filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
austrolimnophila fulani.txt
Austrolimnophila fulani là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi. == Liên kết ngoài == Dữ liệu liên quan tới Austrolimnophila fulani tại Wikispecies == Tham khảo ==
crom.txt
Crom hay crôm (tiếng La tinh: Chromium) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử bằng 24, là nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là 1 kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao. Bề mặt Crôm được bao phủ bởi 1 lớp màng mỏng Cr2O3, nên có ánh bạc và khả năng chống trầy xước cao. Tên của kim loại này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "χρῶμα" - có nghĩa là màu sắc , bởi sự đa dạng về màu sắc trong các hợp chất của nó. Hợp chất Crôm được sử dụng lần đầu tiên bởi người Trung Quốc vào khoảng 2000 năm trước, thuộc triều đại nhà Tần. Cụ thể khi khai quật Lăng mộ Tần Thủy Hoàng người ta đã tìm thấy một số thanh kiếm với lưỡi kiếm được phủ bởi 1 lớp Cr2O3 dày 10-15 micromet, lớp này làm nhiệm vụ bảo vệ thanh kiếm khỏi các tác nhân oxi hóa của môi trường từ bên ngoài trong hơn 2000 năm. Trễ hơn, ở phương Tây, vào năm 1761, khoáng sản Crocoit (ngoài ra còn được biết đến với tên khác là Chì đỏ Siberia) được dùng như 1 chất màu trong hội họa, ở dạng bột vụn thì khoáng sản này có màu vàng, trong khi ở dạng tinh thể thì có màu đỏ. Vào năm 1797, Loui Nicolas Vauquelin đã điều chế thành công Cr kim loại ở dạng đơn chất từ quặng của nó, mặc dù vẫn còn lẫn khá nhiều tạp chất khiến cho kim loại rất giòn, không thể sử dụng vào mục đích thương mại. Thay vào đó quặng Cromic (thành phần chính là FeCr2O4, được biết đến với tên khác là Ferô crôm) được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp luyện kim, từ quặng Cromic sau khi tinh chế và người ta dùng phản ứng nhiệt nhôm để điều chế Cr. Crôm được coi là 1 kim loại có giá trị cao bởi tính chống ăn mòn tốt, và độ cứng rất cao, nên nó được dùng như 1 nguyên tố điều chất thêm vào thép nhằm cải thiện khả năng chống ăn mòn và tăng độ cứng, thép có thêm Cr được gọi là Thép không gỉ hay Inox. Hằng năm, Cr kim loại dùng trong mạ điện và sản xuất thép chiếm đến 85% sản lượng Cr trên toàn thế giới. == Đặc trưng == Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn. Các trạng thái ôxi hóa phổ biến của crom là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4 và +5 là khá hiếm. Các hợp chất của crom với trạng thái ôxi hóa +6 là những chất có tính ôxi hóa mạnh. Trong không khí, crom được ôxy thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng ôxít bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn quá trình ôxi hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới.Crom có mạng tinh thể lập phương tâm khối == Ứng dụng == Các công dụng của crom: Trong ngành luyện kim, để tăng cường khả năng chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt: như là một thành phần của hợp kim, chẳng hạn trong thép không gỉ để làm dao, kéo. trong mạ crom, trong quá trình anot hóa (dương cực hóa) nhôm, theo nghĩa đen là chuyển bề mặt nhôm thành ruby. Làm thuốc nhuộm và sơn: Ôxít crom (III) (Cr2O3) là chất đánh bóng kim loại với tên gọi phấn lục. Các muối crom nhuộm màu cho thủy tinh thành màu xanh lục của ngọc lục bảo. Crom là thành phần tạo ra màu đỏ của hồng ngọc, vì thế nó được sử dụng trong sản xuấ hồng ngọc tổng hợp. tạo ra màu vàng rực rỡ của thuốc nhuộm và sơn Là một chất xúc tác. Cromit được sử dụng làm khuôn để nung gạch, ngói. Các muối crom được sử dụng trong quá trình thuộc da. Dicromat kali (K2Cr2O7)là một thuốc thử hóa học, được sử dụng trong quá trình làm vệ sinh các thiết bị bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm cũng như trong vai trò của một tác nhân chuẩn độ. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cẩn màu (ổn định màu) cho các thuốc nhuộm vải. Ôxít crom (IV) (CrO2) được sử dụng trong sản xuất băng từ, trong đó độ kháng từ cao hơn so với các băng bằng ôxít sắt tạo ra hiệu suất tốt hơn. Trong thiết bị khoan giếng như là chất chống ăn mòn. Trong y học, như là chất phụ trợ ăn kiêng để giảm cân, thông thường dưới dạng clorua crom (III) hay picolinat crom (III) (CrCl3). Hexacacbonyl crom (Cr(CO)6) được sử dụng làm phụ gia cho xăng. Borua crom (CrB) được sử dụng làm dây dẫn điện chịu nhiệt độ cao. Sulfat crom (III) (Cr2(SO4)3) được sử dụng như là chất nhuộm màu xanh lục trong các loại sơn, đồ gốm sứ, véc ni và mực cũng như trong quy trình mạ crom. Làm hợp chất niken-crôm dùng trong bàn ủi, bếp điện,...(vì nó có nhiệt độ làm việc khoảng 1000-1100 độ c) == Lịch sử == Vào ngày 26 tháng 7 năm 1761, Johann Gottlob Lehmann đã tìm thấy một khoáng chất màu đỏ da cam tại khu vực thuộc dãy núi Ural và ông đặt tên cho nó là chì đỏ Siberi. Mặc dù bị xác định nhầm là hợp chất của chì với các thành phần selen và sắt, nhưng trên thực tế nó là cromat chì với công thức PbCrO4, ngày nay được biết dưới tên gọi khoáng chất crocoit. Năm 1770, Peter Simon Pallas đến cùng một khu vực như Lehmann và tìm thấy khoáng chất "chì" đỏ có các tính chất rất hữu ích để làm chất nhuộm màu trong các loại sơn. Việc sử dụng chì đỏ Siberi làm chất nhuộm sơn đã phát triển rất nhanh. Chất nhuộm màu vàng sáng sản xuất từ crocoit trở thành màu trong thời trang. Năm 1797, Louis Nicolas Vauquelin nhận được các mẫu vật chứa quặng crocoit. Ông đã sản xuất được ôxít crom với công thức hóa học CrO3, bằng cách trộn crocoit với axít clohiđric. Năm 1798, Vauquelin phát hiện ra rằng ông có thể cô lập crom kim loại bằng cách nung ôxít trong lò than củi. Ông cũng phát hiện được các dấu vết của crom trong các loại đá quý, chẳng hạn như trong hồng ngọc hay ngọc lục bảo.. Trong thế kỷ 19, crom được sử dụng chủ yếu như là thành phần trong các loại sơn và trong các muối để thuộc da, nhưng hiện nay ứng dụng chủ yếu của nó là trong các hợp kim và việc này chiếm tới 85% sản lượng crom. Phần còn lại được sử dụng trong công nghiệp hóa chất và các ngành sản xuất vật liệu chịu lửa và đúc kim loại. == Vai trò sinh học == Crom hóa trị ba (Cr (III) hay Cr3+) là yêu cầu với khối lượng rất nhỏ cho quá trình trao đổi chất của đường trong cơ thể người và sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh gọi là thiếu hụt crom. Ngược lại, crom hóa trị sáu lại rất độc hại và gây đột biến gen khi hít phải. Cr (VI) vẫn chưa được xác nhận là chất gây ung thư khi hít phải [1], nhưng ở trạng thái dung dịch nó đã được xác nhận là gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD). Gần đây, người ta nhận thấy rằng chất bổ sung ăn kiêng phổ biến là phức chất của picolinat crom sinh ra các tổn thương nhiễm sắc thể ở các tế bào của chuột đồng (phân họ Cricetinae). Tại Hoa Kỳ, các hướng dẫn ăn kiêng đã hạ mức tiêu thụ crom hàng ngày từ 50-200 µg cho người lớn xuống 35 µg (đàn ông) và 25 µg (đàn bà). == Phổ biến == Crom là nguyên tố phổ biến thứ 21 trong vỏ Trái Đất với nồng độ trung bình 100 ppm. Các hợp chất crom được tìm thấy trong môi trường do bào mòn các đá chứa crom và có thể được cung cấp từ nguồn núi lửa. Nồng độ trong đất nằm trong khoảng 1 đến 3000 mg/kg, trong nước biểt từ 5 đến 800 µg/lit, và trong sông và hồ từ 26 µg/lit đến 5,2 mg/lit. Crom được khai thác dưới dạng quặng cromit (FeCr2O4). Gần một nửa quặng cromit trên thế giới được khai thác tại Nam Phi, bên cạnh đó Kazakhstan, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các khu vực sản xuất đáng kể. Các trầm tích cromit chưa khai thác có nhiều, nhưng về mặt địa lý chỉ tập trung tại Kazakhstan và miền nam châu Phi. Khoảng 15 triệu tấn quặng cromit dưới dạng có thể đưa ra thị trường được sản xuất vào năm 2000, và được chuyển hóa thành khoảng 4 triệu tấn crom-sắt với giá trị thị trường khoảng trên 2,5 tỷ đô la Mỹ vào năm này. Mặc dù các trầm tích crom tự nhiên (crom nguyên chất) là khá hiếm, nhưng một vài mỏ crom kim loại tự nhiên đã được phát hiện. Mỏ Udachnaya tại Nga sản xuất các mẫu của crom kim loại tự nhiên. Mỏ này là các mạch ống chứa đá kimberlit giàu kim cương, và môi trường khử đã đưa ra sự hỗ trợ cần thiết để sản sinh ra cả crom kim loại lẫn kim cương. Mối quan hệ giữa Cr(III) và Cr(VI) phụ thuộc chủ yếu vào pH và các đặc điểm ôxy hóa của vị trí quặng, nhưng trong hầu hết các trường hợp Cr(III) là loại chủ yếu, mặc dù ở một vài nơi nước ngầm có thể chứa tới 39 µg trong tổng crom với 30 µg là Cr(VI). == Cô lập == Crom thu được ở quy mô thương mại bằng cách nung quặng với sự có mặt của nhôm (phản ứng nhiệt nhôm)hay silic == Hợp chất == Dicromat kali là một chất ôxi hóa mạnh và là hợp chất ưa thích để làm vệ sinh các đồ bằng thủy tinh trong phòng thí nghiệm ra khỏi dấu vết của các chất hữu cơ. Nó được sử dụng dưới dạng dung dịch bão hòa trong axít sulfuric đậm đặc để rửa các thiết bị đó. Tuy nhiên, đối với mục đích này thì dung dịch dicromat natri đôi khi cũng được sử dụng do độ hòa tan cao hơn của nó (5 g/100 ml ở dicromat kali với 20 g/100 ml ở dicromat natri). Màu lục crom là ôxít crom III (Cr2O3) màu lục, được sử dụng trong công việc vẽ trên men cũng như trong việc hãm màu thủy tinh. Màu vàng crom là chất nhuộm màu vàng có công thức PbCrO4, được các họa sĩ hay thợ sơn sử dụng. Axít cromic có cấu trúc giả thuyết là H2CrO4. Cả axít cromic lẫn axít dicromic đều không có trong tự nhiên, nhưng các anion của chúng được tìm thấy trong nhiều loại hợp chất chứa crom. Triôxít crom (CrO3) là trạng thái anhydrit của axít cromic, được buôn bán trong công nghiệp dưới tên gọi "axít cromic". Xem thêm Các hợp chất Crom. === Liên kết năm lần === Crom đáng chú ý vì khả năng tạo ra liên kết các cộng hóa trị năm lần. Trong bài viết trên tạp chí Science, Tailuan Nguyen, một nghiên cứu sinh làm việc cùng Philip Power tại Đại học California, Davis đã miêu tả quá trình tổng hợp hợp chất của crom (I) và gốc hydrocacbon, được thể hiện thông qua nhiễu xạ tia X là có chứa liên kết năm với độ dài 183,51(4) pm (1,835 angstrom) kết nối 2 nguyên tử crom tại trung tâm. Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng phối thể một răng cực kỳ kềnh càng, mà với kích thước của nó có thể ngăn cản sự kết hợp tiếp theo. Hiện tại, crom là nguyên tố duy nhất mà các liên kết năm lần đã được quan sát. Hợp chất có cấu trúc Lewis như sau A r − C r − C r − A r {\displaystyle {\rm {Ar-Cr-Cr-Ar}}} trong đó A r {\displaystyle {\rm {Ar}}} là nhóm aryl ( C 6 H 3 - 2 , 6 ( C 6 H 3 - 2 , 6 - P r 2 i ) 2 {\displaystyle {\rm {C_{6}H_{3}{\mbox{-}}2,6(C_{6}H_{3}{\mbox{-}}2,6{\mbox{-}}Pr_{2}^{i})_{2}}}} ( P r i {\displaystyle {\rm {Pr^{i}}}} là isopropyl) == Đồng vị == Crom nguồn gốc tự nhiên là sự hợp thành của 3 đồng vị ổn định; Cr52, Cr53 và Cr54 với Cr52 là phổ biến nhất (83,789%). 19 đồng vị phóng xạ đã được miêu tả với ổn định nhất là Cr50 có chu kỳ bán rã trên 1,8x1017 năm, và Cr51 với chu kỳ bán rã 27,7 ngày. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 1 ngày và phần lớn là ít hơn 1 phút. Nguyên tố này cũng có 2 siêu trạng thái. Cr53 là sản phẩm phân rã do phóng xạ sinh ra của Mn53. Hàm lượng đồng vị crom nói chung thông thường gắn liền với hàm lượng đồng vị mangan và có ứng dụng trong địa chất học đồng vị. Tỷ lệ đồng vị Mn-Cr tăng cường chứng cứ từ Al26 và paladi107 đối với lịch sử sơ kì của hệ Mặt Trời. Các dao động trong các tỷ lệ Cr53/Cr52 và Mn/Cr từ một vài mẫu vẫn thạch chỉ ra tỷ lệ ban đầu của Mn53/Mn55 gợi ý rằng việc phân loại đồng vị Mn-Cr có thể tạo ra từ phân rã tại chỗ (in situ) của Mn53 trong các thiên thể hành tinh đã phân biệt. Vì vậy Cr53 cung cấp thêm chứng cứ bổ sung cho quá trình tổng hợp hạt nhân ngay trước khi có sự hợp nhất của hệ mặt trời. Các đồng vị của crom có nguyên tử lượng từ 43 amu (Cr43) tới 67 amu (Cr67). Phương thức phân rã chủ yếu trước khi có đồng vị ổn định (Cr52) là bắt điện tử còn phương pháp chủ yếu sau đó là phân rã beta. == Cảnh báo == Crom kim loại và các hợp chất crom (III) thông thường không được coi là nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng các hợp chất crom hóa trị sáu (crom VI) lại là độc hại nếu nuốt/hít phải. Liều tử vong của các hợp chất crom (VI) độc hại là khoảng nửa thìa trà vật liệu. Phần lớn các hợp chất crom (VI) gây kích thích mắt, da và màng nhầy, có thể gây bệnh đối với những người có cơ địa dị ứng.Crom(VI)có trong thành phần của xi măng Porland có thể gây bệnh dị ứng xi măng với những người có cơ địa dị ứng hoặc có thời gian tiếp xúc qua da thường xuyên và đủ lâu với xi măng.Phơi nhiễm kinh niên trước các hợp chất crom (VI) có thể gây ra tổn thương mắt vĩnh viễn, nếu không được xử lý đúng cách. Crom (VI) được công nhận là tác nhân gây ung thư ở người. Tại Hoa Kỳ, cuộc điều tra của Erin Brockovich về việc xả crom hóa trị 6 vào nguồn nước sinh hoạt là cốt truyện của bộ phim điện ảnh cùng tên. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng cho phép tối đa của crom (VI) trong nước uống là 0,05 miligam trên một lít. Do các hợp chất của crom đã từng được sử dụng trong thuốc nhuộm và sơn cũng như trong thuộc da, nên các hợp chất này thông thường hay được tìm thấy trong đất và nước ngầm tại các khu vực công nghiệp đã bị bỏ hoang. Các loại sơn lót chứa crom hóa trị 6 vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng sửa chữa lại tàu vũ trụ và ô tô. == Xem thêm == Các hợp chất Crom Các khoáng chất Crom Crom VI == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ - Crom WebElements.com – Crom Case Studies in Environmental Medicine: Chromium Toxicity IARC Monograph "Chromium and Chromium compounds" International Chromium Development Association It's Elemental – The Element Chromium National Pollutant Inventory - Chromium (III) compounds fact sheet The Merck Manual – Mineral Deficiency and Toxicity
dẫn điện.txt
Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất. Sự dẫn điện có thể diễn tả bằng định luật Ohm, rằng dòng điện tỷ lệ với điện trường tương ứng, và tham số tỷ lệ chính là độ dẫn điện: j → = σ E → {\displaystyle {\vec {j}}=\sigma {\vec {E}}} Với: j → {\displaystyle {\vec {j}}} là mật độ dòng điện. E → {\displaystyle {\vec {E}}} là cường độ điện trường. σ là độ dẫn điện. Độ dẫn điện cũng là nghịch đảo của điện trở suất ρ:σ = 1/ρ, σ và ρ là những giá trị vô hướng. Trong hệ SI σ có đơn vị chuẩn là S/m (Siemens trên mét), các đơn vị biến đổi khác như S/cm, m/Ω·mm² và S·m/mm² cũng thường được dùng, với 1 S/cm = 100 S/m và 1 m/Ω·mm² = S·m/mm² = 106 S/m. Riêng ở Hoa Kỳ σ còn có đơn vị % IACS (International Annealed Copper Standard), phần trăm độ dẫn điện của đồng nóng chảy, 100 % IACS = 58 MS/m. Giá trị độ dẫn điện của dây trần trong các đường dây điện cao thế thường được đưa ra bằng % IACS. == Xem thêm == Dẫn nhiệt Cách điện Bán dẫn Siêu dẫn == Chú thích ==
hoa kỳ.txt
Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và México ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 322,3 triệu dân (2015), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị danh nghĩa) và đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc) tính theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh nghĩa, và khoảng 16% theo sức mua tương đương). GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng 5 thế giới theo giá trị thực và hạng 10 theo sức mua tương đương. Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19. Sự kiện này bao gồm việc tiêu diệt các dân tộc bản địa (Diệt chủng người da đỏ), đánh chiếm những lãnh thổ mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng đến Thái Bình Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cũng đang tồn tại những vấn đề nan giải khó giải quyết (chênh lệch giàu nghèo cao, nạn xả súng bừa bãi, nạn phân biệt chủng tộc, tỷ lệ tội phạm cao, chi phí y tế đắt đỏ...) == Tên gọi == === Tên tiếng Anh === Tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ "The United States of America" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776, lúc này chỉ mới có 13 bang đầu tiên. Ngày nay Hoa Kỳ gồm 50 bang, quận Columbia trực thuộc liên bang và một số lãnh thổ ở hải ngoại. Cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States, U.S., và U.S.A. Các tên thông tục cho quốc gia này bao gồm thuật từ thường sử dụng là America (Mỹ) hay là the States. Thuật từ Americas để chỉ các vùng đất tây bán cầu được đặt vào đầu thế kỷ 16 theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci (9/3/1454-22/2/1512). Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc lập như sau "Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 khi Đệ nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp. Điều khoản đầu phát biểu như sau "Tên gọi của Liên bang này sẽ là The United States of America." Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of Columbia (chính là thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ). Hình tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu chính thức, bao gồm một số loại tiền của Hoa Kỳ. Cách thông thường để nói đến một công dân Hoa Kỳ là dùng từ người Mỹ (American). === Tên tiếng Việt === Cả hai tên gọi "Mỹ" và "Hoa Kỳ" đều bắt nguồn từ tên gọi của nước Mỹ trong tiếng Trung Quốc. Hiện nay tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ được dịch sang tiếng Trung Quốc là Mỹ Lợi Kiên hợp chúng quốc (美利堅合眾國), gọi tắt là Mỹ quốc (美國), trong đó "Mỹ Lợi Kiên" (美利堅) là phiên âm tiếng Trung của từ tiếng Anh "America". Trong bản tiếng Trung của "Điều ước Vọng Hạ", một hiệp ước bất bình đẳng được Mỹ và Trung Quốc ký kết năm 1844, nước Mỹ được gọi là "Á Mỹ Lý Giá châu đại hợp chúng quốc" (亞美理駕洲大合眾國). "Hợp chúng quốc" (合眾國) mang ý là quốc gia do nhiều tiểu bang liên hợp lại mà thành (The United States), "chúng" (眾) ở đây có nghĩa là "nhiều", nhưng hay bị gọi thành "hợp chủng quốc" vì nhiều người cho nó mang nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành. Tuy nhiên cách gọi này không chính xác, bản thân trong tên tiếng Anh đầy đủ của Hoa Kỳ là "The United States of America" cũng không có từ nào đề cập đến chủng tộc. "Hoa Kỳ" (花旗) có nghĩa là "cờ hoa", vì vậy mà một số người còn gọi nước Mỹ là "xứ cờ hoa".. Trước đây người Trung Quốc từng gọi quốc kỳ của nước Mỹ là "hoa kỳ" (cờ hoa) và gọi nước Mỹ là hoa kỳ quốc (花旗國), nghĩa là nước cờ hoa. Sử nhà Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên vào thế kỷ 19 còn phiên âm tên nước này là "Mỹ Lợi Kiên", "Ma Ly Căn" và "Nhã Di Lý" (thông qua tiếng Pháp: États-Unis). Hiện nay, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam dùng tên chính thức là "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ". == Địa lý == Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada là những khối băng, không phải là mặt đất). Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến México và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu. Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194 mét), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa. Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy—các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây. == Môi trường == Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Hoa Kỳ rất đa dạng. Hoa Kỳ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5.000 loài tại California (là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới). Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Vùng đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ gồm có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa. Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã giúp bảo vệ các loài vật hiếm quý, có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi cư ngụ của các loài được bảo vệ thường xuyên được Cục hoang dã và cá Hoa Kỳ theo dõi. Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone. Năm mươi bảy công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Các khu hoang dã đã được thiết lập quanh khắp quốc gia để bảo đảm sự bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật một cách dài hạn. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ điều hợp 1.020.779 dặm vuông (2.643.807 km²), hay 28,8 phần trăm tổng diện tích đất của quốc gia. Các công viên và đất rừng được bảo vệ chiếm đa số phần đất này. Cho đến tháng 3 năm 2004, khoảng 16 phần trăm đất công cộng dưới quyền của Cục Quản lý Đất đã được thuê mướn cho việc khoan tìm khí đốt thiên nhiên và dầu hỏa thương mại; đất công cũng được cho thuê để khai thác mỏ và chăn nuôi bò. Hoa Kỳ là nước thải khí carbon dioxide đứng thứ hai sau Trung Quốc trong việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Chính sách năng lượng của Hoa Kỳ bị bàn cãi khắp nơi; nhiều lời kêu gọi đưa ra yêu cầu đất nước nên đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên của Trái Đất. == Lịch sử == === Người định cư châu Âu và thổ dân châu Mỹ === Những thổ dân của Hoa Kỳ Lục địa, kể cả thổ dân Alaska, đã di cư từ châu Á sang bằng việc lợi dụng sự đóng băng trên vùng biển thuộc giao điểm của Nga và bang Alaska. Họ bắt đầu đến đây ít nhất là 12.000 năm và có thể xa nhất là 40.000 năm trước đây. Một số cộng đồng bản thổ trong thời tiền Columbia đã phát triển nông nghiệp tiên tiến, đại kiến trúc, và những xã hội cấp tiểu quốc. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đến Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp xúc lần đầu tiên với thổ dân châu Mỹ. Những năm sau đó, đa số thổ dân châu Mỹ bị bệnh dịch Âu Á giết chết. Người Tây Ban Nha thiết lập các thuộc địa châu Âu sớm nhất trên đất liền tại vùng mà bây giờ là Florida. Trong số các thuộc địa này, chỉ St. Augustine được thành lập năm 1565 là còn tồn tại. Sau đó, các khu định cư Tây Ban Nha trong miền tây nam Hoa Kỳ ngày nay đã thu hút hàng ngàn người khắp México. Những thương buôn da thú người Pháp thiết lập các tiền trạm của Tân Pháp quanh Ngũ Đại Hồ. Pháp dần dần tuyên bố chủ quyền phần lớn phía bên trong của Bắc Mỹ xa về miền nam đến Vịnh Mexico. Các khu định cư thành công ban đầu của người Anh là Thuộc địa Virginia ở Jamestown năm 1607 và Thuộc địa Plymouth năm 1620. Việc thiết lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn sóng di dân; đến năm 1634, New England đã có khoảng 10.000 người theo Thanh giáo định cư. Giữa cuối thập niên 1610 và cuộc cách mạng, người Anh đã đưa khoảng 50.000 tội phạm đến các thuộc địa Mỹ của họ. Bắt đầu năm 1614, người Hà Lan đã thiết lập các khu định cư dọc theo hạ lưu Sông Hudson, gồm có Tân Amsterdam trên Đảo Manhattan. Khu định cư nhỏ Tân Thụy Điển được thiết lập dọc theo Sông Delaware năm 1638 sau đó bị người Hà Lan chiếm vào năm 1655. Trong cuộc Chiến tranh Pháp và thổ dân châu Mỹ, Vương quốc Anh đã thừa cơ giành lấy Canada từ tay người Pháp, nhưng dân chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự do về chính trị và tách biệt khỏi các thuộc địa ở phía nam. Năm 1674, người Anh đã chiếm được các cựu thuộc địa của Hà Lan trong các cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan; tỉnh Tân Hà Lan bị đổi tên thành New York. Với việc phân chia Carolinas năm 1729 và thuộc địa hóa Georgia năm 1732, mười ba thuộc địa của Anh mà sau này trở thành Hoa Kỳ được thành lập. Tất cả đều có chính quyền thuộc địa và địa phương cùng với bầu cử mở rộng cho đa số đàn ông tự do. Tất cả thuộc địa đều hợp pháp hóa việc buôn bán nô lệ châu Phi. Với tỉ lệ sinh sản cao và tử vong thấp, cộng thêm việc di dân mới đến điều đặn, các thuộc địa đã tăng gấp đôi dân số cứ mỗi 25 năm. Phong trào khơi lại đức tin của Tín hữu Cơ Đốc trong thập niên 1730 và thập niên 1740 được biết đến như Đại Tỉnh thức đã khiến cho dân chúng quan tâm cả tôn giáo và sự tự do tín ngưỡng. Vào năm 1770, các thuộc địa có số người Anh giáo ngày gia tăng lên đến khoảng 3 triệu người, bằng khoảng nửa dân số của Vương quốc Anh vào lúc đó. Mặc dù các thuộc địa chịu thuế Anh nhưng họ không có một đại diện nào trong Quốc hội Vương quốc Anh === Giành độc lập === Căng thẳng giữa mười ba thuộc địa Mỹ và người Anh trong giai đoạn cách mạng trong thập niên 1760 và đầu thập niên 1770 đưa đến cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nổ ra ngày 14 tháng 6 năm 1775, Đệ nhị Quốc hội Lục địa nhóm họp tại Philadelphia đã thành lập một Quân đội Lục địa dưới quyền tư lệnh của George Washington và đã tuyên bố rằng "tất cả con người được sinh ra đều có quyền bình đẳng" và được ban cho "một số quyền bất khả nhượng." Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập mà phần nhiều là do Thomas Jefferson thảo, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Năm 1777, Những Điều khoản Liên hiệp được chấp thuận, thống nhất các tiểu bang dưới một chính phủ liên bang lỏng lẻo mà hoạt động cho đến năm 1788. Khoảng 70.000–80.000 người trung thành với Vương miện Anh đào thoát khỏi các tiểu bang nổi loạn, nhiều người đến Nova Scotia và những vùng Vương quốc Anh mới chiếm được tại Canada. Người bản thổ Mỹ bị chia rẽ vì liên minh với hai phía đối nghịch đã sát cánh bên phía của mình trên mặt trận phía tây của cuộc chiến. Sau khi các lực lượng Mỹ với sự giúp đỡ của người Pháp đánh bại quân đội Anh, Vương quốc Anh công nhận chủ quyền của mười ba tiểu bang vào năm 1783. Một hội nghị hiến pháp được tổ chức năm 1787 bởi những người muốn thành lập một chính phủ quốc gia mạnh hơn với quyền lực trên các tiểu bang. Vào tháng 6 năm 1788, chín tiểu bang đã thông qua bản Hiến pháp Hoa Kỳ, đủ để thành lập một chính phủ mới. Những người sáng lập Hoa Kỳ đã soạn thảo Hiến pháp dựa trên những tư tưởng cấp tiến nảy sinh trong phong trào Khai sáng tại Châu Âu bao gồm những lý tưởng của chủ nghĩa tự do cùng với ý tưởng về một chính thể đại diện tồn tại dưới hình thức nền cộng hòa dân cử. Nước Mỹ là quốc gia độc đáo vì nó không được sinh ra từ một quá trình lịch sử lâu dài như các nước khác mà từ những ý tưởng chính trị và triết học. Thượng và Hạ viện đầu tiên của cộng hòa, và Tổng thống George Washington nhậm chức năm 1789. Thành phố New York là thủ đô liên bang khoảng 1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến Philadelphia. Năm 1791, các tiểu bang thông qua Đạo luật Nhân quyền, đó là mười tu chính án Hiến pháp nghiêm cấm việc hạn chế của liên bang đối với sự tự do cá nhân và bảo đảm một số bảo vệ về pháp lý. Thái độ đối với chế độ nô lệ dần dần có thay đổi; một điều khoản trong Hiến pháp nói đến sự bảo đảm buôn bán nô lệ châu Phi chỉ đến năm 1808. Các tiểu bang miền bắc bãi bỏ chế độ nô lệ giữa năm 1780 và năm 1804, để lại các tiểu bang với chế độ nô lệ ở miền nam. Năm 1800, chính phủ liên bang di chuyển đến Washington, D.C. mới thành lập. === Mở rộng lãnh thổ === Việc mua vùng đất Louisiana, lãnh thổ mà Pháp tuyên bố chủ quyền, được thực hiện dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803 đã thực sự làm tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ. Chiến tranh năm 1812, được tuyên chiến với Anh vì nhiều bất đồng, không phân thắng bại, đã làm gia tăng chủ nghĩa quốc gia của người Mỹ. Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819. Hoa Kỳ sát nhập Cộng hòa Texas năm 1845. Khái niệm về Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) rất phổ biến đối với công chúng trong suốt thời kỳ này. Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là tây bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico-Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico buộc phải ký hòa ước bất bình đẳng Guadalupe Hidalgo, nhượng lại California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là bang Texas. Mỹ còn gây áp lực ép Mexico phải bán vùng đất Mexican Cession (ngày nay là vùng tây nam Hoa Kỳ) trù phú cho Mỹ với giá 15 triệu USD. Năm 1853, để làm một dự án đường ray xe lửa, Mỹ lại ép Mexico bán rẻ lãnh thổ ở một vùng đất tiềm năng giáp ranh biên giới Hoa Kỳ - Mexico, với giá 10 triệu USD. Vùng này ngày nay là phía nam Arizona và tây nam New Mexico. Năm 1876, Mỹ chiếm giữ thị trấn Matamoros của Mexico. Năm 1905, sau thỏa ước Banco, Mỹ có thêm 2 vùng đất từ Mexico ở sông Colorado giáp ranh Arizona, tổng cộng 3.409 km2. Về sau, Mexico nhượng tiếp 3 hòn đảo và 68 khu đất cho Mỹ, tổng cộng 1.275,9 mẫu Anh (5.163 km2). Năm 1963, Mỹ và Mexico ký hòa ước Chamizal, kết thúc gần 100 năm tranh chấp đất đai giữa hai nước ở vùng nay là El Paso, Texas. Hiệp định này khiến Mexico phải cắt thêm 1.070 km2 cho nước Mỹ. ==== Tiêu diệt người da đỏ bản xứ ==== Cơn sốt vàng California năm 1848–1849 càng hấp dẫn di dân về miền tây. Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người thổ dân châu Mỹ. Trên nữa thế kỷ, có đến 40 triệu bò rừng bison, thường được gọi là trâu, bị giết để lấy da và thịt, và giúp cho việc mở rộng các tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều bò rừng bison, vốn là một nguồn kinh tế, thực phẩm chính của những người thổ dân Mỹ tại vùng đồng bằng, là một cú đánh sống còn vào nhiều nền văn hóa thổ dân bản xứ và không gian sinh tồn của họ. Sự hăng hái mở rộng lãnh thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi sự một loạt Các cuộc chiến tranh với người bản địa Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ 19, khi những người thổ dân da đỏ châu Mỹ bị đuổi khỏi đất đai của họ. Tại nhiều nơi, người da đỏ tổ chức chiến đấu chống lại quân Mỹ nhưng cuối cùng họ vẫn bị đánh bại. Theo báo cáo của Gregory Michno dựa theo hồ sơ lưu trữ quân đội thì chỉ trong 40 năm từ 1850 đến 1890 khoảng 21.586 người (lính lẫn thường dân) bị giết, bị thương hay bị bắt. Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ và 19.000 người da trắng bị giết - trong đó có đàn bà và trẻ em của cả hai bên. Một số cuộc kháng chiến nổi bật của người da đỏ chống lại Mỹ gồm: Năm 1776, chiến tranh Cherokee lần 2 xảy ra, dân tộc bản xứ Cherokee chiến đấu chống sự xâm lấn của Mỹ vào khu vực Đông Tennessee và Đông Kentucky của họ. Sau đó cuộc xung đột dai dẳng tiếp diễn với cuộc chiến tranh Chickamaga, khi các bộ tộc, bộ lạc bản xứ liên minh lại với nhau chống quân đội Mỹ. Năm 1794, họ thất bại hoàn toàn và khu vực này bị sát nhập vào các bang Tennessee và Kentucky của Mỹ. Năm 1785, chiến tranh Da đỏ Tây Bắc nổ ra, một chuỗi trận đánh đẫm máu giữa nhiều bộ tộc, bộ lạc bản xứ với quân đội Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ của họ ở Ohio. Chiến tranh kết thúc năm 1795 với phần thắng thuộc về Mỹ. Năm 1810, người da đỏ ở Tây Florida tuyên bố độc lập. Tổng thống Mỹ James Madison ra lệnh cho lục quân Hoa Kỳ đến tiêu diệt nhà nước non trẻ và sát nhập Tây Florida vào liên bang Mỹ. Năm 1812, Mỹ đánh chiếm vùng Ohio. Năm 1816, Mỹ viện cớ người da đỏ Seminole chứa chấp những nô lệ da đen đang ẩn náu, và cho quân đánh chiếm, sát nhập lãnh thổ của người Seminole vào Bắc Florida. Năm 1819, tất cả những vùng ở Florida sát nhập vào nước Mỹ. Năm 1835 - 1842, người Seminole lần nữa nổi dậy giành lại Florida nhưng đều bị quân Mỹ đàn áp triệt để. Chính phủ Mỹ cưỡng ép lưu đày người Seminole qua phía Tây Mississippi, kết thúc 7 năm kháng chiến của người Seminole. Năm 1893, quân đội Mỹ xâm lược và đảo chính, lật đổ vương quốc Hawaii, sáp nhập nước này vào liên bang Hoa Kỳ. Mỹ đồng thời chiếm luôn đảo Palmyra gần đó. Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và là bang cuối cùng mà Mỹ chiếm được vào lãnh thổ nước này. Ngoài ra còn có khoảng 100 cuộc chiến và hàng chục ngàn trận chiến nhỏ khác đã diễn ra từ năm 1783 đến 1924. Năm 1924, Chiến tranh Apache tại mặt trận Tây Nam giữa bộ tộc Apache chống đỡ cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ kết thúc với thất bại của bộ tộc Apache, đã đánh dấu thất bại cuối cùng của cuộc kháng chiến dài 302 năm của người da đỏ chống thực dân châu Âu (kể từ trận Jamestown năm 1622 giữa thực dân Anh và liên minh Powhatan ở thuộc địa Virginia) và 141 năm chống quân Mỹ của thổ dân da đỏ bản xứ. Hàng chục triệu người da đỏ cũng đã chết trong quá trình mở rộng lãnh thổ của người Mỹ. Theo ước tính, người da đỏ ở Mỹ có khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, đến năm 1890 thì chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn người. 98% dân số da đỏ đã bị tiêu diệt sau 1 thế kỷ xâm lược của người Mỹ Phần lớn những người sống sót bị dồn vào những khu đất cằn cỗi, hẻo lánh mà chính quyền Mỹ gọi là những “khu bảo tồn” (Reservations). Trong sách tựa đề American Holocaust, nhà sử học người Mỹ là David Stannard cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (Anglo Americans - người da trắng Hoa Kỳ) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại.. === Nội chiến và kỹ nghệ hóa === Căng thẳng giữa các tiểu bang tự do và các tiểu bang có chế độ nô lệ chất chồng với những bất đồng ngày một gia tăng trong quan hệ giữa chính phủ liên bang và các chính quyền tiểu bang cùng với những cuộc xung đột bạo lực về việc mở rộng chế độ nô lệ vào các tiểu bang mới thành lập. Abraham Lincoln, ứng viên của Đảng Cộng hòa là đảng mà phần đông chống chủ nghĩa nô lệ, được bầu làm tổng thống năm 1860. Trước khi ông nhậm chức, bảy tiểu bang có chế độ nô lệ tuyên bố ly khai khỏi Hoa Kỳ và thành lập Liên minh các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang luôn cho rằng việc ly khai là bất hợp pháp, và khi quân Liên minh tấn công Đồn Sumter, Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu và thêm bốn tiểu bang có chế độ nô lệ gia nhập Liên minh. Liên bang trả tự do cho các nô lệ thuộc Liên minh khi Quân đội Liên bang tiến qua miền nam. Sau chiến thắng của Liên bang năm 1865, ba tu chính án được thêm vào Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do cho gần 4 triệu người Mỹ gốc châu Phi từng là nô lệ, cho họ quyền công dân, và cho họ quyền bầu cử. Cuộc chiến và giải pháp của nó mang đến sự gia tăng quyền lực đáng kể của chính phủ liên bang. Sau chiến tranh, sự kiện Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát đã cấp tiến hóa chính sách tái thiết của Đảng Cộng hòa nhằm tái thống nhất và tái kiến thiết các tiểu bang miền nam trong lúc đó bảo đảm quyền lợi của những người nô lệ mới được tự do. Cuộc tranh cãi kết quả bầu cử tổng thống năm 1876 được giải quyết bằng thỏa hiệp năm 1877 đã kết thúc công cuộc tái thiết. Luật Jim Crow, những luật địa phương và tiểu bang ở các bang miền nam được thông qua chẳng bao lâu sau đó, đã tước quyền công dân của nhiều người Mỹ gốc châu Phi bằng lập luận cho rằng luật bảo đảm công bằng nhưng tách ly giữa các chủng tộc. Tại miền bắc, đô thị hóa và một loạt di dân ào ạt chưa từng có đã đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa Hoa Kỳ. Làn sóng di dân tồn tại cho đến năm 1929 đã cung ứng lực lượng lao động cho các ngành nghề của Hoa Kỳ và chuyển đổi nền văn hóa Mỹ. Bảo vệ chống thuế cao, xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia, và luật lệ quy định mới về ngân hàng đã khuyến khích sự phát triển công nghiệp. Việc mua Alaska năm 1867 từ Nga đã hoàn thành việc mở rộng Hoa Kỳ trên lục địa. Thảm sát Wounded Knee năm 1890 là xung đột vũ trang chính trong Chiến tranh với người bản thổ Mỹ. Năm 1893, Vương quyền của Vương quốc Hawaii Thái Bình Dương bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cư dân người Mỹ lãnh đạo; quần đảo bị sát nhập vào Hoa Kỳ năm 1898. Chiến thắng trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ cũng trong năm đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một siêu cường chính của thế giới và kết quả là việc sát nhập Puerto Rico, Guam và Philippines. Philippines giành được độc lập nửa thế kỷ sau đó; Puerto Rico và Guam vẫn là lãnh thổ của Hoa Kỳ. === Từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến Chiến tranh thế giới thứ hai === Lúc khởi sự Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914, Hoa Kỳ vẫn giữ thế trung lập. Người Mỹ có thiện cảm với người Anh và người Pháp mặc dù nhiều công dân, đa số là người Ireland và người Đức, chống đối can thiệp. Năm 1917, Hoa Kỳ tham chiến cùng với phe Hiệp Ước đã làm thay đổi cục diện theo chiều hướng bất lợi cho phe Liên minh Trung tâm. Do dự can thiệp vào nội bộ của châu Âu, Thượng viện Hoa Kỳ đã không thông qua Hòa ước Versailles để thành lập Hội Quốc Liên. Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách của chủ nghĩa đơn phương có chiều hướng chủ nghĩa cô lập. Năm 1920, phong trào nữ quyền đã giành được chiến thắng để một tu chính án hiến pháp ra đời cho phép phụ nữ quyền bầu cử. Một phần vì có nhiều người phục vụ trong chiến tranh nên người bản thổ Mỹ giành được quyền công dân Hoa Kỳ theo Đạo luật Công dân dành cho người bản thổ Mỹ năm 1924. Trong suốt thập niên 1920, Hoa Kỳ hưởng được một thời kỳ thịnh vượng không cân bằng khi lợi nhuận của các nông trại giảm thì lợi nhuận của công nghiệp gia tăng. Nợ gia tăng và thị trường chứng khoán lạm phát đã tạo ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và khởi sự cho Đại khủng hoảng. Sau khi đắc cử tổng thống năm 1932, Franklin Delano Roosevelt đã đối phó với tình trạng trên bằng kế hoạch gọi là New Deal. Đó là một loạt các chính sách gia tăng quyền hạn can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Bão cát giữa thập niên 1930 đã làm cho các cộng đồng nông trại trắng tay và khích lệ một làn sóng mới di dân về miền tây. Hoa Kỳ không hồi phục được hoàn toàn vì khủng hoảng kinh tế cho đến khi có cuộc huy động công nghiệp nhằm hỗ trợ Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ, hầu như trung lập suốt thời gian đầu của cuộc chiến sau khi Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, đã bắt đầu cung cấp các trang thiết bị quân sự cho Đồng minh trong tháng 3 năm 1941 qua chương trình có tên là Lend-Lease (cho thuê). Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ tham chiến chống Phe Trục sau một vụ tấn công Trân Châu Cảng bất ngờ của Nhật Bản.Chiến tranh thế giới thứ hai tiêu hao nhiều tiền của hơn bất cứ cuộc chiến nào trong Lịch sử Hoa Kỳ, nhưng nó đã đẩy mạnh nền kinh tế bằng cách cung cấp sự đầu tư vốn và công việc làm trong khi đưa nhiều phụ nữ vào thị trường lao động. Các hội nghị của phe Đồng Minh tại Bretton Woods và Yalta đã phác thảo ra một hệ thống mới các tổ chức liên chính phủ mà đặt Hoa Kỳ và Liên Xô ở tâm điểm của những vấn đề liên quan đến thế giới. Khi chiến thắng đạt được tại châu Âu, một hội nghị quốc tế năm 1945 được tổ chức tại San Francisco đã cho ra đời bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà bắt đầu hoạt động sau chiến tranh. Hoa Kỳ là nước đầu tiên phát triển vũ khí nguyên tử và đã sử dụng chúng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng tám. Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9, kết thúcChiến tranh thế giới thứ hai. === Chiến tranh lạnh và chính trị phản đối === Hoa Kỳ và Liên Xô tranh giành vị thế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong Chiến tranh lạnh, chi phối các vấn đề quân sự của châu Âu bằng Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hiệp ước Warsaw. Hoa Kỳ quảng bá dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản trong khi Liên Xô cổ vũ chủ nghĩa cộng sản và một nền kinh tế kế hoạch tập quyền. Hoa Kỳ ủng hộ các chế độ độc tài có tư tưởng chống Liên Xô và Liên Xô cũng ủng hộ những chính phủ có lập trường chống phương Tây, và cả hai lâm vào trong các cuộc chiến tranh thay thế (Proxy War). Quân đội Hoa Kỳ đã đánh nhau với lực lượng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950–53. Ủy ban Hạ viện điều tra về các hoạt động chống Hoa Kỳ đã theo đuổi một loạt các cuộc điều tra về sự phá hoại của thành phần thiên tả tình nghi khi Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy trở thành người đứng đầu nhóm có thái độ bài cộng sản ở Quốc hội Hoa Kỳ. Liên Xô phóng phi thuyền có người lái đầu tiên năm 1961 khiến Hoa Kỳ phải nỗ lực nâng cao trình độ về toán và khoa học và sự việc Tổng thống John F. Kennedy lên tiếng rằng Hoa Kỳ phải là nước đầu tiên đưa "một người lên Mặt Trăng," đã hoàn thành vào năm 1969. Kennedy cũng đối phó với một đối đầu hạt nhân căng thẳng với lực lượng Xô Viết tại Cuba. Trong lúc đó, Hoa Kỳ trải qua sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Một phong trào nhân quyền lớn mạnh do những người Mỹ gốc châu Phi nổi tiếng lãnh đạo, như Mục sư Martin Luther King Jr., đã chống đối việc tách biệt và kỳ thị đưa đến việc bãi bỏ luật Jim Crow. Sau khi John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, Đạo luật Nhân quyền năm 1964 được thông qua dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Johnson và người kế nhiệm là Richard Nixon đã mở rộng một cuộc chiến thay thế (Proxy War) tại Đông Nam Á trong Chiến tranh Việt Nam. Với kết cục của Vụ tai tiếng Watergate năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ chức hơn là bị truất phế với cáo buộc bao gồm gây trở ngại công lý và lạm dụng quyền lực; ông được Gerald Ford thay thế chức tổng thống. Trong thời chính phủ của Tổng thống Jimmy Carter cuối thập niên 1970, kinh tế của Hoa Kỳ trải qua thời kỳ đình lạm. Ronald Reagan đắc cử tổng thống năm 1980 đánh dấu một sự chuyển dịch về phía hữu (bảo thủ) trong nền chính trị Mỹ, được phản ánh trong những mục tiêu ưu tiên về sử dụng ngân sách và chính sách thuế. Cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990, quyền lực của Liên Xô bị thu nhỏ lại dẫn đến việc sụp đổ của nó. === Cận đại === Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và đồng minh của mình trong Chiến tranh Vùng Vịnh được Liên Hiệp Quốc ủng hộ dưới quyền của Tổng thống George H. W. Bush, và sau đó là Chiến tranh Nam Tư giúp duy trì vị thế của Hoa Kỳ như một siêu cường duy nhất còn lại. Sự phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1991 đến tháng 3 năm 2001 đã bao trùm hết hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton. Năm 1998, Clinton bị Hạ viện Hoa Kỳ truất phế với các cáo buộc liên quan đến một vụ cáo trạng của Paula Jones và một vụ tai tiếng tình dục nhưng sau đó ông được Thượng viện Hoa Kỳ tha bổng và vẫn tại chức. Cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh cãi được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ can thiệp và giải quyết với kết quả là chức tổng thống về tay Thống đốc bang Texas là George W. Bush, con trai của George H. W. Bush. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố dùng máy bay dân sự cướp được đánh vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York và Ngũ Giác Đài gần Washington, D.C., giết chết gần ba ngàn người. Sau vụ đó, Tổng thống Bush mở cuộc Chiến tranh chống khủng bố dưới một triết lý quân sự nhấn mạnh đến chiến tranh phủ đầu mà bây giờ được biết như Học thuyết Bush. Cuối năm 2001, các lực lượng Hoa Kỳ đã lãnh đạo một cuộc tiến công của NATO vào Afghanistan lật đổ chính phủ Taliban và phá hủy các trại huấn luyện khủng bố của al-Qaeda. Du kích quân Taliban tiếp tục một cuộc chiến tranh du kích chống lực lượng do NATO lãnh đạo. Năm 2002, chính phủ Bush bắt đầu gây áp lực cho sự thay đổi chế độ tại Iraq với các lý do gây nhiều tranh cãi. Thiếu sự phụ trợ của NATO, Bush thành lập một Liên minh tự nguyện và Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein khỏi quyền lực. Mặc dù đối phó với áp lực từ cả bên ngoài và bên trong nước đòi rút quân, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Iraq. Năm 2005, Bão Katrina gây sự tàn phá nặng dọc theo phần lớn Vùng Duyên hải Vịnh của Hoa Kỳ, tàn phá New Orleans. Ngày 4 tháng 11 năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh kế lớn, quốc gia Hoa Kỳ đã bầu Barack Obama làm tổng thống. Ông được tuyên thệ nhậm chức và ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, các đời Thổng thống Mỹ luôn duy trì chính sách can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác, thâm chí sắn sàng dùng sức mạnh quân sự để tấn công nước khác. Kể từ năm 1946 đến 2015, quân đội Hoa Kỳ đã trực tiếp tấn công 9 quốc gia (Triều Tiên, Việt Nam, Campuchia, Grenada, Afghanistan, Iraq, Nam Tư, Panama, Cuba), các cuộc chiến này gây ra cái chết của 10 tới 15 triệu người. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng gây ra đảo chính hoặc ngầm can dự vào xung đột tại 28 quốc gia khác, gây ra cái chết của khoảng 9 tới 14 triệu người. Tổng cộng Hoa Kỳ đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của khoảng 20 đến 30 triệu người trong các cuộc chiến tranh và xung đột rải rác trên khắp thế giới kể từ năm 1946 đến 2015. == Chính phủ và chính trị == Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ." Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy nhiên có một số thẩm pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi bầu cử là 18 và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc phải tham gia bầu cử. Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực: Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ. Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang. Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến. Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000 (lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là năm 2010), bảy tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ sáu năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm kỳ cứ mỗi hai năm và các chiếc ghế trống đó ở Thượng viện sẵn sàng đưa ra bầu cử. Tổng thống phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ. Tổng thống không được bầu trực tiếp, nhưng qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời. Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến bởi ngành tư pháp đều bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Các Tu chính án Hiến pháp cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp được tu chính 27 lần; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án 14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ. Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Donald Trump, là một người thuộc Đảng Cộng hòa. Theo sau cuộc Tổng tuyển cử Hoa Kỳ, 2016, Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị sĩ độc lập (không thuộc đảng nào) — một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới vị thế của hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe xã hội cánh tả James Weaver giành được 8,5% phiếu phổ thông và 22 phiếu đại cử tri. Điển hình nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu tổng thống Theodore Roosevelt thuộc đảng Cấp Tiến giành được 27,4% phiếu phổ thông (88 phiếu đại cử tri), lãnh đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs giành được 6,1% phiếu phổ thông. Năm 1924, Robert M. La Follette, Sr. thuộc đảng Cấp tiến giành được 16,1% phiếu phổ thông (13 phiếu đại cử tri). Năm 1948, Strom Thurmond của đảng Dixiecrat giành 39 phiếu đại cử tri. Năm 1968, George Wallace của đảng Độc Lập giành 46 phiếu đại cử tri. Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20 triệu phiếu phổ thông, chiếm 18,9%. Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là "center-right" hay là bảo thủ và Đảng Dân chủ được xem là "center-left" hay cấp tiến, nhưng thành viên của cả hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một cuộc thăm dò tháng 8 năm 2007, 36 phần trăm người Mỹ tự nhận mình là "bảo thủ," 34 phần trăm là "ôn hòa," và 25 phần trăm là "cấp tiến." Theo một cách khác, tính theo số đông người lớn thì có 35,9 phần trăm tự nhận là người thuộc Đảng Dân chủ, 32,9 phần trăm độc lập, và 31,3 phần trăm nhận là người thuộc Đảng Cộng hòa. Các tiểu bang đông bắc, Ngũ Đại Hồ, và Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến — họ được biết theo cách nói chính trị là "các tiểu bang xanh." "Các tiểu bang đỏ" của miền Nam và khu vực dãy núi Rocky có chiều hướng bảo thủ. == Quan hệ đối ngoại và quân sự == Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C., và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tại Mỹ. Tuy nhiên, Cuba, Iran, CHDCND Triều Tiên, Bhutan, và Sudan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Người theo chủ nghĩa cô lập Mỹ thường hay bất hòa với những người theo chủ nghĩa quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất hòa với những người đề xướng cổ võ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) và Đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa đế quốc của Mỹ tại Philippines đã bị Mark Twain, triết học gia William James, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau này, Tổng thống Woodrow Wilson đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội Quốc Liên nhưng Thượng viện Hoa Kỳ cấm không cho Hoa Kỳ trở thành thành viên của tổ chức này. Chủ nghĩa cô lập đã trở thành một chuyện trong quá khứ khi Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là nơi đóng tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với Anh Quốc và liên hệ chặt chẽ với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Israel, và các thành viên đồng sự NATO. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các quốc gia láng giềng qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và những thỏa thuận tự do mậu dịch như Thỏa thuận Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ ba bên với Canada và México. Năm 2005, Hoa Kỳ đã chi tiêu 27,3 tỷ đô la trong chương trình trợ giứp phát triển chính thức, đứng nhất trên thế giới. Tuy nhiên nếu tính theo tỉ lệ tổng lợi tức quốc gia (GNI), sự đóng góp của Hoa Kỳ chỉ là 0,22 phần trăm, đứng thứ hai mươi trong 22 quốc gia viện trợ tài chánh. Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ như các quỹ, công ty, và các tổ chức tôn giáo và giáo dục tư nhân đã cho tặng 95,5 tỷ đô la. Tổng số 122,8 tỷ đô la lần nữa đứng hạng nhất trên thế giới và hạng bảy tính theo phần trăm tổng lợi tức quốc gia. Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực. Gần đây, một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý thuyết về toàn cầu hóa. Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng hàng hóa lưu thông sẽ càng nhiều. Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong thời đại mới là làm giàu và thúc đẩy nâng cao dân trí cho các nước khác trên thế giới, với mục đích thúc đẩy thương mại trong một thế giới không còn tồn tại "cực". Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và Không quân. Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền quản trị của Bộ Nội An trong thời bình và thuộc Bộ Hải quân trong thời chiến. Năm 2005, quân đội có 1,38 triệu quân hiện dịch, cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia. Tổng cộng tất cả 2,3 triệu người. Bộ Quốc phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân viên dân sự, không kể những nhân công hợp đồng. Phục vụ quân sự là tình nguyện mặc dù tổng động viên có thể xảy ra trong thời chiến qua hệ thống tuyển chọn nhập ngũ. Việc khai triển nhanh các lực lượng Mỹ được cung ứng bởi một đội ngũ lớn phi cơ vận tải của Không quân và các phi cơ tiếp liệu trên không, hạm đội của Hải quân với 11 hàng không mẫu hạm hiện dịch, và các đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh trên biển thuộc các Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân. Bên ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ và cơ sở tiện ích trên tất cả các lục địa, trừ Nam Cực. Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "đế quốc của các căn cứ." Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ năm 2016 là 598 tỉ Mỹ kim, chiếm 46 phần trăm chi tiêu quân sự trên toàn thế giới và lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước xếp kế tiếp cộng lại. Chi tiêu quân sự tính theo đầu người là 1.756 đô la, khoảng 10 lần trung bình của thế giới. Khoảng 4,06 phần trăm tổng sản phẩm nội địa, chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ đứng hạng một trong số 172 quốc gia. Ngân sách chính thức của Bộ Quốc phòng năm 2016 là 577 tỉ USD. Tổn phí tổng cộng được ước tính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq đến năm 2016 là 2.267 tỷ đô la. Đến ngày 4 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ đã mất 4.152 binh sĩ trong suốt cuộc chiến và 30.324 bị thương. == Kinh tế == Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 18 ngàn tỷ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới (2016). Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Quốc, México, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới, đầu năm 2015 là 18 471 090 985 000 USD.Theo Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thì con số nợ này không tính khoản nợ của tiểu bang và nợ địa phương và chưa bao gồm các khoản chi cho các chương trình an sinh và Medicare. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có. Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sỉ và lẻ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất. Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa. Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1 phần trăm giao dịch. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la. Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần trăm làm việc toàn thời gian. Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong ngành cung cấp dịch vụ. Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là hai lĩnh vực mướn người hàng đầu. Khoảng 12 phần trăm công nhân Mỹ thuộc thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây Âu. Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới. Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ. Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn. === Lợi tức, phát triển con người, và giai cấp xã hội === Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, lợi tức trung bình của mỗi hộ gia đình trước khi lấy thuế trong năm 2005 là 46.326 đô la. Tính trung bình hai năm có mức từ 60.246 đô la ở New Jersey đến 34.396 đô la ở Mississippi. Dùng tỉ lệ hoán đổi sức mua tương đương, các mức lợi tức này tương đương với mức lợi tức tìm thấy tại các quốc gia hậu công nghiệp khác. Khoảng 13 phần trăm người Mỹ sống dưới mức nghèo do liên bang ấn định. Con số người Mỹ nghèo, gần 37 triệu người, thực sự hơn con số của năm 2001 đến 4 triệu người, là năm tận cùng của cuộc đình trệ kinh tế Hoa Kỳ vừa qua. Hoa Kỳ đứng hạng 8 trên thế giới trong Báo cáo Phát triển Con người năm 2006 của UNDP. Một cuộc nghiên cứu năm 2007 của UNICEF về sự phúc lợi của trẻ em trong 21 quốc gia công nghiệp hoá, bao gồm một tầm mức rộng lớn các yếu tố, đã xếp Hoa Kỳ gần chót. Giữa năm 1967 và 2005, lợi tức trung bình của hộ gia đình tăng 30,6 phần trăm tính theo giá trị đồng đô la không thay đổi theo thời gian, phần lớn là vì con số gia tăng các hộ gia đình có người làm hai công việc. Năm 2005, lợi tức trung bình của các hộ gia đình không phải người già giảm xuống năm thứ 5 liên tiếp. Mặc dù tiêu chuẩn sống có cải thiện đối với hầu như tất cả các giai cấp từ cuối thập niên 1970, Sự khác biệt lợi tức đã gia tăng đã kể. Phần lợi tức mà một phần trăm dân số trên đầu danh sách nhận được đã tăng đáng kể trong khi phần lợi tức của 90 phần trăm dân số ở cuối danh sách lại giảm. Sự sai khác lợi tức giữa hai nhóm trong năm 2005 cũng lớn bằng như trong năm 1928. Theo chỉ số chuẩn Gini, sự sai khác về lợi tức tại Hoa Kỳ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở châu Âu. Một số kinh tế gia như Alan Greenspan cho rằng sự sai khác lợi tức tăng cao sẽ là điều đáng lo ngại. Trong lúc các giai cấp xã hội Mỹ thiếu ranh giới định nghĩa rõ ràng, các nhà xã hội học nói rằng giai cấp xã hội là một biến số xã hội quan trọng. Nghề nghiệp, hấp thụ giáo dục, và lợi tức được dùng như những chỉ số chính nói đến tình trạng kinh tế xã hội. Dennis Gilbert của Cao đẳng Hamilton đã đề nghị một hệ thống, được những nhà xã hội học khác áp dụng, gồm có sáu giai cấp xã hội: một giai cấp thượng lưu hay tư bản gồm những người giàu có và quyền lực (1%), một giai cấp thượng trung lưu gồm các nhà nghiệp vụ có giáo dục cao (15%), một giai cấp trung lưu gồm những người bán nghiệp vụ và các thợ lành nghề (33%), một giai cấp lao động gồm những người lao động chân tay và thơ ký (33%), và hai giai cấp thấp hơn - lao động nghèo (13%) và hạ cấp phần lớn là thất nghiệp (12%). Giàu có tập trung cao độ: 10 phần trăm dân số người lớn giữ 69,8 phần trăm sự giàu có của toàn quốc gia, đứng hạng nhì so với bất cứ quốc gia dân chủ phát triển nào. Một phần trăm trên đầu danh sách giữ 33,4 phần trăm sự giàu có, bao gồm phân nửa tổng giá trị cổ phiếu giao dịch công khai. Nhưng bù lại, thuế thu nhập ở Hoa Kỳ đánh vào người giàu rất nặng, thông thường là vào khoảng 40%. Từ số tiền thuế đánh vào người giàu, chính phủ sẽ sử dụng chúng để hoàn trả lại thuế cho người nghèo, hỗ trợ cho người có thu nhập trung bình nhưng có con nhỏ, trợ cấp tài chính và y tế miễn phí cho người già, trẻ em dưới tuổi trưởng thành, người bệnh không còn khả năng lao động... vv. === Khoa học và kỹ thuật === Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong nhiều ngành kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ 19, là miền đất hấp dẫn các nhà khoa học nước ngoài như Albert Einstein. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển với khoảng 64 phần trăm đến từ phía tư nhân. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Năm 1876, Alexander Graham Bell được cấp bản quyền chế tạo điện thoại lần đầu tiên. Phòng thí nghiệm của Thomas Edison phát triển được máy hát (phonograph), bóng đèn điện dây tóc chịu nhiệt đầu tiên, và máy thu hình bền đầu tiên. Trong đầu thế kỷ 20, các công ty chế tạo xe hơi như Ransom Olds và Henry Ford đã đi đầu trong việc sản xuất theo phương pháp dây chuyền. Năm 1903, Anh em nhà Wright được xem như người phát minh ra máy bay đầu tiên. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, báo hiệu thời đại nguyên tử. Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn, khoa học vật chất, máy vi tính, và nhiều lĩnh vực khác. Hoa Kỳ là nước chính yếu phát triển Arpanet là tiền thân của Internet. Người Mỹ hưởng được cấp bực cao cận kề với các hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật. Gần như phân nửa hộ gia đình Hoa Kỳ có dịch vụ Internet băng thông rộng (Broadband Internet). Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu thực phẩm biến đổi gen; trên phân nửa những vùng đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở tại Hoa Kỳ. Dù có ngành khoa học không gian vũ trụ phát triển nhưng Hoa Kỳ lại khá lệ thuộc vào Nga trong vấn đề động cơ tên lửa. Nga đang là nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Dù đang cố phát triển động cơ riêng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ Energomash hồi cuối tháng cũng đã tuyên bố, từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm vì bất cứ lý do gì và mẫu nâng cấp của tên lửa Antares sẽ được trang bị các động cơ mới mua. === Giao thông === Đến năm 2003, có khoảng 759 xe hơi cho 1.000 người Mỹ so với 472 mỗi 1.000 cư dân Liên Hiệp châu Âu một năm sau đó, tức là năm 2004. Khoảng 39 phần trăm xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ. Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km). Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém. Chỉ có 9 phần trăm tổng số lượt đi làm việc ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8 phần trăm tại châu Âu. Việc sử dụng xe đạp rất ít, thua xa mức độ sử dụng của châu Âu. Công nghệ hàng không dân sự hoàn toàn tư hữu hóa trong lúc đa số các phi trường chính là của công. Năm hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế giới. == Nhân khẩu == Ngày 17 tháng 10 năm 2006, dân số Hoa Kỳ được ước tính là khoảng 300.000.000 theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Dân số Hoa Kỳ bao gồm một con số ước tính 12 triệu di dân bất hợp pháp, trong đó một triệu người, theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, không kiểm toán được. Tỉ lệ chung tăng dân số là 0,89 phần trăm, so với 0,16 phần trăm trong Liên hiệp châu Âu. Tỉ lệ sinh 14,16 mỗi 1.000 người thì thấp hơn trung bình của thế giới 30 phần trăm trong khi cao hơn bất cứ quốc gia châu Âu nào, trừ Albania và Ireland. Năm 2006, 1,27 triệu di dân được cấp phép cư ngụ hợp pháp. Mexico đã và đang là nguồn dẫn đầu các di dân mới của Hoa Kỳ trên hai thập niên qua; kể từ năm 1998, Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines là các quốc gia hàng đầu có di dân đến Mỹ mỗi năm. Hoa Kỳ là quốc gia công nghiệp hóa duy nhất mà sự gia tăng dân số lớn lao được tiên đoán. Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc-31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người. Người da trắng là nhóm chủng tộc lớn nhất trong đó người gốc Đức, gốc Ireland, và gốc Anh chiếm ba trong số bốn nhóm sắc tộc lớn nhất. Người Mỹ gốc châu Phi, đa số là con cháu của các cựu nô lệ, là nhóm chủng tộc thiểu số đông nhất Hoa Kỳ và là nhóm sắc tộc lớn hạng ba. Người Mỹ gốc châu Á là nhóm chủng tộc thiểu số lớn hạng nhì của Hoa Kỳ; hai nhóm sắc tộc người Mỹ gốc châu Á lớn nhất là người Hoa và người Filipino. Năm 2005, dân số Hoa Kỳ bao gồm một con số ước tính là 4,5 triệu người thuộc sắc tộc bản thổ châu Mỹ hoặc bản thổ Alaska và gần 1 triệu người gốc bản thổ Hawaii hay người đảo Thái Bình Dương. Sự gia tăng dân số của người nói tiếng Tây Ban Nha là một chiều hướng nhân khẩu chính. Khoảng 44 triệu người Mỹ gốc nói tiếng Tây Ban Nha tạo thành chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 64 phần trăm người nói tiếng Tây Ban Nha có gốc từ México. Giữa năm 2000 và 2004, dân số nói tiếng Tây Ban Nha của Hoa Kỳ tăng 14 phần trăm trong khi dân số không phải người nói tiếng Tây Ban Nha tăng chỉ 2 phần trăm. Phần nhiều sự gia tăng dân số là vì di dân: Đến năm 2004, 12 phần trăm dân số Hoa Kỳ sinh ra ở ngoại quốc, trên phân nửa con số đó là từ châu Mỹ Latinh. Sinh sản cũng là một yếu tố: Phụ nữ nói tiếng Tây Ban Nha trung bình sinh ba người con trong đời của mình. Tỉ lệ tương tự là 2,2 đối với phụ nữ da đen không nói tiếng Tây Ban Nha và 1,8 cho phụ nữ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha (dưới con số quân bình thay thế là 2,1). Người nói tiếng Tây Ban Nha chiếm gần như phân nửa con số gia tăng dân số quốc gia 2,9 triệu từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 7 năm 2006. Ước tính theo chiều hướng hiện tại thì vào năm 2050, người da trắng gốc không nói tiếng Tây Ban Nha sẽ là 50,1 phần trăm dân số, so với 69,4 phần trăm năm 2000. Người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha đã ít hơn phân nửa dân số tại bốn tiểu bang—California, New Mexico, Hawaii, và Texas—cũng như tại Đặc khu Columbia. Khoảng 83 phần trăm dân số sống trong 361 vùng đô thị. Năm 2005, 254 khu hợp nhất tại Hoa Kỳ có dân số trên 100.000 người, 9 thành phố có hơn 1 triệu dân, và 4 thành phố cấp thế giới có trên 2 triệu dân (Thành phố New York, Los Angeles, Chicago, và Houston). Hoa Kỳ có 50 vùng đô thị có dân số trên 1 triệu dân. Trong số 50 vùng đô thị phát triển nhanh nhất, 23 vùng đô thị nằm ở miền Tây và 25 vùng đô thị ở miền Nam. Trong số 20 vùng đô thị đông dân nhất của Hoa Kỳ, các vùng đô thị như Dallas (hạng tư lớn nhất), Houston (hạng sáu), và Atlanta (hạng chín) cho thấy có con số gia tăng lớn nhất giữa năm 2000 và 2006 trong khi vùng đô thị Phoenix (hạng 13) phát triển con số lớn nhất về phần trăm dân số. === Ngôn ngữ === Mặc dù Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng Anh Mỹ (American English) là ngôn ngữ quốc gia. Năm 2003, khoảng 215 triệu người hay 82 phần trăm dân số tuổi từ 5 trở lên nói chỉ tiếng Anh ở nhà. Tiếng Tây Ban Nha, có trên 10 phần trăm dân số nói ở nhà, là ngôn ngữ thông dụng thứ hai và được dạy rộng rãi như ngôn ngữ ngoại quốc. Các di dân muốn nhập tịch phải biết tiếng Anh. Một số người Mỹ cổ vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ vì nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 28 tiểu bang. Cả tiếng Hawaii và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang. Một số lãnh thổ vùng quốc hải cũng công nhận ngôn ngữ bản thổ của họ là ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Anh: Tiếng Samoa và tiếng Chamorro được Samoa thuộc Mỹ và Guam công nhận theo thứ tự trình bày; tiếng Caroline và tiếng Chamorro được Quần đảo Bắc Mariana công nhận; tiếng Tây Ban Nha là tiếng chính thức của Puerto Rico. Trong lúc cả hai tiểu bang này không có một tiếng chính thức nào, New Mexico có luật tạo phương tiện cho việc sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như Louisiana làm vậy đối với tiếng Anh và tiếng Pháp. === Tôn giáo === Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ. Trong một cuộc thăm dò tư nhân thực hiện năm 2001, có khoảng 76,7% người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người theo Kitô giáo, giảm từ 86,4 phần trăm trong năm 1990. Các giáo phái Tin Lành chiếm 52 phần trăm trong khi Giáo hội Công giáo Rôma hiện là nhánh Kitô giáo độc lập lớn nhất, chiếm 24,5 phần trăm. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy người da trắng Tin Lành phái Phúc Âm (evangelical) chiếm 26,3% dân số; đây là nhóm đông nhất trong các giáo phái Tin Lành; tổng số người theo Tin Lành phái Phúc Âm của tất cả các chủng tộc chiếm từ 30 tới 35%. Tổng số người ngoài Kitô giáo theo số liệu năm 2007 là 4,7%, tăng từ 3,3% hồi năm 1990. Các tôn giáo không phải Kitô giáo là Do Thái giáo (1,4%), Hồi giáo (0,5%), Phật giáo (0,5%), Ấn Độ giáo (0,4%), và Phổ độ Nhất vị (Unitarian Universalism; 0,3%). Giữa năm 1990 và 2001, số người theo Hồi giáo và Phật giáo gia tăng gấp đôi. Năm 1990 có 8,2% và năm 2007 có 16,1% dân số tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri, thuyết vô thần, hoặc đơn giản không có tôn giáo, vẫn tương đối ít hơn nhiều so với các quốc gia hậu công nghiệp như Vương quốc Anh (44%) và Thụy Điển (69%). === Giáo dục === Giáo dục công lập Hoa Kỳ do chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương đảm trách và do Bộ Giáo dục Hoa Kỳ điều phối bằng những quy định hạn chế liên quan đến những khoản trợ giúp của liên bang. Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ sáu hoặc bảy tuổi bắt buộc phải đi học cho đến khi được 18 tuổi; một vài tiểu bang cho phép học sinh thôi học ở tuổi 16 hay 17. Khoảng 12 phần trăm trẻ em ghi danh học tại các trường tư thục thế tục hay mang tính chất tôn giáo. Chỉ có khoảng hơn 2 phần trăm trẻ em học ở nhà. Hoa Kỳ có nhiều trường đại học và viện đại học tư thục và công lập nổi tiếng và có chính sách tuyển chọn sinh viên khắt khe, nhưng cũng có các trường đại học cộng đồng ở địa phương cho phép sinh viên tự do ghi danh vào học. Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6 phần trăm tốt nghiệp trung học, 52,6 phần trăm có theo học đại học, 27,2 phần trăm có bằng đại học, và 9,6 phần trăm có bằng sau đại học. Tỉ lệ biết đọc biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99 phần trăm. Liên Hiệp Quốc đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo dục là 0.97, đứng thứ 12 trên thế giới. === Y tế === Tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 77,8 tuổi, ngắn hơn con số tính chung của Tây Âu 1 năm, ngắn hơn Na Uy 3 năm và ngắn hơn Thụy Sĩ bốn năm. Hơn hai thập niên qua, thứ hạng về tuổi thọ trung bình của quốc gia đã giảm từ hạng 11 xuống hạng 42 của thế giới. Tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh là 6,37 trên một ngàn trẻ, đặt Hoa Kỳ hạng thứ 42 trong 221 quốc gia, đứng sau tất cả các nước Tây Âu. Khoảng 1/3 dân số trưởng thành béo phì và thêm 1/3 có trọng lượng cân quá khổ; tỉ lệ béo phì là cao nhất trong thế giới kỹ nghệ hóa đã tăng gấp đôi trong 1/4 thế kỷ qua. Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến béo phì là căn bệnh thế kỷ đáng lo ngại đối với các nhà chăm sóc sức khỏe nghiệp vụ. Tỉ lệ có thai ở tuổi vị thành niên là 79,8 mỗi 1.000 phụ nữ thì cao gấp bốn lần so với Pháp và năm lần so với Đức. Việc phá thai tại Hoa Kỳ là một nguồn tạo ra tranh cãi chính trị sôi động. Nhiều tiểu bang cấm dùng công quỹ vào việc phá thai và có luật hạn chế việc phá thai vào thời kỳ sắp sinh nở, bắt buộc thông báo cho cha mẹ của trẻ vị thành niên muốn phá thai, và cưỡng bách một thời kỳ chờ đợi trước khi tiến hành phá thai. Trong khi việc phá thai có giảm sút, tỉ lệ phá thai tại Hoa Kỳ 241 vụ trên 1.000 trẻ sinh ra đời và tỉ lệ 15 vụ trên 1.000 phụ nữ tuổi từ 15–44 thì vẫn còn cao hơn so với đa số các quốc gia Tây Âu. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho mỗi đầu người và phần trăm GDP. Không như đa số các quốc gia phát triển khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ không hoàn toàn là công ích, thay vào đó nó dựa vào tiền chi trả của cả công cộng và tư nhân. Năm 2004, bảo hiểm tư nhân đã trả khoảng 36% chi tiêu về sức khỏe cho cá nhân, tiền túi của bệnh nhân chiếm 15%, và các Chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương trả khoảng 44%. Chi phí y tế ở Mỹ nhìn chung là rất cao, một đợt khám bệnh nhẹ cũng có thể phải trả hàng trăm USD, bệnh nặng điều trị dài ngày có thể tốn kém hàng trăm ngàn USD. Chi phí y tế quá cao là lý do thông thường nhất khiến cá nhân, hộ gia đình lâm vào cảnh phá sản tại Hoa Kỳ. Mỹ là một quốc gia phát triển nhưng không có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân. Người dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada tới 14 lần (tức là tới gần 11.000 USD/năm). Cũng có loại bảo hiểm rẻ hơn, khoảng 3.000 USD/năm cho một người còn trẻ, khỏe mạnh và không tiền sử bệnh nghiêm trọng, nhưng loại bảo hiểm đó chỉ chi trả phần nào cho những lúc ốm nặng, còn bệnh nhẹ thì người bệnh phải tự trả tiền. Những gia đình có thu nhập trung bình thấp ở Mỹ sẽ không thể có đủ tiền mua bảo hiểm y tế. Năm 2005, 46,6 triệu người Mỹ hay 15,9% dân số không có bảo hiểm y tế, 5,4 triệu người hơn so với năm 2001. Nguyên nhân chính con số người không có bảo hiểm y tế gia tăng là vì số người Mỹ có bảo hiểm do công ty nơi họ làm việc bảo trợ giảm từ 62,6% năm 2001 xuống còn 59,5% năm 2005. Khoảng 1/3 số người không bảo hiểm y tế sống trong các hộ gia đình có lợi tức hàng năm trên 50.000 đôla, phân nửa số hộ gia đình đó có lợi tức trên 75.000 đô la. Một phần ba số người khác có tiêu chuẩn nhưng không đăng ký xin bảo hiểm y tế công cộng. Năm 2006, Massachusetts trở thành tiểu bang đầu tiên yêu cầu phải có bảo hiểm y tế; California đang xem xét một luật tương tự. === Tội phạm và hình phạt === Thi hành luật pháp tại Hoa Kỳ là trách nhiệm chính yếu của cảnh sát địa phương và sở cảnh sát quận, với sự trợ giúp rộng lớn hơn của cảnh sát tiểu bang. Các cơ quan Liên bang như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Bảo vệ Tòa án Hoa Kỳ (United States Marshals Service) có những nhiệm vụ đặc biệt. Ở cấp liên bang, và gần như ở mọi tiểu bang, pháp chế đều dựa vào một hệ thống luật phổ thông. Các tòa án tiểu bang thi hành đa số các vụ xử án hình sự; các tòa án liên bang nhận thụ lý một số tội ác đã được quy định nào đó cũng như các vụ chống án từ các hệ thống tòa tiểu bang. So với các quốc gia trong Liên hiệp châu Âu và Khối thịnh vượng chung, Hoa Kỳ có một tỉ lệ tội phạm tính chung là trung bình. Trong số các quốc gia phát triển, Hoa Kỳ có mức độ tội phạm bạo lực trên trung bình và đặc biệt có mức độ cao về bạo lực do súng gây ra và hành động giết người. Năm 2005, có 56 vụ giết người trên con số 1 triệu cư dân, so với 10 tại Đức và 19 tại Canada. Tỉ lệ các vụ giết người tại Hoa Kỳ giảm 36 phần trăm từ năm 1986 đến 2000 và gần như không đổi kể từ đó. Một số học giả quy kết tỉ lệ cao các vụ giết người có liên quan đến tỉ lệ cao số người sở hữu súng ở Hoa Kỳ, và sau đó là có liên quan đến luật sở hữu súng của Hoa Kỳ, rất dễ dàng được phép sở hữu súng nếu so với các nước phát triển khác. Hoa Kỳ có tỉ lệ người bị tống giam có lập hồ sơ và tổng dân số tù nhân cao nhất trên thế giới và hơn xa các con số cao nhất trong các quốc gia phát triển dân chủ: năm 2006, 750 trong mỗi 100.000 người Mỹ bị tù trong năm đó, hơn ba lần con số tại Ba Lan, quốc gia thuộc Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) có tỉ lệ cao nhất kế tiếp. Tỉ lệ hiện tại của Hoa Kỳ gần như cao gấp 5 lần rưỡi con số năm 1980 là 139 mỗi 100.000 người. Đàn ông người Mỹ gốc châu Phi bị tù có tỉ lệ gấp 6 lần tỉ lệ của đàn ông da trắng và ba lần so với tỉ lệ của đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha. Tỉ lệ bị cầm tù vượt mức của Hoa Kỳ phần lớn là do những thay đổi trong việc xử phạt và những chính sách chống chất ma túy. Mặc dù hình phạt xử tử đã bị xóa bỏ tại phần lớn các quốc gia Tây phương, nó vẫn còn tồn tại ở Hoa Kỳ đối với một số tội liên bang và quân sự nào đó, và ở tại 38 tiểu bang. Từ khi hình phạt tử hình được phục hồi vào năm 1976, đã có trên 1.000 vụ xử tử tại Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ đứng thứ 6 về số vụ xử tử cao nhất trên thế giới sau Trung Quốc, Iran, Pakistan, Iraq, và Sudan. Nước Mỹ hiện cũng có 32/51 bang có áp dụng hình phạt Tử hình. Bên cạnh đó, nước Mỹ còn có những án tù ngang bằng với vô số án chung thân kỷ lục trong lịch sử tư pháp hiện đại. == Văn hóa == Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ. Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình. Trong khi văn hóa Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ là một xã hội không giai cấp, các nhà kinh tế và xã hội đã nhận dạng ra sự khác biệt văn hóa giữa các giai cấp xã hội của Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến xã hội hóa, ngôn ngữ, và các giá trị. Giai cấp nghiệp vụ và trung lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều chiều hướng thay đổi xã hội cận đại như chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa đa văn hóa. Sự tự nhận thức về bản thân, quan điểm xã hội, và những trông mong về văn hóa của người Mỹ có liên hệ với nghề nghiệp của họ tới một cấp độ cận kề khác thường. Trong khi người Mỹ có chiều hướng quá coi trọng sự thành đạt về kinh tế xã hội nhưng nếu là một người bình thường hoặc trung bình thông thường cũng được xem là một thuộc tính tích cực. Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ, bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và là nhóm đa số lấy được bằng cử nhân. Vai trò thay đổi của phụ nữ cũng đã làm thay đổi gia đình Mỹ. Năm 2005, số hộ gia đình chỉ có một người chiếm 30 phần trăm tổng số hộ gia đình; nhiều cặp vợ chồng không có con là chuyện bình thường với tỉ lệ 28 phần trăm. Việc nới rộng quyền kết hôn cho những người đồng tính luyến ái là một vấn đề gây tranh luận, các tiểu bang cấp tiến cho phép sống chung giữa những người đồng tính (civil union) và những tiểu bang phía bắc như Massachusetts,Vermont,Iowa,Connecticut,Maine và New Hampshire vừa qua đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.Tiểu bang California cũng đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 4 năm 2008,nhưng sau đó những người đồng tính lại bị tước quyền kết hôn sau khi Dự Luật 8 được ban hành vào tháng 11 năm 2008. === Truyền thông đại chúng === Năm 1878, Eadweard Muybridge đã chứng minh khả năng của thuật nhiếp ảnh có thể chụp được ảnh di động. Năm 1894, triển lãm hình ảnh di động thương mại đầu tiên của thế giới được trình diễn tại thành phố New York, sử dụng máy ảnh của Thomas Edison chế tạo. Năm sau đó người ta thấy phim thương mại đầu tiên được chiếu trên màn bạc, cũng tại New York, và Hoa Kỳ luôn đi đầu trong việc phát triển phim có tiếng nói trong những thập niên sau đó. Từ đầu thế kỷ 20, công nghệ phim ảnh của Hoa Kỳ phần lớn có trung tâm trong và xung quanh khu Hollywood thuộc thành phố Los Angeles, California. Đạo diễn D. W. Griffith là trung tâm của việc phát triển các qui cách làm phim dựng phim và bộ phim Citizen Kane (1941) của Đạo diễn Orson Welles luôn được bình chọn như là một bộ phim vĩ đại nhất của mọi thời đại. Các diễn viên điện ảnh như John Wayne và Marilyn Monroe đã trở thành những khuôn mặt biểu tượng trong khi đó nhà sản xuất phim kiêm kinh doanh Walt Disney là một người đi đầu trong cả lĩnh vực phim hoạt họa và dùng phim ảnh để quảng cáo các sản phẩm. Các phim trường chính của Hollywood là nơi chính yếu sản xuất ra các bộ phim thương mại thành công nhất trên thế giới như Star Wars (1977) và Titanic (1997), và các sản phẩm của Hollywood ngày nay chiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới. Người Mỹ là những người nghiện xem truyền hình nhất trên thế giới, và thời gian trung bình dành cho xem truyền hình tiếp tục tăng cao, lên đến 5 giờ mỗi ngày vào năm 2006. Tất cả bốn hệ thống truyền hình lớn là thuộc truyền hình thương mại. Người Mỹ lắng nghe chương trình radio, phần lớn cũng là thương mại hoá, trung bình là trên 2 tiếng rưỡi một ngày. Ngoài các cổng trang mạng (web portal) và trang tìm kiếm trên mạng (search engine), các trang mạng phổ thông nhất là eBay, MySpace, Amazon.com, The New York Times, và Apple. Mười hai triệu người Mỹ viết blog. Loại nhạc có nhịp điệu và trữ tình của người Mỹ gốc châu Phi nói chung đã ảnh hưởng sâu đậm âm nhạc Mỹ, làm cho nó khác biệt với âm nhạc truyền thống châu Âu. Những làn điệu từ nhạc cổ truyền như nhạc blues và loại nhạc mà bây giờ được biết như là old-time music đã được thu thập và đưa vào trong âm nhạc bình dân mà được thưởng thức khắp nơi trên thế giới. Nhạc Jazz được phát triển bởi những nhà sáng tạo âm nhạc như Louis Armstrong và Duke Ellington đầu thế kỷ 20. Nhạc đồng quê, rhythm and blues, và rock and roll xuất hiện giữa thập niên 1920 và thập niên 1950. Những sáng tạo mới gần đây của người Mỹ gồm có funk và hip hop. Những ngôi sao nhạc pop của Mỹ như Michael Jackson được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc pop", Madonna được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc pop", và còn nhiều ca sĩ khác nữa đã trở thành những huyền thoại âm nhạc. === Văn chương, triết học, và nghệ thuật === Trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, văn chương và nghệ thuật Mỹ bị ảnh hưởng đậm nét của châu Âu. Những nhà văn như Nathaniel Hawthorne, Edgar Allan Poe, và Henry David Thoreau đã lập nên một nền văn chương Mỹ rõ rệt vào khoảng giữa thế kỷ 19. Mark Twain và nhà thơ Walt Whitman là những khuôn mặt lớn trong nửa cuối thế kỷ; Emily Dickinson, gần như không được biết đến trong suốt đời bà, đã được công nhận là nhà thơ quan trọng khác của Mỹ. Mười một công dân Hoa Kỳ đã đoạt được Giải Nobel Văn chương, gần đây nhất là Toni Morrison năm 1993. Ernest Hemingway, người đoạt giải Nobel năm 1954, thường được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Một tác phẩm được xem như cô đọng mọi khía cạnh cơ bản kinh nghiệm và đặc tính của quốc gia—như Moby-Dick (1851) của Herman Melville, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (1885) của đại văn hào Mark Twain, và Đại gia Gatsby (1925) của F. Scott Fitzgerald—có thể được tặng cho danh hiệu là "đại tiểu thuyết Mỹ." Các thể loại văn chương bình dân như văn chương miền Tây và tiểu thuyết tội phạm đã phát triển tại Hoa Kỳ. Người theo thuyết tiên nghiệm do Ralph Waldo Emerson và Thoreau lãnh đạo đã thiết lập phong trào triết lý Mỹ chính yếu đầu tiên. Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Charles Sanders Pierce và rồi William James và John Dewey là những người lãnh đạo trong việc phát triển chủ nghĩa thực dụng. Trong thế kỷ 20, công trình của Willard Van Orman Quine và Richard Rorty đã giúp đưa triết học phân tích đến tiền sảnh của các học viện Hoa Kỳ. Về nghệ thuật thị giác, Trường phái Sông Hudson là một phong trào quan trọng giữa thế kỷ 19 theo truyền thống chủ nghĩa tự nhiên châu Âu. Chương trình Armory năm 1913 tại thành phố New York là một triển lãm nghệ thuật đương đại châu Âu đã gây cơn sốt đến công chúng và chuyển hóa cảnh tượng nghệ thuật Hoa Kỳ. Georgia O'Keefe, Marsden Hartley, và những người khác đã thực nghiệm với những thể loại mới, mô tả một cảm xúc cá nhân cao độ. Những phong trào mỹ thuật chính như chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Jackson Pollack và Willem de Kooning và nghệ thuật văn hóa dân gian của Andy Warhol và Roy Lichtenstein đã phát triển rộng khắp Hoa Kỳ. Làn sóng chủ nghĩa hiện đại và sau đó là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã đưa các kiến trúc sư Mỹ như Frank Lloyd Wright, Philip Johnson, và Frank Gehry lên đỉnh cao trong lĩnh vực của họ. Một trong những người lừng danh đầu tiên đề xướng thể loại kịch mới phôi phai của Mỹ là ông bầu P. T. Barnum. Ông khởi đầu điều hành một nhà hát ở hạ Manhattan năm 1841. Kịch đoàn Harrigan and Hart đã dàn dựng một loạt những vở nhạc hài kịch thu hút đông công chúng tại New York bắt đầu vào cuối thập niên 1870. Trong thế kỷ 20, hình thức nhạc hiện đại đã xuất hiện trên Sân khấu Broadway nơi mà các bản nhạc của các nhà soạn nhạc như Irving Berlin, Cole Porter, và Stephen Sondheim đã trở thành những tiêu chuẩn cho thể loại nhạc văn hóa dân gian. Nhà soạn kịch Eugene O'Neill đã đoạt được giải Nobel văn chương năm 1936; những nhà soạn kịch nổi danh khác của Hoa Kỳ còn có nhiều người đoạt Giải Pulitzer như Tennessee Williams, Edward Albee, và August Wilson. Mặc dù bị coi nhẹ vào lúc đương thời, công trình của Charles Ives trong thập niên 1910 đã đưa ông lên thành một nhà soạn nhạc lớn đầu tiên của Hoa Kỳ về thể loại nhạc truyền thống cổ điển; những người tiếp bước theo sau như Henry Cowell và John Cage đã tạo được một bước tiến gần hơn trong việc sáng tác nhạc cổ điển có định dạng riêng của Mỹ. Aaron Copland và George Gershwin đã phát triển một thể loại nhạc cổ điển và bình dân tổng hợp riêng biệt của Mỹ. Các nhà biên đạo múa Isadora Duncan và Martha Graham là những khuôn mặt trung tâm trong việc sáng tạo ra khiêu vũ hiện đại; George Balanchine và Jerome Robbins là những người đi đầu về múa balê của thế kỷ 20. Hoa Kỳ từ lâu luôn đi đầu trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại với những nhà nhiếp ảnh như Alfred Steiglitz, Edward Steichen, Ansel Adams, và nhiều người khác. Truyện tranh nhiều kỳ trên báo gọi là comic strip và sách truyện tranh là hai thứ sáng tạo của người Mỹ. Superman hay "siêu nhân" trong tiếng Việt, đại anh hùng trong sách truyện tranh tinh hoa, đã trở thành hình tượng Mỹ. === Thực phẩm và quần áo === Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ loại trái dài (squash), và xi-rô cây phong, là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến. Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm chính cống Mỹ. Thực phẩm chua của người nô lệ phi Châu, phổ biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc châu Phi. Gà chiên kết hợp với nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Mỹ gốc châu Phi và người Scotland là một món khoái khẩu quốc gia. Các món ăn mang tính biểu tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog là những món ăn đúc kết từ những phương thức chế thức ăn của đa dạng các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức. Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, lượng calorie mà người Mỹ trung bình ăn vào cơ thể tăng 24 phần trăm, khi tỉ lệ số người Mỹ ăn thức ăn bên ngoài tăng từ 18 đến 32 phần trăm. Ăn uống thường xuyên tại những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald gần như có liên quan đến hiện tượng mà các nhà nghiên cứu của chính phủ gọi đó là "dịch bệnh béo phì." Người Mỹ thích uống cà phê hơn trà với khoảng hơn phân nửa dân số người lớn uống ít nhất một tách cà phê một ngày. Các loại rượu Mỹ có Bourbon whiskey, Tennessee whiskey, applejack, và Rượu Rum Puerto Rico. Rượu martini là loại rượu trái cây đặc tính Mỹ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ 81,6 lít bia mỗi năm. Các loại bia nhẹ kiểu Mỹ mà điển hình là thương hiệu hàng đầu Budweiser nhẹ cả trong người và trong hương vị; Chủ nhân của Budweiser là Anheuser-Busch đang chiếm lĩnh 50 phần trăm thị trường bia quốc gia. Trong những thập niên vừa qua, việc sản xuất và tiêu thụ rượu đã gia tăng đáng kể. Việc làm rượu hiện tại là một ngành công nghiệp hàng đầu tại California. Ngược với các truyền thống châu Âu, người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay thế rượu trái cây khai vị. Công nghiệp Hoa Kỳ phần lớn sản xuất ra đồ uống cho ăn sáng gồm có sữa và nước cam. Các loại nước uống rất ngọt được ưa chuộng khắp nơi; các loại nước uống có đường chiếm 9 phần trăm lượng calorie tiêu thụ hàng ngày của một người Mỹ trung bình, gấp đôi tỉ lệ của 3 thập niên về trước. Nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu Coca-Cola là thương hiệu được công nhận nhất trên thế giới, đứng trước McDonald. Không kể đến kiểu quần áo nghiệp vụ chỉnh tề, thời trang Hoa Kỳ có tính trung hòa và thường là không nghi thức. Trong khi nguồn gốc văn hóa đa dạng của người Mỹ phản ánh trong cách ăn mặc, đặc biệt là các di dân vừa mới đến gần đây, Mũ cao bồi, giày cao bồi và áo khoác ngoài kiểu đi xe mô tô là hình tượng kiểu Mỹ đặc biệt. Quần áo Jeans rất phổ biến như quần áo lao động trong thập niên 1850 của thương nhân Levi Strauss, một di dân Đức tại San Francisco, đã được giới trẻ Mỹ tiếp nhận một thế kỷ sau đó. Hiện nay quần áo Jeans được mặc khắp nơi trên mọi lục địa bởi mọi giới và mọi giai cấp xã hội. Song song với việc sử dụng làm quần áo thông dụng được bày bán đầy ở các chợ, quần áo jeans có thể nói rằng là đóng góp chính yếu của văn hóa Mỹ vào thời trang thế giới. Hoa Kỳ cũng là nơi đóng tổng hành dinh của nhiều nhãn hiệu thiết kế hàng đầu như Ralph Lauren và Calvin Klein. === Thể thao === Từ cuối thế kỷ 19, bóng chày được xem là môn thể thao quốc gia; bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ, và khúc côn cầu là ba môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp khác của quốc gia. Bóng bầu dục Đại học và Bóng rổ Đại học cũng hấp dẫn nhiều khán giả. Hiện nay bóng bầu dục, tính theo một số khía cạnh, là môn thể thao có nhiều người xem nhất tại Hoa Kỳ. Quyền Anh và đua ngựa trước đây là các môn thể thao cá nhân được nhiều người xem nhất nhưng nay đã phải chịu thua cho môn golf và đua xe hơi, đặc biệt là Hội đua xe NASCAR. Mặc dù bóng đá không phải là một môn thể thao chuyên nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, nó được giới trẻ và giới tài tử mọi lứa tuổi chơi khắp nơi. Tennis và các môn thể thao ngoài trời cũng được ưa chuộng. Đa số các môn thể thao chính của Hoa Kỳ tiến hóa từ các môn tương tự của châu Âu. Tuy nhiên bóng rổ đã được Tiến sĩ James Naismith sáng tạo tại Springfield, Massachusetts năm 1891 và môn thể thao quen thuộc lacrosse là một môn thể thao của người bản thổ Mỹ, đã có từ trước thời thuộc địa. Về mặt thể thao cá nhân, môn lướt ván và môn lướt tuyết là những môn sáng tạo của Mỹ trong thế kỷ 20. Chúng có liên hệ với môn lướt sóng là một môn thể thao của người Hawaii có trước khi tiếp xúc với Tây phương. Tám lần Thế vận hội đã xảy ra ở Hoa Kỳ, bốn thế vận hội mùa hè và bốn thế vận hội mùa đông. Hoa Kỳ đã đoạt được 2.191 huy chương tổng cộng trong các kỳ Thế vận hội mùa hè, hơn bất cứ quốc gia nào, và 216 trong các kỳ Thế vận hội mùa đông, đứng hạng hai nhiều nhất. Một số vận động viên Mỹ đã trở thành lừng danh thế giới, đặc biệt là cầu thủ bóng chày Babe Ruth, võ sĩ Muhammad Ali, cầu thủ bóng rổ Michael Jordan, vận động viên bơi lội Michael Phelps và tay golf Tiger Woods. == Tiểu bang == Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. Mười ba tiểu bang ban đầu là hậu thân của mười ba thuộc địa nổi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Ngoại trừ Vermont, Texas, và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại. Trong lịch sử Hoa Kỳ từ thời mới lập quốc, có ba tiểu bang được thành lập từ lãnh thổ của các tiểu bang đã tồn tại: Kentucky từ Virginia; Tennessee từ Bắc Carolina; và Maine từ Massachusetts. Tây Virginia tự tách ra khỏi Virginia trong Nội chiến Hoa Kỳ. Ngoài ra, các ranh giới tiểu bang phần lớn là không thay đổi; trừ vài lần chính duy nhất là Maryland và Virginia nhường một phần đất để thành lập Đặc khu Columbia (phần đất của Virginia sau đó được trả lại); một lần nhường đất của Georgia; và việc mở rộng tiểu bang Missouri và Nevada. Hawaii trở thành tiểu bang gần đây nhất là ngày 21 tháng 8 năm 1959. Các tiểu bang bao phủ phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kỳ; các vùng khác được xem là lãnh thổ không thể bị chia cắt của quốc gia là Đặc khu Columbia, thủ đô của Hoa Kỳ; và Đảo Palmyra, một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ nhưng không có người ở trong Thái Bình Dương. 13 trong 14 lãnh thổ hiện tại của Hoa Kỳ chưa được hợp nhất chính thức vào Hoa Kỳ nên tình trạng chính trị có thể thay đổi trong tương lai (được phép độc lập, trở thành tiểu bang hay vẫn giữ nguyên tình trạng hiện tại). Thí dụ Puerto Rico đã từng được phép tiến hành trưng cầu dân ý để thay đổi tình trạng chính trị của lãnh thổ nhưng cuối cùng chọn giữ nguyên tình trạng hiện tại. == Những ngày lễ liên bang == Dưới đây là những ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ. Đa số các ngày lễ tại Hoa Kỳ được ấn định theo kiểu ngày trong tuần, khác kiểu ngày trong tháng mà người Việt quen dùng đến. Lấy ngày Lễ Tạ ơn để làm thí dụ thì ngày lễ rơi vào ngày thứ năm lần thứ tư trong tháng 11 (không phải thứ năm cuối cùng của tháng 11, thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm trong tháng 11). Có nghĩa là vào đầu tháng 11, ta đếm ngày thứ năm lần thứ nhất, ngày thứ năm lần thứ hai, ngày thứ năm lần thứ ba và ngày thứ năm lần thứ tư thì chính là ngày Lễ Tạ ơn. == Đánh giá == Lý Quang Diệu trong cuốn sách Bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới, đánh giá về Hoa Kỳ: "Người Mỹ tin những ý tưởng của họ là phổ biến - uy thế tuyệt đối của cá nhân và quyền tự do biểu đạt mà không bị giới hạn. Nhưng không phải vậy - chưa bao giờ như vậy. Thực tế xã hội Mỹ thành công như vậy suốt một thời gian dài không phải nhờ những ý tưởng và nguyên tắc này, mà nhờ may mắn về địa chính trị, tài nguyên dồi dào và năng lực của cộng đồng di dân, dòng vốn và công nghệ rất lớn từ châu Âu, và hai đại dương rộng lớn ngăn cách mọi xung đột của thế giới cách xa bờ biển nước Mỹ. Rốt cuộc người Mỹ sẽ phải chia sẻ vị trí vượt trội của mình với Trung Quốc." == Chú thích == == Liên kết ngoài == (tiếng Việt) Hoa Kỳ tại Từ điển bách khoa Việt Nam Hoa Kỳ - Những nét đặc trưng: Toàn cảnh nước Mỹ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (tiếng Anh) United States tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) FirstGov – Website chính thức của chính phủ Hoa Kỳ White House (Nhà Trắng) – Website chính thức của Tổng thống Mỹ Senate.gov – Website chính thức của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ House.gov – Website chính thức của Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ SCOTUS – Website chính thức của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Miêu tả sinh động cho Hoa Kỳ – Xuất bản bởi Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1997. US Census Housing and Economic Statistics – Thống kê về nhà ở và kinh tế của Thống Kê Dân số Hoa Kỳ, cập nhật hoàn toàn bởi Cục Thống Kê Dân số Hoa Kỳ. Bản đồ Quốc gia Hoa Kỳ Mục từ cho Hoa Kỳ trong CIA World Factbook Bản đồ địa lý Hoa Kỳ US National Debt Clock
