filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
lothar matthäus.txt
Lothar Herbert Matthäus (sinh 21 tháng 3 năm 1961) là một cựu cầu thủ bóng đá huyền thoại người người Đức, hiện nay ông đang là một huấn luyện viên. Năm 1990, trên cương vị là đội trưởng, ông đã đưa đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành chiến thắng, đoạt ngôi vô địch World Cup 1990, giành danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu năm 1990. Một năm sau đó, ông được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. == Sự nghiệp quốc tế == Ông đã chơi trong 5 kỳ World Cup gồm World Cup 1982, World Cup 1986, World Cup 1990, World Cup 1994, World Cup 1998, nhiều hơn bất kỳ một cầu thủ nào và cũng là người giữ kỷ lục là cầu thủ tham dự nhiều trận nhất tại các kỳ World Cup (25 trận). Ông cũng chiến thắng trong Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 1980 và chơi tại Euro 84, Euro 88, Euro 2000. Năm 1991, ông lại đạt được danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu. Ông là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất người Đức, ông nghỉ hưu với tổng cộng 150 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Đức. Matthäus là một thành viên trong danh sách FIFA 100 – một danh sách gồm 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống, được chọn bởi Pelé. == Thông tin cá nhân == Sinh ngày 21 tháng 3 năm |1961 Nơi sinh: Erlangen, Tây Đức Chiều cao: 1,74 m Vị trí: tiền vệ Thi đấu cho các CLB: Borussia M'Gladbach, Bayern München, Internazionale, Bayern München, MetroStars Ông bầu cho: SK Rapid Wien, Partizan Belgrade, Đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary, Atlético Paranaense, Red Bull Salzburg == Danh hiệu == === Câu lạc bộ và đội tuyển === Bayern Munich Vô địch Bundesliga: 6 (1985-1986, 1986-1987, 1993-1994, 1996-1997, 1998-1999, 1999-2000) Cup quốc gia Đức: 3 (1986, 1998, 2000) UEFA Cup: 1 (1995-1996) Inter Milan Vô địch Serie A: 1 (1988-1989) Siêu cúp Ý: 1 (1991) UEFA Cup: 1 (1990-1991) Đội tuyển Đức Vô địch châu Âu: 1 (Euro 1980) Vô Địch World Cup: 1 (1990) Vô địch giải ở Serbia and Montenegro: 1 (2003) (là HLV). === Cá Nhân === Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 1 (1991) Quả bóng vàng châu Âu: 1 (1990) World Soccer: 1 (1990) Cầu thủ Đức hay nhất năm: 2 (1990, 1991) == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
đại sứ thiện chí unfpa.txt
Các Đại sứ thiện chí của UNFPA là người sử dụng tài năng hay sự nổi tiếng của mình để truyền bá tư tưởng của UNFPA, đặc biệt là thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Chất chuyên ngành khác nhau của người ủng hộ bao gồm những người hoạt động vì hòa bình, hoạt động thể thao, hay làm Đặc phái viên. == Các Đại sứ thiện chí UNFPA == Các Đại sứ thiện chí == Tham khảo == == Xem thêm == == Liên kết ngoài == UNFPA Goodwill Ambassadors
lasioglossum figueresi.txt
Lasioglossum figueresi là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Wcislo mô tả khoa học năm 1990. Được thấy ở Trung Mỹ, loài này làm tổ trong các bờ đất dựng đứng và thường mỗi tổ một con cái, mặc dù đôi khi hai hoặc thậm chí con cái sống chung. Con cái chết trước ấu trùng của chúng nở. Loài này được đặt tên theo José Figueres Ferrer và các nghiên cứu về hành vi của nó hiện nay là mô hình chung cho các nghiên cứu hành vi xã hội. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Lasioglossum figueresi tại Wikispecies
bầu cử tổng thống hoa kỳ, 2016.txt
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 diễn ra vào ngày 8 tháng 11 năm 2016, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 58. Người dân đã bầu chọn các đại cử tri, và dựa trên kết quả tại khu vực mà họ đại diện, những đại cử tri này đã chính thức bầu chọn tổng thống và phó tổng thống mới vào ngày 19 tháng 12 năm 2016. Theo như quy định trong Tu chính án thứ 22 của Hiến pháp, tổng thống đương nhiệm Barack Obama, người đã giữ chức vụ này 2 nhiệm kỳ, sẽ không được ứng cử lần thứ ba. Cuộc bầu cử tổng thống chính thức, lúc các đại cử tri bỏ phiếu, diễn ra 41 ngày sau đó, vào ngày 18 tháng 12 năm 2016, các đại cử tri sẽ thay mặt cử tri của mình để bỏ phiếu. Các cuộc bỏ phiếu sơ bộ trong các đảng đã bắt đầu từ ngày 1 tháng 2, đầu tiên tại bang Iowa. Ngày Siêu thứ ba đã được tổ chức vào ngày 1 tháng 3. Trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 19 tháng 12, bảy đại cử tri đã bỏ phiếu chống lại ứng cử viên họ cam kết: hai chống lại Trump và năm chống Clinton. Hơn ba đại cử tri đã cố gắng để bỏ phiếu chống lại Clinton nhưng được thay thế hoặc buộc phải bỏ phiếu một lần nữa. Cuối cùng, Trump nhận được 304 phiếu đại cử tri, bà Clinton 227, Colin Powell 3, và John Kasich, Ron Paul, Bernie Sanders, và Faith Spotted Eagle được 1 phiếu duy nhất. Trump sẽ là người thứ năm trong lịch sử Hoa Kỳ trở thành tổng thống mặc dù thua phiếu phổ thông trên toàn quốc. Ông ta sẽ là tổng thống đầu tiên mà không có bất kỳ kinh nghiệm trong dịch vụ công cộng, trong khi bà Clinton là người phụ nữ đầu tiên để trở thành ứng viên tổng thống của một đảng lớn bên Mỹ. Liên quan tới việc cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho loạt tấn công mạng nhằm vào các tổ chức chính trị của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống này, ngày 28-12, tổng thống Barack Obama phát lệnh trục xuất 35 nghi phạm gián điệp của Nga và áp lệnh trừng phạt với hai cơ quan tình báo Nga. == Ứng cử viênSửa đổi == === Đảng Dân chủSửa đổi === Tổng thống hiện thời Barack Obama sau 2 nhiệm kỳ theo hiến pháp không thể ra tranh cử nữa. Phó tổng thống Joe Biden, người đã muốn đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống năm 2008, nhưng vào tháng 10 năm 2015 ông quyết định không ra tranh cử năm 2016. Cựu ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton, mà đã bị Obama đánh bại trong cuộc tranh cử để được chọn làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2008, đã chính thức tuyên bố tranh cử vào tháng 4 năm 2015. Hillary Clinton, vợ của Tổng thống Bill Clinton (1993 đến 2001) – 8 năm là nữ phu nhân tổng thống Hoa Kỳ. Cuối tháng 11 năm 2014 Obama trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News cho là Hillary Clinton sẽ là một nữ tổng thống tài ba. Ngày 29 tháng 4 năm 2015, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố ứng cử. Sanders vào thời điểm đó không thuộc đảng nào, nhưng trước khi công bố ứng cử, ông đã thuộc nhóm đảng Dân chủ tại Thượng viện. Đến tháng 11 năm 2015, ông gia nhập Đảng Dân chủ. Ông tự cho mình là một người dân chủ xã hội chủ nghĩa và đại diện, không giống như Clinton, cho phái tả. Martin O'Malley (2007-2015 Thống đốc bang Maryland), Lincoln Chafee (cựu thống đốc và cựu Thượng nghị sĩ Rhode Iceland) và cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng công bố ứng cử, nhưng họ không bao giờ đạt được tỷ lệ phần trăm cao trong các cuộc thăm dò. Ngay sau khi cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình của các ứng cử viên tổng thống dân chủ trong tháng 10 năm 2015, Webb và Chafee đã tuyên bố bỏ cuộc. Còn tranh cử Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ của New York và Đệ nhất phu nhân dưới thời tổng thống Bill Clinton. Ứng cử viên bỏ cuộc Jim Webb, một cựu Bộ trưởng Hải quân và thượng nghị sĩ của bang Virginia (bỏ cuộc ngày 20 tháng 10 năm 2015) Lincoln Chafee, cựu Thống đốc và Thượng nghị sĩ của tiểu bang Rhode Iceland (bỏ cuộc ngày 23 tháng 10 năm 2015) Lawrence Lessig, giáo sư luật tại Trường Luật Harvard (Đại học Harvard) (bỏ cuộc ngày 2 tháng 11 năm 2015) Martin O'Malley, cựu thống đốc bang Maryland và thị trưởng thành phố Baltimore (bỏ cuộc ngày 01 tháng 2 năm 2016) Bernie Sanders, Thượng nghị sĩ của Vermont, từng là một thành viên của Hạ viện và cựu thị trưởng thành phố Burlington (bỏ cuộc ngày 12 tháng 7 năm 2016) === Đảng Cộng hòaSửa đổi === Trong đảng Cộng hòa Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz và thượng nghị sĩ ở Kentucky Rand Paul cũng như thượng nghị sĩ ở Florida Marco Rubio là các ứng cử viên chính thức. Tất cả ba ứng cử viên đều thân cận với phong trào Tea-Party. Trong khi Cruz được ưa chuộng bởi những người Evangelikalen, và Paul bởi những người theo chủ nghĩa tự do, Rubio có sự hỗ trợ của những người tân bảo thủ (Neocons). Mitt Romney, thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, đầu năm 2015 tuyên bố sẽ không ra tranh cử. Như Romney, John McCain, người đã thất cử vào năm 2008, cũng không tham dự. McCain nói trong tháng 11 năm 2014, Jeb Bush, Lindsey Graham và Marco Rubio có thể là những ứng cử viên tốt cho chức vụ tổng thống. Cho tới mùa thu năm 2015, các cuộc đấu tranh tiền bầu cử của đảng Cộng hòa đã đánh dấu một xu hướng chống lại cái gọi là "những quan chức trong đảng". Nhiều người ủng hộ đảng Cộng hòa coi những người này là quá xa cách và cáo buộc họ theo một chính sách phục vụ khách hàng, chứ không vì lợi ích của người dân. Những người được cho là sẽ dẫn đầu cuộc tranh cử như Jeb Bush hay Chris Christie đã mất đi rất nhiều sự ủng hộ trong nhiều cuộc thăm dò ý kiến. Kể từ cuối tháng 7 năm 2015, doanh nhân nổi tiếng bất động sản tỷ phú Donald Trump chiếm ưu thế trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc và tại các tiểu bang về các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Trump gây nhiều xáo động chủ yếu là nhờ những tuyên bố gây nhiều tranh cãi về sự nhập cảnh bất hợp pháp và các cuộc tấn công mạnh bạo đối với những đối thủ cùng trong đảng. Chính trị cực đoan của ông cũng được rất nhiều báo chí quốc tế chú ý. Một phần Trump khác biệt đối với các ứng cử viên còn lại vì ông hầu như tự chi tiền cho cuộc vận động tranh cử của mình. Liên quan đến việc này, ông đã cáo buộc đối thủ của mình như Jeb Bush, là một "con rối" của những người ủng hộ tài chính cho ông. Ngoài Bush, các thượng nghị sĩ Ted Cruz và Marco Rubio cũng được sự ủng hộ của cử tri qua các cuộc thăm dò. Đến tháng 10 năm 2015, Bush được xếp hạng liên tục đằng sau Trump và trong một vài tiểu bang ông đã qua mặt Trump. Đặc biệt là trước đó sau khi ông công bố ứng cử, cả các phương tiện truyền thông và các nhân vật cao cấp đảng Cộng hòa hầu như không ngờ đến sự vượt trội của Trump trong cuộc tranh cử như hiện thời. Bấy giờ một số nhà quan sát chính trị cho rằng Trump rất có thể sẽ được đề cử đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống. Trump lôi cuốn được những người có đức hạnh đủ loại khác nhau và từ tất cả các tầng lớp xã hội, bởi vì ông nói "ngôn ngữ họ nói" và nhân danh một người "chống các chính trị gia" tấn công giới quan chức chính trị không được lòng dân. Ông định vị trí bản thân, tương tự như Richard Nixon vào cuối những năm 1960, là một ứng cử viên của một "đa số thầm lặng" Sau khi Ted Cruz, đối thủ chính của Donald Trump, và John Kasich bỏ cuộc, thì Trump đã nắm chắc trong tay việc được chọn làm ứng cử viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng Hòa ngay cả khi mà ông chưa nhận được ít nhất 1,237 số phiếu đại biểu để được chọn vì ngoài ông ra, thì không còn ai khác tranh cử chung với ông. Công bố ứng cử Donald Trump, nhà doanh nghiệp và trùm tư bản bất động sản, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Trump Organization Ứng cử viên bỏ cuộc Rick Perry, cựu Thống đốc bang Texas (Bỏ cuộc ngày 11 Tháng 9 năm 2015) Scott Walker, Thống đốc bang Wisconsin (Bỏ cuộc ngày 21 tháng 9 năm 2015) Bobby Jindal,Thống đốc bang Louisiana và cựu nghị sĩ (Bỏ cuộc ngày 17 Tháng 11 năm 2015) Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ và cựu nghị từ South Carolina (Bỏ cuộc ngày 21 tháng 12 năm 2015) George Pataki, cựu thống đốc New York (Bỏ cuộc ngày 29 tháng 12 năm 2015) Mike Huckabee, cựu thống đốc Arkansas (Bỏ cuộc ngày 01 tháng 2 năm 2016) Rand Paul, Thượng nghị sĩ từ Kentucky (Bỏ cuộc ngày 3 tháng 2 năm 2016) Rick Santorum, cựu thượng nghị sĩ và dân biểu từ Pennsylvania (Bỏ cuộc ngày 03 tháng 2 năm 2016) Chris Christie, Thống đốc New Jersey (Bỏ cuộc ngày 10 tháng 2 năm 2016) Ngày 26 tháng 2 năm 2016 Christie chính thức tuyên bố ủng hộ Donald Trump, như vậy ông là người đầu tiên trong giới "quan chức đảng" của đảng Cộng hòa cho là Trump xứng đáng đại diện Đảng tranh cử. Carly Fiorina, cựu CEO của Hewlett-Packard và ứng cử viên cho Thượng viện Mỹ vào năm 2010 tại California (Bỏ cuộc ngày 10 Tháng Hai năm 2016). Bà được Ted Cruz chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống vào ngày 27 tháng 4 năm 2016, trước khi ông chính thức được chọn làm ứng viên đại diện cho đảng Cộng Hòa cuộc đua tổng thống. Jim Gilmore, cựu thống đốc Virginia và ứng cử viên cho Thượng viện Mỹ vào năm 2008 (Bỏ cuộc ngày 12 tháng 2 năm 2016) Jeb Bush, cựu Thống đốc bang Florida, con trai của cựu Tổng thống George H.W Bush và em trai của cựu Tổng thống George W. Bush (Bỏ cuộc ngày 20 tháng 2 năm 2016) Ben Carson, một bác sĩ giải phẫu thần kinh về hưu (Bỏ cuộc ngày 4 tháng 3 năm 2016) Marco Rubio, Thượng nghị sĩ bang Florida (Bỏ cuộc ngày 15 tháng 3 năm 2016) Ted Cruz, Thượng nghị sĩ từ bang Texas (Bỏ cuộc ngày 3 tháng 5 năm 2016) John Kasich, Thống đốc của bang Ohio và cựu nghị sĩ (Bỏ cuộc ngày 4 tháng 5 năm 2016) === Đảng Tự doSửa đổi === Công bố ứng cử John McAfee, Doanh nhân Bảo mật máy tính Austin Petersen, một nhà hoạt động chính trị từ Missouri Gary Johnson, cựu Thống đốc New Mexico (đảng Cộng hòa) === Đảng XanhSửa đổi === Công bố ứng cử Jill Stein, Bác sĩ và ứng cử viên tổng thống đảng Xanh 2012 == Kết quả cuộc bỏ phiếu sơ bộ các đảngSửa đổi == Sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở Indiana vào ngày 3.5.2016, bên đảng Dân chủ mặc dù Bernie Sanders thắng ở đó, qua tổng số phiếu đạt được hiện thời ông không còn hy vọng thay đổi tình hình. Còn về phia đảng Cộng hòa, Ted Cruz và John Kasich đã bỏ cuộc, sau khi Trump thắng cử ở Indiana và dành hết 51 số phiếu. Cũng nhờ vậy, việc Trump sẽ đạt được đa số phiếu được coi như là chắc chắn, các lãnh tụ đảng không còn lý do đề chọn một ứng cử viên khác. Hiện thời, theo tính toán của AP và CNN vào ngày 7.6, Hillary Clinton được tổng cộng 2384 phiếu (tính cả 572 trong số 712 phiếu "superdelegates"), đủ phiếu để được chọn ra tranh cử, Bernie Sanders được 1533, vẫn còn hy vọng là sẽ thay đổi được ý kiến của các superdelegates. Còn ở đảng Cộng hòa, theo AP vào ngày 26.5 Donald Trump được 1238, đủ phiếu để được chọn làm ứng viên chính thức, Ted Cruz 565, John Kasich 153 phiếu, cả hai người sau đều đã bỏ cuộc. Để được đại diện đảng tranh cử ứng cử viên đảng Dân chủ cần 2383, còn đảng Cộng hòa 1237. === Đảng Cộng HòaSửa đổi === ==== Chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòaSửa đổi ==== Việc Donald Trump trở thành ứng cử tổng thống đảng Cộng hòa đưa tới sự chia rẽ nội bộ đảng này. Nhiều nhân vật trong đảng từ chối ủng hộ chính thức Trump, vì cho là ông không thích hợp với vai trò tổng thống. Trong số đó có: George Bush, tổng thống từ 1989 tới 1993 George W. Bush, tổng thống từ 2001 tới 2009 Mitt Romney, ứng viên tổng thống 2012 Jeb Bush, Lindsey Graham và Rick Santorum, ứng viên tổng thống sơ bộ 2016 Ben Sasse, thượng nghị sĩ Nebraska (ông tìm một ứng viên khác) Dean Heller, thượng nghị sĩ Nevada Paul Ryan, phát ngôn viên thượng viện ("chưa sẵn sàng để ủng hộ Trump") Trong khi đảng Cộng hòa cần phải đổi mới để lôi cuốn phần đông cử tri phụ nữ, người Latinh và người da đen để đạt được đa số phiếu, lối tranh cử của Trump gây ấn tượng là đảng này chỉ đại diện cho người da trắng. ==== Cử tri bầu sơ bộ cho TrumpSửa đổi ==== Theo một thăm dò của CNN, cử tri đảng Cộng hòa bầu sơ bộ cho Trump, đa số là người da trắng, 50% là đàn ông so với 44% đàn bà, phần đông những người trên 45 tuổi, 44% có bằng cử nhân (ở Mỹ, 1/3 người da trắng, còn tính chung 29% có bằng cử nhân), có lợi tức 72.000 $ mỗi năm (người Mỹ trung bình 56.000 $). Họ cảm thấy bất lực, từ đó sinh ra giận dữ và phản kháng. Họ có khuynh hướng không khoan dung và kỳ thị chủng tộc hơn cử tri bầu các ứng viên khác. Nói chung cử tri bầu sơ bộ cho Trump là giới trung lưu, có lợi tức, và học vấn trên mức trung bình và là người da trắng. Họ thuộc giới được ưu tiên ở Hoa Kỳ. Mặc dù vậy họ giận dữ và lo sợ mất việc làm, rồi mất của cải, trở thành những người thua cuộc. Họ bi quan, không còn tin vào "giấc mộng Hoa Kỳ" nữa. == Tâm trạng người dân Hoa KỳSửa đổi == Theo Richard Haas, Giám đốc think tank "Hội đồng về quan hệ ngoại quốc" (Council on Foreign Relations), tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Sự giận dữ nhằm vào Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định thương mại, Washington, các vụ bắn súng của cảnh sát, Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, người nhập cư và các mục tiêu khác. Nhiều người sợ rằng việc làm của họ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh từ nước ngoài, các công nghệ mới, hoặc được chuyển sang các nước khác. Một lượng lớn người Mỹ đang sống lâu hơn, nhưng lo lắng, vì họ đã không thể để ra một khoản tiết kiệm cần thiết nhằm đảm bảo việc nghỉ hưu của họ sẽ cho phép họ được sống một cách thoải mái cho đến tuổi già. Một số đang phải chi trả các khoản bảo hiểm y tế mà trước đây họ đã từng tránh được do những quy định trong chính sách cải cách được ban hành dưới thời ông Obama. Vấn đề bất bình đẳng cũng là chủ đề gây chú ý. Điều này gây ra sự giận dữ thực sự, nhưng vấn đề không nằm nhiều ở sự bất bình đẳng (điều dù đang tệ đi nhưng không mới) mà là ở sự giảm đi các cơ hội. Giấc mơ Mỹ đang nhường đường cho ý thức giai cấp – một sự thay đổi sâu sắc đối với đất nước vốn được thiết lập dựa trên lý tưởng rằng bất kỳ người nào cũng có thể cải thiện được vận mệnh của mình nếu chăm chỉ làm việc. Còn có một sự bất an về mặt thể chất, có thể là bởi các tội phạm hoặc nỗi lo sợ khủng bố. Trong nhiều cộng đồng còn có mối quan ngại về việc nền văn hóa và xã hội sẽ đi về đâu. Các quan ngại về khả năng chi trả cho người về hưu và chăm sóc y tế sẽ gây nhiều khó khăn hơn nữa cho việc cải cách phúc lợi, và sự mở rộng các phúc lợi sẽ làm tăng nợ quốc gia tới mức kỷ lục. Tự do thương mại được cho là chịu trách nhiệm cho tình trạng mất việc làm và nhận được ngày càng ít sự ủng hộ dù tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và giúp tăng cường vị thế chiến lược của Mỹ trên khắp thế giới. Nhập cư, một phần quan trọng trong di sản đất nước và là một nguồn mang lại những tài năng quý giá, hiện giờ là chủ đề gây nhiều tranh cãi đến mức viễn cảnh cải tổ trở nên mờ mịt. Tâm trạng của nước Mỹ có thể cũng làm tăng sự tập trung vào các vấn đề trong nước của các quan chức. Vốn đã chán nản với sự can dự ở nước ngoài – hệ quả của những can thiệp ở Iraq và Afghanistan, những hành động tốn kém nhiều hơn những gì thu được – nhiều người Mỹ giờ đây nghi ngờ về những gì mà nước Mỹ có thể đạt được ở nước ngoài. Họ cảm thấy chán ngán với những đồng minh được xem là không chia sẻ gánh nặng chung một cách công bằng, và họ ngày càng trở nên tin tưởng rằng chính phủ cần phải tập trung ít hơn vào thế giới bên ngoài và thay vào đó cần chú ý hơn tới việc khắc phục các vấn đề của nước Mỹ. Tâm trạng hoài nghi chính trị trong người dân Hoa Kỳ đang gia tăng khi mức độ bất bình đẳng thu nhập ngày càng bị nới rộng, nền báo chí mất cân bằng, tiền chi cho các hoạt động vặn động tranh cử tuy không chảy vào túi các quan chức tham nhũng nhưng lại chảy vào các hoạt động quảng cáo - điều làm gia tăng sự ảnh hưởng của các nhà tài trợ, những người đang thao túng cuộc bầu cử. Người dân Mỹ cho rằng lá phiếu của họ có quá ít sức mạnh nếu so với tầm ảnh hưởng của các lá phiếu từ giới nhà giàu nên họ không đi bầu và khả năng các ứng cử viên duy trì lời hứa là không cao. Theo GS. Jefferey Frankel từ Đại học Harvard thì biện phán khắc phục khiếm khuyết trên là đi bầu cử để tạo ra sự cải cách. == Cuộc bầu cử khác thường và gây chia rẽSửa đổi == Cuộc bầu cử tổng thống năm nay được xem là cuộc bầu cử khác thường nhất, khốc liệt và gây chia rẽ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử đan xen với những thuyết âm mưu và những tranh luận gay gắt và chỉ trích cá nhân, cả đời tư cá nhân giữa các đối thủ và người ủng hộ. Khác với những cuộc bầu cử trước, thường là các cơ quan truyền thông đại chúng trung lập, nhưng trong cuộc bầu cử năm nay, nhiều báo chí và đài truyền hình uy tín tại Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ đại biểu của mình và “phân cực tới nỗi không thể chấp nhận được.” == Hứa hẹn 2 ứng cử viên chínhSửa đổi == === ThuếSửa đổi === Hillary Clinton: Sẽ đánh thuế những người kiếm được nhiều tiền nặng hơn. Số tiền thu thêm được sẽ lên khoảng 1,1 ngàn tỷ USD. Số tiền này sẽ được dùng vào việc chăm sóc trẻ em. Donald Trump: Hứa sẽ giảm thuế xuống. Chỉ những người giàu có được hưởng lợi từ chương trình này, trong 10 năm sẽ làm ngân sách mất đi 9,5 ngàn tỷ USD. === Đối ngoạiSửa đổi === Hillary Clinton: Đặt nặng sự liên tục và tin cậy. Bà tuy nhiên sẵn sàng hơn so với TT Obama dùng quân sự để bảo vệ lợi ích của Mỹ như việc lập vùng cấm bay ở Syria. Donald Trump: Theo chủ nghĩa "nước Mỹ trên hết". Ông ta muốn làm cho đồng minh và kẻ thù không thể đoán được nước đi của Mỹ, chấp thuận tra tấn và nghĩ là sẽ làm việc chung tốt đẹp với Putin. === Tự do thương mạiSửa đổi === Hillary Clinton: Chỉ trích hiệp ước Tự do thương mại, cho là nó cần phải sửa đổi vì lợi ích giới trung lưu. Donald Trump: Muốn thay dổi toàn thể hệ thống thương mại quốc tế, hủy bỏ những hiệp ước Tự do thương mại, phạt thuế đối với Trung Quốc. Các chuyên gia cho là làm như vậy sẽ gây ra chiến tranh thương mại. === Năng lượngSửa đổi === Hillary Clinton: Tiếp tục chương trình cải tổ về năng lượng để làm giảm việc khí hậu thay đổi. Cải tiến việc dùng năng lượng gió và mặt trời, chấm dứt việc đốt than đá. Donald Trump: Đặt trọng tâm vào năng lượng lấy được từ thủy lực cắt phá và sẽ dùng than đá trở lại. === Di dânSửa đổi === Hillary Clinton: đòi ngưng việc trục xuất những gia đình di dân bất hợp pháp. Một cải tổ về di dân tạo cơ hội cho những người này có thể ở lại và một phần sẽ được trở thành công dân Mỹ. Donald Trump: Muốn ngăn ngừa việc di dân bất hợp pháp, sẽ đuổi những thành phần này về và tạm thời không cho người Hồi giáo vào nữa, dựng lên một bức tường làm ranh giới giữa Mexico và Mỹ. == Bầu cử quốc hộiSửa đổi == Bên cạnh ngài tổng thống, 1/3 số nghế Thượng viện được bầu lại cho 6 năm. Ngoài ra tất cả 435 ghế hạ viện cũng được bầu lại. Đảng Cộng hòa hiện giữ đa số tại thượng viện với tỷ lệ 54/100 ghế. == Kết quảSửa đổi == Ngày 9 tháng 11 năm 2016, lúc 3:00 sáng giờ miền Đông, Donald Trump được bầu chọn với hơn 270 phiếu đại cử tri, đảm bảo thắng cử. Đa số 538 đại cử tri trong cử tri đoàn, đủ để làm cho ông chắc chắn đắc cử tổng thống của Hoa Kỳ. Một phụ tá cho Trump nói Clinton gọi điện thoại cho Trump vào sáng sớm thứ Tư, thừa nhận thất bại. Clinton kêu gọi những người ủng hộ mình chấp nhận kết quả và hy vọng rằng Trump sẽ là "một tổng thống thành công cho tất cả người Mỹ." Trong bài phát biểu chiến thắng của ông Trump kêu gọi sự đoàn kết nói "đó là thời gian để chúng ta đến với nhau như một người thống nhất" và ca ngợi Clinton, người đã nợ "một sự biết ơn lớn đối với những nghĩa vụ của mình cho đất nước của chúng ta." Trong con số 231,56 triệu người có quyền bỏ phiếu thì chỉ có 1/4 bỏ phiếu cho Trump (25,5 %) và Clinton 25,6 %. 2% cho 4 ứng viên còn lại, 46,9 % không đi bầu. Chiến thắng của Trump, trái ngược với hầu hết các dự báo trước bầu cử, đã được mô tả như là một 'nỗi buồn' và 'gây sốc' với giới truyền thông. Ở tuổi 70 tuổi, Trump trở thành người già nhất được bầu với nhiệm kỳ đầu tiên làm tổng thống, vượt Ronald Reagan, người đã 69 tuổi khi chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1980. Cùng với Bill Clinton và George W. Bush, Trump sinh vào năm 1946; đây là lần đầu tiên có cả ba tổng thống sinh cùng 1 năm. Trump sẽ trở thành tổng thống thứ năm được sinh ra tại bang New York, sau Martin Van Buren, Millard Fillmore, Theodore Roosevelt và Franklin D. Roosevelt; và tổng thống thứ hai sinh ra tại thành phố New York sau Theodore Roosevelt. Trump cũng sẽ trở thành tổng thống thứ tư, sau James K. Polk trong năm 1844, Tổng thống Woodrow Wilson trong năm 1916 và Richard Nixon trong năm 1968, để giành chiến thắng một cuộc bầu cử bất chấp mất tại quê nhà. Trump sẽ trở thành tổng thống thứ năm, sau John Quincy Adams trong năm 1824, Rutherford B. Hayes trong năm 1876, Benjamin Harrison trong năm 1888, và George W. Bush trong năm 2000, để giành chiến thắng nhiệm kỳ tổng thống mặc dù không giành được số phiếu phổ thông. Trump cũng đã trở thành người đầu tiên kể từ Dwight D. Eisenhower trong năm 1952, được bầu làm tổng thống mà không cần phải được bầu vào bất kỳ văn phòng khác trước đây, và các cá nhân chỉ được bầu làm tổng thống mà không cần bất kỳ kinh nghiệm chính trị hay quân sự trước đó. === Phản ứngSửa đổi === Tại nhiều thành phố Mỹ hàng ngàn người dân xuống đường phản đối ứng viên đắc cử Donald Trump. Tại Los Angeles hàng trăm người chống đối Trump chặn một trong những đường cao tốc lớn nhất, highway 101 gây kẹt xe hàng cây số. Tại thành phố đại học Berkeley, Bắc California hơn 2000 học sinh bỏ học vào sáng thứ tư và cùng với giáo viên xuống đường mang theo biểu ngữ. Tại thành phố Portland ở Oregon khoảng 300 người biểu tình chận đường xe hơi và xe điện tại trung tâm thành phố. Tại New York vào tối thứ 4 hàng ngàn người biểu tình với biểu ngữ "Không phải tổng thống của tôi" phản đối tổng thống tương lai. Tại Manhattan, cả Madonna, Cher và nhà làm phim tài liệu Michael Moore („Trumpland“) tham dự vào cuộc biểu tình. Người biểu tình trước tòa nhà Trump-Tower ở New York hô hào „New York hates you“ (New York ghét ông) và "Chúng tôi không chấp nhận tổng thống được chọn". Một người phụ nữ che mặt giơ biển "Tôi là một phụ nữ Hồi giáo và lo sợ." Các cuộc biểu tình xảy ra yên bình, tuy nhiên nhiều người ủng hộ Trump cũng xuất hiện và la hét đối nghịch. Trước tòa Nhà Trắng mặc dù đêm đông lạnh hàng trăm người thắp nến phản đối. Chỉ một ngày sau bầu cử tổng thống, hai viện Quốc hội California đưa ra một tuyên bố chung: “Sáng nay thức dậy, chúng tôi cảm thấy mình như đang sống ở nước khác, vì hôm qua người dân Mỹ đã tỏ bày quan điểm của họ về một xã hội đa nguyên và dân chủ không phù hợp với những giá trị của người dân California....Dân chúng California, tiểu bang lớn nhất trong liên bang, bằng lương tri của họ, bác bỏ chủ trương chính trị dựa trên phẫn uất, mù quáng và kỳ thị giới tính. Ðây là đất của công lý và cơ hội cho mọi người, mọi tuổi tác và ước vọng, dù diện mạo thế nào, sống ra sao hay nói ngôn ngữ gì.” === Báo chí phê bìnhSửa đổi === Ban biên tập báo "New York Times“ viết "sau một năm rưỡi với những Tweets thất thường và những câu nói lăng nhăng, chúng ta không biết ông ta có khả năng tập trung vào một vấn đề nào, để có được một lời giải bằng lý trí." Bài báo cũng nghi ngờ việc đảng Cộng hòa có thể kiềm chế được những bốc đồng đầy thù hận của Trump và đưa tới kết luận: "Hoa kỳ đang đứng trước thềm vực thẳm.“ (That change has now placed the United States on a precipice.) David Remnick phê bình trên tờ The New Yorker, việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Phó ban biên tập báo TAZ, Đức - Babara Junge, lớn lên ở Washington, chuyên gia về nước Mỹ: "Donald Trump đã hứa hẹn thù hận. Ông ta sẽ thực hiện những điều đó." Báo Le Monde trong bài ngỏ của ban biên tập rút kinh nghiệm từ chiến thắng của Trump: "Các đảng truyền thống phải luôn đề phòng, vì những người đại diện cho "những lá phiếu của những người phản đối giận dữ“, cho dù là Trump hay là người nào tương tự ở châu Âu sẽ không có ý tưởng để mà giải quyết được những vấn đề phức tạp." === Quốc tếSửa đổi === Nữ ngoại trưởng Mexico Claudia Ruiz Massieu nói trên đài truyền hình Televisa: "Quan hệ Mỹ-Mexico không chấm dứt với chiến thắng của Trump." Nữ thủ tướng Angela Merkel bày tỏ, Đức và Mỹ liên kết với nhau qua những giá trị chung, đó là dân chủ, tự do, sự tôn trọng đối với luật pháp và phẩm giá của con người không phân biệt nguồn gốc, màu da, tôn giáo, giới tính và khuynh hướng tình dục hay quan điểm chính trị. "Trên căn bản của những giá trị này tôi mời tổng thống tương lai của Mỹ, Donald Trump, cùng làm việc gắn bó." Việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ khiến mọi cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ bị tạm ngừng. === Giới nổi tiếngSửa đổi === Hàng loạt ngôi sao nổi tiếng Hollywood từng lên tiếng ủng hộ Hillary Clinton trước đây đều chia sẻ cảm xúc thất vọng trên trang cá nhân. Ca sĩ Katy Perry bày tỏ tinh thần chiến đấu: "Đừng ngồi yên mà khóc. Hãy hành động. Chúng ta không phải một quốc gia để hận thù lãnh đạo chúng ta" và " Tối nay cha mẹ tôi đã bỏ phiếu cho Trump. Nhưng mà các bạn biết gì không? Chúng tôi vào lễ Tạ ơn vẫn ngồi chung bàn với nhau," Lady Gaga đã khóc trong xe ô tô tại thành phố New York. == Dính líu của NgaSửa đổi == Ngày 09 tháng 12, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã ban hành một đánh giá cho các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ, nói rằng một thực thể Nga hack Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC) và chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, ông John Podesta để giúp Donald Trump. Cục Điều tra Liên bang (FBJ) cũng đồng quan điểm. Tổng thống Barack Obama ra lệnh điều tra về vụ can thiệp này. Liên quan tới việc cáo buộc Nga chịu trách nhiệm cho loạt tấn công mạng nhằm vào các tổ chức chính trị của Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống này, ngày 28-12, tổng thống Barack Obama phát lệnh trục xuất 35 nghi phạm gián điệp của Nga và áp lệnh trừng phạt với 4 quan chức cao cấp của hai cơ quan tình báo Nga. Bộ ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố đóng cửa hai cơ sở giải trí ở New York và Maryland, cho rằng chúng đã được sử dụng cho các hoạt động tình báo của Nga. Chính quyền Mỹ cũng công khai các mẫu phần mềm mã độc và các chứng cứ khác tố cáo hoạt động tấn công mạng của Nga, trong đó có cả các địa chỉ mạng máy tính thường được hacker Nga sử dụng trong các cuộc tấn công. == Chú thíchSửa đổi == == Liên kết ngoàiSửa đổi == Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 2016 tại DMOZ 2016 Presidential Form 2 Filers at the Federal Election Commission (FEC)
điện thế.txt
Trong điện học, điện thế là trường thế vô hướng của điện trường; tức là gradien của điện thế là vectơ ngược hướng và cùng độ lớn với điện trường. Cũng như mọi trường thế vô hướng, điện thế có giá trị tùy theo quy ước điện thế của điểm lấy mốc. Trong kỹ thuật điện và điện tử học, khái niệm hiệu điện thế hay điện áp thường được dùng khi so sánh điện thế giữa hai điểm, hoặc nói về điện thế của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có điện thế bằng 1. Như mọi trường vectơ có dạng tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (ví dụ lực hấp dẫn), trường véctơ cường độ điện trường là một trường vectơ bảo toàn. Điều này nghĩa là mọi tích phân đường của vectơ cường độ điện trường E từ vị trí r0 đến r: ∫ r 0 r E ⋅ d r ′ {\displaystyle \int _{\mathbf {r} _{0}}^{\mathbf {r} }\mathbf {E} \cdot d\mathbf {r} '} Đều có giá trị không phụ thuộc vào đường đi cụ thể từ r0 đến r. Như vậy tại mỗi điểm r đều có thể đặt giá trị gọi là điện thế: ϕ ( r ) = ϕ ( r 0 ) + ∫ r 0 r E ⋅ d r ′ {\displaystyle \phi (\mathbf {r} )=\phi (\mathbf {r} _{0})+\int _{\mathbf {r} _{0}}^{\mathbf {r} }\mathbf {E} \cdot d\mathbf {r} '} Với Φ(r0) là giá trị điện thế quy ước ở mốc r0. Trong hệ đo lường quốc tế, điện thế đo bằng Volt (viết tắt là V). == Phân loại == Việc phân loại hiệu điện thế phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước của từng quốc gia. Trong truyền tải điện công nghiệp ở Việt Nam, EVN quy ước: Nguồn điện lưới nhỏ hơn 1 kV là hạ thế Từ 1kV đến 66kV là trung thế Lớn hơn 66kV là cao thế Cụ thể theo , lưới truyền tải điện ở Việt Nam năm 1993 là: Cao thế có 4 mức: 66kV, 110kV, 220kV và 500kV Trung thế có 5 mức: 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35 kV Hạ thế có 2 mức: 0,4kV và 0,2kV Trong mục tiêu đồng bộ lưới điện đến năm 2010, tại Việt Nam sẽ có: Cao thế có 4 mức: 66kV, 110kV, 220kV và 500kV Trung thế có 2 mức: 22kV và 35 kV Hạ thế có 1 mức: 0,4kV Theo , hành lang an toàn lưới điện ở Việt Nam có quy định lớn hơn 1000V là cao thế. Đối với đồ điện dân dụng, trong bóng hình tivi, điện thế 15-22kV được gọi là cao áp. == Tham khảo ==
1980.txt
Theo lịch Gregory, năm 1980 (số La Mã: MCMLXXX) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ ba. Bản mẫu:Tháng trong năm 1980 == Sự kiện == 1 tháng 1: Georges-André Chevallaz trở thành tổng thống Thụy Sĩ 2 tháng 1: Quân đội Xô Viết bắt đầu một chiến dịch lớn trong Afghanistan. 16 tháng 1: Botswana trở thành thành viên trong UNESCO 22 tháng 1: São Tomé, Príncipe trở thành thành viên trong UNESCO 20 tháng 2: Bầu cử đầu tiên trong Zimbabwe sau Hiến pháp mới 6 tháng 3: St. Lucia trở thành thành viên trong UNESCO 22 tháng 4: Phà Don Juan (Philippines) chìm sau khi chạm một tàu chở dầu. 313 người chết 25 tháng 4: Tây Ban Nha: Một chiếc Boeing 727 của Dan Air Services đâm vào núi. Tất cả 146 người trên máy bay đều chết. 4 tháng 5: Nam Tư. Tổng thống Josip Broz Tito chết trong Ljubljana. 17 tháng 5 - 18 tháng 5: Biểu tình chống chính phủ mới trong Hàn Quốc bị dập tắt. 207 người chết, tròn 1000 người bị thương nặng. 18 tháng 7: Maldives trở thành thành viên trong UNESCO 23 tháng 7: Phạm Tuân (sinh năm 1947) là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ. Cũng có thể nói ông là người đầu tiên từ một nước đang phát triển hay nước thuộc Thế giới thứ ba bay vào không gian 1 tháng 8 đến 14 tháng 8: Bão lốc Allen trong Caribbean, khoảng 300 người chết 12 tháng 8: Paraguay trở thành thành viên trong ALADI (Asociación Latinoamericana de Integración) 25 tháng 8: Zimbabwe trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. 12 tháng 9: Đảo chính của giới quân sự trong Thổ Nhĩ Kỳ. 17 tháng 9: Bắt đầu chiến tranh giữa Iraq, Iran 22 tháng 9: Zimbabwe trở thành thành viên trong UNESCO 29 tháng 9: Tonga trở thành thành viên trong UNESCO 10 tháng 10: Động đất trong Algérie, khoảng 20.000 người chết 23 tháng 11: Động đất trong Nam Ý, khoảng 3.000 người chết, 200.000 người mất nhà cửa == Sinh == 2 tháng 1: Jérôme Pineau, tay đua xe đạp Pháp 3 tháng 1: Bryan Clay, vận động viên điền kinh Mỹ 4 tháng 1: Jaroslaw Popowytsch, tay đua xe đạp Ukraina 5 tháng 1: Sebastian Deisler, cầu thủ bóng đá Đức 6 tháng 1: Mihael Mikić, cầu thủ bóng đá Croatia 7 tháng 1: David Arroyo, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 7 tháng 1: Margarita Breitkreiz, nữ diễn viên Đức 8 tháng 1: Lucia Recchia, nữ vận động viên chạy ski Ý 8 tháng 1: Hubertus Grimm, diễn viên Đức 9 tháng 1: Sergio García, người chơi golf 16 tháng 1: Cornelia Hirsch, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 16 tháng 1: Michelle Wild, nữ diễn viên phim khiêu dâm Hungary 17 tháng 1: Zooey Deschanel, nữ diễn viên Mỹ 18 tháng 1: Nia Künzer, nữ cầu thủ bóng đá Đức 20 tháng 1: Felicitas Woll, nữ diễn viên Đức 22 tháng 1: Christopher Masterson, diễn viên Mỹ 24 tháng 1: DJ Bo, nữ DJ Việt Nam (mất 2012) 25 tháng 1: Christian Olsson, vận động viên điền kinh Thụy Điển 25 tháng 1: Xavi, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 25 tháng 1: Jang Ja Yeon-Diễn viên Hàn Quốc 27 tháng 1: Eva Padberg, người mẫu Đức 27 tháng 1: Marat Safin, vận động viên quần vợt Nga 28 tháng 1: Nick Carter, nam ca sĩ Mỹ 29 tháng 1: Ivan Klasnić, cầu thủ bóng đá Croatia 29 tháng 1: Jason James quan toà, diễn viên Mỹ, nhạc sĩ 30 tháng 1: Christoph Teinert, cầu thủ bóng đá Đức 30 tháng 1: Jurica Vranješ, cầu thủ bóng đá Croatia 30 tháng 1: Wilmer Valderrama, diễn viên 30 tháng 1: Angela Williams, nữ vận động viên điền kinh Mỹ 31 tháng 1: Joel Brown, vận động viên điền kinh Mỹ 1 tháng 2: Otilino Tenorio, cầu thủ bóng đá (mất 2005) 3 tháng 2: Markus Esser, vận động viên điền kinh Đức 9 tháng 2: Cassandra Steen, nữ ca sĩ nhạc soul Đức 9 tháng 2: Angelos Charisteas, cầu thủ bóng đá Hy Lạp 12 tháng 2: Juan Carlos Ferrero, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 12 tháng 2: Vittorio Magro, ca sĩ nhạc pop Ý 12 tháng 2: Christina Ricci, nữ diễn viên Mỹ 13 tháng 2: Sebastian Kehl, cầu thủ bóng đá Đức 14 tháng 2: Lara, nữ ca sĩ Áo 15 tháng 2: Samira Makhmalbaf, nữ đạo diễn phim, nữ tác giả kịch bản 20 tháng 2: Anne Poleska, nữ vận động viên bơi lội Đức 22 tháng 2: Jonathan Woodgate, cầu thủ bóng đá Anh 26 tháng 2: Necat Aygün, cầu thủ bóng đá 27 tháng 2: Chelsea Clinton, con gái của tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton 28 tháng 2: Christian Poulsen, cầu thủ bóng đá Đan Mạch 7 tháng 3: Laura Prepon, nữ diễn viên Mỹ 8 tháng 3: Mohamadou Idrissou, cầu thủ bóng đá 10 tháng 3: Sandra Stumptner, nữ nhạc sĩ 13 tháng 3: Gabriel Melkam, cầu thủ bóng đá 15 tháng 3: Camilla Renschke, nữ diễn viên Đức 17 tháng 3: Torsten Hiekmann, tay đua xe đạp Đức 18 tháng 3: Alexei Konstantinovich Yagudin, vận động viên trượt băng nghệ thuật Nga 20 tháng 3: Philipp Bönig, cầu thủ bóng đá Đức 21 tháng 3: Eric Baumann, tay đua xe đạp Đức 21 tháng 3: Andrei Kaschetschkin, tay đua xe đạp 21 tháng 3: Ronaldinho, cầu thủ bóng đá Brasil 22 tháng 3: Sebastian Schoof, cầu thủ bóng đá Đức 23 tháng 3: Edrissa Sonko, cầu thủ bóng đá 25 tháng 3: Hanno Koffler, diễn viên Đức 25 tháng 3: Katrin Ritt, nữ diễn viên 27 tháng 3: Nicolas Duvauchelle, diễn viên Pháp, người mẫu 27 tháng 3: Stefan Feth, vận động viên bóng bàn Đức 28 tháng 3: Albert Streit, cầu thủ bóng đá Đức 29 tháng 3: Natalia Avelon, nữ diễn viên Đức 2 tháng 4: Michael Mörz, cầu thủ bóng đá Áo 6 tháng 4: Tommi Evilä, vận động viên thể thao Phần Lan 8 tháng 4: Simone Oberer, nữ vận động viên điền kinh 9 tháng 4: Luciano Galletti, cầu thủ bóng đá Argentina 10 tháng 4: Charlie Hunnam, diễn viên Anh 10 tháng 4: Jiayi Shao, cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 4: Brian McFadden, ca sĩ nhạc pop Ireland 13 tháng 4: Quentin Richardson, cầu thủ bóng rổ Mỹ 15 tháng 4: Frank Schleck, tay đua xe đạp Luxembourg 17 tháng 4: Marco Sullivan, vận động viên chạy ski Mỹ 19 tháng 4: Đổng Khiết, nữ diễn viên Trung Quốc 20 tháng 4: Jasmin Wagner, nữ ca sĩ nhạc pop Đức 23 tháng 4: Nils Döring, cầu thủ bóng đá Đức 24 tháng 4: Julia Hummer, nữ diễn viên Đức, nữ nhạc sĩ 25 tháng 4: Alejandro Valverde, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 26 tháng 4: Jordana Brewster, nữ diễn viên Mỹ 27 tháng 4: Marisa Miller, người mẫu 29 tháng 4: Kian Egan, ca sĩ nhạc pop Ireland 2 tháng 5: Tim Borowski, cầu thủ bóng đá Đức 6 tháng 5: Ricardo Oliveira, cầu thủ bóng đá Brasil 6 tháng 5: Wolke Hegenbarth, nữ diễn viên Đức 6 tháng 5: Torsten Knabel, cầu thủ bóng đá Áo 8 tháng 5: Michelle McManus, nữ ca sĩ Anh 8 tháng 5: David Loosli, tay đua xe đạp Thụy Sĩ 9 tháng 5: Grant Hackett, vận động viên bơi lội Úc 13 tháng 5: Preston Callander, vận động viên khúc côn cầu trên băng 16 tháng 5: Simon Gerrans, tay đua xe đạp Úc 16 tháng 5: Jens Spahn, chính trị gia Đức 19 tháng 5: Drew Fuller, diễn viên Mỹ 21 tháng 5: Lasse Kopitz, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức 21 tháng 5: Raab Himself, diễn viên Mỹ 23 tháng 5: Massimilian Porcello, cầu thủ bóng đá 27 tháng 5: Adam Aaron Hauser, vận động viên khúc côn cầu trên băng Mỹ 28 tháng 5: Mark Feehily, nam ca sĩ Ireland 30 tháng 5: Steven Gerrard, cầu thủ bóng đá Anh 30 tháng 5: Joachim Standfest, cầu thủ bóng đá Áo 12 tháng 6: Rogerio, cầu thủ bóng đá Brasil 13 tháng 6: Sarah Connor, nữ ca sĩ Đức 15 tháng 6: Mary Carey, người mẫu, nữ diễn viên phim khiêu dâm, nữ chính trị gia 16 tháng 6: Sibel Kekilli, nữ diễn viên Đức 16 tháng 6: Martin Stranzl, cầu thủ bóng đá Áo 17 tháng 6: Venus Williams, nữ vận động viên quần vợt 20 tháng 6: Fabian Wegmann, tay đua xe đạp Đức 26 tháng 6: Michael Vick, cầu thủ football Mỹ 30 tháng 6: Rade Prica, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 1 tháng 7: Robert Lechleiter, cầu thủ bóng đá Đức 3 tháng 7: Roland Mark Schoeman, vận động viên bơi lội Nam Phi 5 tháng 7: Eva Green, nữ diễn viên Pháp 5 tháng 7: Carsten Sträßer, cầu thủ bóng đá Đức 7 tháng 7: Michelle Kwan, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Mỹ 10 tháng 7: Jessica Simpson, nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ, nữ diễn viên 17 tháng 7: Raschid Ramzi, vận động viên điền kinh Maroc 18 tháng 7: Kristen Bell, nữ diễn viên Mỹ 20 tháng 7: Gisele Bündchen, người mẫu Brasil 22 tháng 7: Kate Ryan, nữ ca sĩ Bỉ 25 tháng 7: Du-Ri Cha, cầu thủ bóng đá Hàn Quốc 27 tháng 7: Allan Davis, tay đua xe đạp Úc 29 tháng 7: Fernando González, vận động viên quần vợt Chile 30 tháng 7: Wojtek Czyz, vận động viên điền kinh Đức 31 tháng 7: Vinicius Bergantin, cầu thủ bóng đá 31 tháng 7: Jiří Fischer, vận động viên khúc côn cầu trên băng Séc 2 tháng 8: Susanne Bormann, nữ diễn viên Đức 4 tháng 8: Benjamin Köhler, cầu thủ bóng đá Đức 5 tháng 8: Eduardo Ribeiro Dos Santos, cầu thủ bóng đá Brasil 5 tháng 8: Wayne Bridge, cầu thủ bóng đá Anh 5 tháng 8: Aleksandar Mitreski, cầu thủ bóng đá 6 tháng 8: Roman Weidenfeller, cầu thủ bóng đá Đức 11 tháng 8: Monika Pyrek, nữ vận động viên điền kinh Ba Lan 12 tháng 8: Dominique Swain, nữ diễn viên Mỹ 15 tháng 8: Nathalie Press, nữ diễn viên Anh 16 tháng 8: Vanessa Carlton, nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ, nghệ sĩ dương cầm 17 tháng 8: Jan Kromkamp, cầu thủ bóng đá Hà Lan 17 tháng 8: Shannon Lucio, nữ diễn viên Mỹ 18 tháng 8: Esteban Cambiasso, cầu thủ bóng đá Argentina 20 tháng 8: Samuel Dumoulin, tay đua xe đạp Pháp 21 tháng 8: Kelis, nữ diễn viên Mỹ, nữ ca sĩ 22 tháng 8: Roland Benschneider, cầu thủ bóng đá Đức 24 tháng 8: Rachael Carpani, nữ diễn viên Úc 26 tháng 8: Macaulay Culkin, diễn viên Mỹ 29 tháng 8: Faiz-Kevin Mangat, ca sĩ nhạc pop Đức 29 tháng 8: Perdita Felicien, nữ vận động viên điền kinh Canada 29 tháng 8: Nicholas Tse tên tiếng Việt Tạ Đình Phong, ca sĩ-diễn viên HongKong-Trung Quốc 3 tháng 9: Carsten Rothenbach, cầu thủ bóng đá Đức 3 tháng 9: Stefan Buck, cầu thủ bóng đá Đức 4 tháng 9: Cem Islamoglu, cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ 7 tháng 9: Sara Carrigan, tay đua xe đạp Úc 7 tháng 9: Emre Belözoğlu, cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ 8 tháng 9: Daniel Steiner, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Sĩ 9 tháng 9: Steffen Hofmann, cầu thủ bóng đá Đức 9 tháng 9: Michelle Ingrid Williams, nữ diễn viên Mỹ 11 tháng 9: Antonio Pizzonia, tay đua Công thức 1 Brasil 12 tháng 9: Yao Ming, cầu thủ bóng rổ Trung Hoa 18 tháng 9: Carolin Hingst, nữ vận động viên điền kinh Đức 21 tháng 9: Kareena Kapoor, nữ diễn viên Ấn Độ 23 tháng 9: Silvio Adzic, cầu thủ bóng đá Đức 24 tháng 9: Petri Pasanen, cầu thủ bóng đá Phần Lan 25 tháng 9: Jessica Kessler, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật Đức 26 tháng 9: Patrick Friesacher, đua xe Áo 30 tháng 9: Stefan Lindemann, vận động viên trượt băng nghệ thuật Đức 30 tháng 9: Martina Hingis, nữ vận động viên quần vợt Thụy Sĩ 4 tháng 10: Giovanni Federico, cầu thủ bóng đá Ý 4 tháng 10: Tomáš Rosický, cầu thủ bóng đá Séc 8 tháng 10: Kasper Bögelund, cầu thủ bóng đá Đan Mạch 13 tháng 10: Ashanti Douglas, nữ ca sĩ Mỹ 14 tháng 10: Ben Whishaw, diễn viên Anh 15 tháng 10: Tom Boonen, tay đua xe đạp Bỉ 18 tháng 10: Daniel Krebs, diễn viên Thụy Sĩ 20 tháng 10: Patrik Sinkewitz, tay đua xe đạp Đức 24 tháng 10: Christian Vander, cầu thủ bóng đá Đức 31 tháng 10: Samaire Armstrong, nữ diễn viên Mỹ 5 tháng 11: Ranislav Jovanović, cầu thủ bóng đá 5 tháng 11: Christoph Metzelder, cầu thủ bóng đá Đức 5 tháng 11: Geneviève Simard, nữ vận động viên chạy ski Canada 6 tháng 11: Simon Cziommer, cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 11: Ryan Gosling, diễn viên Canada 12 tháng 11: Rémo Meyer, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ 17 tháng 11: Seyi Olajengbesi, cầu thủ bóng đá 20 tháng 11: Marek Krejčí, cầu thủ bóng đá Slovakia 25 tháng 11: Aleen Bailey, nữ vận động viên điền kinh Jamaica, người đoạt huy chương Thế Vận Hội 26 tháng 11: Robert Vujević, cầu thủ bóng đá Đức 2 tháng 12: Marco Engelhardt, cầu thủ bóng đá Đức 2 tháng 12: Patrick Neumann, cầu thủ bóng đá Đức 6 tháng 12: Sabrina Mockenhaupt, nữ vận động viên điền kinh Đức 7 tháng 12: John Terry, cầu thủ bóng đá Anh 7 tháng 12: Clemens Fritz, cầu thủ bóng đá Đức 10 tháng 12: Ledley King, cầu thủ bóng đá Anh 10 tháng 12: Roland Schwarzl, vận động viên điền kinh Áo 10 tháng 12: Michael Albasini, tay đua xe đạp Thụy Sĩ 17 tháng 12: Carmen Casanova, nữ vận động viên chạy ski Thụy Sĩ 18 tháng 12: Christina Aguilera, nữ ca sĩ nhạc pop Mỹ 19 tháng 12: Thomas Borenitsch, cầu thủ bóng đá Áo 19 tháng 12: Jake Gyllenhaal, diễn viên Mỹ 20 tháng 12: Martín Demichelis, cầu thủ bóng đá Argentina 20 tháng 12: Ashley Cole, cầu thủ bóng đá Anh 30 tháng 12: Eliza Dushku, nữ diễn viên Mỹ == Mất == 3 tháng 1: Lucien Buysse, tay đua xe đạp Bỉ (sinh 1893) 7 tháng 1: Larry Williams, nam ca sĩ Mỹ, nghệ sĩ dương cầm (sinh 1935) 8 tháng 1: John William Mauchly, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1907) 11 tháng 1: Barbara Pym, nhà văn nữ Anh (sinh 1913) 23 tháng 1: Lil Dagover, nữ diễn viên Đức (sinh 1887) 23 tháng 1: Ernst Ocwirk, cầu thủ bóng đá Áo, huấn luyện viên (sinh 1926) 31 tháng 1: Emanuel Sperner, nhà toán học Đức (sinh 1905) 1 tháng 2: Gastone Nencini, tay đua xe đạp Ý (sinh 1930) 2 tháng 2: William Howard Stein, nhà hóa sinh Mỹ, Giải Nobel (sinh 1911) 2 tháng 2: Joseph Fontanet, chính trị gia Pháp (sinh 1921) 3 tháng 2: Walter E. Richartz, nhà hóa học Đức, nhà văn (sinh 1927) 3 tháng 2: Klaus Brasch, diễn viên Đức (sinh 1950) 13 tháng 2: Marian Rejewski, nhà toán học Ba Lan (sinh 1905) 14 tháng 2: Victor Gruen, kiến trúc sư (sinh 1903) 14 tháng 2: Albert Walter, chính trị gia Đức (sinh 1885) 16 tháng 2: Edward Thomas Copson, nhà toán học Anh (sinh 1901) 16 tháng 2: Erich Hückel, nhà hóa học Đức, nhà vật lý học (sinh 1896) 17 tháng 2: Oskar Paulini, nhà văn Đức (sinh 1904) 19 tháng 2: Ronald Belfort Scott, nhạc sĩ nhạc rock (sinh 1946) 20 tháng 2: Joseph Banks Rhine, nhà tâm lý học Mỹ (sinh 1895) 22 tháng 2: Oskar Kokoschka, họa sĩ Áo, nhà văn (sinh 1886) 23 tháng 2: Enrico Celio, chính trị gia Thụy Sĩ, tổng thống (sinh 1889) 1 tháng 3: Dixie Dean, cầu thủ bóng đá Anh (sinh 1907) 2 tháng 3: Jarosław Iwaszkiewicz, nhà văn Ba Lan (sinh 1894) 5 tháng 3: Wilhelm Hoegner, luật gia Đức, chính trị gia (sinh 1887) 8 tháng 3: Max Miedinger, nghệ sĩ tạo hình Thụy Sĩ, (sinh 1910) 9 tháng 3: Olga Konstantinowna Tschechowa, nữ diễn viên Đức (sinh 1897) 13 tháng 3: Tauno Pylkkänen, nhà soạn nhạc Phần Lan (sinh 1918) 14 tháng 3: Manlio Giovanni Brosio, chính trị gia Ý (sinh 1897) 14 tháng 3: Anna Jantar, nữ ca sĩ Ba Lan (sinh 1950) 14 tháng 3: Mohammad Hatta, phó tổng thống, thủ tướng Indonesia (sinh 1902) 18 tháng 3: Tamara de Lempicka, nữ họa sĩ Ba Lan (sinh 1898) 21 tháng 3: Hans Dichgans, chính trị gia Đức (sinh 1907) 23 tháng 3: Dietrich Keuning, chính trị gia Đức (sinh 1909) 24 tháng 3: Oscar Romero, Giám mục Công giáo La Mã (sinh 1917) 25 tháng 3: Roland Barthes, nhà phê bình văn học Pháp, nhà văn, triết gia (sinh 1915) 25 tháng 3: Milton Erickson, bác sĩ tâm thần Mỹ, bác sĩ tâm lý (sinh 1901) 28 tháng 3: Dick Haymes, nam ca sĩ (sinh 1916) 31 tháng 3: Jesse Owens, vận động viên điền kinh Mỹ (sinh 1913) 4 tháng 4: Aleksander Ford, đạo diễn phim Ba Lan (sinh 1908) 12 tháng 4: William R. Tolbert, Jr., tổng thống Liberia (sinh 1913) 12 tháng 4: Abel Ferreira, nhà soạn nhạc Brasil (sinh 1915) 12 tháng 4: Maria Dietz, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1894) 14 tháng 4: Gianni Rodari, nhà văn Ý (sinh 1920) 15 tháng 4: Jean-Paul Sartre, triết gia Pháp (sinh 1905) 19 tháng 4: Reinhard Cherubim, người đánh cờ Đức (sinh 1906) 20 tháng 4: Helmut Käutner, đạo diễn phim Đức, diễn viên (sinh 1908) 20 tháng 4: Heinrich Köppler, chính trị gia Đức (sinh 1925) 22 tháng 4: Friedrich Wilhelm Straßmann, nhà khoa học gia tự nhiên Đức (sinh 1902) 25 tháng 4: Albert Tönjes, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1920) 25 tháng 4: Mario Bava, đạo diễn phim Ý, tác giả kịch bản (sinh 1914) 29 tháng 4: Alfred Hitchcock, đạo diễn phim Anh, nhà sản xuất phim (sinh 1899) 2 tháng 5: George Pal, nhà sản xuất phim Hungary, đạo diễn phim (sinh 1908) 4 tháng 5: Josip Broz Tito, chính trị gia, thủ tướng, tổng thống Nam Tư (sinh 1892) 9 tháng 5: Joseph Breitbach, nhà văn Đức, nhà báo (sinh 1903) 15 tháng 5: Len Lye, nhà điêu khắc New Zealand, nghệ nhân, nhà văn (sinh 1901) 17 tháng 5: Harold Joseph Connolly, nhà báo Canada, thủ tướng (sinh 1901) 18 tháng 5: Ian Curtis, nam ca sĩ ban nhạc rock Anh Joy Division (sinh 1956) 21 tháng 5: Ida Kamińska, nữ diễn viên (sinh 1899) 2 tháng 6: Vasja Pirc, người đánh cờ Slovenia (sinh 1907) 5 tháng 6: Lauritz Lauritzen, chính trị gia Đức (sinh 1910) 5 tháng 6: Margret Dünser, nữ nhà báo Áo (sinh 1926) 7 tháng 6: Henry Miller, nhà văn Mỹ (sinh 1891) 7 tháng 6: Marian Spychalski, chính trị gia Ba Lan (sinh 1906) 8 tháng 6: Ernst Busch, nam ca sĩ Đức, diễn viên, đạo diễn phim (sinh 1900) 12 tháng 6: Josef Knecht, nhà xuất bản Đức (sinh 1897) 13 tháng 6: Walter Rodney, nhà sử học, chính trị gia Guyana (sinh 1942) 15 tháng 6: Sergio Pignedoli, Hồng y Giáo chủ (sinh 1910) 18 tháng 6: Kazimierz Kuratowski, nhà toán học Ba Lan (sinh 1896) 18 tháng 6: André Leducq, tay đua xe đạp Pháp (sinh 1904) 28 tháng 6: Yoshiro Irino, nhà soạn nhạc Nhật Bản (sinh 1921) 30 tháng 6: Walter Zimmermann, nhà sinh vật học Đức, nhà thực vật học (sinh 1892) 1 tháng 7: Charles Percy Snow, nhà khoa học Anh, nhà văn (sinh 1905) 5 tháng 7: Thaddäus Troll, nhà văn Đức (sinh 1914) 9 tháng 7: Vinícius de Moraes, thi sĩ Brasil, người chơi đàn ghita (sinh 1913) 11 tháng 7: Zygmunt Berling, tướng Ba Lan, chính trị gia (sinh 1896) 13 tháng 7: Seretse Khama, tổng thống đầu tiên của Botswana (sinh 1921) 19 tháng 7: Hans Morgenthau, luật gia Đức, nhà chính trị học (sinh 1904) 19 tháng 7: Heinrich Kiefer, họa sĩ Đức, nghệ sĩ tạo hình (sinh 1911) 22 tháng 7: Hans-Georg Bürger, đua ô tô Đức (sinh 1952) 23 tháng 7: Clyfford Still, họa sĩ Mỹ (sinh 1904) 24 tháng 7: Peter Sellers, diễn viên Anh (sinh 1925) 25 tháng 7: Wilhelm Reitz, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1904) 25 tháng 7: Wladimir Semjonowitsch Wyssozki, diễn viên Nga, thi sĩ, nam ca sĩ (sinh 1938) 2 tháng 8: Eduard Platner, chính trị gia Đức 9 tháng 8: Jacqueline Cochran, nữ phi công Mỹ 11 tháng 8: Willi Forst, diễn viên Áo, tác giả kịch bản, đạo diễn phim, nhà sản xuất (sinh 1903) 18 tháng 8: Norman Cazden, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1914) 20 tháng 8: Joe Dassin, nam ca sĩ Pháp (sinh 1938) 22 tháng 8: Gabriel González Videla, chính trị gia Chile (sinh 1898) 23 tháng 8: Gerhard Hanappi, cầu thủ bóng đá (sinh 1929) 29 tháng 8: Franco Basaglia, bác sĩ tâm thần Ý (sinh 1924) 4 tháng 9: Wolfgang Gentner, nhà vật lý học Đức (sinh 1906) 5 tháng 9: Barbara Loden, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1932) 8 tháng 9: Hermann Claudius, thi sĩ Đức (sinh 1878) 13 tháng 9: Joseph Suder, nhà soạn nhạc Đức, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1892) 17 tháng 9: Anastasio Somoza Debayle, tổng thống Nicaragua (sinh 1925) 20 tháng 9: Josias Braun-Blanquet, nhà thực vật học Thụy Sĩ (sinh 1884) 21 tháng 9: Waldir Azevedo, nhà soạn nhạc Brasil (sinh 1923) 25 tháng 9: Lewis Milestone, đạo diễn phim Mỹ, tác giả kịch bản, nhà sản xuất phim (sinh 1895) 26 tháng 9: Pat Hare, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1930) 27 tháng 9: Dietrich von Saucken, tướng Đức (sinh 1892) 3 tháng 10: Alberic O'Kelly de Galway, người đánh cờ Bỉ (sinh 1911) 8 tháng 10: Maria Holst, nữ diễn viên (sinh 1917) 15 tháng 10: Bobby Lester, nam ca sĩ Mỹ (sinh 1930) 15 tháng 10: Mikhail Alexeyevich Lavrentyev, nhà toán học Nga, nhà vật lý học (sinh 1900) 20 tháng 10: Robert Whittaker, nhà thực vật học Mỹ, nhà khí hậu học, giáo sư đại học (sinh 1920) 26 tháng 10: Marcello Caetano, nhà độc tài Bồ Đào Nha (sinh 1906) 27 tháng 10: John H. van Vleck, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1899) 30 tháng 10: Eberhard Brünen, chính trị gia Đức (sinh 1906) 3 tháng 11: Ludwig Hohl, tác giả Thụy Sĩ (sinh 1904) 7 tháng 11: Wolfgang Weyrauch, nhà văn Đức (sinh 1904) 7 tháng 11: Adrienne Thomas, nhà văn nữ Đức (sinh 1897) 8 tháng 11: Friedrich Dörfel, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1915) 9 tháng 11: Fritz Lattke, họa sĩ Đức (sinh 1895) 9 tháng 11: Từ Cung hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc, Hoàng thái hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. 11 tháng 11: Harry Larva, vận động viên điền kinh Phần Lan, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1906) 17 tháng 11: Bruno Gleitze, nhà kinh tế học Đức, chính trị gia (sinh 1903) 22 tháng 11: Mae West, nữ diễn viên Mỹ, nữ tác giả kịch bản (sinh 1892) 24 tháng 11: George Raft, diễn viên Mỹ (sinh 1895) 26 tháng 11: Konrad Wachsmann, kiến trúc sư Đức, kĩ sư (sinh 1901) 26 tháng 11: Richard Oelze, họa sĩ Đức (sinh 1900) 2 tháng 12: Romain Gary, nhà văn Pháp, thành viên của Résistance (sinh 1914) 5 tháng 12: Mary Lavater-Sloman, nhà văn nữ Đức (sinh 1891) 8 tháng 12: Petar Trifunović, kiện tướng cờ vua (sinh 1910) 8 tháng 12: John Lennon, nhạc sĩ Anh (The Beatles) (sinh 1940) 12 tháng 12: Jean Lesage, chính trị gia Canada (sinh 1912) 19 tháng 12: Nasrollah Entezam, chính trị gia (sinh 1900) 22 tháng 12: Thomas Valentin, nhà văn Đức (sinh 1922) 23 tháng 12: Alec Wilder, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1907) 26 tháng 12: Egidio Vagnozzi, Hồng y Giáo chủ (sinh 1906) 29 tháng 12: Oskar Matzner, chính trị gia Đức (sinh 1898) 29 tháng 12: Tim Hardin, nhạc sĩ Mỹ (sinh 1941) 30 tháng 12: Volker von Törne, nhà thơ trữ tình Đức, nhà văn (sinh 1934) 30 tháng 12: Guus de Serière, cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1893) 31 tháng 12: Raoul Walsh, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1887) == Giải thưởng Nobel == Hóa học - Paul Berg, Walter Gilbert, Frederick Sanger Văn học - Czesław Miłosz Hòa bình - Adolfo Pérez Esquivel Vật lý - James Watson Cronin, Val Logsdon Fitch Y học - Baruj Benacerraf, Jean Dausset, George D. Snell Kinh tế - Lawrence R. Klein == Xem thêm == Thế giới trong năm 1980, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
đội tuyển thể thao quốc gia.txt
Một đội tuyển thể thao quốc gia (thường được gọi tắt là đội tuyển quốc gia) là một đội tuyển đại diện cho một quốc gia, chứ không phải câu lạc bộ hay khu vực, trong một môn thể thao quốc tế. Thuật ngữ này thường gắn liền với các môn thể thao đồng đội, tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho các vận động viên của các môn thể thao mang tính cá nhân. Các đội tuyển quốc gia thi đấu ở nhiều cấp độ và nhóm tuổi. Có nhiều loại tiêu chí để chọn lựa thành viên cho một đội tuyển. Một đội tuyển không phải lúc nào cùng bao gồm các vận động viên tốt nhất. Các đội tuyển quốc gia, giống như các đội thể thao khác, thường được tập hợp theo giới tính, độ tuổi hoặc tiêu chí khác. Trong hầu hết các trường hợp, một đội tuyển quốc gia đại diện cho một quốc gia có chủ quyền duy nhất. Ngoại lệ có thể kể đến như Anh, Bắc Ireland, Scotland và Wales khi các nước này thường tham gia các giải đấu như những quốc gia riêng biệt, nhưng tại Thế vận hội họ thi đấu chung dưới tên Vương quốc Liên hiệp Anh. == Lựa chọn cá nhân == Các cá nhân thường được lựa chọn vào đội tuyển quốc gia dựa trên trình độ và phong độ mà họ thể hiện ở các cuộc thi đấu. Vận động viên có thể do các huấn luyện viên lựa chọn, trong khi các huấn luyện viên lại được chỉ định bởi liên đoàn thể thao quốc gia. Đôi khi một đội thể thao phải giành chức vô địch quốc gia để có thể đại diện cho nước mình. === Tư cách thi đấu === Bóng đá: các cầu thủ được phép thi đấu cho một đội tuyển quốc gia trong trường hợp là công dân sở hữu hộ chiếu của quốc gia đó, hoặc nhờ nơi sinh của họ, hoặc nhờ nơi sinh của cha mẹ hoặc ông bà họ, hoặc định cư tại quốc gia đó trên 5 năm sau khi bước qua tuổi 18. == Tham khảo ==
2 tháng 4.txt
Ngày 2 tháng 4 là ngày thứ 92 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 93 trong mỗi năm nhuận). Còn 273 ngày nữa trong năm. == Sự kiện == 1513– Juan Ponce de León trở thành người châu Âu đầu tiên nhìn thấy vùng đất mà nay là bang Florida của Hoa Kỳ. 1558 – Vương quốc Lan Na thất thủ trước quân Taungoo dưới quyền Bayinnaung, trở thành một quốc gia bị bảo hộ của Miến Điện. 1800 – Ludwig van Beethoven chỉ huy trình diễn ra mắt bản giao hưởng số 1 của ông tại Wien. 1801 – Chiến tranh Liên minh thứ hai: Hải quân Anh dưới sự chỉ huy của Horatio Nelson thắng hạm đội Đan Mạch-Na Uy ở Trận Cophenhagen‎. 1851 – Rama IV đăng quang quốc vương của Thái Lan. 1900 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật Foraker, trao cho Puerto Rico quyền tự trị giới hạn. 1972 – Diễn viên Charlie Chaplin trở lại Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi bị gán cho là một phần tử cộng sản vào đầu thập niên 1950. 1975 - Các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại lực lượng phòng thủ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, kiểm soát hoàn toàn thành phố Nha Trang. 1982 – Chiến tranh Falklands: Quân đội Argentina đánh chiếm quần đảo Falkland dẫn đến sự phản công của Quân đội Hoàng gia Anh sau đó. 1989 – Hội đồng Trung ương của Hội đồng Dân tộc Palestine bầu Yasser Arafat làm Chủ tịch của Nhà nước Palestine. 2015 – Các tay súng tấn công Đại học Garissa tại Kenya, giết chết ít nhất 148 người. == Sinh == === Thế kỷ 19 trở về trước === 1618 – Francesco Maria Grimaldi, nhà Thần học, Toán học và Vật lý học người Ý (m. 1663) 1647 - Maria Sibylla Merian, nhà nữ tự nhiên học người Đức gốc Thụy Sĩ 1719 – Franz Anton Hillebrandt, Kiến trúc sư người Áo (m. 1797) 1725 – Giacomo Casanova, người phiêu lưu và nhà văn người Ý (m. 1798) 1805 – Hans Christian Andersen, nhà văn Đan Mạch viết truyện thiếu nhi (m. 1875) 1840 – Émile Zola, nhà tiểu thuyết, nhà phê bình người Pháp (m. 1902) 1875 – Walter Percy Chrysler, một trong những người đi đầu trong lĩnh vực chế tạo ô-tô người Mỹ (m. 1940) === Thế kỷ 20 === 1904 - Nguyễn Lương Bằng, chính khách Việt Nam (m. 1979) 1914 – Sir Alec Guinness, diễn viên Anh (m. 2000) 1927 – Ferenc Puskás, cầu thủ bóng đá Hungary 1928 – Serge Gainsbourg, ca sĩ Pháp (m. 1991) 1951 – Moriteru Ueshiba, chưởng môn đời thứ ba của Hiệp khí đạo (Aikido) 1964 - Nhạc sĩ Trúc Hồ == Mất == === Thế kỷ 19 trở về trước === 1872 – Samuel Morse, Họa sĩ, nhà sáng chế mã điện báo (mã Morse) người Mỹ (s. 1791) 1851 – Rama III, vua Thái Lan (s. 1788) === Thế kỷ 20 === 1974 – Georges Pompidou, Tổng thống Pháp (s. 1911) 1916 - Hữu Loan, Nhà thơ Việt Nam (m. 18/3/2010). === Thế kỷ 21 === 2005 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II (s. 1920, tên thật: Karol Wojtyła) == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày quốc tế sách thiếu nhi Ngày thế giới nhận thức tự kỷ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == BBC: On This Day (tiếng Anh)
nhai đạo biện sự xứ.txt
Nhai đạo biện sự xứ (tiếng Trung: 街道办事处, bính âm: jiēdàobànshìchù), hay khu phố gọi tắt là nhai đạo, là một cấp hành chính địa phương, thấp hơn huyện cấp thị ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có thể coi như cấp phường ở Việt Nam. Cấp này ngang với hương và trấn về địa vị hành chính. Quyền hạn của cấp này được quy định tại điều 68, "Luật Tổ chức Chính phủ địa phương". Đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Trung Quốc có 5904 nhai đạo biện sự xứ. == Tham khảo ==
đội tuyển bóng đá quốc gia thụy sĩ.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ, gọi tắt là "Nati", là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ và đại diện cho Thụy Sĩ trên bình diện quốc tế. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Thụy Sĩ là trận gặp đội tuyển Pháp vào năm 1905. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là tấm Huy chương bạc tại Thế vận hội Mùa hè 1924. == Lịch sử == === Thụy Sĩ là quốc gia tiên phong trong bóng đá === Thụy Sĩ là nước thứ nhì sau Liên hiệp Anh tổ chức thi đấu bóng đá. Năm 1860 sinh viên Anh đã thành lập Lausane Football and Cricket Club, có nhiều khả năng là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên trên châu Âu. Câu lạc bộ bóng đá Thụy Sĩ lâu đời nhất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, FC St.Gallen, được thành lập năm 1879. Năm 1895, 11 câu lạc bộ cùng thành lập Hiệp hội bóng đá Thụy Sĩ (Schweizerische Football-Association). Trong thời gian đầu, 4 trong số 5 thành viên lãnh đạo là người Anh. Hiệp hội bóng đá Thụy Sĩ là một trong số 7 thành viên thành lập FIFA năm 1904. Năm 1913 hội đổi tên thành Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ (Schweizerischer Fussballverband – SFV). Liên đoàn đổi tên sang tiếng Đức nhằm truyền bá bóng đá rộng rãi trong quần chúng và ngoài ra qua đó cũng hy vọng là sẽ đạt đến thể chế của một tổ chức được hỗ trợ về mặt tài chính từ phía quốc gia, việc mà mãi đến những năm của thập niên 1920 mới thành công. Bóng đá lan rộng khắp châu Âu chủ yếu là từ Thụy Sĩ, nơi mà cựu sinh viên của các trường đại học danh tiếng đã làm quen với bóng đá trong thời gian học tập tại Thụy Sĩ và sau đó mang hình thức thể thao này về phổ biến tại quê nhà. Thuộc vào trong số đó là người Đức Walther Bensemann, thành lập câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tại miền nam nước Đức cũng như là hai anh em Michele và Paolo Scarfoglio, đã thành lập câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tại Napoli. Vittorio Pozzo cũng làm quen với bóng đá tại Thụy Sĩ và là người đã có nhiều công lao trong việc phổ biến rộng rãi bóng đá tại Ý. Người Thụy Sĩ cũng mang bóng đá ra nước ngoài: Nhà giáo thể dục Georges de Rebius đưa bóng đá vào Bulgary, Hans Gamper thành lập F.C. Barcelona năm 1899, đa số các thành viên thành lập Inter Milan là người Thụy Sĩ. Đội bóng Stade Helvétique Marseill với cầu thủ hầu hết là người Thụy Sĩ đã thắng giải vô địch của liên đoàn lớn nhất Pháp USFSA năm 1909, 1911 và 1913. === Những năm đầu của đội tuyển quốc gia === Bắt đầu từ giữa thập niên 1890 đã có nhiều trận thi đấu quốc tế, ban đầu là trên bình diện câu lạc bộ với các đội bóng từ các nước lân cận. Vào ngày 4 tháng 12 năm 1898 một đội bóng bao gồm cầu thủ được chọn lựa từ các câu lạc bộ bóng đá Thụy Sĩ đã thi đấu lần đầu tiên; đội tuyển nam Đức đã thua với tỉ số 3:2. Đội hình bao gồm phân nửa là người nước ngoài sống tại Thụy Sĩ, phần nhiều là người Anh. Tiếp theo sau đó là nhiều trận thi đấu cũng dưới hình thức này, thí dụ như trận thi đấu với Áo vào ngày 8 tháng 4 năm 1901, là trận đấu được sách báo bóng đá Áo xem là "trận thi đấu quốc tế nguyên thủy". Đội Thụy Sĩ thi đấu trận quốc tế chính thức đầu tiên vào ngày 12 tháng 2 năm 1905 tại Paris với Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp. Trận lượt về tại Genève chỉ được tiến hành 3 năm sau đó do Liên đoàn có nhiều khó khăn về tài chính. Chiến thắng đầu tiên của Thụy Sĩ là trận thi đấu quốc tế lần thứ ba vào ngày 5 tháng 4 năm 1908. Đội đã thắng Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức tại thành phố Basel với tỉ số 5:3. Đây cũng là trận thi đấu quốc tế đầu tiên của Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Đội khách ngày 20 tháng 5 năm 1090 là Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh, Thụy Sĩ đã thua 0:9. Trận này cũng như là trận trên sân khách gặp Đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary năm 1911 kết thúc với cùng tỉ số là trận thua đậm nhất cho đến nay. Tuy Liên đoàn đã có kế hoạch tham dự Thế vận hội mùa hè 1912 tại Stockholm, nhưng lại không thực hiện được do thiếu thốn về tài chính. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, bóng đá tại Thụy Sĩ bị giới hạn rất nhiều, hơn nửa các sân thi đấu bị biến thành đồng ruộng và nhiều câu lạc bộ đã phải giải thể do nhiều cầu thủ phải tham gia quân đội. Bắt đầu từ năm 1916 bóng đá bắt đầu được thi đấu bình thường rộng khắp. Tổng cộng có 5 trận thi đấu quốc tế được tổ chức, 2 trận trên sân nhà với đội tuyển Áo và mỗi một trận trên sân khách tại Ý, Áo và Hungary. === Giữa 2 cuộc thế chiến (1918-1938) === Trận thi đấu quốc tế đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức vào ngày 29 tháng 2 năm 1920 với Đội tuyển quốc gia Pháp. Trận gặp Đức vào ngày 27 tháng 6 năm 1920 tại Zürich đã gây bùng nổ tranh cãi về mặt chính trị. Liên đoàn bóng đá châu Âu đã cấm nước Đức bại trận thi đấu quốc tế, việc mà người Thụy Sĩ đã phớt lờ đi. Pháp đe dọa tẩy chay bóng đá Thụy Sĩ, trong Bỉ và Anh cũng đã có nhiều tiếng nói phản đối. Liên đoàn bóng đá vùng Romandie đã cấm không cho các thành viên tham gia trận đấu. Thế nhưng trận thi đấu này vẫn được tiến hành và chấm dứt với chiến thắng 4:1 nghiêng về đội Thụy Sĩ. Tiếp theo sau đó Anh quốc đã nộp đơn yêu cầu loại trừ Đức ra khỏi Liên đoàn bóng đá châu Âu, thế nhưng việc này lại không thành không và sau đấy Anh đã tự ly khai. Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ đã quyết định tham gia giải bóng đá của Thế vận hội mùa hè 1920 tại Antwerpen ngay từ tháng 8 năm 1919. Thế nhưng chỉ 1 tuần trước khi giải bắt đầu liên đoàn đã rút lại thông báo tham dự, một mặt là vì thiếu tiền, mặt khác là không muốn xảy ra việc chia cắt liên đoàn theo ranh giới ngôn ngữ vì trận thi đấu gây nhiều tranh cãi với Đức. 17 cầu thủ và 3 huấn luyện viên đã đáp tàu hỏa đến Paris tham dự Thế vận hội mùa hè 1924. Do dự đoán sẽ sớm bị loại, Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ chỉ mua vé có hạn trong vòng 10 ngày. Trong trận vòng ngoài, Thụy Sĩ đã chiến thắng Đội tuyển bóng đá quốc gia Litva với tỉ số 9:0, là chiến thắng cao nhất trong lịch sử của đội. Sau chiến thắng đội Ý với tỉ số 2:1 trong trận tứ kết, tờ nhật báo Sport đã phải phát động một cuộc quyên góp để có thể tiếp tục chi trả phí khách sạn cho đội tuyển. Trong trận bán kết đội đã thắng bất ngờ Thụy Điển, một đội bóng mạnh của giải, với tỉ số 2:1. Thế nhưng điều kỳ điệu đã không xảy ra trong trận chung kết: đội thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay với tỉ số 0:3. Tuy vậy đội cũng được nhận danh hiệu vô địch châu Âu không chính thức. Sau đỉnh cao này thành tích của đội đã giảm đi trông thấy. Trong Thế vận hội mùa hè 1928 tại Amsterdam đội chỉ thi đấu mỗi một trận. Đội đã bị loại ngay trong trận gặp đội bóng Đức với tỉ số 0:4. Thành tích của đội cũng rất khiêm nhường trong các Giải châu Âu của các đội tuyển bóng đá quốc gia (tiền thân của Giải vô địch bóng đá châu Âu). Đội Thụy Sĩ đứng hạng chót trong tất cả 6 lần tổ chức. Cũng như nhiều đội tuyển bóng đá quốc gia châu Âu khác, vì lý do tài chính đội Thụy Sĩ đã không tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên được tổ chức trong năm 1930 tại Uruguay. Chỉ với nhiều may mắn Thụy Sĩ mới vượt qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1934 tại Ý. Hai trận hòa Nam Tư và Romania thật ra không đủ để qua được vòng loại, thế nhưng trong trận này đội tuyển Romania đã cho ra sân một cầu thủ không được phép thi đấu, vì thế mà kết quả hòa được đổi thành trận thắng 2:0 sau đó. Tranh cãi đã bùng nổ trước khi Giải vô địch được tiến hành giữa Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ và Servette FC Genève. Câu lạc bộ này lo ngại các cầu thủ có thể sẽ phải ngưng thi đấu một thời gian dài do chấn thương nên đã yêu cầu Liên đoàn bồi thường về tài chính. Chỉ sau khi bị Liên đoàn dọa phạt và chỉ một tuần trước khi Giải vô địch bắt đầu Servette FC Genève mới đồng ý cho các cầu thủ của câu lạc bộ đã được lựa chọn tham gia giải vô địch. Trong trận đấu đầu tiên của một giải vô địch thế giới, đội Thụy Sĩ thắng đội Hà Lan với tỉ số 3:2 và vào vòng tứ kết. Tuy vậy trong lần thi đấu tứ kết Thụy Sĩ đã thất bại trước Đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc, đội về nhì của giải này sau đó, với tỉ số 2:3. Năm 1931 Liên đoàn Bóng đá Thụy Sĩ đưa ra thể thức thi đấu liên đoàn (league) với cầu thủ chuyên nghiệp. Việc này đã không mang lại kết quả như mong muốn. Nhiều cầu thủ đội tuyển quốc gia vẫn thích thi đấu ở nước ngoài do có lợi hơn, số lượng khán giả vẫn khiêm nhường và mục đích chính là nâng cao khả năng thi đấu của đội tuyển vẫn không đạt được. Trong khoản thời gian 1934-1938 cứ 4 lần thi đấu thì đội tuyển chỉ thắng được một trận. Năm 1937 mức lương trần được hạ thấp xuống nhiều đến mức các cầu thủ bắt buộc phải tìm thêm việc làm phụ. Năm 1943 chủ tịch liên đoàn ông Robert Zumbühl cấm bóng đá chuyên nghiệp hoàn toàn. Các quy định nghiêm ngặt này còn bao gồm cả việc bắt buộc phải tạm ngưng thi đấu 1 năm sau khi chuyển câu lạc bộ và chỉ được nới lỏng ra hai thập niên sau đó. Trong tháng 9 năm 1937 Karl Rappan tiếp nhận chức vụ huấn luyện viên đội tuyển và đã tạo dấu ấn quyết định cho nền bóng đá Thụy Sĩ trong thời gian 25 năm tiếp theo sau đó. Huấn luyện viên người Áo đã gây ra nhiều tranh cãi do là thành viên của Đảng Đức Quốc xã này đã đưa vào đội tuyển chiến thuật phòng thủ xuất xứ từ Trung-Đông Âu mà sau đó nổi tiếng dưới tên "then cửa Thụy Sĩ" (Schweizer Riegel). Hình thức pha trộn giữa việc kèm người và phòng thủ khu vực này đã giúp cho đội tuyển Thụy Sĩ có khả năng đứng vững trước các đội tuyển được đánh giá là mạnh hơn. Chiến thuật thi đấu Catenaccio của Ý sau này đã phát triển từ hình thức này mà ra. === 1938-1945: Phục vụ bảo vệ đất nước bằng tinh thần === Để có thể qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1938 Đội tuyển Thụy Sĩ phải thi đấu với Bồ Đào Nha tại Milano. Trận thi đấu chấm dứt với tỉ số 2:1 nghiên về cho đội Thụy Sĩ. Trong vòng đầu của giải, Thụy Sĩ gặp đội tuyển của nước Đức Quốc xã. Trận thi đấu chấm dứt sau hiệp phụ với tỉ số 1:1, vì thế mà 5 ngày sau đấy phải thi đấu lại. Lần tái thi đấu vào ngày 9 tháng 6 năm 1938 đã đi vào lịch sử bóng đá Thụy Sĩ như là một trong những trận thi đấu quan trọng nhất. Đội tuyển của nước Đức Quốc xã, do có Áo sáp nhập trước đó, bao gồm các tuyển thủ của hai đội bóng đã lọt vào vòng bán kết của Giải vô địch bóng đá thế giới 1934 tại Đức và được xem là một trong những đội có nhiều hy vọng nhất của giải, đã dẫn trước với tỉ số 2:0 cho đến phút thứ 40 nhưng lại suy sụp sau đó. Đội Thụy Sĩ ghi liên tiếp 4 bàn thắng và chiến thắng với tỉ số 4:2. Kỳ tích chiến thắng "Nước Đức Lớn" được ca tụng nhiệt liệt tại Thụy Sĩ. Tuy vậy đội Thụy Sĩ đã thua trận tứ kết 3 ngày sau đó khi gặp Đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary với tỉ số 0:2. Sau chiến thắng đội bóng đá nước Đức, các cầu thủ không còn được xem là đại diện cho một môn thể thao "phi Thụy Sĩ" nữa mà là hình tượng của quốc gia. Nhiều tờ báo đã so sánh họ với các anh hùng trước đây của Thụy Sĩ. Thí dụ như tờ Gazette de Lausanne đã viết: "Nước Thụy Sĩ bé nhỏ […] đã chiến đấu như Thánh Jakob và đã đạt được một chiến thắng sẽ được nhắc đến một cách dài lâu" . Dường như Thụy Sĩ đã đặt ranh giới cho Đế chế Đức đang bành trướng, ít nhất là trên sân cỏ. Bóng đá đã trở thành một nguyên tố của việc "bảo vệ đất nước bằng tinh thần", một chính sách văn hóa bảo toàn các giá trị văn hóa và dân chủ cơ bản của Thụy Sĩ trước ảnh hưởng của nước láng giềng độc tài. Trong nhận thức của dư luận "Then cửa Thụy Sĩ" đã trở thành một hình tượng huyền bí của tinh thần tự khẳng định của Thụy Sĩ. Trận thi đấu này cũng đã đi vào văn học: Otto F. Walter đã đưa vào quyển tiểu thuyết Zeit des Fasans (1988) một đoạn dài của buổi tường thuật trận đấu qua đài phát thanh, năm 1991 tác giả Giovanni Orelle đã viết cả một quyển sách về Eugène Walaschek, một trong các cầu thủ ghi bàn thắng (Il sogno di Walaschek). Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoại trừ thời gian tổng động viên, các trận thi đấu tranh Giải vô địch bóng đá vẫn được tiến hành. Khi tại ngũ các tuyển thủ của đội bóng đá quốc gia thông thường vẫn được phép trở về thi đấu cho Giải vô địch bóng đá quốc gia. Đội tuyển bóng đá quốc gia đã thi đấu 16 trận, trong đó 11 trận với các đội tuyển của Phe Trục và đồng minh của Phe Trục. Các trận trên sân nhà được dàn dựng như một sự kiện quốc gia và ngay cả Tướng Henri Guisan cũng đến xem một số trận đấu. Mặc dù nhiều tầng lớp quần chúng không có thiện cảm với lực lượng Phe Trục và đặc biệt là với nước Đức nhưng đối với giới chính trị gia các trận đấu này phục vụ cho việc giữ vững hình ảnh trung lập tuyệt đối của Thụy Sĩ. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1941, sinh nhật của Adolf Hitler, đội tuyển Thụy Sĩ đã thắng Đế chế Đức với tỉ số 2:1 tại thành phố Bern. Sau đấy Joseph Goebbels đã viết thư gửi cho Hans von Tschammer und Osten phụ trách thể thao trong nước Đức Quốc xã không cho phép "trao đổi về mặt thể thao ngay cả khi kết quả đáng nghi ngại ở mức nhỏ nhất".. === 4 lần tham dự vô địch bóng đá thế giới sau chiến tranh (1945-1966) === Vào ngày 21 tháng 5 năm 1945 đối thủ đầu tiên sau chiến tranh là Bồ Đào Nha. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1945 Thụy Sĩ đón chào Đội tuyển Ý trên sân nhà tại Zürich và qua đó đã tạo khả năng tái hội nhập vào nền bóng đá thế giới cho Ý. Chiến thắng Luxembourg 2 lần, đội Thụy Sĩ vượt qua vòng loại tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới 1950. Đây là lần đầu tiên Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ thi đấu ngoài châu Âu. Thụy Sĩ đã thua trận đầu tiên khi gặp đội Nam Tư với tỉ số 0:3. Đối thủ trong trận thứ hai là Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil. Trận đấu với đội chủ nhà và là đội mang nhiều hy vọng đoạt giải này đã kết thúc bất ngờ với tỉ số hòa 2:2. Chiến thắng Mexico sau đó (2:1) đã không đủ để đội có thể tiếp tục vào vòng trong. Năm 1948 Thụy Sĩ ủng hộ đơn xin tái gia nhập FIFA của Đức, nhưng đơn này đã bị từ chối. Ba trận thi đấu giữa các câu lạc bộ bóng đá Thụy Sĩ và Đức tiếp theo sau đó đã bị giới truyền thông đại chúng chỉ trích, đặc biệt là tại Hà Lan. Thụy Sĩ chỉ thoát được đe dọa cấm thi đấu của FIFA nhờ vào việc phạt những người tổ chức các cuộc thi đấu này 500 đồng Franc Thụy Sĩ. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1950, chỉ vài ngày sau khi Liên đoàn bóng đá Đức tái gia nhập FIFA, Thụy Sĩ đã là đội khách trên sân cỏ tại Stuttgart trong trận thi đấu quốc tế đầu tiên của Đức sau chiến tranh. Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ và Phó chủ tịch FIFA Ernst Thommen đã thành công trong việc đề nghị tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 1954 tại Thụy Sĩ. Trong tháng 11 năm 1952, nhằm chuẩn bị cho đội tuyển quốc gia, một lần nữa Karl Rappan được mời giữ chức vụ huấn luyện viên. Ngày 25 tháng 4 năm 1954 đài truyền hình Thụy Sĩ lần đầu tiên truyền trực tiếp một trận thi đấu quốc tế, trận đá giao hữu với Đức. Trong trận đầu của giải, Thụy Sĩ đã có thể vui mừng chiến thắng đội Ý với tỉ số 2:1, trong khi trận gặp Anh tại Bern lại thua 0:2. Do cùng điểm, đội Thụy Sĩ và Ý phải gặp nhau một lần nữa tại Basel. Với chiến thắng 4:1 đội đã lọt vào vòng tứ kết. Trận gặp Áo đã trở thành trận có nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Giải vô địch bóng đá thế giới. Đội Thụy Sĩ đã thua "Trận Lausanne nóng bỏng" với tỉ số 5:7 sau khi dẫn trước 3:0. Các năm sau Giải vô địch bóng đá thế giới không mang lại nhiều thành công. Chiến thắng hiếm hoi và với huấn luyện viên Jacques Spagnoli đội đã không vượt qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1958 tại Thụy Điển. Năm 1960 Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ lại mời Karl Rappan giữ chức vụ này, lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng. Sau 3 trận thắng và 1 trận hòa trong vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1962 đội tuyển Thụy Sĩ đã gặp đội Thụy Điển, về nhì Giải vô địch thế giới, trong trận đấu quyết định. Cuộc thi đấu diễn ra trong tháng 11 năm 1961 tại Berlin và kết thúc với chiến thắng của Thụy Sĩ. Vì Bức tường Berlin đã được xây 3 tháng trước đó nên trận thi đấu trong thành phố Tây Berlin bị cô lập này mang nhiều ý nghĩa mặt chính trị. Trong giải vô địch, đội Thụy Sĩ đã bị loại ngay từ vòng đầu sau 3 lần thua đội chủ nhà Chile, Đức và Ý. Mùa hè 1964 đội tuyển bóng đá quốc gia có một huấn luyện viên mới là người Ý Alfredo Foni nổi tiếng do đã cùng đoạt Giải bóng đá của Thế vận hội 1936 và Giải vô địch thế giới 1938. Với một ít may mắn, đội Thụy Sĩ đã vượt qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1966 tại Anh nhờ vào chiến thắng đội Hà Lan 2:1 và chiến thắng bất ngờ của đội Albani trước đội Bắc Ireland. Thế nhưng trong vòng đầu của Giải vô địch, đội đã không thể chống cự lại các đội tuyển bóng đá của Đức, Tây Ban Nha và Argentina. === "Thất bại trong danh dự" (1967-1989) === Ngay từ năm 1962 Karl Rappan đã viết: "Nếu như không tái tổ chức lại bóng đá hạng cao – và phải ngay lập tức – thì với may mắn và tựa như là điều kỳ diệu bóng đá Thụy Sĩ thì tuy sẽ chiến thắng trận này hay trận khác trong thi đấu quốc tế nhưng về lâu về dài chúng ta sẽ không là gì trên trường quốc tế".. Phán đoán của Rappan đã đúng. Việc Đội tuyển bóng đá quốc gia và bóng đá Thụy Sĩ nói chung ngày càng tụt hậu so bóng đá hàng đầu trên thế giới có nhiều nguyên nhân. "Then cửa Thụy Sĩ" đã lỗi thời và không còn được áp dụng tại các câu lạc bộ. Thay vào đó, "hào bóng đá" được đào dọc theo ranh giới ngôn ngữ. Phong cách thi đấu cứng, không hoa mỹ, thiên về phòng thủ đòi hỏi nhiều thể lực và kỷ luật thống trị trong vùng Thụy Sĩ nói tiếng Đức. Trong vùng Romandie nói tiếng Pháp và - ở mức độ thấp hơn – trong vùng Ticino nói tiếng Ý các câu lạc bộ lại ưa thích lối chơi nghiên về kỹ thuật, chuyền bóng ngắn và tấn công. Trong vòng 25 năm không ai đã có thể kết hợp được 2 lối đá trái ngược nhau này. Từ 1967 đến 1989, có đến 10 huấn luyện viên đã không đạt được mục tiêu đề ra (vượt qua vòng loại của một giải vô địch thế giới hay giải vô địch châu Âu). Trong con mắt của nhiều người, nhà thể thao Thụy Sĩ lý tưởng là một nhà thể thao nghiệp dư hay cùng lắm là bán nghiệp dư. Thể thao chuyên nghiệp cộng với việc thương mại hóa và có mặt thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã phải đối mặt với nhiều hoài nghi. Thêm vào đó, trên thực tế, giới chính trị đã không cổ vũ cho thể thao nói chung và thể thao hàng đầu nói riêng. Mãi đến giữa những năm của thập kỷ 1970 việc thi đấu bóng đá chuyên nghiệp mới được tiến hành từng bước một. Thời kỳ làm việc với tư cách tự nguyện và bán chuyên nghiệp còn kéo dài lâu hơn nữa trong Liên đoàn. Mãi đến năm 1995 lĩnh vực đào tạo thiếu niên mới có được huấn luyện viên chuyên nghiệp. Trong thập niên 1970, khái niệm "thua trong danh dự" là một khái niệm thường được dùng; đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ đã thua nhiều trận, nhưng thường chỉ thua cách biệt 1 bàn. Ngược lại, hòa một đối thủ mạnh hơn lại được chào mừng như chiến thắng. Hơn nữa, trong nhiều cầu thủ, đội tuyển quốc gia chỉ có giá trị thấp. Mãi đến thời của Paul Wolfisberg mới có dấu hiệu của sự vươn lên. Trong nhiều trận thi đấu Thụy Sĩ đã có vài thành công vang dội thí dụ như chiến thắng đội Ý (vô địch thế giới năm 1982) trên sân khách. Thế nhưng thành công lại vắng bóng trong các trận thi đấu quyết định ở vòng loại. Mãi đến cuối thập niên 1980, khi Daniel Jeandupeux cũng không thể mang lại kết quả mong đợi, Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ mới thực hiện các cải cách đã trở nên cần thiết từ lâu trong cấu trúc liên đoàn và thúc đẩy bóng đá thiếu niên. === Vươn lên và tạm thời xuống dốc (1989-2001) === Năm 1989 Liên đoàn mời người Đức Uli Stielike giữ chức vụ huấn luyện viên. Ngay từ đầu ông đã đạt được thành tích đáng lưu ý: thắng Brasil 1:0. Mặc dầu không qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá thế giới 1990 nhưng việc chuyển đổi từ chiến thuật phòng vệ sang tấn công cần có thời gian. Đội tuyển chỉ thiếu một điểm là có thể vượt qua được vòng loại của Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992. Người Anh Roy Hodgson tiếp tục công trình xây dựng của Stielike. Đội tuyển đã thành công trong vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994: Thụy Sĩ đứng nhì bảng sau Ý và trong tháng 8 năm 1993 đội đã đứng hạng 3 trong danh sách xếp hạng của FIFA. Lần đầu tiên sau 28 năm đội lại tham gia một Giải vô địch thế giới. Trận đầu tiên kết thúc với tỉ số hòa 1:1 với đội Hoa Kỳ. Tiếp theo sau đó là chiến thắng đội Romania 4:1 và mặc dầu thua Columbia với tỉ số 0:2 đội vẫn vào được vòng 1/8. Thế nhưng đội đã thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha 0:3 trong vòng này. Năm 1996 đội Thụy Sĩ đứng đầu bảng khi chấm dứt đá vòng loại của Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996. Một hành động trên sân trước khi thi đấu trong vòng loại với Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển tại Göteborg đã được báo chí khắp thế giới đưa tin. Theo sáng kiến của đội trưởng Alain Sutter, trong lúc dàn nhạc đang chơi nhạc quốc ca, các cầu thủ đã giương cao biểu ngữ Stop it Chirac để phản đối việc tổng thống Pháp Jacques Chirac ra lệnh thử bom nguyên tử tại Moruroa. UEFA cấm tuyên bố chính trị trên sân cỏ sau đó. Các cầu thủ không bị phạt vì việc này được quần chúng và giới truyền thông đại chúng đồng tình rộng rãi. Sau khi Hodgson chấm dứt hợp đồng làm việc trước thời hạn, Artur Jorge là người kế nhiệm. Người Bồ Đào nha này đã bị phê phán ngay từ đầu. Sau khi ông không chọn lựa 2 cầu thủ được ưa thích là Adrian Knup và Alain Sutter cho Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996 và không giải thích việc này rõ ràng, tờ báo Blick đã bắt đầu một đợt công kích huấn luyện viên đội tuyển quốc gia dài ngày nhất và dữ dội nhất trong lịch sử Thụy Sĩ. Mặc cho cuộc bút chiến kéo dài nhiều tuần, đội tuyển đã bắt đầu Giải vô địch tốt đẹp với trận hòa đội chủ nhà Anh quốc 1:1. Thế nhưng sau hai trận thua Hà Lan (0:2) và Scotland (0:1) đội đã sớm bị loại và Jorge tuyên bố từ chức. Cuộc bốc thăm chia bảng vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 đã mang lại cho Thụy Sĩ các đối thủ dường như đơn giản. Thế nhưng trận thi đấu đầu tiên dưới sự lãnh đạo của người Áo Rolf Fringer đã trở thành một sự việc đầy hổ thẹn khi Thụy Sĩ đã thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Azerbaijan tại Baku với tỉ số 0:1, một trong những trận thua chỉ có thể so sánh được với trận thi đấu giữa Faroe và Áo năm 1990 (Faroe nhỏ bé khi đó lần đầu tiên gia nhập làng bóng đá thế giới nhưng đã thắng Áo ở trận ra quân trong vòng loại EURO 1992 với tỷ số 1:0). Tiếp theo Fringer năm 1998 là Gilbert Gress. Đội tuyển Thụy Sĩ chỉ bị loại sít sao trong vòng loại của Giải vô địch bóng đá châu Âu 2000. Mặc dù có cùng số điểm với đội Đan Mạch đứng nhì và số bàn thắng-bàn thua tốt hơn nhưng Đội tuyển Thụy Sĩ lại kém hơn trong các trận đấu trực tiếp giữa 2 đội. Người Agentina Enzo Trossero tiếp nhận chức vụ huấn luyện viên trong năm 2000. Thế nhưng ông cũng không đạt được mục đích (vượt qua vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002). Thời gian sa sút tạm thời này có nhiều nguyên nhân: Sau Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996 nhiều cầu thủ chính đã từ giã không thi đấu vì độ tuổi và phương án đào tạo đội trẻ khởi động từ giữa thập niên 1990 chưa mang lại đủ tài năng thay thế. Thế nhưng việc này đã có thay đổi sau đó. === Tái tiếp cận bóng đá hàng đầu (từ 2001) === Sau khi Trossero từ chức Liên đoàn bóng đá đã quyết định chọn Jakob "Köbi" Kuhn làm huấn luyện viên. Ông cũng đã từng là cầu thủ của đội tuyển từ 1962 đến 1976 và đã dẫn dắt đội tuyển bóng đá quốc gia U-21 trước đó. Nếu như Kuhn đã bị giới truyền thông đại chúng cho là một lựa chọn sai lầm sau các lần thi đấu đầu tiên thì khoảng 1 năm sau đó đã có thể nhận rõ tiến bộ của đội bóng. Kuhn đã thành công trong việc mang nhiều cầu thủ trẻ do ông dẫn dắt trước đó vào đội hình và trẻ hóa đội tuyển. Thụy Sĩ đứng đầu bảng trong vòng loại của Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004, vượt qua được Nga và Ireland. Thế nhưng đội đã không khẳng định được tài năng tại Bồ Đào Nha. Sau lần hòa 0:0 với đội Croatia là 2 lần thua Anh (0:3) và Pháp (1:3). Bàn thắng duy nhất của Thụy Sĩ trong giải này do Johan Vonlanthen (17 tuổi) mang lại, Johan trở thành cầu thủ phá lưới trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Giải vô địch bóng đá châu Âu. Trong vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 đội Thụy Sĩ đứng nhì bảng sau Pháp, vì thế mà phải thi đấu với đội Thổ Nhĩ kỳ (hạng ba của Giải vô địch thế giới 2002). Tiếp theo chiến thắng 2:0 trên sân nhà là thất bại 2:4 tại Istanbul. Đội Thụy Sĩ qua được vòng loại chỉ nhờ vào quy định bàn thắng trên sân khách. Sau khi cuộc thi đấu chấm dứt nhiều cầu thủ Thụy Sĩ đã bị hành hung trên sân cỏ và trên đường vào trong. Nhiều cầu thủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cầu thủ Thụy Sĩ Benjamin Huggel, người cũng tham gia cuộc ấu đả, đã bị cấm thi đấu. Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ phải thi đấu 3 trận của vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 ở ngoài nước và không có khán giả. Trong Giải vô địch bóng đá thế giới tại Đức, đội Thụy Sĩ đứng đầu bảng trước đội Pháp (0:0, Hàn Quốc (2:0) và Togo (2:0), nhưng lại bị Ukraina loại trong vòng 1/8 với tỉ số 0:3 khi đá luân lưu 11 m. Đội Thụy Sĩ là đội duy nhất trong lịch sử Giải vô địch bóng đá thế giới đã bị loại mà không có một bàn thua trong 2 hiệp chính, đồng thời cũng là đội duy nhất không ghi được bàn thắng nào khi đá 11 m. Trong danh sách xếp hạng do FIFA công bố vào ngày 14 tháng 1 năm 2007 đội đang đứng hạng 17, nhưng sẽ tụt hạng do là chủ nhà nên đội Thụy Sĩ (và Áo) được tham gia Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 mà không phải tham gia đá vòng loại. == Trang phục == Trang phục của các cầu thủ đội tuyển Thụy Sĩ gần như không thay đổi kể từ trận thi đấu quốc tế lần đầu tiên trong năm 1905. Trên sân nhà các cầu thủ mang áo đỏ, quần trắng và tất đỏ. Màu đỏ thường tương ứng với màu đỏ của quốc kỳ Thụy Sĩ. Trên sân khách thì màu ngược lại. Thỉnh thoảng đội cũng mang trang phục toàn đỏ hay trắng. Một chữ thập Thụy Sĩ màu trắng nổi bật đã được gắn trên áo phía ngực trái 75 năm liền. Độ lớn của chữ thập đã nhỏ đi 1/3 theo thời gian. Từ đầu thập niên 1980 chữ thập đã được thay thế bằng biểu trưng của Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ. Chỉ có thể nhận thấy chữ thập trong biểu trưng này một cách không rõ ràng. Nhà cung cấp trang phục là tập đoàn Puma AG. Đội Thụy Sĩ chỉ mang trang phục màu vàng duy nhất trong lần thi đấu hữu nghị với Áo vào ngày 11 tháng 10 năm 2006. == Danh hiệu == Bóng đá nam tại Olympic: 1924 == Tham gia các giải == Cho đến nay đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ chưa từng đoạt được danh hiệu vô địch giải đấu quốc tế nào. Thành tích tốt nhất là huy chương bạc Thế vận hội mùa hè 1924 tại Paris khi thua Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay trong trận chung kết. Kết quả tốt nhất trong các Giải vô địch bóng đá thế giới là ba lần vào đến vòng tứ kết (1934, 1938, 1954). Trong 4 lần tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu (1996, 2004, 2008, 2016), thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là lọt vào vòng 16 đội của Euro 2016. Trong thời gian gần đây đội thiếu niên đã gây được nhiều chú ý. Đội tuyển bóng đá quốc gia U17 đoạt Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2002 khi đá luân lưu 11 m với đội Pháp. Ngoài ra Thụy Sĩ đã vào đến bán kết của Giải vô địch châu Âu U17 năm 2002 và Giải vô địch châu Âu U21 năm 2004. Giải vô địch bóng đá thế giới Giải vô địch bóng đá châu Âu == Cầu thủ và huấn luyện viên == === Cầu thủ giữ kỷ lục === Một điều cần lưu ý trong thống kê các cầu thủ giữ kỷ lục tham gia thi đấu cho đội tuyển quốc gia và kỷ lục vua phá lưới là trong những năm đầu tiên của bóng đá tại Thụy Sĩ có rất ít trận thi đấu quốc tế được tồ chức so với ngày nay. Rudolf Ramseier là người đầu tiên qua được ngưỡng 50 trận thi đấu quốc tế; từ 1920 đến 1931 ông đã tham gia thi đấu 59 lần. Ít lâu sau đó May "Xam" Abegglen đã vượt qua Ramseier (68 lần từ 1922 đến 1937). Kỷ lục của Severino Menelli (80 trận gữa 1930 và 1943) cả một thời gian dài được coi là không đạt đến được và chỉ bị phá 4 thập niên sau đó bởi Neinz Hermann (117 lần thi đấu). Anh em Abegglen là vua phá lưới của nửa đầu thế kỷ 20. Max Abegglen ghi 32 bàn thắng trong 68 trận, André Abegglen 30 bàn trong 52 lần thi đấu, Kubilay Türkyılmaz phá lưới 34 lần trong 60 lần thi đấu là những cầu thủ ghi bàn hàng đầu. Người hiện đang nắm giữ kỷ lục ghi bàn là Alexander Frei là 42 bàn thắng sau 84 lần thi đấu. Thời điểm 25 tháng 3 năm 2017 Xem danh sách đầy đủ tất cả các cầu thủ bóng đá cho đội tuyển quốc gia tại đây. === Đội hình hiện tại === Đây là đội hình 23 cầu thủ được triệu tập tham dự vòng loại World Cup 2018 gặp Latvia vào ngày 25 tháng 3 năm 2017. Số liệu thống kê tính đến ngày 25 tháng 3 năm 2017, sau trận gặp Latvia. === Triệu tập gần đây === Dưới đây là danh sách sơ bộ của đội tuyển Thụy Sĩ được triệu tập trong vòng 12 tháng. INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương.RET Giã từ khỏi đội tuyển quốc gia.PRE Danh sách sơ bộ. === Danh sách cầu thủ đội tuyển quốc gia === Có thể tham khảo danh sách đầy đủ bao gồm 708 cầu thủ đội tuyển từ 1905 và cầu thủ người Thụy Sĩ chơi cho các đội tuyển bóng đá quốc gia khác tại Danh sách cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ. === Huấn luyện viên === Huấn luyện viên đội tuyển do Ban điều hành Liên đoàn lựa chọn. Huấn luyện viên có thể tự lựa chọn cầu thủ cho đội tuyển. Huấn luyện viên hiện nay là ông Ottmar Hitzfeld (từ 1 tháng 7 năm 2008). == Thống kê thi đấu quốc tế == Xem bài chính: Danh sách các trận thi đấu quốc tế của Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ Bảng dưới đây bao gồm các đội tuyển bóng đá quốc gia đã thi đấu ít nhất là 10 lần với Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ. Đội Thụy Sĩ đã thi đấu quốc tế tổng cộng 675 lần với 73 đội tuyển khác nhau. Đội thắng 214 lần, hòa 146 lần và thua 315 lần. Thời điểm 17 tháng 10 năm 2007 == Sân thi đấu == Thụy Sĩ có một sân vận động quốc gia: Stade de Suisse tại thành phố Bern, nhưng sân này chỉ được sử dụng cho khoảng ¼ tổng số các trận thi đấu quốc tế trên sân nhà. Thể theo hình thức tổ chức liên bang của quốc gia, tất cả các vùng hành chính lớn đều lần lượt tổ chức các trận thi đấu quốc tế. Các nơi thi đấu chính khác là sân vận động St. Jakob-Park tại Basel, Hardturm tại Zürich và Stade de Genève tại Lancy gần Genève. Basel, Bern, Genève và Zürich, 4 thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ, đã là nơi thi đấu chính ngay từ những năm đầu tiên. Thêm vào đó là Stade Olypique de la Pontaise tại Lausanne (1923) nhưng chỉ được sử dụng lần cuối vào năm 1999. Năm 2003 sân Stade de Genève thay thế sân Stade des Chrmilles nhiều truyền thống trong thành phố Genève. Các trận thi đấu hữu nghị với số lượng khán giả được dự đoán trước là không nhiều lắm cũng được tổ chức tại các thành phố nhỏ hơn. Tất cả 320 lần thi đấu trên sân nhà của Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ được tổ chức tại các thành phố sau đây == Đội tuyển bóng đá quốc gia nghiệp dư == Thể theo lời đề nghị của chủ tịch Gustav Wiederkehr, đại hội Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ năm 1958 quyết định thành lập một đội tuyển bóng đá quốc gia nghiệp dư. Quyết định này xuất phát từ tư tưởng chối bỏ thể thao chuyên nghiệp của thời bấy giờ. Hầu hết cầu thủ của đội xuất phát từ hạng thi đấu bóng đá thứ ba của Thụy Sĩ. Trận thi đấu đầu tiên với Hà Lan (1:1) vào ngày 3 tháng 11 năm 1959 được tổ chức Enschede (Hà Lan). Tất cả các cố gắng qua được vòng loại của Thế vận hội 1960, 1964, 1968 và 1972 đều thất bại. Sau trận thi đấu với Đan Mạch trong vòng loại ngày 5 tháng 11 năm 1971 tại Kopenhagen (0:4) Liên đoàn quyết định giải tán đội nghiệp dư. Có nhiều nguyên nhân đưa đến quyết định này: Số lượng khán giả bao giờ cũng rất khiêm nhường, các đội tuyển nghiệp dư từ các quốc gia Đông Âu quá mạnh và các cầu thủ trụ cột lại thường chuyển sang bán chuyên nghiệp sau một thời gian ngắn nên chưa từng có thể tổ chức được một đội bóng ăn ý. == Chú thích == == Tham khảo == Beat Jung (Hrsg.): Die Nati – Die Geschichte der Schweizer Fussball-Nationalmannschaft. (Nati - Lịch sử Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ) Nhà xuất bản Die Werkstatt, Göttingen 2006, ISBN 3-89533-532-0 Peter Birrer, Albert Staudenmann: Köbi Kuhn – Eine Hommage der Schweizer Fussball-Nationalmannschaft an ihren Trainer (Köbi Kuhn - Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ tỏ lòng kính trọng vị huấn luyện viên). Nhà xuất bản Wörterseh, Gockhausen 2006, ISBN 3-033-00689-2 Daniel Schaub: Das grosse Schweizer Buch der WM 2006. (Thụy Sĩ và Giải vô địch bóng đá thế giới 2006) Nhà xuất bản Friedrich Reinhardt, Basel 2006. ISBN 3-7245-1432-8 Gottfried Schmid (Hrsg.): Das Goldene Buch des Schweizer Fussballs. (Sách vàng của Bóng đá Thụy Sĩ) Nhà xuất bản Domprobstei, Basel 1953. == Liên kết ngoài == Trang Web của Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ Thống kê của đội tuyển quốc gia
