filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
phụ nữ.txt
Phụ nữ hay đàn bà là từ chỉ giống cái của loài người. Phụ nữ thường được dùng để chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn. Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ". == Khái niệm == Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường. Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người. Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái. Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ một nhóm đối tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái... Cách hiểu những từ này còn rất khác nhau, do đó, cần phải chuẩn hóa chúng để tránh những thành kiến, những hiểu lầm hay những sai sót trong việc sử dụng. Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới này. Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng bản thân nó đã không thể hiện sự trang trọng. Nó cho một cái nhìn bao hàm nhìều mặt, cả về khía cạnh xã hội cũng như bản chất sinh học... Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi cần một cái nhìn thật sự trung lập, hoặc muốn thể hiện một thái độ thiếu thiện cảm, một chút kỳ thị đối với nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến những mặt xấu, hoặc được cho là xấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới (Ví dụ như lắm mồm, ích kỷ, nông cạn...) Nếu so sánh hai từ "phụ nữ" và "đàn bà" thì "đàn bà" được cho là suồng sã hơn, thô thiển hơn, tiêu cực hơn. Khi người Việt nói về một người đàn ông: Tay này "đàn bà" lắm thì có nghĩa chê người đó tính khí nhỏ nhen. Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên, những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ (nhỏ hơn nữa thì được gọi là bé gái) nhưng chưa được cho là trưởng thành (Có những cái nhìn khắt khe đòi hỏi một phụ nữ phải trưởng thành trên nhiều phương diện như tâm lý, sinh lý, vị trí trong gia đình, vị trí trong xã hội...) Không có ranh giới rõ rệt giữa "con gái" với "phụ nữ" hay "đàn bà". Có những nữ giới mặc dù chưa kết hôn, chưa quan hệ tình dục... nhưng có nhiều biểu hiện tầm thường vẫn bị coi là "đàn bà"; mặt khác, cũng có những nữ giới đã trưởng thành nhưng dưới một cái nhìn cao hơn, vẫn được cho là ngây thơ, trong sáng... và được gọi là "cô gái". Ngoài ra, còn một số từ khác để chỉ đối tượng nữ giới, như "mụ", "thị"... nhưng ít được sử dụng và thể hiện thành kiến cá nhân. Tóm lại, thật khó để đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa ra những định nghĩa chính xác một cách quá máy móc. Chúng ta sử dụng các từ này thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về một hay nhiều đối tượng nữ giới cụ thể. Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cân nhắc chọn cái nhìn nào thích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kết hợp cả hai cái nhìn đó. == Sinh học và giới tính == Về sinh học, cơ quan sinh dục nữ gồm trong hệ sinh sản, theo đó các đặc điểm sinh dục thứ hai có nhiệm vụ nuôi dưỡng đứa trẻ hay, trong một số nền văn hoá, thu hút nam giới. Buồng trứng, ngoài chức năng thường xuyên tạo hormone, còn tạo ra các giao tử nữ được gọi là trứng mà, khi được thụ tinh bởi các giao tử nam (tinh trùng), hình thành nên các cá nhân di truyền mới. Buồng trứng là một cơ quan có mô để bảo vệ và nuôi dưỡng bào thai đang phát triển và cơ để đẩy khi sinh đẻ. Âm đạo được sử dụng trong giao cấu và sinh đẻ (dù từ âm đạo thường được dùng một cách thông tục và không chính xác để chỉ âm hộ hay cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ, vốn cũng gồm môi âm hộ, âm vật, và niệu đạo nữ). Ngực phát triển từ tuyến mồ hôi để tạo sữa, một chất dinh dưỡng là đặc điểm riêng có của loài có vú, cùng với việc sinh con. Ở phụ nữ trưởng thành, vú nói chung có kích thước lớn hơn hầu hết các loài động vật có vú khác, kích thước lớn này, không cần thiết cho việc tạo sữa, có lẽ ít nhất một phần là kết quả của sự chọn lọc giới tính. (Về những điều khác biệt khác nữa về thể chất giữa nam và nữ, xem Nam.) Một mức độ mất cân bằng hormone của người mẹ và một số loại hoá chất (hay thuốc) có thể làm thay đổi những đặc điểm giới tính thứ hai của bào thai. Đa số phụ nữ có karyotype 46,XX, nhưng khoảng một phần ngàn sẽ là 47,XXX, và một trên 2500 sẽ là 45,X. Nó trái ngược với karotype đặc trưng nam 46,XY; vì thế, X và các nhiễm sắc thể Y được gọi là nữ và nam. Bởi con người được thừa hưởng mitochondrial DNA chỉ từ tế bào trứng của mẹ, các cuộc nghiên cứu gene của phụ nữ thường có khuynh hướng tập trung vào mitochondrial DNA. Các yếu tố sinh học không phải là các yếu tố đủ để quyết định liệu một người tự coi mình là một phụ nữ hay bị coi là một phụ nữ. Các cá nhân chuyển giới tính (Intersex), có lẫn các đặc điểm thể hình và/hay gene, có thể sử dụng tiêu chí khác trong việc xác định giới tính rõ ràng. Cũng có các phụ nữ lưỡng giới tính hay chuyển giới tính, những người khi sinh hay về thân thể được cho là nam giới lúc sinh, nhưng được xác định là nữ; có những định nghĩa xã hội, pháp lý và cá nhân khác nhau về các vấn đề đó. (Xem transwoman.) Đa số phụ nữ trải qua quá trình có kinh nguyệt và sau đó có thể mang thai và sinh đẻ. Điều này nói chung đòi hỏi sự thụ tinh bên trong của trứng với tinh trùng của một người đàn ông qua quan hệ tình dục, dù thụ tinh nhân tạo hay cấy tinh trùng đã thụ tinh sẵn cũng có thể được thực hiện (xem kỹ thuật sinh sản). Việc nghiên cứu sinh sản nữ và các cơ quan sinh sản được gọi là phụ khoa. Có một số bệnh chủ yếu ảnh hưởng tới nữ, như lupus. Tương tự, có một số bệnh liên quan tới giới tính thường xuyên hay chỉ xảy ra với nữ giới, ví dụ ung thư vú, ung thư cổ tử cung, hay ung thư buồng trứng. Phụ nữ và nam giới có thể có các triệu chứng bệnh khác nhau và có thể phản ứng khác nhau với việc điều trị y tế. Lĩnh vực này của nghiên cứu y học được gọi là y khoa dựa trên giới tính. Trong giai đoạn đầu phát triển của bào thai, thai nhi ở cả hai giới tính thể hiện trung tính; việc sản sinh các hormone là cái làm thay đổi vẻ ngoài về hình thể của nam và nữ. Như trong trường hợp không có hai giới tính, các loài như vậy sinh sản vô tính, vẻ ngoài trung tính gần với nữ hơn là nam. === So sánh với nam giới === Dù có ít nữ được sinh ra hơn nam (tỷ lệ khoảng 1:1.05), vì có tuổi thọ dài hơn chỉ có 81 nam giới ở hay trên độ tuổi 60 cho mỗi 100 phụ nữ ở cùng lứa tuổi. Phụ nữ thường có tuổi thọ trung bình dài hơn nam giới. Điều này bởi sự tổng hợp các yếu tố: gen (có nhiều và đa dạng gen hiện diện trong các nhiếm sắc thể giới tính ở phụ nữ); xã hội học (như không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ở hầu hết các quốc gia); các lựa chọn liên quan tới sức khoẻ (như tự tử hay hút thuốc lá, uống rượu); sự hiện diện của estrogen hormone nữ, vốn có hiệu ứng bảo vệ tim. và joêik ứmg kích thích tố nam cao ở nam giới. Trong tổng dân số nhân loại, có 101.3 nam trên mỗi 100 nữ (nguồn: 2001 World Almanac). Về mặt sức mạnh thể chất, phụ nữ kém hơn nhiều so với đàn ông. Mọi kỷ lục thế giới về các môn thể thao vận động (điền kinh, vật, cử tạ...) đều thuộc về đàn ông. Sức chịu đựng của phụ nữ cũng kém hơn, do đó các công việc nặng nhọc (đi lính, thợ mỏ, thám hiểm...) phần lớn do đàn ông thực hiện. Về mặt trí tuệ, vào năm 1999, một nghiên cứu của Richard Lynn, giáo sư danh dự tại Đại học Ulster - một trong những học giả của Anh, trong đó ông đã phân tích số liệu từ một số bài test được xuất bản trước đó và phát hiện ra rằng chỉ số IQ trung bình của nam giới cao hơn của nữ giới khoảng 3-4 điểm IQ. Các phân tích quy mô lớn của Lynn thực hiện năm 2004 khảo sát sự khác biệt giới cũng chỉ ra nam giới có chỉ số IQ trung bình cao hơn nữ là 5.0 điểm IQ. Do vậy, nam giới phù hợp với những nhiệm vụ có độ phức tạp cao hơn là phụ nữ. Số đàn ông có chỉ số IQ cao sẽ lớn hơn rất nhiều so với phụ nữ, Richard Lynn cho biết số đàn ông có IQ cao hơn 130 nhiều gấp 3 lần so với phụ nữ, và số đàn ông có IQ cao hơn 145 nhiều gấp 5,5 lần so với phụ nữ. Điều này giải thích tại sao phần lớn các giải Nobel, các phát minh khoa học hoặc các Đại kiện tướng cờ vua thuộc về nam giới. == Văn hoá và vai trò giới tính == Trong nhiều nền văn hoá tiền sử, phụ nữ có một vai trò văn hoá riêng biệt. Trong các xã hội săn bắn hái lượm, phụ nữ nói chung hái lượm các loại cây lương thực, bắt các loại thú nhỏ, câu cá làm thức ăn và học sử dụng các sản phẩm sữa, trong khi đàn ông săn thịt từ các loại thú lớn. Trong lịch sử gần đây hơn, các vai trò giới của phụ nữ đã thay đổi rất lớn. Theo truyền thống, phụ nữ tầng lớp trung lưu chủ yếu tham gia vào các trách nhiệm trong gia đình có nhấn mạnh tới việc chăm sóc trẻ em. Với phụ nữ nghèo hơn, đặc biệt là phụ nữ thuộc tầng lớp lao động, điều này vẫn thường chỉ là một hoàn cảnh lý tưởng, bởi nhu cầu kinh tế buộc họ phải kiếm việc bên ngoài gia đình. Tuy nhiên, những công việc họ có thể làm thường bị trả lương thấp hơn so với nam giới. Khi những thay đổi trong thị trường lao động cho phụ nữ diễn ra, những công việc họ có thể đảm nhiệm thay đổi từ chỉ những công việc "bẩn thỉu" kéo dài trong các nhà máy như các "lao công", trở thành các công việc văn phòng được tôn trọng nhiều hơn nơi cần các lao động có trình độ, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động Hoa Kỳ đã tăng từ 6% năm 1900 lên 23% năm 1923. Những thay đổi đó trong lực lượng lao động đã dẫn tới những thay đổi trong thái độ của phụ nữ tại nơi làm việc, cho phép những sự phát triển khiến phụ nữ trở nên có định hướng về nghề nghiệp và giáo dục lớn hơn. Các phong trào ủng hộ cơ hội bình đẳng cho cả hai giới và quyền bình đẳng không cần biết tới giới tính. Thông qua một sự phối hợp những thay đổi về kinh tế và những nỗ lực của phong trào nữ quyền,Bản mẫu:Specify trong những thập kỷ gần đây phụ nữ ở hầu hết các xã hội đã có quyền tiếp cận với nghề nghiệp bên ngoài công việc chăm sóc gia đình truyền thống. Nhiều nhà quan sát, gồm cả các nhóm nữ quyền, vẫn cho rằng phụ nữ trong ngành công nghiệp và thương mại phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong thăng tiến nghề nghiệp/. == Giáo dục và việc làm == === Các quốc gia OECD === Giáo dục Sự khác biệt giới tính tại các quốc gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã được giảm bớt trong 30 năm qua. Phụ nữ trẻ ngày nay hầu hết đều có trình độ giáo dục cấp ba: tại 19 trong số 30 nước thuộc OECD, số phụ nữ trong độ tuổi 25 tới 34 đã hoàn thành giáo dục cấp ba lớn gấp hai lần số phụ nữ trong độ tuổi 55 tới 64. Tại 21 trong 21 quốc gia OECD với dữ liệu có thể so sánh, số lượng phụ nữ tốt nghiệp các chương trình cấp đại học tương đương hay vượt quá số lượng nam giới. Các cô bé 15 tuổi thường có nhiều dự định nghề nghiệp hơn các cậu bé cùng độ tuổi. Tuy phụ nữ chiếm hơn một nửa số người tốt nghiệp đại học ở nhiều quốc gia OECD, họ chỉ nhận được 30% bằng cấp giáo dục cấp ba được trao về khoa học và kỹ sư, và phụ nữ chỉ chiếm 25% tới 35% số nhà nghiên cứu tại hầu hết các quốc gia OECD.Bởi vì họ vốn không có sự tư duy nhạy bén so với nam giới. == Xem thêm == == Chú thích == == Đọc thêm == Chafe, William H., "The American Woman: Her Changing Social, Economic, And Political Roles, 1920-1970", Oxford University Press, 1972. ISBN 0-19-501785-4 Roget’s II: The New Thesaurus, (Boston: Houghton Mifflin, 2003 3rd edition) ISBN 0-618-25414-5 McWhorter, John. 'The Uses of Ugliness', The New Republic Online, ngày 31 tháng 1 năm 2002. Truy cập May 11 2005 ["bitch" as an affectionate term] McWhorter, John. Authentically Black: Essays for the Black Silent Majority (New York: Gotham, 2003) ISBN 1-59240-001-9 [casual use of "bitch" in ebonics] Routledge international encyclopedia of women, 4 vls., ed. by Cheris Kramarae and Dale Spender, Routledge 2000 Women in world history: a biographical encyclopedia, 17 vls., ed. by Anne Commire, Waterford, Conn. [etc.]: Yorkin Publ. [etc.], 1999 - 2002 "Người Phụ Nữ Qua Nhân Tướng Học & Văn Học Dân Gian"-Lương Trọng Nhàn- Nhà Xuất Bản Hồng Đức. == Liên kết ngoài == Lịch sử Women's History in America A History of Women’s Entrance into Medicine in France studies and digitized texts by the BIUM (Bibliothèque interuniversitaire de médecine et d'odontologie, Paris) see its digital library Medic@. Tôn giáo Women and Christianity: representations and practices Women in Islam
sania mirza.txt
Sania Mirza (sinh ngày 15 tháng 11 năm 1986) là một nữ vận động viên quần vợt Ấn Độ. Cô sinh ra tại Mumbai và lớn lên ở Hyderabad. Với huấn luyện viên là cha mình, cô bắt đầu chơi quần vợt từ năm lên 6, thành vận động viên chuyên nghiệp từ năm 2003. Cô hiện là nữ vận động viên quần vợt người Ấn Độ có thứ hạng cao nhất (hạng 27 ở nội dung đánh đơn và hạng 18 ở nội dung đánh đôi trên bảng xếp hạng của WTA). == Các chức vô địch (23) == === Nội dung đánh đơn (13) === === Nội dung đánh đôi (11) === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Sania Mirza tại Hiệp hội quần vợt nữ
daimyō.txt
Daimyo (大名, daimyō, Đại danh) () là những lãnh chúa phong kiến từ thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 19 ở Nhật Bản thần phục Tướng quân. Từ "thủ hộ" vào thời Muromachi qua thời Sengoku cho đến các đại danh của thời Edo, tước hiệu này đã có một lịch sử lâu dài và đa dạng. Từ Daimyo đôi khi cũng được dùng để chỉ những người đứng đầu các gia tộc, cũng được gọi là lãnh chúa. Thông thường, mặc dù không phải dành riêng cho vị trí này, là từ các lãnh chúa mà Tướng quân phát sinh hay Nhiếp chính quan được chọn. Daimyo thường mặc đồ màu tím, từ đậm đến nhạt tùy theo thứ bậc của họ, tím sẫm hay nhạt ở trước xanh sậm và nhạt, đỏ sậm và nhạt, và cuối cùng là đen, những daimyo cao quý nhất được coi là quý tộc. == Shugo daimyo == Shugo daimyo (守護大名, shugo daimyō, Thủ hộ Đại danh) là nhóm người đầu tiên được phong tước hiệu "daimyo". Họ đi lên từ các "shugo" trong thời Muromachi. Shugo daimyo nắm cả binh quyền, quyền lực chính trị, và cả kinh tế trong một tỉnh. Họ tích lũy sức mạnh trong những thập kỷ đầu tiên của thời đại Muromachi. Shugo daimyo lớn bắt nguồn từ các gia tộc Shiba, Hatakeyama, và gia tộc Hosokawa, cũng như các gia tộc tozama của gia tộc Yamana, gia tộc Ōuchi và gia tộc Akamatsu. Những người mạnh nhất làm chủ đến vài tỉnh. Mạc phủ Ashikaga yêu cầu các shugo daimyo sống ở Kyoto, do đó họ cử một người thân hay thuộc hạ, gọi là "shugodai", đại diện cho họ ở tỉnh nhà. Cuối cùng, một vài người trong số đó lại đến Kyoto ở, bổ nhiệm các cấp phó ở lại các tỉnh. Chiến tranh Ōnin là cuộc bạo loạn lớn mà các shugo daimyo đánh giết lẫn nhau. Trong suốt thời gian của cuộc chiến, kuni ikki, hay nổi dậy tại các tỉnh, diễn ra vì các chiến binh hùng mạnh ở địa phương muốn độc lập với các shugo daimyo. Những người đại diên của các shugo daimyo, sinh sống ở các tỉnh, nắm lấy cơ hội này để củng cố địa vị của mình. Cuối cùng vào thế kỷ 15, những shugo daimyo thừa tự vẫn giữ được quyền lực. Những người đã trao quyền cho cấp phó của mình mất quyền và bị thay thế bởi một tầng lớp mới, "sengoku daimyo," đi lên từ cấp bậc shugodai và kokujin. == Sengoku daimyo - Daimyo thời Sengoku == Trong các sengoku daimyo (戦国大名, sengoku daimyō, Chiến Quốc Đại Danh) có rất nhiều người đã từng là shugo daimyo như gia tộc Satake, gia tộc Imagawa, gia tộc Takeda, gia tộc Toki, gia tộc Rokkaku, gia tộc Ōuchi và gia tộc Shimazu. Những gia tộc mới nhận tước hiệu này là các gia tộc Asakura, Amago, Nagao, Miyoshi, Chōsokabe, Jimbō, Hatano, Oda và Matsunaga. Những người này đi lên từ cấp bậc "shugodai" và các cấp phó của họ. Những sengoku daimyo nữa như gia tộc Mōri, gia tộc Tamura và gia tộc Ryūzōji đi lên từ các kokujin. Các viên chức thấp hơn của Mạc phủ và các ronin (gia tộc Hậu Hōjō, gia tộc Saitō), viên chức cấp tỉnh (gia tộc Kitabatake) và kuge (gia tộc Tosa Ichijō) cũng tiến lên hàng ngũ sengoku daimyo. == Daimyo dưới thời Edo == Sau trận Sekigahara năm 1600 đánh dấu sự bắt đầu của thời đại Edo, shogun Tokugawa Ieyasu tái cơ cấu lại một cách mạnh mẽ 200 daimyo và đất đai của họ thành các han và xếp hạng dựa trên sản lượng gạo. Daimyo là những người đứng đầu các han có sản lượng 10.000 koku (50.000 giạ) hay hơn. Ieyasu cũng phân loại daimyo dựa trên việc họ có gần gũi với gia đình Tokugawa không: shinpan có họ hàng với Tokugawa; fudai đã là chư hầu của Tokugawa hay đồng minh trong chiến tranh; và tozama là những người đối nghịch với Tokugawa trước trận chiến (không nhất thiết phải đánh lại Tokugawa). Năm 1800, có khoảng 170 daimyo trên toàn Nhật Bản. Shinpan là họ hàng của Ieyasu, như gia tộc Matsudaira, hay hậu duệ của Ieyasu mà không phải chi chính thừa tự. Vài shinpan, như Tokugawa ở tỉnh Owari (Nagoya), tỉnh Kii (Quận Wakayama) và Mito, cũng như nhà Matsudaira ở Fukui và Aizu, nắm giữ các han rộng lớn. Một vài fudai daimyo, như gia tộc Ii ở Hikone, giữ han rộng lớn, nhưng rất nhiều người chỉ quản lý các han nhỏ. Mạc phủ bổ nhiệm nhiều fudai ở các vị trí chiến lược để bảo vệ con đường giao thương đến Edo. Nhiều fudai cũng nhận nhiệm vụ ở Mạc phủ Edo, một số lên đến chức vụ rōjū. Sự thực là fudai daimyo có thể nắm các vị trí trong chính quyền trong khi tozama, nói chung, không thể, đó là sự khác nhau căn bản giữa hai loại. Tozama daimyo làm chủ các thái ấp rộng lớn, với Kaga han ở quận Ishikawa, do gia tộc Maeda làm chủ, ước tính có tới 1.000.000 koku. Các gia tộc tozama nổi tiếng khác bao gồm gia tộc Mōri ở Chōshū, và gia tộc Shimazu ở tỉnh Satsuma, Date ở Sendai, gia tộc Uesugi ở Yonezawa và gia tộc Hachisuka ở Awa. Ban đầu, nhà Tokugawa cho rằng họ có thể nổi loạn bất cứ lúc nào, nhưng trong suốt thời Edo, hôn nhân giữa nhà Tokugawa với các tozama, cũng như chính sách kiểm soát như sankin kōtai, đã cho một cục diện hòa bình lâu dài. === Sankin kōtai === Sankin kōtai (luân phiên trình diện) là hệ thống trong đó nhà Tokugawa yêu cầu tất cả các daimyo cứ cách năm lại phải ở lại triều đình của Tokugawa ở Edo trong một năm, và giữ những thành viên gia đình của họ ở Edo khi họ trở lại han của mình. Điều này giúp cho việc kiểm soát về tài chính và chính trị của Edo với các daimyo chặt chẽ hơn. Sau này trong thời Tokugawa, nhiều hệ thống kiểm soát các daimyo khác cũng được thiết lập, như đóng góp bắt buộc vào các việc công cộng như xây dựng đường sá. Thêm vào đó, các daimyo bị cấm đóng thuyền và xây lâu đài, và việc thể hiện sức mạnh quân sự bị kiểm soát nghiêm ngặt. Mệt mỏi vì những sự kiểm soát này, và thường trong tình hình tài chính tồi tệ vì những thứ như sankin kotai, bắt buộc phải ủng hộ cho các công việc công cộng, và tiêu xài hoang phí, vài daimyo đã chống lại Mạc phủ Tokugawa trong cuộc Minh Trị Duy Tân. == Sau cuộc Minh Trị Duy Tân == Năm 1869, năm sau cuộc Minh Trị Duy tân, daimyo, cùng với kuge, được xếp vào một tầng lớp quý tộc mới, kazoku. Năm 1871, han bị xóa bỏ và quận được thành lập, sau đó thực sự chấm dứt kỷ nguyên của các daimyo ở Nhật Bản. Sau sự thay đổi này, nhiều daimyo vẫn giữ được đất đai của mình, và được bổ nhiệm là thống đốc; tuy nhiên, họ sớm bị thôi chức và bị gọi toàn bộ về Tokyo, do đó cắt bỏ mọi cơ sở quyền lực độc lập ẩn chức mối họa nổi dậy tiềm tàng. Bất chấp việc này, thành viên của các gia đình daimyo vẫn giữ vị trí nổi bật trong chính phủ và xã hội, và vài trường hợp vẫn còn quan trọng cho đến ngày nay. == Xem thêm == Lịch sử Nhật Bản Sankin kōtai Han (Nhật Bản) == Tham khảo ==
lịch sử hành chính hà nội.txt
Lịch sử hành chính Hà Nội có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1831 với cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, chính thức thành lập tỉnh Hà Nội. Vào thời điểm hiện tại (2017), về mặt hành chính, Hà Nội được chia làm 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. == Lịch sử tổ chức hành chính == === Thời kỳ tiền Thăng Long === Từ thời cổ đại, vùng đất ven sông Tô Lịch đã là địa bàn sinh sống của các bộ lạc người Việt cổ. Từ thế kỷ III trước Công nguyên, kế tục nhà nước Văn Lang của vua Hùng, Thục Phán dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và dời đô xuống miền Cổ Loa (huyện Đông Anh ngày nay). Thành Cổ Loa được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước lúc đó để làm kinh đô nước Âu Lạc của cộng đồng người Việt. Bấy giờ, vùng đất trung tâm Hà Nội ngày nay, chỉ mới là làng Tô Lịch, lấy theo tên con sông chảy từ Bắc xuống Nam thành phố. Giữa thế kỷ V, vùng đất Hà Nội được đặt thành một huyện mang tên Tống Bình trong thời kỳ Bắc thuộc, ít lâu sau được nâng lên thành quận. Quận Tống Bình gồm ba huyện: huyện Nghĩa Hoài, huyện Tuy Ninh ở Nam sông Hồng (tương ứng phần đất các huyện Từ Liêm, Hoài Đức hiện nay), huyện Xương Quốc ở bờ Bắc sông Hồng (tương ứng phần đất các huyện Đông Anh, Gia Lâm hiện nay). Quận trị là vùng nội đô hiện nay. Năm 545, Lý Bí dựng thành lũy ở cửa sông Tô Lịch để chống quân xâm lược nhà Lương. Thành của Lý Bí lập tại đây chỉ là một thành lũy quân sự, dựng lên tạm thời trong lúc chiến tranh, nhưng lại mở đường cho vùng Hà Nội xưa trở thành một vị trí quan trọng bậc nhất về mọi mặt trong các thời đại về sau. Sang thế kỷ VII, nước Việt lệ thuộc vào nhà Tùy rồi nhà Đường, Hà Nội xưa trở thành trụ sở An Nam đô hộ phủ cho đến thế kỷ thứ X. Một hệ thống thành quách lớn nhỏ do các viên đô hộ nhà Đường xây dựng, trong đó đáng kể nhất là thành Đại La do Tiết đô sứ Cao Biền xây đắp lại vào năm 866. Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương và định đô ở Cổ Loa. Cổ Loa sau một ngàn năm lại trở thành kinh đô của nước Việt. Sau này, nhà Đinh và Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, nhưng vùng Hà Nội xưa vẫn mang tên Đại La Đô và là nơi muôn vật giàu thịnh, đông vui. === Thăng Long - Kinh đô Đại Việt === ==== Thăng Long thời Lý (1009-1225) ==== Cuối năm 1009, tại Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, sáng lập vương triều Lý (Lý Thái Tổ). Mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên là Thăng Long. Theo sử sách cũ, Thành Thăng Long được xây dựng thời Lý gồm ba vòng. Vòng trong là Cấm thành dành cho Hoàng tộc. Rồi đến Hoàng thành dành cho quan lại. Vòng ngoài là Kinh thành là khu dân cư, phía đông giáp với sông Hồng, bắc và tây bắc là Hồ Tây, Tô Lịch, vòng xuống phía nam là Kim Ngưu. Hồ Tây thời đó thông với sông Tô Lịch và hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm). Cư dân Thăng Long gồm Hoàng gia, quan lại, sư sãi, nô tì, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Ngoài một số gốc gác Thăng Long, còn hầu hết là từ bốn phương tụ họp lại. Dân số ước khoảng hai, ba vạn người. Các nghề thủ công thời đó đã khá phát triển gồm dệt, nhuộm, gốm sứ, giấy, mỹ nghệ, đúc đồng, nề, mộc. ==== Thăng Long thời Trần (năm 1226-1427) ==== Năm 1230, nhà Trần hoạch định lại các phường làng. Cả Thăng Long vẫn chia làm 61 phường. Phía bắc và phía tây có nhiều phường thủ công nổi tiếng như Yên Hòa, Yên Thái làm giấy, Nghĩa Đô, Nghi Tàm trồng dâu dệt lụa. Phía đông có cảng Giang Khẩu, Đông Bộ Đầu và các phường Cơ Xá, Phục Cổ, Nhai Tuân. Từ đầu thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV, Kinh thành Thăng Long ngày càng mở rộng, những công trình xây dựng ở Thăng Long ngày càng nhiều, nhân dân tới tụ cư ngày càng đông, mọi mặt sinh hoạt của Thăng Long ngày càng phồn thịnh, sầm uất. Tuy nhiên, trải qua những biến cố lịch sử và đấu tranh chống ngoại xâm, kinh thành Thăng Long cũng đã nhiều lần bị tàn phá. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (nhân dân thường gọi là thành nhà Hồ), bắt vua Trần dời đô vào đó rồi đến năm 1400 phế truất vua Trần, lập ra một vương triều mới Triều Hồ. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Thăng Long đổi tên thành Đông Đô. ==== Thăng Long thời Lê sơ (năm 1428-1527) ==== Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua (Lê Thái Tổ) tại Đông Đô, khôi phục tên nước Đại Việt. Năm 1430, đổi tên Đông Đô thành Đông Kinh. Trên cơ sở phát triển của kinh thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XV và dựa vào sức dân, Lê Lợi và các đời vua nối tiếp dần dần khôi phục và xây dựng một kinh thành Thăng Long mới rộng rãi, đẹp đẽ và sầm uất hơn xưa. Năm 1466, gọi phủ sở tại là phủ Trung Đô, sau đó ít lâu đổi là phủ Phụng Thiên. Thời kỳ này, đứng đầu quản lý kinh thành là chức Phủ Doãn. Kinh thành Thăng Long ở đầu thời Lê vẫn là kinh thành Thăng Long thời Lý-Trần. Những cung điện, đền đài ở trong Hoàng thành bị phá hủy từ trước, nay được nhà Lê cho sửa chữa và xây dựng mới ngày càng nhiều. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông cho tu sửa tường Hoàng thành, đắp lại những chỗ vỡ lở. Đầu năm 1477, Vua Lê Thánh Tông cho sửa đắp Thành Đại La cho kiên cố hơn. Từ năm 1490 đến hết thế kỷ XVI, kinh thành Thăng Long có nhiều thay đổi. Trong thời gian này, tường Hoàng thành cũng như tường Thành Đại La luôn luôn được sửa chữa xây đắp mở rộng thêm. Năm 1490, nhà vua Lê Thánh Tông cho quân lính xây dựng lại Hoàng thành dài rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng phải 8 tháng mới xong. Trong Hoàng thành, Vua Lê Thánh Tông dựng thêm cung điện và lập vườn Thượng Lâm để nuôi bách thú. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) và chùa Kim Cổ Thiên Hoa. Tường Hoàng thành đắp từ phía đông nam đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, bên trên sông đắp hoàng thành, bên dưới mở cống xây bằng gạch đá, dùng sắt chắn suốt bề ngang. Theo bản đồ Hồng Đức vẽ năm 1490 thì Hoàng thành thời kỳ này bao gồm cả khu vực Hoàng thành Thăng Long thời Lý-Trần và khu vực tỉnh thành Hà Nội trong thời kỳ nhà Nguyễn sau này. Phía tây Hoàng thành thời kỳ này là phía tây Hoàng thành thời Lý-Trần, giáp sông Tô Lịch và phía đông Hoàng thành ra tới gần bờ sông Hồng. Thời kỳ này, vua Lê Thánh Tông gộp 61 phường thời nhà Trần thành lập 36 phường. ==== Thăng Long thời Mạc-Lê Trung Hưng (1527-1786) ==== Trong thời kỳ này, Đông Kinh trở lại tên gọi Thăng Long và vẫn giữ vị trí là kinh đô. Công việc xây dựng kinh thành chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu chính trị, quân sự. Để tăng cường hệ thống bảo vệ kinh thành, năm 1588, nhà Mạc huy động dân 4 trấn vùng đồng bằng đắp 3 lần lũy đất. Theo bản đồ Hà Nội hiện nay, tòa lũy này bắt đầu từ Nhật Tân, chạy theo bờ Hồ Tây, qua Bưởi, Cầu Giấy theo đường Giảng Võ - La Thành, qua Ô Chợ Dừa, đê Kim Liên, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân tới đê sông Hồng. Đầu thế kỷ XVII, Thăng Long mang tên Kẻ Chợ đã có thương điếm Hà Lan (1645-1699) và Anh (1633-1697) đặc biệt là thương nhân người Hoa rất đông. Dân cư lúc đó có thể lên tới một triệu người, khoảng 20.000 nóc nhà. Khu vực kinh thành đã hình thành các phố nghề như Hàng Khay, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Đào, Bát Đàn, Hàng Đồng. ==== Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn (1802-1888) ==== Dưới thời nhà Nguyễn, kinh thành Thăng Long phải chịu một sự chuyển đổi lớn từ kinh thành 800 năm trước trở thành trấn thành rồi dần dần trở thành tỉnh thành. Gia Long quyết định đóng đô ở Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm tổng trấn Bắc Thành và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Khi kinh thành Thăng Long đã chuyển thành trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là rồng thành chữ "Long" là thịnh, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là rồng. Hoàng thành Thăng Long cũ, ở thời Gia Long chỉ là lỵ sở của tổng trấn Bắc Thành nên tên "Hoàng thành" cũng không được dùng. Năm 1805, Gia Long hạ lệnh phá bỏ Hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long nên Hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. Từ đấy, thành xây lại ở Thăng Long thời nhà Nguyễn đã nhỏ đi rất nhiều so với Hoàng thành Thăng Long các thời trước. Thành mới ở Thăng Long được xây dựng theo lệnh của Gia Long cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Hoàng thành của nhà Nguyễn ở Huế. Thành hình vuông mỗi bề rộng chừng một cây số. Theo kích thước cũ thì chu vi của thành Thăng Long là 1.285 trượng 6 thước 5 tấc, hoặc 1.958 tầm (mỗi tầm là 8 thước ta cũ). Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây phía dưới xây bằng đã xanh, phía trên bằng đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa: cửa Đông, cửa Tây, cửa Bắc, cửa Đông Nam và cửa Tây Nam. Đường cửa vào xây vòm xuyên qua tường và dài 23m. Trên mỗi cửa có xây lầu canh gọi là thú lâu. Mỗi thú lâu có một cơ binh thay phiên nhau canh gác ngày đêm. Xung quanh tường thành ở phía ngoài là một dải đất rộng chừng 6, 7m, rồi đến một con hào. Hào rộng khoảng 15, 16m, sâu chừng 5m, hào lúc nào cũng có nước, nhưng mực nước trong hào chỉ cao chừng hơn 1m. Phía ngoài các cửa thành có một hàng tường đắp liền bờ hào gọi là Dương Mã Thành, dài 2 trượng, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương Mã Thành đều có làm một cửa bên rộng chừng 1 trượng, gọi là Nhân Môn. Đi từ ngoài vào thành, phải qua cửa Nhân Môn rồi mới tới cửa thành. Phía trong thành bố trí như sau: ở giữa là điện Kính Thiên. Những cột gỗ trong điện đều lớn, người ôm không xuể. Thềm điện Kính Thiên có chạm những con rồng đá rất đẹp. Gần điện Kính Thiên có hành cung, để khi vua ra Thăng Long thì ngự tại đây. Từ điện Kính Thiên đi ra cửa Đoan Môn. Phía ngoài Đoan Môn dựng bia ghi công trạng của Gia Long. Phía đông là dinh các quan lại như dinh tổng đốc, tuần phủ, án sát, đề đốc. Phía tây là các kho thóc, kho tiền và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Phía bắc, lập một nhà ngục gọi là Tĩnh Bắc Lâu. Năm 1812, dựng cột cờ ở phía nam gần đình bia. Cột cờ cao 33,4m, hình bát giác, dựng trên tam cấp. Cột cờ và tam cấp đều xây bằng gạch gốm. Tam cấp hình vuông: cấp trên nhất mỗi chiều dài 15m, cấp dưới cùng mỗi chiều dài 42m. Tầng giữa có 4 cửa nhìn ra ngoài, mỗi cửa có đặt một tên riêng. Hiện nay 3 cửa còn mang biển đề tên: cửa đông là cửa Nghênh Húc (đón buổi sáng), cửa nam là cửa Hướng Minh (hướng về ánh sáng), cửa tây là cửa Hồi Quang (trả lại tia sáng). Để leo từ dưới lên ngọn cột cờ, có hai thang xoáy trôn ốc. Trên ngọn cột cờ có biển đề hai chữ "kỳ đài". === Tỉnh thành Hà Nội === ==== Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng ==== Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính thống nhất trên toàn quốc, vua Minh Mạng đã cho thành lập tỉnh Hà Nội, gồm 4 phủ, 15 huyện: Phủ Hoài Đức: gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, và Từ Liêm Phủ Ứng Hòa: gồm 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân: gồm 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín: gồm 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Địa bàn tỉnh Hà Nội khi đó gần tương ứng với hầu hết thành phố Hà Nội và toàn bộ tỉnh Hà Nam hiện nay. Riêng khu vực kinh thành cũ gồm hai huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận (tên mới của huyện Quảng Đức) thì từ thời Gia Long không giữ được quy hoạch 36 phường nữa mà bị chia ra thành nhiều phường nhỏ, thôn, trại. Huyện Thọ Xương có 194 phường, thôn; huyện Vĩnh Thuận có 56 phường, thôn. Sau, vua Minh Mạng lại cho gộp lại, huyện Thọ Xương còn 116 phường, thôn; huyện Vĩnh Thuận còn 27 phường, thôn. ==== Thời Pháp thuộc ==== Từ sau khi chiếm được Hà Nội năm 1883, nhất là từ năm 1888, khi đã lấy Hà Nội làm nhượng địa, thực dân Pháp đã cho phá dỡ nhiều phần của Hà Nội xưa, đồng thời quy hoạch xây dựng một đô thị mới theo kiểu Tây phương. Ngày ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của triều đình Huế. Ngày ngày 1 tháng 10 năm 1888, Triều đình Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt Hà Nội dâng cho Thực dân Pháp làm nhượng địa. Ngày ngày 3 tháng 10 năm 1888, Toàn quyền Richaud chính thức đưa Hà Nội trở thành một thành phố theo chế độ nhượng địa. Thành phố Hà Nội lúc này chỉ gồm các khu phố nội thành được chia thành 63 phường có diện tích 3km2 với số dân khoảng 270.000 người. Ranh giới Hà Nội lúc bấy giờ được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc-Nam dọc đường Bưởi đến Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông - Đông Nam dọc đê La Thành rồi kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực Hồ Thiền Quang lại quay về hướng Nam - Đông Nam cho đến làng Lương Yên (nay là phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng). Năm 1889, Hà Nội thành lập ngoại thành Hà Nội, gồm một số xã của các huyện Vĩnh Thuận, Thọ Xương, Từ Liêm, Thanh Trì. Năm 1904, nội thành Hà Nội được chia thành 8 quận. Năm 1915, Ngoại thành Hà Nội đổi thành huyện Hoàn Long (trực thuộc tỉnh Hà Đông). Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập "Đại lý đặc biệt Hà Nội" gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã. ==== Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương ==== Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Hà Nội khi đó gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành. Ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 77 về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh. Theo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành. Ngày 14 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia thành phố Hà Nội ra làm 17 khu, mỗi khu có tên riêng:Khu Trúc Bạch. Khu Đồng Xuân. Khu Thăng Long. Khu Đông Thành. Khu Đông Kinh Nghĩa Thục. Khu Hoàn Kiếm. Khu Văn Miếu. Khu Quán Sứ. Khu Đại Học. Khu Bảy Mẫu. Khu Chợ Hôm. Khu Lò Đúc. Khu Hồng Hà. Khu Long Biên. Khu Đồng Nhân. Khu Vạn Thái. Khu Bạch Mai. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu, mỗi khu có tên riêng: Khu Lãng Bạc gồm 23 làng. Khu Đại La gồm 31 làng. Khu Đống Đa gồm 28 làng. Khu Đề Thám gồm 13 làng. Khu Mê Linh gồm 11 làng. Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Theo đó, thành phố Hà Nội là Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 11 năm 1946, theo Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946, hệ thống phân cấp hành chính gồm có bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ), tỉnh, huyện và xã. Ngay sau khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946, vào ngày 20 tháng 12 năm 1946, chính phủ ban hành Sắc lệnh số 1, đổi cấp bộ thành cấp khu. Cả nước chia thành 12 khu hành chính, trong đó Hà Nội là khu XI. Tháng 5 năm 1947, khu XI (Hà Nội) được mở rộng thêm, gồm cả các tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Tháng 9/1947, bốn huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì của tỉnh Hà Đông được sáp nhập vào Hà Nội. Khu vực nội thành được chia thành 3 quận: quận IV gồm hai khu Đại La và Lãng Bạc; quận V là khu Đống Đa; quận VI gồm hai khu cũ Đề Thám và Mê Linh và 4 huyện là Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai và Thanh Trì (của Hà Đông mới cắt sang). Sau đó Hà Nội lại được tổ chức thành 3 liên quận huyện: Liên quận huyện I gồm quận IV, Đan Phượng và Hoài Đức; Liên quận huyện II gồm quận V và Thanh Oai; Liên quận huyện III gồm quận VI và Thanh Trì. Đầu năm 1948, các quận IV, V, VI được tách ra như cũ và sáp nhập 4 phủ huyện thành 2 liên huyện: Liên huyện Bắc (thường gọi là huyện Liên Bắc) gồm Đan Phượng, Hoài Đức; Liên huyện Nam (thường gọi là huyện Liên Nam) gồm Thanh Oai, Thanh Trì. Sau đó, 7 khu ở Bắc Bộ được sắp xếp lại thành 3 liên khu. Tháng 5 năm 1948, Hà Nội sáp nhập với Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà thuộc Liên khu III. Sau khi sáp nhập, Liên khu III cắt hai huyện Liên Bắc và Liên Nam trả về cho Hà Đông, Hà Nội chỉ còn nội thành và 2 huyện ngoại thành. Tháng 9 năm 1948, 3 quận, huyện của Hà Nội được tổ chức thành 2 huyện: Trấn Tây và Trấn Nam. Ngày 1 tháng 10 năm 1948, Trung ương Đảng ra chỉ thị tách Hà Nội ra khỏi Lưỡng Hà. Ngày 13 tháng 6 năm 1949, Nghị quyết số 142-NQ/KC - Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội chia nội thành Hà Nội làm 2 quận, lấy tên là Quận 1, Quận 2 và chia ngoại thành Hà Nội làm 3 quận, lấy tên là Quận 4, Quận 5, Quận 6. Địa giới các quận nội, ngoại thành Hà Nội ấn định như sau: Nội thành: Lấy đường Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền ra tới bờ sông Đại Hà làm giới hạn. Quận 1 gồm 9 khu phố và 7 làng. Quận 2 gồm 8 khu phố và 21 làng. Ngoại thành: Quận 4 gồm 46 làng. Quận 5 gồm 27 làng. Quận 6 gồm 40 làng. Ngày 18 tháng 9 năm 1950, Chính phủ ra Nghị định số 46-TTg hợp nhất các quận Hà Nội thành hai quận nội thành và ngoại thành. Theo đó, hai quận 1 và 2 nội thành hợp nhất thành quận Nội thành Hà Nội, ba quận 4, 5 và 6 ngoại thành Hà Nội hợp nhất thành quận Ngoại thành Hà Nội. ==== Hà Nội - Thủ đô Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ==== Ngày 10 tháng 10 năm 1954, thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng. Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận. Khi đó Hà Nội có 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 quận ngoại thành với 46 xã. Diện tích toàn thành phố khoảng 130km2, dân số khoảng 380.000 người. Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 420-TTg sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm có phố Gia Lâm, khu nhà ga xe lửa Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 6 xã: Bồ Đề, Gia Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội. Ngày 4 tháng 1 năm 1955, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 436-TTg giải tán quận Văn Điển mà đối phương đã lập ra trong thời gian Hà Nội bị tạm chiếm, 23 thôn trong quận Văn Điển thuộc ngoại thành Hà Nội. Ngày 21 tháng 11 năm 1957, thành phố Hà Nội gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố và 4 huyện ngoại thành với 45 xã.Quận 1 có 9 khu phố (đánh số thứ tự từ 17 đến 25). Quận 2 có 9 khu phố (9-16 và 34). Quận 3 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 1 đến 8). Quận 4 có 8 khu phố (đánh số thứ tự từ 26 đến 33). Quận 5 có 13 xã: Cổ Nhuế, Đông Thái, Đức Thắng, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tàm Xá, Tân Lập, Thái Đô, Thụy Phương, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La. Quận 6 có 12 xã: Dịch Vọng, Hòa Bình, Mai Dịch, Mễ Trì, Ngọc Hà, Nhân Chính, Phúc Lệ, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Hòa, Trung Thành, Yên Hòa. Quận 7 có 14 xã: Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Phương Liên, Quỳnh Mai, Tam Khương, Thanh Hương, Thanh Lương, Thanh Trì, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở. Quận 8 có phố Gia Lâm và 6 xã: Hồng Tiến, Long Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Việt Hưng. Năm 1958, 4 quận nội thành bị xoá bỏ và thay thế bằng 12 khu phố.Chia quận 1 thành 3 khu phố: Hai Bà Trưng, Hàng Cỏ và Hoàn Kiếm. Chia quận 2 thành 3 khu phố: Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào. Chia quận 3 thành 3 khu phố: Ba Đình, Trúc Bạch và Văn Miếu. Chia quận 4 thành 3 khu phố: Bạch Mai, Bảy Mẫu và Ô Chợ Dừa. Năm 1959, sắp xếp khu nội thành lại 8 khu phố và Hà Nội có thêm 4 huyện ngoại thành.Sáp nhập khu phố Bảy Mẫu vào khu phố Hai Bà Trưng. Hợp nhất 3 khu phố Cửa Đông, Hàng Bông và Hàng Đào thành khu phố Đồng Xuân. Hợp nhất 2 khu phố Văn Miếu và Ô Chợ Dừa thành khu phố Đống Đa. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của các tỉnh Hà Đông (5 xã: Tân Dân, Tân Tiến, Trung Kiên, Trần Phú, Minh Khai của huyện Đan Phượng; 3 xã: Hữu Hưng, Cương Kiên, Xuân Phương, thôn Miêu Nha (thuộc xã Vân Canh) và thôn Tu Hoàng (thuộc xã Di Trạch) của huyện Hoài Đức; thôn Ngọc Trục thuộc xã Vạn Phúc của thị xã Hà Đông), Bắc Ninh (toàn bộ huyện Gia Lâm (gồm 15 xã: Giang Biên, Phúc Lợi, Trung Thành, Quyết Tiến, Quyết Chiến, Quyết Thắng, Toàn Thắng, Thạch Bàn, Quang Trung, Cự Khối, Thừa Thiên, Đại Hưng, Tân Hưng, Quang Minh, Kim Lan); thị trấn Yên Viên và 10 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Tiền Phong, Đông Hội, Mai Lâm, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp của huyện Từ Sơn; 2 xã: Phù Đổng, Trung Hưng của huyện Tiên Du; 2 xã: Chiến Thắng, Đức Thắng của huyện Thuận Thành), Vĩnh Phúc (toàn bộ huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thinh, Tự Do, Tiến Bộ, Nam Hồng, Thành Công, Liên Hiệp, Toàn Thắng, Hùng Sơn, Việt Hùng, Dân Chủ, Việt Thắng, Anh Dũng, Tân Tiến, Vạn Thắng, Quyết Tâm) và xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và Hưng Yên (xã Văn Đức của huyện Văn Giang). Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.Khu phố Ba Đình. Khu phố Đống Đa. Khu phố Hai Bà (sau này gọi là khu phố Hai Bà Trưng). Khu phố Hoàn Kiếm. Huyện Đông Anh có 23 xã: Anh Dũng, Bắc Hồng, Dân Chủ, Đông Hội, Dục Tú, Hùng Sơn, Kim Chung, Liên Hà, Liên Hiệp, Mai Lâm, Nam Hồng, Phúc Thịnh, Quyết Tâm, Tàm Xá, Tân Tiến, Thành Công, Tiến Bộ, Toàn Thắng, Tự Do, Vân Hà, Vạn Thắng, Việt Hùng, Việt Thắng. Huyện Gia Lâm có 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên và 31 xã: Chiến Thắng, Cự Khối, Đại Hưng, Đình Xuyên, Đức Thắng, Dương Hà, Giang Biên, Hồng Tiến, Kim Lan, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phúc Lợi, Quang Minh, Quang Trung I, Quang Trung II, Quyết Chiến, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Tân Hưng, Thạch Bàn, Thừa Thiên, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Tiền Phong, Toàn Thắng, Trung Hưng, Trung Thành, Văn Đức, Việt Hưng. Huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 21 xã: Đại Hưng, Đại Kim, Định Công, Đoàn Kết, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Khương Đình, Lĩnh Nam, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở. Huyện Từ Liêm có 26 xã: Cổ Nhuế, Cương Kiên, Dịch Vọng, Đức Thắng, Hòa Bình, Hữu Hưng, Mai Dịch, Mễ Trì, Minh Khai, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tân Tiến, Thượng Cát, Thụy Phương, Trần Phú, Trung Hòa, Trung Kiên, Trung Thành, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa. Ngày 19 tháng 2 năm 1964, chia xã Hữu Hưng của huyện Từ Liêm thành 2 xã mới là: Tây Mỗ, Đại Mỗ và sáp nhập thôn Hòa Bình thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh vào xã Thượng Thanh của huyện Gia Lâm. Huyện Từ Liêm có 27 xã. Tháng 11 năm 1964, đổi tên một số xã thuộc các huyện Gia Lâm, Từ Liêm: Huyện Gia Lâm: xã Hồng Tiến đổi tên là xã Bồ Đề, xã Tiến Bộ đổi tên là xã Gia Thụy. Huyện Từ Liêm: xã Tân Dân đổi tên là xã Thượng Cát, xã Tân Tiến đổi tên là xã Liên Mạc, xã Đức Thắng đổi tên là xã Đông Ngạc, xã Trung Kiên đổi tên là xã Tây Tựu, xã Trần Phú đổi tên là xã Phú Diễn, xã Trung Thành đổi tên là xã Yên Lãng. Ngày 27 tháng 1 năm 1965, sáp nhập thôn Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm. Tháng 11 năm 1965, đổi tên một số xã thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm: Huyện Đông Anh: xã Phúc Thịnh đổi tên là xã Nguyên Khê, xã Tự Do đổi tên là xã Xuân Nộn, xã Tiến Bộ đổi tên là xã Thụy Lâm, xã Thành Công đổi tên là xã Kim Nỗ, xã Liên Hiệp đổi tên là xã Vân Nội, xã Toàn Thắng đổi tên là xã Tiên Dương, xã Hùng Sơn đổi tên là xã Uy Nỗ, xã Dân Chủ đổi tên là xã Đại Mạch, xã Việt Thắng đổi tên là xã Võng La, xã Anh Dũng đổi tên là xã Hải Bối, xã Tân Tiến đổi tên là xã Vĩnh Ngọc, xã Vạn Thắng đổi tên là xã Xuân Canh, xã Quyết Tâm đổi tên là xã Cổ Loa. Huyện Gia Lâm: xã Quang Trung II đổi tên là xã Yên Thường, xã Tiền Phong đổi tên là xã Yên Viên, xã Trung Hưng đổi tên là xã Trung Màu, xã Phúc Lợi đổi tên là xã Hội Xá, xã Trung Thành đổi tên là xã Cổ Bi, xã Quyết Tiến đổi tên là xã Đặng Xá, xã Quyết Chiến đổi tên là xã Phú Thị, xã Quyết Thắng đổi tên là xã Kim Sơn, xã Toàn Thắng đổi tên là xã Lệ Chi, xã Quang Trung I đổi tên là xã Trâu Quỳ, xã Đức Thắng đổi tên là xã Dương Xá, xã Chiến Thắng đổi tên là xã Dương Quang, xã Thừa Thiên đổi tên là xã Đông Dư, xã Đại Hưng đổi tên là xã Đa Tốn, xã Tân Hưng đổi tên là xã Kiêu Kỵ, xã Quang Minh đổi tên là xã Bát Tràng. Huyện Thanh Trì: xã Đoàn Kết đổi tên thành xã Thịnh Liệt. Huyện Từ Liêm: xã Hòa Bình đổi tên thành xã Mỹ Đình, xã Cương Kiên đổi tên thành xã Trung Văn. Năm 1968, xã Đại Hưng thuộc huyện Thanh Trì đổi tên là xã Vĩnh Quỳnh. Ngày 9 tháng 8 năm 1973, cắt 2 thôn Giáp Bát, Giáp Lục của xã Thịnh Liệt, thôn Tương Mai và một phần đất thôn Mai Động (sáp nhập vào tiểu khu Minh Khai) thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì về khu phố Hai Bà Trưng; cắt xã Yên Lãng thuộc huyện Từ Liêm đưa về trực thuộc khu phố Đống Đa. Huyện Từ Liêm có 26 xã. Ngày 31 tháng 8 năm 1974, chia các khu phố thuộc thành phố Hà Nội ra nhiều khu vực nhỏ gọi là tiểu khu. Ở mỗi tiểu khu thành lập một cơ quan đại diện ủy ban hành chính khu phố, gọi là Ban đại diện tiểu khu. Nội thành gồm khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu, khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu, khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu, khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu. Ngoại thành gồm 4 huyện (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh) gồm 102 xã, 3 thị trấn. === Hà Nội - Thủ đô Việt Nam thống nhất === Năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đô của đất nước Việt Nam thống nhất. Ngày 20 tháng 4 năm 1978, hợp nhất 2 xã Phú Diễn và Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm thành một xã lấy tên là xã Phú Minh. Huyện Từ Liêm có 25 xã. Tháng 12 năm 1978, sắp xếp lại các tiểu khu: Khu phố Ba Đình có 15 tiểu khu: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Khu phố Đống Đa có 24 tiểu khu: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Khu phố Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy. Khu phố Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu: Chương Dương Độ, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây, 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 7 xã: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành thuộc huyện Quốc Oai; 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh (thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa), Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ năm 1977 tới năm 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội: Sáp nhập 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương thuộc huyện Chương Mỹ, 4 xã: Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thanh thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức. Sáp nhập 3 xã: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp thuộc huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ. Sáp nhập 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai thuộc huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Oai vào huyện Thanh Trì. Sáp nhập 4 xã: Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa thuộc huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh. Năm 1980, Hà Nội có 4 tiểu khu: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, 1 thị xã Sơn Tây và 11 huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Từ Liêm. Khu phố Ba Đình có 15 tiểu khu: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Khu phố Đống Đa có 24 tiểu khu: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Khu phố Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Lê Đại Hành, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy. Khu phố Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền. Thị xã Sơn Tây có 3 tiểu khu: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung và 2 xã: Trung Hưng, Viên Sơn. Huyện Ba Vì có 41 xã: Ba Trại, Ba Vì, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Cổ Đông, Đông Quang, Đồng Thái, Đường Lâm, Khánh Thượng, Kim Sơn, Minh Châu, Minh Quang, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Phú Sơn, Sơn Đà, Sơn Đông, Tân Đức, Tản Hồng, Tản Lĩnh, Tây Đằng, Thái Hòa, Thanh Mỹ, Thuần Mỹ, Thụy An, Tích Giang, Tiên Phong, Tòng Bạt, Trạch Mỹ Lộc, Trung Sơn Trầm, Vân Hòa, Vạn Thắng, Vật Lại, Xuân Sơn, Yên Bài. Huyện Đan Phượng có 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu. Huyện Đông Anh có 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn. Huyện Gia Lâm có 2 thị trấn: Gia Lâm, Yên Viên và 31 xã: Bát Tràng, Bồ Đề, Cổ Bi, Cự Khối, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Trâu Quỳ, Trung Màu, Văn Đức, Việt Hưng, Yên Thường, Yên Viên. Huyện Hoài Đức có 27 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Đắc Sở, Đại Thành, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Phụng Châu, Sơn Đồng, Song Phương, Tân Hòa, Tân Phú, Tiên Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Phúc Yên, Xuân Hòa và 22 xã: Cao Minh, Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên. Huyện Phúc Thọ có 20 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú. Huyện Sóc Sơn có 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu. Huyện Thạch Thất có 19 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Liên Quan, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Xá. Huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 26 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở. Huyện Từ Liêm có 25 xã: Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mai Dịch, Mễ Trì, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Minh, Phú Thượng, Quảng An, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa. Ngày 3 tháng 1 năm 1981, thay cách gọi khu phố bằng quận, tiểu khu bằng phường. Hà Nội có 4 quận: Ba Đình (15 phường), Đống Đa (24 phường), Hai Bà Trưng (22 phường), Hoàn Kiếm (18 phường). Ngày 2 tháng 6 năm 1982, mở rộng thị xã Sơn Tây trên cơ sở tách 7 xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông thuộc huyện Ba Vì; tách 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Ba Vì để sáp nhập vào huyện Phúc Thọ. Thị xã Sơn Tây có 3 phường và 9 xã; huyện Phúc Thọ có 22 xã; huyện Ba Vì có 32 xã. Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập 2 phường Kim Giang và Thanh Xuân Bắc thuộc quận Đống Đa, thành lập phường Mai Động, tách xóm Mã Cả của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì về phường Tương Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, thành lập 2 thị trấn Sài Đồng và Đức Giang (thuộc huyện Gia Lâm), thành lập thị trấn Đông Anh (thuộc huyện Đông Anh), thành lập 3 thị trấn Nghĩa Đô, Cầu Giấy và Cầu Diễn (thuộc huyện Từ Liêm). Quận Hai Bà Trưng có 23 phường; quận Đống Đa có 26 phường; huyện Đông Anh có 1 thị trấn và 23 xã; huyện Gia Lâm có 4 thị trấn và 31 xã; huyện Từ Liêm có 3 thị trấn và 24 xã. Ngày 14 tháng 3 năm 1984, mở rộng thị trấn Văn Điển của huyện Thanh Trì, thêm một phần đất của 3 xã: Tứ Hiệp, Tam Hiệp và Vĩnh Quỳnh; chia phường Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng thành 2 phường là Giáp Bát, Tân Mai và thành lập 2 phường Sơn Lộc và Xuân Khanh thuộc thị xã Sơn Tây. Quận Hai Bà Trưng có 24 phường; thị xã Sơn Tây có 5 phường và 9 xã. Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (thị trấn huyện lỵ của huyện Ba Vì) và thành lập thị trấn Sóc Sơn (thị trấn huyện lỵ của huyện Sóc Sơn). Ngày 17 tháng 9 năm 1990, thành lập thị trấn Mai Dịch; tái lập 2 xã Phú Diễn và Minh Khai trên cơ sở tách xã Phú Minh thuộc huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm có 4 thị trấn và 24 xã. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Thanh Trì cho quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ. Quận Hai Bà Trưng có 25 phường; huyện Thanh Trì có 1 thị trấn và 25 xã. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, trả lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².Quận Ba Đình có 15 phường: Bưởi, Cầu Giấy, Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Thụy Khuê, Trúc Bạch, Yên Phụ. Quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu. Quận Hai Bà Trưng có 25 phường: Bạch Đằng, Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đống Mác, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Lê Đại Hành, Mai Động, Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Quỳnh Mai, Tân Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Tương Mai, Vĩnh Tuy. Quận Hoàn Kiếm có 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền. Huyện Đông Anh có thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn. Huyện Gia Lâm có 4 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng, Yên Viên và 31 xã: Bát Tràng, Bồ Đề, Cổ Bi, Cự Khối, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Gia Thụy, Giang Biên, Hội Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Long Biên, Ngọc Thụy, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Trâu Quỳ, Trung Màu, Văn Đức, Việt Hưng, Yên Thường, Yên Viên. Huyện Sóc Sơn có thị trấn Sóc Sơn và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu. Huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 25 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở. Huyện Từ Liêm có 4 thị trấn: Cầu Diễn, Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô và 24 xã: Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa. Ngày 17 tháng 4 năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm có 5 thị trấn và 24 xã. Ngày 28 tháng 10 năm 1995, thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở tách 3 phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Quận Tây Hồ có 8 phường; quận Ba Đình còn lại 12 phường; huyện Từ Liêm còn lại 5 thị trấn và 19 xã. Ngày 29 tháng 11 năm 1996, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở tách 4 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, 102,8ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu của phường Phương Liệt, 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (thành lập phường Khương Trung), 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng (thành lập phường Khương Mai) thuộc quận Đống Đa; toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì; chia phường Thanh Xuân Bắc thành 2 phường: Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam; chia xã Khương Đình thành 2 phường: Khương Đình và Hạ Đình. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở tách 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; đổi tên thị trấn Cầu Giấy thành phường Quan Hoa. Quận Thanh Xuân có 11 phường; quận Cầu Giấy có 7 phường; quận Đống Đa còn lại 21 phường; huyện Thanh Trì còn lại 1 thị trấn và 24 xã; huyện Từ Liêm còn lại 1 thị trấn và 15 xã. Đổi tên phường Cầu Giấy thuộc quận Ba Đình thành phường Ngọc Khánh; đổi tên phường Nguyễn Trãi thuộc quận Đống Đa thành phường Ngã Tư Sở; đổi tên phường Thanh Xuân thuộc quận Thanh Xuân thành phường Thanh Xuân Trung. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở tách 10 xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm; chia xã Gia Thụy thành 2 phường: Gia Thụy và Phúc Đồng. Cũng trong Nghị định này quyết định thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở tách 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường: Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng. Quận Long Biên và quận Hoàng Mai cùng có 14 phường; huyện Gia Lâm còn lại 1 thị trấn và 21 xã; huyện Thanh Trì còn lại 1 thị trấn và 15 xã; quận Hai Bà Trưng còn lại 20 phường. Đổi tên xã Vĩnh Tuy thuộc quận Hoàng Mai thành phường Vĩnh Hưng; đổi tên xã Hội Xá và thị trấn Gia Lâm thuộc quận Long Biên thành 2 phường lần lượt là Phúc Lợi và Ngọc Lâm. Ngày 5 tháng 1 năm 2005, thành lập 2 phường Liễu Giai và Vĩnh Phúc thuộc quận Ba Đình; thành lập phường Dịch Vọng Hậu thuộc quận Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ thuộc huyện Gia Lâm. Quận Ba Đình có 14 phường; quận Cầu Giấy có 8 phường; huyện Gia Lâm có 2 thị trấn và 20 xã. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, chuyển xã Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Quốc Oai quản lý; chuyển 3 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình về huyện Thạch Thất quản lý; quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, chia huyện Từ Liêm thành 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. == Các đơn vị hành chính trực thuộc == Hà Nội là thủ đô và là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, gồm có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 1 thị xã, 12 quận và 17 huyện, là tỉnh thành có nhiều đơn vị hành chính cấp huyện nhất Việt Nam. Toàn thành phố có diện tích 3.345,0 km2 (là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam), với dân số được thống kê năm 2009 là 6.474.200 người (là thành phố đông dân thứ 2 Việt Nam) với mật độ trung bình là 1.935 người/km2 (cao thứ 2 ở Việt Nam), mật độ dân cư phân bố không đồng đều tại các đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó cao nhất là quận Đống Đa đạt 36.286 người/km2 và thấp nhất là huyện Ba Vì đạt 579 người/km2. Hà Nội nằm trong lưu vực sông Hồng, toàn thành phố có 17 đơn vị hành chính trong tổng số 29 đơn vị hành chính cấp huyện có con sông Hồng chảy qua, gồm có: Quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên và thị xã Sơn Tây. Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện của Hà Nội theo địa lý và hành chính bao gồm 6 đề mục liệt kê: đơn vị hành chính cấp huyện, thủ phủ, diện tích, dân số và mật độ dân số được cập nhật từ cuộc điều tra dân số năm 2009, các đơn vị hành chính cấp xã - phường - thị trấn. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận (Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm), thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện - 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân; - 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; - Và Thị xã Sơn Tây. với 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. === Cấp huyện === Số liệu về dân số trên đây được lấy từ website của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/ === Cấp xã === == Chú thích == == Tham khảo ==
phổ học.txt
Quang phổ học hay phân quang học, theo ý nghĩa ban đầu, là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được. Mở rộng ra, phương pháp tương tự được áp dụng nghiên cứu các loại phổ, dải biến đổi của các tính chất vật lý và hóa học trong tập hợp các hạt vật chất (phân tử, nguyên tử, ion,...), gọi là phổ học. Các phương pháp phổ học nói chung đôi khi vẫn được gọi là quang phổ học vì lý do lịch sử của thuật ngữ, dù cho chúng có thể hoàn toàn không liên quan đến việc đo đạc các quang tử nhìn thấy được trong dải quang phổ phát ra hay hấp thụ bởi vật chất. == Quang phổ == Các phương pháp phân tích quang phổ được quan tâm trong hóa học và trong các quan sát từ xa, khi các máy thu chỉ nhận photon đến từ vật chất, mà không thực hiện đo đạc trực tiếp trên vật. Một ví dụ trong hóa học, có thể xác định nồng độ của một chất trong một dung dịch, bằng cách tạo ra phức màu của chất cần xác định hay một chất mà có khả năng xác định gián tiếp chất cần xác định với thuốc thử hữu cơ, rồi quan sát quang phổ của hệ. Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ bởi các dung dịch của chất phân tích. Ở cùng một điều kiện, độ hấp thu hay mật độ quang sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ chất hấp thụ. Điều kiện để làm thuốc thử tạo phức là phức tạo thành bền, cường độ màu mạnh, cho các phức chiết tốt, đặc biệt là chiết trong môi trường axit mạnh. Một số kỹ thuật phân tích quang phổ tiêu biểu: Quang phổ huỳnh quang XRF. Quang Phổ tử ngoại - khả kiến UV-VIS. Quang phổ phát xạ hồ quang OES Quang phổ phát xạ nguyên tử ICP-OES Quang phổ hồng ngoại Quang phổ RAMAN == Chú thích == == Tham khảo == == Các loại phổ khác ==
ngân sách quốc phòng các nước.txt
Ngân sách quốc phòng là một phần trong Ngân sách Nhà nước được chi tiêu cho công tác quốc phòng mà chủ yếu là duy trì và tăng cường sức mạnh cho quân đội. Chi phí bao gồm: Nghiên cứu chế tạo vũ khí, mua sắm vũ khí, trang thiết bị...hoạt động huấn luyện, tập trận, quân trang, quân dụng, lương... Năm 2007, tổng chi phí quân sự trên thế giới là 1.164 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ là nước có chi phí quân sự cao nhất với 532 tỉ USD, sau đó là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (66.1), Pháp (64.611), Đức (57.5), Nhật Bản (46), Trung Quốc (45.5), Nga (32.4), Ý (32)... So với các chi phí khác, chi phí quân sự thường chiếm tỉ lệ cao trong ngân sách. Các nước giàu có thường chú trọng đến chi phí quân sự. Trong khi đó tổng chi phí cho công tác xóa đói giảm nghèo chỉ có khoảng 25 tỷ USD, chiếm chưa đến 2% so với chi phí quân sự. == Cơ sở dữ liệu chi tiêu quân sự của SIPRI == == Ghi chú == == Tham khảo == Military expenditures, The World Factbook, CIA == Xem thêm == Danh sách các nước
chủ nghĩa tự do.txt
Chủ nghĩa tự do là một hệ tư tưởng, quan điểm triết học, và truyền thống chính trị dựa trên các giá trị chính trị cơ sở về tự do và bình đẳng. Chủ nghĩa tự do có nguồn gốc từ phong trào Khai sáng ở phương Tây, nhưng thuật ngữ này mang nhiều nghĩa khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Như tại Mỹ, khái niệm chủ nghĩa tự do (liberalism) có ý nói đến chủ nghĩa tự do xã hội (Social liberalism) trong khi ở các nơi khác nó vẫn mang ý nghĩa ban đầu của chủ nghĩa tự do cổ điển (classical liberalism). Một cách khái quát, chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến quyền cá nhân. Nó đi tìm kiếm một xã hội có đặc điểm là tự do tư tưởng cho mỗi cá nhân, hạn chế quyền lực (nhất là của nhà nước và tôn giáo), pháp trị, tự do trao đổi tư tưởng, một nền kinh tế thị trường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự do, và một hệ thống chính phủ minh bạch trong đó các quyền của công dân được bảo vệ. Trong xã hội hiện đại, người theo chủ nghĩa tự do ủng hộ một nền dân chủ tự do có bầu cử công bằng và công khai mà mọi công dân đều được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật và có cơ hội thành công như nhau. Nhiều người theo chủ nghĩa tự do mới ủng hộ sự can thiệp nhiều hơn của nhà nước đến thị trường tự do, thường dưới hình thức các đạo luật chống phân biệt, phổ cập giáo dục và đánh thuế lũy tiến. Triết lý này thường được mở rộng sang cả niềm tin rằng chính phủ phải có trách nhiệm tạo ra phúc lợi chung, trong đó có cả trợ cấp thất nghiệp, nhà ở cho người không nơi cư trú và chăm sóc y tế cho người ốm. Những hoạt động và sự can thiệp mang tính công cộng như trên không được sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển hiện đại, một chủ nghĩa nhấn mạnh đến tự do doanh nghiệp tư nhân, quyền sở hữu tài sản của cá nhân và tự do khế ước; các nhà tự do cổ điển cho rằng bất bình đẳng kinh tế là điều tự nhiên diễn ra từ sự cạnh tranh của thị trường tự do và không phải là lý do để dựa vào đó mà có thể vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân. Chủ nghĩa tự do phủ nhận nhiều giả thuyết nền tảng đã thống trị các lý thuyết đầu tiên về nhà nước, chẳng hạn như thần quyền của vua chúa, vị trí có được do thừa kế và quốc giáo. Những quyền căn bản của con người mà tất cả những người theo chủ nghĩa tự do đều ủng hộ là quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản. Cách sử dụng rộng rãi nhất đối với thuật ngữ "chủ nghĩa tự do" là trong ngữ cảnh của một nền dân chủ tự do. Theo nghĩa này, chủ nghĩa tự do dùng để chỉ một nền dân chủ trong đó quyền lực nhà nước bị giới hạn và quyền của công dân được pháp luật công nhận; điều này gần như là thống nhất trong các nền dân chủ phương Tây, nên do vậy, không chỉ có các đảng tự do (liberal party) mới được hiểu là gắn liền với chủ nghĩa này. == Từ nguyên == Trong nhiều ngôn ngữ phương Tây, từ tự do xuất phát từ liber của tiếng Latinh, có nghĩa tự do, không phải nô lệ. Từ này đi liền với từ liberty trong tiếng Anh và khái niệm tự do. Livy trong tác phẩm History of Rome from Its Foundation mô tả cuộc đấu tranh vì tự do giữa phe bình dân (plebeian) và phe quý tộc (patrician). Hoàng đế Marcus Aurelius - được mệnh danh là một vị vua - triết gia lý tưởng, trong tác phẩm "Suy ngẫm", đã viết về: Âm ỉ suốt trong đêm trường Trung Cổ, cuộc đấu tranh vì tự do bắt đầu từ phong trào Phục hưng Ý, trong cuộc đấu tranh giữa một bên là những người ủng hộ các thành bang độc lập và một bên là những người ủng hộ Giáo hoàng hay Hoàng đế La Mã Thần thánh. Nhà triết học Niccolò Machiavelli, trong tác phẩm Discourses on Livy, đã đặt ra các nguyên tắc cho một chính phủ cộng hòa. John Locke và các nhà tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do trên cơ sở dân quyền. Từ điển Oxford English Dictionary (OED) cho biết từ liberal đã được sử dụng từ lâu trong tiếng Anh với ngữ nghĩa phù hợp với người tự do, quý tộc, hào phóng như được sử dụng trong từ liberal arts (nghệ thuật tự do); và cũng có nghĩa tự do không bị ràng buộc trong ngôn luận và hành động, như trong cụm từ liberal with the purse (tự do tiêu xài), hay liberal tongue (tự do phát ngôn), thường được sử dụng với ý nghĩa trách mắng, nhưng từ đầu những năm 1776–1788 được sử dụng với ý sắc thái tích cực hơn bởi Edward Gibbon và nhiều người khác khi có nghĩa tự do khỏi định kiến, khoan dung (free from prejudice, tolerant). Cũng theo OED, trong tiếng Anh từ này lần đầu tiên sử dụng với nghĩa có xu hướng ủng hộ tự do và dân chủ bắt đầu từ năm 1801 và bắt nguồn từ tiếng Pháp (libéral), "ban đầu dùng trong tiếng Anh bởi những người chống đối (thường viết nguyên tiếng Pháp với hàm ý ám chỉ tình trạng vô luật pháp của người ngoại bang)". Từ điển cũng đưa ra trích dẫn ban đầu của từ này trong tiếng Anh: The extinction of every vestige of freedom, and of every liberal idea with which they are associated. (Sự biến mất mọi dấu vết của tự do, và mọi ý tưởng tự do đi liền với nó). Cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ đã dựng nên một nhà nước đầu tiên có một hiến pháp dựa trên khái niệm về một nhà nước tự do, cụ thể là ý niệm nhà nước cai trị dựa trên sự đồng thuận của những người bị trị. Các phần tử tư bản ôn hòa trong Cách mạng Pháp đã cố thiết lập một nhà nước dựa trên các nguyên tắc tự do. Những nhà kinh tế như Adam Smith trong tác phẩm "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia" (tiếng Anh: The Wealth of Nations) (1776) đã đề ra các nguyên tắc tự do của thương mại tự do. Các tác giả của Hiến pháp Tây Ban Nha 1812, soạn tại Cádiz, có thể là những người đầu tiên sử dụng từ liberal trong ngữ cảnh chính trị với vai trò một danh từ. Họ tự đặt cho mình tên gọi là Liberales để bày tỏ thái độ chống đối lại quyền lực tuyệt đối của nhà vua trong nền quân chủ Tây Ban Nha. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa tự do đã trở thành một hệ tư tưởng chính trên hầu khắp các nước phát triển. == Các xu hướng trong chủ nghĩa tự do == Tuy có những đặc điểm chung như đã trình bày ở trên, giữa những người theo đuổi chủ nghĩa tự do vẫn có những bất đồng và tranh chấp sâu sắc, thường khá gay gắt. Xuất phát từ những bất đồng này, và đều phát triển từ chủ nghĩa tự do cổ điển, là những xu hướng khác nhau của chủ nghĩa tự do. Cũng như trong nhiều cuộc tranh luận, các phe đối lập nhau sử dụng những từ ngữ khác nhau cho cùng niềm tin, và đôi khi sử dụng những từ ngữ giống nhau cho những niềm tin khác nhau. Trong bài này, cụm từ "chủ nghĩa tự do chính trị" nói về lý tưởng ủng hộ việc thay thế nền quân chủ chuyên chế hay độc tài bằng một nền dân chủ tự do (có thể là cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến); và cụm từ "chủ nghĩa tự do văn hóa" nói về lý tưởng ủng hộ đặt tự do cá nhân lên trên cả những luật pháp hạn chế tự do vì các lý do ái quốc hay tôn giáo; cụm từ "chủ nghĩa tự do kinh tế" được dùng để chỉ lý tưởng ủng hộ quyền tư hữu vượt lên trên cả sự điều phối của chính phủ; và cụm từ "chủ nghĩa tự do xã hội" để chỉ lý tưởng ủng hộ bình đẳng và đặt bình đẳng lên trên sự bất bình đẳng về cơ hội. Thuật ngữ "chủ nghĩa tự do hiện đại" trong bài có ý nói đến hỗn hợp các hình thái chủ nghĩa tự do trên, phát triển tại đa số các nước thuộc Thế giới thứ nhất hiện nay, chứ không nói đến thuần túy một trong các dạng đã liệt kê ở trên. Có một số nguyên tắc chung mà hầu hết những người theo chủ nghĩa tự do nói chung đều thống nhất: Chủ nghĩa tự do chính trị là niềm tin rằng các cá nhân là cơ sở nền tảng của luật pháp và xã hội, và rằng xã hội cùng các thể chế của nó tồn tại là để nâng cao cải thiện mục đích cuối cùng của các cá nhân mà không ưu tiên những người có vị thế cao hơn trong xã hội. Magna Carta là một ví dụ về một văn kiện chính trị đã xem quyền của các cá nhân thậm chí cao hơn cả đặc quyền của vua chúa. Chủ nghĩa tự do chính trị nhấn mạnh đến khế ước xã hội, theo đó các công dân soạn ra các bộ luật và nhất trí tuân thủ các bộ luật này. Quan điểm này dựa trên niềm tin cho rằng các cá nhân là những người biết rõ nhất về những gì là tốt nhất cho họ. Chủ nghĩa tự do chính trị công nhận quyền bầu cử cho tất cả các công dân đủ tuổi trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc và tình trạng kinh tế. Chủ nghĩa tự do chính trị nhấn mạnh đến vai trò của pháp trị và ủng hộ nền dân chủ tự do. Chủ nghĩa tự do văn hóa tập trung vào quyền của các cá nhân được duy trì cách sống và lương tâm của mình, bao gồm cả các vấn đề như tự do tình dục, tự do tôn giáo, tự do nhận thức, và được bảo vệ khỏi sự can thiệp của chính phủ vào cuộc sống riêng của cá nhân. John Stuart Mill đã diễn tả thấu đáo chủ nghĩa tự do văn hóa trong bài luận On Liberty (Bàn về tự do) của mình, ông viết: Chủ nghĩa tự do văn hóa thường chống lại các luật lệ của chính phủ về văn học, nghệ thuật, học thuật, cờ bạc, tình dục, mại dâm, phá thai, kế hoạch hóa gia đình, quyền được chết (để chấm dứt đau đớn bệnh tật), rượu và ma túy và các loại chất kích thích khác. Nhiều nhà theo chủ nghĩa tự do chống lại một số hay thậm chí tất cả mọi can thiệp của nhà nước trong các lĩnh vực kể trên. Theo khía cạnh này thì Hà Lan có lẽ là nước tự do nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, có một số xu hướng của chủ nghĩa tự do thể hiện những quan điểm rất khác biệt nhau: Chủ nghĩa tự do kinh tế, còn gọi là chủ nghĩa tự do cổ điển hoặc chủ nghĩa tự do Manchester, là một hệ tư tưởng ủng hộ quyền tư hữu và tự do khế ước. Theo chủ nghĩa này, nếu thiếu một trong hai quyền đó thì việc thực hiện các quyền tự do khác sẽ là không thể. Chủ nghĩa này ủng hộ chủ nghĩa tư bản laissez-faire, có nghĩa là việc rỡ bỏ các rào cản pháp lý về thương mại và chấm dứt những ưu đãi của chính phủ như bao cấp hay độc quyền. Một số người theo chủ nghĩa tự do kinh tế muốn rằng chính phủ điều tiết thị trường càng ít càng tốt hay thậm chí không điều tiết gì cả. Một số khác chấp nhận các hạn chế mà chính phủ đặt ra đối với các công ty độc quyền và cartel, một số khác lại tranh luận rằng chính các hành động của chính phủ đã tạo ra các công ty độc quyền và cartel. Chủ nghĩa tự do kinh tế quan niệm giá trị của hàng hóa và dịch vụ nên được quyết định bởi sự lựa chọn tự do của các cá nhân, tức là theo các động lực của thị trường. Một số thậm chí còn cho rằng cần cho phép các quy luật thị trường hoạt động ngay cả trong những lĩnh vực mà theo truyền thống vẫn do chính phủ độc quyền, như an ninh và tòa án. Chủ nghĩa tự do kinh tế chấp nhận sự bất bình đẳng kinh tế xuất phát từ vị trí thỏa thuận không cân bằng (unequal bargaining position), do nó là kết quả tự nhiên của cạnh tranh, miễn là không có sự cưỡng bách. Hình thức chủ nghĩa tự do này đặc biệt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do Anh vào giữa thế kỷ 19. Chủ nghĩa tư bản chính phủ ít can thiệp (minarchism) và chủ nghĩa tư bản vô chính phủ là các hình thức khác của chủ nghĩa tự do kinh tế. Chủ nghĩa tự do xã hội, còn được biết đến với tên gọi chủ nghĩa tự do mới (new liberalism, khác với tân chủ nghĩa tự do – neoliberalism) và còn gọi là chủ nghĩa tự do cải lương, phát triển từ cuối thế kỷ 19 tại nhiều nước phát triển, do ảnh hưởng của thuyết vị lợi của Jeremy Bentham và John Stuart Mill. Một số nhà tự do đã chấp nhận một phần hoặc tất cả học thuyết của chủ nghĩa Marx và những người theo chủ nghĩa xã hội về sự bóc lột và các phê phán của các nhà tư tưởng kinh điển này về "động cơ lợi nhuận ", và kết luận rằng nhà nước cần sử dụng quyền lực của mình để sửa chữa những tồn tại đó. Theo nguyên lý của hình thức chủ nghĩa tự do này, như John Dewey và Mortimer Adler mô tả, vì các cá nhân là cơ sở của xã hội, tất cả các cá nhân cần được tiếp cận và được thỏa mãn đầy đủ những gì thiết yếu cơ bản như giáo dục, cơ hội kinh tế, và được bảo vệ khỏi những sự kiện vĩ mô có hại khác nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Với những người tự do xã hội, những lợi ích kể trên cũng được xem là quyền. Các quyền tích cực này, nghĩa là những gì cần được tạo ra và được cung cấp bởi những người khác, khác biệt về chất so với các quyền tiêu cực cổ điển – những quyền chỉ đòi hỏi người khác không xâm hại. Đối với những người tự do xã hội, việc đảm bảo các quyền tích cực là mục đích nối tiếp với dự án chung cho việc bảo vệ các quyền tự do. Trường học, thư viện, bảo tàng, và phòng trưng bày nghệ thuật là những nơi cần được hỗ trợ từ tiền thuế. Chủ nghĩa tự do xã hội ủng hộ một số hạn chế đối với cạnh tranh kinh tế như việc ban hành luật chống độc quyền hoặc kiểm soát giá cả cho phù hợp với tiền lương ("luật về lương tối thiểu"). Chủ nghĩa tự do xã hội cũng trông chờ nhà nước cung cấp một mức phúc lợi cơ bản lấy từ tiền thuế, với mục đích tạo cơ hội cho việc sử dụng tốt nhất tài năng trong dân chúng, để tránh xảy ra cách mạng, hoặc đơn giản là "vì lợi ích cộng đồng". Cuộc đấu tranh giữa tự do kinh tế và bình đẳng xã hội gần như là một việc xưa như chính tự do. Nhà tiểu sử học Plutarchus, khi viết về Solon (khoảng 639 - 559 TCN), nhà lập pháp của thành bang Athena thời cổ đại, đã ghi nhận: Những nhà tự do kinh tế cho rằng các quyền tích cực nhất thiết vi phạm các quyền tiêu cực, và do vậy là không chính đáng. Họ trông chờ một vai trò hạn chế của nhà nước. Một số không thấy nhà nước có chức năng thích đáng nào, trong khi một số khác (minarchists) muốn hạn chế vai trò của nhà nước trong phạm vi tòa án, cảnh sát, quốc phòng. Ngược lại, các nhà tự do xã hội cho rằng nhà nước có vai trò lớn trong việc nâng cao phúc lợi chung, cung cấp một số hoặc tất cả các dịch vụ sau: cái ăn chốn ở cho những người không thể tự kiếm được, chăm sóc y tế, trường học, lương hưu, chăm sóc trẻ em và người tàn tật và người già không thể tự lao động, hỗ trợ các nạn nhân thiên tai, bảo vệ các nhóm thiểu số, phòng ngừa tội phạm, và hỗ trợ khoa học và nghệ thuật. Điều này đồng nghĩa với việc xa rời ý tưởng về một nhà nước hạn chế. Cả hai hình thức trên của chủ nghĩa tự do đều hướng đến cùng một đích chung – tự do – nhưng lại bất đồng sâu sắc về phương cách nào là tốt nhất và đạo đức nhất để đạt được tự do. Một số đảng tự do nhấn mạnh vào tự do kinh tế trong khi số khác nhấn mạnh tự do xã hội. Còn các đảng bảo thủ thường ủng hộ chủ nghĩa tự do kinh tế và phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa tự do xã hội và văn hóa. Trong tất cả các hình thức của chủ nghĩa tự do kể trên đều có một niềm tin chung là cần có sự cân bằng giữa trách nhiệm của nhà nước và tư nhân, và nhà nước cần được hạn chế chỉ trong phạm vi những nhiệm vụ mà tư nhân không thể làm tốt. Tất cả các hình thức của chủ nghĩa tự do đều tuyên bố bảo vệ phẩm cách và sự tự quyết của mỗi cá nhân trước luật pháp, tất cả đều tuyên bố rằng tự do hành động cho cá nhân sẽ mang lại một xã hội tốt nhất. Chủ nghĩa tự do lan rộng trong thế giới hiện đại đến mức gần như tất cả các nước phương Tây đều chí ít cũng nói mồm rằng tự do cá nhân là nền tảng của xã hội. == Ảnh hưởng tương đối == Những nhà tư tưởng đầu tiên của phong trào Khai sáng đã đối lập chủ nghĩa tự do với chủ nghĩa độc đoán thời Ancien Régime (Chế độ cũ – hệ thống chính trị xã hội Pháp dưới các triều đại Valois và Bourbon), chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa trọng thương, và của Giáo hội Công giáo La Mã. Sau này, trong suốt Cách mạng Pháp vào thế kỷ 19, khi các nhà triết học cấp tiến hơn phát biểu rõ tư tưởng của mình, chủ nghĩa tự do xác định mình đối lập với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, mặc dầu các đảng tự do hiện đại ở châu Âu đã thường thành lập liên minh với các đảng dân chủ xã hội. Trong thế kỷ 20, chủ nghĩa tự do tự xác định mình đối lập với chế độ chuyên chế và chủ nghĩa tập thể. Một số nhà tự do hiện đại đã phủ nhận học thuyết chiến tranh chính nghĩa (học thuyết này nhấn mạnh tính trung lập và tự do thương mại) để ủng hộ chủ nghĩa can thiệp đa nguyên và an ninh chung. Chủ nghĩa tự do ủng hộ sự hạn chế quyền lực chính phủ. Chủ nghĩa tự do cực đoan chống nhà nước, như Frederic Bastiat, Gustave de Molinari, Herbert Spencer và Auberon Herbert ủng hộ, là một hình thức cấp tiến của chủ nghĩa tự do gọi là chủ nghĩa vô chính phủ (không hề có chính phủ) hoặc minarchism (chính phủ tối thiểu, đôi khi gọi là chính phủ gác đêm). Các hình thức chống nhà nước của chủ nghĩa tự do thường được gọi là chủ nghĩa tự do cá nhân. Phần lớn những người tự do đều cho rằng cần có chính phủ là để bảo vệ các quyền, tuy nhiên nghĩa của "nhà nước" có thể trải từ việc chỉ là một tổ chức để bảo vệ quyền cho đến hình thức nhà nước của Max Weber. Gần đây, chủ nghĩa tự do lại một lần nữa xung đột với những người tìm cách xây dựng một xã hội được quy định bởi các giá trị tôn giáo; Hồi giáo cấp tiến thường chối bỏ hoàn toàn tư tưởng tự do, còn các phái Cơ Đốc giáo cấp tiến ở các nước dân chủ - tự do phương Tây, đặc biệt là Mỹ, thường thấy các quan niệm đạo đức của họ mâu thuẫn với các luật lệ và lý tưởng theo xu hướng tự do chủ nghĩa. == Sự phát triển của chủ nghĩa tự do == === Nguồn gốc của tư tưởng tự do === Trọng tâm vào tự do với vai trò là quyền căn bản của con người trong một xã hội có tổ chức đã liên tục được khẳng định trong suốt lịch sử. Ở trên đã đề cập đến mâu thuẫn giữa quý tộc và bình dân ở La Mã cổ đại và các cuộc đấu tranh của các thành bang ở Ý chống lại nhà nước của Giáo hoàng. Các nước Cộng hòa Firenze và Venezia đã có các hình thức bầu cử, luật pháp, và theo đuổi doanh nghiệp tự do gần như trong suốt thế kỷ 15 cho đến khi bị cai trị bởi các thế lực ngoại bang vào thế kỷ 16. Cuộc đấu tranh của người Hà Lan chống lại sự đè nén của Công giáo Tây Ban Nha trong cuộc Chiến tranh Tám năm thường được xem là tiên phong của các giá trị tự do, dù phủ nhận tự do cho những người Công giáo. Với vai trò là một hệ tư tưởng, chủ nghĩa tự do bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân văn - hệ tư tưởng đã mở đầu cho sự thách thức quyền lực của Cơ Đốc giáo, khi đó đã trở thành quốc giáo, trong thời kỳ Phục hưng, và đảng Whig trong cuộc Cách mạng Vinh quang tại Anh Quốc, việc họ đòi quyền được chọn vua được xem là tiền thân của các tuyên bố về học thuyết quyền tối cao thuộc về nhân dân (popular sovereignty). Tuy nhiên, các phong trào được xem là thực sự thuộc về "chủ nghĩa tự do" bắt đầu từ thời đại Khai sáng, từ đảng Whig của nước Anh, các triết gia Khai sáng của nước Pháp, và từ phong trào đòi chính quyền tự trị tại các thuộc địa của Đế quốc Anh tại Bắc Mỹ. Những phong trào này đối lập với quân chủ tuyệt đối, chủ nghĩa trọng thương, và nhiều hình thức tôn giáo chính thống và thuyết giáo quyền khác. Họ cũng là những người đầu tiên xây dựng nên các quan niệm về quyền cá nhân trong một nền pháp trị cũng như tầm quan trọng của một chính quyền tự trị thông qua việc bầu ra các đại diện. Sự đoạn tuyệt với quá khứ chính là quan niệm rằng con người tự do có thể tạo thành nền tảng cho một xã hội bền vững. Ý tưởng này bắt nguồn từ John Locke (1632-1704), với tác phẩm Two Treatises on Government (Hai bài luận về chính phủ) đã thiết lập nên hai ý niệm tự do căn bản: tự do kinh tế, có nghĩa là quyền sở hữu và sử dụng tài sản, và tự do tri thức, bao gồm cả tự do về lương tâm, được thể hiện qua A Letter Concerning Toleration (Bức thư về sự bao dung, 1689). Tuy nhiên, ông không mở rộng quan điểm tự do tôn giáo của mình cho những người Công giáo La Mã. Locke phát triển hơn nữa ý niệm trước đó về các quyền tự nhiên, mà ông cho là gồm có "cuộc sống, tự do và tài sản". "Lý thuyết quyền tự nhiên" của ông đã đi tiên phong cho quan niệm hiện đại về quyền con người. Tuy nhiên, với Locke, tài sản quan trọng hơn quyền tham gia vào chính phủ và tham gia quyết định công, ông không thúc đẩy ý tưởng về dân chủ vì e rằng việc trao quyền cho người dân sẽ làm hỏng miền đất thánh của tài sản tư nhân. Tuy vậy, ý tưởng về quyền tự nhiên đã đóng vai trò then chốt trong việc xác lập hệ tư tưởng cho các cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp. Tại lục địa châu Âu, Montesquieu đã trình bày chi tiết học thuyết về luật pháp hạn chế ngay cả vua chúa. Trong tác phẩm Tinh thần pháp luật, ông lý luận rằng: "Chính phủ hợp với tự nhiên nhất là chính phủ đồng ý cao nhất với thái độ và xu hướng của dân chúng về việc chính phủ này được thiết lập để phục vụ cho ai" thay vì chấp nhận một sự cai trị thuần túy bằng quyền lực là điều tự nhiên. Theo sát ý tưởng này, nhà kinh tế chính trị Jean-Baptiste Say và Destutt de Tracy là những người tranh luận tích cực về "sự hài hòa" của thị trường, và có lẽ chính họ là những người đã đưa ra thuật ngữ laissez-faire. Ý tưởng này tiếp tục phát triển thành chủ nghĩa trọng nông và kinh tế chính trị của Rousseau. Cuối thời kỳ Khai sáng Pháp có hai gương mặt tiêu biểu ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tự do sau này: Voltaire, người tranh luận rằng người Pháp nên chấp nhận quân chủ lập hiến và giải thể Đẳng cấp thứ hai, và Rousseau, người biện hộ cho quyền tự do tự nhiên của loài người. Dưới nhiều hình thức khác nhau, cả hai tranh luận cho những sự thay đổi trong các cách tổ chức chính trị và xã hội dựa trên quan niệm rằng xã hội có thể hạn chế quyền tự do tự nhiên của con người nhưng không xóa bỏ bản chất của nó. Với Voltaire, quan niệm này thiên về mặt trí thức hơn, còn Rousseau, quan niệm này liên quan đến các quyền tự nhiên nội tại, nhiều khả năng là do chịu ảnh hưởng của Diderot. Rousseau đã tranh luận về tầm quan trọng của một quan niệm xuất hiện nhiều lần trong lịch sử của tư tưởng tự do, đó là khế ước xã hội. Ông cho rằng khế ước xã hội bắt nguồn từ bản chất của cá nhân, và khẳng định rằng mỗi cá nhân biết rõ nhất về lợi ích của chính mình. Ông khẳng định rằng con người sinh ra là tự do, nhưng giáo dục đã đủ sức cầm giữ con người trong xã hội. Khẳng định này đã làm rung chuyển xã hội quân chủ của thời ông. Khẳng định của ông về ý chí hữu cơ của một quốc gia biện hộ cho việc tự quyết của các dân tộc, lại một lần nữa đi ngược lại với thông lệ chính trị đã được xác lập. Các quan niệm của Rousseau là yếu tố cốt lõi trong tuyên ngôn của Quốc hội trong Cách mạng Pháp, và trong tư tưởng của những nhà cách mạng Mỹ như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson. Trong quan điểm của ông, một sự đơn nhất của nhà nước là hành động phối hợp theo đồng thuận, hay nói cách khác là "ý chí quốc gia ". Sự đơn nhất này trong hành động sẽ cho phép nhà nước tồn tại mà không bị trói buộc vào các đẳng cấp xã hội sẵn có, chẳng hạn như giai cấp quý tộc. Nhóm những nhà tư tưởng có đóng góp chính, mà tác phẩm của họ được coi là một phần của chủ nghĩa tự do, là những người trong "phong trào Khai sáng Scotland", trong đó có David Hume và Adam Smith, và nhà triết học Khai sáng Đức Immanuel Kant. Các đóng góp của David Hume rất nhiều và phong phú, nhưng quan trọng nhất là khẳng định của ông rằng các quy tắc cơ bản của hành vi con người lấn át những cố gắng hạn chế hoặc điều tiết chúng, A Treatise of Human Nature, 1739-1740. Một ví dụ là việc ông không ủng hộ chủ nghĩa trọng thương và việc tích lũy vàng và bạc. Ông cho rằng giá cả có liên quan đến số lượng tiền tệ và việc giữ vàng và ban hành tiền giấy sẽ chỉ dẫn đến lạm phát. Mặc dù Adam Smith là một nhà tư tưởng tự do kinh tế nổi tiếng nhất, nhưng không phải ông là người đầu tiên. Các nhà trọng nông ở Pháp đã chủ trương nghiên cứu hệ thống kinh tế chính trị và bản chất tự tổ chức của thị trường. Năm 1750, Benjamin Franklin đã có bài viết để ủng hộ tự do công nghiệp cho Bắc Mỹ. Tại Thụy Điển-Phần Lan, thời kỳ chính phủ nghị viện và tự do cầm quyền từ năm 1718 đến 1772 đã sản sinh ra nghị sĩ Phần Lan, Anders Chydenius, người đã là một trong những người đầu tiên đề xuất tự do thương mại và nền công nghiệp không điều tiết, trong tác phẩm The National Gain (Thu nhập của quốc gia), 1765. Ảnh hưởng của ông kéo dài, đặc biệt ở khu vực Bắc Âu, và có tác động mạnh tới sự phát triển tại các khu vực khác. Adam Smith (1723-1790), người Scotland, đã xây dựng nên lý thuyết rằng mỗi cá nhân có thể tự xây dựng nên cuộc sống kinh tế và đạo đức mà không cần sự chỉ đạo của nhà nước, và rằng các quốc gia sẽ trở nên hùng mạnh nhất nếu công dân của họ được tự do theo đuổi ý kiến chủ động của mình. Ông ủng hộ chấm dứt sự điều tiết của chủ nghĩa phong kiến và trọng thương, chấm dứt các công ty độc quyền và bằng sáng chế được nhà nước cấp phép, và ông chủ trương một chính phủ laissez-faire. Trong tác phẩm The Theory of Moral Sentiments (Thuyết về cảm xúc đạo đức), 1759, ông xây dựng lý thuyết về động cơ thúc đẩy, thuyết này làm hài hòa giữa các lợi ích cá nhân của con người và một trật tự xã hội không có điều tiết. Trong "Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia" (Quốc phú luận), 1776, ông lý luận rằng trong những điều kiện nhất định, nền kinh tế thị trường sẽ tự điều tiết một cách tự nhiên, và sẽ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn một nền kinh tế với thị trường bị kiểm soát mà thời bấy giờ đang là một chuẩn mực. Ông gán cho chính phủ vai trò thực hiện những công việc không thể giao phó cho động cơ lợi nhuận, như việc ngăn chặn các cá nhân dùng quyền lực hay gian lận để làm nhũng loạn cạnh tranh, thương mại, và sản xuất. Lý thuyết của ông về thuế là nhà nước cần đánh thuế sao cho không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và rằng "Người dân của mỗi nhà nước cần đóng góp cho chính phủ theo tỷ lệ với khả năng của mình, tức là tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà họ được hưởng nhờ sự bảo vệ của nhà nước". Ông đồng ý với Hume rằng sự thịnh vượng của một quốc gia chính là tư bản chứ không phải vàng. Nhà triết học người Đức Immanuel Kant chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý của Hume. Đóng góp chính của ông cho tư tưởng tự do là trong phạm trù luân lý học, đặc biệt là khẳng định của ông về lệnh thức tuyệt đối. Kant đã lý luận rằng với lệnh thức tuyệt đối, một hệ thống đạo đức và lý tính tuân theo luật của tự nhiên, và do vậy các cố gắng đè nén luật cơ bản này sẽ đều không thực hiện được. Chủ nghĩa duy tâm của ông trở nên có ảnh hưởng ngày càng lớn do nó khẳng định rằng tồn tại các chân lý cơ sở mà hệ thống tri thức có thể được xây dựng trên đó. Điều này phù hợp với các nhà tư tưởng Khai sáng Anh về các quyền tự nhiên. === Chủ nghĩa tự do cách mạng === Các nhà tư tưởng nêu trên chỉ hoạt động trong bối cảnh chính trị quân chủ và trong các xã hội mà hệ thống giai cấp và nhà thờ là chuẩn mực. Mặc dù trước đó các cuộc chiến tranh giữa Ba Vương quốc đã dẫn tới nền cộng hòa Thịnh vượng chung Anh giữa năm 1649 và 1660, quan niệm rằng một người bình thường có thể tự quyết định thể chế cho chính họ đã bị đè nén trong thời kỳ Trung hưng của chế độ quân chủ (Restoration) và sau đó cũng chỉ là lý thuyết cho đến tận các cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp. Cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 thường được trích dẫn như là một tiền lệ, nhưng thực ra cuộc Cách mạng này chỉ thay một nền quân chủ này bằng một nền quân chủ khác. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng đó cũng làm suy yếu quyền lực quân chủ và gia tăng quyền lực của Nghị viện Anh, một cơ quan đã từ chối chấp nhận sự thừa kế ngai vàng của phái Jacobite. Ý tưởng cộng hòa của phái Cấp tiến đã ảnh hưởng đến cả hai cuộc Cách mạng cuối thế kỷ 18 này mà sau này trở thành các ví dụ điển hình mà những người tự do cách mạng sau này theo đuổi. Cả hai cuộc Cách mạng đều sử dụng Dân quyền hoặc quyền được trao bởi "Tự nhiên và Chúa của Tự nhiên" (theo lời của Henry St. John) làm biện minh triết học cho mình. Cả hai cuộc cách mạng đều phủ nhận cả truyền thống lẫn hệ thống quyền lực hiện hữu. Thomas Paine, Thomas Jefferson và John Adams là những tên tuổi đã thuyết phục nhân dân Mỹ vùng lên khởi nghĩa vì lý tưởng "cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc", khẩu hiệu này lặp lại phát ngôn của Locke nhưng với một thay đổi quan trọng (thay đổi này bị Alexander Hamilton phản đối). Jefferson đã thay từ "tài sản" của Locke bằng cụm từ "mưu cầu hạnh phúc". Cuộc "Thí nghiệm Mỹ" đã thiên về chính quyền dân chủ và quyền tự do cá nhân. James Madison là một gương mặt nổi bật trong thế hệ tiếp theo của các lý thuyết gia chính trị của nước Mỹ, ông tranh luận rằng trong một nền cộng hòa, sự tự trị phụ thuộc vào bối cảnh "quyền lợi chống lại quyền lợi ", do vậy nó bảo đảm cho quyền của các nhóm thiểu số, đặc biệt là các nhóm thiểu số trong kinh tế. Hiến pháp Hoa Kỳ đã thể chế hóa một hệ thống kiểm soát và cân bằng đối trọng: chính quyền liên bang được cân bằng trên cơ sở quyền của các tiểu bang; các nhánh hành pháp, lập pháp và xét xử; và cơ quan lập pháp lưỡng viện. Mục đích là đảm bảo tự do bằng cách ngăn cản sự tập trung quyền lực vào tay của bất kỳ một người nào. Quân đội thường trực bị nghi ngờ, và có niềm tin rằng lực lượng dân quân là đủ để phòng vệ, cùng với hải quân do chính phủ duy trì để phục vụ mục đích bảo vệ thương mại. Cuộc Cách mạng Pháp đã lật đổ nền quân chủ, xóa bỏ đẳng cấp quý tộc, và công chức hóa toàn bộ hệ thống Giáo hội Công giáo La mã. Những nhà cách mạng Pháp đã mạnh mẽ hơn và ít thỏa hiệp hơn so với những người Cách mạng ở Mỹ. Thời điểm mấu chốt của cuộc Cách mạng Pháp chính là thời điểm các đại diện Đẳng cấp thứ ba tuyên bố họ chính là "Quốc hội" và có quyền phát ngôn thay mặt cho người dân nước Pháp. Trong những năm đầu, cuộc Cách mạng được dẫn dắt bởi lý tưởng tự do, nhưng sự chuyển tiếp từ cách mạng sang ổn định đã tỏ ra khó khăn hơn so với sự chuyển tiếp tương tự ở Mỹ. Bên cạnh các truyền thống Khai sáng bản địa, một số nhà lãnh đạo giai đoạn đầu của Cách mạng như Lafayette đã từng chiến đấu trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ chống lại Anh, và chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do kiểu Mỹ. Sau này, dưới sự lãnh đạo của Maximilien Robespierre, phái Jacobin đã thâu tóm quyền lực và hủy bỏ gần như hầu hết mọi mặt của một quá trình xét xử theo trình tự thủ tục quy định bởi luật pháp, và dẫn đến thời kỳ Chuyên chính (La Terreur). Thay cho một hiến pháp cộng hòa, Napoléon Bonaparte đã leo dần lên vai trò Đốc chính, rồi lên ngôi Hoàng đế (1805). Trước lúc chết, ông đã thú nhận "Họ đã muốn có một Washington nữa", hàm ý một người có thể dùng quân sự thiết lập một nhà nước mới mà không mong muốn một triều đại mới. Tuy nhiên cuộc Cách mạng Pháp đã đi xa hơn cuộc Cách mạng Mỹ trong việc thiết lập lý tưởng tự do với những chính sách cụ thể như phổ thông đầu phiếu, quyền công dân, và đi xa hơn nữa trong bản Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền, nếu so với Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ (Bill of rights) của Mỹ. Một trong những tác dụng phụ của các chiến dịch quân sự của Hoàng đế Napoléon I là đã truyền bá các tư tưởng này ra khắp châu Âu. Từ những ví dụ thực tế của nước Pháp và nước Mỹ đã làm phát sinh nhiều cuộc Cách mạng tiếp theo tại nhiều nước. Sự kiện quân Pháp của Napoléon Bonaparte lật đổ nền quân chủ Tây Ban Nha vào năm 1808 đã dẫn tới các phong trào tự trị và độc lập rộng khắp châu Mỹ La Tinh, nơi đã hướng tới lý tưởng tự do để thay thế cho tập đoàn thống trị quân chủ - nhà thờ của thời kỳ thuộc địa. Các phong trào, chẳng hạn cuộc đấu tranh của Simón Bolívar lãnh đạo tại các nước vùng Andean, đã mong muốn xây dựng một nhà nước lập hiến, quyền cá nhân và thương mại tự do. Cuộc đấu tranh giữa những người tự do và những đại diện bảo thủ của tập đoàn thống trị cũ vẫn diễn ra suốt cả thế kỷ tại châu Mỹ La Tinh, với những nhà tư tưởng tự do chống lại nhà thờ kinh viện như Benito Juárez tại Mexico đã tấn công vai trò truyền thống của Giáo hội Công giáo La Mã. Cuộc chuyển tiếp sang xã hội tự do tại châu Âu đôi khi phải trải qua bạo lực cách mạng hoặc ly khai, và đã liên tục có các cuộc cách mạng và khởi nghĩa với lý tưởng tự do tại khắp châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, tại Anh và nhiều nước khác, quá trình vẫn được dẫn dắt bởi hoạt động chính trị thay vì do cách mạng, ngay cả khi quá trình này không phải hoàn toàn yên bình. Các cuộc xung đột bạo lực chống lại nhà thờ kinh viện của cuộc Cách mạng Pháp đã được những người phản đối vào thời bấy giờ, và trong suốt cả thế kỷ 19, cho là có nguồn gốc rõ ràng từ chủ nghĩa tự do. Đồng thời, trong thời gian đó nhiều người tự do Pháp cũng đã là nạn nhân của sự khủng bố của phe Jacobin. Trong thời kỳ của Chủ nghĩa lãng mạn tiếp theo, quan niệm về tự do đã thay đổi từ việc chỉ là các đề xuất đến việc cải cách chính phủ hiện hành và yêu cầu thay đổi. Các cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp đã bổ sung từ "dân chủ" vào danh sách các giá trị mà tư tưởng tự do đề cao. Quan niệm rằng nhân dân là chủ và có khả năng đề ra tất cả các luật lệ cần thiết và làm cho chúng có hiệu lực, đã đi xa hơn các khái niệm của thời kỳ Khai sáng. Thay vì chỉ thuần túy khẳng định quyền của cá nhân trong nhà nước, tất cả quyền lực của nhà nước đều xuất phát từ bản chất của con người (quy luật tự nhiên), do Thiên Chúa mang lại (luật siêu tự nhiên), hoặc bởi khế ước ("sự đồng thuận đúng đắn của những người bị trị"). Chính điều này khiến sự thỏa hiệp với đẳng cấp quý tộc trước đó trở nên khó có khả năng xảy ra, và đối với những người bảo hoàng, bạo lực nảy sinh nhằm khôi phục trật tự là điều đúng đắn. Đến đây, bản chất khế ước của tư tưởng tự do cần được nhấn mạnh. Một trong những tư tưởng căn bản của lớp các nhà tư tưởng đầu tiên của truyền thống tự do là quan niệm rằng các cá nhân thực hiện các thỏa thuận và sở hữu tài sản. Trong bối cảnh ngày nay, điều này không có vẻ là một khái niệm cấp tiến. Nhưng vào thời gian đó, đa số các luật về tài sản xác định rằng tài sản thuộc về một gia đình hoặc một người cụ thể trong gia đình, chẳng hạn "chủ gia đình". Các nghĩa vụ dựa trên các mối ràng buộc phong kiến về lòng trung thành thay vì dựa vào việc trao đổi các dịch vụ và hàng hóa. Dần dần, truyền thống tự do đưa ra quan niệm về sự đồng thuận tự nguyện và thỏa thuận tự nguyện là cơ sở cho pháp luật và nhà nước hợp pháp. Quan điểm này tiếp tục phát triển tư tưởng của Rousseau về khế ước xã hội. Từ năm 1774 cho đến năm 1848, có một số làn sóng cách mạng, mỗi cuộc cách mạng lại đòi hỏi vị thế ngày càng cao hơn cho quyền cá nhân. Các cuộc cách mạng đã đặt giá trị ngày càng cao cho sự tự trị. Điều này có thể dẫn đến ly khai - một khái niệm đặc biệt quan trọng trong các cuộc cách mạnh dẫn đến việc Tây Ban Nha mất quyền kiểm soát trên hầu khắp đế quốc thuộc địa của mình tại châu Mỹ, và trong Cách mạng Mỹ. Các nhà tự do châu Âu, đặc biệt là sau Hiến pháp Pháp năm 1793, đã cho rằng, khi được xem là quy tắc đa số của những người nghèo không tài sản, dân chủ sẽ là thảm họa cho tài sản tư hữu. Họ ủng hộ việc hạn chế quyền bầu cử chỉ trong số những người có sở hữu một tài sản nhất định. Sau này, các nhà dân chủ tự do như Alexis de Tocqueville đã không nhất trí với quan điểm này. Tại các nước mà cách tổ chức tài sản theo kiểu phong kiến (đất đai) vẫn còn thống trị, các nhà tự do ủng hộ sự thống nhất như là con đường dẫn đến tự do. Ví dụ điển hình là sự thống nhất Đức và Ý. Một phần quan trọng trong chương trình cách mạng chính là tầm quan trọng của giáo dục, một giá trị đã liên tục được nhấn mạnh từ thời Erasmus, đã trở nên ngày càng trọng tâm trong quan niệm về tự do. Các đảng tự do tại nhiều vương quốc châu Âu đã vận động ủng hộ cho một chính quyền nghị viện, tăng cường đại điện, mở rộng quyền bầu cử cho tất cả mọi người, và tạo ra một đối trọng với quyền lực của vua chúa. Chủ nghĩa tự do chính trị này thường được chèo lái bởi chủ nghĩa tự do kinh tế, tức là nguyện vọng muốn chấm dứt đặc quyền phong kiến, chấm dứt phường hội hay các công ty đặc quyền của hoàng gia, chấm dứt việc hạn chế quyền sở hữu, và bãi bỏ luật pháp không cho phép sự phát triển toàn diện của các tổ chức kinh tế và công ty tại các nước này. Tùy theo mức độ, người ta đã thấy các lực lượng này tại ngay cả những quốc gia chuyên chế như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Nhật Bản. Phong trào tự do chủ nghĩa ở Nhật Bản gắn liền với câu nói nổi tiếng của lãnh tụ Đảng Tự do Itagaki Taisuke vào ngày 6 tháng 4 năm 1882 khi ông bị một nhóm cánh tả mưu sát tại Gifu: Sự kiện này khiến cho Đảng Tự do Nhật Bản trở nên được lòng công chúng trong khi Thiên hoàng Minh Trị phải hoảng hồn. Tại Nga, từ năm 1772 cho đến năm 1881, các nhà quân chủ như Ekaterina II, Aleksandr I và Aleksaandr II tiến hành cải cách nhằm đưa nước Nga đến tình trạng tương đối "tự do". Nhất là Aleksandr II, với cải cách giải phóng nông nô vào năm 1861, chấm dứt hàng trăm năm nô lệ của người nông dân Nga. Nhưng một khi ông xóa bỏ kiểm duyệt, cho phép nhân dân Nga tự do đi du học nước ngoài, thì quần chúng Nga lại họp bàn tìm cách xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, làm ông không hài lòng. Do đó, Aleksandr II và các hoàng đế nêu trên thường hạn chế chủ nghĩa tự do vào cuối triều đại của họ. Khi Đế quốc Nga suy sụp dưới sức nặng của những thất bại về kinh tế và quân sự thì các đảng tự do đã chiếm quyền kiểm soát Duma, và các cuộc cách mạng chống chính quyền đã nổ ra vào những năm 1905 và 1917. Sau này Piero Gobetti thiết lập nên học thuyết về "Cách mạng Tự do" để giải thích điều mà ông cho là yếu tố cấp tiến trong hệ tư tưởng tự do. Một ví dụ khác của cách mạng tự do là tại Ecuador, nơi mà năm 1895, Eloy Alfaro đã lãnh đạo một cuộc cách mạng "tự do cấp tiến" tách nhà nước ra khỏi nhà thờ, và mở rộng luật hôn nhân, và tham gia phát triển hạ tầng cơ sở và kinh tế. === Phân liệt trong chủ nghĩa tự do === ==== Vai trò của Nhà nước ==== Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm gia tăng đáng kể của cải vật chất, nhưng đồng thời cũng đại diện cho sự phân tách quyết liệt khỏi trật tự truyền thống và mang đến những vấn đề xã hội mới như ô nhiễm, sự tụt hậu của một số nhóm cư dân, việc tăng dân cư quá mức ở đô thị và lao động trẻ em. Các tiến bộ khoa học và vật chất đã giúp tuổi thọ được nâng cao và giảm tỷ lệ tử vong, dân số tăng nhanh đáng kể. Các nhà tự do kinh tế như John Locke, Adam Smith, và Wilhelm von Humboldt đã từng cho rằng các vấn đề của xã hội công nghiệp sẽ tự chỉnh sửa mà không cần sự can thiệp của nhà nước. Trong thế kỷ 19, chế độ bầu cử ở các nước phương Tây đều đã được mở rộng, và những người công dân mới được đi bầu thường ủng hộ những giải pháp của chính phủ giải quyết những vấn đề họ đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ biết đọc biết viết tăng mạnh và sự phổ biến nhanh chóng của tri thức đã dẫn tới chủ nghĩa thực chứng xã hội dưới nhiều hình thức. Một số các nhà tự do yêu cầu phải có luật pháp chống lại lao động trẻ em và đòi hỏi có luật quy định tiêu chuẩn an toàn tối thiểu cho công nhân và mức lương tối thiểu. Các nhà tự do kinh tế laissez-faire chống lại với luận cứ rằng những luật như vậy là sự áp đặt không chính đáng lên cuộc sống, tự do, và tài sản, nếu như chưa muốn nhắc đến những hệ quả cản trở của nó đối với sự phát triển kinh tế. Vào cuối thế kỷ 19, một tư tưởng tự do với tầm vóc ngày càng lớn khẳng định rằng, để được tự do, các cá nhân cần được tiếp cận đến các yêu cầu đòi hỏi trong đó có giáo dục và sự bảo vệ khỏi sự bóc lột. Năm 1911, Leonard Trelawny Hobhouse xuất bản Liberalism, tóm tắt chủ nghĩa tự do mới (new liberalism), bao gồm cả việc chấp nhận dè dặt sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, và quyền tập thể để có công bằng trong giao dịch mà ông gọi là "sự đồng thuận hợp lý". Chống lại những thay đổi này là một trào lưu của chủ nghĩa tự do mà trào lưu này trở nên ngày càng chống đối chính phủ hơn mà một số đã thích ứng với chủ nghĩa vô chính phủ. Gustave de Molinari tại Pháp và Herbert Spencer tại Anh là các đại biểu nổi bật. ==== Quyền tự nhiên và chủ nghĩa thực dụng ==== Trong cuốn sách Sự hạn chế hành động của Nhà nước, tác giả người Đức Wilhelm von Humboldt đã xây dựng các khái niệm hiện đại của chủ nghĩa tự do. John Stuart Mill là người phổ biến và mở rộng những tư tưởng này trong cuốn On Liberty (1859) và các tác phẩm khác. Ông chống lại xu hướng tập thể trong khi vẫn nhấn mạnh chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Ông tán thành quyền bầu cử cho phụ nữ và về cuối đời còn ủng hộ các hợp tác xã lao động. Một trong các đóng góp quan trọng nhất của Mill là ông đã dùng chủ nghĩa thực dụng để biện minh cho chủ nghĩa tự do. Mill đã xây dựng nền móng cho các tư tưởng tự do trên cả phương tiện và thực tiễn, cho phép thống nhất giữa các ý tưởng chủ quan về tự do từ các nhà tư tưởng Pháp theo truyền thống Jean-Jacques Rousseau và các tư tưởng triết học thiên hơn về phái hữu của John Locke kiểu Anh. ==== Chủ nghĩa tự do và dân chủ ==== Mối quan hệ giữa chủ nghĩa tự do và dân chủ có thể tóm tắt bằng nhận xét nổi tiếng của Winston Churchill, "...dân chủ là dạng Nhà nước tệ nhất trừ tất cả những dạng khác..." Nói ngắn gọn, không có thứ gì thuộc về nền dân chủ đứng riêng rẽ mà có thể đảm bảo tự do thay vì chỉ là một chính thể chuyên chế của đám đông. Thuật ngữ dân chủ tự do tạo cảm giác về một cuộc hôn nhân hài hòa hơn là trên thực tế giữa hai nguyên tắc này. Các nhà tự do đấu tranh cho việc thay thế chính phủ chuyên chế bằng chính phủ bị hạn chế: chính phủ bởi sự đồng thuận. Ý tưởng đồng thuận đề cập đến dân chủ. Và đồng thời, những người đặt nền móng cho những nền dân chủ tự do đầu tiên sợ luật pháp của số đông (mob rule), nên họ xây dựng các bản hiến pháp của các nên dân chủ tự do theo nguyên tắc kiềm chế và cân bằng (checks and balances) nhằm hạn chế quyền lực chính phủ bằng cách phân chia các quyền lực này giữa các nhánh. Đối với các nhà tự do, dân chủ tự nó không phải là một mục đích mà chỉ là một phương tiện cốt yếu để đảm bảo quyền tự do, tính cá nhân và tính đa dạng. ==== Chủ nghĩa tự do và cấp tiến ==== Tại nhiều nước châu Âu và Mỹ Latinh vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đã có các xu hướng chính trị cấp tiến kế thừa hoặc gần gũi với một xu hướng tự do kinh điển hơn. Tại một số nước, xu hướng cấp tiến là một biến thể của chủ nghĩa tự do nhưng kém phần kinh điển hơn và sẵn sàng chấp nhận các cải cách dân chủ hơn các nhà tự do truyền thống. Tại Anh, chủ nghĩa cấp tiến thống nhất với đảng Whig theo tư tưởng tự do truyền thống để thành lập Đảng Tự do. Tại các nước khác, các nhà tự do cánh tả cũng thành lập các đảng phái cấp tiến của họ với nhiều tên gọi khác nhau (Thụy Sĩ và Đức, Bulgary, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Hà Lan) và cả ở Argentina và Chile. Điều này không có nghĩa là tất cả các đảng cấp tiến đều là những người tự do cánh tả. Trong các văn bản chính trị Pháp thường có sự phân tách rõ ràng giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cấp tiến tại Pháp. Tại Serbia, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cấp tiến không có điểm gì chung. Nhưng ngay cả những người cấp tiến Pháp cũng đứng trong hàng ngũ của phong trào tự do quốc tế trong nửa đầu thế kỷ 20, trong tổ chức Entente Internationale des Partis Radicaux et des Partis Démocratiques similaires. === Chủ nghĩa tự do và cuộc đại khủng hoảng === Mặc dù có một số tranh luận rằng liệu thời đó có tồn tại một nhà nước tư bản laissez-faire thực sự hay không, cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930 đã làm lay chuyển niềm tin của công chúng vào "chủ nghĩa tư bản laissez-faire" và "động cơ lợi nhuận" và làm nhiều người kết luận rằng nền thị trường không điều tiết không thể tạo ra sự giàu có và ngăn chặn nghèo đói. Nhiều nhà tự do đã băn khoăn về sự bất ổn định chính trị và sự hạn chế tự do mà họ tin rằng là do sự gia tăng bất bình đẳng tương đối về của cải. Một số nhân vật tiêu biểu theo đuổi cách biện luận này như John Dewey, John Maynard Keynes, và Franklin D. Roosevelt đã tranh luận ủng hộ việc tạo ra một bộ máy nhà nước tinh vi hơn để đóng vai trò là bức tường thành bảo vệ tự do cá nhân, cho phép chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển trong khi vẫn bảo vệ công dân khỏi bị ảnh hưởng bởi những sự quá mức của chủ nghĩa này. Một số nhà tự do như Friedrich Hayek, với tác phẩm vẫn còn ảnh hưởng đến nay như The Road to Serfdom (Con đường tới chế độ nông nô), đã tranh luận chống lại những thể chế mới này và tin rằng cuộc Đại khủng hoảng và Chiến tranh thế giới thứ hai là những sự kiện cá biệt mà một khi đã trải qua rồi thì không biện minh được cho một sự thay đổi vĩnh viễn trong vai trò của chính phủ. Các nhà tư tưởng tự do như Lujo Brentano, Leonard Trelawny Hobhouse, Thomas Hill Green, John Maynard Keynes, Bertil Ohlin và John Dewey, đã miêu tả một nhà nước cần can thiệp như thế nào vào nền kinh tế để bảo vệ tự do trong khi vẫn tránh chủ nghĩa xã hội. Các nhà tự do này đã xây dựng nên lý thuyết về chủ nghĩa tự do hiện đại (còn gọi là "chủ nghĩa tự do mới", new liberalism, khác với chủ nghĩa tân tự do hiện nay, neolibaralism). Các nhà tự do hiện đại phủ nhận cả chủ nghĩa tư bản cấp tiến lẫn các yếu tố cách mạng của trường phái xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, John Maynard Keynes đã có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tự do trên cả thế giới. Đảng Tự do ở Anh, đặc biệt kể từ Ngân sách Nhân dân (People's Budget) của Lloyd George, đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của Keynes. Quốc tế Tự do, và Tuyên ngôn Tự do Oxford năm 1947 của tổ chức quốc tế các đảng tự do cũng như vậy. Tại Mỹ, ảnh hưởng của chủ nghĩa Keynes lên chính sách mới (New Deal) của Franklin D. Roosevelt đã dẫn đến việc chủ nghĩa tự do hiện đại đồng nghĩa với chủ nghĩa tự do kiểu Mỹ và Canada. Các nhà tự do khác như Friedrich August von Hayek, Milton Friedman, và Ludwig von Mises vẫn lập luận rằng Đại khủng hoảng không phải là hậu quả của chủ nghĩa tư bản laissez-faire mà là kết quả của việc có quá nhiều can thiệp và điều tiết của chính phủ đối với thị trường. Trong tác phẩm Capitalism and Freedom (Chủ nghĩa tư bản và tự do) của Friedman, ông giải thích rằng chính các quy định của chính phủ trước khi có Đại khủng hoảng, trong đó có các quy định ngặt nghèo về ngân hàng, đã ngăn không cho các ngân hàng phản ứng trước nhu cầu tiền tệ của thị trường. Hơn nữa, chính quyền liên bang Mỹ còn gắn chặt giá trị của tiền tệ vào giá trị của vàng. Chính giá trị này đã tạo ra lượng thặng dư vàng khổng lồ nhưng sau này khi giá trị đó xuống thấp đã dẫn đến việc xuất vàng ra khỏi nước Mỹ. Friedman và Hayek đều tin rằng chính khả năng không thể phản ứng trước nhu cầu tiền tệ đã làm cho người dân đổ xô đi rút tiền khiến các ngân hàng không thể xử trí, và chính tỷ giá trao đổi giữa vàng và đô la bị gắn chặt đã gây ra cuộc Đại khủng hoảng bằng cách tạo ra các áp lực giải lạm phát không có tác dụng. Ông còn tranh luận thêm rằng chính chính phủ đã làm cho công chúng Mỹ bị tổn thương hơn bằng cách tăng thuế và sau đó in tiền để trả nợ (và do vậy tạo ra lạm phát), sự kết hợp của tất cả các chính sách này đã vét sạch toàn bộ số tiền tiết kiệm của giới trung lưu. === Chủ nghĩa tự do chống lại chủ nghĩa cực quyền === Vào giữa thế kỷ 20, chủ nghĩa tự do đã bắt đầu xác định vị trí đối lập của mình đối với chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism). Thuật ngữ "chủ nghĩa cực quyền" lần đầu tiên được Giovanni Gentile sử dụng để mô tả hệ thống chính trị - xã hội do Mussolini dựng nên. Stalin cũng dùng từ này để chỉ Đức Quốc xã, và sau chiến tranh, từ này trở thành thuật ngữ mà chủ nghĩa tự do dùng để miêu tả các đặc điểm chung của các chế độ theo chủ nghĩa phát xít, Đức Quốc xã và chủ nghĩa Marx-Lenin. Các chế độ cực quyền cố gắng xây dựng và thi hành việc kiểm soát tập trung tuyệt đối tất cả mọi khía cạnh của xã hội với mục đích đạt được sự ổn định và thịnh vượng. Các nhà nước này thường biện minh cho sự chuyên chế bằng cách lập luận rằng sự sống còn của nền văn minh của họ đang gặp nguy cơ. Tư tưởng chống đối lại các chế độ cực quyền đã đạt được tầm quan trọng lớn trong tư duy tự do và dân chủ, và chủ nghĩa cực quyền thường được phác họa như là đang cố phá hoại nền dân chủ tự do. Mặc khác, những người chống lại chủ nghĩa tự do lại phản đối quyết liệt việc xếp chung hai hệ tư tưởng đối nghịch là phát xít và cộng sản vào một loại, họ cho rằng về căn bản các lý tưởng này là hoàn toàn khác nhau. Tại Ý và Đức, các chính phủ dân tộc chủ nghĩa đã liên kết chủ nghĩa tư bản công ty với nhà nước, và đề cao quan niệm rằng các quốc gia của họ ưu việt về văn hóa và chủng tộc, và rằng việc chinh phục sẽ cho họ sở hữu hợp lẽ "đất đai dưới vòm trời". Các bộ máy tuyên truyền tại các nước này lý luận rằng nền dân chủ là yếu ớt và không có khả năng để thực hiện các hành động mang tính quyết định, và chỉ có một lãnh đạo mạnh mới có thể áp đặt các nguyên tắc trật tự cần thiết. Tại Liên Xô, những người cộng sản cầm quyền cấm tài sản tư nhân, và tuyên bố rằng đó là vì công bằng xã hội và kinh tế, và nhà nước có toàn quyền kiểm soát nền kinh tế kế hoạch. Chế độ này khẳng định rằng các lợi ích cá nhân vị thế thấp hơn và có liên hệ với lợi ích của cả xã hội, của giai cấp, và đó là sự biện minh tối cao cho việc đàn áp cả phe đối lập lẫn những người cộng sản không cùng quan điểm cũng như việc sử dụng luật hình sự một cách hà khắc. Sự nổi lên của chủ nghĩa cực quyền đã trở thành một thấu kính cho tư tưởng tự do. Nhiều người tự do đã bắt đầu phân tích các nguyên tắc và niềm tin của chủ nghĩa cực quyền và đi tới kết luận là chủ nghĩa cực quyền phát triển là vì con người trong điều kiện suy đồi đã quay sang các chế độ độc tài để tìm kiếm giải pháp. Từ đó, họ tranh luận rằng nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ đời sống kinh tế tốt cho các công dân. Như Isaiah Berlin phát biểu, "Tự do cho chó sói có nghĩa là cái chết của đàn cừu". Tư tưởng tự do này ngày càng phát triển và đi tới quan điểm cho rằng nhà nước cần đóng vai trò là một lực lượng làm cân bằng nền kinh tế. Các diễn giải khác của chủ nghĩa tự do về sự phát triển của chủ nghĩa cực quyền khá trái ngược với quan điểm điều tiết của nhà nước để hỗ trợ thị trường và chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm The Road to Serfdom, Friedrich Hayek đã tranh luận rằng sự phát triển của các chế độ độc tài cực quyền là kết quả của việc có quá nhiều can thiệp và điều tiết của nhà nước lên thị trường làm mất đi tự do dân sự và chính trị. Hayek cũng nhìn thấy sự kiểm soát kinh tế đang được thể chế hóa tại Anh và Mỹ và cảnh báo những thể chế "Keynes" này vì ông tin rằng chúng có thể và sẽ dẫn đến các nhà nước cực quyền mà những "người tự do theo chủ nghĩa Keynes " đã và đang cố tránh. Hayek xem các chế độ độc đoán như phát xít, Quốc xã và cộng sản đều là các nhánh khác nhau của chủ nghĩa cực quyền; tất cả đều tìm cách xóa bỏ hoặc giảm thiểu tự do kinh tế. Với Hayek, việc xóa bỏ tự do kinh tế sẽ dẫn đến việc xóa bỏ tự do chính trị. Do vậy Hayek tin rằng sự khác biệt giữa Quốc xã và cộng sản chỉ là ở từ ngữ. Friedrich von Hayek và Milton Friedman đã cho rằng tự do kinh tế là điều kiện cần thiết để tạo ra và duy trì bền vững tự do chính trị và dân sự. Hayek tin rằng kết cục cực quyền sẽ xảy ra tại Anh (hay bất cứ nơi nào khác) nếu chính phủ tìm cách kiểm soát tự do kinh tế của cá nhân với các chính sách do những người như Dewey, Keynes, hay Roosevelt chủ trương. Một trong những nhà phê bình chủ nghĩa cực quyền có ảnh hưởng nhất là Karl Popper. Trong tác phẩm The Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù của nó), ông bảo vệ nền dân chủ tự do và ủng hộ một xã hội mở, trong đó chính phủ có thể được thay đổi mà không phải đổ máu. Popper tranh luận rằng quá trình tích lũy tri thức nhân loại là không thể dự đoán được và lý thuyết về một nhà nước lý tưởng là không thể tồn tại. Do vậy, hệ thống chính trị cần đủ mềm dẻo để chính sách của chính phủ có thể phát triển và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã hội; cụ thể, nó nên khuyến khích đa nguyên và đa văn hóa. === Chủ nghĩa tự do sau Chiến tranh thế giới thứ hai === Tại phần lớn các nước phương Tây, các đảng tự do bị kẹt giữa một bên là các đảng "bảo thủ" và bên kia là các đảng "lao động" hoặc dân chủ xã hội. Như tại Anh, đảng Tự do chỉ là một đảng thiểu số. Cũng tương tự tại các nước khác, các đảng dân chủ xã hội chiếm vai trò lãnh đạo cánh tả trong khi các đảng bảo thủ ủng hộ các doanh nhân chiếm vị trí lãnh đạo cánh hữu. Thời kỳ hậu chiến cho thấy sự nổi trội của chủ nghĩa tự do hiện đại. Liên kết chủ nghĩa hiện đại và thuyết tiến bộ với quan điểm rằng một quần chúng có đủ quyền và đủ các phương tiện kinh tế và giáo dục cần thiết sẽ là sự phòng vệ tốt nhất chống lại những đe dọa của chủ nghĩa cực quyền, chủ nghĩa tự do trong giai đoạn này đã cho rằng, bằng cách sử dụng sáng suốt các thể chế tự do, tự do cá nhân có thể được tối đa hóa, và việc hiện thực hóa cái cá nhân (self-actualization) sẽ có thể đạt được qua việc áp dụng công nghệ một cách rộng rãi. Các tác giả theo chủ nghĩa tự do trong giai đoạn gồm có nhà kinh tế John Kenneth Galbraith, nhà triết học John Rawls và nhà xã hội học Ralf Dahrendorf. Một trào lưu tư tưởng bất đồng đã phát triển, trào lưu này xem sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là sự phản bội lại các nguyên tắc tự do. Tự gọi mình là chủ nghĩa tự do cá nhân (libertarianism), phong trào này tập trung quanh các trường phái tư tưởng như trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Từ sau Thế chiến II, cuộc tranh luận giữa tự do cá nhân và tối ưu hóa xã hội xuất hiện nhiều trong các lý thuyết về chủ nghĩa tự do, đặc biệt là xung quanh vấn đề những lựa chọn xã hội và cơ chế thị trường nào là cần thiết để tạo ra một xã hội "tự do". Một trong những phần trung tâm của luận cứ này là Định lý khả năng tổng quát (General Possibility Theorem) của Kenneth Arrow. Luận thuyết này nói rằng không có chức năng lựa chọn xã hội nhất quán nào có thể thỏa mãn được việc vừa có thể ra quyết định mà lại không bị giới hạn, hay giữa tính độc lập của các lựa chọn và tối ưu hóa Pareto (Pareto optimality) (tình trạng tối ưu theo đó không thể thay đổi một lựa chọn nào nếu không muốn ảnh hưởng đến các lựa chọn khác), và chính thể không độc tài. Nói ngắn gọn, theo tác phẩm này mà trong đó có nói đến vấn đề nghịch lý tự do, tại cùng một thời điểm không thể có cả tự do không giới hạn, mà vẫn có cả thực dụng tối đa và diện lựa chọn không giới hạn. Một luận cứ quan trọng khác của chủ nghĩa tự do là tầm quan trọng của sự hợp lý (rationality) trong việc ra quyết định - nhà nước tự do tốt nhất là dựa trên các quyền thủ tục chặt chẽ theo trình tự luật hay xuất phát từ sự bình đẳng về bản chất. Một tranh luận quan trọng là, bên cạnh quyền được bảo vệ khỏi bị người khác làm hại, con người liệu có nên có thêm các quyền tích cực với vai trò thành viên của các cộng đồng hay không. Với nhiều nhà tự do, câu trả lời là "có": các cá nhân có các quyền tích cực dựa trên cơ sở là thành viên của một quốc gia, một đơn vị địa phương hay chính trị, và có thể trông đợi được bảo vệ và có lợi ích từ các tổ chức này. Thành viên của cộng đồng có quyền trông chờ rằng cộng đồng của họ sẽ điều tiết nền kinh tế ở một mức độ nhất định nào đó, vì cá nhân không thể điều khiển việc thăm trầm của nền kinh tế. Nếu các cá nhân có quyền tham gia một cộng đồng thì họ có quyền trông chờ vào giáo dục và bảo đảm xã hội chống lại sự phân biệt đối xử của các thành viên khác trong cộng đồng đó. Các nhà tự do khác đã trả lời "không": các cá nhân không cần có các quyền này khi là thành viên cộng đồng vì các quyền này mâu thuẫn với các quyền "tiêu cực" nền tảng hơn của các thành viên khác trong cộng đồng. Sau thập kỷ 1970, "quả lắc tự do" lại lắc sang chiều hướng giảm thiểu vai trò của nhà nước, và sang phía sử dụng các nguyên tắc thị trường tự do và laissez-faire (mặc cho các quy luật tự nhiên điều hành) nhiều hơn nữa. Cụ thể, nhiều quan niệm cũ thời trước Chiến tranh thế giới thứ nhất giờ lại quay trở lại. Hiện tượng này có phần là phản ứng đối với chiến thắng của các hình thức nổi trội của chủ nghĩa tự do vào thời kỳ này, phần khác là do nó đã được bắt nguồn từ một nền tảng của triết học tự do, cụ thể là sự nghi ngờ nhà nước, dù là nhân tố triết học hay kinh tế. Ngay cả các thể chế tự do cũng có thể bị lạm dụng để hạn chế thay vì đề cao tự do. Việc tăng cường nhấn mạnh đến thị trường tự do đã nổi lên cùng với Milton Friedman ở Mỹ và các thành viên của trường phái Áo ở châu Âu. Luận cứ của họ là: việc điều tiết và sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là một cái dốc trơn, rằng một lượng điều tiết và can thiệp bất kỳ sẽ dẫn đến nhiều điều tiết và can thiệp hơn, và rằng việc loại bỏ chúng là càng ngày càng khó == Chủ nghĩa tự do hiện đại == Chủ nghĩa tự do đã có những tác động rất lớn trong thế giới hiện đại. Các quan niệm về tự do cá nhân, về sự tôn trọng cá nhân, tự do ngôn luận, khoan dung tôn giáo, quyền tư hữu, quyền con người phổ quát, sự minh bạch của chính phủ, hạn chế quyền lực chính phủ, chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền tự quyết của mỗi quốc gia, tính riêng tư, chính sách "sáng suốt" và "hợp lý", nền pháp trị, quyền bình đẳng căn bản, một nền kinh tế thị trường tự do, và thương mại tự do, 250 năm trước tất cả đều đã là các quan điểm cấp tiến. Dân chủ tự do, trong hình thức điển hình đa đảng đa nguyên chính trị, đã lan rộng hầu khắp thế giới. Ngày nay, tất cả những điều trên đều được chấp nhận là các mục đích cho chính sách của hầu hết các nước, ngay cả nếu còn có một khoảng cách lớn giữa các tuyên bố và thực tiễn. Chúng là các mục đích không chỉ của những người tự do chủ nghĩa mà còn của các đại biểu dân chủ xã hội, bảo thủ, và Dân chủ Thiên chúa giáo. Tất nhiên là vẫn có người phản đối. === Tổng quan về các quan điểm chính trị của các đảng và phong trào tự do hiện đại === Ngày nay từ "liberalism" được sử dụng khác nhau ở các nước khác nhau. Nhất là giữa Mỹ và châu Âu. Ở Mỹ, liberalism thường được dùng để chỉ chủ nghĩa tự do hiện đại, đối lập với chủ nghĩa bảo thủ kiểu Mỹ. Những người Mỹ theo chủ nghĩa tự do chấp nhận điều tiết kinh tế, một nhà nước phúc lợi xã hội hạn chế, và ủng hộ khoan dung tôn giáo, dân tộc, giới, màu da, và do vậy ủng hộ đa nguyên và các hành động hiệu chỉnh (affirmative action - các hoạt động của chính phủ với mục đích trung hòa những sự thiếu công bằng về xã hội hoặc của chính phủ đối với một số nhóm cư dân). Mặt khác, tại châu Âu, chủ nghĩa tự do không chỉ đối lập với phe bảo thủ và Dân chủ Thiên chúa giáo, mà còn đối lập cả với chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội. Tại một số nước, những người tự do châu Âu có chung quan điểm với Dân chủ Thiên chúa giáo. Trước khi tiếp tục giải thích về chủ đề này, cần có tuyên bố phủ nhận sau: Luôn luôn có một sự phân cách giữa các lý tưởng triết học và các thực thể chính trị. Ngoài ra, những người chống lại một niềm tin bất kỳ thường có khuynh hướng miêu tả niềm tin đó bằng những thuật ngữ khác với những gì mà những người ủng hộ sử dụng. Nội dung sau đây là một bảng liệt kê các mục tiêu đã xuất hiện một cách nhất quán nhất trong các bản tuyên ngôn chính của chủ nghĩa tự do (ví dụ, Tuyên ngôn Oxford năm 1947). Đây không phải là một cố gắng danh mục hóa các quan điểm riêng của những người, đảng phái, hoặc quốc gia cụ thể, cũng không phải là một cố gắng nghiên cứu bất kì mục tiêu ngầm nào. Phần lớn các đảng chính trị tự nhận là tự do tuyên bố rằng họ đề cao các quyền và trách nhiệm của cá nhân, lựa chọn tự do trong một quá trình cạnh tranh mở, thị trường tự do, và trách nhiệm hai mặt của nhà nước trong việc bảo vệ công dân cá thể và đảm bảo quyền tự do của họ. Những người chỉ trích các đảng tự do có xu hướng diễn đạt các chính sách tự do theo nhiều cách khác nhau. Tự do kinh tế có thể dẫn đến sự bất bình đẳng chung. Tự do ngôn luận có thể dẫn đến các phát ngôn tục tĩu, báng bổ, hay phản bội. Vai trò của nhà nước là người thúc đẩy tự do và là người bảo vệ công dân có thể dẫn đến mâu thuẫn. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dân chủ tự do đại diện là hình thức chính phủ tốt nhất. Các đại biểu dân bầu là đối tượng của pháp trị, và quyền lực của họ được điều hòa bởi một hiến pháp, hiến pháp này nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền và tự do của cá nhân và hạn chế ý chí của đa số. Các nhà tự do ủng hộ một hệ thống đa nguyên mà trong đó các quan điểm chính trị xã hội khác nhau (kể cả các quan điểm cực đoan) cạnh tranh để có quyền lực chính trị trên cơ sở dân chủ và đều có cơ hội đạt được quyền lực qua các kỳ bầu cử được tổ chức định kỳ. Nhiều nhà tự do tìm cách tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình dân chủ. Một số ủng hộ nền dân chủ trực tiếp thay cho dân chủ đại diện. Chủ nghĩa tự do ủng hộ quyền dân sự (civil rights) của tất cả các công dân: bảo vệ và ưu tiên tự do cá nhân cho toàn thể công dân bình đẳng trước pháp luật. Trong đó có sự đối xử bình đẳng tất cả các công dân, không phân biệt chủng tộc, giới tính, và tầng lớp. Những người theo chủ nghĩa tự do còn mâu thuẫn về việc các quyền tích cực của công dân, chẳng hạn quyền được cung cấp thức ăn, nơi ở, và giáo dục, nên được đưa vào quyền dân sự tới mức độ nào. Các nhà phê bình trên quan điểm nhân quyền quốc tế cho rằng các quyền dân sự mà chủ nghĩa tự do ủng hộ chưa được mở rộng cho tất cả mọi người mà chỉ giới hạn cho các công dân của các nước cụ thể. Do đó, việc đối xử không công bằng dựa theo quốc gia là có thể xảy ra, đặc biệt nếu xét theo quốc tịch. Pháp trị và bình đẳng trước pháp luật là cơ sở của chủ nghĩa tự do. Quyền lực chính phủ chỉ có thể được thi hành hợp lệ theo các bộ luật được thông qua theo một quy trình đã được thiết lập. Một khía cạnh khác của pháp trị là sự đảm bảo về một cơ quan tư pháp độc lập, cơ quan này có tính độc lập về chính trị để hoạt động với vai trò người bảo vệ chống lại quyền lực độc đoán trong từng trường hợp cụ thể. Những người tự do chủ nghĩa coi pháp trị là một người bảo vệ trước chế độ chuyện quyền và sự thi hành các hạn chế đối với quyền lực chính phủ. Trong hệ thống hình phạt, những người tự do phủ nhận các hình phạt mà họ coi là phi nhân tính, trong đó có án tử hình. Các nhà tự do kinh tế còn nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường tự do và thương mại tự do, họ tìm cách hạn chế can thiệp của nhà nước trong cả kinh tế nội địa và ngoại thương. Các phong trào tự do hiện đại thường đồng ý trên nguyên tắc về quan niệm tự do thương mại, nhưng vẫn giữ một sự hoài nghi khi thấy thương mại không điều tiết dẫn tới sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia và sự tập trung quyền lực và của cải vào tay một thiểu số. Trong sự đồng thuận sau chiến tranh về nhà nước phúc lợi ở châu Âu, các nhà tự do ủng hộ trách nhiệm của nhà nước đối với giáo dục, y tế và xóa đói giảm nghèo trong khi vẫn kêu gọi một thị trường dựa trên sự trao đổi tự do. Những người tự do chủ nghĩa đồng ý rằng tất cả các công dân cần được hưởng nền giáo dục và y tế chất lượng cao, nhưng quan điểm của họ khác nhau ở chỗ chính phủ nên cung cấp các lợi ích này ở mức độ nào. Do sự đói nghèo là mối đe dọa đối với tự do cá nhân, chủ nghĩa tự do tìm kiếm một sự cân bằng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng. Cụ thể, những người tự do chủ nghĩa thiên về sự bảo vệ đặc biệt dành cho người tàn tật, người ốm, người tật nguyền, và người cao tuổi. Đến những năm 1980 và 1990, chủ nghĩa tự do châu Âu quay trở lại với các chính sách laissez-faire hơn, họ ủng hộ tự nhân hóa và tự do hóa y tế và các dịch vụ công khác. Những người tự do châu Âu hiện đại thường có xu hướng ủng hộ một vai trò của nhà nước nhỏ hơn là mức độ mà đa số những người dân chủ xã hội ủng hộ, càng nhỏ hơn mức độ mà những người theo chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản ủng hộ. Sự đồng thuận của phái tự do châu Âu có vẻ như liên quan đến một niềm tin rằng các nền kinh tế cần được phi tập trung hóa. Nhìn chung, các nhà tự do châu Âu đương đại không tin rằng chính phủ nên trực tiếp kiểm soát bất kỳ một sản phẩm công nghiệp nào qua các doanh nghiệp nhà nước, điều này đặt họ vào vị trí đối lập với những người dân chủ xã hội. Những người tự do tin vào tính trung lập của nhà nước, theo nghĩa rằng nhà nước không nên quyết định các giá trị cá nhân. Như John Rawls nói, "Nhà nước không có quyền quyết định xem thế nào là một cuộc sống tốt đẹp". Tại Mỹ, tính trung lập này được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập ở quyền mưu cầu hạnh phúc. Cả ở châu Âu và Mỹ, những người tự do thường ủng hộ các phong trào đòi quyền lựa chọn và ủng hộ quyền bình đẳng cho phụ nữ và những người đồng tính luyến ái. Nhiều người tự do chia sẻ các giá trị với những nhà hoạt động môi trường như Đảng Xanh (Green Party). Họ tìm cách giảm thiểu thiệt hại mà loài người gây ra cho thế giới tự nhiên, và tối đa hóa công tác phục hồi môi trường của những vùng bị thiệt hại. Một số các nhà hoạt động này cố gắng tạo ra những thay đổi ở mức kinh tế bằng cách cộng tác với các doanh nghiệp, nhưng một số khác thiên về việc sử dụng luật pháp để đạt đến sự phát triển bền vững. Các nhà tự do khác không chấp nhận sự điều tiết của chính phủ trong vấn đề này và lý luận rằng thị trường sẽ tự điều tiết theo một kiểu nào đó. Không có sự nhất quán về học thuyết tự do trong chính trị quốc tế, tuy có một số khái niệm chung có thể được rút ra từ các quan điểm của Quốc tế Tự do chẳng hạn. Các nhà tự do xã hội cho rằng chiến tranh có thể bị xóa bỏ. Một số ủng hộ chủ nghĩa quốc tế và ủng hộ Liên hợp quốc. Trong khi đó, các nhà tự do kinh tế lại chủ trương thuyết không can thiệp (non-interventionism) thay vì thuyết an ninh chung (collective security). Các nhà tự do tin rằng mỗi cá nhân đều có quyền hưởng các quyền tự do căn bản, và ủng hộ sự tự quyết của các nhóm dân tộc thiểu số. Những điều căn bản còn bao gồm tự do trao đổi ý tưởng, tin tức, hàng hóa và dịch vụ giữa con người với nhau, cũng như tự do di chuyển trong một nước và giữa các nước. Những người tự do thường phản đối kiểm duyệt, các rào cản bảo hộ thương mại, và các biện pháp điều tiết mua bán. Một số người tự do chủ nghĩa đã ở trong số những người ủng hộ mạnh nhất đối với các tập đoàn quốc tế và với sự xây dựng các tổ chức siêu quốc gia, chẳng hạn như Liên minh châu Âu. Trong quan điểm của những người tự do xã hội, một thị trường toàn cầu tự do và công bằng chỉ có thể hoạt động được nếu các công ty trên khắp thế giới cùng tôn trọng một bộ các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội tối thiểu chung. Một câu hỏi gây tranh cãi mà không hề có một sự đồng thuận của những người tự do chủ nghĩa, đó là vấn đề nhập cư. Các quốc gia có quyền hạn chế dòng người nhập cư từ các nước có dân số đang gia tăng vào các nước có dân số ổn định hay đang giảm hay không? === Chủ nghĩa tự do bảo thủ và chủ nghĩa bảo thủ tự do === Chủ nghĩa tự do bảo thủ là một biến thể của chủ nghĩa tự do, nó kết hợp các giá trị và chính sách tự do với các quan điểm bảo thủ, hay nói một cách đơn giản hơn, nó đại diện cho cánh hữu của phong trào tự do.. Chủ nghĩa tự do bảo thủ là phiên bản tích cực hơn và ít cấp tiến hơn chủ nghĩa tự do cổ điển. Các biến cố như Chiến tranh thế giới thứ nhất sau năm 1917 đã tạo ra từ phiên bản cấp tiến hơn của chủ nghĩa tự do cổ điển một dạng chủ nghĩa tự do bảo thủ hơn, hay ôn hòa hơn. Chủ nghĩa bảo thủ tự do là một biến thể của chủ nghĩa bảo thủ có những yếu tố tự do và thường phát triển ở những nước có phong trào xã hội hay lao động mạnh và chịu ảnh hưởng của Edmund Burke. Các đảng theo học thuyết này thường là thành viên của Liên minh Dân chủ quốc tế (International Democratic Union) thay vì là thành viên của Quốc tế tự do Liberal International. === Học thuyết quan hệ quốc tế tự do === "Chủ nghĩa tự do" trong các mối quan hệ quốc tế là lý thuyết ủng hộ các ưu tiên của nhà nước chứ không phải năng lực của nhà nước là yếu tố quyết định hành vi của nhà nước. Khác chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế xem nhà nước là một tác nhân đơn nhất thì chủ nghĩa tự do cho phép có tính đa nguyên trong hành động của nhà nước. Các mối quan hệ giữa các nhà nước không chỉ giới hạn ở chính trị/an ninh mà còn cả văn hóa/kinh tế thông qua các công ty, các tổ chức và các cá nhân. Do vậy mà thay vào một hệ thống quốc tế mang tính vô chính phủ thì sẽ mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác và mở rộng quyền lực. Một số còn cho rằng thông qua hợp tác và các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà hòa bình được duy trì. Chủ nghĩa tự do trong các mối quan hệ quốc tế không chỉ liên hệ cứng nhắc tới chủ nghĩa tự do trong chính trị trong nước mà nhiều nhà tự do hiện nay đã đưa thêm nhiều quan niệm phê bình lý thuyết quan hệ quốc tế vào các chính sách đối ngoại của nước họ. === Chủ nghĩa tân tự do === Chủ nghĩa tân tự do là một nhãn mác gắn cho học thuyết tự do kinh tế từ khi có bước chuyển vào những năm 1970 (rời bỏ các hành động của nhà nước) dùng để chỉ chương trình giảm thiểu các hàng rào thương mại và hạn chế thị trường trong nước trong khi vẫn sử dụng quyền lực nhà nước để ép buộc mở cửa thị trường nước ngoài. Chủ nghĩa tân tự do chấp nhận một mức độ can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế nhất là của ngân hàng trung ương có quyền in tiền. Điều này bị các nhà tự do phản đối. Trong khi chủ nghĩa tân tự do đôi khi trùng lắp với chủ nghĩa Thatcher thì các nhà kinh tế như Joseph Stiglitz và Milton Friedman đã được gọi là những người tân tự do (neoliberal). Chương trình kinh tế này không nhất thiết phải là của các đảng tự do trong chính trị mà các nhà tân tự do thường không ủng hộ tự do cá nhân trong các vấn đề thuộc đạo đức hay tình dục. Điển hình là chế độ của Pinochet ở Chile, nhưng nhiều người cũng xếp cả Ronald Reagan, Margaret Thatcher và thậm chí Tony Blair và and Gerhard Schröder là những người tân tự do. Trong những năm 1990, nhiều đảng dân chủ xã hội đã áp dụng các chính sách kinh tế tân tự do (neoliberal) như tư nhân hóa công nghiệp và mở cửa thị trường, điều này khiến các đảng này có thể tạm xếp là tân tự do (de facto neoliberal) và dẫn đến việc mất sự ủng hộ của dân chúng. Ví dụ như nhiều nhà phê bình đã từng phê phán đảng Dân chủ Xã hội Đức và đảng Lao động Anh không tái quốc hữu hóa nền công nghiệp mà lại đi theo đuổi các chính sách tân tự do và do vậy mà sự ủng hộ truyền thống cho các đảng này đã chuyển sang Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo tại Đức và đảng Dân chủ Tự do tại Anh. Tuy nhiên chính cách "mặc áo sói " này đã khiến đảng Lao động tại Anh chiến thắng một cách ngoạn mục mặc dầu dĩ nhiên vẫn sẽ còn nhiều bất đồng trong đảng giữa các đảng viên lão thành và phe lãnh đạo đảng. Đôi khi từ tân tự do "Neoliberalism" được dùng để chỉ tất cả các phong trào chống lại chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1970 và 1990. Như chủ nghĩa tân tự do của Thatcher, Reagan, và Pinochet chính là bước chuyển từ chính sách xã hội phúc lợi mang tính quan liêu sang chính sách hành động dựa trên năng lực của các cá nhân và dựa trên các mối quan tâm của giới doanh nhân. Trên thực tế các chính phủ này cắt giảm mạnh thuế thu nhập cho đối tượng giàu và cắt ngân sách giáo dục dẫn đến việc vai trò ảnh hưởng của tầng lớp trên và giới doanh nhân ngày càng lớn hơn. Một số người bảo thủ tự nhận họ là những người kế thừa của chủ nghĩa tự do cổ điển. Jonah Goldberg của tờ National Review đã tranh luận rằng "phần lớn những người bảo thủ đều gần gũi với các nhà tự do kinh điển hơn là những người tự nhân là tự do cá nhân (libertarians) của tờ Reason vì những người bảo thủ muốn gìn giữ những thể chế cần thiết cho tự do. Nhiều người bảo thủ còn tự nhận những giá trị tự do chính là của họ khiến cho việc phân tách giữa chủ nghĩa bảo thủ và tự do khá khó khăn. == Phê bình và bảo vệ chủ nghĩa tự do == Chủ nghĩa tập thể đối lập với chủ nghĩa tự do phản đối việc nhấn mạnh đến quyền cá nhân và thay vào đó họ nhấn mạnh đến tập thể hay cộng đồng tới mức độ mà quyền của cá nhân có thể hoặc sẽ biến mất hoặc bị hủy bỏ. Chủ nghĩa tập thể có thể thấy cả ở phe hữu và phe tả. Về phe tả, tập thể là nhà nước và thường dẫn đến hình thức chủ nghĩa xã hội nhà nước. Về phe hữu, các phe đối lập bảo thủ và tôn giáo tranh luận rằng tự do cá nhân nếu được hiểu rộng hơn ngữ cảnh trong phạm vi kinh tế nhất định sẽ dẫn tới sự không khác biệt giữa các cá nhân, sự ích kỷ và vô đạo đức. Những người tự do trả lời rằng mục đích của pháp luật không phải là luật hóa đạo đức mà là bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại. Tuy nhiên những người bảo thủ lại cho rằng luật pháp trên tinh thần đạo đức chính là để bảo vệ công dân khỏi bị xâm hại. Các nhà phê bình chống nhà nước của chủ nghĩa tự do như chủ nghĩa vô chính phủ cho rằng nhà nước là không hợp lẽ cho dù vì bất cứ một lý do gì. Một phê bình mềm mỏng hơn là từ chủ nghĩa công xã, họ quan niệm trở về với cộng đồng mà không nhất thiết phải hy sinh quyền cá nhân. Giữa các khác biệt lý thuyết trên thì một số nguyên tắc tự do vẫn còn đang được tranh luận. Và một số còn được duy trì bởi một số phe phái trong khi các phe khác đã từ bỏ chúng. Chính vì có quá trình đang diễn ra như vậy (một số giữ giá trị tự do truyền thống và phản đối những người tự do khác) đã khiến các nhà phê bình cho rằng liệu từ "tự do" có một ý nghĩa nhất quán nào hay không. Trong bối cảnh chính trị quốc tế, nhân danh nhân "quyền" điều mà chủ nghĩa tự do phấn đấu vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược. Nhiều nhà tự do vẫn ủng hộ chủ nghĩa không can thiệp vì cho rằng như thế là vi phạm chủ quyền của quốc gia khác. Nhưng một số người theo chủ nghĩa liên bang thế giới phê phán chủ nghĩa tự do vì bám chặt lấy học thuyết về chủ quyền quốc gia mà họ cho rằng sẽ không giúp ích gì cả trước họa diệt chủng hay các tội ác lên nhân quyền khác. Những nhà đối lập kinh tế thuộc phe tả phản đối chủ nghĩa tự do kinh tế về quan điểm cho rằng khối tự nhân sẽ hành đồng vì lợi ích tập thể, và chỉ ra nhiều tổn thưởng lên những cá nhân thua thiệt bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh. Họ phản đối việc sử dụng nhà nước để áp đặt kinh tế thị trường thường là qua các cơ chế thúc đẩy thị trường ở những lĩnh vực phi thị trường trước đó. Họ cho rằng nguyên tắc tự do trong kinh tế và xã hội sẽ dẫn đến bất bình đẳng giữa các nước và ngay trong một nước. Họ cho rằng xã hội tự do có đặc điểm là đói nghèo triền miên và có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các thành phần dân tộc và giai cấp và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và tuổi thọ thấp. Một số thậm chí còn nói tỷ lệ thất nghiệp của nước họ còn cao hơn cả ở các nền kinh tế kế hoạch tập trung. Phản biện lại là các nước tự do có xu hướng giàu có hơn những nước ít tự do và người nghèo ở các nước tự do còn khá hơn công dân trung lưu ở những nước không tự do và lý lẽ cho rằng bất bình đẳng là một sự cần thiết để thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ và sản xuất ra nhiều của cải hơn. Trong suốt lịch sử nghèo đói là một vấn đề luôn phổ biến và chỉ khi có sự phát triển của các nước công nghiệp hiện đại mới mang lại sự giàu có cho đông đảo người dân. === Chủ nghĩa tự do và dân chủ xã hội === Chủ nghĩa tự do chia sẻ nhiều mục đích và các phương pháp căn bản với dân chủ xã hội nhưng khác biệt ở một số điểm. Sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa tự do và dân chủ xã hội là ở sự không nhất trí về vai trò nhà nước trong nền kinh tế. Dân chủ xã hội có thể hiểu là kết hợp các đặc điểm của cả chủ nghĩa tự do xã hội và chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội dân chủ tìm kiếm một sự bình đẳng về sản phẩm ở mức tối thiểu và ủng hộ khối công hữu lớn qua việc quốc hữu hóa các phương tiện thiết yếu như gas và điện để tránh độc quyền tư nhân và đạt được công bằng xã hội, và tăng mức sống của người dân. Ngược lại, chủ nghĩa tự do tuy không ưa thích độc quyền dù là công hữu hay tư hữu nhưng chỉ ưa các hình thức ít mang tính can thiệp của nhà nước thông qua các biện pháp bù giá và điều tiết chứ không ủng hộ các chính sách quốc hữu hóa. Chủ nghĩa tự do nhấn mạnh đến công bằng về cơ hội mà không nhấn mạnh đến công bằng về sản phẩm. Chủ nghĩa tự do Mỹ khác với các chủ nghĩa tự do khác là chưa bào giờ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và do vậy chưa bao giờ đòi hỏi các chương trình nhà nước phúc lợi xã hội như tại chủ nghĩa tự do ở châu Âu. Ngay cả hiện nay Mỹ vẫn không chia sẻ các chương trình nhà nước phúc lợi như đang được áp dụng ở châu Âu. Và tại Mỹ số lượng các chương trình xã hội để giúp đỡ tầng lớp dân cư có thu nhập thấp duy trì cuộc sống cũng ít hơn so với các nước nói tiếng Anh khác như Canada và Úc. == Xem thêm == == Đọc thêm == Tiếng Anh Friedman, Milton (1982) [1962]. Capitalism and freedom. Chicago: University Of Chicago Press. ISBN 0-226-26401-7. Ackerman, Bruce (1992). The Future of Liberal Revolution. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-05396-7. Bobbio, Norberto (1990). Liberalism and Democracy. trans. Martin Ryle and Kate Soper. London: Verso. ISBN 0-86091-269-8. Hall, John A. (1988). Liberalism: Politics, Ideology, and the Market. London: Paladin Grafton. ISBN 0-586-08579-3. Hayek, Friedrich A. (1978) [1960]. The Constitution of Liberty. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-32084-7. Holmes, Stephen (1993). The Anatomy of Antiliberalism. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. ISBN 0-674-03180-6. Hallowell, John H. (1943). The Decline of Liberalism as an Ideology with Particular Reference to German Politico-legal Thought. Berkeley: University of California Press. von Mises, Ludwig (1985) [1927]. Liberalism in the Classical Tradition. trans. Ralph Raico. New York: Foundation for Economic Education. ISBN 0-930439-23-6. Rothbard, Murray N. (1979) [1965]. Left and Right: The Prospects for Liberty (PDF). San Francisco: Cato Institute. ISBN 0-932790-00-3. de Ruggiero, Guido (1927). The History of European Liberalism. trans. R. G. Collingwood. London: Oxford University Press. Goldsmith, Margaret Leland (1929) [1929]. Frederick the Great. Hoa Kỳ: C. Boni. Ritter, Gerhard (1968) [1936]. Frederick the Great: a historical profile. Hoa Kỳ: University of California Press. Gaxotte, Pierre; Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund (1942) [1938]. Frederick the Great. Hoa Kỳ: Yale University Press. Schieder, Theodor; Sabina Berkeley, Hamish M. Scott (2000) [1983]. Frederick the Great. Luân Đôn: Longman. ISBN 0-582-01769-6. Asprey, Robert B. (2007) [1986]. Frederick the Great: The Magnificent Enigma. Hoa Kỳ: iUniverse.com. 0595469000. Radzinsky, Edvard; Antonina Bouis (2005) [2005]. Alexander II: The Last Great Tsar. Hoa Kỳ: Simon & Schuster. ISBN 0-7432-8197-7. Fraser, David (2001) [2000]. "Frederick+the+Great" Frederick the Great: King of Prussia. Hoa Kỳ: Fromm International. ISBN 0-88064-261-0. Webb, Adam K. (2006). Beyond the Global Culture War. New York: Routledge. ISBN 0-415-95312-X. Tiếng Pháp Burdeau, Georges (1979). Le libéralisme. Paris: Seuil. ISBN 2-02-005148-6. Manent, Pierre (1997). Histoire intellectuelle du libéralisme. Hachette Littérature. ISBN 978-2012788657. Salin, Pascal (2000). Libéralisme. Odile Jacob. ISBN 978-2738108098. Michea, Jean-Claude (2007). L'empire du moindre mal: Essai sur la civilisation libérale. Climats. ISBN 978-2081207059. Laurent, Alain (2002). La philosophie libérale. Les Belles Lettres. ISBN 978-2251441993. Nemo, Philippe; Jean Petitot (2006). Histoire du libéralisme en Europe. PUF. ISBN 978-2130552994. Tiếng Đức Becker, Werner (1982). Die Freiheit, die wir meinen: Entscheidung für die liberale Demokratie. Munich: Piper. ISBN 3-492-02761-X. Flach, Karl Hermann (1971). Noch eine Chance für die Liberalen; oder, die Zukunft der Freiheit. Frankfurt: S. Fischer. ISBN 3-10-021001-8. Gall, Lothar (1985). Liberalismus (ấn bản 3). Königstein im Taunus: Athenäum. ISBN 3-7610-7255-4. Bảo trì CS1: Văn bản dư (link) Tiếng Việt Dostaler, Giles (2008). Chủ nghĩa tự do của Hayek. NGuyễn Đôn Phước dịch. Hà Nội: Tri thức. Ebenstein, Alan (2007). Friedrich Hayek, Cuộc đời và Sự nghiệp. Lê Anh Hùng dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính và giới thiệu. Hà Nội: Tri thức. Locke, John (2007). Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền Dân sự. Lê Tuấn Huy dịch. Hà Nội: Tri thức. Mill, John (2007). Bàn về tự do. Nguyễn Văn Trọng dịch và chú giải. Hà Nội: Tri thức. Montesquieu (2004). Bàn về tinh thần pháp luật. Hoàng Thanh Đạm dịch. Hà Nội: Lý luận Chính trị. Nguyễn Đăng Dung (2004). Sự hạn chế quyền lực nhà nước. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội. Rousseau, Jean-Jacques (2004). Bàn về Khế ước Xã hội. Hoàng Thanh Đạm dịch. Hà Nội: Lý luận Chính trị. Tocqueville, Alexis de (2007). Nền Dân trị Mỹ. Phạm Toàn dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính. Hà Nội: Tri thức. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tiếng Việt Dịch giả Nguyễn Quang A. “Karl Popper - Sự khốn cùng của Chủ nghĩa Lịch sử”. Talawas. Dịch giả Nguyễn Quang A. “Karl Popper - Xã hội Mở và Kẻ thù của Nó Tập I (Plato)”. Talawas. Dịch giả Nguyễn Quang A. “Karl Popper - Xã hội Mở và Kẻ thù của Nó Tập II (Heghel và Marx)” (PDF). Talawas. Dịch giả Nguyễn Quang A. “Friedrich von Hayek - Con đường dẫn tới chế độ nông nô”. Talawas. Tiếng Anh liberalism (politics) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) “Australian Liberalism: The Continuing Vision”. home.vicnet.net.au. “French Liberalism in the 18th and 19th century”. cepa.newschool.edu. Liberal International Liberal Review, một tạp chí trực tuyến về chủ nghĩa tự do tại Anh Quốc Chủ nghĩa tự do - mục từ tại Stanford Encyclopedia of Philosophy Peter Berkowitz on "Modern Liberalism" The Liberal Magazine committed to reinvigorating Liberalism The program of liberalism, Ludwig von Mises The Oxford Manifesto of 1947 What's the Matter With Liberalism, political theorist Ronald Beiner's classic critique
cấp bậc quân đội của liên bang xô viết.txt
Cấp bậc quân đội của Liên bang Xô viết là hệ thống quân hàm được sử dụng trong quân đội Hồng quân Công nông và Quân đội Liên bang Xô viết từ năm 1935 đến 1992. == Lịch sử hình thành == === Trước 1935 === Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga ra đời. Quân đội (khi đó gọi là Hồng quân công nông) chưa được quy định cấp bậc hàm sau khi bãi bỏ hệ thống cấp bậc cũ của Đế quốc Nga. Những người Bolshevik cho rằng hệ thống quân hàm là một di sản của sự phân cấp bất bình đẳng, vì vậy họ không dùng danh từ ngài sĩ quan (офицер) và thay bằng danh từ đồng chí chỉ huy (товарищ Командир). Một hệ thống cấp bậc bán chính thức được sử dụng để tạm thay thế cho hệ thống quân hàm, bằng cách gọi tắt chức vụ mà quân nhân đó nắm giữ. Chẳng hạn, комкор được gọi tắt từ Командир корпуса dùng để chỉ quân nhân giữ chức vụ Quân đoàn trưởng hoặc tương đương. Năm 1924, một hệ thống phân hạng quân sự được áp dụng, phân thành 14 bậc từ K-1 (thấp nhất) cho đến K-14 (cao nhất). Hệ thống này còn áp dụng cho cả các cán bộ công tác trong quân đội tương đương ngạch sĩ quan, bao gồm Cán bộ Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Quân y và các lực lượng vũ trang khác. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định nào về kiểu dáng phù hiệu phân biệt cho hệ thống phân hạng trên. Trong thời kỳ này, danh xưng Tổng tư lệnh (ГладКом) được dùng cho một số chỉ huy cao cấp, nhưng không được xếp vào bảng phân hạng. === Giai đoạn 1935-1940 === Năm 1935, do yêu cầu chính quy quân đội và tổ chức khoa học, một hệ thống cấp bậc chính thức được đặt ra, đồng thời cũng lần đầu tiên quy định phù hiệu cấp bậc cho các quân nhân và cán bộ chính trị. Về cơ bản, đây là quy định về chi tiết các dấu hiệu cấp bậc trên cơ sở các danh xưng trong hệ thống phân hạng năm 1924. Tuy vậy, hệ thống phân bậc này cũng đánh dấu một bước cải tiến lớn so với hệ thống cấp bậc thời Đế quốc Nga, vốn khá rối rắm và không thống nhất, bằng cách thu gọn và chuẩn hóa hệ thống các cấp bậc giữa các quân binh chủng khác nhau. Tuy vậy, các bậc quân nhân tương đương cấp tướng vẫn duy trì các danh xưng căn cứ vào chức vụ để đặt tên gọi cấp bậc , khác với thông lệ của nhiều nước. Bên cạnh đó, hệ thống cấp bậc ở các binh chủng kỹ thuật cũng được quy định rõ hơn thời Đế quốc Nga. Trong thời gian 5 năm, một số cấp bậc mới được đặt ra. Tháng 9 năm 1935, cấp bậc Nguyên soái Liên Xô (Маршал Советского Союза) được đặt ra để "tôn vinh các Cán bộ quân sự của Dân ủy và các chỉ huy xuất sắc nhất". Cấp bậc комбат cũng được đổi thành майор, từ đó chỉ có các quân nhân tương đương cấp bậc tướng mới có cấp bậc có tiền tố ком đứng đầu. Tháng 8 năm 1937, đặt thêm cấp bậc Trợ lý Sơ cấp (Младший лейтенант) và cấp bậc Chính trị viên sơ cấp (Младший политрук). Tháng 9 năm 1939, tiếp tục đặt thêm cấp bậc Phụ tá Trung đoàn trưởng (Подполковник) và cấp bậc Chính ủy Tiểu đoàn cao cấp (Старший батальонный комиссар). Hệ thống này tồn tại đến năm 1940, bao gồm 17 cấp. Xem: Bảng cấp bậc hàm quân đội Xô viết 1935-1940 === Giai đoạn 1940-1943 === Sau khi "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau" được ký kết giữa Molotov, Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô và Ribeltroff, Bộ trưởng ngoại giao của Đệ tam đế chế Đức. Quân đội Xô Viết tiếp tục cải tổ về tổ chức để đối phó với cuộc chiến sắp diễn ra. Một loạt các tướng lĩnh "có vấn đề" bị giam cầm trong thời kỳ thanh trừng 1935-1938 được tha và đảm nhận ngay những vị trí chỉ huy vốn có của họ. Trong số này có các tướng: K. K. Rokossovsky, R. Ya. Malinovsky. Hệ thống quân hàm cũng được sửa đổi. Về cơ bản vẫn giữ thang bậc như quy định năm 1935 nhưng thay đổi tên gọi: Bậc 1 nay được gọi là bậc trưởng, bậc 2 trở thành không có tên bậc kèm theo; đặt thêm các cấp tướng. Đối với lục quân và không quân đặt thêm các cấp bậc/chức vụ trung đội trưởng và cấp bậc/chức vụ phó từ đại đội đến tiểu đội; bỏ các cấp bậc/chức vụ trợ lý, trợ lý cao cấp, phụ tá và phân đội trưởng. Đối với ngành chính trị trong quân đội, đổi cấp bậc/chức vụ chính trị viên cao cấp thành chính trị viên bậc trưởng. Đối với hải quân, đổi cấp bậc/chức vụ thuyền trưởng bậc 1 thành Hải đội trưởng bậc 1, đổi thuyền trưởng bậc 2 thành Hải đội trưởng bậc 2, đổi thuyền trưởng bậc 3 thành thuyền trưởng bậc 1, đổi phó thuyền trưởng thành thuyền trưởng bậc 2, bỏ chức vụ thuyền phó cao cấp, thêm chức vụ thủy thủ trưởng (như Trung đội trưởng). Đến năm 1940 tất cả chính ủy tập đoàn quân bậc 1 và bậc 2 đều được nhận quân hàm Thượng tướng và Trung tướng (Mekhơlich, Bulganin, Giôđanov...). Trong ngành chính trị của quân đội Xô viết chỉ còn chính ủy quân đoàn trở xuống giữ cấp bậc/chức vụ theo bảng cấp hàm năm 1935. Hệ thống cấp hiệu quân đội Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1943 === Giai đoạn 1943-1981 === Sau Chiến thắng Stalingrad ngày 2/2/1943. Xô Viết tối cao Liên Xô ra sắc lệnh về hệ thống cấp bậc hàm mới. Về hình thức tương tự như hệ thống cấp bậc hàm của Nga Hoàng, nhưng không có cấp bậc thượng tá, được áp dụng đến sau chiến tranh. Đến năm 1981, Xô viết tối cao sửa đổi hệ thống cấp bậc hàm, giảm bớt các loại cấp hiệu, phù hiệu dùng cho lễ phục các loại, chỉ sử dụng thống nhất một loại cấp hiệu cho tất cả các loại quân phục. Khác với hẹ thống cấp hiệu từ 1935 đến 1940 và từ 1940 đến 1942, hệ thống cấp hiệu 1943 chỉ có loại sử dụng trên cầu vai, được gắn vào quân phục bằng cúc hoặc bật vai, không có loại sử dụng gắn trên cổ áo đứng. Khi dùng lễ phục, cổ bẻ được gắn phù hiệu, không gắn cấp hiệu. Hệ thống cấp bậc hàm của nước Nga hiện nay, một số nước thuộc Liên bang Xô viết trước đây và một số nước khác hiện nay (Trung Quốc Bulgari, Mông Cổ, Lào, Cuba và Công an nhân dân Việt Nam) tương đối giống về hình thức với hệ thống cấp bậc hàm của quân đội Xô Viết từ năm 1953 đến năm 1981. Các sĩ quan cấp tướng trở lên khi về hưu được cấp một bộ lễ phục thiết kế riêng với phù hiệu may liền vào cổ áo (cổ bẻ) và một đôi cấp hiệu đeo ở cầu vai. Xem: Bảng cấp bậc hàm quân đội Xô viết 1943-1981 === Giai đoạn 1982-1991 === Bảng hệ thống cấp bậc hàm này được áp dụng trong Quân đội Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), từ năm 1982 đến năm 1991. == Về cấp bậc Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết == Xem thêm Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết == Về các cấp bậc Tổng nguyên soái Binh chủng, Nguyên soái Binh chủng và Đại tướng Lục quân == Cấp hàm Thống chế được đặt ra từ thời Napoleon, khi đó mỗi thống chế chỉ huy tối đa đến một quân đoàn như Joachim Murat, Ney... Nước Đức thời cận đại cũng có Bismack và Hindenburg được phong cấp hàm này. Cấp hàm Thống chế và Chuẩn Thống chế được Đệ tam đế chế Đức phong cho các tướng soái của Quân đội phát xít. Cả nước Đức thời Hitler chỉ có Goering được phong cấp hàm Thống chế, các sĩ quan khác được phong cấp hàm Chuẩn thống chế nhưng vẫn quen được gọi là Thống chế. Nước Anh thời Chiến tranh thế giới thứ hai cũng có Thống chế Montgomery, nước Mỹ có Thống chế D.W. Eisenhower... Trong quân đội Xô Viết, cấp bậc nguyên soái có thể coi như tương đương với thống chế. Còn các cấp bậc nguyên soái, phụ trách các ngành không lực, pháo binh, Tăng-thiết giáp.v.v... có thể coi như ngang với chuẩn thống chế. Cấp hàm nguyên soái (trưởng ngành) được đặt ra năm 1943, đến năm 1982 thôi áp dụng. == Giải thích về phiên dịch ngôn ngữ chỉ cấp bậc quân hàm == Việt Nam sử dụng các cụm từ "Hán-Việt" để chỉ cấc cấp bậc quân hàm theo cách gọi từ người Trung Quốc. Về bậc: Đại = Lớn, Thượng = Cao, Trung = Trung bình, Hạ = Thấp, Thiếu = Nhỏ. Về cấp: Tướng = Chỉ huy cao cấp, Tá = Chỉ huy trung cấp (như phò tá), Úy = Thừa hành, Sĩ = Sai phái, Binh = Lính (tốt). Nguồn gốc của các danh từ chỉ cấp bậc quân hàm theo kiểu ngôn ngữ "Hán-Việt" được hình thành từ quân đội của Trung Hoa Dân quốc duới thời Tôn Trung Sơn; được người Việt Nam chuyển âm/nghĩa Việt và sử dụng phổ thông. Việc dịch nguyên nghĩa tên gọi cấp bậc quân hàm của bất kỳ lực lượng vũ trang nào sang tiếng Việt từ trước đến nay đều sử dụng hệ thống chuyển âm/nghĩa Việt nói trên một cách thông dụng. Do đó, không thể dịch nguyên nghĩa (theo kiểu word by word) các tên gọi cấp bậc quân hàm từ các ngoại ngữ phương Tây sang tiếng Việt một cách trực tiếp được. == Chú thích == == Tham khảo ==
người mỹ.txt
Người Mỹ (tiếng Anh: people of the United States, U.S. Americans, hay đơn giản là Americans hay American people) là một dân tộc và là những công dân của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia đa-chủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác nhau. Kết quả là một số người Mỹ không tự nhận tính dân tộc của mình theo nhóm chủng tộc mà tự nhận mình vừa là dân tộc Mỹ vừa là dân tộc gốc của tổ tiên mình. Ngoài dân số người Mỹ bản địa, gần như tất cả mọi người Mỹ hay tổ tiên của họ đã di dân đến đây trong 5 thế kỷ qua. Vì thành phần dân số đa-chủng tộc nên Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa mà đa số người Mỹ có chung với nhau được gọi là nền văn hóa dòng chính của Mỹ (mainstream American culture). Đó là một nền văn hóa phương Tây, phần lớn được đúc kết từ những truyền thống văn hóa của người di dân từ Tây Âu, bắt đầu trước hết là những người định cư Hà Lan và Anh. Các nền văn hóa Đức và Ái Nhĩ Lan cũng có khá nhiều ảnh hưởng. Một số thuộc tính văn hóa của các nhóm người nô lệ như Igbo, Mandé, Kongo và Wolof từ Tây Phi đã được người Mỹ dòng chính tiếp nhận; một nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi, dựa trên những truyền thống của những người nô lệ Bantu từ Trung Phi, đã phát triển mà cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dòng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh thổ của Hoa Kỳ về phía tây đã hội nhập các dân tộc Creole và Cajun của vùng Louisiana và người Hispanos của vùng Tây Nam và mang văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam và Đông Âu đã mang đến thêm những nhân tố mới về văn hóa. Cuộc di dân gần đây hơn từ châu Á, châu Phi và đặc biệt là châu Mỹ Latin đã và đang có một ảnh hưởng rộng lớn. Sự hòa trộn sau cùng các nền văn hóa có thể được diễn tả như một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa hòa lại với nhau gọi là melting pot, hay giống một tô xà lách trộn mà trong đó các di dân và con cháu của họ vẫn giữ lại các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình gọi là salad bowl. Ngoài người Mỹ sống tại Hoa Kỳ, người Mỹ và con cháu của họ cũng có thể được thấy ở ngoại quốc. Ước tính có hơn 4 triệu người Mỹ sống ở ngoại quốc. == Các nhóm sắc tộc và chủng tộc == === Người Mỹ Trắng và người Mỹ gốc châu Âu === Đa số trong số 308 triệu người hiện sống tại Hoa Kỳ là người Mỹ da trắng. Họ có nguồn gốc tổ tiên từ những di dân đến từ châu Âu, Trung Đông, và Bắc Phi. Người Mỹ da trắng chiếm đa số tại 49 trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Hawaii. Người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha chiếm đa số tại 46 tiểu bang; bốn tiểu bang có số người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha dưới tỉ lệ 50% là California, Texas, New Mexico, và Hawaii. Ngoài ra, Đặc khu Columbia có đa số cư dân không phải người da trắng. Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, dân số người da trắng tại Hoa Kỳ là 229.773.131 người, đại diện 74,8% dân số. Trong số đó, có 199.325.978 là người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha, đại diện 64,9% tổng dân số. Nhóm tổ tiên lục địa lớn nhất của người Mỹ là người châu Âu. Nhóm này có thể bao gồm người có nguồn gốc châu Âu nhưng di dân trước hết đến châu Phi, Bắc Mỹ, vùng Caribbe, Trung Mỹ hay Nam Mỹ và các quốc gia trong châu Đại dương trước khi họ hay con cháu của họ di dân đến Hoa Kỳ. Người Tây Ban Nha là những người châu Âu đầu tiên thiếp lập sự hiện diện liên tục tại vùng đất mà ngày nay được gọi là Hoa Kỳ. Martín de Argüelles, sinh năm 1566 tại San Agustín, La Florida, là người đầu tiên gốc châu Âu được sinh tại nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ. Hai mươi mốt năm sau, Virginia Dare, sinh năm 1587 tại Đảo Roanoke ngày nay là Bắc Carolina, là đứa bé đầu tiên được sinh ra tại 13 thuộc địa, có cha mẹ là người Anh. Năm 2009, người Mỹ gốc Đức (16.5%), người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan (11.9%) và người Mỹ gốc Anh (9.0%) là ba nhóm sắc tộc lớn nhất tại Hoa Kỳ, chiếm 37,4% dân số. Tính chung, là nhóm chủng tộc lớn nhất, người Mỹ gốc châu Âu có tỉ lệ nghèo thấp nhất và đứng thứ hai về thành đạt trong giáo dục, lợi tức trung bình tính theo mỗi hộ gia đình, và lợi tức cá nhân trung bình so với bất cứ nhóm chủng tộc khác của Hoa Kỳ. === Người Mỹ Da đen và người Mỹ gốc châu Phi === Người Mỹ gốc châu Phi (cũng còn được gọi là người Mỹ Da đen) là công dân hay cư dân của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ bất cứ dân tộc nào của châu Phi. Tại Hoa Kỳ, các thuật từ này được dùng để chỉ người Mỹ có ít nhất một phần nguồn gốc từ Hạ-Sahara châu Phi. Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, có khoảng 38.093.725 người da đen tại Hoa Kỳ, chiếm 12,4% tổng dân số. Ngoài ra, có khoảng 37.144.530 người da đen không nói tiếng Tây Ban Nha, chiếm 12,1% dân số. Đa số người Mỹ gốc châu Phi là con cháu trực hệ của những người châu Phi bị bắt và sống sót qua thời đại nô lệ bên trong ranh giới của Hoa Kỳ ngày nay mặc dù cũng có một số người hay con cháu của họ là những di dân đến từ châu Phi, vùng Caribbean, các quốc gia Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ. Lịch sử người Mỹ gốc châu Phi bắt đầu trong thế kỷ 17 khi người châu Phi bị bắt và bị bán làm nô lệ có khế ước tại 13 thuộc địa và tiến triển đến khi Barack Obama được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 44. Giữa hai thời điểm nổi bật này, có nhiều sự kiện và vấn đề khác, có cái đã được giải quyết và có cái vẫn còn tiếp diễn mà người Mỹ gốc châu Phi đối diện. Một trong số đó là chế độ nô lệ, tái thiết, phát triển cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi, tham dự vào các cuộc xung đột quân sự lớn của Hoa Kỳ, tách biệt chủng tộc, và phong trào nhân quyền. Người Mỹ gốc châu Phi là nhóm chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nhóm chủng tộc lớn thứ hai đứng sau nhóm chủng tộc người Mỹ Da trắng. === Người Mỹ gốc châu Á === Nhóm dân số nổi bật khác là người Mỹ gốc châu Á với 13,4 triệu người năm 2008, hay 4,4% dân số Hoa Kỳ. California là nơi có khoảng 4,5 triệu người Mỹ gốc châu Á trong khi đó có khoảng 495.000 người Mỹ gốc châu Á sống tại Hawaii, chiếm khoảng 38,5% dân số quần đảo này. Đây là nơi có tỉ lệ lớn nhất người Mỹ gốc châu Á so với bất cứ tiểu bang nào. Người Mỹ gốc châu Á sống khắp nơi trên đất Mỹ và có thể thấy với dân số lớn tại Thành phố New York, Chicago, Boston, Houston, và những trung tâm đô thị khác. Các nhóm sắc dân lớn nhất người Mỹ gốc châu Á là người di dân hay con cháu của họ đến từ các quốc gia Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Malaysia, Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Mặc dù dân số người Mỹ gốc châu Á về tổng thể được xem là những sắc dân vừa mới được thêm vào gia đình đa chủng tộc của Hoa Kỳ nhưng những làn sóng di dân tương đối lớn của người Nhật Bản, Philippine và Trung Hoa đã từng xảy ra trong giữa đến cuối thế kỷ 19. === Hai hay nhiều chủng tộc === Người Mỹ đa chủng tộc chiếm khoảng 7 triệu người năm 2008, hay 2,3% dân số. Họ có thể là sự kết hợp của nhiều chủng tộc (Da trắng, Da đen hay người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á, người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa, người Hawaii bản địa hay những người các đảo Thái Bình Dương, "Một số chủng tộc khác") và các sắc tộc. Hoa Kỳ có một trào lưu định dạng đa chủng tộc đang phát triển. Sự chung đụng giữa các chủng tộc với nhau hay việc liên hôn giữa các chủng tộc, đặc biệt là giữa người da trắng và người da đen, xưa kia được xem là đồi bại và bất hợp pháp tại đa số các tiểu bang mãi cho đến thế kỷ 20. === Người Mỹ bản địa và người Alaska bản địa === Người bản địa châu Mỹ như người Mỹ bản địa và người Inuit chiếm 0,8% dân số năm 2008 với tổng số là 2,4 triệu người. Ngoài ra còn có 2,3 triệu người tuyên bố có một phần tổ tiên là người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa. Sự việc các nhà nhân khẩu học, các xứ bộ lạc và giới chức chính phủ quy định bằng văn bản pháp lý và chính thức rằng những ai có nguồn gốc là người Mỹ bản địa đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi qua nhiều thập niên. Các luật dựa vào yếu tố máu để xác định nguồn gốc sắc tộc thì phức tạp và gây tranh cãi trong việc chấp nhận thành viên mới vào một bộ lạc hay cho các nhân viên điều tra dân số chấp nhận lời khai của người được hỏi mà không có giấy tờ chính thức nào từ Cục đặc trách người Mỹ bản địa. Các nhà khoa học di truyền ước tính rằng có trên 15 triệu người Mỹ khác có thể có 1/4 hay ít hơn nguồn gốc người Mỹ bản địa. Trước đây có lúc người ta nghĩ rằng chủng tộc này hay nền văn hóa này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng nhưng kể từ thế kỷ 20 đến nay đã có một sự phục hồi đáng kể về sự định dạng của người Mỹ bản địa cũng như chủ quyền bộ lạc. Người Cherokee có tổng số khoảng 800.000 có huyết thống toàn phần hay một phần. Có 70.000 người Cherokee sống tại Oklahoma trong Xứ Cherokee và 15.000 tại Bắc Carolina trên những vùng đất còn lại của đất tổ. Nhóm bộ lạc lớn thứ hai là người Navajo, tự gọi mình là "Diné" và sống trong một khu dành riêng cho người Mỹ bản địa rộng 16 triệu mẫu Anh (65.000 km²) bao phủ vùng đông bắc Arizona, tây bắc New Mexico, và đông nam Utah. Đây là quê hương của phân nửa trong tổng số 450.000 thành viên của Xứ Navajo. Nhóm lớn thứ ba là người Lakota (Sioux) ở các tiểu bang Minnesota, Montana, Nebraska, Wyoming, Bắc Dakota và Nam Dakota. === Người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương khác === Người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương có tổng dân số khoảng 427.810 năm 2008, chiếm 0,14% dân số Hoa Kỳ. Ngoài ra, có nhiều người cho rằng họ có nguồn gốc một phần là người Hawaii bản địa vì thế tổng số người Hawaii bản địa cả toàn phần và một phần lên đến con số 829.949. Nhóm này hình thành nên chủng tộc thiểu số nhỏ nhất tại Hoa Kỳ. Mặc dù con số cho thấy có hơn phân nửa tổng số là có "huyết thống toàn phần" nhưng đa số người Hawaii bản địa trên chuỗi quần đảo của tiểu bang Hawaii được cho là có sự pha trộn nhiều với các chủng tộc châu Á, châu Âu và chủng tộc gốc khác. Chỉ một trong 50 người Hawaii bản địa có thể được xác nhận hợp pháp là có "huyết thống toàn phần". Một số nhà nhân khẩu học tin rằng đến năm 2025, người có huyết thống toàn phần Hawaiian bản địa cuối cùng sẽ chết hết, không còn để lại 1 nét đặc trưng văn hóa nào cả của người Hawaii bản địa ngoài sự trộn lẫn chủng tộc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tự nhận mình là người Hawaii bản địa hơn trước khi quần đảo này bị Hoa Kỳ sát nhập năm 1898. Người Hawaii bản địa được nhận lại đất đai tổ tiên của mình. Khắp Hawaii, sự bảo tồn và áp dụng các phong tục tập quán của người Hawaii bản địa, ngôn ngữ Hawaiian, các trường văn hóa dành cho học sinh người bản địa và sự nhận thức lịch sử đã và đang giành được động lượng đối với người Hawaii bản địa. == Hiện thân quốc gia == Một hiện thân quốc gia là một hình người tượng trưng cho một quốc gia hay dân tộc của quốc gia đó; hình tượng này có thể xuất hiện trong cả tranh biếm họa chính trị hay tranh cổ động tuyên truyền. Chú Sam là một hiện thân quốc gia của Hoa Kỳ và đôi khi là hiện thân đặc biệt hơn của chính phủ Mỹ mà lần đầu tiên được sử dụng là từ Chiến tranh 1812. Chú Sam được mô tả là một ông già da trắng nghiêm nghị có mái tóc bạc và một chòm râu dê, mặc bộ quần áo có các chi tiết thiết kế của quốc kỳ Mỹ — thí dụ, thường đội một cái mũ cao có các sọc đỏ và sọc trắng cùng những ngôi sao trắng nằm trên một băng nền xanh, hai ống quần sọc đỏ và sọc trắng. Columbia là một cái tên thi ca chỉ châu Mỹ và là hiện thân nữ giới của Hoa Kỳ. Columbia là tên cảm hứng được đặt cho nhiều người, nhiều nơi, vật thể, cơ sở vật chất, và công ty trong tây bán cầu và bên ngoài. == Ngôn ngữ == Tiếng Anh trên thực tế là ngôn ngữ quốc gia. Tuy không có không ngữ chính thức ở cấp bậc liên bang nhưng một số luật, thí dụ như các yêu cầu để nhập tịch của Hoa Kỳ tiêu chẩn hóa tiếng Anh. Năm 2007, khoảng 226 triệu hay 80% dân số tuổi từ 4 trở lên chỉ nói toàn tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha được 12% dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ nói và được dạy rộng rải đứng thứ hai tại Hoa Kỳ. Một số người Mỹ cổ động biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức giống như nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang. Cả tiếng Hawaii và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang. Trong khi đó New Mexico có luật giúp cho việc sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha giống như Louisiana cho tiếng Anh và tiếng Pháp mặc dù cả hai tiểu bang này đều không có ngôn ngữ chính thức nào. Các tiểu bang khác như California bắt buộc in các phiên bản tiếng Tây Ban Nha cho một số tài liệu nào đó của chính quyền trong đó có các mẫu đơn của tòa án. Một số lãnh thổ quốc hải công nhận chính thức ngôn ngữ bản địa của họ cùng với tiếng Anh: tiếng Samoa và tiếng Chamorro được công nhận tại Samoa thuộc Mỹ và Guam theo thứ tự vừa kể; tiếng Caroline và tiếng Chamorro được công nhận tại Quần đảo Bắc Mariana; tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của Puerto Rico. == Tôn giáo == Tôn giáo tại Hoa Kỳ có một mức độ ngoan đạo cao so với các quốc gia phát triển khác, và đa dạng về những đức tin. Tu chính án hiến pháp thứ nhất của Hoa Kỳ nghiêm cấm chính phủ liên bang tạo ra "bất cứ luật nào nhằm lập ra một tôn giáo" và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ dẫn giải việc này có nghĩa như là nhằm ngăn cản chính phủ không cho họ có thẩm quyền đối với tôn giáo. Đa số người Mỹ cho rằng tôn giáo đóng một vai trò "rất quan trọng" trong đời sống của họ, một tỉ lệ bất thường trong số các quốc gia phát triển. Nhiều tín ngưỡng đã phát triển mạnh tại Hoa Kỳ bao gồm cả những tín ngưỡng du nhập là di sản di dân đa văn hóa của quốc gia cũng như các tín ngưỡng được sáng lập bên trong quốc gia; những điều này đã đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đa dạng về tôn giáo đứng bậc nhất trên thế giới. Đa số người Mỹ (76%) tự nhận mình là người theo Kitô Giáo, phần lớn giáo phái thuộc Kháng Cách và Công giáo chiếm khoảng 51% và 25% dân số theo thứ tự vừa kể. Các tôn giáo không phải Kitô Giáo như Phật giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, và Do Thái Giáo nói chung chiếm từ 4% đến 5% dân số người lớn. 15% dân số người lớn khác tự nhận mình không có tôn giáo nào hay tín ngưỡng nào. Theo Khảo sát Định dạng Tôn giáo Mỹ, tín ngưỡng tôn giáo khá khác nhau trên khắp quốc gia: 59% người Mỹ sống trong các tiểu bang miền Tây (còn được gọi là "Vành đai không nhà thờ") cho rằng họ tin vào Thượng đế tuy nhiên tại miền Nam ("Vành đai Thánh kinh") con số lên đến 86%. Một số thuộc địa trong số 13 thuộc địa ban đầu được thiết lập bởi những người định cư muốn tự do thực hành tín ngưỡng tôn giáo của mình mà không bị kỳ thị: Thuộc địa Vịnh Massachusetts được thiết lập bởi những người Thanh Giáo Anh, Pennsylvania bởi những người theo đạo "Quaker" Ái Nhĩ Lan và Anh, Maryland bởi người Công giáo Anh và Ái Nhĩ Lan và Virginia bởi Anh Giáo Anh. Tuy một số tiểu bang cá thể đã giữ vững lời tuyên bố về tôn giáo của mình cho đến khi bước vào thế kỷ 19 nhưng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên không chính thức tán thành tôn giáo ở cấp bậc chính phủ. Dựa theo mô hình luật có liên quan đến tôn giáo trong Luật Tự do Tôn giáo của Virginia, những người khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã bác bỏ bất cứ cuộc thử nghiệm tôn giáo nào trong chính phủ. Tu chính án hiến pháp thứ nhất của Hoa Kỳ đặc biệt nghiêm cấm chính phủ sử dụng bất cứ quyền hạn nào để thông qua bất cứ luật nào nhằm thiết lập sự hiện diện của tôn giáo trong chính phủ cũng như cấm cản sự tự do tôn giáo, vì thế bất cứ tổ chức tôn giáo nào hay giáo phái nào đều cũng được bảo vệ chống sự can thiệp từ chính phủ. Quyết định này phần lớn bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng Kháng Cách và những người theo chủ nghĩa duy lý châu Âu nhưng cũng là kết quả quan tâm thực dụng của các nhóm tôn giáo thiểu số và các tiểu bang nhỏ không muốn nằm dưới quyền lực hay ảnh hưởng của một tôn giáo quốc gia mà không đại diện cho họ. == Văn hóa == Sự phát triển văn hóa của Hoa Kỳ đã được đánh dấu bằng sự va chạm căng thẳng giữa hai nguồn cảm hứng lớn: các ý tưởng châu Âu, đặc biệt là văn hóa Anh; và tính chất sáng tạo của nội địa, thí dụ như dân chủ kiểu Jefferson mà người châu Âu lo sợ sẽ làm cho các di dân của họ trở thành man rợ và thoái hóa kiểu Mỹ. Các ghi nhận về Tiểu bang Virginia của Thomas Jefferson có lẽ là bài phê bình văn hóa trong nước có ảnh hưởng đầu tiên do một người Mỹ viết ra và nó cũng là một công cụ phản kích chống lại sự đồng thuận đang nổi lên của người châu Âu chủ ý cho rằng tính chất sáng tạo trong nước là thoái hóa. Văn hóa Mỹ bao gồm các truyền thống, ý tưởng, phong tục tập quán, niềm tin, giá trị, nghệ thuật, văn học dân gian và sáng kiến được phát triển cả trong nước và du nhập bằng con đường thuộc địa hóa và di dân từ các đảo Anh và Ái Nhĩ Lan. Những ý tưởng và tư tưởng thịnh hành mà đã tiến hóa trong nước thí dụ như những ngày lễ quốc gia quan trọng, những môn thể thao độc nhất vô nhị của Mỹ, truyền thống quân sự hào hùng, và sáng kiến trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí đã mang đến một cảm giác tự hào dân tộc mạnh mẽ trong số người dân nói chung. == Xem thêm == Người Úc gốc Mỹ Người Brasil gốc Mỹ Người Canada gốc Mỹ Người Liberia gốc Mỹ Người New Zealand gốc Mỹ Di dân đến Hoa Kỳ == Tham khảo ==
kt music.txt
KT Music (Hangul: KT 뮤직), một công ty con thuộc KT Corporation, Hàn Quốc, chuyên về sản xuất và phân phối các nội dung âm nhạc. == Lịch sử == Được thành lập vào năm 1991 từ bộ phận nội dung âm nhạc của Blue Cord Technology và Muzcast (nay là Olleh Music). Bộ phận này đã tăng cường sức ảnh hưởng của mình bằng việc mua lại Doremi Media (một trong những nhà xuất bản nội dung âm nhạc lớn của Hàn Quốc) vào năm 2000 Vào năm 2007, Blue Cord đã bán bộ phận này cho KT Freetel, và được thành lập công ty riêng mang tên KTF Music. Vào năm 2009, công ty đã đổi tên thành KT Music sau thương vụ sáp nhập giữa KTF và KT Corporation. KT Music đã mua lại KMP Holdings vào năm 2012. == Tài sản == Olleh Music (dịch vụ nghe nhạc trực tuyến, trước đây có tên gọi là Muzcast và Dosirak (Lunchbox)) Genie (dịch vụ nghe nhạc trực tuyến) Shop&Genie (cổng mua sắm điện tử) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức (Tiếng Hàn)
tiếng tamazight trung atlas.txt
Tiếng Tamazight Trung Atlas (cũng được gọi là tiếng Tamazight Trung Maroc, tiếng Trung Shilha, hiếm hơn là Braber, hay đơn giản là Tamazight; tên bản địa: ⵜⴰⵎⴰⵣⵉⵖⵜ Tamazight [tæmæˈzɪɣt], [θæmæˈzɪɣθ]) là một ngôn ngữ Berber trong hệ ngôn ngữ Phi-Á, được nói bởi từ 3 tới 5 triệu người tại dãy Atlas ở Trung Maroc, cũng như bởi những cộng đồng người nhập cư tại Pháp và những nơi khác. Tiếng Tamazight Trung Atlas là một trong những ngôn ngữ Berber phổ biến nhất, cùng với tiếng Kabyle, tiếng Shilha, tiếng Rif, và tiếng Shawiya, và tại Maroc, nó có lượng người nói ngang ngửa tiếng Shilha. Cả năm ngôn ngữ này đều được gọi là Tamazight. Như nhiều ngôn ngữ Phi-Á, tiếng Tamazight có một loạt "phụ âm trọng âm" (được hầu hóa), âm lưởi nhỏ, âm yết hầu, và thiếu âm vị /p/. Tiếng Tamazight còn có hệ thống ba nguyên âm, những cũng có nhiều từ thiếu nguyên âm. Tiếng Tamazight Trung Atlas (không như tiếng Shilha lân cận) không có nền văn học đáng kể cho đến tận thế kỷ 20. Nó hiện được viết bằng chữ Tifinagh khi giảng dạy trong các trường học Maroc, trong khi các tài liệu ngôn ngữ học thường dùng bảng chữ cái Latinh; ngoài ra, chữ Ả Rập cũng được sử dụng. Cấu trúc câu cơ bản là động-chủ–tân nhưng chủ-động-tân cũng hiện diện. Từ được biến đổi theo giống, số, và trạng, sử dụng tiền tố, hậu tố, và hoàn tố (circumfix, tức phụ tố gồm hai phần nằm ở đầu và cuối của từ). Động từ được chia theo thì, thể, thức, dạng, ngôi của chủ từ, và việc câu khẳng định hay phủ định, đôi khi thể hiện hiện tượng aplau. Từ mượn tiếng Ả Rập trải rộng ra khắp các lớp từ, gồm cả động từ; tuy vậy, động từ mượn được chia theo cách của tiếng Tamazight. == Chú thích ==
vòng đeo tay.txt
Vòng đeo tay là một loại trang sức đeo ở cổ tay. Vòng đeo tay có thể được làm từ rất nhiều loại chất liệu khác nhau dành cho cả nam và nữ được sử dụng từ lâu trong lịch sử. Đây là một loại trang sức được cấu tạo cơ bản bằng một chuỗi hay một dãi đeo quanh cổ tay để làm đẹp. Khái niệm "vòng đeo tay" và "lắc tay" hay lập lắc thường được sử dụng lẫn lộn với nhau. Thực ra, vòng đeo tay là danh từ chung cho tất cả các loại trang sức đeo ở cổ tay. Trong khi đó "lắc tay" là chỉ một loại vòng tay cụ thể là loại vòng tay cứng - Bangles. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vòng đeo tay khác nhau. Mỗi loại lại có những xuất xứ, ý nghĩa, cách sử dụng và một câu chuyện riêng đằng sau nó. == Nguồn gốc == Thuở sơ khai, con người thường sử dụng vòng tay, vòng đeo ở cổ và nhiều loại trang sức khác, như sự khẳng định về khả năng săn bắn, về những chiến tích của mình đối với đồng loại. Sau đó, chiếc vòng đeo tay thường được sử dụng trong các trận chiến với tác dụng bảo vệ cổ tay khỏi bị chặt, chém. từ thời xưa, con người cũng sử dụng các vòng đeo tay trang bị cho các binh sĩ hay võ sĩ trong các trận chiến để cố định và bảo vệ cho cổ tay khỏi bị trật, bị chém. Ở Trung Quốc cũng có môn võ sử dụng các vòng đeo tay (đeo rất nhiều vòng) dùng để đỡ đao gươm và phóng vào đối phương. Vòng deo tay được sử dụng sớm nhất ở Ai Cập vào năm 5000 TCN. Ngày nay, vòng đeo tay chủ yếu chỉ còn ý nghĩa làm đẹp. Ngoài mục đích trang trí, thời trang, vòng đeo tay cũng được sử dụng cho mục đích tín ngưỡng. Rất nhiều người (đặc biệt là ở châu Á) tin rằng đeo vòng tay với những chất liệu đặc biệt như: mã não, thạch anh, đá mắt mèo,.. có thể đem lại cho họ sức khỏe, cũng như sự thành công trong cuộc sống. Vòng đeo tay cũng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vòng đeo tay cũng được sử dụng cho mục đích y tế như vòng đeo tay thẻ nhận dạng bệnh nhân dị ứng ở bệnh viện. Ví dụ để phân loại tử thi, phân loại người trong dịch bệnh, tích kê gửi đồ,.. Đặc biệt chất liệu Bạc rất thường hay được sử dụng cho mục đích mà theo quan điểm dân gian là để tránh gió. == Chất liệu == Vòng đeo tay có thể được sản xuất từ ​​nhiều nguyên liệu khác nhau như: kim loại, da, vải, nhựa hoặc các vật liệu khác và đôi khi có những đồ trang sức được dùng làm vòng đeo tay như đá, gỗ, hoặc vỏ cây cho đến những vật lịệu quý giá như vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà, đá quý.... Chất liệu tác động khá nhiều đến giá thành của món trang sức. Nếu là trang sức rẻ tiền, chất liệu được sử dụng thường là: Kim loại thường, hợp kim, nhựa, thủy tinh, da thuộc, gỗ, đá thường hoặc đá bán quý. Đối với trang sức cao cấp, các chất liệu phổ biến là: Vàng, bạc, bạch kim, kim cương, đá quý, thạch anh, hồng ngọc, mã não,gỗ dâu (dâu tằm ăn)... == Các loại vòng đeo tay == === Lắc tay === Lắc tay là một loại vòng tay ở thể rắn, thường được làm từ kim loại thường, vàng, bạc, bạch kim, gỗ, nhựa, hay đá quý. Lắc tay có thể ở dạng trơn, có hoa văn, hoặc đính đá. Ở Ấn Độ, lắc tay làm bằng thủy tinh rất phổ biến. Chúng có chiều rộng khoảng 1/4-1/8 inch. Người ta thường đeo một lúc nhiều chiếc để khi cánh tay chuyển động chúng sẽ phát ra những tiếng kêu nghe như tiếng chuông gió. Khác với vòng đeo tay, lắc tay thường ở dạng khối liền, không linh hoạt. === Lắc thẻ === Lắc thẻ là loại vòng đeo tay có những dấu hiệu nhận biết của riêng từng người. Nó có thể là một kỷ vật, tên/tuổi/địa chỉ, hoặc bất cứ vật gì mà người chủ quý trọng. Lắc thẻ trước đây được sử dụng như một kiểu bùa hộ mệnh để xua đuổi tà ma, hoặc những điều không may mắn. Thời tiền sử, lắc thẻ được làm bằng vỏ cây, xương động vật, và đất sét. Mãi về sau mới được làm bằng đá quý, đá thường và gỗ. Tại Châu Phi người ta đã tìm thấy những chiếc lắc thẻ đầu tiên được làm từ xương vào khoảng 75.000 năm trước. Tại Đức, những chiếc lắc thẻ được chạm khắc rất công phu từ ngà voi ma mút có tuổi thọ khoảng 30.000 năm. Ở Ai Cập, lắc thẻ được sử dụng như một biểu tượng của đức tin và may mắn. Lắc thẻ cũng được sử dụng để giới thiệu một linh hồn với các vị thần ở thế giới bên kia. Thời kỳ Đế chế La Mã, các Kitô hữu sử dụng chiếc lắc thẻ có hình những con cá nhỏ giấu sau lớp quần áo làm tín hiệu nhận biết với các Kitô hữu khác. Lắc thẻ còn được dùng ở thời trung cổ để chỉ nguồn gốc gia đình cũng như đức tin về Tôn giáo và chính trị. Năm 1889, Tiffany and Co. lần đầu tiên giới thiệu mẫu Lắc thẻ của họ. Một chiếc lắc xích kết hợp với những hình trái tim treo lủng lẳng – Món trang sức đã trở thành một biểu tượng của Tiffany&Co ngày nay. === Vòng đánh tay === Vòng đánh tay là một loại vòng tay được làm từ thép không gỉ linh hoạt có tính đàn hồi cao được bọc trong vải. Ở trạng thái bình thường nó trông giống như một cây thước kẻ, duỗi thẳng. Nhưng khi bạn lấy nó tự đánh vào tay mình, ngay lập tức nó sẽ quấn quanh cổ tay bạn. Hàng chục triệu sản phẩm dạng này đã được bán ra và trở thành một hiện tượng văn hóa. Vòng đánh tay được phát minh bởi một giáo viên tên Stuart Anders Wisconsin dưới thương hiệu "Slap Wrap". === Lắc chuỗi hạt === Lắc chuỗi hạt là loại vòng đeo tay được xâu chuỗi từ các hạt đá xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa. Chúng được làm từ vàng, thủy tinh, gỗ, và nhiều vật liệu khác. Giá trị của lắc chuỗi hạt phụ thuộc vào vật chất của các hạt tạo nên nó. Hạt ngọc lam hoặc các loại đá bán quý có giá trị cao trong khi hạt cườm thường được sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Ngày nay, lắc chuỗi hạt chủ yếu được sản xuất trong nền công nghiệp nữ trang tự làm (DIY-Handmade). Giá thành lắc chuỗi hạt thường thấp do chất liệu và chi phí gia công không cao. === Vòng tay xích === Vòng tay xích được làm bằng cách liên kết các chi tiết nhỏ được gia công như mắt xích lại với nhau. Vòng tay xích thường được làm bằng kim loại, điển hình nhất là vàng, bạc, bạch kim và hợp kim. Vòng tay xích là loại lắc điển hình nhất cho phái mạnh. Có lịch sử hình thành bắt nguồn từ những bộ giáp sắt của các chiến binh Châu Âu cổ đại. Những bộ áo giáp sắt được đan từ các sợi xích nhằm mục đích phân tán các lực tác động từ đao / kiếm / thương / kích vào thân thể người mặc. Ở cổ tay, cổ chân, họ sử dụng những cuộn xích sắt rỗng ruột để bảo đảm tránh những cú ra đòn triệt hạ & không gây khó khăn cho việc cử động. Ngày nay, chất liệu làm Vòng tay xích nhiều nhất là từ Bạc. Ngoài công dụng thời trang, Vòng tay xích làm từ bạc còn được tin là có tác dụng tránh gió, giải độc cho người sử dụng. Vòng tay xích thường được đeo ở tay nghịch để tránh việc vô tình làm xước sát đồ vật & trang sức do tay nghịch ít được sử dụng hơn tay thuận. === Đai tay === Đai tay là một loại vòng đeo tay được làm từ da thuộc, da giả, kim loại, là một phụ kiện không thể thiếu của các tín đồ Rock. Những chiếc đai tay da cũng có lịch sử bắt nguồn từ châu Âu cổ đại, thường được sử dụng bởi các đao phủ để tránh bị lật cổ tay. Do sự bất tiện khi sử dụng nên những chiếc đai tay này thường khá kén người sử dụng. Chủ yếu chỉ được sử dụng trong những buổi biểu diễn Rock, hoặc bởi những nhạc công. === Lắc tay sức khỏe === Lắc tay sức khỏe hay còn gọi là vòng tay y tế, vòng tay ion, vòng tay từ hóa, vòng tay cân bằng sức khỏe, vòng tay titan là một nhóm lắc tay khá riêng biệt ít được phân biệt bởi thiết kế mà bởi chức năng của từng loại. Lắc tay sức khỏe thường được quảng cáo là có lợi cho sự tuần hoàn của máu, cân bằng năng lượng trong cơ thể, điều hòa nhịp tim, nhưng điều này vẫn chưa được chứng thực. === Lắc tay thể thao === Lắc tay thể thao là loại lắc tay thường được làm bằng cao su, silicon. Loại lắc tay này được phổ biến rộng rãi bởi hãng Nike & Lance Armstrong từ năm 2003. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Bracelets tại Wikimedia Commons
thức uống có cồn.txt
