filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
giới quý tộc.txt
Giới quý tộc là một tầng lớp, giai cấp xã hội, có những đặc quyền, quyền lực hoặc địa vị cao trọng được công nhận so với các tầng lớp khác trong xã hội, địa vị này thường được lưu truyền trong gia đình từ đời này sang đời khác. Thuật ngữ này tuy nhiên không được định nghĩa rõ ràng. Ngay cả tại lục địa châu Âu mỗi nước có những tiêu chuẩn khác nhau, để xem ai thuộc giới quý tộc, huống chi là ở các nền văn hóa khác. Các đặc quyền gắn liền với giới quý tộc có thể tạo lợi thế đáng kể so với các giới khác, hoặc có thể có danh tiếng (do vậy được ưu tiên), và thay đổi từ nước này sang nước, thời đại này sang thời đại khác. Trong lịch sử, thành viên trong giới quý tộc và các đặc quyền của họ được quy định hoặc được thừa nhận bởi các vị vua hay nhà nước, do đó phân biệt nó từ các lĩnh vực khác của tầng lớp thượng lưu của một quốc gia trong đó sự giàu có, lối sống hoặc những quan hệ đánh dấu sự nổi bật của họ. Mặc dù vậy, giới quý tộc ít khi thành lập một đẳng cấp khép kín; đạt đủ quyền lực, sự giàu có, sức mạnh quân sự hay được sự ủng hộ của hoàng gia, cho phép người thường lên thành giới quý tộc. Thường thì có nhiều cấp bậc trong lớp quý tộc. Công nhận pháp lý của giới quý tộc được phổ biến hơn trong các chế độ quân chủ, nhưng giới quý tộc cũng tồn tại trong chế độ như Cộng hòa Hà Lan (1581-1795), Cộng hòa Genoa (1005-1815) và Cộng hòa Venice (697-1797), và vẫn là một phần của cấu trúc xã hội hợp pháp của một số chế độ không lưu truyền quyền lực, ví dụ, San Marino và Thành Vatican ở châu Âu. Danh hiệu lưu truyền sang đời sau thường phân biệt quý tộc với phi quý tộc, mặc dù ở nhiều quốc gia hầu hết giới quý tộc không có danh hiệu, và một danh hiệu lưu truyền không nhất thiết thuộc giới quý tộc (ví dụ, xem bài baronet tiếng Anh). Một số nước lại có giới quý tộc không lưu truyền, như Đế chế Brasil. == Chú thích ==
nghệ thuật thời kỳ phục hưng.txt
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600. Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16. Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các ví dụ điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các ví dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên. Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp toàn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trò trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu không gian với tính chính xác của toán học. Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt là Phục Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn chính: Sơ Phục Hưng (tiếng Anh: Early Renaissance) Thịnh Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance) Hậu Phục Hưng hay Mannerism Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ thành phố Firenze (tiếng Anh: Florence) với những bức tượng của Donatello, tranh phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các công trình xây dựng của Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là thành phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (Ví dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh). Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách Baroque. Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện đầy đặn và mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của phong cách Baroque. Phong cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc. == Các nghệ sĩ nổi tiếng trong thời kỳ Phục Hưng == == Âm nhạc == Đầu tiên, trường phái âm nhạc Hà Lan chiếm lĩnh ưu thế trong âm nhạc Phục Hưng, bắt đầu từ giữa thế kỷ 16 nhiều thúc đẩy cơ bản đến từ Ý, đặc biệt là các trường phái soạn nhạc như Florentine Camerata, trường phái soạn nhạc Roma và trường phái soạn nhạc Venezia. Một số nhà soạn nhạc thời kỳ Phục Hưng: Guillaume Dufay (1400–1474) Johannes Ockeghem (1425–1497) Josquin Desprez (1440–1505) Heinrich Isaac (1450–1517) Jacob Obrecht (1450–1505) Paul Hofhaimer (1459–1537) Mateu Fletxa el Vell (1481-1553) Ludwig Senfl (1486–1543) Thomas Tallis (1505–1585) Hans Neusiedler (1508–1563) Giovanni da Palestrina (khoảng 1525–1594) Orlando di Lasso (1532–1594) === Kiến trúc === Xem bài chính Kiến trúc Phục Hưng. Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng. Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt. Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này được trộn lẫn một phần (Ví dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel, Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == "Limited Freedom", Marica Hall, Berfrois, ngày 2 tháng 3 năm 2011.
trượt ván trên tuyết.txt
Trượt ván trên tuyết ("Snowboarding") là một hoạt động giải trí ngoài trời vào mùa đông có liên quan đến trượt 1 con dốc được che phủ bởi tuyết khi đứng trên một ván trượt ("snowboard") gắn liền với bàn chân của người lái. Sự phát triển của trượt ván trên tuyết lấy cảm hứng từ trượt ván, dùng xe trượt tuyết, lướt sóng và trượt tuyết. Nó được phát triển tại Hoa Kỳ trong những năm 1960 bởi Gordon Kosteroski và trở thành một môn thể thao chính thức của Thế Vận hội vào năm 1998. Độ phổ biến của môn này (được so theo doanh thu bán hàng) đạt đỉnh điểm vào năm 2007 và từ đó đã suy giảm dần. == Cấu tạo == == Chú thích == == Liên kết ngoài == PSIA-AASI Website Snowboarding links tại DMOZ Sherm Poppen - Muskegon Area Sport Hall of Fame
chủ tịch nước cộng hòa nhân dân trung hoa.txt
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国主席, phanh âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Zhǔxí, âm Hán Việt: Trung Hoa nhân dân cộng hòa quốc chủ tịch), gọi tắt là Chủ tịch nước Trung Quốc (中国国家主席 Trung Quốc quốc gia chủ tịch) hoặc Chủ tịch nước (国家主席 quốc gia chủ tịch), là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chức vụ này đã được lập ra theo bản Hiến pháp năm 1954. Trước đó, từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-54) chỉ có chức Chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương. Từ năm 1975 không có chức vụ Chủ tịch nước mà vai trò đại diện quốc gia được chuyển sang cho Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Hiến pháp năm 1982 lập lại chức vụ chủ tịch nước. Về mặt chính thức, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại toàn quốc) bầu ra theo quy định của điều 62 của Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trên thực tế, việc bầu cử này thực chất là bầu cử 'một ứng cử viên'. Ứng cử viên cho chức vụ này được Đoàn chủ tịch Hội nghị Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc giới thiệu. == Lựa chọn, kế vị và yêu cầu đối với chức chủ tịch nước == Theo Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, về mặt lý thuyết Nhân đại toàn quốc là cơ quan lập pháp cao nhất có quyền bầu chọn hoặc miễn nhiệm chủ tịch nước. Theo quy định của pháp luật, chủ tịch nước phải là một công dân Trung Quốc có tuổi từ 45 trở lên. Chủ tịch nước không được giữ chức hơn 2 nhiệm kỳ, một nhiệm kỳ 5 năm tương đương với nhiệm kỳ của Nhân đại. Chủ tịch nước ban bố các luật và quy định được Nhân đại toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc thông qua. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện, các phó thủ tướng, các ủy viên quốc vụ, các đại sứ, … Chủ tịch nước có quyền ban hành các sắc lệnh, có thể ban bố tình trạng khẩn cấp, và tuyên bố chiến tranh. phó chủ tịch nước giúp việc cho chủ tịch nước. Trong trường hợp chủ tịch nước qua đời hoặc rời chức, phó chủ tịch nước tự động đảm nhiệm quyền hạn chủ tịch nước. Trong trường hợp cả hai không thể thực hiện nhiệm vụ bình thường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc sẽ thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch nước với vai trò là quyền chủ tịch nước cho đến khi Nhân đại toàn quốc có thể bầu một chủ tịch nước mới. == Chủ tịch nước và Quốc vụ viện == Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chịu trách nhiệm về đối ngoại của Trung Quốc. Kể từ thập niên 1990, chủ tịch nước chịu trách nhiệm thiết lập chính sách chung và chỉ đạo thực hiện và giao trách nhiệm thực hiện cho Thủ tướng Quốc vụ viện. == Chủ tịch nước và Đảng == Kể từ thập niên 1990, nhìn chung chủ tịch nước cũng đồng thời là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này giúp giảm căng thẳng về quyền lực giữa lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. == Chủ tịch nước và quân đội == Chủ tịch nước cũng đồng thời là chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Tuy nhiên năm 2003 Hồ Cẩm Đào đã được bầu làm chủ tịch nước mà phải tới năm sau ông mới được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. == Danh sách chủ tịch nước == === Chủ tịch Chính phủ === Mao Trạch Đông (1/10/1949–27/9/1954) === Chủ tịch nước === 1. Mao Trạch Đông (27/9/1954–27/4/1959) 2. Lưu Thiếu Kỳ (27/4/1959–31/10/1968) Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị cách chức và chết trong tù, chức vụ này bị bỏ trống. Hai Phó Chủ tịch nước cùng đảm nhiệm Quyền Chủ tịch nước trong thời gian từ 31/10/1968 đến 24/2/1972 là Tống Khánh Linh và Đổng Tất Vũ. Từ 24/2/1972 đến 17/1/1975, Đổng Tất Vũ đảm nhiệm Quyền Chủ tịch nước (ông qua đời ngày 2/4/1975). Lâm Bưu từng muốn lập lại chức vụ Chủ tịch nước nhưng bị Mao Trạch Đông bác bỏ. 3. Lý Tiên Niệm (18/6/1983–8/4/1988) 4. Dương Thượng Côn (8/4/1988–27/3/1993) 5. Giang Trạch Dân (27/3/1993–15/3/2003) 6. Hồ Cẩm Đào (15/3/2003–14/3/2013) 7. Tập Cận Bình (14/3/2013 - Đương nhiệm) === Chủ tịch danh dự === Trong vòng khoảng hai tuần trước khi mất (16/5/1981–29/5/1981) bà Tống Khánh Linh được phong chức Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. == Tham khảo ==
buồn.txt
Buồn là một trong các trạng thái tình cảm của con người, đối lập với vui. == Đặc điểm == Bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng và biến đổi của tâm sinh lý thông qua trạng thái rung cảm với nội tại trong cơ thể và với môi trường xung quanh. Trong khi suy nghĩ, ý chí và niềm tin của bạn tạo ra tần số rung cảm với bất kỳ điều gì bạn để ý tới. khiến trạng thái tinh thần luôn biến động theo những dòng suy nghĩ miên man bất tận… Sự rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì, là quá trình tâm lý tác động đến biến đổi sinh lý sau đó, tùy theo mức ảnh hưởng tốt, xấu do tác động để lại, tồn tại rất nhiều nguồn năng lượng tích cực và tiêu cực khác nhau, ở nhiều dạng tốt và xấu khác nhau, có cái có thể nhận diện được, có cái không Cảm xúc có thể bị mất, nhưng không thể mất hoàn toàn. Tùy theo nguyên nhân, như tính trạng bẩm sinh, tổn thương tâm lý... Tùy theo mức độ, có biện pháp hóa giải thích ứng...Cảm xúc có thể được chuyển hóa nhưng không thể chuyển hóa được hoàn toàn. Tùy theo giá trị riêng... ví dụ: thông quan giá trị "buồn" để biết giá trị "vui", bởi cuộc sống luôn tồn tại tính hai mặt... Giảm buồn, tăng vui, nghĩa là tạo thói quen vui vẻ, hạn chế thói quen buồn bực... HỤT HẪNG: Giữa cảm xúc gần (bên nhau) và xa (khoảng cách) là cảm giác hụt hẫng, các loại khác như giữa được và mất, thành và bại, yêu và ghét, có và không v.v... nói chung là hiện tượng thiếu vắng cảm xúc đang có trước đó và mất đi sau đó == Tham khảo ==
jeremy bentham.txt
Jeremy Bentham (phát âm /ˈbεnθəm/ hoặc /ˈbεntəm/) (15 tháng 2, 1748–6 tháng 6 năm 1832) là một luật gia, nhà triết học người Anh. Ông nổi tiếng nhất là người sáng lập ra Chủ nghĩa công lợi. Ông là anh trai của Samuel Bentham, một kỹ sư, nhà phát minh kém nổi tiếng hơn. == Cuộc đời == === Tuổi ấu thơ và niên thiếu === Jeremy Bentham sinh ra tại Spitalfield, Luân Đôn, Anh. Cậu được sinh ra trong một gia đình giàu có. Cậu bé Jeremy được gọi là thần đồng khi mới chỉ bước đi lẫm chẫm. Bằng chứng là cậu đã đọc hết bộ lịch sử nhiều tập về nước Anh trên bàn làm việc của cha mình. Và cậu được học tiếng Latin khi mới sang tuổi thứ ba. Jeremy Bentham vào trường Westminster School và vào năm 1760, ông được cha gửi vào Queen's College, thành phố Oxford. Ở nơi đây Jeremy lấy bằng cử nhân năm 1763 và thạc sĩ năm 1766. === Khi trưởng thành === Jeremy Bentham đi học để trở thành một vị luật sư và ông đã tham gia phiên tòa trong cuộc đời mình vào năm 1769. Cha ông buộc Bentham theo nghề luật như mình và tin chắc rằng đứa con cực kỳ thông minh của ông sẽ trở thành một vị đại pháp quan xuất sắc. Nhưng không, Bentham đã ngừng công việc của mình và ước mơ của cha, không phải vì ông cảm thấy mình không có tài mà vì luật pháp nước Anh lúc đó quá rắc rối. Bentham biết được sự thật này sau khi nghe Sir William Blackstone giảng dạy môn này. Vậy là, thay vì làm cái nghề tuân theo luật, ông lại quyết định phê phán và thay đổi luật. Năm 1792, cha Bentham qua đời. Điều đó khiến Bentham buộc phải độc lập về tài chính. Trong hoàn cảnh đó, ông trở thành một tác gia của vùng Westminster. Công việc của Bentham khá đều đặn: 40 năm ở đo là 40 năm ông viết không ngừng, mỗi ngày từ một chục đến hai chục tờ bản thảo, ngay cả khi bước sang tuổi 80. === Qua đời === Jeremy Benthem qua đời vào ngày 6 tháng 6 năm 1832. Ở trường đại học đầu tiên của Anh kể từ thời Trung cổ, University College London, tại tiền sảnh, trong một cái hòm kính, xác của Bentham được ướp nằm ở trong đó. Ông vẫn mặc trang phục thường ngày trên người, tuy nhiên cái đầu lại được thay thế bằng mô hình bằng súp. Có một lời mô tả thú vị rằng ông "đang hiện diện nhưng không bỏ phiếu". === Tính cách === Jeremy Bentham được coi là một người lập dị. == Tổng quan về sự nghiệp của Bentham == Bentham có hai sự nghiệp lớn: triết học và luật pháp. Về triết học, ông nổi bật với thuyết vị lợi, hay còn gọi là chủ nghĩa công lợi; ông được coi là cha đẻ trường phái triết học này. Triết học của ông chủ yếu dựa vào các nhà tư tưởng trước Cách mạng Pháp. Về luật pháp, như đã nói ở trên, trước ông làm luật sư, sau ông trở thành người cải cách pháp luật. Ấy là chưa kể ông có những cải cách về xã hội. == Chủ nghĩa công lợi == Chủ nghĩa công lợi xác định chân lý Chân-Thiện-Mỹ dưới hình thức lạc thú, giống như triết lý khoái lạc đã làm, nhưng nguyên tắc chân lý này nhiều hơn. Bentham đã dựa vào ý này để triển khai một hệ thống đức tin xác tín. Theo hệ thống này, hành động đúng hay sai phải được dựa vào kết quả để phán xét. Cụ thể hơn đó là: kết quả tốt là đem lại hạnh phúc, kết quả xấu là gây ra đau khổ; vì vậy, hành động đúng là gia tăng hạnh phúc, hành động là gây thêm đau khổ. Benthem đã viết như thế này: Nếu nhìn vào đoạn văn này, ta thấy Bentham xác định lợi ích là hạnh phúc, là niềm vui, là tiện nghi, là tiến bộ hay đại loại là cái gì đó ngăn chặn đau khổ, tội ác và bất hạnh. Nói một cách lý thuyết, sự chính đáng của hành vì còn tùy thuộc vào sự vị lợi của nó. Ngược lại, sự vị lợi là thước đo của kết quả của những hành vi. Nói về kết quả, Bentham hay dùng hai từ đau khổ và lạc thú, đơn giản là vì, theo suy nghĩ của Bentham, chúng ngắn gọn, dễ hiểu và có thể đưa ra ý nghĩa súc tích. Đối với nhà triết học người Anh, dùng hai từ này để diễn tả giá trị là thích đáng nhất vì chúng là những từ toàn diện duy nhất. Có thể nhiều người hiểu rõ những gì Bentham, nhưng thật không may cho ông là không phải ai cũng chọn lạc thú và hưởng thụ nó một cách có chừng mực. Nhưng có thể ông đã lường trước việc này nên đưa ra 7 tiêu chuẩn của cái mà ông gọi là "phép tính lạc thú" và 4 hình thức của sự trừng phạt. Chúng là: 7 tiêu chuẩn của lạc thú: Cường độ: Mức độ tác động. Thời lượng: Thời gian diễn ra. Xác định hoặc bất định: Mức độ đảm bảo rằng kinh nghiệm sẽ dẫn đến cảm giác khoái lạc khi hưởng lạc thú. Khoảng cách: Mức độ gần gui, chặt chẽ của lạc thú. Phong phú: Khả năng tiếp cận với những thú vui khác. Độ thuần thục: Khả năng loại trừ gây khó chịu hay đau đớn. Phạm vi: Mức độ chia sẻ với những người khác 4 hình thức trừng phạt: Thể xác: Nếu ăn uống quá độ, anh ta sẽ bị bội thực hoặc chán ứ hoặc đổ bệnh. Pháp lý: Nếu vui bất hợp pháp, anh ta sẽ bị phạt Công đạo: Nếu vui bất công, anh ta hoặc bị loại trừ khỏi xã hội, hoặc bị chỉ trích. Tôn giáo: Nếu buông thả mình loan luân, Thượng đế sẽ trừng phạt. == Cải cách pháp luật và xã hội == === Pháp luật === Bentham sống trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Thời đại ông sống là thời đại diễn ra hai sự kiện lớn: Cách mạng Pháp và Cách mạng công nghiệp. Trước những biến động của hai sự kiên này, Bentham nổi lên như gương mặt quan trọng nhất trong phong trào cải cách luật pháp. Bentham đã giảm bớt tính chất kỹ thuật và tăng sự gần gũi của những điều trong pháp luật. Bentham đã không ngần ngại chỉ trích những bộ luật bịa đặt và những điều không bình thường khác liên quan đến lịch sử. Ông cải cách pháp luật theo đúng tư tưởng chủ nghĩa công lợi mà ông theo đuổi: pháp luật phải đảm bảo hai điều: được các vị luật sư biên soạn và phải thay đổi phù hợp với hoàn cảnh. Soạn luật là một trong những chủ đề mà Bentham quan tâm nhiều nhất. Tham vọng của ông đó là soạn một vài bộ luật cho Anh và vài quốc gia; tuy nhiên, ông hay bị chỉ trích không chú ý đến khó khăn của công việc và không để ý đến việc cần có thiết chế riêng cho mỗi quốc gia. Dự phóng lớn nhất mà Bentham đề cập đến là pháp chế: thăm dò và tạo nên nền tảng cho luật pháp và chính quyền hoàn chỉnh. Xuất phát từ đó, Bentham cần một biện pháp hoàn thiện hoặc có giá trị. Và ông đã bộc lộ tư tưởng chủ nghĩa công lợi khi đưa ra định nghĩa rằng pháp chế là nguyên tắc đem lại hạnh phúc nhiều nhất. === Xã hội === Gia tăng hạnh phúc cũng là mục tiêu để Bentham cải cách xã hội. Và nó hoàn toàn thực tế. Chẳng thế mà ông đề xuất xe lửa mã lực nối giữa Luân Đôn và Edinburgh, êknh đào Panama, kỹ thuật bảo quản đông lạnh đậu Hà Lan. Ấy là chưa kể ông thiết kế nhà tù mà ông gọi là panopticon. Ông dẫn đầu một nhóm nhà triết học được biết đến là những nhà triết học cấp tiến kêu gọi cải cách nhà tù, chế độ kiẻm duyệt, giáo dục, luật lệ tình dục, thể chế công cộng. Đó luôn là chương trình nghị sự của cánh tả về chính sách xã hội. == Tổng kết == Rất tiếc là tư tưởng của Bentham lại có nhiều nhược điểm. Ông định nghĩa quá đơn giản hoặc hàm hồ hoặc vừa quá đơn giản vừa hàm hồ về những khái niệm cơ bản của đạo đức. "Phép tính hanh phúc" của ông cũng khó mà áp dụng, đây là ý kiến mà nhiều người, trong đó có cả những người hâm mộ Bentham nhiều nhất. Các luận chứng của ông, dù công phu, vẫn dựa vào quá nhiều những tiền đề bất túc và hàm hồ. Những phân tích của ông về các khái niệm giải thích hành vi nhân bản còn quá đơn giản. == Ảnh hưởng == Bentham có ảnh hưởng đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội Anh. == Tác phẩm == Tản luận về chính quyền (1776) Dẫn nhập vào các nguyên tắc luân lý và pháp chế (1789) Trừng phạt và tưởng thưởng (1811) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Online Library of Liberty - Jeremy Bentham, partially including Bowring's (1843) The Works of Jeremy Bentham, and additional titles. Jeremy Bentham, "Critique of the Doctrine of Inalienable, Natural Rights," in Anarchical Fallacies, vol. 2 of Bowring (ed.), Works, 1843. Jeremy Bentham, "Offences Against One's Self: Paederasty", kh. 1785, free audiobook from LibriVox. The Bentham Project at University College London. Includes a history and a FAQ on the Auto-Icon, and details of Bentham's will. Bentham Index, a rich bibliographical resource Jeremy Bentham. Extensive collection of links to writings by and about Bentham. Jeremy Bentham, categorized links Jeremy Bentham's Life and Impact Benthamism - Catholic Encyclopedia article The Internet Encyclopedia of Philosophy has an extensive biographical reference of Bentham. Utilitarianism as Secondary Ethic A concise review of Utilitarianism, its proponents and critics. "Jeremy Bentham at the Edinburgh Festival Fringe 2007" A play-reading of the life and legacy of Jeremy Bentham. Introduction to the Principles of Morals and Legislation
fat man.txt
"Fat Man" ("Thằng béo") là tên mật mã của quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki, Nhật Bản, bởi Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 8, năm 1945. Nó là quả bom nguyên tử thứ 2 được sử dụng trong chiến tranh. Nó có lõi làm bằng plutonium (pluton). "Fat Man" được nổ ở độ cao 1.800 feet (550 m) phía trên thành phố, nó được thả từ máy bay ném bom B-29 Bockscar, do thiếu tá Charles Sweeney điều khiển. Bom có sức công phá tương đương với 21 kiloton thuốc nổ TNT, hay 8.78×1013 joule = 88 TJ (terajoules). Do địa hình có nhiều đồi núi của Nagasaki nên sự phá hoại có phần nhẹ hơn so với địa hình bằng phẳng ở Hiroshima. Khoảng 40.000 người bị giết chết ngay tức khắc sau vụ ném bom Nagasaki và khoảng 25.000 bị thương. Hàng nghìn người bị chết sau đó do bị thương, bị nhiễm độc phóng xạ từ các hạt nhân rơi ra sau vụ nổ. == Đặc điểm kỹ thuật == Vũ khí có chiều dài 3.25 m, đường kính 1,52 m, nặng 4.630 kg. Đúng với cái tên, Fat Man to gấp đôi quả bom nguyên tử Little Boy được thả xuống Hiroshima ba ngày trước đó; tuy nhiên khối lượng của nó chỉ nặng hơn 10% so với khối lượng của Little Boy. "Fat Man" là vũ khí hạt nhân thuộc loại kép-sử dụng lõi plutonium. Nó có một hình cầu nhỏ bằng plutonium được đặt ở trong tâm của một khối cầu bằng thuốc nổ mạnh rỗng giữa. == Xem thêm == Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki Dự án Manhattan == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
hot dog.txt
Hot dog (đọc "hót đoóc") là một loại đồ ăn nhanh của Mỹ. Đó là bánh mỳ (hot dog bun) kẹp xúc xích, thường có thêm mù tạc, nước sốt cà chua, hành, mayonnaise, gia vị có thể có hoặc không dưa cải Đức (sauerkraut). == Lịch sử == == Nguồn gốc từ == Từ "dog" đã được sử dụng như từ đồng nghĩa với xúc xích từ năm 1884 và các cáo buộc cho rằng nhà sản xuất xúc xích sử dụng thịt chó đã có ít nhất từ năm 1845. Vào đầu thế kỷ 20, ở Đức, việc tiêu thụ thịt chó là bình thường. Những nghi ngờ xúc xích có chứa thịt chó "đôi khi chính xác". == Tham khảo ==
đô thị cấp quốc gia của nhật bản.txt
Đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản (tiếng Nhật: 政令指定都市, romaji: seirei shitei toshi, Hán-Việt: chính lệnh chỉ định đô thị) là những đơn vị hành chính cấp hạt được Chính phủ Nhật Bản công nhận là đô thị cấp quốc gia dựa theo Luật tự trị địa phương ban hành năm 1947. Hiện tại ở Nhật Bản có 19 đô thị quốc gia của Nhật Bản. Tokyo không phải đô thị cấp quốc gia. == Chức năng == Đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản được phân cấp nhiều chức năng hơn so với các đơn vị hành chính cấp hạt khác và gần bằng các chức năng của tỉnh. Để thuận tiện cho việc thực hiện các chức năng của mình, các đô thị cấp quốc gia được phép lập các khu hành chính trên địa bàn của mình và đặt các văn phòng của mình ở từng khu hành chính. Tuy nhiên, các khu hành chính này không phải là một đơn vị hành chính địa phương như các khu đặc biệt ở Tokyo. == Điều kiện để được công nhận == Theo Luật Tự trị Địa phương, đô thị cấp quốc gia phải có dân số pháp định từ 50 vạn người trở lên. Tuy nhiên, trong thực tế trước đây, các thành phố muốn được công nhận sẽ thường được đem so sánh với quy mô dân số của 5 thành phố lớn đầu tiên được công nhận là thành phố chính lệnh vào năm 1956. Như vậy, quy mô dân số hiện tại hoặc tương lai gần sẽ phải tối thiểu khoảng 1 triệu người. Trong thực tế hiện nay, để khuyến khích các địa phương cấp hạt sáp nhập vào nhau, chính phủ Nhật Bản chấp thuận đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập có dân số từ 70 vạn đến 80 vạn người cũng có thể được công nhận là thành phố chính lệnh. Để được công nhận, thành phố còn phải đáp ứng một số năng lực nhất định theo quy định, như tỷ lệ lao động trong khu vực I của nền kinh tế không quá 10%, phải có hình thái và các chức năng của một đô thị, có thể phân cấp các chức năng của mình cho cấp dưới, có thể đặt ra các khu hành chính trực thuộc và phân cấp chức năng cho khu, phải được đô đạo phủ huyện mà nó trực thuộc đồng ý. == Danh sách các đô thị cấp quốc gia của Nhật Bản == Năm đại đô thị (được công nhận vào năm 1956): Kobe Kyoto Nagoya Osaka Yokohama Kitakyushu (1963) Fukuoka (1972) Kawasaki (1972) Sapporo (1972) Hiroshima (1980) Sendai (1989) Chiba (1992) Saitama (2003) Shizuoka (2005) Sakai (1/4/2006) Niigata (1/4/2007) Hamamatsu (1/4/2007) Okayama (1/4/2009) Sagamihara (1/4/2010) Kumamoto (1/4/2012) == Tham khảo ==
thượng viện.txt
Thượng viện hay thượng nghị viện là một trong hai viện của quốc hội lưỡng viện (viện còn lại là hạ viện hay thường được gọi là viện dân biểu). Thành viên của thượng viện được gọi là thượng nghị sĩ hoặc thượng nghị viện. == Đặc điểm của thượng viện == Nhìn chung Thượng viện có vài điểm sau khác với hạ viện: Thượng viện có những quyền lực riêng mà hạ viện không có, và ngược lại, điều này thay đổi tuỳ thuộc vào hiến pháp từng quốc gia. Có quyền xem xét các vấn đề được đưa ra bởi hạ viện nhưng ở một số nước, thượng nghị sĩ không có vai trò khởi xướng hay phủ quyết lập pháp, riêng ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ có quyền đề xướng luật, nhưng luật chi tiêu và đánh thuế phải xuất phát từ hạ viện. Có quyền đặt vấn đề với nhánh hành pháp, sau khi các nghị quyết được thông qua bởi hạ viện. Ở nhiều nước, các thành viên thường không phải được bầu đại chúng mà quyền thành viên có thể do kế thừa hoặc do bổ nhiệm. Các thành viên đại diện cho các đơn vị hành chính của một liên bang. Thượng viện có ít ghế hơn hạ viện. Nhiệm kỳ thành viên dài hơn của hạ viện, thậm chí cả đời. Các thành viên được bầu theo từng phần, tức là mỗi năm một phần trong thượng viện sẽ được bầu lại, chứ không phải cả viện. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy thuộc vào các quốc gia khác nhau. == Thượng viện tại một số quốc gia == === Vương quốc Anh === Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được gọi là Viện Quý tộc bao gồm các nghị viên Tinh thần và nghị viên Thế tục. === Hoa Kỳ === Thượng viện Hoa Kỳ do dân cử, gồm 100 thành viên, mỗi bang sẽ có 2 thượng nghị sĩ đại diện bất chấp là quy mô dân số hay kinh tế của bang đó như thế nào. Chủ tịch thượng viện Hoa Kỳ theo hiến pháp quy định là Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Thượng viện có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân quyền lực ngành lập pháp, thậm chí là hành pháp và tư pháp của chính quyền liên bang. Mọi sự bổ nhiệm của tổng thống cho các chức danh cao cấp luôn luôn phải thông qua sự phê chuẩn của thượng viện. Thượng viện là cơ quan duy nhất có quyền xét xử tổng thống Hoa Kỳ. === Canada === Thành viên của thượng viện do thủ tướng chỉ định, nhiệm kỳ kéo dài đến năm họ 75 tuổi. === Đức === Thượng nghị sĩ do Thủ hiến và Hội đồng các bang chỉ định, họ được giao và có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào. === Nhật === === Campuchia === Thượng viện Campuchia == Xem thêm == Hạ viện == Tham khảo ==
phó tổng thống myanmar.txt
Phó Tổng thống Miến Điện còn được gọi là Phó Tổng thống Myanmar, là chức vụ cấp cao thứ hai trong chính phủ của nước Cộng hòa Liên bang Myanmar. Chức vụ được thành lập theo Hiến pháp Miến Điện năm 2008 và đứng dưới chức vụ Tổng thống. Chức vụ có hiệu lực vào ngày 30 tháng 3 năm 2011, khi chính phủ mới thừa nhận quyền lực hợp pháp. Có hai Phó tổng thống trong chính phủ. == Danh sách Phó Tổng thống của Miến Điện/Myanmar (2011-nay) == === Phó Tổng thống thứ nhất === === Phó Tổng thống thứ 2 === == Xem thêm == Myanmar Tổng thống Myanmar == Tham khảo ==
build (hội nghị nhà phát triển).txt
Microsoft Build (thường được cách điệu thành //build/) là một sự kiện hội nghị thường niên được tổ chức bởi Microsoft, dành cho các nhà phát triển phẩn mềm và web sử dụng Windows, Windows Phone, Microsoft Azure và các công nghệ khác của Microsoft. Lần đầu được tổ chức vào năm 2011, nó kế tiếp các sự kiện nhà phát triển trước đó của Microsoft, Professional Developers Conference (một sự kiện không thường xuyên về việc phát triển phần mềm cho hệ điều hành Windows) và MIX (nhắm tới việc phát triển web trọng tâm vào các công nghệ của Microsoft như Silverlight và ASP.net). == Các sự kiện == === 2011 === Build 2011 được tổ chức từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 16 tháng 9 năm 2011 tại Anaheim, California. Hội nghị chủ yếu tập trung vào Windows 8, Windows Server 2012 và Visual Studio 2012; phiên bản Developer Preview của chúng cũng được phát hành trong hội nghị. Những người tham gia cũng nhận được một chiếc máy tính bảng Samsung cài đặt sẵn bản dựng Windows 8 "Developer Preview". === 2012 === Được tổ chức trong khuôn viên của Microsoft tại Redmond từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2012, hội nghị Build năm 2012 tập trung vào hệ điều hành Windows 8 vừa phát hành, cùng với Windows Azure và Windows Phone 8. Những người tham gia nhận được một chiếc máy tính bảng Surface RT với Touch Cover, một chiếc điện thoại thông minh Nokia Lumia 920, và 100GB lưu trữ miễn phí trên SkyDrive. === 2013 === Build 2013 được tổ chức từ ngày 26 tháng 6 tới ngày 28 tháng 6 năm 2013 tại Moscone Center (Bắc và Nam) ở San Francisco. Hội nghị được chủ yếu dùng để hé lộ bản cập nhật Windows 8.1 cho Windows 8. Mỗi người tham dự nhận được một chiếc Surface Pro, Acer Iconia W3 (máy tính bảng Windows 8 màn hình 8 inch đầu tiên) với một bàn phím Bluetooth, một năm sử dụng Adobe Creative Cloud và 100GB lưu trữ SkyDrive miễn phí. === 2014 === Build 2014 được tổ chức tại Moscone Center (Tây) ở San Francisco từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 4 tháng 4 năm 2014. Ngày và địa điểm tổ chức Build 2014 bị lộ trên trang web của Microsoft vào ngày 12 tháng 12 năm 2013, nhưng sau đó đã bị gỡ xuống. Microsoft cuối cùng thông báo chính thức về ngày và địa điểm vào ngày hôm sau. Những người tham gia nhận được một chiếc Xbox One và một phiếu quà tặng Microsoft Store trị giá 500$. Nổi bật: Windows Display Driver Model 2.0 và DirectX 12 Microsoft Cortana Windows Phone 8.1 Bản cập nhật Windows 8.1 Spring Update Windows miễn phí trên tất cả thiết bị có màn hình dưới 9" và trên IoT Tiện ích và liên kết ứng dụng Bing .NET Native (Thông báo, Trang sản phẩm) .NET Compiler Platform (Roslyn) Visual Studio 2013 Update 2 RC Team Foundation Server 2013 Update 2 RTM TypeScript 1.0 .NET Foundation === 2015 === Build 2015 được tổ chức tại Moscone Center (Tây) ở San Francisco từ 29 tháng 4 tới ngày 1 tháng 5 năm 2015. Phí đăng ký là 2095$, vé được bán bắt đầu từ 9:00 PST vào thứ Năm, 22 tháng 1 và đã "hết vé" trong chưa đến một giờ với số lượng người tham gia chưa thể xác định được. Những người tham gia nhận được một chiếc ultrabook HP Spectre x360 miễn phí. Nổi bật: Windows 10 Windows 10 Mobile Microsoft HoloLens và Windows Holographic Windows Server 2016 Microsoft Exchange Server 2016 Visual Studio 2015 Visual Studio Code === 2016 === Build 2016 được tổ chức tại Moscone Center ở San Francisco từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 2016. Giá vé đã tăng thêm 100$ so với năm ngoái. Vé đã được bán hết trong 5 phút. Không giống những năm trước, người tham gia không nhận được quà tặng thiết bị nào. Nổi bật: Windows Subsystem for Linux Bot trò chuyện Microsoft Cortana trên Skype "Power of the Pen and the PC" .NET Standard Library ASP.NET Core Phần mở rộng cho trình duyệt Edge Xamarin Máy ảo iOS trên Windows miễn phí cho các cá nhận và nhóm nhỏ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Build Event on MSDN Channel 9
anne, công chúa hoàng gia.txt
Anne, Công chúa Hoàng gia KG KT GCVO (Anne Elizabeth Alice Louise, sinh vào ngày 15 tháng 8 năm 1950), là con thứ hai và con gái duy nhất của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh. Vào thời điểm cô ra đời, cô là người thừa kế 3 của trong danh sách thừa kế các ngai vàng của Vương quốc Anh (phía sau mẹ và anh trai cô) và cô trở thành người thừa kế thứ 2 (sau khi mẹ cô lên ngôi Nữ hoàng Anh) và trị vì 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh; tuy nhiên, sau khi có sự ra đời của hai 2 em trai cùng với 6 cháu trai và cháu gái, và 2 chắt trai và chắt gái, thì hiện nay cô là xếp thứ 12 trong danh sách kế thừa ngai vàng Vương quốc Anh. Công chúa Anne thích làm từ thiện, cô là người bảo trợ của hơn 200 tổ chức và thực hiện hơn 500 cuộc gặp mặt Hoàng gia trước công chúng mỗi năm. Công chúa cũng được biết đến với tài năng cưỡi ngựa, cô đã giành được hai huy chương bạc (1975) và một huy chương vàng (1971) tại Eventing European Championships , và là thành viên đầu tiên của Hoàng gia Anh đã thi đấu tại Thế vận hội Olympic. Hiện nay công chúa đã kết hôn với Phó Đô đốc Sir Timothy Laurence, trước đó cô đã từng hôn phối với Mark Phillips và có với người này 2 con (3 cháu gái). == Danh hiệu == 15 tháng 8 năm 1950 – 6 tháng 2 năm 1952: Her Royal Highness Công chúa Anne xứ Edinburgh 6 tháng 2 năm 1952 – 14 tháng 11 năm 1973: Her Royal Highness Công chúa Anne 14 tháng 11 năm 1973 – 13 tháng 6 năm 1987: Her Royal Highness Công chúa Anne, Mrs Mark Phillips 13 tháng 6 năm 1987 – nay: Her Royal Highness Công chúa Hoàng gia == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Princess Royal Attempted Kidnapping of Princess Anne Crowds cheer marriage of Princess Anne Princess Anne gives birth to Master Phillips Princess Royal remarries The family of Elizabeth II illustrated Princess Anne Building Bridges with Students Princess Anne's biography on Biogs.com
huyện (việt nam).txt
Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Thuật ngữ "cấp huyện" đôi khi được dùng để chỉ toàn bộ cấp hành chính địa phương thứ hai, nghĩa là bao gồm cả thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, và thị xã. == Các đơn vị hành chính tương đương == Tại các thành phố trực thuộc trung ương, huyện ngang cấp với: Quận (nội thành) Thị xã (nếu có) Tại các tỉnh, huyện tương đương với: Thành phố trực thuộc tỉnh (nếu có) Thị xã (nếu có) == Các đơn vị hành chính cấp dưới == Một huyện thông thường được chia ra thành nhiều xã và có thể có một vài thị trấn. Phân cấp đơn vị hành chính của Việt Nam theo thứ tự sau: tỉnh / thành phố trực thuộc trung ương; huyện / quận / thành phố thuộc tỉnh / thị xã; xã / phường / thị trấn. Ngoài ra, mỗi huyện còn phân chia xã, thị trấn thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn nhưng không chính thức như ấp, bản, buôn, đội, khối, khóm, khu phố, làng, thôn, tiểu khu, tổ, tổ dân phố, xóm. Khu phố là đơn vị hành chính không chính thức (phổ biến) ở các thị trấn. Mỗi khu phố gồm nhiều tổ dân phố. Mỗi tổ gồm vài chục tới vài trăm hộ gia đình. Người đứng đầu tổ gọi là tổ trưởng. Tổ trưởng là người cư ngụ trong tổ do mình quản lý. Làng là đơn vị hành chính phổ biến ở các xã hay thị trấn chưa đô thị hóa hết ở miền thôn quê Việt Nam. Đội là đơn vị hành chính cấp thấp ở Nam Định, Quảng Trị. Tiểu khu được sử dụng ở Quảng Bình như tiểu khu 2, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa. Ấp là đơn vị hành chính không chính thức chỉ được sử dụng ở những tỉnh miền nam (nông thôn) bao gồm các tỉnh từ Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu trở xuống phía nam. Tuy nhiên không phải 100% xã nào cũng sử dụng ấp, mà thay vào đó là thôn như thôn Phước Hòa, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước (trước đây sử dụng ấp), cũng có xã vừa sử dụng thôn và ấp. == Danh sách == Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, Việt Nam có 697 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó số huyện là 556. Tại thời điểm 19 tháng 4 năm 2017, Việt Nam có 713 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện (trong đó có 12 huyện đảo). Diện tích và dân số các đơn vị hành chính cấp huyện không đồng đều: Về diện tích: Trong số các thành phố trực thuộc tỉnh, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh có diện tích lớn nhất 516,6 km²; Nam Định thuộc tỉnh Nam Định có diện tích nhỏ nhất 44,6 km². Trong số các thị xã, Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích lớn nhất 1.197,8 km²; Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích nhỏ nhất 27,8 km². Trong số các quận, Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích lớn nhất 125,4 km²; quận 4 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích nhỏ nhất 4,18 km². Trong số các huyện, Tương Dương thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích lớn nhất 2.811,92 km²; Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội có diện tích nhỏ nhất 63,17 km² (nếu không tính mười hai huyện đảo). Trong số huyện đảo, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất 589,4 km² và Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị có diện tích nhỏ nhất 2,2 km². Về dân số: Theo số dân: Trong số các thành phố trực thuộc tỉnh, Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai có dân số lớn nhất 1.104.495 người; Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu có dân số ít nhất 52.557 người. Trong số các thị xã, Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương có dân số lớn nhất 375.571 người; Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên có dân số ít nhất 11.650 người. Trong số các quận, Bình Tân thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có dân số lớn nhất 611.170 người; Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng có dân số ít nhất 51.417 người. Trong số các huyện, Bình Chánh thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có dân số lớn nhất 465.248 người; Ia H'drai thuộc tỉnh Kon Tum có dân số ít nhất 11.644 người (nếu không tính 12 huyện đảo). Trong số huyện đảo, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có dân số lớn nhất 110.000 người và Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng có dân số ít nhất 0 người. Như thế các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện đông dân nhất đều thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh kế cận. Theo mật dộ dân cư: Trong số các thành phố trực thuộc tỉnh, Nam Định thuộc tỉnh Nam Định có mật độ dân cư cao nhất 5.241 người/km2; Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh có mật độ dân cư thấp nhất 171,7 người/km2. Trong số các thị xã, Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương có mật độ dân cư cao nhất 4.967 người/km2; Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên có mật độ dân cư thấp nhất 102.1 người/km2. Trong số các quận, Quận 11 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân cư cao nhất 44.135 người/km2; Hải An thuộc thành phố Hải Phòng có mật độ dân cư thấp nhất 984.4 người/km2. Trong số các huyện, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội có mật độ dân cư cao nhất 3.145 người/km2; Nam Giang thuộc tỉnh Quảng Nam có mật độ dân cư thấp nhất 12,2 người/km2 (nếu không tính 12 huyện đảo). Trong số huyện đảo, Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có mật độ dân cư cao nhất 1.822,3 người/km2 và Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng có mật độ dân cư thấp nhất 0 người/km2. So với mật độ dân cư trung bình của Việt Nam (theo số liệu Điều tra dân số 1/4/2009) là 259 người/km2, một số thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã (đô thị từ loại IV trở lên) có mật độ dân cư thấp hơn khá nhiều == Chia tách, thành lập huyện mới == Hiện nay một số tỉnh đang triển khai đề án chia tách huyện để thành lập các huyện mới: Tỉnh Nam Định: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hải Hậu để thành lập thị xã Thịnh Long và huyện Hải Hậu. Trung tâm huyện Hải Hậu đặt tại thị trấn Yên Định. Tỉnh Yên Bái: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Văn Chấn để mở rộng thị xã Nghĩa Lộ và thành lập huyện Văn Sơn. Tỉnh Ninh Bình: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kim Sơn để thành lập huyện mới Kim Sơn (trung tâm đặt tại thị trấn Bình Minh) và thị xã Phát Diệm. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nho Quan để thành lập huyện mới Hoàng Long (trung tâm đặt tại Rịa - Phú Lộc) và thị xã Nho Quan. Tỉnh Phú Yên: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Hòa và huyện Tuy An để thành lập huyện Vân Hòa. Tỉnh Khánh Hòa: Điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Hòa để thành lập huyện mới Tân Định. Tỉnh Gia Lai: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Chư Prông để thành lập huyện Plei Me. Tỉnh Cà Mau: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đầm Dơi và huyện Năm Căn để thành lập huyện mới An Xuyên. Tỉnh Kiên Giang: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hòn Đất để thành lập huyện Sơn Thành. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện đảo Phú Quốc để thành lập Thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Thổ Châu. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Giồng Riềng để thành lập huyện Thuận Hưng. Tỉnh Long An: Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đức Hoà để thành lập 2 thị xã: Hậu Nghĩa và Đức Hoà Thành lập 3 thị xã: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 3 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc == Tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh == Đây là một mô hình mới đang được xem xét thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Còn được biết với cái tên mô hình thành phố trong thành phố: Nhập quận 12 và huyện Hóc Môn để lập Thành phố Bắc. Nhập quận 7, một phần quận 8, một phần huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè để lập Thành phố Nam. Nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức để lập Thành phố Thủ Đức (Thành phố Đông). Nhập quận Bình Tân, một phần quận 8, một phần huyện Bình Chánh để lập Thành phố Tây. Giữ nguyên các quận còn lại và một phần các quận,huyện được chia tách với tên gọi, tổ chức như cũ. == Đổi tên huyện == Hiện nay Chính phủ đang có đề án đổi tên một số huyện trên cả nước theo cách lấy lại tên cũ hoặc căn cứ vào lịch sử vùng đất, như đổi tên huyện Văn Lãng thành Ôn Châu, Trà Lĩnh thành Trấn Biên, Bát Xát thành Hồng Hà,... == Xem thêm == Phân cấp hành chính Việt Nam Thành phố (Việt Nam) Tỉnh (Việt Nam) Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam Quận (Việt Nam) Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam) Thị xã (Việt Nam) Phường (Việt Nam) Danh sách thị trấn tại Việt Nam Thị trấn (Việt Nam) Thị trấn nông trường Xã (Việt Nam)
chính sách lưu thông tiền tệ.txt
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường. == Các dạng chính sách tiền tệ == Chính sách hướng tới mục tiêu lạm phát hiện đang sử dụng tại Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, the Czech Republic, Hungary, New Zealand, Norway, Iceland, Philippines, Poland, Sweden, South Africa, Turkey, và Anh Quốc. Loại chính sách tổng cung tiền (monetary aggregates) được các nước tiên tiến sử dụng trong thập niên 1980s (gồm cả Hoa Kỳ). Hoa Kỳ hiện tại đang sử dụng chính sách tổng hợp (mixed policy). Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng từ những năm 1980s và nó còn có tên là "Taylor rule," theo đó đảm bảo rằng lãi suất của FED thay đổi thích ứng với các shock lạm phát và sản lượng đầu ra. == Các công cụ của chính sách tiền tệ == Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. === Thay đổi lãi suất chiết khấu === Xem bài chính về lãi suất chiết khấu Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. vì MS= số nhân tiền* MB mà MB=C+R với C là lượng tiền mặt và R là lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm === Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc === Xem bài chính về dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. === Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở === Xem bài chính về nghiệp vụ thị trường mở Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. == Mục tiêu của chính sách tiền tệ == Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất. Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày == Những tranh luận về hiệu quả của chính sách tiền tệ == === Bẫy thanh khoản === Xem bài chính về Bẫy thanh khoản Khi ở tình trạng bẫy thanh khoản, chính sách tiền tệ sẽ không phát huy hiệu lực. === Chế độ tỷ giá hối đoái cố định === Ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế sử dụng, bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng làm thay đổi tỷ giá hối đoái. === Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất === Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi. Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu cơ quan hữu trách tiền tệ không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ (chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách), khiến cho hiệu quả của chính sách tiền tệ trở nên hạn chế. == Tham khảo == Mankiw, Gregory N. (2002), Macroeconomics, Fifth Edition, Worth Publishers. Mishkin, Frederic S. (2004), Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Seventh Edition, Addison Wesley. == Xem thêm == Đường LM Phân tích IS-LM Kinh tế học vĩ mô Keynes Chủ nghĩa tiền tệ Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới Chính sách tài chính Mô hình Mundell-Fleming == Liên kết ngoài ==
cộng hòa nagorno-karabakh.txt
Nagorno-Karabakh, tên chính thức là Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR; tiếng Armenia: Լեռնային Ղարաբաղի Հանրապետություն Lernayin Gharabaghi Hanrapetut’yun), Cộng hòa Artsakh (tiếng Armenia: Արցախի Հանրապետություն Arts'akhi Hanrapetut’yun), là một nước cộng hòa ở Nam Kavkaz chỉ được ba quốc gia không phải thành viên Liên Hiệp Quốc công nhận. Cộng hòa Nagorno-Karabakh kiểm soát hầu hết lãnh thổ của tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh cũ và một số khu vực xung quanh, do vậy có được một đoạn biên giới với Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam. Khu vực Nagorno-Karabakh có dân cư chủ yếu là người Armenia trở thành vấn đề tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan khi hai quốc gia độc lập từ Đế quốc Nga vào năm 1918. Sau khi Liên Xô thiết lập quyền kiểm soát đối với khu vực, họ tạo ra tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh (NKAO) thuộc thành phần Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan vào năm 1923. Vào những năm cuối cùng của Liên Xô, khu vực lại trở thành một vấn đề tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Năm 1991, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh và khu vực Shahumian lân cận với kết quả là hành động tuyên bố độc lập. Xung đột sắc tộc quy mô lớn dẫn đến Chiến tranh Nagorno-Karabakh 1991–1994, kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn và tạo ra đường biên giới như hiện nay. Cộng hòa Nagorno-Karabakh là một nền dân chủ tổng thống chế với một quốc hội đơn viện. Quốc gia này có nhiều núi, với cao độ trung bình là 1.097 mét (3.599 ft) trên mực nước biển. Cư dân Cộng hòa Nagorno-Karabakh chủ yếu là Ki-tô hữu, hầu hết trong số đó phụ thuộc Giáo hội Tông truyền Armenia. Một vài tu viện có tính lịch sử được các du khách biết đến, hầu hết là trong cộng đồng người Armenia lưu vong, do hầu hết hoạt động du lịch chỉ có thể tiến hành giữa Armenia và Nagorno-Karabakh. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Nagorno-Karabakh tại Wikimedia Commons
đường cao tốc.txt
Đường cao tốc hay đường có kiểm soát lối ra vào (như trong tiếng Anh được viết là Controlled-access highway) là một loại xa lộ được thiết kế đặc biệt cho xe cộ lưu thông ở tốc độ cao với tất cả các chiều lưu thông, lối ra vào có điều khiển. Loại đường này được biết với nhiều tên gọi khác nhau khắp thế giới trong đó có Autobahn (Đức), autopista (các nước nói tiếng Tây Ban Nha), autoroute (các nước nói tiếng Pháp), autostrada (Ý), autosnelweg (Hà Lan và Bỉ), freeway, expressway (Hoa Kỳ), motorway (Vương Quốc Anh),... Có thể thấy là các thuật ngữ này hầu hết không đưa yếu tố tốc độ cao để đặt tên cho loại đường này mà đều giống nhau ở chỗ phản ảnh công năng của đường là dành cho xe ô tô. Thế nhưng, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam lại đưa yếu tố tốc độ cao và đặt tên cho loại đường này. Trung Quốc gọi là cao tốc công lộ, Nhật Bản là cao tốc quốc đạo, còn Việt Nam gọi là đường ô tô cao tốc hay thông thường được dùng tắt là đường cao tốc. Đường cao tốc cho phép dòng lưu thông không bị cản trở vì không có đường giao cắt cùng mức với các hệ thống đường bộ thông thường khác hoặc với đường sắt nên không có xung đột khi chạy xe, hay nói cách khác, xe luôn chạy theo đường một chiều. Các tuyến đường bộ hay đường sắt khi giao cắt với đường ô tô cao tốc phải đi khác mức, tức là chui xuống dưới hay vượt lên trên con đường này. Xe cộ ra vào đường cao tốc bằng các làn tách, nhập dòng xe dẫn đế các lối ra, vào (ramps) cho phép sự thay đổi tốc độ lái xe giữa đường cao tốc và đường thông thường. Trên đường cao tốc, hai chiều lưu thông được tách ra bằng dải phân cách ở giữa (Ví dụ như một dải đất trồng cây cỏ hay dải tường bê tông...). Đường có kiểm soát lối ra vào như chúng ta thấy ngày nay đã tiến hóa trong suốt nữa đầu thế kỷ 20. Long Island Motor Parkway, được giới tư nhân đầu tư và khánh thành vào năm 1908, là đường có kiểm soát lối ra vào đầu tiên trên thế giới. Đức bắt đầu xây dựng hệ thống đường cao tốc nổi tiếng của họ là Reichsautobahn (lúc đó được gọi là xa lộ đôi) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đức nhanh chóng lập ra hệ thống đường như thế trên toàn đất nước với tiên đoán rằng chúng sẽ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chẳng bao lâu sau đó, nước Ý làm theo và khánh thành Autostrada đầu tiên của họ vào năm 1925. Tỉnh bang Ontario và tiểu bang Pennsylvania khánh thành freeways đầu tiên tại Bắc Mỹ vào năm 1940. Nước Anh bị lệ thuộc nặng nề vào đường sắt nên không xây dựng motorway đầu tiên của họ cho đến giữa thập niên 1950. Phần lớn các quốc gia kỹ thuật tiên tiến đều có một hệ thống đường cao tốc rộng khắp. Đường cao tốc đã mang đến sự linh động cho giao thông đường bộ đến hầu hết các nơi trên thế giới, cải tiến sự hiệu quả nhiên liệu, góp phần cải thiện sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các cộng đồng. == Định nghĩa == Không có một định nghĩa chính thức nào trong các từ tiếng Anh như "motorway", "freeway" và "expressway" cũng như các từ tương ứng trong các ngôn ngữ khác được chấp nhận trên phạm vi toàn thế giới - trong đa số trường hợp, các từ dùng để chỉ đường cao tốc được định nghĩa theo luật địa phương hay theo các chuẩn mực thiết kế: == Lịch sử == Các xa lộ có giới hạn lối ra vào như ngày nay đã tiến hóa trong nữa đầu thế kỷ 20. Đường công viên Long Island, do tư nhân đầu tư và khánh thành năm 1908 là đường lộ có giới hạn lối ra vào đầu tiên trên thế giới. Nó gồm có nhiều đặc điểm như ngày nay trong đó phải kể là các lối dành cho đổi chiều lưu thông, có hàng rào an toàn và mặt đường được gia cố bằng bê tông. Đa số các xa lộ có giới hạn lối ra vào có nguồn gốc bắt đầu vào thập niên 1920 để đáp ứng với việc sử dụng xe hơi tăng nhanh, nhu cầu di chuyển nhanh hơn giữa các thành phố và cũng là kết quả của sự cải tiến trong quy trình làm mặt đường, kỹ thuật và vật liệu. Các xa lộ cao tốc ban đầu được gọi là "các xa lộ đôi". Mặc dù được phân cách, chúng vẫn mang ít nét giống như các xa lộ cao tốc ngày nay. Xa lộ đôi đầu tiên trên thế giới được khánh thành vào năm 1924 giữa thành phố Milan và Varese và hiện nay là một phần của các đường cao tốc A8 và A9 tại Ý. Xa lộ này mặc dù được phân cách nhưng chỉ có một làn xe mỗi chiều và không có nút giao thông lập thể. Ngay sau đó không lâu vào năm 1924, Đường công viên Bronx River được khánh thành thông xe. Đường công viên The Bronx River là con đường đầu tiên tại Bắc Mỹ có sử dụng một dải đất để phân cách các làn xe ngược chiều. Nó được xây dựng băng qua một công viên và tại đó các đường phố khác băng ngang nó bằng các cầu vượt. Autobahn Bonn-Cologne bắt đầu được xây dựng vào năm 1929 và được thị trưởng Cologne khánh thành năm 1932. == Tại Việt Nam == Các đoạn Hà Nội- Bắc Ninh, Nội Bài – Bắc Ninh, Pháp Vân- Cầu Giẽ, Sài Gòn – Trung Lương là những đoạn đầu tiên cho mạng đường ôtô cao tốc theo quy hoạch. Chi phí xây dựng đường cao tốc cao, 5-7 triệu USD/1 km thậm chí tới 10 -12 triệu USD/1 km, trong khi đó lưu lượng xe trên đường khi đưa vào khai thác rất thấp, vì Việt Nam mới có hơn 1 triệu ôtô các loại, trong khi đó nưới Đức với số dân tương đương Việt Nam lại có tới hơn 40 triệu ôtô con, riêng thành phố Băng Cốc có tới hơn 4 triệu xe… Các dự án đường cao tốc không được giới đầu tư quan tâm, mâu thuẫn là chính phủ muốn có dự án BOT các công trình giao thông nhưng không muốn phát triển ôtô cá nhân, phát triển nhanh ôtô tắc đường, nên đánh thuế cao dẫn tới giá xe ở Việt Nam cao nhất thế giới. Không bán nhiều ôtô không thu được thuế, làm đường ra có ít xe ôtô chạy, xe máy lại không thu phí, sẽ không thu hồi được vốn. Có lẽ chỉ đến khi nào Việt Nam có 10 triệu xe ôtô riêng lúc đó các dự án BOT cao tốc mới có khả năng thu hồi vốn. Chính vì vậy xây dựng các tuyến đường cao tốc vốn của chính phủ vẫn là chủ yếu. Để đầu tư có hiệu quả phải xem xét từng dự án cụ thể. == Ghi chú == == Tham khảo == Về tốc độ thiết kế và mặt cắt ngang đường cao tốc PGS. TS. Bùi Xuân Cậy Bộ môn Đường bộ Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải http://khcn.mt.gov.vn/?Param=category&catid=37&subcatid=48&ArticleId=267
na uy.txt
Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavia. Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Khoảng cách từ các phần phía bắc và phía nam Na Uy lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách từ đông sang tây. Đường bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương của quốc gia này là nơi có những fjord (vịnh hẹp) của họ. Vương quốc Na Uy còn gồm lãnh thổ của các đảo Svalbard và Jan Mayen tại Bắc Cực. Chủ quyền của Na Uy với Svalbard được đặt ra trên cơ sở Hiệp ước Svalbard, nhưng nó không được áp dụng cho Jan Mayen. Đảo Bouvet tại Nam Đại Tây Dương và những lời tuyên bố chủ quyền với Đảo Peter I và Vùng đất Nữ hoàng Maud tại Nam Cực cũng là những vùng phụ thuộc bên ngoài của quốc gia này, nhưng không phải là một phần của Vương Quốc. Từ sau Thế chiến II, kinh tế Na Uy phát triển nhanh chóng, hai thập kỉ đầu chủ yếu nhờ vào hàng hải, từ đầu những năm 1970 chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là nước thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới. Tháng 8 2009, Dự trữ quốc gia Na Uy tuyên bố họ sở hữu khoảng 1% chứng khoán toàn cầu. Hiện nay Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ bảy và công nghiệp dầu khí đóng góp khoảng một phần tư cho tổng GDP. Sau khủng hoảng tài chính quốc tế 2007-2009, các chuyên gia ngân hàng đã coi đồng Krone Na Uy là một trong những đồng tiền vững chắc nhất thế giới. Na Uy được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index. == Tên gọi == Tên gọi của Na Uy trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Na Uy trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Na Uy được gọi là “挪威”. “挪威” có âm Hán Việt là “Na Uy”. Nhiều nhà từ nguyên học tin rằng quốc hiệu Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg) bắt nguồn từ các Ngôn ngữ Bắc German và nó có nghĩa là "con đường dẫn về hướng bắc", trong tiếng Bắc Âu cổ sẽ là nor veg hay *norð vegr. Tên gọi của Na Uy trong tiếng Bắc Âu cổ và Nynorsk khá giống với từ trong tiếng Sami cổ có nghĩa "dọc theo bờ biển" hay "dọc biển" - được nhận diện trong từ nuorrek hiện tại ở tiếng Sami Lule. Sự hiện diện của dấu prosecutive case cổ (thỉnh thoảng cũng được gọi là prolative trong nghiên cứu ngôn ngữ Finno-Ugria) ủng hộ suy luận rằng từ Sami là bản xứ và không phải đã được vay mượn từ các ngôn ngữ Bắc Germanic. Trong các ngôn ngữ bản xứ khác của Na Uy, cái tên lần lượt là: Sami Lule: Vuodna; Nam Sami: Nøørje; Tiếng Phần Lan/Kven: Norja. Tên chính thức là: tiếng Na Uy: Kongeriket Norge (bokmål), Kongeriket Noreg (nynorsk); Sami Lule: Vuona gånågisrijkka; Nam Sami: Nøørjen gånkarijhke; Tiếng Phần Lan/tiếng Kven: Norjan kuningaskunta. == Lịch sử == Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy con người đã có mặt tại Na Uy ngay từ Thiên niên kỷ thứ 10 trước Công Nguyên (12.000 năm trước). Nghiên cứu khảo cổ cho thấy họ hoặc tới từ những vùng phía nam (bắc Đức), hay đông bắc (bắc Phần Lan hay Nga) . Từ đó họ định cư dọc bờ biển. Ở thế kỷ thứ 9, dường như Na Uy gồm một số vương quốc nhỏ. Theo truyền thống, Harald Fairhair đã tập hợp các tiểu quốc nhỏ thành một vào năm 872 sau Công Nguyên sau Trận Hafrsfjord. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nước Na Uy thống nhất. Thời kỳ Viking (thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 11) là một trong những giai đoạn thống nhất và mở rộng. Người Na Uy đã lập các khu định cư tại Iceland, Quần đảo Faroe, Greenland và nhiều phần của Anh Quốc và Ireland và tìm cách định cư tại L'Anse aux Meadows ở Newfoundland, Canada ("Vinland" của sử thi của Erik Thorvaldsson). Người Na Uy đã thành lập các thành phố Limerick, Dublin, và Waterford của Ireland và thành lập các cộng đồng thương mại gần các khu định cư Celtic của Cork và Dublin sau này trở thành hai thành phố quan trọng nhất của Ireland. Sự lan tràn của Thiên chúa giáo ở Na Uy trong giai đoạn này phần lớn nhờ các vị vua truyền giáo Olav Tryggvasson (995–1000) và St. Olav (1015–1028), dù Haakon the Good là vị vua Thiên chúa giáo đầu tiên của Na Uy. Các truyền thống Norse đã dần thay thế trong các thế kỷ thứ 9 và thứ 10. Năm 1349, nạn dịch Tử thần Đen đã giết hại khoảng 40% tới 50% dân số Na Uy, khiến nước này suy sụp cả về xã hội và kinh tế. Trong cuộc suy thoái này, có lẽ Triều đại Fairhair đã kết thúc năm 1387. Bề ngoài có vẻ chính trị hoàng gia ở thời điểm ấy đã dẫn tới nhiều hiệp đoàn cá nhân giữa các quốc gia Bắc Âu, cuối cùng dẫn tới việc ngôi vua của Na Uy, Đan Mạch, và Thuỵ Điển rơi vào tay Nữ hoàng Margrethe I của Đan Mạch khi nước này gia nhập Liên minh Kalmar với Đan Mạch và Thuỵ Điển. Dù Thuỵ Điển cuối cùng đã rút lui khỏi liên minh năm 1523, Na Uy tiếp tục ở lại với Đan Mạch trong 434 năm cho tới năm 1814. Trong chủ nghĩa lãng mạn quốc gia ở thế kỷ 19, giai đoạn được một số người gọi là "Đêm trường 400 Năm", bởi tất cả hoàng gia, giới học giả và quyền lực hành chính ở các vương quốc được tập trung tại Copenhagen, Đan Mạch. Các yếu tố khác cũng góp phần vào sự suy sụp của Na Uy trong giai đoạn này. Với sự xuất hiện của Đạo Tin Lành năm 1537, Tổng giám mục tại Trondheim bị giải tán, và các nguồn thu của nhà thờ được phân chia cho triều đình ở Copenhagen tại Đan Mạch. Na Uy mất nguồn hành hương ổn định tới thánh tích của St. Olav tại hầm mộ Nidaros, và cùng với đó, là đa phần nguồn liên hệ với đời sống văn hoá và kinh tế với phần còn lại của châu Âu. Ngoài ra, trong thế kỷ 17 Na Uy cũng bị mất một phần diện tích lãnh thổ khi mất các tỉnh Båhuslen, Jemtland, và Herjedalen cho Thuỵ Điển, sau những cuộc chiến tranh giữa Đan Mạch-Na Uy và Thuỵ Điển. Sau khi Đan Mạch-Na Uy bị Anh Quốc tấn công, họ tham gia vào liên minh với Napoleon, và vào năm 1814 thấy mình đang ở bên thua cuộc trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon và trong tình thế nguy ngập với nạn đói năm 1812. Vị vua Oldenburg của Đan Mạch Na Uy buộc phải nhường Na Uy cho Thuỵ Điển, trong khi các tỉnh cũ của Na Uy là Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe vẫn tiếp tục thuộc về triều đình Đan Mạch. Na Uy lợi dụng cơ hội này để tuyên bố độc lập, chấp nhận một hiến pháp dựa trên mô hình hiến pháp Mỹ và Pháp, và bầu vị thái tử người Đan Mạch Christian Fredrik lên làm vua ngày 17 tháng 5 năm 1814. Tuy nhiên, quân đội Thuỵ Điển đã buộc Na Uy phải gia nhập một liên minh cá nhân với Thuỵ Điển, lập ra triều đại Bernadotte nắm quyền cai trị Na Uy. Theo thoả thuận này, Na Uy giữ hiến pháp tự do và các định chế độc lập của mình, ngoại trừ quan hệ đối ngoại. Xem thêm Na Uy năm 1814. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự nổi lên của phong trào văn hoá Chủ nghĩa quốc gia lãng mạn Na Uy, khi người Na Uy tìm cách định nghĩa và thể hiện một bản sắc quốc gia riêng biệt. Phong trào này liên quan tới mọi nhánh văn hoá, gồm cả văn học (Henrik Wergeland, Bjørnstjerne Bjørnson, Peter Christen Asbjørnsen, Jørgen Moe, Henrik Ibsen), hội hoạ (Hans Gude, Adolph Tidemand), âm nhạc (Edvard Grieg), và thậm chí trong cả chính sách ngôn ngữ, những nỗ lực nhằm xác định một ngôn ngữ viết bản xứ cho Na Uy đã dẫn tới các hình thức ngôn ngữ viết chính thức hiện nay cho Tiếng Na Uy: Bokmål và Nynorsk. Christian Michelsen, một ông trùm ngành tàu bè và là một chính khách, đã làm Thủ tướng Na Uy từ năm 1905 tới năm 1907. Michelsen giữ vai trò quan trọng trong cuộc ly khai hoà bình của Na Uy với Thuỵ Điển ngày 7 tháng 7 năm 1905. Sự bất mãn ngày càng tăng của Na Uy về liên minh với Thuỵ Điển hồi cuối thế kỷ 19 cộng với chủ nghĩa quốc gia đã thúc đẩy nhanh sự tan rã của liên minh. Sau một cuộc trưng cầu dân ý xác định sự ưa chuộng của người dân với chế độ quân chủ hơn một nền cộng hoà, chính phủ Na Uy đã đề xuất trao ngôi báu Na Uy cho Hoàng tử Đan Mạch Carl và Nghị viện đã nhất trí bầu ông. Ông lấy tên Haakon VII, theo các vị vua khi Na Uy độc lập thời Trung Cổ. Năm 1898, tất cả mọi nam giới đều được trao quyền bầu cử, sau đó phụ nữ năm 1913. Trong Thế chiến I, Na Uy là một nước trung lập. Na Uy cũng tìm cách tuyên bố trung lập trong Thế chiến II, nhưng đã bị các lực lượng Đức xâm lược Na Uy ngày 9 tháng 4 năm 1940. Na Uy không hề chuẩn bị trước cho một cuộc tấn công bất ngờ như vậy của Đức, nhưng các cuộc kháng cự quân sự vẫn diễn ra trong hai tháng, lâu hơn bất kỳ một quốc gia nào khác bị người Đức xâm lược, ngoại trừ Liên bang Xô viết. Trong Chiến dịch Na Uy, Kriegsmarine mất nhiều tàu chiến kể cả chiếc tuần dương hạm Blücher. Những trận chiến Vinjesvingen và Hegra đã trở thành những cứ điểm kháng cự cuối cùng của người Na Uy ở phía nam nước này vào tháng 5, trong khi các lực lượng vũ trang ở phía bắc tung ra các cuộc tấn công vào các lực lượng Đức trong Các trận đánh Narvik, cho tới khi họ buộc phải đầu hàng ngày 10 tháng 6 sau khi mất sự hỗ trợ của Đồng Minh đi cùng sự thất trận của nước Pháp. Vua Haakon và chính phủ Na Uy tiếp tục cuộc chiến trong hoàn cảnh tị nạn tại Rotherhithe, Luân Đôn. Vào ngày cuộc xâm lược diễn ra, vị đồng lãnh đạo của Đảng Quốc gia-Xã hội nhỏ Nasjonal Samling — Vidkun Quisling — đã tìm cách lên nắm quyền lực, nhưng đã bị quân chiếm đóng Đức gạt ra rìa. Quyền lực thực sự nằm trong tay chính quyền chiếm đóng Đức, Reichskommissar Josef Terboven. Quisling, với tư cách bộ trưởng tổng thống, sau này đã thành lập một chính phủ liên minh dưới sự quản lý của Đức. Các cơ sở tại Na Uy đã chế tạo nước nặng, một nguyên liệu chủ chốt chế tạo vũ khí hạt nhân, và cuối cùng đã bị người Đức bỏ lại sau nhiều nỗ lực phá huỷ cơ sở Vemork của người Na Uy, người Anh và người Mỹ. Trong những năm chiếm đóng của Phát xít, người Na Uy đã xây dựng một phong trào kháng chiến mạnh chống lại các lực lượng chiếm đóng Đức bằng cả chiến tranh vũ trang và bất tuân dân sự. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn với Đồng Minh, là vai trò của hải quân thương mại Na Uy. Ở thời điểm xảy ra cuộc xâm lược, Na Uy có hạm đội tàu biển thương mại đứng hàng thứ tư thế giới (cũng như có tốc độ nhanh nhất và hiệu quả nhất). Công ty tàu biển Na Uy Nortraship đã nằm dưới sự điều khiển của Đồng Minh trong suốt cuộc chiến và tham gia vào mọi chiến dịch từ việc sơ tán Dunkirk tới cuộc đổ bộ vào Normandy. Sau cuộc chiến, những thành viên đảng Dân chủ Xã hội lên nắm quyền và lãnh đạo quốc gia trong hầu hết thời gian cuộc chiến tranh lạnh. Na Uy đã gia nhập NATO năm 1949, và trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Hai cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia nhập Liên minh châu Âu (được gọi là Cộng đồng châu Âu năm 1972) đã thất bại với tỷ số mong manh năm 1972 và 1994. Những nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas lớn đã được khám phá trong thập niên 1960, dẫn tới sự bùng nổ kinh tế sau đó. == Địa lý, Khí hậu và Môi trường == Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy.. Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước. Đất đai chủ yếu gồm đá granite cứng và đá gneiss nhưng, đá acđoa, sa thạc và đá vôi cũng thường thấy, và ở những khu vực có độ cao thấp nhất thường có trầm tích biển. Vì Gulf Stream những cơn gió tây, Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùng cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực. Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm." Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày. === Các thành phố chính === Oslo là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Na Uy hiện nay. Nằm ở phía Đông Nam Na Uy, Oslo trải dài trên nhiều triền núi và quanh các hồ. Đây cũng là một trong những thành phố có giá cả sinh hoạt đắt nhất thế giới. Thành phố lớn thứ hai của Na Uy là Bergen. Đây là cảng biển lớn nhất vương quốc Na Uy và cũng là trung tâm công nghiệp dầu khí quan trọng hàng đầu quốc gia này. Trondheim là thành phố lớn thứ ba và là cố đô của Na Uy. Thành phố này từng là kinh đô cả về mặt chính trị, kinh tế lẫn tôn giáo của xứ sở nghìn vịnh này. Hiện nay, Trondheim còn được biết đến là trung tâm giáo dục, khoa học kỹ thuật của Na Uy với rất nhiều trường đại học đóng tại đây. Thành phố Trondheim còn là nơi tổ chức Festival Sinh viên Quốc tế lớn nhất thế giới, cứ hai năm lại được tổ chức một lần. Lần gần nhất là tháng 2 năm 2007. == Chính trị == Vương quốc Na Uy là một quốc gia quân chủ lập hiến với một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Gia đình Hoàng gia là một nhánh của gia đình hoàng gia Glücksburg, có nguồn gốc từ Schleswig-Holstein ở Đức. Vai trò của nhà Vua, Harald V, chỉ mang tính nghi lễ, nhưng ông có ảnh hưởng như một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Dù hiến pháp năm 1814 trao cho nhà vua nhiều quyền hành pháp quan trọng, chúng luôna được Hội đồng nhà nước thực hiện dưới danh nghĩa của nhà vua (Hội đồng hay nội các của nhà vua). Những quyền lực được hiến pháp trao cho nhà Vua chỉ là trên danh nghĩa, nhưng trong một số trường hợp có thể là rất quan trọng như trường hợp trong Thế chiến II, khi nhà Vua tuyên bố sẽ thoái vị nếu chính phủ chấp nhận đề nghị của đức. Hội đồng Nhà nước gồm một Thủ tướng và các bộ trưởng, được chỉ định chính thức bởi đức vua. Chế độ đại nghị đã xuất hiện từ năm 1884 và đòi hỏi rằng nội các không bị sự phản đối của nghị viện, và rằng sự chỉ định của nhà vua chỉ là một thủ tục khi rõ ràng có một đa số trong nghị viện thuộc một đảng hay một liên minh. Nhưng trong trường hợp cuộc bầu cử không có sự chênh lệch rõ rệt của một đảng hay một liên minh, lãnh đạo của đảng thích hợp nhất cho việc thành lập một chính phủ sẽ là vị Thủ tướng được nhà Vua chỉ định. Na Uy từng có nhiều lần có chính phủ thiểu số. Nhà Vua họp với chính phủ vào mỗi thứ sáu tại Hoàng cung (Hội đồng Nhà nước), nhưng các quyết định của chính phủ đã được đưa ra trước đó trong những cuộc họp chính phủ, do thủ tướng lãnh đạo, vào mỗi thứ ba và thứ năm. Nhà vua khai mạc nghị viện vào mỗi tháng 9, ông tiếp nhận các đại sứ tới triều đình Na Uy, và ông là Tư lệnh tối cao danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Na Uy và là Người đứng đầu Nhà thờ Na Uy. Nghị viện Na Uy, Stortinget, hiện có 169 thành viên (đã tăng từ 165, bắt đầu từ cuộc bầu cử ngày 12 tháng 9 năm 2005). Các thành viên được bầu ra từ mười chín hạt với nhiệm kỳ bốn năm theo hệ thống đại diện tỷ lệ. Khi bỏ phiếu về vấn đề lập pháp, Storting - cho tới cuộc bầu cử năm 2009 - tự chia làm hai viện Odelsting và Lagting. Trong đa số trường hợp luật được chính phủ đệ trình thông qua một Thành viên Hội đồng Nhà nước, hay trong một số trường hợp là một thành viên của Odelsting trong trường hợp có nhiều lần không đồng thuận trong Storting. Tuy nhiên, hiện nay Lagting hiếm khi có sự bất đồng, đặc biệt khi phê chuẩn các quyết định của Odelsting. Một sửa đổi hiến pháp ngày 20 tháng 2 năm 2007 sẽ bãi bỏ việc chia làm hai viện sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009. Những trường hợp buộc tội hiếm khi xảy ra (lần cuối cùng vào năm 1922, khi Thủ tướng Abraham Berge được tuyên bố trắng án) và có thể được đưa ra chống lại các Thành viên của Hội đồng Nhà nước, của Toà án Tối cao (Høyesterett), hay Storting về những vi phạm họ có thể đã làm trong khả năng chính thức. Trước một sửa đổi của Hiến pháp Na Uy ngày 20 tháng 2 năm 2007 các truy tố được Odelsting đưa ra và được Lagting và các thẩm phán Toà án tối cao, như một phần của Toà án Tối cao Vương quốc, xét xử. Trong hệ thống mới các trường hợp truy tố sẽ được năm thẩm phán cấp cao nhất của Toà án Tối cao và sáu thành viên không chuyên môn khác xem xét trong một trong các phòng xét xử của Toà án Tối cao (trước kia các trường hợp được xem xét trong phòng Lagting). Các đại diện của Storting không thể là các thẩm phán không chuyên môn. Các truy tố sẽ được Storting đưa ra trong một phiên họp toàn thể. Các đảng phái chính ở Na Uy bao gồm: đảng Lao động, đảng Bảo thủ, đảng Trung tâm, đảng XHCN cánh tả, đảng Nhân dân Thiên chúa giáo, đảng Cộng sản, đảng Tiến bộ, đảng Tự do,... Mặt khác Storting hoạt động như một nghị viện đơn viện và sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009 việc phân chia thành Odelsting và Lagting để thông qua luật pháp sẽ bị huỷ bỏ. Lập pháp khi ấy sẽ phải tra qua hai - ba trong trường hợp bất đồng - phiên họp phê chuẩn trước khi được thông qua và gửi tới nhà Vua để chuẩn y. Tư pháp gồm Toà án Tối cao (mười tám thẩm phán thường trực và một Chánh án tối cao), các toà phúc thẩm, các toà cấp thành phố và quận, và các hội đồng hoà giải. Các thẩm phán thuộc các toà chính quy và được Vua hội đồng chỉ định. Để thành lập một chính phủ, hơn một nửa thành viên của Hội đồng Nhà nước phải thuộc Nhà thờ Na Uy. Hiện tại, điều này có nghĩa ít nhất mười trong số mười chín thành viên. Vào tháng 12 mỗi năm, Na Uy tặng một cây thông Noel cho Anh Quốc, để cảm ơn sự hỗ trợ của nước này trong Thế chiến II. Một buổi lễ dựng cây diễn ra tại Quảng trường Trafalgar. Trong bản báo cáo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2007 của mình Phóng viên Không Biên giới xếp hạng Na Uy ở vị trí đầu tiên (cùng với Ireland) trong số 169 quốc gia. Na Uy là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. === Nhà Vua === Thể chế của Na Uy theo chế độ quân chủ lập hiến đứng đầu Nhà nước là Vua. Hiến pháp Na Uy năm 1814 quy định vua theo chế độ cha truyền con nối. Nhưng hiện nay Vua chỉ mang tính chất lễ nghi, không còn quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thuộc về cơ quan hành pháp (Chính phủ), đứng đầu là Thủ tướng. Người nối ngôi vua sẽ là con cả, không phân biệt nam nữ. === Cơ quan lập pháp (Storting-Quốc hội) === Trước đây, Quốc hội Na Uy (Storting) gồm 2 viện: Lagting (tương đương Thượng viện) và Odelsting (tương đương Hạ viện). Kể từ năm 2009, Quốc hội Na Uy bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thương viện và Hạ viện và theo chế độ một viện (unicameral) với 169 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm. Chế độ bầu cử của Na Uy dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu kín, bầu trực tiếp và theo tỷ lệ. Cả nước có 19 đơn vị bầu cử. Những người chưa có quốc tịch Na Uy thì được quyền tham gia bầu cử ở địa phương, nếu đến ngày bầu cử họ đã sống liên tục ở Na Uy được 3 năm và đáp ứng các điều kiện chung về bầu cử. Quốc hội hiện nay (nhiệm kỳ 2009- 2012) có 169 ghế, trong đó Công Đảng chiếm đa số (64 ghế tương đương 35,4%). === Cơ quan hành pháp (Chính phủ) === Chính phủ hiện nay là chính phủ đa số liên minh cánh tả (liên minh xanh - đỏ) gồm 3 đảng: Công đảng, Đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả (XHCN), Đảng Trung tâm do ông Jens Stoltenberg (chủ tịch Công đảng) đứng đầu. Chính phủ hiện có 17 Bộ (không bao gồm Văn phòng Thủ tướng). == Quan hệ ngoại giao == === Về đối ngoại === Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Na Uy điều chỉnh chính sách đối ngoại từ "trung lập hạn chế" sang liên minh quân sự và gia nhập NATO (1949) để có sự đảm bảo của Mỹ và Tây Âu cho an ninh và quốc phòng, vì Na Uy luôn luôn lo ngại ảnh hưởng của Nga. Na Uy tham gia lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở Trung Đông, ủng hộ Mỹ trong hầu hết các vấn đề quốc tế. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Na Uy chủ trương cải tổ Liên Hiệp Quốc, trong đó có Hội đồng bảo an nhằm đảm bảo dân chủ và quyền bình đẳng giữa các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Na Uy đang thực hiện kế hoạch điều chỉnh quan hệ đối ngoại, tập trung nguồn lực nhiều hơn trong quan hệ với các nước mới nổi (BRIC) gồm có Brasil, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm tận dụng nguồn lực phát triển của các nước này. === Quan hệ với Liên minh châu Âu === Na Uy chủ trương gia nhập Liên minh châu Âu (EU) từ những năm 70 nhưng chưa được đa số người dân Na Uy ủng hộ. Na Uy vẫn tham gia vào các hoạt động của EU, tiếp tục đóng góp cho quỹ EEA để hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội ở EU. Tuy nhiên, phản đối của người dân Na Uy trong việc gia nhập EU ngày càng tăng (70%) và một số quy định của EU vẫn gặp khó khăn trong việc phê chuẩn ở Na Uy. === Với châu Á nói chung === Năm 1996, Quốc hội Na Uy thông qua "Chiến lược châu Á" nhằm tăng cường quan hệ chính trị và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá lâu dài với các nước ở khu vực này. Hiện nay, Na Uy có quan hệ thương mại nhiều với Nhật Bản, Trung Quốc và ngày càng chú trọng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. === Vấn đề dân chủ, nhân quyền === Là một trong những ưu tiên hàng đầu của Na Uy hiện nay. Bộ Ngoại giao Na Uy chịu sức ép rất lớn từ Quốc hội Na Uy về vấn đề này, do đó, phía Na Uy đánh giá cao cơ chế đối thoại nhân quyền với các nước nói chung và với Việt Nam nói riêng. == Hạt và Khu vực đô thị == Xem thêm thông tin: Vùng Na Uy và Phân chia khu vực Na Uy Na Uy được chia thành mười chín vùng hành chính cấp một được gọi là fylker ("Hạt", số ít fylke) và 431 kommuner cấp hai ("Khu đô thị", số ít kommune). fylke là cấp hành chính trung gian giữa nhà nước và khu đô thị. Nhà vua có đại diện ở mọi hạt bởi một Fylkesmann. Hiện có tranh cãi đang về việc liệu mười chín "fylker" có nên được thay thế bằng từ năm tới chín vùng lớn hơn không. Một số người hy vọng việc này sẽ xảy ra năm 2010, trong khi những người khác lại mong đợi cấp hành chính trung gian sẽ hoàn toàn bị bãi bỏ. Một lựa chọn khác có thể sẽ là củng cố các khu đô thị vào các thực thể lớn hơn và trao trách nhiệm lớn hơn cho chúng. Các hạt Na Uy gồm: == Kinh tế == Na Uy sở hữu mức GDP trên đầu người đứng thứ 30 và GDP (sức mua tương đương) trên đầu người đứng thứ tám thế giới, và luôn duy trì được vị trí số một thế giới trong bảng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP trong năm năm liên tục (2006). Tuy nhiên, Iceland đã hơi vượt hơn Na Uy ở vị trí số một về chất lượng cuộc sống theo Chỉ số Phát triển Con người. Chi phí cuộc sống tại Na Uy cao hơn ở Hoa Kỳ khoảng 30% và 25% so với Anh Quốc. Kinh tế Na Uy là một ví dụ về nền kinh tế hỗn hợp, với đặc trưng là một sự phối hợp giữa hoạt động thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước. Chính phủ kiểm soát các ngành chủ chốt, như lĩnh vực dầu mỏ (StatoilHydro) chiến lược, sản xuất năng lượng thuỷ điện Statkraft), chế tạo nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng lớn nhất Na Uy (DnB NOR) và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (Telenor). Chính phủ kiểm soát 31.6% công ty niêm yết công chúng. Với các công ty chưa niêm yết thậm chí nhà nước còn sở hữu số vốn lớn hơn (chủ yếu là các giấy chứng nhận sở hữu dầu mỏ trực tiếp). Các cơ cấu kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ là sự phối hợp giữa sở hữu nhà nước với các công ty khai thác chính tại các giếng dầu Na Uy (StatoilHydro xấp xỉ 62% năm 2007) và sở hữu toàn bộ Petoro (giá trị thị trường khoảng gấp đôi Statoil) và SDFI. Cuối cùng chính phủ kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác và sản xuất các giếng dầu. Quốc gia này sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm dầu mỏ, thuỷ năng, đánh cá, lâm nghiệp, và khoáng chất. Na Uy là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất thế giới phần lớn bởi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô dân số. Thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm cả một phần quan trọng từ dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan cũng như việc quản lý tốt các nguồn thu từ lĩnh vực này. Na Uy luôn có tỷ lệ thất nghiệp thấp, hiện ở mức dưới 2% (tháng 6 năm 2007). Mức năng suất, cũng như mức lương trung bình trên giờ tại Na Uy thuộc hàng cao nhất thế giới. Các giá trị quân bình của xã hội Na Uy đảm bảo rằng sự cách biệt về lương giữa người công nhân có mức thu nhập thấp nhất và người quản lý cao cấp nhất ở công ty thấp hơn nhiều so với tại các nền kinh tế phương tây khác. Năm 2006, dầu mỏ và gas chiếm 58% xuất khẩu. Chỉ Nga và Ả Rập Saudi, một thành viên của OPEC, xuất khẩu nhiều dầu mỏ hơn Na Uy, vốn không phải là một thành viên OPEC. Để giảm bớt sự phát triển quá nóng từ nguồn thu dầu mỏ, sự không chắc chắn của giá dầu, và để tiết kiệm tiền cho một cộng đồng dân số đang già đi, chính phủ Na Uy bắt đầu từ năm 1995 đã để dành các khoản thu (thuế, cổ tức, giấy phép, bán hàng) trong một Quỹ tài sản quốc gia ("Quỹ trợ cấp chính phủ - Toàn cầu"). Đây cũng nhằm giảm bớt vòng bùng nổ và tan vỡ đi liền với việc sản xuất nguyên liệu thô và cách ly ngành công nghiệp phi dầu khí (xem thêm Bệnh dịch Hà Lan). Vì kích cỡ của nó nguồn vốn đã được đầu tư vào các thị trường tài chính phát triển bên ngoài Na Uy. Quy định ngân sách ("Handlingsregelen") là chi tiêu không quá 4% quỹ mỗi năm (được cho là khoản thu trung bình hàng năm). Tới tháng 1 năm 2006, quỹ có giá trị 200 tỷ dollar Mỹ, chiếm 70% GDP Na Uy. Trong nửa đầu năm 2007, quỹ hưu trí đã trở thành lớn nhất ở châu Âu, tổng cộng khoảng 300 tỷ dollar, tương đương hơn 62.000 dollar trên đầu người. Ở thời điểm tháng 4 năm 2007, Na Uy có mức dự trữ trên đầu người cao hơn tất cả các nước. Những con số cho thấy quỹ hưu trí của Na Uy sẽ trở thành quỹ tư bản lớn nhất thế giới. Những con số ước tính thận trọng cho rằng quỹ có thể đạt mức 800-900 tỷ dollar Mỹ vào năm 2017. Các nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên khác (ví dụ: Nga và Chile) đang tìm cách học tập Na Uy khi thành lập các quỹ tương tự. Kích thước tương lai của quỹ tất nhiên liên quan mật thiết tới giá dầu và những sự phát triển trên các thị trường tài chính thế giới, nơi quỹ đầu tư. Những cuộc trưng cầu dân ý năm 1972 và 1994 cho thấy người dân Na Uy muốn ở bên ngoài Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Na Uy cùng với Iceland và Liechtenstein, tham gia vào thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua thoả thuận Vùng Kinh tế châu Âu (EEA). Hiệp ước EEA giữa các quốc gia Liên minh châu Âu và các quốc gia EFTA – đã được đưa vào luật pháp Na Uy thông qua "EØS-loven" – miêu tả quá trình áp dụng các quy định của Liên minh châu Âu tại Na Uy và các quốc gia EFTA. Điều này khiến Na Uy trở thành một thành viên tham gia sâu vào đa số các lĩnh vực của thị trường nội bộ Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một số lĩnh vực, như nông nghiệp, dầu khí và đánh cá, không hoàn toàn phải tuân thủ Hiệp ước EEA. Na Uy cũng tham gia vào Thoả thuận Schengen và nhiều thoả thuận liên chính phủ khác giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Năm 2000, chính phủ bán một phần ba của công ty khi ấy đang là công ty sở hữu quốc gia 100% trong một đợt IPO. Năm sau đó, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính, Telenor, đã được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Oslo. Nhà nước cũng sở hữu phần quan trọng trong ngân hàng lớn nhất Na Uy, DnB NOR và hãng hàng không SAS. Từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế đã có bước phát triển nhanh, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tới mức thấp nhất kể từ đầu thập niên 1980. Đồng tiền tệ quốc gia là Krone Na Uy. == Nhân khẩu == Tới năm 2007, dân số Na Uy gồm 4.7 triệu người. Đa số người Na Uy thuộc sắc tộc Na Uy, một nhóm người Germanic Bắc. Người bản xứ người Sami theo truyền thống sống ở các vùng trung tâm và phía bắc Na Uy và Thuỵ Điển cũng như vùng bắc Phần Lan và tại Nga trên Bán đảo Kola. Một cộng đồng thiểu số quốc gia khác là người Kven có nguồn gốc từ những người nói tiếng Phần Lan đã tới miền bắc Na Uy ở thế kỷ 18 đến thế kỷ 20. Cả người Sami và người Kven đều là đối tượng của một chính sách đồng hoá mạnh của chính phủ Na Uy từ thế kỷ 19 cho tới những năm 1970. Vì "quá trình Na Uy hoá" này, nhiều gia đình Sami và Kven hiện tự xác định mình thuộc sắc tộc Na Uy thậm chí họ không có nguồn gốc Germanic thuần chủng. Điều này, cộng với một lịch sử chung sống dài lâu của người Sami và những người Bắc Germanic trên bán đảo Scandinave, khiến những tuyên bố về sắc tộc của dân cư ít phức tạp hơn mong đợi - đặc biệt ở vùng trung và bắc Na Uy. Các nhóm khác tự nhận là thiểu số quốc gia Na Uy gồm người Do Thái, Forest Finns, Roma/Gypsies và người Rumani/Travellers. Trong những năm gần đây, nhập cư chiếm hơn một nửa tăng trưởng dân số Na Uy. Năm 2006, cơ quan Thống kê Na Uy (SSB) cho biết 45.800 người đã nhập cư vào nước này - cao hơn năm 2005 30%. Đầu năm 2007, có 415.000 người Na Uy có nguồn gốc nhập cư (ví dụ người nhập cư, hay có cha mẹ là người nhập cư), chiếm 8.9% tổng dân số. 310.000 người trong số đó không phải là người phương Tây, gồm các nước cộng sản cũ theo định nghĩa do cơ quan Thống kê Na Uy sử dụng. Các nhóm nhập cư lớn nhất theo nguồn gốc, kích cỡ, là Pakistan, Thuỵ Điển, Iraq, Maroc, Đan Mạch, Nga, Ba Lan và người Việt Nam. Số dân nhập cư từ Iraq đã tăng mạnh trong những năm gần đây, và hiện là nhóm đứng thứ ba sau người Pakistan và người Thuỵ Điển. Những năm gần đây làn sóng người nhập cư từ Trung và Đông Âu cũng tăng mạnh và người Ba Lan được dự đoán sẽ trở thành nhóm nhập cư lớn nhất nếu khuynh hướng này tiếp diễn. Có 285.000 người nhập cư hợp pháp không có nguồn gốc phương Tây tại Na Uy ở thời điểm tháng 1 năm 2006, phổ biến nhất là Pakistan, tiếp theo là Iraq, Việt Nam và Maroc. Oslo có số dân nhập cư không phải gốc phương Tây lớn nhất với khoảng 99.000, hay 18% dân số. Số dân nhập cư tăng mạnh nhất năm 2006 có nguồn gốc từ Ba Lan, Nga, Đức, Iraq, Thuỵ Điển và Litva. Oslo cũng là thành phố có đa dạng nhất ở Na Uy về người nhập cư và con cháu họ với khoảng một phần tư dân số. === Tôn giáo === Tương tự như các quốc gia vùng Scandinavia khác, người Na Uy theo một hình thức ngoại giáo Germanic được gọi là ngoại giáo Na Uy. Tới cuối thế kỷ mười một, khi Na Uy đã Ki-tô hoá, việc theo và thực hiện các nghi thức tôn giáo Na Uy bị cấm. Tuy nhiên, các đạo luật chống ngoại giáo đã bị dỡ bỏ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Nhiều tàn dư của tôn giáo bản xứ và các đức tin Na Uy vẫn còn tồn tại ngày nay, gồm những cái tên, những cái tên liên quan tới các thành phố và địa điểm, những ngày trong tuần, và nhiều phần khác trong ngôn ngữ hàng ngày. Nhiều người trong cộng đồng thiểu số Sami vẫn giữ tôn giáo shamanistic của họ tới tận thế kỷ mười tám khi họ cải theo Thiên chúa giáo bởi các nhà truyền giáo Đan Mạch-Na Uy. Theo thống kê hiện nay các tôn giáo ở Na Uy phân ra như sau: Kháng Cách dòng Giáo hội Luther 85.7%, Chính Thống giáo 1%, Công giáo Rôma 1%, Cơ đốc giáo khác 2.4%, Hồi giáo 1.8%, tôn giáo khác 8.1%. Trong số các tôn giáo không phải Kitô giáo, đạo Hồi là lớn nhất, chiếm khoảng 1.5% tổng dân số: Chủ yếu đạo này là thuộc các cộng đồng người Somalia, Ả Rập, người Albani, người Pakistan và người Thổ Nhĩ Kỳ. Các tôn giáo khác với chưa tới 1% dân số gồm Đạo Do Thái (xem Người Do Thái ở Na Uy), Nhà thờ Jesus Christ của các vị thánh ngày cuối, và Jehovah's Witnesses. Những người nhập cư từ Ấn Độ đã đưa Hindu giáo tới Na Uy, nhưng chỉ chiếm 0.50% dân số. Phật giáo ở Na Uy có 11 tổ chức, được thống nhất dưới tổ chức Hội Phật giáo Na Uy, với trên dưới 10.000 Phật tử, chiếm 0.42% dân số. Khoảng 1.5% người Na Uy tham gia Hiệp hội Nhân văn Na Uy. Khoảng 5% dân số không theo đạo nào. === Các ngôn ngữ === Ngôn ngữ Na Uy Bắc Germanic có hai hình thức viết chính thức, Bokmål và Nynorsk. Chúng được sử dụng chính thức như nhau, ví dụ chúng đều được dùng trong hành chính công cộng, trong các trường học, nhà thờ, đài và vô tuyến, nhưng Bokmål được đại đa số người sử dụng, khoảng 85-90%. Khoảng 95% dân số sử dụng tiếng Na Uy như tiếng mẹ đẻ, dù nhiều người nói các thổ ngữ có thể khác biệt rất nhiều so với ngôn ngữ viết. Nói chung các thổ ngữ Na Uy có thể hiểu lẫn nhau, dù một số thổ ngữ có thể đòi hỏi một số cố gắng. Nhiều ngôn ngữ Sami Finno-Ugric được nói và viết trên khắp đất nước, đặc biệt ở phía bắc, bởi người Sami. Nhà nước công nhận những ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chính thức và những người sử dụng chúng có quyền được nhận giáo dục bằng ngôn ngữ Sami không cần biết nơi sinh sống, và nhận được thông tin từ chính phủ bằng nhiều ngôn ngữ Sami. Cộng đồng thiểu số Kven nói tiếng Phần Lan/ngôn ngữ Kven Finno-Ugric. Các ngoại ngữ chính (primærfremmedspråk) được dạy tại Na Uy là tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp. Mọi người có thể liên hệ với chính quyền hay trải qua các kỳ thi bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trong ba ngôn ngữ chính trên cũng như hai ngôn ngữ Bắc Germanic (tiếng Đan Mạch và tiếng Thuỵ Điển). Bất kỳ học sinh Na Uy nào có cha mẹ là người nhập cư đều được khuyến khích học tiếng Na Uy. Chính phủ Na Uy cung cấp các khoá học tiếng cho người nhập cư muốn có được quyền công dân Na Uy. Tiếng Na Uy rất giống với các ngôn ngữ Bắc Germanic khác, tiếng Thuỵ Điển và tiếng Đan Mạch. Cả ba ngôn ngữ đều có thể hiểu được lẫn nhau và có thể, nói chung, được sử dụng trong giao tiếp giữa người dân các nước vùng Scandinavia. == Nhân quyền == Na Uy hiện là nước được xếp hạng cao thứ hai thế giới về Chỉ số Phát triển Con người Liên hiệp quốc, một chỉ số được đưa ra dựa trên tỷ lệ người biết chữ, mức độ giáo dục và thu nhập trên đầu người, dù nước này từng xếp thứ nhất trên danh sách trong sáu năm từ 2001 tới 2006. Quyền Tự do tư tưởng đã được quy định ở Điều 100 trong Hiến pháp Na Uy. Tự do tôn giáo được ghi trong Điều 2 Hiến pháp, điều này cũng quy định quốc giáo là "Phúc âm Luther". Báo chí không bị kiểm duyệt. Các tổng biên tập tự mình phải thận trọng, nhằm bảo vệ bí mật cá nhân của mọi người và các quyền dân sự khác.(Vær Varsom-plakaten- Wikipedia Na Uy, xem [1] bản dịch sang tiếng Anh). Đài phát thanh và truyền hình công cộng không bị sự can thiệp của chính phủ, dù giấy phép truyền thanh, truyền hình phụ thuộc vào tính chất của chương trình. Phát sóng quảng cáo bị quản lý, với một số giới hạn đặc biệt về các thông tin quảng cáo chính trị có trả tiền và quảng cáo trực tiếp tới trẻ em. Hiến pháp cấm các luật có hiệu lực trong quá khứ, việc trừng phạt dựa trên các luật và các quyết định toà án, và việc sử dụng tra tấn. Tử hình với các tội nặng trong thời gian chiến tranh đã bị huỷ bỏ năm 1979. Năm 1999, các thoả ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu đã được đưa thành luật pháp ở Na Uy (menneskerettsloven) và chúng có quy chế ưu tiên chỉ sau hiến pháp. Tuy nhiên, các luật sư Na Uy đã gia nhập Uỷ ban chống Tra tấn của Hội đồng châu Âu nhằm thể hiện sự lo ngại của mình với sự giam giữ lâu ngày với những người bị kiện tụng và việc sử dụng hình phạt biệt giam ở Na Uy, coi nó là hình thức tra tấn. Thời gian xử lý đơn xin nhập cư dài cũng như việc xử lý những người định cư bất hợp pháp cũng đang bị tranh cãi. Năm 2005, các thoả ước quốc tế chống phân biệt nam nữ và dòng giống đã được đưa vào (nhưng không vượt hơn) luật pháp Na Uy. Tổ chức Ân xá Quốc tế gần đây đã chú ý tới tình trạng bạo lực chống phụ nữ ở Na Uy và sự thiếu hụt dịch vụ chăm sóc các nạn nhân bạo lực. Na Uy có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc với nam giới. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt đầu ở tuổi 18 cho lần phục vụ đầu tiên (førstegangstjeneste) trong thời gian sáu tới mười hai tháng (việc này có thể bắt đầu từ tuổi 17 theo sở thích cá nhân). Sau khi hoàn thành giai đoạn nghĩa vụ quân sự đầu tiên, các quân nhân được chuyển sang các đơn vị phục vụ, và có thể được triệu tập cho các đợt huấn luyện theo giai đoạn (repetisjonstjeneste) cho tới tuổi 44. Những người từ chối nghĩa vụ quân sự sẽ phải phục vụ mười hai tháng cho một hoạt động dịch vụ dân sự quốc gia. Nếu người đó từ chối thực hiện hoạt động này (sesjon), theo đó bất kỳ sự từ chối nào với nghĩa vụ quân sự tương lai được đề cập tới, anh ta có thể bị truy tố. Một người dường như thích hợp để thực hiện nghĩa vụ và không phải là một người từ chối thực hiện nghĩa vụ, nhưng vẫn từ chối thực hiện hoạt động quân sự cũng có thể bị truy tố. Những thay đổi trong cơ cấu các lực lượng vũ trang đã dẫn tới nhu cầu về nghĩa vụ quân sự bắt buộc giảm đi, và số nam giới cần thiết cũng đang sụt giảm. Đồng tính đã chính thức bị loại bỏ khỏi tội danh hình sự năm 1972 và hôn nhân đồng giới dân sự đã được quy định năm 1993. Theo cơ quan Thống kê Na Uy (SSB), 192 cuộc hôn nhân đồng giới đã được ghi nhận từ năm 2004. Từ năm 2002, các cặp đồng giới đã có thể được nuôi con của người kia từ những cuộc hôn nhân trước, dù việc cùng nhận con nuôi mãi tới năm 2007 mới được phép. == Xếp hạng quốc tế == == Văn học == Lịch sử văn học Na Uy bắt đầu với những bài thơ Eddaic và thơ skaldic ngoại giáo ở thế kỷ thứ 9 và thứ 10 với những nhà thơ như Bragi Boddason và Eyvindr Skáldaspillir. Sự xuất hiện của Thiên chúa giáo ở khoảng năm 1000 đã đưa Na Uy tiếp xúc với những tri thức, tiểu sử các vị thánh, và lịch sử bằng chữ viết của châu Âu thời Trung Cổ. Hoà trộn với truyền thống khẩu ngữ địa phương và ảnh hưởng của Ireland nó đã dẫn tới giai đoạn phát triển rực rỡ của văn chương ở cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13. Các tác phẩm chính của giai đoạn này gồm Historia Norwegie, Thidreks saga và Konungs skuggsjá. Thời kỳ Liên minh Scandinave và Liên minh Đan Mạch-Na Uy (1387—1814) có ít tác phẩm văn học Na Uy xuất hiện, ngoại trừ một số tác phẩm đáng lưu ý của Petter Dass và Ludvig Holberg. Trong vở kịch Peer Gynt của mình, Ibsen đã gọi giai đoạn này là "Hai lần hai trăm năm bóng tối/nghiền ngẫm về cuộc đua của những chú khỉ", dù dòng sau này thường không được trích dẫn nhiều như dòng trước. Trong thời gian liên minh với Đan Mạch, văn viết tiếng Na Uy đã thay thế bởi chữ Đan Mạch. Hai sự kiện lớn đã thúc đẩy sự hồi sinh của văn học Na Uy. Năm 1811 một trường đại học Na Uy được thành lập tại Christiania. Với tinh thần cách mạng sau các cuộc Cách mạng Mỹ và Pháp, người Na Uy đã ký bản hiến pháp đầu tiên của mình năm 1814. Ngay sau đó, từ sự tù túng văn hoá Na Uy đã đưa lại cho thế giới một loạt các tác gia được công nhận đầu tiên ở Scandinavia, và sau đó là trên toàn thế giới; trong số đó có Henrik Wergeland, Peter Asbjørnsen, Jørgen Moe và Camilla Collett. Tới cuối thế kỷ 19, ở Thời Vàng son của văn hoá Na Uy, cái gọi là Bộ bốn Vĩ đại xuất hiện: Henrik Ibsen, Bjørnstjerne Bjørnson, Alexander Kielland, và Jonas Lie. "Các tiểu thuyết nông dân" của Bjørnson, như "En glad gutt" (Một chú bé hạnh phúc) và "Synnøve Solbakken" là kiểu chủ nghĩa lãng mạn quốc gia tiêu biểu của thời gian ấy, trong khi đó các tiểu thuyết và truyện ngắn của Kielland chủ yếu mang tính hiện thực. Dù một người đóng góp quan trọng vào chủ nghĩa lãng mạn Na Uy thời kỳ đầu (đặc biệt là tác phẩm châm biếm Peer Gynt), tên tuổi của Henrik Ibsen chủ yếu được biết tới là người tiên phong với các vở kịch hiện thực như Chú vịt hoang và Một ngôi nhà búp bê, nhiều vở đã gây ra những tiếng vang về đạo đức vì nội dung của nó chính là chân dung của tầng lớp trung lưu. Ở thế kỷ hai mươi ba tiểu thuyết gia Na Uy đã được trao Giải Nobel văn học: Bjørnstjerne Bjørnson năm 1903, Knut Hamsun cho cuốn sách "Markens grøde" ("Nhựa của đất") năm 1920, và Sigrid Undset năm 1928. Trong thế kỷ hai mươi các tác gia như Dag Solstad, Jostein Gaarder, Jens Bjørneboe, Kjartan Fløgstad, Lars Saabye Christensen, Johan Borgen, Herbjørg Wassmo, Jan Erik Vold, Rolf Jacobsen, Olaf Bull, Jan Kjærstad, Georg Johannesen, Tarjei Vesaas, Sigurd Hoel, Arnulf Øverland và Johan Falkberget đã có những đóng góp quan trọng cho văn học Na Uy. == Xem thêm == Kinh tế Na Uy Quan hệ nước ngoài Na Uy Quân đội Na Uy Âm nhạc Na Uy Na Uy và Liên minh châu Âu Ngôn ngữ Na Uy Văn học Na Uy Ngày lễ tại Na Uy Các vùng Na Uy Du lịch Na Uy Đánh bắt cá voi tại Na Uy === Văn hoá, giáo dục và thể thao === Kiến trúc Kim loại Đen Văn hoá Na Uy Ẩm thực Bóng đá Đội tuyển quốc gia Premier League Lusekofte Nhiếp ảnh Quỹ cho vay giáo dục quốc gia === Cơ sở hạ tầng === Bảng số xe hơi Viễn thông Cung cấp điện Vận tải Biển ký hiệu đường === Các danh sách === Thành phố Công ty Báo Vườn quốc gia Triều đại Na Uy Người Na Uy Đài phát thanh tiếng Na Uy Nhân vật trên tem Trường học Kênh truyền hình == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Norway.no – Official portal Norway.info – the Official sites abroad Minifacts about Norway from Statistics Norway VisitNorway.com – Official travel guide to Norway
rudolph a. marcus.txt
Rudolph "Rudy" Arthur Marcus sinh ngày 21.7.1923 tại Montréal, Quebec, Canada là nhà hóa học người Mỹ gốc Canada đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1992 cho lý thuyết của ông về việc chuyển electron cũng gọi là lý thuyết Marcus. == Cuộc đời và Sự nghiệp == Ông sinh tại Montréal, Quebec, Canada. Ông học ở Đại học McGill, đậu bằng cử nhân khoa học năm 1943 và bằng tiến sĩ năm 1946. Sau đó ông sang Mỹ làm việc ở Đại học North Carolina tại Chapel Hill 2 năm, rồi Học viện Công nghệ của Đại học New York và được phong chức giáo sư năm 1958. Cùng năm, ông nhập quốc tịch Mỹ. Năm 1964 ông chuyển sang Đại học Illinois, rồi sang làm việc ở Đại học Oxford (Anh) 1 năm. Trở về Mỹ ông làm giáo sư ở Học viện Công nghệ California và là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Phân tử Lượng tử quốc tế (International Academy of Quantum Molecular Science). == Công trình nghiên cứu == Lý thuyết Marcus mô tả tốc độ chuyển điện tử trong một phản ứng, tốc độ trong đó một electron được chuyển từ một nguyên tử hay một phân tử này sang một nguyên tử hay một phân tử khác. Lý thuyết này được sử dụng để mô tả một số lớn quá trình hóa học và sinh học, nhất là liên quan tới quá trình quang hợp, sự ăn mòn, một số loại chemiluminescence và việc tách điện tích trong một số loại pin mặt trời. == Giải thưởng và Vinh dự == Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (1970) Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ (1973) Hội viên nước ngoài của Royal Society (Hội Khoa học Hoàng gia London) (1987) Hội viên Hội Triết học Hoa Kỳ (1990) Hội viên Royal Society of Canada (1993) Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Trung quốc (1998) Giải Hóa học Anne Molson (Đại học McGill, 1943) Giải Irving Langmuir (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1978) Huy chương Robinson (Royal Society of Chemistry, 1982) Huy chương Chandler của Đại học Columbia (1983) Giải Wolf về Hóa học (1985) Giải Peter Debye (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1988) Giải Willard Gibbs (1988) Huy chương kỷ niệm bách chu niên (Royal Society of Chemistry, 1988) Huy chương Khoa học quốc gia (1989) Giải Theodore William Richards (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1990) Giải William Lloyd Evans (Đại học bang Ohio, 1990) Huy chương Pauling (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1991) Giải Remsen (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1991) Giải Edgar Fahs Smith (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1991) Giải Nobel Hóa học (1992) Giải Hóa học Hirschfelder (1993) Huy chương Lavoisier (Hội Hóa học Pháp, 1994) Giải Hóa học lý thuyết (Hội Hóa học Hoa Kỳ, 1997) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Rudolph A. Marcus: Arthur Amos Noyes Professor of Chemistry at Caltech Rudolph A. Marcus: autobiography Rudolph A. Marcus: Nobel Lecture 1992, Electron Transfer Reactions in Chemistry: Theory and Experiment Freeview video 'An Interview with Rudolph Marcus' by the Vega Science Trust
gia long.txt
Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖). Là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, một trong những vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến. Triều đại của Gia Long được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ thống nhất rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thay thế các cải cách của triều Tây Sơn bằng chính sách điều hành xã hội và nền giáo dục gắn chặt với các giá trị Nho giáo truyền thống từ các triều đại trước nhằm củng cố cũng như xây dựng sự ổn định đất nước; và việc định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo. Dưới sự cai trị của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp và Lào. == Thời trẻ == Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng (阮福種) và Noãn (暖). Ông nội ông là chúa Vũ muốn truyền ngôi lại cho cha ông là Nguyễn Phúc Luân. Nhưng năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và bốn anh em trong nhà đi theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn. Đầu năm 1777, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến đánh Sài Gòn. Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên. Nguyễn Ánh chạy tiếp ra đảo Thổ Chu. Tại đây, Nguyễn Ánh gặp gỡ và được một Giám mục Công giáo thuộc Hội Thừa sai Ba Lê tên là Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) che chở. == Thất thế ở Nam Hà == === Xưng vương === Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh lại trở lại Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân; ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân... Tháng 11 âm lịch năm 1777, ông tập hợp một đạo quân mặc toàn áo tang bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Gòn tháng 12 cùng năm. Năm 1778, khi Nguyễn Ánh được 17 tuổi, các tướng tôn ông làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Ngay lập tức, vào tháng 2 năm 1778, Tây Sơn phái Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy và Hộ giá Phạm Ngạn vào đánh Gia Định. Họ nhanh chóng đánh chiếm các vùng Trấn Biên, Phiên Trấn và một số khu vực ven biển. Nguyễn Ánh để Đỗ Thanh Nhơn giữ Gia Định rồi cùng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Hoằng đi đánh quân Tây Sơn ở khu vực Bến Lức. Tại Bến Lức, quân Nguyễn chặn được Tây Sơn rồi sau đó mở cuộc phản công, ngăn chặn và đẩy lùi được thủy binh Tây Sơn do Tư khấu Uy chỉ huy ở Bến Nghé rồi chiếm lại được Trấn Biên. Thủy binh của Phạm Ngạn thì bị Lê Văn Duyệt phá, buộc ông này phải rút về lại Quy Nhơn. Suốt các năm 1778 và 1779, Nguyễn Ánh ra sức củng cố và mở mang Phiên An trấn (vùng Sài Gòn-Gia Định-Long An hiện giờ) với mục đích biến vùng này thành căn cứ địa chống Tây Sơn. Ông cho tổ chức phân chia hành chính đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc, đặt quan coi giữ, đóng thuyền, trữ lương chuẩn bị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ. Trong đó Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm tới thủy binh: khi ngay sau khi vừa được tôn làm đại nguyên soái, ông liền cho đóng ngay 50 chiến hạm đầu nhọn gọi là Long Lâm Thuyền. Hai năm sau, tướng Đỗ Thanh Nhơn lại đưa ra sáng kiến đóng thủy sư hai bánh (thuyền hai lái) với một bánh lái dài đi biển và bánh lái tròn đi sông, phía dưới thuyền có gác sàn che phiên tre hai bên bảo vệ thủy binh chèo thuyền, phía trên là bộ binh xung kích. Đây được xem là một sáng kiến cho kỹ thuật đóng thuyền thời bấy giờ. Năm 1779, Chân Lạp xảy ra nội loạn do tranh giành ngôi vua, Nguyễn Ánh bèn sai Đỗ Thanh Nhơn, Hồ Văn Lân và Dương Công Trừng đi đánh Chân Lạp và giữ quân lại bảo hộ. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương, dùng theo niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê và lấy ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trấn chi bửu" làm ấn truyền quốc, phong cho Đỗ Thanh Nhơn chức Ngoại hữu, Phụ chính, Thượng tướng công. Cùng năm, người Miên ở Trà Vinh dưới sự chỉ huy của tù trưởng Ốc Nha lợi dụng tình hình nổi lên chống Nguyễn Ánh, ông sai Đỗ Thanh Nhơn và Dương Công Trừng đi đánh dẹp. Nguyễn Ánh ngoài ra còn cho đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La. Đỗ Thanh Nhơn vì có nhiều công lớn nên được Nguyễn Ánh trọng đãi, nhưng lại có biểu hiện hung bạo, cậy công lấn lướt quyền hành với Nguyễn Ánh, tạo thêm vây cánh thậm chí muốn giành quyền lực. Thấy vậy, tướng Tống Phúc Thiêm bèn bày mưu để giết Đỗ Thanh Nhơn. Tháng 3 năm 1781, Nguyễn Ánh cùng Tống Phúc Thiêm lập mưu giả bệnh, gọi Thanh Nhơn đến rồi sai võ sĩ giết chết. Đây là một việc gây nhiều tai hại cho Nguyễn Ánh: sau đó dù ông đã nhanh chóng đưa ra chính sách chia cắt để làm suy yếu quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn nhưng họ vẫn phản lại Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh phải ra sức đánh dẹp mãi, trong việc đánh dẹp này Thống binh Tống Văn Phước tử trận. === Quan hệ với Xiêm La === Tháng 10 âm lịch năm 1781, vua Xiêm La là Taksin sai hai anh em đại tướng Chakri (Chất Tri) và Sô Si chỉ huy quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân mang quân sang cứu Chân Lạp. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua Taksin, có lẽ bị rối loạn tâm thần, bắt giam vợ con hai tướng Chakri, ở Xiêm lại xảy ra loạn do tướng Phraya San (Phan Nha Văn Sản - Oan Sản) cầm đầu. Hai tướng Xiêm là Chất Tri và Sô si buộc phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn, rồi rút quân về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết luôn Taksin. Chất Tri đoạt ngôi, xưng là vua Rama I của Xiêm La, mở đầu nhà Chakri. Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh. === Thất thế trước Tây Sơn === Đến thời điểm mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh phát triển lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và 2 tàu đánh thuê Bồ Đào Nha do Giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh mời được. Ông bèn tổ chức tấn công Tây Sơn đánh tới tận đất Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của Bá Đa Lộc là cai cơ Manuel lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ. Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua anh Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn đồng thời buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực. Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4 âm lịch, bắt vua quan Chân Lạp là Ang Eng hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp. Tướng Tống Phước Thiêm bị quân Đông Sơn bắt giết. Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam Bộ thì gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Tháng 4 âm lịch năm 1782, tiết chế dinh Bình Thuận là Tôn Thất Dụ đem Tả chi Trần Xuân Trạch, thuộc tướng là Trần Văn Tự, và thuộc tướng đạo Hòa Nghĩa là Trần Công Chương vào cứu viện Nguyễn Ánh. Quân Nguyễn Ánh giết được Hộ giá Tây Sơn là Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương. Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp. Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và cho rằng người Hoa có tham gia trong đội quân Hòa Nghĩa giết Phạm Ngạn. Để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao Phố. Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc chiến của mình khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn. Ngoài ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ (Lữ Phụ), một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng gặp Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy, lưu thủ Thăng và Tiên phong Túy đón Nguyễn Ánh về miền Hậu Giang. Nguyễn Ánh sai Nguyễn Hữu Thụy, Trần Xuân Trạch cùng cai cơ Cao Phước Trí mượn đường Chân Lạp sang Xiêm cầu viện nhưng quân Chân Lạp lại hợp tác với Tây Sơn, giết các tướng của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lui về Rạch Giá, Chân Lạp lại cho 30 chiến thuyền vây đánh đến Sơn Chiết, Tiên phong Túy chặn được quân Chân Lạp. Nguyễn Ánh lại rút tiếp ra Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc. Tháng 5 âm lịch năm 1782, nhận thấy Nguyễn Ánh đã hết sức phản kháng, anh em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn, để lại hai hàng tướng của quân Đông Sơn là Đỗ Nhàn Trập và Hộ bộ Lãnh (hoặc Bá) lãnh 3.000 quân đóng ở đồn Bến Nghé để trấn giữ Gia Định. Châu Văn Tiếp, một tướng trước đây từng theo Tây Sơn, cùng Nguyễn Phước Mân (Tôn Thất Mân) lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Quân Tây Sơn do Đỗ Nhàn Trập chỉ huy rút chạy về Quy Nhơn. Ngay lập tức Nguyễn Ánh tìm cách tổ chức lại Gia Định nhưng quân của ông rất yếu ớt vì các thất bại trước, buộc ông phải sai sứ là Lê Phước Điển và Lê Phước Bình sang Xiêm kết giao trước để đề phòng Tây Sơn, đồng thời ủy thác cho Bá Đa Lộc chuẩn bị trước thuyền bè để khi Tây Sơn đến có đường mà đi. Sau đó, Nguyễn Ánh cho các tướng lập các đồn binh trên sông Vàm Cỏ và Gia Định để tăng sức phòng thủ trước Tây Sơn. Tháng 2 âm lịch năm 1783, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân tiến đánh Gia Định. Quân Tây Sơn từ biển Cần Giờ ngược dòng tiến lên đánh Gia Định. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước nhưng vẫn bị quân Tây Sơn phá tan trong trận đánh ở cửa Cần Giờ. Tướng của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phước Mân bị giết chết, Dương Công Trừng bị bắt sống, chỉ riêng Châu Văn Tiếp chạy thoát. Bản thân Nguyễn Ánh buộc phải bỏ chạy về Ba Giòng cùng tướng Nguyễn Kim Phẩm với tầm 100 quân. Tháng 4 âm lịch, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Kim Phẩm làm tiên phong và Nguyễn Huỳnh Đức chỉ huy một đạo quân người Chân Lạp làm hậu ứng, tập hợp cùng các tướng Tôn Thất Dụ, Nguyễn Đình Huyên, Lại bộ Hồ Đồng, Binh bộ Minh, Tham nghị Trần Đại Thể, Tham mưu Trần Đại Huề (con Đại Thể), Hoảng làm Tả chi, Nguyễn Văn Quý làm Hữu chi, quay về đóng quân ở Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ hay tin, kéo quân đánh phá Đồng Tuyên, quân Nguyễn Ánh thua to. Trong trận này, Đồng bị Tây Sơn bắt, còn Minh, Quý, Thuyên và Huề đều chết. Riêng Nguyễn Ánh chạy về sông Lật Giang (nay là đoạn sông Vàm Cỏ Đông ngang Bến Lức) dưới sự truy sát của Tây Sơn, tới khúc sông gặp nước chảy mạnh, nhiều tùy tùng chết đuối, còn Nguyễn Ánh nhờ biết bơi nên bơi qua được. Chạy đến sông Đăng Giang, sông nhiều cá sấu, không thể bơi qua được, may lúc ấy có con trâu nước đang nằm bên bờ, Nguyễn Ánh cỡi trâu sang sông. Qua được sông, Nguyễn Ánh đi Mỹ Tho và dong thuyền đem theo mẹ và vợ con ra đảo Phú Quốc. Cùng lúc, Nguyễn Ánh sai Tôn Thất Cốc và tướng quân Hòa Nghĩa là Trần Đĩnh trở về cửa biển Cần Giờ dò xét quân Tây Sơn. Vì Cốc có mâu thuẫn nên giết Đĩnh. Việc này khiến hai thuộc hạ người Hoa của Đĩnh là Tổng binh Trần Hưng và Lâm Húc nổi dậy chiếm giữ Hà Tiên và chống Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh sai Nguyễn Kim Phẩm lấy lại Hà Tiên và cho Thái trưởng công chúa là Ngọc Đảo (con gái thứ bảy của chúa Nguyễn Phúc Khoát, gả cho Trương Phước Nhạc là Cai cơ thuyền Nghi Giang) lo việc quân nhu. Trần Hưng dẫn quân đánh úp, giết chết Phẩm và công chúa. Nguyễn Ánh tức giận, tự mang quân đến đánh, phe Hưng thua chạy. Tướng Xiêm là Vinh Li Ma ở đảo Cổ Long mang hơn chục chiến thuyền và 200 quân tới Hà Tiên theo Nguyễn Ánh. Có quân binh trong tay, Nguyễn Ánh cho tổ chức tầm 2-3 đợt cướp vùng Hà Tiên để kiếm khí giới và lương thực cho binh lính, nhưng cũng chính các hoạt động này khiến cho nơi trú ẩn của Nguyễn Ánh bị lộ. Tháng 6 âm lịch, khi Nguyễn Ánh lui ra đóng ở tại đảo Điệp Thạch (hòn Đá Chồng) thuộc Phú Quốc thì một thống suất của quân Tây Sơn là Phan Tuấn Thuận bất ngờ kéo quân ra truy kích, tình thế bức bách tướng Lê Phước Điển dùng kế hy sinh mặc áo ngự đóng giả Nguyễn Ánh khiến Tây Sơn bắt nhầm. Nguyễn Ánh đi thuyền khác thoát chạy ra được đảo Côn Lôn trong khi các thuộc tướng khác đều bị Tây Sơn bắt và giết sau khi dụ hàng không được. Tháng 7 âm lịch, dò biết được Ánh đang đóng ở ngoài đảo (là đảo nào thì sử liệu chép khác nhau: Huỳnh Minh ghi rằng Phú Quốc, Tạ Chí Đại Trường cho là Cổ Long, còn Thực Lục thì lại chép là Côn Lôn), Nguyễn Huệ sai phò mã Trương Văn Đa của Tây Sơn kéo quân vây đánh 3 vòng trùng trùng điệp điệp. Nhưng lúc này bất ngờ có bão biển, mây mù kín mít, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra và một số bị đánh đắm. Nguyễn Ánh thừa cơ lên thuyền trốn và sau bảy ngày đêm lênh đênh trên biển, ông quay ra hòn Cổ Cốt rồi lại về Phú Quốc. Thời gian này, vì thiếu lương thực binh sĩ Nguyễn Ánh phải đi hái cỏ, tìm củ mà ăn. Có người đàn bà buôn bán ở Hà Tiên tên là Thị Uyển chở một thuyền gạo đến dâng. Thuyền Nguyễn Ánh gặp gió, buồm và cột buồm bị hỏng, lại có thuyền buôn đem lá buồm đến dâng. Chính trong thời gian này, với những khó khăn gặp phải và mối quan hệ của Nguyễn Ánh với Bá Đa Lộc ngày càng thắt chặt, hình ảnh nước Pháp ngày càng lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Ánh, kèm theo đó là lời bày của Bá Đa Lộc khiến Nguyễn Ánh bắt đầu nảy sinh ý định cầu viện Pháp. Hay tin Bá Đa Lộc đang ở Chan Bô (Chanthaburi, Xiêm La), Nguyễn Ánh mời đến Phú Quốc và nhờ ông này làm sứ giả nhằm nhờ mang quân sang giúp. Nguyễn Ánh giao cho Bá Đa Lộc một tờ quốc thư 14 khoản cầu viện Pháp và quốc ấn để vị Giám mục này được toàn quyền thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp cầu viện triều đình vua Louis XVI. Đi kèm với Bá Đa Lộc là con cả của Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Cảnh (để làm con tin) và Phó vệ úy Phạm Văn Nhân và Cai cơ Nguyễn Văn Liêm. Con đi rồi, Nguyễn Ánh cũng từ biệt gia đình đi nơi khác. Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục tìm cách quay lại Gia Định qua cửa biển Ma Ly (một cửa biển xưa thuộc Bình Thuận ngày nay), Tây Sơn nghe tin liền đưa hơn 20 chiến thuyền đuổi bắt khiến ông phải giăng bồm chạy sang hướng đông, lênh đênh hơn 7 ngày đêm mới thoát được về Phú Quốc. Sau đó, Nguyễn Ánh cùng Cai cơ Võ Văn Chính quay về khu vực Long Xuyên (nay là Cà Mau) tập hợp quân đợi sẵn. Thuyền Nguyễn Ánh về tới cửa biển Đốc Công (sông Ông Đốc) bắt giết được tướng Tây Sơn là Quản Nguyệt. Việc này đánh động tới Tây Sơn, tháng 8 âm lịch năm đó, lưu thủ Tây Sơn là Nguyễn Hóa đem 50 chiến thuyền ngầm phục kích Nguyễn Ánh ở của biển Đốc Công. Quân Nguyễn Ánh bắt được một chiến thuyền Tây Sơn và hay tin, vội chạy nhanh ra biển, Hóa đuổi theo không kịp. Lúc này anh em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn, để Gia Định lại cho Trương Văn Đa và Chưởng tiền Bảo giữ. Nguyễn Ánh chạy ra hòn Chông, rồi sang đảo Thổ Châu. === Cầu viện Xiêm La === Khi Bá Đa Lộc chưa kịp đi vì trái mùa gió thì Nguyễn Ánh liên tiếp gặp những thất bại trước quân Tây Sơn, do đó ông có ý chuyển sang cầu viện Xiêm La. Nguyên trước đó, khi Nguyễn Ánh còn phải lênh đênh trốn chạy, một tướng thân tín của ông là Châu Văn Tiếp chạy thẳng qua Xiêm cầu cứu. Tháng giêng âm lịch năm 1784, Chưởng cơ Hồ Văn Lân đem quân sở bộ tiến đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng vây mà ra, thẳng tới sông Tân Hòa, hợp với quân Lê Văn Quân. Phò mã Tây Sơn là Trương Văn Đa đuổi đánh. Các tướng của Nguyễn Ánh thua chạy và tan rã, còn Lê Văn Quân chạy sang Xiêm. Đến tháng 2 âm lịch năm Giáp Thìn (tháng 5 năm 1784), vua Xiêm La là Rama I cho tướng Thát Xỉ Đa đem thuyền sang Hà Tiên đón Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới Long Xuyên hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các (Bangkok) vào tháng 3 năm 1784 mà không màng việc thân tướng là Nguyễn Văn Thành hết sức can ngăn việc cầu viện nước ngoài. Trước khi đi Xiêm, Nguyễn Ánh cho người đưa mẹ và vợ sang đảo Thổ Châu. Các thuộc hạ cùng đi sang Xiêm với Nguyễn Ánh là Tôn Thất Hội, Trương Phước Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, Nguyễn Văn Tồn (người Chân Lạp), Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và nội trù Nguyễn Văn Hội, hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người. Tháng 3 âm lịch, Nguyễn Ánh tới Vọng Các. Vua Xiêm Rama I vốn từng giao ước với tướng Nguyễn Hữu Thụy của Nguyễn Ánh trước đây ở Chân Lạp và lại cũng đang e ngại sự lớn mạnh của Tây Sơn có thể tranh giành ảnh hưởng với Xiêm ở Lào và Chân Lạp, nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để phân tán lực lượng Tây Sơn. Ngoài ra, Nguyễn Ánh cũng trọng dụng con cháu còn sống sót ở Xiêm của Mạc Thiên Tứ, nhất là Mạc Tử Sinh. Tháng 6, Nguyễn Ánh về đánh Gia Định. Vua Xiêm cử hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn. Tháng 7, liên quân Nguyễn Ánh - Xiêm La đánh bại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Hóa ở sông Trấn Giang, lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc. Nguyễn Ánh cho Mạc Tử Sinh làm Tham tướng giữ Hà Tiên. Tháng 10, Châu Văn Tiếp tử trận khi đánh nhau với quân Tây Sơn của Chưởng tiền Bảo tại Mân Thít. Lại thêm trong thế tiến quân nhanh chóng, quân Xiêm ỷ thế làm đủ điều tàn bạo với dân chúng khiến cho Nguyễn Ánh rất thất vọng.. Tháng 11, Lê Văn Quân làm Khâm sai tổng nhung chưởng cơ, quân Nguyễn Ánh chiếm các đồn Ba Lai, Trà Tân. Thái giam Lê Văn Duyệt đến hội quân với Nguyễn Ánh. Tham tướng Mạc Tử Sinh giữ Trấn Giang, tham tán Nguyễn Thừa Diễn giữ Bình Áo (Vũng Bèo). Riêng về phía Tây Sơn thì tướng trấn thủ Gia Định là phò mã Trương Văn Đa thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Tháng 12, vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc sai Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ đem quân vào đánh. Tây Sơn đánh thắng lẫy lừng trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt gần 2 vạn quân Xiêm, chỉ sót vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Từ sau vụ việc này, Nguyễn Ánh không còn trông mong gì vào Xiêm nữa vì "họ (Xiêm La) sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Các tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chạy theo đường núi Chân Lạp mà về Xiêm. Nguyễn Ánh cùng Lê Văn Duyệt trốn đi Trấn Giang với vài chục người. Nguyễn Ánh sai Mạc Tử Sinh và Cai cơ Trung (cậu Châu Văn Tiếp) sang Xiêm trước báo tin, còn mình thì theo đường thủy qua đảo Thổ Châu. rồi về Cổ Cốt với một nhóm nhỏ quân tướng. Thời gian này, cuộc sống của Nguyễn Ánh khốn khổ đến mức Nguyễn Văn Thành phải đi làm ăn cướp nuôi chủ và bị đánh suýt mất mạng. Tháng 3 âm lịch năm 1785, quân Tây Sơn đuổi tới đảo Thổ Châu, Nguyễn Ánh chạy sang đảo Cổ Cốt, Cai cơ tên Trung đem binh Xiêm đến đưa Nguyễn Ánh về Vọng Các, Xiêm La. Tháng 4 âm lịch năm 1785, Nguyễn Ánh tới Xiêm, được vua Xiêm cho trú tại khu vực Samsen và Bangpho (trong tiếng Việt gọi là Đồng Khoai hoặc Long Kỳ, hiện nay đều thuộc nội thành Bangkok), tháng 5, Lê Văn Quân mang hơn 600 quân sang Xiêm hội quân với Nguyễn Ánh. Binh tướng từ Gia Định nghe tin kéo sang và lực lượng của ông tụ tập lại được khoảng 1000 người. Khi ở Xiêm, người Xiêm gọi Nguyễn Ánh là Ong Chiang Su (องเชียงสือ, Chiang Sue) tức Ông Thượng Sư, sau này nhiều tài liệu khác của Thái Lan cũng hay đề cập tới Nguyễn Ánh với tên này. === Lưu vong ở Xiêm và Hiệp ước với Pháp === Sau một năm chuẩn bị, ngày tháng 12 năm 1784 Giám mục Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh và phái đoàn đem quốc thư của Nguyễn Ánh xuống thuyền đi Malacca rồi sang Pondichéry ở Ấn Độ (thuộc Pháp), còn Nguyễn Ánh đưa mẹ và vợ sang trú ở Long Kì (hay Đồng Khoai, Vọng Các). Với số binh tướng từ Đại Việt mà Nguyễn Ánh thu nhặt được, ông cho tổ chức lại binh tướng trên đất Xiêm rồi lâu lâu cho quân đột kích về Gia Định. Tháng 2 năm 1786, Nguyễn Ánh cùng tướng Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành giúp vua Xiêm Rama I đánh quân Miến Điện ở đất Sài Nặc. Vua Xiêm cảm tạ, định lại cho mượn quân sang đánh lấy lại Gia Định nhưng Nguyễn Văn Thành can ngăn nên Nguyễn Ánh từ chối. Tháng 3 năm 1786, Lê Văn Quân lại giúp Xiêm đánh quân hải tạc Mã Lai, nên Xiêm La rất hậu đãi. Đầu năm 1787, có người Bồ Đào Nha tên Ăng Tôn Nui đến gặp Nguyễn Ánh dâng quốc thư và nói rằng hoàng tử Cảnh có nhờ nước Bồ Đào Nha giúp, đã chuẩn bị được 56 tàu chiến ở Goa, mời Nguyễn Ánh sang đất thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nguyễn Ánh có cử sứ giả đi thăm dò nhưng do thấy vua Xiêm không hài lòng nên rốt cục không hợp tác. Về Bá Đa Lộc, do một số vấn đề rắc rối tại Pondichéry, mãi đến tháng 2 năm 1787 Bá Đa Lộc và Nguyễn Phúc Cảnh mới tới hải cảng Lorient ở Pháp và mất một thời gian vận động, đầu tháng 5 năm 1787 họ mới được gặp vua Louis XVI. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, tại cung điện Versailles, Bá Đa Lộc với tư cách là đại diện của Nguyễn Ánh đã ký với Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Armand Marc, một bản hiệp ước "Tương trợ tấn công và phòng thủ" (thường gọi là Hiệp ước Versailles). Hiệp ước này gồm có 10 khoản, nội dung chính là về việc vua Pháp cam kết cung cấp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến loại frégaté cùng 1.200 bộ binh 200 pháo binh và 250 lính Cafres (lính da đen châu Phi) và các phương tiện trang bị vũ khí tương ứng; ngược lại Nguyễn Ánh chấp thuận nhường cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn cho Pháp, cho phép người Pháp được quyền tự do buôn bán và kiểm soát thương mại của người nước ngoài ở Việt Nam, mỗi năm sẽ đóng trả cho Pháp một chiếc tàu giống với loại tàu Pháp viện trợ đồng thời cung cấp lương thực và quân nhu thiết yếu cho Pháp khi Pháp có chiến tranh với một nước khác ở khu vực Viễn Đông. Các sử gia về sau cho rằng tuy là ký kết dưới danh nghĩa Nguyễn Ánh, nhưng người chịu trách nhiệm về việc soạn ra các điều khoản đặc biệt có lợi cho phía Pháp trong hiệp ước này có thể là Giám mục Bá Đa Lộc chứ không phải là chính bản thân Nguyễn Ánh; nếu không có lệnh đình chỉ việc thực thi điều ước thì khi trao đổi văn kiện chưa chắc Nguyễn Ánh đã chịu chấp nhận một hiệp ước bất bình đẳng như thế này. Nhưng dù như thế nào, Hiệp ước Versailles năm 1787 không thành hiện thực. == Củng cố thế lực == === Về nước === Sau 3 năm lưu vong ở Xiêm, Nguyễn Ánh thấy vua Xiêm ngày càng tỏ ra không vừa lòng vì lực lượng quân Nguyễn trở nên quá mạnh, ông viết thư cảm ơn rồi ban đêm lặng lẽ trở về vùng Gia Định. Ngoài ra, khi này nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp giữa anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ khiến việc phòng bị ở Gia Định bị lỏng lẻo. Tháng 7 âm lịch năm 1787, nhân lúc nửa đêm, Nguyễn Ánh cùng gia quyến lên thuyền bỏ về hòn Tre (Trúc Dữ). Sau đó Nguyễn Ánh đi sang đảo Cổ Cốt rồi cho mẹ và vợ con ở đảo Phú Quốc. Nguyễn Ánh đi tiếp và chiếm đất Long Xuyên (Cà Mau). Tháng 9, Nguyễn Ánh tiến đến cửa biển Cần Giờ. Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng. Tướng Tây Sơn giữ Long Xuyên là Chưởng cơ Nguyễn Văn Trương hàng quân Nguyễn. Nguyễn Ánh đồng thời lại thu nhận được nhiều binh lính ở địa phương; sau đó ông bèn bắt đầu tổ chức tấn công Tây Sơn. Theo Tạ Chí Đại Trường thì Đông Định vương Nguyễn Lữ nghe tin Nguyễn Ánh trở về vội vã tránh đi nơi khác để Gia Định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau đó khi thấy thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Theo Thực lục thì Nguyễn Lữ rút binh về Lạng Phụ (Biên Hòa) đắp lũy, Phạm Văn Tham ở lại giữ thành Sài Gòn, quân Nguyễn Ánh hạ thành không được. Nguyễn Ánh phải dùng kế ly gián Nguyễn Lữ và Pham Văn Tham, Nguyễn Lữ mắc mưu rút về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh đóng quân ở Hổ Châu (cù lao Hổ). Mặc dù sau đó Phạm Văn Tham đã nỗ lực chống trả nhưng vì không nhận được viện binh, lại trúng mưu Nguyễn Ánh ly gián với Nguyễn Lữ và cuối cùng là cái chết vì bệnh của Nguyễn Lữ đã làm thế Tây Sơn ở Gia Định ngày càng yếu đi. Phạm Văn Tham vẫn cố đơn độc chiến đấu, nhiều lần đánh lui quân Nguyễn, có lần đã buộc Nguyễn Ánh và thuộc hạ phải chạy tới tận Cù lao Hổ (Hổ Châu). Tuy nhiên, ở sông Ba Việt, tướng Tây Sơn là Nguyễn Kế Nhuận mang 10 chiến thuyền đến hàng Nguyễn Ánh. Lê Văn Quân lại đánh thắng Tây Sơn ở sông Ba Lai rồi quân Nguyễn Ánh tiến chiếm Mỹ Tho. Nguyễn Ánh tìm cách củng cố thế đứng ngay khi chiếm được Mỹ Tho: ông cho thành lập các dinh trấn, cho các tướng quản lý, và tổ chức lại quân đội. Phạm Văn Tham tấn công Mỹ Tho, quân Nguyễn Ánh thua, chỉ còn hơn trăm người và vài chục chiến thuyền chạy về Hổ Châu. Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Tồn chiêu dụ thêm người Khmer ở xứ Trà Vinh và Mân Thít để làm lính, gọi là đồn Xiêm binh (sau đổi thành đồn Uy Viễn). Tháng 10 âm lịch năm 1787, Hồ Văn Lăn đánh Tây Sơn ở sông Lương Phú, Nguyễn Ánh kéo đến đóng quân ở sông Mỹ Lung. Phạm Văn Tham đến đánh Nguyễn Ánh không được, lui về đóng ở Ba Lai. Thái úy Tây Sơn là Nguyễn Văn Hưng từ Quy Nhơn mang hơn 30 chiến thuyền tới tiếp ứng cho Phạm Văn Tham. Phạm Văn Tham lại lui về đóng ở Mỹ Tho rồi về Sài Gòn. Quân tướng theo Nguyễn Ánh ngày càng đông, Phạm Văn Tham vẫn cố chống cự để chờ viện binh, nhưng lúc đó Thái Đức Hoàng đế chỉ lo phòng bị người em Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ở phía Bắc mà không đoái hoài đến việc cứu phía Nam. Nguyễn Ánh đóng quân tại Nước Xoáy (Hồi Oa). Theo Huỳnh Minh, thời gian này ông cũng nhận được sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Tuy nhiên, theo Trần Trọng Kim và Đại Nam thực lục thì tới tháng 12 âm lịch năm 1787, Bá Đa Lộc mới cùng Hoàng tử Cảnh từ Pháp về nước, đến tháng 6 âm lịch năm 1789 mới đến Gia Định, khi đó đã thuộc hoàn toàn về tay Nguyễn Ánh. Quân Tây Sơn ở Gia Định ngày càng thế cùng sức kiệt và không ngừng bị quân Nguyễn Ánh bao vây chia cắt, chiêu hàng tướng sĩ. Đến tháng 4 nâm lịch ăm 1788, Võ Tánh đem hơn 1 vạn quân theo Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh dời đồn đóng quân tới Bát Tiên (Vĩnh Long). Tháng 7, Nguyễn Ánh tiến quân đóng ở Ba Giòng. Tháng 8, Nguyễn Ánh từ Ba Giòng tiến đánh Gia Định, đến Nghị Giang thì bị Phạm Văn Tham dàn quân ở chợ Điều Khiển và chợ Khung Dung chống lại. Võ Tánh đánh vòng phía nam, thẳng vào Bến Nghé, Phạm Văn Tham rút qua cửa biển Cần Giờ bị Lê Văn Quân chặn đánh. Nguyễn Ánh lấy lại thành Gia Định và tổ chức lại công việc trong thành. Phạm Văn Tham rút ra cửa biển Hàm Luông rồi về Ba Xắc cố thủ. Đầu năm 1789, Phạm Văn Tham từ Ba Xắc định vượt biển về Quy Nhơn, Nguyễn Ánh cho Lê Văn Quân vây đánh ở Hổ Châu, Phạm Văn Tham phải trở lại Ba Xắc rồi sau đó đầu hàng Nguyễn Ánh. Tây Sơn lại mất Nam Hà, Nguyễn Ánh dẹp yên đất Gia Định. === Người Pháp giúp đỡ === Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh rời Pháp và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn nhắc đến hiệp ước cũ nữa. Chờ mãi không nhận được sự chi viện từ Bá tước De Conway, Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 6 năm 1789, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định. Tiếp đó, các tàu buôn chở súng ống thuốc đạn cũng lục tục sang sau. Bấy giờ những người Pháp gồm Jean-Baptiste Chaigneau, Philippe Vannier, De Forcant, Olivier de Puymanel, Jean-Marie Dayot v.v.. cả thảy đến non 20 người theo Bá Đa Lộc sang gia nhập phe Nguyễn Ánh. Những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ này ra sức giúp đỡ Nguyễn Ánh trong việc tiến hành du nhập kỹ nghệ, và xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí.... Việc Nguyễn Ánh ra sức củng cố Gia Định cộng thêm những sự giúp đỡ đó từ người Pháp đã giúp cho thế lực quân Nguyễn ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Như sử gia Trần Trọng Kim có nhận xét: "Từ đó, thế lực của Nguyễn Vương mỗi ngày một mạnh, tướng tá mỗi ngày một đông, lương thực nhiều, quân sĩ giỏi, việc đánh phá Tây Sơn đã chắc lắm rồi." Các hoạt động giúp đỡ Nguyễn Ánh về mặt quân sự của Giám mục Bá Đa Lộc không phải là sự trợ giúp chính thức của chính phủ Pháp mà chỉ là hành động tự nguyện của một nhóm người theo sự vận động cá nhân của Giám mục. Thực tế này đã bị cuộc cách mạng 1789 ở Pháp biến thành một "sự nhập nhằng không rõ ràng" và những biến động liên tục của nước Pháp từ cuộc cách mạng này khiến hơn nửa thế kỷ sau nước Pháp luôn phải hoài nghi và nuôi hy vọng hão huyền về những quyền lợi tại Việt Nam mà họ nghĩ lý ra là họ phải được nhận. Chính phủ Pháp chỉ còn ghi nhớ hiệp ước 1787 về công cuộc trợ giúp của người Pháp đối với Nguyễn Ánh ở Việt Nam, ngoài ra không còn một bằng cớ xác đáng nào về vấn đề đó. === Ổn định Nam Hà === ==== Tổ chức chính quyền và kinh tế ==== Khi vừa chiếm lại Gia Định, ông bắt đầu tổ chức lại chính quyền bằng cách lựa các viên tham mưu quân đội chuyển qua các bộ lập thành một triều đình, đồng thời cho tăng cường phát triển giáo dục, mở khoa thi, thu dùng các nhân sĩ người Việt và Minh Hương đã theo ông trước đó. Ngoài ra, nhiều sĩ phu lục tục ra giúp Nguyễn Ánh, trong đó nổi bật nhất là nhóm học trò của nhà nho Võ Trường Toản. Năm 1788, Nguyễn Ánh cho lập kho Bốn Trấn làm kho chung cho các trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, và Định Tường để thu thuế và làm ngân quỹ cấp lương bổng cho quan lại. Đến tháng 6 năm 1789, ông đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến tranh liên miên ở vùng Gia Định. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm 12 người (một số vị nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh) để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách là nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên 100 thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên 70 thùng lúa thì sẽ được thưởng như sau: dân thường sẽ được miễn việc xâu (những việc quan lại cần nhân công địa phương làm như đào kênh, đắp thành) một năm; phủ binh thì sẽ được miễn đi đánh nhau một năm. Những người dân lậu (người không ở trong sổ bộ quản lý của địa phương) cũng có thể làm ruộng dưới sự quản lý của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau. Từ tháng 10 năm 1790, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu (sông Vàm Cỏ ngày nay) lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được nhà nước trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế theo hạn mức 6 hộc lúa mỗi người trong đội; bất cứ ai tuyển được 10 người trở lên sẽ được làm quan quản trại và trừ tên trong sổ làng (tức là khỏi đi lính). Số lúa gạo thu được từ các đồn điền này được giữ trong một kho gọi là kho Tích Trữ (về sau đổi thành kho Đồn Điền hay Đồn Điền khố theo âm Hán-Việt). Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng (thuế điền) một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thuế thị nạp. Mức thu như sau: Năm 1792, từ một tới năm phương lúa trên một người. Năm 1799, vùng Bình Định và Phú Yên nộp 17 thăng gạo cho mỗi mẫu ruộng. Năm 1800, mỗi người ở Gia Định nộp hai phương gạo (riêng người già và tàn tật thì chỉ nộp một nửa). Ruộng mỗi mẫu sẽ nộp 1 phương gạo. Tới năm 1791, Nguyễn Ánh cho đặt một lệ về việc khẩn hoang rằng ba năm đầu từ ngày khẩn hoang sẽ miễn thuế. Ai muốn khẩn hoang phải nộp đơn trước 20 ngày, sau hạn này ruộng sẽ giao cho binh lính, dân chúng không được quyền tranh chấp nữa. Các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Thời gian này, ông có thể nuôi được một đội quân lên đến 30.000 lính và 1.200 thuyền chiến (ước tính năm 1800), cũng như đáp ứng nhu cầu quân nhu các lần ông đi đánh nhau với Tây Sơn ở Diên Khánh (năm 1795 và 1796) và Quy Nhơn (năm 1799) một cách "không hề thiếu thốn". Một chứng minh khác cho việc dư lúa gạo này là việc năm 1802 có nạn đói lớn ở Gia Định, Nguyễn Ánh lấy kho gạo quân ra phát cho dân và cho giảm thuế ruộng ở Gia Định. Cùng trong thời gian, khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng sai Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết; cũng đồng thời bên Xiêm La có hạn hán, Nguyễn Ánh cho xuất 8.800 vuông gạo để giúp. Ngoài gạo, chính quyền cũng chú trọng tới các mảng nông nghiệp khác, ví dụ như trầu cau dùng cho có dịp phong tục lễ tiết. Đặc biệt, Nguyễn Ánh rất quan tâm đến ngành trồng mía sản xuất đường vì đây là thứ hàng hóa quan trọng dùng để trao đổi buôn bán binh khí: ông đặt ra hạn định mỗi năm dân phải nộp 6000 kg đường, mặt khác cấp vốn cho dân sản xuất để rồi đến mùa cho thu mua hàng hóa với giá chợ. Chính sách này khiến cho sản lượng đường tăng lên trông thấy trong khi giá cả lại hạ xuống. Từ khi quay trở lại Gia Định, Nguyễn Ánh cũng bắt đầu cho đưa các nhóm thợ thủ công ông đưa từ miền Trung Đại Việt vào. Năm 1791, Nguyễn Ánh quy hoạch lại nghề thủ công ở vùng Gia Định: ông cho quy hoạch ra 64 ty thủ công gồm đủ các loại ngành nghề được phân bố khắp các dinh. Khu vực Sài Gòn có sở Nhà Đồ gồm 22 ty trong đó có các ty thợ mộc, thợ sơn, thợ cưa (các ty này là cơ sở quan trọng cho Nguyễn Ánh phát triển thủy quân, ông đề ra chính sách đãi ngộ thợ trong các ty này như là lính chính thức, họ được ăn lương và miễn sưu thuế hằng năm; chỉ phải có lễ mừng cho các quan sở tại). Bên cạnh các ty, còn có tổ chức các đội chuyên trách phục vụ cho các ty và tổ chức gọi là "nậu" gồm dân thợ cùng nghề ở các vùng dân cư hẻo lánh, chưa nên thôn xóm. Đối với các "nậu", chính quyền chỉ kiểm tra vả thu thuế và thành viên của các nậu chỉ phải trả thuế thân và nộp sản phẩm thay cho sưu dịch. Việc mua bán với nước ngoài cũng được khuyến khích và kiểm soát chặt chẽ (nhất là đối với các mặt hàng có liên quan tới quân sự như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm, lưu huỳnh, sắt, gang, chì đen), để có thêm nguồn tài chính và binh khí. Tất cả đều phải do nhà nước mua bán và quản lý, ai mua bán lén hoặc quan lại nào không kiểm soát được đều bị tội phạt nặng. Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về, Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi thuyền nhà Thanh vào buôn bán; hễ thuyền nào có chở các thứ đã kể trên thì quan lại ở Gia Định sẽ mua rồi thanh toán lại bằng gạo tùy theo số hàng ít hay nhiều. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn thường xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực dân phương Tây kiểm soát gần Việt Nam để mua binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây như Batavia, Malacca, Transquebar. Mặt khác, Nguyễn Ánh còn gặp khó khăn với cư dân bản địa của vùng Gia Định là người Khmer vì họ thường xuyên nổi dậy, ông phải cho hai tướng người Khmer của mình (một người là Nguyễn Văn Tồn) về coi các vùng có số dân Khmer đông để thiết lập các khu vực tự trị, đề ra các chính sách và luật lệ hạn chế xung khắc với người Việt, việc tương tự cũng diễn ra ở khu vực Hà Tiên. Nguyễn Ánh còn cho xây dựng các lũy đất phòng ngừa các nhóm người Khmer nổi dậy như: lũy Trấn Di ở Ba Trắc và lũy Thanh Sơn ở Ba Lai. Nguyễn Ánh vẫn cho các quan chức người Khmer quản lý các khu vực có đông người Khmer sinh sống để trấn an họ, cụ thể như Già Tri Giáp coi phủ Ba Xắc, Ốc Nha Trích coi phủ Trà Vinh. Năm 1791, Nguyễn Ánh lệnh cho người Hoa ở Long Xuyên ai làm ruộng không có đồ dùng thì nhà nước cho vay, ai không làm ruộng thì phải đi phu dịch. Người Khmer và người Hoa ở phủ Ba Xắc và Trà Vinh được phép khai khoang đất nhưng phải nộp thuế. Ở Ba Xắc, cho Ốc Nha Lá làm quan phủ cai quản người Khmer, Lâm Ngũ Quan cai quản người Hoa. Ở Trà Vinh, Lư Việt Quan cai quản người Hoa. Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng cấm dân Việt tranh giành đất của người Khmer ở Ba Xắc và Trà Vinh. Ngoài ra thì chính sách đối xử cũng giống người Việt: cũng phải nộp thuế, đi lính. Bên cạnh đó, ông cũng cho kiểm tra dân số để tiện việc bắt lính và thu thuế, đưa ra các chính sách chống trộm cướp và gìn giữ an ninh; các hình thức tệ nạn như phù thủy, đổ bác, đồng bóng, hát xướng đều bị cấm. Đồng thời ông cũng đưa ra chính sách hạn chế nấu rượu để tiết kiệm gạo và cho thuộc quan tổ chức các hoạt động mua vui cho dân chúng. ==== Chính sách quân sự và ngoại giao ==== Quân Tây Sơn vào thời gian này thường xuyên đột kích Gia Định để lấy lương thực vào mùa gặt. Vì vậy, hành động đầu tiên của Nguyễn Ánh sau khi chiếm được thành Gia Định nhờ các sĩ quan Pháp trong quân đội mình xây dựng một tòa thành kiểu châu Âu trên đất Gia Định. Tòa thành này bắt đầu được xây dựng vào năm 1789, do hai sĩ quan người Pháp là Theodore Lebrun và de Puymanel thiết kế với tổng nhân công xây dựng ước chừng 30.000 người. Việc xây dựng đã buộc quan lại Gia Định phải áp một mức thuế cao và các nhân công lao động bị ép phải làm việc tới mức cực hạn, khiến cho một cuộc nổi loạn nổ ra. Đến năm 1790, tòa thành hoàn tất với chu vi khoảng 4176 mét, xây theo theo kiểu Vauban, có ba mặt được sông nước che chở có tên là Bát Quái. Sau đó, Nguyễn Ánh cho đặt Phiên An trấn thành Gia Định kinh (kinh thành hay thủ phủ Gia Định). Tòa thành Bát Quái này đã khiến cho Tây Sơn không bao giờ tìm cách chiếm lại Gia Định nữa, đem đến cho Nguyễn Ánh một lợi thế nhất định trước kẻ thù chính của ông. Nguyễn Ánh tỏ ra rất thích thú về mảng kỹ thuật xây thành quách của phương Tây, ông yêu cầu các sĩ quan Pháp đi về châu Âu để tìm và mang về cho ông các sách và nghiên cứu về chủ đề này. Nhằm tăng cường quân đội, kinh tế và tăng sức phòng thủ, từ tháng 10 năm 1788, Nguyễn Ánh cho người bắt tráng đinh thành lập các phủ binh. Nhiều người Pháp được Nguyễn Ánh đưa vào huấn luyện quân đội; ví dụ như Jean-Marie Dayot được phái huấn luyện chiến thuật cho thủy binh. Và có khoảng tổng cộng 4 sĩ quan 80 binh sĩ người Pháp tham gia đánh trận, chủ yếu ở vai trò trợ chiến dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh người Việt. Đối với vũ khí mà các thuyền buôn của người Châu Âu mang đến, Nguyễn Ánh giao cho các quan chỉ huy quân sự ở Trấn Biên mua lại bằng đường cát. Ở Cần Giờ, Đồng Tranh, Vũng Tàu, Nguyễn Ánh cho dựng các phong hỏa đài (các điểm cao đốt lửa thông báo khi có giặc để phòng bị). Các Thành Cá Trê, Thành Vàm Cỏ được xây lại, và các tướng thân cận được điều ra đóng quân và tuần tiễu ở các nơi. Kỷ luật quân đội được Nguyễn Ánh siết chặt và ông thực hiện chính sách luân chuyển "binh luôn theo tướng" để đảm bảo khả năng chỉ huy luôn ở mức tốt nhất. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn cho lựa ra các quân tinh nhuệ, hăng hái đánh kẻ địch của ông để luyện tập kỹ càng và trả lương hậu nhằm kiến tạo ra một đội quân riêng gọi là "quân chiến tâm", là nhóm tinh binh khi vào trận luôn phải xông lên tuyến đầu nếu lui chạy thì sẽ bị phạt theo quân pháp còn nếu bỏ trốn thì gia đình phải chịu tội liên đới. Bên cạnh đó, Nguyễn Ánh còn cho lập "Chế tạo cục" là một nhà máy diêm tiêu, đúc súng hỏa mai, đại bác đủ các kích cỡ phục vụ quân sự. Đến khoảng sau trận Thị Nại năm 1782, ông tìm cách củng cố tượng binh qua việc sai người đến Đồng Nai, Bà Rịa bắt voi, tăng cường trao đổi voi với các nước Chân Lạp và Xiêm; lấy từ dân cống nạp và thu từ các trận đánh với Tây Sơn. Mặt khác, ông rất quan tâm đến việc phong thưởng và đãi ngộ binh sĩ tử trận và có công để cổ vũ tinh thần quân lính: ông cho lập sở Hoạn dưỡng để chăm sóc thương binh, và xây các đền Hiển Trung, Sinh Trung để thờ cúng binh sĩ tử trận. Nhận thấy địa thế Gia Định là sông ngòi, biển nhiều, đồng thời thiên nhiên cực kỳ ưu đãi các sản vật và tài nguyên cần thiết như dầu cây rái, trám, sơn và đặc biệt là gỗ; Nguyễn Ánh ra sức phát triển ngành đóng thuyền. Từ trước khi chính sách chính thức về "ty" và "nậu" ngành thủ công nghiệp, Nguyễn Ánh đã cho thành lập các nậu dầu rái, trám, sơn nhằm phục vụ cho ngành đóng thuyền: từ năm 1790 lệnh cho dinh Trấn Biên và Phiên Trấn mộ dân lập nậu dầu rái với định mức thuế 8 vò dầu, cho miễn lao dịch chỉ phải nộp thêm thuế thân; từ 1791 lệnh lập cá nậu dầu rái ở đạo Long Xuyên với lệ thuế 5 vò dầu và 100 cây nến, miễn hẳn thuế thân. Đến năm 1799, ông thống nhất lệ thuế tất cả các vùng thành 6 vò dầu rái, 50 cây đèn cầy và nửa cây đèn lớn. Cũng cùng cách tổ chức cho các nậu dầu rái, Nguyễn Ánh từ năm 1790 cũng thành lập các nậu dầu trám với lệ thuế 800 cân dầu trám, 1 cây đèn lớn và 40 cây đèn nhỏ, cho miễn lao dịch chỉ phải nộp thuế thân. Các nậu buồm lá ở Trấn Biên và Phiên Trấn hằng năm phải nộp 80 bó buồm. Đối với gỗ, từ sau 1789, Nguyễn Ánh ra lệ thuế cho các quan coi đạo Trấn Biên, Trấn Định và Vĩnh Trấn phải dự trên số phu cục tượng và các đội nậu biệt nạp phải nộp như sau: 40 người phải nộp đủ gỗ đóng một chiếc sai thuyền; và kết quả của chính sách là đạo Long Xuyên nộp 10 chiếc, Kiên Giang 3 chiếc, và Trấn Giang là 5 chiếc. Để tăng năng suất lấy gỗ, Nguyễn Ánh cấp cho đội lấy gỗ 300 quan tiền mua 300 con trâu chuyên dùng kéo gỗ từ rừng Quang Hóa (Rừng Quang Hóa thuộc Tây Ninh ngày nay). Có nguyên liệu rồi, Nguyễn Ánh ra sức đốc thúc đóng tàu: năm 1789 ông đóng được 40 chiếc thuyền và 100 chiếc thuyền biển; hai năm sau đóng thêm được 100 chiếc với gỗ ván lấy từ rừng Quang Hóa và rừng Chân Lạp. Đến năm 1793, Nguyễn Ánh cho mua hẳn một chiến hạm cũ của Châu Âu rồi sai người gỡ ra để sao chép lại. Nguyễn Ánh đích thân giám sát việc đóng những chiếc thuyền theo kiểu này. Nhờ tích cực vậy nên ngay cùng năm, quân Nguyễn đóng được những chiến hạm nổi tiếng là Long Ngư, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi, Bằng Phi, Phụng Phi, Hồng Nhi, Loan Nhi, Ưng Nhi (trong này quan trọng nhất là ba chiếc Long Phi được trang bị đến 32 khẩu đại bác, Phụng Phi và Bằng Phi có 26 khẩu) với sức chứa trên 300 người mỗi thuyền. Những năm tiếp theo, Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục kiên nhẫn cho đóng thêm thuyền như năm 1896 cho đóng thêm 15 chiến hạm hiệu là "Gia" và xếp theo tam tài cùng thập nhị chi: Thiên, Địa, Nhân, Tý, Sửu, Dần, Mão.. cho đến Hợi là đủ 15 chiếc. Đến năm 1800, cho đóng thêm 15 chiếc thuyền biển nữa và 1801 thì có thêm 200 hạm có tên là Anh, Vũ, Thước, Nga, Quyên, Phu, Lệ, Diên, Chiêu, Ly. Nhờ tích cực vậy, có khi mỗi 2 năm mà Nguyễn Ánh đóng thêm gần được 300 pháo hạm và 10 năm thì tổng số thuyền của Nguyễn Ánh lên được gần 1.200 chiếc. Các chính sách phát triển kinh tế-quân sự này đã giúp rất lớn cho quân đội của Nguyễn Ánh, ông đã phát triển lên được một đội quân có thể cạnh tranh nổi với Tây Sơn: theo John Barrow, một quý tộc người Anh du lịch nhiều nơi và là kiểm toán viên tòa đại sứ Anh Quốc tại Trung Quốc năm 1793, thì quân số của Gia Định đầu thế kỷ 19 lên tới 139.800 người. Thủy binh của Nguyễn Ánh cũng trở nên hùng mạnh và có ưu thế hơn hẳn so với thủy binh của Tây Sơn, chính điều này đã giúp Nguyễn Ánh có khả năng vượt biển đánh thẳng vào cảnh Quy Nhơn của Tây Sơn các năm 1790, 1797, 1798; và Nha Trang vào năm 1793, với trận quyết định tại Thị Nại năm 1801. Cho đến khi kết thúc chiến tranh; Nguyễn Ánh có một số thuyền hùng hậu lên tới 100 chiến hạm, 800 pháo hạm và 500 bán pháo hạm. Tới lúc này, đối với nước Pháp, Nguyễn Ánh bắt đầu tìm đối sách về mặt ngoại giao: khoảng năm 1790, ông viết quốc thư với đại ý "cảm ơn nước Pháp", nhưng ông không còn cần họ giúp theo hiệp ước hiệp ước Versailles năm 1787 đã ký trước đây nữa. Đồng thời với việc trên là công cuộc giao thiệp với ba nước lớn Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng: ông cho quân chiếm đóng Chân Lạp, giữ quan hệ hòa hiếu với Xiêm La để yên ổn với Vạn Tượng (khi này trong tầm khống chế của Xiêm La), ngoài ra còn có quan hệ với một ít quốc gia nhỏ khác. Kết quả là cả ba quốc gia lớn đều có sự giúp đỡ ít nhiều cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến của mình. == Bắc tiến thắng lợi == === Tây Sơn suy yếu === Tháng 4 âm lịch năm 1790, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân mang 6.000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận. Sau đó, Lê Văn Quân đóng giữ Phan Rang, Nguyễn Văn Thành giữ Chợ Mơ (Mai Thị), Võ Tánh giữ Phan Rí. Nguyễn Ánh sau đó gọi Nguyễn Văn Thánh và Võ Tánh rút binh về. Tháng 6 âm lịch năm 1790, Đô đốc Tây Sơn là Hồ Văn Tự mang hơn 9.000 quân vây đánh Phan Rang, Lê Văn Quân phải về Ỷ Na cố thủ, cầu cứu Nguyễn Ánh. Tháng 7 cùng năm, quân Tây Sơn bao vây Lê Văn Quân và Nguyễn Văn Thành trong thành Phan Rí, Nguyễn Ánh lệnh cho Nguyễn Huỳnh Đức và Võ Tánh giải cứu. Sợ Tây Sơn lại đánh Bình Thuận, Nguyễn Ánh cho rút quân về Gia Định, cho Lê Văn Quân về giữ Hưng Phước. Đến năm 1792, Quang Trung cho cướp biển Tề Ngôi quấy phá vùng biển Bình Khang, Bình Thuận, quân Nguyễn Ánh phải phòng bị. Tháng 6 năm 1792, Nguyễn Ánh dò biết Nguyễn Nhạc tập trung nhiều chiến thuyền ở của biển Thị Nại mà ít phòng bị, liền lợi dụng mùa gió Nam, ông cho hai tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành và hai sĩ quan đánh thuê người Pháp là Dayot và Vannier đi trước, tiến quân đánh và đốt phá thủy trại Tây Sơn tại Thị Nại rồi rút về, tháng 7 thì Nguyễn Ánh lại đến đóng ở Phan Rang, sau lại về Gia Định. Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Quang Toản nhỏ tuổi nên thi hành nhiều chính sách yếu kém so với tiên đế và không đủ sức lãnh đạo khiến cho Tây Sơn bắt đầu khủng hoảng và chia rẽ. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà: sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận (Thực lục ghi là Lê Duy Vạn, con Lê Hiển Tông) làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Nguyễn Nhạc lại nghi ngờ Quang Toản, càng tạo thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Nhân vào thế đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Dân chúng vùng miền Trung khi này, sau nhiều năm mệt mỏi dưới các tranh chấp nội bộ Tây Sơn, bắt đầu quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh; trong dân gian lưu truyền một câu ca dao lục bát thế này: "Lạy trời cho cả gió nồm//Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra.". Tháng 4 âm lịch năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng Võ Duy Nguy, Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh, Nguyễn Huỳnh Đức, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Phước Hội, Philippe Vannier, Nguyễn Văn Hòa, Chưởng cơ Cố đem đại quân tiến đánh, lần lượt chiếm được Phan Rang, Nha Trang, Diên Khánh, Phú Yên rồi tranh thủ đánh Thị Nại, tới tận thành Quy Nhơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cho con là Nguyễn Văn Bảo ra chống giữ và cầu cứu Phú Xuân. Tháng 8 âm lịch năm 1793, Quang Toản sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng, đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm (Thực lục ghi là Thái úy Nguyễn Văn Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huấn, Tư lệ Lê Trung, Tư mã Ngô Văn Sở, Đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm) đem 17.000 quân, 80 thớt voi và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui. Trên đường về Gia Định, Nguyễn Ánh sai quân đắp thành Diên Khánh để Nguyễn Văn Thành giữ, còn Bình Khang để Nguyễn Huỳnh Đức giữ. Đến tháng 11 âm lịch năm 1793, Nguyễn Ánh lại sai con là Đông cung Thái tử Cảnh ra giữ Diên Khánh, gọi Thành và Đức về. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức ở thành Quy Nhơn. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời. Quang Toản cho an trí Quang Bảo ra huyện Phù Ly, còn mình thì cai quản luôn toàn bộ đất đai của vua bác. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Ánh sử dụng mối quan hệ hữu hảo của mình với vua Xiêm để mở thêm một cánh quân từ phía Tây: Nguyễn Ánh yêu cầu vua Xiêm cho Nguyễn Văn Thoại (vốn đang đi sứ ở Bangkok) sang Vạn Tượng nhằm cùng với nước này phối hợp đánh Tây Sơn và vua Xiêm đồng ý. Đến khoảng năm 1793, vua Xiêm cho phép Nguyễn Ánh đưa quân vào Vạn Tượng để tạo thêm nghi binh áp lực đối với khu vực trấn Nghệ An của Tây Sơn. Thời gian sau, tướng Nguyễn Văn Thoại cùng với vua Vạn Tượng Inthavong (Chiêu Ấn trong tiếng Việt) đã rất thành công trong kế hoạch quấy rối Tây Sơn từ phía Tây khiến (tuy nhiên việc này cũng khiến Xiêm trở nên nghi ngờ mối quan hệ Vạn Tượng-Nguyễn Ánh). Tháng 3 âm lịch năm 1794, Quang Toản sai Phạm Văn Hưng và Trần Quang Diệu vào Quy Nhơn. Quân Nguyễn ban đầu gặp Tây Sơn là rút chạy khiến cho Tây Sơn tiến quân nhanh chóng: Tây Sơn đánh được tới tận vùng Ba Ngòi, Khánh Hòa và sau đó là thủy bộ phối hợp vây thành Diên Khánh (khi này do Nguyễn Phúc Cảnh và Bá Đa Lộc trấn giữ). Nguyễn Văn Hưng dẫn hơn 40.000 quân bộ tiến đánh Phú Yên, Trần Quang Diệu mang thủy quân đánh Nha Trang. Dựa thế thành kiểu mới vững chãi và việc Tây Sơn không có vũ khí công thành hiệu quả, quân Nguyễn thực hiện nội công ngoại kích khiến cho Tây Sơn bị tiêu hao nhiều sinh lực và buộc họ phải rút lui vào ngày 23 tháng 5. Thấy thế, Nguyễn Ánh liền cho quân đuổi theo truy kích tới tận đầm Thị Nại, nơi thủy binh của ông chiếm ưu thế và dồn ép mạnh quân Tây Sơn. Ngoài ra, một số cánh quân Nguyễn khác gồm cả thủy lẫn bộ đánh trận ở nhiều nơi, trong đó họ thắng vài trận quan trọng ở núi Chúa (nay thuộc Ninh Thuận) và Đại Cổ Lũy (Quảng Ngãi) nhưng chẳng thể giữ lâu vì sức của quân Tây Sơn vẫn còn mạnh. Tháng 8 âm lịch năm 1794, Nguyễn Ánh cho Thái tử Cảnh về Gia Định, tháng 9, Nguyễn Ánh cũng về Gia Định, để một mình Võ Tánh ở lại giữ Diên Khánh. Tháng 11 âm lịch năm 1794, Trần Quang Diệu kéo quân bao vây thành Diên Khánh còn Lê Trung cắt đường tiếp viện cho Võ Tánh tại Bình Thuận. Đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh Phú Yên, vây thành Diên Khánh lần nữa, và còn tìm cách mua chuộc Xiêm La với mục đích cô lập Nguyễn Ánh. Tây Sơn định dùng kế "viễn giao cận công" (hòa xa đánh gần) nên mời Xiêm La hợp tác. Tuy vậy, Nguyễn Ánh và vua Xiêm Rama I vốn có quen biết từ lâu nên định hợp sức lừa lại Tây Sơn, cùng phối hợp, quân Xiêm đánh đường núi, quân Nguyễn đánh đường thủy, giành lấy Phú Xuân, cô lập Quy Nhơn. Kế hoạch này không thành vì Xiêm bận đối phó quân Miến Điện. Quân Nguyễn dẫu lâm vào thế phòng thủ cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn nhưng vẫn không ngăn được dòng tiến quân của Tây Sơn. Tướng Lê Trung tiến sâu vào lãnh thổ của quân Nguyễn, đánh chiếm được đến tận Phan Rí. Tháng 2 âm lịch năm 1795, Nguyễn Ánh ra sức phản công: cho Thái tử Cảnh giữ Gia Định, ông chia các tướng trấn giữ nhiều nơi nhằm kiềm hãm Tây Sơn rồi tự mình đem binh đi cứu Diên Khánh, có lúc đánh ra tận Phú Yên để tạo gọng kiềm kẹp quân Tây Sơn. Mặc cho cố gắng vậy, cho tới thời điểm tháng 4 năm 1795, mọi nỗ lực của quân Nguyễn đã không thể phá được Tây Sơn mà chỉ tạo ra thế giằng co qua lại. Chiến cục giằng co này đặc biệt rõ ở các khu vực Ninh Thuận - Khánh Hòa; trong khi thành Diên Khánh vẫn bị Tây Sơn vây chặt. Tuy nhiên, chính lúc này nội bộ Tây Sơn lại nổ ra mâu thuẫn, các tướng tranh quyền: Tư khấu Võ Văn Dũng giết thái sư Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở trong khi Quang Toản bất lực không làm gì được. Lê Trung, người đang giữ Phan Rí, lại thuộc phe Bùi Đắc Tuyên nên Võ Văn Dũng sai Nguyễn Văn Huấn đem quân vào tìm cách trị tội. Lê Trung sau đó rút về hội quân với Quang Diệu để vây Diên Khánh. Việc này khiến Trần Quang Diệu dù đang đánh trận cũng đành rút quân chủ lực về Quy Nhơn giải quyết. Được dịp, quân Nguyễn ra sức tiến quân và giải vây được cho Diên Khánh, đồng thời đánh chặn đường rút của Trần Quang Diệu khiến cho quân Tây Sơn phải khó khăn lắm mới rút đi được. Khi Quang Diệu về tới nơi thì nảy sinh mâu thuẫn, suýt đánh nhau với Võ Văn Dũng. May nhờ Quang Toản sai Phan Huy Ích ra khuyên giải thì cả hai tướng mới đồng ý hòa. Các tướng Tây Sơn chia làm bè phái, gọi là tứ trụ. Nhưng ngay sau đó Quang Toản lại nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu. Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan tướng nghi kị giết hại lẫn nhau tạo thêm thuận lợi cho Nguyễn Ánh. Tháng 8 âm lịch năm 1795, Nguyễn Ánh cho Tôn Thất Hội ở lại giữ Diên Khánh, còn mình kéo hết quân về Gia Định. === Thống nhất quốc gia === Tháng 3 âm lịch năm 1797, Nguyễn Ánh dẫn đại quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Văn Trương đánh được Tây Sơn ở Phú Yên, còn Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành đánh chợ Hội An (có lẽ chợ Hội An thuộc Phú Yên chứ không phải Hội An ở Quảng Nam), riêng Nguyễn Ánh ra tận Quy Nhơn giao tranh với Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới. Nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế Tây Sơn thủ mạnh quá, Nguyễn Ánh vòng lên đánh Đà Nẵng rồi Hải Vân. Quân Nguyễn định đánh lấy Chiêm Dinh (dinh Quảng Nam), quân Tây Sơn tập trung đông ở Đà Nẵng để phòng giữ. Nhưng được mấy tháng, quân Nguyễn lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp. Thời gian này, Nguyễn Ánh cho người dụ hàng Quang Bảo nhưng việc chưa thành thì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Tuy nhiên, Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh. Trên mặt trận ngoại giao, Nguyễn Ánh vẫn giữ áp lực với Tây Sơn nhằm cô lập họ: ông vẫn giữ liên lạc vào giao thiệp thường xuyên với Rama I nhằm thông báo tình hình với vua Xiêm. Tháng 8 năm 1797, Nguyễn Ánh sai Trần Phước Chất sang Xiêm bàn việc phối hợp với quân Xiêm đánh Nghệ An, Thuận Hóa bằng đường thượng đạo từ Vạn Tượng. Tháng 2 năm 1798, ông sai Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương dẫn thủy quân sang giúp Xiêm đánh Miến Điện và bàn việc quân. Tháng 2 năm 1799, Nguyễn Ánh sai Nguyễn Văn Thụy (Thoại) và Lưu Phước Tường sang Xiêm La, nhờ Xiêm cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đường núi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Đồng thời, theo kế của Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường, Nguyễn Ánh còn cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống ở Trung Quốc để khiến nhà Thanh giúp mình. Nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất. Tháng 3 âm lịch năm 1799, Nguyễn Ánh lại tự cầm đại quân đi đánh thành Quy Nhơn, quân Nguyễn lợi dụng khi này Tây Sơn đang lục đục để tiến quân nhanh chóng, đánh chiếm các vùng xung quanh rồi tới vây thành Quy Nhơn, riêng Nguyễn Ánh dựa thế thủy binh có lúc tiến ra tận Quảng Ngãi. Đô đốc Tây Sơn là Lê Chất hàng Nguyễn Ánh. Tuy Quang Toản ngay lập tức sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu nhưng việc này không hiệu quả lắm do bị quân Nguyễn chặn đánh gắt gao. Tháng 6 âm lịch năm 1799, Võ Văn Dũng và Trần Quang Diệu tiến quân tới Quảng Ngãi, Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước chặn lại ở Tân Quan. Diệu và Dũng định phối hợp đánh úp quân Nguyễn lúc nửa đêm, không ngờ có người gặp con nai kêu lên, quân Tây Sơn tưởng bị quân Đồng Nai (quân Nguyễn) phục kích, đội hình tan vỡ, bị quân Nguyễn truy sát. Lương thiếu mà chờ mãi không có viện binh, các quan tướng giữ thành Quy Nhơn của Tây Sơn là Vũ Tuấn, Lê Văn Thanh, Trương Tấn Thúy và Nguyễn Đại Phác cầm hơn 1 vạn quân mở cổng thành đầu hàng. Sau khi chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Ánh bèn đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng tìm cách thu phục dân chúng vùng Quy Nhơn vì ông biết rất rõ đây là đất phát tích của Tây Sơn: ông tiếp tục chính sách tha thuế của Tây Sơn, trọng dùng hàng binh và ra tay trừng phạt nặng các tướng lĩnh dưới quyền hà hiếp dân chúng vùng này. Cũng vì Quy Nhơn mang tính đất tổ, Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại. Cuối năm 1799, hai đại tướng Tây Sơn là Thiếu phó Trần Quang Diệu và Tư đồ Vũ Văn Dũng đã kéo quân bộ và thủy vào đánh thành Bình Định, hai ông tiến quân nhanh chóng vì quân phòng thủ Nguyễn do Võ Tánh chỉ huy chống không nổi cộng thêm nhiều hàng tướng hàng binh của Tây Sơn trong hàng ngũ quân Nguyễn liên tục ra hàng Tây Sơn như Phạm Văn Điềm phản lại quân Nguyễn, chiếm Phú Yên. Đến tháng 1 năm 1800, quân Tây Sơn bắt đầu vây thành Quy Nhơn, Trần Quang Diệu đóng bộ binh ở Thạch Tân, Vũ Văn Dũng đóng thủy quân ở cửa biển Thị Nại. Nguyễn Ánh liền cho quân ra cứu nhưng không tiến được do bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông thấy thế bèn chia quân đi đánh các nơi. Tháng 2 âm lịch năm 1800, Nguyễn Ánh lệnh cho Chân Lạp đưa 5.000 lính và voi sang giúp, tháng 5 thì tới. Tháng 6 âm lịch năm 1800, hai tướng Nguyễn là Nguyễn Văn Thụy và Lưu Phước Tường phối hợp với quân Vạn Tượng đánh xuống Nghệ An và Thanh Hóa gây cản trở quân Tây Sơn ở phía Bắc. Tháng 1 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh cho thủy quân tấn công Thị Nại, tiêu diệt hoàn toàn thủy quân Tây Sơn do Vũ Văn Dung chỉ huy. Tuy nhiên, Tây Sơn vẫn còn vây chặt thành Bình Định. Nhận thấy quân Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh kiên quyết tử thủ để tạo đều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, chính việc này khiến thời gian hai đại tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên Nguyễn Ánh mang quân chủ lực vượt biển ra đánh phía bắc. Tháng 3, quân Nguyễn chiếm được Quảng Nam. Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh nhau dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung. Đến mùng 2, quân Nguyễn đụng độ và bắt được Phò mã Tây Sơn Nguyễn Văn Trị và Đô đốc là Phạm Văn Sách, rồi tiến vào cửa Eo, Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà Đến ngày 3, Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân. Sau đó, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt và Tống Viết Phước theo đường bộ và thủy về cứu thành Bình Định. Nghe tin Quang Toản bại trận ở Phú Xuân, Trần Quang Diệu đang vây thành Bình Định sai quân về cứu nhưng đụng độ quân Nguyễn của Lê Văn Duyệt đang xuống phía nam nên quân không về được. Trong khi đó, Võ Tánh và Ngô Tòng Châu cùng các tướng giữ thành Bình Định thấy đã cạn kiệt lương thực, biết không chống nổi Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng, nên tự sát để bảo toàn tính mạng cho quân lính trong thành. Tây Sơn tái chiếm thành Bình Định. Tuy bị mất thành Bình Định nhưng Nguyễn Ánh vẫn tập trung phần lớn binh tướng đối phó với cuộc phản công của Quang Toản ở phía bắc khi vua Tây Sơn dốc toàn lực ở Bắc Hà được hơn 3 vạn quân kéo vào để chiếm lại Phú Xuân và giúp Trần Quang Diệu. Mùng 1 tháng giêng âm lịch năm 1802, Tây Sơn theo đường biển và đường bộ đánh vào Phú Xuân. Nguyễn Quang Thùy dẫn thuyền chiến tới cửa Nhật Lệ thì bị Nguyễn Văn Trương chặn đánh. Bùi Thị Xuân thúc voi dẫn quân Tây Sơn đánh nhau với quân Nguyễn ở Trấn Ninh, quân Tây Sơn nghe tin bị thua ở ngoài biển thì hỗn loạn, tan vỡ. Quang Toản chạy về Quảng Bình. Hay tin, Nguyễn Ánh bèn tiến hành chặn đánh quân Tây Sơn ở sông Gianh, Quang Toản thua lớn bỏ chạy ra Bắc Hà. Trên đà thắng lợi, Nguyễn Ánh sai Lê Văn Duyệt điều quân 3 mặt đánh vào Quy Nhơn. Trần Quang Diệu cùng Vũ Văn Dũng nghe tin Quang Toản đã bại trận, phải bỏ thành, mang quân ra cứu viện Nghệ An. Bị quân Nguyễn chặn đường, quân Tây Sơn buộc phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt. Riêng Vũ Văn Dũng không rõ số phận . Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (nhằm ngày 1 tháng 6 năm 1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn. Tháng 6 âm lịch năm 1802, Gia Long tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nhà Tây Sơn bị tiêu diệt, Gia Long chính thức thống nhất quốc gia. === Trả thù Tây Sơn === Sau vài tháng nghỉ ngơi ở Phú Xuân, vào ngày giáp tuất tháng 11 (7 tháng 11 năm Nhâm Tuất, nhằm ngày 1 tháng 12 năm 1802) Nguyễn Ánh tiến hành làm lễ "Hiến Phù" (獻浮, nghĩa là lễ dâng tù) nhằm báo công với tổ tiên; và nhân đó tiến hành trả thù gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn một cách tàn bạo: Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn Ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết... Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết). Việc làm này của ông về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của Nguyễn Ánh. Theo phân tích của các sử gia, cuộc báo thù này có hai mục đích: Trả thù cho những việc Tây Sơn làm với cho gia tộc và bản thân Nguyễn Ánh trước kia: quật lăng mộ tám chúa Nguyễn và lấy hài cốt ném xuống sông, giết chết người thân và cả những đắng cay trong những ngày tháng lênh đênh trốn chạy. Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê-Trịnh) phải quy thuận trước vương triều mới. Có lẽ vì vậy, Nguyễn Ánh không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. Ông tuyên bố: "Trẫm nghe, vì chín đời mà trả thù là nghĩa lớn kinh Xuân Thu" (theo tích Công Dương truyện, Trang công năm thứ 4 chép: Tề Tướng công giết nước Kỷ, vì ông tổ xa đời là Ai công mà phục thù, đời gọi là mối thù chín đời); nhưng trong các đánh giá về sau về sự việc này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Ánh thực hiện quá tay và "đôi lúc rất tiểu nhân". == Cai trị == Là vị vua đầu tiên của một nước Việt Nam thống nhất, Gia Long hiểu rõ tính mỏng manh của quốc gia mới cũng như các mâu thuẫn dễ lại dẫn tới nội chiến lần nữa. Do đó, ông tiến hành từ tốn các chính sách xây dựng chính quyền tập quyền trung ương; duy trì nhiều chính sách trung dung, mềm dẻo và thực dụng từ thời chiến tranh với Tây Sơn; thay thế các cải cách mang xu hướng mới của nhà Tây Sơn bằng kiểu cai trị và một nền giáo dục nghiêm khắc theo phong cách Nho giáo chính thống. === Tổ chức chính quyền === Cuối đời Tây Sơn chính sự thối nát, phong tục hủy hoại nên việc cai trị rất khó khăn, Gia Long phải sắp đặt từ đầu, sửa sang phong tục. Ông đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia: Nội cung, không đặt hoàng hậu; quan lại, không đặt chức Tể tướng để tránh lộng quyền, tổ chức đại khái theo chế độ nhà Lê: tổ chức triều đình gồm có lục bộ là: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình do thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và tả hữu thị lang giúp việc đô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt động can gián vua và đàn hặc các quan; ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo các cấp bậc theo quan chế Triều Nguyễn). Ông cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại nhà Nguyễn. Về vấn đề chọn kinh đô, ban đầu Gia Long định chọn vùng trấn Nghệ An để dời đô từ Thăng Long vào. Nhưng vì có một viên quan tên là Nguyễn Văn Nhân can gián nên ông bỏ ý định đó và vùng Phú Xuân được chọn. Việc xây dựng kinh thành mới được đích thân ông đôn đốc. Về mặt hành chính, Gia Long phân chia Việt Nam thành 2 tổng trấn: (Bắc Hà, Nam Hà), 2 vùng (miền Trung và Kinh kỳ). Gồm 23 trấn và 4 doanh cụ thể như sau: Hai vùng tổng trấn Bắc Hà và Nam Hà sẽ do hai quan Tổng trấn đứng đầu cùng với Phó tổng trấn, hai vị quan Tống trấn sẽ nắm toàn quyền về luật pháp, kinh tế lẫn quân sự (hệ thống tổ chức này mãi đến đời Minh Mạng mới bị bãi bỏ). Về các Trấn thì có quan Lưu trấn (gồm Trấn thủ, Cai Bạ và Ký lục). Dưới Trấn là phủ, huyện, châu với các vị quan đứng đầu lần lượt là Tri Phủ, Tri Huyện, Tri Châu. Ngoài ra, Gia Long còn là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm 1816. Đây là lần đầu tiên tổ chức hành chính được tổ chức một cách chính quy như thế trên một lãnh thổ thống nhất trong lịch sử Việt Nam. === Chính sách đối ngoại === Trung Quốc Ngay sau khi thắng hoàn toàn Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, Gia Long liền cho thượng thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong vì cả lý do ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ. Đồng thời với việc xin phong, Gia Long cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt. Ban đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt" để tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Gia Long vẫn kiên trì lập trường của mình dù vua nhà Thanh đã bài bác tới vài lần để tỏ cho Trung Quốc biết nếu không cho đổi thì ông sẽ không thụ phong. Cuối cùng Gia Khánh cho đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Gia Long mới chấp nhận (tuy vậy cái tên Việt Nam vẫn không được Gia Long ưng thuận cho lắm, đến năm 1813 thì triều đình hầu như là dùng lại tên Đại Việt). Năm Giáp Tí (1804) nhà Thanh sai quan án sát sứ tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong tại Thăng Long, vua Gia Long cho người đem đồ sang cống tạ và lập lệ triều cống: 3 năm một lần (hay 2 năm một lần theo nhà nghiên cứu Đinh Dung); và triều kính 4 năm một lần. Vật phẩm cống nạp được giữ nguyên như lệ thời Tây Sơn lập từ năm 1792 với: dược liệu, ngà voi, sừng tê, tơ lụa (và vẫn bỏ tục cống người vàng)... với giá trị kinh tế không lớn lắm. Pháp Với người Pháp, ông vẫn tiếp tục những biểu hiện tỏ ra thân mật với người Pháp. Ông trả công hậu hĩnh cho những người đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt. Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những ân nhân. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá Gia Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán Gia Long về những hành động khi ông đang còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh Gia Long trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc. Gia Long mặc dù rất hậu đãi với người Pháp nhưng ông chỉ cho bổng lộc, chức tước mà không ban quyền hạn, do đó họ không chi phối được chính sự nhà Nguyễn. Nhà vua thường cảnh tỉnh các triều thần về mối đe dọa sự an nguy của quốc gia từ sự thông thương và truyền đạo của Pháp. Nhà vua đã nhiều lần tỏ ra rất hài lòng về việc trước kia không nhận được cứu viện của triều đình Louis XVI. Khoảng năm 1818, thuyền chiến Pháp "La Cybèle" chở theo bá tước Achille de Kergariou cập cảng, xin được gặp nhà vua để bàn việc thực hiện hiệp ước trước kia nhưng do Kergariou không có quốc thư nên Gia Long không tiếp. Khi thuyền trưởng tàu La Cybèle đòi Gia Long thực hiện các điều khoản trong hiệp ước trước kia, ông sai quan đáp lại rằng do trước Pháp không thực hiện thì nay bỏ, phớt lờ hoàn toàn các vị quan người Pháp trong triều đình. Việc thất bại liên tục cố gắng tạo dựng mối quan hệ đặc biệt cho người Pháp ở Việt Nam làm cho các ông quan Pháp trong triều chán chường. Đến độ khoảng một năm sau, 1819, khi người Pháp lại tiếp tục quay trở lại qua hai tàu "La Rose" và "La Henri" thì Chaigneau xin đi theo luôn vì lý do "thăm nhà" và "đi tìm vắcxin đậu mùa". Tuy nhiên, việc ông mời các sĩ quan Pháp huấn luyện quân đội và củng cố thành trì cho nhà Nguyễn cũng làm cho ông trở thành người mở đầu cho ảnh hưởng của người Pháp tại Việt Nam. Các nước phương Tây khác Gia Long hầu như không có chính sách giao thiệp chính thức với các quốc gia thuộc thế giới phương Tây khác ngoài Pháp: đơn cử như năm 1804, nước Anh sai một sứ giả tên là John W. Roberts tới xin dâng lễ vật và quốc thư với mong được mở thương quán buôn bán ở Trà Sơn, Quảng Nam nhưng mọi việc chẳng đến đâu. Nguyên nhân thất bại của Roberts là vì một sứ giả tiền trạm trong đoàn là Thuyền trưởng Allan trong khi mang quốc thư của David Lance (một nhà quản lý ở công ty Đông Ấn, cấp trên của Roberts) tới gặp Gia Long thông báo về chuyến viếng thăm của Robert có hơi lỡ lời khi nói chuyện về vấn đề Trà Sơn. Việc này cộng với sự kiện nước Anh chiếm Ấn Độ trước đó và sự dèm pha của Chaigneau và Vannier khiến Gia Long nghi ngờ mục đích của người Anh rồi sau đó từ chối luôn. Sau đó họ còn tiếp tục dâng thư xin hai ba lần nữa nhưng đều bất thành. Đối với người Mỹ, khoảng năm 1803, một thuyền của Hoa Kỳ tên là "Frame" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Jeremiah Briggs đến Đà Nẵng rồi sau đó, dưới lời khuyên của người Pháp, đã đi ra Huế để gặp Gia Long. Sau khi đến Huế và rời thuyền khoảng 6 ngày, Briggs đã được Gia Long cho phép buôn bán ở Việt Nam. Thời gian sau đó, nhiều thuyền khác của người Mỹ tới Việt Nam: ví dụ ngày 7 tháng 6 năm 1819, một tàu tên là "Franklin" với thuyền trưởng khác là ông John White đã ghé vào vùng Nam Hà và được quan Tổng trấn đón tiếp chu đáo. Sau đó, White rời Việt Nam đến Manila, Philippines rồi quay lại cùng với một tàu khác tên là "'Marmion" với thuyền trưởng John Brown và tìm cách buôn bán ở Việt Nam nhưng bất thành. Ngoài hai tàu trên còn có một số tàu Mỹ khác viếng thăm Việt Nam nhưng hầu như không có hoạt động gì đáng kể như tàu "Aurora of Salem" của thuyền trưởng Robert Gould hay "Beverly" của thuyền trưởng John Garner. Sau thời gian đó, người Mỹ không còn viếng thăm Việt Nam lần nào nữa mãi cho đến năm 1831, dưới thời Minh Mạng. Tuy chính sách nhìn chung là lạnh nhạt vậy, Gia Long vẫn giữ gìn nhưng không thắt chặt mối liên lạc chính thức cũng như các cam kết chính trị với chính phủ phương Tây để khỏi sa vào những lỗi lầm dẫn đến số phận như Ấn Độ. Bên cạnh đó, ông còn thi hành một chính sách "lễ nhu viễn" (giúp đỡ người từ xa tới) của Nho giáo: tàu thuyền của bất kỳ nước nào gặp rắc rối trong vùng lãnh hải của Việt Nam đều được giúp đỡ tùy theo mức độ cần thiết; điều mà các vua Nguyễn sau đều noi theo, tuy nhiên triều đình luôn tránh việc tỏ ra thiên vị đối với bất cứ quốc gia nào. Với các nước khu vực Đông Nam Á Với ba quốc gia láng giềng là Chân Lạp, Xiêm La, và Vạn Tượng; thời kỳ Gia Long cai trị cũng là thời kỳ Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình. Chân Lạp Trước khi Nguyễn Ánh thống nhất quốc gia, Chân Lạp bị Xiêm kiểm soát. Quan nhiếp chính Chiêu Chủy Biện (Chao Phraya Abhaya Bhubet - một người Khmer thân Xiêm) điều hành đất nước thay vua còn nhỏ là Nặc Ấn. Biện lại có hiềm khích với Nguyễn Ánh, có lần xúi giục vua Xiêm đánh Nguyễn Ánh. Năm Nhâm Tuất (1802), vua Chân Lạp là Nặc Chăn (con Nặc Ấn) không theo Xiêm La nữa mà sai sứ đến xin được thần phục vua Gia Long nước Đại Việt. Ngày 2 tháng 9, Gia Long phong cho Nặc Ong Chân làm Quốc vương Cao Miên rồi sai Ngô Nhơn Tĩnh, Trần Công Đàn làm Chánh phó sứ mang sắc phong và ấn mạ vàng có núm hình lạc đà đến Chân Lạp, làm lễ sách phong, rồi định ra lệ cống tiến mỗi 3 năm 1 lần, lấy năm Đinh Mão (1807) làm đầu. Ba người em của Nặc Ông Chân (Ang Chan II) là Nặc Ông Nguyên (Ang Suguon), Nặc Ông Em (Ang Em), và Nặc Ông Đôn (Ang Duong) muốn tranh quyền của anh mình nên sang Xiêm La cầu cứu. Xiêm La đòi Nặc Ông Chân chia quyền nhưng ông từ chối, Xiêm La liền cho quân sang đánh buộc Nặc Ông Chân chạy sang cầu cứu Việt Nam. Vua Gia Long viết thư trách cứ Xiêm La. Xiêm La đáp lại là họ chỉ giúp anh em Nặc Ông Chân giảng hòa chứ không đối kháng với Việt Nam. Gia Long liền cho Lê Văn Duyệt kéo 10.000 quân sang buộc Xiêm La cho Nặc Ông Chân về nước và rút quân hoàn toàn ra khỏi Chân Lạp. Lê Văn Duyệt dâng sớ xin xây thành Nam Vang (Phnom Penh) và thành La-Lêm. Khi xây xong Gia Long cho Nguyễn Văn Thoại đem 1.000 quân sang trấn giữ và xác lập quyền "bảo hộ" của Việt Nam tại Chân Lạp. Xiêm La Đối với Xiêm La, khi còn đang trong cuộc chiến gian khổ chống lại nhà Tây Sơn, Gia Long từng phải cúi mình xin trở thành một chư hầu, hòng để tranh thủ sự hậu thuẫn của nước này. Trong thời gian đó, ông đã sáu lần cho sứ mang cây hoa vàng hoa bạc sang tặng vua Rama I như một biểu hiện thần phục; Nhưng ngay khi đánh bại nhà Tây Sơn vào năm 1802, việc cống nạp này lập tức chấm dứt, và vị thế nhà Nguyễn được phục hồi như một quốc gia độc lập. Dù vậy, quan hệ thân thiện Việt-Xiêm vẫn duy trì không đổi, và dù ngay sau khi lên ngôi gặp phải vấn đề Chân Lạp thì mối quan hệ Việt Nam-Xiêm La vẫn được cả hai nước cố gắng giữ gìn. Tháng 8 năm 1788, vừa lấy lại thành Gia Định, Nguyễn Ánh liền sai người sang Xiêm báo tin. Tháng 3 năm 1789, Nguyễn Ánh cho Xiêm 8.800 phương gạo cứu đói. Tháng 11 năm 1789, nước Tà Ni (một quốc gia Hồi giáo nhỏ ở miền Nam Thái Lan) sai sứ sang đề nghị Nguyễn Ánh hợp sức đánh Xiêm. Nguyễn Ánh không những từ chối mà còn báo tin cho Xiêm hay, vua Rama I cảm tạ và đem quân sang đánh nước Tà Ni. Tháng 11 năm 1790, Nguyễn Ánh lại sai sứ giả là Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Tiến Lượng sang Xiêm tặng quà và giải tỏa nghi ngờ. Trước đó, quan phụ chính Chân Lạp là Chiêu Chủy Biện (Chao Phraya Abhaya Bhubet) cho người tâu với vua Xiêm là Nguyễn Ánh đang đúc súng lớn, chuẩn bị quân binh đánh Xiêm. Sứ giả sang, vua Xiêm hết nghi ngờ Nguyễn Ánh. Tháng 5 năm 1791, Xiêm La cho sứ sang tặng quà và báo tin Vạn Tượng vừa đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho sứ sang Xiêm cảm ơn. Tháng 2 năm 1792, Xiêm La là Rama I truyền lời sứ giả nói với Nguyễn Ánh rằng Xiêm muốn giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn ở miền thượng đạo đồng thời trả thù giúp Vạn Tượng, đổi lại Nguyễn Ánh phải giao miền Long Xuyên, Kiên Giang cho Mạc Công Bính, giao Ba Xắc cho Chân Lạp. Nguyễn Ánh không đồng ý. Tháng 9 năm 1793, vua Rama I sai phó vương cùng với đại tướng Phi Nhã Chất Tri mang 5 vạn quân sang Nam vang và 500 chiến thuyền ở Hà Tiên muốn giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn nhưng Nguyễn Ánh từ chối. Nguyễn Ánh còn nhiều lần bày tỏ sự lo ngại của ông nếu ngôi vua Xiêm bị bỏ trống, và ông đã nhiều lần gây áp lực lên triều vua Rama I chọn ra một thái tử nối ngôi (đặc biệt vào các năm 1804 và 1805). Cuối cùng vua Xiêm cũng chọn Rama II, một người được triều Gia Long yêu thích. Tuy vậy, nhà vua vẫn đề phòng Xiêm La, điều này được thể hiện qua việc ông đã nhiều lần xét đến việc thành lập liên minh với Miến Điện để chống Xiêm (khi này Miến Điện và Xiêm La đang có chiến tranh) nhưng vẫn chưa quyết, để rồi sau này vị vua nối ngôi Minh Mạng từ chối hẳn việc Miến Điện. Vạn Tượng Đối với Vạn Tượng, Việt Nam và Xiêm La hình thành một thế giằng co ảnh hưởng: vua Vạn Tượng Inthavong trước kia có cùng hỗ trợ Gia Long đánh Tây Sơn thường tỏ ra ngả về phía Việt Nam nhiều hơn là phía Xiêm dù lúc này cả Xiêm và Việt Nam đều đang có ảnh hưởng tại Vạn Tượng. Gia Long đưa ra nhiều chính sách chiêu dụ Inthavong: tại Việt Nam, Inthavong được đón tiếp dưới danh hiệu quốc vương, trong khi ở Xiêm ông vua này chỉ được gọi là Chao (lãnh chúa); và vào khoảng năm 1802 Gia Long công nhận quyền cai trị của Inthavong trên đất Xiang Khouang. Vị vua nối ngôi của Inthavong là Chao Anou cũng tiếp tục chính sách tương tự, và Việt Nam tuy vẫn đối xử tốt với Vạn Tượng nhưng vẫn vị nể Xiêm trong vấn đề về Anou. === Chính sách kinh tế === Nhìn chung, Gia Long không quan tâm đến thương mại. Ông đã nhiều lần từ chối người Anh khi họ đến xin được mua bán, ngay cả người Pháp khi đến mua bán cũng không được thuận lợi mấy, ông không cho phép người phương Tây lập phố buôn trên lãnh thổ Việt Nam, triều Nguyễn dưới thời ông không khuyến khích cũng như không chào mời các thuyền buôn phương Tây. Triều đình bấy giờ không có ý đóng cửa với phương Tây nhưng theo cách nhìn của hàng ngũ Nho sĩ ở Việt Nam, việc giao thương với phương Tây là không đáng tin cậy; cũng đồng thời với đó là sự lo ngại sự xâm lược bằng quân sự và truyền giáo của họ đã dẫn đến chính sách như trên. Ngoài một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông. Triều đình nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà voi, sừng nai, bạch đậu khấu, vàng... Mức thuế mua bán cao, việc cấp giấy phép khó khăn trong việc xuất khẩu gạo, muối, và kim loại cũng gây kìm hãm sự phát triển của thương mại. Ngoại thương bị hạn chế, dân chúng bị cấm giao thương bằng đường biển, triều đình cấm xuất khẩu các loại gỗ quý và đánh thuế cảng, thuế xuất khẩu cao; quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc nằm trong tay các thương gia người Hoa và quan lại, trong khi các thương gia người Việt thì bị hạn chế ở mảng buôn bán trong nước. Về mặt nông nghiệp, ruộng đất cũng được quản lý bằng các điền bạ ghi rõ về tình trạng, vị trí thứ hạng đất ruộng. Mỗi làng làm 3 quyển gửi lên bộ đóng dấu, 1 quyển sẽ lưu lại bộ, 1 quyển lưu lại tỉnh và 1 quyển gửi trả về làng. Bên cạnh đó, để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân, Gia Long ngay từ khi mới lên ngôi đã ra lệnh cấm trao đổi buôn bán ruộng công; và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ trong đó cho phép điển cố tối đa 3 năm. Ngoài ra, Gia Long còn cho ban Lệ quân điền về cũng về vấn đề ruộng công này, trong đó thời hạn chia ruộng đất được rút xuống ba năm và đối tượng chia ruộng trước hết nhằm ưu đãi quan lại và quân lính. Tuy nhiên, chính sách này không hiệu quả lắm do tỉ lệ ruộng công còn rất ít, mà tỉ lệ cấp lại lớn hơn hẳn thời Lê Sơ. Và tình trạng người dân không có đất vẫn còn là một vấn đề. Nhà Nguyễn thời vua Gia Long nhìn chung rất đề cao và khuyến khích nông nghiệp tuy nhiên lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít. Về công nghiệp, triều đình nắm độc quyền trong ngành khai thác khoáng sản, họ cho các thương nhân người Hoa khai thác để thu thuế. Các phường đội, thợ thủ công đều chịu sự quản lý của triều đình, hầu hết thợ có kỹ năng và nguyên liệu thô đều được đưa vào các xưởng thủ công của triều đình ở Huế. Dưới thời Gia Long, việc thu thuế được tổ chức lại, phân ra nhiều thứ thuế kèm theo các chính sách quản lý và miễn trừ thích hợp. Thứ thuế quan trọng đầu tiên là thuế điền (hay thuế ruộng, thuế tính trên ruộng): ruộng được chia làm 4 hạng chịu 3 mức thuế khác nhau qua hình thức nộp thóc: Loại thuế thứ hai là thuế đinh (thuế thân), đánh theo từng địa phương, tính theo từng suất đồng niên. Ban đầu triều Gia Long còn có cả việc phân biệt cả cư dân chính hộ (dân cư trú lâu) và khách hộ (dân từ nơi khác đến cư trú) khi tính thuế; nhưng lệ này về sau không được duy trì: Ngoài hai loại thuế trên còn có thuế sản vật. Thuế sản vật thường đi kèm với các ưu đãi miễn giảm các loại thuế khác, ví dụ về một số loại thuế sản vật: Thuế quế Thuế yến sào Ngoài các thứ thuế trên, còn có các loại thuế: thuế sâm, thuế hương, thuế chiếu, thuế gỗ, thuế từ việc cho phép khai thác mỏ đều có quy định riêng, thường tiền thuế sẽ nộp bằng tiền hay là bằng sản vật. Việc thu thuế sẽ theo các định kỳ được gọi là các vụ thuế chia theo các vùng: Thuế sẽ được giảm nếu địa phương gặp thiên tai địch họa dựa theo mức độ thiệt hại. Ngoài ra, nếu nhà nào có người đi làm đường, đào sông, xây thành...; cũng được giảm thuế. Nếu đã nộp thuế sản vật thì miễn thuế đinh, thuế dành cho các thương thuyền nước ngoài cũng được định lại: cứ dựa trên kích thước thuyền mà đánh thuế nhiều hay ít.. Để tạo cơ sở tính thuế, cùng với điền bạ (để quản lý ruộng đã nêu) dân chúng được quản lý qua sổ đinh bạ: 5 năm làm một lần mọi người từ thường dân tới quan lại từ 18 tuổi đến 59 tuổi đều phải được thống kê vào sổ đinh. Để giải quyết vấn đề tiền tệ, vua Gia Long cho lập xưởng đúc tiền tại Bắc Thành, về sau ở cả Gia Định thành và ở các trấn để đúc tiền đồng và tiền kẽm ngoài ra còn cho đúc vàng bạc theo nén và lượng với tỉ lệ quy đổi một lượng vàng đổi lấy 10 lượng bạc để phục vụ cho lưu thông thương mại trong nước. Mỗi đồng tiền kẽm nặng 7 phân, một mặt in chữ "Gia Long thông bảo", một mặt in chữ "thất phân", mỗi quan tiền nặng 2 cân 10 lạng. Đồng thời với tiền tệ là việc đo lường: vua Gia Long cho chuẩn hóa lại các thước vuông đo ruộng có trước đó, chế ra thước đo ruộng mới là loại thước đồng hai mặt khắc chữ: một mặt Gia Long cửu niên thu bát nguyệt và mặt kia là ban hành đạc điền xích, công bộ đường kính tạo. Năm 1813, vua Gia Long cho làm ra cân thiên bình, cấp cho các doanh, trấn, để dùng vào việc cân đo kim loại và sản vật địa phương. Riêng hai kim loại màu là vàng và bạc thì dùng cân trung bình. === Chính sách xã hội === Thấy các quan đầu triều của mình đều chỉ là quan võ, Gia Long lưu ý đến việc học hành thi cử trong nước để tuyển lựa quan văn. Ông tổ chức lại các Văn Miếu, thờ Khổng Tử, thực hiện chính sách trọng Nho học. Ông cho thành lập Quốc Tử Giám ở Phú Xuân để dạy con quan, tổ chức thi Hương theo định kỳ để tuyển chọn nhân tài. Ngoài ra, ông còn đặt thêm chức đốc học ở các trấn, và cho dùng những người có công danh ở đời nhà Lê, để coi việc dạy dỗ ở địa phương. Ông cũng sai Binh bộ thượng thư Lê Quang Định làm bộ sách 10 quyển Nhất thống địa dư chí vào năm 1806, ghi nhận về tình hình địa lý, chính trị... các mặt của Việt Nam trên cơ sở điều tra đã thực hiện trước đó, đồng thời cho tìm các sách dã sử về nhà Lê và nhà Tây Sơn để sửa lại quốc sử. Thời của Gia Long là thời thịnh của thơ văn quốc âm với nhiều tác phẩm kiệt xuất: Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Kiều của Nguyễn Du; và một bài văn tế tướng sĩ không rõ tác giả do Nguyễn Văn Thành ra chủ tế. Về luật pháp, Gia Long cho soạn bộ luật mới có tên gọi là Hoàng Việt luật lệ (còn được gọi là "luật Gia Long"), do Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành chủ biên bao gồm 22 quyển và 398 điều, bộ luật này, dù có đôi chỗ cải biến, gần như lấy nguyên mẫu là luật nhà Thanh cho nên nhìn tổng thể khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Lê. Là vua một nước rộng lớn, mới thống nhất sau mấy trăm năm nội chiến với nhiều phe phái tranh giành xâu xé nhau xuất hiện liên tục, cộng thêm chính sách thuế khóa cao và cưỡng bức xây dựng lớn; sự bất bình của tầng lớp sĩ phu hoài nhớ Lê triều, và nạn đói thường xuyên diễn ra ở vài khu vực khắp nước nên Gia Long thường xuyên phải đối mặt với các phong trào chống đối ở khắp ba miền Việt Nam (đặc biệt ở khu vực Bắc Hà) với khoảng 73 phong trào trong suốt thời kỳ ông trị vì. Với khu vực Bắc Hà, ông thi hành một chính sách hai mặt: một mặt Gia Long tỏ vẻ tôn trọng nhà Lê, ông phong quan tước cho con cháu nhà Lê (ví dụ như Lê Duy Hoán được phong 1016 tự dân và 10000 mẫu tự điển); vời dùng các cựu thần Lê triều như Nguyễn Duy Hợp, Lê Duy Đản, Ngô Xiêm.... Ngoài ra, ông còn cho giữ gìn lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, cho sửa chữa lại Lam Kinh, xây đền Lê Bố Vệ, cho tổ chức lễ thờ tế vua Lê ở cấp quốc gia hằng năm cũng như "phong bách thần trong nước cho triều Lê". Một mặt Gia Long tìm cách làm giảm tình cảm của dân chúng bằng cách giảm ảnh hưởng của triều Lê: cho phá hoàng thành Thăng Long nhà Lê xây và thay thế bằng hoàng thành nhỏ hơn rất nhiều, thay chữ Long (龍) mang nghĩa là rồng trong Thăng Long (升龍) thành Long (隆) mang nghĩa là thịnh vượng; và hủy sáu trường thi hương Bắc Hà. Đồng thời, vua Gia Long còn cho lập các kho vận trữ lúa gạo (kho Bình Chuẩn Thương), cắt cử quan lại chăm lo việc cứu đói dân chúng. Tuy thế, các cuộc nổi dậy vẫn nổ ra ở khắp các khu vực Bắc Hà từ Nghệ An tới khu vực Tây Bắc với nhiều lý do khác nhau, trong đó đó danh nghĩa tôn phù nhà Lê trở thành một lý do nổi dậy phổ biến (ngoài ra còn có cả một số trường hợp xưng con cháu triều Lý và triều Mạc). Lực lượng nổi dậy bao gồm các tộc người thiểu số ở vùng miền núi như người Hoa, người Nùng: trong đó một số vụ nổi tiếng và kéo dài nhiều năm như cuộc nổi dậy của Lý Văn Phúc (vùng Thái Nguyên); Dương Đình Cúc (vùng Thái Nguyên), Lê Đắc Lộc và Thân Vạn Đồng (vùng Bảo Lộc), Mã Sĩ Anh (vùng Hưng Hóa); các con cháu nhà Lê như Lê Duy Hoán; các nhóm cướp phát triển lên như Cao Văn Dũng và Nguyễn Tình (vùng Sơn Tây và Hải Dương), Vũ Đình Khanh (vùng Sơn Nam Hạ), các tù trưởng người Mường như Quách Tất Thúc (khu vực Thanh Hóa)... Để đối phó, Gia Long đã ra sức đánh dẹp, thi hành nhiều chính sách vỗ an và cử nhiều tướng tài như Lê Chất, Lê Văn Duyệt lưu đóng ở khu vực Bắc Thành nhiều năm nhưng vẫn không sao hết được. Ở các khu vực miền Trung, các phong trào nổi dậy chủ yếu chỉ mang tính lẻ tẻ, tuy cũng có phong trào lớn như là cuộc nổi dậy của người Thượng ở Đá Vách kéo dài qua tận các đời vua sau. Khu vực Nam Hà thì chủ yếu chỉ xuất hiện nạn cướp bóc nhỏ hay gây rối loạn mất an ninh; mãi đến khi Gia Long cử Lê Văn Duyệt vào làm Tổng trấn cai quản vùng này thì tình hình mới ổn định. Các dân tộc thiểu số như người Khmer vẫn được cho phép thực hành Phật giáo tiểu thừa, và quyền tự quyết các vấn đề ở địa phương; người Chăm vẫn có quốc gia và vua riêng trên danh nghĩa dưới quyền "bảo hộ" của chính quyền Việt Nam tại khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận. Vấn đề đường xá được Gia Long chú trọng vì tầm quan trọng cả về kinh tế và chính trị: ông lệnh cho các quan phải đào đắp sửa sang các con đường, dân địa phương cũng phải tham gia vào việc làm cầu đắp đường theo tỷ lệ 15.000 trượng đường thì phát cho dân 10.000 phương gạo. Từ ải Nam Quan đến Bình Thuận có chừng 98 nhà trạm, mỗi trạm cách nhau chừng 4.000 trượng, dùng để làm nơi khách bộ hành nghỉ ngơi. Từ Bình Thuận trở vào phía Nam đến Hà Tiên thì đi bằng đường thủy. Ở các trấn lại đặt ra kho thóc chứa thóc gạo, để phòng khi mất mùa đói kém thì lấy phát chẩn. Ngoài ra, ông còn tiếp tục chính sách khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long: triều đình bỏ tiền đào kênh Vĩnh Tế và kênh Thụy Hà để tạo cơ sở cho việc khai hoang và xác định biên giới Việt Nam và Cao Miên. Còn ở Bắc Hà, ông cũng thực hiện việc đắp đê, kè với một khối lượng "lớn nhất so với các triều trước" và cho lập Nha Đê Chính để quản lý vấn đề này. ==== Chính sách tôn giáo ==== Về mặt tôn giáo, triều vua Gia Long mang nhiều tính thế tục, ông từ chối không đưa Phật giáo trở thành Quốc giáo như các triều Lý, hay Trần dù ông từng có mối thời gian sinh sống rất dài tại Thái Lan cũng như mối quan hệ rất sâu đậm với vua Rama I; cũng như ông phủ quyết ngay lập tức các đề nghị thử tiếp nhận Công giáo La Mã. Bên cạnh đó, Gia Long xem Nho giáo, cùng với các khuôn mẫu tổ chức chính quyền kiểu Trung Quốc, là hệ tư tưởng chính thống trong xây dựng và cai trị quốc gia, cho nên chính sách về tôn giáo của Gia Long là ngược hẳn so với chính sách tôn giáo của nhà Tây Sơn. Dưới triều của ông, đã có nhiều chỉ dụ uy định nên nhiều chính sách có tính ngược đãi đối với những người theo Phật giáo và Lão giáo. Công giáo cũng được khoan thứ vì mối quan hệ của ông với người Pháp và các giáo sĩ không bị cấm đoán và được tự do đi truyền đạo khắp nơi. Nhìn chung, chính sách của Nguyễn Ánh đối với Công giáo là một chính sách không bảo vệ cũng như không bài bác. Tuy vậy, Gia Long vẫn đề cao cảnh giác và ra nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế vấn đề truyền bá đạo Công giáo xâm hại tới trật tự xã hội, văn hóa truyền thống; và nguy cơ các thế lực phương Tây thâm nhập Việt Nam thông qua các giáo sĩ.. === Chính sách quân sự === Vì cuộc nội chiến kéo dài với Nhà Tây Sơn, Gia Long đã có được một đội quân tương đối mạnh, được trang bị khí tài và tổ chức theo kiểu phương Tây. Một người nước ngoài vào thời gian này nhận xét:" ... Những cuộc hành quân của vua Nam kỳ (ý chỉ Nguyễn Ánh) giống nhau một cách kỳ lạ với những cuộc hành binh của Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống nhau về tổ chức, về vũ khi và nhất là về ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thể kỷ XVIII". Sau chiến tranh, ông ban thưởng cho binh lính, lập đền thờ người tử trận, rồi tinh giản quân đội bằng cách cho những người lính già giải ngũ. Sau đó, ông đặt ra cách tuyển quân linh hoạt: khu vực từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận thì cứ 3 nam tuyển 1 lính; từ Biên Hoà trở vào thì cứ 5 nam đinh tuyển lấy 1 lính; từ Hà Tĩnh trở ra đến 5 nội trấn ở Bắc thành thì cứ 7 nam đinh tuyển lấy 1 lính. Còn 6 ngoại trấn là Tuyên Quang, Hưng Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên, thì cứ 10 nam đinh tuyển lấy một lính. Về bộ binh, ngoài các đơn vị lính thường là lính cơ, lính mộ ở các trấn; khu vực kinh thành có thêm các loại lính tinh nhuệ gồm thân binh, cấm binh, tinh binh. Thân binh chia làm các vệ gồm 500 người kèm thêm 50 người tập quân nhạc. Ngoài ra quân lính còn được tổ chức thành các biền binh ban lệ gồm 3 phiên: trong đó 2 phiên về quán, còn một phiên ở lại thay đổi cho nhau luân phiên. Tổng số binh của triều đình lên đến gần 140.000 và có thể huy động tăng thêm rất lớn (theo M Chaigneau ghi nhận thì thường trực tầm 8 vạn và tổng số có thể huy động khi cần là 20 vạn quân). Vũ khí cho quân đội gồm súng tay thạch cơ điểu thương, đại bác và gươm giáo. Khu vực kinh thành có ba trường tập bắn dành cho quân đội. Ngoài ra, Gia Long còn cho chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị theo mẫu đã mua của Phương Tây, chính sách mà vua Minh Mạng cũng tiếp nối thực hiện. Lực lượng hải quân cũng được chú trọng vì địa thế đường biển dài của Việt Nam. Gia Long cho tuyển mộ các cư dân sống gần biển về doanh Quảng Đức và doanh Quảng Nam lập thành 6 vệ thuỷ quân đóng tại kinh thành. Còn ở các cửa biển đều có một cơ lính thủy và đặt súng để phòng thủ và trông giữ việc đi lại của tàu nước ngoài. Ngoài ra, người ta còn ghi nhận là vua Gia Long đã cho đóng loại thuyền lớn kiểu Tây bọc đồng để đi lại tuần tra biển. == Các vụ án công thần == Dưới thời Gia Long đã có 2 vụ án lớn là vụ án của hai công thần Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường. Vụ án Nguyễn Văn Thành Nguyễn Văn Thành (1758–1817) là người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu ông khởi binh chống Tây Sơn ở Quy Nhơn lập được nhiều công to đứng đầu công thần. Sau chiến tranh, Thành là người ổn định trấn Bắc Hà, sau lại về kinh làm tới chức Trung quân, tổng tài làm sách luật và quốc sử. Vụ án của Nguyễn Văn Thành có nguồn cơn từ vấn đề chọn người nối ngôi của Gia Long. Vốn là con trai cả, Nguyễn Phúc Cảnh, cũng như người con trai thứ hai và thứ ba của Gia Long đều đã mất trước ông khi lên ngôi vua (1802) nên ông phải quyết định chọn người kế lập trong số các con cháu trực hệ, trong số này thì hai ứng cử viên nặng ký nhất là người con thứ tư (hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm) và con trai của Nguyễn Phúc Cảnh là hoàng tôn Nguyễn Phúc Mỹ Đường. Gia Long vốn có ý chọn người con trai thứ tư khi này đã hơn 26 tuổi, đã đủ tuổi trưởng thành và khó bề bị khống chế; nhưng nhiều đình thần vẫn ủng hộ Mỹ Đường theo quan điểm "đích tôn thừa trọng" (cháu cả được thay thế cha [trong việc kế thừa ông nội]), trong đó Nguyễn Văn Thành là người ủng hộ công khai và mạnh mẽ Mỹ Đường. Gia Long đã từng trách Nguyễn Văn Thành: "Hắn muốn dựng vua nhỏ để sau này dễ khống chế". Về việc này thì Choi Byung Wook, giáo sư lịch sử Việt Nam thuộc trường Đại học Quốc gia Hàn Quốc, cho rằng "hẳn nhà vua đã nhớ tới việc khi ông mới mười lăm tuổi đã lên ngôi vương và thường bị tướng Đỗ Thanh Nhơn chèn ép". Năm 1815, trong một buổi tiệc rượu tại tư phủ, Nguyễn Văn Thành lại buột miệng nói về vấn đề nối ngôi là Mỹ Đường chắc chắn sẽ lên ngôi Thái tử và việc này ngay lập tức được mật báo cho Gia Long. Ngay sau đó, lại xảy ra vụ việc bài thơ 'tạo phản' của con trai ông Thành là cử nhân Nguyễn Văn Thuyên. Nội dung việc này cụ thể như sau: cử nhân Nguyễn Văn Thuyên làm một bài thơ mời hai người ở Thanh Hóa là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận qua tay một người chuyển tên là Nguyễn Trương Hiệu đại khái là: Nhưng Nguyễn Trương Hiệu lại đem bài thơ đi báo cho người vốn nhiều hiềm khích với Nguyễn Văn Thành là Lê Văn Duyệt. Duyệt vốn có nhiều hiềm khích với Thành, nên ông này ngay lập tức báo lại với Gia Long. Kết quả là Nguyễn Văn Thuyên bị bắt giam vì lời thơ bị cho là quá ngông cuồng, và có ý tạo phản, truất ngôi vua. Gia Long ban đầu vẫn bảo vệ Nguyễn Văn Thành. Thế nhưng trong thời gian này lại nổ ra vụ Lê Duy Hoán, một người tự xưng là con cháu nhà Lê, làm phản rồi bị bắt; sau đó Hoán khai do Thuyên xúi tạo phản; Gia Long bèn ra lệnh bắt luôn Nguyễn Văn Thành. Mọi cố gắng kêu oan của Nguyễn Văn Thành đều vô vọng. Oan ức và tức giận, Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử vào năm Đinh Sửu (1817), Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém. Hai tháng sau khi Nguyễn Văn Thành qua đời, hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được lập ngôi Thái tử và sau đó kế vị Gia Long trở thành Minh Mạng, hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Vụ án Đặng Trần Thường Đặng Trần Thường (1759-1816) đậu sinh đồ về cuối đời nhà Lê, từ chối giúp Tây Sơn sau khi nhà Lê mất mà đi theo Nguyễn Ánh, lập được nhiều công trạng làm lên tới chức Tán Lý. Vụ án của Đặng Trần Thường được bắt đầu vào khoảng năm 1809, khi ông này được triệu từ Thăng Long trở về Phú Xuân để làm việc ở Bộ Binh thì nổ ra vụ việc bê bối trong nhóm các viên quan làm sổ phong bách thần cho những người xứng đáng ở xứ Bắc Hà, mà đứng đầu nhóm này là Đặng Trần Thường. Triều đình Huế khi tiến hành kiểm tra thì phát hiện có nhiều sự gian dối trong trong việc ghi chép hành trạng và quyết định mở án điều tra. Thông qua việc điều tra này, Đặng Trần Thường bị phát hiện làm gian Sắc phong thần cho Hoàng Ngũ Phúc, vốn là tướng của chúa Trịnh từng dẫn quân đánh đuổi chúa Nguyễn và chiếm Phú Xuân năm 1775, vào bậc phúc thần bằng cách xóa các tước hiệu chúa Trịnh phong cho Phúc và thêm tên Phúc này vào sổ nộp về triều đình. Một cuộc tranh cãi lớn nổ ra giữa các đình thần là xử chém Đặng Trần Thường hay xá tội cho ông này trên cơ sở các công lao đã lập được. Trong vụ án này, Nguyễn Văn Thành là người đứng đầu nhóm xin tha cho Thường vì vốn hai ông có mối quan hệ tốt từ trong giai đoạn Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà. Cuối cùng, đích thân Gia Long quyết ra án chém Thường vì những việc trước Hoàng Ngũ Phúc đã làm với dòng họ chúa Nguyễn cũng như những ảnh hưởng cả đến cả cá nhân Gia Long; riêng Nguyễn Văn Thành cũng bị phạt vạ vì đã biện hộ cho Thường. Tuy nhiên, Gia Long nghĩ đến công lao ngày trước nên ông lại tha chết cho Thường, chỉ cấm Thường rời khỏi Huế. Sau khi Nguyễn Văn Thành bị bắt giữ năm 1816 thì Lê Chất, một người có nhiều hiềm khích với Đặng Trần Thường, lại bới những việc sai phạm của Thường ra như khi ra coi tàu binh ở Bắc Thành đã có giấu thuế đầm ao và dinh điền. Vì vậy, Đặng Trần Thường lại bị bắt giam và trong ngục ông này tỏ ý mỉa mai Gia Long. Việc đó đến tai đình thần, nên khi kết án, đình thần xử tội giảo (thắt cổ đến chết). Tương truyền Đặng Trần Thường ở trong ngục có làm bài "Hàn Vương tôn phú" bằng quốc âm để ví mình như Hàn Tín đời nhà Hán. Đánh giá về hai vụ án này, nhà sử học Trần Trọng Kim ví những vụ án này của Gia Long giống như Hán Cao Tổ Lưu Bang của nhà Hán xử công thần sau khi lên ngôi vua. Tuy nhiên, giáo sư Keith Weller Taylor, trưởng khoa châu Á của trường Đại học Cornell (New York, Hoa Kỳ) thì lại cho rằng hai vụ án có nguyên nhân sâu xa hơn từ sự nhạy cảm của Gia Long đối với vấn đề vùng miền Bắc Nam [trong một Việt Nam thống nhất] và nỗ lực của ông để giảm xung đột của các viên quan từ phía Nam với những người xuất thân từ miền Bắc tại Triều đình Huế. Cụ thể là trong việc Thành biện hộ cho Thường, vụ làm phản của Lê Duy Hoán, và vụ Thường đưa tìm cách đưa Hoàng Ngũ Phúc vào sổ phong phúc thần đều là những yếu tố có ảnh hưởng tác động đến kết quả của hai vụ án trên; còn về vụ việc Thành âm mưu lấn quyền hay phản nghịch có lẽ chỉ là cái cớ chứ không có thật ("more smoke than fire"). Còn giáo sư Alexander Woodside, giảng dạy tại khoa lịch sử thuộc Đại học British Columbia, vụ án của Nguyễn Văn Thành là một "vụ án nổi tiếng nhưng không rõ ràng" và vụ án này "chỉ rõ quyền lực tuyệt đối của Gia Long cũng như nỗi bất an của nhà vua trước [những người có nhiều quyền lực như] Thành". == Qua đời == Tháng 11 năm Mậu Dần (1818), Gia Long lâm bệnh, ông hạ chiếu cho Thái tử Nguyễn Phúc Đảm thay ông quyết việc nước và cho gọi hai đại thần là Lê Văn Duyệt và Phạm Đăng Hưng đến hầu. Ông dặn Thái tử Đảm "Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thận giữ gìn... Ta cũng sắp chết, không nói gì, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận chớ nên gây hấn ngoài biên". Rồi Gia Long sai Thái tử Đảm chép lại lời mình, Nguyễn Phúc Đảm chép một cách ngập ngừng ý muốn bỏ chữ "băng", Gia Long cầm bút viết luôn chữ đó vào. Bệnh ngày càng nặng dần, và Gia Long cố gắng giấu điều này. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân Gia Long bí mật triệu bác sĩ Treillard của tàu buôn Pháp Henri, khi này đang được mời để trị bệnh cho công chúa thứ chín, vào cung chữa bệnh cho ông. Treillard (có thể có cả sự giúp đỡ của bác sĩ J. M. Despiau, một bác sĩ người Pháp thân cận của vua Gia Long) bí mật điều trị cho nhà vua trong khoảng bốn tháng. Và sau đó vị bác sĩ này cùng với đoàn người trên tàu Henri rời đi vào khoảng ngày 2 tháng 11 năm 1819. Năm tháng sau đó, sức khỏe nhà vua ngày càng suy yếu dần và đến ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 3 tháng 2 năm 1820), vua Gia Long qua đời, hưởng thọ 59 tuổi, ở ngôi 18 năm, miếu hiệu là Thế Tổ (世祖). Về nguyên nhân qua đời, nhà nghiên cứu-lương y Lê Hưng VKD sau khi nghiên cứu "ngự dược nhật ký" năm Kỷ Mão - 1819 (nhật ký ghi chép lại 94 lần kê toa (gồm 24 bài thuốc) của Thái y viện triều Nguyễn đã dùng để chữa bệnh cho Gia Long), cho rằng nhà vua có thể đã bị chứng xơ gan cổ chướng mà qua đời. Ông còn nhận xét ""Phải chi thời đó có khả năng "cận lâm sàng" như hiện nay thì vị vua "khai sáng triều Nguyễn" đã có thể sống vượt qua năm Kỷ Mão 1819 (vì phát hiện được sớm bệnh trạng thuộc hệ tiêu hoá, do ký sinh trùng tai hại gây ra… tổn thương gan)". === Chôn cất và thờ cúng === Gia Long được chôn cất tại Lăng Thiên Thọ (hay còn gọi là Lăng Gia Long), nằm ở núi Thiên Thọ, cách Huế khoảng 16 km về phía Tây Nam thuộc làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Khu lăng mộ được đích thân ông chọn và đốc thúc xây dựng từ năm 1814 và hoàn thành ít lâu sau khi ông qua đời vào năm 1820. Cùng chôn ngay bên cạnh Gia Long trong khu lăng chính là hoàng hậu Thừa Thiên, về sau bà hoàng hậu Thuận Thiên được Minh Mạng chôn cất ở lăng Thiên Thọ Hữu, nằm ngay phía bên phải lăng chính. Sách Hoàng tộc lược biên có viết: Lăng của Ngài là lăng Thiên Thọ, thuộc địa phận làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Lăng Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu và Bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, nguyên phối và đệ nhị phối của Ngài cũng đều táng tại vùng ấy cả. Ngài và hai Bà đều thờ tại Chánh án Thế Miếu và tại Chánh án điện Phụng Tiên ở Kinh Thành Nội. Ngoài ra, Gia Long còn được tôn thờ tại Chánh Án Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Về sau, vua con Minh Mạng đặt thụy hiệu cho ông là Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh vũ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế (開天弘道立紀垂統神文聖武峻德隆功至仁大孝高皇帝). == Truyền ngôi cho Minh Mạng == Vốn là con trai cả, Nguyễn Phúc Cảnh, cũng như người con trai thứ hai và thứ ba của Gia Long đều đã mất trước ông khi lên ngôi vua (1802) nên Gia Long phải quyết định chọn người kế lập trong số các con cháu trực hệ, trong số này thì hai ứng cử viên nặng ký nhất là người con thứ tư (hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm) và con trai của Nguyễn Phúc Cảnh là hoàng tôn Nguyễn Phúc Mỹ Đường. Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng ông vẫn muốn chọn vị hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị thay vì chọn dòng đích là Mỹ Đường bất chấp có nhiều đại thần phản đối theo nguyên tắc "đích tôn thừa trọng" (cháu cả được thay thế cha [trong việc kế thừa ông nội]), trong đó có những trọng thần như Lê Văn Duyệt hay Nguyễn Văn Thành. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Công giáo và không có chút cảm tình nào với người Pháp - tư tưởng này hợp với Gia Long. Gia Long đã dặn trong di chiếu rất rõ với Minh Mạng rằng hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ, ngoài ra hoàng tử Đảm khi này đã là một người trưởng thành và khó lòng bị khống chế so với Mỹ Đường đang trong lứa tuổi thiếu niên. Sau khi Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử trong một vụ án có liên quan tới việc này, phe ủng hộ Mỹ Đường thất bại khi Gia Long chính thức phong cho Nguyễn Phúc Đảm làm thái tử năm 1817. và sau đó kéo cho tận tới sau khi Thái tử Đảm lên ngôi năm 1820. Tuy nhiên lý do thực sự Gia Long chọn hoàng tử Đảm nối ngôi vẫn chưa chắc chắn. Theo sử gia Nguyễn Quang Trung Tiến, tiến sĩ khoa học thuộc Trường đại học Khoa học (Đại học Huế), lý do Gia Long không chọn Mỹ Đường là vì sợ những ảnh hưởng của Pháp đến triều đình: Mỹ Đường vốn là người chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Công giáo từ người Pháp giống như cha của ông. Còn học giả Nicole-Dominique Le, học giả thuộc Viện Nghiên cứu và Khảo Cứu các Nhân Chủng và Văn hóa khác nhau tại Paris (Pháp), lại cho rằng lý do quan trọng nhất Gia Long chọn Đảm là tại vì danh tiếng của hoàng tử như là một người sùng Nho giáo cứng rắn trong các vấn đề tôn giáo. Bà Nicole-Dominique Le còn cho rằng Gia Long xem Đảm là hoàng tử nhà Nguyễn được chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ sự độc lập văn hóa Việt Nam khỏi các thách thức sắp đến của các quốc gia châu Âu; và khỏi sự hiện diện đã có của họ tại Việt Nam là các giáo sĩ Công giáo. == Cuộc sống cá nhân == === Ngoại hình và tính cách === Tài liệu của L.Barizy, một quan thư lại của triều đình Gia Định và những người phương Tây cùng thời khác mô tả ngoại hình Nguyễn Ánh thời trẻ "dáng người cao trên trung bình, vóc người tầm thước, vẻ mặt đều đặn, nhẹ nhõm, rất dễ nhìn", "màu da đỏ hồng, rám nắng vì dầu dãi.." "da trắng", "thân thể cường tráng", "mắt sáng", "tướng đạo mạo đáng kính", "nét mặt trang nghiêm, có sắc diện", "dáng điệu rất sang trọng và tính tình hoà nhã". Sử nhà Nguyễn thì không tả về ngoại hình, chỉ đề cao về mặt tính cách của Nguyễn Ánh với những lời lẽ như sau "thông duệ túc thành", "trung thành hết mực với Duệ Tông, không bỏ chúa lúc nguy hiểm", "có lòng ham thích học hỏi", "biết chia ngọt sẻ bùi với thuộc tướng", "lúc mềm mỏng, lúc cương quyết" "ứng phó lẹ làng" với các tình thế trong cuộc sống, ông có "cả những tính cách của một chính trị gia - một võ tướng" lãnh đạo một đám quan - binh phức tạp, hỗn độn, nhiều thành phần từ tặc khấu mà ra với đủ sắc tộc (Việt, Hoa, Xiêm, Chàm, Mã Lai, Tây Phương). Sử nhà Nguyễn còn cho biết: Nguyễn Ánh có tài thiện xạ, bắn súng điểu thương và bơi rất giỏi. Sử ký Đại Nam Việt, một sách lịch sử nổi tiếng xuất bản tại Sài Gòn đầu thế kỷ 20, ghi nhận "ông [Nguyễn Ánh] làm tướng rất khôn ngoan và can đảm" Quyển sử này còn viết: "Ngài khốn khó từ lúc bé, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một nơi nên chẳng kịp học hành là bao nhiêu", nhưng cũng "rất hay chữ Nho". Khi nào thấy việc gì lạ, Nguyễn Ánh liền chăm học cho hiểu. Vốn ngài "chẳng biết chữ Tây" nên phải nhờ các quan thông dịch và giảng dạy cho hiểu. Nhất là các bản vẽ hình các khí giới và những cách xây đắp thành lũy, đóng tàu và các kiến thức khác. Các sách và địa đồ đã mua từ châu Âu, thì Nguyễn Ánh "chăm học mà hiểu hầu hết". Về điểm yếu, Sử ký Đại Nam Việt cũng nêu Nguyễn Ánh là một người "không được vững lòng", ví dụ như khi thắng trận ông hay mừng vui thái quá còn lúc thua ông lại dễ nản. Ngoài ra, ông còn hay ép các quan thuộc cấp làm việc quá nặng nề. Georges Taboulet, một giáo viên trung học và nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Đông Dương, trong tác phẩm "La Geste française en Indochine: histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914" (Sử liệu Đông Dương thuộc Pháp: Lịch sử nước Pháp ở Đông Dương từ khi khởi nguyên tới năm 1914) viết về con người Nguyễn Ánh: "..gan dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không có khó khăn nào ngăn chặn được ông và không có chướng ngại làm có thể làm ông lùi bước... Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất hòa nhã, thân mật và tốt...". Giáo sĩ Lelabousse viết trong một bức thư ngày 14 tháng 4 năm 1800, Nguyễn Ánh là một người "nóng nảy", "đoản tính"; nhờ có Bá Đa Lộc khuyên ông mới bỏ được các tính đó. Ngoài ra Nguyễn Ánh "cương quyết nhưng không hung tàn", "nghiêm khắc nhưng theo đúng lệ luật"; "là người trí tuệ, tò mò, ham thích và dễ học hỏi, biết ơn, bao dung và tế nhị"; "lớn lên trong tai ương, ông chịu đựng nghịch cảnh một cách can đảm". Ngoài ra Lelabousse còn miêu tả lúc trẻ Nguyễn Ánh mê rượu, nhưng từ khi lên làm chúa ông bỏ hẳn, không chạm một giọt rượu vì Nguyễn Ánh cho rằng "Một kẻ không làm chủ được mình, thì làm sao có thể cai trị được người khác?". Nguyễn Ánh là người có trí tuệ với những đức tính "hăng hái", "thông tuệ", "thẳng thắng", ông còn có khả năng hiểu nhanh. Ông nhớ mọi chuyện rất tài và bắt chước mọi thứ rất dễ dàng. Ông làm việc rất cần mẫn, ban đêm đọc rất nhiều sách và ham thích tò mò tìm hiểu kiến thức một cách "chú ý, thích thú với tất cả những gì thuộc về khoa học phát minh". Tạ Chí Đại Trường đánh giá "Gia Long là một Nguyễn Ánh được tập thành trong biến cố. Tuổi trẻ, gặp gia biến quá sớm, trước một kẻ thù gần như là vô địch, bị rượt đuổi tận hang cùng ngõ hẻm, ông mang nhiều mặc cảm yếu ớt, hay than thở và bị bắt buộc mong đợi, trông cậy ở người nhiều. Nhưng tình thế giúp ông tự chủ dần dần. Việc khu trừ Đỗ Thanh Nhân là một ví dụ điển hình". Tác giả Nghia M. Vo, mô tả Nguyễn Ánh là một người biết dùng người, ông có khả năng tụ tập được nhiều phe phái kình chống nhau; nhiều người thuộc nhiều sắc tộc. Ông sẵn sàng trọng dụng người tài, bất kể sắc tộc (Nguyễn Văn Tồn, một người Miên); hay nguồn gốc xuất thân (Lê Văn Duyệt, một thái giám). Ngoài ra, Nghia M. Vo còn mô tả Nguyễn Ánh là một người làm việc chăm chỉ như kiến. Cụ thể, Nguyễn Ánh có một lịch làm việc thường nhật như sau: thức dậy từ 6 giờ sáng, bắt đầu gặp quan lại vào 7 giờ và phê duyệt tấu trình cũng như ra sắc chỉ; sau đó đi tới thăm các khu vực công xưởng, binh xưởng. Ăn trưa từ 12 giờ tới 1 giờ chiều, sau đó nghỉ trưa tới 5 giờ chiều. Từ 5 giờ chiều, ông làm việc chính sự tới nửa đêm rồi gặp gia đình mình khoảng một giờ trước khi đi ngủ vào khoảng 2 hay 3 giờ đêm.. Về thời kỳ Gia Long, giáo sư đại học Western Connecticut State Wynn Wilcox mô tả ông là một chính trị gia có hiểu biết, người hiểu và có thể tác động vào tính phức tạp của triều đình ngay khi ông đang hấp hối. Bách khoa toàn thư Anh thì ghi nhận ông là một vị vua cẩn trọng, bảo thủ, điều đã ảnh hưởng tới các triều vua nối ngôi ông. Còn nhà nghiên cứu Đông Á Joseph Buttinger thì mô tả Gia Long là một Nho sĩ nghiêm khắc. Keith Weller Taylor thì nhận xét nhà vua vẫn giữ các thói quen từ thời chiến trong cung đình qua việc ông "không vội vàng nhưng rất quyết đoán" khi giải quyết chuyện chính sự. Còn theo Michel Đức Chaigneau, người con trưởng của Jean-Baptiste Chaigneau và là người từng trực tiếp gặp Gia Long khi ông chừng 50 tuổi, miêu tả Gia Long về già có "thân thể cường tráng", "da trắng",, "mắt sáng", "tướng đạo mạo đáng kính", "nét mặt trang nghiêm, có sắc diện", "dáng điệu rất sang trọng và tính tình hoà nhã". === Gia quyến === Trong dòng họ, ông giao cho người chú Tôn Thất Thăng lo việc gia huấn trong thân tộc, làm phả hệ Tôn Thất, đặt chức Tôn Nhân Lệnh, Tôn Nhân Phủ quản trị quốc tộc. Về gia đình của Gia Long cụ thể như sau: Gia đình Ông nội: Nguyễn Phúc Khoát, về sau truy tôn Thế Tông Võ hoàng đế (世宗武皇帝). Bà nội: Trương Thị Dung (張氏容, 1712 - 1736), về sau truy tôn làm Ôn Thành Võ hoàng hậu (溫誠武皇后). Cha: Nguyễn Phúc Luân, về sau truy tôn làm Hưng Tổ Khang Hoàng Đế (興祖康皇帝). Mẹ: Nguyễn Thị Hoàn (阮氏環; 1736 - 1811), về sau truy tôn làm Ý Tĩnh Khang hoàng hậu (懿靜康皇后). Di mẫu: Ý Thân Huy Gia Từ phi Nguyễn thị (懿親徽嘉慈妃阮氏; ? - 1807), chị của Ý Tĩnh Khang hoàng hậu. Gia Long thờ phụng bà rất có hiếu, như mẹ ruột. Anh em trai: Trưởng huynh: Nguyễn Phúc Hạo [阮福暭], mẹ là Nguyễn Từ phi, thụy phong Tương Dương Cung Mục quận vương (襄陽恭穆郡王). Nhị huynh: Nguyễn Phúc Đồng [阮福晍, ? - 1777], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, anh cùng mẹ, thụy phong Hải Đông Cung Ý quận vương (海東恭懿郡王). Tứ đệ: mất từ nhỏ, mẹ là Nguyễn Từ phi. Ngũ đệ: Nguyễn Phúc Mân [阮福旻, ? - 1783], mẹ là Nguyễn Từ phi, được tặng An Biên Trung Hoài quận vương (安邊忠懷郡王). Lục đệ: Nguyễn Phúc Điển [阮福晪, ? - 1783], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, em cùng mẹ, được tặng Thông Hoá Trung Trán quận vương (通化忠壯郡王). Chị em gái: Nguyễn Phúc Ngọc Tú [阮氏玉琇; 1760 - 1825], mẹ là Ý Tĩnh Khang hoàng hậu, chị cùng mẹ, được phong làm Long Thành Trưởng công chúa (隆城長公主). Khi mất, thụy là Trinh Tĩnh (貞靜). Hạ giá lấy Lê Phúc Điến (黎福晪), năm 1783 Điến bị giặc Tây Sơn giết chết, công chúa không lấy chồng nữa. Nguyễn Phúc Ngọc Du [阮福玉瑜; 1761 - 1820], mẹ là Nguyễn Từ phi, được phong làm Phúc Lộc Trưởng công chúa (福祿長公主). Hạ giá lấy Cai cơ quận công Võ Tánh. Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền [阮福玉璿; ? - 1782], mẹ là Nguyễn Từ phi, chết khi bị giặc Tây Sơn làm nhục. Về sau truy tặng Minh Nghĩa Trưởng công chúa (明義長公主), thụy là Trinh Liệt (貞烈). Hạ giá lấy Nguyễn Hữu Thụy (阮有瑞), không con. Nguyễn Phúc Ngọc Uyển [阮福玉琬; 1765 - 1810], mẹ là Tống thị, được phong làm Diên Ninh trưởng công chúa (延寧長公主). Hạ giá lấy Tống Phúc Tín (宋福信). Vợ Thừa Thiên Cao Hoàng hậu Tống Phúc thị (承天高皇后宋福氏, 1761 - 1814), tên húy là Lan (蘭), con Thái Bảo Quy Quận Công Tống Phước Khuông và bà Quy Quốc phu nhân Lê Thị. Bà được Gia Long cưới về năm ông được 18 tuổi, tính tình bà cẩn trọng, đoan trang rất được ông quý mến. Bà qua đời năm 1814, hiệp táng tại lăng Thiên Thọ, làng Định Môn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Thuận Thiên Cao Hoàng hậu Trần thị (順天高皇后陈氏, 1767 - 1846), huý Đang (璫), cha là Cần Chính điện Đại học sĩ Thái sư Thọ Quốc công Trần Hưng Đạt (陳興達), mẹ là Thọ Quốc phu nhân Lê thị. Bà là người giỏi thơ văn, cần kiệm liêm chính, theo hầu Gia Long những ngày ông còn long đong phiêu bạt nên rất được ông quý mến. Bà chính là mẹ Minh Mạng. Bà qua đời năm 1846. Lăng của bà là Thiên Thọ Hữu, trong khu vực Thiên Thọ Lăng. Hai bà Hoàng Hậu trên đều tôn thờ tại Án Chánh Miếu ở Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. Cung Thận Đức phi Lê Ngọc Bình, là công chúa của hoàng đế Lê Hiển Tông, em gái Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Đức phi vốn là Hoàng hậu của Cảnh Thịnh Đế nhà Tây Sơn. Năm 1802, khi quân Nguyễn tiến quân vào Phú Xuân, Đức phi không kịp chạy theo Cảnh Thịnh, Gia Long bắt gặp và say mê trước sắc đẹp của bà, và kiên quyết lấy bà mặc cho mọi lời can ngăn. Sau đó phong làm Đệ Tam Cung. Khi chết vào năm 1810, bà được ban thụy là Cung Thận Đức phi (恭慎德妃). Ngoài các người vợ kể trên, Gia Long còn có gần trăm bà phi khác là con của các quan tiến cung. Để tránh làm tổn thương các quan, ông không thể từ chối được việc dâng tiến này nên dù có tuổi ông vẫn phải nạp phi. Hậu cung thường xảy ra xung đột và Gia Long tỏ ra không ưa thích chốn hậu cung như thế, có lần ông đã từng miêu tả việc này trong câu nói: "Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm đinh tai nhức óc" và câu đánh giá về phụ nữ của ông: "Trẫm muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà, vì họ đều đáng ghê sợ hơn đàn ông". Con cái Gia Long có 15 hoàng tử và 18 công chúa. Nguyễn Phúc Chiêu [阮福昭], mẹ là Thừa Thiên Cao hoàng hậu, mất sớm. Anh Duệ hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh [英睿皇太子阮福景], mẹ là Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Thuận An Đôn Mẫn công Nguyễn Phúc Hy [順安敦敏公阮福曦; 1782 - 21 tháng 5 năm 1801], mẹ không rõ. Thiệu Uy công Nguyễn Phúc Tuấn [绍威公阮福晙], mẹ là Lâm Chiêu dung, lên 12 tuổi thì chết. Nguyễn Phúc Đảm, mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu. Kiến An Cung Thuận vương Nguyễn Phúc Đài [建安恭慎王阮福旲; 5 tháng 10 năm 1795 - 14 tháng 11 năm 1849], mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu. Định Viễn Đôn Lượng quận vương Nguyễn Phúc Bính [定遠敦諒郡王阮福昞; 6 tháng 9 năm 1797 - 16 tháng 8 năm 1863], mẹ là Dương tiệp dư. Diên Khánh Cung Chánh vương Nguyễn Phúc Tấn [延慶恭正王 阮福晉; 21 tháng 3 năm 1799 - 17 tháng 7 năm 1854], mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Hữu thị. Điện Bàn Cung Đốc công Nguyễn Phúc Phổ [奠盤恭篤公 阮福普; 1798 - 1860], mẹ không rõ. Thiệu Hóa Cung Lương quận vương Nguyễn Phúc Chẩn [紹化恭良郡王阮福晆; 1802 - 1824], mẹ là Thuận Thiên Cao hoàng hậu. Quảng Uy Cung Trực công Nguyễn Phúc Quân [廣威恭直公阮福昀; 20 tháng 8 năm 1809 - 26 tháng 5 năm 1829], mẹ là Cung Thận Đức phi. Thường Tín Ôn Tĩnh quận vương Nguyễn Phúc Cự [常信溫靜郡王阮福昛; 1810 - 1849], mẹ là Cung Thận Đức phi. An Khánh Trang Mẫn vương Nguyễn Phúc Quang [安慶莊敏王阮福㫕; 1811 - 1845], mẹ là Trịnh mỹ nhân. Từ Sơn Ôn Thận công Nguyễn Phúc Mão [慈山溫慎公 阮福昴; 25 tháng 10 năm 1813 - 18 tháng 8 năm 1868], mẹ là Nguyễn chiêu dung. Nam Cung hoàng thái tử Nguyễn Phúc Bảo Thiên [南宮皇太子 阮福保天]. Bình Thái Đoan Tuệ công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Châu [平泰端慧公主 阮福玉珠; 1782 - 1847], mẹ là Phạm chiêu dung. Bình Hưng Uyển Thục công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Quỳnh [平興婉淑公主 阮福玉瓊; 1788 - 1849], mẹ là Lâm chiêu dung. Bảo Lộc Trinh Hòa công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Anh [保祿貞和公主 阮福玉瑛; 1790 - 1850], mẹ là Lâm chiêu dung. Tĩnh Chất công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Chân [靜質公主 阮福玉珍; 1790 - 1819], mẹ là Hoàng chiêu dung. Bảo Thuận Trinh Tuệ công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Xuyên [保順貞慧公主 阮福玉玔; 1792 - 1851], mẹ là Phạm chiêu dung. Trang Khiết công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Ngoạn [莊潔公主 阮福玉玩; 1794 - 1827], mẹ là Tống thứ nhân. An Thái Nhu Hòa công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Nga [安泰柔和公主阮福玉珴; 1796 - 1856], mẹ là Dương tài nhân. Uyển Thục công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Cửu [婉淑公主 阮福玉玖; 1802 - 1846], mẹ là Dương tiệp dư. Nghĩa Hòa Cung Khiết công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Nguyệt [義和恭潔公主阮福玉玥; 1803 - 1846], mẹ là Tống chiêu dung. An Nghĩa Trinh Lệ công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Ngôn [安義貞麗公主 阮福玉琂; 1804 - 1856], mẹ là Cung Thận Đức phi. An Điềm Hậu Mẫn công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Mân [安恬厚敏公主 阮福玉珉; 1805 - 1869], mẹ là Cái mỹ nhân. Trinh Ý công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Khuê [貞懿公主 阮福玉珪; 1807 - 1827], mẹ là Cung Thận Đức phi. Định Hòa Đoan Nhàn công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Cơ [定和端嫻公主 阮福玉璣; 1808 - 1856], mẹ là Nguyễn mỹ nhân. Hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Thiều [阮福玉玿], mẹ là Tài nhân Nguyễn Viết thị, một tuổi chết. Hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Lý [阮福玉理], mẹ là Trần tài nhân. Năm Gia Long thứ 18, lúc đó chúa 11 tuổi thì chết. Nhu Khiết công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Thành [柔潔公主 阮福玉珹; 1812 - 1830], định gả cho Hồ Văn Thập, là con Phúc quốc công Hồ Văn Bôi. Nhưng mùa đông năm đó, chết khi mới 18 tuổi. Hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Bích [阮福玉碧], mẹ là Trần mỹ nhân. Năm Gia Long thứ 13, chết khi 8 tuổi. Hoàng nữ Nguyễn Phúc Ngọc Trinh [阮福玉珵], mẹ là Đặng tài nhân. Năm Gia Long thứ 14, chết khi 7 tuổi. == Nhận định == Quá trình Nguyễn Ánh - Gia Long xây dựng cơ nghiệp, thống nhất và cai trị một nước Việt Nam sau nhiều thế kỷ chia cắt và nội chiến, cũng như các di sản và hệ quả ông để lại trong dòng lịch sử Việt Nam là chủ đề của rất nhiều sách, báo, cũng như các công trình nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số lời nhận xét của các sử gia và nhà nghiên cứu về ông: Nhận định chung Vai trò với khu vực Nam Bộ, Việt Nam Sử gia Tạ Chí Đại Trường nhận xét những việc làm của Nguyễn Ánh ở miền Nam như sau: "...chính sách đồn điền nhằm vào việc khai phá đất đai làm ruộng bằng cách khiến moi người không dừng được, phải tham gia với sự đôn đốc, kiểm soát, trợ giúp của chính phủ. Đó là một chính sách nông nghiệp cưỡng ép, có từ xưa nhưng bây giờ lại được áp dụng trên một quy mô rộng lớn, khiến vùng Gia Định trở nên phồn thịnh, sản xuất dồi dào quyến rũ được đám dân nghèo đói Bình Thuận, Phú Yên.. bỏ xứ chạy vào làm tăng dân số, uy tín nội bộ cho Nguyễn Ánh, để dư gạo giúp Xiêm đói, giúp Thanh đánh Tây Sơn và cuối cùng để đủ binh lương cho quân lính dùng khi tràn ra phía Bắc đánh đám người kiệt hiệt đã làm ông khốn đốn khi xưa". Đánh giá chung về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm ở miền Nam của Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim có nói "Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy." Vấn đề trả thù nhà Tây Sơn So sánh với đối thủ - Quang Trung Theo tiến sĩ Trần Cao Sơn, thành viên Viện Xã hội học Việt Nam, Nguyễn Huệ đại diện cho giai cấp cần lao, còn Nguyễn Ánh thuộc dòng dõi quý tộc. Do đó trong khi Nguyễn Huệ dấy binh vì dân thì Nguyễn Ánh lại đấu tranh vì quyền lợi của dòng tộc và cá nhân, lo bảo vệ cho chế độ chúa Nguyễn Đàng Trong của mình. Trong khi Nguyễn Huệ coi trọng độc lập đân tộc thì Nguyễn Ánh chỉ biết lo cho quyền lợi cá nhân. Tuy nhiên, ở hai nhân vật này cũng có những điểm tương đồng: hai người đều nuôi chí lớn, quyết thực hiện đến cùng sự nghiệp của mình, không ai có thể lay chuyển và chi phối. Họ đều có những thiên bẩm hơn người, mưu cao, kế sâu, đầy thao lược, luôn tạo những bước đi táo bạo, mang tính đột phá mà ít ai dám nghĩ tới. Vấn đề cầu viện nước ngoài Hai sử gia Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng cho rằng Trong những lần thua trận, ông đều cầu xin người ngoài vào giúp sức nhưng cũng là gián tiếp, "rước voi về giày mả tổ", "đưa hổ vào nhà" hay "cõng rắn cắn gà nhà", gây ra hậu quả và tiền lệ xấu cho vận mệnh dân tộc qua việc cầu cứu Xiêm, cầu cứu Pháp . Giáo sư Đinh Gia Khánh cho rằng hiệp ước Versailles năm 1787 của Nguyễn Ánh do Bá Đa Lộc thay mặt ký với Pháp là một hiệp ước "bán nước, phản bội dân tộc"". Riêng tác giả Lý Khôi Việt của tổ chức Viện Phật học Quốc tế ở Hoa Kỳ còn chỉ trích nặng nề hơn mối quan hệ trên qua việc gọi Nguyễn Ánh là "một tên đại phản quốc, đại Việt gian". Tuy nhiên cũng có ý kiến nói khác, như của Tiến sĩ lịch sử Nguyễn Quang Trung Tiến như sau: "Từ Nguyễn Ánh đến Gia Long - hai tên gọi của một con người - nhãn quan chính trị của ông đối với người Pháp có sự thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh mới của lịch sử, ở con người Gia Long chỉ có thái độ hòa dịu với người Pháp do phải biểu hiện sự hàm ơn một cách miễn cưỡng, chứ hoàn toàn không có sự thỏa hiệp và bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang. Gia Long còn là người hết sức cảnh giác trước mưu đồ thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp và Tây Âu là người quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lợi ích quốc gia - dân tộc trước sức ép của chủ nghĩa tư bản Pháp mà các chính sách của Minh Mạng là bằng chứng biện minh hết sức thuyết phục." Gần đây nhất, tại hội thảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam tại Thanh Hóa, tháng 10 năm 2008, sử gia Phan Huy Lê phát biểu như sau: "Trước đây có quan điểm cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này, cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có tội lớn. Trong tình thế của Nguyễn Ánh lúc đó, bị đánh bật khỏi đất Gia Định, lưu vong, nên phải nhờ ngoại viện để chống Tây Sơn. Có thực tế là thế lực Nguyễn Ánh yếu, không kiềm chế nổi quân Xiêm, chính ông đã có lúc than thở: "Ta đưa quân Xiêm vào thế này, giờ nó cướp bóc giết hại nhân dân, nhân dân oán thán như vậy, ta được nước còn có nghĩa gì?" Cũng có thực tế nữa là quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Nhưng người ta có thể suy luận rằng, nếu quân Xiêm không bị Tây Sơn đánh bại, thì chắc gì Nguyễn Ánh đã kiềm chế được quân Xiêm, nhất là đặt trong tham vọng của vương triều Xiêm lúc bấy giờ đang muốn khống chế cả Chân Lạp và Gia Định. Hành động của Nguyễn Ánh cần phân tích và đánh giá một cách công minh". Mối quan hệ giữa ông với người Pháp nói riêng Sử gia Nguyễn Văn Kiệm đánh giá mối quan hệ giữa ông và Bá Đa Lộc như sau "Nhiều người, kể cả các sử gia nhấn mạnh quá mức vai trò của Bá Đa Lộc trong việc giúp Nguyễn Ánh... và cho rằng chính nhờ đó mà Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn. Chúng tôi cho rằng nhận định đó có phần quá đơn giản và quá đề cao Bá Đa Lộc. Đành rằng sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc và một số lực lượng lính đánh thuê người Pháp trong thực tế có thể giúp cho lực lượng của Nguyễn Ánh mạnh hơn, song không thể coi đó là một yếu tố quyết định. Phải tìm nguyên nhân thắng lợi của Nguyễn Ánh trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc ấy như là sự chia rẽ trong nội bộ nhà Tây Sơn, ý chí và năng lực của Nguyễn Ánh, cái chết bất ngờ của vua Quang Trung. Dẫu sao, mối quan hệ giữa ông và Bá Đa Lộc vẫn là một vết đen trong lịch sử xác lập quyền lực của triều Nguyễn và nhân vật Nguyễn Ánh - Gia Long". Về vấn đề Công giáo đi cùng với mối quan hệ của Gia Long và người Pháp, sử gia Kiệm đánh giá: "Tóm lại, trước và sau khi nắm chính quyền, Nguyễn Ánh tuy vẫn mang ơn Pigneau de Béhaine, cũng có che chở phần nào các giáo sĩ và giáo dân, song trong thâm tâm và cả trong thực tế không ưa Công giáo bởi vì đạo này quá kiêu hãnh, công kích thẳng vào đạo thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng truyền thống lâu đời tạo nên một nét đẹp văn hóa và rất hiệu quả trong việc cũng cố trật tự xã hội của chế độ hiện hành. Nguyễn Ánh cũng tỏ ra đủ cảnh giác nhận ra mối quan hệ khăng khít giữa truyền giáo và bành trướng thực dân và đã bước đầu phòng ngừa. Tuy nhiên, Gia Long không bàn hành sắc lệnh cấm đạo nào, và trong gần hai thập kỷ Gia Long ở ngôi, việc truyền bá đạo Công giáo là thuận lợi và tiến triển mạnh. Điều đó càng làm tăng thêm sự nghiêm trọng của những bất lợi do sự xâm nhập của tôn giáo này, khiến người kế vị Gia Long là Minh Mạng phải thi hành những biện pháp chặt chẽ và hệ thống hơn." Vấn đề đối ngoại Vấn đề việc định đô ở Huế Quá trình Gia Long cai trị một nước Việt Nam thống nhất == Chú giải == == Chú thích và tham khảo == === Ghi chú === === Thư mục === == Đọc thêm == Quốc sử quán Triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục chính biên 1. Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục. Nhiều tác giả (2007). Sài Gòn Xưa Và Nay. Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ. Nguyễn Đắc Xuân (2004). Kiến Thức Về Triều Nguyễn Huế Xưa. Việt Nam: Nhà xuất bản Thuận Hoá. Tôn Thất Bình (2001). 12 danh tướng triều Nguyễn. Việt Nam: Nhà xuất bản Thuận Hoá. Nguyễn Khắc Thuần (2004). Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam . Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Phan Quang (2006). Một số công trình sử học Việt Nam. Việt Nam: Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. == Liên kết ngoài == Gia Long trên Bách khoa toàn thư Việt Nam. Soạn Quốc sử Việt Nam và sửa đổi sách giáo khoa lịch sử
hồ toba.txt
Siêu núi lửa Toba hay Hồ Toba là một hồ nước trên đảo Sumatra, Indonesia. Với chiều dài 100 km và chiều rộng 30 km, và điểm sâu nhất là 505 m (1,657 ft). Đây là hồ núi lửa lớn nhất thế giới. Hồ Toba là địa điểm của một vụ phun trào núi lửa xuất hiện khoảng 69.000-77.000 năm về trước, một vụ thay đổi khí hậu toàn cầu to lớn. Các nhà khoa học ước đoán vụ phun trào này có cường độ VEI 8 và là vụ phu trào núi lửa lớn nhất trên Trái Đất trong 25 triệu năm qua. Theo giả thuyết đại thảm hoạ Toba mà một số nhà nhân chủng học và khảo cổ học mô tả, vụ phun trào này có các hậu quả toàn cầu, giết chết phần lớn loài người đang sinh sống lúc đó và tạo ra một cổ chai dân số ở Trung Đông Phi và Ấn Độ và gây ảnh hưởng đến di truyền gen của toàn bộ nhân loại ngày nay. Giả thuyết này tuy nhiên phần lớn bị tranh cãi do không có bằng chứng về sự suy tàn hay tuyệt chủng động vật khác, thậm chí trong số các loài nhạy cảm về môi trường. Tuy nhiên, người ta đã chấp nhận rằng vụ phun trào Toba đã dẫn tới một mùa đông núi lửa với việc giảm sút nhiệt độ toàn cầu khoảng 3-5 độ C và đến 15 độ C ở các khu vực có độ cao hơn. == Địa chất == Tổ hợp miệng núi lửa ở Bắc Sumatra, Indonesia gồm 4 hõm chảo chồng lên nhau. Miệng núi lửa thứ tư và trẻ nhất là miện núi lửa Đệ Tứ lớn nhất thế giới với kích thước 100 kmx 30 km và cắt qua 3 miệng núi lửa cổ hơn còn lại. Người ta ước lượng rằng 2.800 km3 (670 cu mi) vật liệu mảnh vụn quy đổi, hay còn gọi là tuff Toba trẻ nhất, đã phun ra từ miệng núi lửa trẻ nhất trong lịch sử địa chất của nó. Theo sau đợt phu nổ tạo ra tuff đó, một dạng vòm được hình thành bên trong miệng núi lửa mới, nối hai nửa vòm được phân cách bởi một địa hào theo chiều dọc. Có ít nhất 4 cùi núi lửa, 4 núi lửa tầng và 3 hõm chảo được quan sát trong hồ. Cùi Tandukbenua ở rìa tây bắc có ít thực vật sinh sống, được cho là có tuổi trẻ chỉ vài trăm năm. Còn núi lửa Pusubukit ở rìa phía nam thì đang hoạt động phun khí lưu huỳnh. == Sức mạnh của siêu núi lửa == Vụ phun trào Toba hay Sự kiện Toba là một vụ phun trào núi lửa vào khoảng 74,000 hay 73,000 trước đây. == Hậu quả và vai trò == Khi siêu núi lửa Toba hoạt động, thế giới đã trải qua một mùa đông dài tới 6 năm. Sau đó, tình trạng băng giá vẫn tiếp tục duy trì trên địa cầu thêm khoảng 1.000 năm nữa.Làm loài người gần như bị tuyệt chủng. Giới khoa học cho rằng sự phun trào của Toba khiến thực vật tuyệt chủng hàng loạt và nhiều loài động vật chết đói vì không có thức ăn. Các nhà sinh học còn tìm thấy bằng chứng cho thấy núi lửa Toba còn tác động tới ADN của người. Cụ thể, số lượng đột biến trong ADN giảm mạnh trong giai đoạn sau khi núi lửa phun trào.Nó đã sản xuất ra khoảng 2,800 km3 Theo tính toán của nhiều nhà nghiên cứu, số lượng con người trên địa cầu sau thảm họa này chỉ vào khoảng 5.000-10.000, khiến chủng Homo sapiens đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính nguy cơ tuyệt chủng buộc con người phải trở lên thông minh và khéo léo hơn để có thể tồn tại. Chẳng hạn, tổ tiên của chúng ta biết cách chế tạo công cụ và vẽ tranh trên đá sau khi núi lửa Toba hoạt động. == Núi lửa mùa đông và Thời kì băng hà == Vụ phun trào này đã làm cho nhiệt độ trên thế giới giảm từ 3–5 °C trong vòng 1,000 năm. == Con người == == Sinh quyển == == Hình ảnh == == Xem thêm == Siêu núi lửa == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
1512.txt
Năm 1512 (số La Mã: MDXII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ năm (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong lịch Julius. == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Tham khảo ==
bảo hộ.txt
Bảo hộ theo luật quốc tế là một thể thức chính trị khi một lãnh thổ tự trị có một xứ khác bảo vệ về mặt ngoại giao hoặc quốc phòng sự. Ngược lại, nước bị bảo hộ phải chịu một số ràng buộc tùy theo quan hệ. Nước bị bảo hộ theo luật pháp quốc tế thì vẫn toàn vẹn chủ quyền. == Phân loại == === Bảo hộ hữu nghị === Dưới dạng bảo vệ hữu nghị thì nước bị bảo hộ lẫn nước (hoặc phe của quốc gia) luôn được hưởng nhiều lợi điểm lẫn nhau về mọi mặt (như Cung cấp, hỗ trợ, yểm trợ,... về mọi mặt). Nước thi hành quyền bảo vệ thường có căn cứ chung về trên ý thức hệ, danh dự quốc gia quyền lợi lịch sử, dân tộc chung và huyết thống hoàng tộc chung. Bảo vệ hữu nghị là trường hợp các cường quốc Âu Châu từng bảo đảm cho các cộng dồng Thiên Chúa giáo thiểu số ở các nước khác, thường là những tiểu quốc. === Bảo hộ thực dân === Trường hợp bảo hộ thực dân thường không khác chính thể thuộc địa là mấy, duy có điểm là chính quyền bản xứ đứng làm trung gian. Do vậy nước bảo vệ cai trị một cách gián tiếp. Đôi khi nước bảo vệ cai trị thông qua một cơ quan như trường hợp công ty đặc ước (chartered company). Công ty Đông Ấn của Anh, Pháp, Hà Lan, v.v. là một vài thí dụ. Bảo hộ thực dân thường không thực hiện qua sự đồng thuận song phương mà chỉ là tuyên cáo của nước mạnh, áp đặt lên nước yếu. Nhiều khi nước bảo vệ tự ý chia cắt hoặc gom hợp các xứ bị bảo hộ, hoàn toàn trái ngược với định nghĩa bảo hộ theo luật quốc tế. Hiệp ước Berlin (1895) còn cho phép các cường quốc thành lập quyền bảo hộ hoàn toàn trên giấy tờ mà không cần phải chiếm đóng lãnh thổ đó. Hiệp ước này áp dụng với trường hợp châu Phi vào cuối thế kỷ 19. Những xứ lân bang đều bị gom vào lãnh thổ bảo hộ theo lý luận của nước mạnh. == Chú thích == == Tham khảo ==
ngôn ngữ đầu tiên.txt
Ngôn ngữ đầu tiên (hay tiếng mẹ đẻ) là một ngôn ngữ mà người ta được thừa hưởng trong thời thơ ấu, và có thể không được giảng dạy chính thức trong trường học. Đặc trưng của người nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là trực giác về những gì họ có trong ngôn ngữ của họ mà những người khác không thể nói được tiếng mẹ đẻ. Khả năng của một ngôn ngữ không được giáo dục chính thức ở trình độ cao sẽ giảm đi giống như là một người trở nên già nua. Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự khởi đầu của tuổi dậy thì thường được coi là kết thúc giai đoạn được gọi là quan trọng, trong đó sự tiếp nhận tiếng mẹ đẻ là có thể được. Một ngôn ngữ không được xem như tiếng mẹ đẻ, thông thường được gọi là ngôn ngữ thứ hai. Trong thời thơ ấu, nếu có sự tiếp xúc đầy đủ, người ta có thể nói được phần lớn tiếng mẹ đẻ. Song ngữ và đa ngôn ngữ nằm trong phần lớn các tiêu chuẩn của thế giới. Ở các nước phương Tây có xu hướng thay thế ngôn ngữ khác nhau của dân chúng ở các khu vực địa phương, thành một thứ tiếng duy nhất, đó là ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc gia. Việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thường là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ và để duy trì kiến thức của họ, cần thiết phải tiếp tục sử dụng thường xuyên. Theo các nhà ngôn ngữ học, đó là truyền thống: tiếng mẹ đẻ được thừa hưởng, ngôn ngữ thứ hai được học tập để nói chuyện. Đặc biệt trong ngôn ngữ thứ hai những gì có liên quan đến kiến thức hiểu biết thụ động của tiếng mẹ đẻ, thì sự hiểu biết đó thường được tốt hơn so với những kiến thức tích cực, việc sử dụng ngôn ngữ riêng của mình. Ngay cả đối với một người có thể dễ dàng nói ngôn ngữ thứ hai một cách hoàn hảo cũng phải thường lưu ý rằng đó không phải là tiếng mẹ đẻ của người nói vì giọng lạ. Nghiên cứu về các đặc tính của tiếng mẹ đẻ (trái ngược với ngôn ngữ thứ hai) là cốt lõi của môn tâm lý học, giống như trong môn ngôn ngữ học Noam Chomsky. Ngày 21 tháng 2 hàng năm được UNESCO đề xuất làm Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ == Trình tự học tiếng mẹ đẻ == Nghe; Nói; Đọc; Viết. Nguyên nhân của việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thường là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ có thể là do trình tự học ngôn ngữ thứ hai khác với trình tự học tiếng mẹ đẻ. == Ghi chú == (tiếng Hà Lan) Một phần của Bài viết này được dịch từ Wikipedia NL. (tiếng Hà Lan) Một bài viết về tiếng mẹ đẻ ở KennisLink.nl. == Tham khảo ==
nhóm g4.txt
Nhóm G4 (Group of Four) là một liên minh giữa Ấn Độ, Brasil, Đức và Nhật Bản được thành lập với mục đích ủng hộ lẫn nhau sự ứng cử vào ghế thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc của các thành viên. Không giống như G8, một tổ chức mà các thành viên ứng cử chủ yếu với mục đích về kinh tế và chính trị, mục đích chính của G4 là ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc hiện có 5 thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an là: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh và Mỹ. Các quốc gia G4 được bầu thường xuyên cho nhiệm kỳ 2 năm tại Hội đồng Bảo an bởi những nhóm riêng rẽ của G4. Trong 24 năm, từ 1987 tới 2010, Ấn Độ được bầu sáu nhiệm kỳ, Nhật Bản năm nhiệm kỳ, Brazil bốn nhiệm kỳ và Đức ba nhiệm kỳ. Hầu như phần lớn các quốc gia đều đồng ý với việc mở rộng Hội đồng Bảo an thì có một số quốc gia tỏ ý phản đối đề nghị này. Giữa các thành viên thường trực hiện nay của Hội đồng Bảo an cũng có sự đối lập, trong khi sự ứng cử của Nhật Bản nhận được sự ủng hộ từ Mỹ và Anh thì lại bị phản đối bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Những quốc gia kịch liệt phản đối những sự ứng cử của G4 đã thành lập phong trào Uniting for Consensus (Liên minh Đồng lòng) hay Coffee Club (CLB Cà phê), bao gồm hơn 40 quốc gia. Những quốc gia đi đầu là Ý, Hàn Quốc, México, Argentina và Pakistan. Tại châu Á, cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều phản đối sự ứng cử của Nhật Bản. Tại châu Âu, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan phản đối ứng cử của Đức. Tại Mỹ La tinh, Argentina và México phản đối ứng cử của Brazil. Tại Nam Á, Pakistan phản đối sự ứng cử của Ấn Độ. Một nhân tố quan trọng cho những sự phản đối này có liên quan đến những yếu tố thù hằn chính trị với một số quốc gia G4 (Tội ác chiến tranh của Nhật và Đức trong Thế chiến II). == Tham khảo ==
hải quân đế quốc nhật bản.txt
Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cổ: 大日本帝國海軍, kanji mới: 大日本帝国海軍, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản đế quốc hải quân), tên chính thức Hải quân Đại Đế quốc Nhật Bản, thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Anh, và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Hải quân Đế quốc Nhật Bản có nguồn gốc từ những xung đột ban đầu với các quốc gia trên lục địa châu Á, khởi đầu từ đầu thời kỳ trung cổ và đạt đến đỉnh cao trong các hoạt động vào thế kỷ thứ 16 và 17, lúc diễn ra sự trao đổi văn hóa với các cường quốc Châu Âu trong Kỷ nguyên Khám phá. Sau hai thế kỷ trì trệ do chính sách toả quốc do các tướng quân chủ trương trong thời kỳ Edo, Hải quân Nhật Bản đã bị tụt hậu nhiều mặt cho đến khi đất nước bị buộc phải mở cửa trao đổi thương mại do sự can thiệp của Mỹ vào năm 1854. Điều này dẫn đến cuộc Minh Trị duy tân khởi điểm năm 1868. Từ sự hồi phục quyền lực về tay Thiên hoàng Meiji là giai đoạn hiện đại hóa và công nghiệp hóa rầm rộ. Lịch sử một chuỗi các chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, có lúc chiến đấu với những thế lực mạnh hơn hẳn, như trong Chiến tranh Thanh-Nhật năm 1895 và Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, đã kết thúc và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến II. Hải quân Đế quốc Nhật Bản chính thức giải tán vào năm 1947. == Nguồn gốc == Nhật Bản đã có những xung đột về hải quân với lục địa châu Á từ xa xưa, trong đó có việc vận chuyển quân giữa Triều Tiên và Nhật Bản, tối thiểu là bắt đầu từ thời kỳ Kofun vào thế kỷ thứ 3. Sau những nỗ lực của Mông Cổ nhằm xâm lược Nhật Bản do Hốt Tất Liệt lãnh đạo vào năm 1274 và 1281, những hoạt động cướp bóc của Oa khấu (hải tặc Nhật Bản) diễn ra rất mãnh liệt ở vùng duyên hải Trung Quốc. Nhật Bản bắt đầu xây dựng hải quân vào thế kỷ thứ 16, trong Thời Chiến quốc, khi những lãnh chúa phong kiến tranh nhau xây dựng những đội thủy quân khổng lồ lên tới vài trăm chiến thuyền. Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản có thể đã đóng được Thiết giáp hạm đầu tiên, lúc Oda Nobunaga, một đại danh người Nhật, yêu cầu đóng sáu chiếc thiếp giáp hạm Oatakebune (An Trạch thuyền) vào năm 1576. Vào năm 1588, Toyotomi Hideyoshi ban hành lệnh cấm Oa khấu; họ sau đó trở thành chư hầu của Toyotomi, và là thành phần của lực lượng thủy quân trong cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản. Cũng có người cho rằng Đô đốc Yi đã đóng được chiếc thiết giáp hạm đầu tiên với nhiệm vụ đánh phá các tàu tiếp tế của Nhật trong Cuộc chiến Imjin Waeran vào năm 1592-1597. Nhật đã đóng được những chiếc tàu chiến lớn đầu tiên để đi lại trên đại dương vào đầu thế kỷ 17, sau sự thông thương với các nước phương Tây trong thời kỳ Nanban mậu dịch mậu dịch Nam Man. Vào năm 1613, một đại danh của vùng Sendai, theo một hiệp ước với Mạc phủ Tokugawa, đã đóng chiếc Date Maru (Y Đạt Hoàn), một dạng thuyền chiến 500 tấn để đưa đại sứ Nhật Bản Hasekura Tsunenaga đến Mỹ, sau đó đến châu Âu, thường được trang bị vũ khí và kết hợp với các công nghệ phương Tây, rồi được Mạc phủ ủy nhiệm để dùng chủ yếu cho giao thương với Đông Nam Á. === Chính sách Bế quan Tỏa cảng - Học hỏi Phương Tây === Từ năm 1640 và trong hơn 200 năm tiếp theo, Nhật Bản chọn chính sách "toả quốc", ngăn cấm mọi tiếp xúc với Phương Tây, bài trừ đạo Thiên Chúa, và ngăn cấm việc đóng thuyền có thể đi biển được với hình phạt gắt gao là đánh đòn hay xử tử. Dù sao việc tiếp xúc vẫn được duy trì thông qua tô giới Hà Lan tại Dejima, cho phép chuyển giao một khối lượng lớn kiến thức liên quan đến kỹ thuật Phương Tây và cuộc cách mạng khoa học. Việc học tập các môn khoa học Phương Tây, gọi là "Lan học", cho phép Nhật Bản cập nhật kiến thức trong những lĩnh vực liên quan đến khoa học hàng hải, như khoa bản đồ, quang học hay các môn khoa học cơ khí. Sự học hỏi đầy đủ kỹ thuật đóng tàu Phương Tây được tái tục vào những năm 1840 trong thời đại Hậu kỳ Edo ("Bakumatsu", 幕末, Mạc Mạt) và diễn ra mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. === Bước đầu hiện đại hóa Hải quân các lãnh chúa === Trong những năm 1853 và 1854, Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry thực hiện những cuộc biểu dương lực lượng gồm những chiến hạm chạy hơi nước mới nhất của Hải quân Mỹ. Perry cuối cùng cũng khiến cho nước Nhật phải mở cửa thông thương với quốc tế thông qua Hiệp ước Kanagawa năm 1854. Nó được tiếp nối không lâu sau đó bởi Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Mỹ-Nhật "bất bình đẳng" năm 1858, cho phép thành lập các tô giới nước ngoài, những nhượng địa cho người nước ngoài, và mức thuế tối thiểu đánh trên hàng nhập khẩu. Ngay sau khi Nhật Bản đồng ý mở cửa giao lưu với nước ngoài, Mạc phủ Tokugawa khởi sự một chính sách tích cực hấp thụ các kỹ thuật hải quân Phương Tây. Năm 1855, dưới sự giúp đỡ của Hà Lan, Mạc phủ đã có được chiếc tàu chiến chạy hơi nước đầu tiên, Kankō Maru, dùng để huấn luyện, và thành lập Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nagasaki. Năm 1857, họ có được chiếc tàu chiến chạy hơi nước chân vịt đầu tiên Kanrin Maru (Hàm Lâm Hoàn). Năm 1859, Trung tâm Huấn luyện Hải quân được chuyển đến Tsukiji ở Tokyo. Học viên hải quân được gửi đi học tại các trường hải quân Phương Tây trong nhiều năm, như trường hợp Takeaki Enomoto, người trở thành Đô Đốc trong tương lai, học tại Hà Lan từ 1862 đến 1867, là khởi đầu cho một truyền thống các nhà chỉ huy hải quân tương lai được đào tạo ở nước ngoài, như các Đô Đốc Togo Heihachiro, và sau này, Yamamoto Isoroku. Ngay từ năm 1863, không đầy 10 năm sau khi mở cửa đất nước, Nhật Bản hoàn tất chiếc tàu chiến hơi nước đầu tiên đóng trong nước, đó là chiếc pháo hạm Chiyodagata (Thiên Đại Điền Hình). Năm 1865, kỹ sư hải quân người Pháp Léonce Verny được thuê để xây dựng các xưởng hải quân hiện đại đầu tiên tại Yokosuka và Nagasaki. Trong các năm 1867-1868, một phái đoàn Hải quân Anh do thuyền trưởng Tracey dẫn đầu được gửi đến Nhật để giúp phát triển Hải quân và tổ chức Trường Hải quân Tsukiji. Cuối thời kỳ Mạc phủ Tokugawa năm 1867, hạm đội của Mạc phủ đã là hạm đội lớn nhất khu vực Đông Á, được tổ chức chung quanh tám tàu chiến hơi nước kiểu Phương Tây và kỳ hạm Kaiyō Maru (Khai Dương Hoàn). Chúng được sử dụng chống lại các lực lượng bảo hoàng trong Chiến tranh Mậu Thìn, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Enomoto. Vụ xung đột leo thang đến cực điểm trong trận hải chiến Hakodate năm 1869, trận hải chiến quy mô lớn hiện đại đầu tiên của Nhật, và kết thúc bằng sự thất bại của các lực lượng Mạc phủ Tokugawa cuối cùng và phục hồi quyền lực cho Nhật Hoàng. Chiếc tàu chiến bọc thép mang tính cách mạng Kotetsu (Giáp Thiết) do Pháp chế tạo, trước đây do Mạc phủ Tokugawa đặt hàng, được phe Bảo hoàng thu nạp và được sử dụng có tính quyết định cho đến cuối cuộc xung đột này. == Quá trình thành lập Hải quân Đế quốc Nhật Bản (1869) == Từ năm 1868, Nhật hoàng Minh Trị sau khi nắm quyền tiếp tục công cuộc cải cách công nghiệp hóa và quân sự hóa nước Nhật nhằm ngăn ngừa Hoa Kỳ và các thế lực châu Âu lấn át họ. Ngày 17 tháng 1-1868, Binh bộ tỉnh (兵部省) được thành lập, với Tomomi Iwakura, Tadayoshi Shimazu và Hoàng tử Akihito Komatsu là các Bí thư Thứ Nhất. Ngày 26 tháng 3-1868, buổi duyệt binh Hải quân đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản được tổ chức tại vịnh Osaka, với sự tham gia của 6 tàu chiến từ các lực lượng hải quân của 6 phiên Saga, Chōshū, Satsuma, Kurume, Kumamoto và Hiroshima. Chúng có tải trọng tổng cộng là 2252 tấn, cộng lại vẫn còn nhỏ hơn tải trọng của một chiếc tàu ngoại quốc duy nhất (của Hải quân Pháp) cùng tham gia duyệt binh. Vào năm sau, tháng 7-1869, Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chính thức thành lập, hai tháng sau trận chiến cuối cùng của Chiến tranh Mậu Thìn. Tháng 7-1869, các lực lượng hải quân của các lãnh địa bị giải tán, và 11 chiếc tàu của các phiên đó được sáp nhập chung vào 7 chiếc còn lại của lực lượng hải quân Mạc phủ Tokugawa để tạo nên nòng cốt của Hải quân Đế quốc Nhật Bản mới. Tháng 2-1872, Lực lượng quân sự được tách thành Lục quân tỉnh (陸軍省) và Hải quân tỉnh (海軍省). Tháng 10-1873, Kaishu Katsu trở thành Quốc vụ Đại thần Hải quân tỉnh. Chính quyền mới thảo một kế hoạch đầy tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân gồm 200 tàu chiến tổ chức thành 10 hạm đội. Không đầy một năm sau kế hoạch này bị bỏ dở vì không có tiềm lực. === Sự hỗ trợ của Anh === Trong những năm 1870 và 1880, Hải quân Đế quốc Nhật Bản vẫn còn là một lực lượng hải quân phòng thủ ven biển, cho dù chính quyền Minh Trị liên tục hiện đại hóa nó. Tàu Jho Sho Maru (sau đó đặt tên lại là Ryūjō Maru), do Thomas Glover trang bị, được hạ thủy tại Aberdeen, Scotland ngày 27 tháng 3-1869. Năm 1870, một sắc lệnh của Đế quốc quy định rằng Hải quân Hoàng gia của Vương quốc Anh sẽ là kiểu mẫu để phát triển thay vì Hà Lan. Từ tháng 9-1870, Trung úy Horse người Anh, nguyên là huấn luyện viên về pháo binh tại phiên Saga trong giai đoạn Mạc mạt, được giao trách nhiệm hướng dẫn thực tập pháo binh trên chiếc Ryūjō. Năm 1871, Hải quân tỉnh quyết định gửi 16 học viên ra nước ngoài để huấn luyện về các môn khoa học hải quân (14 người đến Anh Quốc, 2 đến Hoa Kỳ), trong số đó có Togo Heihachiro. Một phái đoàn gồm 34 thành viên Hải quân Anh, do Trung tá Archibald Lucius Douglas dẫn đầu, đã đến thăm Nhật vào năm 1873 và lưu lại ở đó hai năm. Sau đó, Trung tá L.P. Willan được thuê năm 1879 để huấn luyện học viên hải quân. === Những can thiệp ra nước ngoài đầu tiên (Đài Loan 1874, Triều Tiên 1875-76) === Trong năm 1873, kế hoạch xâm lược bán đảo Triều Tiên (Chinh hàn luận của Takamori Saigo) suýt nữa đã bị bỏ qua do một quyết định từ chính quyền trung ương ở Tokyo. Vào năm 1874, cuộc viễn chinh Đài Loan là sự can thiệp ra nước ngoài đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Quân đội Đế quốc Nhật Bản mới. Nhiều vụ can thiệp vào bán đảo Triều Tiên liên tục diễn ra từ năm 1875 đến 1876, bắt đầu bằng sự kiện Đảo Giang Hoa (Ganghwa) do chiếc pháo hạm Unyo (Vân Ưng) của Nhật khiêu khích, dẫn tới sự đổ bộ một lực lượng lớn quân Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Kết quả của nó là việc ký kết Hiệp ước Giang Hoa, đánh dấu việc mở cửa thông thương với nước ngoài chính thức của Triều Tiên, và là ví dụ đầu tiên về chủ nghĩa can thiệp và sử dụng chiến thuật Hiệp ước bất bình đẳng theo kiểu phương Tây. Tuy nhiên những cuộc nổi loạn trong nước, như Cuộc nổi loạn Saga (1874) và đặc biệt là Cuộc nổi loạn Satsuma (1877), diễn ra sau đó đã buộc chính phủ phải tập trung vào mặt trận trên đất liền. Chính sách hải quân, như mô tả của khẩu hiệu Thủ thế Quốc phòng (守勢国防), tập trung vào việc bảo vệ bờ biển gồm một lực lượng quân dự bị (thành lập với sự hỗ trợ của Sứ mệnh quân sự của Pháp tại Nhật), và Hải quân duyên hải, dẫn tới một mô hình tổ chức quân sự theo nguyên lý Lục chủ hải tòng (陸主海従, nghĩa là "lục quân là chính, hải quân là phụ"). Vào năm 1878, tàu tuần dương Seiki của Nhật đã vượt biển tới châu Âu với một hải đoàn gồm toàn người Nhật. === Tiếp tục hiện đại hóa (thập niên 1870) === Những tàu như Fusō (Phù Tang), Kongō (1877) và Hiei (1877) đều được đóng tại những xưởng đóng tàu của Anh chuyên dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Những công ty xây dựng tư nhân như Ishikawajima và Kawasaki cũng xuất hiện trong khoảng thời gian này. Vào năm 1883 hai chiến tàu chiến lớn được đặt hàng tại những xưởng đóng tàu Anh quốc. Naniwa và Takachiho là những chiếc có trọng lượng 3.650 tấn. Chúng có tốc độ lên đến 18 knot (33 km/h) và được trang bị giáp trên sàn tàu dày từ 2 đến 3 inch và hai khẩu Krupp 10,2-in (260 mm). Kiến trúc sư hàng hải Sasō Sachū đã thiết kế những chiếc này mô phỏng theo kiểu tàu tuần dương phòng hộ nhưng với những chi tiết tiên tiến hơn. Tuy nhiên, đã có một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc, nước này đã tự trang bị hai thiết giáp hạm 7.335 tấn do Đức đóng (chiếc Đinh Viễn và Trấn Viễn). Do không thể đương đầu với hạm đội của Trung Quốc với chỉ hai chiếc tuần dương hiện đại của mình, Nhật Bản đã viện đến sự giúp đỡ của Pháp để xây dựng một hạm đội lớn, hiện đại để có thể giành được ưu thế trong những cuộc xung đột sắp tới. === Ảnh hưởng của "Jeune École" Pháp (thập niên 1880) === Trong suốt thập niên 1880, nước Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất, nhờ chính sách "Jeune École" ("trường phái nhỏ") chuộng những tàu chiến nhỏ, nhanh, đặc biệt là dùng tuần dương hạm và tàu ngư lôi chống lại những tàu chiến lớn hơn. Có lẽ việc lựa chọn nước Pháp cũng chịu ảnh hưởng từ Bộ trưởng Hải quân Nhật, thời đó là Takeaki Enomoto (Bộ trưởng Hải quân 1880-1885), một đồng minh cũ của người Pháp trong Chiến tranh Mậu Thìn. Triều đình Minh Trị đã đưa ra dự luật Mở rộng Hải quân lần thứ nhất vào năm 1882, yêu cầu xây dựng 48 chiến thuyền, trong đó 22 chiếc là tàu ngư lôi. Những chiến thắng của Hải quân Pháp trước Trung Hoa trong Chiến tranh Trung-Pháp vào năm 1883-1885 cho thấy tiềm năng của tàu ngư lôi, một phương cách rất hấp dẫn đối với nguồn tài nguyên hạn chế của nước Nhật. Vào năm 1885, khẩu hiệu mới của Hải quân là Kaikoku Nippon (海国日本, Hải quốc Nhật Bản, "Quốc gia Hàng hải Nhật Bản"). Vào năm 1885, kỹ sư hàng đầu về Hải quân của Pháp Émile Bertin được mời về trong bốn năm để củng cố Hải quân Nhật và chỉ đạo việc xây dựng xưởng vũ khí Kure và Sasebo. Ông đã phát triển loại tuần dương hạm Sanseikan; ba chiếc với trang bị vũ khí duy nhất một pháo cực mạnh Canet 12,6 in (320 mm). Cùng lúc đó, Beritin cũng giám sát việc xây dựng hơn 20 chiếc khác. Nhờ có họ mà Nhật Bản lần đầu tiên đã xây dựng được lực lượng hải quân hiện đại thực sự đầu tiên. Điều này cho phép Nhật Bản chiếm được ưu thế trong việc tạo nên những chiếc tàu lớn, một số được nhập khẩu, còn một số được đóng trong nước tại xưởng vũ khí Yokosuka: 3 tuần dương hạm: Matsushima và Itsukushima 4.700 tấn, đóng ở Pháp, và Hashidate, đóng ở Yokosuka. 3 chiếc tàu chiến ven biển 4.278 tấn. 2 tuần dương hạm nhỏ: Chiyoda, một tuần dương hạm nhỏ 2.439 tấn đóng ở Anh, và Yaeyama, 1.800 tấn, đóng ở Yokosuka. 1 tàu khu trục nhỏ, Takao 1.600 tấn, đóng ở Yokosuka. 1 tàu khu trục: Chishima 726 tấn, đóng ở Pháp. 16 tàu ngư lôi, mỗi chiếc 54 tấn, do hãng Companie du Creusot chế tạo ở Pháp năm 1888, lắp ráp tại Nhật Bản. Thời kỳ này cũng cho phép Nhật Bản "nắm lấy những công nghệ mới mang tính cách mạng để trang bị cho ngư lôi, tàu ngư lôi và thủy lôi, những thứ mà người Pháp có lẽ là những người giỏi nhất thế giới thời kỳ này". Nhật Bản đã chế được ngư lôi đầu tiên vào năm 1884, và thành lập "Trung tâm Huấn luyện Ngư lôi" ở Yakosuka vào năm 1886. Những chiếc tàu này, được đặt hàng trong năm tài chính 1885 và 1886, là những hợp đồng lớn cuối cùng với Pháp. Vụ đắm tàu Unebi không giải thích được trên đường từ Pháp đến Nhật vào tháng 12 năm 1886, đã tạo ra sự rạn nứt về ngoại giao và nghi ngờ về khả năng thiết kế của người Pháp. === Dựa trên công nghiệp đóng tàu Anh Quốc === Nhật Bản tiếp tục nhờ đến sự hỗ trợ của Anh Quốc, với yêu cầu về một loại tàu ngư lôi mang tính cách mạng, chiếc Kotaka năm 1887, con tàu được coi là mẫu tàu khu trục thiết kế hiệu quả đầu tiên; cùng với việc đặt mua tàu Yoshino, được đóng tại công ty Armstrong Whitworth tại Elswick, Newcastle upon Tyne, là chiếc tàu tuần dương nhanh nhất thế giới thời điểm đó khi được hạ thủy năm 1892. Năm 1889, Nhật Bản đặt mua loại tàu Chiyoda được đóng trên sông Clyde, đây là một loại tuần dương hạm bọc thép. Sau năm 1882 (cho tới 1918, với chuyến thăm của phái đoàn quân sự Pháp tới Nhật Bản), Hải Quân Đế quốc Nhật Bản ngừng phụ thuộc vào các chuyên gia huấn luyện nước ngoài. Họ tự sản xuất thuốc súng nâu cho riêng mình năm 1886, đến năm 1892, một trong những sĩ quan của họ đã chế tạo ra loại thuốc súng có sức công phá lớn, thuốc súng Shimose.. == Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895) == Nhật Bản tiếp tục hiện đại hóa hải quân của mình, đặc biệt khi Trung Quốc cũng đang xây dựng một hạm đội mạnh hiện đại với sự trợ giúp của nước ngoài, đặc biệt là của Đức, và sức ép đã gia tăng giữa hai quốc gia này trong việc giành quyền kiểm soát Triều Tiên. Chiến tranh Thanh-Nhật được chính thức tuyên chiến vào ngày 1 tháng 8 năm 1894, dù trước đó đã có một số trận lẻ tẻ trên biển. Hải quân Nhật Bản đã phá hủy Hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh nằm ở ngoài cửa sông Nha Lục trong Cuộc chiến sông Nha Lục vào ngày 17 tháng 9 năm 1894, trong đó hạm đội Trung Quốc bị mất 8 trong 12 tàu chiến. Dù Nhật Bản giành được chiến thắng, hai tàu chiến lớn được chế tạo tại Đức của Hải quân Trung Quốc vẫn nguyên vẹn trước họng súng quân Nhật, nêu bật sự cần thiết phải có tàu chiến lớn thượng hạng trong Hải quân Nhật Bản (chiếc Đinh Viễn cuối cùng đã bị ngư lôi đánh chìm và Trấn Viễn đã bị bắt giữ với ít hư hỏng). Bước tiếp theo của quá trình mở rộng Hải quân Đế quốc Nhật Bản do đó bao gồm cả việc kết hợp các tàu chiến lớn có trang bị vũ khí hạng nặng với các thiết bị tấn công đã được cải tiến và nhỏ gọn hơn, cho phép thực hiện các chiến thuật mạnh mẽ hơn. Do kết quả của cuộc xung đột, theo Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan) (ngày 17 tháng 4 năm 1895), Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã được chuyển giao cho Nhật Bản. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã giành được quyền kiểm soát các đảo này và đàn áp các phong trào chống đối trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 10 năm 1895, và các đảo này tiếp tục là thuộc địa của Nhật Bản cho đến năm 1945. Nhật Bản cũng giành được Bán đảo Liêu Đông, dù Nhật bị Nga buộc phải trả lại bán đảo này cho Trung Quốc, và Nga đã chiếm lấy nó ngay sau đó. == Dập tắt cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn (1900) == Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã can thiệp sâu hơn vào Trung Quốc trong năm 1900 thông qua việc tham gia cùng với các cường quốc phương Tây trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn. Hải quân Nhật đã cung cấp một số lượng các tàu chiến lớn nhất (18 trong tổng số 50 tàu chiến), và đã gửi đội quân lớn nhất trong số các đơn vị Hải quân Nhật Bản tham gia vào lực lượng các quốc gia can thiệp vào vụ đàn áp này (20.840 lính trong số tổng số 54.000). Cuộc xung đột đã cho phép Nhật Bản tham chiến cùng với các quốc gia phương Tây, và học hỏi trực tiếp các phương pháp tác chiến của họ. == Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) == Sau cuộc chiến tranh Thanh-Nhật, bị nhục nhã do buộc phải trả lại Bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc dưới sức ép của Nga ("Tam quốc can thiệp"), Nhật Bản bắt tay vào xây dựng sức mạnh quân đội để chuẩn bị cho các cuộc đối đầu sau này. Nhật đã ban hành một chương trình xây dựng hải quân trong mười năm, dưới khẩu hiệu "Nằm gai nếm mật" (臥薪嘗胆, ngọa tân thường đảm). Theo kế hoạch này, Nhật cho gia nhập đội tàu thường trực 109 tàu chiến, tổng số 200.000 tấn và tăng số lượng nhân sự hải quân từ 15.100 lên 40.800 lính. Đội tàu chiến mới bao gồm: 6 chiến hạm (đều do Anh chế tạo) 8 tàu tuần dương bọc thiết giáp (4 chế tạo tại Anh, 2 chế tạo tại Italia, 1 chế tạo tại Đức - Yakumo, và một tại Pháp - Azuma) 9 tuần dương hạm (5 chế tạo tại Nhật Bản, 2 tại Anh và 2 tại Mỹ) 24 khu trục hạm (16 chế tạo tại Anh và 8 tại Nhật) 63 thủy lôi hạm (26 chế tạo tại Đức, 10 tại Anh, 17 tại Pháp, và 10 tại Nhật) Một trong những chiếc tàu chiến này, Mikasa, chiếc tiên tiến nhất vào thời của nó, được đặt hàng tại nhà máy đóng tàu Vickers ở Anh quốc cuối năm 1898, và giao cho Nhật Bản năm 1902. Ngành đóng tàu thương mại ở Nhật Bản đã lộ diện thông qua việc đóng chiếc tàu hơi nước chân vịt kép Aki-Maru cho Nippon Yusen Kaisha thực hiện bởi Mitsubishi Dockyard & Engine Works, Nagasaki. Tàu tuần tiễu Hải quân Đế quốc Nhật Bản Chitose đã được đóng tại Union Iron Works ở San Francisco, California. Sự chuẩn bị lực lượng này lên đến đỉnh điểm với cuộc Chiến tranh Nga-Nhật (1904–1905). Tại cuộc Hải chiến Tsushima, Đô đốc Togo ở trên tàu Mikasa đã chỉ huy hạm đội liên hợp của Nhật Bản tham gia trận chiến có tính quyết định này. Đội tàu chiến Nga hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn: trong số 38 tàu chiến Nga, 21 chiếc bị đánh chìm, 7 bị bắt giữ, 6 bị giải giáp, 4.545 quân Nga tử vong và 6.106 quân bị bắt làm tù binh. Thế nhưng, Nhật chỉ mất có 116 quân và bị phá hủy 3 tàu phóng ngư lôi. Các thắng lợi này của Nhật đã triệt tiêu hoàn toàn sức mạnh của Nga ở Đông Á và đã gây ra nhiều cuộc nổi loạn của quân sĩ trong Hải quân Nga tại Sevastopol, Vladivostok và Kronstadt mà đỉnh điểm là tháng 6 với cuộc nổi loạn tàu chiến Potemkin, góp phần dẫn đến cuộc Cách mạng Nga năm 1905. Trong cuộc chiến Nga-Nhật, Nhật Bản cũng thực hiện những nỗ lực mạnh bạo để phát triển và xây dựng một đội tàu ngầm. Tàu ngầm chỉ trở thành các tàu chiến trước thời điểm đó không lâu và đã được xem là vũ khí đặc biệt có tiềm năng to lớn. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã mua được những chiếc tàu ngầm đầu tiên vào năm 1905 từ Electric Boat Company của Hoa Kỳ, chỉ sau 4 năm sau khi Hải quân Hoa Kỳ trang bị chiếc tàu ngầm đầu tiên cho cho mình, chiếc USS Holland. Những chiếc tàu ngầm này được sản xuất theo thiết kế của Holland. Chúng được chở dưới dạng linh kiện rời đến Nhật Bản và được lắp ráp ở Nhà máy đóng tàu Hải quân Yokosuka, trở thành thân tàu Số 1 đến 5, và bắt đầu vận hành vào cuối năm 1905. == Tiến đến một lực lượng hải quân quốc gia tự chủ == Nhật Bản đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp hải quân quốc gia mạnh. Theo một chiến lược "Sao chép, Cải tiến, Đổi mới", các tàu thủy nước ngoài có thiết kế khác nhau được đem ra phân tích kỹ, cải tiến dựa trên các bản thiết kế kỹ thuật, sau đó mua thành từng cặp để tiến hành các thử nghiệm so sánh và cải tiến. Qua nhiều năm, các loại tàu được nhập khẩu nguyên chiếc được thay dần bằng các tàu lắp ráp trong nước, và sau đó là hoàn toàn sản xuất trong nước, bắt đầu bằng những tàu nhỏ, như các tàu phóng ngư lôi và tàu tuần tiễu trong thập niên 1880, và cuối cùng là tự sản xuất thiết giáp hạm vào đầu thập niên 1900. Một đợt mua tàu với số lượng lớn từ nước ngoài diễn ra vào năm 1913, trong đó có tàu chiến-tuần dương Kongō được mua từ Nhà máy đóng tàu Vickers. Đến năm 1918, trình độ công nghệ đóng tàu của Nhật không có mặt nào là thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn của thế giới. Đến năm 1920, Hải quân Đế quốc Nhật Bản là đội hải quân lớn thứ ba thế giới, và là một đội quân dẫn đầu trên nhiều lĩnh vực của sự phát triển hải quân: Hải quân Nhật Bản là hải quân đầu tiên trên thế giới sử dụng điện báo vô tuyến trong chiến đấu (sau khi điện báo vô tuyến được Marconi phát minh năm 1897), trong trận hải chiến Tsushima năm 1905. Năm 1906, Nhật đã hạ thủy tàu chiến Satsuma, vào thời điểm đó là tàu chiến lớn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng nước rẽ, và là chiếc tàu "toàn súng lớn" (all-big-gun) đầu tiên trên thế giới được thiết kế, đặt hàng và hạ thủy, khoảng 1 năm trước chiếc HMS Dreadnought của Anh. Giữa năm 1905 và 1910, Nhật Bản đã bắt đầu chế tạo các tàu chiến trong nước. Chiếc tàu chiến năm 1906 Satsuma đã được chế tạo ở Nhật Bản với khoảng 80% linh kiện phụ tùng từ Anh, nhưng chiếc tàu chiến tiếp theo, Kawachi năm 1910 được đóng với chỉ 20% linh kiện phụ tùng nhập khẩu. == Chiến tranh Thế giới lần thứ I == Nhật Bản đã bước vào cuộc Thế chiến I bên phe Đồng minh, chống lại Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung, như một sự nối dài tự nhiên của Liên minh Anh-Nhật năm 1902. Tại Trận chiến Thanh Đảo, Hải quân Nhật Bản đã chiếm được căn cứ hải quân Thanh Đảo của Đức. Trong cuộc chiến này, bắt đầu ngày 5 tháng 9 năm 1914, Wakamiya đã thực hiện các cuộc tấn công không tạc phóng ra từ biển đầu tiên từ Vịnh Giao Châu. Bốn chiếc thủy phi cơ Maurice Farman đã ném bom các mục tiêu trên đất của Đức (các trung tâm liên lạc và chỉ huy) và làm hư hỏng 1 tàu thả thủy lôi tại bán đảo Thanh Đảo từ tháng 9 đến khi người Đức đầu hàng vào ngày 6 tháng 11 năm 1914. Đồng thời, một nhóm chiến đấu cũng được phái đến trung tâm Thái Bình Dương trong tháng 8 và tháng 9 để truy kích Đội tàu Đông Á Đức, lúc đó đang di chuyển về phía Nam Đại Tây Dương, nơi nó đụng độ với các lực lượng hải quân Anh và đã bị phá hủy trong Trận chiến đảo Falkland. Nhật đã thu được các thuộc địa trước đó của Đức ở Micronesia (quần đảo Mariana ngoại trừ Guam, quần đảo Caroline và quần đảo Marshall), những đảo này trở thành thuộc địa của Nhật Bản cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, thuộc Ủy trị Nam Thái Bình Dương của Hội Quốc Liên. Bị sức ép mạnh tại châu Âu, nơi lực lượng chỉ có ưu thế hơi nhỉnh hơn Đức, Anh Quốc đã yêu cầu mượn 4 chiếc thiết giáp hạm mới nhất hạng Kongō của Nhật (Kongō, Hiei, Haruna, và Kirishima), những tàu chiến đầu tiên trên thế giới trang bị pháo 356 mm (14-inch), và là những tàu chiến chủ lực chắc chắn nhất thế giới thời đó, nhưng bị từ chối. Do những yêu cầu phải can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột, cùng với việc xuất hiện chiến tranh tàu ngầm không hạn chế của Đức, Hải quân Đế quốc Nhật vào tháng 3-1917 đã gửi một lực lượng đặc biệt gồm các tàu khu trục đến Địa Trung Hải. Lực lượng này, bao gồm 1 tàu tuần dương bọc thép, Akashi, làm soái hạm đội tàu nhỏ, và 8 trong số các tàu khu trục mới nhất của Hải quân Nhật (Ume, Kusunoki, Kaede, Katsura, Kashiwa, Matsu, Matsu, Sugi, và Sakaki), dưới sự chỉ huy của Đô đốc Kōzō Satō, đóng quân ở Malta và đã bảo vệ một cách có hiệu quả sự đi lại của tàu Đồng Minh giữa Marseille, Taranto, và các cảng ở Ai Cập cho đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tháng 6, Akashi đã được thay thế bằng Izumo, và bổ sung 4 chiếc tàu khu trục (Kashi, Hinoki, Momo, và Yanagi). Sau đó đội này được bổ sung tuần dương hạm Nisshin. Đến cuối cuộc chiến, Nhật đã hộ tống 788 cuộc vận chuyển của Đồng Minh. Một tàu khu trục, chiếc Sakaki, đã bị 1 tàu ngầm của Áo phóng ngư lôi đánh chìm với tổn thất nhân mạng là 59 sĩ quan và lính. Năm 1918, các tàu như Azuma đã được giao nhiệm vụ đi theo hộ vệ đội hộ tống ở Ấn Độ Dương giữa Singapore và Kênh đào Suez, là phần đóng góp của Nhật Bản cho cuộc chiến tranh dưới Liên minh Anh-Nhật. Sau trận chiến, Hải quân Nhật thu được chiến lợi phẩm là 7 tàu ngầm của Đức, mang về Nhật Bản và phân tích, nghiên cứu. Điều này đã đóng phần quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp tàu ngầm của Nhật Bản về sau.. == Giữa hai cuộc đại chiến == Trong những năm trước Thế chiến II Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu cơ cấu lại lực lượng một cách rõ rệt để đối đầu với Hoa Kỳ. Một quãng dài với sự bành trướng chủ nghĩa quân phiệt và sự khởi đầu của Chiến tranh Thanh-Nhật lần thứ 2 năm 1937 đã tách Hoa Kỳ ra, và Hoa Kỳ đã được xem như là một đối thủ của Nhật Bản. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong thời kỳ trước và trong Thế chiến II, có lẽ nhiều hơn so với bất cứ hải quân quốc gia nào khác trên thế giới. Nhật, giống như Anh, hầu như bị phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên nước ngoài để cung cấp cho nền kinh tế. Để đạt được các chính sách bành trướng của mình, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã phải xác lập và bảo vệ các nguồn nguyên liệu thô ở nơi xa xôi (đặc biệt là các nguyên liệu thô và dầu mỏ ở Đông Nam Á), đang thuộc quyền kiểm soát của nước ngoài (Anh, Pháp và Hà Lan). Để đạt được mục tiêu này, Nhật phải đóng các tàu chiến lớn có thể hoạt động tầm xa. Điều này xung đột với học thuyết "hạm đội quyết chiến" (艦隊決戦, Kantai Kessen không đòi hỏi tầm xa), theo cách đó Hải quân Nhật sẽ cho phép tàu Mỹ băng qua Thái Bình Dương, sử dụng tàu ngầm để làm suy yếu nó, sau đó giao chiến với Hải quân Mỹ trong một "khu vực quyết chiến", gần Nhật Bản, sau khi đã chịu tiêu hao trên đường đi. Đó là do ảnh hưởng của học thuyết do Alfred T. Mahan đề ra, mà tất cả các lực lượng hải quân chủ yếu trên thế giới trước Thế Chiến II đều công nhận, trong đó nó cho là chiến tranh được quyết định trong các trận đối đầu giữa các hạm đội mặt nước (như đã từng xảy ra trong cả 300 năm nay). Nó là căn cứ để Nhật Bản đòi hỏi một tỉ lệ 70% (10:10:7) so với hai đại cường Anh Mỹ tại Hội nghị Hải quân Washington, mà điều đó sẽ cho Nhật Bản một ưu thế trong "khu vực quyết chiến", trong khi Mỹ nhấn mạnh một tỉ lệ 60%, có nghĩa là cân bằng. Hải quân Đế quốc Nhật Bản, không giống hải quân nước khác, vẫn tiếp tục gắn bó với học thuyết này, ngay cả sau khi nó bộc lộ sự lỗi thời. Nó cũng mâu thuẫn với kinh nghiệm trong quá khứ. Sự yếu kém về số lượng và nền công nghiệp khiến họ phải đi tìm một ưu thế về mặt kỹ thuật (có ít tàu hơn, nhưng nhanh và mạnh hơn), ưu thế chất lượng (huấn luyện tốt hơn), và chiến thuật xâm lấn (tấn công nhanh chóng và liều lĩnh áp đảo đối phương, một công thức rất thành công trong các cuộc xung đột trước đây). Nó đã sai lầm khi không nhận thấy rằng các đối thủ tương lai tại Mặt trận Thái Bình Dương không bị những áp lực chính trị và địa lý như những đối thủ trước đây; và nó cũng không được phép mất những tàu chiến và nhân lực của nó. Những năm giữa hai cuộc đại chiến, Nhật Bản dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực phát triển hải quân: Năm 1921, hạ thủy Hōshō, chiếc đầu tiên trên thế giới được thiết kế từ đầu theo mục đích tàu sân bay và sau đó phát triển một đội tàu sân bay độc nhất vô nhị trên thế giới. Theo sát với học thuyết tàu lớn của nó, Hải quân Đế quốc là lực lượng hải quân đầu tiên trên thế giới trang bị pháo 356 mm (14 in) (trên chiếc Kongō), pháo 406 mm (16 in) (trên chiếc Nagato), và là lực lượng hải quân duy nhất trên thế giới trang bị pháo 460 mm (18,1 in) cho hạng tàu Thiết giáp hạm Nhật Bản Yamato. Năm 1928, nó cho hạ thủy một hạng tàu khu trục cải tiến, hạng Fubuki, được trang bị tháp pháo hoàn toàn kín có gắn cặp pháo 5-inch có khả năng chống máy bay. Thiết kế hạng tàu khu trục mới này nhanh chóng được các lực lượng hải quân khác bắt chước. Hạng Fubuki cũng được trang bị ống phóng ngư lôi kín đầu tiên chống được mảnh đạn. Nhật Bản cũng phát triển kiểu ngư lôi Kiểu 93 610 mm (24 in) có nạp oxy, được xem là kiểu ngư lôi tốt nhất thế giới cho đến tận cuối Thế Chiến II. Đến năm 1921, chi tiêu dành cho hải quân của Nhật Bản đã đạt đến gần 32% ngân sách quốc gia. Đến năm 1941, Hải quân Đế quốc sở hữu 10 thiết giáp hạm, 10 tàu sân bay, 38 tàu tuần dương (hạng nặng và hạng nhẹ), 112 tàu khu trục, 65 tàu ngầm, và một số lượng lớn tàu phụ trợ. Trong giai đoạn này Nhật Bản tiếp tục chính sách thu hút các chuyên viên nước ngoài trong các lĩnh vực mà Hải quân Đế quốc không có kinh nghiệm, như không lực trong hải quân. Năm 1918 Nhật Bản mời một Phái bộ Quân sự Pháp gồm 50 thành viên, kèm theo nhiều kiểu máy bay mới nhất, nhằm tạo dựng nền tảng cho lực lượng không quân trong Hải quân Nhật Bản. Chúng bao gồm các kiểu Salmson 2A2, Nieuport, Spad XIII, hai chiếc Breguet XIV, cũng như các khí cầu Caquot. Năm 1921, Nhật Bản mời Phái bộ Sempill và lưu họ lại trong một năm rưỡi. Nhóm chuyên viên Anh này huấn luyện và cố vấn cho Hải quân Đế quốc nhiều kiểu máy bay mới như chiếc Gloster Sparrowhawk, và nhiều kỹ thuật mới như ném ngư lôi và kiểm soát bay. Trong những năm trước chiến tranh, hai trường phái đã tranh luận về quan điểm nên xây dựng lực lượng chung quanh những chiếc thiết giáp hạm mạnh mẽ, chắc chắn có khả năng đánh bại tàu Mỹ trong vùng biển Nhật hay dựa trên những tàu sân bay. Không phái nào chiếm ưu thế nên cả hai dòng tàu đều được phát triển, và hậu quả là không giải pháp nào chứng tỏ sức mạnh vượt trội hơn đối thủ Hoa Kỳ. Một điểm yếu cố hữu trong sự phát triển tàu chiến Nhật là xu hướng kết hợp thật nhiều hỏa lực và công suất máy tàu so với kích thước của nó (hậu quả của những giới hạn trong Hiệp ước Washington), đưa đến yếu kém trong độ ổn định, bảo vệ và độ bền kết cấu tàu. Đây thực sự là thất bại của các nhà kiến trúc hải quân Nhật, phản ảnh sự yếu kém nhất định trong công nghiệp và kỹ thuật. == Chiến tranh Thế giới lần thứ II == Xem thêm: Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II được quản lý bởi Bộ Hải quân Nhật Bản và được kiểm soát bởi Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản tại Tổng hành dinh Đế quốc. Để có thể chống lại lực lượng đông hơn hẳn về số lượng của Hải quân Mỹ, Hải quân Nhật dành ra một nguồn lực đáng kể để tạo ra một lực lượng có ưu thế về chất lượng so với tất cả các lực lượng hải quân thời đó. Vì vậy, lúc khởi đầu Thế Chiến II, Nhật Bản có lẽ đã có một lực lượng hải quân hiện đại nhất thế giới. Tin tưởng vào khả năng thắng lợi nhanh chóng dựa trên chiến thuật tấn công (xuất phát từ Học thuyết Mahan và tin tưởng vào "hạm đội quyết chiến"), Nhật đã đầu tư không đáng kể vào việc tổ chức phòng thủ: họ cần bảo vệ những đường giao thông hàng hải kéo dài chống lại hoạt động của tàu ngầm đối phương, điều mà họ chưa bao giờ làm được, đặc biệt là không chú trọng đủ đến vai trò quan trọng của chiến tranh chống tàu ngầm (bao gồm cả tàu hộ tống và tàu sân bay hộ tống), trong việc huấn luyện đặc biệt và tổ chức để hỗ trợ nó. Hải quân Nhật đạt được những thắng lợi ngoạn mục trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, nhưng lực lượng Mỹ cuối cùng cũng giành lại được ưu thế nhờ cải tiến kỹ thuật cho các lực lượng không quân và hải quân, và do sản lượng công nghiệp chiến tranh vượt trội. Việc Nhật chỉ miễn cưỡng sử dụng hạm đội tàu ngầm trong việc đánh phá giao thông, và thất bại trong việc bảo vệ đường giao thông của chính họ cũng góp phần vào sự thất bại. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, Hải quân Nhật sử dụng đến một loạt các biện pháp liều lĩnh, bao gồm các kiểu tấn công tự sát của các "đơn vị tấn công đặc biệt" (thường được gọi là kamikaze, 神風, thần phong). === Thiết giáp hạm === Nhật Bản tiếp tục đóng góp vào việc phô trương thanh thế của thiết giáp hạm và nỗ lực chế tạo những chiếc thiết giáp hạm to nhất và mạnh nhất thời đó. Yamato, chiếc thiết giáp hạm to nhất và là vũ khí mạnh nhất trong lịch sử, được hạ thủy năm 1941. Giai đoạn sau của Thế Chiến II chứng kiến sự đối đầu cuối cùng giữa các tàu chiến lớn. Trong trận hải chiến Guadalcanal ngày 15 tháng 11-1942, các thiết giáp hạm Mỹ South Dakota và Washington chiến đấu và đánh chìm chiếc Kirishima. Trong Trận chiến vịnh Leyte ngày 25 tháng 10 năm 1944, sáu chiếc thiết giáp hạm Mỹ dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Jesse Oldendorf thuộc Đệ Thất Hạm Đội đã bắn chìm những thiết giáp hạm của Đô Đốc Shoji Nishimura: chiếc Yamashiro và chiếc Fusō trong trận đánh eo biển Surigao; cho dù trong thực tế, cả hai chiếc thiết giáp hạm Nhật đã bị phá hỏng do những cuộc tấn công bằng ngư lôi của các tàu tuần dương, trước khi chịu đựng hỏa lực của những chiếc tàu cũ kỹ của Oldendorf. Dù sao, trận đánh ngoài khơi Samar ngày 25 tháng 10-1944 trong Trận chiến vịnh Leyte chứng minh các thiết giáp hạm vẫn còn có thể hữu ích, cho dù vũ khí không hiệu quả. Chỉ nhờ sự kém quyết đoán của Đô đốc Takeo Kurita và sự kháng cự của các tàu khu trục và tàu khu trục hộ tống Mỹ đã cứu các tàu sân bay hộ tống Mỹ thuộc lực lượng "Taffy 3" khỏi bị nhấn chìm xuống đáy biển bởi hỏa lực pháo của Yamato, Kongō, Haruna, Nagato và những tàu tuần dương hộ tống. Thật là điều kỳ diệu cho phía Mỹ khi chỉ có chiếc tàu sân bay hộ tống USS Gambier Bay, cùng hai tàu khu trục và một tàu khu trục hộ tống bị mất trong trận này. Sau này, sự phát triển của không lực báo hiệu sự kết thúc của các thiết giáp hạm. Tại Thái Bình Dương, chúng chỉ được dùng chủ yếu trong nhiệm vụ bắn phá các mục tiêu ven bờ và hỏa lực phòng không bảo vệ các tàu sân bay. Yamato và Musashi bị đánh chìm bởi các cuộc tấn công bằng không lực trước khi đến được tầm bắn pháo vào hạm đội Mỹ. Vì kỹ thuật đã thay đổi, kế hoạch cho những chiếc thiết giáp hạm, thậm chí to hơn, như hạng tàu Siêu Yamato, đã bị hủy bỏ. === Tàu sân bay === Nhật Bản chú trọng đặc biệt đến các tàu sân bay. Hải quân Đế quốc Nhật Bản khởi đầu chiến cuộc Thái Bình Dương với 10 tàu sân bay, lực lượng tàu sân bay lớn nhất và hiện đại nhất thế giới lúc đó. Có bảy tàu sân bay Mỹ lúc bắt đầu chiến sự, nhưng chỉ có ba chiếc tại Thái Bình Dương; và người Anh có ba chiếc trong đó chỉ có một chiếc hoạt động tại Ấn Độ Dương. Hai chiếc tàu sân bay hạng Shōkaku của Hải quân Nhật là những chiếc hiện đại nhất thời đó, cho đến khi có sự xuất hiện của hạng tàu Essex Mỹ. Tuy vậy, một số lượng lớn các tàu sân bay Nhật là cỡ nhỏ, bị khống chế tải trọng theo quy định của các hiệp ước hải quân Luân Đôn và Washington. Theo sau Trận chiến Midway, trong đó bốn tàu sân bay Nhật bị đánh chìm, Hải quân Nhật đột nhiên nhận ra họ bị thiếu các tàu sân bay lớn cỡ hạm đội (cũng như các đội bay được huấn luyện), đưa đến các kế hoạch đầy tham vọng cải biến các tàu buôn và tàu quân sự trở thành tàu sân bay hộ tống, như chiếc Hiyō. Một kế hoạch khác cải biến chiếc Shinano, dựa trên một chiếc thiết giáp hạm lớp Yamato chưa hoàn thành, trở thành chiếc tàu sân bay có tải trọng lớn nhất của Thế Chiến II. Hải quân Nhật cũng có những dự định chế tạo một số chiếc tàu sân bay lớn cỡ hạm đội, nhưng hầu hết các kế hoạch này chưa hoàn tất khi cuộc chiến kết thúc. Một ngoại lệ là chiếc Taihō, tàu sân bay Nhật Bản đầu tiên và duy nhất có sàn đáp bọc thép và có mũi tàu kín chống bão. === Không lực Hải quân === Nhật Bản bắt đầu chiến tranh với một lực lượng không lực hải quân khá mạnh mẽ, với những kiểu máy bay thuộc vào hàng tốt nhất thời đó: chiếc Zero được xem là chiếc máy bay tiêm kích tốt nhất hoạt động trên tàu sân bay thời đầu chiến tranh, máy bay ném bom Mitsubishi G3M có tầm bay xa và tốc độ rất tốt, và chiếc Kawanishi H8K là chiếc thủy phi cơ tốt nhất thế giới. Các đội bay Nhật vào đầu chiến tranh có tiềm lực hàng đầu so với các lực lượng trên thế giới lúc đó nhờ việc huấn luyện nghiêm ngặt và đầy kinh nghiệm chiến trường thông qua cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Hải quân cũng có một lực lượng ném bom chiến thuật khá mạnh dựa trên kiểu máy bay G3M và G4M, gây chấn động thế giới khi là những máy bay đầu tiên đánh chìm những tàu chiến chủ lực đang hoạt động, chiếc thiết giáp hạm Prince of Wales và chiếc tàu chiến-tuần dương Repulse của Hải quân Hoàng gia Anh. Khi chiến tranh tiếp diễn, phe Đồng Minh phát hiện những điểm yếu của Không lực Hải quân Nhật. Cho dù đa số máy bay Nhật có tầm bay xa, chúng lại rất yếu về vũ khí phòng thủ và vỏ giáp. Kết quả là những chiếc máy bay Mỹ với số lượng nhiều, vũ khí mạnh, vỏ giáp dày, cùng với chiến thuật thích hợp được phát triển để vô hiệu hóa các ưu thế và lợi dụng các điểm yếu của Nhật. Các biện pháp này được đưa ra áp dụng sớm ngay từ tháng 12-1941, sau những bài học rút ra được từ kinh nghiệm của Flying Tigers (Đội Phi Hổ) của tướng Clair Chennault tại Trung Hoa. Về phía Nhật, nhiều kiểu thiết kế mới cạnh tranh hơn cũng được phát triển trong quá trình chiến tranh, nhưng những sự chậm trễ trong việc chế tạo động cơ, nền công nghiệp yếu kém, thiếu nguyên vật liệu, và sự hỗn loạn do các cuộc ném bom của Đồng Minh đã ảnh hưởng đến việc chế tạo hàng loạt. Hơn nữa, Hải quân Nhật không có một chương trình đào tạo hiệu quả và nhanh chóng các phi công mới, vì thường phải mất hai năm mới đào tạo xong một phi công hoạt động trên tàu sân bay. Do đó, sau những thành công ban đầu trên chiến trường Thái Bình Dương, họ đã không có khả năng thay thế hiệu quả những đội bay dày dạn kinh nghiệm bị tổn thất. Các đội bay kém kinh nghiệm của Hải quân Nhật được thể hiện rõ nhất trong Trận chiến biển Philippine, khi máy bay bị bắn rơi hàng loạt bởi phi công Hải quân Mỹ, theo cách mà người Mỹ gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại." Sau Trận chiến vịnh Leyte, Hải quân Nhật càng thiên về xu hướng bố trí máy bay tấn công theo kiểu cảm tử kamikaze. Cho đến cuối chiến tranh, nhiều kiểu máy bay mới tốt hơn xuất hiện, như chiếc Shiden năm 1943, nhưng hầu như đã quá trễ và không đủ số lượng (chỉ có 415 chiếc Shiden) để ảnh hưởng đến tình thế. Cũng xuất hiện một số thiết kế máy bay hoàn toàn mới về căn bản, như kiểu máy bay có cánh mũi Shinden, và đặc biệt là máy bay phản lực Kikka và máy bay rocket J8M. Những kiểu này một phần dựa trên công nghệ được chuyển giao từ Đức Quốc xã, thường chỉ dưới dạng những bản vẽ đơn giản, nên các nhà thiết kế Nhật đã phải đóng vai trò quan trọng trên các chi tiết kỹ thuật cụ thể. Những phát triển này cũng quá trễ để phục vụ cho chiến tranh. Kikka chỉ bay được một lần trước khi chiến tranh kết thúc. === Tàu ngầm === Nhật Bản là nước có nhiều chủng loại tàu ngầm nhất trong Thế Chiến II, bao gồm ngư lôi có người lái (Kaiten), tàu ngầm bỏ túi (Ko-hyoteki, Kairyu), tàu ngầm tầm trung, tàu ngầm chế tạo dùng cho tiếp vận (một số được Lục quân sử dụng), tàu ngầm hạm đội tầm xa (nhiều chiếc mang theo một máy bay), tàu ngầm có tốc độ lặn nhanh nhất của Thế Chiến II (Senkou I-200), và tàu ngầm có thể mang nhiều máy bay ném bom (tàu ngầm lớn nhất của Thế Chiến II, chiếc Sentoku I-400). Những tàu ngầm này cũng được trang bị ngư lôi tiên tiến nhất cuộc chiến này là ngư lôi Kiểu 95, một phiên bản 533 mm (21") cải tiến từ Kiểu 91 61 cm (24") nổi tiếng. Một máy bay cất cánh từ một chiếc tàu ngầm hạm đội tầm xa, chiếc I-25, đã tiến hành vụ tấn công ném bom duy nhất ở lục địa Hoa Kỳ khi Chuẩn úy Nobuo Fujita dự định gây ra một vụ cháy rừng trên diện rộng tại Tây Bắc Thái Bình Dương cạnh thị trấn Brookings, Oregon ngày 9 tháng 9-1942. Những tàu ngầm khác thi hành các nhiệm vụ liên đại dương đến lãnh thổ châu Âu do Đức chiếm đóng, như những chiếc I-30, I-8, I-34, I-29 và I-52, trong một trường hợp đã cho bay một chiếc thủy phi cơ Nhật bên trên nước Pháp trong một hành động mang tính tuyên truyền. Tháng 5-1942, những tàu ngầm bỏ túi Kiểu A được sử dụng trong vụ Tấn công cảng Sydney, và trong Trận chiến Madagascar. Cho dù có năng lực kỹ thuật, các tàu ngầm Nhật nói chung không được thành công. Chúng thường được sử dụng trong vai trò tấn công các tàu chiến mặt nước (theo học thuyết Mahan), vốn chạy nhanh, cơ động và được vũ trang tự vệ tốt hơn những chiếc tàu buôn. Năm 1942, các tàu ngầm Nhật đánh chìm được hai chiếc tàu sân bay hạm đội, một tàu tuần dương, vài tàu khu trục và một vài tàu quân sự khác, và gây hư hại cho nhiều chiếc. Chúng không thể giữ được thành tích những năm sau đó khi các hạm đội Đồng Minh được củng cố và bắt đầu áp dụng các chiến thuật chống tàu ngầm tốt hơn. Từ đó đến hết chiến tranh, thay vào đó, tàu ngầm được dùng trong việc tiếp nhiên liệu đến các đơn vị đồn trú trên các đảo. Trong suốt cuộc chiến, tàu ngầm Nhật đã đánh chìm được khoảng 1 triệu tấn tàu buôn (184 chiếc), so với thành tích 1,5 triệu tấn của Anh (493 chiếc), 5,3 triệu tấn (1.314 chiếc) của Mỹ, và 14,3 triệu tấn của Đức (2.840 chiếc). Những kiểu đầu tiên không được cơ động lắm khi ở dưới nước, không thể lặn thật sâu, và không được trang bị radar. Sau đó, những chiếc được trang bị radar trong một vài tình huống bị đánh chìm do khả năng của các bộ radar Mỹ có thể phát hiện sự phát sóng. Ví dụ, chiếc Batfish (SS-310) đã đánh chìm ba chiếc tàu ngầm trong vòng bốn ngày. Khi kết thúc chiến tranh, nhiều chiếc tàu ngầm nguyên bản của Nhật Bản được gửi đến Hawaii để khảo sát trong "Chiến dịch Road's End" (đường cùng), gồm có I-400, I-401, I-201 và I-203) trước khi bị đánh đắm bởi Hải quân Mỹ năm 1946, khi phía Xô Viết yêu cầu quyền cùng được tiếp cận các tàu ngầm này. === Các đơn vị đặc công === Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, hải quân Nhật đã thành lập rất nhiều các đội đặc công (特別攻撃隊, tokubetsu kōgeki tai, thường được gọi tắt là 特攻隊, tokkōtai) với nhiệm vụ chiến đấu cảm tử để bù đắp cho việc hạm đội tàu chính bị tiêu diệt. Những đơn vị này bao gồm các máy bay Kamikaze ("thần phong"), các tàu cảm tử Shinyo ("trấn dương"), tàu ngầm cảm tử nhỏ Kairyu ("Hải long"), ngư lôi cảm tử Kaiten ("Hồi thiên") và những thợ lặn cảm tử Fukuryu ("Phục long"), những người đã bơi dưới thuyền và sử dụng những chất nổ đặt trên cọc tre để tiêu diệt tàu và chính người đặt mìn cũng chết. Các máy bay Kamikaze đã tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc phòng thủ Okinawa, trong đó 1.465 máy bay đã được dùng nhằm phá hỏng 250 tàu chiến Mỹ. Một lượng khá lớn các đơn vị đặc công được xây dựng và tích lũy tại vùng ven biển cho các cuộc phòng thủ cảm tử trên đất liền, các đơn vị này có khả năng tiêu diệt và làm hư hại hàng nghìn tàu chiến kẻ thù. == Lực lượng Tự vệ Nhật Bản == Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai và sự chiếm đóng của các lực lượng nước ngoài tại Nhật Bản sau đó, toàn bộ quân đội đế quốc của Nhật đã bị giải tán theo Hiến pháp mới năm 1947, với toàn văn chương 2 điều 9, Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực. Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục quân, hải quân và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận. Hải quân Nhật hiện nay đứng dưới danh nghĩa của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF) với cái tên Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Hải quân tàu bọc thép của Nobunaga Trang về Hải quân Đế quốc của Hiroshi Nishida Trang Hải quân Đế quốc Nhật Bản Bảo tàng Lịch sử hải quân Etajima Đoạn phim thương mại JSDF Lịch sử tắt dần: Nhật ký của Đô đốc Matome Ugaki, 1941-1945 - bình luận sách Giải Cánh diều dàng của Hải quân Hoàng gia Nhật trong thế chiến II, một ghi chú Hải quân Hoàng gia Nhật trong Thế chiến I, 1914-18 có cả các thiệt hại về tàu chiến
chi riềng.txt
Chi Riềng (danh pháp khoa học: Alpinia) là một chi thực vật lớn, chứa trên 230 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Các phương pháp nghiên cứu dự trên chuỗi ADN (Xem: Tham khảo) đã chỉ ra rằng các loài trong chi này phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Nó tương ứng với cả sáu nhánh được phân bổ trong tông Alpinieae, và nó không phù hợp với phân loại của Smith (1990) về chi này (Xem: Tham khảo). Các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để làm rõ sự xếp loại của chi này. Các loài trong chi này có mặt tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và các đảo trên Thái Bình Dương, và có nhu cầu lớn như là những loại cây cảnh do những bông hoa sặc sỡ của chúng. Các loài thực vật này được trồng từ các thân rễ lớn. Thân cây là các lá phiến ôm sát nhau thành bẹ, giống như ở các loài chuối. Hoa mọc trên các thân khí. == Các loài == Các loài phổ biến: Alpinia abundiflora Alpinia acrostachya Alpinia caerulea - Riềng Australia Alpinia conchigera - Riềng rừng Alpinia emaculata Alpinia galanga - Riềng nếp, riềng ấm Alpinia javanica - Riềng Java Alpinia melanocarpa - Riềng quả đen Alpinia mutica - Riềng lá hẹp Alpinia nutans - Bạch đậu khấu Alpinia officinarum - Riềng, riềng thuốc Alpinia petiolata Alpinia purpurata - Riềng đỏ, riềng tía Alpinia pyramidata - Riềng Java Alpinia rafflesiana Alpinia speciosa Alpinia striata Alpinia zerumbet - Riềng ấm, riềng đẹp, sẹ nước, gừng ấm Alpinia zingiberina-Riềng Thái Các loài ít phổ biến: == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == Smith, R.M. (1990) "Alpinia (Zingiberaceae): a proposed new infrageneric classification". Edinburgh Journal of Botany 47(1): 37, fig. 6B. W. John Kress, Ai-Zhong Liu, Mark Newman và Qing-Jun Li - The molecular phylogeny of Alpinia (Zingiberaceae): a complex and polyphyletic genus of gingers; American Journal of Botany; 2005; 92:167-178
đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch, còn có biệt danh là "Thùng thuốc nổ Đan Mạch", là đội tuyển của Hiệp hội bóng đá Đan Mạch và đại diện cho Đan Mạch trên bình diện quốc tế. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Đan Mạch là trận gặp đội tuyển Pháp tại Thế vận hội Mùa hè 1908. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là chức vô địch Euro 1992 và chức vô địch Cúp Nhà vua Fahd 1995. == Danh hiệu == Cúp Confederations: 1 Vô địch: 1995 Vô địch châu Âu: 1 Vô địch: 1992 Hạng tư: 1964 Bán kết: 1984 Bóng đá nam tại Olympic: 1908; 1912; 1960 1948 == Thành tích quốc tế == === Giải vô địch bóng đá thế giới === === FIFA Confederations Cup === === Giải vô địch châu Âu === === Thế vận hội Mùa hè === 1900 - Không được tham dự 1904 - Không được tham dự 1906 - Không tham dự/Vô địch 1908 - Hạng nhì 1912 - Hạng nhì 1920 - Vòng một 1924-1936 - Không tham dự 1948 - Hạng ba 1952 - Vòng hai 1956 - Không tham dự 1960 - Hạng nhì 1964 - Không vượt qua vòng loại 1968 - Không tham dự 1972 - Tứ kết 1976 - Không vượt qua vòng loại 1980 - Không tham dự 1984 - Không vượt qua vòng loại 1988 - Không vượt qua vòng loại == Lịch thi đấu == === 2017 === == Cầu thủ == === Cầu thủ nổi tiếng === Morten Olsen (1970-1989) Henning Jensen (1972-1980) Allan Simonsen (1972-1986) Preben Elkjær (1977-1988) Michael Laudrup (1982-1998) Brian Laudrup (1987-1998) Peter Schmeichel (1987-2001) === Các cầu thủ nổi tiếng khác === === Khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất === Số liệu thống kê chính xác tới 3 tháng 6 năm 2016. Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia. === Ghi nhiều bàn thắng nhất === Số liệu thống kê chính xác tới 3 tháng 6 năm 2016. Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu ở đội tuyển quốc gia. == Đội hình hiện tại == Dưới đây là đội hình tham dự vòng loại World Cup 2018 gặp România vào ngày 26 tháng 3 năm 2017.Số liệu thống kê tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2017 sau trận gặp România. === Danh sách dự bị === Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng. INJ = Rút lui vì chấn thương PRE = Đội hình sơ bộ RET = Đã chia tay đội tuyển quốc gia == Huấn luyện viên == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch trên trang chủ của FIFA
vịnh bắc bộ.txt
Vịnh Bắc Bộ, trước năm 1975 còn được gọi là Vịnh Bắc Phần hay Vịnh Bắc Việt là vịnh nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tên tiếng Anh quốc tế là Tonkin Gulf, tên trong các tài liệu bằng tiếng Anh của Trung Quốc là Beibu Bay hoặc Beibu Gulf (giản thể: 北部湾; phồn thể: 北部灣; bính âm: Běibù Wān, Bắc Bộ loan) == Địa lý == Với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc của Biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo biển Quỳnh Châu rộng 35,2 km giữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km). Trong phạm vị đó, Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (chiều sâu chưa tới 60m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào vịnh này. Thành phố Hải Phòng và Vinh (tỉnh Nghệ An) thuộc Việt Nam và Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) thuộc Trung Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. Đảo Hải Nam của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc. == Lịch sử == Vịnh Bắc Bộ được biết đến trong chiến sử vì sự kiện Tháng 8, 1964, khi Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson cho rằng lực lượng hải quân miền Bắc Việt Nam đã hai lần tấn công tàu khu trục "Maddox" của Mỹ tại Vịnh Bắc Bộ. Ông đã yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết Vịnh Bắc Bộ nhằm mở rộng chiến tranh Việt Nam và sự tham chiến của Hoa Kỳ. Sự kiện này được gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI (tháng 6 năm 2004) đã thông qua Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ phân định đường ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. == Xem thêm == Tonkin Bắc Bộ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ Địa lý Trung Quốc Địa lý Việt Nam Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ == Chú thích ==
trận trường bình.txt
Trận Trường Bình là trận đánh lớn giữa nước Tần và nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc diễn ra từ năm 262 TCN đến năm 260 TCN. Cả hai bên đều thay chủ tướng chỉ huy quân đội và kết quả quân Tần đánh bại quân Triệu, giết hơn 40 vạn quân Triệu. Đây là một trong những chiến thắng khẳng định sức mạnh của nước Tần, mở ra quá trình thống nhất hoàn toàn Trung Quốc của nước này mà sau này Tần Thuỷ Hoàng hoàn thành vào năm 221 TCN. == Bối cảnh == Năm 265 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Tả thứ trưởng Vương Hột mang quân đánh Hàn. Quân Tần mạnh mẽ, đánh chiếm thành Dã Vương, bao vây quận Thượng Đảng (上黨 - Sơn Tây, Trung Quốc). Tướng giữ Thượng Đảng của nước Hàn là Phùng Đình chống cự không nổi phải cố thủ trong thành. Quân Tần bủa vây Thượng Đảng, cắt đứt đường huyết mạch thông sang núi Thái Hàng, tức là cô lập hoàn toàn Thượng Đảng với phần còn lại của nước Hàn. Khi Vương Hột đang đánh Thượng Đảng thì cánh quân Tần khác do Bạch Khởi chỉ huy cũng đánh Hàn ở Hình Thành. Quân Hàn bị thua to ở Hình Thành, quân Tần chiếm 9 thành, chém 5 vạn người. Năm sau (263 TCN), Bạch Khởi lại tiến công Nam Dương, mở rộng ảnh hưởng đến tận mạn Nam núi Thái Hàng. Trong khi đó, Thượng Đảng bị vây khốn trong mấy năm, tình thế nguy cấp. Năm 262 TCN, tướng giữ Thượng Đảng là Phùng Đình liệu thế không giữ được, bèn đem thành Thượng Đảng dâng vua Triệu, để làm cho Tần giận Triệu, tất dời quân đánh Triệu, bấy giờ Triệu phải cùng Hàn hợp sức để chống Tần. Phùng Đình bèn sai sứ đến gặp Triệu Hiếu Thành vương (趙孝成王) dâng thư, đại ý nói: Tần đánh Hàn gấp quá, thành Thượng Đảng sắp vào tay Tần, nhưng quan và dân chẳng muốn theo Tần mà muốn theo Triệu. Đình không dám trái lòng quan và dân, xin đem mười bảy thành thuộc hạt, dâng lên vua Triệu, xin vua Triệu nhận cho. Bình Dương Quân Triệu Báo can Triệu vương không nên nhận mối lợi bỗng dưng mà có, và chỉ ra rằng đó là ý Phùng Đình muốn cho Tần chĩa mũi nhọn từ Hàn sang Triệu. Nhưng Triệu vương lại tin theo lời Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, cho rằng đó là mối lợi lớn nên vui mừng thu nhận. Triệu vương sai Bình Nguyên quân Triệu Thắng đến nhận đất, phong cho Phùng Đình ba vạn hộ, gọi là Hoa Dương quân, vẫn giữ chức thái thú, mười bảy viên huyện lệnh đều được phong làm quan nước Triệu. Vua Triệu nhận Thượng Đảng nhưng lại không cử đại binh đi cứu trợ cho Phùng Đình đang bị vây. Tướng Tần là Vương Hột vây đánh Thượng Đảng dữ dội, Phùng Đình cầu cứu nhưng suốt 2 tháng Triệu không cử viện binh sang. Mãi tới khi vua Triệu cử danh tướng Liêm Pha đi cứu thì Vương Hột đã đánh vỡ Thượng Đảng. Phùng Đình mang dân chạy sang nương nhờ nước Triệu. Liêm Pha đi đến ải Trường Bình thì gặp quân Tần. Từ đó bắt đầu trận đại chiến Trường Bình giữa quân Tần và quân Triệu. == Diễn biến trận đánh == === Liêm Pha thế thủ trước Vương Hột === Các danh tướng ở nước Triệu khi đó có Liêm Pha, Lạn Tương Như và Triệu Xa. Khi đó Triệu Xa đã mất, Lạn Tương Như lại mắc bệnh nặng nên vua Triệu sai Liêm Pha cầm quân đi cứu Thượng Đảng. Liêm Pha gặp Phùng Đình ở Trường Bình mới biết Thượng Đảng bị Tần lấy rồi. Liêm Pha hợp quân với Phùng Đình chia nhau giữ ải. Liêm Pha ra trận đụng độ với Vương Hột, quân Tần mạnh mẽ mấy lần đánh bại quân Triệu, giết một viên đô uý của Triệu. Liêm Pha biết thế quân Tần đang hăng hái nên không thể dùng sức đương đầu, quân Triệu yếu hơn nên cho quân đào hào đắp lũy, cố thủ giữ thành không đánh. Triệu vương và Bình Dương quân Triệu Báo thấy quân Triệu yếu thế, sai Trịnh Chu sang giảng hoà với nước Tần. Tần Chiêu Tương vương tuy tiếp đãi Trịnh Chu nhưng không cho Triệu giảng hoà. Quân Tần mấy lần khiêu chiến, quân Triệu vẫn không chịu ra đánh. Liêm Pha lệnh trong quân Triệu không ai được ra, muốn chờ cho quân địch đánh lâu ngày sẽ mệt mỏi mới tác chiến. Quân Tần dùng sức công phá suốt 2 năm không thể đánh chiếm được Trường Bình. === Triệu Quát thay Liêm Pha === Tần Chiêu Tương vương thấy Vương Hột đánh mãi không hạ được Trường Bình, bèn dùng kế ly gián. Vua Tần sai gián điệp mang nhiều vàng bạc đến nước Triệu, đút lót cho các quan lại nước Triệu, phao tin rằng: Liêm Pha già cả, nhút nhát, không dám đụng độ quân Tần. Trong các tướng Triệu thì quân Tần chỉ sợ một mình Triệu Quát, con Mã Phục quân Triệu Xa mà thôi. Triệu Hiếu Thành vương nghe tin đồn, nghĩ rằng lão tướng Liêm Pha cầm quân, đông hơn quân Tần mà không dám đối trận thì quả là Liêm Pha nhút nhát. Trong khi đó thì Triệu Quát còn trẻ, có tiếng là thuộc làu sách binh pháp của cha là Triệu Xa để lại. Thậm chí, Quát thường cùng cha bàn việc binh, Triệu Xa cũng không thể bắt bẻ Quát được. Tuy nhiên chính Triệu Xa vẫn không tin rằng con mình có thực tài. Triệu vương lại tin vào tài của Triệu Quát, định cho Quát ra thay Liêm Pha. Thừa tướng Lạn Tương Như can: Đại vương dùng Quát cũng chỉ vì nghe danh ông ta cũng như gắn trục đàn mà gảy đàn thôi. Quát chỉ biết đọc sách của cha để lại, không biết ứng biến đâu. Triệu Vương không nghe, ra lệnh gọi Triệu Quát vào để phong. Mẹ Quát cũng dâng thư can Triệu vương. Triệu vương bèn triệu cả mẹ Quát vào hỏi. Bà thưa: Trong thời cha nó làm tướng, hạng người ông ấy thân hành bưng cơm nước, cho ăn có đến hàng chục, hạng ông ấy xem là bạn có đến hàng trăm. Đại vương và tôn thất thưởng cho cái gì thì ông ấy đưa tất cả cho các quân lại và sĩ phu. Ngày được nhận mệnh lệnh làm tướng, ông ấy không hỏi đến việc nhà. Nay Quát mới làm tướng mà ngồi ngoảnh mặt về hướng Đông để tiếp khách, quân lại không ai dám ngẩng lên nhìn, vàng lụa nhà vua cho đều đem về cất ở nhà, hàng ngày xem có nhà cửa ruộng vườn gì có lợi, nên mua thì mua. Nhà vua xem nó có bằng cha nó không? Cha con bụng dạ khác nhau, xin nhà vua chớ sai đi. Nhưng Triệu vương vẫn không đổi ý. Bà mẹ Triệu Quát biết không can được, chỉ xin sau này nếu Quát thua trận thì bà được miễn tội. Năm 260 TCN, Triệu Quát ra mặt trận thay thế Liêm Pha. Liêm Pha bị bãi chức trở về Hàm Đan. === Bạch Khởi thay Vương Hột === Triệu Quát ra mặt trận nắm quyền chỉ huy, bèn thay đổi tất cả những luật lệnh Liêm Pha đã dùng, lại thay đổi nhiều nhân sự mà Liêm Pha đã bố trí. Đồng thời, Triệu Quát còn chủ trương dỡ bỏ các công sự phòng ngự của quân Triệu và chuẩn bị mang quân ra đánh quân Tần. Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc biết Triệu Quát đã thay Liêm Pha, bèn bí mật phái Vũ An quân Bạch Khởi ra mặt trận làm chánh tướng, cho Vương Hột làm phó tướng. Tần vương còn ra lệnh trong quân Tần: Hễ ai tiết lộ tin Bạch Khởi làm tướng chỉ huy thì sẽ bị chém. Quân Tần giữ đúng phép tắc, không để lộ thông tin ra ngoài. Vì vậy quân Triệu vẫn tin rằng người chỉ huy bên quân Tần là Vương Hột. === Bạch Khởi vây bức Triệu Quát === Bạch Khởi biết Triệu Quát chủ quan khinh địch, bèn dùng kế dụ. Bạch Khởi sai quân ra đánh vài trận đều cố ý thua. Triệu Quát đắc chí cho rằng quân Tần không đáng sợ nên mang đại quân ra truy kích. Khi đó Bạch Khởi bèn điều hai cánh quân tinh nhuệ ra đánh tập hậu, cắt đứt quân Triệu làm đôi. Phần quân Triệu theo Triệu Quát và cánh quân giữ đại trại bị cô lập không liên hệ được với nhau. Cả hai cánh quân đều bị quân Tần vây, không thể đánh ra được. Bạch Khởi lại sai một cánh quân đi chẹn đường vận lương của quân Triệu, khiến quân Triệu đông đúc bị thiếu lương. Triệu Quát không tiến lên được, cũng không trở về đại trại được, phải đóng quân giữa chỗ rừng núi, dựng tạm hào luỹ tự vệ, chờ viện binh. Tần Chiêu Tương vương nghe tin quân Tần đã bao vây được quân Triệu, hết sức vui mừng, bèn đích thân đến Hà Nội, ra lệnh động viên tất cả đàn ông và con trai từ 15 tuổi trở lên phải ra trận, điều động tới những nơi hiểm yếu phía đông bắc Trường Bình, cắt đứt đường vận lương và chặn luôn viện binh của quân Triệu từ Hàm Đan tới. Khi đó Triệu Quát mới biết rằng tướng chỉ huy của quân Tần là Bạch Khởi chứ không phải Vương Hột. Vì trước đó Bạch Khởi vốn đã là viên tướng bách chiến bách thắng, đánh rất nhiều trận lớn với 6 nước chư hầu, hạ nhiều thành và giết nhiều quân địch, do đó Triệu Quát rất lo lắng. Hơn 40 vạn quân Triệu bị vây ngặt, không dám xuất chiến. Trong 46 ngày từ tháng 7 đến tháng 9 năm 260 TCN, quân Triệu không còn lương, quân sĩ giết hại lẫn nhau để ăn. Triệu Quát mấy lần xua quân ra đánh phá vây nhưng quân Tần dũng mãnh đánh rát khiến quân Triệu không thể phá vây được. Triệu Quát cùng kế, đành đích thân dẫn một cánh quân tinh nhuệ liều chết đi phá vây, hy vọng mở đường máu thoát ra. Khi quân Triệu Quát xông ra ngoài đều bị quân Tần dùng cung nỏ bắn trúng. Triệu Quát cùng cánh quân Triệu đều bị tử trận. === Bạch Khởi giết hàng binh Triệu === Nghe tin Triệu Quát tử trận, quân Triệu không còn tinh thần chiến đấu, đều buông vũ khí đầu hàng. Phùng Đình tự sát. Quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi lo lắng chưa biết xử lý ra sao. Ông nhớ tới trước kia Vương Hột đánh chiếm Thượng Đảng, người Thượng Đảng một mực bỏ chạy hết sang nước Triệu, không chịu theo Tần, vì thế với số binh sĩ đông hơn cả quân mình, Bạch Khởi sợ cũng không thể kiềm chế được, nên bàn với Vương Hột chôn sống hết. Để lừa quân Triệu, Bạch Khởi đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai 10 viên tướng thống suất, hợp với 20 vạn quân Tần, đều cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai Vũ An quân sẽ lựa chọn quân Triệu, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần sai dụng, còn người già yếu đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ. Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi. Quân Tần theo lệnh, cùng ra tay một lúc. Hàng tốt nước Triệu vì không biết có lệnh ấy, lại không có khí giới, nên đều bó tay chịu chết. Bốn mươi vạn quân Triệu trong một đêm đều bị chém chết cả. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, gọi là núi Đầu Lâu. Tính ra trong trận Trường Bình, trước sau quân Tần chém hoặc bắt tổng cộng 45 vạn quân Triệu, kể cả những quân Triệu đầu hàng Vương Hột trước, đều bị giết sạch. Bạch Khởi cho thả 240 người ít tuổi về Hàm Đan để tuyên dương cái oai của nước Tần. Đây là sự kiện được xem là một trong những vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, sau này quân Sở của Hạng Vũ cũng sát hại hơn 20 vạn hàng binh Tần của tướng Chương Hàm. == Chiến thuật và binh pháp == Trong trận Trường Bình, cả Triệu và Tần đều thay chủ tướng, nhưng trong khi Tần cử Bạch Khởi làm chủ tướng để bổ sung nhân sự (Vương Hột vẫn được giữ làm phó tướng) thì bên Triệu, khi Triệu Quát ra làm chỉ huy, Liêm Pha bị bãi chức phải rời mặt trận. Trong trận đánh, Bạch Khởi đã làm trái nhiều điều trong binh pháp. Ngược lại, Triệu Quát chỉ là người biết binh pháp qua sách vở và không có thực tế trận mạc nên đã phải trả giá cho hàng loạt sai lầm. Theo lẽ thường binh pháp, nếu Bạch Khởi thực sự muốn tiêu diệt hoàn toàn đại quân Triệu thì quân Tần phải chiếm ưu thế so với kẻ địch. Tại Trường Bình, quân Triệu đến trước, quân Tần đến sau, theo Binh pháp Tôn Tử thì: "người thiện chiến xếp đặt người ta chứ không để người ta xếp đặt mình", do đó về điểm này quân Triệu lợi thế hơn. Về quân số, quân Tần không chiếm ưu thế quân số so với quân Triệu. Theo Binh pháp Tôn Tử, "đông gấp 10 lần thì vây, gấp 2 thì chia cắt", tuy nhiên Bạch Khởi lại dùng quân Tần để chia cắt và vây quân Triệu đông hơn. Thậm chí ông còn vây quân Triệu ngặt nghèo, cũng trái với điều mà Tôn Tử viết: "Vây quân nên để hở". Bạch Khởi toàn làm nhiều điều trái với sách vở, thế nhưng quân Tần trong suốt chiến dịch không hề bị suy giảm nhuệ khí mà ngày càng chiếm ưu thế, ngược lại quân Triệu dưới quyền Triệu Quát theo khuôn khổ binh pháp thì càng ngày càng nguy khốn với quân Tần. Bạch Khởi quả là danh tướng giỏi ứng biến, trăm trận trăm thắng, đã hiểu rõ chủ tướng của quân địch, khiến quân Triệu luôn bị bất ngờ và bị dồn vào thế không còn đường thoát. Việc Tần vương thân hành tới Hà Nội tổng động viên và chặn viện binh của Triệu vương từ Hàm Đan cũng được xem là một nhân tố quan trọng trong việc hỗ trợ cho Bạch Khởi đánh bại hoàn toàn quân Triệu. == Hậu quả và ý nghĩa == Các nhà sử học Trung Quốc xác nhận rằng tính đến thời điểm xảy ra trận Trường Bình, đây là vụ thảm sát lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Nước Triệu bị tổn thất nặng về nhân sự và cả nước bị chấn động. Thừa thắng ở Trường Bình, Bạch Khởi chia quân làm ba hướng, một cánh đi về hướng đông, vượt qua dãy núi Thái Hàng tiến đánh Vũ An áp sát kinh đô Hàm Đan của nước Triệu, một cánh tiến về phía bắc để bình định Thái Nguyên, một cánh do Bạch Khởi đích thân chỉ huy, đóng giữ Thượng Đảng, chờ thời cơ tiến vây kinh thành Hàm Đan, tạo ra thế uy hiếp nước Triệu từ hướng Tây sang hướng Đông để tiêu diệt nước Triệu. Tuy nhiên trong tình thế như vậy, Bạch Khởi lại bị sự ghen tỵ của thừa tướng Phạm Thư. Vốn nước Triệu bị kinh động vì tổn thất trong trận Trường Bình, bèn nhờ Tô Đại (em Tô Tần) làm thuyết khách sang nước Tần xúi giục Phạm Thư. Nghe lời Tô Đại, Thư sợ công lao của Bạch Khởi quá lớn sẽ lấn át mình, nên nói với vua Tần Chiêu Tương vương chấp nhận lui quân giảng hòa với điều kiện nước Triệu dâng hiến sáu thành. Triệu Vương đồng ý dâng 6 thành để tranh thủ thời gian hoà hoãn, cho gọi lại Liêm Pha làm tướng, chỉnh đốn lại binh mã, củng cố quốc phòng. Bạch Khởi nhận lệnh lui quân về nước, tiếc công lao của mình và tướng sĩ phải bỏ dở, hỏi ra mới biết là ý đồ của Phạm Thư. Từ đó giữa Khởi và Thư có hiềm khích. Cuối cùng Thư gièm pha với Tần Chiêu Tương vương sát hại Bạch Khởi năm 257 TCN. Trận Trường Bình là một trong những trận đánh lớn nhất thời Chiến Quốc. Chiến thắng của quân Tần không chỉ khẳng định tài năng quân sự của Bạch Khởi mà còn khuếch trương sức mạnh của nước Tần với 6 nước Sơn Đông vốn luôn phải ở thế phòng thủ trước quân Tần từ nhiều năm. Nước Triệu bị tổn thất nặng nề, không bao giờ khôi phục lại được sức mạnh như trước, bị nước Tần lấn chiếm dần và cuối cùng bị Tần đánh chiếm Hàm Đan năm 228 TCN rồi tiêu diệt hoàn toàn năm 222 TCN. == Di tích == Ngày nay tại Cao Bình, tức là Trường Bình thời Chiến Quốc, các nhà khảo cổ vẫn phát hiện được nhiều đầu ngọn giáo, đầu mũi tên và xương người, được cho di vật của trận Trường Bình để lại. Chỗ Liêm Pha chứa lương để chống quân Tần, sau này gọi là Mễ Sơn. Lý Tuyết Sơn đời nhà Minh có bài thơ Vịnh Mễ Sơn để tưởng nhớ danh tướng Liêm Pha nước Triệu nuôi chí chống Tần không thành: Tích tuyết như sơn dạn xướng trù Liêm Pha vị Triệu phá Tần mưu Tướng quân lão khứ tam quân tán Nhất dạ thanh sơn tận bạch đầu Dịch: Tuyết chất như non, tối định mưu Liêm Pha vì Triệu chống quân thù Tướng rời mặt trận quân tan tác Một tối non xanh thảy bạc đầu. == Xem thêm == Bạch Khởi Liêm Pha == Tham khảo == Cát Kiếm Hùng chủ biên (2005), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng Lưu Chiếm Vũ chủ biên (2000), Mười đại tướng soái Trung Quốc, Nhà xuất bản Thanh niên. Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên: Liêm Pha, Lạn Tương Như liệt truyện Bình Nguyên Quân liệt truyện == Chú thích ==
ngôn ngữ chính thức.txt
Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, lãnh thổ hay tổ chức. Thường thường là ngôn ngữ được dùng trong các cơ chế hành pháp của một quốc gia cho dù luật pháp tại nhiều nước bắt buộc các tài liệu của chính phủ phải ghi bằng các ngôn ngữ khác. == Luật về ngôn ngữ chính thức == Hầu như các quốc gia có chủ quyền trên thế giới có ít nhất là một ngôn ngữ chính thức như được tuyên bố trong hiến pháp quốc gia, trang thông tin chính phủ trên Internet, các đại sứ quán và những nguồn thông tin chính thức khác. Những quốc gia có duy nhất một ngôn ngữ chính thức như Albania, Pháp, hoặc Litva, mặt dù thực tế là có đa dạng ngôn ngữ khác được nói trong các nước này. Những quốc gia có hơn một ngôn ngữ chính thức như Afghanistan, Belarus, Bỉ, Bolivia, Canada, Phần Lan, Ấn Độ, Israel, Malta, New Zealand, Pakistan, Paraguay, Peru, Nam Phi, Singapore và Thụy Sĩ. Một vài quốc gia như Thụy Điển, Anh và Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức mặc dù đa số trường hợp có một ngôn ngữ đại chúng chính duy nhất (tiếng Thụy Điển ở Thụy Điển, tiếng Anh ở Hoa Kỳ và Anh). Tại vài quốc gia như Trung Quốc, Iraq, Ý, Philippines, Nga và Tây Ban Nha có một ngôn ngữ chính thức cho mỗi quốc gia nhưng những ngôn ngữ khác vẫn được coi là đồng chính thức tại vài vùng quan trọng. Ngôn ngữ chính thức của vài cựu thuộc địa, tiêu biểu là tiếng Pháp, tiếng Anh, hay tiếng Bồ Đào Nha... không phải là ngôn ngữ quốc gia và cũng không phải là ngôn ngữ được nói nhiều nhất. Ngược lại, tiếng Ireland là ngôn ngữ dân tộc và là ngôn ngữ chính thức thứ nhất của Ireland mặc dù có ít hơn 10% dân của họ nói được ngôn ngữ này. Tiếng Anh hầu như mọi người đều nói được lại là ngôn ngữ chính thức thứ hai được quy định bởi điều 8 trong Hiến pháp Ireland. Tiếng Ireland là một trong những ngôn ngữ chính thức trong Liên hiệp châu Âu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. == Ngôn ngữ thiểu số được chính thức công nhận == Ngôn ngữ thiểu số được chính thức công nhận thường bị hiểu lầm với ngôn ngữ chính thức. Một ngôn ngữ được chính thức công nhận bởi một nước, và được dạy ở các trường hay được sử dụng trong giao tiếp chính thức không nhất thiết là ngôn ngữ chính thức của nước đó. Thí dụ tiếng Ladin và tiếng Sardinia tại Ý và tiếng Mirande tại Bồ Đào Nha là tiếng thiểu số được chính thức công nhận, nhưng không phải là ngôn ngữ chính thức theo nghĩa hẹp. == Ngôn ngữ và vấn đề chính trị == Tại vài quốc gia, vấn đề ngôn ngữ nào nên được dùng trong bối cảnh thế nào là 1 vấn đề chính trị lớn. Xem Danh sách các quốc gia mà ngôn ngữ là một vấn đề chính trị. == Xem thêm == Chính sách về ngôn ngữ Các danh sách ngôn ngữ chính thức Danh sách các ngôn ngữ chính thức theo từng quốc gia Danh sách các quốc gia mà ngôn ngữ là một vấn đề chính trị Ngôn ngữ văn chương Chữ viết chính thức Ngôn ngữ tiêu chuẩn Ngôn ngữ dân tộc == Tham khảo ==
bóng đá tại đại hội thể thao châu á.txt
Bóng đá được đưa vào Đại hội Thể thao châu Á từ năm 1951 đối với bóng đá nam và 1990 đối với bóng đá nữ. Bắt đầu từ năm 2002, các đội tuyển nam tham dự là đội tuyển dưới 23 tuổi với 3 cầu thủ quá độ tuổi này. Kazakhstan không tham gia môn bóng đá tại đại hội từ năm 2002 do Liên đoàn bóng đá nước này rời AFC để gia nhập UEFA. == Các trận chung kết và tranh hạng ba == === Bóng đá nam === Chú giải 1: Đồng huy chương vàngChú giải 2: Trận đấu bị hủy bỏ vì đội CHDCND Triều Tiên đánh trọng tài ở trận bán kết. === Bảng huy chương === * = Chủ nhà === Bóng đá nữ === Từ năm 1990 bóng đá nữ được đưa vào chương trình thi đấu. === Bảng huy chương === * = chủ nhà == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
dịch vụ giá trị gia tăng.txt
Dịch vụ giá trị gia tăng (viết tắt VAS, tiếng Anh Value-added service) là thuật ngữ khá phổ biến dùng trong lĩnh vực công nghiệp viễn thông, VAS được biết đến là những dịch vụ ngoài gọi, fax. Đối với điện thoại di động thì dịch vụ ngoài gọi (thoại) thì các dịch vụ khác ví dụ SMS, nhạc chờ, các dịch vụ trên nền Data như GPRS hay 3g...điều được xem là dịch vụ giá trị gia tăng. == Chú thích ==
linspire.txt
Linspire, trước đây là LindowsOS là bản phân phối linux dựa trên Debian, và sau này là Ubuntu. Linspire được phát hành bởi Linspire, Inc. và tập trung vào tính dễ sử dụng, nhắm mục tiêu người sử dụng máy tính gia đình. Bản phát hành ổn định cuối cùng của Linspire là phiên bản 6.0, được phát hành vào tháng 10/2007. Ngày 1/7/2008, các cổ đông Linspire đã bỏ phiếu để đổi ten công ty thành Digital Cornerstone, và tất cả các tài sản được mua lại bởi Xandros. Ngày 8/8/2008, Andreas Typaldos, CEO của Xandros, thông báo rằng Xandros sẽ ngừng tài trợ cho Linspire; Freespire đã thay đổi base code từ Debian sang Ubuntu; và các thương hiệu Linspire sẽ chấm dứt tồn tại. == Lịch sử == Có trụ sở tại San Diego, California, Lindows, Inc. được thành lập vào tháng 8/2001 bởi Michael Robertson ới mục tiêu phát triển một hệ điều hành dựa trên Linux có khả năng chạy các ứng dụng của Microsoft Windows. Nó dựa trên khả năng tương thích Windows trên các Wine API. Công ty sau đó đã từ bỏ cách tiếp cận này ủng hộ cố gắng để làm cho các ứng dụng Linux dễ dàng để tải về, cài đặt và sử dụng. Cuối cùng một chương trình tên là "CNR" đã được phát triển: dựa trên Advanced Packaging Tool của Debian, nó cung cấp một giao diện người dùng đồ họa dễ dàng sử dụng một hệ thống gói phần mềm chỉnh sửa cho một khoản phí hàng năm. Phát hành công khai đầu tiên của Lindows là phiên bản 1.0, phát hành vào cuối năm 2001. Năm 2002 Microsoft đã kiện Lindows, Inc. tuyên bố tên Lindows chứa một vi phạm thương hiệu Windows của họ. Đơn kiện của Microsoft đã bị tòa án từ chối, trong đó khẳng định rằng Microsoft đã sử dụng các thuật ngữ windows để mô tả các giao diện đồ họa người dùng trước khi sản phẩm Windows được phát hành, và rằng các kỹ thuật window đã được triển khai bởi Xerox và Apple Computer nhiều nắm trước đó. Microsoft tìm cách tái thẩm và sau này đã bị hoãn trong tháng 2/2004, được cung cấp để giải quyết các trường hợp. Như một phần của việc giải quyết cấp giấy phép, Microsoft trả khoảng 20 triệu USD, và Lindows, Inc. chuyển giao thương hiệu Lindows sang cho Microsoft và đổi tên nó thành Linspire, Inc. Ngày 15/6/2005, Michael Robertson trở thành CEO của Linspire, Inc. Ông tiếp tục làm chủ tịch và bị thay thế bởi CEO by Kevin Carmony. Carmony đã từ chức tại Linspire 31/7/2007. Linspire đã trở thành một thành viên của Interop Vendor Alliance được sáng lập năm 2006. Ngày 08/2/2007 Linspire, Inc. và Canonical Ltd, nhà tài trợ chính cũng như phát triển của hệ điều hành Ubuntu, đã công bố kế hoạch cho một quan hệ đối tác công nghệ mới, với Linspire nhằm "bắt đầu căn cứ... [của họ] cung cấp máy tính để bàn Ubuntu Linux." Ngày 13/6/2007, Linspire và Microsoft ã công bố một thỏa thuận hợp tác khả năng tương tác với một tập trung vào khả năng tương thích định dạng tài liệu, tin nhắn tức thì, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, tìm kiếm trên web, và bằng sáng chế cam cho khách hàng của Linspire. Thỏa thuận này đã bị chỉ trích, đáng chú ý nhất của trang web Groklaw disingenuously ngắn ngủi và hạn chế, và ngược lại tinh thần của GNU General Public License. Kevin Carmony, ột trong những "Linspire Letters," thường xuyên khẳng định rằng thỏa thuận sẽ "mang nhiều hơn sự lựa chọn cho máy tính để bàn Linux người dùng [và]... cung cấp một kinh nghiệm Linux "tốt hơn"." Linspire căn cứ tên mã sản phẩm cá được tìm thấy gần trụ sở của họ: Linspire/LindowsOS 4.5 là mã có tên là Coho; Linspire Five-0 (5.0 and 5.1), Freespire 1.0, Marlin; Freespire 2.0 và Linspire 6.0, Skipjack. == CNR == CNR của Linspire (ban đầu là Click'N'Run) là một dịch vụ phân phối phần mềm dựa trên APT của Debian. Nó được thiết kế để phục vụ như là một phương tiện dựa vào GUI, người dùng có thể truy cập tải về và cài đặt các ứng dụng khác nhau, cả tự do lẫn sở hữu độc quyền. Các dịch vụ cho phép người dùng để cài đặt các ứng dụng có sẵn bằng cách sử dụng một nhấp chuột duy nhất. CNR cũng bao gồm một tập hợp các phần mềm Click and Buy (CNB), bao gồm nhiều ứng dụng thương mại cho các thành viên tốc độ giảm giá. CNR đã có trên 38,000 gói phần mèm khác nhau, ừ các ứng dụng đơn giản cho các tác phẩm thương mại chính như Win4Lin và StarOffice. CNR là ban đầu đăng ký, dựa với 2 tầng: dịch vụ cơ bản có giá 20$ mỗi năm, và dịch vụ vàng, ới đặc trưng giảm giá trên một số các ứng dụng thương mại,, 50$. Năm 2006, Linspire đã thông báo rằng các dịch vụ cơ bản là miễn phí. Linspire đã có kế hoạch để cổng CNR cho bản phân phối Ubuntu. Công ty đã công bố ngày 24/4/2006 rằng CNR sẽ được phát hành theo một giấy phép mã nguồn mở. Việc phát hành CNR miễn phí đến khách hàng đã được chọn để trùng với việc phát hành Freespire 2.0 và Linspire 6.0. Ngày 23/1/2007, Linspire đã thông báo rằng nó dự định để cung cấp CNR phân phối Linux khác, cả dựa trên APT cũng như dựa trên RPM, bao gồm Debian, Fedora, OpenSUSE Fedora_Core và Ubuntu. Hỗ trợ này đã được dự kiến sẽ xuất hiện ở giữa năm 2007. Ngày 8/2/2007, Linspire, Inc. công bố một quan hệ đối tác với Canonical Ltd., nhà phân phối Ubuntu Linux. Thỏa thuận này sẽ thấy Linspire và Freespire di chuyển từ quá trình phát hành Debian không thể đoán trước để sang chu kỳ phát hành nữa năm của Ubuntu. Nó được dự định rằng Ubuntu chính sẽ trở thành bản phân phối Linux đầu tiên mở dịch vụ Click'N'Run bên cạnh Linspire. == Freespire == Trong tháng 8/2005, Andrew Betts phát hành Freespire, một Live CD dựa trên Linspire. Một số người dùng nhầm đây cho một sản phẩm từ Linspire, Inc. Linspire, Inc. cung cấp cho người dùng một "Linspire miễn phí" (mua giảm giá với $0) bằng cách sử dụng các phiếu giảm giá mã "Freespire" cho đến tháng 9/2005. Ngày 24/4/2006, Linspire công bố dự án riêng của mình tên là "Freespire". Điều này theo mô hình phát hành theo định hướng cộng đồng của Red Hat và Novell ở dạng Fedora và openSUSE. Freespire là một cộng đồng thúc đẩy và - hỗ trợ dự án gắn với phân phối Linspire thương mại, và bao gồm các yếu tố trước đây độc quyền từ Linspire, ví như CNR Client, trong khi các yếu tố khác, mà giấy phép Linspire, Inc. nhưng không sở hữu, giống như các thư viện tương thích Windows Media Audio vẫn còn đóng cửa-nguồn. Do đó, có hai phiên bản của Freespire, một với các thư viện nguồn đóng, và một, được gọi là Freespire OSS Edition, bao gồm chỉ các thành phần mã nguồn mở. Freespire 1.0 được phát hành ngày 7/8/2006, ba tuần trước thời hạn. Nó được biết rằng Freespire sẽ thay đổi code base của nó từ Ubuntu sang Debian trên bất kỳ bản phát hành trong tương lai. Vào ngày 10/7/2007 Linspire phát hành Linspire 6.0, dựa trên Freespire 2.0. == Đóng góp == Linspire, Inc. Tài trợ các dự án mã nguồn mở bao gồm cả ứng dụng nhắn tin tức thời Pidgin và Kopete, trình duyệt web Mozilla Firefox , hệ thống tập tin ReiserFS, trình biên soạn website Nvu WYSIWYG, và websites KDE-Apps.org và KDE-Look.org. Trong quá khứ, Linspire đã tổ chức một số sự kiện Linux và mã nguồn mở, ví dụ như Desktop Linux Summit, DebConf và hội nghị KDE Developers Conference. == Chỉ trích == Linspire đã nhận được một số sự chỉ trích từ các cộng đồng phần mềm tự do. Điều này đã bao gồm những lời chỉ trích bao gồm cả phần mềm sở hữu độc quyền, với người sáng lập GNU Richard Stallman nhận xét: "Không có phát hành GNU/Linux khác có backslided cho đến nay từ tự do. Chuyển đổi từ MS Windows, Linspire không mang lại cho bạn sự tự do, nó chỉ giúp bạn một bậc thầy khác nhau." Ngoài ra, sau này Freespire thông báo ban đầu Pamela Jones của trang web Groklaw xuất bản một bài viết tựa đề "Freespire: A Linux Distro For When You Couldn't Care Less About Freedom;"(Freespire: một Linux Distro để khi bạn không thể chăm sóc ít hơn về sự tự do) đó là rất quan trọng của Linspire, Inc., các dự án của Freespire, trong đó thành phần mã nguồn đóng cửa và quảng cáo của họ như là một điểm thuận lợi; một hành động cô phân loại như là bỏ qua các giá trị cộng đồng FOSS trong một "cộng đồng thúc đẩy" các phân phối, khẳng định rằng "phần mềm tự do không phải là về trình điều khiển sở hữu độc quyền" và rằng "độc quyền codec, trình điều khiển và ứng dụng không phải là mã nguồn mở hay mở trong bất kỳ cách nào." trong phản ứng của, Linspire, Inc. CEO Kevin Carmony nói thông qua một nhà báo trên trang web Linspire rong mười năm tổ chức, cộng đồng FOSS đã có những lợi ích tương đối ít, mà nhiều người sử dụng đang sử dụng phần mềm độc quyền, và mặc dù một số sẽ tổ chức ra, hầu hết muốn có một cái gì đó mà làm việc chứ không phải là không có gì. Ông cũng khẳng định rằng công ty tin tưởng vào phần mềm mã nguồn mở, nhưng cũng sự tự do của cá nhân để chọn phần mềm bất cứ điều gì họ muốn. == Xem thêm == Linux Danh sách các phiên bản linux == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức LugRadio podcast featuring an interview with Kevin Carmony
bệnh viện bạch mai.txt
Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%). Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế. == Hệ thống == Hội đồng tư vấn Khoa học Thuốc và điều trị Chống nhiễm khuẩn Khen thưởng và kỷ luật Khoa lâm sàng Phòng chức năng Khoa cận lâm sàng Các viện nghiên cứu Các trung tâm == Chú thích ==
10 tháng 9.txt
Ngày 10 tháng 9 là ngày thứ 253 (254 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 112 ngày trong năm. == Sự kiện == 494 – Sau khi sát hại Hoàng đế Tiêu Chiêu Nghiệp, Tiêu Loan lập một cháu họ khác là Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế mới của Nam Tề. 934 – Hoàng thái tử Mạnh Sưởng lên ngôi hoàng đế nước Hậu Thục ở tuổi 15, tức ngày Đinh Mão (29) tháng 7 năm Giáp Ngọ. 1368 – Trước tình thế quân Minh bắc phạt, Nguyên Huệ Tông cùng quan lại chạy khỏi kinh thành Đại Đô chạy về phía bắc. 1509 – Một trận động đất ảnh hưởng đến Constantinopolis. 1561 – Thời kỳ Chiến Quốc: Takeda Shingen đánh bại Uesugi Kenshin tại bình nguyên Kawanakajima. 1721 – Đại chiến Bắc Âu kết thúc bằng Hòa ước Nystad, Pyotr Đại đế chiến thắng chung cuộc trước Đế quốc Thụy Điển. 1813 – Mỹ đánh bại hạm đội Đế quốc Anh trong Trận hồ Erie trong cuộc Chiến tranh 1812 1823 – Simón Bolívar trở thành tổng thống Peru 1898 – Hoàng hậu Elizabeth của Áo bị ám sát bởi Luigi Lucheni 1919 – Áo và các nước phe Entente ký Hòa ước Saint-Germain 1939 – Canada tuyên chiến với Đức Quốc xã 1943 – Hồ Chí Minh viết bài thơ cuối cùng trong cuốn Nhật ký trong tù tại Trung Quốc 1943 – Đức Quốc xã bắt đầu chiếm đóng Roma 1955 – Thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1960 – Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ông giữ chức lãnh đạo đảng này đến năm 1986. 1974 – Guinea-Bissau giành độc lập từ tay Bồ Đào Nha. 1996 – Mỹ, Nga, Anh và 90 quốc gia khác cùng ký Hiệp ước Toàn diện về cấm thử vũ khí hạt nhân, không cho phép tiến hành các cuộc thử nghiệm trên và dưới mặt đất 2002 – Thụy Sĩ gia nhập Liên Hiệp Quốc 2008 – Large Hadron Collider đặt tại CERN bắt đầu đi vào hoạt động, thực hiện thí nghiệm khoa học được xem là lớn nhất từ trước đến nay tại Genève, Thụy Sĩ == Sinh == 1169 – Alexius II Comnenus, Hoàng đế Byzantine 1385 – Lê Lợi, vua khai sáng nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh 1638 – Maria Theresa của Tây Ban Nha, hoàng hậu vua Louis XIV của Pháp 1890 – Franz Werfel, nhà văn, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Áo 1933 – Yevgeni Vassilyevich Khrunov, nhà du hành vũ trụ Liên Xô == Mất == 210 TCN – Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc 602 – Độc Cô Già La, hoàng hậu của triều Tùy, tức ngày Giáp Tý (19) tháng 8 năm Nhâm Tuất (s. 544) 954 – Vua Louis IV của Pháp 1308 – Nhật hoàng Go-Nijō 1669 – Henrietta Maria, hoàng hậu vua Charles I của Anh 1898 – Elisabeth của Áo 1931 – Dmitri Egorov, nhà toán học người Nga 1948 – Vua Ferdinand của Bulgaria == Ngày lễ và kỷ niệm == Gibraltar - Ngày quốc khánh Ngày nhà giáo ở Trung Quốc và Hồng Kông == Tham khảo ==
meitneri.txt
Meitneri (phát âm như "may-nơ-ri"; tên quốc tế: meitnerium) là nguyên tố hóa học tổng hợp có ký hiệu Mt và số nguyên tử 109. Nó nằm ở vị trí nguyên tố nặng nhất trong nhóm 9 (VIII) trong bảng tuần hoàn, nhưng đồng vị đủ bền chưa được biết đến thời điểm này, khi đó sẽ cho phép các thí nghiệm hóa học xác định vị trí của nó, không giống với các nguyên tố nhẹ hơn cạnh nó. Nó được tổng hợp đầu tiên năm 1982 và hiện nay đã biết được một số đồng vị của nó. Đồng vị nặng và ổn định nhất được cho là Mt-278 có chu kỳ bán rã ~8 giây. == Lịch sử == === Phát hiện === Meitneri được nhóm nghiên cứu người Đức dẫn đầu là Peter Armbruster và Gottfried Münzenberg phát hiện ngày 29 tháng 8 năm 1982 tại Viện nghiên cứu hạt ion nặng (Gesellschaft für Schwerionenforschung) ở Darmstadt. Nhóm này đã bắn phát hạt nhân bitmut-209 bằng hạt nhân sắt-58 được gia tốc và phát hiện một nguyên tử riêng biệt của đồng vị meitneri-266: 20983Bi + 5826Fe → 266109Mt + n === Đặt tên === Nguyên tố 109 trước đây được gọi là Unnilennium, với ký hiệu Une. Về mặt lịch sử, nguyên tố 109 được đề cập là eka-iridi. Tên meitnerium (Mt) được đề xuất đặt theo tên nhà vật lý Úc Lise Meitner. Năm 1997, tên gọi chính thức được IUPAC chấp thuận. === Các thí nghiệm trong tương lai === Nhóm nghiên cứu ở RIKEN, Nhật Bản đã chỉ ra rằng một phần nghiên cứu đang thực hiện của họ sử dụng hạt nhân bị bắn phát là 248Cm, họ có thể nghiên cứu phản ứng mới 248Cm(27Al,xn) trong tương lai. == Tính chất == === Tính chất ngoại suy === ==== Tính chất vật lý ==== Mt có thể là một kim loại rất nặng với mật độ khoảng 30 g/cm3 (Co: 8,9, Rh: 12,5, Ir: 22,5) và điểm nóng chảy cao khoảng 2600-2900 °C (Co: 1480, Rh: 1966, Ir: 2454). Nó có thể có khả năng chống ăn mòn cao; thậm chí cao hơn Ir, là kim loại có độ chống ăn mòn cao nhất hiện nay. ==== Các trạng thái ôxy hoá ==== Meitneri được dự đoán là thành viên thứ sáu của nhóm 6d của các kim loại chuyển tiếp và là nguyên tố nặng nhất trong nhóm 9 của bảng tuần hoàn, nằm dưới coban, rhodi và iridi. Nhóm các kim loại chuyển tiếp này là nhóm đầu tiên thể hiện các trạng thái ôxy hoá thấp nhất và trạng thái +9 chưa được biết đến. Hai thành viên tiếp sau của nhóm thể hiện trạng thái ôxy hoá cao nhất +6, trong khi đó các trạng thái bền nhất là +4 và +3 đối với iridi và +3 đối với rhodi. Tuy vậy, meitneri được trông đợi là có trạng thái bền +3 nhưng cũng có thể thể hiện trạng thái bền +4 và +6. ==== Tính chất hoá học ==== Trạng thái +6 trong nhóm 9 chỉ được biết đến đối với florua, chúng được tạo ra bằng phản ứng trực tiếp. Do đó, meitneri có thể tạo thành hexaflorua, MtF6. Muối này được cho là bền hơn iridi(VI) florua, vì trạng thái +6 trở nên bền hơn trong nhóm này. Khi kết hợp với ôxy, rhodi tạo ra Rh2O3 trong khi đó iridi bị ôxy hoá thành trạng thái +4 trong IrO2. Meitneri có thể tạo thành dạng ôxít, MtO2, nếu tính chất phản ứng eka-iridi được thể hiện. Trạng thái +3 trong nhóm 9 là phổ biến ở dạng trihalua (trừ florua) tạo thành từ phản ứng trực tiếp với các halogen. Do đó, meitneri có thể tạo thành MtCl3, MtBr3 và MtI3 theo cách tương tự với iridi. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com: Meitnerium
danh sách quốc gia theo gdp danh nghĩa.txt
Dưới đây là danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ tính theo tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên danh nghĩa. == Danh sách == Chú thích == Thư viện ảnh == == Xem thêm == Danh sách các quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người == Chú thích ==
world football challenge 2009.txt
Giải bóng đá World Football Challenge 2009 là giải bóng đá lần đầu tiên của giải World Football Challenge, một giải đấu bóng đá giao hữu mùa hè giữa các câu lạc bộ bóng đá đến từ châu Âu và Bắc Mỹ, được tổ chức tại Hoa Kỳ. Chelsea là nhà vô địch đầu tiên vào năm 2009. == Các đội tham dự == Trong năm 2009, mỗi đội thi đấu lần lượt với ba đội bóng khác vòng tròn một lượt, mỗi trận đấu diễn ra tại một địa điểm trung lập ở Hoa Kỳ. Chelsea là ứng cử viên cho chức vô địch World Football Challenge năm 2009. Sau đây bốn câu lạc bộ tham gia các giải đấu năm 2009: Chelsea từ Giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Anh América Từ giải Primera División de México tại México Internazionale từ giải Serie A tại Ý Milan từ giải Serie A tại Ý == Vị trí các sân thi đấu == == Điều lệ == Câu lạc bộ được một điểm cho mỗi bàn thắng được ghi trong thời gian quy định chính thức 90 phút (tối đa ba bàn mỗi trận). Câu lạc bộ giành được ba điểm cho một trận thắng mà không đá phạt đền. Sau 90 phút thi đấu, nếu trận đấu hòa thì mỗi đội nhận được một điểm và chiến thắng trong loạt penalty được nhận thêm một điểm nữa. Đội có số điểm chung cuộc lớn nhất là nhà vô địch World Football Challenge. == Bảng xếp hạng == == Các trận đấu == == Tốp ghi bàn == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