thế kỷ 14.txt
Thế kỷ 14 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1301 đến hết năm 1400, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory. == Phát minh và khám phá == Súng hỏa mai ra đời == Tham khảo ==
catherine xứ aragon.txt
Catherine xứ Aragon (tiếng Anh: Catherine of Aragon; 16 tháng 12, 1485 - 7 tháng 1, 1536) là người vợ đầu tiên của Henry VIII của Anh, trở thành Vương hậu nước Anh từ năm 1509 đến năm 1533; trước đó bà từng là vợ của người anh quá cố của Henry, Vương công Arthur. Con gái út của Fernando II của Aragon và Isabella I của Castilla, bà có xuất thân cao quý nhất trong số 6 người vợ của Henry VIII. Khi lên 3 tuổi bà được đính ước cho Vương công Arthur, anh trai của Henry và là người được định sẽ kế vị ngai vàng. Hai người kết hôn vào năm 1501, 5 tháng sau thì Vương công Arthur chết khi chỉ 15 tuổi. Năm 1507, bà trở thành nữ sứ giả, đại diện cho cha mẹ mình tại triều đình nước Anh, trở thành nữ sứ giả đầu tiên trong lịch sử Châu Âu. Sau đó bà được gả cho em trai Arthur, tức là Henry, vào năm 1509, bà lớn hơn Henry 6 tuổi, lúc đó bà đã 24 tuổi còn Henry chỉ vừa 18 tuổi. Những khi Henry phải đi khỏi nước Anh, bà giữ vai trò nhiếp chính và được đánh giá cao, trong đó có việc nước Anh chiến thắng Trận Flodden trước Scotland và bà giữ vai trò hết sức quan trọng. Năm 1526, Henry theo đuổi Anne Boleyn, em gái của người tình trước của ông là Mary Boleyn. Henry say mê Anne và quyết định hủy hôn với Catherine vì bà không sinh cho ông người con trai nào, chỉ duy nhất có cô con gái mà về sau trở thành Mary I của Anh. Trước tác động của Anne, Henry tiến hành những sự kiện khiến nước Anh dần tách khỏi Giáo hội Rôma, biến nước Anh thành một nước có giáo phái riêng gọi là Giáo hội Anh do nhà vua đích thân điều khiển. Năm 1533, Henry tuyên bố hủy hôn lễ với Catherine và cưới Anne Boleyn, trong giáo đường của Giáo hội Anh bất chấp sự bác bỏ của Giáo hoàng Clêmentê VII. Catherine không tán thành quyết định tự mình làm chủ Giáo hội Anh của Henry, và tự tuyên bố mình là người vợ hợp pháp duy nhất của Henry, cũng như là Vương hậu chính thống duy nhất của Anh quốc hiện tại, cùng với sự ủng hộ nhiệt liệt của dân chúng. Sau khi bị trục xuất khỏi triều đình nước Anh, Catherine về sống tại Kimbolton Castle, tại đây bà qua đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1536. Cái chết của bà dấy lên sự thương tiếc cho toàn bộ người dân Anh, những người về sau luôn xem bà là hình tượng kính mến của Vương hậu nước Anh (Queen of England). == Thân thế == Catherine được sinh ra tại Archbishop's Palace ở Alcalá de Henares thuộc vùng Maddrid, Tây Ban Nha vào ngày 16 tháng 12 năm 1485. Cha của bà là Fernando II của Aragon, một vị quốc vương xuất thân từ dòng họ danh giá Nhà Trastámara cai trị xứ Aragon, Castile, Navarre và Vương quốc Napoli. Mẹ bà là Isabella I của Castilla, con gái của Joan II của Castilla, một nhánh khác của nhà Trastámara. Bà được mô tả có vóc dáng nhỏ, khuôn mặt tròn đầy đặn, tóc đỏ, mắt xanh và nước danh sáng màu. Xét theo bên ngoại, bà xuất xứ dòng dõi người Anh khi có cụ tổ mẫu là Catherine của Lancaster, con gái của John của Gaunt, Công tước xứ Lancaster, là con trai của Edward III của Anh. Xét theo đó, bà là em họ 3 đời của Henry VII của Anh, và là em gái họ 4 đời của Elizabeth xứ York; là cha mẹ của chồng bà, Henry VIII của Anh. == Tổ tiên == == Chú thích == == Tham khảo == Weir, Alison (1991). The Six Wives of Henry VIII. Grove press. ISBN 0-8021-3683-4. Rymer, Thomas ed. Foedera, vol.6 part 1, Hague (1741). letter to the treasurer John Heron. Lehman, H. Eugene (2011). Lives of England's Reigning and Consort Queens. AuthorHouse Publishing. ISBN 978-1-4634-3057-3. Thomas B. Deutscher, Peter G. Bietenholz (1987). Contemporaries of Erasmus. University of Toronto Press. ISBN 978-0-8020-2575-3. Wilkinson, Josephine (2009). Mary Boleyn: the True Story of Henry VIII's Favourite Mistress. Amberley Publishing. ISBN 0-300-07158-2. Sigman, Mitchell (2011). Steal This Sound. Hal Leonard. ISBN 978-1-4234-9281-8. Goodwin, Stefan (2008). Africa in Europe: Antiquity into the Age of Global Exploration. Lexington Books. ISBN 978-0-7391-1726-2. Warnicke, Retha (1991). The Rise and Fall of Anne Boleyn. Cambridge University Press. ISBN 0-521-40677-3. Ellis, Henry, ed. (1846). Original Letters Illustrative of English History, 3rd Series, vol.1. Richard Bentley. Frederick Sanders, Sir Sidney Low (1910). The dictionary of English history. Fraser, Antonia (1992). The Wives of Henry VIII. Vintage. ISBN 0-679-73001-X. Strickland, Agnes. Lives of the queens of England: from the Norman conquest, Volume 2. Lacey, Robert (1972). The Life and Times of Henry VIII. Book Club Associates. Chapuys, Eustace (Imperial Ambassador) (1533). Calendar of State Papers, Spanish IV. Froude, James Anthony (1891). The Divorce of Catherine of Aragon. NEW YORK, CHARLES SCRIBNER'S SONS. Maclagan, Michael (1999). Line of Succession: Heraldry of the Royal Families of Europe. Little, Brown & Co. Haigh, Christopher (1993). English Reformations. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-822162-3. Rees, Fran (2006). William Tyndale: Bible Translator And Martyr. Compass Point Books. ISBN 978-0-7565-1599-7. Dowling, Maria (1986). Humanism in the Age of Henry VIII. Other. ISBN 978-0-7099-0864-7. Scarisbrick, J. J (1997). Yale English Monarchs - Henry VIII. Yale University Press. ISBN 978-0-300-07158-0. Lofts, Norah (1979). Anne Boleyn. ISBN 0-698-11005-6. Brecht, Martin (1994). Martin Luther: shaping and defining the Reformation, 1521–1532. Fortress Press. ISBN 978-0-8006-2814-7. Brigden, Susan (2000). New Worlds, Lost Worlds The Rule of the Tudors, 1485–1603. Penguin (Non-Classics). ISBN 0-14-200125-2. Morris, T. A (1998). Europe and England in the Sixteenth Century. Routledge. ISBN 978-0-415-15041-5. Morton, Henry Vollam (1955). A stranger in Spain. Methuen. ISBN 978-0-413-52200-9. Eagles, Robin (2002). The Rough Guide History of England. Rough Guides. ISBN 978-1-85828-799-7. Rex, Richard (2003). The Theology of John Fisher. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-54115-2. Jestice, Phyllis G. (2004). Holy People of the World: A Cross-Cultural Encyclopedia, Volume 1. ABC-CLIO. ISBN 978-1-57607-355-1. Starkey, David (2003). Six Wives: The Queens of Henry VIII. ISBN 0-06-000550-5. Williams, Neville (1971). Henry VIII and His Court. Macmillan Pub Co. ISBN 978-0-02-629100-2. P.G. Bietenholz, Thomas B. Deutscher (2003). Contemporaries of Erasmus: A Biographical Register of the Renaissance and Reformation. University of Toronto Press. Ibn Khaldun, Viguer María Jesús (1900). The Mediterranean in the 14th century: rise and fall of Empires. The Order of the Sash: From Alfonso XI to the House of Trastamara. === Nguồn Internet === “Catherine of Aragon (1485–1536)”. BBC. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012. “Catherine of Aragon Biography”. Biography Channel. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012. “John Blanke-A Trumpeter in the court of King Henry VIII”. Blackpresence. Ngày 12 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2011. (Broken link) “Catherine of Aragon, Queen of England”. King's College, Pennsylvania. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2012. == Thư mục == == Liên kết ngoài == Catherine of Aragon's divorce papers and other Tudor treasures online to mark the 500th anniversary of Henry VIII's accession tudorhistory.org – An overview of her life, accompanied by a portrait gallery englishhistory.net – An in-depth look at her life and times A geo-biography of the Six Wives of Henry the VIII on Google Earth Guardian unlimited, letter from her to Pope Clement VII Katharine of Aragon.com – An Official Website For Her Cause
tiếng ainu.txt
Tiếng Ainu (Ainu: アイヌ・イタㇰ Aynu=itak; tiếng Nhật: アイヌ語 Ainu-go) hay tiếng Ainu Hokkaido là thành viên duy nhất còn tồn tại của hệ ngôn ngữ Ainu. Nó được nói bởi một ít người Ainu trên đảo Hokkaido bắc Nhật Bản. Cho tới đầu thế kỷ 20, các ngôn ngữ Ainu vẫn còn hiện diện tại miền nam đảo Sakhalin và một số nơi thuộc quần đảo Kuril. Hiện nay chỉ còn tiếng Ainu Hokkaido, người cuối cùng nói tiếng Ainu Sakhalin đã qua đời năm 1994. Tiếng Ainu Hokkaido cũng sắp tuyệt chủng, dù có một số cố gắn nhằm phục hồi nó. Tiếng Ainu Hokkaido không có mối quan hệ với ngôn ngữ nào, trừ một vài ngôn ngữ Ainu đã tuyệt chủng. == Người nói == Tuy thuộc vào cách nhìn, tiếng Ainu có thể được xem là một ngôn ngữ sắp tuyệt chủng hoặc một ngôn ngữ cực kì nguy cấp. Năm 2016, Ethnologue liệt kê tiếng Ainu vào lớp 8b: "gần tuyệt chủng." Nó đã dần sụt giảm từ trước thập niên 1960. Đa phần trong số 15.000 người Ainu ở Nhật Bản chỉ nói tiếng Nhật. Vào thập niên 1980, Nibutani (một phần của Biratori, Hokkaido), từng là nơi nhiều người nói tiếng Ainu cư ngụ, với khoảng 100 người. Ngày nay, chỉ còn chừng 10 người bản ngữ sót lại, tất cả đều ít nhất 80 tuổi. Cũng có vài người nói không lưu loát, ở độ tuổi khoảng 60. Đa số những người này sống tại tây nam Hokkaido. == Chú thích == == Tham khảo == Số liệu do S. Wurm và S. Hattori công bố vào năm 1981 Số liệu do M. Shibatani công bố vào năm 1990 James Patric, Review of: The genetic relationship of the Ainu language, Academic Publications, Toba, Sueyoshi, 1983 == Xem thêm == Ngôn ngữ tại Nhật Bản Tiếng Nhật Người Ainu
thời kỳ tiền colombo.txt
Thời kỳ tiền Colombo bao hàm tất cả các giai đoạn lịch sử và tiền sử của châu Mỹ trước khi chịu ảnh hưởng đáng kể của châu Âu. Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này hàm nghĩa thời kỳ trước khi Cristoforo Colombo (còn viết theo tiếng Anh là Christopher Columbus) đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492, nhưng trong thực tế người ta thường dùng nó để chỉ toàn bộ lịch sử của người châu Mỹ bản địa trước khi bị châu Âu ảnh hưởng đáng kể, ngay cả khi điều này diễn ra trong vòng vài thập niên hoặc vài thế kỉ sau sự kiện năm 1492 đó. Vì lý do này mà còn có thêm các thuật ngữ khác như "châu Mỹ tiền tiếp xúc", "châu Mỹ tiền thuộc địa" hoặc "châu Mỹ tiền sử". Ở Mỹ Latinh, thuật ngữ thường được dùng là "tiền Tây Ban Nha". Nhiều nền văn minh thời kì tiền Colombo đã đạt những thành tựu nổi bật, thể hiện qua các khu định cư lâu dài, các thành phố, đền đài, nền nông nghiệp,... Một số trong số đó đã phai tàn từ lâu trước cả khi dân châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ định cư (khoảng cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16) và chỉ còn được biết tới qua những khám phá khảo cổ học và truyện kể truyền miệng. Những nền văn minh khác được sử sách châu Âu ghi chép lại, riêng một vài nền văn minh như Maya thì có riêng các ghi chép của mình. Thời đó nhiều dân châu Âu theo Công giáo xem những ghi chép này là sản phẩm dị giáo, vì vậy không ít bản chép đã bị tiêu hủy. Ngày này chỉ còn sót lại một ít bản ghi chép bằng ngôn ngữ nguyên thủy của dân bản địa châu Mỹ, trong khi số khác đã được chuyển ngữ sang tiếng Tây Ban Nha, cung cấp cho các sử gia hiện đại vài nét về nền văn hóa và tri thức cổ đại của dân bản địa châu Mỹ. Sau thời kì tiền Colombo, các nền văn hóa bản địa Mỹ châu vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều dân bản địa và con cháu họ tiếp tục các phong tục truyền thống trong khi vẫn tiếp thu những nét văn hóa và công nghệ mới vào đời sống. == Tham khảo ==
ngân hàng.txt
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. Do ảnh hưởng của chúng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế, các ngân hàng bị quy định cao tại hầu hết các nước. Hầu hết các ngân hàng hoạt động theo một hệ thống được gọi là hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn mà họ chỉ nắm giữ một dự trữ nhỏ của các khoản tiền gửi và cho vay phần còn lại để kiếm lời. Điều này nói chung là tùy thuộc vào các yêu cầu vốn tối thiểu được dựa trên một bộ tiêu chuẩn quốc tế về vốn, được gọi là Hiệp ước vốn Basel. Hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại của nó đã phát triển từ thế kỷ 14 tại các thành phố giàu có của Ý thời Phục hưng nhưng trong nhiều cách là một sự tiếp nối của những ý tưởng và khái niệm của tín dụng và cho vay bắt nguồn từ thế giới cổ đại. Trong lịch sử hoạt động ngân hàng, một số triều đại ngân hàng đã đóng một vai trò trung tâm trong nhiều thế kỷ. == Lịch sử == Hoạt động ngân hàng theo nghĩa hiện đại của từ này có thể được truy nguồn tới nước Ý thời trung cổ và đầu Phục Hưng, đến các thành phố giàu có ở phía bắc như Firenze, Lucca, Siena, Venice và Genoa. Các Bardi và các gia đình Peruzzi thống trị hoạt động ngân hàng trong Florence thế kỷ 14, bằng cách thành lập chi nhánh ở nhiều nơi khác của châu Âu. Một trong những ngân hàng nổi tiếng nhất của Ý là Ngân hàng Medici, được thành lập bởi Giovanni di Bicci de 'Medici năm 1397. ngân hàng tiền gửi nhà nước được biết đến sớm nhất, Banco di San Giorgio (Bank of St. George), được thành lập năm 1407 tại Genoa, Ý. Ngân hàng lâu đời nhất còn tồn tại là Monte dei Paschi di Siena, trụ sở chính tại Siena, Ý, đã hoạt động liên tục kể từ năm 1472. Tiếp sau đó là Berenberg Bank của Hamburg (1590) và Sveriges Riksbank của Thụy Điển (1668). === Nguồn gốc của từ này === Từ bank đã được vay mượn trong tiếng Anh trung cổ từ tiếng Pháp trung cổ banque, từ tiếng Ý cổ banca, từ Old High German banc, bank "ghế, quầy". Các ghế đã được sử dụng như các cái bàn hay các quầy giao dịch trong thời kỳ Phục hưng bởi những nhà hoạt động ngân hàng Florentine, những người đã từng tiến hành các nghiệp vụ của họ trên mặt những chiếc bàn được phủ khăn trải bàn màu xanh lá cây. Một trong những món cổ vật lâu đời nhất được tìm thấy cho thấy các hoạt động đổi tiền là một đồng tiền drachm Hy Lạp bằng bạc từ Trapezus thuộc địa của Hy Lạp cổ đại trên Biển Đen, hiện đại Trabzon, 350-325 trước Công nguyên, được trưng bày trong Bảo tàng Anh tại Luân Đôn. Đồng xu cho thấy một bàn của người làm ngân hàng (trapeza) đầy tiền xu, một sự chơi chữ tên của thành phố. Trong thực tế, ngay cả ngày nay trong tiếng Hy Lạp hiện đại từ trapeza (Τράπεζα) có nghĩa đồng thời là bàn và ngân hàng. == Định nghĩa == Định nghĩa của một ngân hàng khác nhau giữa các nước. Xem trang quốc gia có liên quan (dưới đây) để biết thêm thông tin. Theo thông luật Anh, người hoạt động ngân hàng được định nghĩa là người thực hiện kinh doanh hoạt động ngân hàng, được xác định là: quản lý các tài khoản vãng lai cho khách hàng của mình, trả tiền các séc được khách hàng rút tiền, và thu tiền các séc cho các khách hàng của mình. == Hoạt động ngân hàng == === Các hoạt động tiêu chuẩn === Các ngân hàng hành động như các đại lý thanh toán bằng cách quản lý các tài khoản séc hoặc vãng lai cho khách hàng, trả tiền các séc được rút bởi khách hàng tại ngân hàng, và thu các séc gửi vào tài khoản vãng lai của khách hàng. Các ngân hàng cũng cho phép khách hàng thanh toán qua các phương thức thanh toán khác như thanh toán bù trừ (ACH), chuyển khoản trong nước hoặc chuyển khoản quốc tế, EFTPOS và máy rút tiền tự động (ATM). Các ngân hàng vay tiền bằng cách nhận các khoản tiền được ký quỹ trên các tài khoản vãng lai, nhận tiền gửi kỳ hạn và phát hành các chứng khoán nợ như tiền giấy và trái phiếu. Các ngân hàng cho vay tiền bằng cách ứng trước cho khách hàng trên tài khoản vãng lai, cho vay trả góp, đầu tư vào chứng khoán nợ có thể giao dịch trên thị trường và các hình thức cho vay tiền khác. Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán khác nhau, và một tài khoản ngân hàng được coi là thứ không thể thiếu của hầu hết các doanh nghiệp và cá nhân. Các tổ chức phi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán như các công ty chuyển tiền thường không được coi là một sự thay thế thích hợp cho một tài khoản ngân hàng. Các ngân hàng có thể tạo ra tiền mới khi họ cho vay. Các khoản vay mới trên toàn hệ thống hoạt động ngân hàng tạo ra tiền gửi mới ở những nơi khác trong hệ thống. Cung tiền này thường được tăng bởi hành vi cho vay và giảm đi khi các khoản vay được hoàn trả nhanh hơn so với những khoản vay mới được tạo ra. Ở Vương quốc Anh từ năm 1997 đến 2007, đã có một sự gia tăng lớn trong việc cung cấp tiền, chủ yếu là do ngân hàng cho vay nhiều hơn, điều này được dùng để đẩy giá bất động sản và tăng nợ tư nhân. Số tiền trong nền kinh tế được đo bằng M4 ở Anh đã tăng từ 750 tỷ bảng Anh lên 1700 tỷ bảng Anh từ năm 1997 đến năm 2007, phần lớn sự gia tăng này do ngân hàng cho vay. Nếu tất cả các ngân hàng tăng cho vay của họ cùng nhau, sau đó họ có thể mong đợi các tiền gửi mới để trả lại cho họ và số tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Cho vay quá mức hoặc nguy hiểm có thể làm cho những người vay vỡ nợ, các ngân hàng sau đó trở nên thận trọng hơn, do đó, cho vay ít hơn và do đó ít tiền để nền kinh tế có thể đi từ sự bùng nổ tới phá sản như đã xảy ra ở Anh và nhiều nền kinh tế phương Tây khác sau năm 2007. === Các kênh === Các ngân hàng cung cấp nhiều kênh khác nhau để truy cập vào hoạt động ngân hàng và các dịch vụ khác của họ: Máy rút tiền tự động Chi nhánh là một địa điểm bán lẻ Sở giao dịch Thư tín: hầu hết các ngân hàng nhận ký quỹ séc qua đường bưu chính và sử dụng email để liên lạc với khách hàng của họ, ví dụ như bằng cách gửi ra báo cáo Hoạt động ngân hàng di động là một phương pháp sử dụng điện thoại di động của một người thực hiện giao dịch ngân hàng Ngân hàng trực tuyến là một thuật ngữ được sử dụng để thực hiện nhiều giao dịch, vv thanh toán qua Internet Quản lý mối quan hệ, chủ yếu là hoạt động ngân hàng tư nhân, hoạt động ngân hàng kinh doanh, thường xuyên thăm hỏi khách hàng tại nhà hoặc doanh nghiệp của họ Hoạt động ngân hàng điện thoại là một dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện giao dịch qua điện thoại với điện thoại viên tự động hoặc khi có yêu cầu với tổng đài điện thoại Hoạt động ngân hàng Video là một thuật ngữ được sử dụng cho việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng hoặc các tư vấn hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp thông qua một kết nối video và âm thanh từ xa. Hoạt động ngân hàng Video có thể được thực hiện thông qua mục đích xây dựng các máy nghiệp vụ hoạt động ngân hàng (tương tự như một máy rút tiền tự động), hoặc thông qua một hội nghị video cho phép làm rõ chi nhánh ngân hàng. === Mô hình kinh doanh === Một ngân hàng có thể tạo ra doanh thu theo nhiều cách khác nhau bao gồm tiền lãi, các phí nghiệp vụ và tư vấn tài chính. Phương pháp chính là thông qua tính phí tiền lãi trên phần vốn cho các khách hàng vay. Lợi nhuận ngân hàng từ sự khác biệt giữa mức tiền lãi nó trả cho tiền gửi và các nguồn vốn khác, và mức tiền lãi nó tính phí trong hoạt động cho vay của mình. Sự khác biệt này được gọi là chênh lệch giữa chi phí cấp vốn và lãi suất cho vay. Trong lịch sử, khả năng lợi nhuận từ các hoạt động cho vay là có tính chu kỳ và phụ thuộc vào nhu cầu và sức mạnh của khách hàng vay và giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Các phí và tư vấn tài chính là luồng thu nhập ổn định hơn và do đó các ngân hàng đã chú trọng hơn vào những dòng doanh thu này để làm mịn hiệu quả tài chính của họ. Trong 20 năm qua các ngân hàng Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo rằng họ vẫn có thể có lợi nhuận trong khi đáp ứng các điều kiện thị trường ngày càng thay đổi. Đầu tiên, điều này bao gồm Đạo luật Gramm-Leach-Bliley, cho phép các ngân hàng một lần nữa để kết hợp với đầu tư và bảo hiểm nhà. Việc sáp nhập ngân hàng, các chức năng đầu tư và bảo hiểm cho phép các ngân hàng truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng "giao dịch một cửa" bằng cách cho phép bán chéo các sản phẩm (điều này, các ngân hàng hy vọng, cũng sẽ tăng khả năng lợi nhuận). Thứ hai, họ đã mở rộng việc sử dụng định giá dựa trên rủi ro từ cho vay kinh doanh sang cho vay tiêu dùng, có nghĩa là tính lãi suất cao hơn cho những khách hàng được coi là một rủi ro tín dụng cao hơn và do đó tăng cơ hội của vỡ nợ trên các khoản vay. Điều này giúp bù đắp những tổn thất từ ​​các khoản vay xấu, làm giảm giá của các khoản vay cho những người có lịch sử tín dụng tốt hơn, và cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các khách hàng có rủi ro cao, người mà trong điều kiện khác sẽ bị từ chối tín dụng. Thứ ba, họ đã tìm cách tăng các phương pháp xử lý thanh toán có sẵn cho công chúng nói chung và khách hàng kinh doanh. Những sản phẩm này bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ thông minh, và thẻ tín dụng. Chúng làm cho dễ dàng hơn đối với người tiêu dùng để thực hiện giao dịch một cách thuận tiện và làm mịn tiêu thụ của họ theo thời gian (trong một số quốc gia với hệ thống tài chính kém phát triển, nó vẫn còn phổ biến để xử lý nghiêm bằng tiền mặt, bao gồm việc mang các vali đầy tiền mặt để mua một ngôi nhà). Tuy nhiên, với sự tiện lợi của tín dụng dễ dàng, cũng có nguy cơ tăng lên rằng người tiêu dùng sẽ quản lý dở các nguồn lực tài chính của họ và tích lũy nợ quá mức. Các ngân hàng làm ra tiền từ các sản phẩm thẻ thông qua thanh toán có lãi và các phí được tính cho người tiêu dùng và các phí nghiệp vụ cho các công ty chấp nhận thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Điều này giúp cho việc làm ra lợi nhuận và tạo điều kiện phát triển kinh tế nói chung. === Các sản phẩm === ==== Hoạt động ngân hàng bán lẻ ==== Tài khoản séc Tài khoản tiết kiệm Tài khoản thị trường tiền tệ Chứng nhận tiền gửi (CD) Tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Cho vay thế chấp Quỹ tương hỗ Cho vay cá nhân Tiền gửi có kỳ hạn Thẻ ATM Tài khoản vãng lai Sổ séc ==== Hoạt động ngân hàng doanh nghiệp (hay thương mại/đầu tư) ==== Cho vay kinh doanh Nâng vốn (Vốn cổ phần / Nợ / Chứng khoán lai) Tài chính tầng lửng Tài chính dự án Tín dụng quay vòng Quản lý rủi ro (Thị trường ngoại hối, Lãi suất, Hàng hóa, Phái sinh tài chính) Bao thanh toán Cho vay kỳ hạn Dịch vụ quản lý tiền mặt (Két khóa, Nhận tiền gửi từ xa, Xử lý buôn bán) == Rủi ro và vốn == Các ngân hàng phải đối mặt với một số rủi ro để tiến hành kinh doanh của họ, và cách những rủi ro này được quản lý và được hiểu là một yếu tố dẫn dắt chính đằng sau khả năng lợi nhuận, và bao nhiêu vốn một ngân hàng được yêu cầu nắm giữ. Một số rủi ro chính đối mặt với các ngân hàng bao gồm: Rủi ro tín dụng: rủi ro mất mát phát sinh từ người vay vốn không thực hiện thanh toán như đã hứa. Rủi ro thanh khoản: rủi ro mà một chứng khoán hoặc tài sản không thể được trao đổi một cách đủ nhanh chóng trên thị trường để ngăn chặn một sự mất mát (hoặc làm ra lợi nhuận cần thiết). Rủi ro thị trường: rủi ro giá trị của một danh mục, hoặc là danh mục đầu tư hoặc là danh mục trao đổi, sẽ giảm do sự thay đổi trong giá trị của các yếu tố rủi ro thị trường. Rủi ro hoạt động: rủi ro phát sinh từ việc thực hiện các chức năng kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro danh tiếng: một loại rủi ro liên quan đến độ tin cậy của kinh doanh. Rủi ro kinh tế vĩ mô: các rủi ro liên quan đến nền kinh tế tổng hợp mà ngân hàng đang hoạt động trong đó. Yêu cầu vốn là một quy định ngân hàng, xác lập một khuôn khổ về cách các ngân hàng và các tổ chức lưu ký phải xử lý vốn của họ. Việc phân loại các tài sản và vốn được tiêu chuẩn hóa rất cao để nó có thể được gia quyền rủi ro (xem tài sản được gia quyền rủi ro). == Ngân hàng trong nền kinh tế == === Các chức năng kinh tế === Các chức năng kinh tế của ngân hàng bao gồm: Phát hành tiền, trong các hình thức tiền giấy và các tài khoản vãng lai cho séc hoặc thanh toán theo lệnh của khách hàng. Những yêu cầu này trên các ngân hàng có thể hoạt động như tiền bạc bởi vì chúng có thể thỏa thuận hoặc có thể chi trả theo yêu cầu, và do đó có ngang giá trị. Chúng là có thể chuyển nhượng một cách hiệu quả chỉ bởi việc giao đi, trong trường hợp của tiền giấy, hoặc bằng cách rút một tấm séc mà ngân hàng có thể nhận thanh toán hoặc trả tiền mặt. Hoạt động mạng lưới và giải quyết thanh toán – các ngân hàng hoạt động như các đại lý thu thập và trả tiền cho khách hàng, tham gia thanh toán bù trừ liên ngân hàng và các hệ thống giải quyết thanh toán để thu thập, trình bày, được trình bày với, và chi trả các công cụ thanh toán. Điều này cho phép các ngân hàng tiết kiệm các dự trữ được nắm giữ để giải quyết các khoản thanh toán, do các thanh toán tiền đi và về bù trừ cho nhau. Nó cũng cho phép bù trừ của các dòng thanh toán giữa các khu vực địa lý, giảm chi phí giải quyết giữa chúng. Trung gian tín dụng – các ngân hàng vay và cho vay back-to-back trên tài khoản của mình như những người đàn ông trung niên. Cải thiện chất lượng tín dụng - các ngân hàng cho vay tiền đối với các người vay thương mại và cá nhân thông thường (chất lượng tín dụng thông thường), nhưng là những người vay chất lượng cao. Cải thiện đến từ sự đa dạng hóa tài sản và vốn của ngân hàng mà cung cấp một bộ đệm để hấp thụ thua lỗ mà không vỡ nợ về các nghĩa vụ của nó. Tuy nhiên, tiền giấy và tiền gửi nói chung không có bảo đảm; nếu các ngân hàng gặp khó khăn và cam kết các tài sản là bảo đảm, nâng cao kinh phí nó cần thiết để tiếp tục hoạt động, điều này đặt người nắm giữ tiền và người gửi tiền ở một vị trí trực thuộc kinh tế. Không phù hợp trách nhiệm tài sản/Chuyển đổi đáo hạn – các ngân hàng vay nhiều hơn trên nợ nhu cầu và nợ ngắn hạn, nhưng cung cấp các khoản vay dài hạn hơn. Nói cách khác, họ vay ngắn và cho vay dài. Với chất lượng tín dụng mạnh hơn hầu hết người đi vay khác, các ngân hàng có thể làm điều này bằng cách tập hợp các phát hành (ví dụ như nhận tiền gửi và phát hành tiền giấy) và các chuộc lại (ví dụ như các rút tiền và chuộc lại tiền giấy), duy trì dự trữ tiền mặt, đầu tư vào các chứng khoán có thể trao đổi trên thị trường mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nếu cần thiết, và nâng cao kinh phí thay thế khi cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau (ví dụ như thị trường tiền mặt bán buôn và thị trường chứng khoán). Sáng tạo tiền – bất cứ khi nào một ngân hàng cho ra một khoản vay trong một hệ thống hoạt động ngân hàng dự trữ phân đoạn, một tổng số tiền ảo mới được tạo ra. === Khủng hoảng ngân hàng === Các ngân hàng rất nhạy cảm với nhiều hình thức rủi ro mà đã gây ra các cuộc khủng hoảng hệ thống thường xuyên. Chúng bao gồm rủi ro thanh khoản (khi nhiều người gửi tiền có thể yêu cầu rút tiền vượt quá nguồn tiền có sẵn), rủi ro tín dụng (tình huống mà những người nợ tiền ngân hàng sẽ không trả được nợ), và rủi ro lãi suất (khả năng ngân hàng sẽ trở nên không có lợi nhuận, nếu lãi suất tăng cao buộc nó trả nhiều hơn cho tiền gửi của nó hơn nó nhận được từ các khoản cho vay của mình). Các khủng hoảng hoạt động ngân hàng đã phát triển nhiều lần trong lịch sử, khi một hoặc nhiều rủi ro đã bị vật chất hóa cho khu vực ngân hàng nói chung. Ví dụ nổi bật bao gồm tháo chạy ngân hàng xảy ra trong Đại khủng hoảng, khủng hoảng tiết kiệm và cho vay Mỹ trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, khủng hoảng hoạt động ngân hàng Nhật Bản trong những năm 1990, và khủng hoảng vay thế chấp dưới chuẩn trong những năm 2000. == Các loại ngân hàng == Hoạt động của các ngân hàng có thể được chia thành hoạt động ngân hàng bán lẻ, làm việc trực tiếp với các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ; hoạt động ngân hàng doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ cho các kinh doanh thị trường giữa, hoạt động ngân hàng công ty, hướng vào các doanh nghiệp lớn; hoạt động ngân hàng tư nhân, cung cấp dịch vụ quản lý của cải cho các cá nhân giá trị ròng cao và các gia đình, và hoạt động ngân hàng đầu tư, liên quan đến các hoạt động trên các thị trường tài chính. Hầu hết các ngân hàng là các xí nghiệp tư nhân tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, một số thuộc sở hữu của chính phủ, hoặc là các tổ chức phi lợi nhuận. === Các loại ngân hàng bán lẻ === Ngân hàng thương mại: thuật ngữ được sử dụng cho một ngân hàng bình thường để phân biệt với một ngân hàng đầu tư. Sau Đại khủng hoảng, Quốc hội Mỹ yêu cầu các ngân hàng chỉ tham gia trong các hoạt động ngân hàng, trong khi các ngân hàng đầu tư được giới hạn đối với các hoạt động thị trường vốn. Vì hai loại ngân hàng này theo sở hữu riêng biệt, một số sử dụng thuật ngữ "ngân hàng thương mại" để chỉ một ngân hàng hoặc một bộ phận của một ngân hàng mà chủ yếu là giao dịch với tiền gửi và khoản vay từ các đại công ty và doanh nghiệp lớn. Ngân hàng cộng đồng: Các tổ chức tài chính hoạt động tại địa phương mà trao quyền cho nhân viên để đưa ra các quyết định địa phương để phục vụ khách hàng và các đối tác. Ngân hàng phát triển cộng đồng: các ngân hàng được quy định mà cung cấp các dịch vụ tài chính và tín dụng cho các thị trường ít được phục vụ hoặc dân cư. Liên minh tín dụng: các hợp tác xã phi lợi nhuận được sở hữu bởi những người gửi tiền và thường cung cấp lãi suất dễ chịu hơn các ngân hàng vì lợi nhuận. Thông thường, quan hệ thành viên bị giới hạn đối với nhân viên của một công ty cụ thể, các cư dân của một khu phố được xác định, các thành viên của một công đoàn lao động hoặc tổ chức tôn giáo nhất định, và gia đình của họ. Ngân hàng tiết kiệm Bưu chính: các ngân hàng tiết kiệm liên quan đến hệ thống bưu chính quốc gia. Ngân hàng tư nhân: các ngân hàng quản lý tài sản của các cá nhân giá trị ròng cao. Theo lịch sử tối thiểu là 1 triệu USD được yêu cầu để mở một tài khoản, tuy nhiên, trong những năm qua, nhiều ngân hàng tư nhân đã giảm rào cản gia nhập xuống 250.000 USD cho các nhà đầu tư tư nhân. Ngân hàng hải ngoại: các ngân hàng nằm tại các nước có đánh thuế và quy định thấp. Nhiều ngân hàng hải ngoại là ngân hàng tư nhân về cơ bản. Ngân hàng tiết kiệm: ở châu Âu, các ngân hàng tiết kiệm có nguồn gốc của họ từ thế kỷ 19 hoặc đôi khi ngay cả trong thế kỷ 18. Mục tiêu ban đầu của họ là cung cấp các sản phẩm tiết kiệm dễ dàng truy cập đến tất cả các tầng lớp dân cư. Ở một số nước, các ngân hàng tiết kiệm được tạo ra theo sáng kiến ​​công chúng; trong những nước khác, các cá nhân cam kết xã hội tạo ra các foundation để đưa ra cơ sở hạ tầng cần thiết. Ngày nay, các ngân hàng tiết kiệm châu Âu đã tiếp tục tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ: thanh toán, các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm cho các cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài việc tập trung bán lẻ này, họ cũng khác với các ngân hàng thương mại bởi mạng lưới phân phối được phi tập trung hóa rộng rãi, cung cấp tiếp cận cục bộ và khu vực và bởi phương pháp tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với kinh doanh và xã hội. Hiệp hội xây dựng và Ngân hàng đất đai: các tổ chức tiến hành các hoạt động ngân hàng bán lẻ liên quan bất động sản. Ngân hàng đạo đức: các ngân hàng ưu tiên tính minh bạch của tất cả các hoạt động và chỉ làm những gì họ cho là các đầu tư có trách nhiệm xã hội. Ngân hàng trực tiếp hoặc ngân hàng chỉ trên Internet là một hoạt động ngân hàng mà không cần bất kỳ chi nhánh ngân hàng vật lý nào, được hình thành và thực hiện hoàn toàn với các máy tính nối mạng. === Các loại ngân hàng đầu tư === Ngân hàng đầu tư "bảo lãnh" (đảm bảo cho việc bán) cổ phiếu và phát hành trái phiếu, trao đổi cho các tài khoản riêng của họ, tạo dựng thị trường, cung cấp quản lý đầu tư, và tư vấn cho các công ty trên các hoạt động thị trường vốn như sáp nhập và mua lại. Ngân hàng bán buôn theo truyền thống các ngân hàng tham gia vào tài trợ trao đổi. Định nghĩa hiện đại, tuy nhiên, đề cập đến các ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp theo hình thức cổ phần chứ không phải là các khoản vay. Không giống như các hãng vốn mạo hiểm, họ có xu hướng không đầu tư vào các công ty mới. === Kết hợp hai loại ngân hàng trên === Ngân hàng vạn năng, thường được gọi là các công ty dịch vụ tài chính, tham gia vào một số các hoạt động. Các ngân hàng lớn này là các nhóm rất đa dạng, trong số các dịch vụ khác, cũng phân phối bảo hiểm do đó thuật ngữ ngân hàng bảo hiểm, một từ ghép kết hợp "ngân hàng" và "bảo hiểm", có nghĩa rằng cả hai dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm được cung cấp bởi cùng một tổ chức doanh nghiệp như vậy. === Các loại ngân hàng khác === Ngân hàng trung ương thường do chính phủ sở hữu và chịu trách nhiệm bán quy định, chẳng hạn như giám sát các ngân hàng thương mại, hoặc kiểm soát lãi suất tiền mặt. Họ thường cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và hoạt động như người cho vay cuối cùng trong trường hợp một cuộc khủng hoảng. Ngân hàng Hồi giáo tuân thủ các khái niệm của luật Hồi giáo. Đây là hình thức ngân hàng xoay quanh một số nguyên tắc cũng như được thành lập dựa trên giáo luật Hồi giáo. Tất cả các hành vi hoạt động ngân hàng phải tránh tiền lãi, một khái niệm bị cấm trong đạo Hồi. Thay vào đó, các ngân hàng kiếm được lợi nhuận (mark-up) và các phí đối với các tạo điều kiện tài chính mà nó mở rộng cho khách hàng. == Các thách thức trong ngành công nghiệp ngân hàng == === Cạnh tranh đối với các quỹ có thể cho vay === Để có thể cung cấp cho người mua nhà và các nhà xây dựng với các khoản tiền cần thiết, các ngân hàng phải cạnh tranh đối với các tiền gửi. Hiện tượng xóa bỏ trung gian đã phải di chuyển đô la từ các tài khoản tiết kiệm và sang các công cụ thị trường trực tiếp như các nghĩa vụ Bộ Ngân khố Mỹ, các chứng khoán cơ quan và nợ của công ty. Một trong những yếu tố lớn nhất trong những năm gần đây trong sự chuyển động của tiền gửi là tăng trưởng to lớn của các quỹ thị trường tiền tệ mà lãi suất cao hơn của chúng thu hút tiền gửi của người tiêu dùng. Để cạnh tranh đối với các tiền gửi, các tổ chức tiết kiệm Mỹ cung cấp nhiều loại kế hoạch khác nhau: Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi thông thường - cho phép bất kỳ số tiền nào được thêm vào hoặc rút ra từ tài khoản bất cứ lúc nào. Các tài khoản NOW và Super NOW - chức năng như các tài khoản séc nhưng kiếm được lãi. Một số dư tối thiểu có thể được yêu cầu trên tài khoản Super NOW. Tài khoản thị trường tiền tệ - mang theo một giới hạn hàng tháng của các chuyển giao được cho phép trước vào các tài khoản khác hoặc cho người khác và có thể yêu cầu số dư tối thiểu hoặc trung bình. Tài khoản chứng nhận - cho tổn thất của một số hoặc tất cả tiền lãi rút trước hạn. Tài khoản Thông báo - tương đương với các tài khoản chứng nhận với một thời hạn xác định. Người tiết kiệm đồng ý thông báo cho tổ chức một thời gian quy định trước rút. Tài khoản hưu trí cá nhân (IRA) và kế hoạch Keogh - một hình thức tiết kiệm hưu trí, trong đó các khoản tiền được gửi và tiền lãi suất đều được miễn thuế thu nhập cho đến sau khi rút. Tài khoản séc - được cung cấp bởi một số tổ chức dưới những hạn chế nhất định. Tất cả các rút tiền và gửi tiền sẽ được hoàn toàn quyết định và chịu trách nhiệm duy nhất của chủ tài khoản trừ khi phụ huynh hoặc người giám hộ được yêu cầu nếu không vì lý do pháp lý. Các tài khoản câu lạc bộ và các tài khoản tiết kiệm khác - được thiết kế để giúp mọi người tiết kiệm thường xuyên để đáp ứng các mục tiêu nhất định. == Kế toán cho các tài khoản ngân hàng == Báo cáo ngân hàng là các sổ sách kế toán được tạo ra bởi các ngân hàng theo các tiêu chuẩn kế toán khác nhau của thế giới. Theo GAAP và MAIC có hai loại tài khoản: nợ và có. Các tài khoản có là Doanh thu, Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Các tài khoản nợ là Tài sản và Chi phí. Điều này có nghĩa là bạn ghi có một tài khoản có để tăng số dư của nó, và bạn ghi nợ một tài khoản nợ để giảm số dư của nó. Điều này cũng có nghĩa là bạn ghi có tài khoản tiết kiệm của bạn mỗi khi bạn gửi tiền vào nó (và tài khoản này là thường có), trong khi bạn ghi nợ tài khoản thẻ tín dụng của bạn mỗi khi bạn tiêu tiền từ nó (và tài khoản này là thường nợ). Tuy nhiên, nếu bạn đọc bản kê ngân hàng của bạn, nó sẽ nói ngược lại—rằng bạn ghi có tài khoản của bạn khi bạn gửi tiền, và bạn ghi nợ nó khi bạn rút tiền. Nếu bạn có tiền mặt trong tài khoản của bạn, bạn có một số dư dương (hoặc có), nếu bạn thấu chi, bạn có một số dư âm (hoặc thâm hụt). Ở các nghiệp vụ ngân hàng, số dư, các ghi có và các ghi nợ được thảo luận dưới đây, chúng được thực hiện như vậy từ quan điểm của người nắm giữ tài khoản—là những gì hầu hết mọi người đã từng thấy theo truyền thống. === Ký quỹ môi giới === Một nguồn tiền gửi cho các ngân hàng là các nhà môi giới người ký quỹ số tiền lớn thay mặt cho các nhà đầu tư thông qua MAIC hoặc các công ty tín thác khác. Số tiền này thường sẽ đi đến các ngân hàng cung cấp các điều kiện thuận lợi nhất, thường tốt hơn so với những tổ chức nhận tiền gửi được cung cấp địa phương. Là có thể đối với một ngân hàng tham gia vào kinh doanh không có tiền gửi địa phương, tất cả các khoản tiền đều là các ký quỹ môi giới. Việc chấp nhận một số lượng đáng kể các khoản ký quỹ như vậy, hoặc "tiền nóng" như đôi khi nó được gọi, đặt ngân hàng vào một vị trí khó khăn và đôi khi nguy hiểm, do các khoản tiền này phải được cho vay hoặc đầu tư theo cách mang lại một lợi nhuận đủ để trả lãi suất cao được trả trên tiền gửi môi giới. Điều này có thể dẫn đến các quyết định đầy rủi ro và thậm chí cả trong thất bại cuối cùng của ngân hàng. Các ngân hàng thất bại trong năm 2008 và 2009 tại Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã, trung bình, bốn lần cao hơn của số phần trăm tiền gửi môi giới trong tiền gửi của họ so với ngân hàng trung bình. Số tiền gửi này, kết hợp với các đầu tư bất động sản rủi ro, được kể làm nhân tố cho khủng hoảng tiết kiệm và cho vay của những năm 1980. Quy chế MAIC về các tiền gửi môi giới bị các ngân hàng phản đối dựa trên lý do là thực hành này có thể là một nguồn quỹ bên ngoài để phát triển các cộng đồng với tiền gửi địa phương không đủ. == Toàn cầu hóa trong công nghiệp ngân hàng == Trong thời gian hiện đại đã có giảm rất lớn đối với những rào cản của cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghiệp ngân hàng. Gia tăng trong công nghệ viễn thông và tài chính khác, như Bloomberg, đã cho phép các ngân hàng mở rộng tiếp cận của họ trên toàn thế giới, do họ không còn cần phải ở gần khách hàng để quản lý cả tài chính và rủi ro của họ. Sự tăng trưởng trong hoạt động xuyên biên giới cũng đã tăng nhu cầu cho các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ phong phú qua biên giới sang các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp những cắt giảm trong các rào cản và tăng trưởng trong hoạt động xuyên biên giới, ngành ngân hàng là hư không gần như toàn cầu hóa như một số ngành công nghiệp khác. Ở Mỹ, ví dụ, rất ít ngân hàng còn lo lắng về Đạo luật Riegle-Neal, thúc đẩy ngân hàng liên bang có hiệu quả hơn. Trong hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới thị phần cho các ngân hàng nước ngoài hiện nay đang ít hơn một phần mười tất cả các thị phần của các ngân hàng trong một quốc gia cụ thể. Một lý do ngành công nghiệp ngân hàng đã không được toàn cầu hóa đầy đủ là nó là thuận tiện hơn để có các ngân hàng địa phương cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Mặt khác đối với các tập đoàn lớn, nó không phải là quan trọng trong việc ngân hàng là nằm trong những quốc gia nào, vì thông tin tài chính của công ty là có sẵn trên toàn cầu. A Study of Bank Nationality and reach == Xem thêm == == Tham khảo == == Đọc thêm == "Genoa and the history of finance: a series of firsts ?" Giuseppe Felloni, Guido Laura. ngày 9 tháng 11 năm 2004, ISBN 88-87822-16-6 (the book can be downloaded at www.giuseppefelloni.it) Berger A. (2010). To What Extent Will the Banking Industry be Globalized? A Study of Bank Nationality and Reach in 20 European Nations. == Liên kết ngoài == Guardian Datablog – World's Biggest Banks Banking, Banks, and Credit Unions from UCB Libraries GovPubs A Guide to the National Banking System (PDF). Office of the Comptroller of the Currency (OCC), Washington, D.C. Provides an overview of the national banking system of the USA, its regulation, and the OCC. Bank and banking systems Kiểm tra mã IBAN tại hơn 80 quốc gia.
công viên hòa bình.txt
Công viên Hòa Bình (Peace Park) là một công viên mới xây dựng ở Hà Nội, nằm giáp với đường Phạm Văn Đồng và đường Đỗ Nhuận. Công viên được xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Công viên Hòa Bình được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đô được xây dựng trên diện tích 20ha, tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Năm 2000, kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô Hà Nội vinh dự được UNESCO - Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc trao tặng danh hiệu "Thành phố vì Hòa bình". Để tạo dựng một biểu tượng của Thủ đô, thành phố đã quyết định xây dựng công viên mang tên Hòa Bình rộng trên 20ha, tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Công viên được khánh thành ngày 8 tháng 10 năm 2010. == Tham khảo ==
đập.txt
Đập nước là loại công trình nhằm ngăn dòng nước mặt hoặc ngăn dòng giữ nước từ các con sông, suối nhằm khai thác sử dụng tài nguyên nước. Các nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện tích năng lợi thường đi cùng với đập. == Lịch sử == === Các đập cổ đại === Việc xây dựng đập sớm nhất là ở Mesopotamia và Trung Đông. Các đập được dùng để kiểm soát mực nước, đối với thời tiết Mesopotamia ảnh hưởng đến các sông Tigris và Euphrates, và có thể khó dự đoán. Đập được biết đến sớm nhất là Đập Jawa ở Jordan, cách thủ đô Amman 100 kilômét (62 mi) về phía đông bắc. Loại đập trọng lực này có độ cao ban đầu 9 m (30 ft) và từng đá rộng 1 m (3 ft 3 in), được xây trên nền đất rộng 50 m (160 ft). Công trình này có tuổi 3000 TCN. Đập Sadd-el-Kafara của Ai Cập cổ đại ở Wadi Al-Garawi, cách Cairo 25 km (16 mi) về phía nam có chiều dài 102 m (335 ft) ở chân và rộng 87 m (285 ft). Công trình này được xây dựng khoảng 2800 hoặc 2600 TCN. là một loại đập khống chế lũ, nhưng đã bị phá hủy bởi trận mưa lớn trong khi xây dựng hoặc ngay sau khi hoàn thành. Vào giữa cuối thể kỷ 3 TCN, một hệ thống quản lý nước phức tạp ở Dholavira ngày nay của Ấn Độ đã được xây dựng. Hệ thống này gồm 16 hồ chứa, đập và nhiều kênh dẫn để thu gom và trữ nước. Eflatun Pinar là một loài đập Hittite và đền thờ mùa xuân gần Konya, Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được cho là có mặt từ thời kỳ đế chế Hittite vào khoảng thế kỷ 15 và 13 TCN. Kallanai được xây dựng bằng đá không đẻo với chiều dài hơn 300 m (980 ft), cao 4,5 m (15 ft) và rộng 20 m (66 ft) cắt qua dòng chính của sông Kaveri ở Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Cấu trúc nền của đập có tuổi thế kỷ 2 và được xem là một trong những công trình dẫn nước hay điều tiết nước cổ nhất trên thế giới vẫn còn đang sử dụng. Mục đích của đập này là chuyển hướng nước của sông Kaveri sang vùng đồng bằng châu thổ màu mở để tưới tiêu thông qua hệ thống kênh đào. Đô Giang Yển là hệ thống thủy lợi cổ nhất còn tồn tại ở Trung Quốc bao gồm một đập chuyển dòng nước. Nó được hoàn thành vào năm 251 TCN. Một đập lớn bằng đất được thực hiện bởi lệnh doãn của nước Sở, công trình dâng nước ngập thung lũng mà ngày nay là miền bắc của tỉnh An Huy, đã tạo ra một bể tưới tiêu rất lớn (với chu vi 100 km (62 mi)), hồ chứa này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. === Kỹ thuật của người La Mã === Việc xây dựng đập La Mã đặc trưng bởi "khả năng của người La Mã về lên kế hoạch và tổ chức xây dựng công trình quy mô lớn". Các nhà quy hoạch La Mã đã đưa ra khái niệm lạ thường thời đó về các đập chứa nước lớn có để đủ cung cấp nứoc lâu dài cho các khu đô thị cũng như qua mùa khô. Việc sử dụng tiên phong của họ về vữa không thấm thủy lực và đặc biệt bê tông La Mã cho phép xây dựng những công trình lớn hơn rất nhiều so với trước đó, như Đập Lake Homs, có thể là đập cản nước lớn nhất vào thời đó, và Đập Harbaqa, cả hai đều ở Syria thuộc La Mã. Đập La Mã cao nhất là đập Subiaco ở gần Rome; độ cao kỷ lục của nó 50 m (160 ft) vẫn không có công trình nào vượt qua mãi cho đến khi nó bị phá hủy vào năm 1305. Các kỹ sư La Mã đã sử dụng thường xuyên các thiết kế tiêu chuẩn cổ như đập kè và đập trọng lực. Bên cạnh đó, họ đã thể hiện một trình độ sáng tạo cao, họ đã đưa ra hầu hết những thiết kế đập cơ bản khác mà hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Các kiểu thiết kế bao gồm đập vòng cung trọng lực, đập vòng cung, đập có trụ chống và đập vòng cung có nhiều trụ chống, tất cả các loại này đã được biết đến và được ứng dụng vào thế kỷ 2. Lực lượng lao động La Mã cũng tiên phong trong việc xây dựng các cây cầu đập như Cầu Valerian ở Iran. Ở Iran, các đập cầu như Band-e Kaisar được sử dụng để cung cấp thủy điện qua các bánh xe nước, một loại bánh thủy lực vận hành nhờ sức nước. Một trong những đập cầu đầu tiên được người La Mã xây dựng là ở Dezful, nó có thể dâng lên cao 50 cubit để cung cấp cho tất cả nhà cửa trong thị trấn. Những đập chuyển dòng cũng được biết đến. Các đập Milling đã được giới thiệu, các kỹ sư Hồi giáo gọi là Pul-i-Bulaiti. Loại đập mill đầu tiên được xây dựng ở Shustar trên sông Karun, Iran, và nhiều đập loại này sau đó được xây dựng ở những nơi khác nhau trong thế giới Hồi giáo. Nước được dẫn từ phía sau đập qua một ống lớn để làm xoay bánh xe và cối xay nước. Vào thế kỷ 10, Al-Muqaddasi đã mô tả nhiều đập ở Ba Tư. Ông ghi nhận rằng có một cái ở Ahwaz dài hơn 910 m (3.000 ft), và nó có nhiều bánh xe nước đưa nước vào đường ống dẫn về các bể chứa trong thành phố. Một cái khác, đập Band-i-Amir, đã cung cấp nước tưới tiêu cho 300 ngôi làng. === Trung Cổ === Hà Lan, một quốc gia nằm ở vùng đất thấp, các đập của nó thường dùng để ngăn sông nhằm điều tiết nước và ngăn nước biển tràn vào vùng đất lầy lội. Các đập này thường đánh dấu sự khởi đầu của một thị trấn hay thành phố bởi vì nó tạo sự thuận lợi cho việc băng qua sông ở những nơi như vậy, và thường được đặt tên địa danh trong tiếng Hà Lan. Ví dụ thủ đô Hà Lan, Amsterdam (tên cũ là Amstelredam) bắt đầu bằng một đập qua sông Amstel vào cuối thế kỷ 12, và Rotterdam bắt đầu bằng một đập qua sông Rotte, một chi lưu nhỏ của Nieuwe Maas. Quảng trường trung tâm Amsterdam, bao phủ một diện tích nguyên thủy của một đập có tuổi 800 năm, vẫn còn mang tên Dam Square hay the Dam. === Thời kỳ công nghiệp === Người La Mã là người đầu tiên dựng đập vòng cung, nơi mà phản lực từ mố làm ổn định cấu trúc với áp lực thủy tĩnh bên ngoài, nhưng chỉ có trong thế kỷ 19 các kỹ năng kỹ thuật và vật liệu xây dựng chỉ có thể xây dựng những đập vòng cung kiểu lớn đầu tiên. 3 đập vòng cung đầu tiên được xây dựng trong thời Đế chế Anh vào đầu thế kỷ 19. Henry Russel thuộc kỹ sư hoàng gia đã giám sát việc xây dựng đập Mir Alam năm 1804, đập này cung cấp nước cho thành phố Hyderabad (nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay). Đập có độ cao 12m và bao gồm 21 cung. Vào thập niên 1820 và 1830, Lieutenant-Colonel John By đã giám sát việc xây dựng kênh đào Rideau ở Canada gần nơi mà ngày nay là Ottawa và đã xây một loại các đập chịu lực cong như là một phần của hệ thống dẫn nước. Đặc biệt, đập Jones Falls được John Redpath xây đã hoàn thành vào năm 1832 là đập lớn nhất Bắc Mỹ và là một công trình kỹ thuật tuyệt vời lúc đó. Để giữ và kiểm soát nước trong quá trình xây đập, hai cống-là các kênh đào được xây dựng để dẫn nước. Cống thứ nhất gần chân đập và nằm về phía đông. Cống thứ 2 đặc đặt ở phía tây, cao khoảng 6 m trên chân đập. Để chuyển đổi từ cống thấp sang cống cao, cửa xả của Sand Lake được đóng lại. Hunts Creek gần thành phố Parramatta, Australia được ngăn đập trong thập niên 1850, để phục vụ cho nhu cầu về nước do dân số ngày càng tăng của thành phố. Thân đập đập cánh cung masonry được Lieutenant Percy Simpson thiết kế, ông là người chịu ảnh hưởng của những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đập của hội Kỹ sư hoàng gia Ấn Độ. Đập tốn chi phí 17.000 bảng và được hoàn thành năm 1856 là đập có kỹ thuật đầu tiên được xây ở Úc, và là đập cánh cung thứ 2 trên thế giới được xây dựng theo các thông số toán học. Đập loại này đầu tiên ở Pháp được xây dựng trước đó 2 năm. Nó cũng là đập cánh cung đầu tiên của thời kỳ công nghiệp ở Pháp, và nó được François Zola xây ở xã Aix-en-Provence để cải thiện cung cấp nước sau đại dịch tả năm 1832 đã tàn phá vùng này. Sau sự phê chuẩn của hoàng gia năm 1844, đập được xây dựng hơn một thập niên sau đó. Công việc xây dựng được tiến hành dựa trên những kết quả toán học cơ bản về phân tích ứng suất. Đập 75-dặm gần Warwick, Úc có lẽ là đập cánh cung bê tông đầu tiên trên thế giới. Được thiết kế bởi Henry Charles Stanley năm 1880 với một đập tràn và một cửa xả đặc biệt, nó dâng nước cao 10 m. Vào nửa cuối thế kỷ 19, những tiến bộ đáng kể về lý thuyết khoa học của thiết kế đập xây khối được đưa ra. Điều này đã chuyển đổi thiết kế đập, từ việc dựa trên phương pháp thực nghiệm sang một cách chuyên nghiệp hơn là dựa trên khung lý thuyết khoa học được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Sự cải tiến này được tập trung nghiên cứu trong các Khoa kỹ thuật của các trường đại học ở Pháp và Liên hiệp Anh. William John Macquorn Rankine ở đại học Glasgow là người tiên phong hiểu biết về lý thuyết các cấu trúc đập, được thể hiện trong bài báo năm 1857 của ông về On the Stability of Loose Earth (tính ổn định của đất bở rời). Lý thuyết Rankine cung cấp sự hiểu biết rõ về các nguyên lý trong việc thiết kế đập. Ở Pháp, J. Augustin Tortene de Sazilly đã giải thích các cơ chế phải đối mặt với các loại đập trọng lực khối xây và đập Zola là đập đầu tiên được xây dựng dựa trên những nguyên lý này. === Các con đập lớn === Thời đại của các con đập lớn được bắt đầu với việc xây dựng các đập Aswan hạ ở Ai Cập vào năm 1902, một đập trọng lực chống đỡ trên sông Nile. Sau cuộc xâm lược và chiếm đóng Ai Cập năm 1882, người Anh bắt đầu xây dựng đập Aswan vào năm 1898. Dự án được Sir William Willcocks thiết kế và hàng loạt kỹ sư lỗi lạc của thời kỳ đó tham gia, trong đó có Sir Benjamin Baker và Sir John Aird. Hai người này có công ty John Aird & Co. được chọn làm nhà thầu chính. Vốn và tài chính do công ty Ernest Cassel cung cấp. Đập được xây dựng từ năm 1899 tới năm 1902 với một quy mô chưa từng thấy, đến khi hoàn thành, đập này đã trở thành đập gạch lớn nhất thế giới. Đập Hoover là đập trọng lực cánh cung bê tông khối, được xây dựng ở Black Canyon trên sông Colorado, trên ranh giới giữa hai tiểu bang Arizona và Nevada trong khoảng năm 1931 và 1936 trong suốt thời kỳ đại suy thoái. Năm 1928, Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền cho dự án xây đập nhằm kiểm soát lũ lụt, cung cấp nước tưới tiêu và phát thủy điện và công ty thắng thầu xây dựng đập là Six Companies, Inc.. Cấu trúc đập bê tông lớn này chưa từng được xây dựng trước đó, và một số kỹ thuật cũng chưa được chứng minh. Thời tiết khô nóng mùa hè và thiếu các phương tiện gần vị trí xây dựng cũng là những khó khăn. Tuy nhiên, Six Companies đã hoàn thành và chuyển giao đập cho chính phủ vào 01 tháng 3 năm 1936, trước thời hạn 2 năm. Đến năm 1997, ước tính có 800.000 đập trên thế giới, 40.000 trong số đó có độ cao hơn 15 m (49 ft). == Phân loại == Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia đập thành các loại khác nhau. Theo chế độ thủy lực phân ra làm hai loại: đập dâng (không cho nước tràn qua) và đập tràn (cho nước tràn qua). Theo vật liệu để xây dựng đập: đập đất (vật liệu làm bằng đất), đập đá đổ, đập bê tông... Theo thiết kế trên mặt bằng: đập vòm (với đỉnh đập hình cánh cung),... == Một số thuật ngữ == Đỉnh đập Vai đập Ngưỡng tràn Thân đập Trục đập Mặt cắt đập: được giải thích kĩ hơn trong phần dưới đây: == Mặt cắt đập == Mặt cắt đập là phần giao cắt giữa thân đập và mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với trục đập. Các đập nhỏ, kết cấu đơn giản thường có mặt cắt hình thang. Với những công trình lớn, cần xét đến cả chế độ thủy động lực khi vận hành, mặt cắt của đập phải được thiết kế một cách xuôi thuận theo nghĩa nó cho được lượng lớn dòng chảy đi qua mà không tạo ra những xoáy cuộn có sức phá hoại. Dạng mặt cắt đập thường theo profile của dòng chảy tự do, từ đó dẫn đến một số chuẩn trong thiết kế (như mặt cắt thực dụng, mặt cắt Ofiserov). == Xây dựng đập == === Các mục đích chung === Một số mục đích nêu trên có những xung đột và các nhà điều hành đập cần phải làm cho sự cân bằng năng động. Ví dụ phát điện và cấp nước cần phải giữ cho mực nước hồ cao trong khi công tác phòng chống lũ lụt sẽ phải giữ mực nước thấp. Nhiều đập nước ở những nơi có lượng mưa dao động trong một chu kỳ hàng năm cũng sẽ thấy sự dao động mực nước hồ hàng năm trong một nỗ lực để cân bằng những mục đích khác nhau. Việc quản lý đập trở thành một bài toán phức tạp giữa các bên liên quan. === Vị trí === Vị trí tốt nhất để xây đập là phần hẹp của thung lũng sông sâu; hai vách thung lũng có thể dùng làm các tường tự nhiên. Chức năng cơ bản của cấu trúc đập là lấp đầy nước trong khoảng cao thiết kế của đập trong kênh dẫn. Vị trí được chọn phải đảm bảo khoảng không tối thiểu để có khả năng chứa đủ nước cần thiết. Ý nghĩa của các yếu tố kỹ thuật và địa chất cần quan tâm trong khảo sát xây dựng đập gồm: Độ thấm của đất đá xung quanh Các đứt gãy kiến tạo Trượt lở và ổn định mái dốc Mực nước ngầm Dòng chảy đỉnh lũ Lắng đọng vật liệu Tác động môi trường đến đánh bắt thủy sản trên sông, rừng và động vật hoang dã Những tác động đến nơi sinh sống của con người Bồi thường đất ngập lụt cũng như tái định cư Loại bỏ các vật liệu độc và vật liệu xây dựng trong khu vực hồ chứa === Đánh giá tác động === Tác động được đánh giá theo nhiều cách: những lợi ích đối với xã hội từ việc xây đập (nông nghiệp, nước, phòng chống thiệt hại và điện năng), tác hại đối với tự nhiên và sinh vật hoang dã, tác động về địa chất của khu vực – hoặc thay đổi dòng chảy và các mức độ tăng hoặc giảm sự ổn định, và sự gián đoạn đối với cuộc sống con người. ==== Tác động môi trường ==== Các hồ chứa sau đập ảnh hưởng đến nhiều mặt sinh thái của sông. Địa hình và động lực sông phụ thuộc vào bề rộng của dòng chảy trong khi đoạn sông bên dưới đập thường trải qua thời gian dài để đạt đến trạng thái cân bằng dòng chảy mới. Nước xả từ các hồ chứa bao gồm cả việc đi qua tourbin thường chứa rất ít chất lơ lửng, và điều này đến lượt nó có thể gây ra sự xáo trộn vật liệu trầm tích đáy và bờ sông gây xâm thực. Các đập cổ hơn thường thiếu các đường dẫn cá, đường dẫn này giúp cho cá có thể di chuyển về thượng lưu để sinh đẻ theo cách tự nhiên của chúng, gây gián đoạn vòng sinh sản và di chuyển của cá. Thận chí nếu có đường dẫn cá thì chúng cũng có tác dụng ngăn cản và không phải lúc nào cá cũng có thể đến được bãi đẻ ở thượng lưu. Ở một vài khu vực, cá con được vận chuyển về hạ lưu bằng sà lan nhiều lần trong năm. Một đập lớn có thể làm mất toàn bộ hệ sinh thái bao gồm các loài nguy cấp và các loài chưa được phát hiện trong khu vực, và thay thế môi trường nguyên thủy bằng một hồ chứa nước nội địa. Các hồ chứa nước lớn sau đập đã cho thấy những ảnh hưởng của chúng đến hoạt động địa chấn, do sự thay đổi tải trọng cột nước lên nền đất tự nhiên. Các đập cũng có vai trò làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu. Mực nước thay đổi trong đập và hồ chứa là một trong những nguồn chính sinh ra khí nhà kính như metan. Trong khi các đập và hồ chứa che phủ chỉ một phần nhỏ bề mặt trái đất, chúng nuôi dưỡng hoạt động sinh học mà có thể sinh ra một lượng lớn khí nhà kính. ==== Tác động xã hội ==== Tác động về mặt xã hội của đập cũng đáng kể. Nick Cullather lập luận trong Hungry World: America's Cold War Battle Against Poverty in Asia rằng xây dựng đập cần chính phủ di dời dân cư, và nó thường bị các nhà quy hoạch lạm dụng. Ông dẫn ra rằng Morarji Desai, Bộ Nội vụ Ấn Độ, trong một phát ngôn năm 1960 với các dân làng về đập Pong, ông đã đe dọa "xả nước" và nhấn chìm dân làng nếu họ không hợp tác. Ví dụ, Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở Trung Quốc lớp hơn gấp 5 lần kích thước đập Hoover (Hoa Kỳ), và tạo ra một hồ chứa dài 600 km được dùng để phát điện. Công tác xây dựng làm mất nhà cửa của hơn 1 triệu dân và cần một lượng lớn diện tích cho tái định cư, mất đi các vị trí khảo cổ và văn hóa có giá trị, cũng những thay đổi đáng kể về sinh thái. Ước tính đến hiện nay có 40–80 triệu dân số trên toàn cầu đã di dời khỏi nhà cửa của họ do ảnh hưởng của việc xây dựng đập. ==== Kinh tế ==== Xây dựng nhà máy thủy điện cần thời gian nghiên cứu tiền khả thi lâu dài về địa điểm, nghiên cứu thủy văn, và đánh giá tác động môi trường, và là các dự án quy mô lớn so với các nhà máy phát điện dùng nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Nhiều vị trí có thể mang lại hiệu quả kinh tế với mục đích phát điện thì hạn chế; các vị trí mới có khuynh hướng xa các trung tâm đô thị và thường cần phải đầu tư mạng lưới truyền tải điện. == Tham khảo == == Tài liệu == Arenillas, Miguel; Castillo, Juan C. (2003). “Dams from the Roman Era in Spain. Analysis of Design Forms (with Appendix)”. 1st International Congress on Construction History [20th–24th January] (Madrid). Hartung, Fritz; Kuros, Gh. R. (1987). “Historische Talsperren im Iran”. Trong Garbrecht, Günther. Historische Talsperren 1. Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer. tr. 221–274. ISBN 3-87919-145-X. Hodge, A. Trevor (1992). Roman Aqueducts & Water Supply. London: Duckworth. ISBN 0-7156-2194-7. Hodge, A. Trevor (2000). “Reservoirs and Dams”. Trong Wikander, Örjan. Handbook of Ancient Water Technology. Technology and Change in History 2. Leiden: Brill. tr. 331–339. ISBN 90-04-11123-9. James, Patrick; Chanson, Hubert (2002). “Historical Development of Arch Dams. From Roman Arch Dams to Modern Concrete Designs”. Australian Civil Engineering Transactions CE43: 39–56. Schnitter, Niklaus (1978). “Römische Talsperren”. Antike Welt 8 (2): 25–32. Schnitter, Niklaus (10 tháng 5 năm 1987). “Verzeichnis geschichtlicher Talsperren bis Ende des 17. Jahrhunderts”. Trong Garbrecht, Günther. Historische Talsperren 1. Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer. tr. 9–20. ISBN 3-87919-145-X. Schnitter, Niklaus (10 tháng 5 năm 1987). “Die Entwicklungsgeschichte der Pfeilerstaumauer”. Trong Garbrecht, Günther. Historische Talsperren 1. Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer. tr. 57–74. ISBN 3-87919-145-X. Schnitter, Niklaus (10 tháng 5 năm 1987). “Die Entwicklungsgeschichte der Bogenstaumauer”. Trong Garbrecht, Günther. Historische Talsperren 1. Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer. tr. 75–96. ISBN 3-87919-145-X. Smith, Norman (1970). “The Roman Dams of Subiaco”. Technology and Culture 11 (1): 58–68. doi:10.2307/3102810. JSTOR 3102810. Smith, Norman (1971). A History of Dams. London: Peter Davies. tr. 25–49. ISBN 0-432-15090-0. Vogel, Alexius (1987). “Die historische Entwicklung der Gewichtsmauer”. Trong Garbrecht, Günther. Historische Talsperren 1. Stuttgart: Verlag Konrad Wittwer. tr. 47–56 (50). ISBN 3-87919-145-X. == Liên kết ngoài == Phân tích đập trọng lực (tiếng Anh) Structurae: Dams and Retaining Structures
minh trị duy tân.txt
Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, (明治維新 Meiji-ishin) là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ (thường gọi là Hậu Tướng quân Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị. == Trước cải cách == Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị. === Kinh tế === Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản xuất lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng. Công nghiệp: Trong khi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thì thương nghiệp ở Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng. Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản. === Xã hội === Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị của Samurai đã không còn như trước. Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân. === Chính trị === Nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do vua Nhật (Thiên hoàng) quyết định nhưng trong thực tế thì Mạc phủ Tokugawa thao túng cả từ đầu thế kỷ 17 hơn 200 năm. Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng. === Đối ngoại === Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã làm áp lực, đòi Nhật Bản phải thông thương. Trong khi đó thì Mạc phủ Tokugawa theo đuổi chính sách Toả Quốc, tuyệt đối không chấp nhận cho người phương Tây đặt chân đến Nhật. Trước sự cương quyết của Mạc phủ chính phủ Hoa Kỳ gửi bốn chiến thuyền Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna vào Vịnh Tokyo và trao tối hậu thư đe dọa sẽ nổ súng. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận các khoản như mở hai cửa biển Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Hơn nữa nếu có tranh chấp giữa kiều dân ngoại quốc và dân Nhật thì phải cho tòa án Hoa Kỳ xét xử. Luật pháp của Nhật không có hiệu lực. Sau Hoa Kỳ thì chiến thuyền của hải quân Anh, Pháp, và Đức cùng đòi Mạc phủ phải mở cửa thông thương với những nước đó và ký những hiệp ước bất bình đẳng tương tự. Nhật Bản tiếp tục nhượng bộ vì biết rằng thực lực không đủ để chống lại các nước châu Âu. Tuy nhiên dân tình thì không phục, cương quyết đòi phải đánh đuổi bọn Tây dương. === Hậu quả === Trước tình hình khủng hoảng từ các phía, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn. Một là giữ nguyên lề lối cổ truyền phong kiến và địa vị của Mạc phủ, nhưng có nguy cơ mất nước vì bị ngoại bang đô hộ. Hai là mở cuộc canh tân toàn diện mong học hỏi và tiếp thu kiến thức của phương Tây mà chuyển mình thành một đất nước hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc phương Tây. == Bối cảnh == Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế suất nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các đại danh vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ Mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại Chinh di Đại tướng quân. Tướng quân (Shogun), phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể Mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu "Tôn vương, nhương di" (尊王攘夷, sonno joui) nhằm khôi phục lại Đế quyền. Song thực chất họ là những người đứng đầu triều đình, vì Thiên hoàng Mutsuhito lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của Chinh di Đại tướng quân mà họ tiếp quản, triều đình mới đã có được sự ủng hộ của các đại danh nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách. Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính quyền mới do Thiên hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (Minh Trị 明治, nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu. == Các cải cách == Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Giang Hộ, triều đình đã đổi tên Giang Hộ thành Đông Kinh (東京, Tokyo, nghĩa là Thủ đô ở phía Đông) và đưa triều đình về đó. Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" (富国強兵, fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (文明開化, văn minh khai hóa). Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt. Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm. Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu phương Tây) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật. Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Lục quân theo mô hình Lục quân Đức, Hải quân theo mô hình Hải quân Anh, các công xưởng và nhà máy vũ khí theo mô hình công binh Pháp, hệ thống hậu cần học hỏi rất nhiều từ Hoa Kỳ.Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập. Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài. Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến. == Các lãnh đạo == Có các nhà lãnh đạo trong thời Minh Trị duy tân khi Thiên hoàng Nhật Bản lấy lại quyền lực từ Mạc phủ Tokugawa. Một vài người tiếp tục trở thành Thủ tướng Nhật Bản. Okubo Toshimichi (大久保 利通) (1830-1878) Kido Takayoshi (木戸 孝允) (1833-1877) Saigō Takamori (西郷 隆盛) (1827-1877) Iwakura Tomomi (岩倉 具視) (1825-1883) Ito Hirobumi (伊藤 博文) (1841-1909) Kuroda Kiyotaka (黒田 清隆) (1840-1900) Matsukata Masayoshi (松方 正義) (1835-1924) Oyama Iwao (大山 巌) (1842-1916) Saigō Tsugumichi (西郷 従道) (1843-1902) Yamagata Aritomo (山県 有朋) (1838-1922) Inoue Kaoru (井上馨) (1835-1915) Saionji Kinmochi (西園寺 公望) (1849-1940) == Ý nghĩa == Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860 – 1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Thiên hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ chính quyền Mạc phủ. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại Hải quân Hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản. Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học) và năng lực thực tế. Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả Anh Quốc cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Theo Edwin O.Reischauer, năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7 năm 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập. == Tham khảo == Edwin O.Reischauer (1998), Nhật Bản: Câu chuyện về một quốc gia, Nguyễn Bình Giang và đồng nghiệp biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. == Xem thêm == Lịch sử Nhật Bản Thiên hoàng Shogun Fukuzawa Yukichi Đế quốc Nhật Bản == Chú thích ==
hamlet.txt
Hamlet (Ham’et) là vở bi - hài kịch của nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh William Shakespeare (1564-1616), có lẽ được sáng tác vào năm 1601. Cốt truyện của tác phẩm có nguồn gốc từ thể loại Saga (truyện dân gian) thời đại Trung cổ. Trên sân khấu Anh thời Phục Hưng đã từng diễn nhiều vở kịch cùng tên của nhiều tác giả. Người ta cho rằng Shakespeare sáng tác Hamlet có thể dựa trên Bi kịch lịch sử của François Belleforest hoặc trên vở kịch nay đã bị thất lạc Hamlet của Thomas Kyd (1558-1594), một vở kịch được gọi tên là Ur-Hamlet với ý nghĩa là vở "Hamlet nguyên bản". == Cốt truyện == Cốt truyện Hamlet xoay quanh nhân vật trung tâm là Hamlet, hoàng tử nước Đan Mạch, sinh viên trường Đại học Wittenberg (Đức). Chàng gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: vua cha vừa chết được hai tháng thì mẹ chàng, Hoàng hậu Gertrude tái giá lấy Claudius, chú ruột của chàng. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình để chiếm đoạt ngai vàng và Hoàng hậu, và đòi Hamlet phải trả thù. Hamlet từ đó lòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời. Chàng giả điên để che mắt kẻ thù, thực hiện nghĩa vụ. Còn kẻ thù của Hamlet cũng ra sức theo dõi, dò xét chàng. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi Hamlet cho mời một đoàn kịch vào hoàng cung diễn một vở kịch. Xem đến kịch cảnh một đôi gian phu dâm phụ mưu sát nhà vua, Claudius hoảng hốt bỏ về rồi vào phòng riêng cầu nguyện. Hamlet theo sát và đứng ngay sau y. Thời cơ rất thuận lợi để chàng trả thù, nhưng chàng lại không hành động. Chàng cho rằng giết hắn trong lúc hắn đang cầu nguyện để linh hồn hắn sạch tội ác, lên thiên đàng thì không thể gọi là trả thù được và như thế không tương xứng với cái chết mà cha chàng đã chịu. Claudius lập mưu trừ khử Hamlet, hắn cho hai tên tay sai Rosencrantz và Guildenstern hộ tống Hamlet sang Anh, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Trước khi Hamlet lên đường, mẹ chàng cho gọi chàng vào để nói chuyện, với ý đồ lợi dụng tình cảm mẹ con để khêu gợi Hamlet nói thật tâm trạng của mình. Quan đại thần Polonius, cha của Ophelia, người yêu của Hamlet nấp sẵn sau bức rèm, có nhiệm vụ theo dõi cuộc nói chuyện đó. Tuy nhiên, Hamlet luôn đề phòng và khi phát hiện bức rèm động đậy, chàng rút gươm đâm. Tiếc thay không phải là nhà vua Claudius như chàng tưởng mà là cha của người yêu của mình. Trên đường sang Anh, lợi dụng lúc hai tên tay sai của nhà vua sơ ý, Hamlet xem trộm tờ chiếu chỉ, đó là mật lệnh giao cho vua Anh phải giết ngay Hamlet. Hamlet bèn viết thay một chiếu chỉ khác, đề nghị vua Anh giết Rosencrantz và Guildenstern. Chàng trở về Đan Mạch tâu với vua là chàng bị bọn cướp biển bắt, rồi được chúng tha. Ophelia phần vì thất vọng với sự điên loạn của người yêu là Hamlet, phần quá đỗi đau thương trước cái chết bí ẩn của cha nên bị mất trí, lang thang và cuối cùng chết đuối. Laertes phẫn nộ trước cái chết của cha (Polonius) và được nhà vua nói cho biết Hamlet là thủ phạm, đồng thời bày ra kế hoạch để Laertes có thể trả thù được một cách êm thấm khiến Hoàng hậu không biết mà thần dân cũng không hay: tổ chức một cuộc đấu kiếm giữa Laertes và Hamlet, mũi kiếm của Laertes tẩm thuốc độc và không bịt đầu. Cẩn thận hơn, nhà vua còn chuẩn bị sẵn một cốc rượu độc để mời Hamlet uống. Hamlet không lường trước được âm mưu thâm độc của kẻ thù. Song, ngoài ý muốn của Claudius, khi Hamlet thắng điểm, Hoàng hậu lại là người uống cốc rượu để mừng con. Đến hiệp ba, Laertes đâm Hamlet bị thương. Đổi kiếm, Laertes lại bị Hamlet đâm trúng. Hoàng hậu ngấm rượu độc chết khiến cả triều đình sửng sốt. Laertes biết mình cũng sắp chết nên hối hận nói rõ sự thật: nhà vua Claudius là thủ phạm của âm mưu và Hamlet sẽ không thể thoát chết do đã bị trúng độc. Căm phẫn tột độ, Hamlet đã dùng mũi kiếm tẩm độc kết liễu nhà vua. Vở bi kịch kết thúc với việc Fortinbras, sau khi chinh phục được Ba Lan trở về, lên ngôi vua trị vì vương quốc Đan Mạch trong tiếng đại bác, tiếng quân nhạc tiễn đưa linh hồn Hamlet về nơi yên nghỉ. == Ý nghĩa tác phẩm == Đánh giá về tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu nhận định Hamlet thực sự là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế giới. Trong một hình thức nghệ thuật kịch-thơ trữ tình tuyệt vời, tác phẩm phản ánh được tinh thần của thời đại với sự khủng hoảng, bế tắc của lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Trong sự bát nháo của một xã hội với "nhà tù", "sự bẩn thỉu", "phải hàng vạn người mới nhặt ra được một kẻ lương thiện" vẫn lóe sáng những hạt vàng của chủ nghĩa nhân văn, với nhân vật Hamlet không chỉ quan tâm đến nghĩa vụ trả thù và ngai vàng mà quan tâm hơn hết đến phẩm giá, lẽ sống và lối sống con người. Thực tế xã hội xấu xa mâu thuẫn với lý tưởng của chàng, khiến chàng phải đánh giá lại tất cả và tìm cho mình một thái độ cư xử phải đạo. Quá trình đánh giá thực tế và xác định đó đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở "tồn tại hay không tồn tại" (to be or not to be), những phút "chịu đựng hay vùng lên chống lại". Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù. Ngày nay, trong văn học thế giới vẫn tồn tại khái niệm "bệnh Hamlet" chỉ thái độ suy tư, lý luận nhiều nhưng không đủ tin tưởng và dũng khí để hành động cụ thể. Nhưng dù sao chăng nữa, Hamlet cũng sống mãi trong lòng độc giả thế giới, với bi kịch của cuộc đời chàng phản ánh mâu thuẫn tất yếu của sự phát triển, của cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu trong tồn tại xã hội. Hamlet sẽ luôn làm nảy sinh trong lòng người muôn đời sau không chỉ tâm trạng trước nỗi buồn mà còn cả những xúc cảm thẩm mĩ, hướng họ đến những suy cảm về cái cao cả luôn hiện hữu giữa cõi đời trong đục. == Phim chuyển thể == Có hơn chục bộ phim chuyển thể từ vở kịch Hamlet, gần đây nhất là vào năm 2009. Các phiên bản nổi bật nhất: năm 1948 của Anh, 1964 của Liên Xô và 1990 của Mỹ. == Xem thêm == Mục từ Hamlet của Khương Việt Hà, trên 101 vẻ đẹp văn chương thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006. == Tham khảo ==
nintendo.txt
Công ty TNHH Nintendo (任天堂株式会社 (Nhậm Thiên Đường chu thức hội xã), Nintendō Kabushiki gaisha) là một công ty đa quốc gia do Fusajiro Yamauchi thành lập vào ngày 23 tháng 9 năm 1889 tại Kyoto, Nhật Bản, Nintendo là công ty phát triển video game lớn nhất của thế giới tính theo theo doanh thu. Ban đầu công ty được thành lập để sản xuất bài hanafuda bằng tay, để sử dụng trong trò chơi cùng tên. Vào giữa thế kỷ 20, công ty này thử vài ngành kinh doanh, như là khách sạn tình yêu và công ty taxi. Mặc cho sự đầu tư mạo hiểm vào đồ chơi ở những thập niên 1960, Nintendo sau đó trở thành một công ty chuyên về video game ở những thập niên 1970, phát triển thành một trong những công ty có ảnh hưởng lớn nhất trong ngành video game và trở thành công ty đắt giá thứ ba của Nhật Bản với giá trị thị trường hơn 85 tỷ đô la. Ngoài video game, Nintendo của Mỹ cũng là ông chủ chính của Seattle Mariners, đội bóng chày tham gia Major League Baseball tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Năm 2001, Nintendo cũng mua một phần lớn của Gyration Inc, một công ty chuyên môn về con quay và phần tử nhảy. Vào năm 2006, các đối thủ chính của Nintendo về game là Sony và Microsoft. Tính đến 31 tháng 3 năm 2014, Nintendo đã bán được 670.43 triệu đơn vị phần cứng và 4.23 tỷ đơn vị phần mềm. Công ty đã tạo ra nhiều video game nổi tiếng và bán chạy nhất trong ngành công nghiệp này như Mario, The Legend of Zelda hay Metroid, và cũng một phần sở hữu Công ty Pokémon. Tờ báo Financial Times đánh giá rằng "Nintendo sở hữu một số nhân vật giá trị nhất trên toàn thế giới". == Các trụ sở của Nintendo == Trung tâm: Kyoto, Nhật Bản Các cơ sở quốc tế: Redmond, Washington D.C, Hoa Kỳ Richmond, British Columbia, Canada Großostheim, Đức Scoresby, Victoria, Úc Tô Châu, Trung Quốc Seoul, Hàn Quốc Costa del Este, Argentina São Paulo, Brasil Đài Loan == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nintendo Nhật Bản Nintendo Mỹ Nintendo châu Âu Nintendo Canada Tạp chí Chính thức Nintendo (Anh)
đường cao tốc hà nội – lào cai.txt
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT 05) dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14. Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn: Thanh Xuân, Tân Dân (huyện Sóc Sơn) của thành phố Hà Nội; Nam Viêm, Tiền Châu (thị xã Phúc Yên); Sơn Lôi, Tam Hợp, thị trấn Gia Khánh, Hương Sơn (huyện Bình Xuyên), Kim Long, Hướng Đạo, Đạo Tú, thị trấn Hợp Hòa, An Hòa, Hoàng Đan (huyện Tam Dương), Đồng Ích, Tiên Lữ, Văn Quán (huyện Lập Thạch), Đồng Thịnh, Đức Bác, Tứ Yên (huyện Sông Lô) của tỉnh Vĩnh Phúc; Hùng Lô, Phượng Lâu, Kim Đức (thành phố Việt Trì), Phù Ninh (huyện Phù Ninh), Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), Phú Hộ, Hà Thạch, Hà Lộc, (thị xã Phú Thọ), Đông Thành, Võ Lao, Chí Tiên, Hoàng Cương (huyện Thanh Ba), Sai Nga, Sơn Nga, Phùng Xá, Phương Xá, Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê), Minh Côi, Văn Lang, Bằng Giã, Xuân Áng, Quân Khê, Hiền Lương (huyện Hạ Hòa) của tỉnh Phú Thọ; Hợp Minh, Âu Lâu (thành phố Yên Bái), Minh Quân, Bảo Hưng, Minh Tiến, Y Can, Quy Mông (huyện Trấn Yên), Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Tân Hợp, Đông An, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) của tỉnh Yên Bái, Tân An, Tân Thượng (huyện Văn Bàn), Cam Cọn (huyện Bảo Yên), Sơn Hải, Xuân Giao, Gia Phú (huyện Bảo Thắng), Pom Hán, Cam Đường, Nam Cường, Bắc Cường, Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), Quang Kim (huyện Bát Xát) của tỉnh Lào Cai, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc). == Khởi công == Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h. Vào ngày 21/09/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe toàn tuyến Nội Bài - Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000) Thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai == Nhà thầu == Dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu) gồm: Tập đoàn Posco, Keangnam, Doosan. Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex (Việt Nam). == Thông số kỹ thuật == - Vận tốc: Đoạn 2 làn xe: Vận tốc tối thiểu là 60 km/h, vận tốc tối đa là 80km/h. Đoạn 4 làn xe: Vận tốc tối thiểu là 60 km/h, vận tốc tối đa là 100km/h Còn theo thiết kế, tốc độ tối đa 120 km/h. VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h khi các điều kiệm đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành. - Làn đường: Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ tối đa 120km/h (từ km0+00 – km123 +080). Mỗi chiều chạy 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m và một làn xe dừng khẩn cấp rộng 3m. Đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai với 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa 80 km/h. Theo đó, mỗi chiều xe chạy trên cao tốc 2 làn gồm 1 làn xe chạy (3,5 m) và 1 làn dừng khẩn cấp (2,5m). Vạch sơn liền chia 2 chiều; cho phép xe chạy vào làn khẩn cấp. Cứ 8 -10 km lại có một đoạn 4 làn dài 1km để các xe vượt nhau. Ngoài ra, cứ 2,5 km được bố trí vạch sơn vết đứt đoạn so le nhau để các phương tiện vượt ngược chiều. - Điểm giao cắt: Toàn bộ dự án có 19 điểm giao cắt với đường quốc lộ cũ và đường nội bộ chính, có thể qua lại một cách an toàn. - Các đặc trưng của đường cao tốc: Chuyển an toàn có phân luồng tốc độ. Có rào chắn ngăn cách ở giữa. Chỉ có thể ra vào đường cao tốc qua các điểm giao cắt. Có hệ thống cầu vượt hoặc đường ngầm để các đường hiện tại vượt qua. == Thống kê == Hiện tại Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục khác của tuyến cao tốc này đó là khối lượng công việc đồ sộ nhất. Với chiều dài 245 km cao tốc, thống kê bao gồm: 120 cầu lớn nhỏ (trong đó có 2 cầu lớn là cầu Sông Hồng và Sông Lô với chiều dài 1,68km, rộng 16,5m), Một hầm xuyên núi (530m, cao 9m, rộng 14m), Một hầm chui (giao Quốc lộ2 dài 645m), Đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá, Xử lý mái dốc hơn 1,3 triệu m2, 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh, 895 cống tròn thoát nước các loại, Trên 6 triệu m3 cấp phối đá dăm; gần 1,8 triệu tấn bê tông nhựa các loại, trên 600.000 m3 bê tông; gần 91.000m dài cọc khoan nhồi… - Kỷ lục về chiều dài tuyến: chưa có tuyến cao tốc nào chạy liên tục 245 km với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Qua 5 tỉnh như cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến Lào Cai sẽ được các bác tài "chinh phục" chỉ sau 3,5 tiếng so với 7 tiếng trước đây. - Kỷ lục dự án có nhiều hộ dân phải di dời nhiều nhất: Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân. - Đây cũng là dự án đi qua địa hình, địa chất phức tạp nhất: Theo VEC, dự án được xây dựng xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi núi, vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô. Cũng cần nhắc tới, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất. Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai mới mặt cắt ngang chỉ có 2 làn xe chạy. Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được điều chỉnh tại quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng. Đường đã được đưa vào khai thác từ tháng 21/9/2014. == Sự cố == === Liên quan đến việc xây dựng === Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, tại km 83, chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Chiều ngày 7 tháng 10 năm 2014, nhiều người dân thôn Phú Hùng (xã Gia Phú) và thôn Tiến Lợi xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã mang cây, que ra chắn ngang đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn km 237 khiến giao thông qua đoạn đường này bị ùn tắc khoảng 1 tiếng đồng hồ. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thi công gói thầu A8, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, các công ty xây dựng là nhà thầu phụ của Tổng công ty Cổ phần Vinaconex (nhà thầu chính) đã thuê một số tổ thợ xây là người dân của xã Gia Phú và Xuân Giao, huyện Bảo Thắng thi công các hạng mục như rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta luy... Tuy nhiên, sau khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành đi vào hoạt động, các công ty này đã không trả tiền công cho một số tổ thợ như cam kết và có biểu hiện lẩn trốn. == Tham khảo ==
cảng quy nhơn.txt
Cảng Quy Nhơn là một cảng biển tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 2014, cảng này bốc dỡ tổng cộng 12.850.300 tấn hàng, cao nhất trong các cảng ở khu vực Trung Bộ. Đây là cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Cảng Quy Nhơn hiện chỉ có duy nhất khu bến cảng Thị Nại có khả năng tiếp nhận tàu tới công te nơ tới 50 nghìn DWT. Theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, tới năm 2020, cảng Quy Nhơn sẽ có thêm khu bến cảng Nhơn Hội (trong khu kinh tế Nhơn Hội) có khả năng tiếp nhận tàu tới 80 - 100 nghìn DWT làm cảng chuyên dụng và khu bến cảng Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan làm khu bến địa phương vệ tinh. Tại khu bến cảng Thị Nại, hiện cảng Quy Nhơn có 6 bến cảng. Các bến số 1, số 2 và số 3 có độ sâu trước bên là -17,5 mét, dài từ 200 đến 300 mét cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT. Các bến số 4 và 5 có độ sâu là -29,3 mét và dài 355 mét, có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT. Riêng bến số 6 có độ sâu là -25 mét và dài 500 mét, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 100 ngàn DWT. Luồng vào cảng Quy Nhơn dài 20 km và sâu -30 mét. == Tham khảo == Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
universal pictures.txt
Hãng phim Universal (Universal Pictures, còn có tên tiếng Anh khác là Universal City Studios hay Universal Studios) là một công ty con của NBC Universal, một trong 6 xưởng điện ảnh lớn nhất thế giới. Được thành lập năm 1912 bởi Carl Laemmle, Universal Pictures là một trong những xưởng phim lâu đời nhất của Mỹ. Ngày 11 tháng 5 năm 2004, Vivendi Universal bán công ty lại cho General Electric, công ty mẹ của NBC. Xưởng sản xuất của Universal Pictures đặt trụ sở tại 100 Universal City Plaza Drive, thành phố Universal, California, Hoa Kỳ. Văn phòng phân phối và các văn phòng khác đóng trụ sở tại thành phố New York. Universal Pictures là xưởng phim có tuổi đời lâu thứ 2 tại Hollywood, chỉ sau Paramount Pictures của Viacom một tháng. == Lịch sử == === Những năm đầu === Universal được thành lập bởi Carl Laemmle, một người Đức gốc Do Thái, chuyển đến từ Laupheim và định cư tại Oshkosh, Wisconsin. Ban đầu ông định mở cửa hàng quần áo, nhưng trong chuyến đi tới Chicago năm 1905, ông đã bị ấn tượng bởi sự phổ biến của các rạp chiếu phim. Ông đã từ bỏ cửa hàng bán quần áo để mua vài rạp chiếu phim. Tháng 6, 1911, Laemmle, cùng với Abe và Julius Stern, thành lập công ty điện ảnh Yankee. Công ty này nhanh chóng phát triển và trở thành Công ty Điện ảnh Độc lập (Independent Moving Pictures Company). Để nhanh chóng đưa hình ảnh của xưởng phim đến công chúng, Laemmle đã thu hút nhiều diễn viên hàng đầu thời đó đến với mình, chẳng hạn như nữ diễn viên Florence Lawrence và nam diễn viên King Baggot. Đây được coi là xưởng phim đầu tiên sử dụng các ngôi sao để tiến hành tiếp thị. Ngày 8 tháng 6 năm 1912, Laemmle sáp nhập Công ty Điện ảnh Độc lập cùng với 8 công ty nhỏ để thành lập Công ty Sản xuất Phim Universal (Universal Film Manufacturing Company) –đánh dấu mốc lần đầu tiên từ Universal xuất hiện trong tên của một tổ chức. Sau này công ty tiệp tục được sáp nhập và trở thành Công ty Điện ảnh Universal (Universal Pictures Company, Inc.) vào năm 1925. Cuối năm 1912, công ty dành phần lớn nỗ lực làm phim của mình tại Hollywood. Năm 1915, Laemmle khai trương nhà máy sản xuất phim lớn nhất thế giới, Xưởng Universal City, với diệ tích 0,9 km vuông. Universal nhanh chóng trở thành xưởng phim lớn nhất Hollywood, và giữ vững vị trí đó trong 10 năm. Tuy vậy, khán giả của Universal chủ yếu đến từ những thị trấn nhỏ, mặt khác những sản phẩm của họ phần lớn lại đắt tiền. Năm 1926, Universal mở xưởng sản xuất tại Đức, với Joe Pasternak làm giám đốc. == Một số bộ phim nổi tiếng và ăn khách == Bài chi tiết: Danh sách các phim của Universal Pictures Dưới đây là danh sách một số phim ăn khách và đem lại doanh thu lớn của xưởng phim Universal, bên cạnh đó là doanh thu của bộ phim: Công viên kỷ Jurra, $914.691.118 E.T. the Extra-Terrestrial, $792.910.554 The Lost World: Jurassic Park, $618.638.999 Mamma Mia!, $609.841.637 Người sắt, $585,174,222 Người sắt 2, $622,056,974 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Universal Pictures trên trang Internet Movie Database Universal Studios trên trang Internet Movie Database Universal Studios Animation tại Big Cartoon DataBase