Bài này viết về các loại thức uống có chứa cồn (êtanol). Trong Wikipedia tiếng Việt còn có bài viết về rượu nhìn theo phương diện hóa học. Thức uống có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được. == Lịch sử == Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử. Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu trong y học. Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố cho giả thuyết rằng người Trung Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước Công nguyên. Rượu vang đã được uống từ thời Hy Lạp cổ điển trong các bữa ăn sáng và tiệc rượu ban đêm. Trong thế kỷ 1 TCN rượu vang cũng được người dân La Mã dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên người Hy Lạp và cả người La Mã đều pha loãng rượu vang với nước. Trong khoảng từ thế kỷ 8 – 9 các nhà giả kim thuật đạo Hồi đã chưng cất rượu mạnh từ rượu vang. Rượu được dùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong y học thời đó. Rượu mạnh bắt đầu gia nhập vào châu Âu khoảng giữa thế kỷ 12 qua các nhà giả kim thuật và từ giữa thế kỷ 14 lượng rượu dùng bắt đầu tăng vọt. == Phân loại == Thường các loại thức uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cồn có bên trong: Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3% Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5% Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12% Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30% Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55% Chi tiết hơn, rượu mạnh được phân loại theo nguyên liệu sản xuất và theo năm: Rượu nho Rượu ngũ cốc Rượu hoa quả == Cồn trong cơ thể con người == === Hấp thụ và phân hủy trong cơ thể === Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay điôxít cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH3-CHO), êtanal tiếp tục bị ôxi hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO2. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh. Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn. === Biểu hiện của cơ thể do nồng độ cồn trong máu === Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC) Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12% tự tin hơn, liều lĩnh hơn khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn mặt có thể đỏ ửng giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét gặp khó khăn trong các cử động khéo léo như viết, ký tên... Kích động - BAC: 0,09-0,25% khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề phản ứng chậm dễ mất thăng bằng giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nếm kém... Lúng túng - BAC: 0,18-0,30% có thể không biết mình là ai, đang làm gì hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến... cảm thấy buồn ngủ lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vật được ném tới một cách rất khó khăn khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường Sững sờ - BAC: 0,25-0,4% hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung lúc tỉnh, lúc mê có khi ói mửa Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50% Không còn ý thức Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng Hơi thở chậm và yếu Nhịp tim chậm dần Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường) Tử vong - BAC: > 0,50% === Tác động tâm lý trực tiếp === Cồn làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẫn đến lạnh cóng cho đến chết. Cồn kết hợp cùng với các thuốc uống và các loại chất gây nghiện khác cũng gây hại mạnh hơn và nhanh hơn là chỉ uống rượu đơn thuần. === Tác động đến bộ não và các tác hại khác === Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000. Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàn và tinh trùng. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel (Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ. Tác động lớn nhất của các thức uống có cồn là các tác động lên hệ thần kinh. Với khối lượng từ trên 250 đến 500 ml thức uống có cồn, tùy theo tỷ lệ độ cồn có trong thức uống, có thể gây các trạng thái như sau: Mức độ nhẹ (dưới 20% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn trọng thức uống có thể gây trạng thái bay bổng. Khi đó, người có trạng thái này không thể xác định được nhu cầu của chính mình, không thể biết mình cần gì và không cần gì. Thông thường, người ta vẫn gọi đây là trạng thái "ngà ngà say". Mức độ trung bình (từ 20% đến dưới 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Chất cồn tác động đến các vùng sâu của hệ thần kinh, gây trạng thái trì trệ ở toàn bộ các thùy quan trọng điều khiển các giác quan của não. Ở trạng thái "ngất ngây" này, con người mất khả năng điều khiển lý trí và tình cảm; chỉ còn lại khả năng tự vận động theo bản năng. Đây là trạng thái "say". Mức độ nặng (trên 45% alcol với khối lượng tùy theo trọng lượng và trạng thái cơ thể): Cơ thể hoàn toàn mất điều khiển tại tất cả các tuyến thần kinh ngoại biên, mất cảm giác không gian và thời gian, mất ý thức; thậm chí rơi vào hôn mê. Đây là trạng thái "quá say" khi uống rượu. === Các tác dụng tốt có thể có cho sức khỏe === Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ một số nghiên cứu có thể nói là dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1-2 ly một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20-40g ở phái nam hoặc đến 10-20 g ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ. Ở trên mức độ này các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại. Nguyên nhân của các tác động này không phải chính từ cồn mà là từ những chất hòa tan theo có trong rượu vang và bia vì cồn là một dung môi tốt (theo lý thuyết dung môi). Vì thế mà rượu mạnh như rượu đế và đa số các rượu mùi không có các tác dụng tương tự. === Nồng độ cồn trong cơ thể === Nồng độ của cồn trong máu được tính bằng miligam cồn có trong một gam máu (mg/g). Nồng độ của cồn trong hơi thở được tính bằng milligam cồn có trong một lít hơi thở. Tính chuyển đổi từ nồng độ cồn trong hơi thở sang nồng độ trong máu không chính xác hoàn toàn vì tỉ số thay đổi theo thời gian. == Các hạn định pháp luật == === Trong thương mại và tiêu dùng === Ở một số nước, đặc biệt là các nước theo đạo Hồi, rượu bị cấm rất nghiêm ngặt như ma túy. Một số loại thức uống có cồn như absinth cũng đã bị cấm ở nhiều nước châu Âu vì tiềm năng nguy hiểm cao. Ở Mỹ vẫn còn có một số nơi cấm rượu hoàn toàn thí dụ như Weston của Massachusetts, Mỹ. Ở Đức và Thụy Sĩ người ta chỉ được phép bán các thức uống có cồn cho những người trên 16 tuổi. Đối với những thức uống có cồn mạnh thậm chí phải trên 18 tuổi. Ở Áo việc bảo vệ thanh thiếu niên thuộc về quyền hạn của các tiểu bang. Ở Viên, Niederösterreich và Burgenland chỉ được phép uống rượu khi trên 16 tuổi. Ở những tiểu bang khác chỉ được phép uống các loại thức uống có lượng cồn 14% khi trên 16 tuổi, các loại có lượng cồn nhiều hơn chỉ được phép uống khi đủ 18 tuổi. Ở nhiều nước khác, đặc biệt là ở Mỹ, có nhiều quy định áp dụng độ tuổi ít nhất phải là 21 tuổi. === Trong giao thông === Vì rượu ảnh hưởng đến khả năng lái xe nên nhiều nước chỉ cho phép có một lượng cồn tối đa trong máu hay trong hơi thở: Ở Áo: 0,1‰ cho những người lái xe tải và xe buýt 0,5 ‰ cho những ngườI lái xe hơi và xe máy hai bánh Ở Đức: 0,5 ‰ trong máu hoặc 0,25 mg/l trong hơi thở. Trong trường hợp lái xe khác thường hoặc xảy ra tai nạn thì ngay từ nồng độ 0,3 ‰ đã có thể bị tội. Ở Thụy Sĩ: 0,5 ‰. Ở Việt Nam: 50 mg/100ml máu hoặc 25 mg/lít khí thở. Các nước khác như Hungary, Croatia, Bulgaria không cho phép có cồn trong người khi lái xe (0,0 ‰). == Chú thích == == Đọc thêm == Rượu (hoá học) Chứng nghiện rượu Rượu Vodka == Liên kết ngoài == Bia tại Từ điển bách khoa Việt Nam
động đất.txt
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. == Nguồn gốc == Theo nghĩa rộng thì động đất dùng để chỉ các rung chuyển của mặt đất. Chúng gây ra bởi các nguyên nhân : Nội sinh: Do vận động kiến tạo của các mảng kiến tạo trong vỏ Trái đất, dẫn đến các hoạt động đứt gãy và/hoặc phun trào núi lửa ở các đới hút chìm. Xem thêm: Cấu trúc Trái Đất. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Nhân sinh: Hoạt động của con người gồm cả gây rung động không chủ ý, hay các kích động có chủ ý trong khảo sát hoặc trong khai thác hay xây dựng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Trong quan niệm thông thường thì động đất được hiểu là các rung chuyển đủ mạnh trên diện tích đủ lớn, ở mức nhiều người cảm nhận được, có để lại các dấu vết phá hủy hay nứt đất ở vùng đó. Về mặt vật lý, các rung chuyển đó phải có biên độ đủ lớn, có thể vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá và gây nứt vỡ. Nó ứng với động đất có nguồn gốc tự nhiên, hoặc mở rộng đến các vụ thử hạt nhân. Chú ý rằng các địa chấn kế tại các trạm quan sát địa chấn được thiết kế để ghi nhận các động đất dạng như vậy, và lọc bỏ các chấn động do nhân sinh gây ra. Nguyên nhân tự nhiên nội sinh liên quan đến vận động của các lớp và khối của Trái Đất. Tuy rất chậm, các lớp vỏ và trong lòng Trái Đất vẫn luôn chuyển động. Khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất thì sự đứt gãy xảy ra, giải phóng năng lượng và xảy ra động đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất tự nhiên xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này. Nó dẫn đến phân loại: Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa Những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa. == Đặc điểm == Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách. Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại. Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn". Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicentre). Các trận động đất xảy ra dưới đáy biển có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần. Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại sóng địa chấn, được xếp thành 2 nhóm: 2 loại gọi là sóng khối (Body waves) và 2 loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau: Sóng P: Sóng sơ cấp (Primary wave) hay sóng dọc (Longitudinal wave). Sóng S: Sóng thứ cấp (Secondary wave) hay sóng ngang (Shear wave). Sóng Love: Một dạng sóng mặt ngang phân cực ngang. Sóng Rayleigh: còn gọi là rung cuộn mặt đất (Ground roll) Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn. == Các thang cường độ == === Độ Richter === 1–2 trên thang Richter Không nhận biết được 2–4 trên thang Richter Có thể nhận biết nhưng không gây thiệt hại 4–5 trên thang Richter Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể 5–6 trên thang Richter Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng bị nứt 6–7 trên thang Richter 7–8 trên thang Richter Mạnh, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc hiện tượng sụt lún trên mặt đất. 8–9 trên thang Richter Rất mạnh, phá hủy gần hết cả thành phố hay đô thị, có vết nứt lớn, vài tòa nhà bị lún >9 trên thang Richter Rất hiếm khi xảy ra >10 trên thang Richter Cực hiếm khi xảy ra === Các thang đo khác === Thang độ lớn mô men (Mw) Thang Rossi-Forel (viết tắt là RF) Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết tắt là MSK) Thang Mercalli (viết tắt là MM) Thang Shindo của cơ quan khí tượng học Nhật Bản Thang EMS98 tại châu Âu == Dự báo động đất == Dự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song kết quả chính đạt được là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, tức nhiên là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được. Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được. Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo,... có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ. == Nên làm gì khi có động đất == Động đất không thể dự báo trước, nên có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra. === Trước động đất === Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ. Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngã vẫn không làm chướng ngại lối ra. Chúng cũng nên được dính chặt vào tường. Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. Những vật nặng hay dễ bể nên để gần mặt đất. Tại một nơi dễ đến, dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra. === Trong lúc động đất === ==== Trong nhà ==== Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà nên chui xuống gầm bàn. Tìm góc phòng để đứng. Tránh cửa kính. Tránh xa những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng. Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. ==== Trong các tòa nhà cao tầng ==== Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào, xem đồng hồ nước. Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người. ==== Ngoài đường ==== Tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe === Sau khi có động đất === Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu. Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích. Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Thông báo các nhà chức trách. Đến nơi đã chọn để tụ họp và tính đầy đủ. == Tại Việt Nam == Tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng. Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất mạnh là động đất Điện Biên (năm 1935) 6,75 độ Richter. Trận thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể. Vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter, đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Tro. === Phòng ngừa === Hiện nay Viện Vật lý địa cầu đã xây dựng 10 trạm quan sát địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam, gửi số liệu theo thời gian thực về Viện. Viện cũng có quan hệ trao đổi dữ liệu với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, hợp tác với Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center) tại Hawaii (Mỹ) và Trung tâm Báo động sóng thần Đại Tây dương (Atlantic Ocean - Tsunami Alarm System) để nhận thông tin, xử lý và đưa ra khuyến cáo. == Tham khảo == == Xem thêm == Địa chấn học Động sao (chấn động trên một số loại sao đặc) Danh sách các trận động đất Sóng địa chấn Độ Richter Hòn Tro Địa chấn điện Hệ thống cảnh báo sóng thần (Tsunami warning system) Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center, PTWC) == Liên kết ngoài == How to survive an earthquake - Guide for children and youth Earthquakes — an educational booklet by Kaye M. Shedlock & Louis C. Pakiser The Severity of an Earthquake USGS Earthquake FAQs IRIS Seismic Monitor - maps all earthquakes in the past five years. Latest Earthquakes in the World - maps all earthquakes in the past week. Earthquake Information from the Deep Ocean Exploration Institute, Woods Hole Oceanographic Institution Geo.Mtu.Edu — How to locate an earthquake's epicenter Photos/images of historic earthquakes earthquakecountry.info Answers to FAQs about Earthquakes and Earthquake Preparedness Interactive guide: Earthquakes - an educational presentation by Guardian Unlimited Geowall — an educational 3D presentation system for looking at and understanding earthquake data Virtual Earthquake - educational site explaining how epicenters are located and magnitude is determined CBC Digital Archives — Canada's Earthquakes and Tsunamis Earthquakes Educational Resources - dmoz USGS: Earthquakes for Kids Reports on China Sichuan earthquake 12/05/2008 Kashmir Relief & Development Foundation (KRDF) PBS NewsHour - Predicting Earthquakes 10 trận động đất kinh hoàng nhất
tây phi.txt
Tây Phi là khu vực ở cực tây của lục địa châu Phi. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên hiệp quốc về Tây Phi bao gồm 16 quốc gia trải dài trên một diện tích 5 triệu km². Tất cả 16 quốc gia đó đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, trừ Mauritanie. Khu vực theo định nghĩa của Liên hiệp quốc còn bao gồm các đảo Saint Helena, một lãnh thổ thuộc Anh ở nam Đại Tây Dương. == Vị trí địa lý == Tây Phi là một khu vực rộng lớn cả về địa lý và văn hóa bắt đầu ở phía tây từ một trục bắc nam tưởng tượng nằm gần kinh tuyến 10° đông. Đại Tây Dương tạo nên ranh giới phía tây và phía nam của vùng. Ranh giới phía bắc là sa mạc Sahara với đường biên Niger ở cực bắc của vùng. Ranh giới phía tây không rõ ràng bằng, gần Benue Trough và núi Cameroon đến hồ Tchad. Những ranh giới thời thuộc địa được phản ánh qua ranh giới hiện đại giữa các quốc gia Tây Phi, cắt ngang những đường ranh giới về sắc tộc và văn hóa, thường chia một sắc tộc thành hai hoặc nhiều quốc gia. == Địa lý và thời tiết == Tây Phi trải dài trên một diện tích hơn 6.140.000 km², khoảng một phần năm châu Phi. Phần lớn vùng này là những bình nguyên có độ cao 300 mét trên mặt nước biển. Có những điểm cao quan trọng biệt lập trong nhiều quốc gia dọc theo bờ biển phía nam của vùng. Phía bắc vùng Tây Phi là một vùng khô cằn được biết đến dưới tên gọi Sahel, một khu vực chuyển tiếp giữa sa mạc Sahara và những đồng cỏ savan thuộc rừng rậm tây Sudan tạo ra một vành đai thứ ba giữa các đồng cỏ savan và vùng bờ biển phía nam, rộng từ 160 đến 240 km. == Văn hóa và tôn giáo == Mặc dù có rất nhiều nền văn hóa ở Tây Phi, từ Nigeria tới Sénégal, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng trong cách phục sức, ẩm thực và các thể loại âm nhạc trong vùng. Hồi giáo là tôn giáo chính ở vùng Tây Phi trong đất liền, xa hơn về phía bờ biển phía tây, Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển thuộc Nigeria, Ghana và Côte d'Ivoire, ngoài ra còn có các yếu tố tôn giáo bản địa truyền thống vẫn tồn tại phổ biến đến ngày nay. Trước khi Đế chế Mali và Songhai suy tàn, đã tồn tại một cộng đồng Do Thái giáo khá lớn ở các khu vực như Mali, Sénégal, Mauritania và Nigeria. Ngày nay, người Do Thái sống tập trung ở Ghana, Nigeria và Mali. Oware là một trò chơi khá phổ biến ở Tây Phi. Bóng đá cũng là một môn thể thao được ưa chuộng. Một số đội tuyển bóng đá quốc gia của vùng Tây Phi, đặc biệt là Nigeria, thường có mặt ở các kỳ World Cup. Mbalax, highlife, fuji và Afrobeat là những thể loại âm nhạc hiện đại được ưa thích trong vùng. Một kiểu quần áo phổ biến và tiêu biểu cho vùng này là chiếc áo dài boubou (còn được biết đến dưới các tên Agbada hoặc Babariga) có nguồn gốc từ quần áo của tầng lớp quý tộc sống ở những đế chế Tây Phi vào thế kỷ 12. Chiếc trống Djembre, có nguồn gốc từ người Mandinka, là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất của các sắc tộc Tây Phi. Những biểu tượng văn hóa khác của vùng là những chiếc áo len Kenta của người Aka tại Ghana và phong cách kiến trúc theo kiểu Sudan-Sahel phổ biến ở rất nhiều nơi. == Lịch sử == Lịch sử Tây Phi có thể chia thành năm giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là thời kỳ tiền sử khi những con người đầu tiên xuất hiện, nông nghiệp phát triển và bắt đầu có liên lạc với những nền văn minh Địa Trung Hải ở phía bắc; thời kỳ thứ hai, thời đại đồ sắt với nhiều đế chế rộng lớn phát triển thương mại; giai đoạn thứ ba là giai đoạn các vương quốc buôn bán nô lệ, những cuộc thánh chiến và những kẻ xâm lược vào thế kỷ 18 và 19; giai đoạn thứ tư là giai đoạn thuộc địa mà Pháp và Anh kiểm soát gần như toàn bộ vùng này và giai đoạn thứ năm, giai đoạn từ sau khi giành được độc lập đến nay. === Tiền sử === Những con người đầu tiên xuất hiện ở Tây Phi vào khoảng 12.000 năm trước Công nguyên. Những hình thức canh tác và chăn nuôi đơn giản xuất hiện vào khoảng thế kỷ 5 TCN. Vào khoảng năm 400 TCN, kỹ thuật gia công đồ sắt cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp và các quốc gia đầu tiên ra đời. Việc thuần hóa được lạc đà cho phép phát triển thương mại vượt qua sa mạc Sahara với các nền văn hóa Địa Trung Hải, bao gồm Carthage và Berber, những hàng hóa xuất khẩu chính là vàng, vải sợi, trang sức kim loại và các loại đồ da, sau đó được đổi lấy muối, ngựa và hàng dệt. === Các đế chế === Sự phát triển của kinh tế vùng đã cho phép hình thành những nhà nước tập trung, bắt đầu từ Đế chế Ghana trong thế kỷ 8. Được xây dựng xung quanh thành phố Kumbi Saleh mà hiện giờ là Maurtitania, đế chế này kiểm soát một khu vực rộng lớn cho đến khi nó bị những người xâm lược Almoravid đánh bại vào năm 1052. Đế chế Sosso nổi lên sau đó, nhưng bị đánh bại bởi lực lượng người Mandinka do Sundiata Keita lãnh đạo vào năm 1240. Người Mandinka sau đó lập ra Đế chế Mali. Đế chế Mali phồn thịnh trong vài thế kỷ dưới sự cai trị của các cháu chắt của Sundiata. Tuy nhiên, sau đó đế chế sụp đổ do sự tấn công của người Mossi, Tuareg và Songhai. Trong thế kỷ 15, người Songhai thành lập nên một đế chế rộng lớn xung quanh Gao. Trong khi đó, ở miền nam Sudan, những thành bang hùng mạnh nổi lên ở Ife, Bono và Bénin trong các thế kỷ 14 và 15. Xa hơn về phía đông, có các quốc gia Yoruba và Igbo, nay là những vùng đất thuộc Nigeria. === Nô lệ và liên hệ với châu Âu === Sau khi người Maroc xâm lược và hủy diệt thủ đô của Songhai vào năm 1591, một số nhà nước nhỏ hơn nổi lên ở khu vực Tây Phi, bao gồm Vương quốc Bambara của Segou, Đế chế Bambara của Kaarta, Vương quốc Peul/Malinké của Khasso và Đế chế Kénédougou của Sikasso. Những lái buôn người Bồ Đào Nha bắt đầu thành lập những khu định cư dọc theo bờ biển vào năm 1445, sau đó là người Pháp và người Anh; việc buôn bán nô lệ châu Phi cũng diễn ra sau đó không lâu, trong nhiều thế kỷ, đó là một trong những nền kinh tế chính của vùng. Việc buôn bán nô lệ cũng đã dẫn đến sự ra đời của các nhà nước như đế chế Bambara và Dahomey, với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào việc đổi nô lệ lấy vũ khí của châu Âu. Việc phát triển buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương đã mang rất nhiều người ở Tây Phi đến Tân thế giới, lúc đó còn là thuộc địa của các quốc gia châu Âu. Những tàn tích cổ xưa nhất của nô lệ châu Phi tại châu Mỹ được tìm thấy ở México vào đầu năm 2006 có niên đại từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Chính phủ các nước châu Âu và châu Mỹ thông qua luật cấm buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương trong thế kỷ 19, mặc dù trên thực tế nạn buôn bán nô lệ vẫn diễn ra thêm một thời gian nữa. Quốc gia cuối cùng tuyên bố chính thức chấm dứt buôn bán nô lệ là Brasil vào năm 1888. Con cháu của các nô lệ châu Phi giờ đây sống ở khắp nơi tại châu Mỹ, đặc biệt là ở Brasil, các nước vùng Caribe và Mỹ. === Chủ nghĩa thực dân === Thực dân Anh kiểm soát Gambia, Sierra Leone, Ghana và Nigeria trong khi Pháp cai trị Sénégal, Guinée, Mali, Burkina Faso, Bénin, Côte d'Ivoire và Niger. Thực dân Pháp đã dồn những vùng đất đó lại thành Tây Phi thuộc Pháp. Bồ Đào Nha chiếm giữ Guiné-Bissau trong khi Đức cai trị Togoland, vùng đất sau đó bị Pháp và Anh chia nhau sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chỉ Liberia là giữ được nền độc lập, nhưng phần lớn đất đai bị chia cắt bởi các nước thực dân. === Thời kỳ hậu thuộc địa === Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các phong trào yêu nước nổi lên khắp Tây Phi. Năm 1957, Ghana, dưới sự lãnh đạo của Kwane Nkrumah, trở thành thuộc địa đầu tiên ở vùng hạ Sahara giành được độc lập, năm sau đó là các thuộc địa của Pháp; đến năm 1974, toàn bộ các quốc gia Tây Phi đều đã giành lại chủ quyền. Kể từ khi độc lập, nhiều quốc gia châu Phi phải đối diện với nạn nghèo đói, tình trạng kinh tế chậm phát triển, kỹ nghệ lạc hậu, bệnh AIDS, nạn tham nhũng, xung đột sắc tộc và nội chiến tràn lan ở Nigeria, Sierra Leone, Liberia, Côte d'Ivoire, Ghana và Burkina Faso. == Các tổ chức vùng == Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào năm 1975 theo Hiệp ước Lagos, là một tổ chức của các quốc gia Tây Phi hướng đến việc phát triển kinh tế cho vùng. Liên minh Kinh tế Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) giới hạn trong tám nước, hầu hết là các nước thuộc Cộng đồng Pháp ngữ sử dụng chung đồng CFA franc Tây Phi. Ngoài ra còn có tổ chức Liptako Gourma của ba nước Mali, Niger và Burkina Faso. == Ghi chú ==
thanh toán.txt
Thanh toán là sự chuyển giao tài sản của một bên (người hoặc công ty, tổ chức) cho bên kia, thường được sử dụng khi trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong một giao dịch có ràng buộc pháp lý. == Các phương thức thanh toán == Dạng thức đơn giản và cổ xưa nhất của thanh toán là hàng đổi hàng. Trong thế giới hiện đại, các hình thức thanh toán bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng, ghi nợ, séc... Trong giao dịch thương mại, thanh toán thường phải đi kèm với hóa đơn và biên nhận. Trong các giao dịch phức tạp, thanh toán còn bao gồm cả chuyển cổ phiếu và các dàn xếp khác của các bên. == Tương lai của thanh toán == Theo xu hướng tiêu dùng hiện đại, tiền giấy sẽ được thay thế dần bởi thẻ thanh toán điện tử, thẻ thông minh, ví điện tử, và ngay cả điện thoại di động. == Chú thích ==
bogra.txt
Bogra (tiếng Bengal: বগুড়া) là một thành phố, là một trong những đô thị trấn lâu đời nhất ở miền bắc Bangladesh. Đó là một trung tâm thương mại và thương mại trong khu vực Bogra và nằm thuộc vùng Rajshahi. Bogra đôi khi được mô tả như là trung tâm thần kinh của miền Bắc Bangladesh. Bogra cũng có một tầm quan trọng về giao thông vận tải ở miền bắc Bangladesh, vì nó nằm ở trung tâm. Rất gần với thành phố này có một nơi gọi là Mahasthangarh đó là thành phố thủ đô đầu tiên của Bangladesh, trước đây được biết đến như Pundravardhana. Nơi đây được coi là thiêng liêng của Phật tử, người Hồi giáo và người theo đạo Hindu như nhau và được tham quan bởi các khách du lịch từ khắp nơi trên Bangladesh trong suốt cả năm. Cựu tổng thống của Bangladesh Ziaur Rahman và cựu thủ tướng Pakistan Muhammad Ali Bogra đều ra trên địa bàn quận. == Tham khảo ==
fifa.txt
Liên đoàn bóng đá thế giới (tiếng Pháp: Fédération Internationale de Football Association - FIFA /ˈfiːfə/; tiếng Anh: International Federation of Association Football) là cơ quan quản lý môn bóng đá, futsal và bóng đá bãi biển. FIFA chịu trách nhiệm tổ chức các giải quốc tế lớn của môn bóng đá, tiêu biểu là World Cup được bắt đầu từ năm 1930 và World Cup nữ từ năm 1991. FIFA được thành lập năm 1904 với mục đích giám sát giải đấu quốc tế giữa các đội tuyển quốc gia của Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Có trụ sở tại Zürich, hiện có 211 quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên phải đồng thời là thành viên của một trong sáu liên đoàn châu lục của: châu Á, châu Âu, Bắc & Trung Mỹ và Caribe, châu Đại Dương, Nam Mỹ và châu Phi. Mặc dù FIFA không có quyền kiểm soát luật bóng đá (đây là trách nhiệm của Ủy ban bóng đá quốc tế), nhưng họ chịu trách nhiệm trong cả việc tổ chức và quảng bá cho giải đấu, qua đó tạo ra doanh thu từ tài trợ. Năm 2013 FIFA thu về hơn 1,3 tỉ đôla Mỹ, lợi nhuận đạt 72 triệu, và có lượng dự trữ tiền mặt lên tới hơn 1,4 tỉ đôla Mỹ. Các báo cáo điều tra của các phóng viên đã cho thấy mối liên kết của lãnh đạo FIFA với các hoạt động tham nhũng, hối lộ và cáo buộc gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và quyết định trao quyền tổ chức World Cup 2018 và 2022 cho Nga và Qatar. Những cáo buộc này dẫn đến cáo trạng của chính quan chức cấp cao FIFA và năm nhà điều hành doanh nghiệp được đưa ra bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ về tội gian lận, lừa đảo, và rửa tiền. == Lịch sử == === Sự hình thành của FIFA === Năm 1902, Anton Wilhelm Hirschman - tổng thư ký liên đoàn bóng đá Hà Lan đã gặp Frederick Wall-tổng thư ký liên đoàn bóng đá Anh đề nghị tổ chức một giải đấu quốc tế chính thức và thành lập một tổ chức bóng đá có quy mô quốc tế. Đề nghị này bị nhiều người trong liên đoàn bóng đá Anh khi đó từ chối Anton Wilhelm Hirschman và nhà báo Robert Guerin của tờ Matin, Thư ký bộ phận bóng đá của Hiệp hội các môn thể thao Pháp (USFSA) tiếp tục gửi thư đến các liên đoàn bóng đá khác ở châu Âu để đề nghị họ cùng đứng ra thành lập một tổ chức bóng đá quốc tế và đã nhận được sự đồng thuận. Năm 1904, trận giao hữu bóng đá giữa Pháp gặp Bỉ đã diễn ra và được công nhận là trận đấu quốc tế đầu tiên ngày 1 tháng 5 và đến ngày 21 tháng 5 thoả ước thành lập liên đoàn bóng đá chung chính thức được thông qua tại trụ sở của Hiệp hội các môn thể thao Pháp số nhà 229, đường Saint Honoré, Paris, gồm có 7 liên đoàn: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Thụy Điển, bầu Robert Guerin làm chủ tịch đầu tiên. === Các chủ tịch FIFA === 1904 - 1906: Robert Guerin; 1906 - 1918: Daniel Burley Woolfall; 1918 - 1921: do bị tác động của chiến tranh thế giới thứ I nên FIFA đã không có chủ tịch; 1921 - 1954: Jules Rimet, ông là vị chủ tịch tại vị lâu nhất của FIFA và là cha đẻ của World Cup và cúp vàng thế giới đầu tiên đã mang tên ông: Cúp Rimet; 1954 - 1955: Rodolphe William Seeldrayers, vị chủ tịch tại vị ngắn nhất của FIFA do ông qua đời sớm sau khi nhận chức được 1 năm và có 25 năm làm phó cho Jules Rimes; 1955 - 1961: Arthur Drewry; 1961 - 1974: Sir Stanley Ford Rous; 1974 - 1998: João Havelange. Là người có công lớn thương mại hoá bóng đá, gắn bóng đá với truyền hình và quảng cáo; 1998 - 2015: Joseph Sepp Blatter; 2016 - nay: Gianni Infantino. == Cấu trúc == === Luật và bộ máy hoạt động === FIFA đặt trụ sở tại Zürich, và là một hiệp hội được thiết lập dưới luật pháp của Thụy Sĩ. === Sáu liên đoàn thành viên và 211 hiệp hội quốc gia === Bên cạnh cơ quan toàn cầu còn có sáu liên đoàn châu lục được công nhận bởi FIFA nhằm giám sát các trận đấu trên các lục địa và khu vực trên thế giới. Các hiệp hội thành viên, và không phải là liên đoàn châu lục là thành viên của FIFA. Các liên đoàn châu lục được quy định trong điều lệ của FIFA, trở thành thành viên của liên đoàn châu lục là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của FIFA. Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC; 46 thành viên) Australia là thành viên của AFC từ năm 2006 Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF; 54 thành viên) Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF; 41 thành viên) Guiana thuộc Pháp, Guyana và Suriname là thành viên của CONCACAF dù họ ở Nam Mỹ. Đội tuyển Guiana thuộc Pháp là thành viên của CONCACAF nhưng không phải của FIFA. Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL; 10 thành viên) Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC; 11 members) Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA; 53 thành viên) Các đội tuyển đại diện cho Armenia, Azerbaijan, Georgia, Israel, Kazakhstan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của UEFA, mặc dù phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ của họ nằm bên ngoài châu Âu. Monaco và Vatican không là thành viên của UEFA hay FIFA. Tổng cộng, FIFA công nhận 211 hiệp hội quốc gia và đội tuyển nam quốc gia của họ cũng như 129 đội tuyển quốc gia nữ; xem danh sách các đội tuyển bóng đá nam quốc gia và mã FIFA của họ. FIFA có nhiều thành viên hơn Liên Hiệp Quốc khi FIFA công nhận 23 thực thể phi chủ quyền là các quốc gia khác nhau, như bốn Home Nations nằm trong Vương quốc Anh hay đang tranh chấp chính trị vùng lãnh thổ như Palestine. Ủy ban công tác FIFA về các quốc gia nhỏ đã phân loại các thành viên tiềm năng của FIFA thành ba loại: Các nhà nước độc lập không thuộc FIFA (Kiribati, Quần đảo Marshall, Micronesia, Monaco, Niue, Palau, Tuvalu) Các vùng lãnh thổ phi độc lập (Guadeloupe, Greenland, Isle of Man, Jersey, Martinique, Quần đảo Bắc Mariana, Réunion, Sint Maarten, Zanzibar) Các khu vực chính trị nhạy cảm (Abkhazia, Crimea, Gibraltar, Kosovo, Bắc Síp, Nam Ossetia). Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA được cập nhật hàng tháng và kết quả của mỗi đội dựa trên thành tích tại các giải quốc tế, vòng loại và các trận giao hữu. Cũng có một bảng xếp hạng dành cho bóng đá nữ, cập nhật bốn lần một năm. == Công nhận và các giải thưởng == FIFA tổ chức một lễ trao giải hàng năm để ghi nhận những thành tích của cá nhân lẫn tập thể của bóng đá thế giới. Về giải cá nhân, cầu thủ nam xuất sắc nhất nhận giải Quả bóng vàng FIFA còn cầu thủ nữ xuất sắc nhất nhận Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA; sau đó giải thưởng dành cho cầu thủ nam đến trước năm 2010 được hợp nhất với Quả bóng vàng châu Âu của France Football. Tại tiệc lớn Ballon d'Or, Giải thưởng FIFA Puskás, FIFA/FIFPro Best XI, Giải thưởng FIFA Fair Play, và Giải thưởng cống hiến của FIFA cũng được trao. Năm 1994 FIFA công bố Đội hình mọi thời đại của FIFA World Cup. Năm 2000 FIFA công bố kết quả bình chọn trên Internet, tuyên bố Real Madrid là Câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA. Năm 2002 FIFA công bố Đội hình trong mơ của FIFA, một đội hình toàn sao mọi thời đại được người hâm mộ bình chọn. Nằm trong một phần của lễ kỷ niệm một trăm năm vào năm 2004, FIFA tổ chức "Trận đấu của thế kỷ" giữa Pháp và Brazil. == Các nhà tài trợ == Adidas Coca-Cola Gazprom Hyundai/Kia Motors Visa Budweiser == Các giải đấu của FIFA == === Các đội đương kim vô địch === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của FIFA (tiếng Anh) Sự ra đời của FIFA và những điều chưa biết (tiếng Việt)
ivan lendl.txt
Ivan Lendl (7 tháng 3 năm 1960) là cựu tay vợt số 1 thế giới. Ban đầu anh người Tiệp Khắc về sau Lendl trở thành công dân Mỹ. Anh là một trong những tay vợt vượt trội nhất vào thập niên 80 và duy trì đến đầu thập niên 90. Anh cũng được xem như là một trong những tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại. Lendl giành được 8 giải đơn Grand Slam. Anh cũng đã 19 lần vào chung kết Grand Slam, 1 kỷ lục lúc đó cho đến khi bị phá bởi Roger Federer vào năm 2009, Rafael Nadal vào năm 2014 và Novak Djokovic vào năm 2016.Anh đã có được ít nhất 1 trận chung kết Grand Slam trong 11 năm liên tiếp, 1 kỷ lục vào được chia sẻ cùng với Pete Sampras. Trước khi có Hiệp hội quần vợt nhà nghề thế giới ATP Lendl cũng đã 12 lần vào chung kết giải Year end championship finals, 1 kỷ lục cùng chia sẻ với John McEnroe. Đoạt giải World Championship Tennis, giành 2 danh hiệu WCT Finals và 1 Grand Prix Tennis Circuit, 5 Cúp quần vợt Masters. == Cuộc sống cá nhân == Lendl sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống quần vợt tại Ostrava, Tiệp Khắc. Ba mẹ anh là những tay vợt xuất sắc tại Tiệp Khắc (Mẹ anh bà Olga là tay vợt số 2 tại đất nước này). Lendl bắt đầu chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp năm 1978. Anh định cư tại Hoa Kỳ năm 1981 và sống cùng người bạn Wojtek Fibak. Năm 1984 Lendl mua một căn hộ tại Greenwich, Connecticut. Năm 1992 Ivan trở thành công dân Hoa Kỳ, anh tham dự Olympic Games năm 1988 và Cúp Davis. 16 tháng 9 năm 1989, 6 ngày sau khi thua tại trận chung kết Mỹ Mở rộng với Boris Becker, Lendl cưới Samantha Frankel, họ có 5 con gái. == Thành tích == === Grand Slam === ==== Vô địch (8) ==== ==== Á quân (11) ==== === ATP Year-End Championships === ==== Vô địch (5) ==== Ghi chú: Lendl vô địch 7 giải year end championship cuối năm với cả 2 giải Grand Prix Tennis Circuit (5 lần) và World Championship Tennis 2 lần) trong 12 lần chung kết ==== Á Quân (4) ==== == Chú thích ==
đào tạo sau đại học.txt
Đào tạo sau đại học là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt Nam.. Đào tạo sau đại học giúp cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. == Hình thức đào tạo sau đại học == Có hai dạng bằng phân cấp chính ở mức đào tạo sau đại học: bằng cấp hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra còn hình thức học tập lấy bằng không phân cấp hay bồi dưỡng sau đại học để nhận các dạng bằng và chứng chỉ. === Bằng cấp === Đào tạo sau đại học theo hướng hàn lâm hay chuyên nghiệp đều thường gồm hai cấp đào tạo Thạc sĩ, và Tiến sĩ. Bằng cấp chuyên nghiệp trong y khoa Việt Nam gồm hai cấp là bằng bác sĩ chuyên khoa một và bác sĩ chuyên khoa hai. ==== Đào tạo Thạc sĩ ==== Đào tạo thạc sĩ cần đạt được mục tiêu là Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.Thời gian đào tạo Thạc sĩ theo hình thức tập trung là 2 năm và không tập trung là 3 năm. Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm 3 phần: Phần 1:Kiến thức chung Phần 2:Kiến thức cơ sở và chuyên ngành Phần 3:Luận văn Thạc sĩ ==== Đào tạo Tiến sĩ ==== Tiến sĩ được đào tạo ra phải đạt mục tiêu là có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học-công nghệ.Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Chương trình đào tạo Tiến sĩ gồm: Phần 1: Các môn học của chương trình Thạc sĩ Phần 2: Các chuyên đề Tiến sĩ Phần 3: Luận án Tiến sĩ === Bồi dưỡng sau đại học === Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới. == Cơ sở đào tạo sau đại học == Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học: Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh, có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; Có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Có sơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh. Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kỹ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học. == Tham khảo ==
chủ tịch quốc hội việt nam.txt
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam. Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội và có cùng nhiệm kỳ với Quốc hội cùng khóa. Chủ tịch Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Chủ tịch Quốc hội mỗi khóa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành Quy chế đại biểu Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; Lãnh đạo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình làm việc, chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội khi xét thấy cần thiết; Giữ mối quan hệ với các đại biểu Quốc hội; Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội; Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của Đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực. == Danh sách Chủ tịch Quốc hội Việt Nam == Đây là danh sách Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 1946 đến nay. Khung màu xám chỉ người giữ vị trí Quyền Chủ tịch Quốc hội == Xem thêm == Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Chủ tịch nước Việt Nam Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Chánh án Tối cao Việt Nam Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chủ tịch Quốc hội tại Từ điển bách khoa Việt Nam Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 Nguyễn Sinh Hùng, 28/11/2013
vương quốc liên hiệp anh và ireland.txt
Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Ireland) là quốc gia được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1801 khi Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland hợp nhất (trước đó vào năm 1707, Vương quốc Anh và Scotland đã hợp nhất thành Vương quốc Anh). Quốc gia này đã giải thể khi phần đất phía nam của đảo Ireland tuyên bố độc lập ngày 6 tháng 12 năm 1922, sau Hiệp ước Anh-Ireland và hình thành nên quốc gia độc lập Cộng hòa Ireland. Riêng phần phía đông bắc đảo Ireland vẫn duy trì là một phần của Vương quốc Anh, được gọi là Bắc Ireland. == Tham khảo ==
pokémon gold và silver.txt
Pokémon Gold và Silver (ポケットモンスター 金・銀, Poketto Monsutā Kin Gin, "Pocket Monsters: Gold & Silver") là tựa game thứ hai của seri video game theo lượt Pokémon, phát triển bởi Game Freak và phát hành bởi Nintendo cho hệ máy Game Boy Color. Chúng được phát hành ở Nhật Bản vào năm 1999, Úc và Bắc Mĩ vào năm 2000, và châu Âu năm 2001. Pokémon Crystal là một phiên bản đặc biệt, được phát hành một năm sau ở mỗi vùng. Năm 2009, Nintendo làm lại tựa game Gold và Silver cho hệ máy Nintendo DS với tên gọi Pokémon Heart Gold và Soul Silver. Tựa game giới thiệu thêm 100 loài Pokémon mới, người chơi có quyền chọn tên cho nhân vật chính, với mục tiêu trở thành bậc thầy trong chiến đấu với Pokémon. Cả hai game đều không phụ thuộc vào nhau nhưng hầu hết bối cảnh và cốt truyện đều giống nhau. Cả hai đều có thể chơi riêng lẻ, nhưng để hoàn thành Pokédex người chơi cần phải trao đổi Pokémon giữa hai phiên bản và những tựa game trước. Chuyến hành trình ở Johto trong Pokémon anime dựa trên vùng đất mới được giới thiệu trong game. Pokémon Gold và Silver đã nhận được những phản hồi rất tích cực khi phát hành và được nhiều người cho rằng là tựa game tốt nhất trong cả seri. Chúng tiếp tục thành công rực rỡ của tựa game trước khi Pokémon bắt đầu hình thành một công ty tỷ đô. Tựa game suýt nữa bắt được doanh thu Pokémon Red và Blue và cùng nhau hai tựa game đã bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới. Tới năm 2010, số bản được bán của Gold và Silver là 23 triệu bản. == Lối chơi == Như Pokémon Red, Blue và Yellow, người chơi được coi như người thứ ba trong Pokémon Gold và Silver, trực tiếp điều khiển nhân vật chính của mình vòng quanh thế giới giả tưởng tương tác với con người và đồ vật. Khi người chơi khám phá thế giới anh ấy/cô ấy sẽ gặp nhiều địa hình khác nhau, như bãi cỏ, rừng, hang động, biển mỗi nơi có một loài Pokémon khác nhau. Khi người chơi ngẫu nhiên bắt gặp một Pokémon, sân đấu chuyển thành một cảnh chiến đấu theo lượt, các Pokémon sẽ chiến đấu với nhau. Game có hai mục tiêu chính: đi theo cốt truyện và đánh bại Elite Four và Lance để trở thành nhà vô địch mới, và hoàn thành Pokédex bằng cách bắt, tiến, và trao đổi có được tất 251 Pokémon. Một yếu tố chính của mục tiêu là nâng cao sức mạnh của Pokémon bằng cách chiến đấu với các Pokémon khác, có thể là Pokémon hoang hoặc thuộc quyền sở hữu của các nhà huấn luyện khác. Hệ thống này tính bằng điểm kinh nghiệm và lên cấp độ, giống như tất cả tựa game Pokémon khác, người chơi kiểm soát đặc tính của Pokémon, như chỉ số chiến đấu, và những chiêu thức có thể học được. === Lối chơi mới === Tuy Pokémon Gold và Silver vẫn giữ lại những cách chơi cơ bản như bắt, chiến đấu và tiến hóa được giới thiệu ở Pokémon Red và Blue, một số lối chơi mới đã được thêm vào. Hệ thống thời gian ở phiên bản này sử dụng đồng hồ tính theo thời gian thật. Một số sự kiện, kể cả sự xuất hiện của Pokémon, đều bị ảnh hưởng bởi tính năng này. Những món vật dụng mới đã được thêm vào, một số được thiết kế để khai thác lối chơi mới: Pokémon có khả năng giữ đồ vật. Một loại đồ vật mới có thể được giữ là berry(trái cây), có nhiều loại berry khác nhau, chúng có thể dùng để hồi phục máu hoặc chữa trị tình trạng xấu(tê liệt, bỏng,..). Một số đồ dùng giữ được khác có thể làm tăng sức mạnh của Pokémon trong chiến đấu. Một số Poké Ball chuyên dụng hơn đã được giới thiệu, giúp việc bắt Pokémon dễ dàng hơn trong một số trường hợp. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Nintendo Nhật Bản cho Pokémon Gold và Silver site Trang web chính thức của Nintendo Nhật Bản cho Pokémon Crystal
yerevan.txt
Yerevan (tiếng Armenia: Երևան hoặc Երեւան), đôi khi được viết là Erevan, các tên cũ: Erebuni, Revan, và Erivan - là thủ đô và là thành phố lớn nhất Armenia. Thành phố này nằm bên sông Hrazdan, là trung tâm công nghiệp, văn hóa, hành chính của quốc gia này. Thành phố này đã là thủ đô của Armenia kể từ năm 1918, là thủ đô thứ 12 trong lịch sử Armenia. Lịch sử của Yerevan bắt đầu tính từ thế kỷ 8 trước Công Nguyên, với việc thiết lập pháo đài Urartia Erebuni năm 782 trước Công Nguyên tại cực tây của đồng bằng Ararat. Sau thế chiến I, Yerevan đã trở thành thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Armenia khi hàng ngàn người sống sót sau vụ diệt chủng Armenia đã định cư tại khu vực này. Thành phố đã được mở mang nhanh chóng trong thế kỷ 20 khi Armenia trở thành một trong 15 nước cộng hòa trong Liên Xô. Trong 50 năm, Yerevan đã được phát triển từ một thị xã vài ngàn dân trong thời kỳ đầu của nước cộng hòa thành một trung tâm công nghiệp, nghệ thuật lớn, là trung tâm hành chính của quốc gia. Với sự phát triển của kinh tế Armenia, Yerevan đã trải qua một thời kỳ chuyển đổi lớn khi cả thành phố trở thành một đại công trường xây dựng vào đầu thập niên 2000. Ngày nay, các công trình mới xây dựng này đã bắt đầu xóa dần các công trình được xây trong những năm của thập kỷ 70, thời kỳ thống lĩnh của nhà nước Xô Viết. Năm 2007, dân số của Yerevan ước tính 1.107.800 người, nếu tính vùng đô thị xung quanh ước tính 1.245.700 người.), chiếm hơn 42% dân số Armenia. == Tham khảo ==
lira thổ nhĩ kỳ.txt
Lira Thổ Nhĩ Kỳ (ký hiệu tiền tệ: TL; ISO 4217: TRY) là tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và của quốc gia độc lập trên thực tế Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp. Tiền lira được chia thành 100 kuruş. Tất cả các tờ tiền giấy và tiền xu có hình ảnh của Mustafa Kemal Atatürk từ các thời điểm khác nhau trong cuộc đời của ông từ thập niên 30 của thế kỷ 19 (ngoại trừ vài tờ trong đợt phát hành lần hai, 1937-1942, có hình İsmet İnönü) trên mặt ngược lại. == Tham khảo ==
arsenal f.c..txt
Câu lạc bộ bóng đá Arsenal, còn được biết đến với biệt danh Pháo thủ là một câu lạc bộ bóng đá lớn tại Anh có trụ sở ở Holloway, London. Câu lạc bộ hiện đang chơi ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Là một trong những câu lạc bộ thành công nhất của bóng đá Anh, Arsenal đã giành được tổng cộng 13 danh hiệu vô địch quốc gia; đạt kỷ lục 12 danh hiệu cúp FA. Được thành lập vào năm 1886 tại Woolwich ở phía đông nam London, Arsenal trở thành câu lạc bộ đầu tiên ở miền Nam nước Anh gia nhập Football League vào năm 1893. Năm 1913, đội bóng chuyển về phía bắc, lấy sân vận động Highbury làm sân nhà và thi đấu tại đó trong suốt 93 năm. Năm 2006, đội bóng chuyển đến sân vận động Emirates và lấy đó làm sân nhà cho đến nay. Arsenal là câu lạc bộ kình địch với đội bóng cùng khu vực Tottenham Hotspur, và các trận bóng giữa hai đội được xem là trận Derby Bắc London. Năm 1919, các Pháo thủ lên hạng cao nhất của bóng đá Anh và kể từ mùa giải này, Arsenal là đội bóng bám trụ lâu nhất trong lịch sử giải đấu hạng cao nhất nước Anh. Họ đã giành được năm chức vô địch hạng cao nhất và hai danh hiệu cúp FA vào thập niên 1930. Năm 1971, Arsenal đã có lần đầu tiên đoạt được cú đúp chức vô địch quốc gia và cúp FA. Trong các thập niên 1990 và 2000, Arsenal giành được hai cú đúp danh hiệu giải vô địch quốc gia và cúp FA; cùng với đó là mùa giải 2003-04 bất bại. Năm 2006, Arsenal có lần đầu tiên lọt đến một trận chung kết UEFA Champions League, và trở thành câu lạc bộ đầu tiên tại London làm được điều này. Arsenal là một trong những đội bóng có lượng người hâm mộ đông nhất thế giới, Deloitte đã xếp họ ở vị trí thứ 5 về truyền thông và xã hội vào mùa bóng 2014-15. Arsenal là một trong số những đội bóng có thu nhập cao nhất trên thế giới. Năm 2016, Arsenal được xếp là câu lạc bộ thứ 2 trong số những câu lạc bộ bóng đá có tổng giá trị tài sản cao nhất nước Anh, với trên 2 tỷ USD. == Lịch sử == === Giai đoạn 1886-1919: Đổi tên và thăng hạng === Năm 1886, một nhóm công nhân của Royal Arsenal, nhà máy sản xuất đạn dược lớn tại Woolwich đã thành lập ra một đội bóng đá lấy tên là Dial Square; ngay sau đó được đổi tên thành Royal Arsenal và chọn David Danskin làm đội trưởng. Câu lạc bộ đã giành được hai danh hiệu đầu tiên vào năm 1890 và 1891; đây cũng là những danh hiệu duy nhất mà Arsenal đã đạt được khi còn ở Đông Nam Luân Đôn. Năm 1893, đội bóng đổi tên thành Woolwich Arsenal sau khi trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng năm này, Woolwich Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên ở khu vực phía Nam tham dự Football League, bắt đầu từ giải hạng hai, thăng hạng nhất lần đầu vào năm 1904. Do vị trí địa lý không phù hợp nên đội bóng có rất ít khán giả so với các câu lạc bộ khác. Vì thế, năm 1910, công ty sở hữu câu lạc bộ lâm vào khó khăn và phá sản, nhưng đó cũng là lúc mà tỷ phú Henry Norris và doanh nhân William Hall đến với câu lạc bộ. Ông bắt đầu tìm cách di chuyển vị trí và trụ sở đội bóng. Năm 1913, sau khi bị rớt xuống hạng hai, đội bóng vượt sông Thames di chuyển lên phía bắc Luân Đôn, lấy sân vận động Highbury làm sân nhà, chính thức lấy tên câu lạc bộ là Arsenal. Arsenal chỉ đứng thứ năm trong mùa giải hạng nhì trước khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Sau khi chiến tranh kết thúc, trong một cuộc bỏ phiếu, đội bóng được lên hạng Nhất lại bắt đầu từ mùa bóng 1919-1920, từ suất của đội bóng cùng thành phố Tottenham. Một số sách cho rằng kết cuộc bầu cử để chia lại suất chơi hạng nhất này có ý nghĩa mập mờ. Từ đó, mầm mống cho sự kình địch giữa Arsenal và Tottenham bắt đầu xuất hiện. Kể từ mùa giải này, Arsenal là đội bóng bám trụ lâu nhất trong lịch sử giải đấu hạng cao nhất nước Anh. === Giai đoạn 1919-1953: Những thành công đầu tiên === Sau khi được thăng hạng, ngân sách của câu lạc bộ đã tăng trưởng nhanh và lượng người hâm mộ cũng nhiều hơn. Năm 1925, Arsenal bổ nhiệm Herbert Chapman làm huấn luyện viên trưởng. Sau khi dẫn dắt Huddersfield Town giành chức vô địch quốc gia 1923-24 và 1924-25, Chapman đã đưa Arsenal bước vào giai đoạn đầu tiên của sự thành công lớn. Với cách huấn luyện đúng đắn, cùng với những bản hợp đồng với các cầu thủ ngôi sao như Alex James và Cliff Bastin, ông đã đặt nền tảng cho sự thống trị của Arsenal trong nền bóng đá Anh vào những năm 1930. Dưới sự dẫn dắt của Chapman, Arsenal đã giành được chức vô địch giải đấu lớn đầu tiên - đó là một chiếc cúp FA vào năm 1930; và sau đó là hai chức vô địch quốc gia vào mùa bóng 1930-31 và 1932-33. Nhờ ông, năm 1932, nhà ga tàu điện ngầm Gillespie Road được đổi tên thành Arsenal, đây là trường hợp đặc biệt khi một nhà ga mang tên câu lạc bộ bóng đá. Chapman bị chứng viêm phổi và đột ngột qua đời năm 1934. Sau đó, Joe Shaw và George Allison tiếp tục công việc của Chapman rất thành công. Dưới sự huấn luyện của họ, Arsenal đã giành được thêm ba chức vô địch quốc gia, 1933-1934, 1934-1935 và 1937-1938; và chiếc cúp FA 1936, trong khi họ cũng được biết đến như là "Chảo lửa của các câu lạc bộ Anh". Về cuối thập kỷ, một loạt cầu thủ chủ chốt bắt đầu dừng thi đấu do ảnh hưởng từ cuộc thế chiến thứ hai, và tiếng tăm của Arsenal phần nào bị lu mờ do bóng đá Anh nghỉ thi đấu. Sau chiến tranh, Arsenal có khoảng thời gian thành công thứ hai cùng với huấn luyện viên Tom Whittaker khi giành hai chức vô địch quốc gia 1947-48 và 1952-53 cùng một cúp FA mùa giải 1949–50. === Giai đoạn 1953-1986: Thời kỳ đi xuống === Sau năm 1953, Arsenal bắt đầu thi đấu sa sút dần và không còn thu hút cầu thủ như những năm 1930. Câu lạc bộ đã có hai thập kỷ 1950 và 1960 chỉ là một đội bóng hạng trung. Ngay cả cựu đội trưởng tuyển Anh Billy Wright không thể mang lại cho câu lạc bộ có được danh hiệu nào với chức danh huấn luyện viên trưởng, trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1966. Năm 1966, Arsenal bổ nhiệm Bertie Mee làm huấn luyện viên trưởng. Sau khi thua hai trận chung kết League Cup, người đàn ông từng là một nhà vật lý trị liệu này đã giúp Arsenal giành chiếc cúp châu Âu đầu tiên, Inter-Cities Fairs Cup vào mùa bóng 1969-70. Mùa bóng sau đó Arsenal đã có cú đúp danh hiệu đầu tiên trong lịch sử: giành chức vô địch quốc gia và FA Cup. Điều này đánh dấu một mốc son chói lọi của Arsenal trong đầu thập kỷ; mùa giải sau đó, Arsenal chỉ về nhì FA Cup và chỉ đứng thứ hai ở giải vô địch quốc gia vào năm 1973. Sau mùa bóng 1975-76, Bertie Mee từ chức. Terry Neill được ban lãnh đạo Arsenal bổ nhiệm vào vị trí huấn luyện viên trưởng vào ngày 9 tháng 7 năm 1976 khi mới 34 tuổi, và trở thành huấn luyện viên trẻ nhất của Arsenal cho đến nay. Với các bản hợp đồng được ký với các cầu thủ Malcolm Macdonald và Pat Jennings, và các tài năng trẻ như Liam Brady và Frank Stapleton, đội bóng lại đi đến những thành công kể từ năm 1971. Họ liên tiếp lọt vào các trận chung kết FA Cup vào các năm 1978, 1979 và 1980; trong đó họ giành được một chức vô địch FA sau trận chung kết kịch tính thắng Manchester United 3-2 năm 1979. Mùa bóng sau đó, họ giành vị trí á quân European Cup Winners' Cup, để thua trên chấm penalty. === Giai đoạn 1986-nay: Graham và Wenger === Sự trở lại của cựu cầu thủ George Graham trên cương vị huấn luyện viên vào năm 1986 đã đem đến giai đoạn phục hưng thứ ba cho câu lạc bộ. Arsenal đoạt League Cup vào năm 1987, mùa bóng đầu tiên mà Graham dẫn dắt đội bóng. Mùa giải 1988-89, Arsenal giành chức vô địch quốc gia sau trận thắng một cách nghẹt thở trước Liverpool với bàn thắng ở phút cuối cùng. Với duy nhất một trận thua, họ đã bảo vệ thành công chức vô địch quốc gia mùa bóng sau đó. Arsenal cũng đã giành cú đúp danh hiệu FA Cup và League Cup vào mùa bóng 1992-93. Họ đã giành chiếc cúp thứ hai trên đấu trường châu Âu vào năm 1994, với danh hiệu UEFA Cup Winner's Cup, khi thắng Parma F.C. trong trận chung kết với bàn thắng duy nhất của Alan Martin Smith. Uy tín của Graham đã bị lu mờ khi dính vào một số bê bối trong chuyển nhượng cầu thủ. Graham bị sa thải năm 1995, mặc dù đem đến nhiều thành công cho câu lạc bộ. Người kế tiếp Graham, Bruce Rioch, chỉ huấn luyện một mùa, rời câu lạc bộ sau một bất đồng với ban lãnh đạo. Vào những năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Arsenal đã có những thành công lớn mà một phần bởi quyết định ký hợp đồng với huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ, Arsène Wenger từ ban lãnh đạo Arsenal vào ngày 30 tháng 9 năm 1996. Wenger đã có những thay đổi táo bạo trong chiến thuật, chế độ ăn uống, cách huấn luyện và chính sách chuyển nhượng. Ông đã đưa một số cầu thủ nước ngoài vào thi đấu cũng như đào tạo các cầu thủ trẻ người Anh. Arsenal đoạt cú đúp Ngoại hạng Anh và cúp FA mùa giải 1997-98; cùng với cú ăn ba mùa giải 2001-02. Ngoài ra, câu lạc bộ đạt đến trận chung kết của UEFA Cup 1999-2000 (thua sau loạt đá luân lưu 11m trước Galatasaray) và đoạt cúp FA năm 2003, 2005. Đặc biệt là chức vô địch giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa bóng 2003-04 với toàn bộ 38 trận bất bại (trong đó có 26 trận thắng, 12 trận hòa); từ đó các cổ động viên đặt cho họ biệt danh The Invincibles. Đó là một phần trong chuỗi 49 trận bất bại của Arsenal tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2003 đến ngày 24 tháng 10 năm 2004, một kỷ lục của bóng đá Anh. Cũng trong năm 2002, Arsenal đã tham gia vào nhóm G-14 - đại diện quyền lợi cho những câu lạc bộ, Hiệp hội bóng đá khác nhau tại châu Âu trước Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA). Năm 2008, nhóm G-14 này giải thể để thành lập Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu (ECA). Arsenal đã giành được vị trí thứ nhất hoặc thứ nhì ở tám trong trong mười một mùa giải đầu tiên của Wenger ở câu lạc bộ, tuy nhiên ở các mùa giải tiếp sau họ đã không thể hoàn thành được điều này. Vào tháng 7 năm 2013, họ là một trong năm đội, với các đội khác là Manchester United, Blackburn Rovers, Chelsea và Manchester City, đã vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh kể từ khi thành lập vào năm 1992. Arsenal chưa bao giờ tiến xa hơn vòng tứ kết của UEFA Champions League cho đến mùa bóng 2005-06; mùa giải mà họ trở thành đội bóng đầu tiên đến từ Luân Đôn trong lịch sử năm mươi năm của giải đấu lọt đến trận chung kết, và họ bị thua 2-1 trước Barcelona. Vào tháng 7 năm 2006, họ chuyển đến sân Emirates, sau 93 năm thi đấu trên sân Highbury. Họ vào đến 2 trận chung kết cúp Liên đoàn năm 2007 và 2011, nhưng đều thua với tỷ số 2-1 trước Chelsea và Birmingham. Arsenal trải qua chuỗi tám năm không có danh hiệu kể từ năm 2005 cho đến ngày 17 tháng 5 năm 2014, khi đánh bại Hull City trong trận chung kết cúp FA, từ việc bị dẫn 2-0 để rồi lội ngược dòng đánh bại Hull với tỷ số 3-2. Ngày 10 tháng 8 năm 2014, Arsenal đánh bại Manchester City 3-0 trong trận Siêu cúp Anh 2014. Chín tháng sau khi giành Siêu cúp Anh 2014, Arsenal đã xuất hiện trong trận chung kết FA Cup năm thứ hai liên tiếp, và họ đã bảo vệ thành công chức vô địch khi đánh bại Aston Villa 4-0 trong trận chung kết vào ngày 30 tháng 5 năm 2015 và trở thành câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 12 danh hiệu. Ngày 2 tháng 8 năm 2015, Arsenal đánh bại Chelsea 1-0 trên sân vận động Wembley để giành Siêu cúp Anh 2015, danh hiệu siêu cúp thứ 14 trong lịch sử của họ. Mùa bóng 2015-16, Arsenal chỉ giành á quân giải Ngoại hạng khi thua Leicester City 10 điểm. == Biểu tượng và logo == Vào năm 1888, chỉ sau hai năm thành lập câu lạc bộ, Arsenal khi đó với cái tên là Royal Arsenal đã chọn cho mình biểu tượng, gồm 3 cột tượng trưng cho những khẩu pháo thần công hướng về phía bắc, tương tự như các huy hiệu của Khu Metropolitan vùng Woolwich (ngày nay, nó trở thành các huy hiệu của khu Greenwich tại London). Đôi khi, biểu tượng có thể bị nhầm lẫn với những ống khói, nhưng với hình ảnh đầu một con sư tử được chạm khắc, và với một cascabel được đặt trên đó để trở thành biểu tượng của đội bóng. Nó đã được bỏ bớt sau khi chuyển tới sân Highbury vào năm 1913 và được khôi phục năm 1922, khi câu lạc bộ chọn biểu tượng gồm 1 một khẩu thần công hướng về phía đông, kèm theo biệt danh của câu lạc bộ, The Gunners (Pháo thủ), được đính vào đó. Biểu tượng này chỉ được sử dụng đến năm 1925, khi Arsenal đổi biểu tượng thành hình với khẩu pháo nhỏ hơn, hướng về phía tây với dòng chữ The Gunners được khắc bên cạnh. Năm 1949, câu lạc bộ đã đóng một biểu tượng mới, với khẩu pháo được đặt ở dưới tên câu lạc bộ, viền màu đen, trên biểu tượng của Khu Metropolitan của Islington, ở dưới vẽ một dải băng viết theo tiếng Latin: Victoria Concordia Crescit (tiếng Việt: Chiến thắng đến từ sự hài hoà). Nó được thiết kế bởi một biên tập viên của đội bóng, Harry Homer. Lần đầu tiên, biểu tượng được kết hợp bởi màu sắc, sau đó có thay đổi chút ít do hoàn cảnh lúc đó, rồi rút gọn chỉ còn ba màu: đỏ, vàng, xanh lá cây. Vì có nhiều phiên bản khác của biểu tượng, Arsenal đã bất lực trong việc mua bản quyền của nó. Mặc dù đội bóng đã đăng ký biểu tượng như một nhãn hiệu, nhưng họ phải cạnh tranh (cuối cùng thắng) trong một cuộc chiến pháp lý về vấn đề bản quyền với một hãng buôn đường phố ở địa phương, và là nơi "không chính thức" bán các mặt hàng từ Arsenal, từ đó thì Arsenal mới thành công trong việc bảo hộ bản quyền pháp lý của biểu tượng. Do đó, năm 2002, Arsenal đã giới thiệu một biểu tượng mới, với các đường cong đẹp và hiện đại hơn nhưng với một phong cách đơn giản, được bảo hộ bản quyền. Khẩu pháo hướng về phía Đông, tên của đội bóng được viết bằng kiểu chữ sans-serif ở phía trên của khẩu pháo. Màu xanh lá cây đã được thay thế bằng màu xanh đậm. Biểu tượng mới đã bị một số người hâm mộ chỉ trích. Hội cổ động viên của Arsenal đã lên tiếng rằng, câu lạc bộ đã bỏ qua nhiều các thiết kế về lịch sử và truyền thống câu lạc bộ, thay bằng một thiết kế mới mẻ và hiện đại, tuy nhiên chưa tham khảo ý kiến người hâm mộ. Đến thập niên 60 của thế kỷ XX, hình vẽ biểu tượng câu lạc bộ được gắn trên áo đấu để tham dự các trận đấu lớn như chung kết cúp FA, thường là hình thức lồng tên câu lạc bộ với màu đỏ trên nền trắng. Các kiểu chữ viết lồng nhau được viết theo phong cách Art-Deco, các chữ A và C trên hình vẽ biểu tượng được bố trí theo kiểu cách bóng đá hơn chữ F, tất cả được đặt trong một bộ khung hình lục giác. Ví dụ, đầu tiên đây là một logo của một tổ chức, sau đó được giới thiệu như một phần trong thương hiệu trước đây của Herbert Chapman tại câu lạc bộ vào những năm 1930, mặc dù chưa được sử dụng trên áo đấu trong trận chung kết cúp FA nhưng lại là một chi tiết trong thiết kế sân Highbury, bao gồm các lối vào chính và trong việc ốp lát nền các tầng. Từ năm 1967, trên áo đấu thường xuyên xuất hiện hình vẽ khảu pháo trắng, cho đến khi được thay thế bởi biểu tượng câu lạc bộ, đôi khi có thêm biệt danh "The Gunners", trong những năm 1990. Mùa bóng 2011-12, Arsenal kỷ niệm 125 năm thành lập câu lạc bộ. Nhân dịp này, đội bóng cho thiết kế một biểu tượng mới, được đính kèm trên áo đấu của họ để thi đấu trong suốt cả mùa giải. Biểu tượng hầu hết có màu trắng, xung quanh bao gồm 15 lá cây sồi ở bên phải và 15 lá nguyệt quế ở bên trái. Những chiếc lá sồi biểu thị cho 15 thành viên cũ được tìm thấy của câu lạc bộ đã gặp nhau ở quán rượu Royal Oak. Còn 15 lá nguyệt quế tượng trưng cho các chi tiết được thiết kế trên 6 đồng xu bởi những người thành lập đội bóng. Các lá nguyệt quế còn thể hiện cho sức mạnh đội bóng. Để hoàn thành được biểu tượng này, các lá sồi và nguyệt quế được biểu diễn ở hai bên của khẩu hiệu "Forward" (tiếng Việt: tiến lên) ở phía dưới cùng của biểu tượng. == Màu áo thi đấu == Trong phần lớn lịch sử của Arsenal, màu áo thi đấu trên sân nhà của họ thường là áo sơ mi màu đỏ tươi, tay áo và quần đều có màu trắng, mặc dù không phải lúc nào cũng mặc như thế. Việc lựa chọn màu đỏ là để ghi nhận những hỗ trợ và đóng góp từ Nottingham Forest sau khi Arsenal thành lập năm 1886. Hai trong số các thành viên sáng lập ra Dial Square, Fred Beardsley và Morris Bates, là cựu cầu thủ của Forest đã chuyển tới Woolwich để thi đấu. Vì họ cùng nhau đưa đội một vào khu vực không thể tìm thấy áo đấu, nên Beardsley và Bates đã viết thư về nhà cầu xin sự giúp đỡ, và họ nhận được một bộ đồ và một quả bóng. Chiếc áo có màu đỏ, một màu đỏ đậm, đi cùng với nó là chiếc quần màu trắng, và tất màu xanh và trắng. Năm 1933, Herbert Chapman muốn các cầu thủ của mình được mặc những bộ quần áo sáng màu hơn, nên đã thay thế và nâng cấp bộ áo đấu, thêm phần tay áo màu trắng và đổi màu nền trên thân áo thành một màu đỏ khác sáng hơn. Có hai giả thiết nói về nguồn gốc từ việc thêm các tay áo màu trắng. Thứ nhất, có một mẩu chuyện viết rằng, Chapman nhìn thấy một cổ động viên trên khán đài mặc chiếc áo len không có tay, màu đỏ và mặc trên một chiếc áo sơ mi trắng. Giả thiết thứ hai là ông đã lấy cảm hứng từ một bộ trang phục tương tự được mặc bởi họa sĩ biếm Tom Webster, một người chơi golf cùng với Chapman. Có thể một trong hai câu chuyện này là sự thật, nhưng những bộ áo đấu màu đỏ và trắng đã trở thành màu áo đấu truyền thống của Arsenal. Đội bóng đã mặc những bộ áo đấu như thế trong suốt những năm từ 1933 đến nay, ngoại trừ hai mùa bóng: mùa thứ nhất là 1966-67 khi Arsenal mặc những bộ đồ toàn màu đỏ; nhưng các cổ động viên không ưa chuộng và phải trở lại những chiếc áo có cánh tay trắng vào mùa bóng kế tiếp. Mùa thứ hai là 2005-06, mùa cuối cùng mà Arsenal thi đấu trên sân vận động Highbury, đội bóng đã mặc những chiếc áo đỏ sẫm, tương tự những bộ đồ mà đội bóng mặc trong năm 1913; và câu lạc bộ đã trở về với bộ đồ đỏ trắng vào mùa bóng sau đó. Trong mùa giải 2008-09, Arsenal thay thế tay áo toàn màu trắng truyền thống bằng tay áo màu đỏ với một sọc ngang màu trắng. Màu áo sân nhà Arsenal trở thành nguồn cảm hứng cho ít nhất ba câu lạc bộ khác. Năm 1909, Sparta Prague đã cho ra mắt một bộ áo đấu màu đỏ sẫm, bộ đồ thi đấu Arsenal đã mặc vào thời điểm đó; sau đó vào năm 1938, Hibernian cũng cho ra mắt thiết kế tay áo giống với chiếc áo của Arsenal với các đường nét màu xanh lá cây và màu trắng. Năm 1920, Sporting Clube de Braga, sau khi trở về từ một trận bóng tại Highbury, đã thay đổi bộ áo đấu màu xanh của câu lạc bộ đến một bộ đồ có những điểm giống với Arsenal: áo màu đỏ, tay áo màu trắng và quần soóc, từ đó mà họ có biệt danh "Os Arsenalist". Đội bóng đã mặc bộ đồ đó cho đến nay. Trong nhiều năm, quần áo sân khách của Arsenal là chiếc áo màu trắng và quần soóc màu đen hoặc trắng. Đến mùa giải 1969-70, Arsenal giới thiệu bộ áo đấu sân khách, với chiếc áo màu vàng và quần soóc màu xanh. Bộ đồ này đã được Arsenal mặc trong Chung kết cúp FA 1971, trận đấu mà Arsenal đã đánh bại Liverpool để giành cú đúp danh hiệu đầu tiên trong lịch sử. Arsenal lọt vào chung kết cúp FA lần tiếp theo vào năm sau, mặc bộ đồ sân nhà màu trắng và màu đỏ, nhưng bị thua cuộc trước Leeds United. Cuối thập niên 1970, các Pháo thủ thi đấu ba trận chung kết cúp FA liên tiếp từ năm 1978 đến 1980 và họ mặc bộ đồ "may mắn" có màu vàng và màu xanh, sau đó đội bóng vẫn tiếp tục lấy nó làm bộ đồ sân khách của câu lạc bộ cho đến khi giới thiệu một bộ đồ màu xanh lá cây và màu áo hải quân để làm bộ đồ sân khách trong mùa bóng 1982-83. Mùa giải tiếp theo, Arsenal trở lại bộ quần áo sân khách màu vàng và màu xanh, mặc dù với một màu xanh đậm hơn trước. Khi Nike thay Adidas làm nhà sản xuất quần áo thi đấu cho Arsenal vào năm 1994, màu áo sân khách của Arsenal đã được đổi lại thành áo sơ mi và quần soóc màu xanh với hai tông màu. Kể từ khi mà thị trường bán áo đấu bắt đầu xuất hiện, các bộ đồ sân khách của Arsenal thay đổi thường xuyên, và Arsenal thường cho giới thiệu bộ đồ sân khách và bộ đồ thứ ba. Trong thời gian này, các mẫu thiết kế quần áo sân khách của Arsenal thường là màu xanh, hoặc một vài thay đổi nhỏ từ bộ đồ sân khách truyền thống với màu vàng và màu xanh, chẳng hạn màu vàng, màu áo hải quân và màu kim loại được sử dụng trong mùa bóng 2001-02, màu xám vàng và đen được sử dụng trong các năm từ 2005-2007, màu vàng và màu nâu sẫm từ 2010-2013. Từ năm 2009, bộ đồ sân khách được thay đổi theo từng mùa, và các bộ đồ thi đấu trên sân khách sẽ có ba lựa chọn nếu như bộ áo đấu sân nhà được thiết kế mới theo từng năm. === Nhà tài trợ áo đấu === Quần áo thi đấu của Arsenal được sản xuất ở nhiều hãng, bao gồm Bukta (từ năm 1930 cho đến đầu những năm 1970), Umbro (từ năm 1970 cho đến năm 1986), Adidas (1986-1994), Nike (1994-2014), và Puma (từ năm 2014). Cũng như hầu hết các câu lạc bộ bóng đá lớn khác, quần áo thi đấu của Arsenal được đính kèm thêm tên của các nhà tài trợ từ những năm 1980; các nhà tài trợ gồm có: JVC (1982-1999), Sega (1999-2002), O2 (2002-2006) và Emirates (từ năm 2006). == Sân vận động == Trong phần lớn thời gian đội bóng có trụ sở tại Đông Nam London, Arsenal lấy sân Manor Ground tại Plumstead làm sân nhà, ngoại trừ ba năm thi đấu tại sân Invicta Ground trong các năm từ 1890 đến 1893. Sân Manor Ground ban đầu chỉ là một bãi đất trống, cho đến khi câu lạc bộ nâng cấp sân bằng việc cải tạo, đắp đất và trồng cỏ để tham dự Football League vào năm 1893. Đội bóng đã lấy đây làm sân nhà trong suốt hai mươi năm cho đến khi chuyển lên Bắc London vào năm 1913. Tháng 9 năm 1913, Arsenal chuyển lên Bắc London và lấy Sân vận động Highbury làm sân nhà; và Arsenal đã sử dụng nó cho đến ngày 7 tháng 5 năm 2006. Sân vận động lúc đầu được thiết kế bởi kiến trúc sư bóng đá nổi tiếng thời đó, Archibald Leitch. Ông đã có một thiết kế chung cho các sân bóng của các câu lạc bộ Anh vào thời điểm ấy, với một kiến trúc đơn giản và ba khán đài hướng ra ngoài trời của sân bóng. Toàn bộ sân vận động đã được trùng tu và nâng cấp trong những năm 1930. Được xây dựng theo phong cách Art-Deco, các khán đài Tây và Đông lần lượt được mở cửa vào các năm 1932 và 1936. Một mái che đã được lắp vào khán đài Bắc của sân bóng, tuy nhiên nó đã bị đánh bom trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và không được khôi phục, trùng tu lại cho đến năm 1954. Highbury có thể chứa được 60 nghìn khán giả ở mức cao nhất, và sân bóng này có sức chứa khoảng 57 nghìn chỗ ngồi cho đến đầu những năm 1990. Tờ Taylor Report cũng như ban tổ chức Premier League yêu cầu Arsenal rời sân Higubury và tìm một sân bóng khác có sức chứa lớn hơn cho mùa bóng 1993-94, do đó mà Highbury phải giảm 38.419 chỗ. Khi Ban tổ chức UEFA Champions League có quy định làm thêm các biển quảng cáo được đặt ở đường biên các sân, thì số lượng chỗ ngồi tiếp tục giảm xuống và vì thế, Arsenal phải thi đấu Champions League trên sân Wembley và đăng ký nó làm sân nhà để thi đấu ở giải đấu trên, sân bóng này có sức chứa 70 nghìn khán giả. Việc mở rộng sân vận động Highbury bị hạn chế vì khán đài Đông của sân bóng được thông báo là sẽ đập bỏ để xây một công trình cấp hai và ba khán đài còn lại nhiều khả năng sẽ bị phá để làm khu dân cư. Những sự hạn chế này đã đưa câu lạc bộ vào thế khó trong việc bán vé các trận đấu trong suốt thập niên 1990 và lan sang cả nửa thập niên đầu của thế kỷ 21, vì thế họ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau về doanh thu trong sự phát triển của bóng đá ở thời điểm đó. Sau khi tham khảo và xem xét các đề xuất, đến năm 2000, Arsenal công bố đề án xây dựng một sân vận động mới với sức chứa 60.361 chỗ ngồi tại khu vực Ashburton Grove, lấy tên sân vận động là Emirates, và nó khoảng 500 mét về phía tây nam của sân Highbury. Dự án ban đầu bị trì hoãn do dải băng đỏ và chi phí cao, nhưng cuối cùng sân bóng đã xây xong vào tháng 7 năm 2006, thời điểm bắt đầu mùa giải 2006-07. Sân bóng được đặt tên theo tên nhà tài trợ, Hãng hàng không Emirates, đối tác mà câu lạc bộ đã ký một hợp đồng tài trợ lớn nhất trong lịch sử bóng đá Anh, trị giá khoảng 100 triệu Bảng Anh; nhưng một số người hâm mộ đã gọi sân bóng với các tên gọi như Ashburton Grove hoặc nói một cách ngắn gọn Grove, vì họ không ủng hộ việc lấy tên một doanh nghiệp làm tên sân vận động. Sân vận động sẽ có được cái tên Emirates cho đến ít nhất là năm 2028, và hãng là nhà tài trợ áo đấu của câu lạc bộ cho đến cuối mùa bóng 2018-19. Từ đầu mùa bóng 2010-11, các khán đài của sân vận động được biết đến với những cái tên như Khán đài Bắc, khán đài Đông, khán đài Tây và khán đài cuối (có chiếc đồng hồ hiển thị thời gian thi đấu). Các cầu thủ của Arsenal được đào tạo và tập luyện ở Trung tâm đào tạo bóng đá Shenley ở Hertfordshire, một trung tâm bóng đá được khánh thành vào năm 1999. Trước đó, câu lạc bộ mượn một khu đất thuộc quyền sở hữu của Trường Đại học London, và đến năm 1961 thì họ tập trực tiếp trên sân Highbury. Đội U-18 của học viện bóng đá Arsenal thi đấu sân nhà tại Shenley, và họ cũng có một sân bóng dự bị là Meadow Park; và đây cũng là sân nhà của Boreham Wood F.C.. == Cổ động viên == Các cổ động viên của Arsenal luôn gọi chính họ dưới cái tên "Gooners", cái tên mà bắt nguồn từ biệt danh của đội bóng, "The Gunners" (Pháo thủ). Lượng người hâm mộ của đội bóng này rất đông, hầu như ai cũng trung thành với đội bóng. Hầu hết tất cả các trận đấu trên sân nhà của Arsenal trong mùa bóng 2007-08 có số lượng cổ động viên trung bình cho một trận đấu tại giải vô địch quốc gia cao thứ hai trong các câu lạc bộ Anh với 60.070 khán giả/trận, chiếm 99,5% tổng số chỗ ngồi trên sân Emirates. Còn đối với năm 2006 thì số cổ động viên trung bình đứng thứ tư. Arsenal có số cổ động viên trung bình cho một trận đấu cao thứ bảy trong số các câu lạc bộ ở châu Âu, đứng sau Borussia Dortmund, FC Barcelona, Manchester United, Real Madrid, Bayern München, và Schalke. Vị trí của câu lạc bộ nằm liền kề với những khu vực có đông tầng lớp xã hội như Islington, Holloway, Highbury và Khu Camden tại Luân Đôn, có những khu vực có đông người lao động như Finsbury Park hay Stoke Newington. Điều đó cho thấy các fan hâm mộ Arsenal đến từ nhiều tầng lớp xã hội. Cũng như các câu lạc bộ bóng đá lớn khác tại nước Anh, Arsenal có một nhóm cổ động viên đã hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội các cổ động viên độc lập Arsenal, nhưng đã lập ra một hội độc lập khác. Hiệp hội ủng hộ lòng tin Arsenal (viết tắt: AST) luôn thúc đẩy sự tích cực tham gia ủng hộ câu lạc bộ từ người hâm mộ. Các cổ động viên của câu lạc bộ cũng đã cho xuất bản các tờ báo cổ động chẳng hạn như: The Gooner, Gunflash và loạt báo châm biếm Up The Arse!. Ngoài các bài hát về bóng đá Anh, các cổ động viên còn hát "One-Nil to the Arsenal" (theo giai điệu của bài hát "Go West"), "Boring, Boring Arsenal", bài hát này đã từng là một bài hát mang tính chê bai Arsenal từ cổ động viên, nhưng trớ trêu thay, về sau này các cổ động viên lại hát bài này khi đội nhà chơi tốt. Cũng có rất nhiều cổ động viên của Arsenal ngoài khu vực London. Kể từ khi truyền hình vệ tinh ra đời, các cổ động viên bóng đá đã không còn phụ thuộc nhiều về vị trí địa lý. Do đó, Arsenal cũng có một số lượng đáng kể cổ động viên ở ngoài London và khắp nơi trên thế giới. Thống kê vào năm 2007, số hội cổ động viên Arsenal như sau: 24 ở Anh, 37 ở Irish, 49 ở nước ngoài và các khu vực khác đã liên kết với câu lạc bộ. Một báo cáo năm 2005 của Granada Ventures, lúc đó họ đang sở hữu 9,9% cổ phần của đội bóng, ước tính Arsenal có khoảng 27 triệu người hâm mộ trên thế giới. Mùa bóng 2014-15, hoạt động quảng bá hình ảnh của câu lạc bộ đến với công chúng được đánh giá là lớn thứ 5 trên thế giới. Arsenal có lịch sử đối đầu và cũng là đại kình địch đối với đội bóng hàng xóm Tottenham Hotspur, trận đấu giữa hai đội được xem là trận Derby Bắc London. Những đội bóng kình địch khác từ London là Chelsea, Fulham và West Ham. Ngoài ra, Arsenal cũng có những cuộc đối đầu mạnh mẽ với Manchester United kể từ thập niên 1980, và mạnh mẽ nhất là trong những năm gần đây khi Manchester United và Arsenal đều cạnh tranh cho chức vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh - vì thế mà trong một cuộc thăm dò trực tuyến năm 2003 thì Manchester United là đối thủ lớn nhất của Arsenal, tiếp đến là Tottenham và Chelsea. Một cuộc thăm dò năm 2008 cho thấy đại kình địch Tottenham mới là quan trọng nhất. == Chủ sở hữu và nền tài chính == Doanh nghiệp chủ sở hữu của đội bóng, Arsenal Holdings plc, hoạt động như một công ty đại chúng trách nhiệm hữu hạn chưa được niêm yết rộng rãi, do đó mà có quyền sở hữu khác nhau lớn so với các câu lạc bộ bóng đá khác. Chỉ có 62.217 cổ phần của Arsenal được phát hành; họ không được tham gia giao dịch trong các trao đổi công cộng chẳng hạn như Thị trường Tập đoàn FTSE hoặc Thị trường đầu tư lựa chọn London; và họ tương đối ít khi tham gia giao dịch tại hệ thống sàn chứng khoán ICAP và Thị trường Trao đổi Derivatives, một thị trường chuyên biệt. Ngày 6 tháng 11 năm 2014, một cổ phần đơn của Arsenal có giá trung bình ở vào khoảng 14.500 Bảng; và giá trị vốn hóa thị trường của câu lạc bộ là vào khoảng 902,2 triệu Bảng. Câu lạc bộ có lợi nhuận kinh doanh trước thuế (không tính đến việc chuyển nhượng cầu thủ) là 62,7 triệu Bảng tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2009, trong khoản doanh thu 313,3 triệu Bảng. Cổ đông lớn nhất của Arsenal là một ông bầu thể thao Hoa Kỳ, Stan Kroenke, người đã khởi đầu cho việc đấu thầu câu lạc bộ trong năm 2007, và trong năm 2009 đã nắm giữ 18.594 cổ phần câu lạc bộ (chiếm 29,9%). Đối thủ cùng tham gia đấu thầu với Kroenke là một người đến từ hệ thống sàn chứng khoán Red&White; một hệ thống do tỷ phú người Nga Alisher Usmanov và một chuyên gia tài chính người Iran tại London, Farhad Moshiri làm đồng chủ sở hữu. Năm 2016, Usmanov đã mua cổ phần của Moshiri. Red&White đã bắt đầu tham gia đấu thầu vào tháng 8 năm 2007, được mua cổ phần từ số cổ phần mà cựu phó chủ tịch Arsenal David Dein nắm giữ, và tính đến tháng 10 năm 2013 thì họ sở hữu 18.671 cổ phần của câu lạc bộ (chiếm 30% tổng số). Điều này đã kích hoạt một sự đầu cơ tích trữ trong một cuộc chiến giữa hai nhà thầu Kroenke và Usmanov. Kroenke đồng ý không mua hơn 29,9% cổ phần của đội bóng cho đến ít nhất là tháng 9 năm 2009, trong khi phần dự trữ còn lại từ ban quản trị đội bóng được chào giá lần đầu trên các cổ phần khác cho đến tháng 10 năm 2012. Đến tháng 10 năm 2011, Kroenke sở hữu 41.574 cổ phần (chiếm 66,82%) và hệ thống sàn chứng khoán Red&White nắm giữ 18.261 cổ phần (chiếm 29,35%). Những đơn vị dưới công ty luật Kroenke, cổ đông lớn nhất của câu lạc bộ, đều phải thực hiện các nghĩa vụ đặt ra lời đề nghị về các cổ phần còn lại trong câu lạc bộ. Ivan Gazidis trở thành Giám đốc điều hành của câu lạc bộ kể từ năm 2009. Mùa bóng 2014-15, Arsenal thu về khoản lợi nhuận 344,5 triệu Bảng, với lợi nhuận trước thuế 24,7 triệu Bảng. Trong đó các doanh nghiệp đã đổ vào đội bóng 329,3 triệu Bảng. Tờ Deloitte Football Money League là đối tác của đội bóng, tổng hợp doanh thu đội bóng. Ấn phẩm này tổng hợp doanh thu 331,3 triệu Bảng và đứng thứ 7 trên thế giới. Arsenal và Deloitte đã tổng hợp doanh thu từ các trận đấu trên sân Emirates là 100,4 triệu Bảng. == Trong văn hóa, thông tin đại chúng == Arsenal được biết đến trong các phương tiện thông tin và truyền thông đầu tiên. Ngày 22 tháng 1 năm 1927, trận đấu trên sân vận động Highbury với đội Sheffield United là trận đấu bóng đá Anh đầu tiên được phát thanh trực tiếp trên vô tuyến truyền thanh. Một thập kỷ sau, ngày 16 tháng 9 năm 1937, trận đấu giữa đội một của Arsenal và đội dự bị của Arsenal đã trở thành trận bóng đá đầu tiên trên thế giới được truyền hình trực tiếp. Arsenal cũng xuất hiện trong lần đầu tiên lên sóng của chương trình Match of the Day của kênh BBC, khi chương trình đã chiếu những nét nổi bật của trận gặp Liverpool trên sân vận động Anfield vào ngày 22 tháng 8 năm 1964. Trận đấu giữa Arsenal và Manchester United được phát sóng trên kênh truyền hình trả tiền BSkyB vào tháng 1 năm 2010 là lần đầu tiên phát sóng công khai một sự kiện thể thao dưới dạng truyền hình 3D. Là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất ở nước Anh, Arsenal thường có những nét đặc biệt khi bóng đá được miêu tả trong nền mỹ thuật nước Anh. Họ đã hình thành nên nền tảng của một trong những bộ phim sớm nhất về bóng đá, "Bí ẩn sân vận động Arsenal" (1939). Bộ phim nói về một trận đấu giao hữu giữa Arsenal với một đội bóng nghiệp dư, mà một trong các cầu thủ của họ bị ngộ độc khi tham dự trận đấu. Nhiều cầu thủ Arsenal xuất hiện trong bộ mặt của chính họ và huấn luyện viên George Allison đã có một phần phát biểu. Gần đây, cuốn sách Fever Pitch được viết bởi Nick Hornby là một cuốn tự truyện viết về cuộc sống của Hornby và mối liên hệ với bóng đá và Arsenal nói riêng. Được xuất bản vào năm 1992, cuốn sách đã ra đời trong bối cảnh mà bóng đá đang dần phục hưng và xây dựng lại vị thế trong xã hội Anh vào những năm đầu thập niên 1990. Cuốn sách này đã hai lần được chuyển thể thành phim. Năm 1997, một bộ phim nói về mùa giải 1988-89 mà Arsenal vô địch quốc gia; và một bộ phim ở Hoa Kỳ vào năm 2005 với một cổ động viên của đội bóng chày Boston Red Sox. Arsenal thường có một lối chơi phòng thủ có những nét ấn tượng, nhưng có khía cạnh "nhàm chán", đặc biệt là vào những năm 1970 và 1980. Có nhiều diễn viên hài, chẳng hạn như Eric Morecambe, đã gây cười với các thông tin về kinh phí của câu lạc bộ. Chủ đề này đã được nhắc lại trong một bộ phim của năm 1997, The Full Monty, trong cảnh mà diễn viên chính di chuyển dọc đường biên và giơ tay, cố ý bắt chước trọng tài căng cờ báo bẫy việt vị do hàng phòng ngự Arsenal tạo ra; trong nỗ lực để diễn cho giống với những gì mà Arsenal đã thường làm. Trong một bộ phim tài liệu khác, chiến thuật phòng thủ của câu lạc bộ được nhắc đến trong bộ phim Plunkett&Macleane, trong đó có hai nhân vật có tên Dixon và Winterburn, tên của hai hậu vệ quan trọng một thời của câu lạc bộ, Lee Dixon và Nigel Winterburn. Một chương trình hài kịch truyền hình ngắn năm 1991 đã mô tả lại những nét nổi bật từ bản phác họa lại với nhân vật Mr Cholmondly-Warner và Grayson nói về trụ sở của Arsenal năm 1933. Họ đã phóng đại những nét giống của các cầu thủ nghiệp dư của Liverpool vào năm 1991 (mặc dù chỉ là bản hư cấu lại). == Trong xã hội == Vào năm 1985, Arsenal đã thành lập một tổ chức cộng đồng, "Arsenal in the Community" (Arsenal với cộng đồng), trong đó họ tổ chức đóng góp về các dụng cụ thể thao, sự hòa nhập xã hội, phát triển giáo dục và các dự án từ thiện. Đội bóng đã tham gia trực tiếp vào một số hoạt động từ thiện, và đến năm 1992 thành lập "Tổ chức lòng tin từ thiện Arsenal" và vào năm 2006 đã quyên góp được hơn 2 triệu Bảng cho quỹ từ thiện địa phương. Các cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đã từng chơi cho câu lạc bộ cũng đã gây quỹ bằng cách tổ chức và tham dự các trận đấu từ thiện. Trong mùa bóng 2009-10, Arsenal thông báo là họ đã đóng góp 818.897 Bảng Anh cho tổ chức từ thiện dành cho trẻ em, Great Ormond Street Hospital. Ban đầu họ dự định đóng góp 500 nghìn Bảng. == Kỷ lục và thành tích == Tổng cộng 13 chức vô địch quốc gia của Arsenal đứng thứ ba chỉ sau Manchester United (với 20 chức vô địch) và Liverpool (18 chức vô địch). Họ là đội bóng giành được nhiều chiếc cúp FA nhất trong lịch sử với 12 chiếc trong phòng truyền thống. Arsenal đã từng đoạt được ba cú đúp danh hiệu vô địch quốc gia và FA Cup (vào các năm 1971, 1998, 2002), thành tích này ngang bằng với Manchester United (vào các năm 1994, 1996, 1999), và họ cũng là đội bóng đầu tiên giành được cú đúp cúp FA và cúp Liên đoàn Anh (vào năm 1993). Arsenal cũng là câu lạc bộ London đầu tiên lọt đến một trận chung kết Champions League, vào năm 2006, lúc đó họ thua 2-1 trước Barcelona. Arsenal là một trong những câu lạc bộ có một vị trí tốt nhất ở giải vô địch quốc gia trong lịch sử, với việc chỉ 7 lần kết thúc mùa bóng ở vị trí từ 15 trở xuống. Họ là đội bóng có vị trí trung bình sau khi kết thúc mùa giải cao nhất trong thế kỷ 20, với vị trí trung bình là 8,5. Ngoài ra, họ là một trong sáu câu lạc bộ đoạt cúp FA 2 lần liên tiếp, vào các năm 2002 và 2003; 2014 và 2015. Arsenal cũng giữ kỷ lục về số trận bất bại dài nhất trong giải bóng đá Ngoại hạng Anh với 49 trận, và là đội bóng duy nhất có một mùa giải bất bại ở giải đấu này (mùa bóng 2003-04). David O'Leary hiện đang nắm giữ kỷ lục số trận ra sân nhiều nhất cho Arsenal, với 722 trận đấu trong những năm 1975 và 1993. Người đồng đội, trung vệ và cũng là cựu đội trưởng của Arsenal, Tony Adams đứng thứ hai, với 669 lần ra sân. Thủ môn ra sân nhiều nhất cho Arsenal là David Seaman, với 564 lần. Thierry Henry là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho câu lạc bộ, với 228 bàn thắng trong những năm 1999 đến 2007 và đầu năm 2012, vượt qua kỷ lục của Ian Wright với 185 bàn thắng lập được vào tháng 10 năm 2005. Kỷ lục của Wright đứng vững từ tháng 9 năm 1997 khi cầu thủ này vượt qua mốc 178 bàn của cầu thủ chạy cánh Cliff Bastin lập được vào năm 1939. Henry cũng là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất tại giải vô địch quốc gia cho câu lạc bộ với 175 bàn, một kỷ lục mà Bastin đã lập và đứng vững tới tháng 2 năm 2006. Kỷ lục về số cổ động viên dự một trận đấu trên sân nhà của Arsenal là 73.707 khán giả, trong trận cúp C1 châu Âu với RC Lens vào ngày 25 tháng 11 năm 1998, trên sân vận động Wembley, nơi mà trước đây đội bóng chơi các trận đấu tại cúp châu Âu vì những vướng mắc về sân vận động Highbury. Kỷ lục về số cổ động viên dự một trận đấu tại Highbury là 73.295 người, trong trận hòa 0-0 với Sunderland ngày 9 tháng 3 năm 1935. Còn đối với kỷ lục về số cổ động viên trên sân Emirates thì con số là 60.161 người, trong trận hòa 2-2 với Manchester United vào ngày 3 tháng 11 năm 2007. Arsenal cũng đã làm nên kỷ lục của bóng đá Anh, khi trở thành đội bóng có nhiều mùa giải nhất tại giải vô địch quốc gia trong lịch sử (88 mùa bóng tính đến 2014-15) và có chuỗi trận bất bại dài nhất tại giải vô địch quốc gia (với 49 trận từ ngày 7 tháng 5 năm 2003 đến 24 tháng 10 năm 2004). Chuỗi trận bất bại này bao gồm cả 38 trận đấu của mùa bóng 2003-04, giúp Arsenal trở thành đội bóng thứ hai sau Preston North End (cách mùa bóng đó 115 năm) có một mùa giải bất bại. Arsenal cũng đã lập kỷ lục giữ sạch lưới tại cúp C1 châu Âu 2005-06 với 10 trận không để đối phương chọc thủng lưới. Họ đã có tổng cộng 995 phút không để thủng lưới, và kết thúc bởi bàn thắng của cầu thủ Barcelona, Samuel Eto'o ở phút thứ 76 trong trận chung kết. == Cầu thủ == === Đội một === Số liệu thống kê chính xác tới 30 tháng 8 năm 2016. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Cầu thủ cho mượn === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Đội trẻ === Số liệu thống kê chính xác tới 23 tháng 2 năm 2016. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Cầu thủ xuất sắc nhất năm của đội === Tính từ năm 2006 đến nay. == Ban huấn luyện == === Ban huấn luyện hiện tại === Đến tháng 8 năm 2014. === Các đời huấn luyện viên trưởng === Có 18 huấn luyện viên chính thức và 5 huấn luyện viên tạm quyền trong lịch sử câu lạc bộ, kể từ khi họ bổ nhiệm Thomas Mitchell vào năm 1897. Huấn luyện viên có nhiệm kỳ dài nhất và cũng có nhiều trận đấu nhất cho câu lạc bộ chính là Arsène Wenger; ông cũng là huấn luyện viên có quốc tịch không phải Vương quốc Anh duy nhất trong lịch sử câu lạc bộ. Có hai vị chiến lược gia đã qua đời ngay trên ghế huấn luyện, Herbert Chapman và Tom Whittaker. == Danh hiệu == === Trong nước === Giải vô địch quốc gia (bao gồm giải hạng nhất trước 1992 và Giải bóng đá Ngoại hạng Anh từ 1992): 13 chức vô địch, ở các mùa bóng 1930–31, 1932–33, 1933–34, 1934–35, 1937–38, 1947–48, 1952–53, 1970–71, 1988–89, 1990–91, 1997–98, 2001–02, 2003–04 Cúp FA: 12 (kỷ lục), vào các mùa bóng: 1929–30, 1935–36, 1949–50, 1970–71, 1978–79, 1992–93, 1997–98, 2001–02, 2002–03, 2004–05, 2013–14, 2014–15 Cúp Liên đoàn: 2, vào các mùa bóng 1986-87 và 1992-93 Siêu cúp bóng đá Anh: 14, vào các năm: 1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1991 (chia sẻ danh hiệu), 1998, 1999, 2002, 2004, 2014, 2015. Giải kỷ niệm 100 năm Premier League Vô địch (1): 1988–89 Cúp giao hữu Luân Đôn Vô địch (10): 1921–22, 1923–24, 1930–31, 1933–34, 1935–36, 1953–54, 1957–58, 1961–62, 1962–63, 1969–70 (Kỷ lục) Giải bóng đá khu vực Luân Đôn Vô địch (4): 1931, 1933, 1965, 1966 (kỷ lục) Giải bóng đá các câu lạc bộ phía Nam Vô địch (1): 1958–59 London Senior Cup Vô địch (1): 1890–91 Cúp bóng đá Luân Đôn Vô địch (1): 1890 Kent Senior Cup Vô địch (1): 1890 Premier League Asia Trophy: Vô địch (1): 2015 === châu Âu === UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 chức vô địch vào mùa bóng 1993-94 Cúp Inter-Cities Fairs/Cúp C3: 1 chức vô địch vào mùa bóng 1969-1970. === Cú đúp danh hiệu === Arsenal giành được 4 cú đúp, bao gồm: Cú đúp vô địch quốc gia và cúp FA các mùa: 1970-71, 1997-98, 2001-02. Cúp đúp vô địch cúp FA và cúp Liên đoàn mùa 1992-93. == Đội nữ == Đội nữ Arsenal là một câu lạc bộ bóng đá nữ tại Anh và là một phần của câu lạc bộ Arsenal. Được thành lập năm 1987, họ trở thành câu lạc bộ bán chuyên nghiệp vào năm 2002, và Clare Wheatley là huấn luyện viên trưởng. Đội nữ của Arsenal là đội bóng thành công nhất trong hệ thống bóng đá nữ của nước Anh. Mùa bóng 2008-09, các cô gái Arsenal đã giành cú ăn ba danh hiệu ở nước Anh: Giải bóng đá nữ Ngoại hạng Anh, Cúp bóng đá nữ FA và Cúp Liên đoàn bóng đá nữ Anh. Họ là câu lạc bộ duy nhất của nước Anh giành được cúp UEFA Cup dành cho nữ (giành được vào mùa bóng 2006-07) trước khi bị đổi tên vào năm 2009. Mặc dù đội bóng nam và đội bóng nữ Arsenal là các câu lạc bộ bóng đá chính thức hoàn toàn khác nhau nhưng họ vẫn có được mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đội nữ Arsenal được chơi bóng 1 lần trong một mùa tại sân Emirates, mặc dù sân nhà mà họ đang thi đấu là ở Boreham Wood. == Xem thêm == Arsène Wenger Tottenham Hotspur F.C. Giải bóng đá Ngoại hạng Anh Arsenal L.F.C. Danh sách cầu thủ Arsenal F.C. Arsenal F.C. mùa giải 2003-04 == Chú ý == == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Arsenal.com trang web chính thức Thông tin về Arsenal từ Sky Sports Arsenal News - Thông tin về Arsenal Arsenal (English football club) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Arsenal - A Wiki History Squarespace 03 Dec 2012 06:25:32 UTC Arsenal news, fixtures & results | Barclays Premier League Arsenal FC – UEFA.com Companies belonging to the 'Arsenal Football Club' corporate grouping:: OpenCorporates
1493.txt
Năm 1493 là một năm trong lịch Julius. == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Tham khảo ==
người thổ (việt nam).txt
Người Thổ là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Thổ có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng v.v. == Ngôn ngữ == Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng, vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc thuộc ngữ chi Việt trong ngữ hệ Nam Á . Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Hoành (2009) thì về ngôn ngữ các nhóm Thổ có thể được phân loại như sau Nhóm Tày Poọng, Đan Lai (Ly Hà) được cho là nhóm bản địa tại miền Tây Nghệ An. Sự giống nhau về từ vựng của tiếng Đan Lai và tiếng Tày Poọng lên đến 85% do vậy chúng có thể được coi là các phương ngôn của cùng 1 ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Tày Poọng hiện nay đang dần mai một, người Tày Poọng hiện nay đang dần chuyển sang nói tiếng Thái và tiếng Việt. Nhóm Cuối tạo thành 1 ngôn ngữ riêng biệt với hai phương ngữ chính là Cuối Chăm (Tân Hợp) và Cuối Đếp (Quang Tiến và Quang Phong). Tiếng Cuối cùng với tiếng Tày Poọng-Đan Lai, Tày Tum và Tày Hung bên Lào tạo thành 1 nhánh riêng trong ngữ chi Việt song song với các ngành Việt-Mường và Chứt. Tuy vậy, sự giống nhau về từ vựng của tiếng Cuối và Tày Poọng chỉ ở mức 66% thấp hơn cả sự tương đồng của tiếng Việt và các ngôn ngữ Mường Nhóm Mọn, Họ được cho là các thành viên của 1 thổ ngữ Mường, 2 thứ tiếng này giống nhau đến 98% do vậy được coi là cùng 1 ngôn ngữ, ngôn ngữ của họ từng được Maspéro phân loại là tiếng Nam Mường. Mức độ giống nhau về từ vựng của tiếng Nam Mường với tiếng Mường Bi (Hòa Bình), Mường Ống (Bá Thước, Thanh Hóa) và phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt lần lượt là 77%, 79% và 71%. Tuy nhiên từ vựng của Nam Mường lại giống tới 84% so với tiếng Mường ở Như Xuân (Thanh Hóa) Nhóm Kẹo (Nghĩa Quang) sử dụng tiếng Việt dù văn hóa của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người Cuối và người Thổ Mọn. Ngôn ngữ của họ có tương đồng về từ vựng lên đến 99% với phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt, quá trình phát triển ngữ âm cũng tương tự. Ho được cho là có nguồn gốc từ người Việt từ đồng bằng di cư lên miền núi kết hợp với người Cuối, người Mọn đã Việt hóa Nhóm Thổ Lâm La (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và Thổ Như Xuân (Thanh Hóa), 2 nhóm này tuy có bộ từ vựng tương đồng cao so với tiếng Việt (lần lượt 94% và 95%). Tuy nhiên quá trình thay đổi về ngữ âm của 2 thứ tiếng trên lại tương đối khác so với tiếng Việt. Ngoài ra, Hoàng Hữu Hoành cũng đề cập rằng quá trình cách tân ngữ âm của Thổ Lâm La và Thổ Như Xuân là tương tự với tiếng Nguồn. Tuy vậy mối quan hệ của Thổ Lâm La, Thổ Như Xuân và tiếng Nguồn với tiếng Việt và các tiếng Mường khá chồng chéo và không nhất quán do vậy Hoàng Hữu Hoành đã xếp nhóm này thành 2 nhóm riêng biệt cùng với tiếng Nguồn là những nhóm chưa xác định được vị trí trong phân nhánh Việt-Mường == Dân số và địa bàn cư trú == Người Thổ có khoảng 69.000 người, chủ yếu sinh sống tại miền tây tỉnh Nghệ An (80 %) và tỉnh Thanh Hóa (13 %). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thổ ở Việt Nam có dân số 74.458 người, có mặt tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Thổ cư trú tập trung tại tỉnh Nghệ An (59.579 người, chiếm 80,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Thanh Hóa (9.652 người, chiếm 13,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Lâm Đồng (966 người), Đồng Nai (657 người), Đắk Lắk (541 người), Bình Dương (510 người), thành phố Hồ Chí Minh (362 người), Điện Biên (226 người), Đắk Nông (216 người), Hà Nội (211 người)... == Đặc điểm kinh tế == Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúa và gai là chính. Trong canh tác lúa, ngoài cách thức chọc lỗ tra hạt, người Thổ còn gieo vãi và dùng cày, bừa để lấp đất sau khi gieo. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v. Một tấm lưới săn thú cần đến 30–40 kg sợi gai. Cá, chim, thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ, họ có kinh nghiệm săn bắn, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn thông thường cũng như khi đói kém. Người Thổ trước đây có nghề dệt vải nhưng do điều kiện canh tác cũng như sự giao lưu với người Kinh đã làm cho nghề dệt bị mai một dần. == Tổ chức cộng đồng == Trong làng người Thổ, quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là nếp sống lâu đời. Theo tục cũ, toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối là của chung dân gian, mỗi người được quyền quản lý khi đang gieo trồng, được quyền khai thác khi là dân sống trong làng. == Hôn nhân gia đình == Người Thổ có tục "ngủ mái": nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm "ngủ mái", họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai. == Tục lệ ma chay == Đám tang của người Thổ trước kia có nhiều nét độc đáo. Họ dùng quan tài độc mộc, khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước, còn mộ thường để chân hướng xuôi theo chiều nước chảy. == Văn hóa == Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ, đặc biệt là những điệu hát ru, v.v. Song vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều. Cứ vào dịp hội hè lễ tết thì người Thổ lại tập trung nhau lại các đôi trai gái lai cùng nhau uống rượu cần, cùng hát múa, tiếng cồng chiêng hoà chung với những câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội. Chiêng của người Thổ giống với người Thái về cấu tạo nhưng họ lại có những điệu đánh khác hẳn. Người Thổ có những câu hát dối rất đặc sắc. == Nhà cửa == Người Thổ quen sống trên nhà sàn, nhưng nhà của họ không có gì đặc biệt. ở vùng Lâm La nhà sàn của người Thổ giống hệt nhà người Mường. Ở những xã phía Nam, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Nay nhiều nơi người ta đã chuyển sang nhà ở đất theo kiểu nhà người Việt. == Trang phục == Khó nhận ra cá tính tộc người. Đồ mặc có nơi giống như y phục của người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái. Ở vùng Thổ phổ biến tập quán phụ nữ đội khăn vuông trắng, còn khăn tang là khăn trắng dài. == Chỉ dẫn == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài ==