gamespot.txt
GameSpot là một website chuyên về trò chơi điện tử và cung cấp tin tức, bình luận, tải về, sự duyệt trước và nhiều thông tin khác. Website được đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 1996 bởi Pete Deemer, Vince Broady và Jon Epstein. Nó được mua lại bởi ZDNet, một nhãn hiệu mà sau này được bán cho CNET Networks. CBS Interactive đã mua lại CNET Networks vào năm 2008 và trở thành sở hữu hiện tại của GameSpot. GameSpot.com hiện là một trong 200 website có lượt truy cập nhiều nhất theo Alexa. Ngoài những thông tin được cung cấp bởi đội ngũ của GameSpot, website còn cho phép người dùng của mình viết ra những đánh giá và blog của chính mình và gửi lên diễn đàn của website. Năm 2004, GameSpot đã nhận được giải "Best Gaming Website" (trang web về trò chơi điện tử tốt nhất) bởi những người xem của chương trình Video Game Award Show của kênh Spike TV. GameSpot cũng nhận được giải Webby Awards trong nhiều năm. Một số website về trò chơi điện tử khác như IGN, 1UP.com, và GameSpy là những đối thủ lớn nhất của GameSpot. Tên miền gamespot.com đã thu hút ít nhất khoảng 60 triệu lượt truy cập năm 2008 theo một nghiên cứu của compete.com. Trang chính của GameSpot có liên kết đến những tin tức, bình luận, sự duyệt trước mới nhất và các mục để đến với từng loại nền tảng như Wii, Nintendo DS, PC, Xbox 360, PlayStation Portable, PlayStation 2, PlayStation 3, và Nintendo 3DS. Nó còn có danh sách liệt kê các trò chơi được yêu thính nhất trên website và một bộ máy tìm kiếm để giúp người dùng có thể tìm kiếm trò chơi theo ý thích. Vào tháng 9 năm 2009, GameSpot bắt đầu có những mục và đánh giá về iPhone, Android, và những trò chơi trên điện thoại di động khác. GameSpot cũng có đề cập đến những nền tảng ít được biết đến hơn như: Nintendo 64, Nintendo GameCube, Game Boy Color, Game Boy Advance, Xbox, PlayStation, Sega Saturn, Dreamcast, Neo Geo Pocket Color, N-Gage, và trò chơi trên điện thoại di động. == Lịch sử == Khi mới được thành lập, website này chỉ tập trung vào mảng trò chơi PC. Website liên quan của nó, VideoGameSpot.com, được thành lập vào tháng 12 năm 1996 để phụ trách mảng trò chơi console. Năm 1997, trong một thời gian ngắn, VideoGameSpot.com chuyển thành VideoGames.com, và vào năm 1998, hai trang web về mảng PC và console này đã kết hợp lại thành GameSpot.com. == Những đánh giá và hệ thống chấm điểm == Tháng 1 năm 2001, GameSpot đã giới thiệu một số video đánh giá dành cho trò chơi điện tử, được áp dụng cho tất cả các trò chơi lớn. Những trò chơi mà các nhà bình luận tin rằng cần phải có sự đề cập đặc biệt (chẳng hạn như một trò chơi rất tệ) cũng sẽ được đánh giá bởi video. Các trò chơi được đánh giá theo nhiều hạng mục khác nhau: cách chơi, đồ hoạ, âm thanh, giá trị và độ phê bình của người đánh giá. Mỗi hạng mục được chấm điểm bởi một số nguyên từ 1 đến 10, và năm số điểm nguyên này sẽ được tính chung bằng cách sử dụng cách tính trung bình cộng có trọng số để tìm ra số điểm cuối cùng. Nếu một trò chơi có điểm 9,0 trở lên, nó sẽ được gọi là "superb", và được tặng một sự công nhận có tên "Editor's Choice". Trong lịch sử của GameSpot chỉ có bảy trò chơi nhận được số điểm 10 hoàn hảo. Ngày 25 tháng 6 năm 2007, GameSpot bắt đầu chấm điểm sử dụng độ chia nhỏ nhất là 0,5 thay vì 0,1. Nó cũng không sử dụng điểm phụ dành cho các hạng mục nữa. Thay vào đó, những nhà phê bình sẽ có một hệ thống huy chương, cho phép họ có thể nêu bật lên các đặc điểm của trò chơi như thiết kế, âm nhạc hoặc độ khó. GameSpot tin rằng hệ thống chấm điểm này sẽ là một hệ thống chi tiết hơn so với trước. Có một sự thay đổi đó là trò chơi được điểm 10 sẽ được gọi là "Prime" thay vì "Perfect" như trước. === Những trò chơi được đánh giá cao nhất/thấp nhất === 10 - Perfect: Chrono Cross 10 - Perfect: The Legend of Zelda: Ocarina of Time (phiên bản Nintendo 64) 10 - Perfect: Soulcalibur (phiên bản Dreamcast) 10 - Perfect: Tony Hawk's Pro Skater 3 (phiên bản PlayStation 2) 10 - Prime: Grand Theft Auto IV (phiên bản PlayStation 3 và Xbox 360) 10 - Prime: Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots 10 - Prime: Super Mario Galaxy 2 9.9 - Near-perfect: NFL 2K 9.9 - Near-perfect: NFL 2K1 9.9 - Near-perfect: Perfect Dark (phiên bản Nintendo 64) 9.9 - Near-perfect: Super Mario Bros. Deluxe 9.9 - Near-perfect: Tekken 3 (phiên bản PlayStation) 9.9 - Near-perfect: Tony Hawk's Pro Skater 2 (phiên bản Dreamcast và PlayStation) Big Rigs: Over the Road Racing là trò chơi duy nhất nhận số điểm 1,0 - ("abysmal"), số điểm thấp nhất mà một trò chơi có thể có. Ghi chú: Số điểm gần hoàn hảo 9,9 không còn xuất hiện sau khi sử dụng hệ thống chấm điểm mới từ tháng 6 năm 2007. === Trò chơi của năm === Mỗi năm, GameSpot đều tổ chức các giải thưởng Trò chơi Hay nhất và Trò chơi Dở nhất của Năm. GameSpot cũng cho phép người dùng của website bình chọn cho giải thưởng "Readers Choice" (người dùng bình chọn) Các trò chơi giành giải Trò chơi của Năm (Game of the Year) của GameSpot cho đến nay: 1996: Diablo (PC) 1997: Total Annihilation (PC) 1998: The Legend of Zelda: Ocarina of Time (Nintendo 64) and Grim Fandango (PC) 1999: Soulcalibur (Dreamcast) and EverQuest (PC) 2000: Chrono Cross (PlayStation) and The Sims (PC) 2001: Grand Theft Auto III (PlayStation 2) and Serious Sam: The First Encounter (PC) 2002: Metroid Prime (GameCube) 2003: The Legend of Zelda: The Wind Waker (GameCube) 2004: World of Warcraft (PC) 2005: Resident Evil 4 (GameCube) 2006: Gears of War (Xbox 360) 2007: Super Mario Galaxy (Wii) 2008: Metal Gear Solid 4: Guns of the Patriots (PlayStation 3) 2009: Demon's Souls (PlayStation 3) 2010: Red Dead Redemption (Xbox 360, PlayStation 3) === Trò chơi Dở nhất Năm/Trò chơi Hết sức Dở của Năm === Mỗi năm GameSpot cũng tìm ra một Trò chơi Hết sưc Dở (Flat-Out Worst Game) (trước năm 2003 được biết đến là Trò chơi Dở nhất của Năm - "Worst Game of the Year"). Giải thưởng này nằm trong hạng mục Dubious Honors. Cũng như giải "Trò chơi của Năm", GameSpot cũng có giải "Readers' Choice" cho "trò chơi Hết sức Dở của Năm". 1996: Catfight (PC) 1997: Conquest Earth (PC) 1998: Spawn: The Eternal (PlayStation) and Trespasser (PC) 1999: Superman (N64) and SkyDive! (PC) 2000: Spirit of Speed 1937 (Dreamcast) and Blaze & Blade (PC) 2001: Kabuki Warriors (Xbox) and Survivor (2001 video game) (PC) 2002: Jeremy McGrath Supercross World (GameCube), Gravity Games Bike: Street Vert Dirt (PS2 & Xbox), Mortal Kombat Advance (Game Boy Advance) và Demonworld: Dark Armies (PC) 2003: Gods and Generals (PC) 2004: Big Rigs: Over the Road Racing (PC) 2005: Land of the Dead: Road to Fiddler's Green (Xbox & PC) 2006: Bomberman: Act Zero (Xbox 360) 2007: Hour of Victory (Xbox 360) 2008: M&Ms Kart Racing (Wii & DS) 2009: Stalin vs. Martians (PC) 2010: Fighters Uncaged (Kinect) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == GameSpot GameSpot Hoa Kỳ GameSpot Australia GameSpot Vương quốc Anh GameSpot Nhận Bản
joseph stiglitz.txt
Joseph Eugene Stiglitz, Ủy viên Hội Hoàng gia FBA (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1943) là một nhà kinh tế Hoa Kỳ và là một giáo sư tại Đại học Columbia. Ông nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001 và giải John Bates Clark năm 1979. Ông là cựu phó chủ tịch và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, và là cực thành viên và Chủ tịch của Hội đồng cố vấn kinh tế. Ông được biết đến với cái nhìn phê phán của ông về quản lý toàn cầu hóa, tự do kinh tế thị trường (mà ông gọi là "trào lưu thị trường tự do"), và một số tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Ông là một trong những nhà kinh tế học xuất sắc nhất thế giới, theo đánh giá của dự án RePEc Chuyên ngành của ông rất đa dạng, từ kinh tế học vĩ mô, kinh tế học công cộng, kinh tế học phát triển, đến kinh tế học quốc tế. Ông có những đóng góp rất lớn cho kinh tế học ở các lý luận về về ảnh hưởng của việc kiểm soát thông tin đến thị trường. Năm 2000, Stiglitz thành lập Sáng kiến đối thoại chính sách (IPD), một think tank về phát triển quốc tế tại Đại học Columbia. Từ năm 2001, ông là giáo sư tại đại học Columbia, là giáo sư đại học từ năm 2004, và là đồng chủ tịch của Ủy ban tư tưởng toàn cầu. Ông cũng là chủ tịch Viện nghèo đói thế giới Brooks thuộc Đại học Manchester cũng như Ủy ban quốc tế các nhà xã hội về các vấn đề tài danh hiệuhọc hàm giáo sư danh dự, cũng như một danh hiệu trưởng khoa danh dự. Năm 2009, chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc là Miguel d'Escoto Brockmann đã bổ nhiệm Stiglitz làm Chủ tịch ủy ban Liên hợp quốc về cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế; trên cương vị mới ông đã đề xuất các đề nghị, giám sát, và được ủy quyền báo cáo về cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế. Từ năm 2012 Stiglitz là Chủ tịch hiệp hội kinh tế quốc tế và hiện đang chủ trì việc tổ chức IEA toàn cầu 3 năm một lần diễn ra tại biển Chết ở Jordan vào tháng 6 năm 2014. Stiglitz từng là Phó chủ tịch và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, từng là thành viên và sau đó là chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống William Clinton. Trong khi ủng hộ toàn cầu hóa kinh tế, ông vẫn cảnh báo về những tác động tiêu cực của nó (xem tác phẩm "Toàn cầu hóa và những mặt trái"). Stiglitz là nhà kinh tế có ảnh hưởng đứng thứ 4 thế giới hiện nay dựa trên các trích dẫn hàn lâm, vào năm 2011 ông được tạp chí Time đưa vào danh sách một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Các công trình của Stiglitz tập trung vào phân phối thu nhập, quản lý tài sản rủi ro, quản trị doanh nghiệp và thương mại quốc tế. Ông cũng là tác giả của 10 cuốn sách, cuốn mới nhất mang tựa đề Cái giá của sự bất bình đẳng (2012), được The New York Times đưa vào danh sách các cuốn sách bán chạy nhất. == Tác phẩm == Sách 2012, The Price of Inequality: How Today's Divided Society Endangers Our Future, Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393088694 2010, Freefall: America, Free Markets, and the Sinking of the World Economy, Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 0393075966 2010, Mismeasuring Our Lives: Why GDP Doesn't Add Up, Fitoussi, J-P., Sen, A. & Stiglitz, J.E., The New Press. 2010, The Stiglitz Report: Reforming the International Monetary and Financial Systems in the Wake of the Global Crisis, Stiglitz, J.E., The New Press, ISBN 1595585206 2010, Time for a Visible Hand: Lessons from the 2008 World Financial Crisis, Jones, S.G., Ocampo, J.A. & Stiglitz, J.E. (Ed.), Oxford University Press. 2008, The Three Trillion Dollar War, Bilmes, L. Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393067019 2006, Making Globalization Work, Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393061222 2006, Stability with Growth: Macroeconomics, Liberalization, and Development, Ffrench-Davis, R., Nayyar, D., Ocampo, J.A., Spiegel, S. & Stiglitz, J.E., Oxford University Press. 2005, Fair Trade for All: How Trade Can Promote Development, Charlton, A.H.G. & Stiglitz, J.E., Oxford University Press, ISBN 0199290903 2004, The Development Round of Trade Negotiations in the Aftermath of Cancún, Charlton, A.H.G. & Stiglitz, J.E., Commonwealth Secretariat, ISBN 978-0850928013 2003, The Roaring Nineties, Stiglitz, J.E, W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393058529 2003, Towards a New Paradigm in Monetary Economics, Greenwald, B. & Stiglitz, J.E., Cambridge University Press, ISBN 978-0521810340 2002, Economics, Stiglitz, J.E. & Walsh, C.E., W.W. Norton & Company. 2002, Globalization and Its Discontents, Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393051247 2002, Peasants Versus City-Dwellers: Taxation and the Burden of Economic Development, Sah, R.K. & Stiglitz, J.E., Oxford University Press. 2002, Principles of Macroeconomics, Stiglitz, J.E. & Walsh, C.E., W.W. Norton & Company. 2002, The Rebel Within: Joseph Stiglitz and the World Bank, The Rebel Within: Joseph Stiglitz and the World Bank, Stiglitz, J.E., Anthem Press. 2001, Rethinking the East Asian Miracle, Stiglitz, J.E. & Yusuf, S. (Ed.), Oxford University Press. 2000, Frontiers of Development Economics: The Future in Perspective, Meier, G.M. & Stiglitz, J.E. (Ed.), World Bank. 1996, Whither Socialism?, Stiglitz, J.E., MIT Press, ISBN 978-0262691826 1994' Economics and the Canadian Economy, Stiglitz, J.E. & Boadway, Robin W., W W Norton & Co Inc, ISBN 978-0393965117 1989, The Economic Role of the State, Stiglitz, J.E., Wiley-Blackwell, ISBN 978-0631171355 1986, Economics of the Public Sector, Stiglitz, J.E., W.W. Norton & Company, ISBN 978-0393966510 1981, Theory of Commodity Price Stabalization, Newberry, D.M.G. & Stiglitz, J.E., Oxford University Press. 1980, Lectures on Public Economics, Anthony Barnes Atkinson & Joseph E. Stiglitz, Mcgraw-Hill College, ISBN 978-0070841055 1969, Readings in the Modern Theory of Economic Growth, Stiglitz, J.E. & Uzawa, H., MIT Press, ISBN 978-0262190558 Các chương sách 2009. "Regulation and Failure", in David Moss and John Cisternino (eds.), New Perspectives on Regulation, ch. 1, các trang 11–23. Cambridge: The Tobin Project. 2001, New Ideas About Old Age Security: Toward Sustainable Pension Systems in the 21st Century, edited with Robert Holzmann, World Bank, January 2001. Bài báo khoa học chọn lọc 2007, "Prizes, Not Patents" post-autistic economics review, issue no. 42 1998, Distinguished lecture on economics in government: The private uses of public interests: Incentives and institutions. Journal of Economic Perspectives, 12, 3–22. 1998, Redefining the Role of the State – What should it do? How should it do it? And how should these decisions be made? Paper presented at the Tenth Anniversary of MITI Research Institute, Tokyo, March 1998. 1996, The World Bank Research Observer: No 2: August 1996 by Joseph Stiglitz 1993, "Post Walrasian and post Marxian economics," Journal of Economic Perspectives, vol. 7, pp. 109–14 1993, "Market socialism and neoclassical economics," in Bardhan, P. K. and Roemer, J. E. (eds.), Market Socialism. The Current Debate, New York: Oxford University Press 1989, "Principal and agent," in J. Eatwell, M. Milgate and P. Newman (eds.), The New Palgrave. Allocation, Information and Markets. New York: W. W. Norton 1987, "The causes and consequences of the dependence of quality on prices", Journal of Economic Literature, vol. 25, pp. 1–48 1981 (with A. Weiss), "Credit Rationing in Markets with Imperfect Information", American Economic Review, vol. 71, pp. 393–410 1977 (with A.K. Dixit), "Monopolistic Competition and Optimum Product Diversity", American Economic Review, vol. 67, pp. 297–308 1976 (with M. Rothschild), "Equilibrium in Competitive Insurance Markets: An Essay on the Economics of Imperfect Information", Quarterly Journal of Economics, vol. 90, pp. 629–650. 1974, "Incentives and Risk Sharing in Sharecropping", Review of Economic Studies, Vol. 41, No. 2, 219–255. 1974, "Alternative Theories of Wage Determination and Unemployment in LDCs: The Labour Turnover Model", Quarterly Journal of Economics, vol. 81, pp. 194–227 1971 (with M. Rothschild), "Increasing Risk: II. Its Economic Consequences", Journal of Economic Theory, Vol. 3, pp. 66–84 1970 (with M. Rothschild), "Increasing Risk: I. A Definition", Journal of Economic Theory, Vol. 2, pp. 225–243 Bài viết trên báo chí đại chúng 2013, "The Promise of Abenomics", CFO Insight Magazine, April 2013 2013, "The Post-Crisis Crises", CFO Insight Magazine, January 2013 2011, "Of the 1%, by the 1%, for the 1%", Vanity Fair, May 2011 2010, “The Non-Existent Hand”. London Review of Books 32 (8): 17–18. Ngày 22 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011. Review of Skidelsky, Robert (2009). Keynes: the Return of the Master. Allen Lane. ISBN 978-1-84614-258-1. 2009, "Wall Street’s Toxic Message", Vanity Fair, July 2009 2009, "America's socialism for the rich", The Guardian, June 2009 2009, "Capitalist Fools", Vanity Fair, January 2009 2009, "Report: The $10 Trillion Hangover: Paying the Price for Eight Years of Bush", with Linda Bilmes, Harper's Magazine, 318/1904, January 2009 2007, "The Economic Consequences of Mr. Bush", Vanity Fair, December 2007 Issue 2007, Where is the World Going To, Mr. Stiglitz? directed by Jacques Sarasin, First Run Features. 2002, "Implications of the New Fannie Mae and Freddie Mac Risk-based Capital Standard", for FannieMae Volume I, Issue ngày 2 tháng 3 năm 2002 2001, began writing for Project Syndicate, continues to present Video và nguồn online 2010, What should Europe do about Greece?, BBC Newsnight ngày 10 tháng 2 năm 2010. 2010, The Last word, Bloomberg Television, ngày 9 tháng 2 năm 2010. 2008, The Three Trillion Dollar War a panel discussion with Joseph Stiglitz and Linda Bilmes regarding their new book, The Three Trillion Dollar War: The True Cost of the Iraq Conflict. ngày 28 tháng 2 năm 2008 at Columbia University. 2007, Where is the World Going To, Mr. Stiglitz? directed by Jacques Sarasin, First Run Features. World Bank Video presentation Online access to Stiglitz published papers, at his own website == Tham khảo == == Liên kết ngoài == josephstiglitz.com Joseph E. Stiglitz at Columbia University Joseph Stiglitz committee chair profile at Committee on Global Thought at Columbia University Information and the Change in the Paradigm in Economics 2001 lecture at NobelPrize.org Profile and Papers at Research Papers in Economics/RePEc Publications at the National Bureau of Economic Research Joseph E. Stiglitz (1943–). The Concise Encyclopedia of Economics. Library of Economics and Liberty (ấn bản 2) (Liberty Fund). 2008. Column archives at Project Syndicate Joseph Stiglitz trên C-SPAN Bản mẫu:Charlie Rose view Joseph Stiglitz tại Internet Movie Database Các công trình liên quan hoặc của Joseph Stiglitz trên các thư viện của thư mục (WorldCat) Thêm tin tức và bình luận về Joseph Stiglitz trên The New York Times Of the 1%, by the 1%, for the 1%, Joseph E. Stiglitz, Vanity Fair, May 2011 Roberts, Russ (ngày 9 tháng 7 năm 2012). “Stiglitz on Inequality”. EconTalk. Library of Economics and Liberty. Bản mẫu:Keynesians Bản mẫu:CEA Chairs Bản mẫu:Globalization
văn học việt nam.txt
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ. Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết, thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo == Lịch sử == == Văn học dân gian == Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học). === Những đặc trưng của văn học dân gian === Tính nguyên hợp: Biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Tính tập thể: Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Tính truyền miệng: Văn học dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức truyền miệng (kể chuyện) Tính dị bản: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và nó không được cố định trong một văn bản nên khi lưu truyền sang các vùng không gian khác nhau thì nó dần dà thay đổi. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Tạo ra nét đặc trưng của Văn học dân gian so với văn học viết. == Văn học viết == Xem thêm bài Lịch sử các loại chữ viết Việt Nam Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" (Đặng Thai Mai). Sự va chạm gần 10 thế kỷ giữa nền Hán học và văn hóa dân gian Việt tuy có phần làm văn hóa, tín ngưỡng, phong tục cũng như nghệ thuật của dân tộc Việt bị "sứt mẻ, mất mát" nhưng cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết. Nhiều phát hiện mới của khảo cổ học chứng minh từ thời đại Hùng Vương, người Việt đã có một nền văn hóa với nhiều nét cá tính khá rõ rệt, thể hiện qua nhiều thần thoại và truyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã biết cách chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệu của tiếng Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng, văn hóa, triết học của Trung Quốc lẫn của người Việt. Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ viết đầu tiên: chữ Nôm. Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau một thời gian dài văn-sử-triết bất phân. Ba dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình. Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai loại: cổ thể và cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc; ngoài ra theo Dương Quảng Hàm (trong quyển Văn học Việt Nam) thì văn viết trong thời kỳ đầu "có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm: Vận văn: tức loại văn có vần Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối (như câu đối) Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có đối. Cuối thế kỷ 18 trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài chuyển biến trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thường nhật (văn chương bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập đến. "Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều (của Nguyễn Du) được xem là những thành tựu nổi bật của chữ Nôm trong văn học Việt Nam. Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam thì diện mạo văn học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng các dòng tư tưởng truyền thống phương Đông thì sự thâm nhập của phương Tây mang đến cho văn học viết con đường "hiện đại hóa" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội dung sáng tác. Riêng về thể loại nếu so sánh văn học viết Việt Nam giữa hai thời kỳ lớn: Văn học Trung đại và Văn học Hiện đại thì có thể hiểu một cách tổng quát về các thể loại chính như sau: Thời kỳ văn học Trung đại (từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19) gồm: tự sự và trữ tình. Thời kỳ văn học Hiện đại (từ đầu thế kỷ 20 đến nay) gồm: tự sự, trữ tình, kịch. Sau hơn 10 thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định và vẫn đang tiếp tục "dòng chảy" của mình để có thể hội nhập vào nền văn học chung của thế giới. == Tham khảo == Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (Thế kỷ 10 - 19). Tập 1, Văn học thế kỷ 10 - 15/ Bùi Duy Tân (chủ biên); Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 Việt Nam văn học sử yếu. Dương Quảng Hàm; Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2002. Văn học Việt Nam. Dương Quảng Hàm, Bộ Giáo dục/ Trung tâm học liệu xuất bản, 1938. Tìm hiểu Con người Qua Nhân Tướng Học Và Văn Học Dân Gian Việt Nam. Lương Trọng Nhàn; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin-2010. == Liên kết ngoài ==
trâu rừng châu phi.txt
Trâu châu Phi (tên tiếng Anh: African buffalo hoặc Cape buffalo (trâu Cape), danh pháp hai phần: Syncerus caffer) là một loài trâu bò lớn ở châu Phi. Loài trâu này không có họ hàng gần với trâu nước hoang dã châu Á lớn hơn chút ít, tổ tiên loài vẫn còn chưa rõ ràng. Syncerus caffer caffer, trâu Cape, là phân loài điển hình và lớn nhất, sinh sống ở nam và đông châu Phi. S. c. nanus (trâu rừng rậm) là phân loài nhỏ nhất, thường sống nơi khu vực rừng rậm ở trung và tây châu Phi, trong khi S. c. brachyceros ở tây châu Phi và S. c. aequinoctialis trong xavan trung Phi. Sừng trâu trưởng thành là đặc điểm tiêu biểu của loài, cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu". Trâu được xét là một loài động vật rất dữ tợn, vì chúng húc và giết chết hơn 200 người mỗi năm. Trâu châu Phi không là tổ tiên của bò nhà và chỉ có họ hàng xa với nhiều loài trâu bò lớn khác. Do tính khí không thể đoán trước, khiến trâu châu Phi rất nguy hiểm với con người, trâu châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa, không giống trâu nước tại châu Á. Trừ con người, trâu Cape châu Phi có vài loài săn mồi không tính đến sư tử và có khả năng phòng vệ bản thân. Là một thành viên của họ "năm loài thú săn lớn", trâu Cape là chiến lợi phẩm có nhu cầu lớn đối với hoạt động săn bắn. == Mô tả == Trâu châu Phi rất cường tráng. Chiều cao bờ vai khoảng từ 1 đến 1,7 m (3,3 đến 5,6 ft) và chiều dài từ đầu đến hết thân khoảng từ 1,7 đến 3,4 m (5,6 đến 11,2 ft). So với các loài lớn khác thuộc phân họ Bovinae, trâu châu Phi có một cơ thể dài nhưng chắc nịch (chiều dài cơ thể có thể vượt qua trâu nước hoang dã, nặng hơn và cao hơn) và chân ngắn nhưng chắc nịch, kết quả trong một chiều cao khi đứng tương đối ngắn. Đuôi dài khoảng 70 đến 110 cm (28 đến 43 in). Trâu đồng cỏ nặng 500 đến 900 kg (1.100 đến 2.000 lb), con đực thường lớn hơn con cái, đạt phạm vi trọng lượng lớn hơn. Trong so sánh, trâu sống nơi rừng rậm, khoảng 250 đến 450 kg (600 đến 1.000 lb), chỉ bằng một nửa kích thước. Đầu thấp; đỉnh đầu nằm dưới sống lưng. Các móng phía trước rộng hơn so với phía sau, đó là liên kết với sự cần thiết hỗ trợ trọng lượng của phần phía trước của cơ thể, nó nặng hơn và mạnh mẽ hơn phần lưng. Trâu đồng cỏ có bộ lông màu đen hoặc nâu sẫm tùy lứa tuổi. Trâu đực lớn có vòng tròn màu trắng xung quanh mắt. Trâu cái bộ lông có xu hướng hung đỏ hơn. Trâu rừng rậm thường có màu nâu hơi đỏ với cặp sừng cong ngược và vút nhẹ lên. Nghé con của cả hai loại có bộ lông màu đỏ. Một đặc trưng tiêu biểu của cặp sừng trâu đực châu Phi trưởng thành là sự hợp nhất bệ góc sừng, tạo nên một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu". Từ góc sừng, cặp sừng phân tách hướng xuống, sau đó cong nhẹ lên trên và hướng ra ngoài. Trâu đực lớn, khoảng cách giữa hai điểm cuối cặp sừng có thể đạt trên 1 mét. Cặp sừng hình thành hoàn chỉnh khi con vật đến 5 hoặc 6 năm tuổi. Trâu cái, sừng đạt trung bình, nhỏ hơn 10-20% và bướu ít nổi bật. Sừng trâu rừng rậm có kích thước nhỏ hơn so với trâu đồng cỏ, thường đo được ít hơn 40 xentimét (16 in), hầu như không bao giờ hợp nhất. == Phân loài == Syncerus caffer caffer, trâu Cape, là phân loài điển hình, và lớn nhất, với con đực lớn cân nặng đến 910 kg (2.010 lb). Độc hữa ở Nam và Đông châu Phi. Trâu phân loài này sống ở phía nam của lục địa, dáng cao nổi bật và tính hung tợn, cũng gọi là trâu Cape. Phân loài này lông màu sẫm nhất, gần như đen. S. c. nanus (trâu rừng rậm) là phân loài nhỏ nhất; chiều cao vai u ít hơn 120 cm và cân nặng trung bình khoảng 270 kg (600 lb). Có màu đỏ, với các mảng sẫm màu trên đầu và vai trong tai tạo thành hình một cây bút lông. Trâu lùn phổ biến ở vùng rừng tại Trung và Tây châu Phi. Phân loài này rất khác nhau từ hình mẫu tiêu chuẩn, một số nhà nghiên cứu xem xét nó vẫn là một loài riêng biệt, S. nanus. Lai giữa phân loài điển hình và lùn không phải hiếm. S. c. brachyceros (trâu Sudan), trong điều kiện hình thái học, trung gian giữa hai phân loài. Sinh sống ở Tây Phi. Kích thước tương đối nhỏ, đặc biệt so với trâu khác được tìm thấy ở Cameroon, có cân nặng bằng một nửa so với phân loài Nam Phi (con đực nặng 600 kg (1.300 lb) được coi là rất lớn). S. c. aequinoctialis (trâu sông Nile) được giới hạn trong các xavan Trung Phi. Chúng tương tự như trâu Cape, nhưng hơi nhỏ hơn, và màu sắc sáng hơn. Phân loài này đôi khi được bao gồm của trâu Sudan. S. c. mathewsi (trâu miền núi) không được thừa nhận rộng rãi. Chúng sống ở các khu vực miền núi của Đông Phi. == Sinh thái == Trâu châu Phi là một trong những loài ăn cỏ lớn nhất ở châu Phi. Chúng sống tại đầm lầy và vùng ngập nước, cũng như đồng cỏ có mọc loại đậu mopane hay rừng rậm tại vùng núi chủ yếu của châu Phi. Loài trâu này thích môi trường sống nhiều lùm cây rậm rạp, như lau sậy hay bụi cây, nhưng cũng có thể được tìm thấy tại miền rừng thông thoáng. Trong khi không phải là nhu cầu lớn liên quan đến môi trường sống, nhưng trâu cần nước hàng ngày, do đó phụ thuộc vào nguồn nước chảy quanh năm. Giống như ngựa vằn đồng bằng, trâu có thể sống tại đồng cỏ thô, cao. Những đàn trâu cắt cỏ xuống và dọn đường cho nhiều loài gặm cỏ chọn lọc hơn. Khi ăn, trâu sử dụng cái lưỡi và dãy răng cửa rộng gặm cỏ nhanh hơn so với hầu hết các loài ăn cỏ châu Phi khác. Trâu không ở lại tại khu vực cỏ giẫm nát hoặc cạn kiệt trong thời gian dài. Trừ con người, trâu Cape châu Phi có vài kẻ thù và có khả năng phòng vệ chống lại (hoặc giết) sư tử Sư tử giết và ăn thịt trâu thường xuyên. Trong vài khu vực, trâu châu Phi là con mồi chính của sư tử. Tiêu biểu vài con sư tử mới quật ngã một con trâu đơn trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều sự cố được báo cáo, có khi sư tử đực trưởng thành đơn lẻ mới có thể quật ngã thành công 1 con trâu lớn. Cá sấu sông Nile thường chỉ tấn công trâu đơn độc già và nghé non, mặc dù chúng có thể giết chết trâu trưởng thành khỏe mạnh. Báo gêpa, báo hoa và linh cẩu đốm là một mối đe dọa duy nhất đến nghé con sơ sinh, mặc dù linh cẩu đốm từng được ghi nhận giết chết trâu đực trưởng thành đầy đủ vào những dịp hiếm. === Bệnh tật === Trâu Cape dễ bị nhiễm nhiều bệnh, gồm có bệnh lao bò, bệnh lang, hoặc lở mồm long móng. Cũng như với nhiều loại bệnh, những vấn đề này vẫn sẽ không xảy ra trong phạm vi một quần thể miễn là sức khỏe con vật tốt. Song, bệnh tật hạn chế di chuyển thông thường của con vật và rào chắn khu vực bị nhiễm từ khu vực không ảnh hưởng bị phát tán. Một số kiểm lâm và quản lý thú săn được phân công quản lý nhằm bảo vệ và nuôi "bệnh miễn phí" cho đàn thú rất giá trị vì chúng có thể được vận chuyển. Nổi tiếng nhất là nỗ lực của Lindsay Hunt bảo tồn nguồn động vật không bị lây nhiễm từ Vườn quốc gia Kruger tại Nam Phi. Một số trâu trị bệnh ở Nam Phi đã được bán cho các nhà gây giống gần 130,000 $US. == Hành vi xã hội == Kích thước bầy đàn biến thiên cao độ. Cốt lõi của bầy đàn được tạo thành có liên quan đến trâu cái, và con nghé của nó, tại gần như một tuyến tính nhóm động vật ưu thế. Đàn cơ bản được bao quanh bởi đàn cấp dưới gồm con đực cấp dưới, con đực cấp cao, con cái và con già hoặc trâu tàn phế. Con đực trẻ giữ khoảng cách với trâu đực vượt trội, những con được nhận biết bởi độ dày cặp sừng. Trong mùa khô, trâu đực sẽ tách khỏi đàn và hình thành nhóm con đực đơn thân. Hai loại đàn trâu đực đơn thân diễn ra: một là những con đực tuổi từ 4-7 năm và hai là những con đực 12 tuổi trở lên. Trong mùa mưa, trâu đực trẻ tham gia lại đàn để giao phối với những con cái. Chúng sẽ ở lại với đàn trong suốt mùa để bảo vệ nghé con. Một số trâu đực lớn tuổi không còn tái gia nhập bầy đàn, khi chúng không còn có thể cạnh tranh với con trẻ tuổi, những con trâu đực hung hăng hơn. Những con đực có một tuyến tính phân cấp ưu thế dựa trên tuổi và kích cỡ. Từ lúc một con trâu an toàn khi một đàn lớn mạnh, trâu đực nổi trội có thể dựa vào con đực cấp dưới và đôi khi chịu được sự kết nối của chúng. Trâu đực trưởng thành sẽ đấu sừng, tương tác ưu thế hay chiến đấu thực tế. Một con trâu đực sẽ tiếp cận cách khác, rống, với cặp sừng cụp xuống và chờ cho con trâu đực khác làm điều tương tự. Khi đấu sừng, trâu đực xoắn sừng từ bên này sang bên kia. Nếu đấu sừng chơi đùa, trâu có thể chà mặt và cơ thể đối phương trong suốt cuộc đấu sừng. Chiến đấu thực tế sẽ bạo lực nhưng rất hiếm và ngắn ngủi. Nghé con cũng có thể chống đỡ trong cuộc chơi, nhưng trâu cái trưởng hiếm khi đấu sừng trong tất cả. Trâu châu Phi đáng chú ý vì biểu hiện vị tha. Trâu cái xuất hiện tính phô bày một số loại "hành vi bầu chọn". Trong thời gian nghỉ ngơi, trâu cái sẽ đứng lên, lê bước xung quanh, và ngồi xuống trở lại. Chúng sẽ ngồi theo hướng mà chúng nghĩ nên di chuyển. Sau một giờ lê bước, trâu cái đi theo hướng chúng quyết định. Quyết định này là chúng và không dựa trên hệ thống phân cấp hoặc ưu thế. Khi bị truy đuổi bởi động vật ăn thịt, một đàn sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau và gây khó khăn cho kẻ săn mồi để chọn ra một thành viên. Nghé con tụ tập ở trung tâm. Một đàn trâu sẽ phản hồi tiếng kêu cứu của một thành viên bị bắt và cố gắng giải cứu nó. Tiếng kêu cứu của con nghé sẽ nhận được sự quan tâm của không chỉ trâu mẹ, mà còn là cả đàn. Trâu sẽ tham dự vào hành vi đám đông khi chiến đấu với kẻ thù. Chúng được ghi nhận là có thể giết chết một con sư tử, đuổi con sư tử trèo lên cây và giữ nó ở đó trong hai giờ, sau khi sư tử cắn chết một thành viên của đàn. Sư tử con có thể bị giẫm đạp và bị giết. Trong một đoạn video tự quay, được gọi là Battle at Kruger (cuộc chiến tại Kruger), một con nghé sống sót sau một cuộc tấn công do cả hai con sư tử và một con cá sấu sau khi có sự can thiệp của cả đàn. === Tiếng rống === Trâu châu Phi phát ra các âm thanh khác nhau. Nhiều tiếng kêu là phiên bản cường độ thấp của tiếng kêu phát ra bởi bò nhà. Chúng phát ra tiếng trầm, từ 2 đến 4 giây tiếng rống liên tục tại khoảng 3 đến 6 giây để báo hiệu cho đàn di chuyển. Báo hiệu bầy đàn thay đổi hướng, trâu đầu đàn sẽ phát ra âm thanh "gan góc", "tiếng cửa cọt kẹt". Khi di chuyển đến nơi uống nước, một số cá thể phát ra tiếng dài maaa lên đến 20 lần một phút. Khi hung hăng, chúng phát tiếng đột ngột có thể kéo dài hoặc biến thành tiếng gầm gừ ầm ầm. Trâu cái phát ra tiếng rống nhẹ khi tìm nghé con. Nghé con sẽ phát tiếng rống tương tự có cường độ cao hơn khi bị nạn. Khi bị đe dọa bởi kẻ săn mồi, trâu phát ra tiếng kéo dài waaaa. Cá thể vượt trội phát tiếng rống thông báo sự hiện diện và vị trí kẻ thù. Một phiên bản mạnh mẽ hơn của cùng một tiếng rống được phát ra như một lời cảnh báo cho kẻ xâm nhập. Khi gặm cỏ, chúng sẽ phát ra âm thanh khác nhau, chẳng hạn như tiếng rống ngắn gọn, âm ỉ, tiếng còi và tiếng rên. === Sinh sản === Trâu giao phối và sinh con chỉ trong mùa mưa. Đỉnh điểm sinh diễn ra vào đầu mùa, trong khi đỉnh điểm giao phối diễn ra sau đó. Một con đực sẽ bảo vệ chặt chẽ một con cái đi sâu vào vùng nóng, trong khi vẫn giữ các con đực khác tại vùng đất trũng Đây là thời điểm khó khăn, trâu cái khá lảng tránh và thu hút nhiều trâu đực đến xung quanh. Bởi thời gian một con trâu đực đủ động dục, chỉ có trâu chiếm ưu thế nhất trong đàn/đàn cấp dưới là có. Nghé cái động dục đầu tiên lúc năm tuổi, sau một thai kỳ dài 11,5 tháng. Nghé sơ sinh vẫn ẩn trong thảm thực vật trong vài tuần đầu tiên, được trâu mẹ nuôi dưỡng trước khi gia nhập đàn chính. Nghé lớn hơn được gia nhập tại trung tâm đàn cho an toàn. Mối ràng buộc mẹ con giữa trâu mẹ và nghé con kéo dài lâu hơn so với hầu hết các loài trâu bò. Tuy nhiên, khi một con nghé mới sinh ra, ràng buộc kết thúc và trâu mẹ sẽ giữ con non lứa trước của nó tại đất trũng với những nhát húc sừng. Tuy vậy, con non 1 tuổi sẽ theo mẹ nó một năm hoặc lâu hơn. Con đực rời khỏi mẹ mình khi hai tuổi và tham gia các đàn con đực đơn thân. Nghé non, bất thường trong các loài trâu, bú sữa từ phía sau mẹ nó, đẩy đầu vào giữa các chân của trâu mẹ. == Quan hệ với con người == === Tình trạng === Tình trạng hiện tại của trâu Cape châu Phi phụ thuộc vào giá trị của con vật ở cả thợ săn chiến lợi phẩm và khách du lịch, mở đường cho những nỗ lực bảo tồn thông qua tuần tra chống săn trộm, thanh toán thiệt hại mùa màng làng, và CAMPFIRE hoàn vốn chương trình cho khu vực địa phương. Trâu được liệt kê là loài ít quan tâm của IUCN "loài vẫn còn phổ biến, với số lượng toàn cầu ước đạt gần 900.000 con vật, trong đó có hơn ¾ ở các khu vực được bảo vệ. Trong khi một số quần thể (phân loài) đang giảm, số khác sẽ không thay đổi trong dài hạn nếu, trâu lớn cư trú khỏe mạnh vẫn tiếp tục tồn tại một số lượng đáng kể nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ tương đương và khu săn bắn ở miền nam và miền đông châu Phi." Trong dữ liệu điều tra số trâu gần đây nhất và có sẵn tại châu lục, tổng số ước tính của ba phân loài trâu châu Phi miền xavan nhiệt đới (S. c. caffer, S. c. brachyceros, S. c. aequinoctialis) khoảng 513.000 cá thể. Trong quá khứ, số trâu châu Phi bị sụt giảm nghiêm trọng nhất trong thời gian đại dịch trâu bò châu Phi năm 1890, trong đó, cùng với viêm màng phổi, gây ra tỷ lệ tử vong cao đến 95% cả vật nuôi và động vật móng guốc hoang dã. Là một thành viên của họ big five game, một thuật ngữ ban đầu được dùng mô tả năm loài động vật nguy hiểm nhất để săn, trâu Cape là chiến lợi phẩm bị săn lùng, với một số thợ săn còn trả hơn 10.000 USD cho cơ hội để săn một con trâu. Những con trâu lớn hơn được nhắm làm mục tiêu cho giá trị danh hiệu của họ, mặc dù trong vài khu vực, trâu vẫn bị săn bắt để lấy thịt. === Tấn công === Khác với một trong năm loài lớn, trâu châu Phi được gọi là "The Black Death" (Tử thần đen) hoặc "Widowmaker" (con vật nguy hiểm), và được coi là một loài động vật rất nguy hiểm, vì chúng húc và giết chết hơn 200 người mỗi năm. Trâu đôi khi được báo cáo rằng giết nhiều người ở châu Phi hơn bất kỳ loài động vật khác, mặc dù tuyên bố tương tự cũng được dành cho hà mã và cá sấu. Trâu nổi tiếng trong số thợ săn thú lớn như là loài động vật rất nguy hiểm, với những con vật bị thương tường trình rằng có thể phục kích và tấn công kẻ săn đuổi. == Chú thích == == Tham khảo == Melletti M. and Burton J. (Eds). 2014. Ecology, Evolution and Behaviour of Wild Cattle. Implications for Conservation (Cambridge University Press). http://www.cambridge.org/us/academic/subjects/life-sciences/animal-behaviour/ecology-evolution-and-behaviour-wild-cattle-implications-conservation Ecology and Behaviour of the African Buffalo – Social Inequality and Decision Making (Chapman & Hall Wildlife Ecology & Behaviour) Huffman, B. 2006. The ultimate ungulate page. UltimateUngulate.com. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2007. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN). (2006) Syncerus caffer, Nowak, R.M. and Paradiso, J.L. 1983. Walker's Mammals of the World. Baltimore, Maryland, USA: The Johns Hopkins University Press. ISBN 978-0-8018-2525-5 == Liên kết ngoài == Video:Battle Kruger African buffalo images “Buffalo, the name of two species of the true oxen”. The American Cyclopædia. 1879.
thủ tướng.txt
Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp, nhân vật lãnh đạo chính trị cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể nghị viện, hay chức vị hành chính cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể cộng hòa. == Từ nguyên == Xưng hiệu "Thủ tướng" (chữ Hán: 首相) bắt nguồn từ Trung Quốc, là gọi tắt của "thủ tịch tể tướng" (首席宰相), vốn là chỉ người có chức vị cao nhất trong các tể tướng. Hiện nay, trong tiếng Trung Quốc thủ tướng là thông xưng của người đứng đầu nội các các quốc gia theo chế độ quân chủ. Tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, thông xưng chỉ người đứng đầu chính phủ trung ương các nước này đều là "Tổng lý" (總理). Từ "Tổng lý" có nghĩa gốc là quản lý chung, quản lý toàn diện, từ đó mà có thêm nghĩa dẫn thân chỉ người phụ trách hoặc người lãnh đạo của một số sự vụ, bộ môn, cơ cấu, tổ chức. Xét theo từ nguyên và ý nghĩa thì từ thủ tướng chỉ nên dùng để gọi người đứng đầu chính phủ các quốc gia theo chế độ quân chủ. == Thủ tướng trong các nền cộng hòa và quân chủ == Chức vụ thủ tướng thường có tại các quốc gia quân chủ nghị viện (có vua và có quốc hội). Trong trường hợp này thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, đưa ra các chính sách quốc gia. Do đó thủ tướng của các nước này chỉ chịu trách nhiệm với dân chúng qua các cuộc bầu cử. Thủ tướng cũng thường có tại các quốc gia theo chế độ cộng hòa có tổng thống hay quốc trưởng. Trong trường hợp này thủ tướng là người được chỉ định bởi tổng thống để thi hành các chính sách của tổng thống. Các thủ tướng này hoàn toàn chịu trách nhiệm với người đề cử họ: tổng thống hay quốc trưởng, và chỉ có quyền lực hơn bộ trưởng một chút. Cá biệt có những chế độ dân chủ đại nghị như Đức, Ý, Ba Lan... trong đó tổng thống chỉ mang tính nghi lễ, tương tự vua của các nước Anh, Nhật, nên thủ tướng chịu trách nhiệm trước quốc hội. == Các tên gọi khác nhau == Trong tiếng Việt: Thủ tướng (thông dụng nhất), Chủ tịch Chính phủ (ở Nga), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp (ở Việt Nam Cộng hòa trước kia), Thừa tướng hoặc Tể tướng (thời phong kiến), Thượng thư trưởng Lục bộ (thời phong kiến) Tổng lý (Nhật Bản, Trung Quốc), Viện trưởng Viện Hành chính (Đài Loan) Chancellor (Đức, Áo) Trong tiếng Anh: Chief Minister, First /Prime Minister, Premier, President of the Government (Chủ tịch Chính phủ), President of the Council of Ministers (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) Taoiseach (Ireland) ... == Thủ tướng của các quốc gia trên thế giới == Dưới đây là danh sách thủ tướng các nước == Tham khảo ==
19 tháng 8.txt
Ngày 19 tháng 8 là ngày thứ 231 (232 trong năm nhuận) trong lịch Gregorius. Còn 134 ngày trong năm. == Sự kiện == 1856 – Chính phủ Hoa Kỳ cấp bằng phát minh cho Gail Borden khi ông thành công trong việc chế biến sữa đặc 1864 – Lãnh binh Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp bản doanh của nghĩa quân Trương Định. 1945 – Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945 – Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam 1948 – Hội đồng Quốc phòng Tối cao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. 1954 – Ngày hạn cuối cùng di cư vào Nam 1966 – Trận Long Tân kết thúc 2010 – Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải Fields == Sinh == 1946 – Bill Clinton, tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ 1853 – Aleksei Brusilov, tướng Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất 1935 – Phạm Văn Trà, chính khách và tướng lĩnh Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. 1948 – Thi Văn Tám, chính khách và tướng lĩnh Công an Nhân dân Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Công an (m. 2008) == Mất == 1977 – Julius Henry diễn viên hài == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
nissan.txt
Công ty Cổ phần Ô tô Nissan (日産自動車株式会社, Nissan Jidōsha Kabushiki-gaisha) (TYO: 7201, NASDAQ: NSANY) là một nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản và là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Lưu ý: nhà sản xuất xe tải và xe bus "Nissan Diesel" là một công ty độc lập với Công ty Cổ phần Ô tô Nissan. Trụ sở chính của công ty này đặt tại khu Ginza, Chūō-ku, Tokyo. Theo dự kiến, trụ sở hiện nay sẽ bị tháo dỡ vào năm 2013 và Nissan dự định sẽ chuyển trụ sở về Yokohama, Kanagawa vào năm 2010. Công trình mới đã được bắt đầu xây dựng từ năm 2007. Năm 1999, Nissan liên kết với hãng xe Renault của Pháp. Nissan là một trong ba đối thủ châu Á hàng đầu của "3 đại gia" sản xuất xe hơi của Mỹ. Hiện tại, đây là nhà sản xuất xe ô tô lớn thứ ba của Nhật Bản. Động cơ Nissan VQ đã được vào danh sách 10 động cơ tiên tiến nhất của tạp chí Ward's Auto World trong mười hai năm liên tiếp từ khi danh sách ra đời. Giống như người anh em Renault, cách phát âm từ Nissan có sự biệt giữa từng thị trường. Tại Mỹ, nó được phát âm là /ˈniːsɑːn/, trong khi ở Anh /ˈnɪsən/. Và trong tiếng Nhật thì lại là nịt-xăng. == Lịch sử == == Các thương hiệu == == Hình ảnh == == Liên kết == Nissan Global website Công ty TNHH Nissan Việt Nam (NVL) == Tham khảo ==
mercosur.txt
Mercosur (viết tắt từ tiếng Tây Ban Nha: Mercado Común del Sur, tiếng Việt: Méc-cô-xua) hay Mercosul (viết tắt từ tiếng Bồ Đào Nha: Mercado Comum do Sul) là một hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1991 giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay. Đến tháng 6 năm 2006, Mercosur kết nạp thêm Venezuela. Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru hiện là các thành viên liên kết của Mercosur. == Quy mô == Mercosur bao trùm một không gian rộng 17.320.270 km2, gần như toàn bộ lục địa Nam Mỹ, gồm 365.555.352 dân (tính cả các thành viên liên kết), với tổng sản phẩm nội địa (theo PPP) năm 2007 ước tính hơn 3,07 nghìn tỷ dollar Mỹ, bình quân đầu người 12.389 dollar. Ngôn ngữ làm việc của Mercosur là tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Guaraní. Trụ sở chính đặt tại Montevideo. == Liên kết với bên thứ ba == Mercosur là một khối mậu dịch mở. Các nước thành viên có thể có quan hệ thương mại tự do với các nước ngoài khu vực.m == Các thành viên == Các quốc gia sau đây có thể là quốc gia thành viên chính thức, quốc gia liên kết, quốc gia đang trong quá trình xem xét kết nạp hoặc quan sát viên. === Thành viên chính thức === Argentina Brazil Paraguay Uruguay === Thành viên xin gia nhập === Venezuela === Thành viên hợp tác === Bolivia Chile Colombia Ecuador Peru === Quan sát viên === México == Chú thích == == Tham khảo và liên kết ngoài == Website chính thức của Mercosur
tây ninh (thành phố).txt
Thành phố Tây Ninh được thành lập năm 2013, hiện là đô thị loại III và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. == Vị trí địa lý == Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu Phía Tây giáp huyện Châu Thành Phía Nam giáp huyện Hòa Thành Phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu == Hành chính == Thành phố Tây Ninh gồm 7 phường: 1, 2, 3, 4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân. == Lịch sử == Với Hoà ước Giáp Tuất ngày 15 tháng 3 năm 1874, Nam Kỳ Lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 5 tháng 6 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ là Đuyprê ra Nghị định chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac thời điểm này Tây Ninh thuộc Sài Gòn. Ngày 19 tháng 5 năm 1942, Tỉnh trưởng của tỉnh Tây Ninh có Tờ trình số 2206/A01 gửi Thống đốc Nam kỳ đề nghị thành lập tại xã Thái Hiệp Thạnh khu thị tứ (thị xã) Tây Ninh. Dân số vào thập niên 1930 là 3.700. Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ, do Võ Văn Truyện làm Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính. Thị xã chỉ giới hạn trong phạm vi xã Thái Hiệp Thạnh và bao gồm phần thị tứ nhất của ba xã Thái Bình, Hiệp Ninh và Ninh Thạnh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh chấm dứt. Tỉnh tổ chức thành 7 huyện và 01 thị xã. Trong đó, thị xã Tây Ninh có 3 phường: 1, 2, 3. Ngày 26 tháng 9 năm 1983, thành lập xã Bình Minh. Thực hiện Nghị định 46/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ, Thị xã Tây Ninh được mở rộng địa giới hành chính trên cơ sở sáp nhập 5 xã: Tân Bình, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Hiệp Ninh và 139 ha diện tích tự nhiên với 7.815 nhân khẩu của xã Hiệp Tân thuộc huyện Hòa Thành; thành lập phường 4 trên cơ sở 139 ha diện tích tự nhiên với 7.815 nhân khẩu của xã Hiệp Tân (phần điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Hiệp Tân về thị xã Tây Ninh quản lý); chuyển xã Hiệp Ninh thành phường Hiệp Ninh. Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Bộ Xây dựng có Quyết định số 1112/QĐ-BXD, công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là đô thị loại III. Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 135/NQ-CP chuyển 2 xã Ninh Sơn, Ninh Thạnh thành các phường có tên tương ứng và nâng cấp thị xã Tây Ninh thành thành phố Tây Ninh thuộc tỉnh Tây Ninh. == Kinh tế == Là tỉnh lỵ của tỉnh Tây Ninh, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng lân cận. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, giá trị sản xuất của thị xã Tây Ninh luôn ở mức cao, đạt bình quân 15,3%/năm, thu ngân sách năm 2011 là 297 tỷ đồng,trong đó khu vực thương mại, dịch vụ đạt bình quân 16,8%/năm; công nghiệp, xây dựng đạt 13,8%/năm, nông lâm, ngư nghiệp đạt 8,5%/năm. Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Tây Ninh là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một cực tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị Việt Nam với Thành phố Hồ Chí Minh, là đô thị động lực chính. Đô thị này còn nằm trong vùng đối trọng phát triển kinh tế phía Bắc, định hướng đến năm 2020 sẽ nâng lên đô thị loại II. == Du lịch == Núi Bà Đen Chùa Điện Bà Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Đền Quan lớn Trà Vong Đình Thái Bình Đình Hiệp Ninh Miếu Quan Đế Đền Trần Hưng Đạo Miếu Thiên hậu thánh mẫu Giếng mạch Thiên nhiên Khu du lịch Long Điền Sơn Trung ương Cục Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh == Chú thích ==
bóng đá tại đại hội thể thao liên châu mỹ.txt
Bóng đá tại Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ lần đầu được tổ chức thường niên 4 năm 1 lần dành cho các vận động viên dưới 23 tuổi. == Giải nam == === Kết quả === === Huy chương === * = host === Bảng thống kê === == Giải nữ == === Kết quả === === Huy Chương === * = host === Số lần tham dự === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == RSSSF archive
các cuộc chiến tranh của napoléon.txt
Các cuộc chiến tranh của Napoléon, hay thường được gọi tắt là Chiến tranh Napoléon là một loạt các cuộc chiến trong thời hoàng đế Napoléon Bonaparte trị vì nước Pháp, diễn ra giữa các khối liên minh các nước châu Âu chống lại Đế chế thứ nhất. Trên đà các cuộc chinh phục cách mạng từ năm 1789, nước Pháp đã phát triển sức mạnh của mình rất nhanh khi đội quân của Napoléon chinh phục được phần lớn châu Âu. Tuy nhiên, sự thất bại còn nhanh hơn, bắt đầu từ sau thảm họa của cuộc tiến công nước Nga năm 1812 cho đến thất bại quyết định trong trận Waterloo năm 1815, Đế chế của Napoleon cuối cùng đã bị đánh bại hoàn toàn về quân sự và kết quả là sự phục hưng của vương triều Bourbon ở Pháp. Chiến tranh Napoléon đã giúp cách mạng hóa lực lượng quân đội các nước châu Âu, trong đó có việc sử dụng pháo binh cũng như các tổ chức quân sự. Diễn ra với một quy mô chưa từng thấy - chủ yếu là nhờ vào việc áp dụng chế độ cưỡng bách tòng quân số lượng lớn hiện đại - toàn bộ các cuộc xung đột này đã khiến cho tổng cộng khoảng 2,5 triệu người chết, trong đó 1,5 triệu là binh lính và 1 triệu thường dân. Chiến tranh Napoleón đã dẫn đến sự tan rã của Đế quốc La Mã Thần thánh và gieo mầm cho chủ nghĩa dân tộc hình thành tại Đức và Ý, mà sau này đã giúp dẫn đến việc thống nhất hai quốc gia này vào giữa thế kỷ 19. Đồng thời, đế quốc khắp hoàn cầu của Tây Ban Nha cũng bắt đầu tan vỡ khi chính quốc Tây Ban Nha bị nước Pháp chiếm đóng, làm suy yếu quyền kiểm soát của nó đối với các thuộc địa, mở màn cho một loạt các cuộc chiến tranh giành độc lập tại những nước châu Mỹ. Và một hệ quả trực tiếp khác của chiến tranh Napoleon là Đế quốc Anh đã trở thành cường quốc mạnh nhất thế giới trong một thế kỷ tiếp sau đó, giai đoạn được gọi là Nền hòa bình Anh. Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về thời điểm kết thúc của cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp và bắt đầu của Chiến tranh Napoléon. Ban đầu người ta cho rằng thời điểm đó là vào ngày 9 tháng 11 năm 1799, khi tướng Bonaparte lên nắm quyền lãnh đạo nước Pháp sau cuộc đảo chính 18 tháng Sương mù, nhưng đa số đều quan niệm các cuộc chiến của cuộc Cách mạng Pháp kéo dài tới năm 1802 và lời tuyên chiến giữa Pháp và Anh ngày 18 tháng 5 năm 1803 - sau khi một thời gian hòa bình ngắn ngủi tiếp theo Hòa ước Amiens năm 1802 - là điểm xuất phát của các cuộc chiến tranh Napoléon. Các cuộc chiến này chấm dứt sau thất bại cuối cùng của Napoléon tại trận Waterloo ngày 18 tháng 6 năm 1815 và Hòa ước Paris thứ hai ký ngày 20 tháng 11 cùng năm đó. == Tên gọi == Có người gọi các cuộc chiến này là Các cuộc chiến tranh Cách mạng và Đế chế (Guerres de la Révolution et de l'Empire) chủ yếu vì coi chúng là sự tiếp tục của các cuộc chiến bảo vệ Cuộc cách mạng Pháp, do các vương quốc châu Âu liên kết chống lại Pháp trong Liên minh thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên một số người khác lại cho đây là các cuộc chiến tranh xâm lược không thể chối cãi, chẳng hạn như cuộc chiến tranh Bán đảo tại Tây Ban Nha trong các năm 1808-1814. Các sử gia châu Âu đôi khi còn gọi thời kỳ chiến tranh liên tục từ ngày 20 tháng 4 năm 1792, khi Pháp tuyên chiến với Áo, tới ngày 20 tháng 11 năm 1815 là "Cuộc đại chiến", cho đến khi tên gọi này chuyển sang cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, và thay thế bằng Cuộc đại chiến Pháp - Grande guerre francaise. Cuối cùng đôi khi người ta cũng coi các cuộc chiến này là giai đoạn cuối của Cuộc chiến tranh 100 năm lần thứ ba (Troisième guerre de Cent ans) giữa Pháp và Anh. == Các trận chiến tranh với Liên minh thứ hai1 == Sau mưu toan nghiền nát Cuộc cách mạng Pháp của Liên minh thứ nhất gồm Anh, Áo, Phổ, Tây Ban Nha và một số nước nhỏ (1792-1797), phe Liên minh bị thất bại bởi cuộc tổng động viên của Pháp (300.000 người) với việc cải cách quân đội bởi tướng Lazare Nicolas Marguerite Carnot và chiến thuật chiến tranh toàn diện. Nước Pháp thắng trận đã sát nhập vùng Rheinland và vùng Bỉ-Hà Lan-Luxembourg thuộc Tây Ban Nha vào Pháp. Việc chinh phục Cộng hòa Hà Lan (cũng gọi là "7 tỉnh hợp nhất", tuyên chiến với Pháp năm 1793) và chuyển thành nước Cộng hòa Batavia bởi Hiệp ước La Haye ngày 19.01.1795, đến trước việc từ bỏ Phổ rồi Tây Ban Nha trong cùng một năm. Cuối cùng là trận chiến thắng lợi của vị tướng trẻ Napoléon Bonaparte tại Ý (1796-1797), trước hết tách vùng Piemonte (của Ý) và sau đó các nước dưới quyền Giáo hoàng ra khỏi phe Liên minh, cuối cùng đã buộc Áo phải ký hiệp ước Campo-Formio[2] (17 tháng 10 năm 1797) chấm dứt Liên minh. Vương quốc Anh - cường quốc chính còn chiến tranh với Pháp - tài trợ một Liên minh thứ hai gồm Anh, Nga, Áo, Đế quốc Ottoman, Thụy Điển, Vương quốc Lưỡng Sicilia, Đế quốc La mã thần thánh. Chính phủ Pháp thời đó vừa tham nhũng vừa bất ổn, đã không thể chống lại các cuộc đảo chính, cũng không thể đối mặt với sự đe dọa từ bên ngoài, thiếu các bộ trưởng giỏi như Carnot, hoặc tướng tài như Bonaparte (vì sang Ai cập). Quân Pháp bị quân của Liên minh dưới sự chỉ huy của tướng Nga Aleksandr Vasilyevich Suvorov đánh bại. Bonaparte trao quyền chỉ huy quân đội ở Ai Cập cho tướng Jean Baptiste Kléber, trở về Pháp làm một cuộc đảo chính vào ngày 18 tháng sương mù (9 tháng 11 năm 1799), lật đổ Ban đốc chính (Directoire) và lên nắm quyền. Sự đe dọa cấp bách nhất là cuộc tấn công của Áo cùng một lúc tại 2 mặt trận ở Ý và Đức. Viên Đệ nhất tổng tài (Napoléon) tổ chức một đạo quân gọi là trừ bị, vượt qua dãy núi Alps sang Ý. Ngày 18 tháng 6 năm 1800 Napoléon thắng trận Marengo (Ý) và ngày 3 tháng 12 năm 1800, tướng Jean Victor Marie Moreau cũng thắng quân Áo tại Hohenlinden (Đức). Hòa ước Lunéville[3] được ký ngày 9 tháng 2 năm 1801 giữa Pháp và Áo. Chỉ còn Anh là vẫn chống lại Pháp. Anh có một hạm đội mạnh, làm chủ trên biển. Sau một chiến thắng trước hạm đội Pháp - Tây Ban Nha ở mũi Saint Vincent (1797), rồi trận diệt hạm đội Pháp ở Aboukir (Ai Cập) ngày 1 tháng 8 năm 1798, hạm đội Anh tiếp tục đe dọa Quần đảo Antilles thuộc Pháp, và họ đủ sức kết hợp các cường quốc ở lục địa châu Âu chống lại Pháp. Quân đội Áo cũng vậy, mặc dù bị nhiều thất bại, vẫn còn là một mối đe dọa đối với Pháp. === Hòa ước Amiens === Hòa ước Amiens[4] được ký ngày 25 tháng 3 năm 1802 giữa một bên là Anh và bên kia là Pháp, đại diện cho phe Liên minh (gồm Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy, Cộng hòa Batavia), chấm dứt chiến tranh giữa phe Pháp và Liên minh thứ hai. Nền hòa bình coi như không lâu dài, vì cả hai bên đều không hài lòng. Ngày 18 tháng 5 năm 1803, sự thù địch lại tái diễn, nhưng mục tiêu của cuộc xung đột lần này chuyển từ việc tái thiết lập chế độ quân chủ ở Pháp sang cuộc đấu tranh chống Napoléon, khi ông tuyên bố lên làm hoàng đế Pháp ngày 28 tháng 4 năm 1804 và sau đó lên ngôi ngày 2 tháng 12 năm 1804. === Cuộc chiến trên biển === Cuộc chiến trên biển vẫn tiếp tục, không gián đoạn. Đan Mạch - Na Uy trước kia trung lập, làm giàu nhờ buôn bán trong chiến tranh. Sau cuộc biểu dương sức mạnh của Anh trong trận pháo kích Copenhagen5 năm 1801, hạm đội Anh đã bắt giữ phần lớn các tàu của Đan Mạch trong trận pháo kích Copenhagen lần 2 (năm 1807). Đan Mạch từ bỏ thái độ trung lập và lao vào cuộc chiến cướp bóc trên biển, dùng các đại bác nhỏ bắn vào các tàu lớn của Anh. Cuộc chiến này chấm dứt, khi hạm đội Anh thắng trận Lyngor, đánh đắm tàu hộ tống cuối cùng của Đan Mạch. Khi sự thù hận tái diễn vào năm 1805, thì vương quốc Anh làm chủ trên biển bằng chiến thắng quyết định trước hạm đội Pháp - Tây Ban Nha ở Trafalgar (tây nam Tây Ban Nha) ngày 21.10.1805 và dễ dàng đẩy lui đoàn quân viễn chinh của Pháp tiến sang Ireland. Tuy nhiên, các trận hải chiến vẫn tiếp tục. Một trận hải chiến ở vùng Caribbe có hậu quả trực tiếp và tức thời đối với diễn tiến của cuộc chiến, vì đã đẩy Napoléon quay về lục địa châu Âu. == Các trận chiến với Liên minh thứ ba 6 == Tháng 4 năm 1805, Anh và Nga ký một hiệp ước nhằm đẩy Pháp ra khỏi Hà Lan và Thụy Sĩ. Sau khi sát nhập Genève vào Pháp và Napoléon tuyên bố mình làm vua nước Ý, thì Áo cũng quay sang theo phe Liên minh. Ngày 9 tháng 8 năm 1805 Vương quốc Napoli và Thụy Điển cũng gia nhập phe Liên minh thứ ba (gồm Anh, Nga, Áo, Thụy Điển, Vương quốc Napoli). Phe đồng minh của Pháp gồm có Tây Ban Nha, Ý, Cộng hòa Bayern, công quốc Baden và Württemberg. Napoléon chuẩn bị tập trung tại Boulogne (Pháp) để xâm chiếm Anh, cuộc xâm chiếm mà Pháp cần phải làm chủ được eo biển Manche. Ông ta lập một kế hoạch phức tạp để lôi kéo hạm đội Anh về phía các thuộc địa ở vùng Tây Ấn (Caribbe). Quân Áo xâm chiếm CH Bayern với đội quân gồm 70.000 người do tướng Karl Mack chỉ huy. Napoléon lập tức quay về lục địa châu Âu. Cuối tháng 7 năm 1805, Đại quân của Pháp chia ra 7 mũi lao vào quân Áo. Tại trận Ulm (Đức) từ 25 tháng 9 tới 20 tháng 10 năm 1805, Napoléon vây hãm tướng Karl Mack, khiến sau đó Mack phải đầu hàng. Cùng lúc đó đội quân Áo ở phía nam dãy núi Alpes do Công tước Charles đối đầu với thống chế Pháp André Masséna cũng không mang lại kết quả. Napoléon chiếm Viên. Nhưng đô đốc Pháp Pierre-Charles Villeneuve thất trận ở mũi Finisterre (22 tháng 7 năm 1805) và cố thủ tại Cadiz (Tây Ban Nha). Hạm đội này sau đó lại thua trận Trafalgar (21 tháng 10 năm 1805). Cuộc chiến quyết định này đã kết thúc ý đồ xâm chiếm nước Anh. Dù gặp khó khăn vì các tuyến đường tiếp tế quá kéo dài, Napoléon vẫn thắng một trận chiến lớn trước liên quân Áo - Nga đông hơn do Sa hoàng Aleksandr I của Nga, tướng Nga Mikhail Kutuzov và hoàng đế Franz II của Áo chỉ huy vào ngày 2 thág 12 năm 1805 tại trận Austerlitz[7] (nay là Slavkov, Cộng hòa Séc). Liên quân Áo - Nga mất 16.000 quân và 15.000 tù binh, trong khi Pháp chỉ mất 1.300 người chết và 7.000 bị thương. Đây được coi là thắng lợi lớn nhất của Napoléon. Áo phải ký hòa ước Pressburg (nay là Bratislava, Slovakia) ngày 26 tháng 12 năm 1805, nhượng Venezia cho Ý (do Napoléon làm vua) và vùng Tyrol cho Vương quốc Bayern. Liên minh thứ ba giải tán. == Các trận chiến với Liên minh thứ tư8 == Liên minh thứ tư thành hình chỉ sau Liên minh thứ ba vài tháng, gồm Anh, Nga, Phổ, Thụy Điển và tiểu bang tự do Sachsen. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1806, Napoléon lập Liên bang Rhein (Rheinbund) gồm các bang trong Đế quốc La Mã thần thánh và Đức, các bang nhỏ thì nhập vào đất công tước hoặc vào vương quốc lớn hơn. (Các CH Bayern và Sachsen được Napoléon lập thành các vương quốc). Nước Phổ không chấp nhận ưu thế của Pháp bành trướng tới tận cửa ngõ của mình. Ngày 9 tháng 8 năm 1806, do Anh thúc đẩy, vua Phổ Friedrich Wilhelm III ra lệnh tổng động viên để gây chiến với Pháp. Khi đó quân đội Nga còn ở xa Phổ. Tháng 9 năm 1806 Napoléon tập trung khoảng 160.000 quân ở vùng sông Rhine rồi tiến tới Phổ (sau đó còn thêm quân tiếp viện). Cuộc tiến quân nhanh của Pháp đã làm xẹp ý chí chiến đấu của quân đội Phổ, gồm 250.000 người. Quả nhiên Napoléon và thống chế Louis-Nicolas Davout đã đánh bại quân Phổ ở các trận Jena và Auerstedt ngày 14 tháng 10 năm 1806. Quân Phổ bị chết 25.000 người, 150.000 người bị bắt làm tù binh, Pháp tịch thu 100.000 súng trường và 4.000 súng đại bác. Ngày 27 tháng 10 năm 1806, Napoléon vào Berlin. Ông ta viếng mộ Friedrich II của Phổ và tuyên bố trước các tướng lãnh Pháp: "Nếu ông ta còn sống thì ngày hôm nay chúng ta không thể tới đây". Tính chung Napoléon chỉ mất 19 ngày, từ khi bắt đầu trận chiến tới khi vào Berlin. Sau thất bại này, Phổ ký hiệp ước đình chiến tại Charlottenburg (Berlin). Tại Berlin, Napoléon ban bố một loạt sắc lệnh, có hiệu lực từ 1 tháng 11 năm 1806, chủ trương một cuộc Phong tỏa lục địa9, cấm mọi việc buôn bán với Anh trong các nước chịu ảnh hưởng của Pháp. Quân đội Anh thời đó đã giảm bớt còn khoảng 220.000 người, đối với Đại quân Pháp có lúc trên 1 triệu quân, kể cả quân các nước đồng minh và vệ binh. Trái lại hạm đội Anh gây khó cho việc buôn bán hàng hải của Pháp, nhưng không gây trở ngại cho việc buôn bán trên lục địa, và cũng không đe dọa lãnh thổ Pháp. Hơn nữa, dân số và việc sản xuất (kỹ nghệ, nông nghiệp) của Pháp cũng vượt trội Anh. Tuy nhiên việc làm chủ trên biển đã cho Anh một sức mạnh đáng kể, khiến cho Pháp khó có một nền hòa bình vững chắc, và Anh cũng có thể lập Liên minh chống Pháp bất cứ lúc nào. Napoléon tiến lên phía Bắc để đối đầu với quân Nga và mưu toan chiếm thủ đô mới của Phổ là Königsberg (nay là Kaliningrad (Nga), một động tác chiến thuật trong trận ác chiến tại Eylau10 (Phổ) ngày 7 và 8 tháng 2 năm 1807, buộc Nga phải rút lui. Sau khi chiếm Dantzig (nay là Gdansk, Ba Lan), Napoléon cũng thắng trận quyết định ở Friedland ngày 14 tháng 6 năm 1807. Cuộc bại trận này buộc sa hoàng phải ký hòa ước Tilsit11 (Phổ) ngày 7 tháng 7 năm 1807. Mạnh vì chiếm được các đất đai mới của Phổ, Napoléon cho tái lập nước Ba Lan khi lập Đại công quốc Warsawa. Tại Hội nghị Erfurt (1808), Napoléon và Sa hoàng Aleksandr I ký một hiệp định, theo đó Nga sẽ buộc Thụy Điển tham gia vào cuộc Phong tỏa lục địa. Lời hứa này dẫn tới Chiến tranh Phần Lan (1808 - 1809) giữa Nga và Thụy Điển, và Nga thắng. Thụy Điển bị chia cắt thành 2 phần, ranh giới ở vịnh Bothnia, phần phía đông sát nhập vào Nga, tạo thành Đại công quốc Phần Lan. == Các trận chiến với Liên minh thứ năm12 == === Cuộc chiến Tây Ban Nha === Cuộc nổi dậy của dân chúng Tây Ban Nha chống sự chiếm đóng của Pháp ngày 2 tháng 5 năm 1808 đã gây ra một cuộc chiến tại đây, và dẫn tới việc trục xuất vua Joseph Banaparte (anh của Napoléon, làm vua Tây Ban Nha) vào năm 1814, thay bằng vua Fernando VII của Tây Ban Nha, sau đó là việc xâm nhập miền nam Pháp. Quân Pháp bị thua ở trận Bailén [13] (18 - 22 tháng 7 năm 1808). Napoléon phải chuyển quân sang Tây Ban Nha và đánh bại dễ dàng liên quân Tây Ban Nha - Anh, khiến đội quân viễn chinh của Anh phải rời bán đảo Iberia. Một cuộc tấn công từ sau lưng của Áo làm cho Napoléon bị bất ngờ và buộc phải bỏ bán đảo Iberia. Tình thế thay đổi, nhất là khi tướng Anh Arthur Wellesley lên nắm quyền chỉ huy quân Anh. === Liên minh thứ năm === Liên minh thứ năm được thành lập năm 1809 gồm Anh và Áo, khi Anh đã chống Pháp tại bán đảo Iberia, và chưa huy động các lực lượng quan trọng. Anh cũng có các chiến thắng nhỏ tại các thuộc địa của Pháp và ở trên biển. Trên bộ, họ chỉ thử làm cuộc tiến quân Walcheren[14] với 40.000 người tới vùng Zeeland (Hà Lan) do Pháp kiểm soát từ 30 tháng 7 tới 10 tháng 12 năm 1809. Cuộc đối đầu chuyển sang lãnh vực kinh tế: cuộc Phong tỏa lục địa đối kháng với cuộc Phong tỏa trên biển mà hai kẻ thù cố gắng củng cố. Trong lúc đó Anh phải chiến đấu chống Hoa Kỳ (cuộc chiến tranh năm 1812) và Pháp đánh nhau ở Tây Ban Nha. Cuộc xung đột trên bán đảo Iberia bắt đầu, khi Bồ Đào Nha tiếp tục buôn bán với Anh, bất chấp lệnh cấm của Pháp. Khi Pháp thua trận Bailén thì Tây Ban Nha không muốn liên minh với Pháp nữa, do đó Pháp phải nhanh chóng tiến chiếm Tây Ban Nha. Điều đó khiến Anh phải can thiệp. Áo thoáng thấy cơ hội lấy lại vương quyền trên nước Đức của mình đã bị bãi bỏ sau trận thua ở Austerlitz, nên quay lại đánh Pháp. Áo thắng vài trận vì quân của Davout quá yếu, chỉ có 170.000 người để bảo vệ vùng biên giới phía đông, trong khi vào năm 1790 thì số quân là 800.000. Áo cũng tấn công Đại công quốc Warszawa, nhưng bị thua trong trận Raszyn (19 tháng 4 năm 1809). Quân đội Ba Lan chiếm vùng Galicia phía tây. Napoléon chỉ huy quân đội phản công Áo và thắng một loạt trận nhỏ, nhưng tới trận lớn Aspern-Essling ngày 20 - 22 tháng 5 năm 1809, thì Napoléon bị thua về chiến thuật. Tuy nhiên Đại công tước Charles, chỉ huy quân Áo, đã mắc sai lầm, khi không truy kích quân Pháp. Sau đó Napoléon chuẩn bị vây hãm Viên bắt đầu từ tháng 7 năm 1809, ông ta thắng Áo ở trận Wagram (5 - 6 tháng 7 năm 1809). Cuộc chiến với Liên minh thứ năm chấm dứt bằng hòa ước Schönbrunn ngày 24 tháng 10 năm 1809 do Áo xin đình chiến. Năm 1810, Đế quốc Pháp mở rộng tới mức tối đa. Napoléon kết hôn với Marie-Louise, Công chúa Áo, để thiết lập Liên minh lâu dài với Áo và để có con thừa kế, mà người vợ trước - Joséphine de Beauharnais - không có. Ngoài Pháp, Napoléon cũng là vua Ý, người trung gian (và lãnh đạo) Liên bang Thụy Sĩ (Swiss Confederation), Liên bang Rhein. Viên đại sứ của ông ta tại Warszawa điều khiển không chính thức Đại công quốc Warszawa. Các đồng minh của ông ta là Tây Ban Nha (do người anh Joseph Bonaparte làm vua), công quốc Westphalen (do em út Jérôme Bonaparte cai trị), Vương quốc Napoli (em rể là thống chế Joachim Murat làm vua), công quốc Lucca (Ý) và Piombio (Ý) (do em rể Félix Baciocchi cai trị) cùng các nước cựu thù Phổ, Áo. == Các trận chiến với Liên minh thứ sáu 15 == Liên minh thứ sáu gồm các vương quốc Anh, Nga, Phổ rồi Thụy Điển, Áo và CH Bayern (từ 1813). Bên phía Pháp gồm Pháp, Đại công quốc Warsawa, Ý, Vương quốc Napoli, Liên bang sông Rhein, Sachsen và CH Bayern (tới 1813). === Trận chiến tại Nga === Năm 1812 Napoléon xâm lấn Nga để buộc sa hoàng phải tuân thủ việc Phong tỏa lục địa và không được xâm chiếm Ba Lan. Đại quân Pháp gồm 650.000 người, trong đó 270.000 là quân Pháp, vượt qua sông Nemen ngày 23 tháng 6 năm 1812. Nga tuyên bố cuộc đại chiến vệ quốc và dùng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến (đốt sạch trước khi rút lui). Hai bên đối đầu nhau trong trận Borodino[16] (ngoại ô Moskva) ngày 7 tháng 9 năm 1812, một trận chiến đẫm máu và buộc Nga phải rút lui. Quân Pháp vào Moskva ngày 14 tháng 9 năm 1812, nhưng Sa hoàng Aleksandr I không chịu thương thuyết. Napoléon cũng không hy vọng chiến thắng, đành phải rút khỏi Nga. Đợt chiến trận tại Nga này khiến phe Pháp thiệt mất 370.000 người (kể cả bị chết vì dịch bệnh và rét lạnh, ngoài các trận đánh nhau) và 200.000 bị bắt làm tù binh. Sau trận thua ở Berezina từ 26 tới 29 tháng 12 năm 1812, quân Pháp chỉ còn khoảng 90.000. Thêm nữa, lúc đó có tin ở Paris tướng Claude François de Malet định làm một cuộc đảo chính, nên Napoléon phải rời đạo quân, gấp rút trở về Pháp. Bên phía Nga cũng bị mất 400.000 quân. Sau đó, trên mặt trận Tây Ban Nha, liên quân Anh - Tây Ban Nha do tướng Wellesley chỉ huy cũng đánh bại quân Pháp trong trận Vitoria ngày 21 tháng 6 năm 1813 khiến Joseph Bonaparte và quân đội Pháp phải tháo chạy về Pháp, kết thúc việc chiếm đóng của Pháp trên bán đảo Iberia. === Trận chiến ở Đức === Nước Phổ vào cuộc, khi thấy có cơ hội để thắng Pháp. Napoléon tái lập một đạo quân gồm các đội quân thoát nạn ở nước Nga trở về và mộ thêm được tổng cộng khoảng 400.000 người. Liên quân Nga - Phổ đối đầu với liên quân Pháp ở trận Lützen ngày 2 tháng 5 năm 1813 và trận Bautzen ngày 20 và 21 tháng 5 năm 1813, bị thua và thiệt mất 40.000 quân. Cuộc đình chiến được ký ngày 4 tháng 6 và kéo dài tới ngày 13 tháng 8 năm 1813. Trong thời gian này, hai phe đều tìm cách tăng cường lực lượng. Phe Liên minh thuyết phục nước Áo tham gia chống Pháp. Phe Liên minh lập 2 đạo quân khoảng 800.000 người, cùng với một đội quân trừ bị chiến lược khoảng 350.000. Về phần mình, Napoléon tập hợp được khoảng 650.000 quân ở Đức, trong đó chỉ có 250.000 dưới quyền chỉ huy trực tiếp, 120.000 dưới quyền chỉ huy của Thống chế Nicolas Oudinot và 30.000 do Thống chế Davout chỉ huy, phần còn lại là của Liên bang Rhein, CH Sachsen và Bayern. Vương quốc Napoli của Murat và vương quốc Ý của Eugènge de Beauharnais có một đạo quân hỗn hợp khoảng 100.000 cộng thêm 150.000 quân rút khỏi Tây Ban Nha. Tổng cộng phe Pháp có khoảng 900.000 quân, nhưng các lính Đức trong phe Pháp kém khả năng chiến đấu và có xu hướng muốn đào tẩu sang phe quân Liên minh. Hết thời hạn đình chiến, Napoléon tấn công và thắng trận Dresden (25 - 26 tháng 8 năm 1813), dù quân Liên minh đông hơn. Tuy nhiên tới trận Leipzig17, cũng gọi là Trận đánh Liên Quốc gia từ 16 tới 19 tháng 10 năm 1813 giữa 191.000 quân phe Pháp với 450.000 quân phe Liên minh (Đế quốc Áo, Vương quốc Phổ, Đế quốc Nga, Vương quốc Thụy Điển), thì Napoléon thua và buộc phải rút lui. === Trận chiến ở Pháp === Các nước Liên minh muốn chấm dứt 20 năm chiến tranh và đánh bại Napoléon mà họ gọi là "kẻ tiếm quyền". Quân Liên minh gồm 500.000 người tiến vào Pháp, trong khi Napoléon chỉ có thể huy động được một đạo quân nhỏ gồm 70.000 người. Tuy nhiên quân Pháp đã chống trả quyết liệt quân Liên minh bị chia cắt, ở từng tấc đất, đặc biệt ở các trận Champaubert (10 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp và liên quân Áo - Nga, trận Montmirail (11 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp với Liên quân Áo - Nga, trận Mormant (17 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp với Liên quân Nga - Wurtemberg, và trận Montereau (18 tháng 2 năm 1814) chống Liên quân Áo - Wutemberg. Dù thất bại ở một số trận, nhưng phe Liên minh ký Hiệp ước Chaumont ngày 8 tháng 3 năm 1814 (gồm Anh, Áo, Nga, Phổ), quyết tâm đánh bại Napoléon. Quân Liên minh tiến chiếm Paris ngày 30 tháng 3 năm 1814, do sự thông đồng của thống chế Marmont (rút lui, không chiến đấu với Liên quân). Tuy nhiên, Hoàng đế Napoléon vẫn hy vọng có thể tập hợp được 900.000 quân của mình đang ở Đức, Bỉ, Hà Lan cùng các tân binh, nhưng kế hoạch này không thực hiện được. Napoléon phải tuyên bố thoái vị ngày 6 tháng 4 năm 1814 tại Fontainebleau và bị đày tới làm hoàng đế đảo Elba. Các nước Liên minh thắng trận và Pháp họp Hội nghị Wien[18] từ 1 tháng 10 năm 1814 tới 9 tháng 6 năm 1815, quyết định trả lại biên giới của các nước châu Âu như cũ, trước khi có cuộc Cách mạng Pháp. Trước đó Liên minh và Pháp cũng đã ký Hiệp ước Paris ngày 30 tháng 5 năm 1815, trả cho Pháp biên giới nguyên trạng như trước ngày 1 tháng 1 năm 1792. == Các trận chiến với Liên minh thứ bảy 19 == Thời kỳ chiến tranh với Liên minh thứ bảy gồm vương quốc Anh, Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển, Hà Lan và một số nước nhỏ ở Đức, thường được gọi là Thời kỳ 100 ngày[20], kể từ 1 tháng 3 năm 1815 (khi Napoléon trở về Pháp) tới 18 tháng 6 năm 1815 (ngày Pháp thua trận Waterloo). Napoléon lúc đó bị đày ở đảo Elba, nhưng ông ta trốn trở lại Pháp, nắm lại quyền hành từ vua Louis XVIII của Pháp. Các nước Liên minh tuyên bố đặt Napoléon ra ngoài vòng pháp luật và lập tức tập hợp một đạo quân để đánh gồm 700.000, dự trù sẽ tăng cường thêm 1 triệu nữa, cộng với sự hỗ trợ của 200.000 quân đồn trú. Trước khi Napoléon trở về, thì Pháp có một đội quân 90.000 người, Napoléon triệu tập thêm các cựu chiến binh, tổng cộng được 280.000 quân và ban bố sắc lệnh động viên 2,5 triệu quân. Napoléon dẫn một đạo quân 124.000 người tấn công Bỉ để ngăn không cho quân Liên minh tập trung, hy vọng đẩy được quân Anh ra biển và buộc Phổ rút khỏi Liên minh. Cuộc tiến quân nhanh khiến cho Napoléon đạt được ý đồ gây bất ngờ cho địch, khiến Phổ phải rút lui trong hỗn loạn ở trận Ligny (Bỉ) ngày 16 tháng 6 năm 1815 (2 ngày trước trận quyết định Waterloo). Cùng ngày thống chế Pháp Michel Ney chận bắt các toán quân Anh do Wellesley gửi đi tiếp viện cho thống chế Phổ Blücher ở trận Quatre-Bras (gần Brussels). Tuy nhiên Thống chế Ney cũng không thể giải tỏa các vị trí bị vây hãm của Pháp. Napoléon đem đạo quân trừ bị lên phía Bắc, họp chung với Ney để truy kích Wellesley. Napoléon trao cho Thống chế Emmanuel de Grouchy giữ bên cánh hữu và ngăn không cho Phổ tập hợp lại quân sĩ, nhưng Grouchy không thể hoàn thành nhiệm vụ, dù đã đánh bại tướng Phổ Johann von Thielmann trong trận Wavre (Bỉ) ngày 18 - 19 tháng 6 năm 1815. Khi bắt đầu trận quyết định ở Waterloo (Bỉ)21 ngày 18 tháng 6 năm 1815, Napoléon thúc quân tiến đánh Liên quân ở các vị trí cố thủ trong thung lũng này, nhưng tới cuối ngày quân Pháp vẫn không thể đẩy Liên quân Anh - Hannover ra khỏi các vị trí của họ. Hôm sau, khi quân Phổ tới tấn công cánh hữu của Pháp thì chiến thuật chia cắt quân Liên minh của Napoléon hoàn toàn thất bại và phải tháo chạy hỗn loạn. Trở về Paris 3 ngày sau trận Waterloo, Napoléon buộc phải thoái vị lần thứ hai vào ngày 22 tháng 6 năm 1815 và bị phe Liên minh đày ra đảo Saint Helena trên Đại Tây Dương cho tới chết. == Các hậu quả của các cuộc chiến tranh này == Các cuộc chiến tranh của Napoléon đã có những hậu quả lớn lao trên toàn thế giới, đặc biệt ở lục địa châu Âu: Pháp không còn là cường quốc thống trị châu Âu, như dưới thời vua Louis XIV của Pháp Trong nhiều nước châu Âu, việc du nhập các lý tưởng và các tiến bộ của cuộc Cách mạng Pháp (dân chủ, bãi bỏ các đặc quyền của giới tăng lữ và quý tộc, bãi bỏ việc tra tấn, quyền bình đẳng trước pháp luật v.v.) đã để lại dấu ấn lâu dài. Các vua ở châu Âu khó tái lập chế độ chuyên chế thời tiền Cách mạng Pháp và đôi khi buộc phải áp dụng một số cải cách (vd. Bộ luật dân sự Pháp thời Napoléon, được một số nước áp dụng lâu, hoặc ảnh hưởng tới luật của một số nước). Một phong trào mới và mạnh đã xuất hiện: chủ nghĩa dân tộc đã làm thay đổi tiến trình lịch sử châu Âu, là sức mạnh giết chết các đế quốc. Bản đồ châu Âu được vẽ lại hoàn toàn trong 100 năm sau các cuộc chiến này. Cuộc chiến ở Tây Ban Nha đã hủy hoại quân đội (hạm đội và lục quân) nước này, tình trạng trầm trọng thêm vì các cuộc cách mạng xảy ra ở các thuộc địa của Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tới năm 1825 hầu như toàn bộ thuộc địa của Tây Ban Nha hoặc đã độc lập hoặc đã sát nhập vào Hoa Kỳ (các tiểu bang Florida, Louisiana) hoặc vào Vương quốc Anh (Trinidad) hay Haiti (Saint Domingue). Vương quốc Anh trở thành cường quốc bá chủ thế giới trên đất liền và trên biển. Việc Pháp chiếm đóng Hà Lan (trong thời kỳ chiến tranh) đã cho phép Pháp chiếm các thuộc địa của nước này: Tích Lan (nay là Sri Lanka), Malacca, Nam Phi, Guyana... == Xem thêm == Cách mạng Pháp Napoléon Bonaparte Đệ nhất đế chế Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc (1812) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == [1] Liên minh thứ hai [2] (en) Treaty of Campo-Formio (The Columbia Encyclopedia) (2001) [3] (fr) Texte intégral du Traité de Lunéville, par Félix de Beaujour [4] (fr) Le traité de la Paix d'Amiens 1998-2007 www.napoléon1er.com [5] (en) The bombardment of Copenhagen in 1807 by Jens Rahbek Rasmussen, translated by David Frost, British Ambassador in Copenhagen [6] Liên minh thứ ba [7] (fr) Austerlitz -Pierre Miquel - éditions Albin Michel và Trận Austerlitz [8] (fr) Liên minh thứ tư [9] (fr) La France, l'Angleterre et le Blocus continental [10] (fr) Dossier très complet sur la Bataille d'Eylau (Fondation Napoléon) [11] (en) Kingdom of Prussia: Peace Treaty of Tilsit [12] (fr) Liên minh thứ năm [13] (fr) Site du bicentenaire de la Bataille de Bailén [14] (en) The British Expeditionary Force to Walcheren: 1809 [15] (fr) Liên minh thứ sáu [16] Trận Borodino [17] (fr) Bataille de Leipzig 1813 [18] (fr) Le Congrès de Vienne et les Traités de 1815, précédés et suivis des actes diplomatiques qui s'y rattachent 1813/1814 - Amyot, Paris, 4 vol. par Léonard Chodzko [19] (fr) Liên minh thứ bảy [20] (fr) Chronologie de la France pendant les Cents-Jours (1815) [21] Trận Waterloo và Alessandro Barbero Waterloo The Napoleonic Wars Collection Website
đội quân doraemon
north carolina.txt
North Carolina ( /ˌnɔrθ kærəˈlaɪnə/) hay Bắc Carolina là một tiểu bang phía nam của Hoa Kỳ. Là một trong những tiểu bang đầu tiên, đó là thuộc địa đầu tiên của Anh ở châu Mỹ. Đây cũng là nơi những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright bằng máy bay — những khí cụ bay đầu tiên nặng hơn không khí. Ðây là nơi sinh của các Tổng thống James Knox Polk (tại Mecklenburg County), Andrew Johnson (tại Raleigh). == Địa lý == Bắc Carolina giáp với Nam Carolina về phía nam; với Georgia về phía tây nam; với Tennessee về phía tây; với Virginia về phía bắc; và Đại Tây Dương về phía đông. == Tham khảo ==
samsung gear 2.txt
Samsung Gear 2 là smartwatch chạy trên nền tảng Tizen sản xuất bởi Samsung Electronics. Gear 2 là sự kế thừa của Galaxy Gear chạy trên nền tảng Android. Không giống như thiết bị trước, nó không có thương hiệu 'Galaxy'. Nó được công bố vào 23 tháng 2 năm 2014, một ngày trước Mobile World Congress. Gear 2 sẽ có một sản phẩm tầm trung là Gear 2 Neo. Thiết bị thứ ba, Gear Fit, có màn hình cong AMOLED và nhằm theo dõi việc tập thể dục. == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
nước mắm.txt
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm. Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn. == Nước mắm ở ngoài Việt Nam == Có thể nói Việt Nam từ thời xa xưa đã là xứ sở của các loại mắm. Từ mắm nêm, mắm phệt, mắm ruốc, mắm tôm đến các loại mắm lóc, mắm sặt, khô mắm, khô mặn v.v... cho đến loại mắm đặc biệt là mắm nước thường được gọi là nước mắm. Nước mắm có thể làm từ cá sống, cá khô; hoặc từ cả các loại sò hến, tôm cua hoặc trái cây như quả điều khi làm nước mắm chay. Một số loại nước mắm được làm từ cá nguyên con, một số khác thì chỉ được từ tiết hay nội tạng cá. Một số loại nước mắm chỉ có cá và muối, một số khác có thể có thêm dược thảo và gia vị. Nước mắm lên men ngắn ngày có mùi tanh đặc trưng của cá. Quá trình lên men dài ngày sẽ giảm được mùi tanh và tạo ra hương vị mùi quả hạch và béo hơn. === Nước mắm châu Á === Nước mắm châu Á thường được chế biến từ cá cơm, muối, và nước, và cần được tiêu thụ điều độ vì nó có vị rất mạnh. Nước mắm Thái Lan rất giống mắm Việt Nam và được gọi là nam pla (น้ำปลา). Tại Trung Quốc, nó được gọi là ngư lộ (魚露, yúlù), tại Triều Tiên eojang (어장), tại Indonesia kecap ikan và tại Philippines patis. Tại Nhật Bản, ba loại mắm được sử dụng; shottsuru(しょっつる) ở tỉnh Akita, ishiru(いしる) ở tỉnh Ishikawa, và ikanago-jōyu(いかなご醤油) ở tỉnh Kagawa. Bã cá giống mắm ở Indonesia được gọi là trasi, tại Campuchia prahok (Bò hóc) và thường dùng cá đã để hơi ươn trước khi ướp muối. Người Mã Lai cũng có cục gạnh cá gọi là belacan. Mắm Lào được gọi là padek, được chế biến từ cá nước ngọt. ảnh === Phương Tây === Có một loại nước mắm cũng đã từng phổ biến ở thời La Mã cổ đại, tiếng Latin gọi là garum hoặc liquamen, và cũng tồn tại trong nhiều loại nước chấm như oxygarum (pha với giấm), meligarum (pha với mật ong), v.v. Nước mắm cũng là một trong những đặc sản ở vùng Hispania Baetica. Trong tiếng Anh, nó được gọi là fish sauce. Nước chấm Worcestershire ở Anh là một sản phẩm tương tự, loại nước chấm này được mang từ Ấn Độ sang Anh Quốc. Ngày nay, người ta dùng cá trống để làm garum, nhưng không được lên men. == Nước mắm tại Việt Nam == Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Nhà hàng hải người Anh William Dampier trong chuyến ghé Đàng Ngoài năm 1688 có ghi lại cách sản xuất nước mắm khi ngư dân trộn cá và tôm với muối và nước rồi nén trong hũ đậy kín. Sau một thời gian xác tôm cá nhừ nát ra thì người Việt gạn ra phần nước dùng, gọi là nuke-mum. Người nghèo thì ăn phần bã mắm với cơm. Phần nước màu nâu nhạt, ngả màu xám nhưng trong suốt được mọi người ưa chuộng, ăn với thịt gà, thịt vịt rất ngon. Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong ẩm thực Việt Nam. Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2016) cho biết khoảng gần 2.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nước mắm truyền thống. Việt Nam sản xuất 200 triệu lít nước mắm mỗi năm, trong đó 75% là nước mắm công nghiệp (nước mắm pha loãng với hóa chất). Chỉ riêng công ty Masan chiếm 65% thị phần toàn ngành nước mắm. === Cách chế biến === Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi". Nội dung trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, nước ba. Những đợt nước sau nước cốt thì gọi là "nước ngang" và độ đạm giảm dần và phẩm chất càng kém. Nước mắm ngon phải để chượp chín 12 tháng mới rút nước cốt. Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải - Hải Phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống. Nước mắm sản xuất tại Việt Nam sang thế kỷ 21 đã công nghệ hóa nên nước bổi, nước cốt do nhà sản xuất cung cấp thường được pha chế thêm để tăng sản lượng trước khi chai đóng chai đem bán. Vì vật danh từ "nước mắm nhỉ" tuy được dùng trên nhiều nhãn hiệu nhưng thật ra không còn nữa. === Ðánh giá chất lượng === Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nước mắm tại Từ điển bách khoa Việt Nam Fish sauce tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) == Xem thêm == Nước mắm Phú Quốc Nước mắm Cát Hải mắm cáy mắm nhĩ mắm nêm mắm ruốc mắm rươi