1975.txt
Theo lịch Gregory, năm 1975 (số La Mã: MCMLXXV) là năm thường bắt đầu từ ngày Thứ tư. Năm này cùng lúc với những năm 5735–5736 trong lịch Do Thái, 1395–1396 trong lịch Hồi giáo, 1353–1354 theo lịch Ba Tư, 2518 theo lịch Thái, và 2728 a.u.c. Nó được chỉ định là năm quốc tế phụ nữ. == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1 – Pierre Graber trở thành tổng thống liên bang Thụy Sĩ 1 tháng 1 – Vụ Watergate: John N. Mitchell, H. R. Haldeman, John D. Ehrlichman phạm tội nghe lén. 6 tháng 1 - Quân giải phóng đánh chiếm Phước Long. 7 tháng 1 – OPEC đồng ý tăng giá dầu thêm 10%. === Tháng 2 === 4 tháng 2 – Lần đầu tiên cảnh báo trước được động đất, tại Hải Thành, Liêu Ninh, Trung Quốc. 4 tháng 2 – Động đất 7,0 độ trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tròn 10.000 người chết 9 tháng 2 – Tàu Soyuz 17 của Liên Xô trở về Trái Đất. 17 tháng 2 – Grenada trở thành thành viên trong UNESCO 28 tháng 2 – Tai nạn tàu hỏa ở ga Moorgate, Luân Đôn làm 43 người thiệt mạng. === Tháng 3 === 6 tháng 3 – Iran và Iraq ký kết Hiệp ước Algier 4 tháng 3 - Chiến dịch Tây Nguyên mở màn. 10 tháng 3 - Quân giải phóng chiếm lĩnh Buôn Mê Thuột, bắt đầu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Việt Nam Cộng hòa. 12 tháng 3 - Quân đội Nam Việt Nam phản công Buôn Mê Thuột thất bại. 14 tháng 3 - Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên về giữ duyên hải miên Trung. 15 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Trà Bồng. 18 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Kon Tum. 19 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Quãng Trị. 20 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm An Lộc. 21 tháng 3 - Bắt đầu chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 24 tháng 3 - Kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, quân giải phóng đánh chiếm thị xã Tam Kỳ, Gia Nghĩa. 26 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Thừa Thiên Huế. 28 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Hội An, Bảo Lộc, Di Linh. 29 tháng 3 - Quân giải phóng đánh chiếm Đà Nẵng, kết thúc chiến dịch Huế - Đà Nẵng. === Tháng 4 === 1 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Tuy Hòa, Quy Nhơn. 2 tháng 4 - Quân giảp phóng đánh chiếm Nha Trang. 4 tháng 4 – Sài Gòn, Việt Nam. Một chiếc Lockheed C-5A Galaxy của Không quân Hoa Kỳ gặp tai nạn, 155 người thiệt mạng. 9 tháng 4 - Quân giải phóng mở chiến dịch đánh chiếm Trường Sa và các đảo trên biển Đông. 16 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Phan Rang. 17 tháng 4 - Khmer Đỏ đánh chiếm Nam Vang. 18 tháng 4 - Người Mỹ tại Sài Gòn được lệnh di tản. 19 tháng 4 - Quân giải phóng đánh chiếm Phan Thiết. 21 tháng 4 - Quân giải phóng chiếm lĩnh Xuân Lộc. Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống Việt Nam cộng hòa. 26 tháng 4 - Bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh. Quân giải phóng đánh chiếm đảo Phú Quý. 30 tháng 4 – Quân giải phóng đánh chiếm Sài Gòn, thống nhất Việt Nam, chiến tranh Việt Nam kết thúc. === Tháng 5 === 1 tháng 5 - Quân giải phóng đánh chiếm Cao Lãnh, Vĩnh Long, Long Xuyên, Hà Tiên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Cà Mau. 2 tháng 5 - Quân giải phóng đánh chiếm Châu Đốc. 3 tháng 5 - Quân Khmer Đỏ tấn công tỉnh An Giang, Tây Ninh, đánh chiếm đảo Phú Quốc. 5 tháng 5 - Quân giải phóng đánh chiếm đảo Côn Lôn. 6 tháng 5 - Quân giải phóng tái chiếm đảo Phú Quốc, đánh bại quân Khmer Đỏ === Tháng 6 === 13 tháng 6 - Quân giải phóng đánh chiếm Poulo Wai. 25 tháng 6 – Mozambique độc lập === Tháng 7 === 6 tháng 7 – Comoros độc lập 7 tháng 7 – Bầu cử quốc hội trong São Tomé và Príncipe 12 tháng 7 – São Tomé và Príncipe độc lập 29 tháng 7 – Đảo chính của giới quân đội trong Nigeria === Tháng 8 === 8 tháng 8 – Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: vỡ 62 đập nước, chết 231.000 người. === Tháng 9 === 6 tháng 9 – Động đất ở Lice, Thổ Nhĩ Kỳ, gần 2.400 người chết 16 tháng 9 – São Tomé và Príncipe, Mozambique và Cabo Verde trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc Lê Ba Nộn bùng phát nội chiến 16 tháng 9 – Papua New Guinea độc lập === Tháng 10 === 10 tháng 10 – Papua New Guinea trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. === Tháng 11 === 11 tháng 11 – Angola độc lập 12 tháng 11 – Comoros trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc 15 tháng 11 - Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. 28 tháng 11 – Đông Timor tuyên bố độc lập. === Tháng 12 === 2 tháng 12 – Lào. Hoàng tử Souphanouvong trở thành tổng thống đầu tiên 4 tháng 12 – Suriname trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc 7 tháng 12 - Indonesia xâm lược Đông Timor == Sinh == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Roman Slobodjan, người đánh cờ Đức 2 tháng 1: Shanta Ghosh, nữ vận động viên điền kinh Đức 4 tháng 1: Sara Indrio Jensen, nữ diễn viên Đan Mạch 9 tháng 1: Ronny Hebestreit, cầu thủ bóng đá Đức 9 tháng 1: James Beckford, vận động viên điền kinh Jamaica 12 tháng 1: Alexander Bonde, chính trị gia Đức 12 tháng 1: Lisa Rieffel, nữ diễn viên Mỹ 13 tháng 1: Tom Gäbel, nhạc sĩ Đức 13 tháng 1: Daniel Kehlmann, nhà văn tiếng Đức 14 tháng 1: Taylor Hayes, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 15 tháng 1: Mary Pierce, nữ vận động viên quần vợt Pháp 20 tháng 1: Dick Tärnström, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 21 tháng 1: Yuji Ide, tay đua Công thức 1 Nhật Bản 23 tháng 1: Thomas Brdaric, cầu thủ bóng đá Đức 23 tháng 1: Ingeborg Helen Marken, nữ vận động viên chạy ski Na Uy 25 tháng 1: Luke Roberts, tay đua xe đạp Úc 25 tháng 1: Mia Kirshner, nữ diễn viên Canada 26 tháng 1: Pia Wunderlich, nữ cầu thủ bóng đá Đức 27 tháng 1: Benjamin von Stuckrad-Barre, nhà văn Đức 28 tháng 1: Jaliesky García, vận động viên bóng ném 28 tháng 1: Tim Montgomery, vận động viên điền kinh Mỹ 30 tháng 1: Juninho Pernambucano, cầu thủ bóng đá Brasil 30 tháng 1: Magnus Bäckstedt, tay đua xe đạp Thụy Điển 31 tháng 1: Preity Zinta, nữ diễn viên Ấn Độ === Tháng 2 === 1 tháng 2: Ekaterini Thanou, nữ vận động viên điền kinh Hy Lạp 1 tháng 2: Jill Kelly, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ 2 tháng 2: Todd Bertuzzi, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada 4 tháng 2: Natalie Imbruglia, nữ ca sĩ Úc, nữ diễn viên 7 tháng 2: Søren Stryger, vận động viên bóng ném Đan Mạch 9 tháng 2: Andreas Neuendorf, cầu thủ bóng đá Đức 9 tháng 2: Kurt-Asle Arvesen, tay đua xe đạp Na Uy 11 tháng 2: Yumileida Cumba, nữ vận động viên điền kinh Cuba 11 tháng 2: Trine Bakke Rognmo, nữ vận động viên chạy ski Na Uy 13 tháng 2: Sabine Bätzing, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 14 tháng 2: Leandro Fonseca, cầu thủ bóng đá Brasil 15 tháng 2: Thomas Bareiß, chính trị gia Đức 19 tháng 2: Katja Schuurman, nữ diễn viên Hà Lan 20 tháng 2: Brian Littrell, nam ca sĩ Mỹ, thành viên nhóm Backstreet Boys 22 tháng 2: Drew Barrymore, nữ diễn viên Mỹ, nữ sản xuất phim 22 tháng 2: Fele Martínez, diễn viên Tây Ban Nha 24 tháng 2: Mareike Fell, nữ diễn viên Đức 26 tháng 2: Per Johan Axelsson, vận động viên khúc côn cầu trên băng Thụy Điển 27 tháng 2: Aitor González Jiménez, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 28 tháng 2: Charles Amoah, cầu thủ bóng đá === Tháng 3 === 1 tháng 3: Rüdiger Kauf, cầu thủ bóng đá Đức 1 tháng 3: David Cañada, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 3 tháng 3: Johanna Wokalek, nữ diễn viên Đức 4 tháng 3: Kirsten Bolm, nữ vận động viên điền kinh Đức 5 tháng 3: Jolene Blalock, nữ diễn viên Mỹ 8 tháng 3: Markus Weissenberger, cầu thủ bóng đá Áo 9 tháng 3: Roy Makaay, cầu thủ bóng đá Hà Lan 14 tháng 3: Johan Paulik, diễn viên phim khiêu dâm Slovakia 15 tháng 3: Wesselin Topalow, người đánh cờ Bulgaria 17 tháng 3: Donna Vargas, nữ diễn viên Brasil, nữ diễn viên phim khiêu dâm, nhà sản xuất 18 tháng 3: Paul Dana, đua xe Mỹ 19 tháng 3: Lucie Laurier, nữ diễn viên Canada 20 tháng 3: Hans Petter Buraas, vận động viên chạy ski Na Uy 20 tháng 3: Isolde Kostner, nữ vận động viên chạy ski Ý 22 tháng 3: Jiří Novák, vận động viên quần vợt Séc 27 tháng 3: Christian Fiedler, cầu thủ bóng đá Đức 27 tháng 3: Stacy Ferguson, nữ ca sĩ Mỹ 28 tháng 3: Salvatore Commesso, tay đua xe đạp Ý 28 tháng 3: Iván Helguera, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 28 tháng 3: Richard Kelly, đạo diễn phim Mỹ, tác giả kịch bản 29 tháng 3: Roger Stein, tác giả, nhạc sĩ 31 tháng 3: Alexander Waske, vận động viên quần vợt Đức 31 tháng 3: Bettina Zimmermann, người mẫu, nữ diễn viên === Tháng 4 === 1 tháng 4: Gerrit Glomser, tay đua xe đạp Áo 2 tháng 4: Adam Rodriguez, diễn viên Mỹ 3 tháng 4: Satoshi Yagisawa, nhà soạn nhạc Nhật Bản 4 tháng 4: Dominik Marks, trọng tài bóng đá 4 tháng 4: Sarah Egglestone, nữ ca sĩ Úc 6 tháng 4: Zach Braff, diễn viên Mỹ, đạo diễn phim 8 tháng 4: Anouk Teeuwe, nữ ca sĩ Hà Lan 9 tháng 4: Frank Stippler, đua ô tô Đức 9 tháng 4: Robbie Fowler, cầu thủ bóng đá Anh 9 tháng 4: Enrico Lübbe, đạo diễn sân khấu Đức 10 tháng 4: Tino Boos, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức 14 tháng 4: Veronika Zemanová, nữ diễn viên phim khiêu dâm 17 tháng 4: Stefano Fiore, cầu thủ bóng đá Ý 19 tháng 4: Yosuke Fukuda, nhà soạn nhạc Nhật Bản 22 tháng 4: Carlos Sastre, tay đua xe đạp Tây Ban Nha 24 tháng 4: Raymond Kalla, cầu thủ bóng đá 25 tháng 4: Truls Ove Karlsen, vận động viên chạy ski Na Uy 26 tháng 4: Nerina Pallot, nữ ca sĩ Anh, nhà nữ soạn nhạc 28 tháng 4: Michael Walchhofer, vận động viên chạy ski Áo 30 tháng 4: David Moncoutié, tay đua xe đạp Pháp === Tháng 5 === 1 tháng 5: Marc Vivien Foe, cầu thủ bóng đá Cameroon (mất 2003) 2 tháng 5: David Beckham, cầu thủ bóng đá Anh 2 tháng 5: Kalle Palander, vận động viên chạy ski Phần Lan 4 tháng 5: Louise Hansen, nữ cầu thủ bóng đá Đan Mạch 4 tháng 5: Alexander Wichert, nhà văn Đức 7 tháng 5: Michael Kretschmer, chính trị gia Đức 7 tháng 5: Nicole Sheridan, nữ diễn viên phim khiêu dâm 7 tháng 5: Sigfús Sigurðsson, vận động viên bóng ném 8 tháng 5: Enrique Iglesias, nam ca sĩ Tây Ban Nha, nhà soạn nhạc 8 tháng 5: Mehmet Gunsur, diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ 11 tháng 5: Danny Schwarz, cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 5: Miriam Pielhau, nữ diễn viên Đức 14 tháng 5: Nicki Sørensen, tay đua xe đạp Đan Mạch 16 tháng 5: Tony Kakko, nam ca sĩ 17 tháng 5: Marcelinho, cầu thủ bóng đá Brasil 17 tháng 5: Sasha Alexander, nữ diễn viên Mỹ 19 tháng 5: Adnan Masić, cầu thủ bóng đá 25 tháng 5: Claire Castillon, nhà văn nữ Pháp 26 tháng 5: Alexander Alvaro, chính trị gia Đức 26 tháng 5: Lauryn Hill, nữ ca sĩ Mỹ 27 tháng 5: André 3000, nhạc sĩ Mỹ 28 tháng 5: Michael Thurk, cầu thủ bóng đá Đức 29 tháng 5: Melanie Brown, nữ ca sĩ Anh === Tháng 6 === 1 tháng 6: Karnam Malleswari, nữ vận động viên cử tạ Ấn Độ 4 tháng 6: Radost Bokel, nữ diễn viên Đức 4 tháng 6: Angelina Jolie, nữ diễn viên Mỹ 5 tháng 6: Britta Siebert, nữ chính trị gia Đức 6 tháng 6: Fritzi Haberlandt, nữ diễn viên Đức 7 tháng 6: Allen Iverson, cầu thủ bóng rổ Mỹ 12 tháng 6: Dan Jørgensen, chính trị gia Đan Mạch 12 tháng 6: María José Rienda, nữ vận động viên chạy ski Tây Ban Nha 13 tháng 6: Johannes Grenzfurthner, nghệ nhân, tác giả 17 tháng 6: Willi Herren, diễn viên Đức 17 tháng 6: Chloe Jones, nữ diễn viên phim khiêu dâm Mỹ (mất 2005) 17 tháng 6: Juan Carlos Valerón, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 18 tháng 6: Diana Golze, nữ chính trị gia Đức 18 tháng 6: Omid Nouripour, chính trị gia 19 tháng 6: Bert Grabsch, tay đua xe đạp Đức 20 tháng 6: Florian Ast, nhạc sĩ Thụy Sĩ 21 tháng 6: René Aufhauser, cầu thủ bóng đá Áo 22 tháng 6: Antoine Monot, Jr., diễn viên 22 tháng 6: Andreas Klöden, tay đua xe đạp Đức 23 tháng 6: Maciej Stuhr, diễn viên Ba Lan 23 tháng 6: Sibusiso Zuma, cầu thủ bóng đá Nam Phi 25 tháng 6: Vladimir Borisovich Kramnik, kiện tướng cờ vua Nga 25 tháng 6: Albert Costa, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 27 tháng 6: Guido Kosmehl, chính trị gia Đức 27 tháng 6: Tobey Maguire, diễn viên Mỹ 30 tháng 6: Shayne Wright, vận động viên khúc côn cầu trên băng Đức === Tháng 7 === 1 tháng 7: Tatyana Tomashova, nữ vận động viên điền kinh Nga 2 tháng 7: Jens Ackermann, nghị sĩ quốc hội liên bang, chính trị gia Đức 2 tháng 7: Erik Ohlsson, nhạc sĩ Thụy Điển 2 tháng 7: Richard Hidalgo, cầu thủ bóng chày Mỹ 4 tháng 7: Reinhard Divis, vận động viên khúc côn cầu trên băng Áo 5 tháng 7: Hernán Crespo, cầu thủ bóng đá Argentina 5 tháng 7: Ai Sugiyama, nữ vận động viên quần vợt Nhật Bản 7 tháng 7: Daniela Raab, nữ chính trị gia Đức 7 tháng 7: Nina Hoss, nữ diễn viên Đức 7 tháng 7: Adam Nelson, vận động viên điền kinh Mỹ 10 tháng 7: Jean-Michel Tourette, nhạc sĩ Đức 11 tháng 7: Katja Giammona, nữ diễn viên Đức 11 tháng 7: Norman Cöster, diễn viên Đức 24 tháng 7: Marc Gagnon, vận động viên chạy đua trên băng Canada 16 tháng 7: Grietje Bettin, nữ chính trị gia Đức 19 tháng 7: Hendrik Wüst, chính trị gia Đức 20 tháng 7: Ray Allen, cầu thủ bóng rổ Mỹ 23 tháng 7: Mario Tokić, cầu thủ bóng đá Croatia 26 tháng 7: Ingo Schultz, vận động viên điền kinh Đức 31 tháng 7: Elena Uhlig, nữ diễn viên Đức === Tháng 8 === 5 tháng 8: Kajol Mukherjee, nữ diễn viên Ấn Độ 6 tháng 8: Giorgio Rocca, vận động viên chạy ski Ý 6 tháng 8: Katja Koren, nữ vận động viên chạy ski 7 tháng 8: Charlize Theron, nữ diễn viên Nam Phi 8 tháng 8: Taryll Jackson, nam ca sĩ, nhà soạn nhạc 10 tháng 8: Ilhan Mansiz, cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ 12 tháng 8: Patrick Joswig, diễn viên Đức 12 tháng 8: Casey Affleck, diễn viên Mỹ 16 tháng 8: Imants Bleidelis, cầu thủ bóng đá 16 tháng 8: George Stults, diễn viên Mỹ 17 tháng 8: Gabriele Becker, nữ vận động viên điền kinh Đức 18 tháng 8: Aitor López Rekarte, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 18 tháng 8: Róbert Fazekas, vận động viên điền kinh Hungary 20 tháng 8: Amy Adams, nữ diễn viên Mỹ 22 tháng 8: Rodrigo Santoro, diễn viên Brasil 23 tháng 8: Peter Stauch, đạo diễn phim Đức 23 tháng 8: Marcell Fensch, cầu thủ bóng đá Đức 25 tháng 8: Petria Thomas, nữ vận động viên bơi lội Úc 25 tháng 8: Hervé Nzelo-Lembi, cầu thủ bóng đá 28 tháng 8: Pietro Caucchioli, tay đua xe đạp Ý 28 tháng 8: Senad Tiganj, cầu thủ bóng đá Slovenia 30 tháng 8: Marina Anissina, nữ vận động viên trượt băng nghệ thuật 30 tháng 8: Roberto Carretero, vận động viên quần vợt Tây Ban Nha 31 tháng 8: Marie Ringler, nữ chính trị gia Áo === Tháng 9 === 1 tháng 9: Scott Speedman, diễn viên Canada 4 tháng 9: Sevim Dagdelen, nữ chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 7 tháng 9: Whayne Wilson, cầu thủ bóng đá (mất 2005) 8 tháng 9: Mario Bazina, cầu thủ bóng đá Croatia 9 tháng 9: Melanie Huml, nữ chính trị gia Đức 9 tháng 9: Carsten Labudda, chính trị gia Đức 9 tháng 9: Jörg Ludewig, tay đua xe đạp Đức 15 tháng 9: Gerrit Schmidt-Foß, diễn viên Đức 15 tháng 9: Yumi Kayama, đạo diễn phim hoạt hình Nhật Bản 15 tháng 9: Tom Dolan, vận động viên bơi lội Mỹ 16 tháng 9: Petra Haltmayr, nữ vận động viên chạy ski Đức 17 tháng 9: Tayna Lawrence, nữ vận động viên điền kinh Jamaica, huy chương Thế Vận Hội 18 tháng 9: Jason Gardener, vận động viên điền kinh Anh 18 tháng 9: Igor Demo, cầu thủ bóng đá Slovakia 19 tháng 9: Raoul Michael Koether, chính trị gia Đức 20 tháng 9: Asia Argento, nữ diễn viên Ý, nữ đạo diễn phim 23 tháng 9: Jaime Bergman, người mẫu, nữ diễn viên Mỹ 25 tháng 9: Daniela Ceccarelli, nữ vận động viên chạy ski Ý 27 tháng 9: Krzysztof Nowak, cầu thủ bóng đá Ba Lan (mất 2005) 28 tháng 9: Valérien Ismaël, cầu thủ bóng đá Pháp 30 tháng 9: Andreas Ertl, vận động viên chạy ski Đức 30 tháng 9: Marion Cotillard, nữ diễn viên Pháp 30 tháng 9: Laure Péquegnot, nữ vận động viên chạy ski Pháp 30 tháng 9: Dennis Gentenaar, cầu thủ bóng đá Hà Lan === Tháng 10 === 1 tháng 10: Zoltan Sebescen, cầu thủ bóng đá Đức 2 tháng 10: Anette Göttlicher, nữ nhà báo Đức, nữ tác giả 3 tháng 10: India.Arie, nữ ca sĩ, nhà soạn nhạc 4 tháng 10: Cristiano Lucarelli, cầu thủ bóng đá Ý 5 tháng 10: Kate Winslet, nữ diễn viên Anh 5 tháng 10: Parminder Nagra, nữ diễn viên Anh 8 tháng 10: Tatjana Grigorieva, nữ vận động viên điền kinh Úc 9 tháng 10: Sean Lennon, nhạc sĩ Mỹ 10 tháng 10: Marco Wanderwitz, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 11 tháng 10: Renate Lingor, nữ cầu thủ bóng đá Đức 12 tháng 10: Jorane, nữ nhạc sĩ Canada 12 tháng 10: Marion Jones, nữ vận động viên điền kinh Mỹ 12 tháng 10: Sophie B. Hawkins, nữ nhạc sĩ Mỹ 14 tháng 10: Floyd Landis, tay đua xe đạp Mỹ 18 tháng 10: Pola Roy, nhạc sĩ Đức 21 tháng 10: Juan Pablo Angel, cầu thủ bóng đá Colombia 22 tháng 10: Steve Vermaut, tay đua xe đạp Bỉ (mất 2004) 22 tháng 10: Michel Salgado, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 23 tháng 10: Marcus Lantz, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 29 tháng 10: Frank Baumann, cầu thủ bóng đá Đức 29 tháng 10: Carsten Lepper, diễn viên Đức, nam ca sĩ === Tháng 11 === 3 tháng 11: Niko Bardowicks, nghệ nhân Đức 3 tháng 11: Grischa Niermann, tay đua xe đạp Đức 3 tháng 11: Marta Dominguez, nữ vận động viên điền kinh Tây Ban Nha 8 tháng 11: Tara Reid, nữ diễn viên Mỹ 12 tháng 11: Dario Šimić, cầu thủ bóng đá Croatia 13 tháng 11: Quim, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha 14 tháng 11: Gabriela Szabo, nữ vận động viên điền kinh Romania, huy chương Thế Vận Hội 17 tháng 11: Altin Lala, cầu thủ bóng đá Albania 19 tháng 11: Sushmita Sen, nữ diễn viên Ấn Độ 20 tháng 11: Davey Havok, nam ca sĩ 22 tháng 11: Tariq Chihab, cầu thủ bóng đá Maroc 24 tháng 11: Spasoje Bulajic, cầu thủ bóng đá Slovenia 24 tháng 11: Kristina Koznick, nữ vận động viên chạy ski Mỹ 30 tháng 11: Linda Wagenmakers, nữ diễn viên Hà Lan, nữ ca sĩ 30 tháng 11: Mindy McCready, nữ nhạc sĩ nhạc đồng quê Mỹ === Tháng 12 === 3 tháng 12: Sylvia Leifheit, nữ diễn viên Đức 3 tháng 12: Sönke Rix, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 3 tháng 12: Miriam Gruß, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang 15 tháng 12: Tobias Jaecker, nhà văn Đức 17 tháng 12: Susanthika Jayasinghe, nữ vận động viên điền kinh 17 tháng 12: Milla Jovovich, nữ diễn viên Mỹ, nữ nhạc sĩ, người mẫu 17 tháng 12: Sarah Paulson, nữ diễn viên Mỹ 18 tháng 12: Michael Barry, tay đua xe đạp Canada 18 tháng 12: Patricia Anne Stratigias, người mẫu Canada 23 tháng 12: Robert Bartko, tay đua xe đạp Đức 26 tháng 12: Marcelo Ríos, vận động viên quần vợt Chile 26 tháng 12: María Vasco, nữ vận động viên điền kinh Tây Ban Nha 27 tháng 12: Aigars Fadejevs, vận động viên điền kinh 27 tháng 12: Heather O'Rourke, nữ diễn viên Mỹ (mất 1988) == Mất == === Tháng 1 === 2 tháng 1: Fritz Polcar, chính trị gia Áo (sinh 1909) 3 tháng 1: Robert Neumann, nhà văn (sinh 1897) 4 tháng 1: Carlo Levi, nhà văn Ý, họa sĩ, chính trị gia (sinh 1902) 6 tháng 1: George R. Price, nhà sinh vật học Mỹ (sinh 1922) 7 tháng 1: Fritz Erpenbeck, nhà văn Đức, nhà xuất bản, diễn viên (sinh 1897) 9 tháng 1: Johann Schuster, chính trị gia Đức (sinh 1912) 26 tháng 1: Helmut Koch, người điều khiển dàn nhạc Đức, người chỉ huy đội hát thờ (sinh 1908) 27 tháng 1: Heinz Klevenow, diễn viên Đức (sinh 1908) 28 tháng 1: Antonín Novotný, chính trị gia Tiệp Khắc, tổng thống (sinh 1904) 30 tháng 1: Boris Blacher, nhà soạn nhạc (sinh 1903) 31 tháng 1: Traugott Vogel, nhà văn Thụy Sĩ (sinh 1894) === Tháng 2 === 2 tháng 2: Paul Bromme, chính trị gia Đức (sinh 1906) 3 tháng 2: William David Coolidge, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1873) 10 tháng 2: Nikos Kavvadias, nhà văn Hy Lạp (sinh 1910) 14 tháng 2: P. G. Wodehouse, nhà văn Anh (sinh 1881) 15 tháng 2: Hans Kienle, nhà thiên văn học Đức (sinh 1895) 19 tháng 2: Luigi Dallapiccola, nhà soạn nhạc Ý (sinh 1904) 22 tháng 2: Oskar Perron, nhà toán học Đức (sinh 1880) 23 tháng 2: Sigmund Haringer, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1908) 24 tháng 2: Nikolai Alexandrovich Bulganin, chính khách Xô Viết (sinh 1895) 24 tháng 2: Hans Bellmer, nhiếp ảnh gia Đức, nhà điêu khắc, họa sĩ, tác giả (sinh 1902) 28 tháng 2: Robert Lips, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic Thụy Sĩ (sinh 1912) === Tháng 3 === 1 tháng 3: Kurt Bauch, sử gia về nghệ thuật Đức (sinh 1897) 1 tháng 3: Günther Lüders, diễn viên Đức (sinh 1905) 2 tháng 3: Jean Kurt Forest, nhà soạn nhạc Đức, nhạc sĩ (sinh 1909) 3 tháng 3: Therese Giehse, nữ diễn viên Đức (sinh 1898) 8 tháng 3: Joseph Bech, chính khách, chính trị gia (sinh 1887) 8 tháng 3: George Stevens, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1904) 9 tháng 3: Joseph Guillemot, vận động viên điền kinh Pháp, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1899) 13 tháng 3: Ivo Andrić, nhà văn (sinh 1892) 14 tháng 3: Susan Hayward, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1918) 14 tháng 3: Carl Wery, diễn viên Đức (sinh 1894) 16 tháng 3: T-Bone Walker, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1910) 25 tháng 3: Faisal ibn Abd al-Aziz, vua Ả Rập Saudi (1964–1975) (sinh 1905) 27 tháng 3: Arthur Bliss, nhà soạn nhạc Anh (sinh 1891) 30 tháng 3: Peter Bamm, nhà văn Đức (sinh 1897) === Tháng 4 === 1 tháng 4: Lorenz Jaeger, Hồng y Giáo chủ (sinh 1892) 2 tháng 4: Arnold Brügger, họa sĩ Thụy Sĩ (sinh 1888) 4 tháng 4: Herbert List, nhiếp ảnh gia Đức (sinh 1903) 5 tháng 4: Tưởng Giới Thạch, chính trị gia Trung Hoa, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc (sinh 1887) 12 tháng 4: Josephine Baker, nữ nghệ sĩ múa Mỹ, nữ ca sĩ, nữ diễn viên (sinh 1906) 13 tháng 4: François Tombalbaye, tổng thống Tchad (sinh 1918) 14 tháng 4: Frederic March, diễn viên Mỹ (sinh 1897) 15 tháng 4: Charles Journet, Hồng y Giáo chủ (sinh 1891) 16 tháng 4: Sarvepalli Radhakrishnan, triết gia Ấn Độ, chính trị gia, tổng thống (sinh 1888) 21 tháng 4: Melchior Vischer, nhà văn Đức (sinh 1895) 22 tháng 4: Walter Vinson, nhạc sĩ blues Mỹ (sinh 1901) 23 tháng 4: Rolf Dieter Brinkmann, nhà thơ trữ tình Đức (sinh 1940) 23 tháng 4: Pete Ham, ca sĩ nhạc rock Anh (sinh 1947) 24 tháng 4: Carl Schneiders, họa sĩ Đức (sinh 1905) 25 tháng 4: Andreas von Mirbach, sĩ quan Đức, nhà ngoại giao (sinh 1931) === Tháng 5 === 4 tháng 5: Karl Otto Paetel, nhà báo Đức, nhà xuất bản (sinh 1906) 10 tháng 5: Ernst August Farke, chính trị gia Đức (sinh 1895) 13 tháng 5: Bob Wills, nhạc sĩ nhạc đồng quê (sinh 1905) 18 tháng 5: Christian Lahusen, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1886) 18 tháng 5: Kasimir Fajans, nhà hóa học (sinh 1887) 18 tháng 5: Leroy Anderson, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1908) 20 tháng 5: Barbara Hepworth, nữ điêu khắc gia Anh (sinh 1903) 22 tháng 5: Paul Dölz, chính trị gia Đức (sinh 1887) 23 tháng 5: Karl-Otto Kiepenheuer, nhà thiên văn học Đức (sinh 1910) 30 tháng 5: Michel Simon, diễn viên Pháp (sinh 1895) === Tháng 6 === 3 tháng 6: Hermann Runge, chính trị gia Đức (sinh 1902) 11 tháng 6: Floro Ugarte, nhà soạn nhạc Argentina (sinh 1884) 13 tháng 6: Arturo Tabera, Hồng y Giáo chủ (sinh 1903) 18 tháng 6: Samuel Hugo Bergman, triết gia Séc (sinh 1883) 20 tháng 6: Karel Gleenewinkel-Kamperdijk, cầu thủ bóng đá Hà Lan (sinh 1883) 20 tháng 6: Daniel Ayala Pérez, nhà soạn nhạc Mexico (sinh 1906) 23 tháng 6: Per Wahlöö, nhà văn thể loại hình sự Thụy Điển (sinh 1926) 24 tháng 6: Luigi Raimondi, Hồng y Giáo chủ (sinh 1912) 26 tháng 6: Josemaría Escrivá, người thành lập Opus Dei (sinh 1902) 27 tháng 6: Robert Stolz, nhà soạn nhạc Áo, người điều khiển dàn nhạc (sinh 1880) 27 tháng 6: Geoffrey Ingram Taylor, nhà vật lý học Anh (sinh 1886) 28 tháng 6: Max Barthel, nhà văn Đức (sinh 1893) 29 tháng 6: Hans Furler, chính trị gia Đức (sinh 1904) 29 tháng 6: Oskar Rümmele, chính trị gia Đức (sinh 1890) === Tháng 7 === 2 tháng 7: Werner Schütz, chính trị gia Đức (sinh 1900) 4 tháng 7: Otto Dowidat, chính trị gia Đức (sinh 1896) 6 tháng 7: Margret Boveri, nữ nhà báo Đức (sinh 1900) 7 tháng 7: William Vallance Douglas Hodge, nhà toán học Anh (sinh 1903) 11 tháng 7: Kurt Pinthus, nhà văn Đức (sinh 1886) 14 tháng 7: Hermann Ahrens, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1902) 17 tháng 7: Konstantine Gamsachurdia, nhà văn (sinh 1893) 19 tháng 7: Lefty Frizzell, ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1928) 19 tháng 7: Karl Schleinzer, chính trị gia Áo, bộ trưởng (sinh 1924) 24 tháng 7: Charlotte von Kirschbaum, nữ thần học Đức (sinh 1899) 24 tháng 7: Nicolas Rossolimo, người đánh cờ (sinh 1910) === Tháng 8 === 3 tháng 8: Jack Molinas, cầu thủ bóng rổ Mỹ (sinh 1931) 15 tháng 8: Mujibur Rahman, chính trị gia (sinh 1920) 16 tháng 8: Friedrich Sämisch, người đánh cờ Đức (sinh 1896) 17 tháng 8: Georges Dandelot, nhà soạn nhạc Pháp (sinh 1895) 19 tháng 8: Mark Donohue, tay đua Công thức 1 Mỹ (sinh 1937) 19 tháng 8: Konrad Swinarski, đạo diễn sân khấu Ba Lan (sinh 1929) 29 tháng 8: Eamon de Valera, chính trị gia Ireland, thủ tướng, tổng thống (sinh 1882) 31 tháng 8: Minh Kỳ, nhạc sĩ === Tháng 9 === 10 tháng 9: George Paget Thomson, nhà vật lý học Anh (sinh 1892) 14 tháng 9: Theodor Siebel, chính trị gia Đức 18 tháng 9: Luis Concha Córdoba, Hồng y Giáo chủ (sinh 1891) 20 tháng 9: Saint-John Perse, thi sĩ Pháp, nhà ngoại giao (sinh 1887) 24 tháng 9: Elisabeth Castonier, nhà văn nữ Đức (sinh 1894) 27 tháng 9: Maurice Feltin, tổng giám mục Paris, Hồng y Giáo chủ (sinh 1883) 30 tháng 9: Reinhold Bicher, họa sĩ Đức (sinh 1895) === Tháng 10 === 3 tháng 10: Guy Mollet, chính trị gia Pháp (sinh 1905) 4 tháng 10: May Sutton, nữ vận động viên quần vợt Mỹ (sinh 1886) 8 tháng 10: Josef Traxel, người hát giọng nam cao Đức (sinh 1916) 8 tháng 10: Walter Felsenstein, đạo diễn phim Áo (sinh 1901) 10 tháng 10: August Dvorak, nhà tâm lý học Mỹ (sinh 1894) 16 tháng 10: Hugh Adcock, cầu thủ bóng đá Anh (sinh 1903) 18 tháng 10: Al Lettieri, diễn viên Mỹ (sinh 1928) 19 tháng 10: Jossyp Bokschaj, họa sĩ Ukraina (sinh 1891) 21 tháng 10: Charles Reidpath, vận động viên điền kinh Mỹ, huy chương Thế Vận Hội (sinh 1889) 23 tháng 10: Rudolf Basedau, chính trị gia Đức (sinh 1897) 30 tháng 10: Kurt Roth, họa sĩ Đức (sinh 1899) 30 tháng 10: Gustav Hertz, nhà vật lý học Đức, Giải Nobel (sinh 1887) === Tháng 11 === 1 tháng 11: Jérôme Rakotomalala, Hồng y Giáo chủ (sinh 1914) 2 tháng 11: Pier Paolo Pasolini, đạo diễn phim Ý, thi sĩ (sinh 1922) 5 tháng 11: Lionel Trilling, nhà phê bình văn học Mỹ (sinh 1905) 5 tháng 11: Otto Dannebom, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1904) 7 tháng 11: John Carmel Heenan, tổng giám mục Westminster, Hồng y Giáo chủ (sinh 1905) 11 tháng 11: Mina Witkojc, nữ thi sĩ, nhà nữ xuất bản (sinh 1893) 20 tháng 11: Francisco Franco, chính trị gia (sinh 1892) 21 tháng 11: Richard Freudenberg, chính trị gia Đức (sinh 1892) 24 tháng 11: Friedrich Beermann, chính trị gia Đức (sinh 1912) 25 tháng 11: Karl Peter Röhl, họa sĩ Đức, nghệ sĩ tạo hình, nhà thiết kế (sinh 1890) 26 tháng 11: Anton Storch, chính trị gia Đức (sinh 1892) 26 tháng 11: Wolfram Dörinkel, chính trị gia Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (sinh 1907) === Tháng 12 === 1 tháng 12: Hans Schweikart, đạo diễn phim Đức, diễn viên (sinh 1895) 2 tháng 12: Hans Johner, người đánh cờ Thụy Sĩ, nhạc sĩ (sinh 1889) 4 tháng 12: Hannah Arendt, nhà nữ chính trị học, nữ triết gia (sinh 1906) 7 tháng 12: Thornton Wilder, nhà văn Mỹ (sinh 1897) 9 tháng 12: Carlo Graaff, chính trị gia Đức (sinh 1914) 9 tháng 12: William A. Wellman, đạo diễn phim Mỹ (sinh 1896) 14 tháng 12: Johannes Brockmann, chính trị gia Đức (sinh 1888) 15 tháng 12: Chester Ray Longwell, nhà địa chất Mỹ (sinh 1887) 18 tháng 12: Josef Trischler, chính trị gia Đức (sinh 1903) 21 tháng 12: Jean Bertin, kĩ sư Pháp (sinh 1917) 24 tháng 12: Hans-Georg Lindenstaedt, vận động viên bóng bàn Đức (sinh 1904) 24 tháng 12: Bernard Herrmann, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1911) 27 tháng 12: Friedrich Wührer, nghệ sĩ dương cầm (sinh 1900) 30 tháng 12: Hermann Paul Müller, đua xe Đức (sinh 1909) === Không rõ ngày === Y Bham Enuol, người sáng lập và lãnh đạo tổ chức FULRO (sinh 1923). == Giải thưởng Nobel == Hóa học - John Warcup Cornforth, Vladimir Prelog Văn học - Eugenio Montale Hòa bình - Andrei Dmitrievich Sakharov Vật lý - Aage Niels Bohr, Ben Roy Mottelson, Leo James Rainwater Y học - David Baltimore, Renato Dulbecco, Howard Martin Temin Kinh tế - Leonid Kantorovich, Tjalling Koopmans == Xem thêm == Thế giới trong năm 1975, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
bóng nước (thể thao).txt
Bóng nước là một môn thể thao đồng đội dưới nước. Đội chơi bao gồm sáu cầu thủ và một thủ môn. Người chiến thắng là người ghi nhiều bàn thắng hơn. Môn này đòi hỏi kỹ năng bơi lội và nổi trên mặt nước, các cầu thủ chuyền bóng khi bị chặn bởi đối phương và ghi bàn bằng cách ném bóng vào trong lưới được bảo vệ bởi thủ môn. Môn bóng nước có nhiều điểm tương đồng với môn thể thao trên cạn là bóng ném, đôi khi bóng nước cũng được so sánh với môn hockey trên băng vì đòi hổi nhiều thể lực. == Lịch sử == Lịch sử bóng nước bắt nguồn những buổi biểu diễn kĩ năng bơi lội và sức mạnh tại các hội chợ và lễ hội ở Anh và Scotland cuối thế kỷ 19. Bóng nước nam là môn thể thao đồng đội đầu tiên được đưa vào Olympic 1900. Bóng nước giờ là môn thể thao nổi tiếng ở nhiều quốc trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu (nhất là Serbia, Nga, Croatia, Italia, Montenegro, Hy Lạp và Hungary), Hoa Kỳ, Canada và Úc. Bóng nước ngày nay gồm 7 cầu thủ mỗi đội (cộng với 6 dự bị), loại bóng cho môn này khá tương đồng về kích thước với bóng trong môn bóng đá nhưng được làm bằng nylon không thấm. Luật lệ của bóng nước ban đầu được phát triển vào cuối thế kỷ 19 ở Scotland bởi William Wilson. Các trận đấu đầu tiên được tổ chức ở Câu lạc bộ bơi lợi Arlington ở Glasgow vào cuối thập niên 1800 với một quả bóng được làm bằng cao su Ấn Độ. Môn này vốn được gọi là "water rugby (rugby nước)" nhưng sau được chuyển thành "water polo" dựa vào phát âm tiếng Anh của từ pulu (có nghĩa bóng) trong tiếng Balti. == Chú thích == == Tham khảo == FINA water polo rules USA Water Polo rules [1]
tsmc.txt
Công ty hữu hạn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (tiếng Anh: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd., viết tắt TSMC; tiếng Trung: 台灣積體電路製造公司; bính âm: Táiwān Jītǐ Diànlù Zhìzào Gōngsī), còn được gọi là Taiwan Semiconductor, là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, với trụ sở chính và các hoạt động chính nằm trong Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan. == Tổng quan == Công ty được thành lập tại Đài Loan vào năm 1987, là công ty sản xuất bán dẫn đầu tiên và từ lâu đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Ngoài các chất bán dẫn, công ty cũng đã bắt đầu đầu tư trong các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và năng lượng mặt trời. Hãng được niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan và Sở giao dịch chứng khoán New York. Trương Trung Mưu (Morris Chang) là Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn Tằng Phồn Thành (FC Tseng) là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Lưu Đức Âm (Mark Liu) và Ngụy Triết Gia (C.C. Wei) là Chủ tịch Công ty kiêm đồng Tổng giám đốc điều hành. Mặc dù TSMC cung cấp một loạt các dòng sản phẩm vi mạch (bao gồm cả cao áp, tín hiệu hỗn hợp, tương tự và MEMS), hãng được biết đến với dòng sản phẩm chip logic của nó với thế mạnh đặc biệt trong quá trình thụ điện năng thấp tiên tiến như 28 nm HPM với công nghệ HKMG cho các ứng dụng điện thoại di động và hiệu suất cao. Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn như Qualcomm, NVIDIA, Advanced Micro Devices, MediaTek, Marvell và Broadcom là khách hàng của TSMC, cũng như các công ty mới nổi như Spreadtrum, AppliedMicro, Allwinner Technology và HiSilicon,, và nhiều công ty nhỏ hơn. Các công ty thiết bị logic lập trình hàng đầu Xilinx và Altera cũng sử dụng các dịch vụ đúc của TSMC. Một số nhà sản xuất thiết bị tích hợp mà có riêng của họ cơ sở chế tạo như Intel và Texas Instruments thuê TSMC làm một số dịch vụ cho họ. Ít nhất một công ty bán dẫn, LSI, bán lại vi mạch TSMC thông qua dịch vụ thiết kế ASIC và thiết kế danh mục sở hữu trí tuệ. Công ty đã không ngừng gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất của mình trong suốt thời gian hoạt động của mình, mặc dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong năm 2011, công ty có kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển tới gần 39% lên 50 tỷ Tân Đài tệ trong một nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất 30% trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Vào tháng 5 năm 2014, ban giám đốc của TSMC đã phê duyệt phân bổ vốn của 568 triệu USD để thiết lập, chuyển đổi, và nâng cao năng lực công nghệ tiên tiến sau khi công ty dự báo cao hơn so với nhu cầu dự kiến. Vào tháng 8 năm 2014, hội đồng quản trị của TSMC giám đốc phê duyệt phân bổ vốn bổ sung 3,05 tỷ USD. Trong năm 2011, người ta thông báo rằng TSMC đã bắt đầu sản xuất thử chip A5 và A6 cho các thiết bị của Apple iPad và iPhone.Theo báo cáo, thời điểm tháng năm 2014, Apple đang tìm nguồn cung ứng bộ xử lý A8 mới từ TSMC và có khả năng trở thành một khách hàng quan trọng. Vốn hóa thị trường của TSMC đạt giá trị 1900 tỷ Tân Đài tệ (tương đương 63,4 tỷ đô la Mỹ) vào tháng 12 năm 2010. Hãng đã được xếp hạng thứ 70 trong FT Global 500 năm 2013 danh sách các công ty có giá trị cao nhất thế giới với số vốn là 86,7 tỷ USD, trong khi đạt mức vốn hóa thị trường 110 tỷ USD vào tháng năm 2014. == Thiết bị == Ngoài cơ sở của nó chính của hoạt động ở Tân Trúc ở phía Bắc Đài Loan, nơi một số của nó nhà máy chế tạo vi mạch tọa lạc, hãng cũng có các nhà máy khác trong miền Nam Đài Loan và Trung Đài Loan, với các nhà máy chế tạo vi mạch khác nằm ở các công ty con của nó TSMC Trung Quốc ở Thượng Hải, Trung Quốc, Wafer Tech ở tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, và SSMC ở Singapore, và công ty có văn phòng tại Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Hàn Quốc. == Công ty con == === Wafer Tech === WaferTech, một công ty con của TSMC, là một nhà máy sản xuất vi mạch chất bán dẫn (pure-play semiconductor foundry) nằm ở Camas, Washington, Mỹ. Đó là nhà máy sản xuất vi mạch lớn nhất tại Hoa Kỳ. Các cơ sở sử dụng 1.100 nhân công. WaferTech được thành lập vào tháng 6 năm 1996 như là một liên doanh với TSMC, Altera, Analog Devices, và ISSI là đối tác quan trọng. Bốn công ty cùng với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ đầu tư 1,2 tỷ USD vào liên doanh này, tại thời điểm đó là doanh nghiệp khởi nghiệp lớn nhất đầu tư ở bang Washington.Công ty bắt đầu sản xuất vào tháng 7 năm 1998 tại nhà máy chế tạo chất bán dẫn 200 mm (8 inch) của mình. Sản phẩm đầu tiên của nó là một phần 0,35 micromet cho Altera. TSMC đã mua hết các đối tác liên doanh vào năm 2000 và được toàn quyền kiểm soát, và hiện đang hoạt động nó như là một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn. WaferTech có trụ sở tại Camas, 20 dặm Anh (30 km) bên ngoài của Portland, Oregon. Khuôn viên WaferTech chứa 1.000.000 foot vuông (90.000 m²) phức hợp nằm trên 260 mẫu Anh (1 km²). Các cơ sở chế tạo chính gồm 130.000 feet vuông (12.000 m²) nhà máy chế tạo vi mạch 200 mm (8 inch). == Xu hướng thị trường == Doanh số của TSMC tăng từ 44 tỷ Tân Đài tệ năm 1997 lên 763 Tân Đài tệ (khoảng 25 tỷ USD) năm 2014, còn thu nhập thuần 264 tỷ Tân Đài tệ (9 tỷ USD) năm 2014 với biên lãi gộp 50%. TSMC và phần còn lại của ngành công nghiệp bán dẫn phải chịu tính chu kỳ rất cao của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong thời kỳ phục hồi, TSMC phải đảm bảo rằng hãng có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái, hãng phải đấu tranh với tình trạng dư thừa công suất do nhu cầu yếu, và các chi phí cố định cao, gắn kết với các cơ sở sản xuất của mình. Kết quả là, kết quả tài chính của công ty có xu hướng biến động theo một chu kỳ thời gian của một vài năm. Điều này là rõ ràng hơn trong thu nhập hơn so với doanh thu vì xu hướng chung của doanh thu và khả năng tăng trưởng. Kinh doanh của TSMC đã thường theo mùa vụ với một đỉnh cao trong quý 3 và mức thấp trong Q1. Trong năm 2014, TSMC đã đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn cho các công ty điện thoại thông minh lớn hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp như Qualcomm, MediaTek và Apple đặt ngày càng nhiều đơn hàng. trong khi các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp vi mạch (chủ yếu là GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation) đã gặp phải những khó khăn cả đều nằm cạnh hàng đầu 28 nm, nhà chế tạo thiết bị tích hợp hãng đầu như Samsung và Intel đang tìm cách cung cấp khả năng sản xuất vi mạch cho bên thứ ba cũng không thể để phù hợp với các yêu cầu cho các ứng dụng điện thoại di động tiên tiến. Đối với hầu hết các năm 2014, TSMC đã nhìn thấy một sự gia tăng doanh số liên tục do nhu cầu tăng, chủ yếu là do chip cho các ứng dụng điện thoại thông minh. TSMC tăng hướng dẫn tài chính của mình vào tháng 3 năm 2014 và công bố kết quả "mạnh trái mùa" quý đầu tiên. Đối với Q2 năm 2014, doanh thu đứng thứ 183 tỷ Đài tệ, với các doanh nghiệp công nghệ 28 nanometer tăng hơn 30% so với quý trước . Thời gian hoàn thành các đơn đặt hàng chip ở TSMC tăng do tình hình công suất gấp gáp, khiến cho công ty có nguy cơ không đáp ứng kỳ vọng doanh số bán hàng của họ hoặc thời gian giao hàn, và trong tháng 8 năm 2014 người ta thông báo rằng năng lực sản xuất của TSMC trong quý IV năm 2014 đã được gần như hoàn toàn được đặt trước, một kịch bản đó đã không xảy ra trong nhiều năm, được mô tả là do một phản ứng dây chuyền do TSMC giành được đơn hàng CPU từ hãng Apple. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tháng năm 2014 đạt đỉnh điểm vào tháng 10, giảm 10% trong tháng 11 việc điều chỉnh tồn kho thận trọng thực hiện bởi một số các khách hàng của hãng. Doanh thu của TSMC vào năm 2014 có mức tăng trưởng 28% so với năm trước, trong khi TSMC có dự báo doanh thu cho năm 2015 sẽ tăng 15 đến 20 phần trăm từ năm 2014, nhờ nhu cầu mạnh mẽ cho chíp quy trình 20 nm của hãng, chíp quy trình 16 nm mới công nghệ FinFET cũng như nhu cầu tiếp tục cho 28 nm, và nhu cầu đối với vi mạch 8-inch ít tiên tiến hơn. Đầu tư vốn cho các thiết bị để tăng năng lực sản xuất được ước tính là khoảng 10 tỷ USD trong năm 2014, trong khi chi tiêu vốn cho năm 2015 được ước tính là khoảng 10,5 tỷ đô la Mỹ và US $ 11,0 tỷ đô la Mỹ. Vào tháng 4 năm 2015, TSMC hạ thấp kỳ vọng của họ trong quý thứ hai của năm 2015 do sự kết hợp của sự giảm sút khách hàng doanh nghiệp, điều chỉnh hàng tồn kho, và một tỷ giá kém thuận lợi, với doanh thu dự kiến sẽ giảm khoảng 8% so với quý 1 năm 2015, mặc dù nó hy vọng một phục hồi trong nửa cuối của năm 2015. Trong tháng 10 năm 2014, ARM và TSMC đã công bố một thỏa thuận nhiều năm mới cho sự phát triển của ARM dựa trên các vi xử lý FinFET 10 nm. == Chú thích ==
pierre de la rue.txt
Pierre de la Rue (1452-1518) là nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ Phục hưng. == Cuộc đời và sự nghiệp == Pierre de la Rue là con trai của Jean de la Rue. Ông có thể được học âm nhạc tại Nhà thờ Đức Bà. Không có nhiều thông tin về tuổi thơ của Pierre de la Rue, tuy nhiên một người có tên là Peter Vander Straten được đề cập trong các tài liệu lưu trữ tại một nhà thờ của Brussels, có thể chính là Pierre da la Rue. Có một điểm đáng lưu ý là năm 1489 Peter Vander Straten tham gia Grand Chapelle của Hoàng đế Maximilian I của Đế quốc La Mã thần thánh, và nếu đó chính là Pierre da la Rue thì có thể ông là một ca sĩ giọng nam trung tại Đức. Pierre trở thành một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất và ảnh hưởng nhất trong thập niên 1500 của nhóm Trường nhạc Franco-Flemish. Năm 1506, trong chuyến đi tới Tây Ban Nha, ông bị đắm tàu ở eo biển Anh, nhưng may mắn thoát chết. Sau đó, ông dành 3 tháng phục vụ cho triều đình vua Henry VII của Anh. Tiếp theo, ông dành 2 năm nữa ở Tây Ban Nha phục vụ cho Joanna của Castile. Trong các năm 1504-1508, ông ở Mechelen và Brussels, phục vụ cho các triều đình ở đó. Có thể ông nghỉ hưu vào năm 1516. Ông chết trong giàu có. == Danh mục tác phẩm == === Masses === Missa Alleluia (5vv); Missa Almana (4vv); Missa Assumpta est Maria (4vv); Missa Ave Maria (4vv); Missa Ave sanctissima Maria (6vv); Missa Conceptio tua (5vv); Missa Cum iucunditate (or iocunditate) (4 and 5vv); Missa de Beata Virgine (4vv); Missa de Feria (5vv); Missa de Sancta Anna (4vv); Missa de santa cruce (5vv); Missa de Sancto Antonio (4vv); Missa de Sancto Job (4vv); Missa de Septem Doloribus (5vv); Missa de Virginibus (4vv); Missa Incessament (5vv), also known as Missa Sic deus & Non salvatur rex, La Rue's longest mass cycle; Missa Inviolata (4vv); Missa Iste est Speciosa (5vv); Missa Jesum Liate (4vv); Missa L'homme armé I (4vv); Missa Nunqua fué pena major; Missa O gloriosa Margaretha (4vv); Missa O Salutaris Hostia (4vv); Missa Pascale (5vv); Missa Pro fidelibus defunctis (4-5vv); Missa Puer natus est (4vv); Missa Sancta Dei Genetrix (4vv); Missa Sine Nomine I (4vv); Missa Sub tuum praesidium (4vv); Missa Tandernaken (4vv); Missa Tous les regretz (4vv). === Motet === Ave Regina coelorum; Ave sanctissima Maria; Considera Israel; Da pacem, Domine; Delicta juventutis; Gaude virgo mater; Lauda anima mea Dominum; Laudate Dominum omnes gentes; O Domine Jesu Christi; O salutaris hostia; Pater de caelis Deus; Quis dabit pacem; Regina coeli; Salve mater salvatoris; Salve regina I; Salve regina II; Salve regina III; Salve regina IV; Salve regina V; Salve regina VI; Santa Maria virgo; Si dormiero; Te decet laus; Vexilla Regis-Passio Domini. === Magnificats === 8 Magnificats for six voices === Chansons === A vous non autre; Au fen d’amour; Autant en emporte; Carmen in re; Ce n’est pas jeu; Cent mille regretz; De l’oeil de le fille; Dedans bouton; Dicte moy bergere; D’ung altre aymer; D’ung desplaisier; En espoir vis; En l’amour d’un dame; Forseulement; Forseulement; Iam sauche; Il fault morir; Il viendra le jour; Incessament mon povre cueur; Las que plains tu; Ma bouche rit; Myn hert altyt heeft verlanghen; Plorés, genicés, criés -Requiem; Pour ceque je sius; Pourquoy non; Pourquoy tant me fault; Pour ung jamais; Si le changer; Tant que nostre argent; Tous les regretz; Tous nobles cueurs; Trop plus secret. == Chú thích ==
đồng hới.txt
Đồng Hới, tên cổ là Động Hải, là thành phố trực thuộc tỉnh của Quảng Bình ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thành phố này nằm giữa quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh và bên tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh với ga Đồng Hới là một trong những ga chính, có sông Nhật Lệ chảy qua. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới giáp với Biển Đông ở phía đông với 12 km bờ biển cát trắng, huyện Bố Trạch ở phía tây và phía bắc, giáp huyện Quảng Ninh. di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách Đồng Hới 40 km về phía tây bắc. Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ cho Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam bị không lực Hoa Kỳ san phẳng và sau chiến tranh thị xã được xây dựng lại. Trước năm 1976, đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình, từ năm 1976-1989, thị xã này thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên được tách ra, thị xã này lại là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở thị xã Đồng Hới.. Ngày 30 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình. == Lịch sử == Các hiện vật khai quật tài Bàu Tró đã cho thấy người Việt đã đến định cư ở khu vực này từ 5000 năm. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt. Lịch sử Đồng Hới có thể xem bắt đầu từ thời kỳ Lý Thường Kiệt đưa quân vào dẹp loạn Chiêm Thành và xây dựng nơi đây thành trấn biên cho Đại Việt. Lịch sử đô thi thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt dãy Hoành Sơn để tránh bị Chúa Trịnh tiêu diệt. Các đời Chúa Nguyễn sau này đã cho xây dựng Thành Đồng Hới để làm trấn biên phía bắc Đàng Trong chống lại các cuộc tấn công của Chúa Trịnh. Đào Duy Từ - một nhà chính trị, quân sự quê ở Thanh Hóa đã đi theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp và đã chỉ đạo xây dựng Thành Đồng Hới. Cùng với việc xây dựng thành là việc phát triển thị (chợ búa, dân cư) sinh sống trong và xung quanh khu vực thành. Ngày nay, dấu vết còn lại của Thành Đồng Hới và Quảng Bình Quan vẫn còn hiện diện. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Hới là một thị trấn nhỏ tỉnh lỵ của Quảng Bình. Nơi đây đã có trường Saint Marie. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân đội Pháp đã sử dụng sân bay Đồng Hới để chống phá Việt Minh và Pathet Lào ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Nam Lào. Trong thời kỳ Không quân Mỹ đành phá miền Bắc Việt Nam, cũng như Quảng Bình, Đồng Hới bị bom B-52 của Không quân Mỹ tàn phá nặng nề. Chứng tích của sự tàn phá này còn sót lại hiện nay có thể thấy là Nhà thờ Tam Tòa. Sau năm 1975, Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Đồng Hới là một thị xã, gồm 4 phường: Đồng Phú, Đồng Sơn, Hải Thành, Phú Hải. Ngày 18 tháng 1 năm 1979, chuyển 5 xã: Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh của huyện Lệ Ninh vào thị xã Đồng Hới. Ngày 2 tháng 4 năm 1985, chuyển 2 xã: Lương Ninh và Vĩnh Ninh thuộc huyện Lệ Ninh đê sáp nhập vào thị xã Đồng Hới. Ngày 13 tháng 6 năm 1986, chia xã Lộc Ninh thành 2 xã: Lộc Ninh và Quang Phú. Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra như cũ vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, thị xã Đồng Hới trở thành tỉnh lị Quảng Bình và được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Ngày 29 tháng 9 năm 1990, chuyển 2 xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh về huyện Quảng Ninh quản lý. Ngày 9 tháng 11 năm 1991, chia xã Lý Ninh thành 2 phường: Bắc Lý và Nam Lý. Ngày 4 tháng 8 năm 1992, thành lập 2 phường Đồng Mỹ và Hải Đình từ một phần phường Đồng Phú. Ngày 30 tháng 5 năm 1998, thành lập xã Thuận Đức. Ngày 28 tháng 10 năm 2003, thị xã Đồng Hới được công nhận là đô thị loại 3. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, thành lập 2 phường Đức Ninh Đông và Bắc Nghĩa. Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Đồng Hới.Ngày 30 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình.. Thành phố Đồng Hới có Bệnh viện Cuba do Chính phủ Cuba tặng sau năm 1975. == Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên == Đồng Hới nằm gần cửa sông Nhật Lệ. Theo đường bộ (quốc lộ 1A), Đồng Hới cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc, cách Vinh 197 về phía Bắc, cách Huế 160 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam. Tổng diện tích 155,71 km², nội thị là 55,47 km2, diện tịch đất ngoại thị: 100,24 km2; Tổng dân số năm 2013 là 160.000 người, dân số thành thị là 120.000 người, nông thôn là 40.000 người. Nguồn nước ngọt cung cấp cho thành phố được lấy từ Bàu Tró - một hồ nước ngọt tại thành phố, nơi lưu trữ nhiều hiện vật của văn hóa Bàu Tró. Đồng Hới có 12 km bờ biển với các bãi tắm đẹp (Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú). Sông Nhật Lệ chảy qua Đồng Hới là một con sông đẹp, là con sông do Sông Kiến Giang và Sông Long Đại hợp thành. Phía tây Đồng Hới là dãy núi bao bọc mà theo quan niệm Phong thủy là "hậu chẩm", phía trước là sông và biển có đồi cát Bảo Ninh án ngữ như bức bình phong. Nếu tin theo thuật phong thủy thì đây là "cát địa". Trước đây, Bảo Ninh bị cách trở với Đồng Hới nhưng sau khi có cầu Nhật Lệ, khu vực này đã đô thị hóa, là nơi có các khu nghỉ dưỡng. Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.với thời tiết khắc nghiệt bậc nhất,có mùa đông khá lạnh.Vào mùa hè thời tiết nóng,oi bức gió lào khô nóng thổi liên tục,với nền nhiệt luôn trên 35 độ C,có lúc trên 40 độ c.Mùa Đông lạnh,ẩm với nền nhiệt dưới 18 độ C,có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 10 độ C,nhiệt độ tối thấp là 4 độ C.Bão thường xuyên hiện trong năm với tần xuất 1-2 cơn/năm,tập trung vào các tháng 9,10,11,bão xuất hiện với cường độ mạnh với sức tàn phá dữ dội. == Hành chính == Đến thời điểm năm 2009, thành phố Đồng Hới có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đồng Mỹ, Đồng Phú, Đồng Sơn, Đức Ninh Đông, Hải Đình, Hải Thành, Nam Lý, Phú Hải và 6 xã: Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức. == Dân số == Đến năm 2013, Thành phố Đồng Hới có diện tích 155,71 km², dân số 160.325 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,83%. Dự kiến dân số thành phố năm 2025 sẽ là trên 300.000 người.Đến năm 2035 dân số là 450.000 người,là một trong những đô thị quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ,là đô thị dịch vụ,du lịch tài chính.công nghiệp công nghệ cao của khu vực miền trung. == Giao thông == Đồng Hới là nơi có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Đường bộ: quốc lộ 1A, quốc lộ 15A và đường Hồ Chí Minh. Để tăng cường an toàn giao thông và tốc độ lưu thông, một đường tránh đã được xây dựng. Đường tránh này có 4 làn xe, 2 làn gom dân sinh và dài 23 km. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị đi qua đang được xây dựng. Đường sắt: theo đường sắt Bắc Nam tại ga Đồng Hới, cách ga Hàng Cỏ 522 km về phía nam. Ga Đồng Hới là một trong tám ga chính của cả nước,với số lượng hành khách lớn. Đường thủy: cảng Nhật Lệ cách Cảng Hòn La (50 km phía bắc Đồng Hới), nằm trong khu kinh tế Hòn La. Đường hàng không: sân bay Đồng Hới được khánh thành ngày 19/05/2008, đến thời điểm tháng 6 năm 2009, có tuyến bay nối Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội . Từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, có thêm tuyến bay nối với Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines. Năm 2016, cảng hàng không Đồng Hới sẽ năng cấp thành cảng hàng không quốc tế phục vụ mục đích du lịch,với các đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các quốc gia Đông Nam Á. == Kinh tế == Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch men, xi măng, nhôm), đánh bắt và nuôi trồng thủy- hải sản, thương mại. Trong giai đoạn 2010-2013, tăng trưởng GDP bình quân của Đồng Hới là 12,32%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Đồng Hới có 1556 doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp. GDP đầu người năm 2013 của Đồng Hới là 2871,3 USD tương đương 61 triệu đồng, cao gấp 1,46 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,37%. Thu ngân sách năm 2013 đạt 540,461 tỷ đồng. Thành phố này có 3 Khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới, Bắc Đồng Hới và Phú Hải. == Du lịch == Thành phố Đồng Hới là nơi nghỉ ngơi của du khách đến tham quan di sản thế giới: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tắm biển tai Bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy và suối nước khoáng Bang, khu nghỉ mát SunSpa Resort tại thôn Mỹ Cảnh xã Bảo Ninh. Ẩm thực chủ yếu: các món ăn hải sản, Khu du lịch SunSpa phục vụ thực khách đủ các món Âu-Á. Bảo tàng chiến tranh tại xã Nghĩa Ninh. Thành phố có 140 khách sạn và nhà khách các loại. Năm 2014, lượng du khách đến tham quan đạt gần 1.000.000 người.Giai đoạn 2015-2020 quyết tâm đưa du lịch thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung thành trung tâm du lịch hàng đầu cả nước và khu vực châu Á. Bãi biển Nhật Lệ được bình chọn là một trong 10 bãi biển hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2014. Thành phố hiện nay đang đầu tư hàng loạt sân golf lớn mang tầm cỡ quốc tế,trong đó dự án tổ hợp 10 sân golf nằm trên diện tích 1900 héc ta với tổng mức đầu tư hơn 8500 tỷ đồng của tập đoàn FLC, đây là tổ hợp sân golf lớn thứ 2 thế giới sau chuỗi sân golf ở Hải Nam, Trung Quốc và hiện đại bậc nhất. Đây sẽ là kinh đô sân golf của Việt Nam, chuyên tổ chức các giải quốc tế, thu hút một lượng khách du lịch rất lớn. Dự án 10 sân golf và quần thể resort nằm ở Đồng Hới và các huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy được khởi công ngày 26 tháng 4 năm 2016 và hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 11 năm 2016, khai trương cho golf thủ vào đầu năm 2017. == Các địa điểm và công trình nổi bật == Bàu Tró: với những di chỉ được tìm thấy tại đây như các công cụ bằng sinh vật biển như ốc, sò... và các công cụ bằng đá. Qua nghiên cứu cho thấy chúng có niên đại khoảng 5000 năm. Mùa hè năm 1923, hai thông tin viên người Pháp thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ là Max và Depiruy) đã phát hiện di chỉ khảo cổ học Bàu Tró. Cuối mùa hè năm 1923, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Etinen Patte đã tổ chức khai quật Di chỉ Bàu Tró và công bố kết quả nghiên cứu trong một báo cáo trên tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ nhan đề: "Về một di chỉ thời tiền sử đá mới, đống vỏ sò Ở Bàu Tró, Tam Tòa gần Đồng Hới". Hiện vật thu được còn tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, gồm: 46 rìu đá, 140 mảnh tước, 2 hòn đá bằng thạch anh, 1 dụng cụ đá dùng để tu chỉnh ép, 14 bàn nghiền hạt, 1 chì lưới, một số thổ hoàng (đá son), 1 đốt xương sống cá, vỏ sò, mảnh gốm . Quảng Bình Quan: Đây là một chốt trên đường kinh lý Bắc Nam trước kia. Trước kia khi không có Cầu Dài, đường kinh lý Bắc Nam bắt đầu từ Đại Học Quảng Bình, đi về phía Quảng Bình Quan theo đường Hữu Nghị, Thống Nhất, Nguyễn Hữu Cảnh, rồi từ đó qua chợ bắt đò (thuyền) sang Bảo Ninh rồi từ đó đi Quảng Ninh, vào Miền Nam. Sau này có cầu Dài thì người ta đi theo đường 1A như hiện nay. Thành Đồng Hới: Đây là một bộ phận nằm trong tổng thể các di tích quân sự của Đồng Hới vào thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh. Thành Đồng Hới qua các thời kỳ (nhà Nguyễn - Pháp thuộc) là tỉnh lỵ của Quảng Bình. Trong thành có các công trình: nhà ở của Quan (Tỉnh Ủy hiện nay); Nhà lính (Bộ Chỉ Huy quân sự hiện nay); nhà tù (Hiện nay không còn sử dụng, giờ là chỗ Công ty công trình đô thị), nhà của cảnh sát (Sở cảnh sát hiện nay), sân vận động... Tường thành được xây bằng gạch cao khoảng 6m. Nay di tích này chỉ còn một số đoạn lẻ tẻ ở Đồng Hới, nhìn rõ nhất từ trên bản đồ là một hào nước xung quanh thành theo kiến trúc thành xưa. Lũy Thầy: Được xây dựng vào thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh. Do chúa Nguyễn Phúc Nguyên ra lệnh cho tổng đốc Đào Duy Từ xây dựng nhằm bảo vệ biên giới Đàng Trong của nhà Nguyễn. Thành được đắp bằng đất có chiều dài 8 km bao quanh thành Đồng Hới. Nay có thể nhìn thấy lũy Thầy từ đường Quách Xuân Kỳ và phía Tây phường Phú Hải, đoạn đê này giờ có tên đường là Trương Định, thành phố Đồng Hới. Nhà thờ Tam Tòa, được xây năm 1886. Hàn Mặc Tử đã được rửa tội ở đây vào năm 1912 với tên thánh là Franois Nguyễn Trọng Trí). Trong 8 năm từ 1964 đến 1972, không quân Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam, nhà thờ Tam Toà cũng bị bom đánh sập chỉ còn lại tháp chuông. Nhà thờ Tam Tòa, tháp nước, cây đa Hải Đình, là những điểm dùng để định vị thị xã từ trên cao nên vẫn còn sau các cuộc đánh bom của quân mỹ, còn lại thị xã Đồng Hới bị san phẳng.. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đồng Hới nhìn từ vệ tinh trên Google Map Cổng thông tin điện tử của thành phố Đồng Hới
thủy tiên (ca sĩ).txt
Thủy Tiên (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1985) tên thật là Trần Thị Thủy Tiên, là một nữ ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh và diễn viên lồng tiếng Việt Nam. Cô là vợ của cầu thủ bóng đá Lê Công Vinh. == Tiểu sử == Thủy Tiên sinh ra và lớn lên tại Rạch Giá, Kiên Giang trong một gia đình người Việt gốc Hoa Năm 1994, cha cô bệnh nặng rồi qua đời vì bệnh lao phổi. Năm 2003, Thủy Tiên chuyển lên học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ít lâu sau, cô trúng tuyển vào khoa thanh nhạc của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là sinh viên thanh nhạc chính quy khóa 9. Cũng trong năm này, cô đã gặp và làm quen với nhạc sĩ Quốc Bảo, và được nhạc sĩ này đồng ý hỗ trợ cô trong sự nghiệp âm nhạc. Được đánh giá là có chất giọng khỏe và trong trẻo, cô chọn Gothic Rock làm thể loại âm nhạc chính của mình. == Sự nghiệp ca hát == === Năm 2005 === Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp qua album CD của nhạc sĩ Quốc Bảo mang tên "Tales - Những chuyện kể" với 2 ca khúc "Tình em" và "Ta đã yêu trong mùa gió", tuy nhiên, cô không gây được nhiều chú ý với khán thính giả. === Năm 2008 === Mãi đến năm 2008, 2 bài hát nhạc phim "Tuyết miền nhiệt đới" là "Giấc mơ tuyết trắng" và "Tuyết nhiệt đới" do cô trình bày đã chiếm được cảm tình của nhiều khán giả, nằm trong top của nhiều bảng xếp hạng âm nhạc. Trong năm này cô đoạt giải ca sĩ trẻ triển vọng của giải thưởng Làn sóng xanh bình chọn, và ca khúc Giấc mơ tuyết trắng được là một trong 5 ca khúc được yêu thích nhất của giải Mai Vàng. === Năm 2009 === Đầu năm 2009 cô thực hiện phần nhạc phim và sáng tác toàn bộ âm nhạc cho bộ phim tình cảm-lãng mạn-hài: Đẹp từng centimét và tạo được dấu ấn riêng với những ca từ nhẹ nhàng và phần giai điệu nhẹ nhàng như "Hát vang rằng em yêu anh", "Tiếng đồng hồ" (video âm nhạc đạt 150.000 lượt xem trên YouTube). nhận được giải thưởng nhạc sĩ được yêu thích của giải thưởng làn sóng xanh === Năm 2010 === Cô tham gia phần nhạc phim cho bộ phim chuyển thể Hàn Quốc là "Ngôi nhà hạnh phúc". Cùng với sự thành công của bộ phim, các ca khúc cô sáng tác trình bày trong phim được tập hợp thành album Ngôi Nhà Hạnh Phúc (2010) với phong cách R&B chủ đạo đã tạo nên các bản hit như Ngôi Nhà Hạnh Phúc, Chàng Trai Tháng 12, Quay Về Đi... 8 trong số 9 bài hát trong album của cô được đề cử bài hát vàng của tháng 4. Album có lượng tải nhạc chuông chờ cao nhất Việt Nam, và những bài hát của thủy tiên sáng tác trong album này được đề cử của những giải thưởng uy tín. Thủy Tiên cũng được biết đến với vai trò là diễn viên điện ảnh khi cô tham gia trong một số bộ phim điện ảnh như: Nụ hôn thần chết, Đẹp từng centimet,... Thủy tiên còn được đánh giá cao trong vai trò một nghệ sĩ đa tài có khả năng sáng tác và trong năm này cô nhận được giải thưởng nhạc sĩ được yêu thích nhất năm của Làn Sóng Xanh Cô cũng là đại diện cho webgame Đát Kỷ của nhà phát hành Sgame === Năm 2011 === Năm 2011 được xem khá thành công với Thủy Tiên. Album Em đã quên phát hành đầu năm 2011 đánh dấu sự thành công vượt bậc của Thủy Tiên với nhiều ca khúc hit đình đám, giành giải thưởng Nhạc sĩ được yêu thích nhất Làn Sóng Xanh 2011. Cô cũng gây được sự kiện có một không hai, đạt kỷ lục khi trailer Em đã quên vừa tung ra đạt hơn 150.000 lượt xem trong ngày. Album này cũng nhận giải Album được yêu thích và bình chọn nhiều 2011 trong chương trình Album Vàng. Những ca khúc trong album đều nhận được sự quan tâm lớn của khán giả, và sau khi nhận được nhiều tình cảm từ ca khúc muộn màng, ca sĩ Thủy Tiên và ekip đã quyết định quay mv cho ca khúc này như một món quà dành tặng cho khán giả và kết quả nhận được từ ca khúc này là hơn 1 triệu lượt xem trên youtube đứng đầu so với lượt xem của các mv khác tại Việt Nam. Tháng 4 năm 2011 cô tham gia chương trình bước nhảy hoàn vũ của đài truyền hình quốc gia vtv3 và đạt được ngôi vị á quân trong cuộc thi này, mặc dù cô luôn dẫn đầu lượt bình chọn yêu thích từ khán giả qua tất cả các trang mạng thông tin đại chúng. trong suốt hành trình cuộc thi khi có thông tin cô bị ban giám khảo dìm hàng, đã có rất đông đảo khán giả lên tiếng ủng hộ và bênh vực cô như một scandal của chương trình. và đêm chung kết cô nhận được hơn 49 nghìn lượt bình chọn qua tin nhắn của khán giả, đồng thời nhận được giải thưởng nghệ sĩ được khán giả yêu thích nhất của chương trình bước nhảy hoàn vũ 2011. đồng thời nhận rất nhiều thiện cảm của khán giả và xóa đi những hoài nghi về scandal trước đây của cô. Tháng 8 năm 2011 ca sĩ thủy tiên phát hành single "nếu mai rời xa" cùng nhóm nhạc v-music Tháng 12 năm 2011 ca sĩ thủy tiên phát hành album vol.6 " Ngày 19 tháng 12 năm 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh thủy tiên phát hành album vol.6 với mong muốn đánh dấu hình ảnh sang trọng, gợi cảm và ấn định phong cách biểu diễn quyến rũ, Thủy Tiên phát hành album nhạc dance Vẫn mãi yêu anh. Album Vẫn mãi yêu anh gồm có 6 ca khúc mới với nội dung lạc quan, yêu đời, nói về sự mạnh mẽ vượt qua mọi trắc trở trong cuộc sống của một cô gái trẻ luôn tự tin vào bản thân. Dòng nhạc dance pop hiện đại là màu sắc chủ đạo của album. Để khẳng định sự chuyên nghiệp cũng như đẳng cấp hơn với nghề, album được đầu tư kỹ về cả nội dung âm nhạc và hình ảnh. === Album vẫn mãi yêu anh === Nội dung album xoay quanh sự lạc quan yêu đời, và mạnh mẽ trước cuộc sống. Sự nghiệp và tình yêu lúc này với Thủy Tiên có thể xem như hoàn hảo, nên cô muốn chia sẻ với khán giả sự quyết liệt trong công việc. Vì thế, cách hát cũng không nhẹ nhàng thủ thỉ nhưng những bản tình ca ngọt ngào nữa mà mạnh mẽ, dứt khoát, hát cao và mạnh hơn nhiều. Một mạch cảm xúc được xây dựng nối kết giữa các track nhạc. Sau 4 bài hát đầu tiên sôi động là track thứ 5 có phần kết hợp giữa giai điệu trầm buồn và dance pop mạnh mẽ nhằm tạo cho người nghe cảm giác thư giãn. Tiếp theo là ca khúc cuối cùng mang giai điệu pop ballad trữ tình, lắng đọng nhằm làm dịu cảm giác cho người nghe trước khi kết thúc album. Ý đồ này cho thấy sự nhạy bén của nữ ca sĩ khi thể hiện âm nhạc là nội dung chính của album, là yếu tố nuôi dưỡng cảm xúc của người thưởng thức. Đây hiện cũng là xu hướng thế giới. Khác với các album trước, trong vol 6, Thủy Tiên sẽ hát nhạc phẩm của một số tác giả khác chứ không chỉ của mình. Đây là cách cô hướng đến sự đa dạng trong âm nhạc, phục vụ nhu cầu nghe nhạc rộng lớn và ngày càng cao của khán giả. Về hình ảnh: Sự đầu tư kỹ càng được thể hiện rõ nét trong video clip ca khúc chủ đề Vẫn mãi yêu anh. Clip được quay rất công phu và có sự đầu tư rất lớn về máy quay, ánh sáng, hậu trường, trang phục... Sự đầu tư này được tính thành con số tiền tỷ. Thủy Tiên tiên phong trong việc chọn máy quay ARRI để quay video clip Vẫn mãi yêu anh. Hiện nay, các ca sĩ Việt Nam dù có ra nước ngoài thực hiện video clip thì cũng chọn máy quay cao cấp nhất là máy REC. Máy ARRI cao hơn máy REC một bậc. Hollywood chọn máy ARRI để quay phim nhựa chiếu rạp, như phim "Chúa tể của những chiếc nhẫn" (Lord Of The Rings), hay phim hiện chiếu ngoài rạp là "Ba chàng lính ngự lâm" (Three musketeers)… Thủy Tiên cũng khai thác tối đa lợi thế vóc dáng bên ngoài để có những khung hình, bộ ảnh đẹp.Từng nhận được nhiều lời khen là quyến rũ, gợi cảm..., ekip Thủy Tiên quyết định khai thác tối đa lợi thế này. Đôi chân dài cũng được khai thác trên sàn catwalk dựng trong clip này. Năm 2011, Thủy Tiên cũng chiếm được tình cảm yêu mến của khán giả chương trình Bước nhảy hoàn vũ. Cô giành vị trí Á quân. Thủy Tiên cũng vừa trở thành gương mặt của vài quảng cáo, gần nhất là đại diện thương hiệu cho mì 'Omachi, hãng xe AUDI, BVL,... Thủy tiên là ca sĩ có lượng tải nhạc chuông nhạc chờ cao nhất Việt Nam năm 2011 do các nhà mạng bình chọn Và mới đây. Thủy Tiên cùng Công Vinh quay MV đám cưới " Happy Wedding" và MV đã được rất nhiều phản hồi tốt đó cũng là kỉ niệm của hai vợ chồng. MV thu hút hơn 500.000 lượt xem sau 1 ngày ra mắt. Ngày 02/11/2015, Thủy Tiên ra mắt MV Em đã yêu , đánh dấu bước đột phá về âm nhạc lẫn hình ảnh. Trong năm 2016 này Thủy Tiên sẽ tham gia bộ phim do chính cô là nhà sản xuất mang tên Vợ Ơi!..... Em Ở Đâu == Với vai trò lồng tiếng == Ngoài công việc là ca sĩ, cô hiện là diễn viên lồng tiếng cho Trí Việt Media (TTn Media) thuộc kênh HTV3. Cô đã thành công với việc lồng tiếng cho nhân vật Doraemon.Điều này được xem như là vai lồng tiếng thành công nhất của cô. == Gia đình == Năm 2008 Thủy Tiên tình cờ gặp gỡ cầu thủ bóng đá Công Vinh trong một buổi chụp hình và kể từ đó 2 người đã chính thức hẹn hò cùng với nhau. Thủy Tiên đã chính thức cử hành hôn lễ với cầu thủ Công Vinh ngày 27 tháng 12 năm 2014, sau 6 năm quen biết và đã có 1 con gái.. Cả hai làm lễ Hằng thuận tại chùa và trong tiệc cưới chỉ đãi món chay. == Phim đã đóng == Bỗng dưng muốn khóc Đẹp từng centimet Ngôi nhà hạnh phúc Sóng tình Những nụ hôn rực rỡ Nụ hôn thần chết Vợ ơi em ở đâu == Danh sách đĩa nhạc == === ĐĨA NHẠC PHÒNG THU (AUDIO ALBUM) === Ngọt và đắng (2003) Thủy Tiên (2005) Giấc mơ tuyết trắng (2007) Ngôi nhà hạnh phúc (2009) Em đã quên (2010) Vẫn mãi yêu anh (2012) Dẫu chỉ là mơ (2014) === ĐĨA MỞ RỘNG (EP) === Nếu mai rời xa (feat V.Music in 2011) === ĐĨA ĐƠN (SINGLE) === Kiss me (2013) Happy Wedding (2014) Mashup Kiss me (2014) Như hoa mùa xuân (with Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng in 2014) Stay with me (2015) Chào xuân mới (2015) Em đã yêu (2016) Hát mừng xuân (2016) Dành cả thanh xuân để yêu ai đó (2017) Xuân mang niềm vui (2017) Em không buồn đâu (2017 - Coming up) === Album nhạc phim === 2007: Tuyết Nhiệt Đới 2008: Đẹp Từng Centimet 2009: Ngôi Nhà Hạnh Phúc === Music video === Vắng [1] Ngôi Sao Pha Lê (với Đăng Khôi) [2] Giấc Mơ Tuyết Trắng [3] Một Giờ Sáng Hát Vang Rằng Em Yêu Anh Đợi (with Đại Nhân) Chàng Trai Tháng 12 Ngôi Nhà Hạnh Phúc [4] Quay Về Đi (with Noo Phước Thịnh) Chợt Là Nỗi Đau Tiếng Đồng Hồ Em Đã Quên [5] Muộn Màng [6] Nếu Mai Rời Xa (with V.Music) Vẫn Mãi Yêu Anh [7] Cần Một Vòng Tay [8] Ký Ức Ngọt Ngào [9] Kiss me [10] Như hoa mùa xuân (with Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng) Mãi Thuộc Về Anh Dẫu chỉ là mơ [11] Hạnh Phúc Mỏng Manh [12] Happy Wedding [13] Chào xuân mới Em đã yêu [14] Chuyện Tình Maldives (with Noo Phước Thịnh) [15] Hát mừng xuân Một Chút Thôi Xin Đừng Buông Tay [16] Sài Gòn bận lắm Yêu nhau sẽ trở về [17] Dành cả thanh xuân để yêu ai đó == Chú thích == == Liên kết ngoài == Thủy Tiên: 'Làm gì cũng bị cho là tạo scandal'
cộng hòa dominica.txt
Cộng hoà Dominicana (tiếng Tây Ban Nha: República Dominicana, Tiếng Việt: Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na) là một quốc gia tại Caribe. Một phần ba phía tây hòn đảo Hispaniola thuộc Haiti, khiến cho Hispaniola một trong hai hòn đảo Caribê thuộc hai quốc gia. Cả về diện tích và dân số, Cộng hòa Dominicana là đất nước Caribê lớn thứ nhì (sau Cuba), với 48.442 km ² và có dân số ước tính 10 triệu người. Là nơi sinh sống của Taínos từ thế kỷ 7, lãnh thổ của nước Cộng hòa Dominicana đã được Christopher Columbus đặt chân vào năm 1492 và trở thành nơi có các khu định cư châu Âu đầu tiên thường trú tại châu Mỹ, tên là Santo Domingo, thủ đô của đất nước và thủ phủ đầu tiên của Tây Ban Nha ở Tân Thế giới. Tại Santo Domingo, trong số những kỷ lục đầu tiên khác ở châu Mỹ, trường đại học đầu tiên, nhà thờ đầu tiên, và lâu đài đầu tiên, còn có một di sản thế giới UNESCO đầu tiên. Sau ba thế kỷ bị Tây Ban Nha cai trị, xen kẽ giữa các giai đoạn người Haiti và người Pháp, quốc gia này độc lập năm 1821 nhưng đã nhanh chóng bị xâm chiếm bởi Haiti. Nó giành lại độc lập năm 1844, nhưng chủ yếu trải qua giai đoạn rối loạn chính trị và chế độ chuyên chế, và cũng có một thời gian ngắn trở lại ngắn trở lại thuộc cai trị của Tây Ban Nha, trong 72 năm tiếp. Hoa Kỳ chiếm đóng giai đoạn 1916-1924 và tiếp theo là giai đoạn thuộc chế độ độc tài quân sự của Rafael Leonidas Trujillo Molina đến năm 1961. Cuộc nội chiến cuối cùng vào năm 1965, đã kết thúc bằng sự can thiệp của Mỹ, và theo sau là sự cai trị độc tài của Joaquín Balaguer đến năm 1978. Kể từ 1978, Cộng hòa Dominicana đã chuyển sang chế độ dân chủ đại diện. Cộng hòa Dominicana cũng đã được áp dụng một mô hình kinh tế tự do, điều đó đã khiến cho quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Mặc dù từ lâu đã nổi tiếng với sản xuất đường, nền kinh tế ngày nay chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ, có hệ thống viễn thông hiện đại. Tuy nhiên, thất nghiệp, chính quyền tham nhũng, phân phối thu nhập bất công, cung cấp điện không phù hợp vẫn là vấn đề lớn Dominicana.. Dân di cư quốc tế mang lại rất nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia này, vì đất nước này là nơi đi và đên của cả hai luồng di dân lớn. Dân Haiti nhập cư và việc hội nhập của người Dominicana gốc Haiti là vấn đề lớn; tổng dân số có nguồn gốc Haiti được ước tính khoảng 800.000. Có một số lượng lớn người Dominicana hải ngoại, chủ yếu ở Hoa Kỳ, nơi nó khoảng 1,2 triệu người. Họ giúp đỡ phát triển quốc gia bằng cách họ gửi hàng tỷ đô la cho các gia đình của họ, chiếm một phần mười GDP của Dominica. Cộng hoà Dominica đã trở thành điểm đến du lịch lớn nhất của Caribe; các sân golf hoạt động quanh năm là một trong các điểm thu hút hàng đầu. Tại quốc gia này có núi cao nhất Caribe, Pico Duarte, cũng như hồ Enriquillo, hồ lớn nhất của Caribê. Quisqueya, như người Dominicana thường gọi đất nước của họ, có nhiệt độ trung bình nhẹ (26 °C) và là rất thích hợp sự đa dạng sinh học. Âm nhạc và thể dục thể thao có tầm quan trọng cao nhất trong văn hóa Dominicana, với merengue là điệu vũ và ca quốc gia và cũng như bóng chày là môn thể thao ưa thích. == Lịch sử == Năm 1492, Cristoforo Colombo phát hiện ra hòn đảo này và đặt tên là La Espanola (Hispaniola); con trai Colombo, Diego trở thành Phó vương đầu tiên ở đảo này. Thủ đô Santo Domingo được thành lập năm 1496, là nơi định cư lâu đời nhất của người châu Âu ở Tây bán cầu. Đảo này là thuộc địa của Tây Ban Nha đến năm 1697. Hiệp ước Ryswick đã phân chia đảo thành hai phần: lãnh thổ phía Đông thuộc Tây Ban Nha (Santo Domingo) và lãnh thổ phía Tây thuộc Pháp (Haiti). Năm 1795, Tây Ban Nha buộc phải giao cho Pháp phần lãnh thổ phía Đông. Năm 1801, Toussaint Louverture cùng những người nô lệ trên đảo nổi dậy và nắm quyền kiểm soát toàn đảo. Năm 1809, người Dominicana đánh bại quân Pháp và lập nền cộng hòa đầu tiên. Năm 1814, Tây Ban Nha tái chiếm phần lãnh thổ phía Đông. Năm 1821, những kiều dân tuyên bố độc lập cho 'Cộng hòa Dominicana. Năm 1822, người Haiti xâm chiếm Santo Domingo và sáp nhập lãnh thổ này vào Haiti. Thể chế cộng hòa độc lập, được tuyên bố năm 1844, đã trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến loạn: Tây Ban Nha trở lại xâm chiếm (1861-1865); những khó khăn về kinh tế và chính trị tạo điều kiện cho Hoa Kỳ tiến hành can thiệp quân sự và chiếm đóng (1916-1924). Tướng Rafael Trufillo, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, thiết lập chế độ độc tài chuyên chế. Năm 1961, Trufillo bị ám sát. Năm 1963, quân đội lật đổ Tổng thống Juan Bosch. Giai đoạn bất ổn về chính trị lại tiếp tục và Hoa Kỳ lại can thiệp bằng quân sự (1965) để chấm dứt cuộc nội chiến. Các cuộc xung đột vũ trang chấm dứt sau khi quân du kích thất bại năm 1973. Joaquin Balaguer giữ chức Tổng thống từ năm 1966 và duy trì quyền lực dựa vào quân đội. Năm 1978, J. Balaguer nhường chức Tổng thống lại cho Guzmán Fernández. Năm 1982, Jorge Blance kế vị G. Fernández. Năm 1986, J. Balaguer tái đắc cử Tổng thống. Năm 1996, chức Tổng thống thuộc về Leonel Fernández Năm 2000, Hipólito trở thành nhà lãnh đạo mới của Cộng hòa Dominicana. == Địa lý == Cộng hòa Dominicana là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribbean, nằm ở phía đông và chiếm đến hai phần ba đảo Hispaniola. Một phần ba ở phía tây của Hispaniola là đất nước Haiti. Địa hình của quốc đảo này gồm vùng đồng bằng ven biển, bốn dãy núi gần như song song trải dài theo hướng Tây-Đông, thung lũng đất đen màu mỡ Cibao trải rộng ở phía Bắc dãy Cordillera Central. == Kinh tế == Là một nền kinh tế chậm phát triển, phụ thuộc vào Mỹ. Mặc dù sản xuất đường là ngành kinh tế truyền thống, song hiện nay niken và sắt đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính Dominica là nước đứng đầu Mỹ Latinh và thứ 5 thế giới về khai thác vàng; điện năng sản xuất đạt 6,7 tỷ kWh, tiêu thụ 6,7 tỷ kWh. Du lịch là ngành thu nhiều ngoại tệ nhất; xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, nhập khẩu 3,6 tỷ USD, nợ nước ngoài: 3,6 tỷ USD. Những sản phẩm từ các loại cây công nghiệp (mía, cà phê, ca cao, thuốc lá) và niken là nguồn xuất khẩu chủ yếu của đảo này. Việc thành lập khoảng 40 khu chế xuất công nghiệp và sự phát triển ngành du lịch tạo nên một nền kinh tế năng động không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mức sống vẫn còn thấp, mức lạm phát cao và kinh tế phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, GDP của Dominicana đạt 71.457 USD, đứng thứ 69 thế giới và đứng thứ 10 khu vực Mỹ Latin. == Các tỉnh và đô thị == Cộng hòa Dominicana có 31 tỉnh và thủ đô quốc gia, Distrito Nacional (National District), nơi có Santo Domingo. Các tỉnh được chia thành các đô thị (municipios; singular municipio). * Thủ đô quốc gia là thành phố Santo Domingo, ở Distrito Nacional (DN) == Giáo dục - Y tế == Chương trình giáo dục miễn phí đến bậc trung học. Tuy nhiên, nhiều trẻ em vẫn không được đến trường do phải phụ giúp cha mẹ. Cả nước có khoảng 81% số học sinh đi học và khoảng 1/3 số đó tốt nghiệp. Các nguồn tài trợ cho giáo dục còn rất hạn chế. Cộng hòa Dominicana có một số trường đại học và trường thương mại. Y tế Cộng hòa Dominicana có hệ thống bệnh viện và phòng khám công miễn phí, nhưng thiếu thốn các phương tiện và thiết bị. Phần lớn những người có khả năng tài chính đến khám tại các dịch vụ y tế tư nhân. Khu vực nông thôn hầu như chưa có bác sĩ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
