filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
khỉ.txt
Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi (Ape). Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay vượn thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có. == Trong văn hóa == Tôn Ngộ Không, một nhân vật trong truyện Tây du ký của văn học cổ Trung Hoa, vốn là khỉ được nhân cách hóa. Hanuman trong thần thoại Ấn Độ cũng là khỉ. Khỉ được coi là động vật tượng trưng cho tinh thần lạc quan. Khỉ cũng rất nghịch ngợm. == Chú thích == == Tham khảo == "The Impossible Housing and Handling Conditions of Monkeys in Research Laboratories", by Viktor Reinhardt, International Primate Protection League, August 2001 The Problem with Pet Monkeys: Reasons Monkeys Do Not Make Good Pets, an article by veterinarian Lianne McLeod on About.com Helping Hands: Monkey helpers for the disabled, a U.S. national non-profit organization based in Boston Massachusetts that places specially trained capuchin monkeys with people who are paralyzed or who live with other severe mobility impairments
nguyễn tuân.txt
Nguyễn Tuân (10/ 7/ 1910 – 28 / 7/1987) quê ở Hà Nội, là một nhà văn của Việt Nam, sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông, nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Nguyễn Huy Tưởng, Ngụy Như Kon Tum đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám. == Sơ lược về tiểu sử == Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960) là kết quả chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước. Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ,độc đáo. Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).. == Tính cách == Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết Tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc đài của các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, nh­ững nét đẹp rất riêng của Việt Nam. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "Chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân nổi tiếng là người sành ăn. Với ông, Ăn là một nghệ thuật, một giá trị thẩm mỹ, một sự khám phá cái ngon mà tạo hóa đã ban cho. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. === Quá trình sáng tác và các đề tài chính === Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua... Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến, yêu thương và tài hoa (Một chuyến đi). Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao Chữ người tử tù). Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua). Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. === Phong cách nghệ thuật === Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội...... Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. === Tác phẩm === Ngọn đèn dầu lạc (1939) Vang bóng một thời (1940) Chiếc lư đồng mắt cua (1941) Tàn đèn dầu lạc (1941) Một chuyến đi (1938) Tùy bút (1941) Thiếu quê hương (1940) Tóc chị Hoài (1943) Tùy bút II (1943) Nguyễn (1945) Chùa Đàn (1946) Đường vui (1949) Tình chiến dịch (1950) Thắng càn (1953) Chú Giao làng Seo (1953) Đi thăm Trung Hoa (1955) Tùy bút kháng chiến (1955) Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956) Truyện một cái thuyền đất (1958) Tùy bút Sông Đà (1960) Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972) Ký (1976) Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981) Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988) Tú Xương Yêu ngôn (2000, sau khi mất) Ký Cô Tô(1965) == Nhận định == Có ý kiến cho rằng, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ.ai? Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Người đọc mến Nguyễn Tuân về tài, nhưng còn trọng ông về nhân cách ấy nữa. Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích. Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề... == Xem thêm == Đỗ Chu == Chú thích == == Liên kết ngoài == Vương Trí Nhàn, Nguyễn Tuân: Tên tuổi còn mãi với thể tùy bút Vương Trí Nhàn, Nguyễn Tuân như một con người hiện đại Độc đáo Nguyễn Tuân
bing.txt
Bing (trước đây là Live Search, Windows Live Search và MSN Search) là bộ máy tìm kiếm web (được quảng cáo là một bộ máy "ra quyết định"), đại diện cho công nghệ tìm kiếm hiện nay của Microsoft. Được Giám đốc Điều hành của Microsoft Steve Ballmer tiết lộ vào ngày 28 tháng 5 năm 2009 tại hội nghị All Things D tại San Diego, Bing là một sự thay thế cho Live Search; bộ máy tìm kiếm này được đưa lên trực tuyến hoàn toàn vào ngày 3 tháng 6 năm 2009. == Lịch sử == === MSN Search === MSN Search đã là một bộ máy tìm kiếm của Microsoft bao gồm một bộ máy tìm kiếm, sắp chỉ mục, và web crawler. MSN Search ra mắt đầu tiên vào mùa thu năm 1998 và dùng kết quả tìm kiếm do Inktomi trả về. Vào đầu năm 1999, MSN Search ra mắt một phiên bản hiển thị danh sách từ Looksmart phối hợp với các kết quả từ Inktomi ngoại trừ một thời điểm ngắn trong năm 1999 khi trang này sử dụng kết quả từ AltaVista. Kể từ khi Microsoft nâng cấp MSN Search để có thể trả về kết quả của bộ máy tìm kiếm do chính Microsoft xây dựng (danh sách các địa chỉ web với những bản xem thử nội dung trùng hợp với truy vấn của người dùng), chỉ mục của nó được cập nhật hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Việc nâng cấp bắt đầu dưới dạng chương trình beta vào tháng 11 năm 2004 (dựa trên vài năm nghiên cứu), và ra mắt bản beta vào tháng 2 năm 2005. Tìm kiếm hình ảnh do bên thứ ba thực hiện, Picsearch. Dịch vụ cũng bắt đầu cung cấp kết quả tìm kiếm của nó cho các cổng máy tìm kiếm khác nhằm cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. === Windows Live Search === Bản beta công cộng đầu tiên của Windows Live Search được tiết lộ vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, bản cuối cùng phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2006 thay thế hoàn toàn MSN Search. Bộ máy tìm kiếm mới cho người dùng khả năng tìm những loại thông tin cụ thể bằng cách dùng các tab tìm kiếm bao gồm Web, tin tức, hình ảnh, âm nhạc, máy tính để bàn, nội bộ, và Microsoft Encarta. Windows Live Search đặt mục tiêu sẽ có trên 2,5 tỷ truy vấn trên toàn cầu mỗi tháng "hữu ích hơn với việc cung cấp cho người dùng sự truy cập cải tiến vào thông tin và những câu trả lời chính xác hơn cho câu hỏi của họ". Một trình đơn cấu hình cũng có để thay đổi bộ máy tìm kiếm mặc định trong Internet Explorer. Trong quá trình chuyển đổi từ MSN Search sang Windows Live Search, Microsoft đã ngưng sử dụng Picsearch làm nhà cung cấp tìm kiếm hình ảnh cho họ và bắt đầu thực hiện tự tìm kiếm hình ảnh, sử dụng giải thuật tìm kiếm hình ảnh của riêng mình. === Live Search === Vào ngày 21 tháng 3 2007, có thông báo rằng Microsoft sẽ tách sự phát triển Live Search ra khỏi gia đình dịch vụ Windows Live. Live Search sẽ được tích hợp và trở thành một phần của Live Search and Ad Platform dẫn đầu bởi Satya Nadella, một phần của nhánh Platform và Hệ thống của Microsoft. Là một phần của sự thay đổi này, Live Search sẽ được thống nhất với Microsoft adCenter. Một loạt quá trình tái cấu trúc và hợp nhất các kết quả tìm kiếm từ Microsoft đã được thực hiện khi bộ máy mang nhãn hiệu Live Search. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2008, Microsoft thông báo ngưng Live Search Books và Live Search Academic và tích hợp tất cả kết quả tìm kiếm học thuật và sách vào bộ tìm kiếm bình thường, do đó nó cũng đóng luôn Live Search Books Publisher Program. Không lâu sau đó, Windows Live Expo được ngưng vào ngày 31 tháng 7 năm 2008. Live Search Macros, một dịch vụ cho phép người dùng tạo bộ máy tìm kiếm điều chỉnh của họ hoặc sử dụng các macro khác do người khác tạo ra, cũng bị ngưng ngay sao đó. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2009, Live Product Upload, một dịch vụ cho phép các thương gia tải thông tin sản phẩm của họ lên Live Search Products, bị dừng. Sự tái cấu trúc cuối cùng xảy ra với Live Search QnA khi dịch vụ này chuyển tên thành MSN QnA vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, tuy nhiên nó cũng bị dừng vào ngày 21 tháng 5 năm 2009. Microsoft nhận ra rằng sẽ vẫn tồn tại vấn đề về nhãn hiệu khi nào từ "Live" vẫn còn nằm trong tên dịch vụ. Với nỗ lực tạo ra một định danh mới cho các dịch vụ tìm kiếm của Microsoft, Live Search được chính thức thay thế bằng Bing vào ngày 3 tháng 6 năm 2009. == Tính năng của Bing == === Tính năng giao diện === Hình nền về các nơi trên thế giới thay đổi hàng ngày có các thông tin mà bạn có thể xem bằng cách rê chuột lên hình ảnh. Phân đề mục nội dung của kết quả (tách các phần riêng cho hình nền, bản đồ, thời tiết, trang hâm mộ, v.v.) Khung duyệt trang bên trái. Bao gồm điều hướng và, trên các trang kết quả, sẽ liên quan đến các tìm kiếm và tìm kiếm trước Xem thử mở rộng ở bên phải với danh sách các url tương ứng hoặc quan trọng trong một bài Liên kết con. Trên một số kết quả nhất định, trang kết quả tìm kiếm cũng hiển thị các liên kết đề mục bên trong một trang (Wikipedia) Mở rộng xem đối với thông tin từ bên thứ ba có thể xem được từ Bing. Cách này hoạt động được với trang Wikipedia === Tính năng phương tiện === Xem thử thu nhỏ video, khi rê chuột lên biểu tượng thu nhỏ video, đoạn video sẽ tự động chơi Tìm kiếm hình ảnh từ trang kết quả hình ảnh liên tục cuộn có các thiết lập thay đổi được như kích thước, trình bày, màu sắc, kiểu và người. Tìm kiếm video với thiết lập thay đổi được độ dài, kích thước màn hình, độ phân giải và nguồn === Thông tin tìm kiếm cải tiến === Tỷ số thể thao và thống kê về Đội bóng và Cầu thủ Liệt kê khác sạn trong thành phố Liệt kê các hãng kinh doanh Liệt kê về người Bộ sưu tập Trích dẫn tài chính Thông tin xe cộ Thông tin giao thông hiện tại Tìm kiếm địa phương hóa cho nhà hàng và dịch vụ Các bình luận về nhà hàng Xếp hạng người nổi tiếng (xRank) Tin tức về người nổi tiếng Các bộ phim đang chiếu trong khu vực Phép tính (2 * pi * 24) Câu trả lời thức thời (What is the capitol of Germany ?) So trùng đúng nhất (cùng với các trang tương tự) Thông tin giá vé máy bay và tình trạng chuyến bay Mua hàng và Bing Cashback Thông tin sức khỏe Dò tình trạng gói hàng == Các sản phẩm tìm kiếm == Ngoài các công cụ để tìm kiếm trang web, Bing còn cung cấp các tìm kiếm sau: === Dịch vụ Webmaster === Bing cho phép chủ trang web quản lý tình trạng web crawler của website của chính họ thông qua Bing Webmaster Center. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đưa nội dung vào Bing thông qua các cách sau: Bing Local Listing Center cho phép doanh nghiệp thêm danh sách doanh nghiệp vào Bing Maps và Bing Local Soapbox on MSN Video cho phép người dùng tải video để tìm qua Bing Videos === Dịch vụ cho di động === Bing Mobile cho phép người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm trên thiết bị di động của họ, hoặc thông qua trình duyệt di động hoặc một ứng dụng di động tải về được. Tại Hoa Kỳ, Microsoft cũng điều hành một số điện thoại miễn phí (1-800-BING-411) để hỗ trợ có tên Bing 411. == Thanh công cụ và Gadget == === Toolbars === Cả Windows Live Toolbar và MSN Toolbar sẽ đều do Bing trợ lực và nhằm cung cấp cho người dùng một cách thuận tiện để truy cập các kết quả Bing. Cùng với việc ra mắt Bing, MSN Toolbar 4.0 sẽ được phát hành trong đó đưa vào các tính năng mới liên quan đến Bing như thông báo Bing cashback. === Gadget === Bing Gadget là một gadget Windows Sidebar sử dụng Bing để lấy kết quả tìm kiếm người dùng và hiển thị chúng trực tiếp trên gadget. Một gadget khác, Bing Maps Gadget hiển thị tình trạng giao thông theo thời gian thực dùng Bing Maps. Gadget cung cấp đường tắt đến hướng di chuyển, tìm kiếm cục bộ và xem giao thông toàn màn hình. Tuy nhiên, chỉ có dữ liệu giao thông của 23 thành phố của Mỹ là được hỗ trợ, gồm Atlanta, Boston, Chicago, Denver, Detroit, Houston, Los Angeles, Milwaukee, New York, Oklahoma City, Philadelphia, Phoenix, Pittsburgh, Portland, Providence, Sacramento, Salt Lake City, San Diego, San Francisco, Seattle, St. Louis, Tampa, và Washington DC. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2007, cả hai gadget đều bị bỏ ra khỏi Windows Live Gallery do có lo ngại về vấn đề bảo mật. Gadget Bing Maps được đưa ra để tải về vào ngày 24 tháng 1 năm 2008 đã giải quyết vấn đề bảo mật này. == Quảng bá == === Live Search === Since 2006, Microsoft had conducted a number of tie-ins and promotions for promoting Microsoft's search offerings. These include: Dịch vụ tìm kiếm A9 của Amazon và trang tìm kiếm giao tiếp thử nghiệm Ms. Dewey lấy tất cả kết quả từ bộ máy tìm kiếm của Microsoft vào lúc đó, Live Search. Sự phối hợp này bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 năm 2006. Search and Give - một website quảng bá ra mắt vào ngày 17 tháng 1 năm 2007 trong đó mọi tìm kiếm thực hiện từ một cổng điện tử đặc biệt sẽ quyên góp cho tổ chức UNHCR dành cho trẻ em tỵ nạn, ninemillion.org. Reuters AlertNet báo cáo vào năm 1007 rằng số tiền quyên góp là 0,01 đô mỗi lần tìm kiếm, với tối thiểu là 100.000 đô la và tối đa là 250.000 đô la (tương đương 25 triệu tìm kiếm). Theo website dịch vụ này bị ngưng vào ngày 1 tháng 6 năm 2009, đã quyên được hơn 500.000 đô la cho các quỹ và trường học. Live Search Club - một website quảng bá nơi người dùng có thể giành giải bằng cách chơi trò chơi xếp chữ tạo ra truy vấn tìm kiếm trên dịch vụ tìm kiếm khi đó Live Search. Website này bắt đầu vào tháng 4 năm 2007 và đã được đổi tên thành Club Bing Big Snap Search - một website quảng bá tương tự như Live Search Club. Website này bắt đầu vào tháng 2 năm 2008, nhưng bị dừng sau một thời gian ngắn. Live Search SearchPerks! - một website quảng bá cho phép người dùng chuộc lại vé để giành giải trong khi sử dụng bộ máy tìm kiếm của Microsoft. Website này bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 2008 và ngưng vào 15 tháng 4 năm 2009. === Bing === Việc quảng bá Bing sẽ tiêu tốn 80 triệu đến 100 triệu đô la để quảng bá trực tuyến, TV, ấn phẩm, và quảng cáo trên radio tại Hoa Kỳ. Người ta báo cáo rằng các mẩu quảng cáo sẽ không sử dụng các bộ máy trình duyệt đối thủ như Google hay Yahoo! một cách trực tiếp theo tên, mà thay vào đó sẽ cố gắng thuyết phục người dùng chuyển sang Bing bằng cách tập trung vào các tính năng tìm kiếm độc đáo của Bing. == Nguồn gốc tên gọi == Từ "bing" là một từ tượng thanh, một từ mô phỏng âm thanh. Thông qua nghiên cứu Microsoft đã quyết định rằng cái tên Bing sẽ dễ nhớ, ngắn, dễ phát âm, và nó sẽ dùng làm URL tốt trên khắp thế giới. Từ này làm mọi người nhớ tới âm thanh tạo ra trong "khoảnh khắc khám phá và ra quyết định". Qi Lu, chủ tịch Dịch vụ Trực tuyến Microsoft, cũng thông báo rằng tên tiếng Trung chính thức của Bing là bì yìng (giản thể: 必应; phồn thể: 必應, tất ứng), có nghĩa là "chắc chắn hồi đáp". Trong khi được thử nghiệm nội bộ trong nhân viên Microsoft, tên mã của Bing là Kumo, đến từ từ tiếng Nhật có nghĩa là nhện hoặc mây, ý nhắn đến cách bộ máy tìm kiếm "đóng mạng nhện" các tài nguyên Internet để đưa chúng vào cơ sở dữ liệu, hoặc là điện toán đám mây. Bing cũng có thể được diễn dịch như một tên viết tắt đệ quy cho Bing Is Not Google (Bing không phải là Google). == Chỉ trích == === Nội dung video người lớn === Công cụ tìm kiếm video của Bing có chế độ xem thử các video khiêu dâm. Chỉ cần tắt chức năng tìm kiếm an toàn, người dùng có thể tìm kiếm và xem các video khiêu dâm bằng cách rà chuột lên biểu tượng thu nhỏ. Vì các video được chơi bên trong Bing thay vì tại site chúng lưu trữ, các video không nhất thiết bị cấm theo bộ lọc quản lý dành cho cho phụ huynh. Các chương trình giám sát được thiết kế để báo cho phụ huynh rằng các trang mà con họ xem dường như chỉ báo là "Bing.com" thay vì trang thực sự lưu trữ video. Tình huống tương tự là các bộ lọc của công ty, nhiều bộ lọc cũng bị lừa vì tính năng này. Người dùng không cần phải rời trang Bing để xem các video đó. Microsoft phản hồi trong một bài blog vào ngày 4 tháng 6 với một cách đi vòng. Bằng cách thêm "&adlt=strict" vào cuối câu truy vấn và bất kể thiết lập ra sao cho phiên làm việc đó, nó sẽ trả về kết quả y như thiết lập chế độ tìm kiếm an toàn cao nhất. Câu truy vấn sẽ có dạng: http://www.bing.com/videos/search?q=adulttermgoeshere&adlt=strict (phân biệt hoa thường). == Xem thêm == Windows Live Google search Yahoo! Search Google Custom Search == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bing Bing for Mobile Discover Bing Decision Engine Bing team blog Bing vs Google - compare search results Bing vs Google vs Yahoo vs Ask - compare all the search engines in tabs Search, done fast - Bing results are previewed in separate frames for speedier searches Bản mẫu:Bing
cặp đôi hoàn hảo (mùa 1).txt
Cặp đôi hoàn hảo là một phiên bản của chương trình Just the Two of Us do BBC Anh series Just the Two of Us. sản xuất. Mùa đầu tiên được sản xuất năm 2011. Chương trình được phát sóng trực tiếp lúc 21h (giờ Hà Nội - UCT+7) vào các chủ nhật hàng tuần trên VTV3. Ban giám khảo ban đầu là các nghệ sĩ Cẩm Vân, Tuấn Khanh và đạo diễn Phạm Hoài Nam., sau đượch thay đổi bằng đạo diễn Lê Hoàng, ca sĩ Siu Black và nhạc sĩ Lê Minh Sơn. Sau đó, năm 2012, Thanh Thúy và Dương Triệu Vũ là nhà vô địch của mùa thứ hai. Năm 2015, Hà Duy và Dương Hoàng Yến lên ngôi vị cao nhất mùa thứ ba == Các cặp đôi == == Biểu đồ điểm số == === Điểm số === Điểm đỏ chỉ số điểm thấp nhất mỗi tuần. Điểm xanh chỉ số điểm cao nhất mỗi tuần Nhấn vào các con số để biết cặp đôi yêu thích nhất của tuần. indicates the winning couple. indicates the runner-up couple. indicates the third-place couple. indicates the returning couple that finished in the bottom two. indicates the couple eliminated that week. indicates the couple eliminated that week with the lowest total scores from either judges or audience' votes. indicates the couple withdrawing while in the bottom two. === Call-out Order === This couple came in first place with the judges. This couple came in last place with the judges. This couple came in last place with the judges and was eliminated. This couple was eliminated. This couple withrew. This couple was audience's favorite of the week. This couple came in first place with the judges and was audience's favorite of the week. This couple came in last place with the judges and was audience's favorite of the week. This couple won the competition. This couple came in second in the competition. This couple came in third in the competition == Genres, scores and songs == === Tuần thứ 1 === Ngày tổ chức: 9 October, 2011 Thể loại: None Địa điểm tổ chức: Nguyen Du Gymnasium, Ho Chi Minh City Guest judge: Not applied Running order === Tuần thứ 2 + 3 === ==== Tuần thứ 2 ==== Ngày tổ chức: 16 tháng 10 năm 2011 Thể loại: pop or Ballad Địa điểm tổ chức: Sân vận động Vân Đồn, Thành phố Hò Chí Minh Guest judge: Hồ Hoài Anh Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Hồ Hoài Anh - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order ==== Tuần thứ 3 ==== Ngày tổ chức: 23 tháng 10 năm 2011 Thể loại: World Hits Địa điểm tổ chức: Sân vận động Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh Guest judge: Đức Huy Guests' performances: Ngô Phương Lan & Nathan Lee ("A Whole New World" / "Can You Feel the Love Tonight" / "Beauty and the Beast (Disney)"), Lam Trường & Tiêu Châu Như Quỳnh ("Yêu em") Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Đức Huy - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order Judges' vote to eliminate Lê Minh Sơn: N/A Siu Black: N/A Đức Huy: N/A Lê Hoàng: N/A ==== In combination ==== === Tuần thứ 4 === Ngày tổ chức: 30 October Thể loại(s): Rock / Folk-inspired Địa điểm tổ chức: sân vân động Nguyễn Du,thành phố Hồ Chí Minh Khách Mời: Nhạc Sĩ Nguyễn Cường Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Nguyễn Cường - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order === Tuần thứ 5 === Ngày tổ chức: November 06 Thể loại: Hip-hop / Dance / Blues-Jazz Guest Judge: Lê Quang Ca sĩ khách mời: Thanh Lam & Tùng Dương ("Tình nghệ sĩ"), Hồng Nhung & Minh Béo ("Lời của gió") Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order === Tuần thứ 6 === Ngày tổ chức: 20 tháng 11 năm 2011 Thể loại(s): Guest(s): Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order === Tuần thứ 7 === Ngày tổ chức: 27 tháng 11 năm 2011 Genre(s): One genre not performed / Top hit from the partner Guest judge: Phương Uyên Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Phương Uyên - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order === Tuần thứ 8 - Chung kết === Ngày tổ chức: 4 tháng 12 năm 2011 Genre(s): Guest(s):Hồ Hoài Anh Individual judges scores in charts below (given in parentheses) are listed in this order from left to right: Lê Minh Sơn - Siu Black - Lê Hoàng. The results of the voting is combined with the ranking of the panel of judges, and the celebrities have the higher scores in total survive. Performing order == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức
canon.txt
Canon Inc. (キヤノン株式会社, Kyanon Kabushiki Gaisha, TYO: 7751, NYSE: CAJ) là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy Camera, máy photocopy và máy in. Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ōta, Tokyo. Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ. == Lịch sử == Công ty tiền nhiệm của Canon được thành lập năm 1933 bởi Goro Yoshida và người anh vợ Saburo Uchida. Đặt tên là Precision Optical Instruments Laboratory (phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học chính xác, tiếng Nhật: 精機光学研究所, Seiki Kōgaku Kenkyūjo). Nó được tài trợ bởi Takeshi Mitarai, một người bạn thân của Uchida. 1933, phòng thí nghiệm dụng cụ quang học đầu tiên của Canon được thành lập ở Roppongi, Minato-ku, Tokyo, để nghiên cứu về những máy ảnh có chất lượng. 1934, Kwanon (được đặc theo tên Bồ Tát Quan Thế Âm) chiếc máy ảnh đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ 35 mm của Nhật Bản đã được sản xuất theo nguyên mẫu đầu tiên 1935, Hansa Canon, máy ảnh tiêu cự thẳng có độ phóng to thu nhỏ 35 mm 1937, công Ty TNHH Precision Optical Industry được thành lập 1939, quá trình tự sản xuất thấu kính Serenar bắt đầu 1940, máy ảnh dùng tia X quang gián tiếp của Nhật Bản được thiết kế 1942, quá trình sản xuất cho máy ảnh tiêu cự thẳng trung bình JII được bắt đầu. 1946, máy ảnh Canon SII được giới thiệu 1947, công ty đổi tên thành Công ty Máy ảnh Canon 1949, máy ảnh Canon IIB giành giải nhất trong triển lãm máy ảnh quốc gia tổ chức tại San Francisco 1952, máy ảnh Canon IVSb, chiếc máy ảnh đèn chiếu đồng hoá tốc độ và ánh sáng 35mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu. 1954, phòng thí nghiệm của Canon và phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa Học NHK hợp tác để phát triển một loại máy ảnh tivi để chuẩn bị cho truyền hình. 1956, máy ảnh Canon 8T, một máy ảnh cho rạp chiếu 8mm, được giới thiệu 1957, máy ảnh tĩnh Canon L1 và máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành những sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng Thiết kế Giỏi của Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Nhật Bản 1958, một loạt ống kính có độ phóng to thu nhỏ dảnh cho truyền hình được giới thiệu. 1959, hợp tác với Công ty Documat của Mỹ, bước vào thị trường khảo sát bằng kính hiển vi. 1960, Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs == Các dòng sản phẩm == Máy ảnh DSLR Máy ảnh số Máy ảnh ống kính rời không gương lật Máy quay kỹ thuật số Máy fax Máy in Máy in laser Máy in phun Máy chiếu Máy quét Máy camera theo dõi qua Internet Máy tính (en:Calculator) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Canon official site Canon Australia's official site Canon's Online Camera Museum Canon Electronic Business Machines (H.K.) Co., Ltd. Canon Owners Exchange Canon Vietnam
bandung.txt
Bandung là thành phố lớn thứ 3 Indonesia, là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Java. Thành phố có 2,5 triệu dân (năm 2004), diện tích 167,67 km², cách Jakarta 180 km về phía đông nam. Đây là thành phố lớn thứ tư của Indonesia, là và là vùng vực đô thị lớn thứ hai, với 7.400.000 trong năm 2007. Thành phố nằm ở khu vực cao 768 m (2.520 ft) trên mực nước biển, Bandung có nhiệt độ quanh năm tương đối mát hơn so với hầu hết các thành phố khác của Indonesia. Thành phố này nằm trong lưu vực sông và có các lửa bao quanh. Địa hình này cung cấp cho thành phố với một hệ thống phòng thủ tốt tự nhiên, đó là lý do chính mà chính quyền Đông Ấn Hà Lan di chuyển thủ đô thuộc địa từ Batavia đến Bandung. Những người thực dân Hà Lan đầu tiên mở đồn điền trà trên khắp các ngọn núi trong thế kỷ XVIII, sau đó là xây dựng đường nối khu vực trồng đến thủ đô (180 km hoặc 112 dặm về phía tây bắc). Những cư dân của châu Âu ở thành phố này đã yêu cầu thành lập một đô thị (gemeente), được công nhận vào năm 1906 và từng bước phát triển Bandung mình thành một thành phố nghỉ mát cho các chủ rừng. Khách sạn sang trọng, nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng châu Âu đã được mở trong đó thành phố được mệnh danh như van Parijs Java (tiếng Hà Lan: "Paris của Java"). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Website du lịch chính thức Hội Di sản Bandung Homepage của Bandung Expat living in Bandung
dự trữ ngoại hối nhà nước.txt
Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. == Hình thức dự trữ == Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức: Tiền mặt Số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài, ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế Vàng Các loại ngoại hối khác == Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ == Có ba tiêu chí chính: === Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo === Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối. === Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài === Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài. === Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng === Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối. == Quy mô dự trữ ngoại hối của một số nước dẫn đầu == == Các biện pháp tăng cường dự trữ ngoại hối == == Ghi chú == ^ Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến tháng 7/2015 đạt tương đương 37 tỷ Dollar Mỹ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
chiến tranh iran-iraq.txt
Chiến tranh Iran-Iraq, hay còn được biết đến với cái tên Chiến tranh xâm lược của Iraq (جنگ تحمیلی, Jang-e-tahmīlī), Cuộc phòng thủ thần thánh (دفاع مقدس, Defa-e-moghaddas) và Chiến tranh Cách mạng Iran ở Iran, và Qādisiyyah của Saddām's (قادسيّة صدّام, Qādisiyyat Saddām) ở Iraq, là một cuộc chiến tranh giữa lực lượng vũ trang hai nước Iraq và Iran kéo dài từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 8 năm 1988. Nó thường được gọi là Chiến tranh Vùng vịnh cho tới khi xảy ra cuộc xung đột Iraq-Kuwait (1990-1991), và từ đó mang tên Chiến tranh vùng vịnh lần I. Cuộc xung đột Iraq-Kuwait, tuy trước đây thường được biết đến dưới tên Chiến tranh Vùng vịnh lần II, sau này lại được gọi đơn giản là Chiến tranh Vùng Vịnh. Nhiều người còn xem cuộc chiến này là Chiến tranh Quy ước dài nhất thế kỷ 20 do có một cuốn sách do nhà sử học Dilip Hiro viết có cùng tựa như vậy, tuy nhiên điều này vẫn còn là vấn đề tranh cãi giữa các sử gia. Nó cũng thường được các nước phương Tây xem là một trong Những cuộc chiến bị bỏ quên của thế kỷ 20. Chiến tranh bắt đầu khi Iraq xua quân xâm lược Iran vào ngày 22 tháng 9 năm 1980 sau một giai đoạn dài tranh chấp biên giới và những mong muốn lật đổ chế độ Saddam Hussein. Mặc dù Iraq tấn công mà không có lời cảnh cáo chính thức, họ đã không thể giành thắng lợi và sớm bị quân đội Iran đẩy lùi. Bỏ qua những lời kêu gọi ngừng bắn từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sự thù địch vẫn tiếp diễn đến ngày 20 tháng 8 năm 1988; nhóm tù binh chiến tranh cuối cùng đã được trao đổi vào năm 2003. Cuộc chiến đã làm thay đổi tình hình chính trị ở khu vực và thậm chí là toàn cầu. Cuộc chiến cũng gây được sự chú ý do nó tương tự như Chiến tranh thế giới thứ nhất. Những chiến thuật như đắp hào, sử dụng tháp súng máy, sử dụng lưỡi lê, tấn công biển người và việc sử dụng rộng rãi vũ khí hóa học của Iraq (như khí mù tạc) để chống lại quân đội và dân thường Iran cũng như lực lượng người Kurd của Iraq.Cùng thời gian này, Liên Hợp Quốc đưa ra tuyên bố (không chỉ đích danh Iraq) rằng: "Các loại vũ khí hóa học đã được sử dụng trong chiến tranh" tuyên bố còn nói thêm: "Cộng đồng quốc tế vẫn còn im lặng trước việc Iraq dùng vũ khí giết người hàng loạt để giết người Iran và người Kurd ở Iraq". Người ta tin rằng Hoa Kỳ đã ngăn không cho Liên Hợp Quốc lên án Iraq. == Bối cảnh == === Tên gọi cuộc chiến === Cuộc chiến vẫn thường được biết đến dưới cái tên Chiến tranh vùng vịnh hay Chiến tranh vùng vịnh Péc Xích cho đến khi Xung đột Iraq và Kuwait (Chiến dịch Bão táp sa mạc tháng 1 đến tháng 2 năm 1991), từ đó về sau gọi là Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Cuộc xung đột Iraq-Kuwait, được biết đến với cái tên gốc là Cuộc chiến vùng vịnh Péc Xích lần hai, về sau được gọi đơn giản là "Chiến tranh Vùng Vịnh." Cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq do Mỹ đứng đầu từ năm 2003 vẫn còn tiếp diễn được gọi là Chiến tranh vùng vịnh Péc Xích lần hai. Tổng thống Iraq Saddam Hussein ban đầu gọi cuộc xung đột này là "Chiến tranh gió lốc ". == Nguồn gốc == === Thời kỳ hậu thuộc địa === Một trong các yếu tố dẫn đến sự thù địch giữa hai quốc gia này xuất phát từ sự tranh chấp quyền sở hữu vùng nước Shatt al-Arab (người Iran gọi là Arvand Rud) ở đầu Vịnh Ba Tư, một con sông quan trọng cho công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ của cả hai nước. Vào năm 1937, Iran và Iraq đã ký một hiệp ước giải quyết xung đột kéo dài này, trong đó tham chiếu đến thời chiến tranh Ottoman-Ba Tư từ thế kỷ 16 và 17 để xác định quyền quản lý Shatt al-Arab. Cũng trong năm đó Iran và Iraq tham gia vào Hiệp ước Saadabad, mối quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trong vài thập niên tiếp theo. Đến năm 1955, hai quốc gia lại tham gia vào Hiệp ước Bagdad. Hiệp ước năm 1937 công nhận biên giới giữa Iran-Iraq là dọc theo mức nước ròng phía bờ đông của Shatt al-Arab ngoại trừ tại Abadan và Khorramshahr, nơi đường biên chạy dọc theo thalweg (đường nước lớn) dẫn đến việc Iraq quản lý hầu hết con sông này; miễn là tất cả tàu sử dụng Shatt al-Arab treo cờ Iraq và có hoa tiêu người Iraq và bắt buộc Iran phải trả phí cho Iraq khi tàu của họ sử dụng Shatt al-Arab. Cuộc lật đổ Dòng họ Hashemite ở Iraq năm 1958 chuyển quyền lực sang một chính quyền mới với tinh thần dân tộc cực đoan hơn, đã lập tức rút khỏi Hiệp ước Bagdad. Ngày 18 tháng 12 năm 1959, nhà lãnh đạo mới của Iraq Abdul Karim Qassim, tuyên bố: "Chúng tôi không muốn nhắc đến lịch sử các bộ lạc Ả Rập sinh sống ở Al-Ahwaz và Mohammareh [tức Khorramshahr]. Những người Ottoman đã trao Mohammareh, là lãnh thổ của Iraq, cho Iran." Sự bất mãn của chính quyền Iraq với việc Iran sở hữu tỉnh giàu dầu mỏ Khūzestān (mà người Iraq gọi là Arabistan), nơi có đông người dân nói tiếng Ả Rập, không chỉ dừng lại ở các tuyên bố; Iraq bắt đầu ủng hộ các phong trào ly khai ở Khuzestan, và thậm chí đẩy vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên hội nghị của Liên đoàn Ả Rập, nhưng không thành công. Iraq miễn cưỡng hoàn thành các hiệp định đã có với Iran — đặc biệt sau cái chết của tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser năm 1970 và sự lớn mạnh của đảng Ba'ath dẫn tới cuộc lật đổ quân sự năm 1968, Iraq đã tự cho mình là "lãnh đạo thế giới Ả Rập". Cùng thời gian đó, cuối thập niên 1960, sức mạnh quân sự của Iran, với mức chi tiêu quốc phòng khổng lồ của Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi, cũng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn trong khu vực Cận Đông. Tháng 4 năm 1969, Iran hủy bỏ hiệp ước 1937 về Shatt al-Arab, và như vậy không trả thuế cho Iraq khi tàu bè của họ sử dụng Shatt al-Arab nữa. Iraq đe dọa chiến tranh vì hành động này của Iran, nhưng vào ngày 24 tháng 4 năm 1969, một chiếc tàu chở dầu Iran được tàu chiến hộ tống đi xuôi dòng Shatt al-Arab, Iraq khi đó đang yếu thế hơn về quân sự đã không có bất cứ hành động nào. Việc Iran phá bỏ hiệp ước 1937 đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ gia tăng căng thẳng giữa Iraq và Iran kéo dài cho tới tận Hiệp định Algiers năm 1975. Năm 1969, phó thủ tướng Iraq tuyên bố: "Tranh chấp của Iraq với Iran có liên quan đến vấn đề Arabistan (Khuzestan) là một phần lãnh thổ của Iraq bị sáp nhập vào Iran dưới thời ngoại bang còn thống trị." Không lâu sau các đài phát thanh Iraq phát riêng dành cho "Arabistan", khuyến khích dân A-rập ở Iran, thậm chí cả người Balūchīs nổi dậy chống lại chính phủ của Vua Iran. Những đài truyền hình ở Basra thậm chí còn mô tả tỉnh Khuzestan của Iran như là một phần tỉnh mới của Iraq gọi là Nasiriyyah, đổi tên tất cả các thành phố của Iran bằng tên A-rập. Năm 1971, Iraq cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran sau khi tuyên bố chủ quyền trên các đảo Abu Musa, Tunb Lớn và Nhỏ thuộc Vịnh Ba Tư, sau khi người Anh rút đi. Iraq khi đó then tịch thu toàn bộ tài sản của 70.000 người Iraq gốc Iran và trục xuất họ đi khỏi nơi sinh sống, sau khi đã phàn nàn vấn đề này lên Liên đoàn Ả Rập và Liên Hiệp Quốc nhưng không thành công. Nhiều người, nếu không muốn nói là phần lớn những người bị trục xuất thực ra là người Iraq gốc Shia, và không hề có ràng buộc gì về mặt huyết thống với Iran, và đại đa số họ nói tiếng Ả Rập, chứ không phải tiếng Ba Tư. Để trả đũa cho tuyên bố chủ quyền của Iraq đối với Khuzestan, Iran bảo trợ cho quân phiến loạn người Kurd vào đầu thập niên 1970, cung cấp căn cứ cho người Kurd Iraq và cung cấp vũ khí cho các nhóm này. Bên cạnh việc Iraq liên tục xúi giục chủ nghĩa ly khai ở Khuzestan và tỉnh Blochistan thuộc Iran, cả hai nước đều khuyến khích các phong trào ly khai của những người Kurd theo chủ nghĩa dân tộc ở mỗi nước. Mùa đông năm 1974-75, Iran và Iraq suýt chiến tranh do Iran hỗ trợ người Kurd. Tuy vậy, do Iran mạnh hơn về quân sự và đông hơn về dân số, nên người Iraq không gây chiến và lựa chọn thỏa hiệp với Tehran để kết thúc sự phản loạn của người Kurd. Trong Thỏa thuận Algiers 1975 Iraq đã nhượng lãnh thổ của mình — gồm cả vùng nước — để được bình thường hóa quan hệ. Để trả lại việc Iraq công nhận biên giới trên Shatt al-Arab chạy dọc theo toàn bộ thalweg, Iran ngưng hỗ trợ cho du kích người Kurd. Thỏa thuận Algiers được nhiều người Iraq xem là nỗi nhục quốc thể. Mối quan hệ giữa chính phủ Iran và Iraq có tiến triển vào năm 1978, khi các điệp viên người Iran tại Iraq khám phá ra một vụ đảo chính của phe thân Liên Xô. Khi được thông báo về kế hoạch này, Saddam Hussein, khi đó đang là Phó tổng thống, đã ra lệnh hành hình hàng tá sĩ quan quân đội, và để trả ơn, ông ra lệnh trục xuất Ruhollah Khomeini, nhà lãnh đạo thần quyền lưu vong chống lại Quốc vương, khỏi Iraq. === Sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran === Tư tưởng đoàn kết hồi giáo dưới một nhà nước thống nhất, cuộc cách mạng Hồi giáo theo dòng Shia do Ayatollah Khomeini lãnh đạo với sự ra đời của Cộng hòa Hồi giáo Iran; cùng với tư tưởng quốc gia A-rập của chính quyền Saddam Hussein là trung tâm của xung đột. Saddam Hussein rất muốn đưa Iraq lên tầm một cường quốc khu vực. Do đó xâm lược được Iran sẽ tăng tiềm năng dự trữ dầu của Iraq giúp nước này thống trị khu vực vịnh Péc-xích. Nhiều lần Saddam đã ám chỉ đến cuộc chinh phạt Hồi giáo vào Iran (sự chinh phạt của người Hồi giáo vào Ba Tư năm 644). Ví dụ, ngày 2 tháng 4 năm 1980, nửa năm trước khi phát động chiến tranh, khi đến thăm đại học al-Mustansiriyyah ở Baghdad, Saddam đã nói đến thất bại của Ba Tư ở thế kỷ thứ 7 trong Trận al-Qādisiyyah, ông nói: Nhân danh các bạn, những người anh em, và thay mặt cho người Iraq và A-rập ở khắp nơi. Chúng ta gửi tới bọn Ba Tư hèn nhát và thấp bé,những kẻ muốn trả thù Al-Qadisiyah rằng tinh thần Al-Qadisiyah cũng như máu và niềm tự hào của người dân Al-Qadisiyah mang theo trên ngọn giáo lớn hơn tham vọng của chúng." Về phần mình Ayatollah Ruhollah Khomeini tin rằng những người hồi giáo, đặc biệt là người theo dòng Shia ở Iraq, Ả Rập Saudi và Kuwait, những người mà ông cho là đang bị đàn áp, có thể và nên noi gương người Iran nổi dậy lật đổ chính phủ và cùng lập ra một quốc gia Hồi giáo thống nhất. Khomeini và những nhà cách mạng Hồi giáo Iran khác coi chủ nghĩa thế tục của Saddam, chế độ dân tộc chủ nghĩa A-rập của đảng Ba'ath như là "phi Hồi giáo" và là "con rối của quỷ Satan,", ông kêu gọi người Iraq hãy lật đổ chế độ Saddam Hussein. Cùng thời gian này diễn ra quá trình thanh trừng các sĩ quan quân đội gay gắt(một số án tử hình được quyết định bởi Sadegh Khalkhali, người nắm chức vụ thi hành luật Hồi giáo sharia thời hậu cách mạng). Việc thiếu phụ tùng thay thế cho số vũ khí do Mỹ sản xuất đã làm yếu quân đội một thời hùng mạnh của Iran. Quân đội Iran được trang bị kém dù cho có lực lượng dân binh trung thành và tận tụy. Iran cũng phòng thủ rất mỏng ở khu vực sông Shatt al-Arab. Iraq phát động cuộc chiến mà cứ tin tưởng người Sunni ở Iran sẽ ủng hộ và gia nhập phe mình. Iraq đã đánh giá sai lầm sức mạnh của tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Iran dù cho có khác biệt về mặt lịch sử giữa các bộ lạc và họ cũng đánh giá sai khả năng kiểm soát báo chí của chính quyền Iran. Do đó chỉ có một số ít người A-rập ở Khuzestan và người Sunni ở Iran hợp tác với quân Iraq. Năm 1980, vài tháng trước khi chiến tranh bắt đầu, đại sứ quán Iran ở London bị một nhóm khủng bố do Iraq hậu thuẫn tấn công. Sự kiện này được biết đến với cái tên Iranian Embassy Siege (cuộc bao vây đại sứ quán Iran). Báo cáo của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ngày 9 tháng 12 năm 1991 (S/23273) thẳng thắn nhận xét: "Hành động gây hấn của Iraq với Iran trong việc phát động chiến tranh và phá vỡ hòa bình và an ninh quốc tế". == Biên niên kỷ cuộc chiến == === Lý do Iraq gây chiến và mục tiêu của cuộc chiến === Cái cớ gây chiến của Iraq là vụ ám sát hụt ngoại trưởng nước này Tariq Aziz ở miền Nam Iraq. Saddam Hussein cáo buộc "các điệp viên Iran" là thủ phạm. Từ tháng 3 năm 1980, quan hệ giữa hai nước đi xuống nghiêm trọng, Iran đơn phương giáng cấp quan hệ ngoại giao xuống mức đại biện, rút đại sứ về nước và yêu cầu phía Iraq có hành động tương ứng. Căng thẳng dâng cao vào tháng 4 khi xảy ra vụ ám sát phó thủ tướng Iraq Tariq Aziz và 3 ngày sau là vụ đánh bom nhằm vào đoàn tang lễ trên đường đến nghĩa trang mai táng những sinh viên thiệt mạng trong vụ tấn công trước đó. Iraq đổ lỗi cho Iran đứng sau các vụ việc trên và tháng 9 thì nước này bắt đầu tấn công. Ngày 17 tháng 9, trong một bài phát biểu trước quốc hội, Saddam Hussein nói "Những hành động thường xuyên và rõ ràng của Iran vi phạm chủ quyền của Iraq...đã khiến cho Hiệp định Algiers 1975 không còn giá trị... Dòng sông này (sông Shatt al-Arab)...phải được trả lại cái tên A-rập mà nó đã mang suốt chiều dài lịch sử và (Iraq)phải được trả lại toàn bộ các quyền chủ quyền đối với dòng sông.", Các mục tiêu của Iraq khi xâm lược Iran: Kiểm soát hoàn toàn sông Shatt al-Arab Chiếm các đảo gồm: Abu Musa và 2 đảo mang tên Greater and Lesser Tunbs thay cho UAE. Sáp nhập vùng Khuzestan vào Iraq. Lật đổ chính quyền cách mạng Hồi giáo ở Iran Ngăn chặn sự lan tràn của Cách mạng Hồi giáo trong khu vực. === Tháng 9 năm 1980: Iraq tấn công === Ngày 22 tháng 9 năm 1980 Iraq mở cuộc tấn công toàn diện vào Iran. Vào ngày này, không quân Iraq oanh kích vào 10 sân bay trong nội địa Iran nhưng không đạt được mục tiêu vô hiệu hóa không quân Iran ngay trên mặt đất. Ngày hôm sau, Iraq bắt đầu mở cuộc tấn công trên bộ, với ba mũi tiến công cùng lúc trên một mặt trận dài 644 km. Theo Saddam Hussein mục đích của cuộc chiến là nhằm làm suy yếu phong trào của Khomeini và ngăn cản việc "xuất khẩu cách mạng Hồi giáo sang Iraq và các quốc gia vùng vịnh Péc-xích khác" Trong số 6 sư đoàn Iraq tham chiến, có 4 sư đoàn tấn công tỉnh Khuzestan, nằm ở rìa phía nam của biên giới 2 nước, chia cắt vùng sông Shatt al-Arab khỏi phần còn lại của Iran và thiết lập một vùng an toàn trên bộ. Hai sư đoàn còn lại tấn công vào khu vực bắc và trung phần của biên giới nhằm ngăn chặn quân Iran phản công vào lãnh thổ Iraq. Hai trong số 4 sư đoàn Iraq hoạt động ở gần vùng biên giới phía Nam (1 sư đoàn cơ giới, 1 sư đoàn thiết giáp) bắt đầu bao vây chiến lược hai thị trấn quan trọng là Abadan và Khorramshahr. Hai sư đoàn thiết giáp còn lại bảo vệ khu vực tứ giác Khorramshahr-Ahvaz-Susangerd-Musian nhằm tiếp tục bao vây. Ở mặt trận trung tâm, quân Iraq chiếm Mehran, thọc sâu vào vùng đồi núi thuộc rặng núi Zagros. Và để ngăn chặn khả năng quân Iran dùng con đường đánh Iraq truyền thống trước đây là Tehran–Baghdad, quân Iraq đóng ở một số vị trí nằm trước vùng Qasr-e-Shirin. Ở mặt trận phía Bắc, quân Iraq cố gắng thiết lập phòng tuyến Suleimaniya để bảo vệ tổ hợp lọc dầu Kirkuk. Do quân chính quy Iran và lực lượng vệ binh cách mạng Iran (Pasdaran) hoạt động độc lập nên quân Iraq không hề phải chạm trán với sự kháng cự có phối hợp nào. Ngày 24 tháng 9, Hải quân Iran tấn công Basra phá hủy hai kho dầu gần thành phố cảng Fao của Iraq. Điều này đã là giảm khả năng xuất khẩu dầu của Iraq. Tháng 9, không quân Iran bắt đầu không kích các mục tiêu quan trọng chiến lược của Iraq bao gồm: các cơ sở lọc dầu, đập nước, các nhà máy hóa dầu và lò phản ứng hạt nhân gần Baghdad. Tính đến ngày 1 tháng 10 thành phố Baghdad đã phải gánh chịu 8 trận không kích. Để trả đũa, máy bay Iraq oanh tạc các mục tiêu của phía Iran. Lực lượng vệ binh cách mạng Iran chiến đấu "hăng hái và ngoan cường" và là lực lượng chủ lực trong chiến đấu. Ngày 24 tháng 10, Khorramshahr bị chiếm đến tháng 11 Saddam ra lệnh tấn công Dezful và Ahvaz, nhưng quân Iraq không chiếm được hai thành phố này. Iraq huy động 21 sư đoàn cho cuộc tấn công này trong khi phía Iran kháng cự với 13 sư đoàn quân chính quy và 1 lữ đoàn. Trong số các sư đoàn nói trên chỉ có 7 sư đoàn triển khai tới biên giới. Cuộc "tiến công chớp nhoáng" này diễn ra khi quân đội Iran vẫn còn thiếu tổ chức, diễn ra trên một mặt trận rộng lớn kéo từ trục Mehran–Khorramabad miền trung Iran đến tận Ahvaz, vùng đất giàu tài nguyên dầu mỏ thuộc tỉnh Khuzestan. === Cuộc tấn công của Iraq lâm vào bế tắc === Đến khoảng tháng 3 năm 1981 Iraq bế tắc trong tiến công. Những lần không kích của Iraq hồi đầu cuộc chiến chỉ thành công trong việc phá hủy một phần cơ sở hạ tầng sân bay của Iran chứ không vô hiệu hóa được lực lượng không quân nước này. Không quân Iraq chỉ có thể oanh kích vào nội địa Iran với một số ít máy bay MiG-23BN, Tu-22 và Su-20, điều này hầu như không hiệu quả với một đất nước rộng lớn như Iran. Không quân Iran phản kích với hàng loạt máy bay chiến đấu F-4 tấn công vào các mục tiêu của Iraq, ít ngày sau không quân Iran đã áp đảo Iraq. Điều này cho phép họ tiến hành không kích các mục tiêu trên bộ bằng máy bay ném bom và trực thăng vũ trang. Nhân dân Iran thay vì nghe lời phe cựu hoàng lưu vong chống lại chính quyền Hồi giáo, nay họ tập hợp dưới lá cờ dân tộc để kháng chiến. Đến tháng 11, ước tính có đến 200.000 quân được bổ sung cho chiến trường, đa phần là lính tình nguyện. Quân Iraq nhanh chóng nhận ra rằng tiềm lực quân sự Iran không phải là "gần như trống không" như họ nghĩ. Gần 1 năm kể từ khi Iraq lâm vào bế tắc tháng 3 năm 1981, không có nhiều thay đổi trên chiến trường. Nhưng đến giữa tháng 3 năm 1982 quân Iran phản công đẩy quân Iraq phải rút lui. Đến tháng 6 năm 1982, Iran tái chiếm các vùng đất đã bị mất lúc đầu cuộc chiến. Trận có ý nghĩa đặc biệt trong chiến dịch phản công ở tỉnh Khuzestan là trận giải phóng thành phố Khorramshahr vào ngày 24 tháng 5 năm 1982. === Iraq rút quân nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn === Saddam quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Iran để đóng dọc biên giới hai nước. Theo giáo sư về Trung Đông và Địa Trung Hải học Efraim Karsh, Saddam quyết định như vậy vì binh lính Iraq lúc này đã quá mất nhuệ khí để có thể tiếp tục chiếm đóng Iran. Hơn nữa, Iran có thể dùng phòng tuyến bên trong lãnh thổ Iraq gần biên giới để tiếp tục kháng cự. Lấy cái cớ là việc Israel xâm lược Liban (ngày 6 tháng 6 năm 1982) Iraq tuyên bố rút quân và đề nghị Iran ngừng bắn, hai nước sẽ cử quân sang giúp người Palestine chiến đấu ở Liban. Tuy nhiên đề nghị này đã bị phía Iran khước từ. Cuộc rút quân bắt đầu vào ngày 20 tháng 6 và kết thúc hoàn toàn vào ngày 30 tháng 6. Giáo sư Karsh miêu tả quyết định rút quân của Saddam là "một trong những hành động mang tính chiến lược sáng suốt nhất của ông ta trong suốt cuộc chiến". Một kế hoạch được A-rập Xê-út bảo trợ nhằm kết thúc chiến tranh được phía Iraq đồng ý. Kế hoạch bao gồm: $70 tỉ USD bồi thường chiến phí do các quốc gia A-rập ở vịnh Péc-Xích trả thay cho Iraq và việc triệt thoái hoàn toàn quân Iraq khỏi Iran - những người chỉ trích chính sách của chính phủ Iran gọi đây là một "món hời khổng lồ cho Iran." Iran khước từ kế hoạch này, đưa ra yêu sách phải thay thế chính quyền Saddam Hussein, hồi hương 100.000 người Hồi giáo dòng Shi'ites bị trục xuất khỏi Iraq trước chiến tranh và $150 tỉ USD tiền bồi thường chiến phí. Ngày 21 tháng 6, Khomeini nêu ra quan điểm Iran nên xâm lược Iraq trong thời gian ngắn. Ngày 22 tháng 6, tổng tư lệnh quân đội Iran Shirazi tuyên bố "tiếp tục đánh cho đến khi lật đổ chế độ Saddam Hussein để chúng ta có thể cầu nguyện ở Karbala và Jerusalem". Tuyên bố này mang ý nghĩa tương tự như nhận xét của nhà lãnh đạo Iran Khomeini về vấn đề đình chiến với Iraq: "Không có điều kiện nào ngoài việc chế độ ở Baghdad phải sụp đổ và được thay thế bằng một nền Cộng hòa Hồi giáo." === Cuộc tấn công của Iran, cuộc phòng thủ kịch liệt của Iraq === Dưới khẩu hiệu "Chiến tranh, Chiến tranh tới khi Chiến thắng," và "Con đường tới Jerusalem đi qua Karbala," Iran tiến quân. Một chiến thuật được sử dụng trong cuộc tấn công này đã được biết đến trên toàn thế giới là sự khuyến khích hành động dũng cảm của các chiến binh tình nguyện basij trẻ của Iran những người tìm cách trở thành người tử vì đạo bằng những cuộc tấn công biển người vào các vị trí của Iraq. Những người tình nguyện được khích lệ trước các trận đánh bằng những câu chuyện về Ashura, Trận Karbala, và vinh quang cực đỉnh của kẻ tử vì đạo, và thỉnh thoảng bởi một diễn viên (thường là một binh sĩ lớn tuổi hơn), đóng vai Imam Hossein trên mình một con ngựa trắng, phi dọc theo các chiến tuyến, tạo cho các chiến binh chưa có kinh nghiệm viễn cảnh của "người anh hùng sẽ lao mình vào trận chiến định mệnh trước khi gặp vị Thánh của mình." Ngày 13 tháng y, các đơn vị Iran vượt biên giới tiến về Basra, thành phố quan trọng thứ hai của Iraq. Tuy nhiên, kẻ thù mà họ phải đối mặt đã giăng ra một lực lượng phòng thủ lớn. Không giống như những lực lượng phòng thủ chuẩn bị vội vàng mà người Iraq từng đưa ra trước Iran trong cuộc chiếm đóng các lãnh thổ bị chinh phục năm 1980–1981, các lực lượng phòng vệ biên giới đã được phát triển rất tốt ngay trước cuộc chiến, và người Iraq đã có thể sử dụng một mạng lưới lô cốt và trận địa pháo dày đặc. Saddam cũng đã tăng gấp đôi quân số Iraq từ 500.000 binh sĩ năm 1981 (26 sư đoàn và 3 lữ đoàn độc lập) lên tới 1.050.000 người (55 sư đoàn và 9 lữ đoàn) năm 1985. Những nỗ lực của Saddam đã mang lại kết quả. Iran đã sử dụng các chiến dịch phối hợp với kết quả tốt khi tấn công quân đội Iraq trong lãnh thổ của họ, và đã tung ra các cuộc tấn công biển người mang tính biểu tượng với sự hỗ trợ mạnh của pháo binh, máy bay và xe tăng. Tuy nhiên, thiếu hụt đạn dược đồng nghĩa với việc người Iran tung ra các cuộc tấn công biển người mà không có sự hỗ trợ của các nhánh quân đội khác. Ưu thế vượt trội của lực lượng phòng thủ Iraq khiến hàng chục nghìn binh sĩ Iran thiệt mạng trong hầu hết các chiến dịch sau năm 1982, và lực lượng phòng thủ Iraq vẫn giữ được hầu hết các vị trí. Trong cuộc tấn công Basra, hay Chiến dịch Ramadan, năm cuộc tấn công biển người đã bị chặn lại bởi hoả lực của Iraq. Các binh sĩ trẻ của Iran thiệt hại rất nhiều, đặc biệt khi họ tình nguyện lao ra chiến trường mà không hề có kinh nghiệm, chỉ để dọn đường cho các chiến binh Iran phía sau. Người Iran cũng bị thiệt hại lớn bởi các vũ khí hoá học và hơi cay do phía Iraq sử dụng. === 1983–1985: Các cuộc tấn công khác của Iran không thể phá vỡ thế bế tắc chiến lược === Sau thất bại của những cuộc tấn công mùa hè năm 1982, Iran tin rằng một cố gắng lớn dọc theo toàn bộ chiều dài mặt trận sẽ mang lại thắng lợi họ đang mong đợi. Ưu thế quân số của Iran sẽ tạo ra một bước đột phá nếu họ tấn công trên mọi khu vực của mặt trận và cùng thời điểm, nhưng họ vẫn thiếu sự tổ chức cho cuộc tấn công kiểu đó. Iran nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Libya, và Trung Quốc. Người Iraq có nhà viện trợ hơn như Liên Xô, các quốc gia NATO, Pháp, Anh Quốc, Brasil, Nam Tư, Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Ả Rập Saudi, và Hoa Kỳ. Trong năm 1983, Iran tung ra năm cuộc tấn công lớn dọc theo mặt trận. Không cuộc tấn công nào mang lại kết quả lớn. Lập trường của Khomeini về một cuộc ngừng bắn vẫn không thay đổi. Tháng 2 năm 1984, Saddam ra lệnh tiến hành các cuộc tấn công không quân và tên lửa vào mười một thành phố ông đã lựa chọn. Cuộc ném bom ngừng lại ngày 22 tháng 2 năm 1984. Iran nhanh chóng trả đũa vào các trung tâm đô thị của đối phương, và những cuộc tấn công qua lại đã được gọi là "cuộc chiến tranh giữa các thành phố" lần thứ nhất. Trong suốt thời gian cuộc chiến, có năm cuộc chiến tranh như vậy. Các cuộc tấn công vào các thành phố Iran không tiêu diệt được quyết tâm chiến đấu của chính phủ Iran. Ngày 15 tháng 2, người Iran tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào khu vực trung tâm chiến trường nơi Quân đoàn số 2 của Iraq đã được triển khai. 250.000 lính Iran đối mặt với 250.000 quân Iraq. Từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 5, và từ 22 tới 24 tháng 2, trong Chiến dịch Bình minh 6, Iran nỗ lực chiếm thị trấn chiến lược Kut al-Amara và cắt đường cao tốc nối Baghdad với Basra. Việc chiếm đóng con đường này khiến quân đội Iraq gặp khó khăn lớn trong việc cung cấp hậu cần và phối hợp sự phòng vệ, nhưng các lực lượng Iran chỉ vào được cách con đường cao tốc 15 dặm (24 km). Tuy nhiên, Chiến dịch Khaibar mang lại thắng lợi lớn hơn nhiều. Với một số cuộc tấn công hướng về thành phố Basra quan trọng của Iraq, chiến dịch bắt đầu ngày 24 tháng 2 và kéo dài tới ngày 19 tháng 3. Lực lượng phòng vệ Iraq, luôn ở trong tình trạng chiến đấu từ ngày 15 tháng 2, dường như gần tan vỡ hoàn toàn. Người Iraq đã thành công trong việc ổn định mặt trận nhưg chỉ sau khi quân Iran đã chiếm được một phần đảo Majnun. Dù có sự phản công mạnh mẽ của Iraq cộng với việc sử dụng hơi cay và khí độc thần kinh sarin, quân Iran vẫn giữ được vùng đã chiếm đóng và tiếp tục giữ hầu hết chúng cho tới cuối cuộc chiến. === Tháng 1 năm 1985 – Tháng 2 năm 1986: Những cuộc tấn công sớm thất bại của Iran và Iraq === Với các lực lượng vũ trang của mình được cung cấp tài chính từ Ả Rập Saudi, Kuwait và các quốc gia vùng Vịnh khác, và những nguồn cung vũ khí dồi dào từ Liên Xô, Trung Quốc và Pháp (cùng với các nước khác), Saddam bắt đầu tiến công ngày 28 tháng 1 năm 1985, lần đầu tiên kể từ đầu năm 1980. Tuy nhiên, cuộc tấn công này không mang lại thắng lợi nào, và quân Iran trả đũa với cuộc tấn công của họ về phía Basra, mã hiệu Chiến dịch Badr, ngày 11 tháng 3 năm 1985. Imam Khomeini hối thúc người Iran khi phát biểu, "Chúng ta tin rằng Saddam muốn biến đạo Hồi thành một sự báng bổ và thuyết đa thần.... nếu Hoa Kỳ giành chiến thắng... và trao chiến thắng cho Saddam, Hồi giáo sẽ nhận một cú đấm như vậy khiến nó không thể ngẩng đầu lên trong một thời gian dài... Vấn đề là sự báng bổ tới Hồi giáo, và không phải là giữa Iran và Iraq." Tới thời điểm này, sự thất bại của những cuộc tấn công biển người không có hỗ trợ trong năm 1984 có nghĩa là Iran đang tìm cách phát triển một mối quan hệ làm việc tốt hơn giữa quân đội và Pasdaran. Chính phủ Iran cũng tìm cách biến các đơn vị Pasdaran thành các lực lượng chiến đấu quy ước hơn. Cuộc tấn công đã thành công trong việc chiếm một phần của con đường cao tốc Baghdad-Basra từng không đạt được trong Chiến dịch Bình minh 5 và Chiến dịch Bình minh 6. Saddam trả đũa trước tình hình khẩn cấp chiến lược này bằng những cuộc tấn công khí độc vào các vị trí của Iran dọc theo đường cao tốc và tung ra cuộc 'chiến tranh giữa các thành phố' lần hai với những chiến dịch không kích và bắn tên lửa hàng loạt vào hai mươi thị trấn của Iran, gồm cả Tehran. === Cuộc chiến tàu chở dầu và Hoa Kỳ hỗ trợ Iraq === Cuộc chiến tàu chở dầu bắt đầu khi Iraq tấn công các tàu chở dầu của Iran và các kho chứa dầu tại đảo Kharg năm 1984. Iran trả đũa bằng cách tấn công các con tàu chở theo dầu của Iraq từ Kuwait và sau đó là bất kỳ tàu chở dầu nào của các quốc gia Ả Rập ủng hộ Iraq. Các cuộc tấn công bằng đường không và tàu nhỏ không gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế các quốc gia vùng vịnh và Iran chuyển cảng của mình tới Đảo Larak tại Eo Hormuz. Năm 1982 với những thắng lợi trên chiến trường của Iran, Hoa Kỳ mở rộng ủng hộ Iraq, cung cấp thông tin tình báo, viện trợ kinh tế, bình thường hoá quan hệ với chính phủ (đã ngừng lại trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967), và cung cấp các thiết bị và phương tiện "lưỡng dụng". Các thiết bị lưỡng dụng là các thiết bị như xe tải nặng, xe cứu thương bọc thép và thiết bị viễn thông cũng như công nghệ công nghiệp có thể áp dụng vào quân sự. Tổng thống Ronald Reagan quyết định rằng Hoa Kỳ "không thể để Iraq thua trận trước Iran", và rằng Hoa Kỳ "sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để Iraq không bị thua trận trước Iran." Tổng thống Reagan đã chính thức hoá chính sách này bằng cách đưa ra Chỉ thị Quyết định An ninh Quốc gia ("NSDD") về hiệu ứng này tháng 6 năm 1982. ==== Những cuộc tấn công vào tàu bè ==== Lloyd's of London, một thị trường bảo hiểm của Anh, ước tính rằng cuộc Chiến tranh tàu chở dầu đã làm hư hại 546 tàu chở hàng thương mại và làm thiệt mạng khoảng 430 thuỷ thủ. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các cuộc tấn công của Iran vào các tàu hàng của Kuwait, và vào ngày 1 tháng 11 năm 1986, Kuwait chính thức kêu gọi các cường quốc nước ngoài bảo vệ các con tàu của mình. Liên Xô đồng ý bảo vệ các tàu chở dầu từ năm 1987, và Hoa Kỳ đề xuất bảo vệ cho các tàu chở dầu treo cờ Mỹ ngày 7 tháng 3 năm 1987 (Chiến dịch Earnest Will và Chiến dịch Prime Chance). Theo luật pháp quốc tế, một cuộc tấn công vào những con tàu như vậy sẽ bị coi là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ, cho phép Hải quân Hoa Kỳ phản ứng. Sự hỗ trợ này sẽ bảo vệ các tàu trung lập đi về phía các cảng Iraq, đảm bảo một cách hiệu quả tiềm lực của Iraq cho cuộc chiến lâu dài. ==== Cuộc tấn công của Iraq vào tàu chiến Mỹ ==== Ngày 17 tháng 5 năm 1987, một chiếc máy bay tấn công Mirage F1 của Iraq đã bắn hai quả tên lửa Exocet vào chiếc USS Stark (FFG 31), một tàu khu trục lớp Perry. Quả tên lửa đầu tiên lao vào mạn trái tàu và không nổ, dù nó gây nên đám cháy từ vật liệu đẩy của nó; quả thứ hai lao tới ngay sau đó và hầu như đúng vào vị trí quả thứ nhất và xuyên vào phòng thuỷ thủ, nổ tung. Sức nổ đã làm thiệt mạng 37 thuỷ thủ và làm 21 người bị thương. Đây vẫn là cuộc tấn công thành công duy nhất của tên lửa chống tàu vào tàu chiến Mỹ. ==== Hoạt động quân sự của Hoa Kỳ với Iran ==== Tuy nhiên, sự chú ý của Mỹ tập trung trên việc cô lập Iran cũng như tự do hàng hải, chỉ trích việc Iran khai thác các vùng biển quốc tế, và tài trợ cho Nghị quyết 598 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, được thông qua ngày 20 tháng 7, theo đó họ đã chạm trán nhỏ vài lần với các lực lượng Iran. Trong Chiến dịch Nimble Archer tháng 10 năm 1987, Hoa Kỳ tấn công các giàn khoan dầu của Iran để trả đũa vụ tấn công của Iran vào tàu chở dầu Kuwait treo cờ Mỹ Sea Isle City. Ngày 14 tháng 4 năm 1988, tàu khu trục USS Samuel B. Roberts bị thuỷ lôi Iran gây thiệt hại nặng nề, với 10 người bị thương nhưng không có thiệt mạng. Các lực lượng Hoa Kỳ trả đũa với Chiến dịch Praying Mantis ngày 18 tháng 4, lần tham chiến lớn nhất của các tàu nổi thuộc Hải quân Hoa Kỳ từ sau Thế chiến II. Hai giàn khoan dầu của Iran, hai tàu và sáu tàu chiến Iran bị phá huỷ. Một máy bay trực thăng của Mỹ cũng lao xuống đất. ==== Hoa Kỳ bắn rơi máy bay chở khách ==== Trong quá trình những cuộc hộ tống đó của Hải quân Hoa Kỳ, tàu tuần tiễu USS Vincennes đã bắn hạ Chuyến bay 655 của Iran làm thiệt mạng toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn ngày 3 tháng 7 năm 1988. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chiếc máy bay chở khách đã bị nhầm với một chiếc F-14 Tomcat của Iran, và chiếc Vincennes đang hoạt động ở vùng biển quốc tế ở thời điểm đó và lo ngại rằng nó đang bị tấn công, điều sau này có vẻ không chính xác. Tuy nhiên, phía Iran cho rằng chiếc Vincennes thực tế đang trong vùng lãnh hải Iran, và rằng chiếc máy bay phản lực chở khách của Iran đang lượn vòng và tăng độ cao sau khi cất cánh. Đô đốc Hoa Kỳ William J. Crowe cũng thừa nhận trên Nightline rằng chiếc Vincennes đang ở trong vùng lãnh hải Iran khi nó phóng tên lửa. Ở thời điểm đó, thuyền trưởng Vincennes tuyên bố rằng chiếc máy bay của Iran không thông báo danh tính và không trả lời các tín hiệu cảnh báo từ Vincennes. Ngoài Iran, các nguồn tin độc lập khác, ví dụ, sân bay Dubai, đã xác nhận rằng chiếc máy bay có thông báo danh tính cho tàu chiến Mỹ và cũng xác định rằng "chiếc máy bay chở khách đang lấy độ cao và vì thế không thể là một mối đe doạ," thích ứng với tuyên bố của các quan chức Iran. Theo một cuộc điều tra do chương trình Nightline của ABC News tiến hành, những vật nguỵ trang đã được Hải quân Hoa Kỳ triển khai trong cuộc chiến trong Vịnh Ba Tư để nhử các tàu chiến Iran và tiêu diệt chúng, và thời điểm chiếc USS Vincennes bắn hạ máy bay chở khách Iran, nó đang thực hiện một chiến dịch như vậy. Năm 1996 Hoa Kỳ bày tỏ sự hối tiếc chỉ với những người vô tội thiệt mạng, và không đưa ra lời xin lỗi chính thức với chính phủ Iran. Việc bắn hạ máy bay chở khách của Iran Chuyến bay 655 của Iran của tàu tuần dương Mỹ USS Vincennes, đã được một học giả Iran nêu ra như một lý do rõ ràng để Ruhollah Khomeini rút khỏi cuộc xung đột: Một học giả Iran có mặt tại hội nghị nói một thời điểm thay đổi quan trọng trong cách suy nghĩ của Iran diễn ra với việc bắn hạ chiếc máy bay chở khách của Iran tháng 7 năm 1988 của tàu tuần dương USS Vincennes. Vụ việc này rõ ràng khiến Ayatollah Khomeini kết luận rằng Iran không thể đương đầu với nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang mở với Hoa Kỳ và ông quyết định đó là thời điểm để chấm dứt cuộc xung đột. === "Chiến tranh giữa các thành phố" === Tới cuối cuộc chiến, cuộc xung đột trên bộ đã thoái lui trở thành một thế bế tắc chủ yếu bởi không bên nào có đủ lực lượng không quân hay pháo tự hành để hỗ trợ các lực lượng mặt đất tiến công. Các lực lượng vũ trang khá chuyên nghiệp của Iraq không thể đạt được các tiến bộ trước lực lượng bộ binh đông đảo hơn nhiều của Iran. Người Iran bị áp đảo về pháo kéo và pháo tự hành, khiến xe tăng và binh lính của họ dễ bị thương vong. Và vì thế Iran đã phải đưa bộ binh thay thế cho pháo binh. Không quân Iraq nhanh chóng bắt đầu các cuộc ném bom chiến lược vào các thành phố của Iran, chủ yếu là Tehran, năm 1985. Để giảm bớt những thiệt hại do ưu thế không quân của Iran, Iraq nhanh chóng quay sang sử dụng các tên lửa Scud và loại tên lửa Al-Hussein kiểu Scud đã được cải tiến. Để trả đũa, Iran bắn các tên lửa Scud có được từ Libya và Syria vào Baghdad. Tổng cộng, Iraq đã bắn 520 tên lửa Scud và Al-Hussein vào Iran và nhận lại 177 quả. Tháng 10 năm 1986, máy bay Iraq tấn công các đoàn tàu và máy bay chở khách dân sự, gồm cả một chiếc Boeing 737 của Iran Air đang đậu tại Sân bay Quốc tế Shiraz. Để trả đũa Chiến dịch Karbala-5 của Iran, một nỗ lực đầu năm 1987 nhằm chiếm Basra, Iraq tấn công 65 thành phố trong 226 lần xuất kích trong 42 ngày, ném bom các khu dân cư lân cận. Tám thành phố của Iran bị các tên lửa của Iraq tấn công. Các cuộc ném bom làm thiệt mạng 65 trẻ em riêng tại một trường phổ thông ở Borujerd. Người Iran cũng trả đũa lại với những cuộc tấn công bằng tên lửa Scud vào Baghdad và tấn công một trường cấp một tại đó. Những sự kiện này được gọi là "chiến tranh giữa các thành phố". === Hướng tới một sự ngừng bắn === Năm 1987 chứng kiến một làn sóng tấn công mới của Iran vào các mục tiêu ở cả miền bắc và miền nam Iraq. Quân đội Iran bị lực lượng phòng vệ được chuẩn bị tốt của Iraq chặn lại ở phía nam trong một trận chiến kéo dài nửa tháng tranh giành Basra (Chiến dịch Bình minh 5), nhưng sau đó đã gặt hài nhiều thành công hơn ở phía bắc khi các Chiến dịch Nasr 4 và Karbala-10 đe doạ chiếm giữ thành phố Kirkuk giàu dầu mỏ của Iraq và các giếng dầu khác ở phía bắc. Tuy nhiên, các lực lượng Iran không thể củng cố các vị trí đã chiếm được và tiếp tục tiến quân, và vì thế trong năm 1987 ít diễn ra những sự thay đổi chủ. Ngày 20 tháng 7, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết 598 được Mỹ hậu thuẫn, kêu gọi chấm dứt xung đột và quay trở lại các biên giới trước cuộc chiến. Iraq, vốn đã mất nhiều vùng lãnh thổ quan trọng trong cuộc chiến, chấp nhận nghị quyết. Tuy nhiên, Iran không muốn phải trả lại những gì đã giành được khi một cuộc thắng lợi hoàn toàn đã trong tầm tay, và vì thế cuộc chiến lại tiếp tục. Tuy nhiên tới tháng 4 năm 1988 các lực lượng Iraq đã tái hợp đủ để bắt đầu một loạt các cuộc tấn công gây tàn phá vào Iran và nhanh chóng chiếm giữ được bán đảo al-Faw chiến lược (đã mất năm 1986 trong Chiến dịch Bình minh 8) nhờ sử dụng mạnh các loại vũ khí hoá học, và lãnh thổ bao quanh Basra và cũng tấn công sâu vào lãnh thổ phía bắc của Iran, chiếm được nhiều chiến lợi phẩm. Tháng 7 năm 1988 máy bay Iraq đã thả các quả bom hoá chất cyanide xuống làng Kurdish Iran tại Zardan (như họ đã làm bốn tháng trước đó tại làng Kurdish Halabja của mình). Hàng trăm người chết ngay lập tức, và những người sống sót vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động thể chất và tâm thần. Người Iran trong tâm trạng tức tối đã xem xét tới việc vũ trang các loại vũ khí hạt nhân trên diện rộng, nhưng đã quyết định rằng việc đó vượt quá các khả năng của họ. Sau những thất bại lớn đó, Iran đã chấp nhận các điều khoản của Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc và vào ngày 20 tháng 8 năm 1988 hoà bình được tái lập. Mujahedin Nhân dân Iran bắt đầu chiến dịch mười ngày của họ sau khi chính phủ Iran đã chấp nhận Nghị quyết 598 của Liên hiệp quốc. Trong khi các lực lượng Iraq tấn công Khuzestan, quân Mujahedin tấn công tây Iran và chiến đấu với Pasdaran để giành Kermanshah. Mọi thắng lợi mà quân Mujahedin giành được đều nhờ sự hỗ trợ trên không của Iraq. Tuy nhiên, dưới áp lực to lớn của cộng đồng quốc tế đòi chấm dứt cuộc chiến, Saddam Hussein rút các máy bay chiến đấu của mình và để mở bầu trời cho các lực lượng không quân Iran triển khai phía sau các trận tuyến của Mojahedin. Chiến dịch chấm dứt với một thất bại cho Mojahedin. Con số thương vong trong khoảng từ 2,000 lên tới 10.000 người. == So sánh sức mạnh quân sự Iran và Iraq == Khởi đầu tình trạng thù địch, Iraq có ưu thế rõ ràng về vũ khí, trong khi cả hai nước gần như ngang bằng về pháo binh. Sự khác biệt chỉ nới rộng thêm ra khi cuộc chiến tiếp diễn. Iran khởi động với một lực lượng không quân mạnh hơn, nhưng cùng với thời gian ưu thế dần chuyển sang phía Iraq. Tới cuối cuộc chiến, Iraq có ưu thế lớn về mọi loại trang bị vũ khí so với các lực lượng Iran. The Economist ước tính cho năm 1980 và 1987 là: == Hỗ trợ nước ngoài cho Iraq và Iran == Trong cuộc chiến, Iraq được phương Tây (và đặc biệt là Hoa Kỳ) coi như một đối trọng với nhà nước Iran hậu cách mạng. Sự hỗ trợ cho Iraq diễn ra dưới hình thức viện trợ kỹ thuật, tình báo, việc bán các thiết bị quân sự lưỡng dụng và vệ tinh tình báo cho Iraq. Tuy có một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Iran và Hoa Kỳ, nói chung mọi người không cho rằng cuộc chiến tranh Hoa Kỳ-Iran phục vụ cho lợi ích của Iraq, hay một cách riêng biệt, dù diễn ra cùng thời điểm, là các vấn đề giữa Mỹ và Iran. Tình trạng mập mờ trong việc ủng hộ phía nào của Mỹ đã được Henry Kissinger tổng kết khi vị chính khách Hoa Kỳ này lưu ý rằng "Đó là một điều đáng tiếc cả hai phía họ [Iran and Iraq] đều không thể thua trận." Hơn 30 quốc gia cung cấp viện trợ cho Iraq, Iran, hay cả hai phía. Iraq, đặc biệt, có một mạng lưới thu hút viện trợ phức tạp và bí mật giúp họ có được những thiết bị tối quan trọng, mà, trong một số phi vụ chuyển giao, liên quan tới 6-10 quốc gia. === Iraq === Trong số các cường quốc lớn, chính sách của Hoa Kỳ là "nghiêng" về phía Iraq bằng cách tái lập các kênh ngoại giao, bãi bỏ các hạn chế xuất khẩu kỹ thuật lưỡng dụng, giám sát việc chuyển phương tiện chiến tranh từ bên thứ ba, và cung cấp thông tin tình báo chiến lược trên chiến trường. Như thấy trong các trang phụ trong bài này về các quốc gia riêng biệt, Iraq sử dụng ở quy mô lớn các công ty vỏ bọc, những người trung gian, việc sở hữu bí mật toàn bộ hay một phần của các công ty trên khắp thế giới, chứng nhận bên sử dụng cuối cùng giả mạo và các biện pháp khác để che giấu những thứ họ đang mua. Ở thời điểm này, các trang phụ về các quốc gia liên quan nhấn mạnh trên những quốc gia nơi việc mua vũ khí bắt đầu, nhưng cũng thể hiện việc làm sao cơ cấu mua bán đó được thành lập ở nhiều quốc gia. Một số cuộc mua bán có thể có liên quan tới nhân lực, tàu vận chuyển và chế tạo ở tới 10 quốc gia. Trong phim tài liệu Saddam Hussein-The Trial You Will Never See, thực hiện cho khán giả châu Âu, Barry Lando và Michel Despratx đã tiết lộ rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Alexander Meigs Haig Jr. đã viết một bản ghi nhớ bí mật với Tổng thống Ronald Reagan, về việc Tổng thống tiền nhiệm Jimmy Carter đã bật đèn xanh cho Saddam Hussein tung ra một cuộc chiến chống lại Iran với Ả Rập Saudi là bên trung gian đại diện cho họ. Hơn nữa, đã có thông báo rằng việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Saddam Hussein trong cuộc chiến của ông với Iran, là để giành quyền tiếp cận tới các giếng dầu trong vùng. Anh Quốc hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là minh chứng rõ nhất về những cách thức theo đó Iraq có thể trốn tránh các kiểm soát xuất khẩu. Iraq đã mua ít nhất một công ty Anh có các hoạt động tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Iraq có một mối quan hệ phức tạp với Pháp và Liên Xô, các nước cung cấp vũ khí chính của họ, ở một số mức độ đã khiến hai nước này phải cạnh tranh với nhau trong việc bán vũ khí. Singapore hỗ trợ Iraq trong Chiến tranh Iran–Iraq là về các loại mìn trên bộ được lắp ráp tại đó, cũng như các loại tiền chất vũ khí hoá học được chuyên chở từ Singapore, có thể bởi một công ty vỏ bọc của Iraq. Một quốc gia khác có vai trò quan trọng trong việc trang bị vũ khí cho Iraq là Italia, dấu ấn lớn nhất của họ là tài chính, thông qua chi nhánh Hoa Kỳ của ngân hàng thuộc sở hữu quốc gia lớn nhất Italia. Bài viết về Italia là một ví dụ về cách Iraq tránh khỏi một lệnh cấm vận quốc gia, bằng cách chuyển việc chế tạo mìn và thuỷ lôi sang Singapore. Các chi tiết khác về các quốc gia ủng hộ có trong các bài viết riêng biệt, trong một số trường hợp chỉ mới là bài sơ khai về cá nhân nhưng có vai trò quan trọng, như cung cấp khối lượng tiền chất hoá chất lớn nhất để sản xuất các loại vũ khí hoá học. Dù Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã kêu gọi một sự ngừng bắn sau một tuần giao tranh và tái kêu gọi trong nhiều lần sau đó, lời kêu gọi đầu tiên được đưa ra khi Iraq chiếm đóng lãnh thổ Iran. Hơn nữa, Liên hiệp quốc từ chối giúp đỡ Iran đẩy lui cuộc xâm lược của Iraq. Vì thế Iran coi Liên hiệp quốc là tổ chức ủng hộ Iraq. === Iran === Trung Quốc đã bán rất nhiều các loại vũ khí sản xuất trong nướccho Iran trong cuộc chiến tranh, Trung Quốc là một nhà cung cấp vũ khí lớn cho Iran. Tuy Hoa Kỳ trực tiếp chiến đấu vớ i Iran, viện dẫn quyền tự do hàng hải như một lý lẽ gây chiến, như một phần của một chiến dịch phức tạp và có phần bất hợp pháp (xem Vụ việc Iran-Contra), họ cũng cung cấp vũ khí một cách gián tiếp cho Iran. Bắc Triều Tiên là một nhà cung cấp vũ khí chính cho Iran. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cung cấp cả vũ khí sản xuất trong nước và các loại vũ khí của Khối Đông Âu mà các cường quốc lớn muốn khước từ. === Cả hai nước === Bên cạnh Hoa Kỳ và Liên Xô, Nam Tư cũng bán vũ khí cho cả hai nước trong suốt cuộc xung đột. Tương tự Bồ Đào Nha giúp cả hai phía; cũng không hiếm lần các tàu mang cờ Iran và Iraq bỏ neo cạnh nhau tại thị trấn cảng Sines. Từ năm 1980 tới năm 1987 Tây Ban Nha đã bán €458 triệu vũ khí cho Iran và €172 triệu vũ khí cho Iraq. Tây Ban Nha đã bán cho Iraq các xe 4x4, trực thăng BO-105, thuốc nổ và đạn dược. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy một đầu đạn hoá học không nổ tại của Iraq tại Iran được sản xuất tại Tây Ban Nha. == Hỗ trợ tài chính == Các nhà hỗ trợ tài chính lớn cho Iraq là các quốc gia giàu dầu mỏ ở Vịnh Péc xích, đáng chú ý nhất là Ả Rập Saudi ($30.9 tỷ), Kuwait ($8.2 tỷ) và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ($8 tỷ). Vụ scandal Iraqgate cho thấy một chi nhánh tại Atlanta của ngân hàng lớn nhất Italia, Banca Nazionale del Lavoro, một phần dựa vào các khoản cho vay được đảm bảo của Hoa Kỳ, cung cấp $5 tỷ cho Iraq từ năm 1985 tới năm 1989. Tháng 8 năm 1989, khi các nhân viên FBI lục soát chi nhánh Atlanta của BNL, giám đốc chi nhánh, Christopher Drogoul, bị kết tội thực hiện các khoản cho vay bất hợp pháp, không được phép và bí mật cho Iraq - một số trong số đó, theo bản cáo trạng của ông, đã được sử dụng để mua vũ khí và công nghệ vũ khí. Tờ New York Times, Los Angeles Times, và Ted Koppel của ABC, đã đưa tin về vụ Iraq, và cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ. Vụ scandal đã được tường thuật trong cuốn sách của Alan Friedman The Spider's Web: The Secret History of How the White House Illegally Armed Iraq. Bắt đầu từ tháng 9 năm 1989, tờ Financial Times đã phơi bày những cáo giác đầu tiên rằng BNL, dựa trên những khoản vay được chính phủ Mỹ bảo lãnh, đã cung cấp tài chính cho các chương trình vũ khí hoá học và hạt nhân của Iraq. Trong hai năm rưỡi sau, tờ Financial Times cung cấp bản thông báo báo chí liên tục duy nhất (hơn 300 bài viết) về chủ đề này. Trong số các công ty chuyển công nghệ quân sự cho Iraq dưới sự giám sát của chính phủ Mỹ, theo Financial Times, có Hewlett-Packard, Tektronix, và Matrix Churchill, qua chi nhánh tại Ohio của nó. Tổng cộng, Iraq nhận được $35 tỷ các khoản vay từ phương Tây và từ $30 tới $40 tỷ từ các quốc gia Vùng Vịnh trong thập niên 1980. == Sử dụng vũ khí hoá học == Với hơn 100.000 nạn nhân Iran của các loại vũ khí hoá học của Iraq trong tám năm chiến tranh, Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của "vũ khí huỷ diệt hàng loạt". Theo Tổ chức Cựu chiến binh Iran, ước tính chính thức không bao gồm dân thường bị nhiễm độc tại các thị trấn biên giới hay các con cái hoặc họ hàng của các cựu chiến binh, nhiều người trong số họ đã mắc phải các chứng bệnh về máu, phổi và da. Theo một bài viết năm 2002 trên tờ Star-Ledger: "Khí độc thần kinh đã giết hại lập tức khoảng 20.000 binh sĩ Iran, theo các báo cáo chính thức. Trong số 90.000 người sống sót, khoảng 5,000 người cần được điều trị y tế thường xuyên và khoảng 1,000 người vẫn đang ở trong bệnh viện với các chứng bệnh kinh niên và nghiêm trọng." Iraq cũng đã sử dụng vũ khí hoá học tấn công các thường dân Iran, giết hại nhiều người tại các làng mạc và bệnh viện. Nhiều thường dân bị bỏng nặng hay gặp phải các vấn đề sức khoẻ và vẫn đang bị ảnh hưởng bởi chúng. Hơn nữa, 308 tên lửa Iraq đã được phóng vào các khu dân cư bên trong các thành phố Iran từ năm 1980 tới năm 1988 gây ra 12.931 thương vong. Ngày 21 tháng 3 năm 1986, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã ra một tuyên bố nói rằng "các thành viên đặc biệt lo ngại về quyết định thống nhất của các chuyên gia rằng nhiều lần các loại vũ khí hoá học đã được các lực lượng của Iraq sử dụng chống lại binh lính Iran và các thành viên của Hội đồng mạnh mẽ lên án việc tiếp tục sử dụng vũ khí hoá học này, là sự vi phạm rõ ràng vào Hiệp ước Geneva năm 1925 về cấm sử dụng vũ khí hoá học trong chiến tranh." Hoa Kỳ là thành viên duy nhất bỏ phiếu phản đối việc ra bản thông cáo này. Theo thiếu tá về hưu Walter Lang, sĩ quan tình báo cao cấp của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ thời điểm đó, "việc sử dụng khí độc trên chiến trường của người Iraq không phải là một vấn đề quan tâm chiến lược" với Reagan và các trợ lý của ông, bởi họ "kiên quyết muốn được đảm bảo rằng Iraq sẽ không thua cuộc." Ông tuyên bố rằng Cơ quan Tình báo Quốc phòng "sẽ không bao giờ chấp nhận việc sử dụng các loại vũ khí hoá học chống lại dân thường, nhưng việc sử dụng nó để chống lại các mục tiêu quân sự được xem là không thể tránh khỏi trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của Iraq", Chính quyền Reagan không ngừng giúp đỡ Iraq sau khi nhận được các báo cáo về việc sử dụng khí độc với thường dân người Kurd. Đây là một sự oán hận lớn tại Iran bởi cộng đồng quốc tế đã giúp Iraq phát triển kho vũ khí hoá học và các lực lượng vũ trang của họ, và thế giới đã không làm gì để trừng phạt chế độ đảng Ba'ath của Saddam vì đã sử dụng vũ khí hoá học chống lại Iran trong suốt cuộc chiến - đặc biệt bởi Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác nhanh chóng cảm thấy phải phản đối cuộc xâm lược của Iraq vào Kuwait và cuối cùng tiến hành xâm lược chính Iraq để lật đổ Saddam Hussein. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ cũng buộc tội Iran sử dụng vũ khí hoá học. Tuy nhiên, những cáo buộc này đã bị tranh cãi. Joost Hiltermann, nhà nghiên cứu chính của Human Rights Watch giai đoạn 1992–1994, đã kết luận trong một cuộc nghiên cứu kéo dài hai năm, gồm cả một cuộc điều tra hiện trường tại Iraq, có thu thập các tài liệu của chính phủ Iraq trong quá trình đó. Theo Hiltermann, các tài liệu trong Chiến tranh Iran–Iraq phản ánh một số cáo buộc về việc Iran sử dụng vũ khí hoá học, nhưng chúng "không có cơ sở bởi thiếu một minh chứng rõ ràng về thời gian và địa điểm, và không thể cung cấp bất kỳ một loại bằng chứng nào". Trong một cuốn sách xuất bản của Gary Sick và Laurence Potter, Hiltermann gọi những cáo buộc rằng cả Iran, chứ không phải chỉ riêng Iraq, sử dụng vũ khí hoá học là "những cáo buộc mơ hồ" và nói rằng: "không có bằng chứng thuyết phục về tuyên bố rằng Iran là thủ phạm chính [của việc sử dụng vũ khí hoá học] từng được đưa ra". Cố vấn chính sách và tác gia Joseph Tragert cũng nói rằng: "Iran đã không trả đũa bằng các loại vũ khí hoá học, có lẽ bởi họ không sở hữu chúng ở thời điểm đó". Trong phiên toà tháng 12 năm 2006, Saddam Hussein nói ông chịu trách nhiệm "với danh dự" cho bất kỳ vụ tấn công nào vào Iran bằng vũ khí quy ước hay vũ khí hoá học trong cuộc chiến năm 1980–1988 nhưng không đồng ý với những cáo buộc ông đã ra lệnh các vụ tấn công vào người Iraq. Một cuộc phân tích y tế về những hiệu ứng của mustard gas của Iraq đã được miêu tả trong một cuốn sách của quân đội Mỹ, và trái ngược, có những hiệu ứng hơi khác biệt trong Thế chiến I. == Những sự khác biệt == Iran đã tấn công và làm thiệt hại một phần lò phản ứng hạt nhân Osirak ngày 30 tháng 9 năm 1980 bằng hai chiếc F-4 Phantoms, chỉ một thời gian ngắn sau khi chiến tranh bùng phát. Đây là vụ tấn công đầu tiên vào một lò phản ứng hạt nhân và là vụ tấn công thứ ba vào một cơ sở hạt nhân trong lịch sử thế giới. Đây cũng là ví dụ đầu tiên về một vụ tấn công ra đòn trước vào một lò phản ứng hạt nhân để chặn trước sự phát triển của một vũ khí hạt nhân, dù họ không đạt được mục tiêu bởi Pháp đã sửa chữa lại nó sau cuộc tấn công của Iran. Phải thêm một cuộc tấn công ngăn chặn trước nữa của Không quân Israel mới phá huỷ được lò phản ứng này, vụ việc khiến một kỹ sư Pháp thiệt mạng và buộc nước Pháp phải rút khỏi Osirak. Việc giải nhiệm cho Osirak đã được chỉ ra như một nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong việc cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran, mà Saddam đã thông báo ý định phát triển như một câu trả lời cho cuộc cách mạng Iran. Cuộc chiến tranh Iran-Iraq cũng là cuộc xung đột đầu tiên và duy nhất trong lịch sử chiến tranh theo đó cả hai bên đều sử dụng các tên lửa đạn đạo để tấn công lẫn nhau. Cuộc chiến này cũng ghi nhận những trận đánh không đối không được ghi nhận duy nhất giữa các máy bay trong lịch sử chiến tranh với những chiếc Mi-25 của Iraq chống lại chiếc AH-1 SuperCobra của Iran trong nhiều dịp. Ví dụ đầu tiên về những trận đánh "hỗn loạn" của các máy bay đó diễn ra vào ngày khởi động cuộc chiến (22 tháng 9 năm 1980), hai chiếc SuperCobras của Iran đã tấn công hai chiếc Mi-25 và tấn công chúng bằng các tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây TOW. Một chiếc Mi-25 rơi lập tức, chiếc kia bị hư hại nặng nề và đâm xuống đất trước khi về tới căn cứ. Người Iran tiếp tục giành một chiến thắng nữa ngày 24 tháng 4 năm 1981, phá huỷ hai chiếc Mi-25 mà không có thiệt hại gì. Theo một số tài liệu đã được giải mật, các phi công Iran đã đạt tỷ lệ tiêu diệt 10:1 trước các phi công trực thăng Iraq trong những trận đánh đó và thậm chí giao chiến với cả những máy bay cánh cứng của Iraq. == Hậu quả == Cuộc chiến tranh Iran–Iraq gây tổn thất cực lớn về người và vật chất, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất kể từ Thế chiến II. Cả hai nước đều bị cuộc chiến tranh tàn phá. Iran ước tính chịu 1 triệu thương vong, chết hay bị thương, và người dân Iran tiếp tục bị ảnh hưởng hay thiệt mạng bởi những hậu quả của các loại vũ khí hoá học do Iraq sử dụng. Thương vong của Iraq ước tính trong khoảng 250.000-500.000 người chết hay bị thương. Hàng nghìn dân thường ở cả hai phía chết sau những vụ tấn công không quân hay tên lửa. Thiệt hại tài chính cũng rất to lớn. ở thời điểm đó vượt quá US$600 tỷ cho mỗi nước (tổng cộng US$1.2 nghỉn tỷ). Nhưng ngay sau chiến tranh mọi người phát hiện ra rằng chi phí kinh tế cho cuộc chiến là sâu sắc và kéo dài hơn những ước tính ngay sau cuộc chiến. Phát triển kinh tế đình trệ và xuất khẩu dầu mỏ tàn lụi. Những tai hoạ kinh tế đó ở mức độ nghiêm trọng hơn với Iraq vì họ phải gánh chịu những khoản vay to lớn cho chiến tranh so với một khoản nợ nhỏ phía Iran, bởi người Iran sử dụng các chiến thuật biển máu nhưng ít tốt kém về kinh tế trong cuộc chiến, đổi mạng sống của binh lính cho việc thiếu hụt tài chính trong việc phòng vệ. Điều này khiến Saddam vẫn ở thế đối đầu với Iran, trong một tình huống vô cùng khó khăn với các đồng minh của ông trong cuộc chiến, bởi khi đó, Iraq đang gánh món nợ quốc tế lên tới $130 tỷ, gây khó khăn cho sự quan tâm tới một nền kinh tế sau chiến tranh với tăng trưởng GDP chậm chạp. Một tỷ lệ lớn khoản vay này thuộc Câu lạc bộ Paris chiếm tới $21 tỷ, 85% trong số đó xuất phát từ bảy quốc gia Nhật Bản, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Italia và Anh Quốc. Nhưng tỷ lệ lớn nhất trong khoản nợ $130 tỷ thuộc các nước Ả Rập hỗ trợ cho Iraq trong cuộc chiến gồm US$67 tỷ của Kuwait, Ả Rập Saudi, Qatar, UAE và Jordan, một quyết định góp phần vào quyết định xâm lược Kuwait của Saddam và đe doạ Ả Rập Saudi năm 1990. Nhưng cuộc xâm lược Kuwait không giúp được tình hình tài chính của Iraq mà còn làm nó tồi tệ thêm khi Uỷ ban Bồi thường Liên hiệp quốc công bố khoản bồi thường hơn $200 tỷ dollar cho các nạn nhân của cuộc xâm lược gồm Kuwait, Hoa Kỳ, các cá nhân và các công ty cùng nhiều bên khác, buộc Iraq chi trả bằng sản phẩm dầu mỏ cũng như áp đặt một lệnh cấm vận hoàn toàn với Iraq. Việc này càng khiến nền kinh tế Iraq kiệt quệ đẩy các khoản nợ nước ngoài và liên quan quốc tế lên các khu vực tư nhân và công cộng gồm cả những lợi ích của họ nhờ sự chấm dứt quyền cai trị của Saddam, lên tới hơn $500 tỷ công với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm của Iraq sau những lệnh trừng phạt quốc tế kéo dài tạo ra một tỷ lệ nợ trên GDP hơn 1,000% (10 Năm), khiến Iraq trở thành nước nợ nần nhiều nhất thế giới. Tình hình kinh tế bất ổn này khiến chính phủ mới ở Iraq được thành lập sau khi Saddam bị lật đổ yêu cầu các bên miễn một tỷ lệ lớn các khoản nợ phát sinh trong thời kỳ chiến tranh Iran Iraq. Đa phần ngành công nghiệp dầu mỏ của cả hai nước đã bị phá huỷ trong các cuộc không kích. Năng lực sản xuất của Iran hầu như đã hồi phục hoàn toàn sau những hư hại từ cuộc chiến. 10 triệu quả đạn đã rơi xuống các giếng dầu của Iraq tại Basra, gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản lượng dầu mỏ của Iraq. Những tù binh chiến tranh bị cả hai bên bắt giữ mãi 10 năm sau cuộc chiến mới được thả. Các thành phố ở cả hai phía cũng bị phá huỷ nặng nề. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều nhìn cuộc chiến theo cách bi quan. Cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran đã được tăng cường sức mạnh và trở nên cực đoan hơn. The Iranian government-owned Etelaat newspaper wrote: "Không có một trường học hay thị trấn duy nhất nằm ngoài sự hạnh phúc của cuộc "thánh chiến" của quốc gia, từ việc uống thuốc tiên của kẻ tử vì đạo, hay từ cái chết ngọt ngào của người liệt sĩ, những người chết để sống mãi trên thiên đàng." Chính phủ Iraq đã kỷ niệm cuộc chiến bằng nhiều tượng đài, gồm cả Những bàn tay chiến thắng và Đài kỷ niệm Al-Shaheed, cả hai đều nằm tại Baghdad. Cuộc chiến không làm thay đổi các biên giới. Hai năm sau đó, khi cuộc chiến với các cường quốc phương Tây hiện ra, Saddam đã công nhận các quyền của Iran với nửa phía đông của Shatt al-Arab, một sự trở lại với status quo ante bellum mà ông đã bác bỏ một thập kỷ trước đó. Những tài liệu được giải mật của tình báo Hoa Kỳ đã cho thấy cả những hàm ý trong nước và nước ngoài về thắng lợi rõ ràng của Iran (năm 1982) trước Iraq trong cuộc chiến mới kéo dài hai năm ở thời điểm đó. Ngày 9 tháng 12 năm 1991, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông báo như sau tới Hội đồng Bảo an: "Rằng những lời giải thích của Iraq không có vẻ đầy đủ hay chấp nhận được với cộng đồng quốc tế là một thực tế. Theo đó, sự kiện nổi bật là những sự vi phạm được đề cập là vụ tấn công ngày 22 tháng 9 năm 1980, chống lại Iran, không thể được giải thích theo hiến chương Liên hiệp quốc, bất kỳ một quy định nào được công nhận và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế hay bất kỳ một nguyên tắc đạo được quốc tế nào và dẫn tới trách nhiệm cho cuộc xung đột." "Thậm chí trước khi cuộc xung đột bùng phát đã có một số sự sâm phạm của Iran vào lãnh thổ Iraq, sự xâm phạm đó không giải thích được cho thái độ gây hấn của Iraq với Iran - tiếp đó là việc Iraq chiếm đóng liên tục lãnh thổ Iran trong cuộc xung đột - vi phạm vào việc ngăn cấm sử dụng vũ lực, vốn bị coi là một trong những quy tắc jus cogens." "Trong một cơ hội Tôi đã lưu ý với sự hối tiếc sâu sắc kết luận của các chuyên gia rằng "các vũ khí hoá học đã được sử dụng chống lại thường dân Iran trong một khu vực lân cận với trung tâm đô thị mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại kiểu tấn công đó" (s/20134, phụ lục). Hội đồng bày bỏ sự bất bình về vấn đề và sự lên án của họ trong nghị quyết 620 (1988), được thông qua ngày 26 tháng 8 năm 1988." == Xem thêm == Quan hệ Saddam Hussein – Hoa Kỳ Hoa Kỷ ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq Quan hệ Iran–Iraq Cuộc tấn công khí độc Halabja Vũ khí cho Iraq Lịch sử Iran Học thuyết Reagan Quân đội Iran Lịch sử quân sự Iran Danh sách các tư lệnh Iran trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq Quân đội Iraq Lịch sử Iraq Phiên toà xử Saddam và cuộc Chiến tranh Iran-Iraq Frans Van Anraat Quan hệ Iran-Israel Quan hệ Hoa Kỳ-Iran Iran Ajr, chiếc tàu thả mìn bị Hoa Kỳ bắt giữ Morteza Avini, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng trong cuộc Chiến trah Iran–Iraq Kaveh Golestan The Night Bus (phimm) Persepolis (chuyện hài) Mujahedin Nhân dân Iran Phong trào tự trị Baluchi Anh ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran–Iraq Pháp ủng hộ Iraq trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq Báo cáo của Scott Chiến dịch Mersad Osirak == Chú thích == == Liên kết ngoài == Video Archive of Iran–Iraq War Documentary about the war (on Google Video) Iran–Iraq War tại DMOZ Attack on Osirak: Persian FMFRP 3-203 - Lessons Learned: Iran–Iraq War, 10 tháng 12 năm 1990. Dutchman charged for selling chemicals to Saddam, BBC, 18 tháng 3 năm 2005. Sasan Fayazmanesh, Historical Amnesia: The Shoot Down of Iran Air Flight 655, Counterpunch, 11 tháng 7 năm 2008, [2]. Global Security: Iran-Iraq war Bibliography: The Iran-Iraq War, and U.S. Involvement in It. Photo Galleries Pictures Iran-Iraq War Times Online Photo Gallery Bản mẫu:Chủ đề Iraq
bệnh viện nhi trung ương.txt
Bệnh viện Nhi Trung ương là một bệnh viện công có trụ sở tại 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. == Lịch sử == == Lãnh đạo == Hiện tại Giám đốc: PGS, TS Lê Thanh Hải Phó giám đốc: PGS, TS Trần Minh Điển Phó giám đốc: PGS, TS Lê Thị Minh Hương Phó giám đốc: ThS Trịnh Ngọc Hải Cựu lãnh đạo Chu Văn Tường: 1969- Nguyễn Thanh Liêm: 4/2003-25/4/2013 Lê Thanh Hải: 25/4/2013-nay == Tổ chức == Khoa Truyền máu Khoa Huyết học Khoa Sinh hoá Khoa vi sinh Khoa Di truyền và sinh học phân tử khoa chẩn đoán hình ảnh Khoa Giải phẫu bệnh Khoa Dược Khoa nghiên cứu sinh học phân tử & các bệnh truyền nhiễm Khoa chống nhiễm khuẩn Khối lâm sàng Khoa Khám bệnh Khoa TMH-Mắt-RHM Khoa Chỉnh hình Nhi Khoa Điều trị tự nguyện A Khoa Điều trị tự nguyện B Khoa Điều trị tự nguyện C Khoa Phẫu thuật- Gây mê- Hồi sức Khoa điều trị tích cực Khoa hồi sức ngoại Khoa Truyền nhiễm Khoa Gan mật Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Khoa Cấp cứu Khoa Sơ sinh Khoa ngoại Khoa Tiêu hoá Khoa Huyết học lâm sàng Khoa Tim mạch Khoa Thận - Tiết niệu Khoa Nội tiết- Chuyến hoá- Di truyền Khoa Thần Kinh Khoa Ung Bướu Khoa Dinh dưỡng lâm sàng Khoa Hô hấp Khoa Tâm thần Khoa Y học cổ truyền Khoa dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế == Tham khảo == Đại thụ ngành Nhi Chu Văn Tường Thăng Hùng, VTC 21/09/2007 23:28 == Liên kết ngoài == Trang chủ
canadair cp-107 argus.txt
Canadair CP-107 Argus (CL-28) là một loại máy bay trinh sát biển, do hãng Canadair thiết kế chế tạo cho Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) và Canadian Forces (CF). == Biến thể == Argus Mk 1: Argus Mk 2: == Quốc gia sử dụng == Canada Không quân Hoàng gia Canada Lực lượng Vũ trang Canada == Tính năng kỹ chiến thuật == Dữ liệu lấy từ The Encyclopedia of World Aircraft Đặc điểm tổng quát Kíp lái: 15 Chiều dài: 128 ft 9.5in (39,26 m) Sải cánh: 142 ft 3,5in (43,37 m) Chiều cao: 38 ft 8 in (11,79 m) Diện tích cánh: 2.075 sq ft (192,77 m²) Trọng lượng rỗng: 81.000 lb (36.741 kg) Trọng lượng cất cánh tối đa: 157.000 lb (71.214 kg) Động cơ: 4 × Wright R-3350 TC18EA1 Turbo-Compound, 3.700 shp (2.535 kW) mỗi chiếc Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: 315 mph (507 km/h) Vận tốc hành trình: 207 mph (333 km/h) Tầm bay: 5.900 mi (9.495 km) Trần bay: 25.000 ft (7.620 m) Trang bị vũ khí Tối đa 8.000 lb bom, bom chìm, ngư lôi, mìn và 3.800 lb tên lửa không đối diện và vũ khí không điều khiển == Xem thêm == Máy bay có sự phát triển liên quan Bristol Britannia CC-106 Yukon Máy bay có tính năng tương đương Avro Shackleton Canadair CL-44 == Tham khảo == === Ghi chú === === Tài liệu === == Liên kết ngoài == DND - Canada's Air Force - Canadair CP-107 Argus RCAF.com - Canadair CP-107 Argus Birth of a Giant, a 1957 National Film Board of Canada documentary about the development of the Canadair CP-107 Argus
chữ tượng thanh.txt
Chữ tượng thanh, hay còn gọi chữ biểu âm, là hệ thống chữ viết mà trong đó, mỗi một ký hiệu (chữ cái) tương ứng với một âm vị (đơn vị âm thanh nhỏ nhất của một ngôn ngữ) hay một âm tiết (âm thanh tạo thành từ một hoặc nhiều âm vị). Những hệ thống chữ viết tiêu biểu cho chữ tượng thanh gồm có chữ cái Latin, chữ Ả Rập, chữ Hin-đu, hiragana và katakana của Nhật Bản. Chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ cũng thuộc loại chữ tượng thanh. Trong khi đó, chữ tượng hình Ai Cập, chữ Trung Quốc, chữ Maya lại đại diện cho hệ thống chữ viết đối lập với chữ tượng thanh là chữ tượng hình hay còn gọi chữ biểu ý. == Phân loại == Dựa trên cách thành lập chữ cái (và chữ) mà ta có các loại chữ tượng thanh như sau. === Chữ tượng thanh âm vị === Chữ tượng thanh mà mỗi một ký hiệu trong đó tương ứng với một âm vị được gọi là chữ tượng thanh âm vị (Alphabet). === Chữ tượng thanh âm tiết === Chữ tượng thanh mà mỗi một ký hiệu trong đó tương ứng với một âm tiết được gọi là chữ tượng thanh âm tiết (Syllabary). === Loại lai tạp === == Lịch sử hình thành == Tất cả các hệ thống chữ tượng thanh tự nhiên (loại trừ những hệ thống chữ nhân tạo như Esperanto) đều được hình thành thông qua chữ tượng hình. == Xem thêm == Chữ tượng hình Chữ cái Latin == Tham khảo ==
marilyn monroe.txt
Marilyn Monroe (tên khai sinh: Norma Jeane Mortensen; 1 tháng 6 năm 1926 – 5 tháng 8 năm 1962) là một nữ diễn viên và người mẫu người Mỹ. Nổi tiếng với hình tượng một cô gái tóc vàng gợi cảm, Monroe trở thành một trong những biểu tượng sex nổi tiếng nhất thập niên 1950. Mặc dù sự nghiệp diễn xuất đỉnh cao chỉ kéo dài trong một thập kỉ, những bộ phim của cô đã thu về tổng cộng 200 triệu đô la Mỹ tính đến thời điểm cái chết đột ngột của cô năm 1962. Sau khi qua đời, Monroe vẫn thường được nhắc đến như là một biểu tượng văn hóa đại chúng của nền điện ảnh Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Sinh ra và lớn lên tại Los Angeles, Monroe trải qua những năm tháng ấu thơ trong những cô nhi viện và trại mồ côi và kết hôn sớm vào năm 16 tuổi. Trong khi đang làm việc tại một nhà máy vào năm 1944 như là một phần của nỗ lực chiến tranh, cô đã được giới thiệu với một nhiếp ảnh gia từ First Motion Picture Unit và bắt đầu sự nghiệp người mẫu tương đối thành công. Những tác phẩm này giúp Monroe được ký kết hai hợp đồng làm phim ngắn hạn với 20th Century Fox (1946–1947) và Columbia Pictures (1948). Sau một vài vai diễn nhỏ, cô ký một hợp đồng mới với Fox vào năm 1951. Trong hai năm tiếp theo, cô đã trở thành một nữ diễn viên nổi tiếng với các vai diễn trong nhiều bộ phim hài, bao gồm As Young as You Feel và Monkey Business và kịch như Clash by Night và Don't Bother to Knock. Trong khoảng thời gian này, nữ diễn viên phải đối mặt với một vụ scandal khi có thông tin tiết lộ rằng cô đã chụp ảnh khỏa thân trước khi trở thành ngôi sao, nhưng thay vì phá hủy sự nghiệp của cô, câu chuyện đã giúp gia tăng sự quan tâm của công chúng đến những bộ phim của cô. Từ năm 1953, Monroe trở thành một trong những ngôi sao Hollywood đắt giá nhất với những vai diễn chính trong ba phim: bộ phim trắng đen Niagara, trong đó chú trọng vào hình tượng gợi cảm của cô, và trong hai bộ phim hài Gentlemen Prefer Blondes và How to Marry a Millionaire. Mặc dù luôn đóng vai trò chủ động trong việc sáng tạo và quản lý hình ảnh công chúng của bản thân trong suốt sự nghiệp, cô tỏ ra thất vọng khi bị các nhà làm phim giới hạn khả năng sáng tạo và trả lương thấp. Sự nghiệp của cô tạm gián đoạn vào năm 1954 vì từ chối một số dự án phim, trước khi trở lại với vai chính trong một trong những bộ phim ăn khách nhất trong sự nghiệp của cô, The Seven Year Itch (1955). Trong khi hãng phim khá dè dặt trong việc thay đổi hợp đồng với cô, Monroe thành lập một tập đoàn sản xuất phim vào cuối năm 1954; cô đặt tên cho nó là Marilyn Monroe Productions (MMP). Monroe dành năm 1955 để xây dựng công ty của mình và bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật diễn xuất tại Actors Studio. Đến cuối năm 1955, Fox quyết định thay đổi hợp đồng cho Monroe với mức thù lao cao hơn cũng như cho phép sáng tạo nhiều hơn. Sau vai diễn được đánh giá cao trong Bus Stop (1956) và diễn xuất trong bộ phim độc lập đầu tiên của MMP, The Prince and the Showgirl (1957), cô chiến thắng giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1960 với Some Like It Hot (1959). Bộ phim cuối cùng của cô được hoàn thành là The Misfits (1961). Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, đời tư phức tạp của Monroe cũng là một chủ đề nhận được nhiều sự chú ý. Cô phải đấu tranh với việc lạm dụng chất gây nghiện, chứng trầm cảm và lo lắng. Hai cuộc hôn nhân ngắn ngủi của cô với cựu ngôi sao bóng chày Joe DiMaggio và nhà soạn kịch Arthur Miller đều được công chúng quan tâm và đều đi đến ly dị. Ngày 5 tháng 8 năm 1962, Monroe qua đời ở tuổi 36 tại nhà riêng ở Los Angeles. Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của cô là do tự tử bởi dùng thuốc an thần quá liều, những thuyết âm mưu đã được đặt ra trong nhiều thập niên sau sự ra đi của cô. == Tiểu sử == Marilyn Monroe sinh ngày 1 tháng 6 năm 1926 tại Bệnh viện quận Los Angeles với tên Norma Jeane Mortenson (sau đó đổi thành Baker), là con thứ ba của Gladys Pearl Baker (nhũ danh Monroe, 27 tháng 5 năm 1902 – 11 tháng 3 năm 1984). Trong giấy khai sinh nêu tên người cha là Martin Edward Mortensen với nơi tạm trú không rõ. Cái tên Mortenson được lấy làm họ trong giấy khai sinh nhưng ngay sau đó được người mẹ đổi thành Baker là họ của người chồng đầu tiên. Trong suốt cuộc đời, Marilyn Monroe không nhận Mortensen là cha mình. Bà nói khi còn là một đứa trẻ, bà đã được cho xem tấm ảnh người đàn ông mà mẹ nói là cha, ông ta có hàng ria mỏng và nhìn hao hao như Clark Gable, bà luôn lấy làm thích thú khi nghĩ rằng Gable là cha mình, vì vậy không bao giờ muốn tìm ra người cha thật sự. Do thần kinh không ổn định và mất khả năng chăm sóc cho Gladys gửi con cho cha mẹ nuôi Albert và Ida Bolender ở Hawthorne, California và cô sống ở đó cho đến năm lên 7. Theo cuốn tự truyện My Story (đồng tác giả với nhà văn, nhà biên kịch Ben Hecht,) Monroe luôn tin rằng vợ chồng Bolender là cha mẹ ruột cho đến khi Ida tiết lộ sự thật. Sau đó Norma Jeane coi họ như họ hàng. Trong một tuần thăm con, Gladys nói với Norma Jeane rằng bà đã mua nhà, và Norma Jeane được phép chuyển về với mẹ. Vài tháng sau, Gladys lại bị suy nhược thần kinh. Trong My Story, Monroe nhớ lại mẹ bà "la hét và cười lớn ", khi bà bị đưa tới bệnh viện tiểu bang ở Norwalk. Người bạn thân nhất của Gladys, Grace McKee, trở thành người bảo trợ hợp pháp của Monroe. Grace đã nói Monroe một ngày nào đó sẽ trở thành "...một phụ nữ quan trọng... một minh tinh màn bạc". Grace thần tượng Jean Harlow, nên để cho Norma Jeane trang điểm và uốn tóc. Họ thường ra rạp chiếu phim cùng nhau, đó là khởi đầu cho niềm say mê của Norma với điện ảnh và các ngôi sao màn bạc. Sau khi Grace McKee cưới Ervin Silliman Goddard năm 1935, cô bé Monroe 9 tuổi bị gửi đến trại trẻ mồ côi Los Angeles, (sau đổi lên là Hollygrove), và sau đó đến nhà tế bần. Hai năm sau Grace mang Norma Jeane trở về sống cùng bà, Goddard và con gái riêng của ông ta. Khi Goddard tìm cách quấy rối Norma Jeane, Grace gửi cô bé đến sống cùng bà Olive Brunings. Norma Jeane bị một trong những đứa con trai của Olive cưỡng bức năm 12 tuổi rồi bị cho đến ở với dì của Grace, Ana Lower. Khi Ana bắt đầu ốm đau, Norma Jeane trở về với Grace và Ervin Goddard, nơi cô gặp gỡ chàng hàng xóm, Jim Dougherty, và bắt đầu quan hệ với cậu ta. Grace và chồng chuyển tới miền Đông nhưng không thể mang theo Norma Jeane. Một gia đình khác muốn nhận nuôi Norma Jeane nhưng Gladys không chấp nhận. Grace bèn sang hàng xóm và gợi ý cậu con trai nhà họ, James Dougherty, nên cưới Norma Jeane để cô không phải trở lại trại trẻ mồ côi hay nhà tế bần, và tháng 6 năm 1942, họ lấy nhau. Monroe thổ lộ trong tự truyện rằng bà không cảm thấy mình như một cô vợ; bà thích chơi đùa cùng lũ trẻ láng giềng cho đến khi anh chồng gọi về. Cuộc hôn nhân này kéo dài đến năm 1946 khi Monroe quyết định khởi nghiệp diễn viên. == Sự nghiệp == === Khởi nghiệp === Khi Dougherty ở trong hải quân suốt Thế chiến II, Monroe chuyển tới sống cùng mẹ chồng, và làm việc trong nhà máy lắp ráp máy bay OQ-2. Trong thời gian này, nhà nhiếp ảnh quân đội David Conover đăng một tấm hình bà trên tạp chí Yank và chính ông là người đã khuyến khích cô nộp đơn vào trung tâm môi giới người mẫu Blue Book. Họ cần những cô người mẫu tóc sáng màu, vì thế Marilyn nhuộm mái tóc hạt dẻ của mình sang màu vàng ánh kim. Norma Jeane Dougherty trở thành một trong những người mẫu tiếng tăm nhất của Blue Book, xuất hiện trên hàng tá các trang bìa tạp chí. Năm 1946, bà gây được sự chú ý của Ben Lyon, giám đốc hãng 20th Century Fox. Lyon vô cùng ấn tượng và nhận xét "Đó là Jean Harlow trở lại". Bà nhận được một bản hợp đồng 6 tháng với mức lương khởi điểm 125 đô la/tuần. Norma Jeane quyết định đổi sang một cái tên mới phù hợp hơn - Marilyn Monroe. Xuất hiện trong Scudda Hoo! Scudda Hay! và Dangerous Years (cùng năm 1947), nhưng khi hết hạn hợp đồng, bà lại trở về sàn catwalk. Vẫn muốn tìm kiếm cơ may với điện ảnh nhưng trong khi thất nghiệp, Marilyn đành phải làm người mẫu ảnh khoả thân. Năm 1948, Monroe ký hợp đồng 6 tháng với Columbia Pictures và được giới thiệu với Natasha Lytess, người trở thành quản lý của bà trong vài năm. Bà bắt đầu với bộ phim âm nhạc tầm thấp, Ladies of the Chorus, nhưng không thành công, và hợp đồng kết thúc. Bà tiếp tục với một vai phụ trong Love Happy của Marx Brothers (1949) và gây ấn tượng tốt với nhà sản xuất. Sau đó bà được đưa tới New York. Love Happy khiến cho nhà quản lý Johnny Hyde đồng ý nâng đỡ Monroe. Ông sắp xếp tìm một vai trong The Asphalt Jungle. Vai diễn gây được sự chú ý và được đạo diễn, nhà biên kịch, Herman Mankiewicz đánh giá khá cao. Ông đồng ý chọn Monroe cho một vai phụ trong All About Eve. Sau bộ phim này, khả năng diễn xuất của Monroe chiếm được sự tin tưởng của Mankiewicz. Hyde thoả thuận một hợp đồng 7 năm với Monroe ở 20th Century Fox một thời gian ngắn trước khi ông qua đời tháng 12 năm 1950. Monroe ghi danh tại Đại học California, Los Angeles, ngành phê bình văn học nghệ thuật, và xuất hiện trong một số vai phụ. Tháng 3 năm 1951, bà nhận được đề cử Oscar đầu tiên. === Thăng hoa === Tháng 3 năm 1952, Monroe gây nên một vụ scandal khi một trong những bức ảnh khoả thân của bà năm 1949 xuất hiện trên bìa lịch. Khi báo đài bắt đầu đua nhau đồn đại về chuyện này, Monroe thừa nhận rằng chính bà đã chụp những bức ảnh đó nhưng nhấn mạnh mình làm vậy chỉ vì kế sinh nhai. Trên một bài phỏng vấn, bà nói lên nguyên do bị hoàn cảnh xô đẩy, và khơi gợi được mối thông cảm của công chúng về nỗi tuyệt vọng của một diễn viên có thời niên thiếu cơ cực. Bà lên trang bìa Life Magazine tháng 4 năm 1952 và được ví von như "Tiếng nói của Hollywood". Câu chuyện về thời thơ ấu sống trong ngọn đèn tình thương của các nhà hảo tâm xuất hiện trên tạp chí True Experiences tháng 5 năm 1952, xoay quanh một Monroe vui tươi và lành mạnh dưới tiêu đề: "Tôi có hạnh phúc không? Tôi đã từng là đứa trẻ bơ vơ không ai muốn nhận. Một đứa bé cô đơn với một giấc mơ, và đã thức giấc để biến giấc mơ trở thành hiện thực. Tôi là Marilyn Monroe. Hãy đọc câu chuyện Cô bé Lọ Lem của tôi." Đó cũng là khoảng thời gian bà bắt đầu quan hệ với cầu thủ bóng chày, Joe DiMaggio. Bức ảnh DiMaggio đến thăm Monroe ở 20th Century Fox tràn ngập toàn nước Mĩ, và thường được nhắc đến như một chuyện tình đầy lãng mạn. Trong tháng kế tiếp, bốn bộ phim có Monroe tham gia được công chiếu. Bà đượcRKO Studios mời tham gia một vai phản diện trong Clash by Night, biên kịch Barbara Stanwyck, đạo diễn Fritz Lang. Phát hành tháng 6 năm 1952, bộ phim trở nên thịnh hành, diễn xuất của Monroe được công chúng yêu thích và giới phê bình đánh giá cao. Hai phim tiếp theo lần lượt ra mắt trong tháng 7, We're Not Married và Don't Bother to Knock; We're Not Married khiến Monroe nổi lên như một ứng viên lộng lẫy của sắc đẹp, tuy nhiên Variety lại liệt phim vào hạng "cấp thấp", và Monroe quá lạm dụng những cảnh phô bày vẻ đẹp hình thể dưới làn nước tắm. Trong "Don't Bother to Knock", bà được nhận vai nữ chính đầu tiên nhưng bị chê là khá tẻ nhạt Darryl F. Zanuck nhận thấy tài năng điện ảnh của Monroe đang bị những bộ phim giải trí tầm thường làm lu mờ, và mời bà vào "Niagara", vai một người đàn bà có sức mê hoặc lạ thường và bị tình nghi ám sát chồng mình, biên kịch Joseph Cotten. Suốt quá trình làm phim, chuyên viên trang điểm của Monroe, Whitey Snyder nhận ra rằng nỗi sợ sân khấu đang dần ảnh hưởng đến diễn xuất của bà và phải dành hàng giờ để vỗ về Monroe khi bà chuẩn bị cho cảnh quay.. Sự nghiệp của Monroe khá thăng tiến nhờ bộ phim này với những lời khen ngợi về lối diễn xuất gợi cảm của cô. Sự xuất hiện của Marilyn trong Photoplay với chiếc dạ y ôm sát bị chỉ trích nặng nề. Joan Crawford, phát biểu trong Louella Parsons, đã phê bình gay gắt những hành động khiếm nhã của Monroe và cung cách ứng xử "không xứng để trở thành một nghệ sĩ và một quý cô". Bà cũng bị phản đối khi mặc chiếc đầm đen xẻ ngực sâu gần đến rốn trong Miss America Parade tháng 9 năm 1952. Bức ảnh này đã được sử dụng trên trang bìa ấn bản đầu tiên của tạp chí Playboy tháng 12 năm 1953, kèm theo một bức hình khoả thân nghệ thuật của Monroe chụp năm 1949 bên trong. === Đỉnh cao === Bộ phim tiếp theo của bà là Gentlemen Prefer Blondes (1953), vai chính Jane Russell và đạo diễn Howard Hawks. Trong vai Lorelei Lee, một cô nương đào mỏ, bà cần phải học hát và vũ đạo. Hai diễn viên chính trở nên thân thiết, và Russell ca ngợi Monroe "rất bẽn lẽn, rất ngọt ngào, và cũng thông minh hơn nhiều so với mọi người nghĩ". Sau đó bà đã kể lại cho công chúng biết về những cống hiến của Monroe như việc phải chịu một lịch học vũ đạo dày đặc mỗi chiều sau khi đám đông ra về. Tại buổi tuyên truyền phim ở Los Angeles, Monroe và Russell in dấu vân chân và tay trên xi măng trước tiền sảnh rạp hát Grauman's Chinese. Monroe được khán giả yêu thích và doanh thu của bộ phim gấp hai lần kinh phí sản xuất. Màn trình diễn Kim cương là người bạn tuyệt nhất của các thiếu nữ từ đó gắn liền với hình ảnh bà. Gentlemen Prefer Blondeslà một trong những bộ phim đầu tiên mà Monroe mặc trang phục của William Travilla, người thiết kế trang phục cho bà trong tám bộ phim Bus Stop, Don't Bother to Knock, How to Marry a Millionaire, River of No Return, There’s No Business Like Show Business, Monkey Business, và The Seven Year Itch How to Marry a Millionaire, vở hài kịch về ba cô người mẫu thích đào mỏ cố gắng quyến rũ những anh chàng giàu có, nữ chính gồm Monroe, Betty Grable và Lauren Bacall, đạo diễn Jean Negulesco. Nhà sản xuất và biên kịch Nunnally Johnson phát biểu đó là bộ phim đầu tiên mà khán giả "thích Marilyn vì chính bản thân cô cùng những lý lẽ sắc sảo của cô. Cô ấy nói rằng đó là bộ phim duy nhất mà trong đó, cô được đánh giá chân thực về sức quyến rũ của mình." Bộ phim của Monroe đã dấy lên trào lưu "những cô gái tóc vàng". Năm 1953 và 1954, bà có tên trong danh sách "10 ngôi sao hái ra tiền" của Quigley. Thời gian này, Monroe từng nói về hoài bão đóng phim của mình trên Thời báo New York: " Tôi muốn vươn cao và phát triển, được diễn những vai diễn thực sự trữ tình. Cô bầu của tôi, Natasha Lytess, nói rằng tôi có một tâm hồn đẹp đẽ, nhưng chẳng có mấy ai hứng thú với chuyện đó". Bà mong muốn được tham gia vào The Egyptian của 20th Century Fox, nhưng bị Darryl F. Zanuck từ chối thẳng thừng. Thay vào đó, Marilyn được mời tới miền tây cho River of No Return, vai phản diện Robert Mitchum, đạo diễn Otto Preminger. Ban đầu Monroe kiên quyết không nói chuyện với Preminger, và Mitchum đành phải làm trung gian. Sau khi hoàn thành bộ phim, bà phát biểu "Tôi nghĩ tôi xứng đáng được khá hơn là một bộ phim cao bồi hạng Z mà trong đó diễn xuất làm phông nền cho cảnh." Cuối năm 1953, Monroe tham gia The Girl in the Red Velvet Swing với Frank Sinatra. Bộ phim thất bại, và bà bị thất sủng ở hãng. Marilyn và DiMaggio làm lễ cưới ở San Francisco ngày 14 tháng 1 năm 1954, và tới Nhật trong tuần trăng mật trên chiếc du thuyền do DiMaggio thuê. Sau hai tuần luôn bị coi là thứ yếu vì DiMaggio bận bịu với kinh doanh, Monroe phát biểu: "Hôn nhân là sự nghiệp chính của tôi kể từ lúc này". Sau đó bà tới Hàn Quốc để biểu diễn cho 13,000 lính Mĩ trong 3 ngày, và thổ lộ rằng kinh nghiệm đã giúp bà vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước đám đông. Trở lại Hollywood tháng 3 năm 1954, Monroe thương thảo với 20th Century Fox và xuất hiện trở lại trong There's No Business Like Show Business, bộ phim âm nhạc thất bát có doanh thu không bù nổi kinh phí. Ed Sullivan chê diễn xuất của Monroe khi hát "Heat Wave" là "một trong những thiếu sót trắng trợn nhất về thị hiếu thẩm mĩ", Time so sánh bà với nữ chính Ethel Merman một cách thiếu thiện chí, trong khi Bosley Crowther trên Thời báo New York bình luận Mitzi Gaynor tỏ ra nổi trội hơn hẳn cái diễn xuất "làm xấu hổ người xem" của Monroe. Tháng 9 năm 1954, Monroe diễn một vai chính trong The Seven Year Itch tại New York cùng với Tom Ewell. Trong khi quay, gió đã thổi tung chiếc đầm của Monroe lên quá đầu một cách đầy gợi cảm. Một đám đông nghịt người đã chứng kiến khi đạo diễn Billy Wilder bắt làm đi làm lại cảnh đó nhiều lần. Trong số người xem có Joe DiMaggio, ông tức điên lên về cảnh tượng đó.. Sau đó, có nhà báo Walter Winchell làm chứng, cặp đôi trở lại California và tuyên bố ly thân. Vụ li dị kết thúc vào tháng 11 năm 1954. Bộ phim hoàn thành vào đầu năm 1955, và sau khi từ chối những vai phụ trong The Girl in the Red Velvet Swing và How to Be Very, Very Popular, bà quyết định từ bỏ Hollywood, theo lời khuyên của Milton H. Greene. === Thành lập hãng phim Marilyn Monroe Productions === Greene lần đầu gặp Monroe năm 1953 khi ông tạo hình bà cho một tấm hình trên tạp chí Look. Trong khi nhiều nhiếp ảnh gia luôn chú ý khai thác những khía cạnh thật gợi cảm, Greene lại tạo dáng cô trong những tấm ảnh thời trang, điều đó khiến Monroe rất hài lòng. Theo lời khuyên của ông, bà chấm dứt hợp đồng với 20th Century Fox. Cát-xê trong Gentlemen Prefer Blondes khoảng $18,000, trong khi diễn viên ngoài hợp đồng Jane Russell thì lại được chi hơn $100,000. Greene nghĩ rằng bà có thể kiếm được nhiều hơn nếu tách khỏi 20th Century Fox. Ông nghỉ việc năm 1954, thế chấp nhà để đầu tư cho Monroe và để bà sống cùng gia đình mình vì họ là những người quyết định tương lai của bà. Truman Capote giới thiệu Monroe với giáo viên dạy diễn xuất Constance Collier. Bà cảm thấy Monroe không hợp với sân khấu và nhận ra "thiên tài đáng yêu" quá "mong manh và dễ vỡ, chỉ có thể nắm bắt được bằng ống kính máy quay". Một vài tuần sau đó Collier qua đời. Monroe đã gặp Paula Strasberg và con gái bà, Susan trong phim There's No Business Like Show Business, và chia sẻ niềm mơ ước được chính Lee Strasberg dạy dỗ trong Actor Studio. Tháng 3 năm 1955, Monroe gặp Cheryl Crawford, một trong những sáng lập viên của Actor Studio, và năn nỉ bà giới thiệu mình với Lee Strasberg, ông đã đồng ý nhận Monroe làm học trò vào ngày hôm sau. Tháng 5 năm 1955, Monroe bắt đầu quan hệ với nhà biên kịch Arthur Miller; họ gặp nhau ở Hollywood năm 1950 và khi Miller biết bà đang ở New York, ông nhờ một người quen cả hai đến giới thiệu. 1 tháng 6 năm 1955, sinh nhật Monroe, Joe DiMaggio tháp tùng Monroe tới lễ ra mắt The Seven Year Itch tại New York. Sau đó ông chủ trì tiệc sinh nhật để chúc mừng bà, nhưng đến tối, sau một hồi cãi vã, Monroe bỏ đi. Quan hệ của họ từ đó chấm dứt hẳn. The Seven Year Itch được phát hành và thành công rực rỡ với doanh thu 8 triệu đô. Monroe được đánh giá cao, và có ưu thế khi thương lượng hợp đồng với 20th Century Fox. Trong Giáng sinh 1955, họ ký hợp đồng với điều kiện Monroe sẽ phải đóng 4 bộ phim cho hãng trong 7 năm. Marilyn Monroe Productions sẽ được hưởng $100,000 lợi nhuận mỗi bộ phim. Ngoài việc có thể làm việc với bất kì ai, Monroe có quyền loại bất cứ đạo diễn hay nhà điện ảnh nào mình không thích. Bộ phim đầu tiên trong hợp đồng là Bus Stop đạo diễn Joshua Logan. Logan là học trò của Konstantin Stanislavsky, và ông rất ấn tượng với Monroe. Bắt đầu từ phim này, Monroe sa thải Natasha Lytess rồi thay bằng Paula Strasberg. Trong phim Monroe đóng vai Chérie, một ca sĩ quán bar có chút năng khiếu, yêu một chàng cao bồi. Bosley Crowther trong Thời báo New York tuyên bố: "Ôm lấy ghế, quý vị, và chờ đợi sự kinh ngạc. Marilyn Monroe cuối cùng đã chứng minh mình là một diễn viên". Trong tự truyện, Minh tinh màn bạc, Con người thực tế và Tôi, đạo diễn Logan viết: "Tôi thấy ở Marilyn một trong những tài năng vĩ đại nhất mọi thời đại...cô ở trong tôi toả sáng hơn bất kì ai tôi từng hình dung, và tôi nghĩ đây là lần đầu tôi biết trí tuệ và, vâng, sự chói sáng không đi kèm với học vấn." Logan là người đề cử Giải Oscar cho Monroe và luôn ca tụng sự chuyên nghiệp của bà cho đến tận khi ông qua đời. Mặc dù vuột mất giải Oscar, nhưng Monroe giành được một giải Quả cầu vàng. Suốt thời gian này, quan hệ giữa Monroe và Miller tiến xa hơn.. Tháng 6 năm 1956, một phóng viên bám sát theo sau xe họ, và khi hai người đang tìm cách lảng tránh, xe của anh ta gặp tai nạn, làm thiệt mạng một cô gái. Monroe bị kích động khi nghe tin này và tỏ ra rất ân hận. Sau đó bà và Miller công khai mối quan hệ trước giới truyền thông.. Đám cưới diễn ra ngày 29 tháng 6 năm 1956. Sau Bus Stop là The Prince and the Showgirl, đạo diễn Laurence Olivier đồng thời là diễn viên nam chính. Trong khi làm phim, Olivier ca ngợi Monroe như "một diễn viên hài hước tài hoa, điều đó khiến tôi hiểu rằng cô là một diễn viên thực sự có khiếu". Mặc dù Monroe và Olivier có một số mâu thuẫn nhưng ông vẫn nhận xét "Marilyn quá sức tuyệt vời, tuyệt vời nhất trong tất cả". Vai diễn của Monroe được đánh giá cao, đặc biệt tại châu Âu, và được nhận một đề cử BAFTA. === Những năm sau này === Mất hơn một năm Monroe mới bắt đầu bộ phim tiếp theo; trong thời gian sống với Miller ở Amagansett, Long Island, bà bị sẩy thai ngày 1 tháng 8 năm 1957. Được sự động viên của Miller, bà quay trở lại Holywood năm 1958 cho Some Like it Hot, đạo diễn Billy Wilder, nam chính Jack Lemmon và Tony Curtis. Wilder đã biết về nỗi sợ sân khấu của Monroe và ông cũng rất ghét cái tính dề dà kèm theo không bao giờ nhớ nổi lời thoại trong suốt The Seven Year Itch của bà. Thái độ của Monroe cũng thù địch chẳng kém, thể hiện bằng sự từ chối tham gia phim và thường có những hành động xúc phạm ông. Bà kiên quyết tránh làm việc cùng Wilder, và khăng làm đi làm lại những cảnh quay đơn giản cho đến khi vừa lòng. Marilyn quan hệ khá thân mật với Lemmon, nhưng lại ghét Curtis ra mặt sau khi anh chàng này so sánh về những cảnh thân mật của họ như là "nụ hôn của Hitler" Curtis sau đó cũng đính chính lại rằng đó chỉ là nói đùa. Trong quá trình quay, Monroe phát hiện mình có thai, nhưng rồi lại bị sẩy thai vào tháng 12 năm 1958, khi bộ phim hoàn thành. Bộ phim thu được thành công vang dội, và nhận 5 đề cử Oscar. Monroe rất được hoan nghênh và vai diễn Sugar Kane cũng mang đến cho bà một quả cầu vàng. Wilder nhận xét rằng bộ phim là thành công lớn nhất từ trước đến nay của ông. Ông nói về mâu thuẫn giữa ông và Monroe: "Marilyn quá khó tính bởi vì cô ta hoàn toàn bí ẩn. Tôi không bao giờ biết những ngày cùng làm phim giữa chúng tôi là cái gì...Liệu cô ta hợp tác hay đang gây khó dễ?" Ông không chịu được tác phong làm việc của bà và nói thay vì đến Actors Studio "cô ta sẽ đến một trường kĩ thuật xe lửa...để học vài thứ về giờ tàu" Wilder phát ốm trong lúc quay, và theo ông là tại vì: "Chúng tôi đang ở giữa chuyến bay; và có một cái hạch trên máy bay." Tuy vậy, ông cũng khẳng định Monroe có" sức hút lạ kì" và "thuần tuý là thiên tài hài kịch". Tất nhiên, sau Some Like it Hot, ông cố tránh né bất kì kế hoạch nào có sự góp mặt của bà. Thời gian này, Monroe chỉ hoàn thành được một bộ phim trong hợp đồng với 20th Century Fox, Bus Stop. Bà đồng ý xuất hiện trong Let's Make Love, đạo diễn George Cukor, nhưng không ưa kịch bản phim, và Arthur Miller phải biên tập lại. Gregory Peck nguyên là vai nam chính, nhưng ông khước từ vai sau khi Miller chỉnh sửa; Cary Grant, Charlton Heston, Yul Brynner và Rock Hudson cũng đền từ chối trước khi vai này được dành cho Yves Montand. Monroe và Miller rất thân với Montand và vợ ông, diễn viên Simone Signoret. Kế hoạch suôn sẻ cho đến khi Miller cần đi châu Âu cho việc kinh doanh. Monroe quay xong sớm nhưng lại không đi cùng Miller. Signoret cũng trở lại châu Âu làm phim, và Monroe ngoại tình với Montand và chấm dứt khi ông từ chối bỏ vợ. Bộ phim không được đánh giá cao cũng như thành công về mặt thương mại. Sức khoẻ Monroe yếu dần, và bắt đầu phải gặp bác sĩ tâm lý người Los Angeles, Ralph Greenson. Bà kêu ca về chứng mất ngủ, và nói với Greenson rằng trước đó bà đã đến qua một vài bác sĩ cùng cơ man nào là thuốc thang. Ông kết luận rằng bà đang có dấu hiệu nghiện thuốc, và khuyên bà nên dùng thuốc với nhịp độ giảm dần để không phải chịu bất kì triệu chứng cai nghiện nào. Theo Greenson, hôn nhân giữa Miller và Monroe đang lâm vào bế tắc; ông nói rằng Miller thật lòng muốn chăm sóc cho Monroe và có thể cải thiện tình hình, nhưng Monroe từ chối quyết liệt đồng thời lại oán hận chồng vì ông không làm được gì để giúp đỡ bà. Greenson cũng yêu cầu Monroe thực hiện các biện pháp cai nghiện ngay lập tức. Năm 1956, Arthur Miller sống ở Nevada và bắt đầu viết truyện ngắn về những người địa phương mới quen, một phụ nữ bỏ chồng và mấy chàng cao bồi. Năm 1960, ông chuyển thể thành kịch, và nghĩ rằng vai này rất hợp với Monroe. Đó trở thành bộ phim cuối cùng của bà, The Misfits, đạo diễn John Huston, diễn viên chính Clark Gable, Montgomery Clift và Thelma Ritter. Bộ phim bắt đầu tháng 7 năm 1960, phần lớn quay tại Sa mạc Đá Đen, Bắc Nevada. Monroe phát ốm lên vì khí hậu khắc nghiệt và khó có thể quay liên tục. Bỏ ngoài tai lời khuyên của Greenson, bà bắt đầu dùng lại thuốc ngủ và rượu. Một du khách tới trường quay, Susan Strasberg, nhận xét rằng Monroe "đang tự tử bằng nhiều cách". Đến tháng 8, Monroe về Los Angeles điều trị trong 10 ngày. Báo chí tung tin rằng bà đang cận kề cái chết, mặc dù bệnh tình của bà vẫn được giữ bí mật. Louella Parsons nói về Monroe như "một cô nàng ốm yếu, ốm yếu đến không thể tin nổi", và tiết lộ rằng bà đang phải điều trị tâm lý. Monroe trở lại Nevada để hoàn thành bộ phim, đi kèm là sự căm thù Arthur Miller. Làm phim là quá trình gian nan đối với cả đoàn; thêm vào sự khổ sở của Monroe, Montgomery Clift gần như không diễn được vì đau ốm, và khi kết thúc, Thelma Ritter phải nhập viện vì kiệt sức. Gable vì lý do sức khoẻ, bỏ về ngay mà không dự tiệc liên hoan. Monroe và Miller về New York trên hai chuyến bay riêng. Trong vòng mười ngày sau bộ phim, Monroe tuyên bố li dị với Miller, và Gable qua đời vì đột quỵ ngay sau đó. Quả phụ của Gable, Kay, nói với Louella Parsons rằng, "chờ đợi liên tục" ở phim trường The Misfits góp phần vào cái chết của chồng bà, mặc dù bà không chỉ đích danh Monroe. Khi phóng viên hỏi Monroe liệu cô có cảm thấy áy náy về cái chết của Gable, bà từ chối trả lời, nhưng nhà báo Sidney Skolsky, tiết lộ rằng bà bày tỏ sự hối hận về cách cư xử với Gable ở Nevada và chính bà cũng đang rơi vào "hố sâu tuyệt vọng". Monroe sau đó vẫn dự lễ rửa tội của con trai Gables bốn tháng sau đó theo lời mời của Kay Gable. The Misfits nhận được đánh giá trung bình, và không thành công về doanh thu, mặc dù có vài ý kiến khen ngợi diễn xuất của Monroe và Gable. Huston nhận xét rằng Monroe không diễn đúng cảm xúc, và những gì bà thể hiện là bản thân mình hơn là nhân vật. "Cô ấy không có kĩ thuật diễn. Đấy hoàn toàn là sự thật. Đó chỉ là Marilyn." "Trong tháng kế tiếp, Monroe trở nên nát rượu và các loại thuốc bắt đầu gây ra tác dụng phụ" - những người bạn như Susan Strasberg nói về sức khoẻ của bà. Vụ li dị với Arthur Miller kết thúc vào tháng 1 năm 1961, với lý do từ phía Monroe là do "tính tình xung khắc",. Tháng 2, bà chủ động vào bệnh viện tâm thần Payne Whitney và những ngày tháng trong đó nhanh chóng trở thành "cơn ác mộng". Bà gọi cho Joe Di Maggio, ông tức tốc từ Florida đến New York để đem bà đến "Trung tâm y tế giáo hội Columbia". Bà phải ở lại đó trong 3 tuần. Bệnh tật khiến bà không thể làm việc mất 1 năm; phải trải qua một cuộc phẫu thuật khối u buồng trứng vào tháng 5, và phẫu thuật túi mật vào tháng 6. Bà trở lại California và thuê một căn hộ để điều dưỡng. Năm 1962, Monroe bắt đầu quay lại đóng phim với Something's Got to Give, bộ phim thứ 3 trong hợp đồng 4 phim với 20th Century Fox, đạo diễn George Cukor, vai chính Dean Martin và Cyd Charisse. Bà bị nhiễm virut khi phim khởi quay, và sốt viêm họng mãn tính. Một lý do nữa khiến từ chối diễn chung với Martin là vì ông bị cúm, và nhà sản xuất Henry Weinstein khám phá ra nỗi sợ trường quay của Marilyn. Ông nói "Rất hiếm người phải chịu đựng nỗi kinh hoàng. Chúng ta đều từng trải qua lo lắng, đau khổ, thất tình nhưng đó hầu như chỉ là nỗi sợ hãi thông thường" Ngày 9 tháng 5 năm 1962, bà tham dự lễ mừng sinh nhật tổng thống John F. Kennedy tại Madison Square Garden, theo lời mời của anh vợ Kennedy, diễn viên Peter Lawford. Monroe đã biểu diễn ca khúc "Happy Birthday to You" với phần lời đặc biệt của Bob Hope". Kennedy đã cảm tạ bài hát của Monroe "Xin cảm ơn. Bây giờ tôi có thể rút lui khỏi chính trường sau khi được nghe chúc mừng sinh nhật theo một cách ngọt ngào đến như thế." Monroe trở lại trường quay Something's Got to Give, và đóng một loạt cảnh khoả thân trong bể bơi. Tuyên bố muốn "hất Liz Taylor ra khỏi bìa tạp chí", bà đồng ý chụp một vài bức ảnh bán khoả thân trên Life. Hậu quả là Monroe bị cắt hợp đồng.. 20th Century Fox đòi bà bồi thường nửa triệu đô la và khởi kiện,. Phó chủ tịch hội đồng quản trị Peter Levathes phát biểu, "Chúng ta đã thành lập một cái nhà thương điên, và bọn họ đang tới tấp phá hoại nó." Monroe bị thế chỗ bởi Lee Remick, và khi Dean Martin không đồng ý diễn với bất kì ai khác, ông cũng bị đe doạ lôi ra toà. Sau khi nghỉ hợp đồng, Monroe xuất hiện trước công chúng nhiều hơn. Trong bài phỏng vấn trên tạp chí Cosmopolitan, bà có một bức hình đang hớp ngụm sâm banh và đi dạo trên bãi biển của gia đình Peter Lawford. Bức hình đó được phát hành trong một an bum ảnh, có cả ảnh khoả thân, trên hoạ báo Vogue. Sau khi bà qua đời, chúng được biết đến với cái tên Ngụm sâm banh cuối cùng. Trong cuộc phỏng vấn với Richard Meryman trên Life, Monroe đi sâu về quan hệ với người hâm mộ và sự mơ hồ trong việc nhận thức về bản thân là một "ngôi sao" hay một "biểu tượng sex". Trong vài tuần cuối cuộc đời, Monroe hứa hẹn về những bộ phim tương lai, và sắp xếp một vài hợp đồng. Trong đó có dự án phim về cuộc đời Jean Harlow, Irma La Douce của Billy Wilder và What a Way to Go!; Shirley MacLaine sau đó thế vai bà trong tất cả các phim này. Kim Novak thay bà trong vở hài kịch Kiss Me, Stupid. Vụ thương lượng với 20th Century Fox ngã ngũ, và hợp đồng vẫn tiếp tục, Something's Got to Give lại lên kế hoạch quay trong năm đó. Allan "Whitey" Snyder gặp Monroe trong tuần cuối cùng và nhận xét rằng bà rất hài lòng vì những cơ hội mở ra và "cô ấy chưa bao giờ khá hơn lúc đó và đang trong một tâm trạng vô cùng thư thái". == Cái chết == Ngày 5 tháng 8 năm 1962, hạ sĩ Jack Clemmons nhận điện thoại lúc 4:25AM từ bác sĩ Hyman Engelberg. Ông thông báo Monroe đã qua đời tại nhà riêng ở Brentwood, Los Angeles, California. Sergeant Clemmons là cảnh sát đầu tiên tới khám nghiệm hiện trường. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra quanh cái chết của bà. Nguyên nhân cái chết được bác sĩ Thomas Noguchi của sở điều tra hạt Los Angeles kết luận là "nhiễm độc thuốc an thần" - một tai nạn. 8 mg muối clohidrat và 4.5 mg Nembutal được tìm thấy trong thi thể sau khi giám định pháp y. Vì thiếu bằng chứng xác thực, cơ quan điều tra không thể kết luận đây là tự sát hay bị mưu sát, nhưng nhiều khả năng nghiêng về một vụ tự sát. Một vài ý kiến cho rằng anh em John và Robert Kennedy có liên quan đến sự việc, trong khi có người nghi ngờ CIA hay mafia đã nhúng tay vào. Ngày 8 tháng 8 năm 1962, Monroe được an táng trong hầm mộ tại Hành lang tưởng niệm, vị trí 24, ở nghĩa trang Westwood Village Memorial Park, Westwood, Los Angeles, California. Lee Strasberg là người đọc điếu văn đưa tiễn. == Đời tư == === Hôn nhân === ==== James Dougherty ==== Monroe cưới James Dougherty ngày 19 tháng 6 năm 1942 và li dị 4 năm sau đó, khi Monroe quyết định theo nghề diễn viên. ==== Joe DiMaggio ==== Joe DiMaggio- một cầu thủ bóng chày - và Marilyn Monroe cưới nhau ngày 14 tháng 1 năm 1954 và li dị tháng 11 năm 1954. ==== Arthur Miller ==== Monroe cưới nhà biên kịch Arthur Miller ngày 29 tháng 6 năm 1956. Họ li dị chính thức vào ngày 24 tháng 1 năm 1961 sau vụ ngoại tình của cả hai phía. === Anh em Kennedy === 19 tháng 5 năm 1962, Monroe xuất hiện chính thức lần cuối cùng trước công chúng, hát bài "Happy Birthday, Mr. President" tại buổi tiệc sinh nhật truyền hình trực tiếp toàn quốc của tổng thống Mĩ John F. Kennedy tại Madison Square Garden. Chiếc váy cô mặc được thiết kế đặc biệt bởi Jean Louis, đấu giá năm 1999 thu được 1.2 triệu đôla. Dư luận đồn đại Monroe có quan hệ tình cảm với cả hai anh em John và Robert Kennedy từ những năm 1960 và gây nên một vụ tai tiếng lớn. == Phim tham gia == == Giải thưởng và vinh danh == 1952 Giải Photoplay: Giải đặc biệt 1953 Giải Quả cầu vàng Henrietta: Nữ diễn viên được yêu thích nhất 1953 Giải Photoplay: Nữ minh tinh nổi bật nhất 1956 Giải BAFTA: nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Seven Year Itch 1956 Đề cử - Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất trong Bus Stop 1958 Đề cử - BAFTA: Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl 1958 Giải David di Donatello Italia: Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl 1959 Giải Sao băng (Pháp): Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất trong The Prince and the Showgirl 1960 Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất trong Some Like It Hot 1962 Giải Quả cầu vàng: Nữ diễn viên được yêu thích nhất Đại lộ danh vọng Hollywood: Ngôi sao số 6104 Hollywood Blvd. 1999 Marilyn được xếp thứ 6 trong danh sách những huyền thoại điện ảnh mọi thời đại của Viện phim Mỹ. "Trái tim của tháng" năm 1953 của Playboy == Xem thêm == Elvis Presley Elizabeth Taylor John F. Kennedy == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tiếng Anh: The Marilyn Monroe Collection Marilyn Remembered Fan Club The Forever Marilyn Fan Club Marilyn Monroe's 1952 interview with Parade Marilyn Monroe tại Internet Movie Database Official website Virtual Tour of Marilyn Monroe's Brentwood Hacienda Marilyn Monroe's grave site Marilyn Monroe, Frank Sinatra, Joe DiMaggio and the 1954 "Wrong Door Raid." Images taken at Niagara Falls during the filming of the movie Niagara Niagara Falls Public Library (Ont.) Marilyn Monroe Collectibles Feature Tiếng Việt: Tiểu sử trên Phimanh.net Những bức ảnh bí ẩn của Marilyn Monroe Marilyn Monroe từng qua đêm với Elvis Presley Tự sự cuối cùng của Marilyn Monroe Mối tình đầu của Marilyn Monroe Marilyn Monroe từng quan hệ đồng tính?
