambda), do đó hai chuỗi nhẹ của mỗi phân tử immunoglobulin chỉ có thể cùng là κ hoặc cùng là λ. Các chuỗi của immunoglobulin liên kết với nhau bởi các cầu nối disulfide và có độ đàn hồi nhất định (hình 2 và 3). Một phần cấu trúc của các chuỗi thì cố định nhưng phần đầu của hai "cánh tay" chữ Y thì rất biến thiên giữa các kháng thể khác nhau, để tạo nên các vị trí kết hợp có khả năng phản ứng đặc hiệu với các kháng nguyên tương ứng, điều này tương tự như một enzyme tiếp xúc với cơ chất của nó. Có thể tạm so sánh sự đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên với ổ khóa và chìa khóa. === Các domain hằng định === Các domain hằng định (C, constant, tiếng Anh) đặc trưng bởi các chuỗi amino acide khá giống nhau giữa các kháng thể. Domain hằng định của chuỗi nhẹ ký hiệu là CL. Các chuỗi nặng chứa 3 hoặc 4 domain hằng định, tùy theo lớp kháng thể CH1, CH2, CH3 và CH4. Các domain hằng định không có vai trò nhận diện kháng nguyên, chúng làm nhiệm vụ cầu nối với các tế bào miễn dịch cũng như các bổ thể. Do đó, phần "chân" của chữ Y còn được gọi là Fc (tức là phần hoạt động sinh học của kháng thể F: fragment, c: cristallisable) === Các domain biến thiên === Mỗi immunoglobulin có 4 domain biến thiên (V, variable, tiếng Anh) ở đầu tận hai "cánh tay" của chữ Y. Sự kết hợp giữa 1 domain biến thiên trên chuỗi nặng (VH) và 1 domain biến thiên trên chuỗi nhẹ (VL) tạo nên vị trí nhận diện kháng nguyên (còn gọi là paratope). Như vậy, mỗi immunoglobulin có hai vị trí gắn kháng nguyên. Hai vị trí này giống nhau như đúc, qua đó một kháng thể có thể gắn được với 2 kháng nguyên giống nhau. Hai "cánh tay" của chữ Y còn gọi là Fab (tức là phần nhận biết kháng nguyên, F: fragment, ab: antigen binding). Domain kháng nguyên nơi gắn vào kháng thể gọi là epitope. Các domain sở dĩ gọi là biến thiên vì chúng khác nhau rất nhiều giữa các kháng thể. Chính sự biến thiên đa dạng này giúp cho hệ thống các kháng thể nhận biết được nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Cơ chế tạo nên sự biến thiên này sẽ được đề cập ở những phần sau. == Giới hạn giữa cái "ta" và cái "không ta" - Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên == Phân biệt giữa cái "ta" và cái "không ta" là tính chất cơ bản của hệ miễn dịch và do đó, là đối tượng nghiên cứu cơ bản của miễn dịch học. Hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật, điều này có vẻ không cần phải nhắc lại, nhưng điều đáng lưu ý là một chất không cần phải có khả năng gây bệnh, chỉ cần nó lạ đối với cơ thể là có thể kích thích hệ miễn dịch. Tính lạ này có khi vô hại nhưng cũng đôi khi lắm phiền hà, bởi lẽ để duy trì sự sống, sinh vật cần phải trao đổi vật chất (và năng lượng) với môi trường, phải tiếp xúc với những cái "lạ", "không ta" rồi thông qua quá trình đồng hóa để biến chúng thành cái "ta", "của ta". Cũng chính vì lý do này, chuột có thể sản xuất kháng thể chống lại sữa bò hay albumine người... === Isotype === Điều gây chú ý là khi gây đáp ứng miễn dịch ở chuột bằng albumine của 1 người, kháng thể sinh ra có tính đặc hiệu đối với albumine của bất cứ người nào, chứ không riêng gì của cá nhân người nói trên. Như vậy có một cái gì đó chung cho cả một loài. Nhà miễn dịch học người Pháp Jacques Oudin đã đề ra khái niệm isotype để chỉ đặc tính kháng nguyên chung của loài. Isotype đã là trở ngại lớn cho huyết thanh liệu pháp (thí dụ dùng huyết thanh ngựa có chứa kháng thể kháng độc tố uốn ván để chữa bệnh uốn ván cho người), cách khắc phục là dùng công nghệ sản xuất các kháng thể đơn dòng. Immunoglobulin người chia làm 5 isotype, sẽ được trình bày ở một phần