chủ nghĩa đa văn hóa.txt
Chủ nghĩa đa văn hóa là sự tồn tại của nhiều truyền thống văn hoá trong một quốc gia, thường được coi là gắn liền về văn hoá với các nhóm sắc tộc người bản địa và ngoại nhập. Điều này có thể xảy ra khi một khu vực được tạo ra hoặc mở rộng bằng cách hợp nhất các khu vực có hai hoặc nhiều nền văn hoá khác nhau (ví dụ: Canada thuộc Pháp và Canada thuộc Anh) hoặc thông qua nhập cư từ các khu vực pháp lý khác nhau trên khắp thế giới (v.d. Hoa Kỳ, Australia, Canada, Brazil, Vương quốc liên hiệp Anh, New Zealand, và nhiều quốc gia khác). Các ý thức hệ và chính sách đa văn hoá khác nhau rất nhiều, từ việc vận động ngang hàng đối với các nền văn hoá khác nhau trong xã hội, các chính sách thúc đẩy duy trì sự đa dạng văn hoá, với các chính sách mà người dân của các sắc tộc và tôn giáo khác nhau được nhà cầm quyền thực hiện khi các nhóm người này định danh. Chủ nghĩa đa văn hóa khuyến khích duy trì sự khác biệt của nhiều nền văn hoá thường đối nghịch với các chính sách hòa nhập khác như hội nhập xã hội, đồng hoá văn hoá và phân chia chủng tộc. Chủ nghĩa đa văn hóa đã được mô tả như là một "bát trộn salad" và một "bức tranh khảm văn hoá". Hai chiến lược khác nhau và dường như không nhất quán đã được phát triển thông qua các chính sách và chiến lược khác nhau của chính phủ. Chiến lược đầu tiên tập trung vào sự tương tác và truyền thông giữa các nền văn hoá khác nhau; cách tiếp cận này cũng thường được gọi là chủ nghĩa liên văn hóa. Điểm thứ hai tập trung vào tính đa dạng và độc đáo về văn hoá mà đôi khi có thể gây ra cạnh tranh về văn hoá giữa các việc làm trong số những thứ khác và có thể dẫn đến xung đột sắc tộc. Sự cô lập về văn hoá có thể bảo vệ tính độc đáo của nền văn hoá địa phương của một quốc gia hoặc khu vực và cũng góp phần vào sự đa dạng văn hoá toàn cầu. Một khía cạnh chung của nhiều chính sách theo cách tiếp cận thứ hai là họ tránh trình bày bất kỳ giá trị cộng đồng dân tộc, tôn giáo, hoặc văn hoá cụ thể nào như là trung tâm. == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Multiculturalism In Modern Discourse Multiculturalism – Internet Encyclopedia of Philosophy Multiculturalism – Stanford Encyclopedia of Philosophy Multiculturalism in Canada debated – CBC video archives (Sept. 14, 2004 – 42:35 min) Canadian Multiculturalism Act
đan phượng.txt
Đan Phượng là một huyện của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đan Phượng theo nghĩa gốc Hán có nghĩa là chim phượng đỏ. == Địa hình == Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình từ 6-8m. == Vị trí địa lý == Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông(Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình là 6-8m. Đan Phượng (theo nghĩa gốc Hán nghĩa là "chim phượng đỏ") là một huyện của thành phố Hà Nội, nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp Sông Hồng (sang bờ bên kia là huyện Đông Anh,Mê Linh). Phía đông giáp Từ Liêm, Hoài Đức. Phía tây giáp Phúc Thọ. Phía nam giáp Hoài Đức. Phía đông giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm. Phía nam giáp huyện Hoài Đức. Phía tây giáp huyện Phúc Thọ. Phía bắc giáp huyện Mê Linh Huyện Đan Phượng có Quốc lộ 32 chạy qua khoảng 4 Km, nếu đi từ phía Hà Nội lên Sơn Tây đến Km 16+500 là ngã Tư Trôi (thuộc huyện Hoài Đức) rẽ phải khoảng 300m sẽ đến xã Tân Lập huyện Đan Phượng.So với các Quận Huyện của thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có số khu vực hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất (chỉ ngang bằng 1 xã của Huyện Ba Vì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mĩ...),nhưng xét về mảng văn hóa giáo dục cũng thuộc hạng đầu của TP HN hiện nay (tất cả các trường Tiểu học trong huyện đã đạt chuẩn Quốc gia, có những xã có số dân khoảng 17.000 người như ở Tân Hội, 14.800 người như ở Tân Lập, hơn 10.000 người như ở Thị Trấn Phùng, Hồng Hà, Phương Đình...) Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành khu đô thị Tân Tây Đô, khu nhà ở Tân Lập cũng như khu đô thị sinh thái cao cấp Phoenix Garden. Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long). == Lịch sử == Huyện được đặt từ thời Trần, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là Đan Sơn thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê huyện lệ về phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện đựợc tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1947, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông. Từ tháng 3 năm 1947, 4 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II (Khi sự kiện 19 tháng 12 năm 1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sát nhập vào Khu II. Từ ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5 năm 1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội). Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Đan Phượng được gộp vào liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT, ngày 13 tháng 3 năm 1947), UBK- Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI. Tháng 5 năm 1948 đến tháng 10 năm 1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nội) thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng được tách ra thành huyện Liên Bắc. Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc - tỉnh Lưỡng Hà. Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1954: + Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh: Hà Đông, Hà Nội, và do vậy, lúc này, Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông. + Tháng 12 năm 1952, phần lớn địa bàn Đan Phượng thuộc bắc Liên Bắc do Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm, ranh giới là đường quốc lộ 11A (32) để việc chỉ đạo phong trào kháng chiến được sâu sát, kịp thời hơn. Tháng 4 năm 1954, huyện Đan Phượng được tái lập và thuộc tỉnh Sơn Tây quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III. Tháng 8 năm 1954, huyện Đan Phượng được Liên khu uỷ III cắt chuyển trả lại cho tỉnh Hà Đông. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, 5 xã thuộc huyện Đan Phượng là Tân Dân (Thượng Cát), Tân Tiến (Liên Mạc), Trần Phú (Phú Diễn), Trung Kiên (Tây Tựu) và Minh Khai được cắt chuyển về huyện Từ Liêm (Hà Nội) theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 2 (Khóa II) (nay là địa bàn các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Minh Khai thuộc quận Bắc Từ Liêm). Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Đan Phượng thuộc quyền quản lý của tỉnh mới Hà Tây. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Đan Phượng là một trong 24 thành viên của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu. Từ ngày 29 tháng 12 năm 1978 đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Đan Phượng được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 4 (khoá VI) vào cuối tháng 12 năm 1978. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 đến ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Đan Phượng là một trong 14 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tây theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 9 (khoá VIII) vào ngày 12 tháng 8 năm 1991. Ngày 29 tháng 8 năm 1994: thành lập thị trấn Phùng, gồm phần đất của các xã Đan Phượng, Đồng Tháp và Song Phượng. Từ ngày 29 tháng 5 năm 2008 đến nay, giải thể tỉnh Hà Tây cũ, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH. == Đường phố == Phùng == Danh nhân == Nhà thơ Quang Dũng với bài thơ nổi tiếng "Tây Tiến" được sinh ra tại thôn Phượng Trì (nay thuộc Thị trấn Phùng), và nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền (hát dầu tiên trên sóng Đài TNVN cũng quê ở đây), là nơi sinh của Thái sư phụ chính Tô Hiến Thành (xóm Lẻ, xã Hạ Mỗ) v.v.. 15 Tiến sĩ có tên trong các văn bia tại Văn miếu Quốc tử giám Văn Dĩ Thành Nguyễn Danh Dự Tạ Đăng Huấn Phạm Phi Kiến Thi Sách Tô Hiến Thành == Các danh hiệu == Huyện anh hùng lực lượng vũ trang. Huyện Anh hùng Lao động. Huyện Nông thôn mới đầu tiên của Thủ đô Hà Nội. cá nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang: 1. Anh hùng, liệt sĩ thời kỳ chống Pháp: Phan Xích (tức Nguyễn Thạc Rương): nguyên chỉ huy trưởng huyện đội Liên Bắc, giặc Pháp tôn là hùm xám Liên Bắc. 2. Anh hùng, liệt sĩ thời kỳ chống Pháp: Lê Thao. 3. Anh hùng Hoàng Hữu Chuyên (chống Trung Quốc năm 1979) == Làng nghề == Làng nghề mộc Liên Hà Làng nghề mộc Tân Hội == Đặc sản == Nem Phùng == Văn hóa == Huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà, Thổi cơm thi ở hội Dầy, hát Chèo tàu ở hội Gối (Tân Hội), hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà… Đan Phượng là quê hương danh nhân Thái úy Tô Hiến Thành == Di tích lịch sử == Đình Ích Vịnh Đền Nhã Lang Chùa Liên Trung Đền Yên Sở Đình chùa Phương Nội Miếu voi phục Lăng văn sơn Đền Bà Sa Láng (xã Liên Hà) Đền Văn Hiến - Thờ Thái úy Phụ chính Tô Hiến Thành (xã Hạ Mỗ) Đình Vạn Xuân (xã Hạ Mỗ) Chùa Hải Giác (xã Hạ Mỗ) Đền Chi Trỉ (xã Hạ Mỗ) Chùa Già Lê (xã Hồng Hà) Miếu Xương Rồng (xã Liên Hồng) == Các đơn vị hành chính == Gồm 1 thị trấn Phùng và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang thông tin điện tử huyện Đan Phượng
nước.txt
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường. == Cấu tạo và tính chất của phân tử nước == === Hình học của phân tử nước === Phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 95,84 picômét. === Tính lưỡng cực === Ôxy có độ âm điện cao hơn hiđrô. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự lưỡng cực. Dựa trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử ôxy, lý thuyết VSEPR đã giải thích sự sắp xếp thành góc của hai nguyên tử hiđrô, việc tạo thành moment lưỡng cực và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng. === Liên kết hiđrô === Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác. Đường kính nhỏ của nguyên tử hiđrô đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành các liên kết hiđrô, bởi vì chỉ có như vậy nguyên tử hiđrô mới có thể đến gần nguyên tử ôxy một chừng mực đầy đủ. Các chất tương đương của nước, Ví dụ như đihiđrô sulfua (H2S), không tạo thành các liên kết tương tự vì hiệu số điện tích quá nhỏ giữa các phần liên kết. Việc tạo chuỗi của các phân tử nước thông qua liên kết cầu nối hiđrô là nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của nước, ví dụ như nước mặc dù có khối lượng mol nhỏ vào khoảng 18 g/mol vẫn ở thể lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Ngược lại, H2S tồn tại ở dạng khí cùng ở trong những điều kiện này. Nước có khối lượng riêng lớn nhất ở 4 độ Celcius và nhờ vào đó mà băng đá có thể nổi lên trên mặt nước; hiện tượng này được giải thích nhờ vào liên kết cầu nối hiđrô. == Các tính chất hóa lý của nước == Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi (760 mm Hg) bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrô. Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4 °C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4 °C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4 °C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4 °C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xảy ra trong dung dịch nước. Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua. Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxyt (OH-) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H3O+). Khi phản ứng với một axit mạnh hơn ví dụ như HCl, nước phản ứng như một chất kiềm: HCl + H2O ↔ H3O+ + Cl- Với ammoniac nước lại phản ứng như một axit: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH- == Nước trong đời sống == Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông. Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), Như là chất trao đổi nhiệt. Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học cổ Trung Hoa. Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt..., nước không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai. == Đọc thêm == Chiến tranh nước Nước uống Nước ngọt OA Jones, JN Lester and N Voulvoulis, Pharmaceuticals: a threat to drinking water? TRENDS in Biotechnology 23(4): 163, 2005 Franks, F (Ed), Water, A comprehensive treatise, Plenum Press, New York, 1972–1982 PH Gleick and associates, The World's Water: The Biennial Report on Freshwater Resources. Island Press, Washington, D.C. (published every two years, beginning in 1998.) Marks, William E., The Holy Order of Water: Healing Earth's Waters and Ourselves. Bell Pond Books (a div. of Steiner Books), Great Barrington, MA, November 2001 [ISBN 0-88010-483-X] Debenedetti, P. G., and Stanley, H. E.; "Supercooled and Glassy Water", Physics Today 56 (6), p. 40–46 (2003). Downloadable PDF (1.9 MB) === Nước như một nguồn tài nguyên tự nhiên === Anderson (1991). Water Rights: Scarce Resource Allocation, Bureaucracy, and the Environment. ISBN 0884103900. Maude Barlow, Tony Clarke (2003). Blue Gold: The Fight to Stop the Corporate Theft of the World's Water. ISBN 1565848136. Gleick, Peter H. The World's Water: The Biennial Report on Freshwater Resources. Washington: Island Press. ISBN 1559637927. Miriam R. Lowi (1995). Water and Power: The Politics of a Scarce Resource in the Jordan River Basin. ISBN 0521431646. (Cambridge Middle East Library) William E. Marks (2001). The Holy Order of Water: Healing Earths Waters and Ourselves. Postel, Sandra (1997, second edition). Last Oasis: Facing Water Scarcity. New York: Norton Press. ISBN 0393034283. Reisner, Marc (1993). Cadillac Desert: The American West and Its Disappearing Water. ISBN 0670199273. Vandana Shiva (2002). Water Wars: Privatization, Pollution, and Profit. London: Pluto Press [u.a.] ISBN 0-7453-1837-1. OCLC 231955339. Anita Roddick và đồng nghiệp (2004). Troubled Water: Saints, Sinners, Truth And Lies About The Global Water Crisis. ISBN 095439593X. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) Marq de Villiers (2003, revised edition). Water: The Fate of Our Most Precious Resource. ISBN 0618030093. Diane Raines Ward (2002). Water Wars: Drought, Flood, Folly and the Politics of Thirst. ISBN 1573222291. Worster, Donald (1992). Rivers of Empire: Water, Aridity, and the Growth of the American West. ISBN 039451680X. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Water tại Wikimedia Commons Nước tại Từ điển bách khoa Việt Nam Water tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
1961.txt
1961 (số La Mã: MCMLXI) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1961 == Sự kiện == === Tháng 1 === Ngày 3 tháng 1 Tổng thống Mỹ Dwight. D Eisenhower tuyên bố Mỹ đã cắt đứt ngoại giao đối với Cuba. Quan hệ Mỹ-Cuba sau đã phục hồi vào năm 2015. Tại trạm thử nghiệm lò phản ứng quốc gia gần thành phố Idaho Falls, Mĩ. Lò phản ứng hạt nhân SL-1 phát nổ, giết chết 3 kĩ thưat viên quân đội. Chuyến bay Aero 311 (Thảm hoạ hàng không Koivulahti): Máy bay Douglas DC-3 của hãng hàng không Aero thuộc Phần Lan tông xuống mặt đất gần thị trấn Kevevlax (Koivulahti) khi chuyến bay đang tiếp cận sân bay Vaasa, Phần Lan, giết chết toàn bộ 25 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay. Một cuộc điều tra cho thấy cả hai Cơ Trưởng và Cơ Phó đang rất mệt mỏi vì thiếu ngủ và đã tiêu thụ một lượng lớn thức uống có cồn trước khi điều khiển chuyến bay. Đến nay, thảm hoả Aero 311 giữ nguyên là thảm hoạ hàng không lớn nhất của Phần Lan. Ngày 5 tháng 1 - Cemal Gürsel thành lập chính phủ thứ 25 của Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 7 tháng 1 - Sau hội nghị diễn ra 4 ngày ở Casablanca. 5 nguyên thủ quốc gia các nước Châu Phi thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO để đảm bảo quốc phòng. Hiến Chương Casablanca bao gồm Khối Casablanca: Morocco, Các tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Ghana, Guinea và Mali. Ngày 8 tháng 1 - Ở Pháp, một cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ chính sách của Charles de Gaulle về việc trả quyền độc lập cho Algeria. Ngày 9 tháng 1 - Quan chức Anh tuyên bố lật tẩy ổ gián điệp Liên Xô lớn trong Luân Đôn. Ngày 17 tháng 1 Tổng thống Mĩ Eisenhower gửi lời diễn văn cuối cùng của mình đến Quốc hội. Cùng ngày, ông cũng cảnh báo về sự "liên hợp công nghiệp - quân sự" ngày càng gia tăng. Thật vậy, trong năm 2011, chi tiêu quân sự của Mỹ đã vượt qua 13 nước sau lưng Mỹ cộng lại. Thủ tướng Patrice Lumumba của Cộng Hoà Congo bị ám sát. Ngày 20 tháng 1 - John F. Kennedy nối vị Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower với tư cách là tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ Ngày 25 tháng 1 JFK chủ trì cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền. Trong đó, ông thông báo Liên Xô đã thả hai phi công do thám bị bắn rơi tại vùng biển Barents vào ngày 1 tháng 7 năm 1960. Để ngăn cản "tư tưởng cảnh tà". Một uỷ ban độc tài bao gồm 2 sĩ quan quân đoi và 4 thường dân lên nắm quyền tại El Salvador, loại bỏ uỷ ban đã cai trị từ 3 tháng trước đó. Jânio Quadros lên làm tổng thống Brazil. Sau đã từ chức vào ngày 25 tháng 8. Ngày 31 tháng 1 - 'Ham', con Tinh Tinh đực nặng 17 kg được phóng lên vũ trụ trong một thí nghiệm cho Dự Án sao Thuỷ, dự án nhằm đưa phi hành gia Mỹ lên vũ trụ bằng tàu con thoi "Sao Thuỷ". === Tháng 2 === 4 tháng 2: Nhân dân Angola nổi dậy chống thực dân Bồ Đào Nha === Tháng 4 === 12 tháng 4: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào không gian và bay quanh Trái Đất khi Liên Xô phóng thành công Vostok 1. 17 tháng 4: Bùng nổ sự kiện vịnh Con Lợn. 19 tháng 4: Kết thúc sự kiện Vịnh Con Lợn. 27 tháng 4: Sierra Leone độc lập === Tháng 5 === 14 tháng 5: Hoa Kỳ phái 100 cố vấn quân sự vào miền Nam Việt Nam 16 tháng 5: Phác Chính Hy đảo chính lập đổ Dõan Phổ Thiện lên nắm quyền tại Hàn Quốc. 25 tháng 5: John F. Kennedy thông báo về tham vọng đưa người lên mặt trăng của Mỹ - khởi động chương trình Apollo. 31 tháng 5: Thành lập nước cộng hòa Nam Phi. === Tháng 6 === 4 tháng 6: Kennedy gặp mặt Khrushchev ở Vienna. === Tháng 8 === 8 tháng 8: Tại Nhật Bản xảy ra sự kiện Tùng Xuyên. 13 tháng 8: Bức tường Berlin được Liên Xô xây dựng 17 tháng 8: Mỹ bắt đầu viện trợ cho Mỹ Latinh trong cái gọ là Liên minh vì Tiến bộ. === Tháng 9 === === Tháng 10 === 17 tháng 10: Đại hội lần thứ 22 đảng Xô Viết tổ chức ở Liên Xô 27 tháng 10: Mông Cổ gia nhập Liên hợp quốc. Xe tăng Liên Xô và Hoa Kỳ đụng độ tại Berlin 31 tháng 10: Liên Xô cho nổ Bom Sa hoàng, === Tháng 12 === 1 tháng 12: Liên Xô tái thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển. == Sinh == == Mất == == Giải Nobel == Vật lý - Robert Hofstadter, Rudolf Ludwig Mössbauer Hóa học - Melvin Calvin Y học - Georg von Békésy Văn học - Ivo Andric Hòa bình - Dag Hammarskjöld - awarded posthumously == Xem thêm == == Tham khảo ==
andrei rublev.txt
Andrei Rublev (tiếng Nga: Андре́й Рублёв, IPA [ɐnˈdrʲej rʊˈblʲɵf], cũng được chuyển ngữ thành Andrey Rublyov; sinh khoảng 1360s, mất ngày 29 tháng 1 năm 1427 hoặc 1430, hoặc 17 tháng 10 năm 1428 tại Moskva) được coi là một trong những họa sĩ Nga thời Trung cổ vĩ đại nhất vẽ các linh ảnh và bích họa Chính thống giáo Đông phương. == Các tác phẩm chọn lọc == == Sách tham khảo == Andrei Rublev, a 1966 film by Andrei Tarkovsky loosely based on the painter's life. Mikhail V. Alpatov, Andrey Rublev, Moscow: Iskusstvo, 1972. Gabriel Bunge, The Rublev Trinity, transl. Andrew Louth, St. Vladimir's Seminary Press, Crestwood, New York, 2007. Sergius Golubtsov, Voplosh’enie bogoslovskih idey v tvorchestve prepodobnogo Andreya Rubleva [The realization of theological ideas in creative works of Andrey Rublev]. Bogoslovskie trudy 22, 20–40, 1981. Troitca Andreya Rubleva [The Trinity of Andrey Rublev], Gerold I. Vzdornov (ed.), Moscow: Iskusstvo 1989. Viktor N. Lazarev, The Russian Icon: From Its Origins to the Sixteenth Century, Gerold I. Vzdornov (ed.). Collegeville, MN: Liturgical Press, 1997. Priscilla Hunt, Andrei Rublev’s Old Testament Trinity Icon in Cultural Context, The Trinity-Sergius Lavr in Russian History and Culture: Readings in Russian Religious Culture, vol. 3, ed. Deacon Vladimir Tsurikov, (Jordanville, NY: Holy Trinity Seminary Press, 2006), 99-122.(See on-line at phslavic.com) Priscilla Hunt, Andrei Rublev’s Old Testament Trinity Icon: Problems of Meaning, Intertextuality, and Transmission, Symposion: A Journal of Russian (Religious) Thought, ed. Roy Robson, 7-12 (2002–2007), 15-46 (See on-line at www.phslavic.com) Konrad Onasch, Das Problem des Lichtes in der Ikonomalerei Andrej Rublevs. Zur 600–Jahrfeier des grossen russischen Malers, vol. 28. Berlin: Berliner byzantinische Arbeiten, 1962. Konrad Onasch, Das Gedankenmodell des byzantisch–slawischen Kirchenbaus. In Tausend Jahre Christentum in Russland, Karl Christian Felmy et al. (eds.), 539–543. Go¨ ttingen: Vandenhoeck und Ruprecht, 1988. Eugeny N. Trubetskoi, Russkaya ikonopis'. Umozrenie w kraskah. Wopros o smysle vizni w drewnerusskoj religioznoj viwopisi [Russian icon painting. Colourful contemplation. Question of the meaning of life in early Russian religious painting], Moscow: Beliy Gorod, 2003 [1916]. Georgij Yu. Somov, Semiotic systemity of visual artworks: Case study of The Holy Trinity by Rublev, Semiotica 166 (1/4), 1-79, 2007. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Andrey Rublev Official Web Site Rublev at the Russian Art Gallery Selected works by Andrei Rublev: icons, frescoes and miniatures "The Deesis painted by Andrey Rublev" from the Annunciation Church of the Moscow Kremlin - article by Dr. Oleg G. Uliyanov Historical documentation on Andrei Rublev, compiled by Robert Bird The Andrei Rublev Museum of Ancient Russian Art – Guide to visiting the museum Venerable Andrew Rublev the Iconographer Orthodox icon and synaxarion Gallery of Rublev's works
(9976) 1993 tq.txt
(9976) 1993 TQ là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó bay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 4.42 năm. Được phát hiện ngày 9 tháng 10 năm 1993 bởi S. Shirai và S. Hayakawa, Tên chỉ định của nó là 1993 TQ. == Tham khảo ==
khí hậu xavan.txt
Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan là kiểu khí hậu được bảng Phân loại khí hậu Köppen xếp ở mục "Aw" và'"As." Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18 °C và thường có một mùa khô rõ rệt, tháng khô nhất có lượng mưa trung bình dưới 60 mm và cũng thấp hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm ] {mm}/25]). Đây là điều đối nghịch với khí hậu nhiệt đới gió mùa, kiểu khí hậu cũng có lượng mưa dưới 60 mm trong tháng khô nhất nhưng có nhiều hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm {mm}/25]). Nhìn chung, kiểu khí hậu xavan thường hoặc là có lượng mưa thấp hơn hoặc là có mùa khô rõ rệt hơn khí hậu nhiệt đới gió mùa. == Phân bố == Khí hậu xavan hay khí hậu nhiệt đới xavan thường được phân bố ở châu Phi,châu Á và Nam Mỹ. Kiểu khí hậu này cũng được bất gặp ở một số vùng của Trung Mỹ, phía bắc Australia và phía nam của Bắc Mỹ, đặc biệt ở một số khu vực của Mexico và bang Florida của Mỹ. == Việt Nam == Ở Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc về khí hậu nhiệt đới Xavan, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-27 độ C. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Mỗi năm chỉ có trên dưới 50 ngày mưa, lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng trên dưới 700 mm (trong khi đó, lượng mưa bình quân của Nha Trang là 1356 mm, ở Phan Thiết là 1187 mm). == Tham khảo ==
hadith.txt
hadith (tiếng Ả Rập: حديث) (số nhiều aḥādīth) trong cách dùng tôn giáo thường được dịch là 'truyền thống', là bản ghi chép những lời dạy của Muhammad. Những nhánh lớn của đạo Hồi như, Sunni, Shiʻa, và Ibadi, dựa trên những bộ hadith được tập hợp khác nhau. == Sách == Berg, H. (2000). The development of exegesis in early Islam: the authenticity of Muslim literature from the formative period. Routledge. ISBN 0-7007-1224-0. Lucas, S. (2004). Constructive Critics, Hadith Literature, and the Articulation of Sunni Islam. Brill Academic Publishers. ISBN 90-04-13319-4. Robinson, C. F. (2003). Islamic Historiography. Cambridge University Press. ISBN 0-521-62936-5. Robson, J. “Hadith”. Trong P.J. Bearman, Th. Bianquis, C.E. Bosworth, E. van Donzel and W.P. Heinrichs. Encyclopaedia of Islam Online. Brill Academic Publishers. ISSN 1573-3912. Swarup, Ram. Understanding Islam through Hadis. Exposition Press, Smithtown, New York USA (n/d). Jonathan A. C. Brown, "Criticism of the Proto-Hadith Canon: Al-daraqutni’s Adjustment of the Sahihayn," Journal of Islamic Studies, 15,1 (2004), 1-37. Recep Senturk, Narrative Social Structure: Anatomy of the Hadith Transmission Network, 610-1505 (Stanford, Stanford UP, 2006). Jonathan Brown, The Canonization of al-Bukhārī and Muslim. The Formation and Function of the Sunnī Ḥadīth (Leiden, Brill, 2007) (Islamic History and Civilization. Studies and Texts, 69). == Đọc thêm == 1000 Qudsi Hadiths: An Encyclopedia of Divine Sayings; New York: Arabic Virtual Translation Center; (2012) ISBN 978-1-4700-2994-4 Hallaq, Wael B. (1999). “The Authenticity of Prophetic Ḥadîth: A Pseudo-Problem”. Studia Islamica (89): 75–90. doi:10.2307/1596086. ISSN 0585-5292. JSTOR 1596086. Brown, J. (2007). The Canonization of al-Bukhari and Muslim: The Formation and Function of the Sunni Hadith Canon. Leiden: Brill, 2007. Juynboll, G. H. A. (2007). Encyclopedia of Canonical Hadith. Leiden: Brill, 2007. Lucas, S. (2002). The Arts of Hadith Compilation and Criticism. University of Chicago. OCLC 62284281. Musa, A. Y. Hadith as Scripture: Discussions on The Authority Of Prophetic Traditions in Islam, New York: Palgrave, 2008. ISBN 0-230-60535-4 Fred M. Donner, Narratives of Islamic Origins (1998) Warner, Bill. The Political Traditions of Mohammed: The Hadith for the Unbelievers, CSPI (2006). ISBN 0978552873
ông già noel.txt
Santa Claus, hay Ông già Noel (phiên âm tiếng Việt Ông già Nô-en), Ông già Giáng sinh, hay là Ông già Tuyết (theo cách gọi tại Nga), là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa Lễ Giáng Sinh, giống như cây thông Noel. Hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười "hô hô hô", tồn tại trong nhiều văn hoá, đặc biệt ở các nước phương Tây. Truyền thuyết cho rằng ông già Noel sinh sống tại Bắc Cực với những người lùn. Ông dành đa số thời gian để chuẩn bị quà, đồ chơi cho trẻ em với sự giúp đỡ của những chú lùn. Vào dịp Giáng Sinh, ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng Sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi chín con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi. == Tên gọi == Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường được cho là bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sinter Klaas, dựa trên nguyên mẫu về một nhân vật có thật ở thế kỷ thứ 4 là Thánh Nicolaus. Trong tiếng Việt, trong thời Pháp thuộc, người Pháp gọi ông là Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), từ đó tiếng Việt gọi tắt là "Ông già Noel", nhiều khi còn được gọi là "Ông già Tuyết". == Xuất thân == Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Phần Lan đều tự nhận rằng xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Ngày nay, người ta chấp nhận Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra (280 - 343), Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sĩ Thomas Nast. Tại phương Tây, ngày lễ Thánh Nicholas là vào ngày 6 tháng 12. == Ông già Noel ở Lapland, Phần Lan == So với những quốc gia Bắc Âu được cho là xuất xứ của ông già Noel, Phần Lan có vẻ được biết đến nhiều hơn hết. Là một đất nước nổi tiếng về du lịch mùa đông và tuyết, cùng những món ăn đặc sản như cá hồi và thịt tuần lộc, ông già Noel cũng là biểu tượng văn hóa du lịch của Phần Lan. Người ta cho rằng ông già Noel cư ngụ tại Lapland, miền Bắc Phần Lan. Thành phố Rovaniemi, thủ đô của vùng Lapland, được xem là thủ phủ của ông già Noel. Làng ông già Noel nổi tiếng ở Rovaniemi, nằm ngay vành đai Bắc Cực là nơi sinh sống và làm việc quanh năm của ông. Ngôi làng có rất nhiều điểm tham quan như văn phòng ông già Noel, nơi ở của các chú lùn, bưu điện ông già Noel, lò bánh Giáng Sinh… Mọi hoạt động trong làng rất sôi động và chào đón hàng trăm ngàn khách du lịch đến thăm vào mỗi dịp Giáng Sinh. Ngoài ra, công ty media JoulupukkiTV (Joulupukki trong tiếng Phần Lan có nghĩa là "ông già Noel") ở Rovaniemi có một trang web, phát hành DVD và thiệp DVD về ông già Noel, lễ hội Giáng Sinh thế giới. == Ông già Noel ngày nay == Vào lễ Giáng sinh, nhiều ông già Noel được thuê mướn để phát quà cho trẻ em. == Những người bạn đồng hành của ông già Noel == Ông già Noel theo truyền thống thường còn có một loạt những người bạn đồng hành khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng đất và nền văn hóa, phản ánh lịch sử và tín ngưỡng địa phương. Những nhân vật thần thoại này có nhiều đặc điểm chung, đóng vai trò của người trừng phạt hoặc người bắt cóc. Họ thường mang bên mình một cây gậy, cái que, hay cây chổi, khoác lên mình những bộ quần áo rách rưới màu đen, với mái tóc bù xù, lộn xộn. Có thể kể đến như: Krampus Knecht Ruprecht (Tá điền Rupert, Người hầu Rupert): là một người đàn ông già với một chòm râu dài, khoác lên mình bộ trang phục bằng rơm hay bằng da lông thú. Người ta biết Knetcht Ruprecht xuất hiện khi nghe tiếng chuông rung. Nhân vật này thường cho trẻ con trái cây và bánh nếu chúng ngoan ngoãn học giáo lý. Nếu phát hiện trẻ không học bài, Knecht Ruprecht sẽ để vào đôi giày của chúng cây gậy hay hòn than. Belsnickel: nhân vật này phổ biến ở Palatinate (Đức), Pennsylvania (Mỹ) và vùng bờ biển phía đông Canada. Tại một số vùng, Belsnickel ăn mặc giả dạng phụ nữ, trùm khăn che đầu và mặt, mang theo bánh kẹo cùng với cây gậy dài. Zwarte Piet (Pete Đen): nhân vật này phổ biến ở Bỉ, Hà Lan, Luxembourg. Những người đóng vai Zwarte Piet phải tô gương mặt màu đen, đội tóc giả màu đen và tô môi màu đỏ. Bề ngoài của Zwarte Piet hiện bị phản đối ở Hà Lan do dễ liên tưởng đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Làng ông già Noel ở Lapland, Phần Lan Trường đào tạo ông già Noel và những câu hỏi khó của trẻ thơ Hộp thư Ông Già Noel ở Phần Lan tràn ngập thư trẻ em Bức thư về ông già Noel vẫn lay động con tim sau hơn một thế kỷ, VnExpress, 24/12/2014
charles ii của anh.txt
Charles II (29 tháng 5 1630 – 6 tháng 2 1685) là vua của Anh, Tô Cách Lan, và Ái Nhĩ Lan. Ông là vua Tô Cách Lan từ 1649 đến khi bị lật đổ năm 1651, và là vua Anh, Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan từ khi trung hưng chế độ quân chủ năm 1660 đến khi mất. Phụ thân của Charles II, Charles I, bị chặt đầu tại Whitehall ngày 30 tháng 1 năm 1649, vào lúc cao trào của Nội chiến Anh. Mặc dù Nghị viện Tô Cách Lan công nhận Charles II là Quốc vương ngày 5 tháng 2 năm 1649, Anh quốc khi đó bước vào thời kì gọi là Thời giữa hai đời vua hay Khối thịnh vượng chung Anh, và quốc gia này trên thực tế là nước cộng hòa, cầm đầu là Oliver Cromwell. Cromwell đánh bại Charles II ở Trận Worcester ngày 3 tháng 9 năm 1651, và Charles bỏ trốn qua đại lục. Cromwell trở thành nhà độc tài cai trị Anh, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, và Charles trong 9 năm tiếp theo lưu vong ở Pháp, Cộng hòa Hà Lan và Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Cuộc khủng hoảng chánh trị sau cái chết của Cromwell năm 1658 dẫn đến sự trung hưng của nền quân chủ, và Charles được mời trở về Anh. Ngày 29 tháng 5 năm 1660, ngày sinh nhật thứ 30, ông trở lại Luân Đôn dưới sự chào đón của công chúng. Sau 1660, tất cả các tài liệu chính thức đều đánh dấu ông đã kế vị cha ông ngay từ năm 1649. Nghị viện của Charles ban hành bộ luật gọi là Điều luật Clarendon, được lập ra nhằm chống đỡ cho địa vị của Giáo hội Anh vừa được tái lập. Charles chiều theo Clarenndon dù rằng ông hướng về tư tưởng khoan dung tôn giáo. Vấn đề đối ngoại trong những năm đầu triều đại của ông chủ yếu tập trung vào Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai. Năm 1672, ông ký kết một hiệp định bí mật ở Dover, liên minh với người anh họ Louis XIV của Pháp. Louis đồng ý hỗ trợ ông trong Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ ba và cấp cho ông tiền trợ cấp, và Charles bí mật hứa hẹn sẽ đổi qua đạo Thiên Chúa vào một ngày nào đó trong tương lai. Charles cố gắng tái ban hành Tự do tôn giáo cho người Công giáo và người Tin Lành bất đồng chánh kiến với Đặc ân hoàng gia 1672, nhưng Nghị viện Anh buộc ông phải thu hồi nó. Năm 1679, Titus Oates phát giác ra cái gọi là "Âm mưu của Giáo hoàng" dẫn đến cuộc Khủng hoảng Loại trừ khi sự thực phơi bày ra em trai và là người kế vị của Charles là (James, Quận công xứ York) là người đạo Thiên Chúa. Cuộc khủng hoảng dẫn đến sự ra đời của Đảng Whig ủng hộ loại trừ và Đảng Tory chống lại Loại trừ. Charles đứng về phía đảng Tory (Bảo thủ), và, sau khi Âm mưu Rye House nhằm ám sát Charles và James năm 1683, một vài nhà lãnh đạo đảng Whig bị xử tử hoặc lưu đày. Charles giải tán Nghị viện Anh năm 1681, và một mình cai trị đến khi chết ngày 6 tháng 2 năm 1685. Ông cải theo Đạo Thiên Chúa vào phút lâm chung. Charles nổi danh là Quân vương hưởng lạc, vì cả lối sống phóng đãng và chủ nghĩa hưởng lạc trong triều đình của ông, và đất nước nhộn nhịp trở lại sau một thập kỉ dưới sự cai trị của Cromwell và Thanh giáo. Phu nhân của Charles, Catherine xứ Braganza, không có con, nhưng Charles đã thừa nhận ít nhất 12 người con ngoại hôn với rất nhiều tình nhân. Ông được kế vị bởi em trai là James. == Thời thơ ấu, nội chiến và lưu vong == Charles II chào đời ở Cung điện St James ngày 29 tháng 5 năm 1630. Phụ mẫu của ông là Charles I (người cai trị ba vương quốc Anh, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan) và Henrietta Maria (em gái của nhà vua Pháp quốc Louis XIII). Charles là người con thứ hai của họ. Hoàng trưởng tử chào đời một năm trước Charles nhưng qua đời chỉ trong vòng một ngày. Anh, Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan lần lượt theo các tôn giáo là Anh giáo, Giáo hội Trưởng lão và Thiên Chúa. Charles được rửa tội tại Nhà nguyện hoàng gia ngày 27 tháng 6 theo nghi thức Anh giáo bởi Giám mục London, William Laud, và lớn lên dưới sự nuôi nấng của Nữ Bá tước Dorset, người Tin Lành, mặc dù cha mẹ đỡ đầu của ông bao gồm ông cậu và bà ngoại, Marie de' Medici, họ đều là người Công giáo. Vào lúc chào đời, Charles nghiễm nhiên trở thành Quận công Cornwall và Quận công Rothesay, cùng với một số chức vị liên quan khác. Vào khoảng năm lên tám, ông được tiến phong Hoàng tử xứ Wales, mặc dù ông không bao giờ được chính thức nhậm chức với Huy chương Hoàng tử xứ Wales. Trong những năm 1640, khi Charles vẫn còn trẻ, phụ thân ông tiến hành chiến tranh với lực lượng Nghị viện và Thanh giáo trong cuộc Nội chiến Anh. Charles đồng hành với phụ thân trong Trận Edgehill và vào năm 14 tuổi, ông tham gia vào chiến dịch 1645, khi ông làm chỉ huy trên danh nghĩa các lực lượng Anh tại miền tây. Mùa xuân năm 1646, cha ông thất trận trong chiến tranh, và Charles rời Anh quốc vì tình trạng không an toàn lúc đó, di chuyển đến Falmouth sau thời gian ở tại Lâu đài Pendennis, lúc đầu đi đến Đảo Scilly, sau đó là Jersey, và cuối cùng là đến Pháp, nơi mẫu thân ông đang sống lưu vong ở đó dưới sự bảo trợ của người cháu bà ta, mới 8 tuổi là quốc vương Louis XIV. Năm 1648, trong cuộc Nội chiến Anh lần thứ hai, Charles dời đến The Hague, nơi em gái ông Mary và em rể ông William II, Hoàng thân xứ Orange, dường như cung cấp nhiều viện trợ đáng kể cho phe bảo hoàng hơn là sự giúp đỡ từ người Pháp thông qua mối quan hệ với hoàng hậu. Tuy nhiên, lực lượng bảo hoàng dưới sự chỉ huy của Charles không chiếm được lợi thế nào, và không thể đặt chân tới Scotland đúng thời điểm để hội quân với đội quân bảo hoàng của Quận công Hamilton thứ nhất, trước khi đội quân này bị đánh bại ở tại Trận Preston bởi quân Nghị viện. Tại The Hague, Charles trải qua một mối tình ngắn ngủi với Lucy Walter, về sau bà ta tuyên bố giả dối rằng họ từng kết hôn trong bí mật. Con của họ, James Crofts (về sau là Quận công Monmouth và Quận công Buccleuch), là một trong rất nhiều những đứa con bất hợp pháp của Charles và trở nên nổi tiếng trong xã hội Anh. Charles I đầu hàng năm 1646. Ông trốn thoát và lại bị bắt năm 1648. Mặc dù có những nỗ lực ngoại giao từ phía con trai nhằm cứu thoát cho ông, Charles I vẫn bị chặt đầu vào tháng 1 năm 1649, và Anh trở thành nước Cộng hòa. Năm 5 tháng 2, Hội đồng Nghị viện Tô Cách Lan (Covenanters) tuyên bố Charles II là "Vua của Đại Anh, Pháp và Ireland" tại Mercat Cross, Edinburgh, nhưng từ chối cho phép ông tới Scotland trừ phi ông chấp thuận Giáo hội Trưởng Lão trên khắp đảo Anh và Ireland. Khi cuộc đàm phán bị đình trệ, Charles ủy quyền cho Tướng quân Montrose đánh Đảo Orkney với một lực lượng nhỏ để đe dọa xâm lược Tô Cách Lan, với hi vọng sẽ đổi hướng bản thỏa thuận theo chiều hướng có lợi cho ông. Montrose lo sợ rằng Charles sẽ chấp thuận thỏa nhiện, nên quyết định xâm lược Tô Cách Lan ngay lập tức. Ông bị bắt và xử tử. Charles miễn cưỡng hứa rằng ông sẽ tuân thủ theo các điều khoản của thỏa thuận giữa ông với Nghị viện Scots tại Breda, và hỗ trợ Solemn League và Covenant, theo đó ủy quyền Cai quản nhà thờ Trưởng Lão trên khắp đảo Anh. Khi ông đặt chân lên đất Tô Cách Lan ngày 23 tháng 6 năm 1650, ông đồng ý với Nghị viện; sự từ bỏ chế độ giám mục của ông, dù giúp ông giành được sự ủng hộ ở Scotland, nhưng lại khiến ông mất lòng người Anh. Tự thân Charles sớm trở thành một nhân vật "hèn hạ" và "đạo đức giả" dưới mắt những người Covenanters. Ngày 3 tháng 9 năm 1650, những người Covenanter bị đánh bại ở trận Dunbar trước một đội quân nhỏ hơn dưới sự chỉ huy của Oliver Cromwell. Lực lượng Tô Cách Lan bị chia ra thành Engagers bảo hoàng và Covenanters Trưởng Lão, thậm chí họ còn mâu thuẫn với nhau dữ dội. Bị vỡ mộng bởi phe Covenanters, nên trong tháng 10 Charles cố gắng chạy thoát khỏi họ để theo về phe Engager, một sự kiện được gọi là "Sư bắt đầu", nhưng chưa đầy hai ngày sau phe Trưởng lão đã đuổi theo kịp và bắt lại ông. Tuy nhiên, người Scots vẫn là hi vọng số một về sự phục ngôi của Charles, và ông được gia miện Vua của Tô Cách Lan tại Scone Abbey ngày 1 tháng 1 năm 1651. Với việc lực lượng Cromwell đe dọa vị trí của Charles ở Tô Cách Lan, đã dẫn đến quyết định đánh phủ đầu vào nước Anh. Với việc phần lớn lớn người Scots (bao gồm Lãnh chúa Argyll và nhiều nhà lãnh đạo Covenanters khác) từ chối tham gia, và ít người bảo hoàng ở Anh gia nhập lực lượng vì họ đã di chuyển đến miền nam Anh quốc, cuộc xâm lược kết thúc với thất bại tại Trận Worcester ngày 3 tháng 9 năm 1651, sau đó Charles chạy trốn và ẩn nấp trong Royal Oak tại Boscobel House. Qua sáu tuần lẩn tránh, Charles trốn khỏi Anh quốc bằng cách ngụy trang, đặt chân được lên Normandy ngày 16 tháng 10, mặc dù phía Anh treo thưởng £1,000 cho cái đầu của ông, và nguy cơ mất mạng dành cho những ai cứu giúp ông cộng thêm việc ông rất khó để ngụy trang, vì Charles, với chiều cao 6 ft (1,8 m), bị xem là có chiều cao bất thường. Cromwell được cử làm Bảo hộ công ở Anh, Tô Cách Lan và Ái nhĩ Lan, đặt toàn bộ quần đảo Anh dưới nền độc tài quân sự. Trong cảnh nghèo khổ, Charles không thể có đủ sự hỗ trợ để gây ra thách thức nào cho chính phủ Cromwell. Mặc dù gia tộc Stuart có quan hệ thông gia với các cường quốc châu Âu qua Henrietta Maria và Công nương xứ Orange, Pháp và Cộng hòa Hà Lan ký liên kết với chính phủ Cromwell từ năm 1654, buộc Charles phải cầu đến viện trợ từ Tây Ban Nha, thế lực đang thống trị Nam Hà Lan khi đó. Charles xây dựng một lực lượng khố rách áo ôm từ những thần dân lưu vong; lực lượng quá nhỏ, lương thấp, trang bị kém, và vô kỉ luật này lại trở thành hạt nhân cho quân đội Hậu Trung Hưng. == Trung Hưng == Xem thêm thông tin: Trung Hưng Sau cái chết của Cromwell năm 1658, cơ hội giành lại vương miện cho Charles lúc đầu có vẻ khá thấp vì Cromwell có người kế thừa chức Bảo hộ công là con trai ông ta, Richard. Tuy nhiên, vị tân Bảo hộ công không có quyền lực gì đối với cả Nghị viện và Quân đội Kiểu mới. Ông ta buộc phải thoái vị năm 1659 và nền bảo hộ cáo chung. Trong tình trạng bất ổn về cả nhân sự và quân sự diễn ra sau đó, George Monck, Thủ hiến Tô Cách Lan, lo ngại rằng đất nước sẽ sớm rơi vào cảnh hỗn loạn. Monck và quân của ông tiến vào thành London và buộc Nghị viện Rump triệu tập lại những thành viên của Nghị viện Dài hạn đã bị loại trừ tháng 12 năm 1648 sau Cuộc thanh trừng Kiêu hãnh. Nghị viện dài hạn tự giải tán và lần đầu tiên trong gần 20 năm, có cuộc bầu cử lớn. Nghị viện vạch rõ lộ trình bầu cử để có sự đảm bảo, vì họ nghĩ về sự trở lại của lực lượng Trưởng Lão. Những hạn chế chống lại lực lượng bảo hoàng và người bảo phiếu phần lớn đã bị bác bỏ, và cuộc bầu cử dẫn đến kết quả Viện Thứ dân có lực lượng khá đồng đều giữa các nhà chính trị Bảo hoàng và các nghị sĩ trên cơ sở tôn giáo giữa Anh giáo và Giáo hội Trưởng Lão. Nghị viện mới với tên gọi Nghị viện Quy ước họp vào ngày 25 tháng 4 năm 1660, và sớm nhận được tin tứ từ Tuyên cáo Breda, được Charles đồng ý, cùng với những điều khác, là tha thứ cho những cựu thù của cha ông. Nghị viện Anh quyết định tuyên bố Charles là Vua và mời ông trở về nước, thông điệp đến chỗ Charles tại Breda ngày 8 tháng 5 năm 1660. Ở Ireland, một hội nghị được triệu tập vào đầu năm, cũng công nhận Charles. Ngày 14 tháng 5, ông được tuyên bố là vua ở Dublin. Ông khởi hành đến nước Anh từ Scheveningen, đến Dover ngày 25 tháng 5 năm 1660 và đến London ngày 29 tháng 5, ngày sinh nhật thứ 30. Mặc dù Charles và Nghị viện đã ân xá cho những người ủng hộ Cromwell trong Đạo luật Miễn trừ và Quên lãng, 50 đã bị loại trừ. Cuối trong chín trong số những kẻ giết tiên vương đã bị xử tử: họ bị treo cổ, một ruột và phanh thây; những người khác bị án chung thân hoặc đơn giải chỉ là lột hết chức tước. Thi thể của wOliver Cromwell, Henry Ireton, and John Bradshaw bị khai quật để làm nhục và bị chặt đầu sau khi chết. Charles đồng tình dỡ bỏ các khoản thu thời phong kiến; đổi lấy việc đó Nghị viện cung cấp cho ông tiền trợ cấp hằng năm lên £1.2 triệu, phần lớn được lấy ra từ thuế nhập khẩu và hàng hóa. Tuy nhiên trợ cấp này là không đủ trong phần lớn triều đại Charles. Tổng hết số đó chỉ là một phần của số tiền tối đa mà Charles được rút ra từ Kho bạc trong mỗi năm; thu nhập thực tế cao hơn nhiều, dẫn đến các khoản nợ liên kết; và những nỗ lực nhằm kiếm thêm tiền thông qua thuế bầu cử, thuế đất và thuế lò sưởi. Nửa cuối năm 1660, niềm vui phục ngôi của Charles bị nhạt đi vì cái chết của em trai út, Henry, và em gái, Mary, vì bệnh đậu mùa. Vào khoảng thời gian đó, Anne Hyde, con gái của Quan Chưởng ấn, Edward Hyde, tiết lộ rằng mình đã mang thai con của em trai Charles, James, hai người từng bí mật kết hôn. Edward Hyde, không biết gì chuyện con gái mình bí mật kết hôn và mang thai, được tấn phong Bá tước Clarendon vì địa vị của ông là sủng thần của Charles được tăng cường.. === Luật Clarendon === Quốc hội Quy ước giải tán vào tháng 12 năm 1660, và, không lâu sau lễ đăng quang, Quốc hội thứ hai được triệu tập. Được gọi là Nghị viện Ngạo mạn, nó áp đảo Hoàng gia và Giáo hội Anh. Họ tìm cách ngăn cản sự bất tuân giáo ở Giáo hội Anh, và thông qua nhiều đạo luật để bảo vệ sự thống trị của Anh giáo. Với Đạo luật Liên đoàn 1661, yêu cầu các quan chức trong thành phố phải tuyên thệ trung thành; Đạo luật Đồnh nhất 1662 bắt buộc sử dụng Sách Cầu nguyện chung Anh giáo; Đạo luật Hội họp Tôn giáo bí mật 1664 cấm tụ họp nhiều hơn năm giáo sĩ, trừ phi dưới sự bảo trợ của Giáo hội Anh; và Đạo luật Năm dặm 1665 cấm chỉ những giáo sĩ bước vào phạm vi năm dặm (8 km) trong những giáo xứ mà họ đã bị trục xuất. Luật Hội họp Tôn giáo và Năm dặm vẫn có hiệu lực trong những năm tiếp theo của triều Charles. Các đạo luật được xưng gọi là "Luật Clarendon", theo tên của Lãnh chúa Clarendon, mặc dù ông không có trách nhiệm trục tiếp đối với chúng và thặm chí từng phát biểu chống lại Luật Năm dặm. Cuộc Trung dưng cũng kéo theo sự thay đổi cấu trúc xã hội. Thanh giáo bị mất địa vị. Các rạp hát hoạt động trở lại sau khoảng thời gian đóng cửa suốt thời kì bảo hộ của Oliver Cromwell, và "Hài kịch Trung Hưng" trở nên một thể loại nghệ thuật thường thấy. Môn bài rạp hát được Charles cấp yêu cầu rằng những vai diễn phụ nữ phải được đóng bởi:"người biểu diễn tự nhiên" chứ không phải các thiếu niên nam đóng giả nữ như đã từng có trước kia; và Văn học thời Trung Hưng ủng hộ hoặc phản kháng sự khôi phục của nền quân chủ, trong đó bao gồm John Wilmot, Bá tước Rochester thứ hai. Về Charles II, Wilmot được cho là người nói: Chúng ta có một vị vua khá dí dỏm, Có những ngôn từ không ai tin hết, Ông không bao giờ nói những điều dại dột, Và không làm những điều khôn ngoan" mà Charles cãi lại rằng, "Điều đó đúng, đối với ngôn từ của riêng trẫm, nhưng những hành động của trẫm là từ các bộ trưởng". === Đại Hạch, Đại Hỏa hoạn === Năm 1665, Charles đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế lớn: Dịch hạch lớn London. Số người chết lên đến đỉnh cao là 7,000 mmooix tuần trong tuần từ 17 tháng 9. Charles, cùng với gia đình và triều đình, lánh khỏi London vào tháng 7 để đến Salisbury; Nghị viện họp tại Oxford. Tất cả nỗ lực của đội ngũ y tế London nhằm ngăn chặn dịch bệnh thất bại, và nó tiếp tục lây lan. Thêm một tai họa nữa cho London, nhưng nó cũng kết thúc dịch hạch, là sự kiện mà về sau gọi là Đại Hỏa hoạn London, bắt đầu ngày 2 tháng 9 năm 1666. Ngọn lửa thiêu rụi 13.200 căn nhà và 87 nhà thờ, bao gồm Nhà nguyện St Paul. Charles và hoàng đệ James trực tiếp tham gia và chỉ đạo công tác chữa cháy. Người dân đổ lỗi những người Công giáo là chủ mưu vụ này, mặc dù nguyên nhân thực sự của nó đến từ vụ cháy lò bánh mì ở ngõ Pudding. == Ngoại giao và chính sách thuộc địa == Từ 1640, Bồ Đào Nha vùng lên chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha, nhằm khôi phục nền độc lập sau thời gian 60 năm nằm dưới liên minh cá nhân giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha được người Pháp giúp đỡ, nhưng trong Hiệp định Pyrenees năm 1659 Bồ Đào Nha bị đồng minh Pháp bỏ rơi. Những đàm phán với người Bồ về hôn nhân giữa Charles với Catherine xứ Braganza bắt đầu dưới thời cha ông và đến sau Trung Hưng, Hoàng hậu Luísa của Bồ Đào Nha, giữ địa vị nhiếp chính, mở lại đàm phán với Anh mà kết quả là một hiệp định. Ngày 23 tháng 6 năm 1661, quyết định hôn nhân được thông qua, của hồi môn của Catherine là mở cửa cho Anh đến Tangier (Bắc Phi) và Bảy đảo Bombay (sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Đế chế Anh tại Ấn Độ), cùng với quyền thương mại ở Brazil và Đông Ấn, tự do buôn bán và 2 triệu crowns Bồ (khoảng 300,000 bảng); trong khi phía Bồ Đào Nha nhận được sự trợ giúp về hải quân chống lại Tây Ban Nha và quyền tự do tôn giáo dành cho Catherine. Catherine rời Portugal đến Portsmouth ngày 13-14 tháng 5 năm 1662, nhưng Charles không đến thăm bà cho đến ngày 20. Ngày hôm sau họ làm lễ cưới ở Portsmouth gồm 2 lễ – một theo nghi thức Công giáo được tiến hành bí mật, rồi đến buổi lễ công khai theo nghi thức Anh giáo. Trong một động thái mất lòng người dân, cũng năm 1662, Charles bán Dunkirk cho người anh họ Louis XIV của Pháp với giá 375,000 bảng. Cái cảng này tuy là một tiền đồn chiến lược, nhưng giờ đây lại là nơi hút nhiều nguồn tài chính eo hẹp của Charles. Trước khi Charles phục vị, Đạo luật Hàng hải năm 1550 làm cản trở thương mại của người Hà Lan khi cho các tàu Anh được độc quyền, và bắt đầu Chiến tranh Anh - Hà Lan thứ nhất (1652 - 1654. Để đặt nền móng cho sự khởi đầu mới, một phái viên của Nghị viện Hà Lan đến vào tháng 11 với Món quà của người Hà Lan. Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai (1665–1667) khởi đầu bằng những nỗ lực của người Anh nhằm xâm nhập vào các thuộc địa của người Hà Lan ở châu Phi và Bắc Mỹ. Cuộc xung đột khởi đầu thuận lợi cho người Anh, họ chiếm lấy New Amsterdam (đổi tên thành New York để tôn vinh em trai của Charles, James, Quận công xứ York) và một chiến thắng ở Trận Lowestoft, nhưng năm 1667 người Hà Lan phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào quân Anh (Đột kịch Medway) khi họ đang giong buồm trên dòng sông Thames. Gần như tất cả các tàu bị chìm, ngoại trừ Royal Charles, được đưa đến Hà Lan như một chiến lợi phẩm. Chiến tranh Hà Lan thứ hai kết thúc bằng Hiệp định Breda. Kết quả của cuộc chiến tranh Hà Lan lần thứ hai, Charles sa thải Lãnh chúa Clarendon, người mà ông sử dụng làm vật tế thần cho cuộc chiến. Clarendon bỏ chạy sang Pháp quốc khi bị luận tội phản quốc (và lĩnh án tử hình). Quyền lực được giao cho năm chính trị gia tạo thành một nhóm gọi tắt laf Cabal — gồm Clifford, Arlington, Buckingham, Ashley (sau được tấn phong Bá tước và Lauderdale. Trên thực tế, Cabal hiếm khi hòa thuận với nhau, và triều đình chia ra hai phe phái đứng đầu là Arlington và Buckingham, mà Arlington nắm nhiều ưu thế hơn. Năm 1668, Anh kết minh với Thụy Điển, và với kẻ cựu thù Hà Lan, cùng nhau chống lại Chiến tranh Ủy thác của Louis XIV. Louis làm hòa với liên minh ba nước, như vẫn tiếp tục duy trì những cuộc công kích vào đất Hà Lan. Năm 1670, Charles, đang tìm cách giải quyết vấn đề tài chánh, đồng ý ký vào Hiệp ước Dover, theo đó Louis XIV sẽ trả cho ông £160,000 mỗi năm. Đổi lại, Charles đồng ý hỗ trợ quân đội cho Louis và tuyên bố cải đạo Công giáo "khi nào hạnh phúc của cả vương quốc cho phép". Louis gửi cho ông 6,000 quân sĩ để trấn áp những người phản đối chuyện cải đạo. Charles cố gắng để đảm bảo Hiệp ước, đặc biệt là điều khoản giữ bí mật. Vẫn chưa chắc chắn liệu Charles có ý định nghiêm túc cải đạo hay không. Trong khi đó, bằng một loạt năm điều khoản, Charles cấp cho Công ty Đông Ấn những quyền cai quản chính phủ tự trị và mua các lãnh thổ, đúc tiền, chỉ huy quân đội, hình thành liên minh, tuyên chiến và ngừng chiến, thi hành các quyền dân sự và hình sự ở những nơi thuộc sở hữu của họ trên đất Ấn Độ. Đầu năm 1668 ông thuê các đảo ở Bombay và trả một món tiền tượng trưng là £10 bảng bằng vàng. Các lãnh thổ Bồ Đào Nha được trao làm của hồi môn cho Catherine tỏ ra quá tốn kém trong việc chiếm giữ; Tangier bị từ bỏ năm 1684. Năm 1670, Charles cấp quyền kiểm soát lưu vực Vịnh Hudson cho Công ty Vịnh Hudson bằng một bản điều lệ hoàng gia, và đặt tên cho lãnh thổ này là Rupert's Land, dưới tên anh họ của ông, Hoàng thân Rupert xứ the Rhine, thủ lonhx đầu tiên của công ty này. == Xung đột với Nghị viện == Mặc dù trước đó từng ủng hộ hoàng gia, Nghị viện Kiêu ngạo bị xa lánh bởi những cuộc chiến tranh của nhà vua và chính sách tôn giáo những năm 1670. Năm 1672, Charles thông qua Tuyên ngôn Hoàng gia Indulgence, khi đó ông có ý định đình chỉ tất cả hình phạt chống lại người Công giáo và người Tân giáo bất đồng chính kiến. Trong cùng năm, ông công khai ủng hộ phe Công giáo Pháp và tiến hành Chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ ba. Nghị viện Kiêu ngạo chống lại Tuyên ngôn Indulgence bằng cách dẫn Hiến pháp và tuyên bố rằng quốc vương không có quyền đình chỉ các đạo luật được thông qua bởi Quốc hội. Charles rút lại tuyên bố, và cũng đồng ý với Đạo luật Kiểm tra, theo đó yêu cầu các quan chức phải nhận các bí tích dưới các hình thức quy định của Giáo hội Anh, cũng như về sau buộc họ phải tố cáo những giáo lý của Giáo hội Công giáo như "mê tín và sùng bái". Clifford, người đã cải sang đạo Thiên Chúa, từ chức thay vì đọc lời tuyên thệ, và tự vẫn không lâu sau đó. Trước năm 1674 do nước Anh chả thu được gì từ cuộc chiến với Hà Lan, và Nghị viện Kiêu ngạo từ chối cung cấp tài chính, buộc Charles phải lập lại hòa bình. Quyền lực của Cabal bị suy yếu và người thay vào chỗ của Clifford, Lãnh chúa Danby, ngày càng có nhiều quyền lực. Vợ của Charles tức Hoàng hậu Catherine không thể sinh ra người kế tự; bốn lần mang thai của bà đều thất bại với những lần sẩy thai và thai chết lưu năm 1662, tháng 2 1666, tháng 5 1668 và tháng 6 1669. Người thừa kế trên danh nghĩa của Charles là người em trai Công giáo bị mất lòng dân, James, Quận công xứ York. Một phần để làm dịu những lo ngại của công chúng khi hoàng gia quá thân thiện với Công giáo, Charles đồng ý hôn sự giữa con gái của James, Mary, với một người Tin Lành, William xứ Orange. Năm 1678, Titus Oates, một thầy tu Anh giáo và dòng Tên, đã cảnh báo một cách giả dối vềa "Âm mưu của Giáo hoàng" nhằm ám sát nhà vua, thậm chí cáo buộc hoàng hậu có nhúng tay vào. Charles không tin những lời cáo buộc, nhưng lệnh cho Lãnh chúa Danby diều tra. Trong khi Lãnh chúa Danby đã đúng khi hoài nghi về những tuyên bố của Oates, Nghị viện Kiêu ngạo làm tình hình tồi tệ hơn. Nhiều người đã bị bắt giữ khi xích động chống đạo Thiên Chúa; thẩm phán và bồi đoán trên khắp đất nước xử phạt những kẻ mà họ cho là mang âm mưu; nhiều người vô tội đã bị xử tử. Cuối năm 1678, Lãnh chúa bị Hạ viện luận tội phản quốc. Mặc dù phần lớn đất nước ủng hộ cuộc chiến tranh nước Pháp Công giáo, Charles bí mật đàm phán với Louis XIV, nhằm đạt một thỏa thuận, theo đó nước Anh sẽ giữ thế trung lập và đổi lại là tiền. Lãnh chúa Danby công khai tuyên xưng ông thù địch Pháp quốc, nhưng đồng ý tuân theo ý định của Charles. Không may cho ông, Hạ viện không xem ông là một người bị lôi kéo vào vụ bê bối, mà xem ông như kẻ chủ mưu giật dây. Để cứu Lãnh chúa Danby khỏi bị xét xử, Charles giải tán Nghị viện Kiêu ngạo vào tháng 1 năm 1679. Tân Nghị viện, họp vào tháng 3 cùng năm, có vẻ khá thù địch với Charles. Nhiều thành viên sợ rằng ông đang có ý định sử dụng quân đội để đàn áp những người trái ý và áp đặt đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, do Quốc hội không cung cấp đủ tiền bạc, Charles buộc phải giải tán dần quân đội của mình. Không có được sự ủng hộ của Nghị viện, Lãnh chúa Danby từ chức Tổng Thủ quỹ, nhưng sự xá tội từ quốc vương. Bất chấp ý của hoàng gia, Hạ viện tuyên bố rằng việc giải thể quốc hội không làm gián đoạn quá trình luận tội, và do đó sự ân xá là không hợp lý. Khi Thượng viện cố gắng áp đặt hình phạt lưu đày - mà Hạ viện cho là quá dễ dãi - việc luận tội đã trở thành vấn đề bế tắc giữa lưỡng viện. Vì bị ép buộc rất nhiều lần trong suốt thời kì trị vì, Charles phải xuống nước với những người chống đối, tống giam Lãnh chúa Danby vào Tháp London. Lãnh Danby bị cấm cố ở đó suốt năm năm. == Những năm cuối đời == Charles đối mặt với một cơn bão chính trị vì vấn đề kế tự. Trước viễn cảnh về một triều đình phong kiến sắp xảy đến, nhiều đại thần lên tiếng phản đối, nổi bật nhất là Anthony Ashley Cooper, Bá tước Shaftesbury thứ nhấy (trước kia là Nam tước Ashley và là một thành viên Cabal, đã li khai năm 1673). Ý định Shaftesbury càng được củng cố khi Hạ viện vào năm 1679 thông qua Dự luật Loại trừ, theo đó tìm cách loại bỏ Quận công xứ York khỏi danh sách kế vị. Một số người thậm chí còn đề nghị trao vương miện cho người Tin Lành là Quận công Monmouth, người con ngoại hôn lớn tuổi nhất của Charles. Phe Abhorrers—cho rằng Dự luật Loại trừ thật đáng ghê tởm — được gọi là Tories (theo tên một nhóm kẻ cướp người Công giáo Ái Nhĩ Lan bị truất hữu), trong khi Petitioners — tổ chức một chiến dịch ủng hộ Dự luật Loại trừ — được gọi là Whigs (theo tên một nhóm phiến quân Giáo hội Trưởng lão Tô Cách Lan). Lo ngại Dự luật Loại trừ được thông qua, và được sự ủng hộ của một nhóm người từng được xá tội sau vụ Âm mưu Giáo hoàng, và dường như ông dành nhiều sự ủng hộ cho Công giáo, Charles giải tán Nghị viện Anh, lần thứ hai trong năm đó, vào mùa hạ năm 1679. Hi vọng của Charles về một Quốc hội biết nghe lời hơn đã không thành hiện thực, chỉ trong vài tháng ông giải tán Nghị viện lần nữa, sau khi họ tìm cách thông qua Dự luật Loại trừ. Khi Nghị viện mới họp ở Oxford tháng 3 năm 1681, Charles lại giải tán nó lần thứ tư chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, trong những năm 1680, sự ủng hộ của quần chúng dành cho Dự luật loại trừ mờ nhạt đi, và Charles bất ngờ nhận được sự trung thành tăng cao từ người trong nước. Lãnh chúa Shaftesbury bị truy tố (mặc dù không thành công) tội phản quốc năm 1681 và về sau chạy trốn sang Hà Lan, ông ta chết ở đó. Trong những năm còn lại của cuộc đời, Charles thống trị không thông qua Nghị viện. Việc Charles chống đối dự luật Loại trừ gây ra sự bất mãn từ một số người Tin Lành. Một âm mưu của phe Tin Lành được gọi là Kế hoạch Rye House, nhằm giết nhà vua và quận công xứ York khi họ trở về London sau cuộc đưa ngựa ở Newmarket. Tuy nhiên, một ngọn lửa lớn, đã phá hủy nơi ở của Charles ở Newmarket, buộc ông phải trở về sớm hơn, và do đó, vô tình tránh được âm mưu tấn công. Các chính trị gia Tin Lành như Arthur Capell, Bá tước Essex thứ nhất, Algernon Sydney, Lãnh chúa William Russell và Quận công Monmouth bị nghi ngờ dính dáng tới âm mưu này. Lãnh chúa Essex tự cắt cổ khi bị giam trong Tháp London; Sydney và Russell bị xử tử vì tội phản quốc với rất ít bằng chứng; và quận công Monmouth sống lưu vong ở chỗ triều đình của William xứ Orange. Lãnh chúa Danby và các lãnh chúa Công giáo đang bị giam ở Tòa Tháp được trả tự do và em trai Công giáo của nhà vua, James, nắm nhiều ảnh hưởng hơn tại triều đình. Titus Oates bị kết tội và bỏ tù vì tội phỉ báng. === Giá băng === Charles bắt ngờ bị trúng phong vào sáng ngày 2 tháng 2 năm 1685, và chết ở tuổ 54 vào lúc 11:45 sáng bốn ngày sau tại Cung điện Whitehall. Việc ông lâm bệnh và chết một cách bất ngờ dẫn đến nhiều người hoài nghi rằng ông bị đầu độc, bao gồm một trong số các bác sĩ của hoàng tộc; tuy nhiên, một phân tích y tế hiện đại hơn cho rằng những triệu chứng bệnh cuối cùng của ông cũng tương tự như chứng niếu độc (một hội chứng lâm sàng do rối loạn chức năng thận). Trong những ngày hấp hối trên giường bệnh, Charles phải chịu đựng nhiều phương pháp điều trị như trích huyết, uống thuốc xổ và giác với hi vọng hồi phục. Trên giường bệnh Charles dặn hoàng đệ, James, chăm sóc cho mấy cố nhân tình của ông: "đối đãi tốt với Portsmouth, và không để Nelly nghèo đói", và nói với các triều thần: "Quả nhân xin lỗi, chúng ái khanh, vì một thời gian ngắn-cái chết". Trong buổi tối cuối cùng của cuộc đời ông được nhận vào Giáo hội Công giáo mặc dù ông có thực sự hoàn toàn tỉnh táo hay không, và ai đã khởi xướng ý kiến đó, thì không rõ. Ông được an táng ở Tu viện Westminster "không có kiểu cách tráng lệ nào" ngày 14 tháng 2 năm đó. Người kế vị là em trai của Charles,tức là James II của Anh và Ái Nhĩ Lan và James VII của Tô Cách Lan. == Hậu thuế và di sản == Charles không có con chính thức, nhưng thừa nhận cả tá người con từ bảy cô nhân tình, trong đó có năm người khét tiếng là Barbara Villiers, Quý bà Castlemaine, tiến phong Quận nương Cleveland. Các tình nhân khác bao gồm Moll Davis, Nell Gwyn, Elizabeth Killigrew, Catherine Pegge, Lucy Walter, và Louise de Kérouaille, Quận nương Portsmouth. Kết quả, trong cuộc đời ông được gọi với biệt danh "Old Rowley", tên của một trong những con ngựa đực giống của ông. Các thần dân của ông bực bội khi phải trả tiền thuế và tiền đó được đem chi cho những tình nhân của ông và con cái họ, nhiều người trong số đó nhận Lãnh địa Công tước và Lãnh địa Bá tước. Hiện nay Quận công Buccleuch, Richmond, Grafton và St Albans là hậu duệ dòng nam của Charles. Diana, Công nương xứ Wales, là hậu duệ của hai người con trai ngoại hôn của Charles: Quận công Grafton và Richmond. Con trai của Diana, Hoàng tử William, Quận công xứ Cambridge, đứng thứ hai trong danh sách kế vị, rất có thể trở thành vị quân vương Anh đầu tiên là hậu duệ của Charles II. Con trai cả của Charles, Quận công Monmouth, dẫn đầu cuộc nổi loạn chống lại James II, nhưng bị đánh bại ở Trận Sedgemoor ngày 6 tháng 7 năm 1685, bị bắt và xử tử. James cuối cùng bị truất ngôi năm 1688 trong sự kiện gọi là Cách mạng Vinh quang. Ônh là vị quân vương Công giáo cuối cùng cai trị nước Anh. Nhìn lại triều đại của Charles, Đảng Bảo Thủ xem nó là thời kì của chế độ quân chủ nhân từ trong khi Đảng Tự do coi đó là thời kì của chế độ quân chủ chuyên quyền. Ngày nay có thể đánh giá ông không cần theo óc đảng phái, và ông bị coi là một kẻ ranh con dễ thương - từ dùng của người đương thời John Evelyn, "một ông hoàng có nhiều tiết hạnh lớn và nhiều đức tính xấu, phóng khoáng, dễ tiếp cận, không khát máu hay tàn nhẫn". John Wilmot, Bá tước Rochester thứ hai, viết về Charles một cách dâm dật hơn: Charles, nhà bảo trợ nghệ thuật và khoa học, đã thành lập Đài Thiên văn Hoàng gia và ủng hộ Hiệp hội Hoàng gia, một nhóm các nhà khoa học mà những thành viên ban đầu bao gồm Robert Hooke, Robert Boyle và Sir Isaac Newton. Ông là người bảo trợ của Sir Christopher Wren, kiến trúc sư có công xây dựng lại London sau nạn lửa và xây dựng Bệnh viện hoàng gia Chelsea, mà Charles xem như một ngôi nhà dành cho những quân nghỉ hưu vào năm 1682. Ngày kỉ niệm Trung Hưng (cũng là sinh nhật của Charles) — 29 tháng 5 — được công nhận ở Anh cho đến giữ thế kỉ XIX như Oak Apple Day, theo tên chiếc áo lá sồi mà Charles giấu trong lúc lẩn trốn quân của Oliver Cromwell. Lễ kỉ niệm truyền thống liên quan đến việc mặc áo lá sồi nhưng ngày nay không còn nữa. Có những bức tượng Charles II ở tại Quảng trường Soho, Luân Đôn ở Quảng trường Nghị viện Edinburgh, ở Three Cocks Lane thuộc Gloucester, và gần cổng nam Nhà thờ Lichfield, và hình ảnh của ông được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm văn học và phương tiện truyền thông khác. Charleston, Nam Carolina, và Nam Kingstown, Rhode Island, được đặc tên theo tên của ông. == Danh hiệu, huy hiệu == === Danh hiệu === 29 tháng 5 1630 – tháng 5 1638: Quận công Cornwall Tháng 5 1638 – 30 tháng 1 1649: Hoàng tử xứ Wales 30 tháng 1 1649 – 6 tháng 2 1685: Quốc vương Bệ hạ Danh hiệu chính thức của Charles II là "Charles đệ nhị, Bởi Đặc ân của Chúa, Vua của Anh, Tô Cách Lan, Pháp và Ái Nhĩ Lan, Người Bảo vệ Đức tin, etc." Danh hiệu vua Pháp chỉ là trên danh nghĩa, và được tất cả các vua Anh tuyên bố như vậy kể từ Edward III, bất kể họ kiểm soát bao nhiêu phần đất Pháp. === Vinh dự === KG: Hiệp sĩ Garter, 21 tháng 5, 1638 === Huy hiệu === == Con cái == Với Marguerite de Carteret Những lá thư nói rằng bà đã sinh cho Charles một con trai tên là James de la Cloche năm 1646 bị các sử gia bác bỏ vì giả mạo. Với Lucy Walter (c. 1630 – 1658) James Crofts, hay Scott (1649–1685), tấn phong Quận công Monmouth (1663) ở Anh và Quận công Buccleuch (1663) ở Tô Cách Lan. Tổ tiên của Sarah, Công nương xứ York. Monmouth chào đời 9 tháng sau lần Walter và Charles II gặp nhau lần đầu tiên, và được Charles II thừa nhận là con mình, nhưng James II đoán rằng anh ta là con của tình nhân khác của bà ta, Đại tá Robert Sidney, chứ không phải của Charles. Lucy Walter có một con gái Mary Crofts, chào đời sau James năm 1651, nhưng Charles II không thừa nhận cô ta, vì ông và Walter đã chia tay từ tháng 9 năm 1649. Với Elizabeth Killigrew (1622–1680), con gái của Sir Robert Killigrew, kết hôn với Francis Boyle, Tử tước Shannon thứ nhất, năm 1660 Charlotte Jemima Henrietta Maria FitzRoy (1650–1684), kết hôn lần đầu với James Howard và lần hai với William Paston, Bá tước Yarmouth thứ hai Với Catherine Pegge Charles FitzCharles (1657–1680), biệt danh "Don Carlo", tấn phong Bá tước Plymouth (1675) Catherine FitzCharles (sinh 1658; có thể chết sớm hoặc trở thành nữ tu ở Dunkirk) Với Barbara nhũ danh Villiers (1641–1709), vợ của Roger Palmer, Bá tước Castlemaine thứ nhất; tấn phong Quận nương Cleveland trên danh nghĩa của riêng mình Lady Anne Palmer (Fitzroy) (1661–1722), kết hôn với Thomas Lennard, Bá tước Sussex thứ nhất. Cô có thể là con gái của Roger Palmer, nhưng Charles thừa nhận cô. Sarah, Duchess of York, descends from Anne by both parents. Charles Fitzroy (1662–1730), tấn phong Quận công Southampton (1675), trở thành Quận công Cleveland thứ hai (1709) Henry Fitzroy (1663–1690), tấn phong Bá tước Euston (1672), Quận công Grafton (1675), tổ phụ bảy đời của Diana, Công nương xứ Wales Charlotte Fitzroy (1664–1717), kết hôn với Edward Lee, Bá tước Lichfield thứ nhất George Fitzroy (1665–1716), tấn phong Bá tước Northumberland (1674), Quận công Northumberland (1678) Barbara (Benedicta) Fitzroy (1672–1737) – Bà có thể là con của John Churchill, về sau tiến phong Quận công Marlborough, một trong rất nhiều nhân tình của Cleveland, và không bao giờ được Charles thừa nhận là con gái của ông. Với Nell Gwyn (1650–1687) Charles Beauclerk (1670–1726), tấn phong Quận công St Albans (1684) James, Lãnh chúa Beauclerk (1671–1680) Với Louise Renée de Penancoet de Kérouaille (1649–1734), tấn phong Nữ Công tước Portsmouth trên danh nghĩa của chính mình (1673) Charles Lennox (1672–1723), tấn phong Quận công Richmond (1675) ở Anh và Quận công Lennox (1675) ở Tô Cách Lan. Tổ tiên của Diana, Công nương cứ Wales; Camilla, Công nương xứ Cornwall; và Sarah, Công nương xứ York. Với Mary 'Moll' Davis, một ả gái điếm và diễn viên danh tiếng Lady Mary Tudor (1673–1726), kết hôn với Edward Radclyffe, Bá tước Derwentwater thứ hai; sau khi Edward chết, bà tái hôn với Henry Graham, và sau khi ông ta chết thì tái hôn với James Rooke. Những tình nhân khác có thể là: Christabella Wyndham Hortense Mancini, Công nương xứ Mazarin Winifred Wells – một trong những người hầu gái của Hoàng hậu Jane Roberts – con gái của một mục sư Mrs Knight – một ca sĩ nổi tiếng Elizabeth Berkeley, nhũ danh Bagot, Thái bá phu nhân Falmouth – góa phụ của Charles Berkeley, Bá tước Falmouth thứ nhất Elizabeth Fitzgerald, Nữ Bá tước Kildare == Tổ tiên == == Chú thích == == Tham khảo == == Nguồn == Ashmole, Elias (1715), The History of the Most Noble Order of the Garter, London: Bell, Taylor, Baker, and Collins Bombay: History of a City, The British Library Board, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010 Brown, K.M. và đồng nghiệp biên tập (2007–2013), “Proclamation: of King Charles II, 5 January 1649 (NAS. PA2/24, f.97r-97v.)”, The Records of the Parliaments of Scotland to 1707, St Andrews, truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016 Bryant, Mark (2001), Private Lives, London: Cassell, ISBN 0-304-35758-8 Chisholm, Hugh biên tập (1911), “East India Company”, Encyclopædia Britannica 8 (ấn bản 11), Nhà in Đại học Cambridge, tr. 834–835 Cokayne, George E.; Revised and enlarged by Gibbs, Vicary; Edited by Doubleday, H. A., Warrand, D., and de Walden, Lord Howard (1926), “Appendix F. Bastards of Charles II”, The Complete Peerage VI, London: St Catherine Press Doble, C. E. biên tập (1885), Remarks and Collections of Thomas Hearne 1, Oxford: Clarendon Press for the Oxford Historical Society Fraser, Antonia (1979), King Charles II, London: Weidenfeld and Nicolson, ISBN 0-297-77571-5 Gloucester City Council (3 tháng 5 năm 2012), List of Monuments in Gloucester, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2012 Hutton, Ronald (1989), Charles II: King of England, Scotland, and Ireland, Oxford: Clarendon Press, ISBN 0-19-822911-9 Israel, J. I. (1998), The Dutch Republic; Its rise, greatness, and fall 1477–1806, Oxford Louda, Jiří; Maclagan, Michael (1999) [1981], Lines of Succession: Heraldry of the Royal Families of Europe (ấn bản 2), London: Little, Brown, ISBN 978-0-316-84820-6 Melville, Lewis (2005) [1928], The Windsor Beauties: Ladies of the Court of Charles II, Loving Healing Press, tr. 91, ISBN 1-932690-13-1 Miller, John (1991), Charles II, London: Weidenfeld and Nicolson, ISBN 0-297-81214-9 Pearson, Hesketh (1960), Charles II: His Life and Likeness, London: Heinemann Bản mẫu:Cite ODNB Raithby, John biên tập (1819), “Charles II, 1672: An Act for preventing Dangers which may happen from Popish Recusants”, Statutes of the Realm: volume 5: 1628–80, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010 Raithby, John biên tập (6 tháng 5 năm 2017), “Charles II, 1678: (Stat. 2.) An Act for the more effectuall preserving the Kings Person and Government by disableing Papists from sitting in either House of Parlyament”, Statutes of the Realm: volume 5: 1628–80, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010 Bản mẫu:Cite ODNB Sheppard, F. H. W. biên tập (1966), “Soho Square Area: Portland Estate: Soho Square Garden”, Survey of London: volumes 33 and 34: St Anne Soho, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010 The Royal Household (2009), Charles II (r. 1660–1685), Official website of the British Monarchy, truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2010 Weir, Alison (1996), Britain's Royal Families: The Complete Genealogy , Random House, ISBN 0-7126-7448-9 Bảo trì CS1: Văn bản dư (link) Bản mẫu:Cite ODNB == Xem thêm == Hanrahan, David C. (2006), Charles II and the Duke of Buckingham: The Merry Monarch and the Aristocratic Rogue, Stroud: Sutton, ISBN 0-7509-3916-8 Harris, Tim (2005), Restoration: Charles II and his kingdoms, 1660–1685, London: Allen Lane, ISBN 0-7139-9191-7 Keay, Anna (2008), The Magnificent Monarch: Charles II and the Ceremonies of Power, London: Hambledon Continuum, ISBN 978-1-84725-225-8 Kenyon, J. P. (1957), “Review Article: The Reign of Charles II”, Cambridge Historical Journal XIII: 82–86 Miller, John (1985), Restoration England: the reign of Charles II, London: Longman, ISBN 0-582-35396-3 Ogg, David. England in the Reign of Charles II (Clarendon Press: 2nd ed. 2 vols., 1955). Wilson, Derek (2003), All The King's Women: Love, sex and politics in the Life of Charles II, London: Hutchinson, ISBN 0-09-179379-3 == Liên kết ngoài == Bản mẫu:Công tước Cornwall
công viên thủ lệ.txt
Công viên Thủ Lệ là vườn thú của Hà Nội, Việt Nam. Bên trong khuôn viên có một hồ lớn, giữa hồ là dải đất lớn hình oval giống giọt nước mắt. Từ đó mới có cái tên Thủ Lệ, hàm ý hồ lớn giữ lấy giọt lệ ở bên trong. == Vị trí == Công viên cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía Tây, góc đường Kim Mã, Cầu Giấy, đường Bưởi, Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc, giáp với khách sạn Hanoi Daewoo, chính thức được khởi công ngày 19 tháng 5 năm 1976 và hai năm sau mở cửa đón khách. Công viên nằm trên địa phận làng Thủ Lệ, một làng cổ có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), sự tích làng gắn với sự tích thần Linh Lang thờ trong đền Voi Phục. Công viên được xây dựng trên một địa hình khá đẹp: khoảng 29 ha, hồ nước mênh mông có gờ đất chạy dài bao bọc như bầy rồng, rắn đuổi nhau; núi Bò, đền Voi Phục dưới bóng si rậm rạp. == Thông tin thêm == Từ năm 2006, nhiều nghìn mét vuông đất công Vườn thú Hà Nội đã bị cho tư nhân mướn lại kinh doanh để mở đủ loại nhà hàng, quán bia, café, karaoke, tennis...với giá rẻ và những hợp đồng thuê đất từ một vài năm đến 25 năm, theo kết luận của Sở Tài nguyên - Môi trường là "sử dụng đất sai mục đích, vi phạm khoản 1, điều 107 Luật Đất đai năm 2003", tuy nhiên đến nay vẫn chưa ai chịu trách nhiệm. == Chú thích == == Xem thêm == Hồ Thủ Lệ Vườn bách thảo Hà Nội
những thiên thần áo trắng.txt
Những thiên thần áo trắng là một bộ phim truyền hình dài 40 tập của Việt Nam do Lê Hoàng làm đạo diễn, được phát sóng vào năm 2009. Những thiên thần áo trắng thuộc thể loại hài hước, tình cảm và tâm lý. Phim có sự tham gia của Miu Lê, Thanh Hải, Đỗ Tùng Lâm, Nam Cường, Nhã Phương, Mai Phương, Midu và Lan Phương. == Nội dung == Bộ phim nói về cô nàng 18 tuổi tên July Miu được ba đưa từ nước Anh về Việt Nam và cho vào học trong một trường học cấp 3 dân lập tại TP HCM. Không hề nhút nhát và bị động, July Miu đã sớm làm quen với các bạn trong lớp, do có trí thông minh và lanh lợi, cô nàng mạnh dạn bảo cô giáo cho mình làm lớp trưởng dưới sự ngỡ ngàng của nhiều người. Từ đó July Miu đã dẫn đầu các bạn trong lớp học hành tiến bộ hơn, học như chơi và chơi như học, tình cờ tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. == Diễn viên == Miu Lê/Lê Ánh Nhật vai July Miu Thanh Hải vai Hùng Đỗ Tùng Lâm vai Nam Nam Cường vai Bắc Nhã Phương vai Tuyết Mai Phương vai Mai Midu vai Ngọc Lan Phương vai Vằn Mỹ Duyên vai Cô chủ nhiệm Thu Phi Thanh Vân vai Cô hiệu trưởng Trương Minh Cường vai Thầy vật lý Thanh Hoàng vai Thầy tổ trưởng tổ vật lý Dương Hoàng Anh vai Ba của July Miu == Nhận xét == Báo VnExpress nói rằng: "Khác với các phim truyền hình có nhiều tập cùng một cốt truyện, Những thiên thần áo trắng chọn cách kể với mỗi tập là một câu chuyện, tất cả đều là các vấn đề của học trò và tất cả đều được giải quyết "không giống ai" nhưng lại thuyết phục. Nếu có gì đặc biệt ở phim này thì câu chuyện diễn ra gần như xuyên suốt trong lớp học, chiếm một thời lượng chủ yếu. Bởi chính lớp học là môi trường quan trọng nhất của tuổi teen. Các nhân vật trong phim đều rất ngoan, rất có cá tính nhưng đều rất trong sáng, không hề có một nhân vật nào bị "bôi bẩn" để gây kịch tính. Mọi lỗi lầm đều chỉ là nhất thời…" == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
khulna.txt
Khulna là thành phố lớn thứ ba ở Bangladesh. Nó nằm bên bờ của sông Rupsha và Bhairab trong quận Khulna. Đây là một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn. Nó có một cảng biển tên là Mongla trên vùng ngoại ô thành phố, cách thành phố 38 km. Dân số của thành phố, thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng thành phố, là 1.000.000 người theo ước tính năm 2010. Các thống kê vùng đô thị rộng lớn hơn thì có mức dân số ước tính của 1.435.422 người. Thành phố này có cự ly 333 km về phía tây nam của thủ đô Dhaka của Bangladesh, và thành phố được kết nối bằng đường hàng không, đường bộ, đường xe lửa và đường thủy. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
windows 3.1.txt
Windows 3.1x (tên mã Janus) là một loạt hệ điều hành 16-bit được Microsoft sản xuất để sử dụng trên máy tính cá nhân. Bắt đầu với Windows 3.1, phiên bản lần đầu tiên được bán ra trong tháng 4 năm 1992 như là một bản kế nhiệm của Windows 3.0. Các phiên bản tiếp theo đã được phát hành giữa năm 1992 và 1994 cho đến khi các hệ điều hành này được Windows 95 thay thế. Trong suốt vòng đời của nó, Windows 3.1 giới thiệu một số cải tiến cho nền tảng dựa vào MS-DOS, bao gồm cải thiện sự ổn định hệ thống, hỗ trợ mở rộng cho đa phương tiện, phông chữ TrueType, và mạng workgroup. == Đọc thêm == Windows for Workgroups Resource Kit Bản mẫu:Kb Bản mẫu:Kb Bản mẫu:Kb == Tham khảo ==
hy lạp.txt
Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Dân số Hy Lạp năm 2015 xấp xỉ 10,955 triệu người. Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Đến thời trung cổ, Hy Lạp trở thành một bộ phận của Đế chế Byzantine, rồi sau đó lại nằm trong Đế chế Ottoman trong gần bốn thế kỉ. Năm 1821, nhân dân Hy Lạp đã nổi dậy khởi nghĩa và giành lại độc lập cho dân tộc. Đất nước Hy Lạp ngày nay là một quốc gia phát triển. Hy Lạp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Năm 1981, Hy Lạp trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu. == Tên gọi == Tên gọi của Hy Lạp trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Hy Lạp trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung, Hy Lạp được gọi là “希臘”. “希臘” có âm Hán Việt là “Hy Lạp”. == Lịch sử == === Thời kỳ tiền sử === Vào Thời kỳ Đồ Đồng, tại Hy Lạp đã xuất hiện hai nền văn minh lớn là nền văn minh Minoan trên đảo Crete và nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese thuộc miền nam Hy Lạp. Nền văn minh Minoan đạt đến đỉnh cao trên đảo Crete vào khoảng năm 2700 đến 1450 trước Công nguyên. Nền kinh tế của họ chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp và hoạt động ngoại thương với các quốc gia láng giềng. Người Minoan đã sản xuất ra nhiều loại đồ gốm chất lượng cao và xây dựng được nhiều đền đài tráng lệ. Dấu tích của những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên đảo Crete, một trong số đó là quần thể cung điện tại Knossos. Đến khoảng năm 1600 trước Công nguyên, nền văn minh Mycenae trên bán đảo Peloponnese đã phát triển thịnh vượng và lấn át nền văn minh Minoan đang tan rã. Họ đã xây dựng được nhiều thành phố lớn giàu có và thiết lập các mối quan hệ ngoại thương với các quốc gia láng giềng. Thế nhưng đến khoảng năm 1200 TCN, trước sự đe dọa của ngoại xâm, các thành trì tại Mycenae đã bị bỏ phế, buôn bán với nước ngoài bị đình trệ. Nền văn minh Mycenae sụp đổ đã dẫn tới một thời kỳ khủng hoảng tại Hy Lạp kéo dài hơn 3 thế kỉ với tên gọi Kỷ nguyên Bóng tối. === Hy Lạp cổ đại === Khoảng thế kỉ 8 trước Công nguyên, Hy Lạp bắt đầu thoát ra khỏi Kỷ nguyên Bóng tối. Kinh tế, đặc biệt là ngoại thương được đẩy mạnh với các cơ sở thương mại được thành lập tại rất nhiều nơi. Dân số Hy Lạp tăng nhanh trong khi đất đai có hạn đã dẫn tới dòng người Hy Lạp di cư ra khắp các vùng tại Địa Trung Hải, đặc biệt là miền nam Ý và thành lập những thành phố mới độc lập với các thành phố quê hương của họ. Nền kinh tế phát triển đã khiến Hy Lạp trở nên rất giàu có. Đơn vị hành chính cơ bản ở Hy Lạp cổ đại là các thành bang. Thông thường giữa các thành bang hay xảy ra xung đột với nhau để tranh giành lãnh thổ, trong đó hai thành bang Athens và Sparta là có ảnh hưởng đặc biệt trong lịch sử của Hy Lạp. Thời kỳ đầu, các thành bang theo chế độ quân chủ. Nhưng về sau, đặc biệt là ở Athens, nền dân chủ đã được thành lập, dù Sparta vẫn còn giữ vững chế độ quân chủ trong suốt lịch sử tồn tại của họ. Tuy nhiên chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ rất khác so với ngày nay vì chỉ có những công dân nam giới mới được quyền bầu cử. Chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại. Năm 490 trước Công nguyên, Hy Lạp đã đánh bại quân Ba Tư xâm lược tại trận Marathon nổi tiếng. Và đến năm 480, thủy binh Ba Tư lại phải chịu thất bại nặng nề trong trận thủy chiến Salamis. Những trận chiến này đã khẳng định sức mạnh quân sự hùng hậu của Hy Lạp. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế của Vương quốc Macedonia, người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ. Những cuộc chinh phục của ông đã dẫn tới sự định cư và thống trị của người Hy Lạp tại nhiều vùng đất xa xôi và làm ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này được gọi là Thời kỳ Hy Lạp hóa. Về sau, khi Đế chế La Mã thành lập và trở nên hùng mạnh, Hy Lạp đã trở thành một tỉnh của La Mã nhưng những ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp cổ đại vẫn được duy trì và phát triển. Văn hóa Hy Lạp có ảnh hưởng sâu rộng đến La Mã và nền văn minh phương Tây hiện đại. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Hy Lạp cổ đại là thần thoại Hy Lạp, một tập hợp gồm nhiều truyền thuyết về các vị thần như Zeus, Hera, Athena, Apollo... Triết học Hy Lạp là nền móng của triết học phương Tây với các nhà triết học nổi tiếng như Thales, Platon, Aristote... Toán học và khoa học Hy Lạp đạt được khá nhiều thành tựu rực rỡ với các nhà khoa học bậc thầy như Pythagoras, Archimedes. Họ đã phát minh ra những định lý cơ sở cho toán học và khoa học hiện đại. Kiến trúc Hy Lạp cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn với các công trình tiêu biểu như đền Parthenon, các khu di tích Olympia, Delphi với hàng loạt các đền đài, quảng trường, nhà hát, sân vận động khác. Hy Lạp cũng là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên và được tổ chức 4 năm một lần, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic hiện đại ngày nay. === Đế chế Byzantine === Vào khoảng cuối thế kỉ 3, Đế chế La Mã phân chia thành hai phần: phía tây và phía đông. Hy Lạp trở thành một phần của Đế chế Đông La Mã, sau này đổi tên thành Đế chế Byzantine. Đế chế Byzantine là một nhà nước trung cổ theo đạo Cơ đốc, trong đó tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ chính thức. Thế kỉ 11 và thế kỉ 12 là thời kỳ hoàng kim của Đế chế Byzantine. Tuy nhiên sau đó, đế chế này đã dần dần bị suy yếu trước những cuộc tấn công của người Hồi giáo và cuối cùng sụp đổ vào năm 1453. === Đế chế Ottoman === Dưới sự cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman theo Hồi giáo, một bộ phận lớn trí thức người Hy Lạp đã nhập cư vào Tây Âu, đặc biệt là Ý. Họ đã góp phần rất lớn trong Phong trào Phục hưng tại châu Âu thời trung cổ. Một bộ phận khác thì rời bỏ bán đảo Hy Lạp và đến sống tại những vùng núi hoang vu hẻo lánh hay những hòn đảo trên biển Aegean, nơi mà Đế chế Ottoman không thể áp đặt hệ thống chính trị và tôn giáo của họ lên người Hy Lạp. Những cộng đồng người Hy Lạp được củng cố với nhau do cùng chung cơ sở tôn giáo là Chính thống giáo và tôn giáo đã đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Hy Lạp sau này. === Nước Hy Lạp hiện đại thành lập === Tháng 3 năm 1821, cuộc chiến tranh giành độc lập Hy Lạp chống lại Đế chế Ottoman bùng nổ mạnh mẽ. Cuộc chiến này kéo dài cho đến tận năm 1829, khi nền độc lập của nước Hy Lạp non trẻ chính thức được công nhận tại Nghị định thư Luân Đôn. Năm 1832, Đế chế Ottoman đã phải thừa nhận nền độc lập của Hy Lạp trong Hiệp ước Constantinople. Vào năm 1827, Ioannis Kapodistrias được chọn là người đứng đầu chính phủ cộng hòa tuy nhiên ngay sau đó, nền cộng hòa đã bị giải tán và thay thế bởi chế độ quân chủ. Vị vua đầu tiên là Othon của Hy Lạp, một người thuộc dòng họ Wittelsbach. Đến năm 1863, vua Othon bị phế truất và thay thế bởi hoàng tử Vilhelm của Đan Mạch, thuộc dòng họ Oldenburg. Vilhelm đã đăng quang danh hiệu vua Hy Lạp với tên gọi Georgios I của Hy Lạp và mang theo một món quà của nước Anh: ngày 29 tháng 3 năm 1864, chủ quyền của quần đảo Ionia đã được Anh chuyển giao cho Hy Lạp và đến ngày 28 tháng 5 năm 1864, quần đảo này đã được thống nhất với Hy Lạp. Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển nhanh chóng, những cải cách chính trị được thực hiện. Năm 1877, thủ tướng Charilaos Trikoupis đã cắt giảm bớt quyền lực của hoàng gia Hy Lạp. Năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên đã được tổ chức tại thành phố Athens. Cuộc chiến tranh Balkan (1912-1913) đã dẫn tới việc các vùng Crete, Chios, Samos và miền nam Macedonia, trong đó có Thessaloniki được sát nhập vào Hy Lạp. Năm 1913, vua Georgios I bị ám sát tại Thessaloniki và được thay thế bởi người con cả là vua Konstantinos I của Hy Lạp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hy Lạp đã tham gia vào phe Entente chống lại Đức và Áo. Điều này đã gây ra xung đột giữa nhà vua và thủ tướng Eleftherios Venizelos và cuối cùng dẫn đến việc vua Konstantinos I phải nhường ngôi cho con trai đồng thời gây ra sự chia rẽ về chính trị tại Hy Lạp. Tranh chấp lãnh thổ về khu vực Smyrna thuộc Tiếu Á cũng dẫn tới cuộc chiến tranh Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ (1919-1922) giữa người Hy Lạp và những người người cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, người Hy Lạp bại trận, Hiệp ước Lausanne được ký kết vào năm 1923 đã định ra đường biên giới ngày nay và định ra việc trao đổi dân cư giữa hai nước. Năm 1936, tướng Ioannis Metaxas thiết lập chế độ độc tài tại Hy Lạp, còn gọi là chế độ mùng 4 tháng 8. === Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1940-1944) === Ngày 28 tháng 10 năm 1940, nhà độc tài Ý Benito Mussolini gửi tối hậu thư yêu cầu Hy Lạp đầu hàng và cho quân phát xít chiếm đóng lãnh thổ. Người Hy Lạp đã kiên quyết nói không và đứng về phe Đồng Minh chống lại lực lượng phát xít. Ngay lập tức, quân phát xít Ý đã tràn vào chiếm đóng Hy Lạp từ miền nam Albania nhưng đã vấp phải sự kháng cự hiệu quả của quân đội Hy Lạp. Tiếp theo đó là trận đánh tại dãy núi Pinlus đã khiến cho quân Mussolini bị đẩy lùi. Lúc đó, Adolf Hitler mới nhận ra vị trí chiến lược của Hy Lạp và hạ lệnh cho quân phát xít Đức và Bulgaria tràn vào lãnh thổ nước này. Sự xâm lược của phát xít Đức vào ngày 6 tháng 4 năm 1941 đã hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp. Nước này trở thành một chiến trường ác liệt cho đến ngày 12 tháng 10 năm 1944, khi thành phố Athens được quân Đồng Minh giải phóng. Trong thời gian cai trị của phát xít Đức, nhiều người Do Thái tại Hy Lạp đã bị đẩy vào các trại tập trung và giết hại. Nạn đói sau chiến tranh đã giết chết khoảng 300.000 người. === Hy Lạp thời hậu chiến (1944-1966) === Sau khi được giải phóng khỏi ách cai trị của phát xít Đức, cuộc nội chiến Hy Lạp bùng nổ giữa những người cánh tả và cánh hữu. Cuộc chiến kéo dài từ năm 1946 đến năm 1949, khi lực lượng cánh tả bị đánh bại tại trận Grammos-Vitsi. Trong các thập niên 1950, 1960, Hy Lạp đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc do nằm trong Kế hoạch Marshall của Mỹ. === Chế độ độc tài tại Hy Lạp (1967-1974) === Bắt đầu từ năm 1965, Hy Lạp lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị khiến tình hình đất nước trở nên hỗn loạn. Ngày 21 tháng 8 năm 1967, một cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ đã diễn ra, lật đổ chính phủ dân chủ và thành lập một chế độ độc tài quân sự với tên gọi Chế độ Đại tá. Những năm sau đó, rất nhiều người cánh tả và cộng sản tại Hy Lạp đã bị bắt giữ và tra tấn hết sức dã man. Nhiều chính trị gia phải chạy sang các nước khác như Pháp và Thụy Điển để xin tị nạn. Vào tháng 11 năm 1973, sinh viên trường Đại học Bách khoa Athens nổi dậy chống lại chế độ độc tài nhưng cuộc nổi dậy nhanh chóng bị dập tắt, xe tăng được điều đến tấn công trường đại học và tàn sát sinh viên. Ngày 20 tháng 7 năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ tấn công đảo Síp. Cuộc khủng hoảng sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài tại Hy Lạp vào ngày 23 tháng 7 năm 1974. === Hy Lạp ngày nay (từ năm 1975 đến nay) === Ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ, cựu thủ tướng Konstantinos Karamanlis đã từ Pháp trở về Hy Lạp và thành lập Đảng Dân chủ Mới. Chính phủ dân chủ được tái thành lập tại Hy Lạp và bản hiến pháp dân chủ của nước cộng hòa được ban hành vào năm 1975. Chế độ quân chủ ở Hy Lạp chính thức bị giải tán trong một cuộc trưng cầu dân ý cùng năm. Sau đó, Andreas Papandreou cũng trở về từ Mỹ và thành lập Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp. Về đối ngoại, mối quan hệ vốn thường xuyên căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ đã dần dần được cải thiện. Mùa hè năm 1999, những trận động đất lớn đã tấn công hai quốc gia này, và những hoạt động cứu trợ nhau sau đó giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần làm ấm lại mối quan hệ giữa hai nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh châu Âu. Nền kinh tế Hy Lạp đã phát triển rất nhanh chóng, với một nguồn vốn đầu tư lớn của nước ngoài đổ vào Hy Lạp để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của nước này, xây dựng nền kinh tế Hy Lạp theo hướng hiện đại. Dịch vụ và du lịch ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao mức sống của người dân. Năm 2001, Hy Lạp tham gia vào nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro và sau đó tổ chức thành công Thế vận hội 2004. == Chính trị == Hy Lạp là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ đại diện. Tổng thống là người đứng đầu đất nước và được lựa chọn bởi quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên sau cuộc sửa đổi hiến pháp vào năm 1986, quyền lực của tổng thống dã bị cắt giảm đáng kể và bây giờ hầu như chỉ mang tính nghi thức. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Hy Lạp và có quyền lực chủ yếu trong các công việc của quốc gia. Quốc hội Hy Lạp có tổng cộng 300 ghế. Những cuộc bầu cử quốc hội thường được tổ chức 4 năm một lần tuy nhiên tổng thống có quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Từ khi Hy Lạp quay trở về tiến trình dân chủ từ năm 1975, Hy Lạp đã trở thành một quốc gia theo chế độ đa đảng. Hai đảng có vai trò quan trọng nhất trên chính trường Hy Lạp là Đảng Dân chủ mới (Νέα Δημοκρατία) và Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp(Πανελλήνιο Σοσιαλιστικό Κίνημα). Tổng thống hiện nay của Hy Lạp là ông Karolos Papoulias. Còn thủ tướng đương nhiệm là ông Geogre Papandreou. Theo quy định, chỉ có 5 đảng có số phiếu bầu cao nhất mới có ghế trong quốc hội. Trong cuộc bầu cử vào ngày 16 tháng 9 năm 2007, Đảng Dân chủ Mới là đảng có số phiếu bầu cao nhất với 152 ghế trong quốc hội, còn Phong trào Xã hội Chủ nghĩa Hy Lạp đứng thứ hai với 102 ghế. Những đảng còn lại có ghế trong quốc hội là Đảng Cộng sản Hy Lạp, Liên minh Cánh tả Cấp tiến và Đảng Nhân dân Chính thống giáo. == Phân chia hành chính == Toàn bộ đất nước Hy Lạp được chia thành 13 tỉnh và 1 khu tự trị. Các tỉnh của Hy Lạp bao gồm 9 tỉnh nằm trên đất liền (bán đảo Hy Lạp) và 4 tỉnh thuộc các đảo và quần đảo. Riêng Núi Athos, một khu vực dành riêng cho những tu sĩ nam theo Chính thống giáo được công nhận là một nước cộng hòa tự trị bán độc lập thuộc chủ quyền của Hy Lạp. Đây là một bán đảo nhỏ nằm ở phía đông nam tỉnh Trung Macedonia. Tiếp đó, 13 tỉnh của Hy Lạp lại được chia tiếp thành 54 huyện. == Địa lý == === Lãnh thổ === Lãnh thổ Hy Lạp bao gồm phần đất liền nằm trên bán đảo Balkan và khoảng 3000 hòn đảo nằm trên biển Ionia, Địa Trung Hải và biển Aegean. Những đảo lớn nhất của Hy Lạp là đảo Crete, Rhodes, Corfu. Tổng diện tích của Hy Lạp là 131.940 km², trong đó phần nước chiếm tỉ lệ 0,9%. Đường biên giới trên bộ của Hy Lạp dài tổng cộng 1935 km. Hy Lạp chia sẻ đường biên giới chung với các quốc gia là Albania (282 km), Bulgaria (494 km), Thổ Nhĩ Kỳ (931 km) và Cộng hòa Macedonia (228 km). Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng do có nhiều đảo và quần đảo nên chiều dài đường bờ biển của Hy Lạp rất lớn, lên tới 130.800 km và đứng thứ 10 trên thế giới về độ dài đường bờ biển. === Địa hình === Đất nước Hy Lạp có địa hình khá hiểm trở với khoảng 80% diện tích là đồi núi. Nằm ở trung tâm đất nước Hy Lạp là dãy núi Pinlus hùng vĩ với độ cao trung bình là 2636 m so với mực nước biển. Dãy núi Pinlus là một nhánh mở rộng của dãy Alps Dinaric trên bán đảo Balkan và còn tiếp tục trải dài qua bán đảo Peloponnese, mở rộng xuống phía nam tạo thành rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trên biển Aegean, cuối cùng kết thúc ở đảo Crete. Những hòn đảo trên biển Aegean của Hy Lạp chính là đỉnh của những dãy núi chạy ngầm bên dưới đáy biển. Phia bắc của Hy Lạp có dãy núi Rhodope làm thành một đường biên giới tự nhiên giữa Hy Lạp và Bulgaria. Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Đây được cho là nơi ở của những vị thần Hy Lạp vào thời cổ đại và ngày nay trở thành một địa điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp. Các đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ tại Hy Lạp và tập trung ở các vùng Thessaly, Trung Macedonia và Thrace. Đây là những nơi có nhiều đất đai màu mỡ đồng thời là những vùng tập trung đông dân cư tại Hy Lạp. Các sông ở Hy Lạp thường ngắn và dốc, một số sông nhỏ thường hay bị khô cạn vào mùa hè. Các con sông là một nguồn cung cấp thủy điện lớn cho Hy Lạp. Nước này còn có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú như nhôm, than non, magie, kẽm, niken, dầu hỏa. === Khí hậu === Địa hình có ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu của Hy Lạp. Ví dụ như sườn phía tây của dãy núi Pinlus hứng gió nhiều hơn so với phần phía đông, cho nên có độ ẩm và lượng mưa cao hơn hẳn so với sườn phía đông bị khuất gió. Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô hạn. Chính đặc điểm này của khí hậu Địa Trung Hải đã dẫn đến những vụ cháy rừng rất lớn tại Hy Lạp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007, một vụ cháy rừng đã lan rộng khắp đất nước Hy Lạp khiến 64 người chết và gây thiệt hại 1,6 tỷ đô la Mỹ. Khí hậu núi cao phân bố chủ yếu ở những vùng núi phía tây bắc Hy Lạp, bán đảo Peloponnese và dãy núi Pinlus. Tại những vùng này, khí hậu thay đổi theo độ cao. Khí hậu ôn hòa có diện tích phân bố nhỏ, tập trung ở vùng đông bắc Hy Lạp với nhiệt độ mát mẻ hơn so với khí hậu Địa Trung Hải và có lượng mưa vừa phải. Thủ đô Athens của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa Trung Hải và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cao nhất tại đây vào tháng 7 là 33,5 °C, còn nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 5,2 °C. phía bắc của thành phố Athens có kiểu khí hậu ôn hòa trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu Địa Trung Hải. === Thực vật và động vật === Rừng chiếm khoảng 50% diện tích đất đai tại Hy Lạp với nhiều loài thực vật đa dạng, phong phú. Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp và đã được dùng làm vòng nguyệt quế cho những nhà vô địch thể thao thời xưa. Tại những vùng đồng bằng ở Hy Lạp có rất nhiều rừng cây ôliu xanh tốt. Còn tại những vùng núi phía bắc có những cánh rừng linh sam và thông đen. Rừng sồi và dẻ mọc ở những vùng thấp hơn, bên cạnh đó còn có những cánh đồng trồng nho. Các loài cây quen thuộc khác ở Hy Lạp là hoa giấy, hoa nhài, mimosa, trúc đào, hoa huệ xạ... Hy Lạp có một hệ động vật khá đa dạng. Tại những vùng rừng núi ở Hy Lạp có gấu nâu, linh miêu, chó sói, cáo, hươu, nai... Hệ sinh vật biển tại Hy Lạp cũng rất phong phú với các loài như hải cẩu, rùa biển, mực, bạch tuộc, cá heo, cá voi. == Nhân khẩu == === Dân số === Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Hy Lạp là 10.706.290 người. Con người đã đến vùng đất ngày nay là Hy Lạp từ Thời kỳ Đồ đá cũ vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Sau đó, tổ tiên của người Hy Lạp đã đến đây vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và xây dựng những nền văn minh rực rỡ. Vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, có 3 triệu dân sinh sống trên bán đảo Hy Lạp và 6 triệu người Hy Lạp định cư tại nhiều vùng khác nhau quanh khu vực Địa Trung Hải. Trong thời kỳ Đế chế Byzantine, nhiều dòng người khác nhau, chủ yếu là người Slav và người Do Thái đã nhập cư vào Hy Lạp. Đến khi bán đảo Hy Lạp bị thống trị bởi Đế chế Ottoman, nhiều người Hy Lạp đã rời bỏ đất nước để sang Tây Âu. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ 19 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, một dòng người Hy Lạp rất lớn cũng di cư sang Mỹ, Canada và Úc để thoát khỏi tình trạng bất ổn trong nước. Hiện nay, một bộ phận người dân Hy Lạp cũng có xu hướng nhập cư sang các nước phát triển khác trong Liên minh châu Âu như Đức và Bỉ để kiếm việc làm. Tốc độ gia tăng dân số của Hy Lạp hiện nay là 0,16%. Nhiều khả năng Hy Lạp sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm dân số trong tương lai khi mà tỉ lệ tử tại nước này đã vượt quá tỉ lệ sinh. Dân cư Hy Lạp tăng lên chủ yếu do nhập cư. === Các nhóm thiểu số === Các nhóm sắc tộc thiểu số chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số Hy Lạp. Trong đó các nhóm sắc tộc thiếu số chính là người Thổ Nhĩ Kỳ, người Slav, người Albania, người Armenia, người Do Thái. Người Thổ Nhĩ Kỳ là cộng đồng thiểu số lớn nhất tại Hy Lạp với số lượng khoảng 74.000 người. Họ sinh sống tập trung ở tỉnh Thrace thuộc miền đông bắc Hy Lạp. Tuy những mâu thuẫn lịch sử giữa người Thổ Nhĩ Kỳ và người Hy Lạp vẫn còn tồn tại nhưng đa phần các nhóm dân này đều sống hòa thuận với nhau. Người Slav phân bố chủ yếu ở miền bắc Hy Lạp và có nguồn gốc từ người Bulgaria và người Macedonia. Họ được phân chia thành hai nhóm tôn giáo chính là người Slav theo Chính thống giáo và người Slav theo Hồi giáo. Người Albania cũng là một nhóm dân lớn ở Hy Lạp, chủ yếu là những người Albania nhập cư sang để tìm việc làm. Người Do Thái thì từng có một cộng đồng dân cư rất lớn tại nước này, nhưng phần lớn họ đã bị giết hại bởi phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc nhập cư sang Israel và một số nước khác. Ngày nay cộng đồng Do Thái ở Hy Lạp chỉ còn rất ít với khoảng 5500 người, tập trung chủ yếu ở Thessaloniki. Ngoài ra ở Hy Lạp còn có một cộng đồng người Armenia khá đông đảo với khoảng 35.000 dân. === Tôn giáo === Chính thống giáo Hy Lạp được hiến pháp công nhận là tôn giáo chính thức tại Hy Lạp, song thực tế người dân hoàn toàn có quyền tự do tôn giáo. Chính thống giáo Hy Lạp là tôn giáo phổ biến nhất tại nước này, chiếm tới 97% tổng dân số và phân bố rộng khắp toàn đất nước Hy Lạp. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến thứ hai với số tín đồ ước tính từ khoảng 98.000 đến 140.000 người, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thrace. Bên cạnh đó còn có cộng đồng người Hồi giáo nhập cư vào khoảng 200.000 đến 300.000 người. Cộng đồng Công giáo Rôma tại Hy Lạp có số tín đồ ước tính khoảng 250.000 người. Còn đạo Tin Lành và Nhân Chứng Giê-hô-va đều có khoảng 30.000 tín đồ. Cộng đồng theo Do Thái giáo trước kia rất đông tại Hy Lạp, nay chỉ còn 5000 người và phân bố chủ yếu ở Thessaloniki. == Kinh tế == Hy Lạp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hy Lạp đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 7% từ năm 1950 đến năm 1973. Những chính sách cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh châu Âu đã thúc đẩy nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân Hy Lạp. Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của Hy Lạp năm 2006 là 0,921 - đứng thứ 24 trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hy Lạp năm 2007 là 23.500 USD. === Các ngành kinh tế === Dịch vụ chiếm một tỉ trọng quan trọng trong nền kinh tế Hy Lạp. Trong các ngành dịch vụ, Hy Lạp đặc biệt phát triển ngành du lịch, vốn là thế mạnh của nước này với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử độc đáo. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Hy Lạp và đóng góp tới 15% GDP, đồng thời tạo ra nhiều việc làm lớn cho người dân Hy Lạp. Năm 2005, Hy Lạp đón tiếp khoảng 18 triệu du khách quốc tế đến tham quan. Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, viễn thông, sản xuất các thiết bị công nghệ cao cũng phát triển mạnh tại Hy Lạp. Nước này cũng có lợi thế về kinh tế biển với rất nhiều cảng nước sâu và một ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh. Các ngành công nghiệp quan trọng khác ở Hy Lạp là dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm. Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ song vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các loại cây trồng chủ yếu ở Hy Lạp là lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam, chanh... Cơ cấu kinh tế của Hy Lạp như sau: dịch vụ chiếm 74,4%, công nghiệp 20,6% và nông nghiệp 5,1%. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hy Lạp đạt 4,3%, cao hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, vào năm 2010, Hy Lạp trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng, & lây lan sang các nước khác như Bồ Đào Nha, Cộng hoà Ireland,... Vì thế, chính phủ Hy Lạp đã phải sử dụng biện pháp Thắt lưng buộc bụng, nhưng không dược dân chúng ủng hộ & đã liên tiếp xảy ra biểu tình, mà mãi sau đó mới im ắng được. === Ngoại thương === Năm 2006, Hy Lạp xuất khẩu khoảng 24,4 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hy Lạp là thực phẩm, hàng chế tạo, dầu mỏ, hóa chất và vải vóc. Những thị trường xuất khẩu chính của nước này bao gồm Đức (13,2%), Ý (10,3%), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (7,5%), Bulgaria (6,3%) và Mỹ (5,3%). Nhập khẩu năm 2006 của Hy Lạp đạt khoảng 59,1 tỉ USD. Các mặt hàng nhập khẩu của Hy Lạp bao gồm máy móc, phương tiện vận tải, nhiên liệu và hóa chất. Các thị trường nhập khẩu chính của nước này là Đức (13,3%), Ý (12,8%), Pháp (6,4%), Hà Lan (5,5%) và Nga (5,5%). Đồng tiền chính thức của Hy Lạp là đồng euro. == Văn hóa == === Văn học === Đất nước Hy Lạp có một truyền thống văn học giàu có. Những bộ thiên sử thi Iliad và Odyssey là những tác phẩm văn học lớn đầu tiên của châu Âu. Hy Lạp cũng là nơi khởi nguồn của thể loại thơ trữ tình trong văn học phương Tây hiện đại. Vào thế kỉ 6 trước Công nguyên, nhà văn Aesop đã viết những câu chuyện ngụ ngôn mà ngày nay nổi tiếng toàn thế giới. Đất nước Hy Lạp cũng là nơi ra đời của nghệ thuật sân khấu với những tác phẩm như bộ ba bi kịch Oresteia của Aeschylus hay các vở hài kịch của nhà thơ Aristophanes. Cũng trong thời kỳ này, triết học Hy Lạp đã đạt đến đỉnh cao với những nhà triết học bậc thầy như Platon và Aristotle. Trong thời kỳ Byzantine, nền văn học Hy Lạp đã chịu ảnh hưởng của khá nhiều dòng văn hóa khác nhau như Cơ đốc giáo, La Mã và phương Đông (tức Ba Tư). Giai đoạn này đánh dấu bởi sự phát triển của những tác phẩm thơ trào phúng. Sau khi giành lại độc lập vào năm 1821, nền văn học Hy Lạp đã phát triển mạnh với những xu hướng cách mạng và chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng. Trong thế kỉ 20, đất nước Hy Lạp đã có rất nhiều nhà văn lớn. Hy Lạp từng có 2 nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Văn học, đó là Giorgos Seferis vào năm 1963 và Odysseas Elytis vào năm 1979. Ngoài ra còn có một số nhà văn khác như Nikos Kazantzakis và Vassilis Vassilikos cũng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới. === Kiến trúc === Kiến trúc Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ với rất nhiều những đền đài, công trình công cộng còn tồn tại đến ngày nay. Thời kỳ này, các công trình được xây dựng chủ yếu bằng đá vôi và đá hoa cương. Có 3 phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ chính với những nét đặc trưng riêng thể hiện trên những cột trụ: phong cách Doric với cột trụ trơn và khỏe khoắn, phong cách Ionic mềm mại, duyên dáng và phong cách Corinthian cầu kỳ, trang nhã. Phong cách kiến trúc Byzantine cũng có ảnh hưởng khá lớn tại Hy Lạp với những công trình kiến trúc như các nhà thờ, tu viện có dạng mái vòm độc đáo. Sau khi Hy Lạp giành được độc lập, trường phái kiến trúc Tân Byzantine được phát triển mạnh. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của dòng kiến trúc Tân Cổ điển. Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hy Lạp ngày nay có nhiều công trình mang phong cách hiện đại, đặc biệt là tại những thành phố lớn. === Ẩm thực === Ẩm thực Hy Lạp rất đa dạng và phong phú, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều dòng ẩm thực khác nhau như của miền nam nước Pháp, Ý và Trung Đông. Dầu ôliu là loại hương liệu đặc trưng và có mặt trong hầu hết các món ăn của Hy Lạp. Cây lương thực chủ yếu của Hy Lạp là lúa mì, song bên cạnh đó còn có lúa mạch. Các loại rau xanh được dùng phổ biến tại đây là cà, cà chua, khoai tây, đậu xanh, ớt xanh và hành. Mật tại Hy Lạp được chế biến chủ yếu từ mật của các loại hoa, đặc biệt là từ họ cam quýt. Các món ăn của Hy Lạp thường được chế biến với rất nhiều loại hương liệu như rau kinh giới, hành, tỏi, thì là, bạc hà, quế... Thịt cừu và thịt dê khá phổ biến tại Hy Lạp, nhưng thịt bò thì hiếm hơn. Các món cá cùng rất phổ biến, đặc biệt là tại những vùng duyên hải và đảo của Hy Lạp. Nước này cũng có rất nhiều loại phó mát được chế biến khác nhau. Các món khai vị thường được phục vụ với bánh mì và rượu. Pho mát feta được làm từ sữa cừu và sữa dê là một món khai vị truyền thống tại nước này. Hy Lạp cũng có rất nhiều món súp như avgolemono, fasolada, magiritsa... Baklava là món bánh ngọt phổ biến tại đây, bên cạnh đó có món bánh mì tsoureki được ăn vào dịp Lễ Phục sinh. Có rất nhiều món ăn truyền thống của Hy Lạp có nguồn gốc từ nước ngoài. === Thể thao === Hy Lạp là một đất nước có truyền thống về thể thao. Đây là nơi ra đời của Thế vận hội vào năm 776 trước Công nguyên. Vào năm 1896, Thế vận hội hiện đại đầu tiên cũng được tổ chức tại thành phố Athens của nước này. Hai môn thể thao phổ biến nhất tại Hy Lạp là bóng đá và bóng rổ. Năm 2004, đội tuyển bóng đá quốc gia Hy Lạp đã xuất sắc vượt qua Bồ Đào Nha và để đoạt chức vô địch châu Âu. Ba câu lạc bộ bóng đá thành công nhất tại Hy Lạp là Panathinaikos, Olympiacos, và AEK Athens. Đội tuyển bóng rổ quốc gia Hy Lạp được đánh giá là một trong những đội mạnh nhất trên thế giới. Đội tuyển bóng rổ của Hy Lạp đã từng 2 lần vô địch châu Âu vào các năm 1987 và 2005. == Xếp hạng quốc tế == Xếp thứ 24 trên 177 quốc gia về chỉ số phát triển con người - HDI. (Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người) Xếp thứ 26 trên 179 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người (danh nghĩa). Xếp thứ 48 trên 218 quốc gia về tỉ lệ người dân sử dụng Internet. Xếp thứ 54 trên 163 quốc gia về chỉ số nhận thức tham nhũng. == Tham khảo == == Xem thêm == Hy Lạp cổ đại == Liên kết ngoài == Thông tin về Hy Lạp trên BBC Thông tin về Hy Lạp trên CIA - The World Factbook Thông tin du lịch Hy Lạp Tìm hiểu lịch sử Hy Lạp cổ đại
biến hóa hoàn hảo.txt
“Biến Hóa Hoàn Hảo – My Name Is…” là chương trình truyền hình có phiên bản Quốc tế được cung cấp bản quyền bởi Endemol Shine Group. "My Name Is…" đã phát sóng tại một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Chi Lê,.... Chương trình là sân chơi dành cho mọi đối tượng ở mọi độ tuổi và giới tính có tài năng hóa thân xuất sắc giống với phong cách, giọng hát… của một Thần tượng/Ngôi sao ca nhạc. Không giới hạn dòng nhạc & Thần tượng hóa thân với sự dẫn dắt của 3 giám khảo: Trấn Thành, Hari Won, Chí Tài. 21 thí sinh được chọn sau khi vượt qua vòng sơ tuyển địa phương. Mỗi tuần một thí sinh sẽ bị loại cho đến đêm chung kết được truyền hình trực tiếp. Trong suốt cuộc thi, các thí sinh sẽ chỉ hóa thân một thần tượng mà họ đã chọn. Trong mỗi tập, thí sinh sẽ biểu diễn những bài hát khác nhau trong các giai đoạn sự nghiệp của ca sĩ thần tượng. == Ban giám khảo == Đại Nghĩa — MC Trấn Thành Hari Won Chí Tài — Tập 1-5, 7, 9-13 Việt Trinh — Tập 6, 8 == Thí sinh == Mùa đầu tiên gồm các thí sinh: == Bảng điểm các tuần == Thí sinh thắng trong tuần. Thí sinh nguy hiểm trong tuần. Thí sinh tham gia tái đấu. Thí sinh được cứu. Thí sinh bỏ cuộc Thí sinh bị loại trong tuần. Thí sinh á quân trong mùa giải. Thí sinh đồng hạng ba Thí sinh vô địch trong mùa giải. Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 == Kết quả biểu diễn == === Tuần 1 === === Tuần 2 === === Tuần 3 === === Tuần 4 === === Tuần 5 === === Tuần 6 === === Tuần 7 === === Tuần 8 === === Tuần 9 === === Tái đấu === === Bán kết === === Tranh giải ba === === Chung kết 2 === == Tiếp nhận == === Mùa 1 (2016) === ==== Nhận xét ==== "Biến hóa hoàn hảo - My Name Is" vừa ra mắt tập đầu tiên với sự hóa thân của các thí sinh qua 7 hình tượng: Như Quỳnh, Ưng Hoàng Phúc, Giao Linh, Thu Minh, Mạnh Quỳnh, Khởi My và NSƯT Thành Lộc. Hóa thân thành nam nghệ sĩ kỳ cựu của nền nghệ thuật Việt Nam - NSƯT Thành Lộc là một giọng ca trẻ đang gây được nhiều chú ý hiện nay. Trong hình tượng thần nhảy múa Nhật Bản, "Thành Lộc phiên bản Đức Phúc" trình diễn lại tiết mục hit "Nhiều khi ước mơ chỉ là mơ ước" trong loạt kịch "Ngày xửa ngày xưa". Tập 2 "Biến hóa hoàn hảo" vừa lên sóng đã gửi đến khán giả 7 màn trình diễn đầy màu sắc nối tiếp tập 1. Đó là các hình tượng: Đan Trường, Minh Tuyết, Ngọc Sơn, Lệ Quyên, Quang Lê, Đàm Vĩnh Hưng và Hari Won. Đặc biệt, màn hóa thân thành nữ giám khảo Hari Won đã tạo nên nhiều thích thú lẫn tranh cãi trong ban giám khảo. Tại đây, nhiều bí mật của cặp đôi Trấn Thành - Hari Won cũng đã được tiết lộ. Kết thúc phần trình diễn của Thu Hòa với "Hương đêm bay xa", ba vị giám khảo được mời lên sân khấu để trực tiếp "thẩm định" Hari Won thứ 2. Trấn Thành nhận xét: "Này là Hari Won còn đây (thí sinh) là... Harry Potter". Đại Nghĩa tiếp tục thử thách Trấn Thành bằng cách bắt nam giám khảo quay mặt đi đồng thời chạm vào tay để đoán đâu là Hari Won thật. Hari Won "cảnh báo": "Nếu anh đoán sai thì chết thôi chứ sao!". Vừa chạm vào tay Chí Tài, Trấn Thành đã nhận ra ngay: "Đây là bàn tay nải chuối của ông Chí Tài chứ con gái gì!". Lần thứ 2 chạm vào tay nữ thí sinh, Trấn Thành liền nhận định: "Bàn tay này bề ngang dày quá, không phải tay Hari vì tay Hari thon dài, ngón tay dũa hình vuông". Trong phần nhận xét, Trấn Thành cho biết mình nghe bài hát này hàng ngày và thí sinh có nhiều điểm chưa giống bạn gái anh. Hari Won đánh giá cao nữ thí sinh vì để "hóa thân" thành mình không phải là điều dễ dàng vì giọng nói của cô không phải là giọng Việt chuẩn. Chưa kể, nữ thí sinh chỉ có 2 ngày để tập vũ đạo. Trấn Thành bổ sung: "Như vậy là em thích những cái gì không chuẩn phải không?" thì liền bị MC Đại Nghĩa làm "đứng hình" vì câu nói: "Hèn gì em mới chọn Trấn Thành". Chí Tài cho Thu Hòa 10 điểm, Hari Won cho 9,5 và Trấn Thành cho 9 điểm. Tập 3 đã diễn ra. Ngay từ những nhịp beat đầu tiên, Đình Thi đã khiến Chí Tài thích thú vì dung mạo quá giống Sơn Tùng M-TP. Không chỉ hát giống, từ ánh nhìn đến cách nhếch môi cùng gout thời trang của nam thí sinh đều "sao y bản chính" từ bản gốc. Hari Won nhận xét nam thí sinh đã thể hiện tốt ánh mắt láu cá, bất cần và những động tác tay của Sơn Tùng. Tuy nhiên, Hari Won chưa thấy thấm và chưa "đã" với phần trình diễn này. Chí Tài cho biết hôm nay anh đã nhuộm tóc đỏ là vì yêu mến Sơn Tùng M-TP. Trấn Thành nhận định nam thí sinh có sẵn những yếu tố để giống Sơn Tùng, kể cả thái độ biểu diễn. Tuy nhiên, anh cũng nhận xét "Sơn Tùng" của Đình Thi còn quá lý trí trong cử chỉ: "Sơn Tùng làm gì cũng từ con tim nên dù có láu cá nhìn vẫn thấy cưng, muốn cạp. Nhiều người cũng cố tình bố láo nhưng nhìn muốn... đạp". Chí Tài cho thí sinh 9,5 trong khi Hari - Trấn Thành cùng cho 9 điểm - điểm quy đổi áp chót trong nhóm an toàn. Phần trình diễn có điểm thấp nhất nhóm an toàn là màn hóa thân thành giọng ca "tóc nâu môi trầm" - Mỹ Tâm. Để hóa thân thành Mỹ Tâm, Bảo Anh lựa chọn trình diễn bản hit lớn "Ước gì". Do quá run nên nữ thí sinh đa phần nhắm mắt trong suốt phần trình diễn. Kết thúc phần trình diễn, nữ thí sinh tiếp tục gây thích thú khi lối nói dính chữ, chân thành và mộc mạc tựa như Mỹ Tâm. Chí Tài khuyên nữ thí sinh nếu được vào vòng sau nên lựa ca khúc có giang tấu, giao lưu để nghe được giọng nói. Trấn Thành nhận xét nữ thí sinh thực sự sở hữu thần thái của "Họa mi tóc nâu" nhưng giọng lại thiếu độ vang và phân nhịp chưa hợp lý. Hari Won nhận xét ngoại hình của nữ thí sinh quá giống Mỹ Tâm nhưng khẩu hình chưa to, rõ và chưa "cứng cáp" như nàng họa mi. Hari và Chí Tài cùng cho 9,5 điểm, Trấn Thành chỉ cho 9 điểm. Sau màn "hát rong" gây sốt, Trần Thu Hòa đã trở lại với hình tượng Hari Won cùng ca khúc "Hạnh phúc mới". Đây là nhạc phẩm được trích từ bộ phim điện ảnh Chàng trai năm ấy mà Hari Won đã tham gia cùng Sơn Tùng M-TP. Thu Hòa cho biết hình tượng Hari Won sẽ giúp mình trở về đúng với lứa tuổi nhí nhảnh, hồn nhiên. Thế nhưng, cô cũng vô cùng áp lực vì Hari Won cũng chính là ban giám khảo, "soi" trực tiếp màn trình diễn của mình. Với "Hạnh phúc mới", Thu Hòa tự tin khoe giọng hát bằng tiếng Việt lẫn tiếng Hàn. Trái ngược hoàn toàn với nét nhí nhảnh ở vòng đầu, nữ thí sinh thổn thức trong từng chữ khiến ban giám khảo bùi ngùi. Trấn Thành đã phải đứng lên vì Thu Hòa quá nhập tâm vào bạn gái mình. Trước sự phấn khích của Trấn Thành, Đại Nghĩa liền "chụp mũ" nam giám khảo đang say sưa với hạnh phúc mới. Nghe thế, Trấn Thành lập tức nắm tay Hari Won và khẳng định: "Tôi nào có hạnh phúc mới, tôi chỉ có một hạnh phúc hiện tại mà thôi". Trong khi đó, Hari Won không ngại ngần gọi thí sinh là "quỷ sứ" vì giống y chang từ động tác đưa tay đến cách phiêu. Nữ giám khảo đã thốt lên: "Em ơi em giỏi quá chị thích em". Thu Hòa ghi số điểm tuyệt đối - 30 từ giám khảo và cũng là thí sinh giữ vị trí nhất bảng tuần này. ==== Tái đấu ==== ==== Bán kết ==== ==== Khách mời ==== Phương Mỹ Chi (Tuần 7) Phương Dung (Tuần 8) BGK Biến hóa hoàn hảo (Tuần 9, 12) Phi Nhung (Tái đấu) Giao Linh (Bán kết) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức Official Facebook Fanpage
chiều cao người.txt
Chiều cao người là khoảng cách từ lòng bàn chân đến đỉnh đầu của cơ thể người lúc đứng thẳng. Chiều cao người được đo bằng thước đứng (stadiometer) có kết quả thường bằng xentimét với hệ thống mét, và feet hoặc inch. Chiều cao con người rất khác nhau từ 60 cm đến 260 cm. Trung bình, đàn ông cao hơn phụ nữ. Khi một nhóm dân số có chung các yếu tố môi trường và di truyền, chiều cao trung bình thường là đặc tính của nhóm. Sự khác biệt chiều cao (thường trung bình khoảng 20% dân cư) trong một nhóm dân số thường do dẫn đến những người khổng lồ hoặc người lùn, chủ yếu là do các bất thường về gen và hệ nội tiết Trong các khu vực nghèo đói hay chiến tranh, các yếu tố môi trường như suy dinh dưỡng mãn tính trong suốt thời thơ ấu hay tuổi vị thành niên có thể giải thích cho sự tăng trưởng chậm và/hoặc giảm tầm vóc người trưởng thành thậm chí thiếu sự hiện diện của bất kỳ các điều kiện y tế nào. == Tăng trưởng chiều cao == Tăng trưởng trong tầm vóc, xác định bởi các yếu tố khác nhau, là kết quả của việc kéo dài xương thông qua somatotropin (hormon tăng trưởng ở người (HGH)) tiết ra bởi các tuyến thuỳ trước tuyến yên. Somatotropin cũng kích thích việc tăng trưởng thêm hormone Insulin - như yếu tố tăng trưởng 1 (IGF-1) chủ yếu ở gan. Cả hai hormone hoạt động trên hầu hết các mô của cơ thể, có nhiều chức năng khác, và tiếp tục được tiết ra trong suốt cuộc đời; với mức cao điểm trùng hợp với tốc độ tăng trưởng cao nhất, và dần dần ổn định sau khi trưởng thành. Phần lớn hoạt động tiết ra hormone này xảy ra trong các giai đoạn bùng nổ (đặc biệt là với trẻ vị thành niên) và xảy ra mạnh nhất khi ngủ. Phần lớn tăng trưởng tuyến tính xảy ra khi tăng trưởng của sụn ở epiphysis (đầu) của các xương dài dần dần hóa thành xương để tạo thành xương cứng. Chân chiếm khoảng một nửa chiều cao của người trưởng thành. Một số tăng trưởng này xảy ra sau khi tăng trưởng bứt phá của các xương dài đã ngừng hoặc bị chậm. Phần lớn sự tăng trưởng trong thời kỳ tăng trưởng là các xương dài. Ngoài ra, sự thay đổi về chiều cao giữa các quần thể và qua thời gian phần lớn là do sự thay đổi trong chiều dài chân. == Xem thêm == Cân nặng cơ thể Danh sách người cao nhất Danh sách người thấp nhất Người Pygmy == Chú thích == == Tham khảo ==
chủ nghĩa tư bản.txt
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước. Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu toàn dân, tập thể và nhà nước đối với các tư liệu sản xuất (ví dụ như đất đai và tài nguyên khoáng sản). Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. == Lịch sử của chủ nghĩa tư bản == Chủ nghĩa tư bản bắt ngưồn từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, từ thế kỷ XIII, tuy nhiên các mầm mống của nó đã có từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Sự khôi phục lại văn hóa cổ thời Phục Hưng, sự chật hẹp của nền sản xuất phong kiến không kích thích tự do làm giàu, các phát minh kỹ nghệ và phát kiến địa lý tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành cởi mở và thoát ly lý thuyết khổ hạnh của Thiên chúa giáo, và sự ủng hộ của giai cấp phong kiến để họ có tiền chi trả cho các hoạt động của Nhà nước và hưởng thụ cũng thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên thời gian đầu, chủ nghĩa tư bản phải dựa vào giai cấp phong kiến để tồn tại, nên chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế, tuy nhiên gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả bóc lột nhân công thường thấy. Các tư tưởng cải tạo chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội liên tục phát triển. Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nhà nước tư bản chủ nghĩa từ chỗ hầu như không can thiệp vào nền kinh tế, thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn thứ ba này. Thời kỳ này, theo nhận định của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy một dân tộc này đánh một dân tộc khác. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế và quá trình quốc hữu hóa lại đẩy lên một tầm cao hơn, cho dù vẫn tồn tại kinh tế thị trường và đa thành phần kinh tế ở các nước "tư bản phát triển". Từ thập niên 1980 lại một xu hướng khác, là quá trình tư hữu hóa và cắt giảm an sinh xã hội do sự khủng hoảng nền kinh tế. Sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản mở đầu bởi các nhà bảo thủ mới như Reagan ở Mỹ và Thatcher ở Anh, lan rộng ra phần lớn thế giới. Tuy nhiên có một trào lưu khác như tại Mỹ la tinh, quá trình quốc hữu hóa lại diễn ra tại một số nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã ra tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế ở một số nước, nhưng cơ bản không có một quá trình quốc hữu hóa ồ ạt nào diễn ra. Nhìn chung bức tranh của chủ nghĩa tư bản hiện đại có thể là một quá trình đan xen nhau giữa tư hữu hóa ("tư bản hóa") hay quốc hữu hóa ("xã hội hóa", "Nhà nước hóa") ở các quốc gia, mà nguyên nhân từ sự lên cầm quyền của các lực lượng cánh tả, bao gồm cả những người tự do cánh tả, hay các lực lượng cánh hữu hay cánh tả thiên hữu nhưng các đặc điểm cơ bản của nó là tự do kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường ("mạnh được yếu thua") - quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản từ khởi nguồn nguyên thủy thì luôn tồn tại trừ một số quốc gia trong một số giai đoạn. Sự xuất hiện các hình thức công ty cổ phần bao gồm cả cổ phần của Nhà nước, hay hình thức hợp tác cổ phần làm cho sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội trở nên mờ nhạt đi, không còn rạch ròi như trước. == Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa == "Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính khách cánh tả khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Do ảnh hưởng lý luận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái quát "chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa". Trong khi đó nhiều học giả khác không coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị. Quan niệm của họ chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên nền tảng chế độ tư hữu hay nguyên tắc vốn và lãi khi tham gia vào thị trường. Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia.. (không quy định trong Hiến pháp,...). Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là nhà nước CNTB mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v..Không có đảng nào mang tên Đảng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên những người theo phái xã hội chủ nghĩa,....thường cho là các cuộc bầu cử của chế độ tư bản đem lại lợi thế cho giai cấp tư sản, và bảo vệ chế độ tư bản nên khái quát thành "chính trị tư bản chủ nghĩa". Do nhận thức khác nhau trên cơ sở kinh tế hay chính trị, "các nước tư bản" thường tự gọi họ là các nước thuộc "Thế giới tự do", trong khi gọi các nước đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước cộng sản"; trong khi đó các nước đảng cộng sản lãnh đạo gọi nước họ là "các nước xã hội chủ nghĩa", và các nước kinh tế tư bản chủ đạo là "các nước tư bản", và không gọi các nước tuyên bố "xã hội chủ nghĩa" (trong Hiến pháp,v.v.) nhưng không do đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước xã hội chủ nghĩa". Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là "CNTB" tồn tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối lập với quy luật bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân vạc" trong hệ thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh ra vật chất, tiền không thể đẻ ra tiền. Theo quan niệm của những người theo chủ nghĩa xã hội thì chỉ lao động mới tạo ra giá trị thặng dư, chứ không phải là vốn, do đó người lao động được nhận tất cả những thành quả tạo ra giá trị thặng dư, mặc dù kinh tết hì không thể thiếu vốn đầu tư. Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động, tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp. Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận. Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp. Cả xã hội TBCN là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động, do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị "mua rẻ" sức lao động của mình, một phần giá trị thặng dư mà họ tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt, dẫn đến tình trạng công nhân bị bóc lột trong xã hội tư bản. Điều này những người cánh tả (xã hội, cộng sản...) ra sức loại bỏ bằng việc chủ trương áp dụng các chính sách về giờ lao động, trả lương... Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp cũng đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc. Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự điều hành, tự phát sinh theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường tự do (để phân biệt với nền kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Nhà nước - kinh tế hỗn hợp). == Đặc điểm chính trị xã hội == Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất và kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về mặt luật pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa: Tính năng động và tự phát của thị trường: Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian, xã hội chuyển biến như một thị trường các giá trị lên giá và xuống giá rất nhanh. Một mặt, nó khuyến khích các chủ thể sáng tạo nhằm mục tiêu thu lợi cho mình, mặt khác, nó cũng gây ra sự hỗn loạn của nền kinh tế (đầu cơ trục lợi, khủng hoảng thừa, đầu tư mất cân đối, cạnh tranh tư bản dẫn tới độc quyền...). Sự hỗn loạn này đã tạo ra các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ trong suốt quá trình lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Quyền cá nhân: Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, là lực lượng lao động chính của xã hội. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm phạm. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa được khẳng định nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác hoặc xâm phạm đến trật tự của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quyền lợi của giai cấp tư sản (chủ thuê lao động). Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ thể. Đa đảng và đa nguyên chính trị: Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động của cá nhân nên trong xã hội cũng hiếm có với những quan điểm hoặc tín lý mang tính chi phối áp đảo. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Tôn giáo cũng bị phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc loại bỏ. Do đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ bản của một "nhà nước tư bản chủ nghĩa" với một "nhà nước xã hội chủ nghĩa", cộng sản chủ nghĩa hoặc một nhà nước thần quyền. Tuy nhiên không phải chủ nghĩa tư bản luôn đi kèm với đa nguyên, đa đảng, mà nó có thể len lỏi vào các chế độ nhất nguyên, hay độc tài - chuyên chế, mà biểu hiện của nó thường kinh tế thị trường không hoàn thiện, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản nhà nước, tư nhân và nước ngoài, hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không bình đẳng, độc quyền lợi nhuận. Theo Lênin: "Ở đâu có áp bức, thì ở đó không thể có tự do, không thể có bình đẳng,v.v... Vì thế nên Ăng-ghen nói: "chừng nào giai cấp vô sản còn cần đến nhà nước thì nó cần đến nhà nước không phải là vì tự do, mà là để trấn áp kẻ thù của mình; và khi nào có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ không còn tồn tại với tư cách là nhà nước nữa".Chế độ dân chủ tư sản, tuy giá trị không thể phủ nhận của nó là ở chỗ đã giáo dục và rèn luyện giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh, nhưng trước sau nó vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo". Quan điểm này trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển trở thành chủ nghĩa đế quốc (dân tộc Sôvanh), và từ hạn chế hoặc đàn áp phong trào cánh tả và cộng sản. Dân chủ được hiểu phải đi đến trạng thái không còn Nhà nước với tư cách là một bộ máy cai trị, và dân chủ về chính trị phải dựa trên tiền đề dân chủ kinh tế - xã hội. Giai cấp vô sản có thể lợi dụng nền dân chủ tư sản (nếu có), hoặc có thể liên kết với các nhóm cải lương,... trong tiến trình cách mạng. Nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ, trong bối cảnh chưa có một nền dân chủ, cũng từng viết: "Một xã hội mà không có tự do thì xã hội ấy phải lụi bại, phải tiêu diệt, để cho xã hội khác tự do hơn, tiến bộ hơn thế vào. Một dân tộc mà không có tự do thì dân tộc ấy phải ngu hèn, phải kém cỏi, phải mất nước, mất nòi", "tự do dân chủ là một chính thể lấy nhân dân làm chủ, có chế độ nghị trường...". Bên cạnh các quyền tự do dân chủ nói chung và nói riêng với tư sản, tiểu tư sản, trí thức (tự do kinh doanh, buôn bán, nghề nghiệp...), nông dân ("không có quyền tự do dân chủ thì nông dân không thể giảm bớt được hoàn cảnh khốn nạn hiện thời"), là tự do dân chủ của vô sản: "họ không có một mảy quyền tự do nào về tổ chức, hội họp, bãi công, chưa có một đạo luật lao động chính đáng,..." và "muốn hưởng các quyền tự do ấy, lẽ tất nhiên là phải trải qua tranh đấu". == Chủ nghĩa tư bản và văn hóa == Chủ nghĩa tư bản được hiểu một hình thái kinh tế, nhưng tác động các mặt chính trị - xã hội và văn hóa. Sự tác động vào văn hóa trước hết là sự chấp nhận một sự đa dạng về văn hóa, không có định hướng rõ ràng và sự phát triển của văn hóa tiêu dùng. Văn hóa chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, xuất hiện sự cạnh tranh và sự biến đổi mang tính tự nhiên không có tính cưỡng ép, theo "quy luật đào thải" tự nhiên, và các sản phẩm văn hóa ngày càng có tính thị trường hóa, hay được xem như một thứ hàng hóa. Các hoạt động văn hóa phát triển theo chiều hướng phục vụ nhu cầu thị trường, thiếu dần sự kiểm soát và định hướng, có khi sự thành công của các tác phẩm văn hóa được "kinh doanh", đo đếm theo doanh thu hay lời lãi, chứ không phải ở chính giá trị đích thực của nó. Nắm bắt các nhu cầu, bỏ qua hay xem nhẹ tính định hướng theo các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ... là một đặc điểm phổ biến. Do đó sự tồn tại của các tác phẩm văn hóa tiêu dùng, thậm chí là độc hại theo các quy chuẩn đạo đức phổ quát, tập quán hay của các giáo lý tôn giáo, các tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản là một sự tất yếu, thậm chí phát triển mạnh, như các thể loại âm nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh, hội họa có tính chất "bình dân hóa", "mỳ ăn liền", "rẻ tiền" (các thể loại hay xếp vào dạng này như phim cấp ba, phim ảnh khiêu dâm, phim truyện mỳ ăn liền...), các loại hình giải trí rẻ tiền... Đi kèm với sự phát triển của các tác phẩm câu khách, kém thẩm mỹ là sự phát triển của báo lá cải, thường được hiểu là các báo nội dung giải trí rẻ tiền, thường nhắm vào các đối tượng như nông dân, phụ nữ và thanh thiếu niên ít học... để thu lợi nhuận là chính. Báo chí lệ thuộc vào thị trường, năng động nhưng bị chi phối bởi cung cầu và nhà báo bị lệ thuộc vào người cấp tiền cho tờ báo. Các kênh truyền hình tư nhân thường chỉ chạy theo thị hiếu rẻ tiền, đặc biệt ở các nước ít có sự kiểm soát văn hóa. Bản chất của chủ nghĩa tư bản chấp nhận một sự đa dạng và đào thải theo quy luật tự nhiên chứ không định hướng nên những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng thường chấp nhận một nền văn hóa tiêu dùng, và coi nó là một sự thúc đẩy cho sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật vốn dĩ rất đa dạng và phong phú. Ngược lại, những người chú trọng đến các tư tưởng văn hóa, đạo đức, giáo lý tôn giáo hay chủ nghĩa xã hội... thường không chấp nhận bởi một nền văn hóa hỗn tạp, rẻ tiền và chạy theo lợi nhuận sẽ khiến xã hội dần đánh mất các giá trị đạo đưc cao đẹp và các giá trị thẩm mỹ cao đẹp, và họ cố gắng điều chỉnh nó hoặc gạt bỏ nó... Tuy nhiên một thực tế là "văn hóa tư bản" đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào những xã hội đã từng xa lạ nó, đi kèm với sự tồn tại của "văn hóa mỳ ăn liền" và lối sống thực dụng. Một minh chứng cho thấy sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản vào văn hóa hay là "thị trường hóa văn hóa" là vấn đề thu nhập. Nhiều "ngôi sao" ca nhạc, điện ảnh, hay bóng đá... lại có thu nhập rất cao so với thu nhập bình quân chung, và thường không phản ánh đúng đóng góp của họ cho xã hội hay công sức họ bỏ ra. Ví dụ: những diễn viên chuyên đóng phim mỳ ăn liền lại có thể thu nhập cao hơn nhiều so với các nhà khoa học lao động trí óc và các nghệ sĩ điện ảnh ưu tú, trong khi mức đóng góp cho xã hội thì ít hơn hẳn. Nó phản ánh một thu nhập dựa theo các nguyên tắc của thị trường mà không có một chủ thể kể cả nhà nước đứng ra can thiệp, dựa trên quy luật cung - cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, quy luật đào thải qua cạnh tranh lao động và sức ép mà những người được hưởng thu nhập cao phải chịu tác động và vượt qua... và đi kèm với nó là sự bất công. Để thu lợi, người ta sẵn sàng thực hiện các hành vi phi văn hóa nhưng lại đáp ứng sự hiếu kỳ của công chúng, nó trái với các nguyên tắc đạo đức vốn nhằm hướng tới bảo toàn lợi ích chung của xã hội (trong trường hợp này, quyền tự do cá nhân thái quá đã gây tổn hại đến lợi tích chung của xã hội nhưng lại không có pháp luật đứng ra ngăn chặn). Nhìn chung những người ủng hộ văn hóa tư bản cũng ủng hộ cho lối sống tự do cá nhân, tự nhận thức, nhưng những người phản đối nó thì dựa vào các quy phạm xã hội, bảo tồn lợi ích chung của xã hội để bác bỏ lối sống này. Y tế trong xã hội tư bản chấp nhận y tế do tư nhân cung cấp, thường là những người giàu có điều kiện đi khám các bệnh viện tư. Giáo dục thì giai đoạn đầu dựa trên lao động cơ bắp nên tỷ lệ mù chữ ít học cao, học vấn chủ yếu là những người giàu, về sau các nước tư bản chú trọng nền kinh tế tri thức thì giáo dục phát triển hơn, nhưng ở một số nước thường có sự phân biệt hệ thống giáo dục dành cho người giàu và kẻ nghèo. == Các hình thái của chủ nghĩa tư bản == Chủ nghĩa tư bản phát triển trong lòng chủ nghĩa phong kiến tại châu Âu đến nay đã có sự đa dạng về các hình thức quản lý và sở hữu, nhưng về cơ bản vẫn trên nền tảng chế độ tư hữu và lao động làm thuê. Các hình thái: chủ nghĩa tư bản độc quyền, rồi "chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", chủ nghĩa tư bản nhà nước.v.v cùng với nhiều hình thái khác phát sinh sau này phản ánh sự thích ứng chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại. Trong khi đó sự xuất hiện của các hình thức "sở hữu Nhà nước" hay "sở hữu toàn dân" thông qua quốc hữu hóa thường được xem như là một biểu hiện của "chủ nghĩa xã hội" - theo lý thuyết của những người xét lại chủ nghĩa Marx. == Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại == Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng sản và nhiều phong trào cánh tả khác mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn: Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng: Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để lấy lãi, tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người. Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng, làm cạn kiệt tài nguyên, hay vì lợi nhuận họ có thể làm hàng giả, thức ăn, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng độc hại gây bệnh tật cho người tiêu dùng (đây thường là một vấn nạn của kinh tế thị trường) Phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn Sự ganh đua của các nhà tư bản và lao động dẫn đến gia tăng lối sống ích kỷ, hẹp hòi Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng: Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp. Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ 20. Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Người lao động gắn bó với chức phận và nghề nghiệp (Max Weber). Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism). Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v) Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng người tài năng, có trí thức. Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, cạnh tranh, do đó hạn chế tha hóa nhà nước. Chủ nghĩa tư bản khích lệ tư tưởng tự do cá nhân, quyền cá nhân Bùi Quang Chiêu, một nhà tư sản Nam Kỳ thời Pháp thuộc từng phát biểu: "Trên đời này làm gì có bình đẳng? Tôi xin kể ra một thí dụ, giả như một người nhờ vào những trường hợp ngẫu nhiên nào đó, hoặc nhờ vào tài sản, nhờ vào những thành công của mình mà lên được hàng lãnh đạo trong giới thượng lưu; đương nhiên người đó có quyền hưởng thụ nhiều ưu đãi hơn là một anh phu quét đường. Anh phu quét đường thì ngu dốt, anh ta không làm được nghề gì khác ngoài việc quét đường. Thành ra anh ta chỉ có được một quyền là quyền được sống. Đó là lẽ tự nhiên." Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ nghĩa vô chính phủ. Báo Dân chúng (Cơ quan của Lao động và Dân chúng Đông Dương) tại Sài Gòn do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ trực tiếp chỉ đạo, ngày 3/1/1939 đã đăng xã luận: "Ở đâu có chủ nghĩa tư bản tràn tới, thì ở đó có vận động cộng sản. Tùy theo trình độ tư bản phát triển các xứ trên thế giới có khác nhau cho nên chiến sách và chiến lược của Đảng cộng sản ở các xứ có khác nhau...Chỉ có xã hội cộng sản mới giải phóng, mới phá tan được những mối mâu thuẫn của hệ thống tư bản, là những mâu thuẫn đang làm cho nhân loại suy đồi, đưa nhơn loại đến chỗ tiêu diệt. Xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự phân chia giai cấp. Nói một cách khác là xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự sinh sản không có tổ chức, đồng thời phá bỏ những trạng thái, những hình thức người bóc lột người, đè nén người. Lúc đó sẽ không còn giai cấp tranh đấu, tất cả mỗi người trong xã hội sẽ là những người chung nhau một tổ chức, coi nhau như anh em...". "Mỗi một người thợ thuyền, mỗi một người dân bị áp bức ở xứ này, nên và cần hiểu rõ trương lịch sử của mình đã dùng biết bao nhiêu giá trị về tinh thần và tánh mạng để đổi lấy, để học tập kinh nghiệm và sau nầy còn cần nhiều nghị lực hơn nửa để tranh đấu tạo ra nền hạnh phúc mới mẻ cho nhân dân toàn xứ...". Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, ngay cả những học giả mạnh mẽ ủng hộ quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể tự tổ chức đã buộc phải xem xét lại. Alan Greenspan (Giám đốc Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - FED) đã nói với Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 23-10-2008 rằng: "Các lập luận trí óc (về sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản) đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã sai lầm trong giả định cho rằng lợi ích của các tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng và những người khác, sẽ thúc đẩy họ có khả năng tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản của mình và cổ đông... tôi đã bị sốc" == Chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ == Hai hệ tư tưởng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản quyết liệt nhất, chống lại các tư tưởng phê phán nó, nhất là từ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ là những khái niệm rộng, thể hiện khuynh hướng chính trị trên nhiều phương diện, trong khi chủ nghĩa tư bản thường hay được xem là một hình thái kinh tế nảy sinh tất yếu từ chủ nghĩa tự do kinh tế. Chủ nghĩa tự do xuất phát từ nền tảng đề cao quyền tự định đoạt của cá nhân ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản, xem nó là hệ quả tất yếu của nền kinh tế tự do, mà các quyền kinh doanh và lao động không chịu sự cưỡng ép từ phía nhà nước. Sự phân hóa xã hội là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế tự do. Trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng coi đó là một quá trình tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể cầm quyền dựa theo các lý thuyết mà họ cho là đưa ra mang tính chủ quan, chưa được kiểm định. Thậm chí nếu một số hệ tư tưởng cánh tả xem giai cấp tư sản là bóc lột, thì những người bảo thủ lại xem giai cấp tư sản là những người có nhiều đóng góp cho xã hội và khuyến khích họ làm việc vì cộng đồng (trong khi những người tự do coi giai cấp tư sản cũng như các thành phần khác trong xã hội làm việc vì lợi ích của bản thân là điều hiển nhiên và khuyến khích nếu không vi phạm đến lợi ích cá nhân khác). Khác với những người dân chủ xã hội thường chủ trương cải tạo chủ nghĩa tư bản bảo đảm một sự "công bằng hơn" thông qua chính sách nhà nước, những người chủ nghĩa bảo thủ muốn tạo ra một sự đối kháng, trong trật tự luật pháp, để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ chế thị trường. Tuy nhiên khác với chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ là những khuynh hướng chính trị khác biệt với các khuynh hướng khác như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa vô chính phủ,... chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế có thể "sống chung" với các hệ tư tưởng khác. Do đó các thể chế chính trị không chấp nhận chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ thì vẫn có thể chấp nhận chủ nghĩa tư bản (như trong chế độ quân chủ phong kiến,...), cũng như các hình thái kinh tế tư nhân khác. == Đọc thêm == Batra, Ravi. The Downfall of Capitalism and Communism London, MacMillan Press, 1978. Braudel, Fernand. Civilization and Capitalism: 15th - 18th Century 3 vols. Chandler, Alfred D., Jr. The Visible Hand: The Managerial Revolution in American Business. Friedman, Milton. Capitalism and Freedom Friedman, Milton. Free to Choose Cambridge, Mass., and London: Belknap Press of Harvard University Press, 1977. Galbraith, John Kenneth. The New Industrial State, 4th ed., 1985. John Gray (LSE). False Dawn: The Delusions of Global Capitalism , Granta, 2002 ISBN 1862075301 Harvey, David. "The Political-Economic Transformation of Late Twentieth Century Capitalism." In Harvey, David. The Condition of Postmodernity. Cambridge, MA: Blackwell Publishers, 1990. ISBN 0-631-16294-1 Landes, David S. The Unbound Prometheus: Technological Change and Industrial Development in Western Europe from 1750 to the Present. Cambridge, U.K.: Cambridge University Press, 1969. Marx, Karl. Capital: A Critical Analysis of Capitalist Production, 3 vol., 1886–1909; first published in German as Das Kapital: Kritik der politischen Oekonomie, 1867–1894. Wood, Ellen Meiksins. The Empire of Capital, Verso, 2005. ISBN 1-84467-518-1 Wood, Ellen Meiksins. The Origin of Capitalism: A Longer View, Verso, 2002. ISBN 1-85984-392-1 Mills, C. Wright.: The Power Elite. (Random House), 2002 Norberg, Johan: In Defence of Global Capitalism. ISBDN 1930865473 Philips, Kevin: Wealth and Democracy: A Political History of the American Rich. Rand, Ayn. Capitalism: The Unknown Ideal ISBN 0-451-14795-2 Rostow, W. W. The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto. Cambridge: Cambridge University Press, 1960. Rothbard, Murray. Man, Economy, and State: A Treatise on Economic Principles, (2 volumes.) 1962. Smith, Adam. An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, 1776. Wall, Derek. An Babylon and Beyond: The Economics of Anti-capitalist, Anti-globalist and Radical Green Movements. London: Pluto. ISBN 0-7453-2390-1 Wallerstein, Immanuel: The Modern World System. == Xem thêm == Sách đen của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa chống tư bản Phê phán chủ nghĩa tư bản Tập đoàn trị == Tham khảo == == Liên kết ngoài == "How the U.S. Economy Works" from U.S. Department of State Article from the U.S. Department of State says the U.S. is a mixed economy "Capitalism/Anticapitalism" On the origin and features of capitalism Protestantism and the Rise of Capitalism - by Max Weber
cpt (incoterm).txt
Cước trả tới điểm đến là cụm từ dịch từ thuật ngữ Carriage Paid To (viết tắt CPT). Đây là một điều kiện của Incoterm. Nó có thể sử dụng trong mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. Theo điều kiện CPT thì bên bán thanh toán cước phí vận tải tới điểm đến đã chỉ định. Bên mua thanh toán phí bảo hiểm. Mọi rủi ro về hàng hóa chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên. == Tham khảo ==
hội đồng nhân dân.txt
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. == Chức năng == Theo điều 1 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (năm 2003) quy định về chức năng và mục đích Hội đồng Nhân dân như sau: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương". Theo Điều 3: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. == Lịch sử == Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm. == Quyền hạn và nhiệm vụ == Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; 2. Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; 3. Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; 4. Có trách nhiệm báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó; 5. Có trách nhiệm trả lời các yêu cầu, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết; 6. Có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp; 7. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; 8. Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách chung của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung; 9. Có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. == Tổ chức == Đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân cấp đó bầu ra. Người đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra.. Ban Thường trực Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố: Chủ tịch HĐND: 01 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy (Thành ủy) hoặc Bí thư Tỉnh ủy (Thành ủy) kiêm nhiệm Phó Chủ tịch HĐND: 01 đồng chí là Tỉnh ủy viên (Thành ủy viên) Ủy viên Thường trực HĐND: 01 đồng chí == Hoạt động == Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân - Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành - Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh. Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,... - Các ban của Hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện. Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do HDDND hay thường trực HDDND giao cho, giúp thường trực HDDND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Các đại biểu Hội đồng nhân dân là những người đại diện cho Nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Đại biểu Hội đồng Nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật. == Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp cơ sở == Tháng 11 năm 2008, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê duyệt thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Mục đích của bỏ Hội đồng nhân dân là để Nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân ở địa phương mình, tăng cường dân chủ cơ sở. Đối với cấp phường, công việc thí điểm này bắt đầu được tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành. Tạm thời, sau khi bỏ Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã Hội đồng nhân dân bị bỏ sẽ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp hành chính cao hơn bổ nhiệm, bãi miễn. Chính phủ Việt Nam cũng trình Quốc hội đề án thí điểm Nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã ở các xã có Hội đồng nhân dân bị bỏ, Quốc hội chưa phê duyệt. Riêng Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn sẽ không bị bỏ do các đơn vị này được coi là có đặc thù riêng, có tính độc lập tương đối cao. == Ghi chú ==
george frideric handel.txt
George Frideric Handel (tiếng Đức: Georg Friedrich Händel; phát âm [ˈhɛndəl]) (23 tháng 2, 1685 – 14 tháng 4, 1759) là nhà soạn nhạc người Anh gốc Đức thuộc thời kỳ Baroque, nổi tiếng với những dòng nhạc opera, oratorio, anthem, và concerto organ. Handel sinh năm 1685, trong một gia đình không quan tâm đến âm nhạc. Ông được đào tạo âm nhạc tại Halle, Hamburg, và Ý trước khi đến định cư tại Luân Đôn năm 1712, rồi nhập quốc tịch Anh năm 1727. Lúc ấy, ông chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nhà soạn nhạc vĩ đại thời kỳ Baroque Ý, và truyền thống hợp xướng đối âm từ miền trung nước Đức. Trong vòng 15 năm, Handel khởi lập ba công ty opera thương mại nhằm cung ứng âm nhạc opera Ý cho giới quý tộc Anh, nhưng công chúng tìm đến chỉ để thưởng thức giọng hát của các ca sĩ thay vì quan tâm đến âm nhạc. Năm 1737, sau khi bị khánh tận, ông chuyển hướng nhắm vào giới trung lưu. Trong năm 1736, khi Alexander’s Feast được đón nhận, Handel quyết định sáng tác những bản hợp xướng bằng tiếng Anh. Sau khi thành công với Trường ca Messiah (1742), ông ngưng trình diễn nhạc opera Ý. Dù những bản oratorio theo chủ đề Kinh Thánh liên tục ra mắt công chúng, tài năng âm nhạc của Handel vẫn chưa được công nhận đầy đủ cho đến buổi trình diễn Trường ca Messiah gây quỹ cho Bênh viện Foundling (1750), và mọi chỉ trích nhắm vào Handel đều im tiếng. Cũng có nhận xét cho rằng cảm hứng chủ đạo thể hiện trong những bản oratorio của Handel thuộc phạm trù đạo đức, được thăng hoa không chỉ bởi sự uy nghiêm của nghi thức tôn giáo mà còn bởi những lý tưởng cao cả của nhân loại. Sống ở Anh gần đủ năm mươi năm, và hầu như khiếm thị khi cuối đời, Handel từ trần năm 1759 trong giàu có và danh vọng. Handel được nhìn nhận như là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại. Các sáng tác của ông như Water Music, Music for the Royal Fireworks, và Trường ca Messiah vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay. Trong hơn ba mươi năm, ông viết hơn bốn mươi vở opera. Kể từ cuối thập niên 1960, khi nền âm nhạc baroque và trào lưu trình diễn âm nhạc theo phong cách nguyên thủy được phục sinh, những vở opera của Handel ngày càng được ưa chuộng. Chúng đầy tính nhân bản, thể hiện được những đặc điểm nổi trội của bản chất con người; điều này là đặc biệt, nhất là đối với nhà soạn nhạc chưa bao giờ được biết đến như là một nghệ sĩ đa tình đa mang. == Thiếu thời == Handel sinh năm 1685 tại Halle, lãnh địa Công tước Magdeburg, trong một gia đình giàu có và mộ đạo, là con của Georg Handel và Dorothea Taust. Handel chào đời khi cha đã 63 tuổi, ông là phẫu thuật viên thẩm mỹ nổi tiếng đang phục vụ tại cung điện Saxe-Weissenfels và lãnh địa bá tước Brandenburg. Theo John Mainwaring, người đầu tiên viết tiểu sử Handel, cậu bé "đã sớm có thiên hướng đặc biệt về âm nhạc đến nỗi người cha, vốn muốn con con mình theo học Luật Dân sự, phải cảnh giác. Ông cấm con trai sử dụng nhạc cụ nhưng Handel tìm mọi cách để có được một chiếc đàn clavichord nhỏ cho riêng mình đặt trong căn phòng áp mái. Cậu thường xuyên lẻn vào căn phòng này khi cả nhà đang ngủ". Từ khi còn bé, Handel đã trình diễn thành thạo đàn harpsichord và đàn ống. Khi Handel và cha đến Weissenfels thăm họ hàng đang phục vụ Công tước Johann Adolf, công tước đã thuyết phục người cha cho phép con trai theo học Friedrich Wilhelm Zachow, nghệ sĩ organ của Nhà thờ Mari ở Halle, về kỹ thuật keyboard và soạn nhạc. Zachow viết nhạc cho các buổi lễ thờ phượng tại nhà thờ theo giáo nghi Lutheran, nhờ đó Handel học hỏi nhiều về kỹ thuật hòa âm và đối âm, sao chép và phân tích những bản tổng phổ. Năm 1689, Handel chơi đàn cho Vua Frederick I và gặp gỡ Giovanni Battista Bononcini tại Berlin. == Từ Halle đến Ý == Năm 1702, theo sắp đặt của cha, Handel khởi sự học luật tại Đại học Halle; và chơi đàn organ trong vòng một năm cho một nhà thờ Tin Lành Cải cách. Nhưng Handel vẫn chưa hài lòng, năm 1703 cậu gia nhập dàn nhạc giao hưởng Oper am Gänsemarkt Hamburg, chuyên chơi vĩ cầm và đàn harpsichord. Tại đây, cậu có cơ hội gặp gỡ những nhà soạn nhạc như Johann Mattheson, Christoph Graupner, và Reinhard Keiser. Năm 18 tuổi, Handel sáng tác vở opera đầu tay, Almira, ra mắt công chúng năm 1705; năm 1708 thêm hai vởi opera Daphne và Florindo. Nhưng không có gì chắc chắn là Handel đã hướng dẫn trình diễn những vở này. Theo Mainwaring, năm 1706 Handel đến Ý theo lời mời của Ferdinando de’ Medici, song Mainwarning đã không chính xác. Đó là Gian Gastone de’ Medici, người Handel gặp tại Hamburg trong năm 1703-1704. Ferdinando cố biến Florence thành thủ đô âm nhạc của Ý, thu hút những tài năng hàng đầu thời ấy. Ông đam mê opera. Cũng tại Ý, Handel gặp Antonio Salvi chuyên viết lời cho nhạc kịch, về sau hai người cộng tác với nhau. Handel đến Rome, bởi vì lúc ấy opera bị cấm trong các lãnh thổ của Giáo hoàng nên ông soạn nhạc tôn giáo cho giới chức sắc Rô-ma. Dixit Dominus (1707) nổi tiếng ra đời trong giai đoạn này. Ông cũng viết những bản cantata cho các buổi hòa nhạc tổ chức trong những lâu đài của các hồng y Pietro Ottoboni, Benedetto Pamphili, và Carlo Colonna. Hai bản oratorio, La Reurrezione và Il Trionto del Tempo, được hình thành trong khung cảnh riêng tư của nhà quý tộc Ruspoli năm 1709, và hồng y Ottoboni năm 1710. Handel viết vở opera hoàn toàn Ý đầu tiên của mình trong Nhà hát Cocomero ở Florence năm 1707. Vở Agrippina ra mắt công chúng năm 1709 tại Teatro San Giovanni Grisostomo, nhà hát đẹp nhất Venice, chủ nhân của nó là dòng họ Grimani. Vở opera này, do hồng y Vincenzo Grimani viết lời, theo Mainwaring đã trình diễn thành công trong 27 đêm liên tiếp. Khán giả, kinh ngạc trước sự uy nghi cao cả của phong cách Handel, đã vỗ tay hoan hô Il caro Sassone ("chàng Saxon yêu quý" – ngụ ý nguồn gốc Đức của Handel) == Luân Đôn == Năm 1710, Handel trở thành Kappellmeister (nhà soạn nhạc) cho Hoàng tử Georg, Tuyển đế hầu Hanover. Đến năm 1714, Georg trở thành Vua Vua George I của Anh và Ireland. Năm 1710, trên đường đến Luân Đôn, Handel thăm Anna Maria Luisa de’ Medici và chồng ở Düsseldorf. Handel thành công vang dội với vở opera Rinaldo dựa trên thiên sử thi Gerusalemme Liberata của thi sĩ người Ý Torquato Tasso, dù tác phẩm này được viết trong một thời gian ngắn với nhiều vay mượn từ những sáng tác cũ của ông. Năm 1712, Handel đến định cư ở Anh. Nữ hoàng Anne cấp cho Handel 200 bảng Anh mỗi năm sau khi ông viết cho nữ hoàng bản hợp xướng Utretcht Te Deum and Jubilate, trình diễn lần đầu năm 1713. Một trong những người đỡ đầu quan trọng của Handel là Bá tước Burlington, thành viên trẻ tuổi của một gia tộc quyền thế gốc Anh-Ái Nhĩ Lan. Handel viết cho Lord Burlington vở opera Amadigi di Gaula, kể chuyện một thiếu nữ gặp nạn, dựa trên một vở bi kịch của Antoine Houdar de la Motte. Tháng 7, 1717, bản giao hưởng Water Music của Handel được trình diễn trên sông Thames cho Vua George I và quan khách, vì quá hứng thú với bản giao hưởng này mà nhà vua đã yêu cầu dàn nhạc trình diễn ba lần liên tiếp. === Dinh thự Cannons (1717–18) === Năm 1717, Handel trở thành nhà soạn nhạc cho dinh thự Cannons của Công tước Chandos ở Middlesex, tại đây với mười hai khúc ngợi ca Chandos, ông đã lập nền cho sự nghiệp soạn nhạc hợp xướng của mình trong tương lai. Romain Roland nói rằng những khúc ngợi ca này có ý nghĩa quan trọng cho dòng nhạc oratorio của Handel cũng giống như những bản cantata đối với những vở opera cũng của ông. Một tác phẩm khác ông viết cho Công tước Chandos là Acis and Galatea; khi còn sống, đây là tác phẩm được trình diễn nhiều nhất của Handel. Winton Dean ghi nhận rằng "âm nhạc đã làm người ta nín thở và rối loạn trí nhớ". Năm 1719, Công tước Chandos là một trong những người đóng góp chính cho công ty opera mới thành lập của Handel, the Royal Academy of Music, nhưng sự tài trợ suy giảm sau khi ông mất tiền trong vụ bong bóng South Sea bùng nổ năm 1720 trong một trong những biến động tài chính lớn nhất lịch sử. Bản thân Handel cũng đầu tư vào chứng khoán South Sea năm 1716 khi giá cổ phiếu đã xuống thấp và bán ra trước năm 1720. === Royal Academy of Music (1719–34) === Tháng 5, 1719, Công tước Newcastle Lord Chamberlain yêu cầu Handel tìm kiếm ca sĩ mới. Handel đến Dresden xem vở opera Teofane của Antonio Lotti, và tham gia vào việc tuyển dụng ca sĩ cho Học viện Âm nhạc Hoàng gia do một nhóm quý tộc thành lập nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định cho loại hình opera baroque hoặc opera Ý. Có thể Handel đã mời một bạn học ở Halle, John Smith, và con trai, Johan Christop Schimidt, làm thư ký cho ông. Năm 1723, Handel thuê một ngôi nhà kiến trúc kiểu Georgian tại số 25 Đường Brook và lưu trú tại đây cho đến khi qua đời. Trong ngôi nhà này, Handel diễn tập, chép nhạc, và bán vé, nay là Bảo tàng Nhà Handel. Trong quãng thời gian 12 tháng giữa năm 1724 và 1725, những kiệt tác opera của Handel đã được hình thành: Giulio Cesare, Tamerlano, và Rodelinda. Sau Silete venti, ông tập trung viết opera và ngưng soạn những bản cantata. Năm 1727, Handel được yêu cầu viết bốn bài tụng ca dành cho lễ đăng quang của Vua George II. Một trong bốn tác phẩm ấy, Zadok the Priest, luôn được chọn để trình diễn trong tất cả lễ đăng quang ở Anh kể từ thời điểm ấy. Năm 1728, vở The Beggar’s Opera của John Gay ra mắt công chúng tại Nhà hát Lincoln’s Inn Fields và có 62 buổi trình diễn liên tiếp, một con số kỷ lục cho đến lúc ấy. Sau chín năm, hợp đồng của Handel với Viện Âm nhạc Hoàng gia chấm dứt, ông bắt tay thành lập một công ty mới. Nhà hát Nữ hoàng tại Haymarket (nay là Her Majesty’s Theatre) thành lập năm 1705 bởi kiến trúc sư kiêm kịch tác gia John Vanbrugh, đã mau chóng biến thành nhà hát chuyên trình diễn nhạc opera. Từ năm 1711 đến 1739, hơn 25 vở opera của Handel được ra mắt công chúng tại đây. Năm 1729, cùng John James, Handel chịu trách nhiệm quản lý nhà hát. Handel đến Ý để làm việc với bảy ca sĩ mới. Ông viết thêm bảy vở opera, nhưng công chúng chỉ đến để thưởng thức giọng hát của các ca sĩ hơn là quan tâm đến âm nhạc. Sau sự thành công về thương mại của hai bản oratorio Esther và Deborah, Handel khởi sự đầu tư lần nữa vào Công ty South Sea. Handel soạn lại "vở opera nhỏ" Acis and Galatea, và "vở opera nhỏ" này trở thành sáng tác thành công nhất của ông. === Opera tại Nhà hát Covent Garden (1734–41) === Năm 1733, Bá tước Essex nhận một bức thư với dòng chữ: "Handel trở nên quá độc đoán đến nỗi cả thành thố đều than phiền". Những nhà đầu tư chính muốn Handel rút lui khi kết thúc hợp đồng, nhưng Handel liền tìm kiếm một cơ hội mới. Cộng tác với John Rich, ông khởi lập công ty thứ ba của mình tại Nhà hát Covent Garden. Rich nổi tiếng nhờ những sản phẩm độc đáo. Ông khuyên Handel sử dụng ca đoàn nhỏ và giới thiệu phong cách múa của nhà vũ đạo người Pháp Marie Sallé với sáng tác Terpsichore của Handel. Năm 1735, có thêm tiết mục hòa nhạc organ giữa những màn kịch. Tháng 4, 1737 ở tuổi 52, Handel bị một cơn đột quỵ khiến ông không thể sử dụng bốn ngón tay của bàn tay phải, vì vậy không thể biểu diễn đàn. Đến mùa hè, sự rối loạn từng hồi từng lúc ảnh hưởng đến sự nhận thức của ông. Không ai dám mong đợi Handel trình diễn lần nữa. Song, dù bệnh tật là cơn thấp khớp, đột quỵ, hoặc suy nhược thần kinh, Handel cũng mau chóng gượng dậy. Handel còn đến Aachen có suối nước khoáng để nghỉ dưỡng. Trong sáu tuần lễ, ông tắm nước nóng, rồi chơi đàn organ trước sự ngạc nhiên của khán giả. === Oratorio === Il Trionfo del Tempo e del Disinganno, bản oratorio đầu tiên Handel sáng tác năm 1701 tại Ý, kế tiếp là La Reurrezione năm 1708 dẫn ý từ Kinh Thánh. Người ta vẫn chưa rõ về sự ra đời cũng như lần ra mắt công chúng của tác phẩm Esther, có lẽ vào năm 1718. Mười hai năm trôi qua cho đến khi một đạo luật về bản quyền khiến Handel quay lại với Esther. Ba lần trình diễn đã gây sự chú ý dẫn đến ý tưởng nên có một buổi trình diễn quy mô lớn. Kế đó là Deborah có sự phụ họa của những bài tụng ca và Athaliah, là bản oratorio đầu tiên của Handel viết bằng tiếng Anh. Lúc này Handel tỏ ra tự tin hơn, phóng khoáng hơn trong cung cách biểu diễn, và đa dạng hơn trong sáng tác. Rõ ràng là Handel đã học hỏi được nhiều từ Arcangelo Corelli về cách viết cho các loại nhạc cụ, và từ Alessandro Scarlatti về cách soạn nhạc cho giọng đơn ca; nhưng không có nhà soạn nhạc nào có thể dạy ông cách viết cho dàn hợp xướng. Handel ngày càng thiên về khuynh hướng thay thế đơn ca tiếng Ý bằng tiếng Anh. Nguyên nhân chính là sự sút giảm thu nhập từ những vở opera. Năm 1736, Handel viết Alexander’s Feast. John Beard xuất hiện lần đầu tiên như là ca sĩ chính hát nhạc Handel, rồi từ đó ông trở thành giọng đơn ca tenor chuyên nhạc Handel cho đến khi nhà soạn nhạc tài danh qua đời. Sự thành công vang dội của tác phẩm này đã khuyến khích Handel ngưng viết opera tiếng Ý để sáng tác hợp xướng tiếng Anh. Trong bản oratorio Saul, Handel cộng tác với Charles Jennes và thử nghiệm ba chiếc kèn trombone, một chuông nhạc, và dàn trống quân đội lớn quá khổ (đến từ Tháp Luân Đôn) để bảo đảm rằng "... nó sẽ rất ồn ào." Israel in Egypt tập chú vào dàn hợp xướng, còn trong những sáng tác sau đó, ông thay đổi phong cách, chú trọng nhiều hơn vào hiệu quả của cả dàn nhạc giao hưởng và giọng đơn ca. Suốt trong mùa hè năm 1741, Công tước Devonshire mời Handel đến Dublin để tổ chức những buổi hòa nhạc gây quỹ cho các bệnh viện trong vùng. Kiệt tác Messiah ra mắt công chúng tại New Music Hall trên Đường Fishamble ngày 13 tháng 4, 1742 với ca đoàn gồm 31 giọng ca nam tập hợp từ hai nhà thờ St Patrick và Christ Church. Lần này, Handel thành công trong nỗ lực giữ cân bằng giữa đơn ca với hợp xướng, điều mà trước đây ông chưa từng làm được. Việc sử dụng đơn ca tiếng Anh lên đến đỉnh điểm trong lần trình diễn bản oratorio ba hồi Samson. Tác phẩm này rất phù hợp với không khí nhà hát. Vai trò của ban hợp xướng ngày càng quan trọng trong những bản oratorio kế tiếp của Handel. Jephtha được trình diễn lần đầu ngày 26 tháng 2, 1752; dù là bản oratorio cuối cùng của Handel, Jephtha được xem là một kiệt tác như những sáng tác trước của ông. == Cuối đời == Năm 1749, Handel viết Music for the Royal Fireworks, thu hút 12 000 người tham dự buổi trình diễn đầu tiên. Năm 1750, ông tổ chức biểu diễn Trường ca Messiah gây quỹ cho Bệnh viện Foundling. Kể từ sự thành công vang dội của buổi trình diễn này, mỗi năm đều có những buổi hòa nhạc Trường ca Messiah cho đến khi Handel qua đời. Để ghi nhận sự đóng góp của Handel, chỉ một ngày sau buổi hòa nhạc, ông được mời làm ủy viên quản trị của bệnh viện. Trước khi từ trần, Handel viết di chúc để một bản sao chép Trường ca Messiah cho bệnh viện. Ngày nay, Viện bảo tàng Foundling ở Luân Đôn có cuộc triển lãm ghi nhận công lao của Handel. Ngoài ra, ông cũng đóng góp cho một tổ chức từ thiện trợ giúp những nhạc sĩ nghèo và gia đình của họ. Tháng 8, 1750, trên chuyến đi từ Đức về Luân Đôn, Handel bị chấn thương nặng trong một tai nạn xe ngựa trên quãng đường giữa The Hague và Haarlem, Hà Lan. Năm 1751, một mắt của ông bị mất thị lực do bệnh đục nhân mắt. Ngày 6 tháng 4, 1759, dù bị mù lòa và sức khỏe suy kiệt, Handel cương quyết đến dự buổi trình diễn Trường ca Messiah, và đây là lần cuối cùng ông đến xem một sáng tác của mình được trình diễn, tám ngày sau ông từ trần tại nhà riêng trên Đường Brook ở tuổi 74. Handel được an táng tại Điện Westminster. Hơn ba ngàn người thương tiếc ông có mặt trong tang lễ được tổ chức trọng thể. Handel chưa hề kết hôn, và giữ kín cuộc sống riêng tư. Ông viết di chúc để để lại phần lớn tài sản cho cháu gái Johanna, tuy nhiên bốn khoản bổ sung phân phối nhiều của cải cho những người họ hàng khác, những người giúp việc, bạn hữu, và các tổ chức từ thiện. Handel sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật gồm ít nhất bảy mươi bức tranh và mười ấn bản, được đấu giá năm 1760 sau khi ông mất. == Tác phẩm == Handel đã sáng tác hơn 42 vở opera, 20 bản oratorio, hơn 120 bản cantata, tam tấu và song tấu, nhiều bản aria, nhạc thính phòng, một số lượng lớn nhạc tôn giáo, ode và serenata, và 16 bản concerto organ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bản oratorio Messiah với phần hợp xướng "Hallelujah" là một trong những sáng tác hợp xướng được yêu thích nhất, đặc biệt trong mùa Giáng sinh. Những sáng tác nổi tiếng khác của ông có Organ concertos Op. 4, cùng với Opus 3 và Opus 6 concerti grossi. Cần phải kể thêm 16 keyboard suite, nhất là The Harmonious Blacksmith. Handel cũng ra sức giới thiệu trong các sáng tác của ông các loại nhạc cụ ít được biết đến như: viola d’amore và violette marina (Orlando), đàn lute (Ode for St Cecilia’s Day), bộ ba kèn trombone (Saul), clarinet hay cornett (Tamerlano), đàn dây theorbo, kèn Pháp (Water Music), lyrichord, double bassoon, viola da gamba, bell chimes, positive organ, và đàn harp (Giulio Cesare, Alexander’s Feast). === Các Tuyển tập === Từ năm 1787 đến 1797, Samuel Arnold sưu khảo cho một bộ tuyển tập 180 cuốn các tác phẩm của Handel – dù vậy, nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Một tuyển tập khác của Hội Handel Anh Quốc (do Sir George Macfarren thành lập), thực hiện từ năm 1843 đến 1858, cũng bị xem là chưa hoàn chỉnh. Từ năm 1978 đến 1986, một học giả người Đức, Bernd Baselt, đã phân loại những sáng tác của Handel trong cuốn Händel-Werke-Verzeichnis. Tác phẩm này có được sự công nhận rộng rãi và được sử dụng như là hệ thống liệt kê hiện đại, trong đó mỗi tác phẩm của Handel được mang một ký hiệu số "HWV", lấy thí dụ "Messiah" được đánh số "HWV 56". == Di sản == Sau khi Handel qua đời, những vở opera tiếng Ý của ông dần bị quên lãng. Dù vẫn tiếp tục được trình diễn, người ta tin rằng những bản oratorio của Handel cần phải được chỉnh sửa; trong thời gian này, Mozart điều khiển buổi trình diễn Trường ca Messiah phiên bản tiếng Đức và những tác phẩm khác của Handel. Xuyên suốt thế kỷ 19 và tiền bán thế kỷ 20, đặc biệt tại những xứ sở nói tiếng Anh, những bản oratorio tiếng Anh đã tạo nên thanh danh cho Handel qua những buổi trình diễn với những ca đoàn khổng lồ quy tụ các ca sĩ nghiệp dư được tổ chức vào những kỳ lễ hội trọng thể. Kể từ lúc dấy lên phong trào phục hưng nhạc cổ điển, phần lớn trong số bốn mươi hai vở opera của Handel được biểu diễn tại những nhà hát opera và những sảnh hòa nhạc. Những nhà soạn nhạc danh tiếng như Haydn, Mozart, và Beethoven đều quan tâm nghiên cứu âm nhạc của Handel. Từ những thập niên qua, công chúng bắt đầu chú ý đến những bản cantata thế tục của Handel cùng những tác phẩm gọi là "oratorio thế tục" hoặc "concert opera". Trong thể loại cantata thế tục nổi bật nhất là Ode for St Cecilia’s Day (1739), và Ode for the Birthday of Queen Anne (1713). Về những bản oratorio thế tục là các sáng tác Acis and Galatea (1719), Hercules (1745), và Semele (1744). Các tác phẩm này có mối quan hệ gần gũi với những bản oratorio thánh, nhất là phần ca từ tiếng Anh. Chúng được đánh giá cao ngang hàng những vở opera tiếng Ý của Handel. Không chỉ nổi tiếng như là một nghệ sĩ biểu diễn các loại nhạc cụ, viết hợp xướng, soạn ca từ, Handel còn được công chúng đón nhận như là một nhà viết nhạc kịch vĩ đại. Samuel Arnold đã biên tập những tác phẩm của Handel (40 cuốn, Luân Đôn, 1787 – 1797), rồi Friderich Chrysander cũng biên tập những sáng tác của Handel cho Hội Handel Đức (105 cuốn, Leipzig, 1858 – 1902). Sau khi nhập quốc tịch Anh, ông được biết đến trong các quốc gia nói tiếng Anh như là "George Frideric Handel". Tên nguyên thủy của ông, Georg Friedrich Händel, được dùng ở Đức và những nơi khác, còn người Pháp gọi ông là "Haendel". === Nhạc sĩ của các nhạc sĩ === Trong giới soạn nhạc, Handel là một tên tuổi được trọng vọng. Khi đến Halle, Bach đã tìm cách gặp Handel nhưng không thành công. Mozart được cho là đã nhận xét, "Handel hiểu biết cách khơi mở cảm xúc tốt hơn hết thảy chúng ta. Một khi chọn đúng thời điểm, tác động của ông mạnh như sấm sét." Đối với Beethoven, Handel là "bậc thầy của tất cả chúng ta… nhà soạn nhạc vĩ đại nhất. Tôi phải ngả mũ cúi chào và cúi quỳ trước phần mộ ông". Beethoven chỉ ra những tính cách đã làm nên một nghệ sĩ vĩ đại, "Hãy đến để học nơi ông cách tạo ra hiệu quả lớn lao bằng những phương tiện đơn giản." Sau khi qua đời, âm nhạc của Handel gợi cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc. Động thái đầu tiên khởi phát từ Symphony No. 6, Op. 116, "The Age of Bach and Handel", mang âm hưởng hai ca khúc của Trường ca Messiah. Năm 1979, Ludwig van Beethoven cho xuất bản 12 Variations in G major on "See the conqu’ring hero comes’ from Judas Maccabaeus by Handel", viết cho cello và piano. Danh cầm guitar Mauro Giuliani viết Variations on a Theme by Handel, Op. 107 cho guitar dựa trên Suite No. 5 in E major, HWV 430 của Handel, cho đàn harpsichord. Năm 1861, sử dụng một chủ đề từ suite harpsichord thứ hai của Handel, Johannes Brahms viết Variations and Fugue on a Theme by Handel, Op. 24, một trong những sáng tác thành công nhất của Brahms (được Richard Wagner ca ngợi). Một số tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp Félix- Alexandre Guimant gợi cảm hứng từ âm nhạc Handel, thí dụ như March on a Theme by Handel đã sử dụng một chủ đề từ Trường ca Messiah. Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ sáo người Pháp Philippe Gaubert viết Petite marche cho sáo và piano dựa trên phần 4 của Trio Sonata, Op. 5, No. 2, HWV 397 của Handel. Nhà soạn nhạc Argentina Luis Gianneo sáng tác Variations on a Theme by Handel cho piano. Năm 1911, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm sinh tại Úc Percy Grainger viết tác phẩm nổi tiếng nhất của ông dựa trên phần cuối của Suite No. 5 in E major của Handel (giống Giuliani). Lúc đầu ông viết một số biến tấu dựa trên chủ đề này mà ông gọi là Variations on Handel’s ‘The Harmonious Blacksmith’. Kế đó ông sử dụng 16 nhịp đầu của những biến tấu ấy để để tạo nên Handel in the Strand, một trong những sáng tác được yêu thích nhất của ông, với một số phiên bản (thí dụ như phiên bản độc tấu piano từ 1930). Concerto for String Quartet and Orchestra in B flat major (1933) của Arnold Schoenberg lập nền trên Concerton Grosso, Op. 6/7 của Handel. === Vinh danh === Cùng với Johann Sebastian Bach và Henry Purcell, Handel được vinh danh theo lịch phụng vụ của Giáo hội Giám nhiệm Hoa Kỳ (Anh giáo) vào lễ kính ngày 28 tháng 7 hàng năm. Theo lịch các thánh của Giáo hội Luther, ngày 28 tháng 7 là ngày tưởng niệm Handel, J.S. Bach cùng với Heinrich Schütz. Handel cũng được tưởng niệm với Bach theo lịch các thánh của Dòng Thánh Lu-ca của Giáo hội Giám lý Hiệp nhất. == Xem thêm == Messiah (Handel) == Chú thích == == Đọc thêm == George Frideric Handel và Trường Ca Messiah G.F. Handel - Trường Ca Hallelujah - Ban Hợp Xướng Sắc Tộc Jarai Abraham, Gerald (1954), Handel: a symposium, Oxford University Press Burrows, Donald (1994), Handel, Oxford University Press, ISBN 0-19-816470-X Burrows, Donald (1997), The Cambridge Companion to Handel, Cambridge University Press, ISBN 0-521-45613-4 Chrissochoidis, Ilias. "Early Reception of Handel's Oratorios, 1732–1784: Narrative – Studies – Documents" (Ph.D. dissertation, Stanford University, 2004), available through UMI. Chrissochoidis, Ilias. "Handel at a Crossroads: His 1737–1738 and 1738–1739 Seasons Re-Examined", Music & Letters 90/4 (November 2009), 599–635. Chrissochoidis, Ilias. "Handel, Hogarth, Goupy: Artistic intersections in Handelian biography", Early Music 37/4 (November 2009), 577–596. Chrissochoidis, Ilias. "'hee-haw... llelujah': Handel among the Vauxhall Asses (1732)", Eighteenth-Century Music 7/2 (September 2010), 221–262. Dean, Winton; Knapp, John Merrill (1987). Handel's Operas, 1704–1726 1. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-816441-6. Dean, Winton (2006). Handel’s Operas, 1726–1741. The Boydell Press. Deutsch, Otto Erich (1955). Handel: A Documentary Biography. Dent, Edward Joseph (2004) [ngày 17 tháng 6 năm 2004]. Handel. R A Kessinger Publishing. ISBN 1-4191-2275-4. Frosch, W.A., The "case" of George Frideric Handel, New England Journal of Medicine, 1989; 321:765–769, ngày 14 tháng 9 năm 1989. content.nejm.org Harris, Ellen T. (general editor) The librettos of Handel's operas: a collection of seventy librettos documenting Handel's operatic career New York: Garland, 1989. ISBN 0-8240-3862-2 Harris, Ellen T. Handel as Orpheus. Voice and Desire in the Chamber Cantatas Harvard University Press, 2001. ISBN 0-674-00617-8 Hogwood, Christopher. Handel. London: Thames and Hudson, 1984. ISBN 0-500-01355-1 Keates, Jonathan. Handel, the man and his music. London: V. Gollancz, 1985. ISBN 0-575-03573-0 Keates, Jonathan (1985). Handel, the man and his music. New York: St Martin's Press. Larsen, J.P. (1972). Handel's Messiah. London: Adams and Charles Black Limited. Leopold, Silke. "Händel die Opern" Bärenreiter 2009, ISBN 978-3-7618-1991-3 Meynell, Hugo. The Art of Handel's Operas The Edwin Mellen Press (1986) ISBN 0-88946-425-1 National Portrait Gallery. Handel. A Celebration of his Life and Times 1685–1759. Young, Percy Marshall (1966). Handel. New York: David White Company. == Liên kết ngoài == The Best of Handel Georg Friedrich Handel Concerti Grossi Op 6 N 1-12 Handel Messiah -"Hallelujah" - YouTube Handel - Messiah - Hallelujah - YouTube Handel: 'Hallelujah' (Chorus From Oratorio 'Messiah') - YouTube "Hallelujah" thuộc Trường ca "Messiah" của George Frideric Handel - YouTube Edward Dent's Handel biography from Project Gutenberg The second volume of Winton Dean for "Handel's Operas" covering the years 1726-1741 Friedrich Chrysander's Handel biography (in German) Handel Houses: The Handel House Museum The Händel-Haus in Halle (Saale) Các công trình liên quan hoặc của George Frideric Handel trên các thư viện của thư mục (WorldCat) === Scores and recordings === www.kreusch-sheet-music.net Free Scores by Handel The Mutopia Project provides free downloading of sheet music and MIDI files for some of Handel's works. Free typeset sheet music of Handel's works from Cantorion.org Handel cylinder recordings, from the Cylinder Preservation and Digitization Project at the University of California, Santa Barbara Library. Kunst der Fuge: George Frideric Handel - MIDI files Water Music, Organ Concertos op. 4, Tamerlano, etc. Creative Commons recordings Lorraine Hunt Lieberson sings Handel arias