microsoft pixelsense.txt
Microsoft Surface (Tên mã: Milan), là một sản phẩm của Microsoft, được phát triển như một công nghệ kết hợp cả phần cứng và phần mềm, cho phép người dùng, hoặc nhiều người dùng, xử lý nội dung số bằng cách sử dụng những cử động tự nhiên, ra dấu bằng tay, hoặc bằng vật chất. Sản phẩm này được công bố vào ngày 29 tháng 5 năm 2007 tại hội nghị D5, và được trông đợi sẽ được các công ty thương mại bạn hàng phát hành vào tháng 11 năm 2007. Những khách hàng đầu tiên sẽ là những cơ sở kinh doanh mến khách, như nhà hàng, khách sạn, công ty bán lẻ, và những nơi gặp gỡ giải trí công cộng. == Tổng quan == Surface đơn giản là một máy tính chạy Windows Vista được nhét vào một cái bàn đen, phía trên là một màn hình cảm ứng 30-inch trong một khung acrylic rõ ràng. Năm máy quay có thể cảm nhận được những vật gần đó được gắn phía dưới màn hình. Người dùng có thể giao tiếp với máy bằng cách chạm hoặc rê đầu ngón tay và vật dụng như cọ vẽ dọc theo màn hình, hoặc bằng cách đặt những vật thực sự có dán nhãn mã vạch đặc biệt lên nó. Surface đã được tối ưu để đáp ứng 52 điểm chạm cùng một lúc. Trong buổi trình bày thử với một phóng viên, Mark Bolger, giám đốc tiếp thị của nhóm Surface Computing, đã "nhúng" ngón tay của ông vào một bảng màu trên mặt màn hình, sau đó rê nó dọc theo màn hình để vẽ một khuôn mặt cười. Sau đó ông đã dùng 10 ngón tay cùng lúc để gắn tóc cho khuôn mặt đó. Ngoài việc nhận dạng các di chuyển của ngón tay, Microsoft Surface còn có thể nhận dạng được vật hữu hình. Microsoft nói rằng khi một thực khách đặt lên bàn một ly rượu chẳng hạn, bàn sẽ tự động đưa ra những sự lựa chọn về rượu khác được thiết kế riêng cho thực khách đó. Giá cả được thông báo vào khoảng $5.000 đến $10.000 mỗi chiếc. Tuy nhiên Microsoft nói rằng họ trông đợi giá cả sẽ giảm xuống cho phù hợp với người dùng trong 3 đến 5 năm tới. Chiếc máy mà Microsoft ra mắt vào ngày 30 tháng 5,2007 tại hội nghị công nghệ ở Carlsbad, California, được chuẩn bị cho phát hành vào tháng 11 tại những cửa hàng T-Mobile Mỹ và những tài sản do Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc. và Harrah's Entertainment Inc. sở hữu. == Lịch sử == Công nghệ đằng sau Surface có tên là đa điểm tiếp xúc. Nó có tối thiểu là 25 năm lịch sử, bắt đầu từ năm 1982, với những tác phẩm tiên phong được thực hiện tại Đại học Toronto (máy tính bảng) và Bell Labs (màn hình đa điểm tiếp xúc). Ý tưởng về sản phẩm của Surface được hình thành vào năm 2001 bởi Steven Bathiche của Microsoft Hardware và Andy Wilson của Microsoft Research. Vào tháng 10 năm 2001, một nhóm ảo được hình thành với Bathiche và Wilson là những thành viên chủ chốt, để mang ý tưởng sang một bước phát triển mới. Vào năm 2003, nhóm đã giới thiệu ý tưởng này lên Chủ tịch Microsoft Bill Gates, trong một buổi báo cáo nhóm. Sau đó, nhóm ảo được mở rộng và một prototype có tên T1 được sản xuất trong một tháng. Bản prototype dựa trên một cái bàn IKEA với một lỗ cắt ở đỉnh và một tấm bản vẽ kiến trúc được dùng như máy khuếch tán. Nhóm cũng phát triển vài ứng dụng, như pinball, trình duyệt ảnh và trò chơi đố video. Trong năm tiếp theo, Microsoft đã tạo nên hơn 85 bản prototype cho Surface. Thiết kế phần cứng cuối cùng được hoàn thành vào năm 2005. Một ý tưởng tương tự được dùng trong bộ phim Khoa học viễn tưởng năm 2005 The Island, bởi nhân vật "Merrick" của Sean Bean. Như được ghi trong lời bình luận DVD, đạo diễn Michael Bay đã nói rằng ý tưởng cho thiết bị đến từ sự tư vấn của Microsoft trong quá trình làm phim. Một trong những người cộng tác từ MIT của cố vấn công nghệ cho phim sau đó đã gia nhập Microsoft để làm việc cho dự án Surface. Surface được Giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer tiết lộ vào ngày 29 tháng 5 năm 2007 trong hội nghị D: All Things Digital của Báo Wall Street tại Carlsbad, California. Surface Computing là một phần của Nhóm Microsoft's Productivity and Extended Consumer Experiences, cùng với phân nhánh Giải trí và Thiết bị. Những công ty ít ỏi đầu tiên sử dụng Surface sẽ bao gồm Harrah's Entertainment, Starwood Hotels & Resorts Worldwide, T-Mobile và một nhà phân phối, International Game Technology. == Tính năng == Microsoft nhấn mạnh bốn thành phần quan trọng trong giao diện của Surface: tương tác trực tiếp, tiếp xúc đa điểm, đa người dùng, và nhận dạng đồ vật. Thiết bị cũng cho phép kéo thả những tập tin phương tiện số khi những thiết bị dùng được wi-fi đặt trên mặt bàn như Microsoft Zune, điện thoại di động, hoặc máy ảnh kỹ thuật số. Surface tích hợp công nghệ đa điểm tiếp xúc cho phép người dùng tương tác với thiết bị với nhiều hơn một điểm tiếp xúc. Ví dụ như sử dụng tất cả các ngón tay để vẽ thay vì chỉ một ngón. Một cách mở rộng, nhiều người dùng có thể cùng lúc tương tác với thiết bị. Công nghệ cho phép những đồ vật không phải kỹ thuật số có thể được dùng làm thiết bị đầu vào. Trong một ví dụ, một cái cọ vẽ bình thường đã được dùng để tạo ra một bức vẽ số trong phần mềm . Nhờ việc sử dụng các máy quay phim làm đầu vào, hệ thống giờ đây không còn phụ thuộc vào những tính chất hạn chế của một màn hình cảm ứng hoặc thiết bị cảm ứng thông thường như điện dung, điện trở, hoặc nhiệt độ của công cụ được dùng (xem Màn hình cảm ứng). "Giao diện" máy tính được tạo ra nhờ nguồn ánh sáng LED phát hồng ngoại gần, bước sóng 850 nanomet hướng về mặt bàn. Khi một đồ vật chạm lên mặt bàn, ánh sáng được phản chiếu đến nhiều máy quay hồng ngoại với độ phân giải lưới 1280 x 960, cho phép nó cảm nhận, và phản hồi lại đồ vật chạm lên mặt bàn. Surface sẽ được phát hành với những ứng dụng cơ bản, bao gồm hình ảnh, âm thanh, đặt vé ảo, và trò chơi, và người dùng có thể điều chỉnh chúng. == Chi tiết kỹ thuật == Surface là một màn hình 30-inch (76 cm) trong một vật có dạng như cái bàn, cao 22 inch (56 cm), sâu 21 inch (106 cm), và rộng 84 inch (214 cm). Mặt bàn Surface làm bằng acrylic, và khung bên trong là thép bọc nhựa. Nền phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows Vista và có kết nối Ethernet 10/100 có dây, kết nối không dây 802.11 b/g, và Bluetooth 2.0. == Xem thêm == TouchLight Philips Entertaible Jefferson Y. Han Đa điểm tiếp xúc reacTable MPX == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Microsoft Surface Microsoft Surface Virtual Pressroom Microsoft Surface: Behind-the-Scenes First Look (with Video) at PopularMechanics.com
nguyễn nhật ánh.txt
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại thôn An Mỹ, xã Bình An, huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam. == Cuộc đời và sự nghiệp == Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La,trường THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985. Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam. Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 4 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy... Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút ký của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô. Năm 2008, ông cho ra đời tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Năm 2012, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt truyện dài Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ. Các tác phẩm ra đời gần đây nhất là Ngồi khóc trên cây (6/2013), Chúc một ngày tốt lành (3/2014), Bảy bước tới mùa hè (3/2015) và Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (xuất bản ngày 28 tháng 2 năm 2016). == Tác phẩm == === Truyện dài, truyện ngắn, thơ và các tác phẩm khác === == Chuyển thể == Một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể vào điện ảnh: Áo trắng sân trường (phim): phim chiếu năm 1990, dựa trên truyện dài nữ sinh năm 1989 Nữ Sinh (phim): chiếu năm 2008, dựa trên truyện dài nữ sinh năm 1989 Kính vạn hoa (phim): 2004 TFS, dựa trên Kính vạn hoa (truyện) Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim): phim 2015 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Sách của tác giả Nguyễn Nhật Ánh Nhà Xuất Bản Trẻ Tp. Hồ Chí Minh
giải primetime emmy cho nữ diễn viên chính trong series ngắn hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất.txt
Sau đây là danh sách những người chiến thắng Giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên chính trong series ngắn hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất và cả những người chiến thắng Giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên chính trong vai diễn đơn. Từ 1973 đến 1978, hạng mục được chia làm hai mục nhỏ hơn (1 cho "phim truyền hình" hoặc "Vai diễn đơn trong series" và hạng mục kia gồm "Series giớni hạn" hoặc "Series ngắn"). Từ thập niên 1950 đến thập niên 1960, những vai diễn khách mời đều được đề cử đề cử ở hạng mục này. Hạng mục riêng lẻ cho vai diễn khách mời được lập ra vào giữa thập niên 80. Một vài năm nhất định, cả vai chính và vai phụ đều được gộp lại thành một hạng mục duy nhất. == Người đoạt giải == === 1950s === 1954 - Single Performance: Judith Anderson – Macbeth Ethel Barrymore - "The 13th Chair" episode of Climax! Beverly Garland - "White is the Color" episode of Medic Ruth Hussey - Craig's Wife Dorothy McGuire - "The Giaconda Smile" episode of Climax! Eva Marie Saint - Middle of the Night Claire Trevor - Ladies in Retirement 1955 - Single Performance: Mary Martin – Peter Pan Julie Harris - Wind from the South Eva Marie Saint - Our Town Jessica Tandy - The Fourposter Loretta Young - "Christmas Stopver" episode of The Loretta Young Show 1956 - Single Performance: Claire Trevor – Dodsworth Edna Best - This Happy Breed Gracie Fields - Old Lady Shows Her Medals Nancy Kelly - The Pilot Evelyn Rudie - Eloise 1957 - Single Performance - Lead or Supporting: Polly Bergen – The Helen Morgan Story Julie Andrews - Cinderella Helen Hayes - Mrs. Gilling and the Skyscraper Piper Laurie - The Deaf Heart Teresa Wright - The Miracle Worker 1959 - Single Performance: Julie Harris – Little Moon of Alban Judith Anderson - The Bridge of San Luis Rey Helen Hayes - One Red Rose for Christmas Piper Laurie - Days of Wine and Roses Geraldine Page - Old Man Maureen Stapleton - All the King's Men === 1960s === 1960 - Single Performance - Lead or Supporting: Ingrid Bergman – The Turn of the Screw Julie Harris - Ethan Frome Teresa Wright - Margaret Bourke-White Story 1961 - Single Performance: Judith Anderson – Macbeth Ingrid Bergman - 24 Hours in a Woman's Life Elizabeth Montgomery - "The Rusty Heller Story" episode of The Untouchables 1962 - Single Performance: Julie Harris – Victoria Regina Geraldine Brooks - "Call Back Yesterday" episode of Bus Stop Suzanne Pleshette - "Shining Image" episode for Dr. Kildare Inger Stevens - The Price of Tomatoes Ethel Waters - "Goodnight Sweet Blues" episode of Route 66 1963 - Single Performance: Kim Stanley – "A Cardinal Act of Mercy" episode of Ben Casey Diahann Carroll - "A Horse Has a Big Head, Let Him Worry" episode of Naked City Diana Hyland - The Voice of Charlie Pont Eleanor Parker - "Why Am I Grown So Cold" episode of The Eleventh Hour Sylvia Sidney - "The Madman" episode of The Defenders 1964 - Single Performance: Shelley Winters – Two is the Number Ruby Dee - "Express Stop from Lenox Avenue" episode of The Nurses Bethel Leslie - "Statement of Fact" episode of The Richard Boone Show Jeanette Nolan - "Vote No On 11!" episode of The Richard Boone Show Diana Sands - "Who Do You Kill?" episode of East Side/West Side 1965 - Individual Achievement in Entertainment - Actors and Performers: Lynn Fontanne – The Magnificent Yankee Julie Harris - The Holy Terror 1966 - Single Performance in Drama: Simone Signoret – A Small Rebellion Eartha Kitt - "The Loser" episode of I Spy Margaret Leighton - for 4 episodes of Dr. Kildare Shelley Winters - Back to Back 1967 - Single Performance in Drama: Geraldine Page – A Christmas Memory Shirley Booth - The Glass Menagerie Mildred Dunnock - Death of a Salesman Lynn Fontanne - Anastasia Julie Harris - Anastasia 1968 - Single Performance in Drama: Maureen Stapleton – Among the Paths to Eden Judith Anderson - Elizabeth the Queen Geneviève Bujold - Saint Joan Colleen Dewhurst - The Crucible Anne Jackson - Dear Friends 1969 - Single Performance in a Series or Special: Geraldine Page – A Thanksgiving Visitor Anne Baxter - "The Bobbie Currier Story" episode for The Name of the Game Lee Grant - "The Gates of Cerberus" episode for Judd for the Defense === 1970s === === 1980s === === 1990s === === 2000s === === 2010s === == So sánh == === Người giành nhiều giải === == Xem thêm == Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên trong loạt truyện ngắn hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất Giải SAG cho nữ diễn viên trong loạt truyện ngắn hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất == Tham khảo ==
phước nguyên.txt
Phước Nguyên là một phường thuộc thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Phường Phước Nguyên có diện tích 2,52 km², dân số năm 2005 là 11658 người, mật độ dân số đạt 4626 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
google finance.txt
Google Finance là một trang web được đưa lên mạng vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 bởi Google. Dịch vụ này bao gồm các tinh chính về các tổ chức kinh doanh và các doanh nghiệp và các tập đoàn bao gồm các chỉ số chứng khoán và các tin tức chính. Các thông tin cổ phiếu có thể tham khảo tại đây, cũng như có một biểu đồ giá cổ phiếu bằng Adobe Flash. == Xem thêm == Yahoo! Finance == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web Google Finance
madrid.txt
Madrid (tiếng Tây Ban Nha: [maˈðɾið]) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha. Dân số thành phố vào khoảng 3,4 triệu người, toàn bộ dân số của vùng đô thị Madrid ước tính khoảng 6,271 triệu người. Madrid là thành phố lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, sau Luân Đôn và Berlin. Vùng đô thị Madrid lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, chỉ sau vùng đô thị Đại Luân Đôn và Paris. Thành phố có diện tích tổng cộng 604,3 km² (233.3 sq mi). Madrid là đô thị trung tâm của Vùng đô thị Madrid có dân số hơn 5,8 triệu người. Chùm đô thị Madrid có mức GDP lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu và mọi ảnh hưởng về chính trị, giáo dục, giải trí, môi trường, truyền thông, thời trang, khoa học và nghệ thuật của Madrid đều góp phần vào vị thế là một trong những thành phố toàn cầu của thế giới. Dựa trên xuất khẩu kinh tế, tiêu chuẩn đời sống cao và quy mô thị trường rộng lớn, Madrid được xem là trung tâm tài chính chủ đạo của Nam châu Âu và bán đảo Iberia. Nơi đây là nơi đóng trụ sở của một số lượng đông đảo các công ty lớn của Tây Ban Nha. Madrid là thành phố thu hút du lịch nhất trên đất nước Tây Ban Nha, và xếp thứ tư trên toàn lục địa, ngoài ra còn là thành phố được xem là nơi sống tốt đứng thứ 10 thế giới theo tạp chí Monocle trong bảng xếp hạng năm 2010. Madrid cũng nằm trong danh sách 12 thành phố châu Âu xanh nhất vào năm 2010. Thành phố nằm trên sông Manzanares, ở trung tâm của đất nước và vùng Cộng đồng Madrid (vốn bao gồm thành phố Madrid, vùng đô thị liên hoàn của nó và các ngôi làng cũng như vùng ngoại ô mở rộng xung quanh). Vùng cộng đồng này giáp với cộng đồng tự trị Castile và León và Castile-La Mancha. Đóng vai trò là thành phố thủ đô, nơi đóng cơ quan chính phủ và nơi cư trú của Quốc vương Tây Ban Nha, Madrid do đó còn là trung tâm chính trị của Tây Ban Nha. Thị trưởng hiện nay là Alberto Ruiz-Gallardón của Đảng Nhân dân. Tuy Madrid sở hữu một nền cơ sở hạ tầng hiện đại, nơi đây vẫn lưu giữ vẻ bề ngoài và cảm giác xưa cũ tại phần lớn các khu phố và những con đường lịch sử. Các thắng cảnh bao gồm: cung điện hoàng gia Madrid; nhà hát hoàng gia Teatro Real cùng nhà hát Opera tại đây phục hồi vào năm 1850; công viên Buen Retiro, thành lập năm 1631; toà nhà Thư viện Quốc gia từ thế kỷ 19 (thành lập năm 1712) lưu trữ những hiện vật và tài liệu lịch sử của Tây Ban Nha; bảo tàng khảo cổ; Tam giác Vàng Nghệ thuật nằm dọc theo đại lộ Paseo del Prado và gồm 3 bảo tàng nghệ thuật: Bảo tàng Prado, Bảo tàng Reina Sofía, một bảo tàng nghệ thuật đương đại, ngoài ra còn bảo tàng Thyssen-Bornemisza, nằm trong cung điện Villahermosa được sửa chữa phục hồi lại. == Lịch sử == === Thời Trung cổ === Mặc dù địa điểm Madrid hiện đại đã có người ở từ thời tiền sử, trong thời La Mã vùng này thuộc về xứ đạo của Complutum (nay là Alcalá de Henares). Nhưng các dữ liệu lịch sử đầu tiên của thành phố có từ thế kỉ thứ 9, khi Mehmed I ra lệnh xây một cung điện nhỏ tại cùng nơi mà hiện nay là Palacio Real. Xung quanh cung điện có một thành lũy nhỏ mang tên al-Mudaina. Gần cung điện là Manzanares, nơi những người Hồi giáo gọi là al-Majrīṭ (tiếng Ả Rập: المجريط, "nguồn nước"). Từ đó mà có việc đặt tên nơi này là Majerit, sau này dẫn đến cách phát âm hiện đại của Madrid). Thành này bị Alfonso VI xứ Castile chinh phục vào năm 1085 trên đường tiến quân về Toledo. Ông cho xây lại mosque thành nhà thờ của Virgin xứ Almudena (almudin: vựa lúa của quân đoàn đồn trú). Vào năm 1329, Cortes Generales tụ họp lần đầu tiên trong thành phố để cố vấn cho Ferdinand IV xứ Castile. Người Do Thái Sephardic và người Moor tiếp tục sống trong thành phố cho đến khi họ bị đuổi đi vào cuối thế kỉ thứ 15. Sau nhiều bạo loạn và một trận cháy lớn, Henry III xứ Castile (1379-1406) cho xây dựng lại thành phố và bản thân ông đóng đồn bên ngoài thành phố một cách an toàn ở El Pardo. Đám rước Ferdinand và Isabella trọng thể vào Madrid báo hiệu việc chấm dứt sự xung đột giữa Castile và Aragon. === Thời Phục hưng === Vương quốc Castilla, với thủ đô tại Toledo, và Aragón, với thủ đô là Saragossa, được Carlos I hòa nhập vào Tây Ban Nha hiện đại. Mặc dù Carlos chuộng Madrid hơn, chính con trai ông, Felipe II (1527-1598) là người dời triều đình về Madrid vào năm 1561. Mặc dù ông không công bố chính thức, địa điểm của triều đình cũng chính là thủ đô de facto. Sevilla tiếp tục cai quản Spanish Indies, nhưng Madrid quản lý Sevilla. Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn, 1601-1606, khi Felipe III thiết lập triều đình ở Valladolid, sự may mắn của Madrid khá gần giống với sự may mắn của Tây Ban Nha. Suốt thời Siglo de Oro (Thế kỉ vàng), trong thế kỉ thứ 16/17, Madrid không giống bất cứ thủ đô nào ở châu Âu: dân số thành phố phụ thuộc kinh tế vào các công việc của chính triều đình. === Madrid cuối thời Phục hưng và đầu thời hiện đại === Felipe V quyết định rằng một thủ đô châu Âu không thể ở trong tình trạng như vậy, và nhiều cung điện mới (bao gồm cả Palacio Real de Madrid) được xây dựng dưới triều đại của ông. Tuy nhiên, chỉ cho đến thời của Carlos III (1716-1788) thì Madrid mới trở thành một thành phố hiện đại. Carlos III là một trong những vị vua được kính trọng nhất trong lịch sử của Madrid, và câu nói "người thị trưởng tốt nhất, đó là nhà vua" trở thành phổ biến trong những thời gian này. Khi Carlos IV (1748-1819) lên ngôi vua thì dân thành Madrid nổi loạn. Sau cuộc Nổi loạn Aranjuez, dẫn dầu bởi chính con trai ông là Fernando VII chống lại ông, Carlos IV thoái vị, nhưng triều đại của Fernando VII khá ngắn ngủi: vào tháng 5 năm 1808 quân đội của Napoléon Bonaparte tiến vào thành phố. Vào 2 tháng 5 năm 1808 (tiếng Tây Ban Nha: Dos de Mayo) nhóm Madrileños nổi dậy chống lại quân Pháp, sự đối phó tàn bạo của quân Pháp đã có ảnh hưởng lâu dài lên sự cai trị của Pháp ở Tây Ban Nha và hình ảnh của Pháp nói chung ở châu Âu. Sau cuộc chiến tranh giành độc lập (1814) Fernando VII quay trở lại ngôi vua, nhưng sau một cuộc cách mạng của quân đội tự do, Đại tá Riego làm nhà vua phải thề là tôn trọng hiến pháp. Điều này bắt đầu một giai đoạn mà nhà nước tự do và nhà nước bảo thủ thay phiên lẫn nhau, và điều này chấm dứt với sự lên ngôi của nữ hoàng Isabel II (1830-1904). === Madrid thế kỉ thứ 20 === Isabel II không thể làm dịu đi sự căng thẳng về mặt chính trị làm dẫn tới một cuộc cách mạng khác, Đệ nhất Cộng hòa Tây Ban Nha, và sự trở lại của hoàng gia, cuối cùng dẫn tới Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha và Nội chiến Tây Ban Nha. Trong suốt cuộc chiến tranh này (1936-1939) Madrid là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất với các con đường trở thành những bãi chiến trường. Madrid là điểm cố thủ của những người Cộng hòa từ tháng 7 năm 1936. Các vùng ngoại ô phía tây là nơi những trận chiến khốc liệt xảy ra vào tháng 11 năm 1936, khi lực lượng Quốc gia cố gắng chiếm thành phố. Sau đó, thành phố bị bao vây gần ba năm, cho đến khi nó đầu hàng vào tháng 3 năm 1939. Chính trong Nội chiến mà Madrid trở thành thành phố đầu tiên bị bỏ bom bởi máy bay cố ý nhắm vào thường dân. (Xem Bao vây Madrid (1936-39).) Trong suốt chế độ độc tài của Francisco Franco, đặc biệt là sau thập niên 1960, miền nam Madrid trở nên công nghiệp hóa cao và có nhiều cuộc di dân lớn từ các vùng nông thôn vào thành thị. Phía ngoại vi đông nam Madrid trở thành một khu nhà ổ chuột lớn, trở thành nền tảng cho các hoạt động văn hóa và chính trị. Sau cái chết của Franco, các đảng phái dân chủ nổi lên (gồm cả những đảng cánh tả và những người theo lý tưởng cộng hòa) chấp nhận mong ước của Franco là được Juan Carlos I kế vị - để bảo đảm ổn định chính trị và dân chủ - dẫn tới việc Tây Ban Nha ngày nay như là một nước quân chủ lập hiến. Phù hợp với sự phồn vinh đạt được trong thập niên 1980, thủ đô của Tây Ban Nha đã củng cố vị trí trong vai trò là một trung tâm dẫn đầu về kinh tế, văn hóa, công nghiệp, giáo dục và khoa học kỹ thuật trên bán đảo Iberia. === Thế kỉ 21 === Vào 11 tháng 3 năm 2004, Madrid bị đánh bom khi quân khủng bố đặt một loạt bom trên nhiều chuyến tàu trong giờ cao điểm, ba ngày trước cuộc bầu cử 14 tháng 3 năm 2004. Đây là cuộc thảm sát lớn nhất ở Tây Ban Nha kể từ nội chiến chấm dứt vào năm 1939. Ban đầu, những người khủng bố Basque thuộc ETA đã bị đảng cầm quyền lúc đó là Partido Popular, cũng như các đảng phái chính trị khác ở Tây Ban Nha buộc tội, nhưng sau đó thủ phạm được cho là những kẻ khủng bố Hồi giáo. Madrid cũng mong muốn trở thành một thành phố Thế vận hội, và trở thành ứng cử viên cho thế vận năm 2012, nhưng điều này đã thuộc về Luân Đôn sau khi Madrid bị loại ở vòng bỏ phiếu thứ ba. Tuy nhiên, thị trưởng thành phố đã nói rằng giấc mơ Thế vận hội của Madrid chưa kết thúc ở Singapore, vì thành phố sẽ ứng cử như là thành phố chủ nhà cho Thế vận hội năm 2016.. == Khí hậu == Madrid chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải (phân loại khí hậu Köppen) với mùa đông lạnh tuỳ theo cao độ (650m trên mực nước biển tại Alicante), bao gồm những đợt tuyết rơi lác đác và nhiệt độ thấp nhất thường dưới 0 độ. Mùa hè khí hậu thường nóng với nhiệt độ luôn vượt quá 30 °C (86 °F) vào tháng 7 và tháng 8, tuy ít khi nào vượt quá ngưỡng 40 °C (104 °F). Do cao độ và khí hậu khô của Madrid, sự chênh nhiệt nhiệt độ vào ban ngày đặc biệt hệ trọng vào mùa hè. Giáng thuỷ tập trung vào mùa thu và mùa xuân, chủ yếu thưa thớt vào hè, diễn ra dưới hình thức một hoặc hai cơn mưa rào hoặc mưa giông trong vòng một tháng. == Nguồn nước == Khoảng 75% lượng nước cung cấp cho Madrid lấy từ các đập và bể chứa nước xây trên sông Lozoya, trong đó có đập El Atazar. == Quận == Madrid được phân chia hành chính ra thành 21 quận, sau đó phân nhỏ ra tổng cộng 128 phường (barrios). Centro: Palacio, Embajadores, Cortes, Justicia, Universidad, Sol. Arganzuela: Imperial, Acacias, La Chopera, Legazpi, Delicias, Palos de Moguer, Atocha. Retiro: Pacífico, Adelfas, Estrella, Ibiza, Jerónimos, Niño Jesús. Salamanca: Recoletos, Goya, Parque de las Avenidas, Fuente del Berro, Guindalera, Lista, Castellana. Chamartín: El Viso, Prosperidad, Ciudad Jardín, Hispanoamérica, Nueva España, Castilla. Tetuán: Bellas Vistas, Cuatro Caminos, Castillejos, Almenara, Valdeacederas, Berruguete. Chamberí: Gaztambide, Arapiles, Trafalgar, Almagro, Vallehermoso, Ríos Rosas. Fuencarral-El Pardo: El Pardo, Fuentelarreina, Peñagrande, Barrio del Pilar, La Paz, Valverde, Mirasierra, El Goloso. Moncloa-Aravaca: Casa de Campo, Argüelles, Ciudad Universitaria, Valdezarza, Valdemarín, El Plantío, Aravaca. Latina: Los Cármenes, Puerta del Ángel, Lucero, Aluche, Las Águilas, Campamento, Cuatro Vientos. Carabanchel: Comillas, Opañel, San Isidro, Vista Alegre, Puerta Bonita, Buenavista, Abrantes. Usera: Orcasitas, Orcasur, San Fermín, Almendrales, Moscardó, Zofío, Pradolongo. Puente de Vallecas: Entrevías, San Diego, Palomeras Bajas, Palomeras Sureste, Portazgo, Numancia. Moratalaz: Pavones, Horcajo, Marroquina, Media Legua, Fontarrón, Vinateros. Ciudad Lineal: Ventas, Pueblo Nuevo, Quintana, La Concepción, San Pascual, San Juan Bautista, Colina, Atalaya, Costillares. Hortaleza: Palomas, Valdefuentes, Canillas, Pinar del Rey, Apóstol Santiago, Piovera. Villaverde: San Andrés, San Cristóbal, Butarque, Los Rosales, Los Ángeles. Villa de Vallecas: Casco Histórico de Vallecas, Santa Eugenia. Vicálvaro: Casco Histórico de Vicálvaro, Ambroz. San Blas: Simancas, Hellín, Amposta, Arcos, Rosas, Rejas, Canillejas, Salvador. Barajas: Alameda de Osuna, Aeropuerto, Casco Histórico de Barajas, Timón, Corralejos. == Vùng đô thị == Vùng đô thị Madrid gồm thành phố Madrid và 40 đô thị tự trị xung quanh, với dân số vào khoảng hơn 6,271 triệu người, với diện tích bao phủ một khu vực rộng 4,609 km². Đây là vùng đô thị rộng lớn nhất của Tây Ban Nha và lớn thứ ba tại Liên minh châu Âu. Như các vùng đô thị khác với quy mô tương tự, Madrid phân biệt hai khu vực đô thị hoá: Vòng trong (primera corona): Alcorcón, Leganés, Getafe, Móstoles, Fuenlabrada, Coslada, Alcobendas, Pozuelo de Alarcón, San Fernando de Henares Vòng ngoài (segunda corona): Villaviciosa de Odón, Parla, Pinto, Valdemoro, Rivas-Vaciamadrid, Torrejón de Ardoz, Alcalá de Henares, San Sebastián de los Reyes, Tres Cantos, Las Rozas de Madrid, Majadahonda, Boadilla del Monte Những vùng ngoại ô rộng lớn nhất nằm về phía Nam, chủ yếu phân bố dọc theo các tuyến đường chính dẫn ra ngoài Madrid. === Tiểu vùng đô thị === Một dự án mới định ra những tiểu vùng đô thị bên trong vùng đô thị Madrid: == Kiến trúc == Mặc dù vị trí của Madrid đã được chiếm giữ làm nơi sinh sống từ thời tiền sử, những dữ liệu lịch sử đầu tiên có liên quan đến thành phố ghi nhận lại khoảng thời gian vào giữa thế kỷ thứ 9, khi Mohammad I ra lệnh xây dựng một cung điện nhỏ (ngày nay vị trí này là Cung điện Real). Xung quanh cung điện này người ta xây lên một thành luỹ nhỏ (al-Mudaina). Cung điện nhìn thẳng hướng về sông Maanazanares, nơi các nhà Hồi giáo gọi tên là Mayrit, có nghĩa là nguồn nước (sau này đổi thành Magerit, và cuối cùng là Madrid). Năm 1085, thành trì bị Alfonso VI chinh phục trong quá trình bành trướng về phía Toledo. == Môi trường == Madrid là thành phố châu Âu có lượng cây và bề mặt được cây xanh bao phủ lớn nhất tính trên đầu người; có lượng cây trồng theo hàng nhiều thứ hai trên thế giới, với con số lên đến 248.000, chỉ sau Tokyo. Cư dân Madrid có thể đến được khu vực cây xanh chỉ trong vòng 15 phút đi bộ. Từ năm 1997, các khu vực cây xanh đã tăng lên 16%. Ngày nay, 8,2% diện tích đất bề mặt Madrid được phủ xanh, điều này có nghĩa là có 16 m2 xanh tính theo mỗi đầu người, vượt xa con số 10 m2 mỗi đầu người mà tổ Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị. Công viên Buen Retiro (Parque del Retiro), trước đây là nơi xây dựng cung điện cho vua Felipe IV, là công viên nổi tiếng nhất tại Madrid và cũng là công viên rộng nhất tại trung tâm Madrid. Công viên có diện tích hơn 1,4 km2 (350 héc ta) và nằm rất gần với tượng đài Puerta de Alcalá, cách Bảo tàng Prado không xa. Đây là một công viên rất đẹp, với nhiều tượng đài và tác phẩm điêu khắc, bộ sưu tập,... nằm khắp nơi cùng một hồ nước thanh bình; là nơi diễn ra nhiều sự kiện và là một trong những điểm thu hút hàng đầu tại Madrid. Toàn bộ công viên được bao bọc bởi thành phố Madrid ngày nay. Hồ ở giữa công viên từng là nơi tổ chức những cuộc diễn trận hải quân để giải trí cho hoàng gia, thời nay, thú tiêu khiển bằng thuyền thanh bình hơn rất được ưa chuộng. Lâu đài Pha lê (Palacio de Cristal) được xây dựng lấy cảm hứng từ lâu đài pha lê Luân Đôn, nằm ở cuối phía đông nam của công viên. Trong công viên Retiro là Rừng Tưởng niệm (Bosque de los Ausentes),một tượng đài tưởng nhớ 191 nạn nhân của cuộc tấn công Madrid ngày 11 tháng 3 năm 2004. Nhà ga Atocha không chỉ là nhà ga trung tâm đầu tiên của thành phố mà còn là nơi có khu vườn trong nhà đặc biệt phủ 4.000 m2 thực vật nhiệt đới. Nhà ga Atocha đã trở thành một điểm đến bởi khu nhà kính dành cho những người yêu cây cỏ, với hơn 500 loài thực vật và những hồ nước có rùa và cá vàng nuôi bên trong, cùng những cửa tiệm và quán cà phê. Đây là một địa điểm đẹp để viếng thăm vào một ngày lạnh hay ẩm ướt với nhiệt độ luôn ổn định ở mức 24 độ C, hoặc thậm chí để ghé thăm vào những ngày hè nóng bức để xua tan nhiệt lượng. Casa de Campo là vùng cây xanh đô thị khổng lồ nằm ở phía tây thành phố, đóng vai trò là lá phổi xanh chính của Madrid, với diện tích lớn nhất ở Tây Ban Nha, bao phủ diện tích tổng cộng 1.700 héc ta (6,6 dặm vuông). Đây là nơi có Sở thú Madrid, trong đó có khu công viên thuỷ cung. Madrid còn có một công viên giải trí mang tên Parque de Atracciones de Madrid, cùng một hồ bơi thành phố ở ngoài trời, ở đây những người đến xem có thể tận hưởng tầm nhìn bao quát từ trên cao của toàn công viên và thành phố từ trên buồng cáp treo từ phía bên trên những cành cây cao nhất. Thực vật tại Casa de Campo có những đặc trưng vô cùng quan trọng, hình thành 3 hệ sinh thái khác nhau: sồi, thông và nhóm cây bụi ven sông. Sồi là loài cây chiếm thành phần chủ yếu trong khu vực, mặc dù nhiều cây sồi trong số này có hơn 100 năm tuổi và đạt đến độ cao khổng lồ, chúng cũng có ở dạng cây nhỏ và cây bụi. Hệ sinh thái rừng thông có một lượng lớn cây đã thích nghi hoàn hảo với ánh sáng và điều kiện khô trong công viên. Ngoài ra, nấm thường sinh sôi sau những cơn mưa đầu mùa thu. Sau cùng, nhóm cây bụi ven sông, còn gọi là những khu rừng nhỏ ven sông, được tạo thành từ những loài cây đa dạng, chủ yếu là những loài rụng lá mọc ở những vùng ẩm ướt. Điển hình như dương, liễu và cây tổng quán sủi. Đối với những loài động vật liên quan, không gian xanh là nơi sinh sống của khoảng 133 loài động vật có xương sống. == Kinh tế == === Từ thời Trung cổ đến thế kỷ 20 === === 1992 đến 2008 === Madrid là trung tâm chính về kinh doanh và thương mại quốc tế. Đây là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu và tại Tây Ban Nha. Madrid đã trở thành thành phố giàu thứ 23 trên thế giới và giàu có thứ 3 tại châu Âu về GDP; sản lượng kinh tế trong năm 2005 là 201,5 triệu USD, xếp sau Paris (460 triệu USD) và Luân Đôn ($452 triệu USD), vượt qua Moskva và Barcelona. Về GDP bình quân đầu người, Madrid, đặc biệt là vùng Madrid là nơi giàu có nhất tại Tây Ban Nha và là một trong những nơi giàu có nhất châu Âu. Với con số là 34.572 euro (48.313 USD), chênh lệch 133,9% so với mức trung bình tại châu Âu là 25,800€, Madrid đứng đầu trong tất cả 8 vùng Tây Ban Nha khác. Sức mua của Madrid tương đương 97,8% của New York. Madrid là một trong những trung tâm dứng đầu thế giới về tài chính, nằm trong nhóm 5 Trung tâm Thương mại hàng đầu ở châu Âu. Madrid còn là thành phố then chốt ở châu Âu, vươn lên từ thứ hạng 16 năm 2007 sang thứ 11 trên toàn cầu, từ thứ hạng 6 lên thứ 5 tại châu Âu. GDP, tỷ giá hối đoái và thị trường trái phiếu mạnh ổn định cùng với tiêu chuẩn đời sống cao của Madrid, tất cả góp phần đưa thành phố này đứng vào hàng ngũ những thành phố nổi bật nhất châu Âu:: Luân Đôn, Paris, Frankfurt và Amsterdam. Madrid là một trong những thành phố thuộc bán đảo Iberi có sức thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và người tìm việc làm. Mức lương cơ bản tại Madrid trong năm 2007 là 2540 euro, cao hơn hẳn so với mức trung bình ở Tây Ban Nha là 2085 euro. Về mạng lưới kinh doanh, Madrid cũng đứng đầu tại Tây Ban Nha, đứng thứ 28 trên thế giới với tỉ lệ 78.6%. == Dân số == Dân số Madrid tăng từ khi thành phố trở thành thủ đô quốc gia vào giữa thế kỷ 16 và cố định vào khoảng 3 triệu dân từ những năm 1970. Từ khoảng năm 1970 đến giữa những năm 1990, dân số thành phố giảm. Hiện tượng này cũng ảnh hưởng đến những thành phố châu Âu khác, vốn xảy ra một phần là do sự tăng trưởng của những vùng ngoại ô vệ tinh với mức phí tổn như các khu buôn bán kinh doanh trong thành phố. Một lý do khác có thể là sự suy giảm mức tăng trưởng kinh tế của châu Âu. Sự tăng vọt dân số đẩy mạnh vào cuối những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ 21 do quá trình di cư quốc tế, có nguồn gốc từ làn sóng tăng trưởng kinh tế ở Tây Ban Nha. Theo số liệu thống kê, dân số thành phố tăng 271.856 người từ năm 2001 đến năm 2005. Với vai trò là thành phố thủ đô của Tây Ban Nha, thành phố do đó thu hút nhiều di dân từ khắp nơi trên thế giới. Khoảng 83,3$ cư dân là người Tây Ban Nha, những người khác có nhiều nguồn gốc khác, bao gồm di dân từ Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Tây Phi, tổng cộng chiếm khoảng 16,2% dân số Madrid vào năm 2007.. 10 nhóm di dân lớn nhất bao gồm: Ecuador: 104.184, România: 52.875, Bolivia: 44.044, Colombian: 35.971, Peru: 35.083, Trung Quốc: 34.666, Maroc: 32.498, Cộng hoà Dominica: 19.602, Brasil: 14.583 và Paraguay: 14.308. Ngoài ra cũng có các cộng đồng lớn khác của người Philippines, Guinea Xích Đạo, Bulgaria, Ấn Độ, Ý, Argentina, Senegal và Ba Lan. Các quận có nhiều di dân nhất là Usera (28,37%), Centro (26,87%), Carabanchel (22,72%) và Tetuán (21,54%). Các quận có ít di dân nhất là Fuencarral-El Pardo (9,27%), Retiro (9,64%) và Chamartin (11,74%). == Văn hoá == === Đấu bò === Madrid là nơi có trường đấu bò lớn nhất Tây Ban Nha, Las Ventas, thành lập vào năm 1929. Las Ventas được nhiều người xem là trung tâm thế giới của những trận đấu bò tót với sức chứa gần 25.000 chỗ ngồi. Mùa đấu bò ở Madrid bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 10. Những trận đấu bò được tổ chức mỗi ngày trong các lễ hội của San Isidro (vị thánh bảo trợ của Madrid) từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, và mỗi chủ nhật cùng ngày nghỉ lễ diễn ra phần còn lại của mùa đấu. Las Ventas được xây dựng theo phong cách Tân mudéjar. Nơi đây cũng tổ chức các buổi hòa nhạc và các sự kiện khác ngoài của khoảng thời gian của mùa đấu bò. == Giao thông == Madrid có một hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông phát triển cao, khiến thủ đô Madrid trở thành trung tâm hậu cần hàng đầu cho cả Tây Ban Nha và châu Âu. Nơi đây cũng tự hào có mạng lưới đường cao tốc, bao quanh bởi những tuyến đường vành đai và đường xuyên tâm, là trục xương sống cho mạng đường sắt Tây Ban Nha, qua đó cung cấp kết nối hiệu quả với không chỉ những khu vực khác của toàn vùng, mà còn kết nối với nơi khác trên quốc gia Tây Ban Nha và châu Âu lại với nhau. Madrid cùng Tokyo và Paris là 3 trung tâm đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. Madrid cũng là nơi có sân bay Barajas Madrid, sân bay hàng đầu của Tây Ban Nha đồng thời cũng là một trong những sân bay lớn nhất trên toàn thế giới. === Đường không === Sân bay Barajas tại Madrid là trung tâm của hãng hàng không Iberia Airlines. Do đó sân bay đóng vai trò là cửa ngõ chính đến bán đảo Iberia từ châu Âu, châu Mỹ và những nơi khác trên thế giới. Số hành khách hiện nay lên khoảng 49,8 triệu lượt mỗi năm, điều này đã khiến cho sân bay Barajas trở thành sân bay lớn nhất và đông đúc nhất của đất nước. Trong năm 2009, đây là sân bay tấp nập thứ 11 trên thế giới, ngoài ra còn là sân bay tấp tập thứ 4 tại châu Âu. Do gia tăng hàng năm khoảng 10%, nơi đây đã tiến hành xây dựng một nhà ga thứ tư. Nó đã làm giảm đáng kể sự trì hoãn và gia tăng gấp đôi khả năng vận chuyển của sân bay đến hơn 70 triệu hành khách mỗi năm. Hai đường băng bổ sung cũng được xây dựng và làm cho Barajas trở thành một sân bay 4 đường băng vận hành hoàn toàn. Sân bay Barajas nằm trong địa giới thành phố của Madrid, chỉ cách 9 km (5,6 dặm) từ quận tài chính của thành phố và cách 13 km (8,1 dặm) về phía đông bắc của Puerta del Sol, trung tâm lịch sử của Madrid. Tên gọi của sân bay bắt nguồn từ quận gần kề của Barajas, nơi có nhà ga xe điện ngầm trên cùng tuyến đường sắt phục vụ cho sân bay. Đại biểu Hội đồng Giao thông của Cộng đồng Madrid, Manuel Lamela, tuyên bố vào 2007 rằng sẽ có hai sân bay mới phục vụ cho thành phố, hai sân bay này dự kiế nsẽ vận hành hoàn toàn vào năm 2016. Sân bay đầu tiên nằm tại Campo Real, chủ yếu dùng cho những chuyến bay vận chuyển hàng hoá và là nơi phục vụ những chuyến bay giá rẻ. Sân bay thứ hai dự kiến được xây dựng giữa hai đô thị tự trị El Álamo và Navalcarnero, chỉ tiếp quản những tuyến đường vận hành tại sân bay Cuatro Vientos. === Đô thị song đôi và thành phố kết nghĩa === Danh sách đô thị song đôi, thành phố kết nghĩa và thành phố đối tác: == Công trình kiến trúc lịch sử khác == == Tham khảo == History of Madrid Development and History of the city of Madrid "Renta en los Distritos de Madrid 1996", 1996, truy cập 7 tháng 1 năm 2006 "En algunos barrios de Madrid el 40% de la poblacion ya son inmigrantes" truy cập in 7 tháng 1 năm 2006 Madrid: Getting to know: Neighborhoods == Liên kết ngoài == WikiSatellite view of Madrid at WikiMapia Council of Madrid The Official Website for Madrid on Tourism and Business Metro de Madrid (Madrid Underground) Madrid webcams for traffic regulation Museo del Prado World Music Central Guide to Madrid Real Madrid official website Street Guide & Map of the municipality City Secrets Free Guide To Madrid QDQ Directory & Street Guide Flamenco guide to Madrid A guide to the natural history of Madrid Madrid City Guide Madrid Guía 40°24′B 3°41′T
tây giang (sông trung quốc).txt
Tây Giang (tiếng Trung: 西江, bính âm: Xī Jiāng) là một chi lưu chính ở phía tây của sông Châu Giang tại miền nam Trung Quốc. Hai sông nhánh chính khác của Châu Giang là Đông Giang và Bắc Giang. Nhiều phần của Tây Giang rất thích hợp cho giao thông thủy. Nó là lớn nhất trong số các chi lưu của Châu Giang, dài tới 2.197 km. Nó cung cấp nguồn nước ngọt cho nhiều khu vực tại Quảng Tây, Quảng Đông và Ma Cao. == Các sông nhánh == Tây Giang thực chất là một hệ thống sông, là sự hợp thành của các sông sau: Tầm Giang (浔江) Úc Giang (鬱江) Kiềm Giang (黔江) Quế Giang (桂江) Hạ Giang (贺江) == Hệ thống sông Tây Giang == == Các thành thị ven sông == Ngô Châu (梧州), (Quảng Tây) Triệu Khánh (肇庆), (Quảng Đông) Cao Yếu (高要), (Quảng Đông) Giang Môn (江門), (Quảng Đông) == Xem thêm == Châu Giang Địa lý Trung Quốc Danh sách sông tại Trung Quốc Hải chiến Nhai Môn giữa quân đội của nhà Tống với nhà Nguyên
vùng của pháp.txt
Vùng hành chính là phân cấp hành chính cao nhất của Cộng hòa Pháp. Nước Pháp được chia làm 27 vùng hành chính (région) trong đó có 22 vùng tại Chính quốc Pháp và 5 vùng hải ngoại. Đảo Corse được gọi là collectivité territoriale có nghĩa là "cộng đồng lãnh thổ" nhưng nó vẫn được xem là một vùng hành chính theo cách sử dụng phổ thông, và thậm chí được biểu thị là vùng hành chính trên trang mạng của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp.. Mỗi vùng trên chính địa được phân chia xuống thành các tỉnh, từ 2 đến 8 tỉnh đối với các vùng tại Chính quốc Pháp trong khi các vùng hải ngoại chỉ có duy nhất một tỉnh mỗi vùng. Thuật từ vùng được chính thức lập ra theo Luật Phân quyền ngày 2 tháng 3 năm 1982. Luật này cũng trao cho các vùng tư cách pháp lý. Các cuộc bầu cử trực tiếp đại biểu vùng đầu tiên xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1986. == Đặc điểm tổng quát == Tại lục địa Pháp (Chính quốc Pháp trừ đảo Corse), diện tích trung vị của một vùng là 25.809 km² (9.965 dặm vuông Anh), lớn hơn tiểu bang Vermont của Hoa Kỳ một ít, và khoảng 4% diện tích trung vị của một tỉnh bang của Canada nhưng 15% lớn hơn diện tích trung vị của một vùng ("Bundesländer") tại Đức. Năm 2004, dân số trung vị của một vùng tại lục địa Pháp là 2.329.000 người, khoảng bằng 2/3 dân số trung vị của một bang tại Đức nhưng nhiều hơn gấp đôi dân số của một tỉnh tại Canada. == Vai trò == Các vùng thiếu quyền lập pháp riêng và vì thế không thể tự mình làm luật cho riêng mình. Các vùng tự thu thuế, để đổi lại, nhận lấy một phần ngân sách rất ít từ chính phủ trung ương. Các vùng cũng có các ngân sách đáng kể do hội đồng vùng (conseil régional) quản lý. Hội đồng vùng gồm có các đại diện được bầu trực tiếp tại các cuộc bầu cử vùng và có một vị chủ tịch hội đồng (Président du conseil régional). Xin đừng lầm lẫn chức vụ chủ tịch hội đồng với chức vụ thủ hiến, là người đại diện của chính phủ trung ương tại vùng. Trách nhiệm chính của một vùng là xây dựng và tài trợ các trường trung học. Ngoài ra, các vùng có quyền lực tự do đáng kể trên các vấn đề về chi tiêu cơ sở hạ tầng, giáo dục, giao thông công cộng, các viện đại học và nghiên cứu khoa học, và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp. == Danh sách 27 vùng == 22 vùng trên lãnh thổ Pháp: Đảo Corse khác với 21 vùng hành chính khác, nó được gọi là collectivité territoriale (vùng tự trị địa phương). 5 vùng hải ngoại: == Mã thống kê và các tỉnh trực thuộc == Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp đã phân cấp các vùng với mã địa lý theo miền (zone): == Xem thêm == Hội đồng vùng (Pháp) Chủ tịch hội đồng vùng (Pháp) Thủ hiến (Pháp) == Tham khảo ==
xương.txt
Xương của động vật (thuộc hệ vận động) đảm nhận các vai trò trong việc tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động, là nơi sản sinh của các tế bào máu.... Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ khoáng chất (đa phần là canxi) và tế bào xương. Để thực hiện chức năng này, xương cần phải có cấu trúc đặc biệt. == Chức năng == Các xương dài nối với cơ bắp bằng gân. Các xương nối với nhau ở khớp bởi dây chằng. Tác động qua lại của xương với cơ được nghiên cứu trong cơ sinh học. Sản xuất máu Ngoài việc nâng đỡ cơ thể, xương còn là nơi sản xuất ra hồng cầu cho máu. Chính xác hơn là tuỷ xương - thứ chất giống như thạch ở bên trong ống xương làm ra. Có 2 loại tuỷ xương, loại tuỷ vàng béo ngậy(ở người già) không sinh ra hồng cầu, chỉ có loại tuỷ đỏ (ở trẻ em)ở trong xương bả vai, xương hông, xương sườn, xương ức và xương chậu mới sản xuất hồng cầu. Những dây chuyền chế tạo năng suất cao này luôn sản xuất ra 1 lượng hồng cầu bù với số lượng hồng cầu mất đi. == Cấu trúc == Xương tương đối cứng và có thành phần nhẹ, tạo phần tạo bởi Calcium phosphate trong cách sắp xếp hóa học gọi là kiểu Ca5(PO4)3OH. Có sức nén tương đối cao nhưng sức căng kém. Trong khi xương giòn, có độ co giãn phụ thuộc vào thành phần sinh học (chủ yếu vào sụn). Xương có cấu trúc mắt lưới, và độ đặc tùy vào từng điểm. Trên cơ thể người có 206 xương và được chia làm 3 phần: xương đầu, xương mình và xương chi. Xương có thể rắn chắc hay xốp. Vỏ (lớp ngoài) xương thì rắn chắc; 2 đề ngữ có thể dùng thay thế cho nhau. Lớp ngoài xương tạo nên phần lớn khối lương của xương; nhưng, bởi vì độ đặc của nó, nên có diện tích bề mặt ít. Xương xốp có cấu trúc tổ ong, có diện tích mặt ngoài cao, như chỉ tạo phần ít của xương. Xương có thể mềm hay cứng. Xương mềm có thể thay thế trong qua trình phát triển hay hồi phục. Được gọi như thế vì cấu trúc không đồng nhất và kết quả là có sức chịu kém. Ngược lại thì xương cứng có cấu trúc song song và cứng hơn nhiều. Xương mềm thường được thay thế bởi xương cứng trong khi lớn. Xương sọ Hộp sọ cũng có khớp xương, nhưng theo kiểu khác. Hộp sọ được cấu tạo gồm 22 mảnh xương riêng lẻ hợp thành, nhưng khớp xương giữa chúng không cử động được. Các khớp hộp sọ khít chặt với nhau giống như những miếng ghép hình. Vì thế hộp sọ rất chắc chắn, rất thích hợp để bảo vệ não cũng như giữ cho khuôn mặt ta được ổn định, chứ không méo mó khi ta cử động. Xương tay Cấu tạo xương tay khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày, ngay từ khi những tổ tiên ăn lông ở lỗ của chúng ta chuyển từ việc bò bằng 4 chân sang đứng thẳng trên hai chân, họ đã sử dụng đôi tay làm nhiều việc khác hơn. Một bàn tay có tới 27 xương nhỏ để có thể cử động dễ dàng, và các ngón tay có thể chạm vào nhau. Xương chi dưới Gồm có 31 xương: xương chậu, xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. Xương mình Gồm 33 đốt xương sống và có chiều dài từ 60 đến 70 cm, xương mình được chia làm 5 phần và 4 đoạn cong. == Xem thêm == Bộ xương Thiếu xương == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == CIMSI VNN
gấu nâu.txt
Gấu nâu (danh pháp khoa học: Ursus arctos) là một loài gấu có thể nặng tới 130–700 kg (300–1.500 pao). Gấu xám, gấu Kodiak và gấu nâu Mexico là các chủng (phân loài) Bắc Mỹ của gấu nâu. Trong tiếng Anh còn gọi chúng là bruin. == Đặc điểm == Gấu nâu là một loài động vật có kích thước lớn nhứ nhì trong bộ ăn thịt, sau gấu trắng Bắc Cực và trước hổ. Gấu đực trưởng thành nặng khoảng 400–600 kg và chiều dài là 2,4–3 m khi đứng thẳng. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn nhiều. Gấu nâu có lông màu từ vàng hoe, nâu, đen hay tổ hợp của chúng; những chiếc lông dài bên ngoài thông thường pha trộn với màu trắng hay bạc, tạo ra ánh màu "nâu xám". Gấu nâu có bướu to là cơ trên vai chúng, nó tạo ra sức mạnh cho các chân trước để dào bới. Đầu của chúng lớn và tròn với thiết diện mặt là lõm. Mặc dù có kích thước nặng nề, chúng có thể chạy tới 64 km/h (40 mph). Gấu nâu là loài động vật ăn đêm là chủ yếu và về mùa hè chúng tích tới 180 kg (400 pao) mỡ, số mỡ này sẽ được tiêu thụ dần trong mùa đông khi chúng ngủ đông. Mặc dù chống không thực sự là ngủ đông do có thể thức dậy dễ dàng, chúng thích chui vào các chỗ được bảo vệ như hang, hốc hay chỗ lõm sâu để tránh thời tiết lạnh giá của các tháng mùa đông. Là động vật ăn tạp, chúng ăn rất nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, bao gồm quả mọng, rễ cây và chồi cây; nấm; cá, cá hồi, côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ như thỏ, sóc, chồn, chim. Tuy nhiên, chúng cũng đôi khi tấn công cả động vật lớn như nai sừng tấm, tuần lộc, cừu núi và bò rừng bíon. Dù vậy gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Một điều thú vị là chúng ăn rất nhiều nhậy trong mùa hè—đôi khi nhiều tới 20.000 - 40.000 trên ngày—và có thể cung cấp tới 1/3 năng lượng cho chúng. Gấu nâu cũng đôi khi là những kẻ ăn trộm thức ăn của hổ, chó sói và báo sư tử. Người ta đã tìm thấy 2 con hổ đực bị giết chết bởi gấu nâu trong năm 2000. Thông thường chúng là các động vật sống cô độc, nhưng gấu nâu tụ tập thành bầy dọc theo các con sông và suối trong mùa cá hồi sinh đẻ. Cứ mỗi năm gấu cái lại sinh được từ 1 - 4 gấu con, chúng chỉ nặng khoảng 1 pao (454 g) khi mới sinh. == Phân bố == Đã từng phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, gấu nâu hiện nay đã bị tuyệt chủng ở một số nơi và suy giảm về số lượng ở những khu vực khác. Chúng thích sống trong những khu vực tương đối thoáng, thông thường là miền núi. Gấu nâu sống phổ biến hiện nay từ miền đông Alaska từ Yukon và Lãnh thổ Tây Bắc, về phía nam xuyên từ British Columbia cho đến nửa phía tây của Alberta. Các quần thể cô lập sống tại tây bắc Washington, bắc Idaho, tây Montana và tây bắc Wyoming. Chủng gấu xám (U. arctos horribilis) là gấu nâu phổ biến của Bắc Mỹ lục địa; chủng gấu Kodiak (U. arctos middendorffi) bao gồm gấu nâu trên các đảo Kodiak, Afognak và Shuyak thuộc Alaska. Chủng gấu xám Mexico (U. arctos nelsoni) sinh sống tại miền bắc México. Ước tính có khoảng 200.000 gấu nâu trên thế giới. Quần thể lớn nhất nằm ở Nga, khoảng 120.000 con, Mỹ khoảng 32.500 con và Canada khoảng 21.750 con. 95% của quần thể gấu nâu Mỹ nằm ở Alaska. Ở châu Âu, có khoảng 14.000 con trong 10 quần thể riêng rẽ, sống từ Tây Ban Nha tới Nga. == Phân loại == Người ta cho rằng gấu nâu đã tiến hóa từ Ursus etruscus. Các hóa thạch cổ nhất có tại Trung Quốc, khoảng 0,5 triệu năm trước (Ma). Chúng đã tiến vào châu Âu khoảng 0,25 Ma, và vào Bắc Mỹ chỉ một thời gian ngắn ngay sau đó. Các di tích gấu nâu với niên đại thuộc thế Pleistocen là phổ biến trên đảo Anh, nơi mà người ta cho rằng chúng đã vượt qua gấu hang (Ursus spelaeus). Loài này tiến vào Alaska khoảng 0,1 Ma, mặc dù chúng đã không tiến xuống phía nam Bắc Mỹ cho tới khoảng 13.000 năm trước. Người ta cho rằng gấu nâu đã không thể tiến xuống phía nam cho tới khi loài gấu mõm ngắn Arctodus simus to lớn hơn bị tuyệt chủng. Một số nhà cổ động vật học lại đề xuất khả năng về hai đợt di cư tách biệt của gấu nâu: gấu xám được coi là phát sinh ra từ gấu hộp sọ hẹp, di cư từ miền bắc Siberi tới miền trung Alaska và phần còn lại của đại lục, trong khi gấu Kodiak phát sinh từ gấu hộp sọ rộng có ở Kamchatka và đã chiếm lĩnh bán đảo Alaska. Các hóa thạc gấu nâu đã phát hiện tại Ontario, Ohio, Kentucky và Labrador chỉ ra rằng loài này đã sinh sống xa hơn về phía đông so với các chỉ dẫn trong các ghi chép lịch sử. === Các phân loài (chủng) === Có rất ít sự đồng thuận về phân loại gấu nâu. Một số hệ thống đề xuất nhiều tới 90 phân loài, trong khi phân tích ADN gần đây đã nhận dạng được chỉ 5 nhánh. Phân tích ADN cho thấy các phân loài gấu nâu đã nhận dạng được, ở cả Á-Âu và Bắc Mỹ, về mặt di truyền là khá đồng nhất, và địa lý phát sinh chủng loài về mặt di truyền của chúng không tương ứng với phân loại truyền thống của chúng. Vào thời điểm năm 2005, người ta công nhận 16 phân loài. Các phân loài như sau: Ursus arctos arctos — Gấu nâu Á-Âu. Phân bố tại châu Âu, Kavkaz, Siberi (trừ phía đông) và Mông Cổ. Ursus arctos alascensis: Phân bố tại Alaska. Ursus arctos beringianus – Gấu nâu Kamchatka (hay gấu nâu Viễn Đông). Phân bố tại bán đảo Kamchatka và đảo Paramushir. Ursus arctos californicus — Gấu vàng Califonia (tuyệt chủng). Ursus arctos collaris – Gấu nâu Đông Siberi. Phân bố tại Đông Siberi từ sông Enisei tới dãy núi Altai, cũng có tại miền bắc Mông Cổ. Ursus arctos crowtheri – Gấu Atlas (tuyệt chủng) Ursus arctos dalli Ursus arctos horribilis — Gấu xám. Phân bố tại miền tây Canada, Alaska và tây bắc Hoa Kỳ, trong quá khứ từng sinh sống tại Đại Bình nguyên Bắc Mỹ. Ursus arctos isabellinus – Gấu nâu Himalaya. Phân bố tại Nepal, Pakistan và miền bắc Ấn Độ. Ursus arctos lasiotus – Gấu nâu Ussuri (hay gấu nâu Amur, gấu xám đen hay gấu ngựa). Phân bố tại Nga: miền nam quần đảo Kuril, Sakhalin, vùng Primorsky và khu vực sông Ussuri/Amur ở phía nam rặng núi Stanovoy, Trung Quốc: đông bắc Hắc Long Giang, Nhật Bản: Hokkaidō. Ursus arctos middendorffi — Gấu Kodiak. Phân loài to lớn nhất, cạnh tranh ngang ngửa với gấu trắng Bắc cực như là thành viên to lớn nhất của họ Gấu cũng như trong vai trò của loài săn mồi trên cạn to lớn nhất. Phân bố tại Kodiak, Afognak, quần đảo Shuyak (Alaska). Ursus arctos nelsoni — Gấu xám Mexico, (tuyệt chủng ?). Từng phân bố tại miền bắc Mexico, bao gồm Chihuahua, Coahuila và Sonora, tây nam Hoa Kỳ, bao gồm phần phía nam của Texas, Arizona và New Mexico. Ursus arctos pruinosus – Gấu lam Tây Tạng. Phân bố tại miền tây Trung Quốc và Tây Tạng. Ursus arctos sitkensis. Phân bố tại đảo Baranof. Ursus arctos stikeenensis Ursus arctos syriacus – Gấu nâu Syria. Phân bố tại khu vực liên Kavkaz, Syria, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á), Iran, Afghanistan, miền tây Himalaya và các dãy núi Pamir-Alai và Thiên Sơn, trong quá khứ có lẽ cũng có ở Israel. == Tình trạng pháp lý == Gấu xám được liệt kê là bị đe dọa trong phạm vi nước Mỹ. Gấu vàng đã biến mất khỏi bang California năm 1922 khi con cuối cùng bị bắn hạ ở hạt Tulare, California. Nó có thể nhìn thấy trên lá cờ của tiểu bang California và như là con vật đem lại may mắn cho đội thể thao của trường Tổng hợp Berkeley, California. Gấu xám Mexico được liệt kê là loài đang trong tình trạng khẩn cấp. Gấu xám cũng được liệt kê tương tự trong danh sách của tiểu bang Washington. Ở Canada, nó được liệt kê như là dễ bị tổn thương ở Alberta, British Columbia, Lãnh thổ Tây Bắc và Yukon. Quần thể đồng cỏ của gấu xám được liệt kê như là tuyệt chủng ở Alberta, Manitoba và Saskatchewan. == Va chạm với gấu nâu == Rất hiếm khi gấu nâu giết chết hay gây thương tích cho con người, nhưng đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở khu vực Scandinavia trong 100 năm gần đây có 3 trường hợp bị giết chết bởi gấu nâu. Các vụ tấn công xảy ra khi gấu bị thương hay đang nuôi con. Ngoài ra, có thể các loài gấu khác, chẳng hạn gấu trắng Bắc Cực đã tấn công khi chúng đi kiếm thức ăn. Gấu nâu có thể giết chết người chỉ bằng một cú tát của nó. Dự án nghiên cứu gấu Scandinavia liệt kê các tình huống sau như là những mối nguy hiểm tiềm ẩn của gấu với con người: Gặp con gấu đang bị thương Đột ngột xuất hiện giữa con mẹ và các con gấu con Gặp gấu trong hang của nó Gặp gấu bị khiêu khích bởi các con chó Nếu có việc phải đi trong rừng thì luôn nhớ cầm theo chuông vì thông thường gấu sẽ tránh con người. Nếu gặp chúng, hãy bình tĩnh và đi chậm theo hướng ngược lại với nó, tuyệt đối không nên bỏ chạy vì điều này kích thích gấu tấn công. Quan trọng là không được đe dọa nó hay kêu la. Nếu bị gấu tấn công và không có đường tẩu thoát, hãy nhớ bảo vệ tốt nhất cho đầu mình. == Chú thích == == Liên kết ngoài == National Geographic Creature Feature: Brown Bears GrizzlyBear.org Bears Largest Skulls - Black Bear
quần đảo hoàng sa.txt
Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands, chữ Hán: 黄沙 hay 黄沙渚, có nghĩa là Cát vàng hay bãi cát vàng), là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý. Hoàng Sa (黄沙), có nghĩa là "cát vàng", là tên Người Việt đặt cho quần đảo này, còn người Trung Hoa gọi quần đảo này với những tên gọi là: giản thể: 西沙群岛; phồn thể: 西沙群島; bính âm: Xīshā qúndǎo, Hán-Việt: Tây Sa quần đảo. Từ xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo. Trong cuốn sách De la Cochinchine, Tableau (Taberd) viết: "Beaucoup plus loin de la côte, en face de Hué, est l’archipel des Paracels ou de Kat-vang, rempli d’écueils. Enfin, les redoutables bancs de Macclesfield se trouvent à l’est des Paracels." [Xa hơn kể từ phía bờ biển, ở phía trước của Huế là Paracels hoặc Kat-vang, đầy đá ngầm. Cuối cùng, bãi ngầm Macclesfield đáng sợ nằm ở phía đông của Paracels.] Phía Việt Nam cho rằng các chính quyền của họ từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn Việt Nam với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được bắt đầu có thể muộn hơn các triều đại Trung Hoa nhưng với mật độ mau hơn trong thế kỷ 19: các năm 1803, 1816, 1821, 1835, 1836, 1837, 1838, 1845, 1847, 1856. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các đảo hoang vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp nhà nước của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, cắm bia chủ quyền (việc này các nhà nước Trung Quốc chỉ thực sự thực hiện trong thế kỷ 20 (năm 1937)), cứu hộ hàng hải quốc tế. Một phần 3 cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi Pháp xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị gián đoạn. Ngược lại, phía Trung Quốc và Đài Loan cũng cho rằng Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) đã là lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các nhà nước phong kiến Trung Hoa, thỉnh thoảng với tần suất vài lần trong nhiều thế kỷ hay một lần trong mỗi thế kỷ, đã gửi quân kiểm tra hay các đoàn sứ thần ngoại giao đi sứ ngang qua quần đảo này. Đỉnh điểm của hoạt động tuần tra cấp nhà nước là vào đầu thời đại nhà Minh với các chuyến thám hiểm từ năm 1405-1433, đến Đông Nam Á và Ấn Độ Dương của Trịnh Hòa. Sau thời Trịnh Hòa (năm 1433) đến cuối triều đại nhà Thanh (năm 1911), hoạt động tuần tra quần đảo này chỉ còn chủ yếu là do chính quyền địa phương Quảng Châu thực hiện, các nhà nước Trung Hoa không còn lưu tâm đến lãnh vực hàng hải, để các đảo, đá san hô ở biển Nam Hải (Biển Đông) trở về nguyên vẹn là các đảo hoang (荒島無居民). Các cuộc tuần tra của chính quyền địa phương Quảng Châu trong thời Minh Thanh sau năm 1433 là: Cuộc tuần tra các đảo ven bờ Quỳnh Châu (Hải Nam) nằm trong Thất Châu Dương (Biển Đông) của Ngô Thăng (吳昇) đầu thời nhà Thanh (năm 1710-1712), và cuộc tuần tra một ngày của Lý Chuẩn (năm 1909) cuối nhà Thanh. Một cuộc đi sứ Anh Quốc ngang qua (nhìn thấy trên hành trình nội nhật trong 1 ngày) các đảo, đá, bãi ngầm san hô được cho là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) năm 1876 của Quách Tung Đảo. Trên quần đảo vẫn còn những di tích từ thời nhà Đường và nhà Tống. Tới đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thực hiện chủ quyền đối với quần đảo, nhưng đã bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với các chính quyền Trung Quốc. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên bang Đông Dương thực hiện chủ quyền và kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đến nay, Trung Quốc kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tuyên bố chủ quyền của họ trên toàn quẩn đảo. Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn đang nằm trong vòng tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). == Địa lý tự nhiên == Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m). Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ". Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Cụ thể, khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) tới đảo Lý Sơn (15°22'B 109°07'Đ) là 123 hải lý. Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lý. Ngoài ra, khoảng cách từ đảo Tri Tôn này đến mũi Ba Làng An (15°14'B 108°56'Đ) thuộc đất liền Việt Nam là 135 hải lý. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác (giản thể: 陵水角; bính âm: Língshuǐ jiǎo) thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 140 hải lý. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Nếu Trung Quốc dùng rạn đá ngầm (đá Bắc) làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng Thuỷ giác thì khoảng cách là 112 hải lý, nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lý lẽ này không thuyết phục. === Phân nhóm === Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn. ==== Nhóm An Vĩnh ==== Nhóm đảo An Vĩnh (tiếng Anh: Amphitrite Group; giản thể: 宣德群岛, Hán-Việt: Tuyên Đức quần đảo) bao gồm các thực thể địa lý ở phía đông của quần đảo (theo cách chia thứ hai: nhóm An Vĩnh ở phía đông bắc của quần đảo, nhóm Linh Côn ở phía đông và đông nam của quần đảo). Nhóm này bao gồm đảo Bắc, đảo Cây (đảo Cù Mộc), đảo Trung (đảo Giữa), đảo Đá, đảo Linh Côn, Đảo Nam, đảo Phú Lâm, đá Bông Bay, cồn cát Bắc, cồn cát Nam, cồn cát Tây, cồn cát Trung, hòn Tháp, đá Trương Nghĩa, bãi Bình Sơn, bãi Châu Nhai, bãi Gò Nổi, bãi La Mác (phần kéo dài phía nam của bãi ngầm chứa đảo Linh Côn), bãi Quảng Nghĩa, bãi Thủy Tề, bãi Ốc Tai Voi. Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, An Vĩnh là tên một xã vào thời chúa Nguyễn (Đàng Trong), thuộc huyện Bình Dương (tức huyện Bình Sơn) phủ Tư Nghĩa trấn Quảng Nam (Tư Nghĩa tức phủ Hòa Nghĩa, đến thời nhà Nguyễn thì trở thành tỉnh Quảng Ngãi). Sách Đại Nam thực lục (tiền biên, quyển 10) ghi chép về xã này như sau: Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi... Tên quốc tế của nhóm đảo là Amphitrite. Tên này là đặt theo tên một chiếc tàu Pháp trên đường đưa các giáo sĩ châu Âu sang Viễn Đông, gặp nạn rồi đắm ở vùng Hoàng Sa vào cuối thế kỷ 17. ==== Nhóm Lưỡi Liềm ==== Nhóm đảo Lưỡi Liềm (tiếng Anh: Crescent Group; giản thể: 永乐群岛, Hán-Việt: Vĩnh Lạc quần đảo) bao gồm các thực thể địa lý ở phía tây nam của quần đảo. Nhóm này còn được gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm. Nhóm Lưỡi Liềm bao gồm đảo Ba Ba, đảo Bạch Quy, đảo Duy Mộng, đảo Hoàng Sa, đảo Hữu Nhật, đảo Lưỡi Liềm (là bãi đá trên có đảo Duy Mộng), đảo Ốc Hoa, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Tri Tôn, đá Bắc, đá Chim Én (Yến), đá Hải Sâm, đá Lồi, đá Sơn Kỳ, đá Trà Tây, bãi Đèn Pha (là bãi đá trên có đảo Hoàng Sa), bãi Ngự Bình (là bãi ngầm nằm giữa đá Hải Sâm và cặp đảo Quang Hòa), bãi Xà Cừ,... === Khí tượng === Nhờ nằm giữa biển Đông nên quần đảo Hoàng Sa có khí hậu điều hòa, không quá lạnh về mùa đông, không quá nóng về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa. Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.170 mm. Tháng 10 có 17 ngày mưa / 228 mm và là tháng mưa nhiều nhất. Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới. Ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, độ ẩm đều cao, ít khi nào độ ẩm xuống dưới 80%. Trung bình vào tháng 6, độ ẩm ở Hoàng Sa suýt soát 85%. Bão Biển Đông là bão nhiệt đới theo mùa, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày. Khi bão phát xuất từ đảo Luzon đi ngang Hoàng Sa thì binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp tụt xuống rất nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao tầng bay nhanh như bó lông (cirrus panachés). Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp sương mù mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây "quyển tầng" thấp có hình vẩy cá (cirro cumulus). Rồi đến một lớp mây "quyển tích" đen hình như tảng đe phát triển rất nhanh hình đe dày lên cao lối 3.000m (altostatus), "tằng tích" [Cumulus N...], tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (100m hay 50m), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão đã tới...Cường độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút. Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua... === Bảng tọa độ địa lý === == Lịch sử == Diễn biến cuộc tranh chấp chủ quyền theo thời gian: === Quan điểm của Trung Quốc và Đài Loan === Theo quan điểm của Trung Quốc và Đài Loan, họ tuyên bố có chủ quyền lâu đời đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) đã là lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các lực lượng hải quân Trung Quốc từ thời nhà Tống (năm 960-1279) đã gửi quân kiểm tra thường xuyên quần đảo này, kéo dài cho đến những năm cuối triều đại nhà Thanh. Có một số di tích văn hóa Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa có niên đại từ thời đại nhà Đường và nhà Tống và có một số bằng chứng về nơi cư trú của người Trung Quốc trên các đảo trong giai đoạn này. Trong cuốn sách Võ công thông bảo được xuất bản trong triều nhà Tống năm 1044, có ghi nhận lãnh thổ Trung Hoa bao gồm các quần đảo trong khu vực tuần tra của Hải quân nhà Tống. Theo Hiệp ước Pháp-Thanh, 2 bên công nhận Trung Quốc có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc đã gửi lực lượng hải quân tới các đảo vào năm 1902 và 1907, và đặt cờ và đánh dấu trên các đảo. Nhà nước kế tiếp triều đại nhà Thanh là Trung Hoa Dân Quốc đã tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc thẩm quyền của quận Hải Nam Năm 1933, Pháp đã chiếm đóng 9 hòn đảo ở quần đảo Nam Sa. Đến Thế chiến 2, quần đảo Tây Sa và Nam Sa đã bị xâm chiếm bởi Nhật Bản, rồi sau đó lại thuộc về Pháp === Quan điểm của Việt Nam === ==== Thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn ==== Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được. Những người đánh cá từ các quốc gia láng giềng khác nhau thường xuyên lui tới đảo này trong hàng thế kỉ và những người đi biển có nguồn gốc ở xa hơn (người Ấn Độ, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan) đã biết và nói về các đảo này từ lâu. Trong số đó, có các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng La Rochelle, ngày 7 tháng 3 năm 1568 cùng với các nhà bác học dòng Tên đi Viễn Đông đã đến Hoàng Sa. Đầu thế kỉ 17: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn thì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp,... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,...". Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi... Các đời chúa [Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp." Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: "Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…", còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. Năm 1695: nhà sư Thích Đại Sán (1633 - 1704, hiệu Thạch Liêm, quê ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, đến Phú Xuân theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu) đã nhắc đến địa danh "Vạn lý Trường Sa" ngoài Biển Đông (ám chỉ quần đảo Hoàng Sa) trong quyển 3 của tập sách Hải ngoại kỉ sự. Trích một đoạn sách do Nguyễn Phương và Nguyễn Duy Bột (Viện đại học Huế - Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, 1963) dịch: "Khách có người bảo: mùa gió xuôi trở về Quảng Đông chừng vào độ nửa tháng trước sau tiết lập thu; chừng ấy, gió tây nam thổi mạnh, chạy một lèo gió xuôi chừng bốn năm ngày đêm có thể đến Hổ Môn. Nếu chờ đến sau mùa nắng, gió bấc dần dần nổi lên, nước chảy về hướng đông, sức gió nam yếu, không chống nổi dòng nước chảy mạnh về đông, lúc ấy sẽ khó giữ được sự ổn tiện vậy. Bởi vì có những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; đống cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm vào ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là Vạn lý Trường Sa, mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; Nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan nát, cũng không gạo không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm hoạ Trường Sa." Năm 1698: Quần đảo trở nên nổi tiếng trong các biên niên sử hàng hải với vụ đắm tàu Amphitrite dưới thời vua Louis XIV trong khi đi từ Pháp sang Trung Quốc. Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: "Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...". Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Đại Nam thực lục chép rằng: Tháng 3 năm Bính tý, niên hiệu Gia Long năm thứ 15 [1816], “Sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy.” Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. Năm 1847-1848: Quản lý hành chính các đảo được duy trì nhằm giúp đỡ các cuộc hải trình và cũng để thu thuế ngư dân trong vùng. ==== Thời Pháp thuộc ==== Năm 1884: Hòa ước Patenôtre 1884 buộc triều đình Huế chấp nhận quy chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc Kỳ. 1881-1884: người Đức tiến hành nghiên cứu có hệ thống tình hình thủy văn của quần đảo Hoàng Sa mà không có yêu sách nào về chủ quyền. 9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp-Thanh. 26 tháng 6 năm 1887: Pháp và nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. 1895 – 1896: Vụ Bellona và Imeji Maru. Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật vận chuyển đồng bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa; một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia chìm năm 1896 ở nhóm đảo An Vĩnh. Ngư dân từ đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm của hai con tàu với trụ sở ở Anh gửi thư khiển trách nhà chức trách Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam, và về hành chính các đảo đó không được sáp nhập vào bất cứ một huyện nào của đảo Hải Nam và không có nhà chức trách đặc biệt nào "phụ trách về an ninh trên các đảo đó". Năm 1899: Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì thiếu ngân sách. Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5 năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (nhà Thanh, Trung Quốc) Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng (24 giờ) một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về. Pháp không có một sự phản kháng nào. Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối. Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo. 8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp. 30 tháng 3 năm 1921: Thống đốc quân sự Quảng Đông Trần Quýnh Minh cho biết là Chính phủ quân sự miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập về mặt hành chính quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Nước Pháp không phản đối vì chính phủ Quảng Đông không được chính quyền trung ương Trung Quốc và các cường quốc công nhận. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa. Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Tiến sĩ A.Krempf, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức thực hiện trên tàu lưới kéo De Lanessan. Sau đó, tàu hải dương học này lại thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu lần nữa vào tháng 7 năm 1927. Năm 1929: Phái đoàn Perrier Rouville đề nghị xây 4 hải đăng tại 4 góc quần đảo. Từ đó, nhiều chiến hạm Pháp đã tiến hành khảo sát Hoàng Sa: Thông báo hạm La Malicieuse (1930), L’Inconstant (tháng 3 năm 1931), pháo hạm Aviso (tháng 5 năm 1932). Năm 1930: Ba tàu Pháp, La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale, chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này. Năm 1931: Trung Hoa cho đấu thầu việc khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Ngày 4 tháng 12, chính phủ Pháp đã gửi một thông điệp cho công sứ quán Trung Quốc tại Paris về yêu sách các đảo. Trong suốt các năm 1931-1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 24 tháng 4 năm 1932, Pháp tiếp tục phản đối ý đồ khai thác phân chim ở Hoàng Sa của Trung Quốc. Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên. Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (Indochine française) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Phú Lâm (tiếng Pháp: île Boisée) mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa (tiếng Pháp: île de Pattle) mang số hiệu 48860. Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Quốc đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối. Năm 1935: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ thể hiện cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam". Năm 1937, lần thứ 2 sau cuộc khảo sát Hoàng Sa của Lý Chuẩn năm 1909, lấy cớ kiểm tra thông tin về khả năng Nhật Bản có thể chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhân sự kiện Lư Câu Kiều, trong ngày 23-24 tháng 6, Trung Hoa Dân Quốc đã cử Hoàng Cường (trưởng khu hành chính số 9) bí mật ra cắm 12 bia đá ngụy tạo chủ quyền tại 4 đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa là: đá Bắc, đảo Phú Lâm, đảo Đá và đảo Linh Côn. Tất cả 12 bia đá đều không ghi năm 1937, mà ghi ngụy tạo niên đại các năm 1902, 1912 và 1921. Dẫn tới ngụy tạo chứng cứ về cuộc khảo sát năm 1902 thời nhà Thanh của Trung Quốc, của các nhà sử học thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong đợt khảo cổ Hoàng Sa những năm 1974-1979. Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: "République française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Île de Pattle 1938". tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long. Ngày 30 tháng 3 năm 1938: Vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: "Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam - Ngãi. Nay nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên". Ngày 15 tháng 6, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié đưa ra Nghị định thành lập một đại lý hành chính trên quần đảo Hoàng Sa. Năm 1939: Ngày 5 tháng 5, Jules Brévié đã sửa đổi Nghị định trước và thành lập hai đại lý trên quần đảo Hoàng Sa.. Cùng năm, Đế quốc Nhật Bản tấn công và chiếm giữ quần đảo. Ngày 9 tháng 3 năm 1945: đơn vị Đông Dương trên quần đảo Hoàng Sa bị Hải quân Nhật bắt làm tù binh. Năm 1946: Nhật Bản bại trận, phải rút lui. Người Pháp đưa một phân đội bộ binh đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza trở lại Hoàng Sa nhưng đơn vị này chỉ ở lại vài tháng. Năm 1946: Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island) mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng. Pháp phản đối và gửi quân Pháp-Việt trở lại đảo. Năm 1947: Ngày 17 tháng 1, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island). Chính phủ Trung Quốc phản kháng và cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 4 tháng 7 ở Paris. Tại đây, Trung Quốc đã không chấp nhận việc sử dụng Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề xuất. Ngày 1 tháng 12, Tưởng Giới Thạch ký một sắc lệnh đặt tên Trung Quốc cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Tháng 4 năm 1950: Quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm. ==== Giai đoạn Chiến tranh Đông Dương (1945-1954) ==== Ngày 14 tháng 10 năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu. Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố này nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo". ==== Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) ==== Năm 1954 - Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Liên Hiệp Pháp quản lý. Năm 1956, sau khi Pháp hoàn tất rút quân khỏi Việt Nam, Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) đứng ra quản lý. Năm 1956, Trung Quốc cho quân chiếm giữ toàn bộ phía Đông quần đảo Hoàng Sa bao gồm Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 26 tháng 10 năm 1956: Quốc hội Lập hiến Quốc gia Việt Nam chính thức ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa kế thừa Quốc gia Việt Nam quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Riêng hai đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm và Linh Côn đã bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa quân ra đóng trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng văn bản Hiệp định Genève năm 1954 quy định. Trong thời gian này, chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn tuyên bố và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động nhà nước. Ngày 1 tháng 6 năm 1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu tuyên bố xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo. Ngày 22 tháng 8 năm 1956: Một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá. Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai công bố quyết định của Chính phủ Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân dân ngày 22 tháng 9 cùng năm. Ngoài ra, sau này, Trung Quốc cũng đã nêu một số tài liệu khác mà họ cho là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội. Theo báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo chính thống của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan (tức Trung Hoa Dân Quốc) đang gia tăng ở eo biển Đài Loan. Về phương diện luật pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa, vào thời điểm 1958-1975, không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên chính phủ này không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó, trên danh nghĩa thuộc quyền quản lý của 2 chính phủ tồn tại song song ở miền Nam Việt Nam khi đó (Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam), nên trong tranh chấp 2 quần đảo này vào thời điểm năm 1958 đến năm 1975, lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xem như của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Ngày 13 tháng 7 năm 1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh". Ngày 21 tháng 10 năm 1969: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP để "Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận". Ngày 19 tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Quốc tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây thuộc quần đảo Hoàng Sa trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Từ thời điểm này Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20 tháng 1 năm 1974: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 14 tháng 2 năm 1974: Việt Nam Cộng hòa ra tuyên cáo xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1975: Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa công bố một bạch thư (sách trắng) trình bày những chứng cớ lịch sử và xác định chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. ==== Thời Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ==== Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo. Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Bạch thư về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Ngày 23 tháng 6 năm 1994; Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982". Ngày 4 tháng 11 năm 2002: Tại Phnom Penh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực. Ngày 21 tháng 06 năm 2012: Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 bỏ phiếu thông qua Luật Biển, gồm 7 chương, 55 điều. Ngay ở Điều 1 luật đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. == Tranh chấp chủ quyền == Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam. Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi, 1835). Vào tháng 7/2012, báo chí Việt Nam đưa ra bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo ở Biển Đông đó là tấm bản đồ của Nhà Thanh xuất bản năm 1904 trong đó điểm cực nam của Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam mà không hề có Tây Sa hay Nam Sa mà Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ. Tuy nhiên bên phía Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền bằng cách đưa ra các thông tin về một quần đảo ngoài khơi biển Nam Hải theo nhiều tài liệu xuất hiện từ rất sớm về như Nguyên sử (元史) hay Trịnh Hòa hàng hải đồ (郑和航海图), nhưng vẫn không có bằng chứng về việc xác nhận chủ quyền của họ trên quần đảo này vào thời điểm này. Trong bản đồ thời Trịnh Hòa phía Trung Quốc đưa ra nhằm chứng minh cho chủ quyền của Trung Quốc, họ cho rằng địa danh Vạn Lý Thạch Đường (万里石塘) là quần đảo Hoàng Sa ngày nay (塘/唐 chữ Hán nôm đều được dịch là "đường" hay "đàng"), điều này đã được nhiều tài liệu của Việt Nam phản bác lại, trong bản đồ này không hề tồn tại cái tên Tây Sa Quần Đảo (西沙群島). Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm. == Quan điểm của Hoa Kỳ == Hoa Kỳ, mặc dù không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, nhưng tuyên bố tàu thuyền của các nước có quyền hành hải tự do trên biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Năm 2016 Hoa Kỳ đã 4 lần thực hiện quyền tự do hành hải trên những vùng biển của biển Đông gần các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Riêng đối với quần đảo Hoàng Sa tới ngày 21 tháng 10 Hoa Kỳ lần thứ 2 thực hiện việc này bên ngoài 12 hải lý các quanh các đảo và đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, lần đầu tiên là vào ngày 31 tháng 1 đi xuyên qua vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn. == Tổ chức hành chính == === Việt Nam === Việt Nam tổ chức quần đảo thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Ngày 15 tháng 6 năm 1932, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định số 156/SC, thiết lập đại lý hành chính ở Hoàng Sa (délégation administrative des Paracels). Trước năm 1938, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa, tỉnh Quảng Nam. Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ký đạo dụ chuyển Hoàng Sa về tỉnh Thừa Thiên. Ngày 5 tháng 5 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié chia quần đảo thành hai đại lý hành chính gồm: délégation du Croissant et dépendences (đại lý Trăng Khuyết và phụ cận, đặt trụ sở tại đảo Hoàng Sa) và délégation de l'Amphitrite et dépendences (đại lý An Vĩnh và phụ cận, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm). Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt tên là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghị định số 709-BNV-HC ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1982 là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và từ năm 1996 thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập từ tháng 1 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, cồn Bông Bay, cồn Quan Sát, cồn cát Tây, đá Chim Yến. Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích: 305 km², chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng. Ngày 21 tháng 4 năm 2009, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009-2014 đối với ông Đặng Công Ngữ. Cùng ngày, thành phố Đà Nẵng cũng tổ chức lễ bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Bộ máy cán bộ chuyên trách của chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ được thiết lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước mắt, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ hoạt động tại trụ sở của Sở Nội vụ Đà Nẵng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một con đường dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được đặt tên là Hoàng Sa. === Trung Quốc === Về mặt hành chính, từ năm 1959, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy thuộc quần đảo Hoàng Sa vào Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa (西南中沙群岛办事处 Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ), đặt dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam thuộc tỉnh Quảng Đông. Đến năm 1988, khi Hải Nam tách khỏi Quảng Đông để trở thành một tỉnh riêng biệt, Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, thay thế Văn phòng quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Đảo Phú Lâm là nơi đặt trụ sở các cơ quan của chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa Trung Quốc tuyên bố kế hoạch mở cửa du lịch quần đảo vào năm 1997, mở rộng những cảng nhỏ ở đảo Phú Lâm và đảo Quang Ảnh. Tại Phú Lâm có một sân bay với đường băng dài 1.200 m. == Các nghiên cứu và tài liệu == Vào thế kỉ thứ 18, bộ sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã có nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1782-1840). Sách Hoàng Việt địa dư chí có chép: Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra đội quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh (Quảng Ngãi - huyện Bình Sơn - phủ Tư nghĩa) để luôn luôn canh giữ. Hàng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang theo lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ, vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ, vừa khai thác vật báu. Đến tháng 8 thì về, họ vào Cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân. Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức Giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của hội (Univer, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau: Tôi không kể dài dòng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây. Trong tác phẩm Hồi ký về Đông Dương, tác giả Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo An Vĩnh và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Tuy nhiên, chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến đảo Hải Nam. Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18°13' Bắc". Sau sự kiện tháng 1 năm 1974, các học giả Trung Quốc tìm kiếm trong sách cổ, dựa vào các chi tiết liên quan đến biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, để làm bằng chứng cho luận thuyết "các đảo Nam hải xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc" do nhân dân Trung Quốc "phát hiện và đặt tên sớm nhất", "khai phá và kinh doanh sớm nhất", do Chính phủ Trung Quốc "quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất". Đầy đủ nhất có thể kể đến cuốn Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta do Hàn Chấn Hoa, một giáo sư có tên tuổi ở Trung Quốc và nước ngoài, chủ biên (1995-1998), xuất bản năm 1988. Các ấn phẩm về sau như của Phan Thạch Anh và nhiều học giả Đài Loan cũng chủ yếu dựa theo cuốn sách này. Năm 1996, cuốn Chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratlys của bà Monique Chemilier Gendreau, một luật sư, giáo sư có tên tuổi ở Pháp và nước ngoài đã làm cho các học giả Trung Quốc bối rối và họ đã mời bà sang Bắc Kinh nói là để cung cấp thêm tài liệu. Bà đã đến Bắc Kinh và đối mặt với mấy chục học giả Trung Quốc. Bà cho biết học giả Trung Quốc không giải đáp được những vấn đề do bà đặt ra, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục. Ngày 3 tháng 9 năm 1993, trong bài đăng trên tạp chí Window (Hồng Kông), tác giả Phan Thạch Anh đưa ra sự kiện quần đảo Nam Sa được sát nhập vào đảo Nam Hải năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường (789) và thủy quân đời nhà Nguyên đã đi tuần quần đảo Nam Sa năm 1293, nhưng khi tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 4/1994 của Việt Nam khẳng định và chỉ rõ tài liệu liên quan đến hai sự kiện này không liên quan gì đến các quần đảo ở Biển Đông thì trong cuốn sách mới xuất bản về quần đảo Nam Sa năm 1996, tác giả Phan Thạch Anh đã không nhắc đến hai sự kiện này nữa. Một trong những nghiên cứu mới nhất được công bố về Hoàng Sa là luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Nhã, đề tài Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ ngày 18 tháng 1 năm 2003 (29 năm sau trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa) tại trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Nhã nói: "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc, có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi.". Một tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư bản đồ" xuất bản năm 1904 dưới thời nhà Thanh được tìm thấy gần đây cũng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc (bản đồ này ghi rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ngày 28 tháng 3 năm 2014, trong tiệc chiêu đãi nhân chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Đức, thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc tấm bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh được cho là do họa sĩ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ năm 1735 được in tại Đức. Bản đồ cổ này là bằng chứng cho thấy rằng: vào thời cực thịnh của nhà Thanh Trung Quốc (đầu thời Càn Long khoảng 1735-1740), đồng thời tương đương với thời chúa Nguyễn Việt Nam tổ chức khai thác và quản lý Hoàng Sa, thì lãnh thổ Trung Quốc cũng chỉ đến đảo Hải Nam về phía nam mà không bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracels) lẫn quần đảo Trường Sa. == Ảnh vệ tinh == == Vai trò của Hoàng Sa == Hiện nay, Biển Đông có vai trò quan trọng về phương diện kinh tế và quân sự đối với Trung Quốc, các nước Bắc Á và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, bao gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào (không có lãnh hải), Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Biển Đông còn là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải và xuống châu Úc đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những tranh chấp căng thẳng đã và đang xảy ra tại Hoàng Sa cho thấy việc kiểm soát Hoàng Sa vô cùng quan trọng trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng của Đông Nam Á và của thế giới. Điều này ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ liên quan đến lợi ích riêng của các nước tham gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể. Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), ở Biển Đông chỉ có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Các mỏ dầu và khí đốt tại đây thường nằm trong các vùng lãnh thổ không có tranh chấp, gần bờ biển của các quốc gia xung quanh biển Đông nhưng Biển Đông đóng góp tới 10% sản lượng cá đánh bắt được trên toàn cầu tạo ra giá trị hàng tỷ USD. Việc kiểm soát Hoàng Sa là lợi thế đối với việc giành quyền kiểm soát biển Đông và các nguồn tài nguyên tại đây. === Đối với Việt Nam === Ngư nghiệp: Trước đây ngư dân và tàu bè Việt Nam vẫn tự do đánh cá và đi lại và trong vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nhưng kể từ khi Trung Quốc tấn công lực lượng đồn trú của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm quần đảo này ngày 19 tháng 01 năm 1974, thì các hoạt động mang tính dân sự của tàu thuyền Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa có thể bị lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc đe dọa. Việc này đã dẫn đến một số sự kiện mà trước đây chưa hề xảy ra khi Việt Nam còn kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Điển hình là ngày 18 đến 20, tháng 12 năm 2004, hải quân Trung Quốc dùng tàu tuần dương tông vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến cho 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãi chết, 6 người bị thương, đồng thời bắt giữ 9 tàu đánh cá và 80 ngư dân khác. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, 18 chiếc tàu đánh cá của Việt Nam neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa để tránh bão, thì bị một chiếc tàu lạ tấn công, cướp bóc, và xua đuổi không cho họ ở lại tránh bão. Ngày 27 tháng 6 năm 2007, một tàu đánh cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công làm 6 người bị thương, khi họ vào tránh gió ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sáng 27 tháng 9 năm 2009, 17 tàu của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) giương cờ trắng chạy vào đảo Hữu Nhật tránh bão, đã bị lính Trung Quốc nổ súng xua đuổi, rồi bị cướp, đánh đòn, tra tấn === Đối với Trung Quốc === An ninh quốc gia: Theo tác giả Sarabjeet Singh Parma, thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa có thể là căn cứ để Trung Quốc thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, sau đó là cả Biển Đông. Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay dài gần 3 km có khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay quân sự. Từ đây, các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như JH-7 và SU-30 với tầm bay khoảng 3000 km có thể bao phủ toàn bộ biển Đông. Hiện nay, nhà nước Trung Quốc đang tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng dân sự cũng như quân sự tại Hoàng Sa với tổng ngân sách dự kiến khoảng 1,6 tỷ USD. == Ghi chú == == Tham khảo == Sách "Hoàng Việt địa dư chí" do Phan Huy Chú biên soạn. Bản in vào mùa xuân, niên hiệu Thành Thái thứ 9 (1897) hiện được lưu trữ tại thư viện Harvard - Yenching thuộc Đại học Harvard. Nguyễn Nhã; Nguyễn Đình Đầu; Lê Minh Nghĩa; Từ Đặng Minh Thu; Vũ Quang Việt (2008), Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ Monique Chemillier-Gendreau (2011) [1996], Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Sách tham khảo, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật == Xem thêm == Huyện đảo Hoàng Sa Hải chiến Hoàng Sa 1974 Quần đảo Trường Sa Hải chiến Trường Sa 1988 Bãi Macclesfield Huyện đảo Lý Sơn Tam Sa Ủy ban cư dân Vĩnh Hưng Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc == Liên kết ngoài == Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (HSO) Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa, báo Tuổi trẻ Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc đưa ra "Bản đồ chuẩn" (BBC tiếng Việt) Bản đồ cổ ở Luân Đôn chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau, báo Tuổi trẻ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (trích luận án của Nguyễn Nhã) Đại Nam nhất thống toàn đồ và một số bản đồ xưa của phương Tây chứng tỏ Hoàng Sa - Trường Sa thuộc hải phận Việt Nam. 西南中沙群岛志 (Tây, Nam Trung Sa quần đảo chí), Hải Nam Sử chí Bản mẫu:Huyện thị Nam Trung Bộ
jonathan ive.txt
Bản mẫu:Http://genk.vn/tra-da-cong-nghe/hiep-si-jony-ive-doi-ban-tay-tai-hoa-lam-nen-su-hoan-hao-cua-iphone-2015081811410807.chn Jonathan Ive sinh năm 1967 ở Luân Đôn, là Senior Vice President trong khâu thiết kế sản phẩm công nghiệp của công ty máy tính Apple. Ive đã lãnh đạo đội ngũ thiết kế ra máy iMac, chiếc máy giúp cho công ty Apple rất nhiều trong giai đoạn khó khăn của công ty và iPod, chiếc máy nghe nhạc giúp Apple thống trị thị trường máy nghe nhạc trên thế giới cũng như lĩnh vực kinh doanh nhạc trực tuyến. Ive có vợ là một nhà sử học và là cha một cặp song sinh. == Tiểu sử == Ive sinh ra và lớn lên ở Chingford, một ngôi làng ở phía Đông Bắc London, Anh. Chính người cha làm nghề thủ công tài hoa đã truyền tải niềm đam mê thiết kế cho ông. Thời ấu thơ của Ive trôi qua bên người cha tại xưởng thiết kế và hầu hết những món đồ chơi của ông đều được cả hai cùng làm bằng tay. Tuy nhiên, cha của Ive luôn yêu cầu con mình phải phác thảo ra giấy mọi thứ sẽ làm và thói quen này đã ảnh hưởng lên phong cách thiết kế đặc trưng của Jony Ive. Tất cả những thiết kế đột phá của ông tại Apple như iMac, iPhone, iPad... đều được Ive phác thảo ra giấy từ chính đôi tay hào hoa của mình. Theo học ngành thiết kế nông nghiệp tại Đại Học Tổng Hợp Newcastle, nay là Đại học Northumbria. Ở tuổi 20, Ive đã từng thiết kế một chiếc tai nghe và một chiếc khuyên tai (làm tự nhựa) để hỗ trợ giao tiếp cho những trẻ khiếm thính. Ông cũng đạt giải thưởng của Hiệp hội nghệ thuật hoàng gia Anh nhờ thiết kế máy ATM. Bắt đầu công việc thiết kế tại công ty khởi nghiệp Tangerine năm 1989, sản phẩm đầu tay ở công ty là một mẫu thiết kế toilet tuy nhiên lại bị khách hàng từ chối vì "quá đắt" để sản xuất. Gia nhập Apple vào năm 1992 và chỉ mất 4 năm để đứng đầu bộ phận thiết kế. Mặc dù là người đứng đầu bộ phận thiết kế tại Apple, nhưng thực tế vai trò của Jony Ive không được quan trọng như chức vụ này. Trước khi Steve Jobs quay lại Apple năm 1997, nhà sản xuất này chỉ quan tâm tới lợi nhuận và cố gắng tối đa hóa số tiền kiếm được. Cảm thấy tài năng của mình bị lãng phí, Ive đã từng chuẩn bị đơn xin nghỉ việc tại Apple vào năm 1997. Năm 2001, Ive đã thiết kế ra iPod - một trong những sản phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp thiết kế của mình. Tại thời điểm đó, iPod là một thiết bị hoàn toàn mới của Apple - giống như chiếc Apple Watch vừa ra mắt gần đây. Cùng với iTunes, iPod không chỉ giúp thay đổi nền công nghiệp âm nhạc mà còn là dấu ấn quan trọng đối với thị trường tiêu dùng điện tử. Trang công nghệ Mashable từng nói rằng: “iPod đã mở ra kỉ nguyên mới cho các thiết bị điện tử cầm tay". Năm 2007, Jony Ive cùng Steve Jobs đã ra mắt thế hệ iPhone đầu tiên - thiết bị thay đổi vĩnh viễn ngành công nghệ của thế giới. iPhone đầu tiên được Ive thiết kế với mục đích hướng đến người tiêu dùng hơn là những doanh nhân - đi ngược với những nhà sản xuất khác thời điểm đó. Cùng với nền tảng iOS, chiếc smartphone này đã mở ra kỷ nguyên mới của Apple khi trở thành công ty có giá trị nhất trên thế giới. Sau smartphone, vị thần sáng tạo này cũng là người chịu trách nhiệm thiết kế dòng sản phẩm iPad của Apple. Mặc dù iPad không phải là chiếc máy tính bảng đầu tiên nhưng nó lại là sản phẩm đưa tablet lên một tầm cao mới. Ive bắt đầu phát triển iPad bằng việc thiết kế 20 nguyên mẫu với các kích cỡ cùng độ phân giải màn hình khác nhau. Tất cả đều được đặt chung tại một chiếc bàn trong studio của Ive để ông và Jobs cùng thử nghiệm. Đến năm 2012 (thời hậu Steve Jobs), Ive đã được giao cho nhiều trọng trách hơn tại Apple khi trở thành người đứng đầu bộ phận giao diện cá nhân của công ty, chịu trách nhiệm mảng thiết kế phần mềm lẫn phần cứng. Động thái này diễn ra sau khi Scott Forstall bị Apple cho nghỉ việc. Sau khi tiếp quản vị trí mới, Ive đã thiết kế lại hoàn toàn UI (giao diện người dùng) cũng như UX (trải nghiệm người dùng) của iPhone lẫn iPad bằng bản cập nhật iOS 7. Đáng chú ý là việc từ bỏ phong cách thiết kế mô phỏng mang tính biểu tượng của iOS 6 và thay vào đó là một giao diện phẳng hoàn toàn mới lạ. Ban đầu giao diện mới này bị “ném đá” kịch liệt nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, giao diện phẳng đã nhanh chóng trở thành quy chuẩn mới trong ngành thiết kế. Jony Ive một lần nữa khẳng định tài năng của mình. Phong cách thiết kế khác biệt mà mà Ive tạo ra không chỉ giới hạn tại Apple mà có sự ảnh hưởng trên toàn thế giới. Khác với nhiều nhà thiết kế, Ive dành sự quan tâm đặc biệt đến từng chi tiết nhỏ bé của sản phẩm. Ông luôn theo đuổi triết lý: “đơn giản nhưng tốt hơn” từ thần tượng của mình: Dieter Rams - nhà thiết kế công nghiệp người Đức. == Công việc tại Apple == Từ lúc Steve Jobs trở lại Apple năm 1997, Ive đã lãnh đạo đội ngũ thiết kế tạo nên đa số sản phẩm của Apple ngày nay. Ive đã cùng đội ngũ thiết kế máy vi tính iMac, máy tính xách tay iBook gốc, và máy PowerMac G3 (trắng và xanh), máy PowerMac G4 Cube, máy PowerBook G4 với chất liệu nhôm, máy eMac, máy Mac Mini, máy chủ Xserve và Xserve RAID cũng như dòng máy nghe nhạc iPod, thiết bị kết nối không dây AirPort và màn hình Apple Cinema Display. Đội ngũ của Ive cũng đã hợp tác với hãng loa Harman Kardon để làm một số phụ kiện cho máy Mac. == Tham khảo ==
trọng tài (bóng đá).txt
Trọng tài là danh từ chỉ người điều khiển một trận đấu trong bóng đá. Trọng tài có những nhiệm vụ thực thi luật bóng đá để điều khiển trận đấu mà đã được giao, là người đưa ra quyết định cuối cùng về một tình huống nào đó mà không thể thay đổi hay phản đối được. Một trọng tài còn được nhận những sự hỗ trợ từ trợ lý trọng tài, và ở một số trận đấu chuyên nghiệp cũng có một trọng tài thứ tư và thậm chí là trọng tài thứ năm. Trọng tài thứ năm đầu tiên đã được giới thiệu bởi FIFA vào năm 2006. Các trọng tài được sử dụng những hệ thống định vị để giúp việc kiểm soát trận đấu. UEFA cũng đã sử dụng thêm những người giám sát trọng tài trong khu vực sân thi đấu để giúp giải quyết các sự cố như: bóng vượt qua vạch giới hạn, bóng có vượt qua vạch vôi hay không. Đa số các trọng tài bóng đá hiện nay là những người nghiệp dư, mặc dù chỉ được chi trả những khoản tiền lương rất nhỏ. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, một số giới hạn của trọng tài - những người chủ yếu là đi thực thi nhiệm vụ tại giải đấu hàng đầu của đất nước - đang làm việc toàn thời gian của hiệp hội quốc gia của nước họ. Trọng tài là những người đã được đào tạo và cấp phép bởi các Liên đoàn/Hiệp hội bóng đá của các quốc gia là thành viên của FIFA. Trận đấu cấp quốc tế thì phải có những trọng tài được cấp phù hiệu FIFA. Nếu không phải, thì các tổ chức của từng địa phương sẽ tự xếp hạng và đào tạo những trọng tài xuất sắc thông qua các trận đấu chuyên nghiệp. == Quyền hạn và nghĩa vụ == Quyền hạn và nghĩa vụ của trọng tài được ghi vào luật 5. Bao gồm có những điều dưới đây: Quyền hạn chính tạm ngừng, đình chỉ hoặc hoãn lại trận đấu, nếu cho rằng có một hành vi đang gây cản trở cho trận đấu; ngừng, đình chỉ trận đấu khi có một nguồn tác động từ bên ngoài (CĐV nhảy vào sân, thời tiết xấu hoặc các lý do khác không thể tiếp tục trận đấu); tạm dừng trận đấu nếu thấy có cầu thủ đang bị chấn thương nặng cần phải được chăm sóc. Cầu thủ bị chấn thương chỉ được phép trở lại sân khi trận đấu được cho phép tiếp tục; cứ để trận đấu được tiếp tục đến khi bóng đã ở ngoài cuộc, nếu có cầu thủ bị chấn thương nhẹ; cho phép trận đấu được tiếp tục nếu có một cầu thủ đã phạm lỗi nhưng đội đó lại được hưởng phép lợi thế (cho rằng việc tiếp tục trận đấu lợi hơn thổi phạt); phạt những cầu thủ đã phạm lỗi với biện pháp cảnh cáo bằng thẻ vàng, đuổi khỏi sân bằng thẻ đỏ và phải thực hiện khi bóng đã ở ngoài cuộc; đuổi trực tiếp những người vi phạm khác ra khỏi phạm vi của sân (quan chức hay ban huấn luyện). Nghĩa vụ tuân thủ tuyệt đối luật bóng đá; tham khảo ý kiến của trợ lý trọng tài khi có tình huống khó quan sát, với trọng tài thứ tư; đảm bảo bóng thi đấu đáp ứng tiêu chuẩn của luật 2; đảm bảo trang phục cầu thủ đáp ứng quy định của luật 4; theo dõi thời gian của trận đấu; đảm bảo các cầu thủ đã bị chấn thương được chăm sóc kịp thời. Cầu thủ chỉ có thể được vào trở lại sân thi đấu, nếu đã thấy vết thương ngừng chảy máu; tăng nặng mức phạt đối với cầu thủ vi phạm nhiều lỗi liên tục; tham khảo quyết định của các trợ lý trọng tài ở những tình huống mà trọng tài chính khó quan sát; đảm bảo rằng không có những người không nhiệm vụ bước vào sân thi đấu; tiếp tục trận đấu sau khi bị tạm ngừng; cung cấp cho các cơ quan bản báo cáo trận đấu, gồm các diễn biến chính của trận đấu, danh sách cầu thủ bị phạt và các sự cố xảy ra trước/trong hoặc sau trận đấu. == Sử dụng còi == Trọng tài bóng đá có sử dụng một chiếc còi để báo hiệu sự bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu, kết thúc trận đấu hay ngừng trận đấu do có một hành vi bên ngoài tác động hoặc có cầu thủ đang bị chấn thương, hoặc để báo hiệu kết thúc hiệp một hoặc bắt đầu hiệp hai trận đấu. Còi là một dụng cụ rất quan trọng cho trọng tài cùng với cơ thể, lời nói hoặc quan sát/giao tiếp bằng mắt thường. Sử dụng còi là không bắt buộc tùy theo từng quy định khác nhau. Còi đã không được đề cập đến trong luật bóng đá (LOTG) cho đến hiện tại. Luật bóng đá chỉ đề cập đến việc trọng tài sử dụng các loại tín hiệu khác. Năm 2007, khi IFAB mở rộng luật hướng dẫn, một trang có đầy đủ các cách thức để sử dụng còi, cơ chế giao tiếp khác của trọng tài. Trước khi còi ra đời, trọng tài thường chỉ ra quyết định của mình bằng cách vẫy bằng 1 cái khăn tay. Chiếc còi đầu tiên được sử dụng nhờ Joseph Hudson tại một trung tâm ở Birmingham, Anh. Các công ty đã sản xuất những chiếc còi hạt đậu đầu tiên cho cảnh sát vào thập niên 1870. Nó đã được sử dụng lần đầu tại trận đấu giữa Nottingham Forest và Sheffield Norfolk năm 1878; trận đấu đã diễn ra chính năm đó. == Trang phục == === Tổng quan === Trang phục của trọng tài ngày nay là áo, quần đùi và tất cũng cao đến tận đầu gối: kể từ thập niên 1950, nó đã trở nên rất phổ biến. Trang phục của trọng tài theo truyền thống thì hầu hết là màu đen, trừ trường hợp một trong hai đội mà mặc trang phục màu quá tối (dễ nhầm với màu đen) thì trọng tài có thể mặc màu đỏ (hoặc bất kể màu gì khác) để phân biệt mình với cầu thủ cả hai bên. === Màu sắc áo === Tại trận chung kết World Cup 1994, màu sắc mới đã được giới thiệu dành cho các trọng tài và quan chức trong bóng đá, ngoài màu đen ra còn có màu vàng hoặc trắng, và đồng thời tại các mùa giải Ngoại hạng Anh ở Anh đã từng có các trọng tài mặc trang phục xanh lục: cả hai thay đổi này đều được thúc đẩy kể từ tín hiệu bắt màu sắc của truyền hình. Kể từ đó, rất nhiều trọng tài có màu áo đã ít mặc màu vàng hoặc đen hơn, nhưng màu sắc và kiểu dáng thông qua các hiệp hội bóng đá thì lại rất khác nhau. Đối với các giải đấu cấp quốc tế dưới sự quản lý của FIFA, Adidas đang là nhà tài trợ hiện hành chủ yếu cho trang phục. === Hiện tại === Hiện nay, FIFA đã cho phép trọng tài mặc một trong 5 màu sắc khác nhau như: đen, đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh lam (hoặc xanh da trời). Cùng với áo, trọng tài phải mặc quần màu đen và tất cũng màu đen (một số trường hợp có cả sọc trắng), và giày thể thao đen. Phù hiệu, giấy phép của trọng tài và các năm hiệu lực thì thường được gắn ở túi ngực phía bên trái. == Lịch sử ra đời == Trọng tài bóng đá đầu tiên là Richard Mulcaster vào năm 1581. Ông đã ủng hộ về việc đánh giá các bên. Thời nay, trọng tài đầu tiên trong Bóng đá Trường học Anh, chính là Eton điều khiển môn bóng đá năm 1845. Một bản báo cáo trận đấu từ các cầu thủ bóng đá vào năm 1842 đã nói rằng sử dụng chúng trong môn bóng đá giữa các câu lạc bộ thì rất hiệu quả. == Xem thêm == Danh sách trọng tài bóng đá Trợ lý trọng tài (bóng đá) Trọng tài trận chung kết Cúp FA == Chú thích ==
ơn giời cậu đây rồi!.txt