sau. Đặc tính isotype kháng thể được quy định bởi cấu trúc thuộc phần hằng định của đại phân tử kháng thể (cụ thể là trên các domain CH). === Allotype === Không hẳn là immunoglobulin lúc nào cũng được dung nạp ở một cá thể khác cùng loài, Oudin đề ra khái niệm allotype khi quan sát thấy một số thỏ lại sinh kháng thể chống chính các immunoglobulin thỏ. Allotype cũng thuộc phần hằng định của immunoglobulin. Tuy nhiên, sự không tương hợp do allotype được biết đến nhiều nhất không phải là các immunoglobulin mà là các nhóm máu và hệ HLA. === Idiotype === Allotype là ranh giới giữa hai cá thể cùng loài. Đem một kháng thể thỏ kháng albumine người (sau đây gọi là anti-albumine hay Ig1) tiêm cho một con thỏ khác cùng nhóm allotype, người ta thấy con thỏ thứ 2 này lại sản xuất kháng thể Ig1 nói trên. Do những khác biệt về isotype và allotype đã được loại trừ (cùng loài, cùng loại), đối tượng của việc sinh miễn dịch này được kết luận là vùng đặc hiệu của kháng thể 1 kể trên. Cấu trúc tạo nên tính đặc hiệu với kháng nguyên đó được gọi là "đặc tính idiotype". Kháng thể anti-albumine gọi là idiotype, cũng chính Oudin đề nghị thuật ngữ này. Tuy nhiên idiotype đích danh chính là vùng biến thiên trên kháng thể (cũng như trên TCR) đặc hiệu với một kháng nguyên, còn vị trí liên kết với kháng nguyên gọi là paratope. Người ta đã thành công trong việc cắt các idiotype ra khỏi kháng thể, phục vụ nghiên cứu và phát hiện ra khái niệm "dãy (hay dòng thác) idiotype": Đem một kháng nguyên X gây miễn dịch ở chuột A, người ta thu được kháng thể (idiotype) anti-X (tạm gọi là Ig1). Lấy Ig1 tiêm cho chuột B (giống hệt về di truyền với chuột 1), kháng thể anti-anti-X được tạo ra (Ig2). Người ta đã chứng minh được rằng trong cùng một cơ thể, khi tiếp xúc với 1 kháng nguyên X, không phải chỉ có 1 Ig1 (anti-X) được sản xuất, mà là một dãy những Ig như sau: Kháng nguyên (X) → Ig1 (anti-X) → Ig2 (anti-anti-X) → Ig3 (anti-anti-anti-X)... Ít nhất trong một số trường hợp, Ig3 rất giống (nếu không nói là giống hệt) Ig1 về khả năng nhận diện kháng nguyên X ở đầu dãy, như vậy, Ig2 có những cấu trúc gây đáp ứng tạo Ig3 đặc hiệu với X, người ta nói Ig2 hoạt động như một hình ảnh nội tại của kháng nguyên. Ig2 được ứng dụng như một vắc-xin (vắc-xin anti-idiotype). Suy rộng ra, khi một trong muôn vàn những kháng nguyên "tiềm năng" của thế giới xung quanh xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch tạo ra một dãy, hay "mạng lưới" idiotype như cách dùng của Niels Jerne. Sự phân biệt giữa "ta" và "không ta" rất tinh tế, không phải là một sự phân biệt trắng đen hai nửa một cách đơn giản, mà là một hệ thống cân bằng động trường kỳ, vai trò gây đáp ứng miễn dịch của kháng nguyên là làm xáo trộn sự cân bằng đó. Mẹo nhớ (không chính thức): idio=riêng, tự mình → idiotype: cấu trúc riêng biệt trên phần biến thiên của mỗi immunoglobuline hay TCR, đặc hiệu cho một epitope kháng nguyên nhất định. === Tự kháng thể === Đầu thế kỷ 20, Paul Ehrlich đưa ra khái niệm horror autotoxicus (tạm dịch "tính tự độc đáng sợ"), cho rằng hệ miễn dịch không tạo ra kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể, vì điều này sẽ dẫn đến tự hủy diệt. Quan niệm này được chấp nhận rộng rãi suốt gần trọn thế kỷ cho đến khi khái niệm "mạng lưới kháng thể" ra đời. Đầu thập niên 1980, người ta khám phá ra các tự kháng thể hình thành tự phát với số lượng ít, thường đặc hiệu với nhiều kháng nguyên của cơ thể nên gọi là đa đặc hiệu. Các tự kháng thể này khá lành, không gây phản ứng hủy diệt như các tự kháng thể trong các bệnh tự miễn, khi cơ chế điều hòa miễn dịch bị qua mặt. === Tính