lễ hội chùa hương.txt
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương. == Thời gian == Trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. == Địa hình các tuyến == Trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn Hiện tại Ban quản lý đã xây dựng hệ thống cáp treo, từ ga Thiên Trù lên đông Hương Tích. Nhưng vào ngày lễ hội hệ thống này trở thành quá tải, lượng người sắp hàng đông. == Khai hội chùa Hương == Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh. Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho. Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động ” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương..... Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay. Chùa Hương cách trung tâm thủ đô 62 km về phía tây nam,thuộc địa bàn, xã Hương Sơn- huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh - Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12 km thì tới địa phận chùa Hương. - Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khhu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương. Các tuyến tham quan. Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh, hình thành nên 3 tuyến tham quan. Tuyến thứ nhất: Tuyến chính - Tuyến hương Tích Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan - Đền Cửa Võng - Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài Hang Sơn Thuỷ Hữu Tình - Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài - Chùa Long Vân Động Long Vân – Chuà Cây Khế Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi. == Phần lễ chùa Hương == Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Nàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt. == Phần hội chùa Hương == Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội, Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Ðường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập. == Một số vấn đề đi lễ hội == Rác thải: Du khách vào hội vứt rác bừa bãi, trên bờ lẫn dưới sông Yến. Ban quản lý đã có rất nhiều biển, băng rôn cấm xả rác, đặt các thùng rác. Các thùng rác được đặt ít, thùng nhỏ nên lượng rác đưa vào quá tải trước lượng rác khổng lồ. Nhưng chủ yếu các động tác có trách nhiệm của du khách vẫn thờ ơ. Đò chở khách: Các chuyến đò vì lượng người quá đông thường chở người quá quy định, tắc đò diễn ra thường xuyên. Một số tình trạng chủ đò lừa lấy tiền trước, khách ngồi chờ nhưng lại không thấy chủ đò lại. Nhà vệ sinh: Chủ yếu không được quy hoạch, nên các hộ gia đình tự làm phục vụ khách có thu phí. Các dạng này cũ kỹ và bẩn thỉu, nhiều khách ngại vì bẩn nên vẫn tiểu tiện bậy bạ. Người làm đường: Do lượng người vào đi lễ đông, có những người làm tự tiện phát cỏ làm đường tắt dẫn vào các lối. Tự tiện đứng thu tiền do mình tạo ra, mà không có ai ngăn cấm. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Lễ hội Chùa Hương Lễ hội Chùa Hương (năm 1927 và 1955) Giữ một Lễ hội chùa Hương chân-thiện-mỹ Khai hội chùa Hương: Kẹt đò hàng giờ trên suối Yến Chùa Hương kẹt cứng người trong ngày khai hội Lễ hội đang bị lạm dụng để kiếm tiền... Sư thầy phát lộc ở chùa Hương bị phạt
tiếng inuktitut.txt
Tiếng Inuktitut ([inuktiˈtut], chữ tượng thanh âm tiết ᐃᓄᒃᑎᑐᑦ; xuất phát từ inuk người + -titut giống, có phong cách như), còn có tên gọi là Inuktitut Đông Canada hoặc Inuit Đông Canada, là một trong những ngôn ngữ Inuit chính của Canada, được sử dụng tại tất cả các khu vực phía bắc của đường giới hạn cây gỗ, bao gồm các bộ phận của tỉnh Newfoundland và Labrador, Québec, ở một mức độ nào đó ở đông bắc Manitoba cũng như Các Lãnh thổ Tây Bắc và Nunavut. Đây là một trong những ngôn ngữ được viết bằng hệ chữ tượng thanh âm tiết thổ dân Canada. Nó được công nhận là ngôn ngữ chính thức tại Nunavut cùng với tiếng Inuinnaqtun, và cả hai ngôn ngữ được gọi chung là Inuktut. Nó cũng được công nhận về mặt pháp lý tại Nunavik-một phần của Québec-một phần nhờ vào Hiệp định James Bay và Bắc Québec, và được ghi nhận trong Hiến chương ngôn ngữ Pháp là ngôn ngữ chính thức giảng dạy cho các học khu Inuit ở đó. Nó cũng được công nhận tại Nunatsiavut-khu vực người Inuit ở Labrador-sau việc phê chuẩn thỏa thuận với chính phủ Canada và tỉnh Newfoundland và Labrador. Cuộc điều tra dân số Canada năm 2006 báo cáo rằng có khoảng 35.000 người nói tiếng Inuktitut tại Canada, trong đó có khoảng 200 người sinh sống thường xuyên ở bên ngoài vùng đất của người Inuit. Thuật ngữ Inuktitut thường được sử dụng rộng rãi hơn để bao gồm Inuvialuktun và gần như tất cả các phương ngữ Inuit của Canada. Để biết thêm thông tin về các mối quan hệ giữa Inuktitut và các ngôn ngữ Inuit nói ở Greenland và Alaska, xem nhóm ngôn ngữ Inuit. == Chú thích ==
natri xyanua.txt
Xyanua natri, còn gọi là Natri xyanua, công thức hóa học: NaCN, là một hợp chất hóa học cực độc. Sự chăm sóc y tế ngay lập tức là cần thiết trong trường hợp ngộ độc xyanua, do nó rất nhanh chóng dẫn tới tử vong. Giống như hợp chất tương tự là xyanua kali, NaCN có mùi tương tự như mùi quả hạnh, nhưng không phải ai cũng có thể ngửi thấy do đặc điểm di truyền. == Sử dụng == Xyanua natri được sử dụng để chiết vàng và các kim loại quý khác từ quặng, và các hoạt động khai thác kim loại quý tiêu thụ phần lớn sản lượng xyanua natri được sản xuất ra. Xyanua natri cũng được sử dụng bất hợp pháp ở một vài nơi để đánh bắt cá. Các rủi ro với các dung dịch xyanua là cực kỳ nguy hiểm cho các hệ thủy sinh thái. Nó cũng được các nhà côn trùng học dùng làm tác nhân giết côn trùng trong các bình thu thập chúng, do phần lớn côn trùng bị chết chỉ trong vài giây, làm giảm thiểu các tổn thất của thậm chí là các loại mỏng mảnh nhất. == Độc tính == Các muối xyanua thuộc về số các chất độc có phản ứng nhanh nhất. Các xyanua là chất ức chế tiềm tàng đối với sự hô hấp, có tác dụng lên enzim cytochrome c oxidaza của ti thể và vì thế nó ngăn chặn sự vận chuyển điện tử. Kết quả là giảm sự trao đổi chất ôxi hóa và sự sử dụng ôxy. Sự nhiễm axít lactic sau đó diễn ra như là hậu quả của sự trao đổi chất kị khí. Vào lúc ban đầu, sự ngộ độc cấp tính các xyanua tạo ra nước da đỏ hay hồng ở nạn nhân do các mô không thể sử dụng ôxy trong máu. Các hiệu ứng của xyanua natri là tương tự như ở xyanua kali. Khi ăn nhầm khoảng 100–200 mg xyanua natri thì nạn nhân sẽ mất ý thức trong vòng 1 phút, đôi khi chỉ trong vòng 10 giây, phụ thuộc vào cường độ miễn dịch của cơ thể và khối lượng thức ăn có trong dạ dày. Sau khoảng 45 phút thì cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê hoặc ngủ sâu và nạn nhân có thể tử vong trong vòng 2 giờ nếu không được điều trị kịp thời. Trong giai đoạn này, có thể xảy ra co giật. Tử vong xảy ra chủ yếu là do trụy tim. == Xem thêm == Mỏ vàng Summitville Xyanua == Tham khảo == Institut national de recherche et de sécurité (1997). Cyanure de sodium. Cyanure de potassium. == Liên kết ngoài == Thẻ an toàn ICS số 1118 Xyanua hiđrô và các xyanua (CICAD 61) NPI – Bảng dữ liệu của các hợp chất xyanua Hướng dẫn bỏ túi của NIOSH về các nguy hiểm hóa chất Số EINECS 205-599-4 Tại PubChem số 8929 CSST (Canada) Các nguy hiểm xyanua natri đối với cá và các động vật hoang dã khác từ vàng
1 tháng 6.txt
Ngày 1 tháng 6 là ngày thứ 152 (153 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 213 ngày trong năm. == Sự kiện == 193 – Hoàng đế La Mã Didius Julianus bị sát hại trong cung điện. 352 - Sau khi chiến bại và bị quân Tiền Yên bắt giữ, Nhiễm Mẫn bị hành quyết, nước Ngụy diệt vong. 907 – Chu Toàn Trung lên ngôi hoàng đế Hậu Lương, mở ra thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. 1802 – Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế nhà Nguyễn tại Phú Xuân với niên hiệu Gia Long, đánh dấu thời kỳ Việt Nam thống nhất sau nhiều thế kỷ nội chiến. 1939 – Nguyên mẫu loại máy bay tiêm kích Focke-Wulf Fw 190 của Không quân Đức có chuyến bay đầu tiên. 1946 – Cao ủy Đông Dương d'Argenlieu ra thông cáo thành lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ tại Sài Gòn. 1967 – Phát hành album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của ban nhạc Anh The Beatles. 2003 – Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Trường Giang tại Trung Quốc bắt đầu tích nước. 2009 – Chuyến bay 447 của Air France rơi xuống Đại Tây Dương ngoài khơi Brasil, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. == Sinh == 1923 - Eugène Vaulot, quân nhân người Pháp của Đức Quốc xã (m. 1945) 1907 - Phạm Văn Mùi, nhiếp ảnh gia (m. 1992) 1982 - Justine Henin, tay vợt nữ người Bỉ 1926 - Marilyn Monroe, huyền thoại điện ảnh Mỹ 1971 - Mario Cimarro, diễn viên nổi tiếng người Cuba 1986 - Dayana Mendoza, hoa hậu Hoàn vũ 2008 1988 - Javier Hernández Balcázar, Chicharito, Cầu thủ bóng đá người Mexico == Mất == 1968 - Tác giả mù Helen Keller mất tại nhà riêng (s. 1880) 1983 - Nhà tiểu thuyết Anna Seghers (s. 1900) 1983 - Hoàng tử Charles của Bỉ (s. 1903) 1985 - Richard Greene, diễn viên Anh (s. 1918) == Ngày lễ và ngày kỷ niệm == Ngày Quốc tế Thiếu nhi == Tham khảo ==
1905.txt
1905 (số La Mã: MCMV) là một năm thường bắt đầu vào Chủ nhật trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1905 == Sự kiện == 22 tháng 1 (9 tháng 1 theo lịch Nga) - Vụ thảm sát Ngày Chủ nhật đẫm máu những người biểu tình Nga tại Cung điện Mùa đông ở Sankt-Peterburg, một trong những nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Nga năm 1905. 14 tháng 3, Câu lạc bộ bóng đá Chelsea thành lập. Tháng 4, Albert Einstein nghiên cứu thuyết tương đối đặc biệt cũng như thuyết chuyển động Brown. 16 tháng 10, Cách mạng Nga năm 1905: quân đội Nga nổ súng trong một cuộc diễu hành trên đường phố Estonia, giết chết 94 người và làm bị thương hơn 200 người. == Sinh == 9 tháng 1 - Phan Khắc Sửu, Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1964–1965 (m. 1970) 21 tháng 1 - Christian Dior, nhà tạo mẫu người Pháp (m. 1957) 25 tháng 7 - Nguyễn Tường Tam, nhà văn, nhà báo, chính trị gia Việt Nam (m. 1963) 1 tháng 8 - Nguyễn Khánh Toàn, Giáo sư Viện sĩ về giáo dục Việt Nam (m. 1993) 5 tháng 8 - Artem Ivanovich Mikoyan, nhà thiết kế máy bay của Liên Xô (m. 1970) 24 tháng 5 - Mikhail Aleksandrovich Sholokhov - nhà văn Nga (m. 1984) === Không rõ ngày === Hoàng Văn Hoan, chính trị gia của Việt Nam (m. 1994) Nguyễn Văn Huyên, giáo sư tiến sĩ Việt Nam (m. 1975) == Mất == 24 tháng 3 - Jules Verne, nhà văn Pháp (s. 1828) không rõ ngày Chu Mạnh Trinh, quan Việt Nam (s. 1862) George Williams, nhà sáng lập Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc (s. 1821) == Giải Nobel == Vật lý - Philipp Lenard Hóa học - Adolf von Baeyer Y học - Robert Koch Văn học - Henryk Sienkiewicz Hòa bình - Nữ Nam tước Bertha von Suttner == Xem thêm == == Tham khảo ==
twitter.txt
Twitter là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống. Twitter Inc. được đặt ở San Francisco và có hơn 35 công ty khắp thế giới. Giới hạn về độ dài của tin nhắn, 140 ký tự, có tính tương thích với tin SMS (Short Message Service), mang đến cho cộng đồng mạng một hình thức tốc ký đáng chú ý, đã được sử dụng rộng rãi đối với SMS. Giới hạn về ký tự cũng giúp thúc đẩy các dịch vụ thu gọn địa chỉ website như tinyurl, bit.ly và tr.im, hoặc các dịch vụ nội dung tên miền như là Twitpic và NotePub nhằm thu thập các thông tin đa phương tiện và những đoạn dài hơn 140 ký tự. == Kiểm duyệt == Từ tháng 1 năm 2012, Twitter cho biết là sẽ áp dụng kỹ thuật mới để kiểm duyệt các tin nhắn dựa trên cơ sở từng nước một nhằm tuân thủ những luật lệ khác nhau trên thế giới và bất kỳ nội dung nào mà Twitter xóa bỏ đều được xóa trên khắp thế giới.. Điều này đi ngược lại với tuyên bố của Twitter cách đó 1 năm là Twitter hứa hẹn sẽ không kiểm duyệt những tin nhắn trong lúc các tin này góp phần thúc đẩy những phong trào Mùa xuân Ả Rập chống chính phủ tại một số quốc gia vùng Trung Đông . == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức
đài phát thanh - truyền hình hà nội.txt
Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chi trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đài được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954, sau ngày Hà Nội được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, khi đó chỉ có chức năng Phát thanh. Hiện nay, Truyền hình Hà Nội có 6 bản tin thời sự về thành phố và 4 bản tin thế giới trong ngày. Ngoài hai lĩnh vực chính là Truyền thanh và Truyền hình, đài còn thành lập Báo điện tử Hà Nội vào ngày 14 tháng 10 năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 48 năm thành lập Đài. Từ tháng 4 năm 2002, mạng Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) đã chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 5 năm 2013, truyền hình cáp Hà Nội có 72 kênh chương trình Analog, 60 kênh chương trình SD và 22 kênh chương trình chuẩn HD. Tính đến năm 2012, Truyền hình cáp Hà Nội đã có trên 150.000 thuê bao. So với thời gian trước, hiện nay chất lượng dịch vụ của Truyền hình cáp Hà Nội đã được cải thiện rất nhiều cả về chất lượng tín hiệu đến dịch vụ (Tổng đài chăm sóc khách hàng 19001222 hoạt động 24/24 giờ). Ngoài ra Đài có hợp tác cùng HCATV mua bản quyền Ngoại hạng Anh (Trừ trận Super Sunday vào ngày Chủ nhật) nhằm đáp ứng phần nào niềm hâm mộ thể thao của khán giả. Hy vọng thời gian tới đài sẽ có sự thay đổi hợp lý như Hanoi TV1 có thể quy hoạch là kênh thời sự chính trị đa chiều còn Hanoi TV2 là kênh giải trí hấp dẫn của thủ đô. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 năm 2008. Theo nghị quyết, trước khi giải tán, chuyển Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây về Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. "Hợp nhất Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (cũ) và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tây thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (mới)". Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội phát sóng kênh Hanoi TV1 và Hanoi TV2. Tạp chí Truyền hình Hà Nội chính thức phát hành từ năm 2006 với các chuyên đề, chuyên mục của tạp chí tập trung giới thiệu về ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Ngày 10 tháng 11 năm 2013, Đài đưa vào sử dụng Trung tâm kĩ thuật Truyền dẫn - phát sóng tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm với cột ăng ten cao 250 m, phủ sóng toàn vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 21/6/2016, Đài đã phát sóng kênh Hanoi TV1 theo chuẩn HD. Ngày 15/06/2016, Đài chính thức ngừng phát sóng kênh Hanoi TV2 trên hệ thống tương tự mặt đất. Sau đó, ngày 15/08/2016 ngừng phát kênh Hanoi TV1 trên hệ thống tương tự mặt đất để chuyển sang phát sóng kĩ thuật số công nghệ DVB-T2 theo lộ trình số hóa của chính phủ. Ngày 2/9/2016, Đài đã phát sóng kênh Hanoi TV2 theo chuẩn HD. Ngày 14/10/2016, nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày thành lập Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài đã tăng thời lượng phát sóng kênh Hanoi TV1 HD lên 24/24 giờ. Từ ngày 01/01/2017, Đài sẽ tăng thời lượng phát sóng kênh Hanoi TV2 HD lên 24/24 giờ. Sắp tới, các kênh phát thanh của Đài sẽ tăng thời lượng phát sóng lên 24/24 giờ. == Các kênh phát thanh và truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội == === Các kênh phát thanh === Hiện tại, đài có 3 kênh phát thanh: Chương trình phát thanh tổng hợp dành cho khu vực Thành phố Hà Nội (tên gọi: Hà Nội FM), phát trên sóng FM tần số 90 MHz. Sắp tới, kênh sẽ phát sóng 24/24 giờ. Chương trình phát thanh tổng hợp dành cho khu vực ngoại thành, phát trên sóng FM tần số 96 MHz. Sắp tới, kênh sẽ phát sóng 24/24 giờ. Chương trình phát thanh chuyên biệt về sức khỏe JoyFM, phát trên sóng FM tần số 98.9 MHz. Sắp tới, kênh sẽ phát sóng 24/24 giờ. === Các kênh truyền hình === Hiện tại, đài có 2 kênh truyền hình: Hanoi TV1: Kênh truyền hình tin tức và đời sống xã hội, phát sóng từ ngày 1 tháng 1 năm 1979. Hiện mỗi ngày phát sóng 24/24 giờ. Hanoi TV2: Kênh truyền hình kinh tế và giải trí, phát sóng từ năm 1985. Hiện mỗi ngày phát sóng 24/24 giờ từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. == Các chương trình trên sóng Truyền hình Hà Nội == === Tin tức,chính trị phục vụ người dân Hà Nội === Hà Nội buổi sáng (6h) Hà Nội 18h (18h hằng ngày) Thời sự (11h30, 15h00, 18h30, 23h00) Bản tin kinh tế Hà Nội hôm nay (5h55) Bản tin tiếng nước ngoài (23h15 - 23h45) === Các chương trình chuyên đề, xã hội === Hà Nội đẹp và chưa đẹp Hà Nội của chúng ta Giao thông đô thị Thư và trả lời bạn xem truyền hình Hà Nội với cả nước - Cả nước với Hà Nội Tri thức con người xưa và nay Câu chuyện văn nghệ Khoa học và đời sống Vấn đề đô thị Giáo dục và đào tạo Các vấn đề đô thị Đảng trong cuộc sống Xây dựng nông thôn mới Vấn đề và dư luận Thanh niên thủ đô Hà Nội vì trẻ em Trên đường Hội nhập Vấn đề kinh tế === Các chương trình tổng hợp === Xóm hóm Ca nhạc quốc tế Vào bếp cuối tuần Tâm điểm Đẹp và phong cách Người Tràng An - Người Hà Nội Bình luận thể thao Tạp chí thể thao === Các gameshow giải trí === Đuổi hình bắt chữ - Catch Phrase (3/2004 - nay) 19h50 thứ 7 Ca sĩ bí ẩn (7/4/2017 - nay) 21h thứ 6 Dạ khúc tình yêu (1/4/2017 - nay) 21h thứ 7 Người bí ẩn - Odd One In (2014 - nay) 21h Chủ nhật Đàn ông Phải thế - My Man Can (2015 - nay) Biến Hóa hoàn hảo - My Name Is (2016 - nay) Kỳ phùng địch thủ - Lip Sync Battle (2016 - nay) Thử thách cùng bước nhảy - So You Think You Can Dance (2012 - nay) Bí mật đêm chủ nhật - Whose Line is it Anyway? (28/6/2015 - nay) Hội ngộ danh hài (2013 - nay) Kỳ tài thách đấu - Wow Wow Wow (2016 - nay) == Các chương trình đã phát sóng == Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol (2007 - 2009), cùng phát với HTV9 và HTV7 Những ẩn số vàng - Deal or no deal (10/9/2006 - 2008) Hộp đen - Box (30.7.2008 - 2009) Chuyện phiếm tối thứ 3 (2008 - 2009) Cơ hội chiến thắng (2005 - 2007) Lựa chọn thông minh (2007 - 2008) Vitamin C (2010 - 2011) Chơi chữ (2009 - 2011) Vui cùng Hugo (2007 - 2008) Rồng bay - Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội (6/2009 - 10/10/2010) Vượt qua thử thách (19/5/2004 - 2009) Vì lợi ích người tiêu dùng (200x) Vòng quanh thế giới (199x - 200x) So tài cùng Seagames (2003) Dạo quanh phố phường, Dạo quanh thị trường Nhà nước với công dân (199x - 200x?) Đoàn kết là sức mạnh Thuốc cho cuộc sống Thông tin đời sống Một không gian văn hóa Tiếng nói từ cơ sở Ngoại thành đổi mới Màn ảnh Thủ đô giới thiệu (199x - 200x) Hà Nội ngày mai (2005 - 2008) Khỏe & Khéo (2000 - 2002) Ai trúng số độc đắc (2013 - 2015) Đấu giá cuối tuần (2008?) Bản tin Chứng khoán và đầu tư Thời trang và Phong cách 25 giờ khuyến mại Bản tin Thế giới (199x - 2014) Ngày này năm xưa Lắng nghe cơ thể bạn (2008 - 2015) Mã số bí mật (11/4/2008 - 2009) Bạn có khỏe không? (2013 - 2014) Hà Nội một tình yêu (2014) Ẩm thực độc đáo (2011 - 2014) Bé yêu học ăn (2012 - 2015) Kết nối Việt Nam Sáng tạo, Xã hội và Phát triển Nhìn ra thủ đô và Đô thị các nước Nối nhịp giao thông Phim truyện Dành cho người hâm mộ (199x - 2015) Thông tin tiêu dùng Mua sắm thú vị Con đường doanh nhân Phụ nữ thời đại Vì cuộc sống tốt đẹp Bản tin Giao thông đô thị Học viện IQ (2009) Kinh tế ngoại thành Nhịp điệu ngày mới Doanh nhân thời hội nhập Tạp chí Đẹp Thương hiệu mạnh Thế giới phương tiện Người tiêu dùng thông thái Minh bạch thị trường Bất động sản Chuyện phiếm (2010 - 2011) Bản tin Kinh tế cuối tuần Shopping Block == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức
nỗi buồn chiến tranh.txt
Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu == Xuất bản ở nước ngoài == Cuốn sách tính đến năm 2011 đã được dịch và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Bản tiếng Anh được dịch bởi Frank Palmos, Võ Thị Băng Thanh, Phan Thanh Hảo. Ngày 26 tháng 2 năm 2012, bản dịch tiếng Farsi (Ba Tư) của cuốn sách được giới thiệu ở Iran. Lần này "nỗi buồn chiến tranh" được in với 2.000 bản, giá bán lẻ 52.000 rial (khoảng 70.000 đồng). == Chú thích ==
arkansas.txt
Arkansas (phát âm trong tiếng Anh bằng chữ IPA: /ˈɑ(r)k(ə)nˌsɑː/ hay /ˈɑ(r)k(ə)nˌsɔ/; thường được phát âm trong tiếng Việt như A-can-xò) là tiểu bang Hoa Kỳ thuộc về miền nam Hoa Kỳ. Ðây là nơi sinh của Tổng thống Bill Clinton (tại Hope). == Địa lý == Thủ phủ Arkansas là Little Rock. Arkansas là tiểu bang duy nhất của Hoa Kỳ mà có kim cương tự nhiên (gần Murfreesboro). Do đó, đồng quarter Mỹ đặc biệt của Arkansas có một chiếc kim cương trên mặt trái (có chung quanh thân gạo và một con vịt trời bay trên hồ). Biên giới phía đông của Arkansas là sông Mississippi, trừ ở hai quận Clay và Greene, ở đấy sông Saint Francis là biên giới phía tây của "Gót giày ống Missouri". Arkansas bên cạnh Louisiana về phía nam, Missouri về phía bắc, Tennessee và Mississippi về phía đông, và Texas và Oklahoma về phía tây. Arkansas là miền đẹp có nhiều núi và thung lũng, rừng rậm, và đồng bằng tốt. Miền Tây Bắc Arkansas là một phần của Cao nguyên Ozark, bao gồm dãy núi Boston; vào miền nam có dãy núi Ouachita. Những vùng này được chia theo sông Arkansas; những vùng đông và nam của Arkansas được gọi Vùng đất thấp. Cái gọi là "Vùng đất thấp" được gọi nhiều hơn là Châu thổ và Đại Đồng cỏ. Những đất theo sông Mississippi được gọi là "Châu thổ" của Arkansas, bắt nguồn từ những đất bồi tốt do sông Mississippi làm lụt. Đại Đồng cỏ xa sông Mississippi tí ở phần đông nam của tiểu bang và phần nhiều là đất nhấp nhô ở phần đó. Cả hai là khu vực nông nghiệp tốt và trồng phần lớn nông nghiệp của tiểu bang này. Arkansas có nhiều hang, ví dụ như Hang Blanchard Springs (tiếng Anh: Blanchard Springs Caverns). Arkansas có nhiều khu vực được Dịch vụ Vườn Quốc gia bảo vệ. Các vùng này bao gồm: Đài kỷ niệm Quốc gia Trạm Arkansas (Arkansas Post National Memorial) tại Gillett Sông Quốc gia Buffalo Khu lưu niệm Quốc gia Fort Smith Công viên Quốc gia Hot Springs Khu lưu niệm Quốc gia Trường trung học Trung ương Little Rock Công viên Quân sự Quốc gia Pea Ridge Đường lịch sử Quốc gia Đường Nước mắt cũng chạy qua Arkansas. === Các thành phố quan trọng === Dân số đến năm 2000 == Lịch sử == Các nhà thám hiểm Pháp đầu tiên đặt tên này cho tiểu bang, chắc là cách đánh vần ngữ âm của tiếng Pháp của người "về phía cửa sông", chỉ đến người Quapaw và sông mà họ ở bên cạnh. Các dân tộc thổ dân kia ngày xưa ở Arkansas ngày nay là người Caddo, Cherokee, và Osage. Ngày 15 tháng 6 năm 1836, Arkansas được trở thành tiểu bang thứ 25 của Hoa Kỳ như một tiểu bang chiếm hữu nô lệ. Arkansas từ chối gia nhập các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ đến sau khi Abraham Lincoln huy động quân đội tấn công Nam Carolina. Nó rút ra khỏi Liên bang ngày 6 tháng 5 năm 1861. Nhiều trận đánh nhỏ xảy ra ở tiểu bang này trong Nội chiến Mỹ. Theo Đạo luật Tái xây dựng Quận sự, Quốc hội nhận lại Arkansas vào Liên bang vào tháng 6 năm 1868. Vào năm 1881, cơ quan lập pháp tiểu bang Arkansas ban hành một dự luật nhận "arkansaw" (cách phát âm tiếng Anh của "a-can-xò") là cách phát âm chính thức của tên tiểu bang – lưu ý là âm tiết cuối không được phát âm như "sas" hay "xat". == Nhân khẩu == Vào năm 2005, Arkansas có số dân ước lượng là 2.779.154 người, đó 29.154 người hay 1,1% hơn năm trước và là 105.756 người hay 4,0% hơn năm 2000. Con số này bao gồm 52.214 người hơn kỳ thống kê dân số trước vì lý do tự nhiên (tức là 198.800 người sinh trừ 146.586 người mất) và thực số 57.611 người hơn do di trú. Sự di trú từ bên ngoài Hoa Kỳ làm số dân tăng lên 21.947 người, và di trú ở trong nước làm dân số tăng lên 35.664 người. Có ước lượng là vào khoảng 48,8% của dân cư là nam và 51,2% là nữ. Theo chủng tộc, Arkansas có: 78,6% là người da trắng 15,7% là người da đen hay Mỹ gốc Phi 3,2% là người Hispanic 0,8% là người Á Châu 0,7% là người Mỹ da đỏ 1,3% là người lai Năm gốc dòng họ phổ biến nhất trong tiểu bang là người Mỹ (15,9%), người Mỹ đen (15,7%), người Mỹ gốc Ireland (9,5%), người Mỹ gốc Đức (9,3%), và người Mỹ gốc Anh (7,9%). Những người có gốc Mỹ có số lượng cao ở miền tây bắc Ozark và miền trung của tiểu bang. Những người da đen sống phần nhiều ở những vùng đất tốt ở phần đông và nam của tiểu bang, nhất là gần sông Mississippi. Những người Arkansas có gốc Anh và Đức phần nhiều ở vùng tây bắc Ozarks gần biên giới Missouri. Vào năm 2000, 95,0% của dân cư Arkansas 5 tuổi trở lên nói tiếng Anh ở nhà và 3,3% nói tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ ba có 0,3% người, sau đó là tiếng Đức có 0,3% người và tiếng Việt có 0,1% người. Arkansas có nhiều người Mỹ gốc Việt do nhiều người đến trại tị nạn ở Fort Chaffee tại thành phố Fort Smith sau Chiến tranh Việt Nam. [1] == Tham khảo == Blair, Diane D. Arkansas Politics & Government: Do the People Rule? (1998) Deblack, Thomas A. With Fire and Sword: Arkansas, 1861–1874 (2003) Donovan, Timothy P. và Willard B. Gatewood Jr., thu nhặt. The Governors of Arkansas (1981) Dougan, Michael B. Confederate Arkansas (1982) Duvall, Leland, thu nhặt. Arkansas: Colony and State (1973) Fletcher, John Gould. Arkansas (1947) Hanson, Gerald T. và Carl H. Moneyhon. Historical Atlas of Arkansas (1992) Key, V. O. Southern Politics (1949) Moore, Waddy W., thu nhặt. Arkansas in the Gilded Age, 1874–1900 (1976). Peirce, Neal R. The Deep South States of America: People, Politics, and Power in the Seven Deep South States (1974) Thompson, George H. Arkansas and Reconstruction (1976) Whayne, Jeannie M. và các người khác. Arkansas: A Narrative History (2002) Whayne, Jeannie M. Arkansas Biography: A Collection of Notable Lives (2000) White, Lonnie J. Politics on the Southwestern Frontier: Arkansas Territory, 1819–1836 (1964) Williams, C. Fred., thu nhặt. A Documentary History Of Arkansas (2005) WPA. Arkansas: A Guide to the State (1941) == Liên kết ngoài == Arkansas.gov – trang chủ của chính phủ tiểu bang Hồ sơ của các quận Arkansas Bộ luật Tiểu bang Arkansas
truyền hình độ nét chuẩn.txt
Truyền hình độ nét chuẩn (SDTV - Standard-definition television) là loại kỹ thuật phát truyền hình với độ phân giải không phải là truyền hình độ nét cao (HDTV 720p, 1080i, và 1080p) hay truyền hình tăng cường nét (EDTV 480p). Các dạng tín hiệu SDTV phổ biến là 576i, với các nét phân giải 567 hỗn hợp, có nguồn gốc từ các hệ thống PAL và SECAM ở châu Âu; và 480i dựa theo Ủy ban Hệ thống Truyền hình Quốc gia Hoa Kỳ NTSC. Ở Hoa Kỳ, SDTV kỹ thuật số phát sóng với tỉ lệ 4:3 giống như các tín hiệu NTSC với màn hình rộng mà phần trung tâm bị cắt. Tuy nhiên, các nơi khác trên thế giới dùng hệ thống màu PAL hay SECAM, truyền hình độ nét chuẩn hiện nay dùng với tỉ lệ 16:9 với sự chuyển giao công nghệ vào giữa những năm thập niên 1990 và 2000. == Tỉ lệ điểm ảnh == == Xem thêm == Truyền hình độ nét cao == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Programmer's Guide to Video Systems
jakarta.txt
Jakarta (phiên âm tiếng Việt: Gia-các-ta) tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta (tiếng Indonesia: Propinsi Daerah Khusus Ibukota Jakarta, viết tắt là Propinsi DKI Jakarta hoặc DKI Jakarta) là thủ đô của Indonesia. Nó là một tỉnh của Indonesia. Trước đây được biết đến như là Sunda Kelapa, Jayakarta và Batavia. Jakarta tọa lạc trên bờ tây bắc của Đảo Java, có diện tích 661,52 km² và dân số 8.792.000 người năm 2004. Jakarta đã phát triển hơn 490 năm và hiện là vùng đô thị có mật độ dân cư xếp thứ 9 thế giới với 44.283 người/dặm vuông. Vùng đô thị Jakarta được gọi là Jabotabek và có 23 triệu người và nó bao gồm Vùng Đại đô thị Jakarta-Bandung. Jakarta có Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta. Từ năm 2004, dưới trào Sutiyoso đã phát triển hệ thống giao thông vận tải mới. Đến năm 2007, Jakarta sẽ có xe điện trên cao Monorail. Jakarta có Sở giao dịch chứng khoán Jakarta. == Lịch sử == Các bản ghi chép về vùng đất mà ngày nay là Jakarta là một cảng có nguồn gốc có thể truy nguyên là một khu định cư của người Ấn giáo thế kỷ 4. Đến thế kỷ 14, đây đã là một cảng lớn của vương quốc Ấn giáo Sunda. Đội tàu châu Âu đầu tiên đã đến đây năm 1513 gồm 4 con tàu Bồ Đào Nha từ Malacca. Malacca bị Alfonso d'Albuquerque xâm lược năm 1511 khi người Bồ Đào Nha tìm kiếm gia vị và đặc biệt là hồ tiêu. Mối quan hệ giữa vương quốc Sunda và người Bồ Đào Nha được tăng cường khi một người Bồ Đào Nha khác tên là Enrique Leme viếng thăm Sunda với ý định tặng quà. Ông ta đã được đón tiếp nồng nhiệt năm 1522, và nhờ đó, người Bồ Đào Nha đã nhận được quyền xây kho và mở rộng pháo đài ở Kalapa (tên của vị trí). Đây được những cư dân Sunda xem như sự củng cố địa vị của họ chống lại các đội quân Hồi Giáo đang có thế lực tăng lên của Sultanate (vương quốc Hồi Giáo) Demak ở Trung Java. Năm 1527, những đội quân Hồi Giáo đến từ Cirebon và Demak dưới sự lãnh đạo của Fatahillah đã tấn công Vương quốc Sunda. Nhà vua đã mong đợi người Bồ Đào Nha đến và giúp giữ quân đội của Fatahillah, do một hiệp ước đã được ký kết giữa Sunda và người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, quân đội Fatahillah đã thành công và đã chiếm thành ngày 22 tháng 6 năm 1557 và Fatahillah đã quyết định đổi tến "Sunda Kelapa" thành "Jayakarta" ("Chiến thắng huy hoàng"). Người theo Sultan Banten (vị trí của Jayakarta), Hoàng tử Jayawikarta, cũng góp phần chính trong lịch sử của Jakarta. Năm 1596, nhiều tàu Hà Lan đã đến Jayakarta với ý định buôn bán gia vị, gần giống như người Bồ Đào Nha vậy. Năm 1602, chuyến đi đầu tiên của Công ty Đông Ấn Anh, dưới quyền chỉ huy của Sir James Lancaster, đã đến Aceh và giương buồm đi Bantam nơi ông ta đã được phép xây đồn trạm và đã trở thành trung tâm mậu dịch của Anh ở Indonesia cho đến năm 1682. Trong trường hợp này, Hoàng tử đã xem việc người Hà Lan đến đây một cách nghiêm trọng do người người Hà Lan trước đó đã xây nhiều tòa nhà quân sự. Hoàng tử Jayawikarta rõ ràng trước đó cũng đã có mối liên hệ với người Anh và đã cho phép họ xây nhiều ngôi nhà trực tiếp ngang qua các tòa nhà của người Hà Lan năm 1615. Khi các mối quan hệ giữa Hoàng tử Jayawikarta và người Hà Lan sau đó xấu đi, những người lính của ông đã tấn công pháo đài của Hà Lan với hai tòa nhà chính, Nassau và Mauritus. Nhưng thậm chí với sự trợ giúp của 15 tàu từ Anh, quân đội của Hoàng tử Jayakarta cũng không thể đánh bại người Hà Lan vì Jan Pieterszoon Coen (J.P. Coen) đã đến Jayakarta vừa kịp lúc, đẩy lui tàu Anh và đốt cháy các đồn trạm buôn của người Anh. Mọi việc đã thay đổi đối với Hoàng tử khi Sultan (vương quốc Hồi Giáo) Banten phái lính và triệu mời Hoàng tử Jayawikarta đến để thiết lập mối quan hệ gần gũi với người Anh mà không có sự chấp thuận của chính quyền Banten. Quan hệ giữa cả Hoàng tử Jayawikarta và người Anh với chính quyền Banten trở nên xấu hơn và dẫn đến quyết định của Hoàng tử dời đến Tanara, một nơi nhỏ ở Banten, cho đến khi ông qua đời. Điều này giúp người Hà Lan trong những nỗ lực của họ thiết lập quan hệ gần gũi với Banten. Người Hà Lan đến lúc này đã đổi tên thành "Batavia", và duy trì tên này cho đến 1942. == Hành chính == Về mặt chính thức, Jakarta không phải là một thành phố mà là một tỉnh với tư cách đặc biệt là thủ đô của Indonesia. Jakarta gồm năm thành phố (kotamadya) và một huyện. Jakarta được quản lý như nhiều tỉnh khác của Indonesia. Đứng đầu bộ máy hành pháp Jakarta là tỉnh trưởng. Còn mỗi thành phố của nó được đứng đầu bởi một thị trưởng. Đứng đầu mỗi huyện là một huyện trưởng. Các thành phố của Jakarta: Trung Jakarta (Jakarta Pusat) Đông Jakarta (Jakarta Timur) Bắc Jakarta (Jakarta Utara) Nam Jakarta (Jakarta Selatan) Tây Jakarta (Jakarta Barat) Huyện duy nhất của Jakarta là: Ngàn đảo (Kepulauan Seribu), trước đây là một phó huyện của Bắc Jakarta. == Địa lý và khí hậu == === Địa lý === Jakarta nằm trên bờ biển tây bắc của Java, tại cửa sông Ciliwung đổ ra vịnh Jakarta Bay, nối với biển Java. Chính thức thì khu vực quận đặc biệt Jakarta có diện tích đất liền là 662 km2 (256 sq mi) và 6,977 km2 (3 sq mi) diện tích mặt nước. Nghìn đảo là một đơn vị hành chính của Jakarta, nằm trong vịnh Jakarta ở phía bắc của thành phố. Jakarta nằm ở phần thấp và bằng phẳng của lưu vực với độ cao trung bình 7 mét (23 ft) trên mực nước biển trung bình; 40% của Jakarta, đặc biệt là phía bắc thấp hơn mực nước biển, trong khi phần phía nam chủ yếu là đồi. Các sông đổ ra từ cao nguyên Puncak ở phía nam của thành phố, chảy qua thành phố về phía bắc đổ ra biển Java; sông Ciliwung chia thành ph61 thành phía tây và đông. Các sông khác gồm Pesanggrahan, và Sunter. Tất cả các sông này kết hợp với mùa mưa ẩm ướt và hệ thống thoát nước không đủ làm cho Jakarta phản đối mặt với lũ. Hơn nữa, Jakarta đang chìm với tốc độ 5–10 cm mỗi năm, thậm chí lên đến 20 cm ở các khu vực bờ biển phía bắc. Để giải quyết vấn đề này, Hà Lan sẽ chi 4 tỉ USD cho nghiên cứu khả thi để xây dựng một đê xung quanh vịnh Jakarta. === Khí hậu === Jakarta có khí hậu ẩm nóng trên ranh giới giữa gió mùa nhiệt đo81i (Am) và khí hậu savanna (Aw) theo phân loại của Köppen. Do nằm tương đối gần xích đạo, thành phố có các mùa khô và ẩm rõ rệt. Mùa ẩm ở Jakarta từ tháng 11 đến tháng 6 và mùa khô diễn ra trong các tháng còn lại. Nằm trên bờ tây Java, mùa ẩm ở Jakarta đạt đỉnh vào tháng 1 với lượng mưa trung bình tháng đạt 389 milimét (15,3 in), và mù khô lượng mưa thấp nhất vào tháng 9 với lượng mưa trung bình 30 milimét (1,2 in). == Thành phố kết nghĩa == Bắc Kinh, Trung Quốc Berlin, Đức Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Los Angeles, Hoa Kỳ New South Wales, Australia Paris, Pháp Rotterdam, Hà Lan Seoul, Hàn Quốc Tokyo, Nhật Bản Hà Nội, Việt Nam == Một vài hình ảnh == == Xem thêm == Danh sách vùng đô thị châu Á == Tham khảo ==
sông cầu.txt
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Lưu vực sông Cầu là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. == Dòng chảy == Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Bioóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng, xã Cao Ngạn (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua phía đông thành phố Thái Nguyên. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác ở ranh giới của xã Đồng Phúc (huyện Yên Dũng) với thị trấn Phả Lại (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để tạo thành sông Thái Bình. == Thông số chính == Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02. == Chế độ thủy văn == Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³. Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m. == Các vấn đề liên quan == Do việc khai thác và phát triển chưa hợp lý như phát triển công nghiệp và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lý nước thải còn bị coi nhẹ v.v nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của sông Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, tại thị xã Bắc Giang đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh (thuộc đề án sông Cầu) lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề kể trên. Tại hội nghị đã ký "Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu và lưu vực sông Cầu". Hiện trên sông Cầu có các cây cầu bắc qua: Cầu trên xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, nối xã với tỉnh lộ 257 Cầu trên xã Dương Phong, thành phố Bắc Cạn Cầu Dương Quang, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà mới (Cầu Bắc Cạn 2), thành phố Bắc Kạn Cầu Bắc Kạn, thành phố Bắc Kạn Cầu tại xã Mỹ Thanh, Bạch Thông, Bắc Kạn Cầu Thác Giềng, trên quốc lộ 3B, Phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn Cầu trên xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Nậm, xã Thanh Bình, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Khon, trên tỉnh lộ 256, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Cao Ngạn, trên quốc lộ 1B, nối xã Sơn Cẩm với xã Cao Ngạn, tỉnh Thái Nguyên Cầu Gia Bảy, tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên Cầu treo Huống, thành phố Thái Nguyên - Đồng Hỷ, Thái Nguyên Cầu đường sắt đi Trại Cau, Thái Nguyên Cầu Mây, trên quốc lộ 37, huyện Phú Bình, Thái Nguyên Cầu Vát, nối xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội với xã Hiệp Thịnh, Hiệp Hòa, Bắc Giang Cầu Đông Xuyên, nối huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Cầu đường bộ Thị Cầu, nối thành phố Bắc Ninh- huyện Việt Yên, Bắc Giang Cầu Như Nguyệt, Bắc Ninh - Bắc Giang Cầu Yên Dũng, nối huyện Quế Võ, Bắc Ninh với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (đã thi công) == Phụ lưu == sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo, để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn - Hà Nội), sông có chiều dài 89 km Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ huyện Định Hóa (Thái Nguyên chảy theo hướng đông nam hợp lưu với Sông Cầu tại địa phận xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn). Sông Ràng Sông Đu Sông Chợ Chu Sông Nghinh Tường == Sự kiện lịch sử == Năm 1077 trên sông Như Nguyệt, quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đã đánh bại đội quân xâm lược của nhà Bắc Tống gồm 300.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy. == Văn hóa == === Truyền thuyết thần sông Bách Thổ === Trong truyền thuyết, vị thần cai quản sông Cầu là Đức thánh Tam Giang, do hai tướng Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương sau khi chết được phong thần. Sau này hai ông đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương đánh Lý Huy, các quân Việt Nam đánh quân phương Bắc (thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt...). Đồng thời hai ông cũng cai quản cả sông Long Nhỡn (sông Thương), sông Đuống. === Dòng sông Quan họ === Phần sông Cầu đoạn chảy qua ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tập trung hầu hết các làng quan họ của vùng văn hóa Kinh Bắc. Do đó mà sông Cầu được gọi là dòng sông quan họ trong thơ ca và trong bài hát nổi tiếng của Phan Lạc Hoa mang tên "Tình yêu trên dòng sông quan họ": "Tình yêu có từ nơi đâu? Êm êm một khúc sông Cầu ... Con sông của người quan họ Suốt đời nước chảy lơ thơ..." == Xem thêm == Yên Phong Hiệp Hòa (huyện) Thổ Hà Cầu Vát == Chú thích == == Liên kết ngoài == Báo cáo nghiên cứu khoa học về chất lượng nước sông Cầu Hệ thống thông tin quản lý môi trường lưu vực sông Cầu
khí hậu cận nhiệt đới ẩm.txt
Khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Phân loại khí hậu Köppen Cfa hoặc Cwa) là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô hơn. Đây là kiểu khí hậu phổ biến ở khu vực Đông Á, bao gồm phần phía đông nam lục địa Trung Quốc, những khu vực nhỏ ở dọc eo biển Hàn Quốc và Nhật Bản (Kyushu, Shikoku, và phần lớn Honshu).Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20 độ. == Tham khảo == Chịu ảnh hưởng của xoáy thuận và xoáy nghịch thay đổi theo mùa,sự xe dịch của áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
bạc.txt
Bạc là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag và số hiệu nguyên tử bằng 47. Là một kim loại chuyển tiếp màu trắng, mềm, nó có tính dẫn điện cao nhất trong bất kỳ nguyên tố nào và có độ dẫn nhiệt cao nhất trong tất cả kim loại. Kim loại bạc xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên chất, như bạc tự sinh, và ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác, và ở trong các khoáng vật như argentit và chlorargyrit. Hầu hết bạc được sản xuất là một sản phẩm phụ của điều chế đồng, vàng, chì, và kẽm. Bạc là kim loại quý có giá trị lâu dài, được sử dụng làm đồng tiền xu, đồ trang sức, chén đũa và các đồ dùng trong gia đình và như một khoản đầu tư ở dạng tiền xu và nén. Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn va tiếp xúc, trong gương và trong điện phân của các phản ứng hóa học. Các hợp chất của nó được dùng trong phim ảnh và bạc nitrat pha loãng được dùng làm chất tẩy khuẩn. Trong khi nhiều ứng dụng kháng sinh y hoc của bạc đã được thay thế bởi kháng sinh sinh học, nghiên cứu lâm sàng sâu hơn vẫn đang tiếp tục thực hiện. == Thuộc tính == Bạc được tạo ra từ các nguyên tố nhẹ hơn trong Vũ trụ qua quá trình r, một dạng của phản ứng phân hạch hạt nhân được cho là đã diễn ra trong những thời điểm nhất định của các vụ nổ siêu tân tinh. Quá trình này tạo ra nhiều nguyên tố nặng hơn sắt trong đó có bạc. Bạc là kim loại mềm, dẻo, dễ uốn (cứng hơn vàng một chút), có hóa trị một, để đúc tiền, có màu trắng bóng ánh kim nếu bề mặt có độ đánh bóng cao. Bạc có độ dẫn điện tốt nhất trong các kim loại, cao hơn cả đồng, nhưng do giá thành cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để làm dây dẫn điện như đồng. Một ngoại lệ là trong kỹ thuật tần số radio, đặc biệt ở dải VHF và cao hơn, bạc mạ được sử dụng để tăng tính dẫn điện của một số bộ phận như dây dẫn. Trong chiến tranh thế giới thứ hai ở Hoa Kỳ, 13.540 tấn bạc được sử dụng trong điện từ dùng để làm giàu urani, chủ yếu là do thời chiến khan hiếm đồng. Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu trắng nhất, độ phản quang cao nhất (mặc dù nó là chất phản xạ tia cực tím rất kém), và điện trở thấp nhất trong các kim loại. Các muối halogen của bạc nhạy sáng và có hiệu ứng rõ nét khi bị chiếu sáng. Kim loại này ổn định trong không khí sạch và nước, nhưng bị mờ xỉn đi trong ôzôn, axít clohydrit, hay không khí có chứa lưu huỳnh. Trạng thái ôxi hóa ổn định nhất của bạc là +1 (chẳng hạn như nitrat bạc: AgNO3); ít gặp hơn là một số hợp chất trong đó nó có hóa trị +2 (chẳng hạn như florua bạc (II): AgF2) và +3 (chẳng hạn như tetrafluoroargentat kali: K[AgF4]). == Phổ biến == Bạc được tìm thấy ở dạng tự nhiên, liên kết với lưu huỳnh, asen, antimon, hay clo trong các loại khoáng chất như argentit (Ag2S) và silver horn (AgCl). Các nguồn cơ bản của bạc là các khoáng chất chứa đồng, đồng-niken, vàng, chì và chì-kẽm có ở Canada, México, Peru, Úc và Mỹ. Peru, Bolivia và Mexico đã và đang khai thác bạc từ năm 1546, và vẫn là các nước sản xuất bạc lớn trên thế giới. Các mỏ bạc lớn như Cannington (Úc), Fresnillo (Mexico), San Cristobal (Bolivia), Antamina (Peru), Rudna (Ba Lan), và Penasquito (Mexico). Các dự án phát triển mỏ ngắn hạn đến năm 2015 là Pascua Lama (Chile), Navidad (Argentina), Jaunicipio (Mexico), Malku Khota (Bolivia), và Hackett River (Canada). Ở Trung Á, mỏ Tajikistan ]] được biết là một trong những nơi có lượng bạc lớn nhất trên thế giới. Bạc cũng được sản xuất trong quá trình làm tinh khiết đồng bằng điện phân. Các loại bạc trong thương mại có độ tinh khiết ít nhất 99,9% và cũng có khi cao hơn 99,999%. Mexico là nước sản xuất nhiều bạc nhất. Theo số liệu của Bộ Kinh tế Mexico, năm 2000 nước này sản xuất 2.747 tấn, khoảng 15% của sản lượng thế giới hàng năm. Năm 2011, Mexico là nước sản xuất bạc lớn nhất (4.500 tấn chiếm 19% sản lượng thế giớil), theo sau là Peru (4.000 t) và Trung Quốc (4.000 t) == Đồng vị == Bạc trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị ổn định Ag107 và Ag109 với Ag107 là phổ biến nhất (51,839%). Các đồng vị của bạc hầu hết có sự phong phú như nhau, là một điều rất hiếm đối với các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Khối lượng nguyên tử của bạc là 107,8682(2) g/mol. 28 đồng vị phóng xạ đã được tìm thấy với đồng vị ổn định nhất là Ag109 với chu kỳ bán rã 41,29 ngày, Ag111 với chu kỳ bán rã 7,45 ngày, và Ag112 với chu kỳ bán rã 3,13 giờ. Mọi đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã không quá 1 giờ và thông thường là dưới 3 phút. Nguyên tố này cũng có một loạt các trạng thái đồng phân của nguyên tử với ổn định nhất là Agm-128 (t* 418 năm), Agm-110 (t* 249,79 ngày) và Agm-107 (t* 8,28 ngày). Các đồng vị của bạc nằm trong khoảng khối lượng nguyên tử từ 93,943 amu Ag94 tới 126,936 amu Ag124. Chế độ phân rã cơ bản trước khi có đồng vị ổn định nhất, Ag107, là chiếm giữ điện tử và chế độ cơ bản sau đó là bức xạ beta. Các sản phẩm cơ bản của phân rã trước Ag107 là các đồng vị của palađi (số 46) và sản phẩm cơ bản của phân rã sau là các đồng vị của cadmi (số 48). Đồng vị palađi Pd109 phân rã bằng bức xạ beta thành Ag107 với chu kỳ bán rã 6,5 triệu năm. Các thiên thạch chứa sắt là các vật thể duy nhất với tỷ lệ Pd/Ag đủ cao để tính toán các tham số có thể đo được trong tính sự phổ biến của Ag107. Ag107 do phóng xạ sinh ra lần đầu tiên được phát hiện ở thiên thạch ở Santa Clara năm 1978. Những người phát hiện cho rằng sự hợp nhất và phân biệt của lõi sắt của các tiểu hành tinh có thể diễn ra 10 triệu năm sau các kết quả tổng hợp hạt nhân. Các tương quan Pd107 trên Ag được quan sát trong các thiên thể, mà nó đã bị nung chảy rõ ràng kể từ sự lớn dần lên của hệ Mặt Trời, phải phản ánh sự hiện diện của các hạt nhân có chu kỳ sống ngắn trong thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời. == Hợp chất == Kim loại bạc dễ dàng hòa tan trong axít nitric (HNO3) tạo ra bạc nitrat (AgNO3), một chất rắn kết tinh trong suốt nhạy sáng và dễ hòa tan trong nước. Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Kim loại bạc không phản ứng với axít sulfuric, nên axit này được dùng trong làm đồ trang sức để làm sạch và loại bỏ đồng ôxit từ các vòng bằng bạc sau khi hàn bạc hoặc ủ. Bạc dễ dàng phản ứng với lưu huỳnh hoặc hydro sulfua H2S tạo ra bạc sulfua, một hợp chất màu tối tương tự như xỉn của các đồng xu bạc và các vật liệu bằng bạc khác. Bạc sulfua Ag2S cũng tạo ra râu bạc khi công-tắc điện bằng bạc được sử dụng trong không khí giàu hydro sulfua. 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O Bạc clorua (AgCl) được kết tủa từ các dung dịch bạc nitrat với sự có mặt của các ion clorua, và các muối bạc halua khác được dùng trong sản xuất nhũ tương phim cũng làm bằng cách tương tự, dùng các muối bromua hoặc iodua. Bạc clorua được dùng làm điện cực thủy tinh trong thử nghiệm pH và đo potentiometric, và làm xi-măng không màu cho thủy tinh. Bạc iodua từng được dùng trong việc gây mưa nhân tạo. Các bạc halua không có tính hòa tan trong các dung dịch gốc nước và được dùng trong các phương pháp phân tích trọng lực. Bạc oxít (Ag2O) được tạo ra khi các dung dịch bạc nitrat cho phản ứng với bazơ, nó được dùng làm điện cực dương (anốt) trong pin đồng hồ. Bạc cacbonat (Ag2CO3) được kết tủa khi cho bạc nitrat phản ứng với natri cacbonat (Na2CO3). 2 AgNO3 + 2 OH− → Ag2O + H2O + 2 NO3− 2 AgNO3 + Na2CO3 → Ag2CO3 + 2 NaNO3 Bạc fulminat (AgONC), một chất nổ rất mạnh khi chạm vào được dùng trong kíp nổ được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc kim loại với axít nitric với xúc tác etanol (C2H5OH). Các hợp chất nổ bằng bạc nguy hiểm khác như bạc azua (AgN3), được tạo ra bằng phản ứng giữa bạc nitrat với natri azua (NaN3), và bạc acetylua, được tạo ra khi bạc phản ứng với khí acetylen. Latent image được tạo ra khi các tinh thể bạc halua được phát triển bằng các cho phản ứng với các dung dịch kiềm làm tác nhân ôxy hóa như hydroquinone, metol (4-(methylamino)phenol sulfat) hoặc ascorbat, làm ôxy hóa halua thành kim loại bạc. Các dung dịch kiềm của bạc nitrat có thể bị khử thành bạc kim loại bằng các loại đường khử như glucose, và phản ứng này được dùng trong tráng gương bạc và kính trang trí giáng sinh. Các loại bạc halua hòa tan trong các dung dịch natri thiosulfat (Na2S2O3) loại này được dùng làm tác nhân cố định ảnh, để loại bỏ lượng bạc halua thừa trong nhũ tương ảnh sau khi rửa phim. Kim loại bạc bị ôxy hóa mạnh bởi các chất ôxy hóa như kali permanganat (KMnO4) và kali dichromat (K2Cr2O7), và có mặt của kali bromua (KBr); các hợp chất này được sử dụng trong nhiếp ảnh để tẩu các hình ảnh gây ra bởi bạc, chuyển chúng thành bạc halua mà có thể được cố định bằng thiosulfat hoặc tái phát triển để tăng cường ảnh gốc. Bạc hình thành các dạng phức cyanua (bạc cyanua) là dạng hòa tan trong nước với sự có mặt của các ion cyanua dư. Các dung dịch bạc cyanua được dùng trong mạ điện bạc. Mặc dù bạc thường có trạng thái ôxy hóa +1 trong các hợp chất, các trạng thái ôxy hóa khác cũng được biết đến như +3 trong AgF3, được tạo ra bằng phản ứng của bạc nguyên tố hoặc bạc fluorua với krypton difluorua. == Ứng dụng == Ứng dụng cơ bản nhất của bạc là như một kim loại quý và các muối halôgen. Đặc biệt bạc nitrat được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh (đây là ứng dụng nhiều nhất của bạc). Các ứng dụng khác còn có: Các sản phẩm điện và điện tử, trong đó cần có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi bị xỉn. Ví dụ, các bảng mạch in được làm từ sơn bạc, bàn phím máy tính sử dụng các tiếp điểm bằng bạc. Bạc cũng được sử dụng trong các tiếp điểm điện cao áp vì nó là kim loại duy nhất không đánh hồ quang ngang qua các tiếp điểm, vì thế nó rất an toàn. Các loại gương cần tính phản xạ cao của bạc đối với ánh sáng được làm từ bạc như là vật liệu phản xạ ánh sáng. Các loại gương phổ biến có mặt sau được mạ nhôm. Bạc được sử dụng để đúc tiền từ năm 700 TCN bởi người Lydia, trong dạng hợp kim của vàng và bạc. Muộn hơn, bạc được làm tinh khiết và đúc tiền trong dạng nguyên chất. Các từ "bạc" và "tiền" là có cùng ý nghĩa trong ít nhất 14 ngôn ngữ. Kim loại này được chọn vì vẻ đẹp của nó trong sản xuất đồ trang sức và đồ bạc, thông thường làm từ hợp kim của bạc được xem như là bạc đủ tuổi, chứa 92,5% bạc. Tính dễ uốn, không độc và vẻ đẹp của bạc làm cho nó có lợi trong nha khoa để làm răng giả. Thuộc tính xúc tác của bạc làm cho nó thành lý tưởng để sử dụng như một chất xúc tác trong các phản ứng ôxi hóa - khử; ví dụ, việc sản xuất fomanđêhít từ mêtanol và không khí bằng các tấm lọc bằng bạc hay các chất kết tinh chứa tối thiểu 99,95% bạc theo trọng lượng. Bạc được sử dụng để làm que hàn, công tắc điện và các loại pin dung tích lớn như pin bạc-kẽm hay bạc-cadmi. Sulfua bạc, còn được biết đến như bạc Whiskers, được tạo thành khi các tiếp điểm điện bằng bạc được sử dụng trong khí quyển giàu sulfua hiđrô. Fulminat bạc là một chất nổ mạnh. Clorua bạc có tính trong suốt và được sử dụng như chất kết dính cho các loại kính. Iốtđua bạc được sử dụng nhằm tụ mây để tạo mưa nhân tạo. Trong truyền thuyết, bạc thông thường được coi là có hại cho các loài vật siêu nhiên như người sói và ma cà rồng. Việc sử dụng bạc trong các viên đạn cho súng là các ứng dụng phổ biến. Ôxít bạc được sử dụng làm cực dương (anos) trong các pin đồng hồ. Bạc được dùng làm chất khử trùng nước. Chỉ cần 10 ppb thì đủ để khử trùng. Ứng dụng này đã được biết từ thời cổ đại, và có thể giải thích tại sao người ta thường thấy nhiều đồng bạc ở dưới các giếng nước. == Lịch sử == Ký hiệu của bạc là Ag có nguồn gốc từ chữ Argentum trong tiếng Latinh. Bạc đã được biết đến từ thời tiền sử, nó được nhắc tới trong cuốn Chúa sáng tạo ra thế giới (quyển đầu của Cựu Ước), các đống xỉ chứa bạc đã được tìm thấy ở Tiểu Á và trên các đảo thuộc biển Aegean chứng minh rằng bạc đã được tách ra khỏi chì từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Bạc được sử dụng trong hàng nghìn năm để trang trí và như đồ dùng gia đình, để buôn bán và làm cơ sở cho nhiều hệ thống tiền tệ. Trong một thời gian dài nó được coi là kim loại quý thứ hai sau vàng. Sự ổn định của tiền La Mã dựa vào một mức độ cao của việc cung cấp các thỏi bạc, mà các thợ mỏ La Mã sản xuất ra trên quy mô chưa từng có trước khi phát hiện ra Tân Thế giới. Lúc đỉnh đạt 200 tấn/năm, ước tính khoảng 10.000 t được xoay vòng trong nền kinh tế La Mã vào giữa thế kỷ 2, lớn hơn 5 đến 10 lần tổng lượng bạc có được vào thời Trung cổ châu Âu và Caliphate vào khoảng năm 800. Các mỏ được khai thác từ thời Laureion năm 483 TCN. Trong mối liên quan với Mặt Trăng cũng như với đại dương và các nữ thần Mặt Trăng, kim loại này đã được các nhà giả kim thuật nhắc đến với tên Luna. Một trong những ký hiệu của giả kim thuật để chỉ bạc là trăng lưỡi liềm với phần lưỡi về phía bên trái. Thủy ngân đã từng được cho là một loại hình của bạc, mặc dù hai nguyên tố này là không có liên quan gì xét theo phương diện hóa học; tên gọi của nó hydrargyrum ("bạc lỏng") và từ tiếng Anh quicksilver chứng thực điều đó. Trong phù hiệu học, màu bạc (argent hay silver), cũng có thể là màu trắng. Rio de la Plata đã được đặt tên theo bạc (trong tiếng Tây Ban Nha là plata), và nó đã được vay mượn ý nghĩa để chỉ tên của Argentina. Khác với nhiều nguyên tố khác được đặt tên theo một địa danh (nơi được khám phá hay là quê hương của người khám phá), bạc là nguyên tố duy nhất có một quốc gia được đặt theo tên nó. Người châu Âu đã tìm thấy rất nhiều bạc ở Tân Thế giới ở Zacatecas và Potosí, nó đã tạo ra một thời kỳ lạm phát ở châu Âu. Ở châu Mỹ, công nghệ bạc-chì nhiệt độ cao đã được phát triển trong các nền văn minh tiền Inca vào khoảng năm 60–120. == Giá == Đến 26 tháng 8 năm 2013, giá bạc là 773 USD/kg (24,04 USD/ounce. tương đương khoảng 1/58 giá vàng. Giá các thỏi bạc cao hơn bạc lá, với số tiền đổi tăng khai nhu cầu cao và thị trường địa phương khan hiếm. Năm 1980, giá bạc tăng đến đỉnh trong thời kỳ hiện đại là 49,45USD per ounce (ozt) do lũng đoạn thị trường của Nelson Bunker Hunt và Herbert Hunt. Điều chỉnh lạm phát theo năm 2012, giá này tương đương 138 USD/ounce. Đôi lúc sau ngày thứ bảy Bạc, giá giảm xuống còn 10USD/ozt. Từ 2001 đến 2010, giá tăng từ 4,37 pound lên 20,19 pound (trung bình London US$/oz). Theo Viện nghiên cứu bạc, sự gia tăng gần đây do bắt nguồn rất nhiều từ sự gia tăng lợi ích nhà đầu tư và sự gia tăng nhu cầu chế tạo. Vào cuối tháng 4 năm 2011, bạc tăng lên mức $49.76/ozt. Thời kỳ trước đây, bạc có giá cao hơn nhiều. Vào đầu thế kỷ 15, giá bạc ước khoảng hơn $1.200 một ounce, theo giá đô la năm 2011. Việc phát hiện ra nhiều mỏ bạc trong Tân Thế giới trong các thế kỷ sau đó đã làm cho giá bạc giảm xuống nhiều. Giá bạc quan trọng trong luật Do thái. Giá này được cố định ở 0,025 gam (0,00088 oz) đối với bạc nguyên chất, không tinh chế ở giá thị trường. Trong truyền thống Do Thái, vẫn tiếp tục ngày hôm nay, vào ngày sinh nhật đầu tiên của con trai đầu lòng, cha mẹ phải trả năm đồng tiền bạc ròng cho Kohen (linh mục). Ngày nay cơ quan đúc tiền Israel cố định các đồng tiền ở mức 117 gam (4,1 oz) bạc. Kohen sẽ trả lại lượng tiền bạc này như một món quà cho đứa bé. == Ảnh hưởng sức khỏe và phòng ngừa == Trong y học, bạc được đưa vào băng vết thương và được sử dụng như một lớp phủ kháng sinh trong các thiết bị y tế. Vết thương băng chứa bạc sulfadiazinehoặc bạc vật liệu nano được sử dụng để điều trị nhiễm trùng bên ngoài. Bạc cũng được sử dụng trong một số ứng dụng y tế, chẳng hạn như ống thông niệu (nếu có bằng chứng dự kiến cho thấy nó làm giảm ống thông liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu ) và trong ống thở nội khí quản (nếu có bằng chứng cho thấy nó giảm liên quan máy thở viêm phổi ). [56] [57] các bạc ion (Ag +) Là hoạt tính sinh học và đủ nồng độ sẵn sàng giết chết vi khuẩn trong ống nghiệm . Bạc và bạc hạt nano được sử dụng như một kháng sinh trong một loạt các công nghiệp, y tế, và các ứng dụng. == Xem thêm == Đồng Vàng == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com – Silver EnvironmentalChemistry.com – Silver Los Alamos National Laboratory – Silver
văn hóa nhật bản.txt
== Đặc trưng về sắc dân == Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái. Nhật Bản là một trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Người Nhật luôn coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Theo Bộ Nội vụ của Nhật Bản, dân số Nhật Bản vào cuối năm 2000 là 126.434.470 người, đứng hàng thứ bảy sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brasil và Nga. Mức gia tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ lệ sinh 1,27%, đã giảm xuống còn 0,35% vào năm 1992. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể có dân số lên tới 129,5 triệu người vào năm 2010 rồi sau đó mới giảm bớt. Do dân số đông, mật độ dân số của Nhật Bản lên tới 327 người/km², ngang hàng với các nước có mật độ cao như Bỉ, Hà Lan và Triều Tiên. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, với khoảng 1/3 tổng dân số. Lý do của sự tập trung này là vì Tokyo là trung tâm của khu vực dịch vụ. Vào năm 1991, Nhật Bản có 13% dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18% và Anh là 15%. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới. Do tuổi thọ cao trong khi mức sinh ngày càng thấp, hiện nay Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ mở cửa vào năm 1868, Nhật Bản đã có các nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa... trong đó gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu. Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi bỏ. Phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40,6% tổng số lực lượng lao động của năm 1990. Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44% vào năm 1955 xuống còn 13,7% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4,7 vào năm 1947 xuống còn 1,5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2,9 người. == Nếp sống == Cùng với sự thay đổi về số người trong gia đình, nếp sống hiện nay của người Nhật Bản khác ngày trước do việc dùng các máy móc gia dụng, do sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ. Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ nam nữ đã được ấn định rõ ràng. Thời cổ, Nhật Bản theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn hơn nam giới. Từ khi thời kỳ phong kiến phát triển, người đàn ông lại chiếm vai trò độc tôn. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò lớn hơn. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là người của "bên ngoài" (soto no). Phạm vi của người phụ nữ là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương về cho người vợ. Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà không có chồng (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất châu Á). Tại các công ty, nhà máy, cửa hàng... người phụ nữ thường được thuê mướn để chào đón các khách mới đến. Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy của lớp thanh niên trẻ - những người thường không có quan niệm phân biệt và suy nghĩ truyền thống như lớp người trung niên. Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục. Luôn đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ tiên; thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn,kính trọng thầy và phục tùng lãnh đạo. Đây là đức tính quan trọng nhất trong văn hóa truyền thống. Thanh niên Nhật Bản có ý thức nghĩa vụ,, trách nhiệm với nhà nước rất cao. Họ có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào. == Văn hóa xã hội và giao tiếp == Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Ngoài ra, trong tiếng Nhật có một hệ thống các kính ngữ phức tạp được gọi là "Keigo", tùy vào người được nói tới mà sử dụng kính ngữ thích hợp. Trong việc giao thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn. Cũng như đối với nhiều người châu Á khác, người ngoại quốc tới Nhật Bản cần phải bình tĩnh trước mọi điều không vừa ý, không nên nổi giận và luôn luôn nên nở nụ cười. Người Nhật dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, nói đủ to, vừa phải, thích tranh cãi, luôn thể hiện là những người ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần. Người Nhật thích đi du ngoạn, ở Nhật có rất nhiều bảo tnfg, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử. Người Nhật rất hâm mộ thể thao. Môn võ cổ tuyền của họ là karate, judo, akido và kendo nổi tiếng thế giới. Thích leo núi, các môn thể thao dưới nước,golf,... === Tập quán trong giao tiếp === - Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay. - Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10–20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10–15 cm. - Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. - Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác. - Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. - ián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”. Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui. Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp. Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới. - Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có. - Người Nhật rất thích hoa anh đào. Họ rất kị số 4, vì âm đọc số 4 đồng âm với từ "chết".Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở. Tại Nhật Bản, ngay từ thời Heian đã có việc kiêng số 4. Trong cuốn “Tiểu hữu kí” ra đời vào năm Thiên Nguyên thứ 5 (năm 982) có ghi chép việc kiêng kị nếu như có 4 người thì sẽ làm tròn thành 5. Đây là ví dụ về việc tránh số 4 nhưng phần nhiều là do kiêng âm “Shi”. Người ta tránh sử dụng âm “Shi” mà thay vào đó dùng âm “Yon”. Ví dụ như “bốn người” thì sẽ dùng là “Yo nin” hay “Yottari” chứ không phải là “Shinin”. Thời đó vẫn sử dụng âm “Shi” mà chưa sử dụng rộng rãi âm “Yon”. Tuy nhiên đó chỉ là ở Tokyo. Tại Osaka nghe nói từ thời Edo âm “Yon” đã được sử dụng thay thế. Hiện nay ở Nhật trong số phòng của chung cư hoặc các khách sạn thì các căn phòng có số 4 đã dần dần không còn nữa, ví dụ như bên cạnh phòng số 203 là phòng số 205 hay tiếp tầng số 3 là tầng số 5. Tại bệnh viên nơi người ta không hề thích việc liên tưởng tới cái chết nên sự kiêng kỵ này càng mạnh mẽ. Việc chỉ định biển số xe, nếu là những biển số dưới hai chữ số 42 và 49, nếu không yêu cầu thì không phải trả tiền. Người ta tránh những số này bởi nó khiến liên tưởng tới 死に(Shini – tử, chết) hay 死苦(Shiku – cái chết đau đớn) hoặc 轢く(Hiku – nghiến, chèn ngã). Trong số phòng hay số tầng của bệnh viện ngoài số 4 người ta cũng tránh số 9 – 九(với phát âm giống chữ “Khổ” – 苦). Tuy nhiên九 và苦 là đồng âm chỉ có trong tiếng Nhật nên cũng chỉ là phong tục của riêng Nhật Bản. Không nên tặng hoa cúc đại đóa cho họ vì đây là điều cấm kị. Người Nhật coi cúc đại đóa là biểu hiện, điềm báo của sự tang thương, chết chóc. === Trong du lịch === Người Nhật luôn giữ gìn bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao. Họ thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hóa. Họ thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá và quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Họ thích đi du lịch bằng mọi phương tiện, ội cách tùy vào sở thích và túi tiền của mỗi người. Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày, để 1 năm có thể du lịch tới 3 lần. == Lễ hội == Nhật Bản là quốc gia có nhiều lễ hội. Các lễ hội được gọi là Matsuri và được tổ chức quanh năm. Các lễ hội tổ chức theo các nghi lễ cổ của Thần đạo hay tái hiện lại lịch sử với đầy màu sắc, các nhạc cụ như chuông, trống và các chiếc xe Mikoshi được rước đi cùng đoàn người nườm nượp. == Văn học, Nghệ thuật == === Văn học === Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời và giàu có bậc nhất thế giới. Các tác phẩm văn học đầu tiên có thể đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 thậm chí sớm hơn. Lịch sử văn học Nhật Bản chia làm ba giai đoạn chính: Cổ đại, Trung cổ (hay Trung đại) và Hiện đại, trên nhiều thể loại khác nhau. Thơ Nhật Bản, mà điển hình là thơ haiku, với đặc trưng là các câu ngắn và việc sử dụng nhuần nhuyễn các từ chỉ mùa (Quý ngữ). Truyện cổ tích Taketori Monogatari được cho là tác phẩm khoa học viễn tưởng xuất hiện sớm nhất với giả thuyết có người sinh sống trên mặt trăng. Các nhà văn nổi tiếng có thể kể đến như Mori Ōgai, Akutagawa Ryuunosuke, Abe Kōbō và Haruki Murakami. === Manga và anime === Manga là một từ tiếng Nhật chỉ thể loại truyện tranh của Nhật Bản. Manga lúc đầu chỉ là những câu chuyện được minh họa bằng tranh vốn đã xuất hiện tù lâu tại Nhật. Sau Thế chiến thứ 2, manga ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản. Tezuka Osamu - một mangaka (họa sĩ truyện tranh) được cho là người đặt nền móng cho nền công nghiệp manga - anime khổng lồ hiện tại. Các tác phẩm nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới và nhiều lần được chuyển thể thành anime (phim hoạt hình phong cách Nhật) có thể kể đến như Astro Boy (Tezuka Osamu), Doraemon (Fujiko F. Fujio), Meitantei Konan (Aoyama Gosho), Dragon Ball (Toriyama Akira). Anime là một từ của Nhật Bản, mượn từ Animation trong tiếng Anh, hiểu là phim hoạt hình theo phong cách Nhật. Các anime thường được chuyển thể từ những bộ manga nổi tiếng (như Doraemon), hoặc ngược lại, anime làm cảm hứng cho manga (như 5cm/s). Theo nhiều thống kê, anime chiếm tới 70% sản lượng phim hoạt hình trên toàn thế giới. Những bộ anime dài tập thường được chiếu trên truyền hình, các phiên bản điện ảnh hay tập đặc biệt khác thì được chiếu rộng rãi tại các rạp. Cùng với manga, anime cũng đã trở nên quen thuộc trên khắp thế giới và được nhiều người mến mộ. === Nghệ thuật === Ở Nhật Bản có nhiều bộ môn nghệ thuật như: Trà đạo (Chadō - nghệ thuật pha và thưởng thức trà), Thư đạo (Shodō - nghệ thuật viết chữ đẹp), Kiếm đạo (Kendō - nghệ thuật sử dụng kiếm, nay trở thành một môn thể thao), Hoa đạo (Kadō - nghệ thuật cắm hoa), Thư họa (Shoga - nghệ thuật vẽ tranh bằng mực Tàu, bút lông hoặc viết chữ nghệ thuật giống như đang vẽ), Nhu đạo (Judō - một môn võ truyền thống của Nhật với các thế vật, ngoài ra đòi hỏi người học phải có cốt cách), Không thủ đạo (Karate-dō - một môn võ truyền thống của Nhật, ban đầu chỉ có tên "Không thủ", sau đó "đạo" được thêm vào nhằm mục đích rèn luyện nhân cách của người học võ),... Các loại hình nghệ thuật khác như kịch (bao gồm "Kabuki" (Ca vũ kịch), "Nō",...) và múa (bao gồm "Bon",...) cũng rất phổ biến và góp phần tạo nên sự đa dạng, đặc sắc trong văn hóa Nhật. == Ẩm thực == Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng vào sự tươi ngon tinh khiết của món ăn. Là một quốc đảo bốn bề là biển, hải sản luôn chiếm đa số trong khẩu phần ăn của người Nhật. Như hầu hết các nước châu Á khác, lương thực chính của Nhật Bản là gạo. Người Nhật cuộn gạo nấu chín trong những tấm rong biển sấy để tạo thành món sushi, được coi là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, đậu nành, rượu sake, và bột trà xanh cũng tạo nên đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Hanami Web - Inside Japan Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á Japanese for Vietnamese Từ điển trực tuyến Nhật-Việt-Anh Thông tin Nhật Bản Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Web Dữ liệu tiếng Nhật Các lễ hội ở Nhật Bản
quảng cáo trực tuyến.txt
Trong thế giới rộng lớn của Internet với hàng tỷ người đang sử dụng hàng ngày, phần lớn trong số họ thường đọc quảng cáo trực tuyến khi lướt web và đó là cơ hội lớn để quý khách quảng cáo tiếp thị doanh nghiệp - sản phẩm - dịch vụ trực tuyến trên Internet. == Định nghĩa == Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website. Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như thế. Khái niệm nhà quảng cáo ở đây được hiểu là người có chuyên môn, chịu trách nhiệm cho một thương hiệu hay sản phẩm trong việc thiết lập và giám sát một chiến dịch quảng cáo. == Những ưu điểm của quảng cáo trực tuyến == Khả năng nhắm chọn Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp. Khả năng theo dõi Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không? Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo. Tính linh hoạt và khả năng phân phối Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên. Tính tương tác Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet. sa == Cách tính phí quảng cáo == === CPD === CPD (Cost per Duration), tức tính tiền theo thời gian đăng banner. Với hình thức này, nhà quảng cáo thường đặt các banner (dạng gif, flash hay video) lên các website nổi tiếng như VnExpress, Dân trí... Quảng cáo dạng này thường áp dụng cho các tập đoàn, công ty có ngân sách quảng cáo lớn vì hình thức quảng cáo này rất đắt. Quảng cáo CPD thường chiu sự chia sẻ, tức 1 vị trí trên 1 website thường được chia sẻ với nhiều khách hàng khác (thường là 3). Hình thức CPD bắt gặp hầu hết trên các website lớn của Việt Nam. Vì hình thức này về kỹ thuật khá đơn giản, hầu như các website không cần báo cáo số liệu cho khách hàng của mình, chỉ dựa vào thời gian, vị trí & kích thước hiển thị để tính giá trị hợp đồng. === CPM === CPM (Cost per Impression), tính tiền dựa trên mỗi 1000 lượt views. Một hợp đồng quảng cáo mua 7000 CPM, giá mỗi CPM tối thiểu là 7.000vnđ => giá trị hợp đồng là =7.000x7.000=49.000.000 vnđ, và banners (logo, sản phẩm) của bạn đủ 7 triệu lượt views thì sẽ hết hạn (chú ý 1 người có thể view tối đa 20 lần, nên con số 5 triệu lượt views ở đây chắc chắn không phải là 5 triệu người). Hình thức này CPM cũng có thể là các banner dạng file gif, flash, video,... với dạng này, sản phẩm hay logo của bạn có thể xuất hiện ở 1 hay nhiều vị trí khác nhau trên 1 hay nhiều websites, trong khi quảng cáo CPD thì đặt trên 1 vị trí cố định trên 1 website. Cũng giống như quảng cáo CPD, CPM cũng chỉ phù hợp cho các đối tượng muốn quảng bá thương hiệu, các công ty có ngân sách quảng cáo lớn. Với hình thức này, việc tính toán số liệu phức tạp hơn, đặc biệt với hình thức này, khách hàng có thể mua theo hình thức chạy mỗi ngày bao nhiêu tiền hay muốn 1 người chỉ nhìn thấy bao nhiêu lần cho mỗi banner của mình. Vì độ phức tạp của số liệu, nên hình thức này ngoài các hãng quảng cáo lớn của nước ngoài như Yahoo, thì ở Việt Nam mới chỉ có AdMicro thuộc tập đoàn VCCorp là cung cấp hình thức quảng cáo này. Có thể sử dụng dịch vụ Google Adwords dạng Display Networld để áp dụng. Với hệ thống hàng trăm ngàn website liên kết với Google. === CPC === CPC (Cost per Click) hay PPC (Pay per Click) đều là một, có nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền cho mỗi click từ khách hàng tiềm năng của mình. Hình thức quảng cáo này thường có định dạng hỗn hợp gồm jpg, text (logo, sản phẩm + mô tả về sản phẩm). Hình thức CPC thường có vị trí không đẹp & kích thước nhỏ, hình thức này chủ yếu nhắm đến đối tượng bán lẻ, bán hàng trực tuyến. Giá mỗi click thường từ vài nghìn cho đến vài chục nghìn tuỳ nhà cung cấp & tuỳ từng website. Quảng cáo CPC thường gặp vấn đề spam click, việc tính toán cũng rất phức tạp, nên hiện tại các nhà quảng cáo thường tìm đến các sản phẩm của nước ngoài như Google Adwords hay Facebook Ads, có điều giá mỗi click thường khá cao & yêu cầu bạn phải có thẻ tín dụng để nạp tiền. === CPA === CPA (Cost Per Action hoặc Cost Per Acquisition) hay PPP (Pay Per Performance), là hình thức nhà quảng cáo trả tiền cho bên đăng quảng cáo dựa trên số lần khách hàng thực hiện một hành động như đăng ký tài khoản, mua hàng,... Hình thức này nhà quảng cáo có thể đo đếm hiệu quả trong mối liên hệ với số tiền bỏ ra chính xác hơn nên có thể là xu hướng trong tương lai. CPI CPI (Cost Per Install), là hình thức nhà quảng cáo ứng dụng điện thoại di động trả tiền cho bên đăng quảng cáo dựa trên số lần cài đặt của ứng dụng. Hình thức này thường dùng cho các ứng dụng app di động, game di động. == Xem thêm == Internet Quảng cáo SEO Thương mại điện tử == Chú thích == == Tham khảo == Sáu bước quảng cáo trực tuyến Cơ hội lớn cho quảng cáo trực tuyến tại VN Quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam: Thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ
cảm biến ảnh.txt
Cảm biến ảnh là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu hình ảnh thành tín hiệu điện. Trong phần lớn các trường hợp sử dụng, tín hiệu điện được số hóa bằng chip ADC nhanh rồi chuyển tới các chip xử lý số khác trong thiết bị số. Chip ADC thường đặt cùng đế với cảm biến ảnh, cho ra dẫn xuất là cảm biến ảnh kỹ thuật số. Các loại cảm biến ở vùng ánh sáng nhìn thấy, hồng ngoại, tử ngoại được sử dụng phổ biến hiện nay là cảm biến CCD (semiconductor charge-coupled devices), CMOS (complementary metal–oxide–semiconductor). Ngoài ra còn có cảm biến ảnh ở vùng phổ tia X, tia gamma. Cảm biến ảnh được chế ở hai dạng: Dạng ma trận hay mảng (Array), thu nhận trực tiếp ảnh hai chiều, sử dụng trong camera, webcam, máy ảnh kỹ thuật số, kính nhìn đêm (Night vision), kính thiên văn, camera trên vệ tinh viễn thám,... Dạng dòng đơn (Line) thu nhận từng dòng và thực hiện quét để thu được toàn ảnh, sử dụng trong máy fax, máy scan các kiểu, và máy đo quang phổ. == CCD và CMOS == Ngày nay, hầu hết các máy ảnh đều sử dụng một trong hai loại cảm biến là CCD và CMOS. Cả CCD và CMOS đều thực hiện một nhiệm vụ giống nhau: biến các tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu điện. CCD là một trong những công nghệ lâu đời nhất trên máy ảnh số, với chất lượng ảnh chụp vượt trội so với CMOS nhờ có dải tần nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt hơn. Hiện nay, CCD vẫn được sử dụng nhiều trong các mẫu máy ảnh du lịch giá rẻ, song quá trình lắp ráp khó khăn và điện năng tiêu thụ quá nhiều của CCD đã dẫn tới sự thống trị của CMOS. Trong lịch sử, cảm biến CMOS luôn được cho là có chất lượng ảnh chụp thấp hơn so với CCD, nhưng các đột phá về công nghệ mới đã khiến cho chất lượng của CMOS hiện đại trở nên ngang bằng hoặc thậm chí là vượt qua cả tiêu chuẩn của CCD. Với nhiều tính năng được tích hợp sẵn hơn là CCD, cảm biến CMOS hoạt động hiệu quả hơn, cần ít điện năng hơn và chụp ảnh tốc độ cao tốt hơn CCD. == Cảm biến ảnh của các máy ảnh kỹ thuật số == == Các công ty sản xuất == Các công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất cảm biến ảnh bao gồm: Agilent Aptina (formerly division of Micron Technology) Canesta Canon Caeleste CMOSIS Dalsa Eastman Kodak ESS Technology Fujifilm MagnaChip Matsushita MAZeT GmbH Mitsubishi Nikon OmniVision Technologies ON Semiconductor (formerly Cypress Semiconductor) PixArt Imaging Pixim Samsung Sharp Sony STMicroelectronics Toshiba TowerJazz Town Line Technologies TransChip Trusight Trusense imaging == Chú thích ==
a.txt
A, a (/a/ trong tiếng Việt, /êi/ trong tiếng Anh) là chữ đầu tiên trong bảng chữ cái Latinh. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ A hoa có giá trị 65 và chữ a thường có giá trị 97. Trong âm nhạc, A đồng nghĩa với nốt La. Trong y tế, A là tên của một trong 4 nhóm máu chính. Trong hóa sinh học, A là biểu tượng cho alanin và adenosin. Trong thiên văn học, A là tên của loại sao thứ nhất. A cũng là tên của một loại vitamin là vitamin A. Trong hệ đo lường quốc tế: A là ký hiệu cho ampe. a được dùng cho tiền tố atô – hay 10−18. a là đơn vị đo diện tích, 1 a = 100 m2 Trong toán học, A là biểu diễn của 10 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 10. Xem thêm hệ thập lục phân. Trong tin học: <a> là một phần tử HTML để biểu diễn thẻ "neo" (anchor). A đôi khi đại diện cho tập hợp các ký tự thuộc bảng chữ cái Latinh trong chuỗi. A:\ là địa chỉ quy ước của đường dẫn tới đĩa mềm đầu tiên trong các hệ điều hành dựa trên DOS. Trong điện tử học: A là kích thước tiêu chuẩn của pin. A chỉ tới anôt, cực dương trong các ống chân không. Trong tiếng Việt, a có thể là một câu cảm đầu câu. Ví dụ: A, bài hát này hay quá! Mọi người hay có nhũng câu nói bắt đầu bằng chữ A (ví dụ: Alo, Ai, Ao,...) Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, A là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là khoảng 70% (tính theo giấy đặt dọc). Ví dụ: giấy A4 có kích thước 210 x 297 mm, giấy A3 có kích thước 297 x 420 mm, A0 có kích thước 840 x 1188 mm v.v Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ A là mức thấp nhất, dành cho những người qua được kỳ thi ở mức cơ bản. Trong các loại bài lá, A được sử dụng cho quân Át (hay còn gọi là quân xì), tùy theo cách tính điểm trong từng loại bài có thể có giá trị 1 hay 13 điểm. Theo mã số xe quốc tế, A được dùng cho Áo (Austria). A được gọi là Alfa hay Alpha trong bảng chữ cái âm học NATO. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, A tương đương với Α và a tương đương với α. Trong bảng chữ cái Cyrill, A và a giống như trong bảng chữ cái Latinh. == Cách phát âm == Trong Latinh, A được đọc là "ây". == Tham khảo == == Liên kết ngoài == History of the Alphabet Văn bản trên Wikisource: "A" in A Dictionary of the English Language by Samuel Johnson Chisholm, Hugh, ed. (1911). "A" (entry). Encyclopædia Britannica (Eleventh ed.). Cambridge University Press. "A". The New Student's Reference Work. Chicago: F. E. Compton and Co. 1914. "A". Collier's New Encyclopedia. 1921.