palau.txt
Palau (còn được gọi là Belau hay Pelew), tên đầy đủ là Cộng hòa Palau (tiếng Palau: Beluu er a Belau), là một đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương. Nước này bao gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây của quần đảo Caroline thuộc vùng Micronesia, và có diện tích 466 kilômét vuông (180 sq mi). Đảo đông dân nhất là Koror. Thủ đô Ngerulmud của nước này nằm trên đảo Babeldaob gần đó, thuộc bang Melekeok. Palau có biên giới biển giáp với Indonesia, Philippines, và Liên bang Micronesia. Những cư dân đầu tiên đến đây vào khoảng 3,000 năm trước từ Philippines và hình thành một cộng đồng Negrito ổn định khoảng 900 năm trước. Quần đảo được người châu Âu khám phá lần đầu tiên vào thế kỷ 16, và thuộc về Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1574. Sau khi người Tây Ban Nha thất bại trong Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha vào năm 1898, quần đảo được bán cho Đế quốc Đức vào năm 1899 theo những điều khoản trong Hiệp ước Đức-Tây Ban Nha, và được sát nhập vào New Guinea thuộc Đức. Hải quân Hoàng gia Nhật đánh chiếm Palau trong Thế chiến I, và quần đảo sau đó thuộc về Ủy thác Nam Dương dưới sự cai quản của người Nhật sau theo Hội Quốc Liên. Trong Thế chiến II, nơi đây là chiến trường diễn ra các cuộc đụng độ giữa người Mỹ và Nhật trong chiến dịch quần đảo Mariana và Palau bao gồm Trận Peleliu quyết định. Sau chiến tranh, cùng với các Đảo Thái Bình Dương khác, Palau là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý vào năm 1947. Sau khi bỏ phiếu chống lại việc là một phần của Liên Bang Micronesia vào năm 1979, quần đảo có chủ quyền hoàn toàn vào năm 1994 trong Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, Palau là một quốc gia cộng hòa tổng thống liên kết tự do với Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo quốc phòng, tài chính và dịch vụ công. Quyền lập pháp tập trung vào Quốc hội Palau theo hệ thống lưỡng viện. Kinh tế Palau chủ yếu dựa vào du lịch, nông nghiệp tự cung và đánh cá, với một phần lớn tổng sản lượng quốc gia (GNP) đến từ viện trợ nước ngoài. Dollar Mỹ là tiền tệ của nước này. Văn hóa trên đảo được trộn lẫn từ người Micronesia, Melanesia, châu Á và châu Âu. Người Palau chiếm tỉ lệ lớn trong dân số, là kết quả của sự hòa trộn 3 sắc tộc Micronesia, Melanesia, và Austronesia. Thiểu số còn lại là con cháu của những người định cư Nhật Bản và Filipino. Hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Palau (nằm trong nhóm ngôn ngữ Sunda–Sulawesi) và tiếng Anh, cùng với tiếng Nhật, tiếng Sonsorolese, và tiếng Tobian được công nhận là ngôn ngữ địa phương. == Từ nguyên == Tên quần đảo trong tiếng Palau là Belau, có thể bắt nguồn từ beluu có nghĩa là "làng mạc" trong tiếng Palau,, hoặc là từ aibebelau (nghĩa "trả lời gián tiếp"), liên quan đến một truyền thuyết về sự hình thành quần đảo. Cái tên "Palau" trong tiếng Anh đến từ tiếng Tây Ban Nha Los Palaos, và tiếng Đức Palau. Tên cổ không còn được sử dụng của quần đảo trong tiếng Anh làe "Quần đảo Pelew". Không nên nhầm lẫn với chữ Pulau trong tiếng Malay nghĩa là "đảo". == Lịch sử == === Thời tiền sử === Palau xuất hiện những cư dân đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 và thứ 2 trước Công Nguyên, phần lớn là người Austronesia hay Indonesia. Một quần thể ổn định gồm những người lùn Negrito hay người Pygmy sống trên quần đảo cho đến thế kỷ 12, khi họ bị thay thế. Cư dân hiện đại truy theo ngôn ngữ thì có thể họ đến từ Quần đảo Sunda. Sonsorol, một phần của Quần đảo Tây Nam, là một chuỗi đảo kéo dài 600 kilômét (370 mi) từ đảo dãy đảo chính Palau, được người châu Âu tìm thấy vào năm 1522, khi con tàu Tây Ban Nha Trinidad, soái hạm của đội tàu Ferdinand Magellan, nhìn thấy 2 hòn đảo giữa vĩ độ 5 bắc và đặt tên là "San Juan". Sau khi chinh phạt Philippines vào năm 1565 và sát nhập vào Đế quốc Tây Ban Nha, quần đảo san hô Palau trở thành một phần lãnh thổ của Captaincy General of the Philippines, thành lập vào năm 1574 và trực thuộc Đông Ấn Tây Ban Nha với thủ phủ hành chính đặt tại Manila. Tuy nhiên, sự hiện diện của người Tây Ban Nha chỉ giới hạn ở việc phúc âm hóa, bắt đầu từ thế kỷ 17, và sự cai quản của họ chỉ thật sự hình thành từ thế kỷ 18. === Sau thế kỷ 16 === Sự khám phá rõ ràng về Palau chỉ đến một thế kỷ sau đó vào năm 1697, khi một nhóm người Palau bị đắm tàu trên đảo Samar về phía tây bắc thuộc Philippine. Họ được phỏng vấn bởi nhà truyền giáo người Czech Paul Klein vào ngày 28 tháng 12, 1696. Klein đã có thể vẽ được bản đồ đầu tiên của Palau dựa trên những mô tả của các cư dân Palau bằng cách sắp xếp 87 viên đá cuội trên bờ biển. Klein báo cáo khám phá của ông cho Bề trên thuộc Dòng Tên qua một lá thư gửi đi vào tháng 6, 1697., đánh dấu thời điểm phát hiện ra Palau. === Thời kỳ Tây Ban Nha === Tấm bản đồ và lá thư gây ra sự quan tâm của người Tây Ban Nha với quần đảo mới. Một lá thư khác viết bởi Fr. Andrew Serrano được gửi tới châu Âu vào năm 1705, hầu như sao chép nội dung báo cáo của Klein. Những lá thư đã đưa đến ba chuyến đi thất bại của Dòng Tên đến Palau xuất phát từ Philippines thuộc Tây Ban Nha vào năm 1700, 1708 và 1709. Quần đảo được khám phá lần đầu tiên bởi chuyến thám hiểm của Dòng Tên do Francisco Padilla dẫn đầu vào ngày 30 tháng 11, 1710. Chuyến đi kết thúc với việc stranding of the two priests, Jacques Du Beron và Joseph Cortyl, trên bờ biển Sonsorol, because the mother ship Santísima Trinidad was driven to Mindanao by a storm. Another ship was sent from Guam in 1711 to save them only to capsize, causing the death of three more Jesuit priests. The failure of these missions gave Palau the original Spanish name Islas Encantadas (Enchanted Islands). Despite these early misfortunes, the Spanish Empire later came to dominate the islands. === Thời kỳ thuộc địa === British traders became prominent visitors to Palau in the 18th century, followed by expanding Spanish influence in the 19th century. Following its defeat in the Spanish–American War, Spain sold Palau and most of the rest of the Caroline Islands to the German Empire in 1899 pursuant to the German–Spanish Treaty (1899). During World War I, the Japanese Empire annexed the islands after seizing them from Germany in 1914. Following World War I, the League of Nations formally placed the islands under Japanese administration as part of the South Pacific Mandate. === Thời kỳ Hoa Kỳ === Trong Thế Chiến II, Hoa Kỳ chiếm được Palau từ Nhật Bản vào năm 1944 sau Trận Peleliu với tổn thất lớn, khi hơn 2,000 lính Mỹ và 10,000 lính Nhật tử trận. Quần đảo được giao cho Hoa Kỳ cai quản chính thức thông qua Liên Hiệp Quốc auspices in 1947 as part of the Trust Territory of the Pacific Islands established pursuant to Security Council Resolution 21. === Độc lập === Four of the Trust Territory districts joined together and formed the Federated States of Micronesia in 1979, but the districts of Palau and the Quần đảo Marshall declined to participate. Palau, the westernmost cluster of the Carolines, instead opted for independent status in 1978. It approved a new constitution and became the Republic of Palau in 1981. It signed a Compact of Free Association with the Hoa Kỳ in 1982. After eight referenda and an amendment to the Palauan constitution, the Compact was ratified in 1993. The Compact went into effect on 1 October 1994, marking Palau de jure independent, although it had been de facto independent since 25 May 1994, when the trusteeship ended. Legislation making Palau an "offshore" financial center was passed by the Senate in 1998. In 2001, Palau passed its first bank regulation and anti-money laundering laws. Những cư dân đầu tiên ở Palau được cho là những người đến từ Indonesia vào khoảng 2.500 năm TCN == Chính trị == Palau hiện theo chính thể Chính phủ lập hiến trong liên hiệp tự do với Hoa Kỳ. Hiệp ước liên hiệp tự do này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1994. Palau là một nước cộng hòa dân chủ tổng thống đại diện, theo đó Tổng thống Palau là người đứng đầu nhà nước và đứng đầu chính phủ. Quyền hành pháp thuộc chính phủ, trong khi quyền lập pháp thuộc cả chính phủ và Đại hội đại biểu toàn quốc Palau tức quốc hội Palau. Tư pháp độc lập với hành pháp và cơ quan lập pháp. == Đối ngoại == Tuy theo chính thể chính phủ lập hiến liên hiệp tự do với Hoa Kỳ nhưng Palau là một quốc gia có chủ quyền, Palau có quyền thực hiện các quan hệ đối ngoại của riêng mình. Từ khi giành được độc lập, Palau đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số quốc gia, trong đó có nhiều nước láng giềng ở châu Đại Dương. Palau công nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc vào ngày 15 tháng 12 năm 1994, và kể từ đó Palau đã tham gia vào một số tổ chức quốc tế khác. Trong tháng 9 năm 2006, Palau đã tổ chức đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh Đồng minh một hội nghị hợp tác giữa Đài Loan và các quốc gia ở Thái Bình Dương, Tổng thống Palau cũng đã đi thăm chính thức các nước trong khu vực châu Đại Dương và châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Đài Loan. Hoa Kỳ duy trì các đoàn đại biểu ngoại giao và có một đại sứ quán ở Palau, nhưng hầu hết các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đều không lớn, chủ yếu là Hoa Kỳ tài trợ các dự án ở Palau. Từ năm 2004, Palau đã cùng Hoa Kỳ và Israel là các quốc gia duy nhất bỏ phiếu phản đối với các nghị quyết hàng năm của Liên Hợp Quốc lên án Hoa Kỳ cấm vận chống Cuba đã được diễn ra từ năm 1962. Ngày 5 tháng 10 năm 2009, Palau chính thức thiết lập ngoại giao và quan hệ thương mại với Malaysia và ông Morris Davidson được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự đầu tiên của Palau đến Malaysia. Palau là một thành viên của Hiệp định Nauru. == Phân chia Hành chính Liên bang Palau == Palau được chia thành 16 bang (mãi đến năm 1984 vẫn được gọi là khu tự trị): == Địa lý == Quốc gia thuộc quần đảo Micronesia, ở Tây Thái Bình Dương, phía cực Tây quần đảo. Palau gồm 326 đảo san hô và núi lửa lớn nhỏ, trong đó Babeldaob là đảo chính. Các hòn đảo đông dân nhất là Angaur, Babeldaob, Koror, và Peleliu. Ba trong số 4 đảo chính này nằm cùng nhau trong cùng một rặng san hô, trong khi Angaur là một hòn đảo nămg về phía nam đất nước. Khoảng 2/3 dân số Palau sống ở bang Koror. Các đảo san hô của bang Kayangel nằm phía bắc của 4 hòn đảo chính, trong khi các đảo đá không có người ở (khoảng 20 đảo) nằm về phía tây của nhóm 4 đảo chính. Một nhóm đảo xa gồm 6 hòn đảo, được gọi là quần đảo Tây Nam, cách 4 hòn đảo chính của quốc gia khoảng 375 dặm (604 km), đây cũng là một phần của đất nước Palau và hình thành nên các bang Hatohobei và Sonsorol. Palau có khí hậu nhiệt đới quanh năm với nhiệt độ trung bình hàng năm là 82 °F (28 °C). Lượng mưa lớn trong suốt cả năm, trung bình tổng cộng 3.800mm mỗi năm. Độ ẩm trung bình trong suốt năm là 82%, và mặc dù mưa rơi thường xuyên hơn giữa tháng 7 và tháng 10, là vẫn còn nhiều ánh nắng mặt trời. Bão là rất hiếm, vì Palau nằm bên ngoài vành đai bão Thái Bình Dương. == Kinh tế == Nền kinh tế của Palau bao gồm chủ yếu là các ngành du lịch, nông nghiệp tự cung tự cấp, và ngư nghiệp. Hoạt động du lịch tập trung vào việc lặn biển và lặn trong môi trường biển đảo phong phú, bao gồm tham quan các bức tường san hô và xác tàu chiến bị đắm trong chiến tranh thế giới thứ hai ở ngoài khơi Palau. Chính phủ là nguồn sử dụng lao động lớn đối với lực lượng lao động quốc gia, các hoạt động kinh tế của Palau dựa nhiều vào sự hỗ trợ tài chính từ Mỹ. Lượng khách du lịch đến Palau tăng 50.000 góp phần đem lại nguồn thu lớn cho Palau trong năm tài chính 2000-2001. Dân số được hưởng mức thu nhập bình quân đầu người gấp đôi so với quốc gia láng giềng là liên bang Micronesia. Triển vọng cho ngành du lịch trọng điểm đã được hỗ trợ rất nhiều bởi việc mở rộng du lịch hàng không ở Thái Bình Dương, sự thịnh vượng ngày càng tăng của các nước Đông Á. Trong tháng 7 năm 2004, hãng hàng không quốc gia Palau Micronesia Air đã được khai trương với các điểm đến ở Palau, Guam, Micronesia, Nhật Bản, Australia, và Philippines. Bằng cách cung cấp giá vé thấp, hãng hàng không này đã được lên kế hoạch trở thành một đối thủ cạnh tranh với hãng hàng không Continental Micronesia của Liên bang Micronesia, tuy nhiên nó không còn hoạt động trong tháng 12 năm đó, chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng cao. Hãng hàng không Palau Micronesia Air đã không hoạt động lại từ đó nhưng hãng này đã thực hiện một loạt các liên minh liên danh hàng không với hãng hàng không Asian Spirit, với hoạt động các chuyến bay giữa Palau và Việt Nam thông qua các điểm trung chuyển hành khách là (Davao, Cebu và Manila) của Philipines. Có hai chuyến bay hàng tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh thông qua điểm trung chuyển hành khách ở Cebu để đến Palau và các chuyến bay hàng tuần từ Davao. Chỉ sau vài tháng hãng hàng không Asian Spirit ngừng các chuyến bay từ Philippines đến Palau. Trong tháng 11 năm 2006, các Ngân hàng Palau chính thức tuyên bố phá sản. Ngày 13 tháng 12 cùng năm ngân hàng quốc gia Horizon Palau báo cáo rằng có tổng cộng 641 người gửi tiền đã bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Trong số 641 tài khoản, có 398 tài khoản gửi ít hơn 5000 USD, phần còn lại khác nhau, từ 5000USD đến 2 triệu USD. Ngày 12 tháng 12, 79 người của những người bị ảnh hưởng nhận tiền đền bù, một trong số đó là từ Đài Loan, trong khi phần còn lại là các tài khoản từ Palau, Philipines và Mỹ. Ông Toribiong thống tống ngân hàng quốc gia Horizon Palau nói: "Kinh phí cho thanh toán đến từ sự cân bằng vốn vay cho Palau từ chính phủ Đài Loan". == Dân cư - tôn giáo == Dân số Palau là khoảng 21.000 người, trong đó 70% là người Palau bản địa, có nguồn gốc từ từ sự hòa huyết qua các cuộc hôn nhân giữa người Melanesia, Micronesia, và gốc châu Đại Dương. Nhiều người Palau cũng có một số gốc từ châu Á, đó là kết quả của những cuộc hôn giữa người di cư và người Palau giữa thế kỷ 19 và 20. Người Nhật Bản là nhóm người dân tộc di cư lớn nhất, ngoài ra còn có người Trung Quốc và người Hàn Quốc. Người Philippines hình thành nhóm dân tộc ngoại lai lớn thứ hai. Các ngôn ngữ chính thức của Palau là tiếng Palau và tiếng Anh, ngoại trừ hai bang (Sonsorol và Hatohobei), nơi ngôn ngữ địa phương, cùng với tiếng Palau, là chính thức. Tiếng Nhật cũng nói rộng rãi ở Palau, và là một ngôn ngữ chính thức của bang Angaur. Tiếng Tagalog không được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại Palau, nhưng nó là ngôn ngữ lớn thứ tư ở quốc đảo này. Ba phần tư dân số Palau là Kitô hữu (chủ yếu là Giáo hội Công giáo Rôma và Tin Lành), trong khi giáo phái Modekngei (một sự kết hợp của Kitô giáo, và các tôn giáo truyền thống Palau) và tôn giáo bản địa Palau vẫn thường được người dân tin theo. Theo điều tra dân số năm 2005, 49,4% dân số là Giáo hội Công giáo Rôma, Tin Lành 21,3%, 8,7% Modekngei và 5,3% Cơ Đốc Phục Lâm. Có một cộng đồng nhỏ người Do Thái theo Do Thái giáo ở Palau. Ngoài ra còn có khoảng 400 người gốc Bengal theo Hồi giáo ở Palau, và gần đây 6 người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại Vịnh Guantanamo đã được phép định cư ở Palau họ đều theo Hồi giáo. Giáo hội Công giáo Rôma là tôn giáo thống trị ở Palau, khoảng 65% dân số là thành viên. Ước tính của các nhóm tôn giáo khác với một lượng tín đồ khá lớn là các Giáo hội Tin Lành có khoảng 2000 tín đồ trong đó Cơ Đốc Phục Lâm có 1.000 tín đồ, Giáo hội Mặc Môn 300 tín đồ; và Nhân Chứng Giê-hô-va có 90 tín đồ. Giáo phái Modekngei có khoảng 1.800 tín đồ. Cũng có 6.800 người theo Công giáo là người Philippines. Công giáo hiện diện ở Palau kể từ khi các linh mục dòng Tên đến Palau truyền giáo từ thế kỷ 19 hoặc sớm hơn. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mybelau.com - A place for palauans Official Site of the Republic of Palau Palau National Congress - Olbiil Era Kelulau, Senate Elizabeth Bassett's Palau website My Micronesia.com’s Palau section Olekoi Palau Palauan Embassy to the United States Palauan Pride.com Lonely Planet WorldGuide Profile WWFM 89.5 Radio Palau East Japanese Beads as Palau Heirlooms Palau photographs Travel Notes - Runoko Rashidi in the Republic of Palau Palau Postcards From the Field Palauan Recording Studio in Honolulu, HI Info on visiting Palau Color Coins of Palau Palau information on globalEDGE
trang phục bóng đá.txt
Trong bóng đá, cũng như nhiều môn thể thao khác, trang phục là những loại quần áo hay trang bị tiêu chuẩn dành cho các cầu thủ mặc khi thi đấu. Luật bóng đá đặc tả các trang phục tối thiểu cần có của cầu thủ khi thi đấu cũng như cấm bất cứ thứ gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân cầu thủ hay các cầu thủ khác trên sân khi thi đấu. Đối với các môn thể thao đối kháng, có thể có nhiều quy định hạn chế đối với trang phục, chẳng hạn như kích thước logo trên áo phông. Trong các trận đấu tập thể, hai đội phải khác màu áo thi đấu của nhau để dễ phân biệt. Các cầu thủ bóng đá thường mặc áo thi đấu có in số áo phía sau lưng. Theo nguồn gốc thì các cầu thủ mỗi đội sẽ có số áo từ 1 đến 11, phân chia theo vị trí thi đấu. Tuy nhiên, tại giải chuyên nghiệp thì điều này thay thế bằng số áo đội hình thi đấu. Mỗi cầu thủ sẽ có số áo thi đấu cố định cho toàn mùa giải. Một số câu lạc bộ chuyên nghiệp thường in tên (nick name) cầu thủ sau áo. Trang phục trong bóng đá có sự phát triển đáng kể từ những ngày đầu khi các cầu thủ mặc áo cotton dài, với những đôi giày cứng nặng nề. Trong thế kỷ 20, đôi giày dần dần trở nên nhẹ và mềm hơn, vớ có chiều dài ngắn hơn, và các cải tiến trong việc sản xuất quần áo cho phép áo làm bằng vật liệu nhẹ, bền và có thể in được các logo đầy màu sắc. Với sự phát triển của ngành quảng cáo, logo các nhà tài trợ được in lên các vị trí của trang phục thi đấu. == Trang bị == === Trang bị cơ bản === Theo điều 4: "Trang bị của cầu thủ" trong Luật, các trang phục cơ bản phải có của các cầu thủ gồm 5 thứ: áo đấu, quần đùi, vớ, giày và miếng bảo vệ ống chân. Thủ môn có thể mặc quần thể thao dài thay vì quần đùi. Áo sân nhà là trang phục đội bóng đó mặc khi thi đấu ở sân vận động nhà, thường trùng màu với logo của đội. Áo sân khách là trang phục đội bóng đó mặc khi thi đấu ở sân vận động của đội bóng khác. Màu sắc áo sân khách phải khác màu áo sân nhà. Mùa đông hoặc thời tiết lạnh, các cầu thủ sẽ được thay áo tay ngắn thành áo tay dài hoặc trang bị mùa đông. === Các trang bị khác === Đối với thủ môn thì cần có thêm găng tay và miếng bảo vệ đầu gối, cù chỏ. Đội trưởng một đội phải mang thêm băng đội trưởng ở cánh tay. === Trang bị của trọng tài === Mặc dù không ghi rõ trong luật, nhưng thông thường những ông vua áo đen phải mặc áo đấu có màu sắc khác với màu áo của hai đội. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Latest Football Kits News Graphical history of English and Scottish football kits Goalkeeper Gloves – illustrated history Photographic history of football shirts from all over the world
marie françois sadi carnot.txt
Marie François Sadi Carnot (phát âm tiếng Pháp: [maʁi fʁɑ̃swa sadi kaʁno] (11 tháng 8 năm 1837 - 25 tháng 6 năm 1894) là một nhà chính trị Pháp. Ông là Tổng thống Đệ tam Cộng hòa Pháp giai đoạn 1887 đến khi bị ám sát vào năm 1894. == Thân thế == Ông là con trai chính khách Hippolyte Carnot và sinh ra ở Limoges, Haute-Vienne. Tên gọi Sadi là để vinh danh người bác Nicolas Léonard Sadi Carnot - nhà vật lý chuyên về nhiệt động học. Cả ông và bác mình đều được gọi ngắn gọn là Sadi Carnot. Ông từng theo học ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng. == Tham khảo ==
bước nhảy ngàn cân (mùa 2).txt
Bước nhảy ngàn cân mùa 2 là gameshow của VTV3 được thực hiện theo bản quyền của NBC Universal: Dance Your Fat Off. Đây được xem là một trong số các chương trình truyền hình thực tế đặc biệt nhất có sức ảnh hưởng và lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới. Trấn Thành là MC của chương trình này. Bộ 3 giám khảo gồm: Giám khảo khách mời gồm: Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Lý Nhã Kỳ, Phạm Hương, Lan Khuê, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và biên đạo múa John Huy Trần. Các vũ công hỗ trợ gồm là những thí sinh xuất sắc từ cuộc thi Thử thách cùng bước nhảy và Bước nhảy hoàn vũ. == Thí sinh == ^1 Từ đêm thi 3, vũ công Đình Lộc hỗ trợ cho Tố Tố. ^2 Ở đêm thi 7, vũ công Huỳnh Huy hỗ trợ Minh Trang vì Minh Hiền vắng mặt. == Đêm thi == === Đêm thi 1 === Phát sóng 28/8/2016 Giám khảo khách mời: Hồ Ngọc Hà === Đêm thi 2 - Sức mạnh tiềm ẩn === Phát sóng 04/9/2016 Giám khảo khách mời: Lý Nhã Kỳ === Đêm thi 3 - Nhạc Việt === Phát sóng 11/9/2016 Giám kháo khách mời: Lan Khuê === Đêm thi 4 - Latin === Giám kháo khách mời: Phạm Hương === Đêm thi 5 - Broadway === Giám kháo khách mời: Noo Phước Thịnh === Đêm thi 6 - Jazz === Giám kháo khách mời: Noo Phước Thịnh === Đêm thi 7 - Social dance & Party dance === Giám kháo khách mời: Việt Hương === Đêm thi 8 - Dân gian === Giám kháo khách mời: Hari Won === Đêm thi 9 === Giám kháo khách mời: Lan Khuê === Đêm thi 10 === Giám kháo khách mời: Phạm Hương === Đêm thi 11 - Chung kết === Giám kháo khách mời: Hồ Ngọc Hà Khách mời: Noo Phước Thịnh, Ốc Thanh Vân ==== Tiết mục khách mời ==== == Tham khảo ==
nhân dân nhật báo.txt
Nhân Dân nhật báo (tiếng Hoa: 人民日报; bính âm: Rénmín Rìbào) là một tờ báo ra hàng ngày ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhân Dân nhật báo là một cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, được xuất bản trên toàn thế giới với số lượng từ 3 đến 4 triệu bản. Ngoài phiên bản chính là tiếng Trung Quốc, báo này còn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ả Rập. Tương tự như báo Pravda của Liên Xô và báo Nhân dân của Việt Nam, tờ báo này cung cấp thông tin trực tiếp về các chính sách và quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhân Dân nhật báo có phiên bản điện tử trên mạng Internet là Nhân dân võng (人民网). Hiện nay, Nhân Dân nhật báo này đang xuất bản 21 ấn phẩm, trong đó có 11 nhật báo và 10 tạp chí. Biên chế của báo, chỉ riêng phóng viên, biên tập viên đã hơn 1.000 người; có hơn 70 văn phòng thường trú ở trong và ngoài nước… == Lịch sử == Nhân Dân nhật báo ra đời ngày 15 tháng 6 năm 1948 với số đầu tiên được xuất bản tại Bình Sơn, Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Tháng 3 năm 1949, báo chuyển trụ sở về Bắc Kinh. Từ khi thành lập, Nhân Dân nhật báo đã được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của cấp lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản. Trong các giai đoạn 1948-1958 và 1958-1966, tổng biên tập của báo là Đặng Thác và Ngô Lãnh Tây, nhưng thực chất tờ báo nằm dưới sự kiểm soát của Hồ Kiều Mộc, tức thư ký riêng cho Mao Trạch Đông. Trong cuộc Cách mạng văn hóa, Nhân Dân nhật báo là một trong số ít các nguồn để người Trung Quốc và người nước ngoài khai thác thông tin về những hoạt động của chính phủ Trung Quốc. Trong giai đoạn này, một bài xã luận trên báo được xem là một tuyên ngôn chính thức về đường lối của nhà nước để toàn quốc từ đó mà học tập. Thường thì người đọc đón nhận các bài báo trong Nhân Dân nhật báo vì quan tâm đến sự sắp đặt vị trí chức vụ hơn là vì nội dung. Nếu có một lượng lớn bài viết riêng về một chính khách hay ý tưởng nào đó thì đây thường là dấu hiệu rằng quan chức đó đang thăng tiến. Người Trung Quốc cũng như các nhà quan sát nước ngoài xem các bài xã luận trong Nhân Dân nhật báo là các tuyên bố chính thức về đường lối của nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, có một sự phân biệt giữa xã luận, bình luận và ý kiến. Mặc dù chúng đều phải được nhà nước thông qua nhưng hàm lượng biểu thị quyền lực nhà nước trong đó khác nhau rất rõ. Ví dụ, mặc dù một mẩu ý kiến không hàm chứa cách nhìn đối nghịch với nhà nước nhưng nó có thể thể hiện một quan điểm hoặc một vấn đề tranh cãi đang được cân nhắc và có thể chỉ phản ánh ý kiến của người viết. Ngược lại, một bài xã luận chính thức, thường không thường xuyên lên báo, hàm nghĩa rằng nhà nước đã đạt đến quyết định cuối cùng cho một vấn đề nào đó. Trong thời gian diễn ra sự kiện Thiên An Môn, việc Nhân Dân nhật báo đăng bài xã luận 26 tháng 4 với nội dung quy tội "biểu tình và tuần hành trái pháp luật" cho người biểu tình đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành báo chí. Bài xã luận này gây gia tăng căng thẳng giữa chính phủ và người biểu tình, và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đã tranh cãi xem liệu có nên sửa lại bài viết này hay không. Từ giữa thập niên 1990, Nhân Dân nhật báo phải đối diện với khó khăn do chính phủ cắt giảm tiền hỗ trợ và sự gia tăng cạnh tranh từ các hãng tin quốc tế cũng như báo khổ nhỏ Trung Quốc. Như một phần của nỗ lực hiện đại hoá, Nhân Dân nhật báo ra ấn bản điện tử năm 1997 và các diễn đàn trên mạng, ví dụ mạng Cộng đồng Cường quốc (强国社区). Tình trạng phức tạp của Nhân Dân nhật báo thể hiện qua việc trang điện tử của báo này phải đặt các hình ảnh quảng cáo cho các sản phẩm thương mại như máy giặt, nước giải khát bên cạnh các biểu ngữ đề cao Đảng Cộng sản. Cổng thông tin điện tử của Nhân Dân nhật báo có các phiên bản ngôn ngữ là tiếng Ả Rập, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật và tiếng Anh. So với bản tiếng Hoa thì bản tiếng nước ngoài có ít bài bàn luận sâu sắc về các chính sách và công việc trong nội bộ quốc gia nhưng có nhiều xã luận về các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, thường là để lý giải về những ý định tích cực của nước này. Ngoài ra, cổng thông tin này còn có chuyên trang tiếng Anh về Tây Tạng-một vấn đề đang gây tranh cãi lớn trên thế giới. Nhân Dân nhật báo cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản một ấn phẩm mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa là Thời báo Hoàn Cầu. == Tham khảo ==
bán kính van der waals.txt
Bán kính van der Waals của một nguyên tử là bán kính của một hình cầu cứng, tưởng tượng được dùng để mô hình hóa cho nguyên tử đó. Bán kính van der Waals được đo đạc từ khoảng cách giữa các cặp nguyên tử không có liên kết bên trong các tinh thể. Bán kính van der Waals được đặt tên theo nhà bác học Johannes Diderik van der Waals, người đạt giải Nobel về Vật lý năm 1910. Các loại khí thực không ổn định như dự đoán. Trong một số trường hợp, độ lệch có thể rất lớn. Ví dụ, các khí lý tưởng không thể có dạng lỏng và rắn, cho dù ta có làm lạnh hay nén chúng thế nào đi nữa. Vì thế, một đề xuất thay đổi định luật khí lý tưởng P V ~ = n R T {\displaystyle P{\tilde {V}}=nRT} , đã được đưa ra. Và hữu ích, nổi tiếng nhất là phương trình trạng thái van der Waals: ( P + a ( n V ~ ) 2 ) ( V ~ − n b ) = n R T {\displaystyle \left(P+a\left({\frac {n}{\tilde {V}}}\right)^{2}\right)({\tilde {V}}-nb)=nRT} , với a và b là các tham số có thể điều chỉnh từ đo đạc thực nghiệm được thực thi trên các khí thực. Các giá trị này thay đổi tùy loại khí Phương trình van der Waals cũng áp dụng cho vi mô. Các phân tử tương tác với nhau. Sự tương tác này là lực đẩy rất lớn với khoảng cách rất ngắn, trở thành lực hút với khoảng cách vừa, và biến mất khi ở khoảng cách xa. Định luật khí lý tưởng cần đúng trong trường hợp lực hút và lực đẩy được xem xét. Ví dụ, lực đẩy qua lại giữa các phân tử có tác dụng giữ các nguyên tử cách nhau ở một khoảng cách nhất định. Vì thế, một phần không gian không thuộc về phân tử. Và nó cần được loại trừ ra khỏi thể tích chứa (V), nghĩa là: (V - nb). Một hệ số khác được giới thiệu trong phương trình van der Waals là a ( n V ~ ) 2 {\displaystyle a\left({\frac {n}{\tilde {V}}}\right)^{2}} , nhằm mô tả lực hút yếu giữa các phân tử, mà nó sẽ gia tăng khi n tăng hay V giảm, và các phân tử trở có mật độ dày đặc hơn. == Thể tích Van der Waals == Thể tích van der Waals của một nguyên tử là thể tích của hình cầu với bán kính Van der Waals của nguyên tử đó. Hai nguyên tử không có liên kết hóa học với nhau thì có khoảng cách ngắn nhất nối 2 tâm của chúng, và bằng với tổng của các bán kính Van der Waals của chúng. Tuy nhiên, nếu hai nguyên tử liên kết bằng liên kết hóa trị, thì khoảng cách giữa 2 tâm sẽ nhỏ hơn. Vì thế, thể tích van der Waals của một phân tử với các liên kết hóa trị sẽ nhỏ hơn tổng của các thể tích van der Waals của các nguyên tử. Thể tích van der Waals của một hệ thống các phân tử là bằng với tổng của các thể tích van der Waals của các phân tử thành phần. == Xem thêm == Hằng số van der Waals Phương trình van der Waals Lực Van der Waals Tiềm năng van der Waals Bề mặt van der Waals == Tham khảo == L. Pauling, The Nature of the Chemical Bond, Cornell University Press, USA, 1945. == Liên kết ngoài == van der Waals radii at Webelements Structural Biology Glossary: van der Waals radii
nước thải.txt
Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng, hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải có thể có nguồn gốc từ hoạt động của các hộ gia đình, công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua. Nước thải đô thị thường được chuyển tải kết hợp trong một hệ thống thoát nước hoặc cống rãnh vệ sinh và được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải. Nước thải được xử lý được thải vào nơi tiếp nhận qua một đường ống nước thải. Nước thải được tạo ra ở khu vực không tiếp cận được với hệ thống thoát nước sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý nước tại chỗ. Hệ thống này thông thường bao gồm một bể phốt, ruộng tiêu nước, và một đơn vị xử lý tại chỗ. Việc quản lý nước thải thuộc về sự bao quát toàn bộ điều kiện hệ thống vệ sinh, giống như quản lý chất bài tiết của con người, chất thải rắn, nước mưa bão. Nước cống là một loại nước thải bao gồm nước thải từ các hộ gia đình và do đó nhiễm bẫn từ nhà vệ sinh của người dân. Nhưng nước cống về lâu dài cũng được sử dụng là giá trị trung bình cho bất cứ loại nước thải nào. Hệ thống thoát nước là cơ sở hạ tầng vật lý, bao gồm đường ống, máy bơm, tấm chắn, mương rãnh,.. được sử dụng để chuyển tải nước thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý hoặc loại bỏ. == Xuất xứ == Nước thải có thể đến từ: Chất thải của con người Rò rỉ bể phốt Xả bể phốt Nước cống Nước rửa (cá nhân, quần áo, sàn nhà, nấu ăn,...) và bùn rác Lượng nước mưa thu được trên mái nhà, sân bãi... Nước ngầm xâm nhập vào cống Phần dư của sản xuất chất lỏng Dòng chảy nước mưa ở khu đô thị từ đường, bui đậu xe, mái nhà, vỉa hè... Sự xâm nhập của nước biển (nồng độ cao muối và vi khuẩn) Sự xâm nhập trực tiếp của nước sông (nồng độ vi sinh vật cao) Sự xâm nhập trực tiếp của các chất lỏng nhân tạo (vứt bỏ trái phép các loại thuốc trừ sâu, dầu đã qua sử dụng,..) Hệ thống thoát nước đường cao tốc == Phân loại == Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra nó: Nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Nước thấm qua: lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố gas hay hố xí. Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. Nước thải đô thị: là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại chất thải trên. == Thành phần == Thành phần của nước thải rất đa dạng. Có thể bao gồm danh sách dưới đây: Nước (hơn 95%), thường được thêm vào trong quá trình dội rác thải xuống đường cống; Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, prion, giun sán; Các vi khuẩn vô hại; Các chất hữu cơ như phân, lông, tóc, thực phẩm, nguyên liệu thực vật, mùn...; Các chất hữu cơ hòa tan như u-rê, đường, protein hòa tan, dược phẩm...; Các hạt thể vô cơ như cát, sạn sỏi, hạt kim loại, gốm sứ...; Các chất vô cơ hòa tan như amoniac, muối, xianua, H2S, thyoxinat,...; Động vật như động vật nguyên sinh, côn trùng...; Băng vệ sinh, bao cao su, tã, bơm kim tiêm, đồ chơi trẻ em, xác động vật, thực vật...; Các khí hydro sunfua, metan, cacbonic...; Các hệ nhũ tương như sơn, chất kết dính, màu nhuôm tóc,...; Các chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc độc...; Dược phẩm, hóc môn và các chất độc hại khác. == Chỉ tiêu chất lượng == ==== Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ==== Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau: Cmax = C x K Trong đó: Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l); C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2. K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3. Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms. ==== Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt. ==== Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại Bảng 1. Bảng 1 - Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt Trong đó: - Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt). - Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất l ượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ). Để đánh giá chất lượng môi trường nước người ta phải căn cứ vào một số chỉ tiêu như chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học. Qua các thông số trong nước sẽ cho phép ta đánh gia mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả của phương pháp xử lí." === Các chỉ tiêu vật lý === Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết hay môi trường của khu vực. Nhiệt độ nước thải công nghiệp đặc biệt là nước thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy hạt nhân thường cao hơn từ 10-150C so với nước thường. Nước nóng có thể gây ô nhiễm hoặc có lợi tùy theo mùa và vị trí địa lý. Vùng có khí hậu ôn đới nước nóng có tác dụng xúc tiến sự phát triển của vi sinh vật và các quá trình phân hủy. Nhưng ở những vùng nhiệt đới nhiệt độ cao của nước sông hồ sẽ làm thay đổi quá trình sinh, hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, làm giảm lượng oxy hòa tan vào nước và tăng nhu cầu oxy của cá lên 2 lần. Một số loài sinh vật không chịu được nhiệt độ cao sẽ chết hoặc di chuyển đi nơi khác, nhưng có một số loài khác lại phát triển mạnh ở nhiệt độ thích hợp; Màu sắc: Nước có thể có màu, đặc biệt nước thải thường có màu đen hoặc nâu - Các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành; - Nước có sắt và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan; - Nước có chất thải công nghiệp (crom, tannin, lignin); Màu của nước thường được phân thành hai dạng: màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt keo, màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế người ta xác định màu thực của nước, nhưng thường dùng ở đây là phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là clorophantinat coban; Độ đục: Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ và làm giảm chất lượng của nước khi sử dụng. Vi sinh vật có thể bị hấp phụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn. Độ đục càng cao nước nhiễm bẩn càng lớn; Mùi vị: Nước sạch là nước không mùi vị. Khi bắt đầu có mùi thì đó là biểu hiển của hiện tượng ô nhiễm. Trong nước thải mùi rất đa dạng tùy thuộc vào lượng và đặc điểm của chất gây ô nhiễm; === Các chỉ tiêu hóa học và sinh học === Độ pH: Giá trị pH của nước thải có ý nghĩ quan trọng trong quá trình xử lý. Giá trị pH cho phép ta lựa chọn phương pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước. Các công trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học thường hoạt độ pH từ 6,5 – 9. Môi trường tối ưu nhất để vi khuẩn phát triển thường là 7 – 8. Các nhóm vi khuẩn khác nhau có giới hạn pH khác nhau; Chỉ số DO: Là lượng oxi hòa tan để duy trì sự sống cho các sinh vật dưới nước. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, chiếm 70 – 80% khi oxi bão hòa. Mức oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, các hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoạt động hóa sinh, hóa học và vật lý của nước. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng; Chỉ số BOD (nhu cầu oxy hóa sinh học-Biochemical Oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học. Một quá trình đòi hỏi thời gian dài ngày vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu nên thường phân tích là BOD5, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21; Chỉ số COD (nhu cầu oxy hóa học-Chemical oxygen Demand): Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O bởi một tác nhân oxi hóa mạnh. COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng con đường hóa học. Chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng vi sinh vật. Có thể xác định hàm lượng COD bằng phương pháp trắc quang với lượng dư dung dịch K2Cr2O7 là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ trong môi trường axit với xúc tác là Ag2SO4. Ngoài ra, có thể xác định hàm lượng COD bằng phương pháp độ chuẩn, ở phương pháp này lượng CrO2 dư được chuẩn bằng dung dịch Feroin; Chỉ số vệ sinh (E-coli): trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải vùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi,… nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân người và phân xúc vật. Trong đó có thể có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa như: tả, lị, thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. E-coli là vi khuẩn phổ biến trong nước thải, nó có thể sông trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường ngoài cũng như trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy người ta đã chọn E-coli là chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải; == Xử lý == Có nhiều quá trình được sử dụng để làm sạch nước thải tùy theo loại và mức độ nhiễm bẩn. Nước thải có thể được xử lí trong các nhà máy xử lý trong các nhà máy xử lí nước thải bao gồm các quy trình xử lí vật lý, hóa học và sinh học. === Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý === Nước thải công nghiệp cũng như nước thải sinh hoạt thường chứa các chất tan và không tan ở dạng lơ lửng. Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn và lỏng, chúng tạo với nước thành dung dịch huyền phù. Để tách rác và các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thông thường người ta sử dụng các quá trình cơ học: lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng dưới tác dụng của lực trọng trường hoặc lực li tâm và lọc. Việc lựa chọn phương pháp xử lý tùy thuộc vào các hạt, tính chất vật lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ là sạch cần thiết. Xử lí bằng phương pháp cơ nhằm loại bỏ và tách các chất không hòa tan và các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lí cơ học bao gồm: Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công; Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động; Bể điều hòa ổn định lưu lượng; Bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 tách cặn lơ lửng; Phương pháp xử lí cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học BOD đến 20%. === Xử lí nước thải bằng phương pháp hóa lý === Xử lí nước thải bằng công nghệ hấp phụ: được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và khi chi phí riêng lượng chất hấp phụ không lớn thì việc áp dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả. Xử lí nước bằng công nghệ trao đổi ion: xử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn,… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ; Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải; Bản chất của quá trình trao đổi ion là 1 quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước. Các chất trao đổi ion có khả năng trao đổi các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là các anionit và chúng mang tính kiềm; Nếu các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion thì người ta gọi chúng là ionit lưỡng tính. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp nhân tạo. Xử lí nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông: Các hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt từ sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân hủy,… kích thước hạt có thể dao động từ vài micromet đến vài milimet. Bằng phương pháp xử lí cơ học chỉ có thể loại bỏ được những hạt có kích thước lớn hơn 1mm. với những hạt có kích thước lớn hơn 1mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt hiệu quả xử lí cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp xử lí hóa lý; Mục đích quá trình keo tụ tạo bông: để tách các hạt cặn có kích thước 0,001 m không thể tách loại bằng quá trình lý học thông thường như lắng, lọc hoặc tuyển nổi. Cơ chế quá trình keo tụ tạo bông: Quá trình nén lớp điện tích kép, giảm thế điện đông zeta nhờ ion trái dấu. Quá trình keo tụ do hấp phụ ion trái dấu trên bề mặt, trung hòa điện tích. Cơ chế hấp phụ-tạo cầu nối; Xử lí nước thải bằng công nghệ thẩm thấu: Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác đóng vai trò quan trọng trong xử lí nước thải. Màng được định nghĩa là lớp đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau, có thể là chất rắn, gel (chất keo) trương nở do dung môi hoặc chất lỏng. Việc ứng dụng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất qua màng; === Xử lí nước thải bằng công nghệ sinh học === Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nito,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một các tổng quát, phương pháp sử lý sinh học có thể chia làm 2 loại: Phương pháp kỵ khí:sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy; Phương pháp hiếu khí:sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa; Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính sau: Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật; Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào; Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh lượng và tổng hợp tế bào mới; Nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp đều có những quy trình xử lí riêng; Đối với nước thải đô thị, việc sử dụng bể phốt và các thiết bị xử lý nước thải tại chỗ phổ biến rộng rãi ở một số vùng nông thôn; Một hệ thống xử lí hiếu khí là quá trình bùn hoạt tính, dựa trên việc duy trì và tuần hoàn một sinh khối phức tạp gồm vi sinh vật có khả năng hấp thụ và hấp thụ các chất hữu cơ trong nước thải. Quy trình xử lí nước thải hiếu khí cũng được áp dụng rộng rãi trong xử lí nước thải công nghiệp và bùn sinh học. Nước thải sau xử lí còn được tái sử dụng cho sinh hoạt. Các công trình đầm lấy cũng đang được sử dụng.. == Tái sử dụng == Nước thải được xử lý có thể được tái sử dụng trong công nghiệp (ví dụ ở tháp làm mát), nạp bổ sung các tầng ngậm nước, trong nông nghiệp và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Trong nhiều trường hợp còn có thể được sử dụng để làm nước uống. Đã có một số công nghệ có thể xử lí nước thải để sử dụng. Kết hợp của nhiều công nghệ này có thể đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xử lí và đảm bảo rằng nước được xử lí an toàn vệ sinh, có nghĩa là không có vi khuẩn và vi rút. Dưới đây là một số công nghệ điển hình: ozon hóa, lọc siêu lọc, điều trị hiếu khí (bioreactor màng), thấm thấu chuyển tiếp, thẩm thấu ngược, oxy hóa tiên tiến. Một số hoạt động đòi hỏi nước không tinh khiết, trong những trường hợp này, nước thải có thể được tái sử dụng với ít hoặc không qua xử lí. Ví dụ: nước sử dụng trong nhà vệ sinh có thể làm sạch bằng cách sử dụng greywater từ phòng tắm và vòi hoa sen được xử lí sơ bộ hoặc không xử lí; === Nông nghiệp === Có thể sử dụng nước đã xử lí để tưới tiêu. Thuận lợi: chi phí thấp, có thể cung cấp liên tục với bất kì điều kiện thời tiết, khí hậu và tiết kiệm nguồn nước sạch. Nguồn nước tưới tiêu này có ích cho thực vật vì trong thành phần có chứa các chất dinh dưỡng như nito, photpho và kali. Thực tế, khoảng 90% nước thải sản xuất trên toàn cầu vẫn không được xử lí, gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp. Ngày càng có nhiều khu vực sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới. Các thành phố cung cấp thị trường sinh lợi cho sản phẩm tưới, vì vậy sẽ hấp dẫn đối với nông dân. Tuy nhiên vì nông nghiệp phải cạnh tranh với nguồn nước ngày càng khan hiếm với người sử dụng trong ngành và người sử dụng thành phố, thường không có phương án nào thay thế cho người nông dân nhưng phải sử dụng nước ô nhiễm đô thị trực tiếp để làm nước; === Rủi ro về sức khỏe === Nước thải hỗn hợp của thành phố có thể chứa hỗn hợp các chất ô nhiễm hóa học và sinh học. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, thường có nhiều mầm bệnh xuất phát từ phân, trong khi các nước đang phát triển, nơi phát triển công nghiệp vượt quá quy định về môi trường, có nguy cơ ngày càng tăng từ hóa chất vô cơ và hữu cơ. Tổ chức Y Tế thế giới, phối hợp với tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) và Chương trình Môi Trường Liên Hợp Quốc (UNEP), đã đưa ra hướng dẫn sử dụng nước thải an toàn vào năm 2006. Các hướng dẫn này ủng hộ một cách tiếp cận “rào cản nhiều” đối với việc sử dụng nước thải, ví dụ bằng cách khuyến khích nông dân áp dụng các hành vi giảm nguy cơ khác nhau. Bao gồm việc ngừng tưới vài ngày trước khi thu hoạch để cho mầm bệnh chết đi dưới ánh mặt trời, sử dụng nước cẩn thận để không gây ô nhiễm các loại rau, làm sạch rau bằng cách tẩy uế hoặc cho phép bùn thải được sử dụng trong nông trại để khô trước khi sử dụng như một phần của con người. == Tham khảo ==
seychelles.txt
Seychelles (phiên âm tiếng Việt: Xây-sen, phát âm tiếng Pháp: [sɛʃɛl]), tên chính thức Cộng hòa Seychelles (tiếng Pháp: République des Seychelles; Creole: Repiblik Sesel), là một quốc đảo nằm trong Ấn Độ Dương. Nước này cách Đông Phi 1.500 kilômét (932 mi) về phía đông, với thủ đô là Victoria. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận gồm Comoros, Mayotte, Madagascar, Réunion và Mauritius. Với dân số chỉ hơn 92.000, đây là quốc gia ít dân nhất châu Phi. Seychelles là thành viên của Liên minh châu Phi, Cộng đồng Phát triển Nam Phi, Thịnh vượng chung của các quốc gia, và Liên Hiệp Quốc. Từ khi tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Liên hiện Anh năm 1976, Seychelles đã phát triển từ một quốc gia trên nông nghiệp đến một nền kinh tế thị trường được đa dạng hóa. Từ năm 1976, thu nhận bình quân đầu người đã tăng gần gấp bảy lần. Những năm gần đây, chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm nâng cấp các khu vực kinh tế. Hiện nay, Seychelles có GDP trên đầu người trên danh nghĩa cao nhất châu Phi. Đây cũng là một trong số ít quốc gia châu Phi với chỉ số phát triển con người ở mức cao. Dù nền kinh tế phát triển thịnh vượng, nghèo khó vẫn lan rộng do sự bất bình đẳng kinh tế cao, và sự phân bố tài sản thấp. == Lịch sử == Quần đảo Seychelles hoàn toàn vắng người trong hầu hết lịch sử. Vài học giả cho rằng người Austronesia, sau đó là người Maldives và thương nhân Ả Rập là những người đầu tiên đặt chân đến Seychelles. Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco da Gama là người châu Âu đầu tiên trông thấy Seychelles, sau khi vượt qua quần đảo Amirante. Cuộc đổ bộ đầu tiên diễn ra vào tháng 1 năm 1609, bởi nhóm "Ascension" dưới quyền Thuyền trưởng Alexander Sharpeigh trong chuyến hải trình lần bốn của Công ty Đông Ấn Anh. Là một điểm chyển tiếp trong giao thương châu Phi và châu Á, Seychelles trở thành nơi chiếm cứu của cướp biển cho tới khi Pháp giành được quyền kiểm soát năm 1756. Quần đảo được đặt tên theo Jean Moreau de Séchelles, Bộ trưởng tài chính của vua Louis XV. Người Anh điều khiển nơi này từ năm 1794 đến 1810. Jean Baptiste Quéau de Quincy, nhà cầm quyền người Pháp của Seychelles trong những năm chiến tranh với Anh, đã không chống lại khi chiến thuyền được trang bị vũ khí của kẻ thù cập bến. Thay vì vậy, ông đàm phán với quân Anh, và cho họ đặt quyền. Anh cuối cùng cũng kiểm soát hoàn toàn Seychelles sau khi Pháp đầu hàng và nhượng Mauritius năm 1810, chính thức hóa năm 1814 trong hiệp ước Paris. Seychelles trở thành thuộc địa Vương thất, tách riêng khỏi Mauritius năm 1903. Seychelles tuyên bố độc lập năm 1976 như một nước cộng hòa trong Thịnh vượng chung các quốc gia. Thập niên 1970, Seychelles là một "nơi để xem, một sân chơi cho các ngôi sao phim ảnh và jet set quốc tế". Năm 1977, một cuộc đảo chính tổ chức bởi France Albert René đã trục xuất tổng thống đầu tiên James Mancham. == Địa lý == Seychelles là một quốc đảo nằm trong Ấn Độ Dương, phía đông bắc Madagascar và cách Kenya 1.600 km (994 mi) về phía đông. Quần đảo Seychelles gồm 115 đảo. Đa số là đảo hoang, nhiều trong này có mục đích bảo tồn thiên nhiên. Theo Hiến pháp, các đảo được phân loại như sau. 45 đảo granit. Theo thức tự giảm dần diện tích: Mahé, Praslin, đảo Silhouette, La Digue, Curieuse, Felicite, Frégate, Ste-Anne, North, Cerf, Marianne, Grand Sœur, Thérèse, Aride, Conception, Petite Sœur, Cousin, Cousine, Long, Récif, Round (Praslin), Anonyme, Mamelles, Moyenne, Eden, Ile Soleil, Romainville, Île aux Vaches Marines, L'Islette, Beacon (Île Sèche), Cachée, Cocos, Round (Mahé), L'Ilot Frégate, Booby, Chauve Souris (Mahé), Chauve Souris (Praslin), Île La Fouche, Hodoul, L'Ilot, Rat, Souris, St. Pierre (Praslin), Zavé, Grand Rocher. Hai cồn cát san hô nằm phía bắc nhóm granit: Denis và Bird. Hai đảo san hô phía nam nhóm granit: Coëtivy và Platte. 29 đảo san hô trong quần đảo Amirante, phía tây nhóm đảo granit: Desroches, ám tiêu vòng Poivre (gồm ba đảo—Poivre, Florentin và South), Alphonse, D'Arros, ám tiêu vòng St. Joseph (gồm 14 đảo—St. Joseph Île aux Fouquets, Resource, Petit Carcassaye, Grand Carcassaye, Benjamin, Bancs Ferrari, Chiens, Pélicans, Vars, Île Paul, Banc de Sable, Banc aux Cocos và Île aux Poules), Marie Louise, Desnoeufs, African Banks (gồm hai đảo—African Banks và South), Rémire, St. François, Boudeuse, Etoile, Bijoutier. 13 đảo san hô trong nhóm Farquhar, nam-tây nam quần đảo Amirante: ám tiêu vòng Farquhar (gồm 10 đảo —Bancs de Sable Déposés, Île aux Goëlettes, Lapins, Île du Milieu, Bắc Manaha, Nam Manaha, Trung Manaha, đảo North và South), ám tiêu vòng Providence (gồm hai đảo—Providence và Bancs Providence) và St Pierre. 67 đảo san hô trong nhóm Aldabra, tây nhóm Farquhar: ám tiêu vòng Aldabra (gồm 46 đảo—Grande Terre, Picard, Polymnie, Malabar, Île Michel, Île Esprit, Île aux Moustiques, Ilot Parc, Ilot Emile, Ilot Yangue, Ilot Magnan, Île Lanier, Champignon des Os, Euphrate, Grand Mentor, Grand Ilot, Gros Ilot Gionnet, Gros Ilot Sésame, Heron Rock, đảo Hide, Île aux Aigrettes, Île aux Cèdres, Îles Chalands, Île Fangame, Île Héron, Île Michel, Île Squacco, Île Sylvestre, Île Verte, Ilot Déder, Ilot du Sud, Ilot du Milieu, Ilot du Nord, Ilot Dubois, Ilot Macoa, Ilot Marquoix, Ilots Niçois, Ilot Salade, đảo Middle Row, Noddy Rock, đảo North Row, Petit Mentor, Petit Mentor Endans, Petits Ilots, Pink Rock và Table Ronde), đảo Assumption, Astove và ám tiêu vòng Cosmoledo (gồm 19 đảo—Menai, Île du Nord (West North), Île Nord-Est (East North), Île du Trou, Goëlettes, Grand Polyte, Petit Polyte, Grand Île (Wizard), Pagode, Île du Sud-Ouest, Île aux Moustiques, Île Baleine, Île aux Chauve-Souris, Île aux Macaques, Île aux Rats, Île du Nord-Ouest, Île Observation, Île Sud-Est và Ilot la Croix). == Hành chính == Seychelles được chia thành 26 vùng hành chính bao gồm tất cả các hòn đảo vùng "trong". Tám trong số các huyện thuộc khu vực Đại Victoria. Thêm 14 huyện được coi là vùng nông thôn nằm ở hòn đảo chính Mahé với 2 huyện ở đảo Praslin và một ở La Digue. Các đảo nhỏ nằm bên ngoài ngoài không được coi là một phần của huyện nào. === Khí hậu === Khí hậu ẩm ướt nhưng tương đối ổn định. Theo hệ thống Köppen-Geiger, Seychelles có khí hậu rừng mưa nhiệt đới (Af). Nhiệt độ ít biến đổi. Đảo Mahé có nhiệt độ 24 đến 30 °C (75 đến 86 °F), lượng mưa hằng năm từ 2.900 mm (114 in) tại Victoria tới 3.600 mm (142 in) tại những sườn núi. Lượng mưa thấp hơn tại những đảo khác. Trong những tháng lạnh nhất, tháng 7 và 8, nhiệt độ trung bình thấp là 24 °C (75 °F). Gió đông nam thổi thường xuyên từ tháng 5 đến 11. Những tháng nóng là từ tháng 12 đến 4, với độ ẩm cao (80%). Tháng 3 và 4 là nóng nhất, với nhiệt độ đôi khi vượt 31 °C (88 °F). == Kinh tế == Từ khi độc lập (1976), thu nhập bình quân đầu người ở Seychelles tăng gần 7 lần so với trước. Sự phát triển nhờ vào du lịch (sử dụng 30% lực lượng lao động và cung cấp trên 70% số thu ngoại tệ mạnh) và đánh bắt cá ngừ. Trong những năm gần đây, chính phủ khuyến khích đầu tư nước ngoài để nâng cấp khách sạn và các dịch vụ khác, đồng thời tài trợ cho việc phát triển trang trại, nghề cá, công nghiệp nhỏ. Mặc dù công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc nhưng chính phủ cần tiếp tục đầu tư khu vực kinh tế này. Từ năm 1999-2001, các vấn đề tài chính đã lên đến cực điểm, nợ nước ngoài không ngừng gia tăng. Hiện nay, chính phủ đang phải đối đầu với sự thâm hụt ngân sách, tình hình cạnh tranh quốc tế gay gắt và ra sức thúc đẩy tiến trình tư nhân hóa. GDP khoảng 408 triệu USD năm 2008. GDP bình quân đầu người: 6.700 USD. Tỷ lệ lạm phát: 49,8% năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp: 4%. Thâm hụt cán cân thương mại: 343 triệu USD Các khách hàng chính: Anh, Pháp, Italia Các nước cung cấp chính: Ả Rập Xê Út, Đức, Pháp Tỷ trọng của các lĩnh vực hoạt động chính trong GDP: Nông nghiệp: 2,3%, công nghiệp 25,7% và dịch vụ 71,9%. Với quy mô nhỏ (40.000 người lao động) và có vị trí địa lý xa xôi, nền kinh tế Seychelles chủ yếu dựa vào hai lĩnh vực du lịch (với trên 120.000 khách tham quan mỗi năm và chiếm 25,4% GDP) và đánh bắt cá chiếm 7,65 GDP năm 2008. Hoạt động vận tải dầu lửa cũng chiếm phần quan trọng là lĩnh vực đứng thứ ba đem lại nguồn thu ngoại tệ (35 triệu USD thu nhập ròng mỗi năm). Việc tái đầu tư các khoản thu nhập này và viện trợ quốc tế cũng đã cho phép Seychelles có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm 70-80. Sau khi độc lập (1976), GDP đầu người đã tăng 8 lần trong vòng 20 năm, lên tới 8.600 USD năm 2007 biến Seychelles thành một nước có thu nhập trung bình thuộc nhóm trên. Tuy nhiên, những hậu quả của cuộc khủng hoảng quốc tế và việc thực hiện các cuộc cải cách kinh tế đã làm giảm thu nhập người dân xuống còn 6.700 USD năm 2009. Mức phát triển xã hội (chỗ ở, trường học, dịch vụ xã hội) cũng vẫn còn cao. Vì những lý do bên trong và bên ngoài, tình hình tài chính đã xấu đi từ những năm 90. Seychelles đã bị nợ chồng chất đối với các nhà cho vay vốn công và nợ nhiều với những điều kiện không nhượng bộ của các ngân hàng tư nhân (40% nợ nước ngoài hiện nay liên quan đến thương mại). Tổng số nợ công chiếm gần 807 triệu USD. Do Seychelles đã ở trong tình trạng không thể thanh toán vào giữa năm 2008 nên nước này đã phải bình thường hóa quan hệ tài chính với bên ngoài và một hiệp định xác nhận đã được Hội đồng quản trị IMF đưa ra vào ngày 14 tháng 11 năm 2008. Trước đó, Seychelles đã quyết định tự do chuyển đổi đồng tiền roupie của mình đã tiến hành từ ngày 1 tháng 11 năm 2008. Tổng thống James Michel đã giữ lịch mà ông đã ấn định về các hoạt động kinh tế vào giữa nhiệm kỳ. Chương trình tham vọng này thực hiện một cách ngay lập tức phần lớn những yêu cầu của IMF (trong đó có việc từ chức của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Seychelles vào tháng 10 năm 2008). Chương trình này đặc biệt dựa vào việc giá đồng roupie sẽ ổn định nhanh chóng xung quanh việc 20-21 roupie cho 1 euro rồi 18/19 roupie/1 euro và chi phí cho người dân sẽ được kiểm soát và có thể chịu đựng được về mặt xã hội (không hề có biến động xã hội nào cho đến nay). Tính đến những tiến bộ đã đạt được, IMF đã chấp nhận vào tháng 11 năm 2008 việc cấp 25,9 triệu USD cho Seychelles để giúp nước này đáp ứng những nhu cầu về tài chính cho năm 2008. Mặt khác, ngày 16 tháng 4 năm 2009, Câu lạc bộ Paris đã nhất trí loại bỏ 45% nợ công của Seychelles đối với những nước thành viên của mình. == Nhân khẩu == Khi người Anh giành quyền kiểm soát các đảo trong chiến tranh Napoleon, họ cho phép các tầng lớp thượng lưu người Pháp giữ lại đất đai của mình. Cả những người định cư Pháp và Anh đều sử dụng nô lệ châu Phi và mặc dù chế độ nô lệ bị cấm ở Anh vào năm 1835, nhưng những công nhân người châu Phi vẫn tiếp tục bị đưa đến đây. Do đó, Người Gran'bla ("người da trắng") có nguồn gốc Pháp thống trị đời sống kinh tế và chính trị. Chính quyền Anh cũng đưa người Ấn Độ đến quần đảo này. Người Ấn Độ như một thiểu số tương tự người Trung Quốc, hiện nay được giới hạn trong một tầng lớp thương nhân. Ngày nay, con cháu của người Ấn Độ, Trung Quốc, và Gran'bla là ba cộng đồng dân tộc chính, mặc dù hầu hết mọi người có nguồn gốc châu Phi, thường trộn với người châu Âu hoặc châu Á. Quần đảo Seychelles không có dân cư bản địa, người Seychelles hiện nay được tạo thành từ những cuộc di cư. Các nhóm dân tộc lớn nhất là người gốc châu Phi, người Pháp, Ấn Độ, và người gốc Trung Quốc. Tiếng Pháp và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cùng với một ngôn ngữ Creole dựa trên tiếng Pháp. Theo điều tra dân số năm 2002, hầu hết người Seychelles là Kitô hữu: 82,3% là người Công giáo La Mã, 6,4% là Anh giáo, và 4,5% là của các giáo phái Kitô giáo khác. Có dân tộc thiểu số nhỏ là những người thực hành Ấn Độ giáo (2,1%) và Hồi giáo (1,1%). Các tín ngưỡng khác chiếm 1,5% dân số trong khi hơn 2,1% là người không tôn giáo hoặc không xác định một tôn giáo. Tuổi trung bình của người Seychelles là 32. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Trang web chính quyền Seychelles Bản mẫu:Thành viên Liên minh châu Phi Bản mẫu:Cộng đồng phát triển Nam châu Phi
maryland.txt
Maryland (IPA: [ˈmæɹ.ɪ.lənd]), là một tiểu bang vùng Trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, nằm trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ. Maryland phía bắc giáp Pennsylvania; phía tây giáp Tây Virginia; phía bắc và phía đông là Delaware và Đại Tây Dương; và về phía nam, bên kia sông Potomac, là Virginia và Tây Virginia. Phần giữa của đường biên giới này bị cắt ở phía Maryland bởi Washington, D.C., nằm trên vùng nguyên là của Maryland. Vịnh Chesapeake gần như cắt đôi bang này, và những quận phía đông của vịnh được biết đến với cái tên chung là Eastern Shore. Đại học Maryland là đại học nổi tiếng nhất ở tiểu bang này. == Tham khảo ==
hiệp ước bất bình đẳng.txt
Hiệp ước bất bình đẳng là tên gọi chung cho loại hiệp ước mà các nước thực dân phương Tây áp đặt đối với một vài nhà nước Đông Á - bao gồm nhà Thanh ở Trung Quốc, chính phủ Tokugawa ở Nhật Bản, nhà Triều Tiên ở Triều Tiên, nhà Nguyễn ở Việt Nam, và Nhật Bản áp đặt cho nhà Thanh hay Triều Tiên trong thời kỳ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là thời kỳ mà các nhà nước châu Á này nói chung không thể kháng cự nổi áp lực quân sự của các cường quốc phương Tây cũng như của Nhật Bản đang hiện đại hóa nhanh chóng. Những thất bại quân sự đã khiến họ phải chấp nhận ký các hiệp ước rất bất lợi cho mình. == Danh sách hiệp ước bất bình đẳng == == Các hiệp ước bị coi là bất bình đẳng khác == Gần đây, cụm từ "hiệp ước bất bình đẳng" được lãnh tụ của RESPECT là George Galloway lãnh tụ Liberal Democrat là Menzies Campbell sử dụng để gọi hiệp định chuyển giao tội phạm giữa Anh và Mỹ năm 2003. Hiệp ước Cuba-Hoa Kỳ năm 1903, cho phép Hoa Kỳ thuê vịnh Guantánamo, cũng được giáo sư Alfred de Zayas coi là một hiệp ước bất bình đẳng. == Ghi chú == == Tham khảo == Michael R. Auslin, Negotiating with Imperialism: The Unequal Treaties and the Culture of Japanese Diplomacy (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2004). ISBN 0-7391-1208-2 Dong Wang, China's Unequal Treaties: Narrating National History (Lanham, Md.: Lexington Books, 2005). ISBN 0-7391-1208-2
softbank mobile.txt
SoftBank Mobile Corp. (ソフトバンクモバイル株式会社, Sofutobanku Mobairu Kabushikigaisha), trước đây là Vodafone K.K. (cũng được biết đến với tên Vodafone Japan) và J-PHONE, là công ty con của nhà điều hành điện thoại di động SoftBank Nhật Bản. Son Masayoshi hiện là Giám đốc điều hành và nhà đại diện chính thức của công ty. SoftBank Mobile điều hạnh mạng điện thoại W-CDMA (UMTS 3G, gọi là "SoftBank 3G"). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == SoftBank Mobile SoftBank Mobile SoftBank KK
sài sơn.txt
Sài Sơn là một xã thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam. Xã Sài Sơn có 6 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại. Nơi đây có địa danh Chùa Thầy nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ông đã tu hành ở đây và cũng đã cùng với nghĩa quân chống lại quân Nam Hán rồi hóa thánh tại một hang đá có tên gọi là hang Thánh Hóa bên cạnh chùa Thượng trên núi Sài Sơn. Vì vậy hang này được gọi là hang Thánh Hóa. Sau khi đã hóa, ông đầu thai vào làm con của Sùng Hiền Hầu và trở thành nhà vua Lý Thần Tông. Tương truyền ông cũng chính là ông tổ của môn múa rối nước, thường được biểu diễn khi lễ hội vào ngày 07 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sài Sơn cũng là quê hương cách mạng từ những ngày đầu 1930. Cố phó thủ tướng Phan Trọng Tuệ quê ở đây (thôn Đa Phúc). Ông hoạt động cách mạng từ những năm 1930. Quê hương Sài Sơn là một trong những vùng quê thanh bình, yên ả của xứ Đoài, đã từng đi vào thơ ca: Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng ! Quang Dũng. == Thôn Phúc Đức == Phúc Đức là một thôn thuộc xã Sài Sơn. Thôn cách chân núi Thầy khoảng 1.5 km về phía Bắc. Thôn được lập ra từ việc thay đổi bản đồ địa chính đất của xã Dị Nậu và thôn Thụy Khuê. Gồm một cộng đồng cư trú khoảng hơn hai mươi dòng họ, trong đó dòng họ Tạ chiếm đa số. Trong thôn có chùa mang tên thôn thuộc quần thể danh lam thắng cảnh chùa Thầy. Thành phần tôn giáo gồm có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Cao Đài Giáo [1] và Thiên chúa giáo. Trong thôn được chia thành 2 khu vực dân cư. Khu vực bên trong đê thì gọi là "làng". Khu vực phía ngoài đê cạnh sông Đáy gọi là "trại". == Di tích thờ Đỗ Cảnh Thạc == Trên địa bàn xã Sài Sơn hiện có tới 4 nơi thờ tướng Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng trấn giữ và cai trị vùng Đỗ Động Giang - đạo Quốc Oai thời 12 sứ quân. Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Đỗ Cảnh Thạc hóa. == Tham khảo ==
cacbon disulfua.txt
Đisulfua cacbon hay cacbon đisulfua là một chất lỏng không màu dễ bay hơi với công thức hóa học CS2. Hợp chất này là một dung môi không phân cực, thường được sử dụng làm nguyên liệu trong tổng hợp hóa hữu cơ ở cả cấp công nghiệp. Nó có mùi giống như "ete", nhưng các mẫu công nghiệp thông thường chứa các tạp chất có mùi khó ngửi, như sulfua cacbonyl. == Phổ biến và sản xuất == Một lượng nhỏ đisulfua cacbon được giải phóng ra từ các vụ phun trào núi lửa và các đầm lầy. CS2 từng được sản xuất bằng cách kết hợp cacbon (hay than cốc) và lưu huỳnh ở nhiệt độ cao. Phản ứng có nhiệt độ thấp, chỉ cần 600 °C sử dụng khí thiên nhiên như là nguồn cacbon với xúc tác là silica gel hay alumina: CH4 + 4S → CS2 + 2H2S Phản ứng là tương tự như phản ứng đốt cháy mêtan. Mặc dù nó là đồng electron với điôxít cacbon, nhưng CS2 rất dễ bắt cháy: CS2 + 3O2 → CO2 + 2SO2 == Phản ứng == So sánh với CO2, CS2 là hoạt hóa hơn về phía ái lực hạt nhân và rất dễ dàng bị khử. Các khác biệt này trong độ hoạt hóa có thể coi là do khả năng cung cấp π yếu hơn của các trung tâm sulfido, làm cho cacbon trở thành ái lực điện tử hơn. Nó được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh như metham natri, một chất xông đất và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vải viscoza mềm. === Thêm vào các chất ái lực hạt nhân === Các chất ái lực hạt nhân như các amin tạo ra các dithiocacbamat: 2R2NH + CS2 → [R2NH2+][R2NCS2−] Các xanthat tạo thành một cách tương tự từ các alkoxit: RONa + CS2 → [Na+][ROCS2−] Phản ứng này là nền tảng của sản xuất xenluloza tái sinh, thành phần chính của viscoza, rayon và xenlophan. Cả xanthat và thioxanthat tương ứng (sinh ra từ xử lý CS2 với các thiolat natri) đều được sử dụng như là tác nhân tách đãi trong chế biến, xử lý khoáng vật. Sulfua natri tạo ra trithiocacbonat: Na2S + CS2 → [Na+]2[CS32−] === Clo hóa === Clo hóa CS2 là phương thức chính tạo ra tetraclorua cacbon: CS2 + 3Cl2 → CCl4 + S2Cl2 Phản ứng này thông qua hợp chất trung gian là thiophotgen, CSCl2. === Hóa học điều hợp === CS2 là phối thể cho nhiều phức chất kim loại, tạo thành các phức chất pi. Một ví dụ là CpCo(η2-CS2)(PMe3). == Có sẵn thương mại == CS2, là chất dễ bắt cháy và có nhiệt độ tự kích cháy thấp, không thể dễ dàng vận chuyển bằng các phương tiện vận tải thông thường. Xuất khẩu toàn thế giới của hóa chất này là không đáng kể. === Mẫu cơ sở nitơ lỏng nén === Công ty Alfa Aesar là công ty đầu tiên giới thiệu đisulfua cacbon trong dạng chai nén chứa dung dịch nitơ lỏng nén, tác nhân kết đôi, chất ổn định và đisulfua cacbon, với hàm lượng đisulfua cacbon hoạt hóa là 85%. Hòa loãng với nitơ làm cho dung dịch trở thành không bắt cháy. Tuy nhiên, năm 2007 Alfa Aesar đã ngừng bán các mẫu đisulfua cacbon. == Tác động tới sức khỏe == Ở nồng độ cao, đisulfua cacbon có thể đe dọa tới tính mạng do nó ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Dữ liệu an toàn có ý nghĩa đến từ công nghiệp sản xuất rayon viscoza, nơi mà cả đisulfua cacbon lẫn một lượng nhỏ H2S có thể hiện diện. == Xem thêm == Subsulfua cacbon Selenua cacbon == Ghi chú == == Liên kết ngoài == NPI: Đisulfua cacbon
the wall street journal.txt
The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York với lượng phát hành trung bình trên 2 triệu bản mỗi ngày trên toàn thế giới (trong năm 2006). Nhiều năm liền, nó là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất của Hoa Kỳ; tuy nhiên, tháng 11 năm 2003, nó nhường vị trí đó cho tờ USA Today. Tờ báo này cũng phát hành ở Châu Á và Châu Âu. Đối thủ chính là một tờ báo tài chính ở London, tờ Financial Times, cũng đã xuất bản ở nhiều nước. The Wall Street Journal sở hữu bởi công ty Dow Jones & Company. Tờ The Wall Street Journal phát hành lần đầu ở Mỹ và chuyên viết về kinh doanh và tài chính—tên của nó bắt nguồn từ phố Wall, con đường ở Thành phố New York là trái tim của trung tâm tài chính này. Nó đã được in liên tục từ khi ra đời từ ngày 8 tháng 7 năm 1889, do Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser sáng lập nên. Nó đã được nhận giải thưởng Pulitzer 29 lần, tham khảo 2003 và giải thưởng Pulitzer 2004 vì chất lượng giải thích trong bài báo. == Thuở ban đầu đến nay == Dow Jones & Company được phát hành vào năm 1882 bởi các phóng viên Charles Dow, Edward Jones và Charles Bergstresser. Jones converted the small Customers' Afternoon Letter into The Wall Street Journal, xuất bản lần đầu năm 1889, và bắt đầu dịch vụ phát tờ báo này qua đường điện thoại. Nó đã đề cao the Jones 'Average', phát hành cổ phiếu lần đầu trên Sàn giao dịch chứng khoán New York Nhà báo Clarence Barron nắm quyền kiểm soát công ty vào năm 1902; tổng phát hành quanh quẩn ở con số khoảng 7000 nhưng sau đó lên đến 50000 bản vào cuối năm 1920 Phiên bản internet của tờ báo này là, The Wall Street Journal Online xuất hiện năm 1996. Năm 2003, Dow Jones bắt đầu hợp nhất tờ báo thành... == Xem thêm == The Wall Street Journal châu Âu The Wall Street Journal châu Á The Wall Street Journal bản đặc biệt OpinionJournal.com Thời báo Tài chính(Financial Times) Tạp chí Barron (Barron's Magazine) Tạp chí kinh tế Viễn Đông (Far Eastern Economic Review) == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của The Wall Street Journal
giải bóng đá vô địch quốc gia bồ đào nha.txt
Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Campeonato português de futebol) là hạng đấu cao nhất trong các giải bóng đá của nước Bồ Đào Nha. == Danh sách các câu lạc bộ vô địch và vua phá lưới == === Thống kê theo câu lạc bộ === == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
so sánh các điện thoại thông minh.txt
== Phần cứng và OS == === 2013 === === 2012 === === 2006 === === 2005 === === 2004 === == Mạng và kết nối == == Liên kết == Điện thoại thông minh == Tham khảo ==
petroica.txt
Petroica là một chi chim trong họ Petroicidae. == Các loài và phân loài == Petroica australis Petroica longipes Petroica multicolor Petroica multicolor multicolor Petroica boodang Petroica goodenovii Petroica phoenicea Petroica traversi Petroica macrocephala Petroica macrocephala chathamensis Petroica rosea Petroica rodinogaster Petroica archboldi Petroica bivittata == Chú thích == == Tham khảo ==
sự mở rộng lãnh thổ của hoa kỳ.txt
Đây là danh sách các lần mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ, bắt đầu khi Hoa Kỳ giành được độc lập. Chú ý là danh sách này chính yếu chỉ nói về các vùng đất mà Hoa Kỳ thu được từ các quốc gia dân tộc. Các vùng lãnh thổ thu được từ người bản địa Mỹ không được liệt kê ở đây. == Lịch sử Bắc Mỹ qua các thời kỳ bị kiểm soát == Xem thêm thông tin: Sự tiến hóa lãnh thổ Bắc Mỹ từ năm 1763 == 1783–1853 == Hiệp ước Paris (1783) với Vương quốc Anh đã định hình ra biên giới ban đầu của Hoa Kỳ. Có một số điểm mơ hồ không rõ ràng trong hiệp ước này có liên quan đến biên giới chính xác với Canada vì thế dẫn đến các vụ tranh chấp và được giải quyết bởi Hiệp ước Webster-Ashburton năm 1842. === Louisiana === Vùng đất mua Louisiana được thương lượng với Napoleon vào năm 1803 trong thời tổng thống Thomas Jefferson. Lãnh thổ này được mua từ Pháp với giá $15 triệu đô la Mỹ (tương đương với $240 triệu vào thời điểm ngày nay). Một phần nhỏ của vùng đất này bị nhượng lại cho Vương quốc Anh 1818 để đổi lấy vùng lòng chảo sông Red. Phần nhiều hơn thế được nhượng lại cho Tây Ban Nha vào năm 1819 để đổi lấy vùng đất Florida nhưng sau này bị Hoa Kỳ lấy lại sau khi sáp nhập Texas và thu được Nhượng địa Mexico. === Tây Florida === Tây Florida bị Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền vào năm 1810 dưới thời tổng thống James Madison. Lúc đó Lục quân Hoa Kỳ chiếm giữ quốc gia mới này 90 ngày sau khi nó tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. === Sông Red === Những phần đất của vùng Rupert's Land và Thuộc địa Sông Red nằm ở phía nam vĩ tuyến 49 độ trong lòng chảo Sông Red (miền Bắc Hoa Kỳ) được thu nhận năm 1818 từ tay Vương quốc Anh theo Hiệp ước 1818. === Đông Florida === Hiệp ước Adams-Onís năm 1819 với Tây Ban Nha đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại Đông Florida và Quốc gia Tự do Sabine. Tây Ban Nha cũng từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối Xứ Oregon theo hiệp ước này. Điều khoản III của hiệp ước, khi thị sát đúng mức, thì thấy rằng Hoa Kỳ cũng giành được một phần đất nhỏ thuộc vùng trung Colorado. === Dọc biên giới với Canada === Hiệp ước Webster-Ashburton với Anh năm 1842 đưa đến việc phân chia lãnh thổ tranh chấp tại tiểu bang Maine và tỉnh bang New Brunswick và kết thúc phân định biên giới với Canada, bao gồm lãnh thổ tranh chấp Cộng hòa Indian Stream. Năm 1850 Anh nhượng cho HOa Kỳ ít hơn một mẫu Anh dãy đá ngầm (Đá Horseshoe) trong Hồ Erie gần thành phố Buffalo để làm hải đăng. === Texas === Sự kiện Texas bị sáp nhập vào Hoa Kỳ năm 1845: Cộng hòa Texas độc lập từ lâu đã tìm cách gia nhập liên bang Hoa Kỳ mặc cho México tuyên bố chủ quyền. Nhà lãnh đạo Mexico Antonio López de Santa Anna cảnh cáo rằng việc gia nhập vào liên bang Hoa Kỳ "là đồng nghĩa với việc tuyên chiến chống Cộng hòa Mexico". Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận việc sáp nhập Texas vào ngày 28 tháng 2 năm 1845. Ngày 29 tháng 12 năm 1845, Texas trở thành tiểu bang thứ 28 của Hoa Kỳ. Texas trước đó đã tuyên bố chủ quyền đối với New Mexico nằm ở phía đông Rio Grande nhưng chỉ tiến hành một lần chiếm đóng không thành công. New Mexico bị Lục quân Hoa Kỳ chiếm được vào tháng 8 năm 1846 và rồi sau đó quản lý nó riêng biệt khỏi tiểu bang Texas. Mexico nhìn nhận mất lãnh thổ này trong Hiệp ước Guadalupe Hidalgo năm 1848. === Oregon === Xứ Oregon, một khu vực thuộc Bắc Mỹ nằm về phía tây Rặng Thạch Sơn kéo dài ra tận Thái Bình Dương, từng do Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cùng kiểm soát theo sau Công ước Mỹ-Anh 1818 cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1846 khi Hiệp ước Oregon phân chia lãnh thổ này tại vĩ tuyến 49 (Xem tranh chấp ranh giới Oregon). Quần đảo San Juan cùng bị Anh và Hoa Kỳ tuyên bố chủ quyền và cùng bị hai quốc gia chiếm đóng từ 1846–72 vì có sự mơ hồ không rõ ràng trong hiệp ước. Sau cùng Hoa Kỳ được sỏ hữu một mình Quần đảo San Juan từ năm 1872. === Nhượng địa Mexico === Vùng đất thuộc Nhượng địa Mexico bị Hoa Kỳ chiếm được trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico năm 1846–48 và được Mexico nhượng lại cho Hoa Kỳ theo Hiệp ước Guadalupe Hidalgo. Theo hiệp ước này, Mexico đồng ý biên giới Mexico – Hoa Kỳ như ngày nay trừ Cấu địa Gadsden. Hoa Kỳ trả $15 triệu đô la Mỹ (tương đương với $386 triệu theo tỷ giá ngày nay) và đồng ý trả tiền bồi thường cho các công dân Mỹ có tranh chấp với Mexico. Số tiền bồi thường này lên đến trên $3 triệu đô la Mỹ (tương đương với $77 triệu ngày nay). === Cấu địa Gadsden === Cấu địa Gadsden năm 1853, là một dải đất mà Hoa Kỳ mua, nằm dọc theo biên giới Hoa Kỳ - Mexico với giá là $10 triệu đô la (tương đương với $288 triệu theo tỷ giá hiện thời), hiện tại nằm trong tiểu bang New Mexico và Arizona. Lãnh thổ này ban đầu được dự định dùng cho đường xe lửa xuyên lục địa ở phía nam Hoa Kỳ. == Từ năm 1853 == === Alaska === Cấu địa Alaska được mua với giá $7,2 triệu đô la Mỹ từ Đế quốc Nga (2 xu mỗi mẫu Anh) vào ngày 30 tháng 3 năm 1867 (tương đương với $123 triệu so với tỷ giá ngày nay). Ban đầu cấu địa (vùng đất mua) này được xem là trạm tiếp liệu trọng yếu cho các tàu thuyền giao thương với châu Á. Vùng đất này trải qua một số lần thay đổi hình thức hành chánh trước khi trở thành lãnh thổ có tổ chức vào ngày 11 tháng 5 năm 1912, và sau cùng là tiểu bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. === Hawaii === Vương quốc Hawaii có liên hệ gần gũi với Hoa Kỳ qua việc giao thương và công tác truyền giáo vào thập niên 1880. Năm 1893, các nhà lãnh đạo thương mại lật đổ nữ hoàng của Hawaii và tìm cách sáp nhập lãnh thổ này vào Hoa Kỳ. Tổng thống Grover Cleveland mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng này vì thế Hawaii tự thành lập nền cộng hòa độc lập. Các đảng viên Dân chủ ở miền Nam Hoa Kỳ trong Quốc hội Hoa Kỳ chống đối kịch liệt việc sát nhập thêm các vùng đất không phải thuộc người da trắng. Tổng thống William McKinley, một đảng viên Cộng hòa, thắng một nghị quyết của quốc hội vào năm 1898 với kết quả là cộng hòa nhỏ bé này gia nhập Hoa Kỳ. Tất cả công dân của cộng hòa này trở thành công dân toàn diện của Hoa Kỳ. Một yếu tố thu nhận lãnh thổ này là nhu cầu xây dựng các căn cứ hải quân tiền tuyến để ngăn cản những tham vọng của Nhật Bản. Quần đảo Hawaii chính thức trở thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ vào năm 1900. Sau khi 94% cử tri chấp thuận Đạo luật Thu nhận Hawaii ngày 21 tháng 8 năm 1959, Lãnh thổ Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ. Cùng với Hawaii là Đảo Palmyra, trước đó từng bị Hoa Kỳ sát nhập vào năm 1859 nhưng sau đó từ bỏ tuyên bố chủ quyền. Hawaii tuyên bố chủ quyền đối với đảo này vào năm 1862. === Các thuộc địa của Tây Ban Nha === Puerto Rico, Guam, và Philippines (Hoa Kỳ bồi thường cho Tây Ban Nha $20 triệu đô la, tương đương với $576 triệu theo tỷ giá hiện nay) được Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ theo Hiệp định Paris 1898. Tây Ban Nha từ bỏ tất cả chủ quyền đối với Cuba nhưng không nhượng lại cho Hoa Kỳ vì thế Cuba trở thành quốc gia bảo hộ. Tất cả bốn lãnh thổ này được điều hành dưới chính quyền quân sự Hoa Kỳ trong những giai đoạn kéo dài. Cuba trở thành quốc gia độc lập vào năm 1902, và Philippines được độc lập vào năm 1946. Thời kỳ này cũng xảy ra các vụ biểu tình rãi rác chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Ghi nhận rằng một số người Mỹ như Mark Twain lên tiếng mạnh mẽ chống lại các cuộc phiêu lưu quân sự này của Hoa Kỳ. Những người chống đối chiến tranh trong đó có Twain và Andrew Carnegie tự đứng ra tổ chức thành Liên đoàn chống Chủ nghĩa Đế quốc Mỹ. Trong suốt thời kỳ này, nhân dân Mỹ tiếp tục chỉ trích mạnh mẽ các cường quốc châu Ấu vì chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh Boer lần thứ hai không được người dân Mỹ ủng hộ và làm cho mối quan hệ Anh-Mỹ thêm chua chát. Giới báo chí chống chủ nghĩa đế quốc thường so sánh sự tương đồng giữa nước Mỹ tại Philippines và Anh tại Chiến tranh Boer lần thứ hai. ==== Cuba ==== Theo Hiệp định Paris 1898, Tây Ban Nha từ bỏ tất cả tuyên bố chủ quyền đối với Cuba và hòn đảo này bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Theo Tu chính Teller, Quốc hội Hoa Kỳ quyết định chống lại việc sáp nhập Cuba vào Hoa Kỳ. Cuba giành được độc lập chính thức vào ngày 20 tháng 5 năm 1902. Tuy nhiên, dưới Hiến pháp mới của Cuba, Hoa Kỳ vẫn giữ quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của Cuba, có quyền giám sát Cuba về đối ngoại và tài chính theo Tu chính Platt. Tuy nhiên, sự việc này sau đó bị bãi bỏ như một phần của chính sách láng giềng tốt của tổng thống Franklin Roosevelt. Dưới Tu chính Platt (1901), Cuba cũng đồng ý cho Hoa Kỳ thuê mướn một căn cứ hải quân tại vịnh Guantánamo. Căn cứ này chiếm một khu vực mà Hoa Kỳ thuê mướn từ Cuba vào năm 1903. Hai chính phủ cũng đồng ý sau đó rằng "Miễn sao Hoa Kỳ không tự bỏ căn cứ hải quân Guantanamo vừa kể hoặc hai chính phủ không đồng ý sửa đổi về ranh giới hiện tại thì căn cứ này sẽ tiếp tục nằm tại khu vực hiện tại với các ranh giới như lúc ký hiệp ước hiện tại." ==== Puerto Rico ==== Ngày 25 tháng 7 năm 1898 trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Puerto Rico bị Hoa Kỳ xâm chiếm bằng một cuộc đổ bộ tại Guánica. Kết thúc cuộc chiến, Đạo luật Jones-Shafroth ra đời và cho phép tất cả các cư dân của Puerto Rico trở thành công dân Mỹ vào năm 1917. Hoa Kỳ cho phép người Puerto Rico bầu thống đốc của mình một cách dân chủ vào năm 1948. Năm 1950, chính phủ của tổng thống Harry Truman cho phép Puerto Rico trưng cầu dân ý một cách dân chủ để định đoạt liệu xem người Puerto Rico có muốn thảo ra bản hiến pháp địa phương của mình nhưng không ảnh hưởng gì đến tư cách là lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Một bản hiến pháp địa phương được thông qua tại đại hội hiến pháp vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua bản hiến pháp này và được tổng thống Truman chấp thuận vào ngày 3 tháng 7 năm đó. Thống đốc Muñoz Marín tuyên bố bản hiến pháp này vào ngày 25 tháng 7 năm 1952. Đây cũng là ngày kỷ niệm binh sĩ Hoa Kỳ đến hòn đảo này vào năm 1898. Puerto Rico sử dụng ngôn từ Estado Libre Asociado (có nghĩa là "Quốc gia liên kết tự do"), chính thức được dịch sang tiếng Anh là Thịnh vượng chung. ==== Guam ==== Tại Guam, ban đầu các nhóm người ngoại quốc định cư ở đây là những nhóm nhỏ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì thấy rõ được giá trị chiến lược của hòn đảo này nên công cuộc xây dựng căn cứ quân sự khổng lồ được bắt đầu tiến hành cùng với một dòng người đông đúc đổ xô đến đây từ khắp nơi trên thế giới. Guam ngày nay có một dân số rất đa dạng gồm 164.000 người. Người bản địa Chamorros chiếm 37% dân số. Phần còn lại gồm có đa số là người da trắng và người Philippine, một số ít hơn các nhóm người Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, người Micronesia, Việt Nam và Ấn Độ. Guam ngày nay gần như đã bị Mỹ hóa hoàn toàn. Tình hình cũng tương tự như tại Hawaii nhưng các cố gắng nhằm thay đổi tình trạng chính trị của hòn đảo vẫn chưa thành công. Hiện nay đảo này vẫn là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. ==== Philippines ==== Cách mạng Philippine chống Tây Ban Nha khởi sự vào tháng 4 năm 1896. Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ lan đến Philippines vào ngày 1 tháng 5 năm 1898 khi Hải đoàn Á châu của Hải quân Hoa Kỳ do đề đốc hải quân George Dewey chỉ huy đánh bại Hải đoàn Thái Bình Dương của Tây Ban Nha dưới quyền của đô đốc Patricio Montojo y Pasarón trong Trận Vịnh Manila. Ngày 12 tháng 6, lực lượng cách mạng Philippine tuyên bố nền độc lập và thiết lập Đệ nhất Cộng hòa Philippine. Ngày 10 tháng 12 năm 1898, Hiệp định Paris 1898 kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ được ký kết. Hiệp định này chuyển quyền kiểm soát Philippines từ Tây Ban Nha sang cho Hoa Kỳ. Hiệp ước này không được lực lượng cách mạng Philippine công nhận và vì thế họ tuyên chiến chống Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 6 năm 1899. Chiến tranh Philippine-Mỹ xảy ra sau đó. Năm 1901, Emilio Aguinaldo, tổng thống Cộng hòa Malolos, bị bắt và tuyên thệ trung thành với chính phủ Mỹ. Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố kết thúc cuộc xung đột vào năm 1902. Tuy nhiên chiến sự vẫn tiếp tục vài nơi cho đến năm 1913. Đạo luật Tổ chức Philippine năm 1902 cho phép thành lập một quốc hội lưỡng viện. Thượng viện gồm có một "hội đồng ủy viên Philippine", đây là một cơ quan được bổ nhiệm gồm có cả người Mỹ và người Philippine. Hạ viện do dân trực tiếp bầu lên. Philippines trở thành một thuộc địa của Hoa Kỳ theo kiểu "tân chủ nghĩa đế quốc" của châu Âu. Tiếng Anh theo chân tiếng Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ chính thức. Giáo dục bằng tiếng Anh là bắt buộc. Năm 1916, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tự trị Philippine và tự cam kết cho phép Philippines độc lập "...càng sớm càng tốt khi một chính phủ ổn định có thể được thiết lập tại nơi đó." Để từng bước tiến đến độc lập hoàn toàn vào năm 1946, Philippines được phép tự trị một phần với tư cách là một thịnh vượng chung vào năm 1935. Việc chuẩn bị cho một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn bị gián đoạn khi Nhật Bản chiếm đóng Philippines trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ tổn thất tổng cộng 62.514 binh sĩ trong đó có 13.973 binh sĩ tử trận trong công cuộc giải phóng Philippines khỏi tay Đế quốc Nhật Bản với chiến dịch Philippines từ 1944-1945. Hoa Kỳ công nhận nền độc lập hoàn toàn của Philippine vào năm 1946. === Đảo Wake === Đảo Wake bị thôn tính khi còn là một lãnh thổ vắng người vào năm 1899 (tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ hiện nay bị Quần đảo Marshall tranh chấp). === Samoa thuộc Mỹ === Đức, Hoa Kỳ, và Anh thuộc địa hóa Quần đảo Samoa. Các quốc gia này xung đột với nhau trong cuộc nội chiến Samoa lần thứ hai. Sau khi giải quyết các vấn đề với nhau thì Samoa thuộc Mỹ được thành lập theo như tinh thần của Hiệp định Berlin, 1899. Hoa Kỳ kiểm soát vùng được chia cho họ vào ngày 7 tháng 6 năm 1900. Đảo Tutuila và Đảo Aunuu được các tù trưởng của chúng nhượng lại vào năm 1900, sau đó bị sát nhập vào Samoa thuộc Mỹ. Manua bị thôn tính năm 1904, sau đó bị sát nhập vào Samoa thuộc Mỹ. Đảo Swains bị thôn tính năm 1925 (bị chiếm đóng từ 1856), sau đó bị sát nhập vào Samoa thuộc Mỹ. (hiện nay bị Tokelau, một lãnh thổ thuộc địa của Tân Tây Lan, tranh chấp.) Samoa thuộc Mỹ từng nằm dưới quyền kiểm soát của Hải quân Hoa Kỳ từ 1900 đến 1951. Samoa thuộc Mỹ trở thành một lãnh thổ chính thức vào năm 1929. Từ 1951 đến 1977, các thống đốc lãnh thổ do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ bổ nhiệm. Người bản địa Samoa chiếm 89% dân số tuy nhiên quần đảo này không muốn tách khỏi Hoa Kỳ bằng bất cứ hình thức nào. === Vùng Kênh đào Panama === Vùng Kênh đào Panama từng là một lãnh thổ chưa tổ chức của Hoa Kỳ nằm bên trong Cộng hòa Panama. Nó được thiết lập theo Hiệp định Hay–Bunau-Varilla năm 1903 và giải thể năm 1979 theo Hiệp định Torrijos–Carter. Panama giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Kênh đào Panama vào năm 1999. === Quần đảo Virgin === Năm 1917, Hoa Kỳ mua cựu thuộc địa của Đan Mạch gồm các đảo St. Croix, St. John và St. Thomas mà hiên nay là Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Hoa Kỳ - trước đó đã từng có ý mua thuộc địa này vào năm 1902 - đã mua các hòn đảo này vì họ sợ rằng các hòn đảo này có thể bị chiếm giữ để làm căn cứ tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau vài tháng thương thảo bí mật, Hoa Kỳ và Đan Mạch đồng ý giá cả là $25 đô la Mỹ. Một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc, được tổ chức vào cuối năm 1916, đã xác nhận quyết định bán các đảo này với tỉ lệ đồng ý cao. Hoa Kỳ tiếp quản các đảo này vào ngày 31 tháng 3 năm 1917, một vài ngày trước khi can dự vào cuộc chiến tranh thế giới. Thương vụ này được thông qua và hoàn tất vào ngày 17 tháng 1 năm 1917. Lãnh thổ này được đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Cư dân của quần đảo này được trao quyền công dân Hoa Kỳ vào năm 1927. === Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương === Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương (TTPI) là một lãnh thổ ủy thác của Liên Hiệp Quốc tại Micronesia (tây Thái Bình Dương) do Hoa Kỳ quản trị từ ngày 18 tháng 7 năm 1947. Lãnh thổ này từng là cựu lãnh thổ ủy thác Hội Quốc Liên do Nhật Bản quản trị nhưng bị Hoa Kỳ chiếm giữ vào năm 1944. Nhiều nhóm đảo khác nhau trong lãnh thổ ủy thác này sau đó bị phân chia. Quần đảo Marshall, và Liên bang Micronesia giành độc lập vào ngày 21 tháng 10 năm 1986. Palau làm vậy vào năm 1994. Tất cả ba quốc gia nhỏ này ký kết Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ. === Biên giới Mexico === Hiệp định Biên giới năm 1970 chuyển giao 823 mẫu Anh (3,33 km2) lãnh thổ Mexico cho Hoa Kỳ trong khu vực gầnr Presidio và Hidalgo, Texas để xây dựng các kênh kiểm soát lũ. Để đổi lại, Hoa Kỳ nhượng lại 2.177 mẫu Anh (8,81 km2) cho Mexico, bao gồm năm mảnh đất gần Presidio, Horcon Tract gồm có thị trấn nhỏ Rio Rico, Texas, và Đảo Beaver gần Roma, Texas. Việc chuyển giao cuối cùng trong số này được tiến hành vào năm 1977. Ngày 24 tháng 11 năm 2009, Hoa Kỳ nhượng 6 đảo trong Rio Grande cho Mexico, tổng cộng 107,81 mẫu Anh (0,43629 km2). Cùng thời điểm này, Mexico nhượng 3 đảo và 2 dãi đất cho Hoa Kỳ, tổng cộng 63,53 mẫu Anh (0,25710 km2). Việc chuyển giao này bị đình trệ khoảng 20 năm. Hiệp định Chamizal năm 1963 đã giúp chấm dứt tranh chấp kéo dài một trăm năm giữa hai quốc gia về vùng đất nằm gần El Paso, Texas. Hiệp định này chuyển giao 630 mẫu Anh (2,55 km2) từ Hoa Kỳ sang cho Mexico năm 1967. Để đổi lại, Mexico chuyển giao 264 mẫu Anh (1,068 km2)cho Hoa Kỳ. Hiệp định Chỉnh lưu Rio Grande năm 1933 nhằm mục đích chỉnh lưu thẳng và cân bằng 155 dặm (249 km) ranh giới con sông này giữa hai quốc gia đi qua vùng Thung lũng El Paso-Juárez đang phát triển mạnh. Nhiều lô đất (tổng cộng khoảng 174) được hai bên chuyển đổi cho nhau trong suốt thời kỳ xây dựng từ 1935 – 1938. Đến khi kết thúc, mỗi quốc gia đã chuyển nhượng cho nhau một khu vực đất bằng nhau, khoảng 2.560,5 mẫu Anh (10,3620 km2) mỗi bên. Công ước Banco năm 1905 đưa đến kết quả là chuyển đổi nhiều dãi đất cong dọc theo bờ sông giữa hai quốc gia, đa số nằm trong khu vực Thung lũng Hạ Rio Grande. Theo công ước này, các phần đất trao đổi này có liên hệ đến tiểu bang Texas từ năm 1910 – 1976: Năm 1927 theo cùng Công ước 1905, Hoa Kỳ thu được hai khúc bờ cong của sông Colorado từ Mexico tại biên giới với Arizona. Farmers Banco, rộng khoảng 583,4 mẫu Anh (2,361 km2), một phần của Khu dành riêng cho người bản địa Cocopah ở 32°37′27″B 114°46′45″T, bị chuyển nhượng cho Hoa Kỳ, gây nghi ngờ và tranh cãi. Fain Banco, rộng 259 mẫu Anh (1,05 km2) tại 32°31′32″B 114°47′28″T cũng trở thành đất Hoa Kỳ. Được đề nghị: Dựa theo các cuộc thị sát trên không năm 2008, có 138 trường hợp mà dòng chảy bình thường rộng nhất của Rio Grande đã dịch chuyển khỏi vị trí được thấy trong các cuộc thị sát trước đây. Vì thế, đường biên giới quốc tế phải được điều chỉnh theo Điều khoản III của Hiệp định Biên giới năm 1970. Kết quả là có 138 trường hợp được đề nghị chuyển đổi lãnh thổ đang chờ đánh giá và chấp thuận của Ủy ban Phân định Biên giới và Mặt nước và hai chính phủ. Theo giải pháp này thì Hoa Kỳ phải nhượng lại 7 đảo và 60 khúc uốn cong trong Rio Grande cho Mexico, tổng cộng lên đến 1.251,2 mẫu Anh (5,06 km2) trong khi đó Mexico phải nhượng lại 3 đảo và 68 khúc uốn cong cho Hoa Kỳ, tổng cộng lên đến 1.275,9 mẫu Anh (5,16 km2). === Canada === Năm 1925, để chỉnh sửa hậu quả không lường từ một hiệp định trước đây, Hoa Kỳ nhượng lại cho Canada hai khu vực cô lập có diện tích tổng cộng là 2,5 mẫu Anh lãnh thổ mặt nước nằm trong Hồ Woods. === Quần đảo Bắc Mariana === Quần đảo Bắc Mariana từng là một phần cựu Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương nhưng quyết định không giành độc lập vào thập niên 1970. Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana hợp nhất chính trị với Hoa Kỳ được thành lập năm 1978. == Xem thêm == Vận mệnh hiển nhiên Sự tiến hóa lãnh thổ của Hoa Kỳ Lãnh thổ Hoa Kỳ Các vùng lịch sử của Hoa Kỳ Chủ nghĩa đế quốc Mỹ Học thuyết Monroe == Ghi chú và tham khảo == == Đọc thêm == Stephen A. Flanders. Dictionary of American Foreign Affairs (1992) Glenn P. Hastedt, Encyclopedia of American Foreign Policy (2004) Miller, Stuart Creighton (1984), Benevolent Assimilation: The American Conquest of the Philippines, 1899-1903, Yale University Press, ISBN 0-300-03081-9 Mellander, Gustavo A.; Nelly Maldonado Mellander (1999). Charles Edward Magoon: The Panama Years. Río Piedras, Puerto Rico: Editorial Plaza Mayor. ISBN 1-56328-155-4. OCLC 42970390. Mellander, Gustavo A. (1971). The United States in Panamanian Politics: The Intriguing Formative Years. Danville, Ill.: Interstate Publishers. OCLC 138568. == Liên kết ngoài == The Insular Empire: America in the Mariana Islands, PBS documentary film & website*Judis, John B., “Imperial Amnesia”, Foreign Policy. (Alternate link) “On the Coming Decline and Fall of the US Empire”. transnational.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2006. “USA and Latin America”. casahistoria.net. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2006. History links to the early US involvement in Latin America from casahistoria.