đội tuyển bóng đá quốc gia campuchia.txt
Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia là đội tuyển cấp quốc gia của Campuchia do Liên đoàn bóng đá Campuchia quản lý. Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Campuchia là trận gặp đội tuyển Malaysia vào năm 1956. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là hạng tư cúp bóng đá châu Á 1972 với tên gọi Cộng hòa Khmer. Đội cũng đã ba lần tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á tuy nhiên đều dừng bước ở vòng bảng. == Danh hiệu == Cúp bóng đá châu Á Hạng tư: 1972 == Thành tích quốc tế == === Giải vô địch thế giới === 1930 đến 1994 – Không tham dự 1998 đến 2002 – Không vượt qua vòng loại 2006 – Không tham dự 2010 đến 2018 – Không vượt qua vòng loại === Cúp bóng đá châu Á === 1956 - Không vượt qua vòng loại 1960 - Không tham dự 1964 - Không tham dự 1968 - Không vượt qua vòng loại 1972 - Hạng tư 1976 đến 1996 - Không tham dự 2000 - Không vượt qua vòng loại 2004 đến 2007 - Không tham dự 2011 đến 2015 - Không vượt qua vòng loại === Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á === 1996 - Vòng bảng 1998 - Không vượt qua vòng loại 2000 đến 2004 - Vòng bảng 2007 - Không vượt qua vòng loại 2008 - Vòng bảng 2010 đến 2014 - Không vượt qua vòng loại 2016 - Vòng bảng === Cúp Challenge AFC === 2006 đến 2014 - Không vượt qua vòng loại == Đội hình == Đội hình dưới đây được triệu tập tham dự trận giao hữu gặp Ấn Độ vào ngày 22 và vòng loại Asian Cup 2019 gặp Jordan vào ngày 28 tháng 3 năm 2017. Số liệu thống kê tính đến ngày 14 tháng 1 năm 2017, sau trận gặp Ả Rập Saudi. === Triệu tập gần đây === INJ Cầu thủ bị chấn thương == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia trên trang chủ của FIFA
orlando bloom.txt
Orlando Jonathan Blanchard Bloom (sinh ngày 13 tháng 1 năm 1977) là nam diễn viên người Anh. Anh trở nên nổi tiếng với vai diễn đột phá vào năm 2001 là hoàng tử tiên Legolas trong loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn và năm 2003 với vai người thợ rèn Will Turner trong Cướp biển vùng Caribbe. Ngay lập tức anh vươn lên vị trí ngôi sao trong các phim của Hollywood như Elizabethtown và Kingdom of Heaven. Anh còn tham gia cùng lúc trong các phim Black Hawk Down; Troy; New York, I Love You; Sympathy for Delicious; và Main Street. Bloom đã trình diễn hết sức chuyên nghiệp trên sân khấu kịch với vở diễn West End's In Celebration tại Nhà hát Quận công York, St. Martin's Lane, diễn ra cho tới ngày 15 tháng 9 năm 2007. Ngày 12 tháng 10 năm 2009, Bloom được bầu làm Đại sứ Thiện chí của tổ chức UNICEF. Anh còn trở lại với vai Legolas trong phần 2 và 3 của loạt phim The Hobbit.. == Tiểu sử == Orlando Bloom sinh ra tại Canterbury, Kent, nước Anh, và có một chị gái là Samantha Bloom sinh năm 1975. Bloom được đặt theo tên của nhà soạn nhạc ở thế kỷ thứ 16 là Orlando Gibbons. Mẹ anh là bà Sonia Constance Josephine (nhũ danh Copeland), là người gốc Anh thuộc một nhánh của Kolkata, Ấn Độ, là con gái của Betty Constance Josephine (Walker) và Francis John Copeland, là y sĩ và bác sĩ phẫu thuật. Nhờ đó mà Bloom là anh em họ với nhiếp ảnh gia Sebastian Copeland. Họ ngoại của Bloom sống rải rác tại Tasmania, Úc, Nhật, Ấn Độ, và nhờ có nguồn gốc người Anh mà một vài người trong số đó gốc gác từ Kent. Hồi nhỏ, Bloom được nghe về cha mình là chồng của mẹ, là tiểu thuyết gia chống chủ nghĩa Apartheid người Do Thái-Nam Phi, Harry Saul Bloom; tuy nhiên khi anh lên 13 tuổi (9 năm sau khi ông Harry qua đời), mẹ của Bloom mới tiết lộ rằng cha đẻ của anh là Colin Stone, một đối tác của mẹ và bạn của gia đình. Ông Stone là hiệu trưởng của trường "Concorde International language school", trở thành người giám hộ về mặt pháp lý cho Orlando sau khi ông Harry Bloom qua đời. Bloom lớn lên trong Nhà thờ Thanh giáo Anh. Anh theo học tại The King's School Canterbury và St Edmund's School tại Canterbury, và bị mắc hội chứng khó đọc. Mẹ anh khuyến khích con trai theo học các lớp kịch và nghệ thuật. Năm 1993, anh chuyển tới London để theo học khóa học Kịch nghệ, nhiếp ảnh, điêu khắc trong hệ thống chứng chỉ "A Level" tại "Cao đẳng Mỹ thuật ở Hampstead". Sau này anh tham gia vào "Nhà hát Thanh thiếu niên Quốc gia", dành ra hai mùa sinh hoạt tại đó và giành học bổng để chuyển tới Học viện British American Drama Academy. Bloom bắt đầu tham gia diễn xuất trên truyền hình trong loạt phim nhiều tập như Casualty và Midsomer Murders và không lâu có vai diễn đầu tay trong Wilde (1997), vai phản diện của Stephen Fry, trước khi theo học về diễn xuất tại tại "Guildhall School of Music and Drama" ở London. == Danh sách phim == == Giải thưởng và đề cử == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Orlando Bloom trên PhimẢnh.net
liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam.txt
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. == Lịch sử == Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đoàn kết. Liên hiệp hội Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam khi thành lập có 15 hội thành viên. Hiện nay, con số đó đã lên đến 141 trong đó có 78 hội ngành toàn quốc và 63 Liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp hội Việt Nam còn có hơn 400 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ được thành lập theo Nghị định 81 (nay là nghị định 08); trên 200 tờ báo, tạp chí, báo điện tử, bản tin, đặc san, trang tin điện tử. == Chức năng == Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước, trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên. Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động Liên hiệp hội Việt Nam. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. == Nhiệm vụ == Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên. Tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động hội; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ. Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng pháp luật, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng; tham gia giám sát độc lập đối với các đề tài, công trình quan trọng. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ: Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của những người làm công tác khoa học và công nghệ. Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tham gia đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vì tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc. Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật. == Lãnh đạo Liên hiệp hội == Chủ tịch các nhiệm kỳ: Chủ tịch đầu tiên: Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Lao động, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa (1983-1988). Chủ tịch Liên hiệp hội khoá II và khoá III (1988-1999): Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc. Chủ tịch Liên hiệp hội từ 1999 - 2008: Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng (mất tháng 2 năm 2008). Quyền Chủ tịch Liên hiệp hội: PGS. TS. Hồ Uy Liêm (2008-2010) Chủ tịch Liên hiệp hội từ tháng 4 năm 2010 - nay: Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh == Hội ngành Trung ương == Hội Đông Y Việt Nam Hội Địa lý Việt Nam Hội Đập lớn Việt Nam Hội Điện lực Việt Nam Hội Đo lường Việt Nam Hội Bảo quản nông sản thực phẩm Việt Nam Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Hội các ngành sinh học Việt Nam Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam Hội cơ học đất và địa kỹ thuật công trình Việt Nam Hội cơ học Việt Nam Hội cảng đường thủy, thềm lục địa Việt Nam Hội chăn nuôi Việt Nam Hội dân tộc học Việt Nam Hội dược học Việt Nam Hội giống cây trồng Việt Nam Hội hóa học Việt Nam Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam Hội kết cấu và công nghệ xây dựng Việt Nam Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam Hội KHCN lương thực và thực phẩm Việt Nam Hội KHCN Mỏ Việt Nam Hội KHCN Tự động Việt Nam Hội KHKT ăn mòn và bảo vệ kim loại Việt Nam Hội KHKT địa vật lý Việt Nam Hội KHKT đúc luyện kim Việt Nam Hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam Hội KHKT an toàn và vệ sinh lao động Việt Nam Hội KHKT biển Việt Nam Hội KHKT công nghiệp tài thủy Việt Nam Hội KHKT cầu đường Việt Nam Hội KHKT lâm nghiệp Việt Nam Hội KHKT mã số mã vạch Việt Nam Hội KHKT nhiệt Việt Nam Hội KHKT phân tích hóa, lý và sinh học Việt Nam Hội Khoa học đất Việt Nam Hội Khoa học kinh tế Việt Nam Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam Hội kinh tế môi trường Việt Nam Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam Hội làm vườn Việt Nam Hội lạnh và điều hòa không khí Việt Nam Hội luật gia Việt Nam Hội môi trường giao thông vận tải Việt Nam Hội ngôn ngữ học Việt Nam Hội năng lượng nguyên tử Việt Nam Hội nghề cá Việt Nam Hội nuôi ong Việt Nam Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam Hội tưới tiêu Việt Nam Hội thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ Việt Nam Hội thử nghiệm không phá hủy Việt Nam Hội thống kê Việt Nam Hội thủy lợi Việt Nam Hội thư viện Việt Nam Hội thú y Việt Nam Hội thiết bị y tế Việt Nam Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Hội tin học Việt Nam Hội toán học Việt Nam Hội tri thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam Hội trắc địa bản đồ viễn thám Việt Nam Hội vô tuyến điện tử Việt Nam Hội vật lý Việt Nam Hội vật liệu xây dựng Việt Nam Tổng hội địa chất Việt Nam Tổng hội cơ khí Việt Nam Tổng hội xây dựng Việt Nam Tổng hội y học Việt Nam Danh sách chi tiết == Liên hiệp hội các tỉnh thành == Tính đến 2016 Hội có 63 Liên hiệp hội địa phương,141 hội chuyên ngành cùng hơn 400 tổ chức KH&CN trực thuộc được thành lập theo Nghị định 81 (nay là nghị định 08). == Các tổ chức Khoa học và Công nghệ trực thuộc == Hiện nay, Liên hiệp hội Việt Nam có hơn 400 tổ chức Khoa học, Công nghệ trực thuộc. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức
giải bóng đá hokushinetsu.txt
Giải bóng đá Hokushinetsu (北信越フットボールリーグ, Giải bóng đá Hokushinetsu) là một giải bóng đá Nhật Bản. Giải đấu diễn ra tại vùng Hokuriku và Shin'etsu, gồm các tỉnh Fukui, Ishikawa, Nagano, Niigata vàToyama. == Các câu lạc bộ 2015 == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức (tiếng Nhật)
ngón cái.txt
Ngón cái là ngón tay thứ nhất của bàn tay. Khi một người đứng ở vị trí giải phẫu (lòng bàn tay đưa về phía trước), ngón cái là ngón xa cơ thể nhất. Ngón cái đưa lên thể hiện sự đồng ý, tán thành. == Chú thích ==
guillermo vilas.txt
Guillermo Vilas (sinh ngày 17 tháng 8 năm 1952 tại Buenos Aires, Argentina) là tay vợt chuyên nghiệp đã giải nghệ người Argentina. Guillermo Vilas là tay vợt thành công nhất của Argentina, ông đã giành được 4 danh hiệu đơn Grand Slam trong sự nghiệp.Trong sự nghiệp thi đấu tennis chuyên nghiệp của mình ông đã giành được 62 danh hiệu đơn trong đó có 49 danh hiệu trên sân đất nện. == Sự nghiệp == Lớn lên ở Mal del Plata ông bắt đầu sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp năm 1969,ông kết thúc năm trong top 10 từ năm 1974 đến 1982.Ông là một chuyên gia sân đất nện nhưng cũng chơi tốt trên sân cứng,sân cỏ và sân thảm Ông đã giành được 4 danh hiệu Grand Slam trong sự nghiêp gồm Mỹ mở rộng năm 1977, giải Pháp mở rộng năm 1977 và Úc Mở rộng năm 1978 và 1979.Ngoài ra ông còn giành được 7 Grand Prix Super Series tiền thân của Master 1000 ngày nay. == Lối chơi và thành tích == Là một tay vợt thuận tay trái,chơi trái một tay,năm thành công nhất của Guillermo Vilas là măn 1977 khi ông giành được 2 danh hiệu Grand Slam trong năm này.Đặc biệt là ở Mỹ mở rộng năm này ông đã thắng Jimmy Connors với tỷ số sau các sec lả 2-6,6-3,7-6,6-0.Năm 1977 ông đã giành được 7 danh hiệu từ sau Wimbledon và thiết lập 46 chiến thắng liên tiếp,xếp thứ 3 mọi thời đại sau thành tích của Bjorn Borg lần lượt là 49 và 48 trận thắng liên tiếp,vị trí cao nhất của Guillermo Vilas trên bảng xếp hạng của ATP là số 2 thế giới == Về hưu == Vilas nghỉ hưu các giải của ATP năm 1989 nhưng vẫn tham gia các giải Challenger cho đến năm 1992 == Thành tích == === Grand Slam === ==== Vô địch (4) ==== == Tham khảo ==
xe nâng hạ.txt
Xe nâng hạ là một thiết bị dùng để di chuyển và nâng hàng hóa lên độ cao mà mình mong muốn. = Các loại xe nâng hạ = Xe nâng hạ được chia làm 3 loại chính dựa trên các nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao. Ba loại chính bao gồm == Xe nâng hạ bằng tay == Xe nâng hạ bằng tay là xe nâng dùng thủ công để di chuyển hàng hóa bao gồm xe nâng tay, xe đẩy tay hoặc có thể vừa di chuyển hàng hóa vừa nâng hàng hóa lên cao bao gồm các loại xe nâng tay cao. Tải trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe nâng bằng tay này đều rơi vào loại nhẹ và đơn giản, từ 500 kg-1000 kg cho loại vừa di chuyển vừa nâng lên cao, hoặc 2500 kg cho loại chỉ di chuyển chứ không nâng lên cao. == Xe nâng hạ bằng điện == Xe nâng hạ bằng điện là xe dùng ắc quy hoặc cắm điện để thay cho sức người để di chuyển hàng và nâng hàng. Nó sử dụng hai mô tơ, mô tơ di chuyển dành cho việc di chuyển, và mô tơ nâng hạ dành cho việc nâng hạ. Nếu chỉ sử dụng 1 mô tơ cho việc nâng hạ hoặc chỉ cho việc di chuyển thì người ta gọi đó là xe nâng bán tự động, vì chỉ có một nửa công năng dùng ắc quy. Nếu sử dụng cả 2 mô tơ cho cả việc di chuyển và việc nâng hạ, thì người ta gọi là xe nâng tự động hoặc xe nâng điện. Tải trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe nâng bằng điện cao hơn xe nâng tay một chút, có thể nâng tới 2500 kg với chiều cao 6m. Các loại xe này thường hay sử dụng với hệ thống giá kệ. == Xe nâng hạ bằng động cơ == Xe nâng hạ bằng động cơ đốt trong là xe dùng động cơ đốt trong để thực hiện việc di chuyển và nâng hạ. Thông thường khi sử dụng loại xe này, người ta phải sử dụng nâng dỡ và di chuyển hàng hóa với khối lượng lớn, tần suất cao mà các loại xe khác không thể đáp ứng được. Cấu tạo của xe chủ yếu bao gồm có động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu diesel hoặc gas, khung gầm và lốp xe như cấu tạo xe ô tô, ngoài ra còn có thêm hệ thống thủy lực để nâng hàng hóa. Tải trọng của loại xe nâng bằng động cơ xuất phát có thể từ 1 tấn lên đến hàng chục tấn. Thông thường các loại xe nâng từ 5 tấn trở xuống dùng đại trà trong các nhà máy xí nghiệp, các loại xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên dùng ở các cảng biển phục vụ cho việc nâng hạ container có trọng tải lớn. == Tham khảo ==
nicôla thành myra.txt
Thánh Nicôla (tiếng Hy Lạp: Νικόλαος Nikólaos, tiếng Latinh: Nicolaus, tiếng Anh: Nicholas) là vị Thánh quan thầy của trẻ em, là một trong những vị Thánh quen thuộc, thường cầu bầu cho dân chúng. Đặc biệt ngày nay, người ta cho rằng hình ảnh Ông già Noel trong dịp Lễ Giáng Sinh chính là hiện thân của Thánh Nicôla. Lễ kính vị Thánh này là vào ngày 6 tháng 12 hằng năm (ngày mất của ông). == Huyền thoại đậu == Có quá nhiều huyền thoại về Thánh Nicolas khiến nhiều người phải tự hỏi, không biết vị Thánh này có thật hay không. Tuy nhiên, với một số dữ kiện lịch sử thu thập được thì có thể nói rằng vị Thánh này đã sống trong thời tiên khởi Kitô Giáo. Nicôla sinh trong khoảng năm 280 tại Myra. Đó là hải cảng bận rộn trong vùng Lycea của Tiểu Á (ngày nay là Demre, Thổ Nhĩ Kỳ). Nicôla được nhiều người biết đến vì biết thương người nghèo và dành cả đời mình để phục vụ Thiên Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng và bỏ vào phòng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Mặc dù vậy, những người La Mã lại luôn khinh miệt ông. Họ bắt giam và tra tấn ông trong ngục tối. Khi Constantinus trở thành Hoàng đế La Mã thì ông đã trả tự do cho Nicôla. Cũng từ đó Constantinus trở thành một Kitô hữu. Ông triệu tập Công đồng Nicaea I và Nicôla được mời làm đại biểu của hội nghị. Nicôla được đặc biệt ca tụng vì tình yêu của ông dành cho trẻ em. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do Thánh Nicôla mang đến và cũng chính ngài là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Noel. Bên cạnh đó, Thánh Nicôla còn là người bảo vệ cho các thuỷ thủ đảo Silicia của Hy Lạp cổ đại và Nga. ở đất nước Hà Lan, truyền thuyết về Thánh Nicôla luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan, trẻ em thường đặt những chiếc giày gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được Thánh Nicôla thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (Thánh Nicôla) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo Anh Giáo đọc thành Santa Claus. == Ảnh hưởng trong văn hóa đại chúng == Hầu hết các truyền thuyết về Thánh Nicôla đều bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Người Hà Lan khi đến khắp các vùng đất trên thế giới đã mang theo các truyền thuyết về vị Thánh này. Họ xây dựng nhà thờ đầu tiên ở New York và lấy tên Thánh đặt cho nhà thờ. Năm 1822, Clement Clarke Moore đã viết truyện "Đêm trước Giáng Sinh" (The Night Before Christmas) để kể cho trẻ em trong gia đình nghe vào đêm Noel. Câu chuyện có lẽ chỉ được lưu truyền trong gia đình nhà Moore nếu như không có một người bạn của gia đình gửi bản thảo câu chuyện đó tới toà báo. Nhà sản xuất phim hoạt hình thế kỷ 19, Thomas Nast đã hiện đại hoá hình ảnh ông già Noel. Trong phim hoạt hình của mình về Giáng Sinh, ông đã tạo dựng nên hình ảnh ông già Noel vui tính, râu tóc trắng xoá, má đỏ hồng, mặc bộ đồ đỏ trắng, đi khắp ngõ phố mang quà đến cho trẻ em. Trong phim của Thomas Nast, ông già Noel dành cả năm để đọc thư trẻ em khắp nơi trên thế giới gửi đến, và sản xuất đồ chơi theo ý muốn của các em. Những hình ảnh này, ngày nay đã gắn liền với truyền thuyết về ông già Noel. == Tham khảo ==
carex brunnescens.txt
Carex brunnescens là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được (Pers.) Poir. mô tả khoa học đầu tiên năm 1813. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Carex brunnescens tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Carex brunnescens tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Carex brunnescens”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
chu kỳ nguyên tố 6.txt
Chu kỳ nguyên tố 6 là hàng thứ 6 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), gồm 32 nguyên tố: 8 trong nhóm chính, 10 ở nhóm phụ và 14 trong nhóm Lantan. == Tham khảo ==
samsung galaxy s4 active.txt
Samsung Galaxy S4 Active là điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android sản xuất bởi Samsung Electronics. Là một biến thể của Samsung Galaxy S4, S4 Active gồm các thông số kỹ thuật tương tự, nhưng có tính năng chống nước và bụi thiết kế theo tiêu chuẩn IP67, cùng với một thiết kế cứng cáp hơn. == Phát hành == S4 Active lần đầu tiên phát hành tại Mỹ thông qua AT&T vào 21 tháng 6 năm 2013 với màu "xanh dương" (Diver Blue) và "xám" (Urban Grey). == Tính năng == S4 Active kế thừa hầu hết phần cứng từ S4, bao gồm vi xử lý Snapdragon 600 lõi tứ giống nhau, 2 GB RAM, và màn hình 5-inch 1080p. Tuy nhiên, nó là màn hình TFT LCD thay vì Super AMOLED trên S4, và S4 Active sử dụng máy ảnh 8 megapixel thay vì máy ảnh 13 megapixel của S4. Thiết kế phần cứng tương tự như S4, ngoại trừ nó hơi dày hơn, sử dụng polycarbonate với đinh ốc kim loại, bao gồm nắp che cổng khi không sử dụng, và sử dụng ba phím cứng thay vì 2 cảm ứng điện dung và một phím cứng như S4. S4 Active được thiết kế theo tiêu chuẩn IP67, nghĩa là nó có thể chịu đựng 30 phút dưới nước ở độ sâu tối đa là 1 mét (3,3 feet), và khả năng chống bụi. S4 Active sử dụng phần mềm giống như S4, Android 4.2.2 với TouchWiz, mặc dù ứng dụng máy ảnh không bao gồm chế độ "Dual Shot", và cung cấp thêm chế độ "Aqua Mode" vô hiệu hóa màn hình cảm ứng và sử dụng phím âm lượng, đây là thiết kế dùng để chụp ảnh dưới nước. == Xem thêm == Samsung Galaxy S series == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
hiệp hội ủy ban olympic quốc gia châu phi.txt
Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia châu Phi (viết tắt: ANOCA; tiếng Anh: Association of National Olympic Committees of Africa; tiếng Pháp: Association des Comités Nationaux Olympiques d'Afrique, ACNOA) là một tổ chức quốc tế lãnh đạo 53 Ủy ban Olympic quốc gia châu Phi. Tổ chức này tương đồng với Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia (ANOC) dành riêng cho lục địa châu Phi. == Các quốc gia thành viên == Bảng dưới đây liệt kê tên các quốc gia thành viên, năm Ủy ban Olympic quốc gia chính thức dược IOC công nhận; lưu ý năm này có thể hoàn toàn khác biệt với năm thành lập Ủy ban riêng. == Đại hội == All-Africa Games == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Bản mẫu:ANOCA
mỹ latinh.txt
Mỹ Latinh (tiếng Tây Ban Nha: América Latina hay Latinoamérica; tiếng Bồ Đào Nha: América Latina; tiếng Pháp: Amérique latine; tiếng Anh: Latin America) là một khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp. Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² (7.880.000 sq mi), chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái đất. Tính đến năm 2010, tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 590 triệu người và tổng sản phẩm nội địa của khu vực là 5,16 nghìn tỷ đô la Mỹ (6,27 nghìn tỉ theo sức mua tương đương). Dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ Latinh đạt khoảng 5,7% vào năm 2010 và 4% vào năm 2011. == Xuất Hiện == Quan niệm về việc một phần của châu Mỹ có một mối quan hệ về ngôn ngữ với những nền văn hóa Roman có thể được bắt nguồn từ thập niên 1830 trong các văn bản của Michel Chevalier, ông đã mặc nhiên công nhận bộ phận này của châu Mỹ là nơi sinh sống của những người thuộc "chủng Latinh", và rằng khu vực này có thể liên minh với "Âu Latinh" trong một cuộc đấu tranh với "Âu German", "Mỹ Ănglê" và "Âu Slav". Quan niệm này sau đó được các trí thức và lãnh tụ chính trị Mỹ Latinh đề cập đến vào giữa và cuối thế kỉ 19, họ không còn nhìn nhận Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha là những hình mẫu văn hóa, mà là Pháp. Thuật ngữ được chính trị gia người Chile Francisco Bilbao sử dụng lần đầu tiên tại Paris trong một hội nghị năm 1856 và trong cùng năm bởi nhà văn người Colombia José María Torres Caicedo trong bài thơ "Hai châu Mỹ của ông. Đế quốc Pháp của Napoléon III trong cuộc xâm lược Mexico đã ủng hộ thuật ngữ Mỹ Latinh, lý do là để Pháp có thể đứng vào hàng ngũ các quốc gia có ảnh hưởng tại châu Mỹ và để loại trừ các nước nói tiếng Anh, và giữ một vai trò trong chiến dịch của ông nhằm ngụ ý rằng khu vực có mối quan hệ văn hóa với Pháp, biến Pháp trở thành lãnh đạo về văn hóa và chính trị của khu vực, và lập Maximiliano của Habsburg làm hoàng đế của Đệ nhị Đế quốc Mexico. Năm 1861, các học giả người Pháp cũng đã đặt ra thuật ngữ này trong La revue des races Latines, một tạp chí dành riêng cho phong trào liên Latinh. == Định nghĩa == Theo cách sử dụng đương đại: Theo một cách hiểu, Mỹ Latinh đề cập đến các lãnh thổ mà tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Bồ Đào Nha chiếm ưu thế tại châu Mỹ: Mexico, hầu hết Trung và Nam Mỹ, và Cuba, Cộng hòa Dominica cùng Puerto Rico tại Vùng Caribe; hay tóm tắt lại thì Mỹ Latinh bao gồm các nước châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và Brasil. Mỹ Latinh do đó được định nghĩa là tất cả những bộ phận tại châu Mỹ từng thuộc về các đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Theo định nghĩa này, Mỹ Latinh cũng đồng nghĩa với Mỹ Iberia. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, thuật ngữ này được sử dụng với một phạm vi rộng rãi hơn để chỉ tất cả các quốc gia ở phía nam Hoa Kỳ, tức bao gồm thêm: các quốc gia và khu vực nói tiếng Anh như Belize, Jamaica, Barbados, Trinidad và Tobago, Guyana, Antigua và Barbuda, Saint Lucia, Dominica, Grenada, Saint Vincent và Grenadines cùng Bahamas; các khu vực nói tiếng Pháp như Haiti, Martinique, Guadeloupe và Guyane thuộc Pháp; các khu vực nói tiếng Hà Lan như Caribe Hà Lan, Aruba, Curaçao, Sint Maarten và Suriname. (Tại các khu vực thuộc vương quốc Hà Lan, tiếng Papiamento – một ngôn ngữ creole chủ yếu dựa trên các ngôn ngữ Iberia – được đa số cư dân sử dụng.) Định nghĩa này nhấn mạnh lịch sử xã hội kinh tế học của khu vực, có điểm đặc trưng là bị thực dân hóa một cách chính thức hoặc không chính thức, chứ không phải là dựa trên khía cạnh văn hóa. Do vậy, một số nguồn đã tránh phức tạp bằng cách sử dụng cụm từ đơn giản "Mỹ Latinh và Caribe" để thay thế, như Liên Hiệp Quốc. Theo một định nghĩa thông tục hơn, vẫn trung thành với cách sử dụng ban đầu, Mỹ Latinh được định nghĩa là tất cả các quốc gia và khu vực lãnh thổ tại châu Mỹ có một ngôn ngữ Roman được nói: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, và các ngôn ngữ creole dựa trên cơ sở của chúng. Xét một cách đầy đủ theo định nghĩa này thì Québec tại Canada cũng là một phần của Mỹ Latinh. Song tỉnh này hiếm khi được xem như vậy, do xét trên khía cạnh lịch sử, văn hóa và kinh tế và thể chế chính trị kiểu Anh thì tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với phần còn lại của Canada. === Phân vùng === Mỹ Latinh có thể được phân thành một vài tiểu vùng dựa trên các yếu tố địa lý, chính trị, nhân khẩu và văn hóa. Nếu theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ các khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, các tiểu vùng địa lý cơ bản là Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ; Nam Mỹ còn được phân chia tiếp dựa trên yếu tố địa-chính trị: Nón phương Nam và các quốc gia Andes. Cũng có thể phân chia Mỹ Latinh thành Mỹ Tây Ban Nha và Mỹ Bồ Đào Nha. == Nhân khẩu == === Dân tộc === Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân sư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số, hoặc hơn. === Ngôn ngữ === Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha là các ngôn ngữ chủ yếu của Mỹ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được nói tại Brasil, song đây lại là quốc gia lớn nhất và đông dân cư nhất trong khu vực. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Mỹ Latinh còn lại trên lục địa, cũng như tại Cuba, Puerto Rico (cùng với tiếng Anh), và Cộng hòa Dominica. Tiếng Pháp được nói tại Haiti và các tỉnh hải ngoại của Pháp như Guadeloupe, Martinique và Guyane thuộc Pháp, cộng đồng hải ngoại Saint-Martin. Các ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói rộng rãi ở Peru, Guatemala, Bolivia, Paraguay và México, và ở một mức độ thấp hơn tại Panama, Ecuador, Brasil, Colombia, Venezuela, Argentina, và Chile. Ở các nước Mỹ Latinh còn lại, số người nói các ngôn ngữ bản địa có xu hướng thu nhỏ hoặc ngôn ngữ đó bị tuyệt chủng. Mexico có lẽ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Mỹ Latinh. Tại Peru, tiếng Quechua cũng là một ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tại Bolivia, tiếng Aymara, Quechua và Guaraní cũng có được vai trò chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Guaraní, cùng với tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Paraguay, và được phần lớn dân cư nói (song ngữ), và ngôn ngữ này cũng có được vị thế chính thức tại tỉnh Corrientes của Argentina. Các ngôn ngữ châu Âu khác được nói tại Mỹ Latinh bao gồm: tiếng Anh bởi một số nhóm tại Puerto Rico, cùng các quốc gia có thể không được xem là thuộc vùng Mỹ Latinh như Belize và Guyana; tiếng Đức được nói ở miền nam Brasil, miền nam Chile cùng nhiều nơi ở Argentina và Paraguay; tiếng Ý được nói tại Brazil, Argentina, và Uruguay; tiếng Wales được nói ở miền nam Argentina. === Tôn giáo === Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã. Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo. Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panamá và Venezuela. === Di cư === Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư. Có khoảng 10 triệu người Mexico sinh sống tại Hoa Kỳ. 28,3 triệu người Mỹ nhận mình có gốc Mexico theo số liệu trong năm 2006. Theo điều tra dân số Colombia vào năm 2005, có khoảng 3.331.107 triệu người Colombia hiện sinh sống ở nước ngoài. Số người Brasil sinh sống ở hải ngoại được ước tính là khoảng 2 triệu người. Một ước tính đưa ra con số từ 1,5 đến hai triệu người El Salvador sinh sống tại Hoa Kỳ. Có ít nhất 1,5 triệu người Ecuador sống ở nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha. Có xấp xỉ 1,5 triệu người Cộng hòa Dominica sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ. Có trên 1.3 triệu người Cuba sống ở nước ngoài, hầu hết họ cư trú tại Hoa Kỳ. == Kinh tế == == Thư mục == Azevedo, Aroldo. O Brasil e suas regiões. São Paulo: Companhia Editora Nacional, 1971. (tiếng Bồ Đào Nha) Enciclopédia Barsa. Volume 4: Batráquio – Camarão, Filipe. Rio de Janeiro: Encyclopædia Britannica do Brasil, 1987. (tiếng Bồ Đào Nha) Coelho, Marcos Amorim. Geografia do Brasil. 4th ed. São Paulo: Moderna, 1996. (tiếng Bồ Đào Nha) Galeano, Eduardo. Open Veins of Latin America: Five Centuries of the Pillage of a Continent. 1973 Edwards, Sebastián. Left Behind: Latin America and the False Promise of Populism. University of Chicago Press, 2010. Moreira, Igor A. G. O Espaço Geográfico, geografia geral e do Brasil. 18. Ed. São Paulo: Ática, 1981. (tiếng Bồ Đào Nha) Vesentini, José William. Brasil, sociedade e espaço – Geografia do Brasil. 7th Ed. São Paulo: Ática, 1988. (tiếng Bồ Đào Nha) Julio Miranda Vidal: (2007) Ciencia y tecnología en América Latina Edición electrónica gratuita. Texto completo en http://www.eumed.net/libros/2007a/237/ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == IDB Education Initiative Latin Intelligence Service Latin American Network Information Center Latin America Data Base Washington Office on Latin America Council on Hemispheric Affairs Infolatam. Information and analysis of Latin America Latinvex. News and analysis of Latin America Map of Land Cover: Latin America and Caribbean (FAO) Lessons From Latin America by Benjamin Dangl, The Nation, ngày 4 tháng 3 năm 2009] Keeping Latin America on the World News Agenda – Interview with Michael Reid of The Economist] Cold War in Latin America, CSU Pomona University Latin America Cold War Resources, Yale University Latin America Cold War, Harvard University
các đảo rải rác tại ấn độ dương.txt
Các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương (tiếng Pháp: Îles Éparses hay Îles éparses de l'océan indien) bao gồm bốn quần đảo nhỏ, một rạn san hô vòng và đá ngầm tại Ấn Độ Dương, và cấu thành quận thứ năm của Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp (TAAF) từ tháng 2 năm 2007. Các đảo này không có dân cư cố định. Ba quần đảo — quần đảo Glorieuses, Juan de Nova và Europa — và rạn san hô vòng Bassas da India nằm tại eo biển Mozambique ở phía tây của Madagascar, trong khi đảo thứ tư là Tromelin, nằm cách 450 kilômét (280 mi) về phía đông của Madagascar. Cũng nằm trên eo biển Mozambique còn có đá ngầm Banc du Geyser. Các đảo được phân loại là những khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoại trừ Bassas da India, tất cả các đảo đều có trạm khí tượng: các trạm trên quần đảo Glorioso Islands, Juan de Nova và đảo Europa Island được tự động hóa. Trạm khí tượng trên đảo Tromelin, thì cung cấp các cảnh báo về các cơn lốc đe dọa tới Madagascar, Réunion hay Mauritius. Mỗi một đảo, ngoại trừ Bassas da India và Banc du Geyser, đều có một đường băng dài trên 1.000 mét (3.300 ft). Mauritius, Comoros, Seychelles và Madagascar tranh chấp chủ quyền các đảo này với Pháp. Mauritius tuyên bố chủ quyền với Tromelin; Comoros và Seychelles tuyên bố chủ quyền với quần đảo Glorioso Islands; Comoros và Madagascar tuyên bố chủ quyền với Banc du Geyser; và Madagascar tuyên bố chủ quyền với các đảo còn lại. == Tổng quan == == Các đảo riêng lẻ == Banc du Geyser Bassas da India 10 đảo đá nhỏ chưa được đặt tên Đảo Europa Île Europa 8 đảo đá nhỏ chưa được đặt tên Quần đảo Glorieuses Grande Glorieuse Île du Lys Đá Wreck Đá Nam Các đá Verte (3 đảo nhỏ) Ba đảo nhỏ chưa đặt tên Đảo Juan de Nova Đảo Tromelin == Hành chính == Từ ngày 3 tháng 1 năm 2005, Îles Éparses được Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp (TAAF — les Terres Australes et Antartiques Françaises), thay mặt nhà nước Pháp và có trụ sở tại Réunion. Îles Éparses trước đó nằm dưới quyền quản lý của tỉnh Réunion từ sau khi tách khỏi Madagascar vào năm 1960. France duy trì một đội quân đồn trú khoảng 14 trên mỗi đảo tại eo biển Mozambique cũng được Madagascar tuyên bố chủ quyền. Pháp tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khoảng 200 hải lý (370 km) xung quanh mỗi đảo nhỏ tại Îles Éparses, cùng với vùng đặc quyền kinh tế của Réunion và Mayotte, tổng cộng Pháp tuyên bố hơn một triệu km² (400.000 mi²) tại phía tây của Ấn Độ Dương. Tuy nhiên có sự chồng chéo giữa vùng đặc quyền kinh tế mà Pháp tuyên bố với các nước lân cận. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official site (bằng tiếng Pháp)
bầu cử.txt
Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước. == Thuật ngữ == Trong Luật Hiến pháp thuật ngữ "bầu cử" được hiểu là thủ tục thành lập cơ quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên. Định nghĩa trên cho phép phân biệt bầu cử với phương pháp khác thành lập cơ quan nhà nước như bổ nhiệm. Ngoài những cuộc bầu cử mang tính chất chính trị (thành lập cơ quan nhà nước), bầu cử còn được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của một số tổ chức xã hội, chính trị, ví dụ trong tổ chức công đoàn của một số nước, ban lãnh đạo công đoàn được thành lập bằng con đường bầu cử. Khác với cuộc bầu cử được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, cuộc bầu cử thành lập cơ quan nhà nước hay một chức danh nhà nước được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật do nhà nước ban hành. Thông thường Nghị viện, cơ quan đại diện của chính quyền địa phương được thành lập bằng con đường bầu cử. Ở một số nước, các cơ quan nhà nước khác như Tổng thống, Chính phủ, Tòa án cũng được thành lập thông qua bầu cử. Bầu cử cũng thường được thấy sử dụng rộng rãi các tổ chức thương mại và tư nhân, từ các câu lạc bộ cho đến các hội từ thiện và các tập đoàn. Tuy nhiên, như Montesquieu chỉ ra trong Quyển II, Chương 2 của cuốn De l'esprit des lois (Tinh thần Pháp luật) của ông rằng trong việc bầu cử ở thể chế cộng hòa hay dân chủ, cử tri có khi là những người cầm quyền của quốc gia có khi lại là người dân của nhà nước đó bằng việc bỏ phiếu. Nó cho phép người dân có quyền rất lớn để hành động như những "chủ nhân" chọn những "công bộc" chính quyền cho chính họ. Đặc điểm đặc biệt của các nền dân chủ và cộng hòa là sự nhận thức rằng chỉ có quyền hợp pháp cho nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là phải có sự đồng thuận của người dân hay những người bị trị (consent of the governed). Việc chấp nhận rộng rãi về bầu cử như là một công cụ để chọn ra các đại diện của nhân dân trong các nền dân chủ hiện đại tương phản với thực tiễn trong thời nguyên mẫu dân chủ Athena, nơi bầu cử được xem là cơ quan của chính thể đầu sỏ và ở đó hầu hết các chức vụ nhà nước được phân bổ theo kiểu bắt thăm, cũng như chỉ định. Cải cách bầu cử mô tả quá trình đưa ra các hệ thống bầu cử công bằng mà nó chưa đạt được, hay cải thiện tính công bằng hay hiệu quả của các hệ thống đang tồn tại. Khoa nghiên cứu bầu cử (psephology) là khoa nghiên cứu kết quả và các thống kê có liên quan tới các cuộc bầu cử (đặc biệt với quan điểm tiên đoán kết quả trong tương lai). Cần phân biệt giữa bầu cử với chế độ bầu cử, theo đó, chế định bầu cử là một tổng thể gồm các nguyên tắc, các quy định của pháp luật về bầu cử cùng tất cả các quan hệ được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc công dân ghi tên trong danh sách bầu cử đến lúc các lá phiếu được bỏ vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử. Đó là tổng thể các quan hệ xã hội hợp thành trình tự bầu cử. Bên cạnh đó cũng cần phân biệt bầu cử với thuật ngữ quyền bầu cử, theo đó, quyền bầu cử được hiểu là khả năng của công dân được nhà nước bảo đảm tham gia vào bầu cử thành lập các cơ quan nhà nước ở Trung ương và cơ quan chính quyền địa phương. Quyền bầu cử là tổng thể những quy định cụ thể cho công dân. == Các nguyên tắc bầu cử == Các nguyên tắc bầu cử là các nguyên tắc được áp dụng cho quyền bầu cử chủ thể (quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động). Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử của mỗi nước, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín. === Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu === Hiến pháp mọi nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử có nội dung bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật. Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử. Ví dụ: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam quy định: Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là một trăm mười lăm ngày trước ngày bầu cử; Các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân; Thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội); Mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; Danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử; Danh sách những người ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn; Phải có quá nửa số cử tri ghi tên trong danh sách của đơn vị bầu cử đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử mới có giá trị; việc kiểm phiếu phải được tiến hành công khai có sự chứng kiến của đại diện cử tri, đại diện người ứng cử và đại diện các cơ quan thông tin báo chí. === Nguyên tắc bình đẳng === Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo v.v. Nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Nội dung: Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; Mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. Ví dụ: Ở Bangladet trong số 330 ghế đại biểu Quốc hội có 30 ghế dành cho nữ giới do Quốc hội trực tiếp bầu. Ở Butan, trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghế dành cho đại diện của Nhà thờ. Ở Pháp, 32 trong số 577 ghế đại biểu Quốc hội (Hạ Nghị Viện) dành cho lãnh thổ hải ngoại, các liên vùng địa phương và các vùng hải ngoại. === Nguyên tắc bầu cử trực tiếp === Bầu cử trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, công dân trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và bầu. Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu tổng thống Mỹ (cử tri bầu ra Đại cử tri đoàn), Thượng nghị viện Pháp, hoặc bầu ra ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc). === Nguyên tắc bỏ phiếu kín === Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri. Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, các nước thường quy định việc bỏ phiếu kín. Ví dụ: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín. Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Ở Pháp nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789 nhưng mãi cho đến năm 1817 mới được áp dụng trong thực tế bầu cử. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872. Bốn nguyên tắc nói trên là một chỉnh thể, thiếu sót ở nguyên tắc nào cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc khác. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước pháp luật hóa các nột dung của chúng thành các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. Theo chiều hướng của sự phát triển xã hội ngày càng mở rộng dân chủ thì các hình thức biểu hiện của các nguyên tắc càng đa dạng, càng phong phú, càng góp phần đảm bảo tính chất dân chủ của các cuộc bầu cử. === Các loại bầu cử === Ở nhiều hệ thống chính trị dân chủ, có nhiều loại hình bầu cử khác nhau, ứng với các tầng lớp khác nhau của việc cai quản quần chúng nhân dân và khu vực địa lý. Sau đây là một số loại hình bầu cử thường thấy: Bầu cử tổng thống hay chủ tịch Tổng tuyển cử Bầu cử chỉ định ứng viên Bầu cử phụ (By-election) Bẩu cử địa phương Bầu cử cộng tác == Tham khảo == Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 1999 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2004 Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008 Nghị Viện của các nước trên thế giới, Ủy ban đối ngoại Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 1995 Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, Vũ Hồng Anh, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1997 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND Việt Nam năm 2015 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bầu cử ở Hoa Kỳ
mojang.txt
Mojang AB (mojäng: tiếng Thụy Điển nghĩa là tiện ích), phát âm là / mʊjɛŋ /, là một nhà phát triển game độc ​​lập của Thụy Điển được Markus Persson thành lập tháng 5 năm 2009 dưới cái tên Mojang kỹ thuật, và được biết đến nhất với tạo ra các trò chơi độc lập Minecraft phổ biến, đó là một trò chơi thế giới mở tự do tạo dựng. Hãng hiện đang phát triển game Scrolls, trong khi tiếp tục để cập nhật Minecraft. Trụ sở công ty của Mojang nằm ở Stockholm. == Tham khảo ==
thụ tinh.txt
Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo, thụ tinh tự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển. Quá trình thụ thai của loài cá: Đại đa số cá thụ tinh ngoài: con cái bơi trước đẻ trứng, con đực bơi sau bơm tinh trùng của mình vào trứng. Loài lưỡng cư cũng thụ tinh ngoài nhưng con đực bám trên lưng con cái khi con cái đẻ trứng thì phun tinh trùng ngay. Loài bò sát có gai giao cấu, và quá trình thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể con cái. Chim, Thú, Con người cũng thụ tinh trong.ở các loài thụ tinh trong thật là đa dạng. quá trình thụ tinh của các loài diễn ra theo thời gian rất khác nhau. Quá trình thụ thai của loài ong: rất đặc biệt Ong chúa (ong cai) bay trước một đàn ong đực bay đằng sau vừa bay vừa giao phối hết con đực này đến con đực khác cho đến khi ong cái thấy đủ lượng trứng thì nó bay về và đẻ trứng vào các tổ đã được các ong thợ làm từ trước một kiểu thu thai cực kỳ đặc biệt. Quá trình thụ thai của loài bọ ngựa: loài bọ ngựa sau khi con đực thụ tinh cho con cái nếu không chạy nhanh sẽ bị con cái ăn thịt ngay lập tức có đến 99% con đực bị chết sau khi thỏa mãn tình dục. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Fertilization#Mammalian fertilization tại Wikimedia Commons
sierra nevada (hoa kỳ).txt
Sierra Nevada là một dãy núi ở phía tây Hoa Kỳ. Đây là một dãy núi lớn, chủ yếu nằm ở bang California với một phần nhỏ nằm ở bang Nevada gần hồ Tahoe. Dãy núi này chạy từ tây bắc đến đông nam với chiếu dài khoảng 640 km (khoảng 400 dặm) và có bề rộng từ 65 cho đến 130 km. Đỉnh cao nhất của dãy núi này là núi Whitney (4.418 m/14.494 foot trên mực nước biển), cũng là đỉnh cao nhất ở khu vực lãnh thổ Hoa Kỳ liền kề nhau. Phía tây của phần phía đông nam dãy núi gọi là High Sierra. Nó bao gồm một khu vực với độ cao từ 1.800 đến 3.600 m trên mực nước biển. Các đỉnh núi thuộc dãy này có Williamson (4.382 m/14.375 ft), North Palisade (4.341 m/14.242 ft), Russell (4.293 m/14.086 ft), Middle Palisade (4.279 m/ 14.040 ft), Langley (4.276 m/ 14.028 ft), và Tyndall (4.273 m/14.018 ft). == Tham khảo ==
1904.txt
1904 (số La Mã: MCMIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ sáu trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1904 == Sự kiện == === Tháng 1 === 11 tháng 1 - Tại Đàn Hương Sơn, Tôn Trung Sơn gia nhập hội Hoa kiều yêu nước. === Tháng 2 === 8 tháng 2 - Nhật Bản bất ngờ tấn công Cảng Arthur (Lushun), khởi đầu Chiến tranh Nga-Nhật === Tháng 4 === 12 tháng 4 - Quân Tây Tạng tại Giang Tư phản công quân Anh 19 tháng 4 - Anh xâm lược Tây Tạng === Tháng 5 === 3 tháng 5 - Quân Nhật Bản đánh chiếm Đại Liên 21 tháng 5 - FIFA thành lập === Tháng 9 === 24 tháng 9 - Hoa Hưng hội tại Trường Sa khởi nghĩa == Sinh == 22 tháng 8, Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo Trung Quốc (m. 1997) == Mất == 10 tháng 4 - Nữ hoàng Isabella II của Tây Ban Nha (s. 1830) 1 tháng 5 - Antonín Dvořák, nhà soạn nhạc người Séc (s. 1841) 14 tháng 7 - Anton Chekhov, nhà văn Nga (s. 1860) == Giải Nobel == Vật lý - John Strutt, Nam tước Rayleigh Hóa học - Sir William Ramsay Y học - Ivan Petrovich Pavlov Văn học - Frédéric Mistral, José Echegaray Hòa bình - Viện Luật pháp Quốc tế == Xem thêm == == Tham khảo ==
iphone 6s.txt
iPhone 6S và iPhone 6S Plus (hay còn có cách viết khác là iPhone 6s và iPhone 6s Plus) là những chiếc smartphone được thiết kế bởi Apple Inc.. Chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus là hai điện thoại chính đang được bán của dòng điện thoại iPhone và được giới thiệu vào 9 tháng 9 năm 2015, tại Bill Graham Civic Auditorium ở San Francisco bởi Giám đốc điều hành Tim Cook. Chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus là những sản phẩm kế tiếp của iPhone 6 và iPhone 6 Plus, được ra mắt vào 2014. Hai chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus không thay đổi gì nhiều về thiết kế so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, nó được trang bị nhiều tính năng mới bao gồm công nghệ cảm ứng lực mới 3D Touch, camera trước và sau đều được nâng cấp, bộ vi xử lý nhanh hơn; khung gầm mới được sử dụng vật liệu nhôm Series 7000, máy sẽ nhẹ và chịu lực uốn cong tốt hơn; cảm ứng vân tay Touch ID thế hệ thứ hai; bộ kết nối LTE và Wi-Fi tiên tiến hơn và màu hồng vàng bên cạnh các màu xám, bạc và vàng xuất hiện trên các thế hệ trước. Các thiết bị đều đã được cài đặt sẵn hệ điều hành iOS 9. iPhone 6S và 6S Plus đã đat kỷ lục mới về doanh thu trong hai ngày cuối tuần đầu tiên, với 13 triệu chiếc được bán, bỏ xa 10 triệu mẫu được bán của iPhone 6 và 6 Plus năm trước đó. == Lịch sử == Trước khi chính thức được giới thiệu, hình ảnh của chiếc iPhone 6S đã bị rò rỉ trên mạng. Mặc dù không chính thức, những thông tin rò rỉ ra đã xác nhận nhiều tính năng mới của điện thoại. Những tính năng bị rò rỉ ra bao gồm hình ảnh của chiếc iPhone 6S loại 16 gigabyte, chip vi xử lý mới, ốp màu hồng vàng mới, Hai chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus của Apple được chính thức giới thiệu vào ngày 9 tháng 9 năm 2015, trong một sự kiện mang tên là "Hey Siri, give us a hint." ở Bill Graham Civic Auditorium ở San Francisco. Khách hàng đã có thể đặt trước iPhone 6S và iPhone 6S Plus vào ngày 12 tháng 9 năm 2015. Cả hai thiết bị có mặt trong các store vào ngày 25 tháng 9 năm 2015 với mức giá khởi điểm là $199 và $299 cùng với một bản hợp đồng hai năm, $649 và $749 không có hợp đồng. == Thông số kỹ thuật == Về phần thiết kế, iPhone 6S không có nhiều điểm khác biệt với iPhone 6, thân máy cấu thành từ loại chất liệu nhôm Series 7000 có khả năng chịu lực hơn gấp nhiều lần vốn được sử dụng bởi những Apple Watch Sport nhằm nâng cao độ bền và độ cứng. Nó có sẵn trong màu vàng, bạc, xám và màu hồng vàng - xuất hiện lần đầu tại 6S iPhone 6S được trang bị chip vi xử lý A9, CPU mạnh hơn 70% và GPU mạnh hơn 90% so với Apple A8 trên Iphone 6. iPhone 6S được trang bị bộ nhớ RAM 2GB, nhiều hơn bất cứ sản phẩm iPhone tiền nhiệm nào, và củng cố LTE cấp Cao. Cảm ứng vân tay Touch ID cũng được nâng cấp trên phiên bản 6S, với khả năng quét vân tay tiên tiến hơn so với những phiên bản trước. Cho dù dung lượng pin bị giảm chút ít, nhưng Apple lại đánh giá pin của iPhone 6S và 6S Plus có tuổi thọ trung bình gần giống những người tiền nhiệm. Bộ vi xử lý A9 được duy trì lõi kép của TSMC và Samsung. Mặc dù có những tin đồn rằng phiên bản Samsung ăn pin nhiều hơn so với phiên bản của TSMC, nhưng nhiều bài test đã chỉ ra răng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai loại chip. Cho dù không chính thức được xác thực, iPhone 6S có khả năng chịu nước nhờ những thay đổi về thiết kế bên trong, vòng đệm cao su chạy quanh thân máy và bo mạch chủ. Chi tiết này giúp hạn chế nước từ ngoài chảy vào các linh kiện điện tử bên trong Màn hình giữ nguyên thông số so với iPhone 6, màn hình 4.7-inch cùng độ phân giải 750p và màn hình 5.5 inch với độ phân giải 1080p (Plus). iPhone 6S được trạng bị thêm tính năng mới, được biết đến với tên gọi 3D Touch, cảm ứng nhận biết lực nhấn. Apple đưa lên iPhone 6S ba mức nhận biết lực nhấn là yếu, vừa và mạnh, mỗi lực nhấn là một tác vụ, một chức năng khác nhau đối với từng ứng dụng. 3D Touch được kết hợp với Taptic Engine sẽ phản hồi lại người dùng bằng cách rung lên. Mặc dù có nhiều điểm tương tự, tính năng khác biệt hoàn toàn công nghệ Force Touch sử dụng trên những Apple Watch và MacBook, vì nó nhạy hơn Force Touch và cảm ứng nhận được nhiều lực nhấn khác. Vì có những linh cần thiết để thực hiện tính năng 3D Touch, iPhone 6S nặng hơn so với thế hệ trước. Camera sau của iPhone 6S được nâng cấp với từ 8-megapixel từ các thế hệ trước lên 12 megapixel, nâng cấp. Camera trước cũng được trang bị với độ phân giải 5-megapixel. Ngoài ra, nó cũng cũng có thể quay video với độ phân giải 4K cũng như 1080p với 60 khung hình trên giây. Một trong những cải tiến rõ rệt so với iPhone 6 đó là iPhone 6S và 6S Plus dùng chip flash TLC NAND của SK Hynix sử dụng công nghệ NVMe, cho phép tốc độ đọc tối đa lên tới 1,840 megabytes trên giây. === Phần mềm === iPhone 6S được cài đặt iOS 9; hệ điều hành mới được trang bị tính năng 3D Touch cho phép sử dụng các thao tác mới, bao gồm Peek (dùng lực ngón tay nhấn nhẹ) vào để xem trước và Pop (nhấn lực mạnh hơn) thì thông tin và các tùy chọn sẽ xuất hiện, và đối với các icon cũng như tất cả ứng dụng đều sẽ hiển thị nội dung theo cách nhấn tương tự. Ứng dụng "Retina Flash" đóng vai trò như đèn flash hỗ trợ khả năng selfie khi chụp ảnh trong môi trường có ánh sáng rất yếu. Tính năng "Live Photos" cho phép chụp ảnh đồng thời quay một video ngắn về đối tượng chụp. == Lịch sử các sản phẩm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == iPhone 6S / iPhone 6S Plus – trang chính thức
người thái (thái lan).txt
Người Thái là dân tộc chiếm đa số sống tại lãnh thổ Thái Lan và một số khu vực miền nam Trung Quốc. Ngôn ngữ chính thức của họ là tiếng Thái trung tâm hay tiếng Xiêm. Tuy nhiên các nhóm địa phương ở Thái Lan có ngôn ngữ riêng của mình và các ngôn ngữ này có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ chính thức. Tất cả chúng đều được phân loại vào hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Phần lớn người Thái theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Người Thái gồm bốn nhóm địa phương: Thái Trung tâm, Thái Nam (Tai), Thái Đông Bắc (Isản), Thái Bắc (Làn Nà). == Chú thích ==
chim cổ đỏ.txt
Chim cổ đỏ (Danh pháp khoa khọc: Turdus migratorius) là một loài chim trong họ họ Hoét. Loài này phân bố rộng rãi trên khắp Bắc Mỹ, đông từ miền nam Canada đến miền trung Mexico và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Nó là loài chim tiểu bang Connecticut, Michigan và Wisconsin. Theo một số nguồn tin, loài chim này chỉ xếp sau loài Agelaius phoeniceus (và chỉ về phía trước của chim sáo đá châu Âu giới thiệu và ít khi trong tự nhiên của chim sẻ nhà) với tư cách là loài chim đất còn tồn tại nhiều nhất ở Bắc Mỹ. Loài này có bảy phân loài, nhưng chỉ có T. m. confinis của Baja California Sur là đặc biệt đặc biệt, với phần dưới màu xám-nâu nhạt. Loài này hoạt động chủ yếu vào ban ngày và tập hợp theo đàn lớn vào ban đêm. chế độ ăn uống của nó là động vật không có xương sống (như ấu trùng bọ cánh cứng, giun đất, và sâu bướm), trái cây và quả mọng. Nó là một trong những loài chim đẻ trứng sớm nhất, bắt đầu nuôi một thời gian ngắn sau khi trở về phạm vi của nó vào mùa hè từ nhiều mùa đông của mình. tổ của nó bao gồm cỏ dài thô, cành cây, giấy, và lông vũ, và dính đầy bùn và thường đệm cỏ hoặc vật liệu mềm khác. Nó là một trong những con chim đầu tiên hót vào lúc bình minh, và tiếng hót của chúng bao gồm nhiều đơn vị rời rạc được lặp đi lặp lại. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Chim cổ đỏ tại Wikispecies
việt nam sử lược.txt
Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa của Việt Nam Cộng hòa cho tới năm 1975. == Bố cục == Bộ sách Việt Nam sử lược này, soạn giả chia lịch sử Việt Nam ra làm 5 thời đại: Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi nhà Triệu bị nhà Hán đô hộ, đến đời nhà Ngô. Tự Chủ thời đại, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần cho đến nhà Hậu Lê. Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc cho đến nhà Tây Sơn. Cận Kim thời đại, kể từ nhà Nguyễn cho đến đầu thế kỷ 20 (1902) và manh nha chiến tranh Đông Dương. == Sách tham khảo của tác phẩm == === Sách chữ Nho và chữ Quốc Ngữ === 1- Đại Việt sử ký toàn thư- Ngô Sĩ Liên 2- Khâm định Việt sử thông giám cương mục 3- Trần triều thế phổ hành trang 4- Bình Nguyên công thần thực lục 5- Hoàng Lê nhất thống chí 6- Lịch triều hiến chương- Phan Huy Chú 7- Đại Nam thực lục tiền biên 8- Đại Nam thực lục chính biên 9- Đại Nam thống chí 10- Đại Nam chính biên liệt truyện 11- Đại Nam điển lễ toát yếu- Đỗ Văn Tâm 12- Minh Mệnh chính yếu 13- Quốc triều sử toát yếu- Cao Xuân Dục 14- Thanh triều sử ký 15- Trung Quốc lịch sử 16- Hạnh Thục ca- Nguyễn Nhược Thị === Sách tiếng Pháp === 1- Cours d' Histoire Annamite- Trương Vĩnh Ký 2- Notion d' Histoire d'Annam- Maybon et Ruissier 3- Pays d' Annam- E. Luro 4- L'Empire d' Annam- Gosselin 5- Abrégé de l'Histoire d'Annam- Shreiner 6- Histoire de la Cochinchine- P. Cultru 7- Les Origin du Tonkin- J.Dupuis 8- Le Tonkin de 1872 à 1866- J.Dupuis 9- La Vie de Monseigneur Puginier- E. Pouvet 10- L'insurrection de Gia Định- J. Silvestre == Thông tin thêm == Trần Trọng Kim có dự định viết thêm một cuốn sử tiếp theo cuốn Việt Nam sử lược (VNSL), nhưng không thành, theo như ông viết trong VNSL: "Trước tôi đã dự bị viết một quyển sử nối theo sách này. Tôi đã thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Chẳng may đến cuối năm Bính Tuất (1946) có cuộc chiến tranh ở Hà Nội, nhà tôi bị đốt cháy, sách vở mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy không làm được nữa". == Bản dịch == Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, năm 1992, Bắc Kinh thương vụ ấn thư quán xuất bản sách Việt Nam sử lược bản tiếng Trung với tựa đề Việt Nam thông sử (越南通史), dịch giả chủ biên là sử gia Đái Khả Lai. Lý do không giữ tên gốc Việt Nam sử lược (越南史略) được dịch giả giải thích là dựa theo các bản sách năm 1958 với tên tiếng Pháp là Histoire du Việt-Nam và căn cứ theo nội dung sách. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Việt Nam sử lược
công nghệ văn hoá.txt
Công nghệ văn hoá (Hangul: 문화콘텐츠기술; tiếng Anh: Cultural Technology; viết tắt là CT) là một khái niệm được phổ biến bởi Lee Soo-man, người sáng lập công ty quản lý tài năng và hãng thu âm Hàn Quốc S. M. Entertainment. Đó là một quy trình 3 bước để xuất khẩu K-pop ra nước ngoài như một phần của Làn sóng Hàn Quốc. == Nền tảng == Trong một bài phát biểu tại Trường Đại học Kinh doanh Stanford vào năm 2011, Lee Soo-man tuyên bố rằng ông đề ra khái niệm "Công nghệ văn hoá" khoảng mười bốn năm trước, khi công ty SM quyết định khởi động các nghệ sĩ và nội dung văn hoá của mình xuyên khắp châu Á. Ông cũng đề cập rằng mặc dù thời đại của công nghệ thông tin đã chi phối hầu khắp những năm 1990 nhưng ông dự đoán rằng thời đại của "Công nghệ văn hoá" sẽ tiếp bước ngay sau đó. == Quy trình 3 bước == === Quy trình đào tạo === Tìm kiếm các thực tập sinh/học viên thông qua các buổi thử giọng toàn cầu. === Cộng tác quốc tế === Mở rộng sự hiện diện của các ca sĩ, nhóm nhạc K-pop ở các thị trường âm nhạc hải ngoại bằng cách hợp tác với các công ty giải trí nước ngoài và tổ chức các buổi hòa nhạc có hiệu ứng ảo bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. === Liên doanh === Sử dụng các nhạc sĩ, nhà sản xuất và biên đạo múa của những công ty nước ngoài đó cho các ca khúc nhất định để phát triển văn hóa vượt xa hơn. == Xem thêm == Công nghiệp văn hóa Hợp đồng nô lệ Công nghiệp sáng tạo == Tham khảo ==
aurothioglucose.txt
Aurothioglucose còn được gọi là thiôglucôzơ vàng (Tên thương mại là: SOLGANAL ) với công thức phân tử là AuSC6H11O5. Đây là một dẫn xuất của đường glucôzơ được dùng trong y học để trị bệnh viêm khớp dạng thấp. == Lịch sử == Trong lịch sử, vàng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh mặc dù chưa có cơ sở đáng tin nào. Năm 1935, thuốc có vàng hoặc muối của vàng được báo cáo là có hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có nhiều bệnh nhân phản ứng tích cực với thuốc nhưng aurothioglucose vẫn chưa có hiệu quả thống nhất. Ba loại thuốc có chứa vàng hoặc muối vàng vẫn được sử dụng trong lâm sàng cho mục này ở Hoa Kỳ là: auranofin, sodium aurothiomalate (hay còn gọi là Natri vàng thiomalate) và aurothioglucose. Ở Anh chỉ có hai loại được sử dụng là auranofin và aurothioglucose. == Tính chất == Aurothioglucose có trạng thái oxi hoá là +1, giống như các vàng thiol khác. Nó là một chất dễ tan trong nước. Trong điều kiện xác định, một phản ứng oxi hoá-khử diễn ra tạo thành vàng và axít sulfinic == Điều chế == Aurothioglucose có thể được điều chế bằng cách xử lý vàng bromua và dung dịch bão hoà thiôglucô với lưu huỳnh điôxit. Aurothioglucose sẽ kết tủa trong methanol và tái kết tinh với nước và methanol. == Chỉ định == Aurothioglucose được dùng điều trị các thể viêm khớp hoạt động như viêm khớp dạng thấp ở người lớn và thiếu niên. == Tránh dùng == == Xem thêm == Auranofin Sodium aurothiomalate Chloroauric acid Gold (III) chloride == Tham khảo ==
bão cát.txt
Bão cát hay bão bụi là một hiện tượng khí tượng phổ biến ở các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn. Các đợt bão cát phát sinh khi một cơn gió mạnh bốc lớp bụi và cát bở rời lên khỏi bề mặt khô cằn. Các hạt này được vận chuyển theo các phương thức nhảy cóc và lơ lửng, là một quá trình mang các vật liệu từ một nơi này đến tích tụ một nơi khác. Sahara và các vùng đất khô quanh bán đảo Ả Rập là các nguồn lục địa chính của các trận bão bụi. Cũng có một số nguồn từ Iran, Pakistan và Ấn Độ đưa vào biển Ả Rập, và các trận bão bụi lớn ở Trung Quốc]] mang bụi tích tụ trong Thái Bình Dương. Cũng có trang luận gần đây rằng, việc quản lý kém các vùng đất khô trên Trái Đất như không quản lý các vùng đất hoang, làm gia tăng quy mô các trận bão bụi và thường từ các rìa của hoang mạc và làm thay đổi cả khí hậu khu vực và khí hậu toàn cầu, và cũng ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. Bão cát thường dùng để chỉ các hoang mạc cát hay sa mạc, đặc biệt là ở Sahara, hoặc những nơi mà lớp phủ chủ yếu là cát. Bão bụi thường dùng để chỉ các hạt mang trong cơn bão chủ yếu là hạt mịn hơn cát và các hạt này thường được mang đi khoảng cách xa, đặc biệt khi bụi này ảnh hưởng đến các vùng đô thị, ví dụ như bão cát vàng. == Hậu Quả Của Bão Cát == Bão cát là loại hình thiên tai dễ gặp và có khả năng gây nhiều thiệt hại về người và của nhất. Bão cát thường xuất hiện ở các hoang mạc khu vực Bắc Phi và bán đảo Arab. Vào năm 1805, khoảng 2.000 người cùng 1.800 con lạc đà đã bị bão cát chôn vùi khi vận chuyển hàng. Năm 525 trước Công nguyên, cả một đội quân hùng mạnh gồm 50.000 lính của quốc vương Ba Tư Cambises II đã gặp bão cát và hy sinh khi còn chưa tới chiến trường. Năm 1969, bão cát đã đưa đất đá và bụi từ Nga sang tận Na Uy. Những hạt cát có nhiệt độ tới 50 độ C thể gây ngất xỉu, hôn mê cho những người chẳng may gặp chúng. Các nhà môi trường cho hay, trong những năm gần đây bão cát xảy ra nhiều hơn gấp 10 lần so với 50 năm trước. Chỉ tính riêng tại Mauritius, năm 1960 chỉ có 2 trận bão cát, trong khi ngày nay có hơn 80 trận bão cát mỗi năm. == Cách nhận biết bão cát == Trước khi bão cát đến, không gian thường bất ngờ tĩnh lặng. Gió cát át hẳn mọi âm thanh khiến không khí trở nên ngột ngạt. Một đám bụi nhỏ xuất hiện ở đường chân trời nhưng nó lớn dần với tốc độ chóng mặt. == Tốc độ của bão cát == Tốc độ gió trong bão cát có thể lên tới 150-200 km/h. Cát bụi bị cuốn lên cao tới 1,5 km. == Cách Phòng Tránh, Ứng Phó Với Bão Cát == Khi gặp bão cát, việc đầu tiên là phải thật bình tĩnh, sử dụng áo để che cơ quan hô hấp nếu không bạn sẽ chết ngạt. Kế đến đừng bao giờ cố chạy thoát khỏi cơn bão bởi nó rộng hàng ngàn Kilomet và kéo dài trong nhiều giờ. Bạn sẽ kiệt sức trước khi thoát được ra ngoài. Hãy ngồi xuống, ngược với hướng gió để bảo vệ mũi và miệng. Trong trường hợp kiếm được tảng đá hoặc bất cứ thứ gì để núp gió là tốt nhất. Lúc đó hãy nằm yên chờ bão tan. == Chú thích ==
hoài đức.txt
21°04′0″B 105°43′0″Đ Hoài Đức là một huyện của Hà Nội. == Khái quát == === Vị trí địa lý === Huyện Hoài Đức nằm ở trung tâm hình học Hà nội mở rộng, (về hành chính) nằm phía tây trung tâm Hà Nội và tiếp giáp với các quận, huyện: Huyện Đan Phượng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm về phía Bắc Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ về phía Tây Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai về phía Nam Quận Hà Đông và Nam Từ Liêm về phía Đông. === Địa hình, sông ngòi === Địa hình: đồng bằng Sông ngòi: sông Đáy === Diện tích, dân số === Diện tích: 82,38 km² Dân số: 190.612 người == Hành chính == Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở. == Lịch sử == Tên gọi Hoài Đức, có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức do huyện Tống Bình tách ra làm 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức. Năm 627: Hợp nhất các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ và Hoài Đức thành huyện Tống Bình. === Phủ Hoài Đức nhà Nguyễn === Năm Gia Long thứ 4 (1805): Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên của Thăng Long (thời Hậu Lê) thành phủ Hoài Đức, với nguyên trạng phần đất Phụng Thiên cũ, gồm 2 huyện Vĩnh Thuận (tức là huyện Quảng Đức thời Hậu Lê) và Thọ Xương (hay Vĩnh Xương) thời Lê . Như vậy, phủ Hoài Đức những năm đầu nhà Nguyễn (từ những năm 1805-1831) không bao gồm phần đất huyện Hoài Đức ngày nay (phần đất này lúc đó thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây). Phần thuộc huyện Đan Phượng thời Nguyễn gồm các xã: Dương Liễu, Yên Sở,... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),... tổng Kim Thia; Sơn Đồng tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên,... tổng Đắc Sở;... Phần thuộc huyện Từ Liêm thời Nguyễn gồm các xã: Vân Canh,... tổng Hương Canh; La Phù,... tổng Yên Lũng;... Năm 1831: Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Phủ Hoài Đức là một trong 4 phủ của tỉnh Hà Nội là: Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Lý Nhân. Đồng thời, năm 1831, tách huyện Từ Liêm ra khỏi phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây) cho lệ vào phủ Hoài Đức, (một phần của huyện Hoài Đức ngày nay cũng theo huyện Từ Liêm nhà Nguyễn nhập vào phủ Hoài Đức). Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cưa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp phố Ấu Triệu hiện nay. Năm 1833, dời đến xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lý, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là đường Nguyễn Phong Sắc quận Cầu Giấy Hà Nội. Năm 1883, tại lỵ sở phủ Hoài Đức diễn ra một trận kháng cự của quân đội nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen chống lại cuộc tấn công của quân đội Viễn chinh Pháp (Pháp đánh Phủ Hoài), trước khi nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp. Quy mô phủ Hoài Đức như sau: Huyện Thọ Xương (8 tổng: 193 phường, thôn, trại) gồm các tổng: Tả Túc, Tiền Túc, Hữu Túc, Hậu Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm. Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 57 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng: Thượng, Trung, Nội, Hạ, Yên Thành. Huyện Từ Liêm (13 tổng: 91 xã, thôn, trang, trại, phường, sở), được chuyển từ tỉnh Sơn Tây về, gồm các tổng: Thượng Hội, Thượng Trì, Hạ Trì, Phú Gia, Minh Cảo, Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Hương Canh, Tây Đam, Thượng Ốc, Yên Lũng, La Nội, Thiên Mỗ. Năm 1888, huyện Đan Phượng (thời nhà Nguyễn) thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội (kéo theo một phần đất của Hoài Đức ngày nay, thuộc Đan Phượng thời đó, được nhập vào phủ Hoài Đức). Huyện Đan Phượng (9 tổng: 60 xã, thôn, châu, phường, vạn) gồm các tổng: Sơn Đồng, Hạ Hiệp, Thượng Hiệp, Kim Thia, Phượng Thượng, Dương Liễu, Đắc Sở, Thiên Mạc, Thu Vĩ. Từ ngày 6 tháng 12 năm 1904, phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông (đổi tên từ tỉnh Cầu Đơ). Năm 1942, thì bỏ phủ Hoài, phần đất nguyên của phủ Hoài Đức được nhập vào Hà Nội. Sau năm 1945, mới có huyện Hoài Đức (phần đất nguyên là một số xã của các huyện Đan Phượng và Từ Liêm). === Huyện Hoài Đức hiện tại === Ngày 20 tháng 4 năm 1961: Kì họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, 3 xã của huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Đông) là: Cương Kiên (Trung Văn), Hữu Hưng (sau chia thành 2 xã: Tây Mỗ và Đại Mỗ), Xuân Phương được sáp nhập vào Hà Nội (nay là các phường Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Phương Canh và Xuân Phương thuộc quận Nam Từ Liêm). Ngày 21 tháng 4 năm 1965: Huyện Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Văn Khê vào thị xã Hà Đông (nay chia thành 2 phường: La Khê và Phú La thuộc quận Hà Đông). Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình hình thành do sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, gồm 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phượng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Ngày 29 tháng 12 năm 1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội; đồng thời tiếp nhận 4 xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Quốc Oai và 2 xã: Phụng Châu, Tiên Phương của huyện Chương Mỹ. Lúc này, huyện Hoài Đức có 27 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Cộng Hòa, Đắc Sở, Đại Thành, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Phụng Châu, Sơn Đồng, Song Phượng, Tân Hòa, Tân Phú, Tiên Phương, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Ngày 12 tháng 8 năm 1991: Tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Tại kì họp thứ 9 quốc hội khoá VIII ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới thành phố Hà Nội được điều chỉnh, Hoài Đức cùng với 4 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trao trả cho tỉnh Hà Tây. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển giao các xã Phụng Châu, Tiên Phương cho huyện Chương Mỹ và các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa cho huyện Quốc Oai; đồng thời, thị trấn Trạm Trôi được thành lập (trên cơ sở thôn Giang Xá của xã Đức Giang) và trở thành huyện lị của huyện. Lúc này, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 21 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Dương Nội, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phượng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Nghĩa, Yên Sở. Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển xã Yên Nghĩa vào thị xã Hà Đông.. Lúc này, huyện Hoài Đức có 1 thị trấn và 20 xã. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển xã Dương Nội vào thành phố Hà Đông mới được thành lập. Như vậy, huyện Hoài Đức có thị trấn Trạm Trôi và 19 xã: An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Đắc Sở, Di Trạch, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Dương Liễu, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Sơn Đồng, Song Phượng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở, giữ ổn định đến nay. Từ ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội. == Đặc trưng của các xã thị trấn == === Thị trấn Trạm Trôi === Trụ sở ủy ban nhân dân huyện Viện Kiểm sát nhân dân huyện, Toà án nhân dân huyện Khu đô thị Bắc đường 32 (Lideco) Khu đô thị Nam đường 32 (Lũng Lô) Khu nhà ở Đức Thượng === Xã An Khánh === Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn Trường THPT Hoài Đức B (Thôn Ngãi Cầu - Xã An Khánh) Trường PTDL Bình Minh (cơ sở 2) Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức Khu đô thị Nam An Khánh, Bắc An Khánh Khu công nghiệp An Khánh Thủy đình Yên Lũng Chùa Khánh Lâm (Yên Lũng) Trường THCS An Khánh Khu tập thể trung đoàn 218 Làng Vân Lũng Chùa Đại Phúc (Chùa Tổng) (Thôn Vân Lũng) Làng Yên Lũng Lành An Thọ Làng Phú Vinh === Xã An Thượng === thôn Thanh Quang Khu đô thị Dầu Khí Trạm bơm Dao Nguyen Cụm công nghiệp An Thượng (thuộc thôn An Hạ và thôn Thanh Quang) Thôn Ngự Câu Thôn An Hạ === Xã Dương Liễu === Làng nghề nổi tiếng các mặt hàng về nông sản. Mà đặc biệt là nghề làm miến có từ bao đời nay. Chùa Hương Trai-di tích đã được xếp hạng. Có đình thờ Lý Phục Man. === Xã Cát Quế === Trường THPT Vạn Xuân Có truyền thống Vật Võ dân tộc lâu đời Có đền Vật được xếp hạng di tích Nghề chế biến nông sản Chăn nuôi Làm rượu === Xã Tiền Yên === Trường Tiểu học Tiền Yên Trường THCS Tiền Yên === Xã Di Trạch === Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch Trường thcs Di Trạch Trường tiểu học Di Trạch Đình làng Di Trạch(thờ Lý Bôn) Di Tích lịch sử có xếp hạng === Xã Đông La === Thôn Đông Lao theo đạo Phật còn một phần nhỏ theo đạo Thiên Chúa Thôn Đồng Nhân là làng văn hóa - làng nghề, có những ngành nghề như dệt len, chuyên gây giống Phong Lan, đồ Gỗ mĩ nghệ có lễ hội "Rước Lợn" vào 13 tháng giêng hàng năm cứ 5 năm một lần xã La Phù lại rước xuống làng Đồng Nhân,trong lễ hội có truyền thống như đá gà,cờ người.v.v Thôn La Tinh có truyền thống hát Chèo === Xã Đức Giang === Trung tâm Y tế huyện Hoài Đức (còn gọi là bệnh viện Kênh) (Thôn Lũng Kênh - Xã Đức Giang) === Xã Đức Thượng === Trường PTDL Bình Minh (cơ sở 1) Di tích lịch sử Linh Tiên Quán Di tích lịch sử chùa Diên Phúc (Thôn Thượng Thụy) Khu nhà ở Đức Thượng === Xã Kim Chung === Trường THPT Hoài Đức A (Thôn Yên Bệ - Xã Kim Chung) Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá (Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung) Danh nhân Nguyễn Văn Huyên Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Quê quán: Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung Trường Đại học Thành Đô Địa chỉ: Quốc lộ 32 - Thôn Lai Xá - Xã Kim Chung Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch === Xã Song Phương === Trại giống cây trồng Phương Bảng (Thôn Phương Bảng - Xã Song Phương) Khu du lịch sinh thái Song Phương vườn (Thôn Phương Viên - Xã Song Phương) Khu đô thi mai linh- đông đô (Đô thi thống nhất) địa chỉ phương bảng -song phương - hoài đức Song phương có 2 thôn (Phương Viên và Phương Bảng) hoặc kẻ ngòi và kẻ vạng, mỗi phương có giọng nói riêng. === Xã Sơn Đồng === Làng nghề tượng gỗ Sơn Đồng Trường THCS chuyên Nguyễn Văn Huyên Ngã tư Sơn Đồng Khu đô thị Sơn Đồng === Xã Vân Canh === Khu đô thị Đại Học Vân Canh Làng Hữu Nghị Khu đô thị mới Vân Canh Di tích lịch sử đình Kim Hoàng Tranh Đỏ Kim Hoàng là 1 trong 3 dòng tranh dân gian(cùng với tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống)nổi tiếng. Có giống cam đặc sản nổi tiếng: Cam Canh. Quê hương Anh hùng lao động-thầy thuốc nhân dân-Giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu. Quê hương danh họa Bùi Xuân Phái(tác giả của những bức tranh Phố cổ Hà Nội) Nhà lưu niệm Bác Hồ-thôn Hậu Ái. === Xã Vân Côn === Thuộc Km14 Đại lộ thăng long, cách trung tâm hội nghị quốc gia 12 km. 15 đội với 8 thôn Thôn trung tâm: Thôn Vân Côn - Xã Vân Côn - Hoài Đức - Hà Nội. Đình Vân Côn,đình Phương Quan Giáo xứ Cát Thuế,giáo xứ Mộc Hoàn Nghề chủ yếu là nghề nông,chăn nuôi và xây dựng MK === Xã Yên Sở === Trạm điều khiển vệ tinh Vinasat Làng Giá với nghề làm bánh gai, bánh đa. Di tích lịch sử Đình Quán Giá. === Xã Đắc Sở === Làng Giá với nghề làm bánh gai Làng nghề làm bánh tro (bánh gio) Làng phật thủ Đình Đắc Sở Tượng đài Sấu Giá == Ủy ban nhân dân huyện == === Trụ sở === Thị trấn Trạm Trôi === Các đơn vị, phòng, ban === Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng Giáo dục Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao Phòng Y tế Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Tư Pháp Phòng Kinh tế Phòng Hạ tầng kinh tế Phòng Quản lý đô thị Thanh tra Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em == Các Di Tích, Danh lam nổi tiếng == Quán Giá Quán Linh Tiên Tượng đài Sấu Giá chùa giáo == Danh Nhân, Chính trị Gia == == Trường học == === Các trường khối THPT === === Các trường khối THCS === === Khối trường tiểu học === == Làng nghề == Làng nghề nhiếp ảnh: Lai Xá - Kim Chung Làng nghề tạc tượng: Sơn Đồng Làng nghề bánh kẹo: La Phù Làng nghề nông sản: Dương Liễu Làng nghề làm mành nứa: Vân Lũng Làng nghề làm gạo: Lưu Xá Làng nghề bún:Cao Hạ Làng nghề làm bánh tro: Đắc Sở == Giao thông == Hoài Đức có đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tỉnh lộ 422 chạy qua, Đường Đê Tả Đáy được bê tông hoá với 2 làn đường riêng biệt, mỗi làn rộng 4m, nhiều đường đô thị trong toàn thể hệ thống đô thị. Hiện nay, huyện Hoài Đức đang được triển khai xây dựng các tuyến đường vành đai như vành đai 3.5, vành đai 4... Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá). == Hạ tầng == Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Vinhomes Thăng Long, khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Dự án nam 32, khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, khu đô thị Sơn Đồng, khu đô thị Tây Đô, khu đô thị An Thịnh, khu đô thị An Khánh - An Thượng, khu đô thị Dầu khí Đức Giang, khu đô thị Dầu khí An Thượng, khu đô thị Mai Linh - Đông Đô, khu đô thị Đại học Vân Canh... Ở đây có công viên Thiên đường Bảo Sơn nằm cạnh đại lộ Thăng Long. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Huyện Hoài Đức trên trang web tỉnh Hà Tây cũ Huyện Hoài Đức - Hà Nội
r (ngôn ngữ lập trình).txt
R là một ngôn ngữ lập trình và môi trường phần mềm dành cho tính toán và đồ họa thống kê. Đây là một bản hiện thực ngôn ngữ lập trình S với ngữ nghĩa khối từ vựng lấy cảm hứng từ Scheme. R do Ross Ihaka và Robert Gentleman tạo ra tại Đại học Auckland, New Zealand, đến nay do R Development Core Team chịu trách nhiệm phát triển. Tên của ngôn ngữ một phần lấy từ chữ cái đầu của hai tác giả (Robert Gentleman và Ross Ihaka), một phần cũng là cách chơi chữ từ tên S. Ngôn ngữ R đã trở thành một tiêu chuẩn trên thực tế (de facto) giữa các nhà thống kê cho thấy sự phát triển của phần mềm thống kê, và được sử dụng rộng rãi để phát triển phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu. R là một bộ phận của dự án GNU. Mã nguồn của nó được công bố tự do theo Giấy phép Công cộng GNU, và có các phiên bản dịch sẵn cho nhiều hệ điều hành khác nhau. R sử dụng giao diện dòng lệnh, tuy cũng có một vài giao diện đồ họa người dùng dành cho nó. == Tính năng == R có chứa nhiều loại kỹ thuật thống kê (mô hình hóa tuyến tính và phi tuyến, kiểm thử thống kê cổ điển, phân tích chuỗi thời gian, phân loại, phân nhóm, v.v.) và đồ họa. R, giống như S, được thiết kế xoay quanh một ngôn ngữ máy thực thụ, và nó cho phép người dùng thêm các tính năng bổ sung bằng cách định nghĩa các hàm mới. Cũng có một số khác biệt quan trọng đối với S, nhưng nhiều mã viết bằng S vẫn chạy được mà không cần thay đổi. Nhiều hệ thống trong R được viết bằng chính ngôn ngữ của nó, giúp cho người dùng dễ theo dõi các giải thuật. Để thực hiện công việc chuyên về tính toán, R có thể liên kết được với ngôn ngữ C, C++ và Fortran để có thể được gọi trong khi chạy. Người dùng thông thạo có thể viết mã C để xử lý trực tiếp các đối tượng của R. R cũng có tính mở rộng cao bằng cách sử dụng các gói cho người dùng đưa lên cho một số chức năng và lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Do được thừa hưởng từ S, R có nền tảng lập trình hướng đối tượng mạnh hơn đa số các ngôn ngữ tính toán thống kê khác. Việc mở rộng R cũng dễ dàng nhờ các luật đóng khối từ vựng. Một điểm mạnh khác của R là nền tảng đồ họa của nó, có thể tạo ra những đồ thị chất lượng cao cùng các biểu tượng toán học. R cũng có đinh dạng văn bản riêng tương tự như LaTeX, dùng để cung cấp tài liệu hướng dẫn toàn diện, có trực tuyến ở các định dạng khác nhau và cả bản in. Dù R được dùng chủ yếu bởi những nhà thống kê và những người sử dụng khác đòi hỏi một môi trường tính toán thống kê và phát triển phần mềm, nó cũng có thể dùng làm một công cụ tính toán ma trận tổng quát với các kết quả đo đạc cạnh tranh so với GNU Octave và đối thủ thương mại của nó, MATLAB. Giao diện RWeka đã được thêm vào phần mềm khai phá dữ liệu phổ biến Weka, cho phép đọc/ghi định dạng arff vì vậy cho phép sử dụng tính năng khai phá dữ liệu trong Weka và thống kê trong R. == Ví dụ == Các ví dụ sau minh họa cho cú pháp cơ bản của ngôn ngữ và cách dùng giao diện dòng lệnh. > x <- c(1,2,3,4,5,6) # Tạo tập hợp có thứ tự > y <- x^2 # Bình phương các phần tử trong x > mean(y) # Tính trung bình số hoc của y [1] 15.16667 > var(y) # Tính phương sai mẫu [1] 178.9667 > summary(lm(y ~ x)) # Ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính Call: lm(formula = y ~ x) Residuals: 1 2 3 4 5 6 3.3333 -0.6667 -2.6667 -2.6667 -0.6667 3.3333 Coefficients: Estimate Std. Error t value Pr(>|t|) (Intercept) -9.3333 2.8441 -3.282 0.030453 * x 7.0000 0.7303 9.585 0.000662 *** --- Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 Residual standard error: 3.055 on 4 degrees of freedom Multiple R-squared: 0.9583, Adjusted R-squared: 0.9478 F-statistic: 91.88 on 1 and 4 DF, p-value: 0.000662 > par(mfrow=c(2, 2)) # Gọi đồ thị kích thước 2x2 > plot(lm(y ~ x)) # Vẽ đồ thị dự đoán của mô hình hồi quy == Các mốc quan trọng == Một số mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Phiên bản 0.16 – Đây là bản alpha cuối cùng do Ihaka và Gentleman phát triển. Đa số các tính năng cơ bản trong "Sách Trắng" đã được hiện thực. Danh sách gửi thư bắt đầu vào ngày 1 tháng 4 năm 1997. Phiên bản 0.49 – 23 tháng 4 năm 1997 – Đây là bản phát hành mã nguồn cũ nhất, và dịch trên một số hệ điều hành tương tự Unix. CRAN được bắt đầu vào ngày này, với 3 trang gương ban đầu chứa 12 gói. Phiên bản alpha của R dành cho Microsoft Windows và Mac OS đã được đưa lên một thời gian ngắn sau phiên bản này. Phiên bản 0.60 – 5 tháng 12 năm 1997 – R trở thành một phần chính thức của Dự án GNU. Mã nguồn được lưu giữ và bảo trì trên CVS. Phiên bản 1.0.0 – 29 tháng 2 năm 2000 – Được các nhà phát triển xem là đủ ổn định để sử dụng đại trà. Phiên bản 1.4.0 – Các phương thức S4 được giới thiệu và phiên bản đầu tiên dành cho Mac OS X được phát hành ngay sau đó. Phiên bản 2.0.0 – Giới thiệu lazy loading, cho phép tải nhanh dữ liệu mà ít tốn bộ nhớ. Phiên bản 2.1.0 – Hỗ trợ mã hóa UTF-8, và bắt đầu quốc tế hóa và bản địa hóa cho các ngôn ngữ khác nhau. Phiên bản 2.9.0 – Gói 'Matrix' giờ là gói đề nghị chứa trong bản phân phối R cơ bản. == Giao diện == === Giao diện đồ họa === R Studio - Môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, (có thể chạy trên một máy linux từ xa) Deducer - Giao diện hướng - menu Java GUI for R ( JGR) - trình biên tập và terminal R viết trên Java Rattle GUI - giao diện dựa trên RGtk2, thiết kế riêng cho Khai thác dữ liệu R Commander Revolution Analytics - RGUI RKWard RWeka - hỗ trợ tính năng khai thác dữ liệu trong Weka và phân tích thống kê trong R == Liên kết ngoài == The R Project for Statistical Computing (trang dự án chính của R) Wessa.net R-Framework Statistics and Forecasting R tại DMOZ == Tham khảo ==
người dao.txt
Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á. Tại Trung Quốc người Dao là một trong số 56 dân tộc thiểu số ở được công nhận, (tiếng Hán: 瑶族, Pinyin: Yáo zú, nghĩa là Dao tộc) với dân số là 2.637.000 người. Người Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan. Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y). Ngoài ra, người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau. == Các nhóm và ngôn ngữ == Có một số nhóm khác biệt trong phạm vi dân tộc Dao, và các nhóm này cũng nói bằng một vài ngôn ngữ từ các ngữ hệ khác nhau, như: Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền (Miêu-Dao): Người Miền nói các thứ tiếng Miền (tiếng Trung: 勉語/勉语, Hán-Việt: Miễn ngữ), bao gồm: Các ngôn ngữ Miền-Kim Tiếng Dìu Miền (Ưu Miền), khoảng 818.685 người (383.000 tại Trung Quốc, 350.000 tại Việt Nam, 40.000 tại Thái Lan, 20.250 tại Lào, 70.000 tại Hoa Kỳ) Tiếng Kim Môn (còn gọi là tiếng Dao đồng bằng, tiếng Làn Tẻn, tiếng Lam Điện), trên 300.000 người Dao Phương ngữ Phiêu Man, 20.000 người Phương ngữ Tảo Mẫn, 60.000 người Tiếng Miền Phiêu-Giao, 43.000 người Tiếng H'Mông (hay tiếng Miêu) Tiếng Bố Nỗ, 258.000 người Phương ngữ Ngô Nại, 18.442 người Phương ngữ Ưu Nặc, 9.716 người Phương ngữ Huỳnh Nại, 1.078 người, còn được biết đến như là 'Hoa Lam Dao' Một vài nhà ngôn ngữ học gộp nhóm các ngôn ngữ trên - với tổng cộng trên 287.000 người - cùng nhau như là các phương ngữ của tiếng Bố Nỗ (布努语). Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai: Tiếng Lạp Già (拉珈語/拉珈语), 12.000 người Tiếng Trung: Khoảng 500.000 người Dao nói các phương ngữ của tiếng Trung == Chữ viết == Người Dao có chữ viết gốc Hán được Dao hóa (chữ Nôm Dao). == Văn hóa == Sách cổ đã sưu tầm và kiểm kê có tới 68% là các bộ kinh thư, các sách về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán. Sách văn học tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ (22,8%) nhưng có giá trị quan trọng. Bên cạnh một số dân ca (nhất là dân ca giao duyên) được những người biết chữ cổ chép lại còn khá nhiều tập truyện văn học, bao gồm một số bộ tiểu thuyết cổ của Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu lúc đầu chỉ sưu tầm được 2 truyện thơ, trong một dự án đã tìm thấy 23 truyện thơ lần đầu tiên được phát hiện ở vùng người Dao như: "Hàn Bằng", "Đàm Thanh", "Bát Nương", "Lâu Cảnh", "Trạng Nghèo", "Đô Nương truyện", "Đặng Nguyên Huyện truyện", "Bá Giai truyện", "Thần sắt ca"... Trong số đó, truyện thơ kể về hành trình tìm đất vất vả của người Dao chiếm số lượng nhiều hơn cả (40%). Một số truyện tuy có chủ đề khác nhưng trước khi đề cập đến nội dung chính cũng kể về cuộc hành trình của người Dao. == Phong tục tín ngưỡng == Họ có phong tục thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Có thể xác định dòng họ và thứ bậc của người Dao qua tên đệm. Ma chay của người Dao được làm theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hỏa táng cho người chết từ 12 tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. === 1.Bàn Hồ === Bàn Hồ là nhân vật huyền thoại, thủy tổ của dân tộc Dao, đã được nhắc tới trong truyện kể dân gian, thần tích và các truyện thơ, trong đó đặc biệt phải kể tới sách "Quá Sơn bảng văn, Bàn Hồ (truyện thơ) và Đặng hành và Bàn Đại Hộ (truyện thơ). Các tác phẩm nêu trên vừa được truyền miệng trong dân gian, vừa được các trí thức người Dao ghi chép thành sách bằng chứ Nôm Dao (kiểu chữ dùng mẫu tự Trung Quốc để ghi tiếng Dao). Quá Sơn bảng văn (hay Bảng Văn, Bình Hoàng khoán điệp) được viết trên tấm vải dài, rìa được đệm vải cho cứng chắc. Toàn bộ tài liệu này được ghi bằng chữ Nôm Dao, hai đầu có vẽ cảnh triều đình, vua ngồi trên ngai vàng, dưới chân là con chó Bàn Hồ, nội dung của Quá Sơn bảng văn có thể tóm tắt lại như sau: Bàn Hồ là con long khuyển mình dài ba thước, lông đen vằn vàng, mướt như nhung, từ trên trời giáng xuống trần, được Bình Vương yêu quý, nuôi trong cung vua. Một hôm bình vương nhận được chiếu thư của Cao Vương liền hội triều đình lại để bàn cách đánh lại Cao Vương. Trong khi mọi người còn đang yên lặng vì chưa tìm ra được kế gì, thì con long Khuyển Bàn Hồ nhảy ra phủ phục trước nhà vua xin đi giết Cao Vương. Trước khi Bàn Hồ đi, vua hứa nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương thì sẽ gả công chúa cho. Bàn Hồ phải mất 7 ngày 7 đêm mới tới được chỗ Cao Vương. Cao vương thấy con chó Bàn Hồ từ chỗ Bình Vương tới thì cho đó là điềm may, liền mang Bàn Hồ về cung cấm nuôi. một hôm nhân lúc Cao Vương uống rượu say. Bàn Hồ cắn chết Cao Vương, ngoạm đầu mang về báo công với Bình Vương. Giữ lời hứa, Bình Vương gả con gái cho Bàn Hồ. Sau lễ cưới, Bàn Hồ mang vợ về núi Cối Kê (Chiết Giang), sau đó vợ chồng Bàn Hồ sinh được 6 con trai và 6 người con gái; 12 người con của Bàn Hồ đều được Bình Vương ban sắc thành 12 họ. Riêng con cả lấy họ cha, họ Bàn, còn các con khác lấy tên họ sau: Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Lý, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn vương sinh sôi ra ngày một nhiều. Tới thời Hồng Vũ (1368-1398), bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao để đốn rừng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà vua phải cấp cho Quá Sơn bảng văn để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống. == Nhà cửa == Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên...Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng,...chúng ta vẫn có thể nhận ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này. Về cơ bản, người Dao có ba loại hình nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn (người Dao quần trắng ở Yên Bái) và nhà nửa sàn nửa đất (người Dao đỏ ở (Tả Phìn) Sa Pa - Lào Cai). Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây. Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo - vì cột và vì kèo). Nhà ở của người Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu. == Trang phục == Trong trang phục truyền thống, người Dao nam mặc quần và áo đơn giản, nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn đỏ. == Tại Trung Quốc == Người Dao tại Trung Quốc có thể chia ra như sau: Lam Điện Dao (Dao Chàm): Phân bố tại Vân Nam, Quảng Tây. Nhóm này cũng được coi là có mặt tại Việt Nam, Lào. Y phục của họ thường được nhuộm chàm. Hồng Dao (Dao Đỏ): Chủ yếu cư trú tại huyện Long Thắng (Quảng Tây). Quần áo của họ thường là màu đỏ. Bàn Dao: Chủ yếu cư trú tại Quế Bình (Quảng Tây). Thờ phụng Bàn Hồ. "Tết Bàn vương" là lễ hội quan trọng nhất. Sơn Tử Dao: Đính Bản Dao: Hoa Lam Dao: Quá Sơn Dao: Cư trú tại huyện Tân Ninh (Thiệu Dương, Hồ Nam). Bạch Khố Dao: Chủ yếu cư trú tại Quảng Tây hà trì nam đan. Họ mặc quần màu trắng, vì thế mà có tên gọi này. Bát Bài Dao: Chủ yếu cư trú tại huyện tự trị người Dao Liên Nam (Thanh Viễn, Quảng Đông). Bình Địa Dao (Dao đồng bằng): Ao Dao: Trà Sơn Dao: Bối Lâu Dao: Chủ yếu cư trú tại Lăng Vân (Bách Sắc, Quảng Tây). == Tại Việt Nam == === Nguồn gốc === Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao" do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của người Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di chuyển theo các hướng khác nhau là: Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên người Dao áo dài. Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển. Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần chẹt ngày nay. === Địa bàn cư trú === Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bìnhv.v Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Dao cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 người, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và 14,6% tổng số người Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số người Dao tại Việt Nam), Lào Cai (88.379 người, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số người Dao tại Việt Nam), Yên Bái (83.888 người, chiếm 11,3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số người Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 người, chiếm 5,2% dân số toàn tỉnh), Bắc Kạn (51.801 người, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124 người, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 người, chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 người), Thái Nguyên (25.360 người)... == Hình ảnh == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ == Liên kết ngoài ==
đảo navassa.txt
Đảo Navassa (tiếng Pháp: La Navase; Tiếng Creole Haiti: Lanavaz hoặc Lavash) là một đảo nhỏ không cư dân trong Biển Caribbean và là một lãnh thổ chưa sát nhập chưa tổ chức của Hoa Kỳ, được quản lý bởi Cục Bảo vệ Cá và Hoang dã Hoa Kỳ. Haiti cũng tuyên bố chủ quyền trên đảo này. == Địa lý và địa hình == Đảo Navassa rộng 2 dặm vuông (5,2 km²), ở một vị trí chiến lược 160 km (90 hải lý) về phía nam căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, Cuba và khoảng một phần tư đường từ Haiti đến Jamaica trong Eo biển Jamaica. Có nơi đạt đến một cao độ 77 mét ở một đỉnh không tên 100 mét về phía nam Hải đăng Đảo Navassa. Đỉnh này cách bờ biển tây nam 400 mét hoặc 600 mét phía đông Vinh Lulu. Vĩ độ và kinh độ của đảo là 18°24′B 75°01′T Đất Đảo Navassa bao gồm phần nhiều là san hô và đá vôi với các vách đá thẳng đứng màu trắng cao khoảng từ 9 đến 15 mét bao quanh đảo nhưng cũng có "vùng đất cỏ" đủ để chăn nuôi dê. Cũng có những vạt rừng nhỏ có cây giống như sung và xương rồng rải rác trên đảo. Địa hình và hệ sinh thái của đảo cũng tương tự như Đảo Mona của Puerto Rico, một đảo đá vôi nhỏ nằm giữa Puerto Rico và Cộng hòa Dominican. Xét về khía cạnh lịch sử thì Đảo Mona có nhiều điểm giống nhau với Đảo Navassa vì cả hai đều là lãnh thổ của Hoa Kỳ, trước đây là trung tâm khai thác phân chim và hiện tại là các vùng bảo vệ thiên nhiên. Dân đánh cá ngắn hạn của Haiti và các vùng khác thường cắm trại trên đảo nhưng ngoài ra thì đảo không có cư dân. Đảo không có cảng hay bến tàu, chỉ có nơi neo thuyền ngoài khơi và nguồn lợi thiên nhiên duy nhứt là phân chim. Các hoạt động kinh tế bao gồm đánh cá nhỏ và đánh bắt cá thương mại bằng tàu lớn. == Lịch sử == Năm 1504, Christopher Columbus bị mắc cạn ở Jamaica nên gởi một số thủy thủ xuống xuồng nhỏ đến Hispaniola cầu cứu. Họ đâm vào đảo trên đường đi nhưng nó không có nước. Họ gọi nó là Navaza (nava- có nghĩa là "bằng phẳng"), và từ đó các nhà đi biển thường hay né tránh nó trong 350 năm tiếp theo. Năm 1857 Peter Duncan, một thuyền trưởng của Mỹ tuyên bố chủ quyền trên Đảo Navassa. Đây là đảo thứ ba được tuyên bố chủ quyền theo Đạo luật Đảo Phân chim năm 1856 vì đảo có nhiều tích trử phân chim. Phân chim được khai thác từ năm 1865 đến 1898. Haiti chống đối sự thôn tính đảo này nhưng Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Haiti và từ tháng 10 năm 1857 tuyên bố đảo này là một lãnh thổ chưa sát nhập của Hoa Kỳ. Phosphate trong phân chim là một loại phân bón hữu cơ siêu đẳng đã trở thành nguồn phân chính dùng trong nông nghiệp Mỹ suốt giữa thế kỷ 19. Duncan chuyển quyền người tìm ra đảo cho ông chủ của ông, một nhà buôn phân chim người Mỹ ở Jamaica. Nhà buôn này sau đó bán nó lại cho công ty vừa mới thành lập là Công ty Phosphate Navassa tại Baltimore, Maryland. Sau khi gián đoạn vì Nội chiến Hoa Kỳ, công ty này xây các cơ sở khai thác phân chim lớn hơn trên Navassa cùng với các gia cư đơn giản cho 140 lao động hợp đồng người da đen từ Maryland, nhà dành riêng cho các giám thị da trắng, một tiệm đồ sắt, kho chứa và một nhà thờ. Khai thác phân bắt đầu từ năm 1865. Công nhân đào phân bằng thuốc nổ và búa rồi bỏ vào các xe có đường rai đưa ra điểm vận chuyển ở Vịnh Lulu. Từ chỗ này phân được vào bao và hạ xuống tàu nhỏ vận chuyển ra xà lan của công ty. Khuân vác phân chim bằng sức người trong điều kiện khắc nghiệt của nắng nóng nhiệt đới cộng với sự bực tức thông thường vì điều kiện sống trên đảo dần gây ra một cuộc nổi loạn trên đảo vào năm 1889. Năm giám thị bị giết chết trong cuộc ẩu đả. Một chiến hạm của Hoa Kỳ đưa 18 trong số các công nhân về Baltimore cho ba cuộc xử án riêng lẻ về cáo buột sát nhân. Một hội kín người da đen có tên là Order of Galilean Fisherman gây quỹ để biện hộ cho các công nhân khai thác trước tòa án liên bang, và phần biện hộ dựa vào luận điểm rằng các bị cáo hành động vì tự vệ hoặc trong lúc nóng giận và trong mọi trường hợp Hoa Kỳ không có quyền pháp lý riêng tại đảo. Các vụ xử bao gồm Jones versus Hoa Kỳ được đưa lên đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ tháng 10 năm 1890. Tại đây tòa xử Đạo luật Đảo Phân chim là hợp hiến và ba trong số các thợ mỏ chờ ngày hành quyết trong mùa xuân năm 1891. Một cuộc vận động với thỉnh nguyện thơ do các nhà thờ người da đen trên toàn quốc tổ chức cũng được ký bởi các bồi thẩm viên da trắng từ ba vụ xử đã tới tay Tổng thống Benjamin Harrison. Tuy nhiên ông chỉ giảm án đến giam giữ. Khai thác phân chim tiếp tục trở lại trên Navassa nhưng ở mức độ ít hơn trước nhiều. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ năm 1898 bắt buộc Công ty Phosphate di tản đảo và khai phá sản. Các chủ mới bỏ đảo cho chim biển tự do sinh sống sau năm 1901. Navassa trở nên nổi bật trở lại với việc mở cửa Kênh đào Panama năm 1914. Đường hàng hải giữa duyên hải phía đông của Hoa Kỳ và kinh đào đi ngang qua Hành lang Windward giữa Cuba và Haiti. Navassa từ trước đến giờ là nơi nguy hiểm cho lưu thông hàng hải nên cần một hải đăng. Cục Hải đăng Hoa Kỳ xây Hải đăng Navassa có tháp cao 162 bộ (46 mét) và 395 bộ (120 mét) trên mặt biển vào năm 1917. Một trưởng trạm và hai phụ tá được nhận lệnh sống ở đây cho đến khi Cục Hải đăng Hoa Kỳ cài đặt một đèn hiệu tự động vào năm 1929. Sau khi sát nhập dịch vụ hải đăng năm 1939, Lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ sửa chữa hải đăng hai lần mỗi năm. Hải quân Hoa Kỳ dựng một đài quan sát trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảo không có người ở kể từ đó. Một đoàn thám hiểm khoa học của Đại học Harvard đã nghiên cứu đất và đời sống biển của đảo năm 1930. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, các đài phát thanh không chuyên nghiệp đã thường xuyên lên đảo để phát thanh từ lãnh thổ này. Dân đánh cá chính yếu là từ Haiti đến để đánh bắt cá quanh vùng nước của đảo. Từ 1903 đến 1917, Navassa là một phần phụ thuộc của Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo, và từ 1917 đến 1996 nó được quản lý bởi Tuần Duyên Hoa Kỳ. Từ ngày 16 tháng 1 năm 1996 do Bộ Nội vụ Hoa Kỳ quản lý. Ngày 29 tháng 8 năm 1996, Tuần Duyên Hoa Kỳ tháo gở hải đăng trên Navassa. Một lực lượng đặc biệt liên hợp lãnh đạo bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyển đảo cho Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Bằng Sắc lệnh Bộ trưởng số 3205 ngày 16 tháng 1 năm 1997, Bộ Nội vụ nhận lại việc kiểm soát đảo và đặt đảo dưới quyền Phòng Quốc hải vụ Hoa Kỳ. Vì mục đích thống kê, Navassa trước đây được xếp vào nhóm đảo mà thuật từ nay không còn dùng nữa đó là "Các Đảo Caribbean Linh tinh của Hoa Kỳ" (United States Miscellaneous Caribbean Islands) và hiện tại được xếp nhóm với các đảo khác đã tuyên bố chủ quyền theo Đạo luật Đảo Phân chim gọi là Các tiểu đảo xa của Hoa Kỳ. Một cuộc thám hiểm khoa học năm 1998 dẫn đầu bởi Trung tâm Bảo tồn Biển ở Washington D.C. diễn tả Navassa như "một khu vực đa dạng sinh học cá biệt của biển Caribbean". Đất đai và hệ sinh thái ngoài khơi của đảo vẫn tồn tại qua thế kỷ 20 hầu như không bị đụng đến. Bằng Sắc lệnh Bộ trưởng số 3210 ngày 3 tháng 12 năm 1999, Cục Bảo vệ Cá và Hoang dã Hoa Kỳ nhận lại trách nhiệm quản lý Navassa và nó trở thành Vùng Bảo vệ Hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ. Phòng Quốc hải vụ giữ thẩm quyền về chính trị vụ của đảo và quyền pháp lý được thực hiện trực tiếp bởi tòa án sơ thẩm Hoa Kỳ gần nhứt. Lối vào đảo Navassa rất nguy hiểm và du khách cần có giấy phép từ Cục Bảo vệ Cá và Hoang dã Hoa Kỳ ở Boqueron, Puerto Rico để vào vùng nước của lãnh thổ. Từ khi thay đổi tình trạng chính sách, các đài phát thanh không chuyên bị từ chối cho vào đảo. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Navassa Island profile - OIA A photographic tour of Navassa Island - USGS Navassa Island World Factbook entry - CIA The King of Navassa Island Navassa Island Coral Reefs
olympic sinh học quốc tế.txt
Olympic Sinh học quốc tế (tiếng Anh: International Biology Olympiad, tên viết tắt là IBO) là một kỳ thi Olympic khoa học dành cho học sinh trung học phổ thông. Sau Olympic Toán học quốc tế, các Olympic quốc tế về học thuật đã lần lượt ra đời dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc vào thập niên 1960 (lúc đầu chủ yếu ở Đông Âu). Chương trình dần dần mở rộng, và có hơn 70 nước tham gia trên khắp năm châu. IBO là một trong những Olympic này. Mỗi nước tham gia Olympic IBO sẽ gửi bốn người từng thắng cuộc trong kỳ thi Olympic Sinh học quốc gia của nước họ tới IBO. Thường có một trưởng nhóm và hai quan sát viên hoặc hội thẩm viên sẽ đi kèm những thí sinh này. == Mục đích == Mục đích của IBO là để thúc đẩy sự nghiệp khoa học cho những học sinh tài năng và nhấn mạnh tầm quan trọng của sinh học trong xã hội chúng ta hiện nay. IBO cũng tạo ra cơ hội lớn để so sánh các phương pháp giáo dục và trao đổi kinh nghiệm. Đây là thông tin hữu ích để cải thiện giáo dục sinh học ở cấp độ quốc gia. Vì việc tổ chức Olympic quốc gia đòi hỏi sự hợp tác của nhiều tổ chức, chẳng hạn như Bộ giáo dục, công nghiệp, hiệp hội giáo viên, đại học và trường học nên giao tiếp và hợp tác giữa các tổ chức trên được thúc đẩy và tăng cường. Cuối cùng, IBO khuyến khích liên lạc giữa học sinh và giáo viên từ nhiều quốc gia trong một môi trường thân thiện. Để biểu dương điều này, cả học sinh và giáo viên đều tuyên thệ hành xử theo nguyên tắc công bằng. == Quy chế thi == Kỳ thi gồm có phần thi lý thuyết và phần thực hành. Các bài kiểm tra lý thuyết bao phủ một phạm vi rộng lớn ngành Sinh học: Sinh học Tế bào, Sinh học Phân tử, Giải phẫu và Sinh lý học thực vật, Giải phẫu và sinh lý học động vật, Tập tính học, Di truyền học và sự tiến hoá, Sinh thái, và Biosystematics. Điểm số được tỉ lệ hóa sao cho phần lý thuyết và phần thực hành đều chiếm tỉ trọng khoảng năm mươi phần trăm. Các thí sinh được xếp hạng dựa trên điểm số cá nhân của họ. Các điểm số này dựa trên kết quả bài kiểm tra lý thuyết và test thực nghiệm, mỗi phần chiếm khoảng năm mươi phần trăm tổng điểm chung cuộc. Huy chương Vàng sẽ được trao cho top mười phần trăm số học sinh tham gia. Huy chương Bạc sẽ được trao cho hai mươi phần trăm số học sinh tiếp theo. Và Huy chương Đồng sẽ được trao cho ba mươi phần trăm số học sinh tiếp đó. Mặc dù đã có lời tuyên thệ hành xử công bằng, một học sinh đã từng bị phát hiện gian lận và đã bị loại. === Ngôn ngữ === Ngôn ngữ chính thức của IBO là tiếng Anh. Để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả thí sinh, các bài kiểm tra sẽ được dịch trước ngày thi. Việc dịch này được lãnh đạo và hội thẩm đoàn riêng mỗi nước thực hiện. Điều này có nghĩa là họ sẽ nắm giữ thông tin cụ thể về các bài kiểm tra trước khi những thí sinh nên biết. Vì vậy, các giáo viên và thí sinh bị buộc ở cách ly nhau. == Mục tiêu của thí sinh == Các mục tiêu mà mỗi thí sinh hy vọng sẽ đạt được trong kỳ thi IBO có thể rất khác nhau, thay đổi từ mục tiêu giành huy chương cho đến mục tiêu giao lưu, khám phá tương tác giữa các nền văn hóa. == IBO quá khứ == Mỗi năm IBO được tổ chức ở một nước khác nhau. Tiệp Khắc cũ, Olomouc vào năm 1990 Liên bang Xô Viết cũ, Makhachkala vào năm 1991 Tiệp Khắc cũ, Poprad vào năm 1992 Hà Lan, Utrecht vào năm 1993 Bun-ga-ri, Varna vào năm 1994 Thái Lan, Bangkok vào năm 1995 Ukraina, Artek vào năm 1996 Tuốc-mê-nix-tan, Ashgabat vào năm 1997 Đức, Kiel vào năm 1998 Thụy Điển, Uppsala vào năm 1999 Thổ Nhĩ Kỳ, Antalya vào năm 2000 Bỉ, Brussels vào năm 2001 Latvia, Riga vào năm 2002 Bê-la-rút, Minsk vào năm 2003 Australia, Brisbane vào năm 2004 Trung Quốc, Bắc Kinh vào năm 2005 Ác-hen-ti-na, Río Cuarto vào năm 2006 Canada, Saskatoon vào năm 2007 Ấn Độ, Mumbai vào năm 2008 Nhật Bản, Tsukuba vào năm 2009 Hàn Quốc, Changwon vào năm 2010 Đài Loan, Taipei vào năm 2011 Sing-ga-po vào năm 2012 Thụy Sĩ, Bern vào năm 2013 Indonesia, Bali vào năm 2014 Đan Mạch, Aarhus vào năm 2015 Việt Nam, Hà Nội vào năm 2016 == IBO tương lai == Anh, Coventry vào năm 2017 Iran, Shiraz vào năm 2018 Hungary, Szeged vào năm 2019 Nhật Bản vào năm 2020 == Xem thêm == Sinh học theo Đội Olympic Sinh học Iran == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức IBO Phiên bản IBO online bằng tiếng Anh Phiên bản IBO online bằng tiếng Nga Olympic Sinh học Vương quốc Anh và Bắc Ireland Olympic Sinh học Hoa Kỳ Các website chính thức của mỗi kỳ IBO riêng: Kiel 1998 Uppsala 1999 Antalya 2000 Brussels 2001 Riga 2002 Minsk 2003 Brisbane 2004 Bắc Kinh 2005 Rio Cuarto 2006 Saskatoon 20072007 Danh sách những người đạt giải Mumbai 2008 Tsukuba 2009 Bern 2013
william blake.txt
William Blake (28 tháng 11 năm 1757 – 12 tháng 8 năm 1827) – là nhà thơ, hoạ sĩ Anh, một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ XVIII. Thơ ca của William Blake là một hiện tượng, chuyển từ thơ ca thế kỉ Ánh sáng sang thơ ca lãng mạn của John Keats, Percy Bysshe Shelley. Năm 1957 Hội đồng Hòa bình Thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông. Năm 2002 đài BBC bầu chọn 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại, William Blake được bầu ở vị trí 38. == Tiểu sử == William Blake sinh ở Broad Street, Golden Square, London, là con trai của một nhà buôn hàng vải. Lên 10 tuổi bắt đầu học vẽ, năm 1778 vào học Royal Academy ở Old Somerset House. Năm 1880 công bố bức tranh đầu tiên. Năm 1873 bạn bè bỏ tiền in cho cuốn Poetical Sketches (Những phác họa thơ ca), năm 1784 cưới Catherine Boucher và mở cửa hàng bán tranh. Đến năm 30 tuổi William Bake chỉ được một số ít người biết đến nhưng bắt đầu nổi tiếng sau khi minh hoạ cho cuốn Night Thoughts (Những suy ngẫm về đêm). Năm 1818 Blake làm quen và kết bạn với họa sĩ trẻ John Linnell, người gợi ý và tài trợ cho Blake vẽ minh hoạ cuốn Job của Kinh Thánh. Sau đó, cũng với sự giúp đỡ của John Linnell, Blake vẽ những bức tranh minh hoạ cho phần Inferno (Địa ngục) của Dante. Về thơ ca, William Blake cũng là một trong những nhà thơ hàng đầu. Thơ của Blake bao gồm thơ trữ tình và thơ triết học. Năm 1789 ông in cuốn Songs of Innocence (Những khúc hát ngây thơ), gồm những bài thơ và hình minh hoạ. Năm 1794 Songs of Innocence in cùng Songs of Experience (Những khúc ca từng trải). Blake đón chào Cách mạng Pháp bằng trường ca The French Revolution, 1791. Từ sau năm 1790, Blake xuất bản một loạt sách minh hoạ, gồm The Marriage of Heaven and Hell (Đám cưới của Thiên đường và Địa ngục); Proverbs of Hell (Cách ngôn của Địa ngục); The First Book of Urizen (Cuốn sách đầu của Urizen); America, a Prophecy (Nước Mỹ và tiên tri); The Book of Ahania (Sách Ahania); The Song of Los (Bài ca của Los); The Book of Los (Sách của Los); Europe (Châu Âu); Vala, a Dream of Nine Nights (Vala, giấc mộng của chín đêm) Jerusalem (Jerusalem); The Everlasting Gospel (Sách Phúc âm muôn thuở); Milton: a Poems (Milton: Thơ)… William Blake mất năm 1827 tại London. == Một vài bài thơ == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == An Archive of an Exhibit of his Work at the National Gallery of Victoria Ch'an Buddhism and the Prophetic Poems of William Blake Contents, The Complete Poetry and Prose of William Blake edited by David V. Erdman See Blake's notebook online using the British Library's Turning the Pages system (requires Shockwave). Tate's online resource on William Blake with notes for teachers The recent re-discovery of the location of William Blake's grave The William Blake Archive, a hypermedia archive sponsored by the Library of Congress and supported by the University of North Carolina at Chapel Hill. William Blake and Visual Culture: A special issue of the journal ImageText William Blake Collection at the Harry Ransom Center at the University of Texas at Austin William Blake Online exhibition Beyond human action
arado ar 234.txt
Arado Ar 234 là máy bay ném bom trang bị động cơ phản lực được đưa vào trang bị đầu tiên trên thế giới,do công ty Arado của Đức chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới II. Nó được sản xuất với số lượng hạn chế, nhiệm vụ chính là trinh sát, ngoài ra nó còn được dùng làm máy bay ném bom. Ar 234 là máy bay cuối cùng của Luftwaffe bay trên bầu trời Vương quốc Anh trong chiến tranh vào tháng 4/1945. == Thiết kế và phát triển == Mùa thu năm 1940, Bộ Hàng không Đế chế Đức (RLM) đưa ra yêu cầu đấu thầu về một loại máy bay trinh sát tốc động cơ trang bị động cơ phản lực với tầm bay đạt 2.156 km (1.340 dặm). Hãng Arado là công ty duy nhất đấu thầu và đưa ra đề án E.370 của họ, do giáo sư Walter Blume đứng đầu. Đây là một thiết kế kiểu cánh cao trang bị động cơ Junkers Jumo 004 dưới mỗi cánh. Trọng lượng máy bay xấp xỉ khoảng 8.000 kg (17.600 lb). Để giảm trọng lượng và tối đa hóa nhiên liệu mang theo, Arado không sử dụng kiểu bánh đáp thông thường, họ sử dụng kiểu bánh đáp nhả được để cất cánh. Arado ước tính vận tốc tối đa của máy bay đạt 780 km/h (490 mph) ở độ cao 6.000 m (19.690 ft), trần bay đạt 11.000 m (36.100 ft) và tầm bay đạt 1.995 km (1.240 dặm). Tầm bay này ngắn hơn so với yêu cầu của RLM, nhưng RLM lại thích thiết kế này và đặt hàng chế tạo 2 mẫu thử với tên định danh là Ar 234. Máy bay được hoàn thành phần lớn vào cuối năm 1941, nhưng động cơ Jumo 004 lại chưa hoàn thành, đến tận tháng 2-1943 thì động cơ mới được hoàn thành. Khi đó bắt buộc Arado phải xem xét sử dụng những động cơ không ổn định của Junkers trong các chuyến bay thử nghiệm. Đến mùa xuân năm 1943 thì những động cơ đáp ứng yêu cầu đã được chuyển giao và Ar 234 V1 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/6/1943 tại Sân bay Rheine. == Biến thể == === Mẫu thử === Tháng 9, 4 mẫu thử đã thực hiện các chuyến bay. Mẫu thử thứ hai Arado Ar 234 V2 bị rơi vào ngày 2/10/1943 tại Rheine gần Münster do động cơ phát lửa, máy bay bị mất động cơ và rơi xuống đất từ độ cao 4.000 feet (1.200 m), khiến phi công Flugkapitän Selle thiệt mạng. 8 mẫu thử khác được lắp bộ bánh đáp đẩy và chống trượt dùng cho các chiến dịch nhưng phiên bản Ar 234A lại không được chế tạo. Mẫu thử số 6 và số 8 trang bị 4 động cơ phản lực BMW 003 thay vì 2 động cơ Jumo 004, mẫu thử số 6 có 4 động cơ đặt trong các vỏ riêng, mẫu thử số 8 có 4 động cơ BMW 003 chi đều đặt trong vỏ chung. Đây là những máy bay 4 động cơ phản lực đầu tiên bay. Mẫu thử Ar 234 V7 là máy bay phản lực đầu tiên thực hiện nhiệm vụ trinh sát vào ngày 2/8/1944. === Ar 234B === RLM đã thấy những hứa hẹn từ thiết kế của Arado, vào tháng 7 năm 1943 họ đã yêu cầu Arado cung cấp 2 mẫu thử thuộc một phiên bản Schnellbomber (máy bay ném bom vận tốc cao) là Ar 234B. Do máy bay tương đối nhỏ và bên trong chứa đầy các thùng nhiên liệu nên không còn chỗ cho khoang quân giới bên trong, do đó bom phải mang trên những rãnh bên ngoài. Trọng lượng tăng thêm và lực kéo của vũ khí đầy tải làm giảm vận tốc, vì vậy 2 khẩu pháo MG 151 cỡ 20 mm đặt cố định ở đuôi và được điều khiển từ xa nhằm bảo vệ từ sau cho máy bay. Do buồng lái ở ngay phía trước của thân máy bay, phi công không có tầm nhìn trực tiếp ở phía sau, do đó các khẩu súng được ngắm bắn qua một kính tiềm vọng đặt trên nóc buồng lái, cùng loại được dùng trên các xe tăng của Đức trong Chiến tranh Thế giới II. Hệ thống này thường bị coi là vô dụng, nhiều phi công đã bỏ các khẩu súng đi để giảm trọng lượng. Với tải trọng bom bên ngoài, việc có kiểu bánh đáp trượt (như Messerschmitt Me 163) là không thực tế, nên ở phiên bản B được sửa đổi với bộ bánh đáp kiểu thường có 3 bánh đáp. Mẫu thử thứ 9, sơn với dòng chữ Stammkennzeichen (chữ cái mã vô tuyến) PH+SQ, là chiếc Ar 234B đầu tiên, bay ngày 10/3/1944. Các kiểu mẫu B hơi rộng ở giữa thân để đặt bộ bánh đáp chính, thùng nhiên liệu bên trong xuất hiện trong 8 mẫu thử trước bị bỏ đi để chỗ cho bộ bánh đáp, với đầy tải bom, máy bay chỉ đạt vận tốc 668 km/h (415 mph) trên độ cao yêu cầu. Nhưng vận tốc này vẫn tốt hơn bất kỳ máy bay ném bom này của Không quân Đức vào thời điểm đó, và giúp nó trở thành máy bay duy nhất có hi vọng sống sót trở về khi chạm trán với không quân của quân Đồng minh. Tải trọng bom thông thường gồm 2 quả bom 500 kg (1.100 lb) hoặc 1 quả cỡ 1.000 kg (2.200 lb), tải trọng bom cực đại máy bay mang được là 1.500 kg (3310 lb). Nếu cuộc chiến tiếp tục, máy bay có thể được chuyển đổi để sử dụng bom điều khiển Fritz X hoặc tên lửa không đối đất Henschel Hs 293. Dây chuyền sản xuất Ar 234 được thiết lập, 20 chiếc B-0 tiền sản xuất được giao cho không quân Đức vào cuối tháng 6. Sau đó việc sản xuất bị chậm lại, vì các nhà máy của Arado còn phải nhận nhiệm vụ sản xuất máy bay từ những nhà máy khác bị ném bom trong Big Week, và sản xuất loại máy bay ném bom He 177 hạng nặng của Heinkel. Trong khi đó, vài mẫu thử đã được sử dụng trong vai trò trinh sát. Trong hầu hết các trường hợp, nó không bao giờ bị phát hiện, bay ở vận tốc hành trình đạt 740 km/h (460 mph) trên độ cao 9.100 m (29.900 ft), mẫu thử thứ 7 của Ar 234 đã thực hiện nhiệm vụ trinh sát đầu tiên bằng máy bay phản lực trong chiến tranh ở Anh. Vài chiếc Ar 234B bắt đầu hoạt động vào mùa thu và gây ấn tượng cho các phi công của Đức. Chúng khá nhanh và tính năng cơ động tốt. Do đường băng chạy đà cất cánh dài dẫn đến vài tai nạn; giải pháp khắc phục là sử dụng động cơ tên lửa để hỗ trợ cất cánh. Động cơ luôn luôn là vấn đề thực sự; chúng bị phát lửa thường xuyên và phải sửa chữa bảo trì lớn hoặc thay thế sau 10 giờ vận hành. Nhiệm vụ của Ar 234 trong vai trò máy bay ném bom là nhiệm vụ phá hủy Cầu Ludendorff tại Remagen. Từ ngày 7/3, khi quân đồng minh chiếm được cây cầu, cho đến ngày 17/3 khi nó bị đánh sập, cây cầu phải hứng chịu các cuộc ném bom liên tục từ máy bay Ar 234 thuộc III/KG 76 mang theo bom 1.000 kg (2.200 lb). Máy bay tiếp tục tham chiến rải rác cho đến khi Đức đầu hàng ngày 8/5/1945. Một số bị bắn hạ khi không chiến, do hỏa lực phòng không, hoặc bị máy bay tiêm kích của quân Đồng minh phá hủy khi đang cất cánh hoặc hạ cánh giống như những điều đã xảy ra đối với máy bay tiêm kích phản lực Messerschmitt Me 262. Vào cuối chiến tranh, hầu hết máy bay phải đậu ở dưới đường băng chờ nhiên liệu, nhưng nhiên liệu không bao giờ đến. Nhìn chung từ mùa hè năm 1944 cho đến khi chiến tranh kết thúc, có tổng cộng 210 chiếc được chế tạo. Tháng 2/1945, biến thể C được sản xuất. Người ta hi vọng có thể đạt sản lượng 500 chiếc mỗi tháng vào tháng 11/1945. Ar 234B-0: 20 chiếc thuộc lô tiền sản xuất. Ar 234B-1: Phiên bản trinh sát trang bị 2 máy ảnh Rb 50/30 hoặc Rb 75/30. Ar 234B-2: Phiên bản ném bom, tải trọng bom lớn nhất mang được là 2.000 kg (4.410 lb). Ngoài ra, một số ít khung thân B-2 được điều chỉnh cho vai trò tiêm kích đêm. Chúng còn được gọi là máy bay Nachtigall (Nightingale) được trang bị radar băng VHF FuG 218 "Neptun" và 2 pháo tự động MG 151/20. Thành viên thứ hai của tổ lái chịu trách nhiệm vận hành các hệ thống radar, chỗ ngồi cho phi công thứ hai rất chật chột ở phía sau. 2 trong số những máy bay tiêm kích đêm này phục vụ trong đơn vị thử nghiệm Kommando Bonow thuộc Luftflotte Reich. Sau khi thử nghiệm người ta đưa ra kết luận chúng không phù hợp cho vai trò tiêm kích đêm và ngay sau đó bị loại bỏ ra khỏi đơn vị. === Ar 234C === Ar 234C trang bị 4 động cơ BMW 003, 2 động cơ đặt thành một cặp dựa trên mẫu thử Ar 234 thứ 8. Lý do chính cho việc chuyển đổi này là để dành Junkers Jumo 004 cho Me 262. Thiết kế buồng lái được cải tiến, dễ sản xuất. Tốc độ bay cao hơn 20% so với phiên bản B và vận tốc leo cao nhanh hơn có nghĩa là bay hiệu quả hơn và tầm bay tăng lên. Dù Hauptmann Diether Lukesch chuẩn bị thành lập một phi đoàn vận hành thử nghiệm, nhưng chỉ có 14 khung thân phiên bản C được hoàn thành vào cuối chiến tranh, gần một nửa trong số đó đã được trang bị động cơ. Chuyến bay thử nghiệm vẫn chưa diễn ra khi Đức đầu hàng. 3 biến thể cơ bản của phiên bản C đã được lên kế hoạch chế tạo ban đầu. Ar 234C-1: Phiên bản 4 động cơ của Ar 234B-1. Ar 234C-2: Phiên bản 4 động cơ của Ar 234B-2. Ar 234C-3: Phiên bản đa dụng, trang bị 2 pháo 20 mm MG 151/20. Ar 234C-3/N: Phiên bản tiêm kích đêm đề xuất, trang bị 2 pháo 20 mm MG 151/20 và 2 pháo MK 108 30 mm (1.18 in), có 1 radar FuG 218 Neptun V. Ar 234C-4: Phiên bản trinh sát vũ trang, có 2 máy ảnh, 4 pháo 20 mm MG 151/20. Ar 234C-5: Phiên bản chỗ ngồi phi công cạnh nhau đề xuất. Mẫu thử thứ 28 được chuyển đổi thành biến thể này. Ar 234C-6: Phiên bản trinh sát 2 chỗ đề xuất. Mẫu thử thứ 29 được chuyển đổi thành biến thể này. Ar 234C-7: Phiên bản tiêm kích đêm, 2 phi công ngồi cạnh nhau, trang bị radar băng sóng cm FuG 245 Bremen O (30 GHz). Ar 234C-8: Phiên bản ném bom một chỗ đề xuất, trang bị 2 động cơ tuabin Jumo 004D, lực đẩy 1.080 kg (2.380 lb) mỗi chiếc. === Ar 234D === Đây là phiên bản 2 chỗ dựa trên khung thân của phiên bản B, nhưng có buồng lái 2 chỗ mới lớn hơn, dự định trang bị 2 động cơ tuabin Heinkel HeS 011. Do động cơ không có nên phiên bản này không được chế tạo. Ar 234D-1: Phiên bản trinh sát đề xuất. Không chế tạo. Ar 234D-2: Phiên bản ném bom đề xuất. Không chế tạo. === Ar 234E === Phiên bản E là biến thể tiêm kích hạng nặng của phiên bản D. Không được chế tạo. === Ar 234P === Phiên bản P là phiên bản tiêm kích đêm 2 chỗ, dùng động cơ và radar khác. Không được chế tạo. Ar 234P-1: Phiên bản 2 chỗ với 4 động cơ BMW 003A-1; 1 pháo 20 mm MG 151/20 và một pháo 30 mm (1.18 in) MK 108. Ar 234P-2: Cũng là phiên bản 2 chỗ, thiết kế lại buồng lái với các tấm giáp 13 mm (0.51 in). Ar 234P-3: P-2 trang bị động cơ HeS 011A, nhưng chỉ trang bị một trong 2 loại pháo. Ar 234P-4: P-3 trang bị động cơ Jumo 004D. Ar 234P-5: Phiên bản 3 chỗ với động cơ HeS 011A, 1 pháo 20 mm MG 151/20 và 4 pháo 30 mm (1.18 in) MK 108. == Quốc gia sử dụng == Germany Luftwaffe Kampfgeschwader 76 (Đơn vị máy bay ném bom) 1.(F)/100 (Đơn vị trinh sát) 1.(F)/123 (Đơn vị trinh sát) 1.(F)/33 (Đơn vị trinh sát) == Tính năng kỹ chiến thuật (Ar 234B) == === Đặc điểm riêng === Tổ lái: 1 Chiều dài: 12,63 m (41 ft 5½ in) Sải cánh: 14,10 m (46 ft 3½ in) Chiều cao: 4,30 m (14 ft 1¼ in) Diện tích cánh: 26,40 m² (284,16 ft²) Trọng lượng rỗng: 5.200 kg (11.460 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 9.850 kg (21.720 lb) Động cơ: 2 động cơ tuabin Junkers Jumo 004B-1, lực đẩy 8,80 kN (1.980 lbf) mỗi chiếc === Hiệu suất bay === Vận tốc cực đại: 742 km/h (461 mph) trên độ cao 6.000 m (19.700 ft) Tầm bay: 1.100 km (684 mi) với đầy tải Trần bay: 10.000 m (32.800 ft) Vận tốc lên cao: 10–13 m/s === Vũ khí === 2 pháo MG 151 20 mm Bom: 1.500 kg (3.309 lb) == Xem thêm == === Máy bay có tính năng tương đương === Junkers Ju 287 === Danh sách khác === Danh sách máy bay trong Chiến tranh Thế giới II Danh sách máy bay ném bom Danh sách máy bay phản lực trong Chiến tranh Thế giới II == Tham khảo == === Ghi chú === === Tài liệu === == Liên kết ngoài == Air Vectors - Arado Ar 234 Sole surviving example of the Ar 234-Smithsonian National Air & Space Museum Giới thiệu sơ Ar 234
tiền lệ pháp.txt
Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử. Đây là một hình thức pháp luật chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Anglo- Sacxon). Hình thức này được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là nguồn chủ yếu và quan trọng trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung Anh, bao gồm Anh, hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana), Canada (ngoại trừ tỉnh bang Québec) và các thuộc địa trước kia của Anh cũng như các lãnh thổ được ủy trị của Hoa Kỳ. Trong hệ thống pháp luật Dân sự (Civil Law) hay còn gọi là Dân luật (như một số nước Pháp, Đức, Ý…), hình thức này chỉ được coi là nguồn thứ yếu. Dù vậy, tiền lệ pháp ngày càng có vai trò quan trọng trong hệ thống Dân luật, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, nhất là đối với lĩnh vực hợp đồng. Đối với nước Nga và các nước Đông Âu, sau khi Liên bang Xô viết và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tiền lệ pháp đã được công nhận như là một nguồn luật chính thức. Ở Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Trong khi đó, ở miền Bắc Việt Nam và sau này là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền lệ pháp không được thừa nhận là một nguồn chính thức. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại thông qua những biến tướng là việc "hướng dẫn xét xử" của tòa cấp trên (để lấp những "lỗ hổng" pháp lý đang tồn tại). Hiện nay, đã có những tín hiệu khả quan cho thấy trong tương lai không xa, tiền lệ pháp sẽ trở thành một nguồn luật chính thức, một hình thức pháp luật được công nhận. Minh chứng cụ thể là việc Tòa án Nhân dân Tối cao đã xuất bản hai tuyển tập quyết định giám đốc thẩm (về dân sự và hình sự) và chủ trương phát triển án lệ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới. == Thuật ngữ == Có nhiều thuật ngữ khác nhau có liên quan mật thiết đến tiền lệ pháp, kéo theo đó là nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về nó cùng với những tranh cãi nhất định. Đó chính là án lệ và Thông luật. Dưới góc độ từ vựng: Có thể nói đây là ba từ ngữ tương tự nhau cùng chỉ về một khái niệm, và có thể sử dụng thay thế cho nhau, nhiều từ điển tiếng Anh đã dẫn chiếu qua lại các từ này. Thuật ngữ tương đồng: Đối với hai thuật ngữ tiền lệ pháp và án lệ, đây là hai thuật ngữ có quan hệ gần gũi hơn cả. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu (bao gồm cả ở Anh là nơi ra đời Thông luật) thì án lệ được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. 1. Theo nghĩa rộng, Án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao, Tòa phúc thẩm và Tòa án tối cao, hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án. 2. Theo nghĩa hẹp, Án lệ được hiểu bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi tòa án và có giá trị như nguồn luật áp dụng cho các vụ việc xảy ra sau này, hay là việc đưa ra những nguyên tắc, nền tảng cho những vụ việc xảy ra sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Tựu trung lại, các quan điểm này đều tiếp cận thuật ngữ án lệ ở góc độ rộng nhất (bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp). Với cách tiếp cận như vậy, có thể thấy thuật ngữ án lệ đã chứa những nội dung cơ bản của thuật ngữ tiền lệ pháp và đây là hai thuật ngữ khác nhau nhưng đều chỉ về cùng một khái niệm, có thể được coi như nhau. Một số quan điểm cho rằng về mặt bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp. Bởi cả hai đều xuất phát từ cơ quan tư pháp (Tòa án) và hình thành qua quá trình xét xử. Mặt khác, tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thức pháp luật còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật (mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức pháp luật). Về mặt từ vựng, một số từ điển tiếng Anh khi diễn giải các từ ngữ này cũng cho kết quả tương tự nhau. Các quan điểm khác thì cho rằng, tiền lệ pháp và án lệ là hai khái niệm độc lập với nhau. Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử trên cơ sở những vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự. Còn án lệ (Case Law) là tập hợp các vụ việc đã được xét xử của cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử, hay chỉ đơn thuần là các phán quyết của Tòa án (bản án), được dùng làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai. Nói một cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của tòa án, Án lệ là những bản án, quyết định mà toà án làm căn cứ để áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương tự sau này. Đây không phải là hai từ đồng nghĩa và dẫn chiếu đến nhau. Thông thường, người ta gọi các bản án có giá trị áp dụng tương tự sau này và được lưu trong các tập san do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là những án lệ. Ví dụ: Án lệ có tên là: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA. Có thể hiểu đây là Vụ án Moorgate Mercantili kiện Twitchings, quyết định đưa ra và xuất bản vào năm 1976, tập 1. Bản án này được đưa ra bởi Tòa Phúc thẩm sau khi xem xét bản án bị kháng cáo được tuyên từ Tòa Nữ hoàng (là tòa cấp dưới). Vụ việc này được bắt đầu từ trang 225. Cụ thể hơn là: Moorgate Mercantili là tên nguyên đơn; Twitchings là bị đơn; Chữ "v" là viết tắt của từ "Versus" có nghĩa là "kiện", "chống lại"; [1976] là năm ra phán quyết; số "1" là bản án được trích từ tập san án lệ (Law Reports) số 1; số "225" là số trang trong tuyển tập của vụ án này; chữ "QB" là viết tắt của Tòa Nữ hoàng (Queen Banch) và chữ "CA" ở sau cùng là viết tắt của Tòa Phúc thẩm (Court of Apeal). Đây là một vụ kiện giữa Moorgate Mercantili kiện Twitchings về việc ông ta đã gây thiệt hại cho mình do đã có những hành vi làm cho ông này tin tưởng. Vụ án này đã được phúc thẩm phán Lord Dening đã đưa ra những phán quyết, trong đó có giải thích chế định "Estoppel" ("Ngăn không cho phủ nhận") như sau: Khi một người đã thể hiện bằng lời nói, lời hứa, và các hành vi cụ thể của mình làm cho người khác tin và thiết lập giao dịch với mình, thì anh ta không được quyền thoái thác các nghĩa vụ phát sinh từ lời hứa và các hành vi cụ thể của mình". Bản án đã trở thành án lệ. Nếu sau đó, có một vụ kiện tương tự ví dụ như: về một bên ra lời giao kết với bên khác mà không thực hiện lời giao kết của mình làm bên kia thiệt hại thì có thể bị kiện và bị xử thua, căn cứ vào án lệ này. Vấn đề nằm ở chỗ, nguyên đơn hay luật sư của họ có tìm ra được án lệ này trong muôn vàn bản án đã tuyên trước đó hay không. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, án lệ còn được hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn tòa án, đó là các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai. Quan hệ với Thông Luật: Ngoài mối quan hệ mật thiết với thuật ngữ án lệ, tiền lệ pháp còn có mối quan hệ mật thiết với thuật ngữ Thông luật (Common Law). Về mặt từ vựng, đây là những khái niệm có nội dung gần nhau và có thể thay thế cho nhau. Mặc dù vậy, thuật ngữ Thông luật (hay còn biết đến như là luật chung, luật thông lệ, luật án lệ) có nội dung rộng hơn nhiều so với thuật ngữ tiền lệ pháp hoặc thuật ngữ án lệ. Thông luật được sử dụng để chỉ về một bộ phận trong hệ thống pháp luật Anh (bộ phận kia là Luật công bình hay Luật công lý – Equity Law). Nó còn được dùng để chỉ tên gọi của một truyền thống pháp luật (hay hệ thống pháp luật) lớn trên thế giới - Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ hay còn được biết đến với các tên khác như: Hệ thống pháp luật Anglo - Saxon, hệ thống Thông luật, Hệ thống luật Án lê.... Trong Thông luật còn bao gồm cả luật tập quán (tục lệ) và án lệ. Trong khi đó tiền lệ pháp hay án lệ chỉ bao gồm các bản án, quyết định của toàn án được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự về sau. Sử dụng các thuật ngữ này như thế nào: Có thể thấy, các thuật ngữ tiền lệ pháp, án lệ và Thông luật đều có nội dung khá tương tự nhau (thậm chí có thể sử dụng để thay thế cho nhau). Nhưng tùy vào ngữ cảnh khác nhau thì sử dụng khác nhau. Nếu chúng ta xem xét nó dưới góc độ là hình thức pháp luật (là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật, cách thức mà giai cấp thống trị nâng ý chí của mình thành luật), xem xét nó trong mối tương quan với tập quán pháp và văn bản pháp và xem xét ở một mức độ rộng rãi thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ tiền lệ pháp (Precedent). Nếu chúng ta xem xét ở mức độ hẹp hơn hay đơn thuần chỉ là những bản án cụ thể của Tòa án (được áp dụng cho những vụ việc có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này) cũng như xem xét với tư cách là một nguồn của pháp luật thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ án lệ (Case Law). Nếu chúng ta xem nó là một bộ phận trong hệ thống pháp luật (ở Anh) hay là một truyền thống pháp luật, hoặc xem xét lịch sử phát triển của nó thì ưu tiên sử dụng thuật ngữ Thông luật (Common Law). Tiền lệ hành chính: Ở Việt Nam và các nước theo truyền thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, khái niệm tiền lệ pháp, bên cạnh yếu tố các bản án, quyết định của tòa án (giống như quan điểm theo truyền thống pháp luật Anh – Mỹ và truyền thống Dân luật) còn có yếu tố "quyết định của cơ quan hành chính nhà nước". Cụ thể hơn, tiền lệ pháp được hiểu bao gồm tiền lệ hành chính (những quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước) và tiền lệ tư pháp (bản án, quyết định của Tòa án). Đây là những quan điểm mang tính chính thống tại Việt Nam hiện nay, được phổ biến rộng rãi trong các trường đại học, cao đẳng. Có ý kiến còn cho rằng tiền lệ pháp chỉ bao gồm quyết định cá biệt của cơ quan hành chính nhà nước, không bao gồm bản án, quyết định của tòa án. == Lịch sử hình thành == === William I và cuộc chinh phạt nước Anh === Vào năm 1066, trong trận chiến Hastings, quân Norman do công tước William (còn biết đến với tên gọi William – "Kẻ chinh phục") chỉ huy đã đánh bại quân Ăng-lô Sắc-xông do vua Harold II chỉ huy, thống nhất nước Anh. William lên ngôi vua nước Anh với tên gọi là William I - trị quốc từ năm 1066 đến khi qua đời năm 1087. Từ đây mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nước Anh, thời kỳ mà nước Anh dưới sự cai trị của người Norman và cũng là thời kỳ khởi đầu cho giai đoạn hình thành Thông luật. Sau khi lên ngôi, William I đã thực hiện một loạt hành động mạnh mẽ như trấn áp bạo loạn, cũng cố vương quyền, thực hiện xây dựng bộ máy hành chính và cải cách tư pháp. Đó là những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Thông luật (hay là tiền lệ pháp, án lệ). Vốn là một người Pháp gốc Norman, nhưng ông không muốn người dân bản địa xem mình là kẻ xâm lược nước Anh mà xem mình là người Anh. Vì thế, ông tự xưng mình là người thừa kế hợp pháp của các ngôi vua Anglo-Saxon, đồng thời William không vội vàng áp đặt pháp luật của người Norman đối với cư dân bản địa, không huỷ bỏ các tập quán truyền thống của Anh và hệ thống toà án địa phương hoặc thay đổi chúng một cách đột ngột. Nhà vua vẫn giữ nguyên hệ thống pháp luật ở Anh, đi kèm với nó là hệ thống tòa án ở mỗi địa phương. Các toà án này vẫn tiếp tục áp dụng tục lệ từ trước của họ mà chưa có bộ luật nào chung cho toàn vương quốc. === Tòa án Hoàng gia được thiết lập === Ở nước Anh trước đó, tồn tại nhiều vùng, miền khác nhau với nhiều tập quán khác nhau, những tập quán này được người Anh gọi là Luật ví dụ như: Luật Dane được áp dụng ở miền bắc, Luật Mercia ở miền trung và Luật Wessex ở miền tây và miền nam. Cùng với đó là sự hiện diện của nhiều hệ thống tòa án khác nhau (gọi là các Tòa án truyền thống). Ở mỗi địa phương, đều có những Tòa địa hạt (County Court) được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng, thực hiện việc xét xử dựa trên những tập quán địa phương. Ngoài ra, còn có Tòa án Giáo hội sử dụng luật của Giáo hội (Canon Law), tòa án ở các thành phố áp dụng Luật thương gia và Tòa Lãnh chúa áp dụng các quy tắc tập quán phong kiến. Khi lên ngôi, nhà vua đã thiết lập ở Anh một tòa án đặt tại cung điện Buckingham (ở Khu vực Westminster gọi là Tòa Hoàng gia. Ban đầu, Tòa án này không có thẩm quyền toàn diện vì đây là tòa án riêng để giải quyết các vụ việc liên quan tới những người Norman cùng đến Anh với William I. Tới thế kỷ XII, Tòa Hoàng gia đã thay mặt Nhà vua xét xử một số vấn đề về quyền đối với đất đai, thu thuế, trừng phạt các tội phạm hình sự nghiêm trọng cũng như giải quyết một số tranh chấp nhất định, nhất là những tranh chấp có liên quan đến sự ổn định của vương triều. Sự mở rộng thẩm quyền của Tòa Hoàng gia đi kèm là sự mở rộng về mặt quy mô, cơ cấu tổ chức của Tòa án này. Dù vậy, bên cạnh Tòa hoàng gia ở trung ương ngày càng có vị trí quan trọng, thì ở Anh các tòa địa phương vẫn tồn tại và có thẩm quyền rộng, giải quyết hầu hết các tranh chấp (trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa Hoàng gia), qua đó cạnh tranh với sự tồn tại của Tòa án này. Nhưng trong quá trình cạnh tranh, Tòa Hoàng gia dần dần giành được ưu thế (vì hiện đại và chuyên nghiệp hơn, được sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ phía triều đình), các vụ tranh chấp khó giải quyết đều dồn lên cho Tòa Hoàng gia, số lượng đơn khiếu nại của người dân dần chuyển sang Tòa Hoàng gia. Tòa Hoàng gia đã xét xử nhiều vụ hơn so với giới hạn ban đầu. Hệ quả là các Tòa Hoàng gia dần mở rộng đến mức các toà án địa phương mất tác dụng và cuối cùng, Tòa Hoàng gia đã thay thế các tòa truyền thống để trở thành cơ quan xét xử duy nhất nước Anh. === Tiền lệ pháp ra đời === Với mục đích tăng uy tín của tòa Hoàng gia để, góp phần giải quyết thấu đáo các đơn thư khiếu nại của các địa phương gửi lên. Từ thời Vua William I, rất nhiều thẩm phán của Tòa hoàng gia đã được phái đi thực tế tại các địa phương. Những vị thẩm phán này trở thành những thẩm phán lưu động (Travelling Justice) có nhiệm vụ đi khắp đất nước, đến tất cả các vùng thuộc quyền cai trị của Nhà vua, nhân danh Nhà vua để xét xử các vụ việc tại địa phương bằng các phiên tòa xét xử lưu động (Hình thức này cũng giống như các khâm sai đại thần hay án sát ngự sử ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên thời phong kiến). Ở các vùng được gửi đến để thực hiện nhiệm vụ, các vị thẩm phán trong thời gian đầu đã áp dụng những tập quán và luật pháp của vùng để xét xử các vụ án mà không hề áp đặt pháp luật của Hoàng gia (có lẽ là theo ý chỉ của Nhà Vua). Khi giải quyết các tranh chấp theo luật lệ địa phương thì nảy sinh vấn đề là: ở Anh có quá nhiều tập quán khác nhau tại mỗi vùng miền khác nhau, mỗi tòa án áp dụng một kiểu luật. Cho nên có trường hợp cùng một vụ việc nhưng đến các vùng khác nhau thì các vị thẩm phán phải giải quyết vụ việc đó theo các cách khác nhau (phải tuân thủ tập quán và pháp luật tại mỗi vùng đó). Việc phải giải quyết kiểu như vậy dẫn đến không thống nhất trong xét xử, gây khó khăn cho các vị thẩm phán. Tuy vậy, sau thời gian thực thi những nhiệm vụ tại mỗi vùng đất khác nhau, những vị thẩm phán thường trở lại Westminster (họ vẫn giữ chỗ ở thường xuyên về mùa đông tại Luân Đôn) để thảo luận, trao đổi những vấn đề về tập quán và luật pháp của vùng mà mình đã áp dụng để xét xử cho từng vụ việc. Các vị thẩm phán đã làm quen với tất cả các tập quán khác nhau và mỗi khi gặp nhau họ thường thảo luận, so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của các tập quán địa phương khác nhau cũng như những kinh nghiệm trong quá trình xét xử. Sau đó, họ chọn lọc ra những vụ việc hợp lý, những phán quyết có tính thuyết phục cao của các vị thẩm phán ở các vùng khác nhau để làm cơ sở cho các vị thẩm phán tham khảo và áp dụng khi xét xử các vụ án có tình tiết tương tự sau này. Cách áp dụng tương tự này dần dần được coi như những tiền lệ và dần dà điều này đưa đến kết quả là các thẩm phán Hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định của pháp luật giống nhau trên khắp đất nước, những phán quyết này được xem là "khuôn vàng thước ngọc" cho các thẩm phán áp dụng giải quyết các vụ việc khác. Đồng thời, để đảm bảo cho việc thực hiện các phán quyết mang tính chất khuôn mẫu đó, các thẩm phán đã xây dựng nên nguyên tắc tiền lệ - "Stare decisis", có nghĩa là "tiền lệ phải được tôn trọng". Theo nguyên tắc này, bất kỳ ở nơi đâu phát sinh những vấn đề mang tính chất pháp lý thì khi đưa ra phán quyết phải tuân theo những trường hợp tương tự đã giải quyết trước đây và những bản án khuôn mẫu của tòa án trước đây được gọi là án lệ. Về sau nguyên tắc này được cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Vua công nhận như một nguyên tắc xét xử chung cho toàn thể mọi vùng lãnh thổ nước Anh, đó chính là sự ra đời của tiền lệ pháp. Tiền lệ pháp ra đời dẫn đến Tòa Hoàng gia có thể xét xử các vụ việc xảy ra ở các địa phương khác nhau theo nguyên tắc pháp luật chung, từ đó Quyết định của các toà án hoàng gia dần dần trở thành luật chung cho cả vương quốc, kể từ lúc này, hệ thống pháp luật của nước Anh cơ bản được thống nhất. Thuật ngữ "Common Law" – Thông luật hay Luật thông lệ (nghĩa đen là pháp luật chung) đã ra đời và được hiểu là truyền thống pháp luật dựa trên các án lệ (luật án lệ). Có thể nói, tiền lệ pháp ra đời gắn với sự ra đời của Thông luật, nó chính là hình thức pháp luật và là nguyên tắc pháp lý đặc trưng của hệ thống pháp luật Anh. Sự ra đời của nó đáp ứng yêu cầu thống nhất pháp luật và sự tập quyền tư pháp của chế độ quân chủ ở Anh trong thời kỳ này. Xem xét ở góc độ cụ thể, chúng ta có thể nhận thấy, sự ra đời của tiền lệ pháp gắn chặt với sự ra đời và vai trò của Tòa Hoàng gia mà trước hết là đội ngũ thẩm phán lưu động. Không thể nói tiền lệ pháp ra đời năm 1066 hay khi Tòa Hoàng gia được thiết lập vì tiền lệ pháp được hình thành qua một quá trình lâu dài (ít nhất phải đến thế kỷ XII), nhưng cuộc xâm lược nước Anh của William I và Tòa hoàng gia được thiết lập là điều kiện then chốt dẫn đến sự ra đời của nó. Tiền lệ pháp giúp cho thẩm quyền và quy mô của Tòa Hoàng gia được mở rộng (vì đây là "con át chủ bài" giúp Tòa Hoàng gia xét xử một cách có hiệu quả, tăng sự cạnh tranh với các Tòa truyền thống), ngược lại sự lớn mạnh của Tòa Hoàng gia là yếu tố quan trọng giúp cho tiền lệ pháp được phổ biến trên toàn cõi Anh. Ngoài ra, tiền lệ pháp ra đời bên cạnh vai trò của các thẩm phán trong việc xây dựng và áp dụng những nguyên tắc mới trong quá trình xét xử, còn do sự kế thừa trực tiếp từ hình thức tập quán pháp, đó là những tập quán khác nhau ở mỗi địa phương mà các thẩm phán đã chọn lọc, thao khảo và dùng làm cơ sở để đưa ra phán quyết. Sự kế thừa này là một điều tất yếu vì đây chính là đặc điểm mang tính lịch sử của pháp luật Anh, đó là tình kế thừa và "tính kết nối bền vững không thể phủ nhận được với quá khứ". Chính vì thế khi nói đến Thông luật, bên cạnh tiền lệ pháp, ta không thể không nhắc đến tập quán pháp. Một yếu tố không thể không nhắc đến, đó là tầm nhìn sáng suốt của vua William I và những người kế vị của Vương triều Norman. Vốn là một người ngoại quốc, nhưng William đã khôn khéo hợp pháp hóa sự hiện diện của mình về mọi mặt trên toàn cõi nước Anh. Về mặt pháp luật, ông không vội vã áp đặt pháp luật của Vương triều người Norman hay ý chí của ông lên nước Anh (điều mà ông ta có khả năng thực hiện). Vì ông ta tin chắc rằng, việc thay đổi những cái đã có sẽ dẫn đến sự phản kháng của người dân bản địa, nơi mà luôn coi trọng những giá trị truyền thống đến mức bảo thủ. Ông đã khôn khéo đi từ truyền thống của chính người Anh, qua tay của những thẩm phán của ông để xây dựng nên một thứ pháp luật mà vua William và con cháu của ông có thể kiểm soát được. Ông không tuyên bố đặt ra luật lệ nhưng thẩm phán của ông sẽ làm điều đó. Trong quá trình xét xử, họ đã dần dần bổ sung vào luật lệ của người Anh những quan điểm, ý chí (hay lợi ích) của họ thông qua các bản án. Các bản án này lại nhân danh những tập truyền thống để rồi dần dần thay thế nó thông qua việc đưa ra nguyên tắc tuân thủ án lệ thay vì tuân thủ tập quán. Người bản địa "ngây thơ" chấp nhận những án lệ đó như là truyền thống của mình (thực tế trong giai đoạn đầu, các án lệ vẫn vận dụng những tập quán truyền thống, nhưng những giai đoạn sau khi án lệ đã hoàn toàn thay thế tập quán thì rất khó để khẳng định các quan tòa trong khi xét xử có áp dụng tập quán pháp hay không) và ra sức tuân thủ, và như vậy William I và những người kế thừa của ông đã thành công. Đây cũng là sự sáng suốt của William "kẻ chinh phục" - người được xem là một trong những vị vua tài giỏi bậc nhất thế giới trong lịch sử nhân loại. === Sự khẳng định === Sau khi ra đời, qua quá trình phát triển thăng trầm của lịch sử, có lúc phải chịu lùi bước trước Luật công bình - là đối tượng cạnh tranh quyết liệt với tiền lệ pháp. Vì tiền lệ pháp bắt nguồn từ quyết định của các tòa án (xuất xứ truyền thống của tiền lệ pháp là các án lệ) chứ không phải luật do cơ quan lập pháp ban hành, mặt khác tiền lệ pháp lại dựa trên truyền thống án lệ lâu đời cho nên theo thời gian, tiền lệ pháp đã biến thành một tập hợp các quy định tố tụng cứng nhắc và máy móc. Không theo kịp với những thay đổi của xã hội Anh lúc bấy giờ mà còn bảo thủ, trì trệ. Cho nên, nhà vua đã chấn chỉnh bằng cách không ban hành luật mới mà lại thành lập một loại tòa án mới - đó là Tòa Công lý (hay Tòa Công bình). Nếu một thần dân cho rằng một quyết định theo các án lệ trước đó là không công bằng thì có thể thỉnh cầu lên nhà vua. Do có quá nhiều thỉnh cầu như vậy, nhà vua phải cho thành lập Tòa Đại pháp quan (The Court of Chancery) do một viên Đại Pháp quan đứng đầu (Thường thì viên Đại pháp quan này xuất thân là tể tướng hoặc là người đứng đầu Giáo hội ở Anh). Tòa Đại pháp quan này xét xử dựa trên các lẽ công bình và "tình yêu của Chúa trời", từ đó hình thành nên nguyên tắc xét xử công bằng (in equity - công bằng và bình đẳng). Tòa án này được phép tự quyết định cách điều chỉnh sự phán xử theo luật thông lệ trước đó, đồng thời chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các quy tắc tôn giáo, quyết định của tòa án này đã sản sinh ra một loại luật được gọi là luật công bình, cũng dựa trên quyết định các tòa án từ trước. Sau khi Tòa đại pháp quan và Luật công bình ra đời đã được sự đón nhận nhiêt liệt của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nghèo khổ. Tòa đại pháp quan nhận được nhiều thư thỉnh cầu giải quyết của các thần dân các thẩm phán phải "đầu tắt mặt tối" giải quyết khiếu kiện, quyền lực và uy tín của Đại pháp quan được cũng cố. Trong lúc đó các Tòa Hoàng gia lại có nguy cơ rơi vào tình trạng "ngồi chơi xơi nước". Tuy vậy, việc xét xử mà chỉ đơn thuần dựa vào đạo đức và niềm tin tôn giáo một cách ngây thì khó có thể có hiệu quả lâu dài, chính vì vậy, sau một thời gian phát triển, Luật công bình đã bọc lộ những hạn chế (một trong những hạn chế đó là dựa quá nhiều vào tình cảm, đạo đức và vai trò của người xét xử), và đó là cơ hội cho Thông luật hay tiền lệ pháp với những giá trị không thể phủ nhận của nó đã khẳng định được ưu thế của mình trong lịch sử pháp luật Anh nó riêng cũng như lịch sử pháp luật thế giới nói chung. Thông luật (với nguyên tắc cơ bản là tiền lệ pháp) đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Vào thế kỷ thứ XVIII – XIX, Đế quốc Anh đã mang tiền lệ pháp sang tất cả các lục địa (trước hết là những thuộc địa của họ). Tiền lệ pháp đã được tiếp nhận ở nhiều nước, nhưng thành công nhất là ở các quốc gia nơi người định cư Châu Âu chiếm số đông và áp đặt luật lệ của họ lên người bản địa như: Úc, Canađa, New Zealand và Hoa Kỳ (Louisiana đã có luật thành văn trước khi trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ). Thông luật cũng được áp đặt ở nhiều thuộc địa khác nhưng thường được điều chỉnh để thích ứng với tập tục địa phương. Trong một vài trường hợp, Hoa Kỳ đã áp đặt nhiều phần của tiền lệ pháp đối với các lãnh thổ uỷ trị mới (như tại Philippines). Tại châu Phi và châu Á, luật thông lệ vẫn được áp dụng ở các thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ngày nay, Ấn Độ là nước theo tiền lệ pháp đông dân nhất. Và hệ thống Thông luật (Common Law) (hay hệ thống pháp luật Anh – Mỹ hay Hệ thống pháp luật Anglo – Saxon hay hệ thống luật Án lệ) cùng với hệ thống pháp luật Châu âu lục địa (Dân luật) trở thành một trong hai hệ thống pháp luật phát triển nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay, mặc dùn trải qua nhiều sự thăng trầm của lịch sử, sự giao thoa, ảnh hưởng lẫn nhau của các hệ thống pháp luật do quá trình toàn cầu hóa, nhưng ở Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì án lệ là nguồn cơ bản của pháp luật. Đặc biệt, ở Vương quốc Anh thực thi một hệ thống tiền lệ pháp – đó là hệ thống các quyết định và bản án của tòa án có tính chất chỉ đạo giải quyết và thi hành pháp luật, nhưng đồng thời cũng là quy trình hình thành pháp luật mới. Để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, thẩm phán tòa án Anh, Mỹ thường áp dụng tiền lệ án hơn là áp dụng quy phạm luật. Đây là xu hướng chung trong hệ thống pháp luật nước này: Điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bằng các quy phạm tiền lệ pháp hơn là bằng các văn bản quy phạm pháp quy. Và như vậu hệ thống các án lệ ở nước này đóng vai trò quyết định và cơ bản trong hệ thống luật pháp. Điều đó đã khẳng định sự tồn tại của tiền lệ pháp. == Điều kiện để một bản án trở thành án lệ == Trong Thông luật, không phải mọi bản án, quyết định của các tòa án đều trở thành án lệ. Một bản án phải đáp ứng các yếu tố cơ bản sau đây để trở thành án lệ: === Phải có vấn đề pháp lý === Nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quan đến vấn đề pháp lý (a point of Law). Phần lớn các vụ án, các tranh chấp được giải quyết tại tòa án nước Anh không gặp phải những câu hỏi về vấn đề pháp lý, mà là những câu hỏi về sự kiện thực tế trong vụ án (a question of fact). Tức là khi các vấn đề pháp lý đã rõ, thì thẩm phán áp dụng luật đã có sẵn như thế nào trước các sự kiện thực tế trong vụ án, những bản án trong các vụ án này không tạo ra án lệ. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra án lệ là quyết định của thẩm phán trong vụ án cụ thể liên quan đến các vấn đề pháp luật (a point of Law) mới nảy sinh hoặc một nghi vấn pháp luật (question of Law). Đó là các vấn đề nảy sinh trong các vụ án có liên quan đến câu hỏi luật cần áp dụng đối với sự kiện thực tế (question of fact) nảy sinh trong vụ án là gì và nó được áp dụng vào các sự kiện thực tế trong vụ án như thế nào? Thực chất vấn đề pháp luật ở đâu chưa được giải quyết, chưa hề có lời giải đáp trong thực tiễn. Do đó khi xét xử thẩm phán đã tìm ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án. Và như vậy thẩm phán đã sáng tạo ra pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai. Hãy tham khảo một án lệ cụ thể: R. v. Elizabeth Manley, [1933] (CA) Vụ án này xảy ra vào năm 1933, liên quan đến cô Elizabeth Manley. Cô này đã trình báo với cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên, khi cảnh sát tiến hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội cô Elizabeth Manley với tội danh "làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng ". Tội danh này không có trong luật (Đây là nội dung liên quan đến vấn đề pháp luật). Do đó, tòa án đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức cho cảnh sát trong quá trình điều tra một vụ việc không có thật. Từ vụ án Alizabeth Manley đã hình thành nên một tiền lệ trong phán quyết của Tòa án " Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một vụ án không có thật thì bị buộc vào tội danh gây rối, ảnh hưởng đến trật tự công cộng". Tiếp sau đó là vụ án của bà MayJones vào năm 1997 (theo Án lệ: R v MayJonnes [1997] (CA)). Bà Jones đang đi mua sắm ở cửa hàng thì phát hiện mình bị mất chiếc ví. Bà ta nhớ lại trước đây ít phút có một người đàn ông đã đi lướt qua và chạm vào người bà. Bà ta lập tức báo cảnh sát và miêu tả nhận dạng người đàn ông đấy. Ngày sau đó cửa hàng điện thoại đến và báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại cửa hàng. Trong vụ này bà Jones cũng bị kết tội như cô Manley vì đã làm cảnh sát điều tra một vụ việc không có thật và đặt người vô tội trước rủi ro bị truy tố. Hai vụ án cách nhau 64 năm tuy nhiên tiền lệ trước đây vẫn được áp dụng để giải quyết cho vụ án sau (án bà May Jones) vì hai vụ án trên có tính chất tương tự với nhau. Từ vụ án này cho thấy, tội danh "gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng" chưa hề có trong mặt có nghĩa là hành vi của cô Manley trước khi có tội danh này rơi vào vấn đề pháp luật (đây cũng được gọi là "các vụ việc được giải quyết lần đầu"). Việc tòa án đưa ra tội danh này trong phán quyết đã làm ra án lệ và như vậy những hành vi tương tự như cô Manley sẽ bị áp dụng tội danh này. Giống như hành vi của bà MayJones sau này. === Phải có quan điểm === Trong bản án phải thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán hoặc của các thẩm phán trong hội đồng xét xử về các vấn đề pháp luật được đặt ra. Nếu không có quan điểm, đường lối giải quyết trong bản án thì không thể trở thành án lệ (vì án lệ có thể hiểu ở góc độ là một đường lối xét xử) Thông thường những bản án tạo thành những án lệ phổ biến gắn liền với việc các thẩm phán thể hiện quan điểm của mình đối với vấn đề pháp luật đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ: Vụ án Moorgate Mercantili kiện Twitchings ở Án lệ: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA Trong vụ án này, Thẩm phán Lord Denning đã thể hiện quan điểm của ông đối với việc áp dụng chế định Estoppel ("ngăn không cho phủ nhận") trong luật Anh một cách rất rõ ràng làm cơ sở để xử lý các vấn đề pháp lý được đặt ra trong vụ án này (xem chi tiết vụ án này ở phần thuật ngữ) và thuyết phục các bên, làm nên một bản án "thấu tình đạt lý", có giá trị to lớn về sau này. Quan điểm và thái độ của thẩm phán đối với vấn đề pháp lý mới nảy sinh trong vụ án sẽ được chấp nhận khi thẩm phán có những lập luận đưa ra trong một án lệ phải hợp lý và có lô-gic pháp luật. Cụm từ mà người ta dùng để đánh giá tính hợp tình hợp lý đối với thẩm phán "làm luật" sáng tạo ra pháp luật khi xét xử đó là "tính hợp lý" (Reasonnable) hay "lập luận hợp lý" (Rule of Law). Đặc điểm này là một đặc trưng rất cơ bản trong văn hóa pháp lý của các vị thẩm phán trong các hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng bởi truyền thống Thông luật. Hiện nay, lý luận về lập luận hợp lý là một yếu tố góp phần tạo ra án lệ không chỉ phổ biến ở trong hệ thống pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật, mà nó đã ảnh hưởng đến các án lệ của tòa án Châu Âu khi xét xử về các lĩnh vực của pháp luật thuộc phạm vi của Liên minh châu Âu. Ví dụ như nguyên tắc về lập luận hợp lý trong pháp luật cạnh tranh. === Phải xuất phát từ tranh chấp === Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ tranh chấp giữa các bên trong vụ án (Related to an issue raised by the arguments of the parties). Điều này có nghĩa là án lệ được tạo ra trong bối cảnh phải có một tranh chấp xác định. Thẩm phán đứng trước nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong một trường hợp cụ thể. Nếu xét về con đường hình thành ra pháp luật thì cách tạo ra luật bởi thẩm phán (Judge – made law) trong điều kiện này khác hẳn với công việc xây dựng luật của các nhà lập pháp trong nghị viện. Các thẩm phán trong hệ thống Thông luật đặc biệt là trong pháp luật Anh không coi công việc của họ đơn thuần là áp dụng pháp luật mà họ còn có chức năng sáng tạo ra pháp luật (qua các án lệ) để góp phần hoàn thiện pháp luật. Đối với những trường hợp mà dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh tranh chấp, thì án lệ được tạo ra chính là lời giải đáp cho việc áp dụng các quy định pháp luật chứa đựng những nguyên tắc chung trong một trường hợp cụ thể. Một thực tế hiển nhiên là văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp tạo ra rất nhiều trường hợp có chứa đựng các quy phạm với cách khái quát rất cao và trừu tượng. Cũng có những trường hợp các nhà lập pháp không thể tiên đoán hết các thay đổi của điều kiện thực tế của cuộc sống xã hội: điều này tạo điều kiện cho các thẩm phán tạo ra các án lệ khi giải thích và áp dụng các văn bản luật cũng như các đạo luật. Cũng có những trường hợp án lệ được tạo ra trong một vụ án cụ thể phát sinh trên cơ sở tranh chấp giữa các bên không phải vì lý do luật chưa tiên đoán được sự việc trên thực tế sẽ phát sinh, cũng như lỗi về ngôn ngữ trong điều luật. Trường hợp này án lệ được ra khi điều luật cần áp dụng trong trường hợp phức tạp của thực tiễn. Ví dụ: Án lệ Chief Adjudication Officer v Webber [1989], 11234, CA. Trong vụ Chief Adjudication Officer kiện Webber. Câu hỏi đặt ra trong vụ kiện này liên quan đến tranh chấp giữa bên nguyên đơn và bị đơn về khái niệm từ "Sinh viên" (Student). Cần hiểu như thế nào cho đúng để áp dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật Hỗ trợ trong thu nhập năm 1987. Theo luật này một người được coi là sinh viên từ thời điểm bắt đầu của khóa học tập trung chính quy cho đến tận ngày cuối cùng của khóa học, kể cả thời gian của các kỳ nghỉ. Án lệ trong vụ Chief Adjudication kiện Webber có khác biệt ở chỗ thẩm phán của Tòa phúc thẩm xét xử vụ kiện này tuyên bố định nghĩa từ "sinh viên" nói trên không áp dụng đối với người đã thi trượt một số đơn vị học phần và phải thi lại như những sinh viên tại chức (A part – time student). Như vậy có thể nói, án lệ trên do thẩm phán tạo ra luôn dựa trên cơ sở của các vụ kiện cụ thể, và khi nó được coi là án lệ thì có thể áp dụng cho các vụ việc trong tương lai có những tình huống tương tự. Khi đó, những nội dung của án lệ sẽ được các thẩm phán viện dẫn, nhắc lại để phục vụ cho lập luận hợp lý của họ. === Phải có thẩm quyền === Án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền. Án lệ được thiết lập ngay tại Tòa án, tuy nhiên không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án, quyết định thuộc các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ. Ở nước Anh, việc hình thành án lệ, hệ thống thứ bậc và hiệu lực án lệ gắn bó mật thiết với tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án. Ví dụ ở Anh: Cấp độ thấp nhất trong hệ thống Tòa án là tòa án địa phương (Tòa Địa hạt – County Court), Tòa án quận, Tòa sơ thẩm ở các thành phố lớn. Gọi chung là các Tòa sơ cấp, phán quyết của các tòa sơ cấp không được coi là án lệ. Tòa cấp cao (Hight Court) bao gồm 3 phân tòa là Tòa Công bình, Tòa Nữ hoàng, Tòa Gia đình. Phán quyết của tòa cấp cao dù chỉ là các phán quyết tại các phiên xét xử sơ thẩm nhưng các phán quyết đó có giá trị như án lệ. Án lệ của tòa cấp cao có giá trị bắt buộc đối với các tòa địa phương và tòa sơ thẩm ở các thành phố. Xét về mặt thứ bậc hiệu lực thì phán quyết của tòa cấp cao đương nhiên không phải là án lệ có tính bắt buộc đối với tòa án ở cấp cao hơn. Tòa phúc thẩm (Court of appeal) có cấp độ cao hơn tòa cấp cao và tòa Hoàng gia. Do tính chất và thẩm quyền của tòa phúc thẩm cho nên các bản án của Tòa phúc thẩm rất có giá trị 25% được xuất bản thành các tập án lệ và có giá trị bắt buộc đối với các tòa cấp dưới và ngay cả tòa phúc thẩm. Thượng nghị viện (House of Lord) – Đây là cấp tòa tối thượng trong hệ thống tòa án Anh. Án lệ của thượng nghị viện (3/4 trong đó được xuất bản) có giá trị bắt buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới và đối với cả thượng nghị viện. Tuy nhiên do yêu cầu của việc phát triển pháp luật, vào năm 1966, thượng viện tuyên bố rằng thượng nghị viện sẽ không bị bắt buộc phải theo các án lệ của chính mình. === Phải được công bố và hệ thống hóa === Các phán quyết phải được công bố và hệ thống hóa. Việc công bố và hệ thống hóa án lệ phải tuân theo một trình tự thủ tục chặt chẽ. Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng để một bản án trở thành án lệ nhất thiết phải qua khâu này. Đây là một trong những đặc điểm của án lệ và cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng án lệ – tiền lệ pháp. Xem phần lưu trữ và công bố án lệ. === Phải gắn với nguyên tắc tiền lệ === Án lệ khi được giải thích và áp dụng phải gắn liền với nguyên tắc "Stare decisis" - Tiền lệ phải được tôn trọng. Trong hệ thống pháp luật Anh cũng như các nước việc giải thích và áp dụng các án lệ là một khâu cực kỳ quan trọng trong đó việc giải thích các án lệ là điểm mấu chốt còn việc áp dụng án lệ là hệ quả trực tiếp từ việc giải thích. Trong hệ thống Thông luật cấu trúc của bản án được tuyên rất khác với các nước theo truyền thống luật dân sự. Về hình thức các bản án của các nước theo hệ thống Thông luật thường rất dài. (Ví dụ ở Canada có những bản án dài tới hơn 150 trang). Các thẩm phán của Anh trình bày, diễn giải những quyết định do mình đưa ra một cách khá rườm rà, thậm chí có những trường hợp thẩm phán vượt ra khỏi khuôn khổ của vụ án và đưa ra những quy tắc chung. Mà nguyên tắc "Tiền lệ phải được tôn trọng" trong việc giải thích và áp dụng yêu cầu hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự nhau sẽ được xét xử như nhau. Vậy thì khi so sánh vụ việc đang thụ lý với các vụ việc đã xảy ra trước đây làm thế nào xác định được tình tiết nào là tình tiết chính, tình tiết nào là tình tiết tương tự hoặc có liên quan trong một bản án dài với nhiều lập luận? Đâu là ranh giới giữa án lệ bắt buộc và án lệ không bắt buộc, giữa phần bắt buộc và phần không bắt buộc của bản án. Để giải quyết được vấn đề đó, cần phải vận dụng kỹ thuật phân loại. Không phải mọi nội dung hay tất cả các phần trong một bản án được coi là án lệ đều có giá trị bắt buộc, mà chỉ có những phần chính – Ratio dicedendi (tiếng Latinh: Lý do để quyết định) mới có giá trị bắt buộc, và được tòa án xem xét các tình tiết trong đó được coi như là những cơ sở quan trọng chủ yếu để lập luận cho phán quyết của mình. Khi ra một phán quyết, bản thân thẩm phán không xác định cái gì là Ratio decidendi, còn cái gì là Obiterdictum (tiếng La Tinh: một nhận xét ngẫu nhiên). Điều đó sẽ do thẩm phán khác làm khi xem xét quyết định đó có phải là án lệ cho vụ việc ông ta đang giải quyết hay không. Việc phân biệt sự khác nhau giữa Ratio decidendi và Obiterdictum trong án lệ là một nét văn hóa pháp lý rất đặc trưng trong pháp luật Anh và các nước thuộc hệ thống thông luật. Đôi khi việc phân định giữa Ratio decidendi và Obiterdictum thật dễ dàng, đặc biệt khi vị thẩm phán có ý thức rõ ràng về vai trò của mình là người làm ra luật, chỉ rõ ràng tuyên bố nào của ông ta là Obiter, chẳng hạn bằng cách nói "Tôi muốn bổ sung rằng đã có thể tuyên bố bị đơn là có tội nếu vụ việc có những diễn biến như thế này, thế này...". Mục đích của câu tuyên bố được coi là Obiter có thể là vị thẩm phán muốn giải thích và minh họa lập luận của ông ta bằng các ví dụ khác nhau để phân biệt các vấn đề nảy sinh trong vụ việc này với các vấn đề tương tự khác. Trong những vụ việc như vậy không phải vị thẩm phán đã tạo ra án lệ chỉ ra ranh giới giữa ratio decidendi và obiter dictum, mà chính các thẩm phán của các vụ việc sau đó, các luật sư thực hành, các nhà nghiên cứu luật, sinh viên luật và các đối tượng khác sẽ đưa ra phân biệt. Tuy nhiên việc phân biệt này không phải lúc nào cũng đơn giản, nhiều khi nó còn phụ thuộc vào sự biện luận của luật sư, và các thẩm phán trong xét xử vụ kiện. Ví dụ: một người bị con chó của nhà hàng xóm cắn và tòa án đã buộc người chủ con chó phải bồi thường với lý do chủ của vật nuôi có trách nhiệm nếu con vật đó làm bị thương người khác. Thời gian sau, một người khác bị con trăn Nam Mỹ của nhà hàng xóm gây ra thương tích và vấn đề đặt ra là quyết định trước đây có phải là án lệ bắt buộc đối với vụ việc mới này (thông thường đây là quan điểm của luật sư bên bị hại) hay không phải là bắt buộc (đây là quan điểm của bị đơn). Xét qua thì rõ ràng việc bị thương do con trăn gây ra đã được nói đến trong tuyên bố của tòa án tại vụ việc thứ nhất. Thông thường luật sư của thân chủ có con trăn sẽ cố gắng thuyết phục thẩm phán rằng phán quyết ở vụ trước đó chỉ có tính bắt buộc đối với những vụ khi con vật gây ra thương tích là chó, bởi con trăn Nam Mỹ hoàn toàn khác với con chó và vì thế trong trường hợp này không nhất thiết phải áp dụng quy định này một cách giống nhau đối với cả hai loài động vật. Qua ví dụ này chúng ta có thể thấy 2 khía cạnh của kỹ thuật phân loại án lệ, nó không chỉ đơn thuần là phân biệt giữa Ratiodicedendi và Obiterdictum, mà nó còn là việc chứng minh những điểm tương đồng của những tình tiết có liên quan của vụ án này với vụ án trước đó nhằm tạo ra những tình tiết tương tự để áp dụng án lệ đã có. Ngoài ra còn thể hiện ở khía cạnh khác đó là việc chỉ ra sự khác biệt có thể chấp nhận được giữa vụ việc hiện tại và án lệ, và bằng cách đó ta có thể tránh được tính chất bắt buộc của án lệ, cho dù án lệ có những nhận định mà từng câu, từng chữ rõ ràng bao hàm cả tình huống mới phát sinh. Ở khía cạnh thứ nhất việc chứng minh những điểm tương đồng, ta thấy có những án lệ mà thoạt nhìn người ta không thấy nó có điểm tương đồng với một vụ việc cụ thể đang xét xử, nhưng bằng những lập luận hợp lý, thẩm phán vẫn có thể viện dẫn án lệ đó. Ví dụ: trong vụ án Attia kiện British Gas năm 1987. Đây là vụ án mà nguyên đơn là bà Attia đã kiện Công ty cung cấp khí gas Anh (British gas) về việc bồi thường thiệt hại do hành vi bất cẩn của Công ty này làm cháy ngôi nhà của bà. Tòa Phúc thẩm Anh khi xử vụ án này đã ra phán quyết dựa trên Án lệ của Thượng Nghị viện trong vụ Macloughtin kiện O’Brian. Điều đáng lưu ý ở đây là bà Attia được Tòa Phúc thẩm tuyên thắng kiện trong một vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và tinh thần (do hành vi bất cẩn của Công ty cung cấp gas Anh đã làm cháy ngôi nhà của bà) dựa trên án lệ trong vụ bà Macloughlin kiện O’Brian với nội dung về bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần trong một vụ tai nạn giao thông (đây là vụ án mà bà Macloughlin đã kiện O’Brian- một tài xế lái xe đã làm chết chồng và hai người con của bà trong một vụ tai nạn). Quả thật hai vụ kiện này có vẻ như khác xa nhau, một bên là bị sốc do chứng kiến những người thân thiết nhất trong gia đình bị mất đi và bị thương nặng, một bên là bị sốc do chứng kiến ngôi nhà bị thiêu rụi, thế nhưng tòa vẫn lấy vụ kia làm cơ sở để xử vụ này bằng những lập luận hợp lý. Đó là, khi mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, Thẩm phán của Tòa phúc thẩm dùng từ "house" có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối liên hệ giữa bà Attia và ngôi nhà của bà, Tòa không dùng chữ "house" mà lại dùng từ "home", có thể dịch là "tổ ấm". Trong tiếng Anh, cả hai đều có nghĩa là nhà, nhưng chữ house dùng để chỉ một kết cấu vật chất còn chữ home thì có ý nghĩa lớn lao hơn, thiêng liêng hơn: chỉ tổ ấm, chỉ về gia đình... Chính vì vậy, ngôi nhà bị thiêu rụi đó cũng gây đau khổ cho bà Attita không kém gì nỗi đau mất người thân của bà Macloughtin trong vụ án trước đó. Ở đây thẩm phán đã có cách chơi chữ rất tinh tế kết hợp với truyền thống văn hóa từ đó đưa ra lập luận cho mình. Ở khía cạnh thứ hai, chính là phương thức phân biệt. Nếu các thẩm phán muốn tránh không gặp phải áp dụng nguyên tắc Stare decisis thì ông ta có thể tuyên bố là các tình tiết của vụ án mình đang xét xử không giống với các tình tiết trong vụ án đã xét xử trước đó. Đây gọi là phương thức phân biệt. Ngay cả trong trường hợp các tình tiết được coi là giống nhau, thẩm phán cũng có quyền không chịu sự ràng buộc của nguyên tắc này trong một phán quyết được ban hành trước đó nên cho rằng tình tiết đó không phải là căn cứ có tính chất quyết định (không dựa trên Ratiodicidend) đặc biệt là trong trường hợp căn cứ đó chỉ có tính bổ sung (Obiterdictum) hoặc là căn cứ đó đang còn được tranh cãi hay trong trường hợp quy tắc được đưa ra vượt ra khỏi khuôn khổ của vụ việc cần xét xử. Có thể thấy rằng giá trị của bản án với tư cách là án lệ có thể mở rộng ra bên ngoài câu chữ của chính thẩm phán (dù điều này ít khi xảy ra). Ví dụ nếu vị thẩm phán khi đưa ra quyết định cho rằng cha mẹ có quyền đưa cậu con trai ra khỏi trường nội trú trước khi kỳ học kết thúc cho dù họ đã ký hợp đồng với nhà trường, quyết định này có thể coi là án lệ có giá trị bắt buộc đối với vụ việc tương tự với các cô con gái bởi giới tính của đứa trẻ không có liên quan gì đến phán quyết. Tuy nhiên tình huống có thể khác đi nếu luật sư thành công trong việc thuyết phục thẩm phán ở vụ việc sau về cô con gái, rằng giới tính của đứa trẻ nên được nhìn nhận như một yếu tố quan trọng trong vụ việc này. Giới luật gia Anh cho rằng chỉ ra sự khác biệt giữa các vụ việc là nghệ thuật hơn là khoa học, hoặc là những mánh khóe đơn giản hay là một nghề, nhiệm vụ của nó là khám phá ra những khác biệt có liên quan hoặc được tòa án xem là có liên quan Quay lại ví dụ về trách nhiệm của người chủ đối với người bị thương do vật nuôi của mình. Để không phải áp dụng án lệ đã có, không chỉ bằng cách chứng minh rằng con trăn Nam Mỹ hoàn toàn khác với con chó - một loài được thuần dưỡng, loài kia là nòi hoang dã, mà còn có thể chứng minh về sự khác biệt có liên quan ngay cả khi hai trường hợp đều bị chó cắn, như: con chó trong án lệ được viện dẫn là con chó màu đen, có tên là Hắc Báo, trong khi con chó trong vụ việc sau màu trắng, tên là Bạch Tuyết cũng như việc một con cắn vào ngày thứ hai còn con kia cắn vào ngày thứ tư khó có thể coi là sự khác biệt có liên quan, nhưng vấn đề sẽ khác nếu như Luật sư tìm được sự khác biệt khó có thể bỏ qua như việc chó cắn bị thương thứ nhất xảy ra ngay tại nhà người chủ có chó, còn vụ việc kia thì việc chó cắn xảy ra ngay tại nơi công cộng (ở công viên chẳng hạn). Như vậy, có nhiều cách xoay xở để giới hạn tính bắt buộc của án lệ bằng việc chỉ ra sự khác biệt (khác biệt giới hạn). Nếu thẩm phán Anh không tán thành án lệ cụ thể nào đó thì ông ta sẽ né tránh bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa án lệ đó với vụ việc ông ta đang xem xét bằng mọi tình tiết có thể và như vậy chỉ một chi tiết khác biệt cũng có thể được coi là đủ. Một số quyết định trước đây một thời được coi là những án lệ quan trọng, bằng phương thức phân biệt này đã mất giá trị thực tiễn mà không có tòa án nào tuyên bố một cách rõ ràng rằng các án lệ đó đã lạc hậu (những án lệ như vậy được gọi một cách hài hước là "những vụ việc rất khác biệt". Điều đó cho thấy tòa án Anh đóng góp vào sự phát triển liên tục của pháp luật không chỉ bằng cách tạo ra các án lệ mà còn bằng cách bãi bỏ các án lệ. Thông luật luôn thể hiện tính phức tạp, tính nguyên tắc và cả đặc tính mềm dẻo, linh động của nó trước những biến đổi thực tiễn. == Học thuyết về tiền lệ == Dựa trên nguyên tắc bất thành văn Stare decisis – "Tiền lệ phải được tôn trọng" (ra đời vào thế kỷ 12 và chính thức bắt buộc vào thế kỷ 17), các nước theo hệ thống Thông luật đã cụ thể hoá thành những quy định trong việc xây dựng tiền lệ pháp và được hệ thống lại thành học thuyết về tiền lệ (The Doctrine of Precedent) với những nguyên tắc sau: === Nguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa cấp trên === Mỗi tòa án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính tòa đã tạo ra tiền lệ. Ví dụ: Ở nước Anh, Tòa sơ cấp – Tòa án địa phương (county court) phải tuân theo án lệ của Tòa cấp cao, Tòa hoàng gia, Tòa phúc thẩm và Tòa tối thượng (Thượng Nghị viện). Ở các nhà nước liên bang như Mỹ, Úc, các tòa cấp dưới của các tiểu bang khi xét xử chỉ buộc phải tuân theo những phán quyết đối với những bản án của những vụ án tương tự của các tòa cấp trên thuộc tiểu bang mình. === Nguyên tắc không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khác === Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ có giá trị tham khảo chứ không có tính bắt buộc. Tuy nhiên, đối với quyết định của tòa án cấp cao hơn của hệ thống tòa án khác sẽ có giá trị thuyết phục hơn trong việc tham khảo để tòa án quyết định bản án. Ví dụ: Trong liên hiệp Vương quốc Anh phán quyết của các tòa Scotland, Bắc Ailen và của Tòa án nước ngoài thuộc hệ thống thông luật cũng không thể trở thành tiền lệ đối với tòa án nước Anh, mặc dù trong một số trường hợp các phán quyết đó có thể có một giá trị tham khảo nhất định. Ở Úc, theo học thuyết tiền lệ thì Tòa án Sơ thẩm thuộc tiểu bang New South Wales sẽ buộc phải tuân theo những phán quyết trước đây của Tòa án Phúc thẩm thuộc tiểu bang New South Wales nhưng nó không buộc phải tuân theo những quyết định của Tòa án Tối cao thuộc tiểu bang Victoria. Tuy nhiên phán quyết của tòa án tối cao thuộc tiểu bang Victoria sẽ có giá trị thuyết phục hơn so với bản án của tòa cấp thấp hơn thuộc tiểu bang Victoria đối với tòa án thuộc tiểu bang New South Wales khi đưa ra một bản án đối với một vụ án tương tự. === Nguyên tắc chỉ dựa vào cơ sở pháp lý === Chỉ có những quyết định của thẩm phán trước đó dựa trên phần chứng cứ pháp lý (Ratio decidendi) của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc phải áp dụng để ra quyết định cho vụ án sau này. Trong một bản án theo truyền thống Thông luật luôn có hai phần, đó là phần Ratio decidendi và Obiter dictum. Ratio decidendi: Tiếng Latin có nghĩa là "Lý do để quyết định", là phần cơ sở pháp lý hay chứng cứ pháp lý của bản án. Đây là nhân tố bắt buộc bất kỳ trong quá trình suy luận dẫn tới quyết định của tòa án. Là nhân tố quan trọng nhất và là yếu tố bắt buộc của mỗi phán quyết. Ratio decidendi sẽ tạo nên quy tắc được đưa vào thành phần của pháp luật Anh. Nó cũng là phần chứa đựng các quy phạm pháp luật trong hệ thống Anh. Vì thế phần này có vai trò vô cùng quan trọng là nguồn trực tiếp của pháp luật Anh. Với ý nghĩa như vậy cho nên đây luôn là phần bắt buộc phải có trong mỗi án lệ, khi xem xét tính chất tương tự của vụ việc thẩm phán bắt buộc phải đối chiếu với những tình tiết trong phần này trong những quyết định trước đây. === Nguyên tắc tham khảo đối với phần bình luận === Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ sở bình luận của thẩm phán (Obiter dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ. Tuy nhiên, những nhận định và phán quyết đó có thể được tòa án sau này xem xét, cân nhắc và thậm chí có thể áp dụng trong việc ra quyết định. Obiter dictum: Tiếng La Tin có nghĩa là "Một lời nhận xét ngẫu nhiên", đây là phần bình luận của thẩm phán trong bản án. Nó chính là lời nhận xét, bình luận, ý kiến phụ của thẩm phán, không có giá trị bắt buộc, không mang nội dung trực tiếp của vụ tranh chấp, và không thể viện dẫn như một tiền lệ. Vì vậy phần này chỉ là sự tuyên cáo, không chi phối đối với quyết định và vì thế không có tính bắt buộc đối với các vụ việc trong tương lai. Tuy nhiên, đôi khi nó có giá trị thuyết phục đáng kể do vị trí của tòa án và danh tiếng của vị thẩm phán đưa ra quyết định đó. === Nguyên tắc hiệu lực bất kể thời gian === Yếu tố thời gian không thể làm mất đi tính hiệu lực của các tiền lệ. Theo nguyên tắc này, những phán quyết của các tòa án cách đây hàng trăm năm cũng vẫn có giá trị cho các thẩm phán sau này vận dụng để ra quyết định cho một vụ án tương tự; ở hệ thống thông luật, án lệ càng lâu càng có sức thuyết phục, và giá trị. Khác với hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, án lệ càng mới càng có tác dụng giải thích cao hơn. Các vụ án nổi tiếng không những chỉ có giá trị lịch sử, các giải pháp của những bản án này còn để lại một giá trị thực tiễn. == Việc ghi chép án lệ == Một trong những nguyên tắc ghi chép án lệ là việc ghi chép phải đầy đủ, chi tiết, đồng thời phải giúp người tra cứu tìm được án lệ một cách nhanh chóng và chính xác (số lượng phán quyết ở Anh rất nhiều, vào những năm 1980 người ta ước tính có khoảng trên 350.000 phán quyết được công bố). Vì vậy trước khi ghi chép tình tiết vụ án, những nhận định và phân xử của tòa án đối với vụ án thì những nội dung chính sau đây phải được thể hiện ở phần đầu của án lệ khi ghi chép lại: Tên của vụ án: Tên vụ án là tên nguyên đơn và tên bị đơn của vụ án (thường viết nghiêng). Trên nguyên tắc tên nguyên đơn (hoặc bên phúc thẩm) thường đặt trước, tên bị đơn viết sau. Tên các bên có thể được ghi cụ thể hoặc viết tắt, đôi khi tên của các bên được in đậm hoặc gạch chân. Đối với các vụ án mà luật pháp không cho phép viết tên đầy đủ của các đương sự vì lý do bí mật (đặc biệt đối với các vụ án liên quan đến trẻ em, người tàn tật) thì tên các bên sẽ được viết tắt. Tên của bên đối kháng được ngăn cách bởi chữ "v" (là chữ viết tắt của chữ Versus, tiếng Latin có nghĩa là "kiện", "chống lại" nhưng trong vụ dân sự lại dùng chữ "và". Các vụ việc hình sự thường bắt đầu bằng chữ RI hoặc R (ký hiệu chỉ nhà vua, Rex hoặc Regina) và chữ "v" có nghĩa là kiện "chống lại". Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án: được ghi liền sau tên của vụ án khi trích dẫn, năm ra phán quyết phải cho vào ngoặc đơn. Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ: Trong trường hợp số lượng tập có trên 1 tập được xuất bản trong một năm cụ thể. Tên viết tắt của văn bản ghi chép: Trong cuốn tập san án lệ đều có ghi lại ký hiệu của các báo cáo định kỳ của tòa. Mỗi ban của tòa cấp cao đều có các báo cáo riêng, phân biệt bởi các chữ cái viết tắt. Ví dụ: Q.B. là của Tòa Nữ hoàng; CH là của Tòa Công lý và F. hoặc Fam là của Tòa Gia đình. Các báo cáo định kỳ có ký hiệu là A.C (viết tắt của từ Appeal Case: án phúc thẩm) là các quyết định của tòa phúc thẩm. C.A (Court of apeal). Số thứ tự trang đầu tiên của văn bản ghi chép lại vụ án: Đôi khi người ta ghi số thứ tự trang đầu tiên và số thứ tự của trang cuối cùng của văn bản ghi lại án lệ: Ví du: Án lệ: Sharif v Azad [1967] 1QB. 605 (CA) Án lệ được hiểu là vụ án mang tên Sharif kiện Azad, quyết định đưa ra và xuất bản vào năm 1967, tập 1. (CA) được trích dẫn ở cuối là bản án của tòa phúc thẩm (Court of appoal) sau khi xem xét kháng cáo đối với bản án được kháng cáo từ tòa cấp dưới – Tòa nữ hoàng (QB) trực thuộc tòa cấp cao và vụ việc được bắt đầu từ trang 605 có chữ CA. == Thẩm quyền ghi án lệ == Ở nước Anh, từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Việc ghi chép các vụ án do các cá nhân thực hiện mà không hề được cơ quan đã xét xử vụ án kiểm tra lại trước khi công bố. Hơn nữa chất lượng của việc ghi chép này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và trình độ của từng người ghi chép. Do vậy một số vụ án đã không được áp dụng vì thiếu tính khoa học của chúng. Để giải quyết vấn đề này năm 1965, nước Anh đã thành lập hội đồng ghi chép án lệ có tên là Incorporated Council of Law Reporting (Ủy ban xuất bản báo cáo pháp luật) với mục đích ghi lại một cách trung thực tình tiết của vụ án và quan điểm của thẩm phán cùng với quyết định của Tòa (đặc biệt là các quyết định của tòa án cấp cao). Về nguyên tắc, sau khi ghi chép những án lệ này phải được tòa án nơi ra phán quyết kiểm tra lại trước khi xuất bản. Trên thực tế hầu hết những vụ án quan trọng, điển hình đặc biệt là những vụ án do các tòa cấp cao xét xử sẽ được ghi lại một cách chi tiết. Sau đó những người có thẩm quyền theo luật định sẽ quyết định những vụ án nào sẽ được lưu lại để làm cơ sở cho việc xét xử sau này. Và hiện nay tất cả các nước theo hệ thống Thông luật đều lập ra một cơ quan chuyên trách ghi chép án lệ. Như vậy khi một vụ án được cơ quan có thẩm quyền ghi chép lại vào những văn bản (Law Report) một cách hợp pháp (hay nó đã được hệ thống hóa) thì nó đã trở thành một nguồn luật của các nước theo hệ thống thông luật, nói cách khác kể từ khi vụ án được ghi chép lại một cách hợp pháp thì "nó được coi là một viên gạch trong bức tường pháp luật. == Lưu trữ và công bố án lệ == Lưu trữ án lệ: Sau khi được ghi chép theo những nguyên tắc nhất định với những cách thức nhất định. Các án lệ sẽ được lưu giữ và công bố trong các tập báo cáo luật (Law reports – tập san án lệ). Những quyết định quan trọng của tòa án với tư cách án lệ bắt buộc được in trong cuốn báo cáo luật này, và được xuất bản thành nhiều kỳ khác nhau bởi Ủy ban Bán công thuộc Ủy ban Xuất bản và Báo cáo pháp luật (The Semi – Offical Incorporated Council of Law Reporting) được thành lập vào năm 1865. Báo cáo về án lệ do biên tập viên là các luật sư hiệu đính, chỉ có một số các quyết định đã chọn lọc được xuất bản (khoảng 75% quyết định của tòa cấp cao). Vị thẩm phán đã ra quyết định này sẽ xét duyệt báo cáo. Công bố án lệ: Các án lệ của các tòa được đăng tải trong các báo cáo riêng, có các ký hiệu quy định. Các án lệ được công bố trong các tập báo cáo luật được xuất bản thành các tập, không đánh số liên tục mà theo năm xuất bản, việc tra cứu các án lệ dựa vào số trang trong các báo cáo luật. Một quyết định của tòa án được công bố thường dưới tên của các bên. Việc sử dụng phương pháp này khiến các quyết định của tòa án Anh được sắp xếp theo chữ cái mà không theo thứ tự thời gian trong chính mỗi tập báo cáo luật. Trong hệ thống pháp luật của các nước coi án lệ là nguồn luật có hiệu lực bắt buộc trong các nguồn thì việc hệ thống và xác định ký hiệu các án lệ cụ thể luôn phải tuân theo quy chuẩn chặt chẽ mang tính bắt buộc. Công việc đó có ý nghĩa rất lớn vì: Thứ nhất, đây là một trong những nguyên tắc để xây dựng tiền lệ pháp. Thứ hai, đây là điều kiện bắt buộc để một phán quyết trở thành án lệ. Chỉ có 1/10 các phán quyết của tòa cấp cao được xuất bản và vì vậy giá trị của các phán quyết được coi là án lệ. Các bản án của Tòa Hoàng gia dù là tòa cấp cao tuy thế không được xem là án lệ, bởi vì chúng không được xuất bản một cách có hệ thống. Thứ ba, Việc công bố các án lệ cùng với sự loại trừ nhất định (theo tỷ lệ): công bố 75% các quyết định của Thượng nghị viện 25% quyết định của Tòa phúc thẩm và chỉ 10% của Tòa tối thượng như vậy hoàn toàn có thể gạt ra những quyết định không được coi là án lệ, sẽ giảm bớt số lượng khổng lồ của những quyết định có thể làm lạc hướng luật gia Anh và làm suy yếu uy tín của án lệ. == Những giá trị của tiền lệ pháp == Có thể nói rằng, tiền lệ pháp hay án lệ là một loại hình pháp luật được sản sinh ra từ chính thực tiễn cuộc sống thông qua quá trình xét xử của các thẩm phán chính vì vậy, nó có những giá trị vô cùng to lớn. Đối với việc ban hành và áp dụng pháp luật, tiền lệ pháp giúp cho hệ thống pháp luật của các quốc gia mang đậm "hơi thở của cuộc sống" chứ không chủ quan, áp đặt một cách độc đoán, bất chấp những đặc điểm của xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư. Tiền lệ pháp là pháp luật của thực tế nên nó đã điều chỉnh cả những vấn đề cụ thể lẫn khái quát qua đó khắc phục được các "lỗ hổng pháp lý" của các hệ thống pháp luật. Đồng thời tiền lệ pháp được áp dụng rất thuận tiện và có hiệu quả khi thực hiện (các bên phải thi hành ngay theo bản án đã tuyên và như thế cũng có nghĩa là pháp luật đã có hiệu lực ngay lập tức). Ngoài ra, vì hình thành từ thực tế (từng vụ án cụ thể) cho nên tiền lệ pháp có thể thay đổi theo sự thay đổi của thời gian, điều đó thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của tiền lệ pháp, phụ hợp với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là những thay đổi trong lĩnh vực hợp đồng, giao dịch thương mại, dân sự trong thời đại toàn cầu hóa, công nghệ hóa. Đối với việc xét xử của Tòa án, tiền lệ pháp có tác dụng thúc đẩy sự công bằng của thẩm phán trong quá trình xét xử. Các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước các hậu quả pháp lý của vụ việc vì họ biết các quyết định này không phải là các quyết định tùy tiện của các thẩm phán mà các thẩm phán đã dựa vào các quyết định của các vụ việc trước đó. Mặt khác, thẩm phán không muốn xét xử lại hoặc bị bãi bỏ khi bản án bị kháng án, điều này tránh được việc xét xử theo cảm tính "xử sao cũng được" hoặc việc "xin ý kiến chỉ đạo". Các đương sự khi nhận được bản án họ cũng không tùy tiện kháng cáo bừa bãi. Điều đó thúc đẩy sự ổn định, chắc chắn và có thể dự đoán của pháp luật, thúc đẩy sự công khai, minh bạch trong hệ thống pháp luật. Một giá trị khác là tiền lệ pháp là nó tạo điều kiện cho thẩm phán có thể đưa ra những quan điểm tư tưởng, đường lối mới trong việc áp dụng pháp luật để phù hợp với thực tế. Các bộ luật được ban hành vào thế kỷ XX không thể dự đoán được sự phát triển của thế kỷ XXI, cho nên đối với những khoảng trống không được điều chỉnh bởi các bộ luật hoặc văn bản luật, thẩm phán phải tính đến việc tự cho phép thực hiện lập pháp hoặc tiến hành một trình tự sáng kiến pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, tiền lệ pháp đã có hai nhiệm vụ, một là giải thích và áp dụng pháp luật; hai là dự bị cho các cải cách pháp luật. Tuy vậy một số quan điểm khác cho rằng, Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà từ cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế, đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện pháp luật hay hình thức pháp luật này dễ tạo ra sự tùy tiện, ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Tiền lệ pháp còn là hình thức pháp luật của giai cấp tư sản (Anh – Mỹ) cho nên việc sử dụng hình thức này dễ dẫn đến trình trạng lạm dụng, sử dụng vào mục đích vụ lợi, phục vụ cho lợi ích riêng của tư bản độc quyền. Khách quan mà nói, tiền lệ pháp là hình thức làm luật xuất phát từ hoạt động của Tòa án mà quyết định và bản án quá nhiều và liên tục tăng theo thời gian nên gây rất nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng. Khi sử dụng hình thức áp dụng này, toà án rất thận trọng đánh giá hai khả năng: hoàn cảnh cấp thiết bắt buộc họ viện dẫn án lệ mang tính hướng dẫn và một loạt án lệ chỉ được sử dụng để chứng minh cho nguyên tắc chung của pháp luật (những án lệ này thường củng cố lý luận cho một phán quyết của toà). Từ đó, thẩm phán sẽ khó khăn khi nhận định trong những điều kiện hoàn cảnh như nhau nhưng tình tiết vụ việc lại hoàn toàn khác nhau; trong trường hợp này, thẩm phán phải so sánh và hình thành nên một tiền lệ mới, và như vậy sẽ làm phức tạp thêm khi áp dụng luật. Ngoài ra, việc có quá nhiều các án lệ làm cho các thẩm phán khó khăn khi lựa chọn áp dụng án lệ nào. Bên cạnh đó, các luật sư, với kỹ xảo và các mánh lới của mình trong việc tìm, phân tích án lệ sẽ luôn hướng đến vận dụng những án lệ có lợi nhất cho thân chủ điều đó càng làm cho vụ việc trở nên phức tạp. Đồng thời, bên cạnh tính linh hoạt, mềm dẻo thì tiền lệ pháp cũng rất cứng nhắc. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán buộc phải tuân thủ theo những tiền lệ trước đó, đặc biệt là những thẩm phán ở Anh, những người vốn rất bảo thủ, ngại thay đổi. Các tòa án Anh nổi tiếng vì sự miễn cưỡng thay đổi luật bằng cách kiên quyết bác bỏ các án lệ ngay cả khi họ chính thức được quyền làm như vậy. Ngoài ra, tiền lệ pháp được hình thành từ các bản án riêng lẻ của những tình tiết của mỗi vụ việc vì vậy nó không mang tính khác quát và rất khó để hệ thống và theo dõi. == Ở Hoa Kỳ == Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo thể thức liên bang, pháp luật ở từng bang có thể khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về truyền thống và các phương pháp pháp lý, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều thuộc một trong một số ít truyền thống pháp luật và truyền thống pháp luật Mỹ thuộc hệ thống luật thông lệ (ngoại trừ bang Louisiana do ảnh hưởng của Pháp nên theo truyền thống dân luật, cũng tương tự như Québec của Canada). Do Hoa Kỳ giành độc lập sớm (1776) nên luật thông lệ tại đây phát triển tách biệt với Luật thông lệ ở Anh quốc và các nước thuộc Khối Thịnh vượng Anh. Mặc dù có thời gian dài "tách biệt về mặt pháp lý", pháp luật Hoa Kỳ vẫn có rất nhiều điểm chung với pháp luật của các nước khác theo luật thông lệ. Công việc hàng ngày của các Tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ. Do đó, mỗi một phán quyết chắc chắn sẽ được nhiều người Mỹ chào đón, trong khi lại bị nhiều người khác phản đối và đôi khi số người phản đối còn nhiều hơn số người ủng hộ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhận tính pháp lý của các quyết định này, cũng như phải thừa nhận vai trò của tòa án - là người giải thích luật pháp cuối cùng. Người Mỹ không còn tranh cãi về vấn đề pháp chế và đã tin tưởng vào hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang ("Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết...") và các vụ việc "đa chủng", tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau. Quyền xét xử thứ hai (xét xử tranh chấp "đa chủng") xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra. Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc "theo quyết định trước", hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó. Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định: "Trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai bị buộc phải làm chứng chống lại mình". Thỉnh thoảng lại có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải theo cách ngược lại (không được áp dụng). Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh. Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội. Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải. Tóm lại là cũng giống như ở Anh, công việc làm luật của Tòa án Mỹ vẫn dựa trên các Án lệ có điều phức tạp hơn nhiều. Không phải vì lý do là nước Mỹ đông dân và rộng hơn nước Anh hay nước Mỹ phát triển kinh tế hơn, đa dạng văn hóa, sắc tộc hơn, đa dạng trong các quan hệ xã hội hơn mà chính là đặc điểm của Mỹ là nhà nước liên bang, với sự tồn tại song song của hai hệ thống pháp luật, pháp luật của bang và pháp luật của liên bang. Một đặc điểm nữa của tiền lệ pháp ở Hoa kỳ mà ta có thể nhận thấy là: chính vì thông lệ phát triển mạnh mẽ ở Mỹ cộng với quy trình tranh tụng được đặc biệt coi trọng trong tố tụng và hệ thống pháp luật đồ sộ, phức tạp cho nên ở Hoa kỳ, nghề luật sư phát triển nhất trên thế giới. Luật sư là một ngành nghề thời thượng ở Hoa kỳ, trung bình ở Hoa kỳ cứ 250 người thì có 1 người là luật (người ta ước rằng số lượng luật sư ở Mỹ tương đương với số lượng nông dân). sư luật sư ở Hoa kỳ chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội, trong số các đời tổng thống Hoa kỳ thì có tới 24 tổng thống từng là luật sư và một tổng thống là quan tòa (Harry S. Truman). Nổi tiếng hơn cả là tổng thống Abraham Lincoln, là một minh chứng điển hình cho hiện tương luật sư trở thành chính khách. == So sánh với Dân luật == Khác biệt đầu tiên là tiền lệ pháp được phát triển từ các bản án, quyết định của tòa án bắt đầu trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, Dân luật phát triển từ bộ luật của pháp luật La Mã. Nét đặc trưng rõ ràng nhất giữa Dân luật và tiền lệ pháp là hệ thống Dân luật được pháp điển hóa, trái lại tiền lệ pháp không được tạo ra bởi cách ban hành pháp luật mà dựa trên đường lối xét xử các án lệ. Hệ thống tiền lệ pháp và Dân luật là sản phẩm của hai quá trình tiếp cận pháp luật khác nhau một cách cơ bản. Ở Dân luật, các nguyên tắc và quy định có chứa trong điều lệ và đạo luật, được áp dụng bởi tòa án. Vì thế, các đạo luật và điều lệ được lưu hành rộng rãi, trong khi án lệ tạo thành chỉ là nguồn pháp luật thứ yếu. Mặt khác, trong hệ thống tiền lệ pháp, pháp luật được tạo ra bởi các phán quyết của tòa án. Sự khác biệt này là kết quả của vai trò khác nhau của người lập pháp trong hệ thống Dân luật và tiền lệ pháp. Hệ thống Dân luật dựa vào học thuyết phân chia quyền lực, nhờ đó vai trò của người lập pháp là thiết lập nên pháp luật, trong khi các tòa án sẽ áp dụng chúng. Một trong những sự khác biệt nữa giữa hệ thống tiền lệ pháp và Dân luật đó là sự ràng buộc có hiệu lực của các tiền lệ. Trong hệ thống tiền lệ pháp, tòa án được giao nhiệm vụ chính làm luật, trong khi các tòa án trong hệ thống Dân luật có nhiệm vụ chính là quyết định các vụ việc bằng cách áp dụng và giải thích các quy tắc tiêu chuẩn pháp luật. Trong hệ thống tiền lệ pháp, các tòa án không chỉ quyết định các vấn đề tranh cãi giữa các bên liên quan, mà còn đưa ra hướng dẫn làm sao để giải quyết các vụ án tương tự trong tương lai. Việc giải thích pháp luật này của tòa án trong vụ việc cụ thể có sự ràng buộc tới các tòa án khác thấp hơn. Do đó, dưới hệ thống tiền lệ pháp, phán quyết của tòa án tạo ra nền tảng cho việc giải thích pháp luật. Trong một vụ việc, khi các bên không đồng tình với nhau, thì tòa án tiền lệ pháp sẽ xem lại các quyết định tiền lệ của các tòa án trước. Nếu có vụ việc tranh cãi tương tự như thế mà được giải quyết trong quá khứ, thì tòa án bị ràng buộc là phải tuân theo phán quyết trong vụ việc trước. Còn nếu vụ việc hiện hành có những đặc trưng cơ bản khác với các vụ việc trước, thì tòa án sẽ quyết định như là một vụ việc đầu tiên. Sau đó, quyết định mới này trở thành tiền lệ, và lại ràng buộc các tòa án trong tương lai phải tuân theo tiền lệ. Mặt khác, trái ngược với tiền lệ pháp, đường lối xét xử dựa trên án lệ trong Dân luật không có hiệu lực ràng buộc. Nghĩa vụ tuân theo tiền lệ pháp không được áp dụng vào các tòa án Dân luật, nên phán quyết của tòa án thì không ràng buộc các tòa án thấp hơn trong các vụ việc xảy ra sau, và đó cũng không có gì là lạ đối với các tòa án khi có những quyết định trái ngược nhau trong các vụ việc tương tự. Trong Dân luật, tòa án có nhiệm vụ giải thích pháp luật có trong bộ luật, mà không bị ràng buộc bởi việc giải thích cùng một đạo luật của tòa án cao hơn; điều này có nghĩa là dưới hệ thống Dân luật, thẩm phán là người giải thích pháp luật chứ không phải là người sáng tạo pháp luật. Khác biệt tiếp theo là ở các nước có hệ thống luật thông lệ, án lệ (Case Law) được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Tại trường luật, môn Phương pháp Pháp luật dựa trên việc nghiên cứu án lệ. Ở các nước có hệ thống luật thành văn, án lệ không phải là nguồn của pháp luật (ít nhất là trên lý thuyết). Trên thực tế, rõ ràng là văn bản pháp luật ngày nay có ảnh hưởng rất lớn ở các nước có hệ thống luật thông lệ, trong khi án lệ thì ngày càng có ảnh hưởng nhất định ở các nước theo truyền thống luật thành văn. Tuy nhiên, cách tiếp cận với văn bản pháp luật và án lệ thì lại hoàn toàn khác nhau tuỳ người luật sư thuộc hệ thống nào. Thế giới luật thành văn thường coi bộ luật dân sự là một văn bản pháp luật khung chủ yếu. Họ thường diễn giải bộ luật này một cách khá linh động để nó đạt được mục tiêu chi phối toàn bộ lĩnh vực luật tư. Cách diễn giải này càng được củng cố bởi ngôn ngữ có tính chất chung và trừu tượng của bộ luật. Trái lại, trong hệ thống luật thông lệ, luật pháp bắt nguồn từ án lệ (Case Law) và văn bản luật (Legislation) thường được xem là ngoại lệ. Do đó, toà án thường có khuynh hướng diễn giải văn bản luật một cách hẹp hơn. Kết quả là, cả toà án lẫn nhà làm luật đều trình bày các quy phạm pháp luật bằng ngôn ngữ rất cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề rẩt cụ thể. Thường thì, cả án lệ và văn bản luật theo hệ thống thông lệ đều không sử đựng các thuật ngữ trừu tượng hoặc đưa ra các nguyên tắc chung. Sinh viên học luật thành văn thường phải đọc các học thuyết pháp lý ("La doctrine") hơn là án lệ. "Học thuyết pháp lý" ở đây là tập hợp các công trình nghiên cứu, lý luận của nhiều giáo sư về một vấn đề pháp lý. Trong hệ thống luật thành văn, " học thuyết" được xem là một nguồn luật rất được tôn trọng. Cần lưu ý rằng, trường đại học, chứ không phải là toà án, đã đưa luật dân sự trở lại châu Âu lục địa. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các giáo sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc định nghĩa luật pháp. Các giáo sư trong hệ thống luật thông lệ không được uy thế này. Ở Hoa Kỳ, các chánh án là người có uy nhất. Việc đào tạo trong ngành luật khác nhau tùy từng nước, nhưng phải thừa nhận rằng việc đào tạo luật ở Hoa Kỳ mới lạ và đặc biệt trên nhiều bình diện. Ví dụ như, phương pháp nghiên cứu án lệ (case method) hoặc phương pháp đối đáp (Socratic method). Như vậy, phương pháp nghiên cứu án lệ không thể áp dụng được ở một nước có hệ thống luật thành văn. Ở các nước đó (và cả Anh quốc), luật được dạy ở cấp đại học, do vậy, toàn bộ thời gian học luật thường dài hơn ở Mỹ (đào tạo luật ở cấp sau đại học). Phương pháp giảng dạy theo lối quyền uy: giảng viên giới thiệu luật cho sinh viên, sinh viên lắng nghe và ghi chép chứ không tham gia gì khác trên lớp. Ở Việt Nam, sinh viên các trường Đại học Luật và Khoa Luật của các trường Đại học đều tiếp cận pháp luật theo cách của truyền thống pháp luật dân sự. == Tham khảo == Comparative law (Luật so sánh), Michael Bogdan, Kluwer Publiser, Norstedts Juridik, Tano, năm 2002 Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 Các hệ thống Pháp luật cơ bản trên thế giới, Michel Fromont, dịch giả Trương Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình, Nhà Pháp luật Việt Pháp - Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2001 The U.S. Legal Traditions in the Westerrn Legal Systems (Truyền thống pháp luật Mỹ trong hệ thống pháp luật phương Tây), Gary Bell, Foundation Press, New York, năm 1996 Comparative Law in a changing word (Luật so sánh trong một thế giới đang chuyển đổi), Peter de Cruz, Carendish Puplishing limited, năm 1999 English legal System (Hệ thống pháp luật Anh), Case Law, Catherine Eliott and Frances Quin, Longman, năm 2000 Black"s Law Dictionary, Bryan A. Garner, West Group, năm 1999 A Dictionary of Law, Elizabeth, A. Martin, Oxford University Press, năm 2002 English Private Law, Volume 1, Pert Birks QC FBS, Oxford University Press, năm 2001 Legal melthod (Second Edition), Ian McLeod, Michillan Press, LTD Master, năm 1996 Laying Down The Law, Morris Cools, fourth Edition, Butter Worth, năm 1996 Undersatanding Law, Richard Chisholm and Garth Neitheim, Butter worths, năm 1997 Đại cương về pháp luật hợp đồng, Corinne Renault và Branhinsky, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, năm 2000 Từ điển Anh - Việt, New Edition, The Pocket Oxford, Nhà xuất bản Đồng Nai, năm 1999 Oxford learner"s pocket dictionary, New edition, Oxford University Press, năm 2000 Oxford student’s dictionary of English, Oxford University press, năm 2001 Oxford collocations dictionary for students of English, Oxford University press, năm 2002 Thập Đại tùng thư - 10 đại hoàng đế thế giới, Nhiều tác giả, Chủ biên: Thẩm Kiên, người dịch: Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008 Giáo trình lý luật Nhà nước và Pháp luật, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2001 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật, Nhiều tác giả, Chủ biên: Nguyễn Cửu Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2003 Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái, Nhà xuất bản Tổng hợp Đà Nẵng, năm 2001 Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nguyễn Duy Lâm, Nhà xuất bản bản giáo dục, năm 1996 Luật Dân sự Việt Nam, Nguyễn Mạnh Bách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 Bộ Dân luật Việt Nam cộng hòa, ban hành ngày 20 tháng 12 năm 1972 Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Từ điển Anh - Việt - English Vietnamese Dictionary, Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001 Đường vào nghề - Luật sư, Hồng Vân và Công Mỹ, Nhà xuất bản trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007 Mục từ Án lệ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
hoa anh đào.txt
Hoa anh đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻)) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh. Còn anh đào lấy quả hầu hết là các giống thuộc hay lai với các loài Prunus avium, Prunus cerasus. == Hoa == Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Giống hoa Someiyoshino có tuổi thọ 7 ngày kể từ ngày mankai (満開, まんかい, nở rộ) trong khi giống hoa Kanzakura nở và tàn lâu hơn chừng 10~12 ngày kể từ ngày mankai. Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch. == Một số loại anh đào == Hoa anh đào có rất nhiều loại, từ loại hoa mọc dại trên núi cho đến những loại được lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người. Sau đây là một vài loại hoa tiêu biểu: === Yamasakura === Thường mọc ở phía Nam của Honshū. Nó còn có một tên gọi khác là Bạch Sơn Sakura. Khi hoa nở thì thường có màu trắng hoặc màu hồng nhạt và mùi hương khá đậm. Đặc điểm của loại hoa này là khi hoa nở cũng là lúc lá đâm chồi nảy lộc. === Oyamasakura === Thường mọc ở phía Bắc của Honshū và vùng núi Hokkaido, nó còn có tên gọi khác là Hồng Sơn Sakura (Beniyama Zakura). Loại hoa này có màu hồng đậm hơn, lá và hoa cũng to hơn so với Yamazakura. === Oshimasakura === Oshimazakura có nhiều ở bán đảo Izu. Khi lá đâm chồi nảy lộc cũng là lúc hoa bắt đầu nở và cho mùi hương quyến rũ là đặc trưng của loại hoa này. Khi hết mùa hoa anh đào, người ta thường ngắt lá của loại hoa này ướp một chút muối và dùng để làm vỏ cuốn bên ngoài cơm nắm onigiri hoặc cuốn ngoài một loại bánh dày truyền thống của Nhật. Vì thế loại hoa này mới có tên gọi sakura mochi. === Edohigan === Loại hoa này thường mọc ở vùng núi Honshū, Shikoku và Kyushū. Đặc trưng của loại hoa này là trước khi lá đâm chồi nảy lộc thì những cánh hoa đã vươn mình khoe sắc, chuyển dần từ gam màu trắng sang màu hồng nhạt, chúng ta có thể bắt gặp chúng rủ xuống yểu điệu bên những mặt hồ hay bờ sông. === Kasumisakura === Kasumizakura mọc rải rác ở các vùng núi từ Hokkaido đến Kyushū. Đặc trưng của loại này là có một lớp lông non bao phủ trên cánh hoa và lá, có lẽ vì thế mà nó có một cái tên khác là Mao Sơn (Keyamazakura). Loại hoa này khi nở cũng chuyển dần từ sắc trắng sang sắc hồng. === Someiyoshino === Là loại hoa pha trộn đặc tính giữa hai giống Oshimazakura và Edohigan. Trên lá non và cánh hoa có lớp lông non bao phủ và khi hoa tàn thì mới là lúc lá đâm chồi nảy lộc. Hoa nở có màu hồng nhạt. Trong số các loài anh đào thì loại Someiyoshino được trồng nhiều nhất vì loại này hoa lại nở trước rồi lá mới mọc sau. Cánh hoa cũng to hơn so với các loại khác và nhìn có vẻ đẹp quý phái hơn. Hơn nữa loại hoa này sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 10 năm đã trở thành một cây lớn và cho hoa nở nhanh hơn loại khác. Từ thời kỳ Meiji loại này đã được trồng phổ biến trên khắp nước Nhật. == Quốc hoa Nhật Bản == Mặc dù Sakura không được công nhận chính thức là Quốc hoa, nhưng được người dân Nhật yêu thích, nên thực tế nó tồn tại như biểu tượng là quốc hoa của nước Nhật. Với người Nhật, Sakura zensen tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa "thoắt nở thoắt tàn" nên được các samurai rất yêu thích, vì nó tượng trưng cho "con đường chết" của người võ sĩ (sống và chết như hoa anh đào). Khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều có hoa anh đào, đặc biệt ở trong các công viên, ven sông, dọc theo bờ kênh, trong sân các ngôi biệt thự. Ở Nhật Bản, hoa anh đào thường nở vào mùa xuân, tùy từng nơi mà hoa có thể nở sớm hơn hay muộn hơn. Ở miền Nam Nhật ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng một trong khi vùng Hokkaido phía Bắc Nhật Bản, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ Nam lên Bắc trong nước Nhật hàng tháng trời, đối lập với lá momizi trong sắc mùa thu, đỏ thắm dần từ Bắc xuống Nam. Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu sake dưới gốc cây. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn. Các đời thủ tướng Nhật thường tổ chức chiêu đãi các đoàn khách ngoại giao đến vườn thượng uyển Shinjuku Gyoen uống rượu ngắm hoa. Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến trong cuốn lịch sử "Cổ sự ký" (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura. Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó. === Mùa hoa nở === Hoa Anh đào nở rộ suốt từ cuối tháng Ba, hoặc đầu tháng Tư. cho đến đầu tháng 5 trải dài theo đường kinh tuyến của Nhật Bản. Bắt đầu từ Okinawa vào cuối tháng 1 cho đến Hokkaido vào đầu tháng 5. Do ở phía nam Okinawa thời tiết ấm áp nên hoa anh đào ở đây nở sớm nhất, tiếp theo là ở vùng Kyushu, Kantou, Shikoku, còn ở Hokkaido thì phải đến đầu tháng 5, hoa anh đào mới nở. Ngoài ra còn tùy theo từng loại hoa anh đào khác nhau mà thời gian mankai (満開-Mãn Khai: thời điểm hoa nở rộ nhất, đẹp nhất) cũng khác nhau. Sau thời gian mankai khoảng 1 tuần là hoa bắt đầu tàn dần. === Trong Văn học Nhật Bản === Trong cuốn tiểu thuyết phản ánh đầy tâm trạng của một người già suy nghĩ về cuộc đời, cái chết và sự tái sinh, "Tiếng rền của núi" (Yama no otō), văn hào Kawabata Yasunari đã dành chương 6 (chương mang tên "Anh đào mùa đông") để miêu tả cây anh đào trong vườn khách sạn Atami nở đầy hoa giữa tháng một. Tuy được mọi người giải thích rằng đây là giống anh đào mùa đông, ông già Shingo vẫn có cảm giác mình như đã rơi vào mùa xuân của một thế giới xa lạ nào đó. == Hoa Kỳ == Vào năm 1912, chính phủ Nhật đã tặng Hoa Kỳ 3000 cây anh đào, và năm 1956 lại tặng thêm 3800 cây. Tất cả các cây này được trồng tại Công viên West Potomac ở Washington, D.C. và là chủ đề cho Hội hoa anh đào quốc gia hàng năm. Các thành phố khác tại Hoa Kỳ cũng có hội hoa anh đào là Philadelphia, Pennsylvania và Macon, Georgia. == Canada == Bắt đầu từ thập niên 1930 Nhật Bản đã tặng thành phố Vancouver của Canada với nhiều cây anh đào và nhiều đường phố tại Vancouver vào mùa xuân được phủ với hoa anh đào rơi. == Hàn Quốc == Tại bán đảo Hàn Quốc, do cùng đới khí hậu với Nhật Bản, hoa anh đào cũng tràn ngập khắp nơi. Dầu vậy tình cảm của người dân Hàn Quốc với loài hoa này không giống như người Nhật, và người dân Hàn Quốc tôn vinh loài hoa hồng sharon là quốc hoa. == Việt Nam == Tại Việt Nam, ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào, tuy cũng rất đẹp nhưng không cùng loại với những cây anh đào trên đất Nhật Bản. Gần đây chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc Nhật Bản được trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sapa, tuy do không hợp khí hậu, thời tiết nên chưa mấy thành công. == Xem thêm == Hoa anh đào (bài hát) (Sakura Sakura) Sakura no Ki ni Narō (桜の木になろう Hãy trở thành những cây hoa anh đào) là một ca khúc và đĩa đơn của nhóm nhạc nữ Nhật Bản AKB48. Thể loại:Anh đào == Ghi chú ==
chim vàn.txt
Chim Vàn là một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã Chim Vàn có diện tích 72,27 km², dân số năm 1999 là 3760 người, mật độ dân số đạt 52 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
người cơ ho.txt
Người Cơ Ho, còn gọi là Cờ Ho, Kơ Ho, hoặc Kơho, K'Ho theo chính tả tiếng Cơ Ho, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Cơ Ho nói tiếng Cơ Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric) thuộc Ngữ hệ Nam Á. == Dân số và địa bàn cư trú == Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch, Cơ Ho String và Cơ Ho Cờ Dòn. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cơ Ho ở Việt Nam có dân số 166.112 người, cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Cơ Ho cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (145.665 người, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người Cơ Ho tại Việt Nam), Bình Thuận (11.233 người), Khánh Hòa (4.778 người), Ninh Thuận (2.860 người), Đồng Nai (792 người), thành phố Hồ Chí Minh (247 người). == Bộ tộc == Người Cơ Ho chia ra thành mấy nhóm, phân biệt bởi địa bàn cư trú và sinh hoạt cũng như ngôn ngữ. Cơ Ho Srê là nhóm có dân số đông nhất trong các dân tộc Cơ Ho. Nhóm Cơ Ho Chil (ngày 1 tháng 4 năm 1989) có khoảng 18.000 người. Trước đây, họ cư trú rải rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu sông Krông Knô (Bắc và Tây-Bắc cao nguyên Lang Biang). Nhưng do sống du canh, du cư, nên từ lâu, họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc và Đông-Bắc thành phố Đà Lạt) kế cận với địa bàn cư trú của nhóm Cơ Ho Lạt, người Chu Ru và Raglai. Hiện nay, họ cư trú trên địa bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt... Nhóm Cơ Ho Lạt cư trú tập trung ở Xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm này có những tiến bộ nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dòn, Nộp, Chil... Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường số từ Di Linh đi Phan Thiết. Do quá trình giao lưu văn hóa xã hội lâu đời với các dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên người Cơ Ho Nộp còn lưu giữ một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu, và trồng trầu, cau xung quanh địa điểm cư trú của mình. Nhóm Cơ Ho Cờ Dòn cư trú ở miền núi phía Đông-Nam Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp, tập trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh. Nhóm Cơ Ho T'ring cư trú rải rác ở Khánh Hòa, Lâm Đồng. == Kinh tế == Kinh tế của người Cơ Ho là chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có săn bắt và hái lượm lâm thổ sản và một số nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt. === Sản xuất nông nghiệp === Trồng trọt: tùy theo đặc điểm địa lý và xã hội của mỗi nhóm mà ngành trồng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau. Riêng đối với người Srê, phương thức canh tác chủ đạo là trồng lúa trên ruộng nước ở các thung lũng (Srê nghĩa là ruộng nước) còn những nhóm người Cơ Ho khác do cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng làm rẫy (mir) để trồng ngô, lúa rẫy, sắn. Họ thường phát rẫy như sau: trước tiên, đàn bà, trẻ em dùng chà gạc (woát) chặt những cây nhỏ và dây leo nhưng không cần chặt đứt hẳn, tiếp đó, đàn ông dùng rìu (sùng) đốn những cây lớn dần từ dưới lên đỉnh dốc, những cây này ngã sẽ kéo theo cây nhỏ và dây leo. Sau khi phơi nắng độ hơn một tháng, người ta châm lửa đốt rồi dọn rẫy để gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu (khoảng tháng tư). Những nhóm làm rẫy thường sống du cư, khi đất canh tác bạc màu lại chuyển đến nơi khác. Ngoài những cây lương thực chủ yếu, người Cơ Ho còn trồng lẫn các loại rau (bầu, bí, mướp, đậu...). Họ cũng làm vườn, trồng cây ăn quả như mít, bơ, chuối, đu đủ... Chăn nuôi: gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn (heo), dê, gà, vịt... theo phương thức thả rông. Trâu, bò chỉ dùng làm sức kéo ở những vùng làm ruộng nước, còn lại chủ yếu để hiến tế trong các nghi lễ. Các nghề khác: săn bắt thú rừng, đánh cá, hái lượm lâm thổ sản vẫn rất phổ biến. Các nghề thủ công phổ biến nhất là đan lát và rèn, riêng người Chil còn có thêm nghề dệt, ngoài ra một số nơi có nghề gốm (làm theo phương thức không có bàn xoay). Công cụ sản xuất truyền thống: rìu (sùng); chà gạc (woát hay yoas - dùng để chặt cây, là một đoạn tre già uốn cong một đầu để tra lưỡi sắt), gậy chọc lỗ tra hạt (chrmul), riêng nhóm Chil ngoài gậy chọc lỗ tra hạt còn có thêm p'hal (dùng khi vừa chọc lỗ vừa tra hạt, có cán bằng gỗ, lưỡi sắt dài khoảng 28 cm, rộng 3–4 cm). Công cụ canh tác lúa nước của người Srê có cuốc; cày (ngal) làm bằng gỗ, trước đây lưỡi cũng bằng gỗ nhưng gần đây thay bằng sắt; bừa (Sơkam) răng gỗ và Kơr (dùng để trang đất cho bằng phẳng). Cày, bừa và kơr đều do 2 trâu kéo. === Xã hội === Đơn vị tổ chức xã hội thường thấy của người Cơ Ho là Bon (tương đương với làng). Đó vừa là một đơn vị tổ chức xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của dân tộc Cơ Ho. Bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn mang đậm dấu ấn của thị tộc mẫu hệ dựa trên cơ sở cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Đứng đầu bon là già làng (Kuang bon). Về quyền lợi kinh tế, già làng cũng giống như mọi thành viên khác của làng nhưng về mặt tinh thần, người này lại có uy tín gần như tuyệt đối so với các thành viên khác trong làng. Già làng là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng (bon) trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho. Trong xã hội truyền thống thì chủ làng, cùng với chủ rừng (Tombri), thầy cúng và các gia trưởng hợp thành tầng lớp trên của người Cơ Ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt như chiêng, ché, nồi đồng, chứ không phải là các tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Chưa có sự bóc lột sức lao động của những thành viên khác trong cộng đồng làng, cộng đồng dân tộc... Tuy nhiên trong xã hội đó, đã xuất hiện sự phân tầng xã hội: kẻ giàu, người nghèo, "con ở hoặc "tôi tớ trong gia đình. Ở những vùng tập trung dân cư với mật độ cao, hình thành một tổ chức liên minh giữa những bon với nhau trên cơ sở tự nguyện, gọi là M'đrông. Trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho đã tồn tại hai hình thức gia đình theo chế độ mẫu hệ: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Người phụ nữ đúng vai trò chủ động trong hôn nhân, sau hôn lễ, người đàn ông về nhà vợ ở (nếu gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì người phụ nữ vẫn có thể ở nhà chồng), con cái tính dòng họ theo mẹ, con gái là người thừa kế. Tập tục cổ truyền của người Cơ Ho tuyệt đối cấm kỵ việc kết nôn giữa những người có cùng một dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, con bác, con dì, không được lấy nhau. Trái lại, con cô, con cậu từ hai phía có thể có quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục. Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với người em gái của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ góa có thể kết hôn với người em trai của chồng nếu đôi bên ưng thuận. Hôn nhân của người Cơ Ho dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa hai bên trai gái, cha mẹ không quyết định. Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn chuyển dần sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở những vùng kinh tế phát triển hơn hoặc ở gần đường giao thông lớn, đô thị. Độ tuổi kết hôn của người Cơ Ho thường là 16 - 17 tuổi đối với nữ và 18 - 20 tuổi đối với nam, bình quân một phụ nữ sinh 5 - 6 con nên tỷ lệ sinh cao. === Sinh hoạt === Ẩm thực: Người Cơ Ho thường ăn ba bữa, theo tập quán ăn bốc, lương thực chính là gạo ăn với thực phẩm như cá, thịt, rau. Trước kia, họ nấu ăn bằng ống nứa, sau này mới dùng các dụng cụ nấu ăn bằng đất nung, đồng, gang. Các món ăn thường chế biến khô để thuận tiện cho ăn bốc. Thực phẩm kho hoặc luộc, canh được chế biến từ rau trộn với tấm và cho thêm ớt, muối. Thức uống là nước suối, dụng cụ trữ nước uống là những quả bầu khô hoặc ghè. Người Cơ Ho hút các loại cây thuốc phơi khô cuốn lại, rượu cần (tơrnơm) làm từ gạo, ngô, sắn...với men chế biến từ cây rừng rất được ưa chuộng trong các bữa tiệc, lễ hội... Trang phục: trang phục của đàn ông là khố bằng vải bản rộng, dài khoảng 1,5 – 2 m, có hoa văn theo dải dọc. Phụ nữ dùng váy bằng một tấm vải quấn quanh người rồi giắt cạp. Vay nền đen, có diềm hoa văn trắng. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài. Phụ nữ dùng vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai làm đồ trang sức. Nhà ở: người Cơ Ho ở nhà sàn dài bằng gỗ, hai mái uốn cong, lợp bằng cỏ tranh, có liếp nghiêng ra phía ngoài và cũng lợp tranh để chống lạnh. Trước cửa ra vào là cầu thang lên xuống, vách đối diện với cửa để ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt chủ yếu (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra quanh bếp lửa trong nhà. === Tín ngưỡng === Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho có tính chất đa thần...Thần linh (yang) là thế lực phù hộ cho con người vị và ma quỷ (chà) lại gây tai họa. Vị thần tối cao là Nđu, rồi có thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...). Liên quan đến trồng lúa, người Cơ Ho thực hiện các lễ nghi ở từng công đoạn như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho. Trong các nghi lễ cúng tế, tuỳ tầm quan trọng của buổi lễ họ dùng trâu, lợn, dê, hoặc gà để tế sống cùng với rượu. Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ ngày trước làm bằng ván gỗ có chạm trổ nhưng nay hầu như không còn nữa, giờ đây người ta nhận ra chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào. Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cơ Ho đã theo đức tin Kitô giáo được du nhập từ bên ngoài, bao gồm cả Công giáo Rôma và Tin lành. Kinh thánh và các tài liệu truyền giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và các nhà truyền giáo đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giảng đạo. Ăn: Người Cơ-ho ăn cơm nấu bằng nồi đất, ăn ngày 3 bữa với canh rau rừng và các loại gia vị như tiêu, ớt...Đồ uống là nước suối đựng trong vỏ trái bầu. Rượu cần được dùng trong các dịp lễ tiệc, hội hè. Ở: Nhà ở của người Cơ-ho là nhà sàn dài, mái lợp tranh, phía trước cửa nhà có cầu thang lên xuống. Nhiều nhà quây quần lại thành làng. Phương tiện vận chuyển: Chiếc gùi đeo qua hai vai là phương tiện vận chuyển hàng ngày. Hôn nhân: Phụ nữ chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ, người đàn ông về ở nhà vợ, con mang họ của mẹ. Tang ma: Có tục chia của cho người chết và làm lễ bỏ mả. === Văn học, nghệ thuật === Chữ viết: Vào đầu thế kỷ 20, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ Latin nhưng mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ cập. Văn học nghệ thuật: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho khá phong phú. Thơ ca đậm chất trữ tình và giàu nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hòa âm với lời ca hoặc độc tấu. Gần đây, ông Nguyễn Huy Trọng, một linh mục ở giáo xứ Kala, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã sưu tập được khoảng 400 truyện cổ tích, nhiều câu thơ (tam pla) và 30 trường ca, sử thi của người Cơ Ho trong đó có trường ca Gơ Plom Kòn Yồi dài hơn 6.000 câu. Những kết quả sưu tập này bước đầu đã được gửi cho cơ quan chuyên môn.. === Lễ hội === Hàng năm, người Cơ Ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong (theo thời vụ hiện nay thường vào tháng 12 dương lịch). Tết này có ý nghĩa đón lúa về nhà (Nhô Lir Bông hay Nhô Lirvong). Theo tập quán, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để cả bon tổ chức lễ đâm trâu (nho sa rơ pu) trong dịp này. Lễ tổ chức ngoài trời trước nhà chủ có vật hiến tế, nhà già làng hay trên mảnh đất rộng, bằng phẳng, cao ráo trong làng, với cây nêu trang trí sặc sỡ. Mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày, trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong từng gia đình, người ta cũng tổ chức hiến tế gà, bôi máu lên vựa thóc, sàn kho, cửa ra vào, cửa sổ. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc lớn như làm nhà, chuyển làng... == Tham khảo == Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam (tái bản lần thứ tư - 2005), Nhà xuất bản Giáo dục. Người Cơ Ho trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài == Lễ Tết của một số dân tộc trên trang web của khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
htc.txt
HTC Corporation (phồn thể: 宏達國際電子股份有限公司; bính âm: Hóngdá Guójì Diànzǐ Gǔfèn Yǒuxiàn Gōngsī) (Bản mẫu:TSE), viết tắt của High Tech Computer Corporation, mã giao dịch trên thị trường chứng khoán TAIEX: 2498, là tập đoàn sản xuất các thiết bị cầm tay của Đài Loan, nổi tiếng với dòng sản phẩm điện thoại thông minh. Ban đầu công ty sản xuất smartphone dựa trên hệ điều hành Windows Mobile của Microsoft, nhưng đến 2009 họ thay đổi tiêu điểm từ thiết bị chạy Windows Mobile thành thiết bị dựa trên nền tản Android, và đến 2010 là thiết bị sử dụng Windows Phone. HTC cũng là một thành viên của Open Handset Alliance - Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng, một nhóm các nhà sản xuất thiết bị cầm tay và các nhà khai thác mạng di động tập trung phát triển các thiết bị chạy trên nền tản Android. Điện thoại HTC Dream, bán ra bởi T-Mobile và ở nhiều nước được gọi là T-Mobile G1, là điện thoại đầu tiên trên thị trường sử dụng nền tản Android. == Lịch sử == HTC được thành lập vào năm 1997 bởi Vương Tuyết Hồng - Nữ chủ tịch, Trác Hỏa Sĩ – Giám đốc của ban hội đồng kiêm Chủ tịch HTC Foundation, Chu Vĩnh Minh – CEO kiêm Tổng Giám đốc điều hành. HTC tạo dựng tên tuổi ban đầu của mình như là một công ty chuyên sản xuất các thiết bị được gắn thương hiệu của các nhà cung cấp mạng hàng đầu thế giới. HTC thành lập quan hệ đối tác độc quyền với những thương hiệu điện thoại di động lớn, bao gồm 5 nhà khai thác mạng hàng đầu ở châu Âu, 4 ở Mỹ, và nhiều nhà khai thác đang phát triển mạnh ở châu Á. HTC cũng đã đưa sản phẩm ra thị trường với các đối tác OEM hàng đầu ngành công nghiệp và kể từ tháng 6 năm 2006, HTC phát triển thương hiệu riêng của mình. HTC được coi là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực điện thoại di động và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong vài năm qua. Business Week xếp hạng HTC là công ty công nghệ tốt thứ hai ở châu Á trong năm 2007, đồng thời xếp công ty ở vị trí số 3 trong danh sách toàn cầu vào năm 2006. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
apple i.txt
Bản gốc của Apple Computer, còn được biết đến như là Apple I, hay Apple-1, là một máy tính cá nhân được phát hành bởi Apple Computer Company (bây giờ là Apple Inc.) vào 1976. Chúng đã được thiết kế và chế tạo thủ công bởi Steve Wozniak. Người bạn của Wozniak, Steve Jobs đã nảy ra ý tưởng bán chiếc máy. Apple I là sản phẩm đầu tiên của Apple Inc, và để trang trải tài chính cho sáng tạo của mình, Jobs đã bán phương tiện đi lại duy nhất của ông, một chiếc xe VW và Wozniak bán chiếc máy tính HP-65 của mình với giá 500 USD. Nó đã được chứng minh trong tháng 7 năm 1976 tại câu lạc bộ máy tính Homebrew Computer Club ở Palo Alto, California. == Lịch sử == Được sản xuất với sự hợp tác của các thành viên, Steve Jobs đã nghĩ ra việc biến ý tưởng của mình bằng cách thiết kế một mẫu máy tính và được đặt với tên gọi là Apple 1, Apple 1 đã đánh dấu bước đầu tiên của ông. Năm 1985,máy tính của ông được công nhận là sản phẩm thành công của Apple. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Apple I Owners Club Apple I Operational Manual OpenEmulator, an accurate emulator of the Apple-1, the Cassette Interface and the CFFA1 expansion card Apple I project on www.sbprojects.com Apple 1 Computer Registry Macintosh Prehistory: The Apple I LCF Historical Collection – Apple 1 Video John Calande III blog – Building the Apple I clone Bản mẫu:Apple hardware before 1998
huỳnh nhật tân.txt
Huỳnh Nhật Tân là một nhạc sĩ thuộc dòng nhạc hải ngoại, nhạc trẻ. Anh cũng là kỹ sư âm thanh và đang làm việc cho Sony Classics thuộc hệ thống giải trí quốc tế Sony. == Sự nghiệp ca nhạc == Huỳnh Nhật Tân học nhạc từ năm 12 tuổi, học ký xướng âm với nhạc sĩ Hùng Lân, học hòa âm với linh mục Tiến Dũng và bắt đầu sáng tác từ năm 16 tuổi. Năm 17 tuổi, anh sáng tác ca khúc Bạc tình, sau này được nhiều ca sĩ nổi tiếng như Tuấn Ngọc, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Hưng trình bày tạo nên sự phổ biến sâu rộng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh thi vào Viện Âm nhạc Thành phố ở Sài Gòn để học trong 2 năm về những môn Lý thuyết, Sáng tác và Chỉ huy. Sau đó, vì tội nhiều lần vượt biên, anh chuyển qua học trường Văn hóa Nghệ thuật (tức Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật) vào năm 1984 và ra trường năm 1988. Năm 1989, Huỳnh Nhật Tân qua Mỹ theo diện ODP và từ năm 1992 định cư tại Nam California. Anh tốt nghiệp kỹ sư âm thanh và từ năm 1999 về làm việc tại Sony Classics thuộc hệ thống giải trí quốc tế Sony, trong đó anh đảm nhiệm chức vụ kỹ sư trưởng trong phòng thu về chỉnh âm (sound editing) và những năm gần đây anh còn được giao công việc viết một phần nhạc cho nhiều trò chơi điện tử, trong đó có cả những trò chơi cho Play Station. Anh cộng tác mật thiết với Trung tâm Vân Sơn trong việc sáng tác và hòa âm, thu âm, mix, cũng như là giám đốc âm nhạc trong nhiều chương trình. Chẳng hạn như chỉ riêng trong đĩa DVD Vân Sơn 40 In Dallas (2008), đã có 5 ca khúc của anh được trình bày. Ngoài ra anh còn cộng tác với Trung tâm Thúy Nga, Blue Ocean, Rainbows. Những ca khúc của Huỳnh Nhật Tân, theo lời tự sự và theo nhận xét của Trường Kỳ: "Đa số đều chứa đựng một sự nghịch lý trong nội dung. Và nhất là luôn nhắm vào những góc cạnh của cuộc đời chưa có ai khai thác để làm đề tài cho những ca khúc của mình". Huỳnh Nhật Tân cũng thú nhận rằng không nhớ rõ mình đã sáng tác xong bao nhiêu bản nhạc vì sáng tác xong là quên đi. Nhiều ca sĩ đã hát nhạc của anh như Diễm Liên, Tuấn Ngọc, Minh Tuyết, Thiên Kim, Nguyên Khang, Andy Quách, Nguyễn Thắng, Cát Tiên, Tú Quyên, Lynda Trang Đài, Hồ Lệ Thu, Nhóm VPop... và ở Việt Nam: Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Vy, Hồ Ngọc Hà , Song Giang, Hiền Thục, Ngô Thanh Vân,... Anh cũng cho biết là mặc dù sáng tác nhiều những ca khúc phổ thông cho công nghệ giải trí (Entertainment) nhưng anh cũng vẫn quan tâm đến mặt nghệ thuật để thỏa mãn giấc mơ của anh, do đó anh cũng tham gia hòa âm cho những CD dòng nhạc mới chuyên loại nhạc bán cổ điển và anh muốn làm trẻ mới nhạc của mình. Tại Việt Nam, anh đã nhiều lần về nước cộng tác với nhiều ca-nhạc sĩ. Anh là cổ đông sáng lập công ty cổ phần giải trí Music Faces Entertainment được thành lập từ năm 2004. Cho đến cuối năm 2011, có khoảng 16 ca khúc của anh đã được cơ quan quản lý cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam. == Gia đình == Anh đã lập gia đình với ca sĩ Ngọc Thúy (tên thật Trần Thị Thúy) và có 2 con: Tanya (sinh 1996) và Tristan (sinh 2002). == Ca khúc == Danh sách chưa đầy đủ. === Tự sáng tác === === Viết lời Việt === Cuộc tình trong cơn mưa Girls Xin em đừng nói Chỉ vì yêu em Nhớ em muôn đời Tìm trong ký ức Tình đã lãng quên Tình mãi cách xa Vì sao không nói Oh! No Jay, Love, Happiness == Chú thích == == Liên kết ngoài == Huỳnh Nhật Tân: Giữa nghệ thuật và giải trí - nghe Audio, đọc toàn bản văn bài viết của Trường Kỳ, VOA 03/12/2008, Sinh hoạt ca nhạc hải ngoại cần sinh khí mới?, Tác phẩm và quan niệm riêng về sáng tác, Người Việt 2006.
cúp bóng đá châu phi 1980.txt
Cúp bóng đá châu Phi 1980 là Cúp bóng đá châu Phi lần thứ 12, được tổ chức tại Nigeria. Số đội tham dự giải là 29, nhiều hơn giải trước đó 3 đội. Thể thức thi đấu không đổi. Vòng chung kết gồm 8 đội chia làm 2 bảng, mỗi bảng 4 đội. Hai đội tuyển đứng đầu mỗi bảng vào đá bán kết, đội thắng ở bán kết vào đá chung kết, đội thua dự trận trận tranh giải ba. Chủ nhà Nigeria lần đầu tiên giành chức vô địch. == Vòng loại == Vòng loại của giải gồm 27 đội tham gia, chọn lấy 6 đội cùng với đương kim vô địch Ghana và chủ nhà Nigeria tham dự vòng chung kết. Vòng loại thi đấu theo thể thức loại trực tiếp sân nhà và sân khách, có áp dụng luật bàn thắng sân khách. Ở vòng sơ loại có 6 đội chọn lấy 3 đội thắng vào vòng loại thứ nhất. Ở vòng loại thứ nhất 24 đội chia làm 12 cặp đấu, 12 đội thắng vào vòng loại thứ hai. Vòng loại thứ hai 12 đội chia làm 6 cặp đấu, 6 đội thắng dự vòng chung kết. === Các đội không vượt qua vòng loại === ==== Vòng sơ loại ==== Lesotho Madagascar Niger ==== Vòng loại thứ nhất ==== ==== Vòng loại thứ hai ==== in nghiêng: Đội bóng bỏ cuộc == Cầu thủ tham dự == == Địa điểm == == Vòng chung kết == Vòng chung kết của giải diễn ra từ 8 tháng 3 đến 22 tháng 3 năm 1980. Các trận đấu ở bảng A được tổ chức tại thủ đô Lagos, ở bảng B được tổ chức tại Ibadan. === Bảng A === === Bảng B === === Vòng đấu loại trực tiếp === ==== Bán kết ==== ==== Tranh giải ba ==== ==== Chung kết ==== == Đội hình toàn sao == == Danh sách cầu thủ ghi bàn == 3 bàn 2 bàn 1 bàn == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chi tiết tại trang RSSSF
cặp đôi hoàn hảo (mùa 2).txt
Cặp đôi hoàn hảo là một phiên bản của chương trình Just the Two of Us của đài BBC, Anh Quốc sản xuất. Mùa thứ 2 được sản xuất năm 2014. Chương trình được phát sóng trực tiếp lúc 21h (giờ Hà Nội - UCT+7) vào các chủ nhật hàng tuần trên VTV3. Ban giám khảo ban đầu là các nghệ sĩ Cẩm Vân, nhạc sĩ Tuấn Khanh và đạo diễn Phạm Hoài Nam., sau được thay đổi bằng đạo diễn Lê Hoàng, ca sĩ Siu Black và nhạc sĩ Lê Minh Sơn. == Danh sách cặp == == Chú thích ==
nihon shoki.txt
Nihon Shoki (日本書紀, "Nhật Bản thư ký") hay Yamato Bumi là bộ sách cổ thứ hai về lịch sử Nhật Bản. Cuốn này tỉ mỉ và chi tiết hơn bộ cổ nhất, Kojiki, và là một tài liệu quan trọng của các nhà lịch sử và khảo cổ học vì nó ghi lại hầu hết sử liệu còn sót lại về Nhật Bản cổ đại. Nihon Shoki được biên soạn xong vào năm 720 dưới sự biên tập của Hoàng tử Toneri, có trợ giúp của Ō no Yasumaro. Bộ sách này còn có tên Nihongi (日本紀, Nhật Bản ký). Giống như Kojiki, Nihon Shoki mờ đầu với một loạt thần thoại, nhưng tiếp tục ghi chép cho tới các sự kiện thuộc thế kỷ thứ 8. Bộ sách này được cho là đã ghi lại chính xác về các triều đại của Thiên hoàng Tenji, Thiên hoàng Temmu và nữ Thiên hoàng Jitō. Nihon Shoki tập trung ghi lại công đức của các đấng minh quân cũng như lỗi lầm của hôn quân. Bộ sách kể lại các phần về thời huyền sử cũng như quan hệ ngoại giao với các nước khác. Giống như nhiều thư tịch chính thức cùng thời, Nihon Shoki được viết bằng chữ Hán. Mặt khác, Kojiki được viết cả bằng tiếng Hán lẫn ký âm tiếng Nhật (chủ yếu cho tên gọi và bài hát). Nihon Shoki cũng có nhiều chú thích chuyển ngữ lưu ý người đọc cách phát âm từ bằng tiếng Nhật. Truyện kể trong bộ sách này và Kojiki được gọi chung là truyện kể Kiki. Một trong những câu chuyện đầu tiên xuất hiện trong Nihon Shoki là câu chuyện về Urashima Tarō, được coi là một trong những câu chuyện sớm nhất có các chuyến du hành xuyên thời gian. == Các chương == Chương 01: (Huyền sử chương thứ nhất) Kami no Yo no Kami no maki. Chương 02: (Huyền sử chương thứ hai) Kami no Yo no Shimo no maki. Chương 03: (Thiên hoàng Jimmu) Kamuyamato Iwarebiko no Sumeramikoto. Chương 04: (Thiên hoàng Suizei) Kamu Nunakawamimi no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Annei) Shikitsuhiko Tamatemi no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Itoku) Ōyamato Hikosukitomo no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Kōshō) Mimatsuhiko Sukitomo no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Koan) Yamato Tarashihiko Kuni Oshihito no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Kōrei) Ōyamato Nekohiko Futoni no Sumramikoto. (Thiên hoàng Kōgen) Ōyamato Nekohiko Kunikuru no Sumramikoto. (Thiên hoàng Kaika) Wakayamato Nekohiko Ōbibi no Sumeramikoto. Chương 05: (Thiên hoàng Sujin) Mimaki Iribiko Iniye no Sumeramikoto. Chương 06: (Thiên hoàng Suinin) Ikume Iribiko Isachi no Sumeramikoto. Chương 07: (Thiên hoàng Keiko) Ōtarashihiko Oshirowake no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Seimu) Waka Tarashihiko no Sumeramikoto. Chương 08: (Thiên hoàng Chūai) Tarashi Nakatsuhiko no Sumeramikoto. Chương 09: (Nữ Thiên hoàng Jingū) Okinaga Tarashihime no Mikoto. Chương 10: (Thiên hoàng Ōjin) Homuda no Sumeramikoto. Chương 11: (Thiên hoàng Nintoku) Ōsasagi no Sumeramikoto. Chương 12: (Thiên hoàng Richu) Izahowake no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Hanzei) Mitsuhawake no Sumeramikoto. Chương 13: (Thiên hoàng Ingyo) Oasazuma Wakugo no Sukune no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Anko) Anaho no Sumeramikoto. Chương 14: (Thiên hoàng Yūryaku) Ōhatsuse no Waka Takeru no Sumeramikoto. Chương 15: (Thiên hoàng Seinei) Shiraka no Take Hirokuni Oshi Waka Yamato Neko no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Kenzo) Woke no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Ninken) Oke no Sumeramikoto. Chương 16: (Thiên hoàng Buretsu) Ohatsuse no Waka Sasagi no Sumeramikoto. Chương 17: (Thiên hoàng Keitai) Ōdo no Sumeramikoto. Chương 18: (Thiên hoàng Ankan) Hirokuni Oshi Take Kanahi no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Senka) Take Ohirokuni Oshi Tate no Sumeramikoto. Chương 19: (Thiên hoàng Kimmei) Amekuni Oshiharaki Hironiwa no Sumeramikoto. Chương 20: (Thiên hoàng Bidatsu) Nunakakura no Futo Tamashiki no Sumeramikoto. Chương 21: (Thiên hoàng Yomei) Tachibana no Toyohi no Sumeramikoto. (Thiên hoàng Sushun) Hatsusebe no Sumeramikoto. Chương 22: (Nữ Thiên hoàng Suiko) Toyomike Kashikiya Hime no Sumeramikoto. Chương 23: (Thiên hoàng Jomei) Okinaga Tarashi Hihironuka no Sumeramikoto. Chương 24: (Nữ Thiên hoàng Kogyoku) Ame Toyotakara Ikashi Hitarashi no Hime no Sumeramikoto. Chương 25: (Thiên hoàng Kōtoku) Ame Yorozu Toyohi no Sumeramikoto. Chương 26: (Nữ Thiên hoàng Saimei) Ame Toyotakara Ikashi Hitarashi no Hime no Sumeramikoto. Chương 27: (Thiên hoàng Tenji) Ame Mikoto Hirakasuwake no Sumeramikoto. Chương 28: (Thiên hoàng Temmu, chương hai) Ama no Nunakahara Oki no Mahito no Sumeramikoto, Kami no maki. Chương 29: (Thiên hoàng Temmu, chương hai) Ama no Nunakahara Oki no Mahito no Sumeramikoto, Shimo no maki. Chương 30: (Nữ Thiên hoàng Jito) Takamanohara Hirono Hime no Sumeramikoto. == Quá trình biên soạn == Shoku Nihongi chép vào tháng 5 năm 720 rằng "先是一品舍人親王奉勅修日本紀。至是功成奏上。紀卅卷系圖一卷" (‘’Tiên thị nhất phẩm Xá nhân Thân vương phụng sắc tu Nhật Bản kỷ. Chí thị công thành tấu thượng. Kỷ tạp quyển hệ đồ nhất quyển). Nghĩa là "Cho đến lúc này, Thân vương Toneri đang biên xoạn Nihongi theo thánh chỉ; ông đã hoàn thành, nộp 30 quyển sử và một quyển phả hệ ". Quyển về phả hệ đã bị thất lạc. === Đóng góp === Quá trình biên soạn thường được nghiên cứu dựa trên văn phong của mỗi chương. Mặc dù viết bằng Hán tự cổ, một số phần vẫn sử dụng văn phong đặc trưng của các soạn giả Nhật, dù một số phần khác có vẻ thực sự được viết bởi chính người Trung Quốc. Theo các nghiên cứu gần đây, phần lớn các chương sau chương 14 (bản kỷ về Thiên hoàng Yuryaku) đều do người gốc Trung Quốc viết, trừ chương 22 và 23 (bản kỷ về Thiên hoàng Suiko và Thiên hoàng Jomei). Tương tự như vậy, chương 13 kết thúc với câu "xem chi tiết sự kiện tai bản kỷ về Thiên hoàng Ōhatsuse (Yūryaku)" ám chỉ tới vụ hành thích Thiên hoàng Anko, ngụ ý rằng chương này được viết sau khi biên soạn các chương tiếp theo. Một số người tin rằng chương đầu tiên được biên soạn là chương 14. === Tham khảo === Nihon Shoki được cho là đã dựa trên các thư tịch cổ hơn, đặc biệt là các ghi chép liên tục được lưu giữ tại triều đình Yamato kể từ thế kỷ 6. Bộ sách này cũng có cả các thư tịch và truyện dân gian do các hào tộc thần phục triều đình dâng lên. Trước Nihon Shoki, đã có Tennōki và Kokki do Thái tử Shōtoku và Soga no Umako soạn, nhưng vì chúng được lưu trữ tại nhà Soga nên đều bị đốt cháy trong Sự biến Isshi. Những người soạn nên tác phẩm này đề cập tới rất nhiều nguồn tư liệu không còn tới ngày nay. Theo nhiều nguồn, ba thư tịch của Baekje (ví dụ như Kudara-ki được trích dẫn chủ yếu với mục đích ghi lại các sự kiện ngoại giao. Các ghi chép nhiều khả năng viết tại Baekje có thể đã được trích dẫn trong Nihon Shoki. Nhưng những người chuộng nguyên bản cho rằng các học giả lưu tán khi Yamato chinh phạt Baekje đã viết bộ sử này và các tác giả của Nihon Shoki đã dựa nhiều vào nguồn sử liệu đó. Điều đó rất đáng lưu ý nhất là những đoạn đề cập tới sự thù địch giữa ba vương quốc Triều Tiên cổ là Silla, Goguryeo và Baekje. Việc sử dụng các tên cung điện của Baekje trong Nihon Shoki là một bằng chứng khác cho thấy các sử quan đã tham khảo thư tịch của Baekje. Một số nguồn được trích dẫn khuyết danh với cái tên aru fumi (一書; nhất thư), để chép lại các dị bản của một sự kiện nhất định. == Phóng đại thời gian trị vì == Phần lớn các học giả đồng ý rằng ngày lập quốc của Nhật Bản (660 TCN) và các Thiên hoàng đầu tiên đều là truyền thuyết và thần thoại. Nhưng điều đó không có nghĩa những con người đó không có thật, chỉ là chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng họ có thật và có thể xếp được họ vào một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhiều khả năng họ là tù trưởng hay vua trong vùng, và nhà nước họ đứng đầu cũng không trị vì toàn bộ hay thậm chí là chỉ là phần lớn nước Nhật. Với những triều đại đó, và cả các triều Ōjin và Nintoku, thời gian trị vì có lẽ đã bị phóng đại để đảm bảo thời gian trị vì của Hoàng gia đủ dài. Nhiều người tin rằng năm 660 TCN được chọn vì đó là năm Tân Dậu, theo Đạo giáo là một năm thích hợp để thực hiện những bước đột phá. Đạo giáo gộp 21 thiên can địa chi lại thành một đơn vị thời gian, soạn giả Nihon Shoki lấy năm 601 (cũng là một năm Tân Dậu, năm này Thái tử Shotoku tiến hành cải cách) làm năm "cách mạng mới", do đó năm 660 TCN, tức là 1260 năm trước đó, làm năm lập quốc. === Kesshi Hachidai ("Khiếm sử bát đại") === Về 8 Thiên hoàng trong chương 4, chỉ có duy nhất ngày tháng năm sinh, năm được phong Thái tử, tên phi tần và vị trí lăng mộ được ghi lại. Họ được gọi chung là Kesshi Hachidai (欠史八代, "Khiếm sử bát đại") vì không có truyền thuyết nào có liên quan tới họ. Nhiều nghiên cứu gần đây ủng hộ quan điểm cho rằng các Thiên hoàng này được "nghĩ" ra để đẩy sự kiện Jimmu đăng cơ lùi về được tới năm 660 TCN. Chính Nihon Shoki cũng "nâng" Thiên hoàng "thứ 10" Sujin lên bằng cách chép rằng ông được gọi là Thiên hoàng Hatsu-Kuni-Shirasu (御肇国|Ngự Triệu Quốc, tức Quốc chủ đầu tiên). == Xem thêm == Kokki, năm 620 Tennōki, năm 620 Teiki, năm 681 Iki no Hakatoko no Sho, thư tịch cổ được sử dụng khi biên soạn Nihon Shoki Kojiki, năm 712 Takahashi Ujibumi, khoảng năm 789 Gukanshō, khoảng năm 1220—tranh luận về lịch sử, theo quan điểm Phật giáo Shaku Nihongi, thế kỷ 13, chú giải Nihon Shoki Jinnō Shōtōki, năm 1359—tranh luận về lịch sử, theo quan điểm Thần đạo Nihon Ōdai Ichiran, năm 1652—tranh luận về lịch sử, theo quan điểm Tân Nho Tokushi Yoron, năm 1712—tranh luận về lịch sử, theo quan điểm cấp tiến == Chú thích == == Tham khảo == Brownlee, John S. (1997) Japanese historians and the national myths, 1600-1945: The Age of the Gods and Emperor Jimmu. Vancouver: University of British Columbia Press. ISBN 0-7748-0644-3 Tokyo: University of Tokyo Press. ISBN 4-13-027031-1 Brownlee, John S. (1991). Political Thought in Japanese Historical Writing: From Kojiki (712) to Tokushi Yoron (1712). Waterloo, Ontario: Wilfrid Laurier University Press. ISBN 0-88920-997-9 Sakamoto, Tarō. (1991). The Six National Histories of Japan: Rikkokushi, John S. Brownlee, tr. Vancouver: University of British Columbia Press. 10-ISBN 0-7748-0379-7; 13-ISBN 978-0-7748-0379-3 == Liên kết ngoài == (tiếng Nhật) Nihon Shoki TEXT File nén download được Shinto Documents Bản dịch tiếng Anh Manuscript scans at Waseda University Library: [2], [3] University of California Berkeley, Office of Resources for International and Area Studies (ORIAS): Yamato glossary/characters Iwato, Iwato Iwato, Iwato
huyện bandarban.txt
Bandarban là một huyện thuộc division Chittagong, Bangladesh. Huyện này có diện tích 4479 km², dân số năm 2002 là 292900 người, mật độ dân số là 65 người/km². == Tham khảo ==
ho (ghana).txt
Xem các nghĩa khác tại ho (định hướng) Ho là thành phố tại đông nam Ghana và là thủ đô của vùng Volta. Thành phố nằm gần núi Mount Adaklu và là quê hương của nhà bảo tàng, nhà thờ lớn và nhà giam lớn. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là Ewe. Ho, rất khác so với thủ đô Accra, trông như một làng được vươn lên thành thành phố. Trong khi những con đường nằm trong trung tâm được lát, những con đường nằm ngoài không được. Thành phố Ho có ba bệnh viện, bao gồm Bệnh viện vùng Volta, được khánh thành năm 2000 với tiền cho vay của Chính phủ Anh. Ở đây cũng có nhiều bệnh viện thực hành. Người dân thành phố Ho rất ân cần, và rất cởi mở với du khách và người nước ngoài. Tỷ lệ phạm pháp thấp. Ho cũng có hai quán cà fê internet. Việc nối mạng tỉnh thoảng bị yếu. Ngoài đó, ở đây cũng có nhiều nhà thờ, bao gồm Nhà thờ Thiên chúa giáo nằm tại trung tâm thành phố. Tại đây cũng có thể bắt gặp nhiều quán ăn và nhà hàng, bao gồm cơ sở kinh doanh đặc biệt có tên Ngôi nhà trắng. == Tham khảo ==
brahmaputra.txt
Brahmaputra là một trong những con sông lớn của châu Á chảy qua Tây Tạng, Ấn Độ, Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal. Sông Brahmaputra khởi nguồn nguồn ở Tây Tạng, hòa với sông Yarlung chảy qua phía nam Tây Tạng, nơi nó được gọi là Dihang và xẻ Himalayas ra thành các hẻm núi. Sau đó Brahmaputra chảy theo hướng tây nam qua Thung lũng Assam và theo hướng nam qua Bangladesh với tên gọi Jamuna. Ở đó, nó nhập vào sông Hằng để tạo thành một đồng bằng châu thổ rộng lớn. Sông này dài khoảng 2.900 km, là một nguồn thủy lợi và giao thông quan trọng. Trong khi phần lớn các sông ở Bangladeshi và Ấn Độ mang tên phụ nữ, sông này là sông hiếm hoi mang tên nam giới, có nghĩa là "con trai của Brahma" trong tiếng Phạn. Tàu thuyền có thể đi lại trên suốt chiều dài sông Brahmaputra. Đoạn hạ lưu sông là thiêng liêng đối với Hindu giáo. Sông này thường bị lũ lụt hoành hành vào mùa xuân khi tuyết ở dãy Himalaya tan chảy. Đây cũng là một trong số ít các con sông trên thế giới có hiện tượng thủy triều lớn ở cửa sông. == Dòng chảy == === Tây Tạng === Sông Yarlung Tsangpo bắt nguồn ở các bình nguyên băng Jima Yangzong gần núi Kailash ở phía bắc dãy Himalaya. Dòng sông sau đó chảy về phía đông khoảng 1.700 km, ở độ cao trung bình 4.000 m so với mực nước biển, và do đó, là con sông lớn cao nhất trên thế giới. Ở điểm cực đông, nó chảy vòng quanh núi Namcha Barwa và hình thành nên hẻm núi Yarlung Tsangpo, được coi là hẻm núi sâu nhất thế giới. === Ấn Độ === Khi dòng sông tiến vào Arunachal Pradesh, nó được gọi là Siang và giảm độ cao nhanh chóng so với khởi nguồn tại Tây Tạng, cuối cùng nó chảy ra đồng bằng, được gọi là Dihang. Dòng sông chảy qua chiều dài 35 km và nhận hai nhánh sông lớn: dòng Dibang và Lohit. Từ điểm nối này, dòng sông mở rộng ra rất nhiều và được gọi là Brahmaputra. Đến Sonitpur, nó lại nhận thêm sông Jia Bhoreli (sông này vốn tên là Kameng, khởi nguồn từ Arunachal Pradesh) và chảy xuyên qua Assam. Tại Assam, có những chỗ sông Brahmaputra rộng đến 10 km. Giữa Dibrugarh và Lakhimpur, dòng sông chia làm hai nhánh, nhánh phía bắc Kherxhutia và nhánh phía nam Brahmaputra. Hai nhánh này lại gặp nhau cách 100 km dưới hạ lưu tạo nên đảo cù lao Majuli. Ở Guwahati gần khu đền thiêng của Hajo, sông Brahmaputra cắt xuyên qua những cao nguyên Shillong và cũng là chỗ dòng sông hẹp nhất, với chiều rộng 1 km từ bờ này sang bờ kia. Đó cũng là nơi diễn tra trận Saraighat. Cây cầu đường sắt đầu tiên bắc qua sông Brahmaputra cũng là ở đoạn này, được khánh thành tháng 4 năm 1962. Tên cũ theo tiếng Phạn của dòng sông là Lauhitya, còn tiếng Assam gọi nó là Assamese trong khi dân địa phương gọi dòng sông là Bhullam, có nghĩa là 'tạo ra tiếng ùng ục'. So với các dòng sông lớn khác ở Ấn Độ, Brahmaputra đỡ bị ô nhiễm hơn, nhưng cũng có những vấn đề của riêng nó: các nhà máy lọc dầu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm ở vùng hạ lưu. Ngoài ra lũ lụt là một vấn đề nữa. Các trận lụt diễn ra ngày một thường xuyên hơn trong những năm gần đây cùng với nạn phá rừng và nhiều hoạt động tàn phá dữ dội của con người. === Bangladesh === Ở Bangladesh, sông Brahmaputra chia làm hai nhánh: nhánh lớn tiếp tục chảy về phía nam tạo thành sông Jumana và nhập vào sông Hằng, được dân địa phương gọi là sông Padma; nhánh còn lại chảy vòng qua hướng đông nam thành dòng hạ Brahmaputra rồi chảy nhập vào sông Meghna. Hai nhánh lại hội tụ với nhau gần Chandpur ở Bangladesh và đổ ra vịnh Bengal. Được tiếp thêm nguồn nước từ sông Hằng, cả hệ thống sông này tạo nên đồng bằng sông Hằng, đằng bằng lớn nhất trên thế giới. == Lũ lụt == Trong giai đoạn gió mùa (tháng 6 đến tháng 10 hàng năm), lũ lụt thường xảy ra trên sông Brahmaputra. Việc chặt phá rừng ở thượng nguồn sông đã làm gia tăng mức lũ cũng như lượng đất bị xói mòn ở những khu vực tại vùng hạ lưu, như Công viên quốc gia Kaziranga ở trung tâm Assam. Nhận trận lũ lớn thường xuyên gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng, của cải và cả mạng sống cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những trận lụt theo định kỳ là một hiện tượng tự nhiên có vai trò sinh thái quan trọng vì nó giúp duy trì sự màu mỡ của đất đai ở các thung lũng dọc sông cũng như đảm bảo cho các sinh vật hoang dã sinh sôi. == Giao thông == Cho tới khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, Brahmaputra đã là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Trong những năm 1990, tuyến đường thủy nối Sadiya với Dhubri ở Ấn Độ là tuyến đường thủy quốc gia số 2, rất quan trọng với việc vận chuyển hàng hóa. Những năm gần đây các hoạt động vận chuyển hành khách mới bắt đầu phát triển. == Ghi chú == == Xem thêm == Banglapedia:Brahmaputra River Banglapedia:Old Brahmaputra River Banglapedia:Brahmaputra-Jamuna River System Bibliography on Water Resources and International Law. Peace Palace Library Rivers of Dhemaji and Dhakuakhana Background to Brahmaputra Flood Scenario