Ơn giời cậu đây rồi! là phiên bản tiếng Việt của chương trình nổi tiếng Thank God You're Here của Úc, phát sóng từ ngày 11 tháng 10 năm 2014 trên VTV3. Chương trình có sự tham gia của Xuân Bắc với vai trò MC và NSƯT Hoài Linh là giám khảo. Người chơi có mục đích là giành chiến thắng bằng cách vượt qua thử thách trong 5 căn phòng "bí mật" của chương trình. Đây là show hài thực tế đạt tỷ suất người xem cao và nhận được sự yêu mến rộng khắp của công chúng với ba giải Mai Vàng cùng 7 đề cử khác ở cùng giải thưởng. Mùa thứ ba của Ơn giời cậu đây rồi lên sóng ngày 5/11/2016 trên VTV3. Trưởng phòng Việt Hương và Chí Tài không tham gia và được thay thế bởi Nghệ sĩ Hồng Đào. == Luật chơi == Ơn giời! Cậu đây rồi buộc các nghệ sĩ tham gia thể hiện khả năng ứng biến trên sân khấu khi phải tham gia vào một vở kịch mà không hề biết trước kịch bản. Thứ duy nhất mà họ biết trước là bộ phục trang mà họ sẽ mặc vốn chỉ được cung cấp cho họ khi chương trình bắt đầu. Khi bước vào sân khấu qua một cánh cửa, các nghệ sĩ được chào bằng một biến thể của câu "Ơn trời\giời!... đây rồi!" từ các diễn viên trên sân khấu. Trưởng phòng và các diễn viên phụ trong phòng thử thách tài ứng biến của nghệ sĩ bằng cách hướng họ theo một kịch bản mở với những ý tưởng có sẵn đồng thời cùng "cương" với họ để tạo ra những pha hài hước trên sân khấu. Các vở kịch kéo dài không có kết thúc, chúng chỉ dừng khi giám khảo Hoài Linh nhấn chuông. Mỗi thí sinh tham gia vào một vở kịch được thiết kế trong một "căn phòng" và cuối cùng 4 thí sinh sẽ thi chung trong phòng số 5 với trưởng phòng Hoài Linh. Sau khi năm căn phòng được chinh phục, Hoài Linh sẽ chọn ra một người chiến thắng. Nghệ sĩ chiến thắng sẽ nhận một cúp lưu niệm của chương trình. == Diễn viên chính == Xuân Bắc — dẫn chương trình Hoài Linh — giám khảo ==== Trưởng phòng ==== ===== Phó phòng (mùa 3): ===== Ngô Kiến Huy, Lâm Vỹ Dạ, Trương Thế Vinh, Thanh Duy ==== Phụ Diễn ==== Puka, Thành Việt, Minh Hân, bé Khánh Nhi, Lê Dương Bảo Lâm, Mạc Văn Khoa, Lâm Vỹ Dạ, Eagle Thanh Tân, Đức Tuấn, bé Ben, Huỳnh Quý, Duy Khánh, Phi Nguyễn, Khánh Nam và nhiều diễn viên, nghệ sĩ khác. == Danh sách tập == Những người chiến thắng trong các tập được đánh dấu in đậm trong ô màu vàng. Nếu nghệ sĩ tham gia thi đấu nhiều lần, phần thi của họ được đánh dấu màu xanh đậm dần theo số lần tham gia thử thách. Dấu " * " đánh dấu các nghệ sĩ xuất hiện trong nhiều hơn một mùa giải. === Mùa 3 (2016) === Tập 1-6 Tập 7: 17/12/2016 Khách mời tham gia là: Diệu Nhi, Puka, Minh Xù và Nhan Phúc Vinh Tập 8: 24/12/2016 Khách mời tham gia là: Hòa Minzy, Hữu Tín, Mai Ngô và Huỳnh Đông Tập 9: 31/12/2016 Khách mời tham gia là: Thanh Duy, Nhật Kim Anh, Yến Trang và Trịnh Thăng Bình Tập 10: 7/1/2017 (quán quân tái đấu 5) Khách mời tham gia là: Trúc Nhân, Lê Giang, Nam Thư, Trung Dân Tập 11: 14/1/2017 Khách mời tham gia là: Sỹ Luân, Thúy Diễm, Lilly Nguyễn, Jun 365 Tập 12: 21/1/2017 Khách mời tham gia là: Hoa khôi Nam Em, Lê Lộc, Kim Tử Long, Anh Thư Tập 13: 11/2/2017 Khách mời tham gia là: Hùng Thuận, Thanh Trúc, Diễm My 9X, Thanh Điền. == Các thống kê đặc biệt == Người chơi vừa là thí sinh khách mời vừa tham gia thử thách người chơi: Trường Giang, Anh Đức, Thụy Mười, Khánh Nam, Thanh Vân, Tiến Luật, Ngô Kiến Huy, Trương Thế Vinh,Thanh Duy, Phương Dung Phòng có nhiều trưởng phòng chính tham gia thử thách nhất: MC Phan Anh (mùa 1) - Trấn Thành,Anh Đức,Trường Giang Trưởng/phó phòng đóng nhiều vai trong một tình huống: Tự Long; Việt Hương; Thanh Duy Thí sinh không vào phòng qua cửa xanh: Quý Bình, Khánh Nam, Thiên Vương MTV, Chi Pu, Khương Ngọc, Lili Nguyễn, Trúc Nhân Trưởng phòng bị nhiều thí sinh khẳng định không muốn đối mặt nhất: Trấn Thành Trưởng phòng giả gái nhiều nhất: Chí Tài (6 lần) Thí sinh đoạt nhiều hơn một cúp lưu niệm: Phi Phụng, Thu Trang, Ngô Kiến Huy, Cát Phượng, Trung Dân Thí sinh tham gia nhiều lần nhất: Khánh Nam, Thu Trang, Chiến Thắng (3 lần) Thí sinh không được cấp phục trang để mặc khi bước vào phòng: Khương Ngọc, Hương Giang Idol, Vân Trang, Trương Thế Vinh, Chi Pu, Minh Thuận,Võ Hạ Trâm, Thanh Duy, Mai Sơn Thí sinh triển khai tình huống vượt ra khỏi pham vi phòng thi: Thanh Duy Idol, Trúc Nhân Trưởng phòng lồng tiếng: Xuân Bắc Tình huống nguy hiểm nhất:đá vào chổ hiểm của trưởng phòng (Nam Thư - Trấn Thành) Trưởng phòng bỏ cuộc tháo chạy khỏi phòng: Trường Giang (mùa 3 -phòng của Nhan Phúc Vinh). Phòng có sự tham gia của giám khảo Hoài Linh dù không phải phòng 5: Lê Giang (mùa 3 - Trấn Thành) == Tiếp nhận == === Mùa 1 (2014) === ==== Nhận xét ==== Với tính chất vui nhộn, bất ngờ cũng như khung chương trình mới lạ, chương trình hài tình huống "Ơn giời, cậu đây rồi!" đã nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi của khán giả truyền hình với lượng rating mỗi tuần đều tăng và là chương trình có đánh giá cao nhất của các chương trình giải trí vào thời điểm chương trình phát sóng. Tuy nhiên, chương trình cũng nhận được nhiều phản hồi, chê bai từ giới chuyên môn là phản cảm, không phù hợp với sóng truyền hình lúc "giờ vàng" và thậm chí là dung tục. Nguyên nhân là do tính chất bất ngờ, không có kịch bản cố định nên đã có nhiều tình huống các người chơi cũng như các diễn viên trong phòng bị "bí", phải "cương" gấp và không kịp điều chỉnh những ngôn từ, động tác của mình cho phù hợp. ==== Tranh cãi ==== Trong giai đoạn đầu phát sóng, chương trình nhận được nhiều các phản ứng về sự thể hiện quá phóng khoáng, tự do, thiếu kiềm chế... của các nghệ sĩ tham gia. Các phần thi gây tranh cãi có thể kể đến tình huống của nghệ sĩ Anh Đức và trưởng phòng Việt Hương. Việt Hương đã làm khó khách mời bằng nhiều ngôn ngữ, cử chỉ hết sức táo bạo… bị cho là quá lố, gây "đỏ mặt" như: "đè" cô Nở, đòi Phèo "quất", "dạo đầu",... Tiểu phẩm nhận nhiều phản đối của đối tượng khán giả là phụ huynh, họ cho rằng đây chương trình được chiếu khung giờ có nhiều thiếu nhi - thiếu niên theo dõi, sẽ ảnh hưởng không tốt đến các khán giả nhỏ tuổi. MC Xuân Bắc cũng bị chỉ trích khi chia buồn với cái buồng trứng của "nạn nhân". Trong tập 2, người chơi Phi Thanh Vân liên tục khiến cho MC và bạn diễn khó xử bởi những hành động tự nhiên như bá cổ, ôm hôn khá thái quá cũng như quá chú trọng gây cười bằng "ba vòng" của cô. Tranh cãi được đề cập nhiều nhất là các tình huống bạo lực. Bắt đầu từ tập 4, dư luận khá bức xúc trứơc pha tấn công trưởng phòng của nghệ sĩ Miu Lê. Nghệ sĩ Công Lý bị hất lăn ra đất và bị Miu Lê đánh, nhảy lên người. Khi được hỏi Công Lý cho rằng "Miu Lê bị đẩy vào một hoàn cảnh để diễn thì tất nhiên phản ứng lúc bấy giờ của cô ấy là trong vai trò người giúp việc của gia đình" và ngạc nhiên là "sao có con bé nó lại hồn nhiên như không thế?". Anh cho rằng sự bối rối của Miu Lê đã làm khó cho các bạn diễn đóng cùng. Tập phát sóng bị phàn nàn bạo lực nhiều nhất là tập 5 với tình huống của Ngọc Tưởng, khi vào vai hai phóng viên đang phỏng vấn Siêu nhân, Đại Nghĩa và Thanh Thủy đã không ngần ngại... thử sức siêu nhân bằng các hành động: cắn, tát, đánh, chọi,... xem "máu siêu nhân màu tím hay màu đỏ". Giám khảo Hoài Linh đã phải phản ánh trực tiếp ngay sau đó là phòng "quá bạo lực" và nói rằng anh thích nhất đoạn Ngọc Tưởng trả đũa bằng cách... xách ghế đánh Đại Nghĩa. Ngoài ra, tình huống thử thách tình cảm bạn trai của trưởng phòng Việt Hương cũng mang tính chất khá "hành động" khi nhân vật người anh trai được ba mẹ cô gái cắt cử đến để thử lòng anh bạn trai mới của cô gái xông vào tấn công Tiết Cương với phần âm thanh sống động như phim. Các tình huống quá bạo lực cũa chương trình bị cho là không tốt với các khán giả nhỏ tuổi và ban biên tập bị góp ý là nên tìm cách biên tập sao cho phù hợp với khán giả Việt Nam. Kết thúc năm tập đầu tiên, phần thi được đánh giá cao nhất là của Hoàng Phi đấu với mẹ con Việt Hương. Không chỉ do vượt qua tình huống một cách thông minh và nhạy bén, chiến thắng của diễn viên Hoàng Phi trong chương trình Ơn giời cậu đây rồi, được cho là có một phần rất lớn nhờ cách anh ứng xử với trẻ em. Bằng cách nhờ một thực khách nam trong nhà hàng bịt mắt, bịt tai nhân vật em bé đi cùng với "thực khách" Việt Hương trước khi anh "nhảy dựng lên" xỉa xói vị khách kỳ cục, Hoàng Phi đã được danh hài Hoài Linh đánh giá cao về tính nhân bản. Hành động này của anh là hợp lý khi phải to tiếng với người khác trước mặt trẻ em. Một phần thi khác cũng được đánh giá cao là phần thi của nghệ sĩ Chiến Thắng, khi anh bị Trấn Thành "tống tiền vì tội ngoại tình". Các tập về sau từ tập 6 trở đi, không có nhiều những yếu tố gây tranh cãi nổi cộm dù ở một vài tập, nhiều khán giả không đồng tình với quyết định người chiến thắng của Hoài Linh ví dụ như chiến thắng của Ngọc Lan trong tập 9 được cho là gây bất ngờ khi đa số khán giả cho rằng Khởi My mới xứng đáng giành giải nhất. ==== Giải thưởng ==== ===== Giải Mai Vàng năm 2014 ===== Tại Giải Mai Vàng năm 2014, những diễn viên chính của Ơn giời! Cậu đây rồi đã độc chiếm toàn bộ năm đề cử của hạng mục Diễn viên hài với các đề cử: Việt Hương - tất cả các vai Trưởng phòng Trường Giang - vai Cám Hoài Linh - tất cả các vai Trưởng phòng - Chiến thắng Kiều Linh - vai y tá Trấn Thành - tất cả các vai Trưởng phòng ===== VTV Awards 2015 ===== Chương trình được đề cử hạng mục "Chương trình giải trí ấn tượng" nhưng thua giải vào tay "Bố ơi mình đi đâu thế". Toàn bộ các nghệ sĩ được đề cử cho hạng mục "Nghệ sĩ hài ấn tượng" cũng đều tham gia Ơn giời cậu đây rồi!, bao gồm: Trấn Thành (chiến thắng), Hoài Linh, Xuân Bắc, Việt Hương, Trường Giang. === Mùa 2 (2015-2016) === Mùa hai của Ơn giời cậu đây rồi! có nhiều điểm đổi mới so với mùa một. Phần kịch bản được viết "sâu sắc hơn" khắc phục tình trạng "hài nhảm", ít nội dung. Trưởng phòng Trấn Thành đã nhận xét kịch bản mùa 2 được trau chuốt, nội dung, tình tiết được đầu tư. Các kịch bản được đánh giá tốt và gây dấu ấn thậm chí là nước mắt của khán giả có thể kể đến tình huống "bi kịch của ngôi sao" của Angela Phương Trinh, "anh em ăn xin" của Thanh Duy hay "mẹ ghẻ con chồng" của Gia Bảo. Các kịch bản phê phán thói uống rượu lái xe (Chi Pu), thảm họa hoa hậu (Lê Giang) hay sự bạc bẽo của nghiệp cầm ca (NSƯT Hữu Quốc),... cũng góp phần làm gia tăng chất lượng nội dung tình huống trong mùa hai. Phản hồi lại điều này, thí sinh và các trưởng phòng đã chèn yếu tố bi vào tình huống hài kịch để giải quyết tình huống, khiến cho màn kịch sau khi qua ứng biến càng sâu sắc hơn. Mùa hai được cho biết sẽ có nhiều tiết mục giả gái với lượng thí sinh giả gái hầu như tập nào cũng có. Trưởng phòng Chí Tài cũng bày tỏ "Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao có nhiều phụ nữ có râu trên sân khấu vậy". Bản thân danh sách khách mời cũng quy tụ nhiều nghệ sĩ có khả năng giả gái tốt như Thanh Duy, Long Nhật, Gia Bảo, Ngô Kiến Huy, Minh Thuận... chưa kể các trưởng phòng như Trấn Thành và Hoài Linh cũng có thâm niên giả gái kỳ cựu. Đoạn trailer của mùa 2 cũng cho thấy hình ảnh toàn bộ các trưởng phòng nam giả gái trong một phần mở màn với các bộ cánh rất nữ tính đến diêm dúa và không thể nào...lùm xùm hơn được nữa. Một điểm thay đổi nữa của chương trình là sự ghi nhận đóng góp của những người diễn cùng. Trong mùa hai, Hoài Linh đã chủ động nêu tên và cám ơn các diễn viên phụ tham gia vào thử thách thay vì chỉ cám ơn trưởng phòng. Các diễn viên phụ cũng xuất hiện dưới tần suất nhiều hơn và có nhiều thoại cũng như ứng biến hơn. Điển hình như trong tiểu phẩm của Vân Trang, Lâm Vỹ Dạ có vai trò ngang ngửa với Chí Tài khi thử thách và cô cũng được Tự Long giao phó trọn vẹn một phần đầu thử thách của Trương Thế Vinh khi Tự Long phải vào trong thay phục trang hay phần đóng góp của Lê Dương Bảo Lâm (thử thách Trương Quỳnh Anh), Duy Khánh và Puka (thử thách Thu Trang), Tiến Luật (thử thách Gia Bảo) và Khánh Nam (thử thách Gia Bảo),... cũng chiếm tỷ trọng lớn nội dung trong tổng thể tiểu phẩm bên cạnh trưởng phòng chính. Tranh cãi về kết quả xuất hiện ở ngay tập đầu tiên. Trong tiết mục của Angela Phương Trinh và Trấn Thành, Phương Trinh vào vai một bà mẹ đơn thân đồng thời là một ngôi sao nổi tiếng ngút trời có một đứa con bị mù lòa. Đêm đó, đứa con ở nhà chờ mẹ đi diễn về để cùng ăn sinh nhật của hai mẹ con (kịch bản sắp xếp cho 2 nhân vật này chung sinh nhật) nhưng bà mẹ chỉ ở lại ít lâu thì quản lý (Anh Đức) giục bà đi Mỹ lãnh giải Oscar. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi đứa con đập vỡ con heo đất để mua một ngày được ở cùng với mẹ. Tiết mục đã làm nhiều người rơi nước mắt vì tính nhân văn và bài học to lớn mà nó đem đến cho khán giả. Nhưng bên cạnh đó, nhiều khán giả cho rằng việc giám khảo Hoài Linh trao chiếc cúp thắng cuộc cho Trinh là không xứng đáng, mà người xứng đáng phải nhận là Xuân Lan (vì tiết mục đối đáp của cô với Chí Tài và Trường Giang được đánh giá khá tốt). Xét trên bình diện chung; thì theo họ; Trấn Thành đã làm tất cả, Trinh chỉ là nền, là phụ. Phản bác lại, một bộ phận khác lại cho rằng; trong suốt chiều dài 2 mùa lên sóng; thường Hoài Linh chỉ trao cúp cho những ai còn yếu, còn chưa đạt trong diễn xuất để khích lệ, chứ ít khi trao cho người thành công. Một điểm bị khá nhiều chỉ trích từ phía khán giả trong mùa thứ hai là các hành động "ôm hôn" trên sân khấu của các trưởng phòng mà bị nhắc đến nhiều là hai trưởng phòng Trường Giang và Trấn Thành. Cụ thể, trong thử thách của Vân Trang, sau nhiều pha ôm hôn, Xuân Bắc đã phải "nhắc khéo" yêu cầu Trường Giang phải vào viết kiểm điểm vì “thấy Trường Giang rất hay được phân vào những phòng có các khách mời rất xinh. Và thường là anh đóng vai và đưa ra những tình huống liên quan đến ôm, hôn". Trường Giang giải thích rằng anh chỉ làm như vậy vì lý do diễn xuất. Kim Tuyến cũng là một thí sinh mà Trường Giang đã ôm hôn và bị khán giả phản đối, cho rằng diễn cảnh hai người yêu nhau đâu nhất thiết phải ép hôn nhau nhiều lần. Hai khách mời Vân Trang và Kim Tuyến tuy chấp nhận một vài lần ôm hôn đầu vì lý do diễn xuất nhưng cũng “né” nhiệt tình ở các lần sau. Về phía Trấn Thành, trong tình huống với Phương Trinh Jolie, anh cũng đã bị phê bình vì các hành động thiếu tế nhị. Trong khi Phương Trinh Jolie chủ động dùng áo choàng che lại trước khi diễn cảnh hôn để tránh phản cảm, Trấn Thành lại thể hiện nụ hôn trên sân khấu một cách công khai trực tiếp, không hề che đậy và làm đi làm lại nhiều lần. Khi hai nhân vật ma cà rồng bị đuổi bắt, Trấn Thành đã yêu cầu người chơi đi trốn bằng cách "ôm nhau lăn xuống đồi thông hai mộ", nhưng không có lỗ huyệt trên sân khấu nên kết quả là hai diễn viên đã lâm vào tư thế hết sức...nhạy cảm. Không những "giữ nguyên tư thế" khiến Phương Trinh Jolie không đứng dậy được, Trấn Thành còn chủ động "hôn" nhiều lần. Trong tập một, Trấn Thành cũng ôm, hôn khách mời Angela Phương Trinh nhiều lần và đã bị nhận định là “lợi dụng”. Các đặc điểm đáng chú ý khác của mùa hai là các trưởng phòng đại diện cho hài kịch miền Bắc xuất hiện ở tất cả các tập, phòng số 5 có nhiều người tham gia thử thách hơn và khả năng giả gái xấu kinh dị của Chí Tài. === Mùa 3 (2016-2017) === Mùa thứ ba của Ơn giời cậu đây rổi đã ra mắt ngày 5 tháng 11 với sự thay đổi trong dàn nghệ sĩ chính. Danh hài Hồng Đào lần đầu tham gia chương trình và hai nghệ sĩ Chí Tài và Việt Hương ngừng tham gia làm trưởng phòng sau 2 năm gắn bó. Ngoài ra, các phó phòng Ngô Kiến Huy, Thanh Duy, Lâm Vỹ Dạ và Trương Thế Vinh sẽ hỗ trợ cho các trưởng phòng để gia tăng độ khó vì "Chưa bao giờ các trưởng phòng lại khổ sở đến thế trước sự tinh vi của các khách mời".. Một điểm mới trong thủ pháp "chơi khó" khách mời của các trưởng phòng năm nay là thay đổi liên tục toàn bộ kịch bản. Trong phòng của nghệ sĩ Kiều Mai Lý, người chơi đang trong vai bà mụ giải quyết khiếu nại của chàng trai (Trường Giang), bảo rằng bà nặn anh quá xấu. Khi kịch bản đang tiến triển, Trường Giang trở mặt và huỷ bỏ toàn bộ kịch bản, bảo rằng nãy giờ đang tập kịch và Lâm Vỹ Dạ lập tức vào làm khó người chơi trong vai đứa con báo tin dữ rằng chồng của nhân vật của người chơi đang hấp hối. Nghệ sĩ Kiều Mai Lý vừa mới nhập vào kịch bản mới và vô tâm lý người nghệ sĩ trong tình huống cùng đường thì hai trưởng phòng "đùng một cái" bảo rằng họ là ba người bán vé số. Chính kiểu liên tục "đổi tông" đầy bất ngờ đã buộc người chơi phải chuyển tâm lý, cảm xúc và diễn xuất liên tục để theo kịp các trưởng phòng. Trong phòng của nghệ sĩ Trấn Thành, người chơi Nam Thư cũng phải đối mặt với gần như là ba tình huống khác nhau luân phiên thay đổi trong chỉ một phòng, bao gồm công chúa và thái giám, cô hầu bàn và chủ quán ăn phong cách kiếm hiệp và bi kịch của một diễn viên bán thân lấy vai diễn khiến bố cô (cũng là diễn viên phụ trong đoàn phim) suy sụp. Đây cũng là phòng xảy ra tình huống nguy hiểm nhất khi Nam Thư, trong lúc quá nhập vai, đã thực sự đá vào chổ hiểm của trưởng phòng Trấn Thành thay vì diễn xuất. == Giải thưởng == Chương trình và các nghệ sĩ tham gia chương trình đã được đề cử cho 10 giải thưởng. Trong đó có ba lần đoạt giải. * Danh sách trên không tính các đề cử "Nghệ sĩ hài ấn tượng" của VTV Awards do giải thưởng không xác định đích danh các đóng góp cho chương trình Ơn giời, cậu đây rồi cho các nghệ sĩ được đề cử. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Facebook của chương trình Kênh YouTube của chương trình
người đứng đầu chính phủ.txt
Người đứng đầu chính phủ (Tiếng Anh: head of government; Tiếng Pháp: chef de gouvernement; Tiếng Đức: Regierungschef) hay còn gọi là Thủ tướng chính phủ tại Việt Nam, là một danh từ chung gọi người đứng đầu chính phủ để chỉ người đứng đầu hay người đứng thứ hai trong ngành hành pháp của quốc gia có chủ quyền, quốc gia liên bang hoặc quốc gia tự trị, người mà đứng đầu nội các của quốc gia đó. == Hệ thống chính trị == Theo hệ thống chính phủ Tổng thống chế thì tổng thống là nguyên thủ quốc gia mà cũng đồng thời là người đứng đầu nội các như trường hợp Hoa Kỳ. Tại các nước như Pháp, Nga, Phần Lan, theo hệ thống Bán tổng thống chế thì cả tổng thống lẫn thủ tướng tham dự vào việc điều hành chính sự quốc gia. Quyền hạn được phân chia như thế nào thì còn tùy theo hiến pháp, hoặc tùy theo hoàn cảnh là tổng thống và thủ tướng có cùng trong một đảng hay không. Trong Thể chế Đại nghị thì nguyên thủ quốc gia (vua hay tổng thống) chỉ đóng vai trò đại diện cho quốc gia, quyền hành nằm trong tay thủ tướng, mà được quốc hội bầu ra. == Tham khảo ==
kinh doanh đa cấp.txt
Kinh doanh tiếp thị mạng lưới (tiếng Anh: Multi-level Marketing Tiếp thị đa cấp) hoặc Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) hay Bán hàng đa cấp chính thống (tên gọi thông dụng tại Việt Nam) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/ bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Kinh doanh đa cấp đã và đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội. Ở Việt Nam và nước ngoài đã có nhiều vụ lừa đảo liên quan đến kinh doanh đa cấp. Có nhiều bài viết nghi ngờ hoạt động của nhiều công ty kinh doanh đa cấp ở Việt Nam, với thủ đoạn lừa đảo. == Lịch sử == Nguồn gốc bán hàng đa cấp còn có nhiều tranh cãi, tuy vậy trong thập niên 1920 đã có nhiều công ty đa cấp, năm 1930 đã có công ty California Vitamin Company (sau đổi tên thành Nutrilite), và California Perfume Company (sau đổi tên thành Avon Products). === Ổn định và bùng nổ === Tuy nhiên vào đầu thập niên 1970, việc bán hàng đa cấp lại chịu sức ép từ nhiều phía khác nhau. Năm 1975, trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối kinh doanh đa cấp và quy kết nó với cái gọi là "hình tháp ảo" - một hình thức kinh doanh bất hợp pháp. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào kinh doanh đa cấp. Công ty Amway trong bốn năm liền phải theo hầu tòa (từ năm 1975-1979). Sau cùng, cuối năm 1979 toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là "hình tháp ảo" và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979 chỉ có khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng ra đời tại Mỹ, đây là giai đoạn được gọi tên là làn sóng thứ nhất.. Từ 1979-1990 (làn sóng thứ hai) là thời kì bùng nổ của kinh doanh theo mạng. Từ năm 1990, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hoá công việc của mình nhờ vào điện thoại, internet... Ở giai đoạn này - mà theo các chuyên gia gọi là làn sóng thứ ba - nhà phân phối giỏi không cần phải là một nhà hùng biện và đi lại như con thoi giữa các mạng lưới. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu. === Tại Việt Nam === Đầu thế kỉ 21, kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam. Kinh doanh đa cấp có nhiều công ty lừa đảo núp bóng và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận bắt đầu lên tiếng phản đối kinh doanh đa cấp. Một số lý do khác là do động thái của chính quyền quá chậm so với sự phát triển của ngành nghề và sự hạn chế về tầm nhìn, nhận thức của người dân (một phần đả phá kịch liệt, một phần nhẹ dạ tin vào các công ty bất chính). Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 Công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam, hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành: Ngày ngày 1 tháng 7 năm 2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản quy định về bán hàng đa cấp Ngày ngày 24 tháng 8 năm 2005, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của chính phủ về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được ban hành phần nào đã tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ các công ty và nhà phân phối chân chính. Tuy nhiên, nghị định vẫn còn nhiều kẽ hở khiến cho một số công ty lợi dụng. Ngày ngày 8 tháng 11 năm 2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp. Năm 2006, 2007 được xem là giai đoạn phục hồi của kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, khi mà hàng loạt các công ty tăng dần doanh số sau giai đoạn bị báo chí và dư luận đánh tơi tả. Đầu tháng 10, năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập. Hiệp hội được thành lập và bổ nhiệm bà Trương Thị Nhi (Tổng giám đốc công ty TNHH TM Lô Hội, nhà đại diện tại Việt Nam của tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ) là chủ tịch nhiệm kỳ 2009-2014 Năm 2011, với nhiều lý do, kinh doanh đa cấp bùng nổ mạnh mẽ và tạo thành một làn sóng tại Việt Nam, trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm chính thức, bên cạnh các phương thức phân phối khác như: bán hàng qua đại lý, bán hàng theo catalog, bán hàng qua truyền hình... Vào trung tuần tháng 7 năm này, sự cố Agel Việt Nam đã như làm sống lại làn sóng công kích mạnh mẽ từ báo giới về ngành nghề cũng như thực phẩm chức năng. Nguyên nhân là do tại Agel, nhiều người đầu tư tiền tỷ mở hàng loạt mã số để nhanh chóng được lên vị trí, mong kiếm được nhiều hoa hồng. Sau đó, ôm hàng về bán phá giá thị trường. Tính đến tháng 6/2011, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nước Việt Nam đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Trong đó, Hà Nội đi đầu với 30 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 29 doanh nghiệp còn lại thuộc về các tỉnh Đồng Nai (2 doanh nghiệp), Bình Dương và Hải Dương. Năm 2013, Việt Nam có hơn 1 triệu người bán hàng đa cấp. Ngày 14 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Nghị Định 42/2014/NĐ-CP, bao gồm các quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Nghị định này có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2014. == Luật pháp == Kinh doanh đa cấp (KDĐC) được luật pháp nhiều nước công nhận và đã ban hành luật để quản lý hoạt động này. Ở Việt Nam luật về bán hàng đa cấp được ban hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2005. Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp: Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm, tuy nhiên, dù là thế nào, phải mua sản phẩm để được tham gia đều là bất hợp pháp). Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia. == Các mô hình trả thưởng == Trong quá trình hình thành và phát triển, với hàng chục ngàn công ty kinh doanh theo mạng thì có rất nhiều cơ cấu trả thưởng khác nhau hoặc có nhiều tên gọi khác nhau. Có những sơ đồ bậc nâng cao, với tiền thù lao tạm thời chưa có và một phần thưởng lớn phía sau hoặc sơ đồ bậc đầu tiên cho phép bạn có lợi nhuận ban đầu cao mà nỗ lực nhỏ và tiềm năng lâu dài cũng nhỏ. Tùy chính sách công ty, khi bạn không đạt được hạn ngạch hàng tháng, có thể bạn vẫn được duy trì cấp bậc trong vài tháng trước khi giáng bạn xuống cấp thấp hơn hoặc cấp đầu tiên. Những sơ đồ khác giáng bạn xuống bậc ngay trong khi tháng mà bạn không hoàn thành hạn ngạch của mình. Một vài sơ đồ không chỉ giáng bạn xuống bậc, mà còn ném bạn xuống bậc đầu tiên (bất kể bạn đang ở thang bậc nào), kể cả việc chấp dứt hợp đồng phân phối. Một điều nữa, nếu có bất kì giới hạn về người (chiều rộng hay chiều sâu) thì cũng là giới hạn về thu nhập của bạn. Có những công ty cho phép lợi nhuận chỉ ở mức vài trăm triệu một năm, nhưng cũng có công ty lợi nhuận đó là không giới hạn. === Mô hình nhị phân - Mô hình ma trận === ==== Mô hình nhị phân ==== Mô hình nhị phân cho phép mỗi nhà phân phối được và chỉ được tuyển mộ thêm hai nhà phân phối thuộc tầng 1 (thế hệ thứ nhất) và bắt buộc hai nhánh của mình phải luôn phát triển đồng đều (nếu không thực hiện được điều này thì nhà phân phối sẽ không được chi trả hoa hồng hoặc chỉ hưởng ở nhánh yếu hơn). Một số tài liệu cho rằng mô hình nhị phân là một dạng của mô hình ma trận và là mô hình ma trận dạng đơn giản nhất ==== Mô hình ma trận ==== Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn. Ví dụ, sơ đồ 3x6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở mức một và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng. Nếu giả sử bạn tham gia vào dạng mô hình này, và bạn đã bảo trợ đủ số người tối đa vào thế hệ thứ nhất của mình. Nếu bây giờ có một người bạn thân của bạn cũng muốn tham gia vào doanh nghiệp thì bạn sẽ phải làm sao? Nếu vẫn muốn cho bạn mình tham gia, bạn phải đặt người đó vào những vị trí thấp hơn ở những thế hệ dưới. Hơn nữa, tốc độ phát triển đội nhóm của người tầng dưới sẽ luôn chậm hơn những người tuyến trên. Chính vì những lý do trên mà mô hình ma trận (và nhị phân) bị quy kết vào "hình tháp ảo" và bị cấm (hoặc kiểm tra hoạt động rất gắt gao) tại các nước trên thế giới. ==== Tính đơn giản ==== Mô hình ma trận cho phép tạo ra tính đơn giản trong công việc. Trong sơ đồ ma trận, bạn chỉ phải chăm lo, chịu hoàn toàn trách nhiệm đào tạo cho những người ở thế hệ thứ nhất của bạn. Bạn cũng có thể ngồi ở nhà để người đỡ đầu tuyển người cho mạng lưới của bạn. Sơ đồ ma trận rất đơn giản để giải thích cho những người mới của bạn. Mô hình ma trận thích hợp để sử dụng phân phối các sản phẩm đặc thù mà tính xoay vòng sản phẩm nhỏ hoặc không có, để tránh sự bão hòa của thị trường. ==== Hiệu ứng con đỉa ==== Mô hình ma trận thu hút những người không muốn làm việc nhiều và/hoặc thiếu kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh theo mạng. Các kế hoạch ma trận theo kiểu phân chia các khoản hoa hồng có khuynh hướng khá "xã hội". Ban thưởng cho những nhà phân phối tích cực ít hơn các nhà phân phối lười biếng. Các nhà phân phối xuất sắc nhận được sự đền đáp ít hơn so với thời gian và sức lực mà mình bỏ ra, bởi vì phần lớn các khoản hoa hồng bị người ta hút mất như những con đỉa, mạng lưới của họ đầy rẫy những kẻ ranh mãnh và lười biếng. ==== Sự giới hạn ==== Mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Chẳng hạn, trong ma trận 3x4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 người trong mạng lưới tầng dưới. Phép tính được mô tả như sau: mỗi cấp dưới có 3 người và ta có 4 tầng, tối đa có 3^1 + 3^2 + 3^3 + 3^4 = 3 + 9 + 27 + 81 = 120 người tham gia dưới quyền 1 người ==== Biến thể ==== Một số chính sách của mô hình ma trận cho phép tuyển vào số lượng không hạn chế (để bù bắp sự thiếu hụt do có thành viên nghỉ việc hoặc làm việc không hiệu quả), tuy nhiên, quá trình làm việc vẫn chỉ dựa trên một số người nhất định, khi bạn có 3 người trong mạng lưới, bạn sẽ là thành viên cấp một, khi giúp cho ba người này đạt cấp một, bạn sẽ đạt cấp hai. Điều này làm cho tính thống nhất (đoàn kết) của đội nhóm bị hạn chế. Hiện nay mô hình nhị phân đã có nhiều thay đổi để dần hoàn thiện (phát huy tính đơn giản và nâng cao quyền lợi nhà phân phối) như từ việc chỉ chi trả hoa hồng từ nhánh yếu thì còn được thưởng thêm từ một phần của nhánh mạnh, cũng như việc được chi trả hoa hồng nhiều hơn đối với những người được trực tiếp bảo trợ. === Mô hình bậc thang li khai === Bậc thang li khai cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (cũng giống như mô hình đều tầng). Ngoài hệ thống thế hệ, bậc thang li khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau tùy vào cấp bậc của nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng không giới hạn thế hệ mà vẫn bảo đảm được tính công bằng. Đặc trưng của Bậc thang li khai là hệ thống được quản lý theo hệ thống cấp bậc, tức là phần trăm hoa hồng sẽ được phân chia theo hệ thống cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ có mức hoa hồng riêng và hoa hồng khối lượng (giá trị thặng dư) sẽ được tính dựa trên số dư từ % hoa hồng cao trừ đi phần trăm hoa hồng thấp hơn. Ví dụ, Thành Tâm tham gia vào mạng lưới và hiện giờ anh đang ở cấp bậc, mà tại đó anh nhận được 12%, và trong đội nhóm của anh có Kim Tài hiện đang hưởng mức 5%, như vậy, Thành Tâm sẽ nhận được 7% giá trị hàng hóa do Kim Tài tiêu thụ được, và cho dù Kim Tài ở bất cứ tầng nào trong hệ thống Thành Tâm vẫn nhận được giá trị 7% (miễn là giữa hai người không có người có cấp bậc cao hơn Kim Tài). Như vậy, hệ thống sẽ luôn bảo đảm rằng nó tồn tại và công bằng. Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới của bạn đạt đến trạng thái vượt cấp nhất định thì họ sẽ "bứt ra" khỏi nhóm của bạn. Bạn sẽ không còn nhận được các khoản hoa hồng trực tiếp từ các sản phẩm của họ hay là mạng lưới của họ bán nữa. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ khối lượng của nhóm các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Nên nhớ rằng, phần trăm hoa hồng nhỏ nhưng từ một mạng lưới lớn. ==== Ưu điểm ==== Trong số các sơ đồ kinh doanh thì sơ đồ bậc thang bảo đảm khả năng đạt được phúc lợi lớn nhất. Vấn đề ở chỗ là các đặc trưng thoát ly cho phép bạn xây dựng tổ chức lớn hơn và lấy ra được các khoản hoa hồng từ nhiều cấp hơn các sơ đồ kiểu khác. Mô hình này cho phép bạn nhận được các khoản hoa hồng ở nhiều mức hơn bất kì sơ đồ nào khác. Nếu như nhà phân phối có một tổ chức 6 mức của mình thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được các khoản hoa hồng từ số hàng hóa bán được ở mức thứ 12 của bạn! mô hình này cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các Mô hình khác không thể đạt tới. Bậc thang li khai đem đến một độ rộng không hạn chế. Bạn có thể bảo trợ vào tầng 1 của mình bao nhiêu người tùy khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể bảo trợ như thế. Bạn có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn của mình, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối. ==== Tính ổn định ==== Đa số các công ty ổn định đều sử dụng Mô hình này, và đó là các công ty đa quốc gia. Leonard Clements thông báo rằng 86% công ty MLM tồn tại từ 7 năm trở lên đều sử dụng mô hình này. ==== Quá tải tầng trên hay quá tải tầng dưới ==== Mặc dù có nhiều tính ưu việt trong cách thức chi trả hoa hồng, mô hình bậc thang li khai vẫn có nhược điểm nếu doanh nghiệp tổ chức không thể cân bằng tầng trên và tầng dưới. Cụ thể là, nếu chính sách không phù hợp, khi vừa vào sẽ có thu nhập rất nhỏ (nhỏ đến mức nhà phân phối không thể đủ kinh phí để duy trì công việc kinh doanh) hoặc nhà phân phối lâu năm sẽ không đạt được thu nhập đúng với công sức của họ. Vì thế, dù biết mô hình bậc thang li khai vượt trội so với các mô hình khác nhưng nhiều doanh nghiệp không đủ sức để cân bằng, khi mà những nhà phân phối mới vẫn đủ thu nhập để duy trì hoạt động kinh doanh đến khi họ thật sự đạt được sự tự do về thời gian và tài chính. == Sản phẩm == Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng vì vậy sản phẩm trong kinh doanh đa cấp phải có chất lượng tốt (do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nên nếu chất lượng không tốt thì sẽ không có sức lan truyền), cần thiết cho hầu hết người tiêu dùng và được sử dụng thường xuyên. Các sản phẩm mang đáp ứng nhu cầu hầu hết của người tiêu dùng và sẽ được sử dụng liên tục sau đó: Hàng tiêu dùng Mỹ phẩm Thực phẩm ăn uống và Thực phẩm dinh dưỡng chức năng Ngoài ra, sản phẩm phải đảm bảo tính độc quyền: nghĩa là chỉ bán thông qua các nhà phân phối của công ty, không bán rộng rãi trên thị trường; độc đáo: tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự. == Hình tháp ảo == Bán hàng đa cấp (MLM) bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là Sản phẩm, còn đối tượng của hình tháp ảo là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia (đối với hình thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của mỗi người). Khi đó, các công ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ "đa cấp" ám chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam giác). Tuy nhiên, việc phân biệt công ty minh bạch hay bất chính rất khó với đa số người dân, nhất là những người chưa hiểu rõ về kinh doanh đa cấp. Người ta thường hiểu kinh doanh đa cấp theo nhiều cách khác nhau và sai lệch, số ít người hiểu Kinh doanh theo mạng và Bán hàng đa cấp là hai hình thức khác nhau nhưng thực chất chúng chỉ là một. == Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam == Điều 5, Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp như sau: Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức này, trừ những trường hợp sau: Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm lưu thông, Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu Thuốc (thuốc phòng chữa bệnh cho người, thuốc thú y và thú y thủy sản, vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn; các loại chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại. Hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau: Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ tính năng, công dụng của hàng hóa; Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định pháp luật. Giá trị chia sẻ không vượt quá giá trị lợi nhuận của sản phẩm. Ví dụ lợi nhuận khi bán 1 sản phẩm chiếm 20% giá trị sản phẩm thì giá trị chia sẻ tổng cho người bán và các cấp giới thiệu (nếu có) không được vượt quá mức này. Một điểm cần lưu ý: dịch vụ là một dạng sản phẩm nhưng dịch vụ không phải là hàng hóa, trong luật ở hầu hết các nước không thừa nhận dịch vụ là một sản phẩm để lưu thông bằng phương thức kinh doanh đa cấp. Năm 2013, === Lừa đảo === Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt) của đại tá giả Lê Xuân Giang đến ngày 22-2-2016, chỉ trong vòng 1 năm từ khi hoạt động, đã lừa 60 ngàn nhà phân phối lấy tiền từ mức tối thiểu là 8,6 triệu đồng cho đến khoảng 3 tỷ đồng, thu vào được 1.900 tỷ đồng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
30 tháng 3.txt
Ngày 30 tháng 3 là ngày thứ 89 (90 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 276 ngày trong năm. == Sự kiện == 1258 – Trần Thái Tông nhượng lại hoàng vị triều Trần ở Việt Nam cho Thái tử Trần Hoảng, Thái Tông trở thành Thái thượng hoàng. 1867 – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska bằng 7,2 tỷ Mỹ kim từ Đế quốc Nga. 1912 – Quốc vương Abdelhafid ký Hiệp ước Fez, làm Maroc thành chế độ bảo hộ của Pháp. 1940 – Đệ Nhị Thế Chiến: Uông Tinh Vệ được Đế quốc Nhật Bản bổ nhiệm làm lãnh đạo của chính phủ thân Nhật ở Trung Quốc. 1856 – Chiến tranh Krym giữa Nga và liên quân Ottoman-Anh-Pháp-Sardegna kết thúc theo hiệp định hòa bình ký kết tại Paris. 1964 – Trò chơi truyền hình Jeopardy! được chiếu lần đầu tiên, Jeopardy được trình chiếu ban ngày trên hệ thống truyền hình NBC. 1972 – Chiến tranh Việt Nam: Chiến dịch Xuân - Hè 1972 bắt đầu sau khi quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa băng qua khu phi quân sự của Việt Nam Cộng Hòa. 1981 – Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, thư ký báo chí James Brady và hai tòng viên bị John Hinckley, Jr. bắn. Đạn xuyên vào phổi Reagan, chỉ cách tim vài phân. Trên bàn mổ, Reagan đùa với bác sĩ giải phẫu "Tôi hy vọng các ông đều theo đảng Cộng Hòa..." 1981 – John Hinckley, Jr. bắn Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và ba người khác bị thương với mục đích làm nữ diễn viên Jodie Foster cảm kích. == Sinh == 1023 - Lý Thánh Tông, Hoàng đế thứ ba của nhà Lý, Việt Nam (m. 1072) 1135 - Maimonedes, nhà triết học (m. 1204) 1640 - John Trenchard, chính khách người Anh (m. 1695) 1746 - Francisco Goya, họa sĩ người Tây Ban Nha (m. 1828) 1750 - John Stafford Smith, nhà soạn nhạc người Anh (m. 1836) 1820 - Anna Sewell, tác gia người Anh (m. 1878) 1844 - Paul Verlaine, nhà thơ người Pháp (m. 1896) 1853 - Vincent van Gogh, họa sĩ người Hà Lan (m. 1890) 1864 - Franz Oppenheimer, nhà xã hội học người Đức (m. 1943) 1880 - Sean O'Casey, nhà viết kịch người Ireland (m. 1964) 1892 - Fortunato Depero, nghệ sĩ người Ý (m. 1960) 1892 - Erhard Milch, nguyên soái người Đức (m. 1972) 1895 - Jean Giono, tác gia người Pháp (m. 1970) 1902 - Brooke Astor, người làm việc thiện người Mỹ (m. 2007) 1902 - Peter Marshall, nhà thuyết giáo người Mỹ (m. 1949) 1903 - Countee Cullen, nhà thơ người Mỹ (m. 1946) 1903 - Joy Ridderhof, người truyền giáo người Mỹ (m. 1984) 1904 - Ripper Collins, vận động viên bóng chày (m. 1970) 1905 - Albert Pierrepoint, Executioner người Anh (m. 1992) 1910 - Józef Marcinkiewicz, nhà toán học (m. 1940) 1913 - Marc Davis, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 2000) 1913 - Frankie Laine, ca sĩ người Mỹ (m. 2007) 1913 - Censu Tabone, tổng thống Malta 1914 - Sonny Boy Williamson I, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1948) 1922 - Turhan Bey, diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ 1923 - Milton Acorn, nhà thơ người Canada (m. 1986) 1926 - Ingvar Kamprad, chủ doanh nghiệp người Thụy Điển 1926 - Werner Torkanowsky, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (m. 1992) 1928 - Robert Badinter, chính khách người Pháp 1929 - Richard Dysart, diễn viên người Mỹ 1930 - John Astin, diễn viên người Mỹ 1930 - Rolf Harris, nghệ sĩ, người dẫn chuyện giải trí người Úc 1932 - Ted Morgan, nhà văn Thụy Sĩ 1933 - Jean-Claude Brialy, diễn viên, người đạo diễn người Pháp (m. 2007) 1935 - Willie Galimore, cầu thủ bóng đá người Mỹ (m. 1964) 1937 - Warren Beatty, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ 1940 - Jerry Lucas, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1941 - Wasim Sajjad, tổng thống Pakistan 1941 - Bob Smith, Mỹ chính khách nguyên 1945 - Eric Clapton, nghệ sĩ đàn ghita, ca sĩ người Anh 1948 - Mervyn King, nhà kinh tế học người Anh 1949 - Naomi Sims, thời trang người mẫu, nữ doanh nhân người Mỹ 1949 - Liza Frulla, chính khách Quebec 1950 - Robbie Coltrane, diễn viên, diễn viên hài người Scotland 1951 - Yves Séguin, chính khách Quebec 1952 - Peter Knights, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Úc 1953 - Cydney Bernard, nhà sản xuất phim người Mỹ 1955 - Randy VanWarmer, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (m. 2004) 1956 - Bill Butler, chính khách người Scotland 1957 - Paul Reiser, diễn viên người Mỹ 1958 - Maurice LaMarche, diễn viên lồng tiếng người Canada 1959 - Sabine Meyer, Clarinetist người Đức 1961 - Doug Wickenheiser, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada (m. 1999) 1962 - Bil Dwyer, diễn viên người Mỹ 1963 - Eli-Eri Moura, nhà soạn nhạc, người chỉ huy dàn nhạc người Brasil 1964 - Tracy Chapman, ca sĩ người Mỹ 1964 - Vlado Bozinovski, nguyên cầu thủ bóng đá người Úc 1964 - Dave Ellett, vận động viên khúc côn cầu người Canada 1964 - Ian Ziering, diễn viên người Mỹ 1965 - Piers Morgan, nhà báo người Anh 1966 - Efstratios Grivas, cờ vua đại kiện tướng, tác gia người Hy Lạp 1967 - Christopher Bowman, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ (m. 2008) 1968 - Donna D'Errico, nữ diễn viên, người mẫu, người Mỹ 1968 - Celine Dion, ca sĩ người Canada 1971 - Mark Consuelos, diễn viên người Mỹ 1972 - Mili Avital, nữ diễn viên người Israel 1973 - Jan Koller, cầu thủ bóng đá người Séc 1973 - Matthew Pritchard, diễn viên đóng thế Wales 1975 - Bahar Soomekh, nữ diễn viên người Mỹ 1976 - Ty Conklin, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Mỹ 1976 - Obadele Thompson, vận động viên người Barbados 1978 - Chris Paterson, cầu thủ bóng bầu dục người Scotland 1979 - Norah Jones, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ 1979 - Simon Webbe, ca sĩ người Anh 1980 - Ricardo Osorio, cầu thủ bóng đá người México 1980 - Yalin, ca sĩ, người sáng tác bài hát Thổ Nhĩ Kỳ 1982 - Jason Dohring, diễn viên người Mỹ 1983 - Jérémie Aliadière, cầu thủ bóng đá người Pháp 1983 - Zach Gowen, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1983 - Scott Moffatt, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Canada 1983 - Davis Romero, vận động viên bóng chày người Panama 1984 - Mario Ancic, vận động viên quần vợt người Croatia 1986 - Beni Arashiro, ca sĩ người Nhật Bản 1986 - Sergio Ramos, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha == Mất == 1526 - Konrad Mutian, nhà nhân văn học người Đức (s. 1471) 1559 - Adam Ries, nhà toán học người Đức (s. 1492) 1587 - Ralph Sadler, chính khách người Anh (s. 1507) 1662 - François le Métel de Boisrobert, nhà thơ người Pháp (s. 1592) 1707 - Vauban, kiến trúc sư người Pháp (s. 1633) 1764 - Pietro Locatelli, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1695) 1783 - William Hunter, nhà giải phẫu học người Scotland (s. 1718) 1842 - Elisabeth Vigee-Lebrun, họa sĩ người Pháp (s. 1755) 1879 - Thomas Couture, họa sĩ, giáo viên người Pháp (s. 1815) 1886 - Joseph-Alfred Mousseau, chính khách người Pháp (s. 1838) 1912 - Karl May, tác gia người Đức (s. 1842) 1925 - Rudolf Steiner, nhà triết học người Áo (s. 1861) 1936 - Conchita Supervía, ca sĩ nhạc kịch người Tây Ban Nha (s. 1895) 1943 - Jan Bytnar, nhà hoạt động người Ba Lan (s. 1921) 1943 - Maciej Aleksy Dawidowski, nhà hoạt động người Ba Lan (s. 1920) 1949 - Friedrich Bergius, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Đức (s. 1884) 1950 - Léon Blum, thủ tướng người Pháp (s. 1872) 1959 - Daniil Andreev, nhà văn, người thần bí người Nga (s. 1906) 1965 - Philip Showalter Hench, thầy thuốc, giải Nobel Sinh lý và Y khoa người Mỹ (s. 1896) 1966 - MaxParrish, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1870) 1966 - Newbold Morris, chính khách người Mỹ (s. 1902) 1967 - Jean Toomer, nhà văn người Mỹ (s. 1894) 1968 - Bobby Driscoll, diễn viên người Mỹ (s. 1937) 1970 - Heinrich Brüning, Đức Chancellor (s. 1885) 1977 - Abdel Halim Hafez, ca sĩ, diễn viên Ai Cập (s. 1929) 1980 - Tôn Đức Thắng, nhà cách mạng Việt Nam (s. 1888) 1981 - DeWitt Wallace, nhà xuất bản người Mỹ (s. 1889) 1984 - Karl Rahner, nhà thần học người Đức (s. 1904) 1986 - James Cagney, diễn viên người Mỹ (s. 1899) 1988 - Edgar Faure, chính khách người Pháp (s. 1908) 2003 - Michael Jeter, diễn viên người Mỹ (s. 1952) 2003 - Valentin Pavlov, thủ tướng người Liên Xô (s. 1937) 2004 - Alistair Cooke, nhà báo người Anh (s. 1908) 2004 - Hubert Gregg, phát thanh viên truyền thanh người Anh (s. 1914) 2004 - Michael King, sử gia người New Zealand (s. 1945) 2004 - Timi Yuro, ca sĩ người Mỹ (s. 1940) 2005 - Mitch Hedberg, diễn viên hài người Mỹ (s. 1968) 2005 - Emil Dimitrov, ca sĩ người Bulgaria (s. 1940) 2005 - Robert Creeley, nhà thơ người Mỹ (s. 1926) 2005 - Milton Green, vận động viên người Mỹ (s. 1913) 2005 - Fred Korematsu, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ (s. 1919) 2005 - O. V. Vijayan, tác gia, người vẽ tranh biếm hoạ Ấn Độ (s. 1930) 2005 - Derrick Plourde, nhạc công đánh trống người Mỹ (s. 1971) 2006 - Red Hickey, bóng đá huấn luyện viên người Mỹ (s. 1917) 2008 - Richard Lloyd, người lái xe đua (s. 1945) == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Quốc thổ (người Palestine). == Tham khảo ==
martinique.txt
14°40′B 61°00′T Martinique (phát âm tiếng Pháp: [maʁ.tinik]) là hòn đảo nằm ở phía Đông vùng biển Caribbean, một trong 26 vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, có diện tích khoảng 1,128 km². Cũng giống như các vùng lãnh thổ của Pháp khác, cư dân Martinique sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính (ngoài ra họ còn nói tiếng thổ ngữ Antilles) và lưu hành tiền euro. == Chính trị == Tất cả người dân sinh sống trên vùng lãnh thổ Martinique đều là công dân Pháp với đầy đủ các quyền công dân, pháp lý. Martinique có 4 thành viên trong Quốc hội Pháp và hai đại diện trong Thượng viện Pháp. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Martinique Tourism Authority - Official site Prefecture Région Martinique - Official site Regional Council of Martinique Official site Some material from the CIA World Factbook Martinique at Google Maps Simon Jean-Joseph - the European rally champion from Martinique Bản mẫu:West Indies
emet.txt
Emet là một huyện thuộc tỉnh Kütahya, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 1096 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 24437 người, mật độ 22 người/km². == Chú thích == == Tham khảo == == Xem thêm == “Geonames Database”. Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011.
nhẫn.txt
Nhẫn là một vòng tròn, thường làm bằng kim loại, được đeo như một trang sức ở ngón tay, thỉnh thoảng là ngón chân. == Một số loại nhẫn == === Nhẫn đính hôn === Nhẫn đính hôn là một loại nhẫn được đeo khi đính hôn, nhất là trong văn hoá phương Tây. Ở Anh, Ireland và Bắc Mỹ, nhẫn đính hôn theo truyền thống chỉ được đeo bởi phụ nữ, và nhẫn có thể được nạm kim cương hay đá quý. Ở các nền văn hoá khác cả người nam và nữ cùng đeo 2 chiếc nhẫn giống nhau. Ở một số nền văn hoá, nhẫn đính hôn cũng được sử dụng như nhẫn cưới. Thông thường, nhẫn của người phụ nữ được thể hiện như một món quà hứa hôn trao bởi một người đàn ông cho vợ hoặc chồng tương lai của mình trong khi anh ta cầu hôn hoặc sau khi cô chấp nhận lời cầu hôn của mình. Nó đại diện cho một thỏa thuận hôn nhân trong tương lai. Tại Bắc Mỹ, Ireland và Vương quốc Anh, thông thường nhẫn được đeo trên ngón đeo nhẫn tay trái, mặc dù có nhiều phong tục khác nhau trên thế giới. Nhẫn đính hôn được bắt nguồn ở Ai Cập cổ như một vòng tròn tượng trưng cho sự tuần hoàn bất diệt và không gian bên trong nó giống như một cánh cổng. Nhẫn hứa hôn đã được sử dụng trong thời La Mã nhưng không được duy trì ở phương Tây cho đến thế kỉ 13. Đàn ông La Mã trao cho người yêu họ nhẫn đính hôn kèm theo một chìa khóa nhỏ. Người La mã tin rằng chìa khóa chạm khắc là chiếc chìa khóa tượng trưng cho sự bảo vệ và trân trọng trái tim của người chồng. Tuy nhiên, chìa khóa có thể mở khóa cho sự sung túc sau này. Nhẫn được đeo ở ngón thứ 4 trên tay trái, bởi vì người Hy Lạp cổ tin rằng nó chứa một tĩnh mạch dẫn đến trái tim. Người La Mã tin rằng chiếc nhẫn là một biểu tượng cho quyền sở hữu chứ không phải tình yêu. Điều đó có nghĩa là người chồng có quyền sai khiến vợ của anh ấy. Trong thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên, cô dâu La Mã được tặng 2 chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn vàng để đeo ở nơi công cộng, và một chiếc làm bằng sắt, cái mà cô có thể đeo khi làm việc nhà. Người Hy Lạp có thể là người đầu tiên sáng tạo ra nhẫn đính hôn, nhưng họ gọi chúng là nhẫn hứa hôn. Tuy nhiên, chiếc nhẫn không được yêu cầu phải trao trước khi cưới, không giống nhẫn đính hôn truyền thống ngày nay. Tại châu Âu, nhẫn đính hôn đã từng được nhắc đến như là một chiếc nhẫn posie. Nó cũng được sử dụng như một hình thức hứa hẹn về tình yêu chung thủy. Trong thời kì chủ nghĩa thực dân ở Mỹ, cái đê đã được đưa ra như một dấu hiệu của tình yêu vĩnh cửu. Người phụ nữ sẽ cắt phần đầu của cái đê để tạo chiếc nhẫn. Tài liệu rõ ràng nhất về việc sử dụng nhẫn kim cương để đánh dấu sự hứa hẹn là bởi hoàng tử nước Áo Archduke Maximilian trong triều đình Vienna vào năm 1477, sau khi hứa hôn với Mary Burgundy. Điều này sau đó gây ảnh hưởng tới tầng lớp giàu có và những người giàu thường trao nhẫn kim cương cho những người thân yêu của họ. Những mỏ kim cương ở châu Phi được khám phá vào năm 1870 làm tăng nguồn cung kim cương. Vì việc sản xuất tăng lên, các tầng lớp dưới cũng có thể tham gia vào phong trào này. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chiếc nhẫn kim cương vẫn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Đến tận năm 1930, nhẫn đính hôn kim cương mới trở nên phổ biến và được đẩy mạnh thông qua ngành công nghiệp giải trí. Trong lịch sử, việc sử dụng nhẫn cho mục đích "hứa hôn" như người La Mã chẳng hạn, tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng là biểu hiện của hôn nhân. Trong thực tế, chiếc nhẫn được coi là biểu tượng của tình cảm hay tình bạn. Lịch sử của chiếc nhẫn đính hôn được bắt nguồn từ năm 1215, khi giáo hoàng Innocent III thiết lập một khoảng chờ từ khí hứa hôn đến hôn nhân thực tế. Trong một khoảng thời gian dài, nhẫn đính hôn thường đại diện cho một địa vị xã hội như là chỉ người giàu có mới được đeo nhẫn hoặc trang sức. Trước thế kỉ 20, nhiều lại quà tặng hứa hôn khác cũng phổ biến. Phải đến gần cuối thế kỉ 19, điển hình là việc cô dâu được nhận một chiếc đê khâu chứ không phải là nhẫn đính hôn. Điều này khá phổ biến, đặc biệt là trong số các nhóm tôn giáo xa lánh trang sức. Nhẫn đính hôn không trở thành tiêu chuẩn ở phương tây cho đến cuối thế kỉ 19, và một chiếc nhẫn kim cương không trở nên phổ biến cho đến những năm 1930 tại Hoa Kỳ, nhờ kết quả của chiến dịch marketing rộng rãi trên toàn quốc của ngành công nghiệp kim cương. Hiện tượng này lan nhanh sang các quốc gia khác. Hiện nay, 80% phụ nữ Mỹ được tặng nhẫn với mục đích đính hôn. === Nhẫn cưới === Nhẫn cưới là một chiếc vòng kim loại được sử dụng khi người đeo kết hôn. Tuỳ thuộc vào văn hoá, nó được đeo trên ngón đeo nhẫn của bàn tay phải hay trái. Văn hoá đeo nhẫn đã lan rộng bắt nguồn từ Châu Âu. Dù ban đầu chỉ được đeo bởi người vợ, nhẫn cưới đã trở thành phong tục cho cả nam và nữ trong thế kỉ 20. "Đôi nhẫn cưới luôn luôn giống nhau về kiểu dáng cũng như chất liệu và chúng được sử dụng cùng một thời gian. Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời?" Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian và nó cũng có một lịch sử lâu dài từ thời Ai cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây. Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa. Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc. Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ. == Chú thích ==
shogakukan.txt
Shogakukan (株式会社小学館, Kabushiki kaisha Shōgakukan, Châu thức hội xã Tiểu học quán) là nhà xuất bản với những ấn phẩm từ điển, văn học, manga, non-fiction, DVD, và một số sản phẩm khác tại Nhật Bản. Shogakukan là công ty đã thành lập ra Shueisha và đến lượt mình Shueisha lại thành lập ra Hakusensha. Ba công ty hiện nay trở nên độc lập với nhau, nhưng tất cả đều được gọi là Tập đoàn Hitotsubashi, một trong những tập đoàn xuất bản lớn nhất Nhật Bản. Shogakukan có trụ sở chính tại Hitotsubashi, Chiyoda, Tokyo, và hai công ty còn lại cùng đặt tại các đặc khu ở Tokyo. == Shogakukan ở Hoa Kỳ == Công ty Shogakukan, cùng với Shueisha, chủ của Viz Media, nhà xuất bản manga từ cả những công ty ở Hoa Kỳ. Chi nhánh của Shogakukan được cấp phép hoạt động ở Bắc Mĩ là ShoPro Entertainment; nó đã sát nhập với Viz Media vào năm 2005. Chi nhánh xuất bản của Shogakukan là Shogakukan Productions Co.,Ltd. (hiện tại là Shogakukan Shueisha Productions) == Danh sách tạp chí do Shogakukan xuất bản == === Tạp chí Manga === ==== Tạp chí manga định hướng cho nam giới ==== ===== Tạp chí manga Kodomo ===== CoroCoro Comic Bessatsu CoroCoro Comic CoroCoro Ichiban! ===== Tạp chí manga Shōnen ===== Shonen Sunday Shonen Sunday Super ===== Tạp chí manga Seinen ===== Big Comic Big Comic Business Big Comic Original Big Comic Spirits Big Comic Special Big Comic Superior IKKI Monthly Sunday Gene-X Weekly Young Sunday ==== Tạp chí manga định hướng cho nữ giới ==== ===== Tạp chí manga Shōjo ===== Betsucomi Cheese! ChuChu Ciao Pochette Shojo Comic ===== Tạp chí manga Josei ===== flowers Judy Petit Comic === Tạp chí manga thời trang === CanCam == Danh sách manga do Shogakukan xuất bản == 21-Emon 7 Seeds CROKET! Bakusō Kyōdai Let's & Go!! Chuột Chimpui Dawn of the Arcana Dengesi Daisy Doraemon Siêu nhân Mami H3 School! (Happy Hustle High) In the Bathroom InuYasha Law of Ueki Law of Ueki Plus Kare First Love Kaze Hikaru Kekkaishi Kikaider Cuốn từ điển kì bí Konjiki no Gash Bell! (Zatch Bell!) Maison Ikkoku MÄR Midori no Hibi (Midori Days) Meitantei Conan Mobile Police Patlabor Monster O~i! Ryōma Pluto (manga) Pocket Monsters Prefectural Earth Defense Force RahXephon Một nửa Ranma Rekka no Honō (Flame of Recca) Revolutionary Girl Utena Rockman EXE (MegaMan NT Warrior) Saikano Selfish Fairy Mirumo de Pon (Mirmo Zibang!) Sonic the Hedgehog Sora wa Akai Kawa no Hotori (Red River) SP: Security Police Spriggan Super Mario-Kun The Saga of Darren Shan Togari Urusei Yatsura Yaiba Yakitate!! Japan Đội quân Doraemon Đội quân Doraemon thêm Doraemon bóng chày == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web của Shogakukan (tiếng Anh) Trang web của Shogakukan (tiếng Nhật) Shogakukan trên Bách khoa toàn thư của Anime News Network.
electronic arts.txt
Electronic Arts (EA) (NASDAQ: ERTS) là một hãng phát triển game quốc tế, tiếp thị, nhà phát hành và phân phối các trò chơi video. Được thành lập và hợp nhất vào ngày 28 tháng 5 năm 1982 bởi Trip Hawkins, công ty là người tiên phong của ngành công nghiệp trò chơi máy tính và được chú ý bởi việc thúc đẩy các nhà thiết kế lập trình và chịu trách nhiệm cho các trò chơi của họ. Ban đầu, EA là một nhà xuất bản trò chơi máy tính. Trong cuối những năm 1980, công ty bắt đầu phát triển các trò chơi trong-nhà và hỗ trợ máy cầm tay đầu những năm 1990. EA sau này phát triển trò chơi thông qua việc mua lại từ một số nhà phát triển thành công. Đến đầu thập niên 2000, EA đã trở thành một trong những nhà xuất bản trò chơi lớn nhất thế giới của bên thứ ba. Trong tháng 05 2008, công ty báo cáo doanh thu tài chính hàng năm là 4.02 tỷ USD trong năm 2008. Hiện nay, những sản phẩm thành công nhất của EA là những game thể thao xuất bản dưới nhãn hiệu EA Sports, trò chơi của hãng dựa trên giấy phép của các bộ phim nổi tiếng như Harry Potter và các game từ việc nhượng quyền thương mại lâu nay như Need for Speed, Medal of Honor, The Sims, Battlefield và các trò chơi sau này như loạt game Command & Conquer. Hãng cũng là các nhà phân phối của Rock Band và series Left 4 Dead. EA đã báo cáo thua lỗ 1.08 tỷ $ cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2008. Doanh thu cho cùng kỳ đã lên đến 4.2 tỷ $, tăng lên 15 phần trăm từ 3.6 tỷ $ vào năm trước == Lịch sử == === 1982–1991 === Vào tháng 2/1982, Trip Hawkins sắp xếp một cuộc gặp mặt với Don Valentine của hãng Sequoia Capital để thảo luận tài chính cho một công việc mới, hãng Amazin' Software. Valentine khuyến khích Hawkins rời bỏ tập đoàn Apple, nơi mà Hawkins làm giám đốc tiếp thị sản phẩm, và cho phép Hawkins sử dụng một phần không gian sẵn có trong Sequoia Capital để mở công ty. Vào 28/5/1982, Trip Hawkins đã phối hợp và thành lập công ty với một khoản đầu tư cá nhân ước tính khoảng 200.000 USD. 7 tháng sau đó, vào tháng 12/1982, Hawkins được bảo đảm 2 triệu USD vốn liên doanh từ Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers, và quỹ Sevin Rosen. Trong vòng hơn 7 tháng, Hawkins thực hiện kế hoạch thành lập Electronic Arts. Với sự hỗ trợ của nhân viên đầu tiên (người đã cùng Hawkins làm công việc marketing tại Apple), Rich Melmon,kế hoạch kinh doanh ban đầu được viết ra phần lớn bởi Hawkins trên chiếc máy tính Apple II trong văn phòng của Sequoia Capital vào tháng 8/1982. Trong thời gian đó, Hawkins cũng đã thuê được hai cựu nhân viên cùng làm trước đó với ông ở Apple, Dave Evans và Pat Marriott, với tư cách là nhà sản xuất, và một bạn cùng lớp Quản trị Kinh doanh ở Stanford, Jeff Burton từ hãng Atari cho việc phát triển kinh doanh toàn cầu. Kế hoạch kinh doanh sau đó được rút gọn lại vào tháng 9 và được cấp lại vào 8/10/1982. Vào khoảng giữa tháng 9 và tháng 11, số lượng nhân viên tăng lên 11, bao gồm Tim Mott, Bing Gordon, David Maynard, và Steve Hayes. Với số lượng nhân viên như vậy, văn phòng cung cấp bởi hãng Sequoia Capital đã không đủ chỗ, công ty đã rời địa điểm đến văn phòng San Mateo, nơi nhìn thẳng ra đường băng sân bay San Francisco. Số lượng nhân viên tăng lên nhanh chóng vào năm 1983, bao gồm Don Daglow, Richard Hilleman, Stewart Bonn, David Gardner, và Nancy Fong. Hawkins quyết định sẽ bán thẳng sản phẩm của mình đến tận tay người mua. Kết hợp với thực tế là Hawkin sẽ làm một tựa game mới hoàn toàn, điều này sẽ khiến doanh số bán ra có phần khó khăn hơn. Các nhà bán lẻ muốn mua các nhãn hàng quen thuộc từ các đơn vị phân phối quen thuộc. Bất chấp điều này, doanh thu của công ty vẫn là 5 triệu USD trong năm đầu và 11 triệu trong năm kế tiếp. Cựu tổng giám đốc (CEO) Larry Probst gia nhập vào cuối năm 1984 với tư cách phó chủ tịch phụ trách bán hàng và đã giúp công ty duy trì tăng trưởng doanh thu lên 18 triệu USD khi kết thúc năm thứ ba. Đội ngũ với những nhân viên bán hàng như Nancy Smith, David Klein, và David Gardner, Probst đã trở thành lực lượng bán hàng lớn nhất trong lịch sử Mỹ trong ngành phát hành game. Chính sách thỏa thuận trực tiếp với các nhà bán lẻ đã giúp EA có lợi nhuận cao hơn và nhận thức thị trường tốt hơn, chính việc tận dụng lợi thế này khiến cho công ty có thể đi tắt đón đầu so với các đối thủ cạnh tranh. Vào tháng 12/1986 David Gardner và Mark Lewis chuyển tới Anh để mở một trụ sở tại Châu Âu. Từ trước khi có tên gọi Electronic Arts Games, rất nhiều game của công ty được chuyển sang in trên băng từ tại châu Âu đều được làm bởi Ariolasoft. Một công ty nhỏ ở xứ Wales đã có tên gọi là Electronic Arts. Và cho tới năm 1997, Electronic Arts tại vương quốc Anh đã có tên gọi chính thức là EOA, một tên xuất phát từ biểu tượng của hãng có 3 hình vuông/tròn/tam giác. Công ty thuộc xứ Wales này ngừng giao dịch vào năm 1997 và Electronic Arts đã mua lại quyền sử dụng tên này. Phần lớn các nhân viên ban đầu đều không thích cái tên Amazin' Software mà Hawkins đã chọn lúc đầu khi ông thành lập công ty. Khi còn ở Apple, Hawkins đã rất thích các cuộc họp ngoài công ty tại Pajaro Dunes và cũng tổ chức những cuộc họp như vậy về các ý tưởng cho EA vào tháng 10/1982. Sau một ngày dài họp ngoài công ty như vậy, 12 nhân viên và các cố vấn đã cùng đồng ý: họ sẽ ở lại qua đêm và xem liệu có thể thống nhất một cái tên mới cho công ty. Hawkins đã phát triển ý tưởng coi việc viết phần mềm như một môn nghệ thuật và gọi các nhà phát triển của mình là "nghệ nhân phần mềm". Do đó, ý tưởng nảy sinh là đặt tên công ty là SoftArt. Tuy nhiên, Hawkins và Melmon biết các nhà sáng lập nên công ty Software Arts (công ty đã viết nên chương trình thống kê đầu tiên cho PC:VisiCalc), dù họ hoàn toàn có thể lấy được giấy phép cho tên SoftArt. Nhưng Dan Bricklin không muốn dùng cái tên này vì nó quá giống (có thể gây "nhầm lẫn tương tự") với Software Arts. Tuy nhiên,cái tên này lại được tất cả những người tham dự thích thú. Hawkins gần đây cũng đọc một cuốn sách bán chạy về phim studio United Artists, và thích danh tiếng mà công ty đó đã tạo ra. Các cựu cố vấn Andy Berlin, Jeff Goodby, và Rich Silverstein (những người mà sẽ sớm thành lập đại lý quảng cáo Goodby, Silverstein & Partners của riêng họ) cũng là những người hâm mộ của ấn phẩm đó, và cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi Hawkins và Berlin. Hawkins nói rằng tất cả mọi người đã có một cuộc bỏ phiếu, nhưng họ sẽ mất nó nếu họ đi ngủ. Hawkins thích từ "electronic", và các nhân viên đã băn khoăn giữa hai cụm từ "Electronic Artists" và "Electronic Arts". Ứng cử khác bao gồm đề nghị của Gordon là "Blue Light", cảm hứng từ bộ phim Tron. Khi Gordon và những người khác bầu cho "Electronic Artists", để tưởng nhớ hãng phim United Artists, Steve Hayes phản đối, nói rằng, "chúng ta không phải những nghệ sĩ, mà là họ..." ý rằng những nhà phát triển các game mà EA sẽ phát hành mới là các nghệ sĩ. Tuyên bố này của Hayes ngay lập tức khiến cho mọi người chuyển sang tên Electronic Arts và tên này đã được nhất trí thông qua. Một cách tiếp cận mới là ghi tên các nhà sản xuất vào game là một trong những nhãn hiệu của EA từ những ngày đầu. Đặc tính này thậm chí còn được củng cố thêm trên hầu hết bao bì game."Vỏ album" là tiên phong của EA bởi vì Hawkins nghĩ rằng một vỏ album ghi tên có phong cách sẽ tiết kiệm giá thành và đồng thời khơi gợi một cảm giác mỹ thuật. EA thường gọi các nhà phát triển của họ là các nghệ sĩ và đưa ảnh của họ vào trong game và tạo cảm giác như đang đọc một cuốn tạp chí quảng cáo đầy hình ảnh. EA cũng chia sẻ lợi nhuận một cách hào phóng với các nhà phát triển của mình, điều này cũng kêu gọi thêm người vào ngành công nghiệp của họ. Bởi vì cách đối xử này, EA đã dễ dàng lôi cuốn những nhà phát triển giỏi nhất. Các vỏ hộp đĩa game (như là bìa cho các game làm năm 1983 M.U.L.E và Pinball Construction Set) là một bìa đĩa nổi tiếng thực hiện bởi Electronic Arts, muốn thể hiện các nhà phát triển của họ như là "ngôi sao nhạc rock". Sau thành công rất lớn trên hệ máy tính để bàn, Electronic Arts chia ra để có thể đồng thời sản xuất game trên hệ máy console. Cuối cùng Trip Hawkín rời EA để thành lập công ty 3DO (nay đã ngừng hoạt động). === 1991–2007 === Trụ sở chính hiện nay của EA ở Redwood Shores lân cận với thành phố Redwood, California. Larry Probst lên nắm quyền điều hành và dẫn dắt công ty tới kích thước và tầm vóc như hiện nay. Probst coi mình là một người có nguyên tắc và từ chối làm các game có đánh giá hạng M (Mature-ESRB) như hãng Take-Two Interactive,hãng sản xuất dòng game Grand Theft Auto đã trở thành thương hiệu thống trị từ năm 2000 đến 2003. Và kết quả là Probst đã bị chỉ trích nặng nề bởi các nhà phân tích phố Wall, những người tin rằng chỉ vì chính sách này, giá cổ phiếu của EA đã thấp hơn dự kiến. Báo cáo cuối tháng 3/2005 của Electronic Arts lần đầu tiên cảnh báo doanh thu giữa quý đến cuối năm sẽ thấp hơn dự kiến do nguyên nhân thiếu hụt phần cứng. Các game được đánh giá hạng M nay không còn xa lạ với EA: vào năm 1999 EA chấp thuận game được đánh giá hạng M đầu tiên, System Shock II cho PC. Probst cuối cùng cũng thay đổi lập trường của mình về các game hạng M, game dành cho người trưởng thành. Vào năm 2004, EA đã đầu tư hàng triệu USD cho một dự án game giáo dục ở Đơn vị truyền thông tương tác thuộc Đại học Nam California. Thêm vào đó, nhân viên của EA sẽ hoạt động giảng dạy trong trường. Vào 1/2/2006, Electronic Arts tuyên bố cắt giảm nhân công trên toàn thế giới khoảng 5%. Vào 20/6/2006,EA mua lại Mythic Entertainment (nay là BioWare Mythic), hãng đã phát triển game Warhammer Online. Sau game ESPN NFL 2K5(Sega phát hành) đã thành công trong việc nắm lấy thị phần từ dòng game Madden NFL của EA trong suốt kỳ nghỉ lễ năm 2004,EA đáp trả bằng việc thỏa thuận giấy phép với vài môn thể thao lớn, bao gồm thỏa thuận độc quyền với giải bóng đá quốc gia Mỹ (NFL).Và sau 15 năm thỏa thuận với ESPN, vào tháng 1/2005,ESPN cho phép EA độc quyền với tất cả các nội dung thể thao của mình để làm game. Vào 11/4/2005,EA cũng công bố một điều tương tự,6 năm thỏa thuận với Công ty cấp phép thể thao Đại học (CLC) cho quyền độc quyền của mình với các nội dung bóng bầu dục. Phần nhiều thành công của EA, cả về doanh số bán hàng và giá trị xác định trên thị trường chứng khoán,là do chiến lược phát triển game trên đa hệ máy và việc tạo ra các thương hiệu mạnh trong nhiều năm. EA là nhà phát hành đầu tiên cho ra các bản cập nhật hằng năm cho các tựa game thể thao của mình: Madden, FIFA, NHL, NBA Live, Tiger Woods v.v.. và cập nhật danh sách người chơi và một số tinh chỉnh nhỏ về hình ảnh và lối chơi. Nhận thức được nguy cơ chán nản trước các thương hiệu cũ của người tiêu dùng, EA tuyên bố vào năm 2006 rằng sẽ tập trung hơn vào việc phát triển các game mới. Tháng 9/2006, Nokia và EA công bố hợp tác với nhau khi EA trở thành nhà cung cấp độc quyền game cho các thiết bị di động của Nokia qua hệ thống Nokia Content Discoverer. Ban đầu khách hàng của Nokia có thể tải về 7 game của EA titles bao gồm: Tetris, Tetris Mania, The Sims 2, Doom, FIFA 06, Tiger Woods PGA Tour 06 và FIFA Streets 2 trong kỳ nghỉ lễ 2006. === 2007 === Tháng 2/2007, Probst bước xuống khỏi vị trí tổng giám đốc trong khi vẫn đang là thành viên trong hội đồng quản trị. Người thay thế ông là John Riccitiello, đã từng làm việc cho EA vài năm trước đó, và rời đi một thời gian, sau đó quay lại. Riccitiello đã từng làm việc cho các hãng Elevation Partners, Sara Lee và Pepsico. Vào tháng 6/2007, Tổng giám đốc mới John Riccitiello tuyên bố rằng EA sẽ tái tổ chức nó thành 4 nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu này sẽ chịu trách nhiệm phát hành và phát triển các sản phẩm của riêng nó. Điểm sáng giá của việc tái tổ chức này là trao quyền cho các nhãn hiệu hoạt động một cách chủ động hơn, ra các quyết định nhanh chóng hơn, tăng cường chất lượng và sự sáng tạo, và cuối cùng là đưa game ra thị trường sớm hơn. Việc tái tổ chức diễn ra ngay sau một loạt các năm mà EA hợp nhất và mua lại các studio nhỏ, điều mà một số người cho rằng đây là nguyên nhân cho sự suy giảm chất lượng trầm trọng các game mang nhãn hiệu EA. Vào năm 2008, Tại hội nghị DICE(viết tắt của Design, Innovate, Communicate, Entertain), Riccitiello gọi phương pháp trước đây: "mua và đồng hóa" là một sai lầm, nó thường khiến cho các tài năng sáng tạo của các studio nhỏ phải rời đi. Riccitiello nói rằng kiểu mô hình mới này cho phép các nhà phát triển độc lập duy trì sự tự chủ ở một mức độ lớn, và lấy 2 studio Maxis và BioWare làm ví dụ cho sự phát triển mạnh dưới mô hình mới. Cũng trong năm 2007, tuyên bố rằng hãng cũng sẽ phát triển một số game của mình trên hệ máy Mac của Apple. Một số game của EA như Battlefield 2142, Command & Conquer 3: Tiberium Wars, Crysis, Harry Potter and the Order of the Phoenix, Madden NFL 08, Need for Speed: Carbon, và Spore đã có thể chạy trên hệ máy Mac. Tất cả các game mới phát hành cho máy Mac sử dụng Cider, một công nghệ phát triển bởi hãng TransGaming đem lại một hệ chuyển đổi cho các game chạy trên hệ điều hành Windows có thể chạy trên hệ điều hành Mac X trên các máy Mac dùng CPU Intel(các máy Mac dùng CPU của chính Apple không thể chạy các game này). Tháng 10/2007, EA mua lại Super Computer International, một hãng lâu đời chuyên cung cấp các dịch vụ máy chủ cho các studio phát triển game, và gần đây hãng này cũng phát triển phần mềm PlayLinc. Một tuần sau EA cũng mua lại tập đoàn VG Holding, là tiền thân của các công ty như BioWare và Pandemic Studios. === 2008-nay === Có một thông tin vào tháng 2/2008 rằng Electronic Arts đã đặt giá thầu tiếp quản công ty đối thủ là Take-Two Interactive. Sau đề xuất ban đầu mua mỗi một cổ phiếu là 25USD, mọi đề nghị mua lại cổ phiếu đều bị từ chối bởi ban quản trị của Take-Two, EA đề xuất nâng lên 26 USD một cổ phiếu, giá cao hơn 64% so với giá đóng cửa ngày hôm trước, và công bố lời đề nghị này ra công chúng. Tin đồn này trôi nổi trên Internet trước cả tin rằng Take-Two có thể sẽ được mua lại bởi một hãng còn lớn hơn cả EA là Viacom như một nhà thầu tiềm năng. Vào tháng 5/2008, EA công bố rằng sẽ mua lại tài sản của Hands-On Mobile Korea, một hãng của Hàn Quốc chuyên phát hành và phát triển game trên điện thoại di động, nay trở thành EA Mobile Korea. Vào tháng 9/2008, EA từ bỏ lời đề nghị mua lại Take-Two không lý do. Cho đến 6/11/2008, Electronic Arts xác nhận đóng cửa Casual Label và sáp nhập nó với đối tác Hasbro với nhãn hiệu The Sims. EA đồng thời xác nhận sự ra đi của Kathy Vrabeck, người được trao vị trí như là cựu chủ tịch của đơn vị EA Casual(sản xuất game casual) vào tháng 5/2007. EA phát biểu về việc sáp nhập: " chúng tôi đã học được rất nhiều về game casual trong 2 năm qua. Và nhận ra rằng giải trí đơn giản là một thách thức. Với sự ra đi của Kathy Vrabeck,EA tổ chức lại để tích hợp các game casual -phát triển và tiếp thị- thành bộ phận khác của doanh nghiệp chúng tôi. Chúng tôi hợp nhất Casual Studios, đối tác Hasbro, Casual tổ chức tiếp thị với thương hiệu The Sims để trở thành nhãn hàng Sims and Casual Label mới, nơi chúng phù hợp với thiết kế sản xuất,tiếp thị và số lượng người mua [...]. trong những ngày tháng tới, chúng tôi sẽ thông báo kỹ hơn trong bản báo cáo cơ cấu cho các doanh nghiệp khác thuộc nhãn Casual Label bao gồm EA Mobile, Pogo, Media Sales và Online Casual Initiatives. Những doanh nghiệp này đang là ưu tiên tăng trưởng của EA và xứng đáng được hỗ trợ mạnh mẽ,trong tập đoàn sẽ ủng hộ mục tiêu của họ.". Tuyên bố này có một tuần sau khi EA đã thông báo sa thải 6% khoảng 600 vị trí nhân viên của họ và lỗ 310 triệu USD trong quý. Trong thời kì khủng hoảng kinh tế năm 2008, Electronic Arts đã suy giảm nhiều hơn dự kiến vào kỳ nghỉ 2008, sang tháng 2 năm 2009,hãng đã cắt giảm khoảng 1100 nhân viên, tức 11% lực lượng lao động. EA cũng tuyên bố sẽ đóng của 12 cơ sở (vẫn chưa xác định là cơ sở nào). Riccitiello, trong một cuộc họp với các phóng viên, nói rằng sự suy giảm hiệu suất của họ trong quý thứ tư là không phải hoàn toàn do nền kinh tế suy giảm, nhưng thực tế là họ đã không đưa ra bất kỳ tựa game bom tấn nào trong quý. Quý cuối cùng năm 2008, vào 31/12, tổng kết hãng đã mất 641 triệu USD. Đầu tháng 5/2009, công ty con của EA:Redwood Shores đổi tên thành Visceral Games. Vào 24/6/2009, EA tuyên bố sẽ sáp nhập 2 studio phát triển game của mình BioWare và Mythic thành một đơn vị chuyên phát triển thể loại game nhập vai và game online. Sự sáp nhập thực ra là đặt Mythic dưới sự quản lý của BioWare với Ray Muzyka và Greg Zeschuk sẽ quản lý trực tiếp đơn vị này. Hiệu quả thực tế của sự sáp nhập này vẫn còn là câu hỏi. Vào 9/11/2009, EA công bố việc mua lại studio phát triển game xã hội và game casual Playfish với giá 275 triệu USD. Cùng ngày, hãng cũng tuyên bố sa thải 1500 nhân viên(17% lực lượng lao động), thuộc một số studios bao gồm EA Tiburon, Visceral Games, Mythic và EA Black Box These layoffs also led to the complete shutdown of Pandemic Studios.. Sự sa thải hàng loạt này cũng dẫn đến đóng cửa hoàn toàn Pandemic Studios. Trong tháng 10 năm 2010, EA công bố việc mua lại nhà phát hành game cho iPhone và iPad:Chillingo với giá 20 triệu USD bằng tiền mặt. Mặc dù Chillingo phát hành 2 game khá nổi tiếng Angry Birds và Cut the Rope, nhưng thỏa thuận không bao gồm mua lại 2 game này. == Cấu trúc hãng == Tất cả các studio và nhãn hiệu của EA đều dưới quyền giám sát bởi tổng giám đốc John Riccitiello, người đã nắm giữ cương vị từ năm 2007.Nhiều người đã gán thành công của Riccitiello trong việc lãnh đạo EA là do niềm đam mê của ông với game như là một game thủ. Dưới đây là các nhãn hiệu của EA, với các studio thuộc từng nhãn: EA Games:nơi có số lượng lớn nhất các studio và các nhóm phát triển, nhãn hiệu này chịu trách nhiệm làm các game hành động-phiêu lưu, game nhập vai, game đua xe và game đối kháng,giao dịch trên thị trường dưới thương hiệu EA. Ngoài việc các game xuất bản theo cách đóng gói truyền thống, EA Games cũng phát triển các game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi. Lãnh đạo bởi Frank Gibeau. Visceral Games (trước đó là EA Redwood Shores) EA Los Angeles (trước đó là Westwood Studios) EA Montreal BioWare Edmonton BioWare Austin BioWare Montreal BioWare Mythic (trước đó là Mythic Entertainment) EA Digital Illusions CE EA Black Box (trước đó là Black Box Games) Maxis EA Phenomic Criterion Games EA Sports:Phát hành tất cả các dạng game thực tế, casual, và thể thao tự do dựa trên các nhãn hiệu của EA, bao gồm FIFA Football, Madden NFL, Fight Night, NBA Live, NCAA Football, Cricket, NCAA March Madness, Tiger Woods PGA Tour, NHL Hockey, NASCAR và Rugby. Lãnh đạo là Peter Moore. EA Tiburon (Florida) EA Canada (Vancouver) EA-NC (Bắc Carolina) EA Play:Phát triển và phát hành các game casual cho game thủ và những người mới chơi. Bao gồm EA Hasbro và trụ sở phát triển ở Anh: studio Bright Light. EA Play cũng phát triển cả series The Sims và quảng bá những tựa game mô phỏng cuộc sống và cộng đồng mạng, bao gồm cả tên các "Sims". Lãnh đạo bởi Rod Humble. EA Interactive:bao gồm trang phục vụ trực tuyến [3], Playfish và EA Mobile. Barry Cottle làm chủ tịch. == Các studio và chi nhánh == === Hiện tại === BioWare ở thành phố Edmonton-tỉnh Alberta-Canada và thành phố Austin- bang Texas, thành lập tháng 2/1995, Ea mua lại vào tháng 10/2007 từ Elevation Partners. Criterion Games tại Guildford, Anh, thành lập vào năm 1993 với tên Criterion Software, mua lại vào tháng 8/2004. Bright Light, tại Guildford hạt Surrey, trước đó có tên là EA UK. EA Canada tại Burnaby, British Columbia,bắt đầu hoạt động vào năm 1983. EA Casual Entertainment EA China tại Thượng Hải, Trung Quốc EA Deutschland ở Cologne, Germany EA Digital Illusions CE hiện tại ở Stockholm, Thụy Điển EA France tại Lyon, Pháp EA Freestyle tại San Francisco, California, trước đó là EA Sports Big. EIS (European Integration Studio) tại Madrid, Tây Ban Nha EA India, Noida,Ấn Độ EA Brazil, São Paulo EA Korea tại Seoul, Hàn Quốc, bắt đầu hoạt động vào năm 1998. EA Los Angeles tại Los Angeles, California (bao gồm nhóm phát triển game Medal of Honor, trước đó là studio Danger Close), thành lập với tên DreamWorks Interactive LLC vào năm 1995, mua lại năm 2000. EA Romania in Bucharest, Rumani, thành lập với tên JAMDAT Mobile Romania vào năm 2005, mua lại năm 2006. EA Mobile tại Hyderabad, Ấn Độ EA Mobile tại São Paulo, Brazil EA Montreal tại Montreal tỉnh Quebec, bắt đầu hoạt động vào năm 2004. EA North Carolina tại Morrisville, North Carolina EA Phenomic tại Ingelheim, Đức, thành lập với tên Phenomic Game Development vào năm 1997, mua lại tháng 8/2006. EA Salt Lake tại Salt Lake City,bang Utah, thành lập với tên Headgate Studios vào năm 1992, mua lại tháng 12/2006. EA Singapore EA Sports tại Vancouver, Canada và thành phố Redwood, California, phát hành các game thể thao mang nhãn hiệu EA EA Tiburon tại Maitland, Florida, thành lập với tên Tiburon Entertainment vào năm 1994, mua lại năm 1998. Maxis tại Emeryville, California. Hiện tại mới chỉ là nhãn hiệu Mythic Entertainment tại Fairfax, Virginia, thành lập với tên Interworld Productions vào năm 1995, mua lại vào tháng 6/2006. North American Testing Center tại Baton Rouge, Louisiana, mở cửa vào tháng 9/2008. Playfish mua lại vào 2009. Visceral Games tại Redwood City, California, thành lập với tên EA Redwood Shores. Easy Studios tại Stockholm, Thụy Điển. Thành lập vào năm 2008,phát triển dòng game Play4Free cho PC. === Đã đóng cửa === Trụ sở chính ban đầu tại San Mateo, California, chuyển đến thành phố Redwood năm 1998. Origin Systems tại Austin, Texas thành lập năm 1983, mua lại năm 1992, đóng cửa vào 2004. Bullfrog Productions ở Surrey, Anh,thành lập năm 1987, mua lại năm 1995, sáp nhập với EA UK và đóng cửa hoàn toàn năm 2001. Black Box Games tại Vancouver, British Columbia, thành lập tháng 1/1983, mua lại tháng 6/2002 đã sáp nhập với EA Canada. EA Baltimore ở Baltimore, Maryland, sáng lập năm 1996 như là một phần của Origin, đóng cửa năm 2000 EA Seattle tại Seattle, Washington, thành lập năm 1982 với tên Manley & Associates, mua lại 29/1/1996, đóng cửa năm 2002 Maxis ở Walnut Creek, California, thành lập năm 1987, mua lại tháng 6/1997, dời về Redwood Shores vào năm 2004 Westwood Studios tại Las Vegas, Nevada, thành lập năm 1987, mua lại từ Virgin Interactive Entertainment vào tháng 8/1998, sáp nhập với EA Los Angeles vào năm 2003. EA Pacific (một thời gian được biết đến với tên Westwood Pacific) ở Irvine, California, trước đó là một chi nhánh của Virgin Interactive, mua lại cùng Westwood năm 1998, đóng cửa năm 2003 Kesmai (cũng có tên GameStorm), thành lập năm 1981, mua lại năm 1999, đóng cửa năm 2001. DICE Canada tại London, Ontario(ở Canada) bắt đầu hoạt động năm 1998, EA mua lại hoàn toàn DICE ở Thụy Điển vào 2/10/2006; DICE Canada bị đóng cửa vài giờ sau đó. EA Japan ở Tokyo, Nhật, đóng cửa vì lý do sáp nhập; EA Partners quản lý EA UK tại Chertsey, Anh, chuyển tới EA UK ở Guildford EA Chicago tại Hoffman Estates, Illinois, thành lập năm 1990 với tên NuFX, mua lại năm 2004, đóng cửa vào 6/11/2007. Pandemic Studios tại Los Angeles, California và Brisbane, Queensland, Australia, thành lập năm 1998, mua lại tháng 10/2007 từ Elevation Partners, đóng cửa vào 17/11/2009. === Các chương trình mà EA hợp tác === Các mục tiêu mà EA hợp tác là dành riêng cho phát hành và phân phối các trò chơi được phát triển bởi các nhà phát triển bên thứ ba. Đáng chú ý là các thỏa thuận phát hành / phân phối bao gồm: APB hợp tác với Realitime Worlds Bulletstorm – Epic Games Dòng game Crysis – Crytek DeathSpank – Hothead Games Dòng Left 4 Dead trong The Orange Box (phiên bản bán lẻ) – Valve Dòng game Rock Band – Harmonix and MTV Games The Secret World – Funcom[35] Shadows of the Damned – Grasshopper Manufacture Shank – Klei Entertainment Dự án chưa xác định với Respawn Entertainment – thành lập tháng 4/2010, thành viên trong studio mới này là những người đứng đầu trước đây của Infinity Ward như Jason West và Vince Zampella. Overstrike với Insomniac Games:hãng phát triển thứ 3 chuyên sản xuất game trên hệ máy PlayStation của Sony cuối cùng cũng phát triển game đa hệ máy và EA sẽ phát hành. == Những lời chỉ trích == === Các studio mua lại và sự quản lý === Trong thời gian tăng trưởng nhanh nhất EA đã thường xuyên bị chỉ trích vì mua các hãng phát triển nhỏ hơn chủ yếu đối với sản phẩm game thưộc sở hữu trí tuệ của họ, và sau đó sản xuất các phiên bản tiếp theo làm thay đổi một cách đáng kể thương hiệu mà game đã tạo dựng. Ví dụ, 2 sản phẩm của studio Origin là Ultima VIII: Pagan và Ultima IX: Ascension đã được phát triển nhanh chóng dưới tay EA, bất chấp sự phản đối của người sáng tạo nên Ultima là Richard Garriott,và 2 phiên bản này được cộng đồng coi như là 2 bản dở nhất so với cả series. Đầu năm 2008, Tổng giám đốc hiện tại John Riccitiello thừa nhận rằng hành động này của EA đã sai và rằng hãng sẽ cho các studio mua lại quyền tự quản lớn hơn mà không cần "can thiệp" vào văn hóa doanh nghiệp của họ. Vào năm 2008, John D. Carmack của id Software nói rằng EA không còn là "Đế chế tàn bạo". id sẽ hợp tác với EA Partners, mặc dù có một vài ý kiến phản đối vì quá khứ của hãng này. "Tôi sẽ thừa nhận rằng, nếu bạn hỏi tôi một vài năm trước đây, tôi vẫn có suy nghĩ rằng EA là "Đế chế tàn bạo", hãng chuyên nghiền nát các studio nhỏ... Tôi đã rất ngạc nhiên nếu bạn nói với tôi một năm trước đó chúng tôi đã kết thúc với EA với tư cách là nhà phát hành. Khi chúng tôi đi ra ngoài và nói chuyện với mọi người, đặc biệt là những người như Valve là đối tác của EA, chúng tôi đã nhận được phản ứng rất tích cực từ họ." Giống các chương trình khác mà EA hợp tác, như là dự án Harmonix/MTV Games, Carmack nhấn mạnh rằng thỏa thuận với EA: "nó không thực sự là một cuộc thương thảo phát hành. Thay vào đó, họ đưa ra một danh mục phục vụ: Valve lấy một phần,Crytek lấy phần khác, và chúng tôi có lẽ sẽ phải nhận phần thứ 3." EA cũng bị chỉ trích cho việc đóng cửa các studio mua lại sau khi cho ra những game tệ hại từ các studio đó (ví dụ:Origin). Mặc dù, trong một số trường hợp, việc đóng cửa chỉ là sáp nhập nhân viên giữa các studio nhỏ thành một studio lớn hơn. Doanh thu ít ỏi và đánh giá kém về các game đầu tay xuất xưởng sau quá trình mua lại (hoặc sáp nhập) ý rằng sự kiểm soát và chỉ đạo của EA là nguyên nhân trực tiếp cho thất bại của game hơn là do studio làm game. Trong quá khứ, game Magic Carpet 2 đã bị thúc ép phải hoàn thành dù nhà thiết kế game Peter Molyneux đã phản đối và game này được bán ra trong kỳ nghỉ lễ với một số lỗi nghiêm trọng. Các studios như Origin và Bullfrog Productions từng sản xuất một số game mà đã thu hút được một số lượng fan nhất định. Rất nhiều người hâm mộ cũng cảm thấy khó chịu vì studio phát triển game yêu thích của họ bị đóng cửa, mặc dù có một số studio, như EALA (EA Los Angeles), đã khẳng định rằng họ sẽ cố gắng kế thừa di sản của studio trước đó(Westwood Studios). Đồng thời EA cũng bị chỉ trích từ công đoàn cho việc giải tán một số lượng lớn nhân viên trong khi đóng cửa các studio. Tuy nhiên, sau đó, hãng xác nhận rằng việc sa thải sẽ không nhằm hoàn toàn vào một nhóm hoặc studio, nhằm chống lại hai tin đồn trước đó là:một số nhóm nhân viên hoặc studio có thể là mục tiêu đặc biệt cho việc sa thải và ngụ ý rằng một số game đang phát triển sẽ không bao giờ được phát hành. EA từng bị chỉ trích nặng nề với hành động mua lại 19,9% cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh Ubisoft, một động thái mà nhiều người cảm thấy rằng sẽ dẫn đến một sự tiếp quản thù địch nhưng vẫn chưa thành hiện thực. Tuy nhiên, Tổng giám đốc Ubisoft Yves Guillemot sau đó bày tỏ rằng sự sáp nhập với EA là có thể xảy ra: " Lựa chọn đầu tiên của chúng tôi là tự điều hành tập đoàn và phát triển nó. Lựa chọn thứ 2 là kết hợp với ngành công nghiệp điện ảnh, lựa chọn cuối là sáp nhập". Tuy nhiên vào tháng 6/2010, EA quyết định bán bớt 15% cổ phiếu của Ubisoft. Số cổ phiếu đó tương đương với khoảng 94 triệu Euro (122 triệu USD). EA còn từng bị chỉ trích trên các phương tiện truyền thông với cố gắng của mình trong việc tiếp quản thù địch Take Two Interactive. === Chính sách việc làm === Vào năm 2004, Electronic Arts bị chỉ trích vì cho nhân viên làm việc ngoài giờ; thông thường lên đến 100 giờ mỗi tuần, và không chỉ vào những lúc gần phát hành sản phẩm. Blog công cộng EA Spouse đầy những lời ca thán như:" Giờ làm việc bắt buộc là từ 9 giờ sáng tới 10 giờ tối liên tục 7 ngày trong tuần với thỉnh thoảng có một tối thứ Bảy nghỉ sớm(6 giờ 30 tối)". Hãng đã phải giải quyết một vụ kiện bởi các "nghệ sĩ" làm game của mình để đền bù cho những giờ làm thêm không được trả lương. Số tiền đền bù lên tới 15,6 triệu USD. Kết quả là, rất nhiều các nhân viên phát triển cấp cơ bản (họa sĩ, lập trình, sản xuất,và thiết kế) bây giờ đã được làm việc theo giờ. Một vụ kiện tương tự được đưa ra bởi các lập trình viên đã được giải quyết với 14,9 triệu USD . Kể từ khi những lời chỉ trích đầu tiên được tung ra, có báo cáo rằng EA đã có những bước tích cực trong mối quan tâm cân bằng giữa công việc-cuộc sống bằng cách tập trung vào các dự án quy hoạch dài hạn, bồi thường, và giao tiếp với nhân viên. Những nỗ lực này được tăng tốc với sự xuất hiện của John Riccitiello là tổng giám đốc vào tháng 2 năm 2007. Trong tháng 12 năm 2007, một cuộc điều tra nội bộ trong EA cho thấy một sự gia tăng 13% trong tinh thần nhân viên và 21% nhân viên công nhận sự quản lý tốt như vậy trong thời gian ba năm. Vào tháng 5/2008, tác giả của blog EA Spouse Erin Hoffman, nói trên trang web tin tức về ngành công nghiệp game Gamasutra, bày tỏ rằng EA đã đạt được tiến bộ đáng kể, nhưng có thể sẽ bị rơi vào mô hình cũ một lần nữa. Hoffman nói rằng "tôi nghĩ EA đã có rất nhiều cải cách, và đã thực hiện một số nỗ lực mạnh mẽ thực sự để có được đúng người vào bộ phận nguồn nhân lực." và "tôi có nghe về những người phải làm việc ngoài giờ đã được trả thù lao và tôi nghĩ điều đó tạo nên một sự khác biệt lớn. Trên thực tế, tôi đã khuyến khích một vài người tôi biết nhận việc ở EA.", nhưng cô cũng đồng thời phàn nàn rằng cô lại bắt đầu phải nghe những "câu chuyện kinh dị" một lần nữa. === Chất lượng game === Năm 2006, trang web tập hợp đánh giá game Metacritic cho EA một điểm số trung bình là 72.0 (trên 100 điểm); dưới 2.5 điểm so với Nintendo (74.5) nhưng lại hơn 2 hãng phát triển thứ nhất là Microsoft (71.6) và Sony (71.2). Hãng phát triển thứ 3 có số điểm gần nhất là Take-Two Interactive (cũng được biết đến với 2 tên 2K Games và Rockstar Games) với 70.3 điểm. Số còn lại trong top 10 nhà phát hành bao gồm (Sega, Konami, THQ, Ubisoft, Activision) đều ở khoảng 60 điểm. Từ năm 2005 EA phát hành 5 game, Battlefield 2, Crysis, Rock Band, Mass Effect 2, và Dragon Age: Origins nhận được danh hiệu của Metacritic:Universal Acclaim (với số điểm đánh giá là 90 hoặc hơn). Tổng hợp đánh giá hiệu suất của EA đã cho thấy một xu hướng giảm trong chất lượng vào những năm gần đây và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến thị phần trong thời điểm cạnh tranh. Nhà phân tích Evan Wilson của hãng Pacific Crest Securities đã nói:"sự đánh giá thấp và chất lượng kém đang bắt đầu làm lu mờ thương hiệu EA. Theo điều tra đang tiếp tục của chúng tôi,xem xét dữ liệu của GameRankings.com tổng hợp, chất lượng tổng thể các game của EA tiếp tục giảm... Mặc dù thị phần đã không giảm mạnh cho đến nay. Trong những năm gần đây, như năm 2007, sẽ có sự cạnh tranh rất lớn, có vẻ như chất lượng không hề cải thiện.". EA cũng đồng thời bị chỉ trích cho việc phát triển các game mà thiếu sự đổi mới,đối diện với số lượng các nhãn game sản xuất dưới thương hiệu EA cho thấy một lịch sử nhàm chán của các bản cập nhật hằng năm, đặc biệt trong thương hiệu game thể thao của họ. Điển hình là các game bán lẻ trên thị trường như một game mới với giá trọn bộ nhưng tính năng chỉ như một bản cập nhật: thay đổi vẻ ngoài, gia tăng một cách cơ học trò chơi,giao diện người dùng, và hình ảnh. Một số lời chỉ trích còn so sánh EA với Ubisoft(chuyên mua lại các tựa game hoặc chỉ chuyển game nổi tiếng sang hệ máy khác) và kết luận rằng sự sáng tạo của EA "cập nhật với tốc độ sên bò". Trong khi chính Tổng giám đốc của hãng, John Riccitiello, cũng thừa nhận việc thiếu sự đổi mới trong ngành công nghiệp game gần đây,nói rằng:"chúng tôi khiến mọi người chết vì chán và làm những game mà càng ngày càng khó để chơi. Đối với hầu hết, ngành công nghiệp game chỉ toàn tẩy rửa và lặp lại. Đã có rất nhiều sản phẩm trông như sản phẩm năm ngoái, và giống hệt sản phẩm của năm kia." EA đã tuyên bố rằng sẽ chuyển sự tập trung của mình sang làm các tựa game hoàn toàn mới nhằm để ngăn chặn xu hướng này, với việc gần đây mua lại các studio BioWare và Pandemic và đánh giá chúng sẽ tham gia vào quá trình này. === Vụ kiện chống độc quyền === Vào 5/6/2008, một đơn kiện được nộp ở Oakland, California, cáo buộc Electronic Arts đang vi phạm điều luật chống độc quyền của luật pháp Mỹ bằng việc ký hợp đồng độc quyền với hiệp hội Bóng bầu dục quốc gia (NFL), hiệp hội bóng bầu dục Đại học(NCAA) và Giải bóng bầu dục Arena Football League, để sử dụng tên cầu thủ, chân dung và logo các đội bóng. Điều này sẽ giúp các công ty khác cũng có thể ký các thỏa thuận tương tự. Vụ kiện tiếp tục cáo buộc EA về việc tăng giá các trò chơi liên kết với các giấy phép đã ký ở trên là kết quả cho hành động này. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với GameTap, Peter Moore nói rằng chính NFL đã muốn bán thỏa thuận. "Để cho rõ ràng, NFL đã thực sự muốn một mối quan hệ độc quyền. EA mua, và giống như rất nhiều công ty khác, quan hệ độc quyền," Moore giải thích. " Đó không phải là yêu cầu của chúng tôi khi hợp đồng này trở thành độc quyền... Chúng tôi chỉ là người mua và đã rất may mắn cũng như vui mừng khi là hãng ký được thỏa thuận." Gần đây, EA còn kiện các cựu cầu thủ NCAA cáo buộc rằng họ đã sử dụng hình ảnh của mình mà không thỏa thuận. === Thỏa thuận giấy phép phần mềm(thỏa thuận người dùng cuối) (EULA) và quyền quản lý kỹ thuật số(DRM) === Tháng 9 năm 2008, game Spore do EA phát hành có thông tin rằng quyền quản lý kỹ thuật số của game bao gồm chương trình SecuROM(chương trình DRM đang gây tranh cãi phát triển bởi Sony) và giới hạn cài đặt trò chơi cho một đĩa game chỉ được 3 lần. Một số lượng lớn công chúng phản đối kịch liệt hệ thống DRM này trên Internet. Spore trên trang Amazon.com bị xếp hạng 1 sao và trong các đánh giá quan trọng của trò chơi để EA "chú ý đến người tiêu dùng". Hệ thống DRM này, mục tiêu thiết kế là ngăn chặn những nỗ lực sử dụng trái phép phần mềm mà EA phân phối, thay vào đó lại ảnh hưởng chủ yếu đến các khách hàng trả tiền, và chính bản thân game đã vi phạm bản quyền (dùng chương trình của Sony) trước khi phát hành. Vào 13/9/2008, có tuyên bố rằng Spore là game bị vi phạm bản quyền nhiều nhất với hơn nửa triệu lượt download trái phép trong tuần đầu tiên phát hành. Để đáp lại phản ứng của khách hàng, EA chính thức công bố phiên bản sắp ra mắt Command & Conquer: Red Alert 3 sẽ tăng số lần cài đặt và kích hoạt giới hạn lên 5 thay vì 3. Nhiều khách hàng vẫn không hài lòng, tuyên bố họ vẫn còn phải mua các trò chơi với mức giá toàn bộ. Vào 22/9/2008, một vụ kiện cấp quốc tế khởi kiện EA về sử dụng DRM trong Spore, phàn nàn rằng EA không tiết lộ việc sử dụng SecuROM trong hướng dẫn game, và giải quyết SecuRom như thế nào khi bản chất nó là một rootkit, bao gồm việc tại sao nó vẫn tồn tại trong ổ cứng kể cả sau khi Spore đã tháo cài đặt. Vào 14/10/2008, một vụ kiện cấp tương tự đã buộc tội EA cho việc bao gồm một chương trình DRM trong bản chơi thử của trò Tạo Sinh vật(Spore). Vào 31/3/2009, EA phát hành De-Authorization Management Tool (công cụ ủy quyền quản lý) cho phép khách hàng có đĩa cài đặt game có chứa trình SecuROM có thể kích hoạt "tái ủy quyền" cho một máy tính, giải phóng một trong 5 lần kích hoạt để có thể cài đặt lại đĩa game đó trên một máy khác. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, EA đã công bố và chính thức hóa một sự thay đổi trong cách tiếp cận của mình để ngăn chặn vi phạm bản quyền về trò chơi máy tính. Hãng có kế hoạch bỏ hết DRM trong các game của mình, thay vào đó là phương pháp kiểm tra CD-key truyền thống. Tuy nhiên, game sẽ bao gồm một phần nội dung không nằm trên đĩa game, yêu cầu phải download trong quá trình kích hoạt trò chơi. Mục đích là để khuyến khích khách hàng mua một bản copy hợp pháp của game. Một chính sách chung được đặt ra là hình dung game như một dịch vụ với rất nhiều nội dung download miễn phí hoặc mua liên kết tới trò chơi, một số quà tặng nhỏ và cập nhật thường xuyên như một cách khuyến khích người chơi mua các game bản quyền của EA. === Quảng cáo phân biệt giới tính và phân biệt lứa tuổi === Chiến dịch quảng cáo cho Dead Space 2 đã bị phản đối là phân biệt giới và phân biệt tuổi, các game thủ tuyên bố rằng nó củng cố định kiến lạc hậu với game thủ nữ và game thủ lớn tuổi. Khi game được xếp hạng M và chỉ người trên 17 tuổi mới mua được, mọi người nghĩ rằng chiến dịch quảng cáo là vô nghĩa và sẽ làm ảnh hưởng thị phần. " Phần chiến dịch của game dựa trên một cơ sở duy nhất- mà bỏ qua bao nhiêu văn hóa của game đã tạo dựng". Cho tới năm 2010, 40% các game thủ chỉ chơi game trên hệ console là phụ nữ và có độ tuổi trung bình là 34. Trong suốt chiến dịch quảng cáo, 200 phụ nữ đã được chọn quảng cáo cho các giá trị bảo thủ của EA và thiếu hiểu biết với video game. Phản ứng của game thủ với game là hình ảnh của game đăng trên trang web của EA và quảng cáo trên TV với câu khẩu hiệu "Your mom hates Dead Space 2" (mẹ bạn ghét Dead Space 2). Vào 24/2/2011, Extra Credits một nhóm làm việc cho tờ báo video game trực tuyến The Escapist phát hành 'An Open Letter to EA Marketing' (thư ngỏ cho cách maketing của EA) trong cột giới thiệu game hằng tuần của mình, lên án chiến dịch quảng bá của Electronic Arts cho việc phát hành các game Dante's Inferno, Medal of Honor và Dead Space 2, lập luận rằng EA quyết định thuê người biểu tình giả và tiếp thị game hoàn toàn trên các giá trị gây sốc, trong khi bỏ mặc việc bảo vệ thương hiệu trong phiên bản tái phát hành Medal of Honor trên cơ sở Hiến pháp sửa đổi của Hoa Kỳ khi để người chơi chơi với tư cách là một người lính của Taliban, điều này đã làm tổn thương tới ngành công nghiệp và phản tác dụng với mong muốn từ lâu của EA là nâng game lên đến tầm nghệ thuật như đã minh chứng trong quảng cáo của EA vào thập niên 80 'Can a Computer Make You Cry?'(máy tính liệu có thể khiến bạn khóc). == Game == Danh sách các game của EA === Các game đáng chú ý === Một số đáng chú ý nhất và phổ biến nhất các game đã được công bố của EA. Dù EA phát hành các game này, nhưng chưa chắc đó là các game do họ phát triển; một số game được phát triển bởi các studio phát triển độc lập. EA phát triển game đầu tiên vào năm 1987. Pinball Construction Set (1983) bởi Bill Budge Archon (1983) và Archon II: Adept (1984) bởi Free Fall Associates M.U.L.E. (1983) bởi Dan Bunten và Ozark Softscape One on One: Dr. J vs. Larry Bird (1983) bởi Eric Hammond Music Construction Set (1984) bởi Will Harvey The Seven Cities of Gold (1984) bởi Dan Bunten và Ozark Softscape The Bard's Tale (1985) bởi Interplay Productions Mail Order Monsters (1985) bởi Paul Reiche III, Evan Robinson và Nicky Robinson Racing Destruction Set (1985) bởi Rick Koenig Starflight (1986) bởi Binary Systems Skate or Die! (1987), sản phẩm phát triển đầu tay của EA Lakers versus Celtics (1989) Populous (1989) bởi Bullfrog mà EA mua lại 1995 Desert Strike: Return to the Gulf (1992) bởi tập đoàn EA's High Score Production Dòng NHL (1991– nay) Dòng Wing Commander (thương hiệu) (từ 1992 trở đi,trước đó là game xuất bản nội bộ) Dòng FIFA (1993–) Dòng Need for Speed (1994–nay) (Bản đầu tiên được làm bởi EA cộng tác với hãng Road & Track) Ultima Online (1997) bởi Origin Systems Dòng NASCAR (1997–2009) Dòng Command & Conquer (thương hiệu từ 1999–nay) bởi Westwood Studios (game trước đó được làm bởi Virgin Interactive) Dòng Dungeon Keeper bởi Bullfrog Productions Dòng SimCity (thương hiệu từ 1999–) bởi Maxis (trước đó game được làm bởi các nhà phát triển khác) Dòng Medal of Honor (1999-) System Shock 2 (1999) American McGee's Alice (2000) Dòng SSX (2000–) Dòng James Bond (1999–2005) The Sims (2000–2003) bởi Maxis The Sims 2 (2004–2008) bởi Maxis (và sau đó là The Sims Studio) Dòng The Sims Stories (2007–2008) bởi Aspyr và EA The Sims 3 (2009–nay) bởi Visceral Games và The Sims Studio Dòng Burnout (2004–nay) Dòng Battlefield (2002–nay) bởi EA Digital Illusions CE Dòng Madden NFL (1989–nay) Dòng MySims (2007–nay) Dòng NCAA Football (1993–nay) Dark Age of Camelot (tái phát hành sau khi EA mua lại Mythic vào năm 2005) Dòng Crysis (2007–—) bởi Crytek Dòng Rock Band (2007–) bởi Harmonix Dòng Skate (2007–) bởi Black Box Dòng Mass Effect (Bắt đầu với Mass Effect 2, bản 1 do Microsoft phát hành)(2009–)bởi BioWare Dòng Spore (2008–) bởi Maxis Dòng Army of Two (2008–) bởi EA Montreal Dòng Dead Space (2008–) bởi EA Redwood Shores Dòng Mirror's Edge (2008) bởi EA Digital Illusions CE Dòng Dragon Age (2009–) bởi BioWare Dòng Dante's Inferno (2010–) bởi Visceral Games The Síms 4 (2014-nay) bởi Mãxis và EA EA cũng phát hành một số các nhãn hiệu không phải game. Chương trình nổi tiếng nhất gần như liên quan chặt chẽ tới ngành công nghiệp game và thực sự đã được sử dụng bởi một số nhà phát triển. Deluxe Paint ra mắt trên máy tính Amiga năm 1985 và sau đó được chuyển sang hệ thống khác. Các phiên bản mới nhất trong dòng, Deluxe Paint V, được phát hành vào năm 1994. Các chương trình không phải game khác bao gồm Music Construction Set (và Deluxe Music Construction Set), Deluxe Paint Animation và Instant Music. EA cũng phát hành một công cụ hoạt hình đen và trắng được gọi là Studio / 1, và một loạt các thương hiệu Paint trên Macintosh: Studio/8 và Studio/32 (1990). === Game đang phát triển === ==== Ra mắt năm 2011 ==== The Sims Social (Facebook) NCAA Football 12 (PlayStation 3, Xbox 360) Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2 (Microsoft Windows, Nintendo DS, PlayStation 3, Xbox 360, Wii) Madden NFL 12 (PlayStation 3, Xbox 360, Wii, Nintendo 3DS, PSP) NHL 12 (PlayStation 3, Xbox 360) FIFA 12 (Xbox 360, PlayStation 3, Windows, Nintendo 3DS) Battlefield 3 (PlayStation 3, Xbox 360, Windows) Need for Speed: The Run (Nintendo 3DS, PlayStation 3, Xbox 360, Wii, Windows) Star Wars: The Old Republic (Windows) The Secret World (Xbox 360, Windows) Burnout Crash (PlayStation Network, Xbox Live Arcade) ==== 2012 ==== SSX (2012 video game) (PlayStation 3, Xbox 360) Kingdoms of Amalur: Reckoning (PlayStation 3, Xbox 360, Windows) - Developed by 38 Studios Mass Effect 3 (PlayStation 3, Xbox 360, Windows) Overstrike (PlayStation 3, Xbox 360) FIFA 13 (PlayStation 3, Xbox 360, Wii, Wii U, 3DS, Windows) FIFA Online 3 (Windows) Medal of Honor: Warfighter (PlayStation 3, Xbox 360, Wii U, Windows) Need For Speed: Most Wanted (2012) (PlayStation 3, Xbox 360, Windows) The Simpsons: Tapped Out (Iphone, Andriod, Windows) ==== 2013 ==== Battlefield 4 (Windows, PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) FIFA 14 (PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One, Windows, Nintendo 3DS, Wii) Crysis 3 (PlayStation 3, Xbox 360, Windows) Need for Speed: Rivals (PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One, Windows) ==== 2014 ==== Battlefield Hardline' (Microsoft Windows, PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) FIFA 15' (Microsoft Windows, PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) The Sims 4 (Microsoft Windows, OS X) Dragon Age: Inquisition (Microsoft Windows, PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) NHL 15 (PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) EA Sports UFC (PlayStation 4, Xbox One) Madden NFL 15 (PlayStation 3, PlayStation 4, Xbox 360, Xbox One) ==== 2015 ==== Star Wars: Battlefront (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) FIFA 16 (Microsoft Windows, PlayStation3, Playstation 4, Xbox 360, Xbox One, Android, iOS) ==== 2016 ==== Mirror's Edge 2 (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) Battlefield 1 (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) Titanfall 2 (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) FIFA 17 (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) ==== 2017 ==== Mass Effect Andromeda (Microsoft Windows, PlayStation 4, Xbox One) == Logo == Logo của Electronic Arts đã trải qua một vài thay đổi trong suốt lịch sử của công ty. Logo cổ điển của doanh nghiệp vuông / tròn / tam giác, chấp nhận ngay sau khi được tạo ra và bị loại bỏ vào năm 1999, được phát minh bởi Barry Deutsch của Steinhilber Deutsch và công ty thiết kế Gard. Ba hình có ý nghĩa là "bảng chữ cái cơ bản của thiết kế đồ họa.". Các hình được vectơ hóa để thể hiện công nghệ. Nhiều khách hàng đã nhầm vuông/tròn/tam giác là biểu tượng cách điệu hóa của "EOA.". Dù họ nghĩ chữ "E" là "Electronic" và "A" cho "Arts", nhưng không hề có ý tưởng nào cho chữ "O", trừ phi có lẽ chữ "O" trong "Electronic." Trong một bản tin của EA, hơn nữa, kể cả trong những thảo luận đùa cợt về vấn đề, nói rằng hình vuông và hình tam giác đúng là đại diện cho chữ "E" và chữ "A", nhưng hình tròn có ý là" một quả bóng của hãng Nerf đã bị mắc kẹt trong một ổ đĩa mềm và đã xuất hiện trên màn hình splash của chúng tôi từ bao giờ". Các khách hàng khác lại nhìn logo là cách điệu của "ECA". Vòng tròn có lẽ đặt ở giữa để phân tách chữ "E" và "A". Nancy Fong và Bing Gordon có ý tưởng là giấu 3 hình trên các bìa đĩa của từng game, mượn ý tưởng từ truyền thuyết đô thị liên quan đến vị trí của biểu tượng con thỏ trên bìa tạp chí Playboy. Tìm vị trí biểu tượng ẩn trên nhãn hiệu của EA đã trở thành một thói quen của các nhân viên bất cứ khi nào một vỏ đĩa xuất hiện trên tủ đồ của Fong. Vào tháng 12/1986,David Gardner và Mark Lewis chuyển sang Anh để mở một trụ sở ở châu Âu. Cho tới thời điểm đó mới công bố thương hiệu Electronic Arts Games, game của công ty được chuyển sang in trên băng từ tại châu Âu đều được làm bởi Ariolasoft. Biểu tượng hiện tại của EA xuất phát từ biểu tượng sử dụng bởi thương hiệu con "EA Sports", được sử dụng lần đầu trong một dạng khác vào năm 1988, khi EA giới thiệu thương hiệu "EASN" (về sau đổi thành "EA Sports" khi gặp rắc rối pháp lý với ESPN). Biểu tượng đã được chỉnh sửa và chấp nhận rộng rãi trong hãng từ năm 1999. Logo xuất hiện trong game đã thay đổi vài lần từ khi bắt đầu thành lập Electronic Arts. Vào cuối những năm 90 cho đến năm 2001, nguyên bản là một hiệu ứng tiếng nổ đi kèm với hai chữ EA hiện lên, tiếp đó là một giọng điện tử phát âm "E" và "A". Âm thanh hiệu ứng thay đổi trong các game nhất định (ví dụ âm thanh của hai chữ EA khi xuất hiện). Vào các năm 1999-2003, một vòng tròn bao quanh bật lên và định hình 2 chữ EA trong logo hiện nay của "EA Games", đi kèm với một tiếng "ping". Vào năm 2002 tới năm 2004, logo của EA Games xuất hiện trên màn hình, đi kèm với một giọng nói lớn "EA Games" theo sau là một giọng thì thầm "challenge everything". Vào năm 2005, biểu tượng EA màu bạc xuất hiện rồi mờ dần đi. Từ năm 2006 tới nay: logo khác nhau tùy theo game, mang theo một số khía cạnh nào đó của game mà nó đại diện. Tuy nhiên 2 chữ EA luôn luôn giữ nguyên và biểu tượng luôn đi kèm với vòng tròn bao quanh. Khẩu hiệu của hãng cũng thay đổi vài lần từ khi bắt đầu là công ty. Ban đầu, đó là "We see farther."(khẩu hiệu khi thành lập), sau đó là "EA Games, challenge everything.", và "EA Sports, get in the game."(một cách rút gọn của câu khẩu hiệu cũ"If it's in the game, it's in the game."). "EA Sports, it's in the game" được nói bởi Andrew Anthony. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Electronic Arts tại DMOZ Electronic Arts profile on MobyGames EA Mobile profile on MobileGamesDB (Open mobile game database)
kyocera.txt
Công ty cổ phần Kyocera (kanji: 京セラ株式会社, rōmaji: Kyōsera Kabushiki-gaisha) do ông Kazuo Inamori thành lập năm 1959 tại thành phố Kyoto, Nhật Bản với tên gọi ban đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn gốm Kyoto. Kyocera chủ yếu sản xuất các sản phẩm gốm kỹ thuật, thiết bị in và thiết bị ngành ảnh. Năm 1983 công ty mua lại nhà sản xuất máy ảnh danh tiếng là Công ty Yashica cùng hợp đồng độc quyền của Yashica với hãng thiết bị quang học Carl Zeiss lừng danh của Đức, rồi bắt đầu sản xuất ra nhiều dòng máy ảnh chụp phim, máy ảnh kỹ thuật số chất lượng tốt mang các nhãn hiệu Contax và chính nhãn Yashica. Năm 2005 hãng Kyocera quyết định ngưng sản xuất toàn bộ các dòng máy ảnh mang hai nhãn hiệu này do chúng thiếu chi phí tiếp thị và phát triển sản phẩm và cũng do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành này. Tháng 1 năm 2000, hãng mua lại Công ty công nghiệp Mita, một nhà sản xuất máy photocopy làm thành một công ty con là Kyocera Mita có trụ sở tại Osaka. Một tháng sau đó hãng tiếp tục mua lại nhánh sản xuất điện thoại di động từ hãng Qualcomm của Hoa Kỳ lập thành Công ty thiết bị không dây Kyocera. == Lịch sử == Trong thập niên 1980 hãng chú trọng kinh doanh các thiết bị âm thanh như máy CD, máy cassette. Năm 1985 hãng đưa ra sản phẩm máy tính bỏ túi màn hình LCD Kyotronic 85. Bên cạnh đó hãng cũng sản xuất nhiều sản phẩm gốm. Năm 2003 bộ phận không dây của hãng, công ty thiết bị không dây Kyocera, mở một chi nhánh tại Bangalore, Ấn Độ lấy tên Công ty không dây Kyocera Ấn Độ (KWI). Công ty này liên kết với một số hãng dịch vụ điện thoại di động lớn để cung cấp dịch vụ CDMA tại Ấn Độ. Ngày 1 tháng 4 năm 2008, hãng Kyocera thông báo đã hoàn tất việc mua lại nhánh sản xuất điện thoại di động của Công ty thiết bị điện Sanyo. == Sản phẩm của hãng Kyocera == === Pin mặt trời === Hãng đặt kế hoạch tăng sản lượng pin mặt trời lên 500 MW hàng năm từ 2010, nghĩa là gần gấp ba sản lượng năm 2007 là 180 MW. Để đạt mục tiêu trên, hãng sẽ triển khai sản xuất tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc đồng thời đầu tư 30 tỉ Yên trong tài khóa 2010. Hãng cho rằng việc tăng sản lượng là để đáp ứng nhu cầu dùng pin mặt trời ngày càng tăng trên thế giới. Tấm pin mặt trời của Kyocera có thể xuất hiện trong dòng xe Toyota Prius thế hệ mới === Gốm kỹ thuật cao === === Điện thoại vệ tinh === Trước đây hãng có sản xuất điện thoại vệ tinh cho Công ty vệ tinh Iridium. === Máy in, Máy đa chức năng "MFPs" (in, sao, scan, fax) === Công ty con Kyocera Mita sản xuất nhiều loại sản phẩm từ máy in, máy đa năng MFPs cho đến mực máy in bán khắp thế giới. == Tài trợ bóng đá == Hãng hiện đang là nhà tài trợ in trên áo của các đội bóng đá sau đây: Kyoto Purple Sanga chơi tại giải chuyên nghiệp Nhật Bản J-League. Borussia Moenchengladbach chơi tại giải chuyên nghiệp Đức Bundesliga. Atlético Paranaense chơi tại giải chuyên nghiệp Brazil Brazilian Serie A. Hãng còn tài trợ cho đội bóng đá Brazil Paranaense và sân vận động của đội này được mang tên Kyocera Arena. Ngoài ra biểu tượng của hãng in trên lưng áo thi đấu của đội bóng Atlético Madrid. == Xem thêm == Taito Corporation List of digital camera brands KDDI Willcom Crap == Tài liệu == == Liên kết ngoài == Kyocera Global Site Kyocera Solar Kyotronic 85 Kyocera Wireless Corporation Kyocera Advanced Ceramics - Makers of ceramic knives and tools. Kyocera Site - dedicated to the sponsorship of Reading Football Club Kyocera Plans to Build 350-MW Solar Cell Manufacturing Plant Kyocera Constructing New Solar Manufacturing Plant In China
người chứt.txt
Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Việt Nam và Lào. Tại Việt Nam người Chứt được công nhận là một trong 54 dân tộc Việt Nam. == Địa bàn cư trú == Tại Việt Nam, theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân tộc này có dân số khoảng 3.829 người, sống chủ yếu ở tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch (Quảng Bình); một số ở Hương Khê (Hà Tĩnh) và tại Đăk Lăk. Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nhóm người Rục được phát hiện muộn nhất (năm 1959) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa và đến năm 2004 có 85 hộ với 428 nhân khẩu. Nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê ngày 1 tháng 7 năm 2003 thì dân số người Chứt giảm xuống còn 3.787 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người) Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 450 người Chứt (Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh Khammouan. Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Thời điểm tiếng Chứt tách ra khỏi nhóm tiếng Việt-Mường vẫn còn đang tranh cãi Theo Phạm Văn Cường thì là vào khoảng thế kỷ V - VI, sau đó khá lâu, vào khoảng thế kỷ X - XI tiếng Mường mới tách ra (Phạm Đức Dương). Còn theo Bùi Xuân Dinh thời điểm phân tách của nhóm Việt-Mường và 2 nhóm Chứt - Poong diễn ra từ khoảng thiên niên kỷ thứ I TCN đến thế kỷ thứ II sau CN. Và nhóm Việt Mường phân tách khoảng từ khoảng thế kỷ thứ VII - VIII Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như "bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt". Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. Người Chứt sống chủ yếu bằng trồng trọt và một phần nhờ săn bắn và hái lượm. Họ ăn cơm đồ cách thuỷ với thức ăn thường có rau rừng thái nhỏ nấu với ốc hay cá suối. == Nhóm người Rục == Tộc người Rục được một tiểu đội Công an Quảng Bình phát hiện vào ngày 12 tháng 8 năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gồm 11 hộ với 34 người. Người Rục có tập quán rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm, nhưng họ cũng có một cuộc sống tinh thần phong phú với những nhạc cụ núi rừng như đàn trơ bon, đàn môi, sáo dọc và làn điệu cà lưm cà lềnh. Do tập quán lạc hậu, sống trong hang đá, săn bắt, hái lượm tận rừng sâu, người Rục có nguy cơ suy giảm dân số hết sức nghiêm trọng. Trong hơn 40 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Đến cuối năm 2006, nhân khẩu đã lên đến 414 người và được phân bố trong bốn bản Phú Minh, Ón, Yên Hợp và Mò O - Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, ở xen với các tộc như Sách, Mày, Kinh. Số liệu năm 2009 số lượng nhân khẩu có khoảng 600 người. == Lịch sử == Trước đây, người Chứt sống di cư, chủ yếu vùng núi tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, trong điều kiện rất lạc hậu. A. Cheon và Th. Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp, đã miêu tả là người Chứt "hết sức nhút nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn. Họ không có quần áo, nam nữ đều che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc trong lều. Họ ăn bột cây nhúc và săn bắt tôm cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng sau". Có nguồn cho biết nhóm Rục thời trước có nguồn thức ăn quan trọng là bọt cây báng và thịt khỉ. Dưới thời thực dân Pháp, người Chứt bị miệt thị là "Xá lá vàng". "Xá" chỉ những tộc người lạc hậu; "lá vàng" chỉ cuộc sống di cư, người Chứt thường chỉ sống tại một địa điểm trong những túp lều lợp bằng lá cây khoảng vài ngày cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì bỏ đi nơi khác. Bản thân chữ "Chứt" cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt. Với trình độ sản xuất thấp, người Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè nam giới Chứt đóng khố và cởi trần còn phụ nữ Chứt mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp, người Chứt được chính quyền Việt Nam vận động về sống định cư, hòa đồng hơn vào các tộc người khác. Ngày nay người Chứt đã sống định canh định cư, nhưng các làng của người Chứt (gọi là Cà Vên) thường tản mạn và nhà cửa không bền vững. Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi. Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng bông dệt vải hay chế tạo đồ kim loại. Người Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. == Văn hóa == Người Chứt có quan hệ vợ chồng bền vững. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái trước lễ đón dâu. Lễ vật trong đám cưới ngoài lợn, gà, luôn phải có thịt khỉ sấy khô. Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Tang gia được tổ chức trong 2 đến 3 ngày bằng nghi lễ cúng bái, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắt thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không chăm sóc mộ nữa. Ngoài, thờ cúng tổ tiên, người Chứt tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, ma bếp... Trong tín ngưỡng của người Chứt cũng có Thần nông bảo vệ mùa màng và là vị thần tối cao. Hoạt động nông nghiệp thường được thực hiện kèm theo các nghi lễ như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Người Chứt có làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ... Dân tộc Chứt có vốn truyện cổ và văn nghệ dân gian phong phú, gồm nhiều đề tài khác nhau. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Người Chứt tại Từ điển bách khoa Việt Nam Dân tộc Chứt thuộc phạm vi công cộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Chứt trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam Cây đàn trơ bon, chiếc bẫy chuột và tấm lòng người Chứt trên VietNamNet Người Rục và cuộc trường chinh hòa nhập cộng đồng trên báo Nhân dân, Cập nhật lúc 16:35, Thứ ba, 14/11/2006 (GMT+7) Khi người A Rem rời hang đá..., Vũ Toàn, báo Tuổi Trẻ, 12/05/2005, 00:24 (GMT+7).