arthur eddington.txt
Sir Arthur Stanley Eddington (28 tháng 12 năm 1882 - 22 tháng 11 năm 1944) là một nhà thiên văn người Anh. == Chú thích == == Tham khảo == Sir Arthur Stanley Eddington tại Find a Grave [1] Trinity College Chapel A Guide to Churchill College, Cambridge: text by Dr. Mark Goldie, pages 62 and 63 (2009) O'Connor, J. J., and E. F. Robertson, "Arthur Stanley Eddington". School of Mathematics and Statistics, University of St Andrews, Scotland. Eddington Quotations Bennett, Clark, "Sir Arthur Eddington (1882–1944)". Founding Fathers of Relativity. Tenn, Joseph S.,"Arthur Stanley Eddington". The Bruce Medalists. Clausen, Ben, "Men of Science and of Faith in God, Sir Arthur Stanley Eddington (1882–1944)". Russell, Henry Norris, "Review of The Internal Constitution of the Stars by A.S. Eddington". Ap.J. 67, 83 (1928). Durham, Ian T., "Eddington & Uncertainty". Physics in Perspective (September – December). Arxiv, History of Physics. Kilmister, C. W. (1994). Eddington's search for a fundamental theory. Cambridge Univ. Press. ISBN 0-521-37165-1. Experiments of Sobral and Príncipe repeated in the space project in proceeding in fórum astronomical. O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Arthur Eddington”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor Lecchini, Stefano, "How Dwarfs Became Giants. The Discovery of the Mass-Luminosity Relation". Bern Studies in the History and Philosophy of Science, pp. 224 (2007). Vibert Douglas, A. (1956). The Life of Arthur Stanley Eddington. Thomas Nelson and Sons Ltd. Stanley, Matthew. "An Expedition to Heal the Wounds of War: The 1919 Eclipse Expedition and Eddington as Quaker Adventurer." Isis 94 (2003): 57–89. Stanley, Matthew. "So Simple a Thing as a Star: Jeans, Eddington, and the Growth of Astrophysical Phenomenology" in British Journal for the History of Science, 2007, 40: 53-82. Stanley, Matthew (2007). Practical Mystic: Religion, Science, and A.S. Eddington. University of Chicago Press. ISBN 0-226-77097-4. ODNB article by C. W. Kilmister, ‘Eddington, Sir Arthur Stanley (1882–1944)’, Oxford Dictionary of National Biography, Oxford University Press, 2004 accessed ngày 23 tháng 11 năm 2008 Biography and bibliography of Bruce medalists: Arthur Stanley Eddington Links to online copies of important books by Eddington: 'The Nature of the Physical World', 'The Philosophy of Physical Science', 'Relativity Theory of Protons and Electrons', and 'Fundamental Theory' Obituary by Henry Norris Russell, Astrophysical Journal 101 (1943–46) 133 Obituary by A. Vibert Douglas, Journal of the Royal Astronomical Society of Canada, 39 (1943–46) 1 Obituary by H. Spencer Jones and E.T. Whitaker, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society 105 (1943–46) 68 Obituary by Herbert Dingle, The Observatory 66 (1943–46) 1 The Times, Thursday, ngày 23 tháng 11 năm 1944; pg. 7; Issue 49998; col D: Obituary (unsigned) – Image of cutting available at MacTutor History of Mathematics archive (St. Andrews University) Website
sumitomo heavy industries.txt
Sumitomo Heavy Industries, Ltd. (SHI) là một nhà sản xuất tích hợp máy móc công nghiệp, súng tự động, cấu trúc tàu, cầu và thép, trang thiết bị bảo vệ môi trường, bao gồm thiết bị tái chế, truyền tải điện năng, máy đúc chất dẻo, hệ thống xử lý tia laser, máy gia tốc hạt, hệ thống xử lý vật liệu, v.v. == Lịch sử == Vào năm 1888, một công ty được thành lập để cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị cho quặng đồng Besshi. Gần 50 năm sau, vào năm 1934, công ty kết hợp với tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn máy móc Sumitomo (Sumitomo Machinery Co., Ltd.) để sản xuất máy móc cho ngành công nghiệp thép và giao thông vận tải để hỗ trợ cho thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ lúc bấy giờ. Vào năm 1969, Sumitomo Machinery Co., Ltd. sáp nhập với Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp nặng Uraga (Uraga Heavy Industries Co., Ltd.) để tạo thành Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp nặng Sumitomo (Sumitomo Heavy Industries, Ltd.). Công ty tiếp tục đổi mới và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của những thị trường mới ngoài nước. Ngày nay, Sumitomo Heavy Industries sản xuất máy ép nhựa, hệ thống laser, máy móc bán dẫn và máy móc sản xuất tinh thể lỏng. == Sản phẩm == Súng máy Sumitomo NTK-62 Seawise Giant, con tàu lớn nhất từng được xây dựng == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức
danh sách tập phim hành trình u linh giới.txt
Đây là danh sách các tập phim truyền hình Nhật Hành trình U Linh Giới (幽☆遊☆白書, YūYū Hakusho, lit. Spirits Wander White Book, hay "Ghost Files" / "Poltergeist Report", được Latinh hoá dưới tên YuYu HAKUSHO), một phần thương hiệu truyền thông của bộ 'Hành trình U Linh Giới'. Các tập phim được đạo diễn bởi Akiyuki Arafusa và Noriyuki Abe và sản xuất bởi Fuji Television, Yomiko Advertising và Studio Pierrot. Các tập phim được phát hành ở Bắc Mĩ bởi Funimation. Bộ phim dựa trên bộ manga 'Hành trình U Linh Giới' của Yoshihiro Togashi, là sự hợp nhất 19 tập của bộ truyện gốc để thành 112 tập phim truyền hình. Bộ phim tập trung vào cuộc phiêu lưu của Yusuke Urameshi, người đã trở thành Spirit Detective sau khi chết, người bảo vệ cho thế giới loài người trước sự đe doạ của các thế lực siêu nhiên. Bộ phim được trình chiếu từ ngày 10 tháng 10 năm 1992 đến ngày 7 tháng 1 năm 1995, trên Fuji Television ở Nhật Bản. Ở khu vực Bắc Mĩ, các tập phim được chiếu từ ngày 23 tháng 2 năm 2002 đến ngày 1 tháng 4 năm 2006 trên Cartoon Network. Ban đầu, các tập được chiếu trên chương trình truyền hình lúc nửa đêm bị mã khoá của Cartoon Network (được biết đến dưới tên Adult Swim) từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 4 năm 2003, và sau đó chuyển sang chương trình truyền hình bị mã khoá khác của Cartoon Network là Toonami cho các tập còn lại. Một vài tập cũng được TV-14 và TV-PG trình chiếu . Bốn phần của bộ phim đều xoay quanh một câu chuyện riêng của riêng mỗi phần, và được xem như là một bộ "saga" của Funimation. 32 đĩa DVD được biên soạn lại đã được phát hành bởi Funimation trong 4 saga, với bộ đầu tiên ra mắt ngày 16 tháng 4 năm 2002, và bộ cuối cùng ra mắt ngày 19 tháng 7 năm 2005. Thêm vào đó, một bộ sưu tập DVD box cũng được phát hành kèm mỗi saga, chứa toàn bộ các tập của mỗi saga, trừ trường hợp của phần Dark Tournament Saga, bộ có 2 collection boxes. == Phần 1: Spirit Detective Saga == == Phần 2: Dark Tournament Saga == == Phần 3: Chapter Black Saga == == Phần 4: Three Kings Saga == == Xem thêm == Danh sách các chương truyện trong YuYu Hakusho Danh sách nhân vật trong YuYu Hakusho == Tham khảo == Tổng quan Chi tiết == Liên kết ngoài == Website chính thức của YuYu Hakusho YuYu Hakusho trên website của Studio Pierrot (tiếng Nhật)
chí tuyến bắc.txt
Chí tuyến Bắc hay Bắc chí tuyến (còn được gọi là hạ chí tuyến, chí tuyến Cự Giải, hay nhiệt tuyến Bắc giải) là một trong năm vĩ tuyến chủ yếu để đánh dấu bản đồ Trái Đất. Nó song song với đường xích đạo và nằm ở vĩ tuyến 23° 26' 22" bắc. Tên gọi chí tuyến Cự Giải hay nhiệt tuyến Bắc giải là theo cách gọi của người phương Tây (tiếng Anh: Tropic of Cancer) do khi họ đặt tên cho nó thì Mặt Trời nằm trong chòm sao Cự Giải, tức Bắc Giải, vào thời điểm nó xuất hiện trực tiếp trên đỉnh đầu tại vĩ tuyến này vào thời điểm diễn ra hạ chí ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, do hiện tượng tuế sai, hiện nay khi diễn ra hạ chí ở Bắc bán cầu thì Mặt Trời lại nằm trong chòm sao Kim Ngưu. Nó là vĩ độ cao nhất về phía bắc mà tại đó Mặt Trời có thể xuất hiện trực tiếp ngay trên đỉnh đầu của người quan sát. Nằm về phía bắc của chí tuyến Bắc là vùng ôn đới Bắc bán cầu. Chí tuyến Nam nằm ở vĩ tuyến đối xứng ở phía nam qua đường xích đạo. Nằm về phía nam của đường chí tuyến Nam là vùng ôn đới Nam bán cầu. Các khu vực nằm giữa phía nam của chí tuyến Bắc và phía bắc của chí tuyến Nam được gọi là khu vực nhiệt đới. Tên gọi chí tuyến Bắc xuất phát từ vị trí ở Bắc bán cầu Trái Đất của chí tuyến này, cũng là để phân biệt với chí tuyến Nam, nằm ở Nam bán cầu. Theo các quy tắc của Fédération Aéronautique Internationale, để được công nhận là bay vòng quanh Trái Đất thì độ dài của quãng đường bay phải không nhỏ hơn độ dài của đường chí tuyến Bắc (36.787,559 km), cũng như phải vượt qua tất cả các đường kinh tuyến và điểm kết thúc chuyến bay là tại cùng một sân bay mà nó bắt đầu cất cánh từ đó. == Chú thích == == Xem thêm == Chí tuyến Nam Hạ chí Đông chí
netapp.txt
NetApp, Inc. là một công ty lưu trữ và quản lý dữ liệu đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở tại Sunnyvale, California. Nó là một thành viên của NASDAQ-100, và được xếp hạng trong Fortune 500 từ nă 2012. Được thành lập năm 1992 và phát hành lần đầu ra công chúng năm 1995, NetApp cung cấp phần mềm, hệ thống và dịch vụ để quản lý và lưu trữ dữ liệu, bao gồm hệ điều hành Data ONTAP độc quyền của nó. == Lịch sử == NetApp được thành lập vào năm 1992 bởi David Hitz, James Lau, và Michael Malcolm. Vào thời điểm đó, đối thủ chính của nó là Auspex Systems. Năm 1994, NetApp nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ Sequoia Capital. Nó được phát hành lần đầu ra công chúng vào năm 1995. NetApp đã phát triển mạnh trong những năm bong bóng Dot-com từ giữa thập niên 1990 tối 2001, khi đó công ty đã đạt doanh thu hàng năm 1 tỷ USD. Sau khi bong bóng bùng nổ, doanh thu của NetApp đã nhanh chóng giảm xuống còn 800 triệu USD trong năm tài chính 2002. Kể từ đó, doanh thu của công ty đã tăng đều đặn. Năm 2006, NetApp đã bán dòng sản phẩm NetCache cho Blue Coat Systems. Vào năm 2014, NetApp mua lại dòng sản phẩm SteelStore về các sản phẩm sao lưu và bảo vệ dữ liệu của Riverbed Technology, mà sau này đổi tên thành AltaVault. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2015, Tom Georgens đã từ chức Giám đốc điều hành và được George Kurian thay thế. Vào tháng 12 năm 2015, NetApp đã mua lại nhà cung cấp bộ nhớ flash SolidFire với giá 870 triệu USD (hoàn thành vào tháng 1 năm 2016). == Cạnh tranh == NetApp cạnh tranh trong ngành công nghiệp phần cứng lưu trữ dữ liệu máy tính. Trong năm 2009, NetApp đứng thứ hai về giá trị vốn hóa thị trường trong ngành công nghiệp này sau EMC Corporation và đứng trước Seagate Technology, Western Digital, Brocade, Imation, và Quantum. Về tổng doanh thu năm 2009, NetApp đứng sau EMC, Seagate, Western Digital, và trước Imation, Brocade, Xyratex, và Hutchinson Technology. Theo báo cáo IDC năm 2014, NetApp đứng thứ hai trong ngành lưu trữ mạng "Big 5's list", sau EMC(DELL), và trước IBM, HP và Hitachi. == Sản phẩm == Phần mềm quản lý OnCommand của NetApp kiểm soát và tự động hóa việc lưu trữ dữ liệu. == Sự tiếp nhận == === Tranh cãi === ==== Giám sát Syria ==== Vào tháng 11 năm 2011, trong cuộc nổi dậy năm 2011 của Syria, NetApp bị nêu tên là một trong số nhiều công ty có sản phẩm đang được sử dụng trong cuộc đàn áp của chính phủ Syria. Thiết bị đã bị buộc tội bán cho Syrians bởi một đại lý ủy quyền của NetApp. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2014, NetApp đã được Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo rằng "họ đã hoàn tất việc xem xét vấn đề này và xác định rằng NetApp đã không vi phạm luật xuất khẩu của Hoa Kỳ" và tập tin về vấn đề này đã bị đóng. ==== Tranh chấp pháp lý vơi Sun Microsystems ==== Vào tháng 9 năm 2007, NetApp bắt đầu tiến hành tố tụng đối với Sun Microsystems, khẳng định rằng hệ thống tập tin ZFS do Sun phát triển đã vi phạm bản quyền của họ. === Từ thiện === NetApp đã được liệt kê trong Danh sách 25 nhà Từ thiện của Thung lũng Silicon vào năm 2013. == Xem thêm == NetApp filer Write Anywhere File Layout (WAFL), sử dụng trong hệ thống NetApp Team NetApp == Tham khảo == == Đọc thêm == “Serving up storage solutions: Network Appliance CEO Dan Warmenhoven puts data in its place”. Communication News: 22–24. Tháng 8 năm 2001. ISSN 0010-3632. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2001. == Liên kết ngoài == NetApp Network Appliance NS0-191 VCE
thế vận hội mùa hè 2004.txt
Thế vận hội Mùa hè 2004 hoặc Thế vận hội Mùa hè XXVIII là thế vận hội lần thứ 28, diễn ra tại Athena, Hy Lạp ngày 13 tháng 8 và bế mạc ngày 29 tháng 8 năm 2004. == Các quốc gia tham dự == == Huy chương == Xem bài chính:Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2004 * Chủ nhà == Tham khảo ==
hồi giáo shia.txt
Hồi giáo Shia (tiếng Ả Rập: شيعة Shī‘ah, thường đọc là Shi'a), là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau Hồi giáo Sunni. "Shia" là tên rút gọn của một thành ngữ lịch sử Shī‘atu ‘Alī (شيعة علي), nghĩa là người theo Ali, con rể của Muhammad, người được người Shia tin là người kế tục Muhammad. Hồi giáo Shia được dựa theo kinh Quran và thông điệp của nhà tiên tri Muhammad chứng thực trong hadith được ghi nhận bởi Shia, và các quyển sách được coi là thiêng liêng đối với Shia (Nahj al-Balagha). Ngược lại với các dòng Hồi giáo khác, Shia tin rằng chỉ có Chúa trời có quyền chọn người đại diện để bảo vệ Hồi Giáo, Quran và sharia. Do đó, Shia xem Ali, con trai nuôi của Muhammad, được xem là người được kính trọng và được bổ nhiệm thiêng liêng, là người kế thừa hơp pháp của Muhammad, và là Imam đầu tiên. Trong nhiều thế kỷ sau khi Muhammad chết, Shia đã mở rộng học thuyết "Imami" này đối với gia đình Muhammad, Ahl al-Bayt ("the People of the House"), và những cá nhân nhất định trong số hậu duệ của ông, được gọi là Imams, những người mà họ tin rằng có quyền về tinh thần và chính trị trong cộng đồng, không thể sai lầm, và những đặc điểm gần như thần thánh khác. Mặc dù có vô số phân nhánh của Shia, Hồi giáo Shia hiện đại được chia thành 3 nhóm chính: Twelver, Ismaili và Zaidiyyah. Twelver Shia (Ithnā'ashariyyah) là chi nhánh lớn nhất của Hồi giáo Shia, và từ Shia thường được dùng ngầm định để chỉ Twelvers Shia. Tính đến năm 2009 người Hồi giáo Shia chiếm 10-13% dân số Hồi giáo trên thế giới, người Shia gồm 11-14% dân số Hồi giáo ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi, và từ 68% đến 80% của người Shia sinh sống ở bốn nước: Iran, Pakistan, Ấn Độ và Iraq. == Từ nguyên == Từ Shia (tiếng Ả Rập: شيعة shīʻah /ˈʃiːʕa/) nghĩa là những người đi theo và là dạng từ rút gọn của cụm từ lịch sử shīʻatu ʻAlī (شيعة علي /ˈʃiːʕatu ˈʕaliː/), nghĩa là "những người theo Ali", "phe của Ali", hoặc "phe phái của Ali". Từ Shia có nghĩa là "giáo phái" hay "phe". Các từ số nhiều là شيع, và số ít là شائع, Shaih, từ được Winston Churchill sử dụng trong một cuộc thảo luận về các hình thức tôn giáo của Iraq ngày nay. Hiện nay, từ Shia dùng để chỉ những người Hồi giáo tin vào sự lãnh đạo của cộng đồng thời hậu Muhammad thuộc về Ali và những người kế nhiệm ông. Nawbakhti cho rằng Shia dùng để chỉ một nhóm người Hồi giáo mà tại thời điểm Mohammad và sau đó coi Ali là Imam và Caliph. Al-Shahrastani cho rằng Shia đề cập đến những người tin rằng Ali được Mohammad chỉ định như là người thừa kế, Imam và Caliph. == Niềm tin == === Ali là người kế tục === Người Hồi giáo Shia tin rằng chỉ là một vị tiên tri được Thiên Chúa chỉ định, chỉ có Chúa mới có đặc quyền bổ nhiệm người kế vị tiên tri của mình. Họ tin rằng Thiên Chúa đã chọn Ali là người kế nhiệm của Muhammad, làm khalip đầu tiên (Khalifa, người đứng đầu nhà nước) của đạo Hồi. Những người Hồi giáo Shia tin rằng, Mohammad chỉ định Ali làm người kế nhiệm theo lệnh của Thiên Chúa. Ali là em họ đầu tiên của Muhammad và là người thân cận nhất của ông. Ali cũng đã kết hôn với con gái của Muhammad (Fatimah). Ali cuối cùng trở thành caliph Hồi giáo (Sunni) thứ tư. Sau cuộc hành hương chia tay, Muhammad đã ra lệnh tập hợp người Hồi giáo tại hồ Khumm và đó là nơi người Hồi giáo Shia tin rằng Muhammad đề cử Ali là người kế nhiệm ông. Buổi diễn thuyết tại hồ Khumm được thuật lại vào ngày 18 của Dhu al-Hijjah 10 AH theo lịch Hồi giáo (10 tháng 3 632 AD) tại một nơi gọi là Ghadir Khumm, nằm gần thành phố al-Juhfah, Saudi Arabia, trong đó Muhammad nói: Hỡi mọi người! Hãy suy ngẫm Kinh Qur'an và hiểu chất thơ của nó. Hãy nhìn vào những câu rõ ràng và không chạy theo các đoạn không rõ ràng, vì ngoài Allah, không ai có thể giải thích cho bạn những cảnh báo của nó và bí ẩn của nó, cũng không phải bất cứ ai phải làm rõ những ý nghĩa của nó, hơn là so với việc mà tôi đã nắm tay Thiên Chúa, đặt nó bên cạnh bản thân mình, [và nâng cánh tay của Người,] đấng tối cao mà tôi thông báo cho bạn rằng bất cứ ai đi theo tôi (Mawla [a])), thì Ali cũng là chủ của người đó (Mawla); và Ali là Ibn Abi Talib của tôi, anh trai của tôi, người thi hành ý muốn của tôi (Wasiyyi), người được bổ nhiệm làm người giám hộ và người lãnh đạo của bạn do Allah hùng mạnh gửi xuống cho tôi. == Các cộng đồng Shia == === Nhân khẩu học === Theo thống kê, 10-20% tín đồ Hồi giáo là người theo Shi'a, đến 200 triệu tín đồ Hồi giáo Shi'a trên toàn cầu năm 2009. Họ sống chủ yếu ở các quốc gia Iran, Iraq, Azerbaijan và Bahrain Họ chiếm 36,3% toàn bộ dân số địa phương và 38,6% dân số theo đạo Hồi ở Trung Đông. Hồi giáo Shia chiếm 30% dân số Lebanon, hơn 45% dân số Yemen, 30%-40% cư dân Kuwait (không có con số về những người không phải cư dân Kuwait), hơn 20% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 10–20% dân số Pakistan, và 10-19% dân số Afghanistan. Ả Rập Saudi có nhiều cộng đồng Shia riêng biệt bao gồm Twelver Baharna ở tỉnh Đông và Nakhawila của Medina, và Ismaili Sulaymani và Zaidiyyah của Najran. Ước tính số công dân Shia vào khoảng 2-4triệu, chiếm khoảng 15% dân số địa phương. Các cộng đồng Shia đáng kể ở các vùng ven biển của Tây Sumatra và Aceh ở Indonesia (xem Tabuik). Sự hiện diện của người theo Shia là không đáng kể ở Đông Nam Á, nơi mà người theo đạo Hồi chủ yếu là Sunni. Cộng đồng Shia thiểu số đáng kể có mặt ờ Nigeria, hình thành kỷ nguyên hiện đại chuyển đổi thành phong trào Shia tập trung quanh các bang Kano và Sokoto. Nhiều quốc gia châu Phi như Kenya, Nam Phi, Somalia, vv. cũng có những cộng đồng dân cư nhỏ của các dòng Shia khác nhau, chủ yếu là những người di cư từ Nam Á trong thời kỳ thuộc địa như Khoja. Theo người Hồi giáo Shia, một trong những tồn tại trong việc ước tính dân số người Shia là trừ khi Shia hình thành một cộng đồng thiểu số đáng kể ở các quốc gia Hồi Giáo, toàn bộ dân số thường chỉ liệt kê là Sunni. Tuy nhiên, việc tính loại trừ là không đúng thực chất, và không chính xác đối với kích thức của mỗi dòng. Ví dụ, 1926 sự trỗi dây của Nhà Saud ở Ả Rập tạo ra phân biệt đối xử với Shia. === Danh sách dân số theo Shia === Bảng bên dưới trong 3 cột đầu dựa theo số liệu tháng 10 năm 2009. === Đàn áp === Lịch sử quan hệ giữa Sunni-Shia từng diễn ra bạo lực, kể từ khi sự phát triển cạnh tranh của hai nhánh này. Quân sự được thành lập và giữ quyền kiểm soát chính phủ Umayyad, nhiều lãnh đạo Sunni đã đàn áp Shia như là mối đe dọa về cả quyền lực chính trị và tôn giáo. Các lãnh tụ Sunni dưới Umayyad tìm cách cách ly nhóm thiểu số Shia, và sau đó Abbasid trở mặt với đồng minh Shia của họ và cầm tù, đàn áp, và giết họ. Sự đàn áp Shia diễn ra trong suốt lịch sử của người đồng tôn giáo Sunni từng được thể hiện qua các tàn bạo và diệt chủng. Chiếm chỉ khoảng 10–15% toàn dân số Hồi giáo, như Shia vẫn là cộng đồng chịu thiệt thòi cho đến ngày nay tại nhiều quốc gia đa số là người Hồi giáo Sunni Ả Rập mà không có quyền hành tôn giáo và tổ chức của họ. Vào nhiều thời điểm khác nhau các nhóm Shia phải đối mặt với sự đàn áp. Năm 1514, sultan, Selim I của Ottoman đã ra lệnh thảm sát 40.000 Shia Anatolia. Theo Jalal Al-e-Ahmad, "Sultan Selim I đã thực hiện những điều này không lâu sau khi ông thông báo giết hại một người Shiite sẽ có thưởng như giết chết 70 người Công giáo." Năm 1801, quân đội Al Saud-Wahhabi đã tấn công và sa thải Karbala, một đền thờ Shia ở miền đông Iraq thờ cái chết của Husayn. Tháng 3 năm 2011, chính phủ Malaysia đã tuyên bố Shia là "tà giáo" và cấm họ thúc đẩy niềm tin của họ đối với các người Hồi giáo khác, nhưng để họ tự do thực hiện niềm tin của họ. == Mười hai Imam == ‘Alī ibn Abī Ṭālib (600–661), hay Amīru l-Mu'minīn "Commander of the Faithful" in Arabic and in Persian as Shāh-e Mardan "King of the Men" Ḥasan ibn ‘Alī (625–669), hay Al-Hasan al-Mujtaba Ḥusayn ibn ‘Alī (626–680), hay Al-Husayn ash-Shaheed ‘Alī ibn Ḥusayn (658–713), hay Ali Zayn-ul-'Abideen Muḥammad ibn ‘Alī (676–743), hay Muhammad al-Bāqir Ja‘far ibn Muḥammad (703–765), hay Ja'far aṣ-Ṣādiq Mūsá ibn Ja‘far (745–799), hay Mūsá al-Kāżim ‘Alī ibn Mūsá (765–818), hay Ali ar-Riża Muḥammad ibn ‘Alī (810–835), hay Muḥammad al-Jawad and Muḥammad at-Taqi ‘Alī ibn Muḥammad (827–868), hay ‘Alī al-Ḥādī and ‘Alī an-Naqī Ḥasan ibn ‘Alī (846–874), hay Hasan al Askari Muḥammad ibn Ḥasan (868–?), hay al-Hujjat ibn al-Ḥasan, Mahdī, Imāmu l-Aṣr == Xem thêm == Hồi giáo Hồi giáo Sunni == Chú thích == == Tham khảo == Encyclopaedia Britannica Online. Encyclopaedia Britannica, Inc. Encyclopædia Iranica. Center for Iranian Studies, Columbia University. ISBN 1-56859-050-4. Martin, Richard C. Encyclopaedia of Islam and the Muslim world; vol.1. MacMillan. ISBN 0-02-865604-0. Corbin, Henry (1993 (original French 1964)). History of Islamic Philosophy, Translated by Liadain Sherrard, Philip Sherrard. London; Kegan Paul International in association with Islamic Publications for The Institute of Ismaili Studies. ISBN 0710304161. Dakake, Maria Massi (2008). The Charismatic Community: Shi'ite Identity in Early Islam. SUNY Press. ISBN 0791470334. Holt, P. M.; Bernard Lewis (16 tháng 5 năm 1977). Cambridge History of Islam, Vol. 1. Cambridge University Press. ISBN 0521291364. Lapidus, Ira (2002). A History of Islamic Societies (ấn bản 2). Cambridge University Press. ISBN 978-0521779333. Momen, Moojan (1985). An Introduction to Shi‘i Islam: The History and Doctrines of Twelve. Yale University Press. ISBN 0300035314. Sachedina, Abdulaziz Abdulhussein (1988). The Just Ruler (al-sultān Al-ʻādil) in Shīʻite Islam: The Comprehensive Authority of the Jurist in Imamite Jurisprudence. Oxford University Press US. ISBN 0195119150. Tabatabaei, Sayyid Mohammad Hosayn; Seyyed Hossein Nasr (translator) (1979). Shi'ite Islam. Suny press. ISBN 0-87395-272-3. === Đọc thêm === Corbin, Henry (1993). History of Islamic Philosophy, translated by Liadain Sherrard and Philip Sherrard. Kegan Paul International in association with Islamic Publications for The Institute of Ismaili Studies. ISBN 0710304161. Halm, Heinz (2004). Shi'ism. Edinburgh University Press. ISBN 0748618880. Halm, Heinz (2007). The Shi'ites: A Short History. Markus Wiener Pub. ISBN 1558764372. Lalani, Arzina R. (2000). Early Shi'i Thought: The Teachings of Imam Muhammad Al-Baqir. I.B.Tauris. ISBN 1860644341. Momen, Moojan (1985). An Introduction to Shi'i Islam: The History and Doctrines of Twelver Shi'ism. Yale University Press. ISBN 0300034997. Moosa, Matti (1988). Extremist Shiites: The Ghulat Sects. Syracuse University Press. ISBN 0815624115. Nasr, Seyyed Hossein; Hamid Dabashi (1989). Expectation of the Millennium: Shiʻism in History. SUNY Press. ISBN 0-88706-843-X. Rogerson, Barnaby (2007). The Heirs of Muhammad: Islam's First Century and the Origins of the Sunni Shia split. Overlook Press. ISBN 1585678961. Wollaston, Arthur N. (2005). The Sunnis and Shias. Kessinger Publishing. ISBN 1425479162. http://www.jewishencyclopedia.com/view.jsp?artid=189&letter=A == Liên kết ngoài == Shii Islam in Oxford Islamic Studies Online A Shi'i/Sunni debate A Shi'ite Encyclopedia Why they became Shi'a Shi'ite an article in Encyclopedia Britannica online Patheos Library - Shi'a Islam Shi'ite Doctrine by Mohammed Ali Amir-Moezzi an article in Encyclopedia Iranica Ahlul Bayt Digital Islamic Library Project (Twelver) Shia Source shia newspaper Rafed Network for Cultural Development (Twelver) Imam Al-Khoei Foundation (Twelver) Official Website of Nizari Ismaili (Ismaili) Official Website of Alavi Bohra (Ismaili) Dawoodi Bohra (Ismaili) The Institute of Ismaili Studies (Ismaili) Shia tại DMOZ Institute for Interreligious Dialogue, Tehran al-shia.org Aalulbayt Global Informations Center Roshd Islamic - Shia Website
mô tô.txt
Xe máy (còn gọi là mô-tô hay xe hai bánh, phiên âm từ tiếng Pháp: Motocyclette) là loại xe có hai bánh theo chiều trước-sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên nó. Xe ổn định khi chuyển động nhờ lực hồi chuyển con quay khi chạy. Thông thường, người lái xe điều khiển xe bằng tay lái nối liền với trục bánh trước. Xe hai bánh do hai người Đức là Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach ở Bad Cannstatt (một địa danh thuộc Stuttgart) phát minh năm 1885. Có nhiều loại xe hai bánh: xe chạy mọi địa hình (off-road), xe chạy trên đường thường (streetbike), xe đa dụng... Một vài loại xe có gắn thùng bên cạnh để chở người hoặc hàng và có 3 bánh gọi là xe ba bánh hay xe sidecar. == Lịch sử == === Nửa cuối thế kỷ 19: Lịch sử xe gắn máy bắt đầu === Ý tưởng xe gắn máy dường như đã xảy ra với rất nhiều kỹ sư và nhà phát minh đặc biệt là ở châu Âu sau sự ra đời của các phát minh: động cơ hơi nước (James Watt), động cơ điện (Michael Faraday), xe đạp, động cơ đốt trong (Etienne Lenoir),...trong khoảng cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19. Ý tưởng trên đã được thể hiện bằng việc cho ra đời những mẫu "xe đạp gắn động cơ" vào khoảng nửa cuối của thế kỷ 19, đánh dấu mốc cho lịch sử phát triển của xe gắn máy. === Năm 1868 - Tại Pháp === Chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước Michaux-Perreaux là xe gắn máy đầu tiên ra đời tại Pháp do Pierre Michaux và Louis-Guillaume Perreaux thực hiện. Pierre Michaux (25/6/1813 - 1883) là một thợ rèn, người cung cấp phụ tùng cho các xe thương mại Paris trong những năm 1850 và năm 1860. Louis-Guillaume Perreaux (19/2/1816 - 05/4/1889) là kỹ sư Pháp, người đã thiết kế chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu cồn đầu tiên tại Pháp. Chiếc xe của họ đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1868 và năm 1869 đã được trình bày cho công chúng. Cho tới nay vẫn còn tồn tại một số tranh cãi về tác giả của chiếc xe này do ghi nhận về tuổi của Perreaux trong bằng sáng chế. Tuy nhiên, phần lớn đều công nhận là xe gắn máy Michaux-Perreaux. Hiện tại, bản gốc duy nhất chiếc Michaux-Perreaux được lưu giữ tại bảo tàng Ile-de-France Chiếc Michaux-Perreaux bao gồm khung bằng sắt rèn, thiết kế theo dạng khung xe đạp có sửa đổi cho yên ngồi nâng lên tạo khoảng trống để lắp động cơ hơi nước nhỏ. Bàn đạp gắn ở bánh trước xe đạp vẫn được giữ lại từ xe đạp. Bánh xe trước lớn hơn bánh sau, đều làm bằng gỗ bọc sắt rèn, nan hoa bằng sắt rèn. Động cơ được gắn trên thanh dọc của khung nghiêng một góc 45 độ, đằng sau nó là lò hơi và các thùng nhiên liệu, nước. Đó là động cơ hơi nước một xi-lanh làm bằng đồng mạ (động cơ đốt ngoài), công suất 0,5 mã lực. Chuyển động của động cơ được truyền cho bánh sau theo cơ cấu gồm bánh ròng rọc và dây cu roa. Tuy nhiên, chiếc xe đầu tiên vẫn chưa có bộ phận giảm sóc và phanh. Khi điều khiển chiếc Michaux-Perreaux, trước tiên người ta châm lửa cho nhiên liệu cồn cháy để đun cho nước sôi và chuyển thành hơi, sau đó người điều khiển lên yên ngồi và dùng chân đạp bàn đạp cho xe chuyển động về phía trước làm tăng áp suất hơi nước ở xi lanh để động cơ hoạt động kéo xe chạy. Vận tốc tối đa của Michaux-Perreaux lúc bấy giờ đạt 15 km/h. === Năm 1869 - Tại Mỹ === Xe đạp gắn máy hơi nước đầu tiên tại Pháp ra đời không lâu thì tại Mỹ, vào năm 1869, Sylvester H.Roper giới thiệu lần đầu tiên chiếc xe gắn động cơ hơi nước của mình tại Massachusetts. Sylvester Howard Roper (1823 - 1896) là một nhà phát minh sung mãn trên nhiều lĩnh vực. Hiện tại, nguyên mẫu chiếc xe gắn máy hơi nước Roper1869 được lưu giữ tại Viện Smithsonian Hoa Kỳ Chiếc Roper vẫn là sự kết hợp động cơ hơi nước với xe đạp nhưng vị trí lắp động cơ được đặt giữa hai bánh như xe gắn máy hiện đại. Về kết cấu, Roper bao gồm khung xe bằng thép, thiết kế theo dạng khung xe đạp có 2 bánh bằng nhau. Khoảng cách giữa trục bánh trước và bánh sau là 49 inch. Hai bánh xe bằng gỗ bọc thép ở mặt ngoài, có đường kính 34 inch. Treo dưới yên ngồi là một nồi hơi dùng than, gắn liền với khung nhờ cặp lò xo. Ở phía bánh sau, trên mỗi bên của khung lặp một bộ piston xilanh, có ống dẫn thông với lò hơi. Ngoài ra, một ống khói ngắn của nồi hơi dựng lên từ phía sau yên xe. Chuyển động của động cơ được truyền cho bánh sau theo cơ cấu thanh truyền-tay quay. Chỗ để chân được gắn vào hai đầu trục trước. Roper có công suất động cơ 0,5 mã lực và tốc độ đạt được 16 km/h. Roper được đánh giá là có nhiều tính năng xe máy hiện đại, bao gồm một dây cáp gắn liền với tay lái vận hành bướm ga, một dây xích từ tay lái để kéo tấm kim loại dạng cong như cái muỗng áp vào bánh trước như hệ thống phanh. Người điều khiển chuẩn bị vận hành chiếc Roper bằng cách mở cửa hông ở phần dưới nồi hơi, châm lửa cho than trong lò cháy hồng đun sôi nước trong nồi hơi và tạo ra hơi nước để cấp năng lượng cho động cơ. Nước được cung cấp từ bồn chứa ở phần trên nồi hơi. Khi áp suất hơi nước đủ lớn, người lái thắt chặt cáp để"tăng ga" cho xe tiến về phía trước. Những người hàng xóm của Roper đã kể lại rằng nhiều người đi bộ sợ hãi, khó chịu vì tiếng ồn và khói cay khi ông cưỡi chiếc xe mà ông sáng tạo đi ra phố. Thậm chí ông đã từng vào đồn cảnh sát vì lý do đó nhưng nhanh chóng được thả ra do bằng sáng chế đã được cấp. === ​Năm 1885 - Tại Đức === Có thể coi là "xe gắn máy" hoàn chỉnh và gần nhất với sản phẩm hiện đại, tên là Reitwagen do người Đức có tên Gottlieb Daimler (1834 - 1900) thực hiện vào năm 1885. Bằng sáng chế số DRP 36.423 được trao cho Gottlieb vào ngày 11 tháng 8 năm 1886 tại Đức. Nguyên mẫu chiếc Reitwagen đã bị mất trong một vụ cháy lớn năm 1903 tại nhà máy DMG của Daimler tại Cannstatt nên các chiếc Reitwagen được trưng bày ở một số bảo tàng là bản sao chính xác theo đúng bản vẽ và hồ sơ của nó. Daimler đã xây dựng chiếc Reitwagen như thế nào? Từ niềm đam mê kỹ thuật cơ khí chế tạo, Gottlieb Daimler đã thể hiện đam mê về kỹ thuật cơ khí khi còn học trung học. Năm 1852, Gottlieb Daimler không theo nghề làm bánh của cha mình mà quyết định chọn kỹ thuật cơ khí và rời quê hương bắt đầu công việc kỹ thuật cơ khí tại Graffenstaden. Năm 1857-1859, ông trở lại học ngành cơ khí tại Đại học Bách khoa Stuttgart. Sau đó, để mở rộng sự hiểu biết về kỹ thuật, ông đến một số nước châu Âu làm việc trên động cơ đốt trong của JJ Lenoir, đầu máy xe lửa,... Năm 1863, Daimler kết bạn với Wilhelm Maybach, một nhà thiết kế công nghiệp mới 19 tuổi và sau này trở thành đối tác lâu dài của ông. Năm 1872, Daimler và Maybach đến làm việc cho công ty của Nikolaus Otto. Trong công ty, Daimler và Maybach tham gia vào đội ngũ kỹ thuật cùng với Otto tập trung xây dựng động cơ xăng bốn thì. Năm 1877, Otto được cấp bằng sáng chế động cơ đốt trong bốn thì. Năm 1882, Daimler và Maybach rời khỏi công ty Otto với cùng ý tưởng hình thành trước đó, họ thành lập một nhà máy sản xuất để cùng nghiên cứu phát triển động cơ nhỏ tốc độ cao để có thể lắp trên một loạt các phương tiện trên mặt đất, trên sông và trên không. Bí mật, miệt mài giải quyết khó khăn. Daimler và Maybach biết rõ hạn chế động cơ Otto hiện có là hệ thống đánh lửa và cung cấp nhiên liệu - Đây chính là khó khăn mà hai ông phải giải quyết. Maybach tìm thấy nguồn cảm hứng trong một bản vẽ bởi các kỹ sư Watson Anh. Sau nhiều thử nghiệm, Maybach đã đưa ra được hệ thống đánh lửa "ống lửa nóng" đảm bảo đánh lửa ổn định và có thể tăng tốc động cơ như mong muốn. Hệ thống trên có cấu tạo và hoạt động theo nguyên tắc: một ống làm nóng từ bên ngoài, hướng vào xi-lanh ở khoảng vị trí của bugi sau này. Khi nén bằng piston trong xi lanh, hỗn hợp nhiên liệu chống lại các ống nóng và được đốt cháy một cách tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu chế tạo, các hoạt động sáng tạo được hai ông giữ bí mật tuyệt đối. ==== Cuộc đua nhận bằng sáng chế ==== Mặc dù biết bằng sáng chế động cơ xăng 4 thì Otto DRP 532 vẫn còn giá trị, nhưng với sự khác biệt về kích thước động cơ, hệ thống đánh lửa được xây dựng và đặc biệt là với nghệ thuật ngôn từ của G.Daimler thì bằng sáng chế cho động cơ xăng 4 thì nằm ngang với ống lửa nóng đã được cấp ngày 23 tháng 12 năm 1883. Đoán trước sẽ phải chạy đua bằng sáng chế với Otto, Karl Benz và các nhà sáng chế khác, nên chỉ một tuần sau khi bằng sáng chế cho các "động cơ xăng 4 thì nằm ngang với ống lửa nóng" được cấp, G.Daimler tiếp tục nộp bằng sáng chế khác cho một hệ thống "kiểm soát tốc độ của động cơ bằng cách kiểm soát các van xả" để bảo vệ phát minh của mình. Phiên bản cải tiến của động cơ sau đó là động cơ bốn thì một xi lanh thẳng đứng, được đặt tên là "đồng hồ quả lắc" (vì nó trông giống đồng hồ quả lắc) và được cấp bằng sáng chế vào tháng 4 năm 1885. Trong "đồng hồ quả lắc", cơ chế tay quay và bánh đà lần đầu tiên được bọc trong một cacte chống dầu và bụi, trên đó có xi-lanh làm mát bằng khí. Nó được thiết kế nhỏ gọn phù hợp để lắp đặt trong nhiều loại thiết bị: khối lượng 60 kg, dung tích xi lanh 264cc, công suất 0,5 mã lực (0,37 kW) tại 650 vòng/phút (650rpm). Đây được coi là tiền thân của các động cơ xăng hiện đại. ==== Chiếc Reitwagen ra đời ==== Daimler và Maybach lắp đặt "Đồng hồ quả lắc" trong một chiếc xe đạp bằng gỗ tạo ra chiếc xe gắn máy đầu tiên và đặt tên cho nó là Reitwagen hay Einspur. Năm 1885, Daimler nộp bằng sáng chế và 1 năm sau đó, ông được trao bằng sáng chế cho chiếc xe Reitwagen của mình. Chiếc Reitwagen có cấu tạo bao gồm khung bằng gỗ, bánh xe bằng gỗ lót thép ở mặt ngoài, tay cầm và yên xe. Hai bánh xe nhỏ hoạt động như chân chống tương tự như 2 bánh phụ trên chiếc xe đạp của trẻ em mới bắt đầu tập đi xe. Tay cầm hình chữ T ngã về phía sau được chế tạo bằng thép. Yên ngồi là một tấm kim loại uốn cong chữ U, bọc da và được đặt trực tiếp trên động cơ. Reitwagen nặng 90 kg, dung tích xi lanh 264cc sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu hỏa.Hệ thống truyền động ra bánh sau theo cơ cấu bánh ròng rọc và dây curoa. Reitwagen có thể đạt được vận tốc tối đa tới 12 km/h. Reitwagen phải được khởi động trước khi cưỡi lên và vận hành. Để khởi động động cơ, đầu tiên phải thắp sáng ngọn lửa nhỏ bên dưới ống lửa nóng và sử dụng tay quay quay động cơ vài vòng. Mất khoảng một phút sau khi khởi động cho động cơ chạy tốt, người điều khiển lên yên ngồi và tác động vào cần điều khiển hệ thống truyền động cho xe chạy. Do chưa có bộ ly hợp nên để thay đổi tốc độ, người điều khiển tác động vào bánh đỡ dây đai để chọn bánh ròng rọc cho dây đai (tương tự như cơ cấu chuyển dĩa và líp ở xe đạp ngày nay). Hai tốc độ có thể lựa chọn là 6 hoặc 12 km/h tùy thuộc vào ròng rọc mà đai lựa chọn. Khoảnh khắc lịch sử - thử nghiệm đầu tiên. Con trai của Daimler Paul, 17 tuổi, trở thành người lái xe gắn máy đầu tiên vào ngày 10 tháng 11 năm 1885, khi anh cưỡi chiếc Reitwagen từ Cannstatt đến Untertürkheim và trở lại (khoảng 10 km) với tốc độ đạt 12 km/h. Với điều kiện đường giao thông vào thời điểm bấy giờ, Reitwagen hầu như không có được một cuộc hành trình thoải mái. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất nhất gặp phải là sức nóng của ngọn lửa động cơ dưới yên ngồi. === Tai nạn xe máy đầu tiên === Tai nạn đầu tiên được ghi nhận thuộc về chiếc xe của Sylvester H.Roper - Mỹ năm 1894. Vẫn là động cơ hơi nước sau hơn 25 năm cải tiến và phát triển kể từ khi chiếc Roper 1869 ra đời. Chiếc Roper 1894 đã tham gia trong vụ tai nạn xe máy lần đầu tiên với chính người phát minh ra nó. == Các nhận định của giới phân tích - các tranh luận dần được tháo gỡ == Sử dụng một định nghĩa rộng rãi cho một xe máy, có hai xe hai bánh gắn động cơ hơi nước đầu tiên, một xây dựng ở Pháp bởi Louis-Guillame Perreaux và Pierre Michaux vào năm 1868, một xây dựng tại Hoa Kỳ bởi Sylvester Roper ngay sau đó, mà ông đã chứng minh tại hội chợ, rạp xiếc tại nhiều nơi khác nhau. Với một định nghĩa đủ cho một chiếc xe máy là hai bánh xe và động cơ đốt trong thì chiếc Reitwagen được xây dựng ở Đức bởi Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach vào năm 1885 là xe gắn máy đầu tiên trên thế giới, sự xuất hiện của nó là một khởi đầu cho lịch sử phát triển hơn một trăm năm. Một cuộc tranh luận về việc xác định xe máy đầu tiên được phát minh đã xảy ra, một số cho rằng hai bánh xe và một động cơ hơi nước phải được xét, tuy không được phát triển nhưng sự ra đời của nó khơi màu cho những sáng tạo về sau, những người khác nhấn mạnh rằng một động cơ đốt trong là một thành phần quan trọng. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng: “Reitwagen chế tạo tại Đức vào năm 1885 là xe máy đầu tiên trên thế giới”. Tuy nhiên Reitwagen chỉ là kết quả thử nghiệm trong dự án phát triển động cơ đốt trong 4 thì của Daimler và Maybach nên chưa được sản xuất thương mại. Xe gắn máy được sản xuất hàng loạt đầu tiên là Hildebrand & Wolfmüller"Motorrad" (hay H&W Motorrad) do hai anh em Henry và Wilhelm Hildebrand hợp tác với Alois Wolfmüller và Hans Geisenhof chế tạo và được cấp bằng sáng chế vào tháng 1 năm 1894 tại Đức. Xe lắp động cơ 4 kỳ dùng xăng, 2 xi lanh song song dung tích 1489cc, công suất 2,5 mã lực tại 240 vòng/phút, làm mát bằng nước. Tốc độ khoảng 45 km/h. Đây cũng là lần đầu tiên cụm từ "xe máy"(theo tiếng Đức là "Motorrad") được sử dụng. Họ tổ chức sản xuất tại Munich và cũng nhượng quyền sản xuất xe này tại Pháp với tên gọi là "The Pétrolette". == Các loại xe gắn máy hiện tại == Xe máy có thể được phân loại theo kiểu hộp số (hộp số tay và hộp số tự động), mục đích sử dụng (đa năng, đường trường, địa hình...), hình dáng (sườn cao và sườn thấp). Xe sườn thấp: hay còn gọi là xe nữ, có đặc điểm là sườn giữa được làm thấp xuống, bình xăng nhiên liệu được đưa xuống dưới yên. Loại xe này phù hợp với nữ giới để tiện bước lên xuống xe và có phân khối nhỏ từ 50 đến 170 phân khối. Được định nghĩa theo giấy tờ đăng ký tại một số quốc gia như Việt Nam là xe nữ. Xe sườn cao: hay còn gọi là Mô-tô, có đặc điểm là sườn xe cao ngang với yên hoặc cao hơn, sườn giữa thường là nơi chứa nhiên liệu. Lạo xe này thường có thiết kế hầm hố và có dung tích xi lanh lớn nhằm phù hợp với khích thước và trọng lượng của xe, ngoài ra còn do thị hiếu về dòng xe phân khối lớn của nam giới. Loại xe này rất phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Cannada và các nước châu Âu. Tại các nước đang phát triển thì đã có sự phát triển rõ rệt vì thị hiếu và do thu nhập người dân tăng lên đáng kế. Cũng cần phải biết là loại xe sườn cao này thường là có giá bán khá cao. Chiếc moto có dung tích xi lanh và tốc độ lớn nhất hiện này là chiếc Dodge Tomahawk với dung tích xi lanh là 8,7 lít, sức mạnh đạt 500 mã lực có khả năng tăng tốc 0–100 km/h chỉ trong 2,3 giây và đạt vận tốc tối đa lên tới 560 km/h == Xem thêm == Mô tô sườn đầm == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
robert koch.txt
Heinrich Hermann Robert Koch (11 tháng 12 năm 1843 – 27 tháng 5 năm 1910) là một bác sĩ và nhà sinh học người Đức. Ông nổi tiếng như một người đã tìm ra trực khuẩn bệnh than (1877), trực khuẩn lao (1882) và vi khuẩn bệnh tả (1883) đồng thời là người đã phát biểu nguyên tắc Koch. Ông đã được trao giải Nobel dành cho Sinh lý và Y học cho các công trình về bệnh lao vào năm 1905. Ông cũng được coi là một trong số những người đặt nền móng cho vi khuẩn học. == Tiểu sử == Robert Koch sinh vào ngày 11 tháng 12 năm 1843 tại Clausthal, trên núi Upper Harz, Đức. Là con trai của một người kĩ sư mỏ, ông làm bố mẹ phải kinh ngạc khi nói với họ rằng ông đã tự học đọc bằng một tờ báo. Đó là dấu ấn đầu tiên về sự thông minh và tính kiên trì về mặt phương pháp – những đức tính đã theo ông trong suốt cuộc đời sau này. Ông học ở một trường cấp 3 địa phương (trường Gymnasium). Ở đó ông đã thể hiện mối quan tâm tới sinh học, và cũng như bố, ham muốn mạnh mẽ đi du lịch khám phá. Năm 1862, Koch tới Đại học Göttingen để học y khoa. Tại đây, Koch bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của giáo sư môn giải phẫu học là Friedrich Gustav Jakob Henle về bệnh truyền nhiễm là do những loài sinh vật sống ký sinh (luận điểm này đã được xuất bản vào năm 1840). Sau khi lấy bằng bác sĩ vào năm 1866, Koch tới Berlin sáu tháng để học hoá học dưới sự dẫn dắt của Virchow. Cùng năm, Koch cưới Emmy Fraats. Bà đã sinh cho ông một người con gái duy nhất là Gertrud (sinh năm 1865), người mà sau này trở thành vợ của tiến sĩ E. Pfuhl. Năm 1867, ông bắt đầu ổn định cuộc sống sau thời gian thực tập, đầu tiên ở Langenhagen và không lâu sau đó, năm 1869, ở Rackwitz, tỉnh Posen. Ở đây ông đã vượt qua kì thi nhân viên ngành y của tỉnh. Năm 1870, ông tham gia tình nguyện phục vụ trong cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ và từ năm 1872 tới 1880 là nhân viên ngành y của tỉnh Wollstein. Cũng chính ở đây, ông đã thực hiện những nghiên cứu bước ngoặt, những nghiên cứu đã đưa ông lên vị trí cao trong giới khoa học. Bệnh than vào thời đó đang xuất hiện trong các trang trại chăn nuôi ở tỉnh Wollstein và Koch, mặc dù không có công cụ nghiên cứu khoa học nào và còn bị tách biệt với thư viện và giới khoa học, đã lao vào nghiên cứu bệnh này bất chấp sức ép từ công việc bận rộn của ông. Phòng thí nghiệm của ông là căn nhà 4 phòng và cũng chính là nhà ông, còn dụng cụ nghiên cứu của ông, ngoài cái kính hiển vi vợ ông tặng, đều do ông tự trang bị. Trước đó thì trực khuẩn than đã được tìm ra bởi Pollender, Rayer và Davaine; và Koch đặt ra mục tiêu là chứng minh loài trực khuẩn này chính là tác nhân gây bệnh than. Ông cấy vào chuột, bằng miếng gỗ tự chế, trực khuẩn than lấy từ lá lách của những động vật trong nông trại đã bị chết bởi bệnh than, và thấy rằng những con chuột này bị chết bởi trực khuẩn. Trong khi cùng lúc những con chuột được cấy bằng máu từ lách của những con vật nuôi khoẻ mạnh thì không bị mắc bệnh than. Điều này củng cố cho những nghiên cứu khác đã chứng minh rằng bệnh này có thể lây qua đường máu từ những con vật đã bị bệnh. Nhưng điều đó chưa thoả mãn Koch. Ông còn muốn biết những con trực khuẩn than chưa bao giờ phát triển trong động vật thì có khả năng gây bệnh hay không. Để giả quyết vấn đề này, ông đã triết xuất pure culture của trực khuẩn bằng cách nuôi cấy chúng trong dịch lấy từ mắt bò. Bằng cách nghiên cứu, vẽ và chụp hình lại những môi trường nuôi cấy này, Koch đã ghi lại sự nhân lên của trực khuẩn và nhận thấy rằng điều kiện nuôi cấy không thích hợp với chúng, chúng đã tạo ra bào tử (spore) bên trong chúng để chống lại điều kiện bất lợi đặc biệt là thiếu ôxy, và khi điều kiện thuận lợi trở lại, bào tử có thể trở lại thành trực khuẩn. Koch nuôi trực khuẩn qua vài thế hệ trong pure culture và chỉ ra rằng cả khi chúng không hề lớn lên trong động vật thì chúng vẫn có khả năng gây bệnh than. Kết quả của công việc lao khổ này đã được Koch trình bày cho Ferdinand Cohn, giáo sư thực vật học ở Đại học Breslau, người đã tổ chức một cuộc họp cùng với những đồng nghiệp của mình cùng làm chứng cho sự trình bày của Koch trong số đó có giáo sư Cohnheim, giáo sư về giải phẫu bệnh học. Cả Cohn và Cohnheim đều bị ấn tượng bởi công trình của Koch và khi Cohn, vào năm 1876, xuất bản công trình của Koch trong một tờ báo của ngành thực vật học mà ông làm biên tập viên thì Koch đã lập tức trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục làm việc ở Wollstein 4 năm sau đó và trong thời gian đó đã tiến bộ hơn nhiều trong kĩ năng cố định, nhuộm và chụp hình vi khuẩn đồng thời nghiên cứu thêm một số công trình quan trọng nữa về bệnh gây ra bởi vi khuẩn trong các vết thương, và xuất bản công trình vào năm 1878. Trong những công trình này ông đã nêu lên, cũng như những gì ông đã làm với bệnh than, bản chất khoa học và thực nghiệm cho cách kiểm soát những bệnh truyền nhiễm đó. Tuy nhiên Koch vẫn còn thiếu điều kiện cho công việc của ông và phải tới năm 1880, khi ông được bổ nhiệm làm thành viên của Reichs-Gesundheitsamt (Cục Y tế Hoàng gia) ở Berlin, thì ông mới được cung cấp đầu tiên là một phòng hẹp, thiếu thốn nhưng sau đó là một phòng thí nghiệm đầy đủ hơn, trong đó ông đã làm việc với các phụ tá là Loeffler, Gaffky và những người khác. Ở đây, Koch tiếp tục hoàn thiện phương pháp nghiên cứu vi khuẩn mà ông đã dùng ở Wollstein. Ông phát minh ra phương pháp mới Reinkulturen – cấy pure culture của vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy rắn như khoai tây, hay thạch đựng trong một loại đĩa đặc biệt phát minh bởi đồng nghiệp của ông là Julius Richard Petri, mà tới nay nó vẫn được sử dụng phổ biến. Ông cũng phát minh ra một phương pháp nhuộm vi khuẩn mới làm chúng dễ nhìn hơn và giúp xác minh chúng. Kết quả của những công trình này là sự mở đầu cho phương pháp nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh trong đó vi khuẩn có thể dễ dàng tách ra trong pure culture, không nằm trong cơ thể sinh vật và vì vậy chúng có thể được xác định. Koch cũng đặt ra tiêu chuẩn, được biết đến như nguyên tắc Koch (Koch's postulate). Để chấp nhận một vi khuẩn nào đó là nguyên nhân gây ra một bệnh nhất định hay không thì tất cả tiêu chuẩn của "nguyên tắc Koch" cần được thoả mãn. Hai năm sau khi tới Berlin, Koch phát hiện ra trực khuẩn lao và phương pháp nuôi cấy nó trên pure culture. Năm 1882, ông xuất bản công trình kinh điển của ông về trực khuẩn. Ông vẫn tiếp tục bận rộn nghiên cứu cho tới khi ông được cử tới Ai Cập vào năm 1883 với vai trò Chủ tịch Uỷ ban về bệnh tả của Đức, để điều tra về dịch tả đang bùng phát ở đó. Ở đây ông đã phát hiện ra vi khuẩn vibrio là nguyên nhân gây bệnh tả và mang được pure culture của vi khuẩn này về Đức. Ông cũng nghiên cứu cả vi khuẩn tả ở Ấn Độ. Trên cơ sở những kiến thức của ông về đặc điểm sinh học và sự phân bố của vi khuẩn tả, Koch đã hệ thống hoá nguyên tắc để kiểm soát dịch tả và điều đó đã được chấp thuận bởi Quyền tối cao ở Dresden vào năm 1893 và nó đã trở thành nền móng cho việc kiểm soát dịch tả ngày nay. Công trình của ông về bệnh tả đã được nhận giải thưởng 100 ngàn mark Đức đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc có kế hoạch bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Năm 1885, Koch được phong Giáo sư về vệ sinh học của Đại học Berlin và Giám đốc của Viện vệ sinh mới được thành lập lúc đó tại trường này. Năm 1890 ông được phong thượng tướng và người có đặc quyền (Freeman) của thành phố Berlin. Năm 1891 ông trở thành Giáo sư Danh dự của khoa Y ở Berlin và Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm, nơi ông đã may mắn gặp được những đồng nghiệp như Ehrlich, von Behring và Kitasato, cũng là những nhà phát minh nổi tiếng. Năm 1893, Koch cưới người vợ thứ hai là Hedwig Freiberg. Trong thời gian này, Koch quay lại với những nghiên cứu về bệnh lao. Ông cố gắng hãm lại quá trình phát triển bệnh bằng chất mà ông gọi là tuberculin, được làm từ môi trường nuôi cấy trực khuẩn lao. Ông chuẩn bị các mẫu tuberculin, mới và cũ, và sự thông báo về mẫu tuberculin cũ đã gây rất nhiều tranh cãi. Khả năng chữa trị của chất này theo như những gì Koch tuyên bố là một sự thổi phồng, và bởi vì hi vọng từ nó không được thoả mãn, dư luận quay ra chống lại nó và chống lại Koch. Chất tuberculin mới được Koch công bố vào năm 1896 và khả năng chữa trị của nó cũng làm thất vọng mọi người; nhưng nó đã dẫn tới sự phát hiện của một chất có giá trị về mặt chẩn đoán. Trong khi công trình về tuberculin vẫn tiếp tục, đồng nghiệp của ông ở Viện về các bệnh truyền nhiễm là von Behring, Ehrlich và Kitasato nghiên cứu và xuất bản công trình mang tính bước ngoặt của họ về sự miễn dịch của bệnh bạch hầu. Năm 1896, Koch tới Nam Phi để nghiên cứu nguyên nhân của bệnh dịch virut Rinde (rinderpest) và mặc dù ông không tìm được nguyên nhân, ông cũng đã thành công trong việc hạn chế sự bùng phát của bệnh dịch bằng cách tiêm cho những con gia súc khoẻ mạnh mật lấy từ túi mật của những con đã bị bệnh. Rồi sau đó là các nghiên cứu ở Ấn Độ và châu Phi về sốt rét, sốt rét tiểu đen (blackwater fever), bệnh xura (surra) ở gia súc, ngựa và bệnh dịch hạch và xuất bản những quan sát của ông về các bệnh này vào năm 1898. Không lâu sau khi quay lại Đức, ông lại được cử tới Ý và vùng nhiệt đới nơi ông xác nhận công trình của Ronald Ross về sốt rét và làm được một số công việc có ích trong nghiên cứu về nguyên nhân của các dạng khác nhau của sốt rét và việc kiểm soát nó bằng thuốc ký ninh. Trong những năm cuối của cuộc đời, Koch đi tới kết luận là trực khuẩn gây bệnh lao ở người và bò là khác nhau và tuyên bố của ông về điều này tại Hội nghị Y học quốc tế về Lao ở Luân Đôn năm 1901 đã gây ra nhiều tranh cãi, nhưng bây giờ thì quan điểm đấy của ông đã được công nhận là đúng. Công trình nghiên cứu của ông về bệnh sốt Rickettsia đã dẫn đến ý tưởng mới, rằng căn bệnh này được truyền dễ dàng từ người sang người hơn là từ nước uống, và vì thế dẫn đến phương pháp kiểm soát bệnh mới. Tháng 12 năm 1904, Koch được cử tới vùng Đông Phi của người Đức để nghiên cứu bệnh sốt ở Bờ Biển Đông trên gia súc và ông đã tiến hành những quan sát quan trọng, không chỉ với dịch bệnh này mà còn với những loài gây bệnh Babesia và Trypanosome và bệnh xoắn khuẩn spirochaet có nguồn gốc lây truyền qua ve, bọ; và tiếp tục công việc của ông trên những sinh vật này khi ông trở về nhà. Koch là người đã nhận rất nhiều giải thưởng và huân chương, học vị tiến sĩ danh dự của Đại học Heidelberg và Bologna, công dân danh dự của thành phố Berlin, Wollstein và quê hương ông Clausthal, thành viên danh dự của giới khoa học hàn lâm ở Berlin, Viên, Posen, Perugia, Napoli và New York. Ông cũng được huân chương danh dự Đức (German Order of the Crown), Bắc đẩu bội tinh của German Order of the Red Eagle (lần đầu tiên giải thưởng cao quý này được trao cho một người trong ngành Y) và huân chương của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Rất lâu sau khi ông mất, ông còn được ghi công bằng tượng đài kỉ niệm và nhiều hình thức khác ở một số nước. Năm 1905, ông nhận được giải thưởng Nobel dành cho Sinh lý và Y học. Năm 1906, ông quay lại Trung Phi để nghiên cứu về việc kiểm soát bệnh trùng mũi khoan (trypanosomiasis), và ở đó ông đã báo cáo rằng atoxyl có tác dụng chống lại bệnh này giống như thuốc ký ninh đối với sốt rét. Sau đó Koch tiếp tục công việc thực nghiệm về vi khuẩn học và huyết thanh học. Bác sĩ Koch mất ngày 27 tháng 5 năm 1910 tại Baden-Baden. == Xem thêm == Vi sinh == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tiểu sử Robert Koch – Quỹ Hỗ trợ Nobel
1453.txt
Năm 1453 là một năm trong lịch Julius. == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Tham khảo ==
thập niên 1920.txt
Thập niên 1920 hay thập kỷ 1920 là thập kỷ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1920 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1929. Thập niên 1920 còn được biết đến như Roaring Twenties hay Thời đại nhạc Jazz ở Mỹ và Canada. Ở Châu Âu, thập niên 1920 được biết đến như là "Thời đại vàng" vì sự bùng nổ kinh tế sau Chiến tranh Thế giới thứ I. == Tham khảo == Phương tiện liên quan tới 1920s tại Wikimedia Commons
hms rotherham (h09).txt
HMS Rotherham (H09) là một tàu khu trục lớp R của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc năm 1945, nó được bán cho Ấn Độ năm 1948 và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Ấn Độ như là chiếc INS Rajput (D141) cho đến năm 1976, khi nó bị tháo dỡ. == Thiết kế và chế tạo == Được đặt hàng vào ngày 2 tháng 4 năm 1940 như một phần của Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh thuộc Chi hạm đội Khẩn cấp 4, Rotherham được đặt lườn bởi xưởng tàu của hãng John Brown & Company ở Clydebank vào ngày 10 tháng 4 năm 1941. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 3 năm 1942, nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào tháng 8 và hoàn tất vào ngày 27 tháng 8 năm 1942. Tên nó được đặt theo tên Hạm trưởng Edward Rotheram, người chỉ huy chiếc HMS Royal Sovereign trong Trận Trafalgar năm 1805. Rotherham được hoàn tất như một soái hạm khu trục, với dàn vũ khí được cắt giảm đôi chút, lấy chỗ cho nhân sự của ban tham mưu Chi hạm đội và chỗ làm việc tương ứng. == Lịch sử hoạt động == === Thế Chiến II === Rotherham hoàn tất việc chạy thử máy vào tháng 8 năm 1942. Sau một giai đoạn huấn luyện tại Scapa Flow, nó được phân công phục vụ tại Đại Tây Dương, hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Freetown, Sierra Leone và Cape Town cùng Durban thuộc Nam Phi cho đến cuối năm. Từ tháng 2 năm 1944, nó được bố trí tại Ấn Độ Dương, và đến tháng 4 đã gia nhập Hạm đội Đông để tham gia các chiến dịch tấn công các căn cứ của Nhật Bản tại Sumatra và Java, cùng Azad Hind phe Quốc gia Ấn Độ tại quần đảo Andaman, hoạt động như tàu hộ tống cho các tàu sân bay và thiết giáp hạm. Vào tháng 10 năm 1944, nó lên đường đi Simon's Town để tái trang bị. Vào đầu năm 1945, Rotherham được bố trí để ngăn chặn các tàu bè Nhật Bản chuyển chở hàng tiếp liệu và binh lính tăng cường cho lực lượng đồn trú tại quần đảo Andaman và Nicobar, cũng như hỗ trợ cho các hoạt động quân sự tại Miến Điện. Vào tháng 2, cùng với các tàu chị em Rapid, Rocket và Roebuck, nó tiến hành bắn phá đảo Coco Lớn, với hơn 1000 quả đạn pháo 4,7 inch được bắn từ bốn chiếc tàu khu trục. Sau đó nó tiến hành các nhiệm vụ tuần tra chống tàu và bắn phá bờ biển, và vào tháng 4 đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Đồng Minh gần Rangoon trong khuôn khổ Chiến dịch Dracula. Các nhiệm vụ hộ tống được tiếp nối cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Rotherham sau đó được bố trí trong Chiến dịch Zipper, cuộc tái chiếm Penang của Anh, và vào đầu tháng 9 trong Chiến dịch Tiderace, hộ tống một hạm đội do tàu tuần dương HMS Sussex dẫn đầu đi đến Singapore tiếp nhận sự đầu hàng của 77.000 binh lính Nhật tại đây. Bản thân vị chỉ huy của Rotherham đã tiếp nhận sự đầu hàng của 34.000 nhân sự thuộc Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại Xưởng hải quân Singapore ở Sembawang, và để đánh dấu sự kiện này, lối ra vào chính của xưởng được đổi tên thành "Cổng Rotherham". Con tàu tiếp tục ở lại Singapore cho đến ngày 27 tháng 9, khi nó lên đường đi Trincomalee, rời khỏi đây vào ngày 2 tháng 10 để đi Portsmouth, nơi nó được cho xuất biên chế và đưa về lực lượng dự bị. === Chuyển cho Hải quân Ấn Độ === Rotherham được bán cho Ấn Độ vào năm 1948, và được chính thức chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 27 tháng 7 năm 1949 như là chiếc INS Rajput (D141). Nó đã tham gia hoạt động trong cuộc Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971, đã đánh chìm tàu ngầm PNS Ghazi của Hải quân Pakistan bằng mìn sâu. Nó tiếp tục phục vụ cho đến năm 1976, khi nó được đưa vào danh sách loại bỏ, và bị tháo dỡ sau đó. == Tham khảo == === Chú thích === === Thư mục === Raven, Alan; Roberts, John (1978). War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4. Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.
vương quốc anh (1707-1801).txt
Vương quốc Anh (tiếng Anh: Kingdom of Great Britain) là phần của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm hoàn toàn trên đảo Anh (Great Britain). Vương quốc Anh, do đó, bao gồm ba xứ Anh (England), Scotland, Wales, với lại những quần đảo Scilly, Hebride, Orkney và Shetland, nhưng không bao gồm Đảo Man hoặc Quần đảo Eo biển (Channel Islands). Giữa những năm 1707 – 1800 nó là vương quốc ở Tây Âu đóng đô ở Luân Đôn. Nó được thành lập do Đạo luật Liên hiệp năm 1707 và được thay cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland năm 1801 khi Vương quốc Ireland bị sáp nhập vào do Đạo luật Liên hiệp năm 1800, sau cuộc nổi loạn Ireland năm 1798 bị đàn áp. == Tham khảo các mục có liên quan ==
amersfoort.txt
Amersfoort () là một thành phố Hà Lan. Thành phố này thuộc tỉnh Utrecht. Thành phố Amersfoort có diện tích đất km², dân số 144.879 người (thời điểm năm 2009). Đây là thành phố đông dân thứ 15 tại Hà Lan. Thành phố phát triển nhanh chóng nhưng bảo tồn tốt trung tâm Trung cổ. Thành phố Amersfoort là một trong những điểm giao cắt đường sắt lớn của Hà Lan do vị trí ở các tuyến đường ray bắc nam và đông-tây. Năm 2009 thành phố kỷ niệm 750 năm thành lập. == Các trung tâm dân cư == Đô thị Amersfoort gồm các khu vực dân cư sau: Bergkwartier, Bosgebied, Binnenstad, Hoogland, Hoogland-West, Kattenbroek, Kruiskamp, de Koppel, Liendert, Rustenburg, Nieuwland, Randenbroek, Schuilenburg, Schothorst, Soesterkwartier, Vathorst, Hooglanderveen, Vermeerkwartier, Leusderkwartier, Zielhorst en Stoutenburg-Noord. == Tham khảo ==
pink floyd.txt
Pink Floyd là một ban nhạc progressive rock của Anh đã tạo nên được sự công nhận rộng lớn với phong cách psychedelic rock (còn gọi là space rock), đã được họ phát triển cho dòng nhạc progressive rock của họ. Họ cũng được biết đến với những ca từ mang tính triết lý, những khám phá về mặt âm thanh, và những bìa album đầy sáng tạo nghệ thuật, và những buổi live show hoành tráng. Là một trong những ban nhạc rock thành công nhất, họ đã bán được 200 triệu album trên toàn thế giới, trong đó có 74.5 triệu album được tiêu thụ tại Mỹ Được thành lập năm 1965, ban đầu gồm các sinh viên Syd Barrett, Nick Mason, Roger Waters và Richard Wright. Với vị thủ lĩnh tài năng Barrett, học đã cho ra đời 2 đĩa đơn nằm trong danh sách bán chạy trên thị trường và một album ra mắt thành công. David Gilmour gia nhập vào tháng 12 năm 1967, là thành viên thứ năm. Tháng 4 năm 1968, Barrett rời nhóm do sức khỏe sa sút trầm trọng. Sau khi Barrett ra đi, Waters trở thành người sáng tác chính của nhóm cho tới khi anh rời nhóm vào năm 1985. Pink Floyd đã gặt hái thành công với dòng nhạc chính lúc đó và là một trong những ban nhạc nổi tiếng nhất trong làng nhạc rock London vào cuối thập niên 1960. Ban nhạc đã thu khá nhiều album, và đã đạt được thành công với album The Dark Side of the Moon (1973), Wish You Were Here (1975), Animals (1977), và The Wall (1979). Năm 1985, Waters đã gọi Pink Floyd là "một cố gắng lãng phí", nhưng những thành viên còn lại, đứng đầu bởi Gilmour, tiếp tục thu âm và lưu diễn dưới cái tên Pink Floyd. Mặc dù họ không thành công lắm trong vụ kiện của Waters về quyền sử dụng tên nhóm, nhưng các thành viên này đã gặt hái được thành công về mặt âm nhạc với album A Momentary Lapse of Reason (1987) và The Division Bell (1994). Cuối cùng, họ cũng đã thành công trong việc thuyết phục tòa cho phép họ sử dụng cái tên Pink Floyd. Waters đã quay lại hát cùng với nhóm lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 6 năm 2005 tại buổi hòa nhạc London Live 8 concert. == 1963-67: Những ngày đầu thành lập == === Thành lập === Roger Waters gặp Nick Mason khi họ đang học kiến trúc tại London Polytechnic trên đường Regent. Họ cùng chơi nhạc với nhóm của Keith Noble, Clive Metcalfe và Sheilagh chị gái Nobles. Richard Wright, học cùng trường, gia nhập vào cuối năm đó. Nhóm sáu người đổi tên thành Sigma 6. Như vậy nhóm nhạc này đã có 3 thành viên của Pink Floyd sau này: Waters, Wright và Mason. . Họ bắt đầu trình diễn tại những phòng trà trên đường Regent. Họ hát những bài của the Searchers cũng như những bài tự sáng tác bởi người quản lý kiêm viết nhạc: Ken Chapman, cũng là sinh viên cùng trường. Vào tháng chin năm 1963, Waters và Mason chuyển tới một căn hộ ở 39 Stanhope Garden, ngay gần Crouch End London, chủ sở hữu là Mike Leonard, một hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư ở gần Hornsey College of Art và Regent Street Polyechnic. Mason chuyển đi sau kỳ học năm 1964, và tay guitar Bob Klose chuyển đến vào tháng 9 năm 1964. Sigma 6 đổi tên chớp nhoáng nhiều lần, thành Meggadeaths, the Abdabs, the Screming Abdabs, Leonard’s Lodgers, rồi Spectrum Five, cuối cùng giữ thành Tea Set. Vào năm 1964, khi Metcalfe và Noble tách ra lập nhóm riêng, Syd Barrett dọn đến ở cùng Klose và Waters ở Stanhope Gardens. Barret, ít hơn hai tuổi, tới London năm 1962 để nhập học Camberwell College of Art. Waters và Barrett là bạn từ nhỏ; Waters thường tới thăm Barrett và nghe Barrett chơi guitar ở nhà mẹ. Mason từng nói về Barrett như sau: "Vào thời kỳ mà cách thanh nhiên ù lì vì nhút nhát, e dè thì Syd khác hẳn. Tôi không bao giờ quên lần đầu chúng tôi gặp nhau: anh ấy rất chủ động tiến tới và giới thiệu về bản thân." Noble và Metcalfe rời Tea Set vào cuối năm 1963 và Klose giới thiệu ca sĩ Chris Dennis cho nhóm, một kỹ thuật viên tới từ Lực lượng không quân hoàng gia. Vào tháng 12 năm 1964, họ tiến hành ghi âm tại một studio ở West Hampstead, thông qua một người bạn của Wright, khi đó đang rảnh rỗi. Wright, khi đó đang nghỉ giữa kỳ, không tham gia vào buổi ghi âm. Khi Lực lượng không quân hoàng gia yêu cầu Dennis chuyển tới Bahrain vào đầu năm 1965, Barrett trở thành đại diện của nhóm. Năm sau đó, họ chơi cho câu lạc bộ Countdown, gần Kensington High Street ở London. Tại đó họ diễn 3 suất, từ lúc tối tới rạng sáng hôm sau, mỗi suất 90 phút. Trong giai đoạn này, nhóm cũng muốn giảm bớt việc hát các bài cũ, ban nhạc "nhận thấy rằng các ca khúc có thể khéo dài thêm các đoạn solo", Mason viết. Do áp lực từ phía cha mẹ cũng như lời khuyên của người hướng đạo ở trường, giữa năm 1965, Klose rời khỏi nhóm và Barrett trở thành cây guitar chính. Cuối năm 1965, nhóm đổi tên thành Pink Floyd Sound. Chính Barret là người nghĩ ra cái tên này trong giây phút thăng hoa khi anh cùng nhóm, khi đó tên là Tea Set, đang biểu diễn. Nó được ghép từ tên của hai nghệ sĩ Blue, mà Barrett sưu tập đĩa, là: Pink Anderson và Floyd Council. Vào năm 1966, nhóm chủ yếu vẫn chơi RnR và họ bắt đầu nhận đặt vé trước, gồm một buổi biểu diễn ở câu lạc bộ Marquee vào tháng 3 năm 1966, nơi Peter Jenner giới thiệu. Giảng viên ở London School of Economics, Jenner đã rất ấn tượng với những sản phẩm âm nhạc của Barrett và Wright, và cùng với đồng sự cũng là người bạn Andrew King, ông trở thành quản lý của nhóm. Cặp đôi này cũng có chút kinh nghiệm trên thị trường âm nhạc và họ đã dùng tiền thừa kế của King để thành lập Blackhill Enterprises, mua nhạc cụ và trang thiết bị cho nhóm, trị giá khoảng 1,000 bảng. Đấy cũng là thời gian Jenny khuyên nhóm bỏ chữ "Sound" trong tên đi, để chỉ còn ngắn gọn là Pink Floyd. Dưới sự hướng dẫn của Jenner và King, nhóm đã trở thành một phần trong giới âm nhạc của London, chơi ở những nơi như All Saints Hall hay The Marquee. Khi trình diễn tại câu lạc bộ Countdown, ban nhạc thử làm một cuộc du ngoại bằng âm thanh. Với những đạo cụ thô sơ, họ bắt đầu những màn trình diễn ánh sáng rực rỡ. Jenner và King đã liên hệ với bên báo chí như Financial Times và một bài viết trong The Sunday Times đã ghi nhận "Trong buổi lễ khai trương của tờ báo IT mới, một ban nhạc pop mang tên Pink Floyded đã chơi một thứ âm nhạc rất rộn ràng kèm theo hiệu ứng ánh sáng được chiếu trên màn hình lớn phía sau họ. Như một ảo giác." Năm 1966, ban nhạc tăng cường mối quan hệ với hang Blackhill Enterprises bằng việc mua cổ phần, mỗi thành viên nắm giữ 1/6 cổ phiếu, trở thành đối tác của Jenner và King. Cuối năm 1966, họ chơi R&B và những sáng tác của Barrett, rất nhiều trong số này nằm trong album đầu tay của nhóm. Mặc dù lịch diễn của họ ngày một dày nhưng không có nghĩa là nơi nào cũng chấp nhận họ. Trong một lần diễn ở câu lạc bộ trẻ Catholic, chủ câu lạc bộ đã từ chối thanh toán cho họ vì cho rằng cái họ chơi không phải là âm nhạc. Khi quản lý của nhóm kiện chuyện này ra tòa án, bồi thẩm đoàn đã nghiêng về phía vị chủ câu lạc bộ kia. Tuy nhiên, nhóm lại nhận được nhiều sự ủng hộ ở câu lạc bộ UFO, London, nơi mà một nhóm nhỏ những người yêu mến luôn vây quanh ban nhạc. Barrett luôn trình diễn với tất cả sự đam mê, "nhảy nhót vòng vòng… điên loạn… ngẫu hứng…không có giới hạn về sự sáng tạo… rất tuyệt vời. Không ai có thể làm như thế", nhà viết tiểu sử Nicholas Schaffner nói. === Ký kết với EMI === Năm 1967, cái tên Pink Floyd bắt đầu ghi dấu ấn trong giới âm nhạc. Trong khi chờ đàm phán với hãng thu âm, đồng sáng lập ‘’IT’’, quản lý câu lạc bộ UFO Joe Boyd và nhân viên đặt chỗ của Pink Floyd là Bryan Morrison đã sắp xếp để ghi trước một vài bài ở hãng Sound Techniques đặt tại West Hampstead. Ca khúc xuất sắc "Arnold Layne" và "Candy and a Currant Bun" ở mặt B, đều được ghi âm trong một ngày 29 tháng 1 năm 1967. Ba ngày sau đó, Pink Floyd ký hợp đồng với EMI, nhận trước 5,000 bảng. EMI đã phát hành đĩa đơn đầu tiên của nhóm, "Arnold Layne", vào 10 tháng 3 năm 1967, dán nhãn hãng Columbia. Bài hát bị một số đài cấm phát do trong bài hát, nhóm đã mặc quần áo của phụ nữ. Tuy nhiên, theo số liệu bán hàng của các nhà phân phối thì đĩa đơn này đạt vị trí số 20 ở Anh. EMI-Columbia phát hành đĩa đơn thứ hai, "’’See Emily Play’’" vào 16 tháng 6 năm 1967. Ca khúc này tiến xa hơn "Arnold Layne", đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng của Anh. Họ trình diễn nó trong chương trình Look of the week của đài BBC, và Waters cùng Barrett, thông thái và quyến rũ, đối đáp cùng Hans Keller. Họ cũng xuất hiện trên chương trình Top of the Pops của đài BBC, một chương trình cực kỳ thú vị khi mà các nghệ sĩ phải trình diễn các ca khúc của mình bằng…kịch câm. Mặc dù Pink Floyd mới chỉ quay lại trình diễn hai buổi, mà đến buổi thứ ba, Barrett đã tỏ ra rất rệu rạo. Đấy cũng là lúc các thành viên còn lại nhận thấy sự thay đổi trong cách cư xử của Barrett. Đầu năm 1967, anh thường xuyên dung LSD, và Mason đã miêu tả anh như là "hoàn toàn xa rời thực tại". === The Piper at the Gates of Dawn === Theo điều khoản hợp đồng đầu tiên với Morrison và nhà sản xuất EMI Norman Smith, nhóm đồng ý ghi âm album đầu tiên tại EMI Studios, London. Mason nhớ lại rằng đây là đợt ghi âm suôn sẻ, không gặp phải vấn đề gì. Smith không đồng ý với quan điểm đó, rằng Barrett tỏ ra bất đồng quan điểm với anh và không có tính xây dựng chung. Hãng EMI-Columbia phát hành The Piper at the Gates of Dawn vào tháng 8 năm 1967. Album đứng ở vị trí số 6, nằm trên bảng xếp hạng Anh trong suốt 14 tuần. Pink Floyd tiếp tục thu hút đám đông tới câu lạc bộ UFO; tuy nhiên, sự suy sụp tinh thần của Barrett đã gây ra nhiều vấn đề cho nhóm. Ban đầu, nhóm hi vọng sự thất thường này của Barrett sẽ sớm kết thúc; số khác ít lạc quan hơn, gồm Jenner và trợ lý, June Child, đã phải thốt lên: "Tôi tìm thấy Barrett trong phòng thay đồ và anh ấy trông rất… xa vời. Roger Waters và tôi xốc anh ấy lên, đưa ra sân khấu… Ban nhạc đã bắt đầu chơi mà Syd vẫn đứng đây. Anh ấy kẹp đàn guitar vào nách và tay thì buông thõng xuống." Điều này buộc Pink Floyd phải vắng mặt ở đêm nhạc Jazz toàn quốc rất có uy tín và Liên hoan Blues, cũng như vắng mặt ở một số show. King nói với một số tạp chí âm nhạc rằng Barrett đang suy sụp vì lo lắng và kiệt sức. Waters phải bố trí một cuộc hẹn với bác sĩ tâm thần R. D. Laing, và mặc dù Waters đã chở Barrett tới tận nơi nhưng cuối cùng Barrett lại không chịu ra khỏi xe. Khi ở Formentara với Sam Hutt, một bác sĩ khá có tiếng trong giới âm nhạc tới khám và nhận định rằng không có tiến bộ gì. Ban nhạc tham gia một số đêm diễn ở châu Âu trong suốt tháng chín và chuẩn bị cho tour diễn đầu tiên tại Mỹ vào tháng mười. Khi tour diễn ở Mỹ diễn ra, tình hình của Barrett ngày một tồi tệ. Trong hai lần xuất hiện ở chương trình Dick Clark và Pat Boone hồi tháng mười một, Barrett làm người dẫn chương trình bối rối khi không trả lời các câu hỏi mà chỉ nhìn chằm chằm vào khoảng không. Anh thậm chí không mấp máy môi ở màn kịch câm "See Emily Play" trong chương trình Boone. Sau những thước phim đáng xấu hổ đó, King đã chấm dứt chuyến thăm Mỹ của nhóm và lập tức trở lại London. Ngay sau khi trở lại diễn, họ đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của Jimi Hendrix trong suốt tour diễn ở Anh; tuy nhiên, sự trầm cảm của Barrett vẫn tiếp diễn, đỉnh điểm là vào tháng mười hai, khi ban nhạc đã chống đối bằng việc kết nạp thêm thành viên mới. === A Saucerful of Secrets === Năm 1968, Pink Floyd quay lại phòng thu Abbey Road Studios để ghi âm album thứ hai, A Saucerful of Secrets, bao gồm cả đóng góp cuối cùng của Barrett cho nhóm "Jugband Blues". Waters bắt đầu phát triển sự nghiệp sáng tác, đóng góp cho đĩa các bài "Set the Controls for the Heart of the Sun", "Let there be more light" và "Corporal Clegg". Wright sáng tác "See-Saw" và "Remember a Day". Smith khuyến khích họ tự sản xuất âm nhạc, và họ đã ghi âm demo bằng những thiết bị mới ở nhà riêng. Với sự hướng dẫn của Smith tại Abbey Road, họ đã học cách sử dụng các thiết bị phòng thu để tự vẽ lên những tác phẩm nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, vẫn có những phần Smith không đồng ý với họ, ví dụ như khi Mason đấu tranh để được trình diễn một đoạn trống trong bài "Remember a Day". Wright nhớ lại thái độ của Smith trong buổi ghi âm, "Norman bác bỏ album thứ hai này. Anh ta cứ nói mãi những câu như, "Các anh không thể chơi trong suốt 20 phút thứ âm thanh kỳ quặc này." Vì cả Waters lần Mason không thể xướng âm nên họ đã thiết kế ra một hệ thống các ký hiệu riêng. Gilmour về sau đã mô tả phương pháp của họ giống như là "một sơ đồ kiến trúc". Phát hành vào tháng 6 năm 1968, bìa album được thiết kế bởi Storm Thorgerson và Aubrey Powell của nhóm Hipgnosis theo kiểu đánh lừa thị giác. Album đứng thứ 9, trụ trong bảng xếp hạng của Anh 11 tuần. Hãng ghi âm Record đưa ra những nhận xét ưu ái cho album nhưng vẫn kêu gọi thính giả "quên nó đi giống như quên nhạc nền của một buổi party". John Peel mô tả buổi biểu diễn sống giới thiệu album này là "như một trải nghiệm tôn giáo", trong khi đó NME miêu tả các ca khúc là "dài và nhàm chán, đơn điệu". Sau ngày phát hành album ở Anh, Pink Floyd lần đầu biểu diễn một buổi hòa nhạc miễn phí ở Hyde Park. Vào tháng 7 năm 1968, họ trở lại thăm Mỹ lần thứ hai. Theo [[Soft Machine và The Who, tour diễn đánh dấu một bước qua trọng của Pink Floyd. Vào tháng 12 cùng năm, họ phát hành đĩa đơn "Point Me at the Sky", không thành công hơn hai đĩa họ đã phát hành kể từ "See Emily Play", nó là đĩa đơn cuối cùng của nhóm cho tới tần năm 1973, khi "Money" ra kệ. === Ummagumma, Atom Heart Mother và Meddle === Ummagumma là một sự khởi đầu mới. Phát hành đĩa than 2 mặt tại hãng EMI’s Harvest, mặt đầu gồm ghi âm các buổi biểu diễn tại Manchester College of Commerce and Mothers, một câu lạc bộ ở Birmingham. Mặt sau gồm các sản phẩm riêng lẻ của mỗi thành viên. Ummagumma nhận được những đánh giá tích cực sau khi phát hành, vào tháng 11 năm 1969. Album đứng thứ 5, nằm trên bảng xếp hạng Anh suốt 21 tuần. Vào tháng 10 năm 1970, Pink Floyd phát hành Atom Heart Mother. Phiên bản đầu tiên ra mắt tại Pháp vào tháng một, nhưng vướng phải một số bất đồng trong việc để Ron Geesin thiết kế âm thanh. Geesin cố gắng ghi lại điểm nhưng với những sáng tạo ít ỏi, mọi việc trở nên rắc rối hơn. Cuối cùng, Geesin cũng hoàn thành công việc của mình nhờ sự giúp đỡ của John Alldis, giám đốc dàn nhạc hợp xướng được thuê để ghi âm. Smith tìm kiếm một nhà sản xuất khác, và album đã đánh dấu những đóng góp cuối cùng của ông cho nhóm nhạc. Gilmour đã nói về việc này là "một cách gọn ghẽ mà nói thì ông ấy…chẳng đóng góp được gì." Waters là nhân tố của Atom Heart Mother, nói rằng anh sẽ thíc hơn nếu nó "được ném vào thùng rác và không ai phải nghe nó nữa." Gilmour cũng bình luận một cách thô bạo rằng album "như một đống rác", và tuyên bố: "Tôi nghĩ là chúng tôi đã "cạo một cái thùng"". Lần đầu album của Pink Floyd đứng số một trong bảng xếp hạng Anh và nằm trong bảng suốt 18 tuần. Album cũng được công chiếu tại Liên hoan Bath vào 27 tháng 6 năm 1970. Pink Floyd lưu diễn rộng rãi khắp Mỹ và châu Âu trong năm 1970. Năm 1971, Pink Floyd đứng vị trí thứ hai trong mục bạn đọc bình chọn của tờ Melody Maker, và lần đầu tạo nên lợi nhuận. Mason và Wright trở thành những người cha và mua nhà ở London trong khi Gilmour, độc thân, chuyển đến một trang trại có từ thế kỷ 19 ở Essex. Waters lập một phòng thu ở nhà tại Islington trong sân sau vườn. Vào tháng 1 năm 1971, trở lại với tour lưu diễn quảng bá Atom Heart, Pink Floyd bắt đầu làm việc với những chất liệu mới. Thiếu một chủ đề chủ đạo, họ làm một vài thử nghiệm nhưng không thành công; kỹ sư John Leckie mô tả các buổi thu âm bất thường từ chiều tối tới sáng hôm sau, "không có gì trong khoảng thời gian đó. Không tiếp xúc với công ty thu âm nào, thỉnh thoảng người quản lý xuất hiện với một vài ly rượu và thuốc lá." Ban nhạc dành một quãng thời gian dài làm việc trên chất liệu âm thanh cơ bản, hoặc một vài đoạn guitar riff. Họ cũng ở Air Studios vài ngày, cố gắng tạo ra một thứ âm thanh bằng các vật dụng gia đình, điều này cũng được áp dụng khi sản xuất The Dark side of the Moon và Wish you were here. Phát hành vào tháng 10 năm 1971, "Meddle không chỉ khẳng định rằng vai trò lãnh đạo của David Gilmour, nó còn là tuyên bố mạnh mẽ và chính xác rằng ban nhạc đã trỗi dậy lớn mạnh thêm một lần nữa." Jean-Charles Costa của tạp chí Rolling Stone viết. NME gọi Meddle là "một album cực kỳ tuyệt vời", coi "Echoes" là "đỉnh cao mà Floyd hướng tới". Tuy nhiên, Mechael Watts của Melody Maker lại coi nó như "nhạc của một bộ phim không tồn tại", và nhún vai khi nói về Pink Floyd là "nhiều âm thanh và cuồng nộ, nhưng chẳng thể hiện điều gì." Meddle là bước chuyển giao giữa Pink Floyd của Barrett những năm 1960 với một Pink Floyd mới. Bản đĩa than đứng thứ 3, nằm trong bảng xếp hạng của Anh trong 82 tuần. === The Dark Side of the Moon === Pink Floyd ghi âm album The Dark Side of the Moon trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1972 tới tháng 1 năm 1973, cùng với EMI và kỹ thuật viên Alan Parsons của Abbey Road. Tiêu đề là ám chỉ sự điên rồ hơn là có ý nghĩa thiên văn học. Hipgnosis đã thiết kế bìa album, bao gồm lăng kính khúc xạ của Geogre Hardie. Gồm một chum sáng trắng, đại diện cho sự thống nhất, đi qua một lăng kính, thứ đại diện cho xã hội. Kết quả của sự khúc xạ là một chùm ánh sáng các màu thể hiện sự hỗn mang, thiếu tính thống nhất. Phát hành vào tháng 3 năm 1973, bản đĩa than lập tức thành công ở khắp nước Anh và Tây Âu, giành được những phản ứng tích cực từ phía các nhà phê bình. Roy Hollingworth của Melody Maker đã miêu tả mặt một là "hoàn toàn bối rối… khó nắm bắt", nhưng lại ca ngợi mặt hai là "Bài hát, âm thanh… và giai điệu như cô đặc… tiếng Saxophone phá tan không khí, ban nhạc Rocked and Rolled". Loyd Grossman của Rolling Stone miêu tả nó như "một album tuyệt vời với sự phong phú về kết cấu và ý tưởng." The Dark side of the Moon là một trong những album Rock thành công nhất về mặt thương mại, đứng đầu là Mỹ. Nó nằm trên bảng xếp hạng Billboard trong hơn 14 năm, bán được hơn 40 triệu bản trên toàn thế giới. Tại Anh, album đứng thứ 2, nằm trên bảng xếp hạng UK trong 364 tuần. Sự thành công của album mang lại khối tài sản khổng lồ cho các thành viên của Pink Floyd. Waters và Wright mua những trang trại rộng lớn trong khi Mason sưu tập những chiếc ô tô đắt đỏ. Thất vọng với hãng thu âm ở Anh, Capitol Records, Pink Floyd và O’Rourke hợp đồng với hãng thu Columbia Records, hãng này đưa trước cho họ 1 triệu đô (tương đương khoảng 5 triệu đô hiện nay. Tại châu Âu, họ tiesp tục làm việc với hãng Harvest Records. === Wish you were here === Sau tour diễn vòng quanh nước Anh để quảng bá album Dark Side, tới tháng 1 năm 1975, Pink Floyd trở lại phòng thu và bắt đầu thực hiện album thứ chín của họ, Wish you were here. Kỹ thuật viên Parsons từ chối làm việc tiếp với nhóm mà quay sang sự nghiệp riêng với The Alan Parsons Project, do đó ban nhạc quay sang làm việc với Brian Humphries. Ban đầu, thật khó để sáng tác nên những chất liệu âm thanh mới, chính sự thành công của The Dark Side of the Moon đã lấy đi của Pink Floyd sức lực cũng như vắt kiệt cảm xúc của họ. Wrights đã miêu tả những buổi đầu thu âm là "rơi vào giai đoạn khó khăn" và Waters cảm thấy như "bị tra tấn". Gilmour lại thấy thích thú trong việc phát triển những chất liệu họ đang có. Sự thất bại trong hôn nhân của Mason khiến anh rơi vào tình trạng bất ổn và thờ ờ với mọi thứ, do đó ảnh hưởng nhiều tới tiếng trống của anh. Mặc dù thiếu một định hướng sáng tạo nhưng vài tuần sau, Waters bắt đầu có những hình dung về các ý tưởng mới. Trong năm 1974, Pink Floyd đã phác thảo ra được ba ca khúc và trình diễn chúng ở một số chương trình ở châu Âu. Những sáng tác này mở đầu cho việc hình thành album mới. Những đoạn guitar theo kiểu four-note, tình cờ được sáng tác bởi Gilmour, nhắc Waters nhớ tới Barrett. Những giai điệu thi thăng khi trầm của ca khúc khiến họ nhớ tới thành viên cũ của nhóm. Waters nói rằng: "Bởi vì tôi muốn tới gần nhất có thể những gì mà tôi đang cảm thấy… sự vô định, những sầu muộn không thể tránh được trước sự ra đi của Syd." Trong quá trình Pink Floyd thu album, một lần Barrett tình cờ ghé qua studio, Thorgerson nhớ lại rằng anh "ngồi lại và nói một ít, nhưng dường như anh ta không thực sự có mặt ở đây." Anh thay đổi đáng kể so với lần gặp trước, tới mức nhóm suýt không nhận ra nổi. Sau buổi gặp gỡ đó, Waters đã thật sự suy sụp. Hầu hết các ca khúc trong album đều là sự gợi nhớ về Barrett. Wish you were here được chơi vào ngày 5 tháng 7 năm 1975, mở màn cho lễ hội âm nhạc ngoài trời tại Knebworth. Phát hành vào tháng chín, đứng số 1 tại cả Mỹ và Anh. === Animals === Năm 1975, Pink Floyd mua một gian 3 tầng trong hội trường nhà thờ ở số 35 Britannia Row, Islington, và bắt đầu xây dựng phòng thu âm kiêm không gian lữu trữ ở đó. Năm 1976, nhóm ghi âm album thứ 10, Animals, gồm 24 ca khúc mới hoàn thành trong phòng thu. Ý tưởng về Animals xuất phát từ Waters, dựa trên thuyết của George Orwell về trang trại súc vật. Lời của bài hát miêu tả các tầng lớp xã hội như là chó, lợn và cừu. Hipgnosis được yêu cầu thiết kế bìa album Animals, tuy nhiên, Waters là người sửa bản cuối, chọn hình ảnh về một nhà máy điện cũ kỹ là Battersea, chèn thêm hình ảnh một con lợn. Việc phân chia tiền bản quyền là nguồn gốc xung đột giữa các thành viên là những người kiếm được tiền từ bản quyền của mỗi ca khúc. Mặc dù Gilmour sáng tác chủ yếu phần "Dogs", trải dài gần hết mặt đĩa đầu của album, anh lại nhận được ít tiền hơn Waters, người chỉ đóng góp hai phần nhỏ hơn trong "Pigs on the Wing". Wright viết rằng: "Một phần cũng do lỗi của tôi, tôi đã không đẩy tới cùng những chất liệu âm thanh của mình… nhưng khi David có một ý tưởng, anh ta sẽ chỉ xoay quanh nó." Mason nhớ lại: "Roger lúc nào cũng ngập tràn các ý tưởng, nhưng anh ấy thực sự kìm hãm Dave, khiến cho Dave phát điên lên." Gilmour, bị xao nhãng bởi đứa con đầu mới sinh, đóng góp ít hơn cho phần sau của album. Tương tự như vậy, cả Mason lẫn Wright cũng không đóng góp được nhiều cho Animals; Wright gặp trục trặc trong hôn nhân và mối quan hệ của anh với Waters cũng có vấn đề. Animals là album đầu tiên của Pink Floyd mà không có đóng góp của Wright, người nhận xét rằng: "Animals… không phải là đợt thu âm vui vẻ… đó là khi Roger bắt đầu tin rằng anh ta là người duy nhất viết nhạc cho nhóm…rằng nhớ anh ta mà chúng tôi mới tồn tại được… khi anh ta ngày càng đề cao cái tôi của mình, người mà anh ta xung đột là tôi." Phát hành vào tháng 1 năm 1977, album đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Anh và thứ 3 ở bảng xếp hạng Mỹ. NME nhận xét về album như "một trong những thứ khóc liệt nhất, không ngừng nghỉ, đau đớn, như một hình tượng tôn giáo về âm nhạc", và Karl Dallas của Melody Maker miêu ta nó "một hương vị không mấy dễ chịu về thực tại của những năm gần đây, ngày một đần độn." Hầu hết album được trình diễn trong tour "In the Flesh", lần đầu Pink Floyd diễn ở một sân vận động lớn, lớn đến mức khiến cho nhóm cảm thấy bất an. Waters bắt đầu tự đến điểm diễn và rời đi ngay lập tức sau khi diễn. Có lần, Wright bay trở lại Anh, đe dọa sẽ rời khỏi nhóm. Tại sân vận động Montreal Olympic, một nhóm người hâm mộ cuồng nhiệt ngồi hàng đầu đã kích động Waters đến mức Waters đã nhổ nước bọt về phía họ. Kết thúc tour diễn, Gilmour cảm thấy rằng "nhóm đã đặt được mức thành công mà họ mong đợi, từ đó không còn gì để làm nữa." == Kỷ nguyên của Waters == Vào tháng 7 năm 1978, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, Waters đưa ra cho nhóm 2 ý tưởng mới về album tiếp theo. Đầu tiên là bản demo dài 90 phút, Bricks in the Wall, và phần còn lại là solo của Waters, The Pros and Cons of Hitch Hiking. Ban đầu Mason và Gilmour khá thật trọng, đã chọn những người cũ để làm album mới. Bob Ezrin hợp tác sản xuất, và ông này đã viết kịch bản dài 40 trang cho album mới. Ezrim dựa trên câu tuyện về nhân vật trung tâm của Pink. Bắt đầu bằng cảm hứng từ những kỷ niệm thời thơ ấu của Water, đáng chú ý nhất là về cái chết của bố Waters trong chiến tranh thế giới thứ II. Sau viên gạch đầu tiên này, bức tường dần được xây lên. Pink trở nên nghiện ngập, chán ngán ngành công nghiệp âm nhạc, cuối cùng chuyển vào thế giới hoang tưởng. Đây là ý tưởng lấy từ Syd Barrett. Đến cuối album, khán giả sẽ cảm thấy như Pink đạp đổ được bức tường này, trở về con người bình thường, biết quan tâm chăm sóc. Trong quá trình ghi âm, Waters, Gilmour và Mason đều tỏ ra không hài long với việc Wright không đóng góp gì cho album. Gilmour nói rằng Wright "chẳng đóng bất cứ thứ gì có giá trị cho album – anh ta làm việc rất rất ít" và rằng đó là lý do tại sao anh ta "bị đá đít". Theo Mason, "Việc mà Rick làm là đến và ngồi lì trong quá trình thu âm, chẳng làm gì cả, cứ như là "nhà sản xuất" ấy". Waters nhận xét: "Wright chẳng chuẩn bị gì cho việc thu âm… đây là sự đồng thuận từ mọi người… hoàn thành album, anh ta vẫn được chia phần… nhưng sau đó, anh ta phải rời đi. Rick cũng đồng ý." Mặc dù Pink Floyd không phát hành single nào kể từ "Money" năm 1973, "Another Brick in the Wall (Part II)" trong album, giữ vị trí đầu ở cả Mỹ và Anh. Phát hành vào 30 tháng 11 năm 1979, The Wall đứng đầu bảng xếp hạng Billboard của Mỹ trong suốt 15 tuần, đứng vị trí thứ 3 ở Anh. The Wall cũng đứng thứ 3 trong Top 100 album mọi thời đại theo đánh giá của RIAA với 23 triệu bản bán ra tại Mỹ. Bìa đĩa cũng là thiết kế đơn giản nhất, với một bức tường trắng, không có tên album hay tên nhóm. Đó cũng là bìa album đầu tiên kể từ The Piper at the Gates of Dawn không phải là thiết kế của Hipgnosis. Gerald Scarfe sản xuất hàng loạt các hình động chiếu trong show diễn quảng bá album. Ông cũng có nhiệm vụ tạo ra những con rối bơm hơi lớn đại diện cho các nhân vật trong album gồm "Mẹ", "Vợ cũ" và "Thầy giáo". Pink Floyd sử dụng những con rối này trong suốt tour diễn. Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm luôn tệ hại. Bốn chiếc xe lưu động của họ đỗ thành vòng tròn, cửa hướng ra ngoài. Water dùng xe tải riêng để tới điểm diễn và ở khách sạn so với các thành viên. Wright trở thành người viết nhạc được trả lương và là người duy nhất thu được lợi nhuận trong khi mọi người bị lỗ 600.000$. Có hẳn 1 bộ phim được ra đời dựa trên ý tưởng về The Wall. Ban đầu dự định là sự kết hợp giữa những cảnh quay thực tế trong các buổi biểu diễn và những nhân vật hoạt hình. Tuy nhiên những cảnh quay về buổi diễn không thực tế lắm. Alan Parker đồng ý làm đạo diễn của phim và dùng một cách tiếp cận khác. Cảnh về những con hoạt hình vẫn dùng, nhưng sẽ được diễn bởi những diễn viên kịch câm chuyên nghiệp. Waters diễn thử nhưng không đạt và nhóm đề nghị Bob Geldof thủ vai Pink. Ban đầu Geldof từ chối, lên án cốt truyện của phim như là "một thứ nhảm nhí". Cuối cùng, bị thuyết phục bởi triển vọng thành công của bộ phim và một khoản thù lao lớn, Geldof đồng ý diễn. Bộ phim được trình chiếu ở Liên hoan phim Cannes vào tháng 5 năm 1982. Pink Floyd – The Wall ra mắt ở Anh vào tháng 7 năm 1982. === The Final Cut === Năm 1982, Waters gợi ý một dự án âm nhạc mới, với tiêu đề Spare Bricks, hình thành từ những bản nhạc trong phim Pink Floyd The Wall. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Falklands War đã làm Waters thay đổi và bắt đầu viết một vài giai điệu theo hướng khác. Waters coi động thái của Margaret Thatcher với cuộc chiến này là hiếu chiến và không cần thiết, và anh quyết định dành riêng album này cho người cha quá cố của mình. Lập tức nổ ra những cuộc tranh cãi giữa Waters và Gilmour, người cho rằng album mới phải hoàn toàn mới thay vì nhai lại những giai điệu cũ của The Wall. Waters thì cho rằng Gilmour đóng góp rất ít cho ban nhạc. Michael Kamen, người dàn dựng âm nhạc, ở trung gian giữa hai người, đồng thời thay thế vị trí khuyết của Wrights. Sự căng thẳng ngày một sâu sắc. Waters và Gimour làm việc độc lập, tuy nhien, Gilmour cũng bắt đầu bj căng thẳng. Sau một cuộc cãi vã, tên của Gilmour bị gạch khỏi danh sách do Waters cảm thấy anh này không đóng góp gì cho việc sáng tác. == Kỷ nguyên của Gilmour == === A Momentary Lapse of Reason === === The Division Bell === == 2005-nay == === Live 8 Reunion === === The Endless River === Vào tháng 5 năm 2014, Samson, vợ của Gilmour, công bố trên Twitter rằng album mới của Pink Floyd tên The Endless River sẽ được phát hành vào tháng mười. Durga McBroom nói rằng âm nhạc đến từ một dự án phụ gọi là "The Big Spliff", thu âm tại cùng nơi với Division Bell, và nói thêm rằng Gilmour và Mason gần đây đã làm thêm nhiều nhạc phẩm. Album có mặt Wright, nhưng Waters thì không. Gilmour phát biểu rằng The Endless River sẽ là album cuối cùng của Pink Floyd. == Danh sách đĩa hát == === Album phòng thu === === DVD và Video === Live at Pompeii (1972) The Wall (1982) The Delicate Sound of Thunder (1988) La Carrera Panamericana (1992) P•U•L•S•E (phim) (1994) == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Pink Floyd's UK site Pink Floyd's U.S. site David Gilmour official site Roger Waters official site == Xem thêm == Danh sách các nghệ sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất mọi thời đại Danh sách những nghệ sĩ được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll
xa-phia.txt
Xa-phia (bắt nguồn từ tiếng Pháp: saphir) là dạng tinh thể đơn của ôxit nhôm (Al2O3), là một khoáng chất có tên corundum. Xa-phia tồn tại ngoài tự nhiên dưới dạng đá quý hoặc được chế tạo dành cho nhiều ứng dụng. Xa-phia bao gồm tất cả các dạng đá quý thuộc nhóm khoáng chất corundum ngoại trừ hồng ngọc. Nhóm corundum bao gồm các dạng ôxit nhôm tinh khiết. Áp suất và nhiệt độ lòng đất làm cho ôxit nhôm kết tinh thành những viên đá quý đẹp màu trắng. Hàm lượng các tạp chất khác nhau trong xa-phia như sắt và crôm làm cho nó các sắc xanh, đỏ, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt. Hồng ngọc cũng thuộc nhóm corundum. Trong nhiều năm, các chuyên gia đã tranh luận về chuyện những loại đá gì được gọi là xa-phia cho đến khi thống nhất được rằng corundum đỏ sẽ được gọi là hồng ngọc (ruby) còn corundum với tất cả các màu khác sẽ được gọi là "xa-phia". == Xem thêm == Ngọc berin Kim cương Ngọc lam Ngọc Ngọc lục bảo Hồng ngọc Danh sách khoáng vật == Tham khảo == Wise, R. W. (2004). Secrets Of The Gem Trade, The Connoisseur's Guide To Precious Gemstones. Brunswick House Press. ISBN 0-9728223-8-0. == Liên kết ngoài == Webmineral.com, Webmineral Corundum Page, Webmineral with extensive crystallographic and mineralogical information on Corundum Farlang Sapphire References dozens of (historical) full text books and (CIBJO) gem information Mindat.org, Mindat Sapphire page Mindat with extensive locality information Sciencemag.org, Macroscopic 10-Terabit–per–Square-Inch Arrays from Block Copolymers with Lateral Order Science magazine article about perspective usage of sapphire in digital storage media technology “Sapphire”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911.