đặc hiệu của phản ứng kháng thể-kháng nguyên === Cũng chính Erhlich, vào đầu thế kỷ 20, đã đề xuất rằng các kháng thể được sản xuất sẵn trong cơ thể, độc lập với mọi kích thích từ bên ngoài. Vai trò của kháng nguyên là đẩy mạnh sự sản xuất kháng thể đặc hiệu tương ứng. Mô hình của Erhlich đã được chứng minh là đúng mặc dù ở thời của ông người ta chưa phân biệt được 2 loại lympho B và lympho T. Cơ thể đã chuẩn bị sẵn kháng thể cho hầu như mọi "kẻ xâm nhập" tiềm năng. Trong quá trình phát triển và biệt hóa các tế bào lympho B, có sự tái tổ hợp các gene mã hóa immunoglobulin. Trong mỗi tế bào lympho B, tổ hợp gene của phần biến thiên chỉ xảy ra 1 lần sẽ giữ nguyên đến hết đời sống của tế bào đó. Nếu vượt qua được các cơ chế chọn lọc, lympho B sẽ tiếp tục sống: Lympho B sẽ tồn tại ở dạng naive cho đến khi gặp kháng nguyên tương ứng. Nếu không gặp kháng nguyên, lympho B hoạt động cầm chừng dưới dạng naive đến hết đời của nó. Khi gặp kháng nguyên đặc hiệu, với sự trợ giúp của lympho TH1 qua các cytokine, lympho B sẽ phân chia thành dòng, một số biệt hóa thành tương bào nhằm sản xuất kháng thể hàng loạt, một số lympho B khác sẽ trở thành tế bào lympho B ghi nhớ và tiếp tục phân bào, duy trì sự tồn tại của dòng tế bào đó trong cơ thể. Nếu nhiễm kháng nguyên đó một lần nữa, các tế bào B ghi nhớ sẽ đáp ứng nhanh hơn dạng näive. Ưu điểm này của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu là nguyên tắc của việc ngừa bệnh bằng vắc-xin. Trong các immunoglobulin mà cơ thể có thể tạo ra, có những phân tử rất giống với nhau. Khi một kháng nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch, các dòng kháng thể tương tự đều được kích thích với những mức độ khác nhau, trong đó dòng đặc hiệu chính danh là đáp ứng mạnh nhất, nổi bậc nhất. == Ái lực của kháng thể với kháng nguyên == Liên kết giữa kháng thể và kháng nguyên, tương tự như giữa enzyme và cơ chất, có tính thuận nghịch. Liên kết mạnh hay yếu tùy vào số lượng liên kết và độ đặc hiệu giữa vùng nhận diện kháng nguyên trên kháng thể và cấu trúc epitope tương ứng. Ái lực của kháng thể đối với kháng nguyên là hợp lực của các lực liên kết yếu không đồng hóa trị (liên kết hydro, lực van der Waals và các liên kết ion...). Các lực liên kết yếu này chỉ có tác dụng trong một bán kính nhỏ, do đó sự đặc hiệu (hay tính chất bổ sung) trong cấu trúc không gian 3 chiều của 2 vùng phân tử có vai trò quyết định đối với ái lực của kháng thể với kháng nguyên. Như vậy, một kháng nguyên có thể được nhận diện bởi nhiều kháng thể với độ đặc hiệu khác nhau, dòng kháng thể nào phù hợp nhất về cấu trúc 3 chiều với epitope sẽ được khuếch trương mạnh nhất. == Các lớp kháng thể (hay isotype) == Các kháng thể được phân thành 5 lớp hay isotype, tùy theo cấu tạo của các domain hằng định của các chuỗi nặng: các chuỗi γ, α, μ, ε và δ lần lượt tương ứng với các immunoglobulin (Ig) thuộc các lớp IgG, IgA, IgM, IgE et IgD (xem bảng 1). Ngoài ra, các dị biệt tinh tế hơn cũng tồn tại bên trong một số lớp immunoglobulin. Ở người, có 4 loại IgG (IgG1, IgG2, IgG3 và IgG4) và 2 loại IgA (IgA1 và IgA2). Để tiêu diệt tác nhân gây bệnh bị gắn kháng thể, nhiều bạch cầu sử dụng các FcR (thụ thể của Fc, R: receptor) bề mặt tương ứng với từng lớp IgG, IgA, IgM, IgE và IgD. Thông thường một tế bào B sản xuất đồng thời nhiều lớp kháng thể: chúng khác nhau ở phần C các chuỗi nặng nhưng giống hệt nhau ở tính đặc hiệu với một kháng nguyên. Các tác nhân gây bệnh là muôn hình vạn trạng, do đó số lượng các kháng nguyên mà cơ thể có thể gặp phải là rất lớn. Mỗi lympho B lại chỉ có thể sản xuất một loại kháng thể