airbus a380.txt
Airbus A380 là chiếc máy bay phản lực thân rộng hai tầng, bốn động cơ của Airbus. A380 là chiếc máy bay hành khách lớn nhất thế giới, và người ta đã phải nâng cấp những sân bay mà nó hoạt động để phù hợp với nó. Chiếc máy bay ban đầu được đặt tên là Airbus A3XX và được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với Boeing trong thị trường máy bay siêu lớn. Chiếc A380 bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005, và đi vào khai khác thương mại từ tháng 10 năm 2007 với Singapore Airlines. Chiếc Airbus A380 có tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay, đồng thời nó có chiều ngang tương đương với chiều ngang một chiếc máy bay thân rộng. Nhờ vậy, chiếc A380-800 có khoang cabin rộng rãi với diện tích sử dụng 550 m², nhiều hơn 40% so với chiếc máy bay lớn thứ hai là chiếc Boeing 747-8, và có thể đạt sức chứa 525 người trong cấu hình tiêu chuẩn với ba hạng hành khách, hoặc 853 người trong cấu hình toàn bộ hành khách phổ thông (tiếng Anh: economy class). Chiếc A380-800 có tầm bay xa cực đại 15.700 km, đủ để bay không nghỉ từ Dallas đến Sydney, và tốc độ bay ổn định vào khoảng Mach 0.85 (khoảng 900 km/h, 560 mph hay 490 kn tại độ cao bay ổn định). Tính đến tháng 11 năm 2016, Airbus đã nhận được 319 đơn đặt hàng và đã giao 200 máy bay; trong đó Emirates là hãng hàng không có nhiều chiếc A380 trong đội bay nhất, với 142 đơn đặt hàng và 87 chiếc đã giao. == Phát triển == === Bối cảnh === Mùa hè năm 1988, một nhóm kỹ sư của hãng Airbus đứng đầu là Jean Roeder đã bí mật phát triển một loại máy bay chở khách sức chứa lớn, với hai mục tiêu là để hoàn thiện các phân khúc máy bay của Airbus cũng như để đánh đổ sự thống trị của Boeing trong thị trường này từ thập niên 1970 với những chiếc 747. Cũng trong thời điểm này, McDonnell Douglas không thành công trong việc thương mại hóa mẫu máy bay hai tầng MD-12. Roeder được cho phép tiếp tục nghiên cứu mẫu máy bay sau bài thuyết trình chính thức tới Chủ tịch và Giám đốc điều hành của hãng vào tháng 6 năm 1990. Dự án được công bố tại Farnborough Air Show năm 1990, với mục tiêu được nêu là sẽ giảm bớt 15% chi phí vận hành so với Boeing 747-400. Airbus đã tổ chức bốn nhóm thiết kế, từ bốn đối tác của nó là Aérospatiale, British Aerospace, Deutsche Aerospace AG và CASA, cùng nghiên cứu và đề xuất những công nghệ tiên tiến nhất để áp dụng cho mẫu máy bay mới trong tương lai. Các mẫu thiết kế được trình bày trong năm 1992 và những thiết kế xuất sắc nhất đã được áp dụng. Tháng 1 năm 1993, Boeing và một số công ty trong tập đoàn Airbus bắt đầu nghiên cứu và phát triển chung một mẫu siêu máy bay chở khách cỡ lớn nhằm mục tiêu hình thành một quan hệ đối tác để chia sẻ thị trường hạn chế. Nghiên cứu bị hủy bỏ hai năm sau đó khi mối quan tâm của Boeing giảm sút bởi các chuyên gia nhận định rằng một sản phẩm lớn như vậy sẽ vượt quá mức chi phí phát triển dự tính là 15 tỉ đô la. Mặc dù chỉ có hai hãng hàng không tỏ ra hứng thú với việc mua chiếc máy bay được giới thiệu, Airbus vẫn theo đuổi dự án máy bay siêu lớn của mình. Các nhà phân tích suy đoán rằng Boeing, thay vào đó, sẽ tiếp tục kéo dài thiết kế chiếc 747 của mình, và rằng việc di chuyển bằng đường hàng không đã thay đổi từ mô hình hub-and-spoke vốn tập trung lượng hành khách vào những chiếc máy bay lớn sang những chuyến bay thẳng thực hiện bởi những chiếc máy bay nhỏ hơn. Vào tháng 6 năm 1994, Airbus công bố kế hoạch phát triển một mẫu máy bay chở khách cỡ lớn, gọi tên là A3XX. Airbus đã nghiên cứu một số mẫu thiết kế, bao gồm cả một mẫu khá khác thường trong đó kết hợp phần thân của hai chiếc A340, mẫu máy bay phản lực lớn nhất của Airbus tại thời điểm đó. Chiếc A3XX được đặt mục tiêu sẽ đối đầu với mẫu máy bay kế nhiệm chiếc 747 của Boeing. Từ năm 1997 đến 2000, trong lúc cuộc khủng hoảng tài chính châu Á phủ bóng đêm lên thị trường toàn cầu, Airbus đã tinh chỉnh lại thiết kế của mình với mục tiêu giảm từ 15–20% chi phí vận hành so với chiếc Boeing 747-400. Thiết kế A3XX bao gồm hai tầng, cho phép chuyên chở được nhiều hành khách hơn so với thiết kế một tầng truyền thống, tiếp tục giữ lại mô hình vận chuyển hub-and-spoke thay vì mô hình từ-điểm-đến-điểm của Boeing với chiếc Boeing 777, sau khi tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rộng với hơn 200 cuộc khảo sát nhóm. Mặc dù trong một số chiến dịch tiếp thị ban đầu, các hình vẽ mặt cắt chiếc máy bay hé lộ khả năng nó sẽ được trang bị cửa hàng miễn thuế, nhà hàng, phòng tập thể hình, sòng bạc và các thẩm mỹ viện nhưng với thực tế và tính kinh tế trong hàng không, những tiện nghi đó không xuất hiện trên chiếc máy bay hoàn chỉnh. Ngày 19 tháng 12 năm 2000, ban giám sát của Airbus nhất trí khởi động chương trình trị giá 8,8 tỷ Euro để lắp ráp chiếc máy bay A3XX, đã đổi tên thành A380, với 50 đơn đặt hàng từ 6 hãng hàng không khai trương. Cái tên A380 phá vỡ quy tắc đặt tên tăng dần đều của các dòng máy bay Airbus trước đây, từ A300 đến A340. Con số 8 được chọn bởi vì nó tượng trưng cho thiết kế hai tầng, và ở một số nước châu Á mà nó được tiếp thị, số 8 là con số may mắn. Thiết kế chiếc máy bay được hoàn tất vào đầu năm 2001, và quá trình sản xuất phần cánh chiếc A380 đầu tiên bắt đầu vào ngày 23 tháng 1 năm 2002. Chi phí phát triển chiếc A380 đã tăng từ 11 tỷ lên 14 tỷ khi chiếc máy bay đầu tiên hoàn thành. === Các giai đoạn thiết kế === Ngày 19/12/2000, Ban giám sát mới được tái cơ cấu của Airbus đã thống nhất chương trình xây dựng A3XX trị giá 8,8 tỷ euro, đổi tên mẫu máy bay mới là A380, với 50 đơn đặt hàng từ sáu công ty khách hàng. Thiết kế của A380 là sự thay đổi lớn so với các thành viên còn lại của Airbus, là kết quả của việc phát triển từ mẫu A300 đến A340. Nó đã được lựa chọn bởi vì số 8 giống với mục chéo hai sàn tàu, và là con số may mắn theo quan niệm của một số nước Châu Á, thị trường mục tiêu của A380 . Các tính năng của A380 đã được hoàn thiện vào đầu năm 2001, bộ phận cánh của máy bay được bắt đầu đưa vào sản xuất vào ngày 23/1/2002. Chi phí phát triển của A380 là đã tăng lên đến 11 tỷ euro tính cho đến khi chiếc máy bay đầu tiên được xuất xưởng . === Thử nghiệm === Chiếc A380 đầu tiên, số MSN001 và đăng ký F-WWOW, đã được công bố tại một buổi lễ ở Toulouse ngày 18 tháng 1 năm 2005. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra lúc 08:29 UTC (10:29 giờ địa phương) ngày 27 Tháng Tư năm 2005. Chiếc máy bay này được trang bị động cơ Trent 900, cất cánh từ Sân bay quốc tế Toulouse Blagnac với một phi hành đoàn gồm sáu phi công thử nghiệm chính do Jacques Rosay điều khiển. Và hạ cánh thành công sau ba giờ và 54 phút sau thử nghiệm.. Ngày 01 tháng 12 năm 2005 của A380 đạt được tốc độ thiết kế tối đa Mach 0,96 (so với tốc độ bay bình thường là Mach 0,85). Ngày 10 tháng 1 năm 2006 của A380 đã vượt Đại Tây Dương đầu tiên chuyến bay đến Medellín ở Colombia, để kiểm tra hiệu suất động cơ tại một sân bay độ cao lớn. Nó đã bay đến Bắc Mỹ vào ngày 06 tháng hai, hạ cánh tại Iqaluit, Nunavut ở Canada để thử nghiệm trong thời tiết lạnh. Airbus đã công bố thay đổi thêm 30 kg cho cánh để cung cấp sức mạnh cần thiết sau lượt kiểm tra không thành công hồi đàu năm 2006. Ngày 26 tháng 3 năm 2006 A380 đã trải qua chứng nhận sơ tán ở Hamburg. Với 8 trong số 16 thoát khỏi bị chặn, 853 hành khách và phi hành đoàn 20 rời máy bay trong 78 giây, ít hơn 90 giây yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận. Ba ngày sau, A380 đã nhận được phép từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) và Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ(FAA) phê duyệt để thực hiện lên đến 853 hành khách. Các chuyến bay đầu tiên của A380 đầu tiên sử dụng GP7200, số serial động cơ MSN009 và đăng ký F-WWEA -diễn ra vào ngày 25 Tháng 8, 2006. Vào ngày 04 tháng 9 năm 2006, lần đầu tiên mang đầy đủ hành khách chuyến bay thử nghiệm đã diễn ra. Chiếc máy bay đã bay từ Toulouse với 474 nhân viên Airbus trên tàu, trong các đầu tiên của một loạt các chuyến bay để kiểm tra các cơ sở hành khách và thoải mái. Trong tháng 11 năm 2006 một loạt hơn nữa của các tuyến đường bay minh đã diễn ra để chứng minh máy bay thực hiện của các đối 150 chuyến bay giờ theo điều kiện hoạt động hàng không điển hình. == Sản xuất == Phần lớn cấu trúc của A380 được chế tạo tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và Vương quốc Anh. Do kích thước rất lớn nên các bộ phận của A380 được vận chuyển đến lắp ráp tại xưởng của Airbus tại Toulouse, Pháp bằng tàu thủy, mặc dù một số phần được chuyển bằng A300-600ST Beluga, máy bay được sử dụng trong việc xây dựng các mẫu Airbus khác. Các bộ phận của A380 được cung cấp bởi các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới; năm nhà cung cấp lơn nhất tính theo giá trị là Rolls-Royce, SAFRAN, United Technologies, General Electric, và Goodrich . Các phần phía trước và phía sau của thân máy bay được chuyển lên tàu vận tải của Airbus bằng trục lăn, cảng Ville de Bordeaux, tại Hamburg ở miền bắc nước Đức, từ đó họ được chuyển đến Vương quốc Anh . Cánh của máy bay được sản xuất tại Filton ở Bristol và Broughton, miền bắc xứ Wales; được vận chuyển bằng sà lan đến cảng Mostyn và sau đó được chuyển lên các tàu chở hàng. Tại Saint-Nazaire ở phía Tây nước Pháp, các tàu chở những phần thân của máy bay từ Hamburg đẻ lắp ráp lại với nhau. Trong đó bao gồm cả một số bộ phận ở mũi máy bay. Sau đó các bộ phận này được chuyển đến và dỡ xuống cảng Bordeaux. Các tàu này tiếp tục bốc các phần bụng và đuôi của máy bay tại nhà máy Construcciones Aeronáuticas SA tại Cádiz phía Nam của Tây Ban Nha và sau đó lại chuyển về cảng Bordeaux. Airbus sized the production facilities and supply chain for a production rate of four A380s per month. Từ đó, các bộ phận A380 được vận chuyển bằng sà lan đến Langon và được vận chuyển đến điểm láp ráp cuối cùng tại Toulouse. Các tuyến đường và kênh đào để vận chuyển các bộ phận của A380 đều đã được mở rộng và sửa chữa. Sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp, nó sẽ bay đến sân bay Hamburg Finkenwerder (XFW) để được hoàn thiện và sơn. Mất khoảng 3600 lít sơn để che phủ 3.100 m2 bên ngoài của A380. Năng lực sản xuất A380 là vào khoảng 04 chiếc mỗi tháng. == Các đặc điểm == (Loại vận tải 800F bằng chữ nâu) Các đặc điểm tổng quát Phi hành đoàn: 2 Khả năng chuyên chở: 555 trong 3 cấp hay 853 hành khách 1 cấp, với 66,4 tấn (146.400 lb) hàng hoá trong 38 LD3 hay 13 pallet 152,4 tấn (336.000 lb) hàng hoá (158 t option) Động cơ: 4×311 kN (70.000 lbf) turbofan. Hoặc Rolls-Royce Trent 900 hay là Engine Alliance GP7200 4×340 kN (76.500 lbf) Kích thước Dài: 73 m (239 ft 6 in) Sải cánh: 79,8 m (261 ft 10 in) Cao: 24,1 m (79 ft 1 in) Diện tích cánh: 845 m² (9.100 ft²) Trọng lượng và dung tích nhiên liệu Trọng lượng lúc trống: 276.800 kg (610.200 lb) 252.200 kg (556.000 lb) Trọng lượng tối đa lúc cất cánh: 560.000 kg (1.235.000 lb) 590.000 kg (1.300.000 lb) Nhiên liệu chứa tối đa: 310.000 litres (81.890 US gal) 310.000 l (352.000 l option) Vận hành Tốc độ bay bình thường: 0.85 Mach (khoảng 1050 km/h, 647 mph, 562 kt) Tốc độ bay tối đa: 0,89 Mach Tầm xa: 16.000 km (8.000 nmi) 10.400 km (5.600 nmi) Độ cao phục vụ: 13.100 m (43.000 ft) == Đặt hàng == Có 17 hãng hàng không đã đặt hàng A380 tính đến 6 tháng 4 năm 2006 bao gồm cả đơn đặt hàng từ bộ phận cho thuê máy bay của AIG, ILFC. Hiện nay, tổng số đơn đặt A380 đứng ở 163, bao gồm cả 27 chiếc loại vận tải. Điểm hòa vốn được ước tính từ 250 đến 300 chiếc. CEO của Airbus, Noël Forgeard, nói ông ta dự đoán sẽ bán được 750 chiếc. Vào năm 2006, giá một chiếc A380 là 295 triệu US$. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Ảnh trong nhà sản xuất máy bay Airbus Pháp có xưởng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Ba "siêu phẩm" mới nhất của Boeing và Airbus A380 thực hiện chuyến bay thử lịch sử Airbus A380 lần đầu tiên chở khách Ảnh máy bay khổng lồ A380 Ảnh siêu máy bay A380 trình diễn tại Hà Nội Ảnh siêu máy bay A380 bay thương mại chuyến đầu tiên từ Singapore đến Sydney
niken.txt
Niken (còn gọi là kền) là một nguyên tố hóa học kim loại, ký hiệu là Ni và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 28. == Những đặc tính nổi bật == Niken là một kim loại màu trắng bạc, bề mặt bóng láng. Niken nằm trong nhóm sắt từ. Đặc tính cơ học: cứng, dễ dát mỏng và dễ uốn, dễ kéo sợi. Trong tự nhiên, niken xuất hiện ở dạng hợp chất với lưu huỳnh trong khoáng chất millerit, với asen trong khoáng chất niccolit, và với asen cùng lưu huỳnh trong quặng niken. Ở điều kiện bình thường, nó ổn định trong không khí và trơ với ôxi nên thường được dùng làm tiền xu nhỏ, bảng kim loại, đồng thau, v.v.., cho các thiết bị hóa học, và trong một số hợp kim, như bạc Đức (German silver). Niken có từ tính, và nó thường được dùng chung với cô ban, cả hai đều tìm thấy trong sắt từ sao băng. Nó là thành phần chủ yếu có giá trị cho hợp kim nó tạo nên. Niken là một trong năm nguyên tố sắt từ. Số ôxi hóa phổ biến của niken là +2, mặc dù 0, +1 và +3 của phức niken cũng đã được quan sát. == Ứng dụng == Khoảng 65% niken được tiêu thụ ở phương Tây được dùng làm thép không rỉ. 12% còn lại được dùng làm "siêu hợp kim". 23% còn lại được dùng trong luyện thép, pin sạc, chất xúc tác và các hóa chất khác, đúc tiền, sản phẩm đúc, và bảng kim loại. Khách hàng lớn nhất của niken là Nhật Bản, tiêu thụ 169.600 tấn mỗi năm (2005) 1. Các ứng dụng của niken bao gồm: Thép không rỉ và các hợp kim chống ăn mòn. Hợp kim Alnico dùng làm nam châm. Hợp kim NiFe - Permalloy dùng làm vật liệu từ mềm. Kim loại Monel là hợp kim đồng-niken chống ăn mòn tốt, được dùng làm chân vịt cho thuyền và máy bơm trong công nghiệp hóa chất. Pin sạc, như pin niken kim loại hiđrua (NiMH) và pin niken-cadmi (NiCd). Tiền xu. Dùng làm điện cực. Trong nồi nấu hóa chất bằng kim loại trong phòng thí nghiệm. Làm chất xúc tác cho quá trình hiđrô hóa (no hóa) dầu thực vật. == Lịch sử == Niken đã được dùng rất lâu, có thể từ năm 3500 trước Công nguyên. Đồng từ Syria có chứa niken đến 2%. Hơn nữa, có nhiều bản thảo của Trung Quốc nói rằng "đồng trắng" đã được dùng ở phương Đông từ năm 1700 đến 1400 trước Công nguyên. Loại đồng trắng Paktong này được xuất sang Anh vào đầu thế kỷ 17, nhưng hàm lượng niken trong hợp kim này không được phát hiện mãi cho đến năm 1822. Vào thời kỳ Đức trung cổ, khoáng vật màu đỏ được tìm thấy trong Erzgebirge (núi quặng- Ore Mountains) giống như quặng đồng. Tuy nhiên, khi người thợ mỏ không thể tách ra được bất kỳ loại đồng nào từ nó, thì (they blamed a mischievous sprite of German mythology).Họ gọi quặng này là Kupfernickel trong tiếng Đức Kupfer nghĩa là đồng. Quặng này hiện nay gọi là niccolit, một loại arsenide niken. In 1751, Năm 1751, Baron Axel Frederik Cronstedt cố gắng tách đồng từ kupfernickel (), nhưng thu được một kim loại trắng mà ông gọi là niken. In modern German, Kupfernickel or Kupfer-Nickel designates the alloy cupronickel. Tiền xu đầu tiên bằng niken nguyên chất được làm vào năm 1881 ở Thụy Sĩ. == Vai trò trong sinh học == == Xuất hiện trong tự nhiên == Một lượng lớn mỏ niken chứa một trong hai quặng. Đầu tiên là quặng laterit, thành phần chính của quặng có chứa niken là limonit (Fe,Ni)O(OH) và garnierit (niken silicat ngậm nước (Ni,Mg)3Si2O5(OH). Quặng thứ hai là sulfua magma, thành phần chính là pentlandit (Ni,Fe)9S8. Vùng Sudbury ở Ontario, Canada sản xuất khoảng 30% sản lượng niken trên thế giới. Mỏ tại Sudbury nằm gần vùng với chứng cứ về vụ va chạm thiên thạch lớn đã rất lâu trong lịch sử địa lý của Trái Đất. Nhiều mỏ khác được tìm thấy ở những nơi khác tại Canada, cũng như tại Nga, Nouvelle-Calédonie, Úc, Cuba và Indonesia. Những sự phát triển gần đây đã khai thác các mỏ ở tây Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt thuận lợi cho các xưởng đúc, nhà sản xuất thép, xưởng ở châu Âu. Dựa trên các bằng chứng địa lý, hầu hết niken trên Trái Đất được cho là tập trung ở lõi Trái Đất. == Tách và tinh chế == Niken có thể tái tạo bằng phương pháp luyện kim. Các quặng chứa ôxít hay hiđrôxit được tách bằng phương pháp thủy luyện, và quặng giàu sulfua tách bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc thủy luyện. Quặng giàu sulfua được sản xuất bằng cách áp dụng quy trình tuyển quặng. Tách niken từ quặng của nó thuận lợi trong việc nung và giảm việc xử lý đạt hiệu suất cao với độ tinh khiết trên 95%. Quá trình tinh chế cuối cùng đạt độ tinh khiết 99,99% diễn ra bởi sự phản ứng của niken và cacbon mônôxít để tạo thành niken cacbonyl. Khí này được đưa vào một bình lớn với nhiệt độ cao hơn. Niken cacbonyl sẽ tách ra và đựng trong các quả cầu niken. Việc tổng hợp cacbon mônôxít được tái tạo qua quy trình này. Nhà sản xuất niken lớn nhất là nước Nga tách 267.000 tấn niken mỗi năm. Úc và Canada đứng thứ hai và ba, tạo 207 và 189,3 ngàn tấn mỗi năm. 1 == Đồng vị == == Hợp chất == == Chú giải == Chú giải 1: Số liệu về sản lượng và tiêu thụ được lấy từ The Economist: Pocket World in Figures 2005, Profile Books (2005), ISBN 1-86197-799-9 == Tham khảo ==
g8+5.txt
G8+5 là một nhóm các nhà lãnh đạo chính phủ từ các quốc gia G8 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Anh và Hoa Kỳ) và lãnh đạo chính phủ từ năm nền kinh tế đang nổi (Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, México và Nam Phi). == Tham khảo ==
đảo norfolk.txt
29°2′N 167°57′Đ Đảo Norfolk (phát âm: /ˈnɔrfək ˈaɪlənd/; Norfuk: Norf'k Ailen) là một đảo nhỏ tại Thái Bình Dương nằm giữa Australia, New Zealand, và New Caledonia, 1.412 kilômét (877 mi) về phía đông của Evans Head, Úc theo đường chim bay, và khoảng 900 kilômét (560 mi) từ Đảo Lord Howe. Đảo là một phần của Thịnh vượng chung Úc. Cùng với hai đảo lân cận, Norfolk tạo nên một trong các vùng lãnh thổ của Úc. Nó có dân số 2.210 người (2014) với diện tích 35 km2 (14 sq mi). Thủ phủ là Kingston. Đảo Norfolk từng được người Đông Polynesia đến định cư nhưng nó đã bị bỏ hoang từ lâu trước khi được khai phá bởi Đại Anh, như một phần của cuộc khai hoang châu Úc năm 1788. Đảo từng là nơi sống của tù nhân từ 6 tháng 3, 1788 tới 5 tháng 5 năm 1855, trừ một khoảng gián đoạn 11 năm từ 15 tháng 2 năm 1814 tới 6 tháng 6 năm 1825, khi nó bị bỏ hoang. 8 tháng 6 năm 1856, thường dân bắt đầu đến định cư tại đây. Năm 1913, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trao Norfolk cho Úc để quản lý như một lảnh thổ phụ thuộc. Cây bách tán thường xanh là biểu tượng của đảo và vì thế xuất hiện trên cờ đảo. Đây là cây bản địa, và cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của đảo, một loại cây trang trí phổ biến tại Úc và trên thế giới. == Lịch sử == === Thuở ban đầu === Đảo Norfolk đón các cư dân đầu tiên là người Đông Polynesia đến bằng đường biển xuất phát từ cả quần đảo Kermadec nằm về phía bắc New Zealand và Đảo Bắc thuộc New Zealand. Họ đến đây vào khoảng thế kỷ mười bốn hoặc mười ba, và sống sót được vài thế hệ trước khi biến mất. Khu vực ngôi làng chính của họ đã được khai quật tại Vịnh Emily, và đã tìm thấy các dụng cụ bằng đá, chuột Polynesia, và cây chuối như là một bằng chứng của sự hiện diện tạm thời của nhóm người này. Cây Harakeke (Phormium tenax), hay New Zealand Flax Plant, được mang tới đảo Norfolk trực tiếp từ New Zealand hay đảo Raoul (Đảo Chủ nhật) bởi những người Polynesia đầu tiên này. Số phận của những người định cư đầu tiên này vẫn còn là một bí ẩn. == Địa lý == Đảo Norfolk nằm ở Nam Thái Bình Dương, phía đông của nước Úc lục địa. Đảo Norfolk là đảo chính của một nhóm đảo và có tọa độ 29°02′N 167°57′Đ. Nó có diện tích 34,6 kilômét vuông (13,4 sq mi), và 32 km (20 mi) đường bờ biển. Điểm cao nhất là đỉnh núi Bates (319 mét (1.047 foot) trên mực nước biển), nằm ở phía tây bắc đảo. Địa chất của đảo thích hợp cho trồng trọt và nông nghiệp. Đảo Phillip, đảo lớn thứ hai trong vùng lãnh thổ này, có tọa độ29°07′N 167°57′Đ, cách bảy kilômét (4,3 dặm) về phía nam Norfolk. Bờ biển Đảo Norfolk gồm những mặt bờ biển dốc, với nhiều cấp độ khác nhau. Không có bến cảng an tòa dễ tiếp cận nào ở đảo Norfolk, với những cầu tàu tại Kingston và Vịnh Cascade. Tất cả hàng hóa không được sản xuất trên đảo được mang đến bằng tàu, thường là đến Vịnh Cascade. Vịnh Emily, với một rặn san hô nhỏ, là khu vực an toàn duy nhất để bơi giải trí, dù tại vịnh Anson và Ball có sóng thích hợp cho lướt ván. Khí hậu cận nhiệt đới và tương đối ôn hòa, với chỉ một ít sự khác biệt giữa các mùa. Hòn đảo là phần còn lại của một núi lửa bazan từng hoạt động cách đây 2,3 tới 3 triệu năm. Vùng xung quanh Núi Bates là Vườn quốc gia Đảo Norfolk. Vườn này, chiếm gần 10% diện tích đất của đảo, bảo vệ phần sót lại của khu rừng từng phủ khắp đảo, gồm chủ yếu rừng mưa cận nhiệt đới. === Khí hậu === Norfolk có khí hậu cận nhiệt đới hải dương (Phân loại khí hậu Köppen: Cfa), được xem là khá ôn hòa. Nhiệt độ gần không bao giờ dưới 10 °C (50 °F) hay vượt qua 26 °C (79 °F). Nhiệt độ cao kỷ lục được ghi nhận 28,4 °C (83,1 °F), còn thấp kỷ lục là 6,2 °C (43,2 °F). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.328 milimét (52,3 in), mưa rơi nhiều từ tháng 4 tới tháng 8. Những tháng khác cũng có lượng mưa tương đối lớn. === Môi trường === ==== Hệ thực vật ==== Đảo Norfolk có 174 loài thực vật bản địa; 51 trong số chúng là loài đặc hữu. 18 loài đặc hữu hiếm gặp hoặc đang bị đe dọa. Cọ đảo Norfolk (Rhopalostylis baueri) và dương xỉ mộc Norfolk (Cyathea brownii), loài dương xỉ mộc cao nhất thế giới, phổ biến tại Vườn quốc gia Đảo Norfolk nhưng hiếm ở phần còn lại của đảo. Trước cuộc thuộc địa hóa châu Âu, đa phần Đảo Norfolk được phủ rừng mưa cận nhiệt đới, ở đó Araucaria heterophylla (thông đảo Norfolk) chiếm vùng thoáng đãng, còn Rhopalostylis baueri, Cyathea brownii và C. australis ở khu vực ẩm ướt hơn. Tầng cây thấp rậm rạp với cây leo và đương xỉ phủ lên nền rừng. Chỉ còn một phần nhỏ (5 km2) của khu rừng sót lại, và đã được công nhận là Vườn quốc gia vào năm 1986. Những sườn dốc của núi Pitt hỗ trợ cho sự phát triển của những đám cây bụi, cây thân thảo và cây leo. Đa phần thực vật đã bị chặt bỏ cho việc xây nhà và làm đất chăn thả. Các loài cỏ dại xâm hại đang đe dọa hệ thực bản địa, thay thế chúng hoàn toàn ở vài khu vực. Thực sự, hiện đang có nhiều loài cỏ dại hơn loài bản địa trên đảo Norfolk. ==== Hệ động vật ==== == Tham khảo == Anderson, Atholl J., The Prehistoric Archaeology of Norfolk Island, Southwest Pacific, Canberra, Australian National Museum, 2001. Andrew Kippis, The Life and Voyages of Captain James Cook, Westminster 1788, Reprint London and New York 1904, pp. 246 ff History of penal settlements: Clark, Manning, A History of Australia, Vols. I–III, Melbourne, Melbourne University Press, 1962, 1968, 1973. Hazzard, Margaret, Punishment Short of Death: a history of the penal settlement at Norfolk Island, Melbourne, Hyland, 1984. (ISBN 0-908090-64-1) Hughes, Robert, The Fatal Shore, London, Pan, 1988. (ISBN 0-330-29892-5) Wright, R., The Forgotten Generation of Norfolk Island and Van Diemen's Land, Sydney, Library of Australian History, 1986. Clarke, Marcus, For the Term of his Natural Life (novel) === Chú thích === == Liên kết ngoài == Norfolk Island trên trang WikiMapia Official government website The Guides to Norfolk Island Open Directory Project - Norfolk Island directory category Norfolk Island subtropical forests, from the WWF Australian Department of Transport and Regional Services Quis custodiet ipsos custodes?: Inquiry into Governance on Norfolk Island Inquiry into Governance on Norfolk Island: Part 2 - Financial Sustainability of Current Governance Arrangements Anglican history on Norfolk Island Primary texts and photographs Norfolk Island and Its Inhabitants 1879 account by Joseph Campbell
rhinobatos thouin.txt
Glaucostegus thouin là một loài cá thuộc họ Rhinobatidae. Nó được tìm thấy ở Bangladesh, Djibouti, Ai Cập, Eritrea, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Iraq, Nhật Bản, Kuwait, Malaysia, Myanma, Oman, Pakistan, Papua New Guinea, Qatar, Ả Rập Saudi, Singapore, Somalia, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, United Arab Emirates, Việt Nam, Yemen, and có thể Suriname. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là open seas and biển nông. == Nguồn == White, W.T. & Marshall, A.D. 2005. Rhinobatos thouin. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Rhinobatos thouin tại Wikispecies
ô nhiễm môi trường.txt
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường == Các dạng ô nhiễm chính == Dưới đây là các hình thức ô nhiễm khác nhau: === Ô nhiễm môi trường đất === Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. === Ô nhiễm môi trường nước === Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. === Ô nhiễm môi trường không khí === Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. === Các loại ô nhiễm khác === Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật. == Sức ảnh hưởng == === Đối với sức khỏe con người === Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tin là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. === Đối với hệ sinh thái === Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. == Kiểm soát ô nhiễm == Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong quản lý môi trường. Nó bao gồm việc kiểm soát phát thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả. === Thực hiện === Tái chế rác thải Tái sử dụng giấy Giảm thiểu chất thải Giảm thiểu tác động môi trường Phòng chống ô nhiễm Làm phân hữu cơ Sử dụng điện có hiệu quả(đối với một số quốc gia) Hạn chế sử dụng túi nilon === Các công cụ kiểm soát ô nhiễm === Thu hồi bụi. Cyclones Tách tĩnh điện Máy lọc khí than Xử lý nước thải Xử lý nước thải công nghiệp Tách dầu nước theo API Lọc sinh học Dissolved air flotation (DAF) Xử lý bằng bột than hoạt tính Siêu lọc hệ thống phục hồi hơi nước Phytoremediation Sử dụng xăng sinh học như xăng E5 == Những nơi ô nhiễm nhất trong các nước đang phát triển == Viện Blacksmith là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã đánh giá về ô nhiễm đe dọa con người trong các nước đang phát triển, số thường niên đã liệt kê những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới của chúng ta. Số ra năm 2007 liệt kê 10 nước đứng đầu, đã công nghiệp hóa, gồm Azerbaijan, Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Nga, Ukraina và Zambia. == Xem thêm == Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Nóng lên toàn cầu Chỉ số hạnh phúc hành tinh Phát triển bền vững Khí quyển == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
kinh tế hàn quốc.txt
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ tư ở châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới theo GDP năm 2016. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD . Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tàu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tàu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. == Lịch sử == Khi Tướng Park Chung-hee nắm quyền vào năm 1961, Hàn Quốc đã có một thu nhập bình quân đầu người ít hơn $ 80 USD mỗi năm. Trong thời gian đó, Hàn Quốc chủ yếu là phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ để đổi lấy sự tham gia của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam. Phong trào Saemaeul (còn gọi là Phong trào cộng đồng cư dân mới) của Chính phủ tập trung vào phát triển nông thôn Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo quyết đoán và các kế sách mạnh mẽ của Chính phủ, mặc dù bị chỉ trích là sử dụng áp đặt và nặng tay, và hiệu quả của lao động giá rẻ, phục vụ như là một chất xúc tác cho nền kinh tế Hàn Quốc. Trong vòng chưa đầy bốn thập kỷ, Seoul đã trở thành một thành phố toàn cầu, một trung tâm kinh doanh và thương mại ở Đông Bắc Á và một trung tâm kinh tế phát triển cao, tạo nền móng cho các cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin liên lạc tiên tiến. Hàn Quốc xem xét tăng trưởng nhanh chóng này là biểu tượng của niềm tự hào quốc gia và tự lập. Bên cạnh phong trào Saemaeul, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là Kế hoạch năm năm. Có hơn 5 kế hoạch được tạo ra, và chúng được thiết kế để vực dậy nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào công nghiệp hóa và mở rộng các thị trường Hàn Quốc. === Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến 1980 === Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc trung bình trên 8% mỗi năm, từ 3,3 tỉ USD vào năm 1962 đến 204 tỉ USD vào năm 1989. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm 1989. Tỷ trọng của khu vực chế tạo trong GNP tăng từ 14,3% vào năm 1962 lên 30,3% năm 1987. Tổng khối lượng hàng hoá trao đổi tăng từ 480 triệu USD vào năm 1962 lên 127,9 tỉ USD vào năm 1990. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của GNP tăng từ 3,3% vào năm 1962 lên 35,8% vào năm 1989. == Xu hướng kinh tế vĩ mô == Dưới đây là biểu đồ xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc theo giá thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính bằng triệu Won Hàn Quốc. Để tính theo sức mua tương đương, 1 USD = 841,39 Won. == Xem thêm == Kì tích sông Hàn == Chú thích == == Liên kết ngoài == kosis.nso.go.kr Korea and the Knowledge Economy BOK.or.kr KSE.or.kr Samsung Economic Research Institute OECD's Korea country Web site and OECD Economic Survey of Korea Development at Home and Abroad: My Lessons from Korea - University of Iowa Center for International Finance and Development
cisco systems.txt
Tập đoàn Hệ thống Cisco được thành lập năm 1984 bởi hai nhà khoa học về máy tính và bắt đầu trở nên nổi tiếng năm 1990. Sản phẩm đầu tiên của công ty là "Bộ định tuyến", kết nối với phần mềm và phần cứng hoạt động như hệ thống giao thông trên tổ hợp mạng TCP/IP1 để tạo ra mạng Internet (Giống trong các doanh nghiệp gọi là Intranet – Mạng nội bộ). Với sự phát triển của công nghệ Internet, nhu cầu về các sản phẩm của Cisco bùng phát và nhanh chóng công ty trở nên thống trị thị trường Internet. Vào năm 1997, đây là năm đầu tiên công ty được lọt vào Bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ tính theo tổng thu nhập. Theo đó, Cisco được bầu chọn trong top 5 công ty lớn nhất về chỉ số về lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ có 2 cong ty khác là Intel và Microsoft cũng từng đạt được thành tựu đó. Vào ngày 17 tháng 7 năm 1998, sau 14 năm thành lập, vốn hóa thị trường của Cisco đã vượt qua mốc 100 triệu USD (gấp 15 lần doanh thu năm 1997). Một số chuyên gia trong ngành công nghiệp này đã nhận định rằng Cisco sẽ là một trong 3 công ty lớn nhất – song song với Microsoft và Intel – góp phần hình thành nên cuộc cải cách kỹ thuật số. Ông Don Valentine, đối tác của Sequoia Capital và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Cisco, là người đầu tiên đầu tư vào Cisco. Ông đã nắm lấy cơ hội đầu tư công ty non trẻ này trong khi các chuyên gia tài chính khác tỏ ra rất thận trọng. Cách mà Valentine có thể đảm bảo được khoản đầu tư ban đầu của mình 2,5 triệu USD là duy trì quyền điều hành doanh nghiệp khi ông thấy là thích hợp. Vào năm 1998, Valentine đã thuê John Morgride làm Giám đốc điều hành. Morgride là chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp máy tính, nên ngay lập tức ông bắt tay vào việc xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Đội ngũ này nhanh chóng có những xung đột với những nhà sáng lập Cisco và, sau khi Cisco chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào năm 1990, cả hai nhà sáng lập đã bán hết số cổ phần của họ và rời khỏi công ty. Sự ra đi này đã khiến cho Morgride được tự do tiếp tục kế hoạch lắp đặt một cơ cấu điều hành hệ thống một các hoàn hảo. Morgride tin tưởng rằng rất nhiều doanh nghiệp tại Thung Lũng Silicon sẽ phân quyền một cách nhanh chóng và ông không đánh giá cao khả năng minh chứng cho các cơ quan chức năng trong việc phát triển mà không cần có công cụ quản lý hoàn hảo. Theo đó, Morgride đã duy trì một tổ chức chức năng tập trung. Trong khi bộ phận Marketing Sản phẩm và bộ phận Nghiên cứu và Phát triển được phân quyền thành 3 "Hình thức kinh doanh" (Doanh nghiệp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà cung cấp dịch vụ, thì Bộ phận sản xuất, hỗ trợ khách hàng, tài chính, nhân sự, công nghệ thông tin và các tổ chức kinh doanh được duy trì quản lý một cách tập trung. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cisco Systems Home Page Cisco on Cisco: Inside Cisco IT Cisco IT case studies, best practices, presentations, video Cisco Networking Academy Cisco Press Forum cisco Cisco Blogs Home Page Information on Cisco Certifications Interactive Overview - 20 Years of Cisco Video and audio of speech by CEO John Chambers at Duke University USA Today Q&A with CEO John Chambers Interview with former CEO, John Morgridge, by Stanford students of iinnovate Cisco Announces Definitive Agreement to Acquire Pure Networks Network Magic (previously owned by Pure Networks) Home Page
lực lượng vũ trang ấn độ.txt
Lực lượng Vũ trang Ấn Độ là các lực lượng vũ trang đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng và an ninh trên lãnh thổ Ấn Độ. Tổng thống của Ấn Độ là lãnh đạo tối cao (tổng tư lệnh) của các lực lượng vũ trang. Lực lượng Vũ trang Ấn Độ, gồm Lục quân Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ và Không quân Ấn Độ, được đặt dưới sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Lực lượng phục vụ, hỗ trợ gồm có Lực lượng Bảo vệ Biên giới Ấn Độ, Lực lượng Bán vũ trang Ấn Độ và Bộ chỉ huy các Lực lượng Chiến lược. Tất cả các quân nhân phục vụ trong quân đội của Ấn Độ là những người tình nguyện, mặc dù chính phủ được quyền thực thi chế độ tòng quân bắt buộc khi thấy cần thiết cho việc bảo vệ Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa bao giờ thực thi chế độ tòng quân cưỡng bức, ngay cả trong các cuộc chiến tranh lớn trước đây. Lực lượng Vũ trang của Ấn Độ vẫn duy trì hầu hết cách thức tổ chức trong quân đội đã đước thiết lập bởi quân Anh, song lực lượng vũ trang đã thể hiện được vai trò chiến lược, quan trọng của Ấn Độ, có năng lực và sức mạnh ngày càng tăng sau khi Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân công khai, hợp pháp. == Lịch sử == Mặc dù Ấn Độ có lịch sử quân sự lâu đời, tuy nhiên lực lượng vũ trang hiện đại đã được xây dựng trong thế kỷ 19 thời kỳ Anh đang cai trị Ấn Độ. Lục quân Ấn Độ, là lực lượng vũ trang đã được biết đến và tham gia chiến đấu ở cả hai cuộc Đại chiến thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân của Ấn Độ đã đóng vai trò chính trong việc cản trở, hạn chế sự phát triển của Đế quốc Nhật và cũng tham gia chiến đấu trong một số trận trên mặt trận theo trục bắc Phi và Ý. Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã có nhiều thành công trong quân đội Anh - Ấn, sau đó là việc giành lập cho Ấn Độ năm 1947. Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã tham gia chiến đấu trong cả 3 cuộc chiến tranh chống lại Pakistan và cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc. Lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và hiện nay đứng thứ 2 trong các nước có quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Lực lượng vũ trang Ấn Độ có số quân đông thứ 3 trên thế giới. == Tổ chức và cấu trúc == Sở chỉ huy của Lực lượng vũ trang Ấn Độ đặt tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Các lực lượng vũ trang của Ấn Độ được tách ra thành các phần khác nhau dựa theo vùng miền hoạt động. Lục quân Ấn Độ, về mặt quản lý hành chính, được chia thành 7 bộ chỉ huy chiến thuật (bộ tư lệnh vùng?), mỗi bộ này được điều khiển bởi một trung tướng. === Cấu trúc của Lục quân Ấn Độ === === Cấu trúc của hải quân Ấn Độ === Hải quân Ấn Độ được tổ chức thành các bộ chỉ huy chính và một bộ chỉ huy kết hợp. Bộ chỉ huy Hải quân phía Đông tại Visakhapatnam Bộ chỉ huy Hải quân phía Tây tại Mumbai Bộ chỉ huy Hải quân phía Nam tại Kochi Bộ chỉ huy kết hợp (Andaman & Nicobar) tại Port Blair === Cấu trúc của Không quân Ấn Độ === == Lục quân Ấn Độ == Trung đoàn PunjabTrung đoàn MadrasTrung đoàn RajputTrung đoàn JatTrung đoàn SikhTrung đoàn DograTrung đoàn KumaonTrung đoàn AssamTrung đoàn BiharTrung đoàn MaharTrung đoàn Naga == Hải quân Ấn Độ == Hải quân Ấn Độ, đứng thứ 4 trên thế giới về số nhân lực. Hải quân Ấn Độ có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu. Nó tương đối phát triển về mặt kỹ thuật và đã có tàu sân bay. Một vài chiếc tàu sân bay đã được đặt hàng và sẽ tham gia vào lực lượng Hải quân. == Không quân Ấn Độ == Không quân Ấn Độ là lực lượng không quân đứng thứ 4 trên thế giới . Trong lịch sử, nó dựa vào kỹ thuật của Liên Xô để phát triển. Gần đây, Ấn Độ đã bắt đầu thiết kế các máy bay riêng, bao gồm các HAL Tejas, là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Đã có các báo cáo, Nga và Ấn Độ đang lên kế hoạch thiết kế máy bay thế hệ thứ 5. Ấn Độ cũng phát triển UAV (máy bay không người lái) tên gọi Nishant và các máy bay trực thăng hạng nhẹ phát triển. Thời gian quan, nó cũng hoàn thành việc kiểm tra tầm bắn của tên lửa không đối không Astra... == Sức mạnh hạt nhân của Ấn Độ == Quân đội Ấn Độ đã sở hữu một số loại vũ khí hạt nhân và chủ yếu được mang bởi các tên lửa và các máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, Ấn Độ có một chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. == Tương lai == == Ghi chú == ^ Does include members of the Indian Police Service == Tham khảo == CIA World Factbook 2005: India Militarism in India: The Army and Civil Society in Consensus- by A. Kundu == Liên kết ngoài == BharatRakshak.com- Informative site on the Indian Military Indian Armed Forces - Indian military's official website Indian Air Force - Official website India Defence - Military & Defence News Indian Military Build-up TIME.com
mét.txt
Mét (tiếng Pháp: mètre) là đơn vị đo khoảng cách, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Định nghĩa gần đây nhất của mét bởi Viện Đo lường Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures) vào năm 1983 là: "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây". Trong cách hành văn hàng ngày, nhiều khi một mét còn được gọi là một thước. == Lịch sử == 1664: Christian Huygens đề nghị dùng độ dài con lắc toán học thực hiện một dao động trong một giây để làm đơn vị đo độ dài. 1771: nhiều người đề nghị lấy độ dài quãng đường một vật rơi tự do trong một giây làm đơn vị đo độ dài. Cả hai ý kiến trên đều đã không được chấp nhận. 1790: Một ủy ban được thành lập tại Pháp đã quyết định chọn độ dài một phần mười triệu của đoạn kinh tuyến từ xích đạo qua Paris đến Bắc Cực làm một độ dài chuẩn gọi là mét. 1799: Ủy ban chế tạo thước mét chuẩn đầu tiên làm bằng 90% platin và 10% iridi. Thế kỉ 19: các phép đo chính xác hơn cho thấy rằng độ dài của thước mét bằng platin ấy ngắn hơn độ dài 1/10 triệu đoạn kinh tuyến trên một đoạn 0,08 mm. 1889: Hội nghị Đo lường Quốc tế quyết định chọn độ dài thước mét bằng platin ấy làm cơ sở để chế tạo một thước mét bằng platin-iridi, có mặt cắt hình chữ X để làm thước mét tiêu chẩn quốc tế, cất giữ tại Viện Đo lường Quốc tế ở Paris. Tháng 10 năm 1960: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 11 quyết định: "độ dài một mét bằng 1.650.763,73 lần độ dài bước sóng ánh sáng màu vàng cam của Kprypton-86 phát ra trong chân không". Ngày 20 tháng 10 năm 1983: Hội nghị Đo lường Quốc tế khóa 17 định nghĩa lại mét: "một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây". == Hệ thống SI == == Xem thêm == Hệ đo lường quốc tế Vận tốc ánh sáng == Tham khảo == Bureau International des Poids et Mesures. The International System of Units (SI), 7th ed. 1998 (tiếng Anh) == Liên kết ngoài == Length—Evolution from Measurement Standard to a Fundamental Constant tại website NIST The History of the Meter La convention du mètre, BIPM Quy đổi các đơn vị đo chiều dài
đế quốc angevin.txt
Đế quốc Angevin ( /ˈændʒəvɪn/; tiếng Pháp: L'Empire Plantagenêt), trong việc sử dụng thuật ngữ hiện đại, là thuật ngữ chung chỉ các khu vực thuộc sở hữu của các vị vua Angevin của nước Anh trong thế kỷ 12 và 13. Các Angevin của Nhà Plantagenet cai trị trên một diện tích bao phủ một nửa của Pháp, tất cả các nước Anh, và các khu vực của Ireland và xứ Wales, và có ảnh hưởng hơn nữa trong nhiều quần đảo Anh còn lại. Các đế chế được thành lập bởi Henry II của Anh, là vua của nước Anh, bá tước của Anjou, và công tước xứ Normandy. Trong năm 1152, thông qua cuộc hôn nhân với Eleanor xứ Aquitaine, ông trở thành người cai trị Công quốc Aquitaine. Mặc dù phạm vi cai trị của Angevin, con trai của Henry, John, đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp (1202-1214) của Philip II của Pháp của Hạ Capet sau trận Bouvines. John bị mất quyền kiểm soát tất cả các tài lục địa của mình, ngoài Gascony ở miền nam Aquitaine. Thất bại này thiết lập các cảnh cho các chiến Saintonge và chiến tranh Trăm năm. == Chú thích ==
hội nghị bàn tròn hà lan-indonesia.txt
Hội nghị bàn tròn Hà Lan–Indonesia được tổ chức tại Den Haag từ ngày 23 tháng 8 – 2 tháng 11 năm 1949, giữa các đại biểu của Hà Lan, nước Cộng hòa Indonesia và Hội đồng Tư vấn Liên bang (BFO)- đại diện cho các quốc gia mà người Hà Lan lập ra trên quần đảo Indonesia. Trước hội nghị này, đã diễn ra ba cuộc họp cấp cao khác giữa Hà Lan và Indonesia; đó là Hiệp định Linggadjati (1947), Hiệp định Renville (1948), và Hiệp định Roem-van Roijen (1949). Hội nghị kết thúc với kết quả là Hà Lan chấp thuận chuyển giao chủ quyền cho Hợp chúng quốc Indonesia. == Bối cảnh == Ngày 28 tháng 1 năm 1949, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết chỉ trích cuộc tấn công quân sự mà Hà Lan mới tiến hành nhằm chống lực lượng cộng hòa tại Indonesia và yêu cầu phục hồi chính phủ cộng hòa. Nghị quyết cũng thúc giục nối lại đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình giữa hai bên Hiệp định Roem-van Roijen ký vào ngày 6 tháng 7, xác nhận hiệu lực của nghị quyết Hội đồng Bảo an, trong đó Mohammad Roem phát biểu rằng nước Cộng hòa Indonesia, với các lãnh tụ vẫn đang lưu vong trên đảo Bangka, sẽ đàm phán trong một hội nghị bàn tròn nhằm làm tăng tốc độ chuyển giao chủ quyền. Chính phủ Indonesia trở lại thủ đô lâm thời Yogyakarta vào ngày 6 tháng 7 năm 1949 sau hơn 6 tháng lưu vong. Nhằm đảm bảo lập trường tương đồng trong đàm phán giữa các đại biểu của Cộng hòa và liên bang, trong nửa cuối tháng 7 năm 1949 và từ ngày 31 tháng 7 – 2 tháng 8, các hội nghị liên Indonesia được tiến hành tại Yogyakarta giữa toàn bộ các nhà cầm quyền hợp thành trong Hợp chúng quốc Indonesia tương lai. Những người tham dự chấp thuận dựa trên các nguyên tắc cơ bản và khuôn khổ hiến pháp Các cuộc thảo luận sơ bộ tiếp theo do Uỷ ban Liên Hiệp quốc về Indonesia tại Jakarta bảo trợ, hội nghị bàn tròn được quyết định sẽ diễn ra tại Den Haag. == Đàm phán == Kết quả của các cuộc đàm phán nằm trong một số văn kiện, một Hiến chương Chuyển giao Chủ quyền, một Quy chế Liên minh, một hiệp định kinh tế và các hiệp định về công tác xã hội và quân sự Họ cũng đạt được hiệp định về việc triệt thoái các binh sĩ Hà Lan "trong thời gian ngắn nhất có thể". Và về việc Hợp chúng quốc Indonesia cấp tình trạng tối huệ quốc cho Hà Lan. Ngoài ra, sẽ không có phân biệt đối xử chống lại kiều dân hoặc các công ty Hà Lan và nước Cộng hòa chấp thuận kế tục các hiệp định mậu dịch do Đông Ấn Hà Lan đàm phán. Tuy nhiên, hai chủ đề lớn gây bất đồng là nợ của chính phủ thực dân Hà Lan và tình trạng của miền Tây đảo Tân Guinea. Các cuộc đàm phán về nợ quốc nội và ngoại quốc của chính phủ thực dân Đông Ấn Hà Lan bị kéo dài, mỗi bên trình bày các tính toán riêng của mình và tranh luận về Hợp chúng quốc Indonesia có nên chịu trách nhiệm về các khoản nợ mà người Hà Lan gánh sau khi đầu hàng Nhật Bản vào năm 1942. Các phái đoàn Indonesia phẫn nộ trước việc phải tính cả khoản tiền mà họ cho là chi phí quân sự của Hà Lan nhằm chống lại họ. Cuối cùng, nhờ can thiệp của thành viên đại diện cho Hoa Kỳ trong Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Indonesia, phía Indonesia nhận thức rằng chấp thuận trả một phần nợ của người Hà Lan sẽ là giá họ phải trả để được chuyển giao chủ quyền. Ngày 24 tháng 10, các phái đoàn Indonesia chấp thuận rằng Indonesia sẽ tiếp nhận khoảng 4,3 tỷ Guilder nợ chính phủ Đông Ấn Hà Lan. Vấn đề tiếp nhận miền Tây đảo Tân Guinea suýt khiến đàm phán trở nên bế tắc. Các phái đoàn Indonesia có quan điểm rằng Indonesia sẽ bao gồm toàn thể lãnh thổ của Đông Ấn Hà Lan. Người Hà Lan bác bỏ thỏa hiệp, tuyên bố miền Tây đảo Tân New Guinea không có liên kết về dân tộc với phần còn lại của quần đảo Bất chấp quan điểm công chúng tại Hà Lan là ủng hộ chuyển giao miền Tây đảo Tân Guinea cho Indonesia, nội các Hà Lan lo ngại hành động nhượng bộ điều này sẽ khiến Quốc hội không phê chuẩn Hiệp định hội nghị bàn tròn. Cuối cùng, vào những giờ đầu của ngày 1 tháng 11 năm 1949 các bên đạt được một thỏa hiệp: tình trạng của miền Tây đảo Tân Guinea sẽ được xác định thông qua các cuộc đàm phán giữa Hợp chúng quốc Indonesia và Hà Lan trong vòng một năm sau chuyển giao chủ quyền. Hội nghị chính thức kết thúc tại tòa nhà quốc hội Hà Lan vào ngày 2 tháng 11 năm 1949. Chủ quyền được chuyển giao cho Hợp chúng quốc Indonesia vào ngày 27 tháng 12 năm 1949. == Hậu quả == Sau sáu mươi năm công nhận ngày chuyển giao chủ quyền là ngày độc lập của Indonesia, đến ngày 15 tháng 8 năm 2005 chính phủ Hà Lan chính thức công nhận Indonesia độc lập thực tế từ ngày 17 tháng 8 năm 1945, tức ngày Indonesia tuyên bố độc lập. Trong một hội nghị tại Jakarta, Ngoại trưởng Ben Bot tuyên bố "hối tiếc sâu sắc về những đau khổ" xảy ra trong Cách mạng Dân tộc kéo dài trong bốn năm, song không chính thức xin lỗi. Phản ứng của Indonesia với lập trường của Hà Lan nhìn chung là tích cực; Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Hassan Wirayuda được trích lời nói rằng, sau khi thừa nhận điều này, "sẽ dễ dàng hơn để hướng về phía trước và tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia". == Tham khảo == Hasil-Hasil Konperensi Medja Bundar sebagaimana diterima pada Persidangan Umum yang kedua Terlangsung Tangal 2 Nopember 1949 di Ridderzaal di Kota 'S-Gravenhage (Results of the Round Table Conference as Accepted at the Plenary Session on ngày 2 tháng 11 năm 1949 at the Knight's Hall [Parliament Building] in the Hague) (1949?), Printed/published? by Kolff, Djakarta Ide Anak Agung Gde Agung (1973) Twenty Years Indonesian Foreign Policy: 1945-1965 Mouton & Co ISBN 979-8139-06-2 Kahin, George McTurnan (1952) Nationalism and Revolution in Indonesia Cornell University Press, ISBN 0-8014-9108-8 Ricklefs, M.C. (1993) A History of Modern Indonesia Since c.1300, 2nd Edition. London: MacMillan, pp. 224–225. ISBN 0-333-57689-6. Taylor, Alastair M. (1960) Indonesian Independence and the United Nations. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press. === Chú thích ===
quảng cáo.txt
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.” == Lịch sử == Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triển nhanh sau sự ra đời của phương pháp (bức áp phích đầu tiên do Caxton, người Anh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh ra hình thức quảng cáo hiện đại. Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồm một câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên, chính họa sĩ Ý L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phích quảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903 == Đặc điểm của quảng cáo == Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền; Bên trả phí quảng cáo là một tác nhân được xác định; Nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng; Quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau; Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng tiềm năng; Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể. == Các loại hình quảng cáo == Quảng cáo thương hiệu (brand advertising); Quảng cáo trực tuyến (online advertising); Quảng cáo địa phương (local advertising); Quảng cáo chính trị (political advertising); Quảng cáo hướng dẫn (directory advertising); Quảng cáo phản hồi trực tiếp (direct-respond advertising); Quảng cáo thị trường doanh nghiệp (Business-to-business advertising); Quảng cáo hình ảnh công ty (institution advertising); Quảng cáo dịch vụ công ích (public service advertising) Quảng cáo tương tác (interact advertising) == Phương tiện quảng cáo == Quảng cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như: Truyền hình: là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa dạng và toàn diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động. Chi phí hình thức này thường là đắt nhất. Đôi khi gián tiếp bằng hình thức bảo trợ các show, hay kèm theo logo quảng cáo trên nền sàn, hay treo trên tường đàng sau diễn viên, MC. Xem thêm Quảng cáo truyền hình. Báo chí: tác động bằng hình ảnh và khẩu hiệu. Đôi khi bằng những bài viết giả như tường thuật bằng những phóng viên được mướn. Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo mạng cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này. Còn có thể gửi vào các hòm email để quảng cáo, hay gọi là thư rác. Hay các đoạn phim quảng cáo trên các trang mạng. Xem thêm: Quảng cáo trực tuyến. Ngày nay internet rất phổ cập đến nhiều gia đình, đó là một lợi thế để các doanh nghiệp khai thác quảng cáo sản phẩm và thương hiệu ở các mạng trên internet. Với doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thì họ phải cho mọi người trong xã hội nhìn thấy và nhớ đến thương hiệu dịch vụ của mình, đó chính là quảng cáo hình ảnh hoặc đoạn text. Với doanh nghiệp muốn bán sản phẩm tức là bán cho khách hàng cuối cùng, họ phải tập trung giới thiệu sản phẩm của họ đến trực tiếp người có nhu cầu thì hiệu quả mới cao. Phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng lời nói hay âm nhạc. Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm theo thông tin giới thiệu về công ty và sản phẩm. Chi phí khá rẻ, nhưng tác dụng thấp vì mỗi thư chỉ tác động được đến 1 gia đình Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: sơn hình sản phẩm và tên công ty lên thành xe, nhất là xe bus để có diện tích thân xe lớn và lượng khách đi xe rất nhiều trong mỗi ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Nhưng vì sơn lên thành xe thì khó thay đổi liên tục nên người ta thường dùng xe bus là phương tiện quảng cáo cho những sản phẩm có vòng đời khá dài hoặc thương hiệu cả công ty chứ không giới thiệu những sản phẩm vòng đời ngắn, hình ảnh quảng cáo nhanh bị lạc hậu Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn phẩm phát rộng rãi đến người tiêu dùng Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn. Tờ rơi là hình thức công ty thường dùng, cho đội ngũ nhân viên tiếp thị đi đến các ngã tư, nơi công cộng phát giấy in giới thiệu về sản phẩm và địa chỉ cung cấp Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền Quảng cáo từ đèn LED: là những đèn lớn treo nơi công cộng đập vào mắt người đi đường thấy hình ảnh và sản phẩm công ty Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến các khách hàng giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại... mà công ty đang áp dụng Quảng cáo qua các chương trình giới thiệu sản phẩm tại các nơi công cộng Quảng cáo trên xe: trang trí bên ngoài xe cá nhân với các thương hiệu sản phẩm, nhằm thu hút người cùng đi trên đường hoặc những người đi bộ trong khu vực xe có dán quảng cáo chạy ngang. == Tham khảo == Phương tiện liên quan tới Advertising tại Wikimedia Commons
suzuki.txt
Công ty Mô tô Suzuki (スズキ株式会社, Suzuki Kabushikigaisha) là một công ty đa quốc gia của Nhật chuyên sản xuất các loại xe hơi (đặc biệt là Keicar và xe thể thao nhỏ), xe máy, xe địa hình, thuyền máy, xe lăn, và các loại sản phẩm động cơ. Suzuki có 15 nhà máy sản xuất ô tô ở 14 nước và 133 nhà phân phối ở 119 nước. == Lịch sử == Vào năm 1909, Michio Suzuki đã thành lập Công ty Dệt Suzuki ở một ngôi làng nhỏ Hamamatsu, ở cạnh bờ biển Nhật Bản. Việc kinh doanh bùng nổ khi Suzuki sản xuất máy dệt cho ngành công nghiệp dệt may của Nhật Bản. Mục tiêu của Suzuki lúc bấy giờ là tạo nên những máy dệt tốt hơn, thân thiện với công nhân hơn. Vào năm 1929, Michio Suzuki đã phát minh ra một loại máy dệt mới, và đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Suzuki đã có 120 bằng phát minh và kiểu dáng thương mại. Trong 30 năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, trọng tâm của công ty là phát triển và sản xuất những cỗ máy phức tạp này. Mặc dù có được sự thành công lớn trong ngành dệt, Suzuki vẫn cho rằng công ty của ông phải đa dạng hóa và ông bắt đầu hướng sang các sản phẩm khác. Dựa theo nhu cầu của người tiêu thụ, ông quyết định rằng cách đầu tư mới thực tiễn nhất là sản xuất xe hơi nhỏ. Dự án bắt đầu vào năm 1937, và trong vòng 2 năm Suzuki đã hoàn thành một vài mẫu xe cơ bản. Những chiếc xe đầu tiên của Suzuki được vận hành bởi động cơ đột phá lúc bấy giờ với bốn xi-lanh, bốn thì, làm mát bằng chất lỏng. Nó có hộp số và cần số bằng nhôm và có sức kéo 13 mã lực chỉ với động cơ 800 phân khối. Do sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, kế hoạch sản xuất các loại xe mới của Suzuki được tạm hoãn khi chính phủ cho rằng xe hơi là một loại "hàng hóa không cần thiết". Sau khi kết thúc cuộc chiến, Suzuki quay trở lại sản xuất máy dệt. Ngành sản xuất máy dệt phát triển nhanh khi chính phủ Mỹ đồng ý xuất vải bông (cotton) sang Nhật Bản. Tài sản của Suzuki tăng lên nhanh chóng vì các đơn đặt hàng bắt đầu tăng lên từ các nhà sản xuất may mặc nội địa. Nhưng niềm vui không kéo dài khi thị trường vải bông sụp đổ vào năm 1951. Đối diện với thử thách khổng lồ này, suy nghĩ của Suzuki quay trở lại phương tiện gắn máy. Sau chiến tranh, người Nhật có nhu cầu về phương tiện vận chuyển cá nhân rất cao. Một số nhà máy bắt đầu cho ra những động cơ chạy bằng khí gaz "gắn", có thể gắn vào một chiếc xe đạp bình thường. Chiếc xe hai bánh đầu tiên của Suzuki có dạng một chiếc xe đạp gắn máy có tên gọi là "Không tốn sức". Được thiết kế để giảm giá thành và dễ lắp ráp cũng như bảo trì, chiếc Không tôn sức 1952 có động cơ hai thì 36 phân khối. Một tính năng chưa từng có trước đây là hệ thống líp đôi, cho phép người lái có thể đạp xe với sự phụ trợ của động cơ hoặc không, hoặc chỉ đơn giản gỡ bỏ bàn đạp và chạy bằng máy. Hệ thống này tài tình đến nỗi cơ quan sáng chế của chính phủ dân chủ mới đã trao cho Suzuki một khoản tiền trợ cấp để tiếp tục nghiên cứu về ngành kỹ thuật xe gắn máy. Và từ đó Công ty Mô tô Suzuki được thành lập. Vào năm 1953, Suzuki có chiến thắng đầu tiên trong cách giải đua xe khi chiếc "Diamond Free" 60cc chiến thắng trong giải leo núi Phú Sỹ. Đến năm 1954, Suzuki đã sản xuất 6.000 xe máy 1 tháng và đã chính thức đổi tên thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mô tô Suzuki. Sau thành công của những chiếc xe đầu tiên, Suzuki đã làm ra chiếc xe thậm chí còn thành công hơn: Suzulight 1955. Suzuki đã trình bài thiên hướng sáng tạo mới của mình. Suzulight có bánh lái trước, hệ thống giảm xóc bốn bánh độc lập và bộ chỉnh hướng răng cưa và nhông—những tính năng phổ biến ở xe hơi nửa thế kỷ sau. === Các mốc thời gian === 1910 - Nhà máy Máy dệt Suzuki thành lập ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, bởi Michio Suzuki. 1920 - Tổ chức lại, thành tổng công ty, và tăng vốn lên 500.000 yên với Công ty Máy dệt Suzuki, chủ tịch là Michio Suzuki. 1952 - Xe đạp có gắn máy 'Không tốn sức' được giới thiệu cho thị trường 1954 - Tên công ty đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mô tô Suzuki. 1955 - Xe hơi nhẹ 'Suzulight' (360cc, hai thì) được bán ra mở đầu thời đại xe hơi trọng tải nhẹ của Nhật. 1961 - Công ty Chế tạo Máy dệt Suzuki được thành lập, tách nhánh sản xuất máy dệt ra khỏi xe hơi và xe tải hạng nhẹ 'Suzulight Carry' xuất xưởng. 1962 - Suzuki giành chiến thắng trong cuộc đua hạng 50 phân khối tại Đảo Man (Vương quốc Anh) 1963 - Công ty Mô tô Suzuki Hoa Kỳ, một công ty con bán hàng trực tiếp, thành lập ở Los Angeles. 1965 - Động cơ cho thuyền máy 'D55' (5,5 mã lực, hai thì) được xuất xưởng và Fronte 800 cũng được bán ra. 1967 - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mô tô Suzuki Thái Lan được thành lập, đóng vai trò là nhà máy lắp ráp nội địa. 1968 - Xe tải có buồng lái Carry xuất xưởng. 1970 - LJ-Series 4X4 được bán ra. 1971 - GT750 xe máy được bán ra. 1973 - Công ty Suzuki Canada khai trương ở Ontario, Canada. 1974 - Nhà máy P.T Suzuki Indonesia thành lập ở Jakarta, Indonesia, bước vào lĩnh vực thiết bị y tế với chiếc xe lăn có gắn động cơ Suzuki Motor Chair Z600, vươn ra lĩnh vực gia dụng với Suzuki Home và 2 mẫu nhà làm sẵn 'Nhà Mini' và ba kiểu nhà kho. 1975 - Công ty Suzuki Antonio, một công ty liên doanh sản xuất và bán phụ tùng thành lập ở Manila, Philippines. 1976 - Xe máy GS-Series xuất xưởng. 1977 - Xe LJ80 4x4 bán ra và bắt đầu xuất khẩu xe máy GS1000H. 1979 - Alto xuất xưởng. 1979 - SC100 bán ra ở Anh. 1980 - Công ty Có sở hữu hữu hạn Suzuki Úc được thành lập ở Sydney, Úc và bước vào lĩnh vực động cơ đa năng với ba mẫu máy phát điện. 1981 - Ký liên kết kinh doanh với General Motors (Mỹ) và Isuzu Motors, Ltd.(Nhật Bản). 1982 - 4X4 bắt đầu được sản xuất tại Công ty TNHH Suzuki Motor ở Karachi, Pakistan và giành chiến thắng năm thứ 7 liên tiếp tại Giải đua xe quốc tế Grand Prix 500. 1982 - SC100 ngưng sản xuất và được thay thế bởi Alto. 1983 - Xe chở khách 1 lít Cultus/Swift được bán ra và 4X4 bắt đầu được sản xuất tại Maruti Udyog Ltd. ở New Delhi, Ấn Độ. 1984 - Công ty TNHH Suzuki New Zealand được thành lập ở Wanganui, New Zealand và bắt đầu xuất khẩu Chevrolet Sprint sang Hoa Kỳ. Hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật sản xuất xe hơi ký với Công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ hàng không Quốc gia Bắc Kinh của Trung Quốc. Hoạt động của Suzuki Mô tô GmbH Đức bắt đầu ở Heppenheim,Đức. 1985 - Công ty Ô tô Suzuki của Mỹ được thành lập cùng với việc giới thiệu chiếc Samurai, và chiếc xe máy gây xúc động mạnh GSX-R750 với động cơ làm mát bằng dầu xuất xưởng. Bắt đầu sản xuất xe tay ga tại Avello S.A. của Tây Ban Nha. Thỏa thuận với Santana Motors để sản xuất xe hơi Suzuki ở nhà máy Linares của họ ở Andalusia, Tây Ban Nha. 1986 - Công ty Suzuki Mô tô Mỹ được thành lập bằng cách sát nhập Công ty Suzuki Hoa Kỳ và Công ty Ô tô Suzuki của Mỹ. 1987 - Bắt đầu sản xuất Cultus/Swift ở Colombia và tổng số xe xuất khẩu đạt 2 triệu chiếc. 1988 - Escudo/Vitara 4x4 được bán ra và tổng lượng xe sản xuất ra đạt tới 10 triệu chiếc. 1989 - Tổng công ty Ô tô CAMI thành lập và bắt đầu hoạt động ở Ontario, Canada. Bắt đầu bán Swift GT và Sidekick tại Hoa Kỳ. 1990 - Đổi tên công ty thành Công ty Mô tô Suzuki. 1991 - Bắt đầu sản xuất ô tô ở Hàn Quốc liên kết với Công ty Đóng tàu và Máy hạng nặng Daewoo và chiếc xe 2 ghế ngồi Cappuccino xuất xưởng. 1993 - Việc sản xuất và buôn bán xe vận chuyển bắt đầu tại Suzuki Ai Cập S.A.E., lễ khai trương nhà máy sản xuất xe mới được tổ chức tại Công ty Suzuki Magyar ở Esztergom, Hungary và Xe chở khách Wagon R được bán ra. 1994 - Maruti Udyog Ltd. của Ấn Độ sản xuất ra số lượng xe đạt đến 1 triệu chiếc. 1995 - Tổng số xe máy xuất khẩu đạt 20 triệu chiếc 1996 - Bắt đầu sản xuất tại Việt Nam (xe gắn máy và xe hơi) 1997 - Bán được tổng cộng 10 triệu chiếc ô tô ở thị trường nước ngoài và động cơ thuyền máy bốn thì giành được Giải thưởng Sáng tạo tại Hội nghị và Triển lãm Thương mại Hàng hải Thế giới (IMTEC) ở Chicago. 1998 - Suzuki và General Motors trở thành đồng minh chiến lượng và Công ty TNHH Ô tô Suzuki Trường An, Trùng Khánh nhận được chứng nhận của chính phủ Trung Quốc sản xuất xe hơi chở khách. 1999 - Tổng lượng sản xuất đạt đến 40 triệu chiếc và Công ty TNHH Ô tô Suzuki Xương Hà, Giang Tây nhận được chứng nhận chính thức của chính phủ Trung Quốc sản xuất xe thương mại. 2000 - Công ty tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 80, tổng số xe sản xuất được ở nhà máy Kosai đạt đến 10 triệu chiếc và Suzuki bắt đầu sản xuất tại General Motors de Argentina S.A. 2001 - Số lượng xe SJ-Series bán ra trên toàn cầu đạt 2 triệu chiếc, sản xuất xe Alto đạt 4 triệu chiếc và Suzuki đạt được mục tiêu "Cấp Zê-rô" cho lượng rác thải chôn. 2002 - Bán được tổng cộng 30 triệu chiếc xe hơi trên toàn thế giới và bảo hiểm số 1 ở Mỹ: bảo hiểm có giới hạn 100.000 bộ động cơ trong 7 năm. 2003 - Suzuki đứng nhất trong thị trường xe Keicar trong 30 năm liên tiếp và Twin, chiếc Keicar lai đầu tiên ở Nhật Bản, được xuất xưởng. 2004 - Tổng tiêu thụ xe nội địa đạt đến 15 triệu chiếc 2005 - Swift được giải thưởng Chiếc xe của năm 2006 của RJC. 2006 - Chiếc XL7 mới được bán cho thị trường Bắc Mỹ và GM từ bỏ, bán ra 92,36 triệu cổ phiếu và giảm mức sở hữu của họ xuống còn 3%. == Công ty Việt Nam Suzuki == Công ty Việt Nam Suzuki được thành lập vào ngày 21 tháng 4 năm 1995 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 1996, có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp cả xe máy và xe ô tô nhỏ. Nhà máy của công ty đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa. Sản lượng trung bình mỗi năm là 6000 chiếc xe ô tô và 100.000 xe gắn máy. == Các thỏa thuận OEM == Bắt đầu từ năm 1985, Suzuki đã sản xuất xe hoặc làm nền tảng cho những nhà sản xuất khác trên toàn cầu. General Motors - Suzuki Cultus/Suzuki Swift được đổi thành nhãn hiệu Chevrolet Sprint và ở Canada, cũng là chiếc Pontiac Firefly và Geo Metro. Suzuki Ignis đổi thành Chevrolet Cruze và Holden Cruze ở Nhật và Úc. Suzuki Carry đổi thành Bedford Rascal và Vauxhall Rascal ở Anh, Holden Scurry ở Úc và Chevrolet Supercarry ở Ecuador. Suzuki Sidekick đổi thành Geo Tracker, Chevrolet Tracker, và Pontiac Sun Runner. Suzuki Vitara đổi thành Geo Tracker và Chevrolet Tracker. Suzuki XL-7 đổi tên ở Nam Mỹ là Chevrolet Grand Nomad. Suzuki SJ-Series được đổi thành Holden Drover. Subaru - Ở Châu Âu, Suzuki Swift thế hệ hai và Suzuki Ignis được mang tên Subaru Justy. Mazda - Phần lớn kiểu xe keicar Autozam của Mazda được đổi nhãn hiệu từ sản phẩm của Suzuki. Suzuki Vitara cũng được bán dưới cái tên Mazda Proceed. Nissan - Nissan Moco là chiếc đổi tên từ Suzuki MR Wagon. Suzuki vừa rồi đã hợp tác sâu hơn với Nissan, Nissan sẽ cung cấp cho Suzuki xe tải nhỏ hông thấp trong khi Suzuki sẽ cung cấp cho Nissan các loại xe mini cho thị trường Nhật Bản. Maruti Udyog - Suzuki và Ấn Độ cùng sở hữu công ty này với tất cả các kiểu xe đều là đổi nhãn hiệu từ Suzuki www.marutiudyog.com Công ty Ô tô Trường An www.changansuzuki.com - Suzuki Swift, Suzuki Alto, Suzuki Carry Giang Tây Xương Hà www.changhe-suzuki.com == Các loại xe hơi == Aerio/Liana APV/Carry Baleno/Suzuki Esteem/Cultus Crescent Cultus/Swift/Forsa Escudo/Vitara/Sidekick Grand Vitara Ignis Jimny/Jimny Sierra/Potohar SJ-Series/Samurai/Sierra/Santana SX4 XL-7 XL7 X-90 Các mô-đen ở Bắc/Nam Mỹ Forenza Fun Reno Verona === Ô tô Kei === Alto/Alto Works Cappuccino Cara Carry/Every Cervo/Cervo Mode/SC100/Whizzkid Fronte Jimny LJ-Series Kei/Kei Works Lapin/Lapin SS MightyBoy MR Wagon SJ-Series Supercarry Suzuki Twin Wagon R Wagon RR == Xe máy == Suzuki bắt đầu sản xuất xe máy từ năm 1952, kiểu đầu tiên là một chiếc xe đạp gắn máy. Trong suốt thập niên 1950, 1960 và đầu thập niên 1970, công ty chỉ sản xuất xe máy với động cơ hai thì, kiểu xe hai thì lớn nhất là kiểu xe ba xi lanh làm mát bằng nước GT750. Một nhân tố quan trọng trong sự thành công của Suzuki trong cuộc cạnh tranh về động cơ hai thì là tay đua Grand Prix Ernst Degner của Đông Đức, người đã trốn sang phía Tây vào năm 1961, mang lại cho công ty các bí mật về động cơ hai thì từ nhà sản xuất MZ của Đông Đức. Suzuki đã mướn Degner, và anh ta thắng giải Vô địch thế giới 50cc vào năm 1962. Tuy nhiên, đến năm 1976, Suzuki đã giới thiệu chiếc xe máy đầu tiên với động cơ bốn thì, GS400 và GS750. Từ đó, Suzuki đã tạo nên danh tiếng của một nhà sản xuất động cơ xe đua chất lượng cao. Vào năm 1994, Suzuki cùng với Nhà máy cơ khí Nam Kinh Tấn Thành hợp tác thành nhà sản xuất và xuất khẩu xe máy Trung Quốc có tên là Tấn Thành Suzuki. === Xe phổ thông === T20 / X6 GT Series GS Series GS500E/F GSX Series GSX-R Series RF Series GSX-F / Katana Series GSF / Bandit Series VL 1500 Intruder LC / Boulevard C90 VZ 800 Marauder / Boulevard M50 VL 800 Volusia / Boulevard C50 VX 800 SV650(S) SV1000(S) TL1000R TL1000S RC80 RC100 RG150/RGV150 Suzuki RG 110 | RGV 120 | Satria 120 RG250 Gamma RGV250 RG500 FXR150 GSX1100S-SZ, GSX750S-SF & GSX650 Katana DL 1000 V-Strom DL 650 V-Strom Hayabusa Boulevard S40 Boulevard S50 Suzuki Boulevard M50 Boulevard S83 EN 125cc 2a LS650 Savage Suzuki VS 600/750/1400 Intruder Suzuki GV1400 Cavalcade (85-90) Suzuki GV700/GV1200 Madura (85,86 only) Suzuki RV 125 Van Van Suzuki FR80 - Scooter FX110 - Scooter AN Burgman Series - Scooters Katana AY50 - Scooter TU250 Suzuki GN Series === Xe máy địa hình / Không đi trên đường / Xe hai chức năng === RM Series - Hai thì RM-Z Series - Bốn thì DR Series - Bốn thì DR-Z Series - Bốn thì === Ý niệm/Mô hình mẫu === Suzuki Stratosphere GSR400 Suzuki Skywave Type-S Suzuki Boulevard M109R Suzuki Address V50G Suzuki GSX-R/4 === Tất cả các xe vượt địa hình (ATVs) === Quadrunner Suzuki KingQuad 700 Suzuki TwinPeaks 700 Suzuki Vinson 500 Suzuki Eiger 400 Suzuki Ozark 250 Quadsport Suzuki LT 230 Suzuki LT-Z250 Suzuki LT-Z400 Suzuki LT-R450 (race ready) Suzuki Escudo Pikes Peak version (rally/road) Suzuki Cultus Pikes Peak version (rally/road) === ltr 450 === Danh sách các động cơ của Suzuki Xe cấp cứu EDE51V == Chuyện bên lề == Trong quảng cáo ở Mỹ của Suzuki vào tháng 7 năm 2006, một phiên bản của bài hát "Alive and Amplified" (Sống và Mở rộng) của ban nhạc Mooney Suzuki được chỉnh sửa, xuất hiện trên các quảng cáo thương mại của Suzuki Mỹ, mặc dù tên ban nhạc chẳng dính dáng gì đến tên của hãng. Suzuki đã tạo ra những chiếc xe máy cho các tập phim Kamen Rider (những tay lái đeo mặt nạ) cho đến nay. Suzuki cũng tạo ra chiếc xe hơi cho Thám tử Vũ trụ Gavan, Thám tử Vũ trụ Shaider, Siêu điện tử Bioman, (những loạt phim giả tưởng về rô bô, người máy của Nhật) và một loạt các phim sentai và tokusatsu (phim có hiệu ứng đặc biệt của Nhật), đặc biệt là Toei. Suzuki cũng là nhà cung cấp xe máy cho Toei. Trong các phim hoạt hình của Nhật Boogiepop Phantom, Nagi Kirima lái một chiếc Suzuki GSX250S Katana thường xuyên; Tay Rapper đã qua đời Eazy E thường lái một chiếc Suzuki Samurai. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web công ty (tiếng Anh) Trang web công ty (tiếng Nhật) Trang web công ty (tiếng Việt)
cù lao chàm.txt
15°57′2″B 108°30′44″Đ Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người. Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La. Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm. Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là một trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc). == Đường đến Cù lao Chàm == Cách 1: Nhanh nhất nhưng hơi tốn kém, đến Cửa Đại, Hội An thuê ca nô ra đảo mất 15 phút. Cách 2: Cũng tại Cửa Đại, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 9h hàng ngày, hành trình khoảng 1h. Cách 3 Tại bến thuyền ngay trong phố cổ Hội An, có chuyến tàu chợ ra đảo vào lúc 8h hàng ngày, hành trình khoảng 2h Cách 4: Đi bằng trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Trung ra Cù Lao Chàm, hành trình khoảng 20 phút vào mọi thời điểm trong ngày. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Cù Lao Chàm trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới Thăm khu bảo tồn sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm Cù lao Chàm giữ đảo xanh, biển sạch đón du khách Hoang sơ Cù lao Chàm
dacia.txt
Trong địa lý cổ xưa, đặc biệt là trong các nguồn ghi chép của người La Mã, Dacia là đất sinh sống của người Dacia hoặc Getae như họ được biết đến bởi người Hy Lạp - là một nhánh của người Thracia ở phía bắc của dãy Haemus. Dacia được bao bọc bởi sông Danubius, theo nguồn Hy Lạp gọi là Istros (Danube), ở mức độ lớn nhất của nó, bởi Mons Haemus (dãy núi Balkan) ở phía nam-Moesia (Dobrogea), một khu vực phía nam của sông Danube, đã là một khu vực cốt lõi mà các Getae sống và tương tác với người Hy Lạp cổ đại Pontus Euxinus (biển Đen) và sông Danastris, nguồn Hy Lạp gọi là Tyras (Dniester) về phía đông (nhưng một số khu định cư Dacia được ghi lại trong một phần của khu vực giữa Dniester và Hypanis sông (Bug), và Tisia (Tisza) về phía tây (nhưng lần bao gồm các khu vực giữa Tisza và trung bình Danube). Dãy núi Carpathian nằm ở giữa của Dacia do đó tương ứng với các quốc gia hiện đại của Romania và Moldova, cũng như nhỏ hơn phần của Bulgaria, Serbia, Hungary, và Ukraina. Người Dacia (hoặc Getae) là bộ lạc Bắc Thracia. Người Dacia đã chung sống trong hòa bình và có cả đụng độ quân sự với các bộ tộc láng giềng, chẳng hạn như người Celt, người Germanic cổ, người Sarmatia, và người Scythia, nhưng họ cũng bị ảnh hưởng bởi những người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Người La Mã cổ đại cuối cùng chinh phục và đồng hóa ngôn ngữ và văn hóa của người Dacia. Vương quốc Dacia có kích thước thay đổi đã tồn tại giữa 82 trước Công nguyên cho đến khi bị La Mã chinh phục vào năm 106. Kinh đô của Dacia, Sarmizegetusa, nằm ​​ở Romania hiện đại, đã bị phá hủy bởi những người La Mã, nhưng tên của nó đã được bổ sung của thành phố mới (Ulpia Traiana Sarmizegetusa) được xây dựng sau này phục vụ như là thủ phủ của tỉnh La Mã Dacia. == Tham khảo ==
máy bay tiêm kích.txt
Máy bay tiêm kích (Hán Việt: tiêm kích cơ / chiến đấu cơ, tiếng Anh: Fighter aircraft, tiếng Pháp: Avion de chasse, tiếng Trung Quốc: 歼击机), trước kia còn gọi là máy bay khu trục, là một loại máy bay chiến đấu trong quân chủng không quân, được thiết kế với mục đích chính là tác chiến chống lại các lực lượng không quân của đối phương. Nhiệm vụ chính của không quân tiêm kích là không chiến: chiến đấu tiêu diệt các máy bay ném bom, máy bay cường kích và tên lửa của đối phương để bảo vệ an toàn các mục tiêu mặt đất và trên biển của lực lượng mình khỏi các cuộc tấn công của không quân đối phương. chiến đấu chống lại các máy bay tiêm kích của đối phương để bảo vệ các máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay vận tải và các lực lượng không quân khác của quân mình đang hoạt động. Góp phần cùng các lực lượng không quân khác triển khai trên diện rộng các biện pháp đấu tranh với các lực lượng phòng không và không quân của đối phương để tranh đoạt quyền bá chủ trên không, kiểm soát vùng trời đảm bảo an ninh trên không cho các quân binh chủng quân mình chiến đấu trong khu vực chiến sự. Vì các đặc điểm chiến đấu không chiến nên máy bay tiêm kích khác với những loại máy bay quân sự khác như máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay thám thính, máy bay vận tải ở chỗ máy bay tiêm kích có kích thước nhỏ; có tốc độ cao; độ cơ động tốt: dễ dàng đột ngột thay đổi các tham số bay (vận tốc, độ cao, hướng bay); dễ thao tác và được trang bị các vũ khí không chiến đặc dụng là radar, hệ thống thông tin – chỉ huy – dẫn đường, súng máy, pháo và tên lửa có điều khiển không đối không để chiến đấu hiệu quả chống không quân địch. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, máy bay tiêm kích đã trở thành một thành phần quan trọng quyết định thắng bại trong hầu hết những cuộc chiến hiện đại, nói một cách đặc biệt là chiến tranh "quy ước". Ngày nay quân đội các quốc gia trên thế giới đã bỏ ra những khoản ngân quỹ rất lớn để nghiên cứu chế tạo và bảo dưỡng các máy bay tiêm kích hiện đại nhằm duy trì khả năng phòng thủ và tấn công trên không của quốc gia mình. == Lịch sử phát triển == Từ "tiêm kích" không trở thành thuật ngữ tiếng Anh chính thức cho một máy bay chiến đấu một chỗ cho đến khi Chiến tranh Thế giới I nổ ra. Ở Anh, những máy bay một chỗ như vậy vẫn tiếp tục được gọi là "do thám" vào đầu những năm 1920. Còn trong các thứ tiếng Pháp, Ý, Đức và Bồ Đào Nha thuật ngữ "tiêm kích" được sử dụng có nghĩa đen là "người đi săn" (hiện nay các thuật ngữ đó vẫn được sử dụng), trong khi ở Nga máy bay tiêm kích được gọi là "истребитель" mà nghĩa đen là "người hủy diệt". Ở Mỹ có lẽ do trước đây vì dịch sai từ tiếng Pháp "chasseur" mà máy bay tiêm kích của người Mỹ được gọi là máy bay tiêm kích "theo đuổi" ("pursuit") cho đến tận cuối những năm 1940. Cho dù dưới bất cứ tên gọi nào được sử dụng thì máy bay tiêm kích đã được phát triển để đối phó với việc các quốc gia bước đầu sử dụng máy bay và khí cầu điều khiển tham chiến trong Chiến tranh thế giới I với vai trò trinh sát và tấn công mặt đất. Vào lúc đầu nó chỉ là loại máy bay chiến đấu còn chưa được chuyên môn hoá được phát minh để tăng cường cho các phương tiện bay khác, nhất là các loại khinh khí cầu quân sự nặng nề thường dùng lúc bấy giờ. Những máy bay tiêm kích thời này thường làm bằng gỗ, động cơ cánh quạt, có hai cánh đôi và trang bị súng máy trên buồng lái. Các cuộc chiến tranh trên không ngày càng trở nên quan trọng, việc chiếm quyền kiểm soát không phận cũng vì thế mà được ưu tiên hàng đầu. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, máy bay tiêm kích chủ yếu là máy bay một tâng cánh hoàn toàn làm bằng kim loại với những khẩu pháo hoặc súng máy hạng năng đặt ở cánh. Vào cuối cuộc chiến, những máy bay phản lực một luồng khí (turbojet) đã bắt đầu thay thế những máy bay động cơ pít-tông như một thúc đẩy mới trong kỹ thuật hàng không, tên lửa đã được sử dụng tăng cường hoặc thay thế những khẩu súng. Dựa trên những mục đích nghiên cứu lịch sử, những máy bay tiêm kích phản lực được phân loại theo thế hệ. Thuật ngữ thế hệ được người Nga đề xướng sử dụng như một cách nói biện hộ trong việc nói đến F-35 Lightning II như một máy bay "thế hệ thứ 5". Những máy bay tiêm kích phản lực hiện đại phần lớn được trang bị một hoặc hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy (turbofan), vũ khí chính là tên lửa (với máy bay tiêm kích ban ngày hạng nhẹ thường có ít nhất 2 tên lửa, cho đến 8 đến 10 tên lửa đối với máy bay tiêm kích ưu thế trên không như Su-27 Flanker hoặc F-15 Eagle), với một khẩu pháo như một vũ khí dự phòng (điển hình là loại pháo cỡ từ 20 đến 30 mm), và trang bị với một radar như một phương pháp chính để phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu. == Máy bay tiêm kích động cơ cánh quạt == === Chiến tranh Thế giới I === Từ "tiêm kích" được sử dụng lần đầu tiên để mô tả một máy bay 2 chỗ ngồi, với khả năng chỉ đủ để mang một súng máy và xạ thủ điều khiển súng đồng thời cũng là hoa tiêu. Những máy bay "tiêm kích" như vậy thuộc về loạt máy bay "gunbus" được thử nghiệm mang súng của công ty Vickers mà đỉnh cao của loạt máy bay này là Vickers F.B.5 Gunbus vào năm 1914. Hạn chế chính của loại máy bay này là thiếu tốc độ. Người ta nhanh chóng nhận thấy một máy bay khác dùng để phá hủy loại máy bay này chỉ cần có tốc độ đủ nhanh là có thể tiêu diệt được nó. May mắn là các kiểu máy bay quân sự khác đã được chế tạo, các loại máy bay này đã góp phần hình thành nên cơ sở cho một "máy bay tiêm kích" có hiệu quả trong ý nghĩa hiện đại của từ. Máy bay tiêm kích được dựa vào máy bay nhanh có kích thước nhỏ được phát triển trước chiến tranh thế giới I, chúng được dùng cho các cuộc đua trên không như Gordon Bennett và cúp Schneider. Máy bay quân sự do thám vào lúc đầu không được cho rằng có thể mang các loại vũ khí đáng gờm, nhưng với tốc độ đáng tin cậy, nó có khả năng xác định được vị trí để "theo dõi" hay tham dò và quay trở lại nhanh chóng để báo cáo - nó rất khó để bị pháo phòng không hay máy bay mang súng máy của quân địch bắn trúng. Máy bay "do thám" của Anh trong nghĩa này bao gồm cả Sopwith Tabloid và Bristol Scout - đối với Pháp thì nó tương đương với loại do thám Morane-Saulnier N. Trong thực tế, sau khi bắt đầu chiến tranh của những phi công lái máy bay do thám loại nhỏ, các phi công chỉ chiến đấu bằng chính vũ khí của mình mang theo như súng lục, súng các bin và một sự phân loại những vũ khí ngẫu nhiên được dùng để tấn công máy bay quân địch - những việc này tỏ ra thành công trong những nỗ lực của họ để thiết kế máy bay "tiêm kích" đặc biệt. Đó là điều tất yếu mà những người tiên phong hay những phương tiện "do thám" mới được vũ trang hiệu quả đã trở thành phát minh. Một phương pháp để chế tạo máy bay do thám là sử dụng "cánh quạt đẩy" như Airco DH.2, với cánh quạt ở sau phi công. Hạn chế của kiểu máy bay là sự kéo cao của cánh quạt đẩy do cấu trúc đuôi, điều này có nghĩa sẽ làm máy bay bay lên chậm hơn so với các máy bay có cánh quạt kéo. Các máy bay khác đã trang bị súng máy bên ngoài vòng cung của cánh quạt. Điều này dẫn đến xu hướng những súng máy sớm bị kẹt (và từ đó cần thiết phải có phi công để tác động tới khóa nòng của súng) cũng như khó xác định ngắm bắn vào mục tiêu, đây là một giải pháp thay thế tạm thời tốt nhất. Dù việc đặt một súng máy để bắn qua vòng cung cánh quạt đã được áp dụng từ năm 1915 trên chiếc Nieuport 11 cho đến năm 1918 trên chiếc Royal Aircraft Factory S.E.5 với mục đích là chế tạo khung đỡ súng Foster. Nhu cầu cần thiết để vũ trang cho máy bay trinh sát cánh quạt kéo với một súng bắn phía trước mà những viên đạn được bắn ra đi xuyên qua cung cánh quạt đã có tính thuyết phục đến nỗi những nhà phát minh bận rộn thử những phương pháp khác nhau ở cả Pháp và Đức. Hanz Schneider đã được cấp bằng sáng chế một thiết bị trước chiến tranh, thiết bị này làm gián đoạn chuyển động liên tục của những viên đạn trong súng máy (bằng việc ngăn cản nó bắn ra khi lưỡi cánh quạt đang ở trên đường bắn) và Anthony Fokker đã phát triển phát minh này vào cơ cấu ngắt, thiết bị này được sử dụng trên loại máy bay Fokker Eindecker, loại máy bay này đã tạo nên một danh tiếng của nỗi sợ hãi trên khắp Mặt trận phía Tây, dù đó là một thiết kế phỏng theo thiết bị lỗi thời trước chiến tranh của loại máy bay thể thao một lớp cánh Morane-Saulnier của Pháp. Đồng thời, Roland Garros (phi công 'Át' đầu tiên của Pháp) cũng sửa chữa cải tiến trên một cơ cấu ngắt, Roland đã cố gắng thử chọn thời điểm để súng bắn ra không trúng phải cánh quạt. Không may sự lựa chọn của Roland về súng máy đã hoạt động không tốt - khí vận hành Hotchkiss không đủ để có khả năng định giờ bắn ra của viên đạn và Roland đành phải lắp những tấm kim loại để bảo vệ các cánh quạt. Cùng thời gian đó RNAS đã bảo vệ những cánh quạt trên những chiếc do thám để bất kỳ hư hại nào đối với cánh quạt không trở thành nguyên nhân thất bại trước khi máy bay có thể hạ cánh, với cơ cấu giàn khung người ta hy vọng các cánh quạt ăn ý với nhau. Sự thành công của Eindecker đã bắt đầu một chu trình cải tiến trong số những máy bay tham chiến, việc chế tạo những máy bay tiêm kích ghế đơn hiệu quả hơn. Chiếc Albatros D.I được chế tạo vào cuối năm 1914 đã trở thành mô hình kinh điển cho hâu hết các máy bay phát triển sau trong khoảng 20 năm. Giống như D.I, chúng là những máy bay hai tầng cánh (chỉ thỉnh thoảng mới có máy bay một tầng cánh hoặc máy bay ba tầng cánh). Cấu trúc tủ sắt của cánh máy bay hai tầng cánh cho phép máy bay có đôi cánh cứng rắn có thể điều khiển chính xác ở bên, đây là tính thiết yếu đối với kiểu tiêm kích cơ động. Loại máy bay này chỉ có một phi công, vừa điều khiển máy bay vừa vận hành vũ khí. Loại máy bay này được vũ trang với hai khẩu súng máy đồng bộ hóa kiểu Maxim, loại súng này dễ dàng để đồng bộ hơn các kiểu súng khác. Những khóa nòng súng đặc trưng ở ngay phía trước mặt của phi công. Điều này hiển nhiên liên quan đến những trường hợp tai nạn, nhưng hiện tượng kẹt súng đã được giải quyết (với kiểu súng Maxim thì luôn luôn có thể xảy ra hiện tượng kẹt súng) và việc ngắm bắn mục tiêu cũng dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: (với năm sản xuất) Anh Quốc - Vickers F.B.5 (1915) Đức - Fokker Eindecker (1915) Pháp - Nieuport 11 (1915) Anh Quốc - Airco DH-2 (1915) Đức - Albatros D.III (1916) Pháp - Nieuport 17 (1916) Đức - Fokker Dr.I (1917) Pháp - SPAD S.XIII (1917) Pháp - Nieuport 28 (1917) Anh Quốc - Sopwith Camel (1917) Anh Quốc - Royal Aircraft Factory S.E.5 (1917) Đức - Đức - Fokker D.VII (1918) === 1919-1938 === Việc phát triển máy bay tiêm kích đã chậm lại trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến thế giới, thay đổi quan trọng nhất xuất hiện vào cuối thời kỳ này, khi loại máy bay cổ điển hai tầng cánh trong Chiến tranh thế giới I được thay thế bằng máy bay một tầng cánh dạng thân khung thép liền khối hoặc bán liền khối thay thế cho vải và gỗ, với cấu trúc cánh mút chìa đỡ. Súng đồng bộ càng ngày càng ít đi và dần kém quan trọng, các nhà thiết kế máy bay có khuynh hướng tăng thêm trang bị vũ khí hạng nặng đặt ở cánh. Một số lực lượng không quân đã đưa "máy bay tiêm kích hạng nặng" vào sử dụng (ở Đức gọi là "kẻ hủy diệt"). Đây là loại máy bay lớn, đôi khi được phỏng theo loại máy bay ném bom hạng trung hoặc hạng nhẹ, và thường thường có hai động cơ. Khái niệm này không giữ ảnh hưởng ngoại trừ một số thiết kế chuyên dụng đòi hỏi khả năng mang trọng tải lớn. Nói riêng, những máy bay tiêm kích hạng nặng không phải là đối thủ của những máy bay tiêm kích bình thượng trong chiến đấu. Vào cuối những năm 1930, máy bay tiêm kích nhanh chóng được đổi mới trang bị vũ khí, đây là một trong những sự đổi mới chính của máy bay tiêm kích. Nhưng những cải tiến nghiên cứu phát triển máy bay mạnh mẽ không phải do ngân sách của quân đội chi trả, mà lại diễn ra đối với những máy bay thể thao dân sự. Máy bay được thiết kế cho mục đích thể thao đã mở đường cho những sáng kiến như hình dáng khí động học của máy bay tốt hơn và động cơ mạnh hơn, những điều này đều được tìm thấy ở những máy bay tiêm kích trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Máy bay hai tầng cánh Tiệp Khắc - Avia B-534 Ý - Fiat CR.42 Thụy Điển - Svenska Aero Jaktfalken Anh Quốc - Bristol Bulldog Anh Quốc - Gloster Gladiator Anh Quốc - Hawker Fury Hoa Kỳ - Boeing F4B-4 Máy bay một tầng cánh Nhật Bản - Mitsubishi A5M 'Claude' Hà Lan - Fokker D.XXI Ba Lan - PZL P.11 Liên Xô - Polikarpov I-16 Anh Quốc - Hawker Hurricane Anh Quốc - Boeing P-26 Peashooter Hoa Kỳ - F2A Brewster Buffalo === Chiến tranh thế giới thứ hai === Các cuộc chiến trên không và kiểm soát không phận đã trở thành một phần quan trọng của học thuyết quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Khả năng dùng máy bay để xác định vị trí, tấn công quấy rối, và ngăn chặn các lực lượng mặt đất là một phần công cụ trong học thuyết cánh tay liên hợp (không quân - lục quân) của Đức Quốc xã, cuộc xâm chiếm Anh Quốc sở dĩ thất bại là do không quân của Đức không chiếm được quyền khống chế bầu trời khi giao chiến với Không quân Hoàng gia Anh. Theo lời của Erwin Rommel nhận thức được tầm quan trọng của không quân: "Bất cứ ai, dù với vũ khí tân kỳ nhất, phải đánh nhau khi quân địch đã hoàn toàn làm chủ tình thế trên không, sẽ chiến đấu giống như quân mọi rợ chống lại quân đội hiện đại châu Âu, với những thiệt thòi tương tự và cơ hội thành công tương tự." Máy bay tiêm kích trong Chiến tranh thế giới thứ hai được trang bị rốc két cũng như thiết kế động cơ phản lực đầu tiên và có tất cả những phát minh trong thập niên 30. Máy bay với động cơ xăng dùng piston tiếp tục được cải tiến và phát triển, càng lúc càng tiến bộ về mọi mặt cho đến khi những máy bay phản lực như Messerschmitt Me 262 và Gloster Meteor được chế tạo. Những chiếc tiêm kích này này có tốc độ lên trên 400 dặm/giờ (600 km/giờ) và khi bổ nhào xuống nhanh có thể vượt bức tường âm thanh, nhiều khi tạo cộng hưởng làm vỡ máy bay. Các loại thắng cản tốc độ lao xuống được chế tạo vào cuối cuộc chiến để giảm tối hiện tượng này và giúp phi công lấy lại được sự điều khiển. Radar, phát minh trước khi cuộc chiến bùng nổ, được gắn trên một vài loại máy bay tiêm kích, như chiếc Messerschmitt Bf 110 và Northrop P-61 Black Widow, giúp phi công phát hiện máy bay địch trong đêm tối. Một sáng kiến trong thời kỳ là máy bay tiêm kích tấn công. Sáng kiến này do Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương thực hiện, vì thiếu máy bay ném bom, họ gắn thêm bom vào máy bay chiến đấu F4U Corsair. Sau khi bỏ bom, những máy bay này có thể chiến đấu chống lại máy bay địch như một máy bay tiêm kích bình thường. F6F Hellcat cũng đuọwc sử dụng với mục đích tương tự vào giai đoạn 1944-1945. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Úc CAC Boomerang Pháp Bloch MB.150 Dewoitine D.520 Morane-Saulnier M.S.406 Potez 630 Phần Lan VL Myrsky Đức Messerschmitt Bf 109 Messerschmitt Bf 110 Focke-Wulf Fw 190 Messerschmitt Me 163 Messerschmitt Me 210 Messerschmitt Me 262 Heinkel He 100 Heinkel He 111 Heinkel He 112 Heinkel He 162 Ý Macchi C.200 Macchi C.202 Macchi C.205 Fiat G.55 Fiat G.50 Reggiane Re 2000 Reggiane Re 2001 Reggiane Re 2005 Nhật Bản Kawanishi N1K-J Nakajima Ki-43 Nakajima Ki-44 Nakajima Ki-84 Kawasaki Ki-61 Kawasaki Ki-100 Mitsubishi Zero Mitsubishi J2M România IAR-80 Thụy Điển FFVS J 22 Liên Xô Yakovlev Yak-1 Yakovlev Yak-3 Yakovlev Yak-9 Lavochkin LaGG-3 Lavochkin La-5 Lavochkin La-7 'Fin' Mikoyan-Gurevich MiG-3 Anh Quốc Supermarine Spitfire Hawker Hurricane Hawker Typhoon Hawker Tempest De Havilland Mosquito Gloster Meteor Boulton Paul Defiant Hawker Sea Fury Hoa Kỳ Grumman F4F Wildcat Vought F4U Corsair Grumman F6F Hellcat Curtiss P-36 Hawk Lockheed P-38 Lightning Bell P-39 Airacobra Curtiss P-40 Warhawk Republic P-47 Thunderbolt North American P-51 Mustang Bell P-63 Kingcobra Nam Tư Rogozarski IK-3 == Máy bay tiêm kích động cơ phản lực == === Thế hệ thứ nhất (1944 - 1953) === Thế hệ thứ nhất đại diện cho những nỗ lực đầu tiên trong việc sử dụng động cơ phản lực một dòng khí, loại động cơ này cung cấp một tốc độ rất lớn (hiệu suất của động cơ cánh quạt chỉ gần đạt đến tốc độ âm thanh). Nhiều máy bay tiêm kích động cơ phản lực đầu tiên có một vài đặc điểm giống với máy bay động cơ piston trước đó như cánh và thân vẫn còn theo hình dạng của loại máy bay thời trước. Có khá nhiều máy bay cánh thẳng được trang bị vũ khí chủ yếu với các khẩu pháo; radar còn chưa được sử dụng phổ biến trừ những chiếc tiêm kích bay đêm chuyên dụng. Máy bay phản lực đầu tiên được phát triển trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai và được đưa vào tham chiến vào khoảng thời gian từ năm 1944 đến khi kết thúc chiến tranh. Messerschmitt đã phát triển máy bay tiêm kích phản lực hoạt động đầu tiên là loại Me 262. Loại Me 262 có tốc độ nhanh hơn hẳn so với máy bay động cơ piston, và khi có phi công thành thạo lái thì hầu như không máy bay cùng thời nào khác có thể chống lại được Me 262. Nhưng máy bay này ít được sử dụng vì hao xăng và lúc đó Đức đang phải hạn chế nhiên liệu. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Me 262 đã báo hiệu sự lỗi thời của máy bay động cơ piston. Theo sau loại tiêm kích phản lực của Đức, người Anh đã cho ra đời loại phản lực Gloster Meteor, nó được sản xuất ngay sau loại Me 262 và đã có 2 chiếc bắt đầu đưa vào hoạt động cùng thơi gian với Me 262 trong khoảng tháng 4 năm 1944. Vào cuối cuộc chiến gần như mọi công việc đối với động cơ piston đã kết thúc. Những thiết kế hỗn hợp giữa động cơ phản lực - cánh quạt như Ryan FR Fireball đã được đưa vào sử dụng, nhưng vào cuối thập kỷ 1940 hầu như mọi máy bay chiến đấu mới đều chỉ trang bị động cơ phản lực. Dù có những lợi thế, nhưng những máy bay tiêm kích phản lực thế hệ đầu tiên còn nhiều khuyết điểm và còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện, đặc biệt là trong những năm đầu hoạt động. Độ tin cậy còn kém nhiều chiếc bị hư chỉ sau vài giờ bay, động cơ yếu dễ hư hỏng và kềnh càng, công suất còn nhỏ. Những sáng kiến như cánh xuôi, ghế phóng, và phần đuôi điều khiển đã được đưa vào áp dụng trên máy bay trong thời kỳ này. Nhu cầu về sử dụng máy bay tiêm kích phản lực trở nên rõ ràng vào đầu Chiến tranh Triều Tiên khi máy bay phản lực Trung Quốc (Mikoyan-Gurevich MiG-15) thực hiện và hoàn thành nhanh chóng công việc của máy bay cánh quạt thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. F-86 Sabre là câu trả lời của Mỹ đối với các máy bay phản lực của Trung Quốc Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Argentina FMA IAe 27 Pulqui I FMA IAe 33 Pulqui II Canada Avro CF-100 Canuck Đức Heinkel He 280 Messerschmitt Me 262 Heinkel He 162 Arado Ar 234 Horten Ho 229 Pháp Dassault Ouragan Dassault Mystère IV Thụy Điển Saab Tunnan Liên Xô Mikoyan-Gurevich MiG-9 'Fargo' Mikoyan-Gurevich MiG-15 'Fagot' Mikoyan-Gurevich MiG-17 'Fresco' Lavochkin La-15 'Fantail' Yakovlev Yak-15/17 'Feather' Yak-23 'Flora' Yakovlev Yak-25 'Flashlight' Anh Quốc de Havilland Vampire Hawker Hunter Gloster Javelin Gloster Meteor Hoa Kỳ Lockheed P-80 Shooting Star Republic F-84 Thunderjet North American F-86 Sabre Northrop F-89J Scorpion Nam Tư Nam Tư SOKO J-21 Jastreb === Thế hệ thứ hai (1953 - 1960) === Thế hệ thứ hai mô tả sự hợp nhất của nhiều công nghệ mới để cải tiến tối đa khả năng chiến đấu của máy bay tiêm kích phản lực. Việc đưa vào sử dụng tên lửa điều khiển như AIM-9 Sidewinder, AIM-7 Sparrow, Kaliningrad K-5, Vympel K-13... đã chuyển không chiến từ tầm gần sang thành không chiến ngoài tầm nhìn của phi công (tuy nhiên việc phát triển các chiến thuật trong hỗn chiến trong tầm nhìn phi công vẫn là cần thiết), cần phải có sự tiêu chuẩn hóa radar để phát hiện theo dõi mục tiêu. Những công trình sư thiết kế đã thử nghiệm rất nhiều những sáng kiến trong hàng không, như cánh xuôi, cánh tam giác, cánh cụp cánh xòe, và thân máy bay áp dụng luật diện tích, khả năng chứa xăng cũng tăng lên nhờ những sáng tạo cấu trúc bình chứa. Những chiếc máy bay sử dụng cánh xuôi đã trở thành máy bay lần đầu tiên phá vỡ được bức tường âm thanh. Thời kỳ này với sự phát triển mạnh của vũ khí tên lửa rất hiệu quả và gọn nhẹ, hiệu quả không chiến không còn phụ thuộc quá nhiều vào các đặc tính cơ động của máy bay. Những máy bay tiêm kích đã được chuyên môn hóa riêng biệt tùy nhiệm vu như máy bay tiêm kích ném bom (F-105 và Sukhoi Su-7), nó vừa có thể tấn công mặt đất như máy bay tấn công, vừa có thể không chiến và xu hướng này đến nay vẫn là chủ đạo trong không quân tiêm kích của các cường quốc quân sự thế giới. Đồng thời với sự ra đời của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay và bom hạt nhân xuất hiện yêu cầu phải có loại tiêm kích chuyên biệt đánh chặn từ xa không cho phép xuất hiện vũ khí hạt nhân tại khu vực được bảo vệ. Đó là xu hướng phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn từ xa mà đi đầu trong hướng này là không quân Xô Viết: máy bay tiêm kích đánh chặn (tiếng Anh: Fighter-interceptor, tiếng Nga: Истребитель – перехватчик) là loại máy bay tiêm kích tầm xa mang tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt các máy bay và tên lửa của đối phương từ rất xa ngoài khu vực bảo vệ. Các máy bay này trang bị các hệ thống radar và tên lửa rất hiện đại có tầm bay rất xa và tốc độ rất cao nhưng vì tiêu diệt mục tiêu bằng phóng tên lửa tầm xa nên không đòi hỏi tính cơ động tốt. Ở thời kỳ này các máy bay điển hình loại này là Mikoyan-Gurevich MiG-21 của Liên Xô, English Electric Lightning của Anh và F-104 Starfighter của Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Ai Cập Helwan HA-300 Canada Avro Arrow Pháp Dassault Étendard IV Ấn Độ HAL HF-24 Marut Thụy Điển Saab Draken Liên Xô Mikoyan-Gurevich MiG-19 'Farmer' Mikoyan-Gurevich MiG-21 'Fishbed' Sukhoi Su-7 'Fitter-A' Sukhoi Su-9/11 'Fishpot' Anh Quốc English Electric Lightning De Havilland Sea Vixen Gloster Javelin Hoa Kỳ Chance-Vought F-8 Crusader Grumman F-11 Tiger North American F-100 Super Sabre Convair F-102 Delta Dagger Lockheed F-104 Starfighter Republic F-105 Thunderchief Convair F-106 Delta Dart Nam Tư SOKO J-22 Orao === Thế hệ thứ ba (1960 - 1970) === Trong các năm 1960-1970 có sự định hướng lại trong xây dựng lực lượng máy bay tiêm kích. Điều đó thể hiện sự nhận thức lại vai trò của chiến tranh trên không: trước đây các cường quốc về không quân ưu tiên số một cho các nhiệm vụ của chiến tranh huỷ diệt tổng lực có sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt để tiêu diệt lẫn nhau. Còn đến giai đoạn này các cường quốc hiểu rằng gần như sẽ không có chiến tranh huỷ diệt tổng lực như vậy mà chiến tranh trên không sẽ là các cuộc chiến tranh phi hạt nhân với chiến trường là của loại máy bay tiêm kích mặt trận khu vực, loại máy bay tiêm kích mặt trận sẽ chiếm ưu thế trên không. Và các cuộc chiến tranh khu vực trong thời kỳ này đã chứng kiến những cuộc không chiến giữa các loại tiêm kích mặt trận khác nhau của các bên tham chiến như chiến tranh Việt Nam (1963-1973), chiến tranh Trung Đông (1967, 1973) và chiến tranh Ấn Độ- Pakistan năm 1971. Thế hệ tiêm kích thứ ba được đánh dấu bởi sự hoàn thiện trong những sáng kiến cải tiến được áp dụng trong thế hệ tiêm kích thứ nhất. Khi sự phát triển hàng không tiếp cận đến mức độ hoàn thiện, khả năng chiến đấu cũng được gia tăng thông qua sử dụng tên lửa, radar, và những thiết bị điện tử hàng không hiện đại khác. Một mặt các máy bay tiêm kích đánh chặn vẫn được một số nước như Liên Xô ưu tiên phát triển như loại MiG-23, MiG-25 với tính đánh chặn chuyên biệt rất cao. Một cách đáng kể, sau khi nghiên cứu những kinh nghiệm thu được từ chiến đấu với tên lửa điều khiển, những nhà thiết kế thừa nhận rằng trận đánh có thể và sẽ kết thúc trong không chiến tầm gần (dogfights). Những khẩu súng một lần nữa lại trở thành một tiêu chuẩn, và tính cơ động một lần nữa lại được ưu tiên. Những sự đổi mới này, trong khi cải thiện rất lớn những khả năng của máy bay tiêm kích (như F-4 có khả năng mang một trọng tải lớn hơn cả B-24 Liberator, một loại máy bay ném bom hạng nặng trong Chiến tranh thế giới thứ hai), cũng đi đến một sự gia tăng chi phí nghiên cứu chế tạo rất lớn. Trong quân đội các nước trước đây có những máy bay tiêm kích chuyên dụng cho những vai trò đặc biệt, như máy bay tiêm kích ban đêm, máy bay tiêm kích hạng nặng và máy bay tiêm kích tấn công, nhưng đối với những đơn đặt hàng ngày máy bay tiêm kích ngày càng lớn lên về chi phí, quân đội các nước bắt đầu hợp nhất các loại nhiệm vụ, dẫn đến hình thành những loại máy bay tiêm kích đa chức năng. McDonnell F-4 Phantom II được thiết kế như một máy bay tiêm kích đánh chặn thuần túy cho Hải quân Hoa Kỳ, nhưng nó đã được cải tiến trở thành máy bay đa chức năng rất thành công trong không quân, hải quân và thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ cũng như tại nhiều quốc gia khác. Đó là máy bay chiến đấu duy nhất đồng thời thực hiện cả ba nhánh đơn vị trong quân đội Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Pháp Dassault Mirage F.1 Dassault Super Étendard Dassault Mirage III Iran IAMI Azarakhsh IAMI Saeqeh Trung Quốc Shenyang J-8 Liên Xô Mikoyan-Gurevich MiG-21MF/bis 'Fishbed' Mikoyan-Gurevich MiG-23 'Flogger' Mikoyan-Gurevich MiG-25 'Foxbat' Sukhoi Su-15 'Flagon' Sukhoi Su-17 'Fitter' Tupolev Tu-28 'Fiddler' Anh Quốc Hawker Siddeley Harrier Hoa Kỳ McDonnell Douglas F-4 Phantom II Northrop F-5 === Thế hệ thứ tư (1970 - 1990) === Để đối phó với chi phi liên tục tăng của máy bay tiêm kích và hoàn thiện sự thành công của F-4 Phantom II, máy bay tiêm kích đa chức năng đã trở thành phổ biến trong thời kỳ này, và thậm chí thiết kế máy bay cho một vai trò đặc biệt (như F-4 đã có) có thể có khả năng đa vai trò. Những máy bay tiêm kích mới như MiG-23 và Panavia Tornado có những phiên bản thích hợp đặc biệt cho những vai trò khác nhau, trong khi máy bay tiêm kích đa chức năng thật sự bao gồm F/A-18 Hornet và Dassault Mirage 2000. Điều này được làm thuận tiện nhờ hệ thống điện tử hàng không có thể luân chuyển liên tục giữa phương thức hoạt động mặt đất và không trung. Khi chi phí cho việc phát triển ngày càng tăng, thì nền kinh tế sẽ đóng vai trò nhân tố thúc đẩy hơn nữa sự phát triển máy bay đa chức năng. Không giống như những máy bay tiêm kích đánh chặn ở thời kỳ trước, đa số những máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không hiện đại đã được thiết kế để có thể không chiến tầm gần nhanh nhẹn. Hệ thống điều khiển trong buồng lái phần lớn dùng hệ thống điện – điện tử và máy tính fly-by-wire sẽ loại bỏ hệ thống điều khiển cơ – thủy lực đã lỗi thời, với các tính toán tham số bay tự động, do đó phi công có thể chú tâm vào việc tác chiến hơn là lo điều khiển máy bay, và sự tiện nghi thoải mái sẽ phổ biến trong các máy bay tiêm kích hiện đại. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Pháp Dassault Mirage 2000 Israel IAI Kfir Nhật Bản Mitsubishi F-2 Trung Quốc JH-7 Flying Leopard Shenyang J-8II Trung Hoa Dân Quốc AIDC F-CK-1 Ching-kuo Thụy Điển Saab Viggen Liên Xô Mikoyan MiG-29 'Fulcrum' Mikoyan MiG-31 'Foxhound' Sukhoi Su-27/33 'Flanker' Yakovlev Yak-38 'Forger' Anh Quốc / Đức / Ý Panavia Tornado Anh Quốc / Hoa Kỳ BAE / McDonnell Douglas Harrier II Hoa Kỳ Grumman F-14 Tomcat McDonnell Douglas F-15 Eagle General Dynamics / Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon McDonnell Douglas F/A-18 Hornet Northrop F-20 Tigershark === Thế hệ 4.5 (1990 - 2000) === Thế hệ "nửa chừng" này là thế hệ chiến đấu cơ hiện nay - để biểu hiện sự trì trệ của các cải tiến khí động học (vốn bùng nổ ở thế hệ ba); nhưng lại tiến triển vượt bậc các hệ thống dẫn đường và các hệ thống điện tử khác - do việc áp dụng chip vi xử lý và kỹ thuật bán dẫn trong các thập niên 1980 và 1990, cũng như hình dạng tàng hình một phần dựa trên thiết kế các máy siêu tính. Điển hình của thế hệ này là chiếc F/A-18E/F Super Hornet dựa trên thiết kế cũ của chiếc F/A-18 Hornet thập niên 1970. Trong khi các đặc điểm khí động học căn bản không thay đổi, Super Hornet được cải tiến tính năng lái nhờ trang bị buồng lái toàn kính, radar quét bán dẫn cố định AESA, động cơ mới, cấu trúc bằng vật liệu composite nhẹ hơn, và hình dáng thay đổi chút ít để giảm phản xạ tín hiệu radar. Trong số này, chỉ có hai chiếc Super Hornet, Strike Eagle và Rafale là có tham chiến trong các cuộc chiến tranh. Trong giai đoạn này có các loại máy bay đáng chú ý như: Pháp Dassault Rafale Ấn Độ HAL Tejas Trung Quốc / Pakistan JF-17 Thunder / FC-1 Fierce Dragon Trung Quốc Chengdu J-10 Shenyang J-11B Nga Mikoyan MiG-35 'Fulcrum' Sukhoi Su-30/35/37 'Flanker' Sukhoi Su-32/34 'Fullback' Nga / Ấn Độ Su-30MKI 'Flanker' Thụy Điển Saab JAS 39 Gripen Anh Quốc / Đức / Ý / Tây Ban Nha Eurofighter Typhoon Hoa Kỳ Boeing F-15E Strike Eagle and all later derivatives General Dynamics / Lockheed Martin F-16C/D Block 50/52 and all later derivatives Boeing F/A-18E/F Super Hornet === Thế hệ thứ năm (2000 - hiện nay) === Là thế hệ các máy bay hiện đại nhất đang được thử nghiệm hiện nay và tương lai gần và phải tổng hợp được các tính năng rất ưu việt sau đây: Hệ thống phễu phụt phản lực đa hướng cho phép máy bay có lực nâng phản lực với độ cơ động cực cao. Hiện nay đang có các mẫu máy bay F-22 Raptor của Hoa Kỳ, Sukhoi Su-27 và các đời Sukhoi mới nhất của Nga, Eurofighter Typhoon của châu Âu đáp ứng được yêu cầu này trong đó dòng máy bay Sukhoi đáp ứng ưu việt nhất. Tốc độ hành trình cơ bản là siêu âm không cần đốt nhiên liệu phụ. Công nghệ tàng hình chống ra đa và giảm thiểu đến mức tối đa các trường vật lý của máy bay cho phép máy bay là vô hình đối với đối phương. Hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động với tương tác thông tin tương tác đầu ra đầu vào trực tiếp trên kính phi công tự động tổng hợp các thông tin chiến đấu, có khả năng bỏ qua các hành động sai sót của phi công khi thao tác bay. Tính đa năng của máy bay cho phép thực hiện được nhiều chức năng chiến đấu. Hệ thống radar hoả lực vòng tròn mạnh ở mọi phía có thể cảnh giới, nhìn và bắn về phía sau cũng hiệu quả như về phía trước và tiến đến có thể tác chiến vòng tròn. Ở thế hệ này, duy nhất chỉ có F-22 Raptor của Hoa Kỳ, đã được đưa vào sản xuất vào năm 2004 hiện đang phục vụ trong không quân Hoa Kỳ, và thường được xem như là máy bay tiêm kích đầu tiên của thế hệ tiêm kích mới, gọi là "thế hệ thứ năm". Đối với loại F-35 Lightning II đang phát triển (trước đây là Joint Strike Fighter) và F-22 đều có ảnh hưởng tới sự phát triển không ngừng của thiết kế thế hệ thứ tư, và hầu hết các thiết kế thế hế thứ năm hiện này của các quốc gia trên thế giới đều có một số hình dáng đường nét khí động học giống nhau như Sukhoi PAK FA của Nga, dự án Shenyang J-XX của Trung Quốc, Máy bay Chiến đấu Tầm trung của Ấn Độ và KFX của Hàn Quốc. Những mẫu thao diễn công nghệ của thế hệ tiêm kích thứ năm hiện đã bị hủy bỏ bao gồm YF-23 Black Widow II, Boeing X-32, McDonnell Douglas X-36 của Hoa Kỳ cộng với Dự án MiG 1.42 mà sau này nâng cấp thành phiên bản 1.44 của Nga. ==== Đang hoạt động ==== Hoa Kỳ Lockheed Martin / Boeing F-22 Raptor ==== Lịch trình đưa vào hoạt động ==== Bay thử nghiệm vào năm 2009 và bắt đầu hoạt động vào năm 2012 Nga Sukhoi T-50 Hoa Kỳ / Anh Quốc Lockheed Martin / Northrop Grumman / BAE F-35 Lightning II / JCA ==== Mẫu thử nghiệm công nghệ ==== Đã được chế tạo, bay và thử nghiệm (chỉ có mẫu thử nghiệm) - nhưng thiết kế không được lựa chọn Nga Sukhoi Su-47 'Berkut' Mikoyan Project 1.44 'Flatpack' Hoa Kỳ Northrop YF-23 Black Widow II Boeing X-32 JSF ==== Đang phát triển ==== Đang phát triển trong giai đoạn đầu hoặc trong giai đoạn dự án In very early development or rumored projects Trung Quốc J-20 Nga / Ấn Độ (Test Flights expected near 2012) Dự án Máy bay tiêm kích Thế hệ thứ năm (dựa trên PAK-FA) Ấn Độ Medium Combat Aircraft (đang phát triển) Nhật Bản Mitsubishi ATD-X (đang phát triển) Hàn Quốc KAI KF-X (đang phát triển) Nga Dự án MiG LFI (đang phát triển) == Xem thêm == Danh sách máy bay quân sự Máy bay quân sự Máy bay ném bom Máy bay cường kích Máy bay thám thính == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WW2DB: Aircraft of World War II AirToAirCombat.com: Fighter and Military Aircraft Reference World War II Allied/Axis airplane links Measures of Fighter Capability CombatAircraft.com - Fighters Defencetalk.com Fighter-planes.com: data and images Fighter-planes.com: Hình ảnh và tài liệu FighterPlanePhotos.com: Fighter Plane & Military Aircraft Photos Fighter Planes Info & Pictures PAF Falcons website Fighter Combat Quotations Từ ngữ và danh ngôn Military fighter aircraft in detail Chi tiết máy bay quân sự WW 2 aviation forum