kinh thư.txt
Kinh Thư (書經 Shū Jīng) hay còn gọi là Thượng Thư (尚書) là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Nội dung Kinh Thư chủ yếu là ghi chép lại lời nói của vua tôi thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn) cho đến thời nhà Hạ, nhà Thương và thời Tây Chu. Từ khi Hán Vũ Đế bắt đầu đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, địa vị của Kinh Thư không hề thay đổi. Quá trình biên soạn, chỉnh lý và lưu truyền của Kinh Thư cực kỳ phức tạp, trong lịch sử xuất hiện quá nhiều văn bản có bố cục, nội dung và thể chữ khác nhau, một bộ phận được các học giả trong triều đình tổ chức chỉnh lý, hiệu đính và ban hành thành bản chính thức. Văn bản Kinh Thư ngày nay chủ yếu xuất hiện vào thời Đông Tấn, nguồn gốc của nội dung một số thiên trong văn bản này bắt đầu bị nghi ngờ từ thời Nam Tống. Đến đầu thời nhà Thanh, một số thiên trong Kinh Thư bị các học giả như Diêm Nhược Cừ xác định là giả (ngụy thư), thậm chí bị loại bỏ ra khỏi Kinh Thư. == Tên gọi == Kinh Thư có tên đầy đủ là Thượng Thư (尚書), tức là sách ghi chép các tư liệu từ thời Thượng cổ. Trong Thượng Thư tự, Khổng Dĩnh Đạt nói: "Thượng" (尚) tức là "thượng" (上), là sách kể từ thời thượng cổ đến nay, nên được gọi là "Thượng Thư" (尚書)". Trong Thượng Thư chính nghĩa, Mã Dung nói: "Thời thượng cổ có sách của họ Ngu, nên gọi là Thượng Thư". Ban đầu Thượng Thư được gọi tắt là Thư (書), sớm nhất là trong sách Mặc Tử, thiên Minh quỷ hạ: "Trên nhất là Hạ thư, rồi đến Thương, Chu thư". Thượng Thư còn có nghĩa là sử thời Thượng cổ, như Vương Sung nói trong sách Luận hành, thiên Chính thuyết: "Thượng Thư là sách nói về đế vương thời Thượng cổ, hoặc là bề trên làm việc gì thì bề dưới ghi chép lại, cho nên gọi là Thượng Thư". Hán thư, Nghệ văn chí nói: "Tả sử ghi chép lời nói, hữu sử ghi chép sự việc". Thượng Thư cũng được xem là tả sử vì ghi chép các lời nói hoặc mệnh lệnh. Trong thực tế, Thượng Thư không chỉ ghi chép lời nói mà còn ghi chép cả sự thật lịch sử. Sách Vĩ thư nói rằng ngày xưa Thượng Thư bao gồm 3240 thiên, về sau Khổng Tử san định còn 120 thiên. Theo Hán thư, Nghệ văn chí thì Khổng Tử san định Thượng Thư còn 100 thiên. Vì được Khổng Tử san định nên Thượng Thư còn được gọi là Kinh Thư (書經), một trong Ngũ kinh của Nho giáo. == Văn bản == Văn bản Kinh Thư có 2 loại: bản Kim văn của Phục Sinh thời Tây Hán, bao gồm 29 thiên, và bản Cổ văn thời Đông Tấn, trên có lời tựa của Khổng An Quốc, bao gồm 58 thiên. Đến đời Đường Huyền Tông niên hiệu Thiên Bảo, hai bản Kim văn và Cổ văn được nhập làm một thành bản Kinh Thư hiện nay. Cuối thời Tây Hán, bắt đầu xảy ra cuộc tranh chấp giữa 2 phái Kim văn học và Cổ văn học, kết quả phái Cổ văn học ngày một thịnh lên trong khi phái Kim văn học suy yếu dần. Tranh chấp giữa Kim văn học và Cổ văn học còn kéo dài đến cuối thời Thanh. === Kim văn Thượng Thư === Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Nho lâm liệt truyện, Phục Sinh tên là Thắng, làm quan bác sĩ đời Tần. Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách chôn nho, Phục Sinh phải giấu sách Thượng Thư ở trong vách. Sang đời Hán, Phục Sinh tìm lại sách Thượng Thư nhưng mất đi vài chục thiên, chỉ còn lại 29 thiên, liền đem dạy ở Tề, Lỗ. Vua Hán Văn Đế hạ chiếu tìm người hiểu được sách Thượng Thư, chỉ có Phục Sinh hiểu được nên được vời vào triều. Nhưng do ông già quá (đã hơn 90 tuổi) không đi được nên Hán Văn Đế sai Tiều Thố đến nhà Phục Sinh để học sách Thượng Thư. Theo lời tựa sách Cổ văn Thượng Thư của Vệ Hoằng, thì khi Tiều Thố đến nhà Phục Sinh, Phục Sinh già nói không được đúng tiếng, phải sai con gái mình dạy Tiều Thố. Vì tiếng nói khác nhau nên nhiều chỗ Tiều Thố không hiểu được, chỉ hiểu lược lấy ý rồi học thuộc lòng. Theo lời Khổng Dĩnh Đạt thì bản Thượng Thư mà Phục Sinh truyền dạy chỉ có 28 thiên, còn thiên Thái thệ thì không phải vì nó được tìm thấy vào đời Hán Vũ Đế, sau bị các sử gia gộp chung vào thành ra 29 thiên. Bản Kinh Thư của Phục Sinh được viết bằng kim văn, nên gọi là Kim văn Thượng Thư. Phục Sinh truyền lại lời giải thích Kinh Thư của mình cho Âu Dương Sinh (Âu Dương Hòa Bá) và Trương Sinh, Trương Sinh truyền lại cho Âu Dương Cao, Hạ Hầu Thắng (Đại Hạ Hầu) và Hạ Hầu Kiến (Tiểu Hạ Hầu), nên Kim văn Thượng Thư được truyền lại cho ba nhà. Hán Vũ Đế đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, phong họ Âu Dương làm học quan. Đến thời Hán Tuyên Đế, sau sự kiện Thạch Cừ nghị tấu, cả ba nhà đều được phong làm học quan. 14 quan bác sĩ thời Đông Hán đều thuộc ba nhà là họ Âu Dương, Đại Hạ Hầu và Tiểu Hạ Hầu, nhưng bản Kim văn Thượng Thư của ba nhà nay đều đã thất truyền, ngày nay chỉ có thể căn cứ vào phần tàn khuyết của kinh văn khắc trên đá trong niên hiệu Hy Bình đời Hán Linh Đế để suy đoán diện mạo bản Kim văn Thượng Thư của họ Âu Dương. === Cổ văn Thượng Thư === Theo Hán thư, Nghệ văn chí, cuối thời Hán Vũ Đế, Lỗ Cung Vương sai người phá nhà cũ của Khổng Tử ở Khúc Phụ (Sơn Đông) để mở rộng cung thất, phát hiện một bản Kinh Thư được viết bằng chữ khoa đẩu, cùng với Lễ ký, Luận ngữ, Hiếu kinh khoảng vài chục thiên. Khi Lỗ Cung Vương vào nhà Khổng Tử thì nghe thấy tiếng đàn cầm đàn sắt và chuông khánh nên sợ không dám phá nữa. Khổng An Quốc là hậu duệ Khổng Tử được sách này, khảo cứu được 29 thiên. Hán Vũ Đế sai Khổng An Quốc soạn Thư truyện. Bản này được gọi là Cổ văn Thượng Thư, về sau thất truyền. So với bản Kim văn của Phục Sinh thì bản Cổ văn của Khổng An Quốc có thêm 16 thiên, lời văn khác nhau hơn 700 chỗ, là văn bản vô cùng quý giá thời Tiên Tần. Thời Hán Vũ Đế, hậu duệ hoặc học sinh của Khổng An Quốc dâng bản Cổ văn Thượng Thư này cho triều đình, Lưu Hướng gọi bản này là Trung cổ văn. Sử ký, Nho lâm liệt truyện nói rằng họ Khổng có một bản Cổ văn Thượng Thư, Khổng An Quốc dùng kim văn để đọc nó, tìm thấy các thiên đã mất (dật thiên) được hơn 10 thiên. Cổ văn Thượng Thư bắt đầu được lưu truyền trong dân gian, ảnh hưởng còn ít. Thời Hán Bình Đế, Lưu Hâm sau khi so sánh sự khác biệt giữa Cổ văn và Kim văn thì nghiêng hẳn về Cổ văn, kiến nghị triều đình lấy các kinh sách Cổ văn làm quốc học, dẫn đến cuộc tranh chấp giữa Cổ văn và Kim văn. Thời Đông Hán, bản Cổ văn hoàn chỉnh của Khổng An Quốc bị thất truyền, Đỗ Lâm ở Hà Tây tìm được 1 bản Cổ văn Thượng Thư được viết bằng sơn trên thẻ tre, cũng bao gồm 29 thiên giống như bản Kim văn Thượng Thư, nhưng không có thêm 16 thiên như trong bản của Khổng An Quốc. Cuối thời Đông Hán, các nhà kinh học như Giả Quỳ, Mã Dung và Trịnh Huyền chú thích bản viết bằng sơn trên thẻ tre này, tích cực đề xướng việc học tập bản Cổ văn này của Đỗ Lâm, số người học dần dần tăng lên, bản Đỗ Lâm dần dần chiếm ưu thế trong giới học thuật. === Ngụy Cổ văn Thượng Thư === Vào thời Hán Thành Đế, Trương Bá ở Đông Lai sửa chữa lại 29 thiên trong Kinh Thư, dựa vào Tả truyện, Thượng Thư tự biên soạn thành một bản Kinh Thư bao gồm 102 thiên, gọi là Nhất bách linh nhị thiên Thượng Thư. Sau đó bản này bị phát hiện là sách ngụy tạo, nên Trương Bá bị hạ ngục, bản Thượng Thư ngụy tạo này sau khi lưu truyền được một thời gian thì bị thất truyền. Đến thời Tây Tấn xảy ra loạn Vĩnh Gia, thư viện hoàng gia của nhà Tấn bị hủy hoại nghiêm trọng, bản Kim văn Thượng Thư của ba phái Âu Dương Cao, Đại Hạ Hầu và Tiểu Hạ Hầu đều bị mất toàn bộ, nên kinh văn và chú sớ của bản Kim văn Thượng Thư do Phục Sinh truyền lại đều bị thất truyền, vì vậy bản Cổ văn Thượng Thư viết bằng sơn trên thẻ tre của Đỗ Lâm do Trịnh Huyền chú thích trở thành bản Kinh Thư chủ yếu lúc bấy giờ. Đến thời Tấn Nguyên Đế, Thái thú quận Dự Chương là Mai Trách dâng một bản Kinh Thư lên triều đình, bản này bao gồm 58 thiên, tự nhận là lấy từ bản Cổ văn Thượng Thư đã thất truyền của Khổng An Quốc, trong đó ngoài 33 thiên có trong Kim văn Thượng Thư và bản viết bằng sơn trên thẻ tre của Đỗ Lâm (nguyên có 29 thiên bị chia nhỏ thành 33 thiên) còn có thêm 25 thiên Cổ văn Thượng Thư, đầu sách có phần Truyện (tức là lời tựa) được cho là do Khổng An Quốc viết. Bản này về sau bị gọi là Ngụy Khổng truyện Thượng Thư. Các học giả thời Đường rất tin tưởng bản Kinh Thư này và dùng nó làm bản chính thức, Khổng Dĩnh Đạt vâng lệnh vua biên soạn Thượng Thư chính nghĩa bao gồm 20 quyển, là một trong Ngũ kinh chính nghĩa, Thập tam kinh chú sớ, được khắc vào đá trong niên hiệu Khai Thành đời Đường Văn Tông, trở thành bản tiêu chuẩn dùng trong khoa cử, từ đó bộ Ngụy Khổng truyện Thượng Thư này hoàn toàn thay thế bản do Trịnh Huyền chú thích, có ảnh hưởng hơn 1000 năm, bản Cổ văn Thượng Thư do Trịnh Huyền chú thích hoàn toàn thất truyền. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời Tống, nhiều học giả như Chu Hy, Ngô Vực bắt đầu nghi ngờ tính chân thực của Ngụy Khổng truyện Thượng Thư, Ngô Vực cho rằng bản Kinh Thư của Phục Sinh quanh co trúc trắc, khó đọc khó hiểu, trong khi 25 thiên có trong Ngụy Khổng truyện Thượng Thư lại đơn giản dễ hiểu. Chu Hy cho rằng: "Trong bản Thượng Thư lấy từ vách nhà họ Khổng, các thiên như Vũ mô, Ngũ tử chi ca, Dận chinh, Thái thệ, Vũ thành, Quynh mệnh, Vi Tử chi mệnh, Sái Trọng chi mệnh, Quân Nha đều bình thường dễ hiểu, còn lời truyền lại của Phục Sinh đều khó đọc, tại sao Phục Sinh thiên về ghi nhớ những lời khó hiểu, còn những lời dễ hiểu lại không ghi nhớ? Việc này không thể hiểu được". Đến thời nhà Thanh, các học giả như Diêm Nhược Cừ và Huệ Đống khảo cứu rằng bản Cổ văn Thượng Thư này là giả, không phải là nguyên bản của Khổng An Quốc. Diêm Nhược Cừ mất 30 năm khảo cứu, biên soạn thành sách Thượng Thư Cổ văn sớ chứng gồm 8 quyển, dùng phương pháp khảo chứng "lấy hư chứng thực, lấy thực chứng hư", liệt kê 128 điều chứng cứ, nhận định rằng 25 thiên có trong Ngụy Khổng truyện Thượng Thư đều do người thời Ngụy Tấn làm giả, 33 thiên còn lại (Ngụy Khổng truyện Thượng Thư chia 29 thiên trong bản Kim văn Thượng Thư của Phục Sinh thành 33 thiên) thật giả lẫn lộn, từ đó 25 thiên trong Kinh Thư bị xem là ngụy thư. Điển hình như trong thiên Đại Vũ mô, vua Thuấn nói 16 chữ: "Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung" (人心惟危,道心惟微,惟精惟一,允執厥中: tâm của người thì nguy, tâm của đạo thì vi, phải giữ cho tâm tinh thuần và chuyên nhất thì mới đạt được mức trung), Diêm Nhược Cừ cho rằng trong 16 chữ ấy thì 12 chữ đầu được lấy từ Đạo kinh do Tuân Tử dẫn lại, 4 chữ sau được lấy từ Luận ngữ. Người cùng thời là Mao Kỳ Linh biên soạn Cổ văn Thượng Thư oan từ phản bác lại quan điểm của Diêm Nhược Cừ, cho rằng: "Dùng trăm kế để bài bác, cuối cùng cũng không thể lấy lời nói càn mà giành được chân lý". Tuy vậy quan điểm của Diêm Nhược Cừ được đại đa số học giả chấp nhận, vì vậy ngày nay bản Kinh Thư này được gọi là Ngụy Khổng truyện Thượng Thư hoặc Ngụy Cổ văn Thượng Thư. Nhưng suy cho cùng bản này có phải là ngụy thư hay không, nếu là ngụy thư thì tác giả là ai, cho đến nay vẫn chưa rõ. Hiện nay một số bản Thượng Thư đã loại bỏ 25 thiên trong Ngụy Khổng truyện Thượng Thư, chỉ giữ lại 33 thiên tương ứng với 29 thiên trong Kim văn Thượng Thư. == Bản Kinh Thư mới phát hiện == Tháng 7 năm 2008, Trường Đại học Thanh Hoa có được một bản sách viết trên thẻ tre từ thời Chiến Quốc, do cựu sinh viên Triệu Vĩ Quốc mua được ở nước ngoài trao tặng, qua giám định của các chuyên gia, thì bản Thẻ tre Thanh Hoa này có niên đại vào cuối thời Chiến Quốc, cách đây khoảng 2300-2400 năm, có xuất xứ từ nước Sở. Trong bản thẻ tre này phát hiện được nhiều thiên trong Kinh Thư, là văn bản có trước thời kỳ đốt sách chôn nho của nhà Tần. Có một số thiên đã được lưu truyền như Kim đằng, Khang cáo, Cố mệnh..., nhưng lời văn có nhiều chỗ khác nhau, thậm chí tên các thiên cũng không giống nhau, ngoài ra còn có nhiều thiên trước nay chưa hề thấy. Ví dụ như một thiên có tên là Phó Duyệt chi mệnh, tức là thiên Duyệt mệnh mà các văn bản thời Tiên Tần trích dẫn, so với bản ngụy Cổ văn đang được lưu truyền hoàn toàn không giống nhau. Cho đến nay một phần ba nội dung của bản thẻ tre Thanh Hoa này đã được duyệt xét sơ bộ, có 2 nội dung đã được công bố, đó là thiên Bảo huấn và nhạc thi thời Chu Vũ Vương. Thiên Bảo huấn vốn không có tiêu đề mà do các chuyên gia căn cứ vào nội dung để đặt tên, nội dung là di ngôn của Chu Văn Vương lúc lâm chung nói với con trai mình là Cơ Phát (tức Chu Vũ Vương). Nhạc thi được Chu Vũ Vương dùng khi cử hành lễ Ẩm chí trong nhà tông miếu của Chu Văn Vương, là thơ ca dùng trong yến ẩm, có thể là nguyên văn của Kinh Nhạc đã bị thất truyền. Đến cuối năm 2010 xuất bản công trình Đại học Thanh Hoa lưu trữ thẻ tre thời Chiến Quốc (1), (ISBN 9787547501788), bao gồm 9 thiên tác phẩm được viết bằng văn tự nước Sở thời Chiến Quốc: Doãn chí, Doãn cáo, Trình ngụ, Bảo huấn, Kỳ dạ, Kim đằng, Hoàng môn, Tế công và Sở cư. Trong đó 8 thiên đầu đều thuộc Kinh Thư hoặc có đặc điểm giống các thiên trong Kinh Thư. Ngày 7 tháng 1 năm 2013, xuất bản tiếp công trình Đại học Thanh Hoa lưu trữ thẻ tre thời Chiến Quốc (3), bao gồm 8 thiên tác phẩm từng thất truyền cách đây hơn 2000 năm: 3 thiên Phó Duyệt chi mệnh, các thiên Chu Công chi cầm vũ, Nhuế Lương Phu bí, Lương thần, Chúc từ và Xích Hộc chi tập Thang chi ốc, trong đó 3 thiên Phó Duyệt chi mệnh tương ứng với 3 thiên Duyệt mệnh trong Kinh Thư. Ngày 9 tháng 4 năm 2015, công bố tiếp công trình Đại học Thanh Hoa lưu trữ thẻ tre thời Chiến Quốc (5) bao gồm 6 thiên tác phẩm: Mệnh huấn, Hậu Phụ, Phong Hứa chi mệnh, Thang xử ư Thang Khâu, Thang tại Thí Môn, Ân Cao Tông vấn ư Tam Thọ; trong đó ba thiên đầu là những thiên thuộc Kinh Thư: trừ thiên Mệnh huấn đã thấy trong Dật Chu thư, hai thiên Hậu Phụ và Phong Hứa chi mệnh mới được phát hiện. Trong đó thiên Hậu Phụ ghi chép lời đối thoại giữa thiên tử nhà Chu với hậu duệ nhà Hạ, được Mạnh Tử dẫn lại: "Thiên giáng hạ dân, tác chi quân, tác chi sư, duy viết kỳ trợ Thượng đế sủng chi" (Trời sinh ra dân chúng, có người làm vua, có người làm thầy, để giúp cho Thượng đế, được ân sủng), bản Ngụy Cổ văn Thượng thư đặt đoạn này vào thiên Thái thệ là sai lầm. == Bố cục == Bản Kinh Thư hiện hành được chia làm 4 phần: Ngu thư (ghi chép về đời Nghiêu Thuấn), Hạ thư (ghi chép về nhà Hạ), Thương thư (ghi chép về nhà Thương) và Chu thư (ghi chép về nhà Chu, đến thời Tần Mục công). Bản Kim văn thời Tây Hán chia làm 5 phần: Đường thư, Ngu thư, Hạ thư, Thương thư và Chu thư. Bản Cổ văn thời Đông Hán chia làm 3 phần: Ngu Hạ thư, Thương thư và Chu thư. Tiêu đề một số thiên dùng chữ khác nhau, chủ yếu là do giả tá, tuy nhiên có trường hợp dùng sai chữ. Ví dụ như thiên thứ 57 trong bản hiện hành có tên là Phí thệ (費誓), thiên thứ 31 trong bản thời Đông Hán có tên là Bí thệ (粊誓), thiên thứ 28 trong bản thời Tây Hán có tên là Tiên thệ (鮮誓), hai chữ Tiên (鮮) và Bí (粊) có thể dùng thay cho nhau, hơn nữa còn cùng một địa danh, trong khi chữ Phí (費) không cùng địa danh, hai địa điểm này tuy gần nhau nhưng không phải là một, vì vậy tên của thiên này không nên viết thành Phí (費). == Nội dung == Nội dung chủ yếu của Kinh Thư là ghi chép lịch sử Trung Quốc thời thượng cổ, bắt đầu từ thời Nghiêu, Thuấn và kết thúc vào thời Tần Mục công, bao gồm ba triều đại Hạ, Thương, Chu. Nhượng Tống đánh giá Kinh Thư "là một cuốn sử cổ nhất nước Tàu, mà có lẽ cổ nhất cả thế gian". Trong tác phẩm Thượng Thư thông luận của Trần Mộng Gia, ở chương 1 đã thống kê trong 9 tác phẩm thời Tiên Tần bao gồm Luận ngữ, Mạnh Tử, Tả truyện, Quốc ngữ, Mặc Tử, Lễ ký, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Lã thị Xuân Thu có tổng cộng 168 chỗ trích dẫn từ Kinh Thư. Kinh Thư có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và tư tưởng chính trị của Trung Quốc thời cổ đại. Các thiên trong Kinh Thư có thể chia làm 6 loại: Điển (典): chế độ kiến thiết của đời Đào Đường và Hữu Ngu. Bao gồm 2 thiên Nghiêu điển và Thuấn điển. Mô (謨): lời điều trần của quan đời Hữu Ngu. Bao gồm 2 thiên Đại Vũ mô và Cao Dao mô. Huấn (訓): lời khuyên bảo. Bao gồm thiên Y huấn là lời khuyên bảo của Y Doãn đối với Thái Giáp. Cáo (誥): lời răn bảo hoặc bố cáo ra khắp thiên hạ. Bao gồm 8 thiên, như thiên Đại cáo là lời bố cáo của Chu Công sau khi dẹp loạn "Tam giám" và tiêu diệt Vũ Canh. Thệ (誓): lời thề, khi dụng binh tức là bài hịch. Bao gồm 6 thiên, như thiên Tần thệ ghi lại lời thề của Tần Mục công. Mệnh (命): lời sắc mệnh của người trên ban khắp thiên hạ. Bao gồm 7 thiên như các thiên Duyệt mệnh, Vi Tử chi mệnh. Các thiên trong Kinh Thư đều có nghĩa lý cổ xưa thâm thúy, khó đọc khó hiểu, trong đó thể cáo đặc biệt trúc trắc khó hiểu, mỗi lời mỗi chữ đều có nhiều cách giải thích khác nhau, Hán thư, Nho lâm truyện nói rằng: "Một bộ kinh có đến hơn trăm vạn lời giải thích", ví dụ như bốn chữ "viết nhược kê cổ" (曰若稽古) có rất nhiều cách giải thích khác nhau, lên tới 3 vạn chữ, như Trịnh Huyền giải thích là: "Kê cổ nghĩa là theo đạo trời, nói phép tắc của vua Nghiêu giống như đạo trời", Vương Túc giải thích là: "Khảo cứu phép cũ mà làm theo". Vì vậy Hàn Dũ trong Tiến học giải nói các thiên Chu cáo, Ân Bàn trúc trắc khó hiểu. Khi Tư Mã Thiên viết Sử ký cũng đã dịch một đoạn Kinh Thư để đưa vào tác phẩm của mình, như trong thiên Nghiêu điển của Kinh Thư có câu "khâm nhược hạo thiên" (欽若昊天), trong Sử ký, Ngũ đế bản kỷ được viết thành "kính thuận hạo thiên" (敬順昊天). Dương Hùng trong Pháp ngôn, thiên Vấn thần nói rằng: "Theo thuyết xưa có cả trăm lời tựa cho Kinh Thư [...] Ngu Hạ thư rộng lớn thay, Thương thư mênh mông thay, Chu thư chính trực thay". Vương Quốc Duy cho rằng gần một nửa Kinh Thư không thể giải thích được. Ngu thư ghi chép lịch sử cổ đại của Trung Quốc thời Nghiêu, Thuấn. Cố Viêm Vũ trong Nhật tri lục, quyển 2 nói: "Nghi rằng thời cổ có Nghiêu điển không có Thuấn điển, có Hạ thư không có Ngu thư, mà Nghiêu điển cũng nằm trong Hạ thư". Nhật tri lục tập thích dẫn lời Tôn thị Chí Tổ nói rằng: "Xét trong Tả truyện, Văn công năm thứ 18 có nói rõ về Ngu thư, kể công lao của vua Thuấn là làm sáng rõ ngũ điển..., vậy sao lại nói chỉ có Hạ thư không có Ngu thư? Thiết nghĩ người xưa lấy hai điển (Nghiêu điển, Thuấn điển) làm Ngu thư, từ Đại Vũ mô trở xuống làm Hạ thư". Thiên Vũ cống trong Hạ thư ghi chép địa lý Trung Quốc sau khi vua Vũ trị thủy thành công, số người nghiên cứu thiên này rất nhiều, thiên Cam thệ xuất hiện trong sách Mặc Tử thời Chiến Quốc, Ngu thư cũng xuất hiện trong Tả truyện. Chu thư ghi lại các tư liệu quan trọng của nhà Chu trong những năm đầu lập quốc, phần nhiều là những ghi chép của chính bản thân Chu Công. Mạnh Tử từng nói thiên Vũ thành trong Kinh Thư không thể tin hết được: "Trọn tin Kinh Thư chẳng bằng không có Kinh Thư. Trong thiên Vũ thành ta chỉ tin được hai ba đoạn mà thôi. Người có nhân thì vô địch trong thiên hạ. Lấy chí nhân đánh chí bất nhân, tại sao máu lại chảy đến mức trôi cả chày?". Có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu, chú thích Kinh Thư, như Thượng Thư khảo dị của Mai Trạc, Thượng Thư Cổ văn sớ chứng của Diêm Nhược Cừ, Cổ văn Thượng Thư khảo của Huệ Đống đều là những tác phẩm được lưu truyền đến ngày nay. Học giả đời Thanh là Tôn Tinh Diễn mất hơn 20 năm để hoàn thành tác phẩm Thượng Thư Kim Cổ văn chú sớ, là bản chú thích Kinh Thư khá tốt, Tôn Tinh Diễn còn cho rằng "chắc chắn còn nhiều chỗ thiếu sót sai lầm". Gần đây có Thượng Thư chính độc của Tăng Vận Càn và Đồng văn Thượng Thư của Mưu Đình cũng là những bản tốt. Tác phẩm Thượng Thư hiệu thích dịch luận của Cố Hiệt Cương và học trò của ông là Lưu Khởi Vu là một tập đại thành nghiên cứu về Kinh Thư. == Khái niệm chủ yếu == "Vương đạo lạc thổ" (Đường vua, đất vui) - Kinh Thư, thiên Hồng phạm (洪範) viết: Vô hữu tác hảo, tuân vương chi đạo (無有作好、遵王之道), nghĩa là "Yêu chớ theo cách thiên vị, hãy theo đạo Vương". "Quy mã phóng ngưu" (Trả ngựa, thả bò) - Trong Kinh Thư, thiên Vũ thành (武成), sau khi Vũ Vương (nhà Chu) đã trả thù đối Trụ Vương (nhà Thương), có viết: Quy mã ư Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu ư Đào Lâm chi dã (歸馬于華山之陽、放牛于桃林之野), nghĩa là "Trả ngựa ở hướng nam của núi Hoa Sơn và thả con bò ở đồng của rừng Đào Lâm", tức là chiến tranh đã được kết thúc rồi. == Bản dịch tiếng Việt == Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 4 năm 1395 Hồ Quý Ly dịch thiên Vô dật trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy Trần Thuận Tông. Tác phẩm diễn Nôm toàn bộ Kinh Thư hiện còn là Thư kinh đại toàn toàn tiết yếu diễn nghĩa (書經大全節要演義), bản viết tay ký hiệu AB. 145/1-5, 382 trang, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra còn có Thư kinh diễn nghĩa (書經演義) của Lê Quý Đôn viết bằng chữ Hán năm 1772, bản viết tay ký hiệu A.1251, 184 trang, dẫn giải và chú thích từng thiên, từng đoạn và từng câu văn trong Kinh Thư, được Ngô Thế Long và Trần Văn Quyền dịch ra chữ quốc ngữ, Nhà xuất bản TP.HCM xuất bản năm 1993 và Thư kinh tiết yếu (書經節要) cũng viết bằng chữ Hán của Bùi Huy Bích, bản viết tay ký hiệu VHv.4/1-4, 704 trang, tóm lược nội dung Kinh Thư, có chú thích và bình luận. Các bản Kinh Thư dịch ra chữ quốc ngữ là: Thượng Thư, bản dịch của Nhượng Tống (1940), Nhà xuất bản Tân Việt xuất bản năm 1963, Nhà xuất bản Văn học tái bản năm 2001 Kinh Thư, bản dịch của Thẩm Quỳnh, Trung tâm Học liệu xuất bản tại Sài Gòn năm 1968, in lần thứ hai năm 1973 Kinh Thư, bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin năm 2004 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Shu Jing (Nguyên bản chữ Hán) Shu Jing (Books of History)
danh sách các quốc gia theo gdp (danh nghĩa) bình quân đầu người.txt
Dưới dây là bảng danh sách các quốc gia trên thế giới xếp theo Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người, bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong nước trong một năm được chia đều cho số dân của đất nước. Số liệu này chỉ tính trên danh nghĩa dựa trên tỷ giá hối đoái chính thức, chưa tính đến sức mua tương đương. Để so sánh tốt hơn về chất lượng cuộc sống người ta đánh giá theo sức mua tương đương (xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người). == Danh sách == == Xem thêm == Danh sách quốc gia theo GDP danh nghĩa Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người == Nguồn tham khảo ==
lee kun-hee.txt
Lee Kun-hee (sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942) là tỷ phú người Hàn Quốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn điện tử Samsung. Ông từng từ chức vào tháng 4 năm 2008, do một vụ bê bối quỹ đen của Samsung nhưng đã quay trở lại vào ngày 24 tháng 3 năm 2010. Ông biết tiếng Hàn Quốc, tiếng Anh và tiếng Nhật. Năm 1996, ông Lee trở thành thành viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế. Với khối tài sản ước tính khoảng $12.6 tỉ, gia đình ông được xếp hạng vào những người giàu nhất thế giới. Ông là con trai thứ ba của Lee Byung-chul, người sáng lập Tập đoàn Samsung. Ông Lee được vinh danh là người quyền lực thứ 41 của trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới' do Tạp chí Forbes bình chọn năm 2013, là người Hàn Quốc đứng thứ hai sau ông Ban Ki-moon. == Tiểu sử == Ông Lee có một bằng cử nhân Kinh tế học của Đại học Waseda và bằng MBA của Đại học George Washington. == Giải thưởng == Năm 2004, ông Lee được chính phủ Pháp trao huy chương Bắc Đẩu Bội tinh tại Paris. Tháng 9 năm 2006, ông Lee được nhận Giải thưởng James A. Van Fleet từ Hiệp hội Hàn Quốc (Korea Society). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Forbes.com: Forbes World's Richest People "Lee Kun-hee's Big Stick", The Korea Times, ngày 8 tháng 1 năm 2006. "Samsung chairman's office raided as part of inquiry", International Herald Tribune, ngày 14 tháng 1 năm 2008. "Samsung chairman hints at possible resignation", hanqyere newspaper, ngày 11 tháng 4 năm 2008. "www.leekunhee.com" Official personal bio "South Korea Plans to Pardon Former Samsung Chairman"
ủy ban olympic quốc tế.txt
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) là một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ. Thành lập bởi Pierre de Coubertin và Demetrios Vikelas vào ngày 23 tháng 6 năm 1894. Ủy ban Olympic quốc tế hiện có 205 ủy ban thành viên cấp quốc gia. Về luật pháp nó là một hội đăng ký theo điều lệ 60 ff. của sách luật dân sự Thụy Sĩ. IOC tổ chức các kỳ thế vận hội mùa hè và mùa đông, bốn năm một lần. Thế vận hội Mùa hè đầu tiên được tổ chức bởi IOC là thế vận hội tổ chức tại Athens, Hy Lạp năm 1896; thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức tại Chamonix, Pháp năm 1924. Đến năm 1992 thì thế vận hội Mùa hè và Mùa đông đều diễn ra trong cùng một năm. Tuy nhiên, sau năm đó, IOC đã quyết định chuyển việc tổ chức thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa hai kỳ thế vận hội Mùa hè, việc này nhằm giúp có thêm thời gian tổ chức sự kiện. == Các chủ tịch của tổ chức == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Giới thiệu về Ủy bạn Olympic Quốc tế tại trang web của Ủy ban Olympic Việt Nam.
thủ dầu một.txt
Thành phố Thủ Dầu Một là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP thành lập thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Thủ Dầu Một đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012. Hiện Thủ Dầu Một đang là đô thị loại II. Thời gian 1954 đến 1975, thị xã mang tên Phú Cường. == Vị trí địa lý == Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên Phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp thị xã Thuận An. Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. == Hành chính == Thành phố Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên 118,67 km² và 271.165 người (thống kê năm 2014), trong đó có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp. Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những Thành phố thuộc Tỉnh mà trong đó không có xã ngoại thành, 100% là phường. == Nguồn gốc tên gọi == Trước đây cũng có những tác giả cho rằng tên Thủ Dầu Một có nguồn gốc từ tiếng Campuchia. Nhưng phần đông tác giả khác đều nghĩ Thủ Dầu Một là một cụm từ tiếng Việt được hình thành từ sự kết hợp giữa hai thành tố "Thủ" (có nghĩa là "giữ") "Dầu Một" là tên đất, được cấu tạo theo cách "Tên một loài thảo mộc đồng thời là từ chỉ số lượng". Theo truyền khẩu vì đồn binh canh giữ tại huyện lỵ Bình An nằm trên ngọn đồi có cây dầu lớn quen gọi là "cây dầu một" nên tên gọi Thủ Dầu Một ra đời. == Kinh tế == Trong năm 2012, tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy tốc độ tăng trưởng không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn đạt ở mức cao so với bình quân của tỉnh. Tăng trưởng kinh tế đạt 24,4% so với kế hoạch 28,2% kế hoạch ban đầu, cơ cấu kinh tế thương mại dịch vụ 60,78%, công nghiệp 39,04% và nông nghiệp 0,18%, đạt kế hoạch đề ra với tỷ lệ tương ứng 60,77% - 39,03% - 0,2%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 62,9 triệu đồng/người/năm[15]. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 29,6%. Tổng giá trị khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được 1.151,061 tỷ đồng, đạt 136,75% kế hoạch tỉnh giao, giá trị cấp phát 841,724 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Nghiệm thu và đưa vào sử dụng 34 công trình, gồm 09 trường học, 03 Trung tâm Văn hoá Thể thao phường, 01 khu tái định cư, 07 công trình giao thông, 12 nhà làm việc của Ban chỉ huy quân sự phường, xã. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2013, thành phố Thủ Dầu Một phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế là 22,06% với cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ 60,81%, công nghiệp 39,07% và nông nghiệp 0,12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 61 triệu/người. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 99,8%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện 99,97%, duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt tiên tiến về y học cổ truyền. Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng đô thị Thủ Dầu Một giai đoạn 2013 đến 2015 để phát triển thành phố theo tiêu chí đô thị loại I. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp duy trì sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Di tích và danh thắng: Chùa Hội Khánh. Miếu Bà Thiên Hậu (Chùa Bà Thủ Dầu Một) Miếu Thanh An (Chùa Ông Ngựa). Chùa Tây Tạng. Đình Phú Cường (Đình Bà Lụa). Nhà tù Phú Lợi. Chợ Thủ Dầu Một. Ủy ban Nhân dân phường Phú Cường. Nhà cổ Đốc Phủ Đẩu Làng nghề truyền thống: Làng gốm sứ Lò Chén (phường Chánh Nghĩa). Làng sơn mài Tương Bình Hiệp. == Lịch sử == Trước năm 1954, thị trấn này là tỉnh lỵ tỉnh Thủ Dầu Một. Dân số vào thập niên 1930 là 6.700. Năm 1954 - 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh thành Bình Dương và tỉnh lỵ mang tên Phú Cường. Tháng 2 năm 1976, thị xã Thủ Dầu Một được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Sông Bé (do hợp nhất 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), gồm 3 phường: Chánh Nghĩa, Hiệp Thạnh, Phú Cường và 2 xã: Chánh Mỹ, Phú Thọ. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển 5 xã: Định Hòa, Phú Hòa, Phú Mỹ, Tân An, Tương Bình Hiệp thuộc huyện Châu Thành vừa giải thể về thị xã Thủ Dầu Một quản lý.. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Bình Dương từ tỉnh Sông Bé, thị xã Thủ Dầu Một trở lại là tỉnh lị tỉnh Bình Dương.. Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển 2 xã Phú Thọ và Phú Hòa thành 2 phường có tên tương ứng.. Ngày 10 tháng 12 năm 2003, chia phường Phú Hòa thành 2 phường: Phú Hòa và Phú Lợi; thành lập xã Hiệp An.. Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận thị xã Thủ Dầu Một là đô thị loại 3. Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển 3 xã Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ thành 3 phường có tên tương ứng.. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Thủ Dầu Một được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 1.079,15 ha diện tích tự nhiên và 1.487 nhân khẩu của xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát; 988 ha diện tích tự nhiên và 3.469 nhân khẩu của xã Phú Chánh; 795,77 ha diện tích tự nhiên và 1.417 nhân khẩu của xã Tân Vĩnh Hiệp; 229,63 ha diện tích tự nhiên và 452 nhân khẩu của xã Tân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên; thành lập 2 phường Hòa Phú và Phú Tân.. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một chính thức trở thành thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 136/NQ-CP thành lập ba phường Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp và Tân An thuộc thành phố trên cơ sở các xã có tên tương ứng. Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương. == Ẩm thực == Một vài điểm ẩm thực nổi tiếng: Bánh bèo Mỹ Liên, đường Thích Quảng Đức, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một. Bánh canh Tuyết - giò heo, đường Thích Quảng Đức, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một. Hưng Phát Mì gia, đường CMT8 P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một. Khu ăn uống chợ Thủ Dầu Một. Đậu hũ Phớ đường Thích Quảng Đức Mì Bà Hơ == Định hướng phát triển đô thị == Với vị thế là một đô thị trung tâm của Bình Dương và là một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Bộ thành phố Thủ Dầu Một trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị rất nhanh. Đến giữa năm 2014 Thủ Dầu Một đã được công nhận là đô thị loại II. Đến đầu năm 2015 Thủ Dầu Một đã đạt nhiều tiêu chí đô thị loại I, phấn đấu đến năm 2017 thành phố sẽ được công nhận là đô thị loại I. Hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đông Đô Đại Phố, khu đô thị Hiệp Thành III, khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Thành phố mới Bình Dương... == Ảnh == == Chú thích ==
henry purcell.txt
Henry Purcell (sinh khoảng 10 tháng 9 năm 1659 tại London, mất 21 tháng 11 năm 1695 tại London) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Anh, một trong những nhân vật âm nhạc xuất sắc nhất thời Baroque. Dù kết hợp chặt chẽ các chất liệu phong cách Ý và Pháp vào trong âm nhạc của mình, di sản của Purcell là một hình thức phong cách Anh độc đáo. Ông được mệnh danh là "Mozart nước Anh" và là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Anh; không một nhà soạn nhạc sinh tại Anh nào đạt được danh tiếng như ông mãi cho đến Edward Elgar. == Cuộc đời và sự nghiệp == Henry Purcell sinh ra tại thủ đô London, Anh. Ông từng hát trong dàn hợp xướng Hoàng gia, học nhạc với các thầy Humfrey và Blow. Ông cũng làm trợ lý bảo quản các nhạc cụ của nhà vua ngay còn ở tuổi niên thiếu. Khi được 18 tuổi, năm 1677, Purcell là nhà soạn nhạc của triều đình Anh. Những năm 1679 đến 1682, ông là nghệ sĩ đàn organ trong tu viện Westminster. Năm 1683, ông là người bảo quản nhạc cụ của Hoàng gia Anh. Ông mất vào năm 1695 khi mới khoảng 35 tuổi tại quê nhà, London. == Phong cách sáng tác == Henry Purcell là đại diện lớn nhất của nền âm nhạc kinh điển Anh, người đặt nền móng cho Opera Anh. Âm nhạc của ông có tính dân tộc sắc nét, giai điệu giàu sức biểu hiện và kịch tính, nhiều tìm tòi táo bạo và hết sức điêu luyện về phức điệu. == Các tác phẩm == Henry Purcell đã để lại khoảng 50 tác phẩm âm nhạc sân khấu, có thể kể tới như opera Dido và Aeneas (khoảng 1684), 5 vở opera-kịch nói (semi-opera) (là những vở kịch nói có xen kẽ nhiều tiết mục nhạc), đáng chú ý có Vua Arthur (1691), Bà tiên chúa (dựa theo một tác phẩm của William Shakespeare, 1695), 10 bản cantata thế tục, 100 tác phẩm âm nhạc về tôn giáo, những tác phẩm cho hòa tấu đàn dây, gồm 12 bản Sonata 3 chương (1683), 10 bản Sonata 4 chương, hơn 40 tiểu phẩm cho đàn clavecin, đàn organ, hơn 100 ca khúc, khoảng 50 bản hợp xướng theo phong cách dân gian. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == PURCELL: Rondeau From Abdelazer Suite (Instrumental) Henry Purcell (1659-1695) - Chamber Music Henry Purcell (1659-1695) - 12 Sonatas of three parts (1683) - COMPLETE Purcell by John F. Runciman, a biography forming part of Bell's Miniature Series of Musicians published in 1909, from Project Gutenberg Các công trình liên quan hoặc của Henry Purcell trên các thư viện của thư mục (WorldCat) Short biography, audio samples and images of Purcell Monument to Purcell Harpsichord Suites played on virtual harpsichord Dido's Lament – Research leading to a narrative account of how Henry Purcell’s opera Dido and Aeneas was created. Henry Purcell at Allmusic
thành phố toàn cầu.txt
Thành phố toàn cầu hay Thành phố đẳng cấp thế giới là một khái niệm của tổ chức Globalization and World Cities Study Group and Network (GaWC), ban đầu có cơ sở tại Đại học Loughborough, đưa ra. Khái niệm này bao hàm sự thừa nhận rằng thành phố đó có ảnh hưởng hữu hình và trực tiếp trên nền kinh tế toàn cầu thông qua các phương tiện kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị mà các thành phố bình thường khác không có. == Danh sách thành phố toàn cầu == Năm 1998, tại Đại học Loughborough, Vương quốc Anh, Jon Beaverstock, Richard G Smith và Peter Taylor đã cùng nhau thực hiện, xác định, phân loại và xếp hạng các thành phố toàn cầu bằng cách sử dụng "Dữ liệu quan hệ" (relational data). Một danh sách các thành phố trên thế giới đã được nêu trong các nghiên cứu 'GaWC Bulletin 5' và xếp hạng các thành phố dựa trên mối liên hệ thông qua bốn "dịch vụ sản xuất tiên tiến" (advanced producer services): Kế toán, quảng cáo, ngân hàng / tài chính và pháp luật. Danh sách này thường biểu thị các thành phố, trong đó có các văn phòng của các tập đoàn đa quốc gia, một số dịch vụ tài chính và tư vấn cung cấp, hơn là biểu thị các trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế. Năm 2004 xếp hạng thừa nhận một vài chỉ số mới trong khi tiếp tục để xếp hạng 'thành phố kinh tế' nhiều hơn so với các yếu tố chính trị hay văn hóa. Các danh sách năm 2008 tương tự như phiên bản năm 1998 nhưng được sắp xếp theo các hạng mục sau: Loại "Alpha++ (α++)" thành phố kết nối với kinh tế thế giới hơn bất ký thành phố khác, loại này có New York và Luân Đôn Loại "Alpha+ (α+)" thành phố trên thế giới mà nó kết nối với kinh tế thế giới rất lớn, Loại "Alpha (α)" và "Alpha- (α-)" thành phố kết nối lớn với kinh tế thế giới Loại "Beta (β)" thành phố có sự kết nối trung bình với kinh tế thê giới Loại "Gamma (γ)" thế giới thành phố kết nối nhỏ với nền kinh tế thế giới, và các thành phố khác. Danh sách năm 2008 của thành phố toàn cầu Alpha, Beta được liệt kê dươi đây, trong đó các thành phố của Hoa Kỳ chiếm 15,9%, Liên minh châu Âu (ЕU) — 12,3%, Ân Độ — 10,2%, Trung Quốc — 9,5%. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == http://www.lboro.ac.uk/gawc/world2008.html http://en.wikipedia.org/wiki/Global_city http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%93%D0%BB%D0%BE%D0%B1%D0%B0%D0%BB%D1%8C%D0%BD%D1%8B%D0%B9_%D0%B3%D0%BE%D1%80%D0%BE%D0%B4
hang lechuguilla.txt
Hang Lechuguilla là một hang động ở Hoa Kỳ. Với chiều dài 222,6 km, là hang động dài thứ 7 thế giới đã được khám phá và là hang động sâu nhất ở Hoa Kỳ lục địa, với độ sâu 489 m. nhưng nổi tiếng nhất đối với địa chất bất bình thường, kiến tạo hiếm, và tình trạng nguyên sơ của nó. Hang động này được đặt tên cho loài Agave lechuguilla, một loài thực vật được tìm thấy gần lối vào của nó. Lechuguilla nằm trong vườn quốc gia Carlsbad Caverns, New Mexico. Việc vào hang động này chỉ giới hạn cho các nhà nghiên khoa học đã được phê duyệt, các đội khảo sát và các công việc liên quan của Cục công viên quốc gia. == Tham khảo ==
nunavut.txt
Nunavut (từ tiếng Inuktitut: ᓄᓇᕗᑦ [ˈnunavut]; phát âm tiếng Pháp: [nunavy]) là lãnh thổ mới nhất, lớn nhất, và xa nhất về phía bắc của Canada. Nó chính thức được tách khỏi Các lãnh thổ Tây Bắc vào ngày 1 tháng 4 năm 1999, qua Đạo luật Nunavut và hiệp định quản lý đất đai Nunavut, dù đường biên giới đã được giải quyết song từ năm 1993. Sự hình thành của Nunavut tạo nên thay đổi lớn đầu tiên trong bản đồ chính trị Canada từ Newfoundland và Labrador được thành lập vào năm 1949. Lãnh thổ Nunavut chiếm một phần lớn Bắc Canada, và Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada. Thủ phủ Iqaluit (trước "Frobisher Bay"), nằm trên đảo Baffin ở miền đông, được chọn từ cuộc bỏ phiếu 1995. Những điểm dân như đáng kể khác gồm Rankin Inlet và Cambridge Bay. Nunavut cũng gồm đảo Ellesmere ở viễn bắc, cũng như phần phía đông và nam đảo Victoria và đảo Akimiski trong vịnh James xa về phía đông nam. Đây là vùng địa-chính trị duy nhất của Canada không được kết nối với phần còn lại của đất nước bằng đường lộ. == Tham khảo ==
câu lạc bộ bóng đá sài gòn.txt
Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn trước kia mang tên Câu lạc bộ Hà Nội là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp hiện đang thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam có trụ sở đăng ký thi đấu tại Thành phố Hồ Chí Minh. == Nhầm lẫn == Đội bóng này trước đây khi còn đăng ký ở Hà Nội thường hay bị nhầm lẫn với một đội bóng cùng thành phố khác là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội của ông bầu Nguyễn Đức Kiên (đội đang ngừng thi đấu). Hiện tại chuyển đến địa phương khác và đổi tên mới, đội bóng này cũng dễ bị nhầm lẫn với tên gọi từng được đề xuất sử dụng câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn, Sài Gòn FC của một đội bóng đá chuyên nghiệp khác trên địa bàn Sài Gòn đã bị giải thể là Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn Xuân Thành đội bóng từng có bài hát Hành khúc Sài Gòn FC là ca khúc chính thức đầu tiên của một đội bóng đá chuyên nghiệp ở V.League. == Lịch sử == Tiền thân của đội là đội bóng của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel, với thành phần cầu thủ là lứa trẻ của Thể Công từ U19 trở xuống. Năm 2008, đội Thể Công bị Bộ Quốc phòng xóa tên và chuyển giao đội bóng lại cho Tổng công ty Viettel. Đội hình chính thức được đổi sang tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel, không lâu được chuyển sang cho tỉnh Thanh Hóa với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Riêng đội hình trẻ, từ năm 2008, được tổ chức thành đội bóng của Trung tâm Bóng đá Viettel. Ngay trong năm đó, đội đã giành được chức vô địch giải hạng 3 sau khi thắng Bộ Công An và đến năm 2009 đội giành vị trí thứ 2 tại giải hạng nhì và lên chơi ở giải hạng nhất năm 2010. Kết thúc mùa giải 2010, Công ty Cổ phần Thể thao T&T đã mua lại đội bóng và đổi tên đội bóng thành Câu lạc bộ Hà Nội. Tại mùa giải đầu tiên với tên gọi mới, đội đạt thành tích đứng thứ 8 trên tổng số 14 đội. Mùa giải 2012, đội đoạt chức á quân hạng nhất nhưng không thể thăng hạng vì có cùng ông bầu với đội đang thi đấu ở Vleague là Hà Nội T&T nên đành xin tiếp tục chơi ở hạng nhất. Đầu năm 2013, đội được chuyển giao và trực thuộc quyền sở hữu quản lý của công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội với ông chủ là Nguyễn Giang Đông. Mùa giải 2016, CLB Hà Nội được chơi ở giải V-League 1. Ngày 31 tháng 3 năm 2016 công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội đổi tên thành công ty cổ phần phát triển bóng đá Sài Gòn vẫn thuộc sở hữu của ông chủ Nguyễn Giang Đông, đồng thời công ty gửi công văn tới liên đoàn bóng đá Việt Nam đề nghị chuyển địa điểm và tên gọi ngay giữa mùa giải bóng đá vô địch quốc gia 2016. Ngày 4 tháng 4 năm 2016, liên đoàn bóng đá Việt Nam đồng ý để câu lạc bộ Hà Nội đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và đăng ký sân vận động Thống Nhất làm sân nhà thi đấu tại V.League-1 2016. == Thành tích == Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam Vô địch (1): 2015 Á quân (1): 2012 == Thành tích các mùa giải == === Thành tích tại giải V.League 2 === === Thành tích tại giải V.League 1 === == Đội hình hiện tại == Tính đến giai đoạn 1 mùa giải V.League 2017. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Huấn luyện viên == Hoàng Văn Phúc: 2011-4/2013 Triệu Quang Hà: 4/2013-5/2013 Trương Việt Hoàng: 5/2013-7/2014 Nguyễn Đức Thắng: 9/2014- == Biểu trưng == == Xem thêm == Trung tâm thể thao Viettel Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn Xuân Thành Câu lạc bộ bóng đá Navibank Sài Gòn Đội bóng Thể Công Viettel == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ Câu lạc bộ Hà Nội
d quặt lưỡi.txt
D quặt lưỡi (Ɖ, ɖ) là chữ Latinh có nghĩa âm tắc quặt lưỡi hữu thanh [ɖ]. Dạng viết hoa được gọi D châu Phi (African D) trong tiêu chuẩn Unicode vì nó được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ châu Phi có bảng chữ cái phỏng theo bảng chữ cái mẫu châu Phi, bao gồm các tiếng Ewe, Fon, Aja, và Bassa. Dạng viết thường, tức "d có đuôi" hoặc "d có móc quặt lưỡi", cũng có nghĩa âm tắc quặt lưỡi hữu thanh trong Bảng phiên âm quốc gia. Tuy nhiên, trong các bảng phiên âm Ấn Độ, phụ âm này được ghi là chữ d có dấu nặng: ḍ. Dạng viết hoa dễ bị nhầm lẫn với chữ eth (Ð, ð) của các tiếng Iceland, Faroe, và Anh cổ, cũng như chữ D có dấu gạch ngang (Đ, đ) của các tiếng Việt, Serbia-Croatia, và Sami. Trong Unicode, dạng viết hoa Ɖ là ký tự U+0189 trong khối Latin Extended-B, trong khi dạng viết thường ɖ là U+0256 trong khối IPA Extensions. == Tham khảo ==
baidu.txt
Công ty hữu hạn kĩ thuật mạng trực tuyến Bách Độ (Bắc Kinh) (Trung văn giản thể: 百度在线网络技术(北京)有限公司, Trung văn phồn thể: 百度在線網絡技術(北京)有限公司, Hán Việt: Bách Độ tại tuyến võng lạc kĩ thuật (Bắc Kinh) hữu hạn công ty), gọi tắt là Bách Độ, là công ty cung cấp dịch vụ tìm kiếm dữ liệu trên mạng lớn nhất Trung Quốc đại lục, do Lý Ngạn Hoành và Từ Dũng thành lập vào tháng 1 năm 2000 tại Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Tên gọi "Bách Độ" bắt nguồn từ một câu trong bài từ "Thanh ngọc án - Nguyên tịch" của thi nhân Nam Tống Tân Khí Tật: "Chúng lý tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi đầu, na nhân khước tại đăng hỏa lan san xứ" (chữ Hán: 眾裡尋他千百度,驀然回首,那人卻在,燈火闌珊處). Baidu cung cấp một danh mục hơn 740 triệu trang web, 80 triệu hình ảnh và 10 triệu tập tin đa truyền thông. Baidu chia sẻ những nội dung đa truyền thông như nhạc mp3, phim ảnh và là trang web đầu tiên ở Trung Quốc cung cấp giao thức ứng dụng không dây (WAP) và trình tìm kiếm di động dùng trên thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân. Baidu Baike là từ điển bách khoa toàn thư tương tự như Wikipedia. Tuy nhiên, khác với Wikipedia, theo quy định ở Trung Quốc, chỉ có những thành viên đã đăng ký mới có thể sửa đổi. Quyền truy cập vào Wikipedia bị chặn gián đoạn hay một số bài viết bị lọc tại Trung Quốc từ năm 2004. Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh mức độ hợp tác giữa Baidu với vấn đề kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc. == Chú thích ==
độc tài.txt
Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân, một nhóm người, có thể là một gia đình, nhóm quân đội, hay một đảng duy nhất, mà quyền lực không bị giới hạn và họ thường dùng những biện pháp trù dập các người đối lập để duy trì quyền lực . Khái niệm này có thể có hai nghĩa là: Độc tài kiểu La Mã là một công chức chính trị thời Cộng hòa La Mã. Các kẻ độc tài được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủ pháp luật. Không có những chính thể độc tài như vậy trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai (TCN), nhưng sau này những kẻ độc tài như Sulla và Hoàng đế La Mã thực thi quyền lực có tính cá nhân và độc đoán hơn. Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do các kẻ hay một đảng cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc. Đối với những học giả, như Joseph C.W. Chan ở Đại học Hồng Kông, chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực cầm quyền không được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là thể chế ở đó nhà nước quy định mọi mặt hành vi cá nhân và tập thể của nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ độc tài liên quan đến nguồn gốc quyền cai trị (nơi quyền đó phát sinh) và chủ nghĩa toàn trị liên quan đến phạm vi của quyền cai trị (cái nhà nước quy định). Theo giải thích ở trên, chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ (ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra), và chủ nghĩa toàn trị tương phản với chủ nghĩa tự do (nơi nhà nước nhấn mạnh quyền và tự do cá nhân). Mặc dầu các khái niệm của thuật ngữ đó có khác nhau nhưng chúng đều có liên quan với nhau trên thực thế rằng hầu hết các quốc gia độc tài đều để lộ ra các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị. Chính vì vậy chúng ta thường hay nghe hai khái niệm đó được gộp thành một là độc tài toàn trị. Một khi quyền lực nhà nước không từ nhân dân mà ra thì quyền lực đó không bị giới hạn và có khuynh hướng bành trướng phạm vi của nó để kiểm soát mọi mặt đời sống nhân dân. Ở thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, độc tài di truyền hay độc tài gia đình trị vẫn tương đối phổ biến. == Lịch sử == Ở giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, có bốn loại độc tài được xác định: lập hiến, cộng sản (trên danh nghĩa được gọi là "nhà độc tài của giai cấp vô sản"), phản cách mạng và phát xít. Nhiều người nghi vấn về sự riêng biệt giữa các loại độc tài này. Kể từ Thế chiến II, một sự nổi lên mạnh mẽ hơn của sự độc tài đã xuất hiện gồm các nhà độc tài thuộc thế giới thứ ba, các nhà độc tài thần quyền hoặc tôn giáo và các nhà độc tài di truyền hoặc gia đình trị. === Đế quốc La Mã === Trong đế quốc này, một nhà độc tài La Mã là một người giữ chức vụ của một cơ quan chính trị của sự lập pháp của Cộng hòa La Mã. Các nhà độc tài La Mã được chỉ định nắm toàn bộ quyền lực trong những trường hợp khẩn cấp. Quyền lực của những người này không phải là sự độc đoán cũng không phải là không xác định được. Quyền lực này là chủ thể để làm luật và đòi hỏi sự bào chữa có hiệu lực trước kia. Không có một sự độc tài đúng nghĩa nào sau khi bắt đầu thế kỷ 2 TCN. Tuy nhiên, những nhà độc tài kiểu như Sulla và các vị Hoàng đế La Mã đã khiến quyền lực nói trên trở nên cá nhân hơn và độc đoán hơn sau đấy. === Các lãnh tụ Mỹ Latin thế kỷ 19 === Sau khi những quy tắc thuộc địa của Tây Ban Nha sụp đổ, nhiều nhà độc tài đã nắm quyền lãnh đạo trong các quốc gia được giải phóng. Thỉnh thoảng nắm quyền lãnh đạo quân đội, các cadillo (tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là lãnh tụ) hoặc là những nhà lãnh đạo quân đội-chính trị tự chỉ định đã tấn công các chính phủ yếu đuối một khi họ kiểm soát một khu vực các quyền lực chính trị và kinh tế, như các trường hợp của Antonio López de Santa Anna ở Mexico và Juan Manuel de Rosas ở Argentina. Các nhà độc tài này được xác định là những người personalismo. Một đợt sóng của độc tài quân sự nổi lên ở Mỹ Latin trong thế kỷ 20 đã tạo nên một điểm đặc thù của văn hóa Mỹ Latin. Trong văn học Mỹ Latin, tiểu thuyết độc tài thách thức chế độ độc tài và caudillismo là một thể loại xuất sắc. Và cũng có nhiều phim nói về chế độ độc tài quân sự Mỹ Latin. === Chế độ độc tài trong chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản thế kỷ 20 === Trong nửa đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện trong một số quốc gia có sự tiến bộ về khoa học và công nghệ. Đây là kiểu chế độ độc tài khác với chế độ độc tài ở Mỹ Latin và ở các cựu thuộc địa ở châu Phi và châu Á. Những ví dụ tiêu biểu về chủ nghĩa độc tài toàn trị gồm có: Adolf Hitler của Đức Quốc xã và Benito Mussolini của Ý cùng với các nhà độc tài phát xít khác. Joseph Stalin của Liên Xô và các chế độ độc tài kiểu Stalin và Xô viết xuất hiện sau Thế chiến II ở Trung Âu, Đông Âu, Trung Quốc và những quốc gia khác. === Thời hậu Thế chiến và Chiến tranh Lạnh === Trong thời kỳ sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới, chế độ độc tài trở thành đặc điểm thường thấy của chính quyền quân sự, đặc biệt ở Mỹ Latin, Châu Á và Châu Phi. Trong trường hợp các nước châu Phi và châu Á trước đây là thuộc địa, sau khi giành được độc lập từ làn sóng phi thực dân hóa thời hậu Thế chiến, các chế độ có tổng thống/chủ tịch dần dần trở thành các chế độ độc tài mang tính cá nhân. Các chế độ này thường không bền vững. Cũng có ý kiến cho rằng những chế độ độc tài này về căn bản thường chịu ảnh hưởng bởi Chiến tranh Lạnh. Cả Mỹ lẫn Liên Xô đều cố bành trướng và duy trì vùng ảnh hưởng của mình bằng cách cung cấp tài chính cho các nhóm chính trị và bán quân sự, và khuyến khích đảo chính, đặc biệt là ở châu Phi. Điều này dẫn đến nhiều nước có các cuộc nội chiến đẫm máu và hậu quả dẫn đến sự ra đời của các chế độ độc đoán. Ở Mỹ Latin, các nhà độc tài thường dùng những từ như mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản để biện hộ cho hành động của mình. === Sự dân chủ hóa === Động lực toàn cầu của sự dân chủ hóa luôn là một câu hỏi trọng tâm của các nhà khoa học chính trị. Đợt sóng dân chủ thứ ba đã được nhắc đến như là một phong trào lật đổ sự độc tài và thiết lập dân chủ. === Những nhà độc tài hiện đại === Theo những khái niệm về độc tài, chúng ta có thể thấy những người sau đây là những nhà độc tài. Họ thường cầm quyền trong một thời gian dài, không nghỉ hưu hay từ chức mà chỉ thôi chức do bị lật đổ hoặc chết. == Xem thêm == Từ độc tài đến dân chủ (sách) Chủ nghĩa toàn trị Bạo chúa Chủ nghĩa phát xít Tổng thống lĩnh == Chú thích == == Tham khảo == Friedrich, Carl J.; Brzezinski, Zbigniew K. (1965). Totalitarian Dictatorship and Autocracy, 2nd ed., Praeger Bueno de Mesquita, Bruce; Alastair Smith, Randolph M. Siverson and James D. Morrow (2003). The Logic of Political Survival. The MIT Press. ISBN 0-262-63315-9 Lind, Michael (1999). Vietnam the Necessary War: A Reinterpretation of America's Most Disastrous Military Conflict. The Free Press. ISBN 0-684-84254-8
cải cách tin lành.txt
Cuộc Cải cách Tin Lành, còn gọi là Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) hay ngắn gọn là cuộc Cải cách hoặc Cải chánh, là phong trào khởi phát vào thế kỷ 16 như là một chuỗi các nỗ lực nhằm cải cách Giáo hội Công giáo Rôma. Phong trào được khởi xướng với 95 luận đề của Martin Luther và kết thúc với Hòa ước Westphalia năm 1648. Khi ấy, nhiều người ở châu Âu bất bình về những điều họ cho là các giáo lý giả mạo và những lạm dụng phổ biến trong giáo hội, nhất là việc rao giảng và bán Phép ân xá (indulgence). Một hiện tượng khác gây bất mãn không kém là việc buôn bán chức thánh, cũng như tình trạng thối nát trong giới tăng lữ. Đối với nhiều người, sự băng hoại này là cố tật của cả hệ thống, ngay cả ở vị trí các Giáo hoàng. Ngày 31 tháng 10 năm 1517, tại Sachsen (thuộc nước Đức ngày nay), Martin Luther treo Chín mươi lăm Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg (đây là chỗ được dùng để treo các thông báo của viện đại học.) kêu gọi mở các cuộc tranh luận về các vấn đề của giáo hội. 95 luận đề của Luther trình bày các luận điểm phê phán giáo hội và Giáo hoàng, tập chú vào việc bán phép ân xá, và quan điểm của giáo hội về Ngục Luyện tội. Trước Luther đã có những người lên tiếng đòi cải cách như John Wycliffe và Jan Hus. Cũng có những nhà cải cách có lập trường cấp tiến như Ulrich Zwingli và John Calvin tiếp bước Luther. Những giáo lý của giáo hội mà những người chủ trương cải cách muốn thay đổi là Ngục Luyện tội, sùng bái Maria, việc cầu bầu và sùng kính các thánh, hầu hết các bí tích, tình trạng độc thân bắt buộc của các chức sắc và tu sĩ, và thẩm quyền của Giáo hoàng. Giáo hội Công giáo thời đó đã phản ứng bằng cách tiến hành chiến dịch chấn hưng Công giáo và phản đối Kháng Cách, do Công đồng Trent khởi xướng và được Dòng Tên thực thi triệt để. Nhìn chung, Bắc Âu, ngoại trừ Ireland và một vài vùng thuộc Anh, tiếp nhận đức tin Kháng Cách, Nam Âu duy trì truyền thống Công giáo Rô-ma, trong khi tranh chấp quyết liệt dẫn đến những cuộc chiến diễn ra ở Trung Âu. Trong số các giáo phái phát sinh từ cuộc Cải cách Tin Lành, quan trọng nhất là cộng đồng các Giáo hội Lutheran (phần lớn ở Đức, vùng Baltic và Scandinavia) và các Giáo hội Cải cách (tức Calvinist, hầu hết ở Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan, và Scotland). Bên cạnh đó cũng tồn tại các phong trào như Anabaptist được gọi chung là Cải cách Triệt để. == Khởi nguyên == Tình trạng bất ổn, vốn âm ỉ bên trong giáo hội và đế quốc, được đẩy lên đỉnh điểm khi xảy ra việc dời ngai Giáo hoàng về Avignon, Pháp (1308-1378), và sự tranh chấp thẩm quyền giữa hai triều Giáo hoàng tồn tại song song (1378-1416) gây ra các cuộc chiến giữa các vương hầu, những cuộc nổi dậy của nông dân, và sự quan ngại ngày càng lan rộng về tình trạng thối nát của hệ thống tu viện. Chủ nghĩa Quốc gia mới xuất hiện bắt đầu thách thức tính đồng nhất của thế giới đại đồng của thời kỳ trung cổ lúc bấy giờ. Một trong những luận điểm cấp tiến và gay gắt nhất đến từ John Wycliffe thuộc Đại học Oxford, sau đó là từ Jan Hus thuộc Đại học Karl ở Praha. Giáo hội Công giáo Rô-ma kết thúc cuộc tranh luận tại Công đồng Constance (1414-1418) với án lệnh xử tử Jan Hus trên giàn hoả thiêu (dù Hus được lời hứa bảo đảm an toàn tính mạng khi đến đối chất tại công đồng), và thiêu di hài của Wycliffe như một án phạt dành cho kẻ dị giáo. Bất kể những nỗ lực nhằm xác định rõ ràng và củng cố các khái niệm truyền thống thời trung cổ về giáo hội và đế quốc, Công đồng Constance đã không nhận diện được tình trạng căng thẳng giữa các dân tộc, cùng những bất đồng về thần học đã được khơi dậy trong thế kỷ trước. Công đồng cũng không ngăn chặn được cuộc ly giáo và các cuộc chiến tại Bohemia (Chiến tranh Hussite) khi người dân xứ này nổi dậy phản kháng việc xử tử Jan Hus. Những biến động lịch sử thường sản sinh nhiều tư duy mới về lề lối cần có để tái tổ chức xã hội, và đây là trường hợp dẫn đến cuộc Cải cách Tin Lành. Nối tiếp sự sụp đổ của các định chế tu viện và học thuyết kinh viện tại Âu châu vào cuối thời kỳ trung cổ, với đỉnh điểm là thời kỳ Triều Giáo hoàng tại Avignon, sự tranh chấp thẩm quyền giữa hai triều Giáo hoàng, và sự thất bại của các nỗ lực cải cách dựa vào công đồng. Thế kỷ 16 chứng kiến sự sôi sục của cuộc tranh luận lớn về cải cách tôn giáo và, sau này, về những giá trị tôn giáo căn bản. Đại thể, các sử gia cho rằng rào cản của những nỗ lực cải cách trước đó (quá nhiều quyền lợi khác biệt, thiếu sự phối hợp để có thể hình thành một liên minh cải cách) sẽ dẫn đến các biến động nghiêm trọng hơn, hoặc ngay cả một cuộc cách mạng, vì hệ thống hiện hữu hoặc phải tự điều chỉnh hoặc sẽ bị tan rã, và sự thất bại của phong trào cải cách dựa vào công đồng giáo hội (conciliar movement) đã dọn đường cho cuộc Cải cách Tin Lành tại Tây Âu. Những phong trào cải cách thiếu định hướng - từ chủ nghĩa hình thức, phong trào sùng kính đến Chủ nghĩa Nhân bản - nối kết với sức mạnh kinh tế, chính trị và thành phần xã hội góp phần làm gia tăng mối bất bình trong dân chúng đối với sự giàu có và thế lực của giai cấp tăng lữ đặc quyền, khuấy động sự bất mãn đối với tình trạng thối nát về đạo đức và tài chính của một giáo hội đang chìm đắm trong tinh thần thế tục. Chủ nghĩa nhân bản Thời kỳ Phục hưng đem đến khí thế sục sôi chưa từng có trong giới khoa bảng, cùng lúc với mối quan tâm dành cho tinh thần tự do trong học thuật. Diễn biến không ngơi nghỉ trong các đại học là những cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề như bản chất của giáo hội, nguồn và phạm vi của thẩm quyền dành cho Giáo hoàng, các công đồng và các vương hầu. == Cuộc Cải cách == Tín hữu Kháng Cách thường truy nguyên sự phân ly của họ với Giáo hội Công giáo Rôma đến thế kỷ 16, với phong trào thường được gọi là cuộc Cải cách Hiệp quyền hay Cải cách Pháp chế (Magisterial Reformation), vì phong trào này nhận được sự ủng hộ từ giới quan quyền (để phân biệt với cuộc Cải cách Triệt để, không được giới cầm quyền hỗ trợ hay ủng hộ). Phong trào phản kháng bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi, nhưng tìm thấy sức mạnh của mình tại Đức, suốt thời gian Âu châu đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lăng Hồi giáo, mối hiểm họa này khiến các vương hầu Đức xao lãng các vấn đề nội chính. Tóm lại, đến một mức độ nào đó, phong trào phản kháng có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại Tây Âu. Tinh thần phản kháng trở nên nghiêm trọng khi Martin Luther, tu sĩ Dòng Augustine và giáo sư Đại học Wittenberg, vào năm 1517 kêu gọi mở lại cuộc tranh luận về việc bán Phép ân xá (indulgence). Truyền thống cho rằng Luther đã treo 95 luận đề trên cửa của nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Động thái này khơi mở sự bùng nổ đột ngột và dữ dội một sức mạnh mới không thể kìm chế nổi, bắt nguồn từ nỗi bất bình âm ỉ từ lâu trong sự đè nén. Sự bất mãn mau chóng lan rộng khắp nơi, một phần là nhờ kỹ thuật in ấn, xuất bản những ấn phẩm nhằm phổ biến các tư tưởng mới và các văn kiện như 95 luận đề. Xảy ra cùng lúc với các biến động tại Đức là một phong trào tại Thụy Sĩ dưới sự lãnh đạo của Huldrych Zwingli. Hai phong trào này mau chóng đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề về thần học cũng như phương pháp thí dụ như sử dụng ấn phẩm để truyền bá tư tưởng cải cách. Tuy vậy, một số bất đồng không quan trọng lại khiến họ tiếp tục duy trì tình trạng hai thực thể phân cách. Một số người ủng hộ Zwingli cho rằng cuộc cải cách tại Đức là còn quá bảo thủ, và họ ngày càng hướng về các quan điểm quá khích như Anabaptist (một vài giáo phái có nguồn gốc từ phong trào này vẫn tồn tại cho đến ngày nay). Một số phong trào phát triển theo hệ tư tưởng của thuyết thần bí hay thuyết nhân bản, đôi khi họ tách rời khỏi Công giáo hay khỏi cộng đồng Kháng Cách, hoặc thành lập các phong trào bên ngoài các giáo hội. Kế tiếp giai đoạn đầu của cuộc Cải cách, sau sự kiện Luther bị khai trừ khỏi giáo hội và Giáo hoàng lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của John Calvin gây nhiều ảnh hưởng trong tiến trình kiến tạo một sự đồng thuận tương đối trong vòng các nhóm khác nhau tại Thụy Sĩ, Scotland, Hungary, Đức và các nơi khác. Sự kiện Giáo hội Anh Quốc tách rời khỏi giáo hội Công giáo Rôma dưới triều Henry VIII, bắt đầu từ năm 1529 và hoàn tất vào năm 1536, đem nước Anh đồng hành với cuộc cải cách; tuy nhiên, những thay đổi tại Anh được tiến hành một cách dè dặt hơn các nơi khác ở châu Âu, suốt nhiều thế kỷ họ chọn lựa con đường trung trung giữa truyền thống và tân giáo, nhằm kiên định tinh thần thoả hiệp bền vững bên trong giáo hội. == Từ chủ nghĩa nhân văn đến tư tưởng Cải cách == Những nỗ lực cải cách thiếu định hướng của những người theo thuyết nhân văn (nhân bản), chịu ảnh hưởng bởi Thời kỳ Phục hưng (Renaissance), chỉ làm những người có khuynh hướng cải cách càng thêm mất kiên nhẫn. Eramus và những nhân vật hậu bối như Luther và Zwingli đều xuất hiện từ cuộc tranh luận này, dần dần trở nên các nhân tố đóng góp vào cuộc ly giáo thứ hai của thế giới Cơ Đốc giáo. Không may cho giáo hội, cuộc khủng hoảng thần học khởi phát với William xứ Ockham vào thế kỷ 14 được nối kết với sự bất mãn của giới thị dân. Kể từ lúc các nền tảng triết học của chủ nghĩa kinh viện sụp đổ, thuyết duy danh (nominalism) mới xuất hiện là điềm báo bất tường cho giáo hội cho đến lúc ấy vẫn được xem là định chế hợp pháp đóng vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Hệ tư tưởng mới, ủng hộ khái niệm cho rằng không có học thuyết tôn giáo nào có thể được chống đỡ bởi các cuộc tranh luận triết học, đã bào mòn sự liên kết lâu đời giữa lý trí và đức tin được giảng dạy vào thời trung cổ bởi Thomas Aquinas. Các phong trào cải cách như chủ nghĩa nhân bản và thuyết sùng kính đề kháng triết học kinh viện thời trung cổ cùng các thể chế hỗ trợ nó. Tại Đức, thuyết sùng kính được ưa chuộng tại các đại học, cho rằng cần có một định nghĩa mới về Thiên Chúa, ngài không còn được nhìn xem là một nguyên tắc tể trị thuần lý, nhưng là một ý chí toàn trị với quyền năng vô hạn. Thiên Chúa nay được xem là đấng tể trị tuyệt đối, vượt quá sự hiểu biết của con người, và tôn giáo nên thiên về nhiệt tâm và tình cảm. Điều này dẫn đến sự phục hưng nền thần học Augustine, dạy rằng con người không thể được cứu rỗi bởi những nỗ lực của chính mình, nhưng bởi ân điển của Thiên Chúa, đã bào mòn tính hợp pháp của các thể chế nghiêm nhặt của giáo hội, theo đó giáo hội cung cấp một kênh dẫn giúp con người làm điều lành để được lên thiên đàng. Dù vậy, thuyết nhân bản khởi thủy là một phong trào cải cách giáo dục bắt rễ từ những nỗ lực vào thời phục hưng nhằm phục hồi tư tưởng và nền giáo dục kinh điển. Là cuộc cách mạng chống lại luận lý học Aristotle, thuyết nhân bản đặt trọng tâm vào việc thay đổi từng cá nhân thông qua phương pháp thuyết phục như là một sự đối nghịch với tính thuần lý. Sự phân cực xảy ra trong cộng đồng học thuật tại Đức khi giới tăng lữ tấn công Johann Reuchlin (1455–1522) vì ông nghiên cứu về những văn bản tiếng Do Thái Kinh Thánh và tiếng Do Thái, khiến Luther trở nên đồng cảm với những cải cách giáo dục của những người theo thuyết nhân văn với chủ trương ủng hộ quyền tự do học thuật. Dưới sự lãnh đạo của Erasmus, những người theo thuyết nhân bản lên án các hình thức khác nhau của sự thối nát bên trong giáo hội. Erasmus cho rằng tôn giáo thật là sự sùng tín nội tâm hơn là các biểu hiện bên ngoài thông qua nghi thức và thánh lễ (bí tích). Ông viết, "Tôi nhận thấy người dân thường trong thế giới Cơ Đốc giáo đã trở nên bại hoại, không chỉ trong cách sống mà còn trong ý tưởng. Tôi cũng thấy phần lớn những người tự nhận là cha xứ và giáo sư đang lạm dụng danh Chúa để làm lợi cho mình…rao giảng những gì họ gọi là điều răn của Chúa nhưng thật ra chỉ là phát kiến của con người…phép ân xá, đóng góp tiền bạc thay vì thật lòng ăn năn, và những điều tương tự…" Chú trọng vào nỗ lực cải thiện đạo đức và giảm nhẹ các nghi thức, Erasmus đã đặt nền tảng cho cuộc cải cách của Luther. Chủ trương chống định chế tăng lữ của thuyết nhân bản cũng ảnh hưởng sâu đậm trên Luther. Giới trung lưu ngày càng học thức cao tại miền bắc nước Đức, được gọi là cộng đồng trí thức, cùng giới thị dân quay sang hệ tư tưởng mới của Luther để khái niệm hóa nỗi bất bình của họ theo cung cách của nền văn hóa thời ấy. Sự trỗi dậy của giới thị dân cùng với nguyện vọng của họ muốn điều hành công việc của mình mà không bị hạn chế bởi các rào cản của thể chế hoặc các tập quán văn hóa đã lỗi thời, làm gia tăng tính thuyết phục của chủ nghĩa cá nhân theo thuyết nhân bản. Đối với nhiều người, tư tưởng của giáo hội là quá nghiêm nhặt, nhất là trong lãnh vực tín dụng. Giới thị dân và các vương hầu liên kết với nhau trong mối quan tâm về việc không đóng thuế cho nhà nước, họ cho rằng phần lớn tiền thuế thu từ dân chúng được nộp cho Giáo hoàng tại nước Ý. Các khuynh hướng này thúc đẩy những đòi hỏi cho cải cách và làm phục hồi trào lưu bài tăng lữ. Những người cải cách bắt đầu quan tâm đến sự phân cách giữa linh mục và bầy chiên của họ. Không phải linh mục nào cũng có thể hưởng một nền giáo dục tốt. Linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ thường không biết tiếng Latin, các cha xứ tại nông thôn còn có ít cơ hội hơn để được đào tạo về thần học. Ngược lại, vì là chủ sở hữu các vùng đất rộng lớn, nhiều giám mục quay sang học luật, thay vì thần học, để đảm trách các công việc quản trị tài sản. Sự kính trọng dành cho giáo hội ngày càng sút giảm, nhất là trong giới thị dân có học thức, đặc biệt khi liên quan đến một chuỗi các sự kiện làm bẽ mặt giáo hội như việc bắt giữ Giáo hoàng Boniface VIII theo lệnh của Philip IV, vua nước Pháp, "thời kỳ lưu đày" tại Avignon, sự tranh chấp quyền lực giữa hai Giáo hoàng, và sự thất bại của những nỗ lực cải cách dựa vào các công đồng. Trong một ý nghĩa nào đó, chiến dịch gây quỹ xây dựng Đại Giáo đường Thánh Peter dưới triều Giáo hoàng Leo X là gánh nặng quá sức cho một giáo hội ưa chuộng sự thanh nhã và hào nhoáng theo cung cách của thời phục hưng, buộc họ phải đẩy mạnh việc bán phép ân xá, do đó làm gia tăng ác cảm của giới thị dân đối với hệ thống tăng lữ. Luther, đem đến cho khái niệm về sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin của Augustine một tầm cao mới. Thừa hưởng từ thuyết nhân bản ý thức về quyền tự do cá nhân, Luther dạy rằng mỗi tín hữu đều có quyền tư tế (quan điểm này nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhờ sự lớn mạnh của giới trung lưu có học thức tại miền bắc nước Đức), và quan điểm của ông cho rằng Kinh Thánh là thẩm quyền chân chính duy nhất khơi mở trở lại các cuộc tranh luận về việc hạn chế thẩm quyền của Giáo hoàng. == Những ảnh hưởng tác động trên cuộc cải cách == Dù một số tư tưởng của thuyết nhân bản được chấp nhận rộng rãi trong vòng các nhà cải cách, ảnh hưởng lớn nhất tác động trên phong trào này là Kinh Thánh. Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội Công giáo chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản: từ thuyết tân Plato của các triết gia kinh viện cho đến thuyết tân Aristotle được giảng dạy bởi Thomas Aquinas và các môn sinh của ông, đã biến thuyết nhân bản trở thành một phần của giáo lý của giáo hội. Như vậy, khi Luther và các nhà cải cách khác chấp nhận tín lý "duy Thánh Kinh" (sola scriptura), xem Kinh Thánh là tiêu chí duy nhất của nền thần học, đã đặt cuộc cải cách của họ vào vị thế đối kháng với thuyết nhân bản của thời kỳ ấy. Luther được đào tạo để trở thành giáo sư chuyên ngành thánh kinh học và đang khi giảng dạy môn học này tại Đại học Wittenberg, Kinh Thánh đã đổi mới bản thân ông. Về sau ông tỏ ra hối tiếc vì đã dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu các tác giả nhân bản cổ điển như Plato và Aristotle thay vì nghiên cứu Kinh Thánh. Cũng nên biết rằng Luther không biết đến những tác phẩm của các nhà cải cách trước ông như Jan Hus cho đến khi, qua lời chế giễu của một trong những đối thủ của ông, Johann Eck, Luther mới nhận ra rằng ông đang rao giảng điều mà Jan Hus đã giảng dạy trước đó. Tín hữu Kháng Cách tập chú vào các khái niệm như được xưng công chính chỉ bởi đức tin (phân biệt với được xưng công chính bởi đức tin cùng với việc làm), "duy Kinh Thánh" (Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất và tối hậu), "quyền tư tế dành cho mọi tín hữu" (phân biệt với thẩm quyền dành cho giới tăng lữ thông qua việc cử hành các thánh lễ), mọi người phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa có nghĩa là, theo Kinh Thánh, ngoại trừ Chúa Giê-xu, không ai có thể có vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Bởi vì các nhà cải cách xem các giáo lý này là bắt nguồn từ Kinh Thánh, họ khuyến khích việc xuất bản Kinh Thánh cùng với nền giáo dục phổ thông, vì họ cho rằng người ta không thể hiểu biết về sự cứu rỗi nếu không thể đọc và hiểu Kinh Thánh (Xem Năm Tín lý Duy nhất). Trong các thế kỷ trước đó, đã có các phong trào kêu gọi hội thánh trở lại với sự dạy dỗ của Kinh Thánh, nổi bật nhất là những nỗ lực đến từ John Wycliffe và Jan Hus. Không có gì đáng ngạc nhiên khi dễ dàng nhận thấy tư tưởng của các nhân vật này được lặp lại trong cuộc Cải cách Tin Lành, vì cả hai đều đến từ một nguồn: Kinh Thánh. Sự trỗi dậy của ý thức quốc gia cùng mối bất bình về tình trạng đạo đức suy đồi trong giáo hội là những nhân tố xuất hiện vào cùng một thời điểm để trở thành lực đẩy cho cuộc cải cách, nhưng chính là ý thức quay về với giáo huấn của Kinh Thánh đã khởi phát cuộc cải cách, và duy trì sức mạnh của phong trào này cho đến ngày nay. Cải cách Tin Lành là thành quả rực rỡ của phong trào xóa mù chữ cũng như phát minh máy in. Bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Đức của Luther là thời điểm quyết định cho sự phát triển của nỗ lực xóa mù chữ cho người dân thường, đồng thời kích thích việc in ấn và phổ biến sách và tiểu luận tôn giáo. Kể từ năm 1517, các loại tiểu luận tôn giáo ngập tràn nước Đức và nhiều nơi khác ở châu Âu. Đến năm 1530 đã có hơn 10 000 xuất bản phẩm với tổng cộng 10 triệu ấn bản. Cuộc cải cách đã thúc đẩy cuộc cách mạng truyền thông. Công nghệ in ấn đã được sử dụng cách hiệu quả để truyền bá tư tưởng cải cách. Những tác gia cải cách vẫn sử dụng văn phong, ngôn ngữ, và những hình mẫu thời tiền cải cách nhưng họ biết cách ứng dụng chúng cho những mục tiêu mới. Những tác phẩm viết bằng tiếng Đức như bản dịch Kinh Thánh, sách giáo lý dành cho trẻ em, và sách giáo lý dành cho mục sư của Luther đã có ảnh hưởng rộng rãi. Việc sử dụng tiếng Đức dân gian cho bản Tín điều các Sứ đồ làm cho bản tuyên tín này trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn. Những hình ảnh minh họa cho Kinh Thánh cũng như những tiểu luận tôn giáo đã là công cụ hữu hiệu giúp phổ biến tư tưởng Luther. Danh họa Lucas Cranach (1472-1553), một thân hữu của Luther, đã góp phần minh họa nền thần học Luther cho quảng đại quần chúng. == Cải cách ngoài nước Đức == === Cải cách tại Anh === Cuộc cải cách tại Anh diễn biến theo chiều hướng khác. Từ lâu đã xuất hiện trào lưu bài tăng lữ, cũng đã dấy lên phong trào Lollard, soi dẫn những người theo Jan Hus tại xứ Bohemia. Tuy vậy, vào thời kỳ ấy của thập niên 1520, phong trào này không tạo được ảnh hưởng đáng kể nào trong quần chúng. Đặc điểm của cuộc cải cách tại Anh là xuất phát từ những mục tiêu chính trị của Henry VIII. Mặc dù từng là tín hữu Công giáo nhiệt thành, chưa bao giờ chối bỏ giáo lý Công giáo, và từng viết sách công kích Martin Luther, nhà vua nhận ra rằng tách rời khỏi ngai Giáo hoàng là ích lợi hơn nhiều. Năm 1534, đạo luật Quyền Tối Thượng đặt Henry vào vị trí đứng đầu Giáo hội tại Anh Quốc (không phải Giáo hội của Anh Quốc). Từ năm 1535 đến năm 1540, dưới sự lãnh đạo của Thomas Crommwell, chính sách giải thể các tu viện được tiến hành. Sự sùng kính dành cho các thánh, những cuộc hành hương và các địa điểm hành hương bị huỷ bỏ. Một số lượng lớn đất đai và tài sản của giáo hội được trao vào tay nhà vua, sau đó là giới quý tộc. Nhiều nhà quý tộc chống đối cuộc cải cách này như Thomas More và Giám mục John Fisher, và cả hai đều bị xử tử. Cùng lúc là sự lớn mạnh của phong trào Kháng Cách, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Huldrych Zwingli và John Calvin. Khi Edward VI kế vị Henry năm 1547, những người này nhận được sự ủng hộ của triều đình. Một tiến trình cải cách mạnh mẽ hơn được thực thi bao gồm quyết định huỷ bỏ lễ Misa và các tượng thờ. Sau một thời gian ngắn, khi Công giáo Rôma được phục hồi trong thời trị vì của Mary (1553–1558), một sự đồng thuận tương đối được thiết lập dưới triều Elizabeth I, tuy điều này vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi trong vòng các sử gia. Thời trị vì của Elizabeth I được xem là thời kỳ khởi nguyên của Anh giáo (Anglicanism). Sự thành công của Phong trào Phản Cải cách tại Âu châu và sự lớn mạnh của nhóm Thanh giáo tại Anh khiến cuộc cải cách bị chia rẽ theo chiều hướng phân cực, mặc dù phải đến thập niên 1640, nước Anh mới trải qua cuộc tranh chấp tôn giáo mà sự khắc nghiệt của nó có thể so sánh được với những gì mà các nước láng giềng đã gánh chịu vài thập niên trước. ==== Thanh giáo ==== Phong trào Thanh giáo trong thời kỳ sơ khai (cuối thế kỷ 16 – thế kỷ 17) theo Thần học Calvin với mục tiêu cải cách Giáo hội Anh. Khởi phát từ những bất đồng với chính sách tôn giáo của Nữ hoàng Elizabeth I, họ cố thuyết phục Giáo hội Anh đi theo mô hình các giáo hội Kháng Cách ở lục địa châu Âu, đặc biệt là cuộc cải cách tôn giáo tại Geneva. Những người Thanh giáo bác bỏ khuynh hướng chú trọng nghi thức trong giáo hội, xem điều đó tương tự tội thờ lạy hình tượng. Họ cũng chống đối việc thành lập các tòa án tôn giáo, và từ chối công nhận hoàn toàn các chỉ dẫn về nghi thức của Kinh Cầu nguyện chung. Về sau, phong trào Thanh giáo được xem như là thành phần ngoài quốc giáo, sau cùng họ tiến hành thành lập các giáo hội có khuynh hướng Cải cách như Giáo hội Trưởng Lão. === Scandinavia === Trong thế kỷ 16, tất cả vương quyền vùng Scandinavia lần lượt chấp nhận tư tưởng Luther như vương triều Đan Mạch (cai trị cả Na Uy và Iceland), và vương triều Thụy Điển (cai trị cả Phần Lan) đều đến với đức tin Kháng Cách. Tại Thụy Điển, cuộc cải cách được đẩy mạnh bởi Gustav Vasa trị vì từ năm 1523. Nỗ lực của Giáo hoàng can thiệp vào nội tình giáo hội Thụy Điển khiến bang giao chính thức giữa nước này và Giáo hoàng bị cắt đứt kể từ năm 1523. Bốn năm sau, tại Hội nghị Västerås, quốc hội công nhận thẩm quyền của nhà vua trên giáo hội như quyền sở hữu tài sản giáo hội, phê chuẩn việc bổ nhiệm các chức sắc. Ngoài ra, các chức sắc giáo hội phải chịu xét xử theo luật dân sự, và "Lời tinh tuyền của Thiên Chúa" phải được giảng dạy tại nhà thờ và trường học – nghĩa là chính thức cho phép truyền bá tư tưởng Kháng Cách. Dưới thời trị vì của Frederick, Đan Mạch vẫn duy trì đức tin Công giáo. Dù đã cam kết ngăn cấm cuộc cải cách, nhà vua lại theo đuổi chính sách bảo vệ những nhà thuyết giáo Lutheran và những nhà cải cách, trong đó có Hans Tausen. Nhờ vậy, tư tưởng Luther xác lập ảnh hưởng vững chắc trong lòng người dân Đan Mạch. Khi Frederick băng hà, con trai ông, Christian, một người công khai chấp nhận đức tin Kháng Cách, bị ngăn cản kế vị cha cho đến khi ông kết thúc cuộc nội chiến năm 1537 để đăng quang với danh hiệu Christian III. Từ đó Giáo hội Luther trở thành quốc giáo của Đan Mạch. === Scotland === Cao trào cải cách ở Scotland lên đến đỉnh điểm khi giáo hội được cải tổ theo giáo thuyết cải cách, và khi ảnh hưởng của nước Anh vượt trội nước Pháp. John Knox được nhìn nhận là lãnh tụ của cuộc cải cách tại Scotland. Năm 1560, Quốc hội bác bỏ thẩm quyền Giáo hoàng, cấm cử hành lễ misa và phê chuẩn Tín điều Kháng Cách, bản tín điều này được xem như là phản ứng đối với ảnh hưởng thống trị của Pháp thông qua chế độ nhiếp chính của Mary nhà Guise, người cai trị đất nước khi con gái của bà, Mary Nữ hoàng Scotland (cũng là Hoàng hậu Pháp) vắng mặt. Cuộc cải cách đã giúp định hình Giáo hội Scotland, và qua đó, xác lập nền tảng cho các giáo hội Trưởng Lão trên toàn thế giới. === Hà Lan === Không giống những nơi khác, cuộc cải cách tại Hà Lan không khởi phát từ giới lãnh đạo Mười sáu tỉnh của đất nước này, nhưng do các phong trào quần chúng, và được củng cố bởi các di dân Kháng Cách đến từ những vùng khác nhau trên đại lục. Dù phong trào Anabaptist có được sự ủng hộ của dân chúng trong vùng suốt những thập niên đầu của cuộc cải cách, Thần học Calvin, được thể hiện qua Giáo hội Cải cách Hà Lan, trở nên đức tin Kháng Cách có ảnh hưởng rộng lớn kể từ thập niên 1560. Những cuộc bách hại dữ dội nhắm vào người Kháng Cách do chính quyền Tây Ban Nha của Felipe II đang cai trị Hà Lan càng thúc đẩy khát vọng giành độc lập của cư dân trong vùng, dẫn đến Chiến tranh Tám mươi năm, cuối cùng chia cắt khu vực này thành hai quốc gia: Cộng hòa Hà Lan phía bắc chấp nhận đức tin Kháng Cách, và nước Bỉ phía nam theo Công giáo. === Hungary === Trong thế kỷ 16, hầu hết người dân Hungary chấp nhận đức tin Kháng Cách. Việc truyền bá tư tưởng cải cách nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng người Đức đông đảo ở đây. Họ có thể hiểu và dịch các tác phẩm của Martin Luther sang tiếng Hungary. Trong khi Giáo hội Luther có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng nói tiếng Đức, tư tưởng Calvin được chấp nhận bởi người Hungary. Tại vùng tây bắc, giới cầm quyền và tăng lữ, được che chở bởi Vương triều Habsburg, đã từng chiến đấu chống người Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ đức tin Công giáo. Họ tìm mọi cách để cầm tù người Kháng Cách và đem họ lên giàn hỏa thiêu. Tuy nhiên, chính sách khắt khe này chỉ làm gia tăng sự phản kháng. Đến cuối thế kỷ 16, người Kháng Cách vẫn còn chiếm đa số dân Hungary cho đến khi những nỗ lực của Phong trào Phản Cải cách trong thế kỷ 17 dưới sự lãnh đạo của các tu sĩ Dòng Tên đánh bạt ảnh hưởng Kháng Cách, và đem phần lớn dân Hungary trở lại đức tin Công giáo. Tuy vậy, vẫn còn một thiểu số đông đảo người Kháng Cách sinh sống ở đây, đa số chịu ảnh hưởng thần học Calvin. === Ý === Trong thập niên 1520, tư tưởng cải cách được truyền bá đến Ý, nhưng đến đầu thế kỷ 17, gặp phải sự chống đối của Tòa án Dị giáo và sự lãnh đạm của dân chúng, đã mau chóng suy yếu. Tuy nhiên, từ năm 1532 nhóm Waldensian (một phong trào Cơ Đốc khởi phát tại Lyons, Pháp, từ cuối thập niên 1170) chấp nhận tư tưởng cải cách theo Thần học Calvin. Qua hàng trăm năm bị bách hại, Giáo hội Waldensian vẫn tồn tại như là giáo hội Kháng Cách duy nhất tại Ý với khoảng 30 000 tín hữu. === Pháp === Dù không hề quan tâm đến các ý tưởng cải cách tôn giáo, Francis I (1515-1547) vẫn chủ trương bao dung tôn giáo. Song, sau biến động năm 1534 - khi những người được cho là tín hữu Kháng Cách treo dán áp phích khắp nước Pháp, ngay cả trong hoàng cung nhằm phản bác việc cử hành lễ misa - nhà vua thay đổi thái độ, xem cộng đồng Kháng Cách là mối de dọa cho sự ổn định chính trị của vương quốc. Từ đây khởi phát giai đoạn đầu của cuộc bách hại nhắm vào người Kháng Cách ở Pháp, thành lập Chambre Ardente (Phòng thiêu) – tòa án đặc biệt xét xử người dị giáo – thuộc Nghị viện Paris (Parlement de Paris) để giải quyết các vụ truy tố người dị giáo ngày càng gia tăng. Vài ngàn người Kháng Cách rời bỏ nước Pháp trong giai đoạn này, trong đó có John Calvin. Ở Geneva, Calvin vẫn quan tâm đến tình hình trong nước; ông đào tạo các mục sư và gởi về lãnh đạo các giáo đoàn tại Pháp. Dù bị bách hại dữ dội dưới triều Henri II, Giáo hội Cải cách Pháp theo thần học Calvin phát triển mạnh trong nhiều vùng rộng lớn của nước Pháp, trong giới thị dân tiểu tư sản, và một phần giới thượng lưu cầm quyền. Đến thập niên 1550, nhiều người trong giới quý tộc chấp nhận đức tin Kháng Cách, từ đó xuất hiện những mầm mống phát sinh cuộc tranh chấp lâu dài được biết đến với tên Chiến tranh Tôn giáo Pháp. Cuộc nội chiến được đẩy nhanh bởi cái chết đột ngột của Henri II năm 1559, bắt đầu thời kỳ suy thoái kéo dài của vương quyền Pháp. Sự tàn bạo và thái độ cực đoan là những đặc điểm nổi trội của giai đoạn này, thể hiện trong vụ Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy trong tháng 8 năm 1572, có khoảng từ 30 000 đến 100 000 người Huguenot bị tàn sát trên khắp nước Pháp. Cuộc chiến kết thúc khi Henri IV, từng là một chiến binh Huguenot, ban hành Chỉ dụ Nantes, ban một số quyền tự do có giới hạn cho cộng đồng thiểu số Kháng Cách. Công giáo trở nên quốc giáo, tài sản của người Kháng Cách Pháp tiêu tán dần trong thế kỷ kế tiếp, nhất là khi Louis XIV ban hành Chỉ dụ Fontainebleau thu hồi Chỉ dụ Nantes, và thiết lập Công giáo là tôn giáo duy nhất của nước Pháp. Phản ứng lại Chỉ dụ Nantes, Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg công bố Sắc lệnh Potsdam, ban quyền tự do nhập cư cho di dân Huguenot Pháp, cũng như miễn thuế cho họ trong vòng 10 năm. == Ảnh hưởng và Di sản == Về chính trị, cuộc Cải cách Tin Lành là một trong những nguyên nhân dẫn tới một chuỗi các cuộc chiến tranh tôn giáo mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Ba mươi năm. Từ năm 1618 đến 1648, nhà Habsburg Công giáo cùng các đồng minh khởi binh tiến đánh các vương hầu Kháng Cách người Đức; những vương hầu này nhận được sự ủng hộ từ Đan Mạch và Thụy Điển. Nhà Habsburg - cai trị Tây Ban Nha, Áo, Hà Lan thuộc Tây Ban Nha cùng phần lớn lãnh thổ Đức và Ý - là những người kiên trung bảo vệ Giáo hội La Mã. Kỷ nguyên Kháng Cách kết thúc khi nước Pháp Công giáo quyết định liên minh với những người Kháng Cách chống lại nhà Habsburg, bí mật lúc ban đầu nhưng về sau tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Đây là lần đầu tiên tại châu Âu kể từ khi Luther khởi phát cuộc cải cách, những xác tín chính trị và quyền lợi quốc gia được xem trọng hơn những xác tín tôn giáo. Sau Hòa ước Westphalia, các giáo phái thuộc Cơ Đốc giáo trên lục địa này tìm cách sống chung trong hòa bình tương đối. Những điểm chính của Hòa ước Westphalia: Mọi phe phái nên công nhận Hòa ước Augsburg năm 1555, theo đó mỗi vương hầu đều có quyền chọn lựa tôn giáo cho lãnh thổ của mình, Công giáo, hoặc Lutheran, hoặc thần học Calvin (nguyên tắc cuius regio, eius religio - lãnh thổ nào, tôn giáo đó). Tín đồ sống trong các lãnh địa không có quốc giáo được quyền thực hành đức tin của mình theo ý muốn. Hòa ước Westphalia cũng đánh dấu sự kết thúc quyền lực chính trị bao trùm châu Âu của Giáo hoàng. Nhận thức đầy đủ về sự mất mát này, Giáo hoàng Innocent X công bố hòa ước là "không có hiệu lực, không có giá trị, không thích hợp, không công bằng, đáng nguyền rủa, ngớ ngẩn, vô nghĩa trong mọi thời điểm." Dù vậy, các vương quyền châu Âu, cả Công giáo lẫn Kháng Cách, đều phớt lờ tuyên bố này. Về tâm linh, cuộc Cải cách Tin Lành đã phục hồi bên trong thế giới Cơ Đốc giáo sự nhận thức sâu sắc và sinh động về nền đạo đức độc thần giáo của Cựu Ước, là niềm xác tín từng được các nhà tiên tri thể hiện bằng nhiều phương cách khác nhau. Luther thiết lập lễ thờ phượng buổi chiều với nội dung tập chú vào các giáo huấn của Cựu Ước. Công cuộc dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh khơi mở cho dân chúng kiến thức về phần quan trọng này của Kinh Thánh từ lâu hầu như đã bị quên lãng. Cuộc cải cách là nỗ lực kêu gọi sự tập chú vào quyền bính thánh khiết và huyền nhiệm của Thiên Chúa, là đấng tội nhân phải ứng hầu trực tiếp mà không có sự bảo vệ nào từ phía giáo hội. Do đó, theo quan điểm Kháng Cách, khi mỗi cá nhân trải nghiệm ân điển cứu chuộc của Thiên Chúa, cùng lúc họ sẽ nhận thức về trách nhiệm của mình trong nỗ lực thay đổi bản thân. Trong khi ấy, những tín hữu chấp nhận giáo thuyết tiền định cũng nhận ra rằng sự bảo đảm duy nhất cho sự cứu rỗi chính là những chỉ dấu về nếp sống thánh khiết, đức hạnh và nhân ái. Như thế, cuộc cải cách đã tái khẳng định khía cạnh đạo đức của Cơ Đốc giáo, theo một phương cách mới. Về thể chế, cộng đồng Kháng Cách khuyến khích tín hữu tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của giáo hội. Chủ trương này lập nền trên giáo huấn của Kinh Thánh khẳng định quyền tư tế của mỗi tín hữu. Mặt khác, sự hủy bỏ các tu viện, và cho phép giới chức sắc kết hôn giúp thu hẹp những khác biệt trong cấu trúc chính thức cúa giáo hội. == Chú thích == == Xem thêm == Tin Lành Anh giáo Martin Luther Jean Calvin Huldrych Zwingli == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Internet Archive of Related Texts and Documents A summary of the Reformation Reformation Ink primary source documents from the Reformation (Protestant perspective)
thủ tướng vương quốc liên hiệp anh và bắc ireland.txt
Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là người đứng đầu chính phủ ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Thủ tướng và nội các (bao gồm các bộ trưởng) chịu trách nhiệm tập thể trước quốc vương, quốc hội, các đảng phái chính trị và các cử tri ở Anh. Thủ tướng Anh hiện nay, Theresa May, được bổ nhiệm ngày 13 tháng 7 năm 2016. == Quyền hạn == Với tư cách là người đứng đầu chính phủ, thủ tướng là người đứng đầu nội các. Ngoài ra, thủ tướng đứng đầu một đảng lớn và chỉ huy số đông trong Viện Thứ dân (Hạ viện). Do vậy, thủ tướng nắm cả hai chức vụ là lập pháp và hành pháp. Hệ thống chính trị ở Anh thường có một sự thống nhất hơn là chia rẽ quyền lực. Trong Viện Thứ dân, thủ tướng chỉ đạo quá trình làm luật với mục tiêu ban hành một chương trình nghị sự lập pháp của đảng phái chính trị đó. Trong khuôn khổ hành pháp, thủ tướng bổ nhiệm các thành viên nội các và các bộ trưởng, phối hợp các chính sách và hoạt động của tất cả các cơ quan chính phủ và các nhân viên dân sự. Thủ tướng cũng đóng vai trò là "bộ mặt" và "tiếng nói" của chính phủ ở cả trong nước lẫn quốc tế. Dựa trên yêu cầu của thủ tướng, quốc vương thực thi các quyền lực, gồm cả quyền theo pháp luật quy định lẫn đặc quyền: trong đó bao gồm quyền giải tán quốc hội; high judicial, political, official and Church of England ecclesiastical appointments; và phong tước. == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách Thủ tướng Anh == Liên kết == Number 10 official website Photos from the Prime Minister's Office The British Constitution A general introduction to the constitutional function of the UK Prime Minister Parliament of the United Kingdom. (2004). Official Website. Principal Ministers of the Crown: 1730–2006
shakudō.txt
Shakudō (赤銅: xích đồng) là một hợp kim vàng giữa vàng và đồng (thông thường chứa 4% vàng, 96% đồng), chủ yếu được tạo ra vì nước bóng màu tía-lam sẫm đẹp đẽ của nó. Trong lịch sử nó đã được sử dụng tại Nhật Bản để làm các vật trang trí cho kiếm Nhật Bản như tsuba (鍔: ngạc) và yatate (矢立: thỉ lập). Khi nó lần đầu tiên được giới thiệu với phương Tây vào giữa thế kỷ 19, người ta cho rằng nó đã không được biết đến ngoài phạm vi châu Á, nhưng các nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng loại hợp kim trang trí tương tự như vậy cũng đã được sử dụng tại Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại. Những người thợ kim hoàn thủ công ngày nay đã làm sống lại việc sử dụng shakudō như là một kiểu trang trí đầy ấn tượng, đặc biệt cho kỹ thuật mokume-gane (木目金: mộc mục kim). Shakudō đôi khi được sử dụng như là thuật ngữ chung để chỉ các vật thể trang trí được nạm vàng có nguồn gốc Nhật Bản. Tại phương Tây người ta gọi chúng là Amita damascene ([đồ vật] nạm vàng Amita), từ tên của nhà sản xuất trong thế kỷ 20 các đồ vật như thế để xuất khẩu. == Xem thêm == Hepatizon (đồng đen Corinth) Đồng đen Katana Tumbaga Niello == Liên kết ngoài == NPI – Bảng dữ liệu về đồng và hợp kim đồng Lịch sử Công ty Amita Damascene
long ruồi.txt
Long Ruồi là một bộ phim điện ảnh Việt Nam của đạo diễn Việt kiều Charlie Nguyễn, kịch bản do Anh Mai và Lê Thanh Sơn viết, sản xuất bởi Dustin Nguyễn và Vincent Ngô. Long Ruồi được công chiếu ngày 26 tháng 8 năm 2011, phim nổi bật bởi các yếu tố gây cười mang 'màu sắc Hollywood’, cũng như dàn diễn viên nổi tiếng. Đây cũng là bộ phim hài hành động Việt Nam đạt mức doanh thu kỷ lục 9,5 tỷ đồng sau ba ngày ra mắt và cũng gặt hái rất nhiều sự quan tâm tích cực của dư luận, một tháng sau thì doanh thu trở thành 42 tỷ đồng. == Nội dung == Nhân vật chính của phim là Tèo, một anh chàng nhà quê làm nghề bán bánh xèo quyết tâm lên Sài Gòn tìm cơ hội đổi đời sau khi bị bạn gái bỏ để theo Việt kiều lắm tiền, nhiều của. Lên thành phố, Tèo choáng ngợp trước cuộc sống đô thị phồn hoa, lộng lẫy. Vì có ngoại hình giống y như Long Ruồi - đại ca xã hội đen khét tiếng bậc nhất Sài Gòn hiện đang nằm hôn mê bất tỉnh sau một cuộc thanh toán của giới giang hồ, Tiến và Bích, hai đàn em của Long Ruồi, đưa Tèo về "sào huyệt" để huấn luyện "đóng thế" đại ca xã hội đen. Tèo nhanh chóng có được cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu với hàng hiệu, khách sạn 5 sao, rượu tiền triệu, chân dài, đệ tử, xe hơi… Tèo ra sức thể hiện hình ảnh Long Ruồi thật trót lọt. Sau đó, anh phải lòng Nga, người tình duy nhất của Long Ruồi. Ngày Lão Đại, một trùm xã hội đen ở đất Sài Thành, trao lại "chiếc nhẫn quyền lực" đang đến gần thì Tèo phát hiện ra, mình chỉ là một con cờ trong cái bẫy được sắp đặt trước của các tay anh chị. Quay đầu không kịp, Tèo buộc phải "tùy cơ ứng biến" trước bao tình huống dở khóc dở cười khi đội lốt Long Ruồi, anh còn phải đối mặt với tên đại ca xã hội đen máu lạnh tên Khắc - con trai của Lão Đại. == Diễn viên == Thái Hòa vai Tèo / Long Ruồi Tinna Tình vai Nga Bùi Văn Hải vai Tiến Phi Thanh Vân vai Bích Khương Ngọc vai Khắc Hiếu Hiền vai Bolo Mai Thành vai Lão Đại Nguyễn Hậu vai ông Hiền Quốc Huy vai Gà Khắc Duy vai Chó Điên Tiến Thành vai Cường Ninh Dương Lan Ngọc vai Xuân Mi Minh vai Ngọc Hoàng Thy vai Phương Phương Ngân vai Cô gái trong khách sạn Jayvee Mai Thế Hiệp vai nhân viên bảo vệ Trần Trung Lĩnh vai Dân chơi Annie Huỳnh Anh vai Vân Thanh Bùi vai gã Việt kiều == Phản ứng của dư luận == Bộ phim đạt rất nhiều phản ứng tích cực từ phía dư luận: Doanh thu đạt 9,5 tỷ đồng, lập kỷ lục mới khá bất ngờ, vượt qua Để Mai tính (năm 2010), ước tính gấp 3 lần doanh thu trong tuần đầu công chiếu và tương đương với doanh thu trong hai tuần công chiếu của bộ phim Cánh đồng bất tận (năm 2010). Chưa dừng lại ở đó, một tháng sau khi công chiếu thì tổng doanh thu của Long Ruồi trở thành con số 42 tỷ đồng. Tính đến ngày 29/8, Long Ruồi đã bán 150.000 vé và các phòng chiếu phim Long Ruồi luôn trong tình trạng đặt chỗ kín mít. Các phòng chiếu tại rạp luôn ở tình trạng "cháy vé" ngay cả 3 hàng ghế A, B, C. Nhiều rạp còn quyết định tăng suất chiếu cả suất sớm lẫn suất muộn, hoặc ngưng chiếu một số phim khác để ưu tiên Long Ruồi. Tới thời điểm này, tính riêng tại cụm rạp của Galaxy Cinema, mỗi ngày có tới 20 suất chiếu Long Ruồi phân bổ từ 12h tới tận 22 giờ 30. Bộ phim nhanh chóng tạo tiếng vang trên cộng đồng mạng, hàng loạt trang mạng xã hội xuất hiện mang tên Long Ruồi, những forum bàn tán về bộ phim, những cuộc thi online lấy cảm hứng từ nhân vật Long Ruồi/Tèo do diễn viên Thái Hòa thủ vai… và hàng loạt những tấm ảnh "bắt chước" anh Tèo do các khán giả, đặc biệt là trẻ em đều được cập nhật liên tục trên trang facebook chính thức của bộ phim. Phần nhạc phim cũng đã giúp cho bộ phim được quảng bá rộng rãi hơn với các ca khúc đã nhận được rất nhiều nhận xét tích cực từ khán giả: Nếu Như (Hà Okio), Như Là Mơ (Hà Okio feat. NPT.Trang). == Giải thưởng == Trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2012, Long Ruồi đã đoạt giải "Cánh diều bạc". Phim còn mang về cho đạo diễn Charlie Nguyễn giải "Đạo diễn điện ảnh xuất sắc nhất", diễn viên Thái Hòa và Tinna Tình cũng đoạt giải "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" và "Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất". == Chú thích == == Liên kết ngoài == Long Ruồi tại Internet Movie Database Long Ruồi tại Facebook Trailer phim.