roger bacon.txt
Roger Bacon, O.M. (1214–1294), cũng gọi là Doctor Mirabilis (tiếng Latin: "thầy giáo tuyệt vời"), là một trong những thầy dòng Franciscan nổi tiếng vào thời của ông. Ông là một triết gia người Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng đáng kể vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông là một trong những người châu Âu đầu tiên ủng hộ phương pháp khoa học hiện đại. == Tiểu sử == Năm 1277, Roger Bacon bị bỏ tù. Đến năm 1292, ông được thả ra. == Sự nghiệp == === Khoa học === Roger Bacon chính là người đã khai sinh ra thuật ngữ khoa học kinh nghiệm. Ông là một trong những người đặt nền mỏng cho sự phát triển của khoa học thực nghiệm thời kỳ mới. Các tư tưởng triết học của Roger Bacon gắn liền với những phát minh mang tính khoa học của ông. Trong khoa học thực nghiệm và khoa học logic, ông là người tiến trước thời đại. Vì vậy, ông được gọi là nhà tiên tri của khoa học thực nghiệm thời kỳ cận đại. Roger Bacon là một con người say mê với khoa học. Ông dành nhiều thời gian cho xây dựng, chăn nuôi,... Ông đánh giá cao vai trò của toán học, vật lý,... Đối với ông, đó là những thứ khoa học giúp con người khám phá tự nhiên. Ông đã viết những lời có cánh này cho toán họcː Tuy nhiên, Bacon cũng không từ bỏ thói quen của nhiều người trước và đương thời với ông. Ông hứng thú với thuật luyện đan, quan tâm đến chiêm tinh học và ma thuật. Ấy thế nhưng, nhờ những môn khoa học mang tính thần bí đó, ông đã rút ra nhiều nhận định hợp lý. Ông cho rằng có thể bắt chước tự nhiên, điều chế ra các kim loại từ thủy ngân và lưu huỳnh. Nhiều mơ ước của đã trở thành sự thật như con thuyền không người chèo, xe chạy với tốc độ không tưởng mà không cần kéo, máy bay có cánh như chim và bay được như chim. === Triết học === ==== Chống lại chủ nghĩa kinh viện ==== Xét trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, Roger Bacon giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa kinh viện. Đối với Bacon, triết học kinh viện là thứ triết học chỉ có mục đích duy nhất là bảo vệ niềm tin tôn giáo nên không thể là một triết thuyết hữu ích cho đời sống thực của con người. Thứ triết học đó hoàn hảo bao nhiêu, cái tỷ lệ nghịch giữa nó với sự chân thực của cuộc sống rõ ràng bấy nhiêu. Bacon bày tỏː ==== Siêu hình học ==== Roger Bacon đã đưa ra một quan niệm mới khi đi nghiên cứu siêu hình học. Siêu hình học là khoa học lý luận chung có chức năng giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận để đem lại cho các khoa học đó những quan điểm mang tính chất nền tảng cơ bản nhất và bản thân siêu hình học lại được kiến thiết trên thành quả của các khoa học bộ phận. Từ đó, Roger Bacon đã thấy mối quan hệ biện chứng giữa các khoa học cụ thể với triết học (ở đây được gọi là siêu hình học) được hiểu như mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. ==== Lý luận về nhận thức ==== Giống như các vị tiền bối, Bacon chưa thể nào thaots khỏi tầm ảnh hưởng của hai nhà triết học vĩ đạiː Platon và Augustin thành Hippo, đặc biệt là trong khi đưa ra quan điểm về nhận thức. Ở ông là một sự dung hợp giữa khoa học và thần học. Một ví dụ tiêu biểu cho thấy tính chất đó là Bacon cho rằng tư tưởng rõ ràng là nhờ xuất phát từ sự mẫu mực của Thượng đế về "lý trí hoạt động thực tiễn". Tuy nhiên, tư tưởng về nhận thức của Bacon đã có điểm chú ý ở chỗ ông bày tỏ quan điểm không đồng ý với sức mạnh của Chúa đối với nhận thức của con người, không đồng ý với lý luận của tôn giáo cầm quyền (đây chính là điều đã khiến Bacon phải chịu số phận ngục tù). Ông đã đưa ra 4 trở ngại đối với nhận thức của con ngườiː Sự sùng bái mù quáng trước những thứ không có cơ sở và không xứng đáng được như vậy như Giáo phụ, Kinh thánh. Ông gọi những thứ đó là "những tấm gương của uy quyền thấp kém". "Tính bất biến của thói quen lâu đời" đối với những quan niệm rõ ràng làm cằn cỗi sự sáng tạo của con người. "Ý kiến của đám đông ngu dốt". "Che đậy sự dốt nát dưới vỏ bọc của sự thông thái". Theo Roger Bacon, nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghiệm. Bởi thế mà vai trò của uy tín và lý trí đều phụ thuộc vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý là tòa án cuối cùng để thẩm định tri thức. Không chỉ đề cao vai trò của kinh nghiệm trong việc nhận thức, Roger Bacon nhận thấy sự quan trọng của phương pháp. Theo ông, phương pháp đó là con đường tốt nhất để đạt tới chân lý. Nếu thiếu phương pháp thì sự hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài mà thôi. === Quan điểm về xã hội === Ông là con người tiến bộ của tầng lớp thị dân. Ông đã dũng cảm tiến công vào quyền uy của giáo hội và tầng lớp tăng lữ quý tộc, lên án chế độ áp bức phong kiến và sự xấu xa tàn bạo của giới quý tộc, bênh vực quyền lợi của công dân. Tuy nhiên, cần lưu ý là ông không chống tôn giáo nói chung. == Ảnh hưởng == Roger Bacon đã đặt tiền cho sự phát triển của khoa học và triết học cho các thời kỳ sau, nhất là phong trào Phục hưng. == Tác phẩm == Về sự kéo dài sự sống của con người Chỉ dẫn để nghiên cứu thần học Tiểu tác phẩm ca ngợi toán học Về cầu vồng Triển vọng Về các sai lầm của bác sĩ == Danh ngôn == == Ghi chú == == Tham khảo == Bản mẫu:A Short Biographical Dictionary of English Literature Clegg, Brian (2003). The First Scientist: A Life of Roger Bacon. Constable & Robinson. ISBN 0-7867-1358-5. Easton, Stewart C. Roger Bacon and his Search for a Universal Science, New York: Columbia Univ. Pr., 1952. Hackett, Jeremiah, ed. Roger Bacon and the Sciences: Commemorative Essays, Studien und Texte zur Geistesgeschichte des Mittelalters, 57, Leiden: Brill, 1997. ISBN 90-04-10015-6 Lindberg, David C. "Science as Handmaiden: Roger Bacon and the Patristic Tradition," Isis, 78 (1987): 518–36; reprinted in Michael H. Shank, ed., The Scientific Enterprise in Antiquity and the Middle Ages, Chicago: Univ. of Chicago Pr., 2000. ISBN 0-226-74951-7 == Liên kết ngoài == "Roger Bacon" in the 1913 Catholic Encyclopedia. Feynman got it wrong article on Roger Bacon's place in the history of science Roger Bacon Quotes at Convergence Bản mẫu:Medieval Philosophy
kali.txt
Kali (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: kalium) là nguyên tố hoá học ký hiệu K, số thứ tự 19 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm. Nó còn gọi là bồ tạt (mặc dù bồ tạt để chỉ tới kali cacbonat K2CO3 thì chính xác hơn) hay pô tát (potassium). Kali nguyên tố là kim loại kiềm mềm, có màu trắng bạc dễ bị ôxy hóa nhanh trong không khí và phản ứng rất mạnh với nước tạo ra một lượng nhiệt đủ để đốt cháy lượng hyđrô sinh ra trong phản ứng này. Kali cháy có ngọn lửa có màu hoa cà. Do Kali và Natri có tính chất hóa học rất giống nhau nên các muối của chúng lúc đầu là không có sự khác nhau. Sự tồn tại nhiều nguyên tố trong muối của chúng đã được tiên đoán từ năm 1702, và điều này đã được chứng minh năm 1807 khi natri và kali được cô lập một cách độc lập từ các muối khác nhau bởi cách điện phân. Kali tồn tại trong tự nhiên ở dạng các muối ion. Do đó, nó được tìm thấy ở dạng hòa tan trong nước biển (với khoảng 0,04% kali theo khối lượng), và nó có mặt trong nhiều khoáng vật. Hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp của kali là nhờ vào khả năng hòa tan tương đối cao của các hợp chất kali trong nước như bánh xà phòng kali. Kim loại kali chỉ có một vài ứng dụng đặc biệt như là nguyên tố được thay thế cho natri kim loại trong hầu hết các phản ứng hóa học. Các ion kali cần thiết cho các chứng năng tế bào của tất cả sinh vật. Ion kali là tác nhân cơ học chính trong truyền dẫn nơron. Sự suy giảm kali trong động vật, bao gồm cả con người, dẫn đến rối loạn các chức năng khác nhau của tim. Kali tích tụ trong các tế bào thực vật, và do đó các trái cây tươi và rau là những nguồn cung cấp lượng kali tốt cho cơ thể. Ngược lại, hầu hết thực vật ngoại trừ một vài halophyte đặc biệt là không dung nạp muối, và chỉ có natri có mặt trong chúng với một nồng độ rất thấp. Điều này làm cho kali ban đầu được cô lập từ potash, các dạng tro của thực vật, nên kali trong tiếng Anh được đặt theo hợp chất này. Cùng vì lý do đó nên những vụ canh tác với sản lượng lớn đã làm cạn kiệt nguồn kali một cách nhanh chóng, nên phân bón nông nghiệp tiêu thụ đến 95% loại có chứa kali trên toàn cầu. == Tính chất == === Vật lý === Các nguyên tử kali có 19 electron nhiều hơn trạng thái bền vững của khí hiếm gần nhất argon 1 electron. Nguyên tử kali trong trường hợp này dễ mất 1 nguyên tử ngoài cùng hơn là kiếm thêm 1 nữa để đạt trang thái bền; tuy nhiên, các ion K– cũng được biết đến. Do mức năng lượng ion hóa thứ nhất thấp (418,8 kJ/mol) nguyên tử kali dễ dàng mất đi 1 electron và oxy hóa thành cation K+. Quá trình này cần rất ít năng lượng để kali dễ dàng bị ôxy hóa bởi ôxy trong khí quyển. Ngược lại, mức năng lượng ion hóa thứ hai rất cao (3052 kJ/mol), do phải loại loại bỏ 2 electron khi phá vỡ trạng thái bền vững của cấu hình khí hiếm. Do đó, kali không sẵn sàng để tạo thành các hợp chất ở trạng thái ôxy hóa +2 (hoặc cao hơn). Kali là kim loại nhẹ thứ 2 sau liti. Nó là chất rắn mềm có điểm nóng chảy thấp và có thể dùng dao để cắt dễ dàng. Vết cắt tương của kali có màu bạc, nhưng ngay lập tức sẽ lu mờ chuyển sang màu xám sau khi tiếp xúc với không khí, nên nó phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa. Trong thí nghiệm ngọn lửa, kali và các hợp chất của nó phát ra màu hoa cà với đỉnh bức xạ ở bước sóng 766,5 nm (xem đoạn phim bên dưới). === Hóa học === Kali phản ứng với ôxy trong không khí tạo thành kali perôxít và phản ứng với nước tạo thành kali hyđroxít. Phản ứng của kali với nước rất nguy hiểm vì tính mãnh liệt của nó vào tạo ra khí hidro. Khí hidro tiếp tục phản ứng với ôxy trong khí quyển tạo thành nước, lượng nước này lại tiếp tục phản ứng với kali dư. Phản ứng này chỉ cần sự có mặt của một ít nước; vì vậy kali và hợp kim lỏng của nó với natri là NaK là những chất hút ẩm mạnh có thể được dùng để làm khô các dung môi trước khi đưa vào chưng cất. Do tính nhạy cảm của kali với nước và không khí, các phản ứng chỉ có thể xảy ra trong khí quyển trơ như khí argon dùng công nghệ chân không. Kali không phản ứng với hầu hết hydrocarbon như dầu khoáng hoặc kerosene. Nó dễ hòa tan trong ammoniac lỏng với nồng độ lên đến 480 ppm ở 0 °C. Tùy theo nồng độ, các dung dịch ammoniac sẽ có màu xanh dương đến vàng, và độ dẫn điện của chúng tương tự như độ dẫn điện của kim loại lỏng. Ở dạng dung dịch tinh khiết, kali phản ứng chậm với ammoniac tạo thành KNH2, nhưng phản ứng này được tăng tốc khi thêm một lượng nhỏ muối của các kim loại chuyển tiếp. Nó có thể khử các muối thành kim loại; kali thường được dùng làm chất khử trong việc pha chế các kim loại được mịn từ các muối của chúng bằng phương pháp Rieke. Ví dụ, dùng kali làm chất khử để điều chế magiê bằng phương pháp Rieke từ magiê clorua: MgCl2 + 2 K → Mg + 2 KCl === Hợp chất === Kali chỉ có một trạng thái ôxy hóa phổ biến là +1. Kim loại kali là chất phản ứng mạnh do nó dễ dàng bị ôxy hóa tạo ra cation K+. Khi bị ôxy hóa nó rất bền và khó bị khử trở lại thành kim loại. Kali hydroxit dễ dàng phản ứng với cacbon đi ô xít tạo ra kali cacbonat, và được dùng để loại các tạo chất khí trong không khí. Nhìn chung, các hợp chất kali hòa tan trong nước rất tốt, do năng lượng hydrat hóa của ion K+ cao. Ion kali không màu khi tan trong nước và rất khó kết tủa; nó có thể kết tủa với natri tetraphenylborat, axít hexachloroplatinic, và natri cobaltinitrit. Kali ôxy hóa nhanh hơn hầu hết các kim loại và tạo thành các ôxít với các liên kết ôxy-ôxy, cũng giống như các kim loại kiềm khác trừ liti. Có 3 loại ôxít được hình thành trong phản ứng này gồm kali ôxít, kali perôxít, và kali superôxít, gồm 3 kiểu ion gốc ôxy khác nhau: ôxít (O2−), perôxít (O2−2), và superôxít (O−2). Hai hợp chất sau, đặc biệt là superôxít thì hiếm gặp và chỉ được tạo ra trong phản ứng với các kim loại có tính dương điện cao; các hợp chất này chứa các liên kết ôxy-ôxy. Tất cả các hợp chất kali hai phân tử đã được biết đến phản ứng rất mãnh liệt với nước tạo thành kali hyđrôxít, đây là hợp chất có tính kiềm rất mạnh và 1,21 kg chất kiềm này có thể hòa tan trong khoảng 1 lít nước. ==== Trong dung môi nước ==== các hợp chất kali phân li mạnh và hầu hết chúng có thể hòa tan trong nước. Các dạng chính tồn tại trong nước là các hợp chất phức [K(H2O)n]+ với n = 6 và 7. Một ít muối của nó hòa tan kém trong nước như kali tetraphenylborat, kali hexachloroplatinat, và kali cobaltinitrit. === Đồng vị === Có 24 đồng vị của kali đã được biết, trong đó có 3 đồng vị có trong tự nhiên: K39 (93,3%), K40 (0,01%) và K41 (6,7%). Đồng vị tự nhiên K40 có chu kỳ bán rã 1,250×109 năm và phân rã thành Ar40 (11,2%) bằng cách bắt điện tử và bằng bức xạ positron, cũng như phân rã thành đồng vị ổn định Ca40 (88,8%) bằng bức xạ beta. Sự phân rã của K40 thành Ar40 thông thường được sử dụng làm phương pháp đánh giá tuổi các loại đá. Phương pháp đánh giá tuổi bằng tỷ lệ K/Ar phụ thuộc vào giả thiết rằng các loại đá không chứa agon ở thời điểm tạo ra nó và mọi agon do phóng xạ sinh ra sau đó (Ar40) về mặt lượng là được bảo toàn, tức là một hệ thống kín. Các khoáng chất được xác định tuổi bằng cách đo mật độ của kali cũng như lượng Ar40 do phóng xạ sinh ra đã được tích lũy. Các khoáng chất phù hợp để xác định tuổi là biôtit, muscôvit, và plutonit/hocblen biến chất, cũng như fenspat núi lửa; toàn bộ các mẫu đá từ nham thạch núi lửa và đá xâm nhập nông có thể được xác định tuổi nếu chúng chưa bị thay thế. Ngoài ra, các đồng vị kali còn được sử dụng như là chất đánh dấu vết trong nghiên cứu thời tiết. Chúng cũng được sử dụng trong các nghiên cứu về chu trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vì kali là chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sự sống. K40 có trong kali tự nhiên (và vì thế có trong các sản phẩm muối thương mại) trong một lượng vừa đủ đến mức một túi lớn của các chất này có thể sử dụng như nguồn phóng xạ cho các minh họa trong lớp học. Ở người và động vật khỏe mạnh, 40K là một nguồn phóng xạ lớn nhất thậm chí còn hơn cả 14C. Trong cơ thể một người nặng 70 kg có khoảng 4.400 hạt nhân 40K phân rã mỗi giây. Mức độ phân rã của kali tự nhiên là 31 Bq/g. === Sự phổ biến === Kali được hình thành trong vũ trụ từ quá trình tổng hợp hạt nhân từ các nguyên tử nhẹ hơn. Dạng bền của kali được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh bằng quá trình đốt cháy ôxy. Kim loại kali không tồn tại trong tự nhiên do độ hoạt động mạnh của nó với nước. Ở dạng hợp chất, nguyên tố này chiếm khoảng 2,4% trọng lượng lớp vỏ Trái Đất và là nguyên tố phổ biến thứ bảy trong lớp này, tương đương với natri là 1,8%.. Trong nước biển, nồng độ của kali là 0,39 g/L rất thấp so với natri là 10,8 g/L. Orthoclase (feldspar kali) là một khoáng vật tạo đá phổ biến. Ví dụ như trong đá granit chứa 5% kali, hàm lượng này cao hơn hàm lượng trung bình của kali trong vỏ Trái Đất. Sylvit (KCl), carnallit (KCl·MgCl2·6(H2O)), kainit (MgSO4·KCl·3H2O) và langbeinite (MgSO4·K2SO4)) là các khoáng vật được tìm thấy ở dạng các đá bay hơi của các hồ và nền biển cổ trên khắp thế giới. Các mỏ này thường có sự phân lớp bắt đầu với lớp ít hòa tan nằm dưới đáy và lớp hòa tan nhất nằm ở trên mặt. Các mỏ dạng trứng (kali nitrat) được hình thành từ sự phân rã các khoáng vật hữu cơ trong đới tiếp xúc với khí quyển, hầu hết là trong các hang động; do khả năng hòa tan cao trong nước của chất này nên việc hình thành các mỏ lớn cầu có các điều kiện môi trường đặc biệt. == Lịch sử == Không phải các muối kali hay natri (as separate entities from other salts) đã từng được biết đến trong thời kỳ La Mã, và tên gọi Latin của nguyên tố này không phải gốc Latin cổ điển mà là Tân Latin. Tên Latin kalium được chọn từ từ "alkali" đã được chuyển tự từ tiếng Ả Rập: القَلْيَه al-qalyah nghĩa là "tro thực vật". Thuật ngữ alkali phát âm tương tự trong tiếng Anh cũng có cùng gốc này (potassium trong tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại là بوتاسيوم būtāsyūm). Tên tiếng Anh của nguyên tố này là potassium bắt nguồn từ từ "potash", đề cập đến một phương pháp mà theo đó potash thu được bằng cách lọc sạch tro gỗ hoặc lá cây và làm bay hơi dung dịch trong một cái nồi. Potash về bản chất là một hỗn hợp muối kali do thực vật có chứa một ít hoặc không có hàm lượng natri, và phần còn lại của khoáng chất trong thực vật bao gồm các muối canxi có tính hòa tan tương đối thấp. Trong khi kali đã từng được sử dụng từ thời kỳ cổ đại, nhưng nó không được biết đến trong suốt bề dày lịch sử là một chất khác biệt về cơ bản với các muối natri. Georg Ernst Stahl đã thu được bằng chứng thực nghiệm cho phép ông kết luận sự khác biệt của các muốn natri và kali vào năm 1702, và Henri Louis Duhamel du Monceau đã có thể chứng minh sự khác biệt này vào năm 1736. Thành phần hóa học chính xác của các hợp chất natri và kali, và trạng thái nguyên tố natri và kali đã không được biết đến, và do đó Antoine Lavoisier đã không xếp alkali vào trong danh sách các nguyên tố hóa học của ông năm 1789. Kim loại kali đã được Sir Humphry Davy phát hiện năm 1807, ông tách nó ra từ bồ tạt ăn da (KOH). Kim loại kiềm này là kim loại đầu tiên được điều chế bằng điện phân muối nóng chảy với một pin Volta được phát hiện mới nhất. Kali là kim loại đầu tiên được điều chế bằng phương pháp điện phân. Cùng năm đó, Davy đã thông báo về việc tách natri kim loại từ một dẫn suất khoáng vật (Natri hiđroxit, NaOH, hay lye) chứ không phải muối thực vật cũng bằng kỹ thuật tương tự, và ông đã minh họa rằng các nguyên tố tách ra từ các muối này là khác nhau. Mặc dù việc sản xuất kim loại kali và natri đã cho thấy rằng chúng là các nguyên tố nhưng phải mất một khoảng thời gian trước khi đề xuất này được công nhận rộng rãi. Trong một thời gian dài các ứng dụng potash chỉ dùng trong việc sản xuất thủy tinh, thuốc tẩy và xà phòng. Xà phòng kali từ mỡ động vật và dầu thực vật có giá rất cao, do chúng có khuynh hướng hòa tan nhiều hơn trong nước và mềm hơn, nên được gọi là xà phòng mềm. Phát hiện của Justus Liebig năm 1840 cho thấy rằng kali là nguyên tố cần thiết cho thực vật và hầu hết loại đất đều thiếu kali đã làm gia tăng nhu cầu các muối kali. Tro gỗ từ các loại cây linh sam ban đầu được sử dụng như một nguồn cung cấp muối kali ở dạng phân bón, nhưng với việc phát hiện năm 1868 về các mỏ chứa kali clorua gần Staßfurt, Đức thì sản lượng phân bón kali bắt đầu được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Các mỏ potash khác dần được phát hiện, và vào thập niên 1960 Canada trở thành nước sản xuất nguồn kali chính trên thị trường quốc tế. == Sản xuất thương mại == Các muối kali như carnallit, langbeinit, polyhalit, và sylvit tạo nên các mỏ lớn trong các hồ và đáy biển cổ, làm cho việc khai thác các muối kali trong các môi trường này là khả thi về mặt thương mại. Nguồn chủ yếu của kali được khai thác ở Canada, Nga, Belarus, Đức, Israel, Hoa Kỳ, Jordan và nhiều nơi khác nữa trên thế giới. Mỏ đầu tiên được khai thác nằm gần Staßfurt, Đức, nhưng dãi phân bố mỏ này kéo dài từ Đại Anh qua Đức và đến tận Ba Lan. Chúng nằm trong tầng Zechstein và tích tụ vào kỷ Permi giữa đến muộn. Mỏ lớn nhất từng được phát hiện ở độ sâu khoảng hơn 900 mét dưới bề mặt của Saskatchewan, Canada. Các mỏ này nằm trong Loạt Elk Point hình thành vào Devon giữa. Saskatchewan, nơi có nhiều mỏ lớn được khai thác từ thập niên 1960, đã đi tiên phong trong việc sử dụng phương pháp đóng băng cát ước (hệ tầng Blairmore) để khai thác dạng trục trong chúng (in order to drive mine shafts through them). Nước trong Biển Chết được Israel và Jordan dùng để sản xuất kali, trong khi nồng độ trong các đại dương thông thường quá thấp để có thể sản xuất thương mại với giá hiện thời. Nhiều phương pháp được sử dụng để tách các muối kali ra khỏi các hợp chất có mặt magiê và natri. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất là kết tủa một số hợp chất dựa vào khải năng hòa tan khác nhau của các muối ở những nhiệt độ khác nhau. Tách tĩnh điện của hỗ hợp các muối dưới lòng đất cũng được sử dụng trong một số mỏ. Các chất thải magiê và natri tách ra hoặc được chứa dưới lòng đất hoặc chất thành các đống xỉ. Hầu hết các khoáng sản kali được khai thác qua quá trình xử lý sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng là kali clorua. Ngành công nghiệp khoáng chú trọng đến kali clorua hoặc ở dạng potash, hoặc MOP đơn giản. Kim loại kali nguyên chất có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân các hydroxit của nó theo quy trình đã được Davy điều chỉnh một chút. Mặc dù quá trình điện phân đã được phát triển và sử dụng ở quy mô công nghiệp trong thập niên 1920, phương pháp nhiệt bằng cách phản ứng của natri với kali clorua trong một phản ứng cân bằng hóa học trở thành phương pháp chủ yếu trong thập niên 1950. Việc sản xuất các hợp kim kali natri có thể thực hiện được bằng cách thay đổi thời gian phản ứng và lượng natri được sử dụng trong phản ứng. Công nghệ Griesheimer sử dụng phản ứng giữa kali florua với canxi carbua cũng được sử dụng để sản xuất kali. Na + KCl → NaCl + K (phương pháp nhiệt) 2 KF + CaC2 → 2K + CaF2 + 2 C (công nghệ Griesheimer) Kim loại kali cấp chất thử (chỉ thị) có giá khoảng 22 USD/kg) năm 2010 khi mua với số lượng lớn (hàng tấn). Việc buôn bán chất này không ổn định do khó khăn trong việc tàng trữ kim loại này. Nó phản được lưu trữ trong điều kiệu không khí chứa toàn khí trơ hoặc dầu khoáng gốc khan để chống việc tạo thành các lớp kali superôxít bọc trên bề mặt của nó. Loại ôxit này là một chất nổ nhạy với áp lực nó sẽ nổ khi bị trầy xước. Khi nổ thường sẽ sinh ra ngọn lửa rất khó dập tắt. == Vai trò sinh học == === Chức năng sinh học === Kali là nguyên tố phổ biến thứ 8 hoặc 9 theo khối lượng (0,2%) trong cơ thể người, vì vậy một người trưởng thành có cân nặng 60 kg chứa khoảng 120 g kali. Cơ thể người có nhiều kali giống như lưu huỳnh và clo, và chỉ có các khoáng chất chính như canxi và phốt pho là dồi dào nhất. Các cation kali có vai trò quan trọng trong các tế bào thần kinh (não và thần kinh), và trong việc ảnh hưởng đến sự cân bằng thẩm thấu giữa các tế bào và dịch kẽ (ngoại bào chất) với sự phân bố của chúng trong tất cả các môi trường trung gian ở tất cả động vật (không phải ở tất cả thực vật) bằng cách bơm được gọi là Na+/K+-ATPase. Sự bơm ion này sử dụng ATP để bơm 3 ion natri ra khỏi tế bào và 2 ion kali vào bên trong tế bào, do vậy nó tạo ra một gradient hóa điện trên tất cả màng tế bào. Ngoài ra, các kên ion kali có tính chọn lọc vao có vai trò quan trọng trong sự phân cực, ví dụ trong các nơron, after an action potential is fired. Kên ion kali đã được giải quyết gần đây nhất là KirBac3.1, đưa ra tổng cộng 5 kênh ion kali (KcsA, KirBac1.1, KirBac3.1, KvAP, và MthK) có cấu trúc xác định. Tất cả 5 kênh đều từ các loài sinh vật nhân sơ. Kali có thể nhận dạng được thông qua vị của nó do nó tác động vào 3 trong số 5 loại của vị giác nhưng tùy thuộc vào nồng độ. Các ion kali trong dung dịch loãng có vị ngọt, cho phép có nồng độ trung bình trong sữa và nước ép trái cây, trong khi nồng độ cao hơn sẽ làm tăng vị đắng do tính kiềm, và cuối cùng là vị mặn. Sự kết hợp của vị đắng và mặn trong các dung dịch có nhiều kali bổ sung trong các đồ uống làm cho chúng có vị ngon là một thách thức. === Màng phân cực === Kali cũng có vai trò quan trọng trong chống co cơ và việc gởi tất cả các xung động thần kinh ở động vật qua các tiềm năng hành động (Action potential). Do bản chất của tính điện và hóa của chúng, các ion K+ lớn hơn các ion Na+, và các kênh và các bơm ion trong các màng tế bào có thể phân biệt giữa hai loại ion này, bơm chủ động hay cho phép đi qua thụ động một trong hai ion đồng thời ngăn cản ion còn lại. Sự thiếu hụt kali trong các dung dịch trong cơ thể có thể gây ra các tình trạng có thể tử vong như thiếu kali máu, đặc biệt gây nôn mửa, tiêu chảy, và/hoặc tăng bài tiết niệu đạo. Các triệu chứng thiếu hụt kali gồm yếu cơ, liệt ruột, bất thường ECG (điệm tâm đồ), giảm phản xạ và trong các trường hợp nghiêm trọng có thể gây liệt hô hấp, alkalosis và loạn nhip tim. === Lọc và bài tiết === Kali là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể con người; nó là cation chính bên trong các tế bào động vật, và do đó nó co vai trò quan trọng trong việc duy trì chất dịch và cân bằng điện giải trong cơ thể. Natri cấu thành nên hầu hết các cation trong plasma máu ở dãy tham chiếu vào khoảng 145 mmol/L (3,345 g)(1 mmol/L = 1mEq/L), và kali cấu thành nên hầu hết các cation dung dịch tế bào với mức khoảng 150 mmol/L (4,8 g). Plasma được lọc qua cầu thận của các quả thận mơi một lượng lớn với khoảng 180 lit/ngày. Do vậy mỗi ngày có 602 g natri và 33 g kali được lọc. Chỉ có 1–10 g natri và 1–4 g kali có thể có trong thức ăn phải được tái hấp thu. Natri phải được tái hấp thu theo cách giữ một lượng máu chính xác và áp suất thẩm thấu đúng; kali phải được tái hấp thu theo cách nào đó để giữ cho nồng độ huyết thanh càng gần với 4,8 mmol/L (khoảng 0,190 g/L) càng có thể. Các bơm natri trong thận phải luôn hoạt động để bảo tồn natri. Kali đôi khi cũng phải được bảo tồn, nhưng khi lượng kali trong plasma máu rất nhỏ và hồ kali trong các tế bào lớn khoảng 30 lần, tình hình không phải là quá nghiêm trọng đối với kali. Vì kali được di chuyển một cách thụ động ngược chiều với natri để đạt cân bằng Donnan (không thực tế), nước tiểu có thể không bao giờ chìm dưới nồng độ của kali trong huyết thanh trừ khi thỉnh thoảng có việc tiết nước chủ động vào giai đoạn cuối của quá trình. Kali được tiết ra hai lần và tái hấp thụ 3 lần trước khi nước tiểu đi đến các ống thu gom. Ở điểm đó, nó thường xuyên có nồng độ kali như plasma. Cuối quá trình, kali được tiết ra một lần nữa nếu nồng độ huyết thanh quá cao. Nếu kali bị loại bỏ từ thức ăn, vẫn có sự đào thải từ thận với khoảng 200 mg ngày khi huyết thanh giảm 3,0–3,5 mmol/L trong khoảng 1 tuần, và có thể không bao giờ bị cắt giảm hoàn toàn, gây ra hạ kali máu và thậm chí là tử vong. Kali di chuyển một cách thụ động qua các lỗ rỗng của màng tế bào. Khi các ion di chuyển qua các bơm, có một cổng trong các bơm ở mỗi mặt của màng tế bào và chỉ có một cổng có thể mở vào một thời điểm. Kết quả là có khoảng 100 ion bị đẩy qua trong 1 giây. Các lỗ rỗng chỉ có 1 cổng, và chỉ có một loại ion có thể đi qua với số lượng 10 triệu đến 100 triệu ion mỗi giây. Các lỗ rỗng cần cãni để mở ra mặc dù người ta nghĩ rằng canxi hoạt động ngược lại bằng cách khóa ít nhất một trong số các lỗ rỗng. Các nhóm carbonyl bên trong lỗ rỗng trên các axit amin bắt chước hydrat hóa nước diễn ra trong dung môi nước bởi bbản chất tích điện tĩnh điện trên 4 nhóm carbonyl bên trong lỗ rỗng. === Trong khẩu phần ăn === ==== Cung cấp vừa đủ ==== Cung cấp vừa đủ lượng kali để hỗ trợ sự sống có thể qua việc ăn nhiều loại thực phẩm. Những trường hợp thiếu kali rõ ràng (như các triệu chứng, dấu hiện và hàm lượng nguyên tố trong máu thấp hơn bình thường) thì hiếm gặp ở những cá thể khỏe mạnh. Các loài thực phẩm giàu kali như rau mùi tây, mơ khô, sữa khô, sô cô la, nhiều loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân và hồ trăn), khoai tây, măng, chuối, bơ, đậu nành, và cám, mặc dù nó cũng có với một lượng vừa đủ trong hầu hết trái cây, rau, thịt và cá. ==== Cung cấp tối đa ==== Các nghiên cứu dịch tễ học và các nghiên cứcu ở động vật về bệnh cao huyết áp chỉ ra rằng khẩu phần ăn có nhiều kali có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ (theo một cơ chế độc lập về huyết áp), và việc thiếu hụt kali kết hợp với không cung cấp đủ thiamin đã tạo ra bệnh tim ở chuột. Có một vài tranh cãi liên quan đến lượng cung cấp kali tối đa trong khẩu phần ăn. Ví dụ, các hướng dẫn năm 2004 của Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine) chỉ ra rằng DRI (Dietary reference intake) 4.000 mg kali (100 mEq), mặc dù hầu hết người Mỹ tiêu thụ chỉ phân nửa lượng trên mỗi ngày, điều này có thể làm cho họ thiếu kali liên quan đến hướng dẫn trên. Tương tự như thế, ở các nước EU đặc biệt là ở Đức và Ý, kali cung cấp không đủ là khác phổ biến. Các nhà nghiên cứu người Ý, trong một báo cáo năm 2011 khi phân tích rằng khi cung cấp một lượng kali cao hơn 1,64 g mỗi ngày có sự liên hệ với việc giảm 21% nguy cơ đột quỵ. ==== Dược phẩm và bệnh tật ==== Bổ sung kali ở dạng dược phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong việc kết hợp với loop diuretic và thiazide, các phân loại lợi tiểu giúp tống ra khõi cơ thể natri và nước, nhưng tác dụng phụ cũng gây ra mất kali trong nước tiểu. Nhiều cách bổ sung ở dạng dược phẩm và không phải dược phẩm cũng có mặt. Các muối kali như kali clorua có thể cho hòa tan vào nước, nhưng vị đắng/mặn của các dung dịch có hàm lượng ion kalicao làm cho có cảm giác ngon miệng do việc bổ sung chất lỏng có nồng độ cao khó mà tạo ra được. Những liều bổ sung dạng thuốc đặc biệt dao động từ 10 mmol (400 mg, bằng khoảng 1 cốc sữa hoặc một cốc cam ép 180ml) đến 20 mmol (800 mg) một liều. Các muối kali cũng có ở dạng viên nén hoặc viên nang, dùng cho mục đích điều trị cho phép kali thoát một cách chậm chạp ra khỏi viên thuốc, vì hàm lượng các ion kali rất cao có thể giết chết các mô, và làm tổn thương đến niên mạc dạ dày hoặc niêm mạc ruột. Vì lý do này, các viên thuốc bổ sung kali không kê theo toa bị giới hạn đến 99 mg kali theo luật của Hoa Kỳ. == Ứng dụng == === Phân bón === Các ion kali là thành phần thiết yếu trong dinh dưỡng thực vật và được tìm thấy trong hầu hết các loại đất. Chúng được dùng làm phân bón cho nông nghiệp, trồng trọt và hydroponic ở dạng kali clorua (KCl), kali sulfat (K2SO4), hoăc nitrat (KNO3). Phân bón nông nghiệp tiêu thụ 95% các sản phẩm hóa của kali trên toàn cầu, và khoảng 90% kali được cung cấp ở dạng KCl. Thành phần kali trong hầu hết thực vật dao động từ 0,5% đến 2% khối lượng các vụ mùa, thường ở dạng K2O. Các vụ mùa năng suất cao phụ thuộc vào lượng phân bón để bổ sung cho lượng kali mất đi do thực vật hấp thu. Hầu hết phân bón chứa kali clorua, trong khi kali sulfat được dùng cho các vụ mùa nhạy cảm với clorua hoặc vụ mùa cần lượng lưu huỳnh cao hơn. Kali sulfat được tạo ra chủ yếu bằng sự phân giải các khoáng phức của kainit (MgSO4·KCl·3H2O) và langbeinit (MgSO4·K2SO4). Chỉ có rất ít phân bón chứa kali nitrat. Trong năm 2005, khoảng 93% sản lượng kali trên thế giới đã được tiêu thụ bởi các ngành công nghiệp phân bón. === Thực phẩm === Cation kali là dưỡng chất thiết yếu cho con người và sức khỏe. Kali clorua được dùng thay thế cho muối ăn nhằm giảm lượng cung cấp natri để kiểm soát bệnh cao huyết áp. USDA liệt kê bộ cà chua, nước cam, củ cải đường, đậu trắng, cà chua, chuối và nhiều nguồn thức ăn khác cung cấp kali được xếp theo mức độ giảm dầm hàm lượng kali. Kali natri tartrate (KNaC4H4O6, Rochelle salt) là một thành phần chính của bột nở; nó cũng được sử dụng trong các gương mạ bạc. Kali bromat (KBrO3) là một chất ôxy hóa mạnh (E924), được dùng để tăng độ dẻo và độ nở cao của bột bánh mì. Kali bisulfit (KHSO3) được dùng làm chất bảo quản thực phẩm, như trong rượu vang và bia (nhưng không có trong thịt). Nó cũng được sử dụng để tẩy trong dệt-nhuộm và thuộc da. === Công nghiệp === Các chất hóa học kali chính là kali hydroxit, kali cacbonat, kali sulfat, và kali clorua. Hàng triệu tấn các hợp chất này được sản xuất mỗi năm. Kali hydroxit KOH là một ba-zơ mạnh, được dùng ở mức độ công nghiệp để trung hòa các a-xít mạnh và yếu, để khống chế pH và để sản xuất các muối kali. Nó cũng được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa và trong các phản ứng thủy phân như các este. Kali nitrat (KNO3) được lấy từ các nguồn tự nhiên như guano và evaporit hoặc được sản xuất từ công nghệ Haber; nó là một chất ôxy hóa trong thuốc súng (thuốc súng đen) và là một loại phân bón quan trọng. Kali cyanua (KCN) được dùng trong công nghiệp để hòa tan đồng và các kim loại quý, đặc biệt là bạc và vàng, bằng cách tạo ra ở dạng phức chất. Những ứng dụng của nó gồm khai thác vàng, mạ điện, và đúc điện (electroforming) của các kim loại này; nó cũng được dùng trong tổng hợp hữu cơ để tạo ra nitriles. Kali cacbonat (K2CO3 hay potash) được dùng trong sản xuất thủy tinh, xà phòng, ống phóng màn hình màu, đèn huỳnh quan, dệt nhuộm và chất tạo màu. Kali permanganat (KMnO4) là một chất ôxi hóa, có tính tẩy mạnh và được sử dụng trong sản xuất saccharin. Kali clorat (KClO3) được cho vào vật liệu nổ. Kali bromua (KBr) đước đây được sử dụng làm thuốc an thầnh và trong nhiếp ảnh. Kali cromat (K2CrO4) được dùng trong mục, nhuộm, chất tạo màu (màu vàng đỏ sáng);trong chất nổ và pháo hoa; trong thuộc da, trong fly paper và diêm an toàn, ất cả các ứng dụng trên do tính chất của ion cromat hơn là các ion kali. ==== Ứng dụng thích hợp khác ==== Các hợp chất kali quá phổ biến đến nổi có hàng ngàn ứng dụng nhỏ tại chỗ. superoxit KO2 là chất rắn màu cam là nguồn cung cấp ôxy tiện lợi và là chất hấp thụ cacbon dioxit. Nó được sử dụng rộng rãi trong hệ thống thông khí mỏ, các tàu ngầm và tàu không gian do nó chứa ít thể tích hơn ôxy khí. 4 KO2 + 2 CO2 → 2 K2CO3 + 3 O2 Kali cobaltinitrit K3[Co(NO2)6] được dùng làm chất tạo màu của các họa sĩ với tên gọi Aureolin hay Coban vàng. ==== Trong phòng thí nghiệm ==== Hợp kim của natri và kali, NaK ở dạng chất lỏng được dùng làm chất trung gian truyền nhiệt và làm chất hút ẩm để tạo ra một môi trường không khí khô. Nó có thể được sử dụng trong phản ứng chưng cất. Hợp kim gồm 12% Na, 47% K và 41% Cs có độ nóng chảy −78 °C, thấp nhất trong bất kỳ hợp chất kim loại nào khác. Kali kim loại được dùng ở nhiều dạng khác nhau trong từ kế. == Cảnh báo == Kali nguyên chất phản ứng mãnh liệt với nước và hơi ẩm. Do vậy, nó cần được bảo quản trong dầu khoáng hay dầu lửa và cần phải hết sức thận trọng khi làm việc với nó. 2 K (s) + 2 H2O (l) → 2 KOH (aq) + H2↑ (g) Phản ứng này rất mảnh liệt và giải phóng ra một lượng nhiệt đủ để đốt cháy hydro được tạo ra. Nó có thể chuyển sang nổ nếu có mặt ôxy. Kali hydroxit là một chất kiềm mạnh có thể gây bỏng da. Bột kali mịn sẽ cháy trong không khí ở nhiệt độ phòng. Kim loại dạng khối sẽ cháy trong không khí nếu được nung nóng. Do nó có tỷ trọng 0,89 g/cm3, nên đối kali nổi trên nước làm cho nó tiếp xúc với ôxy trong khí quyển. Nhiều chất chữa cháy phổ biến, bao gồm cả nước, cũng không có tác dụng hoặc làm đám cháy kali trở nên dữ dội hơn. Nitơ, argon, natri clorua (muối ăn), natri cacbonat (tro sô-da), và silic điôxít (cát) có thể dập cháy nếu chúng khô (không chứa nước). Mộ số chất chữa cháy dạng bột khô nhóm D được thiết kế riên cho chữa cháy kim loại cũng hiệu quả. Các chất này lấy đi ôxy của đám cháy và làm lạnh kim loại kali. Kali phản ứng mãnh liệt với các halogen và sẽ phát nổ nếu có mặt brôm. Nó cũng phản ứng nổ với axít sulfuric. Việc đốt kali sẽ tạo ra perôxit và superôxít. Các peroxit này có thể phản ứng một cách mãnh liệt với các hợp chất hữu cơ như các loại dầu. Cả per-ô-xít va super-ô-xít có thể phản ứng nổ với kali kim loại. Do kali phản ứng với hơi nước trong không khí nên nó thường được bảo quản trong các loại dầu khoán anhydrous hoặc kerosen. Không giống liti và natri, tuy nhiên kali không thể bảo quản trong dầu lâu hơn 6 tháng trừ khi trong môi trường không khí trở (không có ôxy) hoặc môi trường chân không. Sau thời gian cất giữ lâu dài trong không khí các peroxit nhạy với sốc có thể hình thành trên kim loại và dưới nắp của thùng chứa, và có thể nổ khi mở nắp. Do tính chất hoạt động cao của kim loại kali, nó phải được vận chuyển một cách cực kỳ cẩn thận, phải có bảo vệ toàn bộ da và mắt và có bộ phận chống nổ cách li giữa người và kim loại. Uống một lượng lớn các hợp chất kali có thể dẫn đến chứng tăng kali máu làm ảnh hưởng mạnh đến hệ tim mạch. Kali clorua được dùng ở Hoa Kỳ cho việc hành quyết bằng cách tiêm. == Tham khảo == == Danh mục tài liệu == Burkhardt, Elizabeth R. và đồng nghiệp (2006). “Potassium and Potassium Alloys”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry A22. tr. 31–38. doi:10.1002/14356007.a22_031.pub2. ISBN 3-527-30673-0. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) Greenwood, Norman N (1997). Chemistry of the Elements (ấn bản 2). Oxford: Butterworth-Heinemann. ISBN 0-08-037941-9. Holleman, Arnold F.; Wiberg, Egon; Wiberg, Nils (1985). “Potassium”. Lehrbuch der Anorganischen Chemie (bằng tiếng Đức) . Walter de Gruyter. ISBN 3-11-007511-3. Schultz, H. và đồng nghiệp (2006). “Potassium compounds”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry A22. tr. 39–103. doi:10.1002/14356007.a22_031.pub2. ISBN 3-527-30673-0. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) National Nutrient Database trên Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ == Liên kết ngoài == (tiếng Việt) Kali tại Từ điển bách khoa Việt Nam (tiếng Anh) Potassium (K) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Potassium: the essentials - WebElements.com EnvironmentalChemistry.com – Potassium Potassium- Los Alamos National Laboratory Potassium trong The Periodic Table of Videos (Đại học Nottingham)
trinidad và tobago.txt
Trinidad và Tobago, tên chính thức Cộng hoà Trinidad và Tobago, là một nước nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nó nằm trong khoảng 10°2'-11°12' Bắc và 60°30'-61°56' Tây. Nước này là một đảo quốc[1] gồm hai đảo chính, Trinidad và Tobago, và 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất. Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad (nghĩa là "Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi" - Trinity), trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² hay 116 mi²; khoảng 6% tổng diện tích) và dân cư thưa thớt hơn (50.000 người; hay 5% tổng dân số). Các công dân chính thức được gọi là "người Trinidad" hay "người Tobago" hay "công dân của Trinidad và Tobago", nhưng người Trinidad thường để chỉ người Trinis còn cả người Trinidad và người Tobago thường được gọi là Trinbagonians. Không giống hầu hết các nước nói tiếng Anh ở vùng Caribbe, Trinidad và Tobago là một nước chủ yếu công nghiệp hóa với nền kinh tế dựa vào dầu mỏ và hóa dầu. Những con cháu của người Châu Phi và người Ấn Độ chiếm tới 80% dân số, phần còn lại chủ yếu là những người nhiều dòng máu với một số lượng nhỏ người châu Âu, người Hoa và người Ả Rập Saudi-người Syria-người Liban. Trinidad và Tobago nổi tiếng về Lễ hội Carnival tiền-Lenten và là nơi ra đời của nhạc cụ steelpan, điệu nhạc calypso và lối khiêu vũ limbo. Thủ đô Port-of-Spain, với dân số vùng đô thị khoảng 350.000 người, hiện là ứng cử viên hàng đầu để trở thành nơi đóng trụ sở của Ban thư ký thường trực Vùng thương mại tự do châu Mỹ (FTAA-ALCA). == Lịch sử == Cả Trinidad và Tobago đều đã từng là nơi cư trú của người da đỏ có nguồn gốc Nam Mỹ. Ít nhất, ở thời kỳ tiền nông nghiệp Archaic đã có người sinh sống tại Trinidad từ 7.000 năm trước, biến nó trở thành phần lục địa Caribbean có người sinh sống sớm nhất. Những dân tộc nông nghiệp sử dụng đồ gốm đã định cư tại Trinidad khoảng năm 250 TCN và sau đó di chuyển tới dãy Lesser Antilles. Khi người châu Âu tới đây, Trinidad là lãnh thổ của nhiều bộ tộc sử dụng các ngôn ngữ Arawakan và Cariban gồm Nepoya, Suppoya và Yao; trong khi Tobago thuộc quyền kiểm soát của Đảo Caribs và Galibi. Tên gọi Trinidad của người da đỏ là Kairi hay Iere thường được dịch thành "Vùng đất của loài Chim ruồi", dù nhiều người khác cho rằng nó chỉ đơn giản có nghĩa là "hòn đảo". Cristoforo Colombo đã tới đảo Trinidad vào ngày 31 tháng 7 năm 1498 và đặt tên nó theo Chúa ba ngôi (Trinity). Colpmbo cũng đã nhìn thấy Tobago, mà ông gọi là Bella Forma, nhưng ông không đổ bộ lên đảo này. Cái tên Tobago có lẽ bắt nguồn từ chữ tobacco (thuốc lá). Buổi đầu người Tây Ban Nha thiết lập cơ sở tại Trinidad, nhưng vì thiếu dân tới định cư nên cuối cùng họ cho phép tất cả mọi người châu Âu theo Cơ đốc giáo định cư trên hòn đảo, dẫn tới những cuộc di cư từ Pháp và các nước khác. Trong lúc đó, Tobago hết thuộc quyền cai trị của Anh đến Pháp đến Hà Lan và Courland. Anh đã củng cố quyền lực của mình trên cả hai hòn đảo trong thời gian Chiến tranh Napoléon, và họ gộp chúng vào thành thuộc địa Trinidad và Tobago năm 1889. Vì những cuộc tranh giành thuộc địa đó, những tên địa điểm theo tiếng của thổ dân châu Mỹ, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh rất phổ biến tại quốc gia này. Những người nô lệ châu Phi, người Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha và những người lao động tự do từ châu Phi đã tới đây bổ sung vào lực lượng lao động trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những cuộc di cư từ Barbados và Lesser Antilles, Venezuela và Syria và Liban cũng đã mang lại ảnh hưởng về mặt chủng tộc trên đất nước này. Dù ban đầu là một thuộc địa với mía và cacao là hai sản phẩm chủ lực của nền kinh tế ở thời điểm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Sau sự giảm sút sản lượng cacao (vì bệnh dịch và cuộc Đại khủng hoảng) dầu mỏ dần chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng và sự gia tăng thị phần dầu mỏ trong nền kinh tế dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc xã hội. Sự hiện diện của những căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Chaguaramas và Cumuto ở Trinidad trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi căn bản tính chất xã hội. Trong giai đoạn hậu chiến, làn sóng giải thực diễn ra khắp Đế quốc Anh dẫn tới sự thành lập Liên bang Tây Ấn năm 1958 như bước đầu tiên giành lại độc lập. Chaguaramas được đề xuất trở thành thủ đô của liên bang. Liên bang đã giải thể sau khi Jamaica rút lui, và Trinidad và Tobago đã lựa chọn độc lập năm 1962. Năm 1970, một số sinh viên đã tụ tập trước sứ quán Canada để phản đối khoản lệ phí visa cho sinh viên, ở thời ấy là kiểu bắt chước làn sóng nhân quyền thập niên 1960 tại Bắc Mỹ. Kết quả là cái mà ngày nay chúng ta gọi là Những cuộc nổi loạn quyền lực đen năm 1970. Năm 1976 nước này chấm dứt các quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hoà bên trong Khối thịnh vượng chung Anh. Năm 1990, 114 người thuộc Jamaat al Muslimeen, do Yasin Abu Bakr (trước đó thường được gọi là Lennox Phillip) lãnh đạo, đã xông vào Nghị viện Trinidad & Tobago tại Nhà Đỏ, và đài truyền hình duy nhất đất nước ở thời điểm đó, giữ chính phủ làm con tin trong sáu ngày. Vụ này đã được giải quyết và từ đó đất nước hoàn toàn thanh bình. Dầu mỏ, hóa dầu và khí tự nhiên tiếp tục là xương sống của nền kinh tế quốc gia. Du lịch cũng là một nhân tố chủ chốt của kinh tế Tobago, và hòn đảo này vẫn là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch châu Âu. Trinidad và Tobago là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất vùng Caribbean, dù đã có sút kém so với thời "bùng nổ dầu mỏ" trong khoảng giữa 1973 và 1983. Năm 1991, Patrick Manning được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo phải đương đầu với các cuộc nổi dậy của nhân dân phát sinh từ những khó khăn kinh tế và những đối kháng của thành phần cấp tiến. Tình trạng thất nghiệp và dư thừa nhân công là một trong những vấn đề dai dẳng ở đảo quốc này vàphần lớn nhân dân đòi Chính phủ quốc hữu hóa các ngành công nghiệp sản xuất đường và dầu mỏ hiện đang thuộc quyền kiểm soát của các công ty nước ngoài. == Chính trị == Trinidad và Tobago là một quốc gia theo chính thể dân chủ tự do với một hệ thống lưỡng đảng và hệ thống quốc hội lưỡng viện dựa trên Hệ thống Westminster. Quốc trưởng của Trinidad và Tobago là Tổng thống, hiện nay là Giáo sư danh dự George Maxwell Richards. Lãnh đạo chính phủ và Thủ tướng. Tổng thống được bầu ra bởi một Ủy ban bầu cử gồm toàn bộ các thành viên của hai viện Nghị viện. Thủ tướng được Tổng thống chỉ định. Tổng thống buộc phải chỉ định lãnh đạo của đảng nào mà ông cho là được nhiều thành viên trong nghị viện ủng hộ nhất vào chức vụ đó; thường đó là lãnh đạo đảng giành được số ghế nhiều nhất trong cuộc bầu cử trước đó (trừ trường hợp cuộc Tổng tuyển cử năm 2001). Nghị viện gồm hai cấp, Thượng viện (31 thành viên) và Hạ viện (36 thành viên, sẽ tăng lên thành 41 thành viên kể từ cuộc bầu cử sau). Các thành viên thượng nghị viện do tổng thống chỉ định. Mười sáu Thượng nghị sĩ Chính phủ được chỉ định theo sự gợi ý của Thủ tướng, sáu Thượng nghị sĩ Đối lập được chỉ định theo sự gợi ý của Lãnh đạo phe đối lập và chín Thượng nghị sĩ độc lập được chỉ định bởi Tổng thống để đại diện cho những lĩnh vực dân sự xã hội khác. 36 thành viên của Hạ nghị viện do nhân dâu bầu ra với nhiệm kỳ tối đa 5 năm. Từ 24 tháng 12 năm 2001, đảng cầm quyền là Phong trào nhân dân quốc gia do Patrick Manning lãnh đạo; đảng Đối lập là Đại hội quốc gia thống nhất do Kamala Persad-Bissessar lãnh đạo (Lãnh đạo đối lập) và Winston Dookeran (UNC lãnh đạo chính trị). Trinidad và Tobago là một thành viên tích cực của Cộng đồng Caribbean (CARICOM) và Khối kinh tế, thị trường chung CARICOM (CSME). == Địa lý == Nước này gồm hai hòn đảo chính, Trinidad và Tobago, và 21 hòn đảo nhỏ hơn, các hòn đảo lớn nhất gồm Chacachacare, Monos, Huevos, Gaspar Grande (hay Gasparee), Little Tobago và St. Giles Is. Lãnh thổ đảo là hỗn hợp giữa các đồng bằng và các vùng núi. Điểm cao nhất nước nằm tại Dãy phía Bắc ở El Cerro del Aripo với độ cao 940 mét (3.085 foot) trên mực nước biển. Khí hậu nhiệt đới. Một năm có hai mùa: mùa khô trong sáu tháng đầu năm, và mùa mưa ở nửa cuối năm. Gió thường tới từ hướng đông bắc và thường bị ảnh hưởng bởi gió mậu dịch Đông Bắc. Không giống như hầu hết các hòn đảo khác ở vùng Caribbean, Trinidad và Tobago không bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mạnh có sức tàn phá lớn như Bão Ivan, trận bão mạnh nhất đi qua gần hòn đảo này trong giai đoạn gần đây vào tháng 12 năm 2004. Đa số dân cư sống trên hòn đảo Trinidad, đây là nơi có nhiều thành phố và khu thị tứ lớn. Trinidad có ba vùng đô thị: Port of Spain, thủ đô, San Fernando, và Chaguanas. Trong số ba vùng đó, Chaguanas có tốc độ phát triển nhanh nhất. Thành phố lớn nhất tại Tobago là Scarborough. Trinidad được tạo nên từ nhiều kiểu nền đất khác nhau, đa phần là cát mịn và đất sét nặng. Các châu thổ đất bồi của Dãy phía bắc và vùng đất "Hành lang Đông Tây" là màu mỡ nhất. Dãy phía Bắc gồm phần lớn là những núi đá Thượng Jurassic và Cretaceous, đa số là andesite và đá phiến. Những vùng đất thấp phía bắc (Hành lang Đông Tây và Đồng bằng Caroni) gồm các kiến tạo từ thời Pleistocene hay cát và đất sét trẻ hơn với các con sông nhiều sỏi và đầm lầy đất bồi. Phía nam vùng này, Dãy Trung tâm là một nếp lồi phay nghịch gồm đá từ kỷ Cretaceous và Eocene, với các thành tạo theo thể Miocene dọc theo các sườn phía đông và phía nam. Đồng bằng Naparima và Đầm lầy Nariva tạo thành bộ phận phía nam của phay nghịc này. Các vùng đất thấp phía nam gồm cát thể Miocene và Pliocene, đất sét và sỏi. Chúng che giấu bên dưới các trầm tích dầu mỏ và khí tự nhiên, đặc biệt phía bắc Phay Los Bajos. Dãy phía Nam tạo thành phay nghịch nếp lồi thứ ba. Nó gồm nhiều dãy đồi, phần nổi tiếng nhất là Đồi Ba ngôi. Đá là đá sa thạch, đá phiến sétvà đá phù sa và đất sét đã được tạo thành từ thời Miocene và được đẩy lên cao trong kỷ Pleistocene. Cát dầu và các núi lửa bùn hiện diện đặc biệt nhiều ở vùng này. Dù chỉ nằm ngay ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Trinidad và Tobago thường được coi là một phần của lục địa Bắc Mỹ vì nó có tính chất của một quốc gia vùng Caribbean. Xem Các quốc gia liên lục địa. == Kinh tế == Trinidad và Tobago nổi tiếng là một địa điểm đầu tư tuyệt vời cho giới doanh nhân quốc tế. Một lĩnh vực phát triển hàng đầu trong bốn năm qua là khí tự nhiên. Du lịch là lĩnh vực đang phát triển, dù không chiếm tỷ trọng cao như nhiều hòn đảo vùng Caribbean khác. Nền kinh tế nước này có lợi thế nhờ lạm phát thấp và thặng dư thương mại. Năm 2002 được đánh dấu bởi sự phát triển vững chắc của khu vực dầu khí, bù lại một phần cho tình trạng không ổn định chính trị trong nước. Đặc điểm khí hậu ở đảo quốc này giúp phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các đồn điền mía với sản lượng 129.000 tấn đường mỗi năm (1994). Các loại nông sản khác gồm: ca cao, cà phê, chuối, cam quýt, cơm dừa. Ngành chăn nuôi cũng rất phát triển. Công nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác hyđrocacbon. Hồ Pitch ở phía Tây Nam đảo Trinidad, được khai thác từ thế kỉ 16, hiện nay cung cấp 108.000 tấn bitum (dùng làm nhựa rải đường) và phần lớn được xuất khẩu. Các vỉa dầu phần lớn ở miền Nam Trinidad cung cấp hơn 7 triệu tấn/năm (1994). Khai thác khí đốt cũng trên đà gia tăng. Dầu mỏ được xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Phần lớn giếng dầu và các nhà máy lọc dầu đều nằm trong tay các công ty của Hoa Kỳ. Sản lượng hyđrocacbon chiếm 80% tổng giá trị các loại sản phẩm xuất khẩu. Khí hậu ôn hòa, phong cảnh thiên nhiên đẹp và mạng lưới giao thông vận tải tốt giúp cho ngành du lịch mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. Tính đến năm 2016, GDP của Trinidad và Tobago đạt 22.809 USD, đứng thứ 106 thế giới và đứng số 1 khu vực Caribe. == Nhân khẩu == Thành phần dân tộc của Trinidad và Tobago phản ánh một lịch sử chinh phục và di cư. Hai nhóm dân tộc chính - người Trinidad gốc Ấn (Indo-Trinidadian) và người Trinidad gốc Phi - chiếm tới 80% dân số, trong khi những người dân đa chủng tộc, con cháu của người Trinidad gốc Âu/người châu Âu, người Trinidad gốc Trung Quốc/người Hoa và người Trinidad gốc Ả Rập/người Syria-người Liban chiếm đa phần số còn lại. Theo cuộc điều tra dân số năm 1990, người Trinidad gốc Ấn chiếm 40,3% dân số, người Trinidad gốc Phi chiếm 39,5%, người đa chủng 18,4%, người Trinidad gốc Âu 0,6% và người Hoa, người Syria và các sắc tộc khác 1,2%. Người Trinidad gốc Âu, đặc biệt là hậu duệ của tầng lớp chủ đất cũ, thường được gọi là người Pháp Creole, thậm chí nếu tổ tiên họ là người di cư đến từ Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha [1] hay Đức. Nhóm người Cocoa Payol đa chủng là con cháu của người định cư Tây Ban Nha và những người nhập cư đến từ Venezuela. Dân Trini Bồ Đào Nha gồm cả người da trắng và người lai. Nhóm thiểu số da đỏ châu Mỹ phần lớn là đa chủng - nhóm thiểu số rất nhỏ Carib, hậu duệ của những thổ dân bản địa, được tổ chức xung quanh Cộng đồng Santa Rosa Carib. Sự di cư ra khỏi Trinidad và Tobago, cũng như đối với các nước Caribbean khác, đạt mức độ cao trong lịch sử; đa số họ tới Hoa Kỳ, còn Canada và Anh tiếp nhận hầu hết số còn lại. Sự di cư này vẫn đang tiếp diễn, dù ở mức độ thấp hơn, thậm chí tỷ lệ sinh đã giảm mạnh tới mức tương đương với các nước phát triển. Nhiều tôn giáo hiện diện ở Trinidad và Tobago. Hai tôn giáo lớn nhất là Công giáo La Mã và đạo Hindu; Anh giáo, Hồi giáo, Presbyterian, Methodist là những tôn giáo nhỏ hơn. Hai đức tin đa tạp Afro-Caribbean là Shouter (hay Spiritual Baptist) và Orisha (trước kia được gọi là Shango, ít mang ý nghĩa ca tụng hơn) nằm trong những nhóm tôn giáo phát triển nhanh nhất, cũng như các nhà thờ của Evangelical và Fundamentalist theo kiểu Mỹ thường được đa số người Trinidad coi gộp vào với nhau thành "Pentecostal" (dù cách định danh này thường không chính xác). Nhà thờ Mormon đã mở rộng sự hiện diện của họ tại quốc gia này từ giữa thập niên 1980. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, nhưng tiếng Bhojpuri, ở trong nước thường được gọi là tiếng Hindi, cũng được sử dụng bởi một số người Trinidad gốc Ấn và hiện diện nhiều trong âm nhạc bình dân. Ngôn ngữ chính, tiếng Anh-Trinidad vừa được xếp hạng là một thổ ngữ vừa là một biến thể của tiếng Anh hay một kiểu tiếng Anh lai Trinidad (Trinidadian Creole English). Ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Tobago là tiếng Anh lai Tobago (Tobagonian Creole English). Cả hai ngôn ngữ đều chứa đựng các yếu tố châu Phi; tuy nhiên, tiếng Anh Trinidad bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng Pháp và tiếng Pháp lai cũng như tiếng Bhojpuri/Hindi. Các ngôn ngữ châu Mỹ và các thứ tiếng địa phương thường chỉ được sử dụng trong những dịp không chính thức, và cho tới nay vẫn chưa có một hệ thống chuẩn hóa cách viết (giống như trong tiếng Anh tiêu chuẩn). Những vị du khách tới đây trong một thời gian ngắn không cần phải lo ngại về việc học tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ, vì hầu như mọi người đều nói và hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên, thường thì người dân sử dụng tiếng địa phương/tiếng châu Mỹ để nói chuyện với nhau. Dù tiếng địa phương (một loại tiếng Pháp lai) từng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên hòn đảo này (và tại vùng bờ biển Paria Venezuela), nhưng hiện nay đã không còn giữ được vị trí đó nữa. Vì vị trí của Trinidad nằm trên bờ biển Nam Mỹ, nước này không phát triển nhiều quan hệ với các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha, vì thế cho tới năm 2004 chỉ có 1.500 trên tổng số 1,3 triệu dân Trinidad nói tiếng Tây Ban Nha.2. ^ Năm 2004 chính phủ đã đưa ra sáng kiến "Tiếng Tây Ban Nha - Ngoại ngữ số một (SAFFL)" [2], và công bố rộng rãi vào tháng 3 năm 2005. Các quy định của chính phủ hiện nay buộc các trường cao học phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho sinh viên, trong khi 30% công chức sẽ phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ này trong 5 năm tới. Người Venezuela thường tới Trinidad và Tobago để học tiếng Anh, và nhiều trường tiếng Anh đã mở rộng cả việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha. == Văn hoá == Trinidad và Tobago nổi tiếng về các lễ hội tuần chay của họ. Nước này cũng là nơi sản sinh ra âm nhạc calypso và nhạc cụ steelpan, được nhiều người công nhận là nhạc cụ duy nhất được phát minh ra trong thế kỷ 20. Nền văn hóa và tôn giáo đa dạng khiến nước này có nhiều lễ hội trong suốt năm. Các loại nghệ thuật bản xứ khác gồm âm nhạc Soca (một âm nhạc bắt nguồn từ calypso), Parang (âm nhạc Giáng sinh ảnh hưởng từ Venezuela), âm nhạc chutney, và pichakaree (các hình thức âm nhạc pha trộn giữa âm nhạc Caribbean và Ấn Độ) và điệu nhảy limbo nổi tiếng. Nghệ thuật ở nơi đây cũng sôi động. Trinidad và Tobago có hai tác giả đã đoạt giải Nobel về văn học, V. S. Naipaul và Derek Walcott sinh tại Saint Lucia. Nhà thiết kế thương hiệu Mas Peter Minshall không chỉ nổi tiếng về các trang phục dành cho lễ hội mà còn về vai trò của ông trong lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 1992, Giải vô địch bóng đá thế giới 1994, Thế vận hội Mùa hè 1996 và Thế vận hội Mùa đông 2002, và ông đã đoạt một Giải Emmy. Trinidad và Tobago cũng đã đoạt hai giải Hoa hậu hoàn vũ, với Penny Commisiong năm 1977, và Wendy Fitzwilliams năm 1998. == Thể thao == Cricket: Trinidad và Tobago tham dự cả hai giải one day international và Test cricket với tư cách thành viên của Đội cricket Đông Ấn. Đội tuyển quốc gia chơi tại giải hạng nhất trong các cuộc thi đấu vùng. Brian Lara, người giữ hai kỷ lục thế giới của môn thể thao này mang quốc tịch Trinidad và Tobago. Bóng đá: Đội tuyển quốc gia đã lọt qua vòng loại để tham gia vào World Cup 2006 tại Đức sau khi đánh bại Đội tuyển bóng đá quốc gia Bahrain ở Manama ngày 16 tháng 11 năm 2005, biến họ trở thành nước nhỏ nhất (về dân số) từng lọt qua vòng đấu loại. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên người Hà Lan Leo Beenhakker, ở vòng đấu bảng Trinidad và Tobago chỉ giành được một điểm và sớm bị loại. Các cầu thủ nổi tiếng của đội tuyển gồm: Dwight York (Sydney FC, cựu cầu thủ Manchester United), Shakka Hislop (West Ham United) và Jason Scotland (St Johnstone F.C.). Thế vận hội: Hasely Crawford đoạt huy chương vàng đầu tiên và duy nhất cho Trinidad và Tobago ở môn chạy 100 m nam trong kỳ Thế vận hội mùa hè 1976. Mười hai vận động viên Trinidad và Tobago cũng đã đoạt huy chương, đầu tiên là chiếc Huy chương đồng của Rodney Wilkes năm 1948. Ato Boldon đã đoạt nhiều huy chương nhất cho Trinidad và Tobago. Xem thêm Trinidad và Tobago tại các kỳ Olympics All-Fours thỉnh thoảng được miêu tả là "Môn thể thao không chính thức của quốc gia". == Các ngày nghỉ lễ == Các ngày lễ ở Trinidad và Tobago. == Xem thêm == Bản mẫu:Các chủ đề về Trinidad và Tobago == Ghi chú == 1. ^ Archipelagic Waters and Exclusive Economic Zone Act No 24 of 1986 2. ^ The Independent, 31 August 2005, "Hola! Trinidad drops English and learns to speak Spanish". == Tham khảo == Besson, Gérard & Brereton, Bridget. 1992. The Book of Trinidad. 2nd ed. Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-36-0. Mendes, John. 1986. Cote ce Cote la: Trinidad & Tobago Dictionary. Arima, Trinidad. Saith, Radhica and Lyndersay, Mark. 1993. Why Not a Woman? Port of Spain: Paria Publishing Co. Ltd. ISBN 976-8054-42-5. == Liên kết ngoài == Trinidad and Tobago Online Community "Trinilife" Online Community Breaking News from Trinidad and Tobago Official Government Website Official Tourism Website National emblems of Trinidad and Tobago Central Statistical Office, Government of Trinidad and Tobago CIA World Factbook: Trinidad and Tobago The Trinidad and Tobago Webdirectory Open Directory Project - Trinidad and Tobago directory category Map of Trinidad Map of Tobago CaribGenWeb Pages for Trinidad and Tobago
tim.txt
Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Trái tim nằm ở khoang giữa trung thất trong ngực. Trong cơ thể người, động vật có vú và các loài chim, tim được chia thành bốn phần: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên; tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa dưới. Thường tâm nhĩ phải và tâm thất phải được gộp vào gọi là nửa bên phải và phần kia được gọi là nửa bên trái của tim. Tim cá có hai ngăn, một tâm nhĩ và một tâm thất, trong khi tim các loài bò sát có ba ngăn. Máu chảy qua tim theo một chiều do van tim ngăn máu chảy ngược. Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ, gọi là màng ngoài tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị; cơ tim; và màng trong của tim. Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải. Từ đây máu được bơm vào hệ tuần hoàn phổi, tại đó máu nhận được oxy và thải ra carbon dioxide. Máu được tăng cường oxy trở về tâm nhĩ trái, đi qua tâm thất trái và được đẩy ra thông qua các động mạch chủ vào hệ tuần hoàn máu, nơi oxy được sử dụng và chuyển hóa thành carbon dioxide. Ngoài ra máu mang dưỡng chất từ gan và hệ tiêu hóa đến các cơ quan khác nhau của cơ thể, đồng thời vận chuyển chất thải đến gan và thận. Thông thường với mỗi nhịp tim đập, tâm thất phải bơm cùng một lượng máu vào phổi như các tâm thất trái đẩy máu vào cơ thể. Tĩnh mạch vận chuyển máu đến tim, trong khi động mạch đẩy máu ra khỏi tim. Tĩnh mạch thường có áp lực thấp hơn so với động mạch. Tim co bóp với tốc độ khoảng 72 nhịp mỗi phút khi ở trạng thái nghỉ. Tập thể dục làm tăng nhịp tim tạm thời, nhưng làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi về lâu dài-điều này là tốt cho sức khỏe tim mạch. Bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trên toàn cầu trong năm 2008, chiếm 30% các trường hợp tử vong của năm này. Trong số các ca tử vong hơn ba phần tư là do bệnh động mạch vành và đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: hút thuốc, thừa cân, tập thể dục không đủ, cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường v.v.. Chẩn đoán bệnh tim mạch thường được thực hiện bằng cách lắng nghe tim đập bằng ống nghe, ECG hoặc bằng siêu âm. Bệnh tim được điều trị chủ yếu với bác sĩ chuyên khoa tim mạch, mặc dù rất nhiều chuyên môn khác có thể tham gia. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Trái tim con người trung bình đập 72 lần mỗi phút, sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần trong thời gian trung bình 66 năm tuổi thọ. Nó nặng khoảng 250-300 gram (9-11 oz) ở nữ giới và 300 đến 350 gram (11-12 oz) ở nam giới. == Cấu trúc == Tim động vật có cấu tạo phức tạp tăng dần theo mức độ tiến hóa của loài. Từ loài bậc thấp có tim 1 ngăn (như giun đốt), rồi đến 2 ngăn ở lớp cá, 3 ngăn ở lưỡng cư, 3 ngăn có vách hụt ở bò sát, 4 ngăn ở chim và thú. Kể từ lớp cá, tim có các van tim ngăn giữa các ngăn để giúp máu chảy theo 1 chiều duy nhất. Các mô hình cơ tim là thanh lịch và phức Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gr, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất. Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống. Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim. Vách tim Lớp của thành tim, bao gồm nội tạng và thành màng ngoài tim. Vách tim được tạo thành từ ba lớp: bên trong màng trong tim, giữa cơ tim và bên ngoài thượng tâm. Chúng được bao quanh bởi một túi đôi membraned gọi là màng ngoài tim. Các lớp trong cùng của tim được gọi là màng trong tim. Nó được tạo thành một lớp niêm mạc biểu mô vảy đơn giản, và bao gồm các buồng tim và van tim. Nó là liên tục với các tế bào nội mô của các tĩnh mạch và động mạch của tim, và được tham gia vào các cơ tim với một lớp mỏng của mô liên kết. [7] Các màng trong tim, bằng cách tiết endothelins, cũng có thể đóng một vai trò trong việc điều hòa sự co bóp của cơ tim. [7] Các mô hình xoáy của cơ tim giúp bơm tim có hiệu quả Lớp giữa của vách tim là cơ tim, đó là cơ tim - một lớp không tự nguyện mô cơ vân bao quanh bởi một khuôn khổ của collagen. Cơ tim cũng được cung cấp với các mạch máu và dây thần kinh bằng cách thượng tâm giúp để điều chỉnh nhịp tim. [7] mô cơ tim có autorhythmicity, khả năng duy nhất để bắt đầu một điện thế hoạt động tim mạch với một tốc độ cố định - lây lan thúc đẩy nhanh chóng từ tế bào đến tế bào để kích hoạt các sự co của toàn bộ tim. Autorhythmicity này vẫn còn được điều chế bằng các nội tiết và hệ thống thần kinh. Hệ thống van tim Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim). Hướng chảy của máu được xác định bởi sự hiện diện của các van tim. Các van tim là những lá mỏng, mềm dẽo, là tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạc. Van nhĩ - thất: ngăn giữa nhĩ và thất, bên trái có van hai lá, bên phải có van ba lá. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất. Các cột cơ gắn với van nhĩ-thất bởi các dây chằng. Cột cơ co rút khi tâm thất co, nó không giúp cho sự đóng của van, mà nó kéo chân van về phía tâm thất, ngăn sự lồi của các lá van về tâm nhĩ trong kỳ thất co rút. Nếu dây chằng bị đứt hoặc nếu một trong các cột cơ bị tổn thương, máu có thể trào ngược về tâm nhĩ khi thất co, đôi khi gây nên rối loạn chức năng tim trầm trọng. Van bán nguyệt: giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, van động mạch phổi ở giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch. Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van. Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ thất về nhĩ (Hình 2). Hình: Cơ tim và Hệ thống van hai lá. Sợi cơ tim Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động. Có hai loại tế bào cơ tim: cardiomyocytes mà có khả năng ký hợp đồng một cách dễ dàng, và cardiomyocytes biến đổi các tế bào tạo nhịp tim của hệ thống dẫn điện. Các cardiomyocytes chiếm phần lớn (99%) của các tế bào trong tâm nhĩ và tâm thất. Những tế bào co lại được nối với nhau bằng đĩa xen mà cho phép một phản ứng nhanh với các xung động của điện thế hoạt động từ các tế bào tạo nhịp. Các đĩa xen cho phép các tế bào hoạt động như một hợp bào và kích hoạt các cơn co thắt có chức năng bơm máu qua tim và vào động mạch lớn. [7] Các tế bào tạo nhịp tạo nên chỉ (1% của các tế bào) và hình thành hệ thống dẫn truyền của tim. Chúng thường nhỏ hơn nhiều so với các tế bào co lại và có vài myofibrils mang đến cho họ contractibility hạn chế. Chức năng của chúng là tương tự ở nhiều khía cạnh để tế bào thần kinh. [7] Hình: Sợi cơ tim. Tim được cấu thành bởi 3 loại cơ tim: cơ nhĩ, cơ thất và những sợi cơ có tính kích thích, dẫn truyền đặc biệt. Cơ nhĩ, cơ thất có hoạt động co rút giống cơ vân, loại còn lại co rút yếu hơn nhưng chúng có tính nhịp điệu và dẫn truyền nhanh các xung động trong tim. Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối. Sự lan truyền điện thể từ nhĩ xuống thất được dẫn qua một đường dẫn truyền đặc biệt gọi là bộ nối nhĩ-thất. Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ (myofibrille), chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin), sự co rút của chúng gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim. Xung quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất (reticulum sarcoplasmique) là nơi dự trữ canxi. Như vậy chức năng chính của cơ tim là tự co rút và chúng cũng phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý: chúng cùng phì đại trong sự quá tải hoặc chúng hoại tử thành những mô xơ trong trường hợp khác. Hệ thống dẫn truyền Gồm các tế bào mãnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, chúng tạo thành hệ thống dẫn truyền, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền này đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ, gồm: Nút xoang nhĩ: còn gọi là nút Keith-Flack, nằm ở cơ tâm nhĩ, chổ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ phát xung khoảng 80l-100l/phút, là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X). Nút nhĩ-thất: còn gọi là nút Aschoff-Tawara, ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Phát xung 40-60l/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X. Bó His: đi từ nút nhĩ-thất tới vá Hệ thống dẫn truyền Gồm các tế bào mãnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, chúng tạo thành hệ thống dẫn truyền, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền này đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ, gồm: Nút xoang nhĩ: còn gọi là nút Keith-Flack, nằm ở cơ tâm nhĩ, chổ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ phát xung khoảng 80l-100l/phút, là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X). Nút nhĩ-thất: còn gọi là nút Aschoff-Tawara, ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Phát xung 40-60l/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X. Bó His: đi từ nút nhĩ-thất tới vách liên thất, chạy dưới nội tâm mạc xuống phía phải của vách liên thất khoảng 1 cm, còn gọi là bộ nối nhĩ-thất, dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất, rồi chia làm hai nhánh phải và trái. Nhánh phải tiếp tục đi xuống phía phải vách liên thất, chia thành những nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim thất phải gọi là sợi Purkinje. Nhánh trái chui qua vách liên thất, chia một nhánh phía trước mỏng, nhỏ và một nhánh phía sau, dày, rồi cũng chia thành sợi Purkinje để đến nội tâm mạc thất trái. Bộ nối nhĩ-thất, hai nhánh hoặc các sợi Purkinje tần số phát xung rất chậm 20-40l/phút, chỉ nhận sợi giao cảm. Hệ thần kinh Chi phối tim là hệ thần kinh thực vật. Dây X phải chi phối cho nút xoang và dây X trái chi phối nút nhĩ-thất. Các sợi phó giao cảm đến cơ nhĩ chứ không đến cơ thất. Dây giao cảm đến đáy tim theo mạch máu lớn, sau đó phân thành mạng vào cơ tim, thường là theo sau mạch vành. Thần kinh giao cảm tiết Norepinephrin, làm tăng tần số nút xoang,tăng tốc độ dẫn truyền, và tăng lực co bóp.Thần kinh phó giao cảm làm giảm tần số nút xoang, giảm tốc độ dẫn truyền qua trung gian Acetylcholin.Tác dụng của hai hệ này trái ngược nhau, nhưng có tác dụng điều hòa để đảm bảo cho sự hoạt động tim. == Tim người == === Giải phẫu tim === Tim là 2 khối cơ rỗng, hình tháp, đáy ở trên đỉnh ở dưới Vách nhĩ-thất chia tim thành 2 phần: phải và trái. Tim phải chứa máu đỏ sẫm, nhiều cacbonic. Tim trái chứa máu đỏ tươi, nhiều khí oxi. Mỗi bên được chia thành 2 ngăn, trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất, ở giữa có van nối thông với nhau. Giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải là van 3 lá (lá trước, lá sau, lá vách) Giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái là van 2 lá (van tăng mạo hay van mũ ni - lá trước và lá sau) Giữa 2 tâm thất là vách liên thất (vách gian thất) gồm có phần màng và phần cơ, khi phần màng bị tật thì gây ra tật thông liên thất Giữa 2 tâm nhĩ là vách liên nhĩ (vách gian nhĩ) trên đó có hố bầu dục ở tâm nhĩ phải và van bầu dục ở tâm nhĩ trái (khi có tật, gọi là lỗ bồ dục - tật thông liên nhĩ) Máu từ tâm thất trái đi ra theo động mạch chủ. Máu từ tâm thất phải đi ra theo động mạch phổi. Giữa các động mạch và các tâm thất có van tổ chim ngăn không cho máu chảy ngược về tim. Máu đỏ sẫm từ tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào tâm nhĩ phải. Máu đỏ từ 4 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái Tim được cấu tạo bằng 3 lớp: màng ngoài tim (ngoại tâm mạc), cơ tim và màng trong tim (nội tâm mạc) Tim được cung cấp máu từ 2 động mạch nhỏ: động mạch vành phải có nhánh gian thất sau (đi giữa rãnh gian thất sau cùng tĩnh mạch tim lớn) và động mạch vành trái cho nhánh gian thất trước đi trong rãnh gian thất trước cùng tĩnh mạch tim giữa Ngoài ra trên tim còn có các tĩnh mạch: tim trước, nhánh sau của tâm thất trái, tim nhỏ, tim cực nhỏ, nhánh chếch của tâm nhĩ trái, tất cả tĩnh mạch đều đổ vào xoang tĩnh mạch vành trừ 2 nhánh tim trước (đổ vào tâm nhĩ phải) và tim cực nhỏ(đổ vào cả tâm nhĩ và thất qua lỗ tim cực nhỏ) == Xem thêm == Nhồi máu Nhồi máu cơ tim Điện tâm đồ Hội chứng tim đập nhanh Hệ tuần hoàn == Chú thích == == Tham khảo == Sách giáo khoa Sinh học 8 - Nhà xuất bản Giáo dục Video Giải phẫu thực hành tim
động cơ hơi nước.txt
Động cơ hơi nước hay máy hơi nước là một loại động cơ nhiệt đốt ngoài sử dụng nhiệt năng của hơi nước, chuyển năng lượng này thành công năng. Các động cơ hơi nước đầu tiên được sử dụng như là bộ phận chuyển động sơ cấp của bơm, đầu máy tàu hỏa, tàu thủy hơi nước, máy cày, xe tải và các loại xe cơ giới chạy trên đường bộ khác và là nền tảng cơ bản nhất cho Cách mạng công nghiệp. Các tuốc bin hơi nước, về mặt kỹ thuật cũng là một loại động cơ hơi nước, ngày nay đang được sử dụng rộng rãi cho máy phát điện nhưng các loại cũ hơn hầu như được thay thế bằng động cơ đốt trong và động cơ điện. Một động cơ hơi nước cần một nồi hơi súp de để đun nước sôi tạo hơi. Việc giãn nở của hơi tạo một lực đẩy lên piston hay các cánh tuốc bin và chuyển động thẳng được chuyển thành chuyển động quay để quay bánh xe hay truyền động cho các bộ phận cơ khí khác. Một trong những lợi thế của động cơ hơi nước là nó có thể sử dụng bất cứ nguồn nhiệt nào để đun nồi hơi nhưng các loại nguồn nhiệt thông dụng nhất là đun củi, than đá hay dầu hay sử dụng hơi nhiệt năng thu được từ lò phản ứng hạt nhân. == Người phát minh == James Watt (1736-1819) - Nhà phát minh người Scottland, đã có nhiều cải tiến về máy hơi nước == Cấu tạo động cơ hơi nước == Động cơ hơi nước sở dĩ có thể vận hành được là do dựa vào sức mạnh của hơi nước làm máy hoạt động. Chúng ta lúc thường ngày đều đã từng đun nước sôi, khi nước trong ấm sôi bồng lên, chúng ta liền phát hiện thấy có hơi nước bay ra. Sức mạnh của những hơi nước này là rất lớn, có thể đẩy bật nắp ấm. Nếu như thay đổi một chút, dùng nồi thật to để đun nước, thì sức mạnh của hơi nước càng lớn. Khi nước bắt đầu bốc hơi, nếu chúng ta dẫn nó vào trong lỗ nhỏ, ví dụ như một đường ống, rồi lại để nó bốc hơi lên xung lực của nó sẽ càng mạnh mẽ, đủ để làm cho máy móc vận hành. Động cơ hơi nước chính là lợi dụng nguyên lý này, cho đến ngày nay, đầu máy hơi nước và máy điện báo vẫn được vận hành bằng hơi nước. == Xem thêm == Tuốc bin hơi nước == Tham khảo ==
danh sách công ty afghanistan.txt
Đây là danh sách không đầy đủ về các công ty của Afghanistan == Hãng hàng không == Ariana Afghan - Hãng hàng không quốc gia Balkh Airlines Kam Air Khyber Afghan Airlines Marcopolo Airways Pamir Airways == Ngân hàng == Afghanistan International Bank Azizi Bank == Truyền thông/Giải trí == Moby Capital Partners Spinzar == Viễn thông/Điện thoại == Afghan Wireless Roshan == Xây dựng == Venco Corp. == Xem thêm == Sàn giao dịch chứng khoán Afghan Kinh tế Afghanistan == Tham khảo ==
chi mai cánh lõm.txt
Chi Mai cánh lõm (danh pháp khoa học: Gomphia) là một chi thực vật thuộc họ Mai (Ochnaceae). Một số loài: Gomphia serrata, (Gaertn.) Korth.: mai cánh lõm Gomphia striata, (Tiegh.) C.F.Wei: mai sọc == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Chi Mai cánh lõm tại Wikispecies
ipad mini 2.txt
iPad Mini 2 (hiện tại được đưa ra thị trường với tên là iPad mini 2, tên cũ: iPad mini với màn hình Retina) là thế hệ thứ hai của dòng máy tính bảng iPad Mini do Apple Inc. sản xuất và đưa ra thị trường. Nó được thiết kế gần giống như iPad Mini thế hệ đầu tiên nhưng có các sửa đổi nội bộ như việc bổ sung chip trên một vi mạch A7 và màn hình Retina với độ phân giải 2.048 x 1.536. iPad Mini 2 có phần cứng tương tự như người anh em kích cỡ lớn hơn của nó là iPad Air. Apple lặng lẽ phát hành iPad Mini 2 với màu xám và màu bạc ngày 12 tháng 11 năm 2013. Sản phẩm tiếp theo, iPad Mini 3, được công bố vào ngày 16 tháng 10 năm 2014, có phần cứng giống iPad Mini 2 nhưng thêm tính năng Touch ID, kích thước lưu trữ khác nhau, và bổ sung thêm màu vàng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == iPad Mini – official site
charles babbage.txt
Charles Babbage, FRS (sinh ngày 26 tháng 12 năm 1791 - mất ngày 18 tháng 10 năm 1871) là một nhà bác học người Anh. Ông là một nhà toán học, nhà triết học, nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Anh. Ông được coi là cha đẻ của công nghệ máy tinh và là người phát minh ra máy tính cơ học đầu tiên. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Babbage Science Museum, London. Description of Babbage's calculating machine projects and the Science Museum's study of Babbage's works, including modern reconstruction and model-building projects The Babbage Engine: Computer History Museum, Mountain View CA, USA. Multi-page account of Babbage, his engines and his associates, including a video of the Museum's functioning replica of the Difference Engine No 2 in action Charles Babbage A history at the School of Mathematics and Statistics,University of St Andrews Scotland. Mr. Charles Babbage: obituary from The Times (1871) The Babbage Pages Các tác phẩm của Charles Babbage tại Dự án Gutenberg The Babbage Difference Engine: an overview of how it works "On a Method of Expressing by Signs the Action of Machinery", 1826. Original edition Charles Babbage Institute: pages on "Who Was Charles Babbage?" including biographical note, description of Difference Engine No. 2, publications by Babbage, archival and published sources on Babbage, sources on Babbage and Ada Lovelace Babbage's Ballet by Ivor Guest, Ballet Magazine, 1997
đúc tiền.txt
hợp chất của vàng.txt
Vàng là một kim loại hầu như không phản ứng với hóa chất, nên hợp chất của vàng được tạo thành trong những dung dịch hoặc những điều kiện đặc biệt == Hợp chất của vàng == === Hợp chất vô cơ === === Hợp chất hữu cơ === Auranofin: C20H35AuO9PS+ Bài chi tiết: Wikipedia tiếng Anh: Auranofin Wikipedia tiếng Việt: Auranofin Aurothioglucose: AuSC6H11O5 Bài chi tiết: Wikipedia tiếng Anh: Aurothioglucose Wikipedia tiếng Việt: Aurothioglucose Sodium aurothiomalate: AuSC6H11O5 Bài chi tiết: Wikipedia tiếng Anh: Sodium aurothiomalate Wikipedia tiếng Việt: Sodium aurothiomalate == Tham khảo ==
bộ y tế (việt nam).txt
Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Bộ được thành lập từ ngày 27 tháng 8 năm 1945. Bộ trưởng hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, kế nhiệm ông Nguyễn Quốc Triệu. == Cơ cấu tổ chức == === Lãnh đạo Bộ === Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến: Nguyên GĐ bệnh viện Phụ sản Trung ương Nguyễn Thanh Long: nguyên Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế Lê Quang Cường: nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Phạm Lê Tuấn: nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế Trương Quốc Cường: nguyên Phó cục trưởng Quản lý Dược, Bộ Y tế. === Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước === === Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ === === Các Tổng công ty trực thuộc Bộ Y tế === Tổng công ty Dược Việt Nam [2] Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam [3] ===Các công ty, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế Nhà xuất bản Y học [4] Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 [5] Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 2 [6] Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 3 Công ty Dược Hoa Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 [7] Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2 [8] Công ty TNHH MTV Dược Trung ương 3 [9] == Lịch sử == === Các bộ trưởng === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Bộ Y tế Việt Nam
tiếng chuvash.txt
Tiếng Chuvash (Чӑвашла, Čăvašla) là một ngôn ngữ Turk được nói tại miền trung nước Nga, chủ yếu là tại Cộng hòa Chuvash và các vùng lân cận. Đây là ngôn ngữ duy nhất còn tồn tại của nhánh Orghur thuộc Nhóm ngôn ngữ Turk. Hệ thống chữ viết của tiếng Chuvash dựa phần lớn trên cơ sở bảng chữ cái Kirin, tận dụng tất cả các chữ cái trong chữ viết tiếng Nga cộng thêm bốn chữ Ӑ, Ӗ, Ҫ và Ӳ. == Hiện trạng == Tiếng Chuvash là ngôn ngữ bản địa của người Chuvash và cũng là một ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Chuvash. Ngôn ngữ này được 1.640.000 người tại Nga và 34.000 người tại các quốc gia khác sử dụng. 86% người dân tộc Chuvash và 8% người dân thuộc các dân tộc khác tại Chuvashia nói rằng mình có kiến thức về tiếng Chuvash theo điều tra năm 2002. Bất chấp điều đó và việc tiếng Chuvash được dạy trong trường học và thính thoảng được sử dụng trên các phương tiện truyền thông, ngôn ngữ này đang bị đe dọa, bởi tiếng Nga chiếm ưu thế vượt trội trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và có ít trẻ em học ngôn ngữ này để có thể sử dụng thành thạo. == Lịch sử == Chuvash là thứ tiếng đặc trưng nhất trong Hệ ngôn ngữ Turk và những người sử dụng các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ không hiểu thứ tiếng này. Ngày nay, Chuvash được phân loại cùng với Khazar, Turk Avar, Bulgar và có thể là Hun là những thành viên của nhóm ngôn ngữ Orghur của Ngữ hệ Turk. Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm chưa bị tuyệt chủng. Việc kết luận tiếng Chuvash thuộc nhóm Orghur của Turk xuất hiện khi có các tranh luận rằng từ vựng của ngôn ngữ này thuộc loại r- và l- và tiêu biểu cho các ngôn ngữ khác của nhóm. Phần còn lại của Ngữ hệ Turk thuộc loại z- và š-. Trước đó, một số học giả từng coi tiếng Chuvash không thật sự là một ngôn ngữ Turk về mọi mặt nhưng coi đây là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Phần Lan-Ural bị Turk hóa. == Tham khảo == == Đọc thêm == Čaušević, Ekrem (2002). “Tschuwaschisch. in: M. Okuka (ed.)” (PDF). Lexikon der Sprachen des europäischen Ostens (Klagenfurt: Wieser). Enzyklopädie des europäischen Ostens 10: 811–815. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. Johanson, Lars & Éva Agnes Csató, ed. (1998). The Turkic languages. London: Routledge. Lars Johansen (1998). “The history of Turkic”. Johanson & Csató. Encyclopaedia Britannica Online CD 98. tr. 81–125. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007. Lars Johanson (1998). “Turkic languages”. Lars Johanson (2000). “Linguistic convergence in the Volga area”. Gilbers, Dicky & Nerbonne, John & Jos Schaeken (ed.). Languages in contact Amsterdam & Atlanta: Rodopi. tr. 165–178 (Studies in Slavic and General linguistics 28.),. Johanson, Lars (2007). Chuvash. Encyclopedia of Language and Linguistics. Oxford: Elsevier. Krueger, John (1961). Chuvash Manual. Indiana University Publications. Paasonen, Heikki (1949). Gebräuche und Volksdichtung der Tschuwassen. edited by E. Karabka and M. Räsänen (Mémoires de la Société Finno-ougrinenne XCIV), Helsinki. Петров, Н. П (2001). “Чувашская письменность новая”. Краткая чувашская энциклопедия. – Чебоксары. tr. С. 475–476. == Liên kết ngoài == Chuvash–Russian On-Line Dictionary Chuvash English On-Line Dictionary Chuvash People's Website (tiếng Anh), also available in Chuvash, Esperanto and Russian Nutshell Chuvash, by András Róna-Tas Chuvash people and language by Éva Kincses Nagy, Istanbul Erasmus IP 1- 13. 2. 2007 Chuvash manual online
trần hoài dương.txt
Trần Hoài Dương (1943-2011) là một nhà văn Việt Nam. == Thân thế và sự nghiệp == Ông có tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1943, quê quán tại Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông bị đột tử tại nhà riêng, do nhồi máu cơ tim, vào khoảng 20 giờ ngày thứ Sáu, 6 tháng 5 năm 2011, nhằm ngày mồng Năm tháng Tư, Tân Mão. == Một số tác phẩm nổi bật == Em bé và bông hồng (tập truyện ngắn, 1963) Đến những nơi xa (tập truyện ngắn, 1968) Cây lá đỏ (tập truyện ngắn, 1971) Cuộc phiêu lưu của những con chữ (tập truyện ngắn, 1975) Con đường nhỏ (tập truyện ngắn, 1976) Hoa của biển (truyện dài, 1976) Người tù vượt ngục và em nhỏ trên đảo (truyện dài, 1979) Lá non (tập truyện ngắn, 1981) Áng mây (tập truyện ngắn, 1981) Bên ngoài mái trường (tiểu thuyết, 1983) Những ngôi sao trong mưa (tập truyện ngắn, 1988) Mầm đước (truyện dài, 1994) Nhớ một mùa hoa thạch thảo (tập truyện ngắn, 1994) Cô bé mảnh khảnh (truyện ngắn chọn lọc, 1996) Nắng phương Nam (tập truyện ngắn, 1998) Trần Hoài Dương – Truyện ngắn chọn lọc (1998) Hoa cỏ thì thầm (1999) Miền xanh thẳm (truyện dài, 2000) Tuyển tập Trần Hoài Dương (2000) Trần Hoài Dương – Truyện chọn lọc (2006) Ngoài ra ông còn viết nhiều kịch bản phim hoạt hình và kịch bản múa rối cho thiếu nhi, trong đó đã có 5 kịch bản được dựng thành phim. == Các giải thưởng == Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Cuộc phiêu lưu của những con chữ Giải thưởng loại B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 với tác phẩm Miền xanh thẳm. == Gia đình == Con trai ông là nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nhà văn Trần Hoài Dương qua đời trong cô độc Nhà văn Trần Hoài Dương: Văn thơ mộng, đời khổ tâm Nhà văn Trần Hoài Dương: Cả đời viết cho thiếu nhi... Vĩnh biệt Trần Hoài Dương - nhà văn của thế giới thơ trẻ Nhà văn Trần Hoài Dương đột ngột ra đi Nhà văn Trần Hoài Dương về… Miền xanh thẳm Vĩnh biệt nhà văn của trẻ thơ Trần Hoài Dương - nhà văn của cỏ cây hoa lá… Xuất bản di cảo Trần Hoài Dương nhân kỳ giỗ đầu
sentō.txt
Sentō (tiếng Nhật: 銭湯) là kiểu nhà tắm công cộng của Nhật Bản. Người đến đây tắm phải trả tiền (ngoài trừ Sento tại khách sạn). Sentō được chia làm hai buồng dành riêng cho khách nam và khách nữ. Mỗi buồng được trang bị một hoặc vài dãy vòi nước để khách tắm rửa trước khi xuống ngâm mình trong một bể nước nóng lớn dùng chung hoặc để tráng lại sau khi từ bể lên. Việc tắm sạch trước khi xuống ngâm mình trong bể nước nóng là một quy tắc bất thành văn tại các Sentō. Một số người nước ngoài đến Sentō không biết quy tắc này thường xuống ngay bể nước, hoặc xoa xà phòng đầy người rồi xuống bể nước. Thực tế này cùng một vài lý do khác dẫn đến việc có một số Sentō thông báo rõ ràng chỉ phục vụ khách tắm người Nhật. Các Sentō thường mang một kiến trúc chung và áp dụng cho cả loại nhà tắm mà nước được đun cho nòng và loại nhà tắm tại các suối nước nóng. == Kiến trúc của Sentō == Các Sentō thường gồm bốn khu vực là lối vào, nơi thay đồ, nơi tắm và khu vực đun nước nóng. === Lối vào === Các Sentō truyền thống của Nhật Bản thường treo một tấm rèm kiểu Nhật (noren) màu xanh da trời đậm trên có ghi chữ kanji 湯 (romaji: yu, phiên âm Hán-Việt: thang, nghĩa là "nước nóng"). Vén rèm bước vào cửa gặp trước tiên là quầy bán vé. Quầy bán vé ở các Sentō ngày nay thường là một phòng nhỏ có cửa sổ để tiếp xúc với khách. Ở các Sentō còn giữ nét truyền thống, quầy vé là một quầy gỗ nhỏ cao chừng 1,5-1,8m gọi là Bandai (番台). Hai bên quầy bán vé là hai hành lang có các dãy tủ để gửi giày dép của khách đến tắm. Hai hành lang dẫn tới hai khu vực thay đồ dành cho khách nam và khách nữ. Mỗi hành lang lại có một bức rèm noren ghi tương ứng các chữ kanji 男 (nam) và 女 (nữ). === Nơi thay đồ === Datsuijo hay Datsuiba (脱衣場, thoát y trường, nghĩa là "nơi cởi quần áo") là nơi thay đồ tại các Sentō. Trong mỗi khu vực thay đồ thường có các tủ đựng đồ đạc của khách. Nhiều Sentō còn đặt các máy bán nước giải khát tự động, cân sức khỏe, tivi tại các khu vực thay đồ này. Nơi thay đồ dành cho khách nữ còn có thể có chỗ để trẻ nhỏ. Hai nơi thay đồ của hai giới thường chỉ ngăn với nhau bằng một bức tường cao chừng trên 2m, nhưng nhiều khi không cao đến sát trần. Hai nơi tắm của hai giới cũng vậy. Từ nơi thay đồ đi qua một cửa lùa kiểu Nhật là vào nơi tắm. === Nơi tắm === Nơi tắm của các Sentō được trang bị các dãy vòi nước nóng (tiếng Nhật gọi là karan, viết là カラン, có gốc từ kraan nghĩa là "vòi nước" trong tiếng Hà Lan) để khách tắm tắm rửa trước, gội đầu hoặc để tráng lúc cuối cùng. Có cả vòi chuyên cấp nước nóng và vòi chuyên cấp nước lạnh. Cạnh vòi nước nóng thường để thêm các ghế nhỏ để khách ngồi, các chậu nhỏ để hứng nước. Một số Sentō còn trang bị các vòi tắm sen. Các Sentō (ngoại trừ Sentō tại khách sạn hoặc lữ quán) thường không cung cấp sẵn dầu gội, xà phòng hay sữa tắm, khăn mặt và khăn tắm. Khách phải tự mang những thứ này tới. Phần quan trọng nhất của nơi tắm là bồn nước nóng, dùng chung cho mọi khách tắm. Khách tắm sau khi đã rửa sạch người xuống đây ngâm mình. Nhiều Sentō ngày nay trang bị hai bồn nước nóng cho mỗi phòng tắm. Một bồn nước nóng thường và một bồn có trang bị thiết bị sauna. Nước thường nóng trên 40 độ C. Bể nông đủ đề nhô đầu lên mặt nước trong tư thế ngồi bệt. Các bức tường của phòng tắm thường lát gạch men từ sàn lên sát trần. Nhiều Sentō cho vẽ những bức tranh lớn với đề tài phong cảnh thiên nhiên lên tường. Phong cảnh hay được vẽ nhất là cảnh núi Phú Sĩ. Sàn của phòng tắm được lát gạch chống trơn. === Khu vực đun nước === Khu vực đun nước nóng ở sau cùng của Sentō, tiếng Nhật là kamaba (釜場). Khu vực này gồm hai phần. Một là bình đun nước và hai là bộ phận phát nhiệt. Ngày trước, việc phát nhiệt thường dựa vào đốt củi. Hiện nay, người ta dùng điện và gas. == Lịch sử của Sentō == Những nơi tương tự như Sentō có thể đã có từ cuối thời kỳ Heian. Sentō thực sự xuất hiện ở Edo lần đầu tiên vào năm 1591. Phong cách đi tắm ở Sentō bắt đầu hình thành từ thời kỳ Edo. Ở vùng Edo, các nhà tắm công cộng được gọi là yuya (湯屋), còn ở vùng Osaka được gọi là mushiburo (蒸し風呂) hoặc đơn giản là furo (風呂). Thời ấy, già trẻ nam nữ đi tắm ở nhà tắm công cộng là tắm chung một khu, chứ không phân ra theo giới tính như hiện nay. Đương nhiên, khi ấy người ta vận một thứ như áo tắm. Để cho hơi ấm khỏi thoát ra ngoài, thời ấy người ta làm cửa rất nhỏ, lại không làm cửa sổ. Vì thế trong Sentō rất tối, tạo thành môi trường thuận lợi cho nạn trộm cắp gây hỗn loạn. Năm 1791, chính quyền nghiêm cấm nam nữ tắm chung một nơi. Song quy định này không phải luôn được chấp hành nghiêm túc. Nhà tắm công cộng trở thành "câu lạc bộ", nơi giao tiếp xã hội của thường dân. Nghệ thuật Rakugo cũng hay được tiến hành tại các nơi này. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Sentō bắt đầu bị hạn chế do chính quyền lo ngại rằng nó có thể là điểm bùng phát hỏa hoạn trong trường hợp có động đất. Từ khoảng thập niên 1970, số lượng Sentō giảm đi nhanh chóng do người Nhật khá giả hơn và có điều kiện xây dựng các phòng tắm tại nhà tốt hơn. Tuy nhiên, với tư cách là nơi giao tiếp xã hội và nơi thư giãn, Sentō vẫn thu hút được một bộ phận dân chúng Nhật Bản. Tuy rất hiếm, nhưng vẫn có Sentō cho nam nữ tắm chung. Song, thường thì chỉ có người già mới đến các nơi đó. Vào thời điểm cuối tháng 3 năm 2005, toàn Nhật Bản có ít nhất 5200 Sentō. == Cách "thưởng thức" Sentō == Ngày nay, người Nhật đến Sentō hầu hết là để thư giãn và thưởng thức cái thú ngâm mình trong nước nóng. Thời gian ở trong Sentō, vì vậy khá lâu. Người Nhật vào Sentō tắm thì không mặc áo tắm và phần lớn cũng không dùng thứ gì che thân. Một số người thì dùng một chiếc khăn mặt che phía trước phần dưới bụng. Nhiều người nước ngoài vào Sentō lần đầu có thể không quen việc này cũng như không quen độ nóng của nước trong bồn, nên thường kết thúc việc tắm ở Sentō tương đối nhanh. Sau khi tắm rửa sạch, khách tắm mới xuống bồn nước nóng ngâm. Ngâm mình một lúc thì lại leo lên thành bồn ngồi nói chuyện với người xung quanh rồi lại xuống ngâm mình tiếp. Cứ thế lên xuống vài lần. Có người còn chuyển qua chuyển lại giữa bồn thường và bồn có mát-xa thủy lực. Ngâm đã rồi, khách lên tráng lại người bằng nước từ các vòi tắm rồi mới rời khỏi phòng tắm. Tại phòng thay đồ, nhiều người còn tiếp tục ngồi nói chuyện hoặc mua một lon nước giải khát, bia ướp lạnh để thưởng thức. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == SentōGuide: A guide to public baths in Japan == Xem thêm == Onsen
rupee.txt
Rupee là tên chung cho các đồng tiền tệ của Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Indonesia, Mauritius, Seychelles, Maldives, và các đồng tiền cũ của Miến điện và Afghanistan. Tại Maldives, tên của tiền tệ là rufiyah, từ có cùng nguồn gốc với từ Hindi rupiya. Đồng rupee Ấn Độ (₹) và rupee Pakistan (₨) được chia nhỏ thành 100 paise (số ít paisa) hoặc pice. Đồng rupee Mauritius và Sri Lanka được chia thành 100 cents. Đồng rupee Nepal được chia thành 100 paisas (cả số ít lẫn số nhiều) hoặc 4 sukas hoặc 2 mohors. == Các nước sử dụng đồng rupee hoặc tương tự == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chisholm, Hugh biên tập (1911). “rupee”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Nhà in Đại học Cambridge. Picture of original Mughal rupiya introduced by Sher Shah Suri New rupee symbol reflects strength of economy
các quốc gia của vương quốc liên hiệp anh.txt
Vương quốc Liên hiệp Anh được chia thành 4 nước (country): Anh, Bắc Ireland, Scotland và Wales. Trước năm 1922, cả hòn đảo Ireland, không chỉ Bắc Ireland như ngày nay, là một trong những nước thuộc vương quốc này. England, Bắc Ireland, Scotland và Wales không được liệt vào danh sách các quốc gia của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Tuy nhiên danh sách ISO về các vùng ở vương quốc Anh được cung cấp bởi tiêu chuẩn Anh đã dùng chữ "country" để mô tả England, Scotland và Wales. Bắc Ireland, ngược lại, được mô tả là một tỉnh (province). Quốc hội của Vương quốc Anh và chính phủ của nước này chịu trách nhiệm về mọi vấn đề về lập pháp và hành pháp, ngoại trừ những lãnh vực mà đã giao cho các quốc hội địa phương (Bắc Ireland, Scotland và Wales). England chịu trách nhiệm hoàn toàn cho quốc hội vương quốc Anh mà tập trung ở London. == Thống kê == == Chú thích ==
sông sài gòn.txt
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực Lộc Ninh (Biên giới Việt Nam - Campuchia), tỉnh Bình Phước chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (tức là dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn). Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km². == Tên gọi == Vì chảy qua nhiều vùng nên sông mang nhiều tên khác nhau: Từ đầu nguồn đến gần chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) gọi là sông Ngã Cái. Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến cư xá Thanh Đa (Thành phố Hồ Chí Minh) gọi là sông Thủ Khúc. Đoạn từ cư xá Thanh Đa đến chỗ đổ vào sông Đồng Nai (mũi Đèn Đỏ) có tên là sông Sài Gòn hay sông Bến Nghé (tên chữ là Ngưu Chử giang, trong sách Gia Định thành thông chí ghi là Tân Bình giang, vì ngày xưa chảy qua phủ Tân Bình). == Các nhánh sông lớn == Sông Thị Tín Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè == Giao thông == Sông này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn. Ngoài ra, ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Thầy Cai, Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi... === Các cầu và công trình vượt sông === Cầu Bình Lợi Cầu Bình Phước Cầu Bình Triệu Cầu Chữ Y Cầu Phú Mỹ Cầu Sài Gòn Cầu Thủ Thiêm Cầu Ông Lãnh Cầu Phú Long gồm một cầu cũ nằm về phía thượng lưu nối quận 12 với trung tâm thị xã Thuận An và cầu mới hoàn thành năm 2012 nằm về phía hạ lưu của cầu cũ nối quận 12 (từ đường Hà Huy Giáp) và thị xã Thuận An (nối vào Quốc lộ 13). Cầu Phú Cường nối huyện Củ Chi và thành phố Thủ Dầu Một trên tỉnh lộ 8. Cầu Bến Súc nối xã Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi và Bình Dương trên tỉnh lộ 15. Cầu Bến Củi nối xã Bến Củi thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh và thị trấn Dầu Tiếng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cầu Dầu Tiếng Hầm qua sông Hầm Thủ Thiêm nằm trên đường Võ Văn Kiệt nối quận 1 và quận 2 của Thành phố Hồ Chí Minh. == Môi trường == === Công ty TNHH nông sản Việt Phước === Ngày 14-8, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước vừa đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt Công ty TNHH nông sản Việt Phước, trụ sở tại xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước gần 300 triệu đồng do công ty có vi phạm xả nước thải bẩn chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Sài Gòn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng buộc đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở chăn nuôi heo thuộc công ty này trong thời gian 4,5 tháng. Ngày 6-7, người dân phát hiện cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Sài Gòn đoạn qua địa phận ấp 4, xã Minh Tâm và ấp Bàu Lùng, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản và hàng trăm xác heo thối rữa vứt mé thượng nguồn sông Sài Gòn. Các loài cá bị chết chủ yếu là cá trắng, cá dảnh, cá mè, cá rô phi và một số lượng nhỏ cá lăng, ước khối lượng cá chết khoảng 2 tấn. Ngày 13-7, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an tỉnh Bình Phước) cùng Sở Tài nguyên - Môi trường tiến hành khảo sát nguồn xả thải với một số doanh nghiệp xung quanh đoạn sông xảy ra cá chết và và phát hiện Công ty TNHH Nông sản Việt Phước đã vứt hàng trăm xác heo chết ra mé sông Sài Gòn. Trước đó, tháng 6-2015, Công ty TNHH nông Sản Việt Phước cũng̣ đã bị UBND tỉnh Bình Phước xử phạt hơn 300 triệu đồng về hành vi xả thải trực tiếp ra sông Sài Gòn. == Ảnh == == Các công trình khác == Nhà máy nước Tân Hiệp, Củ Chi lấy nước từ sông Sài Gòn với công suất 300.000 m³/ngày == Xem thêm == Danh sách các cầu bắc qua sông Sài Gòn Hồ thủy lợi Dầu Tiếng == Chú thích == == Tham khảo == Nguyễn Dược-Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr.164, tr. 219, tr. 220 và 222. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức, tháng 7 năm 2007. == Liên kết ngoài == Sài Gòn trên bến dưới thuyền Bến Nghé-Sài Gòn: Dòng sông thời gian