nhóm nguyên tố 6.txt
Nhóm nguyên tố 6 là nhóm gồm 4 nguyên tố crom (Cr), molypden (Mo), vonfram (W) và seaborgi (Sg) trong bảng tuần hoàn, nhóm này còn có tên gọi khác là nhóm crom. == Tham khảo ==
tấn.txt
Trong khoa đo lường, tấn là đơn vị đo khối lượng thuộc hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1000 kilôgam, tức là một mêgagam, được sử dụng trong giao dịch thương mại ở Việt Nam. Một tấn cũng bằng 10 tạ, 100 yến, 1000 cân, 10000 lạng. Theo , trước kia, giá trị của tấn trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 604,5 kg. Theo , khi nói về trọng tải của tàu bè, tấn còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối. Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn với đơn vị tấn của hệ đo lường Anh và Mỹ, không theo hệ thống SI, theo đó, ở Hoa Kỳ, ton (tấn) hay là short ton là tấn thiếu có khối lượng bằng 2000 pound, tức 907,18474 kg, và long ton (tấn dư) ở Anh với khối lượng 2240 pound tức 1016,0469088 kg bởi các từ này cũng thỉnh thoảng gọi là ton, khác hẳn với tonne. == Xem thêm == Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ Việt Nam Tạ Yến Cân == Tham khảo ==
đệ nhị quốc hội lục địa.txt
Đệ nhị Quốc hội Lục địa (tiếng Anh: Second Continental Congress) tiếp theo sau Đệ nhất Quốc hội Lục địa là quốc hội từng nhóm họp ngắn ngủi suốt năm 1774 cũng tại thành phố Philadelphia. Đệ nhị Quốc hội đã điều hành nỗ lực chiến tranh thuộc địa và từng bước tiến đến giành độc lập, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Bằng việc thành lập quân đội, điều hành chiến lược, bổ nhiệm các giới chức ngoại giao, và ký kết các hiệp ước chính thức, Quốc hội đã hành động như một chính phủ quốc gia de facto của một quốc gia mà sau đó trở thành Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Với việc phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang năm 1781, Quốc hội trở nên được biết đến với tên gọi là Quốc hội Hợp bang (Congress of the Confederation). Khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa cùng nhau nhóm họp vào ngày 10 tháng 5 năm 1775, nó thực sự giống như là sự tái nhóm họp Đệ nhất Quốc hội Lục địa vì nhiều trong số 56 đại biểu tương tự tham dự buổi họp đầu tiên đã có mặt tại cuộc họp lần thứ hai và các đại biểu đã bổ nhiệm chính vị chủ tịch quốc hội Peyton Randolph và bí thư Charles Thomson của quốc hội trước. Những khuôn mặt nổi tiếng mới gồm có Benjamin Franklin của tiểu bang Pennsylvania và John Hancock của Massachusetts. Trong thời gian hai tuần, Randolph bị triệu hồi về Virginia để nắm Hạ viện Burgesses; ông ta được Thomas Jefferson, người đến sau đó vài tuần, thay thế trong đoàn đại biểu của Virginia. Henry Middleton được bầu làm chủ tịch thay cho Randolph, nhưng ông từ chối và vì thế Hancock được bầu làm chủ tịch vào ngày 24 tháng 5. Các đại biểu từ 12 trong mười ba thuộc địa đã hiện diện khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp. Georgia đã không tham dự trong Đệ nhất Quốc hội Lục địa và lúc đầu đã không gởi đại biểu đến Đệ nhị Quốc hội Lục địa. Vào ngày 13 tháng 5 năm 1775, Lyman Hall được chấp nhận là đại biểu từ quận St. John trong Thuộc địa Georgia, không phải là đại biểu của chính thuộc địa Georgia. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1775, những nhà cách mạng của Georgia đã tổ chức quốc hội tỉnh (Provincial Congress) để quyết định làm sao đáp lời Cách mạng Mỹ, và rồi quốc hội đó đã quyết định vào ngày 8 tháng 7 gởi một đoàn đại biểu đến Quốc hội Lục địa. Họ đến vào ngày 20 tháng 7. == Lịch sử == Quốc hội tiền nhiệm là Đệ nhất Quốc hội Lục địa đã gởi các thỉnh nguyện đến Vua George III của Vương quốc Anh yêu cầu ngăn chặn các đạo luật không khoan nhượng (Intolerable Acts) và họ đã viết ra Các điều khoản Hợp bang để tạo nên một cuộc phản đối có phối hợp chống lại các đạo luật không khoan nhượng đó. Một cuộc tẩy chay đã được áp dụng vào hàng hóa của người Anh. Đệ nhất Quốc hội Lục địa đã có dự tính rằng Đệ nhị Quốc hội Lục địa sẽ nhóm họp vào ngày 10 tháng 5 năm 1775 để hoạch định thêm các phản ứng nếu chính phủ Anh không xét lại hoặc sửa đổi các đạo luật không khoan nhượng. Vào lúc Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp, Chiến tranh Cách mạng Mỹ đã khởi sự với Trận đánh Lexington và Concord. Quốc hội phải nhận trách nhiệm cho nỗ lực chiến tranh. Trong khoảng vài tháng đầu tiên, những người yêu nước của Mỹ đã chiến đấu theo kiểu không có phối hợp, không có chuẩn bị. Họ đã chiếm lấy vũ khí, đánh đuổi các giới chức hoàng gia, và vây quân đội Anh tại thành phố Boston. Ngày 14 tháng 6 năm 1775, quốc hội bỏ phiếu thành lập Quân đội Lục địa từ các đơn vị dân quân quanh vùng Boston và vội vàng bổ nhiệm dân biểu George Washington của Virginia mà không phải là John Hancock của Massachusetts làm tướng tư lệnh Lục quân Lục địa. Ngày 6 tháng 7 năm 1775 quốc hội chấp thuận "Một bản tuyên ngôn bởi các đại biểu của các thuộc địa thống nhất Bắc Mỹ, hiện thời nhóm họp trong quốc hội ở Philadelphia, đưa ra các lý do và sự cần thiết của họ nắm lấy vũ khí." Ngày 8 tháng 7 quốc hội tiếp tục trình thỉnh nguyện thư có tên gọi là thỉnh nguyện thư nhành ôliu đến Vương miện Anh như một cố gắng hòa giải cuối cùng. Tuy nhiên nó được nhận quá trễ để có thể tạo ra bất cứ điều gì tốt. Silas Deane được phái đi Pháp với vai trò là một bộ trưởng (đại sứ) của quốc hội. Các cảng của Mỹ được mở cửa trở lại để thách thức các đạo luật hàng hải (Navigation Acts). Mặt dù nó không có thẩm quyền hợp pháp rõ ràng để cai trị, quốc hội đã nhận lãnh hết những nhiệm vụ của một chính phủ quốc gia, thí dụ như bổ nhiệm các đại sứ, ký kết các hiệp ước, thành lập quân đội, bổ nhiệm các tướng lãnh, mượn tiền từ châu Âu, in tiền giấy (có tên gọi là "Continentals", có nghĩa là tiền lục địa), và giải ngân tiền quỹ. Quốc hội không có thẩm quyền thu thuế, bắt buộc phải đề nghị xin tiền, đồ tiếp tế và quân lính từ các tiểu bang để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Các tiểu bang thành viên thường là bỏ ngoài tai những lời đề nghị này. Quốc hội đang lúc tiến hành việc tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh vào năm 1776, nhưng nhiều đại biểu không có thẩm quyền quyết định thay mặt cho chính phủ tiểu bang của mình làm một hành động như thế. Những người chủ trương độc lập tại quốc hội liền hành động để các chính phủ thuộc địa sửa đổi những chỉ thị dành cho những đại biểu của mình, thậm chí là thay đổi những chính phủ mà không cho phép việc tuyên bố độc lập. Ngày 10 tháng 6 năm 1776, quốc hội thông qua một giải pháp khuyến cáo rằng bất cứ một thuộc địa nào thiếu một chính phủ thích hợp (có ý nói chính phủ cách mạng) thì phải thành lập chính phủ như thế. Ngày 15 tháng 5, quốc hội phê chuẩn một câu nói đầu cấp tiến hơn trong giải pháp này. John Adams là người đã thảo ra lời nói đầu này mà trong đó kêu gọi hủy bỏ lời hứa trung thành và đạp bỏ quyền lực của Vương miện Anh tại bất cứ chính phủ thuộc địa nào vẫn còn ấp ủ quyền lực từ Vương miện. Cùng ngày đó, Hội nghị Virginia (Virginia Convention) đã chỉ thị đoàn đại biểu của mình tại Philadelphia đề nghị một giải pháp kêu gọi một sự tuyên bố độc lập, thành lập liên minh quốc tế, và một liên hiệp các tiểu bang. Giải pháp kêu gọi độc lập bị đình hoản trong vài tuần khi các nhà cách mạng đang tìm kiếm sự ủng hộ độc lập tại các chính phủ nhà của họ. Quốc hội sau cùng đã chấp thuận giải pháp kêu gọi độc lập vào ngày 2 tháng 7 năm 1776. Bước kế tiếp quốc hội quay sang tập trung vào việc làm một văn bản chính thức giải thích quyết định này, đó là Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ mà được chấp thuận vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Quốc hội Lục địa bị bắt buộc phải bỏ chạy khỏi Philadelphia vào cuối tháng 9 năm 1777 khi quân đội Anh chiếm đóng thành phố. Quốc hội di chuyển đến York, Pennsylvania, và tiếp tục công việc của mình. Sau hơn một năm thảo luận, ngày 15 tháng 2 năm 1777, Quốc hội thông qua Các điều khoản Hợp bang và gởi nó đến các tiểu bang. Vấn đề là các tiểu bang lớn muốn có tiếng nói lớn hơn đã bị các tiểu bang nhỏ lo sợ độc tài vô hiệu quá. Lời đề nghị một thượng viện đại diện cho các tiểu bang và một hạ viện đại diện cho người dân của Jefferson bị bác bỏ (một lời đề nghị tương tự được phê chuẩn sau đó trong Hiến pháp Hoa Kỳ). Các tiểu bang nhỏ thắng thế và mỗi tiểu bang có một phiếu bầu. Quốc hội thúc giục các tiểu bang thông qua Các điều khoản Hợp bang nhanh như có thể nhưng mất đến 3 năm rưởi để tất cả các tiểu bang phê chuẩn các điều khoản này. Trong số 13 tiểu bang lúc đó, nghị viện tiểu bang Virginia là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Các điều khoản Hợp bang vào ngày 16 tháng 12 năm 1777, và nghị viện tiểu bang Maryland là tiểu bang cuối cùng làm vậy vào ngày 2 tháng 2 năm 1781. Trong lúc đó, Đệ nhị Quốc hội Lục địa cố gắng lãnh đạo quốc gia mới này qua cuộc chiến bằng tiền mượn và không có quyền lực thu thuế. Cuối cùng vào ngày 1 tháng 3 năm 1781, Các điều khoản Hợp bang được đoàn đại biểu Maryland ký tại một cuộc họp của Đệ nhị Quốc hội Lục địa và rồi quốc hội này tuyên bố các điều khoản này đã được phê chuẩn. Ngày sau đó, cũng là các đại biểu quốc hội tương tự nhóm họp thành Quốc hội Hợp bang mới. Như sử gia Edmund Burnett đã viết, "Không có một tổ chức nào khác mới hơn, thậm chí không có bầu cử 1 chủ tịch mới." Quốc hội đã trở thành Quốc hội Hợp bang để giám sát kết cuộc của cuộc Cách mạng Mỹ." == Ngày và nơi của các phiên họp == 10 tháng 5 năm 1775 – 12 tháng 12 năm 1776, Philadelphia, Pennsylvania 20 tháng 12 năm 1776 – 3 tháng 4 năm 1777, Baltimore, Maryland 5 tháng 3 năm 1777 – 18 tháng 9 năm 1777, Philadelphia 27 tháng 9 năm 1777 (chỉ 1 ngày), Lancaster, Pennsylvania 30 tháng 9 năm 1777 – 27 tháng 6 năm 1778, York, Pennsylvania 2 tháng 7 năm 1778 – 1 tháng 3 năm 1781, Philadelphia == Xem thêm == Lịch sử Hoa Kỳ (1776-1789) Thời biểu lịch sử cách mạng Mỹ (1760-1789) == Ghi chú == == Tham khảo == Burnett, Edward Cody. The Continental Congress. New York: Norton, 1941. Fowler, William M., Jr. The Baron of Beacon Hill: A Biography of John Hancock. Boston: Houghton Mifflin, 1980. == Đọc thêm == Adams, Willi Paul. The First American Constitutions: Republican Ideology and the Making of the State Constitutions in the Revolutionary Era. U. of North Carolina Press, 1980. ISBN 0742520692 Francis D. Cogliano, Revolutionary America, 1763-1815: A Political History. London: 2000. ISBN 0415180570 Worthington C. Ford, et al. ed. Journals of the Continental Congress, 1774–1789. (34 vol., 1904–1937) online edition Henderson, H. James (2002) [1974]. Party Politics in the Continental Congress. Rowman & Littlefield. ISBN 0-8191-6525-5. Peter Force, ed. American Archives 9 vol 1837-1853, major compilation of documents 1774-1776. online edition Kruman, Marc W. Between Authority and Liberty: State Constitution Making in Revolutionary America. U. of North Carolina Pr., 1997. ISBN 0807847976 Maier, Pauline. American Scripture: Making the Declaration of Independence (1998) Miller, John C. Triumph of Freedom, 1775-1783 (1948) ISBN 0313207798 Montross, Lynn (1970) [1950]. The Reluctant Rebels; the Story of the Continental Congress, 1774–1789. Barnes & Noble. ISBN 0-389-03973-X. Rakove, Jack N. The Beginnings of National Politics: An Interpretive History of the Continental Congress. Knopf, 1979. ISBN 0801828643 == Liên kết ngoài ==
phân loại sinh học.txt
Phân loại sinh học là một phương pháp theo đó các nhà sinh học gom nhóm và phân loại các loài sinh vật. Phân loại khoa học cũng có thể được gọi là phân loại học khoa học, tuy nhiên cần được phân biệt với phân loại học dân gian, là phương pháp thiếu cơ sở khoa học hơn. Phân loại khoa học hiện đại dựa trên cơ sở công trình của Carolus Linnaeus, người đã sắp xếp các loài dựa trên đặc điểm hình thái của chúng. Cách sắp xếp này liên tục được cải tiến, sửa đổi để đảm bảo sự nhất quán với nguyên tắc tổ tiên chung nhất của Charles Darwin. Hệ thống học phân tử, dùng các chuỗi DNA làm dữ liệu đã và đang chỉ ra những sai sót cần chỉnh sửa. Phân loại khoa học thuộc về khoa học phân loại hay hệ thống học sinh vật. == Ví dụ == Sau đây là ví dụ cách phân loại năm loài: ruồi giấm thường dùng trong các phòng thí nghiệm về gen (Drosophila melanogaster), người (Homo sapiens), đậu Hà Lan được Gregor Mendel dùng trong khám phá về di truyền học hiện đại (Pisum sativum), nấm Amanita muscaria, và vi khuẩn Escherichia coli. Tám cấp bậc chính được in đậm; ngoài ra các phân cấp phụ cũng được liệt kê. == Sách tham khảo == (tiếng Anh) Atran, S. (1990). Cognitive foundations of natural history: towards an anthropology of science. Cambridge, England: Cambridge University Press. tr. xii+360 pages. ISBN 0-521-37293-3, 0521372933. Larson, J. L. (1971). Reason and experience. The representation of Natural Order in the work of Carl von Linne. Berkeley, California: University of California Press. tr. VII+171 pages. Stafleau, F. A. (1971). Linnaeus and the Linnaeans. The spreading of their ideas in systematic botany, 1753-1789. Utrecht: Oosthoek. tr. xvi+386 pages. == Xem thêm == Danh pháp hai phần Danh pháp ba phần Phân loại học Linnaeus Mã quốc tế cho danh pháp thực vật (ICBN) Mã quốc tế cho danh pháp thực vật (ICZN) Danh sách các thuật ngữ Latinh và Hy Lạp thường dùng trong tên gọi sinh học Cây phát sinh chủng loại (hay cây tiến hoá) Phân loại virus Tập hợp Nan đề loài All Species Foundation == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Việt) Tổng quan về phân loại thực vật Tổng quan về phân loại động vật (tiếng Anh) The Tree of Life web project International Code of the Zoological Nomenclature (4th Edition) 2000 International Code of the Botanical Nomenclature (St. Louis Code) 2000 Phylocode Taxonomy Trainer at Omne Vivum News. Wikispecies: a directory of life For a cladistic approach to animal classification: Classification of living things
người chơ ro.txt
Người Chơ Ro còn gọi là người Đơ-Ro, Châu Ro, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Chơ Ro có dân số 26.000 người. Người Chơ Ro cư trú đông ở tỉnh Đồng Nai, một số ít ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương và Bình Phước. Tiếng Chơ Ro thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. == Địa bàn cư trú == Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chơ Ro ở Việt Nam có dân số 26.855 người, cư trú tại 36 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chơ Ro cư trú tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai (15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người Chơ Ro tại Việt Nam), Bà Rịa-Vũng Tàu (7.632 người), Bình Thuận (3.375 người), thành phố Hồ Chí Minh (163 người), Bình Dương (134 người), Bình Phước (130 người) == Kinh tế == Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Về sau người Chơ Ro đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều nơi phát triển làm ruộng nước, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắn, đánh cá đều góp phần quan trọng trong đời sống của người Chơ Ro. Ngoài ra họ chỉ đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ. == Xã hội == Người Chơ Ro không theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ mà coi trọng cả hai như nhau. Trong hôn nhân, tuy nhà trai hỏi vợ cho con, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng. Khi chôn người chết theo truyền thống Chơ Ro, người Chơ Ro dùng quan tài độc mộc, đắp nắm mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả". Người Chơ Ro vốn ở nhà sàn, lên xuống ở đầu hồi. Từ mấy chục năm nay, người Chơ Ro đã hoàn toàn quen ở nhà trệt. Trong nhà đồ đạc đơn giản, chỉ có chiêng và ché được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới như xe đạp. == Văn hóa == Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng 7 chiếc, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội. Trên những địa bàn cư trú như hiện nay, người Chơ Ro sống gần gũi với người Việt nên trong ngôn ngữ của mình, lượng từ tiếng Việt tham gia ngày càng nhiều hơn, đến nay đại đa số dân cư Chơ Ro đều biết chữ quốc ngữ. Xu hướng xích lại gần với người Việt được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày, các hoạt động sản xuất, các quan hệ xã hội, những biểu hiện văn hóa vật chất như nhà cửa, y phục, đồ gia dụng,... == Nhà cửa == Cho đến nay, kiến trúc nhà của người Chơ Ro đã có nhiều biến đổi căn bản, ngôi nhà cổ truyền không mấy khi tìm thấy trong vùng cư trú hiện nay của họ. Từ vài chục năm trở lại đây, người Chơ Ro đã quen xây dựng những ngôi nhà ở theo lối của người dân nông thôn Việt. Đó là những ngôi nhà có kèo, bộ khung bằng tre kết hợp với gỗ, phần nhiều lợp bằng cỏ tranh, vách được thưng lên bằng vách nứa, cửa ra vào mở về phía mái, nhà nằm ngang. Quy mô một ngôi nhà thường có ba gian và thêm một chái hồi để làm bếp, đồng thời là nơi để nông cụ. Nét truyền thống còn lại trong ngôi nhà hiện nay của người Chơ Ro là cái sạp làm bằng tre nứa, chạy dọc theo suốt chiều dài ba gian nhà, bề ngang chiếm nữa lòng nhà == Trang phục == Xưa phụ nữ Chơ Ro quấn váy, đàn ông đóng khố; áo của người Chơ Ro là loại áo chui đầu; trời lạnh có tấm vải choàng. Nay người Chơ Ro mặc như người Kinh trong vùng, chỉ còn dễ nhận ra người Chơ Ro ở tập quán thường đeo gùi theo và ở sở thích của phụ nữ hay đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay. == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
felipe melo.txt
Felipe Melo de Carvalho (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1983 ở Volta Redonda) là một tiền vệ phòng ngự người Brasil hiện đang chơi cho Palmeiras của Brasil theo dạng cho mượn từ Juventus. == Sự nghiệp câu lạc bộ == === Tại Brazil === Melo khởi nghiệp ở Flamengo, sau đó chuyển tới Cruzeiro và Grêmio. === Tại Tây Ban Nha === Melo chuyển tới Tây Ban Nha để gia nhập RCD Mallorca vào cuối mùa giải 2004-05. Sau đó, anh gia nhập Racing de Santander và có 2 mùa giải ở đây trước khi chuyển tới UD Almería. === Tại Ý === Sau một mùa giải thành công cùng Almeria, Melo đồng ý chuyển tới đội bóng của Ý ACF Fiorentina với mức giá khoảng 13 triệu Euro ở mùa giải 2008-09. Anh có trận ra mắt ở lượt đi vòng loại thứ 3 cúp C1 gặp Slavia Praha, và ghi bàn đầu tiên vào lưới Atalanta ở Serie A. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2009, sau màn trình diễn xuất sắc ở FIFA Confederations Cup 2009, Melo ký hợp đồng mới có thời hạn 5 năm cùng Fiorentina, với điều khoản phá vỡ hợp đồng là 25 triệu euro, tuy nhiên, Melo lại nhận được lời mời từ Juventus. 2 đội bóng sau đó đồng ý mức phí 25 triệu euro và Marco Marchionni của Juve gia nhập Fio với mức giá 4,5 triệu. Sau đó, Cristiano Zanetti cũng tới Viola với mức giá 2 triệu euro khiến Juve chỉ còn phải trả 18,5 triệu euro cho thương vụ này. Melo ghi bàn đầu tiên trong trận mở màn mùa giải mới vào lưới AS Roma trong chiến thắng 3-1 của đội bóng. Felipe Melo được bầu là cầu thủ tệ nhất năm 2009 bởi độc giả tờ II Fatto Quotidiano. == Thi đấu quốc tế == Melo có trận ra mắt cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil trong trận giao hữu gặp đội tuyển bóng đá quốc gia Ý vào ngày 10 tháng 2 năm 2009, trận này Brazil thắng 2-0. Ah ghi bàn đầu tiên ở vòng loại World Cup 2010 trong chiến thắng 3-0 trước đội tuyển bóng đá quốc gia Peru. Ở FIFA Confederations Cup, Melo cũng ghi bàn mở tỉ số trong chiến thắng 3-0 trước đội tuyển bóng đá quốc gia Mỹ ở vòng bảng. Melo ra sân đầy đủ trong cả 5 trận của Brazil và góp công lớn vào chức vô địch của đội tuyển. == Danh hiệu == Flamengo Campeonato Carioca (Rio de Janeiro State League): 2001 Copa dos Campeões (Brazilian Champions Cup): 2001 Cruzeiro Campeonato Brasileiro Série A (Brazilian League): 2003 Copa do Brasil (Brazilian Cup): 2003 Campeonato Mineiro (Minas Gerais State League): 2003 Quốc tế FIFA Confederations Cup: 2009 Cá nhân Bidone d'oro: 2009 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == ESPN Soccernet stats page Sambafoot.com
khu vực ba của nền kinh tế.txt
Khu vực ba của nền kinh tế (còn được hiểu là khu vực dịch vụ hay công nghiệp dịch vụ) là một trong ba khu vực của nền kinh tế, còn lại là khu vực hai và khu vực một. == Các ngành công nghiệp thuộc khu vực dịch vụ == Ví dụ về các ngành công nghiệp thuộc khu vực dịch vụ có thể bao gồm: == Danh sách các quốc gia theo sản lượng dịch vụ == Dưới đây là danh sách các quốc gia theo sản lượng dịch vụ với tỷ giá hối đoái thị trường vào năm 2015. == Xem thêm == Khu vực một của nền kinh tế Khu vực hai của nền kinh tế Khu vực bốn của nền kinh tế == Tham khảo ==
quần đảo virgin thuộc anh.txt
Quần đảo Virgin (tiếng Anh: Virgin Islands), thường gọi là Quần đảo Virgin thuộc Anh (tiếng Anh: British Virgin Islands), là một lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh nằm tại khu vực Caribe, ở phía đông của Puerto Rico. Lãnh thổ này cấu thành bộ phận của quần đảo Virgin; các đảo còn lại trong quần đảo cấu thành quần đảo Virgin thuộc Mỹ và quần đảo Virgin Tây Ban Nha (hiện là bộ phận của Puerto Rico). Quần đảo Virgin thuộc Anh gồm các đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada, và Jost Van Dyke, cùng với trên 50 đảo nhỏ khác, tổng cộng có khoảng 15 đảo là có người định cư. Thủ phủ của lãnh thổ là Road Town, nằm trên đảo lớn nhất lãnh thổ là Tortola. Dân số lãnh thổ là khoảng 28.000, trong đó khoảng 23.500 cư trú tại Tortola. Cư dân Quần đảo Virgin thuộc Anh được phân loại là công dân các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, và từ năm 2002 họ có đầy đủ quyền công dân Anh. Mặc dù lãnh thổ này không phải là bộ phận của Liên minh châu Âu và không bị lệ thuộc vào pháp luật EU, song các công dân của lãnh thổ được xem là công dân EU. == Tên gọi == Tên chính thức của lãnh thổ chỉ là "Quần đảo Virgin", song tiền tố "British" (thuộc Anh) thường được sử dụng để phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ láng giềng thuộc Hoa Kỳ. Các xuất bản phẩm của Chính phủ Quần đảo Virgin thuộc Anh tiếp tục bắt đầu với tên "Lãnh thổ Quần đảo Virgin", và hộ chiếu của Lãnh thổ chỉ ghi là "Quần đảo Virgin", và toàn bộ pháp luật bắt đầu với từ "Quần đảo Virgin". Hơn nữa, Uỷ ban hiến pháp của lãnh thổ biểu thị quan điểm rằng "mọi nỗ lực cần được tiến hành" nhằm khuyến khích việc sử dụng tên "Quần đảo Virgin". == Lịch sử == Người Arawak từ Nam Mỹ đến định cư tại Quần đảo Virgin vào khoảng năm 100 TCN. Đến thế kỷ 15, người Arawak bị người Carib thay thế, dân tộc này đến từ dãy đảo Tiểu Antilles. Người châu Âu đầu tiên trông thấy Quần đảo Virgin là Cristoforo Colombo vào năm 1493 trong hành trình thứ nhì của ông đến châu Mỹ. Colombo đặt cho quần đảo tên gọi kỳ lạ Santa Ursula y las Once Mil Vírgenes (Thánh Ursula và 11.000 trinh nữ của bà), giản xưng là Las Vírgenes (các trinh nữ), theo truyền thuyết về Thánh Ursula. Đầu thế kỷ 16, Đế quốc Tây Ban Nha tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo dựa theo sự nguyên tắc khám phá, song chưa từng tiến hành định cư tại quần đảo, và những năm sau đó người Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Đan Mạch tranh đoạt kiểm soát khu vực, và khu vực này trở thành sào huyệt hải tặc nổi tiếng. Không có ghi chép về dân cư da đỏ bản địa tại Quần đảo Virgin thuộc Anh trong giai đoạn này, song cư dân bản địa trên đảo Saint Croix lân cận bị tàn sát. Người Hà Lan thiết lập một khu định cư thường xuyên trên đảo Tortola vào năm 1648. Năm 1672, người Anh chiếm Tortola từ người Hà Lan, và thôn tính các đảo Anegada và Virgin Gorda vào năm 1680. Trong giai đoạn 1672–1733, người Đan Mạch giành quyền kiểm soát các đảo lân cận là Saint Thomas, Saint John và Saint Croix, mà sau này trở thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Các đảo thuộc Anh được cân nhắc chủ yếu do là một thuộc địa chiến lược, song việc trồng trọt bắt đầu khi điều kiện kinh tế đặc biệt thuận lợi. Người Anh đưa mía đến lãnh thổ, nó trở thành cây trồng chính và là nguồn ngoại thương, nô lệ được đưa đến từ châu Phi để làm việc trong các đồn điền mía. Các hòn đảo trở nên thịnh vượng về kinh tế cho đến giữa thế kỷ 19, khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tại Lãnh thổ và xảy ra một loạt cơn bão thảm khốc, cũng như sự phát triển của cây củ cải đường tại châu Âu và Hoa Kỳ làm suy giảm đáng kể sản lượng mía và kéo theo một giai đoạn suy giảm kinh tế. Quần đảo Virgin thuộc Anh từng được quản lý như bộ phận của Quần đảo Leeward thuộc Anh hoặc với St. Kitts và Nevis, một quản trị viên đại diện cho chính phủ Anh tại Quần đảo. Quần đảo được trao vị thế một thuộc địa riêng biệt vào năm 1960 và được quyền tự trị vào năm 1967. Kể từ thập niên 1960, Quần đảo đa dạng hóa kinh tế từ dựa trên nông nghiệp trong quá khứ hướng đến du lịch và tài chính, trở thành một trong các khu vực thịnh vượng nhất tại Caribe. == Địa lý == Quần đảo Virgin thuộc Anh gồm khoảng 60 đảo nhiệt đới tại Caribe, đảo lớn nhất là Tortola với chiều dài 20 km (12 mi) và chiều rộng 5 km (3 mi), cùng nhiều đảo nhỏ không có người cư trú. Các đảo thuộc Quần đảo Virgin, và nằm cách vài dặm về phía đông của Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Bắc Đại Tây Dương nằm tại phía bắc của quần đảo, và biển Caribe nằm tại phía nam. Hầu hết các đảo có nguồn gốc núi lửa và có địa hình đồi núi, gồ ghề. Anegada tách biệt về phương diện địa lý với các đảo còn lại trong nhóm và là một đảo bằng phẳng gồm đá vôi và san hô. Ngoài bốn đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada, và Jost Van Dyke, các đảo khác bao gồm: == Khí hậu == Quần đảo Virgin thuộc Anh có một khí hậu nhiệt đới, được gió mậu dịch điều hòa. Nhiệt độ dao động nhỏ trong năm. Thủ phủ Road Town thường có nhiệt độ tối cao vào ban ngày là 32 °C (89,6 °F) trong mùa hè và 29 °C (84,2 °F) trong mùa đông. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là khoảng 24 °C (75,2 °F) trong mùa hè và 21 °C (69,8 °F) trong mùa đông. Lương mưa trung bình là khoảng 1.150 mm (45,3 in) mỗi năm, cao hơn tại vùng núi và thấp hơn tại vùng bờ biển. Lượng mưa có thể khá biến thiên, song các tháng mưa nhiều nhất trong bình là từ tháng 9 đến tháng 11 và các tháng khô nhất trung bình là tháng 2 và tháng 3. Các cơn bão thỉnh thoảng tấn công các đảo, mùa bão là từ tháng 6 đến tháng 11. == Chính trị == Lãnh thổ hoạt động theo thể chế dân chủ nghị viện. Quyền lực hành pháp tối cao tại Quần đảo Virgin thuộc Anh được trao cho Nữ vương, và Thống đốc Quần đảo Virgin thuộc Anh thi hành nhân danh Nữ vương. Thống đốc do Nữ vương bổ nhiệm theo khuyến nghị của Chính phủ Anh. Phòng thủ và hầu hết sự vụ ngoại giao vẫn do Anh chịu trách nhiệm. Hiến pháp gần đây nhất được thông qua vào năm 2007 và có hiệu lực khi Hội đồng Lập pháp được giải thể để chuẩn bị cho tổng tuyển cử năm 2007. Người đứng đầu chính phủ theo hiến pháp là Thủ tướng (trước đó là thủ tịch bộ trưởng), người này được bầu trong một tổng tuyển cử. Các cuộc tuyển cử được tổ chức mỗi bốn năm một lần. Một nội các được Thủ tướng đề cử và được Thống đốc bổ nhiệm. Hội đồng Lập pháp gồm có Nữ vương (đại diện là Thống đốc) và một hội đồng đơn viện gồm 13 thành viên được bầu cộng thêm Chủ tịch và Tổng kiểm sát trưởng. Quần đảo Virgin thuộc Anh được phân thành 9 khu vực bầu cử, mỗi cử tri đăng ký tại một trong các khu vực này. Tám trong số chín khu vực nằm một phần hoặc hoàn toàn trên đảo Tortola, và bao gồm các đảo lân cận. Khu vực thứ chín (Virgin Gorda và Anegada) không bao gồm bộ phận nào của Tortola. Trong các cuộc tuỷne cử, ngoài bầu cho các đại diện địa phương, các cử tri cũng bỏ phiếu bầu ra bốn đại biểu toàn lãnh thổ. Lãnh thổ được phân thành năm khu vực hành chính, mỗi khu nằm tại một trong bốn đảo lớn nhất, và khu vực thứ năm cho toàn bộ các đảo khác; và được chia thành sáu khu vực đăng ký dân sự (ba trên Tortola, Jost Van Dyke, Virgin Gorda and Anegada) song hiện ít mang ý nghĩa thực tế. Tội phạm tại Quần đảo Virgin thuộc Anh là tương đối thấp so với tiêu chuẩn Caribe (và so với Quần đảo Virgin thuộc Mỹ). Thủ tướng Quần đảo tuyên bố rằng vào năm 2013 ghi nhận tội phạm giảm 14% so với năm 2012. Giết người là tội ác hiếm, với chỉ một vụ trong năm 2013. Quần đảo Virgin thuộc Anh và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ nằm trên một trục vận chuyển ma túy lớn giữa Mỹ Latinh và Hoa Kỳ lục địa. DEA Hoa Kỳ nhận định lân cận các lãnh thổ Hoa Kỳ là Puerto Rico và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ là một "khu vực buôn bán ma túy cao độ". == Kinh tế == Quần đảo Virgin thuộc Anh là một trung tâm tài chính ngoài khơi, trở thành một trong các nền kinh tế thịnh vượng hơn tại khu vực Caribe. Mặc dù thường bị chỉ trích về bất bình đẳng thu nhập, song không có nỗ lực nghiêm túc nào được thực hiện để tính một chỉ số Gini hoặc chỉ số tương tự. Một tường thuật từ năm 2000 cho thấy rằng bất bình đẳng thu nhập tại Quần đảo Virgin thuộc Anh trên thực tế là thấp hơn so với các quốc gia khác trong Tổ chức OECS, Du lịch chiếm khoảng 45% thu nhập quốc dân do Quần đảo là điểm đến phổ biển của các công dân Hoa Kỳ. Năm 2006, tổng cộng có 825.603 người đến thăm các hòn đảo (trong đó 443.987 là các hành khách trên tàu du lịch). Du khách thường lui tới nhiều bãi biển cát trắng trên Quần đảo, thăm The Baths tại Virgin Gorda, ngắm các rạn san hô gần Anegada, hoặc trải nghiệm tại các bar nổi tiếng tại Jost Van Dyke. Quần đảo Virgin thuộc Anh là một trong các địa điểm thuyền buồm lớn nhất thế giới, và thuê thuyền buồm là cách thức rất phổ biến để đến thăm các đảo ít được tiếp cận. Từ năm 1972, vào mỗi năm Quần đảo Virgin thuộc Anh tại tổ chức Spring Regatta, là một tập hợp các cuộc đua thuyền kéo dài bảy ngày trên khắp lãnh thổ. Một lượng đáng kể du khách đến trên những tàu du lịch, song doanh thu trung bình trên người từ họ thấp hơn nhiều so với các du khách thuê thuyền buồm và du khách thuê phòng khách sạn. Tuy vậy, họ vẫn quan trọng đáng kể đối với cộng đồng lái xe taxi, và chỉ cư dân của lãnh thổ mới được phép làm nghề này. Dịch vụ tài chính đóng góp hơn một nửa thu nhập của Lãnh thổ, phần lớn thu nhập này đến từ cấp phép cho các công ty ngoài khơi và dịch vụ liên quan. Quần đảo Virgin thuộc Anh là một đối thủ quan trọng trên toàn cầu trong ngành dịch vụ tài chính ngoài khơi. Năm 2000, KPMG báo cáo với chính phủ Anh rằng trên 45% các công ty ngoài khơi trên thế giới được thành lập tại Quần đảo Virgin thuộc Anh. Kể từ năm 2001, dịch vụ tài chính tại Quần đảo Virgin thuộc Anh do Uỷ ban Dịch vụ Tài chính quản lý, đây là một thể chế độc lập. Do Quần đảo Virgin thuộc Anh thường bị gọi là một "thiên đường thuế" trong tường thuật của các nhà vận động và tổ chức NGO, và có tên trong pháp luật chống thiên đường thuế tại các quốc gia khác trong những dịp khác nhau. Các chính phủ kế tiếp tại Quần đảo Virgin thuộc Anh đã chiến đấu chống lại danh hiệu thiên đường thuế, và thực hiện các cam kết khác nhau để trao đổi về thuế và ghi lại thông tin lợi nhuận của các công ty sau Hội nghị G8 năm 2013. Nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP của Quần đảo, nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gồm quả, rau, mía, gia súc và gia cầm, và công nghiệp gồm cất rượu rum, xây dựng và đóng tàu. Quần đảo Virgin thuộc Anh phụ thuộc nhiều vào lao động di cư, và trên 50% tổng số lao động tại lãnh thổ có nguồn gốc ngoại quốc. Chỉ có 37% tổng dân số được sinh tại Lãnh thổ. Lực lượng lao động tại Lãnh thổ được ước tính là 12.770, trong đó khoảng 59,4% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và dưới 0,6% làm việc trong nông nghiệp. == Giao thông == Quần đảo Virgin thuộc Anh có 113 kilômét (70 mi) đường bộ. Sân bay chính của Lãnh thổ là Sân bay quốc tế Terrance B. Lettsome nằm trên đảo Beef, ở ngoài khơi mũi phía đông của Tortola và có thể tiếp cận từ đảo này qua cầu Queen Elizabeth II. Cape Air, LIAT, BVI Airways và Air Sunshine nằm trong số các hãng hàng không cung cấp dịch vụ theo lịch trình. Virgin Gorda và Anegada có các sân bay nhỏ hơn. Dịch vụ thuê bao hàng không tư nhân như Fly BVI và Island Birds Air Charter bay thẳng đến toàn bộ ba đảo từ các sân bay lớn. Cảng chính là Road Town, có một số phà hoạt động trong Quần đảo Virgin thuộc Anh và đến Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Xe cộ tại Quần đảo Virgin thuộc Anh đi bên trái giống như tại Anh, tuy nhiên gần như toàn bộ ô tô đều có tay lái bên trái, do được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Các đường bộ thường khá dốc, hẹp và quanh co, và có thể xảy ra lún khi mưa. == Nhân khẩu == Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số Lãnh thổ là 28.054 Theo điều tra nhân khẩu năm 2003 thì dân số là khoảng 21.730. Phần lớn dân số (83%) là người da đen, hậu duệ của các nô lệ được người Anh đưa đến lãnh thổ. Các dân tộc khác gồm người Anh và người gốc Âu khác. Số liệu năm 2004: 83,4% gốc Phi 7% gốc Âu/Da trắng 9,6% khác* * gồm người gốc Ấn, da đỏ, hỗn chủng đen/đỏ, và gốc Mỹ Latinh hỗn chủng Điều tra nhân khẩu 2010 cho thấy nơi sinh của các cư dân: 37% sinh tại địa phương (nhiều người địa phương đi ra hải ngoại để sử dụng dịch vụ thai sản) 7,2% Guyana 7,0% St. Vincent và Grenadines 6,.0% Jamaica 5,5% Hoa Kỳ 5,4% Cộng hòa Dominica 5,3% Quần đảo Virgin thuộc Mỹ Khoảng 4% dân số là người gốc Mỹ Latinh bất kể chủng tộc, chủ yếu là từ Puerto Rico và Cộng hòa Dominica. Tình trạng nhập cư từ nhiều đảo tại Tiểu Antilles đến lãnh thổ đã giảm bớt trong thời gian gần đây. Quần đảo phụ thuộc nhiều vào lao động di cư, họ chiếm 50% tổng dân số vào năm 2004. 32% lao động được thuê tại Quần đảo Virgin thuộc Anh làm việc cho Chính phủ. Trên 90% dân số Quần đảo Virgin thuộc Anh tự xác định trong điều tra nhân khẩu năm 2010 là tín đồ Ki-tô giáo với các giáo hội Ki-tô đơn lẻ chủ yếu là Giám Lý (17,6%), Anh giáo (12%), Hội Thánh Của Đức Chúa Trời (11%) và Công giáo (9%). Hiến pháp của Quần đảo Virgin thuộc Anh mở đầu với một tự xưng tin tưởng quốc gia trước Thiên Chúa. Các tín đồ Hồi giáo và Ấn Độ giáo mỗi nhóm chiếm khoảng 1,2% dân số theo Word Religion Database 2005. Ngôn ngữ chính tại Quần đảo Virgin thuộc Anh là tiếng Anh, song có một phương ngữ bồi bản địa. Những người nhập cư từ Puerto Rico và Cộng hòa Dominica nói tiếng Tây Ban Nha. == Giáo dục == Quần đảo Virgin thuộc Anh vận hành một số trường công cũng như các trường tư. Tại đây có một trường cao đẳng cộng đồng mang tên H. Lavity Stoutt, nằm tại cực đông của Tortola. Trường cao đẳng này được đặt theo tên của thủ tịch bộ trưởng đầu tiên là Lavity Stoutt. Tình trạng phổ biến là các học sinh từ Quần đảo Virgin thuộc Anh đi ra hải ngoại để theo học giáo dục bậc đại học, hoặc là đến Đại học West Indies, hoặc đến các học hiệu tại Anh, Hoa Kỳ, hay Canada. Tỷ lệ biết chữ tại Quần đảo Virgin thuộc Anh là 98%. == Văn hóa == Âm nhạc truyền thống của Quần đảo Virgin thuộc Anh được gọi là fungi theo món ăn làm từ bột ngô địa phương, chúng thường được làm bằng đậu bắp. Âm thanh đặc biệt của fungi là do sợ hợp nhất địa phương độc đài giữa âm nhạc châu Phi và châu Âu. Nó đóng vai trò là một phương tiện truyền thụ lịch sử địa phương và văn học dân gian, và do đó nằm trong chương trình giảng dạy trong các trường học tại Quần đảo Virgin thuộc Anh. Các ban nhạc fungi sử dụng các nhạc cụ từ bầu, ván giặt, trống bongo và ukulele, đến các nhạc cụ truyền thống phương Tây hơn như keyboard, banjo, guitar, bass, triangle và saxophone. Ngoài là một hình thức nhạc khiêu vũ lễ hội, fungi thường bao gồm các bình luận xã hội hài hước, cũng như lịch sử truyền khẩu của Quần đảo Virgin thuộc Anh. Do vị trí và khí hậu, Quần đảo Virgin thuộc Anh từ lâu đã là một địa điểm lý tưởng để đi thuyền buồm. Thuyền buồm được nhìn nhận là một trong các môn thể thao quan trọng nhất tại Lãnh thổ. Các vùng nước tĩnh và gió thổi ổn định tạo một vài điều kiện đi thuyền buồm tốt nhất tại Caribe. Nhiều sự kiện thuyền buồm được tổ chức tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, lớn nhất trong đó là Spring Regatta kéo dài trong bảy ngày. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức của chính quyền lãnh thổ
niệu đạo.txt
Niệu đạo là một bộ phận của hệ tiết niệu, nó là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) để đưa nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra ở đàn ông và động vật giống đực, nó còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài. == Cấu trúc == a) Niệu đạo nữ: 1 chức năng: dẫn nước tiểu dài khoảng 3–5 cm Lỗ niệu đạo ngoài: chỗ hẹp nhất của niệu đạo, nằm giữa 2 môi bé sau âm vật trước lỗ âm đạo b) Niệu đạo nam: 2 chức năng: dẫn nước tiểu và dẫn tinh dài khoảng 18–20 cm (gấp 6 lần nữ) 3 đoạn: Niệu đạo tiền liệt: 3–4 cm, là phần giãn to nhất của niệu đạo Có nhiều ống tuyến tiền liệt đổ vào Niệu đạo màng: Ngắn nhất và hẹp nhất Từ mặt dưới tiền liệt tuyến đến hoành niệu dục Niệu đạo xốp: Đoạn dài nhất 15 cm Đi trong hành xốp dương vật và ra lỗ niệu đạo ngoài == Một số bệnh liên quan == === Viêm niệu đạo === Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng ở niệu đạo do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn mà chủ yếu là vi khuẩn E.coli. Viêm niệu đạo gây nên cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đôi khi tiểu có mủ. Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên ra mủ ở lỗ sáo. Viêm niệu đạo không những gây ảnh hưởng tới việc bài tiết nước tiểu và tinh dịch, gây ra nhiều những rắc rối trong sinh hoạt của người bệnh mà nó còn là nguy cơ dẫn tới xuất tinh sớm, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là suy thận mãn tính hay vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh nữ do vòi dẫn trứng bị tắc. Nguyên nhân Những nguyên nhân chủ yếu là: Do việc vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách khiến cho các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và gây viêm tại niệu đạo. Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, các loại xà phòng có nồng độ pH cao để sử dụng xịt rửa vùng kín. Đối với nam giới có thể bị viêm niệu đạo do sự tác động cơ học như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật đường tiểu, thăm dò bàng quang, sau tán sỏi,… Đối với nữ giới do cấu tạo niệu đạo ngắn hơn của nam giới nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị mắc viêm niệu đạo nhiều hơn nam giới: Thứ nhất, do hệ thống tiết niệu có cấu tạo tương đối đặc biệt, niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rộng hơn nam giới, chỉ có 3–4 cm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới lại rất gần, bất kể là ở xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn, dịch âm đạo cũng là một cơ sở tương đối tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Thứ hai, là do phụ nữ có những giai đoạn sinh lý đặc biệt, gồm kinh nguyệt và thời kỳ mang thai. Vệ sinh kém trong thời kỳ kinh nguyệt có thể là tác nhân gây viêm niệu đạo. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai tử cung nở to sẽ đè lên bàng quang và ống dẫn niệu, thay đổi nội tiết cũng khiến ống dẫn niệu nở ra, co bóp chậm lại, làm cho nước tiểu chảy chậm hoặc hình thành tích dịch nhẹ. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh. Cách phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ giới Bí quyết phòng tránh viêm niệu đạo nữ: Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. Nhiều bệnh nhân không dám uống nhiều nước vì viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt... Điều này khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Tuy nhiên, thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả. Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các bộ phận. Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản mẫu:KansasHistology "Male Urethra"
ikebana.txt
Ikebana (tiếng Nhật: 生け花 hay いけばな, có nghĩa "hoa sống") là nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái tên kadō (華道)— "hoa đạo". Theo nghệ thuật Ikebana, hoa được cắm hài hòa với màu sắc và bài trí của phòng, bình cắm...tượng trưng cho thiên, địa, nhân (trời, đất, con người). Cách cắm hoa sẽ cho ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ như cành thưa thớt sẽ biển hiện cho mùa đông hay, ngược lại, cắm nhiều cành đan xen với nhau sẽ tượng trưng cho mùa hạ. Hay như nụ hoa sẽ có nghĩa là tương lai, bông hoa chớm nở có nghĩa là hiện tại, và bông hoa đã nở bung gần hết có nghĩa là quá khứ. Ikebana, một trong những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đã xuất hiện được hơn 600 năm nay. Nó phát triển từ một nghi thức hiến tế hoa cho những linh hồn đã chết của phật giáo. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Những giáo viên và những học sinh đầu tiên là những thầy tu và người có thân phận cao quý. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều kiểu trường học khác nhau ra đời, kiểu cách thay đổi, và Ikebana trở thành một môn nghệ thuật dành cho tất cả các tầng lớp xã hội Nhật Bản. Theo như Mandarax, cách trang trí hoa đẹp nhất chỉ phụ thuộc một, hai hay cùng lắm là ba yếu tố. Để sắp xếp ba yếu tố, thì cả ba yếu tố phải tương tự nhau, hoặc hai trong ba yếu tố phải giống nhau, nhưng không bao giờ nên để tất cả các yếu tố đó khác nhau. Người ta nói rằng Ikebana được hệ thống hóa dễ dàng như là một loại tân dược. == Nguồn gốc của trường học Ikebana: Ikenobo == Lịch sử của Ikebana bắt đầu cùng với Lịch sử của Ikenobo- trường học cổ xưa nhất về Ikebana. Trường học này bắt đầu được dựng từ một thầy tu của đền Rokkakudo - tên là Shiun-ji ở Kyoto, người có những kỹ năng sắp xếp các bông hoa đặc biệt đến nối mà các thầy tu khác nhìn ông như một người thầy vậy. Như ông ta sống bên cạnh cái hồ, vì từ Nhật Bản là Ikenobo, cái tên Ikenobo trở nên gắn liền với những thầy tu chuyên về trang trí hoa trên bàn thờ phật. Đền Rokkakudo được dựng vào năm 587 bởi Hoàng tử Shotoku(聖徳太子). Người ta kể rằng Hoàng tử Shotoku đang đi tìm những nguyên liệu để xây đền Shitenno. Trong quá trình tìm kiếm, một ngày hoàng tử đi tắm bên cạnh một cái ao, nơi mà chàng đã treo một chiếc dây chuyền có hình phật lên một cái cây gần đó. Sau khi tắm, chàng cố vứt bỏ cái dây chuyền, nhưng không thành công trong việc đó. Trong đêm hôm ấy, Hoàng tử gặp phật tổ trong giấc mơ. Ngài chỉ dẫn chàng phải dựng một cái đền gần cái ao tại chỗ cây tuyết tùng dưới một đám mây màu tím. Từ gỗ tuyết tùng đền Rokkakudo được dựng lên để làm nơi đặt tượng phật Kannon (Quan-Yin). == Sự phát triển của các phong cách == Nhiều kiểu mẫu phát triển bởi những năm cuối của thế kỷ 15, sự trang trí hoa trở nên thông thường đến nỗi những người bình thường cũng có thể tự làm, tự đánh giá, chứ không chỉ ở những gia đình quyền quý mới làm những việc này. Như vậy, nó bắt đầu phát triển như là một dạng nghệ thuật với những yêu cầu nhất định. Sách hướng dẫn được viết, cổ nhất là Sendensho, một kiểu hướng dẫn được biên soạn từ năm 1443 đến 1536. == Các trường học == Adachi Soami Yamamura == Tham khảo == == Xem thêm == Văn hóa Nhật Bản Iemoto Ikenobo Dale Chihuly - nghệ nhân điêu khắc lấy cảm hứng từ truyền thống Ikebana == Liên kết ngoài == === Các tổ chức === Ikebana International (tiếng Anh) Ikebana International Switzerland Vancouver Ikebana Association (tiếng Anh) Ikebana Hyderabad (tiếng Anh) New Delhi Ikebana International (tiếng Anh) Ikebana in Morro Bay, California (tiếng Anh) === Các trường học === kadouenshu Ikenobo Sogetsu Ohara Sangetsu (tiếng Anh) Gangetsusuiryu (tiếng Nhật) Ichiyo Nihon Koryu Koryu Shoto-kai (tiếng Nhật) Koryu Toyo-kai Ryusei Ha Saga Goryu (tiếng Nhật) Senkei Shofu (tiếng Nhật) Misho Kozan (tiếng Nhật) Wafu Ohara School of ikebana Hyderabad Chapter === Các nghệ nhân nổi tiếng === Junichi Kakizaki - Official Website "KURUIZAKI" Mokichi Okada - "MOA International" Shogo Kariyazaki - Homepage "KARIYAZAKI.net" (tiếng Nhật) Kosen Ohtsubo -"Ohtsubo Kosen's Flower Planet"
nubia.txt
Nubia là một vùng dọc theo sông Nile, nằm ở bắc Sudan và nam Ai Cập.Từng có nhiều vương quốc Nubia lớn trong suốt thời hậu cổ điển, vương triều cuối cùng sụp đổ năm 1504, khi đó Nubia bị chia ra tách giữa Ai Cập và Sennar sultanate tạo ra sự Ả Rập hóa của phần lớn dân cư Nubia. Nubia sau đó bị sáp nhập vào Ottoman Ai Cập trong thế kỷ 19 và vào Anglo-Egyptian Sudan từ 1899 đến 1956. Tên gọi Nubia có nguồn gốc từ người Noba, những người du mục đã định cư khu vực này vào thế kỷ thứ 4, sau sự sụp đổ của vương quốc Meroe. Người Noba sử dụng ngôn ngữ Nilo-Saharan, tổ tiên của Old Nubian. Old Nubian đã được sử dụng chủ yếu trong các văn bản tôn giáo có niên đại từ thế kỷ 8 và 15 AD. Trước thế kỷ thứ 4, và trong suốt Thời kỳ cổ đại, Nubia được biết đến như Kush, bao gồm dưới cái tên Ethiopia (Aithiopia). Trong lịch sử, người dân Nubia nói ít nhất hai loại nhóm Ngôn ngữ Nubian, một phân họ trong đó bao gồm Nobiin (hậu duệ của Old Nubian), Kenuzi-Dongola, Midob và một số loại có liên quan ở phần phía bắc của Dãy núi Nuba ở Nam Kordofan. Ngôn ngữ Birgid được nói (ít nhất là cho đến năm 1970) về phía bắc Nyala ở Darfur nhưng nay đã tuyệt chủng.
long hương.txt
Long Hương là một phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Phường Long Hương có diện tích 14,58 km², dân số năm 2002 là 6767 người, mật độ dân số đạt 464 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
hiệp định oregon.txt
Hiệp định Oregon là một hiệp định giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846 tại Washington, D.C. Hiệp định này chấm dứt tranh chấp ranh giới Oregon giữa Anh và Hoa Kỳ. Cả hai phía đều tuyên bố chủ quyền đối với Xứ Oregon mà cả hai cùng chiếm đóng kể từ khi Hiệp định 1818 ra đời. == Bối cảnh == Hiệp định 1818 ấn định ranh giới giữa Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh nằm dọc theo vĩ độ 49 bắc từ Minnesota đến "Dãy núi Stony" (bây giờ được biết là Rặng Thạch Sơn). Phía tây của dãy núi này được người Mỹ biết với tên gọi là Xứ Oregon và người Anh gọi là tỉnh Columbia hay Địa khu Columbia của Công ty Vịnh Hudson. Hiệp định là văn bản cho phép hai phía cùng kiểm soát vùng đất này trong thời gian 10 năm. Cả hai quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền và cả hai đều được bảo đảm quyền đi lại trong khắp vùng này. Việc kiểm soát chung vùng này ngày càng trở nên khó chịu đối với cả hai bên. Sau khi một phía Anh bác bỏ lời đề nghị của tổng thống Hoa Kỳ James K. Polk vạch đường ranh giới tại vĩ tuyến 49 độ bắc, các đảng viên Dân chủ theo đường lối bành trướng kêu gọi sáp nhập bằng vũ lực toàn bộ vùng này lên đến vĩ tuyến 54°40′ bắc. Vĩ tuyến 54°40′ bắc là phân giới phía nam của Châu Mỹ thuộc Nga như đã được thiết lập qua các hiệp định song phương được ký kết giữa Đế quốc Nga và Hoa Kỳ (1824) và giữa Đế quốc Nga và Anh (1825). Tuy nhiên, sự bùng nổ Chiến tranh Mỹ-Mexico vào tháng 4 năm 1846 đã khiến cho người Mỹ đổi hướng chú ý của họ cũng như các nguồn lực quân sự cũng bị chuyển hướng cho chiến tranh. Thế cho nên một thỏa hiệp đạt được trong các cuộc thương lượng đang diễn ra tại Washington, D.C.. Vấn đề được chính phủ Polk giải quyết để tránh tình thế Hoa Kỳ phải đối phó với hai cuộc chiến tranh cùng lúc. == Các cuộc thương thuyết == Hiệp định được thương thuyết bởi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Buchanan, sau này trở thành tổng thống, và đặc xứ Anh tại Hoa Kỳ là Richard Pakenham. Hiệp định được ký kết ngày 15 tháng 6 năm 1846. Hiệp định Oregon ấn định biên giới Hoa Kỳ và Bắc Mỹ thuộc Anh ở vĩ tuyến 49 độ Bắc, ngoại trừ đảo Vancouver vẫn hoàn toàn thuộc về Anh. Đảo Vancouver cùng với tất các đảo duyên hải hình thành nên Thuộc địa Đảo Vancouver năm 1849. Phần đất thuộc về Hoa Kỳ được tổ chức thành Lãnh thổ Oregon vào ngày 14 tháng 8 năm 1848 và về sau vào năm 1853, Lãnh thổ Washington được thành lập từ lãnh thổ này. Phần đất thuộc Anh vẫn chưa được tổ chức cho đến năm 1858 khi Thuộc địa British Columbia được tuyên bố sau khi có Cơn sốt vàng Fraser Canyon và vì lo sợ sự chú ý của những người chủ trương bành trướng của Mỹ lại tái phát sinh. Hai thuộc địa Anh kết hợp lại vào năm 1866 để trở thành Các thuộc địa thống nhất Đảo Vancouver và British Columbia. Khi Thuộc địa British Columbia gia nhập Canada năm 1871, vĩ tuyến 49 độ và các đường ranh giới biển được thiết lập theo Hiệp định Oregon trở thành biên giới Hoa Kỳ-Canada. == Các quyết định được đưa ra == Hiệp định xác định biên giới trong Eo biển Juan de Fuca qua thông lộ biển chính. "Thông lộ biển chính" không được xác định, khiến tăng thêm các cuộc tranh chấp trong Quần đảo San Juan năm 1859. Các điều khoản khác gồm có: Tàu thuyền ra vào "các thông lộ biển và eo biển, ở phía nam vĩ tuyến 49 độ Bắc, vẫn được tự do và mở cho cả hai bên." Công ty Nông nghiệp Vịnh Puget (một chi nhánh của Công ty Vịnh Hudson) vẫn giữ quyền sở hữu bất động sản của họ ở phía bắc sông Columbia, và phải được bồi thường cho những bất động sản mà công ty phải giao nộp nếu phía Hoa Kỳ yêu cầu thu hồi. Quyền sở hữu bất động sản của Công ty Vịnh Hudson và tất cả mọi thứ khác của Anh ở phía nam biên giới mới phải được tôn trọng. == Các vấn đề nảy sinh từ hiệp định == Các cuộc tranh chấp về Quần đảo San Juan, như có nhắc đến phía trên, kéo dài cho đến khi thỏa thuận đạt được vào năm 1871. Hiệp định cũng gây ra một hậu quả vô tình là đặt khu vực đất mà sau này có tên gọi là Point Roberts, Washington nằm "lệch" phía bên kia biên giới. Đây là một bán đảo nhô ra Vịnh Boundary về hướng nam từ Canada và nằm ở phía nam vĩ tuyến 49 độ Bắc nên, theo hiệp định, nó thuộc về Hoa Kỳ nhưng nằm biệt lập xa Hoa Kỳ. == Xem thêm == James K. Polk == Tham khảo và cước chú ==
lao.txt
Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 1,5 triệu người tử vong (ước tính 2016), hầu hết ở các nước đang phát triển. Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Tuy số người chết vì bệnh lao đã giảm đi rất nhiều, theo WHO năm 2016 mỗi ngày vẫn có khoảng 4.100 người chết, so với bệnh AIDS 3.300, làm cho bệnh này vẫn là bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất trên thế giới. Sự sao nhãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, multiple drug resistant) đang tăng. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao. == Vi khuẩn == Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm). Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine. Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người. == Bệnh học == === Lây truyền === Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 10-15 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý. Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn). Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao (số lượng tống xuất), môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn. Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu. === Bệnh sinh === Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị. Nhiễm lao bắt đầu khi trực khuẩn lao vào đến phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi theo cấp số mũ. Vi khuẩn bị tế bào đuôi gai bắt giữ và mang đến hạch lympho vùng ở trung thất, sau đó theo dòng máu đến các mô và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: đỉnh phổi, hạch lympho ngoại biên, thận, não và xương. Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. Đại thực bào, lympho bào T, lympho bào B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo u hạt, với các lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan toả của mycobacteria, mà còn tạo môi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin. Bên trong u hạt, lympho bào T tiết cytokine, như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và khiến chúng chống nhiễm khuẩn tôt hơn. Lympho T cũng giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm. Điều quan trọng là vi khuẩn không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà trở nên bất hoạt, tạo dạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Nhiễm khuẩn tiềm ẩn chỉ có thể được phát hiện với thử nghiệm da tuberculin - người nhiễm lao sẽ có đáp ứng quá mẫn muộn đối với dẫn xuất protein tinh khiết từ M. tuberculosis. Một đặc điểm nữa của u hạt ở lao người là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử, ở trung tâm của củ lao. Nhìn bằng mắt thường, củ lao có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu. Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào dòng máu và lan toả khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các củ lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là lao kê và có tiên lượng nặng. Ở nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoang chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh hoạt động, một số khoang này thông với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi khuẩn sống và lây nhiễm sang người khác. Điều trị với kháng sinh thích hợp có thể tiêu diệt được vi khuẩn và lành bệnh. Vùng bị ảnh hưởng được thay thế bằng mô sẹo. === Tiến triển === == Nghiên cứu == Vắc xin BCG có những hạn chế do đó người ta đang nghiên cứu các loại vắc xin TB mới. Một số ứng viên protein hiện đã được thử nghiệm lâm sàng ở pha 1 và 2. Hai phương pháp chính đang được sử dụng là cố gắng cải thiện hiệu quả của các loại vắc xin có sẵn. Phương pháp thứ nhất liên quan đến việc thêm một tiểu đơn vị vắc xin bào BCG, trong khi phương pháp còn lại đang cố gắng tạo ra các loại vắc xin sống mới và tốt hơn.MVA85A, là một loại vắc xin ví dụ cho trường hợp đầu, hiện đang trong vòng thử nghiệm tại Nam Phi, dựa trên một loại vi-rút vaccinia bị biến đổi gen. Các vắc xin được hy vọng là có vai trò quan trọng trong việc điều trị cả giai đoạn ủ và phát bệnh. Để khuyến khích các nghiên cứu đi xa hơn, các nhà nghiên cứu và nhà làm chính sách đang thúc đẩu những mô hình kinh tế mới trong việc phát triển vắc xin, như các giải thưởng, ưu đãi về thuế, và các cam kết thị trường. Một số tập đoàn, bao gồm Stop TB Partnership, Tuberculosis Vaccine Initiative Nam Phi, và Aeras Global TB Vaccine Foundation, đã tham gia nghiên cứu. Trong số này, Aeras Global TB Vaccine Foundation đã nhận được một phần thưởng trị giá hơn 280 triệu đô-la từ Bill and Melinda Gates Foundation để phát triển và cấp giấy phép cho một loại vắc xin cải tiến ngừa bệnh lao được sử dụng ở những quốc gia có gánh nặng cao. == Bệnh lao ở Việt Nam == 25 năm trước Việt Nam có khoảng gần 600 người mỗi 100 ngàn, hiện tại ít hơn 200 người. Theo con số của chính quyền 90% những ca bình thường sẽ khỏi bệnh, trường hợp vi khuẩn lờn thuốc 75% khỏi bệnh so với 50% trên toàn thế giới. Mỗi năm chính phủ bỏ ra khoảng $26 triệu, trong con số đó, 19 triệu tới từ tiền quyên được ở ngoại quốc, 1/3 là từ Hoa Kỳ. Theo bác sĩ Mario C. Raviglione, giám đốc chương trình lao toàn cầu của W.H.O., thành công của Việt Nam không chỉ vì tiền quyên được, mà vì đó là một quốc gia cộng sản, họ bỏ nhiều công sức cho y tế cộng đồng, có nhiều bác sĩ và nhiều bệnh viện, và khi chính quyền trung ương muốn làm gì họ làm thực sự. Theo báo cáo mỗi bệnh nhân mỗi ngày uống thuốc trước mặt một y tá và có ghi lại vào thẻ. Chỉ có vấn đề đối với các bệnh nhân cứng đầu, không có luật để giam họ lại. Hầu như các bệnh nhân bình thường sau khi dùng thuốc trong 6 tháng sẽ lành bệnh. Đối với bệnh nhân do vi khuẩn lờn thuốc, phải dùng thuốc trong 2 năm, một số thuốc phải chích. Thuốc có thể làm điếc tai, bệnh tâm thần hay hư thận. Bệnh nhân phải nằm nhà thương, hạn chế lại, thỉnh thoảng hàng tháng cho tới khi họ không còn ho ra vi khuẩn. == Ở các động vật khác == Mycobacteria lây nhiễm lên nhiều động vật khác, bao gồm cả chim, động vật gặm nhấm, và bò sát. Phân loài của loài Mycobacterium tuberculosis, dường như iếm khí có mặt trên các loài động vật hoang dã. Một nỗ lực để diệt trừ bệnh lao bò do Mycobacterium bovis trên các đàn gia súc và nai của New Zealand đã tương đối thành công. Những nỗ lực như thế ở Anh thì ít thành công hơn. == Xem thêm == Robert Koch Ngày Thế giới phòng chống lao, là ngày 24 tháng 3 mỗi năm == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chuyên trang Lao của WHO Chuyên trang Lao của Viện Thông tin Thư viện Y học Trung ương, Bộ Y tế Việt Nam
william shakespeare.txt
William Shakespeare (phiên âm tiếng Việt: Uy-li-am Sếch-xpia, sinh năm 1564 (làm lễ rửa tội ngày 26 tháng 4, ngày sinh 23/4/1564), mất ngày 23 tháng 4, 1616, theo lịch Julian) là một nhà văn và nhà viết kịch Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của Anh và là nhà viết kịch đi trước thời đại. Ông cũng được vinh danh là nhà thơ tiêu biểu của nước Anh và là "Nhà thơ của Avon" (Avon là quê của Shakespeare, viết tắt của Stratford-upon-Avon). Những tác phẩm của ông, bao gồm cả những tác phẩm hợp tác, bao gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài, và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra thành rất nhiều ngôn ngữ lớn và được trình diễn nhiều hơn bất kì nhà viết kịch nào. Shakespeare được sinh ra và sinh trưởng tại Stratford-upon-Avon. Vào năm 18 tuổi, ông kết hôn với Anne Hathaway và có ba người con, đó là Susanna Hall và cặp đôi song sinh, Hamnet Shakespeare và Judith Quiney. Trong những năm từ 1585-1592, sự nghiệp của ông thành công vang dội tại thủ đô Luân Đôn với vai trò là một diễn viên, nhà văn và đôi lúc là người sở hữu của một công ty kịch Lord Chamberlain's Men, với tên gọi sau đó là King's Men. Ông quay về quê Stratford để nghỉ hưu vào năm 1613, lúc ông 49 tuổi, sau đó 3 năm ông qua đời tại đấy. Số ít tài liệu về cuộc sống của ông tại đây đã được tìm thấy, được suy đoán là về các vấn đề thể chất, tình dục, tín ngưỡng, tôn giáo, và được cho là do những người khác có quan hệ gần gũi với ông ghi chép lại. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được ông sáng tác trong giai đoạn từ 1589 đến 1613. Những vở kịch đầu tiên của ông chủ yếu là hài kịch và kịch lịch sử, những thể loại này được ông tăng lên sự tinh tế của nghệ thuật vào cuối thế kỉ XVI. Sau đó, ông sáng tác chủ yếu là bi kịch đến năm 1608, bao gồm các tác phẩm Hamlet, Vua Lear, Othello và Macbeth, gồm một vài tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bằng tiếng Anh. Trong giai đoạn cuối cùng của sự nghiệp sáng tác, ông sáng tác những vở kịch buồn (tragicomedies), hay còn gọi là lãng mạn, và hợp tác với một số nhà viết kịch khác. Nhiều vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với các chất lượng khác nhau và một cách chính xác trong suốt cuộc đời của ông. Năm 1623, hai đồng nghiệp cũ của Shakespeare, cũng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản First Folio, một tập hợp tất cả các vở kịch được coi là của ông. Nhưng đến nay, chỉ có hai trong tổng số đó được công nhận là của Shakespeare. == Cuộc đời và sự nghiệp == === Ấu thơ === William Shakespeare là con trai của John Shakespeare, một người thợ làm găng tay và ủy viên hội đồng địa phương đến từ Snitterfield và Mary Arden, con gái của một chủ đất giàu có. Ông được sinh ra tại Stratford-upon-Avon và được rửa tội vào ngày 26 tháng 4 năm 1564 tại đó. Ngày sinh thật sự của ông vẫn chưa rõ, nhưng những báo cáo ban đầu là ngày 23 tháng 4 năm 1564, ngày của thánh George (St. George's Day). Ông là con thứ ba trong tổng số tám người con của gia đình Shakespeare và là lớn nhất trong những người con còn sống sót. Mặc dù không còn những ghi chép về quãng đời đầu tiên của ông, nhưng các nhà nghiên cứu về tiểu sử của ông đồng ý rằng Shakespeare được giáo dục tại trường King's New ở Stratford, một ngôi trường miễn học phí thành lập năm 1553, cách nhà ông khoảng một phần tư dặm. Vào thời Nữ hoàng Elizabeth, các trường dạy ngữ pháp có chất lượng không đồng nhất nhưng có một khuôn mẫu chương trình được quy định bởi luật pháp áp dụng trên toàn nước Anh, và trường cũng cung cấp chương trình giáo dục chuyên sâu về ngữ pháp tiếng Latinh và những tác giả cổ điển trong tiếng Latinh. Năm 18 tuổi, Shakespeare kết hôn với một cô gái 26 tuổi, Anne Hathaway. Giáo hội của Worcester đồng ý cho phép tổ chức lễ cưới vào ngày 27 tháng 11, 1582. Sáu tháng sau khi kết hôn, Anne sinh được một người con gái, Susanna, được rửa tội vào ngày 26 tháng 5 năm 1583. Cặp song sinh một trai Hamnet và một gái Judith được sinh ra hai năm sau đó và được rửa tội vào ngày 2 tháng 2 năm 1585. Hamnet mất vì một nguyên nhân không rõ vào năm 11 tuổi và được mai táng vào ngày 11 tháng 8 năm 1596. Sau khi cặp song sinh ra đời, Shakespeare rời quê. === Đến Luân Đôn === Vào năm 1585, ông rời quê lên Luân Đôn đang lúc kịch trường ở chốn kinh kỳ trong thời kỳ sôi nổi. Bước đầu ông xin làm chân giữ ngựa, soát vé ở cổng rạp hát. Sau đó làm nghề nhắc tuồng, thợ sửa bản in, dần dần lên làm diễn viên, đạo diễn và nhà viết kịch. Lợi nhuận thu từ rạp hát là nguồn sống suốt đời của ông. Khi đời sống đã khá, ông củng cố địa vị xã hội bằng cách mua một tước quý tộc nhỏ. Lúc ở kinh thành Luân Đôn, ông được Bá tước Southampton giúp đỡ. Dưới mái nhà của bá tước, có một người Ý lưu vong là Giovani Florio. Ông Giovani Florio đã giúp Shakespeare hiểu biết thêm về văn học Phục Hưng của Ý và Pháp. Cuộc sống đang êm đềm thì xảy ra biến cố. Đó là vụ án Essex và Southampton (1601). Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth I. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước đó. Essex bị chặt đầu, Southampton bị tù chung thân, còn Shakespeare trốn biệt. Vào năm 1603, Elizabeth I qua đời, Quốc vương nước Scotland là James VI lên nối ngôi và trở thành Quốc vương James I của nước Anh; khi đó Bá tước Southampton được trả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi. Vào năm 1612, Shakespeare rời kinh đô Luân Đôn sau 1/4 thế kỷ hoạt động sân khấu và trở về Stratford để sống những năm cuối đời. Ông mất ngày 23 tháng 4 năm 1616. Hiện nay, ở Stratford-upon-Avon quê hương ông, người ta thành lập Công ty kịch nghệ Shakespeare Hoàng gia. == Tác phẩm == Trong đời mình, Shakespeare viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành 3 loại: === Chú thích === ^[a] Nay thường được xếp vào một loại mới: Romances ^[b] Kịch về các vần đề xã hội ^[c] Được xem là của Shakespeare == Tầm ảnh hưởng == Cống hiến của Shakepeare in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau. Ví như ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại. Cho tới trước vở Romeo và Juliet, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière. Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Shakespeare, dù đạt được rất ít thành công. Nhà phê bình Gorge Steiner phát biểu rằng tất cả các vở kịch thơ từ Coleridge đến Tennyson chỉ là những "phiên bản mờ nhạt viết dựa trên các chủ đề của Shakespeare". Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, đại văn hào nước Pháp là Voltaire (FranÇois-Marie Arouet, 1694 - 1778) - khi phân tích về kịch nghệ của Shakespeare cũng như những nhà soạn kịch nổi tiếng khác - đã phê phán ông, theo đó ông chỉ đáng được tôn vinh tại Anh: Voltaire cũng bảo Shakespeare là "quái vật" tuy nhiên, bảo đại văn hào Pháp không bao giờ biết khen ngợi ông thì thật sai lầm. Voltaire luôn luôn cho rằng, ông là một nhà soạn kịch "có bản chất cao đẹp, mặc dù tởm lợm". Thời đó, Quốc vương Friedrich II (tức Friedrich Đại Đế, 1712 - 1786) - vị đại anh quân của nước Phổ và cũng chính là bạn thân của Voltaire chỉ có thể đọc Shakespeare bằng các bản dịch tiếng Pháp. Vào năm 1780, xuất bản tác phẩm "De la littérature allemande". Qua đó, ông phê phán "các tác phẩm ghê tởm" của Shakespeare: Vị Quốc vương này chỉ trích Shakespeare còn thậm tệ hơn cả Voltaire: "Làm sao đống tác phẩm quái đản nửa đê tiện nửa cao thượng, nửa bi thảm nửa hài hước, lại thu hút ai được?" Song, Shakespeare đã ảnh hưởng lên những nhà viết tiểu thuyết Thomas Hardy, William Faukner và Charles Dickens. Dickens thường trích dẫn Shakespeare, có thể rút ra 25 trong số các tựa tác phẩm của ông là lấy từ các tác phẩm của Shakespeare. Ngay từ thế kỷ 18, dù bị một đại anh quân nước Phổ và một đại văn hào nước Pháp phê phán dữ dội, trớ trêu thay, Shakespeare lại truyền cảm nền văn hóa nghệ - thuật khắp châu Âu, và trớ trêu hơn nữa - ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với nền văn nghệ Đức, nhà thơ Johann Gottfried Herder đã tán dương tài năng viết kịch của ông "như thần thánh". Như doanh nhân nước Đức Ludwig Reiners (1896 - 1957) viết vào năm 1952, các đại văn hào Đức thời Friedrich II Đại Đế đã "bắt chước những vở kịch tồi tệ, nhảm nhí và chán ngắt của Shakespeare". Trước tình cảnh đó, Quốc vương Friedrich II Đại Đế - với thái độ công kích nền văn hóa Đức (kể cả tác phẩm duy nhất mà ông biết của đại thi hào Goethe chịu ảnh hưởng của Shakespeare) - lại phải viết: == Chú thích == == Thư mục == == Liên kết ngoài == William Shakespeare - Digital Collection The Internet Shakespeare Editions Open Shakespeare (complete works, search engine, stats and more all as open content/open source) Open Source Shakespeare (complete works, with search engine and concordance) Shakespeare's Will từ The National Archives William Shakespeare tại Find a Grave Chuyện tình Romeo & Juliet
điện toán đám mây.txt
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ. == Khái niệm đơn giản == Thuật ngữ cloud computing ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng đi của cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã và đang diễn ra từ mấy năm qua. Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ. Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server). Đa số người dùng Internet đã tiếp cận những dịch vụ đám mây phổ thông như e-mail, album ảnh và bản đồ số. == Lịch sử == Thuật ngữ điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS). Điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc di chuyển một tải công việc (workload) đến địa điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng. Một lưới là một nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy song song, được xem là một máy chủ ảo. Với điện toán đám mây, các tài nguyên điện toán như máy chủ có thể được định hình động hoặc cắt nhỏ từ cơ sở hạ tầng phần cứng nền và trở nên sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ những môi trường không phải là điện toán lưới như Web ba lớp chạy các ứng dụng truyền thống hay ứng dụng Web 2.0. == Tóm tắt đặc điểm == === So sánh === Điện toán máy chủ ảo thường bị lẫn lộn với điện toán lưới, ("một dạng của điện toán phân tán trong đó tồn tại một 'siêu máy tính ảo', là sự bao gồm một cụm mạng máy tính, những máy tính liên kết mềm, hoạt động phối hợp để thực thi những tác vụ cực lớn"), điện toán theo nhu cầu (utility computing) ("khối những tài nguyên máy tính, như các bộ xử lý và bộ nhớ, trong vai trò một dịch vụ trắc lượng tương tự với các công trình hạ tầng kỹ thuật truyền thống chẳng hạn như điện lực hay mạng điện thoại") và điện toán tự trị (autonomic computing) ("những hệ thống máy tính có khả năng tự quản lý"). Thực ra nhiều hệ thống điện toán máy đám mây ngày nay được trang bị hệ thống lưới, có tính năng tự trị và được tiếp thị giống như những tiện ích, nhưng điện toán đám mây có thể được nhìn nhận như một bước phát triển tự nhiên tiếp theo từ mô hình lưới-theo nhu cầu. Nhiều kiến trúc đám mây thành công có cơ sở hạ tầng không quy tập hay ít quy tập hay những hệ thống tiếp thị trong đó có mạng ngang hàng như BitTorrent và Skype và điện toán tình nguyện như SETI@home. === Kiến trúc === Đại bộ phận hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó Đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Service level agreement). Các tiêu chuẩn mở (Open standard) và phần mềm mã nguồn mở (open source software) cũng góp phần phát triển điện toán máy chủ ảo. === Các đặc tính === Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau: Sử dụng các tài nguyên tính toán động (Dynamic computing resources): Các tài nguyên được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời. Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không, phải đầu tư bao nhiêu máy chủ thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu "Hey, đám mây, chúng tôi cần thêm tài nguyên tương đương với 1 CPU 3.0 GHz, 128GB RAM…" và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn. Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu. Quá tiện!. Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu khoán ngoài được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu. Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán: Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không. Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa. === Các mô hình dịch vụ === Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ của họ theo ba mô hình cơ bản: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a Service) Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a Service) Trong đó IaaS là cơ bản nhất và mỗi mô hình cao hơn tóm tắt từ các chi tiết của những mô hình thấp hơn. Trong năm 2012, mạng lưới như một dịch vụ (NaaS - Network as a Service) và giao tiếp như một dịch vụ (CaaS - Communications as a Service) đã chính thức thêm vào bởi Hiệp hội viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union) như là một phần của các mô hình điện toán đám mây cơ bản, các loại hình dịch vụ được công nhận của hệ sinh thái đám mây viễn thông. === Các mô hình triển khai === Đám mây riêng (Private cloud) Đám mây chung (Public cloud) Đám mây lai (Hybrid cloud) === Các công ty === Điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, EXA, và Salesforce cũng như những nhà cung cấp truyền thống như Sun Microsystems, HP, IBM, Intel, Cisco và Microsoft. Nó đang được nhiều người dùng cá nhân cho đến những công ty lớn như General Electric, L'Oréal, Procter & Gamble và Valeo chấp nhận và sử dụng. == Xem thêm == Mạng đồng đẳng Windows Cloud hay còn gọi là Windows Azure == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
family guy.txt
Family Guy là một bộ phim Hoạt họa Hài kịch tình huống Mỹ tạo bởi Seth MacFarlane được phát sóng trên Fox và các kênh ruyền hình khác. Bộ phim kể về đời sống gia đình tại ngôi làng Quahog, Rhode Island. Bộ phim thường dùng những trò cười dạng "cắt nội dung liên tục". Family Guy từng bị hủy chiếu 1 lần năm 2000 và 1 lần năm 2002, nhưng nhờ số lượng DVD bán ra và số lượng xem tăng cao trên Cartoon Network's Adult Swim đã khiến Fox tiếp tục chiếu tiếp năm 2005. Đây là bộ phim truyền hình duy nhất được cứu nhờ số lượng DVD bán ra. == Dẫn chứng ==
mitsubishi f-15j.txt
Mitsubishi F-15J/DJ Eagle là một loại máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết, hai động cơ được chế tạo dựa trên loại máy bay McDonnell Douglas F-15 Eagle, F-15J/DJ được hãng Mitsubishi Heavy Industries chế tạo theo li-xăng để trang bị cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Các biến thể F-15DJ và F-15J Kai xuất hiện sau này. Nhật là khách hàng nước ngoài lớn nhất của F-15 Eagle. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu F-15DJ còn đóng vai trò làm máy bay huấn luyện. F-15J Kai là một phiên bản hiện đại hóa của F-15J. == Phát triển == Vào tháng 6, tháng 7 năm 1975, Cơ quan phòng vệ Nhật Bản (JDA, giờ là Bộ quốc phòng) kiểm tra McDonnell Douglas F-15 Eagle là một trong 13 ứng cử viên thay thế loại tiêm kích F-104J/DJ Starfighter và F-4EJ Phantom II. Một chiếc F-15C một chỗ và một chiếc F-15D hai chỗ được thử nghiệm đánh giá tại Căn cứ không quân (AFB) Edwards, vào tháng 12 cùng năm, F-15 được tuyên bố thắng cuộc, chính phủ Nhật dự kiến mua 187 chiếc F-15J/DJ. Tháng 4/1978, hãng Mitsubishi Heavy Industries được chỉ định làm nhà thầu chính và hãng chế tạo F-15C/D dựa trên giấy phép nhận được từ Mỹ. Sau khi Quốc hội Mỹ xem xét hợp đồng này, Bộ quốc phòng Mỹ (DoD) quyết định không cung cấp li-xăng sản xuất các hệ thống điện tử và tác chiến điện tử cho Nhật Bản. Ban đầu, máy bay được sản xuất ở Mỹ và xuất khẩu sang Nhật. Việc sản xuất xuất khẩu ban đầu này đã góp phần phát triển nền công nghiệp sản xuất máy bay quân sự nói riêng cũng như nền công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất máy bay đạt được mục tiêu sản xuất máy bay tiêm kích cho nhu cầu quốc phòng của Nhật. Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản nhận được 203 chiếc F-15J và 20 chiếc F-15DJ, trong đó có 2 chiếc F-15J và 12 chiếc F-15DJ do McDonnell Douglas chế tạo ở St. Louis, Missouri. Được đặt tên là "Peace Eagle" bởi chương trình FMS (Foreign Military Sales - xuất khẩu vũ khí theo các thỏa thuận cấp chính phủ) của DoD, chiếc F-15J đầu tiên chế tạo ở St. Louis được chuyển tới cho Không quân Mỹ để thử nghiệm bay, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 4/6/1980, và được chuyển đến Nhật vào ngày 15/7 cùng năm. Ngoài ra, 8 chiếc F-15J cũng được sản xuất theo từng bộ phận và chuyển lên tàu đưa đến Nhật để công đoạn lắp ráp cuối cùng do hãng Komaki của Mitsubishi thực hiện, các chuyến bay đầu tiên được thực hiện vào ngày 26/8/1981 (số seri 12–8803). Các công ty của Nhật được phân công chế tạo từng bộ phận theo li-xăng từ năm 1981 và công đoạn lắp ráp cuối cùng do Mitsubishi thực hiện. Năm 1980, chính phủ Nhật mong muốn được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của Mỹ thông qua Diễn đàn Mỹ-Nhật (S&TF) nhưng bị Mỹ từ chối. JDA và DoD đã tổ chức các cuộc họp hàng năm để nới lỏng các quy định sau khi một chương trình được khởi động. Trong các cuộc họp đó, quan chức DoD đưa ra các câu trả lời cho phép phía Nhật tiếp cận các công nghệ mà ban đầu bị cấm, trong đó có cả công nghệ vật liệu composite. Vào cuối năm 1981, chiếc F-15J/DJ đầu tiên được gửi đến Phi đoàn 202, đơn vị này được tổ chức lại thành đơn vị huấn luyện chuyển đổi phi công lái Eagle và đổi tên thành Phi đoàn huấn luyện bay 23 đóng tại căn cứ Nyutabaru từ ngày 21/12/1982. JASDF phát triển một kế hoạch để hình thành phi đoàn đầu tiên sau khi xảy ra vụ chuyến bay KAL007 bị một chiếc Su-15 của Liên Xô bắn rơi khi đang xâm phạm không phận của Liên Xô vào ngày 1/9/1983. Tháng 4/1984, những chiếc F-15J mới bắt đầu được trang bị cho Phi đoàn 203 đóng tại căn cứ Chitose, căn cứ này nằm trên eo biển La Pérouse gần với căn cứ máy bay tiêm kích của Liên Xô trên đảo Sakhalin. == Biến thể == F-15J Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, 139 chiếc được hãng Mitsubishi chế tạo theo li-xăng trong giai đoạn 1981-97, 2 chiếc được chế tạo ở St. Louis. F-15DJ Phiên bản huấn luyện 2 chỗ cho Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản. 12 chiếc được chế tạo ở St. Louis, 25 chiếc do Mitsubishi chế tạo trong giai đoạn 1981-97. F-15J Kai F-15J được hiện đại hóa, tên thông dụng hơn là F-15 Kai (Kai nghĩa là hiện đại hóa), nó không có tên gọi chính thức. == Quốc gia sử dụng == Nhật Bản: Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có 157 chiếc F-15J và 45 chiếc F-15DJ tính đến tháng 11/2008.Không đoàn 2 đóng tại Căn cứ không quân Chitose Phi đoàn tiêm kích chiến thuật (TFS) 201 Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 203 Không đoàn 6 đóng tại Căn cứ không quân Komatsu Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 303 Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 306 Không đoàn 7 đóng tại Căn cứ không quân Hyakuri Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 305 Không đoàn 8 đóng tại Căn cứ không quân Tsuiki Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 304 Liên đoàn bay 83 đóng tại Căn cứ không quân Naha Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 204 == Tính năng kỹ chiến thuật (F-15J) == === Đặc điểm riêng === Tổ lái: 1 Chiều dài: 63 ft 9 in (19,43 m) Sải cánh: 42 ft 10 in (13,05 m) Chiều cao: 18 ft 6 in (5,63 m) Diện tích cánh: 608 ft² (56,5 m²) Trọng lượng rỗng: 28.000 lb (12.700 kg) Trọng lượng có tải: 44.500 lb (20.200 kg) Trọng lượng cất cánh tối đa: 68.000 lb (30.845 kg) Động cơ: 2 động cơ phản lực hai luồng có chế độ đốt tăng lực Pratt & Whitney F100-100 hoặc -220 Lực đẩy thường: 17.450 lbf (77,62 kN) mỗi chiếc Lực đẩy có tăng lực: 25.000 lbf (111,2 kN) mỗi chiếc Sức chứa nhiên liệu bên trong: 13.455 lb (6.100 kg) === Hiệu suất bay === Vận tốc cực đại: Mach 2,5+ (1.650+ mph, 2.660+ km/h) trên độ cao lớn, Mach 1,2 (900 mph, 1.450 km/h) ở độ cao thấp Trần bay: 65.000 ft (20.000 m) Vận tốc lên cao: >50.000 ft/phút (254 m/s) Lực nâng của cánh: 73,1 lb/ft² (358 kg/m²) Lực đẩy/trọng lượng: 1,12 (−220) === Vũ khí === Súng: 1 súng 20 mm M61 Vulcan Tên lửa: Mitsubishi AAM-3 Mitsubishi AAM-4 AIM-9 Sidewinder AIM-7 Sparrow Bom: Mk 82, CBU-87 == Xem thêm == === Máy bay có sự phát triển liên quan === McDonnell Douglas F-15E Strike Eagle === Máy bay có tính năng tương đương === Mikoyan MiG-29 Panavia Tornado ADV Saab 37 Viggen Shenyang J-8II Sukhoi Su-27 === Danh sách khác === Danh sách máy bay quân sự của Nhật Bản == Tham khảo == Ghi chú Tài liệu Lorell, Mark A. Troubled partnership: a history of U.S.-Japan collaboration on the FS-X fighter. Transaction Publishers, 1996. ISBN 9781560008910. Davies, Steve. Combat Legend, F-15 Eagle and Strike Eagle. London: Airlife Publishing, 2002. ISBN 1-84037-377-6. Davies, Steve and Doug Dildy. F-15 Eagle Engaged: The World's Most Successful Jet Fighter. Osprey Publishing, 2007. ISBN 1846031699. Jenkins, Dennis R. McDonnell Douglas F-15 Eagle, Supreme Heavy-Weight Fighter. Hinckley, UK: Midland Publishing, 1998. ISBN 1-85780-081-8. Rininger, Tyson. F-15 Eagle at War. Zenith Imprint, 2009. ISBN 9780760333501. == Liên kết ngoài == Bản mẫu:Commoncats F-15J at Globalsecurity.org F-15J fighter on Mitsubishi Heavy Industries. Flight International (19 tháng 4 năm 2005). “Japan seeks to replace Phantoms”. Flight International. Sobie, Brendan (26 tháng 10 năm 2004). “F-15J radar upgrade in production”. Flight International. Flight International (17 tháng 4 năm 2001). “Japanese outline aircraft purchase plans for 2002-7”. Flight International. Flight International (4 tháng 7 năm 2000). “Japan integrates XAAM-5 on F-15J”. Flight International.