björn borg.txt
Björn Rune Borg là vận động viên quần vợt nổi tiếng người Thụy Điển. Björn Borg được xem là tay vợt xuất sắc nhất trong thập kỷ 70. Ông đã giành được 11 danh hiệu Grand Slam trong 9 năm thi đấu chuyên nghiệp, trong đó có 6 danh hiệu Pháp mở rộng và 5 danh hiệu Wimbledon. Ông cùng với danh thủ Roger Federer đang giữ kỷ lục vô địch Wimbledon đơn nam 5 năm liên tiếp. == Thời niên thiếu == Björn Borg sinh tại Södertälje, một thị trấn nhỏ gần Stockholm, Thụy Điển, ngày 6 tháng 6 năm 1956. Anh là người con duy nhất của ông Rune Borg và bà Margareta. Năm lên 9 tuổi, Borg được bố mua cho cây vợt đầu tiên, và chỉ 6 năm sau, anh đã chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp. == Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp == Björn Borg thu được những thành công ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp. Năm 15 tuổi, Borg đã đại diện cho đội tuyển quần vợt nam Thụy Điển tham dự trận đấu với độiNew Zealand tại giải Cúp Davis và có được chiến thắng đầu tiên. Cho đến khi giã từ sự nghiệp, Borg không thua một trận đấu nào trong khuôn khổ Cúp Davis. Ở tuổi 16, Björn Borg tham dự giải Wimbledon lần đầu tiên trong đời và ngay lập tức lọt đến tận vòng tứ kết. Năm 1974, Borg giành danh hiệu Grand Slam đầu tiên tại giải Pháp mở rộng. Björn Borg là tay vợt trẻ nhất khi đó từng giành được một Grand Slam. Năm sau đó Bjorn bảo vệ thành công chức vô địch Pháp mở rộng, đánh bại Guillermo Vilas trong trận chung kết. Năm 1976, Björn Borg giành được chức vô địch Wimbledon đầu tiên trong sự nghiệp sau khi đánh bại tay vợt nổi tiếng Ilie Năstase. Chiến thắng này mở đầu chuỗi 41 trận đơn nam bất bại tại Wimbledon (5 giải vô địch liên tiếp), kéo dài cho đến tận năm 1981 của Borg. Björn Borg cũng giành được thêm 4 chức vô địch nữa tại Pháp mở rộng vào các năm 1978, 1979, 1980, 1981, giúp ông trở thành tay vợt duy nhất trong lịch sử đoạt được 6 chức vô địch giải đấu này. Giải chung kết Wimbledon năm 1980 giữa Björn Borg và tay vợt Mỹ John McEnroe đã đi vào lịch sử là một trong những trận hay nhất ở Wimbledon. Borg thắng với tỷ số 1-6, 7-5, 6-3, 6-7(16), 8-6. Trong ván giải huề (tie breaker) ở cuối hiệp thứ tư, Borg và McEnroe chơi cả thảy 34 điểm với Borg được 5 điểm vô địch (championship point) nhưng vẫn thua McEnroe hiệp này. Nhưng với tất cả những thành công đó, Björn Borg không thắng được giải Mỹ mở rộng (US Open). Ông vào chung kết 4 lần những năm 1976, 1978, 1980, 1981 nhưng đều thua cả bốn. Hai lần đầu thua tay vợt Mỹ kình địch nổi tiếng của ông thời đó là Jimmy Connors, và hai lần sau thua John McEnroe. Sau khi thua John McEnroe liên tiếp hai giải lớn là Wimbledon và Mỹ mở rộng năm 1981, Björn Borg tuyên bố giải nghệ năm 1982 ở tuổi 26. Tuyên bố gây chấn động làng quần vợt thế giới. == Lối chơi bóng đặc biệt == Björn Borg có lối chơi bóng khác hẳn các tay vợt thời đó. Ông không chơi theo lối quần vợt "cổ điển" mà phát minh ra các cách chơi cho tới nay vẫn được noi theo. Đặc thù nhất của ông là cú tay thuận xoáy trên (topspin forehand) thần sầu và cú trái tay hai tay (two-handed backhand) cũng với rất nhiều xoáy trên. Với hai cú độc đáo đó cộng với tốc độ di chuyển trên sân, Björn Borg thống trị trên các sân đất nện vào thập niên 1970. Hầu như không ai thắng Björn Borg trên sân đất nện thời đó ngoại trừ hai lần Borg thua tay danh thủ Ý là Adriano Panatta tại giải Pháp mở rộng. == Tham khảo ==
trà.txt
Nước trà (hay nước chè) là đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới (sau nước uống). Nó làm bằng cách ngâm lá, chồi, hay cành của cây chè (Camellia sinensis) vào nước sôi từ vài phút đến vài giờ. Lá trà có thể được ôxy hóa (ủ để lên men), sấy rang, phơi, hay pha thêm các loài thảo mộc khác như hoa, gia vị, hay trái cây khác trước khi chế vào nước sôi. Trong phạm vi thức uống chế từ Camellia sinensis thì có bốn loại trà thật: Chè đen, Chè Ô Long, Chè xanh và Chè trắng. Nước trà là nguồn caffein, theophylline và chất chống oxy hóa (antioxidant) tự nhiên và gần như không có mỡ, carbohydrate, hay protein. Nước trà có mùi thơm,vị hơi đắng và chát. == Trồng và thu hoạch == Camellia sinensis là loài thực vật thường xanh mọc chủ yếu trong các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều giống cũng có thể thích nghi với khí hậu biển và được trồng đến tận phía bắc như Pembrokeshire ở Đảo Anh lục địa và Washington ở Hoa Kỳ. Cây chè được nhân giống từ hạt và cắt; nó mất khoảng 4 đến 12 năm để cây ra hạt giống, và khoảng 3 năm trước khi một cây mới sẵn sàng cho thu hoạch. Ngoài khu 8 hay vùng khí hậu ấm hơn, cây chè cần ít nhất 1270 mm lượng mưa mỗi năm và môi trường đất chua. Nhiều cây chè chất lượng cao được trồng ở những độ cao lên đến 1.500 m (4.900 ft) so với mực nước biển. Ở độ cao này, cây phát triển chậm hơn, chúng cho ra mùi vị đặc biệt hơn. Hai gióng thường được trồng là Camellia sinensis var. sinensis, được dùng làm trà ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, và giống Camellia sinensis var. assamica, được dùng trong Pu-erh và trà Ấn Độ (không phải Darjeeling). Trong các giống thực vật này, có nhiều chủng và giống vô tính hiện đại. Kích thước lá là tiêu chuẩn chính trong việc phân loại cây chè, với 3 cách phân loại cơ bản là, Assam, đặc trưng bởi lá lớn nhất; chè Trung Quốc, đặc trưng bởi lá nhỏ nhất; chè Campuchia, đặc trưng bởi lá có kích thước trung bình. Cây chè lớn cao đến 16 m (52 ft) nếu không bị tác động, nhưng các loại cây trồng thường được tỉa cành để độ cao của chúng ngang với thắc lưng nhằm để tuốt (thu hoạch). Do vậy, khi tỉa thường xuyên và thân thấp thì có nhiều chồi non và làm tăng chất lựong chè. Chỉ có 1-2 in phần lá trên cùng của cây được chọn để hái. Một cây trưởng thành cho lá trong vòng 7 đến 15 ngày trong mùa phát triển. == Sản xuất == Năm 2003, sản lượng chè trên thế giới hàng năm là 3,21 triệu tấn. In 2010, world tea production reached over 4.52 million tonnes. Nước sản xuất lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka, và Thổ Nhĩ Kỳ. Bảng dưới đây thể hiện sản lượng trà (tấn) theo các nước sản xuất nhiều nhất. Dữ liệu theo FAO của Liên Hiệp Quốc đến tháng 2 năm 2012. == Xem thêm == Chè (thực vật) Trà sen == Chú thích == == Đọc thêm == (tiếng Việt) "Chén trà trong sương sớm", trích tập truyện "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân Cách uống trà trích tập truyện Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ Jana Arcimovičová, Pavel Valíček (1998): Vůně čaje, Start Benešov. ISBN 80-902005-9-1 (in Czech) (tiếng Anh) Claud Bald: Indian Tea. A Textbook on the Culture and Manufacture of Tea. Fifth Edition. Thoroughly Revised and Partly Rewritten by C.J. Harrison. Thacker, Spink & Co., Calcutta 1940 (first edition, 1933). Kit Chow, Ione Kramer (1990): All the Tea in China, China Books & Periodicals Inc. ISBN 0-8351-2194-1 References are to Czech translation by Michal Synek (1998): Všechny čaje Číny, DharmaGaia Praha. ISBN 80-85905-48-5 Cook, Eleanor. A Reader's Guide to Wallace Stevens. 2007: Princeton University Press. John C. Evans (1992): Tea in China: The History of China's National Drink, Greenwood Press. ISBN 0-313-28049-5 Harler, C.R.: The Culture and Marketing of Tea. Second edition. Oxford University Press, New York and Bombay, Reprinted 1958 (First edition 1933, second edition 1956). Eelco Hesse (1982), Tea: The eyelids of Bodhidharma, Prism Press. Hobhouse, Henry (2005). “Seeds of Change: Six Plants that Transformed Mankind”. Shoemaker & Hoard. ISBN 1-59376-049-3. Lu Yu (陆羽): Cha Jing (茶经) (The classical book on tea). References are to Czech translation of modern-day edition (1987) by Olga Lomová (translator): Kniha o čaji. Spolek milců čaje, Praha, 2002. (in Czech) Roy Moxham (2003), Tea: Addiction, Exploitation, and Empire Nye, Gideon (1850). Tea: and the tea trade Parts first and second. New York: Printed by G.W. Wood. Jane Pettigrew (2002), A Social History of Tea Stephan Reimertz (1998): Vom Genuß des Tees: Eine heitere Reise durch alte Landschaften, ehrwürdige Traditionen und moderne Verhältnisse, inklusive einer kleinen Teeschule (In German) Yamamoto, T; Kim, M; Juneja, L R (1997). “Chemistry and Applications of Green Tea”. CRC Press. . James Norwood Pratt (2005), Tea Dictionary Kiple, Kenneth F.; Ornelas, Kriemhild Coneè biên tập (2000). The Cambridge World History of Food 1. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521402166. . Mondal, T.K. (2007). “Tea”. Trong Pua, E.C.; Davey, M.R. Biotechnology in Agriculture and Forestry. 60: Transgenic Crops V. Berlin: Springer. tr. 519–535. ISBN 3540491600. . Sanyal, Amitava (ngày 13 tháng 4 năm 2008). “How India came to be the largest tea drinking nation”. Hindustan Times (New Delhi). tr. 12. . Karmakar, Rahul (ngày 13 tháng 4 năm 2008). “The Singpho: The cup that jeers”. Hindustan Times (New Delhi). tr. 12. . Lester Packer, Choon Nam Ong, Barry Halliwell (2004): Herbal and Traditional Medicine: Molecular Aspects of Health, CRC Press, ISBN 0-8247-5436-0 Nutrition, CS (Nov-Dec 1999). “Tea and Health”. Nutrition (Burbank, Los Angeles County, Calif.) 15 (11-12): 946–949. PMID 10575676. Journal of Epidemiology and Community Health, M; Tunstall-Pedoe, H (1999). “[http://jech.bmj.com/content/53/8/481.abstract Coffee and tea consumption in the Scottish Heart Health Study follow up: conflicting relations with coronary risk factors, coronary disease, and all cause mortality]”. Journal of epidemiology and community health 53 (8): 481–487. doi:10.1136/jech.53.8.481. PMC 1756940. PMID 10562866. == Liên kết ngoài == Hiệp hội trà Việt Nam Hiệp hội trà xanh thế giới Lễ hội văn hóa trà tại Lâm Đồng Trồng chè hữu cơ, hướng đi mới ở Cao Bồ
gokak.txt
16.17°B 74.83°Đ / 16.17; 74.83 Gokak là một thị xã và là nơi đặt hội đồng thành phố của quận Belgaum thuộc bang Karnataka, Ấn Độ. == Địa lý == Gokak có vị trí 16.17°B 74.83°Đ / 16.17; 74.83 Nó có độ cao trung bình là 554 mét (1817 feet). == Nhân khẩu == Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Gokak có dân số 67.166 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Gokak có tỷ lệ 67% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 74%, và tỷ lệ cho phái nữ là 60%. Tại Gokak, 13% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. == Tham khảo ==
2005.txt
2005 (số La Mã: MMV) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory. Nó cùng lúc với những năm 5765–5766 trong lịch Do Thái, 1425–1426 trong lịch Hồi giáo, 1383–1384 theo lịch Ba Tư, và 2758 a.u.c. 2005 được chỉ định là Năm Vật lý quốc tế, Ất Dậu trong lịch Trung Quốc, và Năm thánh thể quốc tế trong thế giới Công giáo. == Sự kiện == 22 tháng 2: Động đất trong Sarand (Iran), hơn 420 người chết, 1000 người bị thương 19 tháng 4: Joseph Aloisius Ratzinger đắc cử Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo Rôma, Thánh hiệu Biển Đức XVI 13 tháng 7: Tai nạn tàu hỏa trong Pakistan, chết ít nhất 120 người 1 tháng 9: Bão Talim giết chết khoảng 105 người trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc 8 tháng 10: Động đất trong Kashmir, đông bắc của Islamabad (Pakistan), ít nhất 30.000 người chết 15 tháng 11, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. == Sinh == 30 tháng 1: hoàng tử Hashem bin Al Abdullah, con trai của vua Abdullah II và Hoàng hậu Rania của Jordan 8 tháng 4: Leah Isadora Behn, con gái của công chúa Märtha Louise của Na Uy và Ari Behn 24 tháng 4: Emma Luana Ninette Sophie, con gái của hoàng tử Friso và công nương Mabel của Orange-Nassau 26 tháng 6: công chúa Alexia Juliana Marcela Laurentien, con gái của vua Willem-Alexander và hoàng hậu Máxima của Hà Lan 23 tháng 7: Georgina Maximiliana Tatiana Maria, con gái của hoàng tử Constantin của Liechtenstein và Marie von Kalnoky 30 tháng 7: Carlos Morales y de Grecia, con trai của công chúa Alexia của Hy Lạp và Đan Mạch và Carlos Morales Quintana 4 tháng 10: hoàng tử Emmanuel Léopold Guillaume François Marie, con trai của vua Philippe và hoàng hậu Mathilde của Bỉ 15 tháng 10: hoàng tử Christian Valdemar Henri John, con trai của thái tử Frederik và công nương Mary của Đan Mạch 17 tháng 10: Hwang Min Woo, ca sĩ nhí của Hàn Quốc 31 tháng 10: công chúa Leonor de Todos los Santos de Borbón Ortiz, con gái của vua Felipe VI và hoàng hậu Letizia của Tây Ban Nha 4 tháng 11: Camilla Maria Katharina, con gái của công chúa Tatjana và Philipp von Lattorf 3 tháng 12: hoàng tử Sverre Magnus, con trai của thái tử Haakon và công nương Mette-Marit của Na Uy 13 tháng 12: hoàng tử Nicolas Casimir Marie, con trai của hoàng tử Laurent và công nương Claire của Bỉ 13 tháng 12: hoàng tử Aymeric Auguste Marie, con trai của hoàng tử Laurent và công nương Claire của Bỉ == Mất == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Willem Scholten, cựu bộ trưởng Hà Lan (sinh 1927) 17 tháng 1: Hansjoachim Walther, cựu bộ trưởng liên bang Đức (sinh 1939) 20 tháng 1: Per Borten, cựu thủ tướng Na Uy (sinh 1913) 25 tháng 1: Netty Witziers-Timmer, nữ vận động viên điền kinh Hà Lan, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (sinh 1923) 27 tháng 1: Franz-Karl Effenberg, chính trị gia Áo (sinh 1948) === Tháng 2 === 2 tháng 2: Max Schmeling, võ sĩ quyền anh hạng nặng Đức (sinh 1905) 5 tháng 2: Gnassingbé Eyadéma, tổng thống Togo (sinh 1935) 7 tháng 2: Nedžad Botonjič, cầu thủ bóng đá Slovenia (sinh 1979) 9 tháng 2: Dr. Heribert Klein, nhà báo Đức, nghệ sĩ đàn ống (sinh 1957) 10 tháng 2: Jean Cayrol, tác giả Pháp, nhà xuất bản (sinh 1911) 10 tháng 2: Arthur Miller, nhà văn Mỹ (sinh 1915) 16 tháng 2: Marcello Viotti, người điều khiển dàn nhạc Ý (sinh 1954) 20 tháng 2: Hunter S. Thompson, nhà văn Mỹ (sinh 1937) === Tháng 3 === 2 tháng 3: Ivan Parík, nhà soạn nhạc Slovakia (sinh 1938) 2 tháng 3: Peter Zvi Malkin, điệp viên của Mossad (sinh 1927) 3 tháng 3: Rinus Michels, huấn luyện viên bóng đá Hà Lan (sinh 1928) 3 tháng 3: Guylaine St-Onge, nữ diễn viên Canada (sinh 1965) 4 tháng 3: Jurij Krawtschenko, cựu bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraina (sinh 1951) 8 tháng 3: Brigitte Mira, nữ diễn viên Đức (sinh 1910) 10 tháng 3: Danny Joe Brown, nhạc sĩ Mỹ (sinh 1951) 24 tháng 3: Volker Bigl, nhà y học (sinh 1942) 26 tháng 3: James Callaghan, chính trị gia Anh, cựu thủ tướng (sinh 1912) === Tháng 4 === 1 tháng 4: Thomas Kling, nhà thơ trữ tình Đức (sinh 1957) 2 tháng 4: Marie Louise Fischer, nhà văn nữ Đức (sinh 1922) 2 tháng 4: Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Rôma (sinh 1920) 2 tháng 4: Alois Vogel, nhà văn Áo (sinh 1922) 3 tháng 4: Wolf Klaußner, nhà văn Đức, dịch giả (sinh 1930) 5 tháng 4: Saul Bellow, nhà văn Mỹ (sinh 1915) 6 tháng 4: Rainier III, hầu tước của Monaco (sinh 1923) 7 tháng 4: Grigoris Bithikotsis, nam ca sĩ Hy Lạp (sinh 1922) 7 tháng 4: Max von der Grün, nhà văn Đức (sinh 1926) 9 tháng 4: Elsbeth Janda, nữ tác giả Đức (sinh 1923) 9 tháng 4: Jerzy Grzegorzewski, đạo diễn sân khấu Ba Lan (sinh 1939) 17 tháng 4: Hans Gruijters, cựu bộ trưởng Hà Lan (sinh 1931) 17 tháng 4: Volker Vogeler, đạo diễn phim Đức, tác giả kịch bản 21 tháng 4: Zhang Chunqiao, chính trị gia Trung Hoa (sinh 1917) 22 tháng 4: Dr. Erika Fuchs, nữ dịch giả Đức (sinh 1906) 26 tháng 4: Maria Schell, nữ diễn viên (sinh 1926) === Tháng 5 === 2 tháng 5: Wee Kim Wee, cựu tổng thống của Singapore (sinh 1915) 5 tháng 5: Christian Speck, chính trị gia Thụy Sĩ (sinh 1937) 6 tháng 5: Jost Gross, chính trị gia Thụy Sĩ (sinh 1946) 8 tháng 5: Jean Carrière, nhà văn Pháp (sinh 1932) 10 tháng 5: Otto Steiger, nhà văn Thụy Sĩ (sinh 1909) 19 tháng 5: John Arthur, võ sĩ quyền Anh Nam Phi (sinh 1929) 24 tháng 5: Carl Amery, nhà văn Đức (sinh 1922) === Tháng 6 === 1 tháng 6: George Mikan, cầu thủ bóng rổ Mỹ (sinh 1924) 5 tháng 6: Kurt Graunke, nhà soạn nhạc Đức, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1915) 6 tháng 6: Anne Bancroft, nữ diễn viên Mỹ, giải Oscar (sinh 1931) 6 tháng 6: Dana Elcar, diễn viên Mỹ (sinh 1927) 13 tháng 6: Álvaro Barreirinhas Cunhal, chính trị gia Bồ Đào Nha (sinh 1913) 19 tháng 6: Adalbert Schmitt, doanh nhân Đức (sinh 1931) 25 tháng 6: Emiliano Molina, cầu thủ bóng đá Argentina (sinh 1988) 25 tháng 6: Hugo Cunha, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha (sinh 1977) === Tháng 7 === 1 tháng 7: Luther Vandross, ca sĩ nhạc soul Mỹ (sinh 1951) 7 tháng 7: Helmut Bläss, đạo diễn phim, diễn viên Đức (sinh 1926) 8 tháng 7: Peter Boenisch, nhà báo Đức (sinh 1927) 17 tháng 7: Geraldine Fitzgerald, nữ diễn viên sân khấu (sinh 1913) 19 tháng 7: Edward Bunker, nhà văn thể loại hình sự Mỹ (sinh 1933) 20 tháng 7: James Doohan, diễn viên Canada (sinh 1920) 21 tháng 7: Tamara Lund, nữ ca sĩ opera Phần Lan, nữ diễn viên (sinh 1941) 25 tháng 7: Albert Mangelsdorff, nhạc sĩ nhạc jazz Đức (sinh 1928) 31 tháng 7: Wim Duisenberg, tổng thống đầu tiên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (sinh 1935) === Tháng 8 === 1 tháng 8: Fahd bin Abdul Aziz al Saud, vua của Ả Rập Saudi (sinh 1923) 3 tháng 8: Gert Fritz Unger, nhà văn Đức (sinh 1921) 6 tháng 8: Robin Cook, chính trị gia Anh, bộ trưởng Bộ Ngoại giao (sinh 1946) 6 tháng 8: Ibrahim Ferrer, nam ca sĩ Cuba (Buena Vista Social Club) (sinh 1927) 7 tháng 8: Ilse Werner, nữ diễn viên, nữ ca sĩ (sinh 1921) 9 tháng 8: Colette Besson, nữ vận động viên điền kinh Pháp, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (sinh 1946) 11 tháng 8: Manfred Korfmann, nhà khảo cổ học Đức (sinh 1942) 11 tháng 8: Alois Lugger, chính trị gia Áo (sinh 1912) 13 tháng 8: David Lange, chính trị gia New Zealand (sinh 1942) 16 tháng 8: Eva Renzi, nữ diễn viên Đức (sinh 1944) 16 tháng 8: Frère Roger Schütz, nhà thần học Thụy Sĩ (sinh 1915) 22 tháng 8: Dieter Wolf, luật gia Đức, chính trị gia (sinh 1925) 23 tháng 8: Brock Peters, diễn viên Mỹ, nam ca sĩ (sinh 1927) 25 tháng 8: Peter Glotz, chính trị gia Đức, nhà xuất bản (sinh 1939) 28 tháng 8: Hans Clarin, diễn viên Đức (sinh 1929) === Tháng 9 === 1 tháng 9: R. L. Burnside, ca sĩ nhạc blues Mỹ (sinh 1926) 1 tháng 9: Nell I Mondy, nhà nữ hóa sinh Mỹ (sinh 1921) 3 tháng 9: Fernando Távora, kiến trúc sư Bồ Đào Nha (sinh 1923) 3 tháng 9: Ekkehard Schall, diễn viên Đức (sinh 1930) 4 tháng 9: Lloyd Avery II, diễn viên Mỹ (sinh 1969) 7 tháng 9: Ekkehard Schwartz, nhà lâm học Đức (sinh 1926) 10 tháng 9: Erich Kuby, nhà báo Đức, nhà văn (sinh 1910) 18 tháng 9: Luciano van den Berg, cựu cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1984) 20 tháng 9: Simon Wiesenthal, kiến trúc sư Áo, nhà xuất bản, nhà văn (sinh 1908) 20 tháng 9: Tobias Schneebaum, nhà văn Mỹ, nghệ nhân, nhà nhân loại học (sinh 1921) === Tháng 10 === 3 tháng 10: Sarah Levy-Tanai, nhà soạn nhạc Israel, nữ biên đạo múa (sinh 1911) 24 tháng 10: José Simon Azcona Hoyo, tổng thống của Honduras (sinh 1927) === Tháng 11 === 13 tháng 11: Eddie Guerrero, đô vật chuyên nghiệp Mỹ 15 tháng 11: Hanne Haller, nữ ca sĩ Đức (sinh 1950) 25 tháng 11: George Best, cầu thủ bóng đá Bắc Ireland (sinh 1946) 26 tháng 11: Dieter Krieg, nghệ nhân Đức (sinh 1937) 27 tháng 11: Franz Schönhuber, nhà báo Đức, chính trị gia (sinh 1923) === Tháng 12 === 1 tháng 12: Mary Hayley Bell, nữ diễn viên Anh (sinh 1911) 7 tháng 12: Devan Nair, cựu tổng thống của Singapore (sinh 1923) 26 tháng 12: Vincent Schiavelli, diễn viên Mỹ (sinh 1948) == Giải Nobel == Vật Lý: Roy J. Glauber (phân nửa giải), John L. Hall (phần tư giải) và Theodor W. Hänsch (phần tư giải). Hóa học: Yves Chauvin, Richard Schrock, Robert Grubbs Y học hay sinh lý học: Barry Marshall, Robin Warren Văn học: Harold Pinter Hòa bình: Mohammed el-Baradei, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Kinh tế học: Robert Aumann, Thomas Schelling == Xem thêm == Thế giới trong năm 2005, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
hà đông.txt
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. == Địa lý == Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội, giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và tỉnh lộ 70. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và Hà Nam, Ninh Bình. Địa giới hành chính: phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, phía nam giáp huyện Thanh Oai,. Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đông là 16 km², dân số 9,6 vạn người. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu. == Hành chính == Quận Hà Đông gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu == Lịch sử == Thời nhà Nguyễn Hà đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ. Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ. Hà đông những năm đầu thành lập Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông. Phạm vi của tỉnh Hà Đông bao gồm Thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức,Ứng Hòa,Mỹ Đức,Thường Tín, huyện Hoàn Long. So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và từ đây, cái tên tỉnh Hà Đông bắt đầu xuất hiện. Trước đó, tên Hà Đông chỉ duy nhất xuất hiện trên phạm vi toàn quốc là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Núi Thành) và tên Hà Đông từng là tên một tỉnh ở miền Hoa Bắc nước Trung Hoa. Tỉnh lỵ Hà Đông chiếm một diện diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5 km2 đất ruộng làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng và chỉ có 36 suất đinh trong tổng số hơn 1000 người, phần đông là công chức, binh lính và gia đình họ. Một số khác là chủ các hiệu buôn. Qua những tư liệu khai thác được cho thấy, Hà Đông manh nha hình thành từ những năm 1896-1899 khi tòa công sứ của Chính phủ Pháp di dời về Cầu Đơ. Lúc này, việc xây dựng và kiến trúc ở tỉnh lỵ Hà Đông đã khởi động: đầu tiên là việc bắc cầu qua sông Nhuệ (cầu Trắng), tiếp đó là việc rải đá đường quốc lộ 6 từ Hà Nội vào Hà Đông và từ Hà Đông đi Hòa Bình, rồi công việc đổ đất xây cất dinh công sứ, dinh tổng đốc rồi lập trường học Pháp- Việt ở tỉnh lỵ....Đây là giai đoạn khởi đầu ngổn ngang công trường vật liệu, chứng tỏ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà cầm quyền đương thời cho việc xây dựng một thủ phủ cấp tỉnh. Không chỉ xây dựng đường sá mà Hà Đông còn làm xong đường xe điện về Thái Hà ấp. Từ năm 1904-1910, sở Công Chính đã tu bổ những con đường mà hiện nay chúng ta vẫn thường đi qua và tiếp tục xây những chiếc cầu mới một cách giản dị, bền chặt hơn những cầu cũ (mặt cầu làm bằng dầm sắt, chân cầu có cột xây). Tới năm 1911 làm nốt con đường xe điện vào Hà Đông, đường tàu điện này có hướng Bờ Hồ- Hà Đông dài 10,36 km, vượt qua cầu Trắng vào tới bãi tre nứa bên sông Nhuệ và chợ gia súc (nay là khu tập thể sông Nhuệ). Nhờ con đường tàu điện thuận tiện này mà những lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng thường đến mua bò, lợn, trâu ở chợ Đơ tỉnh lỵ Hà Đông. Năm 1913 tiếp tục làm một cầu bằng bích long dài 60m trên con sông con sông con ở cột mốc 34 đường Hà Nội - Hòa Bình. Năm 1916 làm lại mặt cầu Hà Đông bằng bích long. Năm 1918 mở rộng và sửa lại đường Hà Nội đi Hòa Bình. Cũng trong thời gian này, Pháp cho lập nhà trường Pháp - Việt, làm lại dinh quan tổng đốc, lập Trường Thư ký tỉnh, xây các nhà thờ huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín và Hoài Đức. Năm 1904, lập chợ Hà Đông. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thể kỷ XX khi xây 3 nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài. Năm 1910 lập nhà thương ở tỉnh lỵ. Năm 1914, xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo, đây là công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất thị xã Hà Đông hiện còn tồn tại. Năm 1918 lập thêm nhà hộ sinh ở nhà thương và trong tỉnh lại đặt ra 19 nhà trạm nữa. Với hạ tầng kiến trúc tương đối hoàn thiện, Hà Đông là một tỉnh lỵ khá phát triển với những khu phố sầm uất. Vào khoảng những năm 1920, dân số của thị xã có 261 (chưa rõ số người hay suất đinh, nhưng có thể xác định là 261 suất đinh) bao gồm 50 có tên trong sổ hộ tịch và 211 không hộ tịch. Nếu đúng con số 261 là suất đinh thì so với năm 1904 (năm thành lập tỉnh lỵ Hà Đông thì con số suất đinh từ 36) đã tăng lên 261 vào năm 1920. Đó là sự tăng tiến hợp lý và thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển Hà Đông ngày ấy. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Xi-nê Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài. Hà đông trong thời gian 1954 - 1975 Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 5 xã: Hà Cầu, Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Văn Yên. Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (khoá VI) ngày 29 tháng 12 năm 1978 và Quyết định số 49-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội (thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức). Tỉnh lỵ của Hà Sơn Bình vẫn là Hà Đông. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991. Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lập tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La. Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý. Ngày 1 tháng 4 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông. Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La. Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mỗ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông, gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội (sau quận Long Biên). == Đường phố == == Kinh tế == Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh tây bắc: Hòa bình, Sơn La, Điện biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà đông - Cát Linh chạy qua địa bàn quận. Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng. Về đầu tư-xây dựng: trên địa bàn Hà Đông đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Park City, U silk, trục đô thị phía Bắc, dự án đường trục phía nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế do các tập đoàn bất động sản hàng đầu như Nam Cường, Geleximco, VIDC, Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1, Văn Phú.... với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. === Trung tâm mua sắm === Siêu thị Big C Hà đông Chợ Hà đông Chợ đêm nông sản Văn Quán Siêu thị Sapo mart Hà Đông Siêu thị Co.op Mart Hà Đông Trung tâm thương mại Melinh Plaza Hà Đông (bao gồm Metro Hà Đông) Siêu thị điện máy Trần Anh Hà Đông Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim Hà đông Siêu Thị MediaMart Hà Đông Siêu thị Minh Đức Hà Đông Siêu thị Vinmart Xa La Chợ đồ cũ Vạn Phúc Chợ phiên làng lụa Vạn Phúc Chợ cây Vạn Phúc == Văn hóa == Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Trên địa bàn quận có một số làng nghề nghề nổi tiếng sau: === Làng lụa Vạn Phúc === Vạn Phúc (nay đổi thành phường Vạn Phúc) nằm ở phía bắc của Hà Đông. Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ (Nhất thôn, nhất xã) có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời (hơn 1000 năm). Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" (the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông), "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh (xem Áo lụa Hà Đông). Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn Phúc còn là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. === Làng rèn Đa Sỹ === Làng Đa Sĩ nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sĩ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sĩ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sĩ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sĩ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa sĩ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Năm 2001, làng rèn Đa Sĩ đã được cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. Làng Đa Sĩ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Thánh Hoàng làng - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của quân đội Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa. === Làng dệt La Khê === Làng La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất tằm tơ, dệt lụa. Làng được hình thành từ thế kỷ thứ 5, lúc đầu có tên là La Ninh, "La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền. Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi thành La Khê (làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ). Nhưng các sản phẩm dệt của làng vẫn còn thô sơ, chủ yếu là sồi, đũi, phục vụ cư dân chốn kinh kỳ Thăng Long xưa. Ðến đầu thế kỷ 17, người Hán ở vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, có mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng. Thời đó, hầu hết dân làng La Khê đều sống bằng nghề canh cửi. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo. So với sồi, đũi, loại hàng the, sa mỏng, nhẹ hơn, nhưng lại rất bền và đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương Mỗ La Canh Cót". Người La Khê tự hào với truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sĩ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có 9 người đỗ tiến sĩ. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian với Khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê là nơi thờ bà Trần Thị Hiền (1511-1538), con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Trân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Thái Tông. == Chùa Mậu Lương == Chùa Mậu Lương hay còn gọi là chùa Đại Bi tại phường Kiến Hưng, chùa tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 2.000m2, tổng thể mặt bằng kiến trúc bao gồm: tam quan, chùa chính, đền thờ, nhà tế, nhà khách và nhà hậu, được phân bố theo hình chữ Chi. Hệ thống tượng Phật bằng đất sơn son thếp vàng, niên đại sớm nhất là thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ một số hoa văn điển hình và đặc trưng như phù điêu bia đời Cảnh Hưng với tên Đại Bi tự bi lục. Trán bia phía trước chạm rồng, kiểu nghệ thuật thời nhà Mạc, điểm xuyết quanh rồng là hạt tròn nổi cùng những cụm mây. Trán bia phía sau chạm phượng chầu mặt trăng, hình thức chạm phóng khoáng mang nét dân gian, cánh phượng như cánh chim, cánh gà bình thường, tượng trưng cho sự phồn thực, dân dã. == Bia Bà == Bia Bà La Khê nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, Dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp dịu dàng vừa đức thục đoan trang. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt... Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân. Năm Canh Tuất (1538) Bà đã yên nghỉ vĩnh hằng tại cánh đồng Vang - nơi mảnh đất quê hương. Tương truyền Bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng Bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm. Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ Bà tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích La Khê để thờ phụng./. == Chùa Diên Khánh == Chùa có tên chữ là Diên Khánh tự, thuộc phường La Khê, quận Hà Đông. Chùa được xây dựng từ đời Lý. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với vẻ đẹp mà ít có ngôi chùa nào có được. Chùa được xây dựng trên nền đất cao, khang trang, sáng sủa, kết cấu chắc chắn, mặt quay chính về hướng nam nhưng hơi chếch tây một vài độ, các công trình chủ yếu gồm Tam quan, Tiền đường và Thượng điện. Trong chùa còn giữ lại được nhiều di sản quý hiếm của dân tộc như: cụm văn bia từ đời Lê, chuông đồng đúc từ thời Cảnh Thịnh thứ 2, trên mặt chuông có khắc bài minh nổi tiếng của tiến sĩ Ngô Trọng Khuê (tức Ngô Duy Viên), có nhiều tượng phật quý hiếm niên đại rải rác từ đời Trần và đời Lê Sơ cho đến đầu thế kỷ 20 như: pho đức giáo chủ Bổn Sư bằng đá, đây là pho tượng có giá trị cao về nghệ thuật đời Lý, kế thừa nghệ thuật Gandara, được xếp thứ 2 sau pho tượng ở Hà Bắc và nhiều pho tượng bằng gỗ có niên đại từ thời Mạc trải dài đến đầu thế kỷ 20. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989. === Danh nhân Hà Đông === Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu: == Các cơ quan tại Hà Đông == === Cơ quan trung ương === Trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, số 1 Ngô Thì Nhậm Báo Thanh tra tại số 100 Tô Hiệu Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng) tại số 94 Lê Lợi. Trung tâm huấn luyện và đào tạo tại phường Phú La. Truyền hình Cáp Việt Nam - Chi nhánh 6 - Lô 18 Khu đô thị 4A số 560 đường Quang Trung Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học - Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu Trung tâm Đào tạo - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại số 43 Lê Lợi Trung tâm Thông tin Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung Viện Nghiên cứu Thống kê thuộc Tổng cục Thống kê trên đường Tô Hiệu. === Cơ quan thuộc Hà Nội === Văn phòng Thành ủy Hà nội địa chỉ tại số 2 đường Phùng Hưng Trung tâm Văn hóa Thành phố địa chỉ tại số 4 đường Phùng Hưng Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại khu đô thị Mỗ Lao Sở Giao thông vận tải tại số 2 Phùng Hưng (trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây cũ) Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Sở Giao thông Vận tải Sở Tư pháp Hà Nội tại đường Trần Phú. Phòng Công chứng số 7 thuộc Sở Tư pháp tại phường Phú La. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tại đường Quang Trung. Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng. Trung tâm Đào tạo và huấn luyện Công an Hà nội tại khu Văn Phú phường Phú La Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 7 Nguyễn Trãi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tại 38 Tô Hiệu Trung tâm Phát triển Nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp tại 102 Tô Hiệu. Chi cục Kiểm lâm Hà nội tại Ba La, phường Phú La. Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp tại Phú Lãm. Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp tại thôn Đa Sỹ, phường Kiến Hưng. Liên minh các HTX, địa chỉ tại đường Trần Phú (trước đây là trụ sở Sở Công thương Hà Tây) Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội 80 đường Quang Trung. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế tại khu Văn Phú, phường Phú La. Văn phòng 2 của Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô tại khu Văn Phú, phường Phú La. Trung tâm Đào tạo và phát triển thanh niên thuộc Thành đoàn Hà nội, 45 Lê Lợi. === Trường đại học === Một số trường đại học đóng tại địa bàn Quận Hà Đông: Học viện Quân y Học viện Chính trị Quân sự Đại học Kiến trúc Hà Nội Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Học viện An ninh Nhân dân Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (trước là Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội) Đại học Đại Nam Đại học Thành Tây == Bệnh viện == Một số bệnh viện đóng tại địa bàn Hà đông Quân y viện 103 Viện bỏng Quốc gia Bệnh viện Đa khoa Hà đông Bệnh viện Công an Hà nội Bệnh viện Nhi Hà Nội (đang xây dựng) == Du lịch == Theo Quyết định số 4597/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Đông là một trong 6 trọng điểm du lịch của Hà Nội. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí. Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế. == Hạ tầng == Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa... Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A hiện đang được gấp rút hoàn thành để chạy thử nghiệm vào đầu tháng 10-2017 và chính thức vận hành vào quý I-2018. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Hà Đông thành quận, 7 xã lo lắng.
viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam.txt
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Academy of Social Sciences, VASS) là cơ quan sự nghiệp thuộc chính phủ Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước. Kể từ cơ quan tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học tới nay, Viện đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 35 cơ quan nghiên cứu khoa học, 5 cơ quan sự nghiệp khoa học, và 6 cơ quan chức năng giúp việc Chủ tịch Viện trên mọi lĩnh vực hoạt động. == Lịch sử và tên gọi của Viện qua các thời kỳ == Ngày 2 tháng 12 năm 1953, Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học được thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Giữa năm 1954 Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa. Ngày 7 tháng 8 năm 1956, Ban Bí thư khoá II đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về việc chuyển Ban Nghiên cứu Văn, Sử, Địa sang Bộ Giáo dục. Ngày 4 tháng 9 năm 1956 Phủ thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị định số 1036-TTg thành lập Ban Nghiên cứu lịch sử, văn học và địa lý Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục. Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 016-SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Ban khoa học xã hội nằm trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban khoa học Nhà nước. Ngày 11 tháng 10 năm 1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã Quyết định tách Ủy ban khoa học Nhà nước thành hai cơ quan độc lập: Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước và Viện khoa học Xã hội. Ngày 19 tháng 6 năm 1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH về việc đổi tên Viện khoa học Xã hội thành Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 31 tháng 3 năm 1990 Hội đồng nhà nước ra Nghị quyết số 244 NQ/HĐNN8, đổi tên Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thành Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 22 tháng 5 năm 1993 Chính phủ ra Nghị định số 23/CP về việc thành lập Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 1 tháng 4 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định số 30/2003/NĐ-CP đổi tên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia thành tên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ngày 22 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2008/NĐ-CP, theo đó tên Viện được đổi thành Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày 26 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 2 năm 2013. == Lãnh đạo Viện qua các thời kỳ == Trần Huy Liệu: Trưởng ban Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học (1953–1959). Nguyễn Khánh Toàn: Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1967–1982) Đào Văn Tập: Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1982–1985) Phạm Như Cương: Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1985–1990) Đặng Xuân Kỳ: Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1990–1991) Nguyễn Duy Quý: Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1991), Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1991–2003) Đỗ Hoài Nam: Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2003), Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2003 đến 1/05/2011). Nguyễn Xuân Thắng: Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam (01/05/2011 đến 22/02/2013) và Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam từ 22/02/2013 đến 15/05/2016. Nguyễn Quang Thuấn: Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam từ 16/05/2016 đến nay. == Nhiệm vụ, quyền hạn == Theo quy định tại Nghị định số 53/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2008, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan thuộc Chính phủ, bao gồm: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về khoa học xã hội Việt Nam: Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực, toàn cầu và Việt Nam; Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam; Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại; Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước; Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn, tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và truyền bá tri thức về khoa học xã hội. Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo và cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp. Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật. Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống quốc gia về thông tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí. == Cơ cấu tổ chức == === Lãnh đạo === Ban lãnh đạo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Chủ tịch: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn Các Phó Chủ tịch: PGS.TS. Bùi Nhật Quang - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng. PGS.TS. Phạm Văn Đức PGS.TS. Đặng Nguyên Anh === Các ban chức năng === Ban Tổ chức cán bộ Ban Kế hoạch - Tài chính Ban Quản lý khoa học Ban Hợp tác quốc tế Văn phòng Ban Thi đua Khen thưởng === Các đơn vị nghiên cứu khoa học xã hội === Viện Triết học Viện Nhà nước và Pháp luật Viện Kinh tế Việt Nam Viện Xã hội học Viện Nghiên cứu Con người Viện Tâm lý học Viện Địa lý nhân văn === Các đơn vị nghiên cứu khoa học nhân văn === Viện Sử học Viện Văn học Viện Ngôn ngữ học Viện Nghiên cứu Hán Nôm Viện Dân tộc học Viện Khảo cổ học Viện Nghiên cứu Văn hóa Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới Viện Nghiên cứu Tôn giáo === Các đơn vị nghiên cứu quốc tế === Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Viện Nghiên cứu Trung quốc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á Viện Nghiên cứu châu Âu Viện Nghiên cứu châu Mỹ Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông === Các đơn vị nghiên cứu vùng === Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững Vùng === Các đơn vị nghiên cứu khác === Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Viện Thông tin Khoa học xã hội Trung tâm Phân tích và Dự báo Trung tâm ứng dụng công nghệ Thông tin Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phát triển bền vững Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển === Các đơn vị sự nghiệp === Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam Học viện Khoa học xã hội Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa == Các ấn phẩm tạp chí == Hiện nay Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 28 tạp chí khoa học được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép hoạt động và tương ứng có 28 tòa soạn tạp chí. Ngoài ra Viện còn có 6 phụ trương, tuy đứng về phương diện đăng ký chính thức về mặt tổ chức là "phụ trương" nhưng với độc giả đây vẫn là những tạp chí có thương hiệu. Trong số 34 tạp chí và phụ trương nói trên có 26 tạp chí tiếng Việt và 8 tạp chí bằng tiếng Anh. Tòa soạn của tạp chí Vietnam Social Sciences trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, còn tòa soạn của các tạp chí khác nằm trong các viện nghiên cứu chuyên ngành. === Các tạp chí khoa học === Tạp chí Dân tộc học Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Tạp chí Hán Nôm Tạp chí Khảo cổ học Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Tạp chí Nghiên cứu châu Âu Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông Tạp chí Nghiên cứu Con người Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á Tạp chí Ngôn ngữ Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới Tạp chí Tâm lý học Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội Tạp chí Triết học Tạp chí Văn hoá Dân gian Tạp chí Nghiên cứu Văn học Tạp chí Xã hội học Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội === Phụ trương === Anthoropology Review, của Tạp chí Dân tộc học, ra 2kỳ/năm. Chinese Studies Review của Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, ra 1kỳ/năm. European Studies Review của Tạp chí nghiên cứu Châu âu, ra 1kỳ/năm. Philosophy của Tạp chí Triết học, ra 4 kỳ/năm (ISSN 086-7632) The Journal of Historical Studies của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, ra 1 kỳ/năm (ISSN 0866-7497). Vietnam Economic Review ra 12kỳ/năm, do Viện Kinh tế và Chính trị thế giới phụ trách. Vietnam Social Sciences thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Vietnam Socio-Economic Development == Xem thêm == Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam == Chú thích == == Tham khảo == Trang chủ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
æthelred của mercia.txt
Æthelred (/ æθəlrɛd /; băng hà sau năm 704) là vua của Mercia từ 675 đến 704. Ông là con trai của Penda của Mercia và lên ngôi ở 675, khi anh trai của ông, Wulfhere của Mercia, qua đời. Trong vòng một năm sau khi lên ngôi, ông đã xâm chiếm Kent, nơi quân đội của ông phá hủy thành phố Rochester. Trong 679 anh đánh bại người anh em rể của ông, Ecgfrith của Northumbria, tại trận của Trent: cuộc chiến là một trở ngại lớn cho những người Northumbria, và kết thúc trên thực tế sự tham gia của họ trong các vấn đề quân sự Anh về phía nam của Humber. Nó cũng đánh dấu sự trở về vĩnh viễn của vương quốc Lindsey thuộc sở hữu của Mercia. Tuy nhiên, Æthelred đã không thể tái thiết lập sự thống trị của những người tiền nhiệm của ông đối với miền nam nước Anh. Ông được biết đến là một vị vua theo tôn giáo và ngoan đạo, và ông đã có nhiều trợ cấp đất cho giáo hội. Chính trong suốt triều đại của ông Theodore, Tổng Giám mục Canterbury, tổ chức lại cơ cấu giáo phận của giáo hội, tạo lập ra một số tòa Giám mục mới trong Mercia và Northumbria. Æthelred kết bạn với Đức Giám mục của Wilfrid York khi Wilfrid đã bị trục xuất khỏi giám mục mình tại Northumbria; Æthelred cử Wilfrid làm Giám mục Trung Angles trong thời gian ông này lưu vong và ủng hộ ông tại Thượng Hội đồng Austerfield trong khoảng 702, khi Wilfrid tranh cãi vụ cho trả lại của các vùng đất của giáo hội, ông đã bị tước đoạt trong Northumbria. == Chú thích ==
dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp.txt
Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp (tiếng Anh: General Packet Radio Service (GPRS)) là một dịch vụ dữ liệu di động dạng gói dành cho những người dùng Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM) và điện thoại di động IS-136. Nó cung cấp dữ liệu ở tốc độ từ 56 đến 114 kbps. GPRS có thể được dùng cho những dịch vụ như truy cập Giao thức Ứng dụng Không dây (WAP), Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS), và với các dịch vụ liên lạc Internet như email và truy cập World Wide Web. Dữ liệu được truyền trên GPRS thường được tính theo từng megabyte đi qua, trong khi dữ liệu liên lạc thông qua chuyển mạch truyền thống được tính theo từng phút kết nối, bất kể người dùng có thực sự đang sử dụng dung lượng hay đang trong tình trạng chờ. GPRS là một dịch vụ chuyển mạch gói nỗ lực tối đa, trái với chuyển mạch, trong đó một mức Chất lượng dịch vụ (QoS) được bảo đảm trong suốt quá trình kết nối đối với người dùng cố định. Các hệ thống di động 2G kết hợp với GPRS thường được gọi là "2.5G", có nghĩa là, một công nghệ trung gian giữa thế hệ điện thoại di động thứ hai (2G) và thứ ba (3G). Nó cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu vừa phải, bằng cách sử dụng các kênh Đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA) đang còn trống, ví dụ, hệ thống GSM. Trước đây đã có suy nghĩ sẽ mở rộng GPRS để bao trùm những tiêu chuẩn khác, nhưng thay vào đó những mạng đó hiện đang được chuyển đổi để sử dụng chuẩn GSM, do đó GSM là hình thức mạng duy nhất sử dụng GPRS. GPRS được tích hợp vào GSM Release 97 và những phiên bản phát hành mới hơn. Ban đầu nó được Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đặt tiêu chuẩn, nhưng nay là Dự án Đối tác Thế hệ thứ ba (3GPP). == Cơ bản == Thông thường, dữ liệu GPRS được tính theo kilobyte thông tin truyền nhận, trong khi kết nối dữ liệu theo dạng chuyển mạch được tính theo giây. Cách tính sau không phù hợp vì ngay cả khi không có dữ liệu truyền dẫn, những người dùng tiềm năng khác vẫn không thể tận dụng được băng thông. Phương pháp đa truy cập dùng trong GSM kết hợp GPRS dựa trên song công chia theo tần số (FDD) và đa truy cập theo phân chia thời gian (TDMA). Trong suốt một phiên kết nối, người dùng được gán cho một cặp kênh tần số tải lên và tải xuống. Cái này sẽ phối hợp với ghép kênh thống kê theo miền thời gian, có nghĩa là liên lạc theo chế độ gói tin, điều này sẽ giúp cho vài người dùng có thể chia sẻ cùng một kênh tần số. Các gói này có độ dài cố định, tùy theo khoảng thời gian GSM. Tải xuống sử dụng định thời gói theo cơ chế tới trước làm trước (FIFO), trong khi tải lên sử dụng mô hình rất giống với reservation ALOHA. Điều này có nghĩa là slotted Aloha (S-ALOHA) được dùng để tham vấn chỗ trống trong bước tranh chấp, và sau đó dữ liệu thật sự được truyền bằng cách sử dụng TDMA động với định thời đến trước làm trước. GPRS ban đầu hỗ trợ (theo lý thuyết) Giao thức Internet (IP), Giao thức điểm-điểm (PPP) và kết nối X.25. Cái cuối cùng đã được dùng cho các ứng dụng như thiết bị đầu cuối để thanh toán không giây, mặc dù nó đã bị bỏ ra khỏi tiêu chuẩn. X.25 vẫn có thể được hỗ trợ trên PPP, hay thậm chí IP, nhưng để làm điều này cần phải có một bộ định tuyến (router) để thực hiện việc kết hợp hoặc cơ chế thông tin được tích hợp vào thiết bị đầu cuối như UE(User Equipment). Trên thực tế, khi điện thoại di động có tích hợp trình duyệt được sử dụng, IPv4 đã được tận dụng. Trong chế độ này PPP thường không được nhà sản xuất điện thoại di động hỗ trợ, trong khi IPv6 còn chưa phổ biến. Nhưng nếu điện thoại di động được dùng làm modem kết nối với máy tính, PPP được dùng để gắn IP vào điện thoại. Điều này cho phép DHCP gán một địa chỉ IP và sau đó sử dụng IPv4 vì địa chỉ IP do thiết bị di động sử dụng thường là địa chỉ động. Loại A Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), cùng lúc cả hai. Những thiết bị như vậy đã có mặt trên thị trường. Loại B Có thể kết nối vào dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM (thoại, SMS), nhưng chỉ dùng một trong hai dịch vụ vào một thời điểm. Trong khi dùng dịch vụ GSM, dịch vụ GPRS bị ngưng, GPRS sau đó sẽ tự động được tiếp tục sau khi dịch GSM kết thúc. Phần lớn thiết bị di động GPRS thuộc Loại B. Loại C Được kết nối với hoặc dịch vụ GPRS hoặc dịch vụ GSM (thoại, SMS). Phải được chuyển bằng tay giữa hai dịch vụ. Một thiết bị Loại A đúng nghĩa có thể cần phải truyền tải trên hai tấn số khác nhau cùng một lúc, và do đó sẽ cần hai sóng vô tuyến. Để tránh yêu cầu quá tốn kém này, một thiết bị di động GPRS có thể hiện thực tính năng chế độ truyền tải kép (DTM). Một điện thoại tương thích DTM có thể dùng đồng thời thoại và dữ liệu dạng gói, cùng với sự hỗ trợ từ mạng để đảm bảo rằng không nhất thiết phải truyền tải trên hai tần số khác nhau cùng một lúc. Những điện thoại như vậy được xem là Loại A "giả", đôi khi còn được gọi là "loại A đơn giản". GPRS là một công nghệ mới mà tốc độ của nó phụ thuộc trực tiếp vào số khoảng thời gian TDMA được cung cấp, nó sẽ nhỏ dần tùy vào (a) điện thoại đó hỗ trợ đến đâu và (b) khả năng tối đa của điện thoại di động, được gọi là GPRS Multislot Class. === Bảng mã === Tốc độ truyền tải cũng phụ thuộc vào kênh mã hóa đang dùng. Bộ mã ít mạnh nhất, nhưng nhanh nhất (CS-4) được sử dụng gần một trạm truyền nhận cơ sở (BTS), trong khi bộ mã mạnh nhất (CS-1) được dùng khi trạm di động cách quá xa BTS. Sử dụng CS-4 có thể đạt được tốc độ người dùng là 20,0 kbit/s trên một khoản thời gian. Tuy nhiên, sử dụng bộ mã này độ bao phủ di động chỉ bằng 25% bình thường. CS-1 có thể đạt được tốc độ người dùng chỉ 8,0 kbit/s trên một khoản thời gian, nhưng có 98% độ bao phủ thông thường. Thiết bị mạng mới hơn có thể tự động thay đổi tốc độ truyền dẫn tùy vào vị trí của điện thoại. Giống như CSD, HSCSD cũng hình thành mạch và thường được tính theo phút. Đối với một ứng dụng như tải xuống, HSCSD có thể được ưa thích hơn, vì dữ liệu chuyển mạch thường được ưu tiên hơn là dữ liệu chuyển mạch gói trên mạng di động, và có chỉ có khoảng vài giây là không có dữ liệu nào được truyền tải. GPRS dựa theo gói. Khi TCP/IP được dùng, mỗi điện thoại có thể có một hoặc nhiều địa chỉ IP được thiết lập. GPRS sẽ lưu trữ và chuyển các gói IP đến điện thoại khi đổi điện thoại (khi bạn chuyển sang sử dụng điện thoại khác). Thời gian ngưng do nhiễu vô tuyến có thể được TCP diễn dịch thành mất mát gói tin, và gây ra tình trạng thắt cổ chai tạm thời đối với tốc độ truyền tải. == Dịch vụ và phần cứng == Dịch vụ dữ liệu GSM nâng cấp lên GPRS cung cấp: Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện (MMS) Push to talk trên điện thoại PoC / PTT Nhắn tin nhanh và Presence -- Làng không dây Ứng dụng Internet dành cho Thiết bị thông minh thông qua Giao thức Ứng dụng Không dây (WAP) Dịch vụ Điểm-điểm (PTP): làm việc thông qua internet (giao thức IP) Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) Khả năng tăng cường trong tương lai: dễ thêm các chứng năng mới, như có dung lượng cao hơn, nhiều người dùng hơn, các truy cập mới, các giao thức mới, các mạng vô tuyến mới. === Modem USB GPRS === Các modem USB GPRS sử dụng giao diện tương tự như thiết bị đầu cuối USB 2.0 về sau, định dạng dữ liệu V.42bis, và RFC 1144 và ăng-ten gắn ngoài. Modem có thể được gắn vào cạc (dành cho laptop) hoặc thiết bị USB gắn ngoài tương tự như chuột máy tính về hình dạng và kích thước. GPRS có thể được dùng như sóng mang SMS. Nếu SMS trên GPRS được dùng, tốc độ truyền tải SMS có thể đạt đến 30 tin nhắn SMS một phút. Tốc độ nhanh hơn nhiều so với SMS thông thường trên GSM, khi đó tốc độ truyền tải SMS chỉ khoảng 6 đến 10 tin SMS một phút == Tính sẵn có == Ở nhiều khu vực, như Pháp, nhà điều hành điện thoại đã tính cước HPRS khá rẻ (so với truyền dữ liệu GSM trước đây, CSD và HSCSD). Một vài nhà cung cấp điện thoại di động đề nghị một mức giá cố định khi truy cập Internet, trong khi một số khác tính tiền dựa theo dữ liệu truyền nhận, thường tính tròn theo 100 kilobyte. Trong thời hoàng kim của GPRS ở những nước phát triển, khoảng năm 2005, giá chuẩn thay đổi từ €0,24 mỗi megabyte đến hơn €20 mỗi megabyte. Ở những nước đang phát triển, giá cả chênh lệch nhiều, và thay đổi thường xuyên. Một số nhà cung cấp mạng cho truy cập miễn phí trong khi họ đã quyết định mức giá, như Togocel.tg ở Togo, Tây Phi, một số khá tính giá quá cao, như Tigo của Ghana tới một dollar Mỹ một megabyte hay Indonesia là $3 một megabyte. Mero Mobile của Nepal tính tiền người dùng tới lượng trần, sau đó miễn phí. Vào năm 2008, truy cập dữ liệu ở Canada vẫn khá mắc. Ví dụ, Fido tính $0.05 một kilobyte, hoặc $50 một megabyte. Thẻ SIM trả trước cho phép khác du lịch mua truy cập Internet trong thời hạn ngắn. Tốc độ tối đa của kết nối GPRS trong năm 2003 tương đương với kết nối modem trong mạng điện thoại tương tự có dây, khoảng 32 đến 40 kbit/s, tùy vào điện thoại sử dụng. Độ trễ là rất cao; một ping đi vòng mất khoảng 600 đến 700 ms và thường đạt đến 1s. GPRS nói chung có độ ưu tiên thấp hơn thoại, và do đó chất lượng kết nối cũng thay đổi lớn. Để thiết lập một kết nối GPRS cho một modem không dây, người dùng phải xác định một APN, có thể là tên người dùng và mật khẩu, và rất hiếm, địa chỉ IP, tất cả đều do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp. Các thiết bị được cải tiến ngầm/RTT (như thông qua tính năng chế độ UL TBF mở rộng) hiện đã xuất hiện rộng rãi. Tương tự, sự nâng cấp các tính năng mạng đã có một vài nhà cung cấp. Với những sự cải tiến này thời gian đi vòng có thể giảm xuống, dẫn đến tăng đáng kể tốc độ truyền dẫn ở mức ứng dụng. == Xem thêm == CDMA EDGE UMTS Mạng hạt nhân GPRS SNDCP Hệ thống con đa phương tiện IP HSDPA == Tham khảo == == Liên kết ngoài == 3GPP AT command set for user equipment (UE) GPRS security information tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2008) Free GPRS resources GSM World, the trade association for GSM and GPRS network operators. Palowireless GPRS resource center GPRS attach and PDP context activation sequence diagram
hypena simplex.txt
Hypena simplex là một loài bướm đêm trong họ Erebidae. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Dữ liệu liên quan tới Hypena simplex tại Wikispecies Phương tiện liên quan tới Hypena simplex tại Wikimedia Commons
lào cai.txt
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Tỉnh lị là thành phố Lào Cai, cách Hà Nội 330km. == Địa danh == Danh từ "Lào Kay" đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là "Lao Cai". Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay. Về nguồn gốc tên gọi này có nhiều cách lý giải: Tại vùng đất phường Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis đến "thám hiểm", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ mới. Phố chợ cũ thì người Hoa gọi là Lão Nhai (老街), người Kinh gọi là Phố Cũ, theo tiếng H'Mông là Lao Cai, Dupuis viết là Lao-kai. Phố chợ mới thì gọi là Tân Nhai (新街, Phố Mới ngày nay). Trong bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 thì Jean Dupuis ghi rõ tên là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen), và sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng . Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ "Lão Nhai", khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lao Cai" thành "Lào Kay". Danh từ "Lào Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu còn người Việt khi đọc, biến âm theo tiếng Việt thành Lào Cai và trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Tên gọi Lào Cai bắt nguồn từ tên "Lao Kaù" (?) xuất hiện từ 1872 (tên chiếc pháo hạm của Jean Dupuis, âm Hán-Việt là Đồ Phổ Nghĩa, theo sông Hồng tiến công ngược lên Vân Nam vào tháng 1 năm 1873). == Dân số == Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53% [1]. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh là 613.075 người. Dân số năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 665.200 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 412.600 người, chiếm khoảng 62% == Lịch sử == Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp. Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía đông và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt. Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (thời Tùy), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường, 679. Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây (林西), hay Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý); đất Đăng Châu (镫州) thời Lý; tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang (水尾縣光化鎭沱江道) thời nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng (天興). Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn (文盤) được thành lập trực thuộc châu Quan Hóa. Từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa (興化鎭). Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Sau năm 1954, tỉnh Lào Cai có 2 thị xã: thị xã Lào Cai (tỉnh lị), Cam Đường và 7 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Phong Thổ, huyện Sa Pa. Ngày 13 tháng 5 năm 1955, chuyển huyện Phong Thổ về khu tự trị Thái - Mèo quản lý (nay địa bàn Phong Thổ là thành phố Lai Châu và 2 huyện Phong Thổ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu). Ngày 15 tháng 11 năm 1966, chia huyện Bắc Hà thành 2 huyện: Bắc Hà và Si Ma Cai. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Lào Cai được hợp nhất với 2 tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 17 tháng 4 năm 1979, sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai; sáp nhập 2 huyện Si Ma Cai và Bắc Hà thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Bắc Hà. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Khi tách ra, tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Lào Cai và 8 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn. Ngày 9 tháng 6 năm 1992, tái lập thị xã Cam Đường. Ngày 18 tháng 8 năm 2000, tái lập 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai trên cơ sở tách huyện Bắc Hà. Ngày 31 tháng 1 năm 2002, lại sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý. Ngày 30 tháng 11 năm 2004, chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai. Ngày 30 tháng 10 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh. == Thành lập tỉnh Lào Cai == Sau khi đánh chiếm Lào Cai (tháng 3 năm 1886), đế quốc Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. == Hành chính == Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện: Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị cấp xã gồm 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã. == Kinh tế, xã hội == Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1/63 tỉnh thành. === Tài nguyên === Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng. Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. === Hạ tầng === Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này. Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án được hoàn thành vào năm 2013, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng/km/phương tiện quy đổi. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. == Du lịch == Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy,...Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách. Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa. Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam - và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm... Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị. == Hình ảnh == == Chỉ dẫn == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tỉnh Lào Cai
hội trường ba đình.txt
Hội trường Ba Đình là một tòa nhà lớn nằm trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam, nơi thường diễn ra những hội nghị lớn của Việt Nam, như các kỳ họp của quốc hội Việt Nam. Nguyễn Cao Luyện là đồng tác giả của hội trường Ba Đình. Năm 2008, Hội trường Ba Đình đã được phá dỡ để nhường chỗ xây dựng Nhà Quốc hội. == Hình ảnh == == Xem thêm == Ảnh Hội trường Ba Đình Ảnh == Tham khảo ==
trường đại học mỹ thuật việt nam.txt
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học của Việt Nam chuyên đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực mĩ thuật. Trường nằm tại số 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Trường được giới chuyên môn đánh giá là nơi đào tạo mĩ thuật chính quy và có chất lượng cao của Việt Nam. Nơi đây đã là nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Đầu năm 2008 trường đã được đổi tên là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trước đó là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. == Lịch sử == === Trường Mỹ thuật Đông Dương === Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳng vì École Supérieure phải thuộc hệ thống trường lớn (Grandes écoles), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học (Université) bình thường. Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương. Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm. Vào thời Nhật chiếm (1940-45) hoạt động của trường bị hạn chế rất eo hẹp. Năm 1943 vì nạn oanh tạc của máy bay Đồng minh Trường phải tản cư dời bỏ Hà Nội. Khoa hội họa do Joseph Inguimberty (en) điều hành và một phần khoa điêu khắc dời lên Sơn Tây. Khoa kiến trúc và phần lớn khoa điêu khắc thì theo Jonchère vào Đà Lạt. Một số lớp mỹ thuật trang trí thì lánh xuống Phủ Lý. Khi Nhật đảo chính Pháp Tháng Ba năm 1945 thì Trường bị giải tán. Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mĩ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ. Thể thức thi cử nhập học và học trình Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội – Huế - Sài Gòn –Phnompenh – Vientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau: Hình họa, vẽ người mẫu trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ. Bố cục trang trí theo đề tài, mỗi buổi 8 giờ liền. Định luật xa gần, mỗi buổi 4 giờ. Một bài luận Pháp văn, chỉ kiểm tra. Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng. Thời kì cuối cùng Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi: - Các lớp mỹ nghệ sơ tán ở Phủ Lý do Geogie Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách. - Khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do E.Jonchère phụ trách. Năm 1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-2-1944). - Khoa hội họa và một bộ phận nhỏ khoa điêu khắc lên Sơn Tây do giáo sư Inguimberty cùng với các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách. Chương trình học vẫn như cũ, nhưng do tình trạng sơ tán các môn phụ và lý thuyết phải bỏ, chỉ học được những môn chính. Việc học tập của sinh viên gần với thiên nhiên và gắn với thực tế hơn. Đó chính là đặc điểm của thời kỳ này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. ở Đà Lạt, khoa Kiến trúc sau năm 1945 vẫn tiếp tục đào tạo, tên gọi của trường vẫn duy trì đến năm 1948. Triển lãm đã tổ chức Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931. Những hoa sĩ tham gia gồm có Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thang Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân. Các chất liệu gồm có sơn dầu, lụa, khắc gỗ, màu nước và sơn. Khi triển lãm kết thúc, các tác phẩm phần được bán, phần được lưu giữ tại Pháp, được tiếp tục đem trưng bày tại Salon các nghệ sĩ Pháp, một phần còn lại được lưu giữ tại văn phòng kinh tế Đông Dương. Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ. Năm 1943, galeri Hessel triển lãm tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm Năm 1948, triển lãm về hội họa và điêu khắc của các họa sĩ đã từng theo học trường Mỹ thuật Đông Dương được tổ chức tại Khu học xá của trường Đại học Pháp Các tác phẩm hội họa của các học sinh trưởng Mỹ thuật Đông Dương được triển lãm tại Rome năm 1932, Cologne năm 1933, tại Milan 1934, tại Bỉ năm 1935 – 1937, tại San Francisco năm 1937, tại Nhật năm 1940… === Viện Mỹ thuật === Thành lập năm 1962 (Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ) do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng. Năm 1995 sáp nhập với trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Trong giai đoạn này Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như các một số cuốn sách: Mỹ thuật Lý, Trần, Lê, Mạc, Mỹ thuật Nguyễn ở Huế, Bản rập họa tiết Mỹ thuật cổ Việt Nam, Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại, Bãi đá cổ Sapa dưới con mắt tạo hình. == Cơ sở vật chất == Trường nằm giữa khu phố và dân cư đông đúc của thành phố, có diện tích khá nhỏ, một phần diện tích của trường Cao đẳng xưa đã bị cắt bớt để xây dựng trụ sở một cơ quan của Bộ Công An nằm kế bên. Trường có 5 khối nhà chính, với khoảng 20 phòng học, một nhà bảo tàng, một nhà triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện. Trường có một ký túc xá nằm trong khuôn viên với khoảng gần 30 phòng. Phòng dành cho sinh viên trong nước thì nhỏ, kê 3 giường đôi, có nhà vệ sinh riêng và có bình nước nóng. Phòng dành cho sinh viên nước ngoài rộng, đẹp và thuận tiện hơn, với trang thiết bị giống một phòng khách sạn nhỏ. == Tuyển sinh == Từ năm 2013, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức các môn thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn). Địa điểm thi: Tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Địa chỉ: số 42 phố Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ==== Các môn thi ==== Hình họa: Vẽ người toàn thân bằng chất liệu chì hoặc than, thời gian thi 01 ngày (8 tiết, mỗi tiết 45 phút). Thí sinh đứng theo vị trí sắp sẵn theo số báo danh. Giờ nghỉ giữa các tiết tất cả các thí sinh bắt buộc phải ra khỏi phòng và trở lại khi bắt đầu tiết sau. Trang trí: Vẽ một bài trang trí theo chủ đề. Kích thước tuỳ vào đề thi, chất liệu bột màu trên giấy báo của trường. Thời gian thi 01 ngày (8 giờ liền kể cả thời gian nghỉ ăn trưa). Thí sinh không được phép ra khỏi phòng suốt thời gian này. Người nhà được đưa thức ăn vào theo số báo danh, hoặc trong trường có bán cơm hộp hoặc bánh mì. Bố cục: Vẽ một bài bố cục theo chủ đề. Kích thước và thể lệ như môn trang trí. Tượng tròn: Nặn chân dung người, thời gian thi 01 ngày (8 tiết, mỗi tiết 45 phút). Phù điêu: Nặn phác thảo phù điêu, thời gian thi 01 ngày (8 giờ liền kể cả thời gian nghỉ ăn trưa). Văn: Xét tuyển môn Ngữ văn (Không tổ chức thi). - Hình thức xét tuyển môn ngữ văn: Điểm Ngữ văn được tính là điểm trung bình của kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học và điểm tổng kết 3 năm học trung học phổ thông của môn Ngữ văn. (Điểm trung bình môn Ngữ văn phải đạt 5,0 trở lên). == Các chương trình đào tạo == Trường đã từng có các chương trình đào tạo hệ sơ cấp và cao đẳng, song giờ chỉ còn hệ Đại học và sau Đại học. === Hệ đại học === ==== Khoa Hội Họa ==== Mỗi năm tuyển sinh chừng 30-40 người. Tuyển sinh thường niên. Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân nghệ thuật ngành Hội họa có trình độ và khả năng sáng tạo các tác phẩm hội họa và phục vụ các hoạt động mỹ thuật khác của xã hội. Đặc điểm chương trình học: chuyên về Hội họa với các chất liệu chủ yếu: Sơn dầu, Sơn mài, lụa. Không học các môn in và khắc. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ kì học cuối cùng). Có đóng học phí. ==== Khoa Đồ họa ==== Mỗi năm tuyển sinh chừng 5-7 người. Tuyển sinh thường niên. Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì. Đặc điểm chương trình học: chuyên về các kĩ thuật in ấn đồ họa và khắc như: in đá, in kẽm, khắc gỗ... Không học kĩ thuật Sơn mài. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ kì học cuối cùng). Có đóng học phí. ==== Khoa Thiết Kế Đồ họa ==== Mỗi năm tuyển sinh chừng 20-25 người. Tuyển sinh thường niên. Thời gian học 5 năm. 2 năm đầu được xem là 2 năm cơ bản về chuyên ngành, 3 năm sau là 3 năm học chuyên sâu. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân ngành Thiết kế đồ họa, có trình độ và khả năng thiết kế, sáng tác những tác phẩm đồ họa hai chiều với chức danh là nhà thiết kế đồ họa (Graphic Designer), đồng thời có thể làm một số công việc như là nhà thiết kế quảng cáo (Advertising Designer). Có đóng học phí. ==== Khoa Điêu Khắc ==== Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì. Mỗi năm tuyển sinh chừng 7-9 người. Tuyển sinh thường niên. Đặc điểm chương trình học: chuyên sâu về tạo hình khối với các bài nghiên cứu trên đất sét. Chỉ học Hình Họa 2 kì đầu tiên. Có đóng học phí. ==== Khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật ==== Thời gian học 5 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì. Tuyển sinh chừng 5-10 người. Tuyển sinh không thường niên. Đặc điểm chương trình học: nghiên cứu lịch sử mĩ thuật và các môn lý luận. Học Hình họa vào các buổi chiều mỗi 2 tuần. (2 tuần học liền 2 tuần không học) trong 6 kì học đầu. Có đóng học phí. ==== Khoa Sư phạm Mỹ thuật ==== Thời gian học 4 năm. Mỗi năm chia làm 2 kì. Mỗi năm tuyển sinh chừng 25 người. Tuyển sinh thường niên. Đặc điểm chương trình học: học đủ các chất liệu Lụa, Sơn mài, Sơn dầu, Khắc gỗ. Tăng cường các môn Lý luận và Sư phạm. Học Hình họa vào tất cả các buổi sáng (trừ năm học cuối cùng). Có 2 chuyến đi thực tập giảng dạy xa Hà Nội vào năm thứ 3 và 4. Mỗi chuyến từ 2-4 tuần. Không đóng học phí. ==== Đặc điểm học ==== Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam đào tạo sinh viên Mĩ thuật tạo hình Sinh viên không có quyền chọn lựa môn học, và phải hoàn thành đủ mọi môn. Với các môn chuyên ngành (tùy theo từng khoa), các bài vẽ đều được tính điểm. Bài cuối cùng mỗi kì được tính điểm số với mức quan trọng của một bài thi. Như vậy nhìn chung cường độ học rải đều, mùa thi sinh viên vẫn làm việc bình thường, không có áp lực gì đặc biệt. Mỗi năm, các lớp đều có một chương trình gọi là Đi Thực Tế; kéo dài 4-8 tuần tại một vùng ngoại thành nào đó trong bán kính khoảng 600 km. Các địa điểm gồm miền núi, miền biển, và nông thôn (đồng bằng). Sinh viên thường rất thích kì đi thực tế. Trong thời gian này sinh viên được liên hệ sống chung với gia đình người dân. Mục đích chuyến đi là lấy tư liệu vẽ thực tế bằng ghi chép, ký họa. Riêng khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, các chuyến đi có thể ngắn ngày hơn, song tới một chuỗi các địa danh khác nhau, và sinh viên ghi chép lại các thông tin về lịch sử mĩ thuật. Năm cuối cùng, mỗi sinh viên tự chọn nơi đi thực tế tự do, có thể đi một mình hoặc một nhóm. Có sinh viên chọn ở lại Hà Nội ghi chép cảnh phố xá, có sinh viên chọn đi xa như vào Tây Nguyên, Nam trung bộ. ==== Các chương trình trao đổi sinh viên ==== ==== Một số bộ môn chuyên ngành ==== Hình Họa Bố Cục Trang Trí Kĩ thuật Lụa Kĩ thuật sơn dầu Kĩ thuật sơn mài Kĩ thuật khắc và in gỗ Kĩ thuật khắc và in kẽm ==== Triển lãm tranh và tượng của sinh viên hàng năm ==== ==== Kì thi tốt nghiệp ==== === Hệ sau đại học === Chương trình sau đại học được đào tạo không tập trung trong 3 năm, 2 năm đầu là 5 tháng năm cuối 8 tháng, == Học phí và học bổng == Học phí đóng theo từng kỳ,hiện là khoảng 2.400.000 VND (Khoảng 70 US dollar). (nhưng đây là học phí cho Sinh viên là người Việt, học được nhà nước bao cấp phần lớn chi phí) Với sinh viên nước ngoài học phí là từ 2500$-3000$ Sinh viên được cung cấp họa phẩm môn Hình họa theo từng đợt, chủ yếu bao gồm: bảng vẽ, giá vẽ, giấy vẽ (các loại), bút vẽ, màu bột, màu sơn dầu, xát xi, toan vẽ.Từ năm 2013-2014 không được cấp nữa. Hoạ phẩm các bài chuyên khoa (đồ hoạ. hội hoạ, điêu khắc) do học sinh tự túc (đổi mới từ năm học 2007-2008). Một số các bài vẽ chuyên khoa sơn dầu, lụa, in đồ họa, và các bài sơn mài tốt sẽ được trường lưu giữ lại với một khoản tiền dành cho sinh viên có bài tập tốt (Nhà trường mua tranh của sinh viên). Mọi sinh viên có điểm tổng kết trung bình trên 7.5, và không có môn học nào dưới 5.0 hoặc phải thi lại đều được nhận mức học bổng 120.000/tháng. Học bổng xét theo từng kì.Nhận vào cuối kỳ sau của kỳ xét đạt học bổng. Ngoài ra tất cả các sinh viên đều được tiền phụ cấp hàng tháng khoảng 200.000 đến 220.000 VND (trợ cấp nghề, do môi trường làm việc có tính chất độc hại). == Cựu sinh viên tiêu biểu == Khóa I: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ... Khóa II: Tô Ngọc Vân Khóa III: Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Văn Thiệu Khóa IV: Nguyễn Tường Lân Khóa VI: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang Khóa VII: Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị Khóa VIII: Huỳnh Tấn Phát Khóa XI: Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Trang Chước.. Một số nhạc sĩ cũng theo học vẽ tại đây: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đình Phúc... Thế hệ sau như: Nguyễn Bá Lăng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm... == Chú thích ==
ung thư buồng trứng.txt
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ. Ở Mỹ thì đây là ung thư có tỉ suất cao thứ hai sau ung thư thân tử cung và là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao nhất cho phụ nữ Mỹ1. Trên toàn thế giới thì ung thư buồng trứng là ung thư đường sinh dục thường gặp thứ hai sau ung thư cổ tử cung, và cũng là ung thư đường sinh dục gây tử vong cao thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Về sinh học ung thư buồng trứng thì có một số điểm đáng chú ý: Nguy cơ ung thư liên quan mật thiết đến sự tổn thương của niêm mạc buồng trứng mỗi lần rụng trứng. Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán muộn khi bệnh đã lan tràn, gieo rắc vùng chậu và ổ bụng. Điều trị ung thư buồng trứng đòi hỏi kết hợp nhiều mô thức điều trị, đó là phẫu trị, hóa trị và xạ trị. == Đặc điểm dịch tễ == Tại Việt Nam theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể2 thì xuất độ ung thư buồng trứng năm 2000 ở Hà Nội là 4,4/100.000 dân và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 3,7/100.000 dân. Một số quốc gia ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, phụ nữ có nguy cơ cao. Trái lại tỷ lệ thấp ở Nhật và các quốc gia đang phát triển. Phụ nữ châu Phi ở Mỹ cũng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ trẻ khoảng lứa tuối 14-15 nhưng tuổi trung bình của ung thư buồng trứng là khoảng 60 tuổi, gặp nhiều ở phụ nữ hậu mãn kinh3, 5. == Sinh bệnh học == Nguyên nhân của carcinôm buồng trứng chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên carcinôm buồng trứng có vẻ phát triển trên những cơ địa đặc biệt: === Yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản === Có những mối liên hệ rõ ràng giữa yếu tố nội tiết và tiền căn thai sản với nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng như4: Sinh đẻ ít và kinh thưa. Phụ nữ đã từng mang thai sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng xuống 2 lần. Dùng thuốc kích thích rụng trứng, đặc biệt khi sử dụng kéo dài. Thuốc ngừa thai: nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc ngừa thai dạng uống có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với carcinôm buồng trứng. Nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng ở những phụ nữ này chỉ bằng một nửa so với những phụ nữ không sử dụng, tác dụng bảo vệ này kéo dài nhiều năm sau khi ngưng sử dụng. === Chế độ dinh dưỡng === Chế độ ăn nhiều mỡ làm tăng khả năng mắc carcinôm buồng trứng: những người có chế độ ăn nhiều chất có lactose như sữa mà thiếu men galactose-1-phosphate uridyltransferase có tăng nguy cơ mắc carcinôm buồng trứng. Vitamin A và C dường như có vai trò bảo vệ. === Yếu tố môi trường === Trong một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có tăng nguy cơ mắc bệnh carcinôm buồng trứng. Tỷ lệ carcinôm buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng4. Mối liên hệ giữa tia bức xạ ion và carcinôm buồng trứng còn nhiều bàn cãi. Chưa có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa virus và carcinôm buồng trứng, nhưng có nhiều nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của virus như cúm, rubella, quai bị đối với carcinôm buồng trứng. === Ảnh hưởng của yếu tố di truyền === Carcinôm buồng trứng có tính chất di truyền. Carcinôm buồng trứng di truyền thường xảy ra sớm hơn 10 năm so với carcinôm buồng trứng không có tính di truyền, tuy nhiên tiên lượng có vẻ tốt hơn4, 5. Hội chứng ung thư vú-buồng trứng gia đình thường ảnh hưởng tới liên quan phả hệ bậc 1 và 2. Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ trẻ, bướu buồng trứng thường ở 2 bên. Ở những phụ nữ này, nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng tăng gấp 2 đến 4 lần so với cộng đồng. Locus gen hiện diện trên chromosome 17 của gen BRCA14, 5 Hội chứng Lynch II: carcinôm tuyến ở nhiều cơ quan, hiện diện đồng thời ung thư ở đại tràng, buồng trứng, nội mạc tử cung, vú và những ung thư khác của đường sinh dục4, 5 Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy người bị ung thư vú có tần suất bị ung thư buồng trứng cao gấp 2 lần người khác và ung thư buồng trứng có tần suất bị ung thư vú cao gấp 3, 4 lần4, 5 == Giải phẫu bệnh == Phân chia bướu buồng trứng về mặt vi thể dựa vào nguồn gốc tạo mô: === Bướu có nguồn gốc từ biểu mô === Ung thư bao gồm các loại: Bướu dịch thanh Bướu tuyến bọc dịch trong Bướu dịch trong giáp biên Carcinôm tuyến bọc dịch trong Bướu dịch nhầy Bướu tuyến bọc dịch nhầy Bướu dịch nhầy giáp biên Carcinôm tuyến bọc dịch nhầy Carcinôm dạng nội mạc tử cung Carcinôm tuyến tế bào sáng Bướu Brenner Carcinôm không biệt hoá Trong đó: 75% carcinôm buồng trứng có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến bọc dịch trong 20% carcinôm buồng trứng có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến bọc dịch nhầy 2% carcinôm buồng trứng là carcinôm tuyến tế bào sáng 1% carcinôm buồng trứng là bướu brenner 1% carcinôm buồng trứng là carcinôm kém biệt hoá === Bướu mầm bào === Bướu nghịch mầm Carcinôm phôi Bướu đa phôi Bướu xoang nội bì Bướu nguyên bào nuôi Bướu quái ác tính không trưởng thành Bướu tế bào mầm hỗn hợp === Bướu có nguồn gốc từ dây sinh dục === Bướu tế bào hạt và tế bào vỏ Bướu tế bào hạt Bướu tế bào vỏ Bướu sợi Bướu tế bào Sertoli-Leydig Bướu nguyên bào sinh dục === Bướu không được xếp loại === === Bướu do di căn === == Đặc điểm lâm sàng của carcinôm buồng trứng == Khó chịu ở bụng, cảm giác nặng bụng, đầy bụng và bụng chướng là những triệu chứng thường gặp của carcinôm buồng trứng, ngoài ra cũng có thể gặp những triệu chứng khác là xuất huyết âm đạo, triệu chứng đường tiêu hoá như đi cầu bón, khó đi cầu do bướu lớn chèn ép vào thành trực tràng và đường tiết niệu như tiểu lắt nhắt.... Khi thăm khám, nếu là bướu lớn có thể sờ được trên bụng, bướu nhỏ nằm trong tiểu khung thì phải thăm khám âm đạo phối hợp với khám bụng. Khi ấy sẽ thấy: khối bướu tròn, chắc, căng, gõ đục, nằm giữa, trước hay cạnh tử cung, di động hay ít di động, độc lập với tử cung, bướu có thể xâm lấn vùng chậu hay không. Một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện tình cờ lúc khám tổng quát. Ở trẻ em, triệu chứng thường gặp là đau bụng, bụng sưng to, khối bướu vùng chậu. == Chẩn đoán == Chẩn đoán ung thư buồng trứng dựa vào việc khám lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng đã mô tả ở mục trên. Một số biểu hiện gợi ý bệnh ác tính, đó là bướu xâm lấn vùng chậu, báng bụng, bệnh nhân sụt cân, thiếu máu,... Về cận lâm sàng, chẩn đoán ung thư buồng trứng dựa vào các phương tiện sau: === Siêu âm bụng chậu === Giúp chẩn đoán khối bướu buồng trứng, khi nghi ngờ trên khám lâm sàng có thể thực hiện siêu âm vùng chậu qua ngã bụng và qua ngã âm đạo. Siêu âm cho phép chẩn đoán khối bướu buồng trứng dựa trên những tiêu chuẩn nghĩ đến ác tính. Trong tất cả các trường hợp, siêu âm đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và hoàn hảo: kỹ thuật sử dụng, giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt, vị trí tổn thương, một hay hai bên buồng trứng, kích cỡ và cấu trúc khối bướu (dịch đồng nhất, hỗn hợp dịch và đặc, đặc đồng nhất...). Khi siêu âm cần mô tả: độ dày của thành, vách ngăn, chồi nhú trong nang hoặc ngoài nang, có tràn dịch màng bụng hay tụ dịch vùng douglas, hạch phì đại... === CT scan và MRI === CT scan đặc biệt hữu ích khi chụp có thuốc cản quang đường uống hay đường tĩnh mạch. Nó cho phép đánh giá hạch sau phúc mạc ở vùng cạnh động mạch chủ và sự gieo rắc trong xoang phúc mạc và mạc treo ruột. Tuy nhiên đối với ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, CT scan thường không mang lại những thông tin nào ngoài siêu âm cho nên không cần thực hiện một cách thường qui. MRI cũng được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt: khối bướu có kích thước lớn, bệnh nhân quá mập, phụ nữ có thai, siêu âm có nhiều vấn đề phức tạp. === Các dấu hiệu sinh học === ==== CA-125 ==== CA-125 là epitope cacbohydrate, kháng nguyên ung thư glycoprotein, một dấu hiệu sinh học của bướu trong huyết thanh. CA-125 bình thường hiện diện ở lá phôi trong dẫn xuất từ biểu mô mầm, bao gồm phúc mạc, màng phổi và màng ngoài tim và màng ối. Biểu mô buồng trứng không biểu hiện hoạt tính CA-125. Mức CA-125 trong huyết thanh là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khối bướu vùng chậu, đặc biệt đối với carcinôm buồng trứng. Mức CA-125 trong huyết thanh liên quan chặt chẽ với sự lan rộng của bướu, sự đáp ứng với điều trị và sự tái phát. Mức CA-125 > 60u/ml giúp loại trừ những bệnh nhân không có bướu hoặc bướu lành với độ đặc hiệu là 98%, nhưng độ nhạy của xét nghiệm chỉ là 70% và giá trị tiên đoán chỉ đạt 2% khi tầm soát ở cộng đồng. CA-125 được đo bằng các xét nghiệm miễn dịch, có nồng độ bình thường trong huyết thanh < 35 u/ml. Chỉ có 1% người bình thường có ca-125 > 35u/ml. 80% bệnh nhân bị carcinôm buồng trứng loại biểu mô không tiết nhầy có nồng độ ca-125 tăng cao5. CA-125 có thể tăng cao trong 50% trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn I và trong 60% trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn II5. ==== Các dấu hiệu sinh học khác ==== M-CSS: là một cytokine được tiết ra bởi tế bào carcinôm buồng trứng. OVX1: là một kháng nguyên glycoprotein có trọng lượng phân tử cao. Một số các dấu hiệu sinh học khác đã được sử dụng và nghiên cứu nhưng kết quả không tốt hơn các kháng nguyên trước đây, đó là: LASA, CA54-61, CA 72-4, CA-195, CA-50... == Xếp giai đoạn == Ung thư buồng trứng được xếp giai đoạn theo FIGO (Federation Internationale de Gynecology et d'Obstetric) Giai đoạn I: khu trú ở buồng trứng Giai đoạn IA: một buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài buồng trứng, vỏ bao buồng trứng còn nguyên Giai đoạn IB: cả hai buồng trứng, không báng bụng, không có bướu trên mặt ngoài, vỏ bao còn nguyên Giai đoạn IC: IA hoặc IB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ, hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính trong dịch rửa phúc mạc Giai đoạn II: bướu ở một hoặc hai buồng trứng có thêm ăn lan vùng chậu Giai đoạn IIA: ăn lan và/hoặc di căn tử cung và/hoặc vòi trứng Giai đoạn IIB: ăn lan các mô khác của vùng chậu Giai đoạn IIC: IIA hoặc IIB kèm bướu trên bề mặt của một hoặc hai buồng trứng, hoặc vỏ bao vỡ hoặc báng bụng có chứa tế bào ác tính, hoặc dịch rửa phúc mạc Giai đoạn III: bướu ở một hoặc hai buồng trứng lan tới ruột non, di căn mạc nối trong vùng chậu hoặc trong phúc mạc, các hạch sau phúc mạc, hạch bẹn, di căn bề mặt gan Giai đoạn IIIA: khu trú ở vùng chậu, hạch (-) nhưng vi thể có ăn lan phúc mạc Giai đoạn IIIB: khu trú một hay hai buồng trứng, ăn lan phúc mạc không quá 2 cm đường kính, hạch (-) Giai đoạn IIIC: ăn lan phúc mạc > 2 cm đường kính và hoặc hạch bẹn hay hạch sau phúc mạc (+) Giai đoạn IV: di căn xa, tràn dịch màng phổi tế bào học (+), di căn nhu mô gan... == Tham khảo == Chú giải 1: Jemal A, Murray T, Ward E, Samuels A, Tiwari RC, Ghafoor A, Feuer EJ, Thun MJ. Cancer statistics, 2005. CA Cancer J Clin 2005;55:10-30. Fulltext. PMID 15661684. Chú giải 2: Ung thư học nội khoa – PGS Nguyễn Chấn Hùng – Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2004 – trang 18–19 Chú giải 3: Stephen A. Cannistra Cancer of the Ovary N Engl J Med 2004;351:2519-2529. Fulltext. Chú giải 4: Agustin A Garcia Ovarian Cancer Fulltext in Emedicine Chú giải 5: C William Helm Malignant Lesions of the Ovaries Fulltext in Emedicine