đặc hiệu đối với 1 epitope kháng nguyên nhất định, do đó cần phải có hàng nhiều triệu lympho B khác nhau. Số lượng này vượt quá số lượng gene của con người. Vậy cách hiểu cổ xưa về một gene sản xuất một kháng thể không còn đứng vững. Năm 1976, Susumu Tonegawa đã khám phá rằng cơ thể dùng cơ chế tái tổ hợp gene để tạo ra số kháng thể đặc hiệu khổng lồ nói trên. Tonegawa đã được trao giải Nobel về Y học và Sinh lý học năm 1987 cho khám phá này. Quá trình tái tổ hợp gene để sản xuất kháng thể sẽ được trình bày ở một phần sau. === IgG === IgG là loại immunoglobulin monomer (mono=1), là kháng thể phổ biến nhất trong máu, sữa non và các dịch mô. Đây là isotype duy nhất có thể xuyên qua nhau thai, qua đó bảo vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển. Vai trò chính của IgG là hoạt hóa bổ thể và opsonine hóa. Có 4 thứ lớp: IgG1 (66%), IgG2 (23%), IgG3 (7%) và IgG4 (4%) trong đó IgG4 không có chức năng hoạt hóa bổ thể. === IgA === IgA chiếm khoảng 15 - 20% các immunoglobulin trong máu, nó chủ yếu được tiết tại các mô niêm nhầy (chẳng hạn trong ống tiêu hóa và hệ hô hấp). Nó còn được tiết trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Lớp immunoglobulin này chống lại (bằng cách trung hòa) các tác nhân gây bệnh tại những nơi chúng được tiết ra. Nó không hoạt hóa bổ thể, khả năng opsonise hóa cũng rất yếu. Có hai dạng IgA là IgA1 (90%) và IgA2 (10%). Khác với IgA1, các chuỗi nặng và nhẹ của IgA2 không nối với nhau bằng các cầu disulfide mà bằng các liên kết không đồng hóa trị. IgA2 có ít trong huyết thanh, nhưng nhiều trong các dịch tiết. Trong các dịch tiết, IgA có dạng dimer (di=2), nối với nhau bằng hai chuỗi phụ. Thứ nhất là một chuỗi J (join - nối; không phải là các gene J của immunoglobulin), một polypeptide có khối lượng phân tử 1,5 kDa, giàu cysteine và khác biệt hoàn toàn với các chuỗi immunoglobulin khác. Thứ hai là một chuỗi polypeptide có tên secretory component cùng có khối lượng phân tử 1,5 kDa, do các tế bào biểu mô tiết ra. IgA còn tồn tại dưới dạng trimer (tri = 3) và tetramer (tetra = 4). === IgM === IgM tạo nên các polymer (poly = đa, nhiều) do các immunoglobulin liên kết với nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị disulfide, thường là với dạng pentamer (penta = 5) hoặc hexamer (hexa = 6). Khối lượng phân tử của nó khá lớn, xấp xỉ 900 kDa. Chuỗi J thường thấy gắn với nhiều pentamer, trong khi các hexamer lại không chứa chuỗi J do cấu trúc không gian không phù hợp. Do mỗi monomer có hai vị trí gắn kháng nguyên, một pentamer IgM có 10 vị trí gắn kháng nguyên, tuy vậy nó không thể gắn cùng lúc 10 antigen vì chúng cản trở lẫn nhau. Vì là một phân tử lớn, IgM không có khả năng xuyên thấm, nó chỉ tồn tại với lượng rất nhỏ trong dịch kẽ. IgM chủ yếu ở trong huyết tương, chuỗi J rất cần cho dạng xuất tiết. Nhờ tính chất polymer, IgM rất "háu" kháng nguyên và rất hiệu quả trong việc hoạt hóa bổ thể. Nó còn được gọi là các "kháng thể tự nhiên" vì lưu hành trong máu ngay cả khi không có bằng chứng về sự tiếp xúc với kháng nguyên. Ở các tế bào dòng mầm, segment gene mã hóa vùng μ hằng định của chuỗi nặng được giải mã trước các segment khác. Do đó, IgM là immunoglobulin đầu tiên được sản xuất bởi tế bào B trưởng thành. === IgE === IgE là loại immunoglobulin monomer trong đó carbonhydrate chiếm tỷ lệ khá lớn. Khối lượng phân tử của IgE là 190 kDa. IgE có trên màng bào tương của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast ở mô liên kết. IgE giữ một vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch chống ký sinh trùng. Kháng thể loại IgE cũng có trong các dịch