juno (thần thoại).txt
Juno (tiếng Latinh: Iūno [ˈjuːno]) là một nữ thần La Mã cổ đại, người bảo vệ và nhân viên tư vấn đặc biệt của nhà nước. Juno là con gái của Saturn và em gái (nhưng cũng là vợ) của thần Jupiter và là mẹ của Mars và Vulcan. Juno cũng bảo hộ các phụ nữ của Rome. Thần Hy Lạp tương đương của Juno là Hera. Thần tương đương Etruscan là Uni. Là nữ thần bảo trợ của Rome và Đế quốc La Mã, Juno được gọi là Regina ("Queen"), và cùng với Jupiter và Minerva, được tôn thờ như một bộ ba trên Capitol (Juno Capitolina) ở Rome. Khía cạnh hiếu chiến của Juno được thể hiện rõ ràng trong trang phục. Nữ thần thường xuyên xuất hiện ngồi chụp ảnh chung với một con công có vũ trang và mặc một chiếc áo choàng da dê. Các mô tả truyền thống của khía cạnh hiếu chiến này đã được đồng hóa từ nữ thần Hy Lạp Hera, mà da dê được gọi là "aegis". == Xem thêm == Potnia Theron Reitia == Nguồn thông tin == Servius, In Aeneida ii.225 Lactantius, Divinae institutions i.17.8 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Warburg Institute Iconographic Database (ca 400 images of Juno)
tôn trung sơn.txt
Tôn Trung Sơn (孫中山), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925) là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. == Cuộc đời == === Học vấn === Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc chia xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị. === Theo Kitô giáo === Thời trung học, ông học tại Trường ʻIolani được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tuy trường này không bắt buộc học sinh phải theo đạo nhưng đòi hỏi học sinh dự lễ tại nhà nguyện vào chủ nhật. Tại trường, ông lần đầu tiếp xúc với Kitô giáo và bị ấn tượng sâu đậm. Theo Schriffin, Kitô giáo đã có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ cuộc đời chính trị trong tương lai của Tôn Dật Tiên. Sau này ông được rửa tội tại Hồng Kông bởi một nhà truyền giáo Hoa Kỳ và trở thành một tín hữu Tự trị giáo đoàn (Congregational church, Công lý hội). Ông tham dự Nhà thờ Đạo Tế (道濟會堂, được sáng lập bởi Hội Truyền giáo London vào năm 1888) trong khi học Y khoa ở Hồng Kông. Việc ông theo đạo Ki-tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và nỗ lực cải tiến đất nước. === Lập gia đình === Tôn Dật Tiên làm đám cưới với Tống Khánh Linh, người vợ thứ hai, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Em của bà, bà Tống Mỹ Linh, cưới Tưởng Giới Thạch, và như vậy 2 nhà lãnh tụ trở thành anh em cột chèo. Cha của hai bà là một mục sư Giám lý, kiếm rất nhiều tiền trong các hoạt động ngân hàng, mặc dù là bạn thân của Tôn, những đã nổi giận khi nghe Tôn tuyên bố dự tính cưới Khánh Linh, bởi vì Tôn là một người có đạo và đã có vợ với 3 con. Ông cho là Tôn đã đi ngược lại với đạo lý mà họ cùng chia sẻ. Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với "bà Nam Dương" Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ. === Sự nghiệp chính trị === Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Kitô giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm Đại Tổng thống lâm thời. Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa. == Ảnh hưởng == Tôn Trung Sơn là nhân vật độc đáo trong số các nhà lãnh đạo Trung Quốc thế kỷ 20, với danh tiếng lớn tại cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Là người khai sinh nên Trung Hoa Dân Quốc, tại Đài Loan ông được tôn xưng là Quốc phụ. Tại đại lục, ông được coi là Cách mạng tiên hành giả ("người tiên phong của cách mạng") và tên của ông thậm chí còn được đề cập tới trong lời tựa Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. === Việt Nam === Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam. Theo giới sử học Việt Nam, Tôn Trung Sơn có mối quan hệ sâu rộng với cộng đồng người Hoa tại Chợ Lớn, Sài Gòn, và Hà Nội. Lần đầu ông đến Việt Nam là tại Sài Gòn vào năm 1900 và kéo dài hơn 2 tuần. Ông tới Hà Nội lần đầu vào tháng 12 năm 1902. Từ khoảng tháng 3 năm 1907, ông hoạt động ở Việt Nam hơn một năm. Tại Hà Nội, ông ngụ ở Hội quán Quảng Đông, số 22 phố Hàng Buồm. Theo nhà sử học Chương Thâu, cựu Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam, một loạt các thế hệ các nhà Cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Tiêu ngữ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc được Hồ Chí Minh lấy từ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vẫn được nhà nước Việt Nam dùng cho đến nay. Tôn Trung Sơn được tôn kính trong đạo Cao Đài như là một trong Tam Thánh ký Thiên Nhân Hòa ước lần thứ ba. Ngay chính điện của Thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh hiện còn treo bức tranh Tam Thánh ở chỗ trang trọng nhất. Tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có một con đường mang tên Tôn Dật Tiên. == Tên == Phả danh (theo gia phả): Tôn Đức Minh (孫德明) Ấu danh, tiểu danh (sơ sinh): Tôn Đế Tượng (孫帝象) Nguyên danh, đại danh (phổ biến đương thời): Tôn Văn (孫文) Biểu tự (tên chữ): Tải Chi (載之) Giáo danh (tên thánh): Nhật Tân (日新) Tên phương Tây: Tôn Dật Tiên (孫逸仙 Sun Yat-sen) Tên Nhật Bản: Trung Sơn Tiều (中山樵 Nakayama Shō) Tên phổ biến: Tôn Trung Sơn (孫中山) Danh hiệu: Quốc phụ (國父) == Tham khảo ==
lướt sóng.txt
Lướt sóng là một môn thể thao trên mặt nước, tại đó người chơi lướt thuận hoặc ngược con sóng, để sóng đẩy người chơi về phía bờ. Loại sóng thích hợp để lướt sóng chủ yếu ở trên biển, nhưng cũng có thể tìm thấy ở hồ hay sông. Tuy nhiên, người chơi môn thể thao này cũng có thể dùng sóng nhân tạo trong bể bơi. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Lướt sóng ở Lịch sử Trung tâm Florida
đội tuyển bóng đá quốc gia scotland.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland là đội tuyển cấp quốc gia của Scotland do Hiệp hội bóng đá Scotland quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Scotland là trận gặp đội tuyển Anh vào năm 1872, cũng là trận đấu quốc tế đầu tiên trong lịch sử bóng đá. Đội đã 8 lần tham dự World Cup và 2 lần tham dự Euro, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng. == Thành tích tại giải vô địch thế giới == == Thành tích tại giải vô địch châu Âu == == Cầu thủ == === Đội hình hiện tại === Các cầu thủ dưới đây được triệu tập để chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Canada và vòng loại World Cup 2018 gặp Slovenia vào tháng 3 năm 2017. Số liệu thống kê chính xác tới 26 tháng 3 năm 2017. === Đội hình dự bị === Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland trên trang chủ của FIFA
danh sách tổng thư ký asean.txt
Đây là Danh sách các Tổng thư ký của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chức vụ Tổng thư ký ASEAN là một chức vụ luân phiên giữa 10 nước thành viên và được thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Nhiệm kỳ của tổng thư ký ASEAN là 5 năm, không gia hạn và nặng tính nghi lễ và hành chính. Tổng thư ký hiện nay là Lê Lương Minh, từng là Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam, thay thế Tiến sĩ Surin Pitsuwan, từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan. Dự tính nhiệm kỳ của ông Minh sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng 12 năm 2017. Các quốc gia kế tiếp có thể cử người thay thế nhiệm vụ này là Campuchia, Brunei, Miến Điện và Lào. Tổng thư ký phải giữ vai trò viên chức quốc tế, phải bảo đảm công việc, những lợi ích chung và bình đẳng của các nước ASEAN, không phải là đại diện riêng của quốc gia mình. Ban Thư ký ASEAN bao gồm 1 Tổng thư ký và 4 Phó Tổng thư ký, trong đó có 2 vị Phó Tổng thư ký luân phiên và 2 Phó Tổng thư ký tự ứng cử và được bầu chọn, và các Phó Tổng thư ký không được cùng quốc gia với vị Tổng thư ký và không được có 2 Phó Tổng thư ký cùng quốc gia,. == Xem thêm == Chủ tịch luân phiên ASEAN == Tham khảo == Hình ảnh các vị Tổng thư ký ASEAN “Secretary-General of ASEAN”. ASEAN Secretariat. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. “Former Secretaries-General of ASEAN”. ASEAN Secretariat. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. Người Việt làm Tổng thư ký ASEAN, BBC 16/1/2012
mark twain.txt
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30 tháng 11 năm 1835 – 21 tháng 4 năm 1910) là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910. == Cuộc đời của Mark Twain == Mark Twain là nhà văn khôi hài bậc nhất của Hoa Kỳ, là tiểu thuyết gia rất sáng tạo và hấp dẫn do nơi sinh của ông thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam. Mark Twain có tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, và là đứa con thứ sáu trong bảy người con. Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri còn bà mẹ Jane Lampton Clemens là người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823. Đây là một gia đình không giàu có nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái. Vào thời kỳ đó, cả hai tiểu bang Missouri và Kentucky đều là tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ. Khi lên 4 tuổi tức là vào năm 1839, gia đình của Sam Clemens dọn về Hannibal, Missouri, một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. Hannibal cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này vào khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ và những người da đen nào không có đủ giấy tờ đều bị bắt. Nhiều người nô lệ da đen bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam trong các tiểu bang như Louisiana, Georgia… Sam Clemens trải qua tuổi trẻ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm. Mississippi là một dòng sông rất lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập lại, người dân có thể đi tới Cincinnati và các thành phố khác thuộc miền đông. Từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông này, tác giả Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng. Năm 1847, người cha qua đời khi ông 11 tuổi, Sam Clemens tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Vào thời bấy giờ, thợ in không phải là một nghề kiếm nhiều tiền, Sam đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk hay New York, đã mơ tới xứ Nam Mỹ để đi tìm vàng, mơ tới các cách làm giàu nhanh chóng. Sam Clemens tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác đã từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được tác giả Mark Twain mô tả trong cuốn truyện "Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt. == Các cuộc du hành == Trong thời Nội Chiến, Sam Clemens đã tham gia vào Lực lượng Quân sự Miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này. Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu "Mark Twain", có nghĩa là "sâu 2 tầm", do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Sau lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, Mark Twain rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864. Từ năm 1865, danh tiếng đã tới với Mark Twain sau khi ông cho xuất bản cuốn truyện "Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras" (the Jumping Frog of Calaveras County). Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, thời bấy giờ còn được gọi là các đảo Sandwich (the Sandwich Islands), Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Mark Twain đã viết một loại bài châm chọc các du khách. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại (colloquial speech) vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài (humorist), chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời và ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby. Đây là các nhà văn rất nổi tiếng về các câu chuyện dân gian, viết bằng giọng văn có chứa đựng các thổ ngữ và nhiều chi tiết hài hước. Năm 1867, Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy Quaker City. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện "Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài" (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước kia. == Kết hôn == Do là một nhà văn nổi tiếng, Mark Twain kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm "Tom Sawyer". Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford. Tại thành phố Hartford, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san "The Atlantic Monthly". Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic. == Khó khăn về tài chính == Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" (The Person sitting in the Darkness, 1901) và "Độc Thoại của Vua Leopold" (King Leopold 's Soliloquy, 1905). Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909. Mặc dù các khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình trong các năm cuối đời, Mark Twain vẫn thu xếp để viết văn. Các tác phẩm cuối đời của ông gồm "Người Mỹ đòi quyền lợi" (The American Claimant, 1892) viết về một nhân vật không thực tế là đại tá Mulberry Sellers. Cuốn tiểu thuyết này được căn cứ vào vở kịch không thành công mà tác giả đã soạn ra cùng với nhà phê bình William Dean Howells vào năm 1883. Một tiểu thuyết trinh thám khác có tên là "Bi Kịch của Pudd'nhead Wilson" (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) bàn tới thành kiến chủng tộc (racial prejudice), một vấn đề quan trọng của xã hội Mỹ. "Nhớ về Joan of Arc" (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896) là một cuốn tiểu sử (biography) dựa vào các tài liệu lịch sử. Mark Twain cũng kể lại những kinh nghiệm trong các chuyến đi diễn thuyết tại nước ngoài vào năm 1895, 1896 qua cuốn tiểu thuyết "Theo Đường Xích Đạo" (Following the Equator, 1897) trong khi cuốn truyện ngắn "Kẻ tham nhũng tại Hadleburg" (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã chế giễu các nhà lãnh đạo tự phụ của một thành phố. Các tác phẩm của Mark Twain càng về sau, càng mất dần tính khôi hài của thời tuổi trẻ và bộc lộ cách nhìn bi quan hơn do tác giả nghi ngờ các loại tôn giáo, do tác giả nhận ra các động lực chính của con người là lòng ích kỷ. == Qua đời == Đại Văn Hào Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là "Người xa lạ bí mật" (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ. Dù cho thất vọng trước cuộc đời, Đại Văn Hào Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài bởi vì ông đã nhìn thấy trong các hình ảnh rực rỡ và lãng mạn của xã hội, các tập quán và định chế giả hiệu, có gian ý, và ông đã dùng cách diễn tả quá đáng một cách hữu hiệu để công kích các thói đạo đức giả, các thái độ tự mãn của người đời, các bất công của xã hội. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, một trong các đóng góp lớn lao của Đại Văn Hào Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "Toàn bộ nền văn học hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ một cuốn tiểu thuyết có tên là Huckleberry Finn. Không gì có thể sánh bằng nó cả trước lẫn sau nó". == Sự nghiệp sáng tác == Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của bọn cầm quyền phong kiến tư bản, nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ. Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy..." đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài, chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời. Trong 20 năm trường sống tại thành phố Hartford hay tại Quarry Farm gần thành phố Elmira, New York, Mark Twain đã viết rất nhiều và các bài viết được phổ biến qua các tạp chí văn học xuất bản tại hai thành phố Boston và New York. Sau cuốn "Sống thiếu thốn" (Roughing It) kể về cuộc đời của một người thợ mỏ và một nhà báo, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mark Twain là "Thời Kỳ Vàng Son" (The Gilded Age, 1873). Tác giả đã viết cuốn này chung với Charles Dudley Warner, một người bạn và một nhà văn sống tại Hartford. Cuốn "Thời Kỳ Vàng Son" nói về các thập niên sau Cuộc Nội Chiến qua đó tác giả châm chọc tính ích kỷ và các cách kiếm tiền phổ thông của thời bấy giờ. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả Tom Sawyer, anh bạn Huck Finn và tên gian ác Injun Joe cũng như làng St. Petersburg nhờ các kỷ niệm sống tại Hannibal khi trước. "Đi nước ngoài" (A Tramp Abroad, 1880) được viết ra từ chuyến du lịch châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua các nước Đức, Thụy Sĩ và Ý và qua đó, tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, chuyện kể, chuyện khôi hài và các nhân vật địa phương để chế giễu nhẹ nhàng các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu. "Hoàng Tử và kẻ nghèo" (The Prince and the Pauper, 1882) dùng khung cảnh nước Anh vào năm 1550, mô tả sự trao đổi nhân dạng giữa Hoàng Tử Edward-6 của nước Anh và đứa trẻ nghèo hèn tên là Tom Canty. Cuốn truyện này đã làm vừa lòng một số độc giả thuộc vùng Tân Anh Cát Lợi nhưng một số người khác lại bất mãn vì họ ưa thích loại truyện đã xuất bản trước kia. "Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi, 1883) mô tả về lịch sử, truyền thuyết, khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo con sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài "Thời xưa trên dòng sông Mississippi" (Old Times on the Mississippi). "Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn) được coi là tác phẩm danh tiếng nhất của Mark Twain, được xuất bản tại nước Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần tiếp của cuốn "Tom Sawyer". Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho sống động các nhân vật. Các lối hành xử thiếu đạo đức, lời nói vô hạnh nhất thời của nhân vật Huck Finn và cách dùng văn phạm thiếu thận trọng của tác giả trong tác phẩm, đã làm cho một số độc giả bất mãn. Thư viện công lập Free Public Library đã cấm cuốn truyện này vào năm 1885. Ngoài ra, một số độc giả còn phản đối Mark Twain vì cho rằng ông đã chấp nhận chế độ nô lệ, lời văn mang tính kỳ thị và đã dùng chữ "nigger" (kẻ nô lệ dơ bẩn). Thực ra đối với thời bấy giờ, Mark Twain là một người tiến bộ về vấn đề chủng tộc và các chủ đề sâu xa viết về Huckleberry Finn đã bàn tới sự bình đẳng căn bản và khát vọng toàn cầu của mọi người thuộc mọi chủng tộc. Cuối cùng, tác phẩm "Người Mỹ trong Triều Đình của Vua Arthur" (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889) đã trình bày một nhân vật khác nhiều màu sắc. Đây là người đốc công trong xưởng kim loại từ Hartford, Connecticut, tên là Hank Morgan. Nhờ quỷ thuật, Morgan thấy mình được sống tại nước Anh vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, nên đã quyết định cải tổ xã hội Anh bằng cách đưa vào đó các lợi ích về kinh tế, tri thức và đạo đức của các năm 1800. Nhưng trước các cải cách và hoạt động từ thiện, đám đông quần chúng ngu dốt, cố vấn do giới Hiệp Sĩ và Tu Sĩ mê tín, đã nổi lên lật đổ Nhà Vua nước Anh. Qua các sự kiện xảy ra trong truyện, tác giả đã gián tiếp chế nhạo các thái độ tôn kính của một số tác giả đối với các Hiệp Sĩ Bàn Tròn, đồng thời Mark Twain cũng đưa ra một số câu hỏi về giá trị của nền văn hóa đương thời tại Hoa Kỳ. == Đánh giá về Mark Twain == Với những tiểu thuyết đặc sắc và những nhân vật sống động cống hiến cho nền văn học Mỹ, Mark Twain xứng đáng là vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước này. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Ông sinh năm 1835 và mất năm 1910. Điều kỳ lạ là vào năm nhà văn ra đời, sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida và khi ông mất, năm 1910, sao chổi Halley lại một lần nữa vẫy cái đuôi sáng lòa của mình trên nền trời xanh thẳm. Như một ngôi sao với thứ ánh sáng rực rỡ quệt ngang qua bầu trời, Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Trong cuốn tiểu sử mới nhất có tựa đề Mark Twain: a Life (Mark Twain - một cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: "Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học". Ông đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng điệu của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối giễu nhại hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Bố mẹ Clemens là cư dân bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh dòng sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn tương lai phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer -1876), "Cuộc sống trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi - 1883) và "Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn - 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của Clemens nhưng vận may không mỉm cười với ông. Nhà văn tương lai rách rưới và bụi bặm đến nỗi khi đến nộp đơn xin làm phóng viên ở một tòa soạn báo, Clemens trông giống một tên ma cà bông hơn là một người có khả năng cầm bút. Sau khi đã định hình được một phong cách báo chí cho riêng mình, cái tên cúng cơm Samuel Clemens được đổi thành Mark Twain. Bút danh này xưa nay vẫn gây tranh cãi trong giới học giả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Có hai giả thuyết chính. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Mark Twain có nghĩa là "mark two" - chỉ mực nước khoảng 2 sải (tương đương với 3,7m) - một thuật ngữ mà những người dò sông biển thường dùng để báo tin cho nhau, chỉ đường đi an toàn. Giả thuyết thứ hai giải thích, bút danh này bắt nguồn từ những ngày lang bạt kỳ hồ ở miền Tây của nhà văn. Lúc đó, ông thường vào quán, gọi liền hai cút rượu và bảo người phục vụ đánh dấu "Mark twain" vào hóa đơn của mình. Nhưng trong một tài liệu, nhà văn viết: "Người thuyền trưởng già, dù chẳng giỏi giang và hay chữ gì nhiều nhưng ông thường sử dụng ký tự MARK TWAIN để thông tin về tình hình sông nước. Những thông tin này cực kỳ chính xác và có giá trị, nó có nghĩa là an toàn, không nguy hiểm...". Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy... " đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình. == Tác phẩm == Sống thiếu thốn (Roughing It) The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County and Other Sketches (1867) Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (Innocents Abroad, 1869) Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873). Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880) Hoàng tử và kẻ nghèo (The Prince and the Pauper, 1882) Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883) Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn, 1884) Tên Yankee từ Connecticut trong triều đình vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889) Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901) Độc thoại của vua Leopold (King Leopold 's Soliloquy, 1905) Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892) Bi kịch của Pudd'nhead Wilson (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) b Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897) Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger, 1916) Liên quan đến người Do Thái (Concerning the Jews.1934) ... == Xem thêm == Nhà Mark Twain Giải thưởng Mark Twain == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Mark Twain Mark Twain mobile ebooks
dự luật 8 california (2008).txt
Dự luật 8 là một tu chính hiến pháp tiên khởi (initiative constitutional amendment) được đưa ra trưng cầu dân ý trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4 tháng 11, năm 2008 tại California. Dự luật đã thay đổi hiến pháp California để thu hẹp định nghĩa của hôn nhân để chỉ cho phép hai người khác giới tính cưới nhau và loại bỏ quyền kết hôn của những cặp đồng phái tính, đã được hợp pháp hóa vào tháng 6 năm đó. Dự luật đã thêm một đoạn (7.5) vào điều I của hiến pháp, như sau: "Chỉ có trường hợp kết hôn một người nam và một người nữ mới có giá trị hoặc được công nhận tại California." Theo hiến pháp California, dự luật này có hiệu lực từ ngày 5 tháng 11, ngày hôm sau cuộc bầu cử. Dự luật không ảnh hưởng đến luật bạn tình chung nhà tại California. Các vận động ủng hộ và chống đối Dự luật 8 đã gây quỹ $39,9 triệu và $43,3 triệu, theo thứ tự đó, trở thành vận động có quỹ cao nhất trong bất cứ tiểu bang nào vào ngày đó, tiêu tiền cao hơn tất cả mọi vận động toàn quốc trừ cuộc vận động tranh cử tổng thống. Những người ủng hộ biện luận rằng hôn nhân khác giới là "một định chế thiết yếu của xã hội", và nếu giữ nguyên hiên pháp có thể sẽ "đưa đến việc trường công dạy cho con em chúng ta hôn nhân đồng tính là bình thường", và những người đồng tính sẽ "định nghĩa lại hôn nhân cho người khác". Những người chống đối biện luận rằng "quyền tự do kết hôn là nền tảng của xã hội chúng ta", và hiến pháp California "phải bảo đảm cùng các quyền tự do và quyền cho tất cả mọi người" và dự luật "quy định một số luật riêng cho những cặp đồng tính luyến ái nam và nữ và các luật khác cho mọi người khác". Họ cũng cho rằng "bình đẳng dưới luật pháp là khoản bảo đảm cơ bản của hiến pháp". Sau khi dự luật đã được thông qua, nhiều cuộc biểu tình và phản đối diễn ra tại California và toàn quốc. Nhiều cặp đồng tính và cơ quan chính phủ tố tụng tại Tối cao Pháp viện California để lật đổ dự luật này vì những lý do về hiệu lực của dự luật và ảnh hưởng đến những hôn nhân đồng giới đã được thực hiện trước đó. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, Tối cao Pháp viện California quyết định giữ hiệu lực Dự luật 8 và đồng thời hợp pháp hóa cuộc hôn nhân của 18.000 cặp đồng tính đã kết hôn trước khi dự luật có hiệu lực. Phe ủng hộ kiện kháng án đến Tối cao pháp viện Hoa Kỳ. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2013, Tối cao pháp viện phán quyết rằng những người kháng án không đủ tư cách để kiện. Hôn nhân đồng tính lập tức được hợp pháp hóa tại California. == Sơ lược lịch sử == Tháng 3 năm 2000, cử tri California đã thông qua Dự luật 22 để quy định trong luật tiểu bang là chỉ có trường hợp kết hôn giữa một người nam và một người nữ là có giá trị hoặc được công nhận tại California. Vào tháng 5 năm 2008, Tối cao Pháp viện California phán quyết là đạo luật do Dự luật 22 ban hành và các đạo luật khác giới hạn việc kết hôn là chỉ giữa một người nam và một người nữ là vi phạm điều khoản bảo vệ bình đẳng của Hiến pháp California. Tòa này cũng phán quyết là những người đồng phái tính có quyền kết hôn theo Hiến pháp California. Vì phán quyến này, việc kết hôn giữa những người đồng phái tính được có giá trị hoặc công nhận tại California. == Kết quả == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == ProtectMarriage.com, tổ chức ủng hộ Dự luật 8 No On Prop. 8, tổ chức phản đối Dự luật 8
hội chứng người đẹp ngủ.txt
Hội chứng người đẹp ngủ tên khoa học chính thức là Hội chứng Kleine-Levin (KLS), là một hiện tượng rối loạn thần kinh về giấc ngủ và ăn uống. Mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường ngủ li bì cả ngày lẫn đêm (hypersomnolence), mỗi lần thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm. Khi thức dậy, thái độ người bệnh thường thay đổi, thường thì tính cách giống như một đứa trẻ. Theo các chuyên gia thì hội chứng này thường phát bệnh trong thanh thiếu niên là 1%, khoảng 70% người bệnh là nam giới. Hiện nguyên lý phát bệnh vẫn chưa rõ, đồng thời cũng chưa có phương pháp trị liệu hiệu quả, song căn bệnh này sẽ tự mất sau 8-12 năm. == Triệu chứng == Người mắc phải hội chứng này thường ngủ li bì ngày lẫn đêm. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm, cho nên hay gây ra các lo ngại và nhầm lẫn ở các bậc cha mẹ của người bệnh là con mình mắc phải triệu chứng trầm cảm hơn là hội chứng Kleine-Levin. Với các triệu chứng trên, chính đến các bác sĩ cũng thường nhầm lẫn và khó chẩn đoán chính xác bệnh trong thời gian ngắn, thường cho là thuộc các chứng bệnh tâm thần phân liệt, còn nghi bệnh nhân sử dụng ma túy nên mới có những triệu chứng đó, có những trường hợp phải mất nhiều năm mới chẩn đoán đúng bệnh. Người bệnh thường không có khả năng chăm sóc mình, họ nằm lì trên giường, tỏ ra kín đáo và mệt mỏi kể cả lúc tỉnh táo. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều cho rằng họ không có khả năng tập trung và họ rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Trong một số trường hợp họ trở nên rất thèm ăn. Khi tỉnh dậy sau một thời gian ngủ vùi, họ thường rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý, trở thành trẻ con (tâm lý), có thể quên hết mặt chữ đã từng học... Bệnh phát theo chu kỳ, có thể ngủ li bì trong vài ngày, vài tuần và có thể lên đến hàng tháng mới thức dậy. == Nguyên nhân == Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể do khuynh hướng di truyền, một số khác thì đồng ý rằng, đó là kết quả của một rối loạn tự miễn dịch. Nhưng cả hai đều đồng ý rằng có thể một phần não của người bệnh làm nhiệm vụ điều tiết giấc ngủ, ăn uống và thân nhiệt bị rối loạn dẫn đến hội chứng trên. Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng có thể có một sự thiếu hụt của mật độ vận chuyển dopamine ở thể vân thấp hơn thông thường. == Nguồn gốc tên gọi == Hội chứng Kleine-Levin được đặt tên theo Willi Kleine và Max Levin, những người đã nghiên cứu hội chứng này cùng lúc với nhau vào những năm 1925 và 1936. Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ người Pháp Edmé Pierre Chauvot de Beauchêne (1748-1824) năm 1786. Hội chứng Kleine-Levin đã được giới thiệu bởi nhà thần kinh học người Anh, MacDonald Critchley (1900-1997) vào năm 1942. == Tham khảo == == Liên kết == The KLS Foundation KLS Life kleine_levin tại Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ (NINDS) The teenager who sleeps for 10 days BBC News online with video (2010-12-08) Sluggish cognitive tempo Bipolar II
đại học nottingham.txt
Đại học Nottingham (tên tiếng Anh: The University of Nottingham) là một trường đại học nghiên cứu ở thành phố Nottingham, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là một thành viên của Russell Group và Universitas 21, một hệ thống các trường đại học có lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu quốc tế. Năm 2005, trường có hơn 32.000 sinh viên đăng ký, với hơn 10 người nộp đơn cho mỗi chỗ. Con số này bao gồm 4000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia. Hiệu trưởng và chủ tịch của trường là giáo sư Fujia Yang, phó hiệu trưởng là Sir Colin Campbell. Các báo chí Anh thường xếp Đại học Nottingham trong số top 10 trường đại học hàng đầu Anh Quốc. Năm 2006, trường giành được giải thưởng Times Higher Education UK University of the Year Award. Trường nổi tiếng với 3 ngành học chính là Luật, Kinh tế và Y dược. == Các khu trường sở == Trường có 3 cơ sở tại Nottingham là University Park, Jubilee Campus và Sutton Bonnington. Ngoài ra trường cũng hợp tác để xây dựng campus của trường tại Ninh Bá, Trung Quốc và tại Malaysia. == Trường đại học danh tiếng == Năm 2006, đại học Nottingham được xếp vào top 75 thế giới và top 10 tại Anh do tạp chí Newsweek bình chọn. Ngoài ra trường cũng xếp thứ 85 trong bảng xếp hạng của tạp chí The Times, đồng thời nhận được giải thưởng Trường đại học của năm dành cho trường đại học Anh có những thành tích xuất sắc. Năm 2007, trường được xếp hạng 70 thế giới trong bảng xếp hạng của The Times. == Các ngành học của trường == Trường có tổng cộng 45 ngành học: Các ngành về nghệ thuật: Văn hóa Hoa Kỳ và Canada Khảo cổ Lịch sử hội họa Văn học Hy Lạp và La Mã Văn hóa Anh Phim và Truyền hình Văn hóa Pháp Văn hóa Đức Văn hóa Latin Lịch sử Nhân văn Ngôn ngữ và văn hóa mới Âm nhạc Triết học Văn hóa Nga và Slav Thần học và tôn giáo Các ngành về kỹ thuật: Nhập môn kỹ thuật Hóa học và khoa học môi trường Xây dựng công trình dân dụng Điện và điện tử Cơ khí,vật liệu và sản xuất Các ngành về kinh tế,luật và khoa học xã hội: Môi trường học Kinh tế học Văn hóa Trung Quốc đương thời Kinh doanh Giáo dục Địa lý Luật Chính trị và quan hệ quốc tế Xã hội học và chính sách xã hội Các ngành về y dược và khoa học sức khỏe: Công nghệ sinh học Hóa dược Y học Phụ sản Y tá Vật lý trị liệu Thú y Các ngành về khoa học: Sinh học Hóa dược Sinh vật học Hóa học Khoa học máy tính Toán học Dược Vật lý và khoa học vũ trụ Tâm lý học Thú y == Những người nổi tiếng == == Chú thích ==
năng lượng ở nhật bản.txt
Năng lượng ở Nhật Bản nói đến việc sản xuất, tiêu thụ, và xuất nhập khẩu năng lượng và điện ở Nhật Bản. Tiêu thụ năng lượng chính của cả nước này là 477,6 Mtoe trong năm 2011, giảm 5% so với năm trước. Đất nước Nhật Bản thiếu đáng kể trữ lượng nội địa của nhiên liệu hóa thạch, ngoại trừ than, và phải nhập một lượng lớn dầu thô, khí thiên nhiên, và các nguồn năng lượng khác, bao gồm cả uranium. Nhật Bản dựa trên việc nhập khẩu dầu mỏ để đáp ứng 42% năng lượng của nước này trong năm 2010. Nhật Bản cũng là đất nước đầu tiên nhập khẩu than trong năm 2010, với 187 tấn (khoảng 20% tổng sản lượng than nhập khẩu của toàn thế giới), và là nước đầu tiên nhập khẩu khí đốt tự nhiên với 99 tỷ mét khối (12.1% của tổng sản lượng nhập khẩu khí thiên nhiên toàn cầu). Trong khi trước đây Nhật Bản dựa trên năng lượng hạt nhân để đáp ứng 1/4 năng lượng điện cần thiết, sau thảm họa hạt nhân năm 2011 tại nhà máy điện Fukushima tất cả các lò phản ứng hạt nhân đã dần dần đóng cửa vì lý do an toàn. Lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Ōi cuối cùng đã được khởi động lại vào ngày 2 tháng 7 năm 2012. Tại thời điểm tháng 1 năm 2013 hầu hết các thành phố có nhà máy điện hạt nhân nói rằng họ sẽ khởi động lại nhà máy nếu chính phủ có thể đảm bảo vận hành chúng an toàn. == Tổng quan == == Lịch sử == Sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Thế chiến II đã làm tăng gấp đôi lượng tiêu thụ năng lượng của quốc gia này mỗi năm cho đến tận những năm 1990. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ năm 1960 đến năm 1972, tăng trưởng tiêu thụ năng lượng đã lớn nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng GNP, tăng gấp đôi lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu của Nhật Bản. Năm 1976, với dân số chỉ chiếm 3% dân số thế giới, Nhật Bản đã tiêu thụ 6% năng lượng được cung cấp trên toàn cầu. So với các quốc gia khác, điện năng ở Nhật Bản là tương đối đắt tiền, và vì việc ngừng sản xuất năng lượng hạt nhân sau trận động đất và thảm họa sóng thần tại Fukushima, giá của điện tại Nhật Bản đã tăng đáng kể. == Điện == Trong năm 2008, Nhật bản xếp hạng ba trên thế giới về sản xuất điện, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, với 1025 TWh sản xuất trong năm đó. Tính trên điện năng mỗi đầu người tiêu thụ, một người dân Nhật trung bình tiêu thụ 8,459 kWh trong năm 2004 so với mức trung bình đầu người 14,240 kWh của người Mỹ. Theo đó Nhật Bản xếp hạng 18 về tiêu thụ điện giữa các quốc gia trên thế giới. Mức tiêu thụ điện năng trên đầu người tại Nhật tăng 21.8% từ năm 1990 đến năm 2004. Nhật bản có tổng công suất sản xuất điện tối đa trong năm 2010 là 282 GW, lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, sau các thiệt hại do trận động đất năm 2011, năng lực sản xuất điện được ước tính chỉ còn khoảng 243 GW vào giữa năm 2011. Nhật là một trong những nước sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm vị trí thứ tư sau Đức, Ý, và Trung Quốc. Với 53 lò phản ứng phát điện hạt nhân hoạt động trong năm 2009, năm đó Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới, sau Mỹ (104 lò phản ứng) và Pháp (59). Gần một phần tư (24.93%) lượng điện được sản xuất từ các nhà máy hạt nhân, so với 76.18% của Pháp và 19.66% của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 và sau sự cố nhà máy điện Fukushima I, tất cả các nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động vào tháng 5 năm 2012 và Nhà máy điện hạt nhân Ōi đã được khởi động lại trong tháng 6 năm 2012. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2015 và 1 tháng 11 năm 2015, hai lò phản ứng hạt nhân của Nhà máy điện hạt nhân Sendai cũng đã được khởi động lại. Kể từ khi thảm họa Fukushima xảy ra, nhiều chính sách đã được thực hiện nhanh chóng nhằm tự do hóa thị trường cung cấp điện. Trong tháng 4 năm 2016 cá nhân trong nước và khách hàng doanh nghiệp nhỏ có thể chọn lựa nguồn cung cấp điện từ hơn 250 nhà cung cấp là các công ty bán điện. Ngoài ra, kinh doanh điện bán buôn trên Sàn giao dịch Điện lực Nhật Bản đã được khuyến khích. === Điện lưới quốc gia === Không giống như hầu hết các nước công nghiệp khác, Nhật Bản không có điện lưới quốc gia duy nhất, mà có lưới điện phía đông và phía tây riêng biệt. Các điện áp tiêu chuẩn tại các cửa hàng điện là 100V, nhưng các lưới điện hoạt động ở tần số khác nhau: 50Hz ở Đông Nhật Bản và 60Hz ở Tây Nhật Bản.Các lưới được kết nối với nhau bằng 3 trạm biến đổi tần số (Higashi-Shimizu, Shin Shinano và Sakuma), nhưng các trạm trên chỉ có thể xử lý 1 GW. Một trạm biến đổi tần số khác ở Minami-Fukumitsu. 2011 Tohoku trận động đất và sóng thần dẫn đến 11 lò phản ứng đóng cửa với lượng điện năng mất đi là 9.7GW. Ba trạm biến đổi trên không có khả năng chuyển đủ điện từ hệ thống điện phía tây của Nhật Bản sang để giúp đỡ lưới điện phía đông. Hai lưới điện ban đầu được các công ty khác nhau phát triển một cách độc lập. Tokyo Electric Light Co được thành lập vào năm 1883 và đã thiết lập hệ thống điện tại Nhật Bản. Năm 1885 nhu cầu điện đã phát triển đủ để TELCO đã mua thiết bị sản xuất điện từ AEG của Đức. Điều tương tự cũng xảy ra ở phần phía tây của Nhật Bản với General Electric là nhà cung cấp cho công ty Osaka Electric Lamp. Các thiết bị của GE sử dụng tiêu chuẩn Mỹ 60 Hz trong khi thiết bị AEG sử dụng tiêu chuẩn châu Âu là 50 Hz. == Tham khảo ==
clipperton.txt
Đảo Clipperton (tiếng Pháp: Île de Clipperton và với tên thật bằng tiếng Pháp Île de la Passion) là một rạn san hô vòng rộng chín km² về phía Bắc Thái Bình Dương, phía tây nam México và phía tây Costa Rica, tại tọa độ 10°18′B 109°13′T. Nó không có cư dân cố định. Đảo là lãnh thổ hải ngoại của Pháp do Bộ Hải ngoại Pháp quản lý. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Pháp) Official site (tiếng Pháp) 80 pages from C. Jost, CNRS, researcher's site (tiếng Pháp) Site of Jean-Louis Étienne's expedition Clipperton Island at Infoplease WorldStatesmen- France- Minor possessions Lance Milbrand's castaway photo album at NationalGeographic.com Lance Milbrand's Clipperton diary at NationalGeographic.com Chris Grossman's pictures from the 2007 Nautilus Explorer expedition to Clipperton Island Bản mẫu:Sơ khai địa lỳ
cánh tay.txt
Trong giải phẫu người, cánh tay là phần phía trên của chi trên, giữa vai và khuỷu tay. == Đặc điểm giải phẫu == Trên cánh tay có: xương cánh tay, cơ delta, cơ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ tam đầu, động mạch cánh tay, thần kinh cánh tay và một số cơ quan khác. == Tham khảo ==
giải nobel văn học.txt
Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning"). "Tác phẩm" ở đây có thể là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của người được trao giải hoặc là một số tác phẩm riêng biệt được nêu trong phần lý do trao tặng. Cơ quan quyết định người được nhận Giải Nobel Văn học là Viện Hàn lâm Thụy Điển, quyết định này được công bố vào đầu tháng 10 hàng năm. Câu trích dẫn trong di chúc của Nobel về giải thưởng này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Trong tiếng Thụy Điển, từ idealisk vừa có thể hiểu là duy tâm (idealistic), vừa có thể hiểu là lý tưởng (ideal). Vì vậy trong giai đoạn đầu của Giải Nobel Văn học, Ủy ban Nobel đã gặp nhiều lúng túng trong việc lựa chọn người xứng đáng và đã bỏ qua nhiều nhà văn nổi tiếng Thế giới như Lev Tolstoy hay Henrik Ibsen, với lý do là tác phẩm của các tác giả nhà chưa đủ "duy tâm". Tuy nhiên giai đoạn sau, nguyên tắc cứng nhắc này đã được nới lỏng và người được nhận giải thưởng thường đều là những tác giả được Thế giới công nhận. == Thủ tục xét giải == Hàng năm Viện Hàn lâm Thụy Điển sẽ gửi các đề nghị đề cử những tác giả theo họ là xứng đáng được trao Giải Nobel Văn học. Ngoài các viện sĩ của Viện Hàn lâm Thụy Điển thì thành viên của các hội và viện hàn lâm văn học, giáo sư văn học và ngôn ngữ, những người từng được trao giải thưởng này và chủ tịch các hiệp hội nhà văn cũng được quyền đề cử, tuy nhiên họ không được quyền đề cử bản thân mình. Mỗi năm có hàng ngàn đề nghị được gửi đi và có khoảng 50 đề cử phản hồi. Các đề cử phải được gửi đến Viện trước ngày 1 tháng 2, sau đó nó sẽ được một ủy ban xem xét kỹ lưỡng. Từ tháng 4, Viện bắt đầu giới hạn số ứng cử viên xuống còn khoảng 20 và đến mùa hè thì chỉ còn khoảng 5 tác giả nằm trong danh sách đề cử. Các tháng tiếp theo, viện sĩ của Viện bắt đầu nghiên cứu kỹ tác phẩm của những ứng cử viên cuối cùng này. Đến tháng 10, các viện sĩ sẽ bỏ phiếu, và ứng cử viên nào nhận được quá bán số phiếu sẽ là người được trao giải. Quá trình này diễn ra tương tự với thủ tục xét giải của các giải Nobel khác. Nói chung thì việc đề cử và thảo luận về các ứng cử viên sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm, tuy vậy đôi khi các tác giả cũng được thông tin về việc mình được đề cử. Khoản tiền kèm theo Giải Nobel Văn học đã thay đổi nhiều lần kể từ khi giải đầu tiên được trao năm 1901, đến đầu thế kỉ 21, trị giá của nó vào khoảng 10 triệu kronor Thụy Điển. Tác giả được trao Giải Nobel Văn học sẽ được nhận số tiền này kèm theo một giấy chứng nhận của Ủy ban Nobel và một huy chương vàng, đồng thời họ cũng sẽ được mời phát biểu tại lễ trao giải diễn ra vào ngày 10 tháng 12 hàng năm tại Stockholm. == Tranh cãi == Giải Nobel Văn học từ lâu đã có một số tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn. Từ năm 1901 đến năm 1912, với cách diễn dịch nguyện vọng của Nobel là trao giải cho những tác giả theo khuynh hướng "duy tâm", ủy ban đã bỏ qua rất nhiều tác giả nổi tiếng Thế giới lúc bấy giờ như Lev Tolstoy, Henrik Ibsen hay Émile Zola.. Trong quãng thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và vài năm sau đó, ủy ban trao giải đã áp dụng chính sách trung lập, dẫn đến việc ưu tiên tác giả từ những nước không tham chiến hơn là các tác giả đến từ các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn đều là các quốc gia có nền văn học phát triển.. Năm 1974, ba tác giả nổi tiếng Thế giới là Graham Greene, Vladimir Nabokov và Saul Bellow đều được đề cử, nhưng giải thưởng lại lọt vào tay các tác giả người Thụy Điển ít tên tuổi hơn là Eyvind Johnson và Harry Martinson, vốn cũng nằm trong ủy ban xét tặng giải thưởng này. Sau đó Bellow được trao giải năm 1976 nhưng Greene và Nabokov thì không bao giờ được xét tặng giải thưởng này nữa. Người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1997 là Dario Fo thoạt tiên chỉ được một số nhà phê bình coi là một ứng cử viên nhẹ ký vì tác giả này thường được biết tới như là một diễn viên hơn là một nhà văn, vả lại Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã từng chỉ trích tác phẩm của Fo. Theo nhà xuất bản của Dario Fo ở Luân Đôn thì Salman Rushdie và Arthur Miller mới là những người được dự đoán sẽ giành giải, tuy nhiên những nhà tổ chức đã tuyên bố rằng hai nhà văn này là "quá dễ dự đoán và quá phổ biến" (too predictable, too popular). Lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển cho giải thưởng năm 2004, nữ nhà văn Áo Elfriede Jelinek, đã bị chỉ trích từ ngay trong thành phần viện sĩ của Viện. Knut Ahnlund (người đã không còn thực sự hoạt động ở Viện Hàn lâm từ năm 1996) đã từ chức và nói rằng việc lựa chọn Jelinek đã gây ra những thiệt hại không thể bù đắp được cho danh tiếng của giải. == Danh sách những người đạt giải == Những người đoạt giải Nobel Văn học == Ngoài lề == Cho đến nay tác giả lớn tuổi nhất được nhận Giải Nobel Văn học là Doris Lessing, nữ nhà văn người Anh này đã 88 tuổi khi được công bố là người nhận giải năm 2007. Còn người trẻ nhất được nhận giải là Rudyard Kipling, ông 42 tuổi khi nhận giải năm 1907. Người nhận Giải Nobel Văn học sống thọ nhất cho đến nay là Bertrand Russell, ông qua đời năm 97 tuổi. Còn người chết trẻ nhất trong số những người đoạt giải là nhà văn Pháp Albert Camus, ông qua đời sau một tai nạn ô tô năm 46 tuổi, chỉ ba năm sau khi được nhận giải Nobel. Cho đến nay sau khi hơn 100 tác giả đã được trao Giải Nobel Văn học thì mới chỉ có 14 phụ nữ được nhận vinh dự này, đó là Selma Lagerlöf (1909), Grazia Deledda (1926), Sigrid Undset (1928), Pearl S. Buck (1938), Gabriela Mistral (1945), Nelly Sachs (1966), Nadine Gordimer (1991), Toni Morrison (1993), Wisława Szymborska (1996) và Elfriede Jelinek (2004), Doris Lessing (2007), Herta Muller (2009), Alice Munro (2013), Svetlana Alexievich (2015). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Danh sách trao giải trên trang web chính thức của Giải Nobel Giải Nobel văn chương: bao giờ minh bạch, công khai?
vạn lý trường chinh.txt
Vạn lý Trường chinh (wanli changzheng), tên đầy đủ là Nhị vạn ngũ thiên lý trường chinh, là một cuộc rút lui quân sự của Hồng Quân Công Nông Trung Hoa, với hành trình dài 25 ngàn dặm (12.000 km), bắt đầu từ Giang Tây, tiến về phía tây tới Tây Tạng rồi đi ngược lên phía bắc, tới tận Diên An của tỉnh Thiểm Tây. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, kéo dài 370 ngày từ 16 tháng 10 năm 1934 đến ngày 19 tháng 10 năm 1935, Hồng quân luôn luôn bị quân của Tưởng Giới Thạch truy kích và phải đương đầu với núi cao, sông rộng, đói khát, bệnh tật và tuyết lạnh. Khi khởi đầu cuộc rút lui, Hồng quân có hơn 86 ngàn người , nhưng khi kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh, số Hồng quân sống sót chỉ còn ít hơn 7 ngàn. == Bối cảnh == Từ năm 1930, lãnh đạo Trung Quốc Quốc Dân Đảng là Đại thống chế Tưởng Giới Thạch bắt đầu lo ngại trước sự bành trướng mau lẹ và mạnh mẽ của quân cộng sản tại căn cứ Giang Tây, nên tập trung sức mạnh vào việc tiêu diệt. Quân cộng sản đứng đầu là Mao Trạch Đông áp dụng chiến thuật: Địch tiến, ta lui. Địch dừng lại, ta quấy rối. Địch không muốn, ta tấn công. Địch rút lui, ta truy kích. Nhờ chiến thuật đó, quân cộng sản thắng được hai đợt bao vây đầu tiên của Quốc dân Đảng. Năm 1931, Tưởng tập trung một lực lượng hùng hậu trên 300 ngàn binh sĩ, với ý định tràn ngập căn cứ Xô viết Giang Tây (cộng sản chỉ có 30 ngàn). Nhưng chính lúc đó quân Nhật tiến chiếm Mãn Châu, khiến Tưởng Giới Thạch phải tạm hoãn chiến dịch để lo đối phó với quân Nhật. Nhờ vậy, quân cộng sản có đủ thời giờ dưỡng sức, đánh bại được đợt bao vây lần thứ tư của Quốc dân Đảng. Vào tháng 10 năm 1933, Tưởng Giới Thạch quyết định động viên toàn lực, tung ra cuộc tổng tấn công lần thứ năm để tiêu diệt Khu Xô viết Giang Tây. Cuộc bao vây tấn công này kéo dài trong nhiều tháng và gây khốn đốn cho những người cộng sản, 50 ngàn Hồng quân đã tử trận, đến mùa hè năm 1934, Xô viết Giang Tây chỉ còn khoảng phân nửa so với ban đầu. Đến tháng 9 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã tổ chức một Hội nghị quân sự tại Lư Sơn đúc kết kinh nghiệm 5 lần tiến hành bao vây khu Xô viết trung ương, vạch ra kế hoạch tiêu diệt dứt điểm toàn bộ ban lãnh đạo cộng sản tối cao. Kế hoạch này mang tên "Chiếc thùng sắt" == Kế hoạch Chiếc thùng sắt == Kế hoạch Chiếc thùng sắt được sự cố vấn của Hans von Seeckt, một viên tướng Đức, tập trung lực lượng lên đến 1,5 triệu quân, 270 máy bay và 200 khẩu pháo theo chiến lược "chia ra để bao vây và hợp lại để tấn công" tạo thành bức tường sắt bao vây lực lượng chủ đạo của quân cộng sản và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lấy mục tiêu trung tâm là Thụy Kim, trung tâm lãnh đạo của khu Xô viết, các đơn vị quân đội Quốc dân đảng sẽ tấn công hướng tâm nhằm hình thành một vòng vây kín cách Thụy Kim 150 km. Sau đó, mỗi ngày sẽ tấn công giành thêm 5 km và đào công sự kiên cố hình thành nên 30 hệ thống hàng rào dây thép gai cùng tuyến phong tỏa bằng hỏa lực mạnh. Mục đích đặt ra của kế hoạch "Chiếc thùng sắt" là cắt đứt các tuyến giao thông, phong tỏa tất cả các nguồn thông tin và hậu cần của Hồng quân cuối cùng dồn lực lượng chủ lực của quân cộng sản vào một khu vực hẹp rồi tổng tấn công. Mục tiêu của Kế hoạch là trong vòng 1 tháng tiêu diệt toàn bộ lực lượng cộng sản tại khu Xô viết Giang Tây. Tưởng Giới Thạch hy vọng rất nhiều vào kế hoạch này. Các loại tài liệu quân sự liên quan đến Kế hoạch "Chiếc thùng sắt" được chuẩn bị rất chi tiết và giữ tuyệt mật. Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị quân sự kết thúc không lâu, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có được toàn bộ nội dung kế hoạch này. == Hồng quân quyết định rút lui == Để tránh bị tiêu diệt, bằng một quyết định táo bạo, các lãnh tụ phe cộng sản quyết định đưa quân rút lui lên vùng hoang giá của miền bắc Trung Hoa. Riêng Trần Nghị được giao phó trọng trách ở lại, áp dụng chiến thuật du kích, quấy phá để cầm chân đối phương. Quân số dưới quyền Trần Nghị có khoảng 30 ngàn người, trong đó có trên 10 ngàn bị thương nặng, chỉ có bảy ngàn được huấn luyện như quân chính quy, số còn lại chỉ là dân quân du kích, phần lớn chưa bao giờ được dùng súng, chỉ được cung cấp dao và lựu đạn, trong số người ở lại còn có Cù Thu Bạch, tổng bí thư tiền nhiệm đang bị ốm, Mao Trạch Đàm, em trai Mao Trạch Đông. Sau khi Hồng quân rút đi vài tuần, quân Quốc Dân Đảng tràn vào vùng Xô viết tàn sát Hồng quân, chỉ có vài trăm người sống sót, Mao Trạch Đàm bị giết ngày 26/4/1935, Cù Thu Bạch bị bắt, bị tra tấn và dụ hàng nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, sau đó thì bị Quốc dân đảng hành quyết vào ngày 18/06/1935 khi mới 35 tuổi. == Diễn biến == Ngày 10 tháng 10 năm 1934 bắt đầu cuộc trường chinh. Hệ thống lãnh đạo được tổ chức rất chặt chẽ. Otto Braun, tư lệnh hồng quân, Bác Cổ, tổng bí thư Đảng, và Chu Ân Lai, chủ tịch Ủy ban Quân sự và phụ trách các vấn đề hành chánh; (Mao Trạch Đông đang mất quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc) tư lệnh phó Chu Đức, giám đốc bộ chính trị Vương Gia Tường và tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa. Hồng quân được phân làm hai lộ quân, lộ quân thứ nhất do Diệp Kiếm Anh lãnh đạo, lộ quân thứ hai do Lý Quế Nhân và Ðặng Phát chỉ huy. Tương quan lực lượng lúc bắt đầu cuộc trường chinh như sau: Hồng quân có 90.000 quân với 33,243 khẩu súng đủ loại, trong đó có 651 súng hạng nặng, 38 khẩu moọc-chê, hai triệu băng đạn, gần ba ngàn đạn moọc-chê và gần 80 ngàn lựu đạn. Tưởng Giới Thạch huy động 100 trung đoàn, gồm khoảng từ 300 tới 400 ngàn quân để truy đuổi Hồng quân. Để giữ bí mật và tránh bị quân Quốc dân đảng truy kích đoàn người ngày nghỉ đêm đi, chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Lúc này quân Quốc dân đảng vẫn chưa khám phá được cuộc rút lui của Hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí Hồng quân sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quân Quốc dân đảng. Ngày 21 tháng 10 năm 1934, Hồng quân vượt qua vòng vây đầu tiên của Quốc quân tại vùng cực nam của Giang Tây. Tại đây họ gặp một sức kháng cự yếu ớt của một đơn vị quân Quốc dân đảng. Khi biết được cuộc di chuyển của Hồng quân, Thống chế Tưởng Giới Thạch ra lệnh truy kích. Ngày 30 tháng 10, họ Tưởng phong sứ quân Hồ Giản của tỉnh Hồ Nam làm Tổng tư lệnh lực lượng truy kích, và yêu cầu Hồ Giản kết hợp với Sử Du và Chu Hùng Viện hai tướng thiện chiến đem 15 sư đoàn bao vây và phục kích Hồng quân tại sông Tương Giang. Trận đánh sông Tương Giang kéo dài một tuần lễ, từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12 là một thất bại to lớn cho Hồng quân Trung Quốc. Sư đoàn Thanh niên cộng sản, Sư đoàn 34, Trung đoàn 18 của đệ tam quân và phần lớn Đệ bát quân đoàn bị quân Quốc dân đảng tiêu diệt hoàn toàn. Sư đoàn 1 có 2800 binh sĩ lúc khởi đầu cuộc Trường Chinh, nhưng khi qua sông Tương Giang chỉ còn lại 1400 người. Nguyên soái Lưu Bá Thừa nhận định: "Mặc dầu Hồng quân vượt qua được sông Tương Giang, nhưng phải trả một giá quá đắt. Hơn phân nửa hồng quân bị tiêu diệt". Rất nhiều dụng cụ như máy chiếu điện, súng lớn, máy phát điện phải ném xuống sông Tương Giang. Trận Tương Giang là một trận dữ dằn và đẫm máu nhất của Hồng quân trong suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Sau thảm bại tại Tương Giang, tinh thần của quân lính rất ảm đạm, các chỉ huy hồng quân trở nên bất mãn, tức giận và mong muốn một sự thay đổi quyền lãnh đạo. Đúng lúc đó Mao Trạch Ðông trình bày một kế hoạch mới để cứu vãn 30 ngàn hồng quân khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao đề nghị: Loại bỏ kế hoạch tiến thẳng 250 dặm nữa về phía bắc, vượt qua Hồ Nam để tới căn cứ của tướng Hạ Long; chuyển hướng về căn cứ của Trương Quốc Đào tại phía bắc Tứ Xuyên. Căn cứ của Trương Quốc Đào rộng đến 40 ngàn kilômet vuông, có 3 triệu rưỡi dân và 80 ngàn quân, được trang bị và huấn luyện tốt. Căn cứ này xa hơn nhiều nhưng bảo đảm được sự sống còn của Hồng quân. Đốt bỏ những tài liệu văn khố nặng nề đang mang theo, chôn giấu những máy móc cồng kềnh và những vũ khí thặng dư. Số hồng quân sống sót chuyển biến thành một lực lượng nhẹ nhàng, hoạt động mau lẹ, tiến quân và chiến đấu linh động hơn. Ðề nghị của Mao được chấp thuận, đây là một chuyển hướng quan trọng cho sự thành công của cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Ngày 7 tháng 1 năm 1935, Hồng quân chiếm Tuân Nghĩa, một thị trấn cực bắc của Quý Châu. Tại Tuân Nghĩa, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc đại hội mở rộng. Trong đại hội, quyền lãnh đạo đảng và quân đội của Lý Đức và Bác Cổ bị chống đối một cách quyết liệt. Kết quả hội nghị là Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) lên làm Tổng Bí thư, Bộ Chính trị gồm: Trương Văn Thiên, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Hạng Anh, phe thân Nga mất quyền lãnh đạo, quyền hành thực tế vào tay Mao Trạch Đông. Vượt thoát cuộc truy kích của quân Trung Quốc Quốc dân đảng, đầu tháng 6 năm 1935, Hồng quân vượt Đại Tuyết Sơn cao hơn 16.000 feet, quanh năm tuyết lạnh. Nhiều Hồng quân đã ngã gục, chết vì đói lạnh và kiệt sức. Cũng tại đây Chu Ân Lai đã nhiễm cảm lạnh và suýt chết. Ðến tháng bảy thì Hồng quân xuống được rặng núi. Sau rặng Ðại Tuyết Sơn, Hồng quân chỉ còn lại 25 ngàn người sống sót, kể cả phụ nữ và trẻ con. Khoảng giữa tháng 8 năm 1935, Hồng quân vượt Cánh đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, họ phải chịu sự đói khát, lạnh giá, thời tiết bất thường, thiếu dưỡng khí và muối, rất nhiều người đã mãi mãi nằm lại đầm lầy. Đầu tháng 9 năm 1935, Hồng quân thoát khỏi đầm lầy, cuối tháng 10 thì tới được Diên An (mục tiêu của cuộc rút lui), số người tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh còn không tới một phần mười. Trong cuộc Vạn lý Trường chinh, Hồng quân đã vượt qua 18 rặng núi, 24 con sông lớn, đi qua 11 tỉnh của Trung Quốc, đã chiếm được 12 thành phố, đụng độ với quân đội của 10 sứ quân, và phải đương đầu với một triệu quân của Tưởng Giới Thạch. Họ cũng phải đi qua 6 khu vực của người thiểu số thù địch. Cuộc Vạn lý Trường chinh đã xác lập một cách chắc chắn quyền lãnh đạo của Mao Trạch Đông đối với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Những người tham gia khác cũng đã trở thành những nhà lãnh đạo đảng nổi bật như Chu Đức, Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình hoặc các tướng lĩnh như: Hứa Thế Hữu... == Nhận xét về Vạn lý Trường chinh == Một số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận xét về cuộc Vạn lý Trường chinh như sau: == Người Việt Nam tham gia Vạn lý Trường chinh == Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc Vạn lý trường chinh. Ông phụ trách tiền trạm và giải quyết thương bệnh binh. Trên đường Vạn lý Trường chinh có lúc Nguyễn Sơn phải đi một mình, ông từng lạc đường đến vùng dân tộc thiểu số, phải giả câm xin chăn dê để có cơm ăn, dưỡng sức tìm đường. Về tới Diên An, Nguyễn Sơn trở nên gầy gò như một bộ xương, vì thế không ai nhận ra ông. Trong thời gian Vạn lý Trường chinh, do liên tục đấu tranh với những điều sai trái, Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn bị khai trừ Đảng Cộng sản 3 lần và bị vu cáo là "phản động", là gián điệp quốc tế, có lúc suýt bị tử hình. Người Việt Nam thứ hai tham gia Vạn lý Trường chinh là Lý Ban (1912-1981) nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại thương. Ông tên thật là Bùi Công Quan, sinh tại Bến Lức, Cần Đước, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An), trong một gia đình đại điền chủ có hàng ngàn công đất "thẳng cánh cò bay". Lý Ban tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, năm 1930 vào An Nam cộng sản Đảng. Năm 1932, ông sang Trung Quốc, năm 1934, vào học Trường Đảng Khu căn cứ Thụy Kim (tỉnh Giang Tây). Khi Tưởng Giới Thạch tấn công Khu căn cứ Thuỵ Kim, Lý Ban tham gia Vạn lý Trường chinh nhưng bị ốm nặng phải ở lại dọc đường. Khi khỏi bệnh, mất liên lạc, ông lội bộ hàng nghìn cây số, vượt vòng vây, trở về Quảng Đông. == Những người phụ nữ trong cuộc Vạn lý Trường chinh == Có khoảng 2000 người phụ nữ tham gia cuộc Vạn lý Trường chinh, họ là vợ lãnh đạo cao cấp, cán bộ, y tá, liên lạc viên nhưng phần lớn nằm trong trung đoàn nữ thuộc Đệ tứ quân đoàn. Vợ lãnh đạo cao cấp có: Hạ Tử Trân (vợ Mao Trạch Đông): Xuất thân là một giáo viên, rồi trở thành thư ký riêng cho Mao Trạch Đông, sống chung với Mao từ năm 1928, kết hôn chính thức với Mao năm 1930.. Trong cuộc Vạn lý Trường Chinh bà sinh hai lần, gửi con cho các nông dân địa phương nuôi, dự định sau này sẽ trở lại tìm kiếm, nhưng tất cả đều mất tích. Năm 1937, Hạ Tử Trân qua Mạc tư khoa chữa bệnh, tại đó Hạ Tử Trân sinh được một đứa con trai, đứa con thứ sáu cũng là đứa con cuối cùng của bà với Mao. Hạ Tử Trân bắt đầu mắc bệnh tâm thần khi đứa con chết vì bệnh sưng phổi. Mãi đến năm 1948, Hạ Tử Trân trở về Trung hoa, lúc này Mao đã có người vợ mới là Giang Thanh và bị cấm không được về Bắc Kinh theo lệnh Giang Thanh. Ngày 29 tháng 4 năm 1984, Hạ Tử Trân mất tại Thượng Hải Khang Khắc Thanh (vợ Chu Đức): nữ tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Hồng quân, một chiến sĩ gan dạ, khỏe mạnh và cũng là một tay súng thiện xạ, đã cầm súng từ khi 15 tuổi. Khang Khắc Thanh kết hôn với Chu Đức năm 1929, tại Tỉnh Cương Sơn. Khang Khắc Thanh cho rằng cuộc trường chinh chỉ là một chuyến đi dạo mát (?). Lưu Chung Tiên, (vợ của Bác Cổ): xuất thân từ giai cấp công nhân, gia nhập đảng cộng sản trước cuộc tàn sát tại Thượng Hải và được gửi sang Nga học tập bốn năm. Tại Nga, Lưu Chung Tiên gặp và kết hôn với Bác Cổ. Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai, bà bị bệnh lao phổi ngay khi cuộc Trường chinh bắt đầu. == Trong văn hóa đại chúng == Sự kiện này đã được dựng thành phim truyền hình, lấy tên Trường chinh, năm 2001, có sự tham gia của Đường Quốc Cường, Lưu Kình, Vương Ngũ Phúc, Trần Đạo Minh. == Chú thích == == Tham khảo == Trung Quốc của Mao Trạch Đông, tác giả tiến sĩ Ralf Berhorst, người dịch Phan Ba, GEO EPOCHE xuất bản. Những anh hùng thầm lặng của cuộc Vạn Lý Trường Chinh Ai là người cùng Nguyễn Sơn tham gia Vạn lý Trường chinh? == Liên kết ngoài == Key events of the Long March - Account of the Long March by the China Daily Retracing Mao's Long March - Report on the modern expeditions by Jocelyn & McEwen along the Long March routes The Myth of the 'Turning-Point': Towards a New Understanding of the Long March - Article from 'Bochumer Jahrbuch zur Ostasienforschung' (2001) Map of primary route - Locations of the First Front Army route with dates Long March routes of the Communist armies - Routes of the First, Second and Fourth Front Armies Site of the Zunyi Conference - Photo and description of the building in which the landmark 1935 politburo meeting was held Luding Bridge - Chinese propaganda posters depicting the battle for Luding Bridge The Long March: 70 Years On - Official Chinese website marking the 70th Anniversary of Long March "Marking the 70th anniversary of the victory of the Red Army's Long March" - PLA Daily (Peoples Liberation Army newspaper) web portal Art on a Long March - A contemporary art exhibition presented for the public at sites along the route of Mao's Long March. Bài hát chủ đề phim "Vạn Lý Trường Chinh" (Trung Quốc) Trích đoạn phìm "Trường Chinh" (Điện ảnh Trung Quốc), mô tả trận vượt sông Tương Giang
tây yorkshire.txt
West Yorkshire là một hạt đô thị trong Yorkshire và khu vực Humber của nước Anh với dân số 2,2 triệu. West Yorkshire trở thành một hạt đô thị vào năm 1974 sau khi thông qua Đạo luật Chính quyền địa phương 1972. West Yorkshire là một hạt không giáp biển, bao gồm năm quận đô thị (thành phố Bradford, Calderdale, Kirklees, thành phố Leeds và thành phố Wakefield) và có đường biên giới với các hạt Derbyshire (phía nam), Đại đô thị Manchester (ở phía tây nam), Lancashire (ở phía tây bắc), North Yorkshire (ở phía bắc và phía đông) và South Yorkshire (ở phía đông nam). Hội đồng hạt West Yorkshire đã bị giải tán bỏ vào năm 1986, và do đó, huyện (quận trung tâm thành phố) là cơ quan có hoạt động đơn nhất. Tuy nhiên, quận đô thị, trong đó bao gồm diện tích 2.029 km vuông (783 sq mi), tiếp tục tồn tại trong pháp luật, và như một khung địa lý của các tài liệu tham khảo. West Yorkshire bao gồm vùng đô thị West Yorkshire, đó là khu vực đô thị được xây dựng lên và lớn nhất trong phạm vi ranh giới quận lịch sử của Yorkshire. == Tham khảo ==
hình thái kinh tế-xã hội.txt
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. == Cấu trúc == Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm: Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội. Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại – C.Mác Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Các yếu tố khác: Ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất. == Sự phát triển == Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận rằng: Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ: Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi. Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. C.Mác đã viết về một trường hợp cụ thê: "Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên" Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế-xã hội là con đường phát triển chung của nhân loại. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Sự biến đổi đó của hình thái kinh tế-xã hội không chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội khách quan. == Các loại hình thái kinh tế- xã hội == Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến Hình thái kinh tế-xã hội chủ nghĩa tư bản Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là: "Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản". Sau gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ nghĩa". "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản" hay xã hội cộng sản chủ nghĩa. Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và đó là "những cơn đau đẻ kéo dài". V.I. Lênin cũng nêu lại gồm: I. Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ). II. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. III. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông này cho rằng "giai đoạn thấp" là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về "thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội". == Ý nghĩa == === Phản bác quan điểm duy tâm về lịch sử === Trước khi C.Mác đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế xã hội thì về cơ bản chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Thể hiện ở chỗ có những quan điểm cho rằng lịch sử phát triển không có quy luật mà chỉ theo chiều hướng ngẫu nhiên, không đoán định, hoặc lịch sử phát triển phụ thuộc vào ý muốn, ý thích chủ quan của con người, con người muốn phát triển như thế nào thì lịch sử sẽ phát triển như vậy, đặc biệt là ý chí của những lãnh tụ, những bậc anh hùng, hoặc quan điểm cho rằng lịch sử là đời sống con người ở một thời đại. Lịch sử không chỉ là cuộc đời và những chuyến thám hiểm của các nhà quý tộc, các vị vua, các vị linh mục… mà nó cho thấy những giai đoạn nối tiếp nhau của những phương thức sản xuất khác nhau, nhờ những phương thức sản xuất đó con người đạt được sức mạnh để chiến thắng thiên nhiên. === Đề ra phương pháp nghiên cứu mới === Sau đó, sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Thể hiện ở chỗ: Học thuyết này đề xuất khi nghiên cứu lịch sử-xã hội phải bắt đầu nghiên cứu từ quá trình sản xuất, những cơ sở hạ tầng kinh tế của từng xã hội trong từng thời kỳ lịch sử vì học thuyết này chỉ ra rằng: sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội. Cho nên, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất. C.Mác đã kết luận: Ph.Ăng-ghen cũng nhấn mạnh Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật … v.v là dựa trên sự phát triển về kinh tế. Nhưng tất cả nhũng sự phát triển ấy đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất và chủ động, còn mọi thứ khác thì chỉ có một tác dụng thụ động. Trái lại có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, là một tính tất yếu, xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con đường của nó. – Ph.Ăng-ghen === Cơ sở để phân kỳ lịch sử === Học thuyết cơ sở để phân chia thời đại lịch sử hay phân kỳ lịch sử vì nó chỉ ra: xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội. Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân tích các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Đặc biệt phải phân tích về quan hệ sản xuất thì mới có thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Chính quan hệ sản xuất cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân kỳ lịch sử một cách đúng đắn, khoa học. Có những quan điểm phản biện học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời và cho rằng phải thay thế bằng cách tiếp cận văn minh. Cách tiếp cận này phân chia lịch sử phát triển nhân loại thành văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp (hay văn minh tin học, văn minh trí tuệ). Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp là Phuriê (1772 - 1837) chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. Nhà nhân chủng học Mỹ là Moócgan (1818 - 1881) lại phân chia thành ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh. Nhà tương lai học người Mỹ, Anvin Tôpphlơ lại dựa vào trình độ phát triển công cụ sản xuất, chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Nhưng một số khác phản bác rằng Thực chất đây là phân chia dựa vào các trình độ phát triển kinh tế, dựa vào trình độ khoa học và công nghệ. Rõ ràng, cách tiếp cận này không thể thay thế được học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nó không vạch ra mối quan hệ giữa các mặt trong đời sống xã hội và các quy luật vận động, phát triển của xã hội từ thấp đến cao. === Ý nghĩa cách mạng === Học thuyết hình thái kinh tế xã hội khẳng định, lịch sử-xã hội của con người là quá trình lịch sử có quy luật cũng giống như những quy luật tự nhiên toàn bộ vấn đề là ở chỗ nhận ra được quy luật đó hay không. Nó chỉ ra: sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Cho nên, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội. Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận hành và phát triển của hình thái xã hội đó – V.I.Lênin Đây là học thuyết mang tính cách mạng: Mác đã chỉ cho chúng ta làm cách nào mà quy luật phát lịch sử quy định sự nối tiếp không tránh khỏi của các phương thức sản xuất từ phương thức sản xuất nguyên thủy tới nô lệ, từ chế độ phong kiến đến tư bản chủ nghĩa và lịch sử thế giới hiện trải qua những bước quanh co song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử" vì "theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội". Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời cho đến nay, loài người đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưng học thuyết đó vẫn là phương pháp thực sự khoa học để nhận thức một cách đúng đắn về đời sống xã hội. Đương nhiên, học thuyết đó "không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp... "duy nhất khoa học" để giải thích lịch sử" Ngoài ra cũng có những mối hoài nghị cho rằng nếu lịch sử đã diễn ra theo quy luật như vậy thì cứ để nó diễn ra mà tại sao lại phải đấu tranh giai cấp, vì sao phải đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chống lại cảnh sát nếu đằng nào nó cũng xảy ra?. Marx đã trả lời rằng: Cái dẫn đến sự phá hủy của nó là những đối kháng bên trong chủ nghĩa tư bản: chỉ vì có một thế lực đối nghịch đang phát triển một cách độc lập ngoài ý muốn của chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp vô sản và rõ ràng một điều rằng người giàu sẽ không bao giờ từ bỏ của cải và đặc quyền của mình một cách vui vẽ. == Vận dụng == Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá, chính trị, quốc tế cụ thể v.v không giống nhau tạo nên sự đa dạng trong sự phát triển chung của nhân loại. Có những dân tộc tuần tự trải qua, có những dân tộc bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nào đó. suy ra sự biến đổi này là quá trình lịch sử-tự nhiên theo con đường tuần tự hoặc bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nào đó. . Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế, v.v.. Cho nên có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. == Tham khảo == Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006 Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006 Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006 Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006 Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (tái bản), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005 Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003 Nhập môn Marx, Rius (Eduardo del Rio), người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003 Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba) Triết học Mác – Lênin (tập III), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 (xuất bản lần thứ ba)rị quốc gia - Sự thật]], Hà Nội, năm 1996 Kinh tế Chính trị Mác – Lênin (in lần thứ 2 có sửa chữa, bổ sung), Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin (tái bản lần thứ 5), An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008 Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 (tái bản có bổ sung, sửa chữa) == Chú thích ==
tỉnh thành việt nam.txt
Tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. == Chính quyền == Theo pháp luật thì mỗi tỉnh Việt Nam nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. Hội đồng Nhân dân bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) - đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh. Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ. Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng Nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Uỷ ban hành chính, do Hội đồng Nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban hành chính đổi tên là Ủy ban Nhân dân. === Hội đồng Nhân dân === Mỗi hội đồng Nhân dân có Thường trực Hội đồng Nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc. Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu. === Ủy ban Nhân dân === Ủy ban Nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban Nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Nhân dân chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp. Ủy ban Nhân dân có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh. == Tỉnh ủy (Thành ủy) == Do Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên nhân vật số một ở mỗi tỉnh thành là Bí thư. Bí thư Tỉnh/Thành ủy ở mỗi tỉnh thành phần lớn là ủy viên Trung ương Đảng, riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản. Bí thư Tỉnh/Thành ủy được Đại hội Đảng bộ tỉnh thành sở tại bầu lên, nhưng cũng có khi do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm khi chưa đến kỳ đại hội đảng bộ. == Lịch sử == === Tỉnh Việt Nam đầu tiên === Khái niệm "Tỉnh" lần đầu tiên được dùng để chỉ loại đơn vị hành chính địa phương cấp cao nhất ở Việt Nam là vào năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Trước đó, hành chính Đàng Trong và Đàng Ngoài nhà Lê trung hưng, hành chính nhà Tây Sơn, và hành chính thời đầu nhà Nguyễn (thời vua Gia Long, Minh Mạng), thì khái niệm tương đương và là tiền thân của "Tỉnh" được gọi là Trấn. Thời kỳ đầu nhà Nguyễn, trên cấp trấn còn có cấp Tổng trấn, với 2 tổng trấn ở hai đầu đất nước là Bắc Thành và Gia Định Thành (quản lý hành chính được phân quyền bớt cho các tổng trấn ở xa triều đình trung ương), tuy nhiên các tỉnh ở miền trung thì thuộc trực tiếp triều đình Huế quản lý). Từ năm 1831 trở đi, giống như nhà Thanh Trung Quốc, nhà Nguyễn đặt ra tỉnh thay cho trấn (với 30 tỉnh trên cả nước vào thời kỳ nhà Nguyễn độc lập và kinh đô Thừa Thiên), nhưng vẫn ghép từ 2 đến 3 tỉnh lại đặt dưới sự quản hạt của một viên quan Tổng đốc. 30 tỉnh Việt Nam đầu tiên là các tỉnh sau: Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Tuyên, Bắc Thái, Bắc Ninh, Cao Lạng, Hải Dương, Quảng Yên, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Ngoài ra còn có phủ Thừa Thiên đặt Kinh đô, được xem là tương đương hành tỉnh. Nhiều tỉnh Việt Nam ngày nay còn giữ nguyên tên gọi và ngày thành lập từ lần lập tỉnh đầu tiên các năm 1831-1832 trong cuộc cải cách hành chính thời Nguyễn triều Minh Mạng. Một vài tỉnh trong số đó còn hầu như ít thay đổi địa giới so với thời đó, như tỉnh Thanh Hóa. == Danh sách và thống kê == (Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 , dân số Việt Nam là 85.846.997 người, tính đến tháng 10/2013 là gần 90 triêu người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 7.162.864 người, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội (vừa được mở rộng năm 2008) với dân số 6.451.909 người, tiếp đến là Thanh Hóa là 3.400.595 người, Nghệ An là 2.912.041 người, và Đồng Nai là 2.486.154 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 293.826 người , kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh. === Danh sách các tỉnh === Lưu ý: In đậm là các Thành phố trực thuộc Trung ương. === Thống kê === Việt Nam có 713 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh và 51 thị xã (1 thị xã thuộc thành phố trung ương), 49 quận, 545 huyện (12 huyện đảo). Thành phố trực thuộc trung ương hạng đặc biệt: 2 (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố trực thuộc trung ương xếp hạng I: 3 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) Thành phố trực thuộc tỉnh xếp hạng 1: 14 (Buôn Ma Thuột, Thanh Hoá, Đà Lạt, Huế, Nam Định, Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Thái Nguyên, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Biên Hoà, Mỹ Tho) Thành phố trực thuộc tỉnh xếp hạng 2: 24 (Trà Vinh, Tam Kỳ, Bắc Ninh, Đồng Hới, Bắc Giang, Bà Rịa, Bạc Liêu, Uông Bí, Ninh Bình, Cà Mau, Hải Dương, Long Xuyên, Phan Thiết, Pleiku, Rạch Giá, Tuy Hòa, Thủ Dầu Một, Thái Bình, Vĩnh Yên, Lào Cai, Phan Rang - Tháp Chàm, Cẩm Phả, Châu Đốc,Quảng Ngãi) Thành phố trực thuộc tỉnh xếp hạng 3: 30 Huyện trực thuộc tỉnh xếp hạng 2: 1 (Phú Quốc) Thị xã xếp hạng 3: 14 (Chí Linh, Ngã Bảy, Cửa Lò, Phúc Yên, Hà Tiên, Phú Thọ, Bỉm Sơn, Sơn Tây, Đồng Xoài, Gia Nghĩa, Long Khánh, Dĩ An, Gò Công, Thuận An) thành phố làm trung tâm tỉnh lị: 56/68 (29 thành phố trùng tên với tỉnh, 1 thành phố trùng tên với cụm từ trước của tỉnh: Bà Rịa, 2 thành phố trùng tên với cụm từ sau của tỉnh: Huế và Vũng Tàu, thành phố Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh Điện Biên). Thị xã làm trung tâm tỉnh lị: 2/2 (Đồng Xoài, Gia Nghĩa) Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, mạng lưới đô thị trên toàn quốc tính đến tháng 10/2014 có trên 770 đô thị. Trong đó, 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 16 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 81 đô thị loại IV và trên 650 đô thị loại V. Ngoài ra còn có khoảng 10.000 điểm dân cư nông thôn và trên 250 khu công nghiệp tập trung sẽ là quỹ phát triển đô thị trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8 tháng 11 hàng năm là "Ngày đô thị Việt Nam" và tổ chức "Ngày đô thị Việt Nam" lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 11 năm 2008. === Danh sách các tỉnh, thành phố có thành phố (thị xã) khác trực thuộc === === Các trường hợp đặc biệt === 1 tỉnh có 4 thành phố và 2 thị xã trực thuộc là: Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều). 6 tỉnh có 2 thành phố và 1 thị xã trực thuộc là: An Giang (thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu), Khánh Hòa (thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa), Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự), Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ,thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn), Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên),Thanh Hóa (thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn) 3 tỉnh đều có 2 thành phố trực thuộc là: Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc), Bà Rịa - Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa), Ninh Bình (thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp). 1 tỉnh có 1 thành phố và 4 thị xã trực thuộc là: Bình Dương (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên). 1 tỉnh có 1 thành phố và 3 thị xã trực thuộc là: Nghệ An (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai). 6 tỉnh đều có 1 thành phố và 2 thị xã trực thuộc là: Gia Lai (thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa), Hà Tĩnh (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh), Hậu Giang (thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ), Thừa Thiên-Huế (thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Sóc Trăng (thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm), Tiền Giang (Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, Thị xã Cai Lậy). 19 tỉnh đều có 1 thành phố và 1 thị xã trực thuộc là: Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai), Bắc Ninh (thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn), Bình Định (thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn), Bình Thuận (thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi), Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ), Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay), Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh), Hải Dương (thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh), Kiên Giang (thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên), Long An (thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường), Phú Thọ (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ), Phú Yên (thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu), Quảng Bình (thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn), Quảng Trị (thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị), Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải), Vĩnh Long (thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh), Vĩnh Phúc (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên), Yên Bái (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ). 20 tỉnh có 1 thành phố trực thuộc làm trung tâm là: Bắc Kạn (thành phố Bắc Kạn), Bắc Giang (thành phố Bắc Giang), Bến Tre (thành phố Bến Tre), Cà Mau (thành phố Cà Mau), Cao Bằng (thành phố Cao Bằng), Hà Giang (thành phố Hà Giang), Hà Nam (thành phố Phủ Lý), Hòa Bình (thành phố Hòa Bình), Hưng Yên (thành phố Hưng Yên), Kon Tum (thành phố Kon Tum), Lai Châu (thành phố Lai Châu), Lạng Sơn (thành phố Lạng Sơn), Lào Cai (thành phố Lào Cai), Nam Định (thành phố Nam Định), Ninh Thuận (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), Quảng Ngãi (thành phố Quảng Ngãi), Sơn La (thành phố Sơn La), Tây Ninh (thành phố Tây Ninh),Thái Bình (thành phố Thái Bình), Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang). 1 tỉnh có 3 thị xã trực thuộc là: Bình Phước (thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long). 1 tỉnh chỉ có duy nhất 1 thị xã trực thuộc làm trung tâm: Đắk Nông (thị xã Gia Nghĩa). 5 thành phố trung ương có 49 quận, gồm: Cần Thơ (Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt). Đà Nẵng (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê). Hà Nội (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân) Hải Phòng (Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền). Thành phố Hồ Chí Minh (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức). 1 thành phố trung ương có 1 thị xã trực thuộc là thủ đô Hà Nội (thị xã Sơn Tây). Việt Nam có 713 đơn vị hành chính cấp huyện,gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh và 51 thị xã (1 thị xã thuộc thành phố trung ương), 49 quận, 545 huyện (12 huyện đảo). == Xem thêm == Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo diện tích Phân cấp hành chính Việt Nam Thành phố (Việt Nam) Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam Quận (Việt Nam) Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam) Thị xã (Việt Nam) Huyện (Việt Nam) Phường (Việt Nam) Danh sách thị trấn tại Việt Nam Thị trấn (Việt Nam) Thị trấn nông trường Xã (Việt Nam) == Ghi chú == 6. Bộ Thông tin Và Truyền thông - Thông Tư Số 22/2014/TT-BTTTT: Quy Hoạch Kho Số Viễn thông (Đổi Mã Vùng Điện Thoại Cố Định Từ 11/2/2017 == Liên kết ngoài == 1. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-22-2014-TT-BTTTT-Quy-hoach-kho-so-vien-thong-261827.aspx
tháng một.txt
Tháng Một (tháng 1) là tháng đầu tiên trong lịch Gregorius, có 31 ngày. Trong âm lịch, tháng đầu tiên gọi là tháng Giêng. Ngoài ra, người Việt xưa kiến Tý lấy tháng thứ mười một âm lịch làm đầu năm, nên cũng đã gọi tháng này là tháng một. Cách nói "một, chạp, giêng, hai" đã quen thuộc và trở thành câu nói cửa miệng của người Việt. == Sự kiện == 1959: Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba 1960: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1968: Sự kiện Tết Mậu Thân == Xem thêm == Những ngày kỷ niệm == Tham khảo ==
tiger woods.txt
Eldrick "Tiger" Woods (sinh ngày 30 tháng 12 năm 1975) là một vận động viên golf chuyên nghiệp người Mỹ, người được đánh giá là một trong những vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại. Gần đây, Tiger Woods là vận động viên golf số 1 thế giới, Woods là vận động viên được trả thu nhập cao nhất thế giới năm 2006 khi anh giành được hơn 100 triệu USD từ những chức vô địch và hợp đồng quảng cáo. Vào tháng 8/2007, ở tuổi 31, Woods giành được chức vô địch Golf chuyên nghiệp lớn, thứ 30 trong sự nghiệp. Anh hiện là vận động viên golf duy nhất hiện đang thi đấu lọt vào top 10 của career major wins (thứ 2) và career PGA Tour wins (thứ 5). Trong những thành tích của mình, Woods đang giữ vị trí số một trong bảng xếp hạng thế giới với kỉ lục chiến thắng trong nhiều tuần liên tiếp nhất đồng thời với tổng số tuần nhiều nhất. Anh đã được trao giải thưởng PGA Tour Player of the Year với một kỉ lục là 8 lần và dẫn đầu danh sách tiền thưởng 7 lần (chỉ sau có kỉ lục của Jack Nicklaus một lần), anh đã được bầu chọn là vận động viên của năm bởi AP 4 lần, một kỉ lục chỉ có anh và Lance Armstrong lập được. Woods, một người đa chủng tộc, được tôn vinh như là người đã thúc đẩy làn sóng yêu thích môn thể thao golf. Woods giúp tăng số khán giả cũng như tỉ lệ xem đài đồng thời tạo nên những sự thích thú với khán giả thuộc mọi tầng lớp văn hóa. == Tiểu sử == Eldrick "Tiger" Woods sinh ngày 30 tháng 12 năm 1975 tại Cypress, California với bố là Earl Dennison Woods và mẹ là Kultida Woods. Anh là con duy nhất của hai người, nhưng lại có những người anh cùng cha khác mẹ là Earl Jr. (1955) and Kevin (1957) và một người chị cùng cha khác mẹ, Royce (1958), 3 người con này là kết quả của cuộc hôn nhân đầu tiên giữa bố Woods và bà vợ đầu của ông, Barbara Woods Gray. Earl (bố Tiger Woods), một đại tá quân đội Mỹ và một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, là một người lai giữa người Mỹ gốc Phi (50%), người Trung Quốc (25%), và người Mỹ bản địa (25%). Mẹ anh, Kultida, xuất thân từ Thái Lan, là người lai giữa người Thái Lan (50%), Trung Quốc (25%) và Hà Lan (25%). Điều này khiến Woods có 1/4 dòng máu người Trung Quốc, 1/4 của người Thái lan, 1/4 của người Mỹ gốc Phi, 1/8 của người Mỹ bản địa và 1/8 dòng máu Hà Lan. Woods tự coi mình là thuộc chủng tộc Cablinasian (anh ghép từ tên 5 chủng tộc trong Tiếng Anh: Caucasian, Black, American-Indian, and Asian). Woods là người theo đạo Phật và tên của anh được lấy từ tên người bạn quân nhân Việt Nam của bố anh, Vương Dang Phong, người khiến bố Woods đã đặt tên cho anh cái nickname là Tiger. Sau này cái tên Tiger Woods đã trở nên quen thuộc, thời điểm mà anh nổi lên ở tầm quốc gia với giải trẻ và nghiệp dư cũng là lúc anh được biết đến với cái tên đơn giản "Tiger Woods". Tiger Wood lớn lên tại quận Cam, và học ở trường Western High tại Anaheim. == Tham khảo ==
quan hệ ngoại giao của hoa kỳ.txt
Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao chính thức với hầu hết các nước trên thế giới. == Châu Đại Dương == == Châu Mỹ == === Vùng biển Caribe === == Châu Á == === Đông Á === === Đông Nam Á === === Trung Á === === Nam Á === === Tây Á === == Châu Âu == == Châu Phi == === Bắc Phi === === Châu Phi Sahara === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Guide to Countries, Office of the Historian, U.S. Department of State Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Nền tảng lưu ý).[1]
thế kỷ 19.txt
Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory (tức là lịch cổ). Nhưng theo Lịch thiên văn, Thế kỉ 19 được bắt đầu từ 1/1/1800 và kết thúc vào ngày 31/12/1899. Đôi khi những sử gia gọi thời kỳ "Thế kỷ 19" là thời gian kéo dài từ năm 1815 (do Hội nghị Wien) tới năm 1914 (do Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu). Thay vì đó, Eric Hobsbawm gọi "Thế kỷ dài 19" là thời gian kéo dài từ 1789 đến 1914. == Đặc điểm lich sử == Nó được xem là thế kỷ, mà chủ nghĩa tư bản mở rộng ra toàn thế giới. == Khoa học == == Tham khảo == == Sinh == 1835: Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam 1889: Tản Đà, nhà thơ Việt Nam 1870: Tú Xương, nhà thơ trào phúng Việt Nam 1890: Hồ Chí Minh, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam 1892: Phạm Quỳnh, nhà báo, nhà văn đồng thời là quan đại thần triều Nguyễn - Việt Nam 1900: Tú Mỡ, nhà thơ trào phúng Việt Nam == Mất == 1820: Nguyễn Du
iraq.txt
Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc) - (tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah) - (tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Saudi, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông. Thủ đô Baghdad là trung tâm của đất nước này. Quốc gia này có dân số trong tổng số 36 triệu người, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd. Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng 58 km (36 mi) ở phía bắcVịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagrosm, và phần phía đông của hoang mạc Syria. Hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này. Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là lưỡng hà và được cho là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ 6 TCN. Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử quốc gia này, Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadia, Sumeria, Assyria, và Babylon. Nó cũng là một phần của các đế quốc Median, Achaemenid, Hellenistic, Parthian, Sassanid, Roman, Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mongol, Safavid, Afsharid, và Ottoman, và dưới sự kiểm soát của Anh là League of Nations mandate. Biên giới hiện đại của Iraq đã được phân định chủ yếu vào năm 1920 bởi các Hội Quốc khi Đế quốc Ottoman đã được chia cho theo Hiệp ước Sèvres. Iraq đã được đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh như là Nhiệm vụ của Anh Lưỡng Hà. Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921 và Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và Cộng hòa Iraq đã được thành lập. Iraq được kiểm soát bởi của đảng Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003. Sau Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và lực lượng đa quốc gia, Saddam Hussein của đảng Ba'ath đã bị truất phế và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2011. nhưng các cuộc nổi dậy ở Iraq tiếp tục diễn ra và tăng cường các máy bay chiến đấu từ nội chiến Syria đổ vào nước này. == Lịch sử == Vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà Châu nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris là nơi hình thành một số nền văn minh cổ đại trên thế giới như Sumer, Babylon, Assyria. Sau một thời gian dài là một bộ phận của Ba Tư, nó đã bị người Ả Rập xâm chiếm vào năm 637 và năm 762 Khalif đã được chuyển tới thành phố mới Bagdad (gần Babylon cổ). Thành phố này là trung tâm của thế giới Ả Rập cho đến khi bị sáp nhập vào Đế chế Ottoman năm 1534. Năm 1915, quân đội Anh xâm chiếm Iraq và thiết lập chế độ thuộc địa theo sự phân chia của Hội Quốc Liên, chế độ này bị kết thúc bằng sự độc lập của Iraq năm 1932. Những người theo đường lối chủ nghĩa xã hội Ả Rập, đảng Ba'ath, đã giành quyền lãnh đạo vào năm 1968 và thiết lập một chế độ hà khắc, đặc biệt là sau khi Saddam Hussein lên nắm quyền năm 1979. Trong thập niên 1980 đã xảy ra Chiến tranh Iran-Iraq giữa Iraq và nước láng giềng Iran, được kết thúc năm 1988. Sau khi Iraq tấn công Kuwait năm 1990 và Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 tiến hành bởi các lực lượng quốc tế nhằm đáp trả hành động xâm lược của Iraq thì Iraq đã bị cô lập trên trường quốc tế đến mùa xuân năm 2003 khi các quân đội Mỹ, Anh, Úc và Ba Lan tấn công vào Iraq bằng không quân, hải quân và lục quân sau khi Iraq không đồng ý cho các lực lượng quốc tế vào tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đảng Ba'ath và Saddam Hussein bị lật đổ vì sức kháng cự của quân đội Iraq hết sức yếu ớt. == Chính trị == Bài đọc chính: Chính trị Iraq Từ năm 1979 cho đến năm 2003 Iraq là một quốc gia độc tài, toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung trong tay đảng Ba'ath dưới sự lãnh đạo của tổng thống Saddam Hussein. Chính quyền này tự cho là dân chủ nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống gian dối cuối cùng Saddam Hussein đã nhận được 100% số phiếu bầu với 100% số phiếu được kiểm. Nghị viện duy nhất của Iraq là Quốc hội hay Majlis al-Watani có 325 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Cũng giống như bầu cử tổng thống, không có ứng viên nào không phải là đảng viên đảng Ba'ath. Iraq hiện nay (thời điểm 2004-2005) nằm dưới sự chiếm đóng của Mỹ sau Chiến tranh Iraq-Mỹ và liên quân làm tan rã đảng Ba'ath vào tháng 4 năm 2003. Tương lai chính trị của đất nước này hiện nay không chắc chắn do hàng loạt các cuộc tấn công của du kích quân vào quân đội Mỹ và liên quân làm cho hy vọng về sự ổn định hậu chiến trở nên mong manh. Cướp bóc tràn lan, tội phạm cũng như các vấn đề về hạ tầng cơ sở vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này. Người đứng đầu quản lý dân sự của lực lượng chiếm đóng là ông L. Paul Bremer. Chính quyền lâm thời chỉ định hội đồng bộ trưởng và các chức vụ khác. Tháng 11 năm 2003 Mỹ thông báo có kế hoạch trao trả quyền độc lập cho chính quyền lâm thời Iraq vào giữa năm 2004. Kế hoạch do Mỹ cam kết hỗ trợ (tiến hành tổ chức họp kín để bầu ra các chức vụ lãnh đạo) đã bị giáo chủ Ali al-Sistani phản đối. Kết quả của việc phản đối này là hàng loạt các cuộc biểu tình hòa bình phản đối kế hoạch kể trên. Sistani, giáo sĩ có uy tín nhất tại Iraq nói rằng kế hoạch này dễ bị biến tướng và chỉ tạo ra một chính quyền thân Mỹ mà không đại diện cho nhân dân. Mỹ đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc để giải quyết những bất đồng này. Việc chuyển giao chủ quyền diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2004. Tổng thống tạm quyền là Sheikh Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, và thủ tướng tạm quyền là Iyad Allawi. Theo luật về điều hành Iraq trong giai đoạn chuyển tiếp (Hiến pháp tạm thời) ký tháng 3 năm 2004 thì việc điều hành đất nước do Hội đồng tổng thổng gồm 3 thành viên đảm nhiệm. Hệ thống bầu cử sẽ đảm bảo một cách có hiệu quả để đại diện cho ba sắc tộc chính ở Iraq đều có sự hiện diện. Hiến pháp công nhận các quyền tự do cơ bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và trên nhiều phương diện nó cởi mở hơn so với Hiến pháp Mỹ. Tuy nhiên có nhiều điểm gây tranh cãi như việc công nhận mọi đạo luật có hiệu lực kể từ ngày chuyển giao quyền lực không thể bãi bỏ hay sự không rõ ràng trong việc lực lượng liên quân có thể kiểm soát đất nước hay không cho dù có sự chuyển giao quyền lực. Lực lượng quân đội, cảnh sát Iraq hiện nay với trang thiết bị nghèo nàn khó có thể kiểm soát tình hình an ninh trong nước. Điều đó có nghĩa là liên quân sẽ còn ở Iraq trong nhiều năm tới. Cuối tháng 1 năm 2005 người dân Iraq lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2003 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Với 48% số phiếu nhận được, liên minh của người Shi’ite đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử của Iraq. Liên minh của cộng đồng Kurd đứng thứ hai với 26% phiếu, theo công bố 13/2/2005 của Uỷ ban bầu cử. Sau bầu cử là cuộc chạy đua để thành lập một chính quyền mới với nhiều khó khăn, và đến tận 07/4 Tổng thống lâm thời mới của Iraq Jalal Talabani chính thức làm lễ tuyên thệ. == Các tỉnh == Bài đọc chính: Các tỉnh Iraq Iraq được chia thành 18 tỉnh (tiếng Ả Rập: muhafazat, số ít muhafazah; tiếng Kurd: پاریزگه hay Pârizgah). Lúc thì gọi nó là "chế độ thống đốc," nhất là trong những văn kiện của chính phủ Iraq. Al Anbar Al Basrah Al Karbala Al Muthanna Al Qadisyah An Najaf Arbil As Sulaymaniyah At Ta'mim Babil Baghdad Dahuk Dhi Qar Diyala Maysan Ninawa Salah ad Din Wasit == Địa lý == Bài đọc chính: Địa lý Iraq Phần lớn đất đai Iraq là sa mạc, nhưng khu vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ khoảng 60 triệu mét khối hàng năm. phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn với đỉnh cao nhất là Haji Ibrahim cao 3,600 m. phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba Tư. Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt al-Arab là những khu đầm lầy, tuy nhiên phần lớn khu vực này đã được cải tạo tưới tiêu những năm thập niên 1990. Khí hậu phần lớn là khí hậu miền xa mạc với mùa đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có nhiều tuyết rơi có thể gây ngập lụt. Thủ đô Baghdad nằm ở phần trung tâm đất nước trên bờ sông Tigris. Các thành phố lớn khác như Basra ở phía nam, Mosul ở phía bắc. Iraq được coi là một trong số 15 quốc gia thuộc "cái nôi của nhân loại". == Kinh tế == Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Việc thiếu sự phát triển trong các lĩnh vực khác làm cho tỉ lệ thất nghiệp 18%–30% và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD. Việc làm trong lĩnh vực công chiếm gần 60% số lao động toàn thời gian năm 2011. Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm. Hiện nay chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn phụ nữ (ước tính cao nhất cho năm 2011 là 22%) tham gia vào lực lượng lao động. Tính đến năm 2016, GDP của Iraq đạt 156.323 USD (đứng thứ 56 thế giới, đứng thứ 20 châu Á và đứng thứ 6 Trung Đông). Trong thập niên 1980 các chi phí khổng lồ cho Chiến tranh Iraq-Iran do Saddam Hussein phát động cũng như các tổn thất nặng nề cho ngành khai thác dầu khí đã gây ra nhiều khó khăn về tài chính cho Iraq và chính quyền Saddam phải sử dụng các biện pháp bắt buộc như thực hiện chính sách tài chính buộc chặt, vay lãi, chậm trả nợ. Thiệt hại của Iraq do cuộc chiến tranh này gây ra ước độ 100 tỷ đô la Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1988, xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới và phục hồi của các cơ sở khai thác dầu. Iraq xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu quả là trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như tổn thất của chiến tranh vùng Vịnh do liên quân, đứng đầu là Mỹ, tiến hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế của I-rắc. Chính sách sử dụng vũ lực cũng như các chi phí để duy trì an ninh của chính quyền Iraq đã làm cho nền kinh tế suy yếu. Việc Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq thực thi chương trình "đổi dầu lấy lương thực" vào tháng 12 năm 1996 đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Iraq. Trong sáu tháng giai đoạn đầu tiên của chương trình này Iraq được phép xuất khẩu một lượng giới hạn dầu mỏ để đổi lấy lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác. Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh tế thế giới đi xuống cũng như giá dầu mỏ giảm mạnh. Kể từ sau sự kiện xâm chiếm Iraq vào 2003 đã có những cố gắng để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi các hậu quả chiến tranh cũng như thế giới tội phạm tràn lan. === Dầu và năng lượng === Với trữ lượng dầu 143,1 tỷ thùng (2,275×1010 m3) đã được xác định, Iraq xếp thứ 2 trên thế giới sau Ả Rập Saudi về trữ lượng dầu. Sản lượng dầu đạt 3,4 triểu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2012. Iraq dự định tăng sản lượng đến 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2014. Chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan ở Iraq, so với khoảng 1 triệu giếng chỉ tính riêng ở Texas. Iraq là một trong những nhà sáng lập của tổ chức OPEC. Tính đến năm 2010, mặc dù cải thiện an ninh và hàng tỷ đô la doanh thu dầu, Iraq vẫn tạo ra khoảng một nửa lượng điện cho nhu cầu của khách hàng, dẫn đến các cuộc biểu tình trong những tháng hè nóng bức. Ngày 14 tháng 3 năm 2014, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sản lượng dầu của Iraq đã tăng nửa triệu thùng một ngày vào tháng Hai tới trung bình 3,6 triệu thùng một ngày. Đất nước này đã không được bơm nhiều dầu như thế nhiều kể từ năm 1979, khi Saddam Hussein lên nắm quyền. == Dân số == Theo ước tính tháng 4 năm 2009, tổng dân số Iraq là 31.234.000, dân số năm 1878 chỉ khoảng 2 triệu người. Chính phủ Iraq công bố dân số đạt 35 triểu do bùng nổ dân số sau chiến tranh. Khoảng 75% dân số Iraq là người Ả Rập, dân tộc người thiểu số chính là người Kurd (15%) sống tại khu vực miền bắc và đông bắc nước này. Nhũng dân tộc khác có thể kể đến là người Turkoman, Assyria, Iran, Lur, Armenia. Khoảng 20.000 Người Ả Rập Marsh sống ở miền nam Iraq. Iraq cũng có khoảng 2.500 người Chechen. Miền nam Iraq bao gồm những người Iraq gốc Phi, một di sản của chế độ nô lệ thực hành thời Caliphate Hồi giáo bắt đầu trước Zanj Rebellion của thế kỷ thứ 9, và vai trò của Basra là một cổng chính. === Tôn giáo === Iraq là một quốc gia theo đạo Hồi; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97% dân số, bao gồm Shia và Sunni. Các nguồn tham khảo cho thấy khoảng 65% người theo đạo Hồi ở Iraq là Shia, và khoảng 35% là Sunni. Người theo Sunni than phiền phải đối mặt với phân biệt đối xử trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nouri al-Maliki từ chối điều này. Người Iraq theo công giáo đã định cư ở vùng đất ngày nay là Iraq cách nay 2000 năm. Người theo công giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987. người Assyria bản địa, hầu hết trong số họ là tín đồ của Chaldean Catholic Church, Giáo hội Đông phương Assyria và Giáo hội Chính thống Syria chiếm hầu hết dân số Kitô giáo. Ước tính số lượng các Kitô hữu giảm từ 8-10% trong giữa thế kỷ 20 đến 5% trong năm 2008. Hơn một nửa số Kitô hữu Iraq đã trốn sang các nước láng giềng kể từ đầu chiến tranh, và số nhiều đã không quay trở lại, mặc dù một số di cư trở về quê hương Assyria truyền thống trong khu vực tự trị của người Kurd. Ngoài ra còn có các nhóm tôn giáo nhỏ của dân tộc thiểu số như Mandaean, Shabaks, Yarsan và Yezidi. Cộng đồng người Do Thái Iraq có số lượng khoảng 150.000 vào năm 1941, đã gần như hoàn toàn rời khỏi đất nước này. Iraq có hai nơi linh thiêng nhất trên thế giới trong nhóm Hồi giáo Shia là Najaf và Karbala. === Ngôn ngữ === Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính, Tiếng Kurd được nói trong số khoảng 10–15% dân số, tiếng Azerbaijan, tiếng Neo-Aramaic của Assyria và các nhóm khác khoảng 5%. Trước cuộc xâm lược năm 2003, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Kể từ khi Hiến pháp Iraq được thông qua tháng 6 năm 2004, cả tiếng Ả Rập và Kurdish là hai ngôn ngữ chính thức, trong khi Assyria Neo-Aramaic và tiếng Turkmen (được gọi theo thứ tự là "Syriac" và "Turkmen" trong Hiến pháp) được công nhận là các ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, bất kỳ vùng hay tỉnh có thể tuyên bố ngôn ngữ chính thức khác nếu phần lớn dân cư chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý. Theo Hiến pháp Iraq: "Tiếng Ả Rập và Kurd là 2 ngôn ngữ chính thức của Iraq. Để giáo dục trẻ em tiếng mẹ đẻ của chúng, như tiếng Turkmen, Syriac/Assyria, và Armenian nên được bảo đảm trong cơ sở giáo dục của chính phủ theo hướng dẫn giáo dục, hoặc trong bất kỳ ngôn ngữ khác trong các cơ sở giáo dục tư nhân". === Tị nạn === Sự di tản của người Iraq bản địa đến các quốc gia khác được gọi là diaspora Iraq. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ước tính có khoảng 2 triệu ngưới Iraq đã rời khỏi đất nước của họ sau sự xâm lược của lực lượng đa quốc gia vào Iraq năm 2003, chủ yếu sang Syria và Jordan. Trung tâm Giám sát di tản nội bộ ước tính hiện có thêm 1,9 triệu người hiện đã di tản trong đất nước này. Năm 2007, U.N. nói rằng khoảng 40% tầng lớp trung lưu Iraq được tin là đã chạy trốn và hầu hết đang chạy trốn khỏi cuộc đàn áp có hệ thống và không có mong muốn quay trở lại. Người tị nạn đang bị sa lầy trong nghèo đói như họ thường bị cấm làm việc tại nước họ đến. Trong những năm gần đây diaspora có vẻ đã trở lại với an ninh được tăng cường; chính phủ Iraq tuyên bố có 46.000 người tị nạn đã tự trở về nhà của họ vào tháng 10 năm 2007. Đến năm 2011, gần 3 triệu người Iraq đã di tản, với 1,3 triệu trong lãnh thổ Iraq và 1,6 triệu đã ra nước láng giềng, chủ yếu là Jordan và Syria. Hơn phân nửa người Iraq theo công giáo đã chạy trốn khỏi quốc gia này từ năm 2003. Theo thống kê của cơ quan Di dân và Công dân Hoa Kỳ, 58.811 người Iraq đã được cấp quyền công dân Hoa Kỳ theo cơ chế tị nạn đến ngày 25 tháng 5 năm 2011. Để thoát khỏi cuộc nội chiến, hơn 160.000 người tị nạn Syria thuộc nhiều sắc tộc khác nhau đã chạy trốn đến Iraq từ năm 2012. Sự gia tăng bạo lực trong cuộc nội chiến Syria đã làm cho số người Iraq trở về quê hương của họ từ Syria ngày càng tăng. == Văn hoá == Bài đọc chính: Văn hoá Iraq Nhạc của Iraq == Những vấn đề khác == Liên lạc viễn thông Vận tải Quân đội Iraq Chính sách đối ngoại của Iraq Danh sách các nhà vua Iraq Danh sách các tổng thống Iraq Danh sách các thủ tướng Iraq Vi phạm nhân quyền tại Iraq Danh sách các địa danh ở Iraq == Chú thích == == Liên kết bên ngoài == Indepth Analysis of the Gulf War Bush in Baghdad Iraq News On a Small Bridge in Iraq CIA information on Iraq Iraq.gov Wikimedia Atlas của Iraq, có một số bản đồ liên quan đến Iraq. == Liên kết đến Ân xá Quốc tế == Amnesty International Report on Iraq Iraq: Tribunal established without consultation Iraq: Amnesty International seeks clarification on house demolitions by US troops in Iraq Reconstruction must ensure the human rights of Iraqis Memorandum on concerns related to legislation introduced by the Coalition Provisional Authority Iraq: Forcible return of refugees and asylum-seekers is contrary to international law Bản mẫu:Tây nam Á
carolina.txt
Carolina là một đô thị thuộc bang Maranhão, Brasil. Đô thị này có diện tích 6441,559 km², dân số năm 2007 là 24306 người, mật độ 3,77 người/km². == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009
sepp herberger.txt
Josef "Sepp" Herberger (28-3-1897 tại Mannheim, Đức / 28-4- 1977 tại Weinheim-Hohensachsen, Đức) là huấn luyện viên huyền thoại của Đức.Ông được coi là huấn luyện viên vĩ đại nhất mọi thời đại của Đức sau khi tạo nên kì tích tại 1954 FIFA World Cup – Điều kỳ diệu ở Bern sau khi giành chiến thắng trước Golden Team Hungary trong trận chung kết,khi mà Hungary vẫn còn là con ngáo ộp của bóng đá thế giới dưới sự xuất sắc của Ferenc Puskás. Herberger có 3 lần khoác áo của đội tuyển Đức từ năm 1921 and 1925 trước khi trở thành trợ lý HLV cho tiến sĩ Otto Nerz năm 1932. 4 năm sau Herberger sau đó đã thay thế cho Otto Nerz sau trận thua trước Na Uy tại 1936 Olympics cho tới tận năm 1964, sau đó một HLV huyền thoại khác là Helmut Schön đã kế nhiệm ông. Ông mất vì căn bệnh pneumonia(viêm phổi) tại Mannheim ở tuổi 80. == Những câu nói nổi tiếng == The game lasts for 90 phút (Das Spiel dauert 90 Minuten) After the game is before the game (Nach dem Spiel ist vor dem Spiel) The next game/opponent is always the toughest one (Das nächste Spiel/Der nächste Gegner ist immer das/der schwerste) The ball is always in better shape than anyone (Der Ball hat immer die beste Kondition) The ball is round (Der Ball ist rund) The ball is round so that the game can change direction == Danh hiệu == === Club === VfR Mannheim South German Championship: 1925 === International === ==== Managerial ==== Germany FIFA World Cup: 1954 == Sự nghiệp điện ảnh == Das Große Spiel (1942) == Tham khảo == Sepp Herberger at eintracht-archiv.de Profile at FIFA website
nhà thờ cửa bắc.txt
Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội, công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội. Nằm ở số 56 phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình, xây dựng ở Cửa Bắc thành Thăng Long nên được gọi tên là Cửa Bắc. Được xây vào năm 1931 - 1932, do một linh mục, kiến trúc sư người Pháp tên là Đô-pô-lit (tên Việt gọi đó là Cố Hương) thiết kế theo kiểu hình chữ nhật (kiến trúc Ba-xi-la-va), kết hợp phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng, mà lệch với tháp chuông cao ở bên phải và cân bằng với mái vòm (Cúp-pô-lơ) ở trung tâm. Có sự biến hóa hài hòa với không gian xung quanh, nhưng vẫn đảm bảo sự trang nghiêm và có phần tĩnh mịch, gây được ấn tượng về một sự siêu thoát. Kiến trúc nhà thờ Cửa Bắc thể hiện sự hòa hợp với khung cảnh nhiệt đới, với văn hóa phương Đông. Sáng ngày 19 tháng 11 năm 2006, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và phu nhân Laura Bush đã tham dự thánh lễ tại nhà thờ Cửa Bắc. == Tham khảo ==
máy tính cá nhân.txt
Máy tính cá nhân (tiếng Anh: personal computer (viết tắt PC) là một loại máy vi tính nhỏ với giá cả, kích thước và sự tương thích của nó khiến nó hữu dụng cho từng cá nhân. == Khái niệm về máy tính cá nhân == Thuật ngữ máy tính cá nhân nêu trên được phổ biến bởi tạp chí Byte, cũng như Máy tính Apple, vào cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980, và sau đó là IBM với Máy tính cá nhân IBM. Những máy tính cá nhân còn được gọi là máy tính gia đình. Thông thường, thuật ngữ "Personal Computer" quen được dùng cho máy tính chạy hệ điều hành Microsoft Windows trên nền tảng các máy tính của IBM và Intel, nhưng nó không đúng. Ví dụ như, một máy Macintosh chạy Mac OS và một máy tính tương thích IBM PC có thể chạy Linux đều là máy tính cá nhân. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ thực tế thuật ngữ "PC" thường được dùng như chữ viết tắt của "máy tương thích IBM PC" và trước đây Mac OS chạy trên máy có phần cứng không tương thích IBM như kiến trúc PowerPC. Như vậy, máy tính cá nhân dùng để chỉ một trong những định nghĩa sau: Loạt máy tính cá nhân của IBM (xem Máy tính cá nhân IBM). Một trong những máy tính bắt nguồn từ những đặc điểm kỹ thuật gốc của IBM, cũng được gọi là máy tính tương thích với IBM PC. == Lịch sử phát triển của máy tính cá nhân (PC) == Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM-PC được khởi đầu từ một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, Hoa Kỳ), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vi xử lý của chính hãng mà dùng các vi xử lý rẻ hơn của hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog. 1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vi xử lý 16 bit 8086 của Intel. 1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vi xử lý 8bit 8085 của Intel. 1981-1982: Dù Intel có vi xử lý 16bit nhưng giá thành còn cao, Để đáp ứng thị trường máy rẻ tiền, Intel đưa ra vi xử lý 8 bit 8088 mà trong nó là vi mạch 16bit 8086. IBM dùng vi xử lý này để thiết kế PC thế hệ thứ hai: PC-XT (extended technology) 8088 có 8 bit bus dữ liệu và 20bit bus địa chỉ, có khả năng quản lý tối đa 1MB bộ nhớ vật lý, chạy với tần số đồng hồ 4,77 MHz. Bên trong nó có 8 khe cắm mở rộng (khe cắm 8bit XT – hay XT-Slots), khe này có 62 chân. Máy PC-XT trang bị hai đĩa mềm 360KB, 256 KB Ram (cắm trong một trong 8 khe cắm trên). PC-XT dùng hệ điều hành CP/M và chương trình BASIC 80 của Microsoft. 1984: Khi vi xử lý 16bit đã quen thuộc thị trường, Intel đưa ra vi xử lý 80286, là vi xử lý 16bit hoàn thiện, có thêm 4bit bus địa chỉ, quản lý 16MB bộ nhớ. IBM tung ra thị trường máy PC-AT (advanced technllogy) với bộ vi xử lý 80286, với nó PC hoạt động trong chế độ bảo vệ cho phép chia bộ nhớ ra nhiều đoạn dài linh động và ưu tiên cho các chương trình ứng dụng do đó tránh được va chạm khi nhiều chương trình chạy một lúc – đây là nền tảng của chế độ đa nhiệm trên 80286. PC-AT làm việc với tần số 6-8 MHz, do phải thêm 8bit bus dữ liệu, 4bit bus địa chỉ, 8bit yêu cầu ngắt cứng và một số bit điều khiển mới, do vậy PC-AT cần bổ sung thêm khe cắm. Để đảm bảo tương thích với máy XT, khe cắm XT cũ vẫn giữ nguyên, thêm một đoạn khe cắm nối dài bổ sung thêm 36 chân, loại khe cắm mới này được gọi là ISA (Industry Standard Architecture) sau khi nó được cải tiến thêm một chút và đã chở thành chuẩn ISA. 1987: Thế hệ PC mới ra đời với vi xử lý 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội dung chương trình hệ điều hành vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sản xuất các máy tính tương thích và các bản mạch cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Điều này khiến cho kiểu thiết kế kín PS/2 (cùng thời) thất bại trên thị trường máy tính cá nhân trong khi cấu trúc IBM-PC ngày càng chiếm lĩnh thị trường máy tính cá nhân. Bộ vi xử lý 80386DX là một vi xử lý 32bit hoàn thiện với 32bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ với bộ nhớ tối đa 4GB. Để đáp ứng tốc độ của 80386 và yc cao của những bản mạch điều khiển màn hình phân giải cao, chuẩn khe cắm EISA (extended industry standard architecture) được đưa ra. Đây chính là chuẩn khe cắm 32 bit với tốc độ truyền là 33Mbit/s. 1990: 80486 ra đời với nhiều chức năng hơn, cụ thể là 8 Kbyte bộ nhớ đệm mã lệnh (code cache) và một bộ đồng xử lý toán học. Tần số làm việc đặc trưng của máy vi tính trong thời kỳ này là 66 MHz. 1993: Vi xử lý Pentium đầu tiên ra đời mở ra một kỷ nguyên mới với 64bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ, 8KB bộ đệm dữ liệu, 8KB bộ đệm mã lệnh. Bộ đồng xử lý toán học của Pentium làm việc nhanh gấp 10 lần so với 80486. Khi này các nhà sản xuất phần cứng lớn thoả thuận một chuẩn khe cắm mới PCI-bus (Peripheral Components Interconnect), và do đó bản mạch chính máy vi tính cá nhân chỉ còn lại vài vi mạch, tất cả các vi mạch ngoại vi của cấu trúc IBM-PC cũng như vi mạch điều khiển PCI được tích hợp vào một vi mạch duy nhất, có tên là PCI-chipset. 1995: Khả năng đa môi trường (multimedia) của máy vi tính cá nhân càng ngày càng hoàn thiện khi Pentium MMX, Pentium Pro, Pentium II lần lượt ra đời. Tần số đồng hồ cao nhất 300 MHz. Một chuẩn giao diện ngoại vi mới ra đời từ sự thoả thuận từ nhiều hãng lớn là bus tuần tự đa dạng USB (Universal Serial Bus). 1999 P!!! Ra đời, chuẩn PC99 xoá bỏ bus ISA. Bus PCI, giao diện đồ hoạ tiên tiến AGP, giao diện ngoại vi USB và IEEE 1934 là những đặc điểm nổi bật. Từ năm 2000: Một cấu trúc vi xử lý 64bit ra đời. Intel cho ra đời nhiều vi mạch tổng hợp thích hợp với vi xử lý của chính hãng. Chipset đảm nhiệm hầu hết các chức năng điều khiển trên máy và có bộ điều khiển hiển thị cấy ở bên trong. Thị trường máy tính cá nhân cũng như thị trường vi xử lý và vi mạch tổng hợp được chia thành nhiều phần đáp ứng nhu cầu đa dạng trong xã hội. == Các thành phần cơ bản trong máy tính cá nhân == Máy tính cá nhân được lắp ghép bởi rất nhiều thành phần linh kiện, thành phần khác nhau. Mục này giúp người đọc hệ thống các thiết bị (được viết dưới dạng các nhánh) và tiện theo dõi các bài viết của chúng trong Wiki. === Các linh kiện phần cứng cấu thành lên máy tính cá nhân === Bo mạch chủ: Bo mạch chính có nhiệm vụ tập hợp kết nối các thiết bị với nhau trong máy tính cá nhân, xử lý với các công việc đang làm việc và có cách chấu nối để kết nối với các thiết bị ngoại vi khác. CPU: Bộ vi xử lý của máy tính cá nhân dùng cho xử lý tất cả các chương trình đang chạy trên máy tính cá nhân. RAM: Bộ nhớ tạm của máy tính cá nhân dùng cho việc truy xuất các chương trình đang chạy trên máy tính cá nhân. Thẻ đồ hoạ: Thiết bị có chức năng xử lý hình ảnh và xuất tín hiệu hình ảnh ra thiết bị phát hình ảnh (Màn hình, máy chiếu). Ổ đĩa cứng: Bộ nhớ dùng cho nhập, xuất dữ liệu với dung lượng cao, bộ nhớ lưu trữ chính cho máy tính cá nhân. Nguồn máy tính: Thiết bị cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ máy tính và các thiết bị ngoại vi. Ổ đĩa mềm: Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập (nếu có) dữ liệu với dung lượng rất thấp, các hãng sản xuất phần mềm có thể phân phối phần mềm qua đĩa mềm. Ổ đĩa quang (CD, DVD): Bộ nhớ dùng cho xuất, nhập (nếu có) dữ liệu với dung lượng thấp, thay cho ổ đĩa mềm và được sử dụng rộng rãi. Thẻ USB: Bộ nhớ dùng cho nhập, xuất dữ liệu với dung lượng lớn, dùng bộ nhớ Flash thay cho ổ đĩa và có tốc độ cao. Thẻ âm thanh: Thiết bị có chức năng xử lý và xuất tín hiệu âm thanh ra các thiết bị phát âm thanh (loa, Tai nghe). Thẻ mạng: Thiết bị có chức năng xử lý và kết nối với các máy tính khác với nhau thông qua máy chủ và tạo thành một mạng máy tính, giúp máy tính có thể trao đổi thông tin với các máy tính khác trên phạm vi rộng. Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. Vỏ máy tính: Thiết bị cất giữ và bảo vệ các thiết bị linh kiện phần cứng bên trong máy tính. Màn hình, máy chiếu: Thiết bị phát hình ảnh từ thẻ đồ họa trong máy tính. Bàn phím, chuột, tay cầm chơi game: Thiết bị nhập cử chỉ vào máy tính. Loa, Tai nghe: Thiết bị phát âm thanh từ thẻ âm thanh trong máy tính. Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. === Các thiết bị ngoại vi thường kết nối với máy tính cá nhân === Máy in: Thiết bị chuyển văn bản trên máy tính sang dạng văn bản thật. Micro: Thiết bị nhập âm thanh vào máy tính. Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. Máy quét: Thiết bị sao chép từ văn bản thật sang hình ảnh dưới dạng hình ảnh trên máy tính. Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. Camera: Thiết bị nhập hình ảnh vào máy tính. Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. Modem: Thiết bị kết nối internet qua dây điện thoại có dây (điện thoại bàn). Đây không phải thiết bị bắt buộc phải có. == Một số chức năng thường thấy == Tính năng bảo mật TPM: Một số máy tính cá nhân có mức độ bảo mật cao (TPM là con chip thích hợp trên bo mạch chủ). Chức năng khôi phục nhanh: Để khôi phục hệ thống nhanh nhất khi xảy ra lỗi, máy tính cá nhân thường được thiết kế các hình thức khôi phục hệ thống thông qua bộ đĩa cài phần mềm. == Các hệ điều hành và phần mềm thông dụng cho máy tính cá nhân == === Các hệ điều hành máy tính cá nhân thường sử dụng === Microsoft Windows: Hệ điều hành thông dụng. Windows 10 Windows 8.1 Windows 7 Linux: Hệ điều hành mã nguồn mở. Ubuntu LinuxMint Fedora === Các phần mềm thường được sử dụng nhiều trên các máy tính cá nhân === Nói đến các phần mềm sử dụng trong máy tính cá nhân thì có vô số mà đến nay không ai có thể ước lượng được, phần mềm mới được phát sinh ra nhiều đến nỗi có thể trong vài phút thì ở đâu đó trên thế giới đã xuất hiện thêm một phần mềm mới. Dưới đây chỉ liệt kê các phần mềm thông dụng, được sử dụng nhiều trên các máy tính cá nhân Phần mềm trình duyệt internet Microsoft Edge Internet Explorer Google Chrome Mozilla Firefox Opera Phần mềm văn phòng thông dụng. Microsoft Office: Bộ phần mềm văn phòng của hãng Microsoft Microsoft Office Word: Soạn thảo văn bản, nằm trong bộ Microsoft Office. Microsoft Office Excel: Bảng tính, nằm trong bộ Microsoft Office. Microsoft Office PowerPoint: Làm bài trình chiếu, nằm trong bộ Microsoft Office. Open Office: Bộ phần mềm văn phòng dưới dạng mã nguồn mở. Phần mềm kế toán Phần mềm xử lý đồ hoạ Adobe Photoshop: Phần mềm chuyên chỉnh sửa ảnh hàng đầu trên thế giới. Phần mềm lập trình C++ Microsoft Visual Studio == Xem thêm == Máy chủ Lịch sử máy tính == Tham khảo ==
2 tháng 6.txt
Ngày 2 tháng 6 là ngày thứ 153 (154 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 212 ngày trong năm. == Sự kiện == 260 – Hoàng đế Tào Mao của Ngụy tiến hành binh biến chống Tấn công Tư Mã Chiêu, kết quả chiến bại và bị giết. 1183 – Chiến tranh Genpei: Họ Minamoto giành chiến thắng trước họ Taira trong trận Kurikara 1897 - Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định về chính sách thuế thân đối với người dân ở Bắc Kỳ, Việt Nam. 1896 – Phát minh ra radio của Guglielmo Marconi được cấp bằng sáng chế. 1946 - Italia trở thành một nhà nước Cộng hoà sau kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý và nó trở thành ngày quốc khánh của Ý. 1953 – Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. 1979 – Giáo hoàng Gioan Phaolô II bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông đến quê hương Ba Lan, trở thành Giáo hoàng đầu tiên thăm một nước cộng sản. 2014 – Telangana chính thức tách khỏi Andhra Pradesh, và trở thành bang thứ 29 của nước Cộng hòa Ấn Độ. == Sinh == 1929 - Nguyễn Văn Bông, chính khách Việt Nam Cộng hòa (m. 1971) 1980 - Abby Wambach, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 - Brooke White, ca sĩ người Mỹ 1988 - Bảo Thy, ca sĩ Việt Nam == Mất == 1784 - Lê Quý Đôn, nhà bác học của Việt Nam đời hậu Lê, thọ 58 tuổi 1789 - Nguyễn Huy Oánh, nhà vǎn, nhà thơ đời Lê Hiển Tông, thọ 76 tuổi 1832 - Nhà toán học Pháp Évariste Galois khi 20 tuổi 2000 - Gerald Whitrow, nhà toán học Anh (s. 1912) == Ngày lễ và kỷ niệm == Quốc khánh Ý (1946) == Tham khảo ==
utsunomiya.txt
Thành phố Utsunomiya (kanji: 宇都宮市, rōmaji: Utsunomiya-shi) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Tochigi và đồng thời là thành phố trung tâm vùng duy nhất của vùng Bắc Kantō. Utsunomiya nằm gần như giữa tỉnh Tochigi và cách Tokyo chừng 100 km về phía Bắc và cách thành phố Nikko chừng 35 km về phía Đông. Từ Tōkyō có thể tiếp cận Utsunomiya bằng tàu hỏa và bằng shinkansen. Từ sân bay quốc tế Narita đến Utsunomiya bằng xe buýt hoặc ô tô mất chừng 3 giờ đồng hồ. Utsunomiya là nơi đặt cơ sở chính của hãng Canon. Ở đây còn có những trung tâm thiết kế của hãng Honda. Công viên công nghiệp Kiyohara tại thành phố này còn thu hút nhiều cơ sở nghiên cứu công nghiệp khác. Món gyōza của Utsunomiya ngon nổi tiếng toàn quốc. Utsunomiya có một vài điểm tham quan hấp dẫn, đó là các di tích thành quách kiểu Nhật, các chùa chiền và đền thờ jinja. == Tham khảo ==
protactini.txt
Protactini (phát âm tiếng Anh: /ˌproʊtækˈtɪniəm/) là một nguyên tố hóa học ký hiệu Pa và số nguyên tử 91. Đồng vị phổ biến nhất và tồn tại lâu nhất, Pa-231 là sản phẩm phân rã từ urani 235 (U-235), và có chu kỳ bán rã là 32.760 năm. Còn lại chủ yếu là đồng vị Pa-234 ở dạng vết có thời gian sống ngắn hơn và là sản phẩm phân rã từ urani 238 (U-238). Rất hiếm. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == ANL factsheet WebElements.com - Protactinium It's Elemental - Protactinium PROTACTINIUM
khí lý tưởng.txt
Khí lý tưởng là một loại chất khí tưởng tượng chứa các hạt giống nhau có kích thước vô cùng nhỏ so với thể tích của khối khí và không tương tác với nhau, chúng chỉ va chạm đàn hồi với tường bao quanh khối khí. Khí lý tưởng mô tả như trên có thể là xấp xỉ gần đúng cho khí thực, dù cho khí thực không có các tính chất trên. Khi khí thực ở trạng thái áp suất cao và nhiệt độ thấp, lực tương tác giữa các hạt trong khí (các phân tử hay nguyên tử) có ảnh hưởng đáng kể trong các tính chất của khí. == Các loại khí lý tưởng == khí lý tưởng cổ điển, tuân thủ thống kê Maxwell-Boltzmann khí lý tưởng lượng tử tuân thủ thống kê Bose khí lý tưởng lượng tử tuân thủ thống kê Fermi Khí lý tưởng cổ điển có thể lại được chia làm hai loại. Loại thứ nhất thuần túy cổ điển và entropy của chúng có thể cộng với một hằng số vô định. Loại thứ hai là giới hạn ở nhiệt độ cao của hai loại khí lý tưởng lượng tử, và hằng số cộng thêm vào entropy được xác định. == Khí lý tưởng nhiệt động lực học cổ điển == === Vĩ mô === === Mô hình vi mô === == Nhiệt dung == == Entropy == == Tiềm năng nhiệt động lực == == Vận tốc âm thanh == == Bảng phương trình khí lý tưởng == == Khí lượng tử lý tưởng == === Khí Boltzmann lý tưởng === === Khí Bose và Fermi lý tưởng === == Xem thêm == Phương trình trạng thái khí lý tưởng Thuyết động học Nguyên lý 1 nhiệt động lực học Nguyên lý 2 nhiệt động lực học == Tham khảo ==
tân an.txt
Tân An là thành phố trực thuộc tỉnh Long An, đồng thời còn là tỉnh lỵ của tỉnh này. Thành phố nằm trên trục phát triển của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tân An được xem là một trong những đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh và là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tân An cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Tân An cũ trước năm 1956. Tân An là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng, từ trung tâm thành phố, có quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Quốc lộ 62 dẫn lên vùng Đồng Tháp Mười. Đầu năm 2010, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đi vào hoạt động, tuyến đường này cắt qua Quốc lộ 62 cách trung tâm thành phố khoảng 4 km, sẽ là một trong những tuyến đường quan trọng tạo động lực cho thành phố phát triển. Đến Tân An, du khách có thể tham quan các di tích lịch sử văn hoá như: bảo tàng Long An, chùa Long Châu, chùa Thiên Khánh,... cùng nhiều địa chỉ hấp dẫn khác. == Vị trí địa lý == Thành phố Tân An nằm về phía tây nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 47 km và có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau: Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa. Phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Thành phố có 11 phường và 3 xã với tổng diện tích tự nhiên là 8.192,64 ha, dân số theo số liệu điều tra 2015 là 186.612 người. Trong đó phường 1 là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Thành phố. Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Long An. Thành phố vừa nằm trên tia phát triển của Địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có trục giao thông chính thuỷ bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ IA, Quốc lộ 62 và sông Vàm Cỏ Tây. Với vị trí địa lý như trên tạo cho thành phố Tân An có lợi thế so sánh tương đối về địa lý kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An nói chung và thành phố Tân An nói riêng. == Hành chính == Toàn thành phố có tất cả 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 5 xã: Phường 1 Phường 2 Phường 3 Phường 4 Phường 5 Phường 6 Phường 7 Phường Khánh Hậu Phường Tân Khánh Xã An Vĩnh Ngãi Xã Bình Tâm Xã Hướng Thọ Phú Xã Lợi Bình Nhơn Xã Nhơn Thạnh Trung. Theo quy hoạch của tỉnh Long An, Thành phố Tân An sẽ trở thành đô thị loại II trực thuộc tỉnh này trước năm 2020. == Đặc điểm tự nhiên == === Thời tiết - Khí hậu === Thành phố Tân An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 °C. Độ ẩm tương đối ổn định trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm. === Thủy văn === Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn thành phố khá chằng chịt mang sắc thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217– 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12 là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn, đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn. Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều, vừa chịu ảnh hưởng của lũ ở vùng Đồng Tháp Mười tràn về. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 6 nước sông Vàm Cỏ Tây bị nhiễm mặn. Tháng 5 có độ mặn cao nhất 5,489g/lít, tháng 1 có độ mặn 0,079g/l. Độ pH trong nước sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 6 đến tháng 8 khoảng 3,8 - 4,3 nên không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. === Địa hình === Địa hình Thành phố Tân An mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5– 2 m (hệ Mũi Nai) và trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1–3 m. Hầu hết phần diện tích đất ở hiện hữu không bị ngập úng, rải rác có những điểm trũng dọc theo hai bên bờ sông rạch bị ngập nước về mùa mưa. Nhìn chung địa hình Thành phố tương đối thấp, dễ bị tác động khi triều cường hoặc khi lũ Đồng Tháp Mười tràn về. === Tài nguyên === Tài nguyên nước mặt ở Long An khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua Tân An có chiều dài 15,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Kênh Bảo Định từ sông Vàm Cỏ Tây nối sông Tiền tại TP. Mỹ Tho. Ngoài ra còn có Rạch Chanh, Rạch Châu Phê, Rạch Bình Tâm, Rạch Cần Đốt. Nhìn chung nguồn nước mặt không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm chất thải. Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn nước mặt. Chất lượng nước ngầm ở Tân An được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy độ H=5,3-7,8; C=8–200 mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8 mg/l. Theo số liệu khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 địa chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của thành phố Tân An là trên 133.000 m 3 /ngày đêm. Riêng phường Khánh Hậu, thành phố Tân An có mỏ nước khoáng ở độ sâu 400m đang được khai thác. === Đất đai === Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86,13% diện tích đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn. Có thể chia thành 5 loại đất chính như sau: Đất phù sa đang phát triển tầng mặt giàu hữu cơ là 284,43 ha chiếm 3,47% so với tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa hình trung bình đến hơi cao ở phường Khánh Hậu và xã An Vĩnh Ngãi. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng nên có tiềm năng đa dạng hóa rất cao. Đất phù sa phát triển sâu, điển hình, bão hòa nước ngầm là 4.507,72 ha, chiếm 55,02% diện tích tự nhiên. Đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, trầm tích nước ngọt có địa hình cao và phân bố thành các vùng lớn ở khắp địa bàn thành phố. Loại đất này thích nghi nhiều loại cây trồng và có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng rất cao. Đất phù sa phát triển sâu, bảo hòa nước ngầm là 1.994,09 ha chiếm 24,34% tổng diện tích tự nhiên. Mẫu chất là trầm tích phù sa mới, được hình thành và phát triển trong môi trường nước ngọt, phân bố trên địa hình cao, rãi rác trong địa bàn thành phố. Đất phèn tiềm tàng là 267,43 ha, chiếm 3,26% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố trên địa hình trung bình ở phường Lợi Bình Nhơn, xã Hướng Thọ Phú và dọc sông Vàm Cỏ Tây. Đất phèn hoạt động là 152,19 ha chiếm 1,86% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở trung tâm xã Hướng Thọ Phú, đất có địa hình trung bình thấp so với chung quanh. Là một địa bàn hình thành khá lâu nên phần lớn diện tích đất tự nhiên của thành phố Tân An được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội. Tuy là tỉnh lị của tỉnh Long An nhưng phần lớn diện tích đất tự nhiên được bố trí cho mục đích nông nghiệp (khoảng 72%). Diện tích đất chuyên dùng chiếm chưa đến 11%. Tổng diện tích đất sử dụng cho đô thị chiếm khoảng 27% tổng diện tích tự nhiên. Mức độ phát triển đô thị trên địa bàn thành phố tương đối thấp, chưa đạt yêu cầu là trung tâm tỉnh lị. === Nhân văn === Hình thành từ cuối thế kỷ thứ 17 từ nhiều nguồn nên cộng đồng dân cư thành phố Tân An có kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất và vốn văn hóa dân gian cũng đa dạng phong phú. Tuy quy mô không lớn nhưng thành phố Tân An cũng khá nổi tiếng ở miền Nam với những nét độc đáo về cảnh sắc, về phong cách sinh hoạt, và là nơi hội tụ văn hóa văn nghệ mang đậm nét bản sắc dân tộc. Đây cũng là nơi có khá nhiều di tích lịch sử văn hóa như lăng Nguyễn Huỳnh Đức và gần 100 ngôi đình chùa, miếu. == Dân số == Dân số thành phố đạt 186.612 người (2015). Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1989 -1999 là 1,27%, thấp hơn so với mức bình quân của tỉnh (1,55%). Mật độ dân số trung bình của thành phố là 2270 người/km2 (2015) cao gấp 7 lần so với mật độ toàn tỉnh (327 người/km2). Lao động trong độ tuổi năm 1999 là 71.927 người chiếm tỷ lệ 63% dân số, trong đó lao động trong khu vực I chiếm 28%, lao động trong khu vực II chiếm 13,6% và lao động trong khu vực III chiếm 42% trong tổng số lao động, cho thấy mức độ tham gia sản xuất của khu vực mại - dịch vụ khá cao. Lao động gia tăng bình quân hàng năm khoảng 2.800 người/năm, trong đó lao động thất nghiệp giảm dần từ năm 1991 là 11.034 người (18%) đến năm 1999 còn khoảng 4.479 người (7%). == Lịch sử == === Thời phong kiến === Đầu thế kỷ XVII, Tân An thuộc Chân Lạp. Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp, cư dân người Việt bắt đầu có mặt ở vùng đất mới phương Nam. Qua một thời gian dài, địa bàn khai phá được mở rộng hơn và ngày càng có những thay đổi đáng kể về diện mạo. Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam được đặt thành phủ Gia Định. Lúc bấy giờ địa bàn Tân An ngày nay trực thuộc tổng Thuận An, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Theo Gia Định thành thông chí, năm 1705 Thống suất Nguyễn Cửu Vân - tướng của chúa Nguyễn - sau khi giúp vua Chân Lạp đánh bại quân Xiêm đã cho đóng quân tại Vũng Gù (vùng chợ Tân An ngày nay) và cho đào kênh, lập đồn điền, xây đồn lũy phòng vệ. Đến cuối thế kỷ XVIII, vùng này trở nên trù phú, dân cư đông đúc. Năm 1802, vua Gia Long cho đổi Gia Định phủ thành Gia Định trấn gồm 4 dinh và 1 trấn. Năm 1808 Gia Định trấn lại đổi thành Gia Định thành, dinh Phiên Trấn đổi thành trấn Phiên An. Lúc bấy giờ, vùng Tân An ngày nay trực thuộc huyện Thuận An, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Thời vua Minh Mạng, năm 1832 Gia Định thành bị giải thể, 5 trấn đổi thành 6 tỉnh. Trấn Phiên An được đổi thành tỉnh Phiên An gồm 2 phủ: phủ Tân Bình và phủ Tân An. Phủ Tân An gồm 2 huyện: huyện Phước Lộc và huyện Cửu An (do huyện Thuận An đổi tên thành). Địa bàn thành phố Tân An hiện nay bao gồm đất đai hai bên sông Vàm Cỏ Tây, thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Phiên An và sau đó là tỉnh Gia Định. Phủ lỵ phủ Tân An đặt tại thôn Bình Khuê, huyện Cửu An (có tài liệu viết là Bình Quê, Bình Khuể - nay là xã Quê Mỹ Thạnh - huyện Tân Trụ). === Thời Pháp thuộc === Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) cho thực dân Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ. Ngày 9 tháng 11 năm 1864, thực dân Pháp thành lập các khu thanh tra sau trên địa bàn phủ Tân An cũ: Khu thanh tra Tân An: thành lập trên địa bàn hai huyện Cửu An và Tân Thạnh của phủ Tân An; Khu thanh tra Phước Lộc: thành lập trên địa bàn huyện Phước Lộc của phủ Tân An, sau đổi tên là khu thanh tra Cần Giuộc vào ngày 16 tháng 8 năm 1867, rồi giải thế nhập vào khu thanh tra Chợ Lớn và khu thanh tra Tân An vào ngày 5 tháng 6 năm 1871; Khu thanh tra Tân Hòa: thành lập trên địa bàn huyện Tân Hòa của phủ Tân An, sau đổi tên là khu thanh tra Gò Công ngày 16 tháng 8 năm 1867. Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, xã thôn. Năm 1863, phủ lỵ Tân An được dời từ thôn Bình Khuê về thôn Nhơn Thạnh (nay là thuộc địa bàn phường 5, thành phố Tân An) Năm 1865, phủ Tân An đổi thành hạt Tân An. Năm 1869, lỵ sở của hạt chuyển về thôn Bình Lập (thôn này được vua Tự Đức ban sắc phong vào năm 1852). Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Tân An trở thành tỉnh Tân An. Tỉnh lỵ Tân An đặt tại làng Bình Lập thuộc quận Châu Thành. Ban đầu, tỉnh Tân An gồm 3 quận: Châu Thành, Thủ Thừa và Mộc Hóa. Ngày 20 tháng 11 năm 1952, lập thêm quận Tân Trụ thuộc tỉnh Tân An. === Thời Việt Nam Cộng hòa === Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Tân An như thời Pháp thuộc. Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Ngày 17 tháng 2 năm 1956, theo Sắc lệnh 21-NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách toàn bộ quận Mộc Hóa và một phần đất đai quận Thủ Thừa ra khỏi tỉnh Tân An, đồng thời hợp với một phần nhỏ đất đai của tỉnh Sa Đéc và tỉnh Mỹ Tho để thành lập mới tỉnh Mộc Hóa. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lị tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Mộc Hóa được đổi tên thành tỉnh Kiến Tường, còn phần đất đai còn lại của tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An. Tỉnh lỵ tỉnh Long An đặt tại Tân An và vẫn giữ nguyên tên là "Tân An", về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành. Tỉnh Long An bao gồm 7 quận: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Tân Trụ. Ngày 03 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành được đổi tên thành quận Bình Phước, địa bàn Tân An ngày nay chính là xã Bình Lập thuộc quận Bình Phước khi ấy. === Từ năm 1975 đến nay === Sau năm 1975, tái lập tỉnh Long An trở lại từ tỉnh Long An cũ, tỉnh Long An được sắp xếp lại địa giới hành chính. Thị xã Tân An được thành lập trên cơ sở tách đất của quận Bình Phước, gồm có 4 phường: 1, 2, 3,4. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, thị xã Tân An nhận thêm 3 xã Nhơn Thạnh Trung, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi tách ra từ huyện Vàm Cỏ và 3 xã Hướng Thọ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình Nhơn tách từ huyện Bến Thủ. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/CP, về việc điều chỉnh địa giới huyện, xã thuộc tỉnh Long An. Theo đó, tách 282,5 ha diện tích tự nhiên với 3.528 nhân khẩu của xã Hướng Thọ Phú; 193 ha diện tích tự nhiên với 2.695 nhân khẩu của xã Nhơn Thạnh Trung để thành lập phường 5, thị xã Tân An. Ngày 19 tháng 5 năm 1998, lập thêm phường 6 từ xã Lợi Bình Nhơn. Cuối năm 2004, thị xã Tân An có 6 phường là: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 6 xã là: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Khánh Hậu và An Vĩnh Ngãi. Ngày 19 tháng 6 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 60/2006/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An. Cụ thể như sau: Thành lập phường 7 thuộc thị xã Tân An trên cơ sở điều chỉnh 185,09 ha diện tích tự nhiên và 1.475 nhân khẩu của xã An Vĩnh Ngãi; 45,65 ha diện tích tự nhiên và 343 nhân khẩu của xã Bình Tâm; 141,93 ha diện tích tự nhiên và 2.410 nhân khẩu của phường 3. Thành lập phường Tân Khánh trên cơ sở điều chỉnh 696 ha diện tích tự nhiên và 5.523 nhân khẩu của xã Khánh Hậu. Thành lập phường Khánh Hậu trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khánh Hậu. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Tân An có 8.179,3 ha diện tích tự nhiên và 121.337 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm các phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường Tân Khánh, phường Khánh Hậu và các xã: Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi. Ngày 19 tháng 4 năm 2007, thị xã Tân An được công nhận là đô thị loại III. Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP, về việc nâng cấp thị xã Tân An thành thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An. Thành phố Tân An có diện tích tự nhiên 8.194,94 ha và 166.419 nhân khẩu, 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh và các xã: Hướng Thọ Phú, An Vĩnh Ngãi, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung. == Giao thông == Các trục giao thông chính của Long An là quốc lộ 1A, Tuyến Cao tốc Trung Lương-TP.Hồ Chí Minh, Tuyến tránh thành phố Tân An, quốc lộ 62,Tỉnh lộ 833, Tỉnh lộ 834, Tỉnh lộ 827. Đây là 7 con đường giao thông huyết mạch, nối kết thành phố với các huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ngoài ra vào tháng 12/2009 Đường cao tốc Bắc - Nam sẽ đi vào hoạt động, tuyến đường này băng qua quốc lộ 62 cách trung tâm thành phố khoảng 4 km,Tuyến đường N2 đã lưu thông. Trong nội ô Tân An đang tích cực mở đường, nâng cấp chỉnh trang bộ mặt đô thị. Để xứng tầm với cương vị đô thị loại 3. Nhiều dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng đang được thực hiện nhanh chóng. Các con đường bị đổi tên ở thành phố Tân An Đường Gia Long và Thái Lập Thành nay là đường Nguyễn Huệ Đường Nguyễn Huỳnh Đức nay là đường Trương Định Đường Thủ tướng Thinh và đường Lý Công Uẩn nay là đường Nguyễn Trung Trực Đường Nguyễn Trung Trực nay là đường Võ Văn Tần Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Nguyễn Duy Đường Quang Trung nay là đường Trương Công Xưởng Đường Phan Thanh Giản nay là đường Phan Văn Đạt Đường Võ Tánh nay là một phần đường Nguyễn Đình Chiếu Đường Trưng Nữ Vương nay là đường Hai Bà Trưng Đường Lê Phát Thanh nay là đường Ngô Quyền Đường Trương Vĩnh Ký nay là đường Võ Công Tồn Đường Fancois Bartoli và Saliceli nay là đường Cách mạng Tháng 8 Đường Phan Châu Trinh nay là đường Lý Công Uẩn Đường Bartol nay là đường Nguyễn Thái Học Các con đường bị mất hẳn do quy hoạch Đường Hùng Vương Đường Ngô Quyền == Chú thích ==
dự án manhattan.txt
Dự án Manhattan là một dự án nghiên cứu và phát triển đã chế tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Hoa Kỳ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada. Từ năm 1942 tới năm 1946, một lực lượng thuộc Công binh Lục quân Hoa Kỳ dưới quyền Thiếu tướng Leslie Groves tham gia vào dự án được tổ chức thành Khu vực Manhattan; tên "Manhattan" dần trở thành mật danh chính thức thay cho Phát triển Vật liệu Thay thế để chỉ toàn bộ dự án. Dự án cũng từng bước thu nhận một dự án nhỏ hơn, sớm hơn của người Anh mang tên Tube Alloys. Dự án Manhattan khởi đầu khá khiêm tốn vào năm 1939, nhưng lớn lên tới mức sử dụng nhân lực hơn 130 nghìn người và tiêu tốn gần 2 tỉ USD (tương đương 27 tỷ USD năm 2017). Trên 90% chi phí là nhằm để xây dựng các nhà máy và sản xuất vật liệu phân hạch, chỉ có gần 10% là dành cho phát triển và chế tạo vũ khí. Việc nghiên cứu và chế tạo diễn ra tại hơn 30 vị trí trên khắp Hoa Kỳ, Anh và Canada. Hai loại vũ khí nguyên tử được phát triển trong thời chiến. Một loại vũ khí phân hạch kiểu súng tương đối đơn giản được chế tạo sử dụng urani-235, một đồng vị chiếm khoảng 0,7% urani tự nhiên. Vì nó giống hệt về mặt hóa học và có khối lượng xấp xỉ bằng đồng vị phổ biến urani-238, rất khó để có thể phân tách chúng. Người ta đã sử dụng ba phương pháp sử dụng để làm giàu urani: khuếch tán điện từ, khuếch tán khí và khuếch tán nhiệt. Hầu hết công trình này được tiến hành ở Oak Ridge, Tennessee. Song song với nghiên cứu sản xuất urani là một nỗ lực chế tạo plutoni tiến hành tại Oak Ridge và Handford, Washington. Trong các lò phản ứng, urani hấp thu bức xạ và biến đổi thành plutoni. Plutoni sau đó được phân tách hóa học khỏi urani. Thiết kế kiểu súng tỏ ra không thực tiễn để sử dụng với plutoni nên một vũ khí nổ sập được phát triển trong một nỗ lực thiết kế và xây dựng phối hợp chặt chẽ tại phòng thí nghiệm nghiên cứu và thiết kế chính của dự án ở Los Alamos, Mexico. Dự án cũng liên quan tới việc thu thập tin tình báo về Dự án năng lượng hạt nhân Đức. Thông qua Chiến dịch Alsos, các thành viên của dự án Manhattan hoạt động ở châu Âu, đôi khi trong lãnh thổ kẻ thù, để thu thập các vật liệu và tài liệu hạt nhân và chiêu mộ các nhà khoa học Đức. Thiết bị hạt nhân đầu tiên được kích hoạt là một quả bom nổ sập trong Vụ thử Trinity, thực hiện ở Bãi thử vũ khí Alamogordo ở New Mexico ngày 16 tháng 7 năm 1945. Little Boy, một vũ khí dạng súng, và Fat Man dạng nổ sập lần lượt được sử dụng trong các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Trong những năm đầu hậu chiến, Dự án Manhattan tiến hành các vụ thử vũ khí ở Đảo san hô vòng Bikini như một phần của Chiến dịch Crossroads, phát triển các vũ khí mới, khuyến khích sự hình thành mạng lưới các phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ, hỗ trợ các nghiên cứu y tế trong khoa chiếu xạ và thành lập hải quân hạt nhân. Dự án duy trì sự kiểm soát đối với việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân cho tới khi Ủy ban Năng lượng Hạt nhân Hoa Kỳ được thành lập tháng 1 năm 1947. Dù được tiến hành dưới vỏ bọc an ninh chắc chắn, nhưng các điệp viên nguyên tử Liên Xô vẫn thâm nhập thành công vào chương trình. == Nguồn gốc == Tháng 8 năm 1939, các nhà vật lý nổi tiếng Leó Szilárd và Eugene Wigner soạn Bức thư Einstein–Szilárd nhằm cảnh báo về tiềm năng phát triển "những quả bom cực mạnh kiểu mới". Thư kêu gọi Hoa Kỳ tiến hành từng bước thu thập các nguồn dự trữ quặng urani và hỗ trợ nghiên cứu của Enrico Fermi và những người khác trong lĩnh vực phản ứng hạt nhân dây chuyền. Họ lấy chữ ký của Albert Einstein và gửi tới Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Roosevelt triệu tập Lyman Briggs của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ làm lãnh đạo Ủy ban Tư vấn về Urani để xem xét các vấn đề nêu lên trong bức thư. Briggs tổ chức một cuộc họp vào ngày 21 tháng 10 năm 1939, với sự có mặt của Szilárd, Wigner và Edward Teller. Ủy ban báo cáo lại với Roosevelt vào tháng 11 rằng urani "cung cấp nguồn năng lượng có thể chế tạo những trái bom với sức tàn phá lớn hơn rất nhiều bất cứ thứ gì từng biết đến." Briggs đề xuất rằng Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia (NDRC) chi 167 nghìn đô la vào nghiên cứu urani, đặc biệt là đồng vị urani-235, cũng như vào plutoni mới được phát hiện trước đó. Vào ngày 28 tháng 6 năm 1941, Roosevelt ký Sắc lệnh 8807, lập nên Văn phòng Nghiên cứu Khoa học và Phát triển (OSRD), với Vannevar Bush làm giám đốc. Văn phòng được trao quyền tham gia vào các dự án kỹ thuật lớn bên cạnh việc nghiên cứu. NDRC trở thành Ủy ban S-1 Urani trực thuộc OSRD; từ "urani" sớm bị loại bỏ (chỉ còn là Ủy ban S-1) vì các lý do an ninh. Ở Anh, Otto Frisch và Rudolf Peierls tại Đại học Birmingham có một bước đột phá khi nghiên cứu khối lượng tới hạn của urani-235 vào tháng 6 năm 1939. Tính toán của họ chỉ ra rằng khối lượng này nằm trong một bậc độ lớn cỡ 10 kg, đủ nhỏ để chứa trong một máy bay ném bom đương thời. Giác thư Frisch–Peierls tháng 3 năm 1940 của họ khởi đầu cho dự án bom nguyên tử của Anh với việc thành lập Ủy ban Maud, cơ quan đã nhất trí khuyến nghị việc theo đuổi phát triển một quả bom nguyên tử. Một trong các thành viên của nó, nhà vật lý Úc Mark Oliphant, bay tới Hoa Kỳ cuối tháng 8 năm 1941 và nhận thấy dữ liệu Ủy ban Maud cung cấp không đến tay các nhà vật lý Hoa Kỳ chủ chốt. Oliphant quyết định tìm ra tại sao những phát hiện của ủy ban dường như bị phớt lờ. Ông gặp Ủy ban Urani, rồi tới thăm Berkeley, California, nơi ông thuyết phục thành công Ernest Lawrence. Bị ấn tượng, Lawrence bắt tay vào nghiên cứu urani, và nói chuyện với James B. Conant, Arthur Compton và George Pegram. Tại một cuộc họp giữa Tổng thống Roosevelt, Vannevar Bush, và phó Tổng thống Henry A. Wallace ngày 9 tháng 10 năm 1941, Tổng thống phê chuẩn chương trình nguyên tử. Để kiểm soát nó, ông tạo nên Nhóm Chính sách Cao cấp bao gồm chính ông-mặc dù ông không bao giờ tham dự một buổi họp nào-Wallace, Bush, Conant, Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson, và Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Đại tướng George Marshall. Roosevelt chọn Lục quân để tiến hành dự án thay vì Hải quân, bởi vì Lục quân có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc quản lý các dự án xây dựng đại quy mô. Ông cũng đồng ý phối hợp các nỗ lực của người Anh và vào ngày 11 tháng 10 ông gửi một tin nhắn tới Thủ tướng Winston Churchill, đề xuất rằng họ cần liên lạc về vấn đề nguyên tử. == Tính khả thi == === Đề xuất thực hiện === Ủy ban S-1 tổ chức cuộc họp đầu tiên vào ngày 18 tháng 12 năm 1941 "tràn ngập bầu không khí nhiệt tình và khẩn cấp" dưới tác động của Trận Trân Châu Cảng, theo sau đó là Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản và với Đức Quốc xã. Công trình được tiến hành theo ba kĩ thuật khác nhau nhằm phân tách đồng vị urani-235 từ urani-238. Lawrence và nhóm của ông tại Đại học California tại Berkeley nghiên cứu phân tách điện từ, trong khi nhóm của Eger Murphree và Jesse Wakefield Beams xem xét khuếch tán khí tại Đại học Columbia, và Philip Abelson chỉ đạo nghiên cứu khuếch tán nhiệt ở Viện Carnegie ở Washington và sau đó là ở Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân. Murphree cũng từng đứng đầu một dự án phân tách bất thành từ ly tâm pha hơi. Trong khi đó, có hai dòng nghiên cứu hướng vào công nghệ lò phản ứng hạt nhân, với Harold Urey tiếp tục nghiên cứu về nước nặng ở Columbia, trong khi Arthur Compton đem nhóm khoa học gia ở Đại học Columbia và Đại học Princeton tới nghiên cứu tại Đại học Chicago nơi ông tổ chức nên Phòng thí nghiệm Luyện kim vào đầu năm 1942 để nghiên cứu plutoni và các lò phản ứng sử dụng than chì làm chất điều hòa neutron. Briggs, Compton, Lawrence, Murphree, và Urey họp vào ngày 23 tháng 5 năm 1942 để hoàn tất các khuyến nghị của Ủy ban S-1, kêu gọi nỗ lực cho năm công nghệ chính cần theo đuổi. Khuyến nghị này được Bush, Conant, và Chuẩn tướng Wilhelm D. Styer, Tham mưu trưởng Cục Quân nhu dưới quyền Thiếu tướng Brehon B. Somervell, người được chỉ định là đại diện của Lục quân trong các vấn đề hạt nhân, tán thành. Bush và Conant sau đó đem khuyến nghị tới Nhóm Chính sách Cao cấp với một dự án ngân sách chi 54 triệu đô la cho việc xây dựng tới Đoàn Công binh Lục quân Hoa Kỳ, 31 triệu đô la cho nghiên cứu và phát chiến tới OSRD và 5 triệu đô la quỹ dự phòng cho năm tài khóa 1943. Nhóm Chính sách Cao cấp duyệt gửi cho Tổng thống ngày 17 tháng 6 năm 1942 và ông đã phê chuẩn với dòng chữ duyệt "OK FDR" trên văn bản. === Quan niệm thiết kế bom === Compton yêu cầu nhà vật lý lý thuyết J. Robert Oppenheimer của Đại học California tại Berkeley, phụ trách việc nghiên cứu tính toán neutron nhanh—chìa khóa để tính toán khối lượng tới hạn và kích hoạt vũ khí—từ Gregory Breit, người đã rút khỏi dự án ngày 18 tháng 5 năm 1942 do những lo ngại về an ninh điều hành lỏng lẻo. John H. Manley, một nhà vật lý ở Phòng thí nghiệm Luyện kim, được chỉ định để trợ giúp Oppenheimer trong việc liên lạc và điều phối các nhóm vật lý thực nghiệm rải rác khắp đất nước. Oppenheimer và Robert Serber của Đại học Illinois thẩm xét các vấn đề khuếch tán neutron—neutron di chuyển như thế nào trong một phản ứng hạt nhân dây chuyền—và thủy động lực học—vụ nổ sinh ra từ một phản ứng dây chuyền sẽ diễn ra ra sao. Để xem xét công trình này và lý thuyết tổng quát về các phản ứng phân hạch, Oppenheimer triệu tập các cuộc họp ở Đại học Chicago vào tháng 6 và Đại học California tại Berkeley vào tháng 7 năm 1942 với các nhà vật lý lý thuyết Hans Bethe, John Van Vleck, Edward Teller, Emil Konopinski, Robert Serber, Stan Frankel, và Eldred C. Nelson, ba người sau từng là học trò cũ của Oppenheimer, và các nhà vật lý thực nghiệm Felix Bloch, Emilio Segrè, John Manley, và Edwin McMillan. Họ xác nhận một cách không dứt khoát rằng một quả bom phân hạch là khả dĩ về mặt lý thuyết. Nhưng nhiều yếu tố vẫn còn là ẩn số. Tính chất của urani-235 tinh khiết tương đối chưa rõ ràng, và của plutoni cũng vậy, nguyên tố này mới chỉ được Glenn Seaborg và nhóm của ông này khám phá ra vào tháng 2 năm 1941. Các nhà khoa học ở hội nghị Berkeley đã hình dung ra việc tạo nên plutoni trong các lò phản ứng hạt nhân với nguyên tử urani-238 hấp thu neutron phát ra từ nguyên tử urani-235 phân hạch. Vào thời điểm đó chưa có lò phản ứng nào được xây, và chỉ một lượng rất nhỏ plutoni thu được từ các máy cyclotron. Ngay cả đến tháng 12 năm 1943, tổng khối lượng plutoni thu được chỉ là 2 miligram. Có nhiều cách khác nhau để sắp xếp vật liệu phân hạch đạt tới khối lượng tới hạn. Đơn giản nhất là bắn một cái "chốt hình trụ" vào một quả cầu "vật liệu phóng xạ" với một "cái đầm"—một vật liệu đặc hội tụ neutron vào phía trong và giữ cho khối lượng phản ứng với nhau để tăng hiệu năng. Họ cũng khám phá những thiết kế gồm các khối gần cầu, một dạng "nổ sập" sơ khai do Richard C. Tolman đề xuất, và khả năng của các phương pháp tự xúc tác, làm tăng hiệu năng quả bom lúc phát nổ. Cho rằng ý tưởng bom phân hạch được xác lập về lý thuyết-ít nhất cho tới khi thêm các dữ liệu thực nghiệm xuất hiện—hội nghị Berkeley bắt đầu chuyển sang một định hướng mới. Edward Teller thúc đẩy thảo luận về một quả bom mạnh hơn: một "siêu bom", mà ngày nay thường gọi là "bom nhiệt hạch", sẽ sử dụng sức nổ của quả bom phân hạch được kích hoạt để châm ngòi cho phản ứng nhiệt hạch trong deuterium và tritium. Teller đề xuất hết đề án này tới đề án khác, nhưng đều bị Bethe lần lượt bác bỏ. Ý tưởng nhiệt hạch bị đặt ra ngoài lề để tập trung vào sản xuất bom phân hạch. Teller cũng đưa ra khả năng phỏng đoán rằng một quả bom nguyên tử có thể "kích hoạt" toàn bộ khí quyển Trái Đất bởi một phản ứng phân hạch giả định của hạt nhân nitơ. Bethe tính toán cho thấy điều đó không thể nào xảy ra và một báo cáo mà Teller đồng tác giả cho thấy rằng "không có chuỗi phản ứng hạt nhân tự lan truyền nào có vẻ sẽ khởi động." Trong ghi chép của Serber, Oppenheimer đề cập nó với Arthur Compton, người "không có đủ óc khôn ngoan để dập tắt nó. Không biết bằng cách nào nó đi vào một văn bản gửi tới Washington" và "không bao giờ thực sự chấm dứt". == Tổ chức == === Khu vực Manhattan === Tháng 6 năm 1949, Tư lệnh Công binh Hoa Kỳ, Thiếu tướng Eugene Reybold, lựa chọn Đại tá James C. Marshall làm người đứng đầu bộ phận thuộc Lục quân tham gia vào dự án. Marshall tạo ra một văn phòng liên lạc ở Washington, D.C., nhưng thiết lập bản doanh tạm thời ở tầng 17 tòa nhà 270 Broadway, New York, nơi ông có thể nhận được sự giúp đỡ điều hành từ Sư đoàn Bắc Đại Tây Dương thuộc Công binh. Nó nằm gần văn phòng tại Manhattan của Stone & Webster, nhà thầu chính của dự án, và Đại học Columbia. Ông được chuẩn thuận lấy nhân lực từ đơn vị cũ của mình, Khu vực Syracuse, bắt đầu từ Trung tá Kenneth Nichols, người trở thành phó của ông.. Vì hầu hết nhiệm vụ của ông liên quan tới xây dựng, Marshall cộng tác với chỉ huy Sư đoàn Xây dựng của Công binh, Thiếu tướng Thomas M. Robbins, và phó của ông này là Đại tá Leslie Groves. Reybold, Somervell và Styer quyết định gọi dự án là "Phát triển Vật liệu Thay thế", nhưng Groves cảm thấy tên này có thể gây chú ý. Vì các khu vực công trình thường mang tên của thành phố nơi chúng đặt, Marshall và Groves đồng ý đặt tên bộ phận của Lục quân tham gia vào dự án là "Khu vực Manhattan". Tên này trở thành chính thức ngày 13 tháng 8, khi Reybold ban hành quyết định thành lập nên khu vực mới. Một cách không chính thức, nó được biết dưới tên Khu vực Công trình Manhattan, (tiếng Anh: Manhattan Engineer District, viết tắt MED). Không như các khu vực khác, nó không có ranh giới địa lý nào, và Marshall nắm thẩm quyền tương đương chỉ huy sư đoàn công binh. Phát triển Vật liệu Thay Thế vẫn là mật danh của dự án trên quy mô toàn thể, nhưng nó dần dần bị lu mờ bởi tên gọi "Manhattan". Marshall sau này thừa nhận rằng, "Khi đó tôi chưa từng nghe nói về phân hạch nguyên tử nhưng tôi có biết rằng bạn không thể xây một nhà máy, đừng nói tới bốn nhà máy với chỉ 90 triệu đô la". Chỉ một nhà máy thuốc nổ TNT mà Nichols mới xây trước đó ở Pennsylvania thôi đã tốn 128 triệu đô la. Họ cũng không ấn tượng với những ước tính về quy mô quá mơ hồ, mà Groves so sánh với việc bảo một chủ khách sạn sửa soạn bữa ăn cho từ mười tới một nghìn thực khách. Một nhóm khảo sát từ Stone & Webster đã thăm dò một vị trí cho các nhà máy sản xuất. Hội đồng Sản xuất Thời chiến khuyến nghị các địa điểm nằm gần Knoxville, Tennessee, một khu vực cô lập nơi tập đoàn TVA có thể phân phối đủ điện năng và dòng sông có thể cung cấp nước làm mát cho các lò phản ứng. Sau khi khảo sát vài địa điểm, nhóm điều tra đã chọn một nơi gần Elza, Tennessee. Conant đề xuất rằng cần trưng mua nơi này ngay lập tức và Styer đồng ý nhưng Marshall trì hoãn để đợi kết quả từ các thí nghiệm lò phản ứng của Conant trước khi hành động. Trong số các quá trình có triển vọng, chỉ có phân tách điện từ của Lawrence tỏ ra đủ ưu việt để tiến hành xây dựng. Marshall và Nichols bắt đầu tập hợp nguồn lực họ cần. Bước đầu tiên là tìm cách để dự án được ưu tiên cao. Các dự án được xếp hạng theo thứ tự AA-1 tới AA-4 theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần, nhưng cũng có hạng AAA đặc biệt dành cho những trường hợp khẩn cấp. Hạng AA-1 và AA-2 dành cho những vũ khí và trang bị thiết yếu, nên Đại tá Lucius D. Clay, tham mưu phó tại cơ quan Dịch vụ và Cung ứng, cảm thấy rằng cao nhất chỉ có thể gắn cho dự án Manhattan hạng AA-3, mặc dù ông này bằng lòng gắn AAA cho các yêu cầu về vật liệu thiết yếu nếu nhu cầu nảy sinh. Nichols và Marshall cảm thấy thất vọng vì AA-3 chỉ cùng mức ưu tiên với nhà máy TNT của Nichols ở Pennsylvania. === Ủy ban Chính sách Quân sự === Bush cảm thấy không hài lòng với thất bại của Đại tá Marshall trong việc triển khai dự án khẩn trương hơn, đặc biệt là chậm trễ trong việc trưng mua địa điểm ở Tennessee, dự án bị đặt ưu tiên thấp, và địa điểm sở chỉ huy lại nằm ở New York. Bush cho rằng cần có bộ máy lãnh đạo xông xáo hơn, và nói với Harvey Bundy-Trợ tá đặc biệt của Bộ trưởng Chiến tranh-và các tướng Marshall, Somervell, và Styer về các mối lo ngại này. Ông muốn dự án đặt dưới một ủy ban chính sách cao cấp, do một sĩ quan có uy tín, nên là Styer, làm tổng chỉ đạo. Somervell và Styer tiếp thu ý kiến nhưng chọn Groves cho vị trí trên. Groves nhận được mệnh lệnh nhậm chức ngày 17 tháng 9, đồng thời Đại tướng Marshall thăng ông lên hàm Chuẩn tướng, cho rằng danh hiệu "tướng" có vẻ gây nhiều ấn tượng về quyền lực hơn với các nhà khoa học hàn lâm làm việc trong Dự án Manhattan. Groves theo đó trực tiếp dưới quyền Somervell thay vì Reybold, trong khi Đại tá Marshall chịu trách nhiệm báo cáo với Groves. Groves lập bản doanh ở Washington, D.C., ở tầng 5 của Trụ sở mới của Bộ Chiến tranh, nơi Đại tá Marshall từng đặt văn phòng liên lạc. Ông đảm nhận quyền chỉ huy dự án vào ngày 23 tháng 9. Vào ngày đó, Groves cũng tham dự cuộc họp do Stimson triệu tập để lập nên Ủy ban Chính sách Quân sự, chịu trách nhiệm báo cáo với Nhóm Chính sách Cao cấp của Tổng thống, bao gồm Bush (mà tiến sĩ Conant làm người dự khuyết), Styer và Chuẩn Đô đốc William R. Purnell. Tolman và Conant về sau được bổ nhiệm là các cố vấn khoa học của Groves. Ngày 19 tháng 9, Groves đi tới chỗ Donald M. Nelson, chủ tịch Hội đồng Sản xuất Thời chiến, để xin cấp thẩm quyền rộng rãi gắn hạng AAA bất cứ khi nào dự án cần đến. Nelson ban đầu không chịu nhưng nhanh chóng chấp nhận khi Groves đe dọa sẽ đưa chuyện này tới Tổng thống. Groves hứa sẽ không sử dụng tới hạng AAA trừ khi nó cần thiết. Người ta sớm nhận ra đối với các nhu cầu thường ngày của dự án thì AAA là quá cao nhưng AA-3 quá thấp. Sau một thời gian dài vận động, Groves cuối cùng nhận được ưu tiên AA-1 ngày 1 tháng 7 năm 1944. Một trong các vấn đề ban đầu của Groves là tìm giám đốc cho Dự án Y, nhóm phụ trách thiết kế và xây dựng bom. Lựa chọn dễ thấy nhất là một trong số ba lãnh đạo các phòng thí nghiệm, Urey, Lawrence hoặc Compton, nhưng vị trí của họ rất quan trọng không thay thế được. Compton đề xuất nên chọn Oppenheimer, người quen thuộc từ lâu với các khái niệm về thiết kế bom. Tuy nhiên Oppenheimer ít có kinh nghiệm quản lý, hơn nữa, không như ba người trên, ông không nhận được giải Nobel nào, danh hiệu mà nhiều nhà khoa học có thể cảm thấy là người đứng đầu một đại dự án quan trọng như này nên có. Cũng có những lo ngại về hồ sơ an ninh của Oppenheimer, vì nhiều người gần gũi với ông là cộng sản, bao gồm em trai ông là nhà vật lý Frank Oppenheimer; vợ ông, Kitty; và bạn gái ông Jean Tatlock. Một cuộc tranh luận dài trên tàu hỏa vào tháng 10 năm 1942 đã thuyết phục Groves và Nichols rằng Oppenheimer hiểu thấu suốt các vấn đề liên quan tới việc thiết lập một phòng thí nghiệm ở khu vực xa xôi và nên được bổ nhiệm làm giám đốc của nó. Chính Groves bỏ qua các yêu cầu về an ninh và cấp cho Oppenheimer quyền miễn trừ an ninh ngày 20 tháng 7 năm 1943. === Hợp tác với nước Anh === Người Anh và người Mỹ đã trao đổi thông tin về hạt nhân với nhau nhưng ban đầu không hợp lực làm việc. Nước Anh cự tuyệt các nỗ lực của Bush và Conant năm 1941 nhằm tăng cường hợp tác với dự án của riêng họ, mật danh là Tube Alloys, vì Anh không muốn chia sẻ các ưu thế công nghệ của mình và giúp Hoa Kỳ phát triển bom nguyên tử riêng. Một nhà khoa học Hoa Kỳ mang một lá thư riêng từ Roosevelt tới Churchill đề xuất chi trả cho toàn bộ nghiên cứu và phát triển cho một dự án Anh-Mỹ bị đối xử lạnh nhạt, và Churchill còn không buồn hồi đáp lá thư. Hoa Kỳ do đó từ tháng 4 năm 1942 quyết định rằng đề xuất bị bác bỏ và nên tiến hành một mình. Nước Anh không có nhân lực hay tài nguyên của Hoa Kỳ và mặc dù khởi đầu sớm hơn và nhiều triển vọng, Tube Alloys sớm tụt lại phía sau dự án của Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 7 năm 1942, Tử tước Waverley, bộ trưởng phụ trách Tube Alloys, khuyên Churhill rằng: "Chúng ta phải đối mặt với sự thật rằng... công trình tiên phong [của chúng ta]... là một tài sản đang mất giá và rằng, trừ khi chúng ta vốn hóa nó nhanh chóng, chúng ta sẽ bị bỏ xa phía sau. Hiện giờ chúng ta có một phần đóng góp thực sự để tạo nên một sự 'sáp nhập', nhưng chẳng mấy nữa chúng ta chỉ còn chút ít hoặc không gì cả." Cuối cùng, trong tháng đó Churchill và Roosevelt tạo một thỏa thuận bằng miệng không chính thức về sự hợp tác trong lĩnh vực nguyên tử. Tuy nhiên cơ hội để làm một đối tác ngang hàng không còn tồn tại, và được thể hiện vào tháng 8 năm 1942 khi người Anh đòi hỏi quyền kiểm soát chắc chắn đối với dự án mà không trả một phần chi phí nào. Tới năm 1943 vai trò giữa hai quốc gia hoán đảo so với cuối năm 1941; tháng 1 năm đó Contant thông báo với người Anh rằng họ sẽ không còn nhận được thông tin về nguyên tử trừ trong một số lĩnh vực. Trong khi người Anh bị sốc bởi sự thủ tiêu thỏa thuận Churchill-Roosevelt, người đứng đầu Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Canada, C. J. Mackenzie cảm thấy ít ngạc nhiên, viết rằng "tôi không biết nói sao trừ việc cảm thấy rằng nhóm nước Anh [quá] nhấn mạnh tầm quan trọng của đóng góp của họ so với người Mỹ." Như Conant và Bush nói với người Anh, mệnh lệnh chấm dứt thông tin "đến từ cấp cao nhất". Vị trí để mặc cả của người Anh càng ngày càng yếu; các nhà khoa học Hoa Kỳ quyết định rằng Hoa Kỳ không còn cần sự giúp đỡ bên ngoài, và rằng họ và những người khác trong ủy ban chính sách về bom muốn ngăn cản người Anh xây dựng một quả bom nguyên tử thời hậu chiến. Ủy ban ủng hộ, và Roosevelt tán thành điều đó, hạn chế luồng thông tin mà người Anh có thể dùng trong chiến tranh-đặc biệt là không liên quan tới thiết kế bom-ngay cả nếu làm như vậy sẽ làm chậm dự án của Hoa Kỳ lại đôi chút. Đầu năm 1943 người Anh ngừng gửi kết quả nghiên cứu và nhà khoa học tới Hoa Kỳ, để đáp trả người Mỹ ngừng mọi chia sẻ thông tin. Người Anh quyết định chấm dứt nguồn cung cấp urani và nước nặng từ Canada để buộc người Mỹ nối lại việc chia sẻ, nhưng Canada lại cần nguồn cung cấp từ Hoa Kỳ để sản xuất các vật liệu đó. Họ cũng xem xét tính khả thi của một dự án năng lượng độc lập, nhưng cuối cùng nhận định rằng nó không thể nào sẵn sàng kịp để ảnh hưởng tới kết quả của chiến trường châu Âu. Đến tháng 3 năm 1943 Conant cho rằng sự giúp đỡ của người Anh có thể có lợi cho một số lĩnh vực của dự án. Vai trò của James Chadwick (người tìm ra neutron) và một vài nhà khoa học Anh khác là đủ quan trọng để nhóm thiết kế bom ở Los Alamos cần tới họ, bất chấp rủi ro về việc tiết lộ bí mật thiết kế vũ khí. Tháng 8 năm 1943 Churchill và Roosevelt đàm phán Thỏa thuận Quebec, dẫn đến sự tiếp tục cộng tác giữa các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực, tuy nhiên người Anh đồng ý về giới hạn trong dữ liệu về việc xây dựng những nhà máy sản xuất quy mô lớn cần để chế tạo bom. Thỏa thuận Hyde Park sau đó vào tháng 9 năm 1944 mở rộng sự hợp tác sang thời hậu chiến. Thỏa thuận Quebec thiết lập nên Ủy ban Chính sách Hỗn hợp để điều phối các nỗ lực của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada. Ủy ban bao gồm Stimson, Bush và Conant đại diện cho Hoa Kỳ, Nguyên soái Huân tước John Dill và Đại tá Bá tước J. J. Llwellin đại diện cho Anh, và C. D. Howe đại diện cho Canada. Llewellin trở về Anh cuối năm 1943 và được thay thế bởi Đại sứ Anh ở Hoa Kỳ, Bá tước Halifax vào đầu năm 1945. Huân tước John Dill mất ở Washington do bệnh thiếu máu tháng 11 năm 1944 và được thay thế bởi Nguyên soái Huân tước Henry Maitland Wilson. Khi tiếp tục hợp tác sau thỏa thuận Quebec, tiến bộ cũng như phí tổn của người Mỹ khiến Anh phải sửng sốt. Hoa Kỳ đã tiêu tốn hơn 1 tỷ đô la (tương đương 13.8 tỷ USD năm 2017), trong khi trong năm 1943, Anh quốc chỉ tiêu khoảng nửa triệu bảng Anh. Chadwick do đó gây áp lực rằng nước Anh phải tham dự Dự án Manhattan ở mức độ đầy đủ nhất và từ bỏ bất kỳ hy vọng về một dự án độc lập nào trong thời chiến. Được Churchill ủng hộ, ông cố gắng đảm bảo rằng mọi yêu cầu trợ giúp từ Groves được đáp ứng đúng hẹn. Phái đoàn Anh tới Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1943 bao gồm Niels Bohr, Otto Frisch, Klaus Fuchs, Rudolf Peierls, và Ernest Titterton. Một số nhà khoa học khác đến nơi vào đầu năm 1944. Trong khi những người chỉ định làm khuếch tán khí rời Hoa Kỳ vào mùa thu năm 1944, 35 người làm việc với Lawrence ở Berkeley được chỉ định vào các nhóm phòng thí nghiệm sẵn có và ở lại cho đến cuối cuộc chiến. 19 người được gửi tới Los Alamos cũng tham gia vào các nhóm ở đó, chủ yếu liên quan tới nổ sập và lắp ráp bom, nhưng không liên quan tới mảng plutoni. Một phần của Thỏa thuận Quebec quy định rằng vũ khí hạt nhân sẽ không được sử dụng chống lại một quốc gia khác mà không có sự tán thành của các bên. Tháng 6 năm 1945, Wilson đồng ý rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ được xem là một quyết định của Ủy ban Chính sách Hỗn hợp. Ủy ban Chính sách Hỗn hợp tạo nên Quỹ đầu tư Phát triển Hỗn hợp vào tháng 6 băn 1944, do Groves làm chủ tịch, để thu mua urani và thorium trên thị trường quốc tế. Congo thuộc Bỉ và Canada nắm giữ phần lớn urani của thế giới nằm ngoài Đông Âu, và chính phủ lưu vong Bỉ lại đóng ở London. Nước Anh đồng ý cho Hoa Kỳ phần lớn mỏ quặng của Bỉ bởi không thể tận dụng được tài nguyên nếu nghiên cứu của Hoa Kỳ bị hạn chế. Trong năm 1944, Quỹ mua khoảng 3.440.000 pound (1.560.000 kg) quặng urani oxit từ các công ty vận hành các mỏ ở Congo thuộc Bỉ. Để tránh phải tường thuật chi tiết dự án cho Bộ trưởng Ngân khố Henry Morgenthau, một tài khoản đặc biệt không chịu quản lý và kiểm tra sổ sách thông thường được tạo ra để giữ tiền bạc của Quỹ. Giữa năm 1944 đến lúc nghỉ chức tại Quỹ năm 1947, Groves đã gửi tổng cộng 37 triệu đô la vào tài khoản của Quỹ. Groves ghi nhận nghiên cứu nguyên tử ban đầu của người Anh và các đóng góp của nhà khoa học Anh đối với dự án Manhattan, nhưng từng khẳng định rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ thành công mà không có họ. Tuy nhiên, dù điều đó có đúng hay không, sự tham gia dự án trong thời chiến đóng vai trò thiết yếu cho thành công của chương trình vũ khí hạt nhân độc lập của Anh quốc thời hậu chiến sau khi Đạo luật McMahon năm 1946 chấm dứt tạm thời hợp tác hạt nhân với người Mỹ. == Địa điểm dự án == === Oak Ridge === Một ngày sau khi nhậm chức, Groves bắt chuyến tàu tới Tennessee với Đại tá Marshall để thăm dò vị trí được đề xuất, và Groves cảm thấy ấn tượng với lựa chọn này. Ngày 24 tháng 9 năm 1942, Thứ trưởng Bộ Chiến tranh Robert P. Patterson ủy quyền cho Công binh Lục quân trưng mua 56.000 mẫu Anh (23.000 ha) đất với giá 3,5 triệu đô la. Về sau quân đội còn trưng mua thêm 3.000 mẫu Anh (1.200 ha). Khoảng 1 nghìn gia đình chịu ảnh hưởng của lệnh trưng mua có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng 10. Các cuộc biểu tình, chống án, và cả một cuộc điều tra của quốc hội không làm thay đổi được quyết định. Tới giữa tháng 11 Cục Cảnh sát Hoa Kỳ triển khai gắn thông báo di dời lên cửa các nông trang, và các nhà thầu xây dựng di chuyển vào khu vực. Một vài gia đình được thông báo có hai tuần để di chuyển các trang trại thuộc về họ nhiều thế hệ; những người khác định cư ở đây sau khi từng bị đuổi khỏi nơi cư trú để giải phóng diện tích cho Vườn quốc gia Dãy núi Great Smoky những năm 1920 hoặc Đập Norris những năm 1930 Việc trưng mua đất kéo dài tới tận tháng 3 năm 1945, với tổng phí tổn 2,6 triệu đô la, tính ra là 47 đô la trên một acre đất. Khi nhận được Tuyên cáo Số 2 khẳng định Oak Ridge là một vùng cấm xâm phạm hoàn toàn, không ai có thể đi vào mà không có chuẩn thuận từ quân đội, Thống đốc bang Tennessee, Prentice Cooper, tức tối xé tan văn bản. Ban đầu được biết đến là Bãi thử Kingston, vị trí này về sau được gọi là Công trường Clinton (CEW) vào đầu năm 1943. Để cho phép nhà thầu Stone & Webster tập trung vào các cơ sở sản xuất, một khu cư trú cho 13 ngàn người được thiết kế và xây dựng bởi hãng kiến trúc và công trình Skidmore, Owings & Merrill. Khu dân cư đặt ở các sườn dốc của Black Oak Ridge, nguồn gốc tên của thị trấn mới là Oak Ridge, Tennessee. Sự hiện diện của Lục quân gia tăng vào tháng 8 năm 1943 khi Nichols thay thế Marshall làm chỉ huy Khu vực Công trình Manhattan. Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của ông là di chuyển sở chỉ huy khu vực tới Oak Ridge dù tên của khu vực vẫn giữ nguyên. Tháng 9 năm 1943 việc điều hành các cơ sở khu dân cư được chuyển giao cho Công ty Xây dựng Turner qua một công ty con được gọi là Công ty Roane-Anderson theo các tên các hạt ở Tennessee mà Oak Ridge đóng. Số dân cư ở Oak Ridge nhanh chóng vượt ra ngoài kế hoạch ban đầu, đạt tới đỉnh điểm 7,5 vạn người tháng 5 năm 1945, tính tới lúc đó tổng cộng đã có 82 nghìn người được thuê ở Công trường Clinton, và 10 nghìn người bởi Roane-Anderson. === Los Alamos === Ý tưởng đặt Dự án Y ở Oak Ridge từng được xem xét, nhưng về sau người ta quyết định rằng nó nên nằm ở một địa điểm xa xôi. Theo đề xuất của Oppenheimer, việc tìm kiếm một vị trí thích hợp giới hạn trong vùng lân cận Albuquerque, New Mexico nơi Oppenheimer có một trại gia súc. Tháng 10 năm 1942, Thiếu tá John H. Dudley thuộc Khu vực Manhattan được cử tới khảo sát khu vực, và ông này khuyến nghị một địa điểm gần Jemez Springs, New Mexico. Ngày 16 tháng 11, Oppenheimer, Groves, Dudley và những người khác tham quan địa điểm. Oppenheimer sợ rằng những rặng núi cao xung quanh có thể khiến đội ngũ của ông cảm thấy sợ không gian kín hẹp, trong khi các kĩ sư lo ngại khả năng ngập lụt. Do đó đoàn di chuyển tới vùng xung quanh Trường Chăn nuôi Los Alamos. Oppenheimer ấn tượng và tha thiết đề xuất chỗ này vì phong cảnh thiên nhiên đẹp, đặc biệt là khung cảnh Dãy núi Sangre de Cristo hùng vĩ có thể gây cảm hứng cho những người làm việc trong dự án.. Các kĩ sư lo lắng về đường sá xa xôi và không chắc đủ nguồn cung cấp nước, nhưng ngoài những chuyện đó ra cảm thấy khá lý tưởng. Patterson chuẩn thuận việc mua lại vị trí vào ngày 25 tháng 11 năm 1942, cấp 440 nghìn đô la để mua một vùng 54.000 mẫu Anh (22.000 ha), tuy rằng phần lớn diện tích đó đã thuộc sở hữu của chính quyền Liên bang từ trước, trừ 8.900 mẫu Anh (3.600 ha). Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Claude R. Wickard cấp quyền sử dụng 45.100 mẫu Anh (18.300 ha) đất thuộc Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ cho Bộ Chiến tranh "chừng nào các nhu cầu quân sự còn cần thiết". Nhu cầu lấy đất cho một con đường mới, và sau đó là để thiết lập một đường dây điện dài 25 dặm (40 km), khiến cho việc mua đất mở rộng ra một diện tích 45.737 mẫu Anh (18.509,1 ha), nhưng chỉ tiêu tốn 414971 đô la. Các công ty M. M. Sundt thuộc Tucson, Arizona, và Willard C. Kruger cùng cộng sự của Santa Fe, New Mexico trúng thầu tư vấn kiến trúc và xây dựng công trình. Công trình khởi công vào tháng 12 năm 1942. Groves ban đầu dành khoảng 300 nghìn đô la cho xây dựng, gấp 3 lần đánh giá của Oppenheimer, dự tính hoàn thành vào ngày 15 tháng 1943. Tuy nhiên người ta sớm nhận thấy Dự án Y lớn hơn nhiều nhận định, và tới thời điểm Sundt hoàn thành ngày 30 tháng 11 năm 1943, công trình tiêu tốn khoảng 7 triệu đô la.. Để giữ bí mật, Los Alamos được gọi bằng tên "Địa điểm Y" hoặc "Vùng Đồi". Những tờ giấy khai sinh cho những đứa trẻ người Anh sinh ra ở Los Alamos trong cuộc chiến ghi nơi sinh là PO Box 1663 ở Santa Fe. Ban đầu Los Alamos từng hoạt động như một phòng thí nghiệm quân sự với Oppenheimer và các nhà khoa học khác được bổ nhiệm vào quân đội. Oppenheimer đi xa tới mức đặt cho mình một bộ trang phục trung tá, nhưng hai nhà khoa học chủ chốt là Robert Bacher và Isidor Rabi phản đối ý tưởng này. Conant, Groves và Oppenheimer sau đó đề ra một thỏa hiệp theo đó phòng thí nghiệm vận hành bởi Đại học California theo hợp đồng ký với Bộ Chiến tranh. === Argonne === Một ủy ban Lục quân-OSRD họp ngày 25 tháng 6 năm 1942 quyết định xây một nhà máy chạy thử cho việc sản xuất plutoni ở Rừng Red Gates tây nam Chicago. Vào tháng 7, Nichols tiến hành thương thảo để thuê 1.025 mẫu Anh (415 ha) từ Khu vực Bảo tồn Rừng hạt Cook, và Đại úy James F. Grafton được bổ nhiệm làm công trình sư ở khu vực Chicago. Người ta sớm nhận ra rằng quy mô dự án lớn hơn nhiều sức chứa của khu vực, và quyết định xây nhà máy ở Oak Ridge, trong khi giữ một cơ sở nghiên cứu và thử nghiệm ở Chicago. Sự trì hoãn xây dựng nhà máy ở Rừng Red Gate khiến Compton chuẩn thuận cho Phòng thí nghiệm Luyện kim xây dựng lò phản ứng đầu tiên gần Sân vận động Stagg ở Đại học Chicago. Lò phản ứng cần những lượng khổng lồ than chì dạng khối và urani dạng viên. vào thời điểm đó, nguồn cung cấp urani tinh khiết rất hạn chế. Frank Spedding của Đại học Bang Iowa chỉ có thể sản xuất hai tấn thiếu urani tinh khiết. Ba tấn thiếu urani kim loại nữa được Nhà máy Đèn Westinghouse trong tình hình cấp bách với một quá trình để thay thế tạm thời. Một quả khí cầu lớn hình vuông được chế tạo bởi Công ty Cao su và Lốp Goodyear để bọc lò phản ứng. Ngày 2 tháng 12 năm 1942, một đội do Enrico Fermi đứng đầu khởi động phản ứng dây chuyền hạt nhân tự duy trì nhân tạo đầu tiên trong một lò phản ứng thử nghiệm tên là Chicago Pile-1. Thời điểm mà một phản ứng đạt tới chỗ tự duy trì được gọi là "tới hạn". Compton báo cáo thành công với Conant ở Washington, D.C., bằng một cuộc gọi mã hóa, nói rằng, "nhà hàng hải người Ý [ám chỉ Fermi] vừa mới đặt chân lên thế giới mới." Tháng 1 1943, người kế tục Grafton, Thiếu tá Arthur V. Peterson, ra lệnh tháo dỡ Chicago Pile-1 và tái lắp đặt ở Rừng Red Gate, vì ông cho rằng việc vận hành một lò phản ứng là quá mạo hiểm cho một khu vực đông người như trường đại học. Sau cuộc chiến, những hoạt động của lò phản ứng chuyển tới Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne mới xây cách đó 6 dặm (9,7 km). === Hanford === Đến cuối tháng 12 người ta lo ngại rằng Oak Ridge quá gần một trung tâm dân cư lớn (Knoxville), nếu xảy ra thảm họa hạt nhân tổn thất sẽ rất lớn. Groves thuê DuPont vào tháng 11 năm 1942 làm nhà thầu chính cho việc xây dựng một tổ hợp sản xuất plutoni. Dupont nhận được một hợp đồng thầu khoán nhưng Chủ tịch của công ty này, Walter S. Carpenter, Jr., không muốn nhận một chút lợi nhuận nào và còn yêu cầu hợp đồng mà quân đội đưa ra cần sửa đổi để loại trừ rõ ràng chuyện công ty kiếm được bất kỳ quyền bản quyền nào từ dự án. Điều này được chấp nhận, nhưng do các lý do pháp lý người ta thống nhất đưa ra một khoản tiền công tượng trưng trị giá 1 đô la. Sau chiến tranh, DuPont yêu cầu sớm ra khỏi hợp đồng và do đó phải trả lại 33 cent. DuPont đề xuất rằng vị trí này cần xa cơ sở sản xuất urani ở Oak Ridge. Tháng 12 năm 1942, Groves gửi Đại tá Franklin Matthias và các kỹ sư của Dupont tới thăm dò các địa điểm tiềm năng. Matthias báo cáo lại rằng Địa điểm Hanford gần Richland, Washington "lý tưởng về hầu hết các khía cạnh". Nó nằm cô lập và gần Sông Columbia, có thể cung cấp đủ nước để làm nguội lò phản ứng sản xuất plutoni. Groves tới thăm địa điểm đó vào tháng 1 và sau đó lập nên Công trường Công binh Hanford (HEW), mật danh là "Địa điểm W". Thứ trưởng Patterson phê chuẩn địa điểm vào ngày 9 tháng 2, phân bổ 5 triệu đô la để trưng mua một diện tích 40.000 mẫu Anh (16.000 ha) trong khu vực này. Chính phủ liên bang đã tái định cư khoảng 1500 cư dân của White Bluffs và Hanford và các điểm dân cư lân cận, cũng như người Wanapum và các bộ lạc săn bắn trên khu vực. Một cuộc tranh luận nảy sinh giữa chính quyền với nông dân về việc đền bù cho vụ mùa trồng trước thời điểm trưng mua. Ở những nơi thống nhất được thời hạn, quân đội cho phép nông dân thu hoạch vụ mùa nhưng không phải nơi nào cũng vậy. Quá trình trưng mua đất trì trệ và còn chưa hoàn tất khi Dự án Manhattan kết thúc vào tháng 12 năm 1946. Tranh cãi đó tuy vậy không làm công việc trì hoãn. Mặc dù những tiến bộ trong thiết kế lò phản ứng ở Phòng thí nghiệm Luyện kim và Dupont không đủ để tiên đoán chính xác quy mô của dự án, người ta đã khởi công vào tháng 4 năm 1943 với một cơ sở có 25 nghìn công nhân, một nửa trong đó sống tại địa điểm. Tới tháng 7 năm 1944, chừng 1200 tòa nhà đã được dựng lên và gần 51 nghìn người sống trong các trại xây dựng. Là công trình sư của khu vực, Matthias đảm nhiệm kiểm soát bao quát toàn địa điểm. Vào lúc đỉnh điểm, trại xây dựng ở Hanford từng là thị trấn đông dân thứ ba trên toàn bang Washington. Hanford vận hành một đoàn xe bus hơn 900 chiếc, lớn hơn cả của thành phố Chicago. Giống như Los Alamos và Oak Ridge, Richland là một khu vực được canh gác và quyền tiếp cận bị hạn chế, nhưng so với hai nơi trên nó trông giống một thị trấn bùng nổ dân số điển hình trong thời chiến hơn: hiện diện quân sự ít hơn, các yếu tố an ninh như tường cao, tháp canh và chó tuần tra ít xuất hiện. === Ở Canada === Vai trò chủ yếu của Canada trong dự án Manhattan là cung cấp các nguồn nguyên vật liệu quan trọng, bao gồm quặng urani ở Mỏ Eldorado ở Cảng Radium, và các cơ sở nước nặng ở British Columbia và phòng nghiên cứu ở Ontario. ==== British Columbia ==== Công ty Khoáng sản Cominco của Canada đã sản xuất hiđrô điện phân ở Trail, British Columbia, từ năm 1930. Năm 1941 Urey đề xuất rằng nó có thể sản xuất nước nặng. Bên cạnh nhà máy trị giá 10 triệu đô la sẵn có với 3215 tế bào điện phân tiêu thụ 75 MW thủy điện, các tế bào điện phân thứ cấp thêm vào để tăng nồng độ deuterium trong nước từ 2,3% lên 99,8%. Hugh Taylor của Princeton đã phát triển một chất xúc tác platinum trên carbon cho ba tầng đầu tiên trong khi Urey phát triển một tầng nickel-chrom oxit thành một tháp 4 tầng. Chi phí cuối cùng khoảng 2,8 triệu đô la. Chính phủ Canada không chính thức biết về dự án mãi cho tới tháng 8 năm 1942. Việc sản xuất nước nặng ở Trail bắt đầu từ tháng 1 năm 1944 và kéo dài tới năm 1956. Nước nặng từ Trail được dùng cho Chicago Pile 3, lò phản ứng đầu tiên sử dụng nước nặng và urani tự nhiên, đạt điểm tới hạn ngày 15 tháng 5 năm 1944. ==== Ontario ==== Địa điểm Chalk River, Ontario, được thành lập để chuyển nghiên cứu của Đồng minh ở Phòng thí nghiệm Montréal khỏi khu vực đô thị. Một cộng đồng mới được xây dựng ở Deep River, Ontario cung cấp nơi ở và cơ sở thiết bị cho đội ngũ. Địa điểm được chọn do gần với các khu công nghiệp chế tạo của Ontario và Quebec, cũng như một tuyến đường sắt nối với một căn cứ quân sự lớn, Trại Petawawa. Nằm trên sông Ottawa, nó có nguồn cung cấp nước dồi dào. Giám đốc đầu tiên của phòng thí nghiệm mới là John Cockcroft, sau đó là Bennett Lewis. Một lò phản ứng chạy thử được biết dưới tên ZEEP trở thành lò phản ứng đầu tiên ở Canada, cũng là lò phản ứng hoàn thành đầu tiên ngoài Hoa Kỳ, khi nó đạt điểm tới hạn tháng 9 năm 1945. Một lò phản ứng lớn hơn, công suất 10 MW, là NRX, được thiết kế trong chiến tranh, hoàn thành và đạt điểm tới hạn tháng 7 năm 1947. === Các cơ sở nước nặng === Mặc dù thiết kế lò phản ứng được ưu tiên của Dupont sử dụng helium để làm nguội và than chì làm chất điều hòa, DuPont vẫn bày tỏ sự quan tâm tới việc sử dụng nước nặng như phương án dự phòng trường hợp lò phản ứng than chì tỏ ra bất khả thi vì lý do nào đó. Theo đó, người ta ước tính rằng sẽ cần 3 tấn Anh nước nặng mỗi tháng. Dự án P-9 là mật danh chính phủ gọi chương trình sản xuất nước nặng. Vì nhà máy ở Trail, khi đó đang thi công, chỉ có thể sản xuất 0.5 tấn Anh mỗi tháng, dự án cần thêm nguồn cung cấp khác. Groves cho phép DuPont thiết lập các cơ sở nước nặng ở Công xưởng Quân khí Morgantow gần Morgantown, West Virginia; tại Công xưởng Quân khí Wabash Rive, gần Dana và Newport, Indiana; và tại Công xưởng Quân khí, gần Childersburg và Sylacauga, Alabama. Mặc dù gọi là các công xưởng quân khí và lương trả theo các hợp đồng với Cục Quân nhu Lục quân, chúng được xây dựng và vận hành bởi Công binh Lục quân. Các nhà máy Hoa Kỳ sử dụng một quy trình khác với ở Trail; nước nặng được tách ra nhờ chưng cất, lợi dụng điểm sôi của nó hơi cao hơn nước thường. == Urani == === Quặng === Nguyên liệu thô chủ yếu của dự án là urani - được sử dụng làm nhiên liệu của lò phản ứng, làm chất liệu để chế tạo plutoni và làm bom nguyên tử (dưới dạng được làm giàu). Vào thời điểm năm 1940, có bốn mỏ lớn urani được biết tới: ở Colorado, ở bắc Canada, ở Joachimstal thuộc Tiệp Khắc và ở Congo thuộc Bỉ; trừ Joachimstal còn lại 3 mỏ kia đều nằm trong tay Đồng minh. Một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm 1942 xác định rằng dự án có đủ nguồn cung cấp urani để chế tạo bom. Nichols sắp xếp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để kiểm soát việc xuất khẩu oxit urani và thương thảo việc mua 1200 tấn Anh quặng urani từ Congo thuộc Bỉ đang được trữ trong một kho thuộc Đảo Staten và lượng quặng đã được đào đang trữ ở Congo. Ông thảo luận với Công ty Mỏ vàng Eldorado để mua quặng từ mỏ ở Port Hope, Ontario, vận chuyển theo mỗi lô 100 tấn. Chính phủ Canada sau đó tìm cách mua lại cổ phiếu công ty này cho đến khi nắm được cổ phần kiểm soát. Mặc dù những thương vụ trên đảm bảo nguồn cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thời chiến, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Anh đi đến chỗ quyết định rằng lợi ích quốc gia của họ đòi hỏi phải nắm quyền kiểm soát càng nhiều càng tốt các mỏ urani trên toàn thế giới. Nguồn quặng giàu nhất là ở mỏ Shinkolobwe ở Congo thuộc Bỉ, nhưng nơi này đã bị lụt và phải đóng cửa. Nichols tìm cách thỏa thuận để mở cửa lại mỏ và thu mua toàn bộ sản lượng trong tương lai với Edgar Sengier, giám đốc công ty sở hữu mỏ, Union Minière du Haut Katanga, nhưng không thành công. Vấn đề này được đưa lên Ủy ban Chính sách Hỗn hợp. Vì 30% cổ phần công ty nằm trong tay người Anh, nước Anh đóng vai trò chính trong các cuộc thương thảo. Tử tước Waverley và Đại sứ John Winant tìm ra một thỏa thuận với Sengier và chính phủ Bỉ lưu vong vào tháng 5 năm 1944 để mở lại mỏ và bán 1720 tấn Anh quặng với giá 1,45 đô la một bảng. Để tránh sự phụ thuộc vào Anh và Canada, Groves cũng sắp xếp để mua kho dự trữ urani của Tập đoàn Vanadium Hoa Kỳ ở Uravan, Colorado. Các mỏ ở Colorado sản xuất được khoảng 800 tấn Anh quặng. Tập đoàn Mallinckrodt ở St. Louis, Missouri, nhận quặng thô và hòa tan nó trong axit nitric để sản xuất uranyl nitrat (UO2(NO3)2. Ether được hòa vào để loại chất pha tạp trong một quá trình trích xuất dung môi. Uranyl nitrat sau đó được nung để tạo thành urani trioxit, rồi cuối cùng thu được urani dioxit có độ tinh khiết cao. Tới tháng 7 năm 1942, Mallinckrodt sản xuất được 1 tấn oxit tinh khiết 1 ngày, nhưng chuyển nó thành urani kim loại ban đầu tỏ ra khó khăn hơn nhiều đối với các nhà thầu Westinghouse và Metal Hydrides. Sản lượng rất thấp, còn chất lượng thấp một cách không thể chấp nhận. Một nhánh đặc biệt của Phòng thí nghiệm Luyện kim được thành lập ở Đại học Bang Iowa ở Ames, Iowa, dưới quyền Frank Spedding để nghiên cứu phương pháp thay thế, và quá trình Ames (mô tả trong hình phía dưới) đi vào vận hành năm 1943, cho phép sản xuất urani kim loại quy mô lớn. === Phân tách đồng vị === Urani tự nhiên chứa 99,3% urani-238 và 0.7% urani-235, nhưng chỉ đồng vị sau mới có thể phân hạch. Urani-235 giống hệt về hóa học với đồng vị chính nên chỉ có thể tách ra bằng phương pháp vật lý. Nhiều phương pháp làm giàu urani khác nhau đã được xem xét, hầu hết thực hiện tại Oak Ridge. Công nghệ trực tiếp nhất, phương pháp ly tâm, thất bại, nhưng các công nghệ phân tách điện từ, khuếch tán khí và khuếch tán nhiệt đều thành công và đóng góp vào dự án. Tháng 2 năm 1943, Groves đi đến ý tưởng sử dụng sản phẩm đầu ra của nhà máy này (làm giàu mức thấp) làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khác. ==== Máy ly tâm ==== Quá trình ly tâm được xem là phương pháp phân tách duy nhất có triển vọng vào tháng 4 năm 1942. Jesse Beams đã phát triển một quá trình như vậy ở Đại học Virginia những năm 1930, nhưng gặp phải những khó khăn kĩ thuật. Quá trình này cần vận tốc quay rất cao nhưng, ở những vận tốc nhất định dao động điều hòa sinh ra đe dọa xé tan cỗ máy. Do đó cần thiết phải tăng tốc rất nhanh qua những vận tốc này. Năm 1941 ông bắt đầu làm việc với urani hexaflorit, hợp chất duy nhất của urani ở dạng khí, và tách thành công urani-235. Ở Columbia, Urey yêu cầu Cohen xem xét quá trình, và Cohen tạo ra một tập hợp lý thuyết toán học cho phép thiết kế một bộ phân tách ly tâm, giao cho Westinghouse tiến hành xây dựng. Việc nhân rộng quy mô quá trình này cho nhà máy sản xuất gây ra một thách thức kĩ thuật gay go. Urey và Cohen ước tính rằng để sản xuất 1 kg urani-235/ngày cần tới 50 nghìn máy ly tâm với rôto kích thước 1m, hoặc 10 nghìn máy rôto 4m, giả sử chế tạo được rôto 4m (vốn chưa có thời bấy giờ). Viễn cảnh giữ cho nhiều rôto vận hành liên tục ở tốc độ cao tỏ ra gây nản chí, và khi Beams vận hành thiết bị thí nghiệm của ông, ông chỉ thu được 60% sản lượng tiên đoán, nghĩa là cần nhiều máy ly tâm hơn nữa. Beams, Urey và Cohen bắt đầu nghiên cứu một loạt những cải tiến hứa hẹn có thể tăng hiệu suất của quá trình. Tuy nhiên, những lần hỏng hóc thường xuyên của động cơ, trục và giá đỡ ở tốc độ cao làm cản trở công việc ở nhà máy chạy thử. Tháng 11 năm 1942 quá trình ly tâm bị Ủy ban Chính sách Quân sự loại bỏ theo một khuyến nghị từ Conant, Nichols và August C. Klein của Stone & Webster. ==== Phân tách điện từ ==== Phân tách điện từ được phát triển bởi Lawrence ở Phòng thí nghiệm Bức xạ Đại học California. Phương pháp này sử dụng các thiết bị được gọi là calutron, một thiết bị lai giữa một phổ kế khối lượng thông thường ở phòng thí nghiệm và cyclotron. Tên gọi của nó hợp thành từ các chữ cái trong "California", "university" và "cyclotron". Trong quá trình điện từ, một từ trường làm chệch hướng các hạt mang điện theo những góc khác nhau phụ thuộc vào khối lượng. Quá trình này không khéo léo về mặt khoa học cũng không hiệu quả trên phương diện công nghiệp. So với một nhà máy khuếch tán khí hay lò phản ứng hạt nhân, một nhà máy phân tách điện từ sẽ tiêu thụ nhiều vật liệu hiếm hơn, đòi hỏi nhiều nhân lực để vận hành hơn, và xây dựng tốn kém hơn. Tuy nhiên, quá trình này được chấp thuận vì nó dựa trên một công nghệ đã được thực hiện và do đó ít có rủi ro hơn. Hơn nữa, nó có thể xây dựng theo từng tầng, và đạt tới quy mô công nghiệp nhanh chóng. Marshall và Nichols phát hiện ra rằng quá trình phân tách đồng vị điện từ sẽ cần 5000 tấn đồng, vốn đang rất thiếu thốn khi đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng có thể thay thế bằng bạc, với tỉ lệ 11:10. Ngày 3 tháng 8 năm 1942, Nichols gặp Thứ trưởng Bộ Ngân khố Daniel W. Belll để yêu cầu chuyển giao 6000 tấn bạc thỏi từ Kho West Point. "Anh bạn trẻ", Bell nói với ông, "anh có thể tính bạc bằng tấn nhưng Bộ Ngân khố luôn tính bạc theo ounce!" Trên thực tế, bạc vẫn được chuyển giao và dự án đã sử dụng tới 14700 tấn. Những thỏi bạc 1.000 ounce troy (31 kg) được đúc thành những thanh hình trụ và đem tới hãng Phelps Dodge ở Bayway, New Jersey nơi chúng được cán thành những dải dày 0,625 inch (15,9 mm), rộng 3 inch (76 mm) và dài 40 foot (12 m). Sau đó chúng được cuộn thành cuộn nam châm bởi hãng Allis-Charmers ở Milwaukee, Wisconsin. Sau chiến tranh, tất cả các máy móc được tháo dỡ và cọ sạch, còn tất cả các tấm sàn gần máy móc cũng được lột ra và đem đốt để thu hồi những vảy bạc vương vãi. Kết quả là vào cuối dự án, chỉ có 1/3600000 lượng bạc bị mất mát . Lượng bạc này được trả lại cho Ngân khố Liên bang, một quá trình chỉ kết thúc tháng 5 năm 1970. Ủy ban S-1 giao trách nhiệm thiết kế và xây dựng nhà máy phân tách điện từ, được gọi với mật danh Y-12, cho Stone & Webster tháng 6 năm 1942. Thiết kế cần các bộ xử lý 5 giai đoạn, được gọi là các "trường đua" (racetrack) Alpha, và hai bộ xử lý cuối cùng, được gọi là các trường đua Beta. Vào tháng 9 năm 1943 Groves cho phép xây dựng thêm 4 trường đua nữa, gọi là Alpha II. Công việc bắt đầu vào tháng 2 năm 1943. Khi nhà máy khởi động chạy thử lên lịch vào tháng 10, các bình chân không 14 tấn tuột ra khỏi hệ thống bởi công suất của các nam châm siêu mạnh, và phải được đóng chặt lại cẩn thận hơn. Một vấn đề nghiêm trọng hơn nảy sinh khi các cuộn nam châm bắt đầu bị chập mạch. Tháng 12 Groves ra lệnh gỡ nam châm, đập vỡ ra và họ phát hiện thấy những nắm gỉ ở bên trong. Groves ra lệnh tháo hết các trường đua và gửi nam châm về xưởng để làm sạch. Một nhà máy tẩy rửa bằng axit được thành lập ở Oak Ridge để rửa những ống và máy móc. Trường đua Alpha I thứ hai không hoạt động cho đến cuối tháng 1 năm 1944, trong khi các trường đua Beta đầu tiên và Alpha I thứ nhất và thứ ba hoạt động vào tháng 3, cái thứ tư vào tháng 4. 