đảo staten.txt
Đảo Staten (tiếng Anh: Staten Island) là một quận của Thành phố New York nằm trong phần phía tây nam của thành phố. Ngăn cách Đảo Staten với tiểu bang New Jersey là hai eo biển Arthur Kill và Kill Van Kull; về hướng đông thì Vịnh New York ngăn cách đảo với phần còn lại của New York. Với dân số 487.407 người, Đảo Staten là quận ít người nhất trong số năm quận nhưng là quận lớn thứ ba tính theo diện tích (153 km²). Quận Đảo Staten cùng có chung địa giới với Quận Richmond, quận cực nam của tiểu bang New York. Trước năm 1975, quận này có tên chính thức là Quận Richmond. Đảo Staten đôi khi được cư dân gọi là "quận bị lãng quên" vì họ có cảm giác rằng chính quyền Thành phố New York đã thờ ơ với quận này. Đảo Staten về tổng quan là quận ngoại thành nhất trong năm quận của Thành phố New York. Bờ biển phía bắc, đặc biệt là các khu dân cư St. George, Tompkinsville, Park Hill, và Stapleton, là khu vực đô thị lớn nhất của đảo. Đây gồm có khu lịch sử được ấn định chính thức là Khu St. George và Khu lịch sử St. Paul’s Avenue-Stapleton Heights. Ở đây có nhiều nhà cửa lớn cất theo kiểu kiến trúc thời Victoria. Bờ biển phía nam có các khu dân cư có vẻ ngoại ô hơn và là nơi có một con đường lát gỗ dài 2,5 dặm Anh. Đây là con đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới. Trong lịch sử, các khu vực trung và miền nam của đảo trước đây là nơi chuyên nuôi gia cầm và bò cung cấp sữa cho thành phố. Tuy nhiên ngành nông nghiệp ở đây gần như đã biến mất sang thế kỷ 20. Quận được nối với Brooklyn bằng Cầu Verrazano-Narrows còn ba cây cầu Goethals, Outerbridge Crossing, và Bayonne nối đảo với các thị trấn bên New Jersey. Giao thông công cộng trên đảo Staten có xe buýt và một tuyến đường sắt tốc hành của Cơ quan Giao thông Vùng đô thị New York (Metropolitan Transportation Authority), Đường sắt Đảo Staten khởi hành từ bến phà ở Đường George đến Tottenville. Phà Đảo Staten (miễn phí) nối liền đảo với Manhattan, ngoài chức năng phương tiện giao thông còn là điểm thu hút du khách vì tuyến phà băng qua vịnh cho khách nhìn thấy quang cảnh của Tượng Nữ thần Tự do, Đảo Ellis và mũi cực nam của Manhattan chi chít những cao ốc chọc trời. == Lịch sử == Trong thế kỷ 16, đảo là một phần của một khu vực rộng hơn được biết là Lenapehoking có người Lenape sinh sống. Họ là một bộ tộc thổ dân châu Mỹ có tiếng nói riêng thuộc nhóm ngôn ngữ Algonquian và sau này người châu Âu gọi họ là người "Delaware". Nhóm người chiếm phần phía nam đảo được gọi tên là người Raritan. Đối với người Lenape, đảo này được biết tên là Aquehonga Manacknong và Eghquaons (Jackson, 1995). Đảo có các đường mòn phía dưới đồi viềng quanh. Một trong các đường mòn này men theo sườn phía nam của ngọn núi gần nơi ngày nay là Lộ Richmond và Lộ Amboy. Người Lenape không sống trong các lều trại cố định mà họ di chuyển theo mùa, canh tác theo phương pháp đốt rẫy làm nông. Thức ăn chủ yếu của họ là loài sò hến (shellfish) trong đó có hào (oyster) là loài bản địa của vùng thượng và hạ Vịnh New York. === Đảo Staten === Sự tiếp xúc của người châu Âu đầu tiên với đảo này được ghi nhận là vào năm 1524 do Giovanni da Verrazzano thực hiện. Ông đi thuyền qua eo biển "The Narrows". Năm 1609, Henry Hudson thiết lập nơi buôn bán của người Hà Lan trong khu vực và đặt tên đảo là Staaten Eylandt theo tên của Tướng Staten của Hà Lan. Mặc dù khu định cư Hà Lan đầu tiên của thuộc địa Tân Hà Lan được xây trên Manhattan lân cận vào năm 1620, Staaten Eylandt vẫn không bị người Hà Lan thuộc địa hoá trong nhiều thập niên. Từ năm 1639 đến năm 1655, người Hà Lan đã ba lần tìm cách thiết lập một khu định cư thường trực trên hòn đảo nhưng mỗi lần như vậy đều bị phá huỷ vì các cuộc xung đột giữa người Hà Lan và các bộ lạc địa phương. Năm 1661, khu định cư thường trực đầu tiên của người Hà Lan được thiết lập ở Oude Dorp (tiếng Hà Lan có nghĩa là "Làng xưa"), ngay phía nam của the Narrows gần South Beach. Ngày nay, vết tích cuối cùng của Oude Dorp còn tồn tại là khu dân cư Old Town nằm kề bên Lộ Old Town. === Quận Richmond === Vào cuối cuộc chiến tranh giữa Hà Lan và Anh lần thứ hai, người Hà Lan nhượng lại thuộc địa Tân Hà Lan cho Anh Quốc theo hiệp ước Breda và đảo mà bây giờ có tên được Anh hóa thành "Staten Island" trở thành một phần đất của thuộc địa New York mới của Anh. Năm 1670, người bản thổ Mỹ từ bỏ hết mọi lời tuyên bố chủ quyền đối với Đảo Staten cho người Anh trong một khế ước với Thống đốc Francis Lovelace. Năm 1671, để khuyến khích mở rộng các khu định cư của người Hà Lan, người Anh đã tái khảo sát "Oude Dorp" (lúc đó được biết là Old Town) và mở rộng các lô đất dọc theo bờ biền đến phía nam. Các lô đất này chủ yếu được người Hà Lan định cư và được biết với cái tên là Nieuwe Dorp (có nghĩa là "Làng mới") rồi sau đó được Anh hóa thành "New Dorp". Thuyền trưởng Christopher Billopp, sau những năm phục vụ tận tụy trong Hải quân Hoàng gia Anh, đã đến châu Mỹ năm 1674 để chỉ huy một đại đội bộ binh. Năm sau đó, ông định cư tại Đảo Staten nơi ông được ban tặng một mãnh đất rộng 932 mẫu Anh (3,8 km²). Năm 1683, thuộc địa New York được chia thành 10 quận. Đảo Staten cũng như một số tiểu đảo lân cận được nhập thành Quận Richmond. Tên được lấy từ chức vị của một vị hoàng tử không chính thức của Vua Charles II. Năm 1687 và năm 1688, người Anh chia đảo thành bốn phân khu hành chính dựa trên đặc điểm tự nhiên: 21 km² khu nhà thống đốc thuộc địa Thomas Dongan tại vùng đồi trung tâm được gọi là "Lordship hay Manner of Cassiltown" cùng với ba phân khu hành chính Bắc, Nam và Tây. Các khu hành chính này sau đó trở thành bốn xã Castleton, Northfield, Southfield, và Westfield. Năm 1698, dân số trên đảo là 727. Năm 1729, một quận lỵ được thiết lập ở làng Richmond Town nằm gân trung tâm đảo. Đến năm 1771, dân số đảo lên đến 2.847. === Cách mạng Mỹ và thế kỷ 19 === Đảo đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ngày 17 tháng 3 năm 1776, các lực lượng Anh dưới quyền tư lệnh của William Howe tháo chạy khỏi thành phố Boston và đi thuyền về Halifax, Nova Scotia. Từ Halifax, Howe chuẩn bị tấn công Thành phố New York. Howe sử dụng vị trí chiến lược của Đảo Staten làm nơi xuất phát cho cuộc tấn công. Howe thiết lập tổng hành dinh của mình tại New Dorp. Chính nơi đây các đại diện của chính phủ Anh được cho là đã nhận được thông báo đầu tiên về Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Tháng tiếp theo, tháng 8 năm 1776, các lực lượng Anh vượt the Narrows vào Brooklyn và cầm chân lực lượng Mỹ dưới quyền Tướng George Washington trong Trận Long Island. Kết quả là Anh chiếm được New York. Ba tuần sau đó, ngày 1 tháng 9 năm 1776, người Anh tiếp nhận một phái đoàn Mỹ gồm có Benjamin Franklin, Edward Rutledge, và John Adams tại nhà hội nghị trên mũi tây nam của đảo trên khu bất động sản xưa kia của Christopher Billop. Người Mỹ từ chối hứa hẹn hòa bình của người Anh để đổi lấy việc người Mỹ phải rút lại tuyên bố độc lập. Hội nghị kết thúc mà không có một thỏa hiệp nào. Ngày 22 tháng 8 năm 1777, Trận Đảo Staten xảy ra giữa quân Anh và một số đại đội thuộc Trung đoàn Canada số 2 chiến đấu bên cạnh các đại đội khác của Mỹ. Trong lúc trận chiến chưa phân thắng bại vì cả hai phía đều có hàng trăm người bị bắt làm tù binh thì người Mỹ rút lui. Các lực lượng Anh vẫn ở trên Đảo Staten suốt chiến tranh. Mặc dù đa số người dân địa phương có xu hướng bảo hoàng nhưng việc tuyển thêm người của đảo vào quân đội phục vụ chiến tranh đã khiến cho người dân trên đảo cảm thấy khó chịu. Người Anh vẫn giữ tổng hành dinh của mình tại các khu dân cư như Bulls Head. Nhiều tòa nhà và nhà thờ bị tàn phá. Nhu cầu quân sự sử dụng các nguồn tài nguyên đã khiến cho rừng trên đảo bị tàn phá vào cuối chiến tranh. Người Anh lại sử dụng đảo làm nơi tiếp nhận cuộc di tản cuối cùng khỏi Thành phố New York vào ngày 5 tháng 12 năm 1783. Sau chiến tranh, các chủ đất lớn thuộc phái bảo hoàng bỏ trốn sang Canada. Tài sản của họ bị phân chia nhỏ và bán đi. Ngày 4 tháng 7 năm 1827, sự kết thúc chế độ nô lệ tại tiểu bang New York được ăn mừng tại Khách sạn Swan, West Brighton. Năm 1860, những phần đất thuộc phân khu Castleton và Southfield biến thành một thị trấn mới tên là Middletown. Làng New Brighton trong thị trấn Castleton được hợp nhất vào năm 1866. Năm 1872 Làng New Brighton sát nhập tất cả phần còn lại của thị trấn Castleton và nằm tiếp giáp với thị trấn này. === Thống nhất với Thành phố New York === Các thị trấn và làng bị giải thể năm 1898 khi đảo kết hợp thống nhất vào Thành phố New York. Richmond trở thành một trong năm quận của Thành phố New York thống nhất. Trừ các khu vực dọc theo bến cảng, phần lớn quận vẫn chưa được phát triển cho đến khi Cầu Verrazano-Narrows được xây dựng năm 1964. Cây cầu này đã mở cửa hòn đảo chào đón sự phát triển rầm rộ vì hòn đảo từ nay có con đường thông thương với Brooklyn. Cầu Verrazano, cùng với ba cây cầu chính của Đảo Staten, đã tạo ra một con đường mới cho dân chúng và du khách đi lại từ tiểu bang New Jersey đến Brooklyn, Manhattan, và nhưng khu vực xa hơn trên Long Island. Hệ thống xa lộ chạy giữa các cầu có hiệu quả cắt xẻ các khu dân cư củ của quận. Các cầu mới, đường sá, và tất cả hệ thống giao thồng chính được xây dựng vào đầu nữa thập niên 1990. Cầu Verrazano Bridge đã làm tan biến vẽ tự nhiên ngoại ô trên Đảo Staten. Nó càng trở nên đô thị hóa hơn qua năm tháng. Đến năm 2010, Đảo Staten sẽ có một dân số được ước đoán khoảng 500.000 người. Suốt thập niên 1990, một phong trào đòi tách quận ra khỏi thành phố càng ngày thêm phát triển trong dân chúng, lên đến đỉnh điểm trong nhiệm kỳ thị trưởng của David Dinkins. Trong kỳ trưng cầu dân ý năm 1993, 65% cử tri bỏ phiếu tán thành việc tách rời khỏi thành phố, nhưng việc thực thi bị Nghị viện Tiểu bang New York ngăn cản. Trong thập niên 1980, Hải quân Hoa Kỳ có một căn cứ trên Đảo Staten được đặt tên là Trạm Hải quân New York. Ban đầu, căn cứ này được dùng làm bến nhà của thiết giáp hạm USS Iowa (BB-61), nhưng vụ nổ một trong các tháp pháo của chiến hạm đã khiến nó bị Hải quân Hoa Kỳ cho ra khỏi danh sách phục vụ. Một số tàu khác trong đó có các khu trục hạm nhỏ như USS Donald B. Beary FF 1085 và USS Ainsworth FF 1090, ít nhất một tuần dương hạm là USS Normandy (CG-60) cũng có căn cứ ở đây. Căn cứ này bị đóng cửa vào năm 1994. Cuối cùng, một kế hoạch sử dụng khu căn cứ này làm phim trường bởi diễn viên và cũng chính là người bản xứ New York, Danny Aiello bị thất bại vì vấn đề tài chính. Mới đây tài sản này đang được thông báo là sẽ được biến thành một khu dân cư mặt tiền biển, đa mục đích. == Địa lý == Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích 265,5 km² (102,5 dặm vuông Anh). Đất chiếm 151,5 km² (58,5 dặm vuông) và nước chiếmr 114,0 km² (44,0 dặm vuông) hay 42,95%. Đảo Staten cách Long Island bởi eo biển the Narrows và đất liền New Jersey bởi eo biển Arthur Kill và Kill Van Kull. Ngoài đảo chính, quận cũng có một số đảo nhỏ không người: Đảo Meadows Đảo Prall Đảo Shooters (trong Vịnh Newark; một phần của nó thuộc New Jersey) Đảo Swinburne (trong Vịnh Hạ New York) Đảo Hoffman (trong Vịnh Hạ New York) Điểm cao nhất trên đảo là đỉnh Todt Hill, cao 410 ft (125 mét), cũng là điểm cao nhất trong năm quận của New York cũng như điểm cao nhất trên bình nguyên duyên hải Đại Tây Dương tính từ phía nam của Great Blue Hill thuộc Massachusetts và là điểm cao nhất duyên hải phía đông tính từ phía nam Maine's Camden Hills. Trong thập niên 1960, đảo là nơi xảy ra các cuộc chiến quan trọng về việc bảo tồn không gian mở. Kết quả nó trở thành nơi có đất dành cho công viên lớn nhất tại Thành phố New York. Có một "vành đai xanh" quấn quanh đảo với nhiều đường mòn hai bên có nhiều rừng cây. Đảo Staten là quận duy nhất của Thành phố New York không có ranh giới trên bộ với quận khác (Marble Hill thuộc Manhattan nằm sát bên cạnh quận the Bronx). === Các quận (thuộc tiểu bang) lân cận === Quận New York, tiểu bang New York (Manhattan) - bắc Quận Hudson, New Jersey - bắc Quận Union, New Jersey - tây Quận Middlesex, New Jersey - tây Quận Queens, tiểu bang New York (Queens) - đông Quận Kings, tiểu bang New York (Brooklyn) - đông bắc Quận Monmouth, New Jersey - nam === Công viên === Một số không gian mở và khu vực lịch sử của đảo được hợp nhất vào năm 1972 thành "Khu giải trí quốc gia Gateway", một phần của Hệ thống Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Các hồ ao Clay Pit là một khu dự trử công viên tiểu bang rộng 1 km² có đa dạng phong cảnh. Các suối, đồng rộng, rừng cây và đất ngậm nước là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật.[2] "Công viên những hồ Clove" rộng 0,77 km² có một đồng cỏ lớn, bốn hồ liên kết với nhau qua các con suối là nơi dành cho chèo thuyền, câu cá cũng như nơi trượt băng ngoài trời (trong mùa đông). Công viên những hồ Clove cũng còn được dùng làm nơi picnic, khu vui chơi, sân bóng chày, đi bộ theo đường mòn...[3] South Beach là một bãi biển tắm nắng có quang cảnh đẹp của Đại Tây Dương và Vịnh Hạ New York. Đường lót gỗ F.D.R. dọc theo South Beach dài 2,5 dặm Anh là con đường lót gỗ dài hạng tư trên thế giới. Du khách có thể thưởng ngoạn bằng cách đi bộ hay đi xe đạp suốt các mùa trong năm. Câu cá được cho phép từ tháng 10 đến tháng 5.[4] Công viên Great Kills dành cho bơi lội ở khu bãi biển, câu cá cách xa bờ, cũng có các sân dành cho bóng chày và bóng bầu dục hay chạy bộ, đi xe đạp theo đường mòn. Câu cá và đi thuyền rất phố biến suốt năm.[5] Sân Golf và Công viên Latourette nằm trong vành đai xanh Đảo Staten. Công viên xanh này có sân golf 18 lỗ được xây trong 1 khu đất rộng 0,5 km² trong khu đất rừng rộng 1,84 km². Khi đến mùa đông cũng có các khu dành cho trượt tuyết và xe trượt tuyết.[6] Công viên Silver Lake là một khu giải trí rộng 0,43 km² có một sân golf 18 lỗ, các sân tennis, chỗ cất quần áo, phòng tắm, tiệm ăn và một câu lạc bộ.[7] == Giao thông == Phà Đảo Staten là hệ thống giao thông trực tiếp duy nhất từ Đảo Staten đến Manhattan trong vòng 25 phút. Bến phà St. George 55 năm đã được tu sửa với số tiền 130 triệu đô la Mỹ và hiện nay có kính từ sàn đến trần cho du khách mục kích cảnh bến phà và những chiếc phà ra vào. Tiền phí qua phà đã bị dẹp bỏ vào năm 1997. Đảo Staten nối với Brooklyn qua Cầu Verrazano-Narrows sử dụng Xa lộ Liên tiểu bang 278 (I-278), Xa lộ Tốc hành Đảo Staten. Một khi đến Brooklyn, I-278 trở thành Xa lộ Tốc hành Gowanus và sau đó thành Xa lộ Tốc hành Brooklyn Queens đi đến Manhattan qua nhiều cầu và đường hầm. Đảo Staten nối liền với tiểu bang New Jersey qua ba cầu và một cầu xe lửa. Cầu sắt "Outerbridge Crossing" đến Perth Amboy, New Jersey nằm ở cuối phía nam của Đường 440. Cầu Bayonne đến Bayonne, New Jersey nằm ở cuối phía bắc của Đường 440 và tiếp tục đi đến Thành phố Jersey, New Jersey. Từ lộ thu phí "New Jersey Turnpike", Cầu Goethals sử dụng Xa lộ Liên tiểu bang 278 (I-278) nối Xa lộ Tốc hành Đảo Staten. Cầu xa lửa "Arthur Kill Vertical Lift" phục vụ các chuyến xe lửa chở hàng giữa phần tây bắc đảo và Elizabeth, New Jersey. Đường sắt Đảo Staten chạy qua đảo từ mũi phía đông bắc đến mũi phía nam. Đảo Staten là quân duy nhất không có dịch vụ của New York City Subway. Dịch vụ xe buýt tốc hành phục vụ khắp đảo đến và đi từ khu trung tâm Manhattan. == Chính quyền == Kể từ khi thống nhất với Thành phố New York vào năm 1898, Đảo Staten được quản trị theo Hiến chương Thành phố New York với hệ thống chính quyền thị trưởng-hội đồng "mạnh". Chính quyền trung ương Thành phố New York có trách nhiệm về giáo dục công cộng, các viện quản giáo (nhà tù), thư viện, an ninh, các khu giải trí, vệ sinh, cấp nước và các dịch vụ phúc lợi trên Đảo Staten. Văn phòng của quận trưởng được thành lập khi thống nhất vào năm 1898 để cân bằng giữa tập quyền với thẩm quyền địa phương. Mỗi quận trưởng từng có một vai trò hành pháp mạnh vì có một phiếu bầu trong "Ban Dự thảo Ngân sách Thành phố New York". Ban này có trách nhiệm hoạch định và chấp thuận những đề nghị về quyền sử dụng đất và ngân sách của chính quyền thành phố. Năm 1989, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tuyên bố Ban Dự thảo Ngân sách này là vi hiến vì cho rằng Brooklyn, quận đông dân nhất, không có nhiều đại diện hữu hiệu trong ban này so với Đảo Staten, quận ít dân nhất. Đây là một vi phạm đối với Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ. Từ năm 1990, quận trưởng hành động như một người hùng biện cho quận của mình tại các ban ngành của thành phố, hội đồng thành phố, chính quyền tiểu bang New York, và các công ty. Mỗi quận thành phố là một quận của tiểu bang vì thế có hệ thống toà án tội phạm riêng biệt và một biện lý. Biện lý là công tố viên trưởng được bầu trực tiếp qua hình thức phổ thông đầu phiếu. Đảo Staten có ba thành viên trong Hội đồng thành phố. Đảo cũng có ba khu hành chính, mỗi khu có một ban cộng đồng địa phương phục vụ. Ban cộng đồng là bộ phận đại diện lắng nghe ý kiến đóng góp và phục vụ với tư cách như những người hô hào đốc thúc hay hùng biện cho cư dân địa phương. == Thư viện == Mười hai nhánh của Thư viện Công cộng New York phục vụ quận. Thư viện có các lớp hướng dẫn máy vi tính và dạy tiếng Anh miễn phí cho những người nói ngôn ngữ khác. == Ghi chú == == Tham khảo == Kenneth T. Jackson (editor); The Encyclopedia of New York City; Yale University Press; ISBN 0-300-05536-6 (1995). John Waldman; Heartbeats in the Muck; ISBN 1-55821-720-7 The Lyons Press; (2000) Famous Staten Islanders page at the New York Public Library site: == Liên kết ngoài == StatenIsland.com www.StatenIsland.com - A resource site on Staten Island History of Staten Island in the Photo Staten Island - Office of the Borough President Timeline of Staten Island History on the New York Public Library site Baby-Bombers - Fan site for the Staten Island Yankees started to keep the players' families up to date on the season. "The Child Soldiers of Staten Island", Mother Jones, July/August 2007.
hàng giả.txt
Hàng giả, hàng giả hiệu hay hàng nhái là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính tông với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để lời to. Nói chung, hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát về phẩm chất của xí nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ. Các loại mặt hàng được làm giả cũng rất đa dạng. Có những trường hợp hàng giả gây thiệt mạng như dược phẩm điều trị các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư, HIV, sốt rét, phụ tùng an toàn xe hơi, sữa bột cho trẻ em, mỹ phẩm, hàng điện tử và thực phẩm. Sự phát triển của ngành làm hàng giả đã trở thành vấn đề toàn cầu trong những năm gần đầy. Theo Cục Trí Tuệ Hàng giả (CIB) thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thì số lượng hàng giả chiếm từ 5% đến 7% thương mại toàn cầu. Một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết hơn 200 tỉ USD thương mại quốc tế có thể đến từ các sản phẩm làm giả hoặc hàng lậu năm 2005, và khoảng $250 tỉ USD năm 2007. Một nghiên cứu khác kết luận một con số thất thoát nhiều hơn là 600 tỉ USD, từ khi OECD khảo sát không bao gồm khu vực mua bán trực tuyến hay hàng được làm giả và bán ở thị trường nội địa. Ở Hoa Kỳ, tính riêng trong năm 2013 thì 68% hàng giả bắt được ở biên giới có xuất xứ từ Hoa lục. Hàng hóa giả tại Hoa lục rất đa dạng, từ thịt thà trứng gia cầm, đến trái cây, quần áo thời trang, đồ điện tử. Ở Đức theo thống kê của Tổng cục Hải quan liên bang (Bundeszollverwaltung), năm 2013 các hàng giả tới nhiều nhất từ Trung Quốc (59,2%), Hồng Kông (18,8%) và Hoa Kỳ (4,3%). == Các loại hàng giả == === Miêu tả chung === Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, các sản phẩm làm giả bao gồm các mặt hàng bắt chước rất giống vẻ ngoài của các sản phẩm thương hiệu chính gốc để đánh lừa khách hàng. Các sản phẩm giả còn gồm các loại hàng hóa và việc phân phối hàng hóa đó chưa được kiểm định và được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, như quyền tác giả, các nhãn hiệu và thương hiệu. Trong nhiều trường hợp, các dạng vi phạm có thể xuất hiện cùng trong 1 sản phẩm làm giả: như đồ chơi làm giả vi phạm thiết kế của một hãng lớn. Thuật ngữ "hàng giả" còn nói tới việc làm giả và các vấn đề liên quan như sao chép bao bì, nhãn hiệu và bất kỳ đặc tính nổi bật của hàng hóa. Các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn hàng giả là phần mềm, ghi thu đĩa nhạc, phim, quần áo thời trang, các đồ đắt tiền, đồ thể thao, nước hoa, đồ chơi, phụ tùng máy bay, xe hơi và dược phẩm. === Thuốc giả === Theo Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) của Hoa Kỳ thì thị trường dược phẩm giả trên thế giới là khoảng $600 tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) chẩn ước hơn 30% thuốc men ở các nước đang phát triển là hàng giả; thuốc không những không hiệu nghiệm mà còn thường có những độc tố thêm vào. Ước đoán chuyên môn cho rằng mỗi năm trên toàn cầu có ít nhất 700.000 người chết vì dùng thuốc giả. Theo tạp chí The Economist thì 15%-30% thuốc trụ sinh ở châu Phi và Đông Nam Á là thuốc giả; còn Liên hiệp quốc thì cho rằng khoảng phân nửa lượng thuốc chống sốt rét ở châu Phi không phải thuốc thật. Thị trường thuốc giả trên toàn thế giới năm 2010 là 75-200 tỷ USD. === Thuốc lá giả === Anh quốc tiết lộ việc điều tra tìm thấy thuốc lá giả chứa phân, amiăng, mốc và ruồi chết. Với việc bán lẻ thuốc lá bất hợp pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ đạt lợi nhuận 16.2 tỉ USD mỗi năm, tổng thống Erdogan phát biểu thuốc lá giả còn "nguy hiểm hơn khủng bố". === Rượu === Ở Trung Quốc, các loại rượu cao cấp giả đang phát triển là một phân khúc trong ngành công nghiệp đồ uống và được bán cho nhiều người tiêu dùng Trung Quốc. Các chai rượu mang nhãn hiệu thật được thu mua, sau đó đổ rượu giả vào trong và bán lại cho khách hàng. == Biện pháp == Năm 1979 trước hiện tượng hàng giả lan tràn, một số công ty liên kết để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng cách vận động nhà chức trách ban hành luật pháp ngăn ngừa và truy tố kẻ giả mạo. Tổ chức này mang tên tiếng Anh The International AntiCounterfeiting Coalition Incorported (viết tắt là IACC) tức Liên minh Quốc tế chống hàng giả. Cùng trong liên minh này là một số cơ quan công quyền, tổ hợp luật sư và hãng an ninh xí nghiệp. Trụ sở đặt tại Washington, DC. Ngày 13 Tháng Năm, 2016 Tổ chức IACC đã đình chỉ hoạt động của hãng Alibaba của Hoa lục vì cáo buộc của các hãng Gucci và Yves Saint Laurent là Alibaba đã thông đồng phân phối một số lượng lớn hàng hóa giả hiệu. == Các sản phẩm hàng giả == == Xem thêm == Hiệp định thương mại Chống hàng giả Xác thực Vi phạm bản quyền Tiền giả Kỹ nghệ đảo ngược == Tham khảo == == Đọc thêm == Sara R. Ellis, Copyrighting Couture: An Examination of Fashion Design Protection and Why the DPPA and IDPPPA are a Step Towards the Solution to Counterfeit Chic, 78 Tenn. L. Rev. 163 (2010), available at http://ssrn.com/abstract=1735745. Phillips, Tim. Knockoff: The Deadly Trade in Counterfeit Goods Kogan Page, U.K. (2006) Wilson, Bee. Swindled: The Dark History of Food Fraud, from Poisoned Candy to Counterfeit Coffee, Princeton University Press (2008)
khu vực chế tạo.txt
Khu vực chế tạo là một bộ phận trong khu vực thứ hai của một nền kinh tế, bao gồm các ngành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và có thể sử dụng cũng như sản xuất vật liệu xây dựng. Khu vực này thường sử dụng các sản phẩm của khu vực sơ khai (hay khu vực thứ nhất của nền kinh tế) làm đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm công nghệ tiêu dùng. Khu vực chế tạo có thể phân thành hai tiểu khu vực là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, thông thường trong các tài liệu thống kê, khu vực chế tạo được phân thành các ngành sau: Chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá. Dệt, may, đồ da. Chế biến gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất bản, in ấn. Sản phẩm than đá, dầu mỏ, hạt nhân. Sản xuất vật liệu xây dựng. Hóa chất, sản phẩm hóa chất. Sản phẩm cao su và chất dẻo. Chế biến khoáng sản phi kim. Chế biến khoáng sản kim loại. Chế tạo máy móc, thiết bị. Chế tạo thiết bị điện và điện tử. Chế tạo công cụ chính xác. Chế tạo ô tô, xe máy, và thiết bị giao thông vận tải. Các ngành chế tạo khác. == Tham khảo ==
athens.txt
Athens (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm. Ngày nay, Athens là thành phố lớn thứ 8 châu Âu và đang nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh doanh hàng đầu ở trong Liên minh châu Âu. Dân số thành phố Athens là 3,3 triệu người và dân số vùng đô thị là 3,8 triệu, làm trung tâm của cuộc sống chính trị, văn hóa, công nghiệp, tài chính, kinh tế ở Hy Lạp. Nội thành thành phố có diện tích 39 km² còn vùng đô thị có diện tích 412 km². Athens Cổ đại là một thành bang hùng mạnh. Là một trung tâm nghệ thuật, học thuật và triết học, là địa điểm có Hàn lâm Học viện của nhà văn hào Platon và vườn Lyceum của nhà văn hào Aristotle. Athens cũng là nơi sinh của Socrates, Pericles, Sophocles và nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà chính trị của thế giới cổ đại. Athens được xem như là cái nôi của nền Văn minh phương Tây và là nơi sinh của khái niệm dân chủ, phần lớn là do ảnh hưởng của những thành tựu chính trị và văn hóa của thành phố này trong các thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên đối với phần còn lại của lục địa châu Âu. Di sản của thời kỳ cổ đại vẫn còn hiển hiện ở trong thành phố, qua mô tả của một số tượng đài và công trình nghệ thuật; được biết đến nhất là Đền Parthenon ở trên Acropolis, như là một điểm nổi bật sử thi của nền văn minh phương Tây. Thành phố này cũng lưu giữ nhiều tượng đài La Mã và Byzantine, cũng như một số nhỏ các tượng đài Ottoman còn lại thể hiện bề dày lịch sử của thành phố này qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động. Những công trình nổi bật của thời kỳ hiện đại cũng góp mặt ở thành phố này, có thời gian xây dựng năm 1830 (thời gian thành lập nhà nước Hy Lạp), thể hiện ở Quốc hội Hy Lạp (thế kỷ 19) và Bộ tam Athens (Thư viện, Trường đại học và Viện Academia). Athens là thành phố đăng cai Thế vận hội hiện đại đầu tiên vào năm 1896, và 108 năm sau thành phố lại là chủ nhà của Thế vận hội mùa Hè, với thành công lớn. == Dân số == == Khí hậu == Athens có khí hậu cận nhiệt đới thảo nguyên (phân loại khí hậu theo Köppen BSh), với thời gian được chiếu dài sáng trong suốt cả năm (2.884 giờ nắng mỗi năm tại trạm khí tượng Thision, 1961-1990) và với số lượng mưa lớn chủ yếu xảy ra từ giữa tháng mười đến giữa tháng tư, lượng mưa còn lại thưa thớt trong mùa hè và thường có dạng mưa phun sương hoặc các cơn bão. Do nằm ở vị trí sườn khuất mưa của núi Parnitha, khí hậu của Athens khô hơn nhiều so với phần còn lại của khu vực châu Âu Địa Trung Hải. Các vùng ngoại ô miền núi phía Bắc, có một mô hình hơi khác biệt về khí hậu, với nhiệt độ thường thấp hơn. Sương mù dày đặc hiếm xảy ra ở trung tâm thành phố nhưng thường xuyên hơn ở phía đông, sau dãy núi Hymettus. == Giao thông == Athen có các dạng vận tải đa dạng, hình thành nên một mạng lưới vận tải công cộng lớn nhất Hy Lạp. Hệ thống vận tải công cộng (mass transit) gồm buýt phục vụ trung tâm đô thị, mạng lưới tàu điện và xe điện, kết nối với các ngoại ô phía nam với trung tâm thành phố. === Vận tải bằng xe buýt === Ethel (tiếng Hy Lạp: ΕΘΕΛ) (Etaireia Thermikon Leoforeion), hoặc Thermal Bus Company, là nhà vận tải bằng buýt chính ở Athens. Hệ thống này gồm khoảng 300 tuyết xe buýt bao phủ toàn vùng đô thị Athens, với số nhân viên 5.327, và 1.839 xe buýt. Trong số 1.839 xe búy thì có 416 chạy bằng khí thiên nhiên nén, nên là hệ thống xe buýt sử dụng khí thiên nhiên lớn nhất châu Âu. Ngoài các loại xe buýt trên dùng khí thiên nhiên và dùng dầu diesel, khu vực nội ô của Athens cũng còn các xe bút điện. Hệ thống xe buýt này do xe buýt điện vùng Athens-Pireaus vận hành, hay ILPAP (tiếng Hy Lạp: ΗΛΠΑΠ), gồm có 22 tuyến với 1.137 nhân viên. Tất cả 366 xen buýt điện đều được trang bị song hành cùng hệ thống sử dụng diesel để sử dụng trong trường hợp mất điện. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cityofathens.gr - City of Athens official website EIE.gr - Page on Archaeology of the City of Athens in the National Hellenic Research Foundation website Ancients.info - Athenian Owl coins in Numis website Kronoskaf.com - Simulation of Athens in 421 BC Zoomable Athens Panorama Athens PhotoStream http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/euro/nr040819111400/dt121228131422/view
đảo amsterdam.txt
Đảo Amsterdam (phát âm tiếng Pháp: [ilamstəʁˈdam], cũng gọi là Tân Amsterdam, hay Nouvelle Amsterdam, là một đảo được đặt tên theo thành phố Amsterdam của Hà Lan. Đảo nằm tại Ấn Độ Dương và là một phần của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp, cùng với đảo Saint-Paul cách 85 km (53 mi) về phía nam, tạo thành một trong năm khu vực của lãnh thổ này. Trên đảo có trạm nghiên cứu Martin-de-Viviès, ban đầu mang tên là trại Heurtin, rồi đến La Roche Godon, và là điểm có người duy nhất trên đảo, là thủ phủ của lãnh thổ và là nơi sinh sống của khoảng 30 cư dân không cố định làm các công việc nghiên cứu sinh vật, khí tượng và địa từ. Đảo Amsterdam là một trong ba vùng đất đối cực duy nhất của Hoa Kỳ lục địa. Đối chân với đảo là một khu vực nằm cách 20 dặm (32 km) về phía đông nam của Lamar, Colorado (hai điểm còn lại île Saint-Paul và quần đảo Kerguelen). == Lịch sử == === Khám phá === Hòn đảo được nhà thám hiểm người Basque Tây Ban Nha Juan Sebastián Elcano khám phá ra vào ngày 18 tháng 3 năm 1522, trong chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của ông. Tuy nhiên, ông đã không đặt tên cho đảo. Thuyền trưởng người Hà Lan là Anthonie van Diemen đã đặt tên cho đảo là Nieuw Amsterdam khi tàu của ông đến đây vào ngày 17 tháng 6 năm 1633. Việc đổ bộ lên đảo được thực hiện lần đầu là vào tháng 12 năm 1696 bởi một người Hà Lan tên là Willem de Vlamingh. === Thế kỷ 18 === Thuyền trưởng người Pháp Pierre François Péron đã bị bỏ lại trên đảo từ 1792 đến 1795. TrongMemoires của mình, ông đã mô tả các kinh nghiệm sống trên đảo, và nó đã được xuất bản với số lượng giới hạn và là một món đồ sưu tập đắt tiền. === Thế kỷ 19 === Vào mùa thu năm 1833, tàu chiến Anh Lady Munro đã bị đắm tại đảo và 21 người sống sót đã được cứu thoát hai tuần sau đó. Vào tháng 1 năm 1871 một nỗ lực để định cư trên đảo đã được tiến hành do Heurtin, một cư dân Pháp tại Réunion, lãnh đạo. Sau bảy tháng tại đây, các nỗ lực chăn nuôi gia súc và trồng trọt của họ đã tỏ ra không hiệu quả và họ buộc phải trở về Réunion, bỏ lại các gia súc trên đảo. Các hòn đảo Amsterdam và Saint-Paul được Martin Dupeyrat tuyên bố chủ quyền thuộc về Pháp lần đầu vào năm 1843. Tuy nhiên, thống đốc Réunion đã từ chối thông qua đạo luật chiếm hữu và Pháp chỉ chính thức kiểm soát đảo từ tháng 10 năm 1892. === Thế kỷ 20 === Hòn đảo gắn liền với Madagascar vào năm 1924 và trở thành một thuộc địa của Pháp. Căn cứ đầu tiên của Pháp trên đảo Amsterdam được thiết lập vào năm 1949, và ban đầu được gọi là trại Heurtin. Theo dõi Khí quyển Toàn cầu vẫn duy trì sự hiện diện tại đảo Amsterdam. === Tranh chấp lãnh thổ === Đảo Amsterdam, cùng với Saint Paul, bị một số chính đảng Mauritius coi là lãnh thổ của nước mình. Vấn đề chủ quyền của Mauritius đối với hai hòn đảo lại được nhà lãnh đạo đối lập Paul Raymond Berenger gợi lên vào năm 2007. Cùng với đó, Mauritius cũng tuyên bố chủ quyền một cách chính thức với đảo Tromelin. == Địa lý == Đảo núi lửa này là đã phun trào lần cuối vào năm 1792. Đảo có diện tích 55 km2 (21 sq mi), chiều dài lớn nhất là 10 km (6,2 mi), và độ cao lớn nhất 867 m (2.844 ft) tại Mont de la Dives. Khu vực cao ở trung tâm của đảo có độ cao khoảng 500 m, bao gồm các đỉnh núi và hõm chảo núi lửa, được gọi là Plateau des Tourbières (nghĩa là Cao nguyên của các vũng lầy). Các vách đá đặc trưng cho vùng bờ biển phía tây của hòn đảo, có độ cao 700 m và được gọi là Falaises d'Entrecasteaux theo tên nhà hàng hải người Pháp vào thế kỷ 18 là Bruni d'Entrecasteaux. === Khía hậu === Đảo Amsterdam có khí hậu đại dương ôn hòa, nhiệt độ trung bình là 13 °C (55,4 °F), lượng mưa bình quân năm đạt 1.100 mm (43,3 in), gió tây kéo dài liên tục với độ ẩm cao. == Thực vật == Phylica arborea xuất hiện tại Amsterdam, loài cây này cũng được tìm thấy tại Tristan da Cunha và đảo Gough, và là nơi duy nhất loài này tạo thành các rừng cây thấp. Loài này được gọi là Grand Bois, mọc tại các vùng đất thấp của đảo cho đến thế kỷ 19, và chỉ còn tám đoạn còn lại. == Chim == Hòn đảo là nơi sinh sống của loài đặc hữu hải âu lớn Amsterdam, và chúng chỉ sinh sản tại Plateau des Tourbières. Các loài quý hiếm khác trên đảo là chim cướp biển lớn, hải yến Nam Cực và chim cánh cụt Tây Rockhopper. Vịt Amsterdam hiện đã tuyệt chủng, cư dân địa phương có nuôi một số hải âu. Chim sẻ mai hoa cũng được đưa đến. Cả Plateau des Tourbières và Falaises d'Entrcasteaux đều là các Vùng chim quan trọng theo phân định của BirdLife International, vùng sau cùng có chim hải âu mào vàng Ấn Độ sinh sản. == Động vật có vú == Đảo không có các động vật có vú bản địa sống trên đất liền. Hải cẩu lông cận Nam Cực và hải cẩu voi phương Nam sinh sản trên đảo. Các loài thú được đưa đến bao gồm chuột nhà và thỏ nâu. Mèo hoang cũng có trên đảo. Một số giống gia súc cũng sống tại đảo. Chúng có nguồn gốc từ năm loài động vật được Heurtin đưa đến khi ông có gắng định cư tại đảo vào năm 1871, và đến năm 1988 con số chúng đã tăng lên 2.000. Sau khi công nhận các gia súc này gây thiệt hại cho hệ sinh thái của đảo,một hàng rào đã được xây dựng để hạn chế chúng tại khu vực phía bắc của đảo. == Tham khảo == == Đọc thêm == Pierre François Péron, Mémoires du Capitaine Péron, sur ses Voyages aux Côtes d’Afrique, en Arabie, a l’Île d’Amsterdam, aux Îles d’Anjouan et de Mayotte, aux Côtes Nord-Oeust de l’Amérique, aux Îles Sandwich, a la Chine, etc., Paris 1824 Alfred van Cleef, The lost island. Alone among the fruitful and multiplying, Metropolitan, New York 2004 (ISBN 978-0-8050-7225-9) == Liên kết ngoài == Ảnh Ile Amsterdam và St.Paul (French site) Viếng thăm Ile Amsterdam (photos from a tourist's recent visit) French Colonies—Saint-Paul & Amsterdam Islands, Discover France Vùng đất phía Nam và Châu Nam Cực thuộc Pháp tại CIA World Factbook “South Atlantic & Subantarctic Islands site, Amsterdam Island page”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2009.
vận mệnh hiển nhiên.txt
Vận mệnh hiển nhiên (tiếng Anh: Manifest Destiny) là một niềm tin rằng Hoa Kỳ có vận mệnh mở rộng lãnh thổ từ duyên hải Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Khái niệm này cũng được sử dụng để hô hào và biện hộ cho việc thu phục các lãnh thổ khác. Những người cổ vũ cho khái niệm "Vận mệnh hiển nhiên" tin rằng mở rộng lãnh thổ không chỉ tốt đẹp mà còn là "hiển nhiên" và là "vận mệnh". Ban đầu, "Manifest Destiny" là một câu có tính cách thời thế chính trị trong thế kỷ 19 nhưng dần dần nó trở thành thuật ngữ chuẩn lịch sử, thường được dùng như đồng nghĩa với việc mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ khắp lục địa Bắc Mỹ. Thuật ngữ này đầu tiên được các đảng viên Đảng Dân chủ Jackson sử dụng lần đầu vào thập niên 1840 để cổ vũ việc sát nhập nhiều vùng đất mà ngày nay là miền Tây Hoa Kỳ (Lãnh thổ Oregon, Cộng hòa Texas, và Nhượng địa Mexico). Nó được làm sống lại vào thập niên 1890, lần này là do những người ủng hộ Đảng Cộng hòa dùng như lời bào chữa cho việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ bên ngoài Bắc Mỹ. Thuật ngữ này không được những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ sử dụng trong đầu thế kỷ 20 nhưng một số nhà bình luận tin rằng một số khía cạnh của Vận mệnh hiển nhiên, đặc biệt là niềm tin về một sứ mệnh của người Mỹ là làm thăng tiến và bảo vệ nền dân chủ khắp thế giới, tiếp tục có một ảnh hưởng đến ý thức hệ chính trị của người Mỹ. == Văn cảnh và cách diễn giải == Vận mệnh hiển nhiên luôn là một khái niệm tổng quát hơn là một chính sách đặc biệt. Thuật ngữ này kết hợp niềm tin của Chủ nghĩa bành trướng với những ý tưởng thông thường khác của thời đại đó, bao gồm Chủ nghĩa cá biệt Mỹ, Chủ nghĩa quốc gia hảo huyền, và một niềm tin về tính siêu diệt tự nhiên của cái gọi là chủng tộc "Anglo-Saxon"... Trong khi nhiều nhà văn tập trung chủ yếu vào chủ nghĩa bành trướng Mỹ khi thảo luận về vận mệnh hiển nhiên, những người khác thấy thuật ngữ này có một sự diễn đạt rộng hơn về một niềm tin trong "sứ mệnh" của Mỹ trên thế giới mà có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau theo năm tháng. Nhiều ý nghĩa khả dĩ đã được Ernest Lee Tuveson đút kết như sau: Một sự phức tạp rộng lớn gồm các ý tưởng, chính sách, và hành động được ẩn ý trong thuật ngữ 'Vận mệnh hiển nhiên' này. Chúng không phải như chúng ta trông mong là đồng nghĩa với nhau và cũng không có cùng một nguồn gốc. Khái niệm về Vận mệnh hiển nhiên đã đạt được một tầm mức phức tạp về ý nghĩa theo năm tháng, và sự mơ hồ cố hữu của nó đã là một phần sức mạnh của nó. Tuy nhiên trong ý nghĩa chính trị chung thì nó thường được dùng để ám chỉ đến ý tưởng rằng chính phủ Mỹ có "vận mệnh" thiết lập quyền lực chính trị không ngưng nghĩ trên toàn lục địa Bắc Mỹ từ đại dương này sang đại dương bên kia. == Nguồn gốc == Thuật ngữ này được nhà báo John L. O'Sullivan tạo ra vào năm 1845. Ông lúc đó là một người ủng hộ Đảng Dân chủ rất có ảnh hưởng. Trong một bài tiểu luận nhan đề "Annexation" (sát nhập) được đăng trong Democratic Review, O'Sullivan hối thúc Hoa Kỳ sát nhập Cộng hòa Texas không chỉ vì Texas muốn vậy mà vì đó là "vận mệnh hiển nhiên của chúng ta phủ người của mình khắp lục địa mà Thượng đế đã dành sẵn cho sự phát triển tự nhiên dân số hàng triệu người mỗi năm của chúng ta". Trong lúc có nhiều tranh cãi, Texas bị sát nhập ngay sau đó, nhưng việc sử dụng lần đầu tiên thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" của O'Sullivan đã không gây được nhiều sự chú ý của mọi người. Việc O'Sullivan sử dụng thuật ngữ này lần thứ hai đã gây ra sức ảnh hưởng lớn lao. Ngày 27 tháng 12 năm 1845 qua bài báo của ông đăng trong New York Morning News, O'Sullivan thuyết trình về cuộc tranh chấp biên giới với Vương quốc Anh tại Xứ Oregon. O'Sullivan cho rằng Hoa Kỳ có quyền tuyên bố chủ quyền "toàn bộ Xứ Oregon": Có nghĩa là, O'Sullivan tin tưởng rằng Thượng đế đã trao trọng trách cho Hoa Kỳ sứ mệnh truyền bá nền dân chủ cộng hòa ("kinh nghiệm vĩ đại về sự tự do") khắp Bắc Mỹ. Vì Anh Quốc sẽ không dùng Oregon cho mục đích truyền bá nền dân chủ, O'Sullivan nghĩ rằng, việc tuyên bố chủ quyền của Anh đối với lãnh thổ nên bị bác bỏ. O'Sullivan tin rằng Vận mệnh hiển nhiên là một lý tưởng đạo đức (một "luật tối thượng") mà có thể thay thế những lý do khác. Khái niệm ban đầu của O'Sullivan về Vận mệnh hiển nhiên không phải là một lời kêu gọi mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực. Ông tin rằng việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ xảy ra mà không cần đến sự hướng dẫn của chính phủ Hoa Kỳ hoặc sự can thiệp quân sự. Sau khi người "Anglo-Saxon" di cư đến những vùng đất mới, họ sẽ thành lập các chính quyền dân chủ mới và rồi sau đó sẽ xin gia nhập vào Hoa Kỳ như Texas đã từng làm vậy. Năm 1845, O'Sullivan tiên đoán rằng California tiếp theo sau sẽ theo mô hình mẫu này và rồi Canada dần dần cũng sẽ xin được sát nhập. Ông tỏ vẻ không đồng ý về việc bùng nổ Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1846 mặc dù ông tin rằng kết quả sẽ có lợi cho cả hai quốc gia. O'Sullivan không phải là người phát minh ra cái ý tưởng của Vận mệnh hiển nhiên: trong lúc thuật từ của ông tạo ra một nhãn hiệu hữu dụng về những cảm xúc mà đã trở thành khá phổ biến trong thập niên 1840 nhưng những ý tưởng của chính nó không là mới lạ. Mĩa mai thay, thuật từ của O'Sullivan đã trở nên phổ biến chỉ sau khi nó bị chỉ trích bởi các thành viên Đảng Whig đối lập với chính phủ của Tổng thống James K. Polk. Ngày 3 tháng 1 năm 1846, Dân biểu Robert Charles Winthrop chế giểu khái niệm này tại Quốc hội Hoa Kỳ khi nói rằng "Tôi cho rằng quyền truyền bá của một vận mệnh hiển nhiên sẽ không được phép tồn tại ở bất cứ quốc gia nào trừ quốc gia Mỹ hoàn vũ". Winthrop là người đầu tiên trong hàng ngũ những người chỉ trích cho rằng việc cổ vũ Vận mệnh hiển nhiên đang lợi dụng "Thượng đế" để bào chữa cho các hành động bắt nguồn từ chủ nghĩa sô vanh và tư lợi. Mặc dù bị chỉ trích như vậy, những người theo chủ nghĩa bành trướng đã ôm ấp lẹ làng thuật ngữ này đến nổi chẳng bao lâu sau đó thì quên mất xuất xứ của nó. O'Sullivan qua đời lặng lẻ năm 1895 ngay khi thuật từ của ông được sống dậy. Năm 1927, một sử gia đã xác định rằng thuật từ đó có xuất xứ từ ông. Mặc dù thuật ngữ "vận mệnh hiển nhiên" không xuất hiện cho đến năm 1845 nhưng Benjamin Franklin đã viết về sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ năm 1767: == Chủ tố và ảnh hưởng == Sử gia Beshoy Shaker ghi nhận rằng ba chủ tố chính thường được những người chủ trương Vận mệnh hiển nhiên đề cập đến là: Đức tính của nhân dân Mỹ và thể chế chính trị của họ; Sứ mệnh truyền bá thể chế chính trị này, qua đó cứu giúp và tái tạo thế giới này theo hình ảnh của Hoa Kỳ; và Vận mệnh được Thượng đế giao phó để hoàn thành công việc này. Xuất xứ của chủ tố đầu tiên, sau đó được biết như là Chủ nghĩa cá biệt Mỹ, thường được truy tìm về nguồn cội liên quan đến di sản Thanh giáo Mỹ, đặc biệt là buổi thuyết giảng nổi tiếng "Thành phố trên một ngọn đồi" của John Winthrop năm 1630. Trong buổi thuyết giảng này, ông đã kêu gọi thành lập một cộng đồng đức hạnh mà sẽ là mô phạm sáng chói cho Cựu Thế giới. Trong cuốn sách nhỏ có tầm ảnh hưởng mang tựa đề Nghĩa thông thường của ông năm 1776, Thomas Paine có lặp lại khái niệm này khi cho rằng Cách mạng Mỹ đã mang đến một dịp để tạo dựng một xã hội mới và tốt đẹp hơn: Nhiều người Mỹ đồng ý với Paine, và bất chợt tin rằng Hoa Kỳ đã dấn thân vào một kinh nghiệm đặc biệt về sự tự do và dân chủ — và về sự khước từ nền quân chủ Cựu Thế giới để đón nhận chủ nghĩa cộng hòa — một sự khai phá mới có tầm quan trọng lịch sử của thế giới. Trong thông điệp gởi Quốc hội Hoa Kỳ ngày 1 tháng 12 năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã mô tả Hoa Kỳ như "niềm hy vọng cuối cùng và tốt nhất của Địa Cầu". Đó là một lời phát biểu nổi tiếng về ý tưởng này. Trong bài Diễn văn Gettysburg, Lincoln đã diễn giải Nội chiến Hoa Kỳ như một cuộc đấu tranh để định đoạt xem có bất cứ quốc gia nào với những ý tưởng Mỹ có thể tồn tại được. Sử gia Robert Johannsen đã gọi bài diễn văn này là "lời nói bền bỉ nhất về sứ mệnh và thuyết vận mệnh hiển nhiên của người Mỹ". Không phải tất cả người Mỹ nào tin tưởng Hoa Kỳ là một quốc gia thiên mệnh đều tin rằng nó phải mở rộng. Các đảng viên Whig đặc biệt cho rằng "sứ mệnh" của Hoa Kỳ chỉ là phục vụ như một mô hình đạo đức cho phần còn lại của thế giới. Nếu Hoa Kỳ thành công như một "thành phố sáng chói trên một ngọn đồi" thì các dân tộc ở các quốc gia khác sẽ tìm cách thiết lập các nền cộng hòa dân chủ cho chính họ. Thomas Jefferson ban đầu không tin sự cần thiết là Hoa Kỳ phải mở rộng diện tích vì ông tiên đoán rằng các nước cộng hòa khác và tương tự sẽ được thành lập tại Bắc Mỹ hình thành nên cái ông gọi là một "đế quốc dành cho tự do". Tuy nhiên với việc mua vùng đất Louisiana năm 1803 làm gia tăng gấp đôi diện tích của Hoa Kỳ, Jefferson khởi sự xếp đặt cho việc mở rộng Hoa Kỳ khắp lục địa Bắc Mỹ. Nhiều người bắt đầu thấy nó như sự mở đầu của một "sứ mệnh" mới mà vào năm 1843 Andrew Jackson đã mô tả nổi tiếng như là "mở rộng vùng tự do". Khi có thêm lãnh thổ được sát nhập vào Hoa Kỳ trong những thập niên kế tiếp, "mở rộng vùng tự do" cũng có hay không có nghĩa là mở rộng chế độ nô lệ. Nó đã trở thành vấn đề trung tâm trong sự chia rẻ ngày càng phát triển về việc diễn giải ý nghĩa "sứ mệnh" của Mỹ. == Tác động đối với sự mở rộng lục địa == Thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" thường có liên hệ nhất với sự mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ từ năm 1815 đến năm 1860. Thời đại đó, từ cuối Chiến tranh 1812 đến lúc bắt đầu Nội chiến Hoa Kỳ, được gọi là "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên" Trong suốt thời gian đó, Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ đến Thái Bình Dương — "từ biển đến biển chói sáng" — nói chung đã định đoạt biên giới của Hoa Kỳ Lục địa như nó ngày nay. === Chủ nghĩa lục địa === Niềm tin trong thế kỷ 19 rằng Hoa Kỳ dần dần sẽ bao trùm hết tất cả Bắc Mỹ được biết như là "chủ nghĩa lục địa". Người ủng hộ từ đầu ý tưởng này là John Quincy Adams, một khuôn mặt lãnh đạo trong việc mở rộng Hoa Kỳ giữa thời gian mua vùng đất Louisiana năm 1803 và thời chính phủ Polk trong thập niên 1840. Năm 1811, Adams viết thư cho cha của ông rằng: Adams còn đi xa hơn nữa với ý tưởng này. Ông giàn xếp Hiệp ước 1818 mà thiết lập biên giới giữa Hoa Kỳ và Canada xa về phía tây đến Dãy núi Rocky và định đoạt việc cùng chia sẻ chủ quyền Xứ Oregon với người Anh. Ông thương lượng Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 để mua Florida từ Tây Ban Nha và mở rộng biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico thuộc Tây Ban Nha thẳng đến Thái Bình Dương. Ông hình thành ra Học thuyết Monroe năm 1823 cảnh cáo châu Âu rằng Tây Bán cầu không còn là nơi mở cửa cho người châu Âu thuộc địa hóa. Học thuyết Monroe và Vận mệnh hiển nhiên là những ý tưởng có liên hệ gần gũi: sử gia Walter McDougall gọi Vận mệnh hiển nhiên là một "hệ luận" của Học thuyết Monroe vì trong lúc Học thuyết Monroe đã không nêu chi tiết về sự bành trướng nhưng sự bành trướng thì rất cần thiết để làm vững mạnh học thuyết. Những mối quan tâm tại Hoa Kỳ rằng các cường quốc châu Âu (đặc biệt là Vương quốc Anh) đang tìm cách thu phục các thuộc địa và gây ảnh hưởng lớn tại Bắc Mỹ đã đưa đến lời kêu gọi người Mỹ dùng bành trướng để ngăn chặn việc này. Trong cuộc nghiên cứu có sức ảnh hưởng của ông vào năm 1935 về Vận mệnh hiển nhiên, Albert Weinberg đã viết rằng "chủ nghĩa bành trướng của thập niên 1840 đã trỗi dậy như một nỗ lực tự vệ nhằm đón đầu sự xâm lấn của châu Âu tại Bắc Mỹ." === Bắc Mỹ thuộc Anh === Mặc dù lúc ban đầu Vận mệnh hiển nhiên có ý trực tiếp đến những lãnh thổ mà người México và người bản thổ Mỹ đang sinh sống, khái niệm này đã đóng một vai trò trong các mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với Bắc Mỹ thuộc Anh (sau đó trở thành Canada) ở phía bắc. Từ lúc Cách mạng Mỹ, Hoa Kỳ đã từng nói rõ mong muốn của mình là đánh đuổi Đế quốc Anh ra khỏi Bắc Mỹ. Sự thất bại trong việc đánh đuổi người Anh ra khỏi Bắc Mỹ trong cả Chiến tranh Cách mạng Mỹ và Chiến tranh 1812 khiến người Mỹ lại chấp nhận sự hiện diện của người Anh trên biên giới phía bắc của mình. Tuy nhiên những nỗi lo sợ về sự bành trướng khả dĩ của người Anh ở nơi khác tại Bắc Mỹ là một chủ tố định kỳ của thuyết Vận mệnh hiểu nhiên. ==== Trước năm 1815 ==== Trong suốt Cách mạng Mỹ và những năm đầu độc lập, có nhiều nỗ lực hòa bình cũng như bạo động để đưa Canada nhập vào Hoa Kỳ. Những người cách mạng Mỹ hy vọng rằng người Canada gốc Pháp sẽ gia nhập Mười ba Thuộc địa trong nỗ lực xóa bỏ quyền cai trị của Đế quốc Anh. Canada được mời gởi đại diện đến dự Quốc hội Lục địa và được chấp thuận trước để gia nhập Hoa Kỳ theo Các điều khoản Liên bang. Trong các cuộc thương lượng hòa bình tại Paris, Benjamin Franklin đã cố thuyết phục Anh nhường Canada cho Hoa Kỳ. Canada bị xâm phạm trong Chiến tranh giành độc lập và lần nữa trong Chiến tranh 1812. Cả hai cuộc xâm phạm đã chứng tỏ không thành công trong việc mang Canada về bên cạnh Mười ba Thuộc địa. Những nỗ lực đánh đuổi Đế quốc Anh ra khỏi Bắc Mỹ đôi khi được nói đến như là những thí dụ sớm nhất về Vận mệnh hiển nhiên đang chuyển mình. Tuy nhiên một số học giả trong đó có sử gia Reginald Stuart cho rằng những sự kiện này thì khác về tính chất với những sự kiện xảy ra trong "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên". Trước năm 1815, Stuart viết, "những gì, trông có vẽ như chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ, thật ra trỗi dậy vì trạng thái tâm lý tự vệ chứ không phải vì những tham vọng chinh phục và thôn tính." Từ quan điển này, Vận mệnh hiển nhiên không phải là nhân tố gây bùng nổ Chiến tranh 1812 nhưng rõ ràng hơn là xuất hiện như một niềm tin chung trong những năm sau chiến tranh. ==== Gây loạn tại Canada ==== Người Mỹ càng ngày càng bắt đầu chấp nhận sự hiện hiện của các thuộc địa Anh ở phía bắc sau Chiến tranh 1812 mặc dù người nói tiếng Anh tiếp tục trải rộng khắp Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người sống dọc biên giới, hy vọng rằng Những cuộc nổi loạn 1837 sẽ kết liễu Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ và mang đến sự thiết lập chính phủ cộng hòa tại Canada. Nói về các sự kiện đó, John O'Sullivan viết: "Nếu tự do là một điều tốt lành nhất trong những điều tốt lành của quốc gia, nếu chính quyền tự trị là quyền lợi đầu tiên của quốc gia,... thì chúng ta nghiêng về phía đồng tình với chính nghĩa nổi dậy của người Canada." Những người Mỹ như O'Sullivan xem các cuộc nổi dậy của người Canada như là sự tái diễn cuộc Cách mạng Mỹ, và cho rằng người Canada đang sống dưới sự áp bức thống trị của ngoại bang mặc dù đa số người Canada vào thời đó không nghĩ như thế. Mặc dù đồng tình với chính nghĩa của những người nỗi loạn, niềm tin vào Vận mệnh hiển nhiên đã không tạo ra sự phản ứng rộng khắp của người Mỹ đối với các cuộc nỗi loạn, một phần vì các cuộc nỗi loạn kết thúc quá nhanh chóng. Về phần ông, O'Sullivan khuyến cáo chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ. Một số người Mỹ gây rối — là những binh sĩ tình nguyện bất hợp pháp, bị lôi cuốn bởi một niềm tin vào Vận mệnh hiển nhiên - đã đến Canada để tiếp tay những người nỗi loạn nhưng Tổng thống Martin Van Buren đã phái Tướng Winfield Scott bắt những người gây rối và giữ hòa bình tại biên giới. Một số những người gây rối ngoan cố thành lập các toán bí mật được biết như là Frères chasseurs và cố khơi động chiến tranh để "giải phóng" Canada. Cái gọi là "Chiến tranh yêu nước" là một sự kiện như vậy nhưng cảm nghĩ của người Mỹ và chính sách chính thức của chính phủ Hoa Kỳ là chống lại những hành động này. Các cuộc đột kích Fenian sau Nội chiến Hoa Kỳ có chung một số điểm giống các hành động của những người gây rối nhưng nếu như không thì không có liên quan gì đến ý tưởng của Vận mệnh hiển nhiên hay bất cứ chính sách nào của chủ nghĩa bành trướng Mỹ. ==== "Cả Oregon" ==== Vận mệnh hiển nhiên đóng vai trò quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp biên giới Oregon với Vương quốc Anh. Hiệp định Anh-Mỹ 1818 kết thúc với thỏa thuận cùng chia sẻ quyền sở hữu Xứ Oregon. Hàng ngàn người Mỹ đã di cư đến đây trong thập niên 1840 qua Đường mòn Oregon. Người Anh bác bỏ lời đề nghị của Tổng thống John Tyler phân chia vùng này theo vĩ tuyến 49 độ bắc và thay vì thế đã đề nghị một đường biên giới xa về phía nam dọc Sông Columbia mà đã có thể biến vùng đất bây giờ là tiểu bang Washington thành một phần của Bắc Mỹ thuộc Anh. Những người ủng hộ Vận mệnh hiển nhiên đã phản đối và kêu gọi sát nhập toàn bộ Xứ Oregon lên đến phân giới Alaska (54°40ʹ bắc). Ứng cử viên tổng thống James K. Polk dùng lời kêu gọi phổ biến này để lấy lợi thế về mình, và những đảng viên Dân chủ cũng kêu gọi sát nhập "Cả Oregon" trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1844. Tuy nhiên, với tư cách là tổng thống, Polk đã tái tục đề nghị như trước là phân chia lãnh thổ Oregon dọc vĩ tuyến 49 chống lại ước nguyện của những người cổ võ hăng hái nhất về Vận mệnh hiển nhiên. Khi người Anh bác bỏ lời đề nghị, những người theo chủ nghĩa bành trướng Mỹ đáp lời với khẩu hiệu như "Toàn bộ Oregon hoặc là không!" và "Năm mươi bốn Bốn mươi (54°40ʹ) hay là Đánh!", có ý ám chỉ biên giới phía bắc của Xứ Oregon khi đó lên đến tận đường phân giới Alaska. Khi Polk hành động chấm dứt thỏa thuận cùng chia sẻ quyền sở hữu, người Anh cuối cùng đồng ý phân chia vùng lãnh thổ này dọc theo vĩ tuyến 49, và cuộc tranh chấp được giải quyết qua đường lối ngoại giao bằng Hiệp ước Oregon năm 1846. Mặc dù lời hô hào trước đây đòi "Cả Oregon," hiệp ước được mọi người tại Hoa Kỳ ủng hộ và dễ dàng được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ, đặc biệt vì Hoa Kỳ vào thời điểm đó đang có chiến tranh với México. Nhiều người Mỹ tin rằng thế nào thì các tỉnh của Canada dần dần rồi cũng sẽ gia nhập vào Hoa Kỳ, và rằng chiến tranh thì không cần thiết và phản tác dụng trong việc làm tròn vận mệnh. Những người theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên cuồng nhiệt nhất đã không có mặt nhiều dọc biên giới phía bắc vì theo lời của Reginald Stuart: "la bàn của Vận mệnh hiển nhiên chỉ về hướng tây và hướng tây nam, chớ không phải là hướng bắc mặc dù sử dụng thuật từ chủ nghĩa lục địa." === Mexico và Texas === Vận mệnh hiển nhiên đã chứng tỏ có kết quả hơn trong mối quan hệ của Hoa Kỳ đối với México. Năm 1836, Cộng hòa Texas tuyên bố độc lập khỏi Mexico và sau cuộc Cách mạng Texas, đã tìm cách gia nhập Hoa Kỳ như một tiểu bang mới. Đây là một tiến trình lý tưởng của việc mở rộng lãnh thổ mà đã được cổ vũ từ những người như Jefferson đến O'Sullivan: các tiểu bang độc lập và mới sẽ xin gia nhập Hoa Kỳ hơn là Hoa Kỳ chủ động mở rộng và áp đặt chính phủ của mình lên người dân mà không ưa nó. Tuy nhiên việc sát nhập Texas là một vấn đề gây tranh cãi vì điều đó có nghĩa là thêm một tiểu bang có chế độ nô lệ vào liên bang. Hai vị tổng thống Andrew Jackson và Martin Van Buren không nhận lời cho Texas gia nhập Hoa Kỳ một phần vì vấn đề nô lệ đe dọa chia rẻ Đảng Dân chủ. Trước cuộc bầu cử năm 1844, ứng cử viên Whig Henry Clay và ứng cử viên được tiên đoán trước của Đảng Dân chủ là cựu Tổng thống Van Buren đều tuyền tố rằng họ chống đối việc sát nhập Texas. Hai người đều hy vọng đặt đề tài rắc rối này ra ngoài, không để nó trở thành một vấn đề tranh cử. Tuy nhiên không như trông đợi, việc này đã khiến cho Van Buren bị Đảng Dân chủ gạt ra ngoài và chọn Polk người chủ trương sát nhập làm ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ. Polk ràng buộc vấn đề sát nhập Texas với việc tranh chấp Oregon, như thế tạo ra một loại thỏa hiệp giữa các vùng trong vấn đề mở rộng lãnh thổ. Những người chủ trương mở rộng lãnh thổ ở miền Bắc có chiều hướng cổ vũ việc chiếm đóng Oregon trong khi những người chủ trương mở rộng lãnh thổ tại miền Nam chính chủ tập trung vào việc sát nhập Texas. Mặc dù được bầu lên với số tỉ lệ rất khích khao, Polk tiến hành việc sát nhập như thể việc đắc cử tổng thống của ông đã là một sự ủy nhiệm mở rộng lãnh thổ. ==== "Cả Mexico" ==== Sau sự đắc cử của Polk, nhưng trước khi ông nhậm chức, Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận sát nhập Texas. Polk ra tay chiếm đóng một phần Texas mà cũng là phần Mexico tuyên bố chủ quyền làm bùng nổ Chiến tranh Mexico-Mỹ vào ngày 24 tháng 4 năm 1846. Với những thành công của người Mỹ tại chiến trường vào mùa hè năm 1847, có các lời kêu gọi sát nhập "cả Mexico", đặc biệt là trong số các đảng viên Dân chủ miền Đông. Họ cho rằng mang Mexico vào liên bang là giải pháp tốt nhất để bảo đảm nền hòa bình tương lai trong vùng. Đây là một lời đề nghị gây nhiều tranh cãi vì hai lý do. Thứ nhất, những nhà tư tưởng của Vận mệnh hiển nhiên như John L. O'Sullivan luôn luôn cho rằng luật pháp Hoa Kỳ không nên áp đặt vào người khác ngược lại ý nguyện của họ. Sự sát nhập "toàn bộ Mexico" sẽ là một sự vi phạm nguyên tắc này. Và thứ hai, việc sát nhập Mexico có nhiều tranh cãi vì có nghĩa là mở rộng quyền công dân Hoa Kỳ cho hàng triệu người Mexico. Thượng nghị sĩ John C. Calhoun của Nam Carolina là người chấp thuận việc sát nhập Texas nhưng lại chống đối việc sát nhập Mexico cũng như khía cạnh "sứ mệnh" của Vận mệnh hiển nhiên vì lý do chủng tộc. Ông đã nói rõ điều này trong một bài diễn văn đọc trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 4 tháng 1 năm 1848: Cuộc tranh luận này đã làm lộ rõ một trong các mâu thuẫn của Vận mệnh hiển nhiên: một mặt, trong khi các ý tưởng kỳ thị chủng tộc vốn cố hữu trong Vận mệnh hiển nhiên cho rằng người Mexico, không phải người da trắng, là một chủng tộc hạ đẳng hơn và vì thế không đủ tư cách trở thành người Mỹ nhưng chủ tố "sứ mệnh" của Vận mệnh hiển nhiên đề nghị rằng người Mexico sẽ được cải biến bằng cách đưa họ vào nền dân chủ Mỹ. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc được dùng để đề cao Vận mệnh hiển nhiên nhưng trong trường hợp của Thượng nghị sĩ Calhoun và phong trào chống đối sát nhập "Cả Mexico", chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc được dùng để chống đối Vận mệnh hiển nhiên. Vấn đề gây tranh cãi này dần dần kết thúc bởi việc Mexico nhượng lại các lãnh thổ Alta California và Nuevo México cho Hoa Kỳ. Cả hai vùng đất này có rất ít dân cư hơn những phần đất còn lại của Mexico. Giống như phong trào "Cả Oregon", phong trào "Cả Mexico" nhanh chóng dịu đi. Sử gia Frederick Merk trong tác phẩm Manifest Destiny and Mission in American History: A Reinterpretation (1963) cho rằng sự thất bại của các phong trào "Cả Oregon" và "Cả Mexico" chứng tỏ Vận mệnh hiển nhiên đã không được ưa chuộng như là các sử gia từ trước tới nay đã diễn tả nó. === Gây loạn ở phía nam === Sau khi Chiến tranh Mexico-Mỹ kết thúc năm 1848, sự bất đồng về việc mở rộng chế độ nô lệ đã làm cho việc sáp nhập lãnh thổ càng thêm chia rẽ đến nổi việc sát nhập lãnh thổ không trở thành là chính sách chính thức của chính phủ. Người miền bắc càng ngày càng chống đối cái mà họ tin là những nỗ lực của những người chủ nô lệ ở miền nam và bạn bè của họ tại miền bắc muốn mở rộng chế độ nô lệ bằng mọi giá. Không có sự ủng hộ chính thức của chính phủ, những người cổ vũ cấp tiến nhất của Vận mệnh hiển nhiên càng ngày càng quay sang động thái gây loạn bằng quân sự. Trong khi có một số các cuộc phiêu lưu gây rối tại Canada vào cuối thập niên 1830, mục tiêu chính yếu của những người gây loạn theo thuyết Vận mệnh hiển nhiên là châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Mexico và Cuba. Mặc dù bất hợp pháp nhưng các hành động gây rối vào cuối thập niên 1840 và đầu thập niên 1850 được tiểu thuyết hóa trên truyền thông Hoa Kỳ. Những người Mỹ giàu có theo chủ nghĩa bành trướng đã tài trợ hàng tá các cuộc viễn chinh, thường thường có căn cứ xuất phát từ New Orleans. Hoa Kỳ từ lâu rất có hứng thú trong việc mua Cuba từ Đế quốc Tây Ban Nha đang thời suy tàn. Như đối với Texas, Oregon, và California, những nhà làm chính sách của Mỹ rất quan ngại rằng Cubla sẽ rơi vào tay của người Anh, mà theo tư tưởng của Học thuyết Monroe sẽ tạo ra một mối đe dọa đến quyền lợi của Hoa Kỳ. Vào năm 1848, vì sự thúc giục của John L. O'Sullivan, Tổng thống Polk đề nghị mua Cuba từ Tây Ban Nha với giá 100 triệu đô la Mỹ. Polk sợ rằng những người gây bạo loạn có thể làm hỏng nỗ lực của ông trong việc mua quốc đảo này, vì vậy ông đã thông báo cho người Tây Ban Nha biết về một âm mưu của một người Cuba tên Narcisco Lopez có ý dùng vũ lực để đoạt chiếm Cuba và sát nhập nó vào Hoa Kỳ. Kết quả là âm mưu đó bị phá vở. Dẫu thế Tây Ban Nha vẫn từ chối bán hòn đảo và nỗ lực mua Cuba của Polk kết thúc trong thất bại. O'Sullivan mặc khác tiếp tục gây quỹ cho các cuộc viễn chinh gây loạn và cuối cùng thì cũng khiến ông rơi vào vấn đề pháp lý. Các vụ gây loạn tiếp tục là một mối quan tâm chính đối với các tổng thống kế nhiệm Polk. Các tổng thống thuộc Đảng Whig là Zachary Taylor và Millard Fillmore đã tìm cách trấn áp các cuộc viễn chinh. Khi Đảng Dân chủ chiếm lại được tòa bạch ốc vào năm 1852 bằng sự việc đắc cử của Franklin Pierce, một nỗ lực gây loạn của John A. Quitman nhằm chiếm Cuba nhận được sự ủng hộ lớn lao của tổng thống. Tuy nhiên, Pierce rút lui sự ủng hộ và thay vào đó lại tái đề nghị mua hòn đảo với giá 130 triệu. Năm 1854, khi công chúng biết về Tuyên ngôn Ostend cho rằng Hoa Kỳ có thể chiếm hữu Cuba bằng vũ lực nếu như Tây Ban Nha từ chối bán nó, sự việc này thực sự kết thúc nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thu phục Cuba. Công chúng lúc này coi việc mở rộng lãnh thổ có liên quan đến chế độ nô lệ. Nếu Vận mệnh hiển nhiên đã có một thời được sự hậu thuẫn rộng rãi của công chúng thì chuyện này giờ đây không còn là sự thật. Những người gây loạn như William Walker tiếp tục được đăng tải trên tít lớn của báo chí vào cuối thập niên 1850, nhưng với sự bùng phát của Nội chiến Hoa Kỳ năm 1860, "Thời đại Vận mệnh hiển nhiên" đến thời kết thúc. Chủ nghĩa bành trướng là một trong số các vấn đề đã đóng một vai trò trong cuộc chiến tranh sắp diễn ra. Với vấn đề mở rộng chế độ nô lệ có tính chất gây chia rẻ, miền Bắc và miền Nam thật sự đang bắt đầu định nghĩa Vận mệnh hiển nhiên theo những cách khác nhau, khiến làm hao mòn dần chủ nghĩa quốc gia như một lực lượng thống nhất. Theo Frederick Merk, "Học thuyết Vận mệnh hiển nhiên mà trong thập niên 1840 được xem như là thiên mệnh, đã chứng tỏ là một quả bom gói ghém trong chủ nghĩa lý tưởng." === Người bản thổ Mỹ === Vận mệnh hiển nhiên có những hậu quả nghiêm trọng đối với người bản thổ Mỹ vì sự mở rộng lục địa thường có nghĩa là chiếm đất của người bản thổ Mỹ. Hoa Kỳ tiếp tục chính sách của người châu Âu công nhận rất giới hạn quyền sở hữu đất đai của các dân tộc bản xứ. Trong một chính sách được đề xướng phần nhiều bởi Henry Knox, Bộ trưởng Chiến tranh trong chính phủ tại Washington, D.C., chính phủ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía tây bằng việc mua chính thức đất đai của người bản thổ qua các hiệp ước. Người bản thổ Mỹ được khuyến khích bán đất đai rộng lớn của bộ lạc mình và trở nên "văn minh hoá". Điều này có nghĩa là người bản thổ Mỹ từ bỏ săn bắn và trở thành nông gia. Về mặt xã hội, họ được tổ chức theo các đơn vị gia đình hơn là các nhóm bộ lạc. Thế là Hoa Kỳ thu phục đất đai bằng hiệp ước với các dân tộc bản thổ, thường dưới các tình huống hoàn cảnh thiếu sự tự nguyện và ưng thuận của những người bản thổ đặt bút ký vào các hiệp ước. Những người cổ vũ cho các chương trình văn minh hóa tin rằng tiến trình định cư các bộ lạc bản thổ sẽ giảm thiểu lớn lao số lượng đất đai mà người bản thổ Mỹ cần, tạo thêm đất đai sẵn có cho người Mỹ da trắng lập nghiệp. Thomas Jefferson tin rằng trong khi người bản thổ Mỹ về trí tuệ cũng ngang hàng với người da trắng, họ phải sống như người da trắng hoặc bằng không thì sẽ bị người da trắng đẩy sang một bên. Niềm tin của Jefferson có căn nguyên từ thuyết khai sáng rằng người da trắng và người bản thổ Mỹ sẽ hợp lại để tạo lập một quốc gia đơn độc, đã không tồn tại lâu dài trong cuộc đời của ông. Ông bắt đầu tin rằng người bản thổ nên di cư về bên kia Sông Mississippi và duy trì một xã hội riêng biệt, một ý tưởng đã được thực hiện bằng vụ mua vùng đất Louisiana năm 1803. Trong thời đại Vận mệnh hiển nhiên, ý tưởng này được biết đến như là "Sự di dời người bản thổ Mỹ" đã thắng thế. Mặc dù một số người ủng hộ việc di dời vì lý do nhân đạo đã tin rằng người bản thổ Mỹ tốt hơn là nên sống xa người da trắng nhưng có con số ngày thêm gia tăng những người Mỹ xem người bản thổ không hơn "dân man rợ" đang đứng cản đường bành trướng của người Mỹ. Trong bài viết nghiên cứu có uy tín "Race and Manifest Destiny", Sử gia Reginald Horsman cho rằng thuật hùng biện mang tính phân biệt chủng tộc gia tăng trong thời đại Vận mệnh hiển nhiên. Người Mỹ càng ngày càng tin rằng người bản thổ Mỹ sẽ biến mất dần khi Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ. Chẳng hạn, ý tưởng này đã được phản ánh trong tác phẩm của một trong các sử gia vĩ đại đầu tiên của Mỹ Francis Parkman, là tác giả của quyển sách mang dấu ấn The Conspiracy of Pontiac được xuất bản năm 1851. Parkman viết rằng người bản thổ Mỹ đã được "định mệnh sắp sẵn là tan rã và biến mất trước làn sóng đang tràn tới đầy sức mạnh của người Anh-Mỹ mà hiện giờ đang tràn về hướng tây không có gì ngăn cản nổi". == Bên ngoài Bắc Mỹ == Khi Nội chiến Hoa Kỳ nhạt dần trong lịch sử, thuật ngữ Vận mệnh hiển nhiên trải qua một cuộc hồi sinh ngắn ngũi. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1892, liên danh của Đảng Cộng hoà tuyên bố: "Chúng tôi tái xác nhận ủng hộ Học thuyết Monroe và tin vào thành tựu vận mệnh hiển nhiên của nền cộng hòa theo ý nghĩa rộng của nó." Cái nghĩa được ám chỉ bằng thuật ngữ "vận mệnh hiển nhiên" trong văn mạch này thì không được định nghĩa rõ ràng, đặc biệt kể từ khi liên danh Đảng Cộng hòa bị thất cử. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1896, liên danh Đảng Cộng hòa đã tái chiếm lại được Tòa Bạch Ốc và giữ vững nó trong 16 năm tiếp theo. Trong thời gian đó, Vận mệnh hiển nhiên được nói đến để hô hào việc mở rộng lãnh thổ hải ngoại. Không biết phiên bản Vận mệnh hiển nhiên trong giai đoạn này có hay không có điểm tương đồng với chủ nghĩa bành trướng lục địa của thập niên 1840. Việc này đã bị tranh cãi vào lúc đó và một khoảng thời gian dài về sau. Chẳng hạn, khi Tổng thống William McKinley hô hào sát nhập Lãnh thổ Hawaii năm 1898, ông nói rằng "Chúng ta rất cần Hawaii và đây là một món bở hơn là chúng ta có được California. Đó là vận mệnh hiển nhiên". Mặc khác, cựu Tổng thống Grover Cleveland, một đảng viên Dân chủ từng ngăn cản việc sát nhập Hawaii trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, đã viết rằng việc sát nhập lãnh thổ của McKinley là một "sự sai lầm về vận mệnh quốc gia của chúng ta". Các sử gia tiếp tục cuộc tranh luận này. Một số diễn giải việc bành trướng ở hải ngoại trong thập niên 1890 như là một sự mở rộng Vận mệnh hiển nhiên ngang qua Thái Bình Dương. Những sử gia khác thì nhận định nó như sự tương phản của Vận mệnh hiển nhiên. === Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và Philippines === Năm 1898, sau sự kiện chiến hạm USS Maine chìm trong bến cảng tại La Habana của Cuba, Hoa Kỳ can thiệp bên cạnh quân nổi dậy người Cuba nổi lên chống Đế quốc Tây Ban Nha làm khởi sự Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Mặc dù, những người cổ vũ Vận mệnh hiển nhiên trong thập niên 1840 đã kêu gọi sát nhập Cuba nhưng Tu chính Teller, được Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua trước chiến tranh, tuyên bố Cuba "độc lập và tự do" và từ chối bất cứ sự can thiệp nào của Hoa Kỳ nhằm sát nhập Cuba. Sau chiến tranh, Tu chính Platt (1902) thành lập Cuba giống như một đất bảo hộ thực sự của Hoa Kỳ. Nếu Vận mệnh hiển nhiên đồng nghĩa với sự sát nhập lãnh thổ triệt để thì nó không còn được áp dụng đối với Cuba vì Cuba chưa bao giờ bị sát nhập. Không như Cuba, Hoa Kỳ sát nhập Guam, Puerto Rico, và Philippines sau chiến tranh với Tây Ban Nha. Sự thu phục các đảo này đánh dấu một chương mới trong lịch sử Hoa Kỳ. Theo truyền thống thì các lãnh thổ bị Hoa Kỳ thu phục nhằm mục đích trở thành các tiểu bang mới ngang hàng với các tiểu bang đã tồn tại. Tuy nhiên các đảo này được thu phục như là các thuộc địa hơn là các tiểu bang tương lai. Một quá trình được nghiên cứu trong nhiều vụ xem xét mà trong đó Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng quyền hiến pháp đầy đủ không tự động được áp dụng cho tất cả các vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Theo ý nghĩa này thì việc sáp nhập là một sự làm trái ngược Vận mệnh hiển nhiên truyền thống. Theo Frederick Merk, "Vận mệnh hiển nhiên đã chứa đựng trong đó một nguyên tắc rất cơ bản đến nỗi mà một người theo chủ nghĩa Calhoun và một người theo chủ nghĩa O'Sullivan có thể đồng thuận với nhau. Điều đó có nghĩa là một dân tộc không có khả năng đứng dậy để trở thành một tiểu bang thì không nên bị sát nhập vào Hoa Kỳ. Đó là nguyên tắc được chủ nghĩa đế quốc năm 1899 mang theo bên mình." (Philippines sau đó được trao trả độc lập năm 1946; Guam và Puerto Rico được tư cách đặc biệt cho đến ngày hôm nay nhưng người dân của họ có quyền công dân Hoa Kỳ đầy đủ.) Mặt khác, Vận mệnh hiển nhiên cũng có chứa đựng trong nó cái ý tưởng rằng các dân tộc "kém văn minh" có thể được biến cải qua sự tiếp xúc với các giá trị dân chủ và Cơ đốc giáo của Hoa Kỳ. Khi quyết định sát nhập Philippines, Tổng thống McKinley có nhắc lại chủ tố này: "Không còn gì cho chúng ta làm ngoài việc bắt họ hết, và giáo dục người Philippines, nâng đỡ, văn minh hóa và cải đạo Cơ đốc cho họ...." Bài thơ của Rudyard Kipling "The White Man's Burden" trong đó có tiểu tựa đề "Hoa Kỳ và Quần đảo Philippine" là một lời diễn đạt nổi tiếng về những ẩn ý này, rất phổ biến vào thời đó. Tuy nhiên, nhiều người Philippines chống đối nỗ lực nhằm "nâng đỡ và văn minh hóa" họ khiến xảy ra cuộc Chiến tranh Phillipines-Mỹ năm 1899. Sau khi chiến tranh bùng nổ, William Jennings Bryan, một người phản đối sự bành trướng ở hải ngoại, viết rằng "Vận mệnh không phải hiển nhiên như một vài tuần trước đây." === Sử dụng sau đó === Sau khi bước sang thế kỷ 20, thuật ngữ Vận mệnh hiển nhiên càng ít được dùng đến khi sự mở rộng lãnh thổ không còn được cổ vũ như là một phần "Vận mệnh" của Hoa Kỳ. Dưới thời Tổng thống Theodore Roosevelt, vai trò của Hoa Kỳ tại Tân Thế giới đã được định nghĩa trong Hệ luận Roosevelt 1904 dựa theo Học thuyết Monroe như là một "lực lượng cảnh sát quốc tế" nhằm bảo đảm quyền lợi của Hoa Kỳ tại Tây Bán cầu. Hệ luận Roosevelt chứa đựng một sự bác bỏ dứt khoát việc bành trướng lãnh thổ. Trong quá khứ, Vận mệnh hiển nhiên được xem là cần thiết để làm vững mạnh Học thuyết Monroe tại Tây Bán cầu nhưng hiện thời thì chủ nghĩa bành trướng đã được thay thế bởi chủ nghĩa can thiệp như là một phương tiện chống đỡ học thuyết. Tổng thống Woodrow Wilson tiếp tục chính sách can thiệp tại châu Mỹ và tìm cách tái định nghĩa cả Vận mệnh hiển nhiên và "sứ mệnh" Mỹ trong một phạm vi toàn thế giới rộng lớn hơn. Wilson lãnh đạo Hoa Kỳ vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với lý do rằng "Thế giới phải được biến đổi an toàn vì dân chủ". Trong thông điệp gởi đến Quốc hội năm 1920 sau chiến tranh, Wilson phát biểu: Đây là lần đầu tiên và duy nhất một vị tổng thống đã sử dụng thuật ngữ "Vận mệnh hiển nhiên" trong bài diễn văn hàng năm. Phiên bản Vận mệnh hiển nhiên của Wilson là một lời bác bỏ chủ nghĩa bành trướng và là một sự tán thành (theo nguyên tắc) quyền tự quyết mà nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có một sứ mệnh lãnh đạo thế giới vì chính nghĩa dân chủ. Viễn tưởng này của Hoa Kỳ với vai trò lãnh đạo "thế giới tự do" đã phát triển mạnh hơn trong thế kỷ 20 sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù nó ít khi được mô tả như "Vận mệnh hiển nhiên" như Wilson đã từng mô tả. Ngày nay, theo cách sử dụng chuẩn của các học giả, Vận mệnh hiển nhiên mô tả một thời đại quá khứ trong lịch sử Mỹ, đặc biệt là trong thập niên 1840. Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi được phe tả khuynh chính trị và những người chỉ trích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sử dụng để mô tả đặc điểm các cuộc can thiệp tại Trung Đông và các nơi khác. Trong cách sử dụng này, Vận mệnh hiển nhiên được diễn giải như căn nguyên cơ bản (hoặc sự mở đầu) của cái được xem là "Chủ nghĩa đế quốc Mỹ". == Xem thêm == Golden Circle — an attempt at Cultural Imperialism in Central America after the failed Federal Republic of Central America. Frontier Thesis — Frederick Jackson Turner conclusion that the wellsprings of American exceptionalism and vitality have always been the American frontier. The White Man's Burden — an influential poem by Rudyard Kipling advocating colonization by the United States Young America movement — a political and literary movement with connections to Manifest Destiny Expansionism — for expansionist ideas in other countries Thomas Hart Benton — Missouri senator, proponent of western expansion Stephen A. Douglas — prominent spokesman of "Young America" Horace Greeley — helped popularize the phrase "Go West, young man." Duff Green — writer, politician, and prominent Manifest Destiny advocate == Ghi chú == == Tham khảo == Dunning, Mike. "Manifest Destiny and the Trans-Mississippi South: Natural Laws and the Extension of Slavery into Mexico." Journal of Popular Culture 2001 35(2): 111-127. ISSN 0022-3840 Fulltext: Ebsco Fresonke, Kris. West of Emerson: The Design of Manifest Destiny. U. of California Press, 2003. 201 pp. Greenberg, Amy S. Manifest Manhood and the Antebellum American Empire. Cambridge U. Press, 2005. 323 pp. Haynes, Sam W. and Christopher Morris, eds. Manifest Destiny and Empire: American Antebellum Expansionism. College Station, Texas: Texas A&M University Press, 1997. ISBN 0-89096-756-3. Hofstadter, Richard. "Cuba, the Philippines, and Manifest Destiny" in The Paranoid Style in American Politics and Other Essays. New York: Knopf, 1965. Horsman, Reginald. Race and Manifest Destiny: The Origins of American Racial Anglo-Saxonism. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1981. McDougall, Walter A. Promised Land, Crusader State: The American Encounter with the World Since 1776. New York: Houghton Mifflin, 1997. May, Robert E. Manifest Destiny's Underworld: Filibustering in Antebellum America. U. of North Carolina Press, 2002. 426 pp. Merk, Frederick. Manifest Destiny and Mission in American History: A Reinterpretation. New York, Knopf, 1963. Pinheiro, John C. "'Religion Without Restriction': Anti-catholicism, All Mexico, and the Treaty of Guadalupe Hidalgo." Journal of the Early Republic 2003 23(1): 69-96. ISSN 0275-1275 Sampson, Robert D. "The Pacifist-reform Roots of John L. O'Sullivan's Manifest Destiny" Mid-America 2002 84(1-3): 129-144. ISSN 0026-2927 Smith, Gene A. Thomas ap Catesby Jones: Commodore of Manifest Destiny (Library of Naval Biography Series.) Annapolis: Naval Inst. Press, 2000. 223 pp. Stephanson, Anders. Manifest Destiny: American Expansionism and the Empire of Right. New York: Hill and Wang, 1995. ISBN 0-8090-1584-6; ISBN 0-89096-756-3. (review) Stuart, Reginald C. United States Expansionism and British North America, 1775–1871. Chapel Hill, N.C.: University of North Carolina Press, 1988. ISBN 0-8078-1767-8 Tuveson, Ernest Lee. Redeemer Nation: The Idea of America's Millennial Role. Chicago: University of Chicago Press, 1968. Weeks, William Earl. Building the Continental Empire: American Expansion from the Revolution to the Civil War. Chicago: Ivan R. Dee, 1996. ISBN 1-56663-135-1. Weinberg, Albert K. Manifest Destiny: A Study of Nationalist Expansionism in American History. Baltimore: Johns Hopkins, 1935. Cited by many scholars. == Đọc thêm bằng tiếng Anh == Brown, Charles H. Agents of Manifest Destiny: The Lives and Times of the Filibusters. University of North Carolina Press, 1980. ISBN 0-8078-1361-3. Burns, Edward McNall. The American Idea of Mission: Concepts of National Purpose and Destiny. New Brunswick, N.J.: Rutgers University Press, 1957. Graebner, Norman A., ed. Manifest Destiny. Indianapolis: Bobbs-Merrill, 1968. Heidler, David S. and Jeanne T. Heidler. Manifest Destiny. Westport, Conn.: Greenwood Press, 2003. Hietala, Thomas. Manifest Design: American Exceptionalism and Empire, 2003. Previously published as Manifest Design: Anxious Aggrandizement in Late Jacksonian America, 1985. May, Robert E. Manifest Destiny's Underworld: Filibustering in Antebellum America. University of North Carolina Press, 2002. ISBN 0-8078-2703-7. Morrison, Michael A. Slavery and the American West: The Eclipse of Manifest Destiny and the Coming of the Civil War University of North Carolina Press. 1997. Sampson, Robert D. John L. O'Sullivan and His Times Ohio: Kent State University Press, 2003. == Liên kết ngoài == Manifest Destiny and the U.S.-Mexican War: Then and Now The March 1845 Inaugural Address of James K. Polk.