liên đoàn bóng đá amapá.txt
Liên đoàn bóng đá Amapá (tiếng Bồ Đào Nha: Federação Amapaense de Futebol), được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1945, là một cơ quan điều hành bóng đá tại bang Amapá, Brasil và là đại diện cho các câu lạc bộ bóng đá bang Amapá tại Liên đoàn bóng đá Brasil (CBF). Các giải đấu được liên đoàn tổ chức bao gồm Campeonato Amapaense và các giải hạng dưới. == Chú thích ==
fc bayern münchen.txt
FC Bayern München (tiếng Anh: Bayern Munich) là 1 câu lạc bộ thể thao có trụ sở ở München, Đức. Câu lạc bộ này được biết đến nhiều nhất bởi câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ thành công nhất ở Đức, với 26 chức vô địch quốc gia và 18 cúp quốc gia. Trên bình diện thế giới, Bayern cũng 10 lần vào chung kết UEFA Champions League, trong đó chiến thắng 5 lần, và chiến thắng 1 lần UEFA Cup Winners' Cup, 1 UEFA Cup, 1 UEFA Super Cup, 1 FIFA Club World Cup và 2 Intercontinental Cups. Câu lạc bộ được thành lập năm 1900 bởi 11 cầu thủ bóng đá dẫn dắt bởi Franz John. Mặc dù Bayern giành danh hiệu vô địch quốc gia đầu tiên năm 1932, đội bóng không được lựa chọn để chơi ở Bundesliga khi nó thành lập năm 1963. Vào khoảng giữa những năm 1970, câu lạc bộ trải qua quãng thời gian thành công nhất, khi Franz Beckenbauer dẫn dắt đội bóng vô địch cúp châu Âu 3 lần liên tiếp (1974-76). Trong những năm gần đây họ là đội bóng thành công nhất nước Đức, vô địch 7 trong số 10 giải đấu gần đây nhất. Danh hiệu quốc tế gần đây nhất họ đạt được là Cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ, Siêu cúp bóng đá châu Âu và cú ăn ba lịch sử (chiến thắng UEFA Champions League, Bundesliga, DFB-Pokal) trong cùng 1 mùa giải năm 2013. Kể từ đầu mùa giải 2005-06, Bayern chơi trên sân nhà là sân Allianz Arena. Trước đây đội bóng đã chơi 33 năm ở sân Olympic. Màu áo của đội bóng là màu đỏ và trắng, và trên biểu trưng của đội có màu cờ của bang Bavaria. Bayern là câu lạc bộ với hơn 223.985 thành viên đăng ký, trở thành đội bóng có số đông thành viên hạng nhì thế giới. Có hơn 3.579 hội cổ động viên chính thức với khoảng 262.077 thành viên. Về doanh thu, Bayern München là câu lạc bộ thể thao lớn nhất ở Đức và câu lạc bộ bóng đá lớn thứ tư trên thế giới, tạo ra 368,4 triệu € trong năm 2012. Câu lạc bộ có những bộ môn khác như cờ vua, bóng ném, bóng rổ, thể dục dụng cụ, bowling, bóng bàn và trọng tài với hơn 1.100 thành viên hoạt động. == Lịch sử == === Thời kỳ đầu (1900-1965) === FC Bayern München được thành lập bởi một số thành viên thuộc một câu lạc bộ thể dục ở München (MTV 1879). Khi đại hội của MTV 1879 được họp ngày 27 tháng 2 năm 1900 ra quyết định không cho các cầu thủ bóng đá của câu lạc bộ được tham dự vào Liên đoàn bóng đá Đức, 11 người của câu lạc bộ rời đại hội và cũng trong buổi tối đó họ thành lập nên câu lạc bộ Fußball-Club Bayern München. Chỉ trong vòng một vài tháng sau đó, Bayern có những trận thắng đậm trước các đối thủ cùng khu vực và vào tới trận bán kết Giải vô địch bóng đá Nam Đức 1900-01. Trong những năm sau đó, đội bóng vô địch một số danh hiệu trong khu vực và vào mùa giải 1910-11 Bayern gia nhập "Kreisliga", giải vô địch đầu tiên của bang Bavaria. Đội vô địch giải này ngay năm đầu tiên, nhưng đây cũng là chức vô địch cuối cùng của đội cho tới khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, và làm ngưng trệ mọi hoạt động thi đấu bóng đá ở Đức. Trong những năm đầu sau chiến tranh, Bayern vô địch nhiều giải đấu ở khu vực, trước khi giành danh hiệu vô địch Nam Đức lần đầu tiên năm 1926, điều mà đội lặp lại được một lần nữa 2 năm sau đó. Chức vô địch quốc gia lần đầu tiên mà đội có được là vào năm 1932, khi huấn luyện viên Richard Kohn dẫn dắt đội bóng giành ngôi quán quân sau khi đánh bại Eintracht Frankfurt với tỉ số 2-0 ở trận chung kết. Việc Adolf Hitler lên cầm quyền đã ảnh hưởng tới sự phát triển của Bayern. Chủ tịch và huấn luyện viên của đội, vốn đều là người Do Thái, đều rời Đức. Nhiều cầu thủ khác trong đội cũng ra đi. Bayern từng bị chế nhạo là "đội bóng Do Thái" và là một đội bóng bán chuyên nghiệp Bayern cũng ảnh hưởng bởi luật mới chỉ cho phép cầu thủ bóng đá phải hoàn toàn nghiệp dư mới được ra sân. Trong những năm đó, Bayern không thể giành thêm chức vô địch quốc gia nào, thay vào đó họ chỉ đứng ở vị trí giữa bảng xếp hạng trong khu vực. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bayern trở thành thành viên của Oberliga Süd, giải đấu phía Nam của giải hạng nhất Đức, vốn được chia ra làm năm giải khác nhau vào lúc đó. Đội đã thay và sa thải 13 huấn luyện viên từ năm 1945 tới 1963. Vào năm 1955 họ bị xuống hạng, nhưng trở lại Oberliga ngay mùa giải sau đó và lần đầu tiên vô địch cúp quốc gia, đánh bại Fortuna Düsseldorf với tỉ số 1-0 ở trận chung kết năm 1957. Câu lạc bộ cũng phải đấu tranh về vấn đề tài chính, đứng bên bờ vực thẳm của việc phá sản vào cuối những năm 1950. Nhà sản xuất Roland Endler đã cung cấp số tiền cần thiết và cứu đội bóng. Vào năm 1963, các giải Oberliga được hợp thành một giải vô địch quốc gia duy nhất, giải Bundesliga. Năm đội bóng từ Oberliga phía Nam được chọn tham gia giải. Bayern về đích ở vị trí thứ 3 ở giải phía Nam năm đó, nhưng một đội bóng từ München khác, TSV 1860 München, vô địch giải đấu. Vì Liên đoàn bóng đá Đức không muốn có hai đội trong cùng thành phố cùng tham dự giải, Bayern không được chọn tham gia Bundesliga lần đầu tiên. Họ lên hạng hai năm sau đó, xây dựng đội bóng với những cầu thủ trẻ tài năng như Franz Beckenbauer, Gerd Müller và Sepp Maier - những người về sau được coi như những trụ cột của đội bóng. === Thời kỳ hoàng kim (1965-1979) === Trong lần đầu tiên được tham dự Bundesliga, Bayern về đích ở vị trí thứ 3 và cũng vô địch DFB-Pokal cùng năm đó. Điều này giúp họ được tham dự Cúp C2 vào năm sau, giải đấu mà họ đã vô địch một cách thuyết phục sau khi thắng Rangers F.C. của Scotland ở trận chung kết, khi Franz Roth ghi bàn thắng quyết định ấn định tỉ số 1-0 ở thời gian bù giờ. Vào mùa giải 1966-67, Bayern bảo vệ thành công chức vô địch cúp quốc gia, nhưng thành tích không cao khiến họ phải thay huấn luyện viên, Branko Zebec lên thay thế. Ông đã thay đổi lối tấn công của Bayern với lối đá kỷ luật, và điều này giúp họ vô địch Bundesliga lần đầu tiên và giành cú ăn đôi đi đầu tiên trong lịch sử Bundesliga. Điều đặc biệt là Zebec đã chỉ sử dụng 13 cầu thủ trong suốt mùa giải năm đó. Huấn luyện viên Udo Lattek bắt đầu lên nắm quyền từ năm 1970. Ngay trong năm đầu tiên dẫn dắt đôi, ông đã cùng Bayern vô địch cúp quốc gia. Mùa giải 1971-72, câu lạc bộ đoạt danh hiệu vô địch quốc gia thứ 3 trong lịch sử của mình. Trận đấu quyết định gặp FC Schalke 04 ở giải năm đó là trận đấu đầu tiên trên sân Olympic, và cũng là trận đấu đầu tiên trong lịch sử được truyền trực tiếp ở Bundesliga. Bayern đánh bại Schalke 5-1 và giành danh hiệu, đồng thời cũng lập nên nhiều kỷ lục, bao gồm cả số điểm và số bàn thắng ghi được trong cùng một mùa giải. Bayern cũng vô địch hai mùa giải tiếp theo, nhưng đỉnh cao là chức vô địch cúp C1 châu Âu sau khi đánh bại Atlético Madrid tại vòng chung kết, Bayern thắng 4-0 sau trận đá lại. Trong những mùa giải sau đó đội bóng không có được nhiều thành công ở giải quốc nội, nhưng vẫn bảo vệ được chức vô địch châu Âu sau khi đánh bại Leeds United ở trận chung kết giải năm 1974-1975, khi Roth và Muller ghi bàn ở những phút cuối. Một năm sau ở Glasgow, AS Saint-Étienne bị đánh bại bởi một bàn thắng khác của Roth và Bayern trở thành đội bóng thứ 3 vô địch cúp này trong 3 năm liên tiếp. Danh hiệu cuối cùng Bayern vô địch trong giai đoạn này là chiếc Cúp Liên lục địa năm 1976, sau khi đánh bại nhà vô địch Nam Mỹ năm đó là đội bóng Brasil, Cruzeiro. Thời gian còn lại của giai đoạn này Bayern không giành được danh hiệu nào. Vào năm 1977 Franz Beckenbauer chuyển tới New York Cosmos.Năm 1978 Franz Roth chuyển tới SV Casino Salzburg và vào năm 1979 Sepp Maier cùng Uli Hoeneß giải nghệ trong khi Gerd Müller gia nhập Fort Lauderdale Strikers. === Từ FC Breitnigge tới FC Hollywood (1979-98) === Thập niên 1980 là một giai đoạn với đầy những biến động ngoài sân cỏ của Bayern, với nhiều thay đổi về nhân sự và những vấn đề tài chính. Trên sân, Paul Breitner và Karl-Heinz Rummenigge, hợp lại là FC Breitnigge, đưa đội bóng tới chức vô địch Bundesliga 1980 và 1981. Họ còn vô địch DFB-Pokal vào năm 1982, 2 mùa giải sau đó là những mùa giải không thành công sau khi Breitner giải nghệ và huấn luyện viên Udo Lattek trở lại. Bayern vô địch cúp quốc gia năm 1984, sau đó vô địch giải vô địch quốc gia năm lần liên tiếp, bao gồm một cú ăn đôi năm 1986. Tuy nhiên, thành công trên cấp độ châu lục lại không đến với họ; Bayern không giành được bất cứ danh hiệu châu lục nào, chỉ có thể giành ngôi á quân tại cúp C1 châu Âu vào các năm 1982 và 1987. Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm huấn luyện viên năm 1987, nhưng sau hai lần vô địch quốc gia liên tiếp vào các năm 1989 và 1990, phong độ của Bayern sa sút. Sau khi về nhì ở mùa giải 1990-91, đội bóng về đích chỉ với 5 điểm nhiều hơn nhóm xuống hạng vào mùa giải 1991-92. Vào mùa giải 1992-93, Bayern München bị loại ngay ở vòng hai cúp UEFA trước đội bóng Anh, Norwich City F.C., đội bóng Anh duy nhất đánh bại họ ở sân vận động Olympic. Thành công trở lại sau khi Franz Beckenbauer trở lại là huấn luyện viên vào giai đoạn hai của mùa giải 1993-94, đội giành ngôi vô địch quốc gia sau 4 năm trắng tay. Beckenbauer sau đó được bổ nhiệm làm chủ tịch câu lạc bộ. Các huấn luyện viên tiếp theo, Giovanni Trapattoni và Otto Rehhagel đều không mang lại danh hiệu gì cho đội bóng và thành tích của đội không giống như những gì được mong đợi. Trong quãng thời gian này cầu thủ Bayern thường xuất hiện ở các trang báo tạp chí về những chuyện ở ngoài đời tư hơn là những vấn đề liên quan đến sân cỏ, và họ được đặt tên là FC Hollywood. Franz Beckenbauer trở lại vào mùa giải 1995-96 với tư cách là huấn luyện viên tạm quyền và đưa đội bóng đến chức vô địch cúp UEFA vào mùa giải 1995-96, đánh bại Girondins de Bordeaux ở trận chung kết. Ở mùa giải 1996-97 Giovanni Trapattoni trở lại và giành chức vô địch quốc gia. Nhưng ở mùa giải sau đó họ lại để mất chức vô địch vào tay đội bóng mới lên hạng 1. FC Kaiserslautern, Trapattoni lần thứ hai rời đội bóng. === Tìm lại được những thành công trên trường quốc tế (1998-2012) === Từ năm 1998 đến 2004 Bayern được dẫn dắt bởi Ottmar Hitzfeld. Trong mùa giải đầu tiên của Hitzfeld, Bayern vô địch Bundesliga và chút nữa vô địch cúp C1, thua 2-1 vào những phút bù giờ trong trận chung kết gặp Manchester United sau khi dẫn trước hầu hết trận. Mùa giải 1999-2000 đội tiếp tục thành công với cú ăn đôi vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Chức vô địch Bundesliga thứ 3 liên tiếp đến vào năm 2001, họ vô địch tại vòng đấu cuối cùng của mùa giải. Vài ngày sau, Bayern vô địch cúp C1 lần thứ 4 sau 25 năm, đánh bại Valencia CF trên chấm luân lưu. Mùa giải 2001-02 bắt đầu với danh hiệu vô địch Cúp Liên lục địa, nhưng kết thúc mùa giải với không một danh hiệu nào nữa. Một mùa giải sau, họ có cú ăn đôi lần thứ 4, vô địch giải đấu với số điểm bỏ cách đội đứng thứ nhì kỷ lục. Triều đại của Hitzfeld kết thúc vào năm 2004, với phong độ đi xuống của Bayern, bao gồm một trận thua trước đội bóng chơi ở giải hạng hai Alemannia Aachen. Felix Magath lên thay thế và đưa Bayern tới hai cú ăn đôi liên tiếp. Trước mùa giải 2005-06, Bayern chuyển từ sân Olympic tới sân vận động Allianz Arena, sân đấu mà câu lạc bộ chia sẻ cùng TSV 1860 München. Trên sân mới này màn trình diễn của họ ở mùa giải 2006-07 trở nên thất thường. Thi đấu không tốt ở giải vô địch quốc gia và lại thua Alemannia Aachen ở cúp quốc gia, huấn luyện viên Magath bị sa thải một thời gian ngắn sau kỳ nghỉ đông. Cựu huấn luyện viên Ottmar Hitzfeld trở lại München vào tháng 1 năm 2007, nhưng Bayern chỉ về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải 2006-07, và không được dự Cúp C1 lần đầu sau hơn một thập kỷ. Việc không vô địch Cúp quốc gia và Cúp liên đoàn khiến họ có một mùa giải trắng tay. Ở mùa giải 2007-08, Bayern München có những sự thay đổi lớn về đội hình để xây dựng lại. Họ mua về 8 cầu thủ mới và bán, sa thải hoặc cho mượn 9 cầu thủ khác. Các danh thủ về với đội bao gồm Hamit Altintop từ Schalke 04, Luca Toni từ ACF Fiorentina, Miroslav Klose từ Werder Bremen, và bản hợp đồng kỷ lục Franck Ribéry từ Olympique Marseille. Những bản hợp đồng mới đã có hiệu quả, và Bayern vô địch DFB-Pokal 2008 và Bundesliga, đứng đầu bảng trong mọi vòng đấu của mùa giải. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2008 Jürgen Klinsmann được chọn làm người kế nhiệm Hitzfeld, nắm quyền ở đội bóng từ ngày 1 tháng 7 năm 2008. Ông ký hợp đồng 2 năm với đội bóng. Trong giai đoạn lượt đi của Bundesliga 2008-09, Bayern có một sự khởi đầu phập phù, chỉ thắng 2 trận cho tới vòng đấu thứ 6, nhưng về sau bắt đầu tăng tốc. Bayer Leverkusen loại Bayern ở tứ kết DFB-Pokal. Ở cúp C1 Bayern cũng vào tới tứ kết. Họ bị FC Barcelona loại sau khi đứng đầu bảng F và đánh bại Sporting Clube de Portugal ở vòng loại trực tiếp với tổng tỉ số kỷ lục là 12-1. Vào ngày 27 tháng 4, hai ngày sau trận thua Schalke trên sân nhà khiến Bayern bị tụt xuống vị trí thứ 3, Klinsmann bị sa thải. Đây là hệ quả của những kết quả đáng thất vọng như trận thua với tổng tỉ số 5-1 trước Barcelona ở cúp C1, và trận thua 5-1 trước VfL Wolfsburg. Cựu huấn luyện viên Jupp Heynckes được bổ nhiệm làm người thay thế cho tới cuối mùa giải. Bayern cuối cùng về đích ở vị trí thứ nhì, và được vào thẳng vòng bảng cúp C1 2009-10. Bayern sau đó ký hợp đồng với huấn luyện viên Louis van Gaal ở mùa giải 2009-10 từ AZ Alkmaar, ngoài ra câu lạc bộ còn ký hợp đồng với tiền đạo Mario Gómez với mức phí chuyển nhượng 35 triệu euro, kỷ lục của Bayern lúc ấy. Trong khi vẫn đang bị hoài nghi về những trận đấu với kết quả nghèo nàn, Van Gaal dẫn dắt Bayern vào tới vòng 1/16 cúp C1 bằng chiến thắng đậm đà 4-1 trước Juventus ở Torino. Họ gặp Fiorentina ở vòng 1/16. Vào ngày 9 tháng 3, họ thua 3-2 trước câu lạc bộ này nhưng vẫn vào tứ kết nhờ luật bàn thắng sân khách. Ở tứ kết họ gặp MU, Bayern cũng giành được kết quả tương tự như trận gặp Fiorentina, họ hoà ManU với tổng tỉ số 4-4 và vào bán kết Cúp C1 nhờ luật bàn thắng sân khách, sau khi thắng 2-1 ở lượt đi và thua 3-2 ở lượt về. Vào ngày 27 tháng 4 năm 2010, Bayern đánh bại Olympique Lyonnais 3-0 sau khi thắng 1-0 ở trận lượt đi. Kết quả đó đưa Bayern tới trận chung kết Cúp C1 2009-10 và chỉ chịu thua trước câu lạc bộ Inter Milan tại trận chung kết với tỉ số 2-0. Vào ngày 8 tháng 5 năm 2010, Bayern vô địch Bundesliga 2009-10 sau khi thắng 3-1 trước Hertha BSC Berlin. Mùa giải 2010-2011 là mùa giải không thật sự thành công đối với Hùm Xám. Tại Bundesliga họ bị Dortmund đánh bại ở cả lượt đi lẫn lượt về. Ở trận lượt đi tại Signal Iduna Park, Bayern đã để các cầu thủ Dortmund đánh bại với tỷ số 2-0, còn ở trận lượt về, Hùm Xám thảm bại 1-3 ngay trên sân nhà Allianz Arena. Với kết quả đó kèm theo chuỗi thành tích nghèo nàn, Bayern đã trao luôn chức vô địch cho đội bóng vàng đen và chính thức trở thành cựu vương. Còn tại UEFA Champions League năm 2011, họ gặp lại đối thủ của Inter Milan ngay tại vòng 1/16. Những tưởng Bayern sẽ trả được món nợ tại trận thua 0-2 cách đây 1 năm sau khi đánh bại được đội bóng đến từ Ý ngay trên sân khách với tỷ số 1-0, thì bất ngờ đã xảy ra tại trận lượt về, Bayern München thúc thủ 2-3 trên sân nhà, và cay đắng bị loại bởi luật bàn thắng trên sân khách, đứng nhìn đối thủ lọt vào vòng 1/8. Với kết quả này đồng nghĩa với việc Bayern München trắng tay trên tất cả các đấu trường, và điều gì đến cũng phải đến, huấn luyện viên Louis van Gaal phải ra đi ngay sau đó. === Jupp Heynckes và mùa giải ăn ba lịch sử === Thay thế cho Louis van Gaal là một người cũ, ông Jupp Heynckes, sau đó câu lạc bộ đã có những sự bổ sung chất lượng trước mùa giải 2011-2012, đáng nói nhất là thủ môn số một của đội tuyển Đức, Manuel Neuer từ câu lạc bộ Schalke 04 với mức phí chuyển nhượng 22 triệu euro, đây được xem là một thương vụ hút máu khác của Bayern. Nhưng chẳng có gì khác so với mùa giải năm ngoái, tại đấu trường quốc nội, Bayern München vẫn phải xếp sau đại kình địch Dortmund. Ở Bundesliga, họ thất bại cả 2 lượt trận đi và về với cùng tỉ số 0-1, và sau đó ngậm ngùi nhìn đối đủ bảo vệ thành công chức vô địch mùa giải 2011-12. Ở chung kết Cúp quốc gia, Bayern tiếp tục thảm bại 2-5 trước đội bóng vùng Ruhr, đó được xem là một trong những trận thua tồi tệ nhất khi Hùm xám tiếp đón các cầu thủ Dortmund. Còn tại UEFA Champions League 2011-12, Bayern đã lọt vào trận chung kết gặp Chelsea, sau khi vượt qua Real Madrid tại bán kết sau cả 2 lượt trận với tổng tỉ số hòa 3-3 nhờ pha thực hiện thành công quả luân lưu 11m của Bastian Schweinsteiger trong loạt sút cùng 2 pha cản phá thành công của Manuel Neuer trong lượt sút của Ronaldo, Kaka bên phía Real. Tại sân Allianz Arena, nơi diễn ra trận chung kết, mặc dù thi đấu ngay tại sân nhà, nhưng phải đến khi trận đấu còn 10 phút nữa kết thúc, Bayern München mới vươn lên dẫn trước nhờ pha đánh đầu của Thomas Muller, trước khi Drogba gỡ hòa 1-1 vài phút sau đó. Gần về cuối trận, Bayern München được hưởng 1 quả Penalty, tưởng chừng chức vô địch về tay đội bóng nước Đức, nhưng tiền vệ Arjen Robben đã trở thành tội đồ khi gây thất vọng bằng pha đá hỏng. Sau 120 phút hòa nhau 1-1, hai đội đến với loạt sút luân lưu 11m. Trong chấm luân lưu, người hùng của Bayern tại trận bán kết trước Real trên sân Bernabeu, tiền vệ Bastian Schweinsteiger đã trở thành tội đồ khi đá hỏng ở lượt sút của mình, đồng thời tiền đạo Didier Drogba bên phía Chelsea thực hiện thành công mang lại chiến thắng cho Chelsea, và lại thêm một mùa giải thất bại toàn diện nữa đối với đội bóng thành München khi họ trắng tay ở cả 3 đấu trường với thành tích về nhì cả ba. Không chấp nhận thành tích trắng tay ở mùa giải vừa qua, BLĐ Bayern đã đầu tư mạnh vào thị trường chuyển nhượng mùa hè 2012, và đem về một loạt tân binh chất lượng, và Javi Martínez đã trở thành cầu thủ đắt giá nhất trong lịch sử Hùm xám khi gia nhập câu lạc bộ với mức phí 40 triệu euro. Ở Bundesliga, Bayern đã nhanh chóng quên đi thất bại của mùa trước, nhanh chóng vươn lên dẫn đầu BXH và bỏ xa Borussia Dortmund. Ngày 6 tháng 4 năm 2013, Bayern München dành chức vô địch Bundesliga mùa giải 2012-13 sau chiến thắng 1-0 trước câu lạc bộ Eintracht Frankfurt trong khi giải vẫn còn 6 vòng, qua đó thiết lập kỷ lục mới khi trở thành đội bóng dành chức vô địch Bundesliga sớm nhất, theo đó là kỉ lục về điểm số vô địch trong một mùa giải với chỉ một thất bại trước Leverkusen. Tại Cup châu Âu, với 13 điểm giành được cùng vị trí nhất bảng, Bayern tiến vào vòng đấu loại trực tiếp. Tại vòng 1/16, lá thăm đưa Bayern gặp Arsenal. Tại lượt đi diễn ra ở Emirates, Bayern đã dễ dàng hạ Arsenal với tỉ số 3-1, dù thua 0-2 trên sân nhà, nhưng cũng đủ để các cầu thủ München đi tiếp nhờ luật bàn thắng sân khác. Sau đó họ tiếp tục vượt qua nhà Đương Kim vô địch Serie A, Juventus với tổng tỷ số 4-0 sau cả 2 lượt trận thắng cùng tỉ số 2-0. Tại bán kết, đáng nói nhất là Bayern đã gây sốc cho cả thế giới khi đả bại Barcelona với tổng tỷ số đến 7-0 sau khi đánh bại đội bóng xứ Catalan với tỉ số đậm 4-0 trên sân nhà và 3-0 tại Nou Camp. Và sau đó Bayern München đã trả thành công món nợ mùa trước khi đánh bại Borussia Dortmund với tỷ số 2-1 trong trận Chung kết UEFA Champions League 2013 diễn ra vào ngày 25 tháng 5 năm 2013 nhờ bàn thắng ở cuối trận của "tội đồ" 1 năm trước, Arjen Robben. Ngày 1 tháng 6 năm 2013, Bayern vượt qua VfB Stuttgart trong trận chung kết Cúp Quốc gia Đức với tỷ số chung cuộc 3-2 sau 90 phút thi đấu, qua đó hoàn tất cú ăn ba lịch sử và họ cũng là câu lạc bộ Đức đầu tiên giành được cú ăn ba trong 1 mùa giải. Sau đó, Bayern cũng giành chiến thắng trong trận Siêu cúp bóng đá châu Âu trước câu lạc bộ Chelsea trên chấm luân lưu và giải Cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ, nghĩa là trong năm 2013 họ đoạt cú ăn 5, chiến thắng gần như tất cả các giải bóng đá quan trọng mà 1 đội bóng có thể đạt được trong cùng 1 mùa giải ngoại trừ danh hiệu Siêu cúp Đức. === Thời Pep Guardiola (2013-2016) === Sau cú ăn ba lịch sử, huấn luyện viên Jupp Heynckes đã nghỉ hưu, và thay thế ông tại Bayern là cựu huấn luyện viên của Barca, Pep Guardiola. Ngay từ mùa giải đầu tiên 2013–14, câu lạc bộ đã có sự phục vụ của thần đồng bóng đá Đức, tiền vệ Mario Götze từ kình địch Borussia Dortmund với mức phí 37 triệu euro. Đầu mùa giải năm đó, Bayern München gặp lại Dortmund tại trận tranh siêu cup Đức, kết quả Bayern München đã để thua với tỷ số 2-4, và đành vuột mất danh hiệu đầu tiên dưới thời Pep Guardiola. Nhưng tại mùa giải đó, Pep Guardiola đã mang về cho Bayern 2 danh hiệu quốc nội là Bundesliga sau 34 vòng đấu và Cúp quốc gia khi vượt qua chính Dortmund với tỷ số 2-0 sau 120 phút thi đấu. Danh hiệu duy nhất mà Pep thất bại là Cup châu Âu mùa giải 2013-14. Tại đấu trường châu Âu, cùng với thành tích thắng 5 thua 1 và vị trí nhất bảng đấu, Bayern đã lọt vào vòng đấu loạt trực tiếp. Tại vòng 1/16 Bayern München gặp lại Arsenal, tại Emirates các cầu thủ đến từ München đã giành thắng lợi 2-0, và dù bị cầm hòa 1-1 trên sân nhà Allianz Arena, những cũng đủ để Bayern tiến vào tứ kết. Ở vòng đấu này họ gặp một CLB khác cũng đến từ nước Anh, Manchester United. Nhưng với phong độ đang đi xuống của Man Utd, Bayern München dễ dàng đánh bại với tổng tỷ số 4-2 sau khi hòa 1-1 lượt đi và thắng 3-1 lượt về. Nhưng tại bán kết CLB phải dừng bước bởi câu lạc bộ Real Madrid tại bán kết UEFA Champions League 2013-14 khi để thua 0-1 tại lượt đi và thất bại nặng nề 0-4 trên sân nhà tại trận lượt về, qua đó chính thức thành cựu vương. Ở mùa giải tiếp theo, mặc dù có trong tay đội hình nòng cốt giúp đội tuyển Đức đăng quang tại kỳ World Cup 2014 nhưng Bayern khởi đầu không mấy thành công khi để thua Dortmund 0-2 tại trận tranh Siêu Cup Đức năm thứ 2 liên tiếp. Nhưng sau đó câu lạc bộ đã có phong độ rất tốt tại Bundesliga khi vô địch giải này lần thứ 25 và tiếp tục xếp trên kình địch Dortmund trong 3 mùa giải liên tiếp. Nhưng đó là danh hiệu duy nhất mà Bayern München cùng Pep Guardiola giành được trong mùa giải này bởi ở Cúp Quốc gia họ bị loại bởi Dortmund trên chấm penalty. Kế tiếp là thất bại tại cup châu Âu. Champions League mùa giải 2014-15, Bayern München nằm cùng bảng với AS Roma, Manchester City và CSKA Moskva, với thành tích nhất bảng, đáng nói nhất là trận thắng 7-1 trước Roma ngay tại Ý, Bayern đã giành quyền lọt vào vòng đấu kế tiếp. Mặc dù gặp khó khăn ở trận lượt đi trước 2 đối thủ Shakhtar Donetsk và Porto tại vòng 1/16 và tứ kết khi bị đại diện của Ukraine cầm hòa 0-0 và để thua 1-3 trên đất Bồ Đào Nha, nhưng tại Allianz Arena, Bayern đã lật ngược tình thế với những chiến thắng đậm đà 7-0 trước Shakhtar và 6-1 trước Porto. Nhưng tại bán kết, Bayern phải dừng chân trước câu lạc bộ Barcelona, đội sau đó đã lên ngôi vô địch tại bán kết Cúp C1 với tỷ số 0-3 ở trận lượt đi bởi cú đúp của tiền đạo Lionel Messi và chỉ thắng danh dự ở trận lượt về với tỷ số 3-2, qua đó đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp thất bại ở đấu trường châu Âu. Mùa giải 2015-16, Bayern München đã bổ sung vào đội hình những tân binh đáng chú ý như Arturo Vidal từ Juventus và Douglas Costa từ Shakhtar Donetsk với tổng chi phí 67 triệu euro. Mở màn mùa giải là trận Siêu cup Đức, Bayern đã chịu thua sau loạt sút luân lưu khi Xabi Alonso đá hỏng quả 11m. Còn ở Bundesliga, câu lạc bộ đã có sự khởi đầu thuận lợi khi hạ Hamburg với tỷ số 5-0. Trải qua 8 trận toàn thắng, đáng nói nhất là chiến thắng 5-1 trước kình địch Borussia Dortmund tại trận Der Klassiker (siêu kinh điển kiểu Đức), Hùm Xám hiện đang vững vàng ở vị trí đầu bảng cùng với phong độ cực kì xuất sắc của cặp đôi tiền đạo Thomas Müller và Robert Lewandowski. Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Bayern đạt cột mốc 1000 trận thắng tại Bundesliga sau khi chiến thắng FC Köln với tỉ số 4-0, trở thành đội bóng đầu tiên của giải đấu làm được điều này. Còn ở UEFA Champions League, Bayern rơi vào bảng F với sự góp mặt của Arsenal, Olympiakos và Dinamo Zagreb, sau 2 lượt trận đầu, Hùm xám giành trọn số điểm tuyệt đối, đứng đầu bảng với thành tích ghi được 8 bàn và không để thua bàn nào. Sau đó Bayern vượt qua vòng bảng với ngôi nhất bảng cùng 5 trận thắng và chỉ để thua 1 trận, tại vòng 1/16 họ gặp Juventus. Trận lượt đi dù đã nhanh chóng vượt lên dẫn trước 2-0 nhờ bàn thắng của Thomas Müller và Arjen Robben, nhưng Bayern vẫn phải ra về với 1 trận hòa 2-2. Và trận lượt về chứng kiến một kịch bản điên rồ khi Juventus lại vượt lên dẫn trước 2-0 tại Allianz Arena. Nhưng với tinh thần thép, các cầu thủ đã lật ngược thế cờ khi ghi 4 bàn vào lưới của Gianluigi Buffon qua đó tiến vào vòng tứ kết. Tại đây họ tiếp Benfica, và nhọc nhằn đánh bại đại diện của Bồ Đào Nha với tổng tỉ số 3-2 để vào vòng 4 đội mạnh nhất. Nhưng rồi sau đó đội lại dừng chân ở bán kết trước một đội bóng đến từ Tây Ban Nha khác, Atlético Madrid sau khi để thua 0-1 ở lượt đi, dù dành chiến thắng 2-1 trên sân nhà nhưng Bayern vẫn phải ra về bởi luật bàn thắng trên sân khách. Vào cuối mùa Bayern München đã vô địch với 88 điểm sau 34 vòng đấu, không lâu sau Bayern cũng đã đánh bại Dortmund trân chấm luân lưu tại trận chung kết Cup Quốc gia Đức khi hai đội hòa nhau 0-0 sau 120 phút thi đấu, đó cũng là 2 danh hiệu cuối cùng khi Pep Guardiola dẫn dắt. === Ancelotti đến (2016-nay) === Vào ngày 20 tháng 12, Bayern đã thông báo trên trang chủ rằng huấn luyện viên Pep Guardiola sẽ không gia hạn sau khi kết thúc hợp đồng. Thay thế cho ông sẽ là huấn luyện viên Carlo Ancelotti. Giữa tháng 5, Bayern chính thức đón chào sự trở về của hậu vệ Mats Hummels từ Dortmund với giá chuyển nhượng 38 triệu euro, cùng với tài năng trẻ đến từ Bồ Đào Nha, tiền vệ Renato Sanches của câu lạc bộ Benfica với mức phí 35 triệu euro. Bayern München và Ancelotti mở đầu mùa giải bằng trận tranh Siêu Cúp Đức với Borussia Dortmund trên sân Signal Iduna Park. Nhưng với tài cầm quân xuất sắc của mình, Ancelotti đã giúp Bayern có được danh hiệu đầu tiên bằng chiến thắng 2-0 với 2 pha lập công của Arturo Vidal và Thomas Müller. Còn tại Bundesliga, ngay tại trận mở màn, Bayern đã đè bẹp các cầu thủ Bremen với tỷ số 6-0 trên sân Allianz Arena, trong đó có cú hattrick của tiền đạo Lewandowski. Tuy nhiên, mạch trận bất bại của Bayern München mùa giải 2016-17 đã chấm dứt sau trận thua 0-1 khi gặp lại đối thủ cũ Atlético Madrid và kéo theo đó là những trận hòa thất vọng trước FC Köln, Eintracht Frankfurt, Hoffenheim, và để thua Borussia Dortmund. == Biểu tượng == === Biểu trưng === Biểu trưng của Bayern đa từng được thay đổi nhiều lần trong lịch sử câu lạc bộ. Biểu trưng gốc gồm 4 chữ F, C, B, M, màu xanh được cách điệu hóa và lồng vào nhau. Màu cờ của bang Bavaria lần đầu tiên được đưa vào biểu trưng của đội từ năm 1954. Mẫu biểu trưng hiện đại của đội bắt đầu được vẽ vào năm 1954 và trải qua nhiều bước thay đổi. Thời gian đầu biểu trưng chỉ đơn sắc, màu xanh hoặc màu đỏ, cho đến đa sắc như hiện nay. Biểu trưng hiện tại (được chọn từ năm 2008) gồm ba màu xanh dương, đỏ, và trắng. Màu cờ của bang Bavaria nằm ở giữa biểu trưng, chữ FC Bayern München được viết bằng màu trắng, trong vòng tròn đỏ, được bọc trong một vòng tròn xanh, màu của Bavaria. === Màu áo === Khi câu lạc bộ mới thành lập, màu áo chủ đạo mà Bayern chọn là màu trắng và xanh da trời, nhưng cho đến năm 1905, họ lại dùng màu áo trắng và quần đen cho tới thời điểm mà Bayern gia nhập MSC. MSC quyết định rằng các cầu thủ phải chơi với quần short màu đỏ. Một số cầu thủ trẻ được gọi là những quần đùi đỏ, điều đó có nghĩa như một lời lăng mạ. Bayern đã dùng trang phục đỏ và trắng trong phần lớn lịch sử tồn tại của mình, nhưng màu xanh cũng được sử dụng. Ở mùa giải 1969-70 màu áo là sọc xanh trắng, và quần cùng tất đều màu xanh. Một kiểu tương tự cũng xuất hiện vào năm 1995, khi màu xanh lần đầu tiên là màu chủ đạo. Từ năm 1999 trở đi Bayern lại dùng màu áo truyền thống của họ. Màu áo sân khách của đội bóng đã được thay đổi theo hàng năm, bao gồm trắng, đen, xanh và vàng-xanh. Bayern cũng sử dụng một bộ trang phục khi thi đấu quốc tế riêng. Vào năm 2009, trang phục ở sân nhà là màu đỏ, sân khách là màu xanh đậm, và trang phục thi đấu quốc tế là màu trắng. Vào những năm 1980 và 90, Bayern sử dụng bộ trang phục sân khách đặc biệt khi gặp 1. FC Kaiserslautern, đó là màu áo giống của tuyển Brazil là xanh và vàng, một sự mê tín đã được sinh ra khi người ta tin rằng họ thường khó thắng tại Kaiserslautern và cần một trang phục đặc biệt. Nhà tài trợ áo đấu đầu tiên của Bayern Munich là từ hãng chế tạo xe Marigus Deutz. Đây cũng là thương vụ đầu tiên của Uli Hoeness khi ông lên làm giám đốc thương mai cho câu lạc bộ xứ Bavaria sau khi giải nghệ. Thương vụ này đã đem lại cho Bayern khoản tiền 1,8 triệu Mark mỗi năm. Marigus Deutz và Bayern Munich đã bắt tay hợp tác trong vòng 6 năm, bản hợp đồng đã kéo dài từ năm 1978 đến 1984. Sau khi hợp đồng giữa hãng chế tạo xe Marigus và Bayern đáo hạn, dưới sự chèo lái của Hoeness, Bayern tiếp tục vớ được nhà tài trợ khác. Đó là hãng sản xuất máy vi tính của Mỹ, Commodore. Bayern đã bắt tay cùng Commodore trong vòng 5 năm, từ năm 1984 đến 1989 trước khi nhà tài trợ Opel ký hợp đồng với Bayern Munich với thời hạn kéo dài đến 13 năm sau đó. Hiện nay trên chiếc áo đấu của câu lạc bộ còn có tên của nhà tài trợ Deutsche Telekom, hãng truyền thông lớn nhất nước Đức. Hằng năm Telekom tài trợ cho Bayern München một khoản tiền 25 triệu euro cho việc in tên quãng cáo thương hiệu lên chiếc áo đấu của Hùm xám. Ngoài việc quảng cáo thương hiệu cho các nhà tài trợ, Bayern München cũng là đối tác kinh doanh lớn của hãng thể thao số 1 thế giới Adidas với số tiền hơn 75 triệu euro hằng năm, đổi lại đội bóng chủ sân Allianz sẽ sử dụng, giới thiệu quảng bá và nâng cao thương hiệu các sản phẩm do Adidas sản xuất. Cùng với đó là việc ký hợp đồng hãng xe nổi tiếng Audi, trong chiến dịch quảng cáo, mỗi cầu thủ khi chơi cho Bayern München đều được tặng xe trước khi mùa giải mới bắt đầu. Tháng 11 năm 2015, Bayern lại tiếp tục thông báo họ đã có thêm 1 nhà tài trợ nữa, đó là hãng chuyên sản xuất lốp xe nổi tiếng của Mỹ, Goodyear. Hãng lốp xe nổi tiếng của Mỹ này sẽ chính thức trở thành đối tác bạch kim của Bayern từ đầu năm 2016. Goodyear sẽ trở thành đối tác bạch kim của CLB xứ Bavaria, và sẽ có mặt trên khắp các bảng hiệu ở sân Allianz Arena – sân nhà của Bayern Munich. Ngoài ra, sản phẩm của Goodyear – là lốp xe cũng sẽ được sử dụng cho phương tiện di chuyển của CLB và các thành viên trong đội bóng. Việc ký kết hợp đồng thành công với Goodyear tiếp tục nâng danh sách các nhà tài trợ và đối tác chính thức của Bayern Munich lên con số dài dằng dặc. Ngoài nhà tài trợ chính là công ty viễn thông nổi tiếng Deutsche Telekom và nhà tài trợ áo đấu Adidas, Bayern còn có Gigaset, Audi, và các đối tác khác như Coca-Cola, hãng thời trang Giorgio Armani hay đồng hồ Hublot. Tính tổng cộng, Bayern có tới hơn 20 đối tác chính thức và không chính thức – một con số ấn tượng. Với việc thu hút được các nhà tài trợ lớn nhất nước Đức, Bayern München đã trở thành câu lạc bộ đứng đầu giải Bundesliga về doanh thu hằng năm. == Sân vận động == Khi mới thành lập, Bayern tập luyện tại Schyrenplatz nằm ở trung tâm thành phố München. Các trận đấu chính thức đầu tiên của đội được tổ chức tại Theresienwiese. Từ năm 1901, Bayern chuyển tới sân riêng của mình, nằm ở phố Clemensstraße trong khu Schwabing. Sau khi gia nhập Münchner Sport-Club (MSC) vào năm 1906, Bayern chuyển về thi đấu từ tháng 5 năm 1907 tại khuôn viên của MSC nằm trên phố Leopoldstraße. Từ năm 1925, Bayern chung sân Grünwalder Stadion với câu lạc bộ 1860 München. Cho đến thế chiến thứ hai, sân vận động thuộc quyền sở hữu của 1860 München, và thường được gọi là Sechz'ger. Sân bị phá hủy trong chiến tranh, và các nỗ lực phục hồi lại nó khiến nó sau đó rất chắp vá. Kỷ lục về số khán giả trong một trận đấu của Bayern tại sân Grünwalder Stadion là 50.000 người trong trận gặp 1. FC Nuremberg ở mùa giải 1961–62. Khi Bundesliga được thành lập, sức chứa tối đa của sân là 44.000 chỗ. Sức chứa hiện tại của sân là 21.272 chỗ, được các đội hình hai của cả Bayern và 1860 München sử dụng. Để tổ chức Thế vận hội mùa hè 1972, thành phố München cho xây dựng Sân Olympic. Sân vận động được khánh thành vào vòng đấu cuối cùng của Bundesliga 1971–72. 79.000 khán giả chật kín sân theo dõi trận đấu. Sân Olympic, trong những năm đầu, được coi là một trong những sân hiện đại nhất thế giới, và được chọn tổ chức nhiều trận chung kết lớn, như trận chung kết World Cup 1974. Những năm sau đó sân vận động có nhiều thay đổi, như tăng tỉ lệ số chỗ ngồi từ khoảng 50% lên xấp xỉ 66%. Sân có sức chứa 63.000 chỗ cho các trận đấu cấp quốc gia, và 59.000 cho các trận đấu quốc tế. Nhưng với nhiều người có than phiền rằng sân quá lạnh vào mùa đông, vì chỉ có hơn nửa số chỗ nằm trong khu vực có mái che. Những phàn nàn khác rằng khoảng cách giữa khán giả và sân đấu quá xa, vì ngăn giữa khán đài và sân là đường đua điền kinh. Những mong muốn sửa đổi sân vận động đều không thể vì kiến trúc sư Günther Behnisch hầu như luôn dùng quyền phủ quyết. Sau nhiều thảo luận, cuối cùng thành phố München, bang Bavaria, Bayern Munchen, và TSV 1860 cùng đồng ý vào cuối năm 2000 là sẽ xây dựng một sân vận động mới. Việc Đức giành được quyền đăng cai World Cup 2006 đẩy nhanh mọi việc vì sân Olympic không còn đủ các tiêu chuẩn của FIFA được tổ chức một trận đấu trong khuôn khổ World Cup nữa. Sân Allianz Arena được xây dựng tại phía Bắc thành phố và đưa vào sử dụng từ đầu mùa giải 2005–06. Sân Allianz Arena có kích thước 258m x 227m, bề mặt sân rộng 120m x 83m với bãi đỗ xe có kích thước lớn khoảng 270.000m² có thể chứa cho khoảng 11000 chiếc xe và 350 xe buýt. Sân vận động đã bán quyền được đặt tên cho sân trong vòng 30 năm với tập đoàn Allianz. Hiện này sân Allianz Arena đang là sân nhà của cả 2 câu lạc bộ ở München là Bayern München và TSV 1860 München. Ban đầu sân vận động thuộc cả 2 cổ đông FC Bayern München AG và TSV München von 1860 GmbH & Co. KGaA. Nhưng sau này hãng FC Bayern München AG đã mua lại phần của hãng TSV München von 1860 GmbH & Co. KGaA và bây giờ là sở hữu chủ duy nhất. Sân Allianz Arena được thiết kế đặc biệt, là sân có thể phát sáng màu đỏ khi đội chủ nhà là FC Bayern München, màu xanh khi đội chủ nhà là TSV 1860 München và màu trắng khi đội tuyển Đức thi đấu tại đây. == Trụ sở == Chỉ 14 tháng sau khi công việc thi công xây dựng bắt đầu, Trung tâm dịch vụ FCB mới đã chính thức mở cửa cho công chúng vào tháng 6 năm 2008. Cơ sở mới tại trụ sở Säbener Strasse cung cấp cho các thành viên, người hâm mộ và khách hàng một loạt các dịch vụ kết nối với câu lạc bộ, Bề ngoại trụ sợ mới này được thiết kế theo phong cách hiện đại, mặt trước của ServiceCenter này là một khung cảnh được đánh giá rất ấn tượng. Mặt tiền dài 95m này có thiết kế màu đỏ, hợp bằng các mảng kính thủy tinh và phía trên có đính biểu tượng của câu lạc bộ. Bên trong gồm bàn tiếp tân và các bàn phục vụ cho việc quản lý và quầy bán vé của các thành viên, đây được xem là bản sao thu nhỏ của Allianz Arena. Chủ tịch Karl-Heinz Rummenigge nhận xét: "Trung tâm Dịch vụ mới này là biểu tượng của câu lạc bộ, hiện đại và có đầy đủ chức năng với nhu cầu của các nhà tài trợ như là nguồn cảm hứng. Thật vậy, tòa nhà ba tầng mới là điểm tiếp xúc tối tân cho người hâm mộ và khách hàng, cung cấp dịch vụ thân thiện và chuyên nghiệp. Siêu megastore này rộng 250 m vuông là một nơi thích hợp thật sự cho người hâm mộ trung thành của câu lạc bộ và các siêu sao Ribéry, Schweinsteiger, Lahm với bộ sao chép lịch sử câu lạc bộ, áo sơ mi, mũ và nhiều thứ khác nữa. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch đầy đủ dịch vụ của Bayern Tours phục vụ cho các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, cũng như cung cấp dịch vụ du lịch thể thao và người ủng hộ. Trung tâm dịch vụ mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối theo giờ CET. Bàn tiếp tân là nơi nhân viên thường xuyên làm việc trong những giờ này, nơi có hai nhân viên thân thiện sẵn sàng hỗ trợ khách hàng với nhu cầu của họ, bao gồm cả thời gian cửa hàng và dịch vụ có thể đóng cửa (giờ mở cửa bình thường từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều). Bãi đậu xe trên mặt đất cung cấp không gian cho 65 xe ô tô và bốn xe buýt. == Sân tập luyện và khu đào tạo == Các cơ sở đào tạo của Bayern München, cho cả hai đội chuyện nghiệp và đội trẻ đều được đặt tại trụ sở ở München. Nó được coi là một trong những cơ sở đào tạo hiện đại nhất ở châu Âu. Kể từ năm 1949, Bayern sử dụng con đường Sabener để thành lập nơi tập luyện cho các cầu thủ. Năm 1970 việc xây dựng các văn phòng mới và sân tập dưới thời chủ tịch Neudecker bắt đầu. Ngày 17 tháng 5 năm 1971, nơi huấn luyện đã sẵn sàng. Lần đầu tiên trong lịch sử của của câu lạc bộ, hai khu văn phòng câu lạc bộ và khu đào tạo đã được thống nhất thành một. Có bốn sân cỏ, một trong số đó có hệ thống sưởi dưới lớp đất, một sân được thiết kế với bề mặt cỏ nhân tạo và một hội trường thể thao đa chức năng. Sau khi đóng cửa trường học München, Bayern mua các khu đất kế cận khu thể thao Dodds mà trước đây tổ chức bóng đá và sân bóng chày. Một sân cỏ bóng đá mới được thiết kế với mặt cỏ nhân tạo trên nền sân bóng chày trước kia. Khóa đào tạo của Bayern bắt đầu mở cửa vào năm 1990 và được xây dựng lại sau khi mùa giải 2007-08 dựa trên đề xuất của huấn luyện viên Jürgen Klinsmann, người lấy cảm hứng từ các câu lạc bộ thể thao lớn khác nhau. Năm 2008, khu luyện tập mới này được hoàn thành với diện tích 250 mét vuông, sở hữu một gara đậu xe. Tòa nhà mới có chiều dài 95 mét, rộng 16 mét và cao 10 mét. Các gara đậu xe có sức chứa 270 chỗ đậu xe. Các khu lớn bây giờ gọi là trung tâm hoạt động thể thao bao gồm một phòng mát xa, phòng thay đồ, văn phòng của các huấn luyện viên, và một phòng hội nghị với các cơ sở sàng lọc để phân tích video. Một quán cà phê, một thư viện, một phòng học, và một phòng họp các thành viên. Tọa lạc tại trụ sở cũng là học viện thanh thiếu niên, sẵn sàng thu nhận các tài năng trẻ đến từ bên trong, ngoài thành phố như một phần của đội trẻ Bayern. Tai đây, họ có thể luyện tập ở đó và phát triển tài năng của họ để sau này trở thành một cầu thủ bóng đá. Cựu thành viên của học viện có thể kể đến như Philipp Lahm, Bastian Schweinsteiger, Thomas Müller, Toni Kroos hay Mats Hummels. Năm 2006 Bayern mua một khu đất gần sân Allianz Arena với mục đích xây dựng một học viện thanh thiếu niên mới. Trong năm 2015, dự án, ước tính trị giá 70 triệu euro được bắt đầu. Nguyên nhân chính của dự án là các cơ sở hiện tại quá nhỏ và câu lạc bộ cần sự nâng cấp để thành công hơn, tăng khả năng cạnh tranh với các câu lạc bộ của Đức hay các giải Cup châu Âu khác ở cấp độ trẻ. Cơ sở mới dự kiến ​​sẽ mở vào mùa 2017-18. == Giá trị thương hiệu == Bayern München là một trong những câu lạc bộ có giá trị thương hiệu lớn nhất nước Đức, cũng như trên toàn châu Âu và thế giới. Câu lạc bộ đã có dịp đứng đầu trong bảng xếp hạng các câu lạc bộ bóng đá có thương hiệu lớn nhất thế giới trong hai năm 2013 và 2014. Năm 2013, Bayern München đã vượt qua một loạt các đội bóng lớn như Manchester United, Barcelona, Real Madrid... để leo lên vị trí số 1 thế giới về giá trị thương hiệu. Theo Brand Finance, sau khi giành chức vô địch Bundesliga cũng như Cúp Quốc gia Đức và giành chiến thắng ở UEFA Champions League sau khi đánh bại một loạt các đội bóng lớn như Arsenal, Juventus, Barcelona và Borussia Dortmund, thương hiệu Bayern München đã tăng lên 668 triệu euro, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó dẫn đầu luôn vị trí số 1 về mặt thương hiệu. Một năm sau, dù để mất chức vô địch vào tay của Real Madrid tại bán kết Champions League năm 2014, nhưng Bayern vẫn xếp trên về giá trị thương hiệu, đây là năm thứ 2 liên tiếp Hùm Xám làm được điều này. Theo Sport Mail, Bayern München vẫn được đánh giá là đội bóng có thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2014. Bản đánh giá thương hiệu các đội bóng cho biết CLB xứ Bavaria có giá trị hơn 700 triệu euro. Việc giá trị thương hiệu của Bayern München dẫn đầu trong năm 2014 cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi trong năm này, đội hình chính của Bayern gồm những tuyển thủ Đức như Manuel Neuer, Philipp Lahm, Thomas Müller hay Mario Götze đã góp công lớn giúp Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đăng quang ngôi vô địch tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 được diễn ra trên đất Brazil. == Bản sắc == Có nhiều yếu tố để Bayern Munich thống trị tuyệt đối ở Bundesliga. Ngoài những nền tảng tài chính vững chắc, với sự chống lưng của nhiều tập đoàn khổng lồ như Adidas, Audi, Volkswagen, những tập đoàn có cổ phần trong CLB. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là việc câu lạc bộ này được xây dựng theo triết lí “Mia San Mia” (chúng tôi là chúng tôi). Sự thống trị của họ nằm ở sự phát triển mang tính kế thừa được thực hiện bởi những con người có dòng máu Bayern Munich bẩm sinh. Khi bắt đầu vươn lên trở thành một thế lực của Bundesliga ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước, tên tuổi Bayern Munich gắn liền với một thế hệ vàng Franz Beckenbauer, Gerd Müller, Uli Hoeneß, Sepp Maier hay Karl-Heinz Rummenigge. Từ khi là cầu thủ đến khi giải nghệ, những con người ấy vẫn đang gắn bó với Bayern Munich. Bộ ba quyền lực Beckenbauer, Hoeneß và Rummenigge đã thay nhau lãnh đạo thượng tầng Bayern Munich trong nhiều năm. Trung vệ huyền thoại Franz Beckenbauer từng có thời điểm làm huấn luyện viên trưởng. Ở cấp độ thấp hơn, Gerd Müller ở tuổi già nua vẫn đang làm công tác huấn luyện tại câu lạc bộ. Còn Sepp Maier cũng chỉ mới chia tay vị trí huấn luyện viên thủ môn vào năm 2008. Tiền vệ Bastian Schweinsteiger từng nói rằng anh muốn trong vòng 30 năm nữa anh, Philipp Lahm và Thomas Müller sẽ đảm nhiệm công việc tương tự và chủ tịch Uli Hoeneß đã từng lên tiếng ủng hộ ý tưởng của anh trên tờ BILD: “Thật tuyệt vời khi các cầu thủ nghĩ như vậy. Nhưng không chỉ Bastian, Philipp và Thomas, mà cả Manuel Neuer cũng xứng đáng là những nhà lãnh đạo tương lai. Họ có con tim và khối óc dành cho CLB”. == Tổ chức == === Cổ phần === Đội bóng đá chuyên nghiệp của Bayern được điều hành bởi tổ chức có tên gọi FC Bayern München AG. AG là chữ viết tắt của Aktiengesellschaft (công ty cổ phần), và Bayern được điều hành giống như một công ty cổ phần, nhưng cổ phiếu của công ty không niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán mà thuộc về sở hữu tư nhân. 81,82% của FC Bayern München AG được chính câu lạc bộ sở hữu, FC Bayern München e. V. (e. V. là chữ viết tắt của Eingetragener Verein (Hội đoàn đã được đăng ký). Phần còn lại được chia đều cho hai công ty Adidas, và Audi mỗi công ty sở hữu 9,09% số cổ phiếu của Bayern và cũng là những nhà tài trợ lớn cho câu lạc bộ. Bayern đã bán 18% cổ phần của mình vào các năm 2002 và 2009 cho hai đại tập đoàn của Đức lần lượt là Adidas với 77 triệu euro và Audi với 90 triệu euro, để thu về tổng cộng 167 triệu euro. Sau đó câu lạc bộ góp tiền đó vào việc xây sân bóng Allianz Arena trị giá 346 triệu euro và bán nốt quyền đặt tên cho hãng bảo hiểm Allianz. Phần tiền vay để trả chi phí xây sân được thanh toán qua mọi trận đấu đều bán sạch vé kể từ khi sân bóng khai trương vào năm 2005, và mọi chi phí khoảng nợ nần xây dựng sân bóng đã được thanh toán dứt điểm vào năm 2014, tức hơn 9 năm kể từ khi câu lạc bộ vay nợ và trả trước dự kiến đến 16 năm. === Hoạt động từ thiện === Câu lạc bộ Bayern đã tham gia nhiều dự án hợp tác với mục đích từ thiện trong một thời gian dài, giúp câu lạc bộ bóng đá khác trong tình trạng hỗn loạn tài chính. Vào năm 2004, đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở Bundesliga với Bayern München bây giờ, Borussia Dortmund khi đó đang đứng bên bờ vực phá sản khi làm ăn thua lỗ và quỹ lương không đủ để chi trả cho những hoạt động để duy trì đội bóng. Tuy nhiên, thay vì khoanh tay đứng nhìn đối thủ không đội trời chung của mình lụi tàn, chủ tịch Uli Hoeneß quyết định duyệt chi ngân sách cho đội bóng vùng Ruhr vay một khoản tiền 2 triệu euro để trang trải nợ nần. Ngoài ra, cũng theo tiết lộ của tờ báo Goal, được biết trong quá khứ, "Hùm xám" xứ Bavarian từng giúp đỡ tài chính cho rất nhiều đối thủ, đơn cử như đội bóng 1860 München hay St Pauli và những người bình thường lúc họ khó khăn. Lúc xảy ra Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, quỹ "FC Bayern - Hilfe eV" được thành lập, một nền tảng nhằm mục đích tập trung các cam kết xã hội và hoạt động từ thiện của câu lạc bộ, và khi thành lập Hội này được tài trợ với 600.000 euro, là tiền đóng góp của các quan chức và các cầu thủ của câu lạc bộ. Số tiền này được sử dụng để xây dựng một trường học ở Marathenkerny, Trincomalee, Stri Lanka. === Cổ động viên === Bayern München như một câu lạc bộ đại diện quốc gia có 3.202 fan club với tổng số 231.197 thành viên vào năm 2012, điều này khiến Bayern có số lượng fan lớn nhất tại Đức. Do một phần các câu lạc bộ có những người ủng hộ trên khắp đất nước, tất cả các trò chơi của Bayern đã được bán ra trong những năm gần đây. Cổ động viên của họ chủ yếu là từ tầng lớp trung lưu và những người Bavarian trong khu vực. Mặc dù chiếm một tỷ lệ lớn người ủng hộ, họ phải đi một quãng đường hơn 200 km (khoảng 120 dặm) để xem đội nhà thi đấu, mỗi trận đấu sân nhà của câu lạc bộ tại sân Allianz Arena tất cả vé xem hầu như được bán hết. Theo một nghiên cứu của Sport + Markt, Bayern là câu lạc bộ bóng đá đứng thứ năm ở châu Âu với 20,7 triệu người ủng hộ, và là câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất ở Đức với 10 triệu người ủng hộ. Bayern München cũng nổi tiếng với những tổ chức chống cực đoan. Các tổ chức nổi bật nhất là Schickeria München, Inferno Bavaria, Red Munich '89, Südkurve '73, Munichmaniacs 1996. Các ultras của Bayern München đã được công nhận, thống nhất lấy lập trường chống cánh hữu cực đoan, phân biệt chủng tộc và vào năm 2014 nhóm Schickeria München đã nhận được giải thưởng Julius Hirsch của DFB về việc cam kết chống lại nạn phân biệt chủ nghĩa Do Thái. "Stern des Südens" là bài hát truyền thống của Bayern München, thường được các cổ động viên hát trước khi trận đấu của Bayern được diễn ra trên sân nhà. Ngoài ra, Bayern München cũng là câu lạc bộ yêu thích của những nhân vật nổi tiếng như Đức Giáo hoàng Benedict XVI, võ sĩ quyền Anh người Ukraine Wladimir Klitshko. == Kình địch == === Trong nước === Bayern München có một sự cạnh tranh quyết liệt với Borussia Dortmund. Bayern và Dortmund đã gặp nhau nhiều lần tại giải Bundesliga. Còn tại đấu cúp, đã đối đầu nhau trong trận chung kết DFB-Pokal vào các năm 2008, 2012, và 2014. Việc để thua 2-5 trước Dortmund tại trận chung kết Cúp quốc gia vào năm 2012, đó là trận thua tồi tệ nhất của Bayern trong các trận chung kết. Bayern và Dortmund cũng đã gặp nhau trong DFL-siêu cúp trong năm 1989, 2008, 2012, 2013 và 2014. Đỉnh cao trong các trận đối đầu là khi Bayern đánh bại Dortmund 2-1 trong trận Chung kết UEFA Champions League 2013. Bayern là một trong ba câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở München. Đối thủ địa phương của Bayern là TSV 1860 München, một câu lạc bộ thành công hơn trong những năm 1960. Mặc dù có sự cạnh tranh, Bayern đã nhiều lần hỗ trợ TSV 1860 München 1860 trong thời gian hỗn loạn tài chính. Kể từ những năm 1920, FC Nürnberg đã được xem là đối thủ chính chính và truyền thống của Bayern ở Bavaria. Philipp Lahm nói rằng đá với Nürnberg là một trận cầu "đặc biệt" và với một "bầu không khí nóng bỏng". Cả hai câu lạc bộ chơi trong cùng một giải đấu vào giữa những năm 1920, nhưng trong những năm 1920 và 1930, Nürnberg đã thành công hơn, họ đã vô địch giải năm 1920, trở thành câu lạc bộ có số lần vô địch kỷ lục của Đức lúc ấy. Vài năm sau Bayern đã giành chức vô địch thứ mười của họ trong năm 1987, qua đó vượt qua số lần vô địch của Nürnberg. Các trận đấu giữa Bayern và Nürnberg thường được gọi là Derby Bavarian. Bayern cũng có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với Kaiserslautern, bắt nguồn vào năm năm 1973, khi Bayern đã thua 7-4 sau khi đã dẫn 4-1. Từ những năm 1970, các đối thủ chính của Bayern đã nổi lên tại Bundesliga. Năm 1970 này là Borussia Mönchengladbach, trong những năm 1980 là Hamburger SV và năm 1990 Borussia Dortmund, Werder Bremen và Bayer Leverkusen nổi lên như một đối thủ cạnh tranh nhất. Trong những mùa giải gần đây Borussia Dortmund, Schalke 04, và Werder Bremen là những đối thủ chính của Bayern tại Bundesliga. === Châu Âu === Tại châu Âu, đối thủ của Bayern là Real Madrid, Milan và Manchester United. Cặp đấu giữa Bayern và Real là cặp đấu kinh điển nhất trong các giải châu Âu hiện hành, mặc dù đã gặp nhau nhiều lần nhưng 2 đội chưa bao giờ đụng nhau ở các trận chung kết. Trận thắng đậm nhất nhất của Bayern München trên sân của Real Madrid là tại vòng bảng thứ 2 Champions League, khi ấy Bayern đối đầu với Real Madrid vào ngày 29 tháng 2 năm 2000 và kết quả là Bayern thắng 4-2. Sau đó hai đội lại gặp nhau ở bán kết năm đó, dù thắng 2-1 ở lượt về nhưng với trận thua 0-2 ở lượt đi, Bayern đành ngậm ngùi nhìn Real Madrid giành quyền vào chơi trận chung kết và giành chức vô địch. Một năm sau, Bayern München và Real Madrid gặp nhau 1 lần nữa ở bán kết Champions League năm 2001, và Bayern đã phục thù thành công khi thắng Real cả 2 lượt với tổng tỷ số 3-1. Các cổ động viên của Bayern thường được Real gọi là "Bestia negra"("Black Beast"). Năm 2007, hai đội cũng gặp nhau ở vòng 1/16 cúp châu Âu, sau hai lượt đi và về, cả 2 đội hòa nhau với tổng tỉ số 4-4, nhưng Bayern đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách. Ngoài ra hai đội cũng đã gặp nhau tại bán kết Champions League 2011-12, kết quả là hòa 3-3 sau 2 lượt, trải qua 2 hiệp phụ và loạt sút luân lưu, Bayern đã giành chiến thắng 3-1 để vào trận chung kết. Sau đó, họ lại gặp nhau tại bán kết Champions League 2013-14, ở lượt đi, Real đã giành được thắng lợi bằng pha lập công duy nhất của tiền đạo Karim Benzema, và trận lượt về với 2 cú đúp của Sergio Ramos và Cristiano Ronaldo, Real đã đánh bại Bayern với tỷ số 4-0 ngay tại München, đó cũng là trận thua đậm nhất của Bayern trước Real trên sân Allianz == Chuyển nhượng == === Chính sách chuyển nhượng === Đằng sau những thành công rực rỡ bây giờ ở giải vô địch quốc gia cũng như cúp châu Âu, Bayern München cũng có một chính sách chuyển nhượng thông minh, họ luôn ưu tiên đưa về một cầu thủ chơi bóng tại Đức, đang có phong độ cao tại câu lạc bộ và am hiểu bóng đá Đức chủ yếu tăng cường sức mạnh và làm suy yếu đối thủ cạnh tranh. Trong quá khứ cũng có những vụ chuyển nhượng đình đám như vậy, mùa giải 1983-1984 câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach đã suýt chút nữa giành được chiếc đĩa bạc thứ 6 trong lịch sử, người dẫn dắt lối chơi khi ấy là tiền vệ 23 tuổi, Lothar Matthäus. Trước trận chung kết cúp quốc gia năm ấy với chính Bayern, các CĐV của M'gladbach đã nhận một tin sốc rằng Matthäus sẽ chuyển sang chơi bóng tại München với mức giá kỷ lục khi đó 2,5 triệu D-mark. Sự việc càng trở nên phức tạp khi Bayern giành được cúp quốc gia sau loạt luân lưu khi mà chính Matthäus là người đá hỏng. Vài năm sau, Stefan Effenberg tiếp tục là một trường hợp nữa mà Bayern München rút ruột từ M'gladbach. Đáng chú ý, CLB xứ Bavaria đã có tới 2 lần kéo tiền vệ này khỏi M’gladbach, đây được xem là một thương vụ chuyển nhượng kỳ lạ. Lần đầu tiên là vào năm 1990, nhưng khi ấy Effenberg lại không thành công tại München như dự kiến, 2 năm sau anh rời đầu quân cho Fiorentina. Sau đó chính M’gladbach là đội bóng đã đưa ngôi sao đầy cá tính này trở lại nước Đức vào năm 1994. Ở đội bóng cũ, Effenberg đã tỏa sáng rực rỡ. Để rồi nhờ tài thương thuyết của Karl-Heinz Rummenigge, tiền vệ này đã bất ngờ đồng ý gia nhập Bayern München lần thứ 2 trong sự nghiệp và sau đó Effenberg trở thành một trong số những đội trưởng vĩ đại của CLB xứ Bavaria. Huyền thoại Oliver Kahn cũng là một "tác phẩm" chuyển nhượng của câu lạc bộ. Với màn trình diễn xuất sắc của Oliver Kahn trong màu áo Karlsruhe ở mùa bóng 1993-1994 đã khiến BLĐ Bayern München chi tới 4,6 triệu D-mark (kỷ lục với 1 thủ môn ở thời điểm bấy giờ) để đưa anh này về sân Olympic. Ở môi trường mới, Kahn bước vươn lên trở thành một trong những thủ môn xuất sắc và vĩ đại nhất trong làng bóng đá thế giới. Đầu những năm 2000, Bayer Leverkusen nổi lên như là một đối thủ đáng gờm của Bayern tại giải Bundesliga, họ còn lọt vào đến trận chung kết Champions League mùa 2001-2002. Thành công của Leverkusen chẳng kéo dài được lâu, khi Bayern München mạnh tay đổ tiền ra để chiêu mộ các ngôi sao của đối thủ này. Ở mùa Hè năm 2002, Bayern München đã chiêu mộ thành công 2 linh hồn ở tuyến giữa của Leverkusen là Michael Ballack và Zé Roberto. Hai năm sau đó, họ mua nốt hậu vệ Lúcio từ Bayer Leverkusen. Dĩ nhiên, trong khi bộ ba này đều trở thành những trụ cột của Bayern München, thì Leverkusen đã suy yếu rõ rệt. Từ năm 2004-2007, câu lạc bộ Werder Bremen trở thành đối thủ cạnh tranh chức vô địch Bundesliga cùng với Hùm Xám. Mùa giải 2004-05 họ xếp vị trí thứ 3, mùa giải 2005-06 về nhì khi xếp sau chính Bayern với 5 điểm ít hơn, và mùa giải 2006-07, thậm chí Werder Bremen còn xếp trên Bayern München với vị trí thứ 3 chung cuộc, trong khi Bayern là vị trí thứ 4. Thành tích trong ba mùa giải ấy có sự đóng góp lớn của trung phong đội tuyển Đức, tiền đạo Miroslav Klose, cầu thủ sở hữu danh hiệu Chiếc giày vàng World Cup 2006 đồng thời cũng là Vua phá lưới Bundesliga năm 2006 với 25 bàn thắng. Với hiệu suất ghi bàn đáng kinh ngạc, Miroslav Klose đã lọt vào mắt xanh của Hùm Xám xứ Bavaria. Vào năm 2007, Bayern München đã quyết định chi ra số tiền 15 triệu euro giải phóng hợp đồng, đem Vua phá lưới World Cup 2006 về sân Allianz Arena. Giai đoạn 2010 đến nay, Borussia Dortmund nổi lên như một ứng cử viên cạnh tranh chức vô địch với đội bóng xứ Bavaria. Sau hai mùa giải liên tiếp phải xếp sau đội bóng vàng đen thì vào năm 2013, ngay trước thềm trận Chung kết UEFA Champions League với chính Dortmund, ngay khi nhìn thấy khe hở trong bản hợp đồng, Bayern München đã gây sốc khi bỏ ra 37 triệu euro, số tiền đủ để giải phóng hợp đồng để lấy đi ngôi sao tuyến giữa hay nhất Dortmund lúc đó, tiền vệ Mario Götze. Đây là một thương vụ giống hết như thương vụ của Lothar Matthäus. Ảnh hưởng của Bayern lại tiếp tục đến với Dortmund khi mùa hè 1 năm sau đó, tiền đạo Robert Lewandowski đã quyết định không gia hạn hợp đồng với đội bóng vùng Ruhr, và sau đó Bayern München đã nhanh chóng ký hợp đồng và sở hữu tiền đạo ghi bàn xuất sắc Bundesliga mà chẳng tốn một xu nào. Không dừng lại ở đó, sau trận chung kết Cúp bóng đá Đức năm 2016, ban lãnh đạo Bayern München đã thông báo họ đã có được sự phục vụ của trung vệ đội trưởng bên phía Dortmund, Mats Hummels với mức phí chuyển nhượng 38 triệu euro, cao thứ 2 trong lịch sử CLB. Như vậy trong vòng 2 năm, Bayern München đã sở hữu đến 3 ngôi sao đã từng giúp Dortmund lên ngôi vô địch vào năm 2011 và 2012. Vào tháng 1 năm 2017, trang chủ của Bayern Munich đã chính thức đăng thông báo rằng đội bóng xứ Bavaria đã có 2 tân binh cho mùa giải tiếp theo. Đó là Niklas Süle và Sebastian Rudy của Hoffenheim. Đây có thể xem là một thương vụ hút máu kép khi cả hai cầu thủ này hiện đang là nhân tố quan trọng giúp Hoffenheim thi đấu thăng hoa và lọt vào Top 4 của Bundesliga mùa giải 2016-17. Bayern Munich đã trả 20 triệu euro và lấy đi Niklas Süle vốn trụ cột của hàng thủ Hoffenheim và cầu thủ mang băng đội trưởng của họ, Sebastian Rudy. Hiện nay, Bayern vẫn đang thống trị bóng đá Đức, thành phần nóng cốt của họ cũng từng là trụ cột của những đối thủ cạnh tranh ở Bundesliga như thủ thành Manuel Neuer từ Schalke 04, 3 cầu thủ Mario Götze, Mats Hummels và Robert Lewandowski đến từ Dortmund. Top 10 vụ "hút máu" đình đám của Bayern tại Bundesliga === Kỷ lục chuyển nhượng === ==== Đến ==== ==== Đi ==== == Thống kê == === Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất === === Top 10 cầu thủ ra sân nhiều nhất === == Ban điều hành == === Lãnh đạo === === Huấn luyện === == Đội hình hiện tại == Tính đến ngày 25 tháng 7 năm 2016 Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Số áo bất tử === 12: Bayern là một trong những đội bóng đã treo vĩnh viễn chiếc áo số 12. Số áo này được dành tặng cho các cổ động viên Bayern như một lời tri ân và coi họ là một phần của đội bóng. == Thành tích == Bayern là câu lạc bộ giàu thành tích nhất của bóng đá Đức, đội đang giữ kỷ lục về số lần vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Tại đấu trường quốc tế, thành tích của đội còn ấn tượng hơn với 11 danh hiệu lớn. Bayern là một trong năm câu lạc bộ giành đủ cả ba cúp châu Âu, đồng thời là câu lạc bộ cuối cùng vô địch cúp C1 ba lần liên tiếp, vì thành tích này, đội được quyền mang mác áo của đội nhiều lần giành chức vô địch trong các trận đấu trong khuôn khổ Champions League. ==== Danh hiệu chính thức ==== Quốc gia 55 danh hiệu Vô địch quốc gia Đức: 27 (Kỷ lục của Đức) 1931-32, 1968-69, 1971-72, 1972-73, 1973-74, 1979-80, 1980-81, 1984-85, 1985-86, 1986-87, 1988-89, 1989-90, 1993-94, 1996-97, 1998-99, 1999-00, 2000-01, 2002-03, 2004-05, 2005-06, 2007-08, 2009-10, 2012-13, 2013-14, 2014-15, 2015-16, 2016-17 Cúp bóng đá Đức: 18 (Kỷ lục của Đức) 1957, 1966, 1967, 1969, 1971, 1982, 1984, 1986, 1998, 2000 2003, 2005, 2006, 2008, 2010, 2013, 2014, 2016 Siêu cúp bóng đá Đức: 5 1987, 1990, 2010, 2012, 2016 Cúp Liên đoàn bóng đá Đức: 6 (Kỷ lục của Đức) 1997, 1998, 1999, 2000, 2004, 2007 Quốc tế 11 danh hiệu UEFA Champions League/Cúp C1: 5 (Kỷ lục của Đức) 1974, 1975, 1976, 2001, 2013 UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 1967 UEFA Cup/Cúp C3: 1 1996 Cúp Liên lục địa: 2 (Kỷ lục của Đức) 1976, 2001 UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1 2013 Cúp vô địch thế giới các câu lạc bộ: 1 2013 == Thành viên nổi bật == === Phòng danh dự === Phòng danh dự (Hall of fame) trên trang web chính thức của câu lạc bộ hiện ghi danh 16 thành viên nổi bật trong lịch sử câu lạc bộ. === Đội trưởng === Dưới đây là danh sách các đội trưởng của Bayern München kể tử năm 1965: === Cầu thủ vô địch thế giới === Đã có 23 cầu thủ từng vô địch thế giới trong thời gian khoác áo Bayern München, trừ Bixente Lizarazu (vô địch thế giới cùng đội tuyển Pháp) và Jorginho (vô địch thế giới cùng Brasil), các cầu thủ còn lại đều vô địch thế giới khi khoác áo đội tuyển Đức: === Cầu thủ vô địch châu Âu === Đã có 17 cầu thủ từng vô địch châu Âu trong thời gian khoác áo Bayern München, ngoài Bixente Lizarazu (vô địch châu Âu cùng tuyển Pháp), Brian Laudrup (vô địch châu Âu cùng tuyển Đan Mạch) và Renato Sanches (vô địch châu Âu cùng tuyển Bồ Đào Nha), các cầu thủ còn lại đều vô địch châu Âu cùng đội tuyển Đức: === Quả bóng vàng châu Âu === Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München: 1970 – Gerd Müller 1972 – Franz Beckenbauer 1976 – Franz Beckenbauer 1980 – Karl-Heinz Rummenigge 1981 – Karl-Heinz Rummenigge === Chiếc giày vàng châu Âu === Cầu thủ đoạt giải Chiếc giày vàng châu Âu khi đang chơi cho Bayern München: 1970 – Gerd Müller 1972 – Gerd Müller === Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS === Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của IFFHS khi đang chơi cho Bayern München: 1987 – Jean-Marie Pfaff 1999 – Oliver Kahn 2001 – Oliver Kahn 2002 – Oliver Kahn 2013 – Manuel Neuer === Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA === Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München: 2000–01 – Stefan Effenberg 2012–13 – Franck Ribery === Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA === Cầu thủ đoạt giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA khi đang chơi cho Bayern München: 1999 – Oliver Kahn 2000 – Oliver Kahn 2001 – Oliver Kahn 2002 – Oliver Kahn === Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức === Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Đức khi đang chơi cho Bayern München: === Vua phá lưới Bundesliga === Cầu thủ đoạt giải Vua phá lưới Bundesliga khi đang chơi cho Bayern München: == Lãnh đạo == Dưới đây là danh sách các huấn luyện viên của Bayern kể từ ngày đội tham dự Bundesliga. và danh sách chủ tịch câu lạc bộ kể từ ngày thành lập: === Huấn luyện viên === === Chủ tịch === == Xem thêm == FC Bayern München (nữ) FC Bayern München (bóng rổ) FC Bayern München (bóng ném) FC Bayern München (khúc côn cầu trên băng) FC Bayern München (cờ vua) == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức (tiếng Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, and Ả Rập) hoặc Website chính thức cho Hoa Kỳ (tiếng Anh) Website của đội bóng đá nữ Website của sân vận động Allianz Arena
ủy ban dân tộc (việt nam).txt
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban quản lý theo quy định của pháp luật. == Lịch sử hình thành == Ngày 03 tháng 5 năm 1946, thành lập Nha Dân tộc thiểu số với chức năng, nhiệm vụ "Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam". Ngày 1 tháng 2 năm 1955, thành lập Tiểu ban Dân tộc Trung ương. Ngày 6 tháng 3 năm 1959, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ "Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng tương trợ và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội". Ngày 29 tháng 9 năm 1961, Chính phủ quy định lại nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Dân tộc "Ủy ban Dân tộc là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhằm tăng cường đoàn kết các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng và tương trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số cùng nhân dân toàn quốc tiến nhanh về mọi mặt lên chủ nghĩa xã hội". Ngày 14 tháng 5 năm 1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung ương và của các tỉnh: "Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề dân tộc ít người". Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước giải thể Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Ngày 25 tháng 8 năm 1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân tộc Trung ương có chức năng làm tham mưu tổng hợp cho Trung ương Đảng về công tác dân tộc thiểu số" Ngày 11 tháng 5 năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thành lập Văn phòng Miền núi và Dân tộc Ngày 5 tháng 10 năm 1992, Bộ Chính trị hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ương và Văn phòng Miền núi và Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc và Miền núi làm nhiệm vụ tham mưu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ Ngày 13 tháng 8 năm 1998, Ủy ban Dân tộc và Miền núi kiện toàn tổ chức. Ngày 5 tháng 8 năm 2002, đổi tên thành Ủy ban Dân tộc Ngày 18 tháng 2 năm 2004, Chính phủ kiện toàn tổ chức của Ủy ban Dân tộc == Lãnh đạo hiện nay == Bộ trưởng, Chủ nhiệm: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Hà Hùng Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Phan Văn Hùng Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải == Cơ cấu tổ chức == Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước Vụ Chính sách dân tộc Vụ Địa phương I Vụ dân tộc thiểu số Vụ tổng hợp Vụ Địa phương II Vụ Địa phương III Vụ Tuyên truyền Vụ Pháp chế Vụ Kế hoạch - Tài chính Vụ Hợp tác quốc tế Vụ Tổ chức cán bộ Thanh tra Văn phòng Các tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban Học viện Dân tộc Trung tâm Tin học Tạp chí Dân tộc Báo Dân tộc và Phát triển Nhà khách dân tộc Các tổ chức khác Văn phòng Điều phối Chương trình 135 Ban Quản lý Dự án Ứng dụng điện mặt trời Ban Quản lý các dự án đầu tư Xây dựng cơ bản Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng == Lãnh đạo qua các thời kỳ == 2016-nay, Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 2007-2016, Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 2002-2007, Ksor Phước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 1992-2002, Hoàng Đức Nghi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi 1989-1992, Nông Đức Mạnh, Trường Ban Dân tộc Trung ương 1982-1989, Hoàng Trường Minh, Trường Ban Dân tộc Trung ương 1979-1982, Hoàng Văn Kiểu, Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ 1976-1979, Vũ Lập, Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ 1960-1976, Lê Quảng Ba, Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ 1959-1960, Chu Văn Tấn, Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ 1955-1959, Bùi San, Trưởng Tiểu ban Dân tộc Trung ương 1946-1955, Hoàng Văn Phùng, Giám đốc Nha Dân tộc Thiểu số == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
samoa thuộc mỹ.txt
Samoa thuộc Mỹ (tiếng Anh: American Samoa; tiếng Samoa:Amerika Sāmoa, cũng gọi là Amelika Sāmoa hay Sāmoa Amelika) là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ nằm tại Nam Thái Bình Dương, ở phía đông nam của Samoa. Samoa thuộc Mỹ gồm năm đảo lớn và hai rạn san hô vòng, đảo lớn nhất và đông dân nhất là Tutuila. Samoa là bộ phận của Quần đảo Samoa, nằm ở phía tây của Quần đảo Cook, phía bắc của Tonga, và cách 300 dặm (500 km) về phía nam của Tokelau. Phía tây của Quần đảo là nhóm Wallis và Futuna. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, dân số lãnh thổ là 55.519. Tổng diện tích Samoa thuộc Mỹ là 199 kilômét vuông (76,8 sq mi), đây là lãnh thổ cực nam của Hoa Kỳ. Cá ngừ đại dương và sản phẩm cá ngừ đại dương là các mặt hàng xuất khẩu chính, và đối tác mậu dịch chủ yếu là Hoa Kỳ. Trong Đại dịch cúm 1918, thống đốc của Samoa là John Martin Poyer cho cách ly lãnh thổ để ngăn đại dịch lan đến. Samoa thuộc Mỹ được chú ý vì có tỷ lệ tòng quân cao nhất trong tất cả các bang và lãnh thổ của Hoa Kỳ. Người Samoa thuộc Mỹ là người song ngữ, có thể nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Samoa. == Lịch sử == === Trước khi tiếp xúc với Tây phương === Giới học giả vẫn chưa đồng thuận về niên đại chính xác khi con người đến định cư trên đảo, nhưng thời gian khoảng 1000 năm trước công nguyên được nhiều người chấp nhận là cái mốc lịch sử của vùng này khi thổ dân Polynesia đặt chân lên đảo. Bẵng một thời gian lâu, mãi đến thế kỷ 18 thì các nhà thám hiểm Tây phương mới biết đến Samoa, bắt đầu một thời kỳ mới. Thời kỳ nguyên thủy trước khi tiếp xúc với Tây phương thì hai đơn vị Đông Samoa (tức Samoa thuộc Mỹ) và Tây Samoa (tức nước Samoa độc lập) có chung một lịch sử. Với vị trí ở trung tâm Polynesia, cư dân xuất xứ từ Samoa lan tỏa ra các hướng, khai sinh những bộ tộc lân cận trên Quần đảo Marquesas về phía đông; Niue và Rarotonga về phía nam; và Tokelau cùng Tuvalu về phía bắc. Những nhóm dân vùng này đều có truyền thuyết về cuộc di cư từ thuở hồng hoang với khởi điểm là Samoa nên Samoa là cái nôi của thổ dân trong vùng. Về mặt chính trị, các đảo Tutuila và Aunu'u một thời liên kết với đảo 'Upolu (nay thuộc Samoa độc lập) nhưng nói chung thì toàn vùng Samoa, tổ chức chính trị chung là hệ thống faamatai căn cứ trên huyết tộc. Giới quý tộc và khuôn phép faasamoa chi phối xã hội Samoa. Tương truyền faamatai và faasamoa là do hai vị nữ tù trưởng Nafanua Salamasina khởi xướng. === Thuộc địa hoá === Sự tiếp xúc ban đầu với Tây phương gồm có một trận đánh trong thế kỷ 18 giữa những người thám hiểm Pháp và cư dân đảo trên Tutuila. Lần đó người Samoa bị Tây phương đổ lỗi và cho họ mang tiếng là tàn ác. Đầu thế kỷ 19, các nhà truyền giáo Rarotonga đến Quần đảo Samoa theo sau là các nhà truyền giáo Tây phương do John Williams của Hội Truyền giáo London hướng dẫn, chính thức mang Kitô Giáo đến Samoa. Ít hơn 100 năm sau đó, Hội thánh Congregationalist Samoa đã trở thành một nhà thờ của dân bản thổ độc lập đầu tiên tại Nam Thái Bình Dương. Tháng 3 năm 1889, một lực lượng hải quân của Đức đã tiến chiếm một ngôi làng tại Samoa, và tàn phá một số tài sản của người Mỹ. Ba chiến hạm của Hoa Kỳ sau đó tiến vào cảng Samoa và chuẩn bị khai hỏa vào ba chiến hạm Đức được nhìn thấy tại đó. Trước khi có thể khai hỏa thì một cơn bão đã đánh chìm tất cả các chiến hạm của Mỹ và Đức. Một cuộc đình chiến tạm thời được đưa ra vì thiếu tàu chiến. === Trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ === Các cuộc tranh giành quốc tế trong bán hậu thế kỷ 19 được dàn xếp qua Hiệp ước Berlin năm 1899 trong đó Đức và Hoa Kỳ phân chia Quần đảo Samoa. Hoa Kỳ chính thức chiếm đóng nhóm nhỏ hơn gồm các đảo phía đông với bến cảng đáng nổi bật là Pago Pago—năm sau đó. Các đảo phía tây bây giờ là quốc gia độc lập Samoa. Sau khi Hoa Kỳ trưng thu Samoa, Hải quân Hoa Kỳ xây một trạm dự trữ than đá trong Vịnh Pago Pago cho Hải đoàn Thái Bình Dương của mình và bổ nhiệm một Quản trị viên địa phương. Hải quân lấy được Chứng thư chuyển nhượng Tutuila năm 1900 và một chứng thư chuyển nhượng Manuʻa năm 1904. Chủ quyền cuối cùng của Manuʻa, Tui Manuʻa Elisala bị ép ký một chứng thư chuyển nhượng Manuʻa theo sau một loạt những vụ xử của Hải quân Hoa Kỳ được biết như "Vụ xử án Ipu", tại Pago Pago, Taʻu, và trên một pháo hạm của Hải đoàn Thái Bình Dương. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong thời Phong trào Mau tại Tây Samoa (sau đó là đất bảo hộ của New Zealand), có một phong trào Mau Samoa thuộc Mỹ tương ứng do Samuel Sailele Ripley lãnh đạo. Ông là một dân làng từ Leone và là một cựu chiến binh Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau các cuộc họp tại Mỹ, ông bị ngăn cản không cho bước lên bờ từ chiếc tàu đưa ông về lại quê nhà ở Samoa thuộc Mỹ và không được phép trở về. Phong trào Mau tại Samoa thuộc Mỹ đã bị Hải quân Hoa Kỳ đàn áp. Năm 1930 Quốc hội Hoa Kỳ đã phái một ủy ban đến để điều tra tình trạng pháp lý của Samoa thuộc Mỹ. Ủy ban này do những người Mỹ có một phần tham gia vào vụ đảo chính Vương quốc Hawaii lãnh đạo. Năm 1938, phi công nổi tiếng Ed Musick và phi hành đoàn của ông chết trên chiếc Samoan Clipper S-42 của hãng Pan American World Airways trên bầu trời Pago Pago trong một chuyến bay thị sát đến Auckland, New Zealand. Sau khi cất cánh một lát sau đó thì máy bay bị vấn đề và Musick quay nó ngược về hướng Pago Pago. Khi phi hành đoàn bắt đầu xả nhiêu liệu để chuẩn bị đáp khẩn cấp thì một tia lửa xẹt lên trong ống bơm nhiên liệu đã gây ra vụ nổ xé máy bay thành từng mảnh giữa không trung. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Samoa đông hơn dân số địa phương làm ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa địa phương. Các nam giới người Samoa từ 14 và trên được giới quân sự Hoa Kỳ đào tạo tác chiến. TrongChiến tranh thế giới thứ hai, người Samoa đã phục vụ như các chiến binh, nhân sự y tế, nhân sự giải mã, sửa tàu,... Sau chiến tranh, Đạo luật Tổ chức 4500, một nỗ lực sáp nhập Samoa được Bộ Nội vụ Hoa Kỳ bảo trợ, bị đánh bại tại Quốc hội chỉ vì những nỗ lực của các tù trưởng Samoa do Tuiasosopo Mariota lãnh đạo. Các nỗ lực của các vị tù trưởng đưa đến việc lập ra một ngành lập pháp địa phương họp tại làng Fagatogo, thủ phủ de facto và de jure của lãnh thổ. Cùng lúc, thống đốc do Hải quân bổ nhiệm bị thay thế bằng một thống đốc được địa phương bầu lên. Mặc dù theo kỹ thuật mà nói Samoa thuộc Mỹ được xem là "chưa được tổ chức" vì Quốc hội Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua một Đạo luật Tổ chức cho lãnh thổ nhưng Samoa thuộc Mỹ đang tự trị dưới một hiến pháp mà trở nên có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1967. Lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ nằm trong Danh sách các lãnh thổ không tự trị của Liên Hiệp Quốc, một danh sách bị các giới chức chính quyền lãnh thổ tranh cãi. Samoa thuộc Mỹ và Sân bay quốc tế Pago Pago có ý nghĩa lịch sử với Chương trình Apollo. Các phi hành đoàn của Apollo 10, 12, 13, 14, và 17 được tìm thấy cách Pago Pago vài trăm dặm và được vận chuyển bằng trực thăng đến sân bay trước khi đi máy bay đến Honolulu. Do khó khăn kinh tế, phục vụ quân sự được cho là một cơ hội tại Samoa thuộc Mỹ và các lãnh thổ hải ngoại khác, điều này có nghĩa là tồn tại một tỷ lệ tử vong không cân xứng so với các bộ phận khác của Hoa Kỳ. Tính đến ngày 23 tháng 3 năm 2009, có 10 người Samoa thuộc Mỹ thiệt mạng tại Iraq và 2 người thiệt mạng tại Afghanistan. Ngày 29 tháng 9 năm 2009, một trận động đất xảy ra cách 120 dặm (190 km) ngoài khơi bờ biển của Samoa thuộc Mỹ, tiếp theo là các dư chấn. Động đất gây sóng thần khiến nhiều người thiệt mạng. == Chính phủ và chính trị == Chính phủ Samoa thuộc Mỹ được xác định theo Hiến pháp Samoa thuộc Mỹ. Do là một lãnh thổ chưa hợp nhất, Đạo luật Phê chuẩn 1929 trao toàn bộ quyền lực dân sự, tư pháp, và quân sự cho Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống ủy quyền cho Bộ trưởng Nội vụ theo mệnh lệnh hành chính 10264, Bộ trưởng Nội vụ ban hành Hiến pháp Samoa thuộc Mỹ vào ngày 2 tháng 6 năm 1967, có hiệu thực từ ngày 1 tháng 7 năm 1967. Thống đốc Samoa thuộc Mỹ là người đứng đầu chính phủ, và cùng với Phó Thống đốc được bầu theo cặp bằng hình thức phổ thông đầu phiếu cho các nhiệm kỳ bốn năm. Do Samoa thuộc Mỹ là một lãnh thổ tự quản, Tổng thống Hoa Kỳ đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Hoa Kỳ không đóng vai trò tích cực trong chính phủ Samoa thuộc Mỹ, song có thể giải tán Fono và các dự luật của nghị viện cần phải được ông phê chuẩn để thành luật. Quyền lực lập pháp được trao cho Fono, cơ cấu này gồm hai viện: Chúng nghị viện với 21 thành viên, được bầu cho một nhiệm kỳ hai năm, có 20 khu vực bầu cử và một ghế thuộc về hội nghị cộng đồng tại đảo Swain. Tham nghị viện có 18 thành viên, được bầu cho một nhiệm kỳ bốn năm bởi và từ các tù trưởng của quần đảo. Hệ thống tư pháp của Samoa thuộc Mỹ độc lập với hành pháp và tư pháp, Tòa án Thượng thẩm Samoa thuộc Mỹ là tòa án cao nhất dưới Tòa án Tối cao Mỹ tại Samoa thuộc Mỹ, bên dưới là các tòa án khu vực. Tòa án Thượng thẩm nằm tại thủ phủ Pago Pago, có một chánh án và một Phó chánh án do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ bổ nhiệm. Chính trị Samoa thuộc Mỹ diễn ra trong một khuôn khổ lãnh thổ phụ thuộc dân chủ đại diện tổng thống, với một hệ thống đa đảng. Các chính đảng Hoa Kỳ (Cộng hòa và Dân chủ) hiện diện tại Samoa thuộc Mỹ, song có ít chính trị gia liên kết với các đảng phái. Năm 2012, cả thống đốc và đại biểu của Samoa thuộc Mỹ trong Quốc hội là Eni Faleomavaega đều kêu gọi dân chúng cân nhắc hướng đến tự chủ nếu không độc lập, dẫn đến phản ứng hỗn hợp. Người sinh tại Samoa thuộc Mỹ, bao gồm cả đảo Swains là nhân dân Mỹ, song không phải là công dân Mỹ trừ khi họ có ít nhất một cha mẹ là công dân Mỹ. Nghị viên Faleomavaega ủng hộ giải thích tư pháp mà theo đó Điều khoản công dân của Tu chính án 14 không mở rộng quyền công dân khi sinh cho nhân dân Hoa Kỳ sinh tại các lãnh thổ chưa hợp nhất. Người Samoa thuộc Mỹ không được bỏ phiếu bầu Tổng thống Hoa Kỳ, song họ có thể đến Hoa Kỳ đại lục và thự hiện quyền này như các công dân Mỹ. Do là người Mỹ song không có quyền công dân, họ có thể nhập tịch nếu họ cư trú tại bất kỳ bang nào của Mỹ trong ba tháng, vượt qua một kiểm tra tiếng Anh và công dân học, và thực hiện tuyên thệ trung thành. Người Samoa thuộc Mỹ có quyền bầu ra một đại biểu không có quyền bỏ phiếu vào Hạ nghị viện Hoa Kỳ. Từ năm 1989, đại biểu này là Eni Faleomavaega thuộc Đảng Dân chủ, song ông bị ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là Aumua Amata Radewagen đánh bại vào năm 2014. Về hành chính, Samoa thuộc Mỹ được chia thành ba quận là quận Đông, quận Tây, quận Manu'a và hai rạn san hô vòng chưa tổ chức là đảo Swains và rạn san hô vòng Rose; chúng được chia tiếp thành 74 làng. Pago Pago là thủ phủ của Samoa thuộc Mỹ, là một trong những làng lớn nhất và nằm trên mặt đông của đảo Tutuila. Fagatogo được ghi trong Hiến pháp Samoa thuộc Mỹ là nơi chính thức đặt trụ sở chính phủ, song không phải thủ phủ. == Địa lý == Samoa thuộc Mỹ nằm tại châu Đại Dương, là một trong hai lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Nam Bán cầu, cùng với đảo Jarvis. Tổng diện tích của Samoa thuộc Mỹ là 76,1 dặm vuông Anh (197,1 km2), gồm có năm đảo núi lửa có địa hình gồ ghề và hai rạn san hô vòng. Năm đảo núi lửa là: Tutuila, Aunu'u, Ofu, Olosega, Tau. Các rạn san hô vòng là Swains, và Rose. Rạn san hô vòng Rose là nơi duy nhất không có người cư trú. Do vị trí địa lý, Samoa thuộc Mỹ thường xuyên chịu tác động của các xoáy thuận nhiệt đới từ tháng 11 đến tháng 4. Rạn san hô vòng Rose là cực đông của lãnh thổ. Samoa thuộc Mỹ là bộ phận cực nam của Mỹ. Samoa thuộc Mỹ có vườn quốc gia Samoa thuộc Mỹ. Núi Vailulu'u là một núi lửa chìm hoạt động, cách 28 miles (45 km) về phía đông của Ta'u tại Samoa thuộc Mỹ. Núi được phát hiện vào năm 1975 và từ đó được một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu, góp phần vào sự hiểu biết về các quá trình cơ bản của Trái Đất. == Kinh tế == Công việc trên đảo phân bổ tương đối đồng đều trong ba lĩnh vực, với 5.000 lao động mỗi lĩnh vực: lĩnh vực công, một nhà máy đồ hộp cá ngừ đại dương, và lĩnh vực tư nhân. Đại đa số công việc trong lĩnh vực công là cho chính phủ Samoa thuộc Mỹ. Nhà máy đồ hộp cá ngừ đại dương StarKist xuất khẩu hàng trị giá hàng trăm triệu dollar sang Hoa Kỳ mỗi năm. Nhà máy đồ hộp Samoa Packing đóng cửa vào năm 2009 do người Samoa thuộc Mỹ được áp dụng mức lương tối thiểu. Chỉ có một vài lao động liên bang tại Samoa thuộc Mỹ và không có nhân viên quân sự hoạt động theo nhiệm vụ ngoại trừ các thành viên của Tuần duyên Hoa Kỳ, song có một đơn vị dự bị lục quân. Ngoài ra, có một đồn tuyển mộ của Lục quân Hoa Kỳ tại Utulei. Từ năm 2002 đến năm 2007, GDP thực của Samoa thuộc Mỹ tăng với tốc độ trung bình 0,4%/năm, dao động từ −2,9% đến +2,1%. Tính dao động của tốc độ tăng trưởng GDP thực chủ yếu là do thay đổi trong xuất khẩu đồ hộp cá ngừ đại dương. Ngành công nghiệp đồ hộp cá ngừ đại dương là chủ tư nhân lớn nhất tại Samoa thuộc Mỹ trong giai đoạn này. Từ năm 2002 đến năm 2007, dân số Samoa thuộc Mỹ tăng với tốc độ trung bình là 2,3% mỗi năm, còn GDP/người thực giảm trung bình 1,9% mỗi năm. Đạo luật tiêu chuẩn lao động công bằng 1938 ban đầu gồm các điều khoản đặc biệt cho Samoa thuộc Mỹ, với lý do lãnh thổ có kinh tế hạn chế. Tiền lương tại Samoa thuộc Mỹ dựa trên khuyến nghị của một ủy ban họp mỗi nửa năm. Năm 2007, Đạo luật lương tối thiểu công bằng 2007 được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, tăng mức lương tối thiểu tại Samoa thuộc Mỹ thêm 50¢ mỗi giờ vào năm 2007 và tăng 50¢ mỗi giờ mỗi năm sau đó cho đến khi mức lương tối thiểu tại Samoa thuộc Mỹ ngang bằng với mức lương tối thiểu liên bang là $7,25 mỗi giờ. Nhằm đối phó với việc tăng mức lương tối thiểu, một trong hai nhà máy đồ hộp cá ngừ đại dương chính tại Samoa thuộc Mỹ đóng cửa vào năm 2009 và 2.041 lao động bị sa thải. Nhà máy còn lại bắt đầu sa thải công nhân vào tháng 8 năm 2010, với kế hoạch sa thải tổng cộng 800 công nhân. Samoa thuộc Mỹ là một lãnh thổ thuế quan độc lập, do vậy các cư dân địa phương không phải là chịu thuế thu nhập liên bang Hoa Kỳ đối với thu nhập từ lãnh thổ, họ cũng không phải chịu bất kỳ loại thuế bất động sản nào đối với sở hữu của họ. == Giao thông == Samoa thuộc Mỹ có tổng cộng 241 km xa lộ (ước tính năm 2008). Các cảng gồm có Aunu‘u, Auasi, Faleāsao, Ofu và Pago Pago. Samoa thuộc Mỹ không có đường sắt. Lãnh thổ có ba cảng hàng không, toàn bộ đều có đường băng được trải nhựa, cảng hàng không chính là Pago Pago. == Nhân khẩu == Dân số Samoa thuộc Mỹ là khoảng 55.519 người, 95% trong số đó sống trên đảo lớn nhất là Tutuila. Samoa chỉ có một mã ZIP là 96799, và sử dụng Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ (mã "AS") để chuyển phát thư. Về thành phần dân tộc, 91,6% thuộc dân tộc Samoa, 2,8% là người gốc Á, 1% là người gốc Âu, 4,2% là người hỗn chủng, và 0,4% có nguồn gốc khác. Hầu hết cư dân là người song ngữ. Tiếng Samoa là một ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với tiếng Hawaii và các ngôn ngữ Polynesia khác, là tiếng mẹ đẻ của 91% cư dân, trong khi 80% nói tiếng Anh, 2,4% nói tiếng Tonga, 2% nói tiếng Nhật và các ngôn ngữ châu Á khác, và 2% nói các ngôn ngữ Thái Bình Dương khác. Tính đến tháng 2 năm 2013, CIA Factbook tường thuật tín đồ tôn giáo tại Samoa thuộc Mỹ chủ yếu là Ki-tô hữu: 50% Công lý hội, 20% Công giáo La Mã, và 30% theo Tin Lành và các tín ngưỡng khác. Tính đến tháng 2 năm 2013, World Christian Database cho thấy tín đồ tôn giáo tại Samoa thuộc Mỹ: 98% Ki-tô hữu, 0,7% bất khả tri, 0,4% Phổ độ Trung Hoa, 0,3% Phật giáo và 0,3% Bahá'í. Tính đến tháng 2 năm 2013, Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô tường thuật họ có 15.411 thành viên (27%), với 37 giáo đoàn tại Samoa thuộc Mỹ. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chính quyền American Samoa Government official site provides information on the territorial government including officials and recent legislation. Revised Constitution of American Samoa full text United Nations Decolonization Papers online United Nations Decolonization Documents including current and past Working Báo chí về Samoa thuộc Mỹ Rulers.org - American Samoa list of rulers Tổng quan Mục “American Samoa” trên trang của CIA World Factbook. History of American Samoa essay covering ancient to more modern times. Open Directory Project - American Samoa directory category Library of Congress Portals of the World - American Samoa links to resources "The Passive Resistance of Samoans to US and Other Colonialisms", article in "Sovereignty Matters" anthology covering the faamatai, faasamoa and US colonialism in American Samoa Thông tin khác ChooHoo! online community for Samoans. Features include forums, chat, blogs, etc. Jane's American Samoa extensive images Map of American Samoa basic political map Photographs of American Samoa American Samoa Travel Photos
họ lợn vòi.txt
Họ Lợn vòi hay họ Heo vòi (họ Tapiridae, chi duy nhất Tapirus) là một nhóm gồm 4 loài động vật có vú kích thước lớn, gặm lá hay chồi cây, có hình dáng khá giống lợn (heo), với vòi ngắn nhưng có thể nắm được. Chúng sinh sống trong các khu vực rừng nhiệt đới của Nam Mỹ, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Tất cả bốn loài heo vòi được phân loại là nguy cấp hay dễ thương tổn. Các họ hàng gần của chúng là các động vật móng guốc ngón lẻ khác như các loài ngựa hay tê giác. == Các loài == Có 5 loài heo vòi như sau: Tapirus bairdii: Lợn vòi Baird Tapirus indicus: Lợn vòi, lợn vòi Mã Lai Tapirus pinchaque: Lợn vòi núi Tapirus terrestris: Lợn vòi Nam Mỹ, lợn vòi Brasil, lợn vòi đồng bằng Tapirus kabomani: Lợn vòi Kabomani, được phát hiện năm 2013 == Lịch sử tự nhiên == Họ lợn vòi là rất cổ theo các tiêu chuẩn về động vật có vú. Các hóa thạch cổ nhất của heo vòi có niên đại từ các tầng đá thuộc đầu thế Oligocen và thế Eocen, tới 55 triệu năm trước và chứa một loạt lớn các động vật tựa như heo vòi và chúng rất ít thay đổi kể từ đó. Các động vật móng guốc này có thể tìm thấy trên khắp thế giới. Các động vật guốc lẻ, bao gồm cả các loài dạng heo vòi, đã trở thành nhóm thống trị trong số các động vật sống trên đất liền ăn lá cây trong suốt thế Oligocen, và nhiều thành viên của nhóm đã sống sót cho tới tận cuối thế Pleistocen. Người ta tin rằng các loài heo vòi châu Á và châu Mỹ đã phân nhánh vào khoảng 20 tới 30 triệu năm trước và các loài heo vòi châu Mỹ đã di chuyển từ Bắc Mỹ tới Trung và Nam Mỹ vào khoảng 3 triệu năm trước. == Miêu tả chung == Kích thước thay đổi giữa các loài, nhưng phần lớn lợn vòi có kích thước dài khoảng 2 m (7 ft), cao khoảng 1 m (3 ft) tính đến vai, và cân nặng khoảng 150 tới 300 kg (330-700 pao). Lớp da có màu từ nâu hung đỏ tới xám hay gần như là đen và bộ lông ngắn, với các ngoại lệ là heo vòi Mã Lai với các vệt trắng hình yên ngựa trên lưng, và heo vòi núi với bộ lông dài dạng như len. Tất cả các loài heo vòi có tai hình bầu dục, rìa tai màu trắng, phần mông tròn lồi ra với đuôi ngắn và các ngón chân móng guốc bẹt, gồm 4 ngón ở các chân trước và 3 ngón ở các chân sau, điều này giúp chúng có thể đi lại ở những chỗ đất mềm và nhiều bùn. Các con heo vòi non đều có bộ da có sọc và đốm để ngụy trang, và mặc dù thoạt nhìn trông chúng khá giống nhau, nhưng vẫn có các khác biệt giữa các kiểu ngụy trang này giữa các loài. Heo vòi cái có một cặp tuyến vú. Dương vật của heo vòi đực khá dài khi cương cứng. Chúng là loài có tỷ lệ kích thước dương vật lớn nhất khi so với kích thước thân trong số các động vật. == Sinh lý học == Vòi của heo vòi là một cấu trúc có độ mềm dẻo cao, có thể chuyển động theo tất cả các hướng, cho phép chúng có thể lấy lá ở các vị trí mà nếu khác đi thì chúng không thể lấy được. Heo vòi thông thường cũng hay thể hiện phản ứng đánh hơi, một tư thế mà chúng xoăn môi lại để lộ răng ra nhằm phát hiện mùi vị. Phản ứng này thường xuyên được các con đực thể hiện để phát hiện các con đực khác hay các con cái đang động hớn trong khu vực quanh đó. Chiều dài của vòi thay đổi tùy theo loài; heo vòi Mã Lai có vòi dài nhất và heo vòi Brasil có vòi ngắn nhất. Sự tiến hóa của vòi heo vòi, được cấu tạo chủ yếu từ các mô mềm chứ không phải các cấu trúc có xương bên trong, làm cho hộp sộ của họ Tapiridae có hình dạng độc đáo nhất khi so sánh với các loài guốc lẻ khác, với cạnh sống hình mũi mác lớn, các hốc mắt được bố trí kiểu giống như mỏ nhiều hơn, sọ ngắn ở phía sau và các vết rạch kéo dài và thụt vào nhiều hơn. Heo vòi là brachyodont hay các răng có thân răng thấp, thiếu xương răng. Công thức bộ răng của chúng là I (răng cửa) 3/3, C (răng nanh) 1/1, P (răng tiền hàm) 4/3-4, M (răng hàm) 3/3, tổng cộng có từ 42 tới 44 răng; kiểu cấu trúc bộ răng này là gần giống như ở ngựa (có thể có khác biệt là ít hơn 1 răng nanh) hơn là ở các họ hàng guốc lẻ khác: tê giác,. Các răng cửa của chúng có dạng cái chàng (cái đục), với răng cửa thứ ba lớn, răng cửa trên hình nón được tách rời bởi một kẽ hở nhỏ với răng nanh nhỏ hơn đáng kể. Một khe hở lớn hơn được tìm thấy giữa các răng nanh và các răng tiền hàm, trong đó có thể không có răng tiền hàm đầu tiên. Heo vòi là động vật có răng kiểu méo,. Heo vòi có mắt màu nâu, thường với sắc thái hơi xanh, được xác định là sự đục vẩn giác mạc, chủ yếu thấy ở heo vòi Mã Lai. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ, nhưng sự vẩn đục có thể là do bị phơi nhiễm ánh sáng quá mạnh hay do chấn thương . Tuy nhiên, các tai thính của heo vòi và khứu giác phát triển mạnh đã bù lại cho thị giác kém. == Chu kỳ sống == Các con heo vòi non đạt độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục vào khoảng 3-5 tuổi, với các con cái trưởng thành sớm hơn và chúng có chu kỳ động hớn là 2-3 tháng,. Trong các điều kiện tốt, một con heo vòi cái khỏe mạnh có thể sinh đẻ sau mỗi 2 năm một; một con non được sinh ra sau khoảng 13 tháng mang thai. Tuổi thọ tự nhiên của heo vòi là khoảng 25-30 năm, cả trong tự nhiên lẫn trong vườn thú. Người ta biết rất ít về kiểu giao phối của heo vòi trong tự nhiên: có một số chứng cứ cho thấy heo vòi trưởng thành có một bạn tình duy nhất trong suốt cả đời, nhưng các cặp chỉ sống rất ít thời gian cạnh nhau, ngoài thời gian giao phối. Ngoài thời gian các con mẹ sống cùng các con non của nó thì heo vòi nói chung có cuộc sống đơn độc. == Hành vi == Mặc dù thường xuyên sống trong các cánh rừng khô, nhưng heo vòi ở những nơi có hồ hay sông thường cũng dành nhiều thời gian dầm mình trong nước, ăn các loại cỏ mềm, tìm nơi trú ẩn khỏi các kẻ thù cũng như làm mát cơ thể trong thời kỳ nóng bức. Những con heo vòi gần các nguồn nước sẽ bơi, lặn xuống đáy và đi dọc theo lòng sông để kiếm ăn, cũng như lặn xuống nước để các loài cá nhỏ bắt các loại sinh vật ký sinh ra khỏi cơ thể đồ sộ của chúng. Cùng với việc lội nước, heo vòi cũng thường dầm mình trong các vũng bùn, giúp chúng làm mát và loại bỏ côn trùng trên cơ thể. Trong tự nhiên, thức ăn chính của heo vòi là các loại quả, quả mọng hay lá cây, cụ thể là các lá non, mềm. Heo vòi tiêu tốn nhiều thời gian để lục lọi tìm thức ăn dọc theo các đường mòn, dúi mõm xuống đất để tìm thức ăn. Heo vòi Baird đã được quan sát thấy ăn tới 40 kg (85 pao) thức ăn thực vật trong 1 ngày. Heo vòi chủ yếu đi kiếm ăn về đêm hay lúc hoàng hôn, mặc dù heo vòi núi ở khu vực Andes nói chung chỉ hoạt động tích cực về ban ngày. == Môi trường sống, kẻ thù và tính dễ thương tổn == Heo vòi trưởng thành là đủ to lớn vì thế chúng có rất ít kẻ thù, lớp da dày trên các phần lưng và cổ chúng bảo vệ chúng khỏi các đe dọa từ báo đốm Mỹ, cá sấu, trăn anaconda, hổ. Chúng cũng có khả năng chạy tương đối nhanh, mặc dù kích thước và hình dáng nặng nề, để tìm nơi ẩn nấp trong các bụi rậm trong rừng hay dưới nước. Tuy nhiên, chúng không có vũ khí phòng vệ tin cậy trước mối đe dọa từ con người, là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của chúng. Việc săn bắn lấy thịt và da đã làm giảm đáng kể số lượng heo vòi và gần đây là sự mất đi môi trường sống đã làm cho cả bốn loài này được liệt kê trong danh sách bảo tồn: Heo vòi Brasil và Mã Lai được liệt kê là dễ thương tổn; còn heo vòi Baird và heo vòi núi là nguy cấp. Heo vòi có xu hướng ưa thích các rừng nguyên sinh và các nguồn thức ăn tìm thấy ở đó, điều này làm cho công tác bảo tồn các rừng nguyên sinh có độ ưu tiên cao trong công tác bảo tồn heo vòi. == Di truyền học == Bốn loài heo vòi có số lượng nhiễm sắc thể như sau: Lợn vòi, loài có phân bổ địa lý cô lập nhất trong số các loài heo vòi, có số lượng nhiễm sắc thể nhỏ hơn và được tìm thấy là chia sẻ ít tính tương đồng hơn với các loài châu Mỹ. Số lượng thể thường nhiễm sắc được bảo tồn (13 giữa các karyotype của heo vòi Baird và heo vòi Brasi, và 15 giữa heo vòi Baird và heo vòi núi) cũng được tìm thấy ở các loài châu Mỹ mà không tìm thấy ở loài châu Á. Tuy nhiên, sự gần gặn về mặt địa lý không phải là điều kiện tiên tri tuyệt đối của sự tương đồng di truyền; chẳng hạn, các mẫu giemsa cho thấy heo vòi Mã Lai, Baird và Brasil có các nhiễm sắc thể X như nhau, trong khi heo vòi núi lại khác biệt bởi sự thêm vào/bớt đi các tạp sắc. Sự thiếu vắng tính đa dạng trong bộ gen của các quần thể heo vòi đã là nguồn chính của các e ngại của các nhà bảo tồn. Sự mất đi môi trường sống đã làm cô lập các quần thể heo vòi vốn đã ít ỏi, làm cho các nhóm này càng bị gặp nhiều nguy cơ tuyệt chủng hơn. Thậm chí trong các vườn thú, tính đa dạng gen cũng bị hạn chế; chẳng hạn tất cả các con lợn vòi núi đang nuôi nhốt đều là hậu duệ của hai con bố mẹ ban đầu. == Tấn công con người == Heo vòi nói chung là các động vật nhút nhát, nhưng khi hốt hoảng, chúng có thể tự bảo vệ chúng bằng các quai hàm rất khỏe của chúng. Năm 1998, một nhân viên vườn thú tại Oklahoma đã bị một con heo vòi cái tấn công và cánh tay của người này đã bị thương nặng do các cú cắn của lợn vòi, khi cô này cố gắng cho các con heo vòi con của nó ăn. Năm 2006, một người đàn ông 46 tuổi đã mất tích trong rừng rậm ở Costa Rica đã được tìm thấy với "vết cắn hiểm" từ một con heo vòi hoang. Tuy nhiên, các vụ tấn công của lợn vòi đối với con người là rất hiếm. Trong phần lớn các trường hợp thì lợn vòi để tránh đối đầu đều tìm cách bỏ chạy, ẩn núp hay nếu có thể là ẩn mình dưới nước cho đến khi mối đe dọa qua đi. == Lai ghép == Các loại con lai của lợn vòi Baird với heo vòi Brasil đã được sinh ra tại Vườn thú San Francisco vào năm 1968 và thế hệ thứ hai được sinh ra vào khoảng năm 1970. == Chú thích == == Tham khảo == Nhóm chuyên gia IUCN/SSC về heo vòi Thư viện ảnh heo vòi tại website của Quỹ bảo tồn heo vòi (TPF) Dự án heo vòi trong chương trình thực vật Andes-Amazon Ảnh và thông tin về heo vòi trong rừng mưa Amazon In the Name of the Tapir: Confusions and Conclusions, bài báo của Stefan Seitz về sự nhận dạng sai lầm của các khách thăm vườn thú, bao gồm cả miêu tả động vật chung về heo vòi theo kiểu gieo vần.
bộ lại.txt
Bộ Lại hay Lại bộ (chữ Hán:吏部) là tên gọi của một cơ quan hành chính thời phong kiến tại các nước Đông Á, tương đương với cấp bộ ngày nay. Năm Kiến Thủy thứ tư (29 TCN) thời Hán Thành Đế lập ra thường thị tào, đến thời Hán Quang Vũ Đế đổi thành lại tào. Thời Hán Linh Đế đổi thành Tuyển bộ. Từ thời Tào Ngụy và nhà Tấn trở đi gọi là Lại bộ. Thời Tùy, Đường và Ngũ đại, bộ này là một trong sáu bộ (Lục bộ) của Thượng thư tỉnh. Ở Việt Nam thời phong kiến, Bộ Lại (Bộ Nội vụ) hoặc Lại bộ là bộ giữ việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn. Đứng đầu Bộ Lại là Thượng thư bộ Lại (Lại bộ Thượng thư). Trong Lại bộ sau này mới đặt ra các ti là Lại bộ ti, Tư phong ti, Tư huân ti, Khảo công ti, chủ quản các công việc của quan văn như bổ nhiệm, bãi miễn, khảo khóa, thăng giáng, huân phong, điều động. Thời kỳ đầu nhà Đường bộ này còn cai quản cả việc khảo thí khoa cử, đến năm Khai Nguyên thứ 24 (736) thời Đường Huyền Tông thì công việc này được giao lại cho bộ Lễ. Thời kỳ giữa của nhà Đường, các quyền xem xét quan viên và bổ nhiệm, bãi miễn bị thu hồi dần về thượng thư tỉnh. Quan đứng đầu bộ Lại gọi là Lại bộ thượng thư (hay thượng thư bộ Lại) với hàm chánh tam phẩm, cấp dưới lần lượt là Lại bộ thị lang gồm hai người với hàm chánh tứ phẩm thượng. Dưới nữa là lang trung có hai người với hàm chánh ngũ phẩm thượng và viên ngoại lang gồm hai người với hàm chánh lục phẩm thượng. Có thời đổi thành tư liệt, thiên quan, văn bộ, sau lại đổi về như cũ. == Các thời kỳ == === Đế quốc Mông Cổ-nhà Nguyên === Thời kỳ đầu đặt 3 người làm thượng thư với hàm chánh tam phẩm, thị lang hai người với hàm chánh tứ phẩm, lang trung hai người hàm tòng ngũ phẩm, viên ngoại lang hai người hàm tòng lục phẩm. Năm Trung Thống thứ nhất (1260) thời Nguyên Thế Tổ lấy Lại cùng Hộ và Lễ làm tả tam bộ với thượng thư hai người, thị lang hai người, lang trung 4 người, viên ngoại lang 6 người. Năm Chí Nguyên thứ nhất (1271) lấy Lại cùng Lễ làm một bộ với thượng thư 3 người, thị lang nhưng hai người, lang trung nhưng 4 người, viên ngoại lang 3 người. Năm 1273 phục hồi tả tam bộ. Năm 1275, nhập Lại và Lễ thành một bộ với thượng thư hai người, thị lang, lang trung, viên ngoại lang mỗi chức 1 người. Năm 1277, lập ra thượng thư lục bộ, trong đó Lại bộ thượng thư 1 người, thị lang 1 người, lang trung hai người, viên ngoại lang hai người. Năm 1278, tái lập Lại Lễ bộ với thượng thư, thị lang, lang trung mỗi chức 1 người, viên ngoại lang nhưng hai người. Năm 1283, sắp xếp lại bộ Lại, tăng thượng thư lên 7 người, thị lang 3 người, lang trung hai người, viên ngoại lang 4 người. Năm 1289, giảm thượng thư còn hai người, thị lang và lang trung mỗi chức 1 người, viên ngoại lang hai người. Năm 1291, tăng thượng thư lên 3 người. Năm 1293, mỗi chức nói trên đều có hai người. Năm 1298, lại tăng thượng thư lên thành 3 người, chủ sự 3 người, Mông Cổ tất đồ xích 3 người, lệnh sử 25 người, Hồi Hồi lệnh sử hai người, khiếp lý mã xích 1 người, tri ấn hai người, tấu sai 6 người, Mông Cổ thư tả hai người, thuyên tả 5 người, điển lại 19 người. == Tham khảo == Tấn thư - chức quan chí Tân Đường thư - bách quan chí nhất Nguyên sử - bách quan nhất == Ghi chú == == Xem thêm == Tam tỉnh Lục bộ
du lịch nhật bản.txt
Du lịch Nhật Bản đã thu hút 8.300.000 du khách nước ngoài trong năm 2008, nhỉnh hơn Singapore và Ireland . Nhật Bản có 14 di sản thế giới, bao gồm thành Himeji, cố đô Kyoto (Kyoto, Uji và thành phố Otsu). Du khách nước ngoài cũng ghé thăm Tokyo và Nara, núi Phú Sĩ, khu trượt tuyết như Niseko ở Hokkaido, Okinawa, đi tàu cao tốc shinkansen và tận dụng lợi thế của khách sạn Nhật Bản và mạng lưới các onsen. == Lịch sử ngành du lịch == Tại Nhật Bản, nguồn gốc của truyền thống tham quan du lịch các địa điểm đẹp đầu tiên không rõ ràng, nhưng các chuyến tham quan ghi nhận sớm trong lịch sử Nhật Bản là chuyến đi năm 1689 của Matsuo Basho đến nơi mà thời điểm đó là "cực Bắc" của Nhật Bản, diễn ra không lâu sau khi Hayashi Razan phân loại "Nhật Bản tam cảnh" vào năm 1643. Trong thời kỳ phong kiến Nhật Bản, từ khoảng 1600 đến Minh Trị Duy Tân năm 1867, du lịch được quy định trong nước thông qua việc sử dụng các shukuba hoặc trạm bưu chính, các đô thị mà trong đó khách du lịch phải xuất trình các tài liệu thích hợp. Mặc dù có những hạn chế, các trạm lưu trú và chuồng ngựa, cũng như nơi ăn ở và thực phẩm đã có sẵn trên các tuyến đường có nhiều du khách. Trong thời gian này, Nhật Bản là một quốc gia đóng cửa đối với người nước ngoài, do đó, không có du lịch cho du khách nước ngoài tồn tại ở Nhật Bản. Sau Minh Trị Duy Tân và sau khi xây dựng một mạng lưới đường sắt quốc gia trên khắp Nhật Bản, du lịch đã trở nên phổ biến hơn với giá cả phải chăng cho công dân trong nước và du khách từ nước ngoài có thể vào Nhật Bản một cách hợp pháp. Đầu năm 1887, các quan chức chính phủ công nhận sự cần thiết cho một hệ thống có tổ chức thu hút khách du lịch nước ngoài; các Kihinkai (貴賓会, Quý Tân Hội) nhằm để phối hợp các đơn vị và tổ chức khác nhau trong ngành du lịch, được thành lập năm đó. Các nhà lãnh đạo đầu của nó bao gồm Shibusawa Eiichi và Ekida Takashi. Một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch tại Nhật Bản đã được thông qua Luật Phát triển khách sạn năm 1907, nhờ đó, Bộ Đường sắt bắt đầu xây dựng các khách sạn thuộc sở hữu công trên khắp nước Nhật. == Nguồn du khách chủ yếu == Du khách đến Nhật Bản chủ yếu từ các quốc gia sau (số liệu trong ngoặc đơn là số lượt du khách, số liệu năm 2009): Hàn Quốc (1.586.772) Đài Loan (1.024.292) Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (942.439) Hoa Kỳ (699.919) Hồng Kông (449.568) Úc (211.659) Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (181.460) Thái Lan (177.541) Canada (152.756) Pháp (141.251) == Các điểm hấp dẫn == === Hokkaidō === Vườn quốc gia Shiretoko (Di sản thế giới) === Tohoku === Vùng núi Shirakami (Di sản thế giới) === Kantō === Đền chùa Nikkō (Di sản thế giới) Tokyo - Shinjuku === Chubu === Núi Phú Sĩ Alps Nhật Bản Làng lịch sử Shirakawa-go và Gokayama (Di sản thế giới) Di tích gia tộc Asakura, Ichijōdani === Kinki === Ikaruga - Horyuji (Di sản thế giới) Himeji - Thành Himeji (Di sản thế giới) Kyōto - Kinkakuji, Chùa Otowasan Kiyomizu, Chùa Ryoan, Chùa Ninna, Tōji, Chùa Daigo, Đền thờ Kamo, vv, họ là một phần của Di sản văn hóa cổ đô Kyōto (Di sản thế giới) Nara - Tōdai-ji, Tōshōdai-ji, Chùa Yakushi, Chùa Kofuku, vv, họ là một phần của Di sản văn hóa cổ đô Nara (Di sản thế giới) Núi Koya, Núi Yoshino, Chùa Kinpusen, vv, họ là một phần của Thánh địa và đường hành hương vùng núi Kii (Di sản thế giới) Kobe - Cảng Kobe, Cầu Akashi-Kaikyo Ōtsu - Hồ Biwa, Chùa Enryaku (Di sản thế giới) === Chugoku === Mỏ bạc Iwami Ginzan (Di sản thế giới) Đền Itsukushima (Di sản thế giới) Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Di sản thế giới) === Shikoku === Cuộc hành hương Shikoku === Kyushu === Yakushima (Di sản thế giới) === Okinawa === Shurijo (Di sản thế giới) == Tham khảo ==
calypso.txt
Calypso là một chi thực vật có hoa trong họ Lan. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Calypso (Orchidaceae) tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Calypso tại Wikispecies
ngọc.txt
Đây là một bài viết bách khoa có tên Ngọc. Về nghĩa của từ này, xem Ngọc tại Wiktionary. Ngọc, hay đá quý và một số loại đá bán quý, là các khoáng chất quý hiếm xuất xứ từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ; màu sắc rực rỡ và đồng đều, có độ tinh khiết và ổn định; khả năng chiết quang và phản quang mạnh; có độ cứng nhất định và phần lớn có khả năng chống ăn mòn. Ngọc có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng công dụng chủ yếu được biết đến nhiều nhất là để trang trí và làm các đồ trang sức, đặc biệt là nữ trang. Tuy trong thực tế hầu như không có một khu biệt nào giữa hai khái niệm "ngọc" và "đá quý". Người ta vẫn ít nhiều nhận thấy ý nghĩa của tên gọi "ngọc" biểu hiện đặc tính của đối tượng cụ thể hơn nên thường gắn với một loại đá quý nhất định (như lục bảo ngọc, lam ngọc, hồng ngọc, hoàng ngọc, bích ngọc); còn "đá quý" có ý nghĩa rộng hơn và khái quát hơn (chẳng hạn khái niệm "nhẫn cưới gắn đá quý" thường chỉ một nhóm những loại nhẫn cưới được gắn hồng ngọc, lam ngọc, ngọc lục bảo phân biệt với nhẫn cưới gắn kim cương và nhẫn cưới phay trơn v.v.). Ở một phương diện khác, "đá quý" gắn với những sản phẩm tự nhiên chưa qua gia công, còn "ngọc" được hiểu là những khoáng vật quý hiếm đã được chế tác, mài dũa hoàn chỉnh mà thành, tuy đôi khi sự phân biệt này trở nên mờ nhòe tùy theo quan niệm. == Tính chất == Đa số các loại ngọc có tính chất đặc biệt như độ cứng, khả năng tương tác với ánh sáng (chiết quang, phản quang); khả năng chống ăn mòn; tính chất cách điện hay bán dẫn v.v. Các loại đá ngọc phân biệt với các khoáng thạch có màu sắc nhưng ít quý giá hơn (như đá cẩm thạch, đá hoa cương) ở phương diện chủ yếu là sự quý hiếm của nó và độ tinh khiết đồng đều một cách thuần nhất của màu sắc. == Phân loại ngọc == === Theo đặc tính === Khoáng vật của thế giới tự nhiên có khoảng hơn 3000 loại, tuy nhiên chỉ có khoảng 100 loại khoáng thạch thích hợp cho việc gia công thành đá quý hoặc đá bán quý. Với những nhà buôn đá quý chỉ có khoảng 20 loại là đối tượng kinh doanh, trong đó kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và xa-phia được đánh giá là 4 loại đá quý hàng đầu. Tại Nhật Bản còn xác định 7 loại đá quý nhất, trong đó ngoài 4 loại nói trên còn có opan, alexandrite, jadeite. Ngoài ra, người ta còn gọi kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia, jadeite và ngọc trai là: "ngũ hoàng nhất hậu" (năm vua và một hoàng hậu). === Theo màu sắc === Một số loại ngọc tuy có thành phần khoáng chất cơ bản giống nhau, nhưng theo màu sắc có thể được phân tách thành loại khác biệt, như hồng ngọc và xa-phia đều là khoáng corundum tuy loại corundum màu đỏ được tách riêng thành hồng ngọc còn các loại có màu sắc khác là xa-phia (khi gắn trên nữ trang phần lớn chỉ sử dụng xa-phia màu xanh lam), các loại thạch anh đều có thành phần chính là silic dioxit nhưng amethyst (thạch anh tím) được tách riêng một loại ngọc vì sự quý hiếm của chúng. Dưới đây là danh sách một số loại ngọc, màu sắc, độ cứng và ý nghĩa tượng trưng của nó khi được sử dụng với tư cách một món đồ trang sức. Những ý nghĩa tượng trưng này có thể thay đổi không chỉ theo loại ngọc mà còn thay đổi theo màu sắc của ngọc, thậm chí thay đổi theo quan niệm và văn hóa của mỗi dân tộc : === Theo nguồn gốc === Cho đến đầu thế kỷ 20, ngọc vẫn là những sản phẩm của tự nhiên hình thành dưới những tác động lý hóa và sự biến động địa chất của Trái Đất qua hàng triệu năm ngoại trừ một vài loại ngọc hay khoáng vật quý là sản phẩm hữu cơ (như ngọc trai từ trai, sò, ốc nước mặn hay nước ngọt; hổ phách xuất xứ từ những loại thực vật họ thông; các loại san hô đặc biệt là san hô đỏ). Hiện nay, công nghệ sản xuất ngọc nhân tạo đã tiến bộ vượt bậc, khởi đầu là sự nuôi cấy thành công ngọc trai nhân tạo ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, rồi hồng ngọc, xa-phia, hoàng ngọc và cả kim cương nhân tạo cũng lần lượt được nghiên cứu chế tạo trong phòng thí nghiệm tại khắp các châu lục. Những sản phẩm ngọc nhân tạo dần dần tạo được chỗ đứng của mình không chỉ trong các lĩnh vực công nghiệp mà đã bước dần sang địa hạt trang sức, chiếm lĩnh những ngăn, kệ đặt nữ trang tại các cửa hiệu kim hoàn nổi tiếng thế giới. Tuy chất lượng không thua kém gì ngọc thiên nhiên thậm chí có khi còn vượt trội hơn về độ tinh khiết và màu sắc, giá trị quy đổi ra tiền tệ của ngọc nhân tạo vẫn thua xa ngọc xuất xứ từ thiên nhiên. Nếu ngọc trai, hồng ngọc, xa-phia, hoàng ngọc và ngọc lục bảo được sản xuất nhân tạo về cơ bản tính chất lý hóa không khác gì so với ngọc tự nhiên, tuy có một số sản phẩm (như hồng ngọc) được gia thêm chất phụ gia đặc biệt để phân biệt màu sắc với ngọc tự nhiên khi chiếu dưới tia cực tím, thì kim cương nhân tạo lại đa dạng hơn, trong đó ngoài các bon tinh thể còn phải kể đến những sản phẩm đá giả kim cương như cubic zicon và mossanite mà hình thức không khác biệt lắm với kim cương nhưng chất liệu chế tạo lại hoàn toàn khác. Việc kiểm định chính xác ngọc tự nhiên hay nhân tạo luôn đặt ra nhiều thách thức, những dụng cụ kiểm định ngày càng trở nên tinh xảo hơn và công kiểm định cũng đắt giá hơn. == Theo địa phương == Tuy rất hiếm, trong thực tế người ta cũng có khi xác định một số loại ngọc của địa phương nào đó phân biệt với ngọc của địa phương khác, do chất lượng của ngọc tại mỗi vùng đất có thể khác nhau. Kim cương: Kim cương với đủ các sắc độ màu có nhiều ở Nam Phi và một số nước vùng Nam châu Phi, Nga, Trung Quốc. Kim cương hồng đỏ hoàn hảo nổi tiếng ở Argyle, Úc. Ngọc lục bảo (emerald) được khai thác tại Brasil, Zambia, Myanma. Ngọc ở Colombia được đánh giá là có chất lượng tốt nhất với màu lửa xanh sặc sỡ, sống động và rất tươi. Hồng ngọc (ruby) có ở Nga, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Kenya, Tanzania và Sri Lanka. Xa-phia (sapphire, hay ngọc lam): Châu Úc, châu Phi, Campuchia. Garmet màu đỏ thẫm, tím đỏ và đen có ở Arizona (Mỹ), Nam Mỹ, Sri Lanka và Ấn Độ. Loại màu xanh lục, lục tối, nâu vàng, vàng hơi nâu và loại có màu xanh ngọc bích có ở Thụy Điển, Sri Lanka và Nam Mỹ. Xanh táo nhạt ở Nga và Phần Lan. Tiêu biểu và đặc trưng là garmet màu đỏ nâu thẫm, được tìm thấy ở Ấn Độ, Nga và Châu Mỹ. Amethyst (Thạch anh tím): có các sắc độ màu từ tím xanh cho đến tím đỏ và đặc điểm chung của nó là thường sáng. Trên hết, những màu mà có giá trị hơn cả là màu tía thẫm đến tím đỏ, được biết đến với cái tên urallian và thạch anh Siberia. Thạch anh tím thường thấy ở Brasil, Uruguay, Nga. Các vùng khác là Bolvia, México, Namibia, Tanzania, Zambia, Mỹ. Aquamarine (Ngọc xanh biển): Trước đây Brasil là một nước lớn cung cấp cho toàn thế giới loại ngọc xanh nhợt này. Ngày nay, những quốc gia châu Phi như Nigeria hay Madagascar được xem như nguồn khai thác tiếp theo loại đá này. Peridot (Khoáng mã não) đầu tiên được tìm thấy tại Zerbernet, sau đó là đến đảo St. Joan, bờ biển Ấn Độ, Pakistan, Kashmir, dãy Hymalaya. Citrin hay topaz vàng nâu được tìm thấy nhiều ở Brasil, còn gọi là thạch anh topaz, trong khi topaz xanh tìm thấy tại Sri Lanka, châu Phi, Thái Lan và Campuchia. == Công dụng == Từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của giới quý tộc (vua chúa, vương tôn, công tử) khi được khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của hoàng gia. Cho đến thời hiện đại cả ngọc và vàng đều có thể được sử dụng như tiền tệ (bản vị). Nhưng trên thế giới không ít loại tiền tệ bị mất giá. Mấy năm trở lại đây giá vàng trên thế giới luôn biến động mạnh mẽ, có lúc giảm đáng kể, trong khi đó giá ngọc lại luôn tăng lên, nhất là đối với những loại ngọc quý xuất xứ từ thiên nhiên. Có không ít nước còn xếp ngọc vào loại tiền cứng được ngân hàng dự trữ và giữ giá, chẳng hạn Iran, nơi mà kho báu hoàng gia, một trong số đó là chiếc vương miện với trên 3000 viên kim cương bị xung công trong cuộc cách mạng lật đổ vua Iran, đã làm nền tảng hậu thuẫn cho tiền tệ Iran đến ngày nay. Từ thập niên 1970 trở lại đây, việc buôn bán các loại ngọc trang sức trên thế giới diễn ra rất sôi động. Năm 1991 kim ngạch mậu dịch của ngọc đã lên tới 96 tỷ USD. Vài năm gần đây tốc độ tăng giá của ngọc vào khoảng 8-12%/năm, và người ta thường nhắc đến một câu nói "vàng thì có giá còn ngọc lại vô giá". Mỗi loại đá quý có hình dáng và màu sắc riêng nên chúng có những truyền truyết tượng trưng tương ứng, có loại còn được coi là mốc sinh trưởng của tháng và mùa. Vì vậy, đối với con người thì sắc thái của ngọc không chỉ là hiện thân của giàu có mà còn biểu đạt khí chất. Tự cổ chí kim ở cả phương Đông và phương Tây, mọi người đều coi ngọc là tài phúc của tự nhiên, tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị, may mắn, như ý, hạnh phúc, sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, với màu sắc thần bí vốn có cộng thêm vẻ đẹp tự thân và giá trị kinh tế lớn, ngọc ngày càng có sức hấp dẫn không chỉ với thế giới quý tộc, người mẫu, những ngôi sao màn bạc và những nhà tạo mẫu mà cả đối với mọi người bình thường trên khắp các châu lục. Ngọc được ứng dụng chủ yếu trong mỹ nghệ và trang sức, tuy nhiên một số loại với tính chất lý hóa đặc biệt có thể được ứng dụng trong khoa học kỹ thuật. Hồng ngọc và xa-phia thường được dùng trong kỹ thuật laser, tạo ra laser hồng ngọc hoặc laser xa-phia; làm chân kính của các dụng cụ cơ khí chính xác như trục của các bánh răng đồng hồ; hoặc các thấu kính đòi hỏi độ tinh khiết và bền như ống kính máy ảnh, các thấu kính hiển vi, mặt kính đồng hồ v.v. Kim cương, do độ cứng cao nhất trong số các khoáng chất thiên nhiên, được sử dụng nhiều trong cắt gọt, mài, giấy ráp đánh bóng và chỉ có kim cương mới cắt và đánh bóng được kim cương. Kim cương không màu và một số màu khác, ngoại trừ màu xanh, còn được ứng dụng chế tạo các điện trở do không dẫn điện, hoặc chất bán dẫn với kim cương xanh, cho các dụng cụ điện tử có khả năng chịu nhiệt và đòi hỏi độ bền cực cao. Nhờ độ cứng cơ học và ít phản ứng hóa học với một số hóa chất, kim cương cũng được ứng dụng để chế tạo một số máy móc chuyên dụng trong công nghệ địa chất như đầu mũi khoan. Thần bí hơn, trong nhiều nền văn hóa người ta tin rằng một số loại ngọc có khả năng chữa các bệnh nhất định. == Quan niệm truyền thống == === Tháng sinh của ngọc === Đối với một số nền văn hóa, mỗi loại ngọc có thể gắn với bản mệnh con người sinh trong những tháng nhất định: Tháng 1: Granat (Đá thạch lựu) Tháng 2: Amethyst (Thạch anh tím) Tháng 3: Aquamarine (Ngọc xanh biển) Tháng 4: Diamond (Kim cương) Tháng 5: Emerald (Ngọc lục bảo) Tháng 6: Ngọc trai hoặc Orthoclas (Đá Mặt Trăng) Tháng 7: Ruby (Hồng ngọc) Tháng 8: Peridot (Olivin) Tháng 9: Sapphire (Ngọc xa-phia) Tháng 10: Opan Tháng 11: Topaz vàng nâu hoặc Citrin Tháng 12: Ngọc lam hoặc Topaz màu xanh lam. === Mùa sinh của ngọc === Bốn mùa cũng được gắn với tứ quý hàng đầu của các loại ngọc: sức sống mùa xuân là Emerald, cái nóng mùa hè là ánh nắng mặt trời trong Ruby, tĩnh lặng mùa thu là màu xanh biếc của Sapphire, lạnh lẽo mùa đông là vẻ đẹp lấp lánh trong Diamond. === Kỷ niệm ngày cưới === Kỷ niệm ngày cưới, bên cạnh Đám cưới Giấy (1 năm), Đám cưới Gỗ (5 năm), Đám cưới Đồng (10 năm), Đám cưới Pha lê (15 năm); Đám cưới Sứ (20 năm); Đám cưới Bạc (25 năm) và Đám cưới Vàng (50 năm) là các trường hợp sử dụng ngọc: 30 năm: Đám cưới Ngọc trai 40 năm: Đám cưới Hồng ngọc 45 năm: Đám cưới Ngọc bích 55 năm: Đám cưới Ngọc lục bảo 60 năm: Đám cưới Kim cương == Lựa chọn và bảo quản ngọc == === Lựa chọn === Không chỉ kim cương, hầu hết các loại ngọc thường được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về màu sắc (color), độ tinh khiết (clarity), kích thước (carat), kiểu dáng, cách cắt (cut) hay còn gọi là tiêu chuẩn 4C. Ngoài ra, đôi khi còn thấy có sự hiện diện của 6C với giá cả (cost) và giấy chứng nhận, kiểm định (certification). Những tiêu chuẩn đó thường được cụ thể hóa thành: Về màu sắc, ngọc phải tươi sáng đồng đều, độ đậm nhạt phải tương ứng với nhau, đậm quá thì dễ chìm màu, nhạt quá thì lại không có sức hấp dẫn, hồng nên hồng màu huyết chim câu, xanh lam nên xanh như nền trời sau cơn mưa, kim cương phải trong suốt đến nỗi để ánh sáng lọt qua không có chút tạp sắc nào, ngọc Emerald và Jadeite phải có màu sắc rực rỡ. Độ trong suốt tốt, phản quang mạnh, óng ánh, rất ít lỗi hoặc không có lỗi. Về kích thước, ngọc càng to càng tốt, nhất là những loại ngọc cao cấp. Giá của ngọc tăng theo cấp số nhân khi trọng lượng của chúng tăng theo cấp số cộng. Quý hiếm; bền. Kiểu dáng thời thượng, công nghệ tinh xảo, các bề mặt cắt hoàn hảo. === Bảo quản ngọc === Vì đá ngọc có tính dầu không nên dùng nước để rửa, tránh việc dính chất dầu lên bề mặt của ngọc làm giảm độ sáng. Nếu ngọc bị bẩn, tốt nhất là dùng sóng siêu thanh để tẩy, dùng vải nhung, da hươu lau sạch hoặc dùng rượu thuần chất hoá học lau ướt đến khi ngọc sáng như cũ. Đại đa số ngọc thiên nhiên có tính chất ổn định, không tan trong acid và kiềm, tuy nhiên cũng cần tránh tiếp xúc với hóa chất nhất là các loại mỹ phẩm. Ngọc tuy bền nhưng không được tác động mạnh hoặc làm rơi, tránh bị nứt hoặc vỡ nứt. Không được để ngọc va chạm với vật cứng, tuyệt đối không phơi dưới ánh nắng mặt trời, khi không đeo nên cất trong hộp nữ trang có lót mềm. Kim cương, hồng ngọc, lam ngọc có độ cứng rất cao, không được để cùng với các loại Ngọc khác, tránh làm sứt mẻ các loại ngọc khác. Trân châu có độ cứng thấp, không chịu được ma sát, những chất cho thêm vào trân châu thường là cơ chất và Canxi-Cacbon, vì vậy không được cho tiếp xúc với bất kỳ chất chua nào như muối chua, Axit nitric và dấm, mồ hôi và các loại mỹ phẩm, tránh cho trân châu bị biến sắc hoặc mất đi độ cứng. == Một số viên ngọc nổi tiếng == === Kim cương === Koh-I-Noor, có trọng lượng 186 carats, được phát hiện vào năm 1304, là viên kim cương có ánh chiết quang rực rỡ nhất nên còn gọi là "núi ánh sáng". Excelsior: có trọng lượng ban đầu là 995,2 carats được cắt làm 10 mảnh trong đó có 3 mảnh lớn nhất có trọng lượng 158, 147 và 130 carats. Các mảnh còn lại được cắt làm 21 viên từ 70 carats đến nhỏ hơn 1 carats. Regent: nặng 410 carats khi chưa được mài, do một nô lệ Ấn Độ tìm thấy được năm 1701, là một viên kim cương đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử một số nước, đặc biệt là Pháp. Blue Hope: Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới, nặng 45,2 carats, mang tên "hy vọng" nhưng người ta tin rằng nó mang lại bất hạnh cho bất cứ ai sở hữu nó. Cullinan được tìm thấy vào tháng 26 tháng 1 năm 1905 tại Nam Phi, có trọng lượng 3,106 carat. Sau đó Cullinan được cắt thành 9 viên nhỏ hơn, trong đó có một viên lớn nhất mang tên Cullian 1 hay Great Star nặng 530,2 carats. Lesotho Promise: viên kim cương lớn thứ 15 của thế giới và là viên kim cương lớn nhất trong vòng 100 năm qua, nặng 603 carat. === Các loại ngọc khác === Ngọc trai: viên ngọc trai lớn nhất từ trước đến nay nặng khoảng 6,4 kg, được một người thợ lặn Hồi giáo Philippines vô danh tìm ra tại ngoài khơi của đảo Palawan. Hồng ngọc tại Việt Nam: Viên rubi "Ngôi sao Việt Nam" có trọng lượng 2.160 gram, tương đương 10.800 ca-ra, được tìm thấy tại mỏ đá quý Tân Hương, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, được coi là quốc bảo Hồng ngọc Việt Nam. == Đánh giá == Triết gia La Mã cổ đại Pliny the Elder, khi trông thấy một viên đá quý đã thốt lên: "Đây, toàn bộ sự uy nghi của tạo hóa đều chứa đựng trong không gian nhỏ bé này, bộc lộ sự sáng tạo ưu tú" đại ý nói chỉ một hạt đá quý cũng đủ thể hiện cái đẹp của vạn vật. == Chú thích == == Xem thêm == Ngọc berin Kim cương Ngọc lam Hồng ngọc Ngọc lục bảo Xa-phia == Liên kết ngoài == Đá quý và sức khỏe Chọn mua đá quý
mảng á-âu.txt
Mảng Á-Âu là một mảng kiến tạo bao gồm phần lớn đại lục Á-Âu (vùng đất rộng lớn bao gồm hai châu lục là châu Âu và châu Á), với các biệt lệ lớn đáng chú ý là trừ đi tiểu lục địa Ấn Độ, tiểu lục địa Ả Rập, cũng như khu vực ở phía đông của dãy núi Chersky tại Đông Siberi. Nó còn bao gồm cả một phần lớp vỏ đại dương trải dài về phía tây tới tận sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương và về phía bắc tới sống núi ngầm Gakkel. Rìa phía đông của nó là ranh giới với mảng Bắc Mỹ ở phía bắc và ranh giới với mảng Philippin ở phía nam, và có thể là với mảng Okhotsk cũng như là với mảng Amur (nếu hai mảng này được coi là tách biệt). Rìa phía nam là ranh giới với mảng châu Phi ở phía tây, mảng Ả Rập ở đoạn giữa và mảng Ấn-Úc ở phía đông. Rìa phía tây là ranh giới phân kỳ với mảng Bắc Mỹ để hình thành nên phần đầu phía bắc của sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương, với đảo đáng chú ý nhất nằm trên đó chính là Iceland. == Tham khảo ==
tiếng digan.txt
Ngôn ngữ Digan, hoặc ngôn ngữ Romani (/ roʊməni /; [7], hoặc ngôn ngữ Gypsy; Romani: ćhib romani). Là một số ngôn ngữ của người Digan thuộc chi nhánh Ấn-Aryan thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Theo Ethnologue, có bảy loại ngôn ngữ Digan khác nhau đủ để được coi là các ngôn ngữ riêng. Lớn nhất trong số này là Vlax Romani (với khoảng 900.000 người sử dụng), Balkan Romani (700.000), Carpathian Romani (500.000) và Sinte Romani (300.000). Một số cộng đồng Digan nói các ngôn ngữ hỗn hợp dựa trên các ngôn ngữ bản địa nhưng giữ lại từ vựng có nguồn gốc từ ngôn ngữ Digan cổ - chúng được gọi bằng ngôn ngữ học là các ngôn ngữ Para-Romani, chứ không phải là phương ngữ Romani nữa. Sự khác biệt giữa các ngôn ngữ Digan có thể khác nhau rất nhiều như sự khác biệt giữa các ngôn ngữ Slav khác nhau. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Romani project at Manchester University, with a collection of downloadable papers about the Romani language and a collection of links to Romani media Outline of Romani Grammar—Victor A. Friedman Partial Romani/English Dictionary—Compiled by Angela Ba'Tal Libal and Will Strain ROMLEX Lexical Database of different dialects of Romani Romani Swadesh list of basic vocabulary words—from Wiktionary's Swadesh list appendix "Romani language in Macedonia in the Third Millennium: Progress and Problems", Victor Friedman. "The Romani Language in the Republic of Macedonia: Status, Usage and Sociolinguistic Perspectives, Victor Friedman.
giải vô địch bóng đá u-21 châu âu.txt
Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu là giải đấu dành cho các đội tuyển U21, được tổ chức 2 năm 1 lần bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu từ năm 1978. Tiền thân của giải đấu là giải U23 Challenge Cup được diễn ra từ 1967 tới 1970. Sau đó, giải đấu U23 châu Âu được tổ chức từ năm 1972. Giới hạn độ tuổi được giảm xuống 21 như ngày nay bắt đầu từ giải đấu năm 1978. Tuy nhiên, giới hạn tuổi này được tính từ khi vòng loại của giải đấu bắt đầu, 2 năm trước khi vòng chung kết diễn ra. Như vậy, các cầu thủ khi đã 23 tuổi vẫn có thể tham dự giải đấu này. Giải đấu này cũng đồng thời là vòng loại môn bóng đá nam Olympic khu vực Châu Âu. Giải đấu này là nơi chắp cánh cho những ngôi sao Thế giới sau này, có thể kể đến như Iker Casillas, Luís Figo, Francesco Totti, Fabio Cannavaro, Pirlo,... Lần gần nhất giải đấu được tổ chức là năm 2015 tại Cộng hòa Séc. Tại giải đấu đó, Thụy Điển đã lên ngôi vô địch sau khi chiến thắng trong loạt sút luân lưu trước Bồ Đào Nha == Lịch sử == === Đội vô địch và á quân === 1: Bao gồm thành tích của cả Nam Tư và Serbia & Montenegro == Giải thưởng == === Cầu thủ xuất sắc nhất === === Chiếc giày vàng === Được trao từ năm 2000, giải thưởng này được trao cho những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong giải đấu. Từ năm 2013, có thêm giải thưởng Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng dành cho những cầu thủ có thành tích ghi bàn nhiều thứ 2 và thứ 3 == Đội hình tiêu biểu == == Xem thêm == Giải vô địch bóng đá châu Âu == Tham khảo ==
vị thế chính trị đài loan.txt
Sự tranh cãi về vị thế chính trị Đài Loan xoay quanh việc Đài Loan, gồm cả quần đảo Bành Hồ (Pescadores hoặc Penghu), có nên tiếp tục tồn tại với tư cách là một vùng lãnh thổ độc lập của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), hay thống nhất với những vùng lãnh thổ hiện thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), hay trở thành nước Cộng hòa Đài Loan. Tình trạng chính trị của Đài Loan rất phức tạp vì những tranh cãi về sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc như một nhà nước, nói cách khác về vị thế chính trị của Trung Hoa Dân Quốc. Hiện tại, Đài Loan; Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ và các đảo khác bên ngoài bờ biển Phúc Kiến; và cùng quần đảo quần đảo Đông Sa tại Biển Đông đang là những phần tạo thành nhà nước được gọi là Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Chính quyền Đài Loan cũng có tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông và trên thực tế đang chiếm đóng đảo Ba Bình (Itu Aba) THDQ từng kiểm soát đại lục Trung Quốc, đòi chủ quyền đối với Ngoại Mông và Tannu Uriankhai (một phần của nó hiện nay là nước cộng hoà Tuva) trước khi chính phủ của nó buộc phải dời sang Đài Bắc năm 1949. Từ khi THDQ mất ghế tại Liên Hiệp Quốc năm 1971 (bị thay thế bởi CHNDTH), đa số các nước có chủ quyền đã quay sang công nhận ngoại giao đối với CHNDTH, coi nó là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là việc Mỹ công nhận năm 1979. Tới năm 2013, họ vẫn giữ các quan hệ ngoại giao chính thức với 21 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và tòa thánh Vatican, dù trên thực tế các mối quan hệ vẫn được giữ với nhiều nước. Các cơ quan như Văn phòng kinh tế và văn hoá Đài Bắc và Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan đang hoạt động "trên thực tế" như những đại sứ quán, dù không có được đặc quyền ngoại giao theo luật: họ không thể cung cấp bất kỳ sự bảo vệ lãnh sự nào và các nhân viên của họ cũng không có được bất kỳ quyền miễn trừ ngoại giao nào. Địa điểm của văn phòng vẫn nằm tại nước chủ nhà. Chính phủ THDQ trong quá khứ từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cũng như những lãnh thổ cũ của họ. Lập trường này đã bắt đầu bị quên lãng từ đầu thập niên 1990, chuyển sang thành không tranh chấp về vị thế hợp pháp với việc CHNDTH cai quản đại lục Trung Quốc, dù những tuyên bố chủ quyền của THDQ vẫn chưa được rút lại thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Các nhóm khác nhau có những quan niệm khác nhau về tình trạng chính trị thực tế hiện tại của Đài Loan. (Xem thêm: Độc lập Đài Loan, Thống nhất Trung Quốc, và Quan hệ hai bên eo biển Đài Loan) Hơn nữa, tình hình có thể bị hiểu nhầm bởi vì có các đảng phái khác nhau và những nỗ lực từ phía nhiều nhóm khác nhau để giải quyết tranh chấp thông qua một chính sách nhập nhằng có chủ định. Giải pháp chính trị được chấp nhận bởi nhiều nhóm hiện nay là giữ nguyên trạng: có nghĩa là, không chính thức coi Đài Loan là một quốc gia và ở mức tối thiểu chính thức tuyên bố không ủng hộ chính phủ nước này tuyên bố độc lập. Tuyên bố độc lập một cách chính thức là cái gì thì hiện vẫn chưa rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn trước thực tế rằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kiểm soát được Đài Loan từ khi nó được thành lập và sự thực là chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đang kiểm soát Đài Loan, tự coi mình là quốc gia có chủ quyền một cách hợp pháp. Tình trạng nguyên trạng được chấp nhận phần lớn bởi vì nó không xác định tình trạng hợp pháp hay tình trạng tương lai của Đài Loan, khiến cho mỗi nhóm đều có thể giải thích tình trạng này theo một cách chính trị có thể chấp nhận được đối với các thành viên của mình. Cùng lúc ấy, một chính sách giữ nguyên trạng đã bị chỉ trích vì quá nguy hiểm bởi vì những bên khác nhau có cách giải thích khác nhau về cái gọi là nguyên trạng, dẫn tới khả năng xảy ra chiến tranh do việc tiến sát đến bên miệng hố chiến tranh hay do tính toán sai lầm. == Bối cảnh == Đài Loan, cùng với quần đảo Bành Hồ, đã được Trung Quốc (lúc ấy ở thời nhà Thanh) nhượng lại cho Nhật Bản năm 1895. Nhật Bản đầu hàng Trung Quốc năm 1945 khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai sau 50 năm cai trị thuộc địa, và nó đã trở thành một tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc. Khi thất trận trong cuộc Nội chiến Quốc-Cộng năm 1949, chính phủ THDQ phải dời sang Đài Bắc, và giữ quyền kiểm soát một số đảo dọc theo bờ biển đại lục Trung Quốc và tại Biển Đông, trong khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập tại đại lục tháng 10 năm 1949, tuyên bố họ là nhà nước kế tục của THDQ. Đảo Kim Môn, Mã Tổ và Ô Khâu ở bờ biển Phúc Kiến, và đảo Ba Bình và quần đảo Đông Sa ở Biển Đông, hiện đang do THDQ chiếm giữ, nhưng chúng không được nhượng lại cho Nhật Bản. Một số tranh cãi ủng hộ độc lập cho Đài Loan không áp dụng cho những đảo này. (Đảo Ba Bình (Itu Aba) đang bị tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia Đông Nam Á khác.) == Vấn đề chủ quyền == === Sự nhượng quyền, sự trả lại và sự tự quyết của Đài Loan === Trong thời nhà Thanh, Trung Quốc đã nhượng lại "vĩnh viễn" hòn đảo này cùng với quần đảo Bành Hồ cho Nhật Bản vào lúc kết thúc cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật sau khi ký kết Thoả ước Shimonoseki. Tại Hội nghị Cairo năm 1943, các nước chính trong phe Đồng Minh đã đồng ý để Nhật Bản trả lại "toàn bộ lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc", gồm cả Đài Loan và Bành Hồ, cho Trung Hoa Dân Quốc khi Nhật đầu hàng. Theo cả Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc, thoả thuận này có hiệu lực hợp pháp theo Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản năm 1945. Đại sứ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Liên hiệp quốc, Vương Anh Phàm (王英凡), đã nhiều lần tuyên bố tại Liên hiệp quốc: "Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc từ trong lịch sử lâu dài" và "cả Tuyên bố Cairo năm 1943 và Tuyên bố Potsdam năm 1945 đã tái khẳng định chủ quyền rõ ràng của Trung Quốc đối với Đài Loan là một nội dung của luật pháp quốc tế." Mặt khác, một số người ủng hộ Đài Loan độc lập cho rằng Đài Loan đã chỉ chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc dưới thời nhà Thanh năm 1683, và trở thành một tỉnh năm 1885. Sau đó, bởi vì Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, Đài Loan về mặt pháp lý là một phần của Nhật Bản khi THDQ được thành lập năm 1912 và vì vậy không phải là một phần của THDQ. Tuy nhiên, những người ủng hộ thống nhất chỉ ra rằng "nhà Thanh" nói chung đã được chấp nhận là một cái tên trong lịch sử của Trung Quốc. Do vậy, chính phủ THDQ là người kế tục của nhà Thanh. Cũng như vậy, vì Tuyên bố Cairo là một thông cáo không được ký kết, những người ủng hộ độc lập cho rằng tính hợp pháp của tuyên bố này cần phải được xem xét lại. Hơn nữa, họ chỉ ra rằng văn kiện đầu hàng của Nhật Bản chỉ đơn giản là một sự đình chiến, một tạm ước theo đúng tính chất, và chỉ là một thoả thuận tạm thời hay nhất thời và sẽ bị thay thế bởi một hiệp ước hoà bình. Vì thế, những người ủng hộ độc lập quả quyết rằng cả Hiệp ước hoà bình San Francisco và Hiệp ước Đài Bắc có tính pháp lý cao hơn văn kiện đầu hàng và rằng các hiệp ước đã không chuyển tư cách Đài Loan từ Nhật Bản sang cho Trung Quốc. Theo lý lẽ này, chủ quyền của Đài Loan được trả lại cho người dân Đài Loan khi Nhật Bản rút lại chủ quyền đối với Đài Loan tại Hiệp ước hoà bình San Francisco (SFPT) năm 1951, dựa trên chính sách tự quyết đã được áp dụng cho "những vùng lãnh thổ bị tách ra từ các quốc gia thù địch như là kết quả của Chiến tranh thế giới thứ hai" như được quy định bởi điều 76b và 77b của Hiến chương Liên hiệp quốc và bởi Nghị định thư của Hội nghị Yalta. Tuy nhiên, những người ủng hộ độc lập phản đối rằng cả THDQ và CHNDTH đều không ký kết vào Hiệp ước hoà bình San Francisco (SFPT), khiến cho SFPT không có quyền áp dụng hợp pháp vào tình trạng chủ quyền của Đài Loan. Những người ủng hộ độc lập chỉ ra rằng ở cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh đã đồng ý rằng THDQ "tạm thời chiếm Đài Loan thay cho các lực lượng Đồng Minh" dưới sự cho phép của Tướng Douglas MacArthur ngày 2 tháng 9 năm 1945. Những người ủng hộ thống nhất chỉ ra sự thực rằng Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam đã được trích dẫn trong cả Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản và Hiệp ước hoà bình giữa Nhật Bản và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, hoàn thành việc trao trả chủ quyền từ Nhật Bản sang Trung Quốc. Vì thế Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Postdam và Văn kiện đầu hàng của Nhật Bản sau đó cùng với Hiệp ước hoà bình giữa Nhật Bản và Trung Quốc phải được coi là có tính pháp lý cao hơn lệnh của Tướng MacArthur. Thậm chí một số người coi Hiệp ước Đài Bắc năm 1952 là đã trực tiếp cho thấy rằng Nhật Bản công nhận chủ quyền của chính phủ THDQ đối với Đài Loan, Bành Hồ, và "các lãnh thổ hiện nay hay có thể từ đây nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ của nó," Nhật Bản đã bãi bỏ hiệp ước này ngay khi thiết lập các quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1972 bằng cách công nhận tuyên bố của CHNDTH rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Dù việc giải thích các hiệp ước hoà bình đã được sử dụng để bác bỏ tính hợp pháp của THDQ đối với Đài Loan trước thập niên 1990, việc tiến hành các cuộc bầu cử toàn dân ở Đài Loan đã làm tổn hại đến quan điểm này. Ngoại trừ những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan một cách cực đoan, đa số dân Đài Loan ủng hộ thuyết chủ quyền nhân dân và không thấy có nhiều xung đột giữa thuyết chủ quyền này và lập trường THDQ. Theo nghĩa này, chính phủ THDQ hiện cai quản Đài Loan không phải là chính phủ THDQ đã chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản bởi vì các chính quyền cai trị đã được uỷ nhiệm của nhân dân thông qua các cuộc bầu cử khác nhau: một là toàn bộ cử tri đại lục Trung Quốc, một là các cử tri của Đài Loan. Trên thực tế, tổng thống Trần Thủy Biển đã thường nhấn mạnh tới thuyết chủ quyền nhân dân trong những bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, tới năm 2005, xung đột giữa hai thuyết vẫn còn chiếm một vị trí quan trọng bên trong chính trị Đài Loan. Thuyết chủ quyền nhân dân, được Phiếm Lục nhấn mạnh cho rằng Đài Loan cần phải có những thay đổi căn bản về hiến pháp thông qua biện pháp trưng cầu dân ý. Thuyết THDQ hợp pháp, được Phiếm Lam ủng hộ, cho rằng bất kỳ những thay đổi căn bản hiến pháp nào đòi hỏi phải thông qua thủ tục sửa đổi hiến pháp của THDQ. == Quan điểm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) == Lập trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng Trung Hoa Dân Quốc đã ngừng tồn tại với tư cách là một chính phủ hợp pháp từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1 tháng 10, 1949 và rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính thể tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc với tư cách chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, với quyền cai trị Đài Loan theo lý thuyết kế tục nhà nước. Như vậy, mặt khác quyền hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc trong việc chiếm lại lục địa vẫn không được chấp nhận rộng rãi mà còn đang bị tranh cãi. Những người ủng hộ thống nhất ở Lục địa Trung Quốc cho rằng Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là hai phe trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, vốn chưa bao giờ chính thức kết thúc. Vì thế, cả hai bên đều thuộc về cùng một nước có chủ quyền - Trung Quốc. Bởi vì chủ quyền của Đài Loan thuộc về Trung Quốc, sự ly khai của Đài Loan phải được chấp nhận bởi 1.3 tỷ người Trung Quốc chứ không phải 23 triệu người đang sống ở Đài Loan. Hơn nữa, theo Nghị quyết 2758 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, cho rằng "Công nhận rằng những đại diện của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung hoa là những đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc trước Liên hiệp quốc", Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chính thức được trao chủ quyền đối với toàn bộ Trung Quốc, kể cả Đài Loan. Vì thế, dựa trên tuyên bố chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Đài Loan, nước này có quyền hợp pháp khi mở rộng quyền tại phán của mình đối với Đài Loan, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Tuy nhiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng Trung Hoa Dân Quốc không đáp ứng với tiêu chí thứ tư của Thỏa ước Montevideo, bởi vì họ chỉ được 25 nước (khá nhỏ và nghèo) công nhận và bị cấm tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc. Những phản đối của Trung Hoa Dân Quốc cho rằng sức ép của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với các nước đã khiến họ không thể được công nhận rộng rãi và rằng Điều 3 của Thỏa ước Montevideo đó cũng nói rõ, "Sự hiện diện chính trị của quốc gia độc lập với sự công nhận của các nước khác." Điều này đã được thực hiện bởi vì Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có nhiều hành vi cưỡng ép nhằm cô lập Trung Hoa Dân Quốc về mặt ngoại giao. Tuy nhiên, những người ủng hộ thống nhất lại chỉ ra sự thật là Thỏa ước Montevideo chỉ được ký kết bởi 19 nước tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 các nước châu Mỹ. vì thế, quyền lực của Liên hiệp quốc cũng như các Nghị quyết của Liên hiệp quốc có tính chất pháp lý cao hơn Thỏa ước Montevideo. Lập trường hiện tại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho rằng "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc". Cộng hòa Nhân dân Trung hoa không muốn đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc về bất kỳ một hình thức nào khác ngoài Chính sách một Trung Quốc, nhưng đã tỏ ra thiện chí cho phép ý nghĩa "một Trung Quốc" được hiểu theo cách mơ hồ. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi việc vi phạm vào Chính sách một Trung Quốc, hay những hành động mâu thuẫn với chính sách đó như việc cung cấp vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc là một sự vi phạm vào quyền toàn vẹn lãnh thổ của họ. Các tổ chức thông tin quốc thế thường báo cáo rằng "Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh phản loạn cần phải được thống nhất với lục địa bằng vũ lực nếu cần thiết", thậm chí khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không nói rõ ràng rằng Đài Loan là một tỉnh phản loạn. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông đại chúng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các quan chức của họ thường coi Đài Loan là "Tỉnh Đài Loan của Trung Quốc". (Những vùng Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố chủ quyền Kim Môn, Ô Khâu và quần đảo Mã Tổ là một phần tỉnh Phúc Kiến của họ, các đảo ở Biển Đông thuộc tỉnh Quảng Đông và Hải Nam.) == Quan điểm của Trung Hoa Dân Quốc == Trung Hoa Dân Quốc cho rằng họ có mọi tính chất của một nhà nước và rằng họ không phải bị "thay thế" hay "kế tục" bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bởi vì họ vẫn đang tiếp tục tồn tại một thời gian dài sau khi nước này được thành lập. Theo Thỏa ước Montevideo năm 1933, nguồn được trích dẫn nhiều nhất để định nghĩa một quốc gia là: một quốc gia phải sở hữu một dân số cố định, một lãnh thổ được xác định, một chính phủ và khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia khác. Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ có đủ mọi tính chất đó bởi vì họ sở hữu một chính phủ có chủ quyền với quyền tài phán trên những vùng lãnh thổ đã được xác định rõ với hơn 23 triệu dân và một bộ ngoại giao thực sự. Quan điểm của Trung Hoa Dân Quốc luôn cho rằng họ trên thực tế là một quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thời cầm quyền độc tài của Quốc Dân Đảng luôn giữ lập trường rằng họ là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc cho tới tận năm 1991, khi Tổng thống Lý Đăng Huy tuyên bố rằng chính phủ của ông không còn tranh chấp quyền cai trị với những người Cộng sản ở lục địa nữa. Tuy nhiên, Quốc hội, cơ quan hiện không còn tồn tại nữa, chưa bao giờ chính thức thay đổi biên giới quốc gia, bởi vì Trung Quốc cho rằng đó sẽ là "sự chấm dứt nền độc lập của Đài Loan". Việc thay đổi biên giới quốc gia giờ đây đỏi hỏi phải có sự sửa đổi hiến pháp và được Lập pháp viện thông qua cũng như được phê chuẩn bởi đa số tuyệt đối của cử tri Trung Hoa Dân Quốc. Mặt khác, dù Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc được ban hành năm 1946 không chỉ rõ những vùng lãnh thổ nào bao gồm trong quốc gia, bản dự thảo hiến pháp năm 1925 đã liệt kê danh sách các tỉnh của Trung Hoa Dân Quốc và Đài Loan không phải là một trong số đó, bởi vì Đài Loan trên thực tế là một phần lãnh thổ của Nhật Bản chiếu theo Hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Hiến pháp cũng quy định tại Khoản I.4, rằng "lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc là lãnh thổ nguyên thuộc quyền cai trị của họ; trừ khi được Quốc hội cho phép, điều này không thể được thay đổi." Tuy nhiên, vào năm 1946, Tôn Khoa, con trai Tôn Dật Tiên và là Viện trưởng Viện Hành pháp (Thủ tướng) Trung Hoa Dân Quốc, đã báo cáo với Quốc hội rằng "có hai kiểu thay đổi lãnh thổ: 1. từ bỏ lãnh thổ và 2. sáp nhập lãnh thổ mới. Ví dụ cho trường hợp đầu tiên là sự độc lập của Mông Cổ, và trường hợp thứ hai sẽ là việc giành lại Đài Loan. Cả hai đều là những ví dụ về sự thay đổi lãnh thổ." Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền đối với Đài Loan theo Hiệp ước San Francisco năm 1951 và Hiệp ước Đài Bắc năm 1952 mà không có bên nhận lại rõ ràng. Trong khi Trung Hoa Dân Quốc liên tục cầm quyền ở Đài Loan sau khi chính phủ cầm quyền Đài Loan theo Chỉ thị chung số 1 chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản, chưa từng có một cuộc họp nào của Quốc hội Trung Hoa Dân Quốc để tiến hành thay đổi lãnh thổ theo Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc, dù các Điều khoản sửa đổi của Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc đã đề cập tới Tỉnh Đài Loan. Vì thế, nhiều người ủng hộ Đài Loan độc lập đã chỉ ra rằng Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc trên thực tế ngăn cản chính họ cai trị Đài Loan một cách hợp pháp. Quốc hội, cơ quan hiện không còn tồn tại nữa, đã đưa ra các sửa đổi hiến pháp trao cho nhân dân "Vùng tự do Trung Hoa Dân Quốc", gồm cách lãnh thổ họ kiểm soát, đặc quyền thi hành chủ quyền của nhà nước Cộng hoà thông qua các cuộc bầu cử Tổng thống và toàn bộ ngành lập pháp cũng như thông qua các cuộc bầu cử để phê chuẩn những sửa đổi đối với Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc. Cũng như vậy, Chương I, Điều 2 Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc nói rằng "Chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc sẽ thuộc về toàn thể công dân." Đối với một số người, điều này có nghĩa rằng hiến pháp hoàn toàn chấp nhận rằng chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc bị giới hạn ở những vùng mà họ kiểm soát thậm chí nếu không có những sửa đổi hiến pháp quy định rõ ràng biên giới Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1999, Tổng thống Lý Đăng Huy đề xuất lý thuyết hai nhà nước (hay lý thuyết quan hệ nhà nước – nhà nước, zh:兩國論) mà cả Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đều được coi là những nhà nước riêng biệt với quan hệ ngoại giao, văn hoá, lịch sử đặc biệt, và lý thuyết này đã được ủng hộ rộng rãi bên trong Đài Loan. Tuy nhiên, lý thuyết này khiến Cộng hoà nhân dân Trung Hoa phản ứng giận dữ, họ tin rằng Lý Đăng Huy ngầm ủng hộ Đài Loan độc lập. Tổng thống Trần Thủy Biển tin rằng "Đài Loan là một nước độc lập, có chủ quyền" nhưng với quan điểm là "Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc." Điều này đã được đưa ra trong Lý thuyết bốn giai đoạn của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, ông đã thận trọng giữ im lặng về vấn đề Đài Loan có phải hay không một phần của Trung Quốc và ý nghĩa của thuật ngữ Trung Hoa. Các giấy tờ của chính phủ đã ngụ ý rằng Đài Loan và Trung Hoa Dân Quốc, Trung Quốc và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là đồng nghĩ. Trần Thuỷ Biển cũng đã từ chối tán thành Nguyên tắc một Trung Quốc mà Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa yêu cầu, coi đó là điều kiện tiên quyết để bắt đầu đàm phán. Vì thế những nỗ lực tái khởi động các vòng đàm phán bán chính thức thông qua các công thức chiểu theo cuộc trưng cầu dân ý 1992 hay tinh thần 1992 đã không mang lại thành công. Sau khi trở thành chủ tịch Đảng tiến bộ dân chủ tháng 7 năm 2002, Trần Thuỷ Biển cho thấy xu hướng ngả theo lý thuyết hai nhà nước vào đầu tháng 8, 2002, ông bình luận rằng Đài Loan có thể "đi trên con đường riêng của Đài Loan" và rằng "rõ ràng rằng hai bên bờ eo biển là các quốc gia riêng biệt." Những lời bình luận đó đã bị các đảng đối lập ở Đài Loan chỉ trích mạnh mẽ. Lập trường của những người ủng hộ Đài Loan độc lập cho rằng Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Cho tới tận giữa thập kỷ 1990, những người ủng hộ Đài Loan độc lập phản đối Trung Hoa Dân Quốc và ủng hộ việc thành lập một nước Trung Hoa Dân Quốc độc lập. Từ giữa thập niên 1990, một sự thoả hiệp giữa đa số những người ủng hộ Đài Loan độc lập và Thống nhất Trung Quốc đã đạt được về việc Đài Loan tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc nhưng chỉ là một chính phủ quản lý duy nhất Đài Loan và các hòn đảo của họ. Liên đoàn đoàn kết Đài Loan, đảng nhỏ bên trong Liên minh xanh, phản đối sự thoả hiệp này. Lập trường của những người ủng hộ Thống nhất Trung Quốc ở Đài Loan cho rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc nhưng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không phải là chính phủ hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc, và rằng sự thống nhất không cần thiết phải xảy ra dưới chế độ cộng sản. Bên trong Đài Loan, sự ủng hộ Đài Loan độc lập và thống nhất Trung Quốc tồn tại như một phần của chính trị với sự quan tâm của đa số tầng lớp trung lưu. Theo truyền thống, thống nhất thường được những "người lục địa" (con cháu dân lục địa tới đây sau nội chiến) ủng hộ, trong khi những người ủng hộ độc lập là dân "Đài Loan bản xứ" (họ đã sống ở hòn đảo này trước khi xảy ra cuộc nội chiến). Tuy nhiên, cả hai nhóm đã hoà giải với nhau bởi các biện pháp cưỡng bức mà Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thực hiện nhằm tiến hành cuộc thống nhất hay sáp nhập bằng vũ lực. == Quan điểm của các nước và các tổ chức quốc tế khác == Vì mục tiêu chống Cộng buổi đầu Chiến tranh lạnh, Trung Hoa Dân Quốc ban đầu được Liên hiệp quốc và đa số quốc gia phương Tây công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Nghị quyết 505 Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 1 tháng 2, 1952 đã coi những người Cộng sản Trung Quốc là những kẻ phiến loạn chống Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, trong thập kỷ 1970 một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao khiến mọi quyền lợi chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 25 tháng 10, 1971, Nghị quyết 2758 được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua, theo đó trục xuất Trung Hoa Dân Quốc và thay thế ghế của Trung Hoa tại Hội đồng bảo an (và mọi tổ chức Liên hiệp quốc khác) bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nghị quyết tuyên bố "rằng những đại diện của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc." Nhiều nỗ lực của Trung Hoa Dân Quốc nhằm tái gia nhập Liên hiệp quốc, không phải với tư cách đại diện cho toàn bộ Trung Quốc nữa, mà chỉ là đại diện cho nhân dân tại các vùng lãnh thổ do họ quản lý vẫn chưa được hội đồng thông qua, chủ yếu vì áp lực ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho rằng Nghị quyết 2758 đã giải quyết vấn đề này. (Xem Trung Quốc và Liên hiệp quốc.) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ chối giữ quan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận Trung Hoa Dân Quốc, nhưng không từ chối trong trường hợp quốc gia đó chỉ giữa quan hệ kinh tế, văn hóa và các trao đổi khác không phải là quan hệ ngoại giao. Vì thế, nhiều nước có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vẫn giữ các văn phòng kiểu ngoại giao không chính thức tại Đài Bắc. Ví dụ, Hoa Kỳ giữ Viện Mỹ tại Đài Loan. Tương tự, chính phủ Đài Loan thiết lập các văn phòng kiểu ngoại giao tại đa số các quốc gia dưới những tên gọi khác nhau, thông thường nhất là Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc. Hoa Kỳ, Canada, Vương Quốc Anh và Nhật Bản công nhận một nhà nước Trung Hoa và rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản thừa nhận chứ không phải công nhận lập trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đối với Canada và Anh Quốc, văn bản thỏa thuận giữa hai bên ghi rõ rằng hai bên lưu ý lập trường của Bắc Kinh, nhưng từ ủng hộ không được sử dụng. Lập trường của chính phủ Vương quốc Anh đã nhiều lần khẳng định rằng "tương lai của Đài Loan phải được quyết định một cách hòa bình bởi nhân dân ở hai phía eo biển." Dù các phương tiện truyền thông tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng Hoa Kỳ phản đối sự độc lập của Đài Loan, Hoa Kỳ đã đề cập tới sự khác nhau tế nhị giữa "phản đối" và "không ủng hộ". Trên thực tế, đa số những lời tuyên bố do Washington đưa ra đều nói rằng họ "không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan", chứ không phải "phản đối". Vì thế, Hoa Kỳ hiện không đưa ra tuyên bố lập trường chính trị, trừ với một điều kiện tiên quyết rằng phải có một giải pháp cho sự khác biệt giữa hai bên Eo biển Đài Loan. Tất cả tình trạng mập mờ như vậy khiến Hoa Kỳ cuối cùng luôn phải đi trên một con đường hẹp với những lưu ý tới cả hai bên tranh chấp. Trung Hoa Dân Quốc vẫn giữ quan hệ ngoại giao chính thức với 22 quốc gia, chủ yếu tại Trung Mỹ và châu Phi và châu Đại Dương. Đặc biệt, Tòa Thánh cũng công nhận Trung Hoa Dân Quốc, một quốc gia không có đa số tín đồ Thiên chúa/Cơ đốc, chủ yếu để phản đối sự đàn áp Cơ đốc giáo trong lục địa. Vatican đã nhiều lần nhắc lại ý định ngừng quan hệ với Đài Loan ngay khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng thêm các quyền tự do tôn giáo. Trong thập kỷ 1990, đã có một cuộc chiến tranh ngoại giao dữ dội trong đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc cùng nỗ lực lôi kéo các nước nhỏ thiết lập quan hệ ngoại giao với mình. Tuy nhiên, tới năm 2001, nỗ lực này dường như đã chấm dứt khi sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cộng với mối nghi ngờ tại Đài Loan về việc hành động đó có thực sự mang lại lợi ích cho họ. Tháng 3 năm 2004, Dominica chuyển sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để đổi lấy một khoản viện trợ. Tuy nhiên, cuối năm 2004, Vanuatu đã thay đổi lập trường từ Bắc Kinh sang Đài Bắc trong một thời gian ngắn, dẫn tới việc Thủ tướng nước này bị mất chức và quay trở lại công nhận Bắc Kinh. Ngày 20 tháng 1, 2005, Grenada chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, đổi lại hàng triệu đô la viện trợ (US$1.500 cho mỗi người dân Grenada) đã được cung cấp. Ngày 26 tháng 10, 2005, Senegal cũng ngừng quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc và thiết lập các tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh. Ngày 5 tháng 8 năm 2006, Tchad chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để chuyển sang công nhận Bắc Kinh. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, Saint Lucia lại chuyển sang quan hệ ngoại giao với chính quyền Đài Bắc. Ngày 7 tháng 6 năm 2007, Costa Rica ngừng quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Tháng 1 năm 2008, Malawi chuyển sang công nhận Trung Quốc đại lục. Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Gambia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Hiện tại, các nước đang giữ quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc gồm: Dưới áp lực liên tiếp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm ngăn chặn bất kỳ một sự đại diện có thể mang tính chất quốc gia nào của Trung Hoa Dân Quốc, các tổ chức quốc tế đã đưa ra các chính sách khác nhau về vấn đề tham gia của Đài Loan. Trong trường hợp (Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới) nơi hầu như toàn bộ các quốc gia thành viên đều là các quốc gia có chủ quyền, Trung Hoa Dân Quốc đã bị thay thế toàn bộ, nhưng trong những trường hợp khác, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hội đồng Olympic Quốc tế (IOC) Trung Hoa Dân Quốc thường tham gia với cái tên: "Trung Hoa Đài Bắc" như trong trường hợp APEC và IOC, và "Lãnh thổ Thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, và Mã Tổ" (thường gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc") trong trường hợp WTO. Vấn đề tên gọi của Đài Loan đã được nghiên cứu kỹ lượng trong giải 2006 World Baseball Classic. Những người tổ chức dự định gọi họ là Đài Loan, nhưng dưới sức ép của Trung Quốc đã buộc phải đổi thành "Trung Hoa Đài Bắc". Người Đài Loan phản đối quyết định này, tuyên bố rằng WBC không phải một sự kiện của Hội đồng Olympic Quốc tế, nhưng phản đối không mang lại kết quả. Bản hướng dẫn ISO 3166 về tên gọi các quốc gia và vùng lãnh thổ cấp mã riêng biệt cho Đài Loan (TW), ngoài mã của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CN), nhưng liệt kê Đài Đoan là "Đài Loan, tỉnh của Trung Quốc" dựa theo cái tên do Liên hiệp quốc sử dụng với sức ép từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong ISO 3166-2:CN, Đài Loan cũng được đánh mã CN-71 thuộc Trung Quốc, vì thế khiến Đài Loan thành một phần của Trung Quốc trong ISO 3166-1 và ISO 3166-2. Tên gọi của Trung Hoa Dân Quốc và Đài Loan vẫn là một vấn đề thường gây tranh cãi tại các tổ chức phi chính phủ. Một tổ chức đang gặp phải sự đối đầu kịch liệt trong vấn đề này là Lions Club. == Sơ suất khi phát ngôn == Nhiều nhà lãnh đạo chính trị, dù ủng hộ một hình thức "Chính sách Một Trung Hoa" nào đó, đã lỡ lời coi Đài Loan là một quốc gia hoặc coi là Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc. Các Tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush trong thời gian nắm quyền từng coi Đài Loan là một quốc gia. Dù gần cuối nhiệm kỳ Ngoại trưởng, Colin Powell đã không có ý nói rằng Đài Loan là một quốc gia, nhưng đã dùng từ Republic of China (Trung Hoa Dân Quốc) hai lần trong một lần tường trình trước Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ngày 9 tháng 3, 2001. Tại Trung Quốc, trong diễn văn cuối cùng trước Đại hội Nhân dân Toàn Quốc, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã sơ suất coi Đại lục Trung Quốc và Đài Loan là hai quốc gia riêng biệt. Cũng có một số nhân vật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã không chính thức tuyên bố Đài Loan là một quốc gia . Gần đây hơn cả, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đã phát biểu trên một tờ báo tiếng Trung tại California tháng 7 năm 2005 rằng Đài Loan là "một quốc gia có chủ quyền". Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ phát hiện ra điều đó ba tháng sau khi lời tuyên bố được đưa ra. Trong một bài diễn văn gây tranh cãi ngày 4 tháng 2 năm 2006, Ngoại trưởng Nhật Taro Aso đã gọi Đài Loan là một quốc gia có mức độ giáo dục rất cao nhờ ở thời kỳ thuộc địa Nhật Bản trước đó trên hòn đảo này. Một tháng sau, ông đã nói với một ủy ban nghị viện Nhật rằng "nền dân chủ của Đài Loan đã rất thuần thục và những quy tắc kinh tế tự do đã ngấm rất sâu, vì thế đó là một đất nước của pháp luật. Theo nhiều cách, đó là một đất nước có cùng nhiều giá trị với Nhật Bản." Cùng lúc ấy, ông chấp nhận rằng "Tôi biết sẽ có vấn đề khi gọi Đài Loan là một quốc gia". Sau này, Bộ ngoại giao Nhật Bản đã tìm cách diễn đạt những lời lẽ trên theo cách khác. == Những giải pháp quân sự và can thiệp có thể xảy ra == Cho tới năm 1979, cả hai bên đều có ý định giải quyết vấn đề bằng quân sự. Những cuộc va chạm không thường xuyên đã xảy ra trong suốt thập niên 1950 và 1960, với những lần leo thang dẫn tới Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ nhất và và lần thứ hai. Năm 1979, khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối ngoại, quay sang ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc mất đi đồng minh cần thiết để "tái chiếm lục địa." Trong lúc ấy, mong ước được cộng đồng quốc tế ủng hộ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến họ phải đưa ra chính sách thống nhất hòa bình theo cái sau này được gọi là "một đất nước, hai chế độ," chứ không phải "giải phóng Đài Loan" xây dựng xã hội chủ nghĩa (nói cách khác, biến Đài Loan thành một Vùng hành chính đặc biệt). === Điều kiện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về can thiệp quân sự === Bất kể như thế nào, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ ngay lập tức tiến hành chiến tranh với Đài Loan. Với các điều kiện: Nếu các sự kiện diễn ra dẫn tới việc chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc dưới bất kỳ tên gọi nào, hay Nếu Đài Loan bị tấn công và chiếm đóng từ phía nước ngoài, hay Nếu Đài Loan từ chối đàm phán thống nhất một cách vô hạn định. Đa số đe dọa của lục địa đều được đưa ra về vấn đề này, và Giang Trạch Dân, sau khi lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương, đã trở thành nhân tố chủ chốt. Điều kiện thứ ba đã đặc biệt gây nên sự lo ngại tại Đài Loan bởi thuật ngữ "một cách vô hạn định" có thể được diễn giải theo nhiều nghĩa. Một số bên coi nó mang nghĩa: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn giữ nguyên trạng và sự mập mờ không được họ chấp nhận, dù nước này đã nhiều lần nói rằng không hề có biểu thời gian xác định cho việc thống nhất. Lo ngại về một tuyên bố chính thức về nền độc lập theo pháp lý của Đài Loan là động cơ chính thúc đẩy việc tăng cường quân sự giữa Đài Loan và Trung Hoa lục địa. Một số người tin rằng Đài Loan vẫn nỗ lực tuyên bố độc lập trong thời gian Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh. Những người khác chỉ ra rằng bộ máy chính quyền Mỹ hiện nay đã công khai tuyên bố muốn giữ nguyên trạng, họ sẽ không giúp đỡ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này đơn phương tuyên bố độc lập. Theo tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển, Trung Quốc đã tăng tốc triển khai tên lửa chống lại Đài Loan tới con số 120 mỗi năm, khiến tổng kho tên lửa đạn đạo của họ lên tới 706 chiếc, với khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân và mục tiêu chính là Đài Loan. Những tên lửa này được cho là có CEP (Giới hạn lỗi) hơn 100 mét, vì thế sẽ không gây thiệt hại lớn trong hoàn cảnh một cuộc chiến tranh thông thường. Một số người tin rằng việc triển khai chúng chỉ là mưu kế chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm tăng áp lực lên Đài Loan, buộc nước này phải từ bỏ những nỗ lực nhằm đơn phương tuyên bố độc lập, ít nhất cũng trong thời điểm hiện tại. === Cân bằng quyền lực === Khả năng chiến tranh, sự gần gũi địa lý giữa Trung Hoa Dân Quốc-kiểm soát Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-kiểm soát lục địa Trung Quốc, và kết quả của những cuộc va chạm cứ vài năm lại xảy ra một lần, khiến cho đây trở thành một trong những địa điểm tập trung sự chú ý quốc tế tại Thái Bình Dương. Cả hai bên đã lựa chọn một sự tập trung lực lượng hải quân hùng hậu. Tuy nhiên, các chiến lược hải quân giữa hai phía đã có sự thay đổi lớn trong thập kỷ 1980 và 1990, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp cận vấn đề theo cách mạnh mẽ hơn khi xây dựng các sân bay, còn Đài Loan chấp nhận tư thế phòng thủ với việc xây dựng và mua nhiều phi đội tàu khu trục và tên lửa. Không quân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được cho là lớn và mạnh mẽ, dù nó vẫn chưa đủ khả năng kiểm soát không phận Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. Không quân Trung Hoa Dân Quốc dựa chủ yếu vào các máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai của họ. Trung Hoa Dân Quốc sở hữu khoảng 150 chiếc F-16 do Hoa Kỳ chế tạo, gần 60 chiếc Mirage 2000-5 của Pháp và gần 130 chiếc IDF (Máy bay chiến đấu phòng vệ trong nước) do họ tự phát triển. Tất cả các máy bay phản lực chiến đấu của Đài Loan đều có thể tham gia các trận đánh kiểu BVR (ngoài tầm nhìn) bằng các tên lửa BVR, trong khi chỉ một số ít máy bay chiến đấu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có cùng tính năng như vậy. Năm 2003, Trung Hoa Dân Quốc đã mua bốn tàu khu trục tên lửa - kiểu USS Kidd cũ và ba tàu hộ tống, và tỏ vẻ rất quan tâm tới lớp Arleigh Burke. Nhưng với sự phát triển của hải quân và không quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một số người nghi ngờ khả năng Trung Hoa Dân Quốc có thể đứng vững trước một cuộc tấn công quyết định từ phía lục địa Trung Hoa trong tương lai. Điều này cũng dẫn tới một số quan điểm rằng nền độc lập của Đài Loan, nếu nó được tuyên bố, cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt khi Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn có khả năng chống chọi với một cuộc xung đột quân sự toàn diện. Trong ba thập kỷ qua, những ước tính về thời gian Đài Loan đứng vững trước một cuộc tấn công tổng lực từ phía bên kia eo biển mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài đã giảm từ ba tháng xuống chỉ còn sáu ngày. Và cũng cần lưu ý rằng đa số những ước tính về bất cứ một sự hỗ trợ quân sự ở mức cao nhất nào từ phía Hoa Kỳ cũng cần ít nhất hai tuần chuẩn bị, những điều kiện hiện tại không hề có lợi cho Đài Loan. Nhiều báo cáo do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc và quân đội Mỹ đưa ra cho thấy những đánh giá hoàn toàn trái ngược về khả năng phòng thủ Đài Loan. Tất nhiên, khả năng chiến tranh không phải được đặt ra một cách tách biệt. Năm 1979, Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, một đạo luật thường được diễn giải như một sự bảo đảm bảo vệ Đài Loan từ phía Hoa Kỳ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ phía lục địa (Đạo luật được áp dụng cho Đài Loan và Bành Hồ, nhưng không áp dụng cho Kim Môn và Mã Tổ). Hoa Kỳ vẫn duy trì một hạm đội thường trực lớn nhất thế giới tại Vùng châu Á Thái Bình Dương gần Đài Loan. Hạm Đội 7, chủ yếu hoạt động từ các căn cứ tại Nhật Bản, là một lực lượng quân sự mạnh được xây dựng xung quanh chiếc tàu sân bay triển khai thường trực ngoài lãnh thổ duy nhất của thế giới, chiếc USS Kitty Hawk. Dù mục đích theo tuyên bố của hạm đội không phải là để bảo vệ Đài Loan, nhưng từ những hành động trong quá khứ của hạm đội này có thể thấy đó cũng là một trong những lý do giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển. Từ năm 2000, Nhật Bản đã sửa đổi các nghĩa vụ phòng vệ với Hoa Kỳ và cũng bắt đầu chương trình tái vũ trang, một phần để phản ứng trước lo ngại rằng Đài Loan sẽ bị tấn công. Một số nhà phân tích tin rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể tung ra những cuộc tấn công thăm dò vào các căn cứ quân sự tại Nhật Bản để xác định liệu các lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản có muốn giúp Đài Loan hay không. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng coi nền độc lập của Đài Loan là điều sống còn, không chỉ bởi vì Đài Loan kiểm soát nhiều con đường hàng hải đông đúc, mà việc Trung Quốc chiếm giữ được nó sẽ khiến Nhật Bản rơi vào tình thế bất lợi hơn. Về mặt lịch sử, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, dù Hoa Kỳ đã chiếm giữ Philippines, một mục tiêu khác chính là Đài Loan (khi ấy còn được gọi là Formosa) từ đó có thể tung ra một cuộc tấn công trực tiếp vào Nhật Bản. Tuy nhiên, những lời chỉ trích cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không bao giờ muốn trao cho Hoa Kỳ và Nhật Bản một cơ hội như vậy để họ có cớ can thiệp. === Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba === Năm 1996, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, và phóng nhiều tên lửa đạn đạo qua hòn đảo này. Sự đe dọa được đưa ra trước khả năng Tổng thống Lý Đăng Huy, người đã đưa ra lý thuyết "hai nhà nước" gây nhiều tranh cãi cho các quan hệ xuyên eo biển, được tái đắc cử. Hoa Kỳ, ở thời cầm quyền của tổng thống Clinton, đã gửi hai nhóm tàu sân bay chiến đấu tới vùng này, cho chúng đi vào Eo biển Đài Loan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không thể theo dõi hoạt động của các con tàu, và có lẽ cũng không muốn leo thang xung đột, nhanh chóng xuống thang. Sự kiện ít gây ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, bởi vì không một đối thủ nào của Lý Đăng Huy đủ mạnh để đánh bại ông ta, nhưng đa số người tin rằng, những hành động hiếu chiến của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã không hề đe dọa được người dân Đài Loan mà còn tạo lợi thế cho Lý Đăng Huy để ông được tới hơn 50% số phiếu. Khả năng xảy ra chiến tranh tại Eo biển Đài Loan, dù khá thấp trong tương lai gần, vẫn buộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ duy trì cảnh giác và luôn đề phòng lẫn nhau. Mục tiêu của cả ba bên tại thời điểm này là duy trì nguyên trạng. == Những phát triển gần đây và Triển vọng tương lai == === Chính trị === Dù tình hình còn mù mờ, đa số các nhà quan sát tin rằng nó sẽ ổn định khi có đầy đủ sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng thuận của các quý ông nhằm giữ mọi điều không bùng phát thành một cuộc chiến. Sự tranh cãi hiện nay là về thuật ngữ một Trung Quốc, như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc chấp nhận trước khi có bất kỳ một cuộc đàm phán nào. Dù Đảng Tiến bộ Dân chủ đã giảm bớt ủng hộ dành cho chính sách Đài Loan độc lập, sự ủng hộ bên trong đảng vẫn còn chưa đủ để Trần Thủy Biển đồng ý với chính sách một Trung Quốc. Trái lại, Quốc Dân Đảng (KMT) và Đảng Thân Dân (PFP) đối lập dường như muốn có một số thay đổi với chính sách một Trung Quốc, và các nhà quan sát tin rằng lập trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có mục đích loại bỏ Trần Thủy Biển trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 với hy vọng rằng một nhân vật ủng hộ tích cực hơn cho việc Thống nhất Trung Quốc sẽ lên nắm quyền. Một phần để đối đầu với chính sách này, Trần Thủy Biển đã thông báo vào tháng 7 năm 2002 rằng nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đáp ứng lại thiện chí của Đài Loan, Đài Loan có thể "đi trên con đường... của riêng mình." Với việc Trần Thủy Biển tái đắc cử năm 2004, hy vọng của Bắc Kinh về một giải pháp nhanh chóng hơn đã tan biến, dù chúng dường như một lần nữa lại có được hy vọng khi liên minh Toàn Lam chiếm đa số phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2004. Tuy nhiên, phản ứng của dân chúng Đài Loan đối với luật chống ly khai được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua năm 2005 không hề thuận lợi. Sau hai chuyến thăm chớp nhoáng của các lãnh đạo KMT và PFP tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sự cân bằng ý kiến dân chúng dường như mang lại nhiều hy vọng, với việc Liên minh Toàn Lục chiếm đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2005, nhưng Liên minh Toàn Lam lại có được một thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử thành phố năm 2005. === Ý kiến công chúng === Ý kiến công chúng Đài Loan về quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rất khó ước định, bởi vì kết quả của các cuộc trưng cầu thường có xu hướng rất nhạy cảm về việc các vấn đề được diễn đạt như thế nào và các ý kiến được đưa ra thế nào, và có một xu hướng từ tất cả các đảng chính trị là diễn đạt các kết quả đó theo cách ủng hộ quan điểm của họ. Đa số đồng ý rằng chính sách một đất nước, hai chế độ của Bắc Kinh là có thể chấp nhận được khi nó được áp đặt một phía xuống Đài Loan; tuy nhiên, ý kiến nhân dân về sự tự định đoạt quy chế của Đài Loan còn phức tạp hơn. Khi được đưa ra một lựa chọn giữa ba luồng ý kiến về độc lập, thống nhất, hay nguyên trạng, các kết quả thường thấy từ những cuộc khảo sát gần đây cho thấy 10% lựa chọn độc lập, 55% ủng hộ thống nhất và khoảng 35% thích giữ nguyên trạng. Tuy nhiên, có khoảng 70 tới 80% ủng hộ quan điểm rằng Đài Loan là một quốc gia độc lập dưới cái tên Trung Hoa Dân Quốc với một mối quan hệ đặc biệt với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, như cựu Tổng thống Lý Đăng Huy từng đề xuất. Sự phụ thuộc của các kết quả khảo sát vào cách diễn đạt được thể hiện bởi các kết quả từ một cuộc khảo sát gần đây. 72% số người được hỏi nói rằng họ sẽ không chiến đấu để chống lại một cuộc sáp nhập từ Đại lục. Tuy nhiên, khi câu hỏi được đổi rằng liệu họ sẽ chiến đấu nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, số lượng câu trả lời khẳng định giảm xuống chỉ còn 18% . Số lượng người theo chủ nghĩa thực dụng -những người sẽ lựa chọn thống nhất hay độc lập dựa trên tình hình thực tế- ngày càng gia tăng. Một cuộc khảo sát gần đây vào tháng 12 năm 2004 cho thấy, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập, thống nhất hay trở thành một bang của Hoa Kỳ, 41% người Đài Loan ủng hộ thống nhất với Đại lục, 24% lựa chọn phản đối và 5% muốn trở thành bang thứ 51 của Mỹ. 80% dân số đồng ý tưởng đề xuất thống nhất "Một Trung Quốc, hai chế độ" của Trung Quốc sau khi Luật chống li khai đã được thông qua. === Thay đổi vị thế Đài Loan có chú ý đến hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc === Chiếu theo Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc, hiện đang được các đảng chính trị lớn như KMT và DPP tôn trọng và công nhận, việc thay đổi tình trạng chính phủ của Trung Hoa Dân Quốc hay công bố rõ ràng vị thế chính trị Đài Loan chỉ xảy ra khi thay đổi hiến pháp. Nói cách khách, nếu những người ủng hộ thống nhất muốn thống nhất Đài Loan với lục địa, theo cách đó sẽ xóa bỏ hoàn toàn Trung Hoa Dân Quốc hay ảnh hưởng tới chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc, hay nếu những người ủng hộ độc lập muốn xóa bỏ Trung Hoa Dân Quốc để lập ra một nước Cộng hòa Đài Loan, họ sẽ cần phải sửa đổi hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc. Việc thông qua một sự sửa đổi như vậy đòi hỏi phải có được một sự đồng thuận chính trị chưa từng có, gồm sự đồng ý của ba phần tư số đại biểu Lập pháp viện. Sau khi thông qua luật pháp, những sự sửa đổi cần phải được phê chuẩn bởi ít nhất năm mươi phần trăm số cử tri Trung Hoa Dân Quốc, bất luận số lượng người đi bầu. Với những sự khó khăn như vậy trong việc sửa đổi hiến pháp, cả Liên minh Toàn Lục và Liên minh Toàn Lam đều không thể đơn phương thay đổi tình thế chính trị và tình trạng pháp luật của Đài Loan theo quy định của hiến pháp. Tuy nhiên, những người cực lực ủng hộ độc lập cho Đài Loan coi hiến pháp của nước này không hợp pháp và vì thế tin rằng không có căn cứ buộc phải có những sự sửa đổi hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc để thay đổi vị thế chính trị Đài Loan. == Ghi chú về thuật ngữ == Một số nguồn học thuật cũng như các thực thể chính trị như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi tình trạng tranh cãi về vị thế chính trị Đài Loan là "Vấn đề Đài Loan", được dịch theo tiếng Trung Quốc thành 臺灣問題/台湾问题 (Đài Loan vấn đề). Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không thích thuật ngữ đó, nhấn mạnh rằng điều này cần phải được gọi là "Vấn đề Lục địa" bởi vì quan điểm của Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tạo ra một vấn đề hay gây nên một vấn đề bên ngoài Đài Loan. Để tránh sự ủng hộ tới bất kỳ bên nào về vấn đề này, bài viết này sử dụng thuật ngữ trung lập "Vị thế chính trị Đài Loan". == Xem thêm == Vụ xô xát 228, hoàn cảnh lịch sử của cuộc xung đột Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-Trung Hoa Dân Quốc Luật chống li khai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trung Quốc và Liên hiệp quốc Nội chiến Trung Quốc, hoàn cảnh lịch sử của cuộc xung đột Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-Trung Hoa Dân Quốc Thống nhất Trung Quốc Đài Loan (Trung Quốc) Quan hệ nước ngoài của Trung Hoa Dân Quốc Lý thuyết Bốn giai đoạn của Trung Hoa Dân Quốc Tình trạng luật pháp của Đài Loan Chính trị Trung Hoa Dân Quốc Hội đồng các vấn đề Lục địa của Trung Hoa Dân Quốc Hội đồng thống nhất Quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc Văn phòng sự vụ Đài Loan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa == Chú thích == == Liên kết ngoài == Australian White Paper on Taiwan relations Cross-Strait Relations between China and Taiwan collection of documents and articles. PRC Government White Paper: The One-China Principle and the Taiwan Issue Taiwan Documents Project Taiwan Mainland Affairs Council Questions of Sovereignty -- the Montevideo Convention and Territorial Cession Comprehensive overview of Taiwan's presumed qualifying criteria for statehood under the Montevideo Convention, by Richard W. Hartzell
giải bóng đá vô địch thế giới 1966.txt
Giải bóng đá vô địch thế giới 1966 (tên chính thức là 1966 Football World Cup - England / World Cup 1966 - England) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 8 và đã được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 30 tháng 7 năm 1966 tại Anh. Sau 32 trận đấu, chủ nhà Anh đoạt chức vô địch thế giới. Còn Brasil trở thành đội đương kim vô địch thứ hai bị loại ngay ở vòng đấu bảng (sau Ý 1950). == Vòng loại == 71 đội bóng tham dự vòng tuyển và được chia theo các châu lục để chọn ra 14 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Anh và đội đương kim vô địch thế giới Brasil. (Xem Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1966) == Các sân vận động == == Trọng tài == Châu Âu == Phân nhóm == == Đội hình == == Vòng bảng == === Bảng 1 === === Bảng 2 === Tây Đức xếp trên Argentina nhờ hơn về hiệu số bất phân thắng bại. === Bảng 3 === === Bảng 4 === == Vòng đấu loại trực tiếp == === Tứ kết === === Bán kết === === Tranh hạng ba === === Chung kết === == Vô địch == == Danh sách cầu thủ ghi bàn == 3 bàn 2 bàn 1 bàn phản lưới nhà Ivan Davidov (trận gặp Hungary) Ivan Vutsov (trận gặp Bồ Đào Nha) === Đội hình toàn sao === == Bảng xếp hạng giải đấu == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang Web chính thức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Trang của RSSSF
niềm vui.txt
Niềm vui hay vui, vui thích, vui sướng là biểu hiện cảm xúc mô tả các trạng thái tinh thần của con người và các động vật khác như sự trải nghiệm tích cực, thú vị. Nó bao gồm các trạng thái tinh thần cụ thể hơn như hạnh phúc, vui chơi giải trí, hưởng thụ, thuốc lắc, và hưng phấn, phấn khích. Trong tâm lý học, việc mô tả niềm vui như một cơ chế phản hồi tích cực, thúc đẩy cơ thể để tái tạo. Niềm vui được biểu hiện một phần bên ngoài ra nụ cười, sự hớn hở, phấn khích hoặc những biểu hiện tế nhị hơn. Nhà triết học Epicurus và những môn đệ ông cho rằng niềm vui sướng nhất là sự vắng mặt của nỗi đau khổ và niềm vui riêng trong tâm trí của chính mình là sự tự do từ nỗi đau trong cơ thể và tự do từ tình trạng hỗn loạn trong tâm hồn. Cũng theo dó, triết gia Cicero cũng tin niềm vui đó chính là sự thống trị của cái tốt và sự đày đọa dành cho cái xấu. == Khái niệm == Niềm vui là khái niệm chủ quan và cá nhân khác nhau sẽ được trải nghiệm các loại niềm vui khác nhau. Nhiều trải nghiệm thú vị có liên quan đến sinh học chẳng hạn như ăn uống, tập thể dục, quan hệ tình dục hoặc đại tiện. Những trải nghiệm thú vị khác có liên quan đến kinh nghiệm xã hội chẳng hạn như những kinh nghiệm hoàn thành, công nhận, khát khao cống hiến, dịch vụ và các hoạt động như nghệ thuật, âm nhạc, văn học và văn hóa thường mang đến sự thú vị hoặc có những thứ bình dị hơn, niềm vui cũng không hàn gắn với giải trí và thư giãn. Niềm vui cảm nhận theo cách thơ mộng là trái chín ngọt của cuộc sống và nó mang đến những lợi ích to lớn, bất ngờ cả về thể chất lẫn tinh thần do đó nhiều người mong muốn có được một cuộc sống ngập tràn niềm vui. Niềm vui sống mỗi ngày có thể hiện diện ngay trong chính từng khoảnh khắc cuộc sống và người ta có biết cách nắm bắt, nhiều cách thức khác nhau để tạo ra niềm vui. == Chú thích == == Xem thêm == Hạnh phúc Cười Hưng phấn Cực khoái Chất lượng cuộc sống Tiêu khiển Tự sướng
8 tháng 10.txt
Ngày 8 tháng 10 là ngày thứ 281 (282 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 84 ngày trong năm. == Sự kiện == 314 – Hoàng đế La Mã Licinius bị đánh bại bởi đồng sự của mình Constantine I tại Trận đánh Cibalae, và mất vùng lãnh thổ châu Âu của ông. 451 – Tại Chalcedon, một thành phố của Bithynia ở Tiểu Á, phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chalcedon bắt đầu (kết thúc vào 1 tháng 11). 1075 – Dmitar Zvonimir là ngôi Vua Croatia. 1200 – Isabella of Angoulême trở thành Hoàng hậu Anh. 1480 – Great standing on the Ugra river, một cuộc thương thuyết giữa các lực lượng của Akhmat Khan, Khan của Great Horde, và Grand Duke Ivan III của Nga, mà kết quả trong đó là sự rút lui của Tataro-Mongols và sự tan vỡ cuối cùng của Horde. 1573 – Kết thúc cuộc vây hãm Tây Ban Nha của Alkmaar, chiến thắng đầu tiên của Hà Lan trong Chiến tranh giành độc lập Hà Lan. 1582 – Do việc thực hiện theo lịch Gregory nên ngày này không tồn tại trong năm này ở Ý, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. 1600 – San Marino thông qua Hiến pháp bằng văn bản của nó. 1806 – Các cuộc chiến tranh của Napoléon: Lực lượng của Đế quốc Anh lay bao vây cảng Boulogne ở Pháp bằng cách sử dụng Congreve rockets, phát minh bởi Sir William Congreve. 1813 – Hiệp ước Ried đã được ký kết giữa Bayern và Áo. 1821 – Chính phủ của tổng José de San Martín thiết lập Hải quân Peru. 1829 – Đường sắt: The Rocket của Stephenson giành chiến thắng trong cuộc thi The Rainhill Trials. 1856 – Chính quyền nhà Thanh bắt giữ và bỏ tù 12 người trên tàu Arrow của Hồng Kông vì tội cướp biển và buôn lậu, dẫn đến Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. 1860 – Đường dây điện báo giữa Los Angeles và San Francisco được mở. 1862 – Nội chiến Hoa Kỳ: Battle of Perryville – Liên minh lực lượng dưới quyền tướng Don Carlos Buell tạm dừng lại Liên minh miền Nam xâm lược Kentucky bởi quân đội đánh bại do Tổng Braxton Bragg tại Perryville, Kentucky. 1871 – Bốn đám cháy lớn bùng phát trên bờ Hồ Michigan ở Chicago, Peshtigo, Wisconsin, Holland, Michigan, và Manistee, Michigan bao gồm cả Đại hỏa hoạn Chicago, và có nhiều người chết hơn trong Hỏa hoạn Peshtigo. 1879 – War of the Pacific: Hải quân Chi Lê đánh bại Hải quân Pêru trong Battle of Angamos, đô đốc hải quân Pêru Miguel Grau chết trong cuộc chạm trán. 1895 – Hoàng hậu Minh Thành, quốc vương cuối cùng của Triều Tiên, bị ám sát và hỏa táng. 1912 – First Balkan War bắt đầu: Montenegro tuyên chiến chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Tại Argonne Forest ở Pháp, Corporal của Hoa Kỳ do Alvin C. York dẫn đầu một cuộc tấn công mà giết chết 25 binh sĩ Đức và bắt sống 132. 1928 – Joseph Szigeti mang lại hiệu quả hoạt động đầu tiên của Violin Concerto của Alfredo Casella. 1932 – Indian Air Force được thành lập. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Đức thôn tính phía Tây Ba Lan. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trong cuộc xâm lược của họ tới Liên Xô, Đức đi đến biển Azov với việc chiếm Mariupol. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Battle of Crucifix Hill xảy ra trên Crucifix Hill ngay bên ngoài Aachen. Capt. Bobbie Brown nhận được một Medal of Honor cho hành động của mình trong trận chiến này. 1952 – Tai nạn đường sắt Harrow và Wealdstone giết chết 112 người. 1967 – Lãnh đạo du kích Che Guevara và đồng đội của mình bị bắt giữ ở Bolivia. 1969 – Các cuộc biểu tình mở đầu của Ngày của Rage xảy ra, tổ chức bởi Weather Underground tại Chicago, Illinois. 1973 – Chiến tranh Yom Kippur: Lữ đoàn bọc thép của Gabi Amir tấn công các vị trí chiếm đóng của Ai Cập về phía Israel của Kênh đào Suez, trong hy vọng của các lái xe cho họ đi. Các cuộc tấn công không thành công, và hơn 150 xe tăng của Israel đang bị phá hủy. 1974 – Ngân hàng Quốc gia Franklin sụp đổ do sự gian lận và sự quản lý kém; tại thời điểm đó là sự thất bại ngân hàng lớn nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ. 1982 – Ba Lan cấm Công đoàn Đoàn kết và tất cả các Công đoàn. 1998 – Sân bay Gardermoen của Oslo sẽ mở ra sau khi đóng cửa các sân bay Fornebu. 1999 – Lịch Coligny mới, bắt đầu một kỷ nguyên mới trong lịch Coligny, tài liệu cổ xưa nhất lịch Celtic. 2001 – A twin engine Cessna và Scandinavian Airlines System (SAS) jetliner collide in heavy fog during takeoff from Milan, Ý killing 118. 2001 – Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thông báo việc thành lập Bộ Nội An Hoa Kỳ. 2005 – Trận động đất lớn có chấn tâm ở Kashmir, làm hơn 74.500 người bị thiệt mạng ở Pakistan, Ấn Độ, và Afghanistan. == Sinh == 1515 – Margaret Douglas, nữ bá tước của Lennox (m. 1578) 1676 – Benito Jerónimo Feijóo y Montenegro, nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha (m. 1764) 1713 – Yechezkel Landau, giáo sĩ Do Thái và người Do Thái gốc Ba Lan (m. 1793) 1715 – Michel Benoist, cha cố người Pháp (m. 1774) 1720 – Jonathan Mayhew, bộ trưởng Hoa Kỳ (m. 1766) 1747 – Jean-François Rewbell, chính khách người Pháp (m. 1807) 1765 – Harman Blennerhassett, luật sư người Ailen (m. 1831) 1789 – John Ruggles, chính khách người Hoa Kỳ (m. 1874) 1789 – William John Swainson, nhà tự nhiên học và nghệ sĩ người Anh (m. 1855) 1818 – John Henninger Reagan, chính khách người Hoa Kỳ (m. 1905) 1834 – Walter Kittredge, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (m. 1905) 1847 – Rose Scott, nhà cải cách xã hội (m. 1925) 1850 – Henri Louis le Chatelier, nhà hóa học người Pháp (m. 1936) 1863 – Edythe Chapman, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (m. 1948) 1864 – Ozias Leduc, họa sĩ Québécois (m. 1955) 1870 – Louis Vierne, nghệ sĩ đánh đàn Organ người Pháp (m. 1937) 1875 - Kỳ Đồng một người Việt xuất chúng, được biết đến là người Việt đầu tiên đỗ tú tài Pháp (m. 1929) 1877 – Hans Heysen, họa sĩ vẽ phong cảnh được sinh ra ở Đức (m. 1968) 1883 – Otto Heinrich Warburg, bác sĩ người Đức, Nobel laureate (m. 1970) 1883 – Dick Burnett, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (m. 1977) 1884 – Walther von Reichenau, sĩ quan quân đội Đức (m. 1942) 1885 - Vua Khải Định (Nguyễn Hoằng Tông), hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn (m. 1925) 1887 – Huntley Gordon, diễn viên người Canada (m. 1956) 1888 – Ernst Kretschmer, bác sĩ tâm thần học người Đức (m. 1964) 1889 – C. E. Woolman, người Hoa Kỳ đã sáng lập ra hãng hàng không Delta Air Lines (m. 1966) 1890 – Edward Rickenbacker, phi công người Hoa Kỳ (m. 1973) 1890 – Philippe Thys, tay đua xe đạp người Bỉ (m. 1971) 1895 – Juan Perón, tổng thống Argentina (m. 1974) 1895 – Zog I, vua Albani (m. 1961) 1896 – Julien Duvivier, đạo diễn phim người Pháp (m. 1967) 1897 – Rouben Mamoulian, đạo diễn phim người Armenia-Hoa Kỳ (m. 1987) 1901 – Eivind Groven, nhà soạn nhạc người Na Uy (m. 1977) 1910 – Kirk Alyn, diễn viên người Hoa Kỳ (m. 1999) 1910 – Gus Hall, người đứng đầu tổ chức công đoàn và tổ chức cộng sản người Hoa Kỳ(m. 2000) 1910 – Ray Lewis, vận động viên điền kinh người Canada (m. 2003) 1917 – Billy Conn, võ sĩ quyền Anh người Hoa Kỳ (m. 1993) 1917 – Walter Lord, tác giả người Hoa Kỳ (m. 2002) 1917 – Danny Murtaugh, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (m. 1976) 1917 – Rodney Robert Porter, nhà hóa sinh vật học người Anh, Nobel laureate (m. 1985) 1918 – Ron Randell, nhân vật nam diễn viên (m. 2005) 1918 – Jens Christian Skou, nhà hóa học người Đan Mạch, Nobel laureate 1919 – Kiichi Miyazawa, thủ tướng thứ 78 của Nhật Bản (m. 2007) 1920 – Frank Herbert, nhà văn người Hoa Kỳ (m. 1986) 1921 – Abraham Sarmiento, Filipino Supreme Court jurist 1922 – Nils Liedholm, cầu thủ bóng đá tiền vệ và huấn luyện viên người Thụy Điển (m. 2007) 1924 – Alphons Egli, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ 1927 – Jim Elliot, nhà truyền giáo người Hoa Kỳ (m. 1956) 1927 – César Milstein, nhà khoa học người Argentina, Nobel laureate (m. 2002) 1928 – M. Russell Ballard, LDS apostle 1928 – Neil Harvey, vận động viên cricket người Úc 1928 – Bill Maynard, diễn viên người Anh 1929 – Valdir Pereira, cầu thủ bóng đá người Brasil (m. 2001) 1930 – Tōru Takemitsu, nhà soạn nhạc người Nhật Bản (m. 1996) 1932 – Ray Reardon, tay chơi bi da người xứ Wales 1936 – Rona Barrett, nhà bình luận người Hoa Kỳ 1938 – Walter Gretzky, cha của Wayne Gretzky 1938 – Fred Stolle, vận động viên quần vợt người Úc 1939 – Paul Hogan, diễn viên người Úc 1939 – Harvey Pekar, tác giả người Hoa Kỳ 1939 – Lynne Stewart, luật sư dân sự tự do người Hoa Kỳ 1940 – Fred Cash, ca sĩ người Hoa Kỳ (The Impressions) 1941 – Jesse Jackson, mục sư và nhà hoạt động dân quyền người Hoa Kỳ 1942 – Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước Việt Nam 1943 – Chevy Chase, diễn viên hài và diễn viên người Hoa Kỳ 1943 – R. L. Stine, tác giả người Hoa Kỳ 1944 – Susan Raye, ca sĩ người Hoa Kỳ 1946 – Jean-Jacques Beineix, đạo diễn phim người Pháp 1946 – Dennis Kucinich, chính khách người Hoa Kỳ 1947 – Emiel Puttemans, vận động viên người Bỉ 1948 – Benjamin Cheever, tiểu thuyết gia và biên tập viên người Hoa Kỳ 1948 – Sarah Purcell, dẫn chương trình người Hoa Kỳ 1948 – Johnny Ramone, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (The Ramones) (m. 2004) 1948 – Pedro López, kẻ giết người hàng loạt người Colombia 1948 – Claude Jade, nữ diễn viên người Pháp (m. 2006) 1949 – Sigourney Weaver, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1950 – Robert Kool Bell, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Kool & the Gang) 1951 – Jack O'Connell, chính khách người Hoa Kỳ 1952 – Jan Marijnissen, chính khách người Hà Lan 1952 – Edward Zwick, đạo diễn phim người Hoa Kỳ 1954 – Michael Dudikoff, diễn viên người Hoa Kỳ 1954 – Huub Rothengatter, tay đua xe người Hà Lan 1955 – Bill Elliott, tay đua xe người Hoa Kỳ 1955 – Lonnie Pitchford, Nhạc sĩ nhạc blues người Hoa Kỳ (m. 1998) 1955 – Darrell Hammond, Diễn viên hài người Hoa Kỳ (SNL) 1956 – Stephanie Zimbalist, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1956 – Jeff Lahti, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ 1957 – Antonio Cabrini, cầu thủ bóng đá người Ý 1957 – Joe Castiglione, Giám đốc đại học thể thao người Hoa Kỳ 1958 – Steve Coll, nhà báo người Hoa Kỳ 1959 – Nick Bakay, diễn viên người Hoa Kỳ 1959 – Mike Morgan, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ 1960 – Lorenzo Milá, người phát thanh bản tin ở đài người Tây Ban Nha 1960 – François Pérusse, nhạc sĩ người Canada 1960 – Reed Hastings, doanh nhân người Hoa Kỳ 1961 – Ted Kooshian, nghệ sĩ dương cầm nhạc jazz người Hoa Kỳ 1962 – Bruno Thiry, tay đua xe người Bỉ 1964 – Igor Jijikine, diễn viên người Nga (Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull) 1964 – CeCe Winans, ca sĩ người Hoa Kỳ 1965 – Ardal O'Hanlon, diễn viên hài, diễn viên người Ailen 1965 – C-Jay Ramone, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (The Ramones) 1965 – Peter Greene, diễn viên người Hoa Kỳ 1966 – Art Barr, đô vật người Hoa Kỳ (m. 1994) 1966 – Camille Coduri, nữ diễn viên người Anh 1966 – Karyn Parsons, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1967 – Yvonne Reyes, nữ diễn viên người Venezuela 1968 – Ali Benarbia, cựu cầu thủ bóng đá người Algeri 1968 – Zvonimir Boban, cầu thủ bóng đá người Croatia 1968 – Emily Procter, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1968 – Leeroy Thornhill, nhạc sĩ người Anh (The Prodigy) 1969 – Julia Ann, nữ diễn viên khiêu dâm người Hoa Kỳ 1969 – Jeremy Davies, diễn viên người Hoa Kỳ 1969 – Dylan Neal, diễn viên người Canada 1970 – Matt Damon, diễn viên người Hoa Kỳ 1970 – Gauri Khan, vợ của diễn viên người Ấn Độ Shahrukh Khan 1970 – Tetsuya Nomura, nhà thiết kế video-game người Nhật 1970 – Soon-Yi Previn, nữ diễn viên người Hàn Quốc Hoa Kỳ 1972 – Stanislav Varga, cầu thủ bóng đá người Slovakia 1972 – Kim Myung Min, diễn viên Hàn Quốc 1974 – Fredrik Modin, vận động viên khúc côn cầu người Thụy Điển 1974 – DJ Q-Ball, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Bloodhound Gang) 1974 – Martin Henderson, diễn viên người New Zealand 1974 – Koji Murofushi, vận động viên môn ném búa người Nhật 1976 – Galo Blanco, vận động viên quần vợt người Tây Ban Nha 1976 – Renate Groenewold, vận động viên trượt băng tốc độ người Hà Lan 1977 – Anne-Caroline Chausson, tay đua xe đạp leo núi người Pháp 1977 – Erna Siikavirta, nhạc sĩ người Phần Lan (Lordi) 1977 – Jamie Marchi, ca sĩ người Hoa Kỳ 1978 – Mick O'Driscoll, cầu thủ bóng bầu dục người Ailen 1978 – Antonino D'Agostino, cầu thủ bóng đá người Ý 1979 – Kristanna Loken, nữ diễn viên người Hoa Kỳ 1979 – Paul Burchill, đô vật chuyên nghiệp người Anh 1979 – Gregori Chad Petree, nhạc sĩ người Hoa Kỳ (Shiny Toy Guns) 1980 – Mike Mizanin, đô vật người Hoa Kỳ 1980 – Nick Cannon, diễn viên người Hoa Kỳ 1981 – Raffi Torres, vận động viên chơi khúc côn cầu trên băng người Canada 1981 – Ruby (ca sĩ Ai Cập), ca sĩ người Ai Cập 1983 – Mario Cassano, cầu thủ bóng đá người Ý 1983 – Steve Cronin, cầu thủ bóng đá, nhạc sĩ và diễn viên người Hoa Kỳ 1983 – Michael Fraser, cầu thủ bóng đá người Xcốt-len 1983 – Travis Pastrana, tay đua motor thể thao người Hoa Kỳ 1985 – Eiji Wentz, ca sĩ người Nhật 1987 – Aya Hirano, ca sĩ người Nhật 1989 – Armand Traoré, cầu thủ bóng đá người Pháp == Mất == 976 – Jelena of Zadar, hoàng hậu Croatia 1286 – John I of Dreux, Duke of Brittany (s. 1217) 1317 – Fushimi, hoàng đế Nhật Bản (s. 1265) 1621 – Antoine de Montchrétien, nhà soạn kịch người Pháp 1647 – Christian Sørensen Longomontanus, nhà thiên văn học người Đan Mạch (s. 1562) 1652 – John Greaves, nhà toán học người Anh (s. 1602) 1656 – John George I, Elector of Saxony (s. 1585) 1659 – Jean de Quen, cha cố người Pháp 1735 – Ung Chính của Trung Quốc (s. 1678) 1754 – Henry Fielding, tác giả người Anh (s. 1707) 1772 – Jean Joseph de Mondonville, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1711) 1793 – John Hancock, nhà cách mạng người Hoa Kỳ (s. 1737) 1795 – Andrew Kippis, tu sĩ người Anh không theo quốc giáo ở Anh (s. 1725) 1804 – Thomas Cochran (judge), thẩm phán người Canada (s. 1777) 1809 – James Elphinston, nhà ngữ văn người Scotland (s. 1721) 1834 – François-Adrien Boïeldieu, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1775) 1869 – Franklin Pierce, tổng thống Hoa Kỳ thứ 14 (s. 1804) 1879 – Miguel Grau Seminario, đô đốc người Pêrru (s. 1834) 1886 – Austin F. Pike, chính khách người Hoa Kỳ đến từ New Hampshire (s. 1819) 1897 – Alexei Savrasov, họa sĩ người Nga (s. 1830) 1928 – Larry Semon, diễn viên hài kịch (s. 1889) 1936 – William Henry Stark, lãnh đạo doanh nghiệp người Hoa Kỳ (s. 1851) 1936 – Red Ames, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (s. 1882) 1942 – Sergei Chaplygin, kỹ sư người Liên Xô (s. 1869) 1944 – Wendell Willkie, chính khách người Hoa Kỳ (s. 1892) 1945 – Felix Salten, tác giả người Áo (s. 1869) 1952 – Joe Adams, vận động viên bóng chày người Hoa Kỳ (s. 1877) 1953 – Nigel Bruce, diễn viên người Anh (s. 1895) 1953 – Kathleen Ferrier, giọng nữ trầm người Anh (s. 1912) 1955 – Iry LeJeune, nhạc sĩ Cajun (s. 1928) 1958 – Ran Bosilek, tác giả người Bungari (s. 1886) 1962 – Solomon Linda, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Nam Phi (s. 1909) 1967 – Clement Attlee, Thủ tướng Vương quốc Anh (s. 1883) 1970 – Mitr Chaibancha, diễn viên điện ảnh người Thái Lan (s. 1934) 1970 – Jean Giono, tác giả người Pháp (s. 1895) 1973 – Gabriel Marcel, nhà triết học người Pháp (s. 1889) 1977 – Giorgos Papasideris, Hy Lạp ca sĩ đồng quê, nhà soạn nhạc, Nhà thơ trữ tình (s. 1902) 1982 – Fernando Lamas, diễn viên người Argentina (s. 1915) 1982 – Philip Noel-Baker, Baron Noel-Baker, người Canada-sinh ra hoạt động hòa bình, Giải Nobel Hòa bình (s. 1889) 1983 – Joan Hackett, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (s. 1934) 1985 – Malcolm Ross, Người đi bằng khinh khí cầu và nhà vật lý khí quyển người Hoa Kỳ (s. 1919) 1987 – Konstantinos Tsatsos, tổng thống Hy Lạp thứ hai (s. 1899) 1990 – B.J. Wilson, nhạc sĩ người Anh (Procol Harum) (s. 1947) 1992 – Willy Brandt, Chancellor of Germany, Giải Nobel Hòa bình (s. 1913) 1995 – Christopher Keene, người chỉ huy dàn nhạc người Hoa Kỳ (s. 1946) 1997 – Bertrand Goldberg, Kiến trúc sư người Hoa Kỳ (s. 1913) 1999 – John McLendon, huấn luyện viên bóng rổ người Hoa Kỳ (s. 1915) 2000 – Sheila Holland (Sheila Coates, Charlotte Lamb, Sheila Lancaster, Victoria Wolf, Laura Hardy), nhà văn người Anh (s. 1937) 2002 – Jacques Richard, vận động viên chơi khúc côn cầu trên băng người Pháp Canada (s. 1952) 2004 – Jacques Derrida, nhà triết học người Pháp (s. 1930) 2004 – James Chace, nhà sử học người Hoa Kỳ (s. 1931) 2005 – Alekos Alexandrakis, diễn viên người Hy Lạp (s. 1928) 2006 – Mark Porter, tay đua xe người New Zealand (s. 1975) 2007 – Constantine Andreou, họa sĩ người Hy Lạp (s. 1917) 2008 – George Emil Palade, nhà sinh vật học người Rumani (s. 1912) 2008 – Eileen Herlie, nữ diễn viên người Hoa Kỳ (s. 1918) 2008 – Bob Friend (phát thanh viên), phát thanh viên người Anh (s. 1938) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
quân bắc dương.txt
Quân Bắc Dương (Tiếng Trung: 北洋軍; Bính âm: Běiyáng-jūn) là lực lượng quân sự kiểu phương Tây do triều đình nhà Thanh thành lập vào cuối thế kỷ 19. Đây là lực lượng cốt lõi trong chương trình cải tổ quân đội của nhà Thanh. Quân Bắc Dương đã đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị Trung Quốc suốt khoảng 3 thập kỷ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nó tạo điều kiện cho cuộc cách mạng Tân Hợi thành công và tạo ra tình trạng cát cứ ở Trung Quốc bởi các quân phiệt. == Hình thành == Chế độ Bát Kỳ là một thành tố quan trọng giúp nhà Thanh chiếm được Trung Nguyên và cai trị Trung Quốc trong hơn 200 năm. Tuy nhiên, vào thời Thanh mạt, sự suy thoái và lỗi thời của chế độ quân sự Bát Kỳ Lục Doanh dẫn đến những thể hiện kém trước những đội quân địa phương được tổ chức tốt hơn theo kiểu phương Tây như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Sở quân của Tả Tông Đường, Hoài quân của Lý Hồng Chương và đạo quân đánh thuê nước ngoài Thường Thắng quân trong cuộc chiến với Thái Bình Thiên Quốc. Trong số các đội quân địa phương đó, Hoài quân dưới quyền Lý Hồng Chương được xem là có thực lực nhất. Lý đã dùng hầu hết các khoản thuế thu được, gồm cả thuế hải quan, của các tỉnh mà Lý làm Tổng đốc, để dùng vào việc huấn luyện và trang bị hiện đại cho Hoài quân. Trước tình hình đó, triều đình nhà Thanh đã quyết định cải tổ quân đội, tổ chức thêm một đội quân kiểu mới, được huấn luyện theo kiểu phương Tây gọi là Tân quân (Lục quân) và Hạm đội (Hải quân). Tháng 5 năm 1875, Lý Hồng Chương được bổ nhiệm làm Bắc Dương Đại thần kiêm Bắc Dương Thủy sư, phụ trách việc hiện đại hóa lực lượng Tân quân và Hải quân các tỉnh ven biển phía Bắc Trung Quốc. Ban đầu, thuật ngữ "Bắc Dương quân" bắt đầu được dùng để chỉ các đội quân chính quy (cả Lục quân lẫn Hải quân) do Lý xây dựng. Sau thảm bại của Bắc Dương quân trong Chiến tranh Giáp Ngọ, nhà Thanh đã cho thành lập 10 doanh Định Vũ quân tại Thiên Tân, huấn luyện hoàn toàn theo phương pháp của Tây phương. Định Vũ quân được phân chia thành Bộ binh 3.000 người, Pháo binh 1.000 người, Kỵ binh 250 người, Công binh 500 người; tổng cộng 4.700 binh sĩ. Một võ quan Hoài quân là Viên Thế Khải được bổ nhiệm làm chỉ huy Định Vũ quân. Viên cải xưng Định Vũ quân thành Tân kiến lục quân. Tân kiến lục quân phỏng theo tổ chức quân đội của Nhật Bản, được huấn luyện bởi các sĩ quan Đức và trang bị vũ khí của Đức. Cùng lúc đấy, tại Lưỡng Giang, Trương Chi Động cũng thành lập một đội Tân quân với tên gọi Tự Cường quân, cũng được huấn luyện và trang bị theo phương pháp Tây phương, phân thành bộ binh, kỵ binh, pháo binh, công binh, tổng cộng 13 doanh. Ngày 8 tháng 12 năm 1895, để thưởng công đã tiết lộ âm mưu chính biến của phe Duy tân, Thái hậu Từ Hi đã bổ nhiệm Viên Thế Khải làm Bắc Dương Đại thần. Tự Cường quân cũng được hợp nhất vào Tân kiến lục quân. Từ đó, thuật ngữ "Bắc Dương quân" bắt đầu được dùng để chỉ các đội quân chính quy do Viên Thế Khải và võ quan xuất thân từ Hoài quân hoặc tốt nghiệp từ Bắc Dương võ bị học đường, chỉ huy. Đội quân này trở thành nòng cốt của Tân quân và phát triển nhanh chóng lên hơn 2 vạn binh sĩ. Bên cạnh đó, Viên cũng cho thành lập trường huấn luyện sĩ quan tại Thiên Tân, đào tạo các chỉ huy tương lai cho Tân quân. Tháng 2 năm 1905, Viên Thế Khải tấu thỉnh Thanh triều thống nhất toàn quốc lực lượng Tân quân, đề xuất biên chế lục quân thường trực thống nhất theo mô hình của Tân quân Bắc Dương do ông ta chỉ huy. Năm 1907, nhà Thanh thành lập Bộ Lục quân, dự kiến biên chế các đội quân thường trực trên toàn quốc thành 36 trấn. Tuy nhiên, đề án đó không bao giờ có thể thực hiện do sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1911. == Tổ chức == Bộ chỉ huy ban đầu của Tân quân Bắc Dương, bấy giờ mang tên Tân kiến lục quân, gồm: Tổng biện Tham mưu doanh vụ xứ (Tham mưu trưởng): Từ Thế Xương Tham mưu doanh vụ xứ kiêm Giám đốc Binh quan học đường (Tham mưu phó kiêm Hiệu trưởng trường Sĩ quan): Giang Triều Tông Tổng biện Đốc thao doanh vụ xứ kiêm Giám đốc Bộ binh học đường (Trưởng ban Huấn luyện kiêm Hiệu trưởng trường Bộ binh): Phùng Quốc Chương Đề điệu Đốc thao doanh vụ xứ (Phó ban Huấn luyện): Đoàn Chi Quý Chỉ huy Bộ đội Đệ nhất doanh (Tiểu đoàn 1 Bộ binh): Khương Quế Đề  Chỉ huy Bộ đội Đệ nhị doanh (Tiểu đoàn 2 Bộ binh): Ngô Trường Thuần Chỉ huy Bộ đội Đệ tam doanh (Tiểu đoàn 3 Bộ binh): Lôi Chấn Xuân Chỉ huy Mã đội Đệ nhất doanh (Tiểu đoàn 1 Kỵ binh): Ngô Phượng Lĩnh Thống đái Pháo binh doanh (Trưởng ban Pháo binh) kiêm Giám đốc Pháo binh học đường: Đoàn Kỳ Thụy Chỉ huy Pháo đội Đệ nhất doanh (Tiểu đoàn 1 Pháo binh): [[Trương Hoài Chi Chỉ huy Công trình doanh kiêm Tổng giáo tập Giảng võ đường: Vương Sĩ Trân Chỉ huy Công trình doanh kiêm Hành doanh trung quân (Trưởng ban Tác chiến): Trương Huân Chỉ huy Học binh doanh (Tiểu đoàn Học viên) kiêm Đề điệu Đốc thao doanh vụ xứ: Tào Côn Ngoài ra còn có các sĩ quan Vương Anh Giai, Trương Vĩnh Thành, Triệu Quốc Hiền, Hà Tông Liên, Lý Thuần, Trần Quang Viễn, Lý Hậu Cơ, Vương Chiêm Nguyên, Lô Vĩnh Tường, Vương Nhữ Hiền, Dương Thiện Đức, Điền Trung Ngọc, Bào Quý Khanh, Lục Kiến Chương, Điền Trung Ngọc, Chung Lân Đồng, Mã Long Tiêu, Mạnh Ân Viễn... Năm 1905, lực lượng Tân quân Bắc Dương phát triển, được tổ chức thành 6 trấn, mỗi trấn được tổ chức theo mô hình sư đoàn của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, với đủ bộ binh, kỵ binh, pháo binh, công binh, gồm 20 doanh, tổng số xấp xỉ 1 vạn quân. Chỉ huy các trấn (tương đương Sư đoàn trưởng) theo thứ tự quản nhậm, nhiều người sau này nổi tiếng trong thập niên 1920. Đệ nhất trấn Thống chế: Phụng Sơn, Hà Tông Liên Đệ nhị trấn Thống chế: Vương Anh Giai, Trương Hoài Chi Đệ tam trấn Thống chế: Đoàn Ký Thụy, Tào Côn Đệ tứ trấn Thống chế: Ngô Phượng Lĩnh Đệ ngũ trấn Thống chế: Ngô Trường Thuần, Trương Vĩnh Thành  Đệ lục trấn Thống chế: Vương Sĩ Trân, Triệu Quốc Hiền, Đoàn Kỳ Thụy == Hệ thống quân hàm == Hệ thống quân hàm ban đầu của Tân quân Bắc Dương do Viên Thế Khải tham chiếu hệ thống đẳng cấp của Bát Kỳ, mô phỏng hệ thống quân hàm Quân đội Phổ, xây dựng thành nền tảng quân hàm hiện đại của Tân quân. Một hệ thống cấp hiệu cũng được thiết kế, pha trộn ảnh hưởng của hệ thống cấp hiệu của Phổ bấy giờ. Hệ thống cấp bậc sĩ quan gồm 3 bậc gồm Đô thống (cấp Tướng), Tham lĩnh (cấp Tá), Quân hiệu (cấp Úy). Mỗi bậc lại phân thành 3 cấp Chánh (Đại), Phó (Trung), Hiệp (Thiếu). Hạ sĩ quan phân 3 cấp: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ. Binh sĩ cũng phân 3 cấp: Thượng đẳng binh, Nhất đẳng binh, Nhị đẳng binh. Tháng 8 năm 1912, chính phủ Bắc Dương của Viên Thế Khải cải tổ và thống nhất hệ thống quân hàm trên toàn quốc, cơ bản dựa trên hệ thống quân hàm của Bắc Dương quân nhưng có loại trừ những tàn tích của chế độ Bát kỳ Lục doanh. Tuy vẫn giữ 3 bậc 9 cấp, nhưng danh xưng thay đổi thành 3 bậc thành Tướng, Hiệu, Úy; và 3 cấp trở thành Thượng, Trung, Thiếu. Bên cạnh đó, cấp bậc Chuẩn úy cũng được đặt ra. Hệ thống cấp bậc này trở thành nên tảng cho hệ thống quân hàm của Trung Hoa Dân Quốc về sau này, kể cả sau khi chính phủ Bắc Dương sụp đổ. == Phân liệt == Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã dẫn đến hàng loạt cuộc nổi dậy trên khắp miền nam Trung Quốc. Những binh sĩ từng trung thành với nhà Thanh bắt đầu đào ngũ sang lực lượng cách mạng. Phiến quân đã thiết lập một chính quyền địa phương tại Nam Kinh năm 1912 do Tôn Dật Tiên đứng đầu. Phe cách mạng không đủ mạng để đánh bại quân Bắc Dương và nếu tiếp tục chiến đấu sẽ gần như chắc chắn dẫn đến thất bại. Thay vào đó, Tôn thỏa thuận với Viên Thế Khải của quân Bắc Dương cùng lật đổ nhà Thanh và tái thống nhất Trung Quốc. Đổi lại, Viên sẽ trở thành tổng thống. Viên từ chối chuyển đến Nam Kinh và đã chọn Bắc Kinh, nơi quyền lực của ông được bảo đảm, làm thủ đô. Phản đối việc Viên Thế Khải ngày càng độc đoán, các tỉnh miền nam đã dấy loạn năm 1913 nhưng bị quân Bắc Dương đàn áp mạnh tay. Các quan chức dân sự bị thay thế bởi các sĩ quan quân đội. Tháng 12 năm 1915, Viên thực hiện mục đích từ lâu của mình là trở thành Hoàng đế Trung Hoa. Các tỉnh phương nam lại nổi dậy một lần nữa và lần này nghiêm trọng nhất do hầu hết các tướng lĩnh Bắc Dương đã bỏ rơi Viên. Viên đã từ bỏ ngôi vị để thu phục lại tùy tướng của mình nhưng trước khi ông qua đời tháng 6 năm 1916, chính trị Trung Quốc lại lục đục. Chia rẽ Bắc-Nam còn tiếp diễn trong suốt thời kỳ quân phiệt. == Bắc phạt thống nhất == == Chú thích ==
chiến tranh trung-nhật.txt
Chiến tranh Trung-Nhật là chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, khởi đầu từ Sự kiện Lư Câu Kiều và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 9 tháng 9 năm 1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20. == Bối cảnh lịch sử == Nguồn gốc của chiến tranh Trung-Nhật có thể là Chiến tranh Thanh-Nhật diễn ra trong hai năm 1894-1895, khi Trung Quốc dưới triều Thanh, bị Nhật Bản đánh bại phải nhường Đài Loan và công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan). Triều Thanh đang trong buổi hoàng hôn sụp đổ bởi các cuộc khởi nghĩa bên trong và chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, trong lúc Nhật Bản đã trở thành một cường quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân.. Trung Hoa Dân quốc được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều Thanh. Nước Cộng hòa non trẻ thậm chí còn trở nên suy yếu hơn bởi sự xung đột của các quân phiệt. Một vài sứ quân thậm chí còn liên kết với nước ngoài nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác. Ví dụ, quân phiệt Trương Tác Lâm của Mãn Châu hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế. Năm 1915, Nhật đưa ra 21 yêu sách nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung Quốc. Tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở Sơn Đông. Trung Quốc dưới thời chính phủ Bắc Dương còn bị chia cắt không thể chống lại sự xâm nhập của nước ngoài cho đến Chiến tranh Bắc phạt năm 1926 - 1928, do Trung Quốc Quốc dân đảng đối lập ở Quảng Châu tiến hành. Sau khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc, chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẫn dồn sức tiêu diệt Đảng cộng sản Trung Quốc chứ không lo chống Nhật. Ngày 4/12/1936, 2 tướng của Quốc dân đảng là Trương Học Lương và Dương Hổ Thành được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của Đảng cộng sản tại Diên An. Do ủng hộ phong trào kháng chiến chống Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12, hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống Nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ "hàng Nhật chống Cộng" của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về Tây An tống giam, đó chính là Sự biến Tây An. Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã phải đồng ý hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để kháng chiến chống Nhật. Trong 8 năm chiến tranh, quân đội Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành nhiều trận đánh với Nhật và chịu tổn thất lớn trước một đạo quân trang bị tốt hơn của Nhật Bản, tuy nhiên chiến thuật du kích của họ cũng phát huy hiệu quả khiến quân Nhật sa lầy. Để tỏ thiện chí hợp tác, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cử một phần lực lượng tới trợ giúp cho hàng ngũ của Quốc dân đảng (xem Tân Tứ quân và Sư đoàn Cộng sản của Quân đội Cách mạng Quốc dân). Hai bên thỏa thuận đơn vị này được Quốc dân đảng cho mang huy hiệu giống binh sĩ của họ để được di chuyển trong cùng do Quốc dân đảng kiểm soát, nhưng công tác chỉ huy thì vẫn do Đảng Cộng sản nắm giữ. Do trang bị yếu cũng như sự hợp tác lỏng lẻo giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc nên cuộc chiến của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Quân Quốc dân Đảng chủ yếu tham chiến ở khu vực Đông Nam, trong khi Đảng Cộng sản chủ yếu tham chiến ở khu vực Đông Bắc. Tuy lực lượng nhỏ hơn nhiều so với Quốc Dân đảng song quân của Đảng Cộng sản tỏ ra tác chiến hiệu quả hơn do có tinh thần chiến đấu cao hơn và biết sử dụng chiến tranh du kích, các chiến khu của họ được giữ vững trong chiến tranh. Bất chấp những thiệt hại khi chiến đấu chống Nhật, lực lượng của Đảng Cộng sản đã tăng từ 92.000 quân (năm 1937) lên 900.000 quân (năm 1945), chưa kể hàng triệu du kích do họ chỉ đạo. Ngoài ra, uy tín Đảng Cộng sản còn được nâng cao, họ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân do những thành tích chiến đấu trong công cuộc kháng Nhật, đây sẽ là nguyên nhân chính Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân đảng trong nội chiến Trung Quốc lần 2. Trong khi đó, quân Quốc Dân đảng không biết phát động chiến tranh du kích và thường đánh trực diện kiểu quy ước với quân Nhật. Kết quả là quân Quốc Dân đảng thường bị thất trận, họ đã phải bỏ Nam Kinh để chạy tới Trùng Khánh và để mất vùng duyên hải Đông nam với nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Quảng Châu... Uy tín của Quốc Dân đảng trong nhân dân cũng bị suy sụp do những thất bại này. Tám năm chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho Trung Quốc về nhân mạng, ước từ 15 đến 25 triệu. Người Nhật đã thực hiện Chiến dịch Hoa huệ vàng nhằm lấy đi số vàng bạc trên khắp châu Á trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Số vàng lấy được tại Trung Quốc đã được chuyển về Nhật an toàn hơn các phần ở Đông Nam Á. Chiến tranh đã chấm dứt do Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8 năm 1945. Tuy Trung Quốc đã không thể thắng Nhật Bản trên lục địa châu Á trong cuộc chiến Trung - Nhật này nhưng chiến thắng chung cuộc của phe Đồng minh cũng khiến Trung Quốc trở thành nước thắng trận. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Quân Nhật trong chiến tranh Tại sao chúng tôi chiến đấu? Quân đội Trung Quốc trong chiến tranh Sự Thật Đằng Sau Đại Lễ Duyệt Binh của Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
núi lửa dạng tầng.txt
Núi lửa tầng cũng còn được gọi là núi lửa hỗn hợp là một núi lửa cao hình nón, gồm có nhiều lớp dung nham, tro núi lửa và bụi núi lửa. Loại núi lửa này có đặc tính là dốc đứng, phun trào có giai đoạn, và có tiếng nổ khi phun trào. Dung nham chảy ra từ các núi lửa loại này thì sền sệt. Dung nham nguội và đóng cứng lại trước khi loang đi xa. Macma của loại núi lửa này được xếp loại axít, có mức độ silicat cao và trung bình (như trong rhyolit, dacit, hay andesit). Nó tương phản với chất macma cơ bản ít sền sệt hơn - chất tạo thành núi lửa hình khiên có nền rộng và có độ nghiêng phẳng hơn (Ví dụ như Mauna Loa ở Hawaii). Mặc dù các núi lửa tầng đôi khi còn được gọi là núi lửa hỗn hợp, các nhà khoa học về núi lửa thường dùng thuật từ núi lửa tầng để phân biệt giữa các loại núi lửa vì tất cả các núi lửa đủ các kích thước lớn nhỏ đều có cấu tạo (lớp) hỗn hợp — chúng được hình thành từ những vật chất phun trào đổ xuống từng đợt. Núi lửa tầng là một trong các loại núi lửa thường thấy nhất. == Hình thành == Núi lửa tầng là một đặc điểm thông thường của vùng đất bị co vào, tạo thành những chuỗi hay những vòng cung dọc theo phân giới của mảng kiến tạo nơi vỏ đất đại dương bị gập lại dưới lớp vỏ lục địa (Ví dụ các núi lửa vòng cung lục địa như dãy núi Cascade, trung Andes) hoặc với mảng đại dương khác (Ví dụ các núi lửa vòng cung đảo như Nhật Bản, quần đảo Aleut). Chất macma tạo thành các núi lửa tầng nổi lên khi nước nằm cả trong các khoáng chất tích nước và trong đá bazan xốp của vỏ đại dương tầng trên thoát ra vào trong lớp đá ngoài của quyển mềm nằm bên trên phiến đại dương chìm. Việc nước thoát ra từ các khoáng chất tích nước được gọi là "sự khử nước" và xảy ra trong các điều kiện nhiệt độ/áp suất đặc biệt cho từng loại khoáng vật khi mảng kiến tạo co xuống độ sâu thấp hơn. Nước thoát ra từ phiến đang co làm giảm độ nóng chảy của lớp đá nằm chồng bên trên. Lớp đá này sau đó nóng chảy một phần và nổi lên vì tỷ trọng nhẹ hơn so với lớp đá xung quanh và gom lại tạm thời ở nền của thạch quyển. Macma sau đó nhô lên khỏi vỏ đất, hợp với đá giàu silicat hình thành chất hỗn hợp sau cùng. Khi macma lên gần bề mặt, nó gom tụ lại trong một buồng macma nằm bên dưới núi lửa. Áp suất thấp tương đối của chất macma cho phép nước và những chất khí dễ bay hơi khác (CO2, S2-, Cl-) ngấm vào trong chất macma để trở thành một dung dịch, giống như khi ta mở nút một cái chai đựng nước cacbonat. Một khi thể tích khối macma tới hạn và hơi tích tụ và đỉnh núi không ngăn cản được áp lực lớn, vỡ ra và gây nên tiếng nổ bất thình lình. == Hình ảnh == == Xem thêm == Danh sách núi lửa dạng tầng