tiết, không hoạt hóa bổ thể và là loại immunoglobulin dễ bị hủy bởi nhiệt. === IgD === IgD là loại immunoglobulin monomer chiếm chưa đầy 1% trên màng tế bào lympho B. Chức năng của IgD chưa được hiểu biết đầy đủ, nó thường biểu hiện đồng thời với IgM và được xem như một chỉ dấu (marker) của tế bào B trưởng thành nhưng chưa tiếp xúc kháng nguyên. Có lẽ nó tham gia vào cơ chế biệt hóa của tế bào B thành tương bào và tế bào B ghi nhớ. == Vai trò của kháng thể == Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch. === Liên kết với kháng nguyên === Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng nhờ các domain biến thiên. Một thí dụ để miêu tả lợi ích của kháng thể là trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn. Kháng thể gắn với và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố trên lên các thụ thể tế bào. Như vậy, các tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do các độc tố đó gây ra (hình 4 và 5). Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Các kháng thể kháng-adhesine và kháng-proteine capside virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào đích của chúng. === Hoạt hóa bổ thể === Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là việc hoạt hóa dòng thác bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xâm hại bằng cách (1) đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, (2) tạo điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợp miễn dịch và (4) phóng thích các phân tử hóa hướng động. === Hoạt hóa các tế bào miễn dịch === Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến thiên (Fab), kháng thể có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những tương tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy, các kháng thể gắn với một vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng thực bào. Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể. == Sự tổng hợp immunoglobulin == Hệ miễn dịch người có khả năng sản xuất ra trên 1012 loại kháng thể đặc hiệu khác nhau. Trong khi những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy genome người chỉ có khoảng 3*105 gene, như vậy một kháng thể không thể chỉ là sản phẩm của một gene duy nhất. === Đại cương === Có nhiều gene mã hóa cho phần biến thiên (V) của immunoglobulin, chúng tái tổ hợp với nhau một cách ngẫu nhiên để tạo ra số sản phẩm lớn hơn nhiều so với số gen vốn có. Trong mỗi tế bào lympho B, chỉ một tổ hợp duy nhất của mỗi chuỗi (nặng và nhẹ) được thành lập và không thay đổi suốt cuộc đời nó. ==== Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nặng ==== Phần hằng định (C) của chuỗi nặng được mã hóa bởi một trong số 9 gene tùy theo lớp (isotype) kháng thể: µ cho IgM; γ1 - 4 cho IgG1 - IgG4; α1 và α2 cho IgA1 và IgA2; δ cho IgD và ε cho IgE. Các gene mã hóa chuỗi nặng của immunoglobulin nằm trên nhiễm sắc thể 14. Ở những tế bào mầm (non), chúng sắp xếp thành 4 vùng tách biệt: các amino acide (aa) 1 - 95 của phần biến thiên (V) được mã hóa bởi chừng 51 gene V; tiếp theo, các aa 96 - 101 do khoảng 27 gene D mã hóa (D:diversity - "phong phú"); cuối cùng, các aa 102 - 110 được mã hóa bởi 6 gene J (J: junction - "chỗ nối"). Mỗi gene V đều có một chuỗi L (leader - dẫn lối). Trong quá trình trưởng thành của tế bào lympho B, một gene D sẽ liên kết với một gen J bằng cách cắt bỏ đoạn DNA trung gian giữa chúng. Đoạn DJ mới thành lập cùng với gene Cμ (hằng định) được dịch mã thành mRNA, cho ra một protein DJ-Cμ tạm thời. Sau đó, một gene V cùng với đoạn L tương ứng của nó được gắn vào đoạn DJ kể trên (tái tổ hợp VDJ). Gen VDJ mới tổ hợp và gene Cμ được giải