attila.txt
Attila (chữ Hán:阿提拉, phiên âm Hán Việt: A Đề Lạp; 406 – 453), người châu Âu gọi ông là Attila Rợ Hung, và đặt biệt hiệu là "Ngọn roi của Thượng đế" hoặc "tai họa của trời" (fléau de dieu), là Thiền Vu của Đế quốc Hung Nô từ năm 434 đến khi qua đời vào năm 453 và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic. Đối với nền văn minh phương Tây, vị vua kiệt xuất của Hung Nô này hiện thân cho sự hủy diệt. Nền văn chương Đức sau này có đề cập tới ông. Trong thời kì đó, ông là một trong những mối hiểm họa đáng sợ của cả Đế quốc Đông La Mã và Tây La Mã. Ông đã chinh phạt bán đảo Balkan hai lần và tiến tới xứ Gaule (Pháp ngày nay) và vươn xa tới Orleans (Paris ngày này). Thậm chí có lần ông còn suýt nữa tiến chiếm kinh thành Constantinopolis của người Đông La Mã, nhưng một dịch bệnh khiến ông không thành công. Và sau đó, ông bị thất bại ê chề trước quân Tây La Mã trong trận đánh kịch liệt tại Chalons vào năm 451, do đó ông phải rút quân trở về. Năm sau tức là năm 452, ông lại thân hành ra quân, lần này thì họ đánh thẳng vào đất Ý, chiếm lĩnh được vài thành phố, nhưng sau đó lại phải lui binh. == Nguồn gốc == == Sự nghiệp == Attila cai trị cùng anh là Bleda (Hán Việt: Bố Lai Đạt. Chữ Hán: 布萊達), cho đến khi ông hạ sát Bleda để độc tôn ngôi vị Thiền Vu Hung Nô. Sử gia La Mã Priscus là người đầu tiên viết về Attila và nhận định rằng ông ăn mặc đặc biệt giản dị và hợp lý. Theo Nhà sử học Nguyễn Hiến Lê trong tác phẩm Sử Trung Quốc, thì vào thời kỳ nhà Hán, người Hung Nô sau khi bị tấn công liên tục từ phía Nhà Hán đã có sự phân hóa sâu sắc. Nam Hung Nô thì thông hiếu với nhà Hán. Còn Bắc Hung Nô thì bị Đậu Hiến đánh đuổi qua phía Tây và một hậu quả bất ngờ của công trình dẹp Hung Nô đó của nhà Hán là đẩy nạn Hung Nô từ đông qua tây. Bị tướng Đậu Hiến đời vua Hán Hòa Đế đánh đuổi, Bắc Hung Nô chạy qua phương Tây, xâm chiếm lần lần châu Âu và tới thế kỉ thứ V, một "Thiền vu kiệt hiệt là Attila (A Đề Lạp) phá tan tành đế quốc La Mã, làm cho châu Âu chìm đắm trong cảnh hắc ám thời Trung Cổ". Trong các chiến dịch của Attila ngoài người Hung Nô còn có sự tham gia của các bộ lạc man tộc khác người Văngđan (Vandales), Ôxtơrôgôt (Ostrogoth), Giêpiđê (Gepider) và Frăng (Franc). Với lực lượng hùng hậu và đặc biệt là sự tinh nhuệ, dũng mãnh, thiện chiến của kỵ binh Hung Nô, Attila đã tàn phá đế quốc Đông La Mã (443, 447 - 48), Gôlơ (Gaule; 451) và vào năm 451, Attila chạm trán với danh tướng La Mã là Flavius Aetius và vua người Visigoth là Theodoric trong một trận đánh kịch liệt diễn ra trên cánh đồng Catalaunique ở Đông Bắc Pháp. Trận chiến này có lẽ là bế tắc, hoặc là không quyết định kẻ thắng người thua do chính Flavius Aetius đề xuất, tuy nhiện nó phá vỡ tan nát cái huyền thoại về một ông vua Attila bất khả chiến bại. Ông rất tức giận trước chiến bại không thể đoán trước này, theo lời kể của "Biên niên sử xứ Gaul" (Chronica Gallica). Chiến bại thảm hại tại Chalons là một đòn giáng sấm sét vào tinh thần toàn quân Hung Nô Thất bại này buộc ông phải lui binh về Hungari củng cố lực lượng và năm 452, ông lại xuất binh lại đánh sang đánh Bắc Ý. Sau một vài thắng lợi ban đầu như cuộc tấn công thành Aquileia và cả cố đô Milano của người La Mã, cuộc xâm lược này thất bại hoàn toàn. Dưới thời Attila, liên minh các bộ lạc Hung Nô đạt tới giai đoạn cực thịnh, sau khi Attila chết (453) liên minh này đã tan rã. Dưới thời ông, sức mạnh Hung Nô lên tới đỉnh cao kỵ binh Hung Nô trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử, thôn tính hầu hết trung Á vào năm 450 và đã tiến tràn sang châu Âu (đến tận nước Pháp). == Cái chết == Năm 453 công nguyên, Attila cưới một thiếu nữ tên là Ildico. Nổi tiếng về sự hung mãnh trên chiến trường nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn. Tuy nhiên, ông đã dành cho mình một ngoại lệ trong ngày đại hỉ và uống rất nhiều rượu. Đêm đó, ông bị chảy máu mũi nhiều lần nhưng say tới mức không nhận ra và đã chết ngộp trong máu của chính mình. Xác chết của Attila được người hầu tìm thấy vào sáng hôm sau. == Câu nói == "Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa" == Chú thích == == Tham khảo ==
trận somme (1916).txt
Trận Somme diễn ra vào mùa hè và mùa thu năm 1916, là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với con số thương vong hơn 1 triệu người, đây được xem là một trong số những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Phe Hiệp ước cố gắng bẻ gãy phòng tuyến dài 40 km của quân Đức dọc sông Somme ở miền bắc nước Pháp. Một mục đích khác của trận Somme là kéo giãn lực lượng quân Đức ra khỏi trận Verdun. Tuy nhiên, khi trận Somme kết thúc, số lượng thương vong lại vượt quá cả ở Verdun. Quân Anh bị tổn thất nặng như vậy nhưng chỉ chiếm được có chút đất đai và thất bại trong việc chọc thủng phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, với Chiến dịch này liên quân Anh-Pháp đã giảm nhẹ gánh nặng cho quân Pháp ở Verdun. Chiến dịch đẫm máu này đã đặt nền tảng cho những thay đổi lớn lao của hai phe sau này, nên được xem là một trận đánh quan trọng trong suốt bề dày lịch sử thế giới. Trong khi trận Verdun được ghi hằn trong ý thức của người Pháp trong nhiều thế hệ, trận Somme cũng có cùng một vai trò với các thế hệ người Anh. Trận đánh này được ghi nhớ nhất do ngay trong ngày mở màn trận đánh, ngày 1 tháng 7 năm 1916, quân Anh đã chịu tổn thất 57 470 thương vong, trong số đó 19 240 bị chết, là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân đội Anh. Trong ngày hôm ấy, quân Đức chỉ chịu tổn thất nhẹ, quân Pháp gặt hái thành công hơn do chiến đấu với những cứ điểm yếu ớt của quân Đức, nhưng thắng lợi này không có ý nghĩa trọng đại. Sau thất bại của liên quân trong ngày đầu, Chiến dịch trở thành một trận đánh tiêu hao. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1916, người Anh chiếm cứ phòng tuyến của quân Đức ở hướng Nam, tuy nhiên họ vẫn không thể phát huy thắng lợi và phải tiếp tục tiến công với thắng lợi nhỏ nhoi.. Và, đến tháng 9 năm 1916, trận đánh này đã ghi dấu ấn trong lịch sử như lần đầu tiên xe tăng được đưa vào chiến địa (bởi người Anh). Vào ngày 13 tháng 9 năm 1916, quân Anh gặt hái một chiến thắng, nhưng sau đó, thời tiết xấu đã buộc họ phải chấm dứt chiến dịch. Không chỉ quân đội Anh chịu tổn thất khủng khiếp mà cả các quốc gia khác cũng tương tự. Một sĩ quan quân đội Đức miêu tả trận đánh như một "phần mộ đầy bùn của quân đội Đức", cho dù tổn hại của quân Đức hãy còn đỡ hơn tổn thất của quân Anh. Quân Anh thực chất đã tiêu hủy được các binh sĩ tinh nhuệ nhất của Đức bằng Chiến dịch đẫm máu này, mà quân Đức không thể bù đắp cho thiệt hại ấy. Về cuối cuộc chiến, quân Anh rút ra nhiều bài học quý báu về chiến tranh hiện đại, và nhà sử học Anh Sir James Edmonds viết: "Không phải nói quá khi cho rằng nền tảng cho chiến thắng cuối cùng của mặt trận phía Tây dựa trên cuộc phản công ở Somme năm 1916" (It is not too much to claim that the foundations of the final victory on the Western Front were laid by the Somme offensive of 1916), dù cho quân Đức cũng rút ra bài học quý báu dẫn đến quyết định triệt thoái về phòng tuyến Hindenburg, gây khó khăn cho quân Entente trong năm 1917. Đây cũng là lần đầu tiên, hậu phương của nước Anh được xem chứng kiến sự khủng khiếp của chiến tranh hiện đại với bộ phim tuyên truyền "Trận đánh ở Somme", sử dụng những hình ảnh thực trong ngày đầu tiên của cuộc chiến. == Tiền đề cho trận đánh == Chiến lược của phe Đồng minh được hình thành dựa trên hội nghị ở Chantilly, từ ngày 6 tháng 12 đến 8 tháng 12 năm 1915. Theo đó, trong năm tiếp theo, các cuộc phản công đồng thời của Nga ở mặt trận phía Đông, Italia ở mặt trận phía Nam và liên minh Pháp - Anh ở mặt trận phía Tây sẽ diễn ra nhằm bao vây, dồn ép phe Liên minh trung tâm từ mọi phía. Cuối tháng 12 năm 1915, tướng Douglas Haig thay thế tướng John French làm tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Anh (British Expeditionary Force) (BEF). Tướng Haig muốn có một cuộc phản công ở xứ Flanders: khu vực gần với đường tiếp liệu của quân Anh thông qua các cửa kênh và có mục đích chiến lược nhằm lái sự chú ý của người Đức khỏi khu vực Biển Bắc của nước Bỉ. Đây là nơi mà các hạm đội tàu ngầm U-boat của người Đức uy hiếp nước Anh. Tháng 1 năm 1916, tư lệnh Pháp, thống chế Joseph Joffre đồng ý để quân Anh dồn sức vào Flanders, nhưng sau những cuộc thảo luận sâu hơn vào tháng 2, quyết định đạt được là hình thành một cuộc phản công hỗn hợp ở giao điểm của lực lượng Anh và Pháp là sông Somme, ở Picardy, Pháp. Kế hoạch cho một cuộc phản công hỗn hợp chỉ được hình thành khi quân Đức tiến hành tấn công ở trận Verdun vào ngày 21 tháng 2 năm 1916. Do người Pháp phải tập trung sức lực vào phòng thủ Verdun, khả năng của họ để trong trận Somme không còn. Do vậy, gánh nặng này chuyển sang vai người Anh. Pháp thậm chí rút lại sự đóng góp 3 sư đoàn dành cho trận mở màn của cuộc chiến (sư đoàn 10, sư đoàn số 1 thuộc địa và sư đoàn số 35 của Tập đoàn quân số 6). Do thiệt hại nặng nề ở Verdun, mục đích của cuộc phản kích của trận Somme từ giáng một đòn quyết định cho quân Đức được chuyển sang sang giảm nhẹ áp lực lên quân Pháp. Sáu sư đoàn chính quy của quân đội Anh vào thời điểm bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã nhanh chóng biến mất trong các trận đánh vào các năm 1914 và 1915. Thành phần nòng cốt của quân Anh lúc này được hình thành từ lính tình nguyện của Lực lượng thuộc địa Anh và lực lượng bổ sung của Horatio Kitchener, được thành lập từ tháng 8 năm 1914. Phần mở rộng này yêu cầu các tướng lĩnh chỉ huy ở các cấp cao, do vậy người ta đã nhanh chóng bổ nhiệm các chức vụ mà không quan tâm đến khả năng và năng lực của sĩ quan. Tướng Haig bắt đầu cuộc chiến là một chỉ huy của Quân đoàn 1 Anh (British I Corps), được thăng cấp lên chỉ huy Tập đoàn quân số 1 Anh (British First Army) thuộc Lực lượng viễn chinh Anh (BEF), rồi chỉ huy của BEF. Lực lượng này được hình thành từ bốn (sau này là năm tập đoàn quân), gồm sáu mươi sư đoàn. Vào giữa năm 1916, khi hiểm họa của máy bay Fokker (Fokker Scourge) của không quân hoàng gia Đức (Luftstreitkräfte) đã hết, Không quân hoàng gia Anh RFC (Royal Flying Corps) đã thành công chiếm lại được thế thượng phong trong trận Somme. Ở khu vực này, 10 phi đội của không quân Anh gồm 185 máy bay đối chọi lại với 129 máy bay của không quân Đức. Người Anh thực hiện một phương sách tấn công hiệu quả, vừa cho phép máy bay hoặc khí cầu cáp làm chuẩn hỗ trợ pháo binh, vừa khi ngăn chặn quân Đức. Cho đến tận tháng 9 năm 1916, khi người Đức sử dụng loại máy bay mới, ưu thế của người Đức mới được xác lập lại. == Ngày đầu tiên của trận đánh == Đọc bài chính Ngày đầu tiên của trận Somme Người Anh bắt đầu trận đánh bằng một đợt pháo kích phòng tuyến quân Đức kéo dài 5 ngày với hơn 1.700.000 quả đạn pháo. Mười quả mìn cũng được đặt xuống dưới chiến hào và các cứ điểm của phòng tuyến quân Đức. Ba quả mìn lớn nhất trong số đó sử dụng đến 21 tấn thuốc nổ cho mỗi quả Cuộc tấn công được thực hiện liên quân Anh – Pháp gồm 13 sư đoàn quân Anh, trong số đó gồm 11 sư đoàn thuộc Tập đoàn quân số 4, 2 sư đoàn thuộc Tập đoàn quân số 3, ở bắc sông Somme. Quân Pháp gồm 11 sư đoàn ở phần tiếp giáp và nam sông Somme. Lực lượng Đức gồm Tập đoàn quân số 2 của tướng Fritz von Below. Trục của cuộc tấn công trùng với con đường La Mã, chạy từ phía tây Albert đến phía đông bắc của Bapaume, dài 19 km (12 dặm) Liên quân Anh-Pháp dự tính mở màn tấn công cho trận Somme là 7h30 sáng ngày 1 tháng 7 năm 1916. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà mười phút trước đó, một sĩ quan lại cho kích nổ quả mình ở cứ điểm phòng thủ Hawthorn của quân Đức. Vào 7h28 sáng, tất cả các quả mình còn lại đồng loạt phát nổ, ngoại trừ quả mình ở mũi Kasino. Vào đúng giờ G, mọi thứ trở nên tĩnh lặng, pháo binh chuyển hướng tấn công vào tuyến kế tiếp của mục tiêu. Nhà thơ John Masefield kể lại: Kim đồng hồ chỉ đúng một phần tư, suốt dọc phòng tuyến của quân Anh vang lên một tiếng còi và một tiếng thét. Những người lính của đợt thứ nhất leo lên khỏi các chiến hào, trong sư hỗn độn, tăm tối và hiện diện của cái chết, hăm hở tiến lên, vượt qua vùng đệm giữa hai chiến tuyến, mở màn cho trận sông Somme. Lực lượng bộ binh với trang bị nặng 32 kg, được xếp thành những đợt sóng ngang, tiến bộ về phía trước. Mặt khác, nhiều đơn vị trước đó bò vượt qua vùng đệm giữa hai chiến tuyến, do vậy họ có thể tấn công ngay khi pháo binh yểm trợ ngưng bắn. Tuy nhiên, mặc dù chịu đợt pháo kích nặng nề, lực lượng phòng thủ Đức tương đối nguyên vẹn, do được bảo vệ bởi hệ thống hầm ngầm kiên cố, đã buộc lực lượng tiến công trả giá đắt. Ở phía bắc của con đường Albert-Bapaume, việc tiến quân gần như bị phá sản từ ngoài rìa. Ở một vài vị trí, lực lượng tấn công đã thâm nhập được vào hệ thống chiến hào phòng ngự của người Đức, thậm chí là cả hệ thống yểm trợ. Tuy nhiên, quân tấn công lại quá ít để có thể đứng vững được trước những đợt phản kích của quân Đức. Do pháo binh Đức tấn công xuống vùng đệm khiến cho lực lượng tiến công không thể tăng cường lực lượng cũng như không thể rút lui. Do thông tin liên lạc hoàn toàn không đầy đủ, phần lớn các chỉ huy quân Anh không nắm được diễn biến của trận đánh. Một báo cáo sai lầm rằng sư đoàn 29 đã thành công ở Beaumont Hamel dẫn đến việc trung đoàn dự bị được yêu cầu tiến theo để hỗ trợ. Trung đoàn số 1 Newfoundland không có khả năng tiến đến các chiến hào tuyến đầu, do vậy phải sử dụng chiến hào dự trũ. Hầu hết toàn bộ trung đoàn bị giết trước khi tiến qua toàn bộ phòng tuyến. Với con số thương vong lên đến 91%, đây là trung đoàn có số thương vong tồi tệ thứ hai trong ngày. Trong số 801 người tham dự trận đánh, hơn 500 người chết, chỉ còn 68 người không bị thương. Hầu như toàn bộ thế hệ sĩ quan chỉ huy tương lai của trung đoàn bị chết. Vì nỗ lực đó, trung đoàn số 1 Newfoundland được vua George V đổi tên thành Trung đoàn hoàng gia Newfoundland Bước tiến của quân Anh theo con đường Albert-Bapaum cũng thất bại, bất kể hai quả mìn ở La Boisselle đã phát nổ. Ở khu vực này, một bi kịch khác cho Trung đoàn Tyneside Irish của sư đoàn 34 khi họ xuất kích khoảng một dặm trước hàng rào phòng ngự của quân Đức, trong một tầm súng máy của lực lượng phòng thủ. Họ nhanh chóng bị quét sạch trước khi đến vượt tuyến chiến hào phía trước của chính mình Ở khu vực phía nam của con đường, các sư đoàn Pháp thành công hơn. Ở đây, lực lượng Đức phòng ngự tương đối yếu. Bên cạnh đó, pháo binh Pháp, với sự vượt trội về số lượng cũng như kinh nghiệm so với người Anh, đã thành công cao độ. Tất cả các mục tiêu cho ngày thứ nhất của người Pháp từ thị trấn Montauban cho đên sông Somme đều được hoàn thành. Mặc dù nhiệm vụ của quân đoàn 20 Pháp chỉ là đóng vai trò hỗ trợ trong khu vực, nhưng trong trường hợp này, chính họ lại là những người dẫn đầu. Ở phía nam của sông Somme, các lực lượng Pháp tiến hành rất tốt, trên cả mức dự định ban đầu. Quân đoàn 1 thuộc địa xuất kích khỏi chiến hào lúc 9h30 sáng như một phần của hành động nghi binh nhằm lừa quân Đức. Hành động nghi binh này thành công đến mức, giống những các lực lượng khác của Pháp, họ tiến quân quá dễ dàng. Chỉ trong vòng một giờ, quân đoàn thuộc địa chiếm Fay, Dompierre, Becquincourt, và chiếm được một phần của đỉnh Flaucourt, thậm chí không cần đến cả quân tiếp viện. Ở bên phải của quân đoàn thuộc địa, quân đoàn 25 cũng bắt đầu tiến công vào lúc 9h30, nhưng chỉ có duy nhất một sư đoàn ở tuyến đầu và tiến quân được ít. Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu cho ngày đầu tiên đều hoàn thành. Các chiến hào của quân Đức hoàn toàn bị tràn ngập. Người Đức hoàn toàn bị bất ngờ bởi cuộc tấn công. Quân Pháp tiến được 1.5 km ở bờ nam và 2 km ở bờ bắc Nhìn chung, ngày đầu tiên của trận Somme là một thất bại. Đây được coi là một trong những thảm họa lớn trong lịch sử quân sự thế giới và là thảm kịch bi đát nhất trong quân sử nước Anh, với tổn hại có thể nói là kinh hoàng chưa từng thấy của quân Anh. Tổn thất của người Anh là 19.240 chết), 35.493 bị thương, 2.152 mất tích, 585 bị bắt làm tù binh. Tổng số thiệt hại là 57.470 quân, đây là số thương vong cao kỷ lục tính trong một ngày chiến đấu cho tới tận ngày nay. Số lượng sĩ quan chịu tổn thất đặc biệt nặng nề, do quân Đức đã được huấn luyện để nhận biết quân phục của họ, vốn khác biệt so với các hạ sĩ quan và binh lính. Tổn thất của phía Đức trong ngày 1 tháng 7 tương đối khó ước đoán. Người ta tính rằng, quân Đức chịu thiệt hại khoảng 8.000 lính trên trận tuyến với quân Anh, 2.000 trong số đó bị bắt làm tù binh chiến tranh. Sự chênh lệch giữa thiệt hại của Đức và Anh cao nhất là ở khu vực Ovillers với tỉ lệ là 18/1. Lực lượng tấn công là Sư đoàn 8 quân Anh chịu tổn thất đến 5.121 quân, trong khi lực lượng phòng ngự quân Đức là Trung đoàn 180 chỉ mất có 280 quân. == Hậu quả của ngày đầu tiên == Với thiệt hại của quân Anh trước sự tàn sát của Pháo binh kết hợp với súng máy Đức, ngày đầu tiên của trận chiến được xem là một sự "mở hàng" độc đáo. Vào 22h00 ngày 1 tháng 7, trung tướng Henry Rawlinson, chỉ huy của tập đoàn quân 4 Anh, phát lệnh tiếp tục tấn công. Sự lộn xộn và kém cỏi về thông tin của hệ thống chỉ huy làm người Anh mấy mấy ngày mới nhận ra mức độ thiệt hại kinh khủng. Tướng Haig chỉ định trung tướng Hubert Gough chịu trách nhiệm khu vực phía bắc, trong khi tập quan đoàn quân số 4 chịu trách nhiệm khu vực phía nam. Tướng Gough nhận ra được sự thất bại ở mặt trận của mình và ngay lập tức cấm tổ chức các trận tấn công cho đến ngày 3 tháng 7. Người Anh cũng bỏ qua cơ hội ở phía nam của con đường Albert-Bapaume, nơi mà học đã có những thành công đầu tiên. Ở đây phòng tuyến quân Đức giữa Ovillers và Longueval có một lỗ hổng lớn trong một thời gian, điều mà sau này người ta mới biết. Vào ngày 3 tháng 7, một đơn vị trinh sát của sư đoàn 18 tiến sâu 2 mile vào trong vùng kiểm soát của người Đức mà không gặp bất cứ một kháng cự nào. Tuy nhiên, cơ hội này đã bị bỏ lỡ bở người Anh không có đủ lực lượng để tận dụng cũng như người Đức đã kịp thời lấp lỗ hổng đó. Khu Mametz Wood vẫn còn trống đến ngày 3 tháng 7, tuy nhiên bị người Đức chiếm vào ngày hôm sau. Người Anh chỉ giành lại được vùng đất này cho đến ngày 10 tháng 7, trả giá đắt sau hai nỗ lực tấn công. Các vị trí khác như High Wood và Delville Wood, giành được trong ngày đầu tiên, phải đổi lại bằng một số lượng lớn sinh mạng của quân Anh cho đến khi hoàn toàn chiếm được vào tháng 8 và tháng 9. == Trận đồi Bazentin == == Trận Pozières và trang trại Mouquet == == Giai đoạn tháng 8 và tháng 9 == == Sự xuất hiện của xe tăng == Dưới uy thế quá mạnh của súng máy tại các ụ phòng thủ và sự nguy hiểm của đạn pháo phá mảnh đối với bộ binh (và kỵ binh), người Anh đã đưa ra thiết kế xe tăng đầu tiên trong lịch sử. == Giai đoạn kết thúc == Trước diễn tiến của Chiến dịch, vua George V của Anh đã viết thư gửi Sa hoàng Nikolai II của Nga như sau: == Kết cuộc == Nhìn chung, Chiến dịch tấn công Somme của liên quân Anh - Pháp đã thất bại, cũng giống như Chiến dịch tấn công Verdun của quân Đức. Dù Haig đã đẩy hàng chục vạn binh sĩ lên các chiến hào và các đỉnh đồi, quân Anh đã không thể làm nên một cuộc đột phá mà người ta đã mong chờ từ lâu. Họ đã làm rung động trận tuyến quân Đức, nhưng quân Đức vẫn giữ được trận tuyến. Đối với Quân đội Anh, thất bại đắt giá ở sông Somme mở đường cho những mất mát kinh hoàng không kém của họ ở Flanders vào năm 1917. Trận Somme cũng chứng tỏ sức mạnh khủng khiếp của người Đức trong việc tung những đòn phản công hủy diệt. Song, hai chiến dịch Verdun và Somme đã chứng tỏ một kiểu chiến tranh tiêu hao mà người Đức khó thắng nổi. == Hiệu quả chiến lược == === Thương vong === Cả hai chiến dịch Verdun và Somme đều cho thấy, dù phe cố thủ phải chịu thiệt hại nặng nề, trận tuyến đôi bên chẳng có thay đổi gì đáng kể cho lắm. Do trải nghiệm của ông trong thảm họa Somme (với khoảng 19 nghìn binh sĩ tử vong trong ngày đầu tiên), những năm về sau John Ronald Reuel Tolkien viết kiệt tác Lord of the Rings, là câu chuyện huyền thoại cho thấy một cuộc tranh đấu giữa cái thiện và cái ác có thể thay đổi cân bằng quyền lực trên thế giới. == Tham khảo == == Chú thích == == Liên kết ngoài == The British Army in the Great War: The Battles of the Somme, 1916 New Zealand and the Battle of the Somme Thiepval Memorial and Peronne historial
cantigas de santa maria.txt
Cantigas de Santa Maria (Canticles of Holy Mary; tiếng Bồ Đào Nha: [kɐ̃ˈtiɣɐʒ ðɨ ˈsɐ̃tɐ mɐˈɾi.ɐ], tiếng Galicia: [kaŋˈtiɣaz ðe ˈsaŋta maˈɾi.a]) là một bộ sưu tập gồm 420 bài thơ có ký hiệu âm nhạc được viết bằng tiếng Galicia-Bồ Đào Nha dưới thời cai trị của Alfonso X El Sabio và được cho là do ông sáng tác. Đây là một trong những bộ sưu tập đơn âm lớn nhất từ thời trung cổ với rất nhiều các hình thức vẫn còn đang được nghiên cứu. == Sơ lược == Các Cantigas được viết bằng tiếng Galicia-Bồ Đào Nha. Các Cantigas gồm 420 bài thơ; 356 trong số đó nói về phép lạ Đức Mẹ, phần còn lại là các truyền thuyết liên quan đến Đức Mẹ. Có 280 hình thức trong 420 bài thơ mà phổ biến nhất là virelai và rondeau. == Bản thảo == Các Cantigas được bảo quản trong bốn bản thảo: To (códice de Toledo, Biblioteca Nacional de España, MS 10069), T (Biblioteca de El Escorial, MS T.I.1), F (códice de Florencia, Florence, Biblioteca Nazionale, MS b.r. 20) and E (códice de los músicos, Biblioteca de El Escorial MS B.I.2). E có số lượng bài hát lớn nhất (460 cantigas), To chứa 129 bài hát, T chứa 195 bài hát có các tiểu cảnh minh họa, F có 111 ca khúc. == Chú thích == == Tham khảo == The Songs of Holy Mary by Alfonso X, the Wise: A Translation of the Cantigas de Santa Maria. Translated by Kathleen Kulp-Hill. Arizona Center for Medieval and Renaissance Studies, Tempe 2000. ISBN 0-86698-213-2 Studies on the "Cantigas de Santa Maria": Art, Music, and Poetry: Proceedings of the International Symposium on the "Cantigas de Santa Maria" of Alfonso X, el Sabio (1221–1284) in Commemoration of Its 700th Anniversary Year–1981. Co-Editors Israel J. Katz & John E. Keller; Associate Editors Samuel G. Armistead & Joseph T. Snow. Hispanic Seminary of Medieval Studies, Madison, 1987. ISBN 0-942260-75-9 Cobras e Son: Papers on the Text Music and Manuscripts of the "Cantigas de Santa Maria". Edited by Stephen Parkinson. European Humanities Research Centre, University of Oxford, Modern Humanities Research Association, 2000. ISBN 1-900755-12-2 (Gal) Pena, Xosé Ramón, "Historia da litratura medieval galego-portuguesa", Santiago de Compostela, 2002, 199-210. == Liên kết ngoài == Dưới đây là các bản ghi âm các Cantigas de Santa Maria Alfonso X - Cantigas de Santa Maria - SEQUENTIA.wmv Cantiga 26 Cantiga 77 Cantiga 119 Cantiga 166 Cantiga 384 http://www.pbm.com/~lindahl/cantigas/ (facsimiles, illuminations, links to transcriptions) Cantigas de Santa Maria for Singers (full text with syllable marks, pronunciation guide and concordance) http://www.medieval.org/emfaq/composers/cantigas.html (a comprehensive database of the released Cantigas recordings) http://csm.mml.ox.ac.uk/ (the Centre for the Study of the Cantigas de Santa Maria of Oxford University) http://perso.club-internet.fr/brassy/PartMed/Cantigas/CSMIDI.html (French site: MIDI files based on Anglés transcriptions; also texts but with many OCR errors and thousands of missing letters.) Portuguese wikisource (the same inaccurate texts as the French site above). Nhạc score miễn phí của Alfonso X of Castile tại International Music Score Library Project Free scores from Cantigas de Santa Maria trong Choral Public Domain Library (ChoralWiki)
vinh.txt
Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. == Địa lý == === Diện tích & Dân số === Diện tích 104,96 km². Dân số: 480.000 người (2013) Nhằm thực hiện đề án "Phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, thành phố Vinh sẽ mở rộng địa giới hành chính để có diện tích 250 km² với dân số dự kiến là 800.000 - 1.000.000 người. Sau khi mở rộng, diện tích của thành phố Vinh sẽ bao gồm thành phố Vinh hiện nay và toàn bộ diện tích thị xã Cửa Lò, phần phía Nam huyện Nghi Lộc, phía Bắc huyện Hưng Nguyên. Ranh giới thành phố mới sẽ là phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông. === Vị trí địa lý === Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50" kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây. === Địa hình === Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt. === Khí hậu === Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác. Nhiệt độ trung bình 24 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1 °C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4 °C. Độ ẩm trung bình 85-90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển. Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. == Hành chính == Các đơn vị hành chính bao gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú. Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ Vịnh ngày xưa.Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. Chữ Vinh là gọi chệch từ chữ Vịnh. Cách đây hàng ngàn năm, người Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất này khá đông đúc. Việc tìm thấy hai trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương (cách đây 4.000 năm) dưới chân núi Quyết mà hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp Nghệ An đã chứng minh điều đó. Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh). == Lịch sử == Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt. Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam. Ngày 1 tháng 10 năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Dù rằng, chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, nhưng Phượng Hoàng Trung Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh. Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này. Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng). Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng. Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 28 tháng 12 năm 1961, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 32 về việc thành lập thành phố Vinh. Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 148/CP thành lập thành phố Vinh, gồm 3 xã: Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Thủy. Vinh lúc này được coi là một trong 5 thành phố công nghiệp lớn nhất của miền Bắc Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất, toàn thành phố hầu như bị san phẳng. Ngày 26 tháng 12 năm 1970, chuyển 4 xã: Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Vĩnh, một phần đất đai ở bờ bắc sông Cầu Đước thuộc xã Hưng Chính (thành lập 2 xã Vinh Hưng và Vinh Tân) thuộc huyện Hưng Nguyên và xã Nghi Phú thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý. Ngày 1 tháng 5 năm 1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười (sau trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố. Thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 20 năm đổi mới vừa qua, Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng được xây dựng vững chắc, hệ thống giao thông phát triển. Nhiều công trình kinh tế, kỹ thuật, văn hoá lớn được xây dựng, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Kinh tế phát triển ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đợc cải thiện, nâng cao. Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 5 phường: Hồng Sơn, Lê Mao, Quang Trung I, Quang Trung II, Trung Đô và 10 xã: Hưng Bình, Hưng Đông, Hưng Dũng, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Thủy, Hưng Vĩnh, Nghi Phú, Vinh Hưng, Vinh Tân. Ngày 2 tháng 3 năm 1979, chuyển 3 xã Hưng Bình, Hưng Thủy, Vinh Hưng: thành 9 phường: Cửa Bắc, Tân Vinh, Hưng Bình, Lê Lợi, Cầu Cảng, Bến Thủy, Trường Thi, Đội Cung, Cửa Nam; hợp nhất 2 xã Hưng Vĩnh và Hưng Đông thành xã Đông Vĩnh; sáp nhập xóm Yên Giang của xã Vinh Hưng và xóm Vĩnh Mỹ của xã Hưng Vĩnh vào xã Vinh Tân theo điều chỉnh quy hoạch thành phố Vinh. Ngày 18 tháng 8 năm 1982, hợp nhất phường Quang Trung I vào phường Quang Trung II thành phường Quang Trung; sáp nhập phường Tân Vinh vào phường Lê Mao; tách phường Hưng Bình thành 2 phường: Hưng Bình và Hà Huy Tập. Từ năm 1991, trở lại là tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 28 tháng 6 năm 1994, chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông. Ngày 23 tháng 8 năm 1994, sáp nhập phường Cửa Bắc vào phường Cửa Nam; sáp nhập phường Cầu Cảng vào phường Bến Thủy; chuyển xã Hưng Dũng thành phường Hưng Dũng. Ngày 23 tháng 3 năm 2005, thành lập phường Hưng Phúc trên cơ sở 58,17 ha diện tích tự nhiên và 7.932 nhân khẩu của phường Hưng Bình, 55,73 ha diện tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu của phường Hưng Dũng; thành lập phường Quán Bàu trên cơ sở 111,20 ha diện tích tự nhiên và 5.300 nhân khẩu của phường Lê Lợi, 120,20 ha diện tích tự nhiên và 3.370 nhân khẩu của xã Hưng Đông. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành phố Vinh được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân thuộc huyện Nghi Lộc và xã Hưng Chính; 174 ha diện tích tự nhiên và 3.043 nhân khẩu của xã Hưng Thịnh thuộc huyện Hưng Nguyên; chuyển xã Vinh Tân thành phường Vinh Tân. Ngày 13 tháng 8 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định công nhận Vinh là đô thị loại II. Ngày 30 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc Trung Bộ. Ngày 5 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An . Hiện nay thành phố đang hướng tới là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. == Định hướng phát triển == Theo Quyết định Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2025 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt , quy mô dân số thành phố khoảng 900.000 người vào năm 2030; có diện tích nghiên cứu phát triển khoảng 250 km2, vùng phụ cận có quy mô khoảng 1.230 km2, bao gồm: huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và thị xã Cửa Lò. Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ: a) Chức năng đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ. b) Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng. c) Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệp chung của vùng Bắc Trung Bộ. d) Chức năng Trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ. đ) Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế. == An ninh Quốc phòng == Bộ tư lệnh Quân khu 4 đặt tại thành phố Vinh có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu, bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quân khu 4 có địa bàn rộng, bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Địa bàn Quân khu 4 có vị trí hết sức quan trọng. Từ xa xưa đây đã từng là chốn "biên thùy", là "phên dậu", là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của dân tộc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mảnh đất Khu 4 vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc. Quân và dân Khu 4 vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc gia, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào, Cam-pu-chia. == Kinh tế == Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An). Năm 2010, Tốc độ tăng trưởng giá trị SX so với cùng kỳ là 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng. TP phấn đấu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 18,5-19.5%, thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng. Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng. Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây. Trong tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Về cơ cấu kinh tế, Đến 2010, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp 1,61%. === Công nghiệp === Là đô thị hạt nhân có tác động lan toả mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hoá vùng Bắc Trung Bộ, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy.... Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp: KCN Nam Cấm Khu công nghiệp Bắc Vinh Cụm công nghiệp Nghi Phú Cụm công nghiệp Hưng Đông Cụm công nghiệp Hưng Lộc Cụm công nghiệp Nghi Thạch Khu công nghệ cao Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy. Cụm công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô. === Thương mại - Dịch vụ === Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định. Với hệ thống ngân hàng, các công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung. Từ năm 2003 - 2008, tỷ trọng dịch vụ đạt gần 60% GDP của thành phố và so với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét. Trung tâm Thương mại Hiện nay, ở Vinh có các chợ lớn là Chợ Vinh, Chợ Ga Vinh, Chợ Quán Lau. Thành phố đang triển khai dự án xây dựng khu phố thương mại Vinh trên trục đường ven Sông Lam, đoạn Vinh - Cửa Lò. Tại đây đang xây dựng các trung tâm thương mại lớn gắn với hệ thống siêu thị cao trên 30 tầng, ngoài ra còn có tổ hợp các khách sạn cao cấp, khu văn phòng cao trên 20 tầng tạo thành một khu thương mại du lịch lý tưởng mang tầm khu vực, một hệ thống đô thị thương mại ven sông. Các Khu phố chuyên doanh Đường Nguyễn Thị Minh Khai chuyên doanh các mặt hàng điện thoại di động, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin... Đường Phan Đình Phùng, Phạm Hồng Thái chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng. Đường Trần Phú chuyên kinh doanh các mặt hàng trang trí, nội ngoại thất. Đường Cao Thắng chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý và trao đổi ngoại tệ. Đường Đặng Thái Thân, Lê Hồng Phong chuyên kinh doanh mỹ phẩm, quần áo thời trang. Đường Quang Trung chuyên doanh các mặt hàng xe gắn máy, điện tử, điện lạnh... Đường Đào Tấn, Nguyễn Văn Cừ, Hồ Xuân Hương chuyên kinh doanh hàng ẩm thực ăn uống, giải khát. Đường Phan Bội Châu chuyên kinh doanh phụ tùng xe ôtô,sửa chữa ôtô.. ..... Tài chính - Ngân hàng Hệ thống Ngân hàng: ngoài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hội sở chính ở Vinh - ngân hàng duy nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, hầu hết các Ngân hàng của Việt Nam với gần 40 Ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần với hàng trăm Phòng giao dịch có mặt tại thành phố Vinh. Các Ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Quốc doanh như Vietcombank và Vietinbank đều có 2 chi nhánh cấp 1 tại thành phố gồm Vietcombank Vinh, Vietcombank Trung Đô, Vietinbank Nghệ An, Vietinbank Bến Thủy, điều này không có thành phố nào trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có được. Các công ty Chứng khoán: Công ty Chứng khoán Việt, Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An, Sara Group, VVS An Phú, FPTS... Các công ty Tài chính: Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á, Tiết kiệm Bưu điện Nghệ An, Tài chính Dầu khí Nghệ An, Vàng bạc Đá quý PNJ, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc miền Trung... Bưu chính - Viễn thông Mạng lưới bưu chính viễn thông ở Vinh hiện xếp thứ tư toàn quốc . === Hạ tầng === Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Vinh Tân, khu đô thị Nghi Phú... == Giao thông == Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế. === Đường bộ === ==== Đối ngoại ==== TP Vinh được hưởng lợi hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận tiện với các tuyến Quốc lộ theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 15 km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hiện tại, thành phố đã hoàn thiện xây dựng quốc lộ 1A đoạn tránh ở phía Tây nhằm giảm tải giao thông trong khu vực trung tâm. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15 theo trục Bắc - Nam Quốc lộ 7 đi qua các huyện trong tỉnh đến Xiêng Khoảng (nơi có cánh đồng Chum) và cố đô Luang Prabang của Lào Quốc lộ 8 đi qua các huyện, thị: Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn phía bắc Hà Tĩnh qua cửa khẩu Cầu Treo đến thủ đô Viên Chăn (Lào) Quốc lộ 46 đi qua các huyện: TX Cửa Lò, TP Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương qua cửa khẩu Thanh Thủy sang Lào Quốc lộ 48 đi qua: Yên Lý, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quế Phong - Lào ==== Nội thị ==== Mạng lưới giao thông nội thị có 765 km đường giao thông các loại, hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12 km/km². Thành phố có 2 bến xe lớn phục vụ nhu cầu đi lại nội và ngoại tỉnh của nhân dân, bến xe Vinh và bến xe Chợ Vinh thu hút trên 700 lượt xe đón trả khách/ ngày. Vinh còn có 2 bến xe mới là Bắc Vinh và Nam Vinh đang được xây dựng. Thành phố Vinh đang quy hoạch xây dựng các khu trung tâm đô thị dọc trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trường Thi, Đại lộ Lê Nin, đường du lịch ven sông Lam, Đại lộ Vinh - Cửa Lò... trong tương lai không xa sẽ mang lại cho thành phố bộ mặt đô thị hiện đại, xứng tầm đô thị loại 1 trung tâm cấp vùng. Giao thông Công cộng: Ở Vinh hiện có nhiều tuyến xe bus phục vụ việc đi lại của người dân thành phố và các huyện lân cận. Lộ trình xe buýt Vinh: Tuyến 1: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Nguyễn Sỹ Sách - BV Đa Khoa cũ - Lê Viết Thuật - Cao đẳng Sư phạm - Cửa Hội - Cửa Lò. Tuyến 2: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Nghệ An Xuyên Khoảng - ĐH Vinh CS 2 - Cửa Lò. Tuyến 3: Cầu Bến Thủy - KS Phương Đông - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Kênh Bắc - Nguyễn Sỹ Sách - KS Hữu Nghị - Lê Lợi - Quang Trung - Phan Đình Phùng - Nguyễn Sinh Sắc - Chợ Đước - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Thanh Chương. Tuyến 4: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Nghi Lộc - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Hoàng Mai. Tuyến 5: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Diễn Châu - Yên Thành Tuyến 6: Ga Vinh - Phan Bội Châu - Lê Lợi - Quang Trung - Trần Phú _ Lê Duẩn - Nguyễn Du - - Nghi Xuân- Thị xã Hồng Lĩnh- Can Lộc-Thạch Hà-thành phố Hà Tĩnh. Tuyến 8: BV Đa Khoa Vinh - Đường XVNT - Nguyễn Sỹ Sách - Nguyễn Phong Sắc - Phong Định Cảng - ĐH Vinh - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Nguyễn Trãi Diễn Châu - Đô Lương Tuyến 17: Đường Phượng Hoàng - Nguyễn Văn Trỗi (ĐH Vinh) - Phong Định Cảng - Nguyễn Gia Thiều - Tôn Thất Tùng - Nguyễn Phong Sắc (BV Ba Lan cũ, ĐH Y Vinh) - Nguyễn Sỹ Sách - ĐL Xô Viết Nghệ Tĩnh (BV Đa Khoa tỉnh) - Ngã 4 Sân Bay - Đường Nghệ An Xuyên Khoảng - Thăng Long - Quán Hành - ĐH 226 - Đại Sơn (ĐH2) - Trù Sơn Tuyến 22: BX Bắc Vinh - Nghi Kim - Quán Bánh - Nguyễn Trãi - Lê Lợi - Quang Trung - Chợ Vinh - Trần Phú - Lê Duẩn - Nguyễn Du - Nghi Xuân - Thị xã Hồng Lĩnh - Đức Thọ - Hương Sơn. Tuyến 24 (Thạch Thành): CĐSP - Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐHSPKT Vinh - Nguyễn Viết Xuân- Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trường Thi - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Mai Hắc Đế - Lê Lợi - BX Vinh - Big C - Phan Đình Phùng - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Đô Lương - Tân Kỳ. Tuyến 25 (Thạch Thành): CĐSP - Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐHSPKT Vinh - Nguyễn Viết Xuân - Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Quán Hành - Diễn Châu - Yên Lý - QL 48 Thái Hòa - QL15A - Nghĩa Sơn Tuyến 27: Nghi Liên- Đường Thăng Long - Quốc lộ 46 - Đại lộ Lê Nin - Nguyễn Sỹ Sách - Nguyễn Phong Sắc - Võ Nguyên Hiến - Phong Định Cảng - Nguyễn Du - Lê Duẩn - Trần Phú - Phan Đình Phùng - Nguyễn Sinh Sắc - QL 46 - Cầu Dùng mới - Đường Hồ Chí Minh - QL 7 - TT Anh Sơn Tuyến 28: Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Tôn Thất Tùng - Nguyễn Gia Thiều - Võ Văn Hiến - Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Ngã 3 Quán Hành - TL 534 - TT Yên Thành Tuyến 29 (Sự Chuyên): Cầu Bến Thủy - Đ. Dũng Quyết - Nguyễn Văn Trỗi - Phong Định Cảng - Phan Đăng Lưu - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Nguyễn Trãi - Thăng Long - QL 1A - Cầu Giát - tỉnh lộ 537 - Quỳnh Phương - Đền Cờn Tuyến 30 (Khang Quỳnh): BV Đa Khoa - XV Nghệ Tĩnh - Lê Nin - Nguyễn Sỹ Sách - BV Ba Lan cũ - Nguyễn Phong Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐH SP Kỹ thuật Vinh - Nguyễn Viết Xuân - Phong Đình Cảng - ĐH Vinh - Trần Phú - Phan Đình Phùng - Trần Hưng Đạo - Ga Vinh - Phan Bội Châu - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Tỉnh lộ 534 (Quán Hành - Nghi Kiều) - Khuôn - Đại Sơn - Tràng Minh - Yên Sơn - Đà Sơn - QL 15 - TT Đô Lương Đường sắt Ga Vinh là một trong 2 lớn nhất miền Trung (ga hạng 1 cùng với Ga Đà Nẵng) và quan trọng trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, cách ga Hà Nội 319 km hay khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ đi tàu theo tốc độ đường sắt hiện tại. Theo các tài liệu hỏa xa thời Pháp còn được lưu trữ, ga Vinh chính thức được bắt đầu xây dựng vào quý II năm 1900. Đây là một trong năm tuyến đường sắt Đông Dương được Chính phủ Pháp đầu tư khoảng 200 triệu france để xây dựng nhằm mục đích khai thác thuộc địa. Hiện nay, Ga Vinh trực thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Tất cả các chuyến tàu xuyên Việt đều dừng đón và trả khách tại đây. Ngoài các chuyến tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu địa phương xuất phát từ Vinh đi miền Bắc là NA1, NA2 và đi miền Trung là VQ1, VQ2. Ga Vinh hiện là ga đầu tiên và duy nhất thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được đầu tư lắp đặt hệ thống điều khiển chạy tàu tập trung Domino 70-E của Hãng Siemens (CHLB Đức). === Đường thủy === Hệ thống sông ngòi bao quanh phía Tây Đông và phía Nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Trong tương lai, khi thị xã Cửa Lò sát nhập vào thành phố Vinh, thì cảng nước sâu Cửa Lò với công suất 3 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 5 triệu tấn/năm vào năm 2015, 17 triệu tấn/năm vào năm 2020) là một cảng lớn trong hệ thống cảng biển quốc gia sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố trong việc giao thương bằng đường biển. === Đường hàng không === Sân bay Vinh là một sân bay quốc tế của Việt Nam nằm ở khu vực miền Trung. Hiện nay, từ Cảng hàng không Vinh đang có các đường bay thẳng khứ hồi kết nối Vinh với các thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku, Bangkok (Thái Lan),... với tần suất trên 40 lần chuyến cất, hạ cánh/ngày, do các hãng hàng không đối tác: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác. Lượng khách năm 2015 đạt 1,4 triệu lượt khách. Trong tương lai gần, sân bay này sẽ được nâng cấp hiện đại và mở thêm một số tuyến bay nội địa và quốc tế mới, như Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Vinh - Singapore, Vinh - Hàn Quốc, Vinh - Đài Bắc.... Sau đó, Chính phủ dự kiến mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Á và các nước khác. Nhà ga hành khách mới của sân bay Vinh cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 2,5-3 triệu khách/năm. Ngày 16/1/2015, Thủ tướng ký quyết định bổ sung sân bay Vinh vào mạng lưới quy hoạch sân bay quốc tế trong cả nước, công nhận và công bố sân bay Vinh thành sân bay Quốc tế. == Địa danh - Văn hóa == === Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh === Công trình Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, phía Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, phía Đông giáp đường Trường Thi, phía Nam giáp đường Trần Phú (QL IA). Được khởi công xây dựng vào năm 2000, khánh thành vào 19 tháng 5 năm 2003 đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quần thể quảng trường và tượng đài rộng 11ha, gồm nhiều hạng mục như: lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống đài phun nước tạo cảnh, núi Chung mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen quê của Người. Trên 1.650 loài cây tiêu biểu của mọi miền đất nước Việt Nam đã được đem về trồng, trên đỉnh có vườn cây lưu niệm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhiều nhân vật quốc tế trồng trong những dịp đến viếng thăm. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở vị trí trang trọng ở phía Tây-Nam của Quảng trường. Tượng cao 18m, làm bằng chất liệu đá granít Bình Định. Quảng trường Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên con đường di sản miền Trung. === Phượng Hoàng Trung Đô === Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim có trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát. Xem bài chính về Phượng Hoàng Trung Đô. === Thành cổ Nghệ An === Năm 1803, Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía Tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vô-băng (Vô-băng là tên một tướng Pháp có sáng kiến thiết kế kiểu thành này). Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền. Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố. === Văn Miếu Vinh === Văn Miếu Vinh được xây dựng vào năm 1803 dưới triều vua Gia Long, là một công trình tiêu biểu của đạo học xứ Nghệ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí ghi về Văn miếu Vinh như sau: Văn miếu Vinh ở địa phận xã Yên Dũng, phía đông tỉnh thành, phía tây là đền Khải Thánh. Có diện tích rộng, bằng phẳng, tới 22.000m2. Với vị trí lấy đường tiếp nối đường thiên lý Bắc Nam mà tổ tiên vạch mở từ ngàn xưa làm chỗ đứng thì ta thấy bên phải là Võ Miếu (tức đền Hồng Sơn), bên trái là Văn Miếu: Văn tả, Võ hữu, cùng với Cửa Tiền nhìn ra bến sông Vĩnh và hướng về Nam, phía xa trước mặt là Lam Thành - lỵ sở cũ của trấn Nghệ An, như thế là cân đối cả về vị trí thờ tự và thuận cả về thuật phong thủy. Văn miếu Vinh được bố trí có 3 cửa tam quan đều hướng về phía Nam (phía kinh đô triều Nguyễn). Trên cửa chính môn có tầng lầu đề bốn chữ " Vạn thánh linh từ". Hai bên cửa có đôi câu đối ánh màu sơn son thiếp vàng, toát lên niềm tự hào của dân Nghệ về đạo học: " Nhật nguyệt trung thiên minh thánh đạo. Giang sơn đại địa tích Nhân văn"- (Đạo thánh sáng ngời như mặt trời, Mặt Trăng trong vũ trụ, Nhân văn được bồi tụ là do ở sông núi nơi đất này). Phía trên là hạ điện. Giữa là thương điện. Hai bên có nhà tả vu với hữu vu. Sân lộ thiên ở giữa bốn ngôi nhà thâm nghiêm, tĩnh mịch. Xung quanh là hồ cá, giếng thiên tĩnh, vườn cây cảnh và rừng cây. Hiện nay, Văn miếu Vinh chỉ còn là phế tích, nền cũ đã được Công ty In Nghệ An trưng dụng và nhiều nhà dân lấn chiếm, sử dụng. Các đồ tế khí, bia đá được chuyển đến đền Hồng Sơn (Võ Miếu) để tạm cất giữ. === Cồn Mô - Ngã ba Bến Thủy === Cồn Mô được xây dựng thành tượng đài kỷ niệm cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931, với chiều cao 10m, rộng 16.2m. Trên tượng đài khắc biểu tượng búa liềm, mặt trước gắn biểu tượng trống Xô Viết. Trên nền bia còn khắc ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra ở Cồn Mô. Khu di tích ngã ba Bến Thủy có diện tích 6.400 m². Qua thời gian và chiến tranh tàn phá, cảnh vật thay đổi, cột điện lịch sử đã không còn nữa. Nhưng tại đây, để ghi lại sự kiện lịch sử anh hùng của nhân dân, tỉnh Nghệ An và chính quyền thành phố Vinh đã xây dựng tượng đài công nông binh để giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh. === Đền thờ Vua Quang Trung === Đền thờ Vua Quang Trung được xây dựng với ý nghĩa muôn đời ghi nhớ công lao to lớn và tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Hoàng Đế Quang Trung, góp phần nêu cao truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đền toạ lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết, cao 92m so với mực nước biển, nơi cách đây 220 năm, ngày 1/10/1788 Vua Quang Trung hạ chiếu cho xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô. Đó được xem là đất tứ linh có 4 chi: Chi hướng về Tây gọi là Long thủ (đầu Rồng), chi hướng phía Đông Nam gọi là Phượng dự (cánh Phượng Hoàng), chi hướng về Đông Bắc gọi là Quy bối (lưng Rùa), chi hướng về phía Tây Nam gọi là Kỳ Lân (con Mèo). Công trình bao gồm các hạng mục chính: Khu Tiền đường diện tích 180 m², khu Trung đường diện tích 160 m² và khu Hậu cung 60 m², nhà Tả vu, Hữu vu, diện tích mỗi nhà 80 m². === Chùa Cần Linh === Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật - và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều ngày lễ lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thăm viếng. === Bảo tàng - Thư viện === Một số trung tâm lớn như bảo tàng tổng hợp Nghệ An,bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng Quân khu IV và các thư viện như thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện Nguyễn Thúc Hào. === Nghệ thuật - Điện ảnh - Báo chí - Truyền hình === Các Trung tâm lớn: Nhà Văn hóa Lao động Cung Lễ hội Vinh Nhà Văn hóa Quân khu 4 {| class="wikitable" ! ! ! ! |- | | | | |- | | | | |- | | | | |} Nhà Văn hóa Thiếu nhi Việt - Đức Nhà hát Dân ca Nghệ An - Trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca Xứ Nghệ (gồm 2 đoàn nghệ thuật: Đoàn kịch hát và Đoàn dân ca) Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Nghệ An Đoàn Nghệ thuật Quân khu IV Trung tâm Điện ảnh Bắc Trung Bộ Rạp chiếu phim 12-9 (nay đã xây dựng và quy hoạch lại thành Trung tâm điện ảnh đa chức năng Vinh) Ngay từ năm 1929, Nghệ An (tập trung tại TP Vinh) đã trở thành trung tâm báo chí cách mạng và đến nay Nghệ An vẫn là một trong những trung tâm báo chí lớn với số lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên hơn 600 người, trong đó trên 360 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (đứng thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về số hội viên). Nghệ An là một trong số ít địa phương có báo ngành hoạt động hiệu quả, như báo Công An Nghệ An, Lao động Nghệ An, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí Văn Hoá Nghệ An. Nghệ An cũng là địa phương có số cơ quan báo chí trung ương thường trú nhiều, đứng thứ tư trong cả nước sau các thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Truyền hình Nghệ An là một đài truyền hình lớn, được trang bị công nghệ hiện đại, phủ sóng vệ tinh Vinasat. Từ năm 2015 bằng hệ thống truyền hình số mặt đất và vệ tinh TH Nghệ An sẽ gồm 21 kênh do TH Nghệ An sản xuất(NTV1->NTV21, trong đó có 6 kênh HD và 15 kênh SD). Từ năm 2020 phát 21 kênh HD và phát song song 21 kênh SD bằng số hóa theo đề án của Chính phủ. Đài TH Vinh, đài truyền hình riêng biệt của TP Vinh cũng đang được lập đề án xây dựng. NHÀ THỜ GIÁO XỨ YÊN ĐẠI - GIÁO PHẬN VINH: Đây là ngôi nhà thờ Công giáo lớn nhất Việt Nam. Có sức chứa 50.000 người dự lễ, nhà thờ tọa lạc tại xã Nghi Phú -TP Vinh == Du lịch == Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An. Với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước, cách 60 km là khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, cách 120 km là Vườn Quốc gia Pù Mát và thác Khe Kèm. === Địa điểm Du lịch === Công viên Trung tâm: Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi. Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau: Khu Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Hồ Tùng Mậu và đường Trường Thi. Quảng trường có quy mô lớn, có đường duyệt binh, vườn hoa, lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh. Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà, ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp. Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía Nam nhà Văn hoá lao động kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao. Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh. Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan, tạo nên không khí của rừng núi. Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong truyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa... Nhà chiếu hình Vũ trụ: Nhà chiếu hình vũ trụ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam theo diện viện trợ văn hoá (CGA), được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong Công viên trung tâm thành phố Vinh từ tháng 9 năm 1998. Công trình có kiến trúc mang dáng vẻ của chiếc máy bay tàng hình với các thiết bị chiếu hình hiện đại... Đây là nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất ở Việt Nam hiện nay, về tầm vóc là công trình khoa học mang tầm chiến lược Quốc gia. Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà chiếu hình vũ trụ đã thu hút hàng triệu lượt học sinh, sinh viên từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước và các nhà khoa học đến tham quan, học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Thiên văn học. Lâm viên Dũng Quyết: Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau: Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương - Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam... Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi. Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh. Công viên Nguyễn Tất Thành: Là công viên lớn nằm ở phía Đông Nam thành phố, trên 2 trục đường chính là Phan Đăng Lưu và Trường Thi. Tổng diện tích là 8.3 ha, trong đó diện tích mặt hồ Goong là 5.64 ha, xung quanh hồ được phủ kín hệ thống cây xanh. Trong công viên có cụm tượng đài "Bác Hồ với tuổi trẻ", nhà truyền thống, bể bơi, các hoạt động nghệ thuật khác...Công viên này được xây dựng từ nguồn đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước trao tặng cho quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh. Vườn hoa Cửa Bắc: Là vườn hoa nằm ở trung tâm thành phố, hình tam giác, nên còn được gọi là vườn hoa Tam Giác (hay còn gọi là vườn hoa Vòi Phun, vì ở giữa vườn hoa có một vòi phun nước lớn). Vườn hoa này nằm giữa 3 tuyến phố chính là Lê Lợi, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai. Du thuyền Sông Lam: Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La...Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: "Lam Giang", "Thanh Long Giang", "Lam Thuỷ"...đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó. Năm 1998, nhân kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh, công ty du lịch thành phố Vinh đã khai trương tua du lịch trên sông Lam. Du khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết trên sông và được ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ven sông Lam của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An như Đền Ông Hoàng Mười, khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong của vùng quê Hưng Nguyên, đến với Đình Trung Cần và Hoành Sơn, khu di tích Kim Liên, lăng và mộ Mai Hắc Đế, khu di tích danh nhân Phan Bội Châu...Từ bến thuyền Hưng Hòa, ngược nguồn dòng Lam du khách sẽ đến với quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ và sẽ được đắm chìm trong giai điệu mượt mà của ca trù Cổ Đạm... Đường ven Sông Lam: Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường "xanh - sạch - đẹp" của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dân thành phố và du khách. === Đặc sản === Cam Vinh Cháo lươn Vinh Món hến Canh hến là đặc sản có vị đậm đà không thể thiếu trong những bữa cơm trưa hè. Thông thường người ta xào ruột hến thật thơm bỏ vào nước hến cùng với món rau nào đó, mà thường là các loại rau vặt như: rau bầu, rau lang, mồng tơi, rau dềnh, rau muống..v..v.. thành một món canh rất ngọt, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rất mát. Bên cạnh món canh hến du khách còn có thể dùng món hến xúc bánh tráng. Hến được xào với mỡ hành, rắc thêm rau thơm và một ít lạc rang giã dập cùng vài lát ớt cắt mỏng ăn với bánh tráng là một món ăn ngon lý tưởng. Chả rươi Rươi là thức ăn nhiều đạm. Du khách có thể ăn rươi với trứng gà mà người dân nơi đây gọi là chả rươi hoặc ăn canh rươi, mắm rươi.. đến mùa rươi người ta còn có thể phơi khô ăn dần. Chả rươi được chế biến hết sức công phu: rươi rửa thật sạch, đun nước sôi cho vào chần, xong để ráo nước mới lấy đũa đánh xáo rươi thật nhuyễn. Làm chả rươi cần 200 gam rươi, khoảng 3 quả trứng, 200 gam thịt lợn nạc, băm nhuyễn cộng thêm gia vị: lá gừng, hành hoa, thì là, vỏ quýt (thái nhỏ). Tất cả đánh nhuyễn, đổ vào dầu thực vật tao già, đun nhỏ lửa. Chả rươi có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, có mùi vị riêng được nâng lên nhờ hoà quyện với mùi vỏ quýt. Tạo nên hương vị quê hương đặc trưng của thành Vinh - xứ Nghệ. Còn nếu muốn làm mắm rươi thì đơn giản hơn chả rươi. Rươi được làm sạch, bỏ muối theo tỷ lệ vừa phải xóc, ướp khoảng 10 ngày, sau đó đem phơi nắng, cho gia vị chủ yếu là vỏ quýt trộn đều, ủ trong liễn hoặc đóng trong vại… mắm rươi dùng chấm rau sống, đặc biệt là thịt lợn luộc rất ngon. Nộm chợ Vinh Nói nộm chợ Vinh tức là nói món nộm được bán ở các chợ tại thành phố Vinh. Như chúng ta đã biết, có nhiều món nộm khác nhau: nộm đu đủ, nộm hoa chuối, nộm khế, nộm cà, nôm mướp đắng. Tại chợ Vinh còn có nộm măng, nộm dưa chuột, nộm rau muống, nộm xu hào, nộm thập cẩm, nôm củ chuối... ở đây xin nói về nộm thập cẩm. Nguyên liệu gồm: đu đủ, hoa chuối, giá đỗ, khế xanh. Đu đủ xanh gọt vỏ, nạo thành từng sợi như sợi miến; hoa chuối cũng phải thái thành sợi nhỏ, hai thứ này trộn đều, xoa qua loa rồi ngâm với nước muối loãng. Vớt ra, rảy cho khô nước, bỏ trong xoong, thái quả khế xanh thành những lát mỏng, lấy ít giá đỗ bỏ vào tất cả trộn đều cùng với các loại gia vị sau: một ít giấm chua (nếu nhiều khế thì thôi), một ít đường, một ít ớt cay, lá chanh thái nhỏ, lá húng quế cũng thái nhỏ, một ít lạc rang giã dập, bột canh, mỳ chính, tổng cộng 9 loại gia vị cả thảy. Khi ăn sẽ có cảm giác bùi bùi, chua chua, cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, khá hấp dẫn. Màu sắc đĩa nộm có đủ màu đỏ của ớt, màu xanh của lá chanh, húng quế; màu trắng của đu đủ, giá đậu, màu vàng nhờ nhỡ của hoa chuối.... Thế đã ngon lắm rồi, có người muốn cho ngon hơn. Họ mua bì lợn, luộc chín, thái nhỏ như tăm trộn vào. Bữa ăn hàng ngày trên mâm cơm gần như nhà nào cũng có. Đó là món ăn dân dã, ngon miệng, dễ làm mà người dân thành Vinh ưa thích. Nước chè xanh Ai đã từng về Vinh đều có lẽ không thể bỏ qua bát nước chè xanh xứ Nghệ. Chè xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Nhưng để có được bát nước như vậy quả là phải có kỹ thuật từ chọn chè đến cách om cách nấu. Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn (không già quá mà cũng không non quá). Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm đất. Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre... Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh. Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Người nghiện chè xanh sáng sớm chưa ăn gì, không chỉ uống 3 - 4 bát cho tỉnh người rồi đi làm việc. Có người đau lưng, mỏi gối vì lao động mệt nhọc, họ pha mật mía với chè xanh đặc uống vào thấy khoẻ người ngay. Kẹo Cu Đơ Người xứ Nghệ nói đến chè xanh mà không nhắc đến kẹo cu đơ thì quả là thiếu sót. Vậy keo Cu Đơ như thế nào và tại sao gọi là kẹo Cu Đơ? Theo nhiều người kể, Cu Đơ là một nhân vật vốn có tên là cu Hai. Vì số 2, tiếng Pháp gọi là " đơ" (deux) do đó người ta gọi đùa ông là Cu Đơ, để đối chọi một cách nghịch ngợm với cái tên Đờ - cu (Decoux) - viên toàn quyền bại trận ở Đông Dương thời Đại chiến thế giới thứ hai, vốn dĩ mang cái chất thiếu thanh lịch khi nghe gọi qua ngôn ngữ Việt Nam. Cu Hai, người Hương Sơn nấu kẹo lạc vào hồi sơ tán lần thứ nhất, để bán tại một quán nước chè xanh do ông bán. Sáng kiến của ông là dùng bánh tráng thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay. Sáng kiến này tuy đơn giản nhưng rất quan trọng, vừa sạch sẽ, vừa đỡ mất công bóc giấy mà ăn lại vừa ngon, giòn, rất khoái khẩu. Từ đó nhiều hàng kẹo khác bắt chước và cái tên Cu Đơ được chấp nhận như tên một nhãn hiệu. Khách xa về thăm quê vừa nhâm nhi kẹo Cu Đơ vừa uống nước chè xanh mới thấy tuyệt. Vị ngọt của kẹo, vị thơm của chè xanh, đượm chát, vị bùi của hạt lạc....Tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng của Thành Vinh - Xứ Nghệ. == Người Thành Vinh == Chính trị: Chu Huy Mân, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Thị Minh Khai (Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định), Lê Viết Thuật (Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ); Lê Mao (Bí thư Xứ ủy Trung kỳ năm 1930) Khoa học: Nguyễn Xiển, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Ngọ,... Văn học - Nghệ thuật: Nguyễn Văn Tý, Chính Hữu, Thanh Tâm Tuyền, == Giáo dục và Đào tạo == Thành phố Vinh là một trong 3 trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 14 trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non. Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học cấp khu vực được thành lập, nâng cấp như: Trường Đại học Nghệ An, Phân hiệu 2-Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Vinh, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Vinh, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn, Học viện Kiểm toán Việt Nam,.... Xem thêm Danh sách trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại Thành phố Vinh Tổng số sinh viên các trường ĐH,CĐ,TC: gần 100 ngàn người (năm 2011). === Đại học === Trường Đại học Vinh (1959) - Trường Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (2006) Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (2008) Trường Đại học Y khoa Vinh (2010) Trường Đại học Công nghiệp Vinh (2013 [2] Trường Đại học Kinh tế Nghệ An (2014).[3] Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở Nghệ An (2008) Trường Đại học Điện lực (cơ sở Miền Trung)[4][5] === Trường Phổ thông === Tại địa bàn, có nhiều trường trung học khác nhau phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, một số trường lớn, tiêu biểu như: Trường Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Vinh Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Vinh 1) Trường Trung học Phổ thông Hà Huy Tập (Vinh 2) Trường Trung học Phổ thông Lê Viết Thuật (Vinh 3) == Hệ thống Y tế == Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 30 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khác. Hệ thống bệnh viện tại thành phố hiện nay: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An Bệnh viện ung bướu Nghệ An Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh Bệnh viện Đa khoa Thành An - Sài Gòn Bệnh viện Giao thông Vận tải miền Trung Bệnh viện Phụ sản Quốc tế TP.Vinh Bệnh viện Răng Hàm Mặt và phẫu thuật thẩm mĩ Thái Thượng Hoàng Bệnh viện răng Hàm Mặt Cửa Đông Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bệnh viện chấn thương - chỉnh hình Bệnh viện Nội tiết Nghệ An Bệnh viên Tâm thần Nghệ An Bệnh viện Y học Dân tộc Nghệ An Bệnh viện Lao và bệnh phổi Nghệ An Bệnh viện Quân y IV Bệnh viện Nhi Nghệ An Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An Bệnh viện 115 Bệnh viện Mắt Nghệ An Bệnh viện Mắt Vinh - Sài Gòn Bệnh viện Quốc tế Vinh Bệnh viện Đa khoa chất lượng cao Cửa Đông Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông 1 Bệnh viện Đa khoa Thái An Bệnh viện Đa khoa Đông Âu Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Minh Hồng Bệnh viện Y học Cổ truyền Thượng Thọ Đường Bệnh viện Y học hạt nhân và Ung bướu BTB Bệnh viện Công an tỉnh Nghệ An Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Miền Trung Bệnh viện Đại học y khoa Vinh ..v.v.v. == Thể dục - Thể thao == Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động sôi nổi và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động Vinh do ngành TDTT quản lý có sức chứa 30.000 người; Sân vận động Quân khu 4 có sức chứa 10.000 chỗ; nhiều Nhà thi đấu đa chức năng của tỉnh, thành phố, QK4, các trường đại học,...; các bể bơi, nhà tập luyện, sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế...; (đến 8/2010, Thành phố có 30 sân tennis, 345 sân cầu lông, 62 nhà thi đấu, 95 sân bóng chuyền,... hầu hết các phường, xã đã có sân vận động). Khu Liên hợp thể thao của thành phố đã được đầu tư xây dựng quy mô cấp khu vực. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao đặc biệt là bóng đá, đóng góp thành tích cho thể dục - thể thao nước nhà. Tại Vinh hiện nay có 1 câu lạc bộ bóng đá đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp là câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An. == Trung tâm và Viện nghiên cứu Khu vực == Tại TP Vinh tập trung nhiều cơ quan cấp vùng về Chính trị, An ninh-Quốc phòng, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Giáo dục - Y tế,.... Có thể kể tên một số cơ quan: Bộ Tư lệnh Quân khu 4 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Trung Bộ Viện nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Trung Bộ Viện Ngôn ngữ Quốc tế Vạn Xuân Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ Phân Viện nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản Bắc Trung Bộ Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ Trung tâm Phát hành sách Bắc miền Trung Kiểm toán Miền Trung Trung tâm Tần số Vô tuyến điện Khu vực 6 Công viên phần mềm VTC Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ Khu Quản lý đường bộ 4 Ban quản lý dự án 4 - Bộ Giao thông Ban quản lý dự án 85 (PMU 85)- Bộ Giao thông Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 4 - Bộ Nông nghiệp - PTNT Ban quản lý các dự án Thủy điện BTB - Bộ Công thương Ban quản lý các dự án Nhiệt Điện điện BTB - Bộ Công thương Trung tâm điều hành sản xuất các nhà máy điện BTB - Bộ Công thương Công ty hoa tiêu hàng hải khu vực VI - Bộ giao thông vận tải Trung tâm thú y vùng 3 Trung tâm bảo vệ thực vật vùng Khu IV Đoàn Tài nguyên nước Bắc Trung Bộ Chi cục bảo vệ thực vật vùng khu IV Xí nghiệp đảm bảo an toàn hàng hải khu vực Bắc Trung bộ == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của thành phố Vinh Quy hoạch Vinh thành "thủ phủ" của Bắc Trung bộ Quy hoạch thành phố Vinh đến năm 2025 Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh Thành phố Vinh hướng đến đô thị trung tâm vùng Bắc Trung bộ 100% số phiếu tán thành đề án đề nghị công nhận Thành phố Vinh là đô thị loại 1 Vicentra – điểm nhấn kiến trúc đô thị của Thành phố Vinh Cập nhật tin tức về TP Vinh
người ra glai.txt
Người Raglai, còn gọi là Raglai hoặc Raglai (tên gọi khác Raglây, Hai, Noana, ), là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ra Glai cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và huyện Khánh Sơn, phía nam tỉnh Khánh Hòa cũng như tại Bình Thuận. Người Raglai nói tiếng Raglai, một ngôn ngữ trong ngữ chi Malay-Polynesia thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. == Dân số và địa bàn cư trú == Dân số theo điều tra dân số 1999 là gần 97.000 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Raglai ở Việt Nam có dân số 122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Raglai cư trú tập trung tại các tỉnh: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6% tổng số người Raglai tại Việt Nam), Bình Thuận (15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người) ... == Đặc điểm kinh tế == Trước đây dân tộc Raglai sống du canh bằng nương rẫy. Trên rẫy thường trồng lúa ngô... Hiện nay họ làm cả ruộng nước. trong mi, hái lượm và các nghề thủ công (chủ yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình. == Tổ chức cộng đồng == Người Raglai sống thành từng pa-lây (buôn làng) trên khu đất cao, bằng phẳng và gần nguồn nước. Mỗi pa-lây thường gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ. Số thành viên trong nhà thường gồm bố, mẹ và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu pa-lây là pô pa-lây (trưởng làng), thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị hạn hán nặng. Người có uy tín nhất dòng họ gọi là kây pa-lây (già làng). Già làng Pi Năng Huỳnh từng là đại úy quân đội, 15 năm làm Bí thư huyện ủy Khánh Sơn (thôi chức năm 1987) và là người Raglai đầu tiên tham gia Ban chấp hành Tỉnh ủy Khánh Hòa. == Hôn nhân gia đình == Trong xã hội người Raglai còn tồn tại chế độ mẫu hệ, đàn ông sống trọn đời ở nhà vợ, con cái đều lấy họ mẹ, Thông thường con gái út trong gia đình được thừa hưởng tài sản, là có trách nhiệm lớn chăm sóc bố mẹ về tuổi già. Mẹ hay vợ là chủ nhà có quyền quyết định trong gia đình. Cô gái nếu ưng thuận chàng trai nào thì nói với bố mẹ lo lễ cưới chồng. Trong hôn nhân ngoài quyền của người mẹ, tiếng nói của ông cậu khá quan trọng. Người Raglai có nhiều dòng họ: Chamalea (tiếng Việt dịch là Mấu), Pi Năng (tiếng Việt dịch là ho, tieng viet là ho Cao), KaTơr (tiếng Việt dịch là ho nguyen), Ha Vâu (tiếng Việt dịch là Tro), Patauaxa (tiếng Việt dịch là Đá, Thạch,...), Pupu, Asah, Tala, Jack, Taing, Cao,... trong đó họ Chamalé là đông hơn cả. Mỗi họ đều có một sự tích, truyền thuyết kể về nguồn gốc của họ mình la nguoi raglai noi rieng dan toc noi chung. == Văn hóa == Người Raglai có những trường ca, truyện thần thoại, truyện cổ tích mang giá trị lịch sử, nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc. Hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ. Nhạc cụ của người Raglai gồm nhiều loại như: đàn bầu, kèn môi, đàn Chapi, Mã la, đàn Đá, đàn salaken. Hàng năm sau mùa thu hoạch, cả làng hội tụ thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng lúa mới. == Nhà cửa == Nhà sàn là nhà ở truyền thống của người Raglai. Từ nền đất đến nhà sàn không cao quá một mét. == Trang phục == Không có cá tính tộc người qua trang phục mà chịu ảnh hưởng khá đậm của các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ (như Chăm, Ê Đê...). == Chỉ dẫn == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài ==
phù tang (thần thoại).txt
Phù Tang (tiếng Trung: 扶桑) đề cập đến các đối tượng khác nhau trong văn học Trung Quốc cổ đại, thông thường là một loại cây trong thần thoại hay một vùng đất bí ẩn ở phía Đông. Trong Sơn Hải Kinh (Truyện về Núi và Biển), và trong một số văn bản tương tự khác của thời kỳ này, nó đề cập đến một loại cây dâu tằm truyền thuyết của sự sống được cho là mọc ở xa về phía đông của Trung Hoa, và sau đó đến chi Dâm bụt, và có lẽ đến nhiều vùng lãnh thổ cụ thể hơn về phía đông của Trung Quốc. Một quốc gia tên là Phù Tang đã được mô tả bởi nhà truyền giáo bản địa Phật giáo Tuệ Thâm (tiếng Trung: 慧深; bính âm: Huì Shēn) vào năm 499 sau Công nguyên, như một nơi cách 20000 lý về phía đông Da-han, và cũng về phía đông của Trung Quốc (theo Joseph Needham, Da-han tương ứng với vùng Buriat của Siberia). Tuệ Thâm đi bằng thuyền tới Phù Tang, và khi trở về báo cáo phát hiện của mình với Hoàng đế Trung Quốc. Các mô tả của ông được ghi chép lại trong Lương thư, cuốn sách ra đời vào thế kỷ thứ 7 bởi Diêu Tư Liêm, và mô tả một nền văn minh đồ đồng trong vương quốc Phù Tang. Vương quốc Phù Tang mà Tuệ Thâm mô tả được dự đoán có thể là châu Mỹ, đảo Sakhalin, bán đảo Kamchatka hoặc đảo Kuril. Giả thuyết châu Mỹ là giả thuyết được thảo luận một cách sôi nổi nhất trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sau khi các tác phẩm thế kỷ 18 của Joseph de Guignes được tìm thấy và phổ biến bởi Charles Godfrey Leland vào năm 1875. Tuy nhiên, các nhà Hán học - kể cả Emil Bretschneider, Berthold Laufer và Henri Cordier - bác bỏ giả thuyết này, và theo Needham giả thuyết châu Mỹ gần như đã bị bác bỏ vào khoảng thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Những lời kể sau đó trong thần thoại Trung Quốc sử dụng tên gọi Phù Tang cho các định nghĩa khác, thậm chí là những địa điểm ít có khả năng được nhận dạng hơn. == Trong thần thoại == Một lời tường thuật sớm hơn kể lại, vào năm 219 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã phái một đoàn thám hiểm gồm khoảng 3.000 tù nhân đến một nơi nằm xa về phía đông, băng qua đại dương, được gọi là Phù Tang, là vật hiến tế cho một vị thần núi lửa, người giữ thuốc trường sinh. Có những chứng cứ một cách rõ ràng về hai cuộc thám hiểm dưới sự chỉ huy của Từ Phúc, một đạo sĩ, để tìm kiếm thuốc trường sinh. Chuyến thám hiểm đầu tiên vào năm 210 trước công nguyên khi Từ Phúc nói rằng một sinh vật biển khổng lồ đang ngăn chặn con đường của mình. Cung thủ sau đó được gửi đến đối phó với quái vật này khi đoàn thám hiểm bắt đầu lần thứ hai, nhưng không còn tin tức gì của đoàn thám hiểm được nói đến nữa. Tuy nhiên, ... những lời nói riêng trong "Sử ký" (Tư Mã Thiên) ngụ ý rằng lãnh đạo của đoàn - Từ Phúc - đã trở về Trung Quốc từ lâu và vẫn còn lẩn khuất đâu đó gần Lang Da, phung phí đi ngân sách ấn tượng của đoàn thám hiểm. == Theo lời kể của Tuệ Thâm == === Phía Đông Nhật Bản === Nhật Bản là một trong những giải thích của thuật ngữ Phù Tang. Tuy nhiên, lời bẩm báo của Tuệ Thâm tỏ ra khác biệt với vương quốc Oa cổ đại của Nhật Bản, nơi được định vị một cách không chắc chắn ở Kinki, đảo Kyūshū, hay quần đảo Ryukyu. Trong thần thoại Trung Quốc, Phù Tang là tên gọi của một loại cây thần thánh và một hòn đảo về phía Đông, nơi mặt trời mọc. Một cây tương tự, gọi là Nhược Mộc (若木) tồn tại ở phía tây, và mỗi buổi sáng mặt trời được kể là sẽ mọc từ cây Phù Tang và lặn vào cây Nhược Mộc. Truyền thuyết Trung Quốc có câu chuyện mười con chim (thường là con quạ) sống trong cây Phù Tang, và khi chín con nghỉ ngơi, con thứ mười sẽ mang theo mặt trời trên hành trình của mình. Huyền thoại này có nét tương đồng với câu chuyện Trung Quốc của người anh hùng hư cấu Hậu Nghệ, người đã cứu thế giới bằng cách bắn hạ chín mặt trời khi tất cả mười mặt trời xuất hiện cùng một lúc. Một số học giả đã xác định được các cây bằng đồng được tìm thấy tại địa điểm khảo cổ Di chỉ Tam Tinh Đôi với những cây Phù Tang. Thuật ngữ Phù Tang về sau được chỉ định là 'Nhật Bản' trong thơ ca Trung Quốc. Kể từ khi từ tiếng Nhật Nihon hay từ tiếng Trung Riben (日本, nghĩa đen là Gốc [ví dụ nguồn, nơi sinh, gốc gác] của Mặt Trời') là một tên gọi của Nhật Bản, một số nhà thơ đời Đường tin rằng Phù Tang "nằm giữa đại lục và Nhật Bản." Thí dụ như, Vương Duy viết một bài thơ tống biệt năm 753 khi Abe no Nakamaro (tên Trung Quốc là Triều Hành 晁衡) quay về Nhật Bản, "Hương thụ Phù Tang ngoại, Chủ nhân cô đảo trung." (Được biết ông sống ngoài cây phù tang tượng trưng xứ sở, Trong một hòn đảo lẻ loi.) Phù Tang được phát âm là Fusō (ふそう 扶桑, bắt nguồn từ từ cổ Fusau ふさう) trong tiếng Nhật, và là một trong những cái tên để chỉ Nhật Bản cổ đại. Một vài chiến hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được đặt tên là Fusō (tàu bọc thép Fusō, hay chiến hạm Thế Chiến II Fusō). Có vài công ty, như Mitsubishi Fuso Truck and Bus Corporation, cũng mang tên này. Gustaaf Schlegel có suy nghĩ rằng Phù Tang có nhiều khả năng nhất là "hòn đảo dài Karafuto hay Sakhalin". Joseph Needham thêm vào "nếu Kamchatka và (quần đảo) Kuril cũng có thể được đề cập tới, không có định nghĩa nào tốt hơn trong việc xác định nó ở tận ngày nay." Lưu ý rằng có một tỉnh cổ của Nhật Bản gọi là Fusa-no kuni ('Xứ Fusa') ở đông Honshū, bao gồm tất cả tỉnh Chiba cũng như phần phía tây nam của tỉnh Ibaraki ngày nay. === Châu Mỹ === Theo một số sử gia như Charles Godfrey Lelenad và Joseph de Guignes (Le Fou-Sang des Chinois est-il l'Amérique? Mémoires de l'Académie des Inscriptions et Belles Lettres, tome 28, Paris, 1761), khoảng cách được Tuệ Thâm kể lại (20.000 lý) sẽ xác định vị trí Phù Tang trên bờ biển phía tây của lục địa châu Mỹ, khi sử dụng đơn vị đo lường cổ thời Hán lý. Một số bản đồ châu Âu thế kỷ 18 xác định Phù Tang năm ở phía bắc California, trong khu vực của British Columbia. Một vị trí của châu Mỹ không phù hợp với các yêu cầu về ngựa (loài vật không tồn tại ở Bắc hay Nam Mỹ vào thời điểm đó) hoặc việc thuần hoá và vắt sữa của nai. == Các mô tả về Phù Tang == Dựa theo những lời kể của Tuệ Thâm cho người Trung Quốc trong chuyến viếng thăm Trung Quốc, đã mô tả trong Lương thư: "Phù Tang cách 20.000 lý về phía Đông của nước Dàhàn (nghĩa đen 'Đại Hán'), và nằm về phía đông của Trung Quốc (nghĩa đen 'Trung Nguyên')." "Trên vùng đất đó, có rất nhiều cây Phù Tang (có lẽ là dâu đỏ) có lá hình bầu dục (oval) tương tự cây phao đồng (paulownia) và trái cây màu tía đỏ ăn được như quả lê. Nơi ấy giàu đồng và dấu vết của vàng và bạc nhưng không có sắt. Các bộ lạc thổ dân ở Phù Tang khá văn minh, sống trong các cộng đồng được tổ chức tốt. Họ sản xuất giấy từ vỏ của cây Phù Tang để viết và sản xuất vải từ sợi của vỏ cây, thứ mà họ dùng để làm áo choàng hay gối nằm. Nhà hoặc lều của họ được xây dựng với gỗ dâu đỏ. Các loại trái cây và chồi non của cây là một trong những nguồn thực phẩm của họ. Họ nuôi con nai cho thịt và sữa, giống như những người Trung Quốc nuôi bò ở nhà, và sản xuất pho mát cùng sữa nai. họ đi trên lưng ngựa và vận chuyển hàng hoá của mình với xe hoặc xe trượt tuyết kéo bởi những con ngựa, trâu hoặc nai." Về tổ chức của đất nước: "Một hoàng đế, hay một người chỉ huy chính, với sự giúp đỡ của một số quan chức, quản lý đất nước. Đa số mọi người tôn trọng pháp luật. Vương quốc này không có quân đội hay quân đội phòng ngự, nhưng có hai nhà tù, một cái ở phía bắc và cái còn lại ở miền nam. Những người đã phạm trọng tội được gửi tới phía bắc và họ ở đây cả đời. Những tù nhân, tuy nhiên, có thể lấy vợ. Nếu họ đã kết hôn và có con, con trai của họ sẽ trở thành nô lệ và con gái của họ vẫn là người hầu" Trên thực tiễn xã hội: "Sự sắp xếp hôn nhân tương đối đơn giản. Nếu một người con trai muốn kết hôn với một cô gái, anh ta phải xây một căn nhà nhỏ bên cạnh nhà của cô gái và ở đó trong một năm. Nếu cô ấy thích anh ta, họ sẽ kết hôn; nếu không anh ta sẽ bị đuổi đi. Khi một người qua đời trong cộng đồng, thi hài của ông sẽ được hỏa táng. Thời gian để tang thay đổi từ bảy ngày đối với cái chết của cha mẹ cho đến năm ngày đối với ông bà, và ba ngày cho một người anh chị em. Trong thời gian để tang của họ, họ không nên ăn, chỉ có nước. Họ không có đức tin tôn giáo." Lương thư cũng mô tả việc chuyển đổi Phù Tang sang đức tin Phật giáo bởi năm nhà sư Phật giáo từ Gandhara: "Trong thời gian trước đây, người dân Phù Tang không biết gì về Phật giáo, nhưng trong năm thứ hai Minh đế của triều Lưu Tống (485 sau công nguyên), năm nhà sư từ Kipin (vùng Gandhara của Kabul) đã đi thuyền tới đất nước đó. Họ truyền đạo học thuyết Phật giáo, lưu hành các bản kinh và các bản vẽ, và khuyên bảo mọi người thoát tục. Như là một kết quả, các phong tục của Phù Tang đã thay đổi". == Xem thêm == Từ Phúc Thần thoại Trung Quốc Tiếp cận xuyên đại dương trước thời Columbus == Chú thích == === Ghi chú === Leylamd, Charles Godfrey (1875) Fusang; Or, The Discovery of America by Chinese Buddhist Priests in the Fifth Century, New York: Barnes & Noble, 1973. Reprint: Forgotten Books (2010), ISBN 978-1-4400-7044-0. Vining, Edward P. (1885) Inglorious Columbus; or, Evidence that Hwui Shan and a Party of Buddhist Monks from Afghanistan Discovered America in the Fifth Century, A.D.. New York: D. Appleton and Company, ISBN 978-0-217-68056-1 Williams, S. Wells (1881): Notices of Fu-sang, and Other Countries Lying East of China, in the Pacific Ocean. Translated from the Antiquarian Researches of Ma Twan-Lin, with Notes. Tuttle, Morehouse & Taylor, New Haven. Tải về từ https://archive.org/details/noticesoffusanga00willrich ngày 5 tháng 6 năm 2011. == Liên kết ngoài == www.uh.edu/ Mô tả về Phù Tang trong văn học Trung Quốc cổ đại 《梁書•五十四•列傳四十八》 (tiếng Trung) Article at CRIENGLISH.com on Xu Fu's expedition to Japan Charles Godfrey Leland (1875). Fusang: The Discovery of America by Chinese Buddhist Monks in the Fifth Century. Cũng có bản đầy đủ tại Google Books. Bản dịch tiếng Pháp đầy đủ của câu truyện trong Lương thư đã được đưa ra bởi Schlegel (1892)
đất nông nghiệp.txt
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp. == Phân loại == Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây: Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa). Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở châu Âu) Đất trồng cây lâu năm ví dụ như trồng cây ăn quả). Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc. Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu. Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới). == Tại Việt Nam == Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Đất nông nghiệp gồm: Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt. Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp. == Tham khảo == Definition of agricultural land in FAOSTAT Glossary (click on the letter "A" to get to the definition of "Agricultural area"). Definition of agricultural land in OECD Glossary of Statistical Terms. WDI –World Development Indicators online database, retrieved on ngày 18 tháng 7 năm 2008 (may require subscription for access; print edition from the World Bank).
marckolsheim.txt
Marckolsheim là một xã thuộc tỉnh Bas-Rhin trong vùng Alsace đông bắc Pháp. On the eastern edge of the town a Maginot Line fortification left over from the Chiến tranh thế giới thứ hai has been converted into a small museum. Approximately 3 kilometres to the east the Rhine has been dammed and a hydro-electric power station installed. == Xem thêm == Xã của tỉnh Bas-Rhin == Tham khảo == INSEE commune file
fugu.txt
Fugu (chữ Nhật: 河豚 hoặc 鰒; フグ?) là từ tiếng Nhật dùng để chỉ về cá nóc và các sản phẩm làm từ cá nóc, chúng được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng nhưng đây là món ăn chứa đầy độc tố và nguy hiểm cao. == Tổng quan == Có khoảng gần 40 loài cá nóc được sử dụng để chế biến món ăn ở Nhật Bản, thông thường là các loài cá nóc trong các chi Takifugu, Lagocephalus, Sphoeroides và Diodon và lượng cá tiêu thụ đến 10.000 tấn mỗi năm. Một số nơi của Nhật Bản, người ta nghiên cứu cách nuôi dưỡng và đã cho ra thị trường những con cá nóc an toàn, không hề chứa chất độc gây chết người và những bộ phận từng được cho là cực độc của cá nóc đã trở thành món ăn cao cấp. == Các món == Có nhiều loại sashimi cá nóc sống nhưng nổi tiếng nhất là fugu-sashi, đầu bếp dùng dao chuyên dụng thái thịt cá thành những lát thật mỏng và bày trí chúng theo những đường tròn bên trong chiếc đĩa to có hoa văn đẹp mắt. Người Nhật thường thái cá thành những lát mỏng, xếp lên đĩa như cái hoa cúc, hoa biểu trưng cho sự trường thọ và cao quý. Gia vị không thể thiếu trong món fugu-sashi là chén nước tương và súp dashi làm từ cá ngừ khô và rong biển, đôi khi có thêm một ít hành lá cọng nhỏ đặc trưng. Ngoài sashimi, nhiều món ăn cá nóc khác cũng được chế biến, nổi tiếng không kém fugu shasi là món lẩu và cháo được nấu từ thịt và xương cá nóc. == Chế biến == Vì cá nóc có độc tố nguy hiểm, nên kỹ thuật chế biến cá rất quan trọng, nó quyết định tính an toàn của món ăn. Ở Nhật Bản, có những luật lệ khắt khe dành cho những người phụ trách chế biến cá nóc, những đầu bếp ở Nhật phải trải qua 2-3 năm đào tạo bài bản và phải có giấy phép mới được chế biến cá nóc cho thực khách. Quy trình chế biến cá nóc chuẩn gồm 6 bước: Loại bỏ da. Cắt xung quanh miệng và từ đó kéo da ra Rửa sạch chất nhớt bằng nước muối Loại bỏ mắt cá Dùng dao bén để cắt bỏ, không để ruột, buồng trứng, gan cá bị vỡ Cắt thịt sát xương (phi lê) Chẻ đầu thành hai hoặc ba miếng và đun sôi lấy nước cho một món hầm. == Tham khảo == Cá nóc: Vì sao có độc nhưng vẫn được ưa chuộng?