niên hiệu.txt
Niên hiệu (giản thể: 年号, phồn thể: 年號, bính âm: niánhào) là một giai đoạn gồm các năm nhất định được các hoàng đế Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Triều Tiên & Nhật Bản sử dụng. Mỗi vua thường có một hoặc nhiều niên hiệu riêng. Sau niên hiệu là số năm (thông thường bắt đầu từ ngày đầu năm mới âm lịch). Niên hiệu được xuất phát từ khẩu hiệu hay phương châm trị vì của vị vua đó. == Niên hiệu các triều vua Việt Nam == Các triều đại phong kiến Việt Nam có tất cả 144 niên hiệu. Vì niên hiệu Thái Bình của nhà Đinh được dùng liên tục trong cả hai triều vua kế tiếp nhau (hai lần liên tục, nhưng coi là một vì triều vua sau chỉ tồn tại không đến 1 năm). Niên hiệu Thuận Thiên được cả hai ông vua đầu triều của nhà Lý (Lý Thái Tổ) và nhà Hậu Lê (Lê Thái Tổ) lấy làm tên cho những năm đầu trị vì của mình (hai lần, nhưng không liên tục và ở 2 triều đại khác nhau). Các giai đoạn lịch sử mà có tới 2 niên hiệu song song cùng tồn tại trên hai phần lãnh thổ nào đó của Việt Nam, là: giai đoạn 1533-1677 (phân tranh giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê) và 1778-1793 (chuyển tiếp giữa nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn). Các triều đại có nhiều niên hiệu nhất là: nhà Hậu Lê, với 43 niên hiệu nhưng chia làm 2 thời kỳ không liên tục là Lê sơ (14 niên hiệu) và Lê trung hưng (29 niên hiệu); nhà Lý, với 32 niên hiệu liên tục. Vị hoàng đế có nhiều niên hiệu nhất là Lý Nhân Tông, với 8 niên hiệu. Niên hiệu dài nhất là của các vua nhà Lý (có thể tới 4 chữ Hán). Tất cả các vị vua nhà Nguyễn, một triều đại tương đối dài, đều chỉ dùng một niên hiệu duy nhất trong suốt thời gian trị vì của mình. == Niên hiệu một số vua Trung Quốc nổi tiếng == Theo thống kê của PGS Nguyễn Khắc Thuần trong sách Các đời đế vương Trung Quốc, các vị vua Trung Quốc có tất cả 840 niên hiệu. Niên hiệu dài nhất là Khang Hy của vua Thanh Thánh Tổ gồm 61 năm, từ năm 1662 đến cuối năm 1722. Thứ đến là niên hiệu Càn Long của Thanh Cao Tông dài 60 năm, từ 1736 đến 1795. Các vị vua thay đổi nhiều niên hiệu là Hán Vũ Đế, Tấn Huệ Đế, Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên == Xem thêm == Niên hiệu Trung Quốc Niên hiệu Triều Tiên Niên hiệu Nhật Bản Niên hiệu Việt Nam Miếu hiệu Thụy hiệu == Tham khảo == Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục == Chú thích ==
khu vực hòa bình và hợp tác nam đại tây dương.txt
Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương (tên tiếng Anh là South Atlantic Peace and Cooperation Zone hay Zone of Peace and Cooperation of the South Atlantic, viết tắt là ZPCAS; tiếng Tây Ban Nha: Zona de Paz y Cooperación del Atlántico Sur; tiếng Bồ Đào Nha: Zona de Paz e Cooperação do Atlântico Sul) được thành lập vào năm 1986 bởi nghị quyết của Liên hợp quốc, được Brasil đề xuất với tiêu chí thúc đẩy hợp tác và duy trì hòa bình cũng như an ninh trong khu vực. Mối quan tâm đặc biệt của tổ chức này là vấn đề ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân và loại trừ sự hiện diện của quân đội các quốc gia khác. Tháng 9 năm 1994, Brasilia cuộc họp của các nước thành viên đã thông qua Tuyên bố về việc giải trừ vũ khí hạt nhân ở Nam Đại Tây Dương. Đại hội đồng Liên hợp quốc ủng hộ tuyên bố này ngoại trừ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp. Tất cả các quốc gia trong khu vực Nam Đại Tây Dương đều là thành viên của Hiệp ước Khu vực châu Phi không vũ khí hạt nhân bao trùm toàn bộ lãnh hải của tất cả các nước châu Phi hoặc là thành viên của Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân ở châu Mỹ Latin và Carribea mở rộng về phía đông kinh tuyến 20 độ Tây trong khi phía Nam Đại Tây Dương nằm trong Hiệp ước Vùng Nam Cực. Tuy nhiên, 3 hiệp ước nói trên không bao gồm một số dải đảo ở trung tâm Đại Tây Dương và đảo Saint Helena thuộc Anh và các đảo nhỏ phụ cận như Ascension và Tristan da Cunha hay đảo Bouvet của Na Uy. == Quốc gia thành viên == Angola Argentina Bénin Brasil Cameroon Cape Verde Congo DR Congo Ivory Coast Guinea Xích Đạo Gabon Gambia Ghana Guinea Guinea-Bissau Liberia Namibia Nigeria São Tomé và Príncipe Senegal Sierra Leone South Africa Togo Uruguay == Tham khảo == Address to the 6th Ministerial Meeting of the Zone for Peace and Cooperation in the South Atlantic (Dept. of Foreign Affairs of South Africa) United Nations General Assembly Resolution A/RES/41/11 - Zone of Peace and Cooperation of the South Atlantic South African-Latin American Maritime Co-operation: Towards a South Atlantic RIM Community? Written by Dr. Greg Mills, National Director, South African Institute of International Affairs, Johannesburg == Xem thêm == North Atlantic Treaty Organization Community of Portuguese Speaking Countries African Nuclear Weapons Free Zone Treaty, Treaty for the Prohibition of Nuclear Weapons in Latin America and the Caribbean == Liên kết ngoài == Official website of the Ministry of Foreign Relations of Brazil Official website of the Department of Foreign Affairs of South Africa
quy ước giờ mùa hè.txt
Quy ước giờ mùa hè (DST) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm. Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" (daylight saving time trong tiếng Anh). Ví dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm. == Thực trạng trên thế giới hiện nay == Bảng dưới đây cho biết lúc bắt đầu và kết thúc của việc chỉnh giờ mùa hè ở một số vùng lãnh thổ. Các đồng hồ được vặn sớm lên một tiếng đồng hồ vào ngày bắt đầu và lùi lại từng này thời gian vào ngày kết thúc. Chú ý, mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông ở Bắc Bán Cầu. == Lịch sử == Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến Tạp chí Paris [1]. Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết Waste of Daylight (Lãng phí ánh sáng ban ngày) [2], xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang. Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó. Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ. Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời chiến, để tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh sắp kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945. Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi Hochsommerzeit; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6. Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2). Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980. Từ năm 1985, các tỉnh miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng. Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm này Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi. Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên. == Xem thêm == Giờ mùa hè Anh Giờ mùa hè châu Âu == Tham khảo == (bằng tiếng Anh) Seize the Daylight by David Prerau (Thunder’s Mouth Press; $23.00; ISBN 1-56025-655-9) == Liên kết ngoài == (bằng tiếng Anh) Straightforward discussion of DST World Time Server
dương chấn ninh.txt
Dương Chấn Ninh, hay Chen-Ning Yang (giản thể: 杨振宁; phồn thể: 楊振寧; bính âm: Yáng Zhènníng; Phát âm tiếng Trung: [yang Zhènníng]; sinh 1 tháng 10, 1922), là một nhà vật lý người Mỹ sinh ở Trung Quốc nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kê và vật lý hạt. Ông cùng với Lý Chính Đạo đã nhận Giải Nobel Vật lý năm 1957 cho công trình của họ đặc tính không bảo toàn tính chẵn lẻ trong tương tác yếu. Trong một thời gian dài trước thập niên 1950, các nhà vật lý đã giả sử rằng trong tự nhiên tồn tại một số dạng đối xứng đặc trưng cơ bản. Theo nghĩa của "thế giới trong gương soi" phía trái và phía phải đổi vị trí cho nhau và vật chất được thay bằng phản vật chất, họ cho rằng các định luật vật lý không thay đổi khi áp dụng cho thế giới này. Tính cân bằng của các định luật vật lý bị đặt nghi vấn cho trường hợp ở một số phản ứng phân rã của một số hạt cơ bản, khi vào năm 1956 Dương Chấn Ninh và Lý Chính Đạo công bố lý thuyết về định luật đối xứng trái-phải bị vi phạm trong tương tác yếu. Thí nghiệm đo hướng chuyển động của các electron ở phản ứng phân rã beta của đồng vị coban đã xác nhận lý thuyết này. == Xem thêm == Lý thuyết Yang–Mills == Tham khảo == === Dẫn chứng === === Các bài báo tiêu biểu === Yang, C.N. (1952) [1952]. Special problems of statistical mechanics. Seattle, WA: University of Washington Press. ASIN B0007FZHH4. Lee, T. D. and C. N. Yang. "Elementary Particles and Weak Interactions", Brookhaven National Laboratory (BNL), United States Department of Energy (through predecessor agency the Atomic Energy Commission), (1957). Yang, C. N. "The Many Body Problem. Physics Monographs No. 6," Rio de Janeiro. Centro Brasileiro de Pesquisas Fisicas, (1960). Yang, C.N. (1963) [1961]. Elementary Particles: A Short History of Some Discoveries in Atomic Physics. Princeton: Princeton University Press. ASIN B000E1CBGG. Yang, C. N. "Mathematical Deductions from Some Rules Concerning High-Energy Total Cross Sections," Brookhaven National Laboratory (BNL), United States Department of Energy (through predecessor agency the Atomic Energy Commission), (1962). Yang, C. N. "Symmetry Principles In Physics. Brookhaven Lecture Series Number 50," Brookhaven National Laboratory (BNL), United States Department of Energy (through predecessor agency the Atomic Energy Commission), (ngày 13 tháng 10 năm 1965). Yang, C.N. (1983) [1983]. Selected papers 1945-1980, with commentary (Chen Ning Yang). San Francisco: W.H. Freeman. ISBN 0-7167-1406-X. “C.N. Yang Institute for Theoretical Physics (YITP)”. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2008. Sutherland, Bill (2004), Beautiful Models, World Scientific Publishing Company, ISBN 978-981-238-859-9 Yang, C.N. (1983), Selected Papers 1945-1980, With Commentary, W.H. Freeman & Company, ISBN 978-0-7167-1406-4 == Liên kết ngoài == Professor Chen Ning Yang (homepage - Institute for Advanced Study in Tsinghua University) Chen Ning Yang (homepage - State University of New York at Stony Brook) C.N. Yang's Home Page (homepage - The Chinese University of Hong Kong) Nobel biography The Shaw Prize, Structure (homepage - Shaw Prize) Symmetries and Reflections (C.N. Yang retirement symposium at Stony Brook University) The CN Yang Scholars Programme at Nanyang Technological University, Singapore “Chen-ning Yang interview”. Simons Foundation. Ngày 20 tháng 12 năm 2011. Biography and Bibliographic Resources, from the Office of Scientific and Technical Information, United States Department of Energy
người sán chay.txt
Người Sán Chay, tên gọi khác là Cao Lan, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tiếng Sán Chay là ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. == Dân số và địa bàn cư trú == Người Sán Chay chủ yếu tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, rải rác ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện tại có một nhóm người vào Tây Nguyên lập nghiệp được tổ chức thành các làng. Dân số theo điều tra dân số 2015 là 170.000 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Chay ở Việt Nam có dân số 169.410 người, có mặt tại 58 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Sán Chay cư trú tập trung tại các tỉnh: Tuyên Quang (61.343 người, chiếm 36,2% tổng số người Sán Chay tại Việt Nam), Thái Nguyên (32.483 người, chiếm 19,2% tổng số người Sán Chay tại Việt Nam), Bắc Giang (25.821 người), Quảng Ninh (13.786 người), Yên Bái (8.461 người), Cao Bằng (7.058 người), Đăk Lăk (5.220 người), Lạng Sơn (4.384 người), Phú Thọ (3.294 người), Vĩnh Phúc (1.611 người)... == Đặc điểm kinh tế == Người Sán Chay làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng. == Tổ chức cộng đồng == Làng xóm thường tập trung một vài chục gia đình, sống gắn bó bên nhau. == Hôn nhân gia đình == Dân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục. Mỗi họ thờ "hương hỏa" một thần linh nhất định. Trong gia đình người Sán Chay, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng. == Văn hóa == Trang phục: Hiện nay trang phục của người Sán Chay thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay dùng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt lưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau. Dân tộc Sán Chay có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn... Vào ngày hội đình, hội xuân, tết nguyên đán... người Sán Chay vui chơi giải trí, có những trò diễn sôi nỗi như: đánh quay, "trồng cây chuối", "vặn rau cải", tung còn...Nhà cửa: Nói là nhà Cao Lan, nhưng đây chỉ là của một nhóm nhỏ ở Sơn Động, Bắc Giang. Nhà của người Cao Lan ở các địa phương khác cũng như nhà của người Sán Chỉ có nhiều nét gần với nhà Tày - Nùng. Riêng nhóm Cao Lan ở Sơn Động nhà cửa của họ có những nét rất độc đáo, chúng tôi không thấy giống bất kỳ nhà cửa của một dân tộc nào khác trong nước. Nhà sàn, vách che sát đất, xa trông tưởng là nhà đất. Bộ khung nhà với vì kèo kết cấu đơn giản nhưng rất vững chắc. Có hai kiểu nhà là: "nhà trâu đực" và "nhà trâu cái". Nhà trâu cái vì kèo bốn cột. Nhà trâu đực vì kèo ba cột. Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt giữa nhà trâu cái và trâu đực đều có những nét tương tự như vậy là để phân biệt nhà trâu cái và nhà trâu đực chỉ là ở vì kèo khác nhau. Người Cao Lan là một bộ phận của dân tộc Sán Chay. Người Cao Lan có tiếng nói gần giống tiếng Tày. == Chỉ dẫn == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài ==
northern football alliance.txt
Northern Football Alliance là một giải đấu bóng đá bao phủ Đông Bắc nước Anh và Cumbria. Có tổng cộng 3 hạng đấu, đứng đầu là Premier Division, nằm ở Bậc 7 (hoặc Cấp độ 11) của National League System. Theo điều khoản tài trợ, giải đấu có tên là Newcastle Building Society Northern Football Alliance. Các câu lạc bộ đứng đầu ở Premier Division được phép thăng hạng Northern League Division Two. Đội cuối bảng ở Second Division có thể xuống hạng North Northumberland League Division One, hoặc Tyneside Amateur League Division One, tùy theo vị trí địa lý. Northern Football Alliance được thành lập năm 1890, chỉ có 1 hạng đấu gồm 7 đội. Năm 1926, nó trở thành Second Division của North Eastern League, nhưng lại tách ra năm 1935. Giải đấu bị giải thể năm 1964 do thiếu thành viên, nhưng được thành lập lại ngay mùa giải sau đó, 1965–66. Năm 1988, Northern Amateur League và Northern Combination League hợp nhất lại tạo thành Northern Football Alliance (tất cả đều dưới tên Northern Football Alliance) để tạo thành một hệ thống gồm 3 hạng đấu, vẫn còn tồn tại đến ngày nay và gồm 48 đội bóng. == Các Câu lạc bộ mùa giải 2015-16 == === Premier Division === AFC Newbiggin Ashington Colliers Blyth Town Carlisle City Gateshead Rutherford Killingworth Town Northbank Carlisle North Shields Athletic Percy Main Amateur Red House Farm Seaton Delaval Amateurs Shankhouse Walker Central Wallington Whickham Sporting Club Whitley Bay Dự bị === Division One === Birtley St. Joseph's Blyth Isabella Cramlington Town Cullercoats Felling Magpies Gosforth Bohemians Hebburn Reyrolle Hexham Lindisfarne Custom Planet Longbenton New Fordley Newcastle Chemfica Independent Newcastle University Ponteland United Shilbottle Colliery Welfare Wallsend Boys Club === Division Two === Alnmouth United Cramlington United Forest Hall Gateshead Dự bị Gateshead Redheugh 1957 Grainger Park Boys Club Hazlerigg Victory Prudhoe Youth Club FC Seniors Seaton Burn Swalwell Wallsend Labour Club West Allotment Celtic Dự bị Whitburn Athletic Wideopen & District Willington Quay Saints Wooler == Nhà vô địch (1890–1988) == == Nhà vô địch theo hạng đấu (1988-nay) == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức của Northern Football Alliance Số liệu của giải tại Liên đoàn bóng đá Anh
nguyễn thị kim ngân.txt
Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh 1954) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII và khóa XIV. Bà là nữ chính khách đầu tiên giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia trong lịch sử Việt Nam. == Thân thế và sự nghiệp == Bà sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trước năm 1975, song thân của bà đều hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do cha bà thoát ly hoạt động, bà do mẹ nuôi dưỡng và cho ăn học trong vùng kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1973, bà lên Sài Gòn, theo học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, tuy nhiên việc học của bà bị gián đoạn khi chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kiểm soát toàn bộ miền Nam. Tháng 8 năm 1975, bà vào làm nhân viên Văn phòng Ban Kinh tài Khu 8. Sau khi Việt Nam thống nhất, bà được chuyển sang làm tại Văn phòng Ty Tài chính Bến Tre (sau là Sở Tài chính Bến Tre), bắt đầu sự nghiệp hoạt động trong ngành tài chính. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 1981 và trở thành Đảng viên chính thức một năm sau đó. Bà cũng theo học chương trình Đại học Tài chính, đạt đến học vị Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng. Về sự nghiệp, bà thăng dần từ các bậc Chuyên viên, Phó phòng, Trưởng phòng, Phó giám đốc, quyền Giám đốc và chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre vào tháng 10 năm 1991. Đến tháng 4 năm 1995, bà được điều về Trung ương và được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính. Tháng 4 năm 2001, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2001-2006). Đến tháng 9 năm 2002, bà được điều chuyển sang làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Bà Kim Ngân là phụ nữ duy nhất trong cả nước vào thời điểm đó giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, và cũng là người phụ nữ duy nhất nắm quyền điều hành cao nhất của tỉnh Hải Dương kể từ trước đến nay. Tháng 2 năm 2006, bà được điều chuyển trở lại làm Thứ trưởng Bộ Tài chính, tuy nhiên chỉ 1 tháng sau lại được điều sang làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại. Tháng 4 năm 2006, bà tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2006-2011). Tháng 5 năm 2007, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XII. Tháng 8 năm 2007, bà được đề cử và được phê chuẩn vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và giữ chức vụ này cho đến tháng 7 năm 2011. Một trong những sự kiện bà Kim Ngân để lại dấu ấn khi làm tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cuộc giải cứu các lao động Việt Nam tại Lybia vào năm 2011 Tháng 1 năm 2011, bà một lần nữa tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 5 năm 2011, bà tái đắc cử vị trí Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Ngày 23 tháng 7 năm 2011, bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Tháng 5 năm 2013 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XI, bà được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, bà vẫn được tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tại kỳ đại hội này, bà cũng được đề cử vào vị trí Chủ tịch Quốc hội. Ngày 31 tháng 3 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam, bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013 (có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2014). Bà Ngân có 2 người con, trong đó có Nguyễn Đức Phương hiện là kỹ sư xây dựng. Người em của Phương là Nguyễn Thành Phong, một phóng viên của TTVH. == Nhìn nhận == Theo nhận xét của nhiều người bà là người gần gũi, bình dị, một nữ chính trị gia cao cấp sở hữu vẻ đẹp sắc sảo mang đậm nét phúc hậu của con người Việt Nam. Đầu năm 2016, Tạp chí Forbes bình chọn bà là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong danh sách 20 người phụ nữ khi đang giữ cương vị Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII. Việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội được dư luận đánh giá cao. Các ý kiến cho rằng điều đó chứng tỏ có sự thay đổi, dù khởi đầu của chủ trương đề cao vai trò người phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý, và chủ trương tăng số đại biểu nữ lên 30% để hội nhập thế giới, nam nữ bình quyền giới tại Việt Nam. == Câu nói == Về sự chậm chạp của luật lệ ở Việt Nam từ lúc ban hành cho tới khi có hiệu lực: Năm 2011, bà Kim Ngân là Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội, khi bắt đầu chiến dịch giải cứu lao động tại Lybia, bà Ngân đã trấn an hàng nghìn gia đình thân nhân lao động. Một tháng sau đó, toàn bộ hơn 10.000 lao động Việt Nam đã được đưa về nước an toàn, thoát khỏi khu vực chiến sự. Phát biểu tại buổi gặp các cơ quan báo chí vào hôm nay (23/7), nói về vấn đề dân chủ:""Về nề nếp dân chủ, trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì rồi con cái cũng không tôn trọng người khác... Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên". Blogger Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập của báo Nhân dân, cho đoạn phát biểu này là rất ngang ngược, đầy tính kiểu gia trưởng khi so sánh quan chức nhà nước đối với nhân dân như bố mẹ với con cái, với lý do là "có lẽ Bà Ngân quên rằng trong số 93 triệu dân VN, có hơn 30 triệu người nhiều tuổi hơn cái tuổi 62 của bà." Nói chuyện với báo Công an Nhân dân t.s. Phạm Duy Nghĩa cũng chỉ trích những tư duy phong kiến này khi "cho mình là cha mẹ của dân" "coi dân như người chưa trưởng thành, thiếu hiểu biết" == Liên kết ngoài == Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Quốc hội Nguyên bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Nữ kiệt phương Nam làm 'quan' đất xứ Đông Dấu ấn "Nữ kiệt xứ dừa" Nguyễn Thị Kim Ngân == Tham khảo ==
kinh tế colombia.txt
Colombia là một nền kinh tế có mức thu nhập người dân trên mức trung bình, là nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latin. Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính của Colombia, chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Colombia. Sản xuất chiếm gần 12% kim ngạch xuất khẩu của Colombia, và tăng trưởng với mức trên 10% một năm. Colombia có ngành công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh nhất trên thế giới và có mạng lưới cáp quang dài nhất ở Mỹ Latin. Colombia cũng có một trong những ngành công nghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới. Colombia trong thập kỷ qua đã trải qua một sự bùng nổ kinh tế lịch sử bất chấp các vấn đề trong quá khứ. Năm 1990, Colombia là nền kinh tế lớn thứ năm của Mỹ Latin và có GDP bình quân đầu người chỉ có 1500 USD, vào năm 2016, đây là nền kinh tế lớn thứ 4, và lớn thứ 42 trên thế giới. Tính đến năm 2016, GDP (PPP) bình quân đầu người có tăng lên đến hơn 14.000 USD và GDP (PPP) đã tăng từ 120 tỷ USD vào năm 1990 lên gần 700 tỷ USD. Mức độ đói nghèo ở mức cao đến 65% vào năm 1990, nhưng giảm xuống còn dưới 15%. Các ngành công nghiệp hiện đại như đóng tàu, điện tử, ô tô, du lịch, xây dựng và khai thác mỏ, đã tăng trưởng mạnh trong những năm 2000 và thập niên 2010, tuy nhiên, hầu hết hàng xuất khẩu của Colombia vẫn dựa trên hàng hóa. Colombia là nước sản xuất thiết bị điện tử và thiết bị sản xuất trong nước lớn thứ 2 Mỹ Latin chỉ đứng sau Mexico. Người ta ước tính rằng vào năm 2023, Colombia sẽ là quốc gia 20-50 thứ 10 sau Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico. Colombia có nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong thế giới phương Tây, và chỉ đứng sau Trung Quốc trên toàn thế giới.. == Tham khảo ==
genoa (thị trấn), quận vernon, wisconsin.txt
Genoa là một thị trấn thuộc quận Vernon, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 778 người. == Chú thích == == Tham khảo ==
iso 639-2.txt
ISO 639-2:1998 - Codes for the representation of names of languages — Part 2: Alpha-3 code - là phần hai của chuỗi tiêu chuẩn quốc tế ISO 639 do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành dành cho mã ngôn ngữ. Tiêu chuẩn này liệt kê các mã - còn gọi là mã "Alpha-3" - gồm ba chữ cái, đại diện cho tên ngôn ngữ. Danh sách mã ISO 639-2 gồm 464 mục. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký và đề nghị đưa vào tiêu chuẩn ISO 639-2; trong vai trò này, cơ quan này được ký hiệu là ISO 639-2/RA. Cơ quan này cũng có người đại diện trong Ủy ban Tư vấn Liên hợp ISO 639-RA có trách nhiệm duy trì hệ thống mã ISO 639. Công tác xây dựng ISO 639-2 bắt đầu từ 1989 do mã ISO 639-1 (gồm hai chữ cái) không đủ đáp ứng nhu cầu đại diện cho tên ngôn ngữ. ISO 639-2 được ra mắt lần đầu vào năm 1998. == Các mã B và T == Mặc dù hầu hết các ngôn ngữ đều đã được cấp mã theo tiêu chuẩn ISO nhưng có 20 ngôn ngữ có đến hai mã ba chữ cái, gồm mã "thư mục" (ISO 639-2/B) xuất phát từ tên tiếng Anh của ngôn ngữ và mã "thuật ngữ" (ISO 639-2/T) xuất phát từ tên bản xứ của ngôn ngữ đó. Mỗi ngôn ngữ trong số này lại có thêm mã ISO 639-1. Thực ra trong lịch sử từng có 22 mã "thư mục", tuy nhiên do scc và scr đã bị loại nên chỉ còn 20 mã. Nói chung người ta thích dùng mã "thuật ngữ" hơn; tiêu chuẩn ISO 639-3 cũng dùng mã "thuật ngữ". Tuy vậy, ISO 15924 lại dẫn xuất mã từ ISO 639-2/B mỗi khi có thể được. == Phạm vi và kiểu ngôn ngữ mà ISO 639-2 bao trùm == Phạm vi Ngôn ngữ đơn Macrolanguage Bộ sưu tập ngôn ngữ Phương ngữ Ngôn ngữ dành riêng sử dụng tại địa phương Các trường hợp đặc biệt Kiểu (dành cho ngôn ngữ đơn lẻ) Ngôn ngữ sống Ngôn ngữ chết (tử ngữ) Ngôn ngữ cổ Ngôn ngữ lịch sử Ngôn ngữ được xây dựng (constructed language) === Trường hợp đặc biệt === Có những mã dùng cho các trường hợp đặc biệt: mis là mã được ISO liệt kê là "ngôn ngữ không mã hóa" (uncoded languages) mul ("multiple", tạm dịch: "nhiều") là mã dùng để thể hiện rằng có nhiều ngôn ngữ được sử dụng, đồng thời hàm nghĩa rằng việc chỉ rõ cụ thể các mã ngôn ngữ tương ứng là việc làm không thiết thực. Các mã từ qaa đến qtz được bảo tồn và chưa dùng trong ISO und ("undetermined", tạm dịch: "không xác định được") là mã được dùng khi cần phải biểu thị ngôn ngữ nhưng lại không xác định được đó là ngôn ngữ gì. zxx là mã được ISO liệt kê là "không có nội hàm ngôn ngữ" (bổ sung ngày 11 tháng 1 năm 2006) === Mã ngôn ngữ tập thể === Một số mã ISO 639-2 tuy thường dùng nhưng lại không đại diện chính xác cho một ngôn ngữ cụ thể hoặc các ngôn ngữ có liên quan. Chúng được xem là mã ngôn ngữ tập thể (collective language) và bị loại khỏi tiêu chuẩn ISO 639-3. Về định nghĩa macrolanguage và ngôn ngữ tập thể, xem tại đây. Dưới đây là danh sách mã ngôn ngữ tập thể trong tiêu chuẩn ISO 639-2 và được liệt kê tiếp trong ISO 639-5. Ghi chú rằng có hai mã tuy được xác định là mã ngôn ngữ tập thể trong ISO 639-2 nhưng (tính đến hiện nay) lại không có trong ISO 639-5 là mã bih (Bihar, mã ISO 639-1 là bh) và mã him (Himachal). afa Hệ ngôn ngữ Phi-Á alg Ngữ tộc Algonquin apa Ngữ chi Apache art Ngôn ngữ được xây dựng ath Ngữ chi Athabaska aus Hệ ngôn ngữ Úc bad Hệ ngôn ngữ Banda bai Hệ ngôn ngữ Bamileke bat Nhóm ngôn ngữ gốc Balt ber Nhóm ngôn ngữ Berber bnt Hệ ngôn ngữ Bantu btk Hệ ngôn ngữ Batak cai Hệ ngôn ngữ bản xứ Trung Mỹ cau Hệ ngôn ngữ Á-Âu cel Ngữ tộc Celt cmc Hệ ngôn ngữ Chăm col Tiếng Shilluk cpe tiếng creole và tiếng bồi dựa trên tiếng Anh cpf tiếng creole và tiếng bồi dựa trên tiếng Pháp cpp tiếng creole và tiếng bồi dựa trên tiếng Bồ Đào Nha crp Ngôn ngữ Creole và tiếng bồi cus Ngữ tộc Cush day Hệ ngôn ngữ Land Dayak dra Hệ ngôn ngữ Dravida fiu Nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra gem Nhóm ngôn ngữ German ijo Hệ ngôn ngữ Ijo inc Ngữ chi Ấn-Nhã Lợi An ine Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu ira Ngữ chi Iran iro Hệ ngôn ngữ Iroquois kar Ngữ chi Karen khi Hệ ngôn ngữ Khoisan kro Ngữ tộc Kru map Hệ ngôn ngữ Nam Đảo mkh Hệ ngôn ngữ Nam Á mno Ngữ tộc Manobo mun Nhóm ngôn ngữ Munda myn Hệ ngôn ngữ Maya nah Nahuatl nai Ngôn ngữ bản xứ Bắc Mỹ nic Hệ ngôn ngữ Niger-Congo nub Hệ ngôn ngữ Nubia oto Hệ ngôn ngữ Otomi paa Hệ ngôn ngữ Papua phi Ngữ tộc Philippines pra Ngữ tộc Prakrit roa Nhóm ngôn ngữ Rôman sai Ngôn ngữ bản xứ Nam Mỹ sal Hệ ngôn ngữ Salish sem Ngôn ngữ Semit sgn Ngôn ngữ ký hiệu sio Hệ ngôn ngữ Sioux sit Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng sla Ngữ tộc Slav smi Ngữ tộc Sami son Ngữ tộc Songhai ssa Hệ ngôn ngữ Nile-Sahara tai Ngữ chi Thái tup Hệ ngôn ngữ Tupi tut Hệ ngôn ngữ Altai wak Hệ ngôn ngữ Wakash wen Các ngôn ngữ Sorbia ypk Ngữ chi Yupik znd Ngữ chi Zande == Xem thêm == Danh sách mã ISO 639-2 Mã ngôn ngữ == Chú thích == == Liên kết ngoài == Tiếng Anh Trang chủ ISO 639-2/RA Thông báo thay đổi Chi tiết
giải bóng đá cúp câu lạc bộ thế giới.txt
Giải bóng đá vô địch thế giới các câu lạc bộ (tiếng Anh: FIFA Club World Cup), trước đây được gọi là FIFA Club World Championship, là 1 giải đấu bóng đá quốc tế dành cho nam được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá toàn cầu. Giải đấu lần đầu tiên được tổ chức với tên gọi Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ 2000. Giải sau đó không được tổ chức từ năm 2001 tới 2004 do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất vẫn là do sự sụp đổ của đối tác tiếp thị của FIFA là International Sport and Leisure. Từ 2005, giải được tổ chức hàng năm, và đã được tổ chức ở Brasil, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Maroc. Giải bóng đá vô địch thế giới các câu lạc bộ lần đầu tiên được tổ chức tại Brazil năm 2000. Giải đấu vẫn thi đấu song song với Cúp Liên Lục địa (hay còn được biết đến với tên gọi Cúp châu Âu/Nam Mỹ), một giải đấu được tổ chức chung bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) và Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) lần đầu tranh tài năm 1960 giữa đội vô địch của European Champions' Cup và Copa Libertadores. Năm 2005, sau trận đấu cuối cùng của Cúp Liên Lục địa, giải đấu này được hợp nhất với phiên bản đầu tiên của Club World Cup và đổi tên thành "FIFA Club World Championship." Năm 2006, giải đấu lấy tên như hiện tại. Thể thức hiện tại của giải đấu sẽ bao gồm 7 đội tham dự diễn ra trong 2 tuần ở 1 nước chủ nhà; đội vô địch của AFC Champions League (châu Á), CAF Champions League (châu Phi), CONCACAF Champions League (Bắc Mỹ), Copa Libertadores (Nam Mỹ), OFC Champions League (châu Đại Dương) và UEFA Champions League (châu Âu) năm đó, cùng với đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà, tham dự giải đấu theo thể thức loại trực tiếp. Đội vô địch quốc gia của nước chủ nhà sẽ gặp đội vô địch châu Đại Dương trong 1 trận play-off đội giành chiến thắng sẽ cùng với các đội vô địch châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ tham dự vòng tứ kết. Các đội thắng ở tứ kết sẽ gặp các đội vô địch châu Âu và Nam Mỹ, những đội được vào thẳng bán kết. Đương kim vô địch đang là Real Madrid, đội đã đánh bại Kashima Antlers 4-2 trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2016 để lần thứ ba vô địch giải đấu. Tính tới 2016, FIFA Club World Cup đã có 9 câu lạc bộ vô địch khác nhau. Barcelona (Tây Ban Nha) là đội thành công nhất với 3 chức vô địch. Các nhà vô địch khác bao gồm Corinthians, São Paulo và Internacional (Brasil), Milan và Internazionale (Ý), Manchester United (Anh), Bayern München (Đức), và Real Madrid (Tây Ban Nha). Brasileirão của Brasil là giải vô địch quốc gia thành công nhất với 4 chức vô địch, trong khi đó Barcelona đang giữ kỷ lục thi đấu nhiều trận chung kết nhất với 5 lần. == Lịch sử == ISL. Đó là sau đó dự định tổ chức các sự kiện trong năm 2003, nhưng điều này cũng không xảy ra. FIFA cuối cùng đã đồng ý các điều khoản với Intercontinental Cup để hợp nhất hai giải đấu. Các Intercontinental Cup cuối cùng đã được các ấn bản 2004, với sự góp đầu tiên của relaunched Club World Championship tổ chức tại Nhật Bản từ 11 tháng 12 và 18 tháng 12 năm 2005. Các phiên bản 2005 relaunched được ngắn hơn trước Giải vô địch thế giới, làm giảm các vấn đề của lịch các giải đấu trên khắp các mùa câu lạc bộ khác nhau trên khắp lục địa mỗi. Nó chứa đựng chỉ là trị vì sáu vô địch lục địa, với CONMEBOL và vô địch UEFA nhận được đến bán kết của giải đấu. Giải đấu sau đó đổi tên là FIFA Club World Cup cho lần tổ chức vào năm 2006, được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản cho đến năm 2008. Sự kiện Các năm 2009 và 2010 sẽ được tổ chức bởi United Arab Emirates. Đối với 2007 FIFA Club World Cup, một trận đấu play-off giữa OFC vô địch và vô địch quốc gia sở tại cho nhập cảnh vào giai đoạn tứ kết đã được giới thiệu để tăng gia đình quan tâm đến giải đấu. Các reintroduction của trận đấu cho vị trí thứ năm cho cuộc thi năm 2008 cũng đã thúc đẩy một sự gia tăng tiền thưởng của Hoa Kỳ $ 500,000 cho một tổng số của Mỹ 16.500.000 $. Những người chiến thắng đã đi 5.000.000 $, thứ hai được đặt đội nhận được $ 4.000.000, đội thứ ba được đặt $ 2.500.000, đội thứ tư được đặt $ 2.000.000, đội thứ năm đặt $ 1.500.000, đội thứ sáu-đặt 1.000.000 $ và lần thứ bảy- đặt đội nhận được $ 500,000. [3] Trong tháng 2 năm 2008 một FIFA Club World Cup Champions Huy hiệu đã được giới thiệu, có một hình ảnh của các danh hiệu, trong đó nhà vô địch trị vì được quyền hiển thị trên kit của nó cho đến khi cuối cùng của giải vô địch tiếp theo. Ban đầu, tất cả bốn nhà vô địch trước đó đã được phép đeo huy hiệu cho đến năm 2008 [cuối cùng 4], nơi mà Manchester United giành được quyền duy nhất để mang huy hiệu của chiến thắng trong cúp. == Bảng thành tích == Barcelona đang giữ kỷ lục vô địch nhiều nhất với 3 lần. Chức vô địch ở mùa giải mở màn của Corinthians là thành tích tốt nhất của đội vô địch quốc gia nước chủ nhà. Các đội đến từ Tây Ban Nha hiện có 5 lần vô địch, là quốc gia giành được nhiều chức vô địch nhất. === Kết quả theo liên đoàn === Đại diện châu Phi xuất sắc nhất tính tới hiện tại là TP Mazembe của Cộng hòa Dân chủ Congo và câu lạc bộ Ma Rốc Raja Casablanca. Họ là đội duy nhất của châu Phi tham dự trận chung kết. Các câu lạc bộ của México Necaxa và Monterrey, cũng như Deportivo Saprissa của Costa Rica, đều giành vị trí thứ 3, thành tích tốt nhất của đại diện Bắc Mỹ. Thành tích tốt nhất của các câu lạc bộ châu Á là của Kashima Antlers với ngôi Á quân năm 2016 sau khi đã cầm hoà thành công đội vô địch Real Madrid với tỉ số 2-2 trong suốt 90 phút thi đấu chính thức, điều chưa đội bóng nào ngoài Châu Âu, Nam Mỹ làm được. Các đội bóng châu Á cũng đã có 05 lần giành huy chương đồng chia đều cho các câu lạc bộ của Nhật Bản Urawa Red Diamonds, Gamba Osaka, Sanfrecce Hiroshima, Hàn Quốc Pohang Steelers và đại diện của Qatar Al Sadd. Auckland City 1 lần giành hạng 3 và là đội duy nhất của OFC lọt vào bán kết. Tính tới 19 tháng 12 năm 2016. == Các giải thưởng == == Ghi bàn nhiều nhất == 5 bàn thắng Cristiano Ronaldo ( Real Madrid) Lionel Messi ( Barcelona) Luis Alberto Suárez ( Barcelona) 3 bàn thắng Mohamed Aboutrika ( Al-Ahly) Nicolas Anelka ( Real Madrid) Flávio ( Al-Ahly) Mauricio Molina ( Seongnam Ilhwa Chunma) Romário ( Vasco da Gama) Wayne Rooney ( Manchester United) Washington ( Urawa Red Diamonds) Có hai cầu thủ đã ghi bàn thắng cho nhiều hơn một câu lạc bộ trong lịch sử Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ: Dwight Yorke (1 bàn cho Manchester United và 1 bàn cho Sydney FC) Cristiano Ronaldo (1 bàn cho Manchester United và 4 bàn cho Real Madrid) Chỉ có một cầu thủ duy nhất từng lập Hat-trick (ghi 3 bàn) trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ: Cristiano Ronaldo 3 bàn cho Real Madrid trong trận chung kết giải đấu năm 2016. == Xếp hạng theo câu lạc bộ == == Xếp hạng theo quốc gia == == Xếp hạng theo Liên đoàn == == Tiền thưởng == Đối với từng đội, Đội vô địch được nhận 5 triệu $, Đội Á quân nhận 4 triệu $, Đội hạng ba 2.5 triệu $, Hạng tư 2 triệu $, Đội hạng năm 1.5 triệu $, Đội hạng sáu 1 triệu $ và đội hạng bảy nhận 500,000 $. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang Web chính thức của giải đấu
giải l'oréal-unesco cho phụ nữ trong khoa học.txt
Giải L'Oréal-UNESCO cho phụ nữ trong khoa học (tiếng Anh: L'Oréal-UNESCO Awards for Women in Science) là một giải thưởng được thiết lập năm 1998 nhằm mục đích thăng tiến vị trí của phụ nữ trong khoa học bằng việc công nhận những thành tựu xuất sắc của các nữ khoa học gia trong nghiên cứu khoa học. Giải này là kết quả của sự hợp tác giữa Công ty mỹ phẩm L'Oréal của Pháp và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) với khoản tiền thưởng là 100.000 đô la Mỹ cho mỗi người đoạt giải. Hàng năm, một ban giám khảo quốc tế luân phiên giữa khoa học đời sống và khoa học vật liệu sẽ tuyển chọn một người đoạt giải từ những khu vực sau đây: châu Phi và vùng Trung Đông. châu Á – Thái Bình Dương châu Âu châu Mỹ Latinh và vùng Caribe Bắc Mỹ (từ năm 2000) Ngoài giải thưởng này, L’Oréal và UNESCO cũng lập ra Quỹ Học bổng quốc tế UNESCO-L'Oréal (UNESCO-l’Oréal International Fellowships), với khoản học bổng là 40.000 đô la Mỹ trong 2 năm cho 15 nữ khoa học gia trẻ trong các dự án nghiên cứu đầy hứa hẹn. == Những người đoạt giải == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == For Women in Science UNESCO: Women and Science
ngô kiến hào.txt
Ngô Kiến Hào (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1978) là nam diễn viên, ca sĩ, đạo diễn và nhà sản xuất người Mỹ gốc Hoa. Ngô Kiến Hào là cựu thành viên của nhóm nhạc thần tượng F4 Đài Loan. == Tiểu sử == Ngô Kiến Hào sinh ra và lớn lên tại Santa Monica, California, Mỹ. Cha mẹ anh li dị từ rất sớm nên anh sống cùng với mẹ và hai người chị gái. Sau này mẹ anh tái hôn với 1 người gốc Thượng Hải và có thêm 2 người con, 1 trai 1 gái. Năm 13 tuổi, anh bắt đầu có hứng thú với vũ đạo. Anh và bạn bè thường ngồi hàng giờ trước màn hình tivi xem và học nhảy từ băng video. Sau đó, anh đang ký tham dự 1 cuộc thi nhảy và giành giải nhì. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh từng làm nhân viên trực điện thoại cho một công ty điện thoại đường dài trong vòng hai năm. Quá chán nản và mệt mỏi với công việc đó, anh quyết định trở về Đài Loan tìm cơ hội gia nhập làng giải trí vì niềm khát khao được biểu diễn Chị gái của anh đã quay về Đài Loan trước và là thành viên của nhóm nhạc "Babes", đã ra mắt 2 album nhưng không thành công. == Đời tư == Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Ngô Kiến Hào kết hôn với bạn gái lâu năm là nữ tài phiệt Singapore Arissa Thạch Trinh Thiện ở Los Angeles. == Sự nghiệp == Năm 2000, khi từ Mỹ trở về Đài Loan, anh đã tới 1 công ty đĩa hát tìm kiếm cơ hội. Anh đã mang một số đĩa ghi âm đến các phòng thu nhưng tất cả đều không có hồi âm và đã phải đến từng nơi để lấy lại các bản thu âm đó. Trong thời gian này, anh cũng tham gia chương trình cuối tuần "Happy Sunday", cuộc thi MTV VJ Hunt. Khi đó anh thích để tóc dài giống như ngôi sao Trịnh Y Kiện nhưng sau đó quyết định cắt tóc. Chính tại 1 tiệm cắt tóc, anh đã gặp được nhà chế tác Sài Trí Bình đang tìm kiếm các diễn viên trẻ cho phim truyền hình nhiều tập "Lưu tinh hoa viên (Vườn sao băng)". Và anh đã trở thành người đầu tiên ký hợp đồng trong nhóm F4. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Vanness Wu official website Ngô Kiến Hào trên Twitter Ngô Kiến Hào trên Facebook
blackberry limited.txt
BlackBerry Limited là 1 công ty điện tử của Canada chuyên sản xuất, buôn bán các thiết bị di động và giải pháp di động như mẫu điện thoại ăn khách Black Berry. Công ty này được thành lập năm 1984 tại Waterloo, Ontario, Canada. == Theo dòng lịch sử == Trước khi sản xuất BlackBerry, RIM hợp tác với RAM Mobile Data và Ericsson để chuyển mạng dữ liệu không dây thành mạng máy tính nhắn tin 2 chiều và e-mail không dây Mobitex do Ericsson phát triển trước đó. Thành tựu của việc phát triển này là sự ra đời của máy nhắn tin Inter@ctive 950, được đưa ra thị trường vào Tháng Tám, 1998. Với kích thước khoảng một thỏi xà bông, thiết bị này cạnh tranh với mạng nhắn tin 2 chiều SkyTel của Motorola. == Tham khảo ==
nouvelle-calédonie.txt
Nouvelle-Calédonie (tiếng Pháp: Nouvelle-Calédonie) là một tập thể đặc biệt của Pháp nằm tại tây nam Thái Bình Dương, cách Úc 1.210 km và cách Mẫu quốc Pháp 16.136 km. Quần đảo là bộ phận của tiểu vùng Melanesia, và bao gồm đảo chính Grande Terre, quần đảo Loyauté và một số đảo nhỏ khác. Cư dân bản địa gọi Grande Terre là Le Caillou ("viên sỏi"). Nouvelle-Calédonie có diện tích đất là 18.576 km², dân số theo điều tra năm 2014 là 268.767 người gồm người Kanak bản địa, người gốc Âu (người Caldoche sinh tại địa phương và người Pháp mẫu quốc), người Polynesia (chủ yếu là người Wallis), và người Đông Nam Á, cùng một số người Pied-Noir và gốc Maghreb. Thủ phủ của lãnh thổ là Nouméa. == Địa lý == Nouvelle-Calédonie nằm khoảng 1200 km phía đông nước Úc và 1500 km phía bắc New Zealand, khoảng tọa độ 21°30′N 165°30′Đ Đảo chính là Grande Terre. Một số hải đảo nhỏ hơn như quần đảo Belep nằm về phía bắc và Îles Loyauté về phía đông. Phía nam có Île des Pins và nhóm đảo Chesterfield Islands. Chủ quyền hai đảo Matthew và Hunter còn trong vòng tranh chấp giữa Pháp (nhân danh Nouvelle-Calédonie) và Vanuatu. Đảo Grande Terre lớn hơn cả, diện tích 16.372 km2, bề rộng khoảng 70 km, dài 350 km, cấu tạo bởi một rặng núi chạy dọc chiều dài của đảo theo hướng tây bắc-đông. Ngọn núi cao nhất là đỉnh Panié đo được 1628 m. Theo địa chất học thì Nouvelle-Calédonie là phần cực bắc của lục địa lớn chìm dưới biển, mang tên Zealandia. Chỉ có 7% diện tích của lục địa này lộ trên mặt biển. Zealandia tách rời khỏi lục địa Úc Châu khoảng 60–85 triệu năm trước và trôi dạt về hướng bắc. Xưa hơn nữa Zealandia tách khỏi Nam Cực Châu khoảng 130-85 triệu năm trước. Khoảng 50 triệu năm trước thì Nouvelle-Calédonie ổn định ở vị trí ngày nay. == Lịch sử == Con người có mặt ở vùng nam Thái Bình Dương khoảng 50.000 năm trước. Riêng quần đảo Nouvelle-Calédonie thì người Lapita đến lập nghiệp khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Họ giỏi nghề đi biển và biết trồng trọt. Ảnh hưởng của họ bao gồm vùng rộng lớn trong khu vực này. Khoảng thế kỷ 11 trở đi người Polynésie di cư và hòa nhập vào số thổ dân trên đảo. Người châu Âu biết đến Nouvelle-Calédonie vào cuối thế kỷ 18. Nhà thám hiểm James Cook người Anh đặt tên "New Caledonia" cho đảo để nhớ về Scotland vì Caledonia vốn là tên cổ (tiếng Latin) của Scotland. Quần đảo gần đó thì ông đặt tên "New Hebrides", cũng để nhớ lại quần đảo Hebrides thuộc Scotland. Người Pháp sau dịch "New Caledonia" thành "Nouvelle-Calédonie" tức là tên hiện hữu. Thương thuyền và ngư thuyền Anh và Úc ghé Nouvelle-Calédonie để cất dầu cá voi hay mua gỗ trầm hương nhưng quan hệ với thổ dân không mấy tốt đẹp. Năm 1849 thì bạo động bùng nổ: thủy thủ thuyền Cutter bị thổ dân bắt giết và ăn thịt. Ngược lại thổ dân bị nhiễm bệnh đậu, sởi, cúm, giang mai của người da trắng khiến chết nhiều. Với lượng trầm hương giảm, Nouvelle-Calédonie biến thành nơi xuất xứ dân nô lệ đi làm phu ở Úc. Tệ nạn này đến đầu thế kỷ 20 mới chấm dứt. Trong khi đó việc truyền giáo của đạo Thiên Chúa làm biến đổi văn hóa thổ dân về mặt tín ngưỡng, trang phục cũng như dẹp tục ăn thịt người. Năm 1853 Pháp sát nhập vùng đảo trong cuộc tranh đua thuộc địa với Anh vì Anh đã thu nạp Úc và New Zealand. Cũng giống như cách người Anh dùng xứ Úc để lưu đày tội phạm, Pháp gửi 22.000 tù nhân sang khai lập Nouvelle-Calédonie từ năm 1864 đến 1922. Thêm vào đó là thường dân Pháp và dân phu chân đăng Á Châu (Việt Nam). Cùng lúc đó số thổ dân lại giảm nghiêm trọng vì bệnh dịch và chính sách hà khắc của bộ luật Code de l'Indigénat nhằm củng cố địa vị độc tôn của người da trắng và hạn chế tối đa quyền đi lại, sinh nhai và sở hữu của người thổ dân. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với quân đội Nhật Bản tiến chiếm vùng Nam Thái Bình Dương, tư lệnh quân đội Mỹ được đặt ở Nouméa để chặn bước tiến quân địch. Kể từ thập niên 1980 phong trào độc lập bắt đầu tranh đấu đòi thành lập nước "Kanaky". Bạo động như vụ bắt con tin và ám sát buộc Pháp tăng quyền tự trị cho Nouvelle-Calédonie và nhìn nhận hành trình "giảm chính" (devolution) qua hiệp ước Matignon 1988 và Nouméa 1998. Phương thức bày nhằm tạo ý niệm dân tộc Calédonie gồm quyền dân tịch và biểu tượng địa phương hầu đưa tới một ngày quyết định chính trị cho lãnh thổ này trong tương lai. == Chính trị == Nouvelle-Calédonie có quy chế đặc biệt vì đây là một lãnh thổ hải ngoại của Pháp nhưng có nhiều điểm gần như một quốc gia độc lập. Nghị viện lãnh thổ (Congrès du territoire) và chính phủ địa phương ngày càng rộng quyền chiếu theo Hiệp ước Nouméa (1998) ký với chính phủ trung ương. Các lãnh vực thuế má, luật lao động, vệ sinh y tế và cả ngoại thương nay thuộc quyền của chính phủ địa phương. Mục đích giảm chính (devolution) là tiến tới thể chế khi Pháp chỉ nắm giữ một số lãnh vực then chốt như ngoại giao, hình pháp, quốc phòng, an ninh công cộng, và ngân khố. Những lãnh vực khác sẽ thuộc chính phủ địa phương. Chính phủ Nouvelle-Calédonie đã theo đuổi một số chính sách độc lập như duy trì đơn vị tiền tệ franc CFP thay vì đổi theo Euro như ở trung ương. Chủ đích của chính phủ Nouvelle-Calédonie là xây dựng ý niệm công dân riêng cho Nouvelle-Calédonie. Đề tài độc lập sẽ hoãn đến sau năm 2013 Đại diện chính quốc Pháp là Cao ủy Cộng hòa (Haut-Commissaire de la République, thường gọi là "haussaire"). Lãnh thổ Nouvelle-Calédonie gửi hai đại biểu lên Hạ viện Quốc hội Pháp ở Paris và một nghị sĩ lên Thượng viện. === Hành chính === Đặc khu được chia thành ba đơn vị: Tỉnh Bắc, Tỉnh Nam Tỉnh đảo Loyauté. == Dân cư == Thổ dân Kanak chiếm khoảng 42%, dân gốc Âu Châu 37%, số còn lại là dân gốc Polynesia và Á Châu, trong đó khoảng 1,5% là dân gốc Việt. == Chú thích ==
nhả mận.txt
Nhả mận hay song bế martin (danh pháp khoa học: Paraboea martinii) là loài thực vật có hoa trong họ Tai voi. Loài này được (H. Lév. & Vaniot) B.L. Burtt mô tả khoa học đầu tiên năm 1980. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Paraboea martinii tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Paraboea martinii tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Paraboea martinii”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
astana.txt
Astana (tiếng Kazakhstan: Астана; tên trước đây có Akmola, Akmolinsk, Tselinograd, và Aqmola), là thủ đô và là thành phố lớn thứ hai (sau Almaty) của Kazakhstan, với dân số chính thức ước tính (ngày 1 tháng 11 năm 2007 khoảng 597.500 người . Thành phố nằm ở trung-bắc của Kazakhstan, bên trong tỉnh Akmola, dù nó được chia cắt về mặt hành chính khỏi tỉnh này và tỉnh này có thủ phủ riêng. Thị trưởng hiện nay của Astana là Askar Mamin, cựu Bộ trưởng Giao thông. Ông đã được bổ nhiệm làm thị trưởng vào ngày 25 tháng 9 năm 2006. == Khí hậu == == Tham khảo ==
aol.txt
AOL là viết tắt của America Online, là một công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ. công ty này thuộc quản lý của tập đoàn Time Warner. == Chú thích ==
chúng nghị viện.txt
Chúng Nghị viện (衆議院, Shūgiin) hay Hạ viện là một trong hai viện của Quốc hội Nhật Bản, viện còn lại là Tham Nghị viện tức Thượng viện. Chúng Nghị viện được thành lập năm 1890 sau khi Minh Trị Thiên hoàng ban hành Hiến pháp Đại Nhật Bản Đế quốc, theo đó Chúng Nghị viện là Hạ viện của Đế quốc nghị hội. Năm 1947, sau khi ban hành hiến pháp mới, Chúng Nghị viện trở thành một trong hai viện hợp thành Quốc hội Nhật Bản mới. Hạ viện có 475 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Trong đó 180 ghế được chia làm 11 khu vực bầu cử, 295 ghế được bầu qua thành viên. Quá bán là 241 ghế. == Thành phần hiện tại == == Chú thích == == Xem thêm ==
động đất và sóng thần tōhoku 2011.txt
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 (東日本大震災, Higashi Nihon Daishinsai, tạm dịch: Đông Nhật Bản Đại Chấn tai) là một trận động đất mạnh 9,0 MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo Oshika, Tōhoku 72 kilômét (45 mi) tại độ sâu 32 kilômét (20 dặm). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi, mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tōkyō. Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc và Nam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi). Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã chính thức xác nhận có 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Trận động đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều khu vực, kèm theo một con đập bị vỡ. Khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước. Nhiều nhà máy phát điện đã ngưng hoạt động, và ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hoàn toàn. Ngày 18 tháng 3, ông Yukiya Amano, người đứng đầu Cơ quan Nguyên tử Quốc tế đã cho biết cuộc khủng hoảng này "cực kì nghiêm trọng". Mọi cư dân trong phạm vi bán kính 20 km (12 mi) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và 10 km (6 mi) từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima II đã phải sơ tán. Ngoài ra, chính quyền Hoa Kỳ khuyến cáo công dân của họ phải di tản cách các nhà máy điện 80 km (50 mi). Theo các ghi chép về cường độ động đất, đây là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng từ năm 1900. Đây được cho là sự va đập kiến tạo lớn nhất giữa Bắc Mỹ và Thái Bình Dương trong 1.200 năm. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tuyên bố: "Trong vòng 65 năm từ sau Thế chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và gay go nhất mà Nhật Bản phải đối mặt." Trận động đất đã di chuyển đảo Honshu 2,4 m về phía Đông và làm lệch trục Trái Đất khoảng 10 cm. Ước tính thiệt hại lúc đầu tại những nơi bị ảnh hưởng của Nhật Bản vào khoảng từ 14,5 đến 34,6 tỉ USD. Ngày 14 tháng 3, Ngân hàng Nhật Bản đã rót 15.000 tỉ ¥ (183 tỉ USD) vào hệ thống ngân hàng để giảm thiểu ảnh hưởng thị trường tài chính. Ngày 21 tháng 3, Ngân hàng Thế giới ước tính thiệt hại lên vào khoảng 122 đến 235 tỉ USD. Chính phủ Nhật Bản cho biết tổn thất do động đất và sóng thần tàn phá miền Đông Bắc có thể lên đến 309 tỉ USD. Đây là kỉ lục thế giới về thiệt hại do thiên tai gây ra. == Động đất == === Nguyên nhân === Dịch chuyển của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ tại rãnh Nhật Bản với tốc độ 8 cm/năm qua quãng thời gian lâu dài đạt một mức độ đủ lớn làm đứt gãy liên kết giữa hai mảng này dẫn đến sự trượt lên nhau của hai mảng. Mảng Thái Bình Dương đâm xuống phía dưới, mảng Bắc Mỹ trượt lên trên. Kết quả là sự sụt lở và sự trồi lên của đáy biến tạo nên động đất và sóng thần. === Diễn biến === Trước đó vào ngày 9/3 ở khu vực này đã có trận động đất 7,2 thang độ lớn mô men và 3 dư chấn có độ lớn trên 6,0; và nhiều chấn động có độ lớn trên 5 trong ngày 10/3. Một phút trước khi ảnh hưởng của động đất được cảm nhận ở Tokyo, hệ thống cảnh báo sớm động đất được liên kết từ hơn 1.200 địa chấn kế ở Nhật Bản đã gởi tín hiệu cảnh báo lên trên truyền hình về nguy hiểm của trận động đất đến hàng triệu người. Điều này là có thể vì sóng S, truyền với tốc độ 4 km/s, mất khoảng 90 giây trên quãng đường 373 km đến Tokyo. Cảnh báo sớm từ JMA được tin là đã cứu sống nhiều người. Trận động đất xảy ra phía Tây Thái Bình Dương, cách phía Đông của thành phố Sendai, Honshu, Nhật Bản 130 km. Tâm chấn cách Tokyo 373 kilômét (232 dặm). Dư chấn có độ lớn 7,1thang độ lớn mô men xảy ra sau chấn động chính 40 phút. Có hơn 40 dư chấn có độ lớn từ 5 thang độ lớn mô men trở lên được ghi nhận chỉ trong vài giờ sau chấn động chính. Ban đầu Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ báo độ lớn trận động đất là 7,9 nhưng sau đó hiệu chỉnh lại là 8,8 và 8,9 Mw. JMA đánh giá rằng các dư chấn của trận động đất này rất mạnh, tính đến thời điểm 12 giờ ngày 16 tháng 3 năm 2011 số dư chấn lớn hơn 7,0 là 3, và số dư chấn lớn hơn 6,0 là 48. Dư chấn đã xảy ra trên phạm vi rộng thuộc địa phận bờ biển các tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima, và Ibaraki. === Tác động địa lý === Theo Viện Địa chất và Núi lửa Quốc gia của Ý, sức mạnh to lớn của trận động đất đã di chuyển trục Trái Đất khoảng 25 cm (9,8 in). Sự sai lệch này đã dẫn đến một số thay đổi nhỏ của hành tinh, bao gồm cả độ dài của một ngày và độ nghiêng về phía xích đạo của Trái Đất. Do sự phân phối lại khối lượng Trái Đất, tốc độ quay của Trái Đất tăng lên, một ngày bị rút ngắn lại 1,8 micro giây. Báo cáo của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết đảo Honshu, hòn đảo chính của Nhật Bản, đã dịch chuyển 5 m về phía Đông, làm Nhật Bản gần thêm với Hoa Kỳ. Nhà nghiên cứu Lucy Jones nói về dữ liệu chính xác như sau: "Người Nhật có thông tin chính xác nhất thế giới về địa chấn. Đây là trận động đất với độ lớn áp đảo nhất từng được ghi nhận." Shinmoedake, một ngọn núi lửa ở Kyushu, đã phun trào hai ngày sau trận động đất. Ngọn núi lửa này đã phun trào lần cuối vào tháng 1 năm 2011. Vẫn chưa xác định được lần phun trào mới đây có liên quan đến trận động đất hay không. === Năng lượng === Trận động đất đã giải phóng một năng lượng bề mặt 1,9±0,5×1017 jun, được phân tán bằng năng lượng rung lắc và sóng thần, gần gấp đôi năng lượng giải phóng bề mặt của trận động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 đã giết chết 230000 người (26,3 megaton). "Nếu chúng ta có thể chỉ khai thác năng lượng (bề mặt) từ trận động đất này, nó sẽ cung cấp điện cho thành phố cỡ Los Angeles trong một năm", McNutt nói trong một cuộc phỏng vấn. Tổng năng lượng được giải phóng, cũng được biết như tại thời điểm địa chấn (M0) là hơn 200000 lần năng lượng bề mặt và được tính toán bởi USGS ở 3,9×1022 jun. Năng lượng này tương đương với 9.320 gigaton TNT, thấp hơn một chút động đất Ấn Độ dương 2004 (9560 gigaton hay 4,0×1022 jun) hoặc xấp xỉ 600 triệu lần năng lượng của bom hiroshima. Viện nghiên cứu quốc gia cho khoa học Trái Đất và phòng chống thiên tai Nhật Bản (NIED) đã tính toán một tải trọng động đất (PGA) ở 2,99 g (29.33 m/s²). Ghi nhận riêng lẻ lớn nhất trong Nhật Bản là 2,7 g tại tỉnh Miyagi, 75 km từ tâm chấn; ghi chép cao nhất trong khu vực đô thị Tokyo là 0,16 g. == Sóng thần == Trận động đất tạo ra sóng thần dọc bờ biển phía Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác như New Zealand, Australia, Nga, Guam, Philippines, Indonesia, Papua New Guinea, Nauru, Hawaii, quần đảo Bắc Mariana (Mỹ), Đài Loan; Bắc, Trung và Nam Mỹ như Hoa Kỳ, México, Nicaragua, Costa Rica và Peru. Trận động đất xảy ra vận động trồi lên từ 5 đến 8 mét của lớp địa chất trải dài 180 km dưới đáy biển, ở vị trí ngoài khơi cách bờ biển Đông Tōhoku 60 km. Kết quả là một cơn sóng thần lớn tiêu hủy mọi thứ dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của quần đảo phía Bắc Nhật Bản, gây thiệt hại hàng ngàn sinh mạng và tàn phá toàn bộ các tỉnh trong khu vực bị ảnh hưởng. Sóng thần lan truyền khắp Thái Bình Dương, hành động cảnh báo cũng như sơ tán diễn ra nhanh chóng ở nhiều nước có chung biên giới bờ biển Thái Bình Dương, gồm Bắc và Nam Mỹ, từ Alaska đến Chile. Tuy nhiên, dù sóng thần có ảnh hưởng lên nhiều vùng trong những khu vực trên nhưng chỉ gây ra tác động tương đối nhỏ. Vùng bờ biển Thái Bình Dương của Chile là là nơi cách xa Nhật Bản nhất, vào khoảng 17.000 km, chỉ chịu ảnh hưởng sóng thần cao 2 m. Trong khi tại Tarō, Iwate, sóng thần ước tính cao đến 37,9 mét. Sóng thần cao 10 m được quan sát ở sân bay Sendai, gần bờ biển của tỉnh Miyagi. === Tại Nhật Bản === === Nơi khác quanh Thái Bình Dương === Ngay sau trận động đất, Trung tâm Cảnh Báo Sóng thần Thái Bình Dương (PTWC) lập tức đưa tin về khả năng sóng thần và cảnh báo các khu vực ở Thái Bình Dương. Vào 07:30 UTC, PTWC đưa ra cảnh báo sóng thần trên diện rộng bao phủ toàn Thái Bình Dương. Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Bờ Tây và Alaska của Hoa Kỳ đã phát động cảnh báo sóng thần đối với các vùng ven biển gần như toàn bộ bang California, toàn bang Oregon và phần phía Tây của bang Alaska, đồng thời dự báo sóng thần đổ bộ tại bờ biển Thái Bình Dương của Alaska cùng toàn bang Washington, British Columbia, Canada. Tại tiểu bang California và Oregon, sóng thần lên đến 2,4 m đánh vào một số khu vực, làm hư hại cầu cảng và bến cảng, gây thiệt hại hơn 10 triệu USD. Tại Hawaii, ước tính riêng thiệt hại cho cơ sở hạ tầng công cộng khoảng 3 triệu USD, cùng thiệt hại tài sản cá nhân ước tính khoảng hàng chục triệu USD. Sóng thần cao 1 m đổ bộ vào đảo Vancouver ở Canada. == Thảm họa == Thạm họa do động đất và sóng thần Tōhoku gây ra đối được người Nhật gọi chung là Đại thảm họa động đất Đông Nhật Bản (ja:東日本大震災). Trận động đất và sóng thần đã gây mức thương vong nặng nề. Hơn 12 nghìn người đã được xác nhận là bị thiệt mạng. Trận động đất và sóng thần gây ra nhiều thiệt hại ở mức độ và quy mô rất lớn, chủ yếu là từ sóng thần. Những đoạn phim quay cảnh thị trấn bị ảnh hưởng tồi tệ nhất cho thấy không gì hơn là những đống gạch vụn, và hầu như không có kết cấu nào còn đứng vững được. Ước tính chi phí của thiệt hại cũng vào hàng chục tỷ đô la Mỹ, thậm chí Ngân hàng Thế giới dự tính có thể lên đến 235 tỉ. Những hình chụp trước và sau trận động đất từ vệ tinh cho thấy thiệt hại rộng lớn tại những vùng bị tàn phá. Mặc dù Nhật Bản đã ​​đầu tư khoảng hàng tỷ USD vào hệ thống đê chắn sóng thần chạy dài ít nhất 40% trong 34.751 km (21.593 dặm) đường bờ biển quốc gia, với độ cao lên đến 12 m, nhưng sóng thần chỉ đơn giản tràn qua đỉnh của một số đê chắn và làm đổ đê. === Thương vong === Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã xác nhận số người thiệt mạng lên đến 15.893 người, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh. Tổ chức Cứu Trẻ em đưa nguồn tin có khoảng 100.000 trẻ em đã phải từ bỏ khỏi nhà cửa hư hại, trong số đó có những đứa trẻ bị tách rời khỏi gia đình do trận động đất xảy ra vào ngày học trong tuần. Ngày 14 tháng 3, hãng thông tấn Kyodo đưa tin 2.000 thi thể nạn nhân đã được tìm thấy dọc bờ biển tỉnh Miyagi. Có nguồn tin tức về bốn chuyến tàu chở một lượng hành khách chưa xác định đã biến mất ở vùng ven biển trong cơn sóng thần. Một trong những chiếc tàu thuộc tuyến Sensaki đã được tìm thấy vào buổi sáng trong tình trạng trật đường ray. Toàn bộ hành khách đều được trực thăng cảnh sát cứu sống. Sau đó, tạp chí Der Spiegel đăng tải thông tin về 5 chuyến tàu mất tích tại tỉnh Miyagi đã được tìm thấy, tất cả hành khách đều an toàn. Mặc dù nguồn tin này có thể không xác nhận được từ phía địa phương. Ngày 11 tháng 3, dịch vụ tìm người qua mạng của Google, trước đây từng được sử dụng trong các trận động đất ở Haiti, Chile, và Christchurch, New Zealand, đã thu thập thông tin về những người sống sót và vị trí của họ. Dịch vụ tìm kiếm người thân phi lợi nhuận NOKR đang hỗ trợ chính phủ Nhật Bản trong việc tìm những thân nhân mất tích hoặc đã chết của người dân. === Thiệt hại ở nhà máy điện hạt nhân === Các nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Fukushima II, Onagawa và Tōkai với tổng cộng 11 lò phản ứng, đã tự ngưng hoạt động sau trận động đất. Nhà máy điện hạt nhân Higashidōri, cũng trên bờ biển phía Đông Bắc, đã tạm ngưng để kiểm tra chu kỳ hoạt động. Làm mát là công việc cần thiết để giảm bớt nhiệt lượng phân rã trong nhiều ngày sau khi nhà máy đã ngưng hoạt động. Quá trình làm mát được trang bị máy phát điện diesel khẩn cấp, như trong trường hợp của nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho. Sóng thần tại Fukushima I và II đã vượt qua đê chắn đồng thời phá hủy hệ thống máy phát điện diesel dự phòng, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng tạo nên hai vụ nổ lớn tại nhà máy Fukushima I gây rò rỉ phóng xạ. Hơn 200.000 người đã được sơ tán. Ngày 16 tháng 3, báo cáo cho biết những cơn gió tích cực đã thổi các phân tử phóng xạ từ các sự cố ra biển, giảm thiểu những hiệu ứng tiêu cực. Trước nguy cơ lớn từ các nhà máy, máy bay trực thăng đã cố đổ nước vào nhà máy Fukushima I trong nỗ lực làm mát các lò phản ứng. Ngày 15 tháng ba, Günther Oettinger, ủy viên hội đồng năng lượng châu Âu người Đức, trong một tuyên bố tại Nghị viện châu Âu đã gọi thảm họa hạt nhân là "ngày tận thế". Ông cho biết từ này là sự lựa chọn đặc biệt chính đáng nhất, và Tokyo đã gần như mất quyền kiểm soát tình huống tại các nhà máy điện Fukushima. Chính phủ Anh và Mỹ đã khuyên công dân của họ xem xét việc rời khỏi Nhật. Mỹ và Úc cũng khuyên nên ở cách nhà máy Fukushima I 80 km (50 dặm). Các nhà chức trách tại Anh, Đức và Úc đề nghị công dân của họ rời Tokyo. Pháp, Bỉ và Na Uy khuyên công dân của họ rời khỏi Nhật Bản. ==== Nhà máy điện Fukushima I và II ==== Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau sự hư hỏng của hệ thống làm mát ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, dẫn đến việc di tản của người dân sống gần đó. Các quan chức của Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản báo cáo rằng mức độ phóng xạ bên trong nhà máy lên tới 1.000 lần mức bình thường, và mức độ phóng xạ bên ngoài nhà máy gấp 8 lần mức bình thường. Sau đó, tình trạng khẩn cấp cũng đã được tuyên bố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima II khoảng (cách khoảng 11 km về phía Nam). Điều này đã nâng tổng số lò phản ứng có vấn đề lên 6, hai trong số đó (lò phản ứng 1 và 3) tại nhà máy Fukushima I có hiện tượng nóng chảy hạt nhân gây rò rỉ phóng xạ. Ngày 12 tháng 3, một vụ nổ lớn với nguyên do được quy cho sự tích tụ khí hydro đã thổi bay mái và tường ngoài nhà chứa lò phản ứng số 1, giải phóng một đám mây lớn bụi và hơi nước, nhưng lò phản ứng chính vẫn không bị hư hỏng trong vụ nổ. Ngày 13 tháng 3 (JST), chính quyền Nhật thừa nhân lò phản ứng số 1 và số 3 có hiện tượng nóng chảy hạt nhân bên trong do nhiệt độ cao. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản thông báo rằng sự cố Fukushima được đánh giá ở mức 4 trên mức từ 0-7 của Thang Sự cố Hạt nhân ''Quốc tế'' (INES), mức độ nghiêm trọng chỉ thua sự cố nhà máy điện hạt nhân Đảo Ba Dặm của Mỹ. Cơ quan an toàn hạt nhân ASN của Pháp cho rằng tai nạn xảy ra có thể được xếp loại 5 hoặc 6, điều này có nghĩa là mức độ nghiêm trọng chỉ có thể bằng hoặc thâm chí là hơn sự cố Đảo Ba Dặm. Ngày 18 tháng 3, Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản nâng mức độ nghiêm trọng lên mức 5. Ngày 14 tháng 3, sau 11 giờ (JST), một vụ nổ xảy khác xảy ra tại lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I. Bức tường bên ngoài của tòa nhà bị sụp đổ. Phát ngôn viên của chính phủ cho biết lò phản ứng không bị hư hỏng. Sau 16 giờ 30 cùng ngày (JST), Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản thông báo đã xảy ra vụ nổ. Người dân địa phương được các nhà chức trách khuyến cáo ở nhà cho đến khi tình hình phóng xạ của môi trường được làm sạch hoàn toàn. Không giống như 5 lò phản ứng khác, lò phản ứng số 3 vận hành bằng urani và oxit plutoni hỗn hợp (hay nhiên liệu MOX hỗn hợp), khiến nó có khả năng nguy hiểm hơn dựa trên các hiệu ứng neutron do phản ứng plutoni gây ra, bên cạnh đó là những tác động gây ung thư trong trường hợp phóng xạ được thải ra môi trường. Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đang nỗ lực giảm áp suất trong các nhà máy bằng cách thải hơi nước ô nhiễm trong các lò phản ứng vào khí quyển. Theo Tomoko Murakami, nhóm năng lượng hạt nhân tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản, điều này sẽ không dẫn đến việc phát phóng xạ đáng kể. Những cư dân sống trong bán kính 20 km từ nhà máy Fukushima I cùng các cư dân trong phạm vi 3 km từ nhà máy Fukushima II đều được sơ tán. Ngoài ra, trước đó đã có báo cáo rằng các thanh nhiên liệu của lò phản ứng số 2 tại nhà máy Fukushima I nhô ra khỏi nước hoàn toàn, và tình trạng tan chảy của những thanh nhiên liệu cùng với nguy cơ tổn thương mạch lò phản ứng không loại trừ khả năng gây rò rỉ phóng xạ. Tính đến ngày 14 tháng 3, khoảng 160 người đã tiếp xúc với phóng xạ ở mức độ nguy hiểm gần các nhà máy điện hạt nhân. Một nhân viên nhà máy đã thiệt mạng, 8 người khác bị thương. Thêm 11 nhân viên khác bị thương khi lò phản ứng số 3 phát nổ. Nhiều người đã bị phơi nhiễm phóng xạ. Ngày 15 tháng 3, lúc 06:10 (JST), một vụ nổ xảy ra tại lò phản ứng số 2 của nhà máy Fukushima I. Bên ngoài nhà máy đã phát hiện mức phóng xạ "vượt quá giới hạn cho phép". Theo Công ty Điện lực Tokyo, nhà chịu trách điều hành của nhà máy, mức phóng xạ lúc 08:31 (JST) đã tăng lên đến 8,217 millisievert (mSv)/giờ. Một vụ nổ thứ tư tại lò phản ứng số 4 gây rung chuyển khu vực nhà máy Fukushima I vào cùng ngày. Mức phóng xạ đo được gần lò phản ứng là 400 mSv/giờ, trong khi 100 mSv/năm được coi là mức độ an toàn. Khi tiến hành nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu, trên đường quay lại hàng không mẫu hạm neo ngoài khơi 160 km (99 dặm), một đội cứu trợ của Hải quân Mỹ đã phải di chuyển khỏi khu vực gần đó sau khi máy bay trực thăng của họ dò ra mức phóng xạ. Chỉ trong thời gian khoảng một giờ, máy bay hấp thụ lượng bức xạ nền mặt đất tương đương trong một tháng. Ngày 15 tháng 3, mức phóng xạ ở Tokyo lên đến 20 lần mức bình thường. Mức cao nhất trong vùng Kanto gấp 40 lần mức bình thường tại Saitama nhưng sau đó giảm dần đến 10 lần mức bình thường. Các quan chức địa phương bảo đảm với công chúng rằng đây không phải là mức đe dọa sức khỏe con người. Trưa ngày 15 tháng 3 (JST), Nhật Bản đình chỉ mọi hoạt động tại nhà máy Fukushima I sau khi sự gia mức độ tăng phóng xạ đã khiến cho những công nhân ở lại nhà máy có thể đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên, công nhân đã trở lại khoảng một giờ sau đó sau khi mức phóng xạ giảm. Tính đến ngày 16 tháng 3, năm công nhân nhà máy đã chết và 22 người khác bị thương. Hai người khác được báo cáo mất tích. Chính phủ đã nâng mức độ phơi nhiễm phóng xạ theo an toàn tiêu chuẩn quốc gia từ 100 lên 250 mSv/năm. Do đó, công nhân nhà máy có thể tiếp tục làm việc. Sáng ngày 16 tháng 3, phóng xạ Cesi với 58 Bq/kg nước và Iot với 177 Bq/kg nước đã được phát hiện trong nước máy ở thành phố Fukushima. Ngày 19 tháng 3, chính phủ Nhật Bản thông báo rằng phóng xạ Iot được phát hiện trong nước máy lấy mẫu ngày 18 tháng 3 tại Toshigi, Gunma, Tokyo, Chiba, Saitama, và Niigata; phóng xạ Cesi tại Tochigi và Gunma. Nhưng tất cả chỉ trong giới hạn cho phép của đất nước. ==== Nhà máy điện Onagawa ==== Hãng thông tấn Kyodo News cho biết đã có vụ cháy ở phần tuabin của nhà máy điện Onagawa sau trận động đất. Ngọn lửa phát ra trong nhà chứa các tuabin, nằm cách biệt với các lò phản ứng của nhà máy và đã nhanh chóng được dập tắt. Ngày 13 tháng 3, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo tình trạng báo động ở mức thấp nhất do chỉ số phóng xạ hiện thời đã vượt quá mức cho phép trong khu vực nhà máy. TEPCO khẳng định điều này là do phóng xạ từ sự cố nhà máy điện Fukushima I chứ không phải từ nhà máy Onagawa phát ra. ==== Nhà máy điện Tōkai ==== Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Tōkai đã tự ngưng hoạt động. Ngày 14 tháng 3, đã có báo cáo rằng một máy bơm hệ thống làm mát cho lò phản ứng này đã ngưng làm việc. Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản cho biết có một máy bơm hoạt động dự phòng duy trì hệ thống làm mát, nhưng hai trong số ba máy phát điện diesel để chạy hệ thống làm mát đã ngưng hoạt động. === Cảng === Tất cả các cảng của Nhật Bản phải đóng cửa một thời gian ngắn sau trận động đất, mặc dù những cảng ở Tokyo và phía Nam đã sớm hoạt động trở lại. Các cảng phía Đông Bắc của Hachinohe, Sendai, Ishinomaki và Onahama đã bị phá hủy. Trong khi đó cảng Chiba (phục vụ ngành công nghiệp dầu khí) và cảng hàng hóa lớn thứ 9 của Nhật Bản tại Kashima cũng bị ảnh hưởng nhẹ. Các cảng ở Hitachinaka, Hitachi, Soma, Shiogama, Kesennuma, Ofunato, Kamashi và Miyako cũng bị hư hỏng và được dự kiến ​​sẽ phải ngưng hoạt động hàng tuần. Cảng Tokyo bị hư hại nhẹ, trận động đất làm khói bốc lên từ một tòa nhà tại đó và một phần của cảng bị ngập nước, hòa lẫn với đất bùn ở bãi giữ xe công viên Disneyland Tokyo. === Vỡ đập === Đập thủy lợi Fujinuma ở thành phố Sukagawa bị vỡ, gây ra lũ lụt và cuốn trôi nhà cửa. Tám người mất tích và bốn thi thể được phát hiện vào buổi sáng hôm sau. Được biết, một số người dân địa phương đã cố gắng sửa chữa rò rỉ của đập trước khi nó hoàn toàn bị hư hại. Ngày 12 tháng 3, 252 đập nước đã được kiểm tra, trong đó phát hiện 6 đập lớn đã có vết nứt nông ở phía trên. Các hồ chứa dạng đập bê tông trọng lực bị nghiêng không đáng kể. Tất cả các đập bị hư hại vẫn đang hoạt động không có sự cố. Bốn đập trong khu vực động đất chưa thể tiếp cận được. Khi giao thông thông thoáng trở lại, các chuyên gia sẽ được cử đến để tiến hành điều tra. === Nước === Ngay sau khi tai họa xảy ra, có báo cáo ít nhất 1,5 triệu hộ gia đình bị mất nước. Đến ngày 21 tháng 3, con số này đã giảm xuống còn 1,04 triệu hộ. === Điện === Theo Công ty Điện lực Tōhoku, khoảng 4,4 triệu hộ gia đình ở vùng Đông Bắc Nhật Bản bị mất điện. Một số nhà máy điện thông thường và nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động sau trận động đất. Ngày 14 tháng 3, việc cắt điện được tiến hành do tình trạng thiếu điện do trận động đất gây ra. Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), với khả năng cung cấp điện thông thường khoảng 40 GW điện, thông báo rằng hiện chỉ có thể phân phối khoảng 30 GW. Điều này do 40% lượng điện sử dụng tại vùng Tokyo mở rộng là từ các lò phản ứng ở tỉnh Niigata và Fukushima cung cấp. Các lò phản ứng tại nhà máy điện Fukushima I và II đã tự ngưng hoạt động ngay sau khi cơn động đất đầu tiên xảy ra và đã bị hư hỏng nặng do động đất và đợt sóng thần đến liền sau đó. Việc cắt điện ba giờ mỗi ngày dự kiến ​​sẽ kéo dài đến cuối tháng 4 tại Tokyo và các tỉnh Kanagawa, Shizuoka, Yamanashi, Chiba, Ibaraki, Saitama, Tochigi, Gunma. Việc những người dân tự nguyện giảm sử dụng điện tại vùng Kanto đã giúp giảm bớt tần suất và thời lượng cúp điện dự tính. Công ty điện lực Tōhoku (TEP) hiện không thể cung cấp thêm điện cho vùng Kanto, vì các nhà máy điện của TEP cũng bị hư hại trong trận động đất. Công ty Điện lực Kansai (Kepco) không thể chia sẻ điện, bởi vì hệ thống của Kepco hoạt động ở tần số 60 Hz, trong khi đó hệ thống của TEPCO và TEP vận hành ở tần số 50 Hz. Điều này là do sự phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp vào đầu những năm 1880 đã khiến Nhật Bản không có mạng điện quốc gia thống nhất. Hai trạm biến áp, một ở tỉnh Shizuoka và một ở Nagano, có thể thay đổi các tần số và chuyển điện từ Kansai để đến Kanto và Tōhoku, nhưng khả năng thực hiện việc này chỉ giới hạn đến 1 GW. Với sự thiệt hại của nhiều nhà máy điện, có thể mất hàng năm để miền Đông Nhật Bản phục hồi lại mức sản xuất điện trước đây. === Dầu, than và khí đốt === Nhà máy lọc dầu Cosmo với công suất 220.000 thùng mỗi ngày đã bốc cháy sau trận động đất tại Ichihara, tỉnh Chiba, phía Đông Tokyo. Trong khi đó, các nhà máy khác phải tạm ngưng sản xuất do thiếu điện và an toàn hạn chế. Ngày 14 tháng 3, tại Sendai, một nhà máy lọc dầu với công suất 145.000 thùng mỗi ngày thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí lớn nhất Nhật Bản, JX Nippon Oil & Energy cũng bốc cháy sau trận động đất. Trong khi các quan chức của JX Nippon Oil & Energy mong muốn dập tắt đám cháy thì cảnh báo sóng thần đã kìm hãm những nỗ lực đó vì mọi công nhân đã đi sơ tán. Một nhà phân tích ước tính rằng tiêu thụ các loại dầu có thể tăng đến 300.000 thùng mỗi ngày, vì phải hỗ trợ nhiên liệu đốt hóa thạch cho các nhà máy điện dự phòng để bù lại sự thiếu hụt 11 GW công suất điện hạt nhân của Nhật Bản. Vị thế tự túc xăng dầu của Sendai đã bị phá hủy hoàn toàn, và nguồn cung cấp bị tạm hoãn lại cho đến ít nhất một tháng. Ba tàu chở than đã bị sóng thần làm hư hại tại các bến cảng của Nhật Bản. === Giao thông === Mạng lưới giao thông của Nhật Bản bị gián đoạn nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường cao tốc Tōhoku hoạt động ở miền Bắc Nhật Bản đã bị hư hại. Tất cả các dịch vụ đường sắt bị hoãn lại ở Tokyo, với ước tính khoảng 20.000 người mắc kẹt tại các trạm chính trên toàn thành phố. Phải mất hàng giờ sau trận động đất, vài dịch vụ đường sắt mới được nối lại. Hầu hết các đường tàu ở Tokyo hoạt động trở lại ngay ngày hôm sau (12 tháng 3). 