mã tạo ra protein VDJ-Cμ. Chuỗi L sau đó được cắt ra, protein lúc này chính là chuỗi nặng của immunoglobulin IgM. Vậy riêng các gene trên NST 14 đã có khả năng tạo ra 8262 chuỗi nặng khác nhau (51V × 27D × 6J). ==== Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ kappa ==== Các gene của chuỗi nhẹ κ (kappa) thuộc nhiễm sắc thể 2. Tại phần biến thiên (V), các amino acide (aa) 1 - 95 được mã hóa bởi 40 gene VL và các aa từ 96 - 110 bởi 5 gene JL. Chỉ 1 gene Cκ mã hóa cho phần hằng định của chuỗi nhẹ này. Như vậy, sự tổ hợp ngẫu nhiên của một gene VLκ với một gene JLκ có thể tạo ra 200 chuỗi nhẹ κ khác nhau (40 × 5). ==== Tổ chức, tái tổ hợp và giải mã các gene chuỗi nhẹ lambda ==== Các gene của chuỗi nhẹ λ (lambda) thuộc nhiễm sắc thể 22. Tương tự chuỗi nhẹ κ, phần biến thiên (V) của chuỗi nhẹ λ cũng được mã hóa bởi các gene VL và các gene JL. Số lượng các gene chưa được thống kê đầy đủ, ngoài ra còn có nhiều gene Cλ có đoạn gene L đi trước. Ước tính, tổ hợp các gene λ có thể tạo ra 116 chuỗi nhẹ λ khác nhau. ==== Điều hòa sản xuất kháng thể ==== Sự tái tổ hợp các gene V, D và J trong các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ chịu sự điều hòa của các gene chức năng khác trong nhân tế bào, trong đó đặc biệt quan trọng là các gene RAG1 và 2 (recombinatioin activating gene) trên nhiễm sắc thể 11 [1]. Nếu các gene này bị rối loạn, các immunoglobulin cũng như các thụ thể kháng nguyên tế bào T (TCR) bị rối loạn trầm trọng (bệnh suy giảm miễn dịch trầm trọng bẩm sinh SCID - severe congenital immunodeficiency disease). Trong trường hợp bình thường, sự tái tổ hợp gene các chuỗi nặng có thể tạo ra 2,6 × 106 immunoglobulin khác nhau (8262H × (200Lκ + 116Lλ)). Tuy nhiên, số loại kháng thể có thể tạo ra theo lý thuyết có thể cao hơn 1012[2], nhờ các cơ chế bổ sung sau: Các đột biến sinh dưỡng trong quá trình trưởng thành (trước khi có sự tổ hợp gene) của tế bào lympho. Những lỗi trong quá trình tổ hợp gene V, D, J. Các đột biến sinh dưỡng xảy ra trong quá trình tổ hợp gene. === Sự chuyển lớp isotype === Nếu như sự đặc hiệu đối với kháng nguyên được quy định trên Fab của kháng thể một khi đã hình thành sẽ không thay đổi suốt đời sống của tế bào lympho thì phần Fc lại có khả năng thay đổi để thích ứng với chức năng của phân tử immunoglobulin. Sự thay đổi này bắt nguồn từ các gene CL và được gọi là sự chuyển lớp isotype. Các kháng thể (immunoglobulin) đầu tiên do lymphocyte B sản xuất thuộc lớp IgM. Trong quá trình trưởng thành, chuỗi VDJ tổ hợp có thể liên kết với các gene C khác. Trước mỗi gene C đều có 1 chuỗi S (switch - chuyển) có chức năng điều khiển sự tái tổ hợp giữa VDJ và C thông qua việc liên kết với các chuỗi S tương đồng khác. Những chuỗi C nằm giữa chuỗi VDJ và gene C mới gắn sẽ bị cắt bỏ. == Kháng thể đơn dòng và đa dòng == Một tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, v.v.) được hệ miễn dịch nhận diện như là các kháng nguyên. Thông thường, một kháng nguyên có thể gồm nhiều epitope khác nhau. === Kháng thể đơn dòng === Các kháng thể đơn dòng chỉ nhận biết một epitope trên một kháng nguyên cho sẵn (hình 6). Theo định nghĩa, tất cả các kháng thể đơn dòng cùng một dòng thì giống hệt nhau và được sản xuất bởi cùng một dòng tương bào. Kháng thể đơn dòng được sử dụng rộng rãi trong sinh học và y học, chúng vừa là phương tiện chẩn đoán, vừa là công cụ điều trị. Thí dụ, chúng được ứng dụng trong một phương pháp phát hiện có thai được sử dụng phổ biến hiện nay. Trước đây, việc sản xuất kháng thể đơn dòng in vitro rất khó khăn do đời sống ngắn ngủi của các tương bào. Kháng thể chỉ thu được in vivo bằng cách tiêm một kháng nguyên cụ thể vào một động vật rồi chiết lấy kháng thể trong máu. Phương pháp này rất tốn kém nhưng chỉ thu được lượng kháng thể rất ít, không thuần nhất và bị ô nhiễm. Một tiến bộ to lớn đã đạt được cuối những năm 1970 bởi Cesar Milstein và Georges Köhler với kỹ thuật hybridoma (tế bào lai giữa 1 lympho B có khả năng sản xuất kháng thể với 1 tế bào ung thư có đời sống khá dài). === Kháng thể đa dòng === Các kháng thể đa dòng là một tập hợp các kháng thể đặc hiệu với các epitope khác nhau trên một kháng nguyên cho trước (xem hình 7). Trong đáp ứng miễn dịch, cơ thể tổng hợp nhiều kháng thể tương ứng với các epitope của cùng một kháng nguyên: đáp ứng như vậy gọi là đa dòng. == Tham khảo == Jeremy Berg, John Tymocsko, Lubert Stryer, Biochemistry, W.H. Freeman and Company, New York, 2002. ISBN 0-7167-4684-0 Neil Campbell, Jane Reece, Biologie, De Boeck, 1995. ISBN 2-8041-2084-8 Charles Janeway, Paul Travers, Immunobiology, Garland Publishing, New York and London, 2001. ISBN 0-8153-3642-X == Xem thêm == Miễn dịch Kháng nguyên Phản ứng kháng nguyên - kháng thể Thụ thể kháng nguyên của tế bào T (TCR) Tế bào lympho Bổ thể Đại gia đình các phân tử immunoglobulin == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tiếng Anh: B Cells and Antibodies The Generation of Antibody Diversity Microbiology and Immunology on-line Search and Find Antibodies Antibody Search & Antibody Staining Protocols Antibody Staining Protocol Database How Lymphocytes Produce Antibody Lymphomation: Immunoglobulins Recombination and the Evolution of the Adaptive Immune System Tiếng Pháp: Site des étudiants en médecine de Grenoble Site SVT de l'Académie de Lyon
crc.txt
CRC (Cyclic Redundancy Check) là một loại hàm băm, được dùng để sinh ra giá trị kiểm thử, của một chuỗi bit có chiều dài ngắn và cố định, của các gói tin vận chuyển qua mạng hay một khối nhỏ của tệp dữ liệu. Giá trị kiểm thử được dùng để dò lỗi khi dữ liệu được truyền hay lưu vào thiết bị lưu trữ. Giá trị của CRC sẽ được tính toán và đính kèm vào dữ liệu trước khi dữ liệu được truyền đi hay lưu trữ. Khi dữ liệu được sử dụng, nó sẽ được kiểm thử bằng cách sinh ra mã CRC và so khớp với mã CRC trong dữ liệu. CRC rất phổ biến, vì nó rất đơn giản để lắp đặt trong các máy tính sử dụng hệ cơ số nhị phân, dễ dàng phân tích tính đúng, và rất phù hợp để dò các lỗi gây ra bởi nhiễu trong khi truyền dữ liệu. == Giới thiệu == CRC là một loại mã phát hiện lỗi. Cách tính toán của nó giống như phép toán chia số dài trong đó thương số được loại bỏ và số dư là kết quả, điểm khác biệt ở đây là sử dụng cách tính không nhớ (carry-less arithmetic) của một trường hữu hạn. Độ dài của số dư luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài của số chia, do đó số chia sẻ quyết định độ dài có thể của kết quả trả về. Định nghĩa đối với từng loại CRC đặc thù quyết định số chia nào được sử dụng, cũng như nhiều ràng buộc khác. Mặc dù các mã CRC có thể xây dựng được bằng cách sử dụng bất kỳ trường hữu hạn nào, nhưng tất cả các mã CRC thường dùng đều sử dụng trường hữu hạn GF(2). Đây là trường hai phần tử, thường được ký hiệu là 0 và 1, phù hợp với kiến trúc máy tính. Phần còn lại của bài viết sẽ chỉ đề cập đến những mã CRC thuộc dạng này, nhưng nguyên tắc thì khái quát hơn. Một lý do quan trong lý giải sự phổ biến của mã CRC trong phát hiện sự thay đổi ngẫu nhiên của dữ liệu là hiệu suất đảm bảo. Điển hình, một mã CRC n bit, được áp dụng cho một đoạn dữ liệu có độ dài tùy ý, sẽ phát hiện được bất kỳ lỗi tín hiệu đơn nào có độ dài không quá n bit (nói cách khác, bất kỳ sự biến đổi đơn lẻ nào có chiều dài không quá n bit của dữ liệu), và sẽ phát hiện một phần 1-2-n của tất cả các lỗi tín hiệu có độ dài dài hơn thế. Các lỗi trong cả các kênh truyền dữ liệu và phương tiện bộ nhớ từ dẫn đến phân bố không ngẫu nhiên (v.d, "bursty"), làm cho các đặc tính của CRC trở nên hữu dụng hơn những mã khác như Multiple Parity checks. Hệ thống tìm lỗi đơn giản nhất, bit parity (xét chẵn lẻ), thực ra là một mã CRC ở dạng tầm thường: sử dụng số chia độ dài 2 bit là 11. == Tính toán CRC == Để tính toán một mã nhị phân n bit CRC, xếp các bít biểu diễn đầu vào thành một hàng, và đặt mẫu (n+1) bit biểu diễn số chia của CRC (gọi là một "đa thức") vào bên dưới bên trái ở cuối hàng. Sau đây là phép tính đầu tiên để tính một hàm CRC 3 bít: Dãy số đầu vào: 11010011101100 11010011101100 000 <--- Đầu vào (thêm vào bên phải dãy 3 bit 0) 1011 <--- Số chia (4 bit = 3 + 1 bit) ------------------ 01100011101100 000 <--- Kết quả (--> Lại đưa vào đầu vào của phép tính tiếp theo) Nếu dãy nhị phân đầu vào bên trên có bít cực tả (đầu tiên bên trái) là 0, không làm gì hết và dịch số chia sang phải một bít. Nếu dãy nhị phân đầu vào bên trên có bít cực tả là 1, lấy dãy số đầu vào trừ đi số chia (hay nói cách khác, lấy từng bít ở dãy số đầu vào trên trừ đi từng bít ở số chia). Số chia sau đó dịch vị trí 1 bít sang phải, quá trình cứ tiếp diễn như vậy đến khi số chia chạm tới tận cùng bên phải của dãy số đầu vào. Đây là phép tính cuối cùng: 00000000000101 000 <--- Kết quả của phép nhân 101 1 <--- Số chia ------------------ 00000000000000 100 <--- Số dư (3 bits) Do cực tả của số chia sẻ làm các bít tương ứng của dãy số đầu vào trở về 0 qua mỗi lần dịch, khi quá trình này kết thúc, chỉ còn những bít ở dãy đầu vào có thể không là 0 trở thành n bit cuối bên phải của dãy số. n bit này là số dư của bước chia, và cũng sẽ là giá trị hàm CRC (trừ khi hàm CRC được chọn đặc biệt được gọi cho một số công đoạn tiền xử lý). == Những hàm CRC thường dùng và được tiêu chuẩn hóa == Các dạng mã kiểm soát lỗi CRC (cyclic redundancy check) được chia thành nhiều tiêu chuẩn, chúng không được tiêu chuẩn hóa thống nhất cho 1 thuật toán nào ở mỗi mức độ trên toàn cầu: có 3 đa thức CRC-12, ít nhất 8 biến thể có trong tài liệu của CRC-16, và 3 biến thể của CRC-32 được biết đến. Các đa thức thường được xem như không phải là tối ưu có thể. Trong những năm từ 1993 đến 2004, Koopman, Castagnoli và một số nhà khoa học đã tiến hành tìm kiếm trong không gian các đa thức lên đến 16, và không gian 24 và 32 bit, tìm các ví dụ có hiệu suất tốt hơn nữa (trong các điều kiện quãng cách Hamming cho một bức tin có kích thước cho trước) so với các đã thức trong các giao thức trước đó, và xuất bản những kết quả tốt nhất trong số chúng với mục đích cải thiện năng lực tìm lỗi cho cac tiêu chuẩn trong tương lai. Không phải ngẫu nhiên mà đa thức phổ biển CRC-32, được IEEE giới thiệu và được dùng trong V.42, Ethernet, FDDI và ZIP và các file PNG cũng như nhiều ứng dụng khác, là một đa thức sinh ra từ mã Hamming và được chọn để tìm lỗi trong các kênh truyền thông. Dù vậy, nó còn có hiệu suất tốt hơn với đa thức Castagnoli CRC-32C sử dụng ở iSCSI trong các môi trường Internet SCSI. Bảng dưới đây chỉ liệt kê những đa thức của những thuật toán đa dạng đang được sử dụng. Đã từng tồn tại, nhưng không còn sử dụng trong công nghệ—hầu hết được thay thế bằng các hàm mật mã băm (cryptographic hash functions): CRC-128 (IEEE) CRC-256 (IEEE) === Xung đột mã CRC === == Xem thêm == Danh sách các thuật toán kiểm thử Bit chẵn lẻ == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==