hamburger.txt
Bánh hamburger (đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ, phát âm tiếng Anh là /ˈhæmbɜrɡər/) là một thức ăn bánh mì kẹp có miếng thịt xay (thường là thịt bò) ở giữa. Miếng thịt có thể đã được nướng, chiên, hay xông khói và thường được ăn với một số gia vị ở giữa hay miếng bánh mì hình tròn. Chúng thường được thưởng thức với khoai tây chiên. Hamburger được coi là món ăn tiêu biểu của người Hoa Kỳ. Họ thường nướng bánh hamburger trong các cuộc liên hoan ngoài trời trên vỉ barbecue. Hamburger thường được nướng ở sau vườn để cả gia đình cùng ăn. Thịt hamburger thường được mua sống và có thể có vi khuẩn gây hại, cho nên cần phải được nấu chín kỹ lưỡng. Nhiều nhà hàng fast food dựa vào hamburger để bán. Dãy nhà hàng McDonald's bán một loại hamburger có tên là Big Mac, được bán chạy nhất thế giới, đồng thời được khách hàng ưa thích nhất. Các dãy nhà hàng khác như Burger King, Whataburger, Carl's Jr., Wendy's, Jack-in-the-Box, và Sony cũng dựa vào món hamburger. Fuddruckers là một dãy nhà hàng chuyên bán hamburger "thượng hạng". == Nguồn gốc tên == Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là "Hamburger"; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là "bánh kẹp Hamburg" (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành "hamburger" hay "burger". Tên gọi "burger" nay có nghĩa rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn. == Lịch sử == Nguồn gốc chính xác của hamburger không được biết rõ. Tại Hamburg mọi người thường bỏ 1 miếng thịt heo nướng vào giữa 1 cái bánh cuộn gọi là bánh nóng Rundstück, nhưng khi đó nó vẫn thiếu 1 điều cơ bản mà tất cả các hamburger hiện nay đều làm đó là miếng thịt kẹp phải được nấu chính trước khi cho vào miếng bánh. Thời Trung Cổ, thành phổ cảng Hamburg là nơi giao thương quan trọng giữa các lái buôn người Ả Rập và châu Âu. Một lý thuyết được nhiều người thừa nhận là chính các lái buôn Ả Rập đã du nhập món Kibbehđược kẹp với miếng thịt cừu tẩm nhiều loại gia vị và thường được ăn sống, nhưng người dân bản xứ đã có công chế biến lại món ăn đó bằng cách thay thế thịt cừu bằng thịt heo hay thịt bò, và một điều thay đổi quan trọng nữa là miếng thịt kẹp được nấu hoặc nướng chính, khi đó bánh "Hamburg Steak" hay "Hamburger" đã trở thành một loại bánh nóng Rundstück độc nhất vô nhị và được mọi người ủng hộ. == Úc và New Zealand == Hamburgers ở Úc và New Zealand thường có cà chua, rau diếp, pho mát và một ít thịt (có tẩm nước sốt BBQ hoặc nước sốt cà chua), và thường có củ cải đường, hành tây, trứng, thịt hun khói và dứa (còn gọi là "burger with the lot). "BLT" có nghĩa là hamburger dùng kèm với thịt hun khói, rau diếp, và cà chua. == Đông Á == Trong một số nước Đông Á như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc, một số quán ăn nhanh bán một loại "biến thể" của hamburger với miếng bánh kẹp (bun) là cơm thay vì bánh mì. "Bánh kẹp" (The "bun") được làm từ loại một loại gạo nếp có độ kết dính đủ để cho phép tạo ra hình dáng miếng bánh mà không làm nó bị rã ra. Lotteria là một công ty nhượng quyền kinh doanh lớn của Nhật Bản có nhiều nhà hàng tại các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Bên cạnh các loại bánh hamburger nhân thịt bò, họ còn bán các loại hamburger khác có nhân làm từ mực, thịt heo, gạo, đậu hũ và tôm. == Chú thích == == Xem thêm == Danh sách các loại bánh mì
vườn quốc gia south downs.txt
Vườn quốc gia South Downs vườn quốc gia tại miền nam nước Anh. Đây là vườn quốc gia mới được thành lập và hoạt động đầy đủ từ ngày 1 tháng 4 năm 2011.Nó có diện tích 1.627 km vuông (628 sq mi), trải dài 140 km (87 dặm) từ Winchester ở phía tây đến Eastbourne ở phía đông, thông qua các hạt Hampshire, Tây và Đông Sussex. Ngoài các sườn núi đá phấn của South Downs, nơi đây còn nổi tiếng với cảnh quan vách đá trắng phấn mang tính biểu tượng của Beachy Head, cùng rất nhiều sa thạch, rừng cây cối rậm rạp và đồi đất sét. == Lịch sử == Ý tưởng về việc thành lập vườn quốc gia South Downs có từ những năm 1920, Khi công chúng quan tâm ngày càng nhiều về các mối đe dọa đối với môi trường tuyệt đẹp ở Downland, đặc biệt là tác động của phát triển nhà ở, đầu cơ bừa bãi tại phía đông Sussex Downs (Peacehaven là một ví dụ nổi tiếng cho điều này). Vào năm 1929, Hội đồng Bảo tồn Nông thôn Anh gửi một yêu cầu tới Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc trường hợp thành lập các vườn quốc gia, để hình thành một phần của South Downs như là vườn quốc gia cần được bảo vệ. == Tham khảo ==
niger.txt
Niger (phiên âm tiếng Việt: Ni-giê; phát âm tiếng Anh /niːˈʒɛər/; phát âm tiếng Pháp: [niʒɛʁ]), có tên chính thức Cộng hoà Niger (République du Niger) là một quốc gia ở Tây Phi. Tên quốc gia đặt theo tên sông Niger. Niger có chung đường biên giới với Nigeria và Bénin về phía nam, Burkina Faso và Mali về phía tây, Algérie và Libya về phía bắc, và Tchad về phía đông. Quốc gia này bai phủ một diện tích trên đất liền là 1.270.000 km², trong đó hơn 80% trong sa mạc Sahara. Dân số cả nước là 15.000.000 người, hầu hết theo đạo Hồi. Dân cư sinh sống tập trung ở miền nam và miền tây đất nước. Thủ đô của Niger là Niamey. Niger là một quốc gia đang phát triển. Nhiều khu vực không thuộc khu vực sa mạc của nước này vẫn đang bị đe dọa bởi hạn hán kéo dài và nạn sa mạc hóa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp; chỉ ở miền nam màu mỡ mới sản xuất được một ít nông sản xuất khẩu. Mặt hàng xuất đặc biệt khác là quặng thô uranium. Niger vẫn còn là một quốc gia kém phát triển bởi vị trí sâu trong lục địa, địa hình sa mạc, giáo dục chưa hoàn chỉnh và tài nguyên của đất nước, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa hoàn chỉnh, và sự xuống cấp của môi trường. Xã hội Niger phản ảnh sự đa dạng rất lớn bắt nguồn từ lịch sử độc lập lâu dài của các nhóm chủng tộc và tôn giáo đặt trong một lịch sử chung sống tương đối ngắn dưới cùng một nhà nước duy nhất. Theo dòng lịch sử, phần lãnh thổ mà giờ đây có tên là Niger vốn là một phần của nhiều quốc gia cổ đại. Kể từ khi độc lập, Niger đã trải qua năm lần sửa đổi hiến pháp và ba lần được điều hành bởi luật quân sự. Phần lớn dân số sống ở các vùng nông thôn, và ít có cơ hội được tiếp cận với nền giáo dục cấp cao. == Địa lý == Niger là một quốc gia nằm trong lục địa ở tây Phi trong vùng tiếp giáp giữa sa mạc Sahara và khu vực cận Sahara. Tọa độ địa lý của Niger nằm giữa 16° vĩ độ bắc và 8° kinh độ đông. Diện tích của nước này vào khoảng 1267000 kilomet vuông (489.191 dặm vuông) và khoảng 300 kilomet vuông (116 dặm vuông) trong số đó là diện tích mặt nước. Diện tích của Niger thấp hơn một ít so với hai lần diện tích bang Texas của Hoa Kỳ, và đứng hàng thức hai mươi hai về diện tích trên thế giới (sau Tchad). Diện tích nước này tương đương với Angola. Niger có chung đường biên giới với tất cả bảy quốc gia trên cả bốn mặt và có đường biên giới dài tổng cộng khoảng 5.697 kilomet(3.540 dặm). Đường biên giới của Niger giáp với Nigeria về phía nam có chiều dài lớn nhất vào khoảng (1.497 km/930 dặm). Chiều dài của đường biên giới nước này giáp với Tchad về phía đông khoảng 1.175 km (730 dặm), Algeria ở hướng tây tây-bắc là (956 km/594 dặm), và Mali là 821 km (510n dặm). Niger cũng có chung một đường biên giới ngắn với Burkina Faso về phía tây nam với khoảng 628 km (390 dặm) chiều dài và Bénin là 266 km (165 dặm) chiều dài và về phía bắc đông-bắc (Libya là 354 km (220 dặm). Niger có khí hậu cận nhiệt đới với đặc điểm rất nóng và khô, điều này khiến cho phần lớn diện tích nước này được bao phủ chủ yếu bởi sa mạc. Tại phần cực nam của đất nước có khí hậu nhiệt đới ở rìa lưu vực sông Niger. Địa hình nước này chủ yếu là các đồng bằng sa mạc rộng lớn và đụn cát, khi xuống phương nam sa mạc chuyển dần sang savanna và đồi núi khi đi về phía bắc. Điểm thấp nhất của nước này là tại sông Niger với độ cao là 200 met (656 feet) trên mặt nước biển. Điểm cao nhất là Mont Idoukal-n-Taghès thuộc Aïr Massif với độ cao là 2.022 m (6.634 feet). == Lịch sử == Trong khi phần lớn lãnh thổ mà ngày nay thuộc Niger đã bị biến thành một phần của sa mạc Sahara trong suốt hai ngàn năm qua, thì quay ngược thời gian vào năm ngàn năm trước phía bắc của đất nước này là một miền đồng cỏ màu mỡ. Những hình vẽ có niên đại 10.000 năm TCN mà quần thể người sống bằng nghề chăn nuôi để lại cho thấy từng có vô số động vật hoang dã lẫn thuần hóa, xe ngựa, và một nền văn hóa đa dạng. === Buổi đầu lịch sử === Trong thập niên 1400, Đế quốc Songhai từng bành trướng tới tận nơi mà ngày nay là Niger, vươn tới tận Agadez trước khi đế quốc này sụp đổ vào năm 1591, sau đó người Zarma và Songhai tiếp tục hiện diện tại nơi này. Khi đế quốc sụp đổ, các phần khác nhau của đế quốc và người tị nạn đến từ đất nước Mali hiện đại đã thiết lập một loạt các quốc gia của người Songhai, trong đó vương quốc Dendi hùng mạnh hơn cả. Từ thập kỷ 1200 trở đi, tộc người du cư Tuareg thiết lập một liên minh, rồi tiến về phía nam về phía dãy núi Aïr, thay thế một số cư dân vốn định cư trước đó ở phía nam. Vào thời kỳ cực thịnh, liên minh của người Tuareg làm chủ hầu hết miền bắc Niger, và mở rộng tới những vùng thuộc Nigeria hiện nay. Vào thập niên 1700, những cư dân chăn gia súc người Fula chuyển tới khu vực Liptako ở miền tây, trong khi vương quốc Zarma nhỏ hơn, nằm cạnh các nhà nước của người Hausa, có các cuộc xung đột với đế quốc Fulani thuộc Sokoto đến từ phương nam. Đường biên giới của Niger với Nigeria thuộc Anh được hình thành do xung đột giữa cộng đồng Sokoto ở phương nam, và các triều đại Hausa đang mở rộng về phương bắc. Xa hơn về phía đông trong khu vực lòng chảo Hồ Tchad, đế quốc Kanem và đế quốc Bornu đã mở rộng ảnh hưởng đến các nhóm sắc tộc Kanuri và Toubou và các nước chư hầu ở phía tây như Zinder và ốc đảo Kaouar từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 17. Vào thế kỷ 19, sự tiếp xúc với thế giới phương Tây được bắt đầu khi những nhà thám hiểm đầu tiên—Mungo Park (người Anh) và Heinrich Barth (người Đức)— thực hiện cuộc hành trình đến khu vực, nhằm mục đích tìm kiếm tài nguyên của sông Niger. Mặc dù các nỗ lực của người Pháp nhằm "bình định" khu vực bắt đầu trước năm 1900, các nhóm sắc tộc chống đối, đặc biệt là tộc người Tuareg vẫn không chịu khuất phục hoàn toàn cho đến năm 1922, khi Niger trở thành một thuộc địa của Pháp. Lịch sử thuộc địa và sự phát triển của Niger có liên hệ với các lãnh thổ Tây Phi thuộc Pháp trong quá khứ. Nước Pháp điều hành các lãnh thổ thuộc địa ở Tây Phi thông qua một toàn quyền ở Dakar, Senegal, và các thống đốc trong từng lãnh thổ riêng biệt, trong đó bao gồm cả Niger. Ngoài việc cấp quyền công dân Pháp cho những cư dân của các lãnh thổ trong các xứ thuộc địa, Hiến pháp năm 1946 của Pháp còn yêu cầu sự phân cấp quyền lực và giới hạn sự tham gia của hội đồng cố vấn địa phương trong đời sống chính trị ở thuộc địa. === Nền độc lập ban đầu === Một đợt cải cách cơ cấu tổ chức sâu rộng các lãnh thổ hải ngoại xảy ra khi Đạo luật cải cách Hải ngoại (Loi Cadre) được thực thi vào ngày 23, tháng 7-1956, theo sau đó là các biện pháp tái tổ chức được ban hành bởi Quốc hội Pháp vào đầu năm 1957. Ngoài việc loại trừ các điều bất bình đẳng trong bầu cử, các điều luật còn tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ quan chính phủ, đảm bảo cho các lãnh thổ thuộc địa quyền tự quản lý rộng rãi hơn. Sau khi Đệ ngũ Cộng hòa Pháp được thiết lập vào ngày 4 tháng 12 năm 1958, Niger trở thành một chính phủ tự trị nằm trong Cộng đồng Pháp. Sau đó Niger đạt được nền độc lập hoàn toàn vào ngày 3 tháng 8 năm 1960, tuy nhiên họ rời bỏ tư cách thành viên của tổ chức trên. === Thời kỳ đơn đảng và quân luật (1961-1991) === Trong mười bốn năm đầu tiên hiện hữu như một nhà nước độc lập, Niger được điều hành bởi bộ máy nhà nước dân sự do một đảng duy nhất của Tổng thống Hamani Diori cầm quyền. Năm 1974, các đợt hạn hán nghiêm trọng và các cáo buộc tham nhũng lan tràn dẫn đến một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Diori. Sau đó, Đại tá Seyni Kountché và một nhóm nhỏ các sĩ quan điều hành quốc gia cho đến khi Kountché mất vào năm 1987. Ông được kế nhiệm bởi người Tham mưu trưởng của ông, Đại tá Ali Saibou, ông này sau đó đã thực hiện các biện pháp cải cách như phóng thích các tù nhân chính trị, tự do hóa một số đạo luật và chính sách của chính phủ Niger, và công bố bản hiến pháp mới, theo sau đó là sự thành lập Nền Cộng hòa đơn đảng thứ hai. Tuy nhiên, các nỗ lực của Tổng thống Saibou nhằm kiểm soát các cải cách chính trị thất bại trong việc đáp ứng yêu cầu của các liên đoàn lao động và sinh viên về một hệ thống dân chủ đa đảng. Sau cùng chính phủ Saibou chấp thuận các yêu cầu này vào cuối năm 1990. Các đảng phái chính trị và hiệp hội dân sự phát triển nhanh chóng, và một hội nghị hòa bình được tổ chức vào tháng 7 năm 1991 để mở đường cho việc thực thi hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các cuộc tranh luận thường xuyên tiếp diễn với các lời buộc tội lẫn nhau, nhưng với sự dẫn dắt của Giáo sư André Salifou, hội nghị cuối cùng đã phác thảo được một kế hoạch cho một chính phủ chuyển tiếp. === Nền cộng hòa thứ ba === Một chính phủ lâm thời được thành lập vào tháng 11 năm 1991 để điều hành các công việc quốc gia cho đến khi các thể chế hoàn chỉnh của nền Cộng hòa thứ ba được thiết lập vào tháng 4 năm 1993. Trong khi các hoạt động kinh tế của đất nước bị đình trệ trong quá trình chuyển tiếp, các thành tựu đạt được trong cuộc cải cách là đáng chú ý, bao gồm cả cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp; việc thông qua chìa khóa lập pháp như luật bầu cử và nông thôn; và việc tổ chức bầu cử tự do, bình đẳng, không bạo lực và trên toàn quốc. Tự do báo chí cũng được cổ xúy với sự ra đời vài tờ báo độc lập. Kết quả của cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1 năm 1995 dẫn đến sự luân phiên điều hành đất nước giữa hai phe đối địch giữa tổng thống và thủ tướng; điều này khiến như chính phủ gần như bị tê liệt, tạo điều kiện cho Đại tá Ibrahim Baré Maïnassara lật đổ nền cộng hòa thứ ba vào tháng 1 năm 1996. === Chính phủ quân sự và Nền Cộng hòa thứ tư === Khi nhà cầm quyền quân sự đang điều hành chính phủ (Conseil de Salut National) trong thời gian chuyển tiếp 6 tháng, Baré lập danh sách các chuyên gia để phác thảo một bản hiến pháp mới cho Nền Cộng hòa thứ tư được chính thức thiết lập vào tháng 5 năm 1996. Baré tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7 năm 1996. Trong lúc bầu cử diễn ra, ông đã thay thế ủy ban bầu cử. Đến lượt Ủy ban này công bố ông là người chiến thắng sau khi cuộc kiểm phiếu đã kết thúc. Đảng của ông giành được 57% trong tổng số ghế của Quốc hội trong một cuộc bầu cử rạn nứt vào tháng 11 năm 1996. Trong lúc các nỗ lực của ông nhằm biện minh cho cuộc đảo chính và những cuộc bầu cử đầy nghi vấn sau đó, bị thất bại trong việc gây dựng lòng tin của các nhà tài trợ để khôi phục sự hỗ trợ kinh tế đa phương và song phương. Không còn cách nào khác Baré đã liều lĩnh bỏ qua lệnh cấm vận quốc tế chống lại Libya và tìm nguồn quỹ tín dụng từ nước này để hỗ trợ nền kinh tế Niger. Các hành động bạo lực chống lại quyền tự do dân sự cơ bản bị chính quyền vi phạm liên tục, các nhà lãnh đạo phe đối lập bị cầm tù; nhà báo bị bắt giữ, và bị trục xuất bởi lực lượng quân dân không chính thức bao gồm cảnh sát và nhân viên quân sự; các cơ quan truyền thông độc lập bị cướp phá và thiêu hủy. Như là một phần của kế hoạch bắt đầu từ năm 1991 trong hội nghị quốc gia, chính phủ đã ký các hiệp định hòa bình với tất cả các nhóm sắc tộc vào tháng 4 năm 1995 bao gồm các nhóm nổi loạn của người Tuareg và Toubou từ năm 1990. Những người Tuareg khẳng định họ không không được dự hội nghị và ít được cung cấp thông tin từ chính quyền trung ương. Chính phủ đồng ý thu nạp một số kẻ nổi loạn trước đây vào trong thành phần quân đội và cùng với sự hỗ trợ của người Pháp giúp đưa những người còn lại trở về cuộc sống bình thường. === Nền Cộng hòa thứ năm từ năm 1999 === Vào ngày 9 tháng 4 năm 1999, Baré bị giết chết trong một cuộc đảo chính thực hiện bởi Thiếu tướng Daouda Malam Wanké, người này sau đó đã thiết lập Hội đồng Hòa giải Quốc gia để thực thi việc phác thảo hiến pháp cho Nền Cộng hòa thứ năm với một chính phủ theo hệ thống bán tổng thống kiểu Pháp. Trong cuộc bầu cử mà được các nhà quan sát quốc tế đánh giá tương đối tự do và công bằng, cử tri Niger đã chấp nhận bản hiến pháp mới vào tháng 7 năm 1999 và các cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống được tổ chức sau đó vào tháng 10 và 11, 1999. Dẫn đầu liên minh giữa Phong trào Quốc gia vì sự phát triển Xã hội (MNSD) và Hội nghị Cộng hòa và xã hội (CDS), Mamadou Tandja đắc cử. Trong cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2010 một chính quyền quân sự được thiết lập để ngăn chặn các nỗ lực kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của Tandja thông qua vận động sửa đổi hiến pháp. Chính quyền quân sự được chỉ huy bởi Hội đồng Tối cao Lập lại Dân chủ. == Chính trị == Hiến pháp mới của Niger được chấp thuận vào tháng 7 năm 1999. Nó đã phục hồi hệ thống bán tổng thống của bản hiến pháp tháng 12 năm 1992 thuộc nền Cộng hòa thứ ba. Trong đó Tổng thống của nền Cộng hòa được bầu bởi chế độ phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ bốn năm, và Thủ tướng được chỉ định bởi Tổng thống để chia sẻ quyền hành pháp. Do dân số ngày càng tăng của Niger, Hội đồng Lập pháp Quốc gia theo cơ chế đơn viện được mở rộng vào năm 2004 lên con số 113 nghị sĩ được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm theo hệ thống đại diện cho đa số. Các đảng phái chính trị phải đạt được ít nhất là 5% số phiếu bầu để có ghế trong cơ quan lập pháp. Bản Hiến pháp mới cũng tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử chính quyền các đô thị và địa phương, và kết quả là cuộc bầu cử thành công diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2004. Trước đó, Hội đồng Quốc gia đã thông qua một loạt các dự luật nhằm phân tán quyền lực xuống các cấp thấp hơn vào tháng 6 năm 2002. Trong bước đầu tiên, quyền hạn quản lý được phân cho 265 huyện (hội đồng địa phương), trong giai đoạn sau, các vùng và tỉnh được thiết lập như là các thực thể tự quản. Kèm theo đó là luật bầu cử mới được thông qua để phù hợp với bối cảnh phân cấp quyền lực. Niger hiện đang được chia thành 8 vùng, gồm tổng cộng 36 tỉnh. Đứng đầu mỗi tỉnh là tỉnh trưởng được bổ nhiệm bởi chính phủ và có chức năng như là người đại diện cho chính quyền trung ương tại địa phương. Cơ quan lập pháp hiện tại được bầu vào tháng 12 năm 2004 bao gồm thành phần bảy đảng chính trị. Tổng thống Mamadou Tandja tái đắc cử vào tháng 12 năm 2004 và tái chỉ định Hama Amadou làm Thủ tướng. Mahamane Ousmane, người đứng đầu Hội nghị Cộng hòa và xã hội, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia (Nghị viện) thêm một nhiệm kỳ nữa bởi những nghị sĩ. Nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ Nền Cộng hòa thứ năm bắt đầu vào ngày 30 tháng 12 năm 2002. Vào tháng 8 năm 2002 một cuộc bạo động nghiêm trọng bên trong quân đội nổ ra ở Niamey, Diffa, và Nguigmi, nhưng ngay sau đó chính phủ đã khôi phục lại được trật tự chỉ trong vài ngày. Tháng 6, 2007, Seyni Oumarou được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới sau khi Hama Amadou bị buộc phải rời khỏi chức vụ bở Hội đồng Quốc gia một cách dân chủ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Từ năm 2007 đến 2008, Cuộc nổi dậy lần hai của người Tuareg nổ ra ở miền bắc Niger, đã làm xấu đi triển vọng phát triển kinh tế và xóa bỏ mọi tiến trình chính trị đạt được. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2009, Tổng thống Tandja giải tán Quốc hội sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết chống lại một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định khả năng cho ông có được nhiệm kỳ tổng thống thứ ba. Theo Hiến pháp, một quốc hội mới phải được bầu lại trong vòng ba tháng sau đó. Điều này gây ra một cuộc tranh chấp chính trị giữa Tandja, đang cố gắng kéo dài số nhiệm kỳ mà ông có quyền tranh cử sau năm 2009 bằng việc lập Nền Cộng hòa thứ sáu, và các đối thủ đang yêu cầu ông bỏ chính trường từ sau khi nhiệm kỳ thứ hai kết thúc vào tháng 12 năm 2009. === Hành chính === Niger được chia làm 7 vùng và một khu thủ đô. Các vùng này đến lượt nó lại được chia thành tổng cộng 36 huyện. Hiện tại 36 huyện được chia thành các xã dưới các hình thức khác nhau. Vào năm 2006 toàn Niger có tổng cộng 265 xã, bao gồm xã ở đô thị (xã đô thị: phân cấp hành chính dưới thành phố), xã nông thôn, vốn là các khu vực thưa thới dân cư và các trạm hành chính đặt ở các vùng sa mạc rộng lớn không có cư dân hay khu vực quân sự. Các xã nông thôn bao gồm các ngôi làng và khu vực có người sinh sống, trong khi các xã ở đô thị được chia thành các phường. Phân cấp hành chính của Niger được đổi tên vào năm 2002, như là một phần của kế hoạch phi tập trung hóa bắt đầu vào năm 1998. Trước đó, Niger được chia thành 7 vùng, 36 Huyện, và xã. Các phân cấp hành chính được điều hành bởi các nhân viên bổ nhiệm bởi chính phủ quốc gia. Những cơ cấu này trong tương lai sẽ được thay thế bằng bầu cử ở cấp độ địa phương. Các tỉnh và khu vực thủ đô là: === Ngoại giao === Niger theo đuổi một chính sách ngoại giao trung lập và duy trì các mối quan hệ thân thiện với thế giới Phương Tây lẫn Hồi giáo cũng như các quốc gia không liên kết. Niger gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc và đặc phái viên đặc biệt của nước này đảm nhận trách nhiệm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong thời gian 1980-81. Niger duy trì các mối quan hệ đặc biệt với các cựu thuộc địa của Pháp và có mối quan hệ mật thiết với các láng giềng ở Tây Phi. Niger là thành viên đồng sáng lập của các tổ chức Liên Minh châu Phi và Liên Minh Tiền tệ Tây Phi và đồng thời nước này cũng là thành viên của Ủy ban lưu vực sông Niger và Ủy ban khu vực hồ Tchad, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Phong trào Không Liên kết, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở châu Phi (OHADA). Những vùng được hiện đại hóa nhất Niger cùng với các vùng kề cận của Mali và Burkina Faso tạo thành Ủy ban Liptako-Gourma. Tranh chấp về vấn đề biên giới với Benin, vốn tồn tại từ quá khứ thuộc địa liên quan đến đảo Lete trên sông River cuối cùng đã được phân xử bởi Tòa án Quốc tế vì Công lý vào năm 2005 với phán quyết nghiêng về phía Niger. === Quân đội === Xem thêm thông tin: Quân đội Niger Lực lượng Vũ trang của Niger có tổng cộng 12.000 nhân sự với gần 3.700 hiến binh, 300 người trong không quân, và 6.000 nhân viên trong lục quân. Không lực nước này có bốn máy bay vận tải hoạt động. Các lực lượng vũ trang gồm có hội đồng tướng quân và các tổ chức ở cấp tiểu đoàn của các lực lượng tuần thám gồm hai đơn vị dù, bốn đơn vị thiết giáp hạng nhẹ, và chín đơn vị bộ binh cơ giới đóng ở Tahoua, Agadez, Dirkou, Zinder, Nguigmi, N'Gourti, và Madewela. Từ tháng 1 năm 2003, Niger đã triển khai một đại đội đến Côte d’Ivoire như là một phần của lực lượng bình ổn ECOWAS. Năm 1991, Niger đã gửi bốn trăm nhân viên quân sự tham gia lực lượng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chiến đấu chống lại Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Ngân sách quốc phòng Niger khá khiêm tốn, chiếm khoảng 1.6% chi tiêu của chính phủ. Pháp là nước hỗ trợ lớn nhất về mặt quân sự cho Niger. Ngoài ra Niger cũng nhận sự trợ giúp quân sự từ Maroc, Algérie, Trung Quốc, và Libya. Có khoảng 15 cố vấn quân sự Pháp đang làm việc tại Niger. Nhiều nhân viên quân sự Niger nhận được sự đào tạo ở Pháp, và phần lớn các thiết bị được mua sắm hay được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Niger cũng có xuất xứ từ Pháp. Trong quá khứ, sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ tập trung vào việc huấn luyện các phi công và nhân viên hỗ trợ hàng không, huấn luyện kỹ năng quân sự chuyên nghiệp cho các sĩ quan chỉ huy, và đào tạo kỹ năng cơ bản cho các nhân viên quân sự cấp thấp hơn. Một chương trình hỗ trợ quân sự nhỏ từ ngoại ngoại quốc bắt đầu vào năm 1983. Một văn phòng Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ được mở vào tháng 6 năm 1985 và đảm nhận trách nhiệm Văn phòng Hỗ trợ An ninh vào năm 1987. Sau đó văn phòng đóng cửa vào ngăm 1996 sau một cuộc đảo chính. Rồi lại được tái mở của vào tháng 7 năm 2000. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ vận chuyển và hận cần cho binh lính Niger được triển khai tới Bờ Biển Ngà vào năm 2003. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cung cấp các thiết bị huấn luyện về mặt vận chuyển và liên lạc cho một đơn vị được lựa chọn của Niger như là một phần của sáng kiến Pan Sahel xuất phát từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vào tháng 2 năm 2010, quân đội Niger đã thực hiện cuộc đảo chính nhằm truất quyền Tổng thống Tandja Mamadou, vốn đã điều hành đất nước ngày một chuyển sang khuynh hướng độc tài. Quân đội khẳng định họ làm điều này nhằm mục đích là phục hồi nền dân chủ. Tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ là nó xảy ra hay không. == Giao thông == Giao thông là vấn đề mang tính sống còn đối với nền kinh tế và văn hóa của một quốc gia rộng lớn nằm sâu trong lục địa, với các thành phố bị ngăn cách bởi các sa mạc bao la không có người ở, các dãy núi, và nhiều chướng ngại tự nhiên như Niger. Hệ thống giao thông của Niger ít được chú trọng phát triển trong suốt thời kỳ thuộc địa (1899-1960), phương cách đi lại chủ yếu vẫn dựa vào xe thồ động vật, đi bộ, và giao thông bằng đường thủy một cách hạn chế ở miền nằm ở cực đông nam và tây nam của đất nước. Không một đoạn đường sắt nào được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa, và phần lớn đường bộ bên ngoài thủ đô đều chưa được trải nhựa. Sông Niger lại không thích hợp cho các phương tiện vận chuyển lớn vì thiếu độ sâu cần thiết trong phần lớn thời gian trong năm, và tại nhiều nơi sông còn bị đứt quãng. Theo dòng lịch sử, các đoàn lữ hành bằng lạc đà đã trở thành phương tiện giao thông quan trọng trong sa mạc Sahara và những vùng Sahel ở miền bắc. === Đường bộ === Giao thông đường bộ đặc biệt là taxi, xe buýt, và xe tải, là các phương tiện vận chuyển đường dài chủ yếu đối với người Niger. Tính đến năm 1996 đã có tổng cộng 10.100 km đường bộ được xây dựng, nhưng chỉ có 798 km đường là được trải nhựa. Phần lớn các con đường được trải nhựa trong số này là ở các thành phố lớn và nằm trong hai đường cao tốc chính. Đường cao tốc có trải nhựa thứ nhất được xây dựng trong thập nhiên 1970 và 80 để chuyên chở uranium từ mỏ ở thị trấn Arlit ở miền bắc đến biên giới Bénin. (Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Niger đều dựa vào các hải cảng ở Cotonou, Lomé, và Port Harcourt.) Do đó, con đường này còn có cái tên Đường cao tốc Uranium chạy qua các thị trấn và thành phố Arlit, Agadez, Tahoua, Birnin-Konni, và Niamey, và là một phần của hệ thống đường cao tốc xuyên Sahara. Con đường cao tốc có trải nhựa thứ hai có tên RN1 ("Routes Nationale") chạy theo hướng tây đông ở miền nam của đất nước, bắt đầu từ Niamey qua Maradi và Zinder về phía Diffa ở miền cực đông của Niger, tuy nhiên đoạn từ Zinder đến Diffa của con đường này chỉ được trải nhựa một phần. Các con đường khác thì được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau từ các loại đá ong hay đắp bằng đất hoặc cát, đặc biệt là ở miền sa mạc phía bắc. Những con đường loại này giúp di chuyển đến những miền xa xôi của đất nước ngoài đường quốc lộ. === Giao thông đường không === Các sân bay quốc tế chính của Niger là sân bay quốc tế Diori Hamani ở Niamey. Các sân bay còn lại ở Niger bao gồm sân bay quốc tế Mano Dayak ở Agadez và Zinder Airport gần Zinder. == Kinh tế == Nền kinh tế của Niger tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi tự cung tự cấp và một số mỏ uranium thuộc vào hàng có trữ lượng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên những đợt hạn hán theo chu kỳ, nạn sa mạc hóa, tỉ lện tăng dân số 2.9%, và sự sụt giảm nhu cầu uranium của thế giới đã làm suy giảm nền kinh tế của nước này. Niger dùng chung một hệ thống tiền tệ là franc CFA, và có một ngân hàng trung tâm chung, Ngân hàng Trung tâm các quốc gia Tây Phi (BCEAO), cùng với bảy nước khác là thành viên của Liên minh Tiền tệ Tây Phi. Niger cũng đồng thời là thành viên của tổ chức Cơ quan vì sự hài hòa luật kinh tế ở châu Phi (OHADA). Đến tháng 12 năm 2000, Niger hội đủ điều kiện để xóa nợ tăng thêm trong chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho các quốc gia nghèo mắc nợ nghiêm trọng (HIPC) và đi đến ký kết một thỏa thuận với Quỹ này về vấn đề Giảm nghèo và tăng trưởng Cơ sở (PRGF). Các khoản nợ được cung cấp theo sáng kiến HIPC làm giảm đáng kể nghĩa nghĩa vụ trả nợ của Niger hàng năm, giúp tạo nguồng vốn dành cho chi phí chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục tiểu học, chống HIV / AIDS, cơ sở hạ tầng nông thôn, và các chương trình khác nhắm vào giảm nghèo. Trong tháng 12 năm 2005, Niger được nhận sự hoãn nợ toàn phần của các bên cho vay từ IMF, các khoản nợ trị giá tổng cộng $86 triệu USD này sẽ được chuyển sang cho IMF nắm giữ, ngoại trừ các khoản cho vay sau đó theo sáng kiến HIPC. Gần một nửa ngân sách của chính phủ Niger là từ các khoản tài trợ từ nước ngoài. Tương lai tăng trưởng kinh tế có thể được duy trì bằng cách khai thác dầu, vàng, than đá, và tài nguyên khoáng sản khác. Giá của Uranium đã hồi phục phần nào trong vài năm qua. Một đợt hạn hán và nạn châu chấu trong năm 2005 đã khiếu cho nguồn cung cấp lương thực cho 2.5 triệu người Niger bị thiếu hụt. === Nông nghiệp === Nền kinh tế nông nghiệp phần lớn dựa vào thị trường nội địa, nông nghiệp tự cung tự cấp, và xuất khẩu hàng hóa dưới dạng thô bao gồm thực phẩm và gia súc đến các nước láng giềng. Khu vực nông nghiệp va chăn nuôi là trụ cột của nền kinh tế Niger ngoại trừ 18% dân số. Mười bốn phần trăng GDP của Niger được tạo ra nhờ chăn nuôi (lạc đà, dê, cừu và gia súc), để cung cấp lương thực cho 29% dân số. Còn 53% dân số nằm trong lĩnh hoạt động trồng trọt nông sản. Chỉ có 15% diện tích của Niger là có thể trồng trọt được nằm chủ yếu dọc theo biên giới phía nam của nước này với Nigeria. Trong những khu vực này, kê ngọc trai, cây lúa miến, và sắn là những cây trồng tự cung tự cấp theo mùa mưa chính. Cây lúa nước được trồng đáp ứng cho nhu cầu nội địa ở thung lũng sông Niger về phía tây. Kể từ khi đồng franc CFA bị mất giá, gạo bán trong nước có giá thấp hơn so với gạo nhập khẩu, điều này đã thúc đẩy nông dân sản xuất bổ sung. Cây đậu đũa va Hành tây được trồng để xuất khẩu thương mại, cũng như một số lượng nhỏ tỏi, ớt chuông xanh, khoai tây, và lúa mì. Trồng trọt trong các ốc đảo là một phần phụ thêm nhỏ vào sản lượng nông nghiệp nước này nằm ở miền bắc và sản phẩm chủ yếu là hành tây, chà là, và một số rau dành cho xuất khẩu. Nhưng trong phần lớn các vùng còn lại, những cư dân ở nông thôn cũng tham gia trồng trọt theo hướng phân tán ở vùng trung tâm phía nam và tây nam nước này, trong những khu vực này (khu vực Sahel) lượng nước mưa hàng năm dao động trong khoảng từ 300mm đến 600mm. Một vùng nhỏ hơn ở cực nam của đất nước, xung quanh Gaya nhận được lượng mưa hằng năm là 700mm đến 900mm. Những khu vực trồng trọt phụ ở phía bắc, như các phần phía nam của Aïr Massif hay ốc đảo Kaouar dựa vào nguồn nước từ các ốc đảo và một ít lượng mưa gây ra bởi tác dụng của núi. Các khu vực rộng lớn còn lại ở phía tây bắc và miền đông của quốc gia này vốn nằm trong sa mạc Sahara, chỉ có đủ lượng nước mưa theo mùa để đáp ứng cho việc chăn nuôi bán du mục. Cư dân của các khu vực này, phần lớn là người Tuareg, Wodaabe - Fula, và Toubou, hành trình về phía nam (tiến trình này gọi là Transhumance) để chăn thả và bán gia súc trong mùa khô, sau đó họ lại đi về phía bắc đến sa mạc Sahara trong mùa mưa ngắn ngủi. Nhưng lượng mưa thay đổi thất thường và khi trong những đợt hạn hán, Niger không sản xuất đủ lương thực nuôi ăn dân số của mình và phải dựa vào nguồn ngũ cốc mua được cũng như viện trợ để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm. Các cơn mưa ở nhiều nơi của vùng Sahel, được biết đến với sự thất thường của nó. Điều này thật sự đúng trong thế kỷ 20, với các nạn hạn hán trầm trọng nhất từng được ghi nhận bắt đầu từ cuối thập niên 1960 và kéo dài đến thập niên 1980 với chỉ một lần gián đoạn duy nhất. Tác động lâu dài của nó, đặc biệt là trên bộ phân dân số làm nghề chăn nuôi vẫn còn khi đến thế kỷ 21, với những cộng đồng vốn sống dựa vào chăn nuôi gia súc, cừu, và lạc đà đã mất gần như hoàn toàn số gia súc của họ hơn một lần trong thời gian này. Tuy nhiên lượng mưa hiện nay vẫn còn thay đổi thất thường. Một ví dụ là vào năm 2000, lượng mưa thấp trong khi vào năm 2001, lượng mưa dồi dào và được phân phối đều. Đập Kandadji trên sông Niger được bắt đầu xây dựng vào năm 2008, được mong đợi là sẽ cải thiện sản lượng nông nghiệp của tỉnh Tillaberi bằng việc cung cấp nước tưới tiêu cho 6.000 hecta ban đầu và 45.000 hecta đến năm 2034. === Xuất khẩu === Uranium là mặt hàng xuất khẩu chính của Niger. Các khoản thu nhập từ trao đổi gia súc, mặc dù khó để định lượng, là mặt hàng thứ hai. Tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu thực sự thường vượt xa so với các con số thống kê của chính phủ, vì khó có thể xác định được số động vật chăn nuôi được chuyển sang biên giới đến Nigeria một cách không chính thức. Một số da của gia súc cũng được xuất khẩu dưới dạng thô hay được chuyển thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các trữ lượng đáng kể phosphat, than đá, sắt, đá vôi, và thạch cao cũng được tìm thấy ở Niger. ==== Uranium ==== Sự sụt giảm giá uranium liên tục làm cho thu nhập của khu vực kinh tế uranium của Niger trở nên thấp hơn, mặc dù uranium vẫn mang lại 72% số tiền thu từ xuất khẩu của quốc gia này. Niger bắt đầu có những khoảng thu nhập đáng kể từ xuất khẩu và một tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong suốt thập niên 1960 và 1970 sau khi xúc tiến việc khai thác hai mỏ uranium lớn gần thị trấn miền bắc Arlit. Khi sự bùng nổ khai thác uranium kết thúc vào những năm đầu thập niên 1980, nền kinh tế trở nên trì trệ, và các khoảng đầu tư mới từ đó cũng giới hạn. Hai mỏ uranium của Niger —mỏ lộ thiên SOMAIR và mỏ dưới mặt đất COMINAK—được sở hữu bởi một tập đoàn và hoạt động bởi những lợi ích của Pháp. Tuy nhiên vào năm 2007, nhiều giấy phép mới được cấp cho các công ty Canada và Úc nhằm khai thác những trữ lượng uranium mới. ==== Vàng ==== Các trữ lượng vàng hiện được biết đến ở Niger nằm trong vùng giữa con sông Niger và biên giới với Burkina Faso. Ngày 5 tháng 9 năm 2004, Tổng thống Tandja công bố chính thức mở cửa mỏ vàng Samira Hill ở tỉnh Tera và thỏi vàng đầu tiên của Nigeri được trao tặng cho ông. Điều này đánh dấu thời điểm lịch sử khi mà mỏ vàng Samira Hill trở thành nơi sản xuất vàng thương mại đầu tiên trong cả nước. Samira Hill là sở hữu của một liên doanh là công ty SML (Societe des Mines du Liptako) được thành lập do một công ty của Moroc, Societe Semafo, và một công ty Canada, Etruscan Resources. Cả hai nắm giữ 80% (40% - 40%) cổ phần của SML và chính phủ Niger nắm 20% cổ phần. Sản lượng của năm đầu tiên được dự đoán là khoảng 135.000 troy ounces (4.200 kg; 9.260 lb avoirdupois) vàng có giá trị tiền mặt là 177 USD mỗi ounce ($5.70/g). Khối lượng mỏ tại Samira Hill có khoảng 10.073.626 tấn với hàm lượng vàng trung bình là 2,21 vàng từ mỗi tấn mỏ, trữ lượng của Samira Hill là 618.000 troy ounces (19.200 kg; 42.400 lb) sẽ được khai thác trong 6 năm tồn tại của mỏ. Công ty SML tin rằng một trữ lượng vàng quan trọng hiện diện trong khu vực được công nhận là vàng đai vàng có cái tên "Samira Horizon", nằm giữa Gotheye và Ouallam. ==== Than đá ==== Công ty quốc doanh SONICHAR (Societe Nigerienne de Charbon) ở Tchirozerine (phía bắc Agadez) khai thác than đá từ một mỏ lộ thiên và cung cấp cho nhà máy nhiên liệu và điện để cung cấp năng lượng cho các mỏ uranium. Các trữ lượng than đá khác nằm ở vùng phía nam và tây có phẩm chất cao hơn và có thể được khai thác. ==== Dầu mỏ ==== Niger có tiềm năng về dầu mỏ. Năm 1992, công ty Hunt Oil được quyền khai thác tại Djado, và vào năm 2003 công ty China National Petroleum Company giành được quyền khai thác tại Tenere. Một liên doanh giữa ExxonMobil-Petronas được bán duy nhất cho Agadem block, trong vùng Diffa phía bắc hồ Tchad, nhưng chưa bao giờ đi vào khai thác. Trong tháng 6 năm 2008, chính phủ đã nhượng lại quyền khai thác Agadem block cho CNPC. Niger công bố trong số tiền chuyển nhượng là $5 tỉ USD, công ty Trung Quốc sẽ xây dựng các giếng dầu và 11 trong số này sẽ được mở trong năm 2012, lượng dầu khai thác được là khoảng 20.000 thùng/ngày (3.200 m3/ngày) và được chuyển tới nhà máy lọc dầu gần Zinder rồi sau đó được vận chuyển bằng đường ống ra khỏi Niger. Chính phủ ước tính trữ lượng của khu vực vào khoảng 324.000.000 thùng (51.500.000 m3), và đang tìm kiếm các nguồn dầu khác tại sa mạc Tenere và gần Bilma. Niger tuyên bố rằng họ hi vọng thùng dầu xuất khẩu đầu tiên sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2009. ==== Tốc độ tăng trưởng ==== Trong khoảng giữa thập niên 1990, tính cạnh tranh của kinh tế Niger được tạo ra nhờ sự giảm giá của đồng franc CFA đồng thời góp phần vào tỉ lệ tăng trưởng 3.5% suốt thời gian này. Nhưng sau đó nền kinh tế bị trì trệ do sự cắt giảm đột ngột các khoảng viện trợ từ nước ngoài vào năm 1999 (dần dần được nối lại vào năm 2000) và lượng mưa ít ỏi trong năm 2000. Do tính chất quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế mà sự trở lại của lượng mưa dồi dào chính là yếu tố chủ yếu thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng là 5,1% năm 2000, 3.1% năm 2001, 6.0% năm 2002, và 3.0% năm 2003. Trong những năm gần đây, chính phủ Niger soạn thảo sửa đổi các luật đầu tư (1997 và 2000), luật dầu khí (1992), và luật khai khoáng (1993), tất cả nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư. Chính phủ hiện nay đang tích cực tìm kiếm đầu tư của tư nhân nước ngoài và coi đây là chìa khóa để phục hồi tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cùng với sự hỗ trở của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP), Niger đang thực hiện các nỗ lực nhằm cải tổ khu vực sản xuất tư nhân. === Tái cơ cấu nền kinh tế và nợ === Vào tháng 1 năm 2000, chính phủ mới được bầu của Niger thừa hưởng một nền kinh tế và tài chính đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm ngân quỹ hoàn toàn trống rỗng, lương quá hạn cho nhân viên nhà nước (11 tháng nợ) và tiền học bổng, tăng nợ, giảm hiệu suất doanh thu và đầu tư công cộng. Vào tháng 12 năm 2000, Niger hội đủ điều kiện xóa nợ của chương trình do Quỹ Tiền tệ Quốc tế dành cho Những nước nghèo mắc nợ cao và đi đến ký kết với quỹ này Thể thức giảm nghèo và tăng trưởng (PRGF). Ngoài những thay đổi trong việc quản lý ngân sách và tài chính công, chính phủ mới đã theo đuổi việc chuyển dịch nền kình tế theo hướng tư nhân hóa do IMF đề ra. Điều này bao gồm việc tư nhân hóa các cơ sở cấp nước và viễn thông, đồng thời loại bỏ việc quy định giá các sản phẩm dầu mỏ, cho phép giá cả được thiết lập theo thị trường thế giới. Đi xa hơn nữa là việc tư nhân hóa các tập đoàn đang hoạt động của nhà nước. Trong một nỗ lực cùng với IMF thực hiện kế hoạch Tăng trưởng cơ sở và giảm nghèo, chính phủ Niger cũng đang có những hành động nhằm giảm nạn tham nhũng đi đôi với phát triển xã hội dân sự như phác thảo Kế hoạch giảm nghèo chiến lược tập trung vào việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục tiểu học, cơ sở hạ tầng nông thôn, và cải cách tư pháp. Một kế hoạch dài hạn nhằm tư nhân hóa công ty năng lượng của Niger là NIGELEC, bị thất bại vào năm 2001 và được thực hiện lại vào năm 2003 vì lý do không thông tin kịp thời cho người mua. SONITEL, nhà điều hành điện thoại quốc gia được tư nhân hóa năm 2001, nhưng lại được quốc hữu hóa năm 2009. Tuy nhiên việc tư nhân hóa và tự do hóa kinh tế cũng gặp phải nhiều sự chỉ trích mạnh mẽ Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về quyền được tiếp cận thực phẩm đã đưa ra một ví dụ cho thấy rằng sự tư nhân hóa đã ảnh hưởng đến những thành viên nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của xã hội Niger. Những người chỉ trích lập luận rằng những nghĩa vụ của chính phủ Niger đối với những tổ chức tín dụng đã ràng buộc Niger trong một tiến trình tự do hóa thương mại bất lợi đối với các nông dân sản xuất nhỏ và đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn. ==== Viện trợ nước ngoài ==== Các nhà tài trợ quan trọng cho Niger là Pháp, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, IMF và các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc như (UNDP, UNICEF, FAO, WFP, và UNFPA). Những nhà tài trợ chính khác bao gồm Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ, Canada, và Ả Rập Saudi. Trong khi cơ quan USAID không có văn phòng ở Niger, Hoa Kỳ vẫn là nhà tài trợ chính, đóng góp gần 10 triệu đô la mỗi năm để phát triển Niger. Hoa Kỳ cũng là đối tác chính trong các chương trình hợp tác chính sách ở lĩnh vực an ninh lương thực và HIV/AIDS. Tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ bên ngoài để phát triển Niger được thể hiện qua thực tế rằng khoảng 45% ngân sách của chính phủ Niger tài khoá năm 2002, trong đó có 80% số vốn ngân sách xuất phát từ chính phủ là từ nguồn tài trợ. Năm 2005 Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý đến sự cần thiết phải tăng viện trợ nước ngoài để khắc phục các vấn đề nghiêm trọng do hạn hán và nạn châu chấu gây ra Khủng hoảng lương thực Niger 2005–06, đe dọa cuộc sống của khoảng 1 triệu người. == Nhân khẩu == Hơn một nửa dân số Niger là người Hausa, vốn cũng tạo thành các nhóm dân tộc lớn ở miền bắc Nigeria, và người Zarma-Songhai, cũng cư trú trong nhiều vùng của Mali. Cả hai nhóm, cùng với người Gourmantche, vốn là những nông dân định canh định cư sống tại vùng đất có thể trồng trọt được ở miền Nam của đất nước. Phần còn lại của dân số Niger là những dân tộc chăn nuôi du mục hoặc bán du mục như—Fulani, Tuareg, Kanuri, Ả rập, và Toubou—chiếm khoảng 20% dân số Niger. Với một dân số tăng lên nhanh chóng dẫn đến kết quả là sự tranh chấp các nguồn tài nguyên tự nhiên, sự khác biệt trong lối sống của các cư dân nông nghiệp và chăn nuôi dần dần chuyển sang sự xung đột ở Niger trong những năm gần đây. Một nghiên cứu về người Niger đã chỉ ra rằng hơn 800.000 người đang bị đói, chiếm khoảng 8% dân số. === Sức khỏe === Tỉ lệ tử vong cao của trẻ sơ sinh ở Niger gần tương đương với các quốc gia lân cận. Tuy nhiên tử lệ tử vong của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 4 là đặc biệt cao (248 mỗi 1.000) do điều kiện chăm sóc sức khỏe nghèo nàn nói chung và dinh dưỡng thiếu thốn đối với phần lớn trẻ em ở quốc gia này. Theo tổ chức Cứu giúp Trẻ em, Niger có tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất thế giới. Tuy nhiên đi đôi với tử lệ tử vong trẻ sơ sinh, Niger cũng có tổng tỷ suất sinh cao nhất trên thế giới (7,2 trẻ em mỗi phụ nữ); điều nay có nghĩa là (49%) dân số Niger là dưới 15 tuổi. Trái lại chỉ có 3 bác sĩ và 22 y tá mỗi 100.000 người vào năm 2004. === Giáo dục === Giáo dục Niger là bắt buộc trong sáu năm. Tỉ lệ đăng ký học ở mức rất thấp, đặc biệt là đối với các em gái. Năm 1997, số trẻ em đăng ký học là 29.3 phần trăm, và năm 1996, tổng số học sinh đi học chiếm 24.5 phần trăm số trẻ em. Khoảng 60 phần trăm số trẻ em hoàn thành bậc tiểu học là các bé trai, trong khi đại đa số các bé gái chỉ đi học trong vài năm. Trẻ em bị buộc phải lao động hơn là phải tới trường, đặc biệt là trong quá trình trồng trọt và vụ thu hoạch. Ngoài ra, các trẻ em trong các bộ lạc du mục ở miền bắc đất nước thường xuyên không thể tiếp cận với trường học. == Văn hóa và tôn giáo == Nền văn hóa của Niger có sự đa dạng lớn, bằng chứng là sự giao lưu văn hóa giữa các sắc tộc tồn tại trong thời kỳ thuộc địa Pháp dưới một nhà nước duy nhất đầu thế kỷ 20. Đất nước Niger hiện đại được hình thành từ bốn khu vực văn hóa riêng biệt trong thời kỳ tiền thuộc địa: người Zarma sống ở thung lũng sông Niger về phía tây nam; vùng ngoại vi phía bắc Hausaland là khu vực sinh sống của các bộ lạc chống lại cộng đồng Sokoto, và trải dài dọc theo biên giới phía nam với Nigeria; lưu vực hồ Tchad và Kaouar về phía đông của Niger là nơi cư trú của các nông dân người Kanuri và các cư dân chăn nuôi người Toubou đã từng là một phần của đế quốc Kanem-Bornu; và người Tuareg sống du mục ở dãy núi Aïr và sa mạc Sahara ở miền bắc. Mỗi cộng đồng cư dân cùng với các nhóm sắc tộc nhỏ như các mục đồng Wodaabe Fula, đã đóng góp bản sắc văn hóa của riêng họ vào nền văn hóa chung của Niger. Khi các chính phủ trong thời kỳ độc lập có gắng để các cộng đồng này chia sẻ một nền văn hóa chung của quốc gia, tuy nhiên điều này gặp nhiều trở ngại để được thực thi, một phần vì các nhóm cộng đồng chính của Niger có một lịch sử văn hóa của riêng họ, và một phần là các nhóm sắc tộc Niger như Hausa, Tuareg và Kanuri là một phần của các nhóm sắc tộc lớn hơn ở các nước láng giềng vốn được khuyến khích di cư sang Niger trong thời kỳ thuộc địa. Cho đến thập niên 1990, các quan chức chính phủ và chính trị của Niger chủ yếu là các cư dân của thủ đô Niamey và người Zarma ở khu vực phụ cận. Cùng thời điểm đó phần lớn dân số trong vùng tiếng giáp Hausa nằm giữa Birni-N'Konni và Maine-Soroa, được xem là có nền văn hóa đặc trưng trong vùng Hausaland ở Nigeria hơn là ở Niamey. Trong khoảng thời gian giữa năm 1996 và 2003, tỉ lệ đi học là khoảng 30%, bao gồm 36% trẻ em trai và 25% đối với bé gái. Giáo dục cao hơn được thực hiện thông qua các madrassa. === Tôn giáo === Đạo hồi được truyền tới Bắc Phi từ đầu thế kỷ thứ 10, và đã hình thành nên rất nhiều tập tục của người dân Niger. Hơn 90% dân số là theo hồi giáo, với một số cộng đồng nhỏ theo Thuyết vật linh và Cơ đốc giáo, vốn là kết quả của việc truyền giáo trong thời kỳ thuộc địa Pháp, cũng như các cộng đồng bị đày từ châu Âu và Tây Phi. === Hồi giáo === Khoảng 99% người theo đạo hồi là hệ phái Sunni; 1% là phái Shi'a. Đạo hồi được truyền tới Niger vào đầu thế kỷ 15, cùng lúc với sự bành trướng của Đế quốc Songhai về hướng tây, và sự ảnh hưởng của dòng thương mại xuyên Sahara từ Maghreb và Ai Cập. Sự bành mở rộng ảnh hưởng của người Tuareg về phía bắc, mà đỉnh cao là việc bao vây các ốc đảo của đế quốc Kanem-Bornu trong thế kỷ 17, nhằm thực hiện theo những điều trong thần thoại Berber. Cả hai khu vực của người Zarma và người Hausa chịu ảnh hưởng của hồi giáo Fula Sufi của các dân tộc láng giềng, đặc biệt là cộng đồng Sokoto (hiện nay ở miền bắc Nigeria). Những tập tục đạo hồi hiện đại ở Niger thường có mối liên hệ chặt chẽ với láng giềng Tijaniya Sufi, mặc dù có các cộng đồng nhỏ có mối liên hệ với Hammallism và Nyassist Sufi ở phía đông, và Sanusiya ở phía đông bắc Một trung tâm nhỏ của những người theo hệ Wahhabite xuất hiện trong ba mươi năm trở lại đây ở thủ đô và ở Maradi. Những nhóm này có liên hệ đến những nhóm tương tự ở Jos, Nigeria, đã trở thành một đề tài được nhắc đến nhiều thông qua các cuộc bạo động trong thập niên 1990 Bất chấp những sự kiện như vậy, Niger vẫn được điều hành bởi một nhà nước thế tục, điều này được quy định trong luật pháp. Các mối quan hệ giữa các tôn giáo được xem là rất tốt, và các tập tục truyền thống của đạo hồi trong phần lớn các khu vực trên đất nước đều mang đặc điểm khoan dung đối với niềm tin của người khác và không có giới hạn tự do của cá nhân. Tình trạng li dị và đa thê là không đáng kể, phụ nữ không bị tách biệt với cuộc sống, và việc đeo mạng che mặt là không bắt buộc. Việc sản xuất rượu, như công ty địa phương là Bière Niger, được bán công khai trong nước. === Vật linh === Một phần nhỏ dân số theo những tập tục tín ngưỡng tôn giáo bản địa. Con số người theo thuyết vật linh vẫn còn đang trong vòng tranh cãi. Khi phần lớn các khu vực phía nam của quốc gia này vẫn chưa chịu sự ảnh hưởng của hồi giáo vào cuối thế kỷ 19, và chỉ một phần cư dân nông thôn là cải sang đạo hồi. Hiện vẫn còn các khu vực của những người tổ chức các lễ hội và theo truyền thống của thuyết vật linh (như thờ cúng Bori) được thực hiện bởi các cộng đồng Hồi giáo pha tạp (trong một số khu vực của người Hausa cũng như của người Toubou và Wodaabe), trái ngược với các cộng động nhỏ chỉ theo truyền thống tiền hồi giáo. Những cộng đồng này bao gồm Maouri nói tiếng Hausa (hay Azna, từ trong ngôn ngữ Hausa chỉ "những người ngoại giáo") ở Dogondoutci về phía nam tây-nam và người người Manga nói tiếng Kanuri gần Zinder, cả hai đều có những tập tục tiền hồi giáo Hausa Maguzawa. Một số cộng đồng nhỏ Boudouma và Songhay theo thuyết vật linh ở tây nam. == Truyền thông == Các phương tiện truyền thông của Niger bắt đầu phát triển đa dạng vào cuối thập niên 1990. Trước khi có nền Cộng hòa thứ ba, người dân Niger chỉ có thể truy cập vào các phương tiện truyền thông của nhà nước được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tại ở thủ đô Niamey, có nhiều tờ báo và tạp chí như Le Sahel, được điều hành bởi chính phủ, trong khi nhiều tờ trong số đó có quan điểm chỉ trích chính phủ. Radio là phương tiện truyền thông quan trọng nhất, khi mà tivi vượt quá khả năng chi trả của nhiều cư dân nghèo ở nông thôn, và việc mù chữ đã khiến cho các phương tiện truyền thông in ấn trở nên kém thông dụng. Ngoài các cơ quan cung cấp dịch vụ phát thanh nhà nước và khu vực ORTN, còn có bốn mạng lưới phát thanh tư nhân với tổng số hơn 100 trạm. Ba trong số chúng —Anfani Group, Sarounia và Tenere—là các mạng lưới phát sóng trên tần số FM ở các thành phố chính. Ngoài ra còn có một mạng lưới hơn 80 trạm phát sóng radio cộng đồng đặt ở tất cả bảy vùng của đất nước, được điều hành bởi Comité de Pilotage de Radios de Proximité (CPRP), một tổ chức dân sự xã hội. Theo ước tính của các cơ quan của CPRP, khu vực phát sóng độc lập của tư nhân phủ sóng đến 7,6 triệu người dân, hay khoảng 73% dân số (2005). Bên cạnh các trạm phát sóng radio của người Niger, còn có dịch vụ phát thanh của đài BBC tại Hausa được phát thông qua các trạm tiếp sóng FM xuyên suốt một khu vực rộng lớn của đất nước, đặc biệt là ở miền nam khu vực gần biên giới với Nigeria. Đài Radio France Internationale cũng phát lại các chương trình tiếng Pháp thông qua các trạm thương mại và qua đường vệ tinh. Tenere FM cũng phát sóng một đài truyền hình độc lập cùng tên. Mặc dù quyền tự do được đảm bảo ở mức quốc gia, nhưng các nhà báo Niger than phiền họ thường hay bị áp lực bởi chính quyền địa phương. Mạng lưới truyền thông ORTN quốc gia phụ thuộc về mặt tài chính vào chính phủ, một phần khoảng thu của họ đến từ các hóa đơn tiền điện và một phần là từ tiền trợ cấp trực tiếp. Khu vực truyền thông được điều hành bởi Conseil Supérieur de Communications, vốn được thiết lập như một thực thể độc lập vào đầu thập kỷ 1990, và từ năm 2007 đứng đầu cơ quan này là Daouda Diallo. Các nhóm nhân quyền quốc tế đã chỉ trích chính phủ Niger vào năm 1996 khi chính phủ này muốn ban hành sự áp đặt và sử dụng cảnh sát để trừng phạt những sự chỉ trích nhà nước. == Xem thêm == Những ngôn ngữ của Niger Âm nhạc Niger Điện ảnh Niger Danh sách nhà văn Niger Truyền thông ở Niger == Tham khảo == Samuel Decalo, Historical Dictionary of Niger, 3rd ed. (Scarecrow Press, 1997, ISBN 0-8108-3136-8) - a comprehensive collection of Niger topics CIA World Factbook (entry on Niger) US State Department [1] (Note: This article contains material from the State Department website.) Unicef Niger statistics Unesco manuscript on child work and schooling in Niger == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chính phủ Niger
einsteini.txt
Einsteini là một nguyên tố kim loại tổng hợp, có ký hiệu Es và số nguyên tử 99 thuộc nhóm actini. Đây là nguyên tố siêu urani thứ 7. Tên của nó được đặt theo tên nhà khoa học Albert Einstein. Vị trí của nó trong bảng tuần hoàn cũng thể hiện tính chất hóa học và vật lý của nó tương tự các nguyên tố kim loại khác trong nhóm. Mặc dù chỉ một số ít được tạo ra nhưng nó được xác định là có màu bạc. Theo các nghiên cứu vết được thực hiện ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Los Alamos National Laboratory) sử dụng đồng vị 253Es, nguyên tố này có tính chất hóa học đặc trưng của hóa trị 3. Giống với tất cả các nguyên tố tổng hợp, các đồng vị của einsteini có độ phóng xạ rất mạnh và độc tính cao. == Lịch sử == Einsteini được Albert Ghiorso và cộng sự phát hiện đầu tiên tháng 12 năm 1952 tại Đại học California tại Berkeley, trong khi học đang kiểm tra các mảnh vỡ từ thí nghiệm bom hydro đầu tiên, diễn ra ngày 1 tháng 11 năm 1952. Họ phát hiện ra đồng vị 253Es (có chu kỳ bán rã 20,5 ngày) khi hạt nhân uranium 238 hấp thu 15 neutron – và sau đó trải qua 7 lần phân rã beta liên tục. 92 238 U → + 15 n 92 253 U → β − 93 253 N p → β − 94 253 P u → β − 95 253 A m → β − 96 253 C m → β − 97 253 B k → β − 98 253 C f → β − 99 253 E s {\displaystyle \mathrm {^{238}_{\ 92}U\ {\xrightarrow {+\ 15n}}\ _{\ 92}^{253}U\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 93}^{253}Np\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 94}^{253}Pu\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 95}^{253}Am\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 96}^{253}Cm\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 97}^{253}Bk\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 98}^{253}Cf\ {\xrightarrow {\beta ^{-}}}\ _{\ 99}^{253}Es} } Các phát hiện này được giữ bí mật cho đến năm 1955 do sự căng thẳng của chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, một vài nguyên tử 238U có thể hấp thu một lượng neutron lớn hơn (hầu hết là 16 hoặc 17): 92 238 U → − 7 β − + 15 , 16 , 17 ( n , γ ) 99 253 , 254 , 255 E s {\displaystyle \mathrm {^{238}_{\ 92}U\ {\xrightarrow[{-7\ \beta ^{-}}]{+\ 15,\ 16,\ 17\ (n,\gamma )}}\ _{\ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ 99}^{253,\ 254,\ 255}Es} } Các đồng vị của einsteini được tạo ra gần sau đó tại phòng thí nghiệm phóng xạ Đại học California (University of California Radiation Laboratory) trong một phản ứng phân hạch giữa hạt nhân nitơ-14 và urani-238. và sau đó là bởi bức xạ neutron cực mạnh của plutoni trong lò phản ứng thử nghiệm vật liệu (Materials Testing Reactor). Năm 1961, một lượng einsteini được tổng hợp vừa đủ để tạo một mẫu nhỏ 253Es. Mẫu này nặng khoảng 10 microgram, và nó được cân nặng bằng cách cân bằng đặc biệt. Bên cạnh ứng dụng trong nghiên cứu khoa học (như bước trung gian để tạo ra các nguyên tố khác), einsteini không có ứng dụng khác. == Các hợp chất == Danh sách sau đây là các hợp chất được biết đến của einsteini: EsBr3 einsteini(III) bromua EsCl2 einsteini(II) clorua EsCl3 einsteini(III) clorua EsF3 einsteini(III) florua EsI2 einsteini(II) iốtua EsI3 einsteini(III) iốtua Es2O3 einsteini(III) ôxít == Tham khảo == == Tài liệu == Stwertka, Albert (1996). A Guide to the Elements. Oxford Oxfordshire: Oxford University Press. ISBN 0195080831. == Liên kết ngoài == It's Elemental - The Element Einsteinium WebElements.com - Einsteinium Albert Ghiorso about the discovery
cuộc đời các danh nhân hy lạp và la mã.txt
Cuộc đời các danh nhân Hy Lạp và La Mã, còn gọi là Tiểu sử song đôi (tiếng Hy Lạp: Bíoi parálleloi; tiếng Latinh: Vitae parallelae) là một tác phẩm nổi tiếng của Plutarchus viết về cuộc đời các nhân việt kiệt xuất thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. == Tham khảo ==
kddi.txt
KDDI Corporation (KDDI株式会社, KDDI Kabushiki Gaisha) (TYO: 9433) là một nhà điều hành viễn thông của Nhật Bản, thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 2000 qua việc sát nhập DDI Corp. (Daini-Denden Inc.), KDD (Kokusai Denshin Denwa) Corp., và IDO Corp. Công ty có trụ sở tại Garden Air Tower ở Iidabashi, Chiyoda, Tokyo. KDDI cung cấp dịch vụ điện thoại di động qua thương hiệu "au by KDDI". Các dịch vụ mạng và giao thức ISP được cung cấp dưới thương hiệu au one net, còn "au Hikari" là tên của dịch vụ liên lạc đường dài và quốc tế. Dịch vụ băng thông ADSL được cung cấp dưới tên "ADSL One". == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Nhật) KDDI CORPORATION (tiếng Anh) KDDI CORPORATION Giới thiệu KDDI (tiếng Anh) Global - KDDI CORPORATION KDDI au Bản mẫu:KDDI
sơn la.txt
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc. == Lịch sử == Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479, Sơn La chính thức được sáp nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc Thừa tuyên xứ Hưng Hóa. Ngày 24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh. Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La. Ngày 9 tháng 9 năm 1891: Thuộc Đạo Quan binh 4. Ngày 27 tháng 2 năm 1892: Thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu. Ngày 10 tháng 10 năm 1895: Thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú). Ngày 23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jeanmont Perat, năm 1907 ông cho xây dựng nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1933, công sứ Saint Poulot bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm công sứ Sơn La và cai trị đến tận năm 1945. Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị"nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La. 1948-1953: Thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu. 1953-1955: Thuộc Khu Tây Bắc 1955-1962: Bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo. 1962-1975: Tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập. Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ vừa giải thể là Phù Yên và Bắc Yên. Từ đó, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 9 huyện: Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên Châu. Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp. Ngày 3 tháng 9 năm 2008, chuyển thị xã Sơn La thành thành phố Sơn La. Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ. == Địa hình == Nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là Chiềng Khương và cửa khẩu quốc tế Pa Háng,cửa khẩu quốc gia Nà Cài. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ. == Dân số == Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2015, tỉnh Sơn La có 1.195.107 người. (theo niên giám thống kê là 1.192.100 người) == Khí hậu == Sơn La có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thành phố Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3-4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi. == Các đơn vị hành chính == Sơn La có 1 thành phố và 11 huyện: Tổng cộng, tỉnh Sơn La có 204 đơn vị cấp xã gồm: 7 phường, 8 thị trấn và 189 xã. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
12 tháng 8.txt
Ngày 12 tháng 8 là ngày thứ 224 (225 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 141 ngày trong năm. == Sự kiện == 30 TCN – Quân chủ cuối cùng của triều đại Ptolemaios là Cleopatra VII Philopator tự tử, được cho là bằng cách để rắn độc cắn. 1099 – Thập tự quân giành được chiến thắng trước quân của vương triều Fatima trong trận Ascalon, đây thường được xem là trận chiến cuối cùng của Cuộc thập tự chinh thứ nhất. 1211 - Tây Hạ Tương Tông Lý An Toàn bị cháu là Lý Tuân Húc lật đổ, Lý Tuân Húc trở thành hoàng đế thứ 8 của Tây Hạ, tức Tây Hạ Thần Tông 1759 - Chiến tranh Bảy năm: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế bị đại bại trước quân Nga trong trận đánh tại Kunersdorf. 1877 – Nhà thiên văn học người Mỹ Asaph Hall khám phá ra Deimos, vệ tinh nhỏ hơn trong số hai vệ tinh của Sao Hỏa. 1898 – Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ký kết một hiệp định đình chiến tại Washington D.C, kết thúc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. 1985 – Chuyến bay 123 của Japan Airlines đâm vào sườn núi ở tỉnh Gunma, Nhật Bản, khiến 520 người thiệt mạng, trở thành thảm họa hàng không đơn lẻ tồi tệ nhất. 2000 – Tàu ngầm K-141 Kursk của Hải quân Nga phát nổ và chìm xuống biển Barents trong một cuộc tập trận, khiến 118 thủy thủ thiệt mạng. 2004 – Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ ba của Singapore. == Sinh == == Mất == 30 TCN - Cleopatra VII Philopator, Nữ hoàng Ai Cập, thường được gọi ngắn gọn là Cleopatra tự sát. 545 - Phạm Tu, danh tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý Việt Nam (s. 476) 2014 - Lauren Bacall, diễn viên Mỹ gốc Do Thái (sinh 1924) == Những ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Sân khấu dân gian Việt Nam (âm lịch) Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day) của LHQ == Tham khảo ==
nhà ngô.txt
Nhà Ngô (chữ Hán:吳朝 Ngô Triều) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, truyền được hai đời nhưng có tới ba vị vua, kéo dài từ năm 939 đến năm 965. Khoảng thời gian xen giữa từ 944 đến 950 còn có Dương Bình Vương tức Dương Tam Kha. == Bối cảnh == Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Đường tiếp tục sửa sang chế độ hành chính và sự phân chia châu quận, tiếp tục cai trị An Nam. Cho đến giữa thế kỷ IX, nhà Đường có biến loạn, một hào trưởng người Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ, năm 905 nổi lên. Khúc Thừa Dụ đánh đuổi quan lại và binh lính nhà Đường, chiếm giữ phủ thành, xưng Tiết độ sứ, năm 906 nhà Đường phải công nhận. Năm sau nhà Đường mất. Trong lúc họ Khúc đang tìm cách xây dựng chính quyền tự chủ ở An Nam, ở miền Nam Trung Quốc, tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ, dựng nước Nam Hán, ở phía Bắc là nhà Lương. Năm 917, Khúc Thừa Mĩ kế nghiệp Khúc Hạo, sai sứ sang nhà Lương xin qui phục, hành động này làm Nam Hán nổi giận. Vua Nam Hán là Lưu Cung sai Lý Khắc Chính đem quân sang, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Nam Hán chiếm giữ An Nam. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Ái Châu ra bắc đánh bại quân Nam Hán, xưng là Tiết độ sứ. Bảy năm sau, năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết, cướp quyền, thần phục Nam Hán. Được tin Kiều Công Tiễn phản nghịch và thấy việc quy phục nước Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã xây dựng nền móng, Ngô Quyền là nha tướng của Dương Đình Nghệ, lúc ấy đang cai quản Ái châu, phát binh tiêu diệt Kiều Công Tiễn. == Triều vua Ngô Quyền == Năm 938, Ngô Quyền tập hợp lực lượng từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang nước Nam Hán xin quân cứu viện. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm cho con là Vạn vương Hoằng Tháo đem quân sang cứu, tự mình đóng quân làm thanh viện. Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Công Tiễn rồi bày trận trên sông Bạch Đằng đón quân Nam Hán. Tháng 11 năm 938, quân Hoằng Tháo bị Ngô Quyền đánh tan trong trận Bạch Đằng. Hoằng Tháo bị giết chết. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, tức là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập Dương thị làm hoàng hậu; đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Các bộ chính sử của Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,...đều không chép rõ việc trị nước của Ngô Quyền. == Tranh chấp trong cung đình == Năm 944, Tiền Ngô Vương mất, sai Dương Tam Kha giúp lập thái tử. Dương Tam Kha là anh (có sách nói là em) Dương Thái hậu cướp ngôi, tự xưng Dương Bình Vương. Con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chạy về Nam Sách (Hải Dương). Dương Tam Kha lấy Ngô Xương Văn, con thứ của Ngô Quyền, làm con nuôi. Dương Tam Kha ba lần sai quân đi bắt Ngô Xương Ngập mà không thực hiện được mệnh lệnh vì hào trưởng Nam Sách là Phạm Lệnh Công che chở cho Xương Ngập. Năm 950, Dương Tam Kha sai Ngô Xương Văn đi đánh Thái Bình. Ngô Xương Văn thuyết phục được 2 tướng Đỗ Cảnh Thạc và Dương Cát Lợi dẫn quân quay lại lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Xương Văn không giết Dương Tam Kha, giáng làm Chương Dương công. Năm 950, Ngô Xương Văn tự xưng làm Nam Tấn Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Xương Văn cho người đón anh trai Ngô Xương Ngập đang trốn ở Nam Sách trở về. Ngô Xương Ngập cũng làm vua, tự xưng là Thiên Sách Vương (951-954). Lúc đó cùng tồn tại hai vua Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương. Lên ngôi vương, Ngô Xương Ngập lấn át quyền hành của Ngô Xương Văn khiến Xương Văn bất bình rút lui việc chính sự. Nhưng chỉ được 3 năm, đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh chết, chỉ còn một vua Nam Tấn vương Ngô Xương Văn làm vua. == Loạn lạc == Lúc nhà Ngô suy yếu, một số thủ lĩnh địa phương nổi dậy cát cứ không thần phục triều đình. Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh ở động Hoa Lư - con thứ sử châu Hoan đã mất là Đinh Công Trứ - dựa vào vùng núi khe hiểm yếu, không chịu tuân lệnh triều đình. Hai vua Ngô muốn cất quân đi đánh; Bộ Lĩnh sợ, sai con là Đinh Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Hai vua Ngô vương trách Bộ Lĩnh không tự mình đến chầu, rồi bắt giữ Đinh Liễn đem theo quân đi đánh Hoa Lư. Quân Ngô tấn công hơn một tháng, không đánh nổi. Hai vua Ngô bèn treo Đinh Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Nhưng Bộ Lĩnh không vẫn thần phục, lại sai hơn mười tay nỏ nhắm con mình mà bắn. Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn kinh sợ nói rằng: "Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì". Vì vậy hai anh em vua Ngô không giết Đinh Liễn mà đem quân về. Sau khi Thiên Sách vương mất, thủ lĩnh ở quận Thao Giang là Chu Thái quật cường không thần phục nhà Ngô. Nam Tấn vương thân chinh đi đánh, chém được Chu Thái. Từ trận thắng ấy, Nam Tấn vương sinh kiêu. Năm 965, ông đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình, bị phục binh bắn nỏ chết. Ngô Xương Văn chết, con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, nhưng thế lực ngày càng yếu kém. Theo Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, trong triều đình Cổ Loa, các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn (có sách lại nói các đại thần làm loạn là Lã Xử Bình và Kiều Tri Hựu). Xương Xí phải lui về giữ đất Bình Kiều (có sách nói Bình Kiều ở Hưng Yên, lại có thuyết cho rằng ở Thanh Hoá). Từ 966 hình thành 12 sứ quân cát cứ, sử sách gọi là loạn 12 sứ quân, trong đó có người trong hoàng tộc nhà Ngô (Ngô Xương Văn, Ngô Nhật Khánh), các tướng nhà Ngô (Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Công Hãn) và số lớn là các thủ lĩnh địa phương tự nổi dậy (Kiều Thuận, Trần Lãm, Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu, Lý Khuê, Lã Đường). Thời kỳ này kéo dài đến năm 968 thì bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong và lập ra nhà Đinh. == Hành chính == Thời Ngô, lãnh thổ chỉ còn 8 châu (so với 12 châu thời Tự chủ) là: Bốn châu: Thang, Chi, Vũ Nga và Vũ An thuộc về Nam Hán. Việc thu hẹp lãnh thổ phía bắc này không được sử sách ghi chép rõ. Theo ý kiến của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời: 4 châu này bị Nam Hán chiếm, nhưng không rõ vào thời điểm nào: Khi Kiều Công Tiễn cầu viện đã để quân Hán tiến vào (937) và Ngô Quyền chưa kịp tập hợp lực lượng tiến ra Đại La (938) hay sau thời điểm trận Đại La, trước trận Bạch Đằng... (cuối năm 938). Theo Nguyễn Khắc Thuần trong Thế thứ các triều vua Việt Nam, Ngô Quyền bàn giao 4 châu này cho Nam Hán "để tiện việc phòng thủ", thì việc này có thể xảy ra sau trận Bạch Đằng hoặc Nam Hán đã chiếm được trước đó mà Ngô Quyền chỉ làm việc công nhận vùng bị mất này thuộc về Nam Hán. == Ngoại giao == Ngô Quyền tự xưng là Ngô vương, sử sách không xác nhận việc ông quan hệ ngoại giao với các vương triều nào trong số các nước ở phương bắc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc. Năm 954, Ngô Xương Văn sai sứ sang giao hảo với Nam Hán và xin tiết viện. Vua Nam Hán là Lưu Thịnh nhận giao hảo của Xương Văn. Sau đó Lưu Thịnh âm mưu cho Lý Dư làm sứ cầm cờ "tinh" sang chiêu dụ nhận Tĩnh Hải quân là phiên thần và phong chức Tiết độ sứ cho hắn để cai quản Đô hộ cho Ngô Xương Văn. Được tin Lý Dư sắp vào, Ngô Xương Văn cho ngay người đi sang biên giới ngăn lại. Hai bên gặp nhau ở Bạch châu. Sứ của Xương Văn nói với Lý Dư rằng: Giặc biển đương làm loạn, đường sá đi lại rất khó. Lý Dư bèn quay về nước. Đó là lần ngoại giao duy nhất giữa nhà Ngô và Nam Hán trong 21 năm tồn tại. == Xem thêm == Ngô Quyền Dương Tam Kha Ngô Xương Ngập Dương Như Ngọc Ngô Xương Văn Ngô Xương Xí Cổ Loa == Tham khảo == Đại Việt Sử ký Toàn thư Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Nguyễn Khắc Thuần (2008), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục == Chú thích ==
bạc sterling.txt
Bạc sterling là một dạng hợp kim của bạc chứa 92,5% khối lượng bạc và 7,5% khối lượng của các kim loại khác, thông thường là đồng. Tiêu chuẩn bạc sterling có độ tinh xảo tối thiểu là 925. Bạc mịn, ví dụ bạc 99,9% nguyên chất, nói chung là quá mềm để sản xuất hàng hóa; Do đó, bạc thường được kết hợp với đồng để tạo sức bền đồng thời giữ được độ dẻo và vẻ ngoai của kim loại quý. Các kim loại khác có thể thay thế đồng, thường là với mục đích cải thiện các tính chất khác nhau của các hợp kim cơ bản sterling như giảm độ rỗng của vật đúc, loại bỏ lớp oxit bọc bên ngoài, và tăng sức chống làm mờ. Những kim loại thay thế này bao gồm germani, kẽm và platin, cũng như một loạt các phụ gia khác, bao gồm cả silicon và boron. Các hợp kim như argentium bạc có màu đỏ trong những thập kỷ gần đây. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Online Encyclopedia of Silver Marks, Hallmarks & Maker's Marks
nông thôn việt nam.txt
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%. Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Ngay cả những Việt kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thế giới, vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam. == Tổ chức nông thôn Việt Nam == Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ chức chặt chẽ nhất. Chính vì thế mà người Việt thường nói làng với nước đi đôi với nhau. Các hệ thống trung gian như huyện, tỉnh không có vai trò quan trọng như thế. Việt Nam có câu nói: " phép vua thua lệ làng" vì nghĩa này. === Thời trung và cận đại === ==== Theo huyết thống: gia đình và gia tộc ==== Ở nông thôn Việt Nam, gia tộc đóng vai trò rất quan trọng. Nếu phương Tây coi trọng vai trò của cá nhân thì phương Đông coi trọng vai trò của gia đình và gia tộc. Nhưng nếu xét ở phương đông với nhau, Trung Quốc xem gia đình nặng hơn gia tộc thì ở Việt Nam gia tộc lại quan trọng hơn gia đình. Mỗi gia tộc đều có trưởng họ (hay còn gọi là tộc trưởng), nhà thờ họ, gia phả, giỗ họ,... Ở nhiều làng, hầu hết dân cư ở làng đó đều có quan hệ họ hàng với nhau. Việc đó còn lưu lại dấu ấn trong tên của rất nhiều làng hiện nay như: làng Đặng Xá (xá = nơi ở, Đặng Xá = nơi ở của họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá,... Tương truyền Chử Đồng Tử sinh ra ở làng Chử Xá, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ở Tây Nguyên còn phổ biến tình trạng các thế hệ của một gia tộc sống tập trung trong một mái nhà dài, bên trong nhà đó được chia thành từng ngăn nhỏ cho các gia đình. Một nhà như thế có thể chứa đến hơn trăm người. Còn ở phần lớn miền quê Việt Nam hiện nay vẫn có gia đình có đến ba (tam đại đồng đường) hay bốn (tứ đại đồng đường) thế hệ cùng chung sống. Vì gia tộc có vai trò quan trọng nên tôn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là cửu đại): Việc thờ cúng, lễ tết trong gia tộc cũng tuân thủ theo nguyên tắc cửu đại này. Nghĩa là khi người có vai "Tôi" còn sống thì người ở vai này có trách nhiệm tham gia thờ cúng (nếu người vai trên đã chết), lễ tết (nếu người vai trên còn sống) những người có vai từ "Kỵ" trở xuống đến người có vai "Cha". Những người có vai "Con", "Cháu", "Chắt", "Chút" của người đó vẫn có trách nhiệm phải tuân thủ. Người đàn ông lớn nhất trong gia đình chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên (nếu người ở vai trên không còn sống), chỉ khi người này mất đi thì việc thờ cúng sẽ chuyển sang người con trai lớn (đích tôn). Trong trường hợp, người đàn ông không có con trai thì việc thờ cúng tổ tiên sẽ chuyển sang người chú kế cận và nguyên tắc trên lại áp dụng cho gia đình người chú. Trong khi đó ở các nước khác, ví dụ trong tiếng Anh, chỉ có từ cho ba đời, các đời trước và sau nữa chỉ thêm tiền tố vào một trong ba từ đó. Ngoài ra còn có những danh từ chỉ riêng những người họ hàng xa hơn như: "chú" (em trai của "bố"), "cậu" (em trai của "mẹ"), "cô" (em gái của "bố"), "dì" (em gái của "mẹ"), "thím" (vợ của "chú"), "mợ" (vợ của "cậu"), "bác" (anh hay chị của "bố" và của "mẹ"); một vài vùng có thể có cách gọi biến tướng đi như: anh của bố, mẹ đều gọi bằng "bác", còn chị của bố, mẹ lại vẫn gọi là "cô" - như ở Thanh Miện (Hải Dương), Kiến An (Hải Phòng) - hoặc anh, chị của bố gọi là "bá" còn anh, chị của mẹ gọi là "bác" hay ngược lại v.v. Tôn ti rất được tôn trọng, một người ít tuổi, xếp theo vai vế, có thể là "ông" của một người nhiều tuổi - Bé bằng củ khoai, cứ vai mà gọi (tục ngữ). ==== Theo địa bàn cư trú: xóm và làng ==== Nếu coi tổ chức nông thôn theo huyết thống là bước phát triển thứ nhất thì tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú là bước phát triển tiếp theo để hình thành nên làng và xóm, đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam. Một làng gồm nhiều xóm gộp lại. Ở nông thôn Việt Nam, việc tổ chức thành làng là cần thiết vì các lý do sau đây: Đối phó với môi trường tự nhiên: trồng lúa nước là nghề mang tính thời vụ rất cao, chính vì thế mọi người trong làng có thể giúp đỡ nhau lúc cần thiết. Đối phó với môi trường xã hội: chống trộm, cướp,... ==== Theo nghề nghiệp: phường và hội ==== Trong một số làng, một số dân cư hoặc phần lớn dân cư có một nghề nghiệp khác ngoài nghề nông. Những người có cùng nghề này tập hợp với nhau để tạo thành phường. Có rất nhiều phường với các loại nghề nghiệp khác nhau như: phường gốm, phường chài, phường mộc, phường chèo, phường tuồng,... Bên cạnh phường, còn có hội, là tổ chức của những người có cùng sở thích, thú vui,... ví dụ: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các cụ ở trong làng), hội tổ tôm, hội vật,... Các phường nghề sau này chuyển thành các tổ chức phường của đô thị. ==== Theo truyền thống nam giới: giáp ==== Giáp là hình thức tổ chức dựa trên truyền thống nam giới, nó xuất hiện khá muộn vào đời Lý Thánh Tông (1041) với mục đích là để tiện cho việc thu thuế. Giáp có các đặc điểm sau: chỉ có đàn ông mới được tham gia vào giáp có tính cha truyền con nối, cha ở giáp nào, con ở giáp ấy. Đứng đầu có ông cai giáp (câu đương), giúp việc cho cai giáp có ba ông lềnh (lềnh nhất, lềnh hai, lềnh ba). Giáp được chia thành ba hạng: ty ấu: từ nhỏ đến 18 tuổi; đinh (hoặc tráng): 18 đến 59 tuổi; lão: 60 tuổi trở lên. Con trai, khi mới sinh được cha làm lễ để được vào giáp, lúc này nó thuộc hạng ty ấu. Vào giáp lúc này có quyền lợi là được chia phần khi làng có lễ hội. Đến 18 tuổi, người con trai phải làm lễ làng để lên đinh hoặc tráng (đinh = đứa, tráng = khỏe mạnh). Đinh, tráng có nghĩa vụ với làng (giúp đỡ trong các dịp lễ lạt, đình đám) và với nước (đóng sưu thuế, đi lính, đi phu). Về quyền lợi thì đinh, tráng được ngồi trên một chiếu nhất định trong kỳ họp hành, ăn uống, hoặc được nhận một phần ruộng công để cày, ngoài ra còn được thêm một phần hoa màu khi thu hoạch. Đến 60 tuổi (một số nơi còn hạ tuổi xuống còn 49, 50 hoặc 55), đàn ông được lên lão làng, đó là một vinh dự rất lớn, được mọi người nể trọng, xin ý kiến khi gặp khó khăn. Phần lớn các giáp được gọi tên theo vị trí, ví dụ: Thượng (trên), Hạ (dưới), Đông (phía đông), Đoài (phía tây). ==== Theo mặt hành chính: thôn và xã ==== Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã, và thôn. Thông thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã gồm một vài làng. Mỗi thôn gồm một xóm, cũng có thôn gồm một vài xóm. Về dân cư thì một thôn có hai loại: dân chính cư (còn gọi là nội tịch), là dân gốc của thôn, dân chính cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư rất nhiều. dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác đến, những người dân này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm thuê, làm mướn, làm mõ,... trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư. Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thường. Dân ngụ cư muốn thành dân chính cư thì phải: cư trú ở làng hơn ba đời, có một ít điền sản. Việc đối xử khắt khe đối với dân ngụ cư là một hình thức ngăn cản người ở làng này di chuyển sang làng khác nhằm duy trì sự ổn định của làng. Dân chính cư được chia làm 5 hạng: Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm vua ban Chức dịch gồm những người đang giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy hành chính Lão (xem ở trên) Đinh (xem ở trên) Ty ấu (xem ở trên) Ba hạng đầu gồm chức sắc, chức dịch và lão lập thành bộ phận quan viên hàng xã. Quan viên lại được chia thành ba nhóm theo lứa tuổi là kỳ mục, kỳ dịch, và kỳ lão: Kỳ mục là quan trọng nhất, có nhiệm vụ bàn bạc và quyết định các công việc của xã. Kỳ mục còn được gọi là hội đồng kỳ mục, do tiên chỉ và thứ chỉ đứng đầu; ở miền nam sau này, hội đồng kỳ mục được gọi là hội tề do hương cả đứng đầu. Kỳ lão gồm những người cao tuổi nhất, có vai trò làm tư vấn cho hội đồng kỳ mục. Kỳ dịch, hay còn gọi là lý dịch, thường do hội đồng kỳ mục cử ra, có nhiệm vụ thực thi quyết định của hội đồng kỳ mục. Đứng đầu nhóm lý dịch này là lý trưởng (còn gọi là xã trưởng); dưới đó có phó lý (giúp việc), hương trưởng (lo việc công ích), trương tuần (còn gọi là xã tuần, lo việc an ninh). Phương tiện quản lý chủ yếu là hai cuốn sổ là sổ đinh (quản lý nhân lực) và sổ điền (quản lý về kinh tế). === Thời hiện đại === Làng Việt Nam thời hiện đại đã có những sự thay đổi nhất định so với làng trung và cận đại. Có những đặc điểm của làng cổ còn giữ được, nhưng cũng có những đặc điểm ngày nay hầu như không thể tìm thấy. Truyền thống gia tộc tuy vẫn còn giữ được ảnh hưởng, nhưng do ngày nay, người dân nông thôn có xu hướng thoát li ra các thành phố lớn hoặc di cư đến những vùng khác có điều kiện sinh sống làm ăn thuận lợi hơn, nên vai trò của gia đình đã dần dần nổi trội hơn. Cũng do việc di cư mà thành phần dân cư của làng xã ngày nay đa dạng hơn, tính chất cùng huyết thống cũng đã bị giảm mạnh. Các khái niệm như giáp, đinh, tráng nay không còn nữa do nó hoàn toàn không phù hợp với nông thôn hiện đại. Các khái niệm dân chính cư hay dân ngụ cư tuy rằng vẫn có thể hiện diện ở một vài nơi, nhưng chắc chắn nó không còn là một đặc điểm đặc trưng của nông thôn ngày nay. Các chức sắc, chức dịch cũ (quan viên, kỳ mục, kỳ dịch v.v) nay đã bị xóa bỏ. Vai trò của chính quyền xã hiện nay được công nhận là nằm trong hệ thống quản lý nhà nước đã và đang dần dà làm mất đi vai trò của hệ thống chính quyền làng theo kiểu cũ. Ngày nay, người đứng đầu một làng là trưởng làng (thôn) hay trưởng bản (ở miền núi). Vai trò của họ thực ra không lớn lắm. == Đặc tính của nông thôn Việt Nam == === Thời trung và cận đại === ==== Tính cộng đồng và tự trị ==== Việc làng xã Việt Nam được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú, truyền thống nam giới và hành chính như ở phần trên làm cho làng có tính cộng đồng và tự trị rất cao. Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng tới nhau, đó là đặc trưng "hướng ngoại"; còn tính tự trị làm cho các làng trở lên biệt lập với nhau, đó là đặc trưng "hướng nội". Tính biệt lập ở các làng mạnh đến nỗi mỗi làng có thể được coi như một quốc gia thu nhỏ với một "luật pháp riêng" được gọi là hương ước (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng được quy định bằng lời nói); và một "triều đình riêng" với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Nhiều làng còn bầu bốn cụ cao tuổi là tứ trụ. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến, và sau này của thực dân không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng xã. "Phép vua thua lệ làng" là một truyền thống thể hiện mối quan hệ dân chủ đặc biệt của nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam. ==== Cấu trúc làng ==== Tính biệt lập còn được thể hiện ở lũy tre làng. Lũy tre làng bao trùm xung quanh làng. Đó là một thành lũy rất kiên cố, "đốt không cháy, trèo không được, đào không qua". Điều này khác hẳn với các nước khác trên thế giới là dùng thành quách bằng đất đá. Việc trao đổi với thế giới bên ngoài thông qua cổng làng. Gần cổng làng thường có một cây đa, khói hương nghi ngút, đó là nơi hội tụ của thánh thần. Bên trong của làng có một cái đình, đó là biểu tượng của làng về mọi phương diện. Đình làng là: trung tâm hành chính: mọi công việc quan trọng đều diễn ra ở đây, hội đồng kỳ mục, lý dịch làm việc ở đây; thu sưu thuế tại đây; xử tội người vi phạm lệ làng cũng ở đây,... trung tâm tôn giáo: là nơi thờ thành hoàng làng. trung tâm văn hóa: là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa của làng như hội đấu vật, đánh cờ, hát chèo v.v...vào các dịp lễ, tết hay lúc công việc đồng ruộng đã hết, đình làng cũng là nơi con trai, con gái đến tuổi lập gia đình hò hẹn với nhau. Ban đầu đình làng là nơi tụ tập của tất cả mọi người, sau này đó chỉ là nơi tụ tập của nam giới (giáp) trong làng. Phụ nữ chuyển đến chùa làng và giếng nước. Nhiều nơi người ta còn trả thù nhau bằng cách đóng cọc vào giữa giếng làng, người ta tin rằng làm như thế thì gái làng đó sẽ không chồng mà chửa. ==== Ưu nhược điểm của làng Việt Nam ==== Do tính tự trị cao mà làng có xu hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt của làng. Tính dị biệt dẫn đến các hệ quả sau: "tự cung tự cấp", mỗi làng cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của làng; óc bè phái, cục bộ; gia trưởng, tôn ti,... Do tính cộng đồng cao mà làng Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là: đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, dân chủ địa phương,... nhưng lại thủ tiêu vai trò cá nhân, tạo ra thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể và cào bằng, đố kị không muốn ai hơn ai. === Thời hiện đại === Các hương ước và lệ tục ngày nay tuy còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng. Về mặt cấu trúc, làng ngày nay đã thưa dần hình ảnh của lũy tre làng, cổng làng, giếng nước làng. Đình làng không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây, nó chỉ còn thuần túy là nơi để thờ cúng hay giao lưu, gặp gỡ trong những ngày lễ hội. Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cư,hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường,trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp so với thành thị (Do diện tích rộng,mức đầu tư cho nông thôn không lớn). Trong một chừng mực nào đó thì tính dân chủ, tự do và công bằng xã hội thấp hơn thành thị. Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói thì cao. Nông thôn trải dài trên địa bàn rộng lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. == Làng Nam bộ == Đến thời các chúa Nguyễn và sau này là nhà Nguyễn, việc khai phá đồng bằng Nam bộ đã làm cho làng xã ở vùng này khác hẳn so với làng xã ở cùng đồng bằng Bắc bộ. Sự khác biệt cơ bản nhất đó là tính mở ở các làng nam bộ cao hơn rất nhiều. Tính mở được thể hiện ở những điều sau đây: Làng không còn có lũy tre làng như là công cụ phân cách làng này với làng khác nữa. Làng không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi, có làng được lập một cách nhanh chóng, những cũng có làng tan rã nhanh chóng. Giao thương buôn bán phát triển không còn bị gò bó ở tình trạng tự cung tự cấp. Những đặc điểm này ảnh hưởng đến tính tình người dân Nam bộ cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, hội nhập, phát triển nhanh trong làm ăn kinh tế. == Vai trò của vùng nông thôn == Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.nam Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị. Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ Phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội. == Khó khăn của người dân địa phương == Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương thường thấp.Dẫn đến thu nhập của người dân nông thôn thấp. Người nông dân sông chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nhưng thiếu đất để sản xuất.Đất sản xuất giảm do dân số tăng và quá trình đô thị hóa. Lực lượng lao động ở nông thôn rất lớn nhưng lại thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra. Thiếu các điều kiện và phương tiện thuận lợi cho giáo dục. Khoảng 70% nhà ở của người dân nông thôn có kết cấu kiên cố hoặc bán kiên cố. Thiếu các cơ sở phương tiện và điều kiện vui chơi,giải trí. Hàng tiêu dùng khan hiếm, giá cả đắt đỏ,người dân nông thôn khó có thể mua những thứ cần thiết phù hợp với thu nhập của họ. == Xem thêm == Nông nghiệp Việt Nam Làng quê Việt Nam Kiến trúc làng Việt Nam Đình làng == Tham khảo == Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 2001 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh 1994 == Chú thích ==
lincolnshire.txt
Lincolnshire là một hạt của Anh. Hạt có diện tích 6959 km², dân số 1.042.000 người (2011). Thủ phủ hạt đóng ở thành phố Lincoln. Hạt này giáp hạt Norfolk phía đông nam, Cambridgeshire về phía nam, Rutland về phía tây nam, Leicestershire và Nottinghamshire về phía tây, Nam Yorkshire ở phía tây bắc, và Đông Riding of Yorkshire ở phía bắc. Hạt cũng giáp Northamptonshire ở phía chỉ 20 yard (18 m), ranh giới các ngắn nhất của nước Anh. == Tham khảo ==
mạc phủ.txt
Mạc phủ (幕府, Bakufu) là hành dinh và là chính quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Thông thường, hành dinh là nơi sống và lãnh đạo của người đứng đầu chính quyền quân, tức vị tổng tư lệnh quân đội - Shōgun. Chế độ Mạc phủ kéo dài từ năm 1192 cho đến năm 1867 trong khi triều đình Thiên hoàng chỉ làm bù nhìn. Có thể so sánh Mạc phủ của Nhật Bản với chính quyền của các chúa Trịnh và chúa Nguyễn vào cuối thời nhà Lê trong lịch sử Việt Nam. Mạc (幕) trong từ Mạc phủ nghĩa là bức màn, bức rèm. Còn Phủ (府) là nơi để tài liệu, tài sản của quan lại, mở rộng ra thành nghĩa là cơ quan nhà nước. Thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc, tướng quân nghe lệnh vua ra trận thường trú trong các nhà vải gọi là 幕府. Sau đó, thuật ngữ này truyền tới Nhật Bản. Tới thời kỳ Kamakura thì bắt đầu mang nghĩa là chính quyền quân sự. Mạc phủ đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản là Mạc phủ Kamakura do Minamoto no Yoritomo lập ra. Trong lịch sử Nhật Bản, đã từng có ba Mạc phủ. Có hai cách gọi tên các Mạc phủ. Một là dựa vào nơi chính quyền quân sự này đặt bản doanh. Từ đó có Mạc phủ Kamakura, Mạc phủ Muromachi, Mạc phủ Edo. Hai là dựa vào họ của vị Shōgun. Từ đó có Mạc phủ Ashikaga, Mạc phủ Tokugawa. Đến thế kỷ XIX, chính quyền Mạc phủ ngày càng suy yếu, bị các nước đế quốc phương Tây như Anh, Pháp, Hoa Kỳ buộc phải ký kết những hiệp ước bất bình đẳng, lại còn phải đối phó với phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân thành thị. Từ năm 1867 đến năm 1868, trong cuộc Minh Trị Duy Tân dưới ngọn cờ của Thiên hoàng Minh Trị (được sự ủng hộ của các lãnh chúa Daimyō cùng tầng lớp tư sản), Mạc phủ Tokugawa sụp đổ, Hoàng gia lấy lại đại quyền. == Xem thêm == Thiên hoàng Go-Toba Tân chính Kemmu Chiến tranh Boshin Minh Trị Duy Tân == Tham khảo ==
bắc síp.txt
Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kuzey Kıbrıs Türk Cumhuriyeti, KKTC), tên gọi thông dụng Bắc Síp (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kuzey Kıbrıs) dù văn phòng du lịch của quốc gia này quảng cáo với tên Bắc Síp, là nước cộng hòa độc lập trên thực tế nằm ở phía bắc của đảo Síp. Nước cộng hòa này tuyên bố độc lập năm 1983, chín năm sau khi một người Síp gốc Hy Lạp âm mưu một cuộc đảo chính để sáp nhập đảo này vào Hy Lạp, và điều này đã kích động một cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này chỉ được công nhận về mặt ngoại giao từ Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mà Bắc Síp lệ thuộc về kinh tế, chính trị và quân sự. Cộng đồng quốc tế còn lại, bao gồm Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu chỉ công nhận chủ quyền của Cộng hòa Síp trên toàn hòn đảo, bao gồm khu vực hiện do Bắc Síp kiểm soát. Vì vậy Bắc Síp là một lãnh thổ đặc biệt của EU. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ duy trì một lực lượng quân sự lớn ở Bắc Síp với sự chấp thuận của phần lớn dân số Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Cộng hòa Síp coi đây là một lực lượng chiếm đóng bất hợp pháp. Sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án thông qua nhiều nghị quyết. Các nỗ lực để đạt tới một giải pháp cho cuộc tranh chấp cho đến này vẫn không thành công. == Phân chia hành chính == Bắc Síp được chia ra thành 5 huyện. Huyện Lefkoşa (Nicosia) Huyện Gazimağusa (Famagusta) Girne (Kyrenia) Huyện Güzelyurt (Morphou) Huyện İskele (Trikomo) == Kinh tế == Kinh tế Bắc Síp bao gồm các khu vực kinh tế nhà nước, thương mại, du lịch và giáo dục, chủ yếu do ngành du lịch (69% GDP năm 2007) đem lại. Công nghiệp nhẹ đóng góp 22% GDP và nông nghiệp là 9%. Kinh tế dựa trên nền tảng thị trường tự do, với phần lớn các chi tiêu công do Thổ Nhĩ Kỳ giúp. Do địa vị chính trị của mình cũng như do cấm vận nên Bắc Síp phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ về kinh tế và quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này dùng đồng lia Thổ Nhĩ Kỳ mới như là tiền tệ của mình; điều này làm cho tình trạng kinh tế của nó liên kết với những bất thường của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn bộ hoạt động xuất-nhập khẩu của Bắc Síp đều thực hiện thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, trừ khi các mặt hàng được sản xuất tại địa phương, từ nguyên vật liệu có nguồn trong khu vực (hay nhập khẩu thông qua một trong các cảng được công nhận của đảo) khi chúng có thể được xuất khẩu thông qua một trong các cảng hợp pháp. Vấn đề đảo Síp vẫn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế của Bắc Síp. Cộng hòa Síp, một chính thể được các tổ chức quốc tế công nhận, đã tuyên bố đóng cửa các sân bay và hải cảng trong khu vực mà chính thể này không có sự kiểm soát có hiệu quả. Mọi thành viên của Liên hiệp quốc và của Liên minh châu Âu tôn trọng việc đóng cửa các sân bay và hải cảng này theo tuyên bố của Cộng hòa Síp. Cộng đồng người gốc Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Cộng hòa Síp đã sử dụng vị trí và địa vị pháp lý quốc tế của mình để cản trở các mối quan hệ kinh tế giữa Bắc Síp với phần còn lại của thế giới. Cho dù bị kiềm chế bởi thiếu sự công nhận quốc tế nhưng kinh tế Bắc Síp vẫn có sự phát triển ấn tượng trong vài năm qua. Tốc độ phát triển GDP danh định của kinh tế Bắc Síp trong giai đoạn 2001-2005 là 5,4%; 6,9%; 11,4%; 15,4% và 10,6%. Tốc độ phát triển của GDP thực tế trong năm 2007 ước tính khoảng 2%. Sự phát triển này giữ được là nhờ sự ổn định tương đối của đồng lia Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bùng nổ trong khu vực giáo dục và xây dựng. Giai đoạn 2002-2007, Tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người đã tăng gấp trên 3 lần (tính theo đôla Mỹ): US$ 4.409 (2002) US$ 5.949 (2003) US$ 8.095 (2004) US$ 10.567 (2005) US$ 11.837 (2006) US$ 14.047 (2007, tạm tính) Các nghiên cứu của World Bank chỉ ra rằng GDP trên đầu người tại Bắc Síp bằng khoảng 76% của GDP trên đầu người tại Cộng hòa Síp theo các thông số được điều chỉnh theo sức mua tương đương năm 2004 (US$ 22.300 của Cộng hòa Síp và US$ 16.900 của Bắc Síp). Các ước tính chính thức cho GDP trên đầu người theo đôla Mỹ là US$ 8.095 năm 2004 và US$ 11.837 năm 2006. Mặc dù kinh tế Bắc Síp đã phát triển trong những năm gần đây, nhưng nước này vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thỏa thuận tháng 7 năm 2006, chính quyền Ankara cung cấp cho Bắc Síp hỗ trợ kinh tế trị giá 1,3 tỷ USD cho ba năm (2006-2008). Đây là sự tiếp tục của chính sách đang diễn ra mà theo đó chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ rút ra mỗi năm khoảng 400 triệu USD từ ngân sách của mình để hỗ trợ nâng cao mức sống của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng du khách tới Bắc Síp giai đoạn tháng 1-8 năm 2006 là 380.000 người, so với 286.901 người của giai đoạn tháng 1-8 năm 2003. == Nhân khẩu học == Theo điều tra dân số do chính quyền Bắc Síp thực hiện đầu năm 2006 thì dân số của Bắc Síp là 265.100 người, trong đó phần lớn là người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và phần lớn còn lại là một lượng lớn những người định cư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số 178.000 công dân là người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ, 82% là người Síp bản địa (145.000 người). Trong số 45.000 người sinh ra với cha mẹ không phải người Síp, gần 40% (17.000 người) được sinh ra tại Síp. Số người không có quyền công dân, bao gồm sinh viên ngoại quốc, công nhân nước ngoài và những người tạm trú là 78.000. Theo ước tính của chính quyền Cộng hòa Síp năm 2001 thì dân số tại đây là 200.000 người, trong đó khoảng 80.000-89.000 là người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và 109.000-117.000 là dân Thổ Nhĩ Kỳ định cư. Điều tra dân số trên toàn đảo năm 1960 chỉ ra số lượng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ là 102.000 và người Síp gốc Hy Lạp là 450.000. Các ước tính thông báo rằng 36.000 (khoảng 1/3) người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã di cư trong giai đoạn 1975-1995, với hậu quả là trong phạm vi Bắc Síp thì người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ bản địa đã bị thua sút về số lượng so với số lượng người đến định cư từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Bắc Síp gần như mọi người đều nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi như là ngôn ngữ chính thức thứ hai. Nhiều người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ cao tuổi cũng có thể nói và hiểu tiếng Hy Lạp - thậm chí một số người còn có thể được coi là những người nói tiếng bản địa của người Síp gốc Hy Lạp. Tại đây có một lượng nhỏ người Síp gốc Hy Lạp và người Maronit (khoảng 3.000), sinh sống trong khu vực Rizokarpaso (Dipkarpaz) và Kormakitis. Trước năm 1974, Rizokarpaso chủ yếu là người Síp gốc Hy Lạp sinh sống. Trong cuộc xâm chiếm Síp của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974, bán đảo nhỏ này bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chia cắt và điều đó ngăn không cho những người Síp gốc Hy Lạp tại đây có thể di cư về phía nam. Kết quả là Rizokarpaso trở thành nơi có lượng người Síp gốc Hy Lạp lớn nhất tại miền bắc đảo Síp. == Links == North Cyprus Times Northern Cyprus Almanac == Ghi chú ==
walter raleigh.txt
Walter Raleigh (1552 – 29 tháng 10 năm 1618) – là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ Anh. Nổi tiếng với những vụ cướp tàu biển của Tây Ban Nha dưới thời Elizabeth I nên được phong tước hiệp sĩ năm 1585 hoặc qua các vụ đàn áp khởi nghĩa ở Ai-len mà nhận được rất nhiều đất đai. Một giai thoại kể rằng có lần nữ hoàng cần bước qua một vũng nước thì Raleigh đã vứt chiếc áo khoác đắt tiền của mình vào vũng nước để cho nữ hoàng khỏi ướt chân. == Tiểu sử == Raleigh sinh ra trong một gia đình theo đạo Tin lành ở Devon. Là con trai của Walter Raleigh và Catherine Champernowne. Từng học Đại học Oxford trong các năm khoảng từ 1568 – 1572. Năm 1584 Raleigh bắt đầu khảo sát vùng đất dọc theo sông Roanoke và đặt tên vùng đất này là Virginia (Mỹ). Các năm 1585 – 1587 tiến hành thiết lập chế độ thuộc địa ở vùng đất này. Raleigh là người rất được kính trọng ở nước Mỹ, đặc biệt là ở các bang Virginia và Bắc Carolina, dân chúng coi ông như là một trong những người khai sáng nền văn minh của nước Mỹ. Thủ phủ bang Bắc Carolina được đặt theo tên ông – thành phố Raleigh. Sau khi nữ hoàng Elizabeth I mất, vua James I cho Raleigh vào nhà tù Tháp vì tội ủng hộ Arbella Stuart lên ngôi. Sau đó bị kết án tử hình vì tôi phản quốc nhưng rồi lại được hoãn đến một thời hạn không xác định. Thời gian ngồi tù ông viết "Lịch sử Thế giới" và làm thơ. Năm 1616 ông lại sang châu Mỹ đi tìm El Dorado nhưng thất bại. Tuy vậy trong cuộc tìm kiếm này ông và các cộng sự đã vi phạm đến sự hòa giải với Tây Ban Nha, tấn công, lục soát các vùng thuộc địa của họ. Khi trở về Anh, theo yêu cầu của đại sứ Tây Ban Nha, ông bị xử theo bản án trước đó, bị chặt đầu ở Whitehall năm 1618. Trước khi chết, Raleigh viết bài thơ The Soul’s Errand. == Tác phẩm == The works, v. 1—8, Oxf., 1829. == Thư mục == Hume М., Sir Walter Raleigh, L., 1897; WilIiams N. L., Sir Walter Raleigh, Phil., 1963: Bradbrook M. C., School of night, N. Y., 1965. == Một số bài thơ == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Các tác phẩm của Walter Raleigh tại Dự án Gutenberg Project Gutenberg edition of The Discovery of Guiana Worldly Wisdom from The Historie of the World Sir Walter Raleigh's Grave Biography of Sir Walter Raleigh at Britannia.com Sir Walter Raleigh at the Fort Raleigh website
huyện gopalganj.txt
Gopalganj là một huyện thuộc division Dhaka, Bangladesh. Huyện này có diện tích 1490 km², dân số năm 2002 là 1132046 người, mật độ dân số là 760 người/km². == Tham khảo ==