4 trường đua Alpha II được hoàn thành giữa tháng 7 và tháng 10 năm 1944. Hãng Tennessee Eastman được thuê để vận hành Y-12 theo hợp đồng gồm giá và tiền khoán nhất định, với khoản tiền 22500 đô la mỗi tháng cộng thêm 7500 mỗi trường đua cho 7 trường đua đầu tiên và 4000 cho mỗi trường đua từ thứ 8 trở đi. Các calutron ban đầu được vận hành bởi các nhà khoa học từ Berkeley để loại bỏ trục trặc kĩ thuật và đạt được một tốc độ vận hành hợp lý. Sau đó chúng được chuyển qua tay các điều hành viên từ Tennessee Eastman được huấn luyện, những người chỉ có bằng tốt nghiệp trung học. Nichols so sánh dữ liệu sản phẩm hai đơn vị, và chỉ cho Lawrence thấy rằng cô gái điều hành viên trẻ "từ rừng rú" vượt trội những tiến sĩ của ông này. Họ thỏa thuận làm một cuộc thi về tốc độ sản xuất và Lawrence bị thua cuộc, một sự cổ vũ tinh thần cho các công nhân Eastman và giám sát viên. Các cô gái "được huấn luyện như những người lính để không băn khoăn về lý do", trong khi "các nhà khoa học không thể nhịn được việc khảo sát tốn thời gian về nguyên nhân của ngay cả những dao động nhỏ trên các con số." Y-12 ban đầu làm giàu hàm lượng urani-235 tới khoảng từ 13 tới 15%, và chuyển vài trăm gam sản phẩm đầu tiên tới Los Alamos vào tháng 3 năm 1944. Chỉ 1/5825 lượng chất liệu urani đưa vào tạo ra sản phẩm cuối cùng. Phần còn lại rơi vãi lên thiết bị trong quá trình. Các nỗ lực thu hồi căng thẳng đã làm tăng sản lượng nên 10% urani đầu vào tháng 1 năm 1945. Vào tháng 2 các trường đua bắt đầu nhận những chất liệu đã được làm giàu một ít (1,4%) từ các nhà máy khuếch tán nhiệt S-50 mới. Tháng sau đó nó nhận được chất liệu cải tiến (5%) từ nhà máy khuếch tán khí K-25. Tới tháng 4 K-25 đã có thể sản xuất urani đủ giàu để đưa thẳng vào các trường đua Beta. ==== Khuếch tán khí ==== Phương pháp phân tách đồng vị hứa hẹn nhất nhưng cũng nhiều thách thức nhất là khuếch tán hơi. Định luật Graham khẳng định rằng tốc độ khuếch tán lỗ hẹp của một chất khí tỉ lệ nghịch với căn bậc hai khối lượng phân tử của nó, đo đó trong một bình chứa với một màng bán thẩm thấu chứa hỗn hợp hai khí, các phân tử nhẹ hơn sẽ thoát ra khỏi bình chứa nhanh hơn các phân tử nặng hơn. Khí nằm lại trong bình do đó sẽ ít nhiều được làm giàu (xét tới đồng vị nhẹ hơn). Ý tưởng chính của phương pháp là những bình chứa như vậy có thể xếp thành những tầng thang gồm bơm và màng, mỗi tầng liên tiếp sẽ làm giàu hỗn hợp thêm một chút. Nghiên cứu về quá trình này được thực hiện ở Đại học Columbia bởi một nhóm bao gồm Harold Urey, Karl P. Cohen và John R. Dunning. Vào tháng 11 năm 1942 Ủy ban Chính sách Quân sự phê chuẩn việc xây dựng một nhà máy khuếch tán khí 600 tầng. Ngày 14 tháng 12, công ty M. W. Kellogg chấp nhận một đề nghị xây dựng nhà máy, có mật danh là K-25. Hai bên thỏa thuận hợp đồng, với chi phí cuối cùng lên tới 2,5 triệu đô la. Một chi nhánh riêng mang tên Kellex được lập ra để thực hiện dự án, do một phó chủ tịch của Kellogg là Percival C. Keith đứng đầu. Quá trình này gặp phải những khó khăn kĩ thuật gay go. Khí urani hexafluoride UF6 có tính ăn mòn cao, trong khi không có chất nào thay thế nó được, cho nên các động cơ và bơm phải đặt trong chân không và bao bọc bởi khí trơ. Vấn đề lớn nhất là thiết kế những hàng rào, cần phải khỏe, xốp và chống ăn mòn. Lựa chọn tốt nhất cho điều này xem ra là nickel. Edward Adler và Edward Norris tạo nên một hàng rào dạng lưới từ nickel mạ điện. Một nhà máy chạy thử 6 tầng được xây ở Columbia để thử nghiệm quá trình, nhưng nguyên mẫu Norris-Adler tỏ ra quá giòn. Một thiết kế hàng rào cạnh tranh với nó được phát triển từ nickel dạng bột bởi Kellex, Phòng thí nghiệm Bell và tập đoàn Bakelite. Tháng 1 năm 1944, Groves quyết định đưa hàng rào Kellex vào sản xuất. Thiết kế của Kellex cho K-25 cần một cấu trúc hình chữ U 4 tầng dài 0,5 dặm (0,80 km) gồm 54 tòa nhà liền kề nhau. Chúng được chia làm 9 khu vực, bên trong là những buồng 6 tầng. Các buồng này có thể vận hành độc lập, hoặc liên thông trong một khu vực. Tương tự, các khu vực có thể hoạt động riêng rẽ hoặc như một phần của một cấu trúc xếp tầng duy nhất. Một đội khảo sát đánh dấu một địa điểm rộng 500 mẫu Anh (2,0 km2) vào tháng 5 năm 1943. Công trình trên tòa nhà chính bắt đầu tháng 10 năm 1943, và nhà máy chạy thử 6 tầng đã sẵn sàng hoạt động vào ngày 17 tháng 4 năm 1944. Năm 1945 Groves hủy bỏ các tầng trên của nhà máy, chỉ đạo Kellex thay vào đó thiết kế và xây dựng một cấu trúc 540 tầng tiếp liệu từ phía bên, được gọi là K-27. Kellex chuyển đơn vị cuối cùng cho nhà thầu điều hành Liên đoàn Carbide và Carbon, vào ngày 11 tháng 9 năm 1945. Tổng chi phí, bao gồm nhà máy K-27 hoàn thành sau chiến tranh, lên tới khoảng 480 triệu đô la. Nhà máy sản xuất bắt đầu vận hành tháng 2 năm 1945, và khi hết tầng thang này tới tầng khác đi vào hoạt động, chất lượng được tăng lên. Tới tháng 4 năm 1945, K-25 đã đạt độ giàu 1,1% và thành phẩm từ nhà máy khuếch tán nhiệt S-50 bắt đầu được dùng làm vật liệu đầu vào. Một số sản phẩm tạo ra tháng sau đó đạt độ giàu gần 7%. Tháng 8 chứng kiến tầng cuối cùng trong tổng số 2892 tầng bắt đầu hoạt động. K-25 và K-27 đạt tới công suất đầy đủ vào thời đầu hậu chiến, khi chúng làm lu mờ các nhà máy sản xuất khác và trở thành nguyên mẫu cho một thế hệ những nhà máy mới. ==== Khuếch tán nhiệt ==== Quá trình khuếch tán nhiệt dựa trên Lý thuyết Chapman-Enskog của Sydney Chapman và David Enskog, giải thích rằng khi một hỗn hợp khi đi qua một miền chênh lệch nhiệt độ, khí nặng hơn sẽ tập trung ở đầu lạnh hơn còn khí nhẹ hơn sẽ ở đầu nóng hơn. Vì các khí nóng thường có xu hướng đi lên và khí lạnh đi xuống, điều này có thể lợi dụng để tách đồng vị. H. Clusius và G. Dickel đã chứng minh quá trình này lần đầu tiên ở Đức năm 1938. Nó được các nhà nghiên cứu thuộc Hải quân Hoa Kỳ phát triển, nhưng không phải là một trong những công nghệ ban đầu được chọn cho Dự án Manhattan. Lý do cho điều này chủ yếu là những nghi ngờ về tính khả thi về mặt kĩ thuật, nhưng mối kình địch giữa hai quân chủng Hải quân và Lục quân cũng đóng một vai trò. Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân tiếp túc nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Philip Abelson, nhưng ít có liên lạc với Dự án Manhattan cho tới tháng 4 năm 1944, khi Đại tá William S. Parsons, sĩ quan hải quân phụ trách phát triển vũ khí ở Los Alamos, đem tới cho Oppenheimer tin tức về những tiến bộ đáng khích lệ trong các thí nghiệm của Hải quân về khuếch tán nhiệt. Oppenheimer viết thư Groves đề xuất rằng thành phẩm từ một nhà máy khuếch tán nhiệt có thể làm vật liệu đầu vào cho Y-12. Groves lập ra một ủy ban bao gồm Warren K. Lewis, Eger Murphree và Richard Tolman để xem xét ý tưởng, và họ đánh giá rằng một nhà máy khuếch tán nhiệt tốn khoảng 3,5 triệu đô la có thể làm giàu 50 kg urani một tuần đạt tới 0,9% urani-235. Groves phê chuẩn việc xây dựng vào ngày 24 tháng 6 năm 1944. Groves ký hợp đồng với Công ty H. K. Ferguson ở Cleveland, Ohio để xây dựng nhà máy khuếch tán nhiệt, đặt tên là S-50. Các cố vấn của Groves, Karrl Cohen và W. I. Thompson từ hãng Esso, ước tính rằng sẽ cần 6 tháng để xây dựng. Groves chỉ cho Ferguson đúng 4 tháng. Các kế hoạch đề xuất thiết lập 2142 cột khuếch tán cao 48 foot (15 m) sắp xếp thành 21 đường máng. Bên trong mỗi cột có ba ống đồng tâm. Hơi nước, nhận từ nhà máy điện gần K-25 với áp suất 100 pound một inch vuông (690 kPa) và nhiệt độ 545 °F (285 °C), tuôn xuống dưới từ ống nickel 1,25 inch (32 mm), trong khi nước ở nhiệt độ 155 °F (68 °C) chảy hướng lên thông qua ống sắt ngoài cùng. Sự phân tách đồng vị xảy ra trong khí urani hexafluoride giữa các ống nickel và ống đồng. Công trình bắt đầu ngày 9 tháng 7 năm 1944, và S-50 bắt đầu vận hành từng bước trong tháng 9 bởi thông qua một công ty con của Ferguson có tên là Fercleve. Nhà máy sản xuất chỉ 10,5 pound (4,8 kg) 0,852% urani-235 vào tháng 10. Sự rò rỉ hạn chế việc sản xuất và thậm chí khiến nó phải đóng cửa vài tháng sau đó, nhưng tháng 6 năm 1945 nó đã tạo ra được 12.730 pound (5.770 kg). Tới tháng 4 năm 1945, tất cả các đường máng sản xuất được vận hành. Ban đầu sản phẩm đầu ra của S-50 được dùng làm đầu vào cho Y-12, nhưng từ tháng 3 năm 1945 tất cả ba quá trình làm giàu chạy nối tiếp nhau. S-50 trở thành tầng đầu tiên, làm giàu từ 0,71 tới 0,89%. Sau đó vật liệu này được đưa vào quá trình khuếch tán khí ở nhà máy K-25, tạo ra sản phẩm làm giàu khoảng 23%. Sau đó, nó được đưa tiếp vào Y-12, đẩy hàm lượng làm giàu lên tới 89%, đủ cho vũ khí nguyên tử. Lượng urani sản phẩm cuối cùng được tích tụ và dần dần chuyển tới Los Alamos. Tới tháng 7 năm 1945, ở Alamos có khoảng 50 kg urani làm giàu tới 89%, trộn với một ít làm giàu 59% thành lượng urani độ giàu 85%, được sử dụng để chế tạo Little Boy == Plutoni == Hướng phát triển thứ hai mà Dự án Manhattan theo đuổi sử dụng nguyên tố phân hạch plutoni. Mặc dù trong tự nhiên tồn tại một lượng nhỏ plutoni, cách tốt nhất để thu được một lượng lớn nguyên tố này là một lò phản ứng hạt nhân, trong đó urani tự nhiên bị neutron bắn phá. Urani 238 được chuyển hóa thành urani-239, đồng vị này phân rã nhanh chóng, đầu tiên thành neptunium-239 và sau đó là plutoni-239 Chỉ một lượng nhỏ urani-238 chuyển hóa, do đó cần phải phân tách plutoni tạo thành khỏi lượng urani còn dư, các tạp chất ban đầu, cũng như các sản phẩm phân hạch khác. === Lò phản ứng Than chì X-10 === Vào tháng 3 năm 1943, DuPont bắt đầu xây dựng một nhà máy trên một diện tích 112 mẫu Anh (0,5 km2) ở Oak Ridge. Dự định làm một nhà máy chạy thử cho các cơ sở sản xuất lớn hơn ở Hanford, nó bao gồm một Lò phản ứng Than chì X-10 làm nguội bằng không khí, một nhà máy phân tách hóa học, và các cơ sở phụ trợ. Do sau đó có quyết định xây các lò phản ứng làm nguội bằng nước ở Hanford, chỉ có nhà máy phân tách hóa học hoạt động như một nhà máy chạy thử thực sự. Lò phản ứng Than chì X-10 bao gồm một khối than chì khổng lồ, dài 24 foot (7,3 m) mỗi chiều, nặng chừng 1.500 tấn Anh (1.500 t), bao quanh bởi 7 foot (2,1 m) bê tông đặc đóng vai trò lá chắn bức xạ. Khó khăn lớn nhất là vấn đề các thanh urani sản xuất bởi Mallinckrodt và Metal Hydrides. Chúng bằng cách nào đó phải được phủ một lớp nhôm để tránh bị ăn mòn cũng như tránh sản phẩm phân hạch thoát ra rơi vào hệ thống làm nguội. Công ty Hóa chất Grassselli thử phát triển một quá trình nhúng nóng nhưng bất thành. Trong khi đó Alcoa thử phương pháp giống như đóng hộp. Một quá trình mới để hàn không chảy được phát triển, và 97% số hộp vượt qua một phép kiểm tra chân không tiêu chuẩn, nhưng bài kiểm tra nhiệt độ cao cho thấy tỉ lệ thất bại lớn hơn 50%. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn bắt đầu tháng 6 năm 1943. Phòng thí nghiệm Luyện kim cuối cùng phát triển được một kĩ thuật hàn cải tiến với sự giúp đỡ của General Electric, kĩ thuật này được đưa vào quá trình sản xuất từ tháng 10 năm 1943. Dưới sự giám sát của Fermi và Compton, Lò phản ứng Than chì X-10 đạt điểm tới hạn vào ngày 4 tháng 11 năm 1943 với khoảng 30 tấn Anh (30 t) urani. Một tuần sau lượng urani tăng lên 36 tấn Anh (37 t), nâng công suất phát của nó lên 500 kW, và tới cuối tháng 500 miligam (0,018 oz) plutoni đã được chế tạo. Những hiệu chỉnh theo thời gian đã giúp tăng công suất lên 4000 kW tháng 7 năm 1944. X-10 hoạt động như một nhà máy sản xuất cho tới tháng 1 năm 1945, khi nó chuyển sang các hoạt động nghiên cứu. === Các lò phản ứng Hanford === Mặc dù thiết kế làm nguội bằng không khí được chọn cho lò phản ứng ở Oak Ridge để có thể dễ dàng xây dựng nhanh chóng, người ta nhận ra rằng điều này sẽ là không thực tiễn với các lò phản ứng sản xuất lớn hơn nhiều. Các thiết kế ban đầu của Phòng thí nghiệm Luyện kim và DuPont sử dụng helium để làm nguội, nhưng họ quyết định rằng làm nguội bằng nước sẽ đơn giản hơn, rẻ hơn và xây dựng nhanh hơn. Thiết kế hoàn thành vào ngày 4 tháng 10 năm 1943; trong thời gian đó, Matthias tập trung vào cải thiện địa điểm Hanford với việc dựng lên những nhà ở mới, cải tiến đường sá, xây dựng một đường sắt, nâng cấp hệ thống điện, nước và đường dây điện thoại. Cũng như ở Oak Ridge, vấn đề khó nhất là việc đóng hộp những thanh urani, bắt đầu ở Hanford tháng 3 năm 1944. Chúng được tẩy axit để loại bỏ bụi và hợp kim nhôm-silic, đóng hộp bằng thủy lực, sau đó được phủ sử dụng hàn điện trong môi trường argon. Cuối cùng, chúng trải qua một loạt các bài kiểm tra các khe hổng hoặc lỗi hàn. Đáng thất vọng là hầu hết các thanh được đóng hộp ban đầu thất bại trong các phép kiểm tra, chỉ cho một vài thanh được đóng hộp thành công mỗi ngày. Nhưng tiến bộ từ từ được thực hiện và tới tháng 6 năm 1944 sản lượng tăng tới mức người ta tự tin sẽ có đủ thanh đóng hộp để khởi động Lò phản ứng B theo lịch vào tháng 8. Công việc bắt đầu với lò phản ứng B, khởi công ngày 10 tháng 10 năm 1943, lò đầu tiên trong số 6 lò phản ứng 250 MW được lên kế hoạch. Khu tổ hợp lò phản ứng được ký hiệu từ A tới F, với các vị trí B, D và F được chọn để phát triển trước, vì điều này sẽ giãn tối đa khoảng cách giữa các lò. Đây cũng là các lò duy nhất xây dựng trong Dự án Manhattan. Chừng 390 tấn Anh (400 t) thép, 17.400 yard khối (13.300 m3) bê tông được dùng để xây dựng tòa nhà cao 120 foot (37 m). Việc xây dựng lò phản ứng bắt đầu tháng 2 năm 1944. Dưới sự chứng kiến của Compton, Matthias, Crawford Greenewalt của Dupont, Leona Woods và Fermi, người đặt thanh urani đầu tiên, lò phản ứng khởi động vào ngày 13 tháng 9 năm 1944. Mấy ngày sau đó, 838 ống được đưa vào lò phản ứng đạt tái điểm tới hạn. Ngay sau nửa đêm ngày 27 tháng 9, các điều hành viên bắt đầu rút các thanh điều khiển để bắt đầu sản xuất. Ban đầu mọi thứ có vẻ tốt nhưng vào khoảng 3 giờ mức công suất bắt đầu tụt và tới 6 giờ 30 lò phản ứng phải tắt hoàn toàn. Người ta điều tra nước làm nguội xem có sự rò rỉ hay nhiễm bẩn gì không. Ngày hôm sau lò được tái khởi động, nhưng rồi lại phải tắt đi. Fermi liên lạc với Chien-Shiung Wu, người nhận diện nguyên nhân vấn đề là nhiễm độc neutron từ xenon-135, có chu kỳ bán rã 9,2 giờ. Fermi, Woods, Donald J. Hughes và John Archibald Wheeler sau đó tính toán tiết diện hạt nhân của xenon-135, cho thấy nó lớn hơn urani 30 nghìn lần. May mắn là một kĩ sư của DuPont là George Graves đã sửa đổi thiết kế ban đầu của Phòng thí nghiệm Luyện kim một chút, theo đó lò phản ứng có 1500 ống xếp thành một vòng tròn, và thêm 504 ống để lấp đầy các góc. Các nhà khoa học ban đầu coi kĩ thuật cầu kỳ này là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc, nhưng Fermi nhận ra rằng bằng việc cho tất cả 2004 ống, lò phản ứng có thể đạt tới mức công suất yêu cầu và tạo ra plutoni một cách hiệu quả. Lò phản ứng D được khởi động vào ngày 17 tháng 12 năm 1944 và Lò phản ứng F vào ngày 25 tháng 2 năm 1945. === Quá trình phân tách === Trong khi đó, các nhà hóa học xem xét vấn đề làm thế nào để có thể tách plutoni khỏi urani khi tính chất hóa học của nó còn chưa biết. Làm việc với một lượng rất nhỏ plutoni mà Phòng thí nghiệm luyện kim có được năm 1942, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Charles M. Cooper đã phát triển quá trình lanthan florit để tách urani và plutoni, quá trình này được chọn cho nhà máy phân tách chạy thử. Một quá trình phân tách thứ hai, quá trình bismut phôtphat, sau đó được Seaborg và Stanly G. Thomson phát triển. Quá trình này diễn ra bằng cách chuyển plutoni giữa các trạng thái ôxi hóa +4 và +6 trong các dung dịch bismuth phosphate. Trong trạng thái đầu, plutoni kết tủa, còn trạng thái sau nó ở lại dung dịch và các sản phẩm khác bị kết tủa. Greenewalt ưu tiên quá trình bismut phôtphat do tính ăn mòn của lanthanum florit, và nó được chọn cho các nhà máy phân tách ở Hanford. Khi X-10 bắt đầu sản xuất plutoni, nhà máy phân tách chạy thử được đưa vào thử nghiệm. Lượng đầu tiên đạt hiệu suất 40% nhưng vài tháng sau nó tăng lên 90%. Ở Hanford, ưu tiên cao nhất ban đầu dành cho việc thiết đặt khu vực 300. Khu vực này bao gồm các tòa nhà để kiểm tra vật liệu, chuẩn bị urani, và lắp ráp và hiệu chỉnh thiết bị. Một trong các tòa nhà chứa các thiết bị đóng hộp cho các thành urani, trong khi một nhà khác chứa một lò phản ứng chạy thử cỡ nhỏ. Bất chấp ưu tiên cao dành cho nó, công việc trên khu vực 300 tụt lại so với lịch trình do bản chất đặc biệt và phức tạp của các cơ sở bên trong nó, cũng như sự thiếu thốn nhân và vật liệu thời chiến. Các kế hoạch ban đầu dự định xây hai nhà máy phân tách ở các khu vực được gọi là 200-Đông và 200-Tây. Điều này về sau thu hẹp lại thành xây dựng những hai nhà máy nhỏ T và U ở 200-Tây và nhà máy B ở 200-Đông. Mỗi nhà máy phân tách bao gồm 4 tòa nhà: một nhà chứa buồng xử lý hay có biệt danh là "hẻm núi" (ký hiệu 221), một nhà ngưng tụ (224), một nhà làm sạch (231) và một nhà kho (213). Các "hẻm núi" mỗi tòa dài 800 foot (240 m) và rộng 65 foot (20 m), chứa 40 buồng kích thước 17,7 nhân 13 nhân 20 foot (5,4 nhân 4,0 nhân 6,1 m). Công trình bắt đầu ở 221-T và 221-U vào tháng 1 năm 1944, trong đó 221-T hoàn thành vào tháng 10 còn 221-U hoàn thành vào tháng 12. Tòa nhà 221-B tiếp nối chúng vào tháng 3 năm 1945. Bởi lượng phóng xạ cao ở đó, tất cả công việc trong các nhà máy phân tách phải được thực hiện bằng điều khiển từ xa sử dụng truyền hình mạch đóng, một thứ thế giới bên ngoài chưa biết tới vào năm 1943. Việc bảo trì thực hiện với sự giúp đỡ của một đầu cần trục và các dụng cụ thiết kế đặc biệt cho mục đích đó. Các tòa nhà 224 nhỏ hơn bởi chúng có ít vật liệu để xử lý hơn, và độ phóng xạ cũng ít hơn. Các tòa nhà 224-T và 224-U được hoàn thành ngày 8 tháng 10 năm 1944, và 224-B theo sau đó vào ngày 10 tháng 2 năm 1945. Khi việc xây dựng bắt đầu vào ngày 8 tháng 4 năm 1944, người ta chưa rõ phương pháp làm sạch nào cuối cùng sẽ được sử dụng nhưng nhà máy đã hoàn thành và các phương pháp được lựa chọn vào cuối năm đó. Ngày 5 tháng 2 năm 1945, Matthias mang tận tay một lượng 80 gam (2,6 ozt) plutoni nitrat 95% tinh khiết đầu tiên tới một người đưa thư cho Los Alamos ở Los Angeles. == Chế tạo bom nguyên tử == === Thiết kế === Năm 1943, các nỗ lực phát triển vũ khí hướng tới một vũ khí phân hạch kiểu súng (xem hình) với plutoni gọi là Thin Man. Các nghiên cứu ban đầu về tính chất của plutoni được thực hiện sử dụng plutoni-239 sinh ra từ cyclotron, có độ tinh khiết rất cao, nhưng chỉ tạo ra được những lượng rất nhỏ. Los Alamos nhận những mẫu plutoni đầu tiên từ lò phản ứng Clinton X-10 vào tháng 1944 và chỉ sau ít ngày Emilio Segrè phát hiện ra một vấn đề: mẫu plutoni này chứa một nồng độ plutoni 240 cao hơn, dẫn đến tốc độ phân hạch tức thời của plutoni cyclotron tăng gấp năm lần. Seaborg đã tiên đoán chính xác điều này vào tháng 3 năm 1943 rằng một số plutoni-239 sẽ hấp thụ một neutron và trở thành plutoni-240. Điều này khiến cho plutoni từ lò phản ứng không phù hợp để dùng cho một vũ khí kiểu súng. Plutoni-240 sẽ khởi động phản ứng dây chuyền quá nhanh dẫn tới "kích nổ trước" (predetonation) sinh ra đủ năng lượng làm phân tán hết khối lượng tới hạn với một lượng plutoni ít ỏi thực sự phản ứng (gọi là "xịt bom"). Một thiết kế súng nhanh hơn được đề xuất nhưng người ta sớm thấy nó không thực tiễn. Khả năng phân tách đồng vị cũng được xem xét rồi bị loại bỏ, bởi tách plutoni-240 khỏi plutoni 239 còn khó hơn nhiều tách urani-235 khỏi urani-238. Dưới sự thúc đẩy của nhà vật lý Seth Neddermeyer, một phương pháp thiết kế bom khác, được gọi là "nổ sập" (implosion). Nổ sập sử dụng chất nổ để nhồi một khối cầu vật liệu phân hạch chưa tới hạn sập lại thành một dạng nhỏ, đặc hơn. Khi các nguyên tử phân hạch bị nén lại gần nhau, tốc độ bắt neutron gia tăng, và khối lượng đạt tới khối lượng tới hạn. Kim loại chỉ cần di chuyển trong một khoảng cách rất ngắn, vì thế khối lượng tới hạn đạt tới trong một thời gian ít hơn nhiều so với phương pháp súng. Các nghiên cứu của Neddermeyer năm 1943 và đầu 1944 về nổ sập tỏ ra hứa hẹn, nhưng cũng dễ thấy rằng vấn đề khó khăn hơn nhiều từ góc độ lý thuyết và kĩ thuật so với thiết kế súng. Tháng 9 năm 1943, John von Neumann, người đã có kinh nghiệm với lượng nổ lõm sử dụng trong các loại đạn chống tăng, lập luận rằng nổ sập không chỉ giảm nguy cơ kích nổ trước và xịt bom, mà còn giúp sử dụng vật liệu phân hạch hiệu quả hơn. Ông đề xuất một cấu hình dạng cầu thay vì dạng trụ mà Neddermeyer đang nghiên cứu. Tới tháng 7 năm 1944, Oppenheimer quyết định rằng plutoni không thể dùng cho thiết kế kiểu súng, và chọn nổ sập. Người ta bắt đầu tập trung vào thiết kế nổ sập, mật danh là Fat Man, bắt đầu vào tháng 8 năm 1944 khi Oppenheimer tiến hành tái tổ chức phòng thí nghiệm Los Alamos cho mục đích này. Hai nhóm mới được tạo ra để phát triển vũ khí nổ sập, X (tức "explosive", phụ trách chất nổ) đứng đầu bởi George Kistiakowsky và G (tức "gadget", phụ trách thiết bị) dưới quyền Robert Bacher. Thiết kế mới mà von Neumann và phòng T ("Theoretical", lý thuyết), nhất là Rudolf Peierls, đã phát minh ra các "thấu kính nổ" (phễu kim loại) để hội tụ sức nổ vào một hình cầu sử dụng một sự kết hợp giữa các chất nổ chậm và nhanh. Thiết kế thấu kính kích nổ với hình dạng và tốc độ phù hợp tỏ ra chậm, khó khăn và gây nản chí. Các loại thuốc nổ khác nhau đã được thử nghiệm trước khi đi đến chỗ chọn được comp-B làm chất nổ nhanh và baratol làm thuốc nổ chậm. Thiết kế cuối cùng trông giống như một quả bóng đá, với 20 thấu kính lục giác và 12 thấu kính ngũ giác, mỗi cái nặng khoảng 80 pound (36 kg). Để cho việc kích nổ xảy ra chính xác cần đến các kíp nổ nhanh, độ tin cậy cao và an toàn về điện, và mỗi thấu kính cần 2 kíp nổ như vậy. Do đó người ta quyết định sử dụng các loại kíp nổ dây, một phát minh mới được phát triển bởi một nhóm ở Los Alamos do Luis Alvarez đứng đầu. Hãng Raytheon nhận hợp đồng sản xuất loại kíp nổ này. Để nghiên cứu hoạt động của sóng xung kích hội tụ, Robert Serber phát minh ra Thí nghiệm RaLa, sử dụng đồng vị phóng xạ có thời gian sống ngắn lanthanum-140, một nguồn bức xạ gamma mạnh. Nguồn tia gamma được đặt vào tâm một khối cầu kim loại bao quanh bởi thấu kính nổ, đến lượt mình nó nằm trong một buồng ion hóa. Điều này cho phép thu được hình ảnh tia X của nổ sập. Các thấu kính được thiết kế chủ yếu sử dụng chuỗi những phép thử này. Trong cuốn sách lịch sử về dự án Los Alamos, David Hawkins viết: "RaLa trở thành thí nghiệm đơn lẻ quan trọng nhất ảnh hưởng tới thiết kế cuối cùng của quả bom". Bên trong chất nổ là lớp nhôm dày 4,5 inch (110 mm) nhồi vào để tạo sự dịch chuyển mượt mà từ chất nổ mật độ tương đối thấp tới lớp tiếp theo, một cái đầm làm bằng urani tự nhiên dày 3 inch (76 mm). Nhiệm vụ chính của nó là duy trì khối lượng tới hạn lâu nhất có thể, nhưng cũng còn để phản xạ neutron ngược lại lõi; ngoài ra, một phần của nó cũng đóng góp phân hạch. Để tránh kích nổ trước bởi neutron ngoài, chiếc đầm được bọc phủ một lớp boron mỏng. Một bộ khởi động neutron điều biến làm từ hợp kim polonium-beryllium được gọi là "cầu gai" (tức "nhím biển") bởi vì hình dạng của nó trông giống loài động vật này, được phát triển để khởi động phản ứng dây chuyền chính xác vào thời điểm phù hợp. Công trình liên quan tới hóa học và luyện kim học về polonium phóng xạ được biết tới dưới tên Dự án Dayton, do Charles Allen Thomas của Công ty Monsanto điều hành. Những cuộc thử nghiệm cần tới 500 curie polonium mỗi tháng, mà Monsanto có thể cung cấp. Toàn bộ các bộ phận lắp ráp được đóng trong một vỏ bom bằng đura để bảo vệ nó khỏi đạn và hỏa lực phòng không. Công việc cuối cùng của các nhà luyện kim là xác định cách để đúc plutoni thành một khối cầu. Khó khăn trở nên rõ ràng khi các nỗ lực đo mật độ plutoni đưa ra những kết quả không thống nhất với nhau. Ban đầu người ta tin rằng việc nhiễm bẩn là nguyên nhân nhưng họ sớm nhận ra là plutoni có nhiều dạng thù hình khác nhau. Pha giòn α tồn tại ở nhiệt độ phòng chuyển thành pha dẻo β ở nhiệt độ cao hơn. Sau đó sự chú ý chuyển sang pha δ còn dễ uốn dẻo hơn, thường tồn tại ở phạm vi 300 °C tới 450 °C. Người ta thấy rằng dạng này sẽ bền ở nhiệt độ phòng nếu được đúc hợp kim với nhôm, nhưng nhôm phát ra neutron khi bị hạt alpha bắn phá, điều sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ kích nổ trước. Các nhà luyện kim sau đó tìm đến hợp kim plutoni với gallium, thứ vừa ổn định pha δ và có thể cán nóng thành dạng cầu mong muốn. Vì plutoni bị ăn mòn dễ dàng, khối cầu cần phải phủ bằng nickel. Công việc tỏ ra nguy hiểm cho những người tham gia. Tới cuối cuộc chiến, một nửa số những nhà khoa học và luyện kim trong dự án buộc phải bị loại khỏi công việc liên quan tới urani do người ta phát hiện nồng độ nguyên tố này trong nước tiểu của họ ở mức cao không thể chấp nhận được. Một đám cháy nhỏ ở Los Alamos tháng 1 năm 1945 làm dấy lên nỗi sợ rằng một đám cháy trong phòng thí nghiệm có thể làm nhiễm độc cả thị trấn, và Groves phê chuẩn việc xây dựng một cơ sở mới cho nghiên cứu hóa học và luyện kim plutoni, được gọi là địa điểm DP. Các bán cầu cho hốc (hay lõi) plutoni đầu tiên được sản xuất và giao vào ngày 2 tháng 7 năm 1945. Ba bán cầu khác được sản xuất vào ngày 23 tháng 7 và giao đi 3 ngày sau. === Vụ thử Trinity === Do tính phức tạp của một vũ khí nổ sập, người ta quyết định rằng, bất chấp phải tiêu phí vật liệu phân hạch, một vụ thử ban đầu là cần thiết. Groves tán thành vụ thử, nhưng đòi hỏi vật liệu phóng xạ phải được thu hồi. Do đó người ta xem xét tới một vụ xịt bom có kiểm soát, nhưng theo ý Oppenheimer cuối cùng một vụ thử bom hạt nhân quy mô đầy đủ dược chọn, mang mật danh "Trinity". Tháng 3 năm 1944, việc lập kế hoạch thử nghiệm được giao cho Kenneth Bainbridge, một giáo sư vật lý ở Harvard, làm việc trong nhóm của Kistiakowsky. Bainbridge chọn Bãi thử bom gần Sân bay quân sự Alamogordo làm vị trí cho vụ thử. Bainbridge làm việc với Đại tá không quân Samuel P. Davalos về việc xây dựng Căn cứ Trinity và các cơ sở của nó, bao gồm các doanh trại, nhà kho, xưởng, kho thuốc nổ và kho lương thực. Groves không lấy gì làm thích thú với viễn cảnh phải giải thích việc mất mát lượng urani trị giá cả tỷ đô la cho một ủy ban Thượng viện, nên ra lệnh chế tạo một bình chứa hình trụ mật danh "Jumbo" để thu hồi vật liệu phóng xạ trong trường hợp thất bại. Với kích thước dài 25 foot (7,6 m) và rộng 12 foot (3,7 m), Jumbo được chế tạo với chi phí lớn từ 214 tấn Anh (217 t) sắt và thép bởi hãng Babcock & Wilcox ở Barberton, Ohio. Sau khi hoàn thành nó được vận chuyển bằng xe goòng tới một đường tàu tránh ở Pope, New Mexico rồi đi thêm 25 dặm (40 km) đường sắt bằng xe moóc hai máy kéo tới bãi thử. Tuy nhiên vào lúc nó tới, sự tự tin vào phương pháp nổ sập đã tăng lên rất nhiều, đồng thời plutoni cũng sẵn có hơn, nên Oppenheimer quyết định không dùng nó. Thay vì vậy, nó được đặt lên trên một ngọn tháp bằng thép cách vũ khí 800 thước Anh (730 m) để ước lượng sức công phá của vụ nổ. Sau vụ nổ người ta thấy Jumbo vẫn tương đối nguyên vẹn, nhưng tháp đặt nó bị hủy hoại hoàn toàn, cho thấy rằng nó đã có thể dùng để chứa một vụ nổ xịt. Một vụ nổ tiền kiểm tra được thực hiện vào ngày 7 tháng 5 năm 1945 để hiệu chỉnh các dụng cụ thiết bị. Một nền thử bằng gỗ được dựng cách Bãi 0 800 thước Anh (730 m) và người ta chất lên đó 100 tấn Anh (100 t) TNT pha với sản phẩm phân hạch hạt nhân dưới dạng những thanh nhỏ urani phóng xạ từ Hanford, được hòa tan và nhỏ giọt vào những ống bên trong thuốc nổ. Vụ nổ này được Oppenheimer và người phó mới của Groves, Chuẩn tướng Thomas Farrell chứng kiến. Các dữ liệu tiền kiểm tra tỏ ra có ý nghĩa sống còn với kết quả vụ thử Trinity. Nhằm phục vụ cho vụ thử thật, vũ khí, được gọi là "thiết bị" (gadget), được nâng đặt lên đỉnh một tháp bằng thép cao 100 foot (30 m), vì kích nổ ở độ cao đó sẽ cho một chỉ dẫn tốt hơn về cách vũ khí sẽ hoạt động khi được thả từ một máy bay ném bom. Việc kích nổ trong không khí tăng tối đa năng lượng tác động trực tiếp nên mục tiếp, và giảm bớt bụi phóng xạ. Thiết bị được lắp ráp dưới sự giám sát của Norris Bradbury tại Trại chăn nuôi McDonald (đã bỏ hoang) vào ngày 13 tháng 7, và được kéo bằng tời lên tháp ngày hôm sau. Trong số những người quan sát có Bush, Chadwick, Conant, Fermi, Groves, Lawrence, Oppenheimer và Tolman. Vào lúc 5 giờ 30 phút ngày 16 tháng 7 năm 1945 thiết bị phát nổ với năng lượng tương đương 20 nghìn tấn TNT, để lại một hố phủ trinitite (thủy tinh phóng xạ) rộng trên hoang mạc 250 foot (76 m). Sóng xung kích lan ra hơn 100 dặm (160 km), và đám mây hình nấm cao tới 7,5 dặm (12,1 km). Âm thanh vụ nổ lan tới tận El Paso, Texas, và Groves phải tạo ra một câu chuyện che mắt dư luận rằng một vụ nổ kho đạn xảy ra ở Sân bay Alamogordo. == Nhân lực == Vào tháng 6 năm 1944, Dự án Manhattan sử dụng khoảng 129 nghìn nhân công, bao gồm 84 500 công nhân xây dựng, 40 500 người vận hành nhà máy và 1800 nhân viên quân sự. Khi hoạt động xây dựng giảm bớt, tổng nhân lực giảm xuống còn 100 nghìn một năm sau đó, nhưng nhân viên quân sự lại tăng lên 5600 người. Việc tìm kiếm được lượng nhân lực cần thiết, đặc biệt là thợ lành nghề, là rất khó khăn vì phải cạnh tranh với các dự án thiết yếu phục vụ chiến tranh khác. Năm 1943, Groves nhận được ưu tiên đặc biệt tạm thời về nhân công từ Ủy ban Nhân lực Thời chiến. Tháng 3 năm 1944, cả Hội đồng Sản xuất Thời chiến và Ủy ban Nhân lực Thời chiến đều cấp cho dự án ưu tiên cao nhất. Tolman và Conant, trong vai trò cố vấn khoa học của dự án, lập nên một danh sách những nhà khoa học tiềm năng và lấy ý kiến của các nhà khoa học làm việc cho dự án từ trước để đánh giá từng người trong danh sách. Groves sau đó gửi một thư riêng tới lãnh đạo của trường đại học hoặc công ty mà họ làm việc để yêu cầu tuyển họ cho công trình thiết yếu cho cuộc chiến. Tại Đại học Wisconsin–Madison, Stanislaw Ulam cho một sinh viên của ông, Joan Hinton, một kỳ thi sớm để cô này có thể tốt nghiệp, tham gia vào công cuộc chiến tranh. Chỉ vài tuần sau, chính Ulam nhận được thư từ Hans Bethe mời ông tham gia dự án. Conant tự thân thuyết phục chuyên gia thuốc nổ George Kistiakowsky tham gia. Một nguồn nhân lực tay nghề cao chính là từ Lục quân, đặc biệt là Chương trình Huấn luyện Bộ binh Đặc nhiệm. Năm 1943, MED tạo nên Phân đội Công binh Đặc biệt (Special Engineer Detachment, SED), với quân số 675 người. Các kỹ thuật viên và thợ tay nghề cao nhập ngũ vào Lục quân được chỉ định vào SED. Một nguồn khác là các nữ binh đoàn của lục quân (Women's Army Corps, WAC). Ban đầu được lập ra để dành cho các công việc văn phòng liên quan tới tài liệu mật, các WAC sớm mở rộng hoạt động sang các nhiệm vụ kĩ thuật và khoa học. Ngày 1 tháng 2 năm 1945, tất cả nhân lực thuộc quân đội chỉ định vào MED, bao gồm các phân đội SED, được tổ chức thành Đơn vị Nhiệm vụ Kĩ thuật 9812, trừ ở Los Alamos, nơi nhân lực không thuộc SED, bao gồm các WAC và cảnh sát vũ trang, được tổ chức vào Đơn vị Chỉ huy Nhiệm vụ 4817. Một phó giáo sư khoa chiếu xạ tại trường Y của Đại học Rochester, Stafford L. Warren, được bổ nhiệm làm đại tá trong Đoàn Quân y Lục quân Hoa Kỳ, và được bổ nhiệm làm chỉ huy Phân đội Quân y của MED và cố vấn y tế của Groves. Nhiệm vụ ban đầu của Warren là bố trí bệnh viện ở Oak Ridge, Richland và Los Alamos. Phân đội Quân y chịu trách nhiệm về nghiên cứu y học và cả các chương trình sức khỏe và an toàn cho MED. Điều này dẫn đến một thách thức to lớn, bởi vì những người công nhân phải làm việc với nhiều loại hóa chất độc khác nhau, sử dụng các chất lỏng và khí nguy hiểm dưới áp suất cao, làm việc với điện cao áp, và tiến hành thí nghiệm liên quan tới thuốc nổ, chưa kể những nguy hiểm còn chưa biết tới do phóng xạ và xử lý nguyên liệu phân hạch. Nỗ lực của họ dẫn đến dự án nhận được Huy chương Danh dự cho Nhiệm vụ An toàn xuất sắc từ Hội đồng An toàn Quốc gia tháng 12 năm 1945. Giữa tháng 1 năm 1943 và tháng 6 năm 1945, có khoảng 62 ca tử vong và 387 ca thương tật, thấp hơn khoảng 62% so với tỉ lệ trung bình trong công nghiệp tư nhân. == Giữ bí mật == Một bài trên tạp chí Life năm 1945 ước tính rằng trước các vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki "chắc hẳn chỉ có hơn vài tá người trên toàn đất nước hiểu đầy đủ ý nghĩa của Dự án Manhattan, và thậm chí có lẽ chỉ khoảng hơn 1 nghìn người khác biết rằng công trình họ làm liên quan tới nguyên tử." Tạp chí viết rằng hơn 100 nghìn người khác tham gia vào dự án "làm việc như chuột trũi trong bóng tối". Bị đe dọa phạt 10 năm tù hoặc 10 nghìn đô la (133.000 đô la năm 2017), họ chứng kiến những lượng nguyên liệu thô khổng lồ đi vào các nhà máy mà không thấy thứ gì đi ra, và điều khiển "những nút số và cần gạt trong khi đằng sau những bức tường bê tông dày những phản ứng bí ẩn xảy ra" mà không biết mục đích của công việc là gì. Tất cả mọi người, kể cả các sĩ quan cấp cao, và ô tô của họ được giám sát khi đi vào và đi ra các cơ sở dự án. Một công nhân Oak Ridge khẳng định rằng "nếu bạn tỏ ra tò mò, trong vòng hai tiếng đồng hồ bạn sẽ bị các đặc vụ chính phủ triệu tập để nói chuyện. Thông thường những người bị triệu tập tới giải thích sau đó bị dẫn giải cùng hành lý ra phía cổng và nhận lệnh rời khỏi khu vực." Tuy nhiên, mặc dù được tuyên truyền rằng công việc của họ có thể giúp kết thúc chiến tranh và có lẽ mọi cuộc chiến tranh trong tương lai, việc không nhìn thấy hay không hiểu kết quả những nhiệm vụ thường là tẻ nhạt của họ-hoặc ngay cả những hiệu ứng phụ của công việc như khói từ các ống khói-và việc chiến tranh ở châu Âu kết thúc mà công việc của họ không đóng vai trò gì, gây nên những vấn đề tinh thần nghiêm trọng ở các công nhân và khiến cho nhiều tin đồn lan ra. Một quản đốc khẳng định sau cuộc chiến: Thực ra không phải là công việc nặng nhọc ... mà là nó rất khó hiểu. Anh thấy đấy, không ai biết cái gì đang được sản xuất ở Oak Ridge, ngay cả tôi, và rất nhiều người nghĩ rằng họ đang lãng phí thời gian ở đây. Tôi có trách nhiệm phải giải thích cho những công nhân không bằng lòng rằng họ đang làm một việc hết sức quan trọng. Nhưng khi họ hỏi đó là gì, tôi buộc phải nói đó là bí mật. Nhưng thực ra chính tôi cũng phát điên lên vì cố đoán xem cái gì đang diễn ra. Một công nhân khác kể về khi làm việc trong một tiệm giặt, hằng ngày cô phải giữ "một thiết bị đặc biệt" để đồng bộ và lắng nghe một tiếng click. Chỉ sau chiến tranh cô mới biết rằng khi đó cô đang làm một việc quan trọng là kiểm tra phóng xạ với một máy đếm Geiger. Để nâng cao tinh thần cho công nhân, ban quản lý Oak Ridge tạo ra một hệ thống các giải thể thao nội bộ tốn kém, bao gồm 10 đội bóng chày, 81 đội bóng mềm, và bóng bầu dục. === Kiểm duyệt thông tin === Việc kiểm duyệt tự nguyện về thông tin nguyên tử bắt đầu trước cả Dự án Manhattan. Sau khi chiến tranh châu Âu bùng nổ năm 1939 các nhà khoa học bắt đầu tránh công bố các nghiên cứu liên quan tới quân sự, và năm 1940 các tạp chí khoa học bắt đầu yêu cầu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ xóa các bài báo. William L. Laurence của tờ The New York Times, người viết một bài cho The Saturday Evening Post tháng 9 năm 1940 về phân hạch nguyên tử, về sau mới biết rằng các viên chức chính phủ yêu cầu các thư viện trên toàn quốc rút bỏ số báo đó. Tuy nhiên chính hành động giữ im lặng khiến cho người Liên Xô cảm thấy có gì đó đang ngấm ngầm diễn ra, và tháng 4 năm 1942 nhà khoa học hạt nhân Georgy Flyorov viết thư cho Stalin tường trình sự vắng bóng những bài báo về phân hạch hạt nhân trên các tạp chí Mỹ; điều này dẫn tới việc Liên Xô khởi động dự án bom nguyên tử của riêng mình. Dự án Manhattan tiến hành dưới hệ thống an ninh nghiêm ngặt để tránh những phát hiện của nó khuyến khích các cường quốc phe Trục, đặc biệt là Đức, tăng tốc các dự án của chính họ hoặc tiến hành các chiến dịch phá hoại ngầm. Văn phòng Kiểm duyệt của chính phủ, ngược lại, trông đợi báo chí tuân thủ một điều luật quản lý tự nguyện do văn phòng ban hành, và vì thế ban đầu dự án tránh thông báo với văn phòng. Đến đầu năm 1943 các tờ báo bắt đầu tường thuật về việc xây dựng đại quy mô tại Tennessee và Washington dựa trên các ghi chép công khai, và văn phòng bắt đầu thảo luận với dự án về cách duy trì bí mật. Tháng 6 Văn phòng Kiểm duyệt yêu cầu các từ báo và hãng truyền thông tránh thảo luận về "va chạm nguyên tử, năng lượng nguyên tử, phân hạch nguyên tử, phân tách nguyên tử, hoặc bất cứ thuật ngữ tương đương nào; cùng với việc sử dụng radium hoặc các vật liệu phóng xạ, nước nặng, thiết bị phát điện cao thế, cyclotron cho mục đích quân sự." Văn phòng cũng yêu cầu tránh thảo luận về "poloni, urani, ytterbi, hafni, protactini, radi, rheni, thori, deuteri"; thực ra chỉ urani là nhạy cảm, nhưng nó được liệt kê cùng với các nguyên tố khác để giấu đi tầm quan trọng. === Điệp viên Liên Xô === Nguy cơ phá hoại là luôn hiện hữu, và đôi khi bị nghi ngờ là nguyên nhân của một số hư hỏng thiết bị. Trong khi có một số vấn đề được cho là kết quả của những nhân viên thiếu cẩn thận hoặc cáu kỉnh, không có trường hợp nào được xác định chính xác là phá hoại của phe Trục. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 3 năm 1945, một khí cầu lửa của Nhật tấn công một đường dây điện, gây nên chập điện diện rộng buộc ba lò phản ứng ở Handford phải tạm thời tắt. Vì có quá nhiều người tham gia, việc bảo đảm an ninh là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Một phân đội thuộc Cục Phản gián được thành lập để đảm trách các vấn đề an ninh của dự án. Tới năm 1943, người ta nhận thấy Liên Xô đang tìm cách thâm nhập dự án. Trung tá Boris T. Pash, chỉ huy Phân nhánh Phản gián của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Miền Tây, điều tra một vụ nghi ngờ gián điệp Xô-viết ở Phòng thí nghiệm Phóng xạ ở Berkeley. Oppenheimer thông báo cho Pash rằng một giáo sư ở Berkeley, Haakon Chevalier, đã tiếp cận ông về việc trao đổi thông tin với Liên Xô. Gián điệp Xô-viết thành công nhất là Klaus Fuchs, một thành viên của Phái đoàn Anh đóng một vai trò quan trọng ở Los Alamos. Sự khám phá ra hành vi gián điệp của Fuchs đã phá hủy sự hợp tác hạt nhân của Hoa Kỳ với Anh và Canada. Về sau, những trường hợp gián điệp khác bị phát hiện, dẫn tới sự bắt giam và kết án Harry Gold, David Greenglass và vợ chồng Rosenberg. Những điệp viên khác như George Koval và Theodore Hall chỉ bị khám phá sau hàng thập kỉ. Giá trị của các thông tin các điệp viên nguyên tử nắm được khó mà định lượng, vì giới hạn chính cho dự án nguyên tử của Liên Xô thực ra là thiếu thốn quặng urani hơn là kĩ thuật. Nhìn chung có sự đồng tình trong giới học giả rằng tình báo đã tiết kiệm cho Liên Xô một hoặc hai năm xây dựng bom nguyên tử. == Sứ mệnh tình báo ở nước ngoài == Bên cạnh việc phát triển bom nguyên tử, Dự án Manhattan cũng chịu trách nhiệm thu thập tin tình báo về các chương trình phát triển hạt nhân của phe Trục. Về chương trình nguyên tử của Nhật, người ta tin rằng Nhật không có mấy tiến bộ lắm vì không có khả năng tiếp cận các mỏ urani, nhưng về phần Đức ban đầu Hoa Kỳ lo sợ Đức đã rất gần với việc chế tạo vũ khí nguyên tử của riêng mình. Dưới sự hối thúc của dự án Manhattan, một chiến dịch ném bom và phá hoại được tiến hành nhắm vào các nhà máy nước nặng ở Na Uy bị Đức chiếm đóng. Một điệp vụ nhỏ được tạo ra, kết hợp lực lượng của Văn phòng Tình báo Hải quân, OSRD, Dự án Manhattan và Tình báo Lục quân (G-2) để điều tra sự phát triển khoa học của đối phương. Nó không chỉ hạn chế trong các hoạt động liên quan tới vũ khí hạt nhân. Tư lệnh Tình báo Lục quân, Thiếu tướng George V. Strong, bổ nhiệm Boris Pash chỉ huy đơn vị này, lấy mật danh là "Alsos", một từ Hy Lạp để chỉ "bụi cây". Điệp vụ Alsos được triển khai tại Ý đã thẩm vấn nhân viên của phòng thí nghiệm vật lý ở Đại học Roma sau khi quân Đồng minh chiếm thành phố này tháng 6 năm 1944. Trong khi đó Pash lập nên một đơn vị hỗn hợp Mỹ-Anh ở London dưới quyền chỉ huy của Đại úy Horace K. Calvert để tham gia vào Chiến dịch Overlord. Groves xét thấy nguy cơ người Đức có thể bẻ gãy cuộc đổ bộ Normandie bằng chất độc phóng xạ đủ để cần phải cảnh báo Đại tướng Dwight D. Eisenhower và gửi một sĩ quan tới giao hồ sơ cho tham mưu của Eisenhower, Trung tướng Walter Bedell Smith. Dưới mật danh Chiến dịch Peppermint, các thiết bị chống vũ khí phóng xạ được chuẩn bị và các đội chống vũ khi hóa học được huấn luyện để đề phòng tình huống trên. Theo sau quân đội Đồng minh đang thắng thế, Pash và Calvert phỏng vấn Frédéric Joliot-Curie về hoạt động của các nhà khoa học Đức. Họ nói với các viên chức tại công ty khai thác mỏ tại Công thuộc Bỉ về lượng urani đã chuyển tới Đức. Họ lần dấu vết của 68 tấn quặng ở Bỉ và 30 tấn ở Pháp. Việc thẩm vấn các tù nhân Đức sau đó chỉ ra rằng urani và thorium được xử lý ở Oranienburg, 20 dặm về phía bắc Berlin, nên Groves đã sắp xếp cho quân đội ném bom vị trí này ngày 15 tháng 3 năm 1945. Một đội Alsos được gửi tới Stassfurt thuộc vùng quân quản của Liên Xô và thu được 11 tấn quặng từ công ty WIFO của Quốc xã. Tháng 4 năm 1945, Pash chỉ huy một lực lượng hỗn hợp gọi là T-Force, tiến hành Chiến dịch Harborage, một đợt biệt kích phía sau lưng đối phương ở các thành phố Hechingen, Bisingen và Haigerloch nơi là trái tim của các cơ sở hạt nhân Đức. T-Force đánh úp các phòng thí nghiệm hạt nhân, thu giữ tài liệu, thiết bị và các nguồn cung cấp, bao gồm cả nước nặng và 1.5 tấn urani kim loại. Các đội Alsos cũng tìm cách thu thập các nhà khoa học Đức bao gồm Kurt Diebner, Otto Hahn, Walther Gerlach, Werner Heisenberg và Carl Friedrich von Weizsäcker, những người bị đưa tới Anh nơi họ bị giam giữ tại Farm Hall, một ngôi nhà đặt máy nghe lén ở Godmanchester. Các thông tin trao đổi giữa các nhà khoa học Đức tại đây được lưu trữ và phân loại. Sau khi những quả bom phát nổ ở Nhật Bản, người Đức buộc phải đối mặt với sự thật rằng Đồng minh đã làm được điều họ chưa thể làm. == Vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki == === Chuẩn bị === Từ tháng 11 năm 1943, Bộ Tư lệnh Trang thiết bị Không quân tại Sân bay quân sự Wright, Ohio, bắt đầu Silverplate, mật danh của chương trình hiệu chỉnh máy bay B-29 để mang quả bom. Các đợt ném thử được tiến hành ở Sân bay Không quân Muroc và Bãi thử đạn Hải quân ở Inyokern, California. Groves gặp Tư lệnh Không lực Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Air Forces, gọi tắt USAAF) , Đại tướng Henry H. Arnold, tháng 3 năm 1944 để thảo luận về việc vận chuyển các quả bom đã hoàn thành tới mục tiêu. Loại máy bay Đồng minh duy nhất có thể vận chuyển Thin Man dài 17 foot (5,2 m) hoặc Fat Man rộng tới 59 inch (150 cm) là chiếc Avro Lancaster của Không quân Hoàng gia Anh, nhưng việc sử dụng máy bay Anh có thể gây ra những khó khăn về bảo quản. Groves hy vọng rằng những chiếc Boeing B-29 Superfortress của Hoa Kỳ có thể hiệu chỉnh để mang Thin Man bằng cách nối hai khoang chứa bom của nó lại. Arnold hứa rằng sẽ dùng mọi nỗ lực để hoàn thành điều này, và chỉ định Thiếu tướng Oliver P. Echols làm sĩ quan liên lạc giữa USAAF và Dự án Manhattan. Đến lượt mình, Echols sắp xếp cho Đại tá Roscoe C. Wilson thay thế cho ông làm vị trí liên lạc với Dự án. Tổng thống Roosevelt chỉ đạo Groves rằng nếu bom nguyên tử sẵn sàng trước khi chiến tranh với người Đức kết thúc, ông này nên sẵn sàng để thả nó xuống Đức. Phân đội Kết hợp 509 được khởi động ngày 17 tháng 12 năm 1944 tại Sân bay Quân sự Wendover, Utah, dưới sự chỉ huy của Đại tá Paul W. Tibbets. Căn cứ này, gần với biên giới Nevada, có mật danh là "Kingman" hay "W-47". Việc huấn luyện được thực hiện ở Wendover và ở Sân bay quân sự Batista, Cuba, nơi Phi đội Ném bom 339 thực tập chuyên bay đường dài trên biển, và ném những quả bom bí ngô giả. Một đơn vị đặc biệt có tên Alberta thành lập ở Los Alamos dưới quyền Đại úy William S. Parsons như một bộ phận của Dự án Manhattan để hỗ trợ việc chuẩn bị và vận chuyển các trái bom. Chỉ huy Frederick L. Ashworth từ Alberta gặp Đại đô đốc Chester W. Nimitz ở Guam tháng 2 năm 1945 để thông báo với ông về dự án. Trong thời gian ở đây, Ashworth chọn Sân bay Bắc trên đảo Tinian thuộc Thái Bình Dương làm căn cứ cho Nhóm Phối hợp 509, và dành trước không gian cho hoạt động và các công trình của nhóm. Nhóm nay được triển khai ở đây vào tháng 7 năm 1945. Farrell đến Tinian ngày 30 tháng 7 với tư cách đại diện của Dự án Manhattan. Phần lớn thành phần lắp ráp cho Little Boy rời San Francisco trên tuần dương hạm USS Indianapolis ngày 16 tháng 7 và đến Tinian ngày 26 tháng 7. 4 ngày sau chiếc tàu này bị đánh chìm bời một tàu ngầm Nhật Bản. Các thành phần còn lại, bao gồm 6 vòng urani-235, được chuyển tới trên 3 chiếc C-54 Skymasters của Phân đội 509 thuộc Phi đội Vận chuyển quân 320. Hai quả Fat Man lắp ráp đưa tới Tinian trong những chiếc B-29 được hiệu chỉnh. Lõi plutoni đầu tiên vận chuyển trong một chiếc C-54 đặc biệt. Một ủy ban xác định mục tiêu hỗn hợp của Khu vực Manhattan và USAAF được thành lập để xác định những thành phố nào của Nhật Bản cần bị ném bom, và ủy ban này đề xuất Kokura, Hiroshima, Niigata và Kyoto. Khi đó, Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson can thiệp, thông báo rằng ông sẽ đưa ra quyết định về việc chọn mục tiêu, và ông không bao giờ cho phép ném bom Kyoto do những giá trị lịch sử và tôn giáo của nó. Do đó Groves yêu cầu Arnold bỏ Kyoto khỏi cả danh sách ném bom hạt nhân lẫn ném bom thông thường. Một trong các lựa chọn thay thế Kyoto là Nagasaki. === Nỗ lực kêu gọi dừng ném bom === Trước những diễn biến cuối chiến tranh, đặc biệt là sau khi Đức đầu hàng Đồng minh, một số nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan cảm thấy việc ném bom nguyên tử là không cần thiết. Một ủy ban do James Franck đứng đầu họp bí mật, soạn ra một bản báo cáo, tức Báo cáo Franck, do Eugene Rabinowitch chấp bút, nói về nguy cơ không tránh khỏi chạy đua vũ trang hạt nhân sau chiến tranh, bởi Hoa Kỳ không thể nào giữ mãi được các bí mật công nghệ.. Báo cáo yêu cầu không ném bom nguyên tử mà thay bằng một cuộc trình diễn công khai "vũ khí mới" với sự có mặt của đại diện tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc tại một đảo hoang hoặc hoang mạc, để cảnh báo thế giới và khuyến khích kiểm soát vũ khí quốc tế. Một tùy chọn khác là tiếp tục giữ bí mật tối đa nhằm mua thêm cho Hoa Kỳ vài năm để vượt xa các quốc gia khác trong lĩnh vực phát triển vũ khí hạt nhân quy mô lớn khiến cho không quốc gia nào khác dám gây chiến trước vì sợ bị đáp trả có tính hủy diệt, duy trì hòa bình thế giới. Ngoài Franck và Rabinowitch, còn có Leó Szilárd, Donald J. Hughes, J. J. Nickson, Glenn T. Seaborg và J. C. Stearns cùng ký vào báo cáo. Franck đem bản báo cáo tới Washington ngày 12 tháng 6, nhưng đã bị Ủy ban Lâm thời bác bỏ. Trong một nỗ lực muộn cuối cùng, Leó Szilárd cùng 69 nhà khoa học khác ký Thỉnh nguyện thư Szilárd lưu hành trong tháng 7 năm 1945, lặp lại kêu gọi không ném bom nguyên tử mà thay bằng trình diễn công khai, cảnh báo Tổng thống Truman về trách nhiệm của ông trong việc sử dụng vũ khí hủy diệt. Thỉnh nguyện không đến được tay Truman, và Leslie Groves sa thải hầu hết những người ký tên khỏi dự án, thậm chí tìm cách buộc tội Szilárd. === Tiến hành === Tháng 5 năm 1945, Tổng thống Truman mới nhậm chức lập ra một Ủy ban Lâm thời cố vấn cho mình về việc sử dụng năng lượng trong chiến tranh và hậu chiến. Đứng đầu Ủy ban là Stimson, cùng với James F. Byrnes, một cựu thượng nghị sĩ sắp trở thành Ngoại trưởng, với tư cách phái viên của Tổng thống Harry S. Truman; Ralph A. Bard, Thứ trưởng Hải quân; William L. Clayton, Trợ lý Ngoại trưởng; Vannevar Bush; Karl T. Compton; James B. Conant; và George L. Harrison, một phụ tá của Stimson và là chủ tịch Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York. Đến lượt mình, Ủy ban Lâm thời lập ra cơ quan tư vấn khoa học bao gồm Arthur Compton, Fermi, Lawrence và Oppenheimer. Trong bài thuyết trình với Ủy ban Lâm thời, ban tư vấn cung cấp ý kiến không chỉ về hiệu ứng vật lý của quả bom, mà còn cả ảnh hưởng chính trị và quân sự của nó. Tại Hội nghị Potsdam ở Đức, Truman được thông báo rằng vụ thử Trinity đã thành công. Ông úp mở với Joseph Stalin, lãnh tụ tối cao của Liên Xô, rằng Hoa Kỳ đã có một siêu vũ khí mới, mà không nói gì thêm. Đây là liên lạc chính thức đầu tiên với Liên Xô về quả bom, nhưng thực ra Stalin đã biết điều đó từ trước nhờ các điệp viên. Với sự chuẩn thuận ném bom chống lại Nhật Bản được đưa ra từ trước, người ta không xét đến một lựa chọn thay thế nào khác ngoài Nhật sau khi đế quốc này bác bỏ Tuyên bố Potsdam. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, chiếc pháo đài bay B-29 Enola Gay thuộc Phi đội Ném bom 393, do Tibbets lái và chỉ huy, cất cánh mang theo Little Boy và Parsons đóng vai trò triển khai bom. Hiroshima, một căn cứ quân sự và cảng tàu quan trọng của Nhật là mục tiêu chính của nhiệm vụ, và Kokura và Nagasaki là các lựa chọn thay thế. Được Farrell cho phép, Parsons hoàn thành việc lắp ráp bom trên không để giảm thiểu rủi ro trong lúc tăng độ cao sau cất cánh. Trái bom được kích nổ ở độ cao 1.750 foot (530 m) với sức nổ sau này được ước tính là tương đương với 13 nghìn tấn thuốc nổ TNT (13 kiloton). Một diện tích xấp xỉ 4,7 dặm vuông Anh (12 km2) bị hủy diệt hoàn toàn. Các viên chức Nhật ước tính rằng khoảng 69% nhà cửa của Hiroshima bị hủy diệt và khoảng 6-7% khác bị tổn hại. Khoảng từ 70 nghìn tới 80 nghìn người, tức chừng 30% dân số Hiroshima, bị giết ngay lập tức, và hơn 70 nghìn người khác bị thương. Sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945, chiếc B-29 Bockscar, do chỉ huy Phi đội Ném bom 393, Thiếu tá Charles W. Sweeney lái, mang theo Fat Man cất cánh. Lần này, Ashworth đóng vai trò người triển khai bom và Kokura là mục tiêu chính. Sweeney cất cánh với vũ khí dược trang bị sẵn nhưng các chốt an toàn điện tử vẫn được gài. Khi họ tới Kokura, họ nhận thấy mây che phủ thành phố, ngăn cản ném bom có quan sát theo lệnh của cấp trên. Sau ba lần bay vòng quanh thành phố, trong khi nhiên liệu cạn đi nhiều, họ chuyển hướng tới mục tiêu thứ nhì, Nagasaki. Ashworth quyết định rằng nếu mục tiêu bị che khuất nữa họ sẽ tiếp cận bằng ra-đa, nhưng mây tách ra vào phút cuối trên bầu trời Nagasaki cho phép họ nhắm mục tiêu như mệnh lệnh. Fat Man được thả vào khu thung lũng công nhiệp của thành phố, giữa hãng Thép Mitsubishi và các Công xưởng Quân đội ở phía nam và Công xưởng Quân khí Mitsubishi-Urakami ở phía bắc. Vụ nổ có sức công phá tương đương 21 nghìn tấn TNT, tương đương với vụ nổ Trinity, nhưng giới hạn ở Thung lũng Urakami, và phần lớn thành phố được bảo vệ bởi các quả đồi ngăn cách. Khoảng 44% thành phố bị hủy diệt; 35 nghìn người bị giết và 60 nghìn bị thương. Groves trông đợi các nhà máy sẽ có thêm một quả bom nữa sẵn sàng vào 19 tháng 8, ba quả nữa vào tháng 9 và ba quả khác vào tháng 10. 2 bộ linh kiện cho Fat Man đã sẵn sàng. Một lõi thứ ba được đặt lịch rời Sân bay Kirtland tới Tinian vào ngày 12 tháng 8. Robert Bacher đóng gói nó lại ở Nhà Băng tại Los Alamos khi ông nhận được tin rằng Nhật Bản đã bắt đầu thương lượng đầu hàng. Groves ra lệnh ngừng vận chuyển bom. Ngày 11 tháng 8, ông gọi điện cho Warren, ra lệnh tổ chức một đội khảo sát để báo cáo về sức tàn phá và phóng xạ ở Hiroshima và Nagasaki. Một nhóm trang bị máy đếm Geiger xách tay đến Hiroshima 8 tháng 9 dẫn đầu bởi Farrell và Warren, với Chuẩn đô đốc Nhật Masao Tsuzuki làm người phiên dịch. Họ ở lại Hiroshima tới ngày 14 và sau đó khảo sát Nagasaki từ 19 tháng 9 tới 8 tháng 10. Nhóm này cùng các đơn vị khoa học khác tới Nhật sau đó sẽ cũng cấp những dữ liệu khoa học và lịch sử quan trọng. Tính cần thiết ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi kéo dài trong giới học giả và dư luận. Một số người đặt câu hỏi liệu một thứ "ngoại giao nguyên tử" (đe dọa thay vì ném thật) có đạt được cùng mục đích hay không và tranh cãi liệu các vụ ném bom hay là việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn khiến cho Nhật Bản đầu hàng. == Sau chiến tranh == Nhìn thấy công việc mà họ từng không hiểu trước kia thực sự tạo ra những quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản khiến nhiều công nhân của dự án Manhattan hết sức ngỡ ngàng, không kém gì phần còn lại của thế giới; những tờ báo ở Oak Ridge thông báo vụ ném bom Hiroshima bán chạy với giá 1 đô la (tức 13 đô la năm 2017). Trong lúc chuẩn bị ném bom, Groves cho Henry DeWolf Smyth chuẩn bị một tài liệu lịch sử cho công chúng. Tài liệu này, thường được biết đến dưới tên Báo cáo Smyth, có tên chính thức là "Năng lượng Nguyên tử cho Mục đích Quân sự", được phát hành rộng rãi vào 12 tháng 8 năm 1945. Groves và Nichols trao Huy chương "E" Hải-Lục quân ("E" là viết tắt của "Excellence") cho các nhà thầu chính mà trước đó việc họ tham gia vào dự án là bí mật. Trên 20 Huy chương Công trạng Tổng thống (vinh dự dân sự cao nhất bấy giờ) được trao cho các nhà thầu và nhà khoa học chủ chốt, bao gồm Bush và Oppenheimer. Các viên chức quân sự nhận huy chương "Legion of Merit", bao gồm chỉ huy phân đội nữ binh, Đại úy Arlene G. Scheidenhelm. Tại Hanford, việc sản xuất plutoni đình trệ do các Lò phản ứng B, D và F kiệt quệ, nhiễm neutron từ các sản phẩm phân hạch và các chất điều hòa graphite nở ra theo Hiệu ứng Wigner. Việc nở phồng này làm tổn hại các ống tích điện nơi urani phát xạ để tạo plutoni, khiến cho chúng trở nên vô dụng. Để duy trì nguồn cung cho các bộ khởi động cầu gai, việc sản xuất bị rút bớt và đơn vị cũ nhất, cột B, bị đóng cửa để ít nhất một lò phản ứng có thể sử dụng trong tương lai. Việc nghiên cứu tiếp tục, với DuPont và Phòng thí nghiệm Luyện kim phát triển một quá trình tách dung môi oxy hóa-khử như một kĩ thuật tách plutoni thay thế cho quá trình bismuth phosphate vốn để lại urani không dùng tới trong một trạng thái khó khôi phục. Việc nghiên cứu chế tạo bom được tiến hành bởi phân khu Z, đặt tên theo giám đốc của nó là tiến sĩ Jerrold R. Zacharias từ Los Alamos. Phân khu Z ban đầu đặt ở Sân bay Wendover nhưng về sau dời tới Sân bay Oxnard, New Mexico vào tháng 9 năm 1945 để gần Los Alamos hơn, đánh dấu sự hình thành Căn cứ Sandia. Gần đó, Sân bay Kirtland được sử dụng làm căn cứ B-29 để kiểm tra việc thả bom và tính tương thích máy bay. Đến tháng 10, tất cả nhân viên và thiết bị ở Wendover được chuyển tới Sandia. Khi các sĩ quan dự bị giải ngũ, khoảng 50 sĩ quan thường trực lấp vào chỗ trống. Nichols đề xuất rằng các đường S-50 và Alpha ở Y-12 cần phải đóng cửa, và điều này diễn ra vào tháng 9. Mặc dù vận hành tốt hơn bao giờ hết, các đường Alpha không thể nào cạnh tranh với K-25 và mới hơn là K-27 mới bắt đầu vận hành từ tháng 1 năm 1946. Tháng 12, nhà máy Y-12 đóng cửa, giảm danh sách bảng lương ở Tennessee Eastman từ 8600 xuống 1500 người và tiết kiệm 2 triệu đô la mỗi tháng. Không ở đâu việc giải ngũ gây đau đầu như ở Los Alamos, nơi nhiều tài năng bỏ đi trong khi nhiều vấn đề còn đó. Những quả bom ở Hirsoshima như những miếng ghép từ phòng thí nghiệm; cần nhiều công sức để chúng an toàn hơn, đơn giản hơn và đáng tin cậy hơn. Các thiết bị nổ sập cần phát triển cho urani thay cho phương pháp dạng súng lãng phí, và nhân kết hợp urani-plutoni cần thiết bởi vì nguồn cung plutoni bị thiếu do vấn đề lò phản ứng. Tuy nhiên, tương lai bất định của phòng thí nghiệm khiến khó mà thu hút người ta ở lại, chưa kể một số người phản đối sử dụng bom hạt nhân như vũ khí hủy diệt. Oppenheimer quay lại công việc ở Đại học California và Groves bổ nhiệm Norris Bradburry làm người thay thế tạm quyền. Trên thực tế, Bradbury giữ vị trí này trong suốt 25 năm sau đó. Groves tìm cách với đối phó với sự bất mãn về tiện nghi thiếu thốn bằng một chương trình xây dựng bao gồm nguồn cấp nước cải tiến, ba trăm ngôi nhà, và các cơ sở giải trí. Hai vụ kích hoạt Fat Man được tiến hành ở Đảo san hô vòng Bikini vào tháng 7 năm 1946 như một phần của Chiến dịch Crossroads nhằm xem xét ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân đối với tàu chiến. Quả bom Able được kích hoạt vào ngày 1 tháng 7 năm 1946, trong khi Baker với kết quả thành công hơn được kích hoạt dưới mặt nước vào ngày 25 tháng 7. Sau các vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki, một số những nhà vật lý thuộc Dự án Manhattan lập nên "Tập san các nhà khoa học nguyên tử", một ấn bản xuất hiện như một biện pháp khẩn cấp để tạo nên một chương trình giáo dục tức thời về vũ khí hạt nhân, sau này trở thành một tạp chí cổ vũ cho việc kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế. Đối mặt trước sức hủy diệt của loại vũ khí mới và tiên liệu về chạy đua vũ trang hạt nhân một số thành viên dự án bao gồm Bohr, Bush và Conant bày tỏ quan điểm cần thiết phải đạt thỏa thuận quốc tế về kiểm soát nghiên cứu hạt nhân và chế tạo vũ khí hạt nhân. Kế hoạch Baruch, tiết lộ trong một diễn văn tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Liên Hợp Quốc mới thành lập vào tháng 6 năm 1946, đề xuất thành lập một thể chế phát triển năng lượng nguyên tử quốc tế, nhưng không được chấp nhận. Theo sau một cuộc tranh cãi trong nước về việc quản lý chương trình hạt nhân, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ (AEC) được tạo ra theo Đạo luật Năng lượng Nguyên tử năm 1946 để nắm quyền kiểm soát việc vận hành và các tài sản của Dự án Manhattan. Nó thiết lập quyền kiểm soát dân sự lên việc phát triển nguyên tử, và tách rời việc phát triển, sản xuất và kiểm soát vũ khí nguyên tử khỏi quân đội. Các khía cạnh quân sự của dự án được trao cho Dự án Vũ khí Đặc biệt Các lực lượng Vũ trang (AFSWP). Mặc dù dự án Manhattan ngừng tồn tại vào ngày 31 tháng 12 năm 1946, Khu vực Công trình Manhattan vẫn còn hoạt động cho tới khi bị giải thể vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. == Chi phí == Chi tiêu của dự án tới ngày 1 tháng 10 năm 1945 là 1,845 tỷ đô la, tương đương với 9 ngày chi tiêu thời chiến với tốc độ chi tiêu vào tháng 8 năm 1945 của Hoa Kỳ, và đạt 2,191 tỉ khi AEC nắm quyền vào 1 tháng 1 năm 1947. Tổng ngân sách phân bổ là 2,4 tỷ đô la. Trên 90% chi phí trên là dành cho xây dựng các nhà máy và sản xuất vật liệu phân hạch, chỉ dưới 10% là cho phát triển và sản xuất vũ khí. Với tổng cộng bốn thiết bị vũ khí được sản xuất tính đến cuối năm 1945(thiết bị Trinity, Little Boy, Fat Man, và một quả bom chưa sử dụng), giá trung bình cho mỗi quả bom lên tới 500 triệu đô la giá đương thời. Để so sánh, tổng chi phí dự án tính đến cuối năm 1945 bằng khoảng 90% chi phí sản xuất các loại vũ khí cỡ nhỏ của Hoa Kỳ (không tính đạn dược) và 34% tổng chi phí vào xe tăng cùng giai đoạn đó. == Di sản == Ảnh hưởng chính trị và văn hóa của việc phát triển vũ khí hạt nhân hết sức sâu rộng. William Laurence của tờ New York Times, người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Kỷ nguyên Nguyên tử", đã trở thành thông tín viên chính thức cho dự án Manhattan vào tháng 6 năm 1945. Được phép chứng kiến vụ thử Trinity và vụ ném bom Nagasaki, Laurence viết bài tường thuật cho các sự kiện này và sau đó viết một loạt báo bàn về tính chất tiềm năng của vũ khí hạt nhân dẫn đến nhận thức công chúng rộng rãi về loại vũ khí mới này. Dự án Manhattan thời chiến để lại một di sản dưới dạng một mạng lưới những phòng thí nghiệm quốc gia: Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne và Phòng thí nghiệm Ames. Hai phòng thí nghiệm khác được Groves lập ra sau cuộc chiến, Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven ở Upton, New York và Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở Albuquerque, New Mexico. Groves dành 72 triệu đô la cho các phòng thí nghiệm này cho các hoạt động nghiên cứu trong năm tài khóa 1946-1947. Chúng sẽ là đội tiên phong cho loại dự án đại quy mô mà Alvin Weinberg, giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, sau này gọi là "Khoa học Lớn" (Big Science). Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân từ lâu đã quan tâm tới triển vọng sử dụng năng lượng hạt nhân làm động cơ chiến hạm, và tìm cách tạo ra dự án hạt nhân của riêng mình. Tháng 5 năm 1946, Nimitz, bấy giờ đã thăng chức Tham mưu trưởng Hải quân, quyết định rằng hải quân nên làm việc cùng với dự án Manhattan. Một nhóm sĩ quan hải quân được chỉ định tới Oak Ridge, trong đó cấp cao nhất là Đại tá hải quân Hyman G. Rickover, người trở thành trợ lý giám đốc ở đây. Họ tiến hành nghiên cứu năng lượng hạt nhân, dựng nên nền tảng của một nền hải quân bằng năng lượng hạt nhân. Một nhóm tương tự của Không quân đến Oak Ridge vào tháng 9 năm 1946 với mục tiêu phát triển chiến đấu cơ hạt nhân. Dự án Năng lượng Nguyên tử cho Động cơ Máy bay (NEPA) mắc những khó khăn kĩ thuật gai góc và cuối cùng bị hủy bỏ. Năng lực của các lò phản ứng mới tạo ra những đồng vị phóng xạ với số lượng chưa từng thấy trước đó tạo nên một cuộc cách mạng trong y học hạt nhân trong những năm đầu hậu chiến. Bắt đầu từ năm 1946, Oak Ridge bắt đầu phân phối các đồng vị phóng xạ tới các bệnh viện và trường đại học. Hầu hết đơn hàng là iôt 131 và phôtpho 32 dùng trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Ngoài y học, đồng vị cũng dùng trong nghiên cứu sinh học, công nghiệp và nông nghiệp. Các nghiên cứu của Dự án cũng dẫn tới các phát minh, cải tiến kỹ thuật không ngờ tới trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như việc phát triển máy tính điện tử. Khi trao quyền kiểm soát lại cho Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, Groves gửi lời tạm biệt các đồng sự trong dự án: 5 năm trước, ý tưởng về Năng lượng Nguyên tử chỉ là một giấc mơ. Các bạn đã biến giấc mơ đó thành hiện thực. Các bạn đã nắm lấy những ý tưởng mờ mịt nhất và diễn giải chúng thành điều kiện thực tế. Các bạn đã xây nên những thành phố chưa ai từng biết đến trước kia. Các bạn đã xây dựng những nhà máy công nghiệp với quy mô và độ chính xác mà trước đây dường như bất khả thi. Các bạn đã xây dựng thứ vũ khí chấm dứt Chiến tranh và do đó cứu vô số sinh mạng người Mỹ. Xét tới những ứng dụng thời bình, các bạn đã vén lên bức màn về những viễn cảnh cho một thế giới mới. == Xem thêm == Dự án vũ khí hạt nhân của Liên Xô Operation Ivy == Chú thích == == Trích dẫn == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == “U.S. Department of Energy, OSTI, R&D Accomplishments: The Manhattan Project”. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013. “U.S. Department of Energy, OSTI, R&D Accomplishments: The Manhattan Project—Its Story: Background, Establishment, Operations, Immediate Influences, and Long-term Influences”. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013. Project “Alsos Digital Library for Nuclear Issues”. Washington and Lee University. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011. “The Atomic Bomb and the End of World War II, A Collection of Primary Sources”. George Washington University. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011. “Atomic Heritage Foundation”. Atomic Heritage Foundation. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011. “History Center: Los Alamos National Laboratory”. Los Alamos National Laboratory. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011. “History of Oak Ridge National Laboratory”. Oak Ridge National Laboratory. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011. Manhattan Project Talks dùng cho nghiên cứu tại Gustavus Adolphus College and Lutheran Church Archives.
vàng(iii) oxit.txt
Vàng (III) oxit là một trong những oxit ổn định nhất của vàng với công thức hoá học Au2O3 == Tính chất == === Vật lý === Nó có màu đổ nâu và có thể phân huỷ ở 160 °C: 2 Au2O3 → 4 Au + 3 O2 === Hoá học === Dạng ngậm nước của nó có tính axit yếu và hoà tan trong kiềm đậm đặc tạo thành muối. == Điều chế == Vàng(III) oxit khan có thể đuọc điều chế bằng cách nung nóng vàng (III) oxit ngậm nước với axit pecloric và peclorat kim loại kiềm trong một ống thạch anh kín ở nhiệt độ 250 °C và áp suất 30 MPa. == Tham khảo ==
boston.txt
Boston (phát âm tiếng Anh: /ˈbɒstən/) là thủ phủ và thành phố lớn nhất của Thịnh vượng chung Massachusetts tại Hoa Kỳ. Boston cũng đóng vai trò là quận lỵ của quận Suffolk. Boston là thành phố lớn nhất tại khu vực New England, thị khu có diện tích 48 dặm vuông Anh (124 km2), và dân số theo ước tính năm 2014 là 645.966, là thành phố đông dân thứ 24 tại Hoa Kỳ. Thành phố là trung tâm của một khu vực đại đô thị lớn hơn đáng kể mang tên Đại Boston- nơi sinh sống của 4,5 triệu người và là khu vực đại đô thị lớn thứ mười toàn quốc. Boston nằm trong số những thành phố cổ nhất tại Hoa Kỳ, những người thực dân Thanh giáo từ Anh thành lập Boston trên bán đảo Shawmut vào năm 1630. Thành phố là nơi diễn ra một số sự kiện trọng đại trong Cách mạng Mỹ. Sau khi Hoa Kỳ giành độc lập từ Đế quốc Anh, thành phố tiếp tục là một bến cảng quan trọng và trung tâm sản xuất, cũng như là một trung tâm giáo dục và văn hóa. Thông qua cải tạo đất và hợp nhất, Boston được mở rộng ra ngoài phạm vi bán đảo ban đầu. Lịch sử phong phú giúp Boston thu hút nhiều du khách, chỉ riêng Faneuil Hall đã thu hút trên 20 triệu du khách. Việc có nhiều học viện và đại học trong khu vực giúp Boston trở thành một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế, thành phố được cho là một nơi lãnh đạo thế giới về sáng kiến. Nền tảng kinh tế của Boston cũng bao gồm cả tài chính, các dịch vụ chuyên viên và kinh doanh, và các hoạt động chính phủ. == Lịch sử == Những người định cư gốc Âu ban đầu tại Boston trước tiên gọi khu vực là Trimountaine (theo "ba núi" trong khu vực khi đó) song sau đó đổi tên thành Boston theo đô thị Boston tại Anh, vốn là nơi xuất thân của một số người thực dân xuất chúng. Những người thực dân Thanh giáo từ Anh đổi tên khu định cư vào ngày 7 tháng 9 năm 1630 (lịch Julius), họ chuyển đến từ Charlestown nhằm tìm nước ngọt. Khu định cư của họ ban đầu giới hạn trong bán đảo Shawmut, đương thời được vịnh Massachusetts và sông Charles bao quanh và kết nối với đại lục qua một eo đất hẹp. Theo nghiên cứu, bán đảo có người định cư sớm nhất là từ 5000 TCN. Năm 1629, thống đốc đầu tiên của Thuộc địa vịnh Massachusetts là John Winthrop lãnh đạo việc ký kết Hiệp định Cambridge, một văn kiện thành lập quan trọng của thành phố. Những luân lý Thanh giáo và sự tập trung của họ cho giáo dục ảnh hưởng đến lịch sử ban đầu của thành phố; trường học công lập đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại Boston vào năm 1635. Trong 130 năm sau đó, thành phố tham dự vào các cuộc chiến với người Pháp và người da đỏ, cho đến khi Anh Quốc đánh bại người Pháp và các đồng minh bản địa của họ tại Bắc Mỹ. Boston là đô thị lớn nhất tại các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ cho đến khi bị Philadelphia vượt qua vào giữa thế kỷ 18. Nhiều sự kiện mang tính quyết định trong Cách mạng Mỹ; như Tàn sát Boston, Trà hội Boston, "đi đêm" của Paul Revere, các trận chiến Lexington và Concord và Bunker Hill, bao vây Boston, xảy ra tại hoặc gần Boston. Sau Cách mạng, truyền thống hàng hải lâu dài của Boston giúp thành phố trở thành một trong những bến cảng quốc tế thịnh vượng nhất trên thế giới, các mặt hàng đặc biệt quan trọng là rum, cá, muối, và thuốc lá. Đạo luật Cấm vận 1807 được thông qua trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, và Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc năm 1812 khiến hoạt động cảng của Boston suy giảm đáng kể. Mặc dù ngoại thương hồi phục sau chiến sự, song trong thời gian quá độ này các thương nhân của Boston tìm được giải pháp thay thế cho đầu tư tư bản của họ. Sản xuất trở thành một thành phần quan trọng trong kinh tế thành phố, và đến giữa thế kỷ 19, tầm quan trọng kinh tế của khu vực sản xuất công nghiệp vượt qua mậu dịch quốc tế. Cho đến đầu thế kỷ 20, Boston duy trì vị thế là một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất toàn quốc và trở nên nổi tiếng với ngành sản xuất hàng may mặc và công nghiệp hàng da thuộc. Một mạng lưới các sông nhỏ tiếp giáp với thành phố và liên kết nó với các khu vực xung quanh, việc vận chuyển bằng đường thủy trở nên thuận tiện và dẫn đến số nhà máy tăng nhanh. Sau đó, một mạng lưới đường sắt dày đặc xúc tiến công nghiệp và thương nghiệp của khu vực. Trong giai đoạn này, Boston cũng phát triển mạnh về văn hóa, được ca tụng vì sinh hoạt văn học thăng hoa và bảo trợ hào phóng cho nghệ thuật, với việc những thành viên của các gia tộc Boston cổ—cuối cùng được gán danh hiệu Boston Brahmin—tiến đến việc được xem là tầng lớp tinh hoa về xã hội và văn hóa của quốc gia. Boston cũng trở thành một trung tâm của phong trào bãi nô. Năm 1822, các thị dân Boston bỏ phiếu ủng hộ đổi tên chính thức từ "the Town of Boston" sang "the City of Boston", và đến ngày 4 tháng 3 năm 1822, nhân dân Boston chấp thuận đặc quyền hợp thành tổ chức thành phố. Vào thời điểm Boston được trao tình trạng thành phố, dân số thành phố là 46.226, còn diện tích thành phố chỉ có 4,7 dặm vuông Anh (12 km2). Trong thập niên 1820, dân số Boston tăng trưởng nhanh chóng, và thành phần dân tộc của thành phố biến đổi đột ngột khi có các làn sóng người châu Âu nhập cư đầu tiên (sau khi độc lập). Những người Ireland nhập cư chiếm ưu thế trong làn sóng di dân vào giai đoạn này, đặc biệt là sau nạn đói khoai tây Ireland; đến năm 1850, có khoảng 35.000 người Ireland sống tại Boston. Trong nửa cuối của thế kỷ 19, số người Ireland, Đức, Liban, Syria và các sắc dân khác định cư tại Boston ngày càng tăng. Đến cuối thế kỷ 19, các khu phố lõi của Bostan trở thành những khu biệt lập của những người nhập cư khác biệt về dân tộc—những người Ý sống tại North End, người Ireland chiếm ưu thế tại South Boston và Charlestown, và người Do Thái từ Nga sống tại West End. Những người nhập cư Ireland và Ý đem theo Công giáo La Mã, và hiện nay giáo hội này là cộng đồng tôn giáo lớn nhất của Boston, và từ đầu thế kỷ 20, người Ireland đóng một vai trò lớn trong chính trị Boston- các nhân vật xuất chúng gồm có Gia tộc Kennedy, Tip O'Neill, và John F. Fitzgerald. Từ năm 1631 đến năm 1890, diện tích của Boston tăng gấp ba lần thông qua cải tạo đất bằng cách lấp các đầm lầy, bãi bùn, và khoảng trống giữa các khu bến cảng dọc theo bờ biển. Nỗ lực cải tạo lớn nhất diễn ra vào thế kỷ 19; bắt đầu vào năm 1807, phần đỉnh của Beacon Hill được sử dụng để lấp một hồ chứa 50-acre (20 ha) mà sau này trở thành khu vực Haymarket. Các dự án cải tạo vào giữa thế kỷ tạo nên các bộ phận quan trọng của những khu vực South End, West End, Financial District, và phố Trung Hoa. Sau Đại hỏa hoạn Boston năm 1872, các công nhân sử dụng gạch vụn từ những công trình kiến trúc để đổ dọc theo bờ biển/sông của khu trung tâm. Từ giữa đến cuối thế kỷ 19, các công nhân lấp được gần 600 acres (2,4 km²) vùng đầm lầy nhiễm mặn của sông Charles ở phía tây của Boston Common bằng sỏi đưa đến bằng tàu hỏa từ các đồi của Needham Heights. Thành phố sáp nhập các đô thị lân cận: South Boston (1804), East Boston (1836), Roxbury (1868), Dorchester (1870), Brighton (1874), West Roxbury (1874), Charlestown (1874), và Hyde Park (1912). Các đề xuất khác về việc sáp nhập Brookline, Cambridge, và Chelsea, không thành công. Đến đầu và giữa thế kỷ 20, thành phố trải qua suy tàn do các nhà máy trở nên cũ nát và lạc hậu, và các doanh nghiệp chuyển ra khỏi khu vực vì giá lao động ở những nơi khác rẻ hơn. Boston đối phó bằng các dự án hồi phục đô thị khác nhau theo chỉ đạo của Cục Tái thiết Boston (BRA), thể chế được thành lập vào năm 1957. Năm 1958, BRA bắt đầu dự án nhằm cải tạo khu phố West End có tính lịch sử. Hành động phá hủy trên quy mô lớn gặp phải phản đối dữ dội của công chúng. BRA sau đó tái thẩm định cách tiếp cận của họ đối với cải tạo đô thị trong những dự án tương lai, kể cả việc xây dựng Trung tâm Chính phủ. Năm 1965, Trung tâm Y tế Columbia Point tại khu phố Dorchester trở thành trung tâm y tế cộng đồng đầu tiên tại Hoa Kỳ được mở cửa. Trung tâm y tế này vẫn hoạt động và đến năm 1990 thì trở thành Trung tâm y tế cộng đồng Geiger-Gibson. Khu liên hiệp Columbia Point được tái thiết và phục hưng thành một cộng đồng thu nhập hỗn hợp mang tên Harbor Point Apartments từ năm 1984 đến năm 1990. Đến thập niên 1970, kinh tế thành phố bùng nổ sau 30 suy sụp. Một lượng lớn nhà cao tầng được xât dựng tại Financial District và tại Back Bay của Boston trong giai đoạn này. Sự bùng nổ này tiếp tục cho đến giữa thập niên 1980. Thành phố trải qua xung đột khởi đầu từ năm 1974 do các "xe buýt phế trừ cách ly chủng tộc", dẫn đến náo động và bạo lực quanh các trường công trong suốt thập niên 1970. Boston là một trung tâm tri thức, công nghệ, và chính trị song để mất một số thể chế khu vực quan trọng, trong đó có việc The New York Times mua lại The Boston Globe by, và để mất các thể chế tài chính địa phương thông qua sáp nhập và mua lại, như FleetBoston Financial bị Bank of America có trụ sở tại Charlotte mua lại vào năm 2004. Các chuỗi cửa hàng bách hóa đặt cơ sở tại Boston là Jordan Marsh và Filene's đều hợp nhất với Macy's có trụ sở tại Cincinnati. Boston trải qua thượng lưu hóa vào nửa cuối thế kỷ 20, với giá nhà ở tăng mạnh từ thập niên 1990. Chi phí sinh hoạt gia tăng, và Boston trở thành một trong những nơi có giá cả sinh hoạt cao nhất tại Hoa Kỳ, Bất chấp vấn đề chi phí sinh hoạt, Boston vẫn xếp ở thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng dễ sống, xếp thứ 36 toàn cầu về chất lượng sinh hoạt 2011 trong một khảo sát đối với 221 thành phố lớn. Tháng 4 năm 2013, hai quả bom phát nổ trong khuôn khổ Marathon Boston, khiến ba người thiệt mạng và 264 người bị thương. == Địa lý == Boston có diện tích 89,6 dặm vuông Anh (232,1 km2)—48,4 dặm vuông Anh (125,4 km2) (54,0%) đất liền và 41,2 dặm vuông Anh (106,7 km2) (46,0%) mặt nước—và là thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ ba toàn quốc. Độ cao chính thức của thành phố, đo tại sân bay quốc tế Logan, là 19 ft (5,8 m) trên mực nước biển. Đỉnh cao nhất của Boston là Bellevue Hill với cao độ 330 foot (100 m) trên mực nước biển, và điểm thấp nhất là mực nước biển. Boston nằm sát Đại Tây Dương, và là thủ phủ bang duy nhất tại Hoa Kỳ liền kề có đường bờ biển. Bao quanh Boston là khu vực "Đại Boston", liền kề Boston là các thành thị Winthrop, Revere, Chelsea, Everett, Somerville, Cambridge, Newton, Brookline, Needham, Dedham, Canton, Milton, và Quincy. Sông Charles tách Boston khỏi Watertown và phần lớn Cambridge, và phần lớn Boston với khu phố Charlestown của thành phố. Ở phía đông là cảng Boston và khu bảo tồn quốc gia các đảo cảng Boston. Sông Neponset tạo thành ranh giới giữa các khu phố phía nam của Boston với thành phố Quincy và thị trấn Milton. Sông Mystic tách biệt Charlestown với Chelsea và Everett, và suối Chelsea cùng cảng Boston tách biệt East Boston khỏi Boston bản thổ. Nguồn cung cấp nước của thành phố là các hồ chứa Quabbin và Wachusett ở phía tây, là một trong số rất ít các nguồn nước trong đến mức đạt tiêu chuẩn chất lượng liên bang mà không cần phải lọc. === Khí hậu === Boston có khí hậu lục địa với một số ảnh hưởng từ hải dương, thành phố nằm trong đới chuyển tiếp giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa) sang khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dfa), Mùa hè có đặc trưng là ấm đến nóng, và ẩm, trong khi vào mùa đông dao động giữa các giai đoạn mưa lạnh và tuyết, với nhiệt độ lạnh. Mùa xuân và mùa thu thường ôn hòa, các điều kiện khác nhau phụ thuộc vào hướng gió và vị trí luồng khí cao tốc. Mô hình gió phổ biến là thổi từ đất liền làm giảm đến mức tối thiểu ảnh hưởng từ Đại Tây Dương. Do có vị trí nằm ven biển, nhiệt độ tại Boston được điều hòa, song khiến cho thành phố rất dễ chịu ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết Nor'easter vốn có thể sinh ra lượng tuyết và mưa lớn. Thành phố có lượng giáng thủy hàng năm là 43,8 inch (1.110 mm), với 43,8 inch (111 cm) tuyết rơi mỗi mùa. Tuyết rơi nhiều hơn đột ngột khi đi vào vùng nội lục xa thành phố (đặc biệt là ở phía bắc và phía tây thành phố)- xa khỏi ảnh hưởng điều hòa của đại dương. Hầu hết tuyết xuất hiện từ tháng 12 sang tháng 3, do hầu hết các năm không đo được tuyết trong tháng 4 và tháng 11, và tuyết hiếm khi rơi vào tháng 5 và tháng 10. Sương mù là hiện tượng khá phổ biển, đặc biệt là trong mùa xuân và đầu mùa hè, và các cơn bão nhiệt đới có thể đe dọa đến khu vực, đặc biệt là vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Do nằm ven Bắc Đại Tây Dương, thành phố thường nhận gió biển, đặc biệt là vào cuối mùa xuân, khi nhiệt độ nước biển khá lạnh và nhiệt độ vùng bờ biển có thể lạnh hơn 20 °F (11 °C) so với một vùng nội lục cách đó vài dặm, đôi khi duy trì cách biệt đó đến gần trưa. Dông xảy ra từ tháng 5 đến tháng 9, thỉnh thoảng có tác động nghiêm trọng với mưa đá lớn, gió gây thiệt hại và mưa như trút. Mặc dù khu trung tâm Boston chưa từng chịu ảnh hưởng từ một lốc xoáy dữ dội, song thành phố từng nhận nhiều cảnh báo lốc xoáy. Các cơn bão gây thiệt hại phổ biến hơn ở các khu vực phía bắc, tây và tây bắc của thành phố. == Nhân khẩu == Năm 2010, theo ước tính Boston có 617.594 dân cư sống trong 272.481 đơn vị nhà ở— dân số tăng trưởng 5% so với năm 2000. Có khoảng 1,2 triệu người có thể ở bên trong giới hạn hành chính của Boston trong những giờ làm việc, và có đến 2 triệu người trong những sự kiện đặc biệt. Sự dao động nhân dân này là do có hàng trăm nghìn dân cư ngoại ô đến thành phố để làm việc, giáo dục, chăm sóc y tế và trong các sự kiện đặc biệt. Trong thành phố, 21,9% dân số từ 19 trở xuống, 14,3% từ 20 đến 24, 33,2% từ 25 đến 44, 20,4% từ 45 đến 64, và 10,1% từ 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình của dân cư Boston là 30,8 tuổi. Tỷ suất giới tính là 92 nam/100 nữ; tỷ suất trong nhóm tuổi từ 18 trở lên là 89,9 nam/100 nữ. Boston có 252.699 hộ, trong đó 20,4% có thiếu nhi dưới 18 sống cùng, 25,5% là cặp đôi đã kết hôn chung sống, 16,3% có một chủ hộ là nữ giới không có chồng, và 54,0% không phải là gia đình. 37,1% tổng số hộ được tạo thành từ các cá nhân và 9,0% có người từ 65 tuổi trở lên sống một mình. Quy mô thành viên trung bình trong một hộ là 2,26 và quy mô thành viên trung bình trong gia đình là 3,08. Năm 1950, người da trắng chiếm 94,7% dân số Boston. Từ thập niên 1950 đến cuối thế kỷ 20, tỷ lệ người da trắng phi Hispanic, tức không có nguồn gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia, trong thành phố suy giảm; năm 2000, người da trắng phi Hispanic chiếm 49,5% dân số thành phố, khiến Boston lần đầu tiên trở thành đô thị mà các nhóm người thiểu số chiếm đa số. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thành phố trải qua thượng lưu hóa đáng kể, trong đó những người da trắng giàu có chuyển đến các khu vực trước đây không phải là khu người da trắng. Năm 2006, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính rằng số người da trắng phi Hispanic lại tạo thành một đa số nhỏ. Tuy nhiên, vào năm 2010, một phần là do phá sản nhà ở, cũng như gia tăng các nỗ lực nhằm thúc đẩy có nhiều nhà ở giá rẻ hơn, dân số thiểu số phục hồi. Người gốc Ireland tạo thành dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong thành phố, chiếm 15,8% dân số, tiếp theo là người Ý với 8,3%. Người có tổ tiên Tây Ấn là một nhóm lớn khác, chiếm 6,0%, khoảng một nửa trong số họ có tổ tiên Haiti. Một số khu phố, như Dorchester, tiếp nhận một dòng người gốc Việt nhập cư trong những thập niên gần đây. Các khu phố như Jamaica Plain và Roslindale chứng kiến hiện tượng số lượng người Dominica tăng lên. Thành phố có số lượng người Do Thái đáng kể, theo ước tính có 25.000 người Do Thái trong thành phố và 227.000 trong khu vực đại đô thị Boston; số lượng giáo đoàn Do Thái tại Boston được ước tính là 22. Các cộng đồng lân cận Boston là Brookline và Newton đều có xấp cỉ một phân dân số là người Do Thái. Boston, đặc biệt là khu phố East Boston, có một cộng đồng Hispanic đáng kể. Người Hispanic tại Boston hầu hết là người Puerto Rico (30.506 hay 4,9% tổng dân số thành phố), Dominica (25.648 hay 4,2%), El Salvador (10.850 hay 1,8%), Colombia (6.649 hay 1,1%) và Guatemala (4.451 hay 0,7%). Trong Đại Boston, số lượng người Hispanic tăng trưởng đáng kể với số người Puerto Rico là trên 175.000, người Dominica trên 95.000, người El Salvador trên 40.000, người Guatemala trên 31.000 và người Colombia trên 22.000. Giống như nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ, tội phạm bạo lực tại Boston giảm mạnh kể từ đầu thập niên 1990. Tỷ lệ tội phạm thấp của Boston kể từ thập niên 1990 được cho là nhờ sự cộng tác của cục Cảnh sát Boston với các tổ chức khu phố và giáo khu nhằm ngăn ngừa thanh niên tham gia các băng nhóm, cũng như đóng góp của các văn phòng công tố viên Hoa Kỳ và công tố viên quận. Điều này góp phần dẫn đến điều được gọi là "kì tích Boston", số vụ giết người trong thành phố giảm từ 152 trong năm 1990 xuống còn 31 vào năm 1999. == Kinh tế == Boston là một thành phố toàn cầu, nằm trong số 30 thành phố hùng mạnh nhất về kinh tế trên thế giới (2012). Kinh tế khu vực đô thị Đại Boston có giá trị 363 tỷ USD, xếp hạng sáu toàn quốc và xếp hạng 12 toàn cầu. Các học viện và đại học tại Boston có tác động đáng kể đến kinh tế khu vực. Boston thu hút trên 350.000 sinh viên bậc đại học từ khắp thế giới, đóng góp trên 4,8 tỷ USD mỗi năm cho kinh tế thành phố. Các trường học trong khu vực là những chủ sử dụng lao động lớn và thu hút các ngành kinh doanh đến thành phố và khu vực xung quanh. Thành phố là nơi đặt trụ sở của một số công ty công nghệ và là một trung tâm về công nghệ sinh học, viện Milken xếp Boston trung tâm khoa học sinh mệnh hàng đầu toàn quốc. Trong các thành phố tại Hoa Kỳ, Boston nhận được kinh phí tuyệt đối cao nhất trong khoản tài trợ hàng năm từ Viện quốc gia về Y tế (2007). Thành phố cũng được cho là có sáng kiến cao độ vì một loạt nguyên nhân như sự hiện diện của giới học viện, tiếp cận tư bản mạo hiểm, và sự hiện diện của nhiều công ty công nghệ cao. Du lịch tạo thành một bộ phận lớn của kinh tế Boston, với 21,2 triệu du khách quốc nội và quốc tế chi tiêu 8,3 tỷ USD trong năm 2011. Do là thủ phủ bang và là nơi đặt trụ sở khu vực của các cơ quan liên bang, pháp luật và chính phủ là thành phần lớn khác trong kinh tế thành phố. Thành phố là một hải cảng lớn dọc theo bờ đông của Hoa Kỳ và là cảng công nghiệp và cảng cá hoạt động liên tục lâu dài nhất tại Tây bán cầu. Các ngành kinh tế quan trọng khác là dịch vụ tài chính, đặc biệt là những quỹ tương hỗ và bảo hiểm. Fidelity Investments có trụ sở tại Boston giúp phổ biến quỹ tương hỗ trong thập niên 1980 và biến Boston thành một trong các thành phố tài chính hàng đầu tại Hoa Kỳ. Thành phố là nơi đặt trụ sở của Santander Bank, và Boston là một trung tâm của các hãng tư bản mạo hiểm. State Street Corporation, chuyên về các dịch vụ quản lý và bảo quản tài sản, đặt trụ sở tại thành phố. Boston là một trung tâm in ấn và xuất bản — Houghton Mifflin đặc trụ sở tại thành phố, cùng với Bedford-St. Martin's Press và Beacon Press. Thành phố có ba trung tâm hội nghị lớn là trung tâm hội nghị Hynes tại Back Bay, và trung tâm thương mại thế giới Seaport và trung tâm hội nghị và triểm lãm Boston tại South Boston Waterfront. Một số công ty lớn đặt trụ sở bên trong Boston hoặc ở lân cận, đặc biệt là dọc đường 128, trung tâm của công nghiệp công nghệ cao trong khu vực. Năm 2006, Boston và khu vực đô thị của mình được xếp hạng là cybercity lớn thứ tư tại Hoa Kỳ với 191.700 công việc công nghệ cao. == Văn hóa == Boston chia sẻ nhiều căn nguyên văn hóa với khu vực New England lớn hơn, trong đó có một phương ngôn trọng âm Đông New England không có âm "r" được gọi là tiếng Anh Boston, và một ẩm thực khu vực với trọng điểm mạnh về hải sản, muối, và các sản phẩm từ sữa. Người Mỹ gốc Ireland có ảnh hưởng lớn trong các thể chế chính trị và tôn giáo của Boston. Boston cũng có tập hợp tân từ riêng của mình, được gọi là tiếng lóng Boston. Một số kịch viện nằm trong hoặc nằm gần Theater District ở phía nam của Boston Common, trong đó có kịch viện Cutler Majestic, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Citi, Kịch viện Colonial, và Kịch viện Orpheum. Symphony Hall là trụ sở của Dàn nhạc giao hưởng Boston, và Dàn nhạc đại chúng Boston, trong khi Boston Ballet biểu diễn tại Nhà hát Opera Boston. Các tổ chức nghệ thuật biểu diễn khác nằm tại thành phố gồm có Boston Lyric Opera, Opera Boston, Boston Baroque (dàn nhạc Baroque thường trực đầu tiên tại Hoa Kỳ), và Handel and Haydn Society (một trong những công ty hợp xướng lâu năm nhất tại Hoa Kỳ). Thành phố là một trung tâm của âm nhạc cổ điển đương đại với một số tổ chức biểu diễn, một vài trong số đó có liên kết với các nhạc viện và đại học của thành phố. Có một số sự kiện lớn được tổ chức thường niên như First Night diễn ra vào đêm đón năm mới, Nhạc hội sơ khởi Boston, Ngày hội nghệ thuật Boston, và các ngày lễ mùa hè của người gốc Ý tại North End nhằm tôn vinh các thánh của Công giáo La Mã. Thành phố là nơi diễn ra một số sự kiện trong giai đoạn ngày Độc lập Hoa Kỳ, trong đó có lễ hội Harborfest kéo dài suốt một tuần và một nhạc hội Pop Boston kém theo pháo hoa bên bờ sông Charles. Boston là một trong những sinh quán của thể loại âm nhạc hardcore punk. Các nhạc sĩ trong khu vực có đóng góp đáng kể cho sân khấu âm nhạc này trong nhiều năm. Các khu phố của thành phố là quê hương của một trong những sân khấu ska làn sóng thứ ba và ska punk trong thập niên 1990, dẫn đầu là các ban nhạc như The Mighty Mighty Bosstones và The Allstonians. Một số câu lạc bộ đêm, như The Channel, Bunnratty's tại Allston, và The Rathskeller, nổi tiếng về biểu diễn của các ban nhạc punk-rock địa phương và các ban nhạc ở xa đến, song các câu lạc bộ này hiện đều đã đóng cửa. Nhiều câu lạc bộ bị san bằng hoặc chuyển đổi trong quá trình thượng lưu hóa gần đây. Do Boston có vai trò nổi bật trong Cách mạng Mỹ, một số địa điểm lịch sử có liên hệ đến giai đoạn này được bảo tồn, chúng là bộ phận của Công viên lịch sử quốc gia Boston. Nhiều địa điểm nằm dọc Freedom Trail, tuyến đường được đánh dấu bằng một tuyến gạch đỏ trên mặt đất. Thành phố cũng có một số bảo tàng nghệ thuật, trong đó có Bảo tàng Mỹ thuật và Bảo tàng Isabella Stewart Gardner. Học viện Nghệ thuật đương đại có trụ sở tại một tòa nhà đương đại do Diller Scofidio + Renfro thiết kế nằm tại Seaport District. Khu trường sở của Đại học Massachusetts Boston tại Columbia Point, sát Bảo tàng John F. Kennedy. Thư viện Boston (một trong những thư viện độc lập lâu năm nhất tại Hoa Kỳ), Bảo tàng Thiếu nhi Boston, Quán Bull & Finch Pub, Bảo tàng Khoa học, và Bể thủy sinh New England nằm trong thành phố. Trong thời kỳ ban đầu, Boston là một trung tâm tôn giáo nổi tiếng. Giáo phận Công giáo La Mã Boston phục vụ gần 300 giáo xứ và có trụ sở tại Nhà thờ lớn Thánh Thập tự (1875) tại South End. Giáo phận Thánh công hội Massachusetts có trụ sở tại Nhà thờ lớn Thánh Phaolô (1819), phục vụ gần 200 giáo đoàn. Hiệp hội Phổ độ nhất thể có trụ sở tại Beacon Hill. Giáo hội Cơ Đốc Khoa học có trụ sở tại Nhà thờ Đức Mẹ (1894) tại Back Bay. Nhà thờ cổ nhất tại Boston là Đệ nhất giáo đường Boston, hình thành vào năm 1630. King's Chapel là nhà thờ Anh giáo đầu tiên tại thành phố, được hình thành vào năm 1686 và được chuyển đổi thành một nhà thờ Nhất thể vào năm 1785. Các nhà thờ khác gồm có Nhà thờ Cơ Đốc (1723), Nhà thờ Ba ngôi (1733), Nhà thờ phố Park (1809), Nhà thờ Cổ Nam (1874), Nhà thờ Cơ Đốc Jubilee và Vương cung thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Mission Hill (1878). == Giáo dục == Các trường Công lập Boston tuyển 57.000 học sinh theo học tại 145 trường, bao gồm cả các trường "khảo nghiệm" có uy tín: Học viện Latin Boston, Trường toàn học & khoa học John D. O'Bryant, và trường Latinh Boston. Trường Latin Boston được thành lập vào năm 1635, là trường trung học công lâu năm nhất tại Hoa Kỳ; trường trung học công lâu năm thứ nhì, và trưởng tiểu học công lâu năm nhất tại Hoa Kỳ cũng nằm tại Boston. Các học sinh trong hệ thống có xuất thân chủng tộc: 35% người da đen hoặc Mỹ gốc Phi, 42% người Hispanic hoặc Latino, 13% người da trắng, và 8% người gốc Á. Thành phố cũng có các trường tư thục, trường dòng, và trường đặc quyền, và có xấp xỉ 3.300 học sinh là người thiểu số theo học tại các trường ngoại ô thông qua tổ chức METCO. Một số đại học nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ nằm trong khu vực đại đô thị Boston. Bốn thành viên của Hiệp hội đại học Hoa Kỳ nằm tại Đại Boston (đứng đầu trong số các khu vực đại đô thị): Đại học Harvard, Học viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Boston, và Đại học Brandeis. Do các hoạt động nghiên cứu được tiến hành trong các đại học này, các bệnh viện, đại học, và viện nghiên cứu tại khu vực Boston nhận được hơn 1,77 tỷ USD trợ cấp của Viện Y tế quốc gia vào năm 2013, cao nhất trong số các khu vực đại đô thị tại Hoa Kỳ. Đại Boston có trên 100 học viện và đại học, với 250.000 sinh viên theo học chỉ tính riêng tại Boston và Cambridge. Các đại học tư thục lớn nhất của Boston gồm có Đại học Boston (cơ quan sử dụng lao động lớn thứ tư của thành phố) với khu trường sở chính đặt tại Đại lộ Commonwealth và một khu trường sở y tế tại South End; Đại học Northeastern tại khu vực Fenway|; Đại học Suffolk gần Beacon Hill, với trường luật và trường kinh doanh; và Học viện Boston nằm vắt qua ranh giới Boston (Brighton)–Newton. Đại học công duy nhất của Boston là Đại học Massachusetts Boston tại Dorchester. Học viện Cộng đồng Roxbury và Học viện Cộng đồng Bunker Hill là hai học viện cộng đồng công lập của thành phố. Các học viện và đại học của Boston sử dụng trên 42.600 người lao động, chiếm gầm 7% lực lượng lao động của thành phố. Boston có một số học viện âm nhạc và nghệ thuật, trong đó có Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Đại học Lesley, Học viện Nghệ thuật Massachusetts, Học viện Nghệ thuật New England, Học viện Nghệ thuật và Thiết kế New England (Đại học Suffolk), và Nhạc viện New England (nhạc viện độc lập lâu năm nhất tại Hoa Kỳ). Các học viện âm nhạc khác gồm có Nhạc viện Boston, Học viện Bảo tàng Mỹ thuật, và Học viện Âm nhạc Berklee- khiến Boston trở thành một thành phố ban trọng đối với nhạc jazz. Một số đại học nằm ngoài ranh giới Boston song có sự hiện diện lớn trong thành phố. Đại học Harvard là đại học lâu năm nhất tại Hoa Kỳ, nằm ven sông Charles thuộc thành phố Cambridge. Các học viện kinh doanh và y tế của Đại học Harvard nằm tại Boston, và có các kế hoạch mở rộng thêm đến khu phố Allston của Boston. Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nguyên nằm tại Boston song chuyển sang bên kia sông thuộc Cambridge vào năm 1916. Đại học Tufts có khu trường sở chính tại phía bắc của thành phố, quản lý các học viện y tế và nha khoa của mình. == Thành phố anh em == Boston có chín thành phố anh em chính thức được công nhận bởi Sister Cities International. Boston có quan hệ hữu nghị chính thcs hoặc hợp tác với thêm ba thành phố. == Ghi chú == == Tham khảo == === Chú thích === === Tổng quát === Bluestone, Barry; Stevenson, Mary Huff (2002). The Boston Renaissance: Race, Space, and Economic Change in an American Metropolis. Russell Sage Foundation. ISBN 978-1-61044-072-1. Bolino, August C. (2012). Men of Massachusetts: Bay State Contributors to American Society. iUniverse. ISBN 978-1-4759-3376-5. Christopher, Paul J. (2006). 50 Plus One Greatest Cities in the World You Should Visit. Encouragement Press, LLC. ISBN 978-1-933766-01-0. Hull, Sarah (2011). The Rough Guide to Boston (ấn bản 6). Penguin. ISBN 978-1-4053-8247-2. Kennedy, Lawrence W. (1994). Planning the City Upon a Hill: Boston Since 1630. University of Massachusetts Press. ISBN 978-0-87023-923-6. Morris, Jerry (2005). The Boston Globe Guide to Boston. Globe Pequot. ISBN 978-0-7627-3430-6. Vorhees, Mara (2009). Lonely Planet Boston City Guide (ấn bản 4). Lonely Planet. ISBN 978-1-74179-178-5. Wechter, Eric B. và đồng nghiệp (2009). Fodor's Boston 2009. Random House Digital, Inc. ISBN 978-1-4000-0699-1. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) == Liên kết ngoài == City's official website Maps of Boston neighborhoods Boston guide organized by square Metro Boston Thought Aggregation & Mass Archiving Project Greater Boston Convention & Visitors Bureau The Boston Historical Society WikiSatellite view of Boston at WikiMapia
bánh pudding.txt
Bánh pudding là một món bánh tráng miệng và còn là một món ăn ngon thông dụng ở các nước phương Tây. Tên gọi pudding được tin là bắt nguồn từ tiếng Pháp boudin, có nguồn gốc từ tiếng Latinh botellus, có nghĩa là "xúc xích nhỏ ", đề cập đến các loại thịt bọc được dùng trong các món tráng miệng ở châu Âu thời Trung Cổ. == Thuật ngữ == Tại Anh và hầu hết các quốc gia trong Khối thịnh vượng chung, pudding được dùng để miêu tả cả các món mặn và món ngọt. Tuy nhiên, trừ khi đủ điều kiện, thuật ngữ này được sử dụng hằng ngày để chỉ một món tráng miệng; ở Anh, "pudding" cũng dùng như từ đồng nghĩa chỉ món tráng miệng. Các loại bánh rất phong phú, có thể làm hầu hết từ tinh bột hoặc từ sữa như bánh pudding gạo, hỗn hợp bánh hấp như bánh pudding xốp đặc dính của Anh có hoặc không có thêm các thành phần như hoa quả khô như bánh pudding Giáng Sinh. Các món ăn thơm ngon bao gồm những loại như bánh pudding Yorkshire, pudding đen, pudding mỡ rắn ở thận bò hoặc cừu, pudding bít tết và thận. Ở Mỹ và Canada, pudding để chỉ đặc trưng cho một loại bánh tráng miệng làm từ sữa ngọt gần giống với loại bánh custard trứng, Bird's Custard hay bánh mousse, thường được sản xuất bằng việc dùng chất gelatin hay tương tự collagen như dòng sản phẩm của nhãn hiệu Jello. Trong Khối thịnh vượng chung, những loại bánh pudding này được gọi là custards (thượng gọi tắt là curd) nếu làm từ trứng, blancmange nếu làm từ tinh bột, và jelly nếu làm từ gelatin. Pudding còn có thể liên quan đến các món khác như bánh mì pudding và bánh gạo pudding, mặc dù những tên gọi này có thể bắt nguồn từ những món ăn của Anh. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Pudding”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Nhà in Đại học Cambridge.