20.000 du khách mắc kẹt qua đêm 11-12 tháng 3 trong công viên Tokyo Disneyland. Một đợt sóng thần đã làm ngập sân bay Sendai khoảng 1 giờ sau khi trận động đất đầu tiên xảy ra. Sân bay Narita và Haneda đều ngưng hoạt động sau khi trận động đất. Trong khoảng 24 giờ, hầu hết các chuyến bay đều chuyển hướng tới sân bay khác. Mười máy bay chở khách đến Haneda được chuyển hướng đến gần căn cứ không quân Yokota (Hoa Kỳ). Nhiều dịch vụ đường sắt khác xung quanh Nhật Bản cũng bị hoãn lại. Công ty đường sắt Đông Nhật Bản đình chỉ tất cả các hoạt động trong cả ngày. Bốn chuyến tàu trên các tuyến đường ven biển bị mất tích. Trong số đó có một chuyến tàu bốn toa thuộc tuyến Senseki đã được tìm thấy trong tình trạng trật đường ray. Tất cả hành khách đều được giải cứu trước 8 giờ sáng (JST) hôm sau. Ở trong và ngoài Tokyo, hệ thống tàu cao tốc Shinkansen không có chuyến nào bị trật đường ray, nhưng hoạt động của hệ thống này vẫn bị đình chỉ. Tuyến đường cao tốc Tōkaidō Shinkansen hoạt động trở lại vào cuối ngày nhưng có hạn chế, và trở lại lịch trình thông thường vào ngày hôm sau. Trong khi tuyến Jōetsu và Nagano Shinkansen trở lại hoạt động vào cuối ngày 12 tháng 3. Tuy nhiên, tuyến Tōhoku Shinkansen vẫn phải ngưng vận hành do thiệt hại nặng nề về đường dây. Tình trạng của các tuyến đường sắt tại những vùng khó tiếp cận vẫn chưa xác định được. Ngày 15 tháng 3, hoạt động của tuyến Tōhoku Shinkansen đã phục hồi một phần, phục vụ một chuyến khứ hồi mỗi giờ giữa Tokyo và Nasu-Shiobara. === Truyền thông === Dịch vụ điện thoại di động và điện thoại cố định bị gián đoạn chủ yếu trong khu vực bị ảnh hưởng. Tại những nơi cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn, các dịch vụ Internet phần lớn không bị tác động mặc dù trận động đất đã làm hư hỏng vài phần của hệ thống cáp ngầm dưới biển được lắp đặt tại khu vực bị ảnh hưởng. Các hệ thống này có thể định tuyến lại xung quanh các phân đoạn bị hư hỏng vào liên kết dự phòng. Tại Nhật Bản, ban đầu chỉ có một vài trang web không thể truy cập được. Một số nhà cung cấp điểm truy cập không dây (Wifi hotspot) đã phản ứng với trận động đất bằng cách cung cấp đường truyền miễn phí qua mạng của họ. === Trung tâm vũ trụ === Cơ quan Vũ trụ ''Nhật Bản'' (JAXA) đã sơ tán Trung tâm Vũ trụ Tsukuba thuộc tỉnh Ibaraki. Trung tâm Vũ trụ Tsukuba đã đóng cửa cùng một số thiệt hại được báo cáo. Trung tâm này là trụ sở của một phòng điều khiển đóng vai trò là một bộ phận của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). === Ảnh hưởng kinh tế === Cơn chấn động lập tức có tác động mạnh mẽ lên những doanh nghiệp như Toyota, Nissan và Honda. Các tập đoàn này đều phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất tự động đến 14 tháng 3. Ngày 14 tháng 3, với nỗ lực nhằm duy trì sự ổn định thị trường tài chính, Ngân hàng Nhật Bản đã tiếp thêm 15 tỉ ¥ vào thị trường tiền tệ để đảm bảo ổn định tài chính trong bối cảnh cổ phiếu sụt giảm và nguy cơ tín dụng gia tăng. Sau khi Ngân hàng Nhật Bản thiết lập một nguồn lực đặc biệt khẩn cấp để đảm bảo khả năng thanh toán cho những hậu quả của thiên tai, thống đốc Masaaki Shirakawa và hội đồng quản trị của ngân hàng cũng mở rộng chương trình mua trái phiếu chính phủ cho các quỹ giao dịch trao đổi với số tiền là 10 triệu ¥. Những người đứng đầu Ngân hàng Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục bơm tiền mặt khi cần thiết. Tổng thư ký nội các Yukio Edano cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ triệu tập vào ngày 13 tháng 3 để đánh giá những tác động kinh tế của thảm họa. Ông cũng nói với đài NHK rằng khoảng 200 tỉ ¥ còn trong ngân sách dành cho tài khóa hợp nhất (kết thúc vào ngày 31 tháng 3) sẽ được sử dụng để tài trợ cho các nỗ lực hồi phục tức thời. Các biện pháp bổ sung cũng có thể làm tổn thương nợ công của Nhật Bản (hiện đang đứng cao nhất thế giới). Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhu cầu trái phiếu chính phủ. Các nhà phân tích kinh tế khẳng định rằng, cuối cùng thì các thảm họa sẽ cải thiện nền kinh tế của Nhật Bản, với cơ hội việc làm gia tăng dựa trên những nỗ lực phục hồi nền kinh tế. JPMorgan Chase đưa ra phân tích dựa trên trận động đất San Francisco 1989 và động đất Northridge 1994, với nội dung chỉ ra rằng những thảm họa tự nhiên "sau cùng sẽ thực sự làm tăng sản xuất". Một nhà phân tích của tổ chức tài chính châu Âu Société Générale đưa ra dự đoán rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ suy giảm vào tháng 3 nhưng sẽ hồi sinh mạnh mẽ ở những tháng tiếp theo. Sau trận động đất Kobe 1995, sản lượng công nghiệp giảm 2,6%, nhưng tăng 2,2% vào tháng sau đó, và 1% nữa trong tháng tiếp theo. Kinh tế Nhật Bản sau đó tăng tốc đáng kể suốt hai năm liền, và cao hơn tỉ lệ tăng trưởng trước đây. Cũng có nhiều người khẳng định rằng điều này có hại cho nền kinh tế, và các phân tích trên lại trở thành con mồi cho những tranh cãi về mặt tích cực dựa trên mặt tiêu cực của thảm họa này. Như một hậu quả trực tiếp của trận động đất, chỉ số Nikkei của thị trường cổ phiếu Nhật Bản đã trượt 5% giao dịch kì hạn trong phiên giao dịch sau thị trường. Ngân hàng Nhật Bản cho biết sẽ làm hết sức mình để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Các thị trường chứng khoán khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,2% và rơi xuống còn 6.978 điểm trong vòng vài phút. Chỉ số Hằng Sinh của Hồng Kông đã giảm 1,8%, trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt xuống 1,3%. Đến cuối giao dịch ngày thứ sáu, chỉ số MSCI chấu Á Thái Bình Dương đã giảm xuống 1,8%. Các chỉ số thị trường chứng khoán chính của Mỹ tăng từ 0,5% đến 0,7%. Giá dầu cũng giảm do hậu quả của việc đóng cửa nhà máy lọc dầu Nhật Bản, không kể bạo lực đang diễn ra tại Libya và các cuộc biểu tình dự kiến ​​ở Ả Rập Saudi. Tại Hồng Kông, bộ trưởng tài chính Tằng Tuấn Hoa đã cảnh báo các nhà đầu tư "tuyệt đối cẩn trọng" vì trận động đất có thể có tác động ngắn hạn trên từng thị trường chứng khoán địa phương. == Phản ứng của Nhật Bản == === Chính phủ === Thủ tướng Naoto Kan công bố chính phủ đã huy động Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến những vùng chịu thảm họa động đất khác nhau. Ông yêu cầu công chúng Nhật Bản bình tĩnh hành động đồng thời theo dõi nhiều thể loại phương tiện truyền thông để cập nhật tin tức. Ông cũng cho biết nhiều nhà máy điện hạt nhân đã tự ngưng hoạt động để ngăn ngừa thiệt hại và rò rỉ phóng xạ. Thủ tướng Naoto Kan còn thành lập một bộ chỉ huy khẩn cấp đại diện ông dàn xếp những phản ứng của chính quyền. Những khu tạm trú đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước uống, thực phẩm, chăn màn và tiện nghi tắm rửa, trong khi chính phủ đang cố sắp xếp những thứ thiếu yếu gửi đến nơi cần thiết sớm nhất có thể, từ những vùng khác nhau của Nhật Bản và từ nước ngoài. Nhiệt độ giảm do sự hư hỏng đường dây điện và khí đốt gây ra những vấn đề nan giải hơn tại các nơi tạm trú. Tính đến ngày 17 tháng 3, 336.521 người Nhật đã được di dời khỏi nhà cửa để sang định cư ở những nơi khác, trong đó bao gồm 2.367 khu tạm trú. Nhật đã cử một đội tìm kiếm và cứu hộ khẩn cấp đến New Zealand để hỗ trợ khi trận động đất Christchurch 2011 xảy ra. === Công dân === Phóng viên trên đài NBC của Mỹ bày tỏ: "Đạo đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan đến cướp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt vào cửa hàng. Nhân viên cửa hàng rất lịch sự và tử tế." Thái độ này được cho rằng có nguồn gốc từ sự kiên trì và nhẫn nại của người Nhật. Một phóng viên tờ nhật báo Globe and Mail của Canada viết: "Khi những thảm họa xảy ra liên tiếp chất chồng lên nhau, người Nhật đã thể hiện sự tuân thủ theo chỉ dẫn của chính quyền, đó cũng là khát vọng của quốc gia mong muốn thấy được công dân vẫn cư xử đúng mực trong bất kì tình huống nào." Việc không có nạn cướp bóc và rối loạn xảy ra không chỉ do tính nhẫn nại của người Nhật, mà còn do pháp luật khuyến khích sự lương thiện, do sự hiện diện của lực lượng cảnh sát đông đảo và do ba phe cánh lớn của tổ chức tội phạm Yakuza thay phiên tuần tra lãnh địa. Tuy nhiên, một số người chịu thiệt hại bởi trận động đất bắt đầu đặt nghi vấn về những nỗ lực của chính phủ trong việc cung cấp thực phẩm, quần áo, điện, nhiệt, và các dịch vụ điện thoại. Chánh văn phòng nội các Yukio Edano sau đó đã nói: "Do nhận thức chậm trễ, lẽ ra chúng ta đã có thể tiến hành sớm hơn nữa việc đánh giá tình hình và phối hợp tất cả thông tin lại để đưa ra tin tức nhanh hơn." Mười ngày sau trận động đất, bắt đầu xuất hiện báo cáo về các sự cố cướp bóc và trộm cắp tại những khu vực chịu ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần. Tính đến ngày 20 tháng 3, công anh tỉnh Miyagi đã có thống kê về 250 vụ trộm cắp, với lượng hàng hóa trị giá 4,9 triệu ¥ bị đánh cắp từ các cửa hàng và 5,8 triệu ¥ tiền mặt. Các nhân chứng cho biết kẻ trộm ăn cắp tiền mặt và sổ tiết kiệm từ những ngôi nhà bị hư hại, cướp bóc hàng hóa từ các cửa hàng và dùng ống siphon dẫn nhiên liệu từ các xe bị bỏ rơi hoặc bị hỏng. === Yakuza === Yakuza - những tổ chức xã hội đen người Nhật - là những người đầu tiên gửi hàng cứu trợ đến cho các nạn nhân. == Phản ứng quốc tế == === Yêu cầu trợ giúp === Nhiều đội cứu hộ đặc biệt đã được cử đến Nhật Bản từ những quốc gia như Anh, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand và Úc; Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) yêu cầu tổ chức đặc quyền của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho vệ tinh nhanh chóng truyền hình ảnh các vùng gặp thiên tai đến những tổ chức cứu trợ. === Sự quan tâm của thế giới === Nhật Bản đã nhận được những thông điệp chia buồn và lời yêu cầu được trợ giúp từ một loạt các nhà lãnh đạo quốc tế. Ngày 19 tháng 3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết có 128 quốc gia và 33 tổ chức quốc tế đã cung cấp hỗ trợ cho Nhật Bản. Liên minh châu Âu cũng rất sẵn sàng đưa ra trợ giúp; chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Herman Van Rompuy đã nói: "Một trận động đất đủ cường độ làm lắc lư trục Trái Đất, một đợt sóng thần khổng lồ và tình trạng khẩn cấp của những nhà máy điện hạt nhân. Bất cứ thứ gì trong số kể trên đều là một tấn thảm kịch. Hàng ngàn người chết đã khiến thảm kịch trở thành thảm họa." Hai mươi quốc gia thành viên đã đề nghị hỗ trợ thông qua Cơ chế Bảo vệ Dân sự của châu Âu. New Zealand đã gửi một đội cứu hộ mà trong ba tuần trước đó đã tìm kiếm các tòa nhà sau trận động đất tại Christchurch, và 15 tấn dụng cụ cứu trợ. Úc đã gửi tàu khu trục HMAS Sydney và tàu đổ bộ hạng nặng HMAS Tobruk chở máy bay trực thăng, các đội kỹ sư và y tế của Lục quân Úc. Hoa Kỳ đã di chuyển một số tàu hải quân đến gần Nhật Bản với mục đích cứu trợ, kể cả hàng không mẫu hạm Ronald Reagan. Đức gửi các chuyên gia cứu hộ từ Technisches Hilfswerk. Anh cũng gửi 70 nhân viên cứu hộ đến Nhật Bản, kể cả 2 chó cứu hộ, một đội hỗ trợ y tế và 11 tấn dụng cụ cứu hộ. Hàn Quốc cử 5 nhân viên cứu hộ và 2 chó cứu hộ đến Nhật Bản, và thêm sau đó là 102 nhân viên cứu hộ. Nhật Bản cũng yêu cầu công ty khí đốt Gazprom của chính phủ Nga thêm khí đốt, và công ty đang tìm cách đưa hai thuyền chở 150.000 tấn khí đốt hiện đang trong hợp đồng đến Nhật Bản. Giới chức Nga cho biết sẽ gửi một chiếc máy bay trực thăng Mi-26 cùng với 50 nhân viên cứu hộ để tìm kiếm những người sống sót, và hứa sẽ hỗ trợ thêm. Iran cũng đưa một đội cứu trợ của Hội Lưỡi liềm Đỏ Iran đến Nhật Bản Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Mã Anh Cửu yêu cầu chính phủ trợ giúp Nhật Bản 100 triệu Tân Đài tệ (khoảng 3,3 triệu USD). Một đội cứu hộ gồm 28 người cũng đã đến Nhật Bản vào ngày 14 tháng 3. Thêm vào đó, một đội y tế cũng sẵn sàng đi đến Nhật Bản. Một số tổ chức chính phủ và từ thiện khác cũng đã quyên góp để hỗ trợ Nhật Bản. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi 167.000 USD để hỗ trợ Nhật Bản, cùng với một đội cứu hộ gồm 15 người. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đề nghị chính phủ gửi 100.000 USD cho Nhật Bản. Malaysia gửi một đội cứu hộ, cùng với các bác sĩ và phụ tá y tế. Singapore gửi một đội cứu hộ. Afghanistan tặng Nhật Bản 50.000 USD; một con số đáng kể trong khi nước này đang phục hồi sau chiến tranh. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả Ngày 14 tháng 3, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã thiết lập kênh thông tin hỗ trợ các gia đình Việt Nam có người thân sống và làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng động đất và sóng thần. Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng hưởng ứng số tiền 50.000 USD thông qua hội Chữ thập đỏ Nhật Bản Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima đưa vấn đề năng lượng hạt nhân ra trực tiếp trước quốc tế, gây một cuộc biểu tình chống hạt nhân của 50.000 người tại thành phố Stuttgart của Đức, đồng thời khiến một cuộc hội thảo về nhà máy hạt nhân tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bị hủy bỏ. Trung Quốc là một trong những quốc gia góp phần chính trong hoạt động cứu trợ tại Nhật Bản, mặc dù đã gặp phải khủng hoảng trong cuộc động đất gần đây. Ngày 15 tháng 3, trong khi từng bước điều chỉnh mức phóng xạ trên bờ biển quốc gia do phải đối mặt với khủng hoảng nhà máy điện Fukushima, Trung Quốc đã chính thức bắt đầu sơ tán công dân của mình ra khỏi các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nhật Bản. Ngày 16 tháng 3, Pháp cũng đã chính thức bắt đầu di tản các công dân của mình từ các khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất, đồng thời gửi máy bay để hỗ trợ công dân của mình rút khỏi Nhật Bản. Phản ứng với nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, chính phủ Áo đã chuyển đại sứ quán từ Tokyo đến Osaka với khoảng cách 400 km (250 dặm). Ở nhiều nước, chính phủ và các chiến dịch viện trợ tư nhân đã được tổ chức để cung cấp tiền và hỗ trợ cho các nạn nhân và nhân dân Nhật Bản. Các trang web mua bán xã hội đã phát động chiến dịch gây quỹ trực tuyến, thu về hàng triệu đô la cho các tổ chức cứu trợ hoạt động tại Nhật Bản. Quân đội Hoa Kỳ tổ chức chiến dịch Tomodachi nhằm mục tiêu hỗ trợ và mục tiêu nhân đạo đối với Nhật Bản. == Phạm vi truyền thông == NHK, đài truyền hình chính quốc gia và vệ tinh vô tuyến của Nhật ngưng phát sóng các chương trình truyền hình thông thường để đưa tin liên tục về tình hình đang diễn ra. Nhiều đài phát sóng khác khắp nước Nhật đều không ngừng đưa tin. Bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 năm 2011, trang web các đài vô tuyến Ustream Asia phát sóng trực thông tin trực tiếp từ đài NHK, từ hệ thống phát sóng Tokyo, đài Fuji TV, TV Asahi, TV Kanagawa và CNN trên internet. YokosoNews, một trang web phát sóng trực tuyến tại Nhật Bản, ưu tiên đưa những tin mới nhất từ các đài tin tức của Nhật thông qua việc dịch lại nội dung bằng tiếng Anh theo thời điểm hiện tại. Báo Yomiuri Shimbun (Tokyo) cho biết "việc phối hợp các hoạt động cứu trợ tại những vùng thiên tai dự kiến ​​sẽ làm tăng cường quan hệ Nhật-Mỹ." Các phương tiện truyền thông nước khác, chẳng hạn như đài CNN, được cho là đã gieo thông tin hoang mang, phóng đại hơn, và đôi khi đưa tin về phạm vi thiệt hại của trận động đất không chính xác so với các phương tiện truyền thông Nhật Bản. Những báo cáo gieo hoang mang và không chính xác trong phương tiện truyền thông nước ngoài được quy là nguyên nhân gây ra nhiều sự lo lắng và căng thẳng hơn đối với cộng đồng người Nhật hiện đang sinh sống ở hải ngoại. == Phản ứng của giới nghiên cứu khoa học == == Hình ảnh == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách các trận động đất Danh sách các cơn sóng thần == Liên kết ngoài == Nhật Bản dọn đống đổ nát khổng lồ sau sóng thần Nhật Bản - Một năm sau thảm họa kép, loạt bài trên VnExpress, 8/2/2012 Những hình ảnh không thể quên trong thảm họa Nhật Bản, VnExpress, 9/2/2012 Hình ảnh nước Nhật Bản dần hồi phục sau 3 năm hứng chịu thiên tai Nhật Bản tái sinh kỳ diệu sau 3 năm động đất - sóng thần, VnExpress, 12/3/2014 Cuộc sống hồi sinh của cô bé sống sót trong thảm họa sóng thần, VnExpress, 11/3/2015 4 năm sau thảm họa Fukushima: Các lò hạt nhân vẫn đóng cửa , VOA, 12/3/2015 Video Toàn cảnh động đất và sóng thần Tōhoku 2011 Cảnh nhìn từ dưới đất khi sóng thần tràn vào thành phố Cảng khi sóng thần bắt đầu đánh vào Sóng thần quay tại cảng biển Sau khi sóng thần tràn qua Nhà máy hạt nhân Fukushima No.1 bị nổ
you make me wanna....txt
"You Make Me Wanna" là đĩa đơn đầu tiên từ album phòng thu thứ hai của ca sĩ người Mỹ Usher, My Way. Nó được phát hành tháng 8 năm 1997 và trở thành đĩa đơn hit đầu tiên của anh, đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart (dù đến năm 1998 mới đạt được) và vị trí số 2 trên Billboard Hot 100 Hoa Kỳ (ngày 25 tháng 10 năm 1997). Đĩa đơn này cũng có mặt trong danh sách những ca khúc trụ lâu nhất trên Billboard R&B/Hip-Hop với 71 tuần, chỉ sau "Be Without You" của Mary J Blige với 75 tuần. Bài hát xếp vị trí #88 trên Billboard Hot 100 All-Time Top Songs. Video âm nhạc cho bài hát do Bille Woodruff đạo diễn. == Danh sách bài hát == UK CD 1 "You Make Me Wanna..." (Phiên bản album) "You Make Me Wanna..." (JD Remix) "You Make Me Wanna..." (Lil Jon's Eastside Remix) "You Make Me Wanna..." (Timbaland Remix) "You Make Me Wanna..." (JD Remix Instrumental) "You Make Me Wanna..." (Lil Jon's Eastside Remix Instrumental) UK CD 2 "You Make Me Wanna..." (Phiên bản album) "You Make Me Wanna..." (Tuff Jam Classic Garage Mix) "You Make Me Wanna..." (Tuff Jam Classic Garage Instrumental) "You Make Me Wanna..." (Tuff Jam UVM Dub Mix) "You Make Me Wanna..." (Instrumental Dub Mix) == Chú thích ==
phe trục.txt
Phe Trục (tiếng Anh: Axis powers, tiếng Đức: Achsenmächte, tiếng Nhật: 枢軸国 Sūjikukoku, tiếng Ý: Potenze dell'Asse), hay Khối Trục là từ để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phe Trục đồng thuận về khoản đối địch với phe Đồng Minh, nhưng không có sự phối hợp hoàn toàn trong hành động. Phe Trục nổi lên từ những nỗ lực ngoại giao của Đức, Ý và Nhật Bản hồi giữa thập niên 1930 nhằm đảm bảo những quyền lợi cụ thể của riêng họ trong việc bành trướng lãnh thổ, khởi đầu là hiệp ước giữa Đức và Ý được ký vào tháng 10 năm 1936. Ngày 1 tháng 11 cùng năm, Mussolini tuyên bố rằng kể từ thời điểm đó tất cả các nước châu Âu khác sẽ quay quanh trục Rome-Berlin, đây là nguồn gốc của tên gọi "Khối Trục". Tiếp theo là việc ký kết bản hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản vào tháng 11 năm 1936 giữa Đức và Nhật Bản, Ý gia nhập hiệp ước này năm 1937. Đến năm 1939, "Trục Rome–Berlin" trở thành một liên minh quân sự với "Hiệp ước thép", và Hiệp ước tam cường ký kết năm 1940 đã đi đến sự thống nhất các mục tiêu quân sự giữa Đức và hai đồng minh của nước này. Tại thời điểm đỉnh cao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phe Trục đã làm chủ phần lớn châu Âu, Bắc Phi và Đông Á. Không thấy xuất hiện các cuộc họp thượng đỉnh ba bên và sự phối hợp hay hợp tác là ít ỏi, có chăng là đôi chút giữa Đức và Ý. Động thái các nước phe Trục là thất thường, một số nước chuyển phe hoặc thay đổi mức độ can thiệp quân sự trong tiến trình chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945 với thất bại của phe Trục đi kèm với đó là sự tan rã của liên minh giữa họ. == Các quốc gia thành viên == Ba thế lực chính của khối Trục là: Một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nằm trong khối Trục vì bị bắt buộc hay có tính cách bù nhìn, một số khác gia nhập rồi tách ra tùy theo hoàn cảnh chính trị quân sự nhất thời. Những quốc gia và vùng lãnh thổ này đóng vai trò quân sự hay chính trị không đáng kể, và gồm có: == Sự hợp tác giữa Đức, Ý và Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai == Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii. Theo như điều khoản của Hiệp ước Ba bên, Đức Quốc xã chỉ phải đứng ra bảo vệ đồng minh của mình khi họ bị tấn công. Vì Nhật Bản là đối tượng ra tay trước, Đức và Ý không có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho tới khi Mỹ phản công. Mặc dù vậy, Hitler đã chính thức tuyên chiến với Mỹ và Ý cũng tuyên bố chiến tranh. Nhà sử học Ian Kershaw cho rằng việc tuyên chiến với Mỹ là một sai lầm nghiêm trọng của Đức bởi điều này cho phép Mỹ tham chiến mà không vấp phải bất kỳ ràng buộc nào. Tuy nhiên xét mặt khác, những con tàu khu trục Mỹ trên thực tế đã ở vào tình trạng đối đầu với những chiếc tàu ngầm U-boat của Đức trên Đại Tây Dương trong vài tháng, và một lời tuyên chiến ngay lập tức có thể giúp U-boat tấn công bất ngờ vào lúc mà sự phòng thủ bên phía Mỹ còn yếu và kém tổ chức. Dù vậy kể từ thời điểm tham chiến, Mỹ đã đóng một vai trò chủ đạo trong việc tài trợ và tiếp tế cho phe Đồng Minh, trong hoạt động ném bom chiến lược và trong cuộc xâm lăng cuối cùng vào lãnh thổ Đức. == Chú thích ==
schwabach.txt
Schwabach là một thành phố trong bang Bayern, Đức. Thành phố có diện tích kilômmét vuông, dân số là 38.791 người. Thành phố nổi tiếng với các sản phẩm thủ công làm bằng vàng, đặc biệt là lá vàng. Đây là nơi sinh của nhà soạn nhạc Adolf von Henselt, nhà thực vật học Johann Gottfried Zinn, nhà sinh vật học Ralf Baumeister và Bernhard Grill. == Tham khảo ==
tân ước.txt
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước). Từ này được dịch từ tiếng Latinh Novum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē (Καινή Διαθήκη), nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữu dùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách. == Nguồn == Theo các giáo phụ, Phúc Âm Mátthêu và Phúc Âm Gioan là những sách được trước tác đầu tiên, song nhiều người tin rằng Phúc Âm Máccô và "Nguồn Q" là những nguồn tư liệu chính cho các sách Phúc âm. == Các sách của Tân Ước == Tân Ước có tổng cộng 27 sách, những sách này được viết bởi các tác giả khác nhau, vào các thời điểm khác nhau và tại các nơi chốn khác nhau. Khác với Cựu Ước, Tân Ước được trước tác trong một quãng thời gian tương đối ngắn, khoảng chừng một thế kỷ hoặc hơn. Dưới đây là danh mục các sách của Tân Ước với tên của những người được cho là tác giả. === Các sách Phúc âm === Trọng tâm của các sách Phúc âm là cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su: Phúc Âm Matthew* - Mátthêu (hoặc Ma-thi-ơ), người thu thuế trở nên sứ đồ. Phúc Âm Mark* - Máccô (hoặc Mác), môn đệ của Phê-rô và sau đó trở thành người rao giảng tin mừng. Phúc Âm Luke* – Luca, một thầy thuốc. người đã viết Phúc Âm theo Luke và sách Công Vụ Tông Đồ, ông cũng là bạn thân của Paul (Phao Lô) Phúc Âm John – Gioan (hoặc Giăng), ngư dân trở nên sứ đồ. * Gọi là nhóm Phúc Âm Nhất Lãm (hoặc Phúc Âm Đồng quan) === Sách Lịch sử === Lịch sử hội Thánh tiên khởi, sau khi Chúa Giê-su không còn hiện diện cùng với các Tông đồ, được ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ (Công vụ Tông đồ). === Các Thư Tín === Các Thư Tín bao gồm nhiều bức thư được viết để gởi các cá nhân hoặc các giáo đoàn (congregation). Trong nhiều thư tín, các tác giả trình bày những luận điểm thần học quan trọng cũng như cung cấp một cái nhìn thấu suốt nhằm lý giải sự phát triển của hội Thánh tiên khởi. === Các thư tín của Phao-lô === Đây là những thư được tin là do Phao-lô viết gởi các cá nhân hoặc các nhóm tín hữu khác nhau. Tên của chúng được gọi theo tên người nhận. Thư gửi tín hữu Rôma - Sứ đồ Phao-lô Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (Κόρινθος Kórinthos)– Phao-lô Thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô – Phao-lô Thư gửi tín hữu Galát (Galatia) – Phao-lô Thư gửi tín hữu Êphêsô (Έφεσος Ephesus) – Phao-lô Thư gửi tín hữu Philípphê (Φἱλιπποι Philippoi) – Phao-lô Thư gửi tín hữu Côlôxê (Colossae) – Phao-lô Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica (Θεσσαλονίκη Thessaloniki) – Phao-lô Thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica – Phao-lô Thư thứ nhất gửi ông Timôthê – Phao-lô Thư thứ hai gửi ông Timôthê – Phao-lô Thư gửi ông Titô – Phao-lô Thư gửi ông Philêmon – Phao-lô Thư gửi tín hữu Do Thái - Khuyết danh, được tin là trước tác bởi Phao-lô === Các Thư Tín Chung === Là những thư được viết cho toàn thể hội Thánh. Các thư này được gọi theo tên tác giả. Vào thời trung cổ chúng không được sắp xếp chung với các thư của Phao-lô, nhưng với sách Công vụ các Sứ đồ để trở thành bộ Praxapostolos. Thư của Giacôbê – James (Giacôbê hoặc Gia-cơ) "Em Chúa" Thư thư nhất của Phêrô - Sứ đồ Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) Thư thứ hai của Phêrô - Sứ đồ Phê-rô (các học giả hiện đại cho là được viết bởi một người khác) Thư thứ nhất của Gioan - Sứ đồ Gioan (các thư tín của John thường được cho là được viết bởi các môn đệ của Gioan, tuy 1 Gioan rất giống Phúc âm Gioan về văn phong và từ vựng) Thư thứ hai của Gioan - Sứ đồ Gioan Thư thứ ba của Gioan - Sứ đồ Gioan Thư của Giuđa – Giu-đa, anh em của Giacôbe === Tiên tri === Sách Khải Huyền – Gioan "nhà tiên tri", được cho là trước tác bởi Sứ đồ Gioan. == Ngôn ngữ == Ngôn ngữ đàm thoại phổ thông trong thời Chúa Giê-su là tiếng Aram. Tuy nhiên, nguyên bản của Tân Ước được viết bằng một phương ngữ Hy Lạp cổ (Koine Greek) được dùng phổ biến trong đại chúng tại các tỉnh thuộc Đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 1, từ đó được dịch ra các ngôn ngữ khác, quan trọng nhất là tiếng Latinh, tiếng Syria, và tiếng Copt. Nhiều giáo phụ cho rằng Phúc âm Mátthêu khởi thuỷ được viết bằng tiếng Hebrew (Do Thái), một số giáo phụ cũng tin rằng Phaolô viết thư Do Thái bằng tiếng Hebrew, sau đó được Luca dịch ra tiếng Hy Lạp. Cả hai quan điểm này đều không nhận được nhiều ủng hộ từ các học giả hiện đại, họ cho rằng dựa trên văn phong của Phúc âm Mátthêu và thư Do Thái, có thể suy đoán chúng được trước tác trong nguyên văn bằng tiếng Hy lạp. Cần lưu ý rằng nhiều sách trong Tân Ước, đặc biệt là Phúc âm Macô và Phúc âm Gioan được viết bằng thứ tiếng Hy Lạp chưa hoàn chỉnh. Chúng thua xa các tác phẩm cổ điển hoặc văn chương sáng tác bằng Hi văn bởi những tác giả thuộc giai tầng thượng lưu, thành phần ưu tú và các triết gia sống vào thời ấy. Một số học giả cho rằng bản Tân Ước tiếng Aram là nguyên bản, còn bản Hi văn chỉ là bản dịch. == Tác giả == Tân Ước được trước tác bởi nhiều người khác nhau. Niềm tin truyền thống cho rằng tất cả các sách này được viết bởi các sứ đồ hoặc bởi các môn đệ của họ (như Macô hay Luca). Song giới học giả hiện đại tỏ ra không đồng ý với quan điểm trên. Ngoại trừ thư Do Thái, không có nghi vấn nào về quyền tác giả của các sách kể trên cho đến thế kỷ 18 khi làn sóng tra vấn về thẩm quyền của Tân Ước bắt đầu bùng phát. Bảy trong số các thư tín được viết bởi Phao-lô ngày nay được các học giả công nhận là chính xác bao gồm: Roma, 1 Côrintô, 2 Côrintô, Galat, Philippi, 1 Thessalonica và Philemon. Nhưng họ không thể đồng ý với nhau có phải Phao-lô là tác giả của 2 Thessalonica, Colôsê và Ephêxô hay không. Nhìn chung, chỉ có giới học giả Tin Lành (Evangelical) chấp nhận quan điểm cho rằng Phao-lô là tác giả của các thư mục vụ (1 Timothy, 2 Timothy và Titus). Ngày nay, hầu như không có học giả nào cho rằng Phao-lô viết thư Do Thái. Thật vậy, cuộc tranh luận về tác giả thư Do Thái, thư tín duy nhất không có tên tác giả, bắt đầu từ thời kỳ các giáo phụ. Tertullian gợi ý đó là Barnabas, nhưng Clement thành Alexandria suy đoán rằng thư này được viết bởi Phao-lô, dịch bởi Luca hoặc bởi Clement thành Roma (sau này là Giáo hoàng Clement I). Còn Origen (Ὠριγένης), ngay giữa cuộc tranh luận, cho rằng "chỉ có Chúa mới biết" ai thật sự là tác giả. Trong các sách được cho là viết bởi sứ đồ Gioan, Phúc âm Gioan và thư Gioan thứ nhất được chấp nhận là của Gioan, vấn đề còn lại là xem tác giả sách Khải Huyền là sứ đồ Gioan hay là một Gioan nào khác. Vấn đề tìm kiếm tác giả cho các tác phẩm cổ đại như các sách trong Tân Ước được thể hiện rõ khi xem xét các sách Phúc âm. Vì cớ nhiều chi tiết tương đồng được tìm thấy trong ba sách Phúc âm Matthêu, Macô, Luca, chúng được gọi là "Phúc âm đồng quan" (Synoptic Gospels). Ngược lại, có những câu chuyện và nội dung các cuộc đàm đạo chỉ được ký thuật trong Phúc âm Gioan, vì vậy sách này được xem là có quan điểm khác biệt với ba sách Phúc âm nêu trên. Có một quan điểm được nhiều học giả phê phán Tân Ước chấp nhận là Giả thuyết Hai nguồn tư liệu. Theo đó, Phúc âm Matthêu và Phúc âm Luca được xây dựng trên nguồn tư liệu của Phúc âm Macô và từ một nguồn chung gọi là "Nguồn Q", từ thuật ngữ "Quelle" trong tiếng Đức nghĩa là "nguồn". Song bản chất và ngay cả sự hiện hữu của Q chỉ có tính suy diễn. Hầu hết các học giả chấp nhận giả thuyết này cho rằng Q là nguồn tư liệu duy nhất, trong khi những người khác tin Q là một tập hợp các tư liệu hoặc một số truyền khẩu. Từ những dữ liệu hiện có, không có thông tin nào giúp tìm ra tác giả của Q. == Thời điểm trước tác == Theo truyền thống, những sách được viết đầu tiên là các thư tín của Phao-lô, các sách sau cùng được cho là của Sứ đồ John (Gioan hoặc Giăng). Tương truyền Gioan có tuổi thọ cao, có lẽ đến 100 tuổi, tuy điều này xem ra không có nhiều tính thuyết phục. Irenaeus thành Lyons, vào khoảng năm 185, thuật rằng Phúc âm Mátthêu và Phúc âm Máccô (Macô hoặc Mác) được viết đang lúc Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) và Phao-lô thuyết giáo tại Roma, có lẽ vào thập niên 60. Phúc âm Luca được trước tác một thời gian sau đó. Người ta tin là Phúc âm Mác được viết sau năm 65, Phúc âm Mátthêu (Matthêu hoặc Ma-thi-ơ) được trước tác vào một thời điểm nào đó giữa năm 70 và 85. Thời điểm dành cho Phúc âm Luca được đặt trong khung thời gian giữa các năm 80 và 95. Sách được viết sớm nhất của Tân Ước có lẽ là 1 Thessalonica, một thư tín của Phao-lô, được viết khoảng năm 51 hoặc thư Galat vào năm 49. Tuy nhiên, John A. T. Robinson, tác giả quyển Redating the New Testament (1976), cho rằng toàn bộ các sách Tân Ước được hoàn tất trước năm 70, thời điểm đền thờ tại Jerusalem bị huỷ phá. Theo lập luận của Robinson, sự phá hủy đền thờ đã được tiên báo bởi Chúa Giê-xu và được chép trong Ma-thi-ơ 24. 15 – 21 và Luca 23. 28 – 31, các tác giả của hai Phúc âm này và của các sách khác trong Tân Ước không thể không chỉ ra sự ứng nghiệm lời tiên tri. Quan điểm của Robinson được chấp nhận rộng rãi trong vòng các tín hữu Tin Lành (Evangelical). Vào thập niên 1830, các học giả của trường Tübingen (tại Đức) ấn định thời điểm trước tác của các sách Tân Ước đến thế kỷ thứ 3, nhưng sự phát hiện một số bản cổ sao Tân Ước có niên đại năm 125 dẫn đến những nghi vấn về quan điểm này. Hơn nữa, Clement thành Roma vào năm 95, trong một bức thư gởi đến hội Thánh tại Corintho (Κόρινθος Kórinthos), trích dẫn 10 trong số 27 sách của Tân Ước, và trong một bức thư gởi hội Thánh tại Philippi (Φἱλιπποι Philippo), Polycarp trích dẫn 120 lần từ 16 sách Tân Ước. == Tuyển chọn == Một quy trình phức tạp và kéo dài được áp dụng cho việc tuyển chọn (quy điển) cho Tân Ước. Đặc điểm của các sách được chọn là phải được đông đảo tín hữu công nhận là có tính soi dẫn khi được dùng trong thờ phụng và giảng dạy, phù hợp với bối cảnh lịch sử của chúng, và hài hoà với Kinh Thánh Do Thái (các cộng đồng Cơ đốc đầu tiên hầu hết là người Do Thái). Bằng cách này, các sách được công nhận là sự mặc khải về Giao Ước Mới phải vượt qua sự sàng lọc không phải tại các buổi họp của các công đồng nhưng tại các buổi thờ phụng kín giấu của các nông dân thuộc giai cấp hạ lưu trong thời kỳ hội Thánh đang bị bách hại. Trong ba thế kỷ đầu của hội Thánh không có sự đồng thuận hoàn toàn về kinh điển Tân Ước. Vào thế kỷ thứ 2 xuất hiện một tuyển tập các thư tín và các sách Phúc âm được các nhà lãnh đạo hội Thánh xem là có thẩm quyền, bao gồm bốn sách Phúc âm và nhiều thư tín của Phao-lô. Justin Martyr, Irenaenus và Tertullian (thuộc thế kỷ thứ 2) tin rằng chúng có sự soi dẫn thần thượng như Kinh Thánh Do Thái (Cựu Ước). Những sách khác, dù được tôn trọng và yêu thích, dần dần được xếp vào danh sách các thứ kinh. Một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm xác lập một bộ kinh điển đến từ Marcion. Ông bác bỏ toàn bộ Cựu Ước và chỉ giữ lại trong danh sách của mình Phúc âm Luca và mười trong số các thư tín của Phao-lô. Quan điểm không chính thống này, cùng với nền thần học khả tri (gnostic) của ông, bị đa số tín hữu khước từ. Bộ kinh điển Tân Ước lần đầu tiên được liệt kê bởi Anathasius, Giám mục thành Alexandria, vào năm 367, trong một bức thư gởi cho các giáo đoàn của ông tại Ai Cập. Danh sách này ngày càng được chấp nhận rộng rãi cho đến khi có được sự đồng thuận tại công đồng lần thứ ba tại Carthage vào năm 397. Dù vậy, quyết định của công đồng này không phải là chung quyết. Vẫn còn tra vấn về thẩm quyền của một vài sách, đặc biệt là các sách Gia-cơ và Khải Huyền. == Thẩm quyền == Dù các nhóm trong cộng đồng Cơ Đốc giáo đều tôn trọng Tân Ước, họ lại duy trì các quan điểm khác biệt về bản chất, mức độ và tính xác đáng của thẩm quyền Tân Ước. Các quan điểm này phụ thuộc vào khái niệm soi dẫn, liên quan đến vai trò của Thiên Chúa trong việc hình thành Tân Ước. Nhìn chung, vai trò của Thiên Chúa trong thuyết soi dẫn càng lớn thì các khái niệm về các tính chất không sai lầm, không mắc lỗi và có thẩm quyền của Kinh Thánh càng được khẳng định. Song không dễ định nghĩa các khái niệm này vì chúng được giải thích bởi các quan điểm khác nhau. Không sai lầm (infallibility) chỉ tính chân xác tuyệt đối của Kinh Thánh trong các vấn đề giáo lý. Không mắc lỗi (inerrancy) chỉ tính chân xác tuyệt đối của Kinh Thánh trong các vấn đề về sự kiện (bao gồm các sự kiện lịch sử và khoa học). Thẩm quyền (authoritativeness) chỉ tính chân xác của Kinh Thánh liên quan đến các vấn đề về đạo đức và sống đạo. === Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương === Đối với Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương, đồng tồn tại hai nhân tố của sự mặc khải, Thánh Kinh và Thánh truyền (tức các truyền thống Tông đồ), được luận giải theo sự dạy dỗ của giáo hội. Theo thuật ngữ Công giáo, thẩm quyền giải thích kinh Thánh và truyền thống thuộc Magisterium (gồm có giáo hoàng và một số Giám mục thuộc quyền), trong khi Chính Thống giáo dành quyền này cho các công đồng. === Kháng Cách === Xác tín với giáo lý Duy Thánh Kinh (xem Năm Tín lý Duy nhất), tín hữu Kháng Cách tin rằng đức tin, sống đạo và giáo huấn của họ phù hợp với Kinh Thánh và công nhận Kinh Thánh là thẩm quyền duy nhất. ==== Tin Lành và Nền tảng ==== Những người theo khuynh hướng Tin Lành (Evangelicalism) và Nền tảng (Fundamentalism) tin rằng có hai nhân tố trong sự mặc khải: con người và thần thượng. Nhân tố con người hiện diện trong văn phong của các tác giả và nhân tố thần thượng trong sự soi dẫn của Chúa Thánh Linh sao cho mọi điều họ viết đều phù hợp với chân lý. Trong vòng nước Mỹ, Bản Tuyên ngôn Chicago về tính Vô ngộ của Kinh Thánh được xem là sự trình bày khúc triết quan điểm của cộng đồng Tin Lành về vấn đề này: "Là sự mặc khải của Thiên Chúa, Kinh Thánh không mắc sai lầm trong toàn bộ giáo huấn, trọn vẹn trong sự mặc khải về công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, về những sự kiện lịch sử, về sự soi dẫn của Thiên Chúa trong các tác phẩm văn chương, cũng như lời chứng về ân điển cứu chuộc của Thiên Chúa trong đời sống của mỗi cá nhân." ==== Chính lưu và Tự do ==== Các nhóm Kháng Cách Chính lưu (mainstream) và Tự do (liberal) tin vào thẩm quyền và tính chân xác của Kinh Thánh nhưng họ tìm cách giải thích Kinh Thánh sao cho có thể bao hàm quan điểm của các trào lưu khác nhau, từ khuynh hướng Tin Lành cho đến khuynh hướng hoài nghi. == Đọc thêm == Cựu Ước Kinh Thánh Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Dẫn vào Tân Ước, Kinh Thánh tiếng Việt, Nhóm Phiên dịch các Giờ kinh Phụng vụ
hội đồng kinh tế và xã hội liên hiệp quốc.txt
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Economic and Social Council, viết tắt ECOSOC) là một trong năm cơ quan quan trọng nhất của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các ban về kinh tế - xã hội, bao gồm 14 ủy ban chuyên môn, ủy ban chức năng và 5 ủy ban khu vực trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có 54 thành viên và tổ chức một cuộc họp lớn kéo dài 4 tuần vào tháng 7 hàng năm. Hội đồng còn đóng vai trò là một diễn đàn thảo luận các vấn đề kinh tế và xã hội quốc tế và đưa ra các kiến nghị chính sách tới các quốc gia thành viên và cho toàn hệ thống Liên Hiệp Quốc. == Các nước thành viên == Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc có 54 quốc gia thành viên được Đại hội đồng bầu theo 3 năm một lần dựa theo tính đại diện của từng khu vực. Châu Phi có 14 ghế, châu Á có 11 ghế, Đông Âu có 6, Mỹ-Latin và các quốc gia vùng Caribbe có 10, còn lại là 13 ghế cho Tây Âu và các khu vực khác. == Xem thêm == Liên Hiệp Quốc Hệ thống Liên Hiệp Quốc == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
connecticut.txt
Connecticut (phát âm trong tiếng Anh bằng chữ IPA: /kəˈnɛtɪkət/ ) là tiểu bang Hoa Kỳ thuộc về miền đông bắc Hoa Kỳ. Connecticut có khí hậu ôn hòa với đường bờ biển dài quanh vịnh Long Island. Điều này đã giúp bang có truyền thống phát triển ngành hàng hải từ lâu đời. Bang Connecticut hiện nay được biết đến với sự giàu có bậc nhất Hoa Kỳ. Từ thế kỉ 18, tiểu bang đã bắt đầu phát triển công nghiệp chế tạo và các tập đoàn tài chính: những công ty bảo hiểm đầu tiên ở Hartford và quỹ tự bảo hiểm rủi ro đầu tiên ở quận Fairfield. Nhờ đó, Connecticut có thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người và thu nhập bình quân hộ gia đình cao nhất Hoa Kỳ. == Địa lý == Connecticut giáp với eo biển Đảo Dài (Long Island Sound) về phía nam, với Tiểu bang New York về phía tây, với Massachusetts về phía bắc, và với Rhode Island về phía đông. Thủ phủ là Hartford, và các thành phố lớn kia bao gồm New Haven, New London, Norwich, Stamford, Waterbury, Torrington, và Bridgeport. Tiểu bang này có tất cả 169 thị trấn. Hartford và New Haven cạnh tranh nhau bằng hãnh diện và kinh tế, có lâu từ khi hai thành phố đó chia quyền thủ phủ, và cả từ khi New Haven và Hartford là hai thuộc địa riêng. Đỉnh cao nhất ở Connecticut là núi Gấu tại Salisbury ở gốc tây bắc của tiểu bang. Ngày xưa nó tháp được xây bằng đá ở trên đỉnh này; hiện nay một bảng bằng đá bên cạnh đường mòn Appalachian chỉ đến nơi đó là "đất cao nhất ở Connecticut, 2354 foot [717 mét] trên mực biển"; tuy nhiên, cả bảng này sai. Cao độ ước lượng của đỉnh này chỉ tới 706 m (2.316 foot); và tuy nó là đỉnh cao nhất ở Connecticut, thực sự nó không phải có đất cao nhất ở tiểu bang. Đất cao nhất là một nơi vô danh về phía đông gần chỗ mà ba tiểu bang Connecticut, Massachusetts, và New York gặp nhau (42°3′N 73°29′W), trên dốc nam của núi Frissell, núi đó tới cao độ 747 m (2.453 foot), và đỉnh nằm cách 225 m (740 foot) ở Massachusetts. Chỉ có một cọc xanh bằng sắt chỉ đến nơi cao nhất của Connecticut với cao độ 723 m (2.372 foot). Bởi vậy, Connecticut là tiểu bang duy nhất có nơi cao nhất khác với đỉnh cao nhất. [1] Sông Connecticut chia đôi tiểu bang, chảy vào eo biển Đảo Dài, lối ra Đại Tây Dương của Connecticut. === Các thành phố quan trọng === == Lịch sử == Tên "Connecticut" từ "Quinnehtukqut" trong tiếng Mohegan, tức là "Nơi trên sông dài" hoặc "Bên cạnh sông thủy triều dài". Connecticut là tiểu bang thứ năm của 13 tiểu bang đầu tiên. Người Âu Châu đầu tiên ở thường trực tại Connecticut là người Thanh giáo Anh đến từ Massachusetts năm 1633. Hiến pháp đầu tiên của tiểu bang, "Các chỉ thị cơ bản", được thông qua ngày 14 tháng 1 năm 1639, trong khi hiến pháp hiện hành, tức là hiến pháp thứ ba của Connecticut, được thông qua năm 1965. Cách viết tắt cũ của tên tiểu bang là "Conn." Tên hiệu chính thức của Connecticut, được chọn năm 1959, là "Tiểu bang Hiến pháp" (tiếng Anh: The Constitution State). Tên hiệu phổ biến kia của Connecticut là "Tiểu bang Đậu khấu" (The Nutmeg State), cho nên dân cư Connecticut có thể được gọi "Nutmegger" (người đậu khấu). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tiểu bang Connecticut – trang chủ chính phủ tiểu bang Visit Connecticut – trang du lịch chính thức
wikivoyage.txt
Wikivoyage (có nghĩa "cuộc du lịch wiki") một dự án xây dựng cẩm nang du lịch trực tuyến có nội dung tự do. Là một dự án "anh em" với Wikipedia, nó trực thuộc tổ chức Wikimedia Foundation và cho phép mọi người tham gia biên tập. Dự án tách ra khỏi Wikitravel tiếng Đức ngày 10 tháng 12 năm 2006 sau khi công ty Internet Brands mua Wikitravel. Họ thành lập tổ chức Wikivoyage e.V. tại Đức để quản lý dự án. Vào giữa năm 2012, đa số thành viên Wikitravel tiếng Anh, bao gồm phần nhiều bảo quản viên, quyết định hợp nhất các cộng đồng Wikitravel và Wikivoyage vào một dự án phi lợi nhuận mới. Wikivoyage yêu cầu gia nhập vào Wikimedia Foundation và Wikimedia phê chuẩn vào tháng 10 năm 2012. == Nội dung == === Các điểm đến === Các điểm đến bao gồm các đơn vị địa lý theo nhiều cấp bậc khác nhau, chúng bao gồm: Các lục địa, Các khu vực của lục địa (như Đông Nam Á), Các quốc gia, Các vùng thuộc quốc gia đó (tỉnh, bang, quận,...), Các thành phố lớn nhỏ, có thể bao gồm các làng nếu các làng này là những điểm thu hút du lịch, Các Khu trong các thành phố lớn, Các vườn quốc gia mà có cung cấp những tiện nghi cho khách du lịch, Các Hành trình. Các điểm hấp dẫn du khách như khách sạn, nhà hàng, quán bar, bảo tàng, hộp đêm, tượng đài hoặc các công trình nghệ thuật khác, công viên thành phố, quảng trường, phố mua sắm, lễ hội hoặc các sự kiện, hệ thống đường sá và bến bãi phục vụ đi lại và những đảo không người ở đều được liệt kê trong bài viết ở những mục phù hợp. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ Wikivoyage Đề nghị xây dựng sách cẩm nang du lịch trực thuộc Wikimedia Biểu quyết chấp nhận Wikivoyage vào Wikimedia
lasioglossum subbuteo.txt
Lasioglossum subbuteo là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Warncke mô tả khoa học năm 1982. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Lasioglossum subbuteo tại Wikispecies
6 tháng 5.txt
Ngày 6 tháng 5 là ngày thứ 126 (127 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 239 ngày trong năm. == Sự kiện == 1682 – Quốc vương Louis XIV của Pháp chuyển triều đình của ông đến Lâu đài Versailles. 1935 – Máy bay tiêm kích Curtiss P-36 Hawk thực hiện chuyến bay đầu tiên. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát Philippines. 1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Praha bắt đầu, đây là chiến dịch lớn cuối cùng của Liên Xô và Đồng Minh tại châu Âu. 1951 - Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ, quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch. 1973 – In Tam bắt đầu đảm nhiệm chức vụ thủ tướng của Cộng hòa Khmer, song chỉ tại nhiệm trong 7 tháng. 1994 – Nữ vương Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp François Mitterrand hành lễ khánh thành đường hầm qua eo biển Manche. == Sinh == 1861 - Rabindranath Tagore, nhà thơ người Ấn Độ(m. 1941) 1911 - Nhà báo Hồng Chương 1912 - Nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng. 1928 – Gabriel García Márquez, nhà văn Colombia 1953 – Tony Blair, thủ tướng Anh 1992 - Baek Hyun (thành viên nhóm nhạc EXO) == Mất == 1932 - tổng thống Pháp Paul Doumer bị Paul Gorguloff ám sát. 2010 - nhà thơ Hoàng Cầm. 2012 - Doanh nhân người Mỹ gốc Việt Trần Đình Trường. 2015 - Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
chúa nguyễn.txt
Chúa Nguyễn (chữ Nôm: 主阮; chữ Hán: 阮王 / Nguyễn vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một vương triều đã cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa tầm ảnh hưởng của anh rể, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Các chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan của Nhà Lê trung hưng, nhận sắc phong của vua Lê, nhưng trên thực tế họ cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập với vua Lê. Tổng cộng có 10 chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ. Tình trạng chia cắt Việt Nam thành Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) với Đàng Ngoài (của Chúa Trịnh) kéo dài suốt khoảng thời gian đó, và chỉ chấm dứt sau khi nhà Tây Sơn nổi dậy và đánh đổ cả 2 tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn vào cuối thế kỷ 18. == Nguồn gốc == Nguyễn Kim, cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng, được một số sách chép là con của Nguyễn Hoằng Dụ, và là cháu của Nguyễn Văn Lang. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đinh Công Vĩ thì cha của Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, em họ của Trường Lạc hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng và là anh họ của Nguyễn Văn Lang. Tức Nguyễn Kim là chỉ là cháu họ của Nguyễn Đức Trung và là anh họ của Nguyễn Hoằng Dụ. Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả họ Nguyễn nói chung có sự khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào, cho rằng ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin từ đời Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là em họ của Nguyễn Kim. Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh 7 con trai, sau phân thành 7 chi. Chỉ xét 4 chi: Chi đầu là Nguyễn Đức Trung, sau được phong Thái úy Trình quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Hữu, sinh được 14 con, trong đó con gái thứ 2 là Nguyễn Thị Hằng. Thái phó Tĩnh quốc công Nguyễn Hữu Dật là hậu duệ của ông. Chi 4 là Nguyễn Như Trác, sau được phong Thái bảo Phó quốc công. Ông là tổ của dòng hoàng tộc Nguyễn Phúc, sinh Nguyễn Văn Lưu. Văn Lưu sinh ra Nguyễn Kim. Chi 5 là Nguyễn Văn Lỗ, sau được phong Thái úy Sảng quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Gia (Liễu Ngạn, Bắc Ninh), sinh ra Nguyễn Văn Lang, Văn Lang sinh Nguyễn Hoằng Dụ. Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều là hậu duệ của ông. Chi 7 là Nguyễn Bá Cao, sau được phong Thái phó Phổ quốc công. Ông là tổ họ Nguyễn Cửu, sinh được 2 trai. Phó tướng Nguyễn Cửu Kiều là hậu duệ của ông. Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: Ở Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Nguyễn Văn Lang ở làng Tam Quy xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Đỗ Nguyễn trông nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Nguyễn Văn Lang. Trong các nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn sống. Theo tộc phả của họ Đào-Phạm-Dương-Nguyễn tại Đông Trang, Ninh Bình thì Nguyễn Kim là hậu duệ của Trạng nguyên Đào Sư Tích cuối đời Nhà Trần. Vào cuối đời Nhà Trần, Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực, Vua Trần chỉ là hư danh. Trước tình thế đó, Trạng nguyên Đào Sư Tích ủng hộ Nhà Trần, tính kế chấn hưng Nhà Trần. Trước khi đi sứ Trung Hoa, Trạng nguyên Đào Sư Tích lo hậu họa từ Hồ Quý Ly nên khuyên con cháu đổi sang họ Phạm, Dương và Nguyễn. Theo đó, một nhánh của dòng Nguyễn này là thủy tổ của Nguyễn Kim. Hiện nhà thờ họ Nguyễn ở Hà Trung đang thờ áo mão phục chế từ bộ áo mão của Trạng nguyên Đào Sư Tích vốn là bộ áo mão duy nhất đang thờ tại Văn miếu-Quốc tử giám. Chính họ Nguyễn ở Hà Trung, Thanh Hóa đã chủ động đi tìm dòng họ Đào và kết nối dòng họ. == Các hoạt động đối nội == === Việc quan chế === Vào thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mà họ Nguyễn vẫn chưa ra mặt chống đối với họ Trịnh thì quan lại vẫn do chính quyền Trung ương ngoài Bắc bổ nhiệm. Tới đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, với việc tuyển dụng nhiều nhân tài (đơn cử như Đào Duy Từ), chấm dứt việc nộp thuế cho nhà Lê-Trịnh và đem quân chống giữ họ Trịnh ở Bắc Bố Chính, các chúa Nguyễn đã thực sự bắt đầu xây dựng một chính quyền riêng ở Đàng Trong, việc bổ nhiệm quan lại từ đó đều do các chúa tự đặt. Ở Chính dinh (Thủ phủ của chúa Nguyễn) đặt ra tam ty để giúp chúa chăm lo việc chính sự, tam ty đó là: Xá ti: trông coi việc từ tụng, văn án. Đứng đầu là quan Đô tri và Ký lục. Tướng thần lại ti: trông coi việc thu thuế, phân phát lương thực cho quân đội. Đứng đầu là quan Cai bạ. Lệnh sứ ti: trông coi việc tế tự, lễ Tết và phát lương cho quân lính ở Chính dinh, đứng đầu là quan Nha úy. Dưới mỗi ty lại có quan Cai hợp, Thủ hợp và các Lại ty giúp điều hành mọi việc. Ngoài Chính dinh thì tùy theo tầm quan trọng của các dinh mà phân bổ số lượng quan viên, ví dụ có những dinh chỉ đặt một ty là Lệnh sứ ti nhưng trông coi công việc của cả hai ty còn lại. Các cấp hành chính ở dưới dinh bao gồm: phủ, huyện được trông coi bởi Tri phủ, Tri huyện và các quan dưới quyền như Đề lại, Thông lại, Huấn đạo, Lễ sinh... Đến thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan đặt thêm các chức Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu, gọi là tứ trụ triều đình để giúp chúa trông coi việc nước. === Việc thi cử === Việc tuyển dụng quan lại ở kinh đô và các dinh được thực hiện bằng khoa cử, ngoại trừ một số trường hợp đã từ Bắc vào Nam theo chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1558 và năm 1600. Từ năm 1632, chúa Sãi bắt đầu cho mở khoa thi để lấy người vào các chức vụ Tri phủ, Huấn đạo, Lễ sinh. Năm Đinh Hợi (1647) chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập ra hai bậc thi: thi Chính đồ và thi Hoa văn. Chương trình thi Chính đồ gồm có ba kỳ: kỳ thứ nhất thi tứ lục - kỳ thứ hai thi thơ phú - kỳ thứ ba thi văn sách. Hội đồng giám khảo có quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo, quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm Giám khảo. Khóa sinh trúng tuyển được chia theo ba hạng: đứng nhất là Giám sinh, được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện, đứng thứ nhì là Sinh đồ được bổ nhiệm làm Huấn đạo, và đứng hạng ba cũng được gọi là Sinh đồ nhưng được bổ nhiệm làm Lễ sinh hoặc Nhiêu học. Kỳ Thi Hoa văn cũng trải qua ba ngày, mỗi ngày khóa sinh phải làm một bài thơ, những khóa sinh thi đậu được bổ nhiệm làm việc trong Tam ty (phủ chúa). Năm 1675, đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, chúa cho mở thêm một kỳ vấn đáp thay vì chỉ có thi viết như truyền thống. Trong kỳ thi vấn đáp này, các khóa sinh được hỏi về nhiệm vụ của quân nhân và công dân đối với thời cuộc và chính quyền cùng với quan niệm của họ đối với vua Lê và chúa Trịnh. Bên cạnh những kì thi vấn đáp như trên, những khoa thi viết truyền thống được tổ chức 6 năm một lần tại các tỉnh vào dịp đầu Xuân. Những thí sinh thi đỗ được miễn các loại tạp dịch cho tới kỳ đại khảo sau. Qua được kỳ thi ở các tỉnh, khóa sinh được dự kỳ thi bậc cao hơn tổ chức vào mùa Thu. Năm Ất Hợi (1695), chúa Nguyễn Phúc Chu mở khoa thi tại phủ chúa gọi là thi Văn chức và thi Tam ty. Năm Canh Thân (1740), thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, quyền lợi của khóa sinh được quy định như sau: những người đậu kỳ đệ nhất gọi là Nhiêu học được miễn sai dịch 5 năm, đậu kỳ đệ nhị và đệ tam được miễn sai dịch vĩnh viễn, ai đậu kỳ đệ tứ thì được gọi là Hương cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện. Xem xét chương trình thi cử của Đàng Trong thời bấy giờ, ta nhận thấy việc thi cử khá sơ lược nếu so sánh với các triều đại trước đó (triều Trần và Hậu Lê). Điều này xuất phát từ việc chính quyền của các chúa Nguyễn mới chỉ tập trung lo việc chiến tranh và quân bị nhằm so kè với Đàng Ngoài, nhân dân cũng bị ảnh hưởng và lôi cuốn vào vòng chiến sự dai dẳng, dẫn tới việc hơn một thế kỷ trôi qua mà việc văn học, khoa cử không đạt được nhiều tiến bộ. === Việc binh chế, võ bị === Do hoàn cảnh lịch sử phải lo chống nhau với các chúa Trịnh ở miền Bắc nên việc binh chế võ bị cũng được các chúa Nguyễn chăm chút. Việc quân dịch được chia làm hai loại: những trai tráng khỏe mạnh được sung thẳng vào quân ngũ, số còn lại là quân trừ bị được gọi dần dần tùy từng đợt tuyển quân. Quân lính được chia làm 5 cơ: Trung, Tả, Hữu, Hậu và Tiền. Quân số Đàng Trong vào khoảng độ 30.000 người, và theo sự khảo cứu của các sử gia Pháp thì quân số của các đơn vị trong quân đội Đàng Trong thường không ổn định, tăng giảm không nhất quán. Năm Tân Mùi (1631), chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa và sở đúc súng đại bác (một người Pháp lai Bồ Đào Nha tên là Jean de la Croix đã giúp chúa Sãi xây dựng cơ sở này, gọi là phường Đúc, ở Thuận Hóa ngày nay). === Về tôn giáo === Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng đến thế kỷ XVII tồn tại ba tôn giáo chính: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.trong đó Nho giáo và Phật giáo giữ vai trò quan trọng nhất. Xét về Nho giáo, nó có vị trí quan trọng đối với các triều đại phong kiến. Nho giáo với thuyết hình nhi thượng học (quan niệm về Thiên đạo, Nhân đạo và Luận lý học) và hình nhi hạ học (Quân tử, Tiểu nhân, Hiếu, Lễ Nhạc, Chính trị, Học vấn) được các nhà Nho triển khai qua nhiều thời luôn dùng “văn chương để lấy kẻ sĩ”, triều đình tổ chức lối học khoa cử theo Nho giáo. Bên cạnh đó Phật giáo xứ Đàng Trong cũng rất phát triển. Chùa chiền được các chúa Nguyễn chăm lo xây dựng, trùng tu. Nhiều Tăng sĩ Trung Hoa đến xứ Đàng Trong truyền đạo thành công như Viên Cảnh, Viên Khoan, Hưng Liên, Giác Phong, Pháp Bảo, Tử Dung... Các thiền phái phát triển mạnh lúc bấy giờ là phái thiền Trúc Lâm được phục hưng trở lại với sự có mặt của thiền sư người Việt là Hương Hải, phái thiền này sau được Hương Hải truyền ra Đàng Ngoài và rất thịnh; Hai thiền phái từ Trung Hoa là phái thiền Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều và phái thiền Tào Động do Hòa thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) truyền sang; Đời chúa Nguyễn Phúc Chu trở đi phát triển chi phái thiền Liễu Quán của Tổ sư Liễu Quán. Trong đó, Nguyên Thiều là người có công truyền đạo tại xứ Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế đã ảnh hưởng lớn đến triều đình và dân chúng, Ngài được chúa Nguyễn Phúc Chu ban hiệu Hạnh Đoan thiền sư và khen ngợi rằng:Cao vút trí tuệ. Phạm hạnh vun trồng. Giới đao một lưỡi, Hoằng pháp lợi người. Quán thân vốn không. Mây từ che khắp trời tuệ chiếu cùng. chính vì lẽ ấy mà trong hoàng tộc chúa Nguyễn luôn giữ lễ Cư Nho mộ Thích xem Phật giáo và Nho giáo là quốc giáo, trong giới Phật giáo lúc bấy giờ cũng có xu hướng dung hòa tam giáo (Phật, Nho, Lão) để phát triển. Trong thời kì này các tôn giáo của phương Tây như Công giáo cũng được chấp nhận với một lượng tín đồ khá ít ỏi,nhưng đôi khi vì lý do chính trị mà bị cấm hoạt động ở Đàng Trong. === Việc thuế khóa === Về việc lập sổ thuế, định các ngạch thuế, năm 1632, Sãi Vương đã áp dụng phương pháp Bắc hà (của vua Lê Thánh Tông đặt ra năm 1465, tại thời điểm đó vẫn đang được thi hành ở miền Bắc), cụ thể là cứ mỗi sáu năm lại thực hiện một cuộc kiểm tra lớn, ba năm một cuộc kiểm tra nhỏ. Chia dân chúng ra làm 8 hạng (so với 6 hạng ở Đàng Ngoài). Thuế nộp bằng thực chất (tức là thóc gạo hay ngô khoai v.v..) hoặc bằng tiền bạc. Để việc đánh thuế ruộng được sát với thực tế, sau vụ gặt chính (vụ mùa) sẽ có quan lại đến từng địa phương khám rồi mới định hạng ruộng nào phải nộp bao nhiêu thuế. Điền thổ được chia ra làm 3 hạng để đánh thuế, ruộng đất xấu thì thuế đánh nhẹ hơn ruộng đất thường hoặc đất tốt. Thuế hoa màu thì căn cứ vào diện tích của điền thổ và loại hoa màu (ngô khoai, đậu, v.v...) được trồng trọt, cùng với giá trị của ruộng đất. Những công điền (ruộng đất công) thì cấp cho dân cày cấy để nộp thuế, còn ai khai khẩn được đất hoang ra làm ruộng thì được phong cho tư điền (tài sản cá nhân). Đến đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), chúa cho đặt ra một Ty Khuyến Nông để giải quyết vấn đề khẩn hoang và để phân hạng các đất ruộng đã cầy cấy, trồng trọt. Nhiều dinh điền hay đồn điền đã có từ thế kỷ thứ XV do các vua chúa miền Bắc chiếm được của Champa nay nằm trong khu vực của các chúa Nguyễn được đem cấp phát cho các quan lại có nhiều công trạng với triều đình để sử dụng làm thực ấp. Một số loại thuế được áp dụng: Thuế Đinh: Chúa Sãi chia dân chúng thành 8 hạng và đánh thuế mỗi hạng, gọi là thuế tỷ lệ nộp bằng tiền. Giá biểu phải nộp từ hai quan đến năm quan tiền. Ngoài ra còn nhiều loại thuế khác như thuế gia súc, thuế cúng giỗ, thuế chuyển vận thóc lúa... Thuế mỏ và thương chính: Tại Thuận Hóa và Quảng Nam có mỏ vàng, Quảng Ngãi có mỏ bạc, Bố Chính có mỏ sắt. Việc khai khẩn các mỏ này đã đem lại cho chính quyền các chúa Nguyễn một số tiền thuế lớn. Thuế nhập cảng và xuất cảng: dành cho tàu bè ngoại quốc qua lại ở các cửa biển. Ví dụ tàu ở Thượng Hải và Quảng Đông tới phải nộp 3.000 quan, lúc trở ra phải nộp 1/10. Tàu ở Ma Cao (lúc này là thuộc địa của Bồ Đào Nha) và Nhật Bản nộp 4.000 quan, khi về nộp 1/10. Tàu Tiêm La (Thái Lan) hoặc Lã Tống (đảo Luzon - Philippines) phải nộp 2.000 quan. Tàu các nước Tây phương phải nộp gấp đôi tàu Ma Cao và Nhật Bản (8,000 quan và 800 quan). Số thuế này chia ra làm 10 phần, 6 phần nộp kho còn lại dành cho các quan lại và binh lính của ty Thương Chính. === Phân chia địa hạt hành chính === Thuở ban đầu khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ đất Thuận Hóa thì cho đóng dinh ở làng Ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị). 13 năm sau (1570) Nguyễn Hoàng lại dời dinh vào làng Trà Bát ở cùng huyện, gọi là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi là Nguyễn Phúc Nguyên, trong quá trình chuẩn bị cho việc chống đối với chúa Trịnh đã cho dời dinh vào làng Phúc An (thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bây giờ). Năm Bính Tí (1636) chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lại dời phủ vào làng Kim Long (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên). Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ về làng Phú Xuân, gọi là chính dinh, Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này. Nơi phủ cũ ở làng Kim Long được dùng làm Thái tông miếu, thờ chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Năm Giáp Tí (1744) Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, ra lệnh đổi phủ ra làm điện, sửa sang phép tắc, định ra triều phục, chia nước ra làm 12 dinh: Chính dinh (Phú Xuân). Cựu dinh (Ái Tử) - Quảng Trị. Quảng Bình dinh. Vũ Xá dinh. Bố Chính dinh. Quảng Nam dinh. Phú Yên dinh (đất chiếm của Chiêm Thành). Bình Khang dinh (đất chiếm của Chiêm Thành). Bình Thuận dinh (đất chiếm của Chiêm Thành). Trấn Biên dinh (đất chiếm của Chân Lạp). Phiên Trấn dinh (đất chiếm của Chân Lạp). Long Hồ dinh (đất chiếm của Chân Lạp). Cai quản mỗi dinh là một võ quan mang chức Trấn Thủ trông coi cả công việc hành chính lẫn quân sự. Các phụ tá có quan Cai bộ trông coi về Ngân khố và một phán quan gọi là Ký lục. == Các hoạt động đối ngoại == === Giao thiệp với Chân Lạp === Nguyên nước Chân Lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước ta thường hay mất mùa, dân tình phải đói khổ luôn, và lại vào lúc chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà Rịa) và ở Đồng Nai. Năm Mậu Tuất (1658) vua nước Chân Lạp mất rồi, chú cháu tranh nhau ngôi vị, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bắt được vua nước ấy là Nặc-Ông-Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều-cống và phải bênh vực người Việt sang làm ăn ở bên ấy. Năm Giáp Dần (1674), nước Chân Lạp có người tên Nặc-Ông-Đài đi cầu viện nước Xiêm-la để đánh Nặc-Ông-Nộn. Nặc-Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc-Ông-Đài, phá được đồn Sài Gòn, rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang (Phnom Pehn). Nặc-Ông-Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc-Ông-Thu ra hàng. Nặc-Ông-Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chánh quốc vương đóng ở Longúc, để Nặc-Ông-Nộn làm đệ nhị quốc vương, đóng ở Sài gòn, bắt hằng năm phải triều cống. Năm KỷTỵ (1679) có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó-tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3.000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (tức là đất Gia Định). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai), ở Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), ở Ban Lân (thuộc Đồng Nai) rồi cày ruộng làm nhà lập ra phường phố, có người phương Tây, người Nhật Bản, người Chà Và (Java) đến buôn bán đông lắm. Năm Mậu Thìn (1688) những người khác ở Mỹ Tho làm loạn. Hoàng Tiến giết Dương Ngạn Địch đi, rồi đem dân chúng đóng đồn ở Nan Khê, làm tàu đúc súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc-Ông-Thu cũng đào hào đắp lũy để làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa. Bấy giờ Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống. Năm Mậu Dần (1698) Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Đặt Trấn Biên dinh (tức là đất Biên Hòa, Đồng Nai) và Phan Trấn dinh (tức là Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Đồng Nai) thì lập làm xã Thanh Hà, những người ở đất Phan Trấn (Gia định) thì lập làm xã Minh Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta. Bấy giờ lại có người khách Quảng Đông tên là Mạc Cửu, trong khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên Tàu, bỏ sang ở Chân Lạp, thấy ở phủ Sài Mạt có nhiều người các nước đến buôn bán, bèn mở sòng đánh bạc, rồi lấy tiền chiêu-mộ những lưu dân lập ra 7 xã, gọi là Hà Tiên. Năm MậuTý (1708) Mạc Cửu xin thuộc về Chúa Nguyễn; Chúa phong cho làm chức tổng binh, giữ đất Hà Tiên. Đến khi Mạc Cửu mất, Chúa Nguyễn lại phong cho con Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ làm chức đô đốc, trấn ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và rước thầy về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên. Thời bấy giờ đất Chân Lạp cứ loạn lạc luôn. Năm Kỷ Mão (1699) vua nước ấy là Nặc-Ông-Thu đem quân chống với quân Chúa Nguyễn, Chúa sai quan tổng suất Nguyễn Hữu Kính sang đánh. Quân ta sang đến thành Nam Vang, Nặc-Ông-Thu bỏ chạy, con Nặc-Ông-Nộn là Nặc-Ông-Yêm mở cửa thành ra hàng. Sau Nặc-Ông-Thu cũng về hàng, xin theo lệ triều cống như cũ. Quân ta rút về. Được ít lâu vua thứ hai là Nặc-Ông-Nộn mất, vua thứ nhất là ông Nặc-Ông-Thu phong cho con Nặc-Ông-Nộn là Nặc-Ông-Yêm làm quan và lại gả con gái cho. Sau Nặc-Ông-Thu già yếu, truyền ngôi cho con là Nặc-Ông-Thâm. Năm Ất Dậu (1705) Nặc-Ông-Thâm nghi cho Nặc-Ông-Yêm có ý làm phản, bèn khởi binh đánh nhau. Nặc-Ông-Thâm lại đem quân Xiêm-la về giúp mình. Nặc-Ông-Yêm phải chạy sang cầu cứu ở Gia Định. Chúa Nguyễn sai quan cai cơ là Nguyễn Cửu Vân sang đánh Nặc-Ông-Thâm. Nguyễn Cửu Vân sang phá được quân Xiêm-la; đem Nặc-Ông-Yêm về thành La Bích. Từ đó Nặc-Ông-Thâm ở Xiêm-la cứ thỉnh thoảng đem quân về đánh Nặc-Ông-Yêm. Năm Giáp Ngọ (1714) quân của Nặc-Ông-Thâm về lấy thành La Bích và vây đánh Nặc-Ông-Yêm nguy cấp lắm. Nặc-Ông-Yêm sai người sang Gia Định cầu cứu. Quan đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) là Trần Thượng Xuyên và quan phó tướng Trấn Biên (Biên Hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc-Ông-Thu và Nặc-Ông-Thâm ở trong thành La Bích. Nặc-Ông-Thu và Nặc-Ông-Thâm sợ hãi, bỏ thành chạy sang Xiêm-la. Bọn ông Trần Thượng Xuyên lập Nặc-Ông-Yêm lên làm vua Chân Lạp. Năm Tân Hợi (1729) quân Chân Lạp sang quấy nhiễu ở Gia Định. Chúa Nguyễn bèn đặt sở Điều khiển để thống nhiếp việc binh ở mạn ấy. Năm Bính Thìn (1736) Nặc-Ông-Yêm mất, con là Nặc-Ông-Tha lên làm vua. Đến năm Mậu Thìn (1747) Nặc-Ông-Thâm lại ở bên Xiêm-la về, cử binh đánh đuổi Nặc-Ông-Tha đi, rồi chiếm lấy ngôi làm vua. Nặc-Ông-Tha phải bỏ chạy sang Gia Định. Được ít lâu Nặc-Ông-Thâm mất, con là Nặc Đôn, Nặc Hiên và Nặc Yếm tranh nhau. Chúa Nguyễn bèn sai quan Điều khiển là Nguyễn Hữu Doãn đem quân sang đánh bọn Nặc Đôn và đem Nặc-Ông-Tha về nước. Nặc-Ông-Tha về được mấy tháng lại bị người con thứ hai của Nặc-Ông-Thâm là Nặc Nguyên đem quân Xiêm-la sang đánh đuổi đi. Nặc-Ông-Tha chạy sang chết ở Gia Định. Nặc Nguyên về làm vua Chân Lạp thường hay hà hiếp rợ Côn-man và lại thông sứ với Chúa Trịnh ở ngoài Bắc để lập mưu đánh Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết tình ý ấy, đến năm Quý Dậu (1753), sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm Ất Hợi (1755) Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ. Năm sau Mạc Thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho. Bấy giờ ông Nguyễn Cư Trinh dâng sớ bày tỏ cách khai thác nên dùng kế "tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân Lạp. Năm Đinh Sửu (1759) Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc. Nặc Nhuận còn đang lo để xin Chúa Nguyễn phong cho làm vua, thì bị người con rể là Nặc Hinh giết đi, rồi cướp lấy ngôi làm vua. Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh, Nặc Hinh thua chạy bị thuộc hạ giết chết, bấy giờ con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ dâng thư về xin lập Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận cho, sai Thiên Tứ đem Nặc Tôn về nước. Nặc Tôn dâng đất Tầm-Phong-Long để tạ ơn chúa Nguyễn. Chúa bèn sai ông Trương phúc Du và Nguyễn Cư Trinh đem dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào, tức là chỗ tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là Đông Khẩu đạo ở Đồng Tháp, Tân Châu đạo ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở An Giang. Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng Chúa Nguyễn, Chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản. === Giao thiệp với Xiêm La === === Giao thiệp với Trung Quốc === Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Chu thấy giang sơn Đàng Trong đã ổn định, đủ sức chống đối với Đàng Ngoài mà không cần e dè ẩn núp dưới chiêu bài phù Lê như xưa nữa, đã cho cử một đoàn sứ bộ mang đồ tiến cống và một tờ biểu sang Quảng Đông xin cầu phong với phương Bắc, lúc này đang đặt dưới sự cai trị của nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh lúc đó vẫn đang công nhận vua Lê nên không đồng ý nhận cầu phong của chúa Nguyễn và cho đem trả lại đồ tiến cống. Nguyễn Phúc Chu xưng là quốc chúa và cho đúc Kim bảo ấn Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo để làm ấn vàng truyền quốc. Đây là chiếc ấn truyền quốc duy nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn được lưu truyền tới thời nay và hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.. == Xung đột với chúa Trịnh == == Mở đất Nam Bộ == == Suy yếu và diệt vong == === Chính sự suy yếu === Chiếm được Thủy Chân Lạp và nhiều lần can thiệp vào tình hình Cao Miên (Campuchia), sự phát triển cơ nghiệp các chúa Nguyễn lên tới cực thịnh. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, tức là Nguyễn Vũ Vương, tỏ ý ngang hàng với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, danh hiệu mà các đời trước vẫn chỉ xưng là "Công". Sau khi xưng vương, Nguyễn Phúc Khoát đặt ra nhiều nghi lễ, phong tục để trở thành nước độc lập với Đàng Ngoài. Ngoài ra, chúa Nguyễn còn tăng cường xây dựng cung điện, đền đài nguy nga. Các quan lại, tôn thất cũng đua nhau xây cất. Vì thế dân gian phải phục dịch và đóng nhiều thuế hơn trước. Nhiều nông dân bị bóc lột bần cùng. Trong những năm cuối đời, Vũ Vương đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Trương Phúc Loan là cậu ruột của Vũ Vương nên dù không có công trạng gì mà vẫn được cho phụ chính thân cận với Chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này. Loan tạo điều kiện để Vũ Vương loạn luân với người em họ (con chú ruột) là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú(Thụ), cha của Vũ Vương) sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu cung. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phước tộc, thì: Để dễ dàng trong việc tiếm quyền, chính Trương Phúc Loan đã khuyến dụ Chúa Võ đi vào con đường nữ sắc. Một cung phi rất được ngài sủng ái là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh suy tàn của triều đại sau này. Hệ thống thuế của chúa Nguyễn rất cồng kềnh và phức tạp. Năm 1741, Vũ Vương ra lệnh truy thu thuế của cả những người đã bỏ trốn với gia đình họ, tới năm 1765 lại ra lệnh truy thu thuế của 10 năm trước. Giai cấp quý tộc và địa chủ tìm nhiều cách để chiếm đoạt đất đai của dân để hưởng thụ xa hoa. Sử ghi lại rằng đại thần Trương Phúc Loan, sau một trận lụt phải trải vàng ra khắp sân nhà để phơi, từ xa trông lại sáng chóe một góc.. Nhiều nông dân bị phá sản. Điều đó khiến mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt. Dấu hiệu suy vong của dòng chúa Nguyễn bắt đầu lộ rõ. === Nạn quyền thần Trương Phúc Loan === Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính sự họ Nguyễn rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Vũ Vương vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm Thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Vũ Vương là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Vũ Vương mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Luân mà lập người con thứ 16 của Vũ Vương là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định Vương, để dễ bề thao túng. Trong triều đình cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng, chúa Nguyễn Phúc Thuần chỉ còn là bù nhìn trên ngai. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1-2 phần mười số thuế thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong không thể cứu vãn nổi. === Tây Sơn nổi dậy, chúa Nguyễn sụp đổ === Nhận thấy chính sự của Chúa Nguyễn quá rối ren, lòng dân ly tán, năm 1771, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi binh ở Tây Sơn, với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương. Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và nêu cao khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo", do đó Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, nhất là những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi tình trạng địa chủ chiếm đất và sưu cao thuế nặng của Chúa Nguyễn. Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân còn yếu, nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng nên ngày càng mạnh lên. Năm 1772, cuộc khởi nghĩa lan rộng, nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm 1773, quân Tây Sơn chiếm thành Quy Nhơn (Bình Định). Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do triều đình Chúa Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn. Quân Trịnh ở phía bắc nhân cơ hội chúa Nguyễn rối loạn bèn đem quân đánh vào. Chúa Nguyễn không địch nổi hai kẻ địch phải bỏ chạy vào Gia Định. Tây Sơn bèn hợp tác với quân Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, cả Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị giết. Con Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh đã bắt đầu sống một mình long đong vất vả và dần dần thu thập binh lính từ các nơi về đảo Thổ Châu và lấy lại Sài Gòn rồi tiến ra Bình Thuận. Sau khi đã củng cố lực lượng, năm Canh Tý 1780, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vương tại Gia Định và xưng là Nguyễn Vương. Sự nghiệp của các chúa Nguyễn dày công xây dựng 200 năm đã tiêu tan và lịch sử bước sang một trang mới. == Danh sách mười chúa Nguyễn == Nguyễn Kim là người đặt nền móng cho các cháu Nguyễn sau này. Sinh thời ông không tự xưng danh chúa nhưng được con cháu chúa Nguyễn sau này tôn miếu hiệu Triệu Tổ và được phong Thụy hiệu Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương như là chúa. Tuy nhiên ông không được xem là vị chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên hay Tiên Vương (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Ông là vị chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi, Chúa Bụt hay Sãi Vương (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng hay Thượng Vương (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền hay Hiền Vương (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa hay Nghĩa Vương (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh hay Minh Vương (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh hay Ninh Vương (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế. Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ Vương (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Vì năm 1744 vào dịp tết Nguyên Đán có một cậy sung nở hoa và một lời sấm'Bát thế hoàn trung đô' Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế. Nguyễn Phúc Thuần tức Chúa Định hay Định Vương (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần để dễ kiềm chế lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế. Nguyễn Phúc Dương tức Tân Chính Vương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình. Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm 2 phe cùng nhau cai trị: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương, Lý Tài. Năm 1777 cả phe đều bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân. == Niên Biểu == == Kiêng huý == Người Đàng Trong kỵ húy các chúa Nguyễn nên đọc biến âm một số từ ngữ: Tên chúa Tiên là Hoàng nên đổi họ Hoàng thành Huỳnh, chữ "hoàng" cũng đọc là "huỳnh" (lưu huỳnh) Nguyễn Phúc Khoát là "Vũ Vương", nên người họ Vũ ở Đàng Trong đổi thành họ Võ. Chữ "Phúc" đọc thành "Phước" để tránh chữ "Phúc" trong họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn. Chữ "Cảnh" là tên Nguyễn Phúc Cảnh (con cả Nguyễn Ánh, người được Ánh đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh Tây Sơn) đọc là "kiểng", nên "cây cảnh" gọi là "cây kiểng" Chữ "Kính" là tên Nguyễn Hữu Kính, người khai lập Sài Gòn phải đọc chệch là "kiếng" nên "tấm kính" gọi là "tấm kiếng" Chữ "Tông" là tên Nguyễn Phúc Miên Tông, tức vua Thiệu Trị (cháu nội Nguyễn Ánh), phải đọc là "tôn". Do đó một loạt sử sách chép miếu hiệu các vua như Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Trần Thái Tông, v.v... đều ghi là Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn, Trần Thái Tôn, v.v... Đến tận sau này một số sách sử thời hiện đại vẫn bị ảnh hưởng này và chép miếu hiệu các vua từ "Tông" thành "Tôn". Các tên đường phố tại miền nam Việt Nam, mà tên gọi là miếu hiệu các vị vua, hiện nay cũng đa phần ghi Tông thành Tôn. Chẳng những thế, một dòng họ hoàng tộc, cũng vốn phải đọc là "Tông Thất", nhưng vì kiêng húy chữ Tông này nên phải đọc thành "Tôn Thất". Chữ "Thì" là tên thời nhỏ Nguyễn Phúc Thì của vua Tự Đức nên đọc thành Thời Chữ "Nhậm" là tên chữ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm của vua Tự Đức nên đọc thành Nhiệm Ngoài ra còn nhiều chữ kiêng húy nữa nhưng ít ảnh hưởng đến đời sống xã hội hơn. == Chú thích == == Xem thêm == Chúa Trịnh Chúa Bầu Chúa Mạc Triều Lê trung hưng Triều Tây Sơn == Tham khảo == Đại Việt sử ký toàn thư Trần Trọng Kim - "Việt Nam sử lược" Phạm Văn Sơn - "Việt sử toàn thư" Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ – Nhìn lại lịch sử, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, 2003 Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản điện tử.
9 tháng 9.txt
Ngày 9 tháng 9 là ngày thứ 252 (253 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 113 ngày trong năm. == Sự kiện == 9 – Tù trưởng Arminius lãnh đạo sáu bộ lạc Germain tiến hành phục kích và tiêu diệt binh đoàn La Mã của Publius Quinctilius Varus trong trận rừng Teutoburg. 337 – Constantinus II, Constantius II và Constans I kế vị cha họ là Constantinus Đại đế với tư cách là các đồng hoàng đế. Đế quốc La Mã bị phân chia giữa ba Augustus. 1087 – William Rufus trở thành quốc vương của Anh, lấy hiệu là William II. 1418 – Lý Tạo kế vị quốc vương của Triều Tiên, tức Triều Tiên Thế Tông, tôn phụ vương Thái Tông là thượng vương. 1488 – Anne trở thành nữ công tước xứ Brittany, là một nhân vật trung tâm trong tranh chấp ảnh hưởng vốn dẫn đến việc hợp nhất Brittany và Pháp. 1543 – Mary Stuart đăng quang ngôi nữ vương của Scotland khi mới 9 tháng tuổi. 1791 – Thủ đô Hoa Kỳ được đặt tên theo Tổng thống George Washington. 1850 – California trở thành bang thứ 31 của Hoa Kỳ với vị thế một bang tự do, bác bỏ mở rộng chế độ nô lệ đến Duyên hải Thái Bình Dương. 1886 – Công ước Bern về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết. 1892 – Nhà thiên văn học người Mỹ Edward Emerson Barnard phát hiện ra vệ tinh Amalthea. 1944 – Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria tiến hành nổi dậy vũ trang nhằm lật đổ chính phủ Bulgaria đương quyền. 1945 – Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. 1948 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập tại miền bắc bán đảo Triều Tiên, Kim Nhật Thành nhậm chức thủ tướng nội các. 1949 – Đại diện của Ấn Độ và người nhiếp chính của Tripura là Vương hậu Kanchanprabha Devi ký kết Hiệp định hợp nhất Tripura, theo đó Tripura sẽ trở thành một bộ phận của Ấn Độ. 1965 – Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ thành lập. 1977 – Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch Bắc Kinh hoàn thành xây dựng. 1991 – Tajikistan tuyên bố độc lập từ Liên Xô. 1993 – Tổ chức Giải phóng Palestine chính thức công nhận Israel như một nhà nước hợp pháp. == Sinh == 214 – Aurelianus, hoàng đế La Mã (m. 275) 384 – Honorius, hoàng đế La Mã (m. 423) 1585 – Richelieu, giáo chủ người Pháp (m. 1642) 1737 – Luigi Galvani, bác sĩ và nhà vật lý học người Ý (m. 1798) 1800 – Nguyễn Tri Phương, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 1873) 1828 – Lev Nikolayevich Tolstoy, tác gia và nhà soạn kịch người Nga (m. 1910) 1842 – Elliott Coues, nhà điểu học người Mỹ (m. 1899) 1872 – Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ người Việt Nam (m. 1926) 1890 – Harland Sanders, doanh nhân người Mỹ, sáng lập KFC (m. 1980) 1900 – James Hilton, tác gia và nhà kịch bản người Anh-Mỹ (m. 1954) 1908 – Hằng Phương, nhà thơ người Việt Nam (m. 1983) 1911 – John Gorton, sĩ quan và chính trị gia người Úc, Thủ tướng Úc thứ 19 (m. 2002) 1918 – Oscar Luigi Scalfaro, chính trị gia người Ý, Tổng thống Ý thứ 9 (m. 2012) 1922 – Hans Georg Dehmelt, nhà vật lý học người Đức-Mỹ, đoạt giải Giải Nobel Vật lý 1927 – Nguyễn Đức Bình, chính trị gia người Việt Nam 1930 – Nguyễn Bá Cẩn, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (m. 2009) 1937 – Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn người Việt Nam 1941 – Otis Redding, ca sĩ và nhà sản xuất người Mỹ (m. 1967) 1941 – Dennis Ritchie, nhà khoa học máy tính người Mỹ, tạo ra ngôn ngữ lập trình C (m. 2011) 1943 – Phan Nhật Nam, nhà thơ người Việt Nam 1949 – Susilo Bambang Yudhoyono, tướng quân và chính trị gia người Indonesia, Tổng thống Indonesia thứ 6 1957 – Trịnh Du Linh, diễn viên người Hồng Kông 1959 – Tạ Duy Anh, nhà văn người Việt Nam 1963 – Roberto Donadoni, cầu thủ bóng đá người Ý 1966 – Adam Sandler, diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1967 – Akshay Kumar, diễn viên, võ sĩ người Ấn Độ 1970 – Như Quỳnh, ca sĩ người Việt-Mỹ 1970 – Hồng Xương Long, nhạc sĩ người Việt Nam 1975 – Michael Bublé, ca sĩ và diễn viên người Canada 1976 – Juan A. Baptista, người mẫu và diễn viên người Venezuela 1976 – Emma de Caunes, diễn viên người Pháp 1977 – Chae Jung-an, diễn viên và ca sĩ người Hàn Quốc 1981 – Hồ Định Hân, diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông 1983 – Kim Jung-hwa, người mẫu và diễn viên người Hàn Quốc 1985 – Luka Modrić, cầu thủ bóng đá người Croatia 1987 – Afrojack, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Hà Lan 1987 – Alexandre Song, cầu thủ bóng đá người Cameroon 1987 – Jung Il Woo, diễn viên người Hàn Quốc 1991 – Oscar dos Santos Emboaba Júnior, cầu thủ bóng đá người Brasil 1992 – Damian McGinty, ca sĩ và diễn viên người Ireland == Mất == 1087 – William I, quốc vương của Anh (s. 1028) 1289 – Nhất Biến, cao tăng người Nhật Bản, tức 23 tháng 8 năm Kỷ Sửu (s. 1239) 1487 – Minh Hiến Tông của Trung Quốc, tức 22 tháng 8 năm Đinh Mùi (s. 1447) 1513 – James IV của Scotland (s. 1473) 1569 – Pieter Bruegel il Vecchio, họa sĩ người Hà Lan (s. 1525) 1693 – Ihara Saikaku, tác gia người Nhật Bản, tức ngày 10 tháng 8 năm Quý Dậu (s. 1642) 1841 – Augustin Pyramus de Candolle, nhà sinh vật học người Thụy Sĩ (s. 1778) 1891 – Jules Grévy, chính trị gia người Pháp, Tổng thống Pháp thứ 4 (s. 1813) 1901 – Henri de Toulouse-Lautrec, họa sĩ người Pháp (s. 1864) 1976 – Mao Trạch Đông, chính trị gia người Trung Quốc (s. 1893) 1978 – Jack Warner, nhà sản xuất phim người Canada, đồng sáng lập Warner Bros. (s. 1892) 1981 – Jacques Lacan, nhà phân tâm học và bác sĩ người Pháp (s. 1901) 1983 – Luis Monti, cầu thủ bóng đá người Argentina-Ý (s. 1901) 1985 – Neil Davis, nhiếp ảnh gia và ký giả người Úc (s. 1934) 1985 – Paul Flory, nhà hóa học và kỹ sư người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (s. 1910) 1988 – Đặng Hồi Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (s. 1929) 2001 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (s. 1953) 2003 – Edward Teller, nhà vật lý học người Hungary-Mỹ (s. 1908) == Những ngày lễ và kỷ niệm == Ngày kỷ niệm của Cha == Tham khảo ==
quán thế âm.txt
Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ-tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn nữ giới, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy. Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ-tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán Quán Thế Âm Bồ-tát (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva". Bồ-tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ, và cũng có thể được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm. Namo Avalokiteshvara Bodhisattva là câu niệm hồng danh của ngài Quán Thế Âm Bồ tát. == Tên gọi == Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sở dĩ ngài mang tên gọi như vậy là do hạnh nguyện từ bi cứu khu nạn, mỗi khi chúng sanh bị khổn ách, nguy cấp liền nhất tâm niệm danh hiệu của bồ tát, ngài liền quán xét âm thanh đó, lập tức cứu họ thoát khỏi tai ách. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ-tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn. Bồ-tát Quán Thế Âm còn được biết đến với tên gọi Bồ-tát Quán Âm, Bồ tát Từ Hàng hay Từ Hàng Đại sĩ. Tại Trung Hoa và Việt Nam còn gọi là Quan Âm. == Nguồn gốc == === Đại thừa === === Tây Tạng === === Nguyên thủy === === Hiện đại === == Hồng danh và hóa thân == Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài A-nan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ-tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), Bồ-tát Quán Thế Âm là quyến thuộc bồ đề của vô lượng bồ-tát khác và Phật A Di Đà, trước khi phát nguyện lớn, ngài là Thái tử Bất Huyền, con trưởng trong một nghìn người con của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm, người sau này là Phật A Di Đà. Bồ tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, Đức Phật A Di Đà dù có thọ mạng vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cũng sẽ nhập niết bàn, khi đó Quán Thế Âm Bồ Tát tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc, thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát, ẩn tàng một triết lý sâu xa và phương thức tu tập nhiệm mầu nhờ quán chiếu mà được tự tại, giải thoát. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì tức thời tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thì quán sát âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát. Cũng theo kinh này thì Quán Thế Âm Bồ tát có 32 ứng hóa hiện thân là thân Phật, Bích Chi (Duyên Giác), Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang. Sau này lại có thêm 33 hóa thân khác của Quán Âm, những hóa thân này không dựa vào Kinh sách mà chỉ dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo kết hợp với 33 Ứng hóa thân trên pha trộn với tín ngưỡng dân gian của Nhật Bản và Trung Hoa mà tạo thành, đó là các hồng danh: Dương Liễu Quán Âm, Long Đầu Quán Âm, Trì Kinh Quán Âm, Viên Quang Quán Âm, Du Hý Quán Âm, Bạch Y Quán Âm, Liên Ngọa Quán Âm, Lang Kiến Quán Âm, Thí Dược Quán Âm, Ngư Lam Quán Âm, Đức Vương Quán Âm, Thủy Nguyệt Quán Âm, Nhất Diệp Quán Âm, Thanh Cảnh Quán Âm, Uy Đức Quán Âm, Diên Mạng Quán Âm, Chúng Bảo Quán Âm, Nham Hộ Quán Âm, Năng Tĩnh Quán Âm, A Nậu Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Diệp Y Quán Âm, Lưu Ly Quán Âm, Đa La Quán Âm, Cáp Lỵ Quán Âm, Lục Thời Quán Âm, Phổ Bi Quán Âm, Mã Lang Phụ Quán Âm, Hiệp Chưởng Quán Âm, Nhất Như Quán Âm, Bất Nhị Quán Âm, Trì Liên Quán Âm, Sái Thủy Quán Âm. == Biểu tượng và hình ảnh == Quán Thế Âm Bồ Tát là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi (sa., pi. karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, danh hiệu của ngài thường kèm theo từ Đại Bi (sa. mahākāruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí tuệ (Bát-nhã, sa. prajñā), là đặc tính được Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện, bên tay phải của Phật A Di Đà. Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự. Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen, sa. padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (sa. amṛta). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả. Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là "Sư Tử Hống Quán Tự Tại" (獅子吼觀自在, sa. siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại ("giọng sư tử") với nghề nghiệp của một dược sĩ "gọi người sống lại". Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay: lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là một vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa, hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, người có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la, người có 11 đầu. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, Quán Thế Âm được trình bày dưới dạng thân nữ Bạch Y Hành Giả, tức vị nữ hành giả mặc y phục màu trắng. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (bo. chenresi [spzan ras gzigs]) là "người bảo vệ xứ tuyết" và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (bo. songten gampo, 620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm. Đạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (bo. karmapa) cũng được xem là hiện thân của Quán Thế Âm. Câu Man-tra OṂ MA-NI PAD-ME HŪṂ được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Bồ Tát được biểu diễn bằng một người có 11 đầu và ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen. == 12 Đại nguyện == Nguyện thứ nhất: Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quán Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện. Nguyện thứ hai: Quyết một lòng không sợ khó, Quán Âm Như Lai thường vào Biển phía Đông (tức Nam Hải) nguyện. Nguyện thứ ba: Ở Ta bà, vào Địa phủ, Quán Âm Như Lai cứu với chúng sanh nguyện. Nguyện thứ tư: Diệt tà mà trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện. Nguyện thứ năm: Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quán Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện. Nguyện thứ sáu: Đại Từ bi, Đại Hỷ xả, Quán Âm Như Lai oán thân bình đẳng nguyện. Nguyện thứ bảy: Suốt ngày đêm luôn quán sát, Quán Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện. Nguyện thứ tám: Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện. Nguyện thứ chín: Tạo pháp thuyền vào biển khổ, Quán Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện. Nguyện thứ mười: Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện. Nguyện thứ mười một: Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện. Nguyện thứ mười hai: Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quán Âm Như Lai tròn đủ mười hai nguyện. == Chân ngôn và Đà-la-ni == Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूं, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahā Karuṇā Dhāranī, महा करुणा धारनी), là bài chú căn bản minh họa công đức chứng quả của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát do chính ngài thuyết. == Xem thêm == Quan Âm Tượng Quán Thế Âm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Om Mani Padme Hum Chú Đại Bi Thiên Long Bát Bộ#Ý nghĩa tên Thiên Long Bát Bộ == Hình ảnh == == Xem thêm == Quan Âm A-di-đà == Tham khảo == Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Câu truyện cổ tích về tiền thân của Bồ-Tát Quán Thế Âm Kuan Yin, The Compassionate Rebel Isisdownunder's Kuan Yin Pictures and Information The Revelation of Master Devadip The 108 Glories of Kwan Yin Đức Bồ tát Quán Thế Âm
người xtiêng.txt
Người Xtiêng hay còn gọi là người S'tiêng hay Giẻ Xtiêng (không nhầm với người Giẻ Triêng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. == Ngôn ngữ == Tiếng Xtiêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. == Dân số và địa bàn cư trú == Dân tộc Xtiêng có dân số khoảng 66.788 người (1999), cư trú tập trung tại một số huyện thuộc các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh (chiếm trên 99,3%). Tại Campuchia có khoảng 6.500 người Xtiêng, theo 2008 Cambodian census. (Xem: Khmer Loeu). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Xtiêng ở Việt Nam có dân số 85.436 người, có mặt tại 34 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xtiêng cư trú tập trung tại tỉnh Bình Phước (81.708 người, chiếm 95,6% tổng số người Xtiêng tại Việt Nam), Tây Ninh (1.654 người), Đồng Nai (1.269 người), Lâm Đồng (380 người), Bình Dương (153 người)... == Đặc điểm kinh tế == Về hình thái kinh tế, có thể tạm chia dân tộc này thành hai nhóm là nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu và nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông, người Mạ. Thức ăn chủ yếu của họ là gạo, rau, cá, tôm. Trước đây người Xtiêng thường ăn bằng tay nhưng gần đây đã ăn bằng bát đĩa. Họ hay dùng rượu cần trong dịp hội hè. == Tổ chức cộng đồng == Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một già làng am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức và còn rất nhiều thứ khác nữa Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được người Xtiêng ưa thích. Cuối mùa khô, họ hay chơi thả diều. == Hôn nhân gia đình == Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới chú rể về nhà cô dâu. Hiện nay, ở một số vùng con gái cũng về nhà chồng. == Nhà cửa == Nhà ở của người Xtiêng không đồng nhất giữa các khu vực. Chẳng hạn ở Bù Lơ người Xtiêng sống trong nhà đất dài với gia đình lớn theo chế độ phụ hệ; ở Đắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nha nua va nhà đất ngắn với gia đình nhỏ; ở Bù Đeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài với gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo). Căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng là rất thô sơ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp, mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ. == Trang phục == Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân. == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ == Liên kết ngoài == Người Xtiêng
đội trưởng (bóng đá).txt
Đội trưởng của một đội bóng đá, đôi khi gọi là thủ quân, là một thành viên của đội bóng được lãnh đạo đội bóng chọn để chỉ huy đội bóng. Thông thường đội trưởng là người lớn tuổi hay là người có kinh nghiệm trận mạc hơn các thành viên còn lại trong đội hoặc đôi khi đội trưởng chỉ là người có tầm ảnh hưởng đến những thành viên khác trong đội. Trong sân thi đấu thì đội trưởng của một đội bóng thường mang một chiếc băng quấn quanh tay áo. == Nhiệm vụ == Theo quy định của luật bóng đá hiện hành thì một đội trưởng đội bóng đá có nhiệm vụ tham gia vào việc tung đồng xu của trọng tài để xác định đội nào phát bóng trước và chọn sân thi đấu, cùng với đó là tung đồng xu chọn xem đội nào sút luân lưu trước (trong các trận đấu phân định thắng thua bằng đá phạt đền luân lưu). Theo luật bóng đá thì đội trưởng không có quyền phản đối quyết định của trọng tài. Tuy nhiên, trọng tài thường trao đổi với đội trưởng về những hành vi chung của đội bóng. Khi tinh thần các cầu thủ kém, đội trưởng sẽ truyền nhiệt huyết cho đội, biết vực dậy tinh thần toàn đội lúc khó khăn, đội trưởng còn truyền đạt chiến thuật và những thay đổi tức thời về chiến thuật của huấn luyện viên. == Các đội trưởng vô địch Thế giới == == Tham khảo ==
alexion pharmaceuticals.txt
Alexion Pharmaceuticals Inc. là một công ty dược phẩm của Hoa Kỳ, nổi tiếng vì đã phát triển Soliris, một loại thuốc được dùng để điều trị các rối loạn hiếm gặp hội chứng urê tan máu không điển hình (aHUS) và đái huyết sắc tố kịch phát về đêm (PNH). Công ty cũng tham gia nghiên cứu hệ thống miễn dịch liên quan đến bệnh tự miễn dịch. Nó có 2.400 nhân viên trên toàn cầu. Ngày 29 tháng 2 năm 2016, công ty đã tổ chức lễ khai trương đặc biệt cho trụ sở mới ở New Haven, CT, không xa lắm với điểm xuất phát của công ty trong cùng thành phố. == Lịch sử == === Mua lại === === Lịch sử mua lại === == Sản phẩm == === Thuốc đặc trị === ==== Soliris ==== === Strensiq === === Kanuma === == Tài chính == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official website ALXN on Stockrow
1997.txt
Theo lịch Gregory, năm 1997 (số La Mã: MCMXCVII) là một năm bắt đầu từ ngày thứ tư. == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Arnold Koller trở thành tổng thống của Thụy Sĩ. 1 tháng 1: Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập. 15 tháng 1: Andorra gia nhập WHO. 16 tháng 1: Yahya Jammeh thổng thống của Gambia. 19 tháng 1: Petar Stojanow trở thành tổng thống của Bulgaria. === Tháng 2 === 4 tháng 2: Cộng hòa Nam Phi có Hiến pháp mới. 13 tháng 2: Nauru: Kinza Clodumar trở thành tổng thống. 24 tháng 2: Động đất trong Turkmenistan và Iran. 100 người chết 28 tháng 2: Động đất trong Armenia và Azerbaijan, khoảng 1.100 người chết. === Tháng 4 === 11 tháng 4: Thành lập chính phủ trong Angola 13 tháng 4: Bầu cử tổng thống trong Mali 27 tháng 4: Bầu cử dân chủ trong Yemen === Tháng 5 === 10 tháng 5: Động đất trong Iran, 1.560 người chết === Tháng 6 === 20 tháng 6: Natsagiin Bagabandi trở thành tổng thống của Mông Cổ. === Tháng 7 === 1 tháng 7: Giao trả Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 5 tháng 7: Đảo chính trong Campuchia 23 tháng 7: Lào trở thành thành viên của ASEAN. === Tháng 8 === 6 tháng 8: Bolivia: Hugo Banzer trở thành tổng thống. 6 tháng 8: Một chiếc Boeing 747 của Korean Air rơi tại Hagåtña, Guam, 228 người chết. 28 tháng 8: Armenia và Nga ký kết Hiệp ước Hữu nghị. === Tháng 9 === 21 tháng 9: Bầu cử quốc hội trong Ba Lan 26 tháng 9: Một chiếc Airbus A300 của Garuda Indonesia rơi gần Medan, Sumatra, Indonesia. Tất cả 234 người trên máy bay đều chết. === Tháng 10 === 12 tháng 10: Cameroon: Paul Biya tái đắc cử tổng thống. 30 tháng 10: Mary McAleese trở thành nữ tổng thống của Ireland. === Tháng 12 === 19 tháng 12: Bầu cử quốc hội trong Djibouti 19 tháng 12: Một chiếc Boeing 737 của Silk Air rơi tại Sumatra, Indonesia sau khi cất cánh từ Singapore. Tất cả 104 người trên máy bay đều chết. == Sinh == 26 tháng 3: Marius Borg Høiby, con trai của công chúa kế vị Mette-Marit của Na Uy == Mất == 1 tháng 1: Hans-Martin Majewski, nhà soạn nhạc Đức (s. 1911) 1 tháng 1: Aenne Brauksiepe, nữ chính khách Đức (s. 1912) 1 tháng 1: Caspar Diethelm, nhà soạn nhạc Thụy Sĩ và nhạc trưởng (s. 1926) 1 tháng 1: Townes Van Zandt, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1944) 2 tháng 1: Randy California, người chơi đàn ghita Mỹ (s. 1951) 5 tháng 1: André Franquin, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic Bỉ (s. 1924) 5 tháng 1: Vero Wynne-Edwards, nhà động vật học Anh (s. 1906) 8 tháng 1: Melvin Calvin, nhà hóa học Mỹ, nhà hóa sinh (s. 1911) 9 tháng 1: Edward Osóbka-Morawski, chính khách Ba Lan, thủ tướng (s. 1909) 10 tháng 1: Alexander Robert Todd, nhà hóa học Anh, Giải thưởng Nobel (s. 1907) 12 tháng 1: Charles Brenton Huggins, bác sĩ phẫu thuật (s. 1901) 15 tháng 1: Helenio Herrera, huấn luyện viên bóng đá Argentina (s. 1916) 16 tháng 1: Juan Landázuri Ricketts, tổng Giám mục của Lima, Hồng y (s. 1913) 17 tháng 1: Clyde Tombaugh, nhà thiên văn học Mỹ (s. 1906) 20 tháng 1: Albín Brunovský, nghệ sĩ tạo hình Slovakia, họa sĩ (s. 1935) 28 tháng 1: Mikel Koliqi, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1902) 31 tháng 1: Marie Bayerová, nữ dịch giả Séc, triết gia (s. 1927) 2 tháng 2: Martin Mußgnug, chính khách Đức (s. 1936) 3 tháng 2: Alfons Bauer, nhà soạn nhạc Đức (s. 1920) 3 tháng 2: Bohumil Hrabal, nhà văn Séc (s. 1914) 6 tháng 2: Rolf Rodenstock, doanh nhân Đức, (s. 1917) 9 tháng 2: Brian Connolly, nhạc sĩ Scotland (s. 1945) 16 tháng 2: Chien-Shiung Wu, nhà nữ vật lý học (s. 1912) 17 tháng 2: Amha Selassie I, hoàng tử kế vị của Ethiopia (s. 1916) 17 tháng 2: Darcy Ribeiro, nhà nhân loại học Brasil, chính khách, nhà văn (s. 1922) 19 tháng 2: Đặng Tiểu Bình, chính khách Trung Quốc (s. 1904) 21 tháng 2: Josef Posipal, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1927) 25 tháng 2: Ugo Poletti, tổng Giám mục của Spoleto, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1914) 1 tháng 3: Alfons Beil, linh mục Đức, tác giả (s. 1896) 4 tháng 3: Carey Loftin, diễn viên Mỹ (s. 1914) 6 tháng 3: Cheddi Jagan, chính khách Guyana (s. 1918) 7 tháng 3: Martin Kippenberger, họa sĩ Đức (s. 1953) 7 tháng 3: Edward Mills Purcell, nhà vật lý học Mỹ (s. 1912) 14 tháng 3: Fred Zinnemann, đạo diễn phim Mỹ (s. 1907) 14 tháng 3: Jurek Becker, nhà văn Đức (s. 1937) 15 tháng 3: Victor Vasarely, họa sĩ Pháp, nghệ sĩ tạo hình (s. 1908) 19 tháng 3: Jacques Foccart, chính khách Pháp (s. 1913) 20 tháng 3: Carlo Fassi, vận động viên trượt băng nghệ thuật, huấn luyện viên (s. 1929) 27 tháng 3: Ella Maillart, nữ vận động viên thể thao Thụy Sĩ, nhà văn (s. 1903) 31 tháng 3: Lyman Spitzer, nhà thiên văn học Mỹ, nhà vật lý học (s. 1914) 31 tháng 3: Friedrich Hund, nhà vật lý học Đức (s. 1896) 4 tháng 4: Alparslan Türkeş, chính khách Thổ Nhĩ Kỳ (s. 1917) 5 tháng 4: František Kožík, nhà văn Séc (s. 1909) 6 tháng 4: Stephan Hermlin, nhà văn Đức (s. 1915) 6 tháng 4: Jack Kent Cooke, doanh nhân Canada (s. 1912) 9 tháng 4: Yank Rachell, nhạc sĩ blues Mỹ (s. 1910) 10 tháng 4: Toshiro Mayuzumi, nhà soạn nhạc Nhật Bản, giáo sư (s. 1929) 10 tháng 4: Erik Blumenfeld, thương gia Đức, chính khách (s. 1915) 16 tháng 4: Roland Topor, tác giả Pháp, diễn viên, họa sĩ (s. 1938) 18 tháng 4: Herbert Czaja, chính khách Đức (s. 1914) 20 tháng 4: Otto Wilhelm von Vacano, nhà khảo cổ học Đức (s. 1910) 24 tháng 4: Werner Metzen, doanh nhân Đức (s. 1946) 27 tháng 4: Dulce Maria Loynaz, nữ thi sĩ Cuba (s. 1903) 2 tháng 5: Heinz Ellenberg, nhà sinh vật học Đức, nhà thực vật học (s. 1913) 2 tháng 5: Paulo Freire, nhà sư phạm Brasil, luật gia, nhà sử học, triết gia (s. 1921) 2 tháng 5: John Carew Eccles, nhà sinh lý học Úc (s. 1903) 2 tháng 5: Alfred Day Hershey, nhà sinh vật học Mỹ (s. 1908) 3 tháng 5: Narciso Yepes, người chơi đàn ghita (s. 1927) 5 tháng 5: Tolia Nikiprowetzky, nhà soạn nhạc Nga (s. 1916) 8 tháng 5: Joachim Angermeyer, chính khách Đức (s. 1923) 8 tháng 5: Kai-Uwe von Hassel, chính khách Đức (s. 1913) 9 tháng 5: Marco Ferreri, đạo diễn phim Ý (s. 1928) 19 tháng 5: Troy Ruttman, đua xe Mỹ (s. 1930) 20 tháng 5: Virgilio Barco Vargas, chính khách, tổng thống của Cộng hòa Colombia (s. 1921) 20 tháng 5: Richard Leising, nhà thơ trữ tình Đức (s. 1934) 23 tháng 5: James Lee Byars, nghệ nhân Mỹ (s. 1932) 24 tháng 5: Edward Mulhare, diễn viên Mỹ (s. 1923) 26 tháng 5: Manfred von Ardenne, nhà khoa học gia tự nhiên Đức (s. 1907) 29 tháng 5: Jeff Buckley, nam ca sĩ Mỹ, người chơi đàn ghita (s. 1966) 1 tháng 6: Nikolai Aleksandrovich Tikhonov, chính khách Xô Viết (s. 1905) 1 tháng 6: Fred Rauch, nam ca sĩ Áo (s. 1909) 2 tháng 6: Helen Jacobs, nữ vận động viên quần vợt Mỹ (s. 1908) 3 tháng 6: Marta Schanzenbach, nữ chính khách Đức (s. 1907) 4 tháng 6: Ronnie Lane, nhạc sĩ nhạc rock Anh (s. 1946) 11 tháng 6: Kurt Stöpel, tay đua xe đạp Đức (s. 1908) 12 tháng 6: Bulat Shalvovich Okudzhava, thi sĩ Nga, nhà soạn nhạc (s. 1924) 14 tháng 6: Helmut Fischer, diễn viên Đức (s. 1926) 18 tháng 6: Lev Kopelev, nhà văn Nga (s. 1912) 20 tháng 6: John Akii-Bua, vận động viên điền kinh (s. 1949) 22 tháng 6: Peter Woydt, nhà báo về thể thao 25 tháng 6: Adolf Kabatek, manager Đức (s. 1931) 28 tháng 6: Helmut Leherbauer, họa sĩ Áo (s. 1933) 1 tháng 7: Robert Mitchum, diễn viên Mỹ (s. 1917) 1 tháng 7: Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam(s.1913) 2 tháng 7: James Stewart, huyền thoại điện ảnh Mỹ (s. 1908) 3 tháng 7: Johnny Copeland, nhạc sĩ nhạc blues Mỹ (s. 1937) 5 tháng 7: Miguel Najdorf, người chơi cờ (s. 1910) 7 tháng 7: Heino Jaeger, họa sĩ Đức (s. 1938) 11 tháng 7: Erwin Seeler, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1910) 12 tháng 7: Raimund Weissensteiner, linh mục Áo, nhà soạn nhạc (s. 1905) 12 tháng 7: François Furet, nhà sử học Pháp (s. 1927) 15 tháng 7: Gianni Versace, nhà thiết kế y phục thời trang Ý (s. 1946) 16 tháng 7: Dora Maar, nữ nhiếp ảnh gia Pháp, nữ họa sĩ (s. 1907) 18 tháng 7: Eugene Shoemaker, nhà thiên văn học Mỹ (s. 1928) 21 tháng 7: Ernst Majonica, chính khách Đức (s. 1920) 23 tháng 7: Chuhei Nambu, vận động viên điền kinh Nhật Bản, đoạt huy chương Thế Vận Hội (s. 1904) 24 tháng 7: Frank Parker, vận động viên quần vợt Mỹ (s. 1916) 25 tháng 7: Ben Hogan, người chơi golf Mỹ (s. 1912) 26 tháng 7: Kunihiko Kodaira, giáo sư Nhật Bản (s. 1915) 28 tháng 7: Seni Pramoj, thủ tướng Thái Lan (s. 1905) 30 tháng 7: Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam (s. 1913) 2 tháng 8: Paul Kurzbach, nhà soạn nhạc Đức (s. 1902) 2 tháng 8: James Krüss, nhà văn Đức, thi sĩ (s. 1926) 3 tháng 8: William S. Burroughs, nhà văn Mỹ (s. 1914) 6 tháng 8: Jürgen Kuczynski, nhà sử học Đức, nhà kinh tế học (s. 1904) 6 tháng 8: Elisabeth Höngen, nữ ca sĩ Đức (s. 1906) 10 tháng 8: Jean-Claude Lauzon, đạo diễn phim Canada (s. 1953) 10 tháng 8: Conlon Nancarrow, nhà soạn nhạc Mexico gốc Mỹ (s. 1912) 14 tháng 8: Gustav Wellenstein, nhà động vật học Đức, nhà lâm học (s. 1906) 16 tháng 8: Nusrat Fateh Ali Khan, nhạc sĩ (s. 1948) 24 tháng 8: Werner Abrolat, diễn viên Đức (s. 1924) 24 tháng 8: Luigi Villoresi, tay đua Công thức 1 Ý (s. 1909) 25 tháng 8: Robert Pinget, nhà văn Thụy Sĩ (s. 1919) 27 tháng 8: Eduard Heilingsetzer, chính khách Áo, bộ trưởng (s. 1905) 28 tháng 8: Frank Bencriscutto, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1928) 30 tháng 8: Dodi Fayed, Millionärssohn (s. 1955) 30 tháng 8: Ernst Willimowski, cầu thủ bóng đá (s. 1916) 31 tháng 8: Diana, công nương xứ Wales, vợ của hoàng tử Charles (s. 1961) 1 tháng 9: Karl Berg, tổng Giám mục Áo (s. 1908) 2 tháng 9: Viktor Frankl, nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần (s. 1905) 4 tháng 9: Hans Jürgen Eysenck, nhà tâm lý học (s. 1916) 4 tháng 9: Aldo Rossi, kiến trúc sư, nhà thiết kế (s. 1931) 5 tháng 9: Georg Solti, nhạc trưởng Hungary (s. 1912) 5 tháng 9: Mẹ Teresa (s. 1910) 7 tháng 9: Mobutu Sese Seko, tổng thống của Zaire (s. 1930) 17 tháng 9: Red Skelton, diễn viên Mỹ (s. 1913) 17 tháng 9: Jan Peder Syse, chính khách Na Uy (s. 1930) 20 tháng 9: Kurt Gloor, đạo diễn phim Thụy Sĩ (s. 1942) 25 tháng 9: Jean Françaix, nghệ sĩ dương cầm Pháp, nhà soạn nhạc (s. 1912) 27 tháng 9: Rolf Ulrici, nhà văn Đức (s. 1922) 5 tháng 10: Bernard Yago, tổng Giám mục của Abidjan, Hồng y (s. 1916) 6 tháng 10: Hartwig Schlegelberger, chính khách Đức (s. 1913) 7 tháng 10: Adolf Brockhoff, linh mục Công giáo (s. 1919) 11 tháng 10: Käthe Gold, nữ diễn viên Áo (s. 1907) 13 tháng 10: Adil Çarçani, lãnh đạo chính phủ Albania (s. 1922) 14 tháng 10: Harold Robbins, nhà văn Mỹ (s. 1916) 16 tháng 10: Arno Wyzniewski, diễn viên Đức (s. 1938) 17 tháng 10: Julius Hackethal, bác sĩ (s. 1921) 18 tháng 10: Adolf Schröter, họa sĩ Đức (s. 1904) 23 tháng 10: Luther George Simjian, nhà phát minh (s. 1905) 23 tháng 10: Pinchas Lapide, nhà thần học Do Thái (s. 1922) 25 tháng 10: Hans Löfflad, chính khách Đức (s. 1922) 27 tháng 10: Franz Kain, nhà báo Áo, nhà văn, chính khách (s. 1922) 30 tháng 10: Samuel Fuller, đạo diễn phim Mỹ, tác giả kịch bản, diễn viên (s. 1912) 31 tháng 10: Hans Bauer, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1927) 2 tháng 11: Günter Biermann, chính khách Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (s. 1931) 5 tháng 11: James Robert Baker, tác giả kịch bản Mỹ, nhà văn (s. 1946) 9 tháng 11: Carl Gustav Hempel, triết gia Đức (s. 1905) 9 tháng 11: Trần Hiệu (1914 - 1997) - Cục trưởng Tình báo đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 13 tháng 11: André Boucourechliev, nhà soạn nhạc Pháp (s. 1925) 16 tháng 11: Georges Marchais, chính khách Pháp (s. 1920) 17 tháng 11: Coen van Vrijberghe de Coningh, diễn viên Hà Lan (s. 1950) 21 tháng 11: Robert Simpson, nhà soạn nhạc Anh (s. 1921) 21 tháng 11: Julian Jaynes, nhà tâm lý học Mỹ (s. 1920) 22 tháng 11: Michael Hutchence, nam ca sĩ của ban nhạc rock Úc INXS (s. 1960) 23 tháng 11: Jorge Más Canosa, doanh nhân (s. 1939) 26 tháng 11: Werner Höfer, nhà báo Đức (s. 1913) 5 tháng 12: Rudolf Bahro, nhà báo Đức, chính khách và là triết gia (s. 1935) 7 tháng 12: Billy Bremner, cầu thủ bóng đá Scotland (s. 1942) 20 tháng 12: Juzo Itami, diễn viên Nhật Bản, đạo diễn phim. (s. 1933) 24 tháng 12: Toshiro Mifune, diễn viên Nhật Bản (s. 1920) 25 tháng 12: Giorgio Strehler, đạo diễn phim Ý (s. 1921) 27 tháng 12: Hans Blickensdörfer, nhà báo về thể thao Đức, nhà văn (s. 1923) 31 tháng 12: Floyd Cramer, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc (s. 1933) 31 tháng 12: Nicolin Kunz, nữ diễn viên Áo (s. 1954) == Giải thưởng Nobel == Hóa học - Paul D. Boyer, John E. Walker, Jens C. Skou, Hứa Tấn Hưng Văn học - Dario Fo Hòa bình - Tổ chức Quốc tế cấm mìn (International Campaign to Ban Landmines), Jody Williams Vật lý - Steven Chu, Claude Cohen-Tannoudji, William D. Phillips Y học - Stanley B. Prusiner Kinh tế - Ngân hàng Thụy Điển, Robert C. Merton, Myron Scholes == Xem thêm == Thế giới trong năm 1997, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
1994.txt
Theo lịch Gregory, năm 1994 (số La Mã: MCMXCIV) là một năm bắt đầu từ ngày thứ bảy. == Sự kiện == 1 tháng 1: Otto Stich trở thành tổng thống Thụy Sĩ 1 tháng 1: Hiệp ước thương mại tự do giữa México, Hoa Kỳ và Canada 3 tháng 1: Irkutsk, Nga. Rơi một chiếc Tupolev Tu-154 của Baikal Air. Tất cả 125 người trên máy bay đều chết. 20 tháng 1: Kazakhstan trở thành thành viên của Ngân hàng phát triển châu Á 5 tháng 2: Cyprien Ntaryamiras trở thành tổng thống của Burundi. 10 tháng 2: Vanuatu trở thành thành viên trong UNESCO 15 tháng 2: Động đất tại Sumatera, Indonesia. 207 người chết 17 tháng 2: Bỉ trở thành liên bang. 7 tháng 3: Bầu cử quốc hội tự do đầu tiên trong Kazakhstan 20 tháng 3: Tunisia. Zine El Abidine Ben Ali tái đắc cử tổng thống 27 tháng 4: Bầu cử tự do đầu tiên trong Cộng hòa Nam Phi 10 tháng 5: Nelson Mandela trở thành tổng thống của Nam Phi 17 tháng 5: Bầu cử tự do đầu tiên trong Malawi 2 tháng 6: Động đất trên Java, Indonesia. 277 người chết 6 tháng 6: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thăm viếng Riga, Latvia 6 tháng 6: Động đất trong Colombia. 795 người chết 6 tháng 6: Xi'an, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một chiếc Tupolev Tu-154 của China Northwest Airlines rơi. Tất cả 160 người trên máy bay đều chết. 18 tháng 8: Động đất trong Algérie. 159 người chết 27 tháng 8: Cộng hòa Moldau. Hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực. 2 tháng 9: Bulgaria. Thủ tướng Ljuben Berov từ chức. 8 tháng 9: Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ. Một chiếc Boeing 737 của US Airways từ Chicago rơi. Tất cả 132 người trên máy bay đều chết. 28 tháng 9: Thụy Điển/ Estonia. Chìm phà Estonia trên đường từ Tallinn đến Stockholm. 852 người chết. Tai họa hàng hải dân sự lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới lần 2 1 tháng 10: Burundi. Sylvestre Ntibantunganya trở thành tổng thống mới 1 tháng 10: Te Beretitenti trở thành tổng thống của Kiribati. 3 tháng 10: Fernando Henrique Cardoso trở thành tổng thống của Brasil 12 tháng 11: Chandrika Bandaranaike Kumaratunga trở thành nhà lãnh đạo quốc gia trong Sri Lanka 16 tháng 11: Emomali Rachmonow trở thành tổng thống trong Tajikistan 8 tháng 12: Ethiopia. Hiến pháp dân chủ mới 11 tháng 12: Bầu cử quốc hội trong Turkmenistan 12 tháng 12: Cộng hòa Nam Phi lại trở thành thành viên của UNESCO 15 tháng 12: Palau trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc 16 tháng 12: Albania xin gia nhập NATO == Sinh == 15 tháng 1: Monika Jagaciak, người mẫu Ba Lan 10 tháng 2: Son Na-eun, ca sĩ người Hàn Quốc 23 tháng 2: Dakota Fanning, nữ diễn viên Mỹ 1 tháng 3: Justin Bieber, ca sĩ Canada 4 tháng 5: Pauline Ducruet, con gái của Stéphanie của Monaco và Daniel Ducruet 28 tháng 6: hoàng tử Hussein bin al-Abdullah của Jordan, con trai của vua Abdullah II và hoàng hậu Rania của Jordan 5 tháng 7: Sơn Tùng M-TP, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam 10 tháng 10: Bae Suzy, nữ ca sĩ Hàn Quốc 24 tháng 10: Krystal Jung, nữ ca sĩ Hàn Quốc == Mất == 1 tháng 1: Walter Eckhardt, chính khách Đức (s. 1906) 1 tháng 1: Marianne Bruns, nhà văn nữ Đức (s. 1897) 1 tháng 1: Werner Schwab, nhà văn Áo (s. 1958) 1 tháng 1: Arthur Porritt, vận động viên điền kinh New Zealand, bác sĩ và chính khách (s. 1900) 3 tháng 1: Frank Belknap Long, nhà văn Mỹ (s. 1903) 10 tháng 1: Sven-Erik Bäck, nhà soạn nhạc Thụy Điển (s. 1919) 12 tháng 1: Samuel Bronston, nhà sản xuất phim người Mỹ (s. 1908) 13 tháng 1: Johan Jørgen Holst, chính khách Na Uy (s. 1937) 14 tháng 1: Zino Davidoff, doanh nhân (s. 1906) 15 tháng 1: Gabriel-Marie Garrone, tổng giám mục của Toulouse, Hồng y (s. 1901) 17 tháng 1: Helen Stephens, nữ vận động viên điền kinh Mỹ (s. 1918) 17 tháng 1: György Cziffra, nghệ sĩ dương cầm Hungary (s. 1921) 20 tháng 1: Matt Busby, cầu thủ bóng đá Scotland, huấn luyện viên (s. 1909) 22 tháng 1: Telly Savalas, diễn viên (s. 1924) 22 tháng 1: Jean-Louis Barrault, diễn viên Pháp, diễn viên kịch câm, đạo diễn phim (s. 1910) 26 tháng 1: Wilhelm Muster, nhà văn Áo, dịch giả văn học (s. 1916) 27 tháng 1: Reuben Mattus, doanh nhân Mỹ (s. 1913) 27 tháng 1: Marģeris Zariņš, nhà soạn nhạc, nhà văn (s. 1910) 28 tháng 1: Rosa Jochmann, nữ chính khách Áo (s. 1901) 29 tháng 1: Ulrike Maier, nữ vận động viên chạy ski Áo (s. 1967) 31 tháng 1: Erwin Strittmatter, nhà văn Đức (s. 1912) 31 tháng 1: Pierre Boulle, nhà văn Pháp (s. 1912) 2 tháng 2: Marija Gimbutas, nhà nữ khảo cổ học (s. 1921) 6 tháng 2: Joseph Cotten, diễn viên Mỹ (s. 1905) 6 tháng 2: Ignace Strasfogel, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1909) 6 tháng 2: Jack Kirby, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic (s. 1917) 7 tháng 2: Witold Lutosławski, nhà soạn nhạc Ba Lan, nhạc trưởng (s. 1913) 9 tháng 2: Howard M. Temin, nhà sinh vật học Mỹ (s. 1934) 11 tháng 2: Joseph Marie Anthony Cordeiro, tổng giám mục của Karachi, Hồng y (s. 1918) 11 tháng 2: Paul Feyerabend, triết gia Áo (s. 1924) 11 tháng 2: William Conrad, diễn viên Mỹ (s. 1920) 12 tháng 2: Donald Judd, họa sĩ Mỹ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư (s. 1928) 13 tháng 2: Edgar Ott, diễn viên Đức (s. 1929) 16 tháng 2: François Marty, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1904) 18 tháng 2: Annemarie Ackermann, nữ chính khách Đức (s. 1913) 21 tháng 2: Derek Jarman, đạo diễn phim Anh (s. 1942) 22 tháng 2: Hans Hürlimann, chính khách Thụy Sĩ (s. 1918) 24 tháng 2: Dinah Shore, nữ ca sĩ Mỹ (s. 1917) 26 tháng 2: Leopold Kohr, triết gia (s. 1909) 1 tháng 3: Gert Prokop, nhà văn (s. 1932) 1 tháng 3: Herbert Schade, vận động viên điền kinh Đức (s. 1922) 3 tháng 3: Roman Haubenstock-Ramati, nhà soạn nhạc (s. 1919) 4 tháng 3: John Candy, diễn viên Canada (s. 1950) 6 tháng 3: Melina Mercouri, nữ diễn viên Hy Lạp, nữ ca sĩ, nữ bộ trưởng Bộ Văn hóa (s. 1920) 8 tháng 3: Devika Rani, nữ diễn viên Ấn Độ, nhà sản xuất (s. 1907) 9 tháng 3: Charles Bukowski, thi sĩ Mỹ, nhà văn (s. 1920) 9 tháng 3: Fernando Rey, diễn viên Tây Ban Nha (s. 1917) 9 tháng 3: Wilhelm Brese, chính khách Đức (s. 1896) 9 tháng 3: Karl Wilhelm Berkhan, chính khách Đức (s. 1915) 10 tháng 3: Robert Shea, nhà văn Mỹ (s. 1933) 13 tháng 3: Sandra Paretti, nhà văn nữ (s. 1935) 15 tháng 3: Jürgen von Manger, diễn viên Đức (s. 1923) 17 tháng 3: Ellsworth Vines, cựu vận động viên quần vợt Mỹ (s. 1911) 18 tháng 3: Peter Borgelt, diễn viên Đức (s. 1927) 23 tháng 3: Giulietta Masina, nữ diễn viên Ý (s. 1921) 24 tháng 3: Hans Jakob, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1908) 25 tháng 3: Max Petitpierre, chính khách Thụy Sĩ (s. 1899) 26 tháng 3: Owen McCann, tổng giám mục của Kapstadt, Hồng y (s. 1907) 28 tháng 3: Eugène Ionesco, nhà soạn kịch Pháp (s. 1909) 29 tháng 3: Paul Grimault, đạo diễn phim Pháp (s. 1905) 30 tháng 3: Florian Kuntner, giám mục (s. 1933) 1 tháng 4: Robert Doisneau, nhiếp ảnh gia Pháp (s. 1912) 4 tháng 4: Jérôme Lejeune, nhà y học Pháp (s. 1926) 5 tháng 4: Kurt Cobain, nam ca sĩ, người chơi đàn ghita (s. 1967) 6 tháng 4: Cyprien Ntaryamira, tổng thống của Burundi (s. 1955) 6 tháng 4: Juvénal Habyarimana, tổng thống của Rwanda (1973–1994) (s. 1937) 7 tháng 4: Golo Mann, nhà sử học Đức, nhà văn, triết gia (s. 1909) 8 tháng 4: Hans Bodensteiner, chính khách Đức (s. 1912) 14 tháng 4: Bernt Engelmann, nhà văn Đức, nhà báo (s. 1921) 15 tháng 4: John Curry, vận động viên trượt băng nghệ thuật (s. 1949) 16 tháng 4: Ralph Ellison, tác giả Mỹ (s. 1914) 19 tháng 4: Jochen Ziem, nhà văn Đức (s. 1932) 20 tháng 4: Jean Carmet, diễn viên Pháp (s. 1920) 22 tháng 4: Richard Nixon, chính khách Mỹ, tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ (s. 1913) 1 tháng 5: Ayrton Senna, tay đua Công thức 1 (s. 1960) 3 tháng 5: Hermann Mathias Görgen, chính khách Đức, nghị sĩ quốc hội liên bang (s. 1908) 4 tháng 5: Edwin Rausch, nhà tâm lý học Đức (s. 1906) 8 tháng 5: George Peppard, diễn viên Mỹ (s. 1928) 13 tháng 5: Duncan Hamilton, tay đua Công thức 1 (s. 1920) 16 tháng 5: Alfred Nier, nhà vật lý học Mỹ (s. 1911) 19 tháng 5: Jacqueline Lee Bouvier, vợ của John Fitzgerald Kennedy (s. 1929) 20 tháng 5: Ludwig Volkholz, chính khách (s. 1919) 21 tháng 5: Giovanni Goria, chính khách Ý, thủ tướng (s. 1943) 26 tháng 5: George Ball, luật gia Mỹ, chính khách, nhà ngoại giao (s. 1909) 27 tháng 5: Klaus Beckmann, chính khách Đức (s. 1944) 29 tháng 5: Erich Honecker, chính khách Đức (s. 1912) 30 tháng 5: Juan Carlos Onetti, nhà văn (s. 1909) 4 tháng 6: Jean Daetwyler, nhạc trưởng Thụy Sĩ, nhà soạn nhạc (s. 1907) 9 tháng 6: Jan Tinbergen, nhà toán học Hà Lan, nhà kinh tế học (s. 1903) 17 tháng 6: Kurt Hessenberg, nhà soạn nhạc Đức (s. 1908) 21 tháng 6: William Wilson Morgan, nhà thiên văn học Mỹ (s. 1906) 27 tháng 6: Sam Hanks, đua xe người Mỹ (s. 1914) 27 tháng 6: Jacques Berthier, nghệ sĩ đàn ống Pháp, nhà soạn nhạc (s. 1923) 3 tháng 7: Lew Hoad, vận động viên quần vợt Úc (s. 1934) 4 tháng 7: Hedda Zinner, nhà văn nữ Đức, nữ diễn viên (s. 1907) 4 tháng 7: Frank Seiboth, chính khách Đức (s. 1912) 6 tháng 7: Vladimír Skalický, nhà thực vật học Séc (s. 1930) 13 tháng 7: Eddie Boyd, nhạc sĩ Mỹ (s. 1914) 14 tháng 7: Robert Jungk, nhà xuất bản, nhà báo (s. 1913) 16 tháng 7: Kurt Morawietz, nhà văn Đức (s. 1930) 16 tháng 7: Julian Seymour Schwinger, nhà vật lý học Mỹ (s. 1918) 19 tháng 7: Rudolf Firkušný, nghệ sĩ dương cầm Séc (s. 1912) 19 tháng 7: Hugo Karpf, chính khách Đức (s. 1895) 19 tháng 7: Ernst Müller-Hermann, chính khách Đức (s. 1915) 20 tháng 7: Paul Delvaux, họa sĩ Bỉ (s. 1897) 23 tháng 7: Grete Schickedanz, nữ doanh nhân Đức (s. 1911) 31 tháng 7: Karola Bloch, nữ kiến trúc sư, nhà nữ xuất bản (s. 1905) 4 tháng 8: Giovanni Spadolini, nhà báo, nhà sử học, chính khách Ý (s. 1925) 6 tháng 8: Domenico Modugno, nam ca sĩ Ý, nhà soạn nhạc (s. 1928) 13 tháng 8: Manfred Wörner, chính khách Đức (s. 1934) 14 tháng 8: Elias Canetti, nhà văn tiếng Đức, giải Nobel Văn học (s. 1905) 18 tháng 8: Gottlob Frick, ca sĩ opera Đức (s. 1906) 19 tháng 8: Robert Ivanovich Rozhdestvenski, nhà văn Nga (s. 1932) 19 tháng 8: Linus Carl Pauling, nhà hóa học Mỹ, người nhận Giải thưởng Nobel về hòa bình 24 tháng 8: Wolf von Aichelburg, nhà văn (s. 1912) 27 tháng 8: Lorenz Humburg, họa sĩ Đức (s. 1906) 1 tháng 9: Otto Reindl, chính khách Đức (s. 1900) 2 tháng 9: Detlef Macha, tay đua xe đạp Đức (s. 1959) 3 tháng 9: Billy Wright, cựu cầu thủ bóng đá Anh (s. 1924) 5 tháng 9: Rudolf Raftl, cầu thủ bóng đá (s. 1911) 6 tháng 9: Nicky Hopkins, nhạc sĩ nhạc rock Anh, nghệ sĩ dương cầm (s. 1944) 8 tháng 9: Barry Graves, nhà báo, tác giả (s. 1942) 10 tháng 9: Max Morlock, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1925) 11 tháng 9: Jessica Tandy, nữ diễn viên Anh (s. 1909) 18 tháng 9: Vitas Gerulaitis, vận động viên quần vợt Mỹ (s. 1954) 20 tháng 9: Jule Styne, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1905) 22 tháng 9: Maria Carta, nữ diễn viên Ý, nữ ca sĩ (s. 1934) 23 tháng 9: Robert Bloch, tác giả Mỹ (s. 1917) 23 tháng 9: Severino Minelli, cầu thủ bóng đá Thụy Sĩ (s. 1909) 24 tháng 9: Otto F. Walter, nhà văn Thụy Sĩ (s. 1928) 29 tháng 9: Cheb Hasni, nam ca sĩ Algérie (s. 1968) 2 tháng 10: Albert Leicht, chính khách Đức (s. 1922) 2 tháng 10: Ron Herron, kiến trúc sư Anh, tác giả (s. 1930) 3 tháng 10: Heinz Rühmann, diễn viên Đức (s. 1902) 4 tháng 10: Karl Gottlieb Grell, nhà động vật học Đức (s. 1912) 9 tháng 10: Rolf Thiele, đạo diễn phim Áo (s. 1918) 14 tháng 10: Egon von Vietinghoff, họa sĩ, tác giả, triết gia (s. 1903) 15 tháng 10: Sarah Kofman, nữ triết gia Pháp (s. 1934) 17 tháng 10: Roland Wabra, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1933) 18 tháng 10: Eberhard Feik, diễn viên Đức (s. 1943) 19 tháng 10: Ray Birdswhistell, nhà dân tộc học Mỹ (s. 1918) 25 tháng 10: Karl-Heinz Metzner, cầu thủ bóng đá Đức (s. 1923) 26 tháng 10: Wilbert Harrison, nhạc sĩ Mỹ (s. 1929) 28 tháng 10: Agnes Fink, nữ diễn viên (s. 1919) 6 tháng 11: Vladimir Zagorovsky, kỳ thủ Xô Viết (s. 1925) 10 tháng 11: William Higinbotham, nhà vật lý học Mỹ (s. 1910) 12 tháng 11: Wilma Rudolph, nữ vận động viên điền kinh (s. 1940) 15 tháng 11: Lia Wöhr, nữ diễn viên Đức, nữ đạo diễn phim, nữ ca sĩ (s. 1911) 19 tháng 11: Dedrick Gobert, diễn viên Mỹ (s. 1971) 25 tháng 11: Wladimir Zak, kỳ thủ Ukraina (s. 1913) 27 tháng 11: Hans Günter Michelsen, nhà soạn kịch Đức (s. 1920) 28 tháng 11: Vicente Enrique y Tarancón, tổng giám mục của Madrid, Hồng y (s. 1907) 30 tháng 11: Guy Debord, nghệ nhân, triết gia (s. 1931) 6 tháng 12: Gian Maria Volonte, diễn viên (s. 1933) 8 tháng 12: Antônio Carlos Jobim, nam ca sĩ Brasil, nhà soạn nhạc (s. 1927) 8 tháng 12: Semni Karusou, nhà nữ khảo cổ học Hy Lạp 9 tháng 12: Max Bill, kiến trúc sư Thụy Sĩ, nghệ nhân, nhà thiết kế (s. 1908) 10 tháng 12: Jiří Marek, nhà văn Séc 11 tháng 12: Avet Terterian, nhà soạn nhạc (s. 1929) 13 tháng 12: Olga Nikolajewna Rubzowa, kỳ thủ Nga (s. 1909) 14 tháng 12: Orval Faubus, thống đốc của bang Arkansas (s. 1910) 14 tháng 12: Mary Ann McCall, nữ ca sĩ nhạc jazz Mỹ (s. 1919) 20 tháng 12: Dean Rusk, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (s. 1909) 22 tháng 12: Theodor Piffl-Perčević, chính khách Áo (s. 1911) 24 tháng 12: John James Osborne, tác giả (s. 1929) 24 tháng 12: John Boswell, nhà sử học (s. 1947) 26 tháng 12: Karl Schiller, chính khách Đức (s. 1911) 26 tháng 12: Pietro Pavan, Hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1903) == Giải thưởng Nobel == Hóa học - George Andrew Olah Văn học - Kenzaburo Oe Hòa bình - Yasser Arafat, Shimon Peres, Yitzhak Rabin Vật lý - Bertram N. Brockhouse, Clifford Glenwood Shull Y học - Alfred G. Gilman, Martin Rodbell Kinh tế - Reinhard Selten, John Forbes Nash, John Harsanyi == Xem thêm == Thế giới trong năm 1994, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
hoàng vân.txt
Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930) là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều nhất sáng tác về các ngành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ông còn có bút danh là Y - Na (tức "Yêu Ngọc Anh" - Ngọc Anh là người bạn đời của ông). == Tiểu sử == Hoàng Vân sinh 24 tháng 7 năm 1930 tại Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học, cha và ông nội đều là nhà nho. Gia đình ông sống ở phố Hàng Thùng. Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi. Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I), Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312. Sau 1954, hòa bình lập lại, ông được gửi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989. Từ năm 1963 đến năm 1989, ông là uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam, là trưởng ban sáng tác thanh nhạc và công tác tại Hội cho đến năm 1996. Năm 1975, ông đi thực tập một thời gian tại Nhạc viện Sofia, Bulgaria. Hiện tại ông đang sống ở Hà Nội. Ngoài ra ông còn có sở thích viết thư pháp, chơi đồ cổ và đọc sách. == Sự nghiệp == Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Hoà Bình", "Tin chiến thắng", "Chiến thắng Tây Bắc",... Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. Ngoài công việc sáng tác, ông còn tham gia công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Học trò ông nhiều người đã thành danh như: An Thuyên, Trương Ngọc Ninh, Văn Thành Nho, Phú Quang,... Ông đã xuất bản các sách nhạc: Hai chị em (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1973), 6 ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1980), Ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1986), Tuyển chọn ca khúc Hoàng Vân (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam) kèm theo băng cassette audio. Xuất bản tại nước ngoài: Tổng phổ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc (in tại Cộng hoà Dân chủ Đức và Bulgaria), Hành khúc con voi (Voi kéo gỗ) (Nhà xuất bản Âm nhạc Moskva, Liên Xô). Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000. === Ca khúc === Hoàng Vân là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như: "Hò kéo pháo", "Tôi là người thợ lò", "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Quảng Bình quê ta ơi", "Nổi trống lên rừng núi ơi", "Không cho chúng nó thoát", "Bài ca giao thông vận tải", "Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng", "Hai chị em", "Tiếng cồng giải phóng - Tiếng cồng chiến thắng" (bút danh Y - Na), "Trên đường tiếp vận" (bút danh Y - Na), "Người chiến sĩ ấy", "Guồng nước quay",... Ông còn một số sáng tác phổ thơ như: "Hát ru" (thơ Tố Hữu), "Những cánh buồm" (thơ Hoàng Trung Thông), "Nhớ" (thơ Nguyễn Đình Thi), "Bài ca người thủy thủ" (thơ Mai Nam, tức Hà Nhật),... Sau 1975, ông có các sáng tác như: "Bài ca xây dựng", "Tình yêu của đất và nước", "Hát về cây lúa hôm nay", "Bài ca tình bạn", "Tình ca Tây Nguyên",... Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: "Ca ngợi Tổ quốc", "Mùa hoa phượng nở", "Em yêu trường em", "Mùa hè" (rút từ tổ khúc "Bốn mùa"), "Con chim vành khuyên", "Bảy sắc cầu vồng", "Đường lên đỉnh Olympia",... Nhiều bài hát của ông đã trở thành "ngành ca" - bài hát truyền thống của ngành. Ví dụ như "Bài ca xây dựng", "Bài ca người giáo viên nhân dân", "Hát về cây lúa hôm nay", "Tôi là người thợ lò", "Bài ca giao thông vận tải", "Bài ca người thủy thủ"... Tiếp nối thể loại trường ca, ông có những tác phẩm: "Hà Nội - Huế - Sài Gòn", "Bài thơ gửi Thái Nguyên" (lời Lê Nguyên), "Việt Nam muôn năm", "Tôi là người thợ lò",... Những ca khúc của Hoàng Vân: === Hợp xướng - Khí nhạc === Ngoài sáng tác ca khúc, ông còn viết nhiều tác phẩm hợp xướng và khí nhạc. Một số hợp xướng viết với dàn nhạc giao hưởng như: Hồi tưởng, Việt Nam muôn năm, Vượt núi, Tuổi lên mười, Hát dưới cờ búa liềm, Thành phố chúng ta nhà máy chúng ta... Lĩnh vực khí nhạc, ông có các tác phẩm như: Fugue cho piano, Tổ khúc cho hautboy và piano, Rhapsodie cho violon, độc tấu kèn basson, Hành khúc con voi, độc tấu flute Vui được mùa, Hoa thơm bướm lượn, âm nhạc cho vũ kịch Chị Sứ, Concerto cho piano và dàn nhạc, thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc, concerto TS và tình yêu, Đại hợp xướng Điện Biên Phủ... 10-6-2005, có một đêm hòa nhạc giao hưởng mang tên ông được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, biểu diễn 3 tác phẩm: Thơ giao hưởng số 1 Thành đồng Tổ quốc (1960), concerto TS và tình yêu (1975) và Đại hợp xướng Điện Biên Phủ (2004). Chương trình do Dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng Nhạc viện Hà Nội thể hiện, do con trai ông, nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy. === Nhạc cho phim === Hoàng Vân đã viết nhạc cho nhiều bộ phim Việt Nam, trong đó có những phim đã ghi dấu ấn trong nền điện ảnh như: Nổi gió, Con chim vành khuyên, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu... == Ca sĩ thể hiện == Các ca khúc Hoàng Vân được nhiều ca sĩ thể hiện như: Trần Khánh, Tuyết Thanh, Mỹ Bình, Thanh Huyền, Bích Liên, Thu Hiền, Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ... Đặc biệt Trần Khánh đã gắn liền với Hoàng Vân qua những ca khúc: Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Tin chiến thắng... và hợp xướng Hồi tưởng. Những ca khúc như Tôi là người thợ lò, Người chiến sĩ ấy, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài ca xây dựng... được lựa chọn và biểu diễn nhiều trong các cuộc thi Sao Mai, Tiếng hát truyền hình. == Gia đình == Vợ ông là một bác sĩ tên Ngọc Anh. Hai ông bà có hai người con. Con trai ông là giáo sư, nhạc trưởng Lê Phi Phi. Con gái ông là Lê Y Linh, tiến sĩ âm nhạc định cư tại Pháp. == Chú thích == == Nguồn tham khảo == Hoàng Vân trên trang web của Hội nhạc sĩ Việt Nam HOÀNG VÂN - TRONG CÕI MÂY VÀNG - Trang của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhạc sĩ Hoàng Vân và dòng thư pháp chủ lưu - Trang web của Đại học sư phạm Hà Nội Tính cách âm nhạc Hoàng Vân - Báo Phú Yên 29/07/2006 Nhạc sĩ Hoàng Vân: Sự nghiệp âm nhạc của tôi bắt đầu từ Điện Biên - Báo Người lao động 11/06/2005
1967.txt
1967 (số La Mã: MCMLXVII) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1967 == Sự kiện == === Tháng 2 === 22 tháng 2: Liên quân Mỹ và Việt Nam cộng hòa mỏ tấn công chiến khu C tại Tây Ninh. === Tháng 3 === 13 tháng 3: Liên quân Mỹ Nam Việt rút quân khỏi căn cứ Dương Minh Châu. === Tháng 6 === 5 tháng 6: Bùng nổ chiến tranh 6 ngày. 10 tháng 6: Kết thúc chiến tranh 6 ngày. === Tháng 7 === 1 tháng 7: Thành lập Cộng đồng châu Âu (EC). 5 tháng 7: Israel đánh chiếm dãy Gaza. === Tháng 8 === 8 tháng 8: Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với 5 thành viên Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. == Sinh == 3 tháng 9 - Daron Acemoglu, nhà kinh tế học người Thổ Nhĩ Kỳ-Hoa Kỳ 2 tháng 2 - Lê Công Tuấn Anh,diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Việt Nam == Mất == 6 tháng 7 - Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (s. 1914). 21 tháng 12 - Nam Trân, nhà thơ Việt Nam (s. 1907) == Giải Nobel == Vật lý - Hans Albrecht Bethe Hóa học - Manfred Eigen, Ronald George Wreyford Norrish, George Porter Y học - Ragnar Granit, Haldan Keffer Hartline, George Wald Văn học - Miguel Ángel Asturias Hòa bình - không có giải == Xem thêm == == Tham khảo ==
kính hiển vi.txt
Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó. Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 - 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy). Ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh. == Lịch sử == Những kính hiển vi ban đầu được phát minh vào năm 1590 ở Middelburg, Hà Lan . Ba người thợ tạo kính là Hans Lippershey (người đã phát triển các kính viễn vọng trước đó), Zacharias Janssen, cùng với cha của họ là Hans Janssen là những người đầu tiên xây dựng nên những kính hiển vi sơ khai. Năm 1611, nhà toán học người Đức Johan Kepler (1571 - 1630) đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và cải tiến tổ hợp thấu kính hội tụ và phân kỳ nói trên. Những kết quả nghiên cứu của Kepler được sử dụng cho đến bây giờ trong các loại kính hiển vi quang học hiện đại, đặc biệt là thị kính Kepler. Năm 1619, Cornelius Drebbel ở Luân Đôn đã chế tạo một kính hiểu vi phức tạp hơn bao gồm: thị kính được lắp bằng 2 thấu kính lồi, vật kính là 1 tổ hợp của kính phẳng và kính lồi, ngoài ra còn màn chắn; ảnh nhìn qua kính hiển vi này là ảnh ngược. Năm 1625, Giovanni Faber là người xây dựng một kính hiển vi hoàn chỉnh đặt tên là Galileo Galilei . Các cấu trúc của kính hiển vi quang học tiếp tục được phát triển tiếp theo đó, và kính hiển vi chỉ được sử dụng một cách phổ biến hơn ở Italia, Anh quốc, Hà Lan vào những năm 1660, 1670. Marcelo Malpighi ở Italia bắt đầu sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu cấu trúc sinh học ở phổi. Đóng góp lớn nhất thuộc về nhà phát minh người Hà Lan Antoni van Leeuwenhoek, người đã phát triển kính hiển vi để tìm ra tế bào hồng cầu và tinh trùng và đã công bố các phát hiện này . Các phát triển ban đầu về kính hiển vi là thiết bị quang học sử dụng ánh sáng khả kiến và các thấu kính thủy tinh để quan sát. Đầu thế kỷ 20, kỹ thuật hiển vi tạo sự nhảy vọt với sự ra đời của các kính hiển vi điện tử, mà mở đầu là kính hiển vi điện tử truyền qua được phát minh năm 1931 bởi Max Knoll và Ernst Ruska ở Đức , và sau đó là sự ra đời của kính hiển vi điện tử quét... Cuối thế kỷ 20, một loạt các kỹ thuật hiển vi khác được phát triển như kính hiển vi quét đầu dò, hiển vi quang học trường gần... == Các loại kính hiển vi == === Kính hiển vi quang học === Là nhóm kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến rọi lên vật cần quan sát, và các thấu kính thủy tinh để phóng đại thông qua các nguyên lý khúc xạ của ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Đây là kính hiển vi đầu tiên được phát triển. Ban đầu, người ta phải sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng các kính hiển vi quang học hiện đại ngày nay có thể được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi hình ảnh, hoặc video. Các bộ phận chính của kính hiển vi quang học bao gồm: Nguồn sáng; Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song; Giá mẫu vật; Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại; Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính); Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng; Hệ ghi ảnh. Trên nguyên lý, kính hiển vi quang học có thể tạo độ phóng đại lớn tới vài ngàn lần, nhưng độ phân giải của các kính hiển vi quang học truyền thống bị giới hạn bởi hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và cho bởi: d = λ 2 N A {\displaystyle d={\frac {\lambda }{2NA}}} với λ {\displaystyle \lambda } là bước sóng ánh sáng, NA là thông số khẩu độ. Vì thế, độ phân giải của các kính hiển vi quang học tốt nhất chỉ vào khoảng vài trăm nm. === Kính hiển vi quang học quét trường gần === Kính hiển vi quang học quét trường gần (tiếng Anh: Near-field scanning optical microscope) là một kỹ thuật hiển vi quang học cho phép quan sát cấu trúc bề mặt với độ phân giải rất cao, vượt qua giới hạn nhiễu xạ ánh sáng khả kiến ở các kính hiển vi quang học truyền thống (trường xa). Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt một detector rất gần với bề mặt của mẫu vật để thu các tín hiệu từ trường phù du của sóng ánh sáng phát ra khi quét một chùm sáng trên bề mặt của mẫu vật. Với kỹ thuật này, người ta có thể chụp ảnh bề mặt với độ phân giải ngang cỡ 20 nm, phân giải đứng cỡ 2-5 nm, và chỉ phụ thuộc vào kích thước của khẩu độ . === Kính hiển vi điện tử === Là nhóm kỹ thuật hiển vi mà ở đó nguồn bức xạ ánh sáng được thay thế bằng các chùm điện tử hẹp được tăng tốc dưới hiệu điện thế từ vài chục kV đến vài trăm kV. Thay vì sử dụng thấu kính thủy tinh, kính hiển vi điện tử sử dụng các thấu kính từ để hội tụ chùm điện tử, và cả hệ được đặt trong buồng chân không cao. Có nhiều loại kính hiển vi điện tử khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật như kính hiển vi điện tử truyền qua sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật, hay kính hiển vi điện tử quét sử dụng chùm điện tử quét trên vật. Kính hiển vi điện tử có độ phân giải giới hạn bởi bước sóng của sóng điện tử, nhưng do sóng điện tử có bước sóng rất ngắn nên chúng có độ phân giải vượt xa các kính hiển vi quang học truyền thống, và kính hiển vi điện tử truyền qua hiện đang là loại kính hiển vi có độ phân giải tốt nhất tới cấp độ hạ nguyên tử . Ngoài ra, nhờ tương tác giữa chùm điện tử với mẫu vật, kính hiển vi điện tử còn cho phép quan sát các cấu trúc điện từ của vật rắn, và đem lại nhiều phép phân tích hóa học với chất lượng rất cao. === Kính hiển vi quét đầu dò === Kính hiển vi quét đầu dò (tiếng Anh: Scanning probe microscopy, thường viết tắt là SPM) là tên gọi chung của nhóm kính hiển vi mà việc tạo ảnh bề mặt của mẫu vật được thực hiện bằng cách quét một mũi dò nhỏ trên bề mặt của mẫu vật. Nhóm kính hiển vi này ra đời vào năm 1981 với phát minh của Gerd Binnig và Heinrich Rohrer (IBM Zürich) về kính hiển vi quét chui hầm (cả hai đã giành giải Nobel Vật lý năm 1986 cho phát minh này). Khác với các loại kính hiển vi khác như quang học, hay hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò không sử dụng nguồn bức xạ để tạo ảnh, mà tạo ảnh thông qua tương tác giữa đầu dò và bề mặt của mẫu vật. Do đó, độ phân giải của kính hiển vi đầu dò chỉ bị giới hạn bởi kích thước của đầu dò. === Kính hiển vi tia X === == Hình ảnh == === Các bộ phận cơ khí của kính hiển vi === == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách phát minh và khám phá của người Hà Lan == Liên kết ngoài == nOOpia, nOOpia microscopy blog Milestones in Light Microscopy, Nature Publishing FAQ on Optical Microscopes Nikon MicroscopyU, tutorials from Nikon Molecular Expressions: Exploring the World of Optics and Microscopy, Florida State University. Microscopes made from bamboo at Nature.com Microscope videos Audio microscope glossary
1789.txt
Theo lịch Gregory, năm 1789 là năm thường bắt đầu từ ngày Thứ năm. Bản mẫu:Tháng trong năm 1789 == Sự kiện == === Tháng 1 === Quang Trung, vị vua triều Tây Sơn, chỉ huy quân đội của mình tiêu diệt 20 vạn quân nhà Thanh, Trung Quốc trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa. === Tháng 2 === Ngày 4: George Washington được Đại hội đại biểu cử tri nhất trí bầu làm Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ === Tháng 3 === === Tháng 4 === === Tháng 5 === === Tháng 6 === === Tháng 7 === Ngày 14: Cách mạng Pháp thành công. === Tháng 8 === Ngày 7: Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ được chính thức thành lập. === Tháng 9 === === Tháng 10 === === Tháng 11 === === Tháng 12 === == Sinh == 4 tháng 1: Benjamin Lundy, Nhà hoạt động bãi nô người Mỹ (mất 1839) 21 tháng 1: William Machin Stairs, thương nhân người Canada (mất 1865) 16 tháng 3: Georg Ohm, Nhà vật lý người Đức,người tìm ra định luật Ohm (mất 1854) 17 tháng 7: John Martin, Họa sĩ người Anh (mất 1854) 21 tháng 8: Augustin Louis Cauchy, Nhà toán học người Pháp (mất 1857) == Mất == 7 tháng 4: Abdulhamid I, Hoàng đế của Đế quốc Ottoman (sinh 1725) Lý Hóa Long, võ tướng nhà Thanh, chết trận tại Việt Nam == Xem thêm == Thế giới trong năm 1789, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
gia lai.txt
Gia Lai nguồn gốc tên gọi bắt nguồn từ chữ Jarai, tên gọi của một tộc người bản địa có số dân đông nhất trong tỉnh, cách gọi này vẫn còn giữ trong tiếng của người Eđê, Bana, Lào, Thái Lan và Campuchia để gọi vùng đất này là Jarai, Charay,Ya-Ray có nghĩa là vùng đất của người Jarai, có lẽ ám chỉ vùng đất của Thủy Xá và Hỏa Xá thuộc tiểu quốc Jarai xưa. Đây là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía bắc cao nguyên Trung Bộ thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1991, Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. == Vị trí địa lý == Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông. Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum. == Điều kiện tự nhiên == Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku. Địa hình thứ hai là địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi. Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh. Ngoài ra đất đai Gia Lai được chia làm 26 loại khác nhau, gồm 7 nhóm chính. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai, với nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý. == Hành chính == Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện, trong đó có 22 đơn vị cấp xã gồm 24 phường, 14 thị trấn và 184 xã. == Lịch sử == Tỉnh Gia Lai ngày nay xưa kia là địa bàn sinh sống lâu đời của các dân tộc Jrai, Bahnar có tập quán sống thành từng làng. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ lên Tây nguyên, các dân tộc Gia Lai đang ở giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang giai đoạn xã hội có giai cấp. Từ những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XIX, các giáo sĩ người Pháp bắt đầu truyền đạo ở khu vực cư trú của người Bahnar thuộc xã Hà Tây thuộc huyện Chư Pah và xã Hà Đông thuộc địa phận huyện Đak Đoa ngày nay. Lúc này người Pháp ngày càng tiến sâu vào Bắc Tây Nguyên, đồng thời tạo nên những xáo trộn mới bằng những chính sách chia để trị, dựa vào nhóm này để chống nhóm khác, chia rẽ Kinh - Thượng, chia rẽ các dân tộc trong tỉnh, trong khu vực với nhau. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị trên đất Gia Lai. Sau nhiều lần thay đổi, sáp nhập, chia tách để thành lập các đơn vị hành chính trên vùng Tây Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 1932, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương lúc này tỉnh Pleiku được thành lập. Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Pleiku có Thị xã Pleiku, huyện An Khê, huyện Plei kli, huyện Chư Ty và huyện Cheo Reo. Sau năm 1945, chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Gia Lai. Tháng 6 năm 1946, Pháp chiếm lại vùng đất Gia Lai và gọi tên đây là tỉnh Pleiku. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, tỉnh Pleiku nói riêng, Tây Nguyên nói chung trải qua nhiều lần chủ thể cai quản theo các văn bản của chính quyền thực dân. Thông tin lịch sử tỉnh Gia Lai, Tỉnh Gia Lai.</ref>. Tuy nhiên về phía chính quyền cách mạng, trong những năm kháng chiến chống Pháp, vẫn gọi là tỉnh Gia Lai, nhưng qua từng thời điểm khác nhau, tỉnh Gia Lai lại thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan khác nhau trong khu vực, các huyện trong tỉnh cũng nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa thì tỉnh mang tên Pleiku với ba quận. Năm 1962 tách quận Cheo Reo lập tỉnh Phú Bổn nên Pleiku chỉ còn hai quận: Lệ Trung và Lệ Thanh. trước năm 1958 thì đổi Lệ Thanh thành Thanh An. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, thực hiện theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum thành tỉnh mới là Gia Lai - Kon Tum. Ngày 23 tháng 4 năm 1979, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Krông Pa. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, thành lập huyện Chư Sê trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Chư Prông và Mang Yang. Ngày 28 tháng 12 năm 1984, chia huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và K'Bang. Ngày 30 tháng 5 năm 1988, chia tiếp huyện An Khê thành 2 huyện: An Khê và Kông Chro. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khoá VIII, Gia Lai - Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Khi tách ra, tỉnh Gia Lai có tỉnh lị là thị xã Pleiku và 9 huyện: An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê, KBang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang. Ngày 15 tháng 10 năm 1991, thành lập huyện Đức Cơ trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Chư Pah và Chư Prông. Ngày 11 tháng 11 năm 1996, chia huyện Chư Pah thành 2 huyện: Chư Pah và Ia Grai. Ngày 21 tháng 8 năm 2000, chia huyện Mang Yang thành 2 huyện: Mang Yang và Đak Đoa. Ngày 18 tháng 12 năm 2002, chia huyện Ayun Pa thành 2 huyện: Ayun Pa và Ia Pa. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện An Khê thành thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Ngày 26 tháng 4 năm 2007, chia huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện. Ngày 27 tháng 8 năm 2009, chia huyện Chư Sê thành 2 huyện: Chư Sê và Chư Pưh. == Dân số == Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.322.000 người, mật độ dân số đạt 85 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 399.900 người, dân số sống tại nông thôn đạt 922.100 người. Dân số nam đạt 671.200 người, trong khi đó nữ đạt 650.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 17,2 ‰ Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Gia Lai có 38 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm nhiều nhất với 713.403 người, người Gia Rai có 372.302 người, người Ba Na có 150.416 người, người Tày có 10.107 người, người Nùng có 10.045 người, tiếp theo là người Mường có 6.133 người, người thái có 3.584 người, người Dao có 4.420 người, cùng các dân tộc ít người khác như Người Mông, người Hoa, người Ê Đê... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Gia Lai có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 312.272 người, Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 114.822 người, đạo Tin Lành có 110.114 người, xếp thứ ba là Phật giáo có 84.214 người, đạo Cao Đài có 2.971 người, cùng các đạo khác như Bahá'í có 59 người, Phật giáo Hòa Hảo có 41 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 23 người, Minh Lý Đạo có 18 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 5 người, ít nhất là Hồi Giáo với 4 người . == Kinh tế == Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy 1.502 MWh. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW, còn có 85 công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thuỷ điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành vào tháng 4/2002 có tác động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm bảo nhu cầu năng lượng cho toàn vùng. Thuỷ điện Sê San 3 với công suất thiết kế 273 MW, gồm 2 tổ máy có tổng công suất 260 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,12 tỉ KWh điện, nằm trên phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt khoảng 24 tỷ m3. Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 4 nhà máy thuỷ điện lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yali, Kanak-An Khê, Sêsan 3, và Sêsan 4. Tổng thu ngân sách từ sau năm 1975 đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.300 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.200 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng, gấp 3,82 lần so với năm 2005, gấp 6,5 lần so với năm 2000. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp tăng 3%, lâm nghiệp tăng 5,7% và thủy sản tăng 5,8%. Trong khi đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5%. Đáng chú ý một số ngành công nghiệp có mức tăng cao là đóng và sửa chữa tàu, chế biến bảo quản rau quả, sản xuất sản phẩm bơ sữa...Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến 6 tháng chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của năm ngoái. Chỉ số tồn kho của ngành này tăng 26%. Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là sản xuất giấy và bao bì 130%, sản xuất xe có động cơ 116,7%, chế biến và bảo quản rau quả 113,3%... == Giao thông == Giao thông Gia Lai khá thuận lợi không những về đường bộ mà còn cả đường hàng không. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông đến Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Các tuyến Quốc lộ 19 xuống thành phố Quy Nhơn, thuộc Bình Định, Quốc lộ 25 đến Tuy Hoà, thuộc địa phận tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, Sân bay Pleiku của Gia Lai, có đường bay nối Pleiku với các thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. == Y tế & Giáo dục == === Y tế === Những năm gần đây hệ thống y tế Gia Lai từng bước được cải thiện và nâng lên về mặt chất lượng. Việc cung ứng các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh và hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế, tỉnh Gia Lai có 5 bệnh viện, 2 chi cục (là Dân số- Kế hoạch hóa gia đình và An toàn Vệ sinh Thực phẩm), 7 trung tâm y tế dự phòng, trường trung cấp y tế, trung tâm giám định sức khỏe và ban quản lý dự án đầu tư Chuyên ngành Y tế. Có 17 Phòng Y tế, 17 Trung tâm Y tế huyện, 17 Trung tâm Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, 222 xã, phường, thị trấn có y tế hoạt động, trong đó có 208 trạm y tế xã và 14 trạm y tế trung tâm cấp xã. === Giáo dục === Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai có 530 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 39 trường, Trung học cơ sở có 188 trường, Tiểu học có 260 trường, trung học có 2 trường và 41 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 236 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Gia Lai cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. == Du lịch == Tiềm năng du lịch của Gia Lai rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia Lai). Nhiều đồi núi như cổng trời Mang Yang, đỉnh Hàm Rồng. Các cảnh quan nhân tạo có các rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn. Kết hợp với tuyến đường rừng, có các tuyến dã ngoại bằng thuyền trên sông, cưỡi voi xuyên rừng,v.v… Ngoài ra, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Giarai và Bana thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ.. Các nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số như Cồng chiêng, Đàn đá, Đàn K'ni, K'lông pút, Đàn Goong, T'rưng, Alal...Các lễ hội như Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mả..Ngoài ra, Tỉnh còn có các móm đặc sản như Rượu cần, Cơm cháy - Rượu nếp, Phở khô (Loại phở hai tô) và điêu khắc nổi tiếng là Tượng nhà mồ. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Web của Gia Lai
sharp.txt
Sharp Corporation (tiếng Nhật: シャープ株式会社, Shāpu Kabushiki-gaisha)(TYO: 6753, Bản mẫu:LuxSE) là một tập đoàn sản xuất điện tử của Nhật Bản, thành lập năm 1912. Tên của hãng được lấy từ tên một trong những phát minh đầu tiên của người sáng lập ra hãng, đó là chiếc bút máy đầu tiên của Sharp, được phát minh bởi Tokuji Hayakawa (早川 徳次) năm 1915. Từ đó, Sharp đã vươn lên trở thành một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới. Sharp là một trong 20 nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới và nằm trong danh sách 100 công ty chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển theo tạp chí IEEE Spectrum. Sharp giành được sự chú ý nhiều tại Anh khi là nhà tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá Manchester United F.C. từ năm 1982 tới 2000, một giai đoạn thành công của câu lạc bộ này. Năm 2016, Sharp bán lại công ty cho Foxconn (Đài Loan) với mức giá 5,8 tỉ USD. Với việc mua lại Sharp, Foxconn tiếp quản khoảng 48.000 nhân viên của Sharp, cũng như những công nghệ sản xuất màn hình LCD mà Sharp đang nắm giữ. Sau nhiều năm vật lộn với nợ nần và thua lỗ, Sharp phải lựa chọn giữa 2 phương án giải cứu: Một từ quỹ đầu tư quốc gia INCJ với kế hoạch tái cấu trúc bằng cách tách riêng nhiều mảng kinh doanh. Hai là đề xuất từ Foxconn, Sharp không mất mảng nào, nhưng sẽ có công ty mẹ ở nước ngoài. Thương vụ này mang nhiều ý nghĩa cho Foxconn, khi hãng tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đến nhiều nhà sản xuất khác. == Tham khảo ==
thổ dân châu mỹ.txt
Dân tộc bản địa của châu Mỹ là cư dân tiên khởi ở lục địa Mỹ châu trước khi Cristoforo Colombo "khám phá" đại lục này vào cuối thế kỷ 15. Các sắc tộc bản địa sinh sống ở cả Bắc lẫn Nam Mỹ. Hậu duệ của họ nay vẫn còn nhưng là thiểu số. Một số được đồng hóa và hòa nhập vào xã hội chung ở châu Mỹ. Họ cũng thường được gọi là thổ dân châu Mỹ, thổ dân, Các dân tộc đầu tiên (tại Canada), "người Ấn Độ" (do nhầm lẫn của Christopher Columbus), sách giáo khoa Việt Nam phiên âm là người Anh-điêng hay người da đỏ (theo cách gọi của người Việt). Danh từ da đỏ được dịch từ redskin của tiếng Anh - một từ nay không mấy dùng vì có tính kỳ thị, mạ lị và khinh thường các giống người dân bản địa. Những từ tiếng Anh khác để chỉ dân da đỏ nay được phổ biến là Native Americans, American Indians, Indians, hay Indigenous, Aboriginal hay Original Americans. Tuy nhiên, trong tiếng Việt từ "người da đỏ" không có ý kỳ thị và là tên gọi thông dụng. == Nguồn gốc == Về nhân chủng học, thổ dân châu Mỹ đều thuộc đại chủng Á. Các giả thuyết hiện nay xác định tổ tiên của họ đã di cư sang Bắc Mỹ vào khoảng 13.500 năm trước đây. Vào thời kỳ 10.000 năm về trước là thời kỳ băng hà, mực nước biển thấp hơn hiện nay cỡ 120m, dải đất liền ở nơi nay là eo biển Bering nối liền hai châu lục. Sau này mực nước dâng, dải đất đó chìm và thành thềm lục địa hiện tại. Họ sống thành những bộ lạc du cư, sinh sống bằng cách săn bắt thú và hái lượm. == Tình trạng hiện tại == Hiện nay, trên lãnh thổ Hoa Kỳ, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, bức hại, kỳ thị, và một số lý do khác đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng. == Xem thêm == Chiến tranh Da Đỏ Người da trắng Người da vàng Người da đen == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
cảm xúc.txt
Cảm xúc hay xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng... Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực.Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan. == Đặc điểm == Các rung động cảm xúc thể hiện tiêu biểu là rung động cảm xúc tốt hoặc xấu, tức là mang sắc thái thoải mái hoặc không thoải mái. Các cảm xúc khác nhau ngoài việc mang sắc thái thoải mái hay không thoải mái còn thể hiện mức độ kích thích hay làm dịu. Trong tình huống phải chờ đợi, phải làm các động tác trì hoãn trứơc lúc xảy ra những sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn thì thường xảy ra các rung động cảm xúc thể hiện trạng thái căng thẳng và trạng thái giảm bớt căng thẳng tiếp theo sau đó. == Phân loại == === Thời gian và mức độ mãnh liệt === Tâm trạng. Là một trong những dạng phổ biến nhất của các trạng thái cảm xúc con người. Tâm trạng có những đặc điểm nổi bật sau đây: Cường độ yếu. Thời gian kéo dài đáng kể. Không rõ ràng, không có ý thức. Mang tính chất phân tán đặc biệt. Nguyên nhân gây nên tâm trạng: Do các quá trình và các trạng thái khác nhau của cơ thể. Do các đặc điểm của môi trường bên ngoài nơi người đó sống và làm việc. Do các đặc điểm tác động lẫn nhau giữa người với người. Do những ý nghĩ và biểu tượng đương màu sắc cảm xúc của cá nhân. Xúc động: Khi các rung động cảm xúc xảy ra với cường độ lớn và biểu hiện đột ngột thì gọi là xúc động. Xúc động có những đặc điểm nổi bật sau đây: Rung động cảm xúc biểu hiện bên ngoài mãnh liệt. Rung động cảm xúc xảy ra trong thời gian ngắn với những đặc điểm riêng. Rung động cảm xúc mang tính chất không có ý thức ở mức đáng kể. Rung động cảm xúc thể hiện tính chất lan tỏa rất rõ ràng. === Tính tích cực và tiêu cực === Cảm xúc hay thái độ tiêu cực là những cảm xúc, thái độ thụ động, tránh đấu tranh, gồm: Chán Ghét, hận Tức giận, kích động, quá khích Sợ hãi, nhút nhát Cảm xúc hay thái độ tích cực là những cảm xúc, thái độ khẳng định, dấn thân, gồm: Thích Yêu Hưng phấn, phấn khích Tự tin == Xem thêm == Tình cảm == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cảm xúc tại Từ điển bách khoa Việt Nam Emotion (psychology) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
tỉ lệ khung hình.txt
Tỉ lệ khung hình của một hình dạng hình học là tỉ lệ kích cỡ của nó trong các chiều khác nhau. Ví dụ như, tỉ lệ khung hình của một hình chữ nhật là tỉ lệ của phần dài nhất của nó so với phần ngắn hơn – tức là tỉ lệ của chiều rộng so với chiều cao, khi hình chữ nhật được đặt "nằm ngang". Tỉ lệ khug hình được thể hiện bằng hai con số phân cách bởi một dấu hai chấm (x:y). Giá trị của x và y không đại diện cho chiều rộng và chiều cao thực tế, mà đúng hơn là mỗi quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao. Ví dụ, 8:5, 16:10 và 1.6:1 là ba cách thể hiện của cùng một tỉ lệ. Với các đối tượng có nhiều hơn hai chiều, ví dụ như siêu chữ nhật, tỉ lệ khung hình vẫn có thể được định nghĩa là tỉ lệ của cạnh dài nhất với cạnh ngắn nhất. == Ứng dụng và sử dụng == Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến nhất với: Đồ hoạ / hình ảnh Tỉ lệ khung hình (hình ảnh) == Tỉ lệ khung hình của các khối đơn giản == === Hình chữ nhật === === Ellipse === Với hình ellipse, tỉ lệ khung hình biểu thị tỉ lệ của trục chính đến trục nhỏ. Một ellipse với 1:1 là một hình tròn. == Tỉ lệ khung hình của các khối tổng quát == == Chú thích == == Xem thêm == Tỉ lệ Equidimensional ratios in 3D List of film formats Squeeze mapping Vertical orientation == Tham khảo == Bản mẫu:Phân số và tỉ số
ngân hàng trung ương châu âu.txt
Ngân hàng Trung ương châu Âu là Ngân hàng trung ương đối với đồng Euro và điều hành chính sách tiền tệ của Khu vực đồng Euro. Tổ chức của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) theo mô hình của ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) và Landesbank (Đức). Điều hành ngân hàng là ban giám đốc, đứng đầu là Chủ tịch và hội đồng các thống đốc bao gồm thành viên của ban giám đốc và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB). === Ban giám đốc điều hành === Ban điều hành của ECB gồm 6 người hoạch định các chiến lược cho chính sách của ngân hàng. Họ được chỉ định bằng quyết định đồng thuận của các thành viên khu vực đồng Euro. Như một mặc định không thành văn, bốn thành viên của ban điều hành phải là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. === Chủ tịch === Năm 1999, Wim Duisenberg – cựu chủ tịch ngân hàng trung ương Hà Lan, cựu bộ trưởng tài chính Hà Lan được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng trung ương châu Âu. Người thay thế ông vào tháng 11 năm 2003 là Jean-Claude Trichet – cựu thống đốc ngân hàng trung ương Pháp. Hiện nay, làm phó cho Jean-Claude Trichet tại ECB là Lucas Papademos – nhà kinh tế học người Hi Lạp. === Hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu === Hệ thống các ngân hàng trung ương châu Âu (ESCB) bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương của 27 thành viên Liên minh châu Âu. Bởi lý do này mà cơ quan quản lý tiền tệ của khu vực đồng Euro được gọi là Eurosystem, nó bao gồm ECB và các thống đốc của các ngân hàng quốc gia khu vực đồng Euro. == Chú thích ==
giải quần vợt mỹ mở rộng 2008.txt
Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2008 là giải quần vợt thi đấu trên sân cứng ngoài trời. Đây là Giải quần vợt Mỹ Mở rộng lần thứ 127, giải Grand Slam thứ tư và cũng là cuối cùng trong năm 2008. Giải được tổ chức tại Trung tâm Quần vợt Quốc gia Billie Jean King tại Flushing Meadows, thành phố New York, New York, Mỹ từ ngày 25 tháng 8 đến 7 tháng 9 năm 2008. Ở giải nam, Roger Federer cố gắng có được chức vô địch lần thứ 5 liên tiếp, trong khi đó ở giải nữ chắc chắn sẽ có nhà vô địch mới, do đương kim vô địch Justine Henin đã giải nghệ từ đầu năm. == Sự kiện theo ngày == === Ngày đầu tiên === Rafael Nadal thắng Bjorn Phau 7-6(4), 6-3, 7-6(4). Hạt giống số 7 David Nalbandian vượt qua Marcos Daniel của Brasil 6-1, 6-2, 6-4. Hạt giống số 10 người Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka vượt qua vòng 1 với một séc tiebreak trước Simone Bolelli, 7-6(5), 6-3, 6-3, trong khi đó tay vợt chủ nhà Wayne Odesnik thắng một trận đấu khó khăn trước Fabio Fognini sau khi hai lần bị dẫn trước: 2-6, 6-0, 4-6, 6-3, 6-4. Trong trận đấu kéo dài 5 séc, hạt giống số 27 Feliciano López thua tay vợt Áo Jürgen Melzer, 4-6, 7-6(5), 6-2, 2-6, 6-4. Hạt giống số 6 Andy Murray dễ dàng vượt qua Sergio Roitman 6-3, 6-4, 6-0 và sẽ gặp Michaël Llodra ở vòng sau. Một trong những trận đấu kéo dài nhất trong ngày là tay vợt qua vòng loại người Mỹ Ryler de Hart thắng Olivier Rochus 7-6(4), 5-7, 6-4, 3-6, 6-4. Juan Martin del Potro, trước giải đã có đến 19 chiến thắng liên tiếp, thắng đồng hương Argentina Guillermo Canas; Bên sân nữ, Jelena Janković dễ dàng thắng tay vợt đặc cách nước chủ nhà Coco Vandeweghe, ngược lại hạt giống số 24 Shahar Pe'er thất thủ trước Lý Na 2-6, 6-0, 6-1. Hạt giống số 8 Vera Zvonareva và số 14 Vitoria Azarenka đều thắng trong hai séc. Những tay vợt lọt vào vòng sau khác có hạt giống số 15 Patty Schnyder, hạt giống số 21 Caroline Wozniacki, hạt giống số 28 Katarina Srebotnik, hạt giống số 26 Anabel Medina Garrigues. Trong khi đó hạt giống số 10 Anna Chakvetadze bất ngờ thua Ekaterina Makarova 6-1, 2-6, 3-6 và đồng hương của Chakvetadze là hạt giống số 22 Maria Kirilenko thua Tamira Paszek 2–6, 6–0, 6–1. Các hạt giống bị loại: Feliciano Lopez, Juan Monaco; Anna Chakvetadze, Maria Kirilenko, Shahar Peer. === Ngày thứ hai === Ngày thi đấu thứ hai diễn ra các trận vòng một của nhánh dưới. Các hạt giống Fernando Gonzalez, Fernando Verdasco, Ivo Karlovic, Tommy Robredo, Igor Andreev và Paul-Henri Mathieu đều vượt qua vòng một. Đương kim vô địch và là hạt giống số 2 Roger Federer, tham gia giải Grand Slam đầu tiên kể từ Giải quần vợt Úc Mở rộng 2004 với tư cách không phải hạt giống số 1, hạ Maximo Gonzalez 6–3, 6–0, 6–3, và Andreas Seppi, hạt giống 31, phải có năm séc đấu vất vả (6–3, 7–5, 3–6, 3–6, 6–3) mới vượt qua Lee Hyung-taik. Bốn hạt giống rời khỏi cuộc chơi: Richard Gasquet, thất thủ sau năm séc trước cựu số 2 thế giới Tommy Haas; Tomas Berdych, thua tay vợt chủ nhà Sam Querrey ba séc trắng; Nicolas Kiefer, bỏ cuộc sau khi đang thua Ivo Minar 1–2 và bị dẫn 1–4 ở séc thứ tư; và Mikhail Youzhny bỏ cuộc trước trận đấu. Hạt giống số 1 giải nữ Ana Ivanovic, vừa phục hồi chấn thương, có một trận đấu mở màn khó khăn trước Vera Dushevina khi bị thua một séc 6–1, 4–6, 6–4. Chị em nhà Williams Venus và Serena, hai cựu vô địch và Dinara Safina dễ dàng vượt qua vòng một. Các hạt giống khác Agnieszka Radwanska, Agnes Szavay, Flavia Pennetta, Alize Cornet, Dominika Cibulkova, Nadia Petrova, Nicole Vaidisova, Alona Bondarenko, Ai Sugiyama, và cựu số 1 thế giới Amelie Mauresmo đều vào vòng hai. Những người thất bại gồm có hạt giống 11 Daniela Hantuchova thất bại nặng trước tay vợt phải thi đấu vòng loại Anna-Lena Groenefeld, và hạt giống số 31 Virginie Razzano cũng thua hai séc trắng. Các hạt giống bị loại: Richard Gasquet, Tomas Berdych, Mikhail Youzhny (bỏ cuộc), Nicolas Kiefer; Daniela Hantuchova, Virginie Razzano === Ngày thứ ba === Ngày thứ ba thi đấu nốt các trận vòng một giải nam và bắt đầu các trận vòng hai ở nhánh dưới của nữ. Hạt giống số 3 của nam Novak Djokovic thắng Arnaud Clement ba séc trắng, nhưng trong trận đấu bị một chấn thương mắt cá, phải chữa trị ngay trên sân. Andy Roddick có một khởi đầu hoàn hảo khi thắng Fabrice Santoro ba séc trắng. Nikolay Davydenko dự giải với thể lực không tốt, như lời anh nói, đã cho thấy trình độ khi vượt qua Dudi Sela 6–3, 6–3, 6–3. Nicolas Almagro, Jo-Wilfried Tsonga, Radek Stepanek và Marin Cilic là những hạt giống thắng trận, không hạt giống nào bị loại trong ngày thi đấu này. Ở sân nữ, các hạt giống Elena Dementieva, Patty Schnyder, Marion Bartoli, Victoria Azarenka và Caroline Wozniacki đều có chiến thắng để vào vòng ba. Hai hạt giống gặp khó trước đối thủ là Jelena Jankovic và Svetlana Kuznetsova. Jankovic gặp Sofia Arvidsson, dù đã có cơ hội giành điểm thắng trận ở séc thứ hai nhưng cuối cùng vẫn phải đánh đến ba séc với thời gian kéo dài đến 2 giờ 44 phút: 6–3, 6–7(5), 6–4. Trong khi đó Kuznetsova bị dẫn 4–2 ở séc thứ nhất, nhưng đã kịp gỡ lại và thắng chung cuộc 2 séc. Đồng hương người Nga Vera Zvonareva, vừa giành huy chương đồng thế vận hội lại thất thủ trước Tatiana Perebiynis; Francesca Schiavone thua Anne Keothavong, giúp Keovathong trở thành tay vợt nữ Anh đầu tiên lọt vào vòng ba giải Mỹ Mở rộng kể từ năm 1991 Anabel Medina Garrigues thua trước tay vợt vừa lọt vào bán kết Wimbledon Trịnh Khiết. Các hạt giống bị loại: Vera Zvonareva, Francesca Schiavone, Anabel Medina Garrigues === Ngày thứ tư === Vòng hai của giải nam bắt đầu. Các hạt giống David Nalbandian, Stanislas Wawrinka, Ivo Karlovic, Gilles Simon và Juan Martin del Potro đều thắng để lọt vào vòng ba. Rafael Nadal tiếp tục có chiến thắng ba séc trắng, nhưng thuyết phục hơn vòng một trước Ryler De Heart. Ba hạt giống gặp chút khó khăn là David Ferrer, thắng Andreas Beck sau bốn séc; Andy Murray, đã có lúc mất ổn định trong trận thắng Michael Llodra 6–4, 1–6, 7–5, 7–6(7), và James Blake, sau hai séc hoà 1–1 với Steve Darcis thì đối thủ bỏ cuộc. Hai hạt giống rời cuộc chơi trong ngày thứ tư: Philipp Kohlschreiber bỏ cuộc khi gặp á quân giải Legg Mason Classic Viktor Troicki, khi đang thua 1–2 và bị dẫn 3–0 ở séc thứ tư; một hạt giống khác là Paul-Henri Mathieu thua tay vợt chủ nhà Mardy Fish 2–6 6–3, 3–6, 4–6. Bất ngờ lớn nhất bên sân nữ từ đầu giải là việc tay vợt hạng 188 người Pháp Julie Coin đã đánh bại tay vợt số 1 thế giới Ana Ivanovic sau ba séc 6–3, 4–6, 6–3. Đây là hạt giống số 1 của giải bị loại sớm nhất trong kỉ nguyên mở của quần vợt, và là lần đầu tiên sau khi hạt giống số 1 Maria Bueno bị loại ở vòng hai năm 1967 (lúc đó giải còn mang tên Giải quần vợt vô địch quốc gia Mỹ). Ivanovic, cũng từng bị loại sớm ở Wimbledon năm nay, thừa nhận mình đã không thể hiện đúng trình độ của một tay vợt số một thế giới. Coin sẽ gặp Amelie Mauresmo, người đánh bại Kaia Kanepi 2–6, 6–4, 6–0, ở vòng sau. Venus Williams dễ dàng vượt qua Rossana de los Rios 6–0, 6–3, và cô em Serena cũng thắng dễ Elena Vesnina, 6–1, 6–1. Một hạt giống gặp khó khăn ở vòng này là Dinara Safina, khi cô vất vả vượt qua Roberta Vinci 6–4, 6–3; Agnieszka Radwanska, Nadia Petrova, Flavia Pennetta, Alize Cornet và Dominika Cibulkova đều đi tiếp. Hai hạt giống bị loại là Agnes Szavay, thua Tathiana Garbin và Nicole Vaidisova, thua Severine Bremond. Các hạt giống bị loại: Paul-Henri Mathieu, Philipp Kohlschreiber; Ana Ivanovic, Agnes Szavay, Nicole Vaidisova. Các cặp hạt giống bị loại: Arnaud Clement / Michael Llodra (bỏ cuộc), Max Mirnyi / Jamie Murray; Victoria Azarenka / Shahar Peer; Chan Yung-jan / Julian Knowle. === Ngày thứ năm === Ở ngày thi đấu thứ năm, Roger Federer và Nikolay Davydenko dễ dàng vào vòng ba khi đối thủ của họ chỉ là Thiago Alves và Augustin Calleri. Novak Djokovic dù bị Robert Kendrick dẫn trước trong loạt tiebreak nhưng đã kịp lội ngược dòng để thắng séc thứ nhất và thắng tiếp hai séc sau. Sau trận, Djokovic phát biểu rằng chiến thắng ở séc đầu tiên đã tạo sức mạnh tinh thần cho anh. Một hạt giống khác gặp khó khăn ở séc thứ nhất là Andy Roddick khi thua Ernests Gulbis 3–6, trước khi thắng lại ba séc sau 7–5, 6–2, 7–5. Fernando Gonzalez dù gặp chấn thương mắt cá chân vẫn thắng Bobby Reynolds ba séc trắng;Tommy Robredo loại nhà vô địch năm 2000 champion Marat Safin sau bốn séc. Gilles Muller và Jarkko Nieminen, hai tay vợt không phải hạt giống, đã thắng sau khi bị đối thủ dẫn trước hai séc. Các hạt giống khác đi tiếp là Fernando Verdasco, Nicolas Almagro, Jo-Wilfried Tsonga, Igor Andreev, Dmitry Tursunov, Radek Stepanek, Marin Cilic và Andreas Seppi. Ở giải nữ Svetlana Kuznetsova trở thành tay vợt thứ hai trong 5 hạt giống hàng đầu bị loại trong vòng 2 ngày, khi thua hạt giống số 28 Katarina Srebotnik, 3–6, 7–6(1), 3–6. Kuznetsova đã chúc mừng chiến thắng của Srebotnik và không thấy lo ngại với màn trình diễn của mình. Jelena Jankovic gặp chút khó khăn khi đấu với Trịnh Khiết nhưng cũng đã có chiến thắng sau hai séc 7–5, 7–5 dù Trịnh đã kiên cường cứu được 4 điểm thắng trận của Jankovic ở séc cuối khi giằng co tới 11 điểm hoà. Marion Bartoli vào vòng bốn sau khi hạ tay vợt kì cựu Lindsay Davenport, tay vợt không phủ nhận cũng như không khẳng định rõ ràng cô sắp giải nghệ hay chưa. Các hạt giống Elena Dementieva, Patty Schnyder và Sybille Bammer đều có những trận đấu dễ dàng để tiến bước, trong khi đó ở trận đấu giữa hai hạt giống 21 Caroline Wozniacki và 14 Victoria Azarenka thì phần thắng đã thuộc về hạt giống hạng thấp hơn. Các hạt giống bị loại: Svetlana Kuznetsova, Victoria Azarenka, Lindsay Davenport Các cặp hạt giống bị loại: Jonas Bjorkman / Kevin Ullyett, Pablo Cuevas / Luis Horna; Nuria Llagostera Vives / Maria Jose Martinez Sanchez === Ngày thứ sáu === Các hạt giống bị loại: David Ferrer, David Nalbandian, Ivo Karlovic, Gilles Simon; Alize Cornet, Dominika Cibulkova, Nadia Petrova, Alona Bondarenko, Ai Sugiyama; Các cặp hạt giống bị loại: Jonathan Erlich / Andy Ram, Julien Benneteau / Nicolas Mahut, Simon Aspelin / Julian Knowle; Elena Vesnina / Vera Zvonareva == Giải chính thức == === Đơn nam === === Đơn nữ === === Đôi nam === === Đôi nữ === === Đôi nam nữ === == Giải trẻ == === Đơn nam trẻ === === Đơn nữ trẻ === === Đôi nam trẻ === === Đôi nữ trẻ === == Các giải khác == === Cựu vô địch nam === === Cựu vô địch nữ === === Cựu vô địch đôi nam nữ === == Hạt giống == Không tham dự: Maria Sharapova, Mario Ancic. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của giải đấu
giải quần vợt úc mở rộng 2013 - đơn nam.txt
Novak Djokovic là nhà đương kim vô địch hai năm liên tiếp và bảo vệ thành công danh hiệu khi đánh bại Andy Murray trong trận chung kết với tỉ số 6–72, 7–63, 6–3, 6–2. Tính cả chiến thắng năm 2013, Djokovic trở thành tay vợt nam đầu tiên trong Kỷ nguyên Mở vô địch giải Úc mở rộng 3 lần liên tiếp và người thứ ba sau Roger Federer và Andre Agassi giành tổng cộng bốn chức vô địch. == Hạt giống == == Bốc thăm == === Chú giải === === Chung kết === === Nửa trên === ==== Nhánh 1 ==== ==== Nhánh 2 ==== ==== Nhánh 3 ==== ==== Nhánh 4 ==== === Nửa dưới === ==== Nhánh 5 ==== ==== Nhánh 6 ==== ==== Nhánh 7 ==== ==== Nhánh 8 ==== == Xem thêm == Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 - Đơn nữ == Tham khảo == Bản mẫu:ATP World Tour 2013
mã bưu chính việt nam.txt
Mã bưu chính ở Việt Nam gồm sáu chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên xác định tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hai chữ số tiếp theo xác định mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; số tiếp theo xác định phường, xã, thị trấn và số cuối cùng xác định thôn, ấp, phố hoặc đối tượng cụ thể. Các mã bưu chính còn quy định các bưu cục (bưu điện trung tâm). Mã dành cho bưu cục cũng gồm 6 chữ số. Hai chữ số đầu xác định tên tỉnh, thành phố. Các chữ số sau thường là 0. Theo thông tin giải đáp của 1080 thì Việt Nam không có mã bưu chính cấp quốc gia. Ví dụ: 654801 cho biết: Cụm Quân Cảng Cam Ranh, Xã Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa. 718544 cho biết: Đường Trường Sa, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 800000 cho biết: Bưu cục cấp 1 Phan Thiết, Số 19, Đường Nguyễn Tất Thành, Phường Bình Hưng, Phan Thiết, Bình Thuận == Danh sách == Dưới đây là bảng liệt kê danh sách mã bưu chính và mã vùng điện thoại ở Việt Nam (theo Bưu chính Việt Nam thuộc tập đoàn VNPOST). == Xem thêm == Hòm thư (HT) dùng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam Khu bưu chính (KBC) dùng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang tra cứu thông tin mã bưu chính Việt Nam. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành quy định về mã bưu chính quốc gia Bảng mã vùng điện thoại và mã bưu chính các tỉnh, thành phố Việt Nam Zipcode bưu điện Việt Nam