thương hiệu.txt
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry... Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những "vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân". == Nội hàm khái niệm == Có hai khía cạnh gắn với thương hiệu: tâm lý và trải nghiệm. Trải nghiệm về một thương hiệu là tổng hợp tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm mang thương hiệu đó. Khía cạnh tâm lý, hoặc hình ảnh của một thương hiệu, là một kiến tạo biểu tượng được tạo ra trong tâm trí người tiêu dùng và gợi lên tất cả những thông tin và trông đợi gắn với sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu đó. Xây dựng thương hiệu là đề ra và gây dựng được những trông đợi gắn với trải nghiệm thương hiệu, tạo ra được ấn tượng rằng thương hiệu đó gắn với một sản phẩm hoặc dịch vụ với những chất lượng hoặc đặc tính nhất định khiến sản phẩm/dịch vụ đó trở nên độc đáo hoặc duy nhất. Vì thế thương hiệu là một trong những thành tố có giá trị nhất trong chủ đề quảng cáo, vì nó cho thấy nhà sản xuất có thể đem lại gì cho thị trường. Nghệ thuật tạo ra và duy trì thương hiệu được gọi chung là quản lý thương hiệu. Định hướng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất nhắm vào phục vụ thương hiệu chính là tiếp cận thị trường theo lối lồng ghép tổng thể. Nếu biết quản lý thương hiệu một cách thận trọng, cùng với một chiến dịch quảng cáo thông minh, có thể thuyết phục được khách hàng trả giá cao hơn rất nhiều giá thành sản phẩm. Đó là khái niệm tạo ra giá trị. Đó là cách thức vận dụng hình ảnh của sản phẩm làm sao để người tiêu dùng thấy được rằng sản thẩm đó xứng đáng với giá trị mà nhà quảng cáo muốn người tiêu dùng thừa nhận, chứ không phải là giá trị hợp lý của giá thành sản phẩm (nguyên liệu, công, chuyên chở, v.v.). Nhưng giá trị của thương hiệu không chỉ là con số chênh lệch giữa giá bán và giá thành. Nó là tổng hợp những phẩm chất của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Có rất nhiều giá trị phi vật thể trong làm ăn chứ không chỉ là những gì thể hiện được trong bảng hạch toán: kỹ năng của một người công nhân lành nghề, từng loại, từng kiểu, từng cách làm khác nhau, v.v. Đó là những giá trị khó có thể hạch toán được, và những người mang những tri thức và kỹ năng như thế cần được công ty trân trọng và giữ lại, vì sự khác biệt mà họ mang lại là không thể so sánh được. Doanh nghiệp nào không nhìn nhận ra và không biết duy trì những tải sản quý như vậy đều có thể chịu sự thất bại nặng nề. Một thương hiệu được thừa nhận rộng rãi trên thị trường tức là đã đạt được sự khẳng định thương hiệu. Đến một lúc nào đó một thương hiệu được thừa nhận thu hút được đông đảo người tiêu dùng trên thị trường, nó có thể bắt đầu nhượng quyền thương hiệu. Người tiêu dùng thường tìm kiếm trong những sản phẩm hoặc dịch vụ có thương hiệu những khía cạnh giá trị gia tăng, vì chúng cho thấy một phẩm chất hoặc tính cách hấp dẫn nào đó. Từ góc độ của nhà sở hữu thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu bao giờ cũng bán được giá cao hơn. Khi có hai sản phẩm tương tự như nhau, nhưng có một sản phẩm có thương hiệu còn một sản phẩm không có thương hiệu, người tiêu dùng thường chọn sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền hơn dựa trên chất lượng gắn với uy tín của thương hiệu đó. == Yếu tố cấu thành == === Phần không đọc được === Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác. == Bản sắc của thương hiệu == Bản sắc hoặc căn cước của một sản phẩm hoặc một thương hiệu là những giá trị mà nhà sản xuất/sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tin vào và nhận biết sản phẩm. Nhà sở hữu phải tìm cách gắn kết hình ảnh thương hiệu và căn cước của thương hiệu càng gần với nhau càng tốt. Những thương hiệu có hiệu quả cao thương biết cách kết nối giữa cá tính của thương hiệu trong quan niệm của đối tượng phục vụ và bản thân chính sản phẩm hoặc dịch vụ nó cung cấp. Hơn nữa, thương hiệu cần phải nhằm vào một số nhóm dân cư nhất định. Đặc biệt, những thương hiệu có sức sống lâu dài thường là những thương hiệu dễ nhớ, có thể duy trì qua nhiều xu hướng đổi thay, và mang lại một ấn tượng tích cực. Bản sắc của thương hiệu là hết sức quan trọng giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm; nó chính là biểu tượng của sự khác biệt của một thương hiệu so với những sản phẩm cạch tranh khác. Bản sắc của thương hiệu xuất phát điểm vốn là những gì người sở hữu thương hiệu muốn người tiêu dùng tiềm năng tin vào. Thế nhưng qua thời gian, có những bản sắc tự nó phát triển, tích hợp thêm quan niệm của người tiêu dùng, không nhất thiết phải từ quảng cáo. Vì vậy luôn cần tìm hiểu về quan niệm của người tiêu dùng đối với một thương hiệu nào đó. Bản sắc thương hiệu cần phải tập trung vào những phẩm chất nguyên gốc - những đặc tính thật có giá trị và những hứa hẹn nó mang lại - cũng như cần phải được duy trì bằng những đặc trưng trong quá trình tổ chức và sản xuất. === Phẫu hình ảnh, công cụ thiết lập Bản sắc Thương hiệu === (nội dung vi phạm bản quyền) === Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu === Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu (Brand loyalty) chính là sự quay trở lại của khách hàng với công ty.Những khách hàng trung thành là những vị khách sẽ luôn bên công ty kể cả trong lúc khó khăn.Theo số liệu thống kê thì 80% lợi nhuận của các công ty đến từ 20% khách hàng trung thành của công ty.Do vậy việc chăm sóc những khách hàng trung thành qua các chiến lược marketing trực tiếp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng (CRM) luôn được các công ty quan tâm, đặc biệt các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ. Theo định nghĩa của chuyên gia, Sự trung thành thương hiệu (brand loyalty) là một trong 3 chỉ số đo kết quả thương hiệu. Các chỉ số khác là Mức dùng thử (Trial%), và Mức dùng Thường xuyên (Regular%). Trong thực tế quản trị thương hiệu thì chỉ số Trung thành (brand loyalty%) là thước đo cao nhất nói lên kết quả của một quá trình xây dựng thương hiệu và là cái đích để so sánh sức mạnh thương hiệu. Brand Loyalty % cũng là chỉ số tỷ lệ thuận với Giá trị Thương hiệu là cơ sở để định giá so sánh giá trị thương hiệu. === Kiến trúc thương hiệu === Kiến trúc Thương hiệu (Brand Architecture) là một trong những khái niệm quan trọng trong phương pháp luận quản trị chiến lược thương hiệu (brand marketing strategy). Về cơ bản có thể hình dung Kiến trúc Thương hiệu như là một cơ cấu phả hệ hoặc sơ đồ tổ chức mà các vị trí trong sơ đồ là các thương hiệu thay cho các cá nhân. Mục đích chủ yếu của kiến trúc thương hiệu là hình thành một cơ cấu mang tầm chiến lược đối với việc phát triển sản phẩm và thương hiệu trong các doanh nghiệp lớn mà trong đó có quá nhiều chủng loại sản phẩm và nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tư duy cần thiết đối với kiến trúc thương hiệu là xem nó như một cái cây đang sinh trưởng trong không gian cụ thể xung quanh, chứ không phải là một kiến trúc cơ học khô cứng và không nảy nở. Vì vậy yêu cầu tối thiểu đối với một kiến trúc thương hiệu là xem xét lại cấu trúc ít nhất hàng năm trong mỗi chu kỳ hoạch định marketing cho từng thương hiệu. === Quản trị Thương hiệu === Quản trị Thương hiệu (brand management) được Neil McElroy (tốt nghiệp Đại học Havard) khởi lập từ năm 1931 tại Procter & Gamble. Trong một bảng Memo 3 trang đánh máy hiện vẫn còn lưu giữ, McElroy đã thuyết phục ban lãnh đạo P&G vấn đề quan trọng của việc tập trung quản lý từng đối tượng thương hiệu, hơn là chú ý đến quản trị tổng quan công ty như cách quản trị truyền thống. Neil McElroy cũng đề xuất việc mỗi thương hiệu sản phẩm phải có một nhân sự chuyên trách, tập trung mọi nỗ lực để xây dựng chiến lược và quản trị hiệu quả theo từng brand. Ngoài ra McElroy còn lưu ý việc cạnh tranh giữa các thương hiệu cả đối với bên ngoài và với bên trong mà cụ thể là quan hệ thương hiệu giữa Camay và Ivory là hai nhãn hiệu của cùng một công ty. Neil McElroy là người kế nhiệm Deupree trở thành CEO của Procter & Gamble vào năm 1948, và trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào năm 1957 dưới thời Tổng thống Eisenhower. Neil McElroy cũng là chiến lược gia của thời chiến tranh lạnh cạnh tranh ngành vũ trụ với Liên Xô và nhà hoạch định chiến lược thương hiệu NASA. == Bảo hộ và tranh tụng về thương hiệu == Để một thương hiệu được bảo hộ, một chủ quản có tư cách pháp nhân (có thể là một công ty, người sáng chế, tập đoàn, hiệp hội ngành nghề) phải đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước quản lý bản quyền thương hiệu. Một nhãn hiệu (brand) cần đăng ký để được bảo hộ thương hiệu (Registered Trademark: "Thương hiệu đã đăng ký" hay là "nhãn hiệu cầu chứng"). Thường là theo nguyên tắc, ai đăng ký trước và nếu không bị tranh tụng, sẽ sở hữu hợp pháp quyền sử dụng thương hiệu đó. Tại mỗi quốc gia, có cơ quan cấp quốc gia quản lý việc cấp quyền sử dụng thương hiệu (qua Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu) và giám sát các việc tranh kiện thương hiệu. Như tại Hoa Kỳ là Cục thương hiệu và bản quyền sáng chế Hoa Kỳ (The United States Patent and Trademark Office (USPTO) hay còn gọi là Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ) Một ví dụ của việc vi phạm bản quyền thương hiệu của Việt Nam: Vì nhiều công ty và hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam không chú ý và chậm trễ trong việc đăng ký thương hiệu, các cơ quan quản lý cũng không có hướng dẫn pháp lý kịp thời nên nhiều thương hiệu của Việt Nam đã bị đăng ký và được sử dụng hợp pháp (đối với quốc gia sở tại) bởi những công ty nước ngoài. Điển hình như: Nước mắm Phan Thiết, nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi, cà phê Buôn Ma Thuật.... Ví dụ cụ thể như Nước mắm Phan Thiết, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận (chưa phải là một Cơ quan nhà nước chính thức cấp quốc gia quản lý thương hiệu) đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh, tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu "nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết" tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ và có hiệu lực hợp pháp trên toàn nước Mỹ . Nhà nước Việt Nam cũng rất chậm trễ trong việc luật hóa bản quyền, đến năm 2005 mới có Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức . == Xem thêm == Bản quyền Sở hữu trí tuệ Nhận biết thương hiệu == Chú thích == == Tham khảo ==
xi rô.txt
Xi rô hay Xy rô, si rô, sirô (tiếng Ả rập: شراب‎/sharab, tiếng Latin: syrupus) là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ vùng Ả rập, đây là một thức uống dạng lỏng và sánh, có vị ngọt và thường là màu đỏ. Đây là một thứ nước đường có pha thêm dược phẩm hoặc các loại thuốc, thảo dược, sinh tố trái cây.... Xi rô có tác dụng giải khát và còn có thể là một vị thuốc (xi rô ho) là loại tá dược lỏng chống ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn. == Phân loại == Xi rô có thể được pha bằng nhiều hợp chất vào nước, và tùy các hợp chất đó mà có thể có kết cấu và công dụng khác nhau. Hợp chất trong xi rô từ cây phong có thể chống ung thư, có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa có khả năng chống lại ung thư, bệnh tiểu đường và các bệnh do vi khuẩn, ngoài ra chất polyphenol có trong xi-rô này có thể giúp khống chế lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường bằng cách ức chế các enzym có liên quan đến việc chuyển đổi hydrat-cacbon thành đường. Thuốc xi rô ho ngoài việc điều trị ho và viêm họng cho trẻ em và người lớn, nó còn góp phần cải thiện tỉ lệ người bị ung thư vú, thuốc này ngăn chặn hiệu ứng của hormone nữ estrogen vốn có thể kích thích một số khối u tăng trưởng. Tuy nhiên cũng có báo động về si rô giải khát nhiễm DEHP và si rô có độc tính. Cũng có lời khuyên là không nên cho trẻ em uống si rô trước bữa ăn vì có thể gây cảm giác no == Chú thích ==
.uk.txt
.uk là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Vương quốc Anh. Vào cuối năm 2006 nó là tên miền cấp cao nhất phổ biến thứ tư trên toàn thế giới (sau .com, .de và .net), với hơn 5 triệu người đăng ký [2]. Việc sử dụng.uk thay vì .gb là do việc sử dụng trước đây trong Mô hình Đăng ký tên JANET (nay không cần) trong đó thứ tự các thành phần địa chỉ được bảo quản..uk bắt đầu được sử dụng trong DNS để đơn giản hóa việc dịch những địa chỉ này. Đã có kế hoạch chuyển dần sang tên miền.gb để phù hợp với cách sử dụng, nhưng điều này chưa bao giờ xảy ra; việc sử dụng.uk hiện vẫn được giữa lại vì việc đăng ký tên miền .gb là không được phép. Như những ccTLD khác trong những ngày đầu tiên, nó được ủy quyền cho do cá nhân Jon Postel. Sau một thời gian, nó được chuyển cho Dr Willie Black tại Hiệp hội Mạng nghiên cứu và giáo dục Liên hiệp Anh (UKERNA). Việc yêu cầu tên miền được gửi tới - và được lọc ra bởi - Hội đồng Tên miền UK trước khi qua UKERNA xử lý. Hội đồng này được thực hiện trên thực tế thông qua danh sách thư các đại diện của tất cả các tổ chức liên quan đến hệ thống Internet UK trong thời gian đó. Trước sự bùng nổ của Internet vào giữa thập niên 1990, và đặc biệt là sự khai sinh của World Wide Web đã đưa tới nhiều yêu cầu đăng ký tên miền lên tới một mức độ khiến cho một nhóm các quản lý tình nguyện làm bán thời gian không thể quản lý được nữa. Oliver Smith của Demon Internet đã đẩy vấn đề lên cao bằng cách cung cấp cho hội đồng một loạt các công cụ tự động, gọi là "automaton", sẽ hình thức và tự động hóa quy trình đặt tên từ đầu đến cuối. Điều này cho phép nhiều đăng ký được xử lý nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Nhiều kế hoạch đã được đề nghị để quản lý tên miền dễ dàng hơn, đa số nhà cung cấp dịch vụ Internet giành quyền quản lý, nhưng họ đều bị từ chối bởi các thành viên còn lại trong hội đồng. Để đáp lại cho điều này, Dr Black, với tên.uk, đã đi đến một đề nghị táo bạo là thành lập một cơ quan thương mại phi lợi nhuận để quản lý tên miền.uk. Những lợi nhuận thương mại ban đầu đã cản trở nó, nhưng với sự hỗ trợ rộng rãi Nominet UK đã được chuyển thành Trung tâm Thông tin mạng.uk, một vai trò nó vẫn nắm giữ đến ngày nay. Dạng chung của quy định (có nghĩa là tên miền này được đăng ký và có cho đăng ký ở cấp 2 hay không) được thiết lập bởi Hội đồng Tên miền. Nominet đã không sửa đổi luật gì lớn, mặc dù nó đã giới thiệu tên miền cấp 2.me.uk cho các cá nhân. Bị cấm đăng ký tên miền trực tiếp dưới.uk (như internet.uk) và phải dùng tên miền cấp hai (như internet.co.uk). Tuy nhiên, có một số tên miền tồn tại trước khi tạo ra các quy định của Nominet UK. Những cái đó bao gồm parliament.uk (Nghị viện), bl.uk và british-library.uk (Thư viện Anh), nls.uk (Thư viện Quốc gia Scotland), nhs.uk (Dịch vụ Y tế Quốc gia), và jet.uk (UKAEA). Không được đăng ký 'bình thường' mới tại cấp 2 được nữa mặc dù có hệ thống phân chia tên miền cấp 2 để mở rộng dung lượng hệ thống. Sự phân phát như vậy hiếm khi được thực hiện. Có thể đăng ký trực tiếp tên miền với Nominet UK nhưng sẽ nhanh và rẻ hơn khi thông qua cơ quan ủy quyền. == Tên miền cấp 2 == .ac.uk - học thuật .co.uk - thương mại/tổng quát .gov.uk - chính phủ (trung ương và địa phương) .ltd.uk - Công ty trách nhiệm hữu hạn .me.uk - cá nhân .mod.uk - Bộ Quốc phòng và các trang Lực lượng HM công cộng .net.uk - ISP và công ty mạng .nic.uk - chỉ dùng cho mạng .nhs.uk - Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia .org.uk - tổ chức phi lợi nhuận .plc.uk - công ty trách nhiệm hữu hạn công cộng .police.uk - Lực lượng cảnh sát .sch.uk - trường học, giáo dục cấp 1 và cấp 2 == Xem thêm == .gb .sco == Liên kết ngoài == IANA .uk whois information .uk registry website List of Nominet UK Tags / Registrars == Tham khảo ==
iphone 7.txt
iPhone 7 và iPhone 7 Plus là chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOS được Apple Inc. thiết kế và sản xuất. iPhone 7 được Tổng giám đốc Apple Inc. Tim Cook giới thiệu vào ngày 7 tháng 9, 2016 tại Bill Graham Civic Auditorium ở San Francisco. iPhone 7 và iPhone 7 Plus là những sản phẩm kế tiếp của iPhone 6S và iPhone 6S Plus; phát hành vào ngày 16 tháng 9 năm 2016, với đơn đặt hàng trước bắt đầu từ ngày 09 tháng 9 năm 2016. == Lịch sử các sản phẩm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
ethiopia.txt
Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi-a), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông châu Phi. Phía bắc giáp Eritrea, phía đông bắc giáp Djibouti, phía đông giáp Somalia, giáp Sudan và Nam Sudan ở phía tây, và phía nam giáp Kenya. Trong hầu hết chiều dài lịch sử, Ethiopia theo chế độ quân chủ lập hiến, và dấu vết về triều đại ở Ethiopia bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN. Ethiopia cũng là một trong những địa điểm cổ nhất mà con người từng sinh sống. Nơi đây có thể là khu vực mà những người Homo sapiens xây dựng nên Trung Đông đầu tiên và các điểm xung quanh đó. Bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư, Đế quốc Aksum của Ethiopia được xem là một trong 4 quốc gia có sức mạnh lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ 3. Trong suốt thời kỳ Tranh giành châu Phi, Ethiopia là quốc gia châu Phi duy nhất bên cạnh Liberia giữ vững được chủ quyền là một quốc gia độc lập, và là một trong 4 thành viên châu Phi thuộc Hội Quốc Liên. Sau một giai đoạn ngắn bị người Ý chiếm đóng, Ethiopia trở thành thành viên sáng lập của Liên hiệp quốc. Khi các quốc gia khác được trao trả độc lập sau thế chiến thứ 2, một số quốc gia đó sử dụng màu cờ của Ethiopia, và Addis Ababa trở thành nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế ở châu Phi. Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi, với hơn 85% nguồn nước có từ các dòng của sông Nile, và có đất đai màu mở nhưng quốc gia này từng trải qua hàng loại các đợt đói trong thập niên 1980, và các đợt đói này càng trở nên trầm trọng hơn bởi ảnh hưởng của địa chính trị và các cuộc nội chiến, làm cho hàng trăm ngàn người chết. Tuy nhiên, quốc gia này đã bắt đầu hồi phục một cách chậm chạm, và Ethiopia ngày nay là nền kinh tế lớn nhất Đông và Trung Phi tính theo GDP. và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Quốc gia này nắm nhiều quyền lực trong vùng sừng châu Phi và đông Phi. Gần đây, vi phạm nhân quyền dưới ở Ethiopia thời thủ tướng Meles Zenawi đã được báo cáo, mặc dù quốc gia này có quyền lực chính trị, ngoại giao và kinh tế dẫn đầu ở châu Phi. == Tên gọi == == Lịch sử == === Cổ đại === Cuối thế kỷ 1 TCN, trên bờ Hồng Hải châu Phi xuất hiện vương quốc Aksum của dân tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc gia do dòng họ Solomon cai quản, họ gọi mình là dòng dõi trực tiếp của thánh đế Solomon và hoàng hậu Saba (Sheba). Kitô giáo trở thành giáo hội quốc gia của vương quốc Aksum vào thế kỷ thứ 4 dưới thời vua 'Ezana, khiến đây là nơi thứ 3 trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo, sau Armenia và Gruzia. Từ thế kỷ 7, vương quốc dần dần mất đi sự hùng mạnh và ảnh hưởng của mình, đồng thời mất cả lãnh thổ. Đầu thế kỷ 10, dòng họ Solomon bị triều đại Zagve lật đổ, đó là những người cai quản vùng Lasta cũng trên cao nguyên Ethiopia. Khoảng năm 1260, dòng họ Solomon giành được quyền lực trên phần lớn Ethiopia, nhưng các tín đồ Hồi giáo vẫn kiểm soát vùng bờ biển và miền đông nam. Trong thời gian thống trị của Zara Jacob (năm 1434 – 1468) việc quản lý giáo hội Ethiopia được cải tổ. Lúc đó đã xuất hiện hệ thống chính trị đặc trưng cho quyền lực của tuyệt đối của quốc vương, những nét căn bản của hệ thống này được gìn giữ cho đến giữa thế kỷ 20. Khi những tín đồ Islam Harera xâm nhập vào Ethiopia (năm 1527), hoàng đế, giờ đây các nhà cầm quyền bắt đầu gọi như vậy, cầu cứu những người Tây Ban Nha. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Ethiopia giành được quyền chiến thắng vào năm 1542, sự cố gắng của nhà truyền giáo dòng Tên định hướng hoàng đế theo Công giáo Rôma đã không thành công. Vài thế kỷ tiếp theo (thế kỷ 17 – 19), được đánh dấu là những thời kỳ thịnh vượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, những truyền thống Hồi giáo và Kitô giáo kết hợp một cách đáng ngạc nhiên. Có những thời kỳ dài bất ổn định và phân tán, trong những năm nặng nề này, giáo hội là sức mạnh liên kết chủ yếu. Trong những năm 1870 của thế kỷ 19, kẻ thù chính của đế quốc (lúc này là các nhóm quốc gia bán độc lập) là Ai Cập. Năm 1875 Ai Cập và những tín đồ Islam Harera cùng tấn công Ethiopia từ phía bắc và phía đông. Cuộc tấn công bị chặn lại nhưng Ai Cập vẫn tiếp tục chiếm đóng các cảng ở Hồng Hải và ở Somalia, gây khó khăn trong việc cung cấp cho quân đội Ethiopia và cả dân thường. Năm 1898 hoàng đế Joan IV mất trong một cuộc xung đột quân sự với Sudan. Hoàng đế mới là Menelic đã sáp nhập vào Ethiopia những lãnh thổ mới và thành lập thủ đô mới Addis Ababa. Cùng với sự khai mở kênh đào Suez, năm 1869 các thủ lĩnh châu Âu chú ý đến bờ dải Hồng Hải. Năm 1872, Ý chiếm cảng Aseb và năm 1885 chiếm Massau. Năm 1895, giữa Ý và Ethiopia nổ ra cuộc chiến tranh, kết cuộc là Ý thất bại vào năm sau ở Adua. Năm 1930, Tafari Maconnen lên ngôi, tuyên bố mình là hoàng đế Haile Selassie I. Đồng thời phát xít Ý chuẩn bị cuộc xâm lược mới. Năm 1935, Ý bắt đầu chiếm Ethiopia. Năm sau Mussolini tuyên bố vua Victor Emmanuel III là hoàng đế của Ethiopia. Haile Selassie buộc phải rời bỏ đất nước, nhưng năm 1941 ông trở lại ngai vàng sau khi quân đội Anh và Ehtiopia thắng quân Ý. Theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1942 Ethiopia, thuộc địa cũ của Ý sáp nhập vào Ethiopia. Trong những năm 1960 và 1970, sau khi củng cố quyền lực của mình trong nước, Haile Selassie chú ý đến các vấn đề quốc tế. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập khối châu Phi thống nhất, trong cuộc tiến hành nhiều cuộc đàm phán thế giới giữa các quốc gia thù địch của đại lục. Hơn nữa, chính Ethiopia lúc này đang chiến tranh với Somalia (năm 1964) xung đột với Sudan (năm 1965 và 1967). Nghèo đói, bất bình đẳng xã hội bao trùm cả nước, tình trạng biển thủ công quỹ phát triển. Bổ sung thêm cho các tai họa là nạn hạn hán khủng khiếp năm 1972 và 1975. Năm 1974, phái quân sự loại Haile Selassie khỏi chính quyền, chế độ quân chủ bị tiêu diệt và Ethiopia trở thành nước cộng hòa. Năm 1976 – 1977, nhân vật chính trị chủ yếu của Ethiopia là đại tá Mengistu Haile Mariam. Năm 1984, Ethiopia trở thành quốc gia theo hướng chủ nghĩa xã hội và Mengistu là tổng bí thư của Đảng Công nhân vừa tái lập. Đầu những năm 1990, do chấm dứt sự giúp đỡ của Liên Xô, vị trí của Mengistu lung lay nghiêm trọng. Năm 1990, những người chống đối từ tỉnh Tigre (Mặt trận cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia) và những người phân lập từ Eritrea kiểm soát các tỉnh miền bắc đất nước. Năm 1991, những người khởi nghĩa chiếm Addis Ababa. Năm 1993, Eritrea tuyên bố độc lập. Một năm sau mặt trận Cách mạng Dân Chủ Nhân dân Ethiopia giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Hội đồng hiến pháp. Tên gọi của đất nước và cả đường lối chính trị được thay đổi. === Vương triều Selassie === Đầu thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự cai trị của Hoàng đế Haile Selassie, người lên nắm quyền sau khi Iyasu V đã bị lật đổ. Ông đã tiến hành hiện đại hóa Ethiopia từ năm 1916, từ thời Zewditu nắm quyền và sau này khi đã trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của đế quốc Ethiopia. Sau cái chết của Zewditu, ông đã được lên ngôi Hoàng đế ngày 2 tháng 11 năm 1930. Sự độc lập của Ethiopia bị gián đoạn bởi chiến tranh Italo-Abyssinian lần thứ hai và sự xâm lược của Ý (1936-1941). Trong thời gian này, Haile Selassie kêu gọi Liên Hiệp Quốc hỗ trợ mình vào năm 1935. Sau khi Ý tham gia vào thế chiến thứ II, các lực lượng của Đế quốc Anh, cùng với những người yêu nước Ethiopia, đã chính thức giải phóng Ethiopia trong chiến dịch Đông Phi năm 1941. Một chiến dịch du kích Ý vẫn tiếp tục cho đến năm 1943. Tiếp theo đó là sự công nhận đầy đủ chủ quyền của Anh đối với Ethiopia (tức là không có bất kỳ ưu đãi đặc biệt của Anh), với việc ký kết Hiệp định Anh-Ethiopia vào tháng 12 năm 1944. Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Haile Selassie đã đưa ra một tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Ethiopia có từ hai đến bốn triệu người nô lệ trong những năm đầu thế kỷ 20, trong tổng dân số khoảng mười một triệu. Năm 1952, Ethiopia liên kết với Eritrea, và bởi tầm quan trọng chiến lược của Eritrea, do bờ biển Biển Đỏ và tài nguyên khoáng sản, cùng với lịch sử chung của nó với Ethiopia, là nguyên nhân chính dẫn đến việc sát nhập Eritrea như là tỉnh thứ 14 của Ethiopia vào năm 1962. Mặc dù Haile Selassie được coi là một anh hùng dân tộc, nhưng người dân Ethiopia đã quay lưng lại với ông do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 trên toàn thế giới, gây ra sự tăng mạnh của giá xăng bắt đầu từ ngày 13 tháng 2 năm 1974, tình trạng thiếu lương thực, các cuộc chiến tranh biên giới, và sự bất mãn trong tầng lớp trung lưu được tạo ra thông qua sự hiện đại hóa, đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn bắt đầu từ ngày 18 tháng 2 năm 1974. Sinh viên và công nhân tại Addis Ababa đã bắt đầu biểu tình phản đối chính phủ ngày 20 tháng 2 năm 1974. Thủ tướng Akilou Habte Wolde bị lật đổ. Một chính phủ mới được thành lập do Endelkachew Makonnen làm Thủ tướng Chính phủ.. Cuối cùng triều đại Haile Selassie đã kết thúc vào ngày 12 tháng 9 năm 1974, khi lực lượng quân sự do Đại tá Mengistu Haile Mariam đứng đầu dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, lật đổ ông. Hội đồng Cách mạng Lâm thời mới được thành lập với một nhà nước cộng sản độc đảng và đất nước được đổi tên gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia. === Thời kì Cộng sản === Vào những năm 1970 của thế kỉ XX, nước Ethiopia lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc. Ethiopia diễn ra nạn đói nhiều năm làm nhiều người bị chết. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng xâm nhập mạnh mẽ vào Ethiopia. Ngày 13 tháng 2 năm 1971, nhân dân thủ đô Addis Ababa xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Hoàng đế Haile Selassie I. Phong trào ủng hộ lan rộng ra khắp cả nước. Tháng 2 năm 1974, được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng quân đội bắt giữ Hoàng đế và cả triều đình, chính quyền về tay Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang. Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang và sau đó là Hội đồng Quân chính lâm thời đã tịch thu toàn bộ tài sản nhà vua như các lâu đài, cung điện... Tháng 9 năm 1974, Hội đồng Quân chính lâm thời được thành lập thay cho Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang do lãnh tụ cuộc cách mạng là Mengistu Haile Mariam làm chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời có nhiệm vụ như là một chính phủ lâm thời. Hội đồng Quân sự Hành chính Lâm thời đã công bố bản "Hiến pháp", theo đó Ethiopia theo chủ nghĩa xã hội và thời kì 1974 đến 1987, thế giới quen gọi Ethiopia là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Ethiopia đổi tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia và thay đổi về hệ thống chính trị với cương vị lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia nhưng cương vị này đến khi bị bãi bỏ vẫn do Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời nắm giữ. Về một số chính sách của Ban lãnh đạo Nhà nước đã xây dựng những trại định cư cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước và đặc biệt hơn cả là chống lại sự xâm lược của quân Somalia. Nhưng những vấn đề về nông nghiệp vẫn không được Nhà nước chú ý và quan tâm đúng mức. Nhà nước này còn tiến hành cuộc Khủng bố Đỏ tại Ethiopia giết hại hàng chục nghìn người. Đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đói. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 1991, sau khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, các cuộc nổi dậy tiến sát vào thủ đô Addis Ababa. Trước tình hình đó Mengistu tuyên bố từ bỏ chức vụ và lưu vong sang Zimbabwe. Các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền, thay đổi quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh thiết lập nhà nước phi cộng sản. == Chính trị == Xem bài Chính trị Ethiopi thời kì Quân chính và Cộng sản Ethiopia đã từng theo Xã hội chủ nghĩa và là thành viên của phe này, có tên là nước Ethiopi xã hội chủ nghĩa (đến năm 1987, sau cải cách chính trị và sự thông qua Hiến pháp mới, đổi tên nước là Cộng hoà Dân chủ nhân dân Ethiopi), có quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Và cũng đứng về phía Liên Xô trong thời kì Trung - Xô chia rẽ. Đã là quan sát viên của SEV với Lào, Triều Tiên, Nam Tư và Algérie. Sau khi Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, Ethiopia cũng thay đổi hệ thống chính trị, thực hiện đa nguyên đa đảng về chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường. Chính trị hiện nay của Ethiopia diễn ra trong khuôn khổ của một nước cộng hòa nghị viện liên bang, theo đó Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp liên bang được trao cho cả hai phía chính phủ và lưỡng viện của quốc hội. Trên cơ sở Điều 78 của hiến pháp Ethiopia năm 1994, tư pháp hoàn toàn độc lập với hành pháp và lập pháp Theo Chỉ số dân chủ được công bố bởi Cơ quan Tình báo kinh tế vào cuối năm 2010, Ethiopia là một "chế độ độc tài", đứng thứ 118 trong số 167 quốc gia được khảo sát. Ethiopia đã giảm 12 điểm trong danh sách từ năm 2006, và các báo cáo mới nhất cho rằng sự sụt giảm là do các cuộc đàn áp của chế độ đối với các hoạt động đối lập, phương tiện truyền thông và xã hội dân sự trước khi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra năm 2010, báo cáo đã lập luận rằng Ethiopia một nhà nước độc đảng trên thực tế. Cuộc bầu cử 547 thành viên quốc hội lập hiến của Ethiopia đã được tổ chức trong tháng 6 năm 1994. Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia được thông qua vào tháng 12 năm 1994. Các cuộc bầu cử lựa chọn các đại biểu quốc hội và cơ quan lập pháp khu vực được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 5 và tháng 6 năm 1995. Hầu hết các đảng đối lập đã chọn tẩy chay các cuộc bầu cử này. Đã có một chiến thắng vang dội dành cho đảng Mặt trận Dân chủ Nhân dân Cách mạng của Ethiopia (EPRDF). Các quan sát viên quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã kết luận rằng các đảng đối lập đã có thể tham gia nếu họ chọn để làm như vậy. Chính phủ hiện thời của Ethiopia được thành lập vào tháng 8 năm 1995. Tổng thống đầu tiên là Negasso Gidada. Chính phủ EPRDF nằm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Meles Zenawi đã thúc đẩy chính sách của liên bang dân tộc, phân cấp các quyền hạn đáng kể cho khu vực, chính quyền dựa trên chủng tộc. Ethiopia ngày nay có chín khu vực hành chính bán tự trị có quyền lực cao. Chính phủ của thủ tướng Zenawi được bầu vào năm 2000, trong cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên của Ethiopia, tuy nhiên kết quả đã bị chỉ trích nặng nề bởi các quan sát viên quốc tế và tố cáo gian lận của phe đối lập. Đảng EPRDF cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2005 đưa Zenawi trở lại nắm quyền lực. Mặc dù tỷ lệ bỏ phiếu tăng trong cuộc bầu cử, nhưng cả phe đối lập và các quan sát viên đến từ Liên minh châu Âu và các nơi khác nói rằng cuộc bầu cử đã không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cho các cuộc bầu cử công bằng và tự do. Cảnh sát Ethiopia được cho là đã tàn sát 193 người biểu tình, chủ yếu là ở thủ đô Addis Ababa, trong các cuộc biểu tình bạo lực sau bầu cử tháng 5 năm 2005. Chính phủ bắt đầu cuộc đàn áp do những lo ngại về các cuộc nổi dậy và khủng bố bằng cách sử dụng tra tấn, bỏ tù, và các phương pháp đàn áp khác để bịt miệng các nhà phê bình sau cuộc bầu cử, đặc biệt là những người có cảm tình với đảng đối lập là đảng Quốc gia Oromo (ONC). Chính phủ đã tham gia vào một cuộc xung đột với quân nổi dậy ở khu vực Ogaden từ năm 2007. Đảng đối lập lớn nhất trong năm 2005 là Liên minh Đoàn kết vì Dân chủ (CUD). Sau các cuộc chia rẽ nội bộ khác nhau, hầu hết các nhà lãnh đạo đảng CUD đã thành lập nên 2 đảng mới là đảng Đoàn kết vì Dân chủ và đảng Tư pháp do Thẩm phán Birtukan Mideksa đứng đầu. Một thành viên của nhóm dân tộc Oromo, bà Birtukan Mideksa là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đảng chính trị ở Ethiopia. Tính đến năm 2008, năm đảng đối lập hàng đầu là đảng Thống nhất vì Dân chủ và Công lý do Thẩm phán Birtukan Mideksa, Lực lượng Dân chủ Ethiopia dẫn đầu bởi Dr.Beyene Petros, Phong trào Liên minh Dân chủ Oromo do Tiến sĩ Bulcha Demeksa lãnh đạo, đảng Quốc hội Nhân dân Oromo dẫn đầu bởi Tiến sĩ Merera Gudina, và đảng Dân chủ Medhin do Lidetu Ayalew lãnh đạo. == Địa lý == === Địa hình === Với diện tích 435.071 dặm vuông Anh (1.126.829 km2), Ethiopia là quốc gia rộng hàng 27 trên thế giới, tương đương với kích thước của Bolivia. Quốc gia này nằm giữa vĩ độ 3°B và 15°B, và kinh độ 33°Đ và 48°Đ. Ethiopia năm ở Đông Phi, Bắc giáp Eritrea, Nam giáp Kenya, Đông giáp Djibouti và Somalia, Tây giáp Sudan. Hơn một nửa lãnh thổ của Ethiopia là cao nguyên Ethiopia (cao trung bình 1.600 – 2.000m), bị nhiều sông và hẻm sâu xuyên cắt. Cao nguyên bị cắt ngang bởi thung lũng Lớn – vùng đứt gãy của vỏ trái đất. Trong phạm vi của thung lũng Lớn có vào hồ kiến tạo lớn (Tana, Turcana và các hồ khác), những núi cao nhất cũng nằm ở đây (núi Ras – Dashen, 4.620m). Vùng lũng hẹp dài Rift Valley gồm một số hồ rải rác và sông Awash kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, chia vùng cao nguyên Tây Bắc và khối núi Harar. Các vùng đồng bằng ngoại biên phần lớn là sa mạc. Các sông chính: Sông Nil Xanh (đoạn chảy qua Ethiopia dài khoảng 1.370 km), sông Dawa, sông Awash, sông Shebele. Các hồ chính: Hồ Tana, hồ Abbé, hồ Zway, hồ Abeba, hồ Turkana. Tài nguyên thiên nhiên: Vàng (trữ lượng nhỏ), platin, đồng, bồ tạt, khí đốt, thủy điện. Khí hậu: Vùng phía Bắc và phía Đông có khí hậu rất nóng, vùng cao nguyên và núi có khí hậu ôn hòa hơn. Môi trường: Nạn phá rừng; đất bị xói mòn; tình trạng chăn thả quá mức; thiếu đồng cỏ; sa mạc hóa; nạn đói. === Khí hậu === Khí hậu chủ yếu ở Ethiopia là nhiệt đới gió mùa, với sự thay đổi do địa hình gây ra. Hầu hết các thành phố lớn của đất nước nằm ở độ cao khoảng 2.000-2.500 m (6,562-8,202 ft) trên mực nước biển, bao gồm cả thủ đô lịch sử như Gondar và Aksum. Thủ đô hiện đại Addis Ababa nằm ở chân núi Entoto ở độ cao khoảng 2.400m với khí hậu trong lành và dễ chịu. Với nhiệt độ quanh năm tương đối ổn định, các mùa ở Addis Ababa chủ yếu được xác định bởi lượng mưa, với một mùa khô từ tháng 2, một mùa mưa tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.200mm. Có trung bình 7 giờ nắng mỗi ngày, có nghĩa là nắng khoảng 60% thời gian. Mùa khô là thời điểm nắng nhất của năm, mặc dù ngay cả ở đỉnh cao của mùa mưa vào tháng 7 và tháng 8 vẫn còn vài giờ mỗi ngày có ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Addis Ababa là 16 °C (60,8 °F), với nhiệt độ tối đa hàng ngày trung bình 20-25 °C (68-77 °F) trong suốt cả năm, và giảm xuống thấp vào đêm trung bình 5-10 °C (41-50 °F). Thành phố lớn nhất và các điểm du lịch ở Ethiopia nằm ở độ cao tương tự như Addis Ababa và cũng có khí hậu tương tự. Ở các vùng thấp hơn, đặc biệt là vùng đồng cỏ và cây bụi ở phía đông của đất nước, khí hậu nóng và khô hơn đáng kể. == Đối nội == Sau khi lên nắm quyền, Mặt trận Cách mạng Dân chủ nhân dân Ethiopia (EPRDF) chủ trương hoà giải dân tộc nhằm tạo sự ổn định, xây dựng lại đất nước và đã để cho Eritrea tuyên bố độc lập. Năm 2002, Ethiopia và Eritrea chấp thuận ký Hiệp định hòa bình tuân thủ phán quyết của Ủy ban Quốc tế về biên giới, theo đó xác định vùng đất Badme và một số vùng lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa Ethiopia và Eritrea là thuộc chủ quyền của Eritrea, kết thúc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Hai bên thành lập vùng đệm, do lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc kiểm soát. Nhưng đến năm 2005, tình hình lại có dấu hiệu căng thẳng trở lại vì Eritrea cho rằng Ethiopia đã không tuân thủ những cam kết trong Hiệp định. Để phản ứng lại thái độ thờ ơ của Liên Hợp quốc trước sự vi phạm Hiệp định của Ethiopia, tháng 10/2005, Chính phủ Eritrea đã ra lệnh cấm máy bay trực thăng vào không phận cũng như mọi phương tiện tuần tra của lực lượng gìn giữ hòa bình được hoạt động vào ban đêm trên lãnh thổ của mình. Hiện Liên Hiệp Quốc vẫn đang nỗ lực giải quyết tranh chấp này và đề nghị Eritrea rỡ bỏ lệnh cấm vận đối với lực lượng Liên Hiệp Quốc đang có mặt ở vùng biên giới Eritrea và Ethiopia. Từ khi lên cầm quyền, chính phủ chuyển tiếp Ethiopia đã thông qua chính sách kinh tế chuyển tiếp (TEP). Nội dung chính là: hạn chế vai trò của Nhà nước, đề cao vai trò của tư bản tư nhân, khuyến khích viện trợ của bên ngoài. Chính sách này bước đầu đã gây được sự chú ý của các công ty nước ngoài, các nước EC đã quyết định tăng viện trợ cho Ethiopia. Tuy nhiên, kinh tế Ethiopia vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn. == Đối ngoại == Ethiopia thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ethiopia tranh thủ tối đa viện trợ của các nước để cứu đói và phục hồi kinh tế. Hiện nay, Ethiopia đã được nhiều nước phương Tây, Mỹ, Trung Quốc quan tâm giúp đỡ những hầu hết mới chỉ dưới hình thức viện trợ nhân đạo. Ethiopia là nước Kitô giáo nằm giữa 2 nước Hồi giáo (Sudan, Somalia). Ethiopia lại có quan hệ khá mật thiết với Israel nên các nước Hồi giáo vừa gây sức ép, vừa tranh thủ Ethiopia. Libya muốn lôi kéo Ethiopia gia nhập Liên đoàn Ả Rập. Quan hệ Ethiopia với Sudan, Somalia khá căng thẳng và đã xảy ra xung đột. Hai bên tố cáo nhau giúp đỡ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền. Ethiopia và Somalia có tranh chấp về vùng Ogaden và đã nổ ra chiến tranh giữa hai nước. Với vị trí trung tâm ở vùng Sừng châu Phi, cửa ngõ của khu vực Đông phần châu Phi, Ethiopia là nơi đóng trụ sở của hơn 90 tổ chức quốc tế và khu vực như UN, UNDP, WB, AU... == Hành chính == Ethiopia được chia thành 11 bang: == Kinh tế == Mặc dầu có nhiều tiềm năng quan trọng, nhưng Ethiopia là một trong những nước nghèo và kém phát triển. 3/4 dân số sống bằng trồng trọt cây lương thực ngô, lúa mạch, lúa miến. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Ngành chăn nuôi (bò, lừa, cừu) tập trung trên các đồng cỏ cao nguyên và ở các vùng duyên hải. Ngành công nghiệp mỏ ít được chú trọng khai thác. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai: công nghiệp dệt và nông thực phẩm. Ethiopia là một nước kinh tế nông nghiệp chậm phát triển. Sản phẩm công nghiệp gồm có: Thực phẩm chế biến, thức uống, kim loại, xi măng, hàng dệt, hóa chất. Sản phẩm nông nghiệp gồm có: Cà phê, ngũ cốc, lạc, khoai tây, mía, hạt có dầu, cây qat; da động vật sống, bò, cừu, dê. Tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua năm 2006 là 74,880,000,000 USD Thu nhập bình quân đầu người 979 USD/người ==== Giao thông vận tải ==== Ethiopia có 681 km đường sắt từ Addis Ababa đi Djibouti, tất cả 1.000 mm (3 ft 3+3⁄8 in) tầm hẹp. Hiện tại đường sắt nằm dưới sự kiểm soát công giữa Djibouti và Ethiopia, nhưng đang dưới sự đàm phán của tư nhân cho phương tiện tiện ích này. Với một phần đầu tiên cho một chương trình phát triển 10 năm cho đường sá, giữa 1997 và 2002 chính phủ Ethiopian bắt đầu duy trì nỗ lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đường sá. Kết quả là năm 2002 Ethiopia có tổng (Liên tỉnh và khu vực) 33.297 km đường, gồm rải nhựa và rải sỏi. == Dân số == Dân số Ethiopia tăng từ 33,5 triệu năm 1983 lên 75,1 triệu năm 2006., trong khi dân số trong thế kỷ 19 chỉ có khoảng 9 triệu. Theo điều tra dân số và nhà cửa năm 2007, dân số Ethiopia tăng với mức trung bình hàng năm là 2,6% giữa năm 1994 và 2007, giảm từ 2,8% trong giai đoạn 1983–1994. Tốc độ tăng dân số hiện nay của quốc gia này nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới. Theo dự báo dân số nước này có thể tăng lên hơn 210 triệu vào năm 2060 dự theo tỷ lệ tăng của năm 2011 là khoảng 2,5. Dân số Ethiopia bao gồm hơn 80 sắc tộc. Theo thống kê năm 2007 các nhóm sắc tộc chiếm đa số là Oromo 32.1%, Amara 30.1%, Tigraway 6.2%, Somali 5.9%, Guragie 4.3%, Sidama 3.5%, Welaita 2.4%, các dân tộc khác 15.4%. Đa số dân Ethiopia nói tiếng Amharic, nhưng cũng có nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng rộng rãi như tiếng Tigrinya, tiếng Orominga, tiếng Guaraginga, tiếng Somali, tiếng Ả Rập, tiếng Anh. == Sức khỏe == Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng còn yếu kém. Các căn bệnh như dịch tả, sốt rét, sốt vàng da, suy dinh dưỡng... khá phổ biến. Theo người đứng đầu của Chương trình phòng chống HIV/AIDS, Ethiopia chỉ có 1 bác sĩ y khoa trên 100.000 người. Tuy nhiên, báo cáo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra con số là khoảng 2,6 trên 100.000 người. Vấn đề sức khỏe chính của Ethiopia được cho là bệnh truyền nhiễm do vệ sinh kém và suy dinh dưỡng. Những vấn đề này càng trầm trọng thêm do tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo và cơ sở y tế. Vấn đề chăm sóc sức khỏe là tương đối tốt hơn ở các thành phố. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tương đối thấp hơn ở các thành phố so với vùng nông thôn, do tiếp cận tốt hơn với các chính sách chăm sóc sức khỏe. Tuổi thọ trung bình cao hơn ở mức 53 tuổi ở thành thị so với 48 tuổi trong các khu vực nông thôn. Mặc dù vệ sinh là một vấn đề lớn, nhưng việc sử dụng nguồn nước sạch đã được cải thiện hơn, 81% người dân ở các thành phố được dùng nước sạch so với 11% ở khu vực nông thôn. Điều này khuyến khích nhiều người di chuyển đến các thành phố với hy vọng có điều kiện sống tốt hơn. Có 119 bệnh viện (12 tại Addis Ababa) và 412 trung tâm y tế ở Ethiopia. Ethiopia có tuổi thọ trung bình tương đối thấp (58 tuổi). Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là tương đối rất cao, trên 8% trẻ sơ sinh chết trong hoặc ngay sau khi sinh, (mặc dù điều này là giảm đáng kể từ 16% vào năm 1965) trong khi các biến chứng liên quan đến sinh sản đã ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ ở Ethiopia. == Giáo dục == Chương trình giáo dục không bắt buộc. Giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm 7 tuổi và trung học từ năm 13 tuổi. Khoảng 50% số trẻ em đến tuổi được đến trường. Ethiopia có một trường Đại học Tổng hợp ở thủ đô Adis Abeba và một số trường đại học khác. == Tôn giáo == Theo cuộc điều tra dân số năm 2007, Kitô giáo chiếm 62,8%, trong đó Chính thống giáo Cổ Đông phương (Giáo hội Chính thống Ethiopia) chiếm 43,5%, Tin lành 18,6% và Công giáo Rôma (Giáo hội Công giáo Ethiopia) chiếm 0,7%. Hồi giáo chiếm 33,9%, các tín ngưỡng vật linh chiếm 2,6%, tôn giáo khác và không tôn giáo chiếm 0,7%. == Thể thao == == Khảo cổ == == Xem khác == == Tham khảo == == Mục lục == == Liên kết ngoài == (tiếng Anh) Ethiopian Tourism Commission Ministry of Culture and Tourism
maldives.txt
Maldives hay Quần đảo Maldives (phiên âm tiếng Việt: Man-đi-vơ; phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdaɪvz/ hay phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdivz/), tên chính thức Cộng hòa Maldives, là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilômét (435 mi) phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống. Cái tên "Maldives" xuất phát từ Maale Dhivehi Raajje ("Vương quốc đảo [dưới sự cai trị của] Malé")" . Một số học giả tin rằng cái tên "Maldives" xuất phát từ từ maladvipa trong tiếng Phạn, có nghĩa "vòng đảo", hay từ mahila dvipa, có nghĩa "đảo của phụ nữ", những tên này không xuất hiện trong văn học Phạn cổ. Thay vào đó, các văn bản tiếng Phạn cổ có đề cập tới "Trăm nghìn hòn đảo" (Lakshadweep); một cái tên chung có thể không chỉ bao gồm Maldives, mà cả Laccadives và nhóm đảo Chagos. Một số lữ khách người Ả Rập thời Trung Cổ như Ibn Batuta đã gọi các đảo là "Mahal Dibiyat" từ từ Mahal ("cung điện") trong tiếng Ả Rập". Đây là cái tên hiện được viết trong cuộn giấy biểu tượng quốc gia của Maldive. Các công dân là tín đồ Phật giáo, có thể từ thời Ashoka, ở thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Đạo Hồi được đưa vào năm 1153. Maldives sau đó rơi vào vùng ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha (1558) và các đế chế trên biển của Hà Lan (1654). Và vào năm 1887 nó trở thành một vùng bảo hộ của Anh. Năm 1965, Maldives giành được độc lập từ Anh Quốc (ban đầu với cái tên "Quần đảo Maldive"), và vào năm 1968 chính thể Vương quốc Sultan được thay thế bằng một nền Cộng hòa. Tuy nhiên, trong ba mươi tám năm, Maldives chỉ có hai Tổng thống, dù những giới hạn chính trị đã được nới lỏng một chút gần đây. Maldives là quốc gia nhỏ nhất Châu Á về dân số. Đây cũng là quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế giới. == Lịch sử == Những cuộc nghiên cứu so sánh về khẩu ngữ truyền thống Maldives cho thấy khả năng những người định cư đầu tiên tại đây là người Dravidian đến từ các bờ biển gần nhất, có lẽ là những ngư dân từ những vùng biển phía tây nam Tiểu lục địa Ấn Độ và những bờ biển phía tây Sri Lanka. (Những người dân đầu tiên của Maldives phải tới đây từ nhiều thiên niên kỷ trước, vì không hề có một truyền thuyết thực sự liên quan tới việc định cư trên những hòn đảo.) Phật giáo đã xuất hiện tại Maldives từ thời kỳ mở mang lãnh thổ của Hoàng đế Ashoka và trở thành tôn giáo chủ chốt của người dân Maldives cho tới tận thế kỷ thứ 12 Công Nguyên. Phương Tây quan tâm tới những tàn tích khảo cổ của những nền văn hóa thời kỳ sớm tại Maldives bắt đầu từ H.C.P. Bell, một vị uỷ viên hội đồng Anh thuộc Ceylon Civil Service. Bell bị đắm tàu dạt vào quần đảo năm 1879, và đã quay trở lại đây tìm hiểu các di tích Phật giáo cổ. Ông đã nghiên cứu những ụ đất cổ, được gọi là havitta hay ustubu (những tên này xuất phát từ từ chaitiya hay tháp) (tiếng Dhivehi: ހަވިއްތަ) trong tiếng Maldives, có mặt trên nhiều hòn đảo. Dù Bell quả quyết rằng người Maldives cổ theo Phật giáo Tiểu thừa, nhiều tàn tích khảo cổ học Phật giáo địa phương hiện còn ở Bảo tàng Malé thực tế lại là hình tượng Đại thừa và Vajrayana. Theo truyền thuyết trong Văn học dân gian Maldives, một hoàng tử tên là Koimala từ Ấn Độ hay Sri Lanka đã tới Maldives từ miền Bắc (Ihavandhu) và trở thành vị vua đầu tiên từ House of Theemuge. Trước đó Maldives đã có dân cư sinh sống là những người có nguồn gốc Dravidian từ các bờ biển gần đó, như nhóm người hiện được gọi là Giravaaru họ cho rằng có tổ tiên là những người Tamil cổ. Dường như người Giraavaru không phải là những người duy nhất từng định cư tại Maldives. Điều quan trọng từ sự có mặt của họ bởi họ đã được đề cập tới trong truyền thuyết về sự thành lập thủ đô và đã từng xưng vương tại Malé. Người Giraavaru chỉ là một trong những cộng đồng sống tại đây từ trước khi có sự xuất hiện của Phật giáo và sự xuất hiện của Vương triều Bắc cũng như sự thành lập một chính thể tập trung cùng các định chế hành chính. Các vị vua Maldives thời trước đã truyền bá Phật giáo và những văn bản cùng những thành tựu nghệ thuật đầu tiên của Maldives đã là những công trình kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc phát triển cao từ thời kỳ đó. Việc cải sang Đạo Hồi đã được đề cập tới trong những chỉ dụ cổ được viết trên những tấm đĩa đồng từ cuối thế kỷ 12 Công Nguyên. Cũng có một huyền thoại nổi tiếng trên hòn đảo về một vị thánh ngoại lai (Ba Tư hay Marốc theo từng phiên bản khác nhau) người đã chinh phục một con quỷ tên là Rannamaari. Qua nhiều thế kỷ, hòn đảo này đã được nhiều người đặt chân tới và sự phát triển của nó đã bị ảnh hưởng từ các thuỷ thủ và các nhà buôn từ các nước thuộc vùng Biển Ả Rập và Vịnh Bengal. Cho tới những thời gian gần đây, những tên cướp biển Mappila từ Bờ biển Malabar – bang Kerala hiện nay ở Ấn Độ – đã luôn cướp phá quần đảo. Dù được cai trị như một vương quốc Hồi giáo độc lập từ năm 1153 tới năm 1968, Maldives đã là vùng bảo hộ của Anh từ năm 1887 cho tới ngày 25 tháng 7 năm 1965. Năm 1953, đã có một nỗ lực sớm chết yểu nhằm thành lập một nền cộng hòa, nhưng cuối cùng chính thể vương quốc được tái lập. Năm 1959, để phản đối chủ nghĩa tập trung trung ương của Nasir, người dân trên ba hòn đảo xa nhất phía nam đã nổi lên chống chính phủ. Họ đã thành lập nước Cộng hòa Suvadive Thống nhất và bầu Abdullah Afeef lên làm tổng thống, lựa chọn Hithadhoo là thủ đô của nhà nước cộng hòa. Sau khi giành được độc lập từ Anh năm 1965, chính thể vương quốc tiếp tục hoạt động trong ba năm tiếp theo dưới sự cai trị của Vua Muhammad Fareed. Ngày 11 tháng 11 năm 1968, vương triều bị xoá bỏ và thay thế bằng chính thể cộng hòa, dù đây là sự thay đổi địa phương không dẫn tới những thay đổi lớn khác trong các cơ cấu chính phủ. Tên chính thức của đất nước được đổi từ Quần đảo Maldive thành Maldives theo hướng cải cách. Du lịch bắt đầu phát triển trên quần đảo này trong khoảng năm năm sau đó, từ đầu thập niên 1970. Tháng 11 năm 1988, một nhóm người Maldives do Mr. Lutfee lãnh đạo đã sử dụng một nhóm người Tamil vụ lợi từ Sri Lanka tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Gayyoom. Sau khi chính phủ Maldives lên tiếng yêu cầu được giúp đỡ, quân đội Ấn Độ đã can thiệp chống lại những kẻ hám lợi này nhằm tái lập quyền lực cho Gayyoom. Trong đêm ngày 3 tháng 11 năm 1988, Không quân Ấn Độ đã đưa một tiểu đoàn lính dù trực tiếp từ Agra vượt khoảng cách hơn 2.000 kilômét (1.240 dặm) tới Maldives. Lính dù Ấn Độ đổ bộ xuống Hulule và chiếm sân bay cũng như tái lậ quyền lực chính phủ tại Malé trong vòng vài giờ. Chiến dịch ngắn, không đổ máu này được gọi là Chiến dịch Cactus, cũng có sự tham gia của Hải quân Ấn Độ. Ngày 26 tháng 12 năm 2004, Maldives đã bị tàn phá bởi một trận sóng thần sau trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Chỉ chín hòn đảo thoát khỏi cơn sóng thần này, trong khi năm mươi bảy hòn đảo phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, mười bốn hòn đảo phải sơ tán hoàn toàn, và sáu hòn đảo thiệt hại một phần mười nhân mạng. Hai mươi mốt hòn đảo du lịch khác bị buộc phải đóng cửa vì những thiệt hại vật chất. Tổng thiệt hại ước tính hơn 400 triệu dollar hay khoảng 62% GDP. Tổng cộng 108 người, gồm cả sáu người ngoại quốc, được thông báo đã thiệt mạng trong cơn sóng thần. Hiệu ứng phá hoại của những cơn sóng với những hòn đảo thấp bởi người dân ở đây không có những khu đất cao để có thể lên lánh nạn trước những cơn sóng dữ. Những con sóng cao nhất lên tới 14 feet. == Kinh tế == Thời cổ Maldives nổi tiếng về tiền vỏ ốc, xơ dừa, cá ngừ khô (Cá Maldive), long diên hương (Maavaharu) và các sản phẩm coco de mer (Tavakkaashi). Những con tàu buôn trong nước và nước ngoài thường chất hàng tại Maldives và đưa chúng tới các bến cảng ở Ấn Độ Dương. Ngày nay du lịch và đánh cá là hai yếu tố then chốt của nền kinh tế Maldives. Các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và chế tạng đang phát triển ở tốc độ khá cao. Trong số các quốc gia Nam Á, Maldives có mức GDP trên đầu người đứng thứ hai ở mức 3.900 USD (số liệu năm 2002). Các đối tác thương mại chính gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Maldives có điều kiện địa lý độc đáo để phát triển mạnh ngành công nghiệp du lịch; tài nguyên biển (s. vật biển và khoáng sản, hydrocacbon đáy biển). Mặt khác, nền kinh tế Maldives có nhiều hạn chế do nước này có nhiều đảo nhỏ, (chỉ một vài đảo rộng hơn 1 km2 và cao hơn mặt biển 1,5–2 m); các đảo nằm rải rác, rất ít tài nguyên thiên nhiên đất (đa số là núi đá vôi thấp, rừng ít, một số đồi núi có thể trồng cao su, chè, cà phê), không có sông, nước ngọt hiếm, đồng bằng chiếm 5%, thích hợp trồng dừa, lúa, mía, rau. Từ 1978, Maldives thi hành chiến lược phát triển kinh tế bền vững, chú trọng mở cửa kinh tế và đầu tư vào các ngành có khả năng cạnh tranh như đánh cá, du lịch, đóng tàu. Đồng Rufiyaa chuyển đổi tự do với các ngoại tệ. Nhờ đó, Maldives duy trì tốc độ phát triển cao ở khu vực, thu hút nhiều tài trợ nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Ngành kinh tế lớn nhất là du lịch, chiến 20% GDP và hơn 60% trao đổi ngoại hối của Maldives. Hơn 90% thuế là các khoản thuế nhập khẩu và du lịch. Ngành lớn thứ hai là đánh cá. Nông nghiệp và chế tạo chiếm tỉ lệ nhỏ 5,6%. Ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất may mặc, đóng tàu thuyền, và thủ công mỹ nghệ chiếm 16,9% GDP. Tính đến năm 2016, GDP của Maldives đạt 3.270 USD, đứng thứ 160 thế giới, đứng thứ 42 châu Á và đứng thứ 7 Nam Á. === Đánh bắt hải sản === Kinh tế Maldives phụ thuộc hoàn toàn vào đánh cá và các sản phẩm biển và du lịch từ nhiều thế kỷ nay. Đánh cá vẫn là nghề chính của người nhân và chính phủ ưu đãi đặc biệt cho sự phát triển lĩnh vực này. Việc thương mại hóa con tàu đánh cá truyền thống được gọi là "Dhoni" năm 1974 là một cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của công nghiệp đánh cá và nền kinh tế đất nước nói chung. Một nhà máy cá đóng hộp đã được xây dựng trên đảo Felivaru năm 1977, liên doanh với một công ty của Nhật Bản. Năm 1979, một Ban Tư vấn Đánh cá được thành lập với vai trò cố vấn cho chính phủ về chính sách cho sự phát triển của lĩnh vực đánh cá. Các chương trình phát triển nguồn nhân lực đã được bắt đầu từ đầu thập niên 1980, và việc giáo dục đánh cá đã được tích hợp vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Các thiết bị kết hợp và trợ giúp hoa tiêu đã được thiết lập ở nhiều địa điểm chiến lược. Hơn nữa, việc khai trương Vùng kinh tế đặc biệt (EEZ) của Maldives dành cho ngành đánh cá càng làm tăng tốc độ phát triển của khu vực này. Ngày nay, đánh cá chiếm mười lăm phần trăm GDP và sử dụng khoảng ba mươi phần trăm nguồn nhân lực. Đây cũng là lĩnh vực mang lại nguồn ngoại tệ nước ngoài lớn thứ hai sau du lịch. === Công nghiệp bông === Sự phát triển lĩnh vực du lịch đã khiến các ngành công nghiệp truyền thống của đất nước như dệt thảm, đồ gỗ sơn, đồ mỹ nghệ, và tết sợi giảm tầm quan trọng. Các ngành công nghiệp mới xuất hiện gồm in, sản xuất ống PVC, gạch, sửa chữa động cơ thuỷ, nước đóng chai, và dệt may. == Chính trị == Chính trị Maldives hoạt động theo khuôn khổ một nền cộng hòa tổng thống, theo đó Tổng thống là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống lãnh đạo nhánh hành pháp và chỉ định nội các. Tổng thống được Majlis (nghị viện) bỏ phiếu kín bầu ra với nhiệm kỳ năm năm, hành động này sẽ được xác nhận bởi một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia. Majlis lưỡng viện của Maldives gồm năm mươi thành viên với nhiệm kỳ năm năm. Hai thành viên từ mỗi hòn đảo được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu. Tám thành viên do tổng thống chỉ định, đây là con đường chính để phụ nữ có thể tham gia nghị viện. Lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này có các đảng chính trị vào tháng 7 năm 2005, sáu tháng sau cuộc bầu cử nghị viện gần đây nhất. Gần ba mươi sáu thành viên của nghị viện hiện tại đã gia nhập Đảng Dhivehi Raiyyathunge (Đảng Nhân dân Maldives) và bầu Tổng thống Gayoom làm lãnh tụ của đảng. Mười hai thành viên nghị viện trở thành phe Đối lập và gia nhập Đảng Dân chủ Maldives. Hai thành viên khác không tham gia đảng phái. Tháng 3 năm 2006, Tổng thống Gayoom đã đưa ra lộ trình chi tiết cho một Chương trình Cải cách, hoạch định các mốc thời gian cho một Hiến pháp mời, và hiện đại hóa cơ cấu pháp lý. Theo lộ trình này, chính phủ đã đệ trình lên Nghị viện một bản thảo các biện pháp cải cách. Phần quan trọng nhất trong hoạt động pháp lý là việc Sửa đổi Đạo luật Uỷ ban Nhân quyền, phiến cơ quan này tương hợp hoàn toàn với Các Nguyên tắc Paris. Năm mươi thành viên nghị viện tham gia cùng một cơ quan gồm năm mươi người khác từ các thành viên lập pháp và Nội các để hình thành nên Hội đồng Hiến pháp, đây là một sáng kiến của Tổng thống nhằm đưa ra một hiến pháp dân chủ tự do hiện đại cho Maldives. Hội đồng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 2004, và đã bị rất nhiều người chỉ trích vì hoạt động chậm chạp. Chính phủ và phe Đối lập đã lên án lẫn nhau về những sự chậm trễ này, nhưng các nhà quan sát độc lập cho rằng sự chậm trễ là do các truyền thống còn yếu kém của nghị viện, các thành viên nghị viện ít có tính kỷ luật (không một đại biểu nào được bầu với tư cách đại diện cho một đảng), và những can thiệp liên miên vào quá trình này. Quá trình này đã bị chậm trễ vì sự cam kết của đảng chính trị đối lập chính, Đảng Dân chủ Maldives, sẽ hạ bệ Tổng thống Gayoom bằng hành động trực tiếp trước khi lộ trình cải cách được áp dụng, dẫn tới tình trạng bất ổn dân sự vào tháng 7-8 năm 2004, tháng 8 năm 2005 và một cuộc cách mạng sớm chết yểu vào tháng 11 năm 2006. Đáng chú ý, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Maldives, Ibrahim Ismail (đại biểu đại diện cho khu vực bầu cử lớn nhất nước - Malé) đã từ bỏ chức vụ trong đảng vào tháng 4 năm 2005 sau khi thất bại sít sao trước Dr. Mohammed Waheed Hassan chỉ vài tháng trước đó. Cuối cùng ông rời Đảng Dân chủ Maldives vào tháng 11 năm 2006 để bày tỏ sự không khoan nhượng của ông đối với Uỷ ban Hành pháp Quốc gia. Chính phủ đã yêu cầu sự có mặt của một Đặc phái viên Đặc biệt của Khối thịnh vượng chung là Tun Musa Hitam để thúc đẩy sự đối thoại giữa tất cả các đảng phái, và khi Đảng Dân chủ Maldives tẩy chay ông ta, yêu cầu sự tham gia của Cao uỷ Anh vào quá trình đối thoại. Quá trình sau đó của Westminster House đã mang lại một số tiến bộ nhưng đã bị huỷ bỏ khi Đảng Dân chủ Maldives kêu gọi cuộc cách mạng tháng 11. Lộ trình quy định thời hạn cuối cùng ngày 31 tháng 5 năm 2007 cho Hội đồng kết thúc công việc của mình và dọn đường cho một cuộc bầu cử đa đảng phái đầu tiên trong nước vào tháng 10 năm 2008. Ngày 19 tháng 6 năm 2006, Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định hình thức của chính phủ theo hiến pháp mới. Cơ cấu chính trị của Maldives về thực tế đã không thay đổi trong hàng thế kỷ. Dù đã có sự chuyển dời từ chế độ Quân chủ sang Cộng hòa, cơ cấu chính trị hiện tại cho thấy sự tiếp nối rõ ràng giữa quá khứ quân chủ theo đó quyền lực được phân chia giữa một số ít các gia đình ở tầng lớp cao nhất của cơ cấu xã hội. Ở một số hòn đảo, các văn phòng luôn thuộc về một gia đình trong nhiều thế hệ. Làng xã được cai quản bởi một nhân viên hành chính được gọi là Katību, người này đóng vai trò thủ lĩnh hành pháp trên hòn đảo. Trên Katībus của tất cả các hòn đảo là Atholhu Veriyaa (Chúa đảo). Quyền lực của các vị lãnh chúa địa phương này rất giới hạn và họ cũng có ít trách nhiệm. Họ được huấn luyện để thông báo với chính phủ về tình hình trên các hòn đảo của mình và đơn giản chờ đợi các huấn lệnh từ cơ quan quyền lực trung ương rồi tuân thủ chúng. Chính thể Cộng hoà. Thể chế Hiến pháp thông qua tháng 1 năm 1998. Hệ thống Hành pháp: Tổng thống vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu chính phủ. Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống đầu tiên là Amir Ibrahim Nasir (1968-1978). Tháng 10 năm 2008, Tổng thống Mohamed Nasheed lên nhậm chức. Những thách thức tổng thống phải đối mặt bao gồm tăng cường dân chủ, đấu tranh chống đói nghèo và lạm dụng ma túy. Các quan chức Maldives đã tham gia các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu do độ cao thấp tại các đảo và các mối đe dọa do mực nước biển dâng. Quốc hội (Majlis) gồm 50 ghế; 42 ghế dân bầu, 8 ghế Tổng thống đề cử với nhiệm kỳ 5 năm, (cuộc bầu cử tới được tổ chức vào năm 2010). Các đảng chính trị Các đảng phái mới được cho phép đăng ký hoạt động từ tháng 6 năm 2005, bao gồm: Đảng Nhân dân Maldives (Dhivehi Rayyithunge Party - DRP), đảng cầm quyền hiện nay. Đảng Dân chủ Maldives (Maldivian Democratic Party – MDP): đảng đối lập lớn nhất hiện nay. Đảng Công lý (Adhaalath Party - AP) Đảng Dân chủ Hồi giáo (Islamic Democratic Party – IDP) === Đối ngoại === Maldives theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết, phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Maldives là thành viên Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, WTO, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, SAARC và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Maldives duy trì quan hệ thân thiện với các nước trong khu vực Nam Á, tích cực thúc đẩy hợp tác SAARC. Gần đây, Tổng thống Gayoom tích cực mở rộng hợp tác với bên ngoài để nâng cao vị thế đất nước và thu hút viện trợ và vốn, đẩy mạnh quan hệ với một số nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, củng cố và tăng cường quan hệ với các nước Hồi giáo Ả Rập, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc… == Toà án == Al Ustaz Mohamed Rasheed Ibrahim từ Fuvahmulah là lãnh đạo hiện tại của ngành tư pháp Maldives. Tất cả thẩm phán tại Maldives được tổng thống chỉ định. Luật Hồi giáo là căn bản cho mọi quyết định tư pháp. Maldives, với sự hợp tác của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc(UNDP), đã tiến hành soạn thảo bộ luật hình sự Hồi giáo đầu tiên trên thế giới. Dự án này sẽ tiêu chuẩn hóa quá trình xét xử hình sự tại tiểu quốc này trở thành một trong những bộ luật hình sự hiện đại toàn diện nhất trên thế giới. Bộ luật đã được soạn thảo và đang chờ được nghị viện thông qua. === Maldives và Hội đồng Ấn Độ Dương === Từ năm 1996, Maldives đã trở thành quan sát viên chính thức của Hội đồng Ấn Độ Dương. Từ năm 2002, Maldives đã thể hiện mong muốn được làm việc trong Hội đồng nhưng vẫn chưa đề nghị được cấp quy chế thành viên. Sự quan tâm của Maldives liên quan tới thực tế đây là một đảo quốc nhỏ, đặc biệt trong mối quan hệ với những vấn đề như phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, và mong muốn của họ có được mối quan hệ thân thiết với Pháp, một yếu tố quan trọng trong vùng IOC. Maldives là thành viên sáng lập của Hiệp hội Hợp tác cấp Vùng Nam Á, SAARC, và cựu thành viên bảo hộ của Anh Quốc, đã gia nhập Khối thịnh vượng chung năm 1982, khoảng 17 năm sau khi giành được độc lập từ Anh. Maldives có những mối quan hệ thân thiết với Seychelles và Mauritius, giống như Maldives đây cũng là các thành viên của Khối thịnh vượng chung. Maldives và Comoros đều là những thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo. Maldives đã từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mauritius việc phân chia ranh giới trên biển giữa Maldives và Lãnh thổ Hải ngoại Ấn Độ Anh, cho rằng theo luật pháp quốc tế, chủ quyền của Quần đảo Chagos thuộc Anh Quốc, và họ đã bắt đầu đàm phán với quốc gia này từ năm 1991. == Phân chia hành chính == Maldives có hai mươi sáu đảo san hô tự nhiên, được chia thành hai mươi mốt khu vực hành chính (hai mươi đảo san hô hành chính và thành phố Malé). [1] Ngoài một cái tên, mỗi khu vực hành chính được xác định bởi những con chữ mã của Maldives, như "Haa Alif" cho Thiladhunmati Uthuruburi (Thiladhunmathi Bắc); và bằng một chữ mã Latinh. Chữ đầu tiên tương ứng với tên địa lý của Maldives cho đảo san hô. Chữ thứ hai là một mã thích hợp. Nó được sử dụng nhằm làm cho việc liên lạc viễn thông giữa các đảo san hô và cơ quan hành chính trung ương dễ dàng hơn. Bởi có một số đảo ở những đảo san hô có tên giống nhau, vì mục đích hành chính mã này sẽ được nhắc tới ở phía trước tên đảo, ví dụ: Baa Funadhoo, Kaafu Funadhoo, Gaafu-Alifu Funadhoo. Bởi đa số đảo san hô đều có cái tên địa lý rất dài, nó cũng được dùng bất cứ khi nào người ta muốn có một cái tên ngắn hơn, ví dụ trong những cái tên website của đảo san hô. Việc đặt tên mã khiến những người nước ngoài gặp nhiều khó khăn, bởi họ không hiểu mục đích sử dụng của những cái tên đó và đã quên mất tên thực bằng tiếng Maldives trong những cuốn sách du lịch. Người Maldives có thể sử dụng tên chữ mã trong giao tiếp hàng ngày, nhưng trong các văn bản địa lý, lịch sử hay văn hóa quan trọng, cái tên thực luôn được nhắc tới đầu tiên. Chữ tên mã tiếng Latinh thông thường được dùng trên những bảng tên tàu. Chữ đại diện cho đảo san hô và tên cho hòn đảo. Mỗi đảo san hô nằm dưới quyền quản lý của một Chúa đảo (Atholhu Veriyaa) do Tổng thống chỉ định. Bộ Quản lý Đảo san hô và các Văn phòng Miền bắc và Miền nam, Các Văn phòng Đảo san hô và Các Văn phòng Đảo chịu trách nhiệm trước Tổng thống về việc Quản lý Các Đảo San hô. Lãnh đạo hành chính của mỗi đảo là Đảo trưởng (Katheeb), do Tổng thống chỉ định. Đảo trưởng thuộc quyền quản lý của Chúa đảo. Việc sử dụng những cái tên mã chữ đã là nguyên nhân gây ra nhiều sự hiểu lầm và lẫn lộn, đặc biệt với người nước ngoài. Nhiều người đã cho rằng chữ tên mã hành chính của đảo san hô là tên mới của nó và đã thay thế cho tên địa lý. Trong trường hợp như thế rất khó để biết cái tên thực được sử dụng là tên nào. == Địa lý == Maldives giữ kỷ lục là quốc gia phẳng nhất thế giới, với độ cao trung bình tự nhiên của lãnh thổ chỉ là 2.3 m (7½ ft), dù ở những nơi có các công trình dây dựng mức này cao hơn vài mét. Trong thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng khoảng hai mươi centimét (8 in). Đại dương dường như đang tiếp tục tăng cao và điều này đe doạ sự tồn tại của Maldives. Các biểu đồ biển chính xác đầu tiên của nhóm phức hợp các đảo san hô trên Ấn Độ Dương là British Admiralty Charts. Năm 1834-36 Thuyền trưởng Robert Moresby, với sự hỗ trợ của Trung uý Christopher và Young, đã tiến hành việc lập bản đồ đầy khó khăn cho Quần đảo Maldives. Các biểu đồ có được đã được in thành ba bản đồ lớn riêng biệt bởi Hydrographic Service của Hải quân Hoàng gia. Một trận sóng thần tại Ấn Độ Dương đã gây ra một trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004 khiến nhiều vùng của Maldives bị tràn ngập làm nhiều người mất nhà cửa. Sau thảm hoạ, những nhà bản đồ học đang có dự án vẽ lại các bản đồ quần đảo sau những sự thay đổi do cơn sóng thần. == Nhân khẩu == Bản sắc dân tộc Maldives là sự pha trộn giữa các nền văn hóa phản ánh sự có mặt của các dân tộc trên quần đảo này, được tăng cường thêm bởi tôn giáo và ngôn ngữ. Những người định cư sớm nhất có thể tới từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. Một số sự phân tầng xã hội tồn tại trên quần đảo. Sự phân tầng này không khắt khe bởi thứ bậc xã hội được dựa trên nhiều yếu tố, gồm cả nghề nghiệp, tài sản, đức hạnh Hồi giáo, các mối quan hệ gia đình. Theo truyền thống, thay vì một hệ thống đẳng cấp phức tạp, như kiểu Vedic, chỉ có một sự phân biệt đơn giản giữa quý tộc (bēfulhu) và người dân thường Maldives. Các thành viên của xã hội thượng lưu tập trung tại Malé. Ngoài ngành công nghiệp dịch vụ, đây là nơi duy nhất người nước ngoài và người bản địa dường như có sự tương tác với nhau. Các khu du lịch không nằm trên những hòn đảo có dân bản địa sinh sống, và những liên hệ không thường xuyên giữa hai nhóm không được khuyến khích. Một cuộc điều tra dân số từ năm 1905, cho thấy dân số nước này vào khoảng 100.000 trong vòng 70 năm đầu tiên của thế kỷ trước. Sau khi giành được độc lập năm 1965, tình trạng sức khỏe của dân cư đã được cải thiện nhiều nên dân số đã tăng gấp đôi vào năm 1978, và tỷ lệ tăng trưởng dân số lên tới cực điểm ở mức 3.4% năm 1985. Ở thời điểm năm 2005, dân số đã lên tới 300.000, dù cuộc điều tra dân số năm 2000 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng dân số đã sụt xuống còn 1.9%. Tuổi thọ trung bình ở mức 46 tuổi năm 1978, hiện đã tăng lên 72 tuổi. Tỷ lệ tử vong trẻ em đã sụt từ 127 trên 1000 năm 1977 còn 12 ngày nay, và tỷ lệ biết chữ ở người lớn đạt 99%. Số người tới trường đạt ở mức cao trên 90%. Maldives là một trong những nước có tỷ lệ sinh cao nhất thế giới. Kết quả nhiều hòn đảo đã phải đối mặt với nạn dân đông và nhiều nơi toàn là nhà ở. Vì thế nước này đang ngày càng mất khả năng tự cung tự cấp. Tới tháng 7 năm 2006, hơn 50.000 người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây. Họ chủ yếu là những người tới từ những đất nước Nam Á gần đó như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Nepal. == Ngôn ngữ và văn hóa == Văn hóa Maldives xuất xứ từ một số nguồn, quan trọng nhất là những nét tương đồng của nó với các nền văn hóa ven các bờ biển Sri Lanka và nam Ấn Độ. Vì thế, theo quan điểm nhân loại học, dân cư chủ yếu là sự lai tạp Indo-Aryan, Dravidian và Semitic. Ngôn ngữ chính thức và phổ thông là Dhivehi, một ngôn ngữ Indo-European có một số điểm tương đồng với Elu, ngôn ngữ Sinhalese cổ. Ký tự viết hiện nay được gọi là Thaana và được viết từ phải sang trái. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong thương mại và dần trở thành một ngôn ngữ trung gian trong giảng dạy tại các trường học của chính phủ. Nguôn ngữ có nguồn gốc Indo-Iranian Sanskritic, cho thấy một ảnh hưởng muộn từ phía bắc tiểu lục địa. Theo các truyền thuyết, triều đại vua cai trị vùng đất này trong quá khứ có nguồn gốc tại đó. Có lẽ những vị vua cổ đại đó đã đưa Phật giáo tới từ tiểu lục địa, nhưng các truyền thuyết Maldives không giải thích rõ việc này. Tại Sri Lanka cũng có những truyền thuyết tương đồng, tuy nhiên có lẽ các vương triều Maldives cổ và Phật giáo đều có từ hòn đảo đó bởi không một biên niên sử nào của Sri Lanka đề cập tới Maldives. Có lẽ các biên niên sử cổ của Sri Lanka đã phải đề cập tới Maldives nếu một nhánh vương triều của họ đã mở rộng tới Quần đảo Maldives. Sau giai đoạn lịch sử Phật giáo dài lâu [2], người dân Maldives đã cải theo phái Hồi giáo Sunni vào giữa thế kỷ 12. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của toàn bộ dân cư, vì các công dân bị buộc phải gia nhập đạo này. Từ thế kỷ 12 Công Nguyên cũng có những ảnh hưởng tới từ Ả Rập trong cả ngôn ngữ và văn hóa Maldives bởi sự cải đạo sang Đạo Hồi trong thế kỷ này, và vị trí gần gũi của nó trên ngã tư đường miền trung Ấn Độ Dương. Trong văn hóa của hòn đảo có một số yếu tố có nguồn gốc Châu Phi cũng như từ các nô lệ được gia đình hoàng gia và các quý tộc đưa về sau những chuyến hành hương tới Ả Rập trong quá khứ. Có những hòn đảo như Feridhu và Maalhos tại Bắc Đảo san hô Ari, và Goidhu tại Nam Đảo san hô Maalhosmadulhu nơi nhiều dân cư có nguồn gốc từ các nô lệ châu Phi đã được giải phóng. == Du lịch == Sự phát triển du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tổng thể nền kinh tế đất nước. Ngành này đã giúp việc sử dụng trực tiếp và gián tiếp nguồn nhân lực cũng như tạo ra các cơ hội thu nhập trong những ngành công nghiệp liên quan khác. Ngày nay, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, đóng góp 20% GDP. Với tám mươi bảy khu du lịch đang hoạt động, năm 2006 467.154 du khách đã tới đây. == Tôn giáo == Trong một thời gian dài của giai đoạn lịch sử Maldives, Phật giáo được xem là quốc giáo. Đến thế kỷ 12 các thương nhân Hồi giáo đã mang đến nước này Hồi giáo Sunni. Maldives cải sang đạo Hồi giữa thế kỷ 12. Hiện nay Hồi giáo Sunni là tôn giáo chính thức của toàn dân, việc tuân thủ nó là điều bắt buộc với công dân. == Xem thêm == Kinh tế Maldives == Tham khảo == Divehiraajjege Jōgrafīge Vanavaru. Muhammadu Ibrahim Lutfee. G.Sōsanī. Malé 1999. H. C. P. Bell, The Maldive Islands, An account of the Physical Features, History, Inhabitants, Productions and Trade. Colombo 1883, ISBN 81-206-1222-1 H.C.P. Bell, The Maldive Islands; Monograph on the History, Archaeology and Epigraphy. Reprint Colombo 1940. Council for Linguistic and Historical Research. Male’ 1989 H.C.P. Bell, Excerpta Maldiviana. Reprint Colombo 1922/35 edn. Asian Educational Services. New Delhi 1999 Xavier Romero-Frias, The Maldive Islanders, A Study of the Popular Culture of an Ancient Ocean Kingdom. Barcelona 1999, ISBN 84-7254-801-5 Divehi Tārīkhah Au Alikameh. Divehi Bahāi Tārikhah Khidmaiykurā Qaumī Markazu. Reprint 1958 edn. Malé 1990. Christopher, William 1836-38. Transactions of the Bombay Geographical Society, Vol. I. Bombay. Lieut. I.A. Young & W. Christopher, Memoirs on the Inhabitants of the Maldive Islands. Geiger, Wilhelm. Maldivian Linguistic Studies. Reprint 1919 edn. Asian Educational Services. Delhi 1999. Hockly, T.W. The Two Thousand Isles. Reprint 1835 edn. Asian Educational Services. Delhi 2003. Hideyuki Takahashi, Maldivian National Security –And the Threats of Mercenaries, The Round Table(London), No. 351, tháng 7 năm 1999, pp. 433–444. == Cước chú == == Liên kết ngoài == (tiếng Dhivehi) / (tiếng Anh) Information Ministry Google Maps satellite image of the Maldives WikiMapia.org annotated map of the Maldives Anthropologic, Ethnographic and Ethnologic information about the Maldives Severe climate issues causing country to evacuate.
giải vô địch bóng đá đông nam á 2012.txt
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012 là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 9, do 2 nước đồng chủ nhà Malaysia và Thái Lan đăng cai tổ chức. Giải đấu diễn ra từ ngày 24 tháng 11 cho đến ngày 22 tháng 12 năm 2012. Đây là lần thứ 2, Malaysia đăng cai giải đấu này (lần trước là vào năm 2004) và là lần thứ 4, Thái Lan đăng cai giải đấu này sau các năm 2000, 2007 và 2008. Singapore đã giành chức vô địch lần thứ 4, trong lịch sử, sau khi đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 3–2 sau 2 lượt trận chung kết và trở thành đội bóng giành chức vô địch nhiều nhất trong các kỳ AFF Cup với 4 lần đăng quang. == Các nước chủ nhà == Vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, Liên đoàn bóng đá Philippines bày tỏ mong muốn được tổ chức AFF Cup 2012. Tuy nhiên, sau cuộc họp của hội đồng AFF vào ngày 19 tháng 2 năm 2011, Malaysia và Thái Lan đã được thông báo sẽ là 2 nước đăng cai giải đấu. == Các sân vận động == Có 2 sân vận động chính bao gồm Sân vận động Bukit Jalil tại Kuala Lumpur và Sân vận động Rajamangala tại Bangkok. Ngoài ra còn có 2 sân khác là Sân vận động Shah Alam ở Shah Alam, Selangor và Sân vận động SCG ở Nonthaburi cho lượt đấu cuối vòng bảng diễn ra ngày 30 tháng 11 và 1 tháng 12. Sân SCG đã được lựa chọn để thay thế sân Supachalasai ở Bangkok vào ngày 17 tháng 10. Nếu Thái Lan lọt vào trận bán kết và chung kết, các trận đấu trên sân nhà của họ sẽ được diễn ra ở sân SCG do sân Rajamangala sẽ là nơi tổ chức Race of Champions 2012. == Vòng loại == Vòng loại của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2012 được diễn ra từ 5 đến 13 tháng 10 năm 2012 bao gồm 5 nước có thứ hạng thấp nhất tại Đông Nam Á. Các đấu thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, lấy hai đội nhất và nhì tham dự vòng chung kết. 6 đội tuyển được vào thẳng vòng chung kết. == Bốc thăm chia bảng == Buổi lễ bốc thăm cho vòng chung kết cũng như vòng loại được tổ chức vào chiều 11 tháng 7 năm 2012 tại khách sạn Golden Tulip ở Bangkok. Tám đội được chia làm 4 nhóm dựa trên thứ hạng của các đội. == Danh sách cầu thủ == == Vòng chung kết == === Vòng bảng === ==== Tiêu chí xếp hạng ==== Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau: Điểm số đạt được cao hơn trong các trận vòng bảng; Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận vòng bảng; Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận vòng bảng. Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, Thứ hạng sẽ được quyết định như sau: Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan; Đá luân lưu 11m nếu các đội liên quan vẫn còn trên sân; Bốc thăm. ==== Bảng A ==== Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Thái Lan. Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương UTC+7. ==== Bảng B ==== Tất cả các trận đấu được tổ chức tại Malaysia. Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương UTC+8. === Vòng đấu loại trực tiếp === ==== Bán kết ==== Lượt đi Lượt về Singapore thắng chung cuộc 1–0. Thái Lan thắng chung cuộc 3–1. ==== Chung kết ==== Lượt đi Lượt về Singapore thắng chung cuộc 3–2. == Vô địch == == Giải thưởng == == Cầu thủ ghi bàn == 5 bàn Teerasil Dangda 4 bàn Shahril Ishak 3 bàn Khampheng Sayavutthi Khairul Amri Kirati Keawsombat 2 bàn Keoviengphet Liththideth 1 bàn Phản lưới nhà Nguyễn Gia Từ (trận gặp Thái Lan) == Chú thích == == Liên kết Ngoài == Trang chủ của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á
radiotelevisione italiana.txt
RAI (Radiotelevisione Italiana) là hãng phát thanh truyền hình quốc doanh công thuộc kiểm của Bộ Phát triển Kinh tế Ý. Rai là công ty truyền hình lớn nhất ở Ý. Nó cạnh tranh với ba công ty truyền hình lớn tư nhân là Mediaset, Telecom Italia Media, và Sky Italia. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ RAI
đại cử tri đoàn (hoa kỳ).txt
Đại cử tri đoàn (tiếng Anh: Electoral College) của Hoa Kỳ là một thuật từ dùng để chỉ 538 đại cử tri tổng thống cứ bốn năm một lần họp lại để bầu lên Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ. Các đại cử tri tổng thống được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là "ngày bầu cử". Thực tế, đây mới chính là những người sẽ bầu trực tiếp ra Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải người dân bình thường. Các đại cử tri tổng thống họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang nhà của mình (hay tại Đặc khu Columbia) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thư tư lần thứ hai trong tháng 12 và vì thế không phải là một cuộc họp toàn quốc. Tại 51 cuộc họp (50 tiểu bang cộng Đặc khu Columbia), được tổ chức cùng ngày, các đại cử tri cùng bỏ phiếu. Chính vì có sự tập hợp kết quả bầu cử của 51 nhóm nên mới có định nghĩa kỹ thuật là đại cử tri đoàn mặc dù 51 nhóm này thực sự không có tập hợp về chung một nơi để bầu cử. Hệ thống đại cử tri đoàn, giống như một đại hội toàn quốc, là một nhân tố gián tiếp trong tiến trình bầu lên tổng thống. == Sơ lược == Các thể lệ hướng dẫn bầu cử tổng thống được ghi trong Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ, Phần I, Đoạn III. Tu chính án 12 Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng mỗi đại cử tri phải bầu riêng cho tổng thống và phó tổng thống. Ngày nay, bộ máy điều hành bầu cử tổng thống do Cơ quan Quản trị Kỷ lục và Văn khố Quốc gia (National Archives and Records Administration) đảm nhiệm qua Cục Văn thư Liên bang của mình (Office of the Federal Register). Số phiếu đại cử tri của mỗi tiểu bang là bằng tổng số Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ (luôn luôn là hai) và số Dân biểu Hoa Kỳ của tiểu bang đó; riêng Đặc khu Columbia có ba phiếu đại cử tri mặc dù không có một đại diện nào ở Quốc hội Hoa Kỳ. Tại mỗi tiểu bang, các cử tri phổ thông bầu chọn một danh sách gồm các ứng cử viên đã được chọn sẵn cho vị trí đại cử tri tổng thống mà đại diện cho nhiều ứng viên tổng thống khác nhau. Tuy nhiên, trên lá phiếu tiểu bang được thiết kế giống như là các cử tri phổ thông đang thật sự bầu trực tiếp cho ứng cử viên tổng thống. Đa số tiểu bang dùng cách gọi là lá phiếu vắn tắc mà trong đó khi một lá phiếu bỏ cho một đảng nào (thí dụ như Dân chủ hoặc Cộng hòa) thì được xem là một lá phiếu cho toàn thể nhóm đại cử tri tổng thống thuộc đảng đó. Tại những tiểu bang này, hiếm khi ngoại lệ, một đảng sẽ chiếm hết toàn bộ số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó (theo hình thức đa số hay tuyệt đối). Maine và Nebraska chọn đại cử tri tổng thống bằng phương pháp được gọi là Phương pháp Maine mà trong đó có thể xảy ra khả năng các cử tri phổ thông chọn ra nhiều đại cử tri tổng thống thuộc nhiều đảng chính trị khác nhau và như thế số phiếu đại cử tri của tiểu bang bị chia ra tại hai tiểu bang này. Các đại cử tri tổng thống của mỗi tiểu bang (và Đặc khu Columbia) tụ họp lại 41 ngày sau tổng tuyển cử để bỏ phiếu đại cử tri. Lá phiếu đầu tiên của các đại cử tri là cho Tổng thống Hoa Kỳ, và rồi Phó tổng thống. Ít nhất một trong hai ứng cử viên đó phải đến từ một tiểu bang khác tiểu bang của đại cử tri. Hiếm có trường hợp một đại cử tri tổng thống không bỏ phiếu cho liên danh tranh cử tổng thống thuộc đảng của mình; những người như thế được gọi là "Đại cử tri không trung thành". Mỗi đại cử tri ký tên vào một tài liệu có tên là Chứng nhận đầu phiếu mà có nêu rõ thuộc đại cử tri tiểu bang nào (hay Đặc khu Columbia). Một bản chứng nhận gốc được gởi đến Văn phòng của Phó tổng thống theo thư bảo đảm. Một tháng sau khi bỏ phiếu đại cử tri, Quốc hội Hoa Kỳ nhóm họp hai viện để tuyên bố người đắc cử. Nếu một ứng cử viên tổng thống nhận được 270 (cho đến năm 2009) hoặc nhiều hơn số phiếu đại cử tri tổng thống, người chủ tọa (thường là Phó tổng thống đương nhiệm) tuyên bố ứng cử viên đó là tổng thống đắc cử, và một ứng cử viên Phó tổng thống nhận 270 hay nhiều hơn số phiếu đại cử tri được tuyên bố tương tự là Phó tổng thống đắc cử. == Quy trình chọn Đại cử tri == Để trở thành Đại cử tri, một người cần trải qua hai vòng bầu cử. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống. === Vòng 1 === Không có quy định thống nhất về phương thức lựa chọn Đại cử tri trên toàn quốc mà mỗi bang có một quy định riêng. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng. Đây là những người có đóng góp nhiều cho Đảng hoặc các quan chức dân cử của bang hoặc lãnh đạo của Đảng đó hoặc là người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình. === Vòng 2 === Cử tri phổ thông sẽ cùng lúc chọn ra Tổng thống và Đại cử tri. Việc này thực hiện trên cùng 1 lá phiếu Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, (nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống), tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang. Tuy nhiên cũng xuất hiện tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quan điểm của cử tri phổ thông khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa chọn của cử tri phổ thông. == Chỉ trích == Việc những kết quả trái ngược giữa kết quả của phiếu phổ thông với kết quả phiếu Đại cử tri đã khiến mô hình bầu cử này gặp một số chỉ trích. Tiêu biểu là việc Tổng thống Nga, V. Putin, đã từng nhận xét: "Ở Mỹ, bạn sẽ phải đi bầu đại cử tri để họ lựa chọn Tổng thống còn ở Nga, Tổng thống được bầu theo mô hình phổ thông đầu phiếu toàn dân. Do đó, bầu cử ở Nga dân chủ hơn ở Mỹ." Lẽ tự nhiên của tiến trình bầu cử và sự phức tạp của nó đã bị chỉ trích. Có nhiều người đã nêu lên những phương cách khác thay thế để bầu chọn tổng thống. Vấn đề này lại được đem ra bàn cãi theo sau kỳ Bầu cử Tổng thống năm 2000 khi ứng cử viên Đảng Dân chủ là Al Gore giành đa số phiếu phổ thông nhưng lại thất bại giành đa số phiếu của đại cử tri đoàn. Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều nhất phiếu đại cử tri thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn. Đây được gọi là nguyên tắc "Được ăn cả, ngã về không" (the winner takes all). Điều này khiến cho về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử (28/55 ở California, 18/34 ở Texas, 16/31 ở New York, 14/27 ở Florida, 11/21 ở Illinois, 11/21 ở Pennsylvania, 11/20 ở Ohio, 9/17 ở Michigan, 8/15 ở Georgia, 8/15 ở Bắc Carolina và 8/15 ở New Jersey - Tổng số phiếu đại cử tri ở 11 bang này là 271/538 phiếu, đủ để trở thành Tổng thống). Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đã xuất hiện 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó. Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết. == Xem thêm == Danh sách các tiểu bang Hoa Kỳ theo dân số Đại cử tri đoàn Hiến pháp Cộng hòa La Mã == Ghi chú == == Tham khảo == http://fpc.state.gov/documents/organization/28109.pdf Office of the Federal Register District of Columbia Fair and Equal House Voting Rights Act of 2006 Garry Wills, Negro President: Jefferson and the Slave Power (2003), ISBN 0-618-34398-9 Henry Wiencek. "An Imperfect God: George Washington, His Slaves, and the Creation of America". Farrar, Straus, and Giroux, 2003. ISBN 978-0-374-52951-2 == Liên kết ngoài == Historical Documents on the Electoral College 270towin.com "Math Against Tyranny" Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?
sudan.txt
Sudan (phiên âm tiếng Việt: Xu-đăng), tên chính thức là Cộng hòa Sudan (tiếng Ả Rập: السودان as-Sūdān), là một quốc gia ở châu Phi. Quốc gia này nằm ở điểm giao giữa Sừng châu Phi và Trung Đông. Sudan tiếp giáp với Ai Cập ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đông Bắc, Eritrea và Ethiopia ở phía Đông, Cộng hòa Trung Phi ở phía Tây Nam, Tchad ở phía Tây và Libya ở phía Tây Bắc, Nam Sudan ở phía nam. Sudan có diện tích lớn thứ 16 trên thế giới. == Lịch sử == Phần lãnh thổ phía Bắc của Sudan thuộc Vương quốc Nubia cổ xưa. Trong thiên niên kỉ I TCN, người Ai Cập đến thành lập các vùng định cư ở Sudan, dần dần phát triển thành vương quốc Kush. Trong những thế kỉ sau đó, khi Ai Cập suy tàn, vương quốc Kush bảo tồn nền văn hóa Ai Cập. Vương quốc này bị người Aksum thuộc phía Bắc của Ethiopia tiêu diệt vào khoảng giữa thế kỉ 4. Vào thế kỉ 6, các nhà truyền giáo đến thành lập các nhà nước cùng chung sống với người Ả Rập Ai Cập Hồi giáo trong hơn 600 năm. Những người không thuộc cộng đồng Ả Rập nắm quyền kiểm soát Ai Cập đã khuyến khích các bộ lạc du mục Arập di chuyển đến vùng Thượng Ai Cập và tiến hành các cuộc cướp phá dọc theo biên giới Sudan. Cuối thế kỉ 13, người Ả Rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ đốc giáo và định cư tại Sudan. Vương quốc Alwa ở miền trung Sudan bị một dân tộc không rõ nguồn gốc từ phía Nam đến chinh phục. === Thống nhất với Ai Cập === Năm 1820, phó vương Ai Cập là Muhammad Ali Pasha đánh chiếm lấy miền bắc Sudan rồi lại phái con là Ibrahim Pasha đánh tràn xuống phía nam. Cháu của Muhammad Ali sau khi lên ngôi là Ismail I tiếp tục củng cố chủ quyền của Ai Cập trên đất nước Sudan. === Loạn Mahdi === Năm 1879, các cường quốc châu Âu can thiệp vào nội bộ Ai Cập, bắt Ismail phải thoái vị và lập hoàng tử Tewfik lên làm vua. Tewfik lại nhu nhược, nạn tham quan hoành hành nên ở Ai Cập có loạn Orabi. Vua Tewfik phải cầu viện nước Anh để dẹp loạn. Trong khi đó ở Sudan thì Muhammad ibn Abdalla dấy binh, tự xưng là "Mahdi" (thủ lĩnh) quyết càn quét đất nước khỏi bọn ngoại xâm và phục hưng đạo Hồi. Dân theo về rất đông. Mahdi kéo binh về vây đánh thủ phủ Khartoum. Thành ấy vỡ; tướng Charles George Gordon người Anh, được vua Ai Cập bổ nhiệm làm thống đốc Khartoum cũng tử trận theo thành. Quân đội Ai Cập phải rút khỏi Sudan. === Thời Mahdi trị === Muhammad ibn Abdalla dưới danh hiệu Mahdi thành lập một quốc gia thần trị, áp đặt luật pháp Hồi giáo rất khắt khe. Các sách vở cũ liên quan đến hình luật và tín ngưỡng cựu triều đều bị đốt hết để thanh lọc xã hội. Được sáu tháng thì Mahdi mất vì bệnh thương hàn. Phó tướng Abdallahi ibn Muhammad lên thay, tự xưng là Khalifa (thống lĩnh) nước Sudan. Abdallahi ibn Muhammad mở chiến dịch bành trướng, đánh sang Ethiopia năm 1887. Hai năm sau quân Sudan xâm lăng Ai Cập nhưng bị quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của sĩ quan Anh đánh bại ở Tushkah. Các cuộc hành quân xuống miền nam Sudan thì bị quân Bỉ chặn đứng. Ở Eritrea quân Sudan cũng bị quân Ý đánh bại. Chuỗi bại trận liên tiếp phá tan giấc mộng bá chủ bách thắng của quân Sudan. === Sudan thuộc Anh-Ai Cập === Nhân danh triều đình Ai Cập, quân đội Anh dưới sự chỉ huy của tướng Horatio Kitchener mở cuộc hành quân tái chiếm Sudan vào cuối thế kỷ 19. Trong ba năm từ năm 1896 đến 1898 quân Anh đánh tan lực lượng Mahdi. Trận quyết liệt nhất là trận Omdurman (Umm Durman) ngày 2 Tháng Chín khi hơn năm vạn quân Mahdi giao chiến thì quá nửa bị thương vong. Sau đó hai nước Anh và Ai Cập lập cơ chế đồng trị xứ Sudan tuy trên thực tế chính phủ Anh là chủ lực cai trị Sudan như một thuộc địa. Ai Cập đã nhiều lần muốn hợp nhất Sudan vào Ai Cập nhưng Luân Đôn không ưng thuận. Chính phủ Anh còn chia Sudan ra hai phần, miền Bắc đa số theo Hồi giáo và miền Nam theo đạo Thiên Chúa. Khi Anh chấm dứt cuộc chiếm đóng Ai Cập năm 1936 thì chính giới Ai Cập càng thúc giục việc hợp nhất với Sudan. Năm 1952, phe quân đội Ai Cập đảo chánh, lật đổ vương triều cũ và lập nền cộng hòa. Chính phủ mới cũng tuyên bố hủy bỏ chính thể đồng trị ở Sudan. Vì Anh xưa kia đã nhân danh quốc vương Ai Cập mà đem quân vào Sudan, nay Ai Cập rút lui thì Anh cũng không còn lý do pháp lý nào để tiếp tục cai trị Sudan. Năm 1954, Anh và Ai Cập đồng thuận trao trả độc lập cho Sudan. Hai năm sau, ngày 1 Tháng Giêng 1956 nước Sudan độc lập ra đời. === Nội chiến Sudan Thứ nhất 1955-1972 === Ngay từ trước khi Sudan độc lập hai miền Nam Bắc Sudan đã có nhiều xung đột. Miền Nam mang đậm nét văn hóa bản địa với số đông dân chúng thờ thần linh thiên nhiên hay theo đạo Thiên Chúa. Miền Bắc thì có nhiều liên hệ với khối Ả Rập Trung Đông và thế giới Hồi giáo. Khác biệt này được người Anh đẩy mạnh với một số luật cấm người phía bắc vĩ tuyến 10 không được di chuyển về phương nam, và ngược lại người phía nam vĩ tuyến 8 không được ra bắc. Trên lý thuyết luật này được ban hành để ngăn chặn bệnh sốt rét không lan lên miền Bắc nhưng cũng có hậu quả ngăn cản đạo Hồi không bành trướng về phương nam. Tác dụng thứ hai là đạo Thiên Chúa được tự do truyền bá ở miền Nam không bị đạo Hồi kiềm chế. Đây là mầm mống xung khắc giữa hai miền. Cuộc nội chiến, còn gọi là "Loạn Anyanya" bùng nổ khi chính phủ miền Bắc hủy bỏ kế hoạch lập một thể chế liên bang để cai trị hai miền vốn có nhiều bất đồng. Chiến tranh lúc khởi đầu là chiến tranh du kích ở tỉnh Al-Istiwa'iyah/Equatoria rồi lan sang hai tỉnh A'aly an-Nyl (Thượng Nin) và Bahr el Ghazal. Quân phiến loạn bị chia rẽ vì lý do chủng tộc nhưng phe chính phủ cũng bị phe phái tranh nhau làm suy yếu. Năm 1958 ở thủ đô Khartoum tướng Ibrahim Abboud lãnh đạo cuộc đảo chính nhưng cũng không ổn định được tình hình. Nhiều chính phủ khác liên tiếp lên nắm quyền cũng không giải quyết được cuộc chiến Bắc Nam. Năm 1969 Gaafar Nimeiry cướp chính quyền và ngăn cấm mọi đảng phái chính trị nhưng rồi bị truất. Đảng Cộng sản Sudan cùng các nhóm Mác-xít đứng ra chấp chính nhưng liền bị Nimeiry đánh bại. Trong khi đó ở miền Nam năm 1971, Joseph Lagu thống nhất các nhóm du kích dưới tổ chức SSLM (Southern Sudan Liberation Movement, tức Phong trào Giải phóng Nam Sudan) và đứng ra điều đình với chính phủ Nimeiry. Các tổ chức quốc tế cũng tham gia bảo trợ cuộc đàm phán. Kết quả là Hiệp định Addis Ababa ký năm 1972 kết thúc 17 năm xung đột. Giá Sudan đã phải trả là nửa triệu người tử vong và hàng trăm nghìn dân tỵ nạn bị ly tán. Theo hiệp ước đó thì miền Nam Sudan được tự trị và hòa bình tái lập nhưng khác biệt cơ bản giữa hai miền vẫn không thay đổi. Hiệp định Addis Ababa cốt chỉ là tạm thời cho đến khi một giải pháp tổng thể được hoạch định. === Nội chiến Sudan Thứ hai 1983-2005 === Trong mười năm đình chiến từ 1972 đến 1982, chính quyền miền Nam Sudan được rộng quyền tự trị nhưng Tổng thống Nimeiry năm 1983 đòi đẩy mạnh chính sách "Hồi hóa" toàn quốc bằng cách ban hành bộ luật mới căn cứ theo luật Shari'a của đạo Hồi. Ở miền Bắc Nimeiry tuyên bố thiết quân luật để được rộng quyền áp dụng Shari'a. Theo luật mới thì kẻ trộm cắp bị hình phạt chặt tay. Ai chứa chấp rượu thì bị đánh bằng roi bất kể người đó có theo đạo hay không. Dân miền Nam Sudan chống lại chính sách mới của chính phủ Khartoum. Cũng năm 1983 tổ chức SPLA (Sudan People's Liberation Army, "Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan") ra đời do John Garang lãnh đạo với yêu sách độc lập cho miền Nam Sudan. Tháng Chín năm 1984 Nimeiry tuyên bố sẽ miễn không áp dụng Shari'a cho những ai không theo đạo Hồi nhưng nhóm SPLA vẫn không giải giáp. Dựa trên chủ thuyết Mác-xít lực lượng SPLA được khối Cộng sản gồm Liên Xô và Ethiopia viện trợ vũ khí và quân nhu. Cuộc chiến thêm cam go vì hạn hán và nạn đói hoành hành miền Nam Sudan. Tháng Tư năm 1985 trong khi Nimeiry xuất ngoại, tướng Abdul Rahman Suwar ad-Dahhab mở cuộc đảo chánh, hủy bỏ chính sách "Hồi hóa". Tuy nhiên bộ luật Shari'a vẫn để nguyên. Chính phủ kế tiếp là do thủ tướng dân lập Sadiq al-Mahdi ra chấp chính đại diện liên minh ba đảng: Hizb al-Umma (đảng Umma); Al Hizb Al-Ittihadi Al-Dimuqrati, thường viết tắt là DUP (Democratic Unionsit Party, "Đảng Thống nhất Dân chủ") và Al-Jabhah al-Islamiyah al-Qawmiyah, viết tắt là NIF (National Islamic Front, "Mặt trận Hồi giáo Quốc gia"). Sang năm 1986 thì Khartoum mở hòa đàm với nhóm SPLA của Garang để vãn hồi hòa bình. Năm 1988 đảng DUP cùng SPLA ký chung một thỏa thuận dựa trên hội nghị Koka Dam trước kia tại Ethiopia, trong đó có ba điểm chính: Ngưng bắn Ngưng áp dụng luật Shari'a Chấm dứt thiết quân luật. Sau đó sẽ tổ chức hội nghị lập hiến để vạch một đường đi mới cho cả nước Sudan. Trong khi đó chiến tranh càng thêm khốc liệt. Tình hình kinh tế càng khó khăn vì vật giá tăng nhanh. Vì không muốn nhượng bộ phe miền Nam, thủ tướng Sadiq al-Mahdi không chịu thông qua hòa ước giữa DUP và SPLA. Kết quả là Tháng Mười Một năm 1988 đảng DUP rút khỏi liên minh chính phủ. Đầu năm 1989 phe quân đội ra tối hậu thư đòi chính phủ phải xúc tiến hòa đàm nếu không sẽ đảo chính. Dưới áp lực đó Sadiq al-Mahdi đành thông qua hòa ước, đợi ngày hội nghị lập hiến Tháng Chín. Tháng 6 năm 1989. Omar Hassan al-Bashir với sự hậu thuẫn của đảng NIF cướp chính quyền. Nhóm quân phiệt 15 người (năm 1991 rút thành 12) lên nắm quyền dưới danh nghĩa RCC (Revolutionary Command Council for National Salvation, tức "Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Cứu Quốc"). Tiếp theo là một cuộc thanh trừng dân sự lẫn quân sự. Các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị và các tổ chức phi tôn giáo đều bị cấm hoạt động. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, chính phủ quân phiệt còn dùng nhóm al-Difaa al-Shaabi, viết tắt là PDF (People's Defense Forces, "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân") để càn quét các tỉnh miền Nam. Quân Sudan kiểm soát những thị trấn lớn như Juba, Wau, và Malakal nhưng quân SPLA thì vẫn chiếm đóng phần lớn các tỉnh phía Nam. Tình hình thêm rối loạn khi quân SPLA vì bất đồng nội bộ phân hóa thành mấy nhóm: nhóm Nasir, nhóm của Bany và nhóm Bol. Dù vậy các cuộc hòa đàm dần dần có kết quả và Hiệp ước Hòa bình Tổng thể được ký ở Nairobi vào Tháng Giêng năm 2005. Hiệp ước đó cho phép quân đội hai miền không phải giải giới và được giữ nguyên vị trí nhưng miền Nam được sáu năm tự trị. Tiếp theo đó là cuộc trưng cầu dân ý để quyết định chính thể cho miền Nam. Lợi tức tài nguyên dầu lửa sẽ được chia đôi. Để hợp nhất hai chính phủ, Garang được thâu nạp làm một trong hai phó tổng thống Sudan. Tiếc thay Tháng Tám năm 2005 trong một phi vụ trực thăng, máy bay rớt và Garang tử thương. Phe SPLA nổi dậy làm loạn đốt phá nhưng tình hình dần lắng dịu. Liên hiệp Quốc cũng giúp sức với các dự án cứu trợ nhân đạo và phổ biến nhân quyền ở Sudan, làm ổn định xã hội. Vấn đề chưa giải quyết là chủ quyền hạt Abyei với nhiều mỏ dầu thô. Cả hai phe Bắc và Nam đều đòi quyền cai trị khu vực này. ==== Trưng cầu dân ý năm 2011 ==== Sau sáu năm tự trị (2005-2011) miền Nam Sudan theo Hiệp ước Hòa bình Tổng thể ký ở Nairobi năm 2005 mở cuộc trưng cầu dân ý kéo dài một tuần từ 9 Tháng Giêng đến 15 Tháng Giêng 2011 để quyết định chính thể cho miền Nam. Dân miền Nam muốn bỏ phiếu phải ghi danh. Phòng phiếu cũng mở ở miền Bắc để dân Nam cư trú ở miền Bắc có thể đi bầu. Ở hải ngoại như Úc, Canada, Ai Cập, Ethiopia, Kenya, Uganda, Anh và Hoa Kỳ cũng có phòng phiếu để người Nam Sudan lưu vong tham gia. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý đưa ra con số gần 98,83% số phiếu ủng hộ độc lập cho miền Nam. Chính phủ trung ương tuyên bố sẽ chấp nhận quyết định của đại đa số và sẽ xúc tiến bàn giao. === Xung đột ở Darfur === Trong khi cuộc Nội chiến Bắc Nam có nhiều triển vọng giải quyết được, vùng Darfur phía tây bùng cháy dữ dội từ năm 2003 vì tranh chấp bộ tộc. Chính phủ Khartoum cố dùng giải pháp dân binh (militia) để dẹp các bộ tộc nhưng nhóm dân binh "janjawid" do chính phủ tài trợ thay vì tái lập trật tự, lại góp phần cướp phá giết hại nên bị các nước lên án là gây nên nạn diệt chủng tại Darfur. Số dân tỵ nạn lên đến hàng triệu người. Số người chết đói, chết vì bệnh tật rất cao. Số dân tràn sang Tchad cũng đã gây bất ổn chính trị ở nước này. === Xung đột Sudan-Tchad === Vào cuối năm 2005 Tchad cho tổng động viên khi quân phiến loạn Rassemblement pour la Démocratie et la Liberté do Khartoum ủng hộ dùng vùng biên giới đánh phá quân chính phủ N'Djamena. Khi thị trấn Adré thuộc Tchad bị uy hiếp, Tchad tuyên chiến với Sudan ngày 23 Tháng Chạp, 2005. Chính phủ Khartoum bác bỏ lời cáo buộc của N'Djamena và phản bác rằng chính quân lực Tchad đã xâm phạm không phận của Sudan. Tình hình bớt căng thẳng khi hai nước ký hiệp ước đình chiến ngày 3 Tháng Năm, 2007 tại Ả Rập Saudi và tuyên bố sẽ nỗ lực duy trì hòa bình dọc dải biên giới 1.000 km. === Xung đột Miền Đông === Trong khi cuộc chiến Bắc Nam Sudan kéo dài thì miền Đông có loạn do các bộ tộc Beja và Rashaida nổi lên chống lại chính phủ Khartoum. Các nhóm này hợp nhất dưới một tổ chức mang tên "Mặt trận Miền Đông" đánh phá ba tỉnh Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar. Chính phủ nước Eritrea lúc đầu ủng hộ Mặt trận nhưng đến giữa năm 2005 lại đổi chính sách, hợp tác với chính phủ Khartoum. Với Eritrea làm trung gian, Khartoum và Mặt trận Miền Đông mở cuộc hòa đàm và đến 14 Tháng Mười năm 2006 thì hai bên ký hòa ước ở Asmara, thủ đô Eritrea. Theo hòa ước này thì ba tiểu bang Kassala (Ash Sharqiyah), Al Qadarif và Al Bahr al Ahmar cả hai phe, chính phủ trung ương và Mặt trận Miền Đông sẽ chia nhau tài nguyên và quyền lực ở cấp liên bang và tiểu bang. == Chính trị == Chính thể hiện hữu tại Sudan được coi là một chính phủ độc tài với quyền lực tập trung trong tay của Tổng thống Omar al-Bashir. Bashir lên cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính hồi Tháng Sáu năm 1989 và giữ vai trò tối cao từ đó đến nay (2009). Từ năm 1983 đến 1997 Sudan được chia thành tám xứ (5 xứ thuộc miền Bắc, 3 ở miền Nam). Mỗi xứ có đô thống quân đội đứng đầu. Sau cuộc đảo chính năm 1985 thì hội đồng hàng xứ đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1999 cuộc tranh chấp quyền lực giữa Tổng thống Omar al-Bashir và Chủ tịch Quốc hội Hassan al-Turabi bùng nổ. Turabi bị tước hết quyền lực, Quốc hội bị giải tán, hiến pháp bị bãi bỏ và tổng thống tuyên bố thiết quân luật. Mãi đến Tháng Hai năm 2001, sau cuộc tuyển cử năm 2000 chính phủ mới cho triệu tập lại Quốc hội nhưng thiết quân luật vẫn giữ nguyên và Turabi bị tống giam vì tội hiệp thương với lực lượng SPLA. Turabi tiếp tục lên án chính phủ nên dù khi được thả khỏi tù, ông vẫn bị quản chế tại gia. Theo Hiệp định Hoà bình Bắc – Nam (2005), Sudan thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc và Quốc hội 450 ghế theo tỉ lệ phân chia đảng Đại hội Quốc gia (NCP): 52%, Phong trào Giải phóng miền Nam Sudan (SPLM): 28%, các đảng phái miền Bắc khác: 14%, các đảng phải miền Nam khác: 6%. Từ 2/2003, các nhóm vũ trang Darfur (miền Tây Sudan) nổi dậy chống Chính phủ với lý do Chính phủ không quan tâm đến Darfur. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi, Phong trào Giải phóng Sudan (1 trong 2 nhóm vũ trang lớn nhất ở Darfur) do Minawy đứng đầu ký Hiệp định hoà bình với Chính phủ Sudan. Tháng 2 năm 2009, Chính phủ Sudan và Phong trào Công bằng, Công l‎ý đã ký Văn kiện xây dựng lòng tin mở đường cho đàm phán hòa bình giữa Chính phủ và các nhóm nổi dậy tại Darfur. == Quan hệ quốc tế == Sudan thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không liên kết; có quan hệ tốt với các nước Đông Âu, Nga, Ả Rập, châu Phi, Iran và Trung Quốc. Trung Quốc có nhiều đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và dầu mỏ tại Sudan. Mỹ xếp Sudan vào "danh sách các nhà nước khủng bố"; áp đặt luật cấm vận kinh tế hoàn toàn với Sudan ngày 3 tháng 11 năm 1997; lệnh bắt Tổng thống Sudan của Tòa án Hình sự Quốc tế ngày 4 tháng 3 năm 2009 được Mỹ, Pháp, Anh, Đức ủng hộ. Sudan là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Phi (AU), Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quan sát viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Sudan có quan hệ đặc biệt với Trung Quốc, là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan. Trong lịch sử, Liên Xô đã giữ mối quan hệ mật thiết với Sudan. Nhưng khi Liên Xô tan rã, Tổng thống Nga đầu tiên Boris Nikolayevich Yeltsin đã cáo buộc Sudan "phạm tội ác nhân loại dã man", và ủng hộ trừng phạt Sudan. Đến năm 2000, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đã cố thiết lập lại quan hệ, song sự thiếu quan tâm của Nga với Sudan khiến Sudan vẫn nghi kỵ với Nga. == Nhân quyền == Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận nghị quyết số 1593 đề nghị đưa tình hình ở Darfur ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế La Haye, tìm nguyên nhân và trách nhiệm về những tội ác đã đưa đến cái chết của khoảng 300.000 người và khiến hơn 2 triệu người khác phải thất tán, kể từ năm 2003. Tháng 7 năm 2008, Trưởng ban công tố tòa án Hình sự Quốc tế, còn gọi tắt là ICC, đã trình bày với hội đồng gồm 3 thẩm phán các bằng chứng cáo buộc Tổng thống Bashir về trách nhiệm có liên quan đến 10 cáo trạng về diệt chủng, các tội ác đối với nhân loại và các tội ác chiến tranh, đồng thời yêu cầu tòa công bố trát bắt ông Bashir . Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nói rằng Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ thân hữu với Sudan và rất lo ngại về các cáo trạng vừa kể và Trung Quốc (là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan) cũng phủ nhận một bản tin của đài BBC nói rằng Trung Quốc đã vi phạm một lệnh cấm vận vũ khí áp dụng đối với Sudan . == Địa giới hành chính == Sudan được chia làm 17 bang, các bang này lại chia tiếp thành 133 quận. Ngoài các tiểu bang, còn có các cơ quan hành chính khu vực được thành lập theo thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ trung ương và các nhóm nổi dậy. Các khu vực Darfur được thành lập theo Hiệp định hòa bình Darfur để hoạt động như một cơ quan điều phối cho các bang tạo nên các khu vực Darfur. Hội đồng Điều phối Đông Sudan được thành lập theo Hiệp định hòa bình Đông Sudan giữa Chính phủ Sudan và phiến quân Mặt trận phía Đông để hoạt động như một cơ quan điều phối cho ba tiểu bang phía đông. Khu vực Abyei, nằm ​​trên biên giới giữa Nam Sudan và Cộng hòa Sudan, hiện đang có một tình trạng hành chính đặc biệt và được quản lý bởi một cơ quan trong khu vực Abyei. Đó là do cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2011 về việc có nên tham gia một Nam Sudan độc lập hoặc vẫn là một phần của nước Cộng hòa Sudan. == Địa lý == Sudan nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Ai Cập, Đông Bắc giáp biển Đỏ, Đông giáp Eritrea và Ethiopia, Tây giáp Tchad, Libya và Cộng hòa Trung Phi, Nam giáp Nam Sudan. Sudan là nước có diện tích lớn thứ ba châu Phi. Toàn bộ vùng cao nguyên (300m đến 1.200m) rộng lớn thoải dần từ Nam đến Bắc và được bao quanh bởi một vài khối núi vùng ngoại vi ở phía Tây (vùng núi Darfour; Djebel Marra, 3.088 m), ở phía Đông Bắc ven biển Đỏ (Djchel Erba, 2.217 m; Djehel Oda, 2.259 m). Phần lớn dân cư tập trung ở các vùng hợp lưu của sông Nile Trắng và sông Nile Xanh. Ở phía Bắc, các vùng sa mạc gợn sóng nối tiếp với các đồng cỏ. Tài nguyên thiên nhiên ở Sudan gồm có dầu mỏ, quặng sắt (trữ lượng nhỏ), đồng, kẽm, crom, tungsten, mica, vàng, bạc, thủy điện. Khí hậu ở Sudan nằm trong vùng khí hậu sa mạc khô và nóng. Do phần lớn lãnh thổ là sa mạc Sahara nên Sudan thiếu nguồn nước tự nhiên nghiêm trọng; ô nhiễm nước gây nguy hại cho sức khỏe con người; đất bị xói mòn; sa mạc hóa; nạn săn bắt thái quá đe dọa các loài thú rừng. == Kinh tế == Sudan là quốc gia chậm phát triển. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp (chiếm 80% lực lượng lao động), gồm ngành trồng cây lương thực (lúa miến, khoai lang, sắn) và ngành chăn nuôi (bò, cừu, dê, lạc đà) ở các vùng phía Bắc và phía Nam. Bông vải là mặt hàng xuất khẩu chính. Nguồn khoáng sản và năng lượng chưa được chú trọng khai thác. Vùng lãnh thổ phía Nam có những giếng dầu lớn, Sudan bắt đầu xuất khẩu dầu vào năm 1999. Một số ngành công nghiệp tập trung ở Khartoum và Port Sudan, chủ yếu là các ngành chế biến nông sản. Cơ cấu kinh tế của Sudan bị xáo trộn do cuộc nội chiến hoành hành ở miền Nam có đa số người Kitô giáo da đen chống lại sự cai trị của người Hồi giáo ở miền Bắc. Các nước phương Tây và một số nước Ả Rập ôn hòa đã đình chỉ những khoản trợ giúp, nợ nước ngoài gia tăng chồng chất. Sản phẩm công nghiệp gồm có: Dầu mỏ, bông vải, hàng dệt, xi măng, dầu ăn, đường, xà phòng, giày dép, dầu tinh lọc, dược phẩm, vũ khí, ô tô và xe vận tải nhẹ. Sản phẩm nông nghiệp gồm có: Bông vải, lúa mì, lúa miến, lạc, kê, vừng, mía, sắn, khoai lang, chuối, xoài, đu đủ, gôm Arập; cừu, gia súc. Trong năm 2010, Sudan đã được coi là nền kinh tế đứng hàng thứ 17 trong các nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và sự phát triển nhanh chóng của đất nước chủ yếu từ lợi nhuận dầu ngay cả khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế năm 2006. Vì sự ly khai của Nam Sudan, trong đó có hơn 80% giếng dầu của Sudan, dự báo kinh tế cho Sudan vào năm 2011 và xa hơn nữa là không chắc chắn. Ngay cả với lợi nhuận dầu trước khi sự ly khai của Nam Sudan, Sudan vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề kinh tế lớn và sự phát triển của nó vẫn còn chưa chắc chắn. Trong mọi trường hợp, nền kinh tế ở Sudan đã được phát triển từ hơn mười năm qua, và theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tăng trưởng GDP năm 2010 là 5,2% so với 4,2% năm 2009. Sự tăng trưởng này là duy trì ngay cả trong cuộc khủng hoảng ở Darfur và giai đoạn độc lập tự chủ của Nam Sudan. == Nhân khẩu học == === Dân số === Trong điều tra dân số của Sudan năm 2008, dân số của miền Bắc, Tây và Đông Sudan được ghi nhận là hơn 30 triệu. Điều này khiến các ước tính hiện tại của dân số Sudan sau khi sự ly khai của Nam Sudan ít hơn 30 triệu người. Đây là một sự gia tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua như điều tra dân số năm 1983 đưa tổng dân số của Sudan, bao gồm cả Nam Sudan ngày nay, tại thời điểm lúc đó là 21,6 triệu. Dân số của thành phố Khartoum phát triển nhanh chóng và được ghi nhận là 5,2 triệu. Mặc dù là một quốc gia có nhiều người dân đi tỵ nạn ở nước khác, nhưng Sudan cũng là nước có người tỵ nạn. Theo khảo sát người tị nạn Thế giới 2008, được xuất bản bởi Ủy ban Hoa Kỳ về người tị nạn và nhập cư, 310.500 người tị nạn sống ở Sudan năm 2007. Phần lớn số này đến từ Eritrea (240.400 người), Chad (45.000), Ethiopia (49.300) và Cộng hòa Trung Phi (2500). Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn trong năm 2007 buộc phải trục xuất ít nhất 1.500 người tị nạn. === Dân tộc === Người Ả Rập ước tính chiếm khoảng 70% dân số Sudan. Những nhóm dân tộc khác là Arabized sống ở khu vực Nubia theo Giáo hội Công giáo Coptic và người Beja. Sudan hiện có 597 bộ lạc nói hơn 400 ngôn ngữ khác nhau và tiếng địa phương. Người Ả Rập đến nay là nhóm dân tộc lớn nhất ở Sudan. Họ gần như hoàn toàn theo Hồi giáo, trong khi phần lớn nói tiếng Ả Rập Sudan, một số bộ tộc Ả Rập khác nói tiếng địa phương khác nhau như bộ tộc Awadia, Fadnia và Bani Arak nói tiếng Ả Rập Najdi và các bộ lạc Rufa'a, Bani Hassan, Al-Ashraf, Kinanah và Rashaida tiếng Ả Rập Hejazi. Ngoài ra, các bang miền Tây có các nhóm dân tộc khác, trong khi một vài người Bedouin của bang phía bắc Rizeigat. Người Ả Rập sống ở miền Bắc và miền Đông chủ yếu là những người di cư từ bán đảo Ả Rập và một số người dân bản địa đã có từ trước của Sudan, đặc biệt là những người Nubian, cùng chia sẻ một lịch sử chung với Ai Cập và Beja. Ngoài ra, một vài bộ tộc Ả Rập tiền Hồi giáo tồn tại ở Sudan từ trước đó di cư vào khu vực từ Tây Arabia, mặc dù hầu hết người Ả Rập ở Sudan ngày nay di cư từ sau thế kỷ 12. Phần lớn các bộ tộc Ả Rập ở Sudan di cư vào Sudan trong thế kỷ 12, họ kết hôn với người dân Nubian và bản địa châu Phi và giới thiệu Hồi giáo đến các dân tộc này. Chung với nhiều phần còn lại của thế giới Ả Rập, quá trình Ả Rập hóa ở Sudan từ những cuộc di cư Ả Rập sau thế kỷ 12 đã dẫn đến sự thống trị của tiếng Ả Rập và các khía cạnh của văn hóa Ả Rập, dẫn đến sự thay đổi lớn của Sudan và đã để lại một bản sắc dân tộc Ả Rập ngày hôm nay. Quá trình này được đẩy mạnh bởi sự cả hai lây lan là Hồi giáo và di cư đến Sudan của phả hệ người Ả Rập từ bán đảo Ả Rập, và hôn nhân của họ với người dân bản địa. Sudan cũng bao gồm rất nhiều các bộ lạc không nói tiếng Ả Rập, chẳng hạn như Masalit, Zagawa, Fulani, Bắc Nubia, Nuba, và Bija. == Tôn giáo == Có 97% dân số tuân thủ Hồi giáo. Hầu hết là người Hồi giáo Sunni. Một số ít người theo Hồi giáo Shia hoặc Sufism. Ngoài ra còn có Giáo hội Công giáo Coptic và Chính Thống giáo Hy Lạp ở Khartoum và các thành phố khác ở phía Bắc. Ngoài ra còn có các cộng đồng Chính Thống giáo Ethiopia và Eritrea ở Khartoum và phía tây Sudan, phần lớn là những người tị nạn và người di cư từ vài thập kỷ qua. Nhóm Kitô giáo khác nhỏ hơn trong nước bao gồm Giáo hội Công giáo Phi châu bản địa, Giáo hội Tông Đồ Armenia, Giáo hội Sudan của Chúa Kitô, Giáo hội Nội vụ Sudan, Nhân chứng Jehovah, Phong trào Ngũ Tuần, Tin Lành phái Presbyterian Church (ở miền Bắc). Tôn giáo đóng một vai trò trong việc chia rẽ chính trị của đất nước. Hồi giáo đã thống trị hệ thống chính trị và kinh tế của đất nước kể từ khi độc lập. == Văn hóa == == Giáo dục == Giáo dục phổ cập bắt buộc và miễn phí 6 năm, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được (do nội chiến và thiếu thốn phương tiện). Ở miền Bắc và miền Trung, chỉ có khoảng 1/2 số trẻ em đến tuổi được đến trường. 3/4 khu vực có trường tiểu học và 1/5 khu vực có trường trung học. Sudan có một trường đại học ở thủ đô Khartoum. == Thư mục == === Sách === Churchill, Winston (1899; 2000). The River War — An Historical Account of the Reconquest of the Soudan. Carroll & Graf Publishers (New York City). ISBN 978-0-7867-0751-5. Clammer, Paul (2005). Sudan — The Bradt Travel Guide. Bradt Travel Guides (Chalfont St. Peter); Globe Pequot Press. (Guilford, Connecticut). ISBN 978-1-84162-114-2. Evans-Pritchard, Blake; Polese, Violetta (2008). Sudan — The City Trail Guide. City Trail Publishing. ISBN 978-0-9559274-0-9. Fadlalla, Mohamed H. (2005). The Problem of Dar Fur, iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-36502-9. Fadlalla, Mohamed H. (2004). Short History Of Sudan. iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-31425-6. Fadlalla, Mohamed H. (2007). UN Intervention in Dar Fur, iUniverse (New York City). ISBN 978-0-595-42979-0. Jok, Jok Madut (2007). Sudan — Race, Religion and Violence. Oneworld Publications (Oxford). ISBN 978-1-85168-366-6. Mwakikagile, Godfrey (2001). Slavery in Mauritania and Sudan — The State Against Blacks, in The Modern African State — Quest for Transformation. Nova Science Publishers (Huntington, New York). ISBN 978-1-56072-936-5. O'Fahey, Rex Seán; Spauling, Jay Lloyd (1974). Kingdoms of the Sudan. Methuen Publishing (Luân Đôn). ISBN 978-0-416-77450-4. Covers Sennar và Darfur. Peterson, Scott (2001). Me Against My Brother — At War in Somalia, Sudan and Rwanda — A Journalist Reports from the Battlefields of Africa. Routledge (Luân Đôn; New York City). ISBN 978-0-203-90290-5. Prunier, Gérard (2005). Darfur — The Ambiguous Genocide. Cornell University Press (Ithaca, New York). ISBN 978-0-8014-4450-0. Welsby, Derek A. (2002). The Medieval Kingdoms of Nubia — Pagans, Christians and Muslims Along the Middle Nile. British Museum Press (Luân Đôn). ISBN 978-0-7141-1947-2. Zilfū, ʻIṣmat Ḥasan (translation: Clark, Peter) (1980). Karari — The Sudanese Account of the Battle of Omdurman. Frederick Warne & Co (Luân Đôn). ISBN 978-0-7232-2677-2. === Bài viết === "Quo Vadis bilad as-Sudan? The Contemporary Framework for a National Interim Constitution". Law in Africa (Köln; 2005). Vol. 8, pp. 63–82. . == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chính quyền Sudan(trang chính thức) President of Sudan Sudan tại DMOZ Wikimedia Atlas của Sudan, có một số bản đồ liên quan đến Sudan. Mục “Sudan” trên trang của CIA World Factbook.
canonical ltd..txt
Canonical Ltd. là một công ty tư nhân được thành lập và được tài trợ bởi doanh nhân người Nam Phi Mark Shuttleworth để hỗ trợ thương mại và dịch vụ cho Ubuntu Linux và các dự án liên quan. Canonical có nhân viên tại hơn 30 quốc gia và duy trì các văn phòng ở London, Boston, Đài Bắc, Montreal, Thượng Hải, São Paulo và Đảo Man. == Các dự án == Canonical Ltd. đã tạo ra và duy trì một số dự án. Chủ yếu là các phần mềm tự do/mã nguồn mở (FOSS) hoặc công cụ được thiết kế để cải thiện sự hợp tác giữa các nhà phát triển phần mềm tự do và những người đóng góp. === Phần mềm mã nguồn mở === Gia đình Ubuntu của các bản phân phối Linux: Ubuntu, bản phân phối Linux dựa trên Debian với desktop Unity (trước đây là GNOME) Kubuntu, Hệ thống lõi Ubuntu với desktop KDE Plasma thay cho Unity Xubuntu, Hệ thống lõi Ubuntu với desktopnhẹ nhàng Xfce thay cho Unity Lubuntu, Hệ thống lõi Ubuntu với desktop LXDE thay cho Unity Edubuntu, Hệ thống lõi Ubuntu được cải thiện đặc biệt cho các môi trường giáo dục hoặc hệ thống yếu Gobuntu (đã ngừng phát triển), một biến thể đơn giản của Ubuntu bao gồm hoàn toàn phần mềm tự do Ubuntu JeOS, một biến thể hiệu quả của Ubuntu cấu hình đặc biệt cho các thiết bị gia dụng ảo Bazaar, sửa đổi phân cấp hệ thống điều khiển Storm, một quan hệ đối tượng ánh xạ cho Python, part of the Launchpad codebase Upstart, một thay thế dựa trên sự kiện cho các daemon init Quickly Ubuntu Software Center === Các dự án và dịch vụ khác === Landscape, một trang web độc quyền phục vụ cho quản lý tập trung của các hệ thống Ubuntu. Launchpad một trang web tập trung có chứa các ứng dụng một số thành phần web được thiết kế để làm cho sự hợp tác giữa các dự án phần mềm tự do dễ dàng hơn: Rosetta, một công cụ dịch thuật trực tuyến để giúp bản địa hóa phần mềm (cf. the Rosetta Stone) Malone (như trong "Bugsy Malone"), một hợp tác lỗi tracker cho phép liên kết với các trackers lỗi khác Soyuz, amột công cụ để tạo ra các tùy chỉnh, phân phối, chẳng hạn như Kubuntu và Xubuntu. Code, lưu trữ các phân nhánh của Bazaar Answers, hỗ trợ theo dõi Blueprints, một công cụ cho kế hoạch các tính năng của phần mềm PPA, gói lưu trữ cá nhân Ubuntu One, một dịch vụ cho đồng bộ hóa tập tin và các ứng dụng khác Canonical ung cấp một số kỹ thuật cốt lõi để Linaro đầu tư vào các dự án thượng nguồn. == Kế hoạch kinh doanh == Trong một cuộc phỏng vấn với Guardian trong tháng 5/ 2008, Mark Shuttleworth cho biết rằng mô hình kinh doanh và dịch vụ cung cấp được cung cấp bởi Canonical và giải thích rằng Canonical vẫn chưa có lợi nhuận. Canonical cũng tuyên bố nó sẽ chờ đợi cho các doanh nghiệp để có lợi nhuận trong vòng một 3-5 năm. Ông coi Canonical là định vị bản thân như nhu cầu cho các dịch vụ liên quan đến phần mềm miễn phí tăng. Chiến lược này đã được so sánh với chiến lược kinh doanh của Red Hat trong những năm 1990. Tuy nhiên, trong một bài viết trên New York Times vào đầu năm 2009, Shuttleworth cho biết rằng doanh thu của Canonical đã "leo" tới 30 triệu USD, công ty có điểm lãi. Trong năm 2007, Canonical tung ra một cửa hàng trực tuyến quốc tế bán các dịch vụ hỗ trợ và các hàng hóa mang nhãn hiệu Ubuntu; Sau này trong năm 2008 nó mở rộng với một cửa hàng cụ thể tại Hoa Kỳ được thiết kế để giảm thời gian lô hàng. Vào cùng thời gian này, Ubuntu thế giới đã được đăng ký nhãn hiệu trong kết nối.với quần áo và phụ kiện. == Các công ty con == Canonical Group Ltd có trụ sở tại City of Westminster. Canonical USA Inc. có trụ sở ở Lexington, Massachusetts. Canonical China Ltd (tiếng Trung: 科能软件股份有限公司) trụ sở tại Thượng Hải. Canonical Brasil Ltda trụ sở ở São Paulo. Canonical Canada Ltd trụ sở ở Montréal. Canonical Ltd Taiwan Br. (tiếng Trung: 英屬曼島商肯諾有限公司臺灣分公司) trụ sở ở Taipei. == Nhân viên == Canonical có hơn 500 nhân viên với văn phòng chính ở tầng thứ 27 của Millbank Tower gần Westminster, London. Vào mùa hè năm 2006, Canonical đã mở một văn phòng ở Montreal đến nhà hoạt động toàn cầu hỗ trợ và dịch vụ của mình. Taipei 101 cũng là nơi có một văn phòng của Canonical. Ngoài ra còn có một đội ngũ OEM ở Lexington, Massachusetts. === Hiện nay === Nhân viên đáng chú ý hiện nay của Canonical bao gồm: Mark Shuttleworth, người sáng lập của dự án Ubuntu, thành viên duy trì Debian của Apache và sáng lập của Thawte Consulting (2004–). CEO từ tháng 3/2010. Jane Silber, CEO từ tháng 3 năm 2010; nguyên COO và lãnh đạo của dự án Ubuntu One Jono Bacon, của LugRadio fame, là lãnh đạo cộng đồng Ubuntu (2006–) Stuart Langridge, còn là của LugRadio fame (2009–) John D. Bernard, chịu trách nhiệm cho tất cả các khai thác thị trường chính (2009–) === Trước đây === Nhân viên trước đây đáng chú ý: Ben Collins, cựu lãnh đạo dự án Debian và là nhà phát triển kernel(2006–2009) Dave Miller, nổi tiếng với Bugzilla, nhân viên số 1 (2004) Jeff Waugh, nhân viên số 3, nhà phát triển GNOME và Planet aggregator, phát triển kinh doanh (2004–2006) Benjamin Mako Hill, nhà phát triển cốt lõi và cộng đồng điều phối viên (2004–2005) Ian Jackson, nhà phát triển của dpkg và là cựu lãnh đạo dự án Debian (2005–2007) Lars Wirzenius, đóng góp đầu tiên cho Linux kernel và là đồng nghiệp cũ của Linus Torvalds (2007–2009) Scott James Remnant, trước đây là một nhà bảo trì Debian và GNU maintainer của GNU Libtool và đồng tác giả của các tập hợp dữ liệu Planet. Tại Canonical, ông phát triển Upstart (2004–2011). Matt Zimmerman, trước đây là thành viên của nhóm bảo mật Debian. Làm việc tại Canonical như Giám đốc kỹ thuật Ubuntu (2004–2011). == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức