filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
rồng.txt
Rồng hay Long là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ. Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" (Rồng, kỳ lân, rùa, phượng hoàng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực. Trên thực tế, một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên "rồng" dù chúng chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo. == Rồng với người Việt Nam == Con rồng Việt Nam là trang trí kiến trúc, điêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông. Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn hình sin 11 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước). Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài. == Rồng với người Trung Quốc == Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Hoa. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi. Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái) Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm. Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v... Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như: Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung. Chu Dịch Đại Từ điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung. Theo các cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu). Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.>>(Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực). Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hòa dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi giả tá tự dã.» (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa (bằng hòa mục, hòa hiệp). Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu trên). == Rồng ở phương Tây == Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng. Cũng theo những truyện cổ phương Tây: rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay một tráng sĩ. Đối với phương Tây, rồng là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân, có 2 sừng nhọn, cặp cánh lớn và rộng đủ sức nâng trọng lượng của nó lên không trung, có vảy lưng dài đến tận đuôi và có thể phun ra lửa hoặc nước hoặc các nguyên tố khác… Da của nó rắn chắc và dẻo dai, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh, con người ít đặt chân đến. Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau: Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng. Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy. Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao. Sự thật có Rồng hay không? Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến. Vậy rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt... và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận. == Lịch sử ra đời == Hình tượng của rồng bao gồm các loài:có mào,cựa gà,thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng == Chín đứa con của rồng == Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn). Theo "Hoài Lộc Đường Tập" của Lý Đông Dương (李东阳, 1447-1516), tên của "Long Sinh Cửu Tử" lần lượt là: Tù Ngưu Nhai Xải Trào Phong Bồ Lao Toan Nghê Bí Hí Bệ Ngạn Phụ Hí Li Vẫn/Si Vĩ Còn theo "Thăng Am Ngoại Tập" của Dương Thận (杨慎, 1488-1559) thì đó là: Bí Hí Li Vẫn/Si Vĩ Bồ Lao Bệ Ngạn Thao Thiết Bá Hạ (𧈢𧏡, thường bị viết sai thành Công Phúc (蚣蝮)) Nhai Xải Toan Nghê Tiêu Đồ Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau: Bí Hí là con trưởng của Rồng. Còn có tên khác là Quy Phu, Điền Hạ hay Bá Hạ. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá... Li Vẫn là con thứ hai của Rồng. Còn có tên gọi là Si Vĩ hay Si Vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài… Bồ Lao là con thứ ba của Rồng. Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn. Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng. Còn có tên gọi khác là Hiến Chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện. Thao Thiết là con thứ năm của Rồng. Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự. Công Phúc là con thứ sáu của Rồng. Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân. Nhai Xải là con thứ bảy của Rồng. Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc. Toan Nghê là con thứ tám của Rồng. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát. Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng. Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà. Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như: Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí... Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn). Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất. Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường). Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: "Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát". Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng đế). Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu "Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông". Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy == Chú thích == == Liên kết ngoài == Ảnh về rồng châu Á Những đứa con rồng
gabriel obertan.txt
Gabriel Obertan là một cầu thủ bóng đá người Pháp hiện đang chơi cho câu lạc bộ Newcastle United của Anh. Anh sinh ngày 26 tháng 2 năm 1989 tại Pantin. Anh chơi vị trí Tiền vệ cánh và cũng có thể đá ở vị trí Tiền vệ Trung tâm và Tiền đạo.Anh cũng từng là thành viên của học viện danh tiếng Clairefontaine. Obertan bắt đâug sự nghiệp Bóng đá chuyên nghiệp của mình tại câu lạc bộ Bordeaux (pháp) trước khi gia nhập Manchester United với một mức phí không được tiết lộ vào tháng 7 năm 2009. Obertan là thành viên của Đội tuyển U21 Pháp tham dự giải 2009 Toulon Tournament, bản thân anh cũng được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong trận chung kết Mặc dù đã là thành viên của các đội tuyển U16 Pháp, U17 Pháp, U18 Pháp, U19 Pháp, U21 Pháp nhưng Obertan vẫn chưa được gọi vào đội tuyển Pháp một lần nào. == Danh hiệu == === Câu lạc bộ === Bordeaux Ligue 1 (1): 2008–09 Siêu cúp bóng đá Pháp (1): 2008 === Cá nhân === Cầu thủ xuất sắc nhất 2009 Toulon Tournament == Thống kê sự nghiệp == Số liệu thống kê chính xác tới ngày 24 tháng 5 năm 2015 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thông tin trên trang web của Manchester United Gabriel Obertan tại Soccerbase Thông tin trên trang web L'Equipe.fr
zuniceratops.txt
Zuniceratops (nghĩa là "mặt xường Zuni") là một chi khủng long ceratopsia sống vào trung Turonian của thời kỳ Creta muộn tại nơi ngày nay là New Mexico, Hoa Kỳ. Zuniceratops được phát hiện năm 1996, bởi Christopher James Wolfe năm 8 tuổi, con trai của nhà cổ sinh vật học Douglas G. Wolfe, tại thành hệ Moreno Hill ở miền trung-tây New Mexico. Người ta đã tìm thấy một hộp sọ cùng với nhiều chiếc xương của nhiều cá thể khác nhau. == Xem thêm == Danh sách khủng long == Chú thích == Wolfe, D.G. & Kirkland, J.I. (1998). “Zuniceratops christopheri n. gen. & n. sp., a ceratopsian dinosaur from the Moreno Hill Formation (Cretaceous, Turonian) of west-central New Mexico”. Lower and Middle Cretaceous Terrestrial Ecosystems, New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin 24: 307–317. Wolfe, D. G. (2000). New information on the skull of Zuniceratops christopheri, a neoceratopsian dinosaur from the Cretaceous Moreno Hill Formation, New Mexico. pp. 93–94, in S. G. Lucas and A. B. Heckert, eds. Dinosaurs of New Mexico. New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin No. 17.
sơ kỳ trung cổ.txt
Sơ kỳ Trung cổ là một thời kỳ lịch sử của châu Âu kéo dài từ thế kỷ thứ 5 tới khoảng năm 1000. Trước nó là thời kỳ suy tàn của đế quốc La Mã và tiếp sau nó là Trung kỳ Trung cổ (khoảng năm 1000 đến năm 1300). Sơ kỳ Trung Cổ chứng kiến sự tiếp tục của những khuynh hướng bắt đầu từ thời Hậu Cổ đại, bao gồm sự sụt giảm về dân số, đặc biệt ở các thành thị, sự bế tắc trong quan hệ mậu dịch, cùng với những cuộc di cư của man tộc. Các nhà sử học gọi giai đoạn này là "Thời kỳ Tăm tối" vì những đóng góp ít ỏi của nó về mặt văn hóa và giáo dục, đặc biệt ở Tây Âu. Mặc dù vậy, đế quốc Đông La Mã vẫn tiếp tục tồn tại và giữ lại những tinh hoa của Hy Lạp - La Mã để trở thành đế quốc Byzantine. Một điểm đáng lưu ý nữa là việc những thế lực Hồi giáo tiến vào châu Âu trong thế kỷ thứ 7. Những khuynh hướng nêu trên sau đó được đảo ngược lại. Vào năm 800, danh hiệu hoàng đế La Mã được phục hồi bởi Charlemagne, và vương triều Carolingian của ông đã giúp tái sinh nền văn hóa - giáo dục ở Tây Âu. Về mặt sản xuất, châu Âu quay trở lại với một nền nông nghiệp có hệ thống dưới hình thức chế độ phong kiến. Các cuộc di cư của man tộc cũng được bình ổn lại, mặc dù người Viking vẫn liên tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở phương Bắc. == Sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã (395-476) == Đế quốc La Mã từng có lãnh thổ rất rộng lớn kéo dài từ châu Âu sang Bắc Phi, đến tận vùng Tiểu Á và Trung Đông. Biên giới phía bắc là sông Rhine và sông Danube, giáp với các bộ tộc có nguồn gốc từ bán đảo Scandinavia, thường được gọi là các dân tộc German. Ðế chế La Mã hưng thịnh trong nhiều thế kỷ, đem lại sự ổn định, thịnh vượng và trật tự cho thế giới phương Tây. Thế nhưng từ thế kỷ thứ 3, nó đã từng bước suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Năm 395, đế quốc La Mã phân chia lần cuối cùng thành đế quốc Tây La Mã và đế quốc Đông La Mã. Từ đó trở đi, các vị hoàng đế ở Tây La Mã hầu như chỉ còn là bù nhìn. Quyền hành thực sự ở Tây La Mã rơi vào tay những người thống lĩnh quân đội. Vốn ít tài nguyên hơn Đông La Mã, Tây La Mã cũng suy sụp nhanh chóng về mặt kinh tế. Ở bên ngoài, sự yếu kém của các quân đoàn La Mã đã khiến họ không thể kháng cự được những cuộc xâm lăng của các man tộc. Các tộc người German từng bước tràn về phía tây và xâm nhập lãnh thổ của La Mã. Năm 476, viên tướng người German Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus. Đế chế Tây La Mã diệt vong ở đây. Về danh nghĩa thì Odoacer là chư hầu của Đông La Mã nhưng thực tế thì chính ông mới là người trị vì bán đảo Italy. == Thời kỳ Di cư (400-700) == Trên lãnh thổ cũ của đế quốc La Mã ở Tây Âu và Bắc Phi, các vương quốc của người German dần dần được thành lập, bao gồm vương quốc của người Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Frank, Lombard, Anglo-Saxon, Burgundy, v.v... Năm 410, người Visigoth do Alaric I dẫn đầu đã đánh chiếm và cướp phá thành Rome. Sau đó, dưới thời các hậu duệ của Alaric, người Visigoth tới bán đảo Iberia và thiết lập một vương quốc cho riêng mình tồn tại 200 năm. Ở phía nam, người Vandal đánh chiếm Carthage vào năm 439 và xây dựng một hạm đội hùng mạnh để quấy nhiễu vùng biển phía tây và Nam của Địa Trung Hải. Năm 455, người Vandal cũng tiến vào cướp phá Rome. Vương quốc Vandal tồn tại gần một thế kỷ trước khi bị hoàng đế Đông La Mã thôn tính vào năm 534. Năm 443, vương quốc của người Burgundy được thành lập ở khu vực xung quanh thành phố Lyon ngày nay, và tới năm 534 thì bị người Frank tiêu diệt. Ở đảo Anh, từ giữa thế kỷ thứ 5, người Anglo-Saxon đã nhân cơ hội La Mã rút quân để vượt biển tới đây. Sau khi Đế chế Tây La Mã chính thức sụp đổ vào năm 476, có thêm ba vương quốc mới nữa ra đời là vương quốc Ostrogoth, vương quốc Lombard, và vương quốc Frank. Năm 493, vua Ostrogoth là Theodoric Đại đế đánh bại Odoacer và chiếm lấy Ravenna, nhưng sự thống trị của họ cũng chỉ được tới năm 553 thì bị Đông La Mã xóa sổ. Vào năm 568, người Lombard tiến vào phía bắc của bán đảo Italy và dựng lên vương quốc Lombard, tồn tại tới thế kỷ 8. Nhìn chung thì các vương quốc của người German trong giai đoạn này đều không duy trì được lâu, chỉ duy nhất vương quốc của người Frank (thành lập từ năm 481) là tồn tại bền vững và có ý nghĩa quan trọng nhất. Người Goth và Vandal chỉ là hai cái tên đầu tiên trong làn sóng của những người di cư tràn vào Tây Âu. Một số dân tộc di cư chỉ biết gây chiến, cướp phá và khinh thường những giá trị văn hóa La Mã. Những dân tộc khác thì ngưỡng mộ La Mã và muốn nối tiếp những truyền thống của nó. Người dân La Mã theo Kitô giáo và đã sống có tổ chức, quy củ từ rất lâu, trong khi những người man tộc thì hầu như chẳng biết gì về các khái niệm như tổ chức thành thị, tiền bạc, hay viết lách. Thế nhưng trong quá trình di cư, người German đã dần dần cải theo Kitô giáo. Những dân tộc German xâm nhập vào Italy, Gaul, và Hispania cũng đều tiếp nhận ngôn ngữ Latinh và tỏ ra tôn trọng những gì còn sót lại của nền văn hóa La Mã. Điều này đã giúp ngôn ngữ Latinh vẫn giữ được vị trí quan trọng cho đến ngày nay. Nền thương mại, sản xuất, văn hóa, và giáo dục từng một thời vươn xa của Đế chế La Mã giờ đây bị thay thế bởi những sự thống trị cát cứ ở địa phương. Về kinh tế, hàng hóa không còn có thể an toàn vận chuyển đi xa, điều này dẫn đến sự biến mất của các ngành nghề phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi buôn bán. Sự sụp đổ của các mối liên kết về mặt kinh tế và xã hội giữa các vùng miền cũng đã đưa tới sự nảy sinh khuynh hướng địa phương hóa. Trên lãnh thổ cũ của La Mã, dân số giảm đi 20% từ năm 400 đến 600. Trong thế kỷ thứ 8, tổng giao dịch thương mại tụt xuống mức thấp nhất kể từ Thời đại đồ đồng. Nền nông nghiệp có hệ thống cũng biến mất và sản lượng nông phẩm sản xuất ra chỉ ở mức đủ sống. Nhiều đất canh tác thậm chí còn bị trở lại thành rừng. == Đế quốc Byzantine == Khi đế quốc Tây La Mã vỡ vụn ra thành hàng loạt vương quốc của người German thì đế quốc Đông La Mã ở Constantinople, vốn giàu có hơn, vẫn tồn tại và dần dần phục hồi được sức mạnh của mình. Sau khi tiếng Hy Lạp thay thế tiếng Latinh như là ngôn ngữ chính thức của đế quốc Đông La Mã, nhiều nhà sử học gọi đế quốc này là "Đế quốc Byzantine". Những người ở Tây Âu cho rằng chất "Hy Lạp" của nó nhiều hơn là "La Mã". Mặc dù vậy, những cư dân ở Byzantine luôn tự gọi mình là Romaioi (nghĩa là "người La Mã") để nhấn mạnh rằng mình là sự kế thừa của đế quốc La Mã. Nhờ vào việc kiểm soát tuyến đường buôn bán giữa châu Âu và phương Đông, đế quốc Byzantine trở thành quốc gia giàu có nhất ở châu Âu. Sử dụng lực lượng quân đội tinh nhuệ kết hợp với chiến thuật ngoại giao khéo léo, Byzantine đã ngăn chặn được những cuộc tấn công của man tộc di cư. Giấc mơ chiếm lại những vùng đất ở Tây Âu đã được hiện thực hóa dưới triều đại Justinian I (527-565), dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Dưới sự chỉ huy của danh tướng Belisarius, quân đội Byzantine đã chinh phục vương quốc Vandal ở Bắc Phi và vương quốc Ostrogoth ở Italy. Sau đó, Đế chế Byzantine tiếp tục đánh chiếm một phần lãnh thổ bán đảo Iberia (tỉnh Spania) và giữ vững quyền kiểm soát vùng đất này cho tới thời hoàng đế Heraclius. Hoàng đế Justinian không chỉ khôi phục lại những lãnh địa từng thuộc về La Mã mà còn soạn ra bộ luật La Mã có nhiều ảnh hưởng tới các thế hệ sau và xây dựng nhà thờ Hagia Sophia ở kinh đô Constantinople, một công trình kiến trúc tinh xảo và vĩ đại nhất thời bấy giờ. Thế nhưng một trận dịch lớn (thường gọi là "đại ôn dịch Justinian") đã tàn phá triều đại của ông và giết hại 40% dân số ở kinh đô Constantinople. Người ta ước tính rằng trận dịch này đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 100 triệu người trên toàn thế giới. Sau thời hoàng đế Justinian, lãnh thổ của đế quốc Byzantine bị thu hẹp do những cuộc chiến với nhiều thế lực từ bên ngoài. Những vị Hoàng đế kế vị của ông là Maurice và Heraclius phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của người Slav và người Avar. Sau những cuộc tàn phá của các bộ tộc Slav và Avar thì dân số ở bán đảo Balkan cũng trở nên thưa thớt hơn. Vào năm 626, thành phố lớn nhất châu Âu thời bấy giờ là Constantinopolis phải chống lại cuộc vây hãm của liên quân Avar và Sassanid (đế quốc Ba Tư). Trong những thập niên sau đó, hoàng đế Heraclius dồn toàn lực quyết đấu với đế quốc Sassanid trong một cuộc chiến mang màu sắc của một cuộc thánh chiến. Cuối cùng ông đã thành công khi chiếm được kinh đô của họ, qua đó đã đánh một đòn hủy diệt vào cường quốc đã từng đối đầu với đế quốc La Mã hàng thế kỷ qua (đây cũng được xem là cuộc chiến La Mã-Ba Tư cuối cùng trong lịch sử). Nhưng rồi cũng trong triều đại của mình, hoàng đế Heraclius chứng kiến những thành tựu vẻ vang của ông đổ sông đổ bể khi người Ả Rập lần lượt chinh phục các xứ Syria, Palestine, Ai Cập và Bắc Phi, đi kèm với nó là quá trình truyền bá Hồi giáo đến tất cả các vùng nói trên. Sau hai cuộc vây hãm Constantinopolis không thành của người Ả Rập vào các năm 674-677 và 717, đế quốc Byzantine bị giằng xé trong phong trào phá hoại thánh tượng và những cuộc đấu đá nội bộ. Người Bulgar và người Slav nhân cơ hội này để xâm chiếm Illyria, Thrace và Hy Lạp. Sau một chiến thắng quyết định ở Ogala vào năm 680, họ đã ký một hòa ước với phía Byzantine để thành lập Đế quốc Bulgaria thứ nhất ở bán đảo Balkan. Đế quốc Byzantine ứng phó lại với những mối đe dọa bằng một hệ thống hành chính mới và những cải cách kinh tế giúp họ đủ vững mạnh để vươn tới những thành công trong những thế kỷ sau. Nền công nghệ - kỹ thuật của người Byzantine ở thời điểm đó cũng được đánh giá là tiên tiến hơn tất cả các nước ở Tây Âu. Bắt đầu từ năm 867, đế quốc Byzantine đạt tới đỉnh cao một lần nữa dưới thời các vị hoàng đế thuộc vương triều Macedonia. Ở bên ngoài, quân đội Byzantine chống trả người Ả Rập và người Bulgar để mở rộng lãnh thổ (tới năm 1018 thì họ xóa sổ Đế quốc Bulgaria thứ nhất để hoàn tất công cuộc tái chiếm bán đảo Balkan). Ở trong nước, những vị hoàng đế như Leo VI và Constantine VII giúp nền văn hóa - nghệ thuật ở Constantinopolis thăng hoa (giai đoạn này cũng được gọi là thời kỳ "Phục hưng Macedonia", dù thuật ngữ này còn nhiều tranh cãi). Với những thành tựu của mình, các hoàng đế thuộc vương triều Macedonia luôn xem thường các vị vua ở Tây Âu vì xuất thân man tộc của họ. Đế quốc Byzantine vẫn duy trì, dù chỉ là trên danh nghĩa, lời khẳng định chủ quyền của họ đối với các vùng đất phía tây. Bên cạnh những cuộc chiến, nền văn minh của Byzantine cũng đã giúp khai sáng cho nhiều man tộc. Người Slav và người Bulgar đã dần dần cải theo Kitô giáo, và những tu sĩ của Constantinopolis thậm chí còn đi tới tận những vùng đất Đông Âu xa xôi (nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Đế chế La Mã trước đây) để truyền giáo, qua đó đặt nền móng vững chắc cho sự thống trị của Chính thống giáo Đông phương ở Nga sau này. Một yếu tố quan trọng làm nên thành công của những nhà truyền giáo này là việc họ đã chủ động sử dụng ngôn ngữ địa phương để truyền giáo, thay vì dùng tiếng Latinh hay tiếng Hy Lạp như những người đi trước. Thời hoàng kim của đế quốc Byzantine kéo dài tới đầu thế kỷ 11. Trong bối cảnh Tây Âu đang chìm trong tăm tối thì sự thịnh vượng của Byzantine đáng được xem là một đốm sáng của tri thức, một trung tâm văn hóa ở châu Âu. == Sự trỗi dậy của Hồi giáo (632-750) == Đạo Hồi (Islam) bắt đầu được Muhammad truyền bá ở bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ thứ 7. Những người theo đạo Hồi thờ Đấng tối cao Allah và xem Muhammad như là vị thiên sứ cuối cùng và toàn năng nhất, được nhận mặc khải của thượng đế để truyền lại cho con người. Ngoài việc là một biểu tượng tôn giáo thì Muhammad còn là một nhà chính trị - quân sự và là người đứng đầu nhà nước Hồi giáo mới thành lập. Chính sự ra đời của Hồi giáo là hạt nhân trong việc thống nhất bán đảo Ả Rập vốn đang bị chia cắt. Khi Muhammad qua đời (năm 632), về cơ bản là toàn bộ bán đảo Ả Rập đã được thống nhất và Hồi giáo hóa. Từ thế kỷ thứ 7 trở đi, lịch sử của châu Âu đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự trỗi dậy của Hồi giáo. Dưới thời vị Caliph thứ hai là Umar, các tin đồ Hồi giáo đã hoàn tất việc chinh phục Syria, Mesopotamia, Palestine, Ai Cập, một phần Tiểu Á và Bắc Phi. Đến các Caliph đời sau thì thế lực của Hồi giáo đã vươn tới thêm nhiều lãnh địa khác ở Bắc Phi, bán đảo Iberia, các đảo Síp, Malta, Kríti, Sicilia và một phần phía nam Ý. Ở phía đông, những cuộc chinh phục của Hồi giáo đã đưa tới sự sụp đổ hoàn toàn của Đế chế Sassanid, còn Đế chế Byzantine thì mất đi một diện tích lớn lãnh thổ. Ở phía tây, cuộc chinh phục của Hồi giáo vào Hispania bắt đầu từ năm 711 khi những người Moor (chủ yếu gồm bộ tộc Berber đã cải đạo và một số người Ả Rập) xâm lược vương quốc Visigoth. Họ cập bến ở Gibraltar vào ngày 30 tháng 4 và tiến dần lên phía bắc. Chỉ trong vòng 8 năm, gần như toàn bộ đất đai trên bán đảo Iberia đã rơi vào tay người Hồi giáo, trừ một vùng nhỏ ở Tây Bắc (Asturias) và phần lớn xứ Basque. Vùng lãnh thổ mới chiếm đóng được người Ả Rập gọi là Al-Andalus và trở thành một phần trong Đế chế Umayyad. Đà tiến của người Hồi giáo chỉ bị chặn lại khi họ thất bại trong cuộc vây hãm Constantinopolis vào năm 717 và bị đánh bại bởi người Frank do Charles Martel chỉ huy trong trận Poitiers nổi tiếng vào năm 732. Vương triều Abbasid sau đó lật đổ vương triều Umayyads vào năm 750 và tàn sát gần như toàn bộ dòng Umayyads. Thế nhưng một vị hoàng tử Umayyad là Abd-ar-rahman I đã trốn thoát được tới Tây Ban Nha và thiết lập vương quốc Cordoba tại đây. Người Frank dưới thời các hậu duệ của Charles Martel đã đánh chiếm lại một số vùng đất từ tay người Hồi giáo, nhưng nói chung là các thế lực Hồi giáo ở bán đảo Iberia vẫn còn được duy trì cho đến hàng thế kỷ sau. == Sự hồi sinh của các vương quốc German ở Tây Âu (700-850) == Tình hình ở Tây Âu được cải thiện đáng kể từ sau năm 700 với một sự phát triển tăng vọt về nông nghiệp kéo dài tới năm 1100. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đã có sự gia tăng đáng kể về lượng ánh sáng chiếu xuống châu Âu từ năm 600 đến năm 900. Về mặt tôn giáo, hầu như tất cả Tây Âu (trừ bán đảo Iberia do người Hồi giáo chiếm đóng và một phần phía bắc đảo Anh) đều đã quy phục theo Giáo hội Công giáo Rôma. Về mặt xã hội, sự tương tác giữa nền văn hóa của những kẻ mới tới với những gì còn sót lại của văn hóa La Mã, cộng thêm tầm ảnh hưởng của Kitô giáo, đã cùng nhau sản sinh ra một hình mẫu xã hội mới dựa trên việc chấp hành những nghĩa vụ phong kiến. Hệ thống quản lý hành chính theo kiểu tập trung của người La Mã không thể tồn tại được với những thay đổi này, đi kèm với điều đó là sự biến mất của chế độ chiếm hữu nô lệ. === Bán đảo Italy === Bán đảo Italy chưa bao giờ là một khối thống nhất trong suốt thời kỳ Trung cổ. Những người Lombard do vua Alboin lãnh đạo xâm nhập Italy vào năm 568 và lập ra một vương quốc ở phía bắc bán đảo này với kinh đô là Pavia. Trong hai thế kỷ, vương quốc Lombard liên tục tranh đấu với Đế chế Byzantine để giành quyền kiểm soát các vùng Ravenna, Lazio, Calabria, và Apulia. Nhà nước Lombard đúng nghĩa là man tộc nếu so với những nhà nước German ra đời trước đó ở Tây Âu. Thể thức của nó rất phi tập trung hóa; các lãnh chúa tự nắm toàn quyền trong lãnh địa của mình. Sau cái chết của Cleph vào năm 575, người Lombard thậm chí còn không chịu bầu ra vua mới trong suốt một thập niên. Bộ luật đầu tiên của họ là bộ Edictum Rothari được soạn vào năm 643, tuy nhiên nó được viết ra bằng thứ tiếng Latinh rất kém cỏi và chỉ đơn thuần là sự tập hợp của các luật lệ truyền miệng trước đây. Vương quốc Lombard được bình ổn lại dưới thời vua Liutprand (717–744), thế nhưng sự sụp đổ của nó lại diễn ra một cách bất ngờ. Vào các năm 754 và 756, vua Pepin Lùn của người Frank đánh chiếm một số đất đai của Lombard rồi trao cho Giáo hoàng để thành lập nên Nước Giáo hoàng (tiếng Anh: Papal States), có thể xem là một tổ chức chính trị đặc biệt. Hai thập niên sau đó, vào năm 774, do những tranh chấp với Giáo hoàng mà vua Desiderius của Lombard cuối cùng đã bị mất nước về tay Hoàng đế Charlemagne. Vùng đất phía bắc ranh giới của khu Giáo hoàng sau đó được cai trị bởi các tiểu quốc chư hầu của Hoàng đế Đế chế La Mã thần thánh cho đến thế kỷ 11 và 12, khi nhiều thành phố nổi dậy giành quyền tự trị. Miền Nam Italy thì bị xâu xé trong vài thế kỷ bởi các thế lực khác nhau như các công tước ở Benevento và Spoleto, Đế chế Byzantine, người Hồi giáo, người Norman, và các chính quyền địa phương. === Đảo Anh === Giai đoạn đầu Trung cổ chứng kiến việc những người Anglo-Saxon tới thay thế người Briton (dân tộc bản xứ ở đảo Anh lúc đó) để làm bá chủ của đảo Anh. Ngay từ giữa thế kỷ thứ 5, các bộ tộc có xuất xứ từ những vùng mà hiện nay là Đức, Hà Lan, và Đan Mạch đã bắt đầu những cuộc cướp phá nhắm vào đảo Anh. Theo chuyện kể lại, hai tộc trưởng người Jutes là Hengest và Horsa đã được vị vua người Briton là Vortigern mời đem quân tới chống lại bộ tộc Pict, đổi lại họ sẽ được cắt đất. Sau đó, nhận ra sự trù phú ở nơi đây, những người Jutes và Anglo-Saxon đã ồ ạt đổ vào đảo Anh và tiến hành những cuộc xâm lược để hất cẳng luôn người Briton. Mặc dù vậy, một số người Briton vẫn bảo vệ được lãnh thổ và truyền thống của mình ở các vùng Wales, Dumnonia và Hen Ogledd. Câu chuyện về vua Arthur huyền thoại chiến đấu chống lại người Saxon là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất của họ (sự xác thực của nhân vật này vẫn còn là đề tài tranh cãi). Phần lớn người Briton khác thì chạy trốn đến Brittany (Tây Bắc Pháp). Những người Anglo-Saxon xây dựng một số vương quốc với tầm quan trọng và thời gian tồn tại khác nhau. Vua Alfred Đại đế (ở ngôi từ 871-899, và cũng là vị vua người bản xứ duy nhất của Anh được gọi là "Đại đế") của vương quốc Wessex đã dẫn dắt họ chống lại quân xâm lược Viking tới từ Đan Mạch, và sau đó thì quá trình thống nhất nước Anh được hoàn tất vào năm 926 khi Northumbria được sát nhập bởi vua Athelstan, người cháu của vua Alfred Đại Đế. === Đế chế Frank === Đế chế Frank được xem là đỉnh cao cho sự phát triển của các vương quốc Tây Âu trong giai đoạn này. Dưới thời kỳ trị vì của vua Clovis I (481-511), người Frank liên tiếp giành thắng lợi trước các thế lực đối địch như người Alamanni và Visigoth, trong đó có trận Tolbiac (496) mang ý nghĩa quyết định. Cũng trong năm 496, Clovis cải theo Công giáo Rôma và làm lễ rửa tội ở Rheims, điều này giúp người Frank có được sự ủng hộ của giới quý tộc Kitô giáo trong các chiến dịch quân sự của mình. Khi Clovis qua đời, vương triều Merovingian do ông sáng lập đã kiểm soát gần như toàn bộ xứ Gaul rộng lớn, chỉ trừ tỉnh Septimania của người Goth ở phía tây và vương quốc Burgundy ở vùng đông nam. Những năm sau đó, các hậu duệ của Clovis đều tiếp tục tiến hành chính sách mở rộng lãnh thổ. Họ xóa sổ vương quốc Burgundy và chinh phục nốt những phần còn lại của vương quốc Visigoth ở xứ Gaul vào thế kỷ thứ 6. Từ giữa thế kỷ thứ 7 trở đi thì quyền lực trong vương quốc Frank chủ yếu nằm trong tay các vị Quản thừa. Năm 732, Quản thừa Karl Búa Sắt (Charles Martel) giành chiến thắng oanh liệt trong trận Poitiers (còn gọi là trận Tours), giúp Tây Âu đẩy lui được cuộc xâm lăng của Đế quốc Hồi giáo thời bấy giờ. Năm 751, con trai của Quản thừa Charles Martel là Pepin Lùn đã phế truất triều Merovingian để lập ra một triều đại mới, vương triều Carolingian. Khi vua Pepin qua đời vào năm 768, con trai ông là vua Charles (sau này thường được biết đến như là Charlemagne hoặc Charles Đại đế) lên nối ngôi. Charlemagne được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại và kiệt xuất nhất trong giai đoạn đầu Trung cổ với hàng loạt chiến thắng huy hoàng trong các cuộc chiến tranh. Từ năm 772, vua Charlemagne bắt đầu tấn công người Saxon ở phía nam nước Đức ngày nay và phải mất tới 32 năm thì mới hoàn toàn chinh phục được họ; đi kèm với những chiến thắng luôn là quá trình cải đạo ép buộc cho các man tộc không chịu tin vào Thiên chúa. Năm 774, Charlemagne thôn tính vương quốc Lombard ở Bắc Italy. Ở phía tây, Charlemagne giành lại từ tay người Hồi giáo một phần đất đai phía nam dãy núi Pyrénées, với trung tâm là thành phố Barcelona. Đế chế Frank dưới thời Charlemagne có thể xem là có lãnh thổ tương đương với Đế chế Tây La Mã trước đây. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 800, giáo hoàng Leo III đã bất ngờ gia miện cho Charlemagne thành Hoàng đế La Mã (Imperator Romanorum). Giờ đây ông được xem như người kế thừa của các vị Hoàng đế La Mã xưa kia; sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đánh dấu sự ra đời của "Đế chế La Mã thần thánh" sau này. Không chỉ có các những cuộc chinh phục, triều đại của Charlemagne còn được gắn liền với khái niệm "Phục hưng Carolingian", một thời đại đánh dấu sự phục hưng của các ngành nghệ thuật, học vấn, tôn giáo và văn hóa, thông qua trung gian là Giáo hội Công giáo. Những học giả đời sau cho rằng Hoàng đế Charlemagne chính là người đã đặt nền móng cho lịch sử phát triển của châu Âu thời Trung cổ. Sau hiệp ước Verdun vào năm 843 giữa ba người cháu của Hoàng đế Charlemagne, Đế chế Frank to lớn bị chia làm ba phần và dần dần tan rã thành các quốc gia khác nhau. Phần phía tây sau đó phát triển thành nước Pháp, phần phía đông thành Đế chế La Mã thần thánh và phần giữa gồm các vùng như Bắc Italia, Burgundy, v.v... === Chế độ phong kiến ở châu Âu === Từ khoảng năm 800 diễn ra sự tái xuất hiện của một nền nông nghiệp có hệ thống dưới hình thức đất tự do (tiếng Anh: open field system). Một thái ấp sẽ có nhiều mảnh đất và được chia ra trồng trọt bởi các gia đình xung quanh đó. Hệ thống luân canh ba mảnh đất cũng được áp dụng từ thế kỷ thứ 9: mảnh đất thứ nhất trồng lúa mì, mảnh đất thứ hai trồng các loại cây có khả năng chuyển hóa trực tiếp nitơ như yến mạch hay đậu, còn mảnh đất thứ ba thì được để không. Hệ thống luân canh này giúp có nhiều đất đai được trồng trọt hơn, và quan trọng hơn, nó làm giảm nguy cơ xảy ra nạn đói kém khi có một vụ mùa thất bát. Sự quay trở lại của nền nông nghiệp có hệ thống trùng với sự xuất hiện của một hệ thống xã hội mới: chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến thể hiện hệ thống đẳng cấp dựa trên những nghĩa vụ tương hỗ, được gọi là các nghĩa vụ phong kiến. Các quý tộc nhận đất phong từ vua để trở thành lãnh chúa của một vùng đất, đổi lại họ phải hứa hẹn trung thành với nhà vua và đem quân tới giúp khi có chiến tranh. Trong từng lãnh địa, mỗi người dân sẽ phải phục vụ lãnh chúa của mình để đổi lại sự che chở của họ. Chế độ phong kiến đem lại lợi ích là giúp các quốc gia duy trì một sự an toàn nhất định cho nhân dân, ngay cả khi không có một bộ máy hành chính hoàn thiện. Thế nhưng mặt trái của nó là việc cát cứ ở địa phương; các lãnh chúa bắt đầu mạnh lên và hùng cứ ở lãnh địa của mình, dẫn đến tình trạng chia cắt kéo dài ở Tây Âu. Một điểm rất đáng lưu ý là, về cơ bản, chế độ phong kiến ở phương Tây rất khác với phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc). Ở phương Tây thì chế độ phong kiến gấn liền với giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài, còn ở phương Đông thì chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài. == Thời đại Viking (793-1066) == Thời đại Viking kéo dài từ năm 793 đến 1066 ở bán đảo Scandinavia và Anh. Trong khoảng thời gian này, người Viking, vốn là những chiến binh và thương nhân có nguồn gốc từ Scandinavia, đã cướp bóc và dong thuyền tới hầu hết các nơi ở châu Âu, một phần Bắc Phi và Đông Bắc châu Mỹ. Bên cạnh việc dựa vào khả năng hàng hải tiên tiến của mình để thám hiểm châu Âu và mở các tuyến đường buôn bán, người Viking còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh liên miên. Với niềm tin vào tôn giáo đa thần của mình, người Viking là những chiến binh lì lợm và hiếu chiến nhất được cả châu Âu khiếp sợ. Chính họ là một trong những nguyên nhân đã trói chân các cộng đồng Kitô giáo ở châu Âu hàng thế kỷ, góp phần vào sự phát triển của chế độ phong kiến. Thời đại Viking được xem như bắt đầu từ năm 793 khi họ tới cướp phá tu viện đảo Lindisfarne ở Anh. Từ năm 793 tới khoảng năm 850, những người Viking đã tấn công và chiếm đóng nước Anh, nhưng rồi sau đó họ bị Alfred Đại đế đẩy lui, đi tới một thỏa thuận chia đôi nước Anh trong hiệp ước Alfred và Guthrum (886). Người Viking từ đó đóng lại tại Danelaw ở đông bắc Anh. Tới năm 847 thì có một đợt người Viking mới tràn vào nước Anh khi Erik Bloodaxe đánh chiếm York. Người Viking tiếp tục hiện diện ở Anh cho tới thời Canute Đại đế (1016–1035), và thời đại Viking ở đảo Anh được ghi nhận là kết thúc sau thất bại của họ trong trận chiến cầu Stamford vào năm 1066. Một điều nên biết là không phải tất cả những người Viking tới Anh đều là để cướp bóc. Một số tới để sinh sống và có những đóng góp vào văn hóa. Việc khá nhiều từ ngữ trong tiếng Anh có xuất xứ từ ngôn ngữ cổ ở Scandinavia là minh chứng cho điều đó. Ngoại trừ ở Anh thì lịch sử còn ghi nhận những cuộc viễn chinh của người Viking tới Ireland, Đông Âu, bán đảo Iberia, phần phía tây của Đế chế Frank, Iceland và Greenland. Đặc biệt, vào khoảng năm 986, Bjarni Herjólfsson, Leif Ericson và Þórfinnur Karlsefni từ Greenland đã tiếp bước Erik the Red để tới Bắc Mỹ và tổ chức định cư tại một mảnh đất mà họ gọi là Vinland (vùng đất trồng nho), ngày nay thuộc đảo Newfoundland, Canada. Mặc dù vậy, những cuộc xung đột với người bản địa và việc thiếu tiếp tế từ quê nhà đã khiến họ phải bỏ cuộc chỉ trong vài năm sau đó. Vào năm 911 ở Pháp, một đội quân Viking xâm lược do Rollo chỉ huy đã buộc vua Pháp ký hòa ước Saint Clair-sur-Epte để nhượng khu vực quanh cửa sông Seine cho họ chiếm đóng, đổi lại Rollo sẽ cải đạo và phục vụ cho vua Pháp. Vùng đất phong của Rollo sau đó được gọi là Normandy (xuất phát từ chữ northman) với thủ phủ là Rouen. Những người Norman sau đó chiếm được đảo Sicilia và tiến hành cuộc chinh phục nước Anh vào năm 1066 dưới sự lãnh đạo của William Kẻ chinh phục (William I của Anh). Từ thế kỷ 11, người Viking hòa mình vào các dân tộc khác ở châu Âu và dần dần đều cải theo Kitô giáo. == Đông Âu từ năm 600 đến 1000 == === Kievan Rus === Trước khi Kievan Rus ra đời, Đông Âu được thống trị bởi người Khazar, vốn là một nhánh người Turk đã tách ra khỏi nước Turkic Khaganate (còn gọi là Göktürks, hoặc theo tiếng Trung Quốc là Đột Quyết) từ thế kỷ thứ 7. Khazar là một nhà nước đa sắc tộc, phát triển hùng mạnh dựa vào việc kiểm soát những tuyến đường buôn bán trên sông giữa châu Âu và phương Đông. Người Khazar cũng tiếp nhận cống phẩm từ các dân tộc lân cận là người Alani, người Magyar, một số bộ tộc Slav khác, người Goth, và người Hy Lạp ở Krym. Dựa vào các thương nhân lưu động thì họ cũng đã xây dựng mối quan hệ làm ăn tới Ấn Độ và Tây Ban Nha. Khi những người Khazar này phải đối mặt với áp lực từ người Ả Rập đang mở rộng lãnh thổ, họ đã xoay sang liên minh với Constantinopolis. Mặc dù gặp vài thất bại lúc đầu nhưng sau đó họ đã chiếm lại Derbent và rồi tiến xuống vùng Caucasia. Bằng cách này, họ đã chặn đứng con đường tiến lên phía bắc của Hồi giáo ở Đông Âu. nhiều thập kỷ trước khi Charles Martel làm được điều tương tự ở Tây Âu.. Vào thế kỷ thứ 7, vùng duyên hải phía bắc của Biển Đen tiếp nhận một đợt tấn công mới từ người Bulgar, những người đã lập nên một vương quốc Đại Bulgaria hùng mạnh dưới sự trị vì của Kubrat. Người Khazar sau đó đẩy được người Bulgar từ Nam Ukraine xuống trung lưu sông Volga (nơi họ thành lập nước Volga Bulgaria) và hạ lưu sông Danube (nơi họ thành lập Đế chế Bulgaria đầu tiên). Những người Bulgar ở sông Danube sau đó bị đồng hóa theo phong tục của người Slav và cải theo Chính thống giáo Đông phương của Byzantine. Ở phía bắc của Byzantine, nhà nước đầu tiên của người Slav được ghi nhận là Đại Moravia, xuất hiện từ thời Đế chế Frank tới đầu thế kỷ thứ 9 thì bị tiêu diệt bởi người Magyar (người Hungary). Những người Tây Slav sau đó cải theo Công giáo Rôma, còn những người Đông Slav thành lập nên nhà nước Kievan Rus của mình từ năm 880. Kievan Rus sau đó phát triển thành quốc gia có diện tích lớn nhất châu Âu lúc đó và cải theo Chính thống giáo Đông phương từ năm 990. Người Kievan Rus kiểm soát những tuyến đường thương mại từ Bắc Âu đến Constantinopolis và phương Đông. Thủ đô của Kievan Rus là thành phố Kiev. Mặc dù lúc đầu có xung đột nhưng dần dần thì Kievan Rus và Byzantine thiết lập mối quan hệ liên minh, đặc biệt là khi Vladimir I của Kiev trở thành người nước ngoài đầu tiên được cưới một công chúa Byzantine trong vương triều Macedonia, điều mà ngay cả các vị vua Tây Âu cũng không có được. Những chiến dịch của cha Vladimir là vua Svyatoslav I đã góp phần làm tan rã hai cường quốc mạnh nhất ở Đông Âu lúc đó là Bulgaria và Khazar. === Hungary === Người Magyar (về sau gọi là người Hungary) có nguồn gốc từ châu Á và có thuyết cho rằng họ là hậu duệ của người Hung sau thời vua Attila, nhưng điều này vẫn còn đang được bàn cãi. Khoảng năm 895-896, dưới sự lãnh đạo của Árpád, những người Magyar vượt dãy Carpathian để tới khu lòng chảo Carpathian. Năm 907, người Hungary đánh bại một đội quân Bavaria trong trận Pressburg và bắt đầu xua quân đi cướp phá các vùng lãnh thổ ở Đức, Pháp và Italy. Năm 910, họ tiếp tục đánh bại quân đội của Đế chế Frank ở gần Augsburg. Từ năm 917 đến 925, người Hungary cướp phá dọc khắp Basle, Alsace, Burgundy, Saxony, và Provence. Mặc dù bị chặn lại ở Tây Âu sau thất bại trong trận Lechfeld (955), người Hungary vẫn tiếp tục cướp phá bán đảo Balkan cho tới năm 970. Sự định cư của họ sau đó được Giáo hoàng chấp nhận cùng với sự cải đạo, và vào năm 1001, Stephen I của Hungary đã được gia miện thành vua của Hungary. Từ đó, vương quốc Hungary trở thành một tấm lá chắn bảo vệ Kitô giáo châu Âu khỏi những cuộc xâm lăng từ phía đông và phía nam, đặc biệt là từ người Thổ. === Đế chế Bulgaria === Năm 682, những người Bulgar lập ra Đế chế Bulgaria đầu tiên hùng mạnh và giữ một vai trò lịch sử quan trọng ở Đông Nam châu Âu. Vào năm 718, Bulgaria đánh thắng triệt để người Ả Rập trong trận chiến gần Constantinopolis; vua của họ lúc đó là Tervel đã được tung hô là "Vị cứu tinh của châu Âu". Ngoài ra thì Bulgaria cũng đã chặn đứng những tộc người Pecheneg và Khazar, khiến họ không thể tiến sâu hơn nữa xuống phía nam. Dưới thời vua Simeon I (893–927), nước này được xem là có diện tích lớn nhất châu Âu, đe dọa sự tồn tại của Byzantine. Thế nhưng vào năm 968 thì Bulgaria bị Kievan Rus tấn công lấy mất thủ đô Preslav và tới năm 1018 thì bị Byzantine chinh phục. Mãi tới một thế kỷ sau đó, người Bulgar mới lại nổi dậy thành công và lập nên Đế chế Bulgaria thứ hai, tồn tại tới thế kỷ 14. Về mặt văn hóa, sau khi cải đạo vào năm 864, Bulgaria trở thành trung tâm của thế giới người Slav theo Chính thống giáo. == Sự chuyển đổi về mặt giáo dục == Với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã và sự suy tàn của các trung tâm thành thị, nền giáo dục bị suy giảm trầm trọng ở phía tây. Giáo dục chỉ còn tồn tại ở các tu viện và nhà thờ. Mãi tới thế kỷ thứ 8 thì một sự "Phục hưng" cho nền giáo dục thời Hy Lạp - La Mã mới xuất hiện trong vương triều Carolingian. Ở Đế chế Byzantine, việc học hành (theo nghĩa là giáo dục chính quy, bao gồm cả văn học) được duy trì ở mức độ cao hơn phía tây. Xa hơn nữa về phía đông, người Hồi giáo chinh phục nhiều địa phận và mang theo nhiều tiến bộ về khoa học, triết học và các hoạt động trí tuệ khác trong một "thời hoàng kim" của việc học hành. === Nền giáo dục cổ điển của Hy Lạp - La Mã === Hệ thống giáo dục cổ điển, vốn đã được duy trì hàng trăm năm, nhấn mạnh vào ngữ pháp, tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và thuật hùng biện. Học sinh đọc đi đọc lại các tác phẩm kinh điển và viết những bài luận theo phong cách đó. Tới thế kỷ thứ 4 thì hệ thống giáo dục này bị Kitô hóa. Trong De Doctrina Christiana, Augustine diễn giải về việc nền giáo dục cổ điển có thể ăn khớp với những quan niệm của Kitô giáo. Kitô giáo là tín ngưỡng của cuốn sách; mọi Kitô hữu phải biết viết biết đọc. Tertullian thì mơ hồ hơn về giá trị của giáo dục cổ điển, tự hỏi rằng "Athens thì liên quan gì tới Jerusalem?". Nhưng ông cũng không chống lại việc đưa Kitô giáo vào các trường cổ điển. Tới năm 529 thì Học viện Plato và tất cả các trường cổ điển khác bị Hoàng đế Justinian đóng cửa và những nền triết học ngoài Kitô giáo đều bị cấm. Kể từ ngày đó thì giáo dục bị buộc phải chuyển đổi để thích nghi với chủ nghĩa kinh viện của nhà thờ. === Sự giảm sút ở phía tây === Sự tan rã của các đô thị đã làm giảm phạm vi của giáo dục, và tới thế kỷ thứ 6 thì việc dạy và học hoàn toàn chỉ còn ở các trường đạo, với trọng tâm là việc học Kinh thánh. Nền giáo dục thế tục tồn tại một cách yếu ớt ở Italy, Tây Ban Nha, và phía nam xứ Gaul, nơi mà ảnh hưởng của La Mã vẫn còn kéo dài. Mặc dù vậy, vào thế ký thứ 7, việc học hành bắt đầu nở rộ ở Ireland và các vùng đất của người Celt (Scotland và Wales), nơi mà tiếng Latinh được tiếp nhận như một ngôn ngữ ngoại quốc và được nhiều người háo hức dạy và học. ==== Khoa học ==== Trong thế giới cổ đại, Hy Lạp là ngôn ngữ của khoa học. Những nghiên cứu khoa học tiến bộ và việc giảng dạy về nó chủ yếu diễn ra ở phần lãnh thổ La Mã gắn liền với văn hóa Hy Lạp, và bằng tiếng Hy Lạp. Việc tiếng Hy Lạp bị suy giảm khiến phương Tây Latinh bị cắt rời khỏi những gốc rễ của triết học và khoa học của Hy Lạp. Suốt một thời gian dài, những người nói tiếng Latinh nếu muốn học về khoa học thì chỉ có thể có được một vài cuốn sách của Boethius với nội dung tổng hợp lại những tài liệu Hy Lạp. Năm 630, thánh Isidor của Seville tạo ra cuốn bách khoa toàn thư đầu tiên bằng tiếng Latinh. Hầu hết những học giả mà ta biết trong những thế kỷ này là những vị tăng lữ mà việc nghiên cứu về tự nhiên chỉ là một phần nhỏ trong các mối quan tâm của họ. Việc nghiên cứu về tự nhiên này cũng chỉ là vì những lý do thực tế như tìm tòi cách tính ngày giờ, cách chữa bệnh, v.v... Những người thời hiện đại như chúng ta nếu đọc lại những nghiên cứu thời này có thể thấy rằng nhiều khi chúng khá lan man, có lúc đang phân tích về một hiện tượng thiên nhiên thì lại xoay sang nói về những ý nghĩa biểu tượng của nó. ==== Phục hưng Carolingian ==== Khoảng từ năm 800, mối quan tâm tới nền giáo dục cổ điển lại được phục hưng như là một phần trong cuộc "Phục hưng Carolingian". Hoàng đế Charlemagne đã đưa lại một cuộc cải cách trong giáo dục. Vị thầy tu Alcuin nhắm tới việc hồi phục lại các kiến thức cổ xưa bằng cách soạn ra một chương trình học tập gồm bảy môn: ngữ pháp, hùng biện, biện chứng, số học, hình học, thiên văn, và âm nhạc. Từ năm 787, các chiếu chỉ được ban ra để khuyến khích sự phục hồi các trường học cũ và mở thêm các trường mới. Về cách tổ chức, những trường này sẽ trực thuộc một tu viện hoặc nhà thờ nào đó. Tầm quan trọng thực sự của những biện pháp cải cách này chỉ tới trong vài thế kỷ sau đó. Việc dạy môn biện chứng đưa đến việc đặt ra những câu hỏi phỏng đoán; và từ đó mà nền triết học kinh viện ra đời. Vào thế kỷ 12 và 13, nhiều trường được Charlemagne đỡ đầu trước đây đã trở thành các trường đại học. === Thời hoàng kim của Byzantine === Thành tựu lớn về mặt trí tuệ của Byzantine là bộ Corpus Juris Civilis, một tài liệu biên soạn về luật La Mã của hoàng đế Justinian. Trong tác phẩm này có một chương tên Digesta đã trừu tượng hóa những nguyên tắc của luật La Mã, khiến chúng có thể được áp dụng vào bất cứ tình huống nào. Việc phổ cập đọc viết ở Đế chế Byzantine cũng cao hơn ở Tây Âu. Những trường tiểu học cũng xuất hiện rộng rãi hơn, thậm chí là ở miền quê cũng có. Những trường trung học vẫn tiếp tục dạy những tác phẩm cổ điển vĩ đại, chẳng hạn như cuốn Illiad của Homer. Nói tới những bậc giáo dục cao hơn, học viện Neoplatonic ở Athens đã bị đóng cửa vào năm 526 do vấn đề ngoại giáo. Có một trường ở Alexandria vẫn được duy trì cho tới khi bị người Ả Rập chinh phục (640). Trường đại học Constantinopolis có lẽ cũng bị tan rã trong khoảng thời gian này, nhưng sau đó được mở lại bởi hoàng đế Michael III vào năm 849. Nền giáo dục bậc cao trong khoảng thời gian này chú trọng vào thuật hùng biện, mặc dù những lý luận logic của Aristotle chỉ được dạy một cách khái quát. Dưới triều đại Macedonia (867-1025), Byzantine trải qua một thời đại hoàng kim với sự phục hưng của nền giáo dục cổ điển. Mặc dù giai đoạn này không có nhiều nghiên cứu mới nhưng nó đã đem lại nhiều từ điển, hợp tuyển, bách khoa toàn thư và các bài bình luận. === Những học hỏi từ Hồi giáo === Khoảng thế kỷ 11, những kiến thức của người Hồi giáo bắt đầu được đưa tới Tây Âu. Những công trình của Euclid và Archimedes vốn đã bị thất lạc ở phương Tây giờ đây được dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Latinh ở Tây Ban Nha. Hệ số đếm Ả Rập bao gồm cả số 0 đã được những nhà toán học Hindu phát triển vào thế kỷ 5 và 6. Người Ả Rập tiếp thu nó và thêm vào khái niệm phân số thập phân trong thế kỷ 9 và 10. Những tiến bộ này sau đó được người châu Âu học hỏi. Giáo hoàng Sylvester II góp công tạo ra bàn tính sử dụng các con số Ả Rập. Một bản chuyên luận của Al-Khwārizmī về cách tính toán với những con số đó cũng được dịch sang tiếng Latinh vào thế kỷ 12. == Kitô giáo ở phía tây và phía đông châu Âu == Lúc khởi đầu, Kitô giáo là một tôn giáo thống nhất. Nhưng rồi vào giai đoạn đầu Trung cổ, sự tách ly giữa Kitô giáo ở phía đông và phía tây châu Âu dần dần ngày càng được mở rộng ra. Ở phía tây, địa vị của Tổng giám mục thành Rome ngày càng cao và sau này họ xưng là Giáo hoàng. Giáo hội ở Rome được xem như một tổ chức chính trị đặc biệt và có tiếng nói quyết định trong nhiều sự kiện ở Tây Âu. Ở phía đông, Tổng giám mục thành Constantinople là người đứng đầu giáo hội, nhưng khác với Tây Âu là vẫn phải chịu sự chỉ huy của hoàng đế Byzantine. Đến thế kỷ 11, hai bên mâu thuẫn gay gắt và cuối cùng đi đến việc khai trừ giáo tịch lẫn nhau. Đó gọi là cuộc Đại ly giáo Đông Tây. Từ đó ở phương Tây trở thành Giáo hội Công giáo Rôma, còn ở phương Đông trở thành Giáo hội Chính Thống giáo Đông phương. Mặc dù không thật sự khác nhau nhiều lắm về đức tin, nghi thức, v.v... nhưng hai giáo hội này hoàn toàn độc lập với nhau. Ngoài ra còn có Kitô Celtic ở đảo Anh là một nhánh độc lập với hai giáo hội trên. Ở Tây Âu, Giáo hội Công giáo là tổ chức duy nhất từ thời La Mã hầu như không bị người man tộc xâm phạm sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã. Chính vì vậy mà chỉ ở những cơ sở tôn giáo này mới còn giữ lại được các thành tựu của nền văn hóa cổ đại. Giai đoạn đầu Trung cổ chứng kiến sự cải đạo mạnh mẽ của các man tộc, như đã đề cập rải rác ở các phần trên. Khi bắt đầu giai đoạn giữa Trung cổ thì chỉ còn bán đảo Scandinavia, vùng Baltic, và một số vùng Finno-Ugric là chưa được cải đạo. == Sự thành lập Đế chế La Mã thần thánh (thế kỷ thứ 10) == Sự cai trị yếu đuối của hoàng đế Charles Béo thuộc vương triều Carolingian đã dẫn đến một cuộc nổi loạn của người cháu là Arnulf của Carinthia, cuối cùng đưa đến việc Đế chế Frank bị chia thành các vương quốc ở Pháp, Đức và Bắc Italy (887). Lợi dụng tình thế này, người Hungary xua quân cướp phá nhiều nơi. Những nhà quý tộc ở Đức sau đó suy tôn công tước của Saxony là Henry Người bắn chim lên làm vua tại Fritzlar năm 919. Thực ra thì quyền lực của Henry cũng chỉ lớn hơn các công tước kia một chút (điều này thể hiện nét đặc trưng của chế độ phong kiến ở châu Âu). Con trai của Henry là Otto I (còn gọi là Otto Đại đế, ở ngôi từ 936-973) đã đánh bại một cuộc nổi loạn của các công tước được sự hậu thuẫn của vua Pháp, Louis IV, vào năm 939. Vào năm 951, Otto tiến vào Italy, lấy Nữ hoàng Adelaide rồi tự xưng là vua của những người Lombard, và nhận được sự tôn kính từ vua Italy lúc đó là Berengar của Ivrea. Ở phía đông, Otto đánh thắng người Hungary trong trận Lechfeld (955). Trận chiến này có ý nghĩa to lớn vì nó đã ngăn chặn bước tiến của người Hungary ở Tây Âu và buộc họ phải quay về sống trong lãnh thổ của mình. Khi thanh thế đã lên cao, Otto tiến vào Italy một lần nữa và được gia miện thành hoàng đế La Mã (imperator augustus) bởi giáo hoàng John XII. Các sử gia xem sự kiện này là mốc ra đời của Đế chế La Mã thần thánh, mặc dù từ này phải rất lâu sau đó mới được dùng. Otto là vị hoàng đế đầu tiên không phải thuộc triều Carolingian trên vùng đất mà sau này trở thành Đế chế La Mã thần thánh. Nhà nước của Otto cũng được xem như Đế chế Đức đầu tiên. Otto cùng những vị Hoàng đế của Đế chế La Mã thần thánh đời sau tự xem mình như là dòng dõi hoàng đế hậu duệ của Charlemagne (mặc dù một số "hoàng đế" thực ra là những kẻ quyền lực người Italy đã ép buộc Giáo hoàng gia miện cho mình). Otto sau đó phế truất luôn Giáo hoàng John VII vì thông đồng với Berengar để chống lại ông, và lập nên Giáo hoàng Leo VIII. John phục hồi được ngôi vị, nhưng mất không lâu sau đó. Bên cạnh việc lập ra Đế chế Đức thì Otto còn tạo ra "hệ thống nhà thờ kiểu Otto", trong đó giới tăng lữ sẽ là một phần trong bộ máy chính quyền. Ông cũng tìm cách nâng cao tầm vóc và giá trị của chức Giáo hoàng lên để có thể gánh vác trách nhiệm lãnh đạo một nhà thờ quốc tế. == châu Âu vào năm 1000 == Vào năm 1000, châu Âu vẫn còn là một thứ gì đó rất nhỏ bé nếu so với thế giới Hồi giáo hoặc nước Trung Quốc dưới đời nhà Tống. Constantinople có 300.000 dân, nhưng Roma chỉ có 35.000 và Paris là 20.000. Trái ngược lại, những người Hồi giáo sở hữu thành phố đông dân nhất thế giới thời bấy giờ là Cordoba ở Tây Ban Nha với 450.000 người, cùng một loạt những đô thành lớn trải dài từ bán đảo Iberia đến Trung Á. Người Viking có một mạng lưới buôn bán ở Bắc Âu, bao gồm một tuyến đường từ vùng Baltic đi xuyên qua Nga để tới Constantinople. Thế nhưng nó vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với những tuyến đường thương mại nối liền các thành phố lớn của Hồi giáo như Cordoba, Alexandria, Cairo, Baghdad, Basra, và Mecca. Ở Anh, những cuộc xâm lăng của Viking đã làm kiệt quệ nước này. Trên bán đảo Scandinavia thì đang diễn ra quá trình cải đạo dần dần và sự thành lập các vương quốc Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển. Ở Đông Âu thì có Byzantine là quốc gia có trình độ phát triển cao nhất, Kievan Rus là quốc gia có diện tích lớn nhất châu Âu, ngoài ra còn hai cường quốc nữa là Bulgaria và Hungary. Ở Tây Âu thì Đế chế La Mã thần thánh là nước lớn nhất, ngoài ra có các nước Pháp, Leon (một vương quốc Kitô giáo ở Tây Ban Nha), Burgundy, v.v... Ở miền Bắc của Italy, nơi mà ngành thợ nề chưa bao giờ mất đi, đá đã thay thế gỗ trong những công trình kiến trúc quan trọng. Sự khẩn hoang trên lục địa cũng đang diễn ra từng ngày. Thế kỷ 10 còn đánh dấu sự quay trở lại của cuộc sống thành thị; những thành phố ở Italy đã tăng gấp đôi dân số trong giai đoạn này. London, từng bị bỏ rơi hàng thế kỷ, một lần nữa lại trở thành trung tâm kinh tế của Anh từ năm 1000. Cũng từ năm 1000, Bruges và Ghent nối lại việc buôn bán với bên ngoài, một phần nào đó thể hiện sự phục hồi của nền kinh tế ở Tây Âu. Năm 1000, địa vị Giáo hoàng đang bị Hoàng đế Otto III của Đức kiểm soát (hay "hoàng đế của thế giới" như ông ta tự xưng). Mặc dù vậy, những cải cách sau đó của nhà thờ đã làm gia tăng sự độc lập và vị thế của họ. Trong văn hóa châu Âu đã diễn ra nhiều nét chính ngay sau năm 1000 để đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn đầu Trung cổ: sự xuất hiện của các công xã Trung cổ, sự tái sinh của đời sống thành thị và sự hiện diện của tầng lớp dân tỉnh, sự thành lập các trường đại học, sự quay trở lại của các luật lệ La Mã và sự bắt đầu của văn học bản xứ. == Bảng biên niên sử == 496 — Trận Tolbiac, vua Clovis I cải đạo 507 — Trận Vouillé 527–565 — Hoàng đế Justinian I 535–552 — Chiến tranh Gothic 541–542 — Trận dịch Justinian ở kinh đô Constantinople 547 — Benedict của Nursia qua đời c. 570 — Nhà tiên tri Muhammad ra đời 590–604 Giáo hoàng Gregory I 597 — Columba qua đời 602–629 — Cuộc đại chiến La Mã-Ba Tư cuối cùng 615 — Columbanus qua đời 626 — Cuộc vây hãm Constantinople (626) của liên quân Ba Tư-Avar-Slav 627 — Hoàng đế Byantine là Heraclius cho người Serb định cư tại Balkan 632 — Muhammad qua đời 636 — Isidore của Seville qua đời 674–678 — Cuộc vây hãm Constantinople (674) của người Ả Rập 681 — Đế chế Bulgaria đầu tiên thành lập 7th century — Đế chế Khazar thành lập 711–718 — Umayyad chinh phục Hispania 717 — Cuộc vây hãm Constantinople (718) của người Ả Rập 721 — Ardo, vị vua cuối cùng của Visigoth, qua đời 730 — Phong trào bài trừ thánh tượng ở Byzantine 732 — Trận Poitiers (trận Tours) 735 — Nhà sử học Bede qua đời 746 — Vụ thảm sát Cannstatt 751 — Vua Pepin Lùn lập ra vương triều Carolingian 754 — Thánh Boniface qua đời 768–814 — Charlemagne (Charles Đại đế) 778 — Trận Roncevaux Pass 782 — Trận thảm sát Verden 793 — cuộc cướp phá đầu tiên của Viking 796–804 — Alcuin bắt đầu cuộc Phục hưng Carolingian 815 — Phong trào bài trừ thánh tượng ở Byzantine 843 — Hiệp ước Verdun 862 — Vương triều Rurikid thành lập 871–899 — Vua Alfred Đại đế 872–930 — Vua Harald I của Na Uy 882 — Kievan Rus thành lập 911 — Hòa ước Saint-Clair-sur-Epte (Normandy) 955 — Trận Lechfeld 962 — Hoàng đế Otto I được gia miện 969 — Kievan Rus đánh bại người Khazar 987–996 — Hugh Capet 988 — Kievan Rus cải đạo 991 — Trận Maldon 1003 — Giáo hoàng Sylvester II qua đời 1027 — Vua Conrad II lên ngôi Hoàng đế của Đế chế La Mã thần thành 1054 — Ly giáo Đông - Tây == Chú thích ==
check point.txt
Check Point Software Technologies Ltd. là một công ty đa quốc gia Israel chuyên cung cấp phần mềm và sản phẩm phần cứng và phần mềm kết hợp để bảo mật công nghệ thông tin, bao gồm an ninh mạng, bảo mật thiết bị đầu cuối, bảo mật di động, bảo mật di động và quản lý an ninh. Tính đến năm 2016 công ty có khoảng 4.000 nhân viên trên toàn cầu. Trụ sở chính đặt tại Tel Aviv, Israel, công ty có trung tâm phát triển tại Israel, California (ZoneAlarm), Thụy Điển (trước kia là Trung tâm Phát triển Dữ liệu Bảo vệ), và Belarus. Công ty có các văn phòng chính tại Hoa Kỳ, tại, ở San Carlos, California, ở Dallas, Texas, và tại Ottawa, Ontario (Canada). == Lịch sử == Check Point được thành lập tại Ramat-Gan, Israel vào năm 1993, bởi Gil Shwed (giám đốc điều hành tính đến năm 2016), Marius Nacht (chủ tịch hội đồng quản trị tính đến năm 2016) và Shlomo Kramer (rời Check Point năm 2003). == Sản phẩm == Check Point cung cấp các sản phẩm chính sau: Network Security Software Defined Protection Public and Private Cloud Security Data Security ThreatCloud ThreatCloud IntelliStore Virtual Systems Endpoint Security Mobile Security Security Management Document Security (dòng sản phẩm Capsule Docs) Zero-day Protection (dòng sản phẩm ứng dụng SandBlast) Mobile Security (dòng sản phẩm Mobile Threat Prevention) == Mua lại == == Cuộc chiến pháp lý với SofaWare == == Xem thêm == Check Point GO Check Point VPN-1 Economy of Israel Silicon Wadi ZoneAlarm == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website của công ty
nam hoa kỳ.txt
Miền Nam Hoa Kỳ (tiếng Anh: Southern United States) còn được biết phổ biến như American South, Dixie, Down South hay đơn giản là the South—bao gồm một vùng lớn rõ rệt nằm trong đông nam và trung-nam Hoa Kỳ. Vì di sản lịch sử và văn hoá độc đáo của vùng gồm có người bản thổ Mỹ; các khu định cư châu Âu xưa kia có vết tích di sản Tây Ban Nha, Anh Quốc, Pháp; tầm quan trọng của hàng ngàn người nô lệ châu Phi; sự gia tăng tỉ lệ dân số lớn người Mỹ gốc châu Phi, sự lệ thuộc vào sức lao động nô lệ, và di sản của Liên minh miền Nam sau Nội chiến Hoa Kỳ nên miền Nam Hoa Kỳ đã hình thành nên phong tục, thể loại âm nhạc, văn chương, và ẩm thực riêng biệt cho mình. Trong vài thập niên vừa qua, miền Nam đã trở nên công nghiệp hoá và đô thị hoá hơn, hấp dẫn di dân quốc tế và nội địa. Khi nhiều phần của miền Nam nằm trong số các khu vực phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ thì chúng cũng phát triển nền văn hoá mới. == Địa lý == Như định nghĩa của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, vùng Nam Hoa Kỳ gồm có 16 tiểu bang và Đặc khu Columbia. Dân số tổng cộng cho vùng được ước tính là 109.083.752 người vào năm 2006. Ba mươi sáu phần trăm dân số Hoa Kỳ sống trong vùng Nam Hoa Kỳ. Vùng đông dân nhất của quốc gia. Cục điều tra dân số phân chia vùng này thành ba đơn vị nhỏ hơn hay còn gọi là phân vùng: Các tiểu bang Nam Đại Tây Dương: Florida, Georgia, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, Tây Virginia, Maryland, Washington, D.C., và Delaware Các tiểu bang Trung Đông Nam: Alabama, Kentucky, Mississippi và Tennessee Các tiểu bang Trung Tây Nam: Arkansas, Louisiana, Oklahoma và Texas Các thuật từ khác có liên quan đến miền Nam gồm có: Old South: thường là các thuộc địa ban đầu ở miền nam: Virginia, Delaware, Maryland, Georgia, Bắc Carolina, và Nam Carolina. New South: thường bao gồm các tiểu bang Nam Đại Tây Dương. Solid South: vùng do Đảng Dân chủ kiểm soát từ năm 1877 đến năm 1964. Bao gồm ít nhất tất cả 11 cựu tiểu bang trong Liên minh miền Nam. Nam Appalachia: Cao nguyên Cumberland của Kentucky và Tennessee, Nam Ohio, Tây Bắc Carolina, Tây Maryland, Tây Virginia, Thung lũng Shenandoah và Dãy núi Blue Ridge của Virginia, và đông bắc Georgia. Đông Nam Hoa Kỳ: thường bao gồm Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, Tennessee, Kentucky, Tây Virginia, Georgia, Alabama, Mississippi, và Florida Deep South: có nhiều định nghĩa khác nhau, thường bao gồm Louisiana, Alabama, Mississippi, Georgia, và Nam Carolina. Đôi khi những phần đất của các tiểu bang kề cận được tính vào (một phần Đông Texas, các khu vực châu thổ Arkansas và Tennessee, và các phần đất của Florida như vùng cán chảo và trung bắc của tiểu bang). Gulf South: có nhiều định nghĩa, thường bao gồm các vùng duyên hải Vịnh Mexico của Florida, Louisiana, Mississippi, Texas và Alabama. Upper South: Kentucky, Virginia, Tây Virginia, Tennessee, và Bắc Carolina. Dixie: có nhiều định nghĩa, nhưng thông thường nhất có liên hệ với 11 tiểu bang thuộc Cựu Liên minh miền Nam. Trung Nam: cũng còn được biết là Trung Nam Hoa Kỳ. Border South: Missouri, Kentucky, Maryland, và Delaware là các tiểu bang không ly khai khỏi Hoa Kỳ để gia nhập Liên minh miền Nam. Tây Virginia được thành lập bởi những người ở phía tây Virginia chống đối việc ly khai khỏi Liên bang. Định nghĩa phổ biến nhất về thuật từ "Miền Nam" thì không chính thức lắm và thường có liên quan với việc các tiểu bang ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ để thành lập Liên minh miền Nam. Các tiểu bang này chia sẻ chung lịch sử và văn hóa mà vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay. Về mặt tự nhiên, miền Nam là một vùng đa dạng và rộng lớn có nhiều vùng khí hậu gồm có khí hậu ôn hòa, cận nhiệt đới, nhiệt đới và khô cằn – mặc dù miền Nam thường được xem là nóng và ẩm ướt có mùa hè dài và mùa đông ôn hòa ngắn, nhưng nó khá ấm áp hơn các vùng phía bắc của nó (và thường thường có các chỉ số nóng cao nhất quốc gia). Nhiều thứ cây trồng phát triển dễ dàng trên đất và có thể phát triển mà không sợ giá rét ít nhất là sáu tháng trong năm. Một số khu vực trong miền Nam, đặc biệt là Đông nam, có quang cảnh thiên nhiên phong phú với sự hiện diện của nhiều loại cây cỏ như cây sồi, mộc lan. Môi trường phổ biến khác của Nam Hoa Kỳ là bayou và đầm lầy của Duyên hải Vịnh Mexico, đặc biệt tại Louisiana và Texas. Miền Nam là nạn nhân của loài cây leo kudzu, phát triển rất nhanh bao phủ phần lớn đất và giết chết các loài thảo mộc khác. Kudzu là vấn nạn lớn đặc biệt là tại những vùng dưới chân đồi của Mississippi, Alabama, và Georgia. == Các thành phố lớn Nam Hoa Kỳ == == Các vùng đô thị chính tại Nam Hoa Kỳ == == Ghi chú == == Tham khảo == Cash, Wilbur J. The Mind of the South (1941), Richard N. Current và đồng nghiệp (1987). American History: A Survey 7th ed. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-394-31549-9. Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link) Flynt, J. Wayne Dixie's Forgotten People: The South's Poor Whites (1979). deals with 20th century. David M. Katzman. “Black Migration”. The Reader's Companion to American History. Houghton Mifflin Company. James Grossman (1996). “Chicago and the 'Great Migration'”. Illinois History Teacher 3 (2). Grady McWhiney. In Cracker Culture: Celtic Ways in the Old South (1988) Mary Odem "Global Lives, Local Struggles: Latin American Immigrants in Atlanta'" Southern Spaces 2006 John O. Allen and Clayton E. Jewett (2004). Slavery in the South: A State-by-State History. Greenwood Press. ISBN 0-313-32019-5. Rayford Logan (1997). The Betrayal of the Negro from Rutherford B. Hayes to Woodrow Wilson. New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-80758-0. William B. Hesseltine (1936). A History of the South, 1607-1936. Prentice-Hall. George Sanchez "Latinos, the American South, and the Future of U.S. Race Relations" Southern Spaces 2007 Robert W. Twyman. and David C. Roller, ed. biên tập (1979). Encyclopedia of Southern History. LSU Press. ISBN 0-8071-0575-9. Winders, Jamie. "Latino Migration and Nashville, Tennessee," Southern Spaces 2004. Charles Reagan Wilson and William Ferris, ed. biên tập (1989). Encyclopedia of Southern Culture. University of North Carolina Press. ISBN 0-8078-1823-2. == Liên kết ngoài == DocSouth: Documenting the American South - numerous online text, image, and audio collections Center for the Study of the American South - an academic center devoted to the study of "southern history, literature, and culture as well as ongoing social, political, and economic issues" Dixie's dead, long live the South Southern Arts Federation Southern Spaces—an open-access peer-reviewed scholarly journal examining the spaces and places of the American South.
trận agincourt.txt
Trận Agincourt hay còn được gọi là Trận Azincourt ở Pháp, là một chiến thắng lớn trong Chiến tranh Trăm Năm của quân Anh trước quân Pháp đông đảo hơn nhiều về mặt số lượng. Trận chiến diễn ra vào ngày thứ sáu 25 tháng 10 năm 1415 (ngày Thánh Crispin) tại một địa điểm gần Azincourt ngày nay, thuộc miền Bắc Pháp. Đây là một toàn thắng của vua Henry V nước Anh và có ý nghĩa như một đòn giáng sấm sét của ông vào quân Pháp, bất chấp ưu thế to lớn về quân số của Pháp. Không những gặp may mắn, mà lòng can trường của ông đã truyền cảm ba quân chiến đấu và thắng trận lừng danh này. Với liên tiếp hai đợt tấn công của quân Pháp bị phá tan mà quân Anh chỉ có chút ít thương vong, trận Agincourt trở thành một trong những cuộc ác chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, một vụ tàn sát thê lương tầng lớp Hiệp sĩ phong kiến Pháp. Được xem là cuộc đại thắng cuối cùng của quân Anh với cung dài trên đất Pháp, toàn thắng tại Agincourt cũng được xem là một chiến tích đầu tay của ông vua cầm binh Henry V. Trong văn học - lịch sử nước Anh, thắng lợi to tát của ông trong trận này - là tuyệt đỉnh cho cuộc tiến công nước Pháp của ông - đã trở nên bất hủ, góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc Anh. Với tầm trọng đại trong suốt lịch sử châu Âu, chiến thắng oanh liệt này được coi là một biểu hiện cho chủ nghĩa anh hùng và binh thế của nước Anh, làm nước Pháp lâm vào cảnh lụn bại, mất quá nhiều quý tộc (trong đó có cả bảy vương hầu), và mở ra một thời kỳ mới của cuộc chiến tranh với thế thượng phong nghiêng hẳn về nhà Plantagenet cũng như 30 năm thống trị của Quân đội Anh trên đất Pháp. Thắng lợi lừng vang này - có thể được xem là trận thắng ngoại bang lớn nhất của người Anh trước trận phá hạm đội Tây Ban Nha (1588) - cũng khiến cho Henry V, nổi danh là "nhà chinh phạt tại Agincourt" đã diệt sạch quân chủ lực Pháp mà hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp", nắm được lợi thế rõ rệt và trở nên một anh hùng bất bại trong mắt người đời, gắn chắc với niềm huy hoàng của nước Anh. Và, sau đó ông đã phát huy thắng lợi bước đầu này bằng cuộc chinh phạt vùng Normandie và buộc nước Pháp phải cầu hòa, lấy con gái của vua Pháp và con trai của họ được hứa hẹn sẽ nối dõi ngôi vua nước Pháp, tuy nhiên kế hoạch của ông đã không thể thực thi được sau khi ông qua đời. == Sơ lược == Henry V là người chỉ huy của quân Anh và cũng trực tiếp chiến đấu. Chính chiến thắng vẻ vang này đã gây nên danh thơm của ông - một trong những vị vua - chiến binh kiệt xuất nhất của nước Anh vào thời kỳ Trung Cổ, mặc dù thực chất, toàn thắng này nằm ngoài kế hoạch đánh Pháp của ông. Bên phía quân Pháp, do vua Pháp lúc đó là Charles VI không đủ sức khỏe nên người trực tiếp chỉ huy là Nguyên soái Charles d'Albret và nhiều quý tộc Pháp thuộc phái Armagnac, do đó thảm họa Agincourt gây thiệt thòi nhất cho họ. Trận mưa tên của các cung thủ Anh dũng mãnh đã băm nát quân Pháp, trước khi hai bên lao vào đánh giáp lá cà một trận nảy lửa, trong đó quân Anh thắng thế và quân Pháp bị tàn sát thẳng tay, nhiều quý tộc có thế lực và quân lính Pháp bị người Anh tóm gọn. Quân lính Pháp gặp bất lợi, chẳng thể chiến đấu nổi ở nơi bùn lầy trắc trở. Lần lượt hai tuyến quân Pháp bị đổ vỡ. Bản thân nhà vua Henry V xông pha chiến đấu mãnh liệt, giết địch ngay tại nơi chiến sự gay go nhất, loại được nhiều kẻ địch ra khỏi vòng chiến. Ông đã diệt được địch và làm chủ được trận địa, còn quân Pháp đã tan vỡ khi đêm đến đúng như ông dự đoán. Sau khi đánh tan nát quân Pháp, do lo sợ một đạo quân Pháp khác bọc hậu quân Anh nên ông đã truyền lệnh cho 200 cung thủ Anh triệt để hạ sát tù binh Pháp - phá vỡ truyền thống "quân tử" của người nam nhi thời phong kiến. Bản thân nhóm quân Pháp này cũng dễ dàng bị quân Anh đánh cho tan nát và phải lui đi. Quân Pháp không hề rút ra bài học từ đại bại ở trận Crécy hồi năm 1346, khiến cho Henry V - vốn đã bố trí ba quân theo kiểu hai đại thắng này - toàn thắng trận này. Nguyên soái Albret đã trận vong trong trận thua to ấy, chính sự hiếu thắng và bất tuân của quân tướng dưới quyền ông đã khiến cho họ bị đại thảm bại trong trận này. Cũng trong thảm họa lớn, Thống chế Boucicault của Pháp bị bắt giải về nước Anh. Đại bại ấy cũng cho thấy sự vô kỷ cương của Hiệp sĩ phong kiến Pháp. Chiến thắng oanh liệt ở trận Agincourt, cùng với các trận Crécy và Poitiers, trở thành những chiến công hiển hách nhất của Nhà nước phong kiến Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Nếu như trận Crécy đánh dấu mốc suy yếu của các Hiệp sĩ mặc giáp thì trận Agincourt - được xem là thắng lợi của tinh thần kỷ cương và tài nghệ của cung thủ Anh trước lòng dũng cảm nhưng vô phép của Hiệp sĩ Pháp - đánh dấu sự sụp đổ của lối đánh phong kiến này. Đại thắng ở Agincourt thậm chí còn nổi tiếng hơn cả hai thắng lợi nêu trên, tận diệt quý tộc Pháp chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Chiến thắng này của quân Anh trở nên một trong những trang sử vàng son của lịch sử quân sự thế giới, như một trong những thắng lợi chấn vang nhất mà sử cũ ghi lại được, và được coi là một chiến thắng uy vũ điển mẫu theo kiểu Anh, qua việc nhà vua "lấy ít thắng nhiều". Thậm chí chiến công này còn được xem là một trận "lấy ít thắng nhiều" vang danh nhất trong lịch sử Anh. Dẫu chiến thắng to lớn này của quân tướng Anh là nhờ có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng của Henry V trước khi lên đường đánh Pháp, việc ông đại phá cường địch đã khiến cho người đương thời hết sức là bất ngờ. Nhà vua nước Anh thắng trận đã tóm gọn được nhiều nhà quý tộc phong kiến Pháp - thể hiện sự tan tành của khát vọng Hiệp sĩ hào hùng tại Pháp thời đó. Quân Anh kiên dũng, sau cuộc chiến đấu gian nan mà thắng lợi huy hoàng của họ, chỉ mất có chút ít quý tộc phong kiến và binh sĩ (một chiến quả thần kỳ của họ, cho thấy tổn thất nhỏ hơn hẳn chiến thắng của họ), trong khi xác quân Pháp mà chủ yếu là quý tộc thì chất cao thành núi. Không những nhân tố quyết định là sự có lợi địa thế Agincourt đối với quân Anh, trận chiến được nhớ tới (hơn cả trận Crécy và trận Poitiers) với sự sử dụng cung dài với số lượng lớn của quân Anh, đa phần là các cung thủ người Anh và xứ Wales, đã hạ đo ván đoàn Kỵ binh Pháp và quyết định cho đại thắng, như thể Chúa quan phòng cho Henry V phá Pháp. Chiến công lớn ấy chứng tỏ sự bất bại của cung thủ Anh thời Trung Cổ. Bản thân nhà vua cũng ấn tượng với chiến quả này - sự chứng nhận tính đúng đắn của các chiến thuật của Anh hồi ấy. Chính cung dài không những đóng góp lớn cho chiến thắng to tát tại Agincourt mà cũng khiến cho nước Anh trở thành cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu trong đêm trường Trung Cổ, hơn hẳn Pháp. Ngoài cung thủ, thắng lợi vang dội này cũng được coi là nhờ có lực lượng Bộ binh Anh. Các Hiệp sĩ giờ đây đã mất đi vai trò chủ đạo trong quân đội các quốc gia Tây Âu thuở ấy, và chiến thắng rực chói của quân Anh trong trận này - đỉnh cao chói lọi của cung thủ trong chiến trận - cũng khiến cho phe thân Anh của Quận công xứ Burgundy chiếm ưu thế trong chính quyền phong kiến Pháp. Trong khi người đương thời coi đại thắng là nhờ Thiên Chúa đã quan phòng cho Henry V và cả nước Anh, sau chiến thắng nghìn thu này ông thừa thắng kéo rốc đại binh cùng với đống chiến lợi phẩm vào vùng Calais, xong rồi ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Luân Đôn trong niềm hân hoan của thần dân, và nhanh chóng trở nên một nhân vật huyền thoại trong lịch sử. Bề tôi cũng kính nể và tin cẩn tuyệt đối vào vị vua chiến thắng. Sau đại thắng, không những được nhân dân Anh mến mộ mà ông còn trở nên một Bá vương của châu Âu hồi ấy, với sức mạnh ở Pháp không kém ở Anh. Triều đình Pháp sau thảm họa này - một trong những đại thảm bại của Pháp trong mối thù truyền kiến với Anh - chỉ còn có thể kỳ vọng vào một "Phép lạ" để giành lại đất nước. Bên cạnh nỗi khổ đau của người Pháp chiến bại, người Anh nhiệt liệt hân hoan, và Triều đình càng thêm ủng hộ Henry V đánh Pháp sau đại thắng này - một thắng lợi vẻ vang đã cho họ thấy rõ tầm quan trọng cao của chiến dịch phạt Pháp. Với giá trị to lớn về chiến lược và tinh thần, chiến công lớn của ông tại Agincourt phá Pháp đã góp phần củng cố quyền lực cho nhà Lancaster. Trận chiến này cũng trở thành tâm điểm trong vở kịch nổi tiếng Henry V của William Shakespeare. Dẫu có là hư cấu, Shakespeare đã ca ngợi chiến thắng vẻ vang ấy, khắc họa hình ảnh của ông vua dũng lược và nêu ra tầm quan trọng của tình đoàn kết giữa nhà vua và ba quân đối với toàn thắng này. == Chiến dịch == Tại nước Anh, Quốc vương Henry V lên nối đại thống vào năm 1413, mở ra một bước ngoặt cho cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Ông đã phát động chiến dịch phạt Pháp sau nhiều nỗ lực thương lượng không thành với người Pháp. Ông đòi hỏi danh hiệu vua Pháp thông qua thân thế của ông cố mình là Edward III, mặc dù thực tế thì các vị vua Anh sẽ sẵn sàng từ bỏ lời đòi hỏi này nếu người Pháp chấp nhận chủ quyền Anh ở Aquitaine và một số vùng khác thuộc Pháp (nội dung Hòa ước Bretigny). Lúc đầu, Henry V triệu tập một hội đồng vào mùa xuân năm 1414 để thảo luận về việc gây chiến với Pháp, nhưng các quý tộc muốn ông thương lượng thêm và giảm bớt các yêu cầu. Trong các cuộc thương lượng sau đó, Henry bảo sẽ từ bỏ lời đòi hỏi ngôi vua Pháp nếu phía Pháp trả 1,6 triệu cua-ron từ vấn đề tiền chuộc của vua Jean II (bị bắt giữ trong trận Poitiers thuở năm 1356), và phải thừa nhận chủ quyền Anh ở các vùng Normandie, Touraine, Anjou, Bretagne, Vlaanderen, và Aquitaine (các lãnh thổ từ tận thời Henry II hơn 200 năm về trước). Henry sẽ cưới công chúa Catherine của Charles VI và nhận 2 triệu cua-ron của hồi môn. Người Pháp chỉ chấp nhận ở mức hôn nhân với Catherine, của hồi môn 600.000 cua-ron, và một vùng Aquitaine được mở rộng thêm. Cuộc thương lượng đi vào bế tắc và người Anh cho rằng phía Pháp không tôn trọng các điều khoản họ đưa ra, cũng như xúc phạm đến vua Henry V. Tháng 12 năm 1414, quốc hội Anh được thuyết phục để cho Henry V "khoản tiền trợ cấp gấp đôi", một loại thuế gấp hai lần bình thường, để ông có thể đòi hỏi lại quyền thừa kề từ nước Pháp. Vào ngày 19 tháng 4 năm 1415, Henry lại đề nghị hội đồng cho phép chiến tranh với Pháp, và lần này được chấp thuận. Như thế là vị tân vương đã tiếp tục cuộc Chiến tranh Trăm Năm mà nhà vua Edward III phát động từ hồi năm 1337, với mong muốn khôi phục thế thắng cho Anh Quốc. Và quả thật, triều đại ông gắn chặt với niềm huy hoàng của nước Anh thời buổi ấy, khi nước Pháp đang lâm vào khủng hoảng tài chính và hỗn độn thậm tệ. Đoàn quân của vua Henry V tới miền bắc nước Pháp vào ngày 13 tháng 8 năm 1415 và vây hãm cảng Harfleur với một quân đội khoảng từ 1 vạn cho đến 12 nghìn người. Đương thời, người Pháp thường coi nguyên nhân của cuộc chiến là do sự hung bạo của quân Anh, và các nhà chép sử nước Pháp cũng lên án Henry V như họ đã làm với Edward III. Nhưng thực chất không phải là như vậy. Thực sự là vua Henry V có tham vọng và khát khao thắng lợi ở Pháp, nhưng ông chưa hề lập kế hoạch đánh một trận như Agincourt. Ông chẳng qua là muốn mở chiến dịch theo hai đường thủy bộ, nhằm tái gầy dựng lực lượng thủy binh Anh. Vả lại, cuộc chiến chinh cũng không phải là vô căn cứ do thủy quân Pháp đã vài lần cướp phá bờ biển Anh Quốc trước đó. Cuộc vây hãm kéo dài lâu hơn dự kiến, và nơi đây chỉ đầu hàng vào ngày 22 tháng 9. Quân Anh đóng tại đây cho tới ngày 8 tháng 10. Thời gian có thể tiến hành các hoạt động quân sự đã hết (sắp tới mùa đông), và quân Anh cũng đã chịu khá nhiều thương vong vì dịch bệnh. Thế nhưng thay vì rút quân thẳng về Anh và chấp nhận việc chỉ thu được duy nhất một thành phố trong đợt ra quân lần này, Henry V quyết định hành quân (với khoảng 9 nghìn binh sĩ) xuyên qua vùng Normandie để tới lãnh địa của Anh tại miền bắc Pháp là Calais. Mục đích của cuộc hành quân là để chứng tỏ sự hiện diện của mình ngay trước mặt kẻ thù, và khẳng định rằng lời đòi hỏi ngôi vua của ông không hề mơ hồ và không hề chỉ mang tính lịch sử (hiểu là: một vài vua Anh trước Henry V cũng đều tuyên bố quyền thừa kế ngôi vua Pháp, nhưng đó chỉ là những đòi hỏi hữu danh vô thực dựa vào thân thế lịch sử của họ, còn Henry muốn chứng tỏ là ông đủ khả năng để thực sự làm chuyện đó). Ông cũng muốn dùng cuộc tiến quân như một lời khiêu chiến với vị Thái tử (dauphin) của Pháp, người đã không trả lời khi Henry V thách thức ông ta tại Harfleur. Nhà vua nước Anh đã trục xuất hết dân chúng ở Harfleur, và ông đưa người Anh vào đó sinh sống. Trong lúc quân Anh vây hãm, người Pháp đã tập hợp được một đội quân ở Rouen. Đó không hoàn toàn là một quân đội kiểu phong kiến, mà là một quân đội được trả lương theo kiểu tương tự người Anh. Phía Pháp hy vọng sẽ tuyển mộ được 9.000 quân, nhưng họ không kịp tới cứu Harfleur. Trong quá trình chinh chiến, Henry V cũng đốt phá các nông trang ở Pháp, bởi lẽ ông cho rằng chiến tranh mà không có khói lửa thì cũng chẳng khác gì thức ăn thiếu gia vị. Sau khi ông tiến quân về phía bắc, quân Pháp cũng di chuyển để phong tỏa họ dọc sông Somme. Henry buộc phải di chuyển về phía nam, xa khỏi Calais, để tìm một chỗ cạn. Ông cuối cùng cũng vượt qua được sông Somme tại nam Péronne, ở Béthencourt và Voyennes, và tiếp tục hành quân lên phía bắc. Không có sông bảo vệ, người Pháp e ngại việc tiến hành giao chiến. Ban đầu một nhà chép sử Pháp phải kinh hồn trước quân số của ông, nhưng sau vài tuần chinh chiến, nhà vua Henry V chỉ còn có ít nhất là 3 nghìn binh sĩ. Quân Pháp theo sát quân Anh trong lúc kêu gọi thêm nhiều quý tộc từ các vùng tới giúp sức. Ngày 24 tháng 10, hai đội quân đã giáp mặt nhưng quân Pháp không đánh vì muốn chờ thêm nhiều quân hơn. Hai đội quân nghỉ đêm trên đất trống và người Pháp đưa ra thêm nhiều lời thương lượng để trì hoãn, nhưng Henry quyết định tiến lên và bắt đầu một cuộc chiến mà ông có lẽ cũng không mong muốn hoặc muốn đánh theo kiểu phòng ngự (như kiểu trận Crécy). Lúc đó quân Anh có rất ít thực phẩm, vừa phải di chuyển 260 dặm trong 2 tuần rưỡi, đang bị nạn kiết lỵ, và phải đối mặt với nhiều quân Pháp được trang bị tốt hơn. Thế nhưng lúc này quân Pháp đã chặn đường về Calais để trú thân của quân Anh, và trì hoãn thêm trận chiến sẽ chỉ làm quân Anh suy yếu thêm và tạo điều kiện cho thêm nhiều toán quân Pháp tới tham chiến. == Lực lượng hai bên == === Quân đội Anh === Để huy động lực lượng cho chiến dịch Agincourt, Henry V đã dựa vào hệ thống "khế ước", đây là một tài liệu liệt kê tên của các hiệp sĩ và binh sĩ. Khế ước đã thay thế phương pháp huy động quân đội qua nghĩa vụ phong kiến trước đó trong thời trị vì của Edward III. Nghĩa vụ Phong kiến chỉ giới hạn trong 40 ngày trong một năm, nó không tương xứng với một chiến dịch chiến đấu ở Pháp. Vì vậy, để huy động quân đội một cách có hiệu quả, nhà vua thường phải làm việc với các nhà thầu của mình. Thường thì các chư hầu phong kiến của nhà vua là các lãnh chúa, hiệp sĩ và hộ sỹ, nhưng họ phục vụ để nhận được chi trả bằng tiền. Vì vậy, người anh em trai của nhà vua, Humphrey, Công tước xứ Gloucester, đã ký hợp đồng để huy động 200 tay thương (gồm các kỵ sĩ và các tùy tùng của họ) để tạo thành một đội quân của chính ông ta – đội quân này gồm sáu hiệp sĩ, 193 hộ sỹ và 600 cung thủ đi ngựa. Đến ngày giao tranh tại Agincourt, sự khắc nghiệt của chiến dịch đã họ suy giảm xuống còn 162 tay thương, 406 cung thủ cưỡi ngựa. Một hộ sỹ ở cấp trung bình, chẳng hạn như Thomas Chaucer cung cấp 14 tay thương, 62 cung kị và 60 cung bộ. Ở cấp thấp nhất, Lewis Robbesard, một hộ sỹ, mang theo đoàn tùy tùng nhỏ của mình chỉ gồm ba cung thủ đi bộ. Đoàn tùy tùng, nghĩa là những người luôn đi theo chủ nhân của họ, đây là nền tảng cơ bản để xây dựng một đội quân theo tiếng Anh là "host". Liên kết giữa các lãnh chúa có nghĩa là có ít người hơn được chỉ huy một cách hiệu quả từ vị chỉ huy phong kiến ​​cấp trên. Quân đội Anh được tổ chức thành đội hình 3 đạo rõ ràng trong cả hành quân và chiến đấu: đó là đạo tiên phong, trung tâm và hậu đội. Trong trận chiến, binh sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ của chúa tể của họ, đến lượt những người này lại chiến đấu theo hiệu lệnh của vị chỉ huy của trận chiến. Trong kiểu tổ chức như thế này thì việc chỉ huy và kiểm soát là rất yếu kém. Không có hệ thống thống nhất để đưa ra các mệnh lệnh bằng miệng. Các mệnh lệnh để di chuyển được chuyển tới bởi những tiếng la hét của các sĩ quan và thúc đẩy các hàng quân tiến theo hướng mà họ mong muốn. Điều này có nghĩa rằng sự cơ động của quân bộ trên chiến trường rất chậm chạp và mang đầy tính thận trọng, trong trường hợp các hàng ngũ bộ binh bị trở nên nhầm lẫn thì Henry V đã làm một vài điều để chứng tỏ khả năng nhận thức tình hình nhạy bén của ông tại Agincourt. === Quân đội Pháp === Mặc dù họ sử dụng một hệ thống tương tự như lettres de retenue để nâng cao và duy trì quân đội, chế độ quân chủ Pháp đã không tiến xa theo kiểu tổ chức bằng hợp đồng quân sự như người Anh. Người Pháp có xu hướng chiến đấu trong lãnh thổ của mình, và thường thiên về phòng thủ, do đó, không phải là cần phải phát triển loại cơ chế này. Phục vụ phong kiến và arrière ban (nghĩa đen lệnh gọi quân dự bị), một bổn phận chung đối với tất cả các thần dân. Vào đầu thế kỷ 15 nhìn chung thì việc làm nghĩa vụ thường được thay thế bằng một khoản thanh toán tiền mặt, hoặc bằng việc cung cấp cho các đội quân đồn trú tại các thị trấn. Rõ ràng là Paris đã đưa ra đề nghị cung cấp 6.000 lính bắn nỏ và lính mang khiên cho chiến dịch 1415, mặc dù nó đã bị từ chối bởi các chỉ huy người Pháp – những con số rất lớn những chủ đất phong kiến và chư hầu của họ vốn đã kéo đến Rouen được coi là quá đủ cho trận chiến. Trong thực tế, việc tập hợp một đội quân quá lớn là một vấn đề gây nhức đầu một cách đáng kể về hậu cần cho người Pháp. Những đại úy có kinh nghiệm như Thống chế Boucicault muốn có một đội quân nhỏ thôi nhưng được trang bị tốt và có kỷ luật tốt. Mặc dù vậy vẫn có nhiều nghìn lính bộ binh được tập hợp từ các địa phương đã kéo đến tập trung tại Ruisseauville – ngay phía bắc của Agincourt, mặc dù họ đã không tham gia tí nào vào trận chiến.Cấu trúc chỉ huy quân đội của người Pháp được cho là tương tự như của người Anh. Trong thực tế, như chúng ta sẽ thấy nó bị phá vỡ hoàn toàn, mặc dù không phải là do thiếu các kế hoạch chiến đấu mà là do chọn những phương án cực kỳ bất hợp lý. == Bố trí đội hình == Trận chiến diễn ra trên một dải đất hẹp trống trải giữa rừng Tramecourt và Agincourt (gần làng Azincourt ngày nay). Quân Pháp đóng ở phía bắc để chặn đường tiến về Calais của quân Anh. === Bố trí của quân Anh === Rừng cây rậm rạp khiến cho vua nhà Henry V và đoàn quân của ông phải dừng bước, ngoài ra một số lính canh cũng báo cho vua biết về một "lũ giặc" đông đúc ở phía trước. Quân Anh xưng tội trước khi tiến hành trận đánh, như phong tục lâu nay của họ. Có một ít người lính thì nghỉ ngơi, trong khi đại đa số quân sĩ Anh khẩn cầu Thiên Chúa. Bản thân nhà vua cũng rất mực mộ đạo, và ông để tóc ngắn. Ông bỏ ra hàng tiếng đồng hồ để cầu nguyện và coi Thánh George - một vị Thánh giỏi đánh trận, là tấm gương sáng cho mình noi theo. Các chiến sĩ Anh cũng đeo "Hồng Thập tự" của Thánh George, như một biểu hiện của tinh thần ái quốc Anh ít nhất là kể từ sau cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất vào năm 1099. Không một người lính Anh nào nghĩ chuyện đầu hàng với chả thoái binh. Lo lắng việc quân địch có thể đột kích bất ngờ, và muốn quân lính thật tập trung, ông truyền lệnh cho họ phải hoàn toàn im lặng trong đêm trước trận chiến, ai bất tuân sẽ bị hình phạt là cắt một tai. Ông cũng bảo với binh sĩ rằng mình thà chết trên chiến trường còn hơn là bị bắt sống và đòi tiền chuộc, kích động lòng quả cảm của toàn quân. Ông thân hành tới từng trại lính một, quân lính nồng nhiệt đáp lễ nhà vua. Đương khi ấy, ông nghe một số quý tộc than rằng giá như những người còn đang ở quê hương tới đây ở hỗ trợ họ, ông phán quyết: Trước các dũng binh Anh Quốc, ông nói tiếp: "Và, nếu chúng ta thua trận, chúng ta sẽ khó mất nước hơn. Nhưng chúng ta quyết không thể nào thất bại; các Khanh hãy chiến đấu chừng nào có thể, và đến tối nay cái thanh danh của đám giặc hùng hổ kia sẽ hoàn toàn chết trụi". Sớm ngày 25 tháng 10 năm 1415, theo như đại thi hào Shakespeare thì Quốc vương Henry V đọc bài diễn văn, qua đó nêu lên tình đoàn kết trong chiến đấu giữa các chiến sĩ, tuy nhiên điều này chắc hẳn là không có thật. Chỉ biết rằng, rạng sáng ngày hôm ấy, ông làm một chuyện hết sức là nổi bật. Ông khoác lên bộ chiến bào của ông một chiếc vương bào, trong đó có in hình ba con báo - vốn dĩ không chỉ là một biểu tượng của nước Anh mà còn là huy hiệu của các vị vua nước Pháp. Hành động này đã lôi cuốn mãnh liệt những người lính Anh đang sắp phải đương đầu với kẻ cường địch. Ông cũng dàn quân (1.500 bộ binh và 7.000 cung thủ) trên 750 yard đất trong dải đất hẹp. Quân Anh được chia thành ba phân đội, quân tiên phong do Công tước xứ York (tức Edward) chỉ huy, lực lượng chính do Henry chỉ huy và hậu quân do tướng Camoys chỉ huy. Một hiệp sĩ thân tín và nhiều kinh nghiệm là Thomas Erpingham giữ nhiệm vụ sắp xếp cung thủ. Quân Anh bố trí như thường lệ là cung thủ ở hai bên cánh, các hiệp sĩ và bộ binh ở giữa. Có thể cũng có thêm vài cung thủ được xếp vào giữa. Lực lượng Bộ binh Anh mặc giáp và được xếp đứng cạnh nhau theo bốn lớp. Cung thủ Anh ở hai cánh cắm thêm cọc gỗ để cản trở kỵ binh địch. Chiến thuật này có lẽ học từ quân Thổ Ottoman trong trận Nikopolis năm 1396. Ông cũng động viên toàn quân, nhấn mạnh vào sự đúng đắn trong mục tiêu của ông, và nhắc lại những thắng lợi ngày xưa mà các vua Anh đã giành được trước người Pháp. Các nguồn sử từ Burgundy cho rằng ông đã kết thúc bài hiệu triệu bằng việc bảo với binh lình của mình rằng quân Pháp đã khoe khoang là sẽ cắt hai ngón trong bàn tay phải của các xạ thủ Anh, để họ không bao giờ có thể bắn cung nữa (không rõ chuyện này có đúng không, vì rằng thời đó nếu binh sĩ bị bắt giữ mà không đáng giá tiền chuộc thì thường bị giết luôn). Quân Anh vốn nắm giữa bãi chiến địa lấm bùn và hẹp hòi - một điều có lợi rất lớn cho Henry V: đương nhiên là ông bị áp đảo về mặt quân số, nhưng ông không thể nào bị đánh tạt sườn. Như một chiến binh thời Trung Cổ, ông tiến lên phía trước ba quân mà không hề thúc ngựa, để nêu cho sĩ tốt biết ý muốn của ông là đánh một trận ngay trên bộ. === Bố trí của quân Pháp === Trong lúc ấy, quân Pháp rất tự tin là mình sẽ đại thắng quân Anh, và rất háo hức xung trận. Quân Pháp cho rằng họ sẽ thắng, không chỉ là vì quân của họ mạnh hơn, sung sức hơn và trang bị tốt hơn, mà còn là vì rất nhiều kỵ sĩ quý tộc cho rằng mình có thể đánh bại dễ dàng các cung thủ Anh, những người mà họ xem như là không có ý nghĩa quan trọng trên chiến trường. Sử gia Edmond de Dyntner viết "mười quý tộc Pháp chống lại một người Anh", tức bỏ qua hoàn toàn số lượng cung thủ. Giới quý tộc Pháp mở tiệc linh đình, giở trò giễu cợt quân lực Anh và còn cá cược nhau xem ai sẽ là người bắt sống được vị Quốc vương nước Anh. Đoàn hùng binh Pháp tại Agincourt, chủ yếu là nhờ vào chi phí của các lãnh chúa phái Armagnac, là hậu quả của sự thất bại của các cải cách dưới triều vua Charles V, qua đó Quân đội Pháp ít ỏi nhưng tinh nhuệ hơn. Quân Pháp xếp theo ba hàng (hiểu là cả một phân đội chứ không phải là một hàng ngang duy nhất). Hàng đầu do Nguyên soái D'Albret, Thống chế Boucicault, và các Công tước xứ Orléans và Bourbon chỉ huy, với một số kỵ binh bên cánh do Bá tước xứ Vendôme và Clignet de Brebant chỉ huy. Hàng thứ hai nằm dưới quyền Công tước xứ Bar và Alençon, cùng Bá tước xứ Nevers. Hàng thứ ba do các Bá tước xứ Dammartin và Fauconberg chỉ huy. Sử gia Burgundy là Jehan de Waurin viết rằng quân Pháp có 8.000 binh sĩ, 4.000 lính bắn cung và 1.500 lính bắn nỏ ở tiền quân. Hàng thứ hai có số lượng tương tự, còn hàng cuối cùng gồm tất cả phần còn lại. Nguồn khác nói có 4.800 quân ở hàng đầu, 3.000 quân ở hàng thứ hai, với thêm hai cánh khoảng 600 kỵ binh, nhưng không nói tới hàng thứ ba. Có khoảng 8.000 quân Thiết kỵ của Pháp xuống ngựa để chiến đấu, và cần phải tiếp cận quân Anh để đánh cận chiến. Nếu họ tiếp cận được thì sẽ áp đảo quân Bộ binh Anh với tỉ lệ có thể lên tới 5 trên 1, và cung thủ Anh cũng không thể bắn gần được vì sẽ dễ trúng phải chính quân mình. Nhiều người trong quân Pháp (cả quý tộc và binh sĩ) có cha ông từng bị sỉ nhục trong những trận đại bại ở Crécy và Poitiers nên họ rất quyết tâm báo thù. Nhiều nguồn sử Pháp nhấn mạnh rằng các quý tộc Pháp quá hăng hái trong việc đánh bại người Anh (và đòi tiền chuộc từ tù binh) đến mức khăng khăng đòi lên hàng đầu, bất chấp ý kiến của các tướng lĩnh và các hiệp sĩ nhiều kinh nghiệm. Có vẻ như có nhiều ngàn quân Pháp ở hậu quân, bao gồm cả những người hầu và người bình dân mà phía Pháp không muốn, hoặc không thể bố trí vào hàng ngũ. De Waurin cho rằng tổng số quân Pháp là 50.000 người. Ông cũng nói rằng người Pháp có nhiều lính bắn nỏ và bắn cung nhưng lại không cho họ bắn vì không đủ chỗ đứng trên địa hình chật hẹp này (để dành chỗ cho các kỵ sĩ và bộ binh). Lực lượng hậu quân này không tham gia gì nhiều vào trận đánh, các nguồn sử của Anh và Pháp đều đồng ý rằng họ đã tháo chạy hết sau khi thấy quá nhiều quý tộc Pháp bị giết và bắt sống. === Địa hình === Chiến trường của trận đánh này vẫn còn đang được tranh cãi rằng liệu nó có phải nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả trận đánh hay không. Địa hình vùng đất vừa mới bị cày xới và được viền bởi rừng là có lợi cho quân Anh vì nó hẹp và có lớp bùn dày mà các hiệp sĩ Pháp buộc phải đi bộ qua. Loạt chương trình Battlefield Detectives của kênh History Channel đã có một số ý kiến về sự nhỏ hẹp của địa hình. Bộ binh Anh đứng sát với nhau, trong khi quân Pháp chia thành ba lớp theo chiều dọc và không thể đưa tất cả binh lực vào tham chiến cùng một lúc, cũng như là không thể bọc sườn quân Anh. Khi những đợt quân của hàng đầu gục ngã cũng làm đường tiến lên của người Pháp thậm chí còn tắc nghẽn hơn, có một số phải đi bộ để vượt qua những người đã ngã xuống. Các nguồn sử miêu tả cuộc chiến cũng nói là quân Pháp đã tràn lên quá đông tới nỗi tự làm vướng chân tay mình trong một địa hình nhỏ hẹp như vậy. Việc trận chiến diễn ra trên một địa hình bùn lầy đã khiến quân Pháp vô cùng mệt mỏi khi phải lội qua bùn trong khi vẫn mang giáp trụ nặng. Quân Pháp được miêu tả là bị ngập bùn tới đầu gối, còn sử gia Barker cho rằng một số thậm chí là bị ngập tới mũ. Sự mệt mỏi và sự giới hạn vận động của họ đã khiến họ dễ dàng trở thành mục tiêu cho cung thủ Anh, hoặc thất bại trong những trận đánh cận chiến với bộ binh Anh. == Chiến đấu == === Những chuyển động mở đầu === Vào sáng 25 tháng 10, quân Pháp vẫn đang chờ thêm nhiều binh sĩ tới. Công tước xứ Brabant (khoảng 2.000 quân), Công tước xứ Anjou (khoảng 600 quân), và Công tước xứ Bretagne (khoảng 6.000 quân) đều đang trên đường tới. Điều này làm quân Pháp không biết có nên tiến lên chưa. Trong vòng ba giờ đầu chưa có chiến đấu gì, cả hai đội quân chỉ dàn trận chờ đợi nhau. Người Pháp đã chặn đường lui của Henry nên chẳng lấy gì làm vội. Họ còn cho rằng quân Anh sẽ tự bỏ chạy khi thấy phải chiến đấu với quá nhiều vương hầu Pháp. Quân của Henry V thì trái lại đang mệt, vì vậy mà ông quyết định phải chủ động hơn. Henry V đánh liều cho quân đội bỏ vị trí định trước và di chuyển tới phía trước. Việc này đòi hỏi phải nhổ những cây cọc mà họ đã cắm sẵn để bảo vệ các cung thủ và đưa tới vị trí mới (cọc là một cải tiến của quân Anh, ta đều nhớ là trong trận Crécy thì cung thủ của họ chỉ được bảo vệ bởi các chướng ngại vật tự nhiên). Thực chất, sự bày binh bố trận của vị vua nước Anh cũng chính là dựa vào hai trận thắng lừng vang tại Crécy và Poitiers khi trước. Nếu quân Pháp tấn công vào thời điểm đang di chuyển cọc thì rất có thể quân Anh sẽ bị đánh bại. Mặc dù vậy thì quân Pháp đã không đánh giá đúng tình hình này và bỏ qua cơ hội. Họ chỉ có "chết đứng như Từ Hải" chứ không hề gây phiền toái gì cho các chiến sĩ Anh đang tiến bước. Như vậy là vua Henry V đã đạt được thắng lợi ban đầu cho cuộc vận động của quân đội ông. Quân Pháp lúc đầu định để cung thủ ở phía trước các binh sĩ, nhưng rồi cuối cùng họ lại xếp họ xuống phía sau. Lực lượng lính bắn cung và nỏ này hầu như không tham gia gì nhiều, cùng lắm chỉ là một đợt tên mở màn. Kỵ binh Pháp có thể hủy diệt hàng ngũ quân Anh nếu tấn công trong lúc họ đang di chuyển cọc, nhưng thực tế là họ chỉ xông lên sau loạt tên đầu tiên của quân Anh. Không rõ đó là vì người Pháp chờ đợi quân Anh sẽ lao lên tấn công (và bị bất ngờ khi quân Anh bắn tên từ vị trí phòng thủ mới, ở gần họ hơn) hay đơn giản là vì kỵ binh Pháp không phản ứng kịp với tình hình. Các sử gia Pháp cho rằng đợt tấn công đầu tiên của kỵ binh Pháp là không đủ quân số, một số người đang đi sưởi ấm và một số đang cho ngựa ăn. Dù sao đi nữa thì cung thủ Anh cũng đã cắm xong cọc và là những người mở màn trận đánh. Thực chất, quân Pháp rất khiếp sợ binh chủng này của quân Anh. Thời bấy giờ, cung thủ Anh là lực lượng cung thủ nhà nghề và tinh nhuệ nhất trên toàn cõi châu Âu, được trả thù lao đúng đắn, không rõ có phải do Thiên Chúa quan phòng cho Henry V hay không mà các cung thủ đã thể hiện sức mạnh khủng khiếp trong trận này. === Kỵ binh Pháp tấn công === Sau loạt tên mở màn của quân Anh, lực lượng Kỵ binh Pháp mặc dù chưa đủ lực lượng và sắp xếp còn lộn xộn nhưng vẫn xung phong tấn công các cung thủ. Và đó là một thảm cảnh cho họ khi các kỵ sĩ không thể bọc sườn các cung thủ Anh (do địa hình), và cũng không thể xông qua hàng rào cọc đang che chở các cung thủ. John Keegan nói là tác dụng chính của các cung thủ cung dài là ở chỗ họ bắn trúng lưng và bên sườn ngựa, làm chúng lồng lên. Trong trường hợp, hai cuộc tấn công này không gây đủ sức ép mãnh liệt. Người ta nghi ngờ liệu Kỵ binh Pháp có thể tăng được tốc độ lên nhiều hơn qua những thửa ruộng mới được cày cấy gần đó với lượng nước mưa thấm xuống đất. St Remy đã thu thập được rằng mặt đất đã trơn trượt như thế nào-có thể ông đã thu thập được từ các ghi chép của cuộc tấn công của William Saseuse. Ông được mô tả như một hiệp sĩ dũng cảm, người khuyến khích người của mình phi ngựa lao thẳng về phía những cọc nhọn của các cung thủ. Mặt đất rất mềm làm cho những chiếc cọc gỗ đổ xuống, cho phép lực lượng tấn công có thể rút lui với sự mất mát chỉ với ba kỵ sĩ. Nhưng rõ ràng không phải tất cả các cọc gỗ đã đổ xuống hoặc người Pháp đã phá vỡ xuyên qua các cung thủ. Các cọc gỗ được dựng làm hàng rào phòng thủ đã được mô tả là vô hiệu hóa sức tấn công của một cuộc tấn công cực kỳ nặng nhọc. Nguyên soái d'Albert làm thế nào đây nữa cũng không thể ngăn ngừa nổi các quý tộc phong kiến Pháp ào lên tiến công để mà chuốc lấy quả đắng. Cung dài trở thành khẩu "súng máy" của lực lượng Quân đội Anh thời phong kiến, với tầm bắn hết sức là chính xác, trong khi lại không đắt đỏ gì mà khiến cho người chủ nhân của nó vượt xa các Hiệp sĩ địch trên tử địa. Việc kỵ binh tiến lên và rồi thoái lui càng làm lớp bùn bị khuấy động lên. Kỵ binh Pháp bị hoảng loạn và những con ngựa không thể kiểm soát nổi của họ lúc này đã chạy đi đâu? Trên một chiến trường mở họ có thể chạy xung quanh hai bên sườn của các lực lượng của chính họ. Một số trong thực tế đã có thể hướng vào các khu rừng ở hai bên của chiến trường. Phần còn lại tự xô đẩy họ một cách dữ dội vào đạo quân đầu tiên của người Pháp lúc này đang. Một sử gia khác, Richemont Herald, người phục vụ cho Công tước Richemont, một người có tham gia vào trận chiến, đã đổ lỗi cho sự thất bại của toàn bộ trận chiến là do lực lượng kỵ binh bị đánh bại này gây ra. Đó là bởi vì họ đã có một linh cảm về sự hèn nhát của những người Lombard và người xứ Gascogne, ông quả quyết rằng họ đã làm như vậy. Định kiến của sử gia này ​​là không chính đáng, nhưng phân tích của ông là chính xác và được chia sẻ bởi tất cả các nhà văn khác đã từng có mặt, hoặc chỉ nghe báo cáo về trận chiến. Khi bị đánh bại các kỵ binh lao trở lại, họ xông vào đội hình của quân Pháp và làm cho nó gần như hoàn toàn rơi vào tình trạng xáo trộn. Bức hình của John Keegan về một cuộc hoảng loạn của các chú ngựa của cảnh sát trong đám đông, đã tạo ra một loại hiệu lực gợn són, như những người này lại bị đánh ngã bởi một số người khác. Sự gián đoạn này bị lặp đi lặp lại hàng trăm lần và lại bị phóng đại bởi sự lặp lại của nó. Juliet Barker trích một tài liệu đương thời rằng khi thoái lui hỗn loạn, ngựa của các kỵ binh Pháp đã tự làm rồi bộ binh của mình đang trên đường xông lên, khiến họ bị phân tán và giẫm đạp. Sau những ngày mưa, trận mưa tên của quân Anh ở Agincourt đã phủ đầy bãi chiến trường với những cái thây tử sĩ và chiến mã Pháp, trong khi cả họ chả thể làm nên nổi một tiến nào cả. === Đợt tấn công chính của quân Pháp === Nguyên soái Charles d'Albret thân chinh dẫn đầu đợt tấn công chính đầu tiên, bao gồm các kỵ binh đã xuống ngựa đánh bộ. Các tài liệu phía Pháp mô tả trong đợt này họ có 5.000 quân và hơn quân Bộ binh Anh với tỉ lệ 3 chọi 1, nhưng phải vượt qua đám bùn lầy dưới trận mưa tên. Áo giáp của quân Pháp giúp họ có thể vượt qua 300 yard để tiến tới chỗ quân Anh, nhưng họ phải hạ thấp miếng che và nghiêng đầu để tránh bị bắn vào mặt (chỗ mắt và lỗ thông khí là điểm yếu của áo giáp), qua đó gặp vấn đề về hơi thở và tầm nhìn. Và họ phải lội qua vài trăm yard bùn lầy với chiếc áo giáp nặng 50-60 pao. Trận địa thì chật hẹp, thế mà tử thi quân Pháp đã chất đầy lại càng thêm chất đống trong cơn mưa tên của cung thủ Anh. Các cung thủ Anh vẫn cứ hủy diệt quân Pháp thật mạnh mẽ như nhiều lần trước. Họ không hề có chút ơn huệ gì với quân thù, do trước đây, khi một lần quân Pháp đánh bại quân Anh, 300 cung thủ Anh đã bị địch treo cổ. Một lần nữa, sau hai trận đại thắng tại Crécy và Poitiers, cung dài đóng vai trò quyết định cho niềm vinh hiển của nền quân sự nước Anh. Bộ binh Pháp cuối cùng cũng đã vượt qua trận mưa tên dữ dội mà Mortimer cho là lên tới 1.000 mũi tên mỗi giây, tiếp cận với quân Anh và đã đẩy lui được họ, trong khi cung thủ Anh vẫn tiếp tục bắn cho tới khi hết tên và bỏ cung lao vào cận chiến. Mặc dù vậy thì trên đường đi quân Pháp đã bị va đập với quá nhiều tên, lội bùn với giáp quá nặng, phải hứng chịu cái nóng và sự thiếu ôxy trong bộ giáp, và có số lượng quá đông nên tự làm vướng nhau. Chính vì vậy mà họ khổ sở đến mức "hầu như không nhấc nổi vũ khí" khi bắt đầu giao chiến với quân Anh. Quân sĩ hai bên phải bò lên xác tử sĩ của đợt giao chiến trước mà giáp chiến với nhau. Khi cung thủ Anh chuyển sang dùng rìu, kiếm và các loại vũ khí khác để tấn công quân Pháp đã mệt mỏi và lộn xộn, người Pháp đã không chống trả được những chiến binh Anh không mặc giáp (nhờ vậy ít bị bùn gây trở ngại hơn) mà vẫn tấn công mãnh liệt. Binh lính Pháp ngã gục và không đứng dậy nổi. Hàng ngũ thứ nhất của quân Pháp nhanh chóng vỡ tan. Khi trận cận chiến đang diễn ra thì đợt tấn công thứ hai của quân Pháp cũng tới, nhưng vì địa hình quá chật hẹp nên có đông người hơn cũng không tràn lên được cùng một lúc. Nhiều ngàn quân Pháp bị bắt giữ và giết. Cuộc chiến kéo dài khoảng ba giờ, cuối cùng các chỉ huy của Pháp ở cả hai đợt tấn công đều bị bắt giết. Gesta Henrici mô tả về ba đống xác chết lớn xếp xung quanh ba cờ hiệu của Anh. Theo các nguồn sử đương thời, vua Henry V có trực tiếp tham gia trận cận chiến. Trong lúc này, ông đã thể hiện đúng như trong vở kịch của Shakespeare, là một vị vua giỏi đánh trận và dũng cảm. Trong phần lớn trận kịch chiến, theo sau ông có một đội Cận Vệ, nhưng họ cũng chẳng ngăn ngừa được ông xông pha vào giữa trận. Ông tiên phong trước mắt ba quân, phi ngựa thẳng vào nơi chiến sự đang diễn ra nóng bỏng nhất, đánh bại Bá tước d'Alencon của Pháp và tiêu diệt 18 Hiệp sĩ Pháp. Khi hay tin em trai nhỏ nhất của mình là Humphrey, Công tước Gloucester, đã bị thương, Henry V đã chiến đấu ngay trên hàng đầu để bảo vệ em mình cho đến khi Humphrey được đưa đi an toàn. Ông bị trúng một búa vào đầu làm văng mất một mảnh nón giáp trụ. Thế nhưng, ông và các binh sĩ Anh vẫn vững chãi. Các cung thủ Anh xung phong về phía trước, mặc sức mà giết địch. Có những người lính đâm xuyên qua những chỗ hổng của binh giáp của quân Pháp trong trận chiến. Trong trận giáp binh, không những mặc sức chém giết quân Pháp mà các chiến binh Anh còn bắt sống được vô số tù binh. Sau khi bị thảm sát dữ dội, đại quân Pháp đã tan vỡ khi màn đêm buông xuống, đúng như lời phán của Henry V. Đó là thắng lợi bước đầu, đã ghi dấu thế thượng phong nghiêng hẳn về nhà Plantagenet trong cuộc chiến. Trong suốt trận kịch chiến, binh sĩ cả hai phe đều chiến đấu dũng mãnh. Một nhà bình luận miêu tả thảm cảnh nơi chiến địa như "một đống, một gò, một chồng xác bại binh". Nhiều thương binh kêu khóc như điên trên trận tiền đẫm máu. Mà những cái xác ấy đều chủ yếu là tử thi quân Pháp. Một điều đáng bất ngờ, "hầu như toàn thể quý tộc đều là binh sĩ Pháp", và đều bị hạ sát. Có người bảo rằng, đống xác lính Pháp trong trận thua to tại Agincourt còn cao hơn cả một cái đầu người. === Quân Pháp tấn công xe chở hàng của Anh === Thắng lợi duy nhất của người Pháp là một cuộc tấn công vào các xe chở hàng của Anh - vốn không được phòng vệ. Một hiệp sĩ địa phương của Pháp tên Ysembart d'Azincourt đã chỉ huy một nhóm nhỏ tới đột kích, và họ đã cướp được một số báu vật cá nhân của Henry, bao gồm cả một vương miện. Các nguồn sử không thống nhất về việc đây là cuộc tấn công có chủ định của quân Pháp hay chỉ là cướp bóc đơn thuần. Một vài tài liệu cho rằng cuộc đột kích này diễn ra lúc gần cuối trận chiến và làm quân Anh tưởng là họ bị bọc hậu. Barker thì nghiêng về giả thuyết rằng nó diễn ra vào đầu trận chiến. == Henry V ra lệnh giết các tù binh == Cho dù vụ cướp xe diễn ra vào lúc nào đi nữa, có một thời điểm sau thắng lợi của quân Anh mà Henry nhận được cảnh báo rằng quân Pháp đang tập hợp lại để tấn công tiếp. Gesta Henrici mô tả nó diễn ra sau cuộc tàn sát các binh sĩ Pháp trên chiến trường, và khi quân Anh đang mệt mỏi thì quan sát thấy hậu quân của Pháp (với số lượng lớn và sung sức). Cuộc tàn sát này là do 200 cung thủ Anh thực hiện. Tương tự, Le Fèvre và Waurin cho rằng đã có các dấu hiệu của hậu quân Pháp tập hợp lại và tràn lên có hàng ngũ, điều này làm quân Anh lo rằng họ vẫn bị nguy hiểm. Thực ra, theo một cuốn sách, tuy người Anh cho rằng đây là mối đe dọa tiềm ẩn nhưng đoàn quân Pháp này vẫn chẳng dám làm gì các dũng sĩ Anh kia, mà cũng đang dần dần triệt binh qua đống gỗ Tramecourt. Một cuốn sách khác của tác giả Spencer Tucker thì cho biết cuộc tiến công của hậu binh Pháp chỉ là một đợt tập kích nhỏ nhoi từ lâu đài Agincourt, do vài binh sĩ Pháp và có lẽ là 600 tá điền Pháp tiến hành. Các chiến binh Anh nhanh chóng đập tan nát cuộc tiến công yếu ớt này. Dù cho giả thuyết lý giải nào thực sự đúng đi nữa thì Henry cũng đã ra lệnh giết khoảng vài ngàn tù binh Pháp và chỉ tha cho những người có đẳng cấp cao nhất. Ông sợ rằng họ sẽ lấy được vũ khí để quay lại chiến trường, và đánh bại quân Anh đã kiệt sức. Mặc dù tàn nhẫn, đây có thể xem là một hành động hợp lý, với lý lẽ chính đáng nếu xét tới tình hình trận chiến lúc đó. Có lẽ đáng ngạc nhiên là các sử gia Pháp cũng không chỉ trích Henry vì điều này. Trong cơn tàn sát kinh hoàng này, một số Hiệp sĩ Anh không giết mà cứu thoát các tù binh của mình. Họ cho rằng việc giết hại tù binh là trái ngược với tinh thần quân tử của người Hiệp sĩ Tây Âu thời phong kiến, nhất là khi quân Pháp thực sự không dám ồ ạt tấn công thêm một lần nữa. Quả thật, với vụ tàn sát sau đại thắng tại trận Agincourt ấy, vua Henry V đã phá bỏ cái "võ sĩ đạo" của con người dưới chế độ phong kiến. Hành động của ông đã đánh dấu sự kết thúc của trận chiến, với việc hậu quân Pháp nản chí và rút lui khi thấy có quá nhiều quý tộc bị bắt giữ và giết chết. Người ta nói rằng số binh lính Pháp chết trong vụ thảm sát này còn nhiều hơn cả số lượng quân Pháp bị tiêu diệt trong trận chiến. Henry V trong niềm vui thắng lợi cũng triệu quân hầu của nhà vua Pháp là Mountjoy, và phải Mountjoy rằng chiến thắng trong trận qua thuộc về ai ? "Thuộc về Người, kính bẩm Chúa thượng" - Mountjoy đáp trả. Ông liền hỏi tiếp: "Thế lâu đài mà Ta thấy ở đằng kia có tên là gì nhỉ" Mountjoy lại nói: "Đó chính là lâu đài Agincourt". Vua phán: "Vậy thì, hãy để cho trận chiến này được biết đến như là trận Agincourt." Tin đại thắng được lan truyền đến đô thành Luân Đôn vào ngày 29 tháng 10 năm 1415. Sau chiến thắng rực chói, với lợi thế rõ rệt, vua Henry V tiếp tục cất quân đi đánh vùng Calais, và tóm gọn được nhiều tù binh Pháp, trước khi ông ca khúc khải hoàn kéo đại binh về nước Anh. Bên cạnh các chiến binh Anh là hàng đống chiến lợi phẩm. == Kết cục của trận chiến == Đại thắng tại trận Agincourt - là một biểu hiện của binh thế nước Anh và cũng nằm trong số những trận đánh vinh quang nhất của cung thủ thời Trung Cổ - cho thấy cung dài đóng vai trò hệ trọng cho các cuộc chinh chiến của Nhà nước phong kiến Anh từ thế kỷ thứ XIII cho tới thế kỷ thứ XVI. Không những đóng góp lớn cho trận thắng ở Agincourt nói riêng và các chiến thắng khác của quân lực Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm nói chung, cung dài khiến nước Anh vươn lên thành liệt cường quân sự hùng hậu nhất của châu Âu trong đêm trường Trung Cổ, vượt hẳn nước Pháp, và qua đó chiến công ở Agincourt trở thành đại thắng cuối cùng của quân Anh dùng cung dài trên đất Pháp. Thực chất, nhiều người cho rằng sau năm 1415, cái ngày vĩ đại nhất của cung dài đã mãi mãi đi vào quá khứ. Bản thân nhà vua Henry V cũng phải rất ấn tượng với chiến tích của các cung thủ Anh ở trận này - là minh chứng cho sự chuẩn mực của các chiến thuật của Anh thuở ấy, và cũng là dấu ấn cho sự bất khả chiến bại của các cung thủ Anh thời phong kiến. Ngoài cung thủ, thắng lợi vang dội này cũng được xem là nhờ có quân Bộ binh Anh. Do không có nguồn sử đáng tin cậy nên không biết chính xác số thương vong của hai bên là bao nhiêu. Tuy nhiên chắc chắn là dù quân Anh bị áp đảo về số lương nhưng thương vong của họ ít hơn hẳn quân Pháp, sau cuộc chiến đấu cam go mà thắng lợi oanh liệt của các dũng binh Anh. Nguồn từ Pháp cho rằng có 4.000 đến 10.000 quân Pháp tử trận, cùng 1.600 quân Anh. Tỉ lệ thấp nhất mà họ đưa ra là quân Pháp tử trận nhiều hơn quân Anh sáu lần. Nguồn từ Anh nói có khoảng từ 1.500 đến 11.000 quân Pháp tử trận, còn số chết của quân Anh không quá 100 chiến sĩ. Theo sách Western Civilization: Alternate Volume: Since 1300 của tác giả Jackson J. Spielvogel, 6 nghìn quân Pháp trận vong trong thảm họa này, trong đó có cả 1.500 quý tộc tử trận trong đợt giáp chiến lấm bùn. Theo cuốn World Military Leaders của Mark Grossman, số tử trận chiếm nhiều nhất trong tổn thất của quân Pháp. Barker cho rằng có ít nhất 112 quân Anh đã tử trận, nhưng không tính tới số bị thương. Một ước tính được dùng rộng rãi đã tính rằng tổn thất của quân Anh là 450, ít hơn nhiều so với vài ngàn của Pháp. Sử dụng các con số ước tính thấp nhất của Pháp thì tỉ lệ tổn thất của Pháp so với Anh có thể lên tới 9 trên 1, hoặc 10 trên 1 nếu xét cả những tù nhân. Trong số những người Pháp bị giết có ba công tước, ít nhất tám bá tước, một tử tước và một tổng Giám mục, cùng nhiều nhà quý tộc và cả Nguyên soái. Juliet Barker nói rằng những mất mát này đã làm tầng lớp lãnh đạo của Pháp ở Artois, Ponthieu, Normandie, và Picardie thiệt hại đáng kể. Một cuốn sách kể rằng có bảy vương hầu Pháp bị tiêu diệt trong đại thảm họa này. Số lượng tù binh người Pháp bị bắt giữ khoảng từ 700 đến 2.200 và đều là các quý tộc, trong số đó có cả Thống chế Boucicault nổi tiếng là một anh hùng hào hiệp của nước Pháp. Sau khi bị giải về Anh Quốc, Boucicault qua đời vào năm 1421. Điều này thể hiện sự vỡ mộng hoàn toàn của tinh thần Hiệp sĩ hào hoa ở nước Pháp thuở ấy. Theo tác giả Henry White trong một cuốn sử nước Anh, quân Anh quá lắm là thiệt hại 1.600 binh sĩ. Trong mất mát của Quân đội Anh chỉ có hai nhà quý tộc là Edward, Quận công xứ York và Michael, Bá tước xứ Suffolk. Thực chất, York không bị địch giết mà ông chết do ngã ngựa trong trận giáp binh. Một số lượng chiến sĩ đánh bộ cùng khoảng vài trăm cung thủ Anh đã hy sinh trong trận đánh vang danh này. Tổn thất của họ thì nhỏ tẹo, mà chiến thắng của họ thì lại to tát. Nếu như trận thắng lớn của quân Anh ở Crécy (1346) đã đánh mốc suy yếu của tầng lớp Hiệp sĩ thời phong kiến, thì đại thắng ở trận Agincourt đã đặt tầng lớp này đến bước đường cùng. Trận Agincourt cũng được xem là một trong những cuộc giáp chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, với mấy lần tấn công của quân Pháp liên tiếp bị đập tan mà quân Anh chỉ chịu tổn hại nhẹ nhàng. Và, kể từ sau chiến bại thảm hại của quân Pháp - được coi là một thắng lợi của tinh thần kỷ cương và tài năng của người Anh trước lòng dũng cảm mà vô phép của người Pháp, các Hiệp sĩ sẽ không bao giờ đóng vai trò chủ đạo trong quân đội các quốc gia Tây Âu nữa. Địa hình được xem là nhân tố quyết định dẫn đến chiến thắng to tát của lực lượng Quân đội Anh trong trận chiến này. Bãi chiến địa của trận này rất hẹp hòi, toàn là đất mới cày, lại bị bao phủ bởi rừng rú rậm rạp, do đó thuận lợi cho các chiến binh Anh. Ngoài ra, yếu tố quan trọng đối với cho chiến thắng chính là nỗ lực chuẩn bị chu đáo và rất đáng nể của Quốc vương Henry V trước khi ông mang quân đi đánh nước Pháp. Dẫu cho trước đó cung thủ Anh đã hủy diệt tầng lớp quý tộc Pháp trong trận Crécy, quân Pháp vẫn không biết rút ra bài học nào mà vẫn cố tình tung Hiệp sĩ vào trận này - mang lại chiến thắng trứ danh cho đoàn quân của Henry V hạ nốc ao quân Kỵ binh Pháp. Bản thân Hiệp sĩ Pháp tỏ ra rất kém kỷ cương, tạo điều kiện cho quân Anh thắng lớn. Nguyên soái D'Albret và Thống chế Boucicault tuy không muốn giáp mặt với đại quân Anh, nhưng những người lính Pháp háo thắng đã không thèm nghe theo họ và chuốc lấy đại thảm bại. Việc ông ban lệnh cho các cung thủ Anh cắm cọc cũng cho thấy đầu óc sáng tạo của ông trong trận này, đem lại cho ông niềm vinh quang chiến thắng. Và, cho dầu vở kịch Henry V của Shakespeare có nhiều tình tiết hư cấu, nó đã nêu lên được một nhân tố quan trọng cho đại thắng: đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà vua và toàn quân, đó là tài nghệ của ông trong việc khơi dậy chí khí quyết đấu của các binh sĩ. Có người cho rằng vua Henry V thực sự giống với danh tướng Oliver Cromwell hơn là vị vua - anh hùng trong vở Henry V của Shakespeare, do ông đã coi quân tướng của ông là "những chiến binh của Thiên Chúa". Đối với người Anh, một "Phép lạ" mà Thiên Chúa ban cho họ trong trận đánh cũng chính là tổn thất vô cùng ít ỏi của họ. Nhưng mà, do ông có ít quân hơn nhiều mà lại đại phá được quân thù, trận thắng to tại Agincourt đã khiến cho người đương thời rất bất ngờ. Họ nghĩ rằng ông đã thuận theo ý Đức Thiên Chúa, do đó Người đã ban cho ông thắng lợi vang dội này (Giám mục Beaufort ở Anh Quốc coi đại thắng này là "ân điển" kế tiếp của Chúa Trời cho người Anh sau các trận Sluys, Crécy và Poitiers). Mặc dù trận Agincourt là một chiến thắng quân sự lớn, có ý nghĩa quyết định và hoàn mỹ đối với quân Anh, những ảnh hưởng của nó khá phức tạp. Nó không dẫn tới những cuộc chinh phạt ngay lập tức sau đó của người Anh. Henry V trở về nước Anh vào ngày 16 tháng 11 với vinh quang, và trong mắt các thần dân và các nước châu Âu ngoại trừ Pháp, ông được xem là một anh hùng được Chúa ban ơn. Thần dân chốn kinh kỳ Luân Đôn đã tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng của Quốc vương, trong đó họ ví von ông như những vị anh hùng trong Kinh Thánh. Chiến thắng - là tuyệt đỉnh của cuộc chinh chiến trên đất Pháp của ông - cũng giúp ông nhận được sự ủng hộ của triều đình để tiếp tục chiến tranh với Pháp. Triều đình cũng trợ cấp lông cừu dùng cả đời cho vua - lần duy nhất trong lịch sử kể từ sau đời vua Richard II hồi năm 1398 và chứng tỏ niềm tin tuyệt đối của đình thần vào thành công của vua. Chiến thắng vĩ đại này, cùng với các trận thắng to tại Crécy và Poitiers hồi thế kỷ trước, đã gia tăng uy thế của các vị vua nước Anh trong cuộc Chiến tranh Trăm Năm, và được coi là thắng lợi lớn nhất của dân tộc Anh trước ngoại bang cho đến trận phá hạm đội Tây Ban Nha. Thậm chí, không những gắn liền với đội cung thủ hơn cả mà trận Agincourt cũng nổi tiếng hơn hai thắng lợi kia trong nền quân sử nước Anh. Nhà nước phong kiến Anh với chiến thắng này đã đóng góp thêm một trang sử vàng son cho nền lịch sử quân sự thế giới như một trong những chiến thắng uy chấn nhất mà sử sách đã ghi lại từ cổ chí kim. Henry V với đại thắng ở trận Agincourt đã đi vào lịch sử nước Anh như một trong những vị vua - chiến binh vĩ đại nhất thời kỳ Trung Cổ, đã hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp". Sau chiến thắng vĩ đại ấy, có vẻ như ông đã trở thành một vị vua bất khả chiến bại. Thực ra, toàn thắng này chính là chiến công đầu tiên của ông vua cầm binh ấy. Một thị dân Paris nặc danh phải ghi nhận: "Từ khi Thiên Chúa sinh ra đến nay, chưa từng một người nào, dù có là người Saracen hay bất kỳ ai khác, đã tàn phá nước Pháp đến mức độ này". Trong khi người Pháp thì đau khổ, người Anh hân hoan với chiến thắng, và Triều đình Anh đã khích lệ nhà vua Henry V tiếp tục tiến công nước Pháp. Với một nước Anh đang sẵn sàng tiếp tục đánh Pháp để mà phát huy thắng lợi, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc. Không những được nhân dân Anh kính yếu, ông trở thành một Bá vương của châu Âu và liền ký kết ngay một Liên minh với Hoàng đế La Mã Thần thánh là Sigismund. Trên đà thắng lợi, thế lực của ông tại Pháp không hề thua kém tại Anh. Sau trận chiến, hòa ước giữa hai phái Armagnac và Burgundy trong triều đình Pháp đã bị phá vỡ. Phái Armagnac chính là những người chủ đạo bên phía Pháp trong trận Agincourt, qua đó họ phải gánh chịu nhiều tổn thất về nhân lực và uy tín sau thất bại này, thậm chí được coi là kẻ thất bại nặng nhất trong thảm hoạ ấy. Vị Quận công xứ Burgundy nhờ đó gia tăng uy thế đáng kể, và phái Burgundy nhân cơ hội đánh chiếm kinh đô Paris. Triều đình Pháp sau thảm hoạ Agincourt chỉ còn có thể trông chờ vào một "Phép lạ" để mà khôi phục giang sơn. Sự bất hòa ở Pháp giúp Henry V có 18 tháng chuẩn bị cho các chiến dịch tiếp theo. Sau đại thắng ở Agincourt, mất thêm vài năm nữa nhưng rồi ông đã đạt được những gì mình đề ra. Trong thời gian đó, ông đã chinh phạt được vùng Normandie, mà thực chất chính chiến thắng trong trận Agincourt đã tạo tiền đề về tài chính và lòng yêu nước cho thắng lợi này. Qua đó, đại thắng tại Agincourt được xem là khởi điểm cho sự thống trị của Quân đội Anh trên đất Pháp trong vòng 30 năm tới. Ngoài ra, chiến công lớn của Henry V phá Pháp ở đây, với giá trị to lớn về tinh thần và chiến lược, đã tạo điều kiện cho quyền uy của nhà Lancaster được củng cố. Những chiến thắng khi ấy của ông - kế tiếp đại thắng Agincourt - đã đưa tới Hiệp ước Troyes. Theo hiệp ước này, Henry V sẽ cưới con gái của vua Charles VI của Pháp là Catherine, và rồi đứa con sinh ra từ cuộc hôn nhân này sẽ cai trị cả nước Anh và Pháp. Sau đó, Henry chính thức tiến vào Paris và Hiệp ước này được phê chuẩn bởi Hội nghị ba đẳng cấp của Pháp. Đó là đỉnh cao của người Anh trong Chiến tranh Trăm Năm. Chỉ sau một chiến dịch nhanh gọn, Henry V đã đạt được mục tiêu của ông. Không may, đúng lúc ấy ông bệnh mất vào năm 1422 - bảy tuần trước khi Charles VI qua đời. Có một sự thật là, ông không hoàn toàn tham mê cái ngôi vua nước Pháp. Vào năm 1418, ông đã có ý định chấm dứt kế hoạch này. Và, nếu như đương thời thắng lợi vẻ vang của ông trong trận Agincourt cho người Anh thấy tầm quan trọng cao của chiến dịch phạt Pháp, thì trong suốt chiều dài lịch sử nước Anh, chiến thắng rực rỡ này của ông luôn là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, đề tài để chính quyền Anh thôi thúc các chiến sĩ chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, như trong trận thủy chiến đập tan nát cuộc xâm phạm của hạm đội Tây Ban Nha vào năm 1588 và trận không chiến đánh bại Không quân Đức trên bầu trời nước Anh vào năm 1940. Cũng như chiến thắng tại Crécy và trận diệt thủy quân Tây Ban Nha nêu trên, trận thắng ở Agincourt góp phần không nhỏ cho niềm tự hào dân tộc Anh. Đó được coi là một chiến thắng mỹ mãn đặc trưng theo kiểu Anh, qua việc nhà vua "lấy ít thắng nhiều". Thậm chí, chiến công này còn được xem là một trận "lấy ít thắng nhiều" hiển hách nhất trong lịch sử Anh, trong khi là một trong những đại thảm họa của Pháp trong mối thù truyền kiếp với Anh. Trong tập 2 của bộ England: A Historical Poem (1834 - 1835), nhà thơ Anh là John Walker Ord đã ca ngợi Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington - người hùng nước Anh khi đó - vì đã củng cố vinh quang quân sự của người Anh vốn mở đầu với các trận Crécy và Agincourt trên đất Pháp. Và, các nhà sử học vẫn không ngừng khảo cứu về trận thắng quan trọng trong lịch sử nước Anh nói riêng và trong lịch sử châu Âu nói chung này. == Trận chiến trong văn hóa đại chúng == Đại thắng huy hoàng của vua Henry V - "nhà chinh phạt tại Agincourt" nổi danh - trong trận Agincourt đã trở nên bất hủ trong văn học - lịch sử nước Anh. Ông đã đi vào lịch sử ngay từ sau chiến thắng, với rất nhiều cuốn biên niên sử thời Trung Cổ phải ghi lại thắng lợi này. Ngay sau chiến thắng của người Anh, đã có nhiều bài ca dân gian ra đời dựa trên trận chiến, nổi tiếng nhất là "Khúc ca khải hoàn Agincourt" vào đầu thế kỷ 15. Ngoài ra cũng có nhiều ballad về trận chiến, ví dụ như bài King Henry Fifth's Conquest of France. Sự miêu tả trận chiến trong văn hóa đại chúng mà được biết đến nhiều nhất là vở kịch Henry V của Shakespeare vào năm 1599, trong đó tập trung vào những áp lực của một vị vua trên ngôi báu. Đối với đại thi hào Shakespeare, quân Anh giành chiến thắng lẫy lừng ở trận Agincourt là nhờ Thiên Chúa quan phòng cho cuộc chiến đấu vì đại nghĩa của nhà vua Henry V, và ông đã coi nhà vua và đoàn binh thắng trận ở Agincourt là biểu hiện của tinh thần chiến đấu của người Anh. Qua tác phẩm này, Shakespeare bằng ngòi bút xuất sắc của ông đã khắc họa hình ảnh một Đức Vua Henry V anh hùng, mẫu mực, đức độ, mang lại đại thắng cho toàn quân, và những tình tiết nhưng lời diễn văn hùng hồn của nhà vua trước ba quân khi chuẩn bị đánh trận Agincourt - do Shakespeare hư cấu nên - đã khiến Henry V trở thành một nhân vật huyền thoại trong những trang sử nước Anh. Bài hiệu triệu của Henry V trước trận đánh trong vở kịch ấy được xem là một trong những bài diễn văn hào hùng nhất trong các tác phẩm của Shakespeare, và nhà phê bình David Margolies miêu tả rằng nó đã "nêu cao danh dự, niềm huy hoàng quân sự, lòng ái quốc và tinh thần hy sinh", và trở thành một trong những mô tả đầu tiên của nền văn học Anh về vai trò của tình đồng đội chặt chẽ trong chiến thắng. Shakespeare cũng tôn vinh lòng trung dũng của hai nhà quý tộc phong kiến Anh đã hy sinh trong trận chiến. Vở kịch được ba lần chuyển thể thành phim, bởi Ngài Laurence Olivier vào năm 1944, bởi Kenneth Branagh vào năm 1989, và bởi Peter Babakitis vào năm 2004. Henry V trở thành một vị anh hùng trong mắt các độc giả của vở kịch này, trong khi tài năng của Olivier đã lôi cuốn biết bao nhiêu là khán giả cho nền điện ảnh nước Anh. Nhưng phiên bản của Branagh khắc họa trận đánh hiện thực và lâu dài hơn Kenneth, dựa theo sử liệu và hình ảnh từ cuộc Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Falkland. Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, tương truyền rằng trong trận Mons vào năm 1914, một đội thần binh bao gồm các cung thủ Anh trong trận Agincourt năm xưa đã hỗ trợ và tăng cường nhuệ khí của các chiến sĩ Anh. Sau khi kháng trả mãnh liệt những đợt công kích đoàn quân Đức hùng mạnh, những người lính Anh đã triệt thoái ra khỏi chiến địa, và Thánh George dường như đã ra lệnh cho đội thần binh này yểm trợ đường rút của quân Anh, hoặc là tạo nên một đám mây bí ẩn che mắt quân Đức, khiến cho quân Anh triệt binh an toàn. Từ đó sinh ra câu chuyện về "Đội thiên binh ở Mons", về "chiến tích" của những cung thủ Anh 499 năm sau khi họ đập tan nát đoàn hùng binh Pháp ở trận Agincourt. Cũng theo truyền miệng, nhiều tử thi quân Đức ở trận Mons - vốn cách không xa Agincourt - bị phát hiện là đã trúng tên. Tuy nhiên, những truyền tụng như vậy không hề có tính xác thực cao. Thực chất, có lẽ một phần do sức hút của Shakespeare mà người Anh thường hay nhắc đến trận Agincourt này và liên tưởng thắng lợi này tới các cuộc chiến đấu của Lực lượng Viễn chinh Anh trước những đợt càn của quân Đức. Dấu hiệu giơ hai ngón tay thành hình chữ V cũng được một số người cho rằng bắt nguồn từ trận Agincourt. Tục truyền rằng, quân Pháp hăm dọa sẽ cắt ngón tay bất kỳ một cung thủ Anh nào mà họ bắt được để cho họ không thể nào mà bắn cúng được nữa, và thế là các cung thủ Anh dơ hai ngón tay ra nhằm kích động quân thù, thể hiện sức chiến đấu của họ không thể bị mờ phai. Không rõ chuyện ấy có thực không, nhưng về sau Thủ tướng Anh là Winston Churchill rất nổi tiếng với dấu hiệu này trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. == Xem thêm == Dấu hiệu chữ V Trận Patay - một phiên bản ngược của trận Agincourt trong cuộc chiến == Tham khảo == === Sách === == Tham khảo == === Ghi chú === === Chú thích === == Liên kết ngoài == Battle of Agincourt trên chương trình In Our Time của BBC. (Nghe tại đây) Contemporary account of battle written by Enguerrand de Monstrelet (d.1453), governor of Cambrai and supporter of the French crown. "Historians Reassess Battle of Agincourt" bởi James Glanz, The New York Times, 24 tháng 10 năm 2009
qatar.txt
Qatar (phiên âm tiếng Việt: Ca-ta; tiếng Ả Rập: قطر Qatar [ˈqɑtˤɑr]; phát âm thổ ngữ địa phương: [ɡɪtˤɑr]), tên chính thức là Nhà nước Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر Dawlat Qatar), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, nằm trên bán đảo nhỏ Qatar thuộc duyên hải đông bắc của bán đảo Ả Rập. Qatar chỉ có biên giới trên bộ với Ả Rập Saudi về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran. Sau thời gian nằm dưới quyền cai trị của Ottoman, Qatar trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh vào đầu thế kỷ 20 cho đến khi giành độc lập vào năm 1971. Gia tộc Thani cai trị Qatar từ đầu thế kỷ 19. Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani là người khai quốc của Nhà nước Qatar. Qatar theo chế độ quân chủ thế tập, và nguyên thủ quốc gia lấy hiệu là emir. Có tranh luận về việc Qatar là một quốc gia quân chủ lập hiến hay quân chủ chuyên chế Vào đầu năm 2017, tổng dân số Qatar đạt 2,3 triệu, trong đó khoảng 300 nghìn người là công dân Qatar, còn lại là ngoại kiều. Qatar có nền kinh tế thu nhập cao và là một quốc gia phát triển, dựa trên cơ sở có trữ lượng khí đốt thiên nhiên và dầu mỏ lớn thứ ba thế giới. Qatar có chỉ số thu nhập bình quân cao hàng đầu thế giới, được phân loại là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và là quốc gia tiến bộ nhất trong thế giới Ả Rập về phát triển con người. Qatar là một thế lực đáng kể trong thế giới Ả Rập, nước này ủng hộ một số tổ chức khởi nghĩa trong Mùa xuân Ả Rập về tài chính cũng như thông qua tổ chức truyền thông toàn cầu Al Jazeera của họ. Nếu so với quy mô quốc gia, Qatar có ảnh hưởng không cân xứng trên thế giới, và được xác định là một cường quốc bậc trung. Qatar sẽ đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, và là quốc gia Ả Rập đầu tiên tổ chức giải đấu này. == Lịch sử == === Cổ đại === Loài người cư trú tại Qatar từ khoảng 50.000 năm trước. Đã khai quật được các khu định cư và công cụ có niên đại từ thời kỳ đồ đá trên bán đảo. Các đồ tạo tác của Lưỡng Hà có từ thời kỳ Ubaid (khoảng 6500–3800 TCN) được phát hiện thấy tại các khu định cư duyên hải bị bỏ hoang. Al Da'asa là một khu định cư nằm tại duyên hải phía tây của Qatar, đây là di chỉ Ubaid quan trọng nhất trong nước và được cho là có một khu trại nhỏ theo mùa. Các vật thể của Babylon thời Kassite có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN được tìm thấy trên Quần đảo Al Khor, chứng thực quan hệ mậu dịch giữa cư dân Qatar và người Kassite tại Bahrain ngày nay. Trong số các hiện vật phát hiện được có 3 triệu vỏ sò bị nghiền và mảnh sành Kassite. Có đề xuất rằng Qatar là địa điểm sớm nhất được biết đến về sản xuất thuốc nhuộm từ sò, sở hữu ngành công nghiệp thuốc nhuộm đỏ tía tại duyên hải. Năm 224, Đế quốc Sasanid giành quyền kiểm soát các lãnh thổ quanh vịnh Ba Tư. Qatar giữ một vai trò trong hoạt động thương nghiệp của người Sasanid, đóng góp ít nhất hai mặt hàng là ngọc trai quý và thuốc nhuộm màu đỏ tía. Dưới quyền của Sasanid, nhiều cư dân tại miền Đông bán đảo Ả Rập được truyền thụ Cơ Đốc giáo từ những người Cơ Đốc giáo Lưỡng Hà. Các tu viện được xây dựng và có thêm các khu định cư được hình thành trong thời kỳ này. Trong phần sau của thời kỳ Cơ Đốc giáo, Qatar có một khu vực mang tên 'Beth Qatraye' (theo tiếng Syriac nghĩa là "khu vực của người Qatar"). Khu vực không chỉ hạn chế tại Qatar; mà còn gồm Bahrain, đảo Tarout, Al-Khatt, và Al-Hasa. Năm 628, Muhammad phái một sứ giả Hồi giáo đến chỗ một quân chủ tại miền Đông của bán đảo Ả Rập tên là Munzir ibn Sawa Al Tamimi và yêu cầu rằng ông ta cùng thần dân chấp nhận Hồi giáo. Munzir đáp ứng và do đó hầu hết các bộ lạc Ả Rập trong khu vực cải sang Hồi giáo. Sau khi chấp nhận Hồi giáo, người Ả Rập lãnh đạo cuộc chinh phục Ba Tư với kết quả là Đế quốc Sasanid sụp đổ. === Thời kỳ Hồi giáo (661–1783) === Qatar được mô tả là một trung tâm gây giống ngựa và lạc đà nổi tiếng trong thời kỳ Umayyad (661-750). Trong thế kỷ 8, khu vực bắt đầu hưởng lợi từ vị trí chiến lược về thương nghiệp tại vịnh Ba Tư và trở thành một trung tâm mậu dịch ngọc trai. Trong thời kỳ Abbas (750–1258), ngành ngọc trai quanh bán đảo Qatar có bước phát triển đáng kể. Tàu thuyền đi từ Basra đến Ấn Độ và Trung Quốc dừng lại tại các cảng của Qatar trong giai đoạn này. Đồ sứ Trung Quốc, tiền đồng Tây Phi và đồ tạo tác từ Thái Lan đều được phát hiện tại Qatar. Các tàn tích khảo cổ học từ thế kỷ 9 cho thấy rằng các cư dân Qatar sử dụng của cải tăng lên để xây dựng nhà ở và công trình công cộng có chất lượng cao hơn. Trên 100 nhà ở, hai thánh đường, và một công sự của triều Abbas làm bằng đá được xây tại Murwab trong thời kỳ này. Tuy nhiên, đến khi phần trọng tâm của đế quốc là Iraq suy giảm độ phồn vinh thì tình hình tại Qatar cũng tương tự. Phần lớn miền Đông của bán đảo Ả Rập nằm dưới quyền kiểm soát của triều đại Usfur vào năm 1253, song quyền kiểm soát khu vực về tay Vương quốc Ormus vào năm 1320. Ngọc trai của Qatar là một trong các nguồn thu nhập chủ yếu của Ormus. Năm 1515, Manuel I của Bồ Đào Nha biến Vương quốc Ormus thành nước lệ thuộc. Bồ Đào Nha chiếm được một phần lớn tại miền đông bán đảo Ả Rập tính đến năm 1521. Năm 1550, các cư dân Al-Hasa (nay thuộc Ả Rập Saudi) tình nguyện phục tùng quyền cai trị của Ottoman vì ưa thích đế quốc này hơn Bồ Đào Nha. Sau khi duy trì hiện diện quân sự không đáng kể trong khu vực, người Ottoman bị bộ lạc Bani Khalid trục xuất vào năm 1670. === Bahrain và Saudi cai trị (1783–1868) === Năm 1766, bộ lạc Utub của gia tộc Khalifa di cư từ Kuwait đến Zubarah tại Qatar. Khi họ đến, Bani Khalid thi hành quyền lực ở mức độ yếu đối với bán đảo. Năm 1783, các thị tộc Bani Utbah có căn cứ tại Qatar và các bộ lạc Ả Rập đồng minh tiến hành xâm chiếm và sáp nhập Bahrain từ tay người Ba Tư. Gia tộc Khalifa áp đặt quyền lực của họ đối với Bahrain và mở rộng khu vực thẩm quyền của mình đến Qatar. Sau khi Saud ibn Abd al-Aziz trở thành thái tử của triều đại Wahhabi (nay thuộc Ả Rập Saudi) vào năm 1788, ông chuyển sang bành trướng lãnh thổ của mình về phía đông hướng đến vịnh Ba Tư và Qatar. Sau khi đánh bại Bani Khalid vào năm 1795, người Wahhabi bị tấn công trên hai mặt trận: quân Ottoman và Ai Cập (thuộc Ottoman) tấn công trên mặt trận phía tây, còn quân Al Khalifa tại Bahrain và quân Oman phát động tấn công trên mặt trận phía đông. Đến khi nhận thức được thế tiến của quân Ai Cập tại mặt trận phía tây vào năm 1811, quân chủ của Wahhabi cho giảm đóng quân tại Bahrain và Zubarah (thuộc miền bắc Qatar) để tái bố trí lực lượng. Said bin Sultan của Muscat lợi dụng cơ hội này để tấn công quân đồn trú Wahhabi trên mặt trận phía đông, phóng hoả công sự tại Zubarah. Gia tộc Al Khalifa sau đó quay lại nắm quyền trên thực địa. Để trừng phạt nạn hải tặc, một tàu của Công ty Đông Ấn Anh bắn phá Doha vào năm 1821, tàn phá thị trấn và buộc hàng trăm cư dân phải tị nạn. Năm 1825, gia tộc Thani hình thành với Sheikh Mohammed bin Thani là thủ lĩnh đầu tiên. Mặc dù Qatar có vị thế pháp lý là một lãnh thổ phụ thuộc của Bahrain, song tồn tại một tình cảm oán giận lan rộng chống gia tộc Al Khalifa. Năm 1867, gia tộc Al Khalifa cùng với quân chủ của Abu Dhabi phái một lực lượng hải quân lớn đến Al Wakrah (thuộc miền đông Qatar) nhằm dẹp tan các phiến quân Qatar. Kết quả là Chiến tranh Qatar–Bahrain năm 1867–1868, trong đó quân Bahrain và Abu Dhabi cướp phá Doha và Al Wakrah. Tuy nhiên, hành vi thù địch của Bahrain vi phạm Hiệp ước Anh-Bahrain năm 1820. Chính trị gia người Anh Lewis Pelly đưa ra một dàn xếp vào năm 1868. Chuyến công tác của ông đến Bahrain và Qatar và kết quả là hiệp định hoà bình là các mốc lịch sử vì chúng ngầm định công nhận tính riêng biệt của Qatar khỏi Bahrain và thừa nhận rõ ràng vị thế của Mohammed bin Thani. Ngoài khiển trách Bahrain vi phạm thoả thuận, quan bảo hộ người Anh yêu cầu đàm phán với một đại biểu từ Qatar, và Mohammed bin Thani được lựa chọn. Kết quả đàm phán là Qatar có một nhận thức mới về bản sắc chính trị, dù không giành được vị thế một lãnh thổ bảo hộ cho đến năm 1916. === Ottoman cai trị (1871–1915) === Dưới áp lực quân sự và chính trị từ thống đốc tỉnh Baghdad thuộc Ottoman là Midhat Pasha, gia tộc Al Thani quy phục Ottoman vào năm 1871. Chính phủ Ottoman tiến hành các biện phát cải cách (Tanzimat) về thuế và đăng ký đất nhằm hợp nhất hoàn toàn các khu vực này vào đế quốc. Bất chấp việc các bộ lạc địa phương phản đối, gia tộc Al Thani tiếp tục hỗ trợ Ottoman cai trị. Tuy nhiên, quan hệ Qatar-Ottoman nhanh chóng đình trệ, và đến năm 1882 nó thụt lùi hơn nữa khi Ottoman từ chối viện trợ gia tộc Al Thani chinh phạt Al Khor (nay thuộc phía bắc Qatar) đang do Abu Dhabi chiếm đóng. Ngoài ra, Ottoman giúp đỡ thần dân của mình là Mohammed bin Abdul Wahab nỗ lực lật đổ Al Thani khỏi chức kaymakam (huyện trưởng) của Qatar vào năm 1888. Kết quả là gia tộc Al Thani tiến hành khởi nghĩa chống Ottoman, cho rằng Ottoman tìm cách cướp đoạt quyền kiểm soát bán đảo. Thủ lĩnh gia tộc Al Thani từ chức kaymakam và dừng trả thuế vào tháng 8 năm 1892. Trong tháng 2 năm 1893, Mehmed Hafiz Pasha đến Qatar, Jassim bin Mohammed Al Thani lo sợ và triệt thoái đến Al Wajbah (16 km về phía tây của Doha) cùng với một số thành viên bộ lạc. Yêu cầu của Mehmed rằng Jassim giải tán quân đội và tuyên thệ trung thành với Ottman bị từ chối. Đến tháng 3, Mehmed cho tống giam em trai của Jassim và 13 thủ lĩnh bộ lạc nổi bật khác của Qatar. Sau đó Mehmed lệnh cho binh sĩ tiến quân hướng đến Pháo đài Al Wajbah của Jassim, báo hiệu khởi đầu trận Al Wajbah. Một lực lượng lớn bộ binh và kỵ binh Qatar khai hoả ác liệt vào binh sĩ của Mehmed. Kết quả là Qatar giành thắng lợi và Ottoman phóng thích các tù nhân để được an toàn đi đến Hofuf (nay thuộc Ả Rập Saudi). Mặc dù Qatar không giành được độc lập hoàn toàn từ Ottoman, song kết quả của trận đánh là một hiệp ước tạo nền tảng để sau đó Qatar trở thành quốc gia tự trị trong đế quốc. === Anh cai trị (1916–1971) === Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ottoman rơi vào hỗn loạn sau nhiều thất bại tại các chiến trường khác nhau trên Mặt trận Trung Đông. Qatar tham gia khởi nghĩa Ả Rập chống lại Ottoman. Cuộc khởi nghĩa thành công và quyền cai trị của Ottoman tại Qatar càng suy yếu đi. Anh Quốc và Ottoman chấp thuận để Abdullah bin Jassim Al Thani và những người thừa kế của ông có quyền cai trị toàn bán đảo Qatar. Ottoman từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với Qatar, và Abdullah bin Jassim Al Thani (là người thân Anh) buộc họ từ bỏ Doha vào năm 1915. Theo kết quả phân chia Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh vào ngày 3 tháng 11 năm 1916. Vào ngày này, Anh Quốc ký kết một hiệp ước với Abdullah bin Jassim Al Thani để đưa Qatar vào Hệ thống chính phủ Đình chiến. Abdullah chấp thuận không tham gia bất kỳ quan hệ nào với bất kỳ thế lực nào khác nếu chưa được chính phủ Anh đồng ý trước, trong khi người Anh đảm bảo bảo hộ cho Qatar khỏi tất cả hành động gây hấn trên biển. Ngày 5 tháng 5 năm 1935, Abdullah ký một hiệp ước khác với chính phủ Anh, theo đó Anh bảo hộ Qatar trước các đe doạ bên trong và bên ngoài. Trữ lượng dầu mỏ được phát hiện vào năm 1939, tuy nhiên việc khai thác bị trì hoãn do Chiến tranh thế giới thứ hai. Phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Anh bắt đầu thu hẹp sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thập niên 1950, dầu mỏ thay thế ngọc trai và ngư nghiệp trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Qatar. Tiền từ dầu mỏ bắt đầu được tài trợ cho mở rộng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của Qatar. Áp lực về việc Anh triệt thoái khỏi các tiểu vương quốc Ả Rập tại vịnh Ba Tư gia tăng trong thập niên 1950. Đến khi Anh chính thức công bố vào năm 1968 rằng họ sẽ giải phóng chính trị khỏi vịnh Ba Tư trong thời gian ba năm, Qatar dự định cùng Bahrain và bảy nhà nước Đình chiến khác (về sau trở thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hình thành một liên bang. Tuy nhiên, các tranh chấp khu vực nhanh chóng khiến Qatar từ bỏ dự định này và tuyên bố độc lập. === Độc lập (1971–nay) === Ngày 3 tháng 9 năm 1971, các hiệp ước đặc biệt với Anh kết thúc bằng một thoả thuận giữa quân chủ của Qatar và chính phủ Anh. Năm 1991, Qatar đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh vùng Vịnh, đặc biệt là trong trận Khafji khi mà xe tăng của Qatar lăn trên đường phố thị trấn và hỗ trợ hoả lực cho Ả Rập Saudi giao tranh với Iraq. Qatar cho phép binh sĩ liên quân từ Canada sử dụng lãnh thổ làm căn cứ không quân, và cũng cho phép không quân Hoa Kỳ và Pháp hoạt động trên lãnh thổ của mình. Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani đoạt quyền kiểm soát quốc gia từ người cha là Khalifa bin Hamad Al Thani với ủng hộ của quân đội và nội các cũng như các quốc gia láng giềng và Pháp. Dưới thời Hamad, Qatar trải qua tự do hoá có chừng mực, bao gồm phát sóng đài truyền hình Al Jazeera (1996), cho phép nữ giới bỏ phiếu trong bầu cử cấp đô thị (1999), soạn thảo hiến pháp thành văn đầu tiên của mình (2005) và khánh thành một nhà thờ Công giáo La Mã (2008). Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, là quốc gia đầu tiên tại Trung Đông được chọn đăng cai giải đấu này. Tiểu vương từng tuyên bố có kế hoạch tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp quốc gia lần đầu vào năm 2013, song bị hoãn lại đến sớm nhất là năm 2019. Năm 2003, Qatar trở thành đại bản doanh Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ và là một trong các địa điểm chính phát động xâm chiếm Iraq. Trong tháng 3 năm 2005, một vụ đánh bom tự sát làm một người thiệt mạng và 15 người bị thương tại Doha gây chấn động toàn quốc, do trước đó Qatar chưa từng xảy ra hành động khủng bố nào. Năm 2011, Qatar tham gia can thiệp quân sự tại Libya và được tường thuật là trang bị vũ khí cho các tổ chức đối lập Libya. Qatar cũng là một nhà tài trợ vũ khí chủ yếu cho các nhóm phiến quân trong nội chiến Syria. Trong tháng 6 năm 2013, Tamim bin Hamad Al Thani trở thành tiểu vương của Qatar sau khi được cha trao lại quyền lực. Sheikh Tamim đặt ưu tiên vào cải thiện phúc lợi nội bộ của công dân, trong đó có tạo lập các hệ thống y tế và giáo dục tiến bộ, và mở rộng hạ tầng quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022. Năm 2015, Qatar tham gia chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Saudi lãnh đạo tại Yemen chống lại phiến quân Houthis và lực lượng trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh. == Chính trị == Qatar được nhận định là quốc gia quân chủ lập hiến hoặc quân chủ chuyên chế do gia tộc Al Thani cai trị. Triều đại Al Thani cai trị Qatar kể từ khi gia tộc này thành lập vào năm 1825. Năm 2003, Qatar thông qua hiến pháp mới theo đó cho phép bầu cử trực tiếp 30 trong số 45 thành viên của Hội đồng Lập pháp. Emir (tiểu vương) thứ tám của Qatar là Tamim bin Hamad Al Thani, ông được cha là Hamad bin Khalifa Al Thani chuyển giao quyền lực vào ngày 25 tháng 6 năm 2013. Tiểu vương nắm độc quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm thủ tướng và các thành viên nội các, tức thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng cũng đề xướng pháp luật, pháp luật và sắc lệnh do Hội đồng Bộ trưởng đề xuất được chuyển cho Hội đồng Cố vấn (Majilis Al Shura) để thảo luận và sau đó chúng được trình lên Tiểu vương để phê chuẩn. Hiện tại thành viên của Hội đồng Cố vấn đều do Tiểu vương bổ nhiệm. Pháp luật Qatar không cho phép thành lập các thể chế chính trị hoặc công đoàn. Luật Sharia là nguồn chính của pháp luật Qatar theo nội dung Hiến pháp Qatar. Trong thực tế, hệ thống pháp luật Qatar là hỗn hợp của dân luật và luật Sharia. Luật Sharia được áp dụng cho các luật liên quan đến gia đình, thừa kế, và một số hành vi hình sự (như thông dâm, cướp và giết người). Trong một số vụ tố tụng tại các toà án gia đình dựa theo luật Sharia, lời làm chứng của một nữ giới có giá trị bằng một nửa lời làm chứng của một nam giới. Luật gia đình được hệ thống hoá vào năm 2006. Chế độ đa thê Hồi giáo được cho phép trong nước. Đánh roi được sử dụng tại Qatar để trừng phạt tội tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc quan hệ tình dục bất hợp pháp. Điều 88 của bộ luật hình sự Qatar quy định hình phạt cho tội thông dâm là 100 roi. Ném đá là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại Qatar. Bội giáo là một tội có thể bị tử hình tại Qatar. Báng bổ có thể bị trừng phạt đến bảy năm tù và tội khuyến dụ cải đạo có thể bị trừng phạt đến 10 năm tù. Đồng tính luyến ái là một tội có thể bị tử hình. Tiêu thụ đồ uống có cồn là việc hợp pháp cục bộ tại Qatar; một số khách sạn sang trọng được phép bán đồ uống có cồn cho các khách hàng phi Hồi giáo. Người Hồi giáo không được phép tiêu thụ đồ uống có cồn tại Qatar và nếu vi phạm có thể bị đánh roi hoặc trục xuất. Ngoại kiều phi Hồi giáo có thể xin giấy phép mua đồ uống có cồn để tiêu thụ cá nhân. Công ty Phân phối Qatar được phép nhập khẩu đồ uống có cồn và thịt lợn, cửa hàng rượu duy nhất của công ty và Qatar cũng bán thịt lợn cho người có giấy phép mua rượu. Các quan chức Qatar cũng biểu thị sẵn sàng cho phép đồ uống có cồn trong "các khu vực người hâm mộ" tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, công nhân ngoại quốc tình nguyện đến Qatar để làm lao động kỹ năng thấp hay giúp việc gia đình, song một số người sau đó phải đối diện với tình trạng phục tùng không tự nguyện. Một số vi phạm quyền lao động phổ biến như đánh đập, không trả lương, thu tiền của công nhân để trả các phí mà người chủ có trách nhiệm, hạn chế tự do di chuyển, giam cầm tuỳ tiện, đe doạ tố tụng, và tấn công tình dục. Nhiều công dân di cư đến làm việc tại Qatar phải trả phí quá cao cho nhà tuyển mộ tại quê nhà. === Quan hệ ngoại giao === Là một quốc gia nhỏ bên cạnh các láng giềng lớn, Qatar nỗ lực phát huy ảnh hưởng và bảo vệ quốc gia cùng triều đại. Từ năm 1760 đến năm 1971, Qatar tìm kiếm bảo hộ chính thức từ các thế lực như Ottoman, Anh, triều đại Al-Khalifa từ Bahrain, triều đại Wahhabi từ Ả Rập Saudi. Mức độ chú ý quốc tế gia tăng và vai trò tích cực trong sự vụ quốc tế của Qatar khiến một số nhà phân tích nhận định đây là một cường quốc bậc trung. Qatar là một thành viên từ ban đầu của OPEC và là một thành viên sáng lập của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Qatar cũng là một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Qatar không chấp thuận thẩm quyền cưỡng chế của Tòa án Công lý Quốc tế. Qatar cũng có quan hệ song phương với nhiều cường quốc. Qatar có căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ và Anh, là trung tâm của toàn bộ hoạt động hàng không của Mỹ và Anh tại vịnh Ba Tư. Mặc dù sở hữu căn cứ chiến lược này, Qatar không phải luôn là một đồng minh nhiệt tình của phương Tây. Qatar từng cho phép Taliban lập một văn phòng chính trị và có quan hệ mật thiết với Iran, bao gồm chia sẻ một mỏ khí đốt. Theo các văn kiện bị rò rỉ trên The New York Times, thành tích của Qatar về các nỗ lực chống khủng bố là "tệ nhất trong khu vực". Bức điện cho rằng cơ quan an ninh của Qatar "do dự về hành động chống lại các phần tử khủng bố đã được nhận dạng do lo ngại tỏ ra liên kết với Hoa Kỳ và kích động trả thù". Qatar có quan hệ hỗn hợp với các láng giềng trong khu vực vịnh Ba Tư. Qatar ký một thoả thuận hợp tác phòng thủ với Iran, hai quốc gia chỉa sẻ mỏ khí đốt đơn lẻ lớn nhất thế giới. Qatar là quốc gia thứ nhì sau Pháp công khai tuyên bố công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya là chính phủ hợp pháp của Libya trong bối cảnh nội chiến Libya 2011. Năm 2014, quan hệ giữa Qatar với Bahrain, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trở nên căng thẳng do Qatar ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm cực đoan tại Syria. Tính đến năm 2015, Qatar, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ công khai hỗ trợ Quân đội Chinh phục, một nhóm chống chính phủ trong Nội chiến Syria bao gồm Mặt trận Al-Nusra và liên minh Salafi khác là Ahrar ash-Sham. Qatar ủng hộ tổng thống dân cử Mohamed Morsi của Ai Cập thông qua ngoại giao và mạng lưới truyền thông Al Jazeera trước khi ông ta bị hạ bệ do đảo chính. Mối liên kết giữa Qatar với Hamas được báo cáo lần đầu vào đầu năm 2012, hứng chịu chỉ trích từ Israel, Hoa Kỳ, Ai Cập và Ả Rập Saudi, "những nước buộc tội Qatar phá hoại ổn định khu vực bằng cách ủng hộ Hamas." === Quân sự === Qatar duy trì lực lượng quân sự khiêm tốn gồm khoảng 11.800 người, trong đó có lục quân (8.500), hải quân (1.800) và không quân (1.500). Qatar gần đây đã ký kết các thoả ước phòng thủ với Hoa Kỳ và Anh Quốc, trước đó từng ký kết với Pháp vào năm 1994. Qatar giữ vai trò tích cực trong các nỗ lực phòng thủ tập thể của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Qatar có một căn cứ không quân lớn do Hoa Kỳ vận hành, tạo ra một nguồn đảm bảo về quốc phòng và an ninh. Chi tiêu quốc phòng của Qatar chiếm khoảng 4,2% GDP vào năm 1993. Năm 2008, Qatar chi tiêu 2,355 tỷ USD cho quân sự, chiếm 2,3% GDP. Lực lượng đặc biệt của Qatar do Pháp và các quốc gia phương Tây khác huấn luyện và được cho là có kỹ năng đáng kể. Họ từng giúp phiến quân Libya trong trận Tripoli (2011). Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho rằng vào giai đoạn 2010–14 Qatar là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 46 trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo của SIPRI viết rằng Qatar đã tăng tốc các kế hoạch nhằm chuyển đổi và mở rộng đáng kể lực lượng vũ trang. == Địa lý == Bán đảo Qatar nhô ra 160 km vào vịnh Ba Tư, nằm giữa vĩ tuyến 24° và 27° Bắc, giữa kinh tuyến 50° và 52° Đông. Hầu hết lãnh thổ gồm một đồng bằng thấp và khô cằn, phủ đầy cát. Về phía đông nam có Khor al Adaid ("biển nội địa"), một khu vực có các đụn cát lăn bao quanh một vịnh nhỏ của vịnh Ba Tư. Điểm cao nhất tại Qatar là Qurayn Abu al Bawl với cao độ 103 m tại Jebel Dukhan ở phía đông, nó là một dãy đá vôi lộ đỉnh chạy theo chiều bắc-nam từ Zikrit qua Umm Bab đến biên giới phía nam. Khu vực Jebel Dukhan cũng có mỏ dầu trên bộ chính của Qatar, trong khi các mỏ khí đốt nằm ở ngoài khơi, về phía tây bắc của bán đảo. Qatar ký kết Công ước về Đa dạng sinh học vào ngày 11 tháng 6 năm 1992, và trở thành một bên của công ước vào ngày 21 tháng 8 năm 1996. Sau đó nước này đưa ra một kế hoạch quốc gia về đa dạng sinh học, được công ước thừa nhận vào năm 2005. Tổng cộng 142 loài nấm được phát hiện tại Qatar. Một cuốn sách gần đây của Bộ Môi trường dẫn ra rằng các loài thằn lằn được biết hoặc được cho là tồn tại trong Qatar, dựa trên một nghiên cứu quốc tế. Trong hai thập niên, Qatar có lượng phát thải CO2 bình quân cao nhất thế giới, đạt 49,1 tấn trên người vào năm 2008. Người dân Qatar cũng nằm trong số tiêu thụ nước bình quân cao nhất thế giới, mỗi người trung bình sử dụng khoảng 400 lít nước mỗi ngày. Năm 2008, Qatar phát động Tầm nhìn quốc gia 2030, trong đó nhấn mạnh phát triển môi trường là một trong bốn mục tiêu chính của Qatar trong hai thập niên sau. Tầm nhìn quốc gia cam kết phát triển lựa chọn thay thế bền vững cho năng lượng dựa trên dầu mỏ nhằm bảo vệ môi trường địa phương và toàn cầu. == Hành chính == Từ năm 2004, Qatar được chia thành bảy thành phố gọi là baladiyah. Madinat ash Shamal Al Khor Umm Salal Al Daayen Al Rayyan Doha Al Wakrah Các thành phố được chia nhỏ thành 98 khu vực. == Kinh tế == Trước khi phát hiện được dầu mỏ, kinh tế Qatar tập trung vào ngư nghiệp và tìm kiếm ngọc trai. Báo cáo của thống đốc địa phương thuộc đế quốc Ottoman vào năm 1892 viết rằng tổng thu nhập từ tìm kiếm ngọc trai vào năm 1892 là 2.450.000 kran. Sau khi ngọc trai nuôi cấy của Nhật Bản xuất hiện trên thị trường thế giới vào thập niên 1920 và 1930, ngành công nghiệp ngọc trai của Qatar phá sản. Phát hiện thấy dầu mỏ tại Qatar vào năm 1940, tại mỏ Dukhan. Dầu mỏ từ đó biến đổi kinh tế Qatar, và hiện nay đây là quốc gia có tiêu chuẩn sinh hoạt cao (đối với các công dân). Qatar không áp thuế thu nhập, và là một trong các quốc gia có mức thuế thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 năm 2013 là 0,1%. Luật doanh nghiệp yêu cầu công dân Qatar cần phải nắm giữ 51% của bất kỳ dự án kinh doanh nào tại đây. Tính đến năm 2016, Qatar có GDP/người cao thứ tư trên thế giới, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Qatar phụ thuộc cao độ vào người lao động ngoại quốc để phát triển kinh tế, quy mô công nhân di cư lên đến 86% dân số và 94% lực lượng lao động (theo một tường thuật vào năm 2015). Tăng trưởng kinh tế của Qatar hầu như chỉ dựa trên ngành dầu khí. Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng hàng đầu thế giới. Năm 2012, một ước tính cho rằng Qatar sẽ đầu tư trên 120 tỷ USD vào lĩnh vực năm lượng trong khoảng 10 năm sau đó. Qatar là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), gia nhập tổ chức này từ năm 1961. Năm 2012, Qatar giữ được vị trí quốc gia giàu nhất thế giới (xét theo thu nhập bình quân) lần thứ ba liên tiếp, sau khi vượt qua Luxembourg vào năm 2010. Theo nghiên cứu của Viện Tài chính Quốc tế tại Washington, D.C., GDP/người của Qatar xét theo ngang giá sức mua (PPP) là 106.000 USD (387.000 riyal Qatar) vào năm 2012. Theo nghiên cứu này thì GDP của Qatar đạt 182 tỷ USD vào năm 2012 và được cho là lên mức cao nhất trong lịch sử do xuất khẩu khí đốt gia tăng và giá dầu cao. Nghiên cứu cho biết rằng Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) có tài sản 115 tỷ USD, xếp hạng 12 trong số các quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới. Cơ quan Đầu tư Qatar được thành lập vào năm 2005, là quỹ đầu tư quốc gia chuyên về đầu tư ra nước ngoài. Sở hữu hàng tỷ USD thu được từ ngành dầu khí, chính phủ Qatar tiến hành đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ, châu Âu, và châu Á-Thái Bình Dương. Qatar Holding là nhánh đầu tư quốc tế của cơ quan, và kể từ năm 2009 Qatar Holding mỗi năm nhận được 30-40 tỷ USD từ nhà nước. Tính đến năm 2014, thể chế này đã đầu tư khắp thế giới trong các công ty như Valentino, Siemens, Printemps, Harrods, The Shard, Barclays Bank, sân bay Heathrow, Paris Saint-Germain F.C., Volkswagen Group, Royal Dutch Shell, Bank of America, Tiffany, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Sainsbury's, BlackBerry, and Santander Brasil. Tính đến năm 2012, Qatar có trữ lượng dầu mỏ được xác minh là 15 tỷ thùng, còn các mỏ khí đốt tại đây chiếm hơn 13% trữ lượng toàn cầu. Nhờ đó, Qatar trở thành quốc gia giàu có hàng đầu thế giới, không ai trong số hai triệu cư dân tại đây sống trước mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp là dưới 1%. Kinh tế Qatar chịu suy thoái trong giai đoạn từ 1982 đến 1989. OPEC đặt hạn ngạch về sản lượng dầu thô, giá dầu thấp, và triển vọng nhìn chung không khả quan của thị trường quốc tế làm giảm thu nhập từ dầu mỏ. Để đối phó, chính phủ Qatar cắt giảm chi tiêu, kết quả là môi trường kinh doanh địa phương suy thoái khiến nhiều hãng cắt giảm nhân viên ngoại kiều. Do kinh tế phục hồi trong thập niên 1900, số lượng ngoại kiều lại tăng lên. Sản lượng dầu sẽ không còn đạt đỉnh 500.000 thùng (80.000 m³) mỗi ngày do các mỏ dầu dự kiến sẽ hầu như cạn kiệt đến năm 2023. Tuy nhiên, Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn tại duyên hải đông bắc. Kinh tế Qatar bùng nổ vào năm 1991 khi hoàn thành giai đoạn I trị giá 1,5 tỷ USD phát triển khí đốt North Field. Năm 1996, Qatargas đặt kế hoạch bắt đầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng sang Nhật Bản. Các giai đoạn tiếp theo của phát triển khí đốt North Field trị giá nhiều tỷ USD. Các dự án công nghiệp năng của Qatar đều nằm tại Umm Said, gồm một nhà máy lọc dầu có công suất 50.000 thùng (8.000 m³) mỗi ngày, một nhà máy phân bón urea và ammoniac, một nhà máy thép, và một nhà máy hoá dầu. Toàn bộ đều sử dụng khí đốt làm nhiên liệu, và hầu hết là liên doanh giữa các hãng châu Âu và Nhật Bản với công ty quốc doanh Qatar Petroleum (QGPC). Hoa Kỳ là nhà cung cấp thiết bị lớn cho ngành dầu khí Qatar, và các công ty Hoa Kỳ đóng vai trò lớn trong phát triển khí đốt North Field. Tầm nhìn quốc gia 2030 của Qatar đặt ra việc đầu tư vào các nguồn tái tạo thành một mục tiêu lớn của nước này trong giai đoạn tới. Qatar theo duổi chương trình "Qatar hoá", theo đó toàn bộ thể chế liên doanh và cơ quan chính phủ phấn đấu để đưa công dân Qatar vào các vị trí quyền lực cao hơn. Ngày càng nhiều người Qatar tiếp nhận giáo dục tại nước ngoài, trong đó nhiều người du học tại Hoa Kỳ và trở về quê hương để giữ các chức vụ chủ chốt vốn trước đây do ngoại kiều nắm giữ. Nhằm kiểm soát dòng công nhân ngoại quốc, Qatar tiến hành thắt chặt quản lý các chương trình nhân lực ngoại quốc của họ. An ninh là nền tảng chính trong các quy tắc và điều lệ nhập cảnh và nhập cư nghiêm ngặt của Qatar. == Nhân khẩu == Số người tại Qatar dao động đáng kể theo mùa, do quốc gia này dựa nhiều vào lao động di cư. Vào đầu năm 2017, tổng dân số Qatar là 2,6 triệu, trong đó 313.000 người là công dân Qatar (12%) và 2,3 triệu người là ngoại kiều. Người ngoại quốc phi Ả Rập chiếm đa số dân số; người Ấn Độ là cộng đồng lớn nhất với số lượng là 650.000 năm 2017, tiếp đến là 350.000 người Nepal, 280.000 người Bangladesh, 260.000 người Philippines, 200.000 người Ai Cập, 145.000 người Sri Lanka và 125.000 người Pakistan. Dữ liệu nhân khẩu đầu tiên của Qatar là từ năm 1892, theo đó cư dân trong các đô thị tại Qatar đạt 9.830 người. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tổng dân số Qatar là 1.699.435. Trong tháng 1 năm 2013, Cơ quan Thống kê Qatar ước tính dân số quốc gia đạt 1.903.447, trong đó 1.405.164 là nam và 498.283 là nữ. Trong cuộc điều tra nhân khẩu lần đầu tiên vào năm 1970, dân số đạt 111.133. Dân số tăng gấp ba lần trong một thập niên cho đến năm 2011, từ mức hơn 600.000 người vào năm 2001, khiến công dân Qatar chiếm ít hơn 15% tổng dân số. Dòng lao động nam giới làm lệch cân bằng giới tính, và nữ giới hiện chỉ chiếm một phần tư dân số. Dự báo của Cơ quan Thống kê Qatar cho rằng tổng dân số Qatar có thể đạt 2,8 triệu đến năm 2020. Chiến lược Phát triển Quốc gia Qatar (2011–16) ước tính rằng dân số quốc gia sẽ đạt 1,86 triệu vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng là 2,1% mỗi năm. Tuy nhiên dân số tăng lên đến 1,83 triệu vào cuối năm 2012, tăng trưởng 7,5% so với năm trước đó. Hồi giáo là tôn giáo chi phối tại Qatar và được hưởng vị thế chính thức. Hầu hết các công dân Qatar thuộc phong trào Hồi giáo Salafi của hệ Sunni, và khoảng 20% người Hồi giáo tại Qatar theo Hồi giáo Shia còn các phái Hồi giáo khác có rất ít tín đồ, Thành phần tôn giáo của cư dân Qatar: 67,7% là người Hồi giáo, 13,8% là người Cơ Đốc giáo, 13,8% là người Ấn Độ giáo và 3,1% là người Phật giáo, những tín đồ tôn giáo khác hoặc không liên kết tôn giáo chiếm 1,6% còn lại. Tín đồ Cơ Đốc giáo tại Qatar hầu như đều là người ngoại quốc. Kể từ năm 2008, tín đồ Cơ Đốc giáo được phép xây nhà thờ trên khu đất do chính phủ tặng, song hoạt động truyền giáo từ ngoại quốc không được khuyến khích một cách chính thức. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức tại Qatar, phương ngữ địa phương là tiếng Ả Rập Qatar. Tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong vai trò ngôn ngữ thứ hai, và ngày càng trở thành một ngôn ngữ chung, đặc biệt là trong thương nghiệp, đến mức độ người ta phải tiến hành các bước đi nhằm bảo vệ tiếng Ả Rập trước nạn xâm lấn của tiếng Anh. Tiếng Anh đặc biệt hữu dụng khi giao thiệp với cộng đồng ngoại kiều đông đảo tại Qatar. Do Qatar là một quốc gia đa văn hoá, nên có nhiều ngôn ngữ được nói tại đây, như tiếng Baluchi, Hindi, Malayalam, Urdu, Pashto, Tamil, Telugu, Nepal, Sinhala, Bengal, và Tagalog, Indonesia. == Văn hoá == Văn hoá Qatar tương tự như văn hoá các quốc gia khác tại miền đông của bán đảo Ả Rập, chịu ảnh hưởng đáng kể của Hồi giáo. Ngày Quốc khánh Qatar được tổ chức vào 18 tháng 12 hàng năm, và có vai trò quan trọng trong phát triển ý thức bản sắc dân tộc. Ngày này được tổ chức để kỷ niệm sự kiện Jassim bin Mohammed Al Thani kế vị và ông sau đó thống nhất các bộ lạc trên bán đảo. Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Doha được khai trương vào năm 2008, được cho là một trong các bảo tàng tốt nhất khu vực. Nó cùng một vài bảo tàng khác của Qatar, như Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Ả Rập, nằm dưới quyền quản lý của Cơ quan Bảo tàng Qatar có lãnh đạo là Công chúa Al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al-Thani và nhà sưu tập trứ danh Sheikh Hassan bin Mohammed Al Thani. Qatar là khách hàng lớn nhất thế giới trong thị trường nghệ thuật nếu xét theo giá trị. Lĩnh vực văn hoá của Qatar đang được phát triển để khiến quốc gia này được thế giới công nhận, đóng góp cho sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào khí đốt. Truyền thông tại Qatar được phân loại là "không tự do" trong báo cáo Tự do Báo chí năm 2014 của Freedom House. Truyền hình bắt đầu phát sóng tại Qatar vào năm 1970. Al Jazeera là hệ thống truyền hình lớn, có trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera phát sóng lần đầu vào năm 1996, và kể từ đó phát triển thành một hệ thống toàn cầu gồm một vài kênh truyền hình. Có tường thuật rằng các nhà báo tiến hành tự kiểm duyệt, đặc biệt là nội dung liên quan đến chính phủ và hoàng tộc Qatar. Chỉ trích chính phủ, tiểu vương và hoàng tộc trên truyền thông là điều bất hợp pháp. Theo Điều 46 trong luật báo chí thì tiểu vương không thể bị chỉ trích. Các nhà báo cũng bị truy tố vì lăng mạ Hồi giáo. Tính đến năm 2010, có bảy báo được lưu hành tại Qatar, trong đó bốn báo viết bằng tiếng Ả Rập và ba báo viết bằng tiếng Anh. Ngoài ra còn có các báo từ Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka được in tại Qatar. Âm nhạc Qatar dựa trên thơ, ca và vũ đạo Bedouin (dân du mục Ả Rập). Các vũ đạo truyền thống được trình diễn tại Doha vào chiều thứ 6; một trong số đó là Ardah, một điệu nhảy thượng võ được cách điệu với hai hàng vũ công cùng một dàn nhạc cụ gõ như trống hay chũm choẹ. Các nhạc cụ dây như oud và rebaba cũng được sử dụng phổ biến. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Qatar, cả về số vận động viên và khán giả. Đội tuyển U-20 quốc gia Qatar từng giành ngôi vị á quân trước Tây Đức tại giải vô địch thế giới năm 1981. Tháng 1 năm 2011, Qatar đăng cai giải vô địch bóng đá châu Á lần thứ 15. Trước đó Qatar từng đăng cai giải đấu này vào năm 1988. Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, dù trước đó chưa từng giành quyền vào vòng chung kết của giải đấu. Các môn thể thao đội tuyển khác từng đạt được thành công đáng kể tại trình độ cao cấp. Năm 2015, đội tuyển bóng ném Qatar đạt ngôi á quân trước Pháp tại giải vô địch thế giới cho nam giới. Năm 2014, Qatar giành ngôi vô địch thế giới trong môn bóng rổ 3x3. == Giáo dục == Qatar thuê RAND Corporation của Hoa Kỳ để cải cách hệ thống giáo dục 12 năm của mình. Thông qua Qatar Foundation, quốc gia này cho xây dựng Education City (thành phố giáo dục), tại đó có các chi nhánh địa phương của Học viện Y Weill Cornell, Trường Khoa học máy tính Carnegie Mellon, Trường Ngoại vụ Đại học Georgetown, Trường Báo chí Đại học Northwestern, Trường Công nghệ Đại học Texas A&M, và các thể chế phương Tây khác. Tỷ lệ mù chữ tại Qatar là 3,1% đối với nam giới và 4,2% đối với nữ giới theo số liệu năm 2012, đây là mức thấp nhất trong thế giới Ả Rập, song đứng thứ 86 trên thế giới. Các công dân được yêu cầu theo học tại cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến trung học. Đại học Qatar được thành lập vào năm 1973, là cơ sở lâu năm nhất và lớn nhất toàn quốc về giáo dục bậc đại học. Trong tháng 11 năm 2002, Tiểu vương Hamad bin Khalifa Al Thani cho lập ra Hội đồng Giáo dục Tối cao. Hội đồng chỉ đạo và quản lý giáo dục ở mọi độ tuổi từ mầm non đến đại học, bao gồm sáng kiến "Giáo dục cho thời đại mới" có mục đích định vị Qatar là một thủ lĩnh về cải cách giáo dục. Năm 2008, Qatar cho lập ra Công viên Khoa học & Kỹ thuật Qatar tại Education City nhằm liên kết các đại học này với ngành công nghiệp. Education City còn có trường tú tài quốc tế được công nhận hoàn toàn, Viện hàn lâm Qatar. Ngoài ra, hai cơ sở của Canada là Học viện North Atlantic (trụ sở tại Newfoundland và Labrador) và Đại học Calgary đã khánh thành khu học xá của họ tại Doha. Cũng có các đại học phi lợi nhuận khác lập khu học xá tại Doha. Năm 2012, Qatar xếp hạng thấp trong kiểm tra PISA về toán, đọc hiểu và kỹ năng cho trẻ 15-16 tuổi, tương đương với Colombia hay Albania. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
nikolay vladimirovich davydenko.txt
Nikolay Vladimirovich Davydenko (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1981) là cựu vận động viên quần vợt người Nga. Anh từng có vị trí cao nhất trong sự nghiệp là thứ 3 trong bảng xếp hạng ATP.Trong sự nghiệp thi đấu của mình anh là một tay vợt khó chơi với các tay vợt lớn như Rafael Nadal hay Roger Federer. Trong 21 danh hiệu đơn thì danh hiệu đáng kể nhất là ATP World Tour Finals năm 2009 khi anh đánh bại Juan Martin del Potro.Ngoài ra anh cũng có 3 lần vô địch Master 1000 == Thành tích == === Đơn: 28 (21–7) === === Đôi: 4 (2–2) === === Team competition: 2 (1–1) === == Chú thích ==
onedrive.txt
OneDrive (trước đây là SkyDrive, Windows Live SkyDrive và Windows Live Folders) là một đám mây lưu trữ, dịch vụ lưu trữ tập tin cho phép người dùng đồng bộ dữ liệu hoặc truy cập chúng từ trình duyệt web hoặc điện thoại. Người dùng có thể chia sẻ tập tin công cộng hoặc với danh bạ của họ, chia sẻ tập tin công cộng không yêu cầu truy cập tài khoản Microsoft. Nó là một phần của dịch vụ trực tuyến trước đây là Windows Live. Ngoài lưu trữ đám mây cá nhân, Microsoft cung cấp quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp như OneDrive for Business. == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
chiến tranh tây ban nha–mỹ.txt
Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ là một cuộc xung đột quân sự giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xảy ra từ tháng tư đến tháng 8 năm 1898 vì các vấn đề giải phóng Cuba. Cuộc chiến bắt đầu sau khi Hoa Kỳ đòi hỏi giải pháp cho vấn đề đòi độc lập của Cuba mà Tây Ban Nha đã khước từ. Tinh thần của chủ nghĩa bành trướng lên cao tại Hoa Kỳ đã thúc đẩy chính phủ lập một kế hoạch sát nhập những lãnh thổ hải ngoại còn lại của Tây Ban Nha gồm có Philippines, Puerto Rico, và Guam. Cuộc cách mạng tại La Habana đã khiến Hoa Kỳ gởi chiến hạm USS Maine đến Cuba để tỏ thái độ quan tâm cao của Hoa Kỳ. Căng thẳng gia tăng trong lòng người Mỹ vì vụ nổ trên chiến hạm USS Maine. Thêm vào đó, báo chí khắp nơi tố cáo sự đàn áp của Tây Ban Nha tại các thuộc địa. Tất cả những điều này đã khuấy động công chúng Mỹ. Chiến tranh kết thúc sau những chiến thắng của Hoa Kỳ tại Quần đảo Philippine và Cuba. Chiến thắng nhanh gọn của Hoa Kỳ trong cuộc chiến đã gia tăng tinh thần cũng như lòng tự tin và quả quyết của người Mỹ. Ngày 10 tháng 12 năm 1898, việc ký kết Hiệp định Paris đã cho Hoa Kỳ quyền kiểm soát Cuba, Philippines, Puerto Rico, và Guam. == Bối cảnh lịch sử == Học thuyết Monroe của thế kỷ 19 đã đóng vai trò nền tảng chính trị tại Hoa Kỳ trong việc ủng hộ sự đấu tranh giành độc lập của Cuba từ Tây Ban Nha. Cuba đã nhiều lần nổi lên tranh đấu giành quyền tự quyết của mình từ lúc có cuộc nổi dậy ở Yara vào năm 1868. === Cuba tranh đấu giành độc lập === Năm 1895, thuộc địa Cuba là nơi xảy ra một cuộc khởi nghĩa vũ trang nhỏ chống lại nhà cầm quyền Tây Ban Nha. Hỗ trợ tài chánh cho lực lượng nổi dậy "Cuba Libre" đến từ các tổ chức bên ngoài thuộc địa, đặc biệt một số tổ chức có căn cứ tại Hoa Kỳ. Năm 1896, thống đốc mới của Cuba, Tướng Valeriano Weyler, thề quyết đập tan quân nổi dậy bằng cách cô lập quân nổi dậy với dân chúng để làm cạn kiệt nguồn tiếp tế cho quân nổi dậy. Đến cuối năm 1897, hơn 300.000 người Cuba đã bị di chuyển vào trong các trại tập trung do Tây Ban Nha kiểm soát. Những trại tập trung này trở thành những nơi bẩn thỉu đói rách và bệnh tật khiến khoảng một trăm ngàn người chết. Một cuộc chiến tuyên truyền được những người Cuba lưu vong tung ra tại Hoa Kỳ, tấn công việc đối xử vô nhân đạo của Weyler đối với người dân Cuba. Cuộc chiến tuyên truyền này giành được sự đồng cảm của phần lớn dân chúng tại Hoa Kỳ. Weyler bị các phóng viên báo chí như William Randolph Hearst gọi là một tên "đồ tể". Báo chí Mỹ bắt đầu khích động cho một cuộc can thiệp với những câu chuyện về những tội ác của Tây Ban Nha đối với người dân Cuba. === Chiến hạm USS Maine === Vào tháng 1 năm 1898, những người Cuba trung thành với Tây Ban Nha gây ra một vụ náo động tại La Habana và đốt phá ba tòa báo địa phương. Những tòa báo này là những tòa báo thường chỉ trích Tướng Weyler. Các cuộc náo động dẫn đến sự hiện diện của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại hòn đảo mặc dù không có một cuộc tấn công nào nhắm vào người Mỹ trong suốt cuộc náo động. Tuy nhiên vẫn có mối quan tâm về tính mạng của người Mỹ sống tại La Habana. Mối quan tâm lo lắng của Hoa Kỳ là những người Cuba thiên Tây Ban Nha vì họ luôn để lòng thù hằn đối với việc ủng hộ nền độc lập của Cuba ngày càng gia tăng tại Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thông báo cho tổng lãnh sự của mình tại La Habana là Fitzhugh Lee rằng chiến hạm Maine sẽ được phái đến để bảo vệ quyền lợi Hoa Kỳ nếu căng thẳng leo thang hơn. Chiến hạm USS Maine đến La Habana vào ngày 25 tháng 1 năm 1898. Chiến hạm ở lại đó mà không có chuyện gì xảy ra cho đến tháng kế tiếp. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1898 lúc 9:40 tối, chiến hạm Maine chìm trong cảng La Habana sau một vụ nổ làm chết 266 thủy thủ. Người Tây Ban Nha cho rằng sự kiện này xảy ra là do một vụ nổ từ bên trong chiến hạm nhưng theo một bản báo cáo của phía Mỹ thì cho rằng nó bị mìn đánh chìm. Có đến bốn cuộc điều tra được tiến hành để xác định nguyên nhân gây ra vụ nổ. Tất cả các nhà điều tra đều đưa ra các kết luận khác nhau. Cả hai kết luận điều tra của Tây Ban Nha và Mỹ đều đi theo hai hướng khác nhau. Một cuộc điều tra vào năm 1999 được ủy thác bởi Tạp chí Hội Địa lý Quốc gia và do Advanced Marine Enterprises tiến hành đã đưa ra kết luận rằng "rõ là có khả năng hơn là trước đây đã kết luận rằng một quả mìn đã làm phần võ tàu phía đáy bị cong vào và làm nổ tung các thùng thuốc đạn." Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về chuyện gì đã làm cho chiến hạm bị nổ tung. Ý kiến của người Tây Ban Nha và những người Cuba trung thành kết luận bằng một giả thuyết rằng Hoa Kỳ có thể đã cố tình gây ra vụ nổ để có cớ gây chiến với Tây Ban Nha. === Diễn biến dẫn đến chiến tranh === Theo sau vụ chiến hạm Maine bị nổ tung, những chủ báo chí như William Randolph Hearst đã đưa ra kết luận rằng chính những quan chức Tây Ban Nha tại Cuba là những người phải chịu trách nhiệm. Họ cho xuất bản giả thuyết này như một bằng chứng. Việc xuất bản báo chí theo cảm quan của họ đã châm ngòi lửa giận dữ của người Mỹ với những bài tường trình kinh ngạc nói về những hành động tàn ác mà Tây Ban Nha thực hiện tại Cuba. Hearst đáp lại ý kiến của người vẽ tranh minh họa của ông là Frederic Remington rằng các điều kiện tại Cuba chưa quá tồi tệ để gây ra sự thù địch: "Anh cung cấp hình ảnh và tôi sẽ tạo ra chiến tranh." Bị kích động đến giận dữ, một phần bởi tin tức như vậy, dư luận quần chúng Mỹ kêu gào "Đừng quên chiến hạm Maine, đả đảo Tây Ban Nha!" Tổng thống William McKinley, Chủ tịch Hạ viện Thomas Brackett Reed và cộng đồng thương nghiệp chống đối lời kêu gọi chiến tranh ngày càng gia tăng của công chúng. Bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Redfield Proctor được đọc vào ngày 17 tháng 3 năm 1898 phân tích tỉ mỉ tình hình rồi kết luận rằng chiến tranh là hành động thích hợp duy nhất. Nhiều người trong cộng đồng thương nghiệp và tôn giáo trước đây từng chống đối chiến tranh nay quay sang chiều hướng ủng hộ, bỏ lại Tổng thống William McKinley và Chủ tịch Hạ viện Thomas Brackett Reed gần như đơn độc trong việc phản đối chiến tranh. Ngày 11 tháng 4 tổng thống McKinley xin phép Quốc hội Hoa Kỳ gởi quân đến Cuba với mục đích kết thúc nội chiến ở đó. Ngày 19 tháng 4, quốc hội thông qua nghị quyết chung ủng hộ nền độc lập của Cuba. Tuyên cáo bác bỏ bất cứ ý định nào nhằm sát nhập Cuba nhưng đòi hỏi Tây Ban Nha rút quân. Nghị quyết cũng cho phép tổng thống sử dụng tất cả lực lượng quân sự mà tổng thống cần để giúp Cuba giành độc lập từ Tây Ban Nha. Thượng viện Hoa Kỳ thông qua bản tu chính với 42 phiếu thuận và 35 phiếu chống vào ngày 19 tháng 4 năm 1898. Hạ viện Hoa Kỳ làm theo như vậy trong ngày hôm đó với 311 phiếu thuận và 6 phiếu chống. Tổng thống McKinley ký vào ngày 20 tháng 4 năm 1898 và tối hậu thơ được gởi đến Tây Ban Nha. Để đáp lại, Tây Ban Nha cắt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và tuyên chiến vào ngày 23 tháng 4. Ngày 25 tháng 4, quốc hội tuyên bố tình trạng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã khởi sự từ ngày 20 tháng 4 (sau đó đổi thành ngày 21 tháng 4). == Các mặt trận == === Thái Bình Dương === ==== Philippines ==== Trận chiến đầu tiên là ở vịnh Manila nơi mà vào ngày 1 tháng 5 năm 1898, phó đề đốc George Dewey chỉ huy Hải đoàn Á châu của Hải quân Hoa Kỳ trên chiến hạm USS Olympia, chỉ trong vòng vài giờ, đã đánh bại hải đoàn Tây Ban Nha dưới quyền của đô đốc Patricio Montojo y Pasarón. Dewey giành được chiến thắng mà chỉ thiệt hại một binh sĩ. Tuy nhiên người này chết vì đau tim. Vì người Đức chiếm được Thanh Đảo năm 1897 nên hải đoàn của Dewey trở thành lực lượng hải quân duy nhất tại Viễn Đông không có căn cứ địa phương cho chính mình. Điều này khiến cho hải đoàn gặp vấn đề thiếu đạn dược và than đá. Mặc dù có vấn đề về tiếp liệu, Hải đoàn Á Châu không chỉ đánh chìm hạm đội Tây Ban Nha mà còn chiếm được cảng Manila. Sau chiến thắng của Dewey, vịnh Manila tấp nập với nhiều chiến hạm của Vương quốc Anh, Đức, Pháp, và Nhật Bản; tất cả cộng lại hơn lực lượng của Dewey. Hạm đội của Đức với 8 chiến hạm, bề ngoài như có vẻ đến vùng biển Philippine để bảo vệ những quyền lợi của Đức (một hãng nhập khẩu duy nhất), đã hành động gây hấn—băng ngang trước mặt các chiến hạm Mỹ, từ chối chào quốc kỳ Mỹ (theo nghi thức lịch thiệp hàng hải), kéo còi trong cảng, và bốc vở đồ tiếp liệu cho quân Tây Ban Nha đang bị bao vây. Người Đức với những quyền lợi riêng của mình rất hăng say lợi dụng bất cứ cơ hội nào mà cuộc xung đột trên quần đảo có thể mang đến cho họ. Người Mỹ bắt mạch được ý đồ của người Đức liền đe dọa xung đột nếu các hành động gây hấn tiếp diễn, khiến người Đức nhượng bộ. Phó đề đốc Dewey đưa Emilio Aguinaldo đang lưu vong tại Hồng Kông về Philippines để tập hợp người Philippine chống lại chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha. Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng và người Philippine chiếm giữ phần lớn quần đảo vào tháng 6, trừ thành phố pháo đài Intramuros. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Aguinaldo tuyên bố Philippine độc lập. Ngày 13 tháng 8, vì các tư lệnh Mỹ không biết lệnh ngừng bắn đã được ký kết giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ trong ngày hôm trước nên các lực lượng Mỹ tấn công và chiếm thành phố Manila từ tay Tây Ban Nha. Trận chiến này đánh dấu sự chấm dứt hợp tác giữa Mỹ và Philippine khi lực lượng Philippine bị ngăn cản tiến vào thành phố Manila. Hành động này gây nên sự căm phẫn sâu sắc trong lòng người Philippine và từ đó dẫn đến cuộc Chiến tranh Philippine-Mỹ sau đó. ==== Guam ==== Đại tá hải quân Henry Glass đang có mặt trên tuần dương hạm USS Charleston khi ông mở mật lệnh và nhận được chỉ thị tiến vào đảo Guam rồi chiếm giữ đảo. Ngay khi đến đó vào ngày 20 tháng 6, ông khai hỏa đại bác và bắn lên đảo. Một sĩ quan Tây Ban Nha thiếu trang bị, không biết là chiến tranh đã được tuyên bố, tiến về phía chiến hạm Mỹ và xin mượn ít thuốc nổ để bắn pháo đáp lại lời chào của người Mỹ. Glass liền bắt giữ viên sĩ quan này làm tù binh. Sau khi hứa hẹn, viên sĩ quan này được lệnh quay trở lại đảo để thảo luận các điều kiện đầu hàng. Ngày hôm sau, 54 binh sĩ bộ binh Tây Ban Nha bị bắt và hòn đảo rơi vào tay Hoa Kỳ. === Vùng Caribbean === ==== Cuba ==== Theodore Roosevelt (lúc đó là phụ tá bộ trưởng Bộ Hải quân Hoa Kỳ) tích cực cổ vũ can thiệp vào Cuba trong khi đó ông đặt Hải quân Hoa Kỳ trong tình trạng thời chiến và chuẩn bị cho Hải đoàn Á châu của Dewey vào trận. Ông làm việc với Leonard Wood để thuyết phục lục quân tuyển mộ một trung đoàn gồm toàn những binh sĩ tình nguyện, đó là trung đoàn Kị binh tình nguyện số 1. Wood được giao chỉ huy trung đoàn này mà sau đó nhanh chóng được biết đến với cái tên "Rough Riders". Người Mỹ hoạch định chiếm thành phố Santiago de Cuba để tiêu diệt lục quân của Linares và hạm đội của Cervera. Để đến Santiago, họ phải vượt qua các phòng tuyến dày đặc của quân Tây Ban Nha ở Đồi San Juan và một thị trấn nhỏ tại El Caney. Các lực lượng Mỹ được quân nổi dậy người Cuba do tướng Calixto García lãnh đạo giúp đỡ. ===== Chiến dịch trên bộ ===== Giữa 22 tháng 6 và 24 tháng 6, Quân đoàn V Hoa Kỳ dưới quyền tướng William R. Shafter đổ bộ ở Daiquirí và Siboney, phía đông Santiago, và thiết lập căn cứ hành quân của Mỹ. Một toán quân Tây Ban Nha đánh tẻ quân Mỹ gần Siboney vào ngày 23 tháng 6 rút lui về các vị trí giao thông hào đơn giản tại Las Guasimas. Một đơn vị tiền phương của lực lượng Mỹ dưới quyền cựu tướng phe miền nam thời nội chiến là tướng Joseph Wheeler không nghe theo lời chỉ dẫn của nhóm trinh sát người Cuba và ra lệnh tiến công một cách cẩn thận. Họ đụng độ và giao chiến với toán quân đi sau của Tây Ban Nha trong trận Las Guasimas vào ngày 24 tháng 6. Trận chiến kết thúc không phân thắng bại với phần lợi nghiêng về phía Tây Ban Nha. Quân Tây Ban Nha bỏ Las Guasimas theo kế hoạch rút lui về Santiago. Lục quân Hoa Kỳ dùng những người chuyên đánh tẻ thời Nội chiến Hoa Kỳ đi đầu những mũi tiên phong. Tất cả bốn binh sĩ tình nguyện đi đầu các mũi tiến công đều bị giết chết. Trận Las Guasimas chứng tỏ cho Hoa Kỳ thấy rằng các chiến thuật thời nội chiến không còn hiệu quả để chống lại quân Tây Ban Nha là những người đã học hỏi được kinh nghiệm ẩn núp từ cuộc vật lộn của chính họ với quân nổi dậy Cuba và không bao giờ để lộ vị trí của họ trong lúc phòng thủ. Quân Tây Ban Nha cũng được hỗ trợ vào lúc đó bởi thuốc súng mới không khói mà khi họ bắn ra cũng không để lại dấu vết. Quân Mỹ chỉ có thể tiến công quân Tây Ban Nha bằng cách dùng nhóm 4 đến 5 người tiến công trong lúc những người khác nằm tại chỗ bắn yểm trợ. Ngày 1 tháng 7, một lực lượng hỗn hợp khoảng 15.000 binh sĩ Mỹ gồm các trung đoàn bộ binh, kị binh và tình nguyện trong đó có Roosevelt và nhóm "Rough Riders" của ông (đáng chú ý là Trung đoàn 71 New York, Trung đoàn 1 North Carolina, Trung đoàn 23 và Trung đoàn da màu 24 cùng các lực lượng nổi dậy người Cuba) tấn công 1.270 quân Tây Ban Nha phòng thủ dưới hào bằng các cuộc tấn công đối mặt nguy hiểm kiểu Nội chiến Hoa Kỳ trong trận El Caney và trận San Juan Hill bên ngoài Santiago. Hơn 200 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng và gần 1.200 binh sĩ khác bị thương trong những trận đánh này. Hỏa lực yểm trợ từ các súng Gatling là mấu chốt thành công trong tấn công. Hai ngày sau đó Cervera quyết định bỏ Santiago. Các lực lượng Tây Ban Nha tại Guantánamo cũng bị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và các lực lượng nổi dậy Cuba cô lập đến nổi không biết là Santiago đang bị bao vây, và các lực lượng của họ ở phía bắc tỉnh cũng không chọc thủng các phòng tuyến Cuba. Tuy nhiên, lực lượng tiếp viện của Escario từ Manzanillo đã đánh vượt qua sự phản kháng quyết liệt của Cuba nhưng đến nơi quá trễ để tham gia giải cứu cuộc bao vây. Sau các trận đánh Đồi San Juan và El Caney, cuộc tiến công của Mỹ dừng lại. Quân Tây Ban Nha thành công bảo vệ Đồn Canosa. Việc này giúp họ bình ổn phòng tuyến của họ và chặn đường vào Santiago. Quân Mỹ và Cuba buộc phải bắt đầu một cuộc bao vây đổ máu và bóp nghẹt thành phố. Trong đêm, quân Cuba đào hàng loạt các giao thông hào về phía các vị trí của Tây Ban Nha. Sau khi hoàn thành, các giao thông hào này được giao cho các binh sĩ Hoa Kỳ và rồi một loạt giao thông hào mới được đào tiến về phía trước. Quân Mỹ trong lúc bị tổn thất hàng ngày vì hỏa lực và bị bắn tỉa từ quân Tây Ban Nha lại tổn thất nhiều sinh mạng hơn vì kiệt sức do nắng gây ra và bệnh sốt rét. Tại vùng ven phía tây thành phố, tướng Cuba là Calixto Garcia bắt đầu công phá thành phố, làm cho các lực lượng Tây Ban Nha hoảng sợ và hoang mang bị trả thù. ==== Các chiến dịch trên biển ==== Cảng lớn Santiago de Cuba là mục tiêu chính của các chiến dịch trên biển trong suốt thời gian chiến tranh. Hạm đội của Hoa Kỳ tấn công Santiago cần có nơi trú ẩn để tránh mùa bão Đại Tây Dương. Vì thế vịnh Guantánamo với hải cảng tốt đã được chọn cho mục đích này. Cuộc tiến công chiếm vịnh Guantánamo xảy ra vào ngày 6 tháng 6–10 tháng 6 năm 1898, ban đầu bằng cuộc tấn công của hải quân và sau đó là cuộc đổ bộ thủy quân lục chiến thành công với sự yểm trợ của hải quân. Trận Santiago de Cuba vào ngày 3 tháng 7 năm 1898 là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ. Kết quả là Hải đoàn Caribbean của Tây Ban Nha (cũng còn được biết tên là Flota de Ultramar) bị tiêu diệt. Vào tháng 5 năm 1898, hạm đội Tây Ban Nha của đô đốc Pascual Cervera y Topete ban đầu được phát hiện nằm trong cảng Santiago là nơi hạm đội của ông trú ẩn tránh bị tấn công từ biển. Các lực lượng Tây Ban Nha và Mỹ đối đầu nhau trong khoảng 2 tháng. Khi hải đoàn Tây Ban Nha tìm cách rời cảng ngày 3 tháng 7, lực lượng Mỹ tiêu diệt hoặc làm mắc cạn 5 trong số 6 chiến hạm. Chỉ một chiến hạm Tây Ban Nha là tuần dương hạm mới và có tốc độ nhanh Cristobal Colón thoát nạn nhưng thuyền trưởng của chiến hạm này kéo cờ mình xuống và tự đánh đắm chiến hạm của mình khi lực lượng Mỹ cuối cùng đuổi theo kịp. 1.612 thủy thủ Tây Ban Nha gồm cả đô đốc Cervera bị bắt và bi đưa đến đảo Seavey, Kittery, Maine nơi họ bị giam giữ từ 11 tháng 7 cho đến giữa tháng 9. Trong suốt cuộc đối đầu, trợ lý công binh Hải quân Hoa Kỳ là Richmond Pearson Hobson được lệnh của chuẩn đô đốc William T. Sampson đánh chìm chiến hạm Merrimac của mình trong cảng để khóa chặt hạm đội Tây Ban Nha bên trong. Nhiệm vụ thất bại. Hobson và thủy thủ của ông bị bắt. Họ được trao đổi tù binh vào ngày 6 tháng 7. Hobson trở thành anh hùng quốc gia và nhận Huân chương Danh dự vào năm 1933 rồi trở thành một dân biểu. ==== Puerto Rico ==== Trong tháng 5 năm 1898, trung úy Henry H. Whitney thuộc đại đội pháo binh số 4 của Hoa Kỳ được phái đến Puerto Rico trong một sứ mệnh trinh thám. Ông cung cấp bản đồ và các thông tin có liên quan đến lực lượng quân sự Tây Ban Nha về cho chính phủ Hoa Kỳ trước khi cuộc xâm chiếm Puerto Rico. Ngày 10 tháng 5, các chiến hạm Hoa Kỳ xuất hiện ngoài duyên hải Puerto Rico. Ngày 12 tháng 5, một hải đoàn gồm 12 chiến hạm Hoa Kỳ do chuẩn đô đốc William T. Sampson chỉ huy bắn phá San Juan. Suốt cuộc bắn phá, nhiều tòa nhà chính phủ bị trúng đạn. Ngày 25 tháng 6, chiến hạm Yosemite phong tỏa cảng San Juan. Ngày 25 tháng 7, tướng Mỹ Nelson A. Miles cùng với 3.300 binh sĩ đổ bộ ở Guánica, và Chiến dịch Puerto Rico bắt đầu. Quân Mỹ gặp phải sự chống trả ngay lúc đầu cuộc xâm chiếm. Trận chạm trán đầu tiên giữa quân Mỹ và Tây Ban Nha xảy ra tại Guanica. Cuộc chống cự bằng vũ trang có tổ chức đầu tiên xảy ra tại Yauco mà sau này được nhắc đến với tên gọi trận đánh Yauco. Theo sau trận đánh này là các trận đánh Fajardo, Guayama, cầu sông Guamani, Coamo, Silva Heights và cuối cùng là trận Asomante. Ngày 9 tháng 8 năm 1898, bộ binh và kị binh Mỹ đụng độ với quân Tây Ban Nha và quân trung thành Puerto Rico được trang bị với đại bác trên một ngọn núi có tên Cerro Gervasio del Asomante trong lúc quân Mỹ tìm cách tiến vào Aibonito. Các tư lệnh Mỹ quyết định rút lui và tập hợp lại để quay trở lại vào ngày 12 tháng 8 năm 1898 cùng với một đơn vị pháo binh. Các đơn vị Tây Ban Nha và quân trung thành người Puerto Rico bắt đầu phản công bằng hỏa lực đại bác do Ricardo Hernáiz chỉ huy. Trong làn lửa đạn, bốn binh sĩ Mỹ là trung sĩ John Long, trung úy Harris, đại úy E.T. Lee và hạ sĩ Oscar Sawanson — bị thương nặng. Dưa vào thực tế này và các báo cáo về việc những toán quân Tây Ban Nha đang trên đường đến chi viện, tư lệnh Landcaster ra lệnh rút lui. Tất cả các hoạt động quân sự trên đảo Puerto Rico bị đình chỉ sau đó trong đêm hôm đó sau khi Hiệp định Paris được công bố. == Hiệp định hòa bình == Với những cuộc bại trận tại Cuba và Philippines, cả hai hạm đội của họ bị vô hiệu hóa nên Tây Ban Nha kêu gọi đối thoại hòa bình. Sự thù địch chấm dứt ngày 12 tháng 8 năm 1898 bằng việc ký kết một nghị định hòa bình giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha tại Washington D.C.. Hiệp định hòa bình chính thức được ký tại Paris ngày 10 tháng 12 năm 1898 và được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 6 tháng 2 năm 1899. Nó có hiệu lực vào ngày 11 tháng 4 năm 1899. Phía người Cuba tham dự với tư cách quan sát viên. Thắng lợi chóng vánh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến, được Ngoại trưởng John Hay miêu tả là "cuộc chiến nhỏ lẫy lừng", đã mang lại tinh thần phấn khởi, khích lệ chí khí, niềm tự tin và quả quyết của người Mỹ. Hoa Kỳ giành được gần như tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha vào thời đó, gồm có Philippines, Guam, và Puerto Rico. Riêng Cuba, bị Hoa Kỳ chiếm đóng cho đến ngày 17 tháng 7 năm 1898, được thành lập chính phủ dân sự của chính mình và sau đó được Hoa Kỳ trao trả độc lập ngày 20 tháng 5 năm 1902. Tuy nhiên Hoa Kỳ áp đặt một số điều kiện hạn chế đối chính phủ mới của Cuba trong đó gồm có việc Cuba không được liên minh với các quốc gia khác và Hoa Kỳ giành quyền can thiệp vào Cuba cho chính mình. Hoa Kỳ cũng thiết lập hợp đồng thuê mướn vĩnh viễn Vịnh Guantanamo. Ngày 14 tháng 8 năm 1898, 11.000 binh sĩ bộ binh được đưa đến chiếm đóng Philippines. Khi quân Mỹ bắt đầu thay thế Tây Ban Nha kiểm soát Philippines thì chiến tranh lại bùng nổ giữa các lực lượng Hoa Kỳ và Philippines dẫn đến Chiến tranh Philippine-Mỹ. == Phim ảnh và truyền hình về Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ == The Rough Riders, một phim câm năm 1927 Rough Riders, phim bộ truyền hình năm 1997 do John Milius đạo với các diễn viên Tom Berenger trong vai Theodore Roosevelt, Gary Busey vai Joseph Wheeler, Sam Elliott vai Bucky O'Neill, Dale Dye vai Leonard Wood, Brian Keith vai William McKinley, George Hamilton vai William Randolph Hearst, và R. Lee Ermey vai John Hay The Spanish-American War: First Intervention, phim tài liệu năm 2007 docudrama trên kênh The History Channel == Ghi chú == == Tham khảo == Benjamin R. Beede, ed. The War of 1898 and U.S. Interventions, 1898–1934 (1994). An encyclopedia. Dyal, Donald H; Brian B. Carpenter, Mark A. Thomas (1996), Historical Dictionary of the Spanish American War, Greenwood Press, ISBN 0313288526 Gatewood, Willard B. (1975), Black Americans and the White Man's Burden, 1898–1903, University of Illinois Press, ISBN 0252004752 Hendrickson, Kenneth E., Jr. The Spanish-American War Greenwood, 2003. short summary Trask, David F. (1996), The War with Spain in 1898, ISBN 0803294298 == Đọc thêm == === Ngoại giao và nguyên nhân chiến tranh === James C. Bradford, ed., Crucible of Empire: The Spanish-American War and Its Aftermath (1993), essays on diplomacy, naval and military operations, and historiography. Lewis Gould, The Spanish-American War and President McKinley (1982) Philip S. Foner, The Spanish-Cuban-American War and the Birth of American Imperialism, 1895-1902 (1972) Richard Hamilton, President McKinley, War, and Empire (2006). Kristin Hoganson, Fighting For American Manhood: How Gender Politics Provoked the Spanish-American and Philippine-American Wars (1998) Paul S. Holbo, "Presidential Leadership in Foreign Affairs: William McKinley and the Turpie-Foraker Amendment," The American Historical Review 1967 72(4): 1321-1335. Walter LaFeber, The New Empire: An Interpretation of American Expansion, 1865-1898 (1963) Ernest May, Imperial Democracy: The Emergence of America as a Great Power (1961) Paul T. McCartney, American National Identity, the War of 1898, and the Rise of American Imperialism (2006) Richard H. Miller, ed., American Imperialism in 1898: The Quest for National Fulfillment (1970) Walter Millis, The Martial Spirit: A Study of Our War with Spain (1931) H. Wayne Morgan, America's Road to Empire: The War with Spain and Overseas Expansion (1965) John L. Offner, An Unwanted War: The Diplomacy of the United States and Spain over Cuba, 1895–1898 (1992). John L. Offner, "McKinley and the Spanish-American War" Presidential Studies Quarterly 2004 34(1): 50–61. ISSN 0360-4918 Louis A. Perez, Jr., "The Meaning of the Maine: Causation and the Historiography of the Spanish-American War," The Pacific Historical Review 1989 58(3): 293-322. Julius W. Pratt, The Expansionists of 1898 (1936) Thomas Schoonover, Uncle Sam's War of 1898 and the Origins of Globalization. (2003) John Lawrence Tone, War and Genocide in Cuba, 1895–1898 (2006) David F. Trask, The War with Spain in 1898 (1996) Fareed Zakaria, From Wealth to Power: The Unusual Origins of America’s World Role (1998) === Chiến tranh === Donald Barr Chidsey, The Spanish American War (New York, 1971) Cirillo, Vincent J. Bullets and Bacilli: The Spanish-American War and Military Medicine (2004) Graham A. Cosmas, An Army for Empire: The United States Army and the Spanish-American War (1971) Philip Sheldon Foner, The Spanish-Cuban-American war and the birth of American imperialism (1972) Frank Freidel, The Splendid Little War (1958), well illustrated narrative by scholar Allan Keller, The Spanish-American War: A Compact History (1969) Gerald F. Linderman, The Mirror of War: American Society and the Spanish-American War (1974), domestic aspects Joseph Smith, The Spanish-American War: Conflict in the Caribbean and the Pacific (1994) G. J. A. O'Toole, The Spanish War: An American Epic—1898 (1984) John Tebbel, America's Great Patriotic War with Spain (1996) === Nghiên cứu lịch sử === Duvon C. Corbitt, "Cuban Revisionist Interpretations of Cuba's Struggle for Independence," Hispanic American Historical Review 32 (tháng 8 năm 1963): 395-404. Edward P. Crapol, "Coming to Terms with Empire: The Historiography of Late-Nineteenth-Century American Foreign Relations," Diplomatic History 16 (Fall 1992): 573-97; Hugh DeSantis, "The Imperialist Impulse and American Innocence, 1865–1900," in Gerald K. Haines and J. Samuel Walker, eds., American Foreign Relations: A Historiographical Review (1981), pp. 65–90 James A. Field Jr., "American Imperialism: The Worst Chapter in Almost Any Book," American Historical Review 83 (June 1978): 644-68, past of the "AHR Forum," with responses Joseph A. Fry, "William McKinley and the Coming of the Spanish American War: A Study of the Besmirching and Redemption of an Historical Image," Diplomatic History 3 (Winter 1979): 77-97 Joseph A. Fry, "From Open Door to World Systems: Economic Interpretations of Late-Nineteenth-Century American Foreign Relations," Pacific Historical Review 65 (tháng 5 năm 1996): 277-303 Thomas G. Paterson, "United States Intervention in Cuba, 1898: Interpretations of the Spanish-American-Cuban-Filipino War," History Teacher 29 (tháng 5 năm 1996): 341-61; Louis A. Pérez Jr.; The War of 1898: The United States and Cuba in History and Historiography University of North Carolina Press, 1998 Ephraim K. Smith, "William McKinley's Enduring Legacy: The Historiographical Debate on the Taking of the Philippine Islands," in James C. Bradford, ed., Crucible of Empire: The Spanish-American War and Its Aftermath (1993), pp. 205–49 Richard W. Stewart, General Editor, Ch. 16, Transition, Change, and the Road to war, 1902-1917", in "American Military History, Volume I: The United States Army and the Forging of a Nation, 1775-1917", Center of Military History, United States Army, ISBN 0-16-072362-0 Spencer Tucker, The Encyclopedia of the Spanish-American and Philippine-American Wars: A Political, Social, and Military History, Tập 1, ABC-CLIO, 20-05-2009. ISBN 1851099514. === Những hồi ký === Funston, Frederick. Memoirs of Two Wars, Cuba and Philippine Experiences. New York: Charles Schribner's Sons, 1911 U.S. War Dept. Military Notes on Cuba. 2 vols. Washington, DC: GPO, 1898. Wheeler, Joseph. The Santiago Campaign, 1898. Lamson, Wolffe, Boston 1898. kaylaMagazine. The perils of Evangelina. Feb. 1968. Cull, N. J., Culbert, D., Welch, D. Propaganda and Mass Persuasion: A Historical Encyclopedia, 1500 to the Present. Spanish-American War. Denver: ABC-CLIO. 2003. 378-379. Daley, L. (2000), “Canosa in the Cuba of 1898”, trong Aguirre, B. E.; Espina, E., Los últimos días del comienzo: Ensayos sobre la guerra, Santiago de Chile: RiL Editores, ISBN 9562841154 Ensayos sobre la Guerra Hispano-Cubana-Estadounidense. 2000. Davis, R. H. New York Journal. Does our flag shield women? 13 tháng 2 1897. Duval, C. New York Journal. Evengelina Cisneros rescued by The Journal. 10 tháng 10 1897. Kendrick M. New York Journal. Better she died then reach Ceuta. 18 tháng 8 1897. Kendrick, M. New York Journal. The Cuban girl martyr. 17 tháng 2 1897. Kendrick, M. New York Journal. Spanish auction off Cuban girls. 12 tháng 2 1897. McCook, Henry Christopher (1899), The Martial Graves of Our Fallen Heroes in Santiago de Cuba, G. W. Jacobs & Co. Muller y Tejeiro, Jose. Combates y Capitulacion de Santiago de Cuba. Marques, Madrid:1898. 208 p. English translation by US Navy Dept. Dirks, Tim. “War and Anti-War Films”. The Greatest Films. Adjutant General's Office Statistical Exhibit of Strength of Volunteer Forces Called Into Service During the War With Spain; with Losses From All Causes. Washington: Government Printing Office, 1899. == Liên kết ngoài == Operations of the US Signal Corps Cutting and Diverting Undersea Telegraph Cables from Cuba Library of Congress Guide to the Spanish-American War Spain to Use Privateers; An Official Decree Declares that She is Determined to Reserve This Right (Headline, NY Times, 24 tháng 4 năm 1898) Emergence to World Power, 1898–1902 (an extract from Matloff's American Military History) Hispanic Americans in the U.S. Army Emergence to World Power, 1898–1902 (an extract from American Military History — revised 2005) Buffalo Soldiers at San Juan Hill Impact on the Spanish Army by Charles Hendricks Black Jack in Cuba—General John J. Pershing’s service in the Spanish-American War, by Kevin Hymel Centennial of the Spanish-American War 1898–1998 by Lincoln Cushing The World of 1898: The Spanish-American War — Library of Congress Hispanic Division William Glackens prints at the Library of Congress Spanish-American War Centennial Points of Confusion over the Cuba Question and Cuba Sovereignty Images of Florida and the War for Cuban Independence, 1898 from the state archives of Florida Individual state's contributions to the Spanish-American War: Illinois, Pennsylvania Sons of Spanish American War Veterans From 'Dagoes' to 'Nervy Spaniards,' American Soldiers' Views of their Opponents, 1898 by Albert Nofi History of Negro soldiers in the Spanish-American War, and other items of interest, by Edward Augustus Johnston, published 1899, hosted by the Portal to Texas History. Los ultimos de Filipinas The War of 98 (The Spanish-American War) The Spanish-American War from a Spanish perspective (bằng tiếng Anh). Army Nurse Corps in the war Art and images Name Index to New York in the Spanish-American War 1898 1898: El Ocaso de un Imperio Article in Spanish about naval operations during the Spanish-American war. Spanish-American War photographic collections, via Calisphere, California Digital Library
điện ảnh.txt
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh). Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ "cinéma" (điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe". "Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển động, còn γράφειν - gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892, một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh. Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn" cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ. Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh. Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại, một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ này. == Lịch sử == Điện ảnh ra đời nhờ rất nhiều những tìm tòi và phát triển kĩ thuật vào nửa cuối thế kỉ 19 tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động, đó là những phát minh của Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas Edison. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Những khách vào xem buổi chiếu này phải trả 1 franc để xem chừng 10 đoạn phim ngắn dài 1 phút. Đoạn phim đầu tiên trong số này được Anh em Lumière (lumière trong tiếng Pháp có nghĩa là ánh sáng) quay vào khoảng tháng 8 năm 1894 tại tầng trệt căn hộ của họ ở đường Saint Victor (Lyon), nay đã được đổi tên thành đường Premier Film (Bộ phim đầu tiên). Được biết tới nhiều nhất trong buổi chiếu này là đoạn phim La Sortie de l'usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà Lumière ở Lyon. Do đây chỉ là những đoạn phim ghi lại cảnh sinh hoạt thường ngày nên nó gần với các bộ phim tài liệu hơn là phim điện ảnh. Sự ra đời của "cinématographe" nhanh chóng được công chúng đón nhận nhiệt tình. Ngay lập tức điện ảnh được thương mại hóa và công nghiệp điện ảnh ra đời. Mặc dù từ ngày 11 tháng 1 năm 1888, Louis Le Prince đã đăng ký bằng sáng chế về chiếc máy quay hoàn chỉnh có thể ghi lại những hình ảnh chuyển động, nhưng trong cuộc chiến thương mại đầu tiên liên quan đến điện ảnh, Thomas Edison mới là người chiến thắng và hầu như việc sản xuất máy quay đều nằm dưới nhãn hiệu Trust Edison cho đến tận năm 1918. Không chỉ dừng lại ở việc ghi lại chính xác các hình ảnh thực tế, các nhà làm phim bắt đầu tạo ra các kĩ xảo điện ảnh cho các bộ phim của mình, một trong những kĩ xảo đáng nhớ nhất là hình ảnh Mặt Trăng có khuôn mặt người trong bộ phim Le Voyage dans la lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng) do Georges Méliès thực hiện năm 1902. Vào thập niên 1910, đạo diễn Hoa Kỳ D.W.Griffith đã đưa điện ảnh tiến thêm một bước mới khi chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phim cũng như cho ra đời bộ phim mang tính cách mạng về kỹ thuật dàn dựng và kịch bản The Birth of a Nation. Những năm 1920 là giai đoạn hoạt động tích cực của các nhà điện ảnh thuộc trường phái Tiên phong (avant-garde), những người khai sinh ra điện ảnh thể nghiệm (cinéma expérimental) như Fernand Léger, Man Ray, Germaine Dulac, Walter Ruttmann và nhiều người khác. Cho đến cuối thập niên 1920, kỹ thuật thu âm đồng bộ chưa ra đời, vì vậy các bộ phim công chiếu đều không có âm thanh mà phải sử dụng các nghệ sĩ tạo âm thanh và tiếng động ngay tại nơi công chiếu. Những bộ phim như vậy được gọi là phim câm, để dẫn dắt câu chuyện hoặc miêu tả các đoạn hội thoại người ta phải sử dụng các bảng chữ (tiếng Anh: intertitle) xen vào giữa các cảnh phim. Để hiện thực hóa việc đồng bộ âm thanh và hình ảnh cho các bộ phim, người ta đã cố gắng áp dụng các kĩ thuật khác nhau, và bộ phim hoàn chỉnh "có tiếng" đầu tiên đã ra đời năm 1927, đó là bộ phim The Jazz Singer. Thập niên 1930 được đánh dấu bằng các bộ phim tuyên truyền của Đức Quốc xã trong đó phải kể tới Olympia (phim 1938) được đạo diễn Leni Riefenstahl thực hiện để quảng bá cho Thế vận hội mùa hè 1936 tổ chức tại Berlin cũng như tuyên truyền hình ảnh của một nước Đức hùng mạnh. Bộ phim này đã mang đến những bước đột phá mới cho nghệ thuật điện ảnh như các góc quay lạ, quay cận cảnh và dựng phim. Cũng chính Leni Riefenstahl vào năm 1936 đã thực hiện bộ phim nổi tiếng Triumph des Willens, một tác phẩm nhằm gây dựng hình ảnh cho Adolf Hitler và các lãnh đạo Đức Quốc xã, Triumph des Willens được coi là bộ phim tuyên truyền xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Sau âm thanh, bước tiến lớn thứ hai về kỹ thuật điện ảnh là các bộ phim màu. Những bộ phim màu đầu tiên xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng phải đợi đến thập niên 1950 các bộ phim màu mới bắt đầu phổ biến khi điện ảnh phải cạnh tranh với một phương tiện giải trí khác đang phát triển rất mạnh là truyền hình (vốn vẫn chỉ có hình ảnh đen trắng cho đến giữa thập niên 1960). Sau chiến tranh cũng là giai đoạn phát triển của nghệ thuật điện ảnh hiện đại với rất nhiều trào lưu điện ảnh khác nhau như chủ nghĩa Hiện thực mới (neorealism) của điện ảnh Ý với các đại diện tiêu biểu là Roberto Rossellini, Vittorio De Sica, trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) của điện ảnh Pháp với François Truffaut, Jean-Luc Godard, cũng phải kể đến thế hệ đạo diễn mới của Hollywood, thế hệ New Hollywood với các đạo diễn nổi tiếng như John Cassavetes. Năm 1965, với sự ra đời của loại máy quay phổ thông super 8 do hãng Kodak sản xuất, nền điện ảnh của các nghệ sĩ nghiệp dư ra đời. Những bộ phim được thực hiện nghiệp dư này được gọi là các bộ phim loại Z (Z movie, bắt nguồn từ tên gọi các bộ phim loại B - B movie kinh phí thấp của Hollywood), phim loại Z cũng được các đạo diễn nổi tiếng sử dụng như một cách thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, trong số các đạo diễn đó có những người là trụ cột của điện ảnh Mỹ như Ed Wood hay Roger Corman (người đã phát hiện và đưa Francis Ford Coppola, Martin Scorsese hay Peter Jackson trở thành các đạo diễn nổi tiếng). Bước tiến mới nhất của điện ảnh vào cuối thế kỉ 20 là sự áp dụng kỹ thuật số vào điện ảnh, từ việc sử dụng các máy quay kỹ thuật số đến việc dàn dựng các kỹ xảo điện ảnh và âm thanh trên máy tính. == Phân loại phim == Có rất nhiều cơ sở để phân loại phim, đơn giản như phân loại theo quốc gia sản xuất, theo đạo diễn, theo diễn viên, tiêu đề,... Nhưng thông thường người ta phân loại theo thể loại phim, dòng phim, độ dài và kỹ thuật thực hiện. === Quốc gia sản xuất === Điện ảnh thế giới thường được phân thành 6 khu vực là: Điện ảnh châu Á Điện ảnh châu Âu Điện ảnh châu Phi Điện ảnh Úc Điện ảnh Bắc Mỹ Điện ảnh Mỹ Latinh Người ta cũng có thể phân khu vực theo ngôn ngữ sử dụng như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Hoa. Một cách phân loại khác cũng thường được sử dụng là theo các nền điện ảnh có số lượng phim lớn như Hollywood (của Hoa Kỳ), Bollywood (của Ấn Độ) hay điện ảnh Hồng Kông. === Thời gian === Đây là cách phân loại ban đầu của các bộ phim, khi đó phim được phân loại theo chiều dài của cuộn phim được trình chiếu. Có thể phân biệt các bộ phim thành: Phim ngắn: Phim có độ dài từ 30 phút → 60 phút hay tương đương 1600 mét phim 35 mm ở tốc độ 24 hình trên giây. Phim dài: Phim có độ dài nhiều hơn 60 phút. Độ dài thông thường của các phim dài là 90 phút. Một số bộ phim nổi tiếng có thời gian rất dài như Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind, dài 222 phút) hay Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở về của nhà vua (The Lord of the Rings: The Return of the King, dài 200 phút) hay King Kong (phim 2005) (King Kong, dài 188 phút). === Thể loại === Điện ảnh cũng có thể được phân loại theo các thể loại tùy theo ý đồ nghệ thuật của biên kịch và đạo diễn khi thực hiện phim. Một bộ phim có thể được đặt vào nhiều thể loai khác nhau tùy theo cách phân tích, ví dụ như phim khoa học giả tưởng, phim hài, phim kinh dị, phim hình sự, phim chiến tranh, phim ca nhạc,... Một ví dụ là bộ phim nổi tiếng Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs, đoạt 5 Giải Oscar quan trọng nhất năm 1991) có thể coi là một phim kinh dị hoặc một phim hình sự. Thể loại phim cũng có thể dựa trên tư tưởng nghệ thuật của các bộ phim. Theo đó ta có phim thuộc trào lưu Làn sóng mới (Nouvelle Vague) của điện ảnh Pháp, phim theo chủ nghĩa Hiện thực mới (neorealism) của điện ảnh Ý,.. === Kỹ thuật thực hiện === Một bộ phim có thể phân loại theo kỹ thuật thực hiện. === Đối tượng xem === Nhãn G (General Audiences): Phim cho phép phổ biến rộng rãi Nhãn PG (Parental Guidance suggested): Có thể không thích hợp với trẻ em Nhãn PG-13 (Parents Strongly Cautioned): Không nên dành cho trẻ dưới 13 tuổi Nhãn R (Restricted): Dưới 17 tuổi phải có cha mẹ hoặc người lớn đi cùng Nhãn NC-17: Không dành cho người vị thành niên == Quá trình làm phim == Việc thực hiện một bộ phim tùy thuộc rất nhiều vào thể loại phim, dòng phim, ý đồ nghệ thuật hoặc thương mại của biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất. Tuy vậy quá trình làm phim cũng có thể chia làm năm công đoạn chính: Phát triển kịch bản: Bao gồm xây dựng cốt truyện, lời thoại và phân cảnh Tiền sản xuất: Lựa chọn diễn viên (casting), xây dựng bối cảnh, trường quay, đạo cụ, phục trang Sản xuất: Quay thử, quay chính thức, thu âm đồng bộ Hậu kỳ: dựng phim, âm thanh, thực hiện các kỹ xảo trên phim và bằng máy vi tính, chiếu thử Phân phối: Quảng cáo, phân phối phim cho các rạp, thêm phụ đề, phát hành DVD và chiếu trên truyền hình, phát hành các sản phẩm phụ (áo phông, áp phích, trò chơi điện tử chủ đề,...) Các công đoạn kể trên được thực hiện bởi một đội ngũ làm phim bao gồm các vị trí chính sau: Nhà sản xuất phim Đạo diễn Biên kịch Diễn viên Kỹ thuật viên: Quay phim Kỹ thuật âm thanh Đạo cụ và Phục trang Dựng phim == Đánh giá chất lượng phim == === Phê bình điện ảnh === Phê bình điện ảnh là quá trình phân tích và đánh giá chất lượng các sản phẩm điện ảnh. Công việc này thường do các nhà phê bình phim chuyên nghiệp hoặc các nhà báo chuyên về điện ảnh thực hiện. Các bài phê bình có thể được giới thiệu trên báo, tạp chí hoặc các phương tiện truyền thông khác sau khi các nhà phê bình và nhà báo xem buổi chiếu thử. Ý kiến phê bình các bộ phim mới sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị hiếu của công chúng. Thông thường các bộ phim được giới phê bình ca ngợi sẽ thu hút nhiều khán giả hoặc ngược lại. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng, đôi khi các bài phê bình lại có tác dụng ngược lại, người xem có thể lại hào hứng mua vé các bộ phim bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt hoặc hờ hững với những bộ phim nghệ thuật được giới phê bình ca ngợi. === Liên hoan phim và giải thưởng điện ảnh === Một cách đánh giá chất lượng phim khác là thông qua các giải thưởng điện ảnh và liên hoan phim. Giải thưởng điện ảnh được trao bởi các hội nghề nghiệp liên quan đến điện ảnh (thường là Viện hàn lâm nghệ thuật điện ảnh hoặc Hội Điện ảnh) bằng việc bỏ phiếu kín để chọn ra những người xứng đáng. Giải thưởng điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới có lẽ là Giải Oscar được trao bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ). Ngoài ra hầu như các nền điện ảnh phát triển đều có giải thưởng điện ảnh khá uy tín, ví dụ ở Pháp là Giải César, ở Hồng Kông là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông. Bên cạnh các giải thưởng điện ảnh, một số tổ chức còn đứng ra mở các liên hoan phim, trong đó các bộ phim mới được chiếu giới thiệu và một ban giám khảo được lập ra để đánh giá các tác phẩm dự giải. Trong số các liên hoan phim phải kể tới Liên hoan phim Cannes (Pháp), Liên hoan phim Berlin (Đức), Liên hoan phim Venezia (Ý) và Liên hoan phim Sundance (Mỹ). == Công nghiệp điện ảnh == Ngay sau khi ra đời, việc thực hiện và trình chiếu các bộ phim đã trở thành một lĩnh vực giải trí mang lại rất nhiều lợi nhuận. Anh em nhà Lumière khi khai sinh ra nền điện ảnh hiện đại cũng đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp điện ảnh khi tiến hành thu tiền khán giả vào xem những bộ phim đầu tiên của hai người ở Grand Café. Các hãng phim cũng được thành lập ngày một nhiều còn các diễn viên điện ảnh thì nhanh chóng trở thành các ngôi sao với rất nhiều người hâm mộ. Năm 1917, vua hề Charlie Chaplin đã được ký hợp đồng với mức lương kỷ lục thời đó là 1 triệu USD một năm. Hiện nay cũng giống như nhiều lĩnh vực khác, Hoa Kỳ là quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh phát triển nhất với kinh đô của nó ở Hollywood thuộc tiểu bang California. Một bộ phim Hollywood có thể được đầu tư tới 200 triệu USD để rồi thu về gần 2 tỷ USD như Titanic. Tuy nhiên khu vực sản xuất nhiều phim nhất phải kể tới Mumbai, kinh đô Bollywood của Ấn Độ. === Các hãng phim lớn === Hiện nay Hollywood có 6 hãng phim lớn (The Big Six) nơi cho ra đời hầu hết các bộ phim kinh phí lớn của điện ảnh Mỹ. Đó là các hãng: Fox Entertainment Group (trong đó có xưởng phim Twentieth Century Fox) Paramount Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim Paramount Pictures và DreamWorks SKG) Sony Pictures Entertainment (trong đó có xưởng phim Columbia Pictures, TriStar Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer) NBC Universal (trong đó có xưởng phim Universal Studios) Time Warner (trong đó có xưởng phim Warner Bros. Pictures, New Line Cinema và HBO) Buena Vista Motion Pictures Group (trong đó có xưởng phim Walt Disney Pictures) Ở Hollywood cũng còn một số hãng phim độc lập như Lucasfilm, Ltd. của George Lucas hay Amblin Entertainment của Steven Spielberg. Ở các thị trường phim lớn khác, các hãng phim thường có quy mô nhỏ hớn và các bộ phim vì thế cũng có kinh phí đầu tư thấp hơn nhiều so với các tác phẩm của Hollywood. Ở Pháp có thể kể tới Canal+, Pathé hoặc Gaumont (hãng phim lâu đời nhất thế giới còn hoạt động). Còn hai hãng lớn ở Hồng Kông là Thiệu Thị và Gia Hòa. === Phát hành === Trong giai đoạn đầu, sau khi được sản xuất, các bộ phim thường được chiếu trong các rạp hát (để tiện cho việc bố trí dàn nhạc công tạo âm thanh cho phim). Rạp chiếu phim thực sự đầu tien được xây dựng tại Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ năm 1905. Chỉ vài năm sau đó, hàng nghìn rạp chiếu tương tự được ra đời từ việc cải tạo lại các rạp hát có sẵn. Những rạp loại này tại Mỹ thường được gọi là một nickelodeon, xuất phát từ việc vé vào xem thường có giá 1 nickel (tương đương 5 xu). Hiện nay khi mua vé vào rạp khán giả thường được xem một phim, nhưng trước thập niên 1970, thường một buổi chiếu bao gồm hai phim, một phim chất lượng và kinh phí cao (phim loại A - A movie) và một phim chất lượng thấp hơn (phim loại B - B movie). Thay thế cho các phim loại B, hiện nay người ta sẽ chiếu các đoạn quảng cáo ngắn hoặc các đoạn giới thiệu (trailer) về các phim sắp phát hành. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các rạp chiếu phải cạnh tranh quyết liệt với truyền hình vốn dễ dàng đưa các bộ phim đến số lượng công chúng lớn hơn nhiều. Sự phát triển các phương tiện lưu trữ thông tin như băng từ VHS, CD và DVD cũng làm nhiều người không đến rạp để thưởng thức phim mới mà họ mua hoặc thuê các CD, DVD phim này về nhà. Mới đây nhất, Internet đã trở thành công cụ trao đổi phim ảnh (cả hợp pháp và bất hợp pháp) cực kì tiện lợi khiến cho các rạp chiếu phim ngày càng gặp nhiều đối thủ trên lĩnh vực thu hút khán giả. Theo một nghiên cứu năm 2000 của ngân hàng ABN AMRO thì chỉ có 26% thu nhập của các hãng phim Hollywood đến từ tiền bán vé, 46% đến từ việc bán và cho thuê băng đĩa và 28% đến từ truyền hình. == Chú thích == == Xem thêm == Phim điện ảnh Giới giải trí Công nghiệp văn hoá Công nghiệp sáng tạo == Tham khảo == == Liên kết ngoài == All Movie Guide - Dữ liệu về mọi mặt của điện ảnh Film Site - Giới thiệu các bộ phim kinh điển The Internet Movie Database (IMDb) - Thông tin về các bộ phim, diễn viên, đạo diễn Rottentomatoes.com - Mọi thứ liên quan đến điện ảnh
miko.txt
Miko (巫女, Miko "Vu nữ") là một từ tiếng Nhật trước đây có nghĩa là "nữ pháp sư; bà đồng; nhà tiên tri" người chuyên truyền đạt những lời sấm truyền, còn hiện nay có nghĩa là "người giữ đền; trinh nữ hiến thần" phục vụ tại những thần xã. == Lịch sử == Truyền thống miko có từ thời cổ đại của nước Nhật. Vào thời ấy, phụ nữ rơi vào trạng thái nhập tràng rồi truyền đi lời tiên tri hoặc những lời nói từ các vị thần được gọi là miko, không giống như Nhà tiên tri ở Delphi của Hy Lạp cổ đại. Về sau, miko là những người phục vụ nữ tại những đền Shinto. Họ thường là con gái của pháp sư quản lý ngôi đền. Vai trò của miko gồm có biểu diễn những điệu múa mang tính nghi lễ (miko-mai) và hỗ trợ pháp sư trong nhiều buổi lễ, đặc biệt là lễ cưới. Truyền này này vẫn tiếp tục đến ngày nay và miko xuất hiện nhiều ở các ngôi đền Shinto. Vào thời đại ngày nay phần lớn miko được thuê làm bán thời gian hoặc là những người tình nguyện. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ các phận sự của đền, biểu diễn điệu múa nghi lễ, phân phát Omikuji (một dạng đoán số), và phục vụ trong các cửa hiệu của đền. Trên lý thuyết, Miko phải là trinh nữ, tuy nhiên, đã có những ngoại lệ trong lịch sử khi một người nào đó có một tính cách rất mạnh mẽ. Có thể đúng khi một phụ nữ đang làm miko lấy chồng, cô ta phải từ bỏ nhiệm vụ tại đền để theo chồng và gia đình mới. Quy luật này hiện nay đã gần như bị bãi bỏ, mặc dù đa số vẫn rời khỏi đền hoặc huấn luyện cho chức thầy tu sau khi cưới. Đồng phục của miko (trước đây và ngày nay vẫn vậy) bao gồm hakama, một áo kimono. và tabi. Thỉnh thoảng miko mặc một haori trắng mỏng gọi là "chihaya". Hakama thường có màu đỏ, nhưng các màu khác cũng không hiếm. Áo kimono có cánh tay dài, rộng và luôn là màu trắng, trắng là biểu tượng của sự tinh khiết. Một dải lụa trắng hoặc đỏ thường được cột trên tóc miko. == Hư cấu == Miko là nhân vật phổ biến trong văn học Nhật Bản, manga và anime. Miko thường là nhân vật có tính truyền thống và dễ dàng nhận ra bởi bộ đồng phục. Có lẽ cách mô tả miko phổ biến nhất là một nhân vật quét sân đền với cây chổi tre. Trong một số truyện lãng mạn, đặc biệt là trò chơi điện tử bishōjo và visual novel, miko thường được minh họa là những cô gái xinh đẹp nhưng thường quá buồn tẻ, đồng bóng—thường do ít cảm xúc hoặc ghét con trai. Điều này hoàn toàn tương phản với khuôn mẫu thân thiện và nghiêm túc của ma-xơ Thiên chúa giáo trong những câu chuyện như vậy. Mặc dù những hình ảnh trần tục, manga và anime hay mô tả miko là các anh hùng chống lại linh hồn xấu xa, ác quỷ, và ma, thường với sức mạnh pháp thuật hoặc siêu nhiên. Trong những câu chuyện như vậy miko thường được minh họa là rất giỏi nhiều loại võ thuật, đặc biệt là sử dụng vũ khí truyền thống của Nhật như yumi (cung dài), tanto (dao), hoặc bất kỳ biến thể nào của kiếm Nhật: katana, wakizashi, v.v. Miko hầu như luôn luôn được gán cho khả năng thực hiện nhiều loại phép thuật, đặc biệt là o-fuda và các dạng tiên đoán khác nhau. Trong trò chơi theo lượt của phương Tây, họ đôi khi được xem tương đương với các cấp nhân vật như Giáo sĩ, "phù thủy trắng", hoặc Hiệp sĩ. Những miko này đôi khi được gọi là Betsushikime. Trong vài trường hợp, miko trong lịch sử, như Izumo no Okuni, được tin đã từng là betsushikime. == Ví dụ về miko == Yamatohime-no-mikoto, con gái của Hoàng đế Suinin, người sáng lập Đền Ise Himiko, Hoàng hậu của Yamataikoku vào đầu thế kỷ thứ 3 Thiên hoàng Thần Công, vợ của Thiên hoàng Trọng Ai, mẹ và quan nhiếp chính của Thiên hoàng Ứng Thần Izumo no Okuni, người sáng lập kabuki. Donni Barrish, miko chính của Đại đền Tsubaki của Mỹ và là một ví dụ nổi tiếng về miko không phải người Nhật. == Tham khảo == Blacker, Carmen. 1975. The Catalpa Bow: A Study of Shamanistic Practices in Japan. London: George Allen & Unwin. Kuly, Lisa. 2003. "Locating Transcendence in Japanese Minzoku Geinô: Yamabushi and Miko Kagura," Ethnologies 25.1. == Liên kết ngoài == Odamachi:Miko, Miko Miko, Bách khoa toàn thư về Shinto.
quân chủ chuyên chế.txt
Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18. Một ví dụ điển hình về chế độ quân chủ chuyên chế châu Âu là nước Pháp dưới triều vua Louis XIV. Các vua Pháp trước thời Louis XIV đã xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở một mức độ nào đó, nhưng Louis XIV mở rộng hơn hẳn. Vào đầu thế kỷ 18, tất cả những người bảo hoàng và phê bình trên khắp nước Pháp và châu Âu đều coi uy quyền của ông là độc đoán. Chế độ quân chủ chuyên chế của ông cũng được các nước Nga, Phổ và Áo noi theo. Đời vua Pyotr Đại Đế, nhà vua cải cách xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế Nga, nắm quyền kiểm soát Giáo hội nước Nga khi đó. Cùng thời, vua Phổ là Friedrich Wilhelm I tin chắc rằng một Quân vương phải sáng suốt, và phải là vị cha uy quyền chuyên chính của toàn dân. Trong thời đại này, các chế độ quân chủ chuyên chế thường được hỗ trợ bởi một lực lượng Quân đội thường trực, mà vị vua - chiến binh kinh điển là Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn trong lịch sử nước Phổ. Trong thời đại của trào lưu triết học Khai sáng mới mẻ, nền quân chủ chuyên chế Pháp suy yếu trong khi hai nền quân chủ chuyên chế của người Đức là Áo và Phổ thì tiến hành cải cách tiến bộ và chấp nhận lý tưởng Khai sáng, với những ông vua năng động như Joseph II nước Áo và Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Đó gọi là chế độ "quân chủ chuyên chế Khai sáng", tuy nhiên nó vẫn có hạn chế; đời vua Friedrich II Đại Đế, vị vua anh minh này vẫn trị vì độc đoán, nền quân sự và hành chính Phổ vẫn khắc nghiệt. Ánh sáng của trào lưu triết học đương thời cũng soi sáng cả chế độ quân chủ chuyên chế Tây Ban Nha đương thời. == Xem thêm == Chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế Quân chủ lập hiến Cộng hòa == Chú thích ==
đảo ireland.txt
Ireland (phát âm tiếng Việt: Ai-len; phát âm tiếng Anh: /ˈaɪərlənd/) là một đảo tại Bắc Đại Tây Dương. Đảo này tách biệt với đảo Anh ở phía đông qua eo biển Bắc, biển Ireland và eo biển St George. Ireland là đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Anh, lớn thứ ba tại châu Âu, và lớn thứ 12 trên thế giới. Về chính trị, đảo Ireland được phân chia giữa Cộng hoà Ireland (chiếm 5/6 diện tích đảo), và Bắc Ireland thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 2011, dân số Ireland đạt khoảng 6,4 triệu, là đảo đông dân thứ nhì tại châu Âu sau đảo Anh. Trong đó, gần 4,6 triệu người sống tại Cộng hoà Ireland và hơn 1,8 triệu người sống tại Bắc Ireland. Đảo có các dãy núi tương đối thấp bao quanh một đồng bằng trung tâm, tàu thuyền có thể đi sâu vào nội lục trên một số sông. Đảo có thảm thực vật tươi tốt do có khí hậu ôn hoà. Rừng rậm từng bao phủ đảo cho đến thời kỳ Trung Cổ. Đến năm 2013, 11% diện tích đảo có rừng bao phủ, trong khi mức trung bình của châu Âu là 35%. Khí hậu Ireland rất ôn hoà và được phân loại là khí hậu đại dương. Bằng chứng sớm nhất về việc con người hiện diện tại Ireland có niên đại từ 10.500 TCN. Ireland Gael xuất hiện từ thế kỷ 1. Đảo bị Cơ Đốc giáo hoá từ thế kỷ 5 trở đi. Sau khi người Norman xâm chiếm đảo vào thế kỷ 12, Anh yêu sách chủ quyền đối với Ireland. Tuy nhiên, quyền cai trị của Anh không bành trướng được đến toàn đảo cho đến cuộc chinh phục của Triều Tudor trong thế kỷ 16-17, cuộc chinh phục này kéo theo những người định cư đến từ đảo Anh. Trong thập niên 1690, một hệ thống cai trị Anh Tin Lành được định ra nhằm gây bất lợi cho người Công giáo La Mã chiếm đa số và những người Tin Lành bất đồng, hệ thống được mở rộng trong thế kỷ 18. Theo Đạo luật Liên minh năm 1801, Ireland trở thành bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Đảo bị phân chia sau một cuộc chiến tranh giành độc lập vào đầu thế kỷ 20. Khi đó, Nhà nước Tự do Ireland được thành lập và dần tăng cường chủ quyền trong các thập niên tiếp theo, còn Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Anh Quốc. Bắc Ireland lâm vào nội loạn từ cuối thập niên 1960 cho đến thập niên 1990. Tình hình lắng xuống sau một hiệp định chính trị vào năm 1998. Năm 1973, Cộng hoà Ireland và Anh Quốc gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Văn hoá Ireland có ảnh hưởng đáng kể đến các nền văn hoá khác, đặc biệt là trong văn học. Cùng với văn hoá phương Tây chủ lưu, văn hoá bản địa mạnh mẽ vẫn hiện diện trên đảo, được thể hiện thông qua các trò chơi Gael, âm nhạc Ireland, và ngôn ngữ Ireland. Văn hoá trên đảo cũng chia sẻ nhiều đặc điểm với văn hoá Anh, trong đó có ngôn ngữ Anh và các môn thể thao như bóng đá, rugby, đua ngựa và golf. == Danh xưng == Tên gọi Ireland bắt nguồn từ tiếng Ireland cổ Eriu. Từ này lại có nguồn gốc từ tiếng Celt nguyên thuỷ *Iveriu (tương đương với Iwerddon trong tiếng Wales), nó cũng là nguồn gốc của từ Hibernia trong tiếng La Tinh. Iveriu bắt nguồn từ một gốc từ nghĩa là "béo, thịnh vượng." == Lịch sử == === Thời tiền sử === Hầu hết đảo Ireland bị băng bao phủ trong hầu hết thời gian thuộc thời kỳ băng hà cuối cùng, kéo dài cho đến khoảng 9000 năm trước. Mực nước biển thấp và Ireland cùng với đảo Anh là bộ phận của châu Âu lục địa. Đến năm 12.000 TCN, mực nước biển dâng lên do băng tan khiến Ireland tách khỏi đảo Anh. Đến khoảng năm 5600 TCN thì đảo Anh cũng tách khỏi châu Âu lục địa. Bằng chứng sớm nhất về việc con người hiện diện tại Ireland có niên đại từ 10.500 TCN. Cho dến gần đây, bằng chứng sớm nhất về loài người tại Ireland cho đến nay là về người thuộc thời kỳ đồ đá giữa, họ đến bằng thuyền từ đảo Anh vào từ năm 8000 TCN đến năm 7000 TCN. Từ khoảng năm 4500 TCN, những người định cư thuộc thời kỳ đồ đá mới đến đảo và mang theo các giống cây lương thực có hạt, một văn hoá ngựa (tương tự như tại Scotland cùng thời kỳ) và các tượng đá. Một nền nông nghiệp tiến bộ hơn phát triển tại Céide Fields, được bảo tồn bên dưới lớp than bùn. Một hệ thống cánh đồng rộng lớn, được cho là cổ nhất trên thế giới, gồm các phần nhỏ được tách biệt qua các bức tường xếp đá. Các cánh đồng được canh tác trong vài thế kỷ từ 3500 TCN đến 3000 TCN. Lúa mì và lúa mạch là các cây trồng chủ đạo, được đưa đến từ bán đảo Iberia. Thời kỳ đồ đồng bắt đầu vào khoảng năm 2500 TCN, lúc này kỹ thuật thay đổi sinh hoạt thường nhật của dân chúng thông qua các phát minh như bánh xe, sử dụng bò trong sản xuất, dệt vải, làm đồ uống có cồn, và gia công kim loại tinh xảo tạo ra các vũ khí và công cụ mới, cùng các đồ trang sức bằng vàng và kim cương tinh tế. Theo một số nguồn, Ireland vào cuối thời kỳ đồ đồng là bộ phận của một văn hoá mạng lưới giao dịch hàng hải tên là Thời kỳ đồ đồng Đại Tây Dương, cùng với Anh Quốc, miền tây Pháp và Iberia, là những nơi ngôn ngữ Celt phát triển. Điều này tương phản với quan điểm truyền thống rằng nguồn gốc chúng là tại châu Âu lục địa cùng với văn hoá Hallstatt. ==== Xuất hiện Ireland Celt ==== Trong thời kỳ đồ sắt, một ngôn ngữ và văn hoá Celt xuất hiện tại Ireland. Cách thức và thời điểm đảo Ireland bị Celt hoá là đề tài tranh luận. Một quan điểm truyền thống có từ lâu là ngôn ngữ Celt, chữ viết Ogham và văn hoá Celt được đưa đến Ireland theo các làn sóng người Celt xâm chiếm hoặc di cư từ châu Âu lục địa. Thuyết này dựa theo Lebor Gabála Érenn, một tác phẩm giả sử học Cơ Đốc giáo Trung Cổ của Ireland, cùng với sự hiện diện của văn hoá, ngôn ngữ và đồ tạo tác Celt phát hiện được trên đảo. Theo thuyết này, có bốn cuộc xâm chiếm của người Celt tại Ireland. Đầu tiên được cho là là người Priteni, tiếp theo là người Belgae từ miền bắc Gaul và đảo Anh. Tiếp đó, các bộ lạc Laighin từ Armorica (nay là Bretagne của Pháp) được cho là xâm chiếm đảo Ireland và đảo Anh gần như đồng thời. Cuối cùng, người Milesia (người Gael]) được cho là đến Ireland từ miền bắc Iberia hoặc miền nam Gaul. Một thuyết gần đây hơn cho rằng văn hoá và ngôn ngữ Celt đến Ireland là kết quả của truyền bá văn hoá, theo đó Celt hoá Ireland có thể là đỉnh điểm của một quá trình tác động văn hoá và kinh tế lâu dài giữa đảo Ireland, đảo Anh và các khu vực lân cận của châu Âu lục địa. Thuyết này được thúc đẩy một phần là do thiếu các chứng cứ khảo cổ học về nhập cư Celt quy mô lớn, song nó chấp thuận rằng những chuyển động như vậy rất khó để xác định. Một số người đề xướng thuyết này cho rằng có thể có các nhóm nhỏ người Celt di cư đến Ireland, song không phải là nguyên nhân cơ bản khiến đảo bị Celt hoá. Các nhà ngôn ngữ học lịch sử hoài nghi về việc đây là cách thức duy nhất giải thích cho việc hấp thu ngôn ngữ Celt. Nghiên cứu di truyền phát hiện rằng không có khác biệt đáng kể trong DNA ty thể giữa Ireland và các khu vực lớn tại châu Âu lục địa, tương phản với một phần mô hình nhiễm sắc thể Y. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng người nói tiếng Celt hiện đại tại Ireland có thể được cho là "người Celt Đại Tây Dương" châu Âu có tổ tiên chung trên khắp khu vực Đại Tây Dương từ miền bắc Iberia đến miền tây Scandinavia chứ không phải về cơ bản là Trung Âu. === Thời kỳ cuối cổ đại và đầu trung đại === Bản ghi chép sớm nhất về Ireland đến từ các nhà địa lý học Hy Lạp-La Mã cổ điển. Ptolemy trong Almagest gọi đảo Ireland là Mikra Brettania (đảo Anh nhỏ), và ông gọi đảo Anh là Megale Brettania (đảo Anh lớn). Trong tác phẩm Geography sau đó, Ptolemy gọi đảo Ireland là Iouernia và gọi đảo Anh là Albion. Các tên mới này có vẻ là tên địa phương của các đảo khi đó. Các tên gọi sớm hơn có vẻ được đặt ra trước khi có tiếp xúc trực tiếp với dân chúng địa phương. Người La Mã sau đó gọi Ireland bằng tên gọi này theo dạng La Tinh hoá là Hibernia, hoặc Scotia. Ptolemy ghi lại 16 quốc gia tại mỗi bộ phận của Ireland vào năm 100. Không rõ về quan hệ giữa đế quốc La Mã và các vương quốc tại Ireland, tuy nhiên phát hiện được một số tiền xu La Mã trên đảo. Đảo Ireland tiếp tục là nơi có các vương quốc kình địch nhau, từ thế kỷ 7 khái niệm về vương quyền dân tộc dần trở nên rõ ràng thông qua khai niệm về "thượng vương Ireland". Văn học Ireland trung đại phác hoạ một loạt thượng vương hầu như không gián đoạn trong hàng nghìn năm, song các sử gia hiện đại cho rằng điều này được dựng nên trong thế kỷ 8 nhằm biện minh cho vị thế của các nhóm chính trị quyền lực. Toàn bộ các vương quốc trên đảo Ireland có quốc vương riêng song trên danh nghĩa lệ thuộc thượng vương. Thượng vương xuất thân từ các quốc vương và quân chủ địa phương, có thủ đô nghi lễ trên đồi Tara. Khái niệm không trở thành một hiện thực chính trị cho đến thời kỳ Viking và thậm chí sau đó cũng không nhất quán. Ireland có quy chế pháp luật thống nhất về văn hoá: hệ thống tư pháp thành văn sơ khởi là Luật Brehon, do một tầng lớp luật gia chuyên nghiệp gọi là brehons thi hành. Biên niên sử Ireland viết rằng vào năm 431, Giám mục Palladius đến Ireland theo lệnh Giáo hoàng Celestine I để giúp người Ireland "vững tin vào Chúa". Tác phẩm này còn ghi rằng Thánh Patrick bảo trợ cho Ireland đến đảo trong cùng năm. Tiếp tục tồn tại tranh luận về các sứ mệnh của Palladius và Patrick, song đồng thuận rằng chúng diễn ra và rằng truyền thống druid trước đó bị tan vỡ khi đối diện với tôn giáo mới. Các học giả Cơ Đốc giáo Ireland xuất sắc trong học tập kiến thức La Tinh và Hy Lạp và thần học Cơ Đốc giáo. Trong văn hoá tu viện sau khi Ireland bị Cơ Đốc giáo hoá, kiến thức La Tinh và Hy Lạp được bảo tồn tại Ireland trong sơ kỳ Trung Cổ. Năm 563, một tu sĩ Ireland là Columba thành lập một hội truyền giáo trên đảo Iona (nay thuộc Scotland), bắt đầu truyền thống hội truyền giáo Ireland hoạt động nhằm truyền bá Cơ Đốc giáo Celt và kiến thức đến Scotland, Anh và đế quốc Frank tại châu Âu lục địa sau khi La Mã sụp đổ. Các hội truyền giáo này tiếp tục cho đến hậu kỳ Trung Cổ, họ lập ra các tu viện và trung tâm kiến thức, sản sinh các học giả như Sedulius Scottus và Johannes Eriugena và gây nhiều ảnh hưởng tại châu Âu. Từ thế kỷ 9, các làn sóng hải tặc Viking tiến hành cướp bóc các tu viện và thị trấn Ireland. Người Viking cũng tham gia thành lập hầu hết các khu định cư duyên hải lớn tại Ireland: Dublin, Limerick, Cork, Wexford, Waterford, và các khu định cư nhỏ khác. === Người Norman và Anh xâm chiếm === Ngày 1 tháng 5 năm 1169, một đội viễn chinh gồm các hiệp sĩ Cambria-Norman với khoảng sáu trăm người đổ bộ lên bờ biển Bannow nay thuộc hạt Wexford. Đội quân do Richard de Clare chỉ huy. Cuộc xâm chiếm trùng hợp với một giai đoạn người Norman khôi phục bành trướng, và diễn ra theo lời mời của Quốc vương Leinster Dermot Mac Murrough. Năm 1166, Mac Murrough đào thoát đến Anjou, Pháp sau chiến tranh với Breifne, và tìm kiếm viện trợ từ quốc vương Angevin (cai trị Anh và một nửa nước Pháp ngày nay) là Henry II để tái chiếm Leinster. Năm 1171, Henry đến Ireland nhằm khảo sát tiến trình tổng thể cuộc viễn chinh. Henry thành công trong việc tái áp đặt quyền uy đối với Richard de Clare và các quân phiệt Cambria-Norman và thuyết phục nhiều quốc vương Ireland chấp thuận mình là chúa tể, dàn xếp này được xác nhận theo Hiệp định Windsor năm 1175. Cuộc xâm chiếm được hợp pháp hoá theo các điều khoản trong chiếu thư Laudabiliter của Giáo hoàng Adrianus IV vào năm 1155. Chiếu thư khuyến khích Henry nắm quyền kiểm soát Ireland nhằm giám sát tái tổ thức tài chính và hành chính của Giáo hội Ireland và tích hợp họ vào hệ thống Giáo hội La Mã. Một số bước tái cơ cấu đã được bắt đầu ở cấp giáo hội sau hội nghị tại Kells vào năm 1152. Tồn tại tranh luận đáng kể về tính xác thực của Laudabiliter, Năm 1172, tân giáo hoàng là Alexander III khuyến khích Henry hơn nữa trong việc thúc đẩy hợp nhất Giáo hội Ireland với Giáo hội La Mã. Đổi lại, Henry nhận tước hiệu "Chúa Ireland" và ông trao nó cho con trai là John Lackland vào năm 1185. Sự kiện này xác định nhà nước Ireland với vị thế Lãnh địa Ireland. Năm 1199, John kế thừa vương vị Anh và giữ lại tước chúa của Ireland. Trong thế kỷ tiếp theo, luật phong kiến Norman dần thay thế Luật Brehon Gael, đến cuối thế kỷ 13 người Norman tại Ireland lập ra một hệ thống phong kiến trên phần lớn đảo. Các khu định cư của người Norman có đặc điểm là lập ra lãnh địa nam tước, thái ấp, đô thị và hạt giống của hệ thống hạt hiện đại. Một phiên bản của Magna Carta (Đại hiến chương Ireland), thay thế Dublin cho London và Giáo hội Ireland cho Giáo hội Anh, được phát hành vào năm 1216 và Nghị viện Ireland được thành lập vào năm 1297. Từ giữa thế kỷ 14, sau Cái chết Đen, các khu định cư Norman tại Ireland lâm vào một giai đoạn suy thoái. Những người cai trị Norman và tầng lớp tinh hoa Ireland Gael liên hôn và các khu vực do người Norman cai trị bị Gael hoá. Tại một số nơi, xuất hiện văn hoá lai tạp Ireland-Norman. Nhằm phản ứng, Nghị viện Ireland thông qua Quy chế Kilkenny vào năm 1367, đây là một bộ luật nhằm ngăn chặn đồng hoá người Norman vào xã hội Ireland bằng cách yêu cầu các thần dân Anh tại Ireland nói tiếng Anh, tuân theo phong tục Anh và pháp luật Anh. Đến cuối thế kỷ 15, quyền lực trung ương Anh tại Ireland gần như biến mất và văn hoá cùng ngôn ngữ Ireland hồi sinh lại chiếm ưu thế, dù có ảnh hưởng của Norman. Quyền kiểm soát của quân chủ Anh vẫn tương đối vững chắc trong một khu vực không được định rõ bao quanh Dublin gọi là The Pale, và theo các điều khoản trong Luật Poynings vào năm 1494, luật pháp do Nghị viện Ireland ban hành cần được Nghị viện Anh phê chuẩn. === Vương quốc Ireland === Tước hiệu quốc vương Ireland được Quốc vương Anh Henry VIII tái lập vào năm 1542. Pháp quyền Anh được củng cố và mở rộng tại Ireland trong thời gian cuối của thế kỷ 16, dẫn đến triều đình Tudor chinh phục Ireland. Cuộc chinh phục gần như hoàn tất khi bước sang thế kỷ 17. Quyền kiểm soát này càng được củng cố trong các cuộc chiến và xung đột vào thế kỷ 17, cùng với đó là việc người Anh và người Scotland thực dân hóa các đồn điền tại Ireland, chiến tranh Ba Vương quốc và chiến tranh giữa hai phe ủng hộ James II và William III. Theo ước tính, tổn thất của Ireland trong chiến tranh Ba Vương quốc (tại Ireland là giữa lực lượng Ireland bang liên và lực lượng của Cromwell) là 20.000 người thiệt mạng trên chiến trường. Cũng theo ước tính, có 200.000 thường dân thiệt mạng do kết hợp từ nạn dói do chiến tranh, di tán, hoạt động du kích và dịch bệnh trong thời gian chiến tranh. Có thêm 50.000 người bị đưa đi lao dịch có khế ước tại Tây Ấn. Một số sử gia ước tính có đến một nửa dân số Ireland thời tiền chiến đã thiệt mạng do hậu quả của xung đột. Các cuộc đấu tranh tôn giáo trong thế kỷ 17 để lại phân chia tông phái sâu sắc tại Ireland. Lòng trung thành tôn giáo theo pháp luật giờ đây sẽ quyết định nhận thức về lòng trung thành với quốc vương và nghị viện của Ireland. Sau khi thông qua Đạo luật Test năm 1672, và cùng với chiến thắng của lực lượng William-Mary trước phái Jacob, người Công giáo La Mã và người Tin Lành bất đồng không phù hợp đều bị ngăn cấm làm nghị viên Ireland. Theo luật hình sự mới xuất hiện, người Công giáo La Mã và người Tin Lành bất đồng tại Ireland ngày càng bị tước đoạt các quyền dân sự khác nhau và đa dạng, thậm chí là quyền sở hữu tài sản thừa kế. Các đạo luật trừng phạt bổ sung có hồi tố được ban hành vào các năm 1703, 1709 và 1728. Điều này hoàn thành một nỗ lực toàn diện có hệ thống nhằm gây bất lợi lớn cho người Công giáo La Mã và Tin Lành bất đồng, trong khi làm lợi thêm cho tầng lớp cai trị mới gồm các tín đồ Anh giáo phục tùng. Một đột biến khí hậu gọi là "Sương giá lớn" tác động đến Ireland và phần còn lại của châu Âu từ tháng 12 năm 1739 đến tháng 9 năm 1741. Mùa đông tàn phá loại các cây trồng chủ đạo có thể tích trữ như khoai tây còn mùa hè yếu tàn phá nghiêm trọng thu hoạch. Điều này dẫn đến nạn đói năm 1740, có ước tính cho rằng 250.000 nghìn người (khoảng một phần tám dân số) thiệt mạng do nhiễm trùng và dịch bệnh. Sau nạn đói, sản xuất công nghiệp và mậu dịch gia tăng tạo ra các đợt bùng nổ xây dựng kế tiếp nhau. Dân số tăng cao vào cuối thế kỷ này và di sản kiến trúc George Ireland được tạo dựng. Năm 1782, Luật Poynings bị bãi bỏ, trao cho Ireland quyền lập pháp độc lập với Anh lần đầu tiên kể từ năm 1495. Tuy nhiên, Chính phủ Anh duy trì quyền bổ nhiệm Chính phủ Ireland mà không cần nghị viện Ireland tán thành. === Liên hiệp với Anh === Năm 1798, các thành viên Tin Lành bất đồng truyền thống (chủ yếu là Trưởng Lão) và người Công giáo La Mã tiến hành một cuộc khởi nghĩa cộng hoà do Hội người Ireland Liên hiệp lãnh đạo, mục tiêu là Ireland độc lập. Dù có viện trợ của Pháp, cuộc khởi nghĩa vẫn bị đàn áp. Năm 1800, nghị viện của Anh và Ireland đều thông qua Đạo luật Liên hiệp có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1801, theo đó hợp nhất Vương quốc Ireland và Vương quốc Anh để hình thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Việc thông qua đạo luật tại Nghị viện Ireland cuối cùng đạt được đa số đáng kể, sau khi từng thất bại vào năm 1799. Theo các văn kiện đương đại và phân tích lịch sử, điều này đạt được nhờ hối lộ ở mức độ đáng kể, cùng các tặng thưởng khác. Theo đạo luật, nghị viện của Ireland bị bãi bỏ và thay thế nó là nghị viện liên hiệp tại Westminster, Luân Đôn, song kháng cự vẫn tồn tại chẳng hạn như khởi nghĩa Ireland năm 1803. Ngoại trừ ngành vải lanh thì Ireland phần lớn bị cách mạng công nghiệp bỏ qua, một phần là do đảo thiếu tài nguyên than đá và sắt và một phần là do tác động từ việc liên hiệp đột ngột với một nước Anh vốn có kết cấu kinh tế ưu việt, Anh nhìn nhận Ireland là một nguồn cung nông sản và tư bản. Nạn đói lớn 1845–1851 tàn phá Ireland, trong những năm này dân số Ireland giảm một phần ba. Có trên một triệu người thiệt mạng do đói và dịch bệnh, và có hai triệu người khác di cư, hầu hết là đến Hoa Kỳ và Canada. Tiếp sau nạn đói này là một giai đoạn bất ổn dân sự kéo dài đến cuối thế kỷ 19, được gọi là chiến tranh đất đai. Di cư hàng loạt trở nên phổ biến và khiến dân số tiếp tục giảm cho đến giữa thế kỷ 20. Ngay trước nạn đói, dân số được ghi nhận là 8,2 triệu theo điều tra nhân khẩu năm 1841, và kể từ đó chưa từng quay lại được mức này. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa dân tộc Ireland hiện đại dâng cao, chủ yếu là trong cộng đồng Công giáo La Mã. Daniel O'Connell là nhân vật chính trị ưu tú người Ireland sau khi liên hiệp với Anh. Ông đắc cử nghị viên thuộc đơn vị Ennis gây ra bất ngờ song ông không thể nhậm chức do là người Công giáo La Mã. O'Connell xung kích trong một chiến dịch nhận được ủng hộ của thủ tướng là Công tước Wellington, một người sinh tại Ireland. Đạo luật Cứu trợ Công giáo được Quốc vương George IV ký thành luật, dù phụ vương của ông là George III từng phản đối một dự luật như vật vào năm 1801 do lo ngại việc giải phóng cho Công giáo sẽ xung khắc với Đạo luật Định cư 1701. Daniel O'Connell sau đó lãnh đạo một chiến dịch yêu cầu bãi bỏ Đạo luật Liên hiệp, song thất bại. Cũng trong thế kỷ này, Charles Stewart Parnell và những người khác vận động giành quyền tự trị trong Liên hiệp. Những người theo phái liên hiệp phản đối mạnh mẽ tự trị, đặc biệt là người khu vực Ulster, vì họ cho rằng nó sẽ bị các lợi ích của Công giáo chi phối. Sau vài nỗ lực nhằm thông qua một dự luật tự trị tại nghị viện, tình hình có vẻ chắc chắn rằng một dự luật rốt cuộc sẽ được thông qua vào năm 1914. Nhằm ngăn chặn khả năng này, Quân Tình nguyện Ulster được thành lập vào năm 1913 dưới quyền lãnh đạo của Edward Carson. Đến năm 1914, Quân Tình nguyện Ireland được thành lập với mục tiêu là đảm bảo rằng Dự luật Tự trị địa phương được thông qua. Đạo luật này được thông qua song "tạm thời" loại trừ sáu hạt của Ulster mà sau này trở thành Bắc Ireland. Tuy nhiên, đạo luật bị đình chỉ trước khi thi hành trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất. Quân Tình nguyện Ireland bị phân làm hai nhóm. Đa số với khoảng 175.000 người nằm dưới quyền của John Redmond, lấy tên là Quân Tình nguyện Dân tộc và ủng hộ Ireland tham gia đại chiến. Thiểu số với khoảng 13.000 người vẫn lấy tên gọi Quân Tình nguyện Ireland và phản đối Ireland tham gia đại chiến. Nhóm thiểu số này tiến hành khởi nghĩa Phục Sinh năm 1916 cùng với một nhóm dân quân xã hội nhỏ là Quân đội Công dân Ireland. Người Anh cho hành quyết 15 thủ lĩnh khởi nghĩa và tống giam hơn một nghìn người, khiến tâm trạng dân chúng chuyển sang ủng hộ phiến quân. Sự ủng hộ dành cho chủ nghĩa cộng hoà Ireland tăng lên hơn nữa do chiến tranh tiếp diễn tại châu Âu, cũng như khủng hoảng quân dịch năm 1918. Đảng ủng hộ độc lập là Sinn Féin giành được ủng hộ mạnh mẽ trong tổng tuyển cử năm 1918, và đến 1919 họ tuyên bố thành lập một nước Cộng hoà Ireland, lập nghị viện và chính phủ riêng. Đồng thời quân tình nguyện nay gọi là Quân đội Cộng hoà Ireland (IRA) phát động chiến tranh du kích kéo dài trong ba năm, kết thúc bằng một hoà ước vào tháng 7 năm 1921 (song bạo lực tiếp tục cho đến tháng 6 năm 1922, hầu hết là tại Bắc Ireland). === Phân chia === Tháng 12 năm 1921, Hiệp định Anh-Ireland được ký kết giữa Chính phủ Anh và các đại biểu của nghị viện Ireland khoá II. Hiệp định trao cho Ireland độc lập hoàn toàn trong nội vụ và độc lập thực tế trong chính sách ngoại giao, song có một điều khoản lựa chọn không tham gia, cho phép Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp. Ngoài ra, nó còn yêu cầu tuyên thệ trung thành với quốc vương. Bất đồng về các điều khoản này dẫn đến phân liệt trong phong trào dân tộc và sau đó là nội chiến giữa tân chính phủ của Nhà nước Tự do Ireland và phái phản đối hiệp định do Éamon de Valera lãnh đạo. Nội chiến kết thúc vào tháng 5 năm 1923 khi Éamon de Valera ban hành lệnh đình chiến. ==== Ireland độc lập ==== Trong thập niên đầu tiên, Nhà nước Tự do Ireland mới thành lập nằm dưới quyền cai quản của những người chiến thắng trong nội chiến. Đến khi Éamon de Valera lên nắm quyền, ông tận dụng Pháp lệnh Westminster và tình thế chính trị để xây dựng nền móng cho chủ quyền cao hơn. Việc tuyên thệ trung thành với quốc vương bị bãi bỏ vào năm 1937 khi hiến pháp mới được thông qua. Điều này hoàn tất một quá trình dần ly khai khỏi đế quốc Anh được chính phủ theo đuổi từ khi độc lập. Tuy nhiên, đến năm 1949, thì nhà nước mới chính thức trở thành Cộng hoà Ireland. Ireland trung lập trong chiến tranh thế giới thứ hai, song cung cấp viện trợ bí mật cho Đồng Minh, đặc biệt là năng lực phòng thủ của Bắc Ireland. Dù trung lập, song có khoảng 50.000 quân tình nguyện từ nước Ireland độc lập gia nhập lực lượng Anh trong chiến tranh. Xuất cư quy mô lớn diễn ra trong hầu hết giai đoạn hậu chiến (đặc biệt là trong thập niên 1950 và 1980), song kinh tế được cải thiện từ năm 1987, và trong thập niên 1990 bắt đầu có tăng trưởng kinh tế đáng kể. Giai đoạn tăng trưởng này được gọi là Con hổ Celtic. Tăng trưởng GDP thực tế của Cộng hoà Ireland đạt trung bình 9,6% mỗi năm từ 1995 đến 1999, và đến năm 1999 nước này gia nhập khu vực sử dụng đồng euro. Năm 2000, Ireland là quốc gia giàu có thứ sáu trên thế giới xét theo GDP bình quân. Biến đổi xã hội cũng diễn ra trong thời gian này, rõ ràng nhất là suy thoái quyền thế của Giáo hội Công giáo. Khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 làm kết thúc đột ngột giai đoạn bùng nổ kinh tế của Ireland. GDP giảm 3% vào năm 2008 và 7,1% vào năm 2009, là năm tệ hại nhất từ khi có tính toán . Cộng hoà Ireland từ đó trải qua suy thoái sâu sắc, với tỷ lệ thất nghiệp duy trì trên 14% vào năm 2012. ==== Bắc Ireland ==== Bắc Ireland được lập ra với vị thế một đơn vị của Anh theo Đạo luật Chính phủ Ireland năm 1920, và có quyền hạn tự trị bên trong Anh với nghị viện và thủ tướng riêng cho đến năm 1972. Bắc Ireland do là bộ phận của Anh nên không trung lập trong chiến tranh thế giới thứ hai và thủ đô Belfasr bị bốn trận oanh tạc vào năm 1941. Chế độ quân dịch không mở rộng đến Bắc Ireland và số quân tình nguyện từ Bắc Ireland gần như bằng số quân tình nguyện đến từ Ireland độc lập. Du Bắc Ireland phần lớn tránh được xung đột trong nội chiến Ireland, song vào các thập niên sau khi phân chia đã xảy ra xung đột lẻ tẻ giữa các cộng đồng. Những người dân tộc chủ nghĩa chủ yếu là tín đồ Công giáo La Mã, họ muốn thống nhất đảo Ireland thành một nước cộng hoà, trong khi những người liên hiệp chủ nghĩa chủ yếu theo Tin Lành và muốn Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Anh. Các cộng đồng Tin Lành và Công giáo La Mã tại Bắc Ireland phần lớn bỏ phiếu theo làn ranh giáo phái, đồng nghĩa với việc Chính phủ Bắc Ireland (bầu theo thể thức đa số) do Đảng Liên hiệp Ulster kiểm soát. Theo thời gian, cộng đồng Công giáo La Mã thiểu số ngày càng cảm thấy bị xa lánh cùng với gia tăng bất mãn do sắp xếp khu vực bầu cử gây bất lợi cho họ, hay họ bị kì thị trong nhà ở và công việc. Đến cuối thập niên 1960, bất bình của phái dân tộc chủ nghĩa bộc lộ công khai trong các cuộc kháng nghị dân quyền đại chúng, song thường phải đương đầu với các cuộc phản kháng nghị của phái trung thành. Phản ứng của chính phủ được cho là một chiều và mạnh tay theo hướng ủng hộ phái Liên hiệp. Pháp luật và trật tự bị phá vỡ khi náo loạn và bạo lực giữa các cộng đồng tăng lên. Chính phủ Bắc Ireland yêu cầu Lục quân Anh viện trợ cảnh sát. Năm 1969, Quân đội Cộng hoà Ireland Lâm thời bán quân sự xuất hiện do tách ra từ Quân đội Cộng hoà Ireland, họ ủng hộ thành lập một Ireland thống nhất, và bắt đầu tiến hành một chiến dịch chống lại điều mà họ gọi là "sự chiếm đóng của Anh tại sáu hạt". Các nhóm khác thuộc cả bên phía liên hiệp và dân tộc cũng tham gia vào bạo lực, một thời kỳ được gọi là the Troubles bắt đầu. Có trên 3.600 người thiệt mạng trong ba thập niên xung đột. Do bất ổn dân sự, Chính phủ Anh đình chỉ tự trị vào năm 1972 và áp đặt cai trị trực tiếp đối với Bắc Ireland. Năm 1998, sau một lệnh đình chiến của Quân đội Cộng hoà Ireland Lâm thời và đàm phán nhiều bên, Hiệp nghị Thứ sáu Tốt lành được ký kết giữa chính phủ Anh và Ireland, bổ sung văn bản nhất trí trong đàm phán nhiều bên. Nội dung của hiệp nghị sau đó được tán thành thông qua trưng cầu dân ý tại cả hai bộ phận của đảo Ireland. Hiệp nghị khôi phục tự trị cho Bắc Ireland trên cơ sở chia sẻ quyền lực trong hành pháp giữa các đảng lớn trong Nghị hội Bắc Ireland. Cơ quan hành pháp cùng nằm dưới quyền của một bộ trưởng thứ nhất và thứ trưởng thứ nhất đến từ các đảng liên hiệp và dân tộc. Bạo lực giảm mạnh sau khi đình chiến vào năm 1994 và đến năm 2005 Quân đội Cộng hoà Ireland Lâm thời tuyên bố kết thúc chiến dịch vũ trang của họ, một uỷ ban độc lập giám sát giải trừ quân bì của lực lượng này và các tổ chức dân quân dân tộc và liên hiệp khác. Nghị hội và cơ quan hành pháp chia sẻ quyền lực bị đình chỉ vài lần song lại được khôi phục vào năm 2007. Trong năm này, Chính phủ Anh chính thức kết thúc hỗ trợ quân sự cho cảnh sát Bắc Ireland và bắt đầu triệt thoái binh sĩ. == Chính trị == Về chính trị, đảo Ireland bị phân chia giữa Cộng hoà Ireland độc lập và Bắc Ireland thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Hai thực thể có biên giới mở, và đều nằm trong Khu vực đi lại chung. Cộng hoà Ireland và Anh Quốc đều là thành viên của Liên minh châu Âu, do đó tồn tại tự do di chuyển về con người, hàng hoá, dịch vụ và vốn qua biên giới. Cộng hoà Ireland là một quốc gia dân chủ đại nghị dựa theo mô hình Anh, có hiến pháp thành văn và một tổng thống do dân chúng bầu ra, song tổng thống có quyền lực hầu như mang tính nghi lễ. Người đứng đầu chính phủ là thủ tướng (Taoiseach), do tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của hạ nghị viện (Dáil). Các thành viên trong chính phủ do hạ nghị viện và thượng nghị viện (Seanad) lựa chọn. Thủ đô của Cộng hoà Ireland là Dublin. Bắc Ireland có cơ quan hành pháp và lập pháp địa phương, thi hành quyền lực được Anh phân quyền. Đứng đầu cơ quan hành pháp là bộ trưởng thứ nhất và thứ trưởng thứ nhất, còn các bộ trưởng được phân bổ theo tỷ lệ đại biểu của mỗi đảng trong nghị hội. Thủ đô Bắc Ireland là Belfast. Quyền lực chính trị tối hậu thuộc về Chính phủ Anh, Chính phủ Anh từng có các giai đoạn cai trị trực tiếp Bắc Ireland. Bắc Ireland được phân 18 ghế trong số 650 ghế của Hạ nghị viện Anh. Quốc vụ khanh về Bắc Ireland là một chức vụ cấp nội các trong chính phủ của Anh. Bắc Ireland tạo thành một trong ba khu vực phạm vi quyền hạn tư pháp riêng biệt của Anh, song Toà án Tối cao Anh là toà án tối cao. Theo Hiệp nghị Thứ sáu Tốt lành, hai chính phủ Anh và Ireland chấp thuận thành lập các thể chế toàn đảo và các lĩnh vực hợp tác. Hội đồng Bộ trưởng Bắc/Nam là một thể chế gồm bộ trưởng trong chính phủ của Ireland và cơ quan hành pháp của Bắc Ireland, nhằm đồng thuận về các chính sách toàn đảo. Hội nghị liên chính phủ Anh-Ireland cung cấp hợp tác giữa chính phủ Anh và Ireland trên toàn bộ các vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt là Bắc Ireland. Trong bối cảnh Cộng hoà Ireland quan tâm đặc biệt về cai quản Bắc Ireland, các phiên họp "định kỳ và thường lệ" dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Ireland và Quốc vụ khanh về Bắc Ireland của Anh, liên quan đến các vấn đề không được phân quyền cho Bắc Ireland và các vấn đề toàn Ireland không được phân quyền. Hiệp hội Liên nghị viện Bắc/Nam là một diễn đàn cho toàn đảo, thể chế này không có quyền lực chính thức song hoạt động nhằm thảo luận các vấn đề cùng quan tâm giữa các cơ quan lập pháp tương ứng. == Địa lý == Đảo Ireland nằm tại phía tây bắc của châu Âu, giữa vĩ tuyến 51° và 56° Bắc, giữa kinh tuyến 11° và 5° Tây. Đảo Ireland tách biệt với đảo Anh qua biển Ireland và eo biển Bắc có chiều rộng hẹp nhất là 23 km. Phía tây đảo là Đại Tây Dương, và phía nam đảo là biển Celtic. Đảo Ireland có tổng diện tích là 84.421 km². Đảo Ireland và đảo Anh cùng nhiều đảo nhỏ xung quanh được gọi chung là quần đảo Anh. Một vành đai các dãy núi duyên hải bao quanh các đồng bằng thấp tại trung tâm của đảo. Đỉnh núi cao nhất trong số đó là Carrauntoohil thuộc hạt Kerry với độ cao 1.038 m trên mực nước biển. Vùng đất thích hợp nhất cho canh tác nằm tại tỉnh Leinster. Khu vực phía tây có nhiều địa hình đồi núi và lắm đá với tầm nhìn toàn cảnh xanh tươi. Sông Shannon là sông dài nhất trên đảo Ireland với 386 km, khởi nguồn tại hạt Cavan thuộc miền tây bắc và chảy 113 km đến thành phố Limerick thuộc miền trung tây. Đảo gồm có nhiều miền địa chất. Tại cực tây, quanh hạt Galway và hạt Donegal là một tổ hợp đá biến chất và hoả sinh bậc trung và cao thuộc hệ Caledonia, tương tự Cao địa Scotland. Quanh đông nam Ulster và kéo dài về phía tây nam đến Longford và phía nam đến Navan là miền đá Ordovic và Silur, tương tự Cao địa Miền Nam của Scotland. Xa về phía nam, dọc duyên hải của hạt Wexford, là một khu vực xâm nhập granite vào đá có tính Ordovic và Silur cao, tương tự Wales. Tại phía tây nam, dọc vịnh Bantry và dãy núi Macgillicuddy's Reeks, là một khu vực biến dạng đáng kể, song chỉ là đá biến dạng nhẹ thuộc kỷ Devon. Vành đai địa chất "đá cứng" cục bộ này được bao phủ bằng một lớp đá vôi kỷ Cácbon tại trung tâm đảo, làm gia tăng tăng cảnh quan tương đối phì nhiêu và tươi tốt. Khu vực duyên hải phía tây Burren quanh Lisdoonvarna có đặc điểm karst phát triển mạnh. Thăm dò hydrocarbon đang được tiến hành sau khi có phát hiện lớn đầu tiên tại mỏ khí đốt Kinsale Head ngoài khơi Cork vào giữa thập niên 1970. Năm 1999, có phát hiện khí đốt đáng kể về kinh tế tại mỏ khí Corrib ngoài khơi hạt Mayo. Điều này làm gia tăng hoạt động tại ngoài khơi duyên hải phía tây song song với phát triển "Tây Shetland". Mỏ dầu Helvick ước tính chứa 28 triệu thùng (4.500.000 m3) dầu theo một khám phá khác. === Khí hậu === Thảm thực vật tươi tốt trên đảo là do khí hậu ôn hoà và thường xuyên có mưa. Về tổng thể, Ireland có khí hậu đại dương ôn hoà song dễ thay đổi với ít cực độ. Khí hậu mang đặc trưng hải đảo và điều độ, tránh được các cực độ về nhiệt độ như nhiều khu vực cùng vĩ độ trên thế giới. Đây là kết quả của gió ẩm điều hoà thường xuất hiện từ Đại Tây Dương. Mưa rơi suốt năm song về tổng thể là thấp, đặc biệt là tại miền đông. Miền tây có xu hướng mưa nhiều hơn về trung bình và hay gặp bão Đại Tây Dương, đặc biệt là vào cuối thu và đông. Chúng thỉnh thoảng đưa đến các trận gió có tính tàn phá và tổng lượng mưa cao hơn đến các khu vực này, cũng như đôi khi là tuyết và mưa đá. Khu vực phía bắc hạt Galway và phía đông hạt Mayo xảy ra nhiều sét nhất trên đảo, xuất hiện khoảng từ năm đến mười ngày mỗi năm. Munster tại phía nam có ít tuyết rơi nhất, còn Ulster tại phía bắc có tuyết rơi nhiều nhất. Khu vực nội địa ấm hơn vào mùa hè và lạnh hơn vào mùa đông. Tại các trạm khí hậu nội địa thường có khoảng 40 ngày trong năm có nhiệt độ dưới mức đóng băng 0°C, trong khi tại các trạm duyên hải có mười ngày. Ireland đôi khi chịu tác động từ các sóng nhiệt, gần đây là vào năm 1995, 2003, 2006 và 2013. Cùng với phần còn lại của châu Âu, Ireland trải qua thời tiết thường xuyên giá lạnh trong mùa đông 2009/10. Nhiệt độ xuống thấp đến −17,2 °C tại hạt Mayo vào ngày 20 tháng 12 và tuyết rơi dày đến một mét tại các vùng núi. == Động thực vật == Do Ireland trở nên biệt lập với châu Âu lục địa trước khi kỷ băng hà cuối hoàn toàn kết thúc, đảo có ít loài động thực vật hơn so với đảo Anh vốn tách khỏi lục địa sau đó. Đảo Ireland có 55 loài thú, và trong đó chỉ có 26 loài thú cạn được cho là loài bản địa của Ireland. Một số loài như cáo đỏ, nhím gai và lửng rất phổ biến, trong khi những loài như thỏ Ireland, hươu đỏ, chồn thông thì hiếm gặp. Động vật hoang dã dưới nước, như rùa biển, cá mập, hải cẩu, cá voi và cá heo phổ biến tại ngoài khơi. Có khoảng 400 loài chim được ghi nhận tại Ireland, nhiều loài trong đó là chim di cư. Trên đảo có một số loại môi trường sống khác nhau, gồm đất nông nghiệp, đất rừng mở, rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới, đồn điền thông, bãi lầy than bùn và các môi trường duyên hải khác nhau. Tuy nhiên, nông nghiệp chiếm ưu thế trong sử dụng đất trên đảo, hạn chế bảo tồn môi trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài thú hoang cỡ lớn cần lãnh thổ rộng. Do không có động vật ăn thịt đầu bảng cỡ lớn trên đảo ngoại trừ người và chó, nên không thể kiểm soát bằng tự nhiên số lượng các loài động vật như hươu bán hoang dã, mà phải dùng cách tiêu huỷ mỗi năm. Trên đảo không có rắn, và loài bò sát bản địa duy nhất trên đảo là thằn lằn thông thường). Nai sừng tấm Ireland, an ca lớn và chó sói là các loài đã tuyệt chủng trên đảo. Một số loài tuyệt chủng từ trước trên đảo như đại bàng vàng được đưa lại đến đảo sau nhiều thập niên. Cho đến thời kỳ Trung Cổ, Ireland có rừng bao phủ nhiều với các loài sồi, thông, bạch dương. Hiện nay, rừng bao phủ khoảng 12,6% diện tích của đảo Ireland, trong đó 4.450 km² thuộc quyền sở hữu của cơ quan lâm nghiệp Ireland. Tính đến năm 2012, Cộng hoà Ireland là một trong số những nước có tỷ lệ che phủ rừng thấp nhất tại châu Âu. Hầu hết đất đai nay là đồng cỏ và có nhiều loài hoa dại. Cây kim tước (Ulex europaeus) mọc nhiều trên vùng đất cao còn dương xỉ có nhiều tại các khu vực ẩm ướt hơn, đặc biệt là các phần phía tây. Đảo có hàng trăm loài thực vật, trong đó có một số loài đặc hữu, và bị một số loại cây thân cỏ xâm lấn như cỏ biển Spartina. === Tác động của nông nghiệp === Do có lịch sử sản xuất nông nghiệp lâu dài, cộng thêm phương thức nông nghiệp thâm canh hiện đại như sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón rồi để chất ô nhiễm chảy vào dòng chảy, sông hồ, nên gây tác động lên hệ sinh thái nước ngọt và gây áp lực đến đa dạng sinh học tại Ireland. Đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi làm hạn chế không gian của các loài hoang dã bản địa. Tuy nhiên, các hàng rào cây từ xưa được sử dụng để giữ và phân giới đất trở thành một nơi nương tựa cho các thực vật hoang dã bản địa. Hệ sinh thái này trải dài khắp vùng thôn quê và đóng vai trò là một mạng liên kết các tàn dư vẫn được bảo tồn của hệ sinh thái từng bao phủ đảo. Các khoản trợ cấp theo Đạo luật Nông nghiệp Cộng đồng hỗ trợ tiến hành nông nghiệp theo cách bảo tồn môi trường hàng rào cây, và đang được cải cách. Chính sách này trong quá khứ từng trợ cấp cho hoạt động nông nghiệp có khả năng tàn phá, như không hạn chế sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và phân bón; song các cải cách dần đưa ra các yêu cầu môi trường và yêu cầu khác. Rừng bao phủ khoảng 12,6% diện tích đảo, hầu hết được xác định cho sản xuất thương mại. Diện tích rừng đặc trưng là gồm các đồn điền độc canh các loài phi bản địa, có thể dẫn đến môi trường sống không phù hợp cho các loài bản địa. Tàn dư của rừng bản địa nằm rải rác quanh đảo, đặc biệt là trong vườn quốc gia Killarney. Các khu vực tự nhiên cần phải có hàng rào để ngăn hươu và cừu nuôi tràn sang. Việc chăn thả quá độ là một trong những yếu tố chính ngăn chặn rừng tái sinh tự nhiên tại nhiều khu vực. == Kinh tế == Dù hai chính thể trên đảo sử dụng hai đơn vị tiền tệ khác nhau (euro và bàng Anh), song hoạt động thương mại ngày càng gia tăng trên nền tảng toàn Ireland. Điều này được tạo thuận tiện do hai chính thể cùng là thành viên của Liên minh châu Âu, và có các yêu cầu trong giới kinh doanh và hoạch định chính sách về hình thành một "kinh tế toàn Ireland" để tận dụng lợi thế kinh tế quy mô và nâng cao tính cạnh tranh. Bên dưới là so sánh GDP khu vực trên đảo Ireland. === Du lịch === Ireland có ba di sản thế giới: Brú na Bóinne, Skellig Michael và Giant's Causeway. Một số địa điểm khác có trong danh sách đề cử là Burren, Ceide Fields. Một số địa điểm có nhiều khách đến thăm nhất tại Ireland là Thành Bunratty, Rock of Cashel, Vách đá Moher, Tu viện Holy Cross và Thành Blarney. Các di tích tu viện có tầm quan trọng lịch sử là Glendalough và Clonmacnoise, chúng là các công trình kỷ niệm quốc gia tại Cộng hoà Ireland. Dublin là khu vực có đông du khách nhất và có một vài điểm thu hút nhiều du khách như Nhà kho Guinness và Phúc Âm Kells. Phía tây và tây nam có nhóm hồ Killarney và bán đảo Dingle thuộc hạt Kerry và Connemara cùng quần đảo Aran thuộc hạt Galway, là các điểm du khách nổi tiếng. Đảo Achill nằm ngoài khơi hạt Mayo và là đảo lớn nhất Ireland nếu không tính đảo chính. Đây là điểm du lịch nổi tiếng đối với môn lướt sóng và có 5 bãi biển đạt chứng nhận Blue Flag, còn Croaghaun là một trong các vách núi biển cao nhất thế giới. Những ngôi nhà trang nghiêm kiểu Anh được xây dựng trong các thế kỷ 17, 18 và 19 tại Palladian theo phong cách tân cổ điển và tân Gothic, như Castle Ward, Castletown House, Bantry House, Thành Glenveagh cũng được du khách quan tâm. Một số được chuyển đổi thành khách sạn, chẳng hạn Thành Ashford, Thành Leslie và Thành Dromoland. === Năng lượng === Ireland có một ngành cổ xưa là dựa vào than bùn để làm nguồn năng lượng cho các gia đình sử dụng. Nguồn nhiệt này là một dạng năng lượng sinh khối và vẫn được sử dụng rộng rãi tại các khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của đất than bùn đối với lưu giữ cacbon và do nó hiếm có, Liên minh châu Âu có nỗ lực nhằm bảo tồn môi trường sống này bằng cách phạt Ireland nếu đào chúng lên. Trong các thành phố, nhiệt thường được cung cấp bằng dầu đốt lò, song một số nhà cung cấp phân phối "đất mặt than bùn" làm "nhiên liệu không khói". Đảo Ireland có một thị trường điện đơn nhất. Trong phần lớn thời gian, mạng lưới điện của Cộng hoà Ireland và Bắc Ireland hoàn toàn tách biệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua chúng được liên kết bằng ba tuyến và cũng được liên kết qua đảo Anh đến châu Âu lục địa. Tình hình tại Bắc Ireland phức tạp do các công ty tư nhân không cung ứng đủ điện năng cho Điện lực Bắc Ireland (NIE). Tại Cộng hoà Ireland, ESB thất bại trong việc hiện đại hoá các trạm điện và năng suất của các nhà máy điện ở mức tệ hại so với Tây Âu. EirGrid xây dựng một tuyến truyền tải dòng một chiều cao áp giữa đảo Ireland và đảo Anh với công suất 500 MW,. Mạng phân phối khí đốt cũng liên kết toàn đảo, có đường ống nối Gormanston thuộc hạt Meath, và Ballyclare thuộc hạt Antrim hoàn thành vào năm 2007. Hầu hết khí đốt của Ireland đến từ liên kết giữa Twynholm tại Scotland và Ballylumford thuộc hạt Antrim và Loughshinny thuộc hạt Dublin. Nguồn cung giảm đi từ mỏ khí đốt Kinsale ngoài khơi hạt Cork và mỏ khí Corrib ngoài khơi hạt Mayo vẫn chưa có đường ống. Cộng hoà Ireland biểu thị cam kết mạnh mẽ đối với năng lượng tái tạo, xếp hạng nhất trong 10 thị trường đầu tư công nghệ sạch theo chỉ số kinh tế xanh toàn cầu năm 2014. == Nhân khẩu == Tôn giáo lớn nhất trên đảo Ireland là Cơ Đốc giáo, giáo phái lớn nhất là Công giáo La Mã do có trên 73% cư dân trên đảo tin theo (khoảng 87% cư dân Cộng hoà Ireland). Hầu hết các cư dân còn lại là thành viên của các giáo phái Tin Lành (khoảng 48% cư dân Bắc Ireland). Giáo phái Tin Lành lớn nhất là Giáo hội Ireland của Anh giáo. Cộng đồng Hồi giáo đang phát triển tại Ireland, hầu hết là do nhập cư gần đây, với tỷ lệ tăng trưởng 50% tại Cộng hoà Ireland trong giai đoạn 2006-2011. Khoảng 4% dân số Cộng hoà Ireland và khoảng 14% dân số Bắc Ireland tự nhận là không theo tôn giáo. Trong một nghiên cứu vào năm 2010, 32% số người trả lời nói rằng họ tới buổi lễ tôn giáo trên một lần mỗi tuần. Dân số Ireland gia tăng nhanh chóng từ thế kỷ 16 cho đến giữa thế kỷ 19, bị gián đoạn một thời gian ngắn do nạn đói năm 1740-41 khiến gần 2/3 dân số trên đảo thiệt mạng. Dân số khôi phục và tăng cấp số nhân trong thế kỷ sau, song nạn đói trong thập niên 1840 khiến một triệu người thiệt mạng và buộc hơn một triệu người di cư ngay lập tức. Trong thế kỷ sau đó, dân số giảm còn hơn một nửa, trong khi vào thời gian này xu hướng chung của các quốc gia châu Âu là dân số tăng trung bình ba lần. === Phân chia và định cư === Theo truyền thống, đảo Ireland được phân thành bốn tỉnh: Connacht (tây), Leinster (đông), Munster (nam), và Ulster (bắc). Theo một hệ thống được phát triển từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17, Ireland có 32 hạt truyền thống. 26 hạt trong số đó thuộc Cộng hoà Ireland và sáu hạt thuộc Bắc Ireland. Sáu hạt truyền thống thuộc Bắc Ireland đều thuộc tỉnh Ulster (tỉnh này có 9 hạt truyền thống). Do đó, Ulster thường được sử dụng đồng nghĩa với Bắc Ireland, song hai địa danh không có chung ranh giới. Tại Cộng hoà Ireland, các hạt tạo thành cơ sở cho hệ thống chính quyền địa phương. Các hạt Dublin, Cork, Limerick, Galway, Waterford và Tipperary bị tách thành các khu vực hành chính nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn được xem như hạt vì mục đích văn hoá và các mục đích chính thức khác, như bưu chính và đo đạc địa hình. Các hạt tại Bắc Ireland không còn được sử dụng cho mục đích chính quyền địa phương,, song ranh giới truyền thống của chúng vẫn được sử dụng cho các mục đích phi chính thức như giải đấu thể thao và trong văn hoá hay du lịch. Vị thế thành phố tại đảo Ireland được xác định theo pháp luật hoặc chiếu chỉ. Đại Dublin có trên một triệu cư dân, là thành phố lớn nhất trên đảo. Belfast có 579.726 cư dân, là thành phố lớn nhất tại Bắc Ireland. Vị thế thành phố không tương xứng trực tiếp với quy mô dân số, chẳng hạn Armagh có 14.590 dân song có hội sở của Giáo hội Ireland theo Anh giáo và Tổng giám mục Toàn Ireland theo Công giáo và được tái xác định là thành phố vào năm 1914. Tại Cộng hoà Ireland, Kilkenny từng là trị sở của gia tộc Butler, dù không còn là thành phố trong mục đích hành chính, song theo luật vẫn được sở dụng nó để mô tả. === Di cư === Dân số đảo Ireland sụt giảm đáng kể trong nửa cuối thế kỷ 19. Dân số đạt trên 8 triệu vào năm 1841 song giảm còn hơn 4 triệu vào năm 1921. Dân số giảm một phần là do có nhiều người thiệt mạng trong nạn đói lớn từ năm 1845 đến năm 1852, với con số 1 triệu. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn hơn khiến dân số suy giảm là tình trạng kinh tế tệ hại trên đảo, khiến cho văn hoá di cư ăn sâu cho đến cuối thế kỷ 20. Di cư từ Ireland trong thế kỷ 19 góp phần làm gia tăng dân số tại Anh, Hoa Kỳ, Canada và Úc, tại những nơi này có cộng đồng người Ireland tha hương quy mô lớn. Tính đến năm 2006, 4,3 triệu người Canada, tức 14% dân số, có tổ tiên Ireland. Tính đến năm 2013, tổng cộng 34,5 triệu người Mỹ tự nhận có tổ tiên Ireland. Do kinh tế ngày càng thịnh vượng vào cuối thế kỷ 20, Ireland trở thành một điểm đến cho những người nhập cư. Kể từ khi Liên minh châu Âu mở rộng bao gồm Ba Lan vào năm 2004, người Ba Lan chiếm số lượng di dân lớn nhất (trên 150.000 người) đến từ Trung Âu. Ngoài ra, cón có số lượng đáng kể di dân đến từ Litva, Séc và Latvia. Cộng hoà Ireland trải qua nhập cư quy mô lớn, có 420.000 ngoại kiều vào năm 2006, chiếm khoảng 10% dân số. Một phần tư số ca sinh (24 %) trong năm 2009 là từ các bà mẹ sinh ra bên ngoài Ireland. người Hoa, người Nigeria và các quốc gia châu Phi khác chiếm một tỷ lệ lớn di dân ngoài Liên minh châu Âu tại Ireland. Có đến 50.000 công nhân nhập cư từ Đông và Trung Âu rời khỏi Cộng hoà Ireland khi nước này lâm vào khủng hoảng tài chính. === Ngôn ngữ === Hai ngôn ngữ chính tại Ireland là tiếng Ireland và tiếng Anh, và chúng đều có đóng góp lớn cho văn học. Tiếng Ireland nay là ngôn ngữ thiểu số song vẫn có địa vị chính thức tại Cộng hoà Ireland, đây là tiếng mẹ đẻ của cư dân Ireland trong hơn hai nghìn năm. Ngôn ngữ Ireland có chữ viết sau khi đảo bị Cơ Đốc giáo hoá vào thế kỷ 5, ngôn ngữ này còn được truyền bá đến Scotland và đảo Man rồi tiến hoá thành tiếng Gael Scotland và tiếng Manx. Tiếng Ireland bị suy thoái dưới thời Anh cai trị song vẫn là ngôn ngữ đa số cho đến đầu thế kỷ 19, và kể từ đó trở thành ngôn ngữ thiểu số, song các nỗ lực phục hồi đang tiếp tục trên toàn đảo. Gaeltacht là các khu vực nói tiếng Ireland, tại những nơi này vẫn xảy ra hiện tượng suy thoái ngôn ngữ. Các khu vực Gaeltacht chính nằm về phía tây của đảo, tại Donegal, Mayo, Galway và Kerry cùng các khu vực Gaeltacht nhỏ gần Dungarvan thuộc Waterford, Navan, tại Meath,. Tiếng Ireland là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục công tại Cộng hoà Ireland, và nhiều trường giảng dạy bằng tiếng Ireland được thành lập tại cả hai phần của đảo. Tiếng Anh được đưa đến Ireland lần đầu tiên khi người Norman xâm chiếm. Khi đó, nó là ngôn ngữ của số ít nông dân và thương nhân đến từ Anh, và phần lớn bị tiếng Ireland thay thế trước khi triều Tudor chinh phục Ireland. Nó trở thành ngôn ngữ chính thức sau các cuộc chinh phục của triều Tudor và Cromwell. Các đồn điền Ulster khiến tiếng Anh cõ chỗ đứng vững chắc tại Ulster, và nó duy trì là ngôn ngữ chính thức và thượng lưu tại nơi khác, các tù trưởng và quý tộc nói tiếng Ireland bị hạ bệ. Chuyển đổi ngôn ngữ trong thế kỷ 19 thay thế tiếng Ireland bằng tiếng Anh khi đại đa số cư dân trên đảo có ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Ngày này, dưới 10% cư dân Cộng hoà Ireland nói tiếng Ireland thường xuyên ngoài hệ thống giáo dục và 38% những người trên 15 tuổi được phân loại là "người nói tiếng Ireland". Tại Bắc Ireland, tiếng Ireland được công nhận chính thức, có các biện pháp bảo hộ cụ thể, còn các phương ngữ Scot Ulster có vị thế bảo hộ thấp hơn. Kể từ thập niên 1960, do nhập cư gia tăng, có nhiều ngôn ngữ được đưa tới đảo, đặc biệt là từ châu Á và Đông Âu. Tiếng Shelta là ngôn ngữ của người Ireland du cư, là một ngôn ngữ bản địa của Ireland. == Văn hoá == Văn hoá Ireland bao gồm yếu tố của văn hoá của các dân tộc cổ đại, ảnh hưởng văn hoá của di dân về sau và của truyền thông (chủ yếu là văn hoá Gael, Anh hoá, Mỹ hoá, và các khía cạnh của văn hoá châu Âu rộng hơn). Về tổng quát, Ireland được nhìn nhận là một trong số các quốc gia Celt, cùng với Scotland, Wales, Cornwall, đảo Man và Bretagne. Sự kết hợp các ảnh hưởng văn hoá này có thể thấy được trong các thiết kế phức tạp có tên là đan xen kiểu Ireland hay trang trí dây bện Celt. Có thể trông thấy chúng trong cách trang trí các công trình Trung Cổ và thế tục. Phong cách nãy hiện vẫn phổ biến trong nghệ thuật kim cương và tạo hình, cũng như là phong cách đặc trưng trong âm nhạc và vũ đạo truyền thống Ireland, và trở thành chỉ dấu của văn hoá "Celt" hiện đại nói chung. Tôn giáo giữ vai trò đáng kể trong sinh hoạt văn hoá trên đảo kể từ thời cổ đại (và từ khi xuất hiện các đồn điền trong thế kỷ 17 thì tập trung vào bản sắc và phân chia chính trị trên đảo). Di sản tiền Cơ Đốc của Ireland kết hợp cùng Giáo hội Celt sau khi có các đoàn truyền giáo của Thánh Patrick trong thế kỷ 5. Các đoàn truyền giáo Ireland-Scotland có khởi đầu là tu sĩ người Ireland Columba, chúng giúp truyền bá mô hình Cơ Đốc giáo Ireland đến Anh và Francia dị giáo. Các đoàn truyền giáo này đưa ngôn ngữ thành văn đến cộng đồng mù chữ tại châu Âu trong thời kỳ Đen Tối sau khi La Mã sụp đổ, khiến Ireland giành được biệt hiệu là "đảo của các thánh và học giả". === Nghệ thuật === Ireland có đóng góp lớn cho văn học thế giới trong tất cả các thể loại, đặc biệt là văn học Anh ngữ. Thơ tiếng Ireland nằm trong số thơ tiếng bản địa cổ nhất tại châu Âu, có các mẫu vật sớm nhất có niên đại từ thế kỷ 6. Trong văn học Anh ngữ, Jonathan Swift là một nhà văn trào phúng lỗi lạc, rất nổi tiếng trong thời gian của ông với các tác phẩm như Gulliver du kí và A Modest Proposal, còn Oscar Wilde hầu như nổi tiếng nhờ các lời nhận xét tế nhị của ông. Trong thế kỷ 20, Ireland có bốn người đoạt giải Nobel văn học là George Bernard Shaw, William Butler Yeats, Samuel Beckett và Seamus Heaney. Dù không được giải Nobel, song James Joyce được nhìn nhận phổ biến là một trong các nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ 20. Tiểu thuyết Ulysses vào năm 1922 của ông được cho là một trong số các tác phẩm quan trọng nhất của văn học hiện đại chủ nghĩa và cuộc đời ông được kỷ niệm thường niên vào ngày 16 tháng 6 tại Dublin với tên gọi "Bloomsday". Văn học Ireland hiện đại thường liên kết với di sản nông thôn trên đảo thông qua các nhà văn như John McGahern và các nhà thơ như Seamus Heaney. Có bằng chứng về âm nhạc hiện diện tại Ireland từ thời tiền sử. Mặc dù trong sơ kỳ Trung Cổ giáo hội "hầu như không tương đồng với đối tác của họ tại châu Âu lục địa", song tồn tại trao đổi đáng kể giữa các khu tu sĩ tại Ireland và phần còn lại của châu Âu, đóng góp cho thể loại được gọi là bình ca Gregoriano. Bên ngoài cơ sở tôn giáo, Ireland Gel thời kỳ đầu gồm bộ ba thể loại nhạc khóc (goltraige), nhạc cười (geantraige) và nhạc ngủ (suantraige). Âm nhạc thanh âm và nhạc cụ được truyền bá bằng cách truyền khẩu, song đàn hạc Ireland quan trọng đến mức trở thành biểu trưng quốc gia của Ireland. Âm nhạc cổ điển theo mô hình châu Âu phát triển sớm nhất tại các khu vực đô thị, trong các cơ sở nằm dưới quyền cai trị của người Ireland gốc Anh như Lâu đài Dublin, Nhà thờ Lớn St Patrick's và Christ Church, và Messiah (1742) của Handel nằm trong số tác phẩm nổi bật của thời kỳ baroque. Trong thế kỷ 19, các buổi hoà nhạc công cộng khiến âm nhạc cổ điển đến với mọi tầng lớp xã hội, song vì nguyên nhân chính trị và tài chính nên những nhà soạn nhạc người Ireland nổi tiếng khi đó là những người di cư khỏi đảo. Âm nhạc và vũ đạo truyền thống Ireland trở nên nổi tiếng toàn cầu kể từ thập niên 1960. Vào những năm giữa thế kỷ 20, xã hội Ireland trải qua hiện đại hoá, âm nhạc truyền thống không còn được ưa chuộng, đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên trong thập niên 1960, diễn ra phong trào khôi phục quan tâm đến âm nhạc truyền thống Ireland với các ban nhạc tiên phong là The Dubliners, The Chieftains, The Wolfe Tones, Clancy Brothers, Sweeney's Men và các cá nhân như Seán Ó Riada và Christy Moore. Các nhóm nhạc và nhạc sĩ như Horslips, Van Morrison và Thin Lizzy kết hợp các yếu tố trong âm nhạc truyền thống Ireland vào nhạc rock đương đại, và trong thập niên 1970 và 1980 khác biệt giữa nhạc sĩ truyền thống và rock trở nên mờ nhạt. Có thể nhận thấy xu hướng này gần đây hơn trong tác phẩm của các nghệ sĩ như Enya, The Saw Doctors, The Corrs, Sinéad O'Connor, Clannad, The Cranberries và The Pogues. Nghệ thuật tạo hình và điêu khắc sớm nhất được biết đến tại Ireland là các chạm khắc thời kỳ đồ đá mới tại các di chỉ như Newgrange và có vết tích qua các đồ tạo tác thời kỳ đồ đồng và các chạm khắc tôn giáo và các thủ bản chiếu sáng thời Trung Cổ. Trong thế kỷ 19 và 20, có một truyền thống mạnh về hội hoạ xuất hiện, với các nhân vật như John Butler Yeats, William Orpen, Jack Yeats và Louis le Brocquy. Các nghệ sĩ thị giác Ireland đương đại nổi tiếng gồm có Sean Scully, Kevin Abosch, và Alice Maher. === Khoa học === Nhà triết học và thần học người Ireland Johannes Scotus Eriugena được cho là nằm trong số trí thức hàng đầu vào sơ kỳ Trung Cổ. Nhà thám hiểm người Ireland Ernest Henry Shackleton là một trong các nhân vật chính thám hiểm châu Nam Cực. Ông cùng đoàn thám hiểm của mình là những người đầu tiên tiếp cận núi Erebus và khám phá địa điểm gần đúng của Cực Nam từ. Robert Boyle là một trong những người sáng lập hoá học hiện đại và nổi tiếng vì xây dựng định luật Boyle. Nhà vật lý học thế kỷ 19 John Tyndall phát hiện hiệu ứng Tyndall. Nicholas Callan phát minh cuộn cảm, biến áp, và phương thức ban đầu của mạ điện vào thế kỷ 19. Nhà vật lý học người Ireland Ernest Walton giành giải Nobel vật lý năm 1951. Ông cùng với John Cockcroft là người đầu tiên phân tách hạt nhân nguyên tử bằng phương pháp nhân tạo và có đóng góp cho phát triển một thuyết mới về phương trình sóng. Nam tước xứ Kelvin là William Thomson là người được lấy danh để đặt cho đơn vị nhiệt độ tuyệt đối Kelvin. Joseph Larmor tạo ra các phát kiến trong hiểu biết về điện học, động lực học, nhiệt động lực học và thuyết điện tử về vật chất. Tác phẩm có ảnh hưởng nhất của ông là Aether and Matter, một cuốn sách về vật lý lý thuyết phát hành vào năm 1900. George Johnstone Stoney giới thuật thuật ngữ electron vào năm 1891. John Stewart Bell là người tạo ra định lý Bell và một bài viết liên quan đến phát hiện tính dị thường Bell-Jackiw-Adler. Các nhà toán học đáng chú ý gồm có William Rowan Hamilton, nổi tiếng với công trình về cơ học cổ điển và phát minh bộ bốn quaternion. Francis Ysidro Edgeworth có đóng góp trong hộp Edgeworth, và nó vẫn duy trì ảnh hưởng trong thuyết kinh tế vi mô tân cổ điển cho đến nay; trong khi Richard Cantillon truyền cảm hứng cho Adam Smith và những người khác. John B. Cosgrave là một chuyên gia trong lý thuyết số và phát hiện một số nguyên tố 2000 số vào năm 1999 và một hợp số Fermat kỷ lục vào năm 2003. John Lighton Synge đóng góp vào phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học, bao gồm cơ học và phương pháp hình học trong thuyết tương đối rộng. Kathleen Lonsdale sinh tại Ireland và nổi tiếng vì công trình của bà về tinh thể học. === Thể thao === Trong hầu hết các môn thể thao, có một đội tuyển quốc tế duy nhất đại diện toàn đảo Ireland. Ngoại lệ đáng chú ý là bóng đá, song trước thập niên 1950 thì hai hiệp hội bóng đá vẫn tổ chức các đội tuyển quốc tế với tên gọi "Ireland". Bóng đá Gaelic là môn thể thao phồ biến nhất tại Ireland xét theo số khán giả theo dõi thi đấu và quy mô tham gia của cộng đồng, với khoảng 2.600 câu lạc bộ trên đảo. Năm 2003, bóng đá Gaelic chiếm 34% tổng số khán giả thể thao, tiếp đến là hurling với 23%, bóng đá với 16% và rugby với 8% và chung kết bóng đá Gaelic toàn Ireland là sự kiện được theo dõi nhiều nhất vào mỗi mùa thể thao. Bóng đá là môn thể thao đội tuyển được chơi phổ biến nhất tại Bắc Ireland. Bơi, golf, aerobic, bóng đá, đi xe đạp, bóng đá Gaelic và billiards/snooker là các hoạt động thể thao có mức độ tham gia cao nhất. Bóng đá Gaelic, hurling và bóng ném Gaelic là các môn thể thao truyền thống Ireland được phổ biến nhất, chúng được gọi chung là thể thao Gaelic. Các môn thể thao Gaelic chủ yếu nằm dưới quyền quản lý của Hiệp hội Thể thao Gaelic (GAA). Trụ sở của hiệp hội (và sân vận động chính trên đảo) là sân Croke Park có sức chứa 82.500 tại phía bắc Dublin. Mọi vận động viên thuộc hiệp hội đều là nghiệp dư, dù có thi đấu ở cấp cao nhất, họ không nhận lương song được phép nhận một lượng thu nhập hạn chế liên quan đến thể thao đến từ các nhà tài trợ thương mại. Hiệp hội Bóng đá Ireland (IFA) ban đầu là thể chế quản lý bóng đá trên toàn đảo. Bóng đá được chơi theo cách có tổ chức tại Ireland kể từ thập niên 1870, Cliftonville F.C. tại Belfast là câu lạc bộ bóng đá lâu năm nhất tại Ireland. Bóng đá trở thành môn thể thao phổ biến nhất quanh Belfast và tại Ulster, đặc biệt là trong các thập niên đầu. Năm 1921, các câu lạc bộ có trụ sở tại Dublin tách ra để thành lập Hiệp hội Bóng đá Nhà nước Ireland Tự do. Hiện nay, hiệp hội miền nam đảo mang tên Hiệp hội Bóng đá Ireland (FAI). FAI được FIFA công nhận vào năm 1923, song IFA và FAI tiếp tục tuyển chọn thành viên đội tuyển từ toàn đảo Ireland, một số cầu thủ thi đấu quốc tế cho cả hai đội tuyển. Năm 1950, FIFA chỉ đạo các hiệp hội chỉ tuyển chọn cầu thủ trong lãnh thổ tương ứng của họ, và đến năm 1953 thì chỉ đạo rằng đội tuyển của FAI được gọi là "Cộng hoà Ireland" và đội tuyển của IFA được gọi là "Bắc Ireland". Bắc Ireland giành quyền tham gia vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới vào các năm 1958, 1982 và 1986. Cộng hoà Ireland cũng giành quyền tham gia vòng chung kết giải đấu này vào các năm 1990, 1994, 2002. Trên toàn đảo Ireland, có sự quan tâm đáng kể đến giải Ngoại hạng Anh, và trên mức độ thấp hơn là Ngoại hạng Scotland. Ireland có một đội tuyển quốc gia chung trong môn bóng bầu dục, và có hiệp hội chung là Liên đoàn Bóng bầu dục Ireland (IRFU). Đội tuyển bóng bầu dục Ireland thi đấu tại tất cả các mùa giải vô địch thế giới, từng nhiều lần vào đến tứ kết. Ireland từng đăng cai giải vô địch bóng bầu dục thế giới trong các năm 1991 và 1999. Bóng bầu dục Ireland ngày càng tăng tính cạnh tranh ở cả cấp quốc tế và địa phương từ khi môn thể thao này được chuyên nghiệp hoá vào năm 1994. Ngoài ra, Ireland ngày càng thành công tại giải vô địch bóng bầu dục sáu quốc gia châu Âu. === Ẩm thực === Ẩm thực Ireland chịu ảnh hưởng từ cây trồng và vật nuôi trong khí hậu ôn hoà trên đảo, và từ hoàn cảnh xã hội-chính trị trong lịch sử. Chẳng hạn, từ thời kỳ Trung Cổ cho đến khi du nhập khoai tây vào thế kỷ 16 thì đặc điểm chi phối của kinh tế Ireland là chăn nuôi gia súc, số lượng gia súc mà một người sở hữu tương đương với địa vị xã hội của họ. Do đó, những người chăn nuôi tránh giết bò sữa. Vì thế, thịt lợn và thịt trắng phổ biến hơn thịt bò, và thịt muối cùng bơ muối là trung tâm trong bữa ăn tại Ireland kể từ thời Trung Cổ. Kể từ khi khoai tây được đưa đến vào nửa cuối thế kỷ 16, nó có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực trên đảo. Bần cùng khiến người dân sử dụng khoai tây và đến giữa thế kỷ 19 đại đa số cư dân có bữa ăn là khoai tây và sữa. Một gia đình điển hình gồm vợ chồng và bốn con ăn hết 18 stone (110 kg) khoai tây mỗi tuần. Do đó, các món ăn được cho là món ăn dân tộc có cách thức nấu không tinh tế, như món hầm Ireland, thịt muối và cải bắp, bánh kếp khoai tây boxty, và món colcannon gồm khoai tây nghiền cùng với cải xoăn hoặc cải bắp. Kể từ một phần tư cuối của thế kỷ 20, khi Ireland trở nên thịnh vượng, văn hoá ẩm thực Ireland mới dựa trên các nguyên liệu truyền thống kết hợp các ảnh hưởng quốc tế đã xuất hiện. Nền ẩm thực này dựa trên rau cá tươi (đặc biệt là cá hồi, cá hồi chấm, hàu, trai), cũng như các loại bánh mì soda truyền thống và các loại pho mát thủ công đa dạng được sản xuất khắp nơi. Một ví dụ về nền ẩm thực mới này là "Dublin Lawyer": tôm hùm nấu trong whiskey và kem. Tuy nhiên, khoai tây vẫn là một đặc điểm cơ bản trong nền ẩm thực này và Ireland vẫn là nơi tiêu thụ khoai tây bình quân cao nhất tại châu Âu. Ireland từng chi phối thị trường whiskey thế giới khi sản xuất 90% lượng whiskey vào lúc đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, do hậu quả từ hành vi bán rượu lậu khi Hoa Kỳ cấm rượu (họ bán whiskey chất lượng kém với nhãn hiệu giống như của Ireland khiến dân chúng mất đi niềm tin vào nhãn hiệu Ireland) và thuế quan đối với whiskey của Ireland trên khắp Đế quốc Anh trong Chiến tranh Mậu dịch Anh-Ireland thập niên 1930, thị phần của whiskey Ireland trên thế giới giảm chỉ còn 2% vào giữa thế kỷ 20. Bia nâu nặng, đặc biệt là Guinness, có liên kết tiêu biểu với Ireland, dù về lịch sử nó có liên hệ mật thiết hơn với Luân Đôn. Bia nâu nặng vẫn rất phổ biến, song từ giữa thế kỷ 20 nó để mất thị phần về tay bia nhẹ kiểu Đức. Rượu táo cũng là một loại đồ uống phổ biến. Nước chanh đỏ là một loại nước ngọt, được tiêu thụ bằng cách uống trực tiếp, hoặc pha với đồ uống khác như whiskey. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Wikimedia Atlas của Ireland, có một số bản đồ liên quan đến Ireland. Government of Ireland Northern Ireland Executive
trường đại học.txt
Trường đại học (tiếng Anh: college; La-tinh: collegium) là một cơ sở giáo dục đại học hay một phần của một viện đại học hay đại học. College có nguồn gốc từ chữ La-tinh collegium. Ở La Mã thời xa xưa, collegium là một câu lạc bộ hay một hội, một nhóm người sống với nhau, tuân theo một tập hợp những quy tắc chung. Trong tiếng Việt, trường có nghĩa từ nguyên là "đám đất rộng, dùng làm nơi tụ tập đông người," ví dụ: trường học, trường thi. Trong tiếng Anh, từ college còn có thể được dùng để chỉ một trường trung học, một trường giảng dạy chương trình sau trung học nhưng không thuộc giáo dục đại học, hay một trường huấn nghệ cấp các chứng chỉ nghề. Ở Việt Nam, từ college có khi được dịch sang tiếng Việt là "trường cao đẳng" (xem thêm bài Trường cao đẳng), còn "trường đại học" có khi được dịch sang tiếng Anh là university (xem thêm Viện đại học). Bài này nói về cơ sở giáo dục đại học theo mô hình trường đại học ở châu Âu thời trung cổ và được các vùng khác trên thế giới đem áp dụng trong thời cận đại. Về các trung tâm học tập bậc cao thời cổ đại, chẳng hạn Học viện Platon do triết gia Platon thành lập khoảng năm 387 trước Tây lịch ở Athens, Hy Lạp, hay các viện đại học Puspagiri, Nalanda, Vikramshila, và Taxila ở Ấn Độ cổ đại, xem bài Các cơ sở học tập bậc cao thời cổ đại. == Lịch sử == Ở Viện Đại học Bologna thời Trung cổ, tập thể giảng viên được gọi là collegium, còn tập thể sinh viên được gọi là universitas. Tuy vậy một số sinh viên sống trong các collegium. Ở hầu hết các viện đại học cuối thời Trung cổ, collegium có nghĩa là một cư xá dành cho sinh viên, thường là những sinh viên sắp tốt nghiệp với bằng cử nhân hay các bằng cấp cao hơn. Các trường đại học (college) phát triển mạnh nhất ở các viện đại học Paris, Oxford, và Cambridge. Vào thế kỷ 13, những viện đại học (university) này đều có các trường đại học; đáng chú ý có Sorbonne của Viện Đại học Paris, Merton của Viện Đại học Oxford, và Peterhouse của Viện Đại học Cambridge. Đến năm 1500, có ít sinh viên sống bên ngoài các trường đại học. Các trường đại học có thư viện và dụng cụ nghiên cứu khoa học, và cấp lương bổng định kỳ cho các tiến sĩ và gia sư giúp các sinh viên chuẩn bị thi lấy bằng. Hoạt động giảng dạy của các trường đại học làm lu mờ hoạt động giảng dạy của viện đại học. Thực vậy, những người làm việc cho viện đại học không phải làm gì nhiều ngoài việc tổ chức các kỳ thi cho các sinh viên đã được đào tạo ở nhiều trường đại học khác nhau. Các trường đại học biến mất khỏi Paris và phần còn lại của châu Âu lục địa trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp và thời kỳ Napoleon. Còn ở Anh, các trường đại học vẫn còn giữ chức năng của mình ở Oxford và Cambridge, mặc dù với xu hướng các trường đại học chia sẻ giảng viên và tài nguyên với nhau và với viện đại học. Viện Đại học Dublin và trường đại học đầu tiên của mình - Trường Đại học Trinity - đều được thành lập vào năm 1591. Trường Đại học Trinity và Viện Đại học Dublin trở thành một vì không có trường đại học nào khác được thành lập. Ý tưởng cho rằng trường đại học đào tạo để lấy bằng và viện đại học cấp bằng trở nên rất phổ biến trong hệ thống giáo dục Anh thế kỷ 19. Có hai trường đại học được thành lập ở London vào thập niên 1820, nhưng đến năm 1836 Viện Đại học London mới được thành lập để cấp bằng cho các sinh viên của hai trường này. Nhiều trường đại học khác - hầu hết ở cách xa nhau - liên kết với Viện Đại học London. Viện Đại học Durham được thành lập vào năm 1837 theo mô hình của Viện Đại học Oxford với vài trường đại học để sinh viên sinh sống và học tập. Viện đại học này sau đó liên kết thêm với những trường đại học ở nơi khác - một số ở các thuộc địa của Anh. Các trường đại học liên kết với viện đại học trường thành lập bởi những người Công giáo Roma ở Ireland vào thập niên 1850; sinh viên của các trường đại học này thường thi lấy bằng ở các viện đại học đã được thiết lập trước đó cho đến khi Viện Đại học Quốc gia Ireland được thành lập vào năm 1908. Các viện đại học khác có các trường đại học cũng được thành lập. Nhưng các viện đại học ở Anh thành lập sau năm 1879 không có các trường đại học. Viện Đại học St. Andrews ở Scotland bao gồm hai trường đại học. Canada có các trường đại học ở các tỉnh New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island, và Ontario từ thế cuối thế kỷ 18, nhưng hầu hết các trường đại học ở phần Canada nói tiếng Anh liên kết với các viện đại học. Các trường đại học được thành lập ở Cape Province, Nam Phi, vào cối thế kỷ 19; hầu hết sau đó trở thành các viện đại học. Ở Úc, các viện đại học không có trường đại học được thành lập vào thế kỷ 19. Nhưng các trường sư phạm và trường giáo dục bậc cao vẫn tồn tại - và cấp bằng cử nhân. Trường đại học duy nhất ở New Zealand không phải trường sư phạm là một cơ sở giáo dục đại học liên kết với một viện đại học. Các nước cựu thuộc địa Anh ở châu Phi trước đây có các trường đại học; sau khi giành được độc lập thì lập ra các viện đại học quốc gia, thường theo mô hình Viện Đại học London. Ở Hoa Kỳ, trường đại học có thể chỉ một cơ sở giáo dục đại học hệ bốn năm cấp bằng cử nhân, hoặc một trường đại học cộng đồng hay tư thục hệ hai năm cấp bằng associate. [Điều này không có nghĩa là trường đại học chỉ cấp bằng cử nhân hay associate. Một số trường đại học còn có các chương trình đào tạo sau đại học và cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ, ví dụ: Trường Đại học Boston và Trường Đại học Dartmouth.] Trường đại học hệ bốn năm thường nhấn mạnh đến giáo dục trong các ngành khai phóng hay giáo dục tổng quát, thay vì có tính huấn nghệ hoặc nhấn mạnh đến giáo dục kỹ thuật. Đây có thể là một trường đại học khai phóng tư thục độc lập, hoặc là một bộ phận chuyên về giáo dục bậc đại học của một viện đại học công lập hay tư thục. Bộ phận của viện đại học cung cấp giáo dục chuyên nghiệp hay sau đại học thường gọi là trường đại học (college), trường (school), hay trường sau đại học (graduate school) [Nhiều viện đại học Hoa Kỳ hiện nay có một trường sau đại học có chức năng điều phối các chương trình sau đại học trong các trường đại học cấu thành viện đại học, chứ không nhất thiết có các trường riêng cho các bậc đại học và sau đại học]. Từ college cũng được dùng để chỉ các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp có cấp bằng như các trường sư phạm và trường nông nghiệp công lập. Vào năm 1783, Hoa Kỳ có chín trường đại học trước đó được phép cấp bằng cử nhân và lúc đó đôi khi được gọi là các viện đại học. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập, các bang thiết lập các viện đại học tương tự như các trường đại học thời thuộc địa; các trường đại học sư phạm và các trường đại học nông nghiệp cũng được thành lập. Viện Đại học Cornell, ở Ithaca, New York, mở cửa đón sinh viên từ năm 1868 lúc đó là viện đại học Hoa Kỳ đầu tiên được chia thành các trường đại học có các chương trình đào tạo và trao các bằng cấp khác nhau. Khi Viện Đại học Johns Hopkins khai giảng vào năm 1876, về mặt quản trị nó được chia thành một trường đại học dành cho bậc đại học và một trường sau đại học. Nhiều viện đại học công lập sau đó nhanh chóng bắt chước mô hình này; vào thập niên 1890, Yale, Harvard, và những viện đại học tư thục khác cũng làm theo. == Trường đại học ở Việt Nam == Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tên là trường đại học và theo mô hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục của Liên Xô, tức là mỗi trường đại học tồn tại độc lập và tập trung vào một chuyên ngành hay một nhóm chuyên ngành riêng; ví dụ: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Thủy lợi... Trong trường đại học thường có các khoa; trong khoa có các bộ môn. Trường đại học có khi là một đơn vị thành viên trong một đại học hoặc viện đại học; ví dụ: Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn có mô hình trường đại học tổng hợp và trường đại học bách khoa. Các trường đại học tổng hợp tập trung vào các ngành nhân văn và khoa học cơ bản. Loại này gồm có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay thuộc Đại học Huế), và Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các trường đại học bách khoa thì tập trung vào các ngành kỹ thuật và công nghệ. Loại này gồm có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (nay thuộc Đại học Đà Nẵng), và Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Trường đại học cộng đồng là cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình trường đại học cộng đồng ở Việt Nam là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Nam California năm 1970 với tựa đề Community Junior College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng: Nghiên cứu sự phù hợp của nó vào công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang (1971) ở Định Tường, sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng. Các trường đại học cộng đồng khác gồm có: Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long. Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán. Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng. == Cách dùng thông dụng == Khi nhắc đến một giai đoạn trong đời người, người Việt nói "Thời tôi học đại học..." chứ ít khi nói "Thời tôi học trường đại học..." Với ý tương tự, trong tiếng Anh người ta nói "When I was in college..." chứ ít khi nói "When I was at university..." == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == The Origin of Universities (Nguồn gốc các viện đại học). Bản liệt kê của GS. Jerome Bump ở Viện Đại học Texas-Austin. Giáo dục các nước. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục. Có một số chương sách rút từ cuốn Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm. National Liberal Arts College Rankings (Bảng xếp hạng các trường đại học khai phóng). American Association of Community Colleges (Hiệp hội Trường Đại học Cộng đồng Hoa Kỳ). Ethical Principles in University Teaching. Society for Teaching and Learning in Higher Education (Canada). Bản dịch tiếng Việt: Những nguyên tắc đạo đức trong giảng dạy đại học (Tia Sáng, 01/2009). Thông tin giáo dục Pháp, Vương quốc Anh, Đức, và Hoa Kỳ trên trang mạng của cơ quan ngoại giao và văn hóa các nước này tại Việt Nam.
21 tháng 10.txt
Ngày 21 tháng 10 là ngày thứ 294 (295 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 71 ngày trong năm. == Sự kiện == 1600 – Tokugawa Ieyasu giành thắng lợi trong trận Sekigahara, được xem là mốc khởi đầu Mạc phủ Tokugawa tại Nhật Bản. 1824 – Joseph Aspdin nhận bằng sáng chế về xi măng Portland, nay là một trong các loại xi măng thông dụng trên thế giới. 1854 – Florence Nightingale và 38 nữ điều dưỡng đến Thổ Nhĩ Kỳ để chăm sóc cho thương binh Quân đội Anh trong Chiến tranh Krym. 1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc tấn công Thần phong, hay Kamikaze, đầu tiên được tiến hành, mục tiêu là chiến hạm HMAS Australia ở ngoài khơi đảo Leyte thuộc Philippines. 1867 – Tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai của Ernest Hemingway được phát hành lần đầu. 1983 – Đại hội Cân đo quốc tế lần thứ 17 định nghĩa lại chiều dài của một mét là “khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian 1/299.792.458 giây”. == Ngày sinh == 1833 - Alfred Nobel, nhà hóa học, kỹ sư, nhà phát minh, nhà doanh nghiệp Thụy Điển, người đã phát minh ra thuốc nổ dynamite và lập ra các Giải Nobel (m. 1896) 1846 - Edmondo De Amicis, nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý (m. 1908) 1984 - Nguyễn Hoàng Ngân vận động viên karatedo Việt Nam == Ngày mất == 1956 - Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (s.1908) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
toulouse.txt
Toulouse (phát âm /tuluz/ theo tiếng Pháp chuẩn, và /tuˈluzə/ theo giọng địa phương) (tiếng Occitan: Tolosa, phiên âm /tuˈluzɔ/) là một thành phố ở tây nam nước Pháp, bên bờ sông Garonne, giữa đường từ Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải. Với dân số 964.797 người năm 2006, vùng đô thị Toulouse lớn thứ 2 ở nam nước Pháp (dù dân số chỉ hơn 30.000 so với Bordeaux) và là một trong những thành phố tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Âu. Toulouse là thành phố có ngành công nghiệp hàng không của châu Âu như: Alcatel Alenia Space và EADS Astrium, và là trụ sở của hãng Airbus S.A.S.. == Các thành phố kết nghĩa == Atlanta, Hoa Kỳ Bologna, Ý Elche, Tây Ban Nha Trùng Khánh, Trung Quốc Kiev, Ukraina Tel Aviv, Israel Hà Nội, Việt Nam == Giáo dục == École nationale de l'aviation civile Institut polytechnique des sciences avancées == Khí hậu == == Những người con của thành phố == Emilie Bigottini, nữ nghệ sĩ múa Henri Busser, nhà soạn nhạc Joseph-Antoine Crozat, marquis du Châtel, thương gia Pháp giàu nhất trong thời của ông, người thành lập thuộc địa Louisiana Jean-Claude Cousseran, nhà ngoại giao Jacques Cujas, luật gia về Luật La Mã Jean Dausset, nhà y học, nhận Giải thưởng Nobel Marie Louise Dissard, thành viên của Résistance Brigitte Fossey, nữ diễn viên Carlos Gardel, ca sĩ Brigitte Georgé nữ nghệ nhân Charles Lartigue, kỹ sư Louis II của Anjou, bá tước của Anjou, vua của Napoli và là công tước của vùng Provence Hubertus của Lüttich, giám mục của Maastricht và Liège (thành phố) Philippe Mexès, vận động viên bóng đá Claude Nougaro, ca sĩ nhạc Jazz, nhà thơ, họa sĩ Jean Jacques Pelet, tướng quân đội Alfred Sirven, topmanager Raymond IV của Toulouse, bá tước của vùng Provence == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Pháp) ToulouseCity.com Toulouse: pink, violets, red and black - Official French website (tiếng Pháp) Official site
3 tháng 10.txt
Ngày 3 tháng 10 là ngày thứ 276 (277 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 89 ngày trong năm. == Sự kiện == 42 TCN – Trận Philippi: Tam hùng Marcus Antonius và Augustus đánh trận quyết định với Brutus và Cassius. 1820 – Hoàng tử Miên Ninh trở thành hoàng đế thứ tám của triều Thanh, tức Đạo Quang Đế. 1929 – Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven đổi tên thành Vương quốc Nam Tư, "vùng đất của người Nam Slav". 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Tên lửa V-2 của Đức được phóng thành công, là vật thể nhân tạo đầu tiên đi vào không gian. 1952 Anh đã thử thành công bom nguyên tử (bom A) và trở thành nước thứ 3 có vũ khí hạt nhân trên thế giới. 1990 – Năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức chính thức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hòa Dân chủ Đức chấm dứt tồn tại. 1993 – Quân đội Hoa Kỳ cố gắng bắt những người thuộc tổ chức của quân phiệt Somalia Mohamed Farrah Aidid tại trận Mogadishu. == Sinh == 1744 - Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (m. 1818) 1829 – Sigismund von Schlichting, tướng lĩnh quân đội Phổ (m. 1909) 1895 – Sergei Aleksandrovich Yesenin, nhà thơ Nga (m. 1925) 1897 – Louis Aragon, nhà văn Pháp (m. 1982) 1925 - Nguyễn Thành Thơ, nhà hoạt động chính trị Việt Nam (m. 2015) 1927 - Minh Huệ__Nguyễn Đức Thái,nhà thơ VN 1928 - Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ 1936 - Lê Minh Hương, Thượng tướng Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam 1998-2002 (m. 2004) 1949 - Sam Rainsy, chính khách có nhiều bê bối của Campuchia 1970 – Vạn Ỷ Văn, diễn viên Trung Quốc 1971 - Kevin Scott Richardson, ca sĩ người Mỹ và cựu thành viên của nhóm nhạc Backstreet Boys 1978 – Claudio Pizarro, cầu thủ bóng đá Peru 1981 – Zlatan Ibrahimović, cầu thủ bóng đá Thụy Điển 1987 – Zuleyka Rivera Mendoza, hoa hậu Hoàn vũ 2006 người Puerto Rico == Mất == 1226 – Phanxicô thành Assisi còn gọi là Thánh Phan-xi-cô, là tu sĩ Công giáo Rôma và là nhà sáng lập dòng tu Dòng Anh em Hèn mọn (Order of Friars Minor) (s. 1181) 1967 – Tạ Duy Hiển, nghệ sĩ xiếc Việt Nam (s. 1889) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
phân biệt đối xử theo giới tính.txt
Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính (tiếng Anh: sexism), một thuật ngữ xuất hiện giữa thế kỷ 20, là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém khả năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như được dùng để ám chỉ sự thống trị của nam so với nữ. Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính, mà trung tâm là phong trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ dành riêng cho nữ. Nhiều chỉ trích đã phê phán quan niệm cho rằng các đặc tính giới khác nhau giữa nam và nữ đã dẫn đến sự phân chia các vai trò khác nhau trong xã hội, gia đình, kinh doanh hay chính trị. Trong lịch sử đã có nhiều tư tưởng cho rằng nam và nữ có vai trò đặc trù trong xã hội, trong đó nam giới thường đảm nhiệm các công việc về nghệ thuật, kỹ nghệ, quân đội trong khi phụ nữ đảm nhận việc nội trợ gia đình và chăm sóc trẻ em. Sự chuyên môn hóa về vai trò này đã dẫn đến sự hình thành quan niệm rằng phụ nữ không có khả năng thực hiện các công việc đòi hỏi trí tuệ. Hiện nay tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ đều có thu nhập thấp hơn nam giới bất chấp một số nỗ lực về pháp luật đã được đưa ra để thu hẹp khoảng cách về thu nhập. Theo các nhà nữ quyền, phân biệt giới hiện nay phản ánh trên một số mặt sau: quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, sự bình đẳng về chính trị, xóa bỏ các ngôn ngữ phân biệt giới, bạo lực gia đình mà đối tượng thường là nữ, những chỉ trích về các quảng cáo có tính phân biệt giới, các chỉ trích về sự thể hiện vai trò của phụ nữ trong khoa học... == Tổng quan == === Nhận thức giới === Quan niệm truyền thống về giới được hình thành ở những năm đầu của cuộc đời, với cả nam và nữ được khuôn mẫu với những nghề nghiệp nhất định. Hiện nay còn rất nhiều thách thức được đặt ra để giải quyết vấn đề nhận thức giới tính, đặc biệt là việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào các nghề được coi là "truyền thống" của nam, như xây dựng và kỹ thuật. Một bài phê bình của Khoa nghiên cứu Khoa học Xã hội của Đại học London kết luận rằng việc đấu tranh với nhận thức giới ở giai đoạn tiểu học là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn phát triển đầu và diễn ra nhanh chóng. Nhiều biện pháp can thiệp được xem xét bao gồm việc sử dụng các tác phẩm văn học hư cấu để đấu tranh với nhận thức giới và vai trò giới. === Địa vị pháp lý === Đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Mỹ thừa nhận là những con người (Minor v Happersett, 88 U.S. 162), và phụ nữ không có quyền bỏ phiếu ở Mỹ cho tới năm 1920 và ở Anh cho tới năm 1918. === Bạo lực gia đình === Trong các trường hợp nghiêm trọng về bạo lực gia đình, đàn ông thường chiếm số đông. Phụ nữ thường có xu hướng bị sát hại bởi người tình hơn là trường hợp ngược lại, bất kể ai là người kích động bạo lực. Trong số người bị sát hại bởi người tình, thì có 3/4 là phụ nữ và 1/4 là nam giới: năm 1999 ở Mỹ có 1,218 nữ và 424 nam bị giết bởi người tình, bất kể ai là người khởi nguồn hành vi bao lực hay giới tính của đối tác. Con số này ở Mỹ năm 2005 là 1181 nữ và 329 nam. Trong một cuộc điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), phần trăm số phụ nữ tuổi từ 15-49 có suy nghĩ người chồng có quyền đánh vợ trong một vài hoàn cảnh nhất định là: 90% ở Jordan, 85.6% ở Guinée, 85.4% ở Zambia, 85% ở Sierra Leone, 81.2% ở Lào, và 81% ở Ethiopia. Trong một cuộc điều tra với sự tham gia của 5.238 người trưởng thành ở Mỹ liên quan đến việc chấp nhận thái độ về bạo lực của người tình, những người được hỏi có xu hướng chấp nhận việc phụ nữ đánh nam giới hơn là nam giới đánh phụ nữ. === Hiếp dâm === Một phân tích về tội phạm hiếp dâm phụ nữ cho rằng hành vi hiếp dâm có mục đích là để giải tỏa sự thù ghét với phụ nữ và tìm kiếm sự thích thú trong việc gây nên các chấn thương về tâm lý và thể chất cho phụ nữ nhiều hơn là các ham muốn về tình dục đơn thuần. Các nhà nữ quyền thì cho rằng hiếp dâm không phải là kết quả của các cá nhân bị vấn đề về bệnh lý mà bắt nguồn từ hệ thống sự thống trị của nam giới và từ những sự thực hành và niềm tin văn hóa trong đó vật thể hóa và hạ thấp phụ nữ. [[Mary Odem và Jody Clay-Warner, cùng Susan Brownwiller thì cho rằng những thái độ phân biệt giới bắt nguồn từ sự truyền bá một chuỗi những câu chuyện tưởng tượng về hành vi hiếp dâm. Họ cho rằng trái ngược với những câu chuyện này, những kẻ hiếp dâm thường lên kế hoạch hiếp dâm trước khi chọn đối tượng và hành vi hiếp dâm thông qua quen biết là dạng phổ biến nhất, hơn là việc bị tấn công bởi người lạ. Odem cũng nhấn mạnh rằng những câu chuyện hiếp dâm như vậy đã góp phần truyền bá những tư tưởng phân biệt giới cho rằng đàn ông không thể kiểm soát bản năng tình dục. === Giáo dục === Trong quá khứ, phụ nữ không được phép học cao. Khi phụ nữ được chấp nhận học các bậc giáo dục cao hơn, họ được khuyến khích học các chuyên ngành được coi là "kém trí tuệ" hơn. Những chuyên ngành về văn học tại các trường đại học và cao đẳng ở Anh và Mỹ thực tế được xây dựng thành một lĩnh vực nghiên cứu được cho là phù hợp với sự "kém trí tuệ" hơn của phụ nữ. Gần đây thì số lượng nữ giới theo học tại các bậc sau trung học là nhiều hơn nam giới theo số liệu của Trung tâm Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ. Những nghiên cứu cho thấy sự phân biệt vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay: nghiên cứu ở Mỹ kết luận học sinh nam nhận được nhiều chú ý và khen ngợi trong lớp học hơn. Qua thời gian, học sinh nữ phát biểu ngày càng ít hơn trong các buổi học. Nguyên nhân để giải thích cho việc học sinh nam nhận được nhiều chú ý hơn có thể là do học sinh nữ thường đạt điểm cao hơn học sinh nam cho tới thời kỳ cuối trung học. Cũng có khả năng rằng học sinh nam bị phân biệt đối xử bởi hệ thống trường học khi mà các học sinh nữ ở một vài khu vực đạt được điểm cao hơn dù thực tế chỉ nhận được điểm tương đương hoặc thấp hơn học sinh nam trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. === Nghề nghiệp === Trong quá khứ phụ nữ thường không được phép tham gia vào nhiều loại nghề nghiệp. Khi phụ nữ được phép tham gia vào các nghề mà trước đó chỉ dành cho nam giới thì họ gặp rất nhiều trở ngại; Elizabeth Blackwell, người phụ nữ đầu tiên nhận được bằng Y khoa ở Mỹ và Myra Bradwell, nữ luật sư đầu tiên, là những ví dụ. Sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp vẫn tiếp tục cho tới ngày này. Một nghiên cứu của Đại học Cornell đưa ra giả thuyết rằng sự thiên vị về giới đã ảnh hưởng tới những nghiên cứu khoa học được xuất bản. Giả thuyết này cũng trùng hợp với một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Toronto của Amber Budden. Dựa trên kết quả nghiên cứu, khoảng 10% số tác giả nữ có tác phẩm được xuất bản bị che giấu về giới tính. Một số chuyên gia cho rằng cha mẹ có vai trò trong việc hình thành giá trị và nhận thức của trẻ em. Thực tế là các bé gái thường được nhờ giúp cha mẹ làm việc nhà trong khi các bé trai thường làm các công việc có tính chất kĩ thuật với cha, điều này có ảnh hưởng tới hành vi và đôi khi không khích lệ các bé gái thực hiện các công việc đó. Vì vậy các bé gái sẽ nghĩ mỗi giới nên có một vai trò và hành vi riêng. Một nghiên cứu năm 2009 ở Mỹ về các [[Tổng giám đốc điều hành (CEO) chỉ ra rằng có nhiều nam giới đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành bị thừa cân hay béo phì hơn bình quân dân số nam giới, trong khi kết quả ngược lại dành cho các CEO nữ và nghiên cứu nêu lên rằng "trong khi việc bị béo phì hạn chế cơ hội nghề nghiệp cho cả nam và nữ thì việc thừa cân chỉ ảnh hưởng tới nữ giám đốc và - thậm chí có thể có lợi cho các nam giám đốc". === Nghĩa vụ quân sự === Rất nhiều quốc gia trên thế giới buộc nam giới phải tham gia quân đội nhưng không áp dụng cho nữ. Tại Mỹ, nam giới ở độ tuổi 18 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ không phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và không có nghĩa vụ phục vụ quân đội trong trường hợp tuyển quân. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đôi khi được nêu ra như là một sự phân biệt đối xử đối với nam giới. == Phân biệt giới và vấn đề tình dục == Biểu hiện tình dục là một phần nhu cầu của con người. Tuy nhiên nhiều bề cạnh của tình dục được cho là đã đóng góp cho sự phân biệt giới. Trong cuộc cách mạng tình dục, đã có những sự thay đổi nhận thức về đạo đức và hành vi tình dục. Cách mạng tình dục được các nhà nữ quyền gọi là sự giải phóng tình dục vì có nhiều người cho rằng sự thay đổi này là nền tảng cho việc phụ nữ có nhiều lựa chọn tình dục như nam giới - với hy vọng xóa bỏ định kiến về trinh tiết trong xã hội phương Tây truyền thống. Trong các xã hội phương Đông truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản... thì nam giới có quyền cưới "năm thê, bảy thiếp", nhưng điều này không áp dụng cho nữ giới. Một vài tranh luận thì cho rằng sự vật thể hóa tình dục là một dạng phân biệt giới. Một vài quốc gia như Na Uy hay Đan Mạch đã có luật cấm sự vật thể hóa tình dục trong quảng cáo. Hình thức khỏa thân không bị cấm nhưng người khỏa thân chỉ có thể được sử dụng trong các quảng cáo phù hợp với sản phẩm. Sol Olving, trưởng Diễn đàn Kreativt Na Uy, một hiệp hội các nhà quảng cáo hàng đầu của quốc gia này, giải thích: "Bạn có thể có một người khỏa thân quảng cáo sữa tắm hay kem dưỡng da, nhưng không phải là một phụ nữ mặc bikini nằm dài trên một chiếc ô tô." Những nhà nữ quyền cấp tiến thì bảo lưu quan điểm rằng các sản phẩm có nội dung khiêu dâm góp phần vào sự phân biệt giới, khi nêu ra lập luận rằng các sản phẩm khiêu dâm thường phục vụ cho đối tượng là nam giới và các nữ diễn viên bị hạ thấp thành các vật thể phục vụ cho sự lạm dụng tình dục của nam giới. Mại dâm là một hoạt động được thực hiện phần lớn bởi phụ nữ và các nhà nữ quyền cũng cho rằng mại dâm là một dạng thực hành của phân biệt giới, là hình thức bóc lột phụ nữ và là kết quả của một trật tự xã hội gia trưởng, vì vậy ở Thụy Điển, Na Uy và Iceland đã ra các bộ luật trong đó việc trả tiền cho hành vi tình dục là phạm pháp, nhưng điều này lại không áp dụng với người bán dâm (nghĩa là khách hàng là người phạm tội chứ không phải người bán dâm). Những nhà nữ quyền này cho rằng việc tìm kiếm thỏa mãn tình dục trong phụ nữ là không thích hợp và rằng phụ nữ tồn tại cho sự thỏa mãn tình dục của đàn ông đồng thời nêu lên quan điểm rằng đàn ông không thể kiềm chế dục vọng, các nhà nữ quyền cho rằng các yếu tố trên đã đặt nền tảng cho ý tưởng về mại dâm và biến nó trở thành một dạng thực hành phân biệt giới có tính bóc lột. == Phân biệt giới và khoảng cách thu nhập == Phụ nữ ở hầu hết các quốc gia đều luôn có thu nhập thấp hơn nam giới, những nguyên nhân cho khoảng cách thu nhập này hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng sự khác biệt về thu nhập này là do nam giới thường phải đảm nhận những công việc có tính chất nguy hiểm như xây dựng, khai mỏ hay những công việc đòi hỏi nhiều chất xám như kỹ sư, nhà khoa học... Vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương thấp hơn. Tại Mỹ, điều này thậm chí dẫn đến việc thông qua Đạo luật trả lương công bằng năm 1963. Tại thời điểm đó, phụ nữ chỉ nhận được 58 cent so với 1 dollar của một người đàn ông. Ngày nay ở Mỹ, phụ nữ có thu nhập bằng 75% thu nhập của nam giới. Sự khác biệt về thu nhập giảm xuống khi những yếu tố như giờ làm và kinh nghiệm bị kiểm soát. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khi phụ nữ chỉ giành được 69 cent so với 1 dollar nam giới nhận được 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học thì khi các yếu tố như kinh nghiệm, giáo dục, đào tạo và các yếu tố cá nhân khác bị kiểm soát thì phụ nữ có thể nhận được 96 cent so với 1 dollar nam giới giành được 10 năm sau khi ra trường. Những phụ nữ chưa kết hôn và chưa sinh có thể giành được 15 tới 20% cao hơn nam giới trong cùng một hoàn cảnh, tùy thuộc vào các vùng khác nhau ở Mỹ. Phụ nữ cũng thường có xu hướng ít tranh luận đòi tăng lương hơn, và khi họ bàn bạc đòi tăng lương, họ ít có cơ hội được đáp ứng hơn nam giới.. David R. Hekman và các đồng sự chỉ ra rằng phụ nữ ít khi thỏa thuận đòi tăng lương hơn do họ không có giá trị trong thị trường lao động bằng những người đàn ông da trắng. Hekman trong một nghiên cứu năm 2009 thấy rằng khi khách hàng xem những đoạn video có sự tham gia của các diễn viên là một người đàn ông da đen, một người phụ nữ da trắng và một người đàn ông da trắng đóng vai người bán hàng đang giúp đỡ khách hàng, thì các khách hàng 19% hài lòng hơn với người bán hàng là nam giới da trắng đồng thời cũng hài lòng hơn với sự sạch sẽ và cách bài trí của cửa hàng hơn khi người bán hàng là người đàn ông da trắng. Sự khác biệt vẫn rất rõ ràng bất chấp việc ba diễn viên đều thể hiện như nhau, đọc cùng một kịch bản và đứng đúng vị trí với góc camera và ánh sáng hệt nhau. Thêm nữa, có tới 45% khách hàng là phụ nữ và 41% khách hàng là người da màu, điều này cho thấy thậm chí cả phụ nữ và các khách hàng thuộc nhóm người thiểu số vẫn chuộng đàn ông da trắng hơn. Trong nghiên cứu thứ hai, họ chỉ ra rằng các bác sĩ nam da trắng được đánh giá là dễ tiếp xúc và có tài hơn các bác sĩ nữ hay các bác sĩ thuộc nhóm người thiểu số. Họ giải nghĩa điều này rằng các nhà tuyển dụng thường sẵn sàng trả lương cao hơn cho các nhân viên nam da trắng bởi các nhà tuyển dụng thường theo xu hướng của khách hàng và khách hàng thường thỏa mãn với các nhân viên nam người da trắng hơn. Họ cũng gợi ý rằng muôn giải quyết vấn đề khoảng cách thu nhập không có nghĩa là phải trả thêm lương cho phụ nữ mà là phải thay đổi sự thiên vị của khách hàng. Bài báo này đã được đăng ở rất nhiều tờ báo lớn như The New York Times, The Washington Post, The Boston Globe, và National Public Radio. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng có lẽ do phụ nữ kém cạnh tranh hơn nam giới trong mắt khách hàng nên họ thường phải làm thêm, dành nhiều thời gian hơn cho con và làm các công việc địa vị thấp hơn. Nhà phân tích Warren Farrell thì lý giải thực tế nguyên nhân của khoảng cách thu nhập là do đa số các tai nạn lao động nạn nhân đều là nam. Ví dụ tại Canada, tỉ lệ tai nạn lao động tại công trường của nam cao hơn 30% so với nữ năm 2005 và ở Mỹ 93% số người bị chết tại công trường lao động năm 2008 là nam., các quốc gia đang nổi như Trung Quốc hàng năm cũng có rất nhiều tai nạn lao động xảy ra mà nạn nhân đa số là nam giới. Sự chênh lệch thu nhập này cũng được lý giải là do đa số các công việc nặng đòi hỏi kĩ thuật cao như xây dựng, khai mỏ, cơ khí và các ngành công nghiệp nặng khác đều được đảm nhiệm bởi nam giới. == Bài viết liên quan == Trọng nam khinh nữ Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Nữ quyền Thể hiện giới tính Bình đẳng giới == Chú thích == == Liên kết == National Organization for Women National Organisation of Men Against Sexism NOMAS, USA Federal and California Sex Discrimination Laws Equal Pay Act - Actual Text Gender Discrimination Law in the United States
kabul.txt
Kābul là thành phố ở phía Đông miền Trung của Afghanistan, là thủ đô của quốc gia này và là thủ phủ của tỉnh Kabul. Kabul nằm bên sông Kabul. Thành phố nằm ở độ cao 1800. Kabul là trung tâm văn hóa và kinh tế chính của quốc gia này và đã từ lâu là một vị trí có tầm quan trọng chiến lược do nó ở gần Đèo Khyber, một đèo quan trọng của ngọn núi giữa hai quốc gia Afghanistan và Pakistan. Thành phố có các ngành: dệt may, chế biến thực phẩm, hóa chất và sản phẩm gỗ. Tajiks là dân tộc chiếm đa số áp đảo ở Kabul còn người Pashtuns là nhóm dân tộc thiểu số quan trọng. Đại học Kabul (1932) là cơ sở giáo dục bậc đại học quan trọng nhất của quốc gia này trước khi bị đóng cửa vì chiến tranh năm 1992. Dân số thành phố Kabul năm 2013 khoảng 5 triệu người. == Lịch sử == Là một cộng đồng dân cư cổ, Kabul đã nổi bật năm 1504 khi người sáng lập Triêu đại Mugal Ấn Độ, Babur, chọn kinh đô ở đây. Delhi đã thay thế nó làm kinh đô của đế quốc này năm 1526 nhưng Kabul vẫn là một trung tâm quan trọng của Đế quốc Mughal (1526-1858) cho đến khi nó bị người thống trị của Ba Tư là Ahmad Shad chiếm giữ năm 1738. Năm 1747 Ahmad Shah, thủ hiến đầu tiên của Afghanistan, đã chọn Kabul làm một trong hai thủ đô của Afghanistan cùng với thành phố phía nam Kandahār. Kabul đã trở thành thủ đô duy nhất sau cái chết của Ahmad năm 1773. Thành phố là tâm điểm của các đối thủ Vương quốc Anh, Ba Tư và Nga tranh giành nhau quyền kiểm soát Đèo Khyber và thế kỷ 19 khi nó bị quân Vương quốc Anh chiếm đóng hai lần (1839-1842 và 1879-1880). Thành phố đã lớn mạnh thành một trung tâm công nghiệp sau năm 1940. Kābul đã bị quân của Liên Xô chiếm đóng từ năm 1979 đến 1989. Sau khi quân Xô Viết rút đi, một cuộc nội chiến nổ ra ở Afghanistan. Bắt đầu năm 1992, Kābul đã bị bao vây bởi nhiều phe phái mujahideen (du kích Hồi Giáo). Tháng 9 năm 1996, quân Taliban, một phong trào chính thống Hồi Giáo đã chiếm giữ thành phố sau một chiến dịch kéo dài hai năm và phe này đã chiếm giữ lấy chính quyền. Phe chống Taliban của Liên minh phía Bắc (hay liên minh Thống nhất) đã chiếm được Kabul tháng 11 năm 2001, báo hiệu sự kết thúc của Taliban. == Kinh tế == Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Afghanistan Omar Zakhilwal là bộ giám sát các cơ sở hạ tầng kinh tế của Afghanistan.. thì sản phẩm công nghiệp chính của Kabul là trái cây tươi và khô, các loại hạt, đồ uống, thảm Afghanistan, da và da cừu sản phẩm, đồ nội thất, bản sao cổ, và quần áo trong nước. Các ngân hàng trên thế giới ủy quyền 25 triệu USD cho các dự án Tái thiết đô thị Kabul đã đóng cửa vào năm 2011. Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã đầu tư khoảng 9.1 tỷ dolla vào cơ sở hạ tầng đô thị ở Afghanistan. Sau những cuộc chiến tranh kể từ năm 1978, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kinh tế của thành phố đã bị thiệt hại đáng kể. Nhưng sau khi thành lập chính quyền Hamid Karzai, kể từ cuối năm 2001, nền kinh tế của Kabul đã phát triển bao gồm một số trung tâm mua sắm trong nhà. Khoảng 4 dặm (6 km) từ trung tâm thành phố Kabul, trong quận Bagrami một cụm công nghiệp rộng 22-acre (9 ha) đã hoàn thành với tiện nghi hiện đại, mà sẽ cho phép các công ty để hoạt động kinh doanh đó như nhà máy nước đóng chai CoCa-CoLa và các nhà máy sản xuất nước trái cây Omaid Bahar. Da Afghanistan Bank là ngân hàng trung ương của quốc gia, có trụ sở tại thủ đô Kabul. Ngoài ra còn có một số ngân hàng thương mại trong thành phố. === Kế hoạch phát triển === Một hợp đồng trị giá 1 tỷ USD được ký kết vào năm 2013 để bắt đầu công việc xây dựng "New Kabul City", mà là một chương trình nhà ở phát triển đô thị Kabul có thể chứa tới 1,5 triệu người. Trong khi đó, nhiều tòa nhà cao tầng đang được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nhà ở của cư dân Kabul ngày càng lớn và cũng để hiện đại hóa thành phố. Ý tưởng thiết kế ban đầu được gọi là Thành phố Ánh Sáng của Tiến sĩ Hisham N. Ashkouri, thành phố sẽ là nơi đặt trụ sở của các công ty đa quốc tế, trung tâm thương mại tài chính. == Giao thông == === Đường hàng không === Sân bay quốc tế Hamid Karzai (Sân bay quốc tế Kabul) nằm cách 25 km (16 dặm) từ trung tâm thủ đô Kabul, đây là sân bay lớn nhất Afghanistan. Đây là nơi đặt trụ sở của Hàng không Quốc gia Afghanistan Ariana Afghan Airlines, cũng như các hãng hàng không tư nhân như: Afghanistan Jet International, East Horizon Airlines, Kam Air, Pamir Airways, và Safi Airways. Các hãng hàng không nước ngoài như: Mahan Air, Pakistan International Airlines, Turkish Airlines, Air India, SpiceJet, flydubai, Emirates, Gulf Air cũng thường xuyên có các chuyến bay tới Kabul theo lịch trình. Một nhà ga quốc tế mới được xây dựng bởi tài trợ chính phủ của Nhật Bản và bắt đầu hoạt động vào năm 2008. === Đường sắt === Kabul không có dịch vụ xe lửa nhưng chính phủ Afghanistan có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt kết nối Kabul với các thành phố Mazar-i-Sharif ở miền Bắc và Jalalabad-Torkham ở phía đông. Kabul cũng có kế hoạch xây dựng một đường sắt đô thị (metro) trong tương lai. === Đường bộ === Xe buýt ở Kabul khá phát triển. Nhưng phương tiện này thường không an toàn bằng đường hàng không nhất là với du khách nước ngoài. Dịch vụ xe buýt ở Kabul được thành lập từ những năm 1960 của thế kỷ trước, hiện nay Kabul có khoảng 800 xe buýt và đang được mở rộng và nâng cấp dịch vụ, hệ thống xe buýt Kabul gần đây đã phát hiện ra một nguồn doanh thu mới là quảng cáo cho công ty tư nhân trên toàn bộ xe buýt. Ngoài ra còn có một xe buýt chạy tốc hành chở hành khách cho Safi Airways từ trung tâm thành phố đến sân bay quốc tế Kabul. Xe tư nhân ở Kabul tăng đáng kể từ khi chế độ Taliban sụp đổ. Các showrow xe hơi mọc lên khắp nơi trong thành phố và khoảng 90% xe hơi riêng ở Kabul là Toyota Corolla == Truyền thông == GSM / GPRS dịch vụ điện thoại di động trong thành phố đều được cung cấp bởi Afghan Wireless, Etisalat, Roshan, MTN và Salaam Network. Trong tháng 11 năm 2006, Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Afghanistan đã ký hợp đồng trị giá 64.5 triệu USD với một công ty truyền thông Trung Quốc ZTE về việc xây dựng một mạng lưới cáp quang quốc để giúp cải thiện các dịch vụ điện thoại, internet, truyền hình và đài phát thanh không chỉ ở Kabul mà trong cả nước.. Tính đến năm 2012, các dịch vụ 3G cũng được phát triển và phục vụ khá tốt. Thành phố có nhiều đài phát thanh và truyền hình địa phương, với ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Pashto và Dari (Persian Afghanistan). Chính phủ Afghanistan đã đe dọa sẽ cấm một số kênh nước ngoài mà nguyên nhân là do văn hóa không Hồi giáo mà họ mang lại. Có một số bưu cục trên toàn thành phố. Dịch vụ giao hàng trọn gói như FedEx, TNT NV, và DHL == Y tế == Y tế của Afghanistan nói chung và Kabul nói riêng tương đối còn thiếu thốn. Người giàu Afghanistan thường đi ra nước ngoài khi tìm cách chữa trị. Hiện nay, có một số bệnh viện ở Kabul trong đó bao gồm; French Medical Institute for Children Indira Gandhi Childrens Hospital Jamhuriat Hospital Sardar Mohammad Daud Khan Hospital Jinnah Hospital (under construction) Wazir Akbar Khan Hospital Malalai Maternity Hospital Rabia-I-Balki Maternity Hospital Maywand Hospital Afshar Hospital Noor Eye Hospital Atatürk Children's Hospital American Medical Center Afghanistan DK-German Medical Diagnostic Center CURE International Hospital KIA ISAF Role 3 Hospital == Giáo dục == Bộ Giáo dục Afghanistan chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục ở Afghanistan. Các trường công lập và tư nhân trong thành phố đã mở cửa trở lại từ năm 2002 sau khi đã bị đóng cửa hoặc phá hủy trong các trận đánh trong những năm 1980 đến cuối những năm 1990. Nam và nữ được chính phủ Afghanistan khuyến khích đi học, nhưng cần thiết là xây dựng nhiều trường học hơn không chỉ ở Kabul mà trong cả nước. Bộ Giáo dục Afghanistan có kế hoạch xây dựng thêm nhiều trường học trong những năm tới để giáo dục được cung cấp cho tất cả các công dân của đất nước. Các trường nổi tiếng nhất cao trong Kabul bao gồm: High School Habibia, một trường học của Anh-Afghanistan thành lập vào năm 1903 bởi vua Habibullah Khan. Lycée Esteqlal, một trường Pháp-Afghanistan được thành lập vào năm 1922. Malalai High School, một trường Pháp-Afghanistan cho con gái. Amani High School, một trường học Đức-Afghanistan cho trẻ em trai thành lập vào năm 1924. Aisha-i-Durani School, một trường học Đức-Afghanistan cho con gái. Rahman Baba High School, một trường học Mỹ-Afghanistan cho trẻ em trai. International School of Kabul, một trường học Mỹ-Afghanistan. High School Ghazi High School, một trường học Mỹ-Afghanistan cho trẻ em trai. Afghanistan Turk High Schools, trường học Thổ Nhĩ Kỳ-Afghanistan. Ghulam Haider Khan High School, một trường học cho trẻ em trai. Abdul Hadi Dawi High School, một trường học cho trẻ em trai. Nazo Ana High School, một trường học cho con gái. Zarghona High School School, một trường học cho con gái. == Du lịch == Kabul có các khách sạn 5 sao bao gồm: The Serena Hotel được đầu tư bởi The Aga Khan Development Network (AKDN), The Marriott Hotel gần Đại sứ quán Hoa Kỳ, The Inter-Continental đang trong quá trình xây dựng và The Safi Landmark Hotel là một khách sạn 4 sao nằm ở trung tâm thành phố Kabul. Khu đô thị cũ của Kabul có nhiều chợ nằm dọc theo những con đường quanh co và hẹp của nó. Các công trình văn hóa bao gồm: Bảo tàng quốc gia Afghanistan nơi trưng bày tượng Surya được khai quật ở Khair Khana, ngôi mộ của Hoàng đế Mughal Babur tại Bagh-e Babur, và Chehlstoon Park, Minar-i-Istiqlal (Cột Độc lập) được xây dựng vào năm 1919 sau cuộc chiến tranh Afghanistan Thứ ba, ngôi mộ của Timur Shah Durrani và Id Mosque Gah hùng vĩ (thành lập 1893). Ngoài ra còn có Bala Hissar là một pháo đài bị phá hủy bởi người Anh vào năm 1879, để trả thù cho cái chết của đặc phái viên của họ, bây giờ khôi phục như một trường đại học quân sự. The Minaret of Chakari, bị Taliban phá hủy vào năm 1998, nơi có chữ vạn của Phật giáo và cả Đại thừa và Tiểu phẩm chất. Những nơi du lịch nổi tiếng khác ở trung tâm Kabul bao gồm: Trung tâm Thươmg mại hiện đại đầu tiên của Kabul tòa nhà Kabul City Center các cửa hàng xung quanh Flower Street và Chicken Street thuộc quận Wazir Akbar Khan, Kabul Golf Club, công viên Kabul, nhà thờ Hồi giáo Abdul Rahman, Shah-Do Shamshira và các nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng khác, thư viện Quốc gia của Afghanistan cùng với Lăng Hoàng gia Afghanistan. Tappe-i-Maranjan là một ngọn đồi gần đó, nơi tượng Phật và đồng tiền Graeco-Bactrian từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đã được tìm thấy. Bên ngoài thành phố có một tòa thành và cung điện hoàng gia. Paghman và Jalalabad là các thung lũng thú vị phía bắc và phía đông của thành phố. Công trình thể thao Sân vận động Cricket Quốc gia Kabul (đang xây dựng) Sân vận động Ghazi Ủy ban Olympic Gymnasium Công viên Bagh-e Babur Baghi Bala Park Zarnegar Park Shar-e Naw Park Bagh-e Zanana Chaman-e-Hozori Bibi Mahro Park Lake Qargha Lăng mộ Lăng mộ Timur Shah Durrani Lăng mộ Abdur Rahman Khan Lăng mộ Zahir Shah và Nadir Shah Lăng mộ Jamal-al-Din al-Afghani Khách sạn Grand Hyatt and Marriott Hotel (5 sao)(đang xây dựng) Serena Hotel (5 sao) Inter-Continental Safi Landmark Hotel Golden Star Hotel Heetal Plaza Hotel Tour Những cơ quan du lịch địa phương phát triển hoạt động của họ ở trong nước. Ví dụ: Cho phép là những người bạn - Afghanistan chỉ cung cấp các tour du lịch tư nhân trong nước với giá cả rất tốt. Họ muốn tổ chức các tour du lịch tuyệt vời trên khắp đất nước để giới thiệu con người và đất nước Afghanistan đến du khách quốc tế. == Khí hậu == == Thành phố kết nghĩa == Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Kazan, Nga == Chú thích ==
brunei.txt
Brunei (phiên âm tiếng Việt: "Bờ-ru-nây"), tên chính thức là Quốc gia Brunei Darussalam (tiếng Mã Lai: Negara Brunei Darussalam, chữ Jawi: نڬارا بروني دارالسلام), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Huyện Limbang của bang Sarawak phân chia Brunei thành hai phần. Đây là quốc gia có chủ quyền duy nhất nằm hoàn toàn trên đảo Borneo, Malaysia và Indonesia phân chia phần lãnh thổ còn lại của đảo. Dân số Brunei là 408.786 vào tháng 7 năm 2012. Lịch sử chính thức của quốc gia cho rằng Brunei có thể có vết tích bắt đầu từ thế kỷ 7, khi nó là một thuộc quốc tên là P'o-li của Đế quốc Srivijaya có trung tâm trên đảo Sumatra. Sau đó, nước này trở thành chư hầu của Đế quốc Majapahit có trung tâm trên đảo Java. Brunei trở thành một vương quốc hồi giáo vào thế kỷ thứ 14, dưới quyền vị quốc vương (sultan) mới cải sang Hồi giáo là Muhammad Shah. Vào thời kỳ đỉnh cao của Vương quốc Brunei, Sultan Bolkiah (trị vì 1485–1528) kiểm soát các khu vực phía bắc của đảo Borneo, bao gồm Sarawak và Sabah ngày nay, cũng như quần đảo Sulu ở ngoài khơi mũi đông bắc của Borneo, Seludong (Manila ngày nay), và các đảo ở ngoài khơi mũi tây bắc của Borneo. Đoàn thám hiểm Magellan của Tây Ban Nha viếng thăm quốc gia hàng hải này vào năm 1521, và Brunei chiến đấu chống lại Tây Ban Nha trong chiến tranh Castille vào năm 1578. Vương quốc Brunei bắt đầu suy sụp; và đến thế kỷ 19 thì Sultan của Brunei nhượng lại Sarawak cho James Brooke để báo ơn người này vì công giúp đỡ dập tắt một cuộc nổi dậy và phong cho Brooke làm rajah; và nhượng lại Sabah cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo của Anh Quốc. Năm 1888, Brunei trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc và một Thống sứ Anh Quốc được bổ nhiệm trong vai trò người quản lý thuộc địa vào năm 1906. Sau khi bị Nhật Bản xâm chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một hiến pháp mới được thảo ra vào năm 1959. Năm 1962, một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chế độ quân chủ bị dập tắt với sự giúp đỡ của người Anh. Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Quốc gia trải qua tăng trưởng kinh tế trong thập niên 1970 và 1990, đạt mức bình quân 56% trong giai đoạn từ 1999 đến 2008, biến đổi Brunei thành một quốc gia công nghiệp hóa mới. Brunei trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên rộng lớn. Brunei có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore, và được phân loại là một nước phát triển. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng thứ năm thế giới về tổng sản phẩm bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF ước tính vào năm 2011 rằng Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong GDP quốc gia. Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ năm trong số 182 quốc gia, nhờ vào các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên. == Từ nguyên == Theo truyền thuyết, Brunei do Awang Alak Betatar thành lập. Ông đi từ Garang, một nơi tại huyện Temburong đến cửa sông Brunei, phát hiện ra Brunei. Theo truyền thuyết, trong lúc đổ bộ thì ông kêu lên Baru nah! ("chỗ đó"), tên gọi "Brunei" bắt nguồn từ đó. Tên gọi được đổi thành Barunai vào thế kỷ 14, có thể là do ảnh hưởng từ tiếng Phạn "varuṇ" (वरुण), nghĩa là đại dương hay là "quan nhiếp chính của đại dương" thần thoại. Từ "borneo" cũng có cùng nguồn gốc. Tên đầy đủ của quốc gia, Negara Brunei Darussalam, darussalam (tiếng Ả Rập: دار السلام) nghĩa là "chốn hòa bình", trong khi negara nghĩa là "quốc gia" trong tiếng Mã Lai. == Lịch sử == === Lịch sử ban đầu === Do thiếu vắng các bằng chứng khác, các học giả thuyết minh lịch sử ban đầu của Brunei dựa trên việc diễn giải từ các bản văn Trung Quốc. Các tư liệu Trung Quốc từ thế kỷ thứ 6 đề cập đến một quốc gia được gọi là P’o-li (tiếng Trung: 婆利; Hán-Việt: Bà Lợi) trên vùng bờ biển tây bắc của đảo Borneo. Trong thế kỷ thứ 7, các ghi chép Trung Hoa và Ả Rập đề cập đến một địa điểm được gọi là Vijayapura (tiếng Trung: 佛逝補羅; Hán-Việt: Phật Thệ Bổ La), được cho là do các thành viên vương thất Phù Nam thành lập. Họ được cho là đổ bộ lên bờ biển tây bắc của Borneo cùng một số tùy tùng của mình. Sau khi chiếm Bà Lợi, họ đổi tên lãnh thổ thành 'Vijayapura', nghĩa là 'chiến thắng' trong tiếng Phạn). Năm 977, các ghi chép Trung Hoa bắt đầu sử dụng thuật ngữ Po-ni (tiếng Trung: 渤泥; Hán-Việt: Bột Nê) thay vì Vijayapura để đề cập đến Brunei. Năm 1225, một viên quan của nhà Tống là Triệu Nhữ Quách (趙汝适) ghi lại trong Chư Phiên chí (諸蕃志) rằng Bột Nê Quốc có 100 chiến thuyền đề bảo vệ ngành mậu dịch của mình, và có nhiều vàng tại vương quốc. Một ghi chép vào năm 1280 mô tả rằng Bột Nê Quốc kiểm soát một diện tích lớn trên đảo Borneo. Đến thế kỷ 14, Bột Nê Quốc trở thành một nước chư hầu của Majapahit, mỗi năm phải nộp 40 cân long não. Năm 1369, người Sulu tấn công Bột Nê Quốc, cướp bóc châu báu và vàng. Một hạm đội từ Majapahit thành công trong việc đánh đuổi người Sulu, song Bột Nê Quốc trở nên yếu kém hơn sau cuộc tấn công này. Một ghi chép của Trung Quốc vào năm 1371 mô tả Bột Nê Quốc nghèo nàn và hoàn toàn chịu kiểm soát của Majapahit. Sức mạnh của Vương quốc Brunei lên đến đỉnh điểm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, khi thế lực của nước này trải rộng từ bắc bộ Borneo đến nam bộ Philippines. Đến thế kỷ 16, Hồi giáo đã bén rễ vững chắc tại Brunei, và quốc gia đã xây dựng một trong những thánh đường Hồi giáo lớn nhất của mình. Năm 1578, một lữ khách người Tây Ban Nha tên là Alonso Beltrán mô tả nó cao năm tầng và được xây trên nước. ==== Chiến tranh với Tây Ban Nha ==== Thế lực của người châu Âu dần khiến cho một cường quốc khu vực đi đến hồi kết, Brunei bước vào một thời kỳ suy yếu kết hợp với xung đột nội bộ do xung đột kế vị trong vương thất. Nạn hải tặc cũng gây thiệt hại cho vương quốc. Tây Ban Nha tuyên chiến vào năm 1578, tiến công và chiếm được thủ đô khi đó của Brunei là Kota Batu. Điều này một phần là kết quả của việc hai quý tộc Brunei là Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna yêu cầu giúp đỡ, Pengiran Seri Lela trước đó đi đến Manila- trung tâm thuộc địa của Tây Ban Nha trong khu vực, đề nghị Brunei trở thành nước triều cống cho Tây Ban Nha để đổi lấy sự giúp đỡ nhằm đòi lại vương vị bị người anh/em là Saiful Rijal chiếm lấy. Vào tháng 3 năm 1578, hạm đội Tây Ban Nha bắt đầu đi từ Manila đến Brunei dưới sự lãnh đạo của Đề đốc De Sande. Đội quân viễn chinh gồm có 400 người Tây Ban Nha, 1.500 người Philippines bản địa và 300 người Borneo. Người Tây Ban Nha xâm chiếm kinh đô vào ngày 16 tháng 4 năm 1578, với sự giúp đỡ của Pengiran Seri Lela và Pengiran Seri Ratna. Sultan Saiful Rijal và Paduka Seri Begawan Sultan Abdul Kahar buộc phải chạy đến Meragang rồi Jerudong. Tại Jerudong, họ lên các kế hoạch nhằm đuổi quân xâm lăng ra khỏi Brunei. Quân của Tây Ban Nha Chịu cảnh tử vong cao do bùng phát dịch tả hoặc lỵ, rồi quyết định từ bỏ Brunei và trở về Manila vào ngày 26 tháng 6 năm 1578, sau 72 ngày. Trước khi rút đi, họ đốt thánh đường Hồi giáo-một cấu trúc có năm tầng mái. Các tường thuật bản địa tại Brunei có khác biệt lớn so với quan điểm được công nhận rộng rãi về sự kiện. Theo đó, sự kiện gọi là Chiến tranh Castille được nhìn nhận như một chương anh hùng, theo đó người Tây Ban Nha bị đẩy lui bởi Bendahara Sakam, được công khai là một người anh em của Sultan cầm quyền, và một nghìn chiến binh bản địa. Hầu hết các sử gia xem đây là một tường thuật anh hùng dân gian, mà có lẽ được phát triển trong các thập niên hoặc thế kỷ sau đó. === Nội chiến === Trong thời gian trị vì của Sultan Muhammad Ali (1660-1661), có một bất đồng giữa con trai của Sultan là Pengiran Muda ("Vương tử") Bongsu và Pengiran Muda Alam- con trai của Pengiran Abdul Mubin về kết quả của một trận đá gà mà Pengiran Muda Bungsu thua. Pengiran Muda Alam chế nhạo Vương tử về việc thua cuộc. Vương tử Bongsu nổi cơn thịnh nộ và sát hại Pengiran Muda Alam rồi chạy trốn khỏi hiện trường. Abdul Mubin cùng bộ hạ sát hại Sultan Muhammad Ali nhằm báo thù, Abdul Momin sau đó tự lập mình làm Sultan và chọn hiệu "Sultan Hakkul Abdul Mubin". Ông cố gắng xoa dịu các bộ hạ của Sultan tiền nhiệm bằng việc bổ nhiệm cháu trai của Muhammad Ali là Muhyiddin làm Bendahara ("Tể tướng") mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, những người ủng hộ Muhammad Ali thực hiện trả thù bằng cách thuyết phục Bendahara Muhyiddin đứng lên chống lại Abdul Mubin. Bendahara Muhyddin ban đầu từ chối, song sau đó lại đồng ý. Những người ủng hộ Muhyiddin bắt đầu tạo nhiễu loạn. Sultan Abdul Hakkul Momin sau đó chuyển cung điện của mình đến Pulau Chermin theo lời khuyên của Muhyiddin với ý định chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc. Tuy nhiên, sau khi Sultan Abdul Hakkul Mubin rời đi, Muhyiddin tự tuyên bố mình là Sultan. Một trận chiến giữa hai người xảy ra sau đó, cuộc nội chiến Brunei bùng nổ. Trong Nội chiến, Sultan Abdul Hakkul Mubin chạy đến Kinarut, ông ở đó trong 10 năm, đẩy lui các cuộc tiến công liên tiếp của Sultan Muhyiddin. Đội quân của Sultan Muhyiddin trở về Brunei sau khi thất bại trong một cuộc tấn công quyết định. Muhyiddin lo ngại rằng nội chiến kéo dài quá lâu và đề nghị Sultan của Sulu cử binh giúp đỡ. Muhyiddin hứa sẽ trao vùng đất phía đông Sabah để báo ơn giúp đỡ của Sulu. Muhyiddin cuối cùng giành được thắng lợi năm 1673, Sultan Abdul Hakkul Mubin bị giết trong nội chiến. === Anh Quốc can thiệp === Người Anh nhiều lần can thiệp vào công việc của Brunei, họ tiến công Brunei vào tháng 7 năm 1846 trong một cuộc xung đột nội bộ tranh giành ngôi Sultan. Trong thập niên 1880, Vương quốc Brunei tiếp tục suy yếu, Sultan trao vùng đất mà nay là Sarawak cho James Brooke vì có công giúp ông đàn áp một cuộc nổi dậy và cho phép James Brooke thành lập Vương quốc Sarawak. Theo thời gian, Brooke và các cháu trai của người này thuê hoặc sáp nhập thêm nhiều đất đai. Brunei mất đi phần lớn lãnh thổ của mình cho Vương quốc Sarawak. Sultan Hashim Jalilul Alam Aqamaddin thỉnh cầu người Anh giúp ngăn chặn nhà Brooke xâm lấn hơn nữa. "Hiệp định Bảo hộ" do Hugh Low dàn xếp và được ký có hiệu lực vào ngày 17 tháng 12 năm 1888. Hiệp định ghi rằng Sultan "không thể nhượng hay cho thuê bất kỳ lãnh thổ nào cho thế lực ngoại bang mà không có sự tán thành của Anh Quốc"; cho phép Anh Quốc kiểm soát thực sự công việc đối ngoại của Brunei, biến Brunei thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc. Tuy nhiên, đến khi Vương quốc Sarawak thôn tính vùng Pandaruan vào năm 1890, người Anh lại không tiến hành hành động nào để ngăn chặn. Người Anh không nhìn nhận Brunei hay Vương quốc Sarawak là 'ngoại quốc' (theo Hiệp định Bảo hộ). Lần sáp nhập cuối cùng này của Sarawak khiến cho Brunei chỉ còn lại vùng lãnh thổ nhỏ bé bị phân làm hai phần như hiện nay. Các thống sứ Anh Quốc được đưa đến Brunei theo Thỏa thuận Bảo hộ Bổ sung vào năm 1906. Các thống sứ tham mưu cho Sultan trên tất cả các vấn đề quản lý. Theo thời gian, Thống sứ nắm giữ nhiều quyền hành chính hơn là Sultan. Hệ thống thống sứ kết thúc vào năm 1959. === Phát hiện ra dầu === Dầu được phát hiện vào năm 1929 sau một số nỗ lực không có kết quả. Hai người là F.F. Marriot và T.G. Cochrane phát hiện ra dầu gần sông Seria vào cuối năm 1926. Họ thông báo sự việc cho một nhà địa vật lý học, người này chỉ đạo một cuộc nghiên cứu tại đó. Năm 1927, khí rỉ ra được ghi nhận trong khu vực. Giếng Seria số 1 (S-1) được khoan vào ngày 12 tháng 7 năm 1928. Giếng Seria số 2 được khoan vào ngày 19 tháng 8 năm 1929, và vẫn tiếp tục cho sản phẩm tính đến năm 2009. Sản lượng dầu tăng lên đáng kể vào những năm 1930 cùng với sự phát triển của thêm nhiều mỏ dầu. Năm 1940, sản lượng dầu là hơn 6 triệu thùng. Công ty Dầu lửa Malaya Anh được thành lập vào ngày 22 tháng 7 năm 1922. Giếng dầu ngoài khơi đầu tiên được khoan vào năm 1957. Dầu và khí đốt thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của Brunei kể từ cuối thế kỷ 20. === Nhật Bản chiếm đóng === Tám ngày sau khi tiến công Trân Châu Cảng, đến ngày 16 tháng 12 năm 1941 thì người Nhật xâm chiếm Brunei. 10.000 quân của Phân đội Kawaguchi từ vịnh Cam Ranh tiến vào Kuala Belait. Sau sáu ngày giao tranh, họ chiếm đóng toàn bộ quốc gia. Lực lượng duy nhất của Đồng Minh trong khu vực là Tiểu đoàn số 2 của Trung đoàn Punjab số 15 đóng tại Kuching, Sarawak. Khi chiếm được Brunei, người Nhật tiến hành một thỏa thuận với Sultan Ahmad Tajuddin về việc cai quản quốc gia. Nguyên Thư ký của Thống sứ Anh Quốc Ernest Edgar Pengilly là Inche Ibrahim được bổ nhiệm là Trưởng quan hành chính dưới quyền Thống sứ Nhật Bản. Pengilly và những người dân tộc Anh khác vẫn ở lại Brunei bị người Nhật giam giữ tại trại Batu Lintang ở Sarawak. Sultan duy trì ngôi vị của mình và nhận được trợ cấp cùng sự tôn kính của người Nhật. Trong giai đoạn sau của thời kỳ chiếm đóng, ông ở tại Tantuya, Limbang và có ít việc để làm với người Nhật. Chính phủ Brunei được tái tổ chức thành 5 tỉnh, bao gồm Bắc Borneo thuộc Anh. Các tỉnh bao gồm Baram, Labuan, Lawas, và Limbang. Người Anh dự đoán được về một cuộc tiến công của người Nhật, song họ thiếu các nguồn lực để phòng thủ khu vực do đang phải giao chiến ở châu Âu. Binh sĩ từ Trung đoàn Punjab đổ bê tông vào các giếng dầu vào tháng 9 năm 1941 để ngăn người Nhật sử dụng chúng. Các thiết bị và máy móc còn lại bị phá hủy khi Nhật Bản xâm chiếm Malaya. Đến cuối chiến tranh, 16 giếng dầu ở Miri và Seria được tái khởi đầu, sản lượng đạt khoảng một nửa so với mức trước chiến tranh. Sản xuất than tại Muara cũng được khôi phục, song thành công với mức độ khiêm tốn. Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật dạy ngôn ngữ của họ trong các trường học, các viên chức chính quyền được yêu cầu học tiếng Nhật. Đồng nội tệ được thay thế bằng duit pisang (tiền chuối). Từ năm 1943, siêu lạm phát làm mất giá trị tiền tệ, và đến cuối chiến tranh thì loại tiền này không còn giá trị. Các cuộc tiến công vào thương thuyền khiến cho hoạt động mậu dịch phải ngưng lại. Thực phẩm và dược phẩm rơi vào cảnh thiếu hụt, người dân phải chịu cảnh đói và bệnh tật. Ngày 10 tháng 6 năm 1945, Sư đoàn số 9 của Úc đổ bộ lên Muara trong Chiến dịch Oboe Six nhằm tái chiếm Borneo từ Nhật Bản. Họ nhận được hỗ trợ từ các đơn vị không quân và hải quân của Hoa Kỳ. Đô thị Brunei bị ném bom trên phạm vi rộng và bị Đồng Minh tái chiếm sau ba ngày quyết chiến. Nhiều tòa nhà bị phá hủy, bao gồm cả Thánh đường Hồi giáo. Quân Nhật tại Brunei, Bắc Borneo, và Sarawak, dưới quyền Trung tướng Masao Baba, chính thức đầu hàng tại Labuan vào ngày 10 tháng 9 năm 1945. Chính quyền quân sự Anh Quốc tiếp quản lãnh thổ từ tay người Nhật Bản và duy trì cho đến tháng 7 năm 1946. === Sau Thế chiến II === Sau Thế chiến II, một chính phủ mới được hình thành tại Brunei dưới quyền Chính phủ quân sự Anh Quốc (BMA), chủ yếu gồm các viên chức và nhân viên người Úc. Việc quản lý Brunei được chuyển cho Chính phủ dân sự vào ngày 6 tháng 7 năm 1946. Hội đồng Quốc gia Brunei cũng được phục hồi vào năm này. BMA được giao nhiệm vụ khôi phục kinh tế của Brunei, phải dập tắt các đám cháy trên các giếng dầu ở Seria do người Nhật phóng hỏa trước khi bị đánh bại. Trước năm 1941, Thống đốc Các khu định cư Eo biển tại Singapore chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của Cao ủy Anh tại Brunei, Sarawak, và Bắc Borneo (nay là Sabah). Cao ủy Anh Quốc đầu tiên của Brunei là Thống đốc Sarawak, Charles Ardon Clarke. Barisan Pemuda ("Phong trào Thanh niên") là chính đảng đầu tiên được thành lập tại Brunei, vào ngày 12 tháng 4 năm 1946. Mục đích của đảng là "Bảo tồn chủ quyền của Sultan và quốc gia, và để bảo vệ quyền của người Mã Lai". Đảng bị giải thể vào năm 1948 do hoạt động kém. Năm 1959, một bản hiến pháp mới được thảo ra, tuyên bố Brunei là một quốc gia tự trị, trong khi các vấn đề đối ngoại, an ninh và quốc phòng vẫn là trách nhiệm của Anh Quốc. Một cuộc nổi dậy nhỏ nhằm chống lại chế độ quân chủ bùng phát vào năm 1962, Anh Quốc hỗ trợ chính quyền Brunei dập tắt cuộc nổi dậy này. Cuộc Nổi dậy Brunei này góp phần vào thất bại trong việc thành lập Liên bang Bắc Borneo, và cũng ảnh hưởng một phần đến quyết định của Brunei là không tham gia vào Liên bang Malaysia. Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Ngày 14 tháng 11 năm 1971, Sultan Hassanal Bolkiah đến Luân Đôn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959. Một thỏa thuận mới được ký kết vào ngày 23 tháng 11 năm 1971 với đại diện của Anh Quốc là Anthony Henry Fanshawe Royle, theo đó Anh Quốc vẫn nắm giữ công việc đối ngoại và quốc phòng. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, một hiệp định khác được ký kết giữa Brunei và Anh Quốc, đại diện cho Anh Quốc là Chúa công Goronwy-Roberts. Hiệp định này trao cho Brunei tiếp quản trách nhiệm quốc tế như một quốc gia độc lập. Anh Quốc chấp thuận giúp đỡ Brunei trên các vấn đề ngoại giao. Vào tháng 5 năm 1983, Anh Quốc tuyên bố Brunei sẽ độc lập từ ngày 1 tháng 1 năm 1984. Lúc nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 1984, Sultan Hassanal Bolkiah đọc bản Tuyên ngôn độc lập. == Chính trị và chính phủ == Hệ thống chính trị tại quốc gia do hiến pháp và truyền thống Quân chủ Mã Lai Hồi giáo chi phối. Ba thành phần của Quân chủ Hồi giáo Mã Lai, Melayu Islam Beraja (MIB), là văn hóa Mã Lai, Hồi giáo, và khuôn khổ chính trị dưới quyền quân chủ. Brunei có hệ thống pháp luật dựa theo Hệ thống pháp luật Anh, song bị luật shariah Hồi giáo thay thế trong một số trường hợp. Theo hiến pháp năm 1959 của Brunei, Paduka Seri Baginda Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah Điện hạ là nguyên thủ quốc gia với đầy đủ quyền lực hành pháp. Từ năm 1962, Sultan lại có thêm quyền lực tình trạng khẩn cấp, được gia hạn mỗi hai năm. Quốc gia được đặt dưới thiết quân luật kể từ Nổi dậy Brunei năm 1962. Sultan Hassanal Bolkiah cũng giữ vai trò là Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Quốc phòng của quốc gia. Gia đình vương thất vẫn được tôn kính trong quốc gia. Brunei có một Hội đồng lập pháp == Quan hệ đối ngoại == Cho đến năm 1979, quan hệ đối ngoại của Brunei do chính phủ Anh Quốc quản lý. Từ sau đó, trách nhiệm thuộc về Cơ quan Ngoại giao Brunei. Sau khi độc lập vào năm 1984, Cơ quan này được nâng thành cấp bộ và nay gọi là Bộ Ngoại giao. Về mặt chính thức, chính sách đối ngoại của Brunei là: Tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền lãnh thổ, tính toàn vẹn và độc lập của các đối tác khác Duy trì các mối quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia. Không can thiệp vào các công việc nội bộ của những quốc gia khác Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Brunei có mối quan hệ truyền thống với Anh Quốc, và trở thành thành viên thứ 49 của khối Thịnh vượng chung ngay vào ngày độc lập 1 tháng 1 năm 1984. Nhằm khởi đầu cho việc cải thiện các mối quan hệ cấp khu vực, Brunei gia nhập ASEAN vào ngày 7 tháng 1 năm 1984, trở thành thanh viên thứ sáu của Hiệp hội. Đến năm 1984, nhằm đạt được sự công nhận về chủ quyền và nền độc lập của mình, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc vào ngày 21 tháng 9 Là một quốc gia Hồi giáo, Brunei trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (nay là Tổ chức Hợp tác Hồi giáo) vào tháng 1 năm 1984 trong Hội nghị Thượng đỉnh Hồi giáo lần thứ tư tổ chức tại Maroc. Sau khi tham gia vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989, Brunei tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11 năm 2000 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào tháng 7 năm 2002. Brunei trở thành một thành viên sáng lập của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, và là một thành viên chính của Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA)- được hình thành tại Davao, Philippines vào ngày 24 tháng 3 năm 1994. Brunei chia sẻ mối quan hệ chặt chẽ với Philippines và Singapore. Vào tháng 4 năm 2009, Brunei và Philippines ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) nhằm cố gắng tăng cướng quan hệ song phương giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực nông nghiệp cùng mậu dịch và đầu tư liên quan đến trồng trọt. Brunei là một trong nhiều bên tham gia vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Brunei không công nhận tình trạng của Limbang là một phần của Sarawak kể từ khi khu vực này bị thôn tính vào năm 1890. Vấn đề được tường trình là đã giải quyết xong vào năm 2009, theo đó Brunei đồng ý chấp thuận biên giới để đổi lấy việc Malaysia từ bỏ yêu sách đối với các mỏ dầu trên vùng biển của Brunei. Chính phủ Brunei phủ nhận điều này và nói rằng không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ đối với Limbang. == Hành chính == Brunei được chia thành bốn huyện (daerah) và 38 phó huyện (mukim). Daerah Temburong về mặt tự nhiên tách biệt với phần còn lại của Brunei qua bang Sarawak của Malaysia. == Địa lý == Brunei là một quốc gia Đông Nam Á gồm hai phần tách rời với tổng diện tích là 5.765 kilômét vuông (2.226 sq mi) trên đảo Borneo. Quốc gia có 161 kilômét (100 mi) bờ biển giáp biển Đông, và có 381 km (237 mi) biên giới với Malaysia. Quốc gia có 500 kilômét vuông (193 sq mi) lãnh hải, và 200 hải lý (370 km; 230 mi) vùng đặc quyền kinh tế. Khoảng 97% cư dân sinh sống ở phần phía tây rộng lớn hơn của quốc gia, và chỉ khoảng 10.000 dân sinh sống ở phần đồi núi phía đông. Tổng dân số của Brunei là khoảng 408.000 tính đến năm tháng 7 năm 2010, trong đó khoảng 150.000 sống tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Các đô thị lớn khác là thị trấn cảng Muara, thị trấn sản xuất dầu mỏ Seria và thị trấn lân cận Kuala Belait. Tại huyện Belait, khu vực Panaga là nơi sinh sống của một số lượng lớn người Âu tha hương, nhà ở của họ do Royal Dutch Shell và Quân đội Anh Quốc cung cấp, và có một số phương tiện giải trí được đặt ở đó. Hầu hết lãnh thổ Brunei nằm trong vùng sinh thái rừng mưa đất thấp Borneo. Các khu vực rừng mưa vùng núi nằm ở vùng nội địa của quốc gia. Brunei có khí hậu nhiệt đới xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm là 26,1 °C (79,0 °F), trung bình là 24,7 °C (76,5 °F) từ tháng 4-5 và 23,8 °C (74,8 °F) từ tháng 10-12. == Kinh tế == Brunei có một nền kinh tế quy mô nhỏ song thịnh vượng, pha trộn giữa các hãng ngoại quốc và nội địa, quy định của chính phủ, các biện pháp phúc lợi, và truyền thống làng xã. Sản xuất dầu thô và khí thiên nhiên đóng góp khoảng 90% cho GDP của quốc gia. Khoảng 167.000 thùng (26.600 m3) dầu được sản xuất mỗi ngày, biến Brunei trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ tư ở Đông Nam Á. Quốc gia cũng sản xuất ra xấp xỉ 25,3 triệu mét khối (&0000000025343577.6998408.95×108 cu ft) khí đốt thiên thiên hóa lỏng mỗi ngày, biến Brunei thành nước xuất khẩu đứng thứ chín về tài nguyên này trên thế giới. Thu nhập đáng kể từ đầu tư ra hải ngoại bổ sung vào thu nhập từ sản xuất nội địa. Hầu hết các khoản đầu tư này do Cơ quan Đầu tư Brunei thực hiện, đây là một nhánh của Bộ Tài chính quốc gia. Chính phủ cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế, và trợ cấp gạo cùng nhà ở. Brunei phụ thuộc nặng vào nhập khẩu các mặt hàng như nông sản, ô tô và sản phẩm điện tử từ các quốc gia khác. Hàng nhập khẩu đáp ứng 60% nhu cầu lương thực của Brunei, trong đó có khoảng 75% đến từ các quốc gia ASEAN. Tính đến năm 2016, GDP của Brunei đạt 10.458 USD, đứng thứ 134 thế giới, đứng thứ 34 châu Á và đứng thứ 10 Đông Nam Á. == Nhân khẩu == Dân số Brunei trong tháng 7 năm 2011 là 401.890, trong đó 76% sống tại các khu vực đô thị. Tuổi thọ bình quân là 76,37 năm. Năm 2004, 66,3% dân số là người Mã Lai, 11,2% là người Hoa, 3,4% là người bản địa, cùng các nhóm cư dân khác. Ngôn ngữ chính thức của Brunei là tiếng Mã Lai. Bộ Văn hóa, Thanh niên và Thể thao khuyến khích một phong trào ngôn ngữ nhằm mục đích nâng cao việc sử dụng ngôn ngữ này tại Brunei. Khẩu ngữ chính tại Brunei là tiếng Mã Lai Brunei, tiếng Mã Lai Brunei khá khác so với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn và các phương ngữ khác của tiếng Mã Lai, và tương tự ở mức khoảng 84% với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn, và thường là không hiểu lẫn nhau. Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được nói rộng rãi, tiếng Anh cũng được sử dụng trong kinh doanh với địa vị là ngôn ngữ làm việc, và là ngôn ngữ giảng dạy từ bậc tiểu học đến bậc đại học, và được một cộng đồng ngoại quốc tha hương tương đối lớn sử dụng. Các khẩu ngữ khác là Kedayan, Tutong, Murut, Dusun và Iban. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Brunei, và hai phần ba cư dân tại quốc gia trung thành với Hồi giáo. Các tín ngưỡng khác cũng hiện diện là Phật giáo (13%, phần lớn là người Hoa) và Thiên Chúa giáo (10%). Những người theo tư tưởng tự do chiếm khoảng 7% dân số, hầu hết là người Hoa. Mặc dù hầu hết trong số họ thực hành các nghi lễ với các yếu tố của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, song họ muốn biểu thị rằng mình không theo tôn giáo chính thức nào, do vậy được xếp là người vô thần trong thống kê chính thức. Những người theo các tôn giáo bản địa là khoảng 2%. == Văn hóa == Nền văn hóa Brunei chủ yếu là văn hóa Mã Lai, với các ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo, và được nhìn nhận là bảo thủ hơn so với Indonesia và Malaysia. Các nền văn hóa Mã Lai từ quần đảo Mã Lai ảnh hưởng đến văn hóa Brunei. Bốn giai đoạn ảnh hưởng về văn hóa đã diễn ra trong lịch sử Brunei, lần lượt là thuyết vật linh, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, văn minh phương Tây. Hồi giáo có ảnh hưởng rất mạnh, trở thành hệ tư tưởng và triết lý của Brunei. Brunei là một quốc gia thi hành luật Sharia, theo đó cấm việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn công khai. Những người không theo Hồi giáo được phép đem một lượng đồ uống có cồn hạn chế từ bên ngoài vào để tự sử dụng. == Truyền thông == Freedom House xếp Brunei vào tình trạng "Không tự do"; hiếm khi có việc báo chí chỉ trích chính phủ và nền quân chủ. Chính phủ cho phép một công ty in ấn và xuất bản là Brunei Press PLC hoạt động, công ty thành lập từ năm 1953. Công ty tiếp tục xuất bản nhật báo tiếng Anh Borneo Bulletin, tờ báo này lúc đầu chỉ là một bài luận cộng đồng hàng tuần và trở thành nhật báo vào năm 1990 Ngoài Borneo Bulletin, Brunei còn có các nhật báo tiếng Mã Lai là Media Permata và Pelita Brunei. The Brunei Times là một tờ báo độc lập khác bằng tiếng Anh, được xuất bản tại Brunei kể từ năm 2006. Chính phủ Brunei sở hữu và điều hành sáu kênh truyền hình kỹ thuật số sử dụng công nghệ DVB-T (RTB 1, RTB 2, RTB 3 (HD), RTB 4, RTB 5 và RTB New Media (thông tin thể thao) và năm kênh phát thanh là (FM quốc gia, Pilihan FM, Nur Islam FM, Harmony FM và Pelangi FM). Một công ty tư nhân có kênh truyền hình cáp (Astro-Kristal) và kênh phát thanh Kristal FM. == Quốc phòng == Brunei duy trì ba tiểu đoàn bộ binh trên toàn quốc. Hải quân Brunei có một số tàu tuần tra lớp "Ijtihad" mua từ một hãng chế tạo của Đức. Anh Quốc cũng duy trì một căn cứ quân sự tại Seria, trung tâm của ngành công nghiệp dầu tại Brunei. Tiểu đoàn Gurkha có 1.500 công nhân viên đang đóng quân tại đây. Các nhân viên quân sự Anh Quốc đóng tại đây dựa trên một thỏa thuận quốc phòng ký kết giữa hai quốc gia. == Cơ sở hạ tầng == Các trung tâm dân cư tại quốc gia được kết nối thông qua một mạng lưới đường bộ có tổng chiều dài 2.800 kilômét (1.700 mi). Xa lộ dài 135 kilômét (84 mi) nối từ Muara Town đến Kuala Belait được nâng cấp thành làn kép. Có thể tiếp cận Brunei bằng đường không, đường biển, và đường bộ. Sân bay quốc tế Brunei là cửa ngõ chính của quốc gia. Royal Brunei Airlines là hãng vận chuyển quốc gia. Ngoài ra, Brunei còn có sân bay Anduki tại Seria. Bến phà ở Muara phục vụ các chuyến phà thường lệ đến Labuan (Malaysia). Các tàu cao tốc vận chuyển hành khách và hàng hóa đến huyện Temburong. Xa lộ chính chạy qua Brunei là Xa lộ Tutong-Muara. Hệ thống đường bộ của quốc gia phát triển tốt. Brunei có một cảng biển lớn nằm tại Muara. Cứ 2,09 cư dân Brunei lại có một ô tô riêng, quốc gia này do vậy nằm trong số những nơi có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất trên thế giới. Điều này được quy cho là do quốc gia không có một hệ thống giao thông hoàn thiện, thuế nhập khẩu thấp và giá xăng không chì chỉ là 0,53 đô la Brunei mỗi lít. Một xa lộ dài 30 kilômét (19 mi) nối giữa các huyện Muara và Temburong của Brunei dự kiến hoàn thành vào năm 2018, 14 km chiều dài của xa lộ sẽ băng qua vịnh Brunei. == Chăm sóc sức khỏe == Do trong nước không có sẵn hỗ trợ về y tế, các công dân được đưa ra hải ngoại bằng kinh phí của chính phủ. Trong giai đoạn 2011–12, 327 bệnh nhân được điều trị tại Malaysia và Singapore với chi phí 12 triệu đô la do chính quyền chi trả. Bệnh viện lớn nhất tại Brunei là Bệnh viện Raja Isteri Pengiran Anak Saleha (RIPAS) với 538 giường bệnh, nằm tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Có 2 trung tâm y tế tư nhân là Gleneagles JPMC Sdn Bhd. và Jerudong Park. == Chú thích == == Thư mục == == Liên kết ngoài == Government of Brunei Darussalam website Mục “Brunei” trên trang của CIA World Factbook. Brunei information on globalEDGE
1010.txt
Năm 1010 là năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật (theo lịch Julius) == Sự kiện == Nhà Lý dời đô về Hà Nội. ==== Văn học ==== Murasaki viết tiểu thuyết Nhật Bản Truyện kể Genji (thời gian ước lượng). == Sinh == 30 tháng 5-Tống Nhân Tông của Trung Quốc (mất 1063) 2 tháng 6 Benno, Giám mục của Meissen (mất 1106) Bermudo III của León (mất 1037) Ali Ahmad Nasawi, (mất 1075) Michael IV của Paphlagonian, hoàng đế Byzantine (mất 1041) Đức Tổng Giám mục Gebhard của Salzburg (mất 1088) Otto của Savoy (mất 1060) Adalbero của Würzburg, Đức Giám mục của Würzburg và Bá tước của Lambach-Wels (mất 1090) == Tham khảo ==
larry sanger.txt
Larry Sanger là giáo sư triết học người Mỹ, đồng sáng lập Wikipedia và là người khởi xướng Citizendium. == Tiểu sử == Larry Sanger sinh tại Bellevue, Washington, lớn lên tại Anchorage, Alaska (từ năm 7 tuổi). Ngay từ thuở nhỏ, ông đã tỏ ra yêu thích triết học. Tại trường, ông tự hỏi: "Bạn đã định làm gì với môn triết học?" và tự trả lời: "Thay đổi cách nghĩ của thế giới vì một thứ" Năm 1991, ông nhận bằng cử nhân triết học tại trường Reed; năm 1995, bằng Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn; và năm 2000, bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Tiểu bang Ohio. Cũng năm 2000, ông bắt đầu vào làm việc cho Nupedia với cương vị tổng biên tập == Sáng lập Wikipedia == == Thành lập Citizendium == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Larry Sanger và Citizendium-Wikipedia đi tìm lại vầng hào quang... đang mất
tội phạm có tổ chức tại việt nam.txt
Xã hội đen là từ lóng chỉ "thế giới ngầm" - ám chỉ các thế lực xấu có tổ chức, hoạt động ngoài vòng Pháp luật. Từ này được xuất hiện trong xã hội Việt Nam khi có sự du nhập của các phim Hồng Kông vào thập niên cuối của thế kỷ 20, sau đó trở thành sinh ngữ và đến nay đã là một từ phổ biến, kể cả trên báo chí. Trong xã hội đen được phân cấp ra nhiều tầng lớp, các cấp bậc khác nhau. Trong đó cấp thấp nhất là dân anh chị, dao búa, đầu gấu, đâm thuê chém mướn... không có tổ chức, đến cao cấp hơn là tội phạm có tổ chức thành các băng đảng và trên cùng là các maphia, các gia đình maphia. Còn gọi chung là "dân xã hội đen", và các đầu đảng là các "Ông trùm". == Thành phần == Các tên gọi Đầu gấu, dân anh chị, dân đao búa, dân du đãng,..., gần đồng nghĩa với từ "" của xã hội Mỹ, là từ chỉ những người làm nhiều nghề bất hợp pháp. Họ được biết đến nhiều trong xã hội do nghề dao búa, súng ống và thường xuyên gây ra những vụ xô sát, chém giết người, buôn bán hàng cấm. "Đầu gấu" có thể có tổ chức, có cầm đầu như Khánh Trắng, Phúc Bồ... hoặc không có tổ chức rõ ràng. Những côn đồ nổi lên ở một khu vực nào đó được gọi là "đầu gấu". Đồng thời đầu gấu, dù có tổ chức cũng không bài bản, quy mô và nguy hiểm như mafia kiểu Năm Cam, Luciano, Al Capone, Mickey Cohen... Các nhóm đầu gấu thường sống bằng những dịch vụ cá nhân, núp bóng lương thiện trong xã hội như bốc vác (dân cửu vạn), xe ôm, hoặc kinh doanh trá hình như cờ bạc, bia ôm, karaoke ôm, vũ trường, massage, cho vay nặng lãi, ghi đề, cá độ bóng đá... Hoặc các dịch vụ mang tính chất trái pháp luật hơn như bảo kê, đòi nợ thuê, buôn ma túy, vận chuyển ma túy, bán lẻ ma túy, mua bán vũ khí bất hợp pháp, kinh doanh các dịch vụ đen. Họ tự tạo thế lực, dằn mặt người dân trong khu vực để kiếm ăn. Đầu gấu cũng được dùng để giải quyết các vụ việc mà pháp luật không thể kiểm soát. Nhiều vụ đâm chém, giết người được ghi nhận do đầu gấu tiến hành do các mâu thuẫn cá nhân, hoặc giữa các băng nhóm. Thành phần tham gia có thể là nam hoặc nữ, thậm chí có thể là trẻ vị thành viên, học sinh, sinh viên bị lôi kéo dụ dỗ. Nguy hiểm hơn khi các loại tội phạm này câu kết có hệ thống, móc nối xuyên quốc gia. Song Moon-gul, người Hàn Quốc là người làm thuê, nhưng khi được chủ cho lên đến chức giám đốc điều hành 2 câu lạc bộ vui chơi giải trí dành cho người nước ngoài tại Hà Nội và Vũng Tàu thì tự cho mình là ông chủ, gây mâu thuẫn với nhà đầu tư rồi lôi kéo "đầu gấu" Hàn Quốc đến Việt Nam gây áp lực với những nhà đầu tư nhằm trục lợi bất chính. == Hoạt động == Theo thống kê năm 2008, hiện còn 313 băng nhóm tội phạm, 1460 đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động phạm tội trên địa bàn cả nước. Riêng tại 14 địa bàn trọng điểm còn 192 băng nhóm, 745 đối tượng (chiếm 61,3% số băng nhóm trong cả nước). Với tính chất là tội phạm có tổ chức, có sự cạnh tranh địa bàn làm ăn, cạnh tranh bảo kê, cạnh tranh ảnh hưởng.v.v... nên giữa các băng đảng xã hội đen tường có sự thanh toán nhau và được các thế lực kinh tế-xã hội (kể cả hợp pháp và không hợp pháp) thuê để triệt hạ đối thủ. Theo cơ quan điều tra tại Nha Trang, từ tháng 10/2005 - 7/2006, tổ chức tội phạm nguy hiểm ở Nha Trang do Hà "lê" (tức Võ Quảng Hà) và Nguyễn Ngọc Thành Hạnh (tức Hạnh "Nhật", SN 1974) cầm đầu đã gây ra nhiều vụ đâm chém nghiêm trọng, đặc biệt là vụ hàng chục tên mang mã tấu, súng bắn cá đến một cơ sở massage trên đường Hùng Vương, TP Nha Trang; đuổi đánh nhân viên, đập phá tài sản; vụ thuê chém ông Võ Đình Thu, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch Khánh Hòa với giá 50 triệu đồng.... Tuy vậy, trong suốt nhiều năm, các băng nhóm xã hội đen ở Khánh Hòa lại trở nên lộng hành. Nhiều vụ thậm chí còn đánh, chém đến cả công an đã xảy ra nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để. Ghi nhận ở Quảng Ninh cho thấy, trong nhiều năm, trên địa bàn tỉnh này đã xuất hiện một băng nhóm tội phạm có tổ chức với sự tham gia của khoảng gần 100 đối tượng. Với các vũ khí phổ biến là mã tấu, dao, kiếm... chúng đã gây ra hàng loạt, vụ cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản công dân, gieo rắc nỗi khiếp sợ cho người dân. Tại Hải Phòng, gần đây liên tiếp xảy ra những vụ đấu súng kiểu xã hội đen và nổi tiếng là liều lĩnh và hung bạo . Tại Hà Nội, gần đây nạn bắt cóc trẻ em vị thành niên để hiếp dâm hay ép bán dâm cũng tăng vọt và nhiều vụ không thể điều tra . Trong số đó, nổi tiếng có vụ án băng nhóm "My Sói" hoặc người, có tiền thuê xã hội đen để đánh đập đòi nợ. Trước đây, đầu những năm 90, tại Hà Nội đã có vụ án băng nhóm "Khánh Trắng", "Phúc Bồ" là nỗi kinh hoàng của người dân nhiều năm . == Trong phim ảnh, văn học == Tuy có một cuộc sống giang hồ và gây nhiều tội ác, song có những đầu gấu lại có máu nghĩa hiệp của dân giang hồ và họ trở thành đối tượng, thành nguồn cảm hứng cho một số tác phẩm văn học hay như tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng, phim truyền hình dài tập Cảnh sát hình sự của Hãng phim Truyền hình Việt Nam, Tác phẩm Bố già của Mario Puzo. == Quan điểm khác về Xã hội đen - Mafia == Có quan điểm cho rằng sự ra đời của Mafia thể hiện một nhu cầu tất yếu trong xã hội, một quá trình hình thành biện chứng. Nhu cầu này xuất hiện khi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó muốn đòi lại "công bằng của họ" theo "cách của họ", hoặc khi pháp luật hoàn toàn không đứng về phía họ. Trong hoàn cảnh nêu trên, Mafia xuất hiện với công cụ "độc" trong tay trở thành giải pháp tình thế. == Xem thêm == Tội phạm có tổ chức == Chú thích ==
ngoại giao.txt
Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình... Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước. Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cử xử lịch thiệp. == Nhà ngoại giao và nhiệm vụ ngoại giao == Nhiệm vụ chính của ngoại giao là bảo đảm đến cùng lợi ích quốc gia và dân tộc. == Lịch sử == Ngoại giao là một phương pháp thiết lập các mối quan hệ giữa các nhóm người, và rõ ràng, nó xuất hiện ngay từ thời tiền sử. Theo G.Nicholson, những lý thuyết gia thế kỷ XIII tuyên bố rằng những nhà ngoại giao đầu tiên là những thiên thần (angels), những người đóng vai trò là các sứ giả giữa bầu trời và mặt đất. Người ta cũng tin tưởng rằng, trong thời tiền sử, rất có thể xảy ra tình huống như thế này, một bộ lạc khi chiến tranh với những bộ lạc khác đã muốn thu thập và chôn cất người chết, phải tiến hành thỏa thuận, thương lượng để ngưng chiến. Lưu ý rằng, cuộc thương lượng sẽ không thể thành công nếu đại diện của bộ lạc bị giết hại trong quá trình truyền thông điệp. Và như vậy, phải có những luật lệ và đặc quyền nhất định để bảo vệ những sứ giả đó. Cá nhân những sứ giả hay những người được ủy quyền được thừa hưởng những quyền lợi hợp lệ nhưng phải nằm trong những khía cạnh đặc biệt nhất định. Tất cả những điều này góp phần định hình nên những đặc quyền ngoại giao được sử dụng trong quan hệ quốc tế hiện đại sau này. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức mạnh quân sự được sử dụng liên tục để tạo ra thêm nhiều lực lượng lao động, và là phương tiện chủ yếu để hiện thực hóa chính sách ngoại giao của nhà nước. Vì thế, quan hệ ngoại giao chỉ được đuy trì không thường xuyên thông qua các đại sứ, những người được cử đi và trở về sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Trong thời kỳ phong kiến phân quyền, có sự tiếp nhận rộng rãi khái niệm "ngoại giao cá nhân" của các lãnh địa nhằm ký kết những hiệp định chấm dứt chiến tranh hay tham gia khối liên minh quân sự, hoặc tổ chức sắp đặt những cuộc hôn nhân chính trị giữa các triều đại. Giữa thế kỷ XV, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, dần dần xuất hiện những đại diện thường trực của quốc gia ở nước ngoài. == Xem thêm == Nhiệm vụ ngoại giao Hộ chiếu ngoại giao Ngoại giao kinh tế Ngoại giao văn hóa Chính sách đối ngoại Phân tích chính sách đối ngoại Quan hệ quốc tế Chủ nghĩa đa phương Hiệp ước hòa bình Ngoại giao bóng bàn Luật quốc tế Sứ thần Hàm ngoại giao Chính sách nhân nhượng Phái bộ ngoại giao == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bộ ngoại giao Việt Nam The United Nations U.S. Dept. of State Foreign Affairs Handbook - Using Diplomatic Notes Frontline Diplomacy: The Foreign Affairs Oral History Collection of the Association for Diplomatic Studies and Training Library of Congress.
thế kỷ 15.txt
Thế kỷ 15 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1401 đến hết năm 1500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory. == Tham khảo ==
quảng ngãi.txt
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. == Vị trí địa lý == Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra Biển Đông với chiều dài bờ biển 144 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km, phía Đông giáp Biển Đông, ngoài ra Quảng Ngãi còn giáp giới với tỉnh Gia Lai theo hướng cực Tây Nam, đoạn này dài trên dưới 10 Km nằm giữa vườn quốc gia Kon Chư Răng. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 890 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 824 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. == Điều kiện tự nhiên == Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,9 °C. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất chính là cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng với hơn 74,65% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên, thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày. == Lịch sử == === Thời nhà Lê === Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều. Năm 1545, Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Năm 1558, Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện, phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1771, Khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1832, Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên). Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Từ thời các chúa Nguyễn (lúc còn là cấp phủ) đến thời nhà Nguyễn độc lập (thời đã là tỉnh Quảng Ngãi), thì Quảng Ngãi luôn là địa phương quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thời đó còn chưa được phân biệt rõ ràng và trực thuộc huyện Bình Sơn Quảng Ngãi), bằng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải. === Thế kỷ 20 === Từ năm 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Mộ Đức, 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha gồm Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ với 27 tổng, 199 "nóc". Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến 19 tháng 8 năm 1945, tổ chức hành chánh ít thay đổi, nhưng thay đổi trên danh từ Tuần vũ gọi là tỉnh trưởng, ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách. Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng. === Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa === Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến năm 1971, tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận gồm Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã, năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ Nội vụ 122 xã, 319 ấp. === Sau Giải phóng năm 1975 === Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ được giải phóng. Ngày 25 tháng 3 năm 1975, tiếp tục giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1975, đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn cũng giải phóng. ==== Tỉnh Nghĩa Bình ==== Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. ==== Tái lập tỉnh Quảng Ngãi ==== Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ. Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Quảng Ngãi và 10 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, huyện đảo Lý Sơn được thành lập. Năm 1994, tiếp tục thành lập huyện Sơn Tây trên cơ sở tách ra từ huyện Sơn Hà. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà trên cơ sở tách ra từ huyện Trà Bồng. Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi. == Hành chính == Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó có 1 huyện đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, trong đó có với 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 9 thị trấn, 9 phường và 166 xã. == Kinh tế == Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2010 là năm đầu tiên tỉnh Quảng Ngãi thu ngân sách nhà nước đạt 14.500 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người tăng từ 773 USD lên 1.228 USD. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 ước đạt 9.307,23 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người tăng từ 1.298 USD năm 2010 lên 1.434 USD năm 2011, thấp hơn kế hoạch đề ra là 1.495 USD. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 4. 904,52 tỷ đồng, dịch vụ ước đạt 2. 674,72 tỷ đồng, nông lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1. 727,99 tỷ đồng. Về ngành đánh cá, tỉnh có gần 5.500 tàu cá với 7 nghiệp đoàn nghề cá gồm 2.350 đoàn viên (2014). Trong đó 405 tàu đánh bắt tại Hoàng Sa, Trường Sa. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 4.880 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011 và bằng 47,3% so với kế hoạch năm 2012. Trong đó, sản xuất nông lâm thủy sản đạt 806,4 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.721,0 tỷ đồng, khu vực dịch vụ đạt 1.352,6 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 12.780,25 tỷ đồng, Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 196,07 triệu USD, Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng ước đạt 9.070 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 3.342,34 tỷ đồng. Ước đến ngày 30 tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 3.638 doanh nghiệp, trong đó có 3.529 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về lĩnh vực chăn nuôi, tại thời điểm ngày 01 tháng 4 tháng 2012, đàn lợn của Quảng Ngãi ước đạt 481 ngàn con, đàn trâu có 60.889 con, đàn bò có 270.395 con, đàn gia cầm có 3,37 triệu con. So với thời điểm 01 tháng 4 năm 2011, đàn lợn giảm 3,9%, đàn trâu tăng 6,8%, đàn bò giảm 3,2%. Bò lai chiếm 48,3% tổng đàn. == Giao thông == Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai đã đưa vào hoạt động, tại đây có cảng nước sâu Dung Quất. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch​. == Dân số & Giáo dục == === Dân cư === Tính đến năm 2011 dân số tỉnh Quảng Ngãi khoảng 1.221.600 người, mật độ dân số đạt 237 người/km² trong đó dân sống tại thành thị là 178.900 người, dân số sống tại nông thôn là 1.042.700 người. Dân số nam là 602.500 người, trong khi đó nữ là 619.100 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,2 ‰ Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là người Hrê với 115.268 người, thứ ba là người Co với 28.110 người, người Xơ Đăng có 17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 10 tôn giáo khác nhau chiếm 42.604 người, trong đó nhiều nhất là Phật giáo với 22.284 người, Đạo Tin Lành có 11.032 người, Công giáo có 6.376 người, Đạo Cao Đài có 6.000 người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỡi đạo có 3 người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có 2 người, ít nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có 1 người.. === Giáo dục === Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012, số trường trên địa bàn tỉnh được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia gồm có Mầm non 23/206 trường, tiểu học 121/224 trường, Trung học cơ sở là 63/165 trường, Trung học phổ thông là 13/39 trường. Thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ em 05 tuổi đạt 97% kế hoạch. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ngãi có 437 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông có 35 trường, Trung học cơ sở có 166 trường, Tiểu học có 222 trường, trung học có 4 trường và 10 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 210 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. == Văn hóa & Du lịch == === Văn hóa === Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là "núi Ấn sông Trà". Quảng Ngãi là quê hương của Lê Văn Duyệt, Trương Định, Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình, nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi: Nguyễn Vỹ, Bích Khê,Thanh Thảo, Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh... Các Lễ hội gồm Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội đâm trâu, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống... === Du lịch === Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh,… những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng. Năm 2015, nhà đầu tư Vingroup dự kiến sẽ xây Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Land Resort tại Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi và Trung tâm Thương mại Vincom tại Thành phố Quảng Ngãi. == Ghi Chú == == Liên kết ngoài == Báo Quảng Ngãi
krypton.txt
Krypton là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Kr và số nguyên tử bằng 36. Là một khí hiếm không màu, krypton có mặt trong khí quyển Trái Đất dưới dạng dấu vết và được cô lập bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng, và nó thường được sử dụng cùng các khí hiếm khác trong các đèn huỳnh quang. Krypton là trơ trong phần lớn các ứng dụng thực tế nhưng người ta đã biết rằng nó tạo ra hợp chất với flo. Krypton cũng có thể tạo ra các mắt lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt lại trong lưới các phân tử nước. == Đặc trưng nổi bật == Krypton, trước đây được gọi là một khí trơ do có độ hoạt động hóa học rất yếu, được đặc trưng bởi quang phổ màu xanh lục và da cam rực rỡ. Nó là một trong các sản phẩm phân rã hạt nhân của urani. Krypton ở dạng rắn là chất kết tinh màu trắng với cấu trúc tinh thể là hình lập phương tâm mặt, đây cũng là tính chất chung của mọi "khí hiếm". == Lịch sử == Krypton (tiếng Hy Lạp kryptos có nghĩa là "ẩn") được William Ramsay và Morris Travers phát hiện năm 1898 trong phần còn lại của không khí lỏng khi cho bay hơi gần hết mọi thành phần. Neon được phát hiện bằng cách tương tự trong cùng một công trình chỉ vài tuần sau đó. William Ramsay được trao giải Nobel hóa học năm 1904 vì phát hiện ra các nguyên tố thuộc nhóm khí hiếm. Năm 1960 một thỏa thuận quốc tế đã xác định độ dài của mét theo thuật ngữ của bước sóng ánh sáng phát ra từ một đồng vị của krypton. Thỏa thuận này đã thay thế cho mét tiêu chuẩn cũ được đặt ở Paris – là một thanh kim loại được làm từ hợp kim platin-iridi (mét cũ này được ước lượng bằng một phần mười triệu của một phần tư chu vi Trái Đất tính theo hai cực). Vào tháng 10 năm 1983 thì tiêu chuẩn krypton này cũng đã được Bureau International des Poids et Mesures (Ủy ban đo lường quốc tế) thay thế. Mét hiện nay được định nghĩa như là khoảng cách mà ánh sáng có thể vượt qua trong chân không trong 1/299.792.458 s. == Sự phổ biến == Trái Đất lưu giữ tất cả khí hiếm kể từ khi nó có mặt lúc Trái Đất hình thành trừ heli. Nồng độ của khí này trong khí quyển Trái Đất là khoảng 1 ppm. Nó có thể tách ra từ không khí hóa lỏng bằng chưng cất phân đoạn. Lượng krypton trong không gian thì chưa chắc chắn và có nguồn gốc từ hoạt động của thiên thạch và từ gió Mặt Trời. Các đo đạc đầu tiên cho rằng krypton rất phong phú trong không gian. == Hợp chất == Giống như các khí hiếm khác, krypton nói chung được coi là trơ về mặt hóa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ năm 1962 trở đi đã khám phá ra một số hợp chất hóa học của krypton. Điflorua krypton đã được tạo ra với khối lượng tính bằng gam và có thể sản xuất bằng một số cách khác nhau. Các florua và muối khác của ôxôaxít krypton cũng đã được tìm thấy. Các phân tử-ion ArKr+ và KrH+ cũng đã được nghiên cứu và có chứng cứ cho thấy sự tồn tại của KrXe hay KrXe+. == Đồng vị == Krypton nguồn gốc tự nhiên bao gồm 5 đồng vị ổn định và 1 đồng vị phóng xạ nhẹ. Vạch quang phổ của krypton dễ dàng được tạo ra với một số đường rất sắc nét. Kr81 là sản phẩm của các phản ứng trong khí quyển của các đồng vị nguồn gốc tự nhiên khác của krypton. Nó là đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã 250.000 năm. Giống như xenon, krypton rất dễ bay hơi khi nó gần với nước bề mặt và vì thế Kr81 được sử dụng để xác định niên đại của nước ngầm cổ (50.000–800.000 năm). Kr85 là đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã 10,76 năm, được tạo ra bằng các phản ứng phân rã hạt nhân của uran và pluton. Các nguồn tạo ra nó bao gồm các thử nghiệm bom nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân và sự giải phóng Kr85 trong quá trình tái chế các thanh nhiên liệu từ các lò phản ứng hạt nhân. Người ta cũng ghi nhận là có sự chênh lệch về nồng độ của Kr85 ở Bắc cực và Nam cực là khoảng 30%. Ở Bắc cực nồng độ này cao hơn do một thực tế là phần lớn đồng vị này được tạo ra ở Bắc bán cầu và sự hòa trộn không khí giữa hai bán cầu diễn ra tương đối chậm. == Laser florua krypton == Một trong các ứng dụng chính của krypton là laser florua krypton. Một lượng năng lượng nhất định được truyền vào để làm cho khí krypton phản ứng với khí flo để tạo ra florua krypton (KrF2). Hợp chất bị phân hủy ngay sau khi việc cung cấp năng lượng bị ngừng lại. Trong quá trình phân hủy, lượng năng lượng dư thừa được lưu trữ trong hợp chất sẽ được thoát ra dưới dạng năng lượng laser mạnh. == Linh tinh == Hành tinh quê hương của nhân vật anh hùng "Superman" (siêu nhân) trong các sách báo và phim ảnh hoạt họa phổ biến được đặt tên theo nguyên tố này. Điểm yếu của Superman,loại đá "kryptonite", cũng là từ tên gọi của nguyên tố này. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mục từ Krypton ở WebElements (vận tốc truyền âm trong krypton lỏng) Laser florua krypton Hóa điện toán Wiki
samsung knox.txt
Samsung Knox (nhãn hiệu đăng ký Samsung KNOX) là giải pháp bảo mật dành cho doanh nghiệp trên di động. == Dịch vụ == Samsung Knox cung cấp tính năng bảo mật cho phép nội dung doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tồn tại trên thiết bị cầm tay. Người dùng nhấn vào biểu tượng chuyển đổi từ cá nhân thành làm việc để sử dụng mà không bị trì hoãn hoặc chờ reboot. Nhà sản xuất tuyên bố rằng tính năng này hoàn toàn tương thích với Android, Google và sẽ cung cấp tính năng tách dữ liệu hoàn chỉnh cho công việc hoặc dữ liệu cá nhân trên thiết bị di động và "địa chỉ tất cả lỗi lỗ hổng bảo mật trên Android." Dịch vụ Knox là một phần của công ty Samsung for Enterprise (SAFE) dịch vụ dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Đối thủ cạnh tranh của Samsung Knox là Blackberry Balance, một dịch vụ chi dữ liệu cá nhân và công việc. Cái tên, Samsung Knox, được lấy cảm hứng từ Fort Knox. == Vấn đề trì hoãn == Samsung lần đầu tiên công bố Knox tại MWC 2013, lần đầu tiên cài sẵn trên Samsung Galaxy S4, nhưng bị trì hoãn nên Samsung đã phát hành Knox vào cuối năm 2013. Samsung Galaxy Note 3 trở thành thiết bị đầu tiên cài sẵn Knox. Một số thiết bị khác như Samsung Galaxy S4, Samsung Galaxy S III và Samsung Galaxy Note II sẽ nhận được Samsung Knox vào cuối năm 2013 với Android 4.3 bản nâng cấp cao cấp của Samsung. == Tham khảo == == Liến kết == Website chính thức
độc quyền (kinh tế).txt
Độc quyền, trong kinh tế học, là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Trong tiếng Anh monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền... == Độc quyền thường == === Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường === Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn Độ cho Công ty Đông Ấn. Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh. Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành. Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương. === Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra === Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền giảm sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng tăng lên trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do chiếm đoạt quyền. === Một số biện pháp sửa đổi cho tình trạng chiếm đoạt quyền trong kinh doanh === Thi hành các chính sách hành chính nhà nước: chính phủ ban hành các văn bản pháp luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi xấu như các doanh nghiệp cấu kết với nhau để nâng giá hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định có hại đến nền kinh tế của một đất nước. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời gian dài. Phán quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty Standard Oil phải tách ra thành 34 công ty độc lập là ví dụ điển hình. Khuyến khích các công ty phát triển nhờ những chính sách của chính phủ: chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển đồng thời phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ đầu tư cho quá trình phát triển. Giám sát một cách chặt chẽ: chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải thực thi trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ấy. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước trong một nền kinh tế mới và đang phát triển. Kiểm soát tài khoản: chính phủ quy định phù hợp với những điều kiện của doanh nghiệp để doanh nghiệp bán sản phẩm đạt được mức doanh thu hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá chung của nền kinh tế và dễ dẫn đến một sự lạm phát hay giảm phát không tốt cho nền kinh tế. Mời gọi đầu tư từ nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng hơn, nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước duy trì một nền kinh tế ổn định và phát triển trong tương lai. == Độc quyền tự nhiên == === Nguyên nhân dẫn đến độc m là những yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập giảm khi gia tăng một quá trình sản xuất hay nói cách khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình sản xuất. Khi đó một doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối dịch vụ, cung cấp hàng hóa, giáo dục, y tế... Lấy ví dụ như ngành cung cấp dịch vụ: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ thống dịch vụ khác nhau. === === Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra === Do chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng dần theo quy mô nên [[chi phí biên]] của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp trên thị trường sẽ cung ứng sản phẩm sao cho lợi nhuận biên bằng giá sản phẩm. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng giá sản phẩm. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp khác, khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong trường hợp này, nếu sản xuất ở mức sản lượng không hiệu quả, doanh nghiệp luôn bị lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng doanh thu biên) thấp hơn chi phí sản xuất. === Những phương án cho vấn đề độc quyền === Chính phủ quy định cho doanh nghiệp một mức giá sao cho mức giá đó không làm cho nhưng mặt hàng khác có giá tăng theo(tránh hiện tượng ngoại ứng), tránh hiện tượng cùng một lúc hàng loạt mặt hàng tăng giá thì sẽ gây nên bất ổn trong đời sông nhân dân. Cách này xóa bỏ hoàn toàn được doanh thu siêu ngạch của doanh nghiệp và giảm được đáng kể tổn thất nhưng không loại trừ hoàn toàn được nó vì vẫn chưa đạt được mức sản lượng hiệu quả. Chính phủ quy định cho doanh nghiệp một mức giá bằng chi phí sản xuất để đạt mức sản lượng hiệu quả rồi bù đắp lỗ cho doanh nghiệp bằng một khoản hỗ trợ (vd: cho vay với một lãi xuất thấp...). Biện pháp này hoặc sẽ gây méo mó về giá cả nếu sử dụng loại thuế không phải thuế khoán hoặc sẽ làm người đóng thuế thắc mắc nếu áp dụng thuế khoán. Doanh nghiệp sẽ định giá gồm những phần khác nhau: phần thứ nhất đưa ra để phục vụ cho nhưng đối tượng khách hàng co nhu cầu cao đối với sản phẩm đó, sau một thời gian doanh nghiệp sẽ giảm giá sản phẩm để có thể tăng thêm những đối tượng khách hàng tiềm năng, ví dụ điển hình về vấn đề này như hãng điện thoại lớn nhất thế giới Nokia đã giảm giá đối với những dòng diện thoại cao cấp để nhưng khách hàng khác có thể mua với một mức giá phù hợp hơn sau một thời gian bán giá cao cho những người có nhu cầu. == Độc quyền bán và độc quyền mua == Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn. == Tham khảo == Economics of the Public Sector, Joseph E. Stiglitz. Kinh tế và tài chính công dành cho chương trình sau đại học về kinh tế theo phương thức từ xa. == Xem thêm == Độc quyền mua Độc quyền nhóm Cạnh tranh hoàn hảo
internet explorer 5.txt
Microsoft Internet Explorer 5 (viết tắt IE5) là một trình duyệt web đồ hoạ của Microsoft, chủ yếu dành cho Microsoft Windows, nhưng cũng có bản dành cho Apple Macintosh, Sun Solaris, và HP-UX. (Xem thêm Internet Explorer trên Mac hay trên Unix.) Nó là một trong những nguyên nhân của trận chiến trình duyệt. Internet Explorer 5 chiến 50% thị trường vào đầu năm 2000, đi đầu trong những trình duyệt web như IE4 và Netscape. Bản 5.x chiếm 80% thị trường vào tháng 8 năm 2001 khi ra mắt Internet Explorer 6. 5.0x và 5.5 đã được thay thế bởi Internet Explorer 6.0 == Tham khảo ==
p. t. barnum.txt
Phineas Taylor "P. T." Barnum (5 tháng 7 năm 1810 – 7 tháng 4 năm 1891) là một chính trị gia, người trình diễn, và một doanh nhân người Mỹ nổi tiếng vì việc quảng cáo những tin đồn lừa đảo và việc thành lập đoàn xiếc Barnum & Bailey. Mặc dù Barnum cũng là một tác giả, nhà xuất bản, người làm từ thiện và trong một thời gian là một chính trị gia, ông tự nói về mình: "Tôi là một người trình diễn chuyên nghiệp... và tất cả những việc khác không làm gì thêm cho tôi cả", và mục tiêu cá nhân của ông là "đưa tiền vào túi của mình". Barnum là người được cho là đã tạo ra cụm từ "Có một kẻ ăn bám sinh ra trong mỗi phút", nhưng thực tế là không phải Barnum đã nói câu này. Sinh ra tại Bethel, Connecticut, Barnum trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ ở tuổi 20, và thành lập một tờ báo tuần, trước khi chuyển đến thành phố New York năm 1834. Ông bắt đầu sự nghiệp giải trí, trước hết là với một đoàn kịch được gọi là "Barnum's Grand Scientific and Musical Theater", và ngay sau đó bằng cách mua bảo tàng Mỹ của Scudder, nơi ông đổi tên theo tên mình. Barnum đã sử dụng viện bảo tàng làm nền tảng để quảng bá những tin đồn lừa đảo và chuyện kỳ lạ của con người như người cá Feejee và tướng Tom lùn. Năm 1850, ông quảng bá cho chuyến lưu diễn của ca sĩ Jenny Lind, người Mỹ, trả cho cô một khoản tiền 1.000 đô la/đêm chưa từng thấy trong 150 đêm. Sau những biến động về kinh tế do những khoản đầu tư xấu vào những năm 1850 và những năm kiện tụng và bị hạ nhục công khai, ông đã sử dụng một chuyến lưu diễn thuyết trình, phần lớn làm một diễn giả với chủ đề kiềm chế, nhằm thoát khỏi nợ nần. Bảo tàng của ông đã thêm hồ cá đầu tiên của Mỹ và mở rộng kho người hình sáp. Trong khi ở New York, ông đã chuyển đổi sang chủ nghĩa phổ quát (Universalism) và là một thành viên của Giáo hội Thánh Cha, nay là Hiệp hội Hợp nhất Thứ tư ở Thành phố New York. Barnum phục vụ hai nhiệm kỳ tại cơ quan lập pháp Connecticut năm 1865 như là một đại diện Đảng Cộng hòa ở Fairfield. Với việc phê chuẩn bản Tu chính thứ mười ba đối với Hiến pháp Hoa Kỳ về chế độ nô lệ và quyền bầu cử của người Mỹ gốc Phi, Barnum đã phát biểu trước cơ quan lập pháp và nói, "Một linh hồn con người", mà Thiên Chúa đã tạo ra và Chúa Kitô đã hy sinh vì nó, không phải là thứ có thể coi thường. Nó có thể nằm trong người Trung Hoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập hay Hottentot - nó vẫn là một linh hồn bất tử". Được bầu vào năm 1875 với tư cách thị trưởng thành phố Bridgeport, Connecticut, ông đã làm việc để cải thiện việc cung cấp nước, mang ánh sáng khí đến các đường phố, và thực thi luật cấm rượu và mại dâm. Barnum đóng vai trò chính trong việc xây dựng Bệnh viện Bridgeport, được thành lập vào năm 1878, và là vị chủ tịch đầu tiên. Hoạt động kinh doanh xiếc là nguồn gốc của sự nổi tiếng lâu dài của ông. Ông đã thành lập "Bảo tàng du lịch Grand T. T. Barnum, Nhà hát, Caravan & Hippodrome", một rạp xiếc lưu động, nhà hát và bảo tàng của "những người cực đoan", mà đã dung nạp nhiều người trong những năm đó. Barnum chết trong giấc ngủ ở nhà mình vào năm 1891, và được chôn tại Nghĩa trang Mountain Grove, Bridgeport, nơi ông tự thiết kế. == Tham khảo == == Đọc thêm == Adams, Bluford. E Pluribus Barnum: The Great Showman and the Making of U.S. Popular Culture. Minneapolis: University of Minnesota Press, 1997. ISBN 0-8166-2631-6. Barnum, Patrick Warren. Barnum Genealogy: 650 Years of Family History. Boston: Higginson Book Co., 2006. ISBN 0-7404-5551-6 (hardcover), ISBN 0-7404-5552-4 (softcover), LCCN 2005903696. Benton, Joel. The Life of Phineas T. Barnum, [1]. Cook, James W. The Arts of Deception: Playing with Fraud in the Age of Barnum. Cambridge: Harvard University Press, 2001. ISBN 0-674-00591-0. Relates Barnum's Fiji Mermaid and What Is It? exhibits to other popular arts of the nineteenth century, including magic shows and trompe l'oeil paintings. Harding, Les. Elephant Story: Jumbo and P. T. Barnum Under the Big Top. Jefferson, NC.: McFarland & Co., 2000. ISBN 0-7864-0632-1. (129 p.) Harris, Neil. Humbug: The Art of P.T. Barnum. Chicago: University of Chicago Press, 1973. ISBN 0-226-31752-8. Reiss, Benjamin. The Showman and the Slave: Race, Death, and Memory in Barnum's America. Cambridge: Harvard University Press, 2001. ISBN 0-674-00636-4. Focuses on Barnum's exhibition of Joice Heth. Saxon, Arthur H. P.T. Barnum: The Legend and the Man. New York: Columbia University Press, 1995. ISBN 0-231-05687-7. Uchill, Ida Libert. Howdy, Sucker! What P.T. Barnum Did in Colorado. Denver: Pioneer Peddler Press, 2001. OCLC 47773817 Jefferson, Margo. On Michael Jackson. New York, NY: Pantheon, 2006. ISBN 978-0-307-27765-7. Critique of Michael Jackson, including his obsession with P.T. Barnum and "Freaks." Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Barnum, Phineas Taylor”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). Nhà in Đại học Cambridge. The Colossal P.T. Barnum Reader: Nothing Else Like It in the Universe. Ed. by James W. Cook. Champaign, University of Illinois Press, 2005. ISBN 0-252-07295-2. == Liên kết ngoài == Phineas Taylor Barnum papers, 1818-1993 P.T. Barnum's genealogy at the Barnum Family Genealogy website P. T. Barnum tại Find a Grave The Barnum Museum P.T. Barnum at Ringling Brothers and Barnum and Bailey Circus Barnum's American Museum House of Deception – An article about Barnum's handwriting & signature The Lost Museum – A virtual reproduction of Barnum's American Museum; includes a collection of primary source materials Entry on P.T. Barnum in the Concise Encyclopedia of Tufts History Art of Money Getting by P.T. Barnum Các tác phẩm của hoặc nói về P. T. Barnum tại Internet Archive Tác phẩm của P. T. Barnum trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng) LibriVox (public domain audiobooks) Full text of The Life of Phineas T. Barnum by Joel Benton, from Project Gutenberg P.T. Barnum did not say "There's a sucker born every minute" P.T. Barnum, the Shakespeare of Advertising P.T. Barnum and Henry Bergh Bergh was founder of the American Society for the Prevention of Cruelty to Animals (ASPCA). Facebook Page Bethel Historical Society, P.T. Barnum Monument, "P.T. Barnum – The Lost Legend" Documentary. [2] An 1890 recording of Barnum's voice [3] Marina Mansion
north dakota.txt
North Dakota (phiên âm: /ˌnɔrθ dəˈkoʊtə/; tiếng địa phương [ˌno̞ɹθ dəˈko̞ɾə]) là một tiểu bang Hoa Kỳ, xa nhất về phía bắc của các tiểu bang trong khu vực Đồng bằng Lớn thuộc Trung Tây Hoa Kỳ, mặc dù trong suốt thế kỉ 19 được xem như là một phần của miền tây hoang dã. Sông Missouri chảy qua phần phía tây của tiểu bang này, tạo thành hồ Sakakawea sau đập Garrison. Trước đây là một phần của lãnh địa Dakota (đặt theo tên bộ tộc Dakota của dân bản địa châu Mỹ), Bắc Dakota trở thành một tiểu bang vào năm 1889. == Tham khảo ==
điều tra dân số.txt
Thống kê dân số hay kiểm kê dân số là quá trình thu thập thông tin về tất cả mọi bộ phận của một quần thể dân cư. Nó khác với việc lấy mẫu, dùng đó chỉ cần phải lấy thông tin về một số nhỏ của dân cư. Vì vậy thống kê dân số là một cách để tụ lại dữ liệu thống kê. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định chính sách và tổ chức bầu cử. Việc điều tra tổng thể toàn bộ dân cư trong cả nước rất tốn kém, vì vậy các nước thường tiến hành cách 10 năm tổng điều tra một lần. Số liệu tổng điều tra được sử dụng để ước lượng dân số tại các thời điểm khác. == Thời cổ và trung cổ == Cổ La Mã làm thống kê dân số để tính thuế. Kinh Thánh có kể lại về một vài cuộc kiểm tra dân số. Sách Dân số (1:1-4:49, 26:1-65) miêu tả các cuộc kiểm tra dân số theo lệnh của Thiên Chúa với Moses khi ông dẫn dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Sau đó, vua David của Israel tổ chức một cuộc kiểm tra dân số người Israel (và người Giu-đa) (1 Sử biên niên 21:1-6, 2 Samuel 24:1-9). Phúc âm Luca cũng có nhắc tới cuộc kiểm tra dân số La Mã do hoàng đế Augustus tổ chức vào lúc Chúa Giêsu ra đời (Luca 2:1-3). Thống kê dân số sớm nhất trong lịch sử diễn ra ở Trung Quốc thời Nhà Hán, vào mùa thu năm 2 CN. Những nhà học giả cho rằng nó đúng đắn lắm. Trong khi đó có 57,5 triệu người ở Trung Quốc, tức là dân số lớn nhất trên thế giới. Thống kê dân số sớm thứ hai trong lịch sử cũng diễn ra tại Trung Quốc vào thời Nhà Hán, vào năm 140 CN, chỉ được đếm một tí hơn 48 triệu người. Những nhà học giả cho rằng dân số này giảm xuống quá bởi vì nhiều người chuyển về miền Nam Trung Quốc ngày nay. Vào Thời Trung cổ, thống kê dân số nổi tiếng nhất là cuốn sách Xét xử (tiếng Anh: Domesday Book hay Book of Winchester), do William I của Anh ủy thác vào năm 1086 "để kiểm tra... cái gì hoặc bao nhiều mọi người chủ có về đất và thú vật nuôi, và giá trị của nó", để cho ông có thể thuế đúng kiểu những vùng đất mà ông vừa thắng. Vào năm 1183, Vương quốc Jerusalem của quân chữ thập làm thống kê dân số, có mục đích tính ra số người và số tiền có sẵn để chống xâm lược của Saladin, vua của Ai Cập và Syria. == Ngày nay == === Việt Nam === Trước khi thống nhất tại miền Bắc Việt Nam đã thực hiện 2 đợt điều tra dân số, tiến hành vào thời điểm 01/3/1960 và 4/1974. Sau 1975, Việt Nam đã thực hiện 4 đợt tổng điều tra dân số vào tháng 4 các năm 1979, 1989, 1999, và 2009. === Úc === Thống kê dân số Úc do Cục Thống kê Úc hoạt động 5 năm một lần, lần cuối vào ngày 7 tháng 8 năm 2001. === Brasil === Thống kê dân số Brasil do IBGE, Viện Địa lý và Thống kê Brasil, tiến hành 10 năm một lần. Lần cuối cùng được tiến hành vào năm 2000. === Canada === Thống kê dân số Canada do Thống kê Canada tiến hành. Thống kê đầu tiên của Canada được tiến hành vào năm 1666, do quản đốc Jean Talon, khi ông đếm dân số vào Tân Pháp. Vào năm 1871, Canada làm thống kê dân số chính thức đầu tiên khi đếm dân số của bốn tỉnh bang Nova Scotia, Ontario, New Brunswick, và Québec. Năm 1918, Cục Thống kê Lãnh địa được thành lập. Năm 1971, Thống kê Canada được thành lập để thay cho Cục Thống kê Lãnh địa và sau đó tiếp quản việc thống kê dân số. Canada tiến hành những thống kê dân số 5 năm một lần. Thống kê dân số lần cuối được tiến hành vào năm 2001 và cái lần sau sẽ vào năm 2006. Các thống kê dân số vào giữa thập niên (Ví dụ 1976, 1986, 1996, v.v.) được gọi là thống kế dân số 5 năm. Những kia được gọi là thống kê 10 năm. Thống kê dân số 5 năm lần đầu tiên được tiến hành vào năm 1956. === Costa Rica === Costa Rica tiến hành thống kê dân số thứ 9 vào năm 2000. INEC, Viện Thống kê và Thống kê Quốc tế có nhiệm vụ để tiến hành những thống kê dân số. Trước đó Costa Rica có thống kê dân số vào những năm 1864, 1883, 1892, 1927, 1950, 1963, 1973, và 1984. == Tham khảo == == Xem thêm == == Liên kết ngoài ==
bénin.txt
Không nên nhầm lẫn với Vương quốc Benin, hiện ở vùng Benin của Nigeria, hay Thành phố Benin tại vùng đó Bénin, tên chính thức Cộng hoà Bénin (tiếng Việt đọc là Bê-nanh), là một quốc gia Tây Phi, tên cũ là Dahomey (cho tới năm 1975) hay Dahomania. Nó có chung biên giới với Togo ở phía tây, Nigeria ở phía đông và Burkina Faso cùng Niger ở phía bắc; bờ biển ngắn ở phía nam nước này dẫn tới Eo Benin. Thủ đô của Bénin là Porto Novo, nhưng chính phủ đóng trụ sở tại Cotonou. == Tên == Benin có tên đầy đủ là “Cộng hòa Benin”, nằm ở phần đông nam của Tây Phi, nam giáp vịnh Guinea. Tên nước lấy tên từ vương quốc Benin với Benin làm trung tâm kiến lập ở đồng bằng hạ du sông Niger. “Benin” trong tiếng địa phương có nghĩa là “nô lệ”. Năm 1580, những người Bồ Đào Nha đầu tiên đến Veda - duyên hải Benin tiến hành hoạt động buôn bán nô lệ. Năm 1894, thực dân Pháp dùng vũ lực chiếm lĩnh toàn bộ Benin, gọi chung lãnh địa vịnh Benin thuộc Pháp bao gồm vương quốc Abomey và các vùng đất thuộc địa khác là “Dahomey”. Về ý nghĩa của “Dahomey” có nhiều cách giải thích khác nhau. Một thuyết cho rằng “daan” là xưng hiệu thế tập của người sáng lập vương quốc Dahomey khi lên làm tù trưởng, “homey” trong tiếng dân tộc Fon mang nghĩa “nhà ở”, “Dahomey” hợp lại có nghĩa là “nhà của tù trưởng”. Một thuyết khác cho rằng, tương truyền năm 1645 có một vị hoàng tử đưa ra yêu cầu về lãnh thổ với vương quốc Daan. Daan phẫn nộ nói: “Hoàng tử trẻ tuổi kia, ngươi thật tham lam quá đỗi, nếu ta không đề phòng, ngươi có thể đem ngôi nhà xây trên bụng ta”. Về sau Daan bị đánh bại, vị hoàng tử đã dựng một ngôi nhà lá trên vùng đất mai táng ông ta, đặt tên là “Danhome Houegbe”, nghĩa là “ngôi nhà trên bụng Daan”. Sau dùng để chỉ cả một vùng. “Danhome” biến thành “Dahomey”. Khoảng thế kỷ XVI, nơi đây hình thành nhiều tiểu vương quốc và các bộ lạc. Năm 1580, người Bồ Đào Nha xâm nhập vào Benin. Năm 1626, thực dân Pháp xâm chiếm Benin. Năm 1913, trở thành thuộc địa của Pháp. Tháng 12 năm 1958, thành nước tự trị trong khối Cộng đồng Pháp. Ngày 1 tháng 8 năm 1960 tuyên bố độc lập, thành lập “Cộng hòa Dahomey”. Ngày 30 tháng 11 năm 1975, đổi tên thành “Cộng hòa Nhân dân Benin”. Ngày 1 tháng 3 năm 1990 định tên là “Cộng hòa Benin”. == Lịch sử == Vương quốc Dahomey tại Châu Phi được một nhóm sắc tộc bản địa thành lập tại đồng bằng Abomey. Nhà sử học IA Akinjogbin đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự mất an ninh do tình trạng buôn bán nô lệ có thể đã góp phần vào việc di cư hàng loạt của các nhóm người khác nhau, gồm cả một thành phần gia đình hoàng gia tại thành phố Allada, tới Abomey. Các nhóm đó kết hợp xung quanh một nền văn minh quân sự chặt chẽ với mục tiêu đảm bảo an ninh và cuối cùng là mở rộng các biên giới của vương quốc nhỏ bé. Dahomey được biết tới với nền văn hóa và các truyền thống riêng biệt của nó. Các chú bé được cho học nghề với những người lính từ khi còn rất nhỏ, và học về các truyền thống quân sự của vương quốc cho tới khi đủ tuổi gia nhập quân đội. Dahomey cũng nổi tiếng về một đội ngũ binh lính nữ ưu tú, được gọi là "Ahosi" hay "những người mẹ của chúng ta" trong tiếng Fon gbè, nhưng thường được chuyển tự sang tiếng Anh là Dahomean Amazons. Sự nhấn mạnh trên nguyên tắc quân sự và thành công này khiến người Dahomey được những nhà nghiên cứu châu Âu như Sir Richard Francis Burton đặt biệt hiệu "những Sparta đen nhỏ bé". Hiến tế người là việc thường xuyên, theo các nguồn tin đương thời; vào những ngày lễ và những dịp đặc biệt, hàng ngàn nô lệ và tù binh chiến tranh bị chém đầu trước công chúng. Một số niềm tin tôn giáo Dahomey cho rằng việc chém đầu người sẽ làm tăng uy danh và quyền lực của nhà vua Dahomey cũng như cho các chiến binh của họ. Dù những người thành lập Dahomey dường như ban đầu đã chống lại nó, việc buôn bán nô lệ luôn có trong tôn giáo của Dahomey trong hầu như suốt ba trăm năm, dẫn tới việc vùng này được gọi là "Bờ biển Nô lệ". Những nhu cầu nghi lễ triều đình, đòi hỏi một phần tù nhân bị bắt giữ qua các trận chiến phải được đem ra chặt đầu, dẫn tới việc giảm số lượng nô lệ xuất khẩu từ vùng này. Con số này đã giảm từ 20.000 ở cuối thế kỷ 17 xuống còn 12.000 vào đầu thập niên 1800. Sự suy giảm một phần do nhiều quốc gia thuộc địa đã tuyên bố việc buôn bán nô lệ là trái pháp luật. Sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài tới năm 1885, khi con tàu buôn cuối cùng của Bồ Đào Nha rời cảng với những người nô lệ trên boong từ một nơi thuộc Bénin ngày nay. Cùng với vương quốc hùng mạnh Dahomey, một số lượng các quốc gia khác tại những vùng có người ở sau này sẽ trở thành Cộng hoà Bénin. Những quốc gia đáng chú ý gồm Ketu, Icha, Dassa, Anago, và các phụ nhóm của người nói tiếng Yoruba. Những nhóm này có quan hệ chặt chẽ với các phụ nhóm ở Nigeria ngày nay, và thường là kẻ đối địch với người Dahomey. Tuy nhiên, một số người lại là công dân của Dahomey và theo các tôn giáo như tại Porto Novo hiện nay, giữa hai nhóm có hôn nhân lai chủng. Các dân tộc phía bắc là Borgu, Mahi, và nhiều nhóm sắc tộc khác tạo nên dân số hiện nay của quốc gia. Tới giữa thế kỷ 19, Dahomey bắt đầu đánh mất vị trí và sức mạnh trong vùng, khiến người Pháp có cơ hội chiếm toàn bộ vùng này năm 1892. Năm 1899, vùng đất trở thành một phần của thuộc địa Tây Phi thuộc Pháp, vẫn giữ tên gọi là Dahomey. Năm 1958, nó được trao quyền tự trị với tên gọi Cộng hoà Dahomey, và bắt đầu có quyền độc lập hoàn toàn từ ngày 1 tháng 8 năm 1960. Trong 12 năm tiếp theo, những xung đột sắc tộc dẫn tới một giai đoạn hỗn loạn. Nhiều cuộc đảo chính, thay đổi chế độ, với ba nhân vật chính là Sourou Apithy, Hubert Maga và Justin Ahomadegbé, mỗi người trong số họ đều đại diện cho một vùng đất trong nước. Ba người này đã quyết định thành lập hội đồng tổng thống sau khi bạo lực đã ngăn cản cuộc bầu cử năm 1970. Năm 1972, một cuộc đảo chính quân sự do Mathieu Kérékou lãnh đạo đã lật đổ hội đồng. Ông lập ra một chính phủ theo chủ nghĩa Marx dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Quân đội Cách mạng (CNR), và đất nước được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Bénin năm 1975. Năm 1979, Hội đồng Quân đội Cách mạng giải tán và cuộc bầu cử diễn ra. Tới cuối thập niên 1980, Kérékou đã từ bỏ chủ nghĩa Marx sau một cuộc khủng hoảng kinh tế và quyết định tái lập hệ thống nghị viện tư bản. Ông bị đánh bại năm 1991 trong cuộc bầu cử trước Nicéphore Soglo, trở thành tổng thống da đen đầu tiên của châu Phi thôi chức sau một cuộc bầu cử. Ông quay trở lại nắm quyền sau chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 1996. Năm 2001, một cuộc bầu cử với kết quả sít sao khác khiến Kérékou tiếp tục thắng cử một nhiệm kỳ nữa. Những đối thủ của ông đã đưa ra một số lời buộc tội gian lận trong bầu cử. Tổng thống Kérékou và cựu Tổng thống Soglo không ra tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2006, cả hai đều bị hiến pháp Bénin ngăn cấm tranh cử vì tuổi tác và Tổng thống Kérékou đã giữ hai nhiệm kỳ liên tiếp trước đó. Tổng thống Kérékou được nhiều người ca ngợi vì đã không tìm cách sửa đổi hiến pháp để có thể tiếp tục tại vị hay tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, không giống như một số lãnh đạo châu Phi khác. Một cuộc bầu cử, được cho là công bằng và tự do, đã được tổ chức ngày 5 tháng 3 năm 2006, và dẫn tới vòng loại trực tiếp giữa Yayi Boni và Adrien Houngbédji. Vòng loại trực tiếp được tổ chức ngày 19 tháng 3 với thắng lợi của Yayi Boni, ông lên nhậm chức ngày 6 tháng 4. Thắng lợi của cuộc bầu cử đa đảng tại Bénin được ca ngợi rộng rãi, và Bénin được nhiều bên coi là một hình mẫu dân chủ tại châu Phi. == Chính trị == Chính trị Bénin dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Bénin vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa dạng. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do nhánh lập pháp đảm nhận. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Hệ thống chính trị hiện nay được thành lập theo Hiến pháp Bénin năm 1990 và cuộc chuyển tiếp dân chủ sau đó năm 1991. == Chính sách ngoại giao == Bénin là thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (2004-2005), Phong trào không liên kết, Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), FAO, IMF, WTO, ECOWAS (Cộng đồng Kinh tế Tây Phi) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bénin tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hoà bình do ECOWAS và Liên Hiệp Quốc khởi xướng tại châu Phi như đóng góp quân cho lực lượng của Liên hiệp Quốc ONUCI tại Bờ Biển Ngà, MONUC tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô. Chính sách đối ngoại của Bénin là ưu tiên hợp tác khu vực, coi trọng quan hệ với phương Tây, nhất là Pháp và các tổ chức quốc tế, tài chính quốc tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật. == Khu vực hành chính == Trong nhiều thập kỷ Bénin được chia thành sáu khu hay tỉnh, mỗi khu đã được chia ra làm hai năm 1999. Các tỉnh được chia thành 77 làng. Mười hai tỉnh của Bénin gồm: Alibori (từ phía bắc Borgou) Atakora Atlantique Borgou Collines (từ bắc Zou) Donga (từ nam Atakora) Kouffo (từ bắc Mono) Littoral (vùng Cotonou, chia từ Atlantique) Mono Ouémé Plateau (từ bắc Ouémé) Zou == Địa lý == Trải dài giữa sông Niger ở phía bắc và Eo Benin ở phía nam, cao độ của Bénin hầu như bằng nhau trên toàn đất nước. Đa phần dân số sống tại những đồng bằng ven biển phía nam, nơi có những thành phố lớn nhất nước, gồm Porto Novo và Cotonou. phía bắc đất nước đa phần gồm đồng cỏ và cao nguyên bán khô cằn. Khí hậu Bénin nóng và ẩm với lượng mưa khá nhỏ so với các nước Tây Phi khác, dù có hai mùa mưa (tháng 4, tháng 6 và tháng 9 tháng 11). Trong mùa đông gió bụi harmattan có thể khiến trời đêm lạnh hơn. Thành phố lớn nhất và là thủ đô là Cotonou. Cái tên Cotonou xuất phát từ câu ku tɔ nu (tại hồ thần chết) trong tiếng Fon, là phá ở bên cạnh. Đây là một minh chứng cho niềm tin rằng các ngôi sao rơi xuống tượng trưng cho những linh hồn người chết ở thế giới bên kia. Chuyện kể rằng khi Cotonou được thành lập, ánh sáng của các làng ven hồ Ganvié suốt dọc phá chiếu ánh lung linh trên mặt nước, cho thấy những ngôi sao rơi bên dưới. Ganvié là một làng chài gồm những nhà sàn ven hồ ở bờ phía tây phá. Thị trấn Ouidah là thủ đô tín ngưỡng của vodun, được dân bản địa gọi là glexwe. Đây từng là một cảng nô lệ lớn thời Bồ Đào Nha. Thị trấn Abomey là thủ đô cũ của Vương quốc Dahomey, và các vị vua Fon luôn sống ở đó. Tại tỉnh Atakora, các khu định cư Betamaribe bên cạnh biên giới Togolese được gọi là tata somba (nhà Somba); chúng nổi tiếng vì các pháo đài, với các ngôi nhà bên trong và những người dân ngủ trong các túp lều giữa các kho thóc trên mái. == Kinh tế == Kinh tế Bénin còn ở tình trạng chưa phát triển và dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sản xuất bông và thương mại vùng. Tăng trưởng sản xuất thực trung bình ở mức ổn định 5% trong sáu năm qua, nhưng mức tăng dân số quá nhanh khiến con số trên không còn mang ý nghĩa. Lạm phát đã giảm xuống trong những năm gần đây. Đề tăng mức tăng trưởng kinh tế hơn nữa, Bénin đã đưa ra các kế hoạch nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh hơn trên du lịch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm mới và sản phẩm nông nghiệp, cũng như tăng cường công nghệ thông tin và tin học. Chính sách tư nhân hóa năm 2001 cần tiếp tục thực hiện ở cả lĩnh vực viễn thông, nước, điện, và nông nghiệp, dù chính phủ ban đầu có e ngại trong các lĩnh vực đó. Câu lạc bộ Paris và các chủ nợ đã giãn nợ cho Bénin, tuy nhiên vẫn thúc ép nước này tăng tốc cải cách cơ cấu. Tài nguyên thiên nhiên có sắt (trữ lượng 1 tỷ tấn), phốt phát, vàng, đá trắng và dầu lửa ở thềm lục địa. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% thu nhập quốc dân. Nông nghiệp Bénin lạc hậu, sản phẩm chủ yếu là lương thực và bông ngoài ra còn có dầu cọ, ngô, lạc, kê, ca cao v.v... Ngành chăn nuôi có cừu, dê. Bénin vẫn phải nhập phần lớn lương thực. Công nghiệp Bénin nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp ép dầu cọ và khai thác sắt. Nền kinh tế ngầm (buôn bán lậu qua biên giới) chiếm đến 50% nền kinh tế Bénin. Cảng Cotonu là bến quá cảnh của nhiều nước trong vùng Vịnh Bénin đã tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho Bénin. Bénin xuất khẩu bông, các sản phẩm từ cọ, dừa; nhập thực phẩm, các sản phẩm dầu lửa, thiết bị. Các bạn hàng chính: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Niger, Nigeria. == Nhân khẩu == Có hàng chục nhóm ngôn ngữ tại Bénin, đại diện ba hệ ngôn ngữ chính của châu Phi: Niger-Congo, Nilo-Sahara và Á-Phi. Các ngôn ngữ Á-Phi (Aforasiatic) được đại diện bởi tiếng Hausa chủ yếu là những lái buôn sống ở phía bắc trong khi các ngôn ngữ Nilo-Sahara được đại diện bởi Dɛndi, hậu duệ của Đế chế Songhai. ngôn ngữ Dɛndi chiếm ưu thế dọc theo sông Niger ở miền cực bắc, và được dùng như một lingua franca trong các cộng đồng Hồi giáo trên toàn miền bắc, tại các tỉnh Alibori, Borgou và Donga. Trong ngữ hệ Niger-Congo năm nhóm chính gồm: Nhóm Mande của người Boko hay Busa, hiện ở phía cực đông bắc (nam Alibori-bắc Borgou), nhưng trước kia đã từng được sử dụng rộng rãi bởi người Bariba Nhóm Tây Đại Tây Dương bởi các bộ lạc du mục Fulbe rải rác phía đông bắc Nhóm Benue-Congo bởi người Yoruba tại các tỉnh Collines và tỉnh cao nguyên, như cựu vương quốc Sakete, và thành phố thủ đô Porto-Novo, đã mở rộng ra phía bắc từ Ɔyɔ và Ifɛ trong giai đoạn thế kỷ 12 đến thế kỷ 19 Nhóm Gur (Voltaic) chiếm ưu thế tại bốn tỉnh phía bắc, với Batɔmbu (Bariba) của cựu Vương quốc Borgou (Bariba) chiếm đa phần miền thôn quê tại các tỉnh chia tách của nó sau này là Borgou và Alibori, cũng như thủ phủ tỉnh Parakou; Yom tại đa phần tỉnh Donga và thủ phủ Djougou của nó; cùng nhiều nhóm tại Atakora, gồm cả Bɛtamaribɛ của vùng nông thôn Otammari xung quanh thủ phủ Natitingou, Biali, Waama của Tanguiéta, và Gulmàceba. Nhóm Kwa, đặc biệt là nhóm Gbe được người Tado ở các tỉnh trung và nam sử dụng: người Aja đã từng sinh sống tại tỉnh Kouffo từ nước láng giềng Togo dẫn tới sự hiện diện của những người Tado tại Bénin, ngoại trừ người Mina của tỉnh Mono, họ đến đây rải rác từ Togo hay Ghana: Văn hoá Fɔn tập trung ở tỉnh Zou xung quanh thủ đô cũ Fɔn Abomey, nhưng cũng chiếm ưu thế tại Cotonou và các vùng nam Đại Tây Dương như Ouidah; Maxi ở trung Collines, đặc biệt xung quanh Savalou; Ayizɔ trung Đại Tây Dương (Allada); Xwla và Xueda tại các phá dọc bờ biển; Tɔfin của Ouémé; và Gun của Porto-Novo. Nhóm Kwa được người Anii ở phía nam Donga trong vùng Bassila sử dụng, và Fooɖo ở phía tây Donga gần thị trấn Ouaké. Theo số lượng, ngôn ngữ đông đảo nhất là tiếng Fon với 1.7 người sử dụng (2001), tiếp theo là các nhóm Yoruba (1.2 triệu), Aja (600.000), Bariba (460.000), Ayizo (330.000), Fulbe (310.000) và Gun (240.000). Gần các cảng ở phía nam có những người dân da sáng hơn, họ là hậu duệ của những nô lệ quay trở về từ Brasil. Cũng có một số nhỏ người Âu, chủ yếu là người Pháp, người Á, chủ yếu là Liban và Ấn Độ. Các tôn giáo bản xứ được đa số người dân tin theo gồm cả các tôn giáo duy linh tại Atakora (các tỉnh Atakora và Donga), và Vodun trong các cộng đồng người Yoruba và Tado ở miền trung và nam đất nước. Thị trấn Ouidah ở bờ biển miền trung là trung tâm của Beninese vodun. Các vị thần Yoruba và Tado rất giống nhau: Thần tối cao Mawu (trong tiếng Fon) hay Olodumare (trong tiếng Yoruba) Thần đất hay đậu mùa, Sakpata hay Cankpana Thần sấm, Xevioso hay Cango Thần chiến tranh hay sắt, Gu hay Ogun Các tôn giáo du nhập lớn nhất gồm Hồi giáo, bởi Đế chế Songhai và những nhà buôn Hausa, hiện có nhiều tín đồ trên khắp các tỉnh Alibori, Borgou, và Donga, cũng như trong cộng đồng Yoruba, với từ 10 đến 15% dân số; và Thiên chúa giáo, trên danh nghĩa có 10-15% tín đồ trên khắp miền trung và miền nam Bénin và tại Otammari ở Atakora. Tuy nhiên, đa số tín đồ Thiên chúa giáo tiếp tục giữ đức tin Vodun và đã đưa những vị thần Thiên chúa giáo vào trong các tín ngưỡng Vodun. == Văn hoá == Mọi người tin rằng Vodun (hay "Voodoo", như thường được gọi) có nguồn gốc tại Bénin và đã được đưa tới Brasil, các quần đảo Caribbean, và nhiều phần Bắc Mỹ bởi các nô lệ từ thời vùng này còn là Bờ biển Nô lệ. Tôn giáo bản xứ Bénin được khoảng 60% tin theo. Từ năm 1992 Vodun đã được công nhận là một trong những tôn giáo chính thức của Bénin, và Ngày lễ Quốc gia Vodun được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 hàng năm. Nhiều người Bénin ở phía nam đất nước có tên dựa trên Akan thể hiện ngày sinh của họ trong tuần. Những cặp sinh đôi rất quan trọng trong văn hoá Bénin, và những tên đặc biệt thường được sử dụng cho chúng. Các ngôn ngữ địa phương được sử dụng như các ngôn ngữ giáo dục ở cấp tiểu học, tiếng Pháp chỉ được sử dụng sau cấp này. Các ngôn ngữ tại Bénin nói chung được ghi bằng các ký tự riêng biệt cho mỗi âm (phoneme), chứ không sử dụng dấu phụ như trong tiếng Pháp hay chữ ghép như trong tiếng Anh. Cả tiếng Yoruba của Bénin, tại Nigeria được viết bằng cả dấu phụ và chữ ghép. Ví dụ, các ngữ âm giữa viết é è, ô, o trong tiếng Pháp được viết e, ɛ, o, ɔ trong các ngôn ngữ tại Bénin, trong khi các phụ âm được viết ng và sh hay ch trong tiếng Anh được viết ŋ và c. Tuy nhiên, dấu phụ được dùng cho ngữ âm mũi và các phụ âm môi kp và gb, như ở tên của ngôn ngữ Fon Fon gbe /fõ ɡ͡be/, và các dấu phụ được dùng như các dấu thanh. Trong những văn bản xuất bản bằng tiếng Pháp, phép chính tả lai Pháp và Bénin thường được sử dụng. == Chủ đề khác == Viễn thông Bénin Các trạm phát sóng TV - TV Quốc gia Kênh thương mại TV3, trụ sở tại Cotonou Quan hệ nước ngoài Bénin Danh sách các thành phố tại Bénin Quân đội Bénin Nhà báo không biên giới Chỉ số tự do báo chí thế giới 2004: 27 trong số 167 quốc gia Vận tải Bénin == Tham khảo == Adam, Kolawolé Sikirou và Michel Boko (1983), le Bénin. SODIMAS, Cotonou và EDICEF, Paris. == Liên kết ngoài == === Chính phủ === Benin Government Portal (official site) === Tin tức === allAfrica - Benin news headline links L'Araignee (bằng tiếng Pháp) Allafrica news - Benin benininfo (news in french) sonagnon.net (news in french) quotidien le martinal LC2 international TV (Live TV) [1] (news in french) === Tổng quan === BBC News - Country Study: Benin Mục “Benin” trên trang của CIA World Factbook. MBendi - Information for Africa US State Department - Benin includes Background Notes, Country Study and major reports === Văn hoá === Beninese women authors at a glance === Chỉ dẫn === Columbia University Libraries - Benin directory category of the WWW-VL Benin Constitution Benin tại DMOZ Stanford University - Africa South of the Sahara: Benin directory category Yahoo! - Benin directory category Bản mẫu:Thành viên Liên minh châu Phi
hạ long (thành phố).txt
Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai. Ngày 10/10/2013, Chính phủ ban hành quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I. == Vị trí địa lý == Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển gần 50 km. Phía đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đông Bắc, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. == Điều kiện tự nhiên == === Địa chất === Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng là vùng hải đảo. Trong đó, vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc chiếm 70% diện tích, với độ cao trung bình từ 150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 mét. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. thứ hai là vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5 mét. cuối cùng là vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. === Khí hậu === Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.70C rét nhất là 50C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.60C, nóng nhất có thể lên đến 380C. Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. === Sông ngòi và chế độ thủy triều === Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới. Cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh. Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng 7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm). === Tài nguyên thiên nhiên === - Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha). - Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể). - Tài nguyên đất: Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp 16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha. - Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm. - Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố như: Yết Kiêu, Ao Cá, Kênh Đồng … == Lịch sử == Người tiền sử đã xuất hiện trên Vịnh Hạ Long từ rất lâu. Qua nhiều năm khảo cổ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời từng là cái nôi văn hóa của nhân loại. Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu. Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau, hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong, Giang Võng và Trúc Võng. Các xã phường phía Đông và phía Tây của thành phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ. Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác than ở các mỏ trên bờ vịnh. Có ý kiến cho rằng do trên các đảo ở đây có nhiều cây gai nên người Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là Hon Gai hay Hon Gay, sau đổi thành Hòn Gai.Còn theo các nhà nghiên cứu thì Hòn Gai là cách gọi lệch của người Pháp từ địa danh Hồng Hải lúc bấy giờ. Do tiếng Pháp âm H là âm câm. Nên đọc là Hongay hay Hòn Gai sau này. Lúc bấy giờ, Hòn Gai là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thị xã Hồng Gai trở thành thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai. Sau hiệp định Genève 1954, thị xã Hồng Gai lại là thủ phủ của khu Hồng Quảng. Ngày 17 tháng 6 năm 1958, xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào thị xã Hồng Gai. Ngày 30 tháng 10 năm 1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hồng Gai trở thành thủ phủ của Quảng Ninh. Ngày 26 tháng 9 năm 1966, chuyển xã Tân Hải về huyện Cẩm Phả quản lý. Thị xã Hồng Gai là trung tâm cung cấp than cho toàn bộ ngành công nghiệp của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là cửa ngõ nối với Trung Quốc nên trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của Mỹ trong chiến tranh. Bến phà Bãi Cháy (ngừng hoạt động năm 2007, nay được thay thế bằng cầu Bãi Cháy) đã từng là đầu mối giao thông quan trọng, bị bom Mỹ hủy diệt nhiều lần, 3 lần danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau năm 1975, thị xã Hồng Gai có 4 phường: Bạch Đằng, Hạ Long, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu; 5 thị trấn: Bãi Cháy, Cao Thắng, Cọc 5, Hà Lầm, Hà Tu và 3 xã: Hùng Thắng, Thành Công, Tuần Châu. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chia thị trấn Bãi Cháy thành 2 thị trấn: Bãi Cháy và Giếng Đáy. Ngày 11 tháng 8 năm 1981, chia thị trấn Hà Tu thành 2 phường: Hà Tu và Hà Phong; chia thị trấn Hà Lầm thành 3 phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hà Khánh; chia thị trấn Cọc 5 thành 2 phường: Hồng Hà và Hồng Hải; chia thị trấn Cao Thắng thành 2 phường: Cao Thắng và Cao Xanh; chia thị trấn Giếng Đáy thành 2 phường: Giếng Đáy và Hà Khẩu; chuyển thị trấn Bãi Cháy thành phường Bãi Cháy . Ngày 28 tháng 5 năm 1991, sáp nhập xã Thành Công vào phường Hà Khẩu. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hòn Gai. Ngày 28 tháng 10 năm 1996, phường Hạ Long được đổi tên thành phường Hồng Gai. Ngày 16 tháng 8 năm 2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long. Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại 2. Ngày 1 tháng 10 năm 2003, chuyển 2 xã: Hùng Thắng và Tuần Châu thành 2 phường có tên tương ứng. Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP, thành lập các phường Đại Yên và Việt Hưng thuộc thành phố Hạ Long trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng. Giới hạn phía đông thành phố ngăn cách với Thành phố Cẩm Phả là dốc Đèo Bụt. Dốc Đèo Bụt trước đây còn gọi là Khe Hùm, theo những người già kể lại thì trước đây có nhiều hổ tại đây, khi đi từ Hòn Gai sang Cẩm Phả phải qua khe này. Giới hạn phía Tây là hồ Yên Lập, giáp với thị xã Quảng Yên.. Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. == Hành chính == Thành phố Hạ Long hiện có 20 phường trực thuộc. == Kinh tế == Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2014, GDP của thành phố đạt 22000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vu & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm. Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế: Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng Thành phố có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ. Khai thác than được xem một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than khai thác mỗi năm ước đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW. Hạ Long còn có nhiều mỏ đất sét rất tốt, với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Cảng quốc gia Cái Lân là cảng nước sâu của thành phố. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Viglacera Hạ Long, Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Neptune, Cái Lân), Bột mì VIMA FLOUR (Hoa Ngọc Lan), Bia Hạ Long, Hải sản Hạ Long... Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 160 triệu USD. Năm 2011 thu ngân sách của thành phố là 19.445 tỷ đồng, và thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 3.718 USD/người/năm bằng 2,86 lần so với cả nước. == Giao thông vận tải == Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển, trải qua suốt lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, TP Hạ Long luôn khẳng định vị trí chiến lược quan trọng khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ. Mạng lưới giao thông trên địa bàn TP Hạ Long về đối ngoại và đối nội gồm các loại hình: Giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông và đường hàng không (thủy phi cơ). Theo đánh giá tại Đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì các tuyến đường sắt, luồng đường thủy hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải. === Đường bộ === Hiện nay mạng lưới giao thông đến thành phố Hạ Long chủ yếu gồm 3 tuyến đường QL18, QL 279, đường tỉnh 337 với tổng chiều dài trên 50 km. Mạng lưới giao thông nội thị của TP Hạ Long có tổng chiều dài trên 380 km, trong đó gồm các đường trục chính, phố chính và các đường ngõ. ==== Hệ thống đường đối ngoại ==== Hạ Long nằm chính giữa QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Điểm đầu của tuyến QL 279 nằm tại Ngã tư Ao Cá thuộc thành phố Hạ Long. Hiện thành phố đang triển khai xây dựng các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Hạ Long - Nội Bài (Hà Nội); nâng cấp và mở rộng QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương. Cùng với đó, TP Hạ Long đầu tư xây dựng mới cầu nối khu Hà Khánh với tỉnh lộ 328, nằm trên tuyến đường trục chính Hà Tu - Hoành Bồ và tuyến đường trục chính Hà Tu - Hoành Bồ để kết nối tuyến đường vành đai tỉnh lộ 328; nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường bao biển kết nối Hạ Long với Cẩm Phả; nâng cấp QL18 đoạn từ nút giao với đường cao tốc đến ngã 3 Hùng Thắng từ 4 làn xe lên 8 làn xe; triển khai giai đoạn 2 tuyến đường nối từ Khu công nghiệp Việt Hưng với QL 18 đi qua kho xăng dầu B12; đầu tư xây dựng cải tạo nút, mở rộng giao thông tại ngã 3 Hà Khẩu nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực và tránh ùn tắc giao thông. ==== Hệ thống đường nội thành ==== Hiện nay TP Hạ Long đã hoàn thiện nút giao thông Cái Dăm (Ngã 5 giữa các trục đường lớn là đường Hạ Long - Bãi Cháy - Hoàng Quốc Việt); đường vào khu công nghiệp Việt Hưng; hoàn thiện dự án Cải tạo nâng cấp đường Trần Phú (336); đang triển khai việc mở rộng nâng cấp nút giao thông Loong Toòng; mở rộng đường Trần Hưng Đạo; nghiên cứu cải tạo nút giao thông Kênh Liêm và đường Kênh Liêm… === Đường thủy === Thành phố có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 là cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh. Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong các Cảng tàu du lịch quốc tế trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối Tuần Châu - Cát Bà. Việc phát triển về giao thông đường thủy cũng giúp giảm tải đối với giao thông đường bộ, vì vậy thành phố đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một số cảng, bến du lịch trên địa bàn gồm: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng Quốc tế và cảng tàu du lịch Hồng Gai để tăng cường vận tải đường biển, thu hút nhiều du khách của các nước trên thế giới; đầu tư, xây mới, cảng tàu khách du lịch Bến Đoan để khai thác tiềm năng du lịch và giữ chân du khách lưu trú lại thành phố; đầu tư hệ thống bến thuyền phục vụ du lịch… === Đường không === Thành phố có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Hiện nay có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy và cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Từ tháng 9/2014, Hàng không Hải Âu bắt đầu cung cấp dịch vụ bay thủy phi cơ bay 45 phút từ bến cảng Tuần Châu đến sân bay Nội Bài. === Đường sắt === Tuyến đường sắt Quốc gia nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long - Cái Lân đã và đang được nâng cấp xây dựng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và cảng Cái Lân. == Các địa danh, đường phố, công trình công cộng tại Hạ Long == === Các nút giao thông === == Văn hóa xã hội == === Dân cư === Năm 2016, thành phố Hạ Long ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thanh Y, Thái Thổ, H Mông với 830 nhân khẩu sống chủ yếu ở các phường Hà Phong, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khánh. === Giáo dục === Thành phố có các trường đào tạo hệ cao đẳng, đại học là: Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Đại học Hạ Long cơ sở 2, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 12 trường THPT (Cả các trường liên cấp), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập Trung học cơ sở. === Tôn giáo === Đạo Phật ở Hạ Long có khoảng 5032 phật tử với hơn 5 chùa, trong đó có 3 chùa nổi tiếng là chùa Long Tiên tọa lạc tại phường Hồng Gai, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên và chùa Quang Nghiêm ở phường Hà Tu. Công giáo ở đây có khoảng 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Ngoài ra ở phố Bến Đoan có đền thờ Trần Quốc Nghiễn và bốn miếu nhỏ, trong đó 2 miếu thờ Thành Hoàng đã bị bom Mỹ san bằng. === Thông tin liên lạc === Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của Vinaphone, Mobifone, Viettel, phủ sóng khắp Thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn năm 2010 đạt trên 80.000 máy, mật độ điện thoại đạt hơn 36 máy/100 dân; có hơn 43% người dân sử dụng dịch vụ Internet; trên 380.000 thuê bao di động trả trước và trả sau. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Hiện tại toàn bộ thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng Wifi miễn phí. === Ẩm thực === Ẩm thực Hạ Long là một trong những yếu tố đặc trưng của thành phố này. Các món ăn ở đây chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những loài hải sản độc đáo mà nhiều người còn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ví dụ như ngán là một loài nhuyễn thể chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán. Mỗi món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng. Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản khác mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hạ Long như: chả mực (ăn với xôi, bánh cuốn), canh hà, cà sáy (cà sáy là con vịt lai ngan), sam Hạ Long, sò huyết, ruốc (Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu hài, tôm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực... Các phố ẩm thực của Hạ Long thu hút đông người dân và du khách: phố Giếng Đồn, đường Trần Quốc Nghiễn,... === Khu đô thị === Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: Mon Bay Hạ Long, Vinhomes Dragon Bay, Times Garden, Hạ Long Marina Hùng Thắng, Cao Xanh - Hà Khánh,... == Du lịch dịch vụ == Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch, trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Năm 2015 số du khách đến Hạ Long đạt trên 6 triệu lượt người. Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới 2 lần. Ngoài ra vào lúc 2 giờ của ngày 12 tháng 11 năm 2012 (theo giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hạ Long đã được nhận Cúp quốc gia về môi trường là Thành phố xanh - sạch - đẹp. Gắn liền với vịnh Hạ Long, các phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàng và xây dựng các công trình du lịch. Hạ Long có hàng trăm khách sạn lớn nhỏ với nhiều khách sạn 4, 5 sao, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế và nội địa. Các bãi tắm Hạ Long, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển. Bên bờ Tây thành phố (Hòn Gai) đang dự kiến xây dựng 2 bãi tắm nhân tạo phục vụ dân cư thành phố. Tập đoàn Sun Group đang xây dựng Công viên Sun World Ha Long Park lớn nhất Việt Nam tại Bãi Cháy và Hòn Gai. Ngoài ra còn rất nhiều các hạng mục du lịch đẳng cấp của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Vin Group, FLC,... Ngoài vịnh, với gần 30 hang động đã được phát hiện, các hang động Thiên Cung, Hòn Đũa, Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt đã được đưa vào phục vụ du lịch nhiều năm. Cụm di tích lịch sử và danh thắng ở trung tâm thành phố bao gồm Núi Bài Thơ, Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn, Chùa Long Tiên ở bên núi Bài Thơ. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để đón hàng triệu khách trong những năm tới. == Trích dẫn == == Thành phố kết nghĩa == Thành phố Vũng Tàu, nơi đây có con đường ven biển mang tên Hạ Long. == Hình ảnh == == Chú thích ==
hội gióng.txt
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được UNESCO công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên). Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa. == Lịch sử == Theo Nguyễn Văn Huyên thì "việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ." == Ý nghĩa == Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc". Theo UBND thành phố Hà Nội, lúc 18h20 ngày 16 tháng 11 năm 2010 (tức 22h20 giờ Việt Nam), tại thành phố Nairobi, thủ đô của Kenya, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là một trong những tưởng niệm về Thánh Gióng. == Hội Gióng Sóc Sơn == Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ". Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia. == Hội Gióng Phù Đổng == Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại "Phù Đổng Thiên Vương". Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn: các ông "Hiệu", hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: "Phù Giá",đội quân chính quy; các "Cô Tướng", tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường "Ải Lao", trong đó có "Ông Hổ",đội quân tổng hợp; "Làng áo đỏ", đội quân trinh sát nhỏ tuổi; "Làng áo đen",đội dân binh v.v…Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. "Dước khám đường" là trinh sát giặc; "Rước nước" là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; "Rước Đống Đàm" là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; "Rước Trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc. Cờ phướn màu đỏ mà trên đó viết chữ "Lệnh" tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là "Quân lệnh phải nghiêm minh" "Binh pháp phải mưu lược sáng tạo" (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi "bán nguyệt" có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông "Xướng" và "Xuất", tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường. Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Còn các màn rước lễ "Kén tướng", "Kén Phù Giá", và màn diễn "Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân", có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát chèo để mừng thắng trận. == Các hội Gióng khác == Hội Gióng Chi Nam: mở tại làng Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội và trước ngày chính hội Gióng Phù Đổng 1 ngày nên còn gọi là hội Phù Gióng. Hội Phù Gióng tưởng niệm và suy tôn chiến công của ông Hiển Công, tên thật là Châu. Cũng trong lúc đất nước bị giặc Ân xâm lược, ông Châu bảo sứ giả của vua Hùng đem cho mình cây chùy sắt và con thuyền sắt. Đoàn quân của ông đánh thắng giặc trên sông Đuống và ông trở về quê mừng công rồi hoá. Dân làng suy tôn là Hiển Công và thờ làm Thành Hoàng. Sáng mùng 8 tháng Tư, sau lễ tế ở đình làng là hoạt động tái hiện lại chiến thắng của Hiển Công. Thanh niên trai tráng được chia làm hai bên với số lượng bằng nhau. Quân của ông Hiển Công mình trần, khố đỏ, bao vàng còn giặc Ân thì mình trần, khố xanh, bao trắng. Ngoài ra còn có trò chơi "cướp dừa", ai cướp được quả dừa sẽ gặp may mắn và đập dừa thành mảnh nhỏ để chia cho mọi người cùng hưởng. Hội Gióng Xuân Đỉnh: tổ chức ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch tại làng Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội gắn với truyền thuyết trên đường về trời Gióng dừng ở làng Cáo (làng Xuân Tảo), Xuân Đỉnh tắm mát, nghỉ ngơi rồi ăn trưa với cơm và mấy quả cà. Lúc ra đi, ông bỏ quên thanh roi sắt. Đến nay phiến đá mà Thánh ngồi nghỉ vẫn còn ở cạnh giếng nước trong làng. Hội Gióng Xuân Đỉnh chủ yếu là nghi thức rước kiệu Thánh ra giếng cho ông chứng kiến vật chứng lịch sử mà dân làng vẫn đời đời gìn giữ. Hội Gióng Bộ Đầu: mở vào ngày 8 tháng Giêng tại làng Bộ Đầu, xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín, Hà Nội. Thánh Gióng được thờ làm thành hoàng làng Bộ Đầu. Truyền thuyết kể rằng trên đường về trời, Gióng nghe thấy tiếng kêu của dân chúng đang bị đôi thuồng luồng ở sông Hồng gây tai hoạ. Nhìn xuống, Gióng thấy một người đang bị thuồng luồng cuốn đi và lao xuống tiêu diệt đôi thủy quái. Lạ lùng thay, người được cứu chính là mẹ của Gióng! Ở làng có pho tượng Gióng bằng gỗ cao 5m, là một tác phẩm điêu khắc đặc sắc. Hội Gióng Bộ Đầu có tổ chức thi gậy - diễn lại cảnh Gióng dùng tre ngà đánh giặc Ân. == Đánh nhau cướp lộc == Trong lễ hội đền Gióng, có tục lệ gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích, “Đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Vấn đề ở đây là cướp có sự nỗ lực của cá nhân mới có được chứ không phải tự nhiên mà lộc thánh đến với mình.” Tuy nhiên vì tục lệ này dẫn tới ẩu đả. Gs Ngô Đức Thịnh, Thành viên Hội đồng Di sản Quốc gia đã phê bình những hành động này: "Đó là sự lợi dụng truyền thống để thỏa mãn lòng tham và cuồng vọng cá nhân, chứ không có chút gì là văn hóa.” === 2016 === Mặc dù có sự hỗ trợ của Công an huyện Sóc Sơn và 300 sinh viên tình nguyện, người dân của các thôn, làng xung quanh đền Sóc nhưng tại Lễ hội đền Sóc Sơn diễn ra vào sáng 6 Tết Bính Thân (13-2-2016) hàng trăm thanh niên của các làng đã xông vào, bất chấp lực lượng công an có hết sức để bảo vệ đồ lễ, thậm chí, họ còn đè lên người công an để cướp lộc. == Xem thêm == Thánh Gióng Đền Sóc Đền Phù Đổng == Tham khảo == Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, nhiều tác giả, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật 2000. Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật 2000. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bài vè tóm tắt hội Gióng Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
ám sát.txt
Ám sát (暗殺) theo nghĩa chữ Hán là giết người một cách lén lút. Ám sát là hành động có mưu tính do một người hay một tổ chức tiến hành nhằm giết chết một hoặc nhiều nhân vật có tên tuổi và ảnh hưởng trong chính trường hay xã hội vì những động cơ có tính chất chính trị, lý tưởng, đức tin, quan điểm. Người hay tổ chức chủ mưu thực hiện giết người không ra mặt và hành động giết người cũng thường được thực hiện lén lút hoặc bất ngờ khiến người bị giết không kịp phòng bị hoặc không kịp được bảo vệ. Vì "ám sát" là việc giết một cách bí mật nên trong thực tế thường có người chủ mưu giấu mặt và người đi giết thực hiện một cách lén lút, bất ngờ. Đôi khi, hai người này chỉ là một, nghĩa là người chủ mưu tự thực hiện ý định. Có những trường hợp, người chủ mưu có địa vị cao hơn người bị giết, nhưng vì người chủ mưu không muốn bị lộ mặt là mình giết người kia (vì sợ mang tiếng hay một lý do nào khác) nên vẫn tiến hành ám sát người có địa vị thấp hơn và yếu hơn mình. Hành động có mưu tính để giết một hoặc nhiều nhân vật nổi tiếng nhưng vì những động cơ khác như cướp của, trả thù cá nhân... không phải là ám sát. Việc giết các nhân vật quan trọng nhưng không có sự thầm lén hoặc bất ngờ cũng không phải làm ám sát. == Những vụ ám sát trong lịch sử == Khó mà liệt kê được hết các vụ ám sát trong lịch sử. Sau đây là một số vụ có ảnh hưởng lớn hoặc được nhắc tới nhiều hơn trong lịch sử. == Những cuộc mưu sát bất thành == == Những vụ bị nghi ngờ là ám sát == == Chú thích ==
narendra modi.txt
Narendra Damodardas Modi (tiếng Gujarat: નરેન્દ્ર દામોદરદાસ મોદી, [nəreːnd̪rə d̪ɑːmoːd̪ərəd̪ɑːsə moːd̪iː] (), tiếng Hindi: नरेन्द्र दामोदरदास मोदी, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1950) là Thủ tướng Ấn Độ thứ 15. Ông là thủ lĩnh của đảng Bharatiya Janata (đảng Nhân dân), từng giữ chức Thủ tịch bộ trưởng Gujarat từ năm 2001 đến năm 2014. Ông đại diện cho Varanasi tại Lok Sabha. Narendra Modi là một chiến lược gia chủ chốt của đảng Bharatiya Janata trong các chiến dịch tuyển cử tại bang Gujarat vào năm 1995 và 1998. Ông trở thành Thủ tịch bộ trưởng của Gujarat vào tháng 10 năm 2001. Ông cũng là một nhân vật chính trong tổng tuyển cử năm 2009, trong đó Liên minh của đảng Bharatiya Janata thất bại trước Liên minh của đảng Quốc đại. Ông lãnh đạo đảng Bharatiya Janata trong tổng tuyển cử năm 2014, kết quả là đảng của ông giành được đa số ghế trong Lok Sabha. Narendra Modi là một nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ giáo và là một thành viên của Tổ chức Tình nguyện Dân tộc (RSS). Ông được ca ngợi vì các chính sách kinh tế của ông tạo ra môi trường cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao tại Gujarat. == Tiểu sử == Modi sinh ra ở làng Vadnagar thuộc huyện Mehsana. Ông là người con thứ ba trong số 6 người con của một người bán thực phẩm cũng như chủ quán trà. Khi còn niên thiếu chính ông cùng với một người anh em mở một quán trà tại Ahmedabad. Cha mẹ của Modi đã thu xếp hôn nhân của ông từ khi ông còn trẻ, theo như phong tục của giai cấp Ghanchi. Ông đã làm đám hỏi lúc 13 tuổi với Jashodaben Chimanlal và cả 2 đã làm đám cưới khi ông 18 tuổi. Họ rất ít chung sống với nhau và chẳng bao lâu sống riêng biệt vì Modi quyết định theo đuổi một đời sống lưu động Modi theo học ngành chính trị học tại đại học Gujarat và tốt nghiệp ớ đó với bằng thạc sĩ. == Phong cách == Với kiểu quản lý lập dị, ông bị nhận nhiều phản ứng trái ngược nhiều người gọi ông là kẻ độc đoán một số người khác cho rằng ông là người quyết đoán. Thời gian ông lãnh đạo ở Gujarat đã giúp bang này trở thành một trong những nơi tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ với tỉ lệ tăng trưởng hai con số trong thập niên qua. Năm 2002, bang Gujarat xảy ra vụ bạo động chống người Hồi giáo làm chết ít nhất 1.000 người đa số là Hồi giáo. Người ta cho rằng ông Modi trong vai trò thủ hiến bang phải chịu trách nhiệm vì đã không làm đủ trách nhiệm để ngăn chặn. Do vậy năm 2005 ông bị Mỹ từ chối cấp thị thực cho ông với lý do là vi phạm tự do tôn giáo. == Nghi án sử dụng bằng giả == Năm 2016, Đảng đối lập Aam Aadmi (AAP) tuyên bố các bằng cấp của ông Narendra Modi là giả và có một số điểm không thống nhất cụ thể: Trong bài thi năm 1977, tên của sinh viên ghi là Narendra Kumar Damodardas Modi. Trong tấm bằng cấp năm 1979, tên người nhận bằng lại là Narendra Damoderdas Modi, điều này là không thể. Chưa hết, theo những tài liệu do AAP cung cấp, tên của sinh viên dự các kỳ thi khoảng năm 1975-1978 liên tục bị thay đổi. Trong các bài thi năm 1975, 1976 và 1977, tên của thí sinh lần lượt thay đổi là Narendra Kumar Damodardas Modi, Narendra Damoderdas Mody và Narendra Kumar Damodardas Mody. Trong bài thi năm 1978, tên thí sinh là Narendra Damoderdas Modi. Bằng cử nhân, do Đại học Delhi cấp năm 1979, lại cho biết ông Modi tốt nghiệp đại học năm 1978. Và điều quan trọng nhất là Narendra Damodardas Modi đã tham dự kỳ thi bằng cách nào vào năm 1975 khi Ấn Độ ban bố tình trạng khẩn cấp (Do những mâu thuẫn nảy sinh trong chính sách điều hành kinh tế của thủ tướng Indira Grandhi, nhiều cuộc biểu tình, bãi công phản đối đã xảy ra và quân đội, cảnh sát Ấn Độ đã được huy động để đàn áp. Trước tình hình này, thủ tướng Indira Grandhi đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 6 năm 1975 và tình trạng này kéo dài 19 tháng) Tuy nhiên, ngày 10 tháng 5, Đại học Delhi xác nhận tấm bằng cử nhân của ông Modi do đảng Bharatiya Janata công khai trước dư luận là thực. Đồng thời nhấn mạnh nhà trường vẫn lưu giữ mọi hồ sơ liên quan tới việc tốt nghiệp đại học của ông Modi. Đại học Delhi cũng thừa nhận đã để xảy ra “sai sót nhỏ” khi ghi ông tốt nghiệp năm 1979, vì thực tế ông rời trường một năm trước đó. == Chú thích ==
hệ thống viễn thông di động toàn cầu.txt
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là một trong các công nghệ di động 3G. UMTS dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát triển 3G (3GPP), và là lời đáp của châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống. == Lịch sử == Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và "vội vàng" gọi chung kỹ thuật 3G là UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị (băng rộng lên tới 5 MHz). Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của công nghệ3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz). Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt củaCDMA. UMTS là viết tắt của Universal Mobile Telecommunication System. UMTS là mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật trải phổ W(wideband)-CDMA. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tầng khác với GSM. == Đặc trưng == UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21 Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2 Mbps (với máy di động hỗ trợ HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6 kbps của 1 đơn kênh GSM hay 9.6 kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ mạng khác. Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là GSM, thì GPRS được xem là thế hệ 2.5G. GPRS, dùng chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của GSM, hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay EDGE, được xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. GPRS dùng 4 mức mã hóa (coding schemes; CS-1 to 4), trong khi EDGE dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của EDGE đạt tới 180 kbit/s. Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số trực giao. Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng, nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS thường dành để truy cập Internet. == Công nghệ == UMTS kết hợp giao diện vô tuyến WCDMA, TD-CDMA, hay TD-SCDMA, lõi Phía ứng dụng di động của GSM (MAP), và các chuẩn mã hóa thoại của GSM. UMTS (W-CDMA) dùng các cặp kênh 5 MHz trong kỹ thuật truyền dẫn UTRA/FDD. Ban đầu, băng tần ấn định cho UMTS là 1885–2025 MHz với đường lên (uplink) và 2110–2200 MHz cho đường xuống (downlink). Ở Mỹ, băng tần thay thế là 1710–1755 MHz (uplink) và 2110–2155 MHz (downlink), do băng tần 1900 MHz đã dùng. UMTS là một mạng RAN (mạng truy nhập vô tuyến) thay vì GERAN như của GSM/EDGE. UMTS và GERAN có thể dùng chung mạng lõi CN, và cho phép chuyển mạch thông suốt giữa các RAN nếu cần. Mạng lõi CN có thể kết nối đến nhiều mạng đường trục khác nhau như của Internet và ISDN. UMTS (cũng như GERAN) gồm 3 lớp thấp nhất của mô hình truyền thông OSI. Lớp mạng (OSI 3) gồm giao thức Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM, quản lý các kênh sóng mang (bearer channels) giữa máy di động và mạng. == Kiến trúc mạng UMTS == Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS Terrestrial Radio Access Network – UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô tuyến bao gồm Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN; Phần core cho voice thì có MCS và GMSC. Phần kiến trúc mạng UMTS khá dài, mời các bạn xem thêm tại: == Tham khảo ==
săn cáo.txt
Săn cáo là một hoạt động liên quan đến việc theo dấu, truy tầm, đuổi theo, tóm bắt và đôi khi giết chết một con cáo (phổ biến là loài cáo đỏ) bằng những con chó săn cáo được qua đào tạo hoặc sử dụng những con chó đánh hơi khác. Đây là một thú tiêu khiển quý phái của giới quý tộc, hoàng gia, vương giả ở châu Âu và là một môn thể thao tiêu khiển. Theo truyền thống thì việc săn cáo dành cho nhũng quý tộc với việc một nhóm người không có vũ khí, thường là ngồi trên lưng ngựa dẫn theo một bầy chó săn rầm rộ tiến đến những khu vực có cáo sinh sống để tổ chức săn bắn. Những con ngựa được cưỡi bởi các thợ săn là đặc điểm nổi bật của nhiều cuộc săn lùng, mặc dù những người khác sẽ săn bắn bằng hình thức đi bộ, thường là những tùy tòng hoặc những người hầu cận làm nhiệm vụ hậu cần. == Lịch sử == === Khởi thủy === Việc sử dụng Chó săn đánh hơi để theo dõi con cáo bắt đầu ở Assyria, Babylon, và thời Ai Cập cổ đại. Nhiều quốc gia như Hy Lạp và La Mã chịu ảnh hưởng và có truyền thống lâu đời của săn bắn với con chó săn. Săn bắn với con chó săn đã được phổ biến trong thời Celtic Anh, ngay cả trước khi người La Mã đến, và đưa vào đây giống Castorian và giống chó săn Fulpine mà họ sử dụng để săn. Việc săn bắn truyền thống đã được đưa đến Anh khi William Kẻ chinh phục đến, cùng với Gascon và chó săn Talbot. Săn cáo thường là phục vụ cho nhiều nghi lễ xã hội. Săn cáo có nguồn gốc ở Vương quốc Anh trong thế kỷ 16, nhưng được phổ biến trên toàn thế giới bao gồm Úc, Canada, Pháp, Ireland, Ý và Hoa Kỳ. Ở Úc, thuật ngữ này cũng đề cập đến việc săn bắn cáo với vũ khí tương tự như săn hươu. Ở nhiều nước trên thế giới săn bắn nói chung được hiểu là liên quan đến bất kỳ trò chơi giết chóc đông vật nào có liên quan đến vũ khí (ví dụ như săn hươu với cây cung và mũi tên, săn lợn rừng và săn hổ). Săn bắn cáo đã được thực hiện từ những năm 1500. Cáo được coi là nỗi ám ảnh của một số nông dân lo sợ mình có thể bị mất những vật nuôi có giá trị, trong khi những người khác cho rằng nó có tác dụng trong việc kiểm soát thỏ, chuột đồng và các loài gặm nhấm khác. Một lý do quan trọng cho việc không ưa thích những con cáo của nông dân là xu hướng của chúng khi giết chết những động vật như gà, nhưng chỉ ăn một phần của con gà, phần còn lại nó sẽ bỏ lại, con cáo sẽ bỏ lại tất cả các con gà nó giết chết và che giấu chúng ở một nơi kín đáo hơn. Cáo là con thú của những cuộc săn đuổi thời Trung cổ, cùng với hươu đỏ nhưng các nỗ lực sớm nhất để săn một con cáo với con chó săn được ở phát hiện ở Norfolk, Anh, trong 1534, nơi nông dân đã bắt đầu theo đuổi cáo với con chó của họ với mục đích kiểm soát dịch hại. Hình thức săn cáo chuyên nghiệp đầu tiên là trong cuối những năm 1600, có lẽ tại Bilsdale ở Yorkshire. === Phát triển === Đến cuối thế kỷ XVII, săn hươu đã suy giảm. Các hành vi vây hàng rào để tách đất mở vào các khu vực, rừng trữ hươu đã được cắt giảm diện tích và đất canh tác đã được tăng lên. Với sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, người ta bắt đầu di chuyển ra nước ngoài và vào các thị trấn và thành phố để tìm việc làm. Đường giao thông, đường sắt ngày càng nhiều. Súng ngắn đã được cải thiện trong thế kỷ XIX và súng săn chim trở nên phổ biến hơn. Săn cáo tiếp tục phát triển trong thế kỷ XVIII khi ông Hugo Meynell phát triển giống chó săn và những con ngựa để giải quyết các vấn đề địa hình của nông thôn nước Anh. Ở Đức, săn bắn với con chó săn (thường là săn hươu hay săn lợn rừng) lần đầu tiên bị cấm theo đề xuất ​​của Hermann Göring vào ngày 03 Tháng Bảy năm 1934. Năm 1939, lệnh cấm đã được mở rộng bao gồm cả Áo sau khi sáp nhập vào nước Đức. Một gã người Anh Robert Brooke là người đầu tiên nhập khẩu những con chó săn cáo sang Mỹ đến Maryland vào năm 1650 cùng với con ngựa của mình. Cũng khoảng thời gian này, số lượng cáo đỏ châu Âu cáo đã được du nhập vào bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ để phục vụ cho việc săn bắn. Tại Úc, cáo đỏ châu Âu đã được du nhập chỉ nhằm mục đích săn cáo trong năm 1855, vì việc này, quần thể động vật bản địa đã bị ảnh hưởng rất nặng nề, với sự tuyệt chủng của ít nhất 10 loài do sự phát tán của loài cáo. Săn cáo với con chó săn chủ yếu được thực hiện ở phía đông Úc. Ở bang Victoria có mười ba cuộc săn lùng với hơn 1000 thành viên. Săn cáo cho ra kết quả trong khoảng 650 con cáo bị giết hàng năm tại tiểu bang Victoria. Săn cáo là hợp pháp ở Bắc Ireland. Ở Mỹ, săn bắn cáo là việc thực hành nhiều cuộc săn lùng nhưng không thực sự nhằm mục đích giết được con cáo (vì con cáo đỏ không được coi là một dịch hại đáng kể tại đây). Trong nhiều khu vực của miền đông Hoa Kỳ, sói là kẻ thù tự nhiên của cáo đỏ và cáo xám ngày càng trở nên phổ biến và đe dọa quần thể cáo trong lãnh thổ nhất định. === Tranh cãi === Đây là một cuộc săn đang gây tranh cãi, đặc biệt là ở Anh, nơi mà nó đã bị cấm ở Scotland vào năm 2002, và ở Anh và xứ Wales trong tháng 11 năm 2004 (có hiệu lực pháp lý từ tháng 2 năm 2005), mặc dù vậy những người ủng hộ săn bắn cáo xem nó như là một phần quan trọng của nền văn hóa nông thôn và hữu ích vì lý do kiểm soát dịch hại trong khi phe kia cho rằng nó là độc ác và không cần thiết. Đối thủ của săn bắn cáo cho rằng hoạt động này là không cần thiết để kiểm soát con cáo họ cho rằng con cáo không phải là một loài dịch hại. Họ so sánh số lượng cáo thiệt mạng trong những săn nhiều hơn những hậu quả mà chúng đã gây ra. == Phương thức == Cáo đỏ (vulpes vulpes) là con mồi phổ biến của những cuộc săn ở Mỹ và châu Âu. Một động vật ăn thịt và ăn tạp cỡ nhỏ, chúng sống trong hang dưới lòng đấtvà chủ yếu là hoạt động vào buổi chiều tà lúc chạng vạng. Chúng có xu hướng dao động xung quanh một khu vực từ 5 đến 15 km² (2-6 dặm vuông) và phạm vi của họ có thể lên tới 20 km vuông (7,7 sq mi). Các con cáo đỏ có thể chạy với tốc độ lên đến 48 km/h (30 mph), cáo đỏ Mỹ có xu hướng lớn hơn so với cáo châu Âu, nhưng nó ít xảo quyệt hơn, sức sống và sức chịu đựng trong cuộc rượt đuổi kém hơn so với cáo châu Âu. Những con cáo xám (Urocyon cinereoargenteus) một họ hàng xa của con cáo đỏ châu Âu cũng đang bị săn bắn ở Bắc Mỹ nhưng do nó giỏi leo trèo và leo núi nên đã làm cho nó khó khăn hơn để đi săn với chó săn. Mùi của cáo xám là không nồng nặc như cáo đỏ, do đó phải cần thêm thời gian cho những con chó săn để có thể đánh hơi. Không giống như cáo đỏ trong khi đuổi theo nó sẽ chạy xa khỏi đàn, con cáo xám sẽ tăng tốc độ do đó làm cho nó khó khăn hơn để theo đuổi. Cũng không giống như con cáo đỏ, cáo xám hiếm khi bị săn bắn trên lưng ngựa do sở thích của môi trường sống của nó. Săn cáo thường được thực hiện với một gói con chó săn mùi hương hay còn gọi là chó đánh hơi và trong hầu hết trường hợp chúng được nuôi một cách đặc biệt chỉ để dành cho việc săn cáo. Những con chó được huấn luyện để theo đuổi con cáo dựa trên mùi hương của nó. Hai loại chính của Chó săn cáo Anh và chó săn cáo của Mỹ. Người ta cũng có thể sử dụng một con chó săn đuổi bằng tầm nhìn như Greyhound hay những con chó săn sẽ đuổi theo con cáo mặc dù thực tế điều này là không phổ biến trong tổ chức săn bắn, và những con chó này thường được sử dụng cho việc rượt đuổi những thỏ rừng trong các cuộc săn thỏ. Săn cáo cũng có thể sử dụng chó săn để xới đất ra hoặc giết cáo đang ẩn dưới lòng đất, như vậy những con chó săn này chúng đủ nhỏ để theo đuổi con cáo thông qua các đoạn đất hẹp. Tuy nhiên điều này không phổ biến tại Hoa Kỳ. == Tham khảo == Lord Burns, Dr Victoria Edwards, Professor Sir Jon Marsh, Lord Soulsby of Swaffham Prior; Professor Michael Winter (2000-06-09). "The Final Report of the Committee of Inquiry into Hunting with Dogs in England and Wales". Her Majesty's Stationery Office. Archived from the original on 2009-04-10. Truy cập 2008-02-10 Griffin, Emma (2007). Blood Sport. Yale University Press. Fox hunting worldwide". BBC News. 1999-09-16. Truy cập 2007-10-05 Aslam, Dilpazier (2005-02-18). "Ten things you didn't know about hunting with hounds". London: The Guardian. Truy cập 2007-11-03 Aslam, D (2005-02-18). "Ten things you didn't know about hunting with hounds". London: The Guardian. Truy cập 2007-11-03 "History of American Foxhunting". Masters of Foxhounds of North America. 2008. Archived from the original on ngày 3 tháng 6 năm 2008. Truy cập 2008-02-10. Presnall, C.C. (1958). "The Present Status of Exotic Mammals in the United States". The Journal of Wildlife Management, 22(1). pp. 45–50. Truy cập 2008-02-21. An Encyclopaedia of Rural Sports: Or a Complete Account, Historical, Practical, and Descriptive, of Hunting, Shooting, Fishing, Racing, and Other Field Sports and Athletic Amusements of the Present Day, Delabere Pritchett Blaine by Delabere Pritchett Blaine, published by Longman, Orme, Brown, Green and Longmans, 1840 == Liên kết ngoài == The Hunting Debate from BBC News Special Report: Hunting from The Guardian Masters of Foxhounds Association (UK) Masters of Foxhounds Association of America (USA and Canada) Countryside Alliance — Campaign for Hunting (UK) The Parliamentary Middle Way Group (UK) Veterinary Association for Wildlife Management Hunt Saboteurs Association (UK) League Against Cruel Sports — Hunting with Dogs (UK) RSPCA — Ban Hunting (UK) Hunting with Dogs (UK).
google docs.txt
Google Docs là một ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến được cung cấp miễn phí bởi Google. Nó bao gồm ba bộ ứng dụng: soạn thảo văn bản, soạn thảo bản tính và soạn thảo trình chiếu. Nó cho phép người dùng tạo ra các tài liệu trực tuyến và cho phép chia sẻ với người khác cũng như cho phép trình chiếu trực tuyến thời gian thực và tương tác sửa chữa với mọi người. Google Docs đã kết hợp các tính năng của hai dịch vụ Writely và Spreadsheets thành một sản phẩm vào tháng 10 năm 2006. Sản phẩm trình chiếu, với sự hợp tác công nghệ thiết kế với Tonic Systems, được phát hành vào ngày 17 tháng 9 năm 2007. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Google Docs
thép.txt
Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,14% theo trọng lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng. Trước thời kì Phục Hưng người ta đã chế tạo thép với nhiều phương pháp kém hiệu quả, nhưng đến thế kỉ 17 sau tìm ra các phương pháp có hiệu quả hơn thì việc sử dụng thép trở nên phổ biến hơn. Với việc phát minh ra quy trình Bessemer vào giữa thế kỉ 19, thép đã trở thành một loại hàng hoá được sản xuất hàng loạt ít tốn kém. Trong quá trình sản xuất càng tinh luyện tốt hơn như phương pháp thổi ôxy, thì giá thành sản xuất càng thấp đồng thời tăng chất lượng của kim loại. Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Thông thường thép được phân thành nhiều loại tùy theo thành phần hóa học, mục đích sử dụng và cấp bậc và được các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn riêng. == Đặc tính == Cũng như hầu hết các kim loại, về cơ bản, sắt không tồn tại ở vỏ Trái Đất dưới dạng nguyên tố, nó chỉ tồn tại khi kết hợp với ôxy hoặc lưu huỳnh. Sắt ở dạng khoáng vật bao gồm Fe2O3-một dạng của ôxít sắt có trong khoáng vật hematit, và FeS2 - quặng sunfit sắt. Sắt được lấy từ quặng bằng cách khử ôxy hoặc kết hợp sắt với một nguyên tố hoá học như cacbon. Quá trình này được gọi là luyện kim, được áp dụng lần đầu tiên cho kim loại với điểm nóng chảy thấp hơn. Đồng nóng chảy ở nhiệt độ hơn 1.080 °C, trong khi thiếc nóng chảy ở 250 °C. Pha trộn với cacbon trong sắt cao hơn 2,14% sẽ được gang, nóng chảy ở 1.392 °C. Tất cả nhiệt độ này có thể đạt được với các phương pháp cũ đã được sử dụng ít nhất 6.000 năm trước. Khi tỉ lệ ôxy hoá tăng nhanh khoảng 800 °C thì việc luyện kim phải diễn ra trong môi trường có ôxy thấp. Trong quá trình luyện thép việc trộn lẫn cacbon và sắt có thể hình thành nên rất nhiều cấu trúc khác nhau với những đặc tính khác nhau. Hiểu được điều này là rất quan trọng để luyện thép có chất lượng. Ở nhiệt độ bình thường, dạng ổn định nhất của sắt là sắt ferrit có cấu trúc lập phương tâm khối (BCC) hay sắt, một chất liệu kim loại mềm, có thể phân huỷ một lượng nhỏ cacbon (không quá 0,02% ở nhiệt độ 911 °C). Nếu trên 911 °C thì ferrit sẽ chuyển từ tâm khối (BCC) sang tâm mặt (FCC), được gọi là austenit, loại này cũng là một chất liệu kim loại mềm nhưng nó có thể phân huỷ nhiều cacbon hơn (2,14% cacbon nhiệt độ 1.147 °C). Một cách để loại bỏ cacbon ra khỏi austenit là loại xementit ra khỏi hỗn hợp đó, đồng thời để sắt nguyên chất ở dạng ferit và tạo ra hỗn hợp xementit-ferrit. Xementit là một hợp chất hoá học có công thức là Fe3C. == Thép hiện đại == Thép hiện đại được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù hợp với công dụng riêng rẽ của chúng. Thép cacbon bao gồm hai nguyên tố chính là sắt và cacbon, chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp có độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác (luôn <2%), tiêu biểu 1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm. Thép hợp kim thấp được pha trộn với các nguyên tố khác, thông thường molypden, mangan, crom, hoặc niken, trong khoảng tổng cộng không quá 10% trên tổng trọng lượng. Các loại thép không gỉ và thép không gỉ chuyên dùng có ít nhất 10% crom, trong nhiều trường hợp có kết hợp với niken, nhằm mục đích chống lại sự ăn mòn. Một vài loại thép không gỉ có đặc tính không từ tính. Thép hiện đại còn có những loại như thép dụng cụ được hợp kim hóa với số lượng đáng kể bằng các nguyên tố như vonfram hay coban cũng như một vài nguyên tố khác đạt đến khả năng bão hoà. Những chất này là tác nhân kết tủa giúp cải thiện các đặc tính nhiệt luyện của thép. Thép dụng cụ được ứng dụng nhiều vào các công cụ cắt gọt kim loại, như mũi khoan, dao tiện, dao phay, dao bào và nhiều ứng dụng cho các vật liệu cần độ cứng cao. Phân loại thép. Có nhiều tiêu chí để phân loại thép tuy nhiên thép thường được phân chia dựa trên thành phần hóa học của thép. Theo hàm lượng các bon chia ra: - Thép các bon thấp : hàm lượng các bon ≤ 0,25%. - Thép các bon trung bình : hàm lượng các bon 0,25 - 0,6%. - Thép các bon cao : hàm lượng các bon 0,6 - 2%. Khi tăng hàm lượng các bon, tính chất của thép cũng thay đổi: độ dẻo giảm, cường độ chịu lực và độ giòn tăng. Để tăng cường các tính chất kỹ thuật của thép có thể cho thêm những nguyên tố kim loại khác như: mangan, crôm, niken, nhôm, đồng... Theo tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại thêm vào chia ra : - Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác ≤ 2,5%. - Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác 2,5-10%. - Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác > 10%. Trong xây dựng thường dùng thép hợp kim thấp. Thành phần các nguyên tố khác trong thép khoảng 1%. Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh..Ở nhiệt độ 500oC - 600oC thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Ở nhiệt độ - 10oC tính dẻo giảm. Ở nhiệt độ - 45oC thép giòn, dễ nứt. Khối lượng riêng của thép từ 7,8 đến 7,85 g/cm3 Kết cấu thép Những loại kết cấu thép chủ yếu là nhà công nghiệp, khung và trần khẩu độ lớn của nhà công cộng, cầu vượt, tháp, trụ, trần treo, khuôn của sổ và cửa đi...Những sản phẩm thép dùng để chế tạo kết cấu thép xây dựng là: Thép lá: là loại thép cán nóng (dày 4-160 mm, dài 6-12m, rộng 0,5-3,8m) chế tạo ở dạng tấm và cuộn, thép cán nóng và cán nguội mỏng (dày đến 4mm) ở dạng cuộn; thép cán nóng rộng bản được gia công phẳng (dày 6-60mm). Thép hình: là thép được tạo hình U, I, T, thép ống... bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram), gia công cơ học nóng (Cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (Cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp..) Gia công cơ học thép nhằm cải thiện cấu tạo và tính chất của thép để khắc phục những nhược điểm khi luyện và tạo hình dạng mới. Các dạng chủ yếu của thép hình: a. Thép góc; b. Thép chữ U; c. Thép chữ I; d. Thép chữ U và I thành mỏng; e. Các loại ống Ngoài những loại thép kể trên còn có những loại thép có công dụng khác để làm khung cửa sổ, cửa đi, cửa mái, đường ray cần trục, cáp và sợi thép cường độ cao dùng cho trần và cầu treo, cho giằng, trụ và kết cấu trần, bể chứa ứng suất trước. Từ các loại sản phẩm sản xuất thép nêu trên ,người ta sản xuất ra những đoạn cột, dầm cầu, cần trục, dàn, vòm, vỏ trụ và các kết cấu khác, sau đó chúng được liên kết thành các blôc tại nhà máy rồi được lắp ghép tại công trường. Tùy thuộc vào công dụng và điều kiện sử dụng kết cấu kim loại, mức độ quan trọng của nhà và công trình người ta sử dụng những loại thép khác nhau để chịu được nhiệt độ khác nhau của không khí ngoài trời. == Sản lượng thép == == Tham khảo ==
belize.txt
Belize (phiên âm Tiếng Việt: Bê-li-xê), trước đây là Honduras thuộc Anh (British Honduras), là một quốc gia ở Trung Mỹ. Belize phía bắc giáp México, tây và nam giáp Guatemala, đông là Vịnh Honduras, một nhánh của biển Caribe. Belize là nước duy nhất ở Trung Mỹ dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức. Belize lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 4 tháng 4 1995. == Nguồn gốc tên gọi == Belize nằm ở bắc Trung Mỹ, đông giáp biển Caribbean. Nguồn gốc tên nước có hai cách giải thích: 1. Tên nước và cố đô (Thành phố Belize cũng là thành phố lớn nhất Belize) đều lấy từ tên con sông chính Belize chảy trong lãnh thổ. Theo tiếng Pháp, "balise" mang nghĩa "tháp đèn" hay "phao nổi". Một thuyết khác cho rằng, thành phố được xây dựng trên sông Wallis, tên sông này lấy từ tên nhà thám hiểm Scotland là Peter Wallace chuyển thành, ông đến đây vào năm 1610 và muốn chiếm cả vùng này. Do trong tiếng Tây Ban Nha không có chữ cái "w", từ đó "Wallis" chuyển thành "Vallis", đọc ra thành "Balis" hay "Belice". 2. Năm 1638, một hải tặc Scotland là Peth Valiz đến và chiễm lĩnh vùng này. Về sau, người ta lấy tên của hải tặc này đặt cho vùng, từ đó chuyển thành tên nước là "Belize". Cư dân đầu tiên ở đây là người Maya, thế kỷ 16, trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha. Thế kỷ 17, người Anh xâm nhập vào. Năm 1862, Anh chính thức tuyên bố Belize là thuộc địa của mình, gọi là "Honduras". Ngày 1 tháng 1 năm 1964, thực hiện tự trị nội bộ, trở thành thành viên trong Khối Liên hiệp Anh. Năm 1973, đổi thành "Belize thuộc Anh". Ngày 21 tháng 9 năm 1981, giành độc lập. == Lịch sử == Bộ tộc Maya là nhóm người nguyên thủy sinh sống ở Belize thuở trước. Nền văn hóa Maya bắt đầu từ năm 1500 trước Công nguyên và phát triển rực rỡ ở Belize đến khoảng thế kỷ 10 thì tàn dần. Đến thế kỷ 17 thì người Âu châu đến lập nghiệp khởi đầu với các nhóm cướp biển và thủy thủ gốc Anh. Lợi dụng sự yếu kém của chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha không kiểm soát được khu vực này, thị trấn Belize thành hình và dưới sự che chở của Hải quân Anh và nghiễm nhiên biến thành thuộc địa của Anh. Dân Anh tiến hành việc phá rừng đẵn gỗ, như gỗ nhạc ngựa (mahogany) cùng các lâm sản làm thuốc nhuộm để cung cấp thị trường Âu châu. Năm 1763, chính quyền Guatemala thuộc Tây Ban Nha nhượng bộ và thỏa hiệp cho phép người Anh khai thác lâm sản nhưng vẫn không chịu công nhận quyền định cư. Đây là mầm mống tranh chấp lãnh thổ giữa Belize và Guatemala cho đến nay. Năm 1871, thì Luân Đôn chính thức sáp nhập Belize dưới tên "British Honduras" là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Năm 1964, Luân Đôn ban cho British Honduras thể chế thuộc địa tự trị. Cũng vào thập niên 1960 sau trận bão Hattie tàn phá thủ phủ Belize, chính phủ xúc tiến việc thiên đô sâu vào nội địa. Belmopan ra đời và đến năm 1970 thì các công sở được chuyển về Belmopan, tức thủ đô mới. Năm 1973, chính phủ Anh mới đổi tên xứ British Honduras thành "Belize" và đến 21 tháng 9 năm 1981 thì trao độc lập cho xứ thuộc địa cuối cùng trên lục địa châu Mỹ này. Ngay từ lúc đầu Belize đã phải đối diện vấn đề tranh chấp lãnh thổ với nước lân bang Guatemala. Nguyên là Guatemala không công nhận sự hiện hữu của Belize và đã từng tuyên bố chủ quyền trên một phần hay toàn phần lãnh thổ Belize. Xét đến năm 2007 vụ tranh chấp biên giới vẫn chưa giải quyết mặc dù đã có nhiều đợt hòa giải qua trung gian bởi các chính phủ Anh, chính phủ Hoa Kỳ, Cộng đồng Caribe, và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ. Vương quốc Anh vẫn duy trì lực lượng quân sự ở Belize theo thỉnh cầu của Belmopan. == Chính trị == Belize theo chế độ quân chủ nghị viện nằm trong Khối Liên hiệp Anh với Nữ hoàng Anh là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu nhà nước thông qua đại diện Toàn quyền. Toàn quyền đại diện cho Nữ hoàng Anh với tư cách là người cai quản Belize. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng, do Toàn quyền bổ nhiệm. Cơ quan lập pháp của Belize là quốc hội lưỡng viện. Thượng nghị viện gồm 8 thành viên, nhiệm kì 5 năm, trong đó có 5 thành viên do thủ tướng đề nghị, 2 thành viên do lãnh đao phe đối lập đề cử và thành viên còn lại do Hội đồng tư vấn đề nghị. Hạ nghị viện gồm 29 thành viên, bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm. Các đảng phái chính gồm có: Đảng Thống nhất nhân dân (PUP), Đảng Dân chủ thống nhất (UDP), và các đảng nhỏ khác. == Kinh tế == Với diện tích rừng đáng kể, lâm sản, nhất là gỗ nhạc ngựa là nguồn lợi tức chính của Belize trước thế kỷ 20. Từ năm 1900 trở đi thì nền kinh tế chuyển dần từ lâm nghiệp sang nông nghiệp với các đồn điền trái cây, chuối và mía đường cung cấp các mặt hàng xuất cảng. Mía chiếm gần phân nửa tổng lượng xuất cảng trong khi nông nghiệp trồng chuối là nguồn cung cấp công ăn việc làm lớn nhất ở Belize. Năm 2006 ở thị trấn Spanish Lookout phát hiện được mỏ dầu thô. Sự kiện này tạo tiềm năng phát triển kinh tế nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Ước tính đến năm 2007 thì khả năng sản xuất ở mỏ dầu này chỉ có 3.000 thùng/ngày và lượng dầu xuất cảng chỉ khoảng 1.960 thùng/ngày. Chính sách kinh tế kiệm ước năm 1997 làm suy giảm mức phát triển. Cán cân mậu thương của Belize không cân đối vì giá thị trường chuối và đường xuống thấp trong khi hàng hóa nhập cảng vượt cao hơn. Hiện trạng ngân sách bội chi cũng làm giảm mãi lực của đồng dollar Belize so với các ngoại kim. Đến năm 1999 thì nền kinh tế khả quan hơn, có dấu hiệu đạt mức tăng trưởng 4% phần vì kỹ nghệ du lịch và xây cất. Từ khi độc lập đến nay đồng dollar Belize có hối xuất nhất định căn cứ theo đồng Mỹ kim là hai dollar Belize ăn một Mỹ kim. Tính đến năm 2016, GDP của Belize đạt 1.770 USD, đứng thứ 169 thế giới và đứng thứ 7 khu vực Trung Mỹ. == Địa lý và Khí hậu == Vùng duyên hải phía bắc của Belize là một bình nguyên thấp, nhiều nơi là bãi lầy, rừng rậm mọc kín. Lui về phía nam là rặng núi Maya với ngọn Doyle's Delight (1124 m) là cao nhất. Hai trong ba con sông lớn nhất trong nước đều xuất phát từ rặng núi này; đó là sông Hondo ở miền bắc và sông Belize ở miền trung. Con sông lớn miền nam, sông Sarstún xuất phát từ Guatemala, chảy ra Vịnh Honduras và là biên giới giữa Guatemala và Belize. Rừng xanh phủ khoảng 60% diện tích quốc gia này nhưng với đà tăng dân số, diện tích rừng mỗi năm mỗi thu hẹp lại. Ngoài khơi Belize dọc bờ biển là một dải đảo, thổ ngữ gọi là "cayes" và Belize Barrier Reef, rạn san hô lớn nhất Tây Bán cầu. Khí hậu Belize là khí hậu nhiệt đới: nóng và ẩm. Mùa mưa kéo dài từ Tháng Năm đến Tháng Mười Một, thường có bão thổi từ biển vào, gây lụt lội. Lịch sử Belize từng chứng kiến những trận bão tàn khốc: năm 1931 bão phá sập 2/3 nhà cửa trong Thành phố Belize và giết hơn 1.000 người. Năm 1955 bão Janet biến thị trấn Corozal thành bình địa. Sáu năm sau bão Hattie thổi vào miền trung Belize với sức gió hơn 300 km/h và triều cường gây thiệt hại sâu rộng. Sự kiện đó đã thúc đẩy chính phủ dời thủ đô đến Belmopan sâu trong đất liền. Miền bắc Belize có vũ lượng trung bình khoảng 1350 mm, trong khi miền nam lượng mưa cao hơn, trung bình là 4500 mm. Vào mùa khô từ Tháng Giêng đến Tháng Tư ở miền bắc vũ lượng tụt xuống 400 mm. Mùa khô ở miền nam ngắn hơn, chỉ kéo dài khoảng ba tháng. Nhiệt độ tùy thuộc vào địa lý và cao dộ. Vùng duyên hải vì có gió mậu dịch từ biển điều hòa nên mát hơn. Nhiệt độ trung bình vùng biển là 24 °C-27 °C. Lui vào đất liền nhiệt độ cao hơn đôi chút. Ngoại lệ là cao guyên Mountain Pine Ridge tương đối mát mẻ quanh năm. Nói chung thành phần thay đổi theo từng mùa không phải là nhiệt độ mà là vũ lượng và độ ẩm. == Hành chính == Belize được chia thành 6 khu: Belize, Cayo, Corozal, Orange Walk, Stann Crêk, Toledo. == Nhân khẩu == Dân số Belize hiện vào khoảng 294,385 người. Trong đó, người da trắng lai thổ dân da đỏ tức người Mestizo chiếm 48.7%, người Creole 24.9%, người Maya 10.6%, người Garifuna 6.1%, các dân tộc khác 9.7%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Tây Ban Nha, và các ngôn ngữ khác như tiếng Maya, tiếng Garifuna, tiếng Creole Belize. == Tôn giáo == Tự do tôn giáo được đảm bảo ở Belize. Theo điều tra dân số năm 2010, 40.0% dân số của Belizeans là người Công giáo La Mã, 31,7% là người Tin Lành (8,5% Phong trào Ngũ Tuần; 5,5% Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm; 4,6% Anh giáo; 3,8% Mennonite; 3,6% Báp-tít, 2,9% Methodist, 2,8% Nazarene), 1,7% là Nhân chứng Giê-hô-va, 10,2% tuân theo các tôn giáo khác (tôn giáo Maya, tôn giáo Garifuna, Obeah và Myalism, và thiểu số người theo đạo Mặc Môn, Ấn giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Baha'is, Rastafarians và khác) và 15,6% xưng là vô thần. Tuy là một quốc gia Công giáo chiếm đa số (khoảng 49% dân số năm 2000, 57% năm 1991), truyền thống Công giáo đang dần dần bị xói mòn trong những thập kỷ qua bởi sự phát triển của giáo hội Tin Lành, các tôn giáo khác và những người không tôn giáo. Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp đã có mặt tại Santa Elena. Ấn Độ giáo được mang đến bởi hầu hết người nhập cư Ấn Độ. == Giáo dục - Y tế == Chương trình giáo dục của Belize bắt buộc là 10 năm. Phần lớn các trường học do các giáo hội điều hành và được Nhà nước đài thọ. Một số trường công dạy miễn phí cho học sinh nghèo. Một số học sinh không thể theo hết bậc tiểu học. Số học sinh vào trung học bị hạn chế và phụ thuộc vào kì thi tuyển sinh quốc gia. Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có thể thi vào các trường cao đẳng hoặc đại học. Y tế Belize có cả hệ thống chữa bệnh công và tư để chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Có một bệnh vlện lớn ở Belize City. Ngoài ra mỗi huyện đều có một bệnh viện nhỏ == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
bộ lọc độ đen trung tính.txt
Trong nhiếp ảnh và quang học, bộ lọc độ đen-trung tính, hay còn gọi là bộ lọc ND, là một bộ lọc dùng để làm giảm hay sửa đổi cường độ của tất cả bước sóng, hay màu sắc, của ánh sáng như nhau, giúp giữ nguyên sắc độ khi tái tạo lại màu sắc. Nó có thể là một bộ lọc không màu (trong) hoặc là bộ lọc có màu xám. Mục đích của một bộ lọc độ đen-trung tính nhiếp ảnh tiêu chuẩn là để làm giảm lượng ánh sáng lọt vào thấu kính. Điều đó cho phép nhiếp ảnh gia lựa chọn cách phối hợp độ mở, thời gian phơi sáng và độ nhạy cảm biến mà nếu không có nó phải thực hiện bằng các phơi sáng lâu hơn. Điều này được thực hiện để đạt được hiệu ứng như độ sâu trường ảnh mỏng hoặc chuyển động mờ của một chủ thể trong phạm vi các tình huống và điều kiện khí quyển rộng hơn. Thí dụ như, khi muốn chụp được cảnh một thác nước ở một tốc độ màn trập chậm tạo ra một hiệu ứng chuyển động-mờ cố ý. Nhiếp ảnh gia có thể xác định để đạt được hiệu quả như mong đợi, cần phải đặt tốc độ màn trập cỡ mười giây. Vào một ngày đầy nắng, có thể sẽ có quá nhiều ánh sáng do đó thậm chí tại tốc độ chụp phim không đáng kể và khẩu độ tối thiểu, tốc độ màn trập cỡ mười giây sẽ cho quá nhiều ánh sáng lọt vào, và ảnh sẽ bị dư sáng. Trong tình huống này, sử dụng một bộ lọc độ đen trung tính thích hợp sẽ tương đương với việc hạ bằng hoặc lớn hơn một f-stop, cho phép hạ tốc độ màn trập và tạo được hiệu ứng chuyển động-mờ (motion-blur) theo mong muốn. == Cơ chế == Đối với một bộ lọc ND với mật độ quang d, phần công suất quang truyền qua bộ lọc có thể được tính như sau: Fractional transmittance ≡ I I 0 = 10 − d , {\displaystyle {\text{Fractional transmittance}}\equiv {\frac {I}{I_{0}}}=10^{-d},} trong đó I là cường độ sau khi lọc, và I0 là cường độ tới, Fractional transmittance: Hệ số truyền. == Sử dụng == Sử dụng bộ lọc ND cho phép các nhiếp ảnh gia sử dụng một khẩu độ lớn hơn đó là tại hoặc dưới giới hạn tán xạ, vốn khác nhau tùy thuộc vào kích thước của các phương tiện cảm nhận ánh sáng (phim hoặc kỹ thuật số), và đối với nhiều máy ảnh là giữa f/8 và f/11, với kích thước phương tiện cảm nhận ánh sáng nhỏ hơn cần khẩu độ lớn hơn, và phương tiện cảm nhận ánh sáng càng lớn thì càng có thể sử dụng những khẩu độ nhỏ hơn. Các bộ lọc ND cũng có thể được sử dụng để làm giảm độ sâu của trường ảnh (bằng cách cho phép sử dụng một khẩu độ lớn hơn) mà nếu không nhờ nó thì không thể do giới hạn tối đa của tốc độ màn trập. Thay vì giảm khẩu độ để hạn chế ánh sáng, nhiếp ảnh gia có thể gắn thêm một bộ lọc ND để hạn chế ánh sáng, và có thể đặt tốc độ màn trập tùy theo chuyển động mong muốn đặc biệt (ví dụ,chuyển động mờ của nước) và khẩu độ đặt khi cần thiết (khẩu độ nhỏ để tối đa độ sắc nét hay khẩu độ lớn để thu hẹp độ sâu trường ảnh (chủ thể nằm trong miền lấy nét và nền ảnh phía sau nằm ngoài miền lấy nét)). Khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, nhiếp ảnh gia có thể xem bức ảnh vừa chụp liền lúc đó và chọn bộ lọc ND tốt nhất để sử dụng cho cảnh được chụp bằng cách biết được khẩu độ tốt nhất để thu được bức ảnh sắc nét nhất như mong muốn. Tốc độ cửa trập sẽ được chọn bằng cách tìm độ mờ mong muốn chuyển động của chủ thể. Phải đặt những thông số này cho máy ảnh ở chế độ bằng tay (manual), và sau đó toàn bộ độ phơi sáng được điều chỉnh tối hơn bằng cách điều chỉnh hoặc là khẩu độ hoặc là tốc độ màn trập, lưu ý số stop cần thiết để đạt được độ phơi sáng mong muốn. Kết quả đó sẽ là số stop cần thiết trong bộ lọc ND để dùng cho cảnh đó. Ví dụ về việc sử dụng thiết bị này bao gồm: Làm mờ chuyển động nước (ví dụ như thác nước, sông, đại dương). Giảm độ sâu trường ảnh trong ánh sáng gắt (ví dụ ánh sáng ban ngày). Khi sử dụng một đèn flash trên một máy ảnh có màn trập mặt phẳng tiêu điểm, thời gian phơi sáng được giới hạn để đạt được tốc độ tối đa (thường tốt nhất là 1/250 giây), lúc đó toàn bộ phim hoặc cảm biến tiếp xúc với ánh sáng gần như ngay lập tức. Nếu không có một bộ lọc ND, thì có thể phải đặt khẩu độ bằng f/8 hoặc lớn hơn. Sử dụng một khẩu độ lớn hơn để thoát được giới hạn nhiễu xạ. Làm giảm khả năng hiển thị của các đối tượng di chuyển. Thêm chuyển động mờ cho các đối tượng. Kéo dài thời gian phơi sáng. Các bộ lọc độ đen trung tính được sử dụng để kiểm soát độ phơi sáng với các ống kính phản truyền (ống kính khúc xạ thấp) trong nhiếp ảnh, do sử dụng lá khẩu truyền thống làm tăng tỷ lệ cản trở trung tâm được tìm thấy trong những hệ thống này, dẫn đến hiệu suất kém. Các bộ lọc ND được ứng dụng trong nhiều thí nghiệm laser có độ chính xác cao bởi vì công suất của một tia laser không thể điều chỉnh được mà không thay đổi các thuộc tính khác của ánh sáng laser (ví dụ sự chuẩn trực của chùm tia). Hơn nữa, hầu hết các loại laser đều có một công suất tối thiểu được thiết lập lúc chúng hoạt động. Để đạt được sự suy giảm ánh sáng mong muốn, một hoặc nhiều các bộ lọc độ đen trung tính có thể được đặt trong đường dẫn của chùm tia đó. Các kính thiên văn lớn có thể khiến Mặt Trăng và các hành tinh trở thành quá sáng và mất đi độ tương phản. Một bộ lọc độ đen trung tính có thể tăng độ tương phản và giảm độ sáng xuống, giúp việc quan sát Mặt Trăng trở nên dễ dàng hơn. == Các biến thể == Bộ lọc ND theo cấp độ cũng tương tự, ngoại trừ cường độ thay đổi trên bề mặt của bộ lọc. Điều này rất hữu ích khi một vùng hình ảnh thì sáng và phần còn lại thì không, như trong một bức ảnh hoàng hôn. Khu vực chuyển tiếp, hoặc cạnh, có sẵn trong biến thể khác nhau (mềm, cứng, bộ suy giảm). Phổ biến nhất là một cạnh mềm và cung cấp một chuyển tiếp mượt mà từ phía ND và phía nhìn rõ. Các bộ lọc trừu tượng có một sự chuyển đổi sắc nét từ ND tới phía nhìn rõ, và cạnh của bộ suy giảm thay đổi dần trong hầu hết các bộ lọc, do đó việc chuyển tiếp ít được chú ý. Một loại cấu hình bộ lọc ND khác là bánh chuyển bộ lọc ND. Được cấu tạo bao gồm hai đĩa thủy tinh đục có lớp phủ bên ngoài (coating) dày lên dần dần được áp quanh lỗ thủng trên bề mặt của mỗi đĩa. Khi hai đĩa xoay ngược chiều ở phía trước của nhau, chúng chuyển dần dần và bằng nhau từ hệ số truyền 100% tới hệ số truyền 0%. Chúng được sử dụng trên kính thiên văn như đã đề cập ở trên và trong bất kỳ hệ thống nào mà cần hoạt động ở 100% khẩu độ (thông thường bởi vì hệ thống này yêu cầu phải hoạt động tại độ phân giải góc tối đa của nó). Trong thực tế, bộ lọc ND không phải là hoàn hảo, vì chúng không làm giảm cường độ của tất cả các bước sóng một cách đồng đều. Điều này đôi khi có thể tạo ra màu bị sai trong các bức ảnh ghi nhận được, đặc biệt là với những bộ lọc rẻ tiền. Quan trọng hơn, hầu hết các bộ lọc ND chỉ được chỉ định trên vùng nhìn thấy được của quang phổ và chặn không tương ứng tất cả các bước sóng của bức xạ cực tím hoặc hồng ngoại. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng bộ lọc ND để quan sát các nguồn sáng (như mặt trời hoặc kim loại hoặc thủy tinh đang đun nóng), vốn phát ra các bức xạ vô hình rất mạnh, do đó có thể nguy hiểm cho mắt mặc dù nguồn sáng trông không sáng tí nào khi được quan sát qua bộ lọc. Các bộ lọc đặc biệt phải được sử dụng đối với những nguồn sáng như vậy để việc quan sát được an toàn. Một thay thế rẻ tiền, tự chế cho các bộ lọc ND chuyên nghiệp có thể được làm từ một miếng kính của thợ hàn. Tùy thuộc vào cấp độ của kính thợ hàn, mà ta có được một bộ lọc tương đương lên tới 10-stop. === Các bộ lọc độ đen trung tính đặc chủng === Hai biến thể phổ biến nhất là bộ lọc ND biến đổi và bộ lọc ND cực độ chẳng hạn như Lee Big Stopper. ==== Bộ lọc độ đen trung tính biến đổi ==== Nhược điểm chính của các bộ lọc độ đen trung tính đó là để hoàn toàn linh động trong việc chụp ảnh, bạn phải thực hiện một loạt các ND khác nhau. Điều này có thể khiến cho nó trở thành một đề xuất đắt đỏ, đặc biệt là nếu sử dụng các bộ lọc vít với kích thước bộ lọc ống kính khác nhau, sẽ cần phải thực hiện một thiết lập cho mỗi đường kính ống kính mang theo (mặc dù các vòng tăng giảm rẻ tiền có thể khắc phục được yêu cầu này). Để khắc phục được vấn đề này, một số nhà sản xuất đã tạo ra các bộ lọc ND biến đổi. Chúng hoạt động bằng cách đặt 2 bộ lọc phân cực với nhau, ít nhất một trong hai bộ lọc này có thể xoay. Bộ lọc phân cực ở phía sau phân tách ánh sáng trong một mặt phẳng. Khi bộ lọc phía trước xoay, nó sẽ tách phần ánh sáng đang tăng ở phía còn lại, kết thúc là các bộ lọc ở phía trước đi đến vuông góc với bộ lọc ở phía sau. Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, lượng ánh sáng có thể đến tới cảm biến có thể thay đổi với khả năng kiểm soát gần như vô hạn. Với ưu điểm này, bạn có thể có được nhiều bộ lọc ND chỉ với một hộp đựng duy nhất, nhược điểm là chất lượng hình ảnh bị giảm bớt do cả hai đều sử dụng hai bộ phận với nhau và bởi vì việc kết hợp hai bộ lọc phân cực với nhau. ==== Bộ lọc cực độ ==== Để tạo các cảnh phong cảnh và cảnh biển thanh tao với nước hoặc chuyển động khác vô cùng mờ, có thể cần phải sử dụng nhiều bộ lọc ND xếp chồng lên nhau. Điều này cũng như trong trường hợp của bộ lọc ND biến đổi, sẽ gây tác dụng giảm chất lượng hình ảnh. Để khắc phục điều này, một số nhà sản xuất đã sản xuất bộ lọc ND cực độ - chất lượng cao. Thông thường những bộ lọc này được đánh giá ở một mức giảm 10-stop, cho phép giảm tốc độ màn trập xuống rất chậm, ngay cả trong những điều kiện tương đối chói. == Phân loại bộ lọc ND == Trong nhiếp ảnh, bộ lọc ND được định lượng bằng mật độ quang hoặc độ giảm f-stop tương đương của chúng. Trong kính hiển vi, giá trị truyền đôi khi được sử dụng đến. Trong thiên văn học, hệ số truyền đôi khi cũng được sử dụng (thiên thực). Lưu ý: Hoya, B + W, Cokin sử dụng mã ND2 hoặc ND2x,.v.v.; Lee, Tiffen sử dụng mã 0.3ND,.v.v.; Leica sử dụng mã 1x mã, 4x, 8x,.v.v. Lưu ý: ND 3.8 là giá trị đúng cho độ phơi sáng của cảm biến CCD với mặt trời mà không gây nguy hại cho cảm biến điện tử. Lưu ý: ND 5.0 là tối thiểu để quan sát mặt trời trực tiếp bằng mắt mà không ảnh hưởng tới võng mạc. Một kiểm tra sâu hơn phải được thực hiện cho các bộ lọc đặc biệt được sử dụng, kiểm tra ảnh phổ (spectrogram) cũng như hồng ngoại và cực tím được giảm nhẹ với cùng một giá trị. == Xem thêm == Graduated neutral-density filter == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Neutral Density Filter Calculation Chart ND Filters: Everything You Need to Know Neutral Density Filters and Graduated ND Filters Neutral Density Filters: What are they & when to use them ? Neutral Density Filter FAQ at Digital Grin Photography Forum
1868.txt
1868 (số La Mã: MDCCCLXVIII) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1868 == Sự kiện == === Tháng 1 === 3 tháng 1: Nhật hoàng Minh Trị hạ lệnh mở đầu duy tân hiến pháp. 5 tháng 1: Mở đầu chiến tranh Paraguay - Brasil. Quân đội Brasil đánh chiếm Asuncion. Bùng nổ chiến tranh Mậu Thìn tại Nhật Bản. 10 tháng 1: Mạc phủ tướng quân Đức Xuyên Khánh Gia tuyên bố Minh Trị duy tân là phi pháp. === Tháng 10 === 10 tháng 10: Cuba độc lập. == Sinh == == Mất == 17 tháng 5: Kondō Isami, cục trưởng của Shinsengumi (s. 1834) 19 tháng 7: Okita Sōji, đội trưởng đội 1 Shinsengumi (s. 1844) == Xem thêm == == Tham khảo ==
somalia.txt
Somalia (phiên âm tiếng Việt: Xô-ma-li-a, tiếng Somali: Soomaaliya; tiếng Ả Rập: الصومال aṣ-Ṣūmāl), tên chính thức Cộng hoà Liên bang Somalia (tiếng Somali: Jamhuuriyadda Federaalka Soomaaliya, tiếng Ả Rập: جمهورية الصومال Jumhūriyyat aṣ-Ṣūmāl) là một quốc gia nằm ở Vùng sừng châu Phi. Nước này giáp với Djibouti ở phía tây bắc, Kenya ở phía tây nam, Vịnh Aden và Yemen ở phía bắc, Ấn Độ Dương ở phía đông, và Ethiopia ở phía tây. Thời cổ đại, Somalia từng là một trung tâm thương mại quan trọng với phần còn lại của thế giới cổ đại. Các thuỷ thủ và thương gia của họ là những nhà cung cấp hương trầm, nhựa thơm và gia vị lớn, những mặt hàng có giá trị và được coi là đồ xa xỉ tại Ai Cập cổ đại, Phoenicia, Mycenaean và Babylon, những nơi người Somalia có quan hệ buôn bán. Theo hầu hết các học giả, Somalia cũng là nơi Vương quốc Punt tồn tại. Người Puntite cổ đại là một nhà nước của những người dân có những quan hệ gần gũi với Ai Cập Pharaon trong thời Pharaoh Sahure và Nữ hoàng Hatshepsut. các cấu trúc kim tự tháp, đền đài và những ngôi nhà cổ được phủ đá nằm rải rác xung quanh Somalia được cho là có niên đại từ giai đoạn này. Trong thời cổ đại, nhiều thành bang cổ như Opone, Mosyllon và Malao cạnh tranh về sự giàu mạnh với Sabaean, Parthia và Axumite. Thương mại Ấn Độ-Hy Lạp-La Mã cũng phát triển ở Somalia. Sự ra đời của Đạo Hồi ở bờ đối diện Somalia trên Biển Đỏ đồng nghĩa với việc các nhà buôn, thuỷ thủ Somalia và những người di cư sống tại bán đảo Ả Rập dần rơi vào ảnh hưởng của tôn giáo mới thông qua các đối tác thương mại người Ả Rập đã cải theo Hồi giáo của họ. Với cuộc di cư của những gia đình Hồi giáo từ thế giới Hồi giáo tới Somalia ở những thế kỷ đầu tiên của Đạo Hồi và sự cải đạo hoà bình của dân cư Somali bởi các học giả Hồi giáo Somalia trong các thế kỷ sau đó, các thành bang cổ dần chuyển theo Hồi giáo Mogadishu, Berbera, Zeila, Barawa và Merka, chúng đều là một phần của nền văn minh Berberi. Thành phố Mogadishu được gọi là Thành phố của Đạo Hồi, và kiểm soát việc buôn bán vàng của Đông Phi trong nhiều thế kỷ. Trong thời Trung Cổ, nhiều đế chế Somalia mạnh đã thống trị thương mại trong vùng gồm cả Nhà nước Ajuuraan, có biệt tài trong cơ khí thuỷ lợi và xây dựng pháo đài, Vương quốc Hồi giáo Adal, mà vị tướng Ahmed Gurey là vị chỉ huy châu Phi đầu tiên trong lịch sử sử dụng chiến tranh pháo binh trên lục địa trong cuộc chinh phục Đế chế Ethiopia, và Triều đại Gobroon của Adal, sự thống trị quân sự của họ đã buộc các thống đốc của Đế chế Oman ở phía bắc thành phố Lamu phải nộp cống vật cho Quốc vương Hồi giáo Somalia Ahmed Yusuf. Ở cuối thế kỷ 19 sau hội nghị Berlin, các đế chế châu Âu đã gửi quân đội của mình tới Vùng sừng châu Phi. Mối đe doạ đế quốc với Somalia buộc lãnh đạo Dervish Muhammad Abdullah Hassan, phải đứng lên hô hào các binh sĩ Somalia từ khắp Vùng sừng châu Phi và lãnh đạo một trong những cuộc kháng chiến chống thực dân lâu dài nhất. Somalia không bao giờ chính thức bị thực dân hoá. Nhà nước Dervish đã thành công trong việc bốn lần đẩy lùi các cuộc tấn công của Đế chế Anh và buộc họ phải rút về vùng ven biển. Nhờ danh tiếng có được ở Trung Đông và châu Âu, nhà nước Dervish được công nhận như một đồng minh của Đế chế Ottoman và Đế chế Đức, và vẫn tiếp tục giữ quan hệ này trong suốt Thế chiến I quốc gia Hồi giáo độc lập duy nhất trên lục địa. Sau một phần tư thế kỷ kìm hãm người Anh ở một khu vịnh, cuối cùng người Dervish đã bị đánh bại năm 1920 khi Anh lần đầu tiên sử dụng máy bay ở châu Phi ném bom vào thủ đô của Dervish là Taleex. Sau thất bại này, các lãnh thổ cũ của Dervish được chuyển thành vùng bảo hộ của Anh. Italia tương tự cũng phải đối đầu với sự phản đối từ các quốc vương Hồi giáo và các đội quân Somalia và không thể kiểm soát hoàn toàn các vùng Somalia hiện đại cho tới tận thời kỳ Phát xít cuối năm 1927. Sự chiếm đóng này kéo dài tới năm 1941 và bị thay thế bởi một cơ quan hành chính quân sự Anh Quốc. Bắc Somalia tiếp tục là một vùng bảo hộ trong khi Nam Somalia trở thành một lãnh thổ uỷ trị. Liên minh của hai vùng năm 1960 đã thành lập nên Cộng hoà Dân chủ Somali. Vì những quan hệ lâu dài của họ với thế giới Ả Rập, năm 1974 Somalia được chấp nhận như một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Để tăng cường mối quan hệ với phần còn lại của lục địa châu Phi, Somalia đã cùng các quốc gia châu Phi khác tham gia thành lập Liên minh châu Phi, và bắt đầu hỗ trợ Lãnh thổ uỷ trị ANC ở Nam Phi chống chế độ apartheid và những lực lượng ly khai Eritrea ở Ethiopia trong Chiến tranh Độc lập Eritrea. Là một nhà nước Hồi giáo, Somalia là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo và cũng là một thành viên của Liên hiệp quốc và NAM. Dù gặp khó khăn từ cuộc nội chiến và tình trạng bất ổn, Somalia vẫn tìm cách duy trì một nền kinh tế thị trường tự do mà, theo Liên hiệp quốc, có hiệu quả hơn hẳn nền kinh tế của các quốc gia châu Phi khác. == Lịch sử == === Tiền sử === Somalia từng là nơi có người sinh sống từ thời kỳ đồ đá cũ. Những bức tranh hang động có niên đại từ năm 9000 trước Công Nguyên đã được tìm thấy ở miền bắc Somalia. Nổi tiếng nhất trong số đó là phức hợp Laas Geel, có chứa một trong số những tác phẩm nghệ thuật tranh đá sớm nhất trên lục địa châu Phi. Những dòng chữ đã được tìm thấy bên dưới mỗi bức tranh đá, nhưng các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể giải mã được hình thức chữ viết cổ này. Trong thời kỳ đồ đá, văn hoá Doian và văn hoá Hargeisan đã phát triển mạnh ở đây với những ngành công nghiệp và nhà máy của họ. Bằng chứng cổ nhất về các phong tục chôn cất ở Vùng sừng châu Phi có từ các nghĩa địa ở Somalia có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Các đồ dùng đá từ địa điểm Jalelo ở phía bắc Somalia được cho là bằng chứng liên kết quan trọng nhất về tính phổ quát ở những thời đồ đá cũ giữa phương đông và phương tây. === Thời kỳ cổ xưa & cổ đại === các cấu trúc kim tự tháp, lăng mộ, tàn tích các thành phố và các bức tường đá cổ như Tường Wargaade còn rải rác ở Somalia là bằng chứng về một nền văn minh cổ phát triển từng thịnh vượng ở bán đảo Somali. Những khám phá từ những cuộc khai quật và nghiên cứu khảo cổ ở Somalia cho thấy nền văn minh đó từng có một hệ thống chữ viết cổ và tới nay vẫn chưa được giải mã, và nơi này đã có một mối quan hệ thương mại phát triển với Ai Cập cổ đại và Hy Lạp Mycenaean ít nhất từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên, hỗ trợ cho quan điểm rằng Somalia là Vương quốc Punt (Punt: thuyền đáy bằng) cổ đại. Người Puntite "mua bán không chỉ trầm hương, gỗ mun và thú nuôi có sừng do họ tự sản xuất, mà cả các loại hàng hoá từ các vùng xung quanh, gồm cả vàng, ngà voi và da thú." Theo những bức tranh khắc tại đền Deir el-Bahri, Xứ Punt thời ấy nằm dưới sự cai trị của Vua Parahu và Nữ hoàng Ati. Người Somalia cổ đại đã thuần hoá lạc đà ở một thời điểm nào đó giữa thiên niên kỷ thứ ba và thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên và từ đó nó đã mở rộng sang Ai Cập Cổ đại và Bắc Phi. Trong thời kỷ cổ đại, các thành bang Mossylon, Opone, Malao, Mundus và Tabae ở Somalia đã phát triển một mạng lưới thương mại lớn kết nối với các thương gia từ Phoenicia, Ai Cập Ptolemaic, Hy Lạp, Parthian Ba Tư, Saba, Nabataea và Đế chế La Mã. Họ đã sử dụng những con tàu hàng hải cổ của Somalia được gọi là beden để chuyên chở hàng hoá. Sau khi La Mã chinh phục Đế chế Nabataean và sự hiện diện của hải quân La Mã tại Aden để chống cướp biển, một thoả thuận song phương giữa các thương gia Ả Rập và Somalia đã ngăn cản các con tàu của Ấn Độ giao thương tại các thành phố cảng tự do của bán đảo Ả Rập bởi những người La Mã ở gần đó. Tuy nhiên, họ tiếp tục giao thương với các thành phố cảng ở bán đảo Somalia, nơi không bị bất kỳ một đe doạ nào từ La Mã hay từ các gián điệp. Lý do ngăn cản các con tàu Ấn Độ vào các thành phố cảng giàu có của Ả Rập là để bảo vệ và che giấu những hoạt động thương mại mang tính khai thác của các lái buôn Somalia và Ả Rập vốn mang lại rất nhiều lợi lộc thuộc hệ thống thương mại Biển Đỏ – Biển Địa Trung Hải cổ đại. Trong nhiều thế kỷ các lái buôn Ấn Độ đã mua với số lượng lớn quế từ Ceylon và Viễn Đông tới Somalia và Ả Rập. Đây được cho là bí mật được giấu kỹ nhất của các lái buôn Ả Rập và Somalia trong việc giao thương với người La Mã và Hy Lạp. Người La Mã và Hy Lạp tin rằng nguồn quế có từ bán đảo Somalia nhưng trên thực tế, loại hàng có giá trị rất cao này lại được đưa tới Somalia trên những con tàu Ấn Độ. Thông qua các thương nhân Somalia và Ả Rập, quế từ Ấn Độ/Trung Quốc cũng được xuất khẩu với giá cao hơn nữa tới tận Bắc Phi, Cận Đông và châu Âu, khiến quế trở thành mặt hàng mang lại rất nhiều lời lãi, đặc biệt cho các thương nhân Somalia, và qua tay họ những lượng lớn quế đã được chở qua các con đường thương mại trên biển và trên bộ. === Sự ra đời của Hồi giáo & Thời kỳ Trung Cổ === Lịch sử Đạo Hồi tại Vùng sừng châu Phi cũng cổ như chính tôn giáo đó. Những tín đồ Hồi giáo đầu tiên bị xua đuổi đã bỏ chạy tới thành phố cảng Axumite của Zeila ở Somalia hiện nay để tìm kiếm sự bảo hộ từ Quraysh ở triều đình Hoàng đế Axumite tại Ethiopia hiện nay. Một số tín đồ Hồi giáo đã được trao sự bảo hộ và được cho là đã định cư ở nhiều vùng của Vùng sừng châu Phi để truyền bá tôn giáo. Thắng lợi của các tín đồ Hồi giáo trước Quraysh ở thế kỷ thứ 7 đã có một tác động quan trọng với các thương gia và thuỷ thủ Somalia, bởi các đối tác thương mại Ả Rập khi ấy của họ đều đã theo Đạo Hồi, và những con đường thương mại chính ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ đã nằm dưới sự thống trị của các Vua Hồi giáo. Thông qua thương mại, Hồi giáo lan rộng trong dân cư Somalia tại các thành phố ven biển của Somalia. Sự bất ổn tại bán đảo Ả Rập đã khiến nhiều gia đình Ả Rập phải di cư tới các thành phố ven biển của Somalia, những người này sau đó lại góp phần vào sự gia tăng ảnh hưởng của Hồi giáo tại bán đảo Somalia. [[Tập tin:Fakr Ud Din Mosque.jpg|nhỏ|225px|trái|Đền thờ Hồi giáo Fakr ad-Din thế kỷ 13 Mogadishu trở thành trung tâm của Đạo Hồi tại bờ biển Đông Phi và các lái buôn Somalia đã thành lập một thuộc địa ở Mozambique để khai thác vàng từ các mỏ Monomopatan ở Sofala. Ở phía bắc Somalia, Adal đang ở trong những giai đoạn đầu tiên của một cộng đồng thương mại nhỏ được thành lập bởi những lái buôn Vùng sừng châu Phi mới cải theo Đạo Hồi, theo các biên niên sử Somalia và Ả Rập, họ có đa số là người Somalia. Thế kỷ từ năm 1150 tới năm 1250 ghi dấu bởi một sự chuyển đổi mang tính quyết định của vai trò Đạo Hồi trong lịch sử Somalia. Yaqut Al-Hamawi và sau này là ibn Said đã lưu ý rằng người Berber (người Somalia) là một quốc gia Hồi giáo thịnh vượng trong giai đoạn này. Vương quốc Hồi giáo Adal khi ấy đã là trung tâm của một đế chế thương mại trải dài từ Mũi Guardafui tới Hadiya. Người Adalite sau đó rơi vào ảnh hưởng của Vương quốc Ifat, và trở nên thịnh vượng dưới sự bảo hộ này. Thủ đô của Ifat là Zeila, nằm ở phía bắc Somalia hiện nay, từ đây quân đội Ifat ra đi chinh phục Vương quốc Shoa năm 1270. Cuộc chinh phục này đã gây ra tình trạng đối đầu giành thế bá chủ giữa người Solomonid Công giáo và những người Hồi giáo Ifatite dẫn tới nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, và cuối cùng chấm dứt với một thắng lợi của người Solomonic trước Vương quốc Ifat sau cái chết của vị vua Hồi giáo nổi tiếng Sa'ad ad-Din II tại Zeila bởi Dawit II. Gia đình Sa'ad ad-Din II sau đó được cho trú ngụ tại triều đình của Vua Yemen, nơi các con trai ông tái lập và dự định cuộc trả thù những người Solomonid. [[Tập tin:Mogadishan ship.JPG|200px|nhỏ|phải|Mô hình của một con tàu Mogadishan.]] Trong thời kỳ Ajuuraan, các vương quốc hồi giáo và các nhà nước cộng hoà Merca, Mogadishu, Barawa, Hobyo và những cảng biển của họ phát triển mạnh và có mối quan hệ thương mại phát đạt với những con tàu đi và đến từ Ả Rập, Ấn Độ, Venetia, Ba Tư, Ai Cập, Bồ Đào Nha và xa tới tận Trung Quốc. Vasco da Gama, người đã đi qua Mogadishu vào thế kỷ 15, ghi chú rằng đây là một thành phố lớn với những ngôi nhà cao bốn hay năm tầng và những cung điện lớn ở trung tâm cùng rất nhiều thánh đường Hồi giáo với các tháp hình trụ. Trong những năm 1500, Duarte Barbosa ghi chú rằng nhiều tàu từ Vương quốc Cambaya ở Ấn Độ hiện nay đã đi tới Mogadishu với các loại vải vóc và hương vị, để trao đổi lấy vàng, sáp ong và ngà voi. Barbosa cũng nhấn mạnh tới sự thừa mứa của thịt, lúa mì, lúa mạch, ngựa, và hoa quả tại các khu chợ ven biển, mang lại sự giàu có lớn cho các thương gia. Mogadishu, trung tâm của một ngành công nghiệp dệt đang thịnh vượng được gọi là toob benadir (chuyên phục vụ cho các chợ tại Ai Cập và Syria), cùng với Merca và Barawa cũng là một điểm trung chuyển cho những lái buôn Swahili từ Mombasa và Malindi và cho việc buôn bán vàng từ Kilwa. Các lái buôn Do Thái từ Hormuz mang các loại vải Ấn Độ và hoa quả của họ tới bờ biển Somalia để đổi lấy ngũ cốc và gỗ. Quan hệ thương mại được thiết lập với Malacca ở thế kỷ 15 với các mặt hàng trao đổi chính là vải, long diên hương và đồ sứ. Hươu cao cổ, ngựa vằn và trầm hương đã được xuất khẩu tới triều đình Nhà Minh ở Trung Quốc, khiến các thương nhân Somalia có vai trò hàng đầu trong mối quan hệ thương mại giữa châu Á và châu Phi và khiến ngôn ngữ Somalia có ảnh hưởng tới ngôn ngữ Trung Quốc trong quá trình đó. Các thương nhân Hindu từ Surat và các lái buôn Đông Nam châu Phi từ Pate, tìm kiếm con đường vượt qua cả sự phong toả của người Bồ Đào Nha và sự can thiệp của người Oman, sử dụng các cảng Merca và Barawa của Somalia (không thuộc quyền kiểm soát của hai cường quốc đó) để tiến hành buôn bán một cách an toàn mà không bị can thiệp. === Thời kỳ hiện đại và Cuộc tranh giành châu Phi === Ở giai đoạn tiền hiện đại, các nhà nước kế tục của Adal và các Đế chế Ajuuraan bắt đầu phát triển ở Somalia. Chúng là Triều đại Gerad, Các triều đại Bari và Triều đại Gobroon. Họ tiếp tục truyền thống chăn nuôi gia súc và thương mại trên biển đã được thành lập từ các đế chế Somalia trước đó. Quốc vương Hồi giáo Yusuf Mahamud Ibrahim, quốc vương thứ ba của Gia đình Gobroon, đã khởi đầu thời kỳ vàng son của Triều đại Gobroon. Quân đội của ông giành nhiều thắng lợi trong cuộc Thánh chiến Bardheere, tái lập sự ổn định trong vùng và khôi phục lại ngành thương mại ngà voi của Đông Phi. Ông cũng nhận được các quà tặng và có mối quan hệ thân tình với các vị vua cai trị của các vương quốc gần và xa ở xung quanh như Omani, Witu và Yemeni. Con trai của quốc vương Ibrahim Ahmed Yusuf kế vị ông và là một trong những nhân vật quan trọng nhất ở thế kỷ 19 tại Đông Phi, nhận được đồ triều cống từ các vị thống đốc Oman và tạo lập các liên minh với các dòng họ Hồi giáo quan trọng trên bờ biển Đông Phi. Ở phía bắc Somalia, Triều đại Gerad tiến hành thương mại với Yemen và Ba Tư và cạnh tranh với các lái buôn từ Triều đại Bari. Người Gerad và các quốc vương Bari đã xây dựng các cung điện, lâu đài và pháo đài rất ấn tượng và có quan hệ thân cận với nhiều đế chế khác nhau ở Cận Đông. Hồi cuối thế kỷ 19, sau hội nghị Berlin, các cường quốc phương Tây bắt đầu Cuộc tranh giành châu Phi, khiến lãnh đạo Dervish Muhammad Abdullah Hassan vận động sự ủng hộ từ khắp Vùng sừng châu Phi và bắt đầu một trong những cuộc kháng chiến chống thực dân lâu dài nhất từng có. Trong nhiều bài thơ và bài diễn thuyết của ông, Hassan đã nhấn mạnh rằng những người Anh vô đạo "đã phá huỷ tôn giáo của chúng ta và biến con cháu của chúng ta thành con cháu của chúng" và rằng những người Ethiopia theo Công giáo liên minh với người Anh đã khuất phục trước sự cướp bóc tự do chính trị và tôn giáo của quốc gia Somalia. Ông nhanh chóng nổi lên như "một nhà vô địch của tự do chính trị và tôn giáo của Somalia, bảo vệ nó chống lại mọi kẻ xâm lược Thiên chúa." Hassan đã ra một sắc lệnh tôn giáo quy định rằng bất kỳ một người quốc gia Somalia nào không chấp nhận mục tiêu thống nhất Somalia và không chiến đấu dưới sự lãnh đạo của ông sẽ bị coi là kafir hay gaal. Ông nhanh chóng có được vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, Sudan, và các quốc gia Hồi giáo và/hay Ả Rập khác, và chỉ định các bộ trưởng và các cố vấn để điều hành các lĩnh vực khác nhau của Somalia. Ngoài ra, ông còn đưa ra lời kêu gọi thống nhất và độc lập cho Somalia, trong quá trình tổ chức các lực lượng của mình. Phong trào Devish của Hassan có đặc điểm nhấn mạnh vào quân sự, và nhà nước Dervish được lấy theo mô hình của một tình anh em Salihiya. Nó có đặc trưng ở hệ thống cấp bậc cứng nhắc và tập trung hoá. Dù Hassan đe doạ nhấn chìm những tín đồ Công giáo xuống biển, ông đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên bằng cách tung ra một lực lượng quân sự với 1500 người Dervish được trang bị 20 súng hiện đại vào binh sĩ Anh đang đồn trú trong vùng. Ông đẩy lui bốn cuộc tấn công của người Anh và có những quan hệ với các cường quốc phe trục như Ottoman và Đức. Năm 1920, nhà nước Dervish sụp đổ sau những vụ tấn công ném bom của người Anh, và các lãnh thổ Dervish sau đó được chuyển thành một vùng bảo hộ. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít đầu thập niên 1920 đã báo hiệu một sự thay đổi trong chiến lược của Italia, khi các vương quốc hồi giáo phía đông bắc nhanh chóng bị buộc vào trong các biên giới của La Grande Somalia theo kế hoạch của nhà nước Phát xít Italia. Với sự xuất hiện của Thống đốc Cesare Maria De Vecchi ngày 15 tháng 12 năm 1923, mọi sự bắt đầu thay đổi ở phần Somaliland được gọi là Somaliland Italia. Italia có quyền tiếp cận những khu vực đó theo các hiệp ước bảo hộ tiếp nối nhau, nhưng không cai trị trực tiếp. Chính phủ Phát xít trực tiếp cai quản lãnh thổ Benadir. Italia Phát xít, dưới sự lãnh đạo của Benito Mussolini, đã tấn công Abyssinia (Ethiopia) năm 1935, với mục tiêu thuộc địa hoá nó. Cuộc xâm lược bị Hội quốc liên lên án, nhưng ít có hành động được thực hiện để ngăn chặn nó hay để giải phóng Ethiopia bị chiếm đóng. Ngày 3 tháng 8 năm 1940, quân đội Italia, gồm cả các đơn vị thuộc địa Somalia, vượt từ Ethiopia tới xâm lược Somaliland Anh, và tới ngày 14 tháng 8, giành thắng lợi khi chiếm được Berbera từ tay người Anh. Một lực lượng Anh, gồm cả các binh sĩ từ nhiều quốc gia châu Phi, đã tung ra một chiến dịch vào tháng 1 năm 1941 từ Kenya để giải phóng Somaliland của Anh và Ethiopia đang bị chiếm đóng cũng như chinh phục Somaliland của Italia. Tới tháng 2, hầu hết Somaliland Italia bị chiếm và vào tháng 3, Somaliland Anh được tái chiếm từ ngoài biển. Các lực lượng của Đế chế Anh hoạt động ở Somaliland gồm ba sư đoàn các binh sĩ Nam, Tây và Đông Phi. Họ được các lực lượng Somalia dưới sự lãnh đạo của Abdulahi Hassan với những người Somalia thuộc các bộ tộc Isaaq, Dhulbahante, và Warsangali trợ giúp. Sau Thế chiến II, số lượng người định cư Italia bắt đầu giảm; con số này còn chưa tới 10,000 năm 1960. === Nhà nước Somalia === Sau Thế chiến II, dù người Somalia giúp đỡ các cường quốc Đồng Minh trong cuộc chiến của họ chống lại các cường quốc phe Trục, Anh vẫn duy trì quyền kiểm soát với cả Somaliland Anh và Somaliland Italia như những khu vực bảo hộ. Tháng 11 năm 1949, Liên hiệp quốc trao cho Italia quyền uỷ trị với Somaliland Italia, nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ và theo điều kiện đầu tiên do Liên đoàn Thanh niên Somalia (SYL) và các tổ chức chính trị mới xuất hiện của Somalia, như Hizbia Digil Mirifle Somali (HDMS) (sau này trở thành Hizbia Dastur Mustaqbal Somali) và Liên đoàn quốc gia Somalia (SNL) khi ấy đang đấu tranh cho nền độc lập của Somalia, đề xuất, rằng Somalia sẽ có được độc lập trong vòng mười năm. Somaliland Anh tiếp tục là một khu vực bảo hộ của Anh cho tới năm 1960. Để Italia giữ được vùng lãnh thổ theo uỷ trị của Liên hiệp quốc, theo các điều khoản của việc uỷ trị người Somalia có cơ hội được giáo dục chính trị và tự quản. Đây là những điều tiến bộ mà vùng Somaliland của Anh, bị sáp nhập vào nhà nước Somalia mới, không có. Dù trong thập niên 1950 các quan chức thuộc địa Anh đã có những cố gắng, thông qua nhiều nỗ lực phát triển, để bù đắp cho sự thiếu quan tâm trước đó, vùng bảo hộ vẫn ở trong tình trạng trì trệ. Sự chênh lệch giữa hai vùng lãnh thổ về phát triển kinh tế và chính trị đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng khi hai vùng được sáp nhập. Trong lúc ấy, năm 1948, dưới áp lực từ các đồng minh trong Thế chiến II và trước những người dân Somalia đang bất mãn, người Anh "trao trả" Haud (một vùng chăn thả quan trọng của Somalia trước kia bị cho là 'thuộc sự bảo hộ' theo các hiệp ước của Anh với Somalia năm 1884 và 1886) và Ogaden cho Ethiopia, dựa trên một hiệp ước họ đã ký năm 1897 theo đó người Anh nhượng lại lãnh thổ Somalia cho Hoàng đế Ethiopia Menelik để đổi lấy sự giúp đỡ của ông chống lại hành động cướp bóc của các bộ tộc Somalia. Người Anh thêm vào điều khoản rằng những người du mục Somalia sẽ giữ lại quyền tự trị của họ, nhưng Ethiopia ngay lập tức tuyên bố chủ quyền với họ. Điều này đã khiến một kế hoạch mua lại các vùng đất Somalia mà họ đã nhượng trước đó của người Anh năm 1956 không thể thành công. Anh cũng trao quyền hành chính của Quận Biên giới phía Bắc (NFD) nơi hầu hết toàn người Somalia sinh sống cho những người Kenyan theo chủ nghĩa quốc gia dù có một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức với đại đa số người dân mong muốn vùng này gia nhập vào nhà nước Cộng hoà Somalia mới được thành lập. Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở nước Djibouti láng giềng (khi ấy được gọi là Somaliland Pháp) năm 1958, ngay trước khi Somalia trở thành độc lập năm 1960, để quyết định việc họ có tham gia vào Cộng hoà Somalia hay ở lại với Pháp. Kết quả cho thấy người dân ủng hộ tiếp tục liên minh với Pháp, chủ yếu bởi số phiếu đồng ý của nhóm sắc tộc Afar khá đông đảo và những người châu Âu định cư. Tuy nhiên, đa số những người bỏ phiếu phản đối là người Somalia những người mạnh mẽ ủng hộ việc gia nhập liên minh thống nhất với Somalia như đã từng được Mahmoud Harbi, Phó tổng thống Hội đồng Chính phủ đề xuất. Harbi thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay hai năm sau đó. Cuối cùng Djibouti giành lại độc lập từ Pháp năm 1977 và Hassan Gouled Aptidon, một người Somalia lấy vợ Pháp từng kêu gọi người dân bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1958, trở thành tổng thống đầu tiên của Djibouti (1977–1991). Somaliland Anh độc lập ngày 26 tháng 6 năm 1960, và Somaliland Italia trước kia cũng theo bước năm ngày sau đó. Ngày 1 tháng 7 năm 1960, hai vùng lãnh thổ thống nhất để lập ra Cộng hoà Somali, bên trong các lãh thổ đã được Italia và Anh Quốc lập ra. Một chính phủ được Abdullahi Issa thành lập và Aden Abdullah Osman Daar trở thành Tổng thống, và Abdirashid Ali Shermarke là Thủ tướng, sau này ông trở thành Tổng thống (từ 1967–1969). Ngày 20 tháng 7 năm 1961 và sau một cuộc trưng cầu dân ý, người dân Somalia phê chuẩn một hiến pháp mới, bản hiến pháp này được soạn thảo lần đầu năm 1960. Tuy nhiên, sự đối đầu giữa các bộ tộc vẫn tồn tại dai dẳng. Năm 1967, Muhammad Haji Ibrahim Egal trở thành Thủ tướng, một chức vụ do Shermarke chỉ định. Egal sau này sẽ trở thành Tổng thống vùng Somaliland tự trị ở phía tây bắc Somalia. Cuối năm 1969, sau vụ ám sát Tổng thống Shermarke, một chính phủ quân sự lên nắm quyền lực trong một vụ đảo chính dưới sự lãnh đạo của Thiếu tướng Salaad Gabeyre Kediye, Tướng Siad Barre và Giám đốc cảnh sát Jama Korshel. Barre trở thành Tổng thống và Korshel làm phó tổng thống. Quân đội cách mạng đưa ra những chương trình công cộng trên diện rộng và đã thành công trong việc tiến hành các chương trình xoá mù chữ ở thành thị và nông thôn, giúp tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ từ 5% lên 55% vào giữa thập niên 1980. Tuy nhiên, những cuộc tranh giành vẫn tiếp tục dưới thời cầm quyền của Barre. Ở một thời điểm ông đã ám sát một nhân vật quan trọng trong nội các của mình, Thiếu tướng Gabeyre, và hai quan chức khác. Vào tháng 7 năm 1976 chính quyền độc tài quân sự thật sự ở Somalia bắt đầu với việc thành lập Đảng Xã hội Cách mạng Somali (Xisbiga Hantiwadaagga Kacaanka Soomaaliyeed, XHKS). Đảng này nắm quyền ở Somalia cho tới khi chính phủ quân sự sụp đổ trong thời gian tháng 12 năm 1990–tháng 1 năm 1991. Chính phủ này bị lật đổ sau một cuộc nổi dậy vũ trang của Mặt trận Cứu tế Dân chủ Somali (Jabhadda Diimuqraadiga Badbaadinta Soomaaliyeed, SSDF), Quốc hội Thống nhất Somali (USC), Phong trào Quốc gia Somali (SNM), và Phong trào Yêu nước Somali (SPM) cùng với những cuộc phản đối chính trị phi bạo lực của Mặt trận Dân chủ Somali (SDM), Liên minh Dân chủ Somali (SDA) và Nhóm Tuyên ngôn Somali (SMG). Năm 1977 và 1978, Somalia xâm lược nước Ethiopia láng giềng trong cuộc Chiến tranh Ogaden, trong đó Somalia có mục tiêu thống nhất các vùng đất Somali từng bị phân chia bởi các cường quốc thuộc địa trước kia, và giành quyền tự quyết cho sắc tộc Somali tại các lãnh thổ đó. Somalia đầu tiên đấu tranh với Kenya và Ethiopia bằng ngoại giao, nhưng đã không thành công. Somalia, vốn đã sẵn sàng cho cuộc chiến, lập ra Mặt trận Giải phóng Quốc gia Ogaden (ONLF), sau đó gọi là Mặt trận Giải phóng miền Tây Somali, WSLF) và cuối cùng tìm cách chiếm đóng Ogaden. Somalia hành động đơn phương mà không tham khảo cộng đồng quốc tế, và nói chung cộng đồng quốc tế phản đối việc vẽ lại các biên giới thời thuộc địa, trong khi Liên bang Xô viết và các quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa từ chối giúp đỡ Somalia, và thay vào đó, hỗ trợ cho nước Ethiopia cộng sản. Tuy vậy, Liên Xô, thấy rằng mình đang hỗ trợ cho cả hai phía trong cuộc chiến, đã cố gắng tìm kiếm một thoả thuận ngừng bắn. Trong tuần đầu tiên của cuộc xung đột các lực lượng vũ trang Somalia đã chiếm miền nam và miền trung Ogaden và trong hầu hết cuộc chiến, quân đội Somalia giành nhiều thắng lợi trước quân đội Ethiopia và đuổi họ xa tới tận Sidamo. Tới tháng 9 năm 1977, Somalia đã kiểm soát 90% Ogaden và chiếm các thành phố chiến lược như Jijiga và tạo áp lực mạnh mẽ với Dire Dawa, đe doạ tuyến đường sắt từ thành phố này tới Djibouti. Sau khi bao vây Harar, một cuộc can thiệp quân sự lớn không lường trước của Liên Xô gồm 20,000 quân Cuba và nhiều nghìn chuyên gia Liên Xô giúp đỡ cho Ethiopia. Quân đội Somalia buộc phải rút lui và sau đó Somalia phải quay sang tìm kiếm sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Dù chính quyền Carter đã thể hiện sự quan tâm tới việc giúp đỡ Somalia, sau này nó đã giảm bớt, như đối với các đồng minh của Hoa Kỳ tại Trung Đông và châu Á. Tới năm 1978, tinh thần của chính phủ Somalia không còn nữa. Nhiều người Somalia đã tan vỡ ảo tưởng với cuộc sống dưới chế độ độc tài quân sự và chế độ này càng suy yếu hơn nữa trong thập niên 1980 khi cuộc Chiến tranh Lạnh dần kết thúc và tầm quan trọng chiến lược của Somalia không còn nữa. Chính phủ ngày càng độc tài, và các phong trào phản kháng, được sự khuyến khích của Ethiopia, lan ra khắp nước, cuối cùng dẫn tới cuộc Nội chiến Somalia. Trong năm 1990, tại thành phố thủ đô Mogadishu, người dân bị cấp tụ tập ở nơi công cộng với các nhóm lớn hơn ba hay bốn người. Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu khiến những hàng dài ô tô phải xếp hàng tại các trạm xăng. Lạm phát khiến giá của pasta, (loại mì khô Italia thông thường, món ăn chính ở thời điểm đó), lên tới 5 dollar Mỹ mỗi kilôgam. Giá của khat, được nhập khẩu hàng ngày từ Kenya, cũng là 5 dollar Mỹ trên mỗi bó tiêu chuẩn. Đồng tiền giấy có giá trị thấp tới nỗi cần nhiều bó tiền để trả cho một bữa ăn thông thường trong nhà hàng. Tiền xu bị rắc ra khắp phố bởi chúng có giá trị quá thấp để sử dụng. Một thị trường chợ đen tồn tại ở trung tâm thành phố khi các ngân hàng thiếu tiền để trao đổi. Vào buổi đêm, thành phố Mogadishu hoàn toàn tối đen. Các máy phát điện cho thành phố đã bị chính phủ bán đi. Việc giám sát chặt chẽ mọi du khách nước ngoài được tiến hành. Các quy định kiểm soát đổi tiền ngặt nghèo được đưa ra để ngăn việc rò rỉ ngoại tệ ra bên ngoài và chỉ các quan chức ngân hàng được tiếp cận chúng, việc chụp ảnh nhiều địa điểm bị ngăn cấm. Vào ban ngày ở Mogadishu, sự xuất hiện của bất kỳ lực lượng quân sự chính phủ nào rất ít thấy. Tuy nhiên, những chiến dịch vào ban đêm được cho là của các cơ quan chính phủ đã dẫn tới tình trạng 'mất tích' của một số cá nhân khỏi nhà họ. === Nội chiến Somalia === Năm 1991 chứng kiến những thay đổi lớn ở Somalia. Tổng thống Barre bị lật đổ bởi các lực lượng dòng họ ở miền nam và miền bắc được Ethiopia trang bị. Và sau một cuộc họp của Phong trào Quốc gia Somali cùng những người già cả của các bộ tộc, vùng thuộc địa cũ của Anh ở phía bắc đất nước tuyên bố độc lập với tên gọi Somaliland tháng 5 năm 1991; dù trên thực tế có độc lập và tương đối ổn định so với miền nam đang hỗn loạn, chưa có bất kỳ một chính phủ nước ngoài nào công nhận nhà nước này. Tháng 1 năm 1991, Tổng thống Ali Mahdi Muhammad được nhóm tuyên ngôn lựa chọn làm tổng thống lâm thời cho tới một cuộc hội nghị giữa tất cả các bên được sẽ tổ chức tại Djibouti vào tháng sau đó để lựa chọn ra một lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên, lãnh đạo quân sự của Quốc hội Thống nhất Somali Tướng Mohamed Farrah Aidid, lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Somali Abdirahman Toor và lãnh đạo Phong trào Yêu nước Somali Col Jess từ chối công nhận Mahdi là tổng thống. Điều này đã gây ra chia rẽ giữa SNM, USC và SPM và các nhóm vũ trang của Tuyên ngôn, Phong trào Dân chủ Somali (SDM) và Liên minh Quốc gia Somali (SNA) ở mặt khác và bên trong các lực lượng USC. Điều này dẫn tới những nỗ lực lật đổ Barre người vẫn tuyên bố là tổng thống hợp pháp của Somalia. Ông và những lực lượng vũ trang ủng hộ mình vẫn ở lại miền nam đất nước cho tới giữa năm 1992, càng khiến bạo lực leo thang, đặc biệt tại các vùng Gedo, Bay, Bakool, Lower Shabelle, Hạ Juba, và Trung Juba. Cuộc xung đột vũ trang bên trong USC đã tàn phá vùng Mogadishu. Cuộc nội chiến đã tàn phá nền nông nghiệp và làm gián đoạn việc phân phối lương thực ở miền nam Somalia. Căn nguyên của hầu hết những cuộc xung đột là những bất đồng và sự cạnh tranh những nguồn tài nguyên giữa các dòng họ. James Bishop, đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại Somalia, đã giải thích rằng có sự "cạnh tranh về nguồn nước, đồng cỏ chăn thả, và... gia súc. Đó là một cuộc cạnh tranh trước kia thường được giải quyết bằng những mũi tên và kiếm... Bây giờ nó được thực hiện bằng những khẩu AK-47." Kết quả là nạn đói (khoảng 300,000 người chết) sau đó đã khiến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải cho phép tiến hành chiến dịch giữ gìn hoà bình hạn chế năm Chiến dịch Liên hiệp quốc tại Somalia I (UNOSOM I). Việc sử dụng vũ lực của UNOSOM bị hạn chế ở mức phòng vệ và nhanh chóng bị các lực lượng tham chiến bỏ qua. Phản ứng trước sự tiếp tục bạo lực và thảm hoạ nhân đạo, Hoa Kỳ đã tổ chức một liên minh quân sự với mục tiêu tạo lập một môi trường an toàn ở miền nam Somalia cho việc tiến hành các chiến dịch nhân đạo. Liên minh này, (Lực lượng Nhiệm vụ Thống nhất hay UNITAF) đã tiến vào Somalia tháng 12 năm 1992 trong Chiến dịch Vãn hồi Hy vọng và đã thành công trong việc tái lập trật tự và làm giảm bớt nạn đói. Tháng 5 năm 1993, hầu hết quân dội Hoa Kỳ đã rút đi và UNITAF được thay thế bởi Chiến dịch Liên hiệp quốc ở Somalia II (UNOSOM II). Tuy nhiên, Mohamed Farrah Aidid coi UNOSOM II là một mối đe doạ với quyền lực của mình và vào tháng 6 năm 1993 đội quân du kích của ông đã tấn công binh sĩ Quân đội Pakistan, thuộc UNOSOM II, (xem Somalia (tháng 3 năm 1992 tới tháng 2 năm 1996)) ở Mogadishu gây ra 80 thương vong. Giao tranh leo thang cho tới khi 19 binh sĩ Mỹ và hơn 1,000 người Somalia thiệt mạng trong cuộc bố ráp ở Mogadishu tháng 10 năm 1993. Liên hiệp quốc ngừng Chiến dịch Lá chắn Thống nhất ngày 3 tháng 3 năm 1995, sau khi đã chịu khá nhiều tổn thất nhân mạng, và quyền lực của chính phủ vẫn chưa được tái lập. Tháng 8 năm 1996, Aidid bị giết ở Mogadishu. == Chính trị == Sau cuộc nội chiến các dòng họ Harti và Tanade tuyên bố một nhà nước tự quản ở phía đông bắc, lấy tên là Puntland, nhưng vẫn chấp nhận rằng họ sẽ tham gia vào bất kỳ một cuộc hoà giải nào ở Somalia để hình thành một chính phủ trung ương mới. Sau đó vào năm 2002, Tây Nam Somalia, gồm Bay, Bakool, Jubbada Dhexe (Middle Juba), Gedo, Shabeellaha Hoose (Hạ Shabele) và Jubbada Hoose (Hạ Juba) các vùng của Somalia tuyên bố tự trị. Dù ban đầu là kẻ xúi giục việc này, Quân đội Kháng chiến Rahanweyn, được thành lập năm 1995, chỉ kiểm soát hoàn toàn được Bay, Bakool và các phần của Gedo và Jubbada Dhexe, nhanh chóng thành lập trên thực tế một khu vực tự trị ở Tây nam Somalia. Dù cuộc xung đột giữa Hasan Muhammad Nur Shatigadud và hai vị phó của ông đã làm suy yếu quân đội Rahanweyn từ tháng 2 năm 2006, vùng Tây nam trở thành trung tâm của TFG dựa trên thành phố Baidoa. Shatigadud trở thành Bộ trưởng Tài chính, người phó của ông Adan Mohamed Nuur Madobe trở thành Người phát ngôn Nghị viện và người phó thứ hai Mohamed Ibrahim Habsade trở thành Bộ trưởng Vận tải. Shatigadud cũng giữ chức Chủ tịch Toà án Truyền thống của Những người già. Năm 2004, TFG họp tại Nairobi, Kenya và đưa ra một tuyên bố về chính phủ của quốc gia. Thủ đô TFG hiện ở Baidoa. Trong lúc đó Somalia là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi trận sóng thần tấn công các bờ biển Ấn Độ Dương sau trận động đất Ấn Độ Dương năm 2004, phá huỷ toàn bộ các làng mạc và làm thiệt mạng khoảng 300. Năm 2006, Somalia bị lụt sau những trận mưa lớn và đợt lụt này ảnh hưởng tới toàn bộ Vùng sừng châu Phi ảnh hưởng tới 350,000 người. Sự đối đầu giữa các bộ tộc kéo dài tới năm 2006 với tuyên bố vùng tự trị của nhà nước Jubaland, gồm các phần của Gedo, Jubbada Dhexe, và toàn bộ Jubbada Hoose. Barre Adan Shire Hiiraale, chủ tịch của Liên minh Thung lũng Juba, người tới từ Galguduud ở trung Somalia là lãnh đạo có quyền hành nhất ở đó. Giống như Puntland chính phủ vùng này không muốn có quy chế nhà nước đầy đủ, mà là một số hình thức liên bang tự trị. Xung đột lại bùng phát đầu năm 2006 giữa một liên minh các lãnh chúa của Mogadishu được gọi là Liên minh vì sự Vãn hồi Hoà bình và Chống Khủng bố (hay "ARPCT") và một lực lượng du kích trung thành với Liên minh các Toà án Hồi giáo (hay "I.C.U."), tìm kiếm việc áp đặt luật Hồi giáo Sharia tại Somalia. Những thay đổi luật xã hội, như cấm nhai khat, là một phần những hành động của ICU nhằm thay đổi cách hành xử và áp đặt những quy định đạo đức chặt chẽ. Rất nhiều tin tức nói rằng việc chơi bóng đá đang bị cấm, cũng như việc theo dõi các trận bóng đá, nhưng cũng có những các thông báo của chính ICU bác bỏ những lệnh cấm này. Liên đoàn các Toà án Hồi giáo nằm dưới sự lãnh đạo của Sheikh Sharif Ahmed. Khi được hỏi liệu ICU có những kế hoạch mở rộng quyền kiểm soát ra toàn bộ Somalia, Sheikh Ahmed đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn: "Đất đai không phải là ưu tiên của chúng tôi. Ưu tiên của chúng tôi là hoà bình, phẩm cách cho mọi người, và họ có thể sống trong tự do, rằng họ có thể quyết định số phận của riêng mình. Đó là ưu tiên của chúng tôi. Ưu tiên của chúng tôi không phải là đất đai; con người là quan trọng với chúng tôi." Nhiều trăm người, chủ yếu là những thường dân bị kẹt trong những cuộc giao tranh, đã chết trong cuộc xung đột này. Những người dân Mogadishu miêu tả nó như là sự giao tranh tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ. Liên minh các Toà án Hồi giáo đã buộc tội Hoa Kỳ tài trợ cho các lãnh chúa thông qua Cục Tình báo Trung ương và cung cấp vũ khí cho họ trong nỗ lực nhằm ngăn chặn Liên minh các Toà án Hồi giáo lên nắm quyền lực. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tuy không thừa nhận cũng không phủ nhận điều này, nói Hoa Kỳ không có hành động nào xâm phạm vào lệnh cấm vận vũ khí quốc tế với Somalia. Vài email miêu tả những chiến dịch bí mật bất hợp pháp của các công ty quân sự tư nhân vi phạm vào các quy định của Liên hiệp quốc đã được thông báo by the UK Sunday newspaper The Observer. Tới đầu tháng 6 năm 2006 Du kích Hồi giáo đã kiểm soát Mogadishu, sau Trận Mogadishu thứ hai, và cứ điểm cuối cùng của A.R.P.C.T. ở miền nam Somalia, thị trấn Jowhar, sau đó đầu hàng với ít sự kháng cự. Các lực lượng còn lại của A.R.P.C.T. bỏ chạy về phía đông hay qua biên giới vào Ethiopia và liên minh đã hoàn toàn sụp đổ. Chính phủ Chuyển tiếp được Ethiopia hậu thuẫn sau đó đã kêu gọi sự can thiệp của một lực lượng gìn giữ hoà bình của vùng Đông Phi. Tuy nhiên I.C.U. phản đối mạnh mẽ quân đội nước ngoài - đặc biệt là quân đội Ethiopia — hiện diện ở Somalia. tuyên bố rằng Ethiopia, với lịch sử lâu dài như một cường quốc đế quốc gồm cả việc chiếm đóng Ogaden, đang tìm cách chiếm Somalia, hay cai trị Somalia như một nhà nước chư hầu. Trong lúc đó I.C.U. và lực lượng du kích của họ kiểm soát hầu hết nửa phía nam của Somalia, thông thường qua việc đàm phán với các lãnh đạo bộ tộc địa phương chứ không phải bằng vũ lực. Tuy nhiên, du kích Hồi giáo vẫn ở lại các khu vực gần biên giới Ethiopia, nơi đã trở thành một địa điểm trú ngụ cho nhiều người tị nạn Somalia gồm cả Chính phủ Chuyển tiếp, đóng trụ sở tại thị trấn Baidoa. Ethiopia nói họ sẽ bảo vệ Baidoa nếu nó bị đe doạ. Ngày 25 tháng 12 năm 2006, I.C.U. đã tiến vào cảng phía nam Kismayo, cảng duy nhất còn dưới sự kiểm soát của chính phủ chuyển tiếp. Quân đội Ethiopia đã tiến vào Somalia và chiếm thị trấn Buur Hakaba ngày 9 tháng 10 và cuối ngày hôm đó I.C.U. đưa ra lời tuyên chiến với Ethiopia. Ngày 1 tháng 11 năm 2006, các cuộc đàm phán hoà bình giữa Chính phủ Chuyển tiếp và ICU thất bại. Cộng đồng quốc tế lo ngại một cuộc nội chiến trên diễn rộng sẽ diễn ra, với các lực lượng được Ethiopia và Eritrea hậu thuẫn đánh lẫn nhau. Giao tranh một lần nữa bùng phát ngày 21 tháng 12 năm 2006 khi lãnh đạo ICU, Sheikh Hassan Dahir Aweys nói: "Somalia đang trong tình trạng chiến tranh, và mọi người dân Somalia phải tham gia vào cuộc chiến chống lại Ethiopia này", và những cuộc giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa du kích Hồi giáo và phía bên kia là Chính phủ Chuyển tiếp Somalia cùng các lực lượng của Ethiopia. Cuối tháng 12 năm 2006, Ethiopia tung ra những cuộc không kích vào quân đội Hồi giáo và những cứ điểm mạnh trên khắp Somalia. Bộ trưởng Thông tin Ethiopia Berhan Hailu nói rằng các mục tiêu bao gồm cả thị trấn Buurhakaba, gần căn cứ của Chính phủ Chuyển tiếp tại Baidoa. Một máy bay chiến đấu của Ethiopia đã tấn công Sân bay Quốc tế Mogadishu (hiện là Sân bay Quốc tế Aden Adde), không gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng nhưng đã khiến sân bay phải đóng cửa. Những máy bay chiến đấu khác của Ethiopia tấn công một sân bay quân sự ở phía tây Mogadishu. Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi sau đó thông báo rằng nước ông đang phát động một cuộc chiến tranh chống lại ICU để bảo vệ chủ quyền của mình. "Các lực lượng quốc phòng Ethiopia đã buộc phải tham chiến để bảo vệ chủ quyền quốc gia và đẩy lùi những cuộc tấn công liên tục của những kẻ khủng bố toà án Hồi giáo và những thành phần chống Ethiopia mà chúng đang ủng hộ," ông nói. Những ngày giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra khi quân đội Ethiopia và chính phủ được xe tăng và máy bay hỗ trợ tấn công các lực lượng Hồi giáo giữa Baidoa và Mogadishu. Cả hai bên đều tuyên bố đã gây hàng trăm thiệt hại nhân mạng cho bên kia, nhưng bộ binh và xe thiết giáp của quân Hồi giáo đã bị thiệt hại nặng nề và buộc phải rút lui về Mogadishu. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, đồng minh tiến vào Mogadishu sau khi các chiến binh Hồi giáo đã bỏ chạy khỏi thành phố. Thủ tướng Ali Mohammed Ghedi tuyên bố rằng Mogadishu đã được giải phóng, sau cuộc gặp với các lãnh đạo dòng họ địa phương để đàm phán về việc chuyển giao thành phố một cách hoà bình. Tuy vậy vào thời điểm tháng 4 năm 2008, Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang và đồng minh Ethiopia của họ vẫn phải đối mặt với những cuộc tấn công thường xuyên của quân nổi dậy Hồi giáo. Quân Hồi giáo rút về phía nam, về cứ điểm của họ tại Kismayo, đội quân tập hậu của họ giao tranh với quân chính phủ ở nhiều thị trấn. Họ cũng đã bỏ Kismayo, mà không chiến đấu, tuyên bố rằng hành động của họ là một cuộc rút lui chiến lược để tránh thương vong cho dân thường, và củng cố quân đội quanh thị trấn nhỏ Ras Kamboni, ở mũi cực nam của Somalia và trên biên giới với Kenya. Đầu tháng 1, quân đội Ethiopia và quân chính phủ tấn công, dẫn tới Trận Ras Kamboni, và chiếm các địa điểm của quân Hồi giáo và buộc những chiến binh còn sống sót phải bỏ chạy vào các vùng đồi núi và rừng rậm sau nhiều ngày giao trah. Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Hoa Kỳ đã công khai can thiệp vào Somalia khi gửi các máy bay Lockheed AC-130 tấn công các vị trí của ICU tại Ras Kamboni. Hàng chục người đã bị chết và tới thời điểm ấy ICU hầu như đã bị đánh bại. Trong năm 2007 và 2008, các nhóm du kích Hồi giáo mới được tổ chức, và tiếp tục chiến đấu chống chính phủ chuyển tiếp Somalia và quân đội chính quy của Ethiopia. Họ đã khôi phục được quyền kiểm soát những vùng lớn của đất nước. Các lực lượng Ethiopia đã rút đi năm 2009. ICU không còn tồn tại như một nhóm chính trị có tổ chức nữa, và hiện nó là một phần của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang. Ngày 29 tháng 12 năm 2008, Abdullahi Yusuf Ahmed thông báo trước một nghị viện thống nhất ở Baidoa việc từ chức Tổng thống Somalia của ông. Trong bài diễn văn, được phát đi trên đài phát thanh quốc gia, Yusuf thể hiện sự hối tiếc khi không thể chấm dứt được mười bảy năm xung đột vốn là trách nhiệm của chính phủ của ông. Ông cũng lên án cộng đồng quốc tế vì đã không thể hỗ trợ chính phủ, và nói rằng người phát ngôn nghị viện, Aden "Madobe" Mohamed, sẽ kế vị ông theo hiến chương của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang. Ngày 31 tháng 1 năm 2009, Sheikh Sharif Sheikh Ahmed được bầu làm tổng thống tại khách sạn Kempinski ở Djibouti. Năm 2009, Liên minh các Toà án Hồi giáo bị sáp nhập vào trong Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, cùng với Liên minh vì sự Tái Giải phóng Somalia, một tập hợp các nhóm Hồi giáo ôn hoà. Những người Hồi giáo được trao 200 ghế trong nghị viện. Cựu Thủ tướng Nur Hassan Hussein của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang và Sharif Sheikh Ahmed cũng ký một thoả thuận chia sẻ quyền lực tại Djibouti được Liên hiệp quốc trung gian. Theo thoả thuận, quân đội Ethiopia sẽ rút khỏi Somalia, trao lại các căn cứ của họ cho chính phủ chuyển tiếp, lực lượng gìn giữ hoà bình Liên minh châu Phi và các nhóm Hồi giáo ôn hoà dưới sự lãnh đạo của ARS. Sau khi quân đội Ethiopia rút đi, chính phủ chuyển tiếp đã mở rộng nghị viện để bao gồm cả phe đối lập và bầu Sheikh Ahmed làm tổng thống mới ngày 31 tháng 1 năm 2009. Sheikh Ahmed sau đó chỉ định Omar Abdirashid Ali Sharmarke, con trai của cựu Tổng thống Abdirashid Ali Sharmarke, làm thủ tướng mới của đất nước. == Luật pháp == Cơ cấp pháp lý tại Somalia được chia theo ba dòng: Luật dân sự, luật tôn giáo, và luật truyền thống dòng họ. === Luật dân sự === Tuy hệ thống tư pháp chính thức của Somalia đã bị tàn phá hầu hết sau sự sụp đổ của chế độ Siad Barre, nó đã được xây dựng lại và hiện nằm dưới sự quản lý của những chính phủ cấp vùng khác nhau như vùng tự trị Puntland và các tiểu vùng Somaliland. Trong trường hợp Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, một cơ cấu pháp lý mới đã được thành lập thông qua nhiều hội nghị quốc tế khác nhau. Dù có một số khác biệt chính trị lớn giữa họ, tất cả các cơ quan đó đều có các cơ cấu pháp lý tương tự nhau, đa phần trong số đó đã được khẳng định trong các hệ thống pháp lý của các cấu trúc hành chính trước kia của Somalia. Những điểu tương đồng đó trong luật dân sự gồm: Một điều khoản xác định sự vượt trội của luật Hồi giáo shari'a hay luật tôn giáo, dù trong thực tế shari'a chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp như hôn nhân, ly dị, thừa kế và các vấn đề dân sự. Điều khoản đảm bảo tôn trọng các tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền với mọi thực thể pháp luật. Nó cũng đảm bảo tính độc lập của tư pháp, và tư pháp lại được bảo vệ bởi một hội đồng pháp lý. Một hệ thống tư pháp ba cấp gồm một toà án tối cao, các toà phúc thẩm, và các toà án sơ thẩm (hoặc được phân chia giữa các toà án quận và các toà án địa phương, hay một toà án duy nhất ở mỗi vùng). Luật pháp của chính phủ dân sự có hiệu lực trước cuộc đảo chính quân sự lật đổ chế độ Barre vẫn có hiệu lực cho tới khi những điều luật đó bị sửa đổi. === Shari'a === Luật Hồi giáo shari'a đóng một vai trò quan trọng và truyền thống trong xã hội Somalia. Trên lý thuyết, nó là cơ sở của mọi điều khoản luật pháp quốc gia trong mọi định chế của Somalia. Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ áp dụng cho những trường hợp dân sự như kết hôn, ly dị, thừa kế và các vấn đề gia đình. Điều này đã thay đổi sau khi cuộc nội chiến bắt đầu khi một số lượng toà án shari'a mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều thành phố và thị trấn trên khắp nước. Những toà án shari'a mới này có ba chức năng: Đưa ra những phán xét về cả các trường hợp dân sự và hình sự. Tổ chức một lực lượng dân quân có khả năng bắt giữ tội phạm. Đảm bảo kẻ bị kết án tù phải ở tù. Các toà án shari'a, dù được xây dựng theo các cơ sở đơn giản, mang một đặc điểm thứ bậc thông thường của một chủ tịch, phó chủ tịch và bốn thẩm phán. Một lực lượng cảnh sát báo cáo với toà việc thực thi các phán quyết của các thẩm phán, nhưng cũng giúp giải quyết các tranh cãi cộng đồng và bắt giữ những kẻ nghi ngờ phạm tội. Ngoài ra, các toà còn là những trung tâm giam giữ nơi những kẻ tội phạm bị giam. Một uỷ ban tài chính độc lập cũng được trao nhiệm vụ thu thập và quản lý khoản thu từ thuế từ các thương nhân địa phương cho các cơ quan địa phương. Tháng 3 năm 2009, chính phủ liên minh mới thành lập của Somalia thông báo rằng họ sẽ áp dụng shari'a như hệ thống pháp lý chính thức của quốc gia. === Xeer === Trong nhiều thế kỷ người Somali đã thực thi một hình thức luật phong tục mà họ gọi là Xeer. Xeer là một hệ thống pháp lý đa tâm theo đó không một cá nhân riêng biệt nào quyết định luật pháp phải như thế nào hay nó phải được diễn giải như thế nào. Hệ thống luật pháp Xeer được cho là đã phát triển riêng tại Vùng sừng châu Phi từ khoảng thế kỷ thứ 7. Không có bằng chứng rằng nó từng phát triển ở bất kỳ nơi nào hay bị ảnh hưởng lớn bởi bất kỳ hệ thống pháp lý nước ngoài nào. Thực tế rằng thuật ngữ pháp lý Somalia thực tế xuất phát từ các từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài cho thấy rằng Xeer thực sự là bản địa. Hệ thống pháp lý Xeer cũng đòi hỏi một số lượng chuyên môn hoá của nhiều chức năng riêng biệt bên trong một khung pháp lý. Vì thế, một người có thể tìm kiếm odayal (thẩm phán), xeer boggeyaal (luật gia), guurtiyaal (thám tử), garxajiyaal (người uỷ quyền), murkhaatiyal (nhân chứng) và waranle (sĩ quan cảnh sát) để thực thi luật pháp. Xeer được định nghĩa bởi một số giáo lý nền tảng không biến đổi và rất giống với nguyên tắc jus cogens trong luật pháp quốc tế: Chi trả tiền máu (ở địa phương gọi là diya) cho sự phỉ báng, trộm cắp, làm hại tới thân thể, hãm hiếp và giết người, cũng như cung cấp hỗ trợ cho những người họ hàng. Đàm bảo quan hệ tốt giữa các dòng tộc bằng cách đối xử công bằng với phụ nữ, đảm phán với "các sứ giả hoà bình" với thiện ý, và cung cấp cho đời sống của những nhóm xã hội được bảo vệ (ví dụ trẻ em, phụ nữ, người sùng đạo, nhà thơ và khách). Những trách nhiệm gia đình như chi trả của hồi môn, và những cấm đoán với việc bỏ chạy theo tình nhân. Những quy định gắn liền với việc quản lý các nguồn tài nguyên như sử dụng đất chăn thả, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Cung cấp hỗ trợ tài chính cho họ hàng người phụ nữ đi lấy chồng và những cặp mới kết hôn. Tặng gia súc và các đồ vật khác cho người nghèo. == Thành phố == == Các vùng và các quận == Trước cuộc nội chiến, Somalia được chia thành 18 vùng (gobollada, số ít gobol), và các vùng lại được chia thành các quận. Các vùng gồm: Trên cơ sở thực tế, miền bắc Somalia hiện được phân chia giữa những nhà nước kiểu chính phủ độc lập là Puntland, Somaliland, và Galguduud. Miền nam ít nhất trên danh nghĩa nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang, dù trên thực tế nó nằm dưới quyền kiểm soát của các nhóm Hồi giáo bên ngoài Mogadishu. Dưới những thoả thuận trên thực tế hiện có 27 vùng. == Địa lý == Là nước nằm ở cực đông châu Phi, Somalia có diện tích đất liền 637,540 kilômét vuông. Nước này nằm ở mũi của một vùng, mà vì trên bản đồ nhìn giống với chiếc sừng con tên giác, nên nó thường được gọi là Vùng sừng châu Phi. Somalia có bờ biển dài nhất lục địa. Đất đai của họ chủ yếu gồm các cao nguyên, đồng bằng, và những vùng đất cao. Cal Madow là một dãy núi ở phần phía đông bắc đất nước, trải dài nhiều kilômét phía tây thành phố Bosaso tới tây bắc Erigavo. Các dãy núi đông tây nhấp nhô của dãy núi Karkaar nằm ở những độ cao khác nhau so với bờ biển Vịnh Aden. Các yếu tố khí hậu chính là thời tiết nóng quanh năm, gió mùa theo mùa, và lượng mưa không đều. Nhiệt độ tối đa trung bình hàng ngày trong khoảng từ 30 °C (86 °F) đến 40 °C (104 °F), ngoại trừ ở những khu vực cao dọc theo bờ biển phía đông. Nhiệt độ tối thiểu trung bình hàng ngày trong khoảng từ 15 °C (59 °F) đến 30 °C (86 °F). Gió mùa tây nam, một làn gió nhẹ từ biển, khiến giai đoạn từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 là giai đoạn êm dịu nhất ở Mogadishu. Giai đoạn tháng 12 tới tháng 2 của gió mùa đông bắc cũng khá dịu, dù các điều kiện thời tiết chủ yếu ở Mogadishu hiếm khi dễ chịu. Các giai đoạn tangambili xen kẽ giữa hai mùa gió mùa (tháng 10–tháng 11 và tháng 3–tháng 5) nóng và ẩm. == Y tế == Somalia có một trong những tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất trên toàn châu Phi. Điều này được cho là bởi bản tính Hồi giáo của xã hội Somalia và việc người dân Somalia tuân theo các quy định đạo đức của Hồi giáo. Tuy ước tính tỷ lệ nhiễm HIV thường được dùng nhất cho Somalia năm 1987 (năm thông báo trường hợp đầu tiên) là 1% người trưởng thành, một ước tính gần đây hơn năm 2007 cho rằng chỉ 0.5% người trưởng thành ở quốc gia này nhiễm HIV dù cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra. == Giáo dục == Bộ giáo dục chịu trách nhiệm chính thức về giáo dục tại Somalia, với khoảng 15% ngân sách chính phủ được chi tiêu cho các định chế giáo dục. Năm 2006, vùng tự trị Puntland ở phía đông bắc là vùng lãnh thổ thứ hai ở Somalia sau Somaliland đưa vào thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, với các giáo viên hiện nhận lương từ cơ quan hành chính Puntland. Từ 2005/2006 đến 2006/2007, đã có sự gia tăng đáng kể số lượng trường học ở Puntland, tăng thêm 137 cơ sở so với chỉ một năm trước đó. Trong cùng thời gian này, số lượng lớp học trong vùng tăng thêm 504, với 762 giáo viên nữa. Tổng số học sinh đăng ký tăng 27% so với năm trước đó, và số lượng học sinh nữ chỉ hơi thấp hơn số học sinh nam ở hầu hết các vùng. Nơi có tỷ lệ đăng ký theo học lớn nhất là vùng Bari phía cực bắc, và nơi có tỷ lệ thấp nhất là vùng Ayn ít người ở. Sự phân bố các lớp học hầu như đồng đều giữa các vùng đô thị và nông thôn, với số lượng học sinh và giáo viên tại các lớp học vùng đô thị cao hơn tại vùng nông thôn. Giáo dục cao học tại Somalia hiện chủ yếu là tư nhân. Nhiều trường đại học trong nước gồm cả Đại học Mogadishu, đã được xếp vào danh sách 100 trường đại học tốt nhất ở châu Phi. Các trường đại học khác cung cấp giáo dục cao học ở miền nam gồm Đại học Benadir, Đại học Quốc gia Somalia, Đại học Kismayo và Đại học Gedo. Tại Puntland, giáo dục cao học được cung cấp bởi Đại học Nhà nước Puntland và Đại học Đông Phi. Tại Somaliland, giáo dục cao học được thực hiện bởi Đại học Amoud, Đại học Hargeisa, Đại học Kỹ thuật Somaliland và Đại học Burao. Các trường Qu'ranic (cũng được gọi là duqsi) vẫn là hệ thống căn bản của việc giảng dạy tôn giáo truyền thống ở Somalia. Chúng cung cấp giáo dục Hồi giáo cho trẻ em, vì thế thực hiện một vai trò tôn giáo và xã hội trong nước. Được biết tới như hệ thống địa phương không chính thức ổn định nhất của giáo dục tôn giáo căn bản và giáo dục đạo đức, sức mạnh của chúng chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng và việc sử dụng những công cụ giảng dạy làm tại địa phương và có sẵn. Hệ thống Qu'ranic, vốn có số lượng học sinh lớn nhất so với các hệ thống giáo dục khác, thường là hệ thống có thể tiếp cận duy nhất của những người Somalia du mục so với các vùng đô thị. Một cuộc nghiên cứu năm 1993 phát hiện, trong số các điều khác, khoảng 40% học sinh tại các trường Qur'anic là trẻ em nữ. Để giải quyết những thiếu sót trong giảng dạy tôn giáo, chính phủ Somalia về phần mình cũng đã thành lập Bộ Hiến tặng và các Công việc Hồi giáo, theo đó giáo dục Qur'anic hiện đang được quản lý. == Kinh tế == Dù có tình trạng bất ổn dân sự, Somalia vẫn duy trì được một nền kinh tế phi chính thức khá mạnh, dựa chủ yếu trên gia súc, các công ty gửi tiền/chuyển tiền, và viễn thông. Theo một cuộc nghiên cứu năm 2003 của Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực tư nhân tăng trưởng khá ấn tượng, đặc biệt trong thương mại, buôn bán, vận tải, chuyển tiền và dịch vụ cơ sở hạ tầng, ngoài các lĩnh vực chủ chốt, như gia súc nông nghiệp và thuỷ sản. Năm 2007, Liên hiệp quốc thông báo rằng công nghiệp dịch vụ của nước này cũng đang phát triển. Nhà nhân loại học Spencer Heath MacCallum quy sự tăng trưởng hoạt động kinh tế này cho luật phong tục Somalia, luật tạo ra một môi trường ổn định cho việc tiến hành kinh doanh. Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng nhất, với gia súc chiếm khoảng 40% GDP và khoảng 65% doanh thu xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cá, than, và chuối; đường, lúa miến, và ngô là các sản phẩm cho thị trường trong nước. Với gần 3 triệu con dê và cừu năm 1999, các cảng phía bắc Bosaso và Berbera chiếm 95% xuất khẩu dê và 52% xuất khẩu cừu của Đông Phi. Riêng vùng Somaliland xuất khẩu hơn 180 triệu mét tấn gia súc và hơn 480 triệu mét tấn sản phẩm nông nghiệp. Somalia cũng là một nhà cung cấp hương trầm và nhựa thơm lớn của thế giới. Lĩnh vực công nghiệp nhỏ, dựa trên chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chiếm 10% GDP. Theo một báo cáo năm 2005 của Ngân hàng Thế giới "việc kinh doanh hàng không tư nhân ở Somalia hiện đang phát triển với hơn năm hãng và có cuộc chiến giá giữa các công ty." Với sự trợ giúp của cộng đồng người Do Thái Somalia, các công ty điện thoại di động, các quán cà phê internet và các trạm radio đã được thiết lập. Năm 2004, một nhà máy đóng chai Coca-Cola mới cũng được mở cửa ở Mogadishu, như một dấu hiệu gia tăng tin cậy trong kinh doanh. Ngoài ra, các dịch vụ chuyển tiền đã trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước, với ước tính số tiền gửi trị giá 2 tỷ USD được gửi tại Somalia bởi những người Do Thái Somalia thông qua các công ty chuyển tiền. Hệ thống chuyển đổi giá trị không chính thức hay hawala lớn nhất trong số đó là Dahabshiil, một công ty của Somalia với hơn 1000 nhân viên tại 40 quốc gia với các chi nhánh ở Luân Đôn và Dubai. Các công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng quan tâm tới triển vọng khai thác dầu và các tài nguyên thiên nhiên khác ở Somalia. Một tập đoàn dầu mỏ đăng ký ở Sydney, Range Resources, đã dự đoán rằng tỉnh Puntland ở phía bắc có tiềm năng sản xuất 5 tỷ tới 10 tỷ barrel dầu. == Truyền thông và Viễn thông == Tại Somalia, hàng chục tờ báo, đài phát thanh và đài truyền hình tư nhân đã được thành lập trong thập kỷ qua, (Mogadishu có hai đài truyền hình cạnh tranh quyết liệt với nhau), với các đài phát thanh hay những tờ báo tư nhân ở hầu hết các thị trấn lớn. Các công ty truyền thông lớn gồm Shabelle Media Network, Radio Gaalkacyo và Radio Garowe. Sử dụng internet tại Somalia đã tăng 44,900% từ năm 2000 tới năm 2007, là tỷ lệ phát triển cao nhất ở châu Phi. Các công ty công nghệ thông tin Somali hiện đang cạnh tranh cho một thị trường với hơn 500,000 người sử dụng internet. Nước này có 22 ISP đã được thành lập và 234 cyber cafes với tốc độ tăng trưởng 15.6% hàng năm. Internet qua các dịch vụ vệ tinh cũng đã được cung cấp, đặc biệt tại các thành phố và khu vực xa xôi không có dịch vụ Internet hữu tuyến hay không dây. Các khách hàng chính gồm Liên hiệp quốc, các Tổ chức phi chính phủ, các định chế tài chính (đặc biệt là các công ty gửi tiền), và các quán cafe internet. Hiện tại hơn 300 cổng internet kết nối với nhiều cổng viễn thông ở châu Âu và châu Á phục vụ trên khắp đất nước. Kiểu dịch vụ này đã có sự phát triển bền vững 10–15% hàng năm. Somalia có một trong những hệ thống viễn thông tốt nhất châu lục: nhiều công ty như Golis Telecom Group, Hormuud Telecom, Somafone, Nationlink, Netco, Telecom và Somali Telecom Group cung cấp dịch vụ viễn thông, gồm cả gọi đường dài quốc tế, với chi phí khoảng $10 USD mỗi tháng. Các dịch vụ internet quay số tại Somalia có tỷ lệ phát triển cao nhất ở châu Phi, nước này có tốc độ phát triển đường dây trên mặt đất cao hơn 12.5% mỗi năm so với các quốc gia khác ở Vùng sừng châu Phi và ở Đông Phi, nơi các đường dây viễn thông bị sụt giảm bởi tình trạng phá hoại và sự gia tăng giá cáp đồng trên thị trường thế giới. Thời gian lắp đặt một tuyến đường dây trên mặt đất ở Somalia chỉ mất ba ngày, trong khi tại nước Kenya làng giềng việc này mất hàng năm trời. == Quân đội == Trước khi cuộc nội chiến bùng phát năm 1991 và sự tan ra sau đó của các lực lượng vũ trang, tình hữu nghị của Somalia với Liên bang Xô viết và sau này là quan hệ đối tác với Hoa Kỳ đã cho phép họ xây dựng một đội quân lớn nhất châu Phi. Việc thành lập Chính phủ Chuyển tiếp Liên bang năm 2004 đã tạo điều kiện cho việc tái lập Quân đội Somalia, với lực lượng hiện tại gồm 10,000 quân. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về các lực lượng vũ trang. Hải quân Somalia cũng đang được tái lập, với 500 lính thuỷ hiện đang được huấn luyện ở Mogadishu chuẩn bị cho một lực lượng dự tính khoảng 5,000 người. Ngoài ra, có các kế hoạch tái lập Không quân Somalia, với hai máy bay chiến đấu đã được đặt mua. Một lực lượng cảnh sát mới cũng đã được thành lập để duy trì luật pháp và trật tự, với học viện cảnh sát đầu tiên được xây dựng ở Somalia trong nhiều năm và mở cửa ngày 20 tháng 12 năm 2005 tại Armo, 100 kilômét phía nam Bosaso. == Môi trường == Somalia là một quốc gia bán khô cằn với khoảng 2% đất có thể canh tác. Cuộc nội chiến đã có tác động to lớn tới các khu rừng nhiệt đới của nước này khi nó khuyến khích việc sản xuất than củi với những trận hạn hán gây thiệt hại ở mức chưa từng thấy. Từ năm 1971 trở về sau, một chương trình trồng rừng rộng lớn trên khắp đất nước được chính phủ Siad Barre đưa ra để ngăn cản sự phát triển và tấn công của các núi cát. Các tổ chức môi trường đầu tiên là ECOTERRA Somalia và sau đó là Somali Ecological Society, tạo ra sự nhận thức về các vấn đề môi trường và huy động các chương trình môi trường trong mọi ngành của chính phủ cũng như trong xã hội dân sự. Năm 1986, Trung tâm Cứu hộ Hoang dã, Nghiên cứu và Giám sát được ECOTERRA Intl thành lập. Năm 1989 đã có cái gọi là "Đề xuất Somalia" và một quyết định của các đảng phái trong nước với CITES, lần đầu tiên có một lệnh cấm buôn bán ngà voi trên khắp thế giới. Sau này, các nhà hoạt động và người từng giành Giải Môi trường Goldman Fatima Jibrell đã thành lập các sáng kiến ở khu vực quê hương Buran của bả tổ chức các cộng đồng địa phương bảo vệ các khu vực sinh sống nông thôn và ven biển. Jibrell đã huấn luyện một đội thanh niên để tổ chức các chiến dịch tăng cường nhận thức về những hậu quả không thể đảo ngược của việc sản xuất than không hạn chế. Bà cũng gia nhập viện nông thôn Buran thành lập và tổ chức chương trình Caravan Lạc đà trong đó những thanh niên chất lên lưng lạc đà lều trại và thiết bị để đi trong ba tuần trong một chuyến đi du mục, và giáo dục mọi người về việc sử dụng có ý thức các nguồn tài nguyên, chăm sóc sức khoẻ, quản lý gia súc và hoà bình. Fatima Jibrell luôn đấu tranh chống lại việc đốt than, chặt cây và các hành động phá hoại môi trường khác của con người. Những nỗ lực của bà đã mang lại những kết quả cho những cộng đồng địa phương trên khắp Somalia và cộng đồng quốc tế đã ghi nhận khi bà được trao giải Môi trường có danh tiếng Goldman từ San Francisco. Jibrell cũng là giám đốc điều hành Horn Relief and Development Organisation. Sau trận sóng thần tháng 12 năm 2004, đã có những cáo buộc rằng sau khi cuộc Nội chiến Somalia bùng phát hồi cuối thập niên 1980, bờ biển dài, hoang vắng của Somalia đã được dùng như một nơi đổ các chất thải độc hại. Những cơn sóng lớn tràn vào miền bắc Somalia sau trận sóng thần được cho là đã lật lên nhiều tấn rác thải hạt nhân và hóa học bị chôn giấu bất hợp pháp ở nước này bởi nhiều công ty châu Âu. Đảng Xanh châu Âu đã theo đuổi những khám phá này và trình bày trước báo chí và Nghị viện châu Âu ở Strasbourg các bản sao hợp đồng được ký kết bởi hai công ty châu Âu - công ty Italia Thuỵ Sĩ, Achair Partners, và một công ty xử lý rác Italia, Progresso – và các đại diện của vị "Tổng thống" Somalia khi đó, lãnh đạo phe phái Ali Mahdi Mohamed, để nhận 10 triệu tấn rác độc hại để đổi lấy $80 triệu (khi ấy khoảng £60 triệu). Theo các báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), rác thải đã khiến những trường hợp mắc các bệnh về hô hấp, loét miệng và chảy máu, xuất huyết dạ dày và nhiễm trùng da bất thường tăng cao đột biến trong những người sống tại các khu vực xung quanh các thị trấn phía đông bắc Hobyo và Benadir trên bờ biển Ấn Độ Dương —các bệnh tật có liên quan tới ô nhiễm phóng xạ. UNEP tiếp rằng tình hình hiện tại dọc theo bờ biển Somalia đặt ra những vấn đề môi trường vô cùng nghiêm trọng không chỉ riêng với Somalia mà là cả tiểu vùng châu Phi. == Nhân khẩu == Somalia có dân số khoảng 9.832.017 người, khoảng 85% trong số đó thuộc sắc tộc Somali. Cuộc Nội chiến đầu thập niên 1990 đã làm giảm đáng kể số lượng người Do Thái Somalia, khi nhiều ngưoiừ Somalia có trình độ giáo dục cao nhất đã rời sang Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi. Các nhóm thiểu số phi Somali chiếm phần còn lại của dân số quốc gia và gồm người Benadiri, người Barawa, người Bantu, Bajuni, Ấn Độ, Ba Tư, Italia, và người Anh. Đa số người châu Âu đã rời đi sau khi nước này độc lập. Có ít thông tin thống kê đáng tin cậy về quá trình đô thị hoá ở Somalia. Tuy nhiên, những ước tính thô đã được thực hiện cho thấy mức độ đô thị hoá trong khoảng 5% tới 8% hàng năm, với nhiều thị trấn nhanh chóng phát triển thành các thành phố. Hiện tại 34% dân số quốc gia sống tại các thành phố và thị trấn, và tỷ lệ này tăng lên nhanh chóng. == Ngôn ngữ == Tiếng Somali là ngôn ngữ chính thức của Somalia. Nó là một thành viên của nhánh Cush của ngữ hệ Phi-Á, và những họ hàng gần nhất của nó là các ngôn ngữ như Afar và Oromo. Tiếng Somali là ngôn ngữ Cush được nghiên cứu nhiều nhất, với những cuộc nghiên cứu hàn lâm được thực hiện từ trước năm 1900. Các phương ngữ tiếng Somali được chia thành ba nhóm chính: Bắc, Benaadir và Maay. Somali Bắc (hay Somali Trung Bắc) là cơ sở căn bản của tiếng Somali tiêu chuẩn. Benaadir (cũng được gọi là Somali bờ biển) được dùng ở vùng bờ biển Benadir từ Cadale tới phía nam Merca, gồm cả Mogadishu, cũng như tại vùng nội địa trung gian. Các phương ngữ ven biển có thêm các âm vị không tồn tại trong tiếng Somali tiêu chuẩn. Maay chủ yếu được các bộ tộc Digil và Mirifle (Rahanweyn) ở các vùng phía nam Somalia sử dụng. Bởi tiếng Somali có một bảng ký tự cổ đã mất từ lâu, một số hệ thống chữ viết đã được sử dụng trong nhiều năm để ký âm lại ngôn ngữ này. Trong số đó, bảng chữ cái Somali dựa trên chữ Latinh được sử dụng nhiều nhất, và đã trở thành hệ chữ viết chính thức trong tiếng Somali từ khi chính phủ của cựu Tổng thống Siad Barre chính thức đưa vào tháng 10 năm 1972. bảng chữ này đã được nhà ngôn ngữ học người Somali Shire Jama Ahmed phát triển riêng cho tiếng Somali, và sử dụng tất cả các chữ của bảng chữ cái Latinh tiếng Anh ngoại trừ p, v và z. Bên cạnh bảng chữ cái Latinh của Ahmed, những hệ chữ viết khác từng được sử dụng trong nhiều thế kỷ để viết tiếng Somali gồm chữ Ả Rập và chữ Wadaad. Các hệ thống chữ viết bản xứ đã phát triển trong thế kỷ hai mươi gồm Osmanya, Borama và Kaddare, lần lượt do Osman Yusuf Kenadid, Sheikh Abdurahman Sheikh Nuur, và Hussein Sheikh Ahmed Kaddare, phát minh. Ngoài tiếng Somali, tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ chính thức của quốc gia tại Somalia. Nhiều người Somali sử dụng nó vì những mối quan hệ từ hàng thế kỷ với thế giới Ả Rập, sự ảnh hưởng rộng của truyền thông và giáo dục tôn giáo Ả Rập. Tiếng Anh cũng được dạy và sử dụng rộng rãi. Tiếng Italia từng là một ngôn ngữ lớn, nhưng ảnh hưởng của nó đã giảm nhiều sau khi nước này độc lập. Hiện nó thường chỉ được các thế hệ lớn tuổi sử dụng. Các ngôn ngữ nhỏ khác gồm Barawa, một phương ngữ tiếng Swahili được sử dụng ở vùng dọc theo bờ biển bởi người Barawa. == Tôn giáo == Với một số ngoại lệ, người Somali hầu như đều là các tín đồ Hồi giáo, đa số thuộc giáo phái Sunni của Hồi giáo và trường phái Shafi`i của Luật học Hồi giáo, dù cũng có một số là các tín đồ của phái Hồi giáo Shia. hiến pháp của Somalia định nghĩa Hồi giáo là tôn giáo của Cộng hoà Somalia, và luật Hồi giáo sharia là nguồn gốc cơ bản của nền pháp luật quốc gia. Hồi giáo đã vào vùng này rất sớm, khi một nhóm tín đồ Hồi giáo bị ngược đãi, theo lời thúc giục của Nhà tiên tri Muhummad, tìm kiếm nơi tị nạn xuyên qua Biển Đỏ tại Vùng sừng châu Phi. Vì thế Hồi giáo có thể đã du nhập vào Somalia thậm chí từ lâu trước khi đức tin này bám rễ ở nơi xuất xứ của nó. Ngoài ra, cộng đồng Somali đã tạo ra nhiều nhân vật Hồi giáo quan trọng qua các thế kỷ, nhiều người trong số họ đã góp phần quan trọng vào việc định hình, truyền bá và học tập tôn giáo này tại Vùng sừng châu Phi, Bán đảo Ả Rập, cũng như ở xa hơn nữa. Trong số những học giả Hồi giáo có nhà thần học thế kỷ 14 người Somali và nhà luật học Uthman bin Ali Zayla'i của Zeila, người đã viết văn bản có độ tin cậy cao nhất về trường phái Hồi giáo Hanafi, gồm bốn tập được gọi là Tabayin al-Haqa’iq li Sharh Kanz al-Daqa’iq. Công giáo là một tôn giáo thiểu số tại Somalia, với không hơn 1,000 tín đồ trong dân số tám triệu người. Có một giáo khu cho toàn bộ đất nước, Giáo khu Mogadishu, ước tính rằng chỉ có khoảng 100 người thực thi các nghi lễ Kitô giáo tại Somalia năm 2004. Năm 1913, trong giai đoạn đầu thời kỳ thuộc địa, rõ ràng không có tín đồ Công giáo tại các lãnh thổ Somalia, với chỉ khoảng 100-200 tín đồ từ các trại trẻ mồ côi của một số hội truyền giáo tại vùng bảo hộ Somaliland Anh. Cũng không có những hội truyền giáo Cơ đốc được biết tới ở Somaliland Italia trong cùng thời gian này. Trong thập niên 1970, ở thời kỳ cầm quyền của chính phủ Mác xít khi đó tại Somalia, các trường học của nhà thờ đã bị đóng cửa và các nhà truyền giáo bị đuổi về nhà. Không có tổng giám mục tại nước này từ năm 1989, và thánh đường ở Mogadishu đã bị hư hại nặng nề sau cuộc nội chiến. Một số cộng đồng sắc tộc thiểu số phi Somali cũng theo thuyết duy linh, như trường hợp người Bantu, thể hiện các truyền thống tôn giáo được thừa hưởng từ tổ tiên ở phía đông nam châu Phi. == Văn hoá == === Ẩm thực === Ẩm thực Somalia khác biệt theo từng vùng và gồm một sự pha trộn ngoại lai từ nhiều ảnh hưởng ẩm thực. Nó là sản phẩm của truyền thống thương mại và buôn bán mạnh mẽ của Somalia. Dù có sự đa dạng, vẫn có một thứ thống nhất nhiều phong cách ẩm thực của các miền: tất cả thức ăn đều dùng halal. Vì thế không có các món chế biến từ thịt lợn, rượu cũng không được sử dụng, không loại thịt của một con vật nào tự chết được đem ra chế biến, và máu cũng không được dùng. Qaddo hay bữa trưa thường tỉ mỉ. Nhiều loại bariis (cơm), món phổ thông nhất là basmati, thường được dùng làm món chính. Các gia vị như thìa là Ai Cập, bạch đậu khấu, đinh hương, chanh và ngải đắng thường được dùng để làm gia vị cho những món cơm đó. Người Somalia dùng bữa tối muộn lúc 9h. Trong tháng chay Ramadan, bữa tối thường được dùng sau các buổi cầu nguyện Tarawih – thỉnh thoảng muộn tận lúc 11 giờ tối. Xalwo hay mứt mật ong trộn vừng là một loại bánh kẹo ngọt được dùng trong các dịp như những buổi lễ Eid hay các lễ cưới. Nó được làm từ đường, hạt ngũ cốc, bột bạch đậu khấu, bột nhục đậu khấu, và bơ sữa trâu. Đậu phộng cũng thỉnh thoảng được thêm vào để tăng hương vị và hình ảnh. Sau các bữa ăn, những ngôi nhà theo truyền thống thường được phun thơm bằng trầm hương (lubaan) hay nhang (cuunsi), được để trong một dụng cụ để đốt hương được gọi là dabqaad. === Văn học === Các học giả Somali trong nhiều thế kỷ đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học Hồi giáo đáng chú ý từ thi ca cho tới Hadith. Với việc chấp nhận bảng chữ cái Latinh năm 1972 làm bảng chữ cái tiêu chuẩn của quốc gia, nhiều tác gia Somalia hiện đại cũng đã sáng tác các tiểu thuyết, một số trong số đó có danh tiếng trên thế giới. Trong số các tác gia hiện đại, Nuruddin Farah có lẽ là người nổi tiếng nhất. Những cuốn sách như From a Crooked Rib và Links được coi là những thành tựu văn học quan trọng, những tác phẩm đã giành giải Farah, trong số những tác phẩm khác, 1998 Neustadt International Prize for Literature. Farah Mohamed Jama Awl là một tác gia nổi tiếng khác của Somalia và có lẽ được biết đến nhiều nhất vì cuốn tiểu thuyết Dervish era, Ignorance is the enemy of love của ông. === Âm nhạc === Somalia có một di sản âm nhạc phong phú tập trung trên âm nhạc dân gian Somalia truyền thống. Hầu hết các bài hát của Somalia đều là ngũ âm; có nghĩa là họ chỉ sử dụng năm quãng trên mỗi nhóm tám trái ngược với một thang bảy bậc (bản nốt) như thang chính. Khi mới nghe, âm nhạc Somalia có thể lẫn với âm nhạc của các vùng xung quanh như Ethiopia, Sudan hay Ả Rập, nhưng nó hoàn toàn có thể nhận ra được tiêu các giai điệu và phong cách riêng biệt. Các bài hát Somalia thường là sản phẩm của một sự hợp tác giữa các nhà thơ (midho), nhà soạn nhạc (lahan), và ca sĩ ('odka hay "giọng"). == Xem thêm == Vương quốc Hồi giáo Adal Nhà nước Ajuuraan Tình trạng vô chính phủ ở Somalia Ký tự Borama Viễn thông Somalia Nhà nước Dervish Quan hệ nước ngoài Somalia Triều đại Gobroon Đại Somalia Vùng đất của Punt Danh sách nhân vật Somalia Danh sách công ty Somalia Vương quốc Hồi giáo Marehan Quân đội Somalia Ký tự Osmanya Cướp biển ở Somalia Hướng đạo sinh Somalia Lịch sử hàng hải Somalia Người Somali Vương quốc Hồi giáo Hobyo Vương quốc Hồi giáo Warsangali Xeer == Tham khảo == == Thư mục == Hadden, Robert Lee. 2007. "The Geology of Somalia: A Selected Bibliography of Somalian Geology, Geography and Earth Science." Engineer Research and Development Laboratories, Topographic Engineering Center, Alexandria, VA. Abstract. Hess, Robert L. Italian Colonialism in Somalia. Chicago: University of Chicago, 1966. *Fitzgerald, Nina J. Somalia. New York: Nova Science, Inc., 2002. Lewis. I.M. Pastoral Democracy: A study on Pastoralism and Politics among the Northern Somali clans. Ohio: Ohio University Press, 1958. ISBN 978-3-8258-3084-7. Mwakikagile, Godfrey. The Modern African State: Quest for Transformation, Chapter Four: Somalia: A Stateless State - What Next?, pp. 109–132, Nova Science Publishers, Inc., Huntington, New York, 2001. Tripodi, Paolo. The Colonial Legacy in Somalia. New York: St. Martin's P Inc., 1999. == Liên kết ngoài == Chính phủ Official Website of the Transitional Federal Government of Somalia Chief of State and Cabinet Members Thông tin chung Mục “Somalia” trên trang của CIA World Factbook. Somalia from UCB Libraries GovPubs Somalia tại DMOZ Wikimedia Atlas của Somalia, có một số bản đồ liên quan đến Somalia. Truyền thông Somalia news headlines from allAfrica.com IRIN Somalia humanitarian news and analysis Khác The ICRC in Somalia Somalia Online The Somali Link UNESCO Nairobi office on education in Somalia UNESCO Nairobi Office - Fact Book on Education For All, Somalia 2006 Mustaqbalka Ummadda Somaaliyeed Bissig Addo map Mohamed Siad Barre official biographical website Bản mẫu:Các chủ đề Somalia
số e.txt
Hằng số toán học e là cơ số của logarit tự nhiên. Thỉnh thoảng nó được gọi là số Euler, đặt theo tên nhà toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler, hoặc hằng số Napier để ghi công nhà toán học Scotland John Napier người đã phát minh ra logarit. (e không được nhầm lẫn với γ - hằng số Euler-Mascheroni, đôi khi được gọi đơn giản là hằng số Euler). Số e là một trong những số quan trọng nhất trong toán học . Nó có một số định nghĩa tương đương, một số trong chúng sẽ được đưa ra dưới đây. Số này có tham gia vào đẳng thức Euler. Do e là số siêu việt, và do đó là số vô tỉ, giá trị của nó không thể được đưa ra một cách chính xác dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn hoặc phân số liên tục hữu hạn hay tuần hoàn. Nó là một số thực và do đó có thể được biểu diễn bởi một phân số liên tục vô hạn không tuần hoàn. Giá trị số của e tới 20 chữ số thập phân là: 2,71828 18284 59045 23536... == Lịch sử == Chỉ dẫn tham khảo đầu tiên tới hằng số này được xuất bản vào 1618 trong bảng phụ lục của một công trình về logarit của John Napier. Thế nhưng, công trình này không chứa hằng số e, mà đơn giản chỉ là một danh sách các logarit tự nhiên được tính toán từ hằng số e. Có thể là bảng này được soạn bởi William Oughtred. Chỉ dẫn đầu tiên cho biết về hằng số e được phát hiện bởi Jacob Bernoulli, trong khi tìm giá trị của biểu thức: lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n {\displaystyle \lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}} Việc sử dụng đầu tiên ta từng biết của hằng số, biểu diễn bởi chữ cái b, là trong liên lạc thư từ giữa Gottfried Leibniz và Christiaan Huygens giữa 1690 và 1691. Leonhard Euler bắt đầu sử dụng chữ cái e cho hằng số vào 1727, và việc sử dụng e lần đầu tiên trong một ấn bản là cuốn Mechanica của Euler (1736). Trong những năm sau đó một số nhà nghiên cứu sử dụng chữ cái c, e trở nên phổ biến và cuối cùng trở thành tiêu chuẩn. Lý do chính xác cho việc sử dụng chữ cái e vẫn chưa được biết, nhưng có thể đó là chữ cái đầu tiên của từ exponential (tiếng Anh: nghĩa thông thường là tăng nhanh chóng, nghĩa trong toán học là hàm mũ). Một khả năng khác đó là Euler sử dụng nó bởi vì nó là nguyên âm đầu tiên sau a, chữ cái mà ông đã sử dụng cho một số khác, nhưng tại sao ông lại sử dụng nguyên âm thì vẫn chưa rõ. Dường như không phải Euler sử dụng chữ cái đó bởi vì nó là chữ cái đầu trong tên của ông, do ông là một người rất khiêm tốn, luôn cố gắng tuyên dương đúng đắn công trình của người khác. == Ứng dụng == === Bài toán lãi suất kép === Jacob Bernoulli đã khám phá ra hằng số này khi nghiên cứu vấn đề về lãi suất kép Một ví dụ đơn giản là một tài khoản bắt đầu với $1.00 và trả 100% lợi nhuận mỗi năm. Nếu lãi suất được trả một lần, thì đến cuối năm giá trị là $2.00; nhưng nều lãi suất được tính và cộng hai lần trong năm, thì $1 được nhân với 1.5 hai lần, ta được $1.00×1.52 = $2.25. Lãi kép hàng quý ta được $1.00×1.254 = $2.4414…, và lãi kép hàng tháng ta được $1.00×(1.0833…)12 = $2.613035…. Bernoulli để ý thấy dãy này tiến tới một giới hạn với kì lãi kép càng ngày nhỏ dần. Lãi kép hàng tuần ta được $2.692597… trong khi lãi kép hàng ngày ta được $2.714567…, chỉ thêm được hai cent. Gọi n là số kì lãi kép, với lãi suất 1/n trong mỗi kì, giới hạn của n rất lớn là một số mà bây giờ ta gọi là số e; với lãi kép liên tục, giá trị tài khoản sẽ tiến tới $2.7182818…. Tổng quát hơn, một tài khoản mà bắt đầu bằng $1, và nhận được (1+R) đô-la lãi đơn, sẽ nhận được eR đô-la với lãi kép liên tục. === Phép thử Bernoulli === Số e cũng có ứng dụng trong lý thuyết xác suất, trong đó nó phát triển theo cách mà không hiển nhiên liên quan đến độ tăng hàm mũ. Giả sử rằng một con bạc chơi slot machine, một triệu lần, kỳ vọng được thắng một lần. Khi đó xác suất mà con bạc không thắng được gì là (xấp xỉ) 1/e. Đây là một ví dụ về phép thử Bernoulli. Mỗi lần con bạc chơi một lượt, có thêm một trong một triệu cơ hội thắng. Việc chơi một triệu lần được mô hình hóa qua phân phối nhị thức, có liên hệ mật thiết với định lý nhị thức. Xác suất thằng k lần và thua các lần còn lại là ( 10 6 k ) ( 10 − 6 ) k ( 1 − 10 − 6 ) 10 6 − k . {\displaystyle {\binom {10^{6}}{k}}\left(10^{-6}\right)^{k}(1-10^{-6})^{10^{6}-k}.} Đặc biệt, xác suất không thắng lần nào (k=0) là ( 1 − 1 10 6 ) 10 6 . {\displaystyle \left(1-{\frac {1}{10^{6}}}\right)^{10^{6}}.} Số này rất gần với giới hạn sau ho 1/e 1 e = lim n → ∞ ( 1 − 1 n ) n . {\displaystyle {\frac {1}{e}}=\lim _{n\to \infty }\left(1-{\frac {1}{n}}\right)^{n}.} === Derangement === == Số e trong giải tích == Lý do chính để đưa ra số e, đặc biệt trong giải tích, là để lấy vi phân và tích phân của hàm mũ và logarit. Một hàm mũ tổng quát y=ax có đạo hàm dưới dạng giới hạn: d d x a x = lim h → 0 a x + h − a x h = lim h → 0 a x a h − a x h = a x ( lim h → 0 a h − 1 h ) . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}a^{x}=\lim _{h\to 0}{\frac {a^{x+h}-a^{x}}{h}}=\lim _{h\to 0}{\frac {a^{x}a^{h}-a^{x}}{h}}=a^{x}\left(\lim _{h\to 0}{\frac {a^{h}-1}{h}}\right).} Giới hạn ở bên phải độc lập với biến x: nó chỉ phụ thuộc vào cơ số a. Khi cơ số là e, giới hạn này tiến tới một, và do đó e được định nghĩa bởi phương trình: d d x e x = e x . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}e^{x}=e^{x}.} Do đó, hàm mũ với cơ số e trong một số trường hợp phù hợp để làm giải tích. Chọn e, không như một số số khác, là cơ số của hàm mũ làm cho tính toán chủ yếu về đạo hàm đơn giản hơn rất nhiều. Một lý do khác đến từ việc xét cơ số logarit a. Xét định nghĩa của đạo hàm của logax bởi giới hạn: d d x log a ⁡ x = lim h → 0 log a ⁡ ( x + h ) − log a ⁡ ( x ) h = 1 x ( lim u → 0 1 u log a ⁡ ( 1 + u ) ) . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}\log _{a}x=\lim _{h\to 0}{\frac {\log _{a}(x+h)-\log _{a}(x)}{h}}={\frac {1}{x}}\left(\lim _{u\to 0}{\frac {1}{u}}\log _{a}(1+u)\right).} Một lần nữa, có một giới hạn chưa xác định mà chỉ phụ thuộc vào cơ số a, và nếu cơ số đó là e, giới hạn là một. Vậy d d x log e ⁡ x = 1 x . {\displaystyle {\frac {d}{dx}}\log _{e}x={\frac {1}{x}}.} Logarit trong trường hợp đặc biệt này được gọi là logarit tự nhiên (thường được ký hiệu là "ln"), và nó cũng dễ dàng lấy vi phân vì không có giới hạn chưa xác định nào phải thực hiện trong khi tính toán. Do đó có hai cách để chọn một số đặc biệt a=e. Một cách là đặt sao cho đạo hàm của hàm số ax là ax. Một cách khác là đặt sao cho đạo hàm của logarit cơ số a là 1/x. Mỗi trường hợp đều đi đến một lựa chọn thuận tiện để làm giải tích. Thực tế là, hai cơ số có vẻ rất khác nhau này lại chỉ là một, số e. === Các đặc điểm khác === Một số đặc điểm khác của số e: một là về giới hạn dãy, một cái khác là về chuỗi vô hạn, và vẫn còn một số khác về tích phân. Trên đây ta đã giới thiệu hai tính chất: 1. Số e là số thực dương duy nhất mà d d t e t = e t . {\displaystyle {\frac {d}{dt}}e^{t}=e^{t}.} : Đạo hàm của hàm số mũ cơ số e chính là hàm số đó 2. Số e là số thực dương duy nhất mà d d t log e ⁡ t = 1 t . {\displaystyle {\frac {d}{dt}}\log _{e}t={\frac {1}{t}}.} Các tính chất khác sau đây cũng được chứng minh là tương đương: 3. Số e là giới hạn e = lim n → ∞ ( 1 + 1 n ) n {\displaystyle e=\lim _{n\to \infty }\left(1+{\frac {1}{n}}\right)^{n}} 4. Số e là tổng của chuỗi vô hạn e = ∑ n = 0 ∞ 1 n ! = 1 0 ! + 1 1 ! + 1 2 ! + 1 3 ! + 1 4 ! + ⋯ {\displaystyle e=\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}={\frac {1}{0!}}+{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}+{\frac {1}{3!}}+{\frac {1}{4!}}+\cdots } trong đó n! là giai thừa của n. 5. Số e là số thực dương duy nhất mà ∫ 1 e 1 t d t = 1 {\displaystyle \int _{1}^{e}{\frac {1}{t}}\,dt={1}} (nghĩa là, số e là số mà diện tích dưới hyperbol f ( t ) = 1 / t {\displaystyle f(t)=1/t} từ 1 tới e là bằng một) == Tính chất == === Hàm tựa-mũ === === Lý thuyết số === Chứng minh e là số vô tỉ. Giả sử e là số hữu tỉ, suy ra e = p q {\displaystyle e={\frac {p}{q}}} Dựa vào công thức: e = ∑ n = 0 ∞ 1 n ! = 1 0 ! + 1 1 ! + 1 2 ! + 1 3 ! + 1 4 ! + ⋯ {\displaystyle e=\sum _{n=0}^{\infty }{\frac {1}{n!}}={\frac {1}{0!}}+{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}+{\frac {1}{3!}}+{\frac {1}{4!}}+\cdots } . e . q ! = ( 1 0 ! + 1 1 ! + 1 2 ! + ⋯ ) . q ! = ( 1 0 ! + 1 1 ! + 1 2 ! + ⋯ + 1 q ! ) . q ! + 1 q + 1 + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) ( q + 3 ) + ⋯ {\displaystyle e.q!=({\frac {1}{0!}}+{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}+\cdots ).q!=({\frac {1}{0!}}+{\frac {1}{1!}}+{\frac {1}{2!}}+\cdots +{\frac {1}{q!}}).q!+{\frac {1}{q+1}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)(q+3)}}+\cdots } e.q! là số nguyên dương, suy ra: 1 q + 1 + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) ( q + 3 ) + ⋯ {\displaystyle {\frac {1}{q+1}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)(q+3)}}+\cdots } là số nguyên dương. Mặt khác: 1 q + 1 + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) + 1 ( q + 1 ) ( q + 2 ) ( q + 3 ) + ⋯ < 1 q + 1 + 1 q + 1 − 1 q + 2 + 1 q + 2 − 1 q + 3 + . . . ≤ 2 q + 1 ≤ 1 {\displaystyle {\frac {1}{q+1}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)}}+{\frac {1}{(q+1)(q+2)(q+3)}}+\cdots <{\frac {1}{q+1}}+{\frac {1}{q+1}}-{\frac {1}{q+2}}+{\frac {1}{q+2}}-{\frac {1}{q+3}}+...\leq {\frac {2}{q+1}}\leq 1} . Suy ra điều mâu thuẫn. Vậy e là số vô tỉ. === Số phức === == Biểu diễn của số e == === Biểu diễn số e dưới dạng liên phân số === e = [ [ 2 ; 1 , 2 , 1 , 1 , 4 , 1 , 1 , 6 , 1 , 1 , 8 , 1 , … , 1 , 2n , 1 , … ] ] , {\displaystyle e=[[2;1,{\textbf {2}},1,1,{\textbf {4}},1,1,{\textbf {6}},1,1,{\textbf {8}},1,\ldots ,1,{\textbf {2n}},1,\ldots ]],\,} e = 2 + 1 1 + 1 2 + 1 1 + 1 1 + 1 4 + 1 ⋱ {\displaystyle e=2+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{{\mathbf {2} }+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{1+{\cfrac {1}{{\mathbf {4} }+{\cfrac {1}{\ddots }}}}}}}}}}}}} Như vây mặc dù e là số vô tỉ nhưng trong biểu diễn liên phân số lại phân phối theo quy luật tuyến tính: 2;1-2-1;1-4-1;1-6-1;1-8-1;... === Số chữ số thập phân đã biết === == Số e trong văn hóa máy tính == == Xem thêm == Số Pi == Ghi chú == == Tham khảo == Maor, Eli; e: The Story of a Number, ISBN 0-691-05854-7 == Liên kết ngoài == Số e tới 1 triệu chữ số thập phân và 2 và 5 triệu chữ số thập phân Những cách sử dụng ban đầu cho ký hiệu của các hằng số e the EXPONENTIAL - the Magic Number of GROWTH - Keith Tognetti, University of Wollongong, NSW, Australia An Intuitive Guide To Exponential Functions & e Euler's constant trên PlanetMath E trên MathWorld e Approximations: giá trị gần đúng của số e
phoenix, arizona.txt
Thành phố Phoenix, Arizona /ˈfiːˌnɪks/ là thủ phủ và là thành phố lớn nhất của Tiểu bang Arizona và là trung tâm hành chính hạt của quận Maricopa. Thành phố này được có tư các thành phố từ ngày 25/2/1881 và được gọi là Hoozdo, hay "nơi này nóng", trong tiếng Navajo và Fiinigis trong tiếng Tây Apache. Thành phố nằm dọc theo bờ của một con sông muối khô đang phục hồi từng phần. Khu vực thống kê vùng đô thị Phoenix (MSA) là vùng đô thị lớn thứ 14 ở Hoa Kỳ, với dân số ước tính năm 2005 là 3.865.077. Với dân số là 1.321.045, Phoenix là thành phố lớn thứ 5 ở Hoa Kỳ và là thủ phủ bang lớn nhất. Phoenix là thủ phủ tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ, với dân số lớn hơn bất kỳ thủ phủ tiểu bang nào hay cả Washington, D.C., thủ đô. == Khí hậu == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
chủ nghĩa quốc tế.txt
Chủ nghĩa quốc tế (quốc tế chủ nghĩa, chủ nghĩa quốc liên, quốc liên chủ nghĩa) là nguyên tắc chính trị chủ trương tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế giữa các quốc gia và nhân dân các nước. Chủ nghĩa quốc tế nói chung đối lập với chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa Sô vanh hiếu chiến hoặc chủ nghĩa Sô vanh, và chiến tranh. Người theo hoặc ủng hộ chủ nghĩa quốc tế được gọi là người quốc tế chủ nghĩa. == Nguồn gốc == Vào thế kỉ 19 ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland xuất hiện luồng tư tưởng chính trị chủ nghĩa quốc tế tự do điển hình của Richard Cobden và John Bright. == Chủ nghĩa xã hội == === Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế (Đệ nhất Quốc tế) === == Quốc tế xã hội chủ nghĩa == == Quốc tế cộng sản == == Đệ tứ Quốc tế == == Ý nghĩa hiện nay == == Các quốc gia có chủ quyền và sự cân bằng quyền lực siêu quốc gia == == Ý nghĩa khác == == Xem thêm == Anti-nationalism Chủ nghĩa thế giới Cross-culturalism Phong trào Công dân Toàn cầu Global justice Global village Toàn cầu hóa International community Transnationalism New Internationalist World community "Yank" Levy Anti-imperialism Đệ nhất Quốc tế Đệ nhị Quốc tế Quốc tế Cộng sản Đệ tứ Quốc tế == Tham khảo == == Đọc thêm == Ankerl, Guy (2000). Global communication without universal civilization. INU societal research. Vol.1: Coexisting contemporary civilizations: Arabo-Muslim, Bharati, Chinese, and Western. Geneva: INU Press. ISBN 2-88155-004-5. Hallas, Duncan (2008). The Comintern: A History of the Third International. Chicago, IL: Haymarket Books. ISBN 978-1-931859-51-6. == Liên kết liên quan == Pop Internationalism by Paul Krugman Internationalism on Facebook Bản mẫu:Nationalism Bản mẫu:World government Bản mẫu:Socialism
bắc băng dương.txt
Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska), Canada, Na Uy, Đan Mạch (vùng Greenland). Nhiệt độ và độ mặn của nó thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng; độ măn của nó có giá trị thấp nhất so với giá trị độ mặn trung bình của 5 đại dương lớn, do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông và suối lớn và có ít liên hệ với các đại dương và vực nước xung quanh. == Lịch sử thám hiểm == Trong hầu hết lịch sử châu Âu, các khu vực của Bắc Cực vẫn còn phần lớn chưa được khám phá và chỉ mang tính phỏng đoán của họ. Pytheas của Massilia đã có một chuyến thám hiểm về phía bắc vào năm 325 TCN, đến vùng đất mà ông gọi là "Eschate Thule," nơi Mặt Trời chỉ có 3 giờ mỗi ngày và mặt nước bị thay thế bằng một chất đông cứng "trên đó người ta không thể đi bộ cũng như không thể đi bằng tàu." Ông có thể đã miêu tả lớp biển băng mỏng ngày nay là "chỏm băng nhỏ"." Từ "Thule" có thể là Na Uy qua quần đảo Faroe hoặc đảo Shetland mà ông đã nêu ra. Các nhà bản đồ học không chắc rằng liệu có thể vẽ khu vực xung quanh Bắc cực là vùng đất (như trong bản đồ năm 1507 của Johannes Ruysch, hay bản đồ năm 1595 của Gerardus Mercator) hay vùng nước (như trong bản đồ thế giới năm 1507 của Martin Waldseemüller). Vài cuộc thám hiểm đã đi sâu hơn vào vòng Bắc Cực trong thời gian này và đã vẽ một vài hòn đảo nhỏ như Novaya Zemlya (thế kỷ 11) và Spitsbergen (1596), tuy nhiên do khu vực này thường xuyên bị băng phủ nên giới hạn phía bắc của nó vẫn chưa rõ ràng. Các nhà sản xuất biểu đồ điều hướng, dè dặt hơn so với một số các nhà vẽ bản đồ huyền ảo hơn, có xu hướng để lại các khu vực trống, chỉ với những đoạn bờ biển đã biết phác thảo ra. Fridtjof Nansen là người đầu tiên thực hiện chuyến hải trình qua Bắc Băng Dương năm 1896. Vượt qua bề mặt đại dương này đầu tiên là Wally Herbert năm 1969, trong một chuyến thám hiểm bằng dog sled (xe đi trên băng do chó kéo) từ Alaska đến Svalbard với sự hỗ trợ của máy bay. Từ năm 1937, các trạm nghiên cứu băng trôi của Liên Xô và Nga đã quan trắc trên diện rộng Bắc Băng Dương. Các nhà khoa học sống trên các tả băng trôi và đã đi được hàng ngàn cây số trên các tảng băng trôi đó. == Động vật và thực vật == Các loài động vật biển bị đe dọa ở Bắc Băng Dương gồm Hải tượng (Odobenus rosmarus) và cá voi. Khu vực này có một hệ sinh thái mong manh, chậm thay đổi và chậm phục hồi khi bị phá vỡ. Cyanea capillata là loài phổ biến trong các vùng nước của Bắc Băng Dương và pholis fasciata là loài duy nhất trong họ Pholidae còn sống trong đại dương. Bắc Băng Dương có tương đối ít các loài thực vật ngoại trừ phytoplankton. Phytoplankton là một phần quan trọng trong đại dương và là lượng sinh khối lớn ở Bắc Băng Dương, ở đây chúng ăn thức ăn từ các con sông và các dòng hải lưu của Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Trong suốt mùa hè, Mặt Trời hiện diện cả ngày lẫn đêm, điều này giúp cho phytoplankton quang hợp nhiều hơn và sinh sản một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, yếu tố này ngược lại trong mùa đông. == Đảo == Greenland Spitsbergen Novaja Zemlja Severnaja Zemlja === Các cảng chính === Một số cảng nổi tiếng từ tây sang đông bao gồm: == Các dòng hải lưu == Hải lưu Đông Greenland Hải lưu Tây Greenland Hải lưu Na Uy Hải lưu đảo Baffin == Tài nguyên thiên nhiên == Các mỏ dầu và khí thiên nhiên, các mỏ sa khoáng, kết hạch mangan, cát và cuội xây dựng, cá, hải cẩu và cá voi có thể tìm thấy rất nhiều ở khu vực này. Các mỏ khoáng sản lớn như mỏ thiếc Red Dog ở Alaska, mỏ Diavik Diamond ở Northwest Territories, Canada, và Sveagruva ở Svalbard. Các mỏ lớn đang được khai thác là mỏ sắt Baffinland ở Nunavut, và mỏ sắt Isua ở Greenland. Khai thác vàng ở Alaska cũng phổ biến. Mỏ vàng Fort Knox là mỏ lớn nhất trong lịch sử Alaska. "Vùng chết chính trị" gần trung tâm của biển cũng là nơi có nhiều tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Nga, Canada, Na Uy, và Đan Mạch. Nó có ý nghĩa đối với thị trường năng lượng toàn cầu vì nó có thể chứa 25% hoặc hơn lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được phát hiện của thế giới. USGS ước tính có khoảng 22% lượng dầu và khí đốt của thế giới có thể nằm bên dưới Bắc Băng Dương. Số liệu năm 2008 của USGS ước tính có khoảng 90 tỷ thùng dầu và 47 ngàn tỉ m3 khí thiên nhiên, chiếm 13% lượng dầu chưa được khám phá trên thế giới và 50% lượng khí đốt chưa được phát hiện. Hơn 50% lượng dầu phát hiện ngoài khơi biển Alaska (30 tỷ thùng) ở lưu vực còn lại (9,7 tỷ thùng) trong khu vực của Greenland. 70% trữ lượng khí đốt tập trung ở khu vực Đông Siberia, ở phía đông của Biển Barents và ngoài khơi bờ biển Alaska. == Các vấn đề môi trường == Lớp băng ở Bắc cực đang mỏng dần, và trong một vài năm cũng có lỗ hổng theo mùa trong tầng ôzôn. Việc suy giảm khu vực phủ băng ở Bắc Băng Dương làm giảm suất phản chiếu trung bình của Trái Đất, có thể đẫn đến sự ấm lên toàn cầu theo cơ chế phản hồi tích cực. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Bắc Cực có thể không còn băng lần đầu tiên trong lịch sử con người vào năm 2040. Các nhà khoa học hiện đang quan tâm rằng nhiệt độ trái đất nóng lên ở Bắc Cực có thể làm cho một lượng lớn nước tan từ băng sẽ bổ sung thêm nước cho vùng Bắc Đại Tây Dương, có thể làm gián đoạn cơ chế hải lưu toàn cầu. Những thay đổi nghiêm trọng về khí hậu của Trái Đất có thể xảy ra sau đó. Các vấn đề môi trường khác liên quan đến sự ô nhiễm phóng xạ của Bắc Băng Dương như các vị trí thải chất thải hạt nhân của Nga ở biển Kara và các vị trí thử nghiệm hạt nhân trong chiến tranh lạnh như Novaya Zemlya. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tiếng Anh: The Hidden Ocean Arctic 2005 Daily logs, photos and video from exploration mission. Oceanography Image of the Day, from the Woods Hole Oceanographic Institution Arctic Council The Northern Forum Arctic Environmental Atlas Interactive map NOAA Arctic Theme Page NOAA In-situ Ocean Data Viewer Plot and download ocean observations Daily Arctic Ocean Rawinsonde Data from Soviet Drifting Ice Stations (1954-1990) at NSIDC Arctic time series: The Unaami Data collection NOAA North Pole Web Cam Images from Web Cams deployed in spring on an ice floe NOAA Near-realtime North Pole Weather Data Data from instruments deployed on an ice floe Search for Arctic Life Heats Up by Stephen Leahy International Polar Foundation Video of scientists on sea ice at the North Pole as it begins to crack underfoot Tiếng Việt: Phát hiện chảo lửa dữ dội dưới mũ băng Bắc cực Bắc cực: Tầng ozone giảm tốc độ suy thoái Video những khoảnh khắc hiếm có ở Bắc cực
glonass.txt
GLONASS (tiếng Nga: ГЛОбальная НАвигационная Спутниковая Система - ГЛОНАСС; chuyển tự: Global'naya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Liên bang Nga, tương tự như GPS (NAVSTAR) của Hoa Kỳ hay Galileo của Liên minh châu Âu. Nền của hệ là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt Quả Đất theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19100 km. Vệ tinh đầu tiên của GLONASS được Liên Xô đưa lên quỹ đạo ngày 12 tháng 10 năm 1982, vào ngày 24 tháng 9 năm 1993 hệ chính thức được đưa vào sử dụng. == Các nguyên lý làm việc == Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2 dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz). Thông tin, cung cấp bởi tín hiệu định vị Сh, mở cho tất cả người dùng trên nền toàn cầu và liên tục và đảm bảo khi dùng máy thu GLONASS, khả năng xác định: các tọa độ ngang với độ chính xác 50–70 m (độ tin cậy 99,7%); các tọa độ đứng với độ chính xác 70 m (độ tin cậy 99,7%); các véc-tơ thành phần của vận tốc với độ chính xác 15 cm/s (độ tin cậy 99,7%) thời gian chính xác với độ chính xác 0,7 mcs (độ tin cậy 99,7%). Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân và/hay các phương pháp đo bổ sung đặc biệt. Tín hiệu C về cơ bản, được chỉ định dành cho các nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, và việc sử dụng trái phép không được khuyến khích. Câu hỏi về việc cung cấp tín hiệu C cho nhu cầu dân sự đang trong tình trạng xem xét. Để xác định các tọa độ không gian và thời gian chính xác cần nhận và xử lý các tín hiệu định vị từ không ít hơn 4 vệ tinh GLONASS. Khi nhận các tín hiệu sóng định vị GLONASS máy thu, dùng các phương pháp kỹ thuật sóng đã biết, đo các độ dài đến các vệ tinh nhìn thấy và đo các vận tốc chuyển động của chúng. == Các lần phóng == 25 tháng 12 năm 2005, 8:07 Moskva, từ sân bay vũ trụ Baykonur, tên lửa mang Proton-K, đưa lên quỹ đạo một vệ tinh GLONASS và 2 vệ tinh GLONASS-M với nguồn mở sử dụng để làm đủ nhóm GLONASS. 26 tháng 12 năm 2006, tên lửa mang Proton-K, đưa lên quỹ đạo 3 vệ tinh GLONASS-M. 2007, có kế hoạch phóng 2 tên lửa mang Proton với 3 vệ tinh GLONASS-M trong mỗi cái 2008, phóng tên lửa mang Proton với 3 vệ tinh GLONASS-M và tên lửa mang Sojuz với 2 máy vũ trụ GLONASS-K mới. == GLONASS ngày nay == Vào thời điểm này nhóm vệ tinh gồm 26 vệ tinh, gồm 21 vệ tinh đang hoạt động, còn 3 cái chuẩn bị đưa vào hoạt động và 2 dùng để dự phòng thay thế. Số lượng này chưa đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt Quả Đất (cần tối thiểu 24 vệ tinh hoạt động cùng một lúc). Độ mở tích phân GLONASS trên Quả Đất: 80% Độ mở tích phân GLONASS trên Nga: 94% Đứt quãng tối đa của sự định vị trên Quả Đất: 2.4 giờ Đứt quãng tối đa của sự định vị trên Nga: 0.5 giờ Để tăng số lượng vệ tinh lên 18 trên lãnh thổ Nga để việc định vị liên tục được đảm bảo 100%. Trên phần còn lại của quả đất theo đây sự ngắt trong việc định vị có thể đạt đến полутора часов. Việc định vị liên tục thực sự trên toàn bộ khu vực của quả đất được bảo đảm trên nhóm quỹ đạo từ 24 vệ tinh. Các máy vũ trụ làm việc trong thời gian hiện tại gồm 6 vệ tinh «GLONASS-M», (1 phóng vào năm 2003, 2 — vào 2005, 3 — vào 2006), có thời gian bảo hành tồn tại tích cực là 7 năm. Các vệ tinh này, khác với các máy thế hệ trước, phóng 2 tín hiệu dành cho các nhu cầu dân dụng, cho phép tăng độ chính xác của việc xác định vị trí. Tương ứng với yêu cầu của Tổng thống LB Nga nhóm tối thiểu từ 18 vệ tinh cần hoàn tất vào năm 2007. Nhóm đầy đủ từ 24 vệ tinh tương ứng với chương trình liên bang «Hệ định vị toàn cầu» cần hoàn tất vào năm 2010. Các vệ tinh «GLONASS-М» trong thành phần nhóm quỹ đạo sẽ nằm, như tối thiểu, đến năm 2015. Các thử nghiệm bay của các vệ tinh негерметичных thế hệ mới «GLONASS-K» với các đặc tính tốt hơn (thời gian bảo hành tăng lên 10 năm và tần số thứ ba của L-диапазон dành cho các nhu cầu dân dụng) cần được bắt đầu vào năm 2008. Vệ tinh này sẽ nhẹ hơn 2 lần so với thế hệ trước (ví dụ 700 kg so với 1415 kg ở «GLONASS-M») Trong tương lai, sau khi hoàn tất nhóm quỹ đạo từ 24 vệ tinh, để đảm bảo sự cung cấp của nó cần thực hiện mỗi năm 1 cuộc phóng 2 vệ tinh «GLONASS-К» trên tên lửa mang «Sojuz», để giảm khấu hao sử dụng. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Sergey Ivanov, trong chuyến thăm Học viện định vị sóng và thời gian Nga, thông báo rằng hệ GLONASS trong thời gian tới sẽ dùng cho dân sự. == Sự cố 2010 == 3 vệ tinh định vị GLONASS - M phóng lên quỹ đạo ngày 5 tháng 12 năm 2010 từ sân bay vũ trụ Baikonur đã rơi xuống ngoài khơi quần đảo Hawaii, Thái Bình Dương do lỗi ở tên lửa đẩy Proton làm chệch hướng khi rời khỏi bệ phóng một góc 8 độ so với dự kiến. == Xem thêm == Danh sách các cuộc phóng vũ trụ của Nga == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản mẫu:Các hệ thống định vị GLONASS
yokohama.txt
Yokohama (横浜市, よこはまし, Hoành Tân thị) là thủ phủ tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Đây cũng là thành phố hợp nhất có dân số lớn nhất Nhật Bản (3,7 triệu), trong khi Tokyo tuy đông dân hơn nhưng về mặt hành chánh là tập hợp của nhiều đơn vị nhỏ hơn. Nơi đây cũng là cảng biển quy mô nhất Nhật Bản, vận hành là một trung tâm thương mại tầm vóc trong Vùng thủ đô Tokyo. Yokohama nằm bên vịnh Tokyo, phía nam Tokyo, trong khu vực Kanto của đảo chính Honshu. Yokohama phát triển nhanh chóng từ giữa thế kỷ 19 trở đi sau khi Mạc phủ chấp nhận thông thương với phương Tây. Ngày nay Yokohama là một trong những thương cảng chính của sánh cùng Kobe, Osaka, Nagoya, Hakata, Tokyo, và Chiba. == Lịch sử == Yokohama là một làng chài nhỏ cho đến cuối thời kỳ Edo, lúc Nhật Bản còn theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng hạn chế giao dịch với phương Tây. Vào những năm 1853-1854 Phó đề đốc Matthew C. Perry thuộc Hải quân Hoa Kỳ điều chiến thuyền đến Nhật Bản neo ở cửa Vịnh Tokyo và đưa thư làm áp lực với triều đình Nhật, đòi phải mở cửa giao thương; Mạc phủ lúng túng, tuy muốn chống lại nhưng rồi đành nhượng bộ để tránh giao tranh và chấp nhận mở một số hải cảng cho người ngoại quốc đến buôn bán. Theo Hiệp ước ký kết thì Kanagawa-juku (bây giờ là phường Kanagawa) là một địa điểm thông thương nhưng vì Kanagawa nằm ngay trên quan lộ Tokaido, tức tuyến đường chiến lược nam bắc nối Edo với Kyoto và Osaka nên Mạc phủ Tokugawa chọn Yokohama lui xa hơn về phía Nam. Yokohama chính thức khai thương ngày 2 tháng 6 năm 1859. Sự kiện đó biến thị trấn này thành một cửa biển sầm uất. Trận chung kết World Cup 2002 được tổ chức tại Sân vận động quốc tế Yokohama. Tòa nhà cao nhất: Yokohama Landmark Tower cao 65 tầng. Yokohama có 18 khu hành chính (行政区 gyōseiku): Aoba-ku (青葉区) Asahi-ku (旭区) Hodogaya-ku (保土ヶ谷区) Isogo-ku (磯子区) Izumi-ku (泉区) Kanagawa-ku (神奈川区) Kanazawa-ku (金沢区) Kōhoku-ku (港北区) Kōnan-ku (港南区) Midori-ku (緑区) Minami-ku (南区) Naka-ku (中区) Nishi-ku (西区) Sakae-ku (栄区) Seya-ku (瀬谷区) Totsuka-ku (戸塚区) Tsurumi-ku (鶴見区) Tsuzuki-ku (都築区) == Tham khảo ==
2 tháng 3.txt
Ngày 2 tháng 3 là ngày thứ 61 (62 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 304 ngày trong năm. == Sự kiện == 1855 – Sa hoàng Nikolai I của Nga qua đời, Hoàng thái tử Aleksandr nối ngôi hoàng đế, bắt đầu cai trị Đế quốc Nga. 1885 - Trận Hòa Mộc giữa quân Pháp và quân Tàu đang vây hãm thành Tuyên Quang. 1919 – Các đại biểu cộng sản, cách mạng xã hội, công đoàn họp tại Moskva để thành lập Quốc tế thứ ba. 1939 – Hồng y người Ý Eugenio Pacelli được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y, lấy tên thánh Piô XII. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Không quân Hoa Kỳ-Úc bắt đầu tấn công các đoàn tàu chuyển quân của Nhật Bản tại biển Bismarck khi chúng đang trên đường đến New Guinea. 1955 – Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk thoái vị, nhường lại ngôi vương cho cha là Norodom Suramarit. 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa bắt đầu tiến hành Chiến dịch Sấm Rền, nội dung là oanh tạc miền Bắc Việt Nam. 1969 – Bộ đội biên phòng Trung Quốc và Liên Xô phát sinh xung đột vũ trang tại đảo Trân Bảo giữa sông Ussuri. 1992 – Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, San Marino, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan gia nhập Liên Hiệp Quốc. == Sinh == 1545 - Thomas Bodley, nhà ngoại giao, người sáng lập thư viện người Anh (m. 1613) 1760 - Camille Desmoulins, nhà báo, chính khách người Pháp (m. 1794) 1770 - Louis Gabriel Suchet, Marshal người Pháp (m. 1826) 1779 - Joel Roberts Poinsett, chính khách, nhà thực vật học người Mỹ (m. 1851) 1800 - Evgeny Baratynsky, nhà thơ người Nga (m. 1844) 1820 - Multatuli, nhà văn người Đức (m. 1887) 1824 - Bedřich Smetana, nhà soạn nhạc người Séc (m. 1884) 1829 - Carl Schurz, nhà cánh mạng, chính khách người Đức (m. 1906) 1842 - Carl Jacobsen, người ủ rượu người Đan Mạch (m. 1914) 1849 - Robert Means Thompson, sĩ quan hải quân Mỹ (m. 1930) 1859 - Sholom Aleichem, tiểu thuyết gia người Nga (m. 1916) 1860 - Susanna M. Salter, chính khách người Mỹ (m. 1961) 1862 - Boris Borisovich Galitzine, nhà vật lý người Nga (m. 1916) 1886 - Willis O'Brien, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 1962) 1900 - Kurt Weill, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1950) 1902 - Moe Berg, vận động viên bóng chày, điệp viên người Mỹ (m. 1972) 1904 - Dr. Seuss, tác gia người Mỹ (m. 1991) 1908 - Walter Bruch, kĩ sư người Đức (m. 1990) 1909 - Mel Ott, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1958) 1912 - Henry Katzman, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (m. 2001) 1913 - Celedonio Romero, nghệ sĩ đàn ghita người Tây Ban Nha (m. 1996) 1913 - Mort Cooper, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1958) 1914 - Martin Ritt, người đạo diễn người Mỹ (m. 1990) 1917 - Desi Arnaz, diễn viên, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Mỹ gốc Cuba (m. 1986) 1917 - Jim Konstanty, vận động viên bóng chày người Mỹ (m. 1976) 1917 - David Goodis, nhà văn người Mỹ (m. 1967) 1919 - Jennifer Jones, nữ diễn viên người Mỹ 1919 - Tamara Toumanova, nữ diễn viên ba lê, nữ diễn viên người Nga (m. 1996) 1923 - Orrin Keepnews, nhà văn, nhà phê bình người Mỹ 1923 - Robert H. Michel, chính khách người Mỹ 1926 - Murray Rothbard, nhà kinh tế học người Mỹ (m. 1995) 1927 - Roger Walkowiak, vận động viên xe đạp người Pháp 1928 - Father John Romanides, thầy tu, giáo sư người Hy Lạp (m. 2001) 1930 - Emma Penella, nữ diễn viên người Tây Ban Nha (m. 2007) 1930 - John Cullum, diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1931, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô, người góp phần to lớn vào sự tan rã của Liên bang xô viết, giải thưởng Nobel hòa bình 1931 - Tom Wolfe, tác gia người Mỹ 1935 - Al Waxman, diễn viên người Canada (m. 2001) 1937 - Abdelaziz Bouteflika, tổng thống Algérie 1938 - Ricardo Lagos, tổng thống Chile nguyên 1940 - Tony Croatto, nhà soạn nhạc người Ý (m. 2005) 1941 - David Satcher, Mỹ bác sĩ giải phẫu tướng thứ 16 1942 - Peter Guber, nhà sản xuất phim người Mỹ 1942 - John Irving, tác gia người Mỹ 1942 - Luc Plamondon, nhà thơ trữ tình người Pháp 1942 - Lou Reed, ca sĩ, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1943 - Zygfryd Blaut, cầu thủ bóng đá người Ba Lan (m. 2005) 1943 - Claude Larose, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Pháp 1943 - Peter Straub, tác gia người Mỹ 1944 - Uschi Glas, nữ diễn viên người Đức 1947 - Harry Redknapp, ông bầu bóng đá người Anh 1948 - Larry Carlton, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 1948 - Rory Gallagher, nghệ sĩ đàn ghita người Ireland (m. 1995) 1948 - Jeff Kennett, chính khách người Úc 1949 - Alain Chamfort, ca sĩ người Pháp 1949 - Gates McFadden, nữ diễn viên người Mỹ 1949 - Eddie Money, ca sĩ người Mỹ 1950 - Jeffrey Chodorow, Restaurateur, Financier người Mỹ 1952 - Mark Evanier, nhà văn người Mỹ 1952 - Laraine Newman, nữ diễn viên người Mỹ 1953 - Russ Feingold, chính khách người Mỹ 1955 - Ken Salazar, chính khách người Mỹ 1958 - Ian Woosnam, vận động viên golf Wales 1958 - Peter Arnold, kiến trúc sư người Mỹ 1958 - Kevin Curren, vận động viên quần vợt người Nam Phi 1961 - Simone Young, người chỉ huy dàn nhạc người Úc 1962 - Al Del Greco, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1962 - Morioka Hiroyuki, nhà văn người Nhật Bản 1962 - Michael Salinger, nhà thơ người Mỹ 1962 - Raimo Summanen, vận động viên khúc côn cầu trên băng, huấn luyện viên người Phần Lan 1964 - Mike Von Erich, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ (m. 1987) 1965 - Ron Gant, vận động viên bóng chày người Mỹ 1965 - Lembit Öpik, chính khách người Anh 1968 - Daniel Craig, diễn viên người Anh 1971 - Elizabeth Lackey, nữ diễn viên người Mỹ 1972 - Richard Ruccolo, diễn viên người Mỹ 1972 - Amber Smith, nữ diễn viên, người mẫu, người Mỹ 1973 - Trevor Sinclair, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 - Dejan Bodiroga, cầu thủ bóng rổ người Serbia 1974 - Monika Niederstätter, vận động viên người Ý 1974 - Hayley Lewis, vận động viên bơi lội người Úc 1976 - Glenn Rubenstein, nhà văn, nhà báo người Mỹ 1977 - Chris Martin, Ca sĩ người Anh (Coldplay) 1977 - Heather McComb, nữ diễn viên người Mỹ 1977 - Andrew Strauss, cầu thủ cricket người Anh 1977 - Jay Gibbons, vận động viên bóng chày người Mỹ 1978 - Giannis Skopelitis, cầu thủ bóng đá người Hy Lạp 1979 - Damien Duff, cầu thủ bóng đá người Ireland 1979 - Sergei Davydov, vận động viên trượt băng nghệ thuật người Belarus 1980 - Édson Nobre, cầu thủ bóng đá người Angola 1980 - Lance Cade, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1981 - Bryce Dallas Howard, nữ diễn viên người Mỹ 1982 - Kevin Kurányi, cầu thủ bóng đá người Đức 1982 - Henrik Lundqvist, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Thụy Điển 1982 - Ben Roethlisberger, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1982 - Corey Webster, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1983 - Glen Perkins, vận động viên bóng chày người Mỹ 1983 - Lisandro Lopez 1984 - Elizabeth Jagger, người mẫu, nữ diễn viên người Anh 1985 - Hoa Nip, nhà thơ người Việt Nam 1985 - Robert Iler, diễn viên người Mỹ 1985 - Reggie Bush, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1988 - Keith Jack, ca sĩ, diễn viên người Anh == Mất == 855 - Lotario I, vua Frank, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh 1589 - Alessandro Cardinal Farnese, giáo chủ hồng y người Ý (s. 1520) 1729 - Francesco Bianchini, nhà triết học, nhà khoa học người Ý (s. 1662) 1758 - Pierre Guérin de Tencin, giáo chủ hồng y người Pháp (s. 1679) 1793 - Carl Gustaf Pilo, nghệ sĩ người Thụy Điển 1797 - Horace Walpole, chính khách, nhà văn người Anh (s. 1717) 1830 - Samuel Thomas von Sömmering, thầy thuốc người Đức (s. 1755) 1835 - Franz II, hoàng đế Đế quốc La Mã Thần thánh (s. 1768) 1840 - Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers, nhà thiên văn người Đức (s. 1758) 1855 - Nikolai I, hoàng đế Nga (s. 1796) 1880 - Sir John MacNeill, kĩ sư dân sự người Ireland (s. 1790) 1895 - Berthe Morisot, họa sĩ người Pháp (s. 1841) 1895 - Isma'il Pasha, phó vương Ai Cập (s. 1830) 1921 - Champ Clark, chính khách người Mỹ (s. 1850) 1930 - D. H. Lawrence, nhà văn người Anh (s. 1885) 1938 - Ben Harney, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ (s. 1871) 1939 - Howard Carter, nhà khảo cổ người Anh (s. 1874) 1945 - Emily Carr, nghệ sĩ người Canada (s. 1871) 1953 - Jim Lightbody, người chạy đua người Mỹ (s. 1882) 1959 - Eric Blore, diễn viên người Anh (s. 1887) 1962 - Charles Jean de la Vallée-Poussin, nhà toán học người Bỉ (s. 1866) 1967 - José Martínez Ruiz, nhà thơ, nhà văn người Tây Ban Nha (s. 1873) 1970 - Marc-Aurèle Fortin, họa sĩ Quebec (s. 1888) 1974 - Salvador Puig Antich, người theo chủ nghĩa vô chính phủ người Tây Ban Nha (s. 1948) 1982 - Philip K. Dick, tác gia người Mỹ (s. 1928) 1987 - Randolph Scott, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ (s. 1898) 1991 - Serge Gainsbourg, ca sĩ người Pháp (s. 1928) 1992 - Sandy Dennis, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1937) 1994 - Anita Morris, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1943) 1999 - David Ackles, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ (s. 1937) 1999 - Dusty Springfield, ca sĩ người Anh (s. 1939) 2001 - John Diamond, nhà báo người Anh (s. 1953) 2003 - Hank Ballard, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1927) 2003 - Malcolm Williamson, nhà soạn nhạc người Úc (s. 1931) 2004 - Mercedes McCambridge, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1916) 2005 - Rick Mahler, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1953) 2005 - Martin Denny, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1911) 2006 - Jack Wild, diễn viên người Anh (s. 1952) 2007 - Ivan Safronov, nhà báo người Nga (s. 1956) 2007 - Clem Labine, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1926) 2007 - Thomas S. Kleppe, chính khách Mỹ (s. 1919) 2008 - Jeff Healey, nhạc sĩ người Canada (s. 1966) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
yuzuki tina.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Yuzuki. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Yuzuki Tina ( 柚木蒂娜, Dữu Mộc Đế Na) hay còn được gọi là Rio, là một diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản, khởi nghiệp năm 2005 và những bộ phim cô đóng được sản xuất bởi Max-A và S1. Chỉ sau những bộ phim khiêu dâm cô đóng trong năm đầu tiên của sự nghiệp, cô đã giành giải thưởng Best New Actress (Diễn viên mới xuất sắc nhất) năm 2006. Cuối năm 2007 , cô đã đổi nghệ danh của mình thành Rio. ==== Cuộc đời và sự nghiệp ==== Yuzuki Tina sinh ngày 29 tháng 10 năm 1986 tại Tokyo, Nhật Bản. Cũng giống các diễn viên khác như Maria Ozawa, Hanai Meisa và Ohura Anna, Yuzuki mang trong mình 2 dòng máu. Cha cô là người Nhật còn mẹ cô là người Bồ Đào Nha. Tiếng Bồ Đào Nha mà cô học được là từ mẹ của mình. ==== Khởi nghiệp với Max-A ==== Phim người lớn đầu tay của Yuzuki là vào tháng 11 năm 2005 được phát hành bởi Max-A với tựa đề Hot Wind (Cơn Gió Nóng) . Đạo diễn của Yuzuki khi đó lấy tên Toshio (là người sẽ tiếp tục làm việc với diễn viên trong suốt sự nghiệp của diễn viên đó). Max-A đã chọn Yuzuki làm tâm điểm cho việc phát hành phim tháng 5 năm 2006 với bộ phim My Wife is Tina! (Vợ Tôi là Tina!), đây là video đầu tiên trong seri nội trợ và mới kết hôn của công ty này. Cuối năm 2006, lại một lần nữa Max-A chọn Yuzuki làm tâm điểm cho một seri mới, Urekko (một thể loại tạp chí hàng tháng tại Nhật), xuất bản vào tháng 12 năm 2006. Trong tháng 7 năm 2006, Yuzuki đã có sự đột phá trong thể loại loạn luân với bộ phim Sister's Secret (Bí Mật Chị Em). Sự hợp tác khác giữa Yuzuki và đạo diễn Toshio là vào tháng 3 năm 2007, trong một bộ phim có tựa đề High School Uniform and Machine-Gun. ==== Rio và S1 ==== Bắt đầu từ ngày 12 tháng 10 năm 2007, bộ phim Endless Ecstasy Fuck, được sản xuất bởi Max-A, Yuzuki đã thay đổi nghệ danh của mình thành Rio. Kể từ đó, cái tên Rio được sử dụng trong tất cả các video sau này của cô. Sau 2 năm độc quyền làm phim với Max-A, Yuzuki đã chuyển sang làm phim cho S1 No.1 Style, là công ty con của công ty sản xuất phim khiêu dâm lớn nhất Nhật Bản - Tập đoàn Hokuto (the Hokuto Corporation). Bộ phim đầu tiên của cô ở đây là Risky Mosaic Rio, với đạo diễn Hideto Aki vào tháng 2 năm 2008. Cô tiếp tục làm việc tại S1, với khoảng mỗi phim một tháng. Trong lĩnh vực giải trí khác, Yuzuki cùng với những diễn viên khác của S1 xuất hiện trong chương trình chương trình TV buổi đêm với tên gọi Please Muscat (nhóm nhạc Ebisu Muscats) được phát sóng lần đầu vào tháng 4 năm 2008. Năm 2009, Rio thủ vai chính trong một bộ phim kinh dị khiêu dâm, nội dung về sự trả thù của một nữ sinh làm gái mại dâm, Stop the Bitch Campaign, với đạo diễn Kosuke Suzuki, và Kenichi Endo đóng vai kẻ thủ ác. Cũng trong năm 2009, cô là một trong 3 diễn viên phim người lớn xuất hiện trong chương trình TV Nhật Bản-Hàn Quốc Korean Classroom được phát sóng ở Hàn Quốc tháng 5 năm 2009. Cùng với các diễn viên Sora Aoi và Mihiri, cô tới Hàn Quốc để hoàn thành 4 phần của chương trình. Cùng năm đó, Yuzuki tham gia vở kịch nói Kosupure tantei được chuyển thể từ cuốn manga cùng tên. Và bộ phim được sản xuất bởi công ty Ace-Deuce vào tháng 6 năm 2009. Trong một chương trình TV, Yuzuki đóng vai Lisa trong phần đầu và phần cuối (phần 11) của vở kịch Unubore Deka (うぬぼれ刑事) cùng với Tomoya Nagase, Toma Ikuta và Mika Nakashima từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2010. Cùng năm đó, cô đóng vai kẻ giết người trong bộ phim Keishicho Minamidaira Han - Nana Nin No Keiji (警視庁南平班〜七人の刑事〜) được chiếu vào ngày 23 tháng 8 năm 2010. ==== Giải thưởng ==== Năm 2006, trong lễ trao giải AV Actress Grand Prix, ngành công nghiệp phim người lớn Nhật Bản đã trao giải Best New Actress cho Yuzuki. Cô cũng nhanh chóng nổi tiếng khi nhận giải Best Actress năm 2008 trong lễ trao giải Adult Broadcasting Awards trên chương trình tivi dành cho người lớn Cherry Bomb trên kênh SKY PerfecTV!. Ngoài ra, tháng 11 năm 2008, bộ phim Double Risky Mosaic, Rio & Yuma, với sự góp mặt của Yuma Asami, đã giúp S1 studio tham gia vào giải thưởng AV GrandPrix năm 2009. Bộ phim được xếp hạng đầu trong lễ trao giải, và cũng nhận được nhiều giải thưởng cao trong các thể loại khác: DVD bán chạy, Giải thưởng cho các đại lý phân phối đĩa, Thiết kế bìa đĩa, và Giải thưởng cho diễn viên xuất sắc nhất. == Danh sách phim == == Ghi chú == == Tham khảo == “Max-A Tina Yuzuki profile” (bằng tiếng Nhật). www.max-a.co.jp. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009. http://blog.livedoor.jp/max_tina/ “柚木ティナ (Yuzuki Tina) INTERVIEW” (bằng tiếng Nhật). www.max-a.info. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007. “柚木ティナ (Yuzuki Tina) Images” (bằng tiếng Nhật). [1]. “柚木ティナの部屋へようこそ - Yuzuki Tina no Heya e Youkoso) Video Idol Interview” (bằng tiếng Nhật). www.b-v.co.jp. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2007. (contains nudity) Yuzuki, Tina. “Tina Yuzuki 柚木ティナ(Profile & Interview)”. www.sexasian18.com. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2007. Official Blog == Liên kết ngoài == Website chính thức
chất rắn vô định hình.txt
Chất rắn vô định hình là chất rắn ở trạng thái vật chất không cấu tạo từ tinh thể, hay tổng quát là các phân tử hay nguyên tử trong chất này không nằm ở các vị trí có trật tự diện rộng. Cấu trúc vô định hình là cấu trúc trật tự gần. Các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. == Ví dụ == Một ví dụ đơn giản là khi đường bị đun chảy và làm lạnh nhanh bằng cách đưa đường nóng chảy vào bề mặt của một vật lạnh. Kết quả thu được là một chất rắn vô định hình, mà không phải dạng tinh thể như đường nguyên thủy. theo những nghiên cứu gần đây, chất rắn vô định hình cũng có dạng tinh thể! Nhưng những tinh thể này quá bé, không thể nhìn thấy được kể cả dưới kính hiển vi. == Ứng dụng == Các chất rắn vô định hình như thủy tinh, các loại nhựa, cao su... đã được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhauvì chúng dễ tạo hình, không bị rỉ, không bị ăn mòn, giá thành rẻ.... == Xem thêm == Chất rắn Tinh thể điểm chuyển dịch glass == Tham khảo ==
rãnh ryukyu.txt
Rãnh Ryukyu là một rãnh đại dương dài khoảng 2250 km (1.398 dặm) chạy theo hướng bắc nam dọc theo rìa phía đông của quần đảo Ryukyu thuộc Nhật Bản thuộc biển Philipin. Nó nằm giữa Đài Loan và Nhật Bản. Rãnh đại dương này nằm dưới độ sâu 5.212 m (24.629 ft). Rãnh này còn được gọi là rãnh Nansei-Shoto, lấy theo tên gọi khác trong tiếng Nhật của quần đảo Ryukyu. == Xem thêm == Danh sách các rãnh đại dương == Tham khảo ==
người la hủ.txt
Người La Hủ, còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy; trong đó La Hủ hay Ladhulsi (La Hủ tộc) hay Kawzhawd là những tên tự gọi. Người La Hủ sinh sống tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanma và Lào. == Dân số và địa bàn cư trú == === Tại Việt Nam === Dân tộc La Hủ là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam. Ở Việt Nam có khoảng 6.874 người La Hủ (1999) sinh sống ở huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), gồm 3 nhóm địa phương: La Hủ Sư (La Hủ vàng), La Hủ Na (La Hủ đen) và La Hủ Phung (La Hủ trắng). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người La Hủ ở Việt Nam có dân số 9.651 người, cư trú tại 16 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Tuyệt đại đa số gười La Hủ cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (9.600 người, chiếm 99,47% tổng số người La Hủ tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Thái Nguyên (20 người), các tỉnh còn lại có không nhiều hơn 10 người. === Tại Trung Quốc === Người La Hủ cũng là một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận của Trung Quốc với tên gọi là Lạp Hỗ (tiếng Hán: 拉祜族 Lāhùzú; Hán-Việt: Lạp Hỗ tộc). Ở Trung Quốc người La Hủ sống ở tỉnh Vân Nam với hơn 410.000 người. === Tại các quốc gia khác === Ngoài ra, họ còn sinh sống ở Thái Lan, Myanma và Lào. Có khoảng 25.000 người La Hủ ở Thái Lan và họ là một trong số 6 bộ tộc miền núi chủ yếu của nước này. Ở Lào, theo số liệu năm 1985, có 15.618 người La Hủ sinh sống. == Ngôn ngữ == Ngôn ngữ của người La Hủ gần nhất với ngôn ngữ của người Di, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến của hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Chữ viết của tiếng La Hủ sử dụng bộ chữ cái Latinh. == Đặc điểm kinh tế == Trước kia người La Hủ sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy và săn bắn, hái lượm. Công cụ lao động chủ yếu là con dao, chiếc cuốc. Từ vài chục năm nay, người La Hủ đã phát triển cây lúa nước và lúa nương làm nguồn lương thực chính và dùng trâu cày kéo. Đàn ông La Hủ đan ghế, mâm, chiếu, nong nia, v.v. bằng mây rất giỏi và đa số biết nghề rèn. == Hôn nhân gia đình == Trong gia đình La Hủ, chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản của cha mẹ. Theo phong tục La Hủ, trai gái được tự do yêu nhau và quyết định hạnh phúc của mình. Sau lễ cưới, chàng rể phải ở gia đình nhà vợ 2-3 năm, sau đó mới được đưa vợ về ở hẳn với mình. Phụ nữ La Hủ sinh nở tại buồng ngủ của mình. Sau 3 ngày đứa bé được đặt tên, nếu trong 3 ngày đó, nhà có khách thì người khách này được mời đặt tên cho đứa bé. == Tục lệ ma chay == Người chết được chôn trong quan tài độc mộc. Trên mộ không dựng nhà mồ, không có rào bảo vệ. == Văn hóa == Người La Hủ có trên một chục điệu múa khèn. Thanh niên thích thổi khèn bầu. Các bài hát tuy thường dùng tiếng Hà Nhì nhưng có nhịp điệu riêng, trong đó từng ngày được xác định theo chu kỳ 12 con vật (hổ, thỏ, rồng, chấy, ngựa, cừu, gà, chó, lợn, sóc, trâu). == Nhà cửa == Người La Hủ lập bản trên sườn núi. Thực hiện định canh định cư, một số bản chuyển xuống địa bàn thấp hơn. Từ chỗ nhà cửa tạm bợ, nay họ đã làm nhà ở bền chắc hơn, phần lớn là nhà trệt với vách bằng phên. Trong nhà, bàn thờ tổ tiên và bếp bao giờ cũng đặt tại gian có chỗ ngủ của chủ gia đình. == Trang phục == Nam giới La Hủ mặc quần áo giống như các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc. Phụ nữ mặc quần, ngày thường mặc áo dài xuống tới cổ chân, ngày lễ tết mặc thêm áo ngắn. Ở cổ áo, nẹp ngực, ống tay có thêu hoặc đáp vải các màu, có đính thêm xu bạc, xu nhôm và các bông chỉ đỏ. == Ghi chú ==
fermi.txt
Fermi hay fecmi là một nguyên tố kim loại tổng hợp thuộc nhóm actini có tính phóng xạ cao, có ký hiệu Fm và số nguyên tử là 100. Fermi được tạo ra bằng cách bắn phá hạt nhân plutoni bởi các neutron, và là nguyên tố siêu urani thứ 8. Nó được đặt tên theo tên nhà vật lý hạt nhân Enrico Fermi. == Đặc điểm == Chỉ một lượng nhỏ fermi được sản xuất hoặc tách ra, do đó, có rất ít thông tin về tính chất hóa học của nó. Chỉ có trạng thái ôxy hóa +3 của nguyên tố này tồn tại trong dung dịch chứa nước.254Fm và các đồng vị nặng hơn có thể được tổng hợp bằng cách dùng neutron bắn phá các hạt nguyên tố nhẹ hơn (đặc biệt là urani và plutoni). Theo đó, quá trình hấp thụ neutron liên tục xen kẽ với phân rã beta sẽ tạo ra đồng vị fermi. Các điều kiện bắn phá neutron cần thiết để tạo ra fermi có sẵn trong các vụ nổ nhiệt hạch và có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm (như trong lò phản ứng dòng đồng vị cao (High Flux Isotope Reactor ở phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge - Oak Ridge National Laboratory). Nguyên tố tổng hợp 102 (nobeli) đã được xác nhận khi 250Fm được xác định về mặt hóa học. Cũng giống các nguyên tố nhân tạo khác, Fermi có tính phóng xạ và độ rất cao. == Lịch sử == Fermi được đặt theo tên nhà vật lý người Mỹ-Ý, Enrico Fermi. Nó được nhóm nghiên cứu của Albert Ghiorso phát hiện đầu tiên vào năm 1952. Nhóm này đã phát hiện ra 255Fm trong bụi thu được từ vụ nổ bom hydro đầu tiên tháng 11 năm 1952 (xem thử nghiệm Bom-H Ivy Mike). Đồng vị này được tạo ra khi U-238 tiếp nhận 17 neutron trong điều kiện nhiện độ lớn của vụ nổ thử nghiệm hạt nhân và 8 lần phân rã beta để tạo ra hạt nhân fermi. Công trình này được giám sát bởi Phòng thí nghiệm phóng xạ Đại học California, Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (Argonne National Laboratory), và Phòng thí nghiệm khoa học Los Alamos (Los Alamos Scientific Laboratory). Tất cả các phát hiện này được giữ bí mật đến năm 1955 do căng thẳng của chiến tranh lạnh. Các mẫu san hô biển bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhiệt hạch tháng 11 năm 1952 cũng được dùng để nghiên cứu. Vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954, một nhóm làm việc ở Viện vật lý Nobel (Nobel Institute for Physics) ở Stockholm Thụy Điển, đã bắn phá urani-238 bằng các ion oxy-16 tạo ra một phát xạ anpha có khối lượng nguyên tử khoảng 250 cùng với 100 proton (hay nói cách khác là nguyên tố 250Unn). Nhóm nghiên cứu của Viện Nobel đã không công bố phát hiện này cho đến năm 1954. Đồng vị được tạo ra sau đó được xác định là 250Fm. == Các đồng vị == 17 đồng vị phóng xạ của fermi đã được xác định, với đồng vị bền nhất 257Fm có chu kỳ bán rã khoảng 100 ngày, 253Fm có chu kỳ bán rã 3 ngày, 252Fm là 25,4 giờ, và 255Fm là 20,1 giờ. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 5,4 giờ, và đa số trong đó có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 3 phút. Fermi cũng có một metastable state, 250mFm (t½ 1,8 giây). Các đồng vị của fermium có khối lượng nguyên tử từ 242,073 đơn vị khối lượng nguyên tử (242Fm) đến 259,101 a.m.u. (259Fm). == Tham khảo == Los Alamos National Laboratory - Fermium Guide to the Elements - Revised Edition, Albert Stwertka, (Oxford University Press; 1998) ISBN 0-19-508083-1 It's Elemental - Fermium == Liên kết ngoài == WebElements.com - Fermium
nagasaki.txt
Nagasaki (Nhật: 長崎県 (Trường Kỳ Huyện), Nagasaki-ken) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía tây đảo Kyushu. Trung tâm hành chính là thành phố Nagasaki. == Địa lý == Gồm phần đất liền trên đảo Kyushu và các hòn đảo lớn nhỏ trên biển, trong đó có đảo lớn nhất trên biển Nhật Bản là Tsushima. == Lịch sử == Thành phố Nagasaki là nơi đã xảy ra vụ ném bom nguyên tử Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới 2 == Hành chính == Tỉnh Nagasaki có 13 thành phồ, 4 quận và 10 thị trấn. Các thành phố Gotō Hirado Iki IIsahaya Matsuura Minamishimabara Nagasaki (thủ phủ) Ōmura Saikai Sasebo Shimabara Tsushima Unzen == Kinh tế == Cảng Nagasaki là nơi buôn bán sầm uất và là một cảng trọng yếu của Nhật Bản. == Văn hóa == == Giáo dục == Đại học Nagasaki == Thể thao == == Du lịch == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh Nagasaki (tiếng Nhật) Cuộc sống trong hình ảnh - Sasebo và các vùng lân cận bằng tiếng Anh
microsoft imagine.txt
Microsoft Imagine, trước đây có tên là DreamSpark, là một chương trình của Microsoft cho phép sinh viên sử dụng các công cụ phát triển và thiết kế phần mềm miễn phí. Chương trình này ban đầu có sẵn tại các trường/viện đại học tại Belarus, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Phần Lan, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Maroc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tunisia, Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ, nhưng tới nay đã được mở rộng tới hơn 80 quốc gia và cũng được cung cấp cho nhiều học sinh trung học. Để đăng ký, sinh viên phải truy cập trang web của Imagine và xác định danh tính của họ. Nếu một trường không được liệt kê trong danh sách có sẵn, người dùng có thể tự xác minh sinh viên của họ bằng cách tải lên giấy tờ xác nhận như thẻ căn cước công dân. Chương trình Imagine được công bố bởi Bill Gates với tên ban đầu là DreamSpark vào ngày 20 tháng 2 năm 2008 trong một bài phát biểu tại Đại học Stanford. Ước tính sẽ có hơn 35 triệu sinh viên sẽ được truy cập các công cụ phần mềm này miễn phí qua chương trình này. Dịch vụ này được đổi tên thành Imagine vào ngày 7 tháng 9 năm 2016, để đồng bộ với cuộc thi thường niên Imagine Cup được tổ chức bởi Microsoft. == Xác minh == Để tải về phần mềm và lấy mã sản phẩm, các sinh viên phải xác minh tình trạng sinh viên của mình. Trên trang web Imagine, sinh viên có thể xác minh danh tính bằng thẻ ISIC, mã truy cập do quản lý trường cấp, hoặc địa chỉ thư điện tử.edu. Các sinh viên sẽ được giữ tình trạng xác minh 12 tháng sau đó. Nếu sinh viên không tìm thấy trường của mình, họ có thể tự gửi yêu cầu các minh với giấy tờ chứng minh sinh viên. == Các sản phẩm được cung cấp == Một vài công cụ phát triển phần mềm có thể tải về thông qua chương trình, bao gồm: === Các sản phẩm thương mại miễn phí qua Imagine === Visual Studio Community 2015 Microsoft SQL Server 2012 Microsoft SQL Server 2014 Microsoft SQL Server 2016 Windows Server 2008 R2 Standard Edition 64-bit Windows Server 2012 Datacenter và Standard Editions 64-bit Windows Server 2012 R2 Datacenter và Standard Editions 64-bit Windows Server 2016 Windows Embedded 8.1 Industry Pro Chỉ qua Imagine Premium: MS-DOS 6.22 Windows Vista Business Windows 7 Professional Windows 8 Pro Windows 8.1 Pro Windows 10 Education Visual Studio 2005, 2008, 2010, 2012, 2013, 2015 All Editions Các chương trình từ bộ Office 2007: OneNote, Access, Groove, Visio, Project Các chương trình từ bộ Office 2010: OneNote, Access, SharePoint Workspace, Visio, Project Các chương trình từ bộ Office 2013: OneNote (nay đã được miễn phí), Access, Lync, Visio, Project Các chương trình từ bộ Office 2016: OneNote (nay đã được miễn phí), Access, Skype for Business, Visio, Project Một số máy chủ cho Office như Exchange server Ba ứng dụng Microsoft Office cơ bản là Word, Excel và PowerPoint không thể tải về qua Imagine: Office Home & Student 2013 hay Office 365 University cho phép sinh viên mua với giá ưu đãi. Không giống các chương trình được liệt kê ở trên, không có cách nào để truy cập các phiên bản cũ và tương thích (2010, 2007) của Office cho Word, Excel hay PowerPoint với chương trình Imagine. === Các sản phẩm miễn phí cũng có thể tải về từ Imagine === === Ưu đãi === Dùng thử 12 tháng Thành viên Học thuật cho XNA Creators Club Miễn phí $99 trên Windows Marketplace cho Mobile và phí xuất bản 100 lần đầu tiên Đăng ký 90 ngày miễn phí khóa đào tạo Pluralsight Miễn phí xuất bản ứng dụng lên Windows 8 Store == Các sản phẩm trước đây được phân phối == Expression Studio 1 (bao gồm Web, Blend, Design, Encoder và Media) Expression Studio 2 (bao gồm Web, Blend, Design, Encoder và Media) Expression Studio 3 (bao gồm Web, Blend, Design và Encoder) Expression Studio 4 Ultimate (đã trở thành sản phẩm miễn phí tới 2013, đã ngừng) Microsoft SQL Server 2005 Developer Edition (chỉ x86) Microsoft SQL Server 2008 Developer Edition (x86 và x64) Microsoft SQL Server 2008 SQL Server Express 2008, 2012 Visual Studio 2005 Express Visual Studio 2005 Professional Edition XNA Game Studio 3.1 Windows Server 2003 R2 Standard Edition (chỉ x86) Windows NT 4.0 Workstation Windows 2000 Professional Windows XP Professional Windows Server 2008 Standard Edition 32-bit Windows Embedded CE 6.0 Windows Embedded Standard 7 Windows Embedded 8 Industry Pro Visual Studio 2008, 2010, 2012, 2013 Professional Editions Visual Studio Express 2008, 2010, 2012, and 2013 Visual Studio LightSwitch 2011 Microsoft Robotics Developer Studio 2008 R3 và Microsoft CCR và DSS Toolkit 2008 XNA Game Studio 4.0 Virtual PC 2007 Windows Phone Developer Tools Windows MultiPoint Mouse SDK Microsoft Small Basic Kodu Game Lab Microsoft Mathematics == Xem thêm == BizSpark == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Imagine website
chengdu j-10.txt
Tiêm 10 (Trung văn giản thể: 歼-10) là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ được hợp tác thiết kế cùng Công nghiệp Hàng không Israel và do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô (tên tiếng Hán: 成都飛機公司; tên tiếng Anh:Chengdu Aircraft Industry Corporation, CAC) thuộc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sản xuất cung cấp cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân. Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dự tính có thể xuất khẩu loại máy bay này như một mẫu thay thế cho các nước sử dụng F-16 nhưng chỉ tốn có nửa giá. Tuy nhiên kế hoạch này không được thành công lắm vì có quá nhiều máy bay F-16 cũ đã qua sử dụng được bán với giá thấp hơn J-10 trên thị trường. == Lịch sử == Chương trình sản xuất được thai nghén từ đầu thập kỷ 1980, để đối trọng với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư mới đang được Liên bang Xô viết đưa ra ở thời điểm ấy (là loại MiG-29 và Su-27). Ban đầu được thiết kế với vai trò trọng yếu là chống máy bay chiến đấu, sau này nó được sửa đổi thành máy bay đa năng có thể đảm đương cả hai nhiệm vụ không chiến (tiêm kích) và tấn công mặt đất (cường kích). Từng có dư luận cho rằng loại J-10 dựa trên nguyên mẫu hiện đã bị huỷ bỏ của Israel là loại Lavi. Được bảo mật thiết kế rất chặt chẽ, nhiều chi tiết của chiếc J-10 hiện vẫn chưa được tiết lộ và chúng là mục tiêu của rất nhiều lời đồn đại. Giáo sư David L. Shambaugh đã thông báo rằng chiếc J-10 được phát triển dựa trên một chiếc F-16A/B duy nhất có được từ Pakistan vào đầu thập kỷ 1990. Chuyến bay đầu tiên của chiếc J-10 diễn ra năm 1996, nhưng chương trình này đã bị hoãn lại một thời gian khá dài vì một vụ tai nạn nghiêm trọng năm 1997. Vụ tai nạn này được cho là do lỗi hệ thống fly-by-wire. (Ghi chú, có bằng chứng, dù chưa được xác nhận, rằng chỉ một mẫu sản xuất từng cất cánh; những chiếc khác chỉ được dùng cho thử nghiệm trên mặt đất. Vì thế, không hề có vụ rơi máy bay nào xảy ra.) Một mẫu đã cất cánh năm 1998, tái khởi động việc thử nghiệm bay của nó. J-10 được đưa vào sử dụng trong Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân năm 2004. Jane's Defence Weekly ngày 9 tháng 1 năm 2006 từng thông báo rằng một phiên bản hiện đại hơn của loại J-10 đang được đặt kế hoạch triển khai, "tên hiệu Super-10, với một động cơ khoẻ hơn, hệ thống Kiểm soát hướng phụt, khung khoẻ hơn và radar mạng phase chủ động. Cho tới giờ loại J-10 chỉ được xuất khẩu cho Pakistan dưới tên hiệu FC-20. Tổng thống Pakistan, Tướng Pervez Musharraf, từng tiết lộ về cơ sở sản xuất bí mật loại J-10 & JF-17 vào cuối tháng 2 năm 2006. Ông cũng ngồi trên buồng lái của cả hai loại máy bay này. Trên đường về ông đã nói với báo chí rằng ông đã thăm cơ sở sản xuất J-10 và rằng người Trung Quốc đã đề nghị bán loại máy bay này cho Pakistan. Sau này ông đã nói rằng Pakistan và lực lượng không quân của họ chắc chắn sẽ cân nhắc điều này. Ngày 12 tháng 4, 2006 nội các Pakistan đã thông qua việc đặt mua ít nhất 36 chiếc J-10 dưới tên hiệu FC-20. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Thống chế lực lượng Không quân Tanvir Mahmood Ahmad đã nói rằng nhiều chiếc FC-20 nữa cũng sẽ được đặt mua. Pakistan là nước nhập khẩu lớn nhất các loại vũ khí quân sự từ Trung Quốc. Lực lượng không quân nước này hiện sử dụng hơn 180 máy bay F-7 do Trung Quốc sản xuất. Hơn nữa, Pakistan là thành viên sở hữu 50% cổ phần trong các dự án sản xuất hai loại máy bay phản lực huấn luyện FC-1/JF-17 Thunder và K-8 Karakorum. == Thiết kế == J-10 là loại máy bay một chỗ ngồi, cánh tam giác được trang bị một động cơ AL-31FN cánh quạt phản lực (công xuất tĩnh tối đa 12.500 kgf (123 kN, 27.600 lbf)) do Nga thiết kế. Khung máy bay có cánh đuôi đứng lớn và các cánh mũi (canard) ở gần vị trí buồng lái. Cửa hút khí hình chữ nhật, nằm bên dưới thân. Có lẽ có sử dụng vật liệu composite và một số loại kim loại thông thường trong chế tạo. Tính năng được cho là tương đương lớp sau loại F-16, dù khả năng thao diễn có thể ưu việt hơn (có thể ở mức một số loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lớp đầu của phương Tây. Vòm kính buồng lái kiểu bong bóng nổi cho phép phi công có tầm quan sát tối đa 360 độ. Tháng 11 năm 2005 đã có thông báo rằng những chiếc động cơ AL-31FN kiểm soát hướng phụt đầu tiên đã được chuyển từ Nga tới để lắp cho những chiếc J-10. Chuyến hàng thứ hai được cho là sẽ tới nơi vào cuối năm đó, và số còn lại được giao vào giữa năm 2006. ngày 9 tháng 1 năm 2006, có tin cho rằng những động cơ mới đó trên thực tế được đánh ký hiệu AL-31FN M1, và sẽ được sử dụng trên một phiên bản J-10 mới và hiện đại hơn là "Super-10". Không cần biết cuối cùng chúng sẽ được sử dụng ra sao nhưng những động cơ kiểm soát hướng phụt sẽ làm tăng đáng kể tính năng thao diễn của loại J-10. Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ trong việc phát triển loại động cơ cánh quạt phản lực WS-10A 'Taihang' của riêng họ. Hiện đã có những kế hoạch sản xuất các biến thể tương lai loại J-10 và J-11 lắp động cơ WS-10A một bản sao chép động cơ AL-31F của Nga. Tuy nhiên việc không thể giảm thiểu trục trặc của loại động cơ WS-10 này nên loại máy bay này vẫn phải lắp động cơ AL31FN-S3 của Nga. Cho đến khi vấn đề được giải quyết, việc phát triển J-10B không thể được hoàn thành vì loại máy bay này vốn được thiết kế nâng cấp chỉ để thích hợp cho việc lắp động cơ nội địa. == Điện tử == Một hệ thống fly-by-wire số bốn kênh tính hiệu giúp phi công điều khiển máy bay. Thông tin sẽ được cung cấp cho phi công thông qua ba màn hình tinh thể lỏng Hiển thị Đa chức năng trong buồng lái. Thanh điểu khiển kiểu phương tây HOTAS (Hands On Throttle And Stick) cũng được tích hợp trong thiết kế chiếc J-10. Kiểu radar lắp đặt trên chiếc J-10 hiện vẫn chưa được công bố: những loại có thể được sử dụng là RP-35 của Nga, EL/M-2035 của Israel, Grifo 2000 của Italia và loại JL-10A tự sản xuất trong nước. (ghi chú, có lẽ phiên bản sản xuất được lắp đặt loại radar kiểm soát bắn 147x của NRIET) Một hệ thống ECM (đối phó điện tử) có lẽ cũng được tích hợp, gồm cả các thiết bị làm nhiễu. Ghi chú: Năm 2005, radar kiểm soát bắn JL-10A đã được lắp đặt cho loại JH-7A (JH-7, đợt đánh giá, sử dụng Type 232H FCR). Một số bằng chứng cho thấy Type 1421 phát triển từ loại trên lắp đặt cho những chiếc J-8 đã từng được lựa chọn. Nó có thể là KLJ-3 FCR. == Các biến thể == J-10: Kiểu đa nhiệm vụ, một ghế ngồi tuần tra. J-10S: Phiên bản hai ghế ngồi, dùng trong huấn luyện và có thể cả tấn công mặt đất. J-10B: Phiên bản một ghế ngồi cải tiến, đặc biệt với khe hút gió kiểu DSI, trang bị thêm đầu dò EOTS/IRST. Theo các chuyên gia, những cải tiến được thực hiện trên J-10B lại vô hình trung biến nó thành một máy bay nhào lộn chứ không phải là một chiến cơ thực thụ như thiết kế trưởng Zhang vẫn tự hào. Trong biến thể J-10B, nhà sản xuất đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm. Kiểu thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt với tốc độ cao, song lại khiến J-10B kém ổn định và yêu cầu cần phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp. Các biến thể khác: Một biến thể có thể là phiên bản đặc biệt dành cho hải quân trên hàng không mẫu hạm và kiểu "tàng hình" hai động cơ. == Vũ khí == Hai cánh có 11 mấu cứng có thể mang tới 4.500 kg (9.900 lb) vũ khí, thùng nhiên liệu, và thiết bị ECM. Thiết bị bên trong gồm một pháo 23mm, nằm trong thân. Vũ khí mang ngoài có thể là: tên lửa không đối không hồng ngoại tầm ngắn (PL-8 của Trung Quốc, hay R-73 của Nga), tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar (PL-11 và PL-12 của Trung Quốc, hay R-77 của nga), bom dẫn đường hay không dẫn đường laser, tên lửa chống tàu (YJ-9K Trung Quốc), và các tên lửa chống bức xạ (YJ-9). == Tai nạn == Hiện có 4 vụ tai nạn được biết đến của loại máy bay này vì Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không muốn gây chú ý cho các nước mà Trung Quốc muốn chào bán loại máy bay này vì nó sẽ ảnh hưởng dến doanh số xuất khẩu tiềm năng. Nguồn tin đưa tin về tai nạn gần nhất nói là 200 chiếc J-10 được chế tạo có khả năng hoạt động không được như dự kiến thiết kế. Và con số bị rơi thật sự bị tin là nhiều hơn số được công bố.. == Xuất khẩu == Trung Quốc muốn thúc đẩy bán J-10 ra thị trường quốc tế, Pakistan-Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận sơ bộ mua loại máy bay chiến đấu mới này vào năm 2009, tổng giá trị của hợp đồng cuối cùng dự kiến là 1,4 tỷ USD. Nhưng do lý do kinh tế khiến cho Pakistan có thể không mua 36 máy bay chiến đấu đa năng J-10B của Trung Quốc theo kế hoạch. == Đặc điểm kỹ thuật (Chengdu J-10A) == === Đặc điểm riêng === Tổ lái: 1 Dài: 15,49 m (50,82 ft) Sải cánh: 9,75 m (31,99 ft) Chiều cao: 5,43 m (17,81 ft) Diện tích cánh: 33,1 m² (356,3 ft²) Trọng lượng rỗng: 9.750 kg (21.495 lb) Trọng lượng tải: 12.400 kg (28.600 lb) Trọng tải vũ khí: 6.000 kg (13.200 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 19.277 kg (42.500 lb) Động cơ: 1 × Saturn-Lyulka AL-31FN hay WS-10A Công suất đốt khô: 79,43 kN/89,17 kN (17.860 lbf/19.000 lbf) Công suất sau lần đốt nhiên liệu thứ hai: 125 kN/130 kN (27.999 lbf/29.000 lbf) === Hiệu suất bay === Vận tốc tối đa: Mach 2.2 khi bay cao và Mach 1.2 khi bay biển Bán kính chiến đấu: 1.600 km (khi được tiếp nhiên liệu trên không), 550 km (khi không được tiếp nhiên liệu trên không) Tầm bay tuần tra: 1.850 km Trần bay: 18.000 m (59.055 ft) Lực nâng của cánh: 381 kg/m² (78 lb/ft²) Lực đẩy/trọng lượng: 1,024 (AL-31); 1,085 (WS-10A) === Vũ trang === Pháo: 1×pháo 23mm Type 23 2 nòng Giá treo vũ khí: 11 (3× dưới mỗi cánh, 5× dưới thân máy bay). Mang được 6000 kg vũ khí Rốc két: Rocket 90 mm Tên lửa: Tên lửa không đối không:PL-8, PL-9, PL-11, PL-12 Tên lửa không đối đất: PJ-9, YJ-9K, YJ-91 Bom: Bom dẫn đường LT-2 và LS-6 Có thể mang 3 thùng nhiên liệu phụ === Hệ thống điện tử === Ra đa mảng pha Ra đa điều khiển hỏa lực NRIET KLJ-10 Thiết bị tìm kiếm mục tiêu bằng hồng ngoại Type Hongguang-I Hệ thống phòng vệ BM/KG300G Thiết bị điện tử trinh sát KZ900 Thiết bị chuyển hướng tấn công Blue Sky Thiết bị hướng dẫn tấn công bằng laser và hồng ngoại FILAT (Forward-looking Infra-red Laser Attack Targeting) == Chú thích == == Tham khảo == == Chú thích == == Tham khảo == == Chủ đề liên quan == Máy bay có hình dạng tương đương: Dassault Rafale Eurofighter Typhoon IAI Lavi Saab JAS-39 Gripen HAL Tejas Máy bay có tính năng tương đương: Dassault Mirage 2000 F-16 Fighting Falcon F/A-18F Super Hornet MiG-29 Fulcrum Mitsubishi F-2
chế độ mẫu hệ.txt
Chế độ mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền. Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền. == Xem thêm == Chế độ phụ hệ == Chú thích == == Liên kết ngoài == Mẫu hệ tại Từ điển bách khoa Việt Nam
nữ hoàng.txt
Nữ hoàng (chữ Hán: 女皇, tiếng Anh: Empress Regnant) là từ dùng để chỉ người phụ nữ làm Hoàng đế, tức là gọi tắt của Nữ hoàng đế (女皇帝). Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia tại các Đế quốc này, mọi quyết định đều do Nữ hoàng làm chủ. Thấp hơn là Nữ vương, chỉ người phụ nữ làm Quốc vương, nguyên thủ quốc gia của một Vương quốc. Việc kế vị của Nữ hoàng trước nay rất hạn chế, vì quan niệm chỉ có người nam được kế vị ngai vàng. Ở phương Đông, người nữ sẽ kế vị được gọi là Hoàng thái nữ (皇太女), dù trường hợp xài tới danh từ này cực kỳ hạn chế, chỉ xuất hiện trong vài sự kiện lịch sử. == Đế quốc Byzantine == Irene của Athens (797 - 802) Zoe Porphyrogenita (1028 - 1050) Theodora (1042 - 1056) == Nga == Ekaterina I (1725-1727) Anna (1730-1740) Elizaveta I (1741-1762) Ekaterina II (1762-1796) == Tây Ban Nha == Urraca của León và Castile (1109 – 1126) == Đế quốc Ethiopia == Zewditu (1916 - 1930) == Trung Quốc == Võ Tắc Thiên (690 - 705) == Việt Nam == Lý Chiêu Hoàng (1224 - 1225) == Nhật Bản == Thiên hoàng Jingū (201 - 269) Thiên hoàng Suiko (592 - 628) Thiên hoàng Kōgyoku (642 - 645) Thiên hoàng Saimei (655 - 661) Thiên hoàng Jitō (686 - 697) Thiên hoàng Gemmei (707 - 715) Thiên hoàng Genshō (715 - 724) Thiên hoàng Kōken (749 - 758) Thiên hoàng Shōtoku (764 - 770) Thiên hoàng Meishō (1629 - 1643) == Tham khảo ==
4 tháng 7.txt
Ngày 4 tháng 7 là ngày thứ 185 (186 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 180 ngày trong năm. == Sự kiện == 1333 – Mạc phủ Kamakura diệt vong khi Hojo Takatoki và khoảng 800 người trong gia tộc tự sát sau khi chiến bại trước Nitta Yoshisada. 1054 – Các nhà thiên văn học Trung Quốc ghi nhận xuất hiện một khách tinh, thực tế là một siêu tân tinh hình thành Tinh vân Con Cua. 1187 - Trận Hattin diễn ra tại Tiberias, Israel. 1776 - Quốc hội Lục địa thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. 1885 – Quân đội nhà Nguyễn tập kích quân Pháp tại đồn Mang Cá, kết quả quân Pháp giành được thắng lợi. 1927 – Chiếc máy bay Lockheed Vega có chuyến bay đầu tiên. 1939 – Huỳnh Phú Sổ cử hành lễ khai đạo, lấy tên đạo là Hòa Hảo, ông mang danh "Ðức Huỳnh Giáo chủ" trong các tài liệu của tôn giáo này. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Một số thành viên cấp cao của Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư thông qua quyết định về Tổng khởi nghĩa tại Nam Tư. 1942 – Phương diện quân 2, lực lượng dự bị và đồn trú để duy trì an ninh và trật tự tại Mãn Châu quốc, của quân đội đế quốc Nhật Bản được thành lập. 1944 – Chiến dịch Polotsk, diễn ra trong chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, kết thúc. 1976 – Biệt kích Israel đột kích sân bay Entebbe tại Uganda nhằm giải thoát hành khách và phi hành đoàn của một máy bay của Air France bị các phần tử khủng bố Palestine bắt cóc. 1986 – Nguyên mẫu chiến đấu cơ Rafale, do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo, cất cánh lần đầu tiên. == Sinh == 1807 - Giuseppe Garibaldi, nhà ái quốc người Ý (m. 1882) 1989 - Yoon Doo Joon, Leader của beast == Mất == 945 - Trác Nham Minh, tăng nhân Trung Quốc 1826 - John Adams, tổng thống thứ nhì của Hoa Kỳ (s. 1735) 1826 - Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ (s. 1743) 1934 - Marie Curie, nhà hóa học người Pháp gốc Ba Lan 2016 - Abbas Kiarostami, đạo diễn điện ảnh, nhà sản xuất phim, kịch gia, nhiếp ảnh gia người Iran == Những ngày lễ và kỷ niệm == Hoa Kỳ: Lễ Độc lập Ngày hữu nghị Phillippines-Hoa Kỳ == Tham khảo ==
chế độ tỷ giá hối đoái.txt
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó. == Tỷ giá thả nổi == Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế. == Tỷ giá cố định == Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy. == Thả nổi có điều tiết == Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. (Xem bài riêng về Chính sách can thiệp tỷ giá hối đoái) == Xem thêm == Tỷ giá hối đoái Thị trường ngoại hối Chính sách can thiệp tỷ giá hối đoái Dự trữ ngoại tệ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tính đổi tiền trực tuyến Tỷ giá hạch toán hàng tháng của VND Xem tỷ giá hối đoái của VND tại website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
charles ives.txt
Charles Edward Ives (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1874 - mất ngày 19 tháng 5 năm 1954) là nhà soạn nhạc người Mỹ thời kỳ hiện đại. Ông sống trong thời kỳ âm nhạc có nhiều chuyển biến, có nhiều phong cách khác nhau cả ở châu Âu và Mỹ như chủ nghĩa biểu hiện, cấu trúc, tân cổ điển. Ông là một trong những nhà soạn nhạc người Mỹ đầu tiên gây tiếng vang lớn cho thế giới. Trong thể loại giao hưởng, ông bám sát những hình thức sáng tạo mang tính cá nhân cao, thử nghiệm với phép đa âm và nhiều biện pháp sáng tác mới mẻ khác. == Danh mục tác phẩm == Variations on America for organ (1892) The Circus Band (a march describing the Circus coming to town) Psalm settings (14, 42, 54, 67, 90, 135, 150) (1890s) String Quartet No. 1, From the Salvation Army (1897–1900) Symphony No. 1 in D minor (1898–1901) Symphony No. 2 (Ives gave dates of 1899-1902; analysis of handwriting and manuscript paper suggests 1907-1909) Symphony No. 3, The Camp Meeting (1908–10) Central Park in the Dark for chamber orchestra (1906, 1909) The Unanswered Question for chamber group (1906; rev. 1934) Piano Sonata No. 1 (1909–16) Piano Trio (c. 1909–10, rev. c. 1914–15) Violin Sonata No. 1 (1910–14; rev. c. 1924) Violin Sonata No. 4, Children's Day at the Camp Meeting (1911–16) A Symphony: New England Holidays (1904–1913) "Robert Browning" Overture (1911–14) Symphony No. 4 (1912–18; rev. 1924–26) String Quartet No. 2 (1913–15) Pieces for chamber ensemble grouped as "Sets," some called Cartoons or Take-Offs or Songs Without Voices (1906–18); includes Calcium Light Night Three Places in New England (Orchestral Set No. 1) (1910–14; rev. 1929) Violin Sonata No. 2 (1914–17) Violin Sonata No. 3 (1914–17) Orchestral Set No. 2 (1915–19) Piano Sonata No. 2, Concord, Mass., 1840–60 (1916–19) (revised many times by Ives) Universe Symphony (incomplete, 1915–28, worked on symphony until his death in 1954) 114 Songs (composed various years 1887–1921, published 1922.) Three Quarter Tone Piano Pieces (1923–24) Orchestral Set No. 3 (incomplete, 1919–26, notes added after 1934) == Chú thích == == Đọc thêm == Block, Geoffrey (1988). Charles Ives: a bio-bibliography. New York: Greenwood Press. ISBN 0-313-25404-4. Burkholder, J. Peter (1995). All Made of Tunes: Charles Ives and the Uses of Musical Borrowing. New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 0-300-05642-7. Burkholder, J. Peter (1996). Charles Ives and His World. Princeton, NJ: Princeton University Press. ISBN 0-691-01164-8. Cooper, Jack (1999). Three sketches for jazz orchestra inspired by Charles Ives songs (Luận văn). University of Texas at Austin: UMI Publishing. OCLC 44537553. Cowell, Henry; Cowell, Sidney (1969). Charles Ives and His Music. Oxford: Oxford University Press. OCLC 56865028. Herzfeld, Gregor (2007). Zeit als Prozess und Epiphanie in der experimentellen amerikanischen Musik. Charles Ives bis La Monte Young. Stuttgart: Franz Steiner Verlag. ISBN 978-3-515-09033-9. Johnson, Timothy (2004). Baseball and the Music of Charles Ives: A Proving Ground. Maryland: The Scarecrow Press. ISBN 0-8108-4999-2. Kirkpatrick, John (1973). Charles E. Ives: Memos. London: Calder & Boyars. ISBN 0-7145-0953-1. Perlis, Vivian (1974). Charles Ives Remembered: an Oral History. New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-80576-6. Sinclair, James B. (1999). A Descriptive Catalogue of the Music of Charles Ives. New Haven, CT: Yale University Press. ISBN 0-300-07601-0. Sive, Helen R. (1977). Music's Connecticut Yankee: An Introduction to the Life and Music of Charles Ives. New York: Atheneum. ISBN 0-689-30561-3. Swafford, Jan (1996). Charles Ives: A Life with Music The Enjoyment of Music: An Introduction to Perceptive Listening. New York: W. W. Norton. ISBN 0-393-03893-9. Woolridge, David (1974). From the Steeples and Mountains: A Study of Charles Ives. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-394-48110-0. == Liên kết ngoài == Các tác phẩm của Charles Ives tại Dự án Gutenberg The Charles Ives Society Charles Ives at Peermusic Classical Composer's Publisher and Bio Leicestershire Schools Symphony Orchestra Tippett rehearses Putnam's Camp. A short video from 1969. A Descriptive Catalogue of the Music of Charles Ives, online edition The Charles Ives Center for the Arts. Inc Art of the States: Charles Ives Three Quarter-Tone Pieces for Two Pianos (1924) Các công trình liên quan hoặc của Charles Ives trên các thư viện của thư mục (WorldCat) Multitasking, an episode of The Infinite Mind public radio program (Cambridge, MA, Lichtenstein Creative Media, 2005), a report on Charles Ives and his integration of multitasking into his compositions. Ives Vocal Marathon—performances and programs of Ives' vocal work. Charles Ives at Pytheas Center for Contemporary Music Nhạc score miễn phí của Charles Ives tại International Music Score Library Project The online music review La Folia has an in-depth article on Ives' Concord Sonata The Charles Ives Papers at Yale University Music Library
orp kujawiak (l72).txt
ORP Kujawiak (L72), nguyên là chiếc HMS Oakley (L72), là một tàu khu trục hộ tống lớp Hunt Kiểu II do Hải quân Hoàng gia chế tạo nhưng được chuyển cho Hải quân Ba Lan. Nó được hạ thủy năm 1940 và đưa ra phục vụ năm 1941, phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị đắm do trúng mìn gần Malta vào ngày 16 tháng 6 1942. == Thiết kế và chế tạo == Oakley thuộc vào số 33 chiếc tàu khu trục lớp Hunt nhóm II, có mạn tàu rộng hơn nhóm I, tạo độ ổn định cho một tháp pháo QF 4 in (100 mm) Mark XVI nòng đôi thứ ba, cũng như cho phép tăng số lượng mìn sâu mang theo từ 40 lên 110. Oakley được đặt hàng cho hãng Vickers-Armstrongs trong Chương trình Chế tạo Khẩn cấp Chiến tranh 1939 và được đặt lườn tại xưởng tàu High Walker ở River Tyne vào ngày 22 tháng 11 năm 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 1940, nguyên được nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia, nhưng được đổi tên thành ORP Kujawiak và nhập biên chế cùng Hải quân Ba Lan vào ngày 17 tháng 6 năm 1941. == Lịch sử hoạt động == === 1941 === Chỉ một ngày sau khi nhập biên chế, 18 tháng 6 năm 1941, lúc đang trên đường đi từ Tyne đến Scapa Flow nhằm chuẩn bị hoạt động cùng các tàu chiến thuộc Hạm đội Nhà, Kujawiak bị máy bay Đức Quốc xã tấn công. Hỏa lực từ máy bay đã bắn trúng hộp đạn pháo 4-inch, gây nổ khiến một người thiệt mạng. Nó được sửa chữa tại Dundee trước khi tiếp tục đi đến Scapa Flow. Đến ngày 25 tháng 7, Nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 15 đặt căn cứ tại Plymouth và hoạt động tuần tra cùng hộ tống vận tải tại chỗ, tại Khu vực Tiếp cận phía Tây và tại eo biển Manche. Vào ngày 23 tháng 10, Kujawiak được bố trí cùng tàu chị em ORP Krakowiak (L115) hộ tống cho chặng cuối của Đoàn tàu SL89 đi từ Freetown đến Liverpool; chúng tách khỏi đoàn tàu sau khi đến nơi vào ngày 25 tháng 10, và quay trở lại Plymouth. Sang ngày 24 tháng 11, nó cùng tàu khu trục Beverley (H64) hộ tống cho thiết giáp hạm Resolution (09) di chuyển từ Plymouth đến Scapa Flow để gia nhập Hạm đội Nhà, đến nơi vào ngày 27 tháng 11 và quay trở lại Plymouth. Nó được tạm thời điều sang Hạm đội Nhà vào ngày 15 tháng 12, hộ tống các tàu chở quân đổ bộ HMS Princess Josephine Charlotte và HMS Prince Albert đi từ Clyde đến Scapa Flow vào ngày hôm sau; rồi cùng Prince Albert chuẩn bị tham gia Chiến dịch Anklet, trong khi Princess Josephine Charlotte quay trở lại Greenock, Scotland. Kujawiak khởi hành từ Scapa Flow vào ngày 22 tháng 12 trong thành phần Lực lượng J để tiến hành Chiến dịch Anklet, cuộc đột kích lên đảo Lofoten, Na Uy. Lực lượng J còn bao gồm tàu tuần dương hạng nhẹ Arethusa (26) các tàu khu trục Somali (F33), Eskimo (F75), Ashanti (F51), Bedouin (F67), Wheatland (L122), Lamerton (L88) và Krakowiak; các tàu quét mìn Speedwell (J87), Harrier (J71) và Halcyon (J42); các tàu corvette Na Uy HNoMS Andenes (K01) và HNoMS Eglantine (K197) cùng một số tàu phụ trợ khác. Lực lượng tiến hành càn quét Vestfjord vào ngày 26 tháng 12, nơi họ lưu giữ hai tàu đánh cá Na Uy và một đội đổ bộ của Ashanti đã chiếm tàu phụ trợ Đức Geier (V5904). Mặc dù đã bị hư hại, họ vẫn tìm cách kéo Geier, nhưng sau đó buộc phải đánh đắm nó khi bị đối phương không kích. Tuy nhiên mục đích chính của Chiến dịch Anklet là nhằm thu thập thông tin về mật mã Enigma đã hoàn thành, khi họ thu được một máy Enigma, các vòng mã hóa và tài liệu mật trên chiếc Geier để gửi đến Cơ quan Giải mã Anh tại Bletchley Park. Kujawiak bị hư hại nhẹ bởi không kích do bom ném suýt trúng trong chiến dịch này, và nó cùng Lực lượng J quay trở về Scapa Flow vào ngày 28 tháng 12. === 1942 === Vào ngày 4 tháng 1 năm 1942, Kujawiak cùng Krakowiak hộ tống các tàu chở quân đổ bộ Princess Josephine Charlotte và Prince Albert đi từ Scapa Flow đến Clyde, rồi cùng Krakowiak quay trở lại Plymouth vào ngày hôm sau. Nó tiếp tục hoạt động hộ tống vận tải từ Plymouth cho đến tháng 6, khi được tạm thời điều động sang Hạm đội Nhà để tham gia Chiến dịch Harpoon, một nỗ lực nhằm tăng viện cho Malta đang bị đối phương phong tỏa. Vào ngày 6 tháng 6, Kujawiak cùng tham gia thành phần hộ tống cho Đoàn tàu WS119S để đi Gibraltar; lực lượng hộ tống còn bao gồm các tàu tuần dương Liverpool (C11) và Kenya (14), các tàu khu trục Onslow (G17), Bedouin và Krakowiak. Đến ngày 12 tháng 6, nó tham gia cùng tàu tuần dương Cairo (D87), các tàu khu trục Bedouin, Marne (G35), Matchless (G52), Partridge (G30), Ithuriel (H05), các tàu khu trục hộ tống Blankney (L30), Middleton (L74), Krakowiak, các tàu quét mìn Hebe (J24), Speedy (J17), Hythe (J194) và Rye (J76) như Lực lượng X tại Gibraltar để hộ tống đoàn tàu vận tải đi Malta ngang qua eo biển Sicily. Vào ngày 14 tháng 6, đoàn tàu chịu đựng không kích ác liệt của đối phương, khiến Liverpool bị hư hại phải rút lui về Gibraltar. Sang ngày hôm sau 15 tháng 6, đoàn tàu tiếp tục chịu đựng không kích và đụng độ với các tàu chiến Ý vốn tìm cách đánh chặn và tấn công đoàn tàu. Gần nữa đêm 16 tháng 6, đang khi tiến vào Grand Harbor, Malta cùng hai tàu buôn còn sống sót, Kujawiak trúng phải một quả mìn khi đang tiến đến trợ giúp cho Badsworth (L03) vốn cũng trúng mìn. Vụ nổ làm hư hại nặng cấu trúc lườn tàu, và trước khi một nỗ lực nhằm kéo nó được tiến hành, nó đắm ở tọa độ 35°53′B 14°35′Đ; 13 thủy thủ Ba Lan đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương. == Tham khảo == === Chú thích === === Thư mục === Barnett, Corelli (1991). Engage the Enemy More Closely – The Royal Navy in the Second World War. W. W. Norton Co. ISBN 978-0393029185. Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475. Critchley, Mike (1982). British Warships Since 1945: Part 3: Destroyers. Liskeard, UK: Maritime Books. ISBN 0-9506323-9-2. English, John (1987). The Hunts: A history of the design, development and careers of the 86 destroyers of this class built for the Royal and Allied Navies during World War II. World Ship Society. ISBN 0-905617-44-4. Fergusson, Bernard (1961). The Watery Maze: The Story of Combined Operations. Holt, Rinehart & Winston. Lenton, H.T. (1970). Navies of the Second World War: British Fleet & Escort Destroyers: Volume Two. London: Macdonald & Co. ISBN 0-356-03122-5. Macintyre, Donald G.F.W. (1964). The Battle for the Miditerranean. London: B.T. Batsford Co. ISBN 9780727800688. Sebag-Montefiore, Hugh (2004). Enigma: The Battle for the Code. W&N. ISBN 9780304366620. Woodman, Richards (2000). Malta Convoys. John Murray Publishers Ltd. ISBN 9780719557538.
viên thế khải.txt
Viên Thế Khải (phồn thể: 袁世凱; giản thể: 袁世凯; bính âm: Yuán Shìkǎi; Wade-Giles: Yüan Shih-k'ai; 1859 - 1916), tự là Uy Đình (慰亭), hiệu là Dung Am (容庵); là một đại thần cuối thời nhà Thanh và là Đại Tổng thống thứ hai của Trung Hoa Dân Quốc. == Tiểu sử == Viên Thế Khải sinh ngày 20 tháng 8 năm Hàm Phong thứ 9 (tức 16 tháng 9 năm 1859) tại thôn Trương Doanh (張營村), huyện Hạng Thành (項城縣), phủ Trần Châu (陳州府), tỉnh Hà Nam. Gia đình họ Viên sau đó đã dời đến một khu đồi, cách trung tâm Hạng Thành 16 km về phía Đông Nam. Ở đó họ Viên đã xây một thôn được xây tường rào có tên Viên Trại thôn (袁寨村). Viên trại này ngày nay nằm trong Vương Minh Khẩu hương (王明口鄉), trên lãnh thổ của thành phố cấp huyện Hạng Thành. === Gia nhập quân đội === Khi còn trẻ, Viên Thế Khải thích cưỡi ngựa, đánh võ. Ông mong muốn làm quan chức nhưng đã hai lần trượt trong các kỳ thi của triều đình. Nhưng nhờ mối quan hệ của cha, mà Viên Thế Khải có một chỗ đứng trong quân đội nhà Thanh ở Sơn Đông. Năm 1884, Viên Thế Khải được cử làm Trú sứ của nhà Thanh tại Triều Tiên. Ở đây, ông theo đoàn quân đi trấn áp phong trào nông dân, rồi tham gia Chiến tranh Thanh-Nhật, nhưng ông được lệnh trở về nước trước khi cuộc chiến kết thúc, mà phần thắng lợi nghiêng về phía quân đội Nhật Bản. Năm 1894 đến 1898, ông tham gia các cuộc đánh dẹp quân Nghĩa Hoà Đoàn. Nhờ theo phe đại thần Lý Hồng Chương, Viên Thế Khải được bổ nhiệm làm chỉ huy trong việc đào tạo quân đội mới - tức Tân quân (1895). === Tiết lộ cơ mưu của phái Duy tân === Tháng 6 năm 1898, nghe theo lời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, Hoàng đế Quang Tự cho thi hành cuộc biến pháp, nhằm duy tân đất nước. Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, thì vấp phải sự chống đối của phái Hậu đảng, tức phe phái của Thái hậu Từ Hi. Đàm Tự Đồng, một thành viên của phái Duy tân, thấy vậy bèn khuyên Quang Tự đoạt lấy chính quyền. Hoàng đế nghe lời bèn cử Tự Đồng đến gặp Viên Thế Khải lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân ở Thiên Tân, và đã từng tham gia Cường học hội (một tổ chức của phái Duy tân). Mặc dù nhận lời kéo quân về giúp, nhưng sau khi cân nhắc, Viên Thế Khải thấy phe Từ Hi (sử gọi là Hậu đảng) còn mạnh, nên ngay sau đó ông lập tức đến Bắc Kinh, báo lại mọi việc cho Từ Hi. Kết quả là Hoàng đế Quang Tự bị bắt giam, 6 vị nhân sĩ (trong đó có Đàm Tự Đồng) bị giết, Khang Hữu Vi cùng Lương Khải Siêu phải chạy trốn sang Nhật Bản, và cuộc biến pháp bị bãi bỏ...Sử gọi vụ này là Bách nhật Duy tân (Cải cách trăm ngày), là Chính biến Mậu Tuất (1898), Nhờ công tiết lộ, Viên Thế Khải được Từ Hi phong làm Thống soái tân quân Bắc Dương. Năm 1901, Viên Thế Khải thay Lý Hồng Chương làm đại thần nhiếp chính. Năm 1907, Viên Thế Khải được cử làm Thượng thư bộ Ngoại vụ, tham gia vào việc quân cơ. Cựu hoàng Phổ Nghi kể: Viên Thế Khải sau khi đến Bắc Kinh không đầy một tháng, lấy danh nghĩa Long Dụ thái hậu mở kho lương thực tiếp tế cho quân đội, đồng thời bức ép những người thân quý nộp tài sản nuôi quân...Chính trị, quân binh, tài sản (trong cung), tất cả đều rơi vào tay của Viên Thế Khải.... Năm 1908, Hoàng đế Quang Tự qua đời. Bấy giờ có người tin rằng Quang Tự mất vì bị Khánh Vương Dịch Khuông và Viên Thế Khải đầu độc, để đưa Tái Chấn (con Dịch Khuông) lên nối ngôi . Thấy có nhiều người muốn giết Viên Thế Khải, nhưng sợ rằng khi Viên Thế Khải chết, thì quân Bắc Dương sẽ nổi lên phản đối, nên Thái hậu Long Dụ nghe theo chủ ý của Trương Chi Động, cho Viên Thế Khải về nhà dưỡng bệnh, rồi cho nghỉ công tác . === Trấn áp quân cách mạng === Bất mãn vì nhà Thanh quốc hữu hoá đường sắt Xuyên-Hán, Việt-Hán để gán nợ cho Anh, Pháp, Đức, Mỹ; nhân dân các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Tứ Xuyên nổi dậy phản đối. Lợi dụng thời cơ nhà Thanh điều quân đội từ Vũ Xương đến Trùng Khánh, tối ngày 10 tháng 10 năm 1911, binh lính ở Vũ Xương nổi dậy. Đây là kết quả của một cuộc vận động lâu dài của những phần tử trong Trung Quốc Đồng minh hội. Mờ sáng hôm sau thì quân cách mạng chiếm được Vũ Xương. Sử gọi là Khởi nghĩa Vũ Xương. Thắng lợi này đã cổ vũ các tỉnh khác tuyên bố ly khai với nhà Thanh, làm nên cuộc Cách mạng Tân Hợi, 1911. Lập tức, nhà Thanh phái nhiều tướng lĩnh và hàng vạn quân đi tiêu diệt, nhưng không thành công. Lúc bấy giờ Viên Thế Khải đang dưỡng bệnh ở Hà Nam, được mời ra làm Tổng đốc Hồ-Quảng, chỉ huy đội quân Bắc Dương, lãnh nhiệm vụ trấn áp quân cách mạng ở Hán Khẩu, Hán Dương. Cựu hoàng Phổ Nghi kể: Nghe nói, cha tôi (tức Hàm Thân Vương, lúc này đang làm Nhiếp Chính Vương) cùng các vương công thảo luận, bất luận Viên Thế Khải trấn áp cách mạng thành công hay thất bại, cuối cùng phải diệt trừ ông ta. Nếu như Viên Thế Khải thất bại thì mượn cớ thất bại mà xử tội chết, nếu như thành công thì lấy cớ giải trừ quân đội, tướt bỏ binh quyền, rồi nghĩ cách tiêu diệt. Tóm lại, quân đội quyết không để rơi vào tay người Hán, nhất là không thể nằm trong tay Viên Thế Khải . Tuy nhiên, Viên Thế Khải cũng không phải là tay vừa. Nhân cơ hội này, ông liền ép triều đình phải cử ông làm Tổng lý nội các (tương đương chức Thủ tướng bây giờ). Ngày 2 tháng 11 năm 1911, Viên Thế Khải cho quân đánh chiếm lại Hán Khẩu, sau đó cho bao vây Vũ Xương. Ngày 12 tháng 11, Viên Thế Khải đến Bắc Kinh thành lập nội các. Cho Đoàn Kỳ Thụy coi việc quân ở miền Võ Hán, cho Phùng Quốc Chương làm Tổng thống quân cấm vệ tại kinh thành. Ngày 15 tháng 11, đại biểu quân cách mạng ở các tỉnh về Thượng Hải dự hội nghị, nhưng đến ngày 24 thì bị vây phải dời về Vũ Xương. Nơi này lại bị vây, hội nghị phải họp trong tô giới Anh ở Hán Khẩu. Ngày 2 tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, hội nghị liền dời về đây để bầu đại Tổng thống, lập Chính phủ lâm thời. Ngày 25 tháng 12, Tôn Dật Tiên từ Mỹ về nước. Sau đó (10 tháng 1 năm Tân Hợi, tức ngày 29 tháng 12 năm 1911), Tôn được đại biểu của 17 tỉnh dự họp bầu làm Đại tổng thống lâm thời (Lê Nguyên Hồng làm phó), và lấy ngày 1 tháng 1 năm 1912 làm ngày khai sinh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Được tin, Viên Thế Khải liền tìm mọi cách tấn công vào chính quyền mới. Vừa bị Viên Thế Khải uy hiếp, vừa bị các nước đế quốc thu hết thuế quan (họ không công nhận chính phủ của Tôn Dật Tiên), nên chính phủ Cộng hòa gặp rất nhiều khó khăn. === Làm Đại Tổng thống Lâm thời === Để chấm dứt cuộc nội chiến, Tôn Dật Tiên đã đề xuất hiệp nghị 5 điều như sau: Hoàng đế nhà Thanh phải thoái vị. Viên Thế Khải phải tuyên bố tuyệt đối tán thành chính thể Cộng hòa. Hoàng đế thoái vị xong, Tôn Dật Tiên sẽ từ chức Lâm thời Đại Tổng thống. Lâm thời Tham nghị viện sẽ cử Viên Thế Khải lên làm Lâm thời Đại Tổng thống. Được tuyển cử rồi, Viên Thế Khải phải tuyên thệ giữ Lâm thời ước pháp do Tham nghị viện định ra. Viên Thế Khải bằng lòng, bèn mật sai Đoàn Kỳ Thụy hiệp với 40 võ tướng khác uy hiếp Hoàng đế nhà Thanh thoái vị. Ngày 12 tháng 2 năm 1912 (năm đầu Dân quốc), Hoàng đế Tuyên Thống (tức Ái Tân Giác La Phổ Nghi) phải xuống chiếu thoái vị, để hoàng tộc còn được hưởng một số điều kiện ưu đãi của Chính phủ Dân quốc. Ngay hôm sau, Viên Thế Khải điện cho Tôn Dật Tiên và Lê Nguyên Hồng biết công lao của ông, và có ý thúc ép Tôn Dật Tiên từ chức, nhường chức Đại tổng thống lại cho Viên Thế Khải. Tôn Dật Tiên đồng ý với ba điều kiện là: Chính phủ lâm thời phải đóng ở Nam Kinh, không được thay đại biểu. Đại Tổng thống mới được cử phải đến Nam Kinh nhận chức, Tôn Dật Tiên và Chính phủ của ông mới thôi chức. Đại Tổng thống mới phải tuân theo Ước pháp của Chính phủ lâm thời, những điều luật và quy chế đã công bố vẫn tiếp tục có giá trị. Ngày 15 tháng 2 năm 1912, sau khi Viên Thế Khải đồng ý tuân theo các điều kiện trên, Tham nghị viện cử ông lên làm Lâm thời Đại Tổng thống. Tôn Dật Tiên sau đó cử học giả Thái Nguyên Bồi lên Bắc Kinh rước Viên Thế Khải xuống Nam Kinh nhận chức theo thỏa thuận. Nhưng vì Viên Thế Khải không muốn rời xa hang ổ của mình, nên bí mật cho một nhóm binh sĩ do Tào Côn thống lĩnh giả vờ nổi loạn. Sợ phương Bắc có biến, Thái Nguyên Bồi đề nghị để Viên Thế Khải tuyên thệ và nhận chức ở Bắc Kinh. Ngày 10 tháng 3, Viên Thế Khải tuyên bố nhận chức ở Bắc Kinh. Căn cứ vào quy định của Ước pháp, Viên Thế Khải cử người xuống Nam Kinh tổ chức nội các mới, dùng Đường Thiệu Nghi làm Quốc vụ Tổng lý. Ngày 5 tháng 4, Tham nghị viện quyết định dời Chính phủ lâm thời lên Bắc Kinh. Cách mạng Tân Hợi đến đây là chấm dứt . === Lại xung đột với lực lượng cách mạng === Sau khi Viên Thế Khải lên làm Đại Tổng thống, tuy phái cách mạng không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng những chức vụ chủ chốt trong chính quyền đều vào tay phe của Viên Thế Khải. Theo sử liệu thì đây là chính quyền mà ngoài thì treo chiêu bài "Trung Hoa Dân quốc", nhưng bên trong là phái của Viên Thế Khải cấu kết với đế quốc chống lại phái cách mạng . Ngày 20 tháng 3 năm 1913, một đảng viên trọng yếu của Trung Quốc Đồng Minh hội là Tống Giáo Nhân bị mưu sát mà người chủ mưu là một viên chức cao cấp trong Chính phủ của Viên Thế Khải. Vì việc này mà Tôn Dật Tiên tuyên bố chống Viên Thế Khải. Tháng 8 năm đó, với ý định thông qua Quốc hội, sẽ hạn chế quyền lực của Viên Thế Khải, Trung Quốc Đồng Minh hội cải tổ thành Quốc dân đảng. Trước tình trạng Quốc dân đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, để đối phó, Viên Thế Khải bèn gấp rút cho bổ sung quân, đồng thời không đợi Quốc hội thông qua, Viên Thế Khải ký giấy vay Ngân hàng đoàn (đây là ngân hàng 5 nước, gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga) một số tiền 25 triệu bảng Anh để tiến hành cuộc đối đầu mới. Số tiền này phải trả trong 47 năm bằng thuế muối. Quốc dân đảng phản đối kịch liệt. Các tướng lĩnh thuộc đảng này là Lý Liên Kiệt (Đô đốc Giang Tây), Hồ Hán Dân (Đô đốc Quảng Đông), Bách Văn Uất (Đô đốc An Huy)...trách Viên Thế Khải làm trái phép. Viên Thế Khải bèn ra lệnh cách chức cả ba. Tức thì, các tướng khởi binh chống lại Viên Thế Khải: Lý Liên Kiệt khởi binh ở Giang Tây, Trần Kỳ Mỹ khởi binh ở Thượng Hải, Bách Văn Uất khởi binh ở An Huy, Trần Quýnh Minh khởi binh ở Quảng Đông. Ngoài ra, ở các tỉnh Phúc Kiến, Hồ Nam, Trùng Khánh cũng lần lượt hưởng ứng. Tuy nhiên tất cả đều thất bại (Tôn Dật Tiên phải lưu vong sang Nhật) vì ít quân và vì Viên Thế Khải đã bố trí lực lượng từ trước. Cuộc xung đột này chỉ kéo dài không đầy hai tháng, sử gọi dây là cuộc cách mạng lần thứ hai (lần đầu là Cách mạng Tân Hợi năm 1911). === Khôi phục nền quân chủ === Sau đó, Viên Thế Khải bắt Quốc hội thừa nhận ông là Đại tổng thống chính thức (Lê Nguyên Hồng làm phó). Và để bảo đảm địa vị của mình, tháng 11 năm 1913, Viên Thế Khải ra lệnh trục xuất các nghị viên thuộc Quốc dân đảng ra khỏi Quốc hội. Đầu năm 1914, Viên Thế Khải giải tán luôn Quốc hội. Không lâu sau, ông hủy bỏ luôn Ước pháp lâm thời rồi cho xây dựng một nền thống trị "độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt và đại địa chủ tư bản" . Tháng 8 năm đó, Thế chiến thứ nhất bùng nổ, các đế quốc phương Tây đều bận chiến tranh. Nhân cơ hội này, Nhật Bản liền xông vào chiếm lấy đất đai của Trung Quốc. Mượn cớ tuyên chiến với Đức, Nhật Bản đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy đường sắt Giao Tế. Lúc này, vì Viên Thế Khải đang muốn khôi phục nền đế chế, và muốn được Nhật Bản giúp đỡ nên không hề tỏ thái độ phản đối. Tháng 1 năm 1915, Nhật Bản đề ra 21 yêu sách với Viên Thế Khải và Chính phủ của ông, coi đó là điều kiện để họ thừa nhận Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng đế. Nội dung cơ bản của yêu sách là: Đem quyền lợi ở vùng Sơn Đông trước kia thuộc Đức, chuyển cho Nhật Bản. Thừa nhận sự độc quyền của Nhật Bản ở Liêu Ninh, Cát Lâm và Đông Nội Mông. Cho phép Nhật Bản hùn vốn kinh doanh khai thác mỏ sắt ở Đại Trị, Hồ Bắc; mỏ than ở Bình Hương, Giang Tây. Nhật Bản có đặc quyền trong việc xây dựng đường sắt, khai mỏ ở Phúc Kiến. Những đảo, cửa biển chỉ được cho Nhật Bản thuê. Mời người Nhật Bản làm cố vấn chính trị, kinh tế, quân sự. Binh công xưởng phải do hai nước Trung-Nhật cùng xây dựng. Hai nước cùng quản lý lực lượng cảnh sát địa phương, v.v... Vì quyền lợi riêng, Viên Thế Khải chấp nhận yêu sách. Tháng 10 năm Dân quốc thứ 4 (1915), đại biểu quốc dân các tỉnh đều bỏ phiếu tán thành thể chế quân chủ lập hiến. Và cũng ngay hôm ấy, Tham chính viện thay mặt quốc dân tôn Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng đế . Viên Thế Khải nhận lời, định ngày mùng một tháng Giêng năm sau (1916) sẽ lên ngôi, lấy niên hiệu là Hồng Hiến. Lập tức, Tiến bộ đảng của Lương Khải Siêu liên kết với Đảng Cách mạng Trung Hoa của Tôn Dật Tiên (do ông thành lập năm 1914) vận động cuộc phản đế chế. Hưởng ứng lời hiệu triệu của hai đảng, các tỉnh là Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam,..đều có phong trào chống đối Viên Thế Khải. Cũng khoảng thời gian đó, Thái Ngạc (nguyên Đô đốc Vân Nam), từ Bắc Kinh lén về Vân Nam, họp bàn với Đô đốc Vân Nam là Đường Kế Nghiêu đánh điện yêu cầu Viên từ bỏ đế chế, rồi tuyên bố Vân Nam độc lập. Sau đó,Tứ Xuyên. Hưởng ứng, cựu Tổng đốc Giang Tây là Lý Liệt Quân cũng mang quân đi lấy Quảng Đông. Viên Thế Khải liền sai Tào Côn, Ngô Bội Phu đem quân chống Thái Ngạc; sai Long Tế Quang đem quân đi chống Lý Liệt Quân. Nhưng vì quân đội không ủng hộ Viên Thế Khải nữa, nên không thu được kết quả... Tiếp theo các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Thiểm Tây,...cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Bộ hạ của Viên Thế Khải là Đoàn Kỳ Thụy, Phùng Quốc Chương cũng theo phe Cộng hòa mà phản đối đế chế. Đến đây, Nhật Bản thấy uy tín của Viên Thế Khải giảm sút quá nên cũng bỏ rơi Viên Thế Khải . === Viên Thế Khải mất và họa quân phiệt sau đó === Theo cựu hoàng Phổ Nghi, thì Viên Thế Khải định gả con gái cho ông, nhưng việc chưa đi đến đâu thì Viên Thế Khải đã chết vì "tức giận" sau khi làm Hoàng đế được 83 ngày . Theo Nguyễn Hiến Lê, thì Viên Thế Khải vội vàng bỏ ý xưng đế, chỉ giữ chức Đại Tổng thống thôi, nhưng phe phản đối cũng không chịu. Tháng 5 năm 1916, phái cách mạng ở Quảng Châu thành lập Chính phủ Cộng hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm Đại Tổng thống. Viên Thế Khải ưu uất chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 (tức ngày 6 tháng Năm âm lịch) ở tuổi 57 . Lê Nguyên Hồng lấy tư cách là Phó Tổng thống lên thay, cử Phùng Quốc Cương làm phó, Đoàn Kỳ Thụy làm Tổng lý Nội các; rồi cho khôi phục Ước pháp lâm thời, triệu tập lại Quốc hội. Nhưng họ không đoàn kết với nhau được. Phe quân nhân Bắc Dương (đàn em của Viên Thế Khải) là Đoàn Kỳ Thụy , Phùng Quốc Chương, Tào Côn, Trương Tác Lâm... xưng hùng ở phương Bắc. Ở phương Nam thì có Đường Kế Nghiêu, Lục Vĩnh Đình... khởi binh chống lại, gây cuộc tương tranh quân phiệt giữa Nam và Bắc nhiều năm sau này. == Nhận xét == Nhận xét khái quát về Viên Thế Khải, học giả Nguyễn Hiến Lê viết: Ông là một chính trị gia có tài, thông minh, biết tổ chức, mưu mô, cương quyết, có bản lãnh, có thủ đoạn; chỉ tiếc rằng ông ham quyền quá, nhiều tham vọng quá, không dùng tài mình vào việc giúp nước, mà chỉ để nhắm cái ngai vàng...Giá bấy giờ Trung Hoa có một lãnh tụ khác, không nghĩ đến tư lợi, đến quyền thế của mình, thì có thể Trung Hoa đã thống nhất được ngay và tránh được cái họa nội chiến kéo dài nhiều năm sau... == Con cái == Viên Khắc Định == Xem thêm == Tôn Dật Tiên Cách mạng Tân Hợi == Chú thích == == Sách tham khảo == Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 2 và Tập 3 in chung). Nhà xuất bản Văn hóa, 1997. Phan Khoang, Trung Quốc sử lược. Văn sử học xuất bản, Sài Gòn, 1970. Vũ Dương Ninh - Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. Phổ Nghi, Nửa đời đã qua (hồi ký). Nhà xuất bản Thanh Niên, 2009.
cà mau (thành phố).txt
Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, tỉnh cực nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, thị xã có tên là Quản Long. Năm 1999, thị xã Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 3. Đây là quê hương của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thành phố là nơi hội tụ của cư dân người Việt, người Hoa, người Khmer, buôn bán sầm uất. Trong lòng thành phố có Công viên Tràm chim với hàng ngàn con chim đến đi mỗi ngày. Vào ngày 7 tháng 8 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xếp thành phố Cà Mau là đô thị loại 2. Dân số thành phố Cà Mau tại thời điểm giữa năm 2015 là 278.395 người, diện tích là 250,3 km2. Đa số dân cư là người Việt, có khoảng 400 hộ người Hoa, 300 hộ người Khmer Crom. Thành phố kết nối giao thông với quốc lộ 1A (khoảng cách đường bộ vào khoảng 360 km so với Thành phố Hồ Chí Minh, 180 km so với Cần Thơ), sân bay Cà Mau. == Vị trí địa lý == Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau: Đông giáp tỉnh Bạc Liêu. Tây giáp huyện Cái Nước và huyện Trần Văn Thời. Nam giáp huyện Đầm Dơi. Bắc giáp huyện Thới Bình. == Điều kiện tự nhiên == Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5 độ C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.360mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão. == Hành chính == Thành phố Cà Mau có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Tân Thành, Tân Xuyên và 7 xã: An Xuyên, Định Bình, Hòa Tân, Hòa Thành, Lý Văn Lâm, Tắc Vân, Tân Thành. == Kinh tế xã hội == === Kinh tế === Thành phố có các hoạt động kinh tế trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt mặt hàng tôm sú, trong dầu khí, như Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, và trong du lịch tham quan rừng ngập mặn (tràm, đước, sú, vẹt, mắm) sinh thái U Minh. === Du lịch === Khách du lịch đến thành phố Cà Mau có thể đi bằng đường bộ (350 km từ Thành phố Hồ Chí Minh) và đường sông (130 km từ Cần Thơ), đường hàng không tại sân bay Cà Mau. Các địa điểm tham quan là Đất Mũi, Hòn Khoai, Công viên Tràm chim nổi tiếng. Thành phố có chùa Khmer và chùa người Hoa. == Lịch sử == === Thời phong kiến === Cà Mau được mở mang cách đây 300 năm. Vào thế kỷ 17, một số lưu dân người Việt vì không chịu nổi cảnh áp bức bóc lột của chế độ phong kiến đã rời bỏ quê hương nơi cư trú đến làm ăn sinh sống tại đây, dựng thành một xã với tên gọi "xã Cà Mau". Đến năm 1808, dưới thời vua Gia Long, địa bàn Cà Mau được nâng lên thành huyện Long Xuyên thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Năm 1825, dưới thời vua Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị. === Thời Pháp thuộc === Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long. === Giai đoạn 1956-1975 === ==== Việt Nam Cộng hòa ==== Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau. Tỉnh lỵ Cà Mau nằm trong địa bàn xã An Xuyên, tổng Quản Long, quận Châu Thành. Đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long". An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên. Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn thành phố Cà Mau ngày nay tương ứng với quận Quản Long (do đổi tên từ quận Châu Thành cũ) thuộc tỉnh An Xuyên và gồm 4 xã: Tân Xuyên, Tân Lộc, Hòa Thành, Định Thành. Trong đó, xã Tân Xuyên đóng hai vai trò là quận lỵ quận Quản Long và là tỉnh lỵ tỉnh An Xuyên. ==== Chính quyền Cách mạng ==== Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó, tên gọi "Quản Long" cũng không được chính quyền Cách mạng công nhận và sử dụng. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng thành lập và duy trì tên gọi thị xã Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trong suốt giai đoạn 1956-1976. Địa bàn thị xã Cà Mau tương ứng với xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long, tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1964, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập hai tỉnh riêng biệt là Cà Mau và Bạc Liêu dựa theo sự phân biệt địa giới hành chính của Việt Nam Cộng hòa để thuận tiện cho việc lãnh đạo phong trào cách mạng ở mỗi nơi. Địa bàn quận Quản Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó tương ứng với thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành của tỉnh Cà Mau. Huyện Châu Thành gồm 6 xã: Hoà Thành, Định Thành, Thạnh Phú, Lợi An, An Xuyên, Tân Thành và thị trấn Tắc Vân. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. === Từ năm 1976 đến nay === Tháng 3 năm 1976, chính quyền Cách mạng hợp nhất hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thành tỉnh mới có tên là tỉnh Minh Hải. Tỉnh lỵ ban đầu đặt tại thị xã Minh Hải (được đổi tên từ thị xã Bạc Liêu trước đó). Lúc này, thị xã Cà Mau và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Minh Hải. Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 181-CP về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh hải như sau: Sáp nhập xã Định Thành, xã Hòa Thành, xã Tân Thành và thị trấn Tắc Vân vào huyện Giá Rai; Sáp nhập xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời; Sáp nhập xã An Xuyên vào huyện Thới Bình Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải như sau: Huyện Cà Mau (mới thành lập) có 16 xã, 1 thị trấn (thị trấn Tắc Vân). Thị xã Cà Mau có 8 phường, địa giới giữ nguyên như hiện nay. Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc huyện Cà Mau: Chia xã Hòa Thành thành ba xã lấy tên là xã Hòa Thành, xã Hòa Tân và xã Bình Thành Chia xã Tân Thành thành ba xã lấy tên là xã Tân Thành, xã Tân Định và xã Tân Thạnh. Chia xã An Xuyên thành hai xã lấy tên là xã An Xuyên và xã An Lộc. Chia xã Lương Thế Trân thành ba xã lấy tên là xã Lương Thế Trân, xã Thạnh Trung và xã Thạnh Phú. Chia xã Định Thành thành ba xã lấy tên là xã Định Thành, xã Định Hòa và xã Định Bình. Thành lập (trên phần nửa đất của xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình tách sang huyện Cà Mau) một xã mới lấy tên là xã Tân Lợi. Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 94-HĐBT về việc giải thể huyện Cà Mau, sáp nhập 9 xã, 1 thị trấn của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau và sáp nhập 7 xã còn lại của huyện Cà Mau vào các huyện Giá Rai, Thới Bình, Cái Nước thuộc tỉnh Minh Hải như sau: Sáp nhập thị trấn Tắc Vân và các xã Tân Định, An Xuyên, An Lộc, Bình Thành, Hoà Tân, Hoà Thành, Tân Thành, Định Bình, Lý Văn Lâm của huyện Cà Mau vào thị xã Cà Mau; Thị trấn Tắc Vân đổi thành xã Tắc Vân; Sáp nhập 1/3 ấp Sở Tại của xã Thạnh Phú (huyện Cà Mau) vào xã Lý Văn Lâm. Sáp nhập ấp Chánh của xã Thạnh Trung (huyện Cà Mau) vào phường 8 của thị xã Cà Mau. Sáp nhập các xã Định Hoà, Định Thành, Tân Thạnh của huyện Cà Mau vào huyện Giá Rai cùng tỉnh. Sáp nhập xã Tân Lợi của huyện Cà Mau vào huyện thới Bình cùng tỉnh. Sáp nhập các xã Lương Thế Trân, Thạch Trung, Thạch Phú của huyện Cà Mau vào huyện Cái Nước cùng tỉnh. Sáp nhập 1/3 ấp ông Muộng của xã Lý Văn Lâm (thị xã Cà Mau) vào xã Thạch Phú của huyện Cái Nước. Ngày 18 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 170-HĐBT về việc chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của các thị xã Cà Mau: Sáp nhập phường 2 và phường 3 thành một phường lấy tên là phường 2. Tách 950 hécta đất với 2.500 nhân khẩu của phường 8 để sáp nhập vào xã Lý Văn Lâm. Sáp nhập xã Tân Thành và xã Tân Định thành một xã lấy tên là xã Tân Thành. Sáp nhập xã An Xuyên và xã An Lộc thành một xã lấy tên là xã An Xuyên. Giải thể xã Bình Thành để sáp nhập vào hai xã Hoà Thành và Hoà Tân; tách một phần diện tích và dân số của hai xã này để sáp nhập vào xã Định Bình. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh , theo đó tỉnh Minh Hải được tách ra thành hai tỉnh là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu. Khi đó thị xã Cà Mau trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau. Ngày 14 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ CÀ MAU thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau. Thành phố Cà Mau có 24.580,33 ha diện tích tự nhiên và 176.848 nhân khẩu, gồm 15 đơn vị hành chính cơ sở là các phường: 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và các xã: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Định Bình, Hòa Thành, Lý Văn Lâm và Hòa Tân. Ngày 04 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, phường, thị trấn thuộc huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau như sau: Thành lập phường Tân Xuyên thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.887,50 ha diện tích tự nhiên và 6.261 nhân khẩu của xã An Xuyên. Thành lập phường Tân Thành thuộc thành phố Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh 1.115,32 ha diện tích tự nhiên và 5.137 nhân khẩu của xã Tân Thành. Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau. == Các tuyến đường chính trên địa bàn == Lý Thường Kiệt (Quốc lộ 1) Hùng Vương (Quốc lộ 1) Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 1) Nguyễn Trãi (Quốc lộ 63) Trần Hưng Đạo (Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp) Ngô Quyền Phan Ngọc Hiển Lý Văn Lâm Quang Trung Huỳnh Thúc Kháng Nguyễn Công Trứ 3 tháng 2 == Chú thích ==
phan ngọc trinh.txt
Phan Ngọc Trinh (sinh 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu An Giang. == Tham khảo ==
daniel burley woolfall.txt
Daniel Burley Woolfall (15 tháng 6 năm 1852 - 24 tháng 10 năm 1918) là chủ tịch của FIFAtừ 1906 đến 1918. == Chú thích ==
phú thọ.txt
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng. Toạ độ địa lý: Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng. Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn. Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì. Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²). == Lịch sử == Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam. Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chi thành 16 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Thời loạn 12 sứ quân, Phú Thọ là địa bàn chiếm đóng của 2 sứ quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuận tại các căn cứ Hồi Hồ và Phong Châu. Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lý Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn... Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây đã điều chuyển như sau: Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội; Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam ngày nay). Trong địa bàn tỉnh Hưng Hóa, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy. Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu... để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng tây bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu...). Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới. Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hóa mới được thành lập gồm có: Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy của tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Thủy bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn). Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này. Ngày 9 tháng 12 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa mới; ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái). Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới. Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới. Năm 1900, thành lập thêm huyện Hạc Trì. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi. Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hóa lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập). Như vậy, ngày 8 tháng 9 năm 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 5 tháng 5 năm 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới. Năm 1919, bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng. Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba. Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố. Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947, chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã. Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ. Ngày 22 tháng 7 năm 1957, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều. Ngày 4 tháng 6 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ. Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH với sự kết hợp hai hoa giữa hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi được ghép tên 2 tỉnh là Vĩnh Yên cũ và Phú Thọ. Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi. Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì (tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 8 huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phong Châu, Sông Thao, Tam Thanh, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, huyện Phong Châu lại được tách thành hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao; huyện Tam Thanh lại được tách thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy. Tại nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn. == Hành chính == Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11 huyện, 277 xã/phường/thị trấn (248 xã, 18 phương, 11 thị trấn): == Điều kiện tự nhiên == === Diện tích === Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước. === Khí tượng thủy văn === Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có một mùa đông khô và lạnh. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C Số giờ nắng trong năm: 3000 - 3200 giờ Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85% === Địa hình === Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển. === Sông ngòi === Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba sông".Tương truyền tại nơi giao của ba dòng nước này luôn mang lại may mắn vì vậy nơi đây thường tập trung những người đến lấy nước để cầu may khi dựng nhà, động thổ... Xuất hiện nghề lấy nước bán... Ngoài ra, Phú Thọ còn có một vài con sông ngòi nhỏ: Là phụ lưu của sông Lô như sông Chảy(từ hồ Thác Bà, Yên Bái đến ngã ba Đoan Hùng), ngòi Chanh(Phù Ninh, Việt Trì),Sông Đồng Y, Suối Vai, Suối Nhà Dao, Suối Hố Nứa, Ngòi Rượm, Ngòi Dầu(Đoan Hùng, Phù Ninh), Ngòi Tế(Đoan Hùng)... Là phụ lưu của sông Chảy như Ngòi Ham, Ngòi Nga, Ngòi Duỗn (Đoan Hùng)... Là phụ lưu của sông Thao như sông Bứa(hay Ngòi Bứa, bắt nguồn từ Sơn La và hợp lưu với Sông Thao ở vùng giáp ranh Tam Nông và Cẩm Khê), sông Mùa, sông Dân, sông Diên, Ngòi Lạt, suối Cái(Thanh Sơn); Sông Ngòi Me,Sông Cầu Tây, Khe Con Rùa, Ngòi Rành, Ngòi Cỏ (Cẩm Khê), Ngòi Vân, Ngòi Sen, Ngòi Lửa(hay Lửa Việt), Ngòi Mỹ, Ngòi Quê, Ngòi Chán, Suối Rích, Suối Ngay, Suối Khe Ngọt, Ngòi Lao(Hạ Hòa),Ngòi Giành(hay Ngòi Giam) (Yên Lập, Hạ Hòa), ngòi Mạn Lạn (Thanh Ba)... Là phụ lưu của sông Bứa như Sông Gôm, Sông Cô Sơn, Sông Mứa, Sông Min, Sông Giày, Ngòi Sài, Ngòi Min, Suối Dài, Suối Ngầu, Suối Thông, Suối Dân, Suối Nước Thang, Suối Dụ, Suối Chiềng, Suối Ràm, Suối Vuỗng, Suối Xuân, Suối Min, Suối Cúc, Suối Sung, Suối Quả, Suối Đáy, Suối Sạn, Suối Cú, Suối Tấm, Suối Giát, Suối Lê, Suối Chiêu, Suối Buông(Tân Sơn), Sông Dân, Sông Giân(hay Sông Diên), Ngòi Yên, Suối Chát, Suối Khoa, Suối Lánh, Suối Khánh, Suối Giân, Suối Chỏi, Suối Sinh, Suối Giàu, Suối Dạn, Suối Xé, Suối Gân, Suối Chôm, Suối Thân, Ngòi Kết, Suối Măng, Suối Khắc, Suối Tháng, Suối Giùng(Thanh Sơn), Suối Dọc, Suối Liệm, Suối Bớt, Suối Lèn, Suối Trong Vung, Suối Dè, Suối Thứ(Tân Sơn, Thanh Sơn), Sông Cây Ngõa, Suối Dầu Dương (Tam Nông)... Là phụ lưu của sông Đà như Ngòi Lạt, Suối Quất, Suối Cái, Suối Vui, Suối Cháu, Suối Khoang Xanh, Suối Vai Chót, Suối Đá Mài (Thanh Sơn), Ngòi Xem, Ngòi Tre, Ngòi Tu Vũ, Ngòi Cái, Suối Sương (Thanh Thủy)... Hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú khiến Phú Thọ có nhiều hồ, đầm lớn trong đó tập trung nhất ở khu vực Hạ Hòa, Cẩm Khê, Tam Nông dọc theo lưu vực sông Thao. Nhiều hồ, đầm lớn như: Hồ Đồng Phai,Hồ Hiền Lương,Hồ Bến Thẩn,Hồ Láng Thượng,Hồ Chính Công,Hồ Đầm Trắng,Hồ Đồng Máng,Hồ Đồng Đào,Hồ Phùng Thịnh,Hồ Liên Phương,Hồ Thanh Ba,Đầm Chiêm,Đầm Cây Si,Đầm Ao Châu,Đầm Meo,Đầm Lang Trì,Đầm Đung,Đầm Láng(Hạ Hòa),Hồ Ngả Hai,Hồ Nưa,Hồ Vực Sy,Hồ Thụy Liễu,Hồ Đồng Mèn,Đầm Cây Si,Đầm Chiêm,Đầm Mùn,Đầm Trắng,Đầm Phai Lớn,Đầm Sảy,Đầm Si,Đầm Trắng (Cẩm Khê),Hồ Độc Giang(Yên Lập),Hồ Lạc Lang,Hồ Đầm Cả,(Việt Trì),Hồ Liên Phương(Đoan Hùng),Đầm Vang,Đầm Cả (Phù Ninh)Đầm Câu Cá,Đầm Thọ Sơn,Đầm Ngoài,Đầm Trong,Đầm Đức Phong,Đầm Lại Đăm,Đầm Cùng(Tam Nông)... == Dân số == Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Theo Nghị định 05/NĐ-CP, Phú Thọ có 1.400.226 người vào thời điểm tháng 1/2009. == Kinh tế == Năm 2014, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1349 USD/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm năm đạt 5,87% == Lịch sử và văn hóa == Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. === Lễ hội và địa danh văn hóa === Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến: Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, hiện đã được nâng lên thành quốc giỗ. Lễ hội Gia Thanh Lễ hội Nông Trang (Nông Trang, Việt Trì) Lễ hội đền Trù Mật (Văn Lung, Phú Thọ) Hội Đào Xá Hội an đạo (19 - 20/7 âm lịch- Xã An Đạo, huyện Phù Ninh) Hội chùa Thắm (5/5 âm lịch- Xã Võ Lao, huyện Thanh Ba) Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Lương) Hội đình Cả Hội chọi trâu Phù Ninh (12/2 âm lịch- Xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh) Hội Chu Hóa Lễ Cầu tháng Giêng Hội phết Hiền Quan: là một lễ hội của Phú Thọ được tổ chức ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông. Lễ hội diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tôn vinh hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa thời Hai Bà Trưng và Mộc Trang đại vương thời nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Hội Xoan Hội đền Trù Mật, (Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tôn vinh sứ quân Kiều Thuận.) Hội đình nghè tổ chức tại xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, vào ngày chính hội mùng 10 tháng giêng hàng năm. Hội đền Nghè ở xã Năng Yên, Thanh Ba vào ngày mùng 7 tháng giêng hàng năm. Hội Đâm Đuống ở Xã Lai Đồng,Tân Sơn vào ngày tết hàng năm === Làng nghề truyền thống === - Xã Sai Nga huyện Cẩm Khê có nghề truyền thống là may nón lá. Đây là loại nón làm từ lá cọ. Trước đây khi nón lá còn thịnh hành tại làng nghề này nhà nào cũng may nón bán nhưng hiện nay khi cuộc sống, nhu cầu đã thay đổi, ít người còn làm. - Huyện Lâm Thao có làng nghề ủ ấm Sơn Vi, làng nghề chăn nuôi rắn Tứ Xã. - làng làm bún Hùng Lô (xã Hùng Lô - TP. Việt Trì) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống. - Xã Tùng Khê huyện [Cẩm Khê] có nghề truyền thống là đan Thúng 100% người dân trong xã đều biết đan Thúng. Những đứa trẻ học lớp 1, lớp 2 cũng ngồi đan Thúng giúp gia đình trong những khi ở nhà. Cứ mỗi ngày mồng 1, 6, 11, 16, 21, 26 AL hàng tháng Xã lại hội họp chợ mua bán trao đổi Thúng diễn ra vào 2 đến 5h30 sáng mùa hè và từ 4h đến 6h30 vào mùa đông. -Xã Lâm Lợi Huyện Hạ Hòa có làng nghề làm bánh cuốn nóng gia truyền, hiện nay trong xã có khoảng 300 cửa hàng kinh doanh ở khắp các tỉnh phía Bắc với khoảng 700 lao động trong xã thu nhập trung bình khoảng 10triệu/người/tháng. - làng cá chép đỏ thôn Thủy Trầm xã Tuy Lộc. Cứ mỗi năm vào dịp Tết ông Táo, làng cung cấp trên dưới 40 tấn cá chép đỏ cho nhân dân khắp cả nước. === Phong tục === Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền tây bắc nói chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau. == Giáo dục == === Các trường đại học === Trường Đại học Hùng Vương (Cơ sở 1: Đ. Nguyễn Tất Thành - P.Nông Trang - TP.Việt Trì; Cơ sở 2: Đ.Nguyễn Tất Thành -.P.Hùng Vương - TX.Phú Thọ) Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (Cơ sở 1: QL32C - X.Tiên Kiên - H.Lâm Thao; Cơ sở 2: P.Tiên Sơn - P.Tiên Cát - TP.Việt Trì) === Các trường cao đẳng === Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Đ. Nguyễn Tất Thành - Phường Tân Dân - TP.Việt Trì) Cao đẳng Dược Fushico (Đ. Hùng Vương - Phường Gia Cẩm - TP.Việt Trì) Cao đẳng Nghề Phú Thọ (Đ. Hùng Vương - Phường Vân Phú - TP.Việt Trì) Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ (Đ. Nguyễn Tất Thành - Phường Thọ Sơn - TP.Việt Trì) Cao đẳng nghề công nghệ Giấy và cơ điện (Đ.Nội Thị - TT.Phong Châu - H.Phù Ninh) Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ (K.5 - TT.Thanh Ba - H.Thanh Ba) Cao đẳng nghề Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (TT.Thanh Ba - H.Thanh Ba) Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ (X.Hà Lộc - TX.Phú Thọ) Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng (Cơ sở 1: P.Thanh Vinh - TX.Phú Thọ) Cao đẳng Y tế Phú Thọ (P.Cao Bang - P.Trường Thịnh - TX.Phú Thọ) Cao đẳng công nghiệp Hóa chất (QL32C - TT.Hùng Sơn - H.Lâm Thao) == Ẩm thực == Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt: Hoa quả: tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng (xưa còn gọi là bưởi Phủ Đoan với các giống bưởi Bằng Luân, bưởi Pôlênô (lai Mỹ), bưởi Lã Hoàng, bưởi Sửu, bưởi Chí Đám là ngon nhất, hầu hết đều có tép nhỏ, quả nhỏ, vỏ héo mềm, mọng nước ngọt và mát, là đặc sản bưởi vùng trung du Bắc Bộ. Tại Phường Tiên Cát - TP. Việt Trì có hồng Hạc (hay còn gọi là hồng Hạc Trì), là loại hồng không hạt quả to, mình vuông, tròn bằng, cát mịn và ăn giòn ngọt, xưa được coi như sản vật quý hiếm, xếp đứng đầu trong hàng ngũ hoa quả quý dùng để tiến vua. Hiện nay ở Thành phố Việt Trì chỉ còn duy nhất một cây hồng Hạc Trì cổ thụ. Sản vật trung du: vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè (chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh). Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu canh (với tép sông hoặc với cá nhỏ). Cá: với sông Hồng, sông Lô cùng một hệ thống nhiều suối, ẩm thực Phú Thọ có những loại cá nước ngọt đặc sản, trong đó có những loại cá quý hiếm như cá Anh Vũ xưa chỉ có ở vùng ngã ba sông Bạch Hạc, Việt Trì. Đây là loại cá sống ở đáy sông, ăn rêu đá, suốt mùa xuân hè ẩn trong hang và chỉ sang mùa thu đông mới ra ngoài, thời phong kiến thường dùng tiến vua. Trên sông Lô, sông Thao còn đánh bắt được nhiều cá lăng, và tại Việt Trì, dọc bờ sông có rất nhiều quán sử dụng loại cá da trơn đánh bắt tại chỗ này để làm các món ăn như chả cá, lẩu cá, cá hấp, cá nướng. Tại vùng sông Thao huyện Thanh Ba có cá cháy, một loại cá có hai buồng trứng to và rất ngon. Thịt động vật: các món thịt chó Việt Trì và thịt chua làm từ thịt lợn lên men bằng thính gạo tại huyện Thanh Sơn là những món ăn được biết đến không chỉ trong tỉnh. Rau: có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn làm từ các loại rêu vớt dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn. Bánh: ẩm thực Phú Thọ có món bánh tai dân dã nhưng không kém phần đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn. Bánh tai có hình thù giống cái tai, là thứ bánh bột gạo tẻ, nhân thịt lợn ướp hành, dễ làm, là món ăn hòa quyện của các vị dẻo, giòn, bùi, ngọt, béo ngậy và thơm. Bánh tai có thể ăn thay cơm tẻ trên các mâm cỗ cưới, cỗ tết, đem bán hoặc làm quà biếu như một loại đặc sản địa phương. Cơm: tại các vùng núi phía bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn với thịt quả cọ đã được om chín. == Chú thích == == Xem thêm == Đền Hùng Đền Mẫu Âu Cơ Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy Đầm Ao Châu == Liên kết ngoài == Trang web của Tổng cục du lịch Việt Nam giới thiệu về tỉnh Phú Thọ Báo Phú Thọ điện tử Trang điện tử thông tin kinh tế Tỉnh Phú Thọ, Xúc tiến đầu tư, thương mại Giới thiệu tỉnh Phú Thọ bằng tiếng Anh
đàm vĩnh hưng.txt
Đàm Vĩnh Hưng, tên thật Huỳnh Minh Hưng (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1971), còn có nick name là Mr Đàm, là một ca sĩ Việt Nam. Bên cạnh thể loại pop, anh còn hát rất nhiều các ca khúc nhạc tiền chiến mang tính chất trữ tình cũng như nhạc Trịnh Công Sơn và nhạc vàng. Là một trong những ca sĩ có cát-xê cao nhất Việt Nam, nhưng anh cũng được biết là một ca sĩ dính líu đến nhiều vụ bê bối, hay phát ngôn và gây ra nhiều bàn tán trên báo chí. == Tiểu sử == Đàm Vĩnh Hưng quê gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam; ông nội là người có nguồn gốc Việt-Pháp, bà nội có nguồn gốc Phúc Kiến, mẹ là người Quảng Nam. Đàm Vĩnh Hưng còn có một người em ruột. Thuở nhỏ, Đàm Vĩnh Hưng học tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền và Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Với thời tuổi trẻ cơ cực và khó khăn, anh đã làm nhiều nghề để sinh sống như hớt tóc và làm tóc cũng như hát phụ trong những chương trình ca nhạc. Đàm Vĩnh Hưng tham gia sinh hoạt văn nghệ từ Câu lạc bộ Ca Sĩ Trẻ tại Trung tâm Văn hóa quận 10 từ năm 1991. Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn giọng ca trẻ do Công ty Văn hoá quận 10 tổ chức tại công viên Hồ Kỳ Hòa năm 1992, Đàm Vĩnh Hưng chính thức đi vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Anh đã tự học đàn, tự nghiên cứu tài liệu để được làm quen với ký xướng âm và cả phong cách biểu diễn. Năm 1998, sau 8 lần đi thi, Đàm Vĩnh Hưng đoạt Giải tư Tiếng hát truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, lúc đó là một cuộc thi ca nhạc uy tín và chất lượng. Năm 1999, Đàm Vĩnh Hưng đã vượt qua 300 thí sinh để lọt vào danh sách 10 giọng ca có triển vọng của Trung tâm ca nhạc nhẹ Sài Gòn. Đàm Vĩnh Hưng đoạt giải nhất trong cuộc bình chọn những giọng ca xuất sắc do Câu lạc bộ bạn trẻ nhạc chiều thứ 5 của Nhà hát Bến Thành tổ chức từ tháng 9/2000 - 9/2001. Đây là cột mốc đầu tiên cho sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng. Cùng với hai ca khúc "Tình ơi xin ngủ yên" và "Bình minh sẽ mang em đi" đã được dư luận yêu thích và chú ý, trở thành cột mốc đáng nhớ khởi đầu sự nghiệp ca hát. Thời kỳ đầu, anh được cho là có giọng hát khàn như ca sĩ hải ngoại Don Hồ đã nổi tiếng trước đó và hát nhạc trẻ với cách hát gằn giọng cuối câu. Thời gian sau, anh chọn nhạc tiền chiến, trữ tình và nhạc vàng để thể hiện. Hiện nay, Đàm Vĩnh Hưng ngoài việc đi hát có một công ty giải trí, một quán ăn, một số thương hiệu sản phẩm (như cháo ăn liền, hải sản...) và làm giám khảo một số chương trình truyền hình. Đàm Vĩnh Hưng thường PR về sự giàu có của mình, như mất đồng hồ nạm kim cương tiền tỷ, 3 lần mất kim cương, biệt thự penthouse trị giá 5 triệu USD, bộ sưu tập hàng hiệu trị giá vài chục tỷ đồng. Trong bất kỳ bản khai lý lịch nào Đàm Vĩnh Hưng đều khai tôn giáo là Thiên chúa giáo. === Khả năng âm nhạc === Theo Đàm Vĩnh Hưng, trong một chương trình, anh thường hát nhiều dòng nhạc khác nhau, đôi khi là sở đoản, để tránh nhàm chán cho khán giả và vì "nếu mình không thử các dòng nhạc khác nhau, mình không thể nào có nhiều khán giả, không thể show nào cũng có mặt. Một điều nữa là để chứng minh mình đa năng, mình hát được nhiều dòng nhạc". == Những vụ rắc rối == === "Nhầm" ca khúc === Trong album Vol.8, Tình ca hoài niệm (hay còn gọi là Tình ca 50) gồm những tình khúc 1954-1975, Đàm Vĩnh Hưng đã chọn thể hiện ca khúc Phố đêm, ghi trên vỏ bìa là của tác giả Nguyễn Tuấn Kiệt, nhưng lại hát ca khúc cùng tên của tác giả Tâm Anh, một ca khúc bị cấm lưu hành vì Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh cho là "liên quan đến lính chế độ cũ". Đàm Vĩnh Hưng cho biết là mình nhầm lẫn, nhưng vẫn bị xử lý phạt 30 triệu đồng, công ty sản xuất bị phạt 23 triệu đồng và đĩa nhạc bị thu hồi. Trong album Mr.Đàm phát hành năm 2005, Đàm Vĩnh Hưng đã chọn thể hiện ca khúc "Em đã quên một dòng sông", ghi trên vỏ bìa là của tác giả Hải Triều, nhưng thật ra đây là một ca khúc của nhạc sĩ hải ngoại Trúc Hồ mà lúc đó chưa xin phép tác giả. Album này cũng được Trung tâm Thúy Nga đại diện phát hành tại Mỹ, nhưng rút ca khúc "Em đã quên một dòng sông" ra. Cũng trong album Mr.Đàm, ca khúc "Bạc tình" của nhạc sĩ hải ngoại Huỳnh Nhật Tân, lại bị ghi là của Nhật Đăng Khoa. === Mâu thuẫn với Phương Thanh === Trước khi xảy ra sự kiện Phương Thanh bị "khủng bố tin nhắn", Đàm Vĩnh Hưng có mối quan hệ thân thiết trong đời sống và công việc với cô. Sau khi xảy ra sự kiện này, Phương Thanh đã đến gặp Đàm Vĩnh Hưng và nói: "Trong chuyện này, Thanh chỉ nghi ngờ Ngọc và Hưng". Đàm Vĩnh Hưng cũng xác nhận thông tin này tuy nhiên anh cho rằng Phương Thanh đang nói về Hồng Ngọc và Tuấn Hưng. Năm 2007, khi chuyện xích mích giữa Phương Thanh và nhà báo Hương Trà được đưa ra tòa án, Đàm Vĩnh Hưng cũng được cho là đã đưa luật sư của mình để hỗ trợ Hương Trà trong việc phản biện những cáo buộc của Phương Thanh. Năm 2008, Phương Thanh và Đàm Vĩnh Hưng đều thừa nhận cả hai đã không nói chuyện với nhau hơn một năm. Thời gian này, Phương Thanh cho rằng đã có một người ở cạnh mình bán thông tin để báo chí viết một bài xuyên tạc đời tư của cô. Bên cạnh đó việc các bài báo của Đàm Vĩnh Hưng trùng hợp với những phát biểu của Phương Thanh khiến mối quan hệ của cả hai thêm căng thẳng. Trả lời về mối quan hệ này, Đàm Vĩnh Hưng cho rằng những mâu thuẫn đã xảy ra chỉ là hiểu lầm và mong rằng có một ngày mọi chuyện sẽ sáng tỏ. Riêng Phương Thanh khẳng định mối quan hệ này đã "hết thuốc chữa". Trong đêm trao giải Làn sóng xanh vào ngày 20 tháng 12 năm 2012, cả hai người đã chính thức làm hòa. === Lùm xùm tại Mỹ (2010) === Đàm Vĩnh Hưng bị Lý Tống tấn công vào tối 18/7/2010 tại sân khấu Trung tâm Hội nghị Santa Clara, California, Mỹ. Sau đó, những khán giả trung niên và lớn tuổi không đồng tình cho Đàm Vĩnh Hưng diễn tại Mỹ. Đã có những cuộc biểu tình và cả những kế hoạch được lập ra nhằm tìm mọi cách gây áp lực, yêu cầu ban tổ chức hủy bỏ chương trình có Đàm Vĩnh Hưng tham gia. Theo tờ Mercurynews, nhiều người ủng hộ Lý Tống, trong đó có cả các chính trị gia có tiếng tăm ở địa phương, đã kêu gọi trả tự do cho ông này. ông Lý‎ Tống hy vọng bồi thẩm đoàn sẽ xóa tội hành hung dựa trên l‎ý do ông "bảo vệ cộng đồng hải ngoại chống lại đại diện của chính quyền cộng sản hà khắc". Tuy nhiên, thẩm phán Andrea Y. Bryan vẫn tuyên phạt Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế. Việc Đàm Vĩnh Hưng bị người Việt ở Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ là do ca sĩ này bị coi là tuyên truyền cho Nhà nước Việt Nam. Đàm Vĩnh Hưng được nhà nước Việt Nam tuyên dương và hát một số bản nhạc mang tính chính trị, cầm cờ đứng hát, là điều mà nhiều người Việt tại Hoa Kỳ 'rất dị ứng.’ Hơn thế nữa, phát biểu ‘tôi sẵn sàng tha thứ cho Lý Tống’ của Đàm Vĩnh Hưng bị coi là một cử chỉ khiêu khích. === Mâu thuẫn với Thanh Lam === Thanh Lam đã chê thẳng mặt Mr Đàm và Hà Hồ khi làm BGK của The Voice 2012: "Khi tôi xem chương trình The Voice tôi cũng ngạc nhiên và không thể tưởng tượng ra Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà sẽ dạy bằng cái gì nhỉ?". Ngày 21/8, Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố: "Tôi không giả tạo, không diễn và cũng không im lặng được. Chị ấy biết mặt mũi mình đẹp ra sao thì người khác cũng cần như thế. Chấm dứt quan hệ ngay lập tức. Khỏi nhìn mặt nhau cho nhanh" Thanh Lam và Đàm Vĩnh Hưng, vì những hiềm khích phát biểu trên báo, đã tránh mặt nhau ngay cả khi hai người dùng chung sân khấu biểu diễn Trước đó, Đàm Vĩnh Hưng thường nói Thanh Lam là thần tượng của mình. === Hôn môi nhà sư năm 2012 === Trong buổi đấu giá gây quỹ từ thiện cho ca sĩ Wanbi Tuấn Anh chữa bệnh tại phòng trà Không Tên ngày 4 tháng 11 năm 2012, Đàm Vĩnh Hưng đã mang chai rượu của một khán giả tặng cho anh để đấu giá và tuyên bố rằng "Ai là người thắng cuộc thì sẽ nhận được chai rượu và… hai nụ hôn của Đàm Vĩnh Hưng". Kết quả, người chiến thắng trong cuộc đấu giá là hai nhà sư với giá thắng là 55 triệu đồng. Sau đó, Đàm Vĩnh Hưng đã hôn vào môi nhà sư trẻ và hôn tay cho nhà sư lớn tuổi hơn. Hai nhà sư này sau đó nhận áp phạt "biệt chúng" từ các chư tăng trong thời gian 3 tháng. Nhà sư trẻ tuổi hôn môi với Đàm Vĩnh Hưng sau đó đã xin hoàn tục vì hoàn cảnh gia đình và được chấp thuận. Trong bức thư gửi đến báo chí vào ngày 9 tháng 11, Đàm Vĩnh Hưng đã gửi lời xin lỗi đến khán giả, các tăng ni, phật tử. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, Thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã mời Đàm Vĩnh Hưng ra Hà Nội để giải trình, sau đó xử phạt hành chính anh 5 triệu VND vì hành vi hôn môi nhà sư bị đánh giá là phản cảm. Sau đó, trong một bức thư khác được cho là của Đàm Vĩnh Hưng, anh đã tiết lộ rằng chính nhà sư trẻ đã chủ động đưa môi và yêu cầu thực hiện và một số chi tiết tiêu cực về cá nhân của nhà sư trẻ này. Tuy nhiên, sau khi hoàn tục, người hôn môi với Đàm Vĩnh Hưng lại cho rằng chính Đàm Vĩnh Hưng là người chủ động hôn và bác bỏ các chi tiết tiêu cực về mình do Đàm Vĩnh Hưng đưa ra. === Kinh doanh cháo === Công ty của Đàm Vĩnh Hưng (Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất Song Kim) bị thua kiện trong vụ việc chuyển nhượng thương hiệu "Cháo Cây Thị". Theo đó Công ty phải hoàn trả 1,5 tỷ đồng tiền chuyển quyền thương hiệu. Cho tới nay kinh doanh cháo của Mr. Đàm không được thành công. === Sự cố với nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (2013) === Tháng 8/2013 trong một bài phỏng vấn, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhận xét khá thẳng thắn về Đàm Vĩnh Hưng, ông cho rằng: "giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sĩ chính của phòng trà đâu!’. Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hiếu khẳng định: 'Cần người cảnh tỉnh cho âm nhạc nước nhà như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9! Còn nếu cứ ca ngợi sao này, sao kia thì sân khấu nghệ thuật Việt Nam sẽ ngày càng tù mù lắm'. Với những lời nhận xét trên, Đàm Vĩnh Hưng cũng phản bác lại bằng một bức tâm thư trên facebook riêng của anh, với lời lẽ khá gay gắt, anh cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chỉ là một "ngụy quân tử", và những nhận xét của vị nhạc sĩ già xúc phạm đến những giải thưởng âm nhạc mà anh đang nắm giữ rất nhiều, cũng như lượng fan của anh. Phát biểu được cho là "hỗn hào" của Đàm Vĩnh Hưng gây phẫn nộ cho nhiều nghệ sĩ và dư luận. Rất nhiều độc giả cũng gay gắt cho rằng, cách ứng xử mà Đàm Vĩnh Hưng vẫn dùng là của một người thiếu văn hóa, chỉ có con buôn mới 'tốc váy lên chửi' như thế. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chỉ buồn cười khi đọc tâm thư của Đàm Vĩnh Hưng, ông bảo: 'muốn nói lại cũng phải có lễ phép'. Đọc bức tâm thư, đọc những từ ngữ khi mỉa mai ngọt nhạt, khi đay nghiến chua chát của Mr Đàm, không ít người phải lạnh gáy bởi hóa ra, với người Đàm Vĩnh Hưng gọi là "bố", nam ca sĩ vẫn có thể thẳng tưng và vỗ mặt như cách anh thường làm với dư luận. Những ai được Đàm chơi đẹp cũng đều là những người hết mực tôn sùng, khen ngợi anh. Còn lại, người trót mở miệng chê bai, trót chơi bài "thuốc đắng dã tật" thì đều bị anh chủ động từ mặt, bất chấp trước đó mối quan hệ của hai người có đơm hoa kết trái tốt đẹp ra sao. === Bê bối khi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (2013) === Vào lúc 15g15' ngày 6 tháng 10 năm 2013, thay vì xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên đường Hoàng Diệu, Đàm Vĩnh Hưng cùng trợ lý của mình tiến thẳng vào khu vực tang lễ mà không tuân theo quy định xếp hàng. Đàm Vĩnh Hưng nhanh chóng được ưu tiên vào viếng trước ánh mắt ngỡ ngàng của nhiều cựu chiến binh, thương bệnh binh và người dân Việt Nam. Trả lời với phóng viên báo Đất Việt, đồng chỉ cảnh vệ trong tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Trước khi đến viếng, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã liên lạc trước, thành ra là khách nên được ưu tiên". === Liên quan tới Vụ án Thánh cô cô bóc === Từ cuối năm 2014 đến nửa đầu 2015, Đàm Vĩnh Hưng là một trong những người bị một nhóm người tự xưng là "Tập đoàn Thánh cô cô bóc" đăng các tin xấu. Đàm Vĩnh Hưng bị đăng tin là xin vali rẻ tiền trong khách sạn . == Danh sách đĩa nhạc == Vol. 1 - Tình ơi xin ngủ yên (2001) Vol. 2 - Bình minh sẽ mang em đi (2001) Vol. 3 - Một trái tim tình si (2002) Vol. 4 - Bao giờ người trở lại... Hãy đến đây đêm nay (2002) Vol. 5 - Giọt nước mắt cho đời (2003) Vol. 6 - Hưng (2004) Vol. 7 - Mr. Đàm (2005) Vol. 8 - Tình ca hoài niệm (2006) với 12 tình khúc 1954-1975 nổi tiếng Vol. 9 - Giải thoát (2007) Vol. 10 - Lạc mất em (2007) Vol. 11 - Hạnh phúc cuối (2008) Dạ khúc cho tình nhân 1 - Hạnh phúc lang thang (2008) Dạ khúc cho tình nhân 2 - Qua cơn mê (2008) Dạ khúc cho tình nhân 3 - Những bài ca không quên (2010) Dạ khúc cho tình nhân 4 - Cuộc tình đã mất (2011) Dạ khúc cho tình nhân 5 - Xót xa (2011) Dạ khúc cho tình nhân 6 - Xóa tên người tình (2013) Dạ khúc cho tình nhân 7 - Chờ đông (2013) Vùng trời bình yên - với Hồng Ngọc (2002) Phôi pha (2003) Bước chân mùa xuân (2008) Mùa Noel đó (2009) Khoảng cách (2010) Sa mạc tình yêu - với Thanh Lam (2011) Anh còn nợ em (2011) Ca dao mẹ (2011) 3H (2011) Góc khuất (2012) Tuổi hồng thơ ngây (2012) Chúc xuân - Bên em mùa xuân (2012) Tình buồn của H (2014) Làm sao anh biết (2014) Ô kìa... (2014) Khắc (2015) Lời con dâng chúa (2015) Tình ca mùa đông (2015) DVD Liveshow Trái tim hát (2003) DVD Liveshow Giờ H (2004) DVD Liveshow Thương hoài ngàn năm (2008) DVD Liveshow Ngày không em (2008) DVD Liveshow Sinh viên họ Đàm (2008) DVD Liveshow Người tình (2010) DVD Biển tình (2011) DVD Liveshow Dạ tiệc trắng (2011) DVD Liveshow Mr. Đàm By Night 5 - Bước chân miền Trung (2011) DVD Liveshow Số phận (2012) DVD Liveshow Thương hoài ngàn năm 2 (2015) DVD Yêu em trong cả giấc mơ (2015) == Live Show == Trái tim hát (2003) Giờ H (17,18,19/12/2004) Thương hoài ngàn năm (2007) Dạ tiệc trắng(2008) Người tình (2009) Vũ khúc mùa đông (2010) Mr.Đàm by night (2011) Số phận (7/2012), kỷ niệm 15 năm ca hát. Thương hoài ngàn năm 2 (2014) Diamonds Show (2016) == Thành tích == 1996: Giải Khuyến Khích trong cuộc thi "Bài ca tháng 4" do khu du lịch Đầm Sen tổ chức. 1997: Giải nhất cuộc thi "Liên hoan các giọng hát hay bán chuyên nghiệp". 1998: Giải tư Ngôi sao Tiếng hát truyền hình TP HCM. 1999: Trở thành một trong 10 giọng ca có triển vọng của Trung tâm ca nhạc nhẹ Sài Gòn. 2001: Giải nhất giọng ca và gương mặt ca sĩ trẻ được yêu thích do chương trình Chiều thứ 5 dành cho các sinh viên bình chọn 2002: Giải thưởng Làn Sóng Xanh của Đài tiếng nói Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Giải nhất Ngôi sao bạch kim - "Giọng ca nam xuất sắc nhất". 2004: Giải thưởng Làn Sóng Xanh: "Ca sĩ được yêu thích nhất" trong năm 2004. 2005: Giải thưởng Lá Phong của Tổng lãnh sự Canada. 2005: Hai giải thưởng Làn Sóng Xanh: "Ca sĩ được yêu thích nhất" và Ca sĩ của năm 2005. 2006: Giải thưởng Ngôi Sao Bạch Kim - Ca sĩ có phong cách ấn tượng nhất. 2007: Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến 2007 - Ca sĩ xuất sắc nhất 2007. 2008: Hai giải thưởng Làn Sóng Xanh: "10 ca sĩ được yêu thích nhất" và "Ca sĩ của năm". Huy chương bạc thể loại nhạc nhẹ và nhạc dân gian trong cuộc thi Liên hoan giọng hát vàng Asean 2008. 2010: 5 giải thưởng Zing Music Awards 2010 và Ca sĩ được yêu thích nhất giải thưởng HTV Awards 2011: Giải thưởng HTV Awards: Ca sĩ được yêu thích nhất lần thứ hai. Giải bài hát được yêu thích nhất-2013. Chiếc vòng cầu hôn-Trần Tiến. == Chú thích ==
triệu vũ linh vương.txt
Triệu Vũ Linh vương (chữ Hán: 赵武靈王, 340 TCN-295 TCN), tên thật là Triệu Ung (趙雍), là vị quốc chủ thứ sáu của nước Triệu, chư hầu nhà Chu trong Lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 325 TCN đến năm 299 TCN, tổng 26 năm. Đến năm 299 TCN, ông nhường ngôi cho Triệu Huệ Văn vương, tự mình xưng làm Triệu Chủ phụ (趙主父), tương đương danh vị Thái thượng hoàng. Ông ở vị Chủ phụ đến khi qua đời, tổng cộng 5 năm. Dưới thời đại của ông, nước Triệu áp dụng Hồ phục kị xạ (胡服騎射) làm chính sách, đẩy nước triệu trở nên cường thịnh, tranh chấp được với các nước Tần, nước Tề, nước Sở, diệt được Trung Sơn, đánh bại Lâu Phiền, Lâm Hồ. Ông cũng là vị vua Triệu đầu tiên xưng Vương. == Triệu chủ == === Hợp tung chống Tần === Triệu Ung là con của Triệu Túc hầu, vị vua thứ năm của nước Triệu. Năm 326 TCN, Triệu Túc hầu qua đời, Triệu Ung lên ngôi vua, đương thời gọi là Triệu hầu Ung (趙侯雍). Triệu Ung lên ngôi khi còn ít tuổi, chính sự do Triệu Báo làm chủ, ngoài ra có Phì Nghĩa (肥义) cùng các lão thần ngoài 80 tuổi của đời vua trước. Vũ Linh vương phong cho Triệu Báo làm tướng quốc, tước Dương Văn quân (阳文君). Cùng năm 325 TCN, Ngụy Huệ vương sai Thái tử Tự, Hàn Tuyên Huệ vương sai Thái tử Thương (sau là Hàn Tương Ai vương) triều kiến Triệu hầu Ung. Lúc đó, chiến tranh giữa các chư hầu ngày càng ác liệt và các nước có chủ trương hình thành liên minh đánh lẫn nhau. Năm 323 TCN, theo kế sách liên hoành của Trương Nghi, Tần Huệ Văn vương gặp và liên minh với Tề Tuyên vương, Sở Hoài vương. Cùng lúc đó, để đối phó, tướng quốc nước Ngụy là Công Tôn Diễn kiến nghị Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn.Triệu Ung đến hội với vua 4 nước. Khi đó Hàn và Ngụy đã xưng vương, 3 nước Yên, Triệu và Trung Sơn chưa xưng vương. Tại cuộc hội kiến này, theo đề nghị của nước Ngụy, 3 nước Yên, Triệu và Trung Sơn chính thức xưng vương và được Hàn, Ngụy công nhận. Đó là sự kiện "5 nước cùng xưng vương" ("Ngũ quốc tương vương"), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp để chống khối liên minh của Tần, Tề, Sở. Từ đó Triệu Ung có vương hiệu, khác với các đời trước chỉ có tước "hầu". Sau khi hợp tung, Triệu Vũ Linh vương càng thân với nước Hàn hơn. Năm 322 TCN, ông hội với Hàn Tuyên Huệ vương và năm sau lấy con gái vua Hàn làm phu nhân. Năm 318 TCN, Triệu Vũ Linh vương theo lời kêu gọi của Công Tôn Diễn, cùng các nước Hàn, Yên, Sở theo quyết định hợp binh với nước Ngụy cùng đánh nước Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy (Tam Tấn) thực sự xuất quân hợp lực tấn công nước Tần. Ba nước ra quân, bị tướng Tần là Sư Lý Tật đánh bại, tám vạn quân chư hầu bị giết. Tề Mẫn vương nhân lúc quân Triệu thua Tần bèn trở mặt đánh Triệu, quân Triệu lại bị thua ở Quan Trạch. === Quan hệ với chư hầu === Năm 317 TCN, nước Yên láng giềng xảy ra loạn lạc. Yên vương Khoái nhường ngôi cho tướng quốc Tử Chi. Người nước Yên phản đối Tử Chi nên trong nước xảy ra chiến sự. Công tử Chức nước Yên chạy sang nước Triệu. Năm 315 TCN, Tử Chi bị giết, Triệu Vũ Linh vương sai Nhạc Trì mang quân đưa công tử Chức về nước lập làm vua, tức là Yên Chiêu vương. Năm 313 TCN, Tần Huệ Văn vương sai quân đánh Triệu, Triệu Vũ Linh vương sai tướng Triệu Trang ra chống, nhưng thất bại, Triệu Trang bị quân Tần bắt. Năm 307 TCN, Tần Vũ vương cố cử đỉnh nặng của nhà Chu nên bị gãy chân và chết. Triệu Vũ Linh vương sai tướng quốc nước Triệu là Triệu Cố đón công tử Doanh Tắc ở nước Yên về Tần nối ngôi, tức là Tần Chiêu Tương vương. === Cải cách và mở rộng bờ cõi === Trong những năm đầu ông cai trị, nước Triệu liên tục bị các bộ lạc phương Bắc quấy rối, thất bại liên miên và bị đặt trong tình huống nguy cấp. Năm 307 TCN, Vũ Linh vương cùng với Phì Nghĩa bàn chính sự, rồi đem quân đánh nước Trung Sơn, nhưng không thắng phải lui binh. Cùng năm, Vũ Linh vương triệu kiến quần thần bảo rằng: "Hiện tại Trung Sơn ở giữa, Bắc có nước Yên, đông có Hồ, Tây có Lâm Hồ, Tần, Hàn, nước nào cũng có binh lực hùng mạnh, nước Triệu ta yếu lại ở cái địa thế đó, thì có thể bị diệt. Nếu muốn làm cho đất nước hùng cường, nhất định phải bỏ tục cũ, toàn quốc đổi mặc quần áo người Hồ". Lâu Hoãn tán thành ý kiến của ông. Trong khi đó những thành viên bảo thủ trong triều, trong đó có Phì Nghĩa cho đó thực chất là bắt chước Bắc Địch. Vũ Linh vương sai chú là công tử Thành dẫn đầu mặc hồ phục, Thành không theo, cáo bệnh không vào triều, Vũ Linh vương đích thân đến thăm và thuyết phục. Triệu Thành nghe theo, ủng hộ cải cách. Năm 306 TCN, nước Triệu tiến hành đổi trang phục như người Hồ cho gọn nhẹ, dễ chiến đấu. Triệu Vũ Linh vương chiêu mộ những người giỏi cưỡi ngựa, bắn tên để lập ra quân đội thiện chiến. Năm 306 TCN, ông tiếp tục đánh nước Trung Sơn, tiến đến đất Ninh Hà, phía tây đánh người Hồ tới Du Trung. Khi trở về, ông sai một loạt sứ thần đi thăm các nước: Lâu Hoãn đi sứ Tần, Cừu Dịch đi sứ Hàn, Vương Bồn đi nước Sở, Phú Đinh đi nước Ngụy, Triệu Tước sang nước Tề. Triệu Vũ Linh vương còn sai tướng quốc nước Đại là Triệu Cố thu thập chiêu mộ người Hồ đưa vào quân đội nước Triệu. Năm 305 TCN, Triệu Vũ Linh vương lại đánh Trung Sơn, sai Triệu Thiệu chỉ huy hữu quân, Hứa Quân chỉ huy tả quân, con lớn là công tử Chương chỉ huy trung quân, Ngưu Tiễn chỉ huy quân Kỵ, Triệu Hy chỉ huy quân Hồ và quân Đại, tự mình làm tổng chỉ huy. Quân Triệu hợp nhất ở Khúc Dương, đánh lấy huyện Đan Khâu và Hoa Dương, sau đó lấy Cảo Thạch và Đông Viên. Vua Trung Sơn sợ hãi phải dâng 4 ấp để cầu hòa. Triệu Vũ Linh vương bèn rút quân. Tuy vậy, Triệu Vũ Linh vương vẫn không ngừng đánh Trung Sơn. Từ năm 302 TCN đến 300 TCN, ông lại đánh Trung Sơn, lấy đất đai phía bắc, khiến bờ cõi nước Triệu thông kề với nước Yên. Ngoài Trung Sơn, Vũ Linh vương còn mở mang đất đai những hướng khác. Năm 306 TCN, quân Triệu tiến hành các cuộc kinh lược những vùng đất ở phía tây bắc khi vua Tần Vũ vương mới chết và đã rất thành công, thu phục nhiều tiểu quốc. Năm 304 TCN, Vũ Linh vương phát động chiến tranh với các bộ lạc ở thượng nguồn sông Hoàng Hà. Với những thắng lợi ấy, lãnh thổ của Triệu đã trở nên rộng lớn, đông giáp nước Yên, bắc tới tận Hoàng Hà, phía tây, mở rộng đến Vân Trung, Cửu Nguyên. == Triệu chủ phụ == === Truyền ngôi === Triệu Vũ Linh vương vốn đã có người con lớn là Triệu Chương và lập làm Thái tử. Năm 310 TCN, một hôm ông nằm mơ thấy một người con gái rất đẹp gảy đàn hát. Khi tỉnh dậy, ông kể lại chuyện cho các quan lại nghe trong khi uống rượu. Đại thần Ngô Quảng nói lại với vợ, rồi mang người con gái là Ngô Mạnh Giao rất có nhan sắc vào tiến cho Triệu vương. Triệu Vũ Linh vương lập tức yêu Mạnh Giao và lấy làm vợ rồi lập làm vương hậu. Ngô Mạnh Giao sinh được người con thứ là Triệu Hà, rất được Vũ Linh vương yêu mến. Ông bèn bỏ Triệu Chương và lập Hà làm thái tử. Năm 301 TCN, Ngô Mạnh Giao mất, Triệu Vũ Linh vương sai Chu Thiệu giúp đỡ công tử Triệu Hà. Năm 299 TCN, Triệu Vũ Linh vương quyết định nhường ngôi cho Triệu Hà. Ông tập hợp trăm quan làm lễ ở thái miếu, lập Triệu Hà làm Triệu vương, tự mình xưng là Chủ Phụ (主父), tiền thân của danh hiệu thái thượng hoàng sau này, sai Phì Nghĩa làm tướng quốc. === Sang sứ Tần === Tuy đã nhường ngôi nhưng Vũ Linh vương vẫn tham gia chính sự. Triệu Hà mới 12 tuổi làm vua, tức là Triệu Huệ Văn vương. Triệu Chủ Phụ tiếp tục hướng Triệu Hà theo đường lối ăn mặc kiểu người Hồ, phát triển quân đội và mở mang đất đai. Ông hướng về phía tây, muốn đánh nước Tần, nên tự mình giả làm sứ giả nước Triệu sang sứ nước Tần để xem xét địa thế và con người vua nước Tần. Tần Chiêu Tương vương lúc đầu không nhận ra Triệu Chủ Phụ, nhưng sau đó thấy tướng mạo đường bệ, ăn nói chững chạc không giống người làm bề tôi nên nghi ngờ. Khi đoàn sứ nước Triệu lên đường trở về, vua Tần sai người đuổi theo định giữ lại nhưng không kịp, vì Chủ Phụ đã ra khỏi cửa ải. Năm 297 TCN, Chủ Phụ mang quân tới phía tây đất Đại hội với vua Lâu Phiền. Sang năm 296 TCN, ông diệt hẳn nước Trung Sơn, dời vua Trung Sơn đến Lư Thi. === Cái chết === Sau khi con thứ Triệu Huệ Văn vương lên ngôi, Chủ Phụ phong người con trưởng là Triệu Chương làm An Dương quân cai trị đất Đại. Triệu Chương bất bình vì không được làm vua Triệu, có ý không phục người em. Năm 295 TCN, Chủ Phụ triệu tập quần thần. Thấy Triệu Chương phải làm lễ lạy phục người em và buồn bã, Chủ Phụ có ý thương, định chia nước Triệu làm hai và cho Chương làm Đại vương. Nhưng việc chưa quyết định thì ông lại cùng con thứ Huệ Văn vương đi chơi Dị Cung tại Sa Khâu. Công tử Chương cùng thủ hạ Điền Bất Lễ nhân đó định làm đảo chính giết vua em, bèn mang quân tấn công Dị Cung. Cùng lúc, thủ hạ của Triệu vương là công tử Thành và Lý Đoái mang quân 4 ấp tới cứu, đánh tan quân Triệu Chương. Điền Bất Lễ bị giết, Triệu Chương chạy vào cung cầu cứu Chủ Phụ. Chủ Phụ sai mở cửa cho Chương vào. Huệ Văn vương phong cho Công tử Thành làm tướng quốc, tước Bình An quân, phong Lý Đoái làm Tư khấu. Lý Đoái và Công tử Thành đón Triệu Huệ Văn vương ra ngoài, rồi dẫn quân vào cung bắt giết Triệu Chương. Chủ Phụ không ngăn cản được. Tuy không động tới Chủ Phụ nhưng quân Lý Đoái không để ông thoát ra ngoài, vì sợ bị trị tội đã vây cung, và ra lệnh tất cả những người hầu phải dời cung nếu muốn tránh tội chết. Chủ Phụ bị bỏ lại một mình trong cung sau khi tất cả những người hầu dời Dị Cung ở Sa Khâu. Ông bị bỏ đói, phải tự bắt chim non ăn. Cuối cùng sau 3 tháng, ông bị chết đói trong cung. Triệu Ung ở ngôi vị tổng cộng 27 năm, xưng Vương 24 năm, làm Chủ Phụ 4 năm, khi mất ông 46 tuổi, thụy là Vũ Linh vương (武靈王). == Nhận định == Sử ký ghi lại nhận định về Triêu Vũ Linh vương như sau: Triệu chủ phụ trước lập con là Chương làm thái tử, sau lấy Ngô Hài rồi sủng ái, sinh ra Hà, đến lúc tuổi cao thì phế Chương mà lập Hà làm vua. Đến lúc Ngô Hài chết thì mới nhớ đến con lớn, muốn lập hai vương nhưng lại do dự chưa quyết, rồi sinh loạn, cha con cùng chết, làm cái trò cười cho thiên hạ... == Gia quyến == Cha: Triệu Túc hầu Triệu Ngữ. Hậu phi: Hàn thị (韓氏), người nước Hàn, sinh ra Triệu Chương. Triệu Huệ hậu (趙惠后), tên gọi Mạnh Oa (孟姚), sinh ra Triệu Huệ Văn vương và Triệu Báo. Con cái: Triệu Chương [趙章], tước An Dương quân (安陽君). Triệu Huệ Văn vương. Triệu Thắng, tước Bình Nguyên quân (平原君). Triệu Báo (趙豹), tước Bình Dương quân (平阳君). == Xem thêm == Triệu Túc hầu Triệu Huệ Văn vương Bình Nguyên quân == Tham khảo == Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Triệu thế gia Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin == Chú thích ==
ametit.txt
Ametit (tiếng Anh: amethyst) hay còn gọi là ngọc tím và tử ngọc là một loại thạch anh màu tím, thường được sử dụng làm đồ trang sức. Tên gọi xuất phát từ Hy Lạp cổ đại a- ("không") và methustos ("say"), người ta tin rằng người đeo nó sẽ được bảo vệ không bị say rượu. == Truyền thuyết == Trong tiếng Hy Lạp từ amethystos (αμέθυστος) có thể được dịch là "không bị say". Ametit còn được xem là một loại thuốc có thể chống lại sự say rượu, đều này giải thích tại sao các cốc uống rượu thường khảm ametit vào. Trong Thần thoại La Mã, Bacchus, vị thần say rượu theo đuổi một thiếu nữ có tên là Amethystos nhưng nàng đã từ chối tình cảm của ông. Amethystos van xin các vị thần để giữ gìn sự trong trắng, thì một nữ thần tên là Diana xuất hiện và biến cô thành một viên đá màu trắng. Tức giận vì ý định bảo vệ sự trong trắng của Amethystos Bacchus đổ rượu vào viên đá làm nó đổi thành viên pha lê màu đỏ tía. Một phiên bản khác cho rằng nữ thần Rhea tặng Dionysus viên đá ametit để giữ gìn sự đúng mực của người uống rượu. == Tính chất hóa học == Ametit là loại thạch anh màu tím ánh hồng nhạt đến tía sẫm, có công thức hóa học là SiO2. Ametit có thể thể hiện một hoặc cả hai màu thứ cấp là đỏ hoặc xanh lam. Trong thế kỷ 20, màu của ametit được coi là do sự có mặt của mangan. Tuy nhiên, do màu của nó có thể bị thay đổi hoàn toàn thậm chí mất màu khi nung. Vì vậy, người ta nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ các chất hữu cơ. Thyocyanat sắt III được cho là có mặt trong ametit và lưu huỳnh cũng được tìm thấy trong khoáng vật này. Các công trình gần đây cho thấy màu của ametit là do có lẫn tạp chất sắt III. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy sự tương tác phức tạp của sắt và nhôm sẽ tạo nên màu. Khi nung nóng ametit thường chuyển thành màu vàng, và hầu hết citrine, cairngorm của ngành kim hoàn đá quý được coi đơn giản chỉ là "ametit được gia nhiệt". Thạch anh ametit có xu hướng bị mất màu khi bị lộ ra mặt đất. Ametit tổng hợp rất giống với ametit chất lượng cao. Các đặc điểm hóa học và vật lý đều rất giống với ametit tự nhiên nên rất khó phân biệt một cách chính xác trừ khi dùng những thử nghiệm đá quý học cao cấp tốn kém. Thử nghiệm dựa trên quy luật sinh đôi tên "Brazil law twinning" (một dạng của thạch anh sinh đôi, khi đó cấu trúc thạch anh phải và trái được liên kết tạo thành một tinh thể duy nhất được sử dụng để xác định ametit tổng hợp sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên về mặc lý thuyết, người ta có thể tạo ra vật liệu tổng hợp này nhưng khó mà tạo ra được với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường. == Cấu tạo == Ametit được cấu tạo bởi sự chồng xếp so le bất quy tắc của thạch anh phải (thạch anh anpha) và trái (thạch anh beta), nên cấu trúc này có thể chịu được lực cơ học. Do có độ cứng là 7 theo thang độ cứng Mohs, ametit thích hợp làm đồ trang sức. == Lịch sử == Ametit được người Ai Cập cổ đại dùng làm đá quý và khắc khảm. Người Hy Lạp tin rằng ametit có thể chống lại sự say xỉn, trong khi lính châu Âu thời trung cổ đeo ametit để được bảo vệ khi ra chiến trường. Các chuỗi ametit được tìm thấy trong các hầm mộ kiểu Anglo-Saxon tại Anh. Hốc đá lớn có ametit tinh kết tinh gầm Santa Cruz phía nam Brasil được trưng bày tại triển lãm năm 1902 ở Düsseldorf, Đức. == Thuật ngữ khác == Trong giao dịch đá quý người ta sử dụng một số thuật ngữ để mô tả màu của ametit như: "Hoa hồng Pháp" (Rose de France) thường dùng cho loại có màu hồng phớt xanh nhạt (màu hoa oải hương hoặc hoa tử đinh hương). Màu sang trọng nhất là màu tím đậm với ánh đỏ được gọi là "Siberian". Ngoài Siberi, các loại đá quý có màu này thường gặp ở Uruguay và Zambia. == Phân bố == Ametit được sản xuất rất nhiều ở bang Minas Gerais, Brasil, nơi đây có rất nhiều tinh hốc lớn nằm trong đá núi lửa. Nó cũng được tìm thấy trong các mỏ ở Hàn Quốc. Mỏ ametit lộ thiên lớn nhất thế giới là Maissau, bang Lower Austria, Úc. Một số loại mã não của Brasil và Uruguay chứa nhiều tinh thể ametit bên trong. Ametit hạt nhỏ có ở Nga, đặc biệt gần làng Murzinka cách Ekaterinburg khoảng 120 km, ở đây xuất hiện tinh đám trong hốc đá granit. Một vài nơi ở Ấn Độ cũng có ametit. Zambia là một trong những nhà sản xuất ametit lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm đạt 1.000 tấn. Ở Hoa Kỳ người ta cũng tìm thấy một vài nơi xuất hiện ametit nhưng các loại này không đủ để làm đồ trang sức. Trong số này cần phải kể đến là núi Amethyst, tiểu bang Texas; Vườn quốc gia Yellowstone; quận Delaware, Pennsylvania; quận Haywood, Bắc Carolina; Deer Hill và Stow, Maine. Chúng cũng được tìm thấy ở vùng hồ Superior. Ametit tương đối phổ biến ở Ontario và Nova Scotia, nhưng rất hiếm gặp ở những nơi khác tại Canada. == Giá trị == Một số loại đá quý hiếm găp có giá được nhiều người biết đến như kim cương, xa-phia, hồng ngọc và ngọc lục bảo, trong khi đó ametit bị mất đi giá trị vì nó được tìm thấy rộng rãi ở nhiều nơi như ở Brasil. Ametit giá trị nhất (gọi là "Deep Russian") thì rất hiếm và giá trị của nó phụ thuộc vào nhu cầu của người sưu tầm nhưng nó vẫn được xếp sau xa-phia và hồng ngọc hạng nhất (xa phia Padparadscha hoặc hồng ngọc "pigeon's blood"). Ametit là biểu trưng cho tháng 2, là một trong các loại đá tượng trưng cho các tháng trong năm (birthstone). Nó cũng là biểu tượng thứ 12 Song Ngư, thứ 1 Bạch Dương, thứ 11 Bảo Bình và thứ 9 Nhân Mã. Những người sinh sau ngày 18 tháng 2 đeo ametit tượng trưng cho ngày sinh của và tướng mạo của họ. Nó là biểu tượng của sự thông thái, niềm đam mê và hành động về tôn giáo, tâm hồn. Các thành viên có chức vụ của Nhà thờ Công giáo ở Roma theo truyền thống đeo các chiếc nhẫn có các hạt ametit lớn. == Chú dẫn == == Xem thêm == Danh sách khoáng vật == Tham khảo == “Amethyst”. part of a poster by the Juneau – John Rishel Mineral Information Center. Alaska office of the United States Bureau of Land Management. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2006. Ure, Andrew (1827). A Dictionary of Chemistry. Printed for Thomas Tegg, (et al.). tr. 141. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2006. Ametit là loại đá trang sức có màu tím, và sáng rực rỡ, cứng gần bằng ruby/saphia chỉ khác nhau về màu sắc được gọi là ametit óng ánh rất hiếm gặp trong tự nhiên. Khi lắc chúng sẽ thấy lấp lánh màu đỏ tía hoặc màu hồng; và càng quý hơn khi chúng có màu xanh biển. Các loại ametit này đều có cùng hình dạng, độ cứng, tỷ trọng và các tính chất định lượng khác cũng giống như các loại ruby hay saphia chất lượng tốt, và chúng đều xuất hiện cùng một chỗ đặc biệt ở các vùng như Ba Tư, Arabia, Armenia và Tây Ấn Độ. Các loại ametit phương Tây chỉ đơn thuần là màu thạch anh hoặc tinh thể AMETHYST, the purple variety of quartz Amethyst The amethyst
lễ hội búp bê nhật bản.txt
Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina matsuri 雛祭り) là ngày dành cho bé gái, tổ chức hằng năm vào ngày 3 tháng 3. Lễ hội trở thành một nét văn hóa đặc trưng độc đáo trong đời sống người Nhật Bản. == Lịch sử == Truyền thống chơi búp bê trong ngày của bé gái được bắt nguồn từ Thời kỳ Heian (794-1185), một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản. Ngày xưa người Nhật tin rằng, con búp bê có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Vì vậy, họ đã làm ra những búp bê bằng rơm rồi thả xuống sông với mong muốn cầu mong cho những điều không tốt sẽ tránh xa những đứa bé. Người Nhật gọi ngày hội này là Hina Matsuri (雛祭り), "Matsuri" có nghĩa là lễ hội, "Hina" có nghĩa là búp bê nhỏ, lễ hội còn được gọi là Momo no sekku (桃の節句) nghĩa là lễ hội hoa đào. Và người Nhật chọn ngày 3 tháng 3 hằng năm tổ chức lễ hội, vì đầu tháng 3 còn là thời điểm hoa đào nở rộ ở Nhật. == Ý nghĩa lễ hội == Lễ hội trở thành ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ cho các bé gái trong gia đình, ước nguyện cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc và cuộc sống gia đình sung túc mà các bậc cha mẹ nào cũng luôn mong muốn cho con gái của họ. Lễ hội còn là dịp cả gia đình đoàn tụ cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. == Búp bê Hina == Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, cha mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri Một bộ búp bê Hina đầy đủ có ít nhất 15 búp bê trong trang phục truyền thống làm bằng vải tơ tằm và được trang trí trên một kệ (Hina-ningyo) bảy tầng trải bằng thảm đỏ, dưới có sọc cầu vòng và để ở nơi trang trọng trong nhà. Tầng cao nhất trên cùng là vua và hoàng hậu (được gọi là Dairibina 内裏様). Vua được đặt bên trái và hoàng hậu được đặt bên phải. Sau lưng là một bức bình phong làm giấy vàng, hai bên có hai cây đèn đứng in hoa văn. Trước mặt vua và hoàng hậu là hai bình hoa được cắm hai nhánh hoa đào và hai bệ đựng mochi - một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật làm từ bột gạo. Tầng thứ hai gồm 3 con búp bê, là 3 cung nữ hầu rượu sake cho vua và hoàng hậu. Hai người hai bên ở tư thế đứng, người ở giữa thì ngồi. Ở giữa 3 người này là 2 takatsuki, loại bàn đứng được đặt Mochi hình tròn, 2 tầng trắng và hồng. Tầng thứ ba gồm 5 búp bê. Đây là 5 nhạc công nam, 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo, và 1 người cầm quạt. Tầng thứ tư là 2 búp bê đại thần, bên trái là đại tướng quân. Tầng thứ năm gồm 3 búp bê là hộ vệ cho vua và hoàng hậu. Hai bên được trang trí bằng một chậu hoa đào và một chậu quất. Tầng thứ sáu và tầng dưới cùng dùng để trang trí nhiều vật dụng khác nhau như một loạt các đồ nội thất nhỏ, công cụ, toa xe Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có thể sắm sửa, trưng bày được cả bảy tầng đúng như nghi thức mà thường đơn giản hóa đi, chỉ bày những tầng cơ bản nhất ở trên cùng. == Những tập tục trong ngày lễ == Vào ngày lễ các bé gái sẽ được cha mẹ tổ chức buổi tiệc dành riêng cho mình. Đây là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo đặc trưng của lễ hội này, như là bánh gạo hishimochi, xôi đỗ sekihan, uống rượu ngọt shirosake được làm từ gạo lên men, các loại kẹo màu, các loại thạch… được dâng cho các búp bê. Các món ăn, bánh, kẹo đều có màu sắc phong phú, xanh, hồng, trắng được chế biến từ các loại lá cây rất tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi đi những ốm đau. bệnh tật Người Nhật còn ăn chirashizushi, một món cơm sushi với nhiều loại nguyên liệu tươi ngon nữa, trong đó phải có món cá sống đặc trưng. Họ ăn canh nghêu, vì tin rằng hai mảnh vỏ nghêu ghép với nhau là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc và thuận hòa. Trong lễ hội này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là Momo-no-sekku nghĩa là Lễ hội hoa đào. Hoa đào loài hoa tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trọng và các cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình. == Chú thích == == Tham khảo == ngày-của-các-bé-gái-ở-nhật Lễ hội búp bê [2]
acer inc..txt
Acer Inc. ( /ˈeɪsər/; còn được viết là acer hoặc trước kia là acer) hay Tập đoàn Hoành Kì là tập đoàn đa quốc gia về thiết bị điện tử và phần cứng máy tính của Đài Loan có trụ sở tại Tịch Chỉ, Tân Bắc, Đài Loan. Các sản phẩm của Acer bao gồm các loại máy tính để bàn và laptop PC, máy tính bảng, server, các thiết bị lưu trữ, màn hình hiển thị, smartphone và các thiết bị ngoại vi. Đồng thời còn cung cấp các thiết bị phục vụ thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Năm 2013, Acer là chiếm thị phần nhà cung cấp máy tính lớn thứ 4 trên thế giới Vào đầu những năm 2000, Acer thực hiện mô hình kinh doanh mới, chuyển từ một nhà sản xuất sang thiết kế, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, cùng với việc thực hiện quá trình sản xuất qua hợp đồng với các đơn vị sản xuất. Ngoài việc kinh doanh chính của mình, Acer cũng sở hữu chuỗi bán lẻ máy tính đã được nhượng quyền lớn nhất tại Đài Bắc, Đài Loan. == Lịch sử == Acer được thành lập năm 1976 bởi Thi Chấn Vinh (Stan Shih, 施振荣) và vợ ông Carolyn Yeh và một nhóm năm người khác. Acer hoạt động ban đầu chỉ với 11 nhân viên và US $ 25.000, trụ sở đặt tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan. Acer bắt đầu thâm nhập vào máy tính xách tay bằng việc mua bộ phận máy tính di động Texas Instruments năm 1997. Năm 2007 Acer mua lại Gateway với giá 710 triệu USD trở thành công ty đứng thứ ba thế giới sau HP và Dell. Năm 2008 Acer mua 75% cổ phần của nhà sản xuất đến từ châu Âu Packard Bell với giá 45,8 triệu USD, Sự thành công của Acer trong vụ mua lại Packard Bell có một phần đóng góp rất lớn từ Gateway. Hiện nay, Acer đang là nhà sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới, sau HP và Lenovo. Năm 2008, Acer có doanh thu 16,65 tỷ đô la Mỹ, lợi nhuận ròng 358 triệu đô la Mỹ, nhân viên là 5300 người. Chi nhánh Acer ở Úc, Ấn Độ, Mỹ và EU. Chủ tịch & Giám đốc điều hành của tập đoàn Acer là JT Wang và Gianfranco Lanci. == Sản phẩm == 1.Máy tính để bàn: Acer Aspire series Acer Predator series Acer Veriton series 2.Máy tính xách tay: Acer TravelMate series Acer Gemstone series Tablet PC series Acer Aspire series Acer Aspire Timeline series Acer Extensa series Acer Ferrari series (CPUs: Mobile AMD Turion 64) 3.Netbook: Aspire One 4.Nettop: AspireRevo 5.Thiết bị Trợ giúp kỹ thuật số cá nhân: Dòng S của Palm OS PDA Acer N Series 6.Automotive navigation systems: Acer e300 series Travel Companion, 7.Máy chủ và lưu trữ: Acer Altos series 8.Máy trạm: Acer PICA 9.Màn hình máy tính: Máy chiếu DLP 10.Khác: Máy ảnh kỹ thuật số Ti vi LCD Điện thoại di động == Thương hiệu == Acer eMachines Gateway Packard Bell E-TEN == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Acer Trang chủ Acer tại Việt Nam
actini.txt
Actini (ác-ti-ni) là một nguyên tố hóa học phóng xạ, có số nguyên tử là 89 và ký hiệu là Ac, được phát hiện năm 1899. Đây là nguyên tố phi nguyên thủy đầu tiên được cô lập. Poloni, radi và radon được quan sát trước actini, nhưng mãi đến năm 1902 chúng mới được cô lập. Actini được dùng để đặt tên cho nhóm actini, một nhóm gồm 15 nguyên tố tương tự giữa actini và lawrenci trong bảng tuần hoàn. == Lịch sử == Năm 1899, André-Louis Debierne - nhà hóa học Pháp, đã công bố tìm thấy một nguyên tố mới. Ông tách nó ra từ pitchblend và miêu tả chất này (năm 1899) tương tự như titan và (năm 1900) giống thori. Friedrich Oskar Giesel phát hiện ra actini một cách độc lập vào năm 1902 là chất tương tự như lantan và gọi nó là "emani" năm 1904. Sau khi so sánh các chất vào năm 1904, tên gọi do Debierne đặt vẫn được giữ nguyên vì nó được sử dụng lâu hơn. Lịch sử về phát hiện ra actini vẫn còn là nghi vấn trong nhiều thập kỷ. Trong các ấn phẩm xuất bản năm 1971 và đặc biệt sau đó vào năm 2000, nói rằng các kết quả mà Debierne công bố gây nhiều mâu thuẫn với những bài báo mà ông xuất bản trong các năm 1899 và 1900. == Đặc điểm == Actini là một nguyên tố kim loại có màu bạc, phóng xạ. Do cường độ phóng xạ mạnh, actini phát ánh sáng xanh dương nhạt trong tối. Ứng xử hóa học của actini tương tự như của nguyên tố đất hiếm lantan. === Hóa học === Actini có ứng xử hóa học giống như lantan, do đó việc tách actini khỏi lantan và các nguyên tố đất hiếm khác thường có mặt trong các quặng urani là khó khăn. Sắc ký trao đổi ion và tách dung môi được áp dụng để tác chúng ra. Chỉ một số ít các hợp chất actini được biết đến, như AcF3, AcCl3, AcBr3, AcOF, AcOCl, AcOBr, Ac2S3, Ac2O3 và AcPO4. Tất cả các hợp chất đề cập ở trên cũng tương tự như các hợp chất lantan tương ứng và cho thấy actini trong hợp chất có số ôxy hóa là +3. === Quan hệ với các nguyên tố trong nhóm actini === Actini là nguyên tố đầu tiên và cũng là tên gọi cho nhóm Actini, tương tự như lantan đặc trưng cho nhóm Lantan. Các nguyên tố trong nhóm này đa dạng hơn so với nhóm lantan và do đó mãi đến năm 1945 khi Glenn T. Seaborg đưa ra đề xuất thay đổi quan trọng đối với bảng tuần hoàn của Mendeleev khi thêm vào nhóm Actini. === Đồng vị === Actini có mặt trong tự nhiên bao gồm một đồng vị phóng xạ 227Ac. 36 đồng vị phóng xạ được đặc trưng với đồng vị bền nhất là 227Ac có chu kỳ bán rã 21,772 năm, 225Ac có chu kỳ bán rã 10,0 ngày, và 226Ac là 29,37 giờ. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 10 giờ và đa số trong đó có chu kỳ nhỏ hơn 1 phút. Đồng vị tồn tại ngắn nhất là 217Ac, nó chỉ phân hủy tạo ra tia anpha và bắt điện tử. Nó có chu kỳ bán rã 69 phần tỉ giây. Actini cũng có 2 đồng phân hạt nhân. 227Ac được tinh chế trở nên cân bằng với các sản phẩm phân rã vào cuối ngày thứ 185, và sau đó phân rã theo chu kỳ bán rã 21,773-năm; các sản phẩm phân rã kế tiếp là một phần trong chuỗi actini. Các đồng vị actini có khối lượng nguyên tử từ 206 u (206Ac) đến 236 u (236Ac). === Phân bố === Actini được tìm thấy ở dạng vết trong quặng urani, nhưng phổ biến hơn khoảng vài miligram trong bức xạ neutron của 226U trong lò phản ứng hạt nhân. Kim loại actini được điều chế bằng cách giảm chất actini florua bằng hơi liti ở nhiệt độ khoảng 1100 đến 1300 °C. Actini cũng được tìm thấy dạng vết trong các quặng urani ở dạng 227Ac, phát tia α và β với chu kỳ bán rã 21,773 năm. Một tấn quặng urani chứa khoảng 0,1 actini. Đồng vị actini 227Ac là một đồng vị tạm thời trong dãy phân rã của chuỗi actini, với đồng vị đầu tiên là 235U (hoặc 239Pu) và kết thúc là đồng vị bền của chì 207Pb. Một đồng vị actini khác (225Ac) có mặt tạm thời trong dãy phân rã của chuỗi neptuni, bắt đầu là 237Np (hay 233U) và kết thúc là bismuth gần bền (209Bi). == Ứng dụng == Nó phóng xạ gấp 150 lần so với radi, nên nó là một ngồn neutron có giá trị tạo ra năng lượng. Ngoài ra thì nó không có những ứng dụng quan trọng trong công nghiệp. 225Ac được dùng trong y học để tạo ra 213Bi trong một máy phát điện có thể tái sử dụng hoặc có thể được dùng độc lập làm chất điều trị miễn dịch radio cho phép trị liệu Anpha (Targeted Alpha Therapy- TAT). 225Ac được sản suất nhân tạo đầu tiên bởi Viện nguyên tử siêu Urani (Institute for Transuranium Elements - ITU) ở Đức bằng xyclôtron và bởi tiến sĩ Graeme Melville ở Bệnh viện St George, Sydney bằng cách dùng máy gia tốc tuyến tính năm 2000. == Phòng ngừa == 227Ac phóng xạ cực mạnh, và nó tạo ra phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com - Actinium NLM Hazardous Substances Databank – Actinium, Radioactive
sigma.txt
Sigma (hoa Σ, thườngσ, chữ thường cuối từ ς là chữ cái thứ 18 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trong hệ thống số Hy Lạp, nó có giá trị 200. == Tham khảo ==
nguyễn tri phương.txt
Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). == Thân thế và sự nghiệp == Nguyễn Tri Phương (chữ Hán: 阮知方) tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đường Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đường Long (Chí Long), xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn. Năm Quý Mùi (1823), vua Minh Mạng đề bạt ông hàm Điển bộ (Bí thư ở Nội điện), năm sau thăng Tu soạn, rồi Thừa chỉ ở Nội các, hai năm sau thăng Thị độc, Thị giảng học sĩ, năm 1831 thăng Hồng Lô tự khanh. Năm 1832, ông được sung vào phái bộ sang Trung Quốc về việc thương mại. Năm 1835 ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Việc thành công ông được thăng hàm Thị lang. Năm 1837, ông bị triều thần dèm pha, nên bị giáng xuống làm thơ lại ở bộ Lại. Cuối năm, ông được khôi phục hàm Chủ sự, sung chức Lang trung. Năm sau ông thăng Thị lang bộ Lễ, năm 1839 thăng hàm Tham tri, làm việc ở Nội các. Năm Canh Tý (1840), ông được bổ làm Tuần phủ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), trông coi bố phòng cửa biển Đà Nẵng. Công việc hoàn thành tốt đẹp, ông được triệu về kinh thăng Tham tri bộ Công, được vua Thiệu Trị cử làm Tổng đốc Long Tường (Vĩnh Long và Định Tường). Tại đây, ông dẹp tan được các toán giặc cướp nước ngoài vào quấy phá. Tháng 5 âm năm 1844, ông được cải bổ Tổng đốc An Hà (An Giang, Hà Tiên). Năm 1845, ông cùng với Doãn Uẩn đánh bại quân Xiêm La của tướng Bodin, bình định Cao Miên, ổn định hoàn toàn vùng biên giới Tây Nam thuộc miền Tây Nam bộ. Sau, thăng Khâm sai quân thứ đại thần Trấn Tây hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ (tháng 9 âm/1845), rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng" (tháng 2 âm/1847). Tháng 5 năm 1847, ông được triệu về kinh, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Công đại thần Cơ mật viện, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Võ miếu (Huế). Sau khi vua Thiệu Trị mất, ông được đình thần tôn làm Phụ chính Đại thần (theo di chiếu). Năm Mậu Thân (1848), vua Tự Đức phong tước cho ông là Tráng Liệt bá. Cùng năm đó, cha ông qua đời. Ông xin về cư tang, nhưng vì đang làm Phụ chính nên chỉ được nghỉ một thời gian ngắn phải ra làm việc tại triều đình. Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức chuẩn phê cải tên ông là Nguyễn Tri Phương. Từ đó tên Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Sau đó ông được sung chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập được nhiều đồn điền, khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa phương được an cư lập nghiệp. == Thống lĩnh quân sự chống Pháp == Năm Mậu Ngọ (1858), tàu chiến Pháp đến uy hiếp Đà Nẵng, vua Tự Đức cử ông làm Quân thứ Tổng thống đại thần trực tiếp chỉ huy quân đội chống lại. Với vũ khí tối tân, Pháp đã uy hiếp và phá hủy một số lớn đồn lũy của Việt Nam, ông bị triều đình giáng cấp nhưng vẫn lưu tại chức. Tuy nhiên, do công cuộc kế hoạch phòng thủ của Nguyễn Tri Phương chu đáo nên quân Pháp không thể tiến lên được. Năm 1859, Pháp chuyển hướng đánh thành Gia Định, quân nhà Nguyễn không rõ thương vong nhưng tan rã gần hết. Thành bị hạ, Hộ đốc thành Gia Định là Võ Duy Ninh tự vẫn. Sau đó, Pháp đã cho phá hủy thành Gia Định. Năm 1860, Nguyễn Tri Phương được sung chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở miền Nam. Nguyễn Tri Phương chủ trương huy động từ 15.000 đến 20.000 quân; nhưng không tập trung quân ở một nơi, mà chia thành ba đạo: một đạo chính đóng tại đồn Phú Thọ, chỗ quân thứ Gia Định hiện đóng; một đạo đóng ở phủ hạt Tân An; một đạo đóng ở tỉnh hạt Biên Hòa. Ông hạ lệnh phòng thủ các đường sông, ngòi lớn nhỏ, vừa đánh và giữ, dần dần đắp thêm đồn lũy tiến sát đến chỗ địch đóng quân. Trang bị cho quân đội cần từ 20 đến 30 cổ súng loại lớn, đường kính nòng từ 2 tấc 9 phân trở lên. Do không nắm vững tình hình quân sự và chính trị của Pháp, Nguyễn Tri Phương đã chủ trương xây dựng đại đồn Chí Hòa (về sau người Pháp gọi là Kỳ Hòa) để bao vây, bức rút quân Pháp. Tuy nhiên, sau vào ngày 25 tháng 10 năm 1861, quân Pháp đã tiến hành công phá đại đồn. Ông chỉ huy quân lính chống cự quyết liệt nhưng rồi bị thương, đại đồn thất thủ, Gia Định lại bị chiếm. Em ruột ông là Nguyễn Duy tử trận, ông bị cách chức xuống làm Tham tri, mãi đến năm sau lại được hàm Binh bộ Thượng thư, sung Đổng nhung quân vụ Biên Hòa, tập hợp lực lượng để chống sự bành trướng của quân đội Pháp. Năm 1862, sau khi triều đình Huế Hòa ước Nhâm Tuất, mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào tay Pháp, ông được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. Năm Nhâm Thân (1872), lại được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ. == Đánh dẹp giặc cướp trên đất Bắc == Từ năm 1863, ông được cử ra Bắc Kỳ đánh dẹp quân Lê Duy Phụng. Năm Tự Đức thứ 25 (1870), quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc vẫn đánh phá cướp bóc các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Trong 3 năm trường chúng vẫn uy hiếp các tỉnh này và quan quân liên tục thất bại. Sau khi quan Tổng đốc Phạm Chi Hương bại trận và bị bắt, triều đình đã phái Võ Trọng Bình ra làm Tổng đốc Hà Ninh kiêm Khâm sai Quân thứ đại thần Tuyên-Thái-Lạng. Quan Khâm sai hội với quan Đề đốc Quảng Tây để cùng đánh quân Ngô Côn vì họ cứ quấy phá cả hai bên biên thùy. Vào giữa năm 1869, Ngô Côn đem quân đánh Bắc Ninh, quan Tiểu phủ Ông Ích Khiêm đánh thắng một trận lớn, phá tan quân giặc và Ngô Côn bị bắn chết. Ngô Côn chết rồi thì đồng đảng chia làm 3 phe tiếp tục cướp phá các tỉnh mạn ngược ở miền Bắc: phe Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, phe Cờ Vàng của tướng Hoàng Sùng Anh, phe Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị và Lương Văn Lợi. Quan Trung quân Đoàn Thọ được gửi từ Kinh ra làm Tổng thống quân vụ Bắc Kỳ. Ông liền kéo quân lên Lạng Sơn. Bọn giặc Khách là Tô Tứ thình lình nổi lên nửa đêm vào chiếm thành giết chết Đoàn Thọ. Võ Trọng Bình may mắn chạy thoát được. Triều đình Huế lại sai Hoàng Kế Viêm ra làm Thống đốc quân vụ Lạng-Bình-Ninh-Thái cùng với Tán tương Tôn Thất Thuyết tìm cách dẹp giặc cho yên. Tiếp theo vua lại sai ông Lê Tuấn là Thượng thơ Hình bộ ra làm Khâm sai thị sự để giúp Hoàng Kế Viêm. Rồi Hoàng Kế Viêm giữ mạn Sơn Tây, Lê Tuấn trấn đóng ở Hải Dương. Tuy vậy tình hình vẫn lằng nhằng không giải quyết thanh thỏa được. Vua Tự Đức quá lo lắng, lại phải vời Nguyễn Tri Phương cho làm chức Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần, được phép tùy nghi lo việc đánh dẹp cho yên. Vua ban cho ông kỳ bài, ấn kiếm, cờ mao tiết, nhung y, v.v. Đến miền Bắc, ông và Hoàng Kế Viêm chủ trương chia để trị, thu phục quân Cờ Đen vì lực lượng này mạnh nhất và dùng nó để chế ngự các nhóm khác. Vua Tự Đức bằng lòng và ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức Đề đốc với nhiệm vụ tuần phòng ở biên cảnh. Chính sách này tỏ ra có hiệu quả, quân Cờ Đen giúp sức đánh quân Cờ Vàng, Cờ Trắng và sau này tham gia đánh Pháp. Năm Tự Đức thứ 24 (1871) vua xuống dụ chuẩn cho ông khôi phục nguyên hàm Thái tử Thái bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá, nhưng vẫn sung Tam tuyên quân thứ Khâm mạng Đại thần. == Chống giữ thành Hà Nội == Năm 1873, Soái phủ Nam Kỳ phái Francis Garnier đem quân ra Hà Nội, lấy cớ giúp thương nghị sự tranh cãi giữa tay lái buôn Jean Dupuis và chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ. Thoạt tiên Đô đốc Dupré định đưa ra hai ngàn quân, tuy nhiên việc phái một lực lượng quân sự lớn như vậy gây nghi ngờ từ phía triều đình Huế. Kết cục là đại úy Garnier thuyết phục đô đốc Dupré là chỉ cần vài chục binh sĩ tinh nhuệ là đủ. Trên giấy tờ, Garnier có lệnh điều tra tình hình tranh cãi giữa Dupuis và nhà đương cục, trục xuất Dupuis khỏi Bắc kỳ sau khi đã thu xếp bồi thường thiệt hại cho ông ta. Tiếp đó Garnier phải buộc nhà đương cục chấp thuận mở cửa thông thương tuyến đường thủy sông Hồng, đặt trạm thuế quan và dùng tiền thuế thu được để hoàn trả phí tổn cuộc viễn hành. Tuy nhiên thực tế là Garnier đã rất hoan hỉ viết thư cho anh trai "Tôi có toàn quyền hành động! Nước Pháp tiến lên!" Garnier chuyển quân ra bắc thành hai đợt, đợt đầu 83 lính, đợt hai thêm 88 lính và hai pháo thuyền (kể cả số thủy thủ và thủy binh). Tới ngày 5 tháng 11 ông ta đã đến Hà Nội trên tàu hơi nước của Dupuis, do Dupuis đi đón dọc đường. Cộng với thuộc hạ của Dupuis, gồm có 10 người Âu, 30 người Á, 150 lính đánh thuê Vân Nam và một số lính Cờ vàng, Garnier chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội sau khi nhận thấy các yêu sách của mình không đe dọa được Nguyễn Tri Phương. Đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20 tháng 11 năm 1873, Garnier đánh úp thành Hà Nội. Quân Pháp bất ngờ đánh chiếm vòng phòng thủ bên ngoài của hai cửa phía nam, và vượt qua cầu trước khi quân trú phòng kịp bắn xuống. Đồng thời, pháo từ các pháo thuyền cũng bắn lên, khiến cho binh lính phòng thủ, do không quen với đạn pháo, bỏ chạy tán loạn khỏi thành theo cửa tây. Cùng lúc đó, hỏa lực quân Pháp cũng bắn vỡ cửa nam, và chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội. Hơn hai nghìn quân triều đình bị bắt làm tù binh, về phía quân Pháp, chỉ có một người lính đánh thuê Vân Nam của Dupuis bị giết do một viên sĩ quan Pháp bắn nhầm. Con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương. Ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khẳng khái từ chối và nói rằng: "Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa" Sau đó, ông tuyệt thực gần một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi. Thi hài ông và Nguyễn Lâm được đưa về an táng tại quê nhà. Đích thân vua Tự Đức tự soạn bài văn tế cho ba vị công thần (Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm, Nguyễn Tri Phương) và cho lập đền thờ Nguyễn Tri Phương tại quê nhà. == Nhận xét == Tấm gương quên mình vì nước của ông được nhân dân khâm phục, kính trọng, ông được thờ trong đền Trung Liệt (cùng với Hoàng Diệu) trên gò Đống Đa với câu đối: Thử thành quách, thử giang sơn, bách chiến phong trần dư xích địa Vi nhật tinh, vi hà nhạc, thập niên tâm sự vọng thanh thiên Dịch: Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh == Khen thưởng == Năm Canh Tý (1840), Khâm sai quân thứ đại thần, hàm Tòng Hiệp Biện Đại học sĩ rồi được thưởng danh hiệu "An Tây trí dũng tướng". Tháng 5 năm 1847, thăng hàm Chánh Hiệp biện đại học sĩ, tước Tráng Liệt tử và được ban một Ngọc bài có khắc bốn chữ "Quân kỳ thạc phụ", được chép công trạng vào bia đá ở Tòa Võ miếu Huế, trên bia Võ công An tây dựng khoảng năm 1847-1851, (tấm bia Võ công này ngày nay đã bị thất lạc). Năm Canh Tuất (1850), vua Tự Đức ban tên Nguyễn Tri Phương, chức Khâm sai Tổng thống Quân vụ Đại thần kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Năm 1853, thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ. Năm 1862, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá. Hàm Thái tử Thái bảo Võ hiển điện Đại học sĩ Trí dõng tướng Tráng liệt bá (1871). == Thơ ca == Sinh thời, Nguyễn Tri Phương rất ít làm thơ, nhưng năm 1866, nhân tiễn Phan Thanh Giản vào Nam nhậm chức, ông có bài thơ tặng Kinh lược sứ Phan Thanh Giản: Ven ngàn góc bể dặm chơi vơi, Vui tỏ phân nhau một bước đời. Cá lại Long giang hai ngã nước, Nhạn về du hợp một phương trời. Nửa hồ cố cựu trông lai lảng, Cạn chén tư hương gió lộng khơi. Hãy kịp Tràng An mau trở lại, Thăm người viếng cảnh hỡi người ơi! == Hậu duệ == Con trai, Phò mã Nguyễn Lâm hy sinh trong trận Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, cùng ông. Con trai Nguyễn Tri Túc, nhạc công nhạc dân tộc Việt Nam, là ông cố ngoại của Trần Văn Khê.Chắt ngoại là nhà văn hóa nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê. == Ghi chú == == Tham khảo == Quốc triều chánh biên toát yếu, Cao Xuân Dục, 1909 Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, 1919 Throne and mandarins, Lloyd E. Eastman, Havard University Press, 1967 Black Flags In Vietnam, Henry McAleavy, The MacMillan Company: New York, 1968 [1], [2],[3] Bản dịch chương 6, 14 và Phụ lục Black Flags In Vietnam == Liên kết ngoài == [4] Minh họa tấn công thành Hà nội [5] Quân Pháp tấn công thành Kỳ Hòa Nguyễn Tri Phương: Trung với nước Trên báo điện tử Bình Dương. Tư liệu về Nguyễn Tri Phương Trên web Quê hương
nicosia.txt
Nicosia, địa phương gọi là Lefkosia (tiếng Hy Lạp: Λευκωσία, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Lefkoşa), là thủ đô và là thành phố lớn nhất Síp, Thành phố toạ lạc tại toạ độ 35°10′B 33°21′Đ, bên sông Pedieos và nằm gần như ở trung tâm hòn đảo. Đây là cũng là thủ phủ của quận Nicosia. Sau khi có báo động vào thập niên 1960, thủ đô này đã bị chia đôi giữa Cypriot Hy Lạp và Cypriot Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và bắc. Một âm mưu đảo chính để thống nhất hòn đảo đã dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp, khiến thủ đô này bị chia đôi từ đó, Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phần phía bắc là thủ đô của quốc gia này. Đây cũng là thủ đô duy nhất trên toàn thế giới còn bị phân chia cho đến hiện tại. == Khí hậu == == Xem thêm ==
oxi hóa khử.txt
Phản ứng oxi hóa khử bao gồm tất cả các phản ứng hóa học trong đó các nguyên tử có trạng thái oxi hóa thay đổi, phản ứng oxi hóa khử thường liên quan đến việc chuyển giao điện tử (electron) giữa các đối tượng hóa học. Có quá trình oxi hóa khử đơn giản, chẳng hạn như quá trình oxi hóa của cacbon tạo ra khí cacbon dioxit (CO2) hay sự khử cacbon bằng hydro sinh ra khí mêtan (CH4), hoặc cũng có thể là một quá trình phức tạp như việc oxi hóa glucoza (C6H12O6) trong cơ thể người thông qua một loạt quá trình phức tạp di chuyển các điện tử. Thuật ngữ "oxi hóa khử" xuất phát từ hai khái niệm liên quan đến việc di chuyển các điện tử: sự khử và sự oxi hóa. Nó có thể được giải thích một cách đơn giản như sau: Quá trình oxi hóa là sự mất đi các điện tử hoặc sự tăng trạng thái oxi hóa gây ra bởi một phân tử, nguyên tử, hoặc ion. Quá trình khử là sự tăng thêm các điện tử hoặc sự giảm trạng thái oxi hóa gây ra bởi một phân tử, nguyên tử, hoặc ion. == Chất oxi hóa == Chất có khả năng oxi hóa các chất khác (làm cho chúng mất các điện tử) được gọi là chất oxi hóa. Các chất này loại bỏ các điện tử của một chất khác, nên được gọi là "khử". Chất oxi hóa thường là các chất hóa học có trạng thái oxi hóa cao (ví dụ như H2O2, MnO−4, CrO3, Cr2O2−7, OsO4 NO−3, SO2−4, ) hay chứa các nguyên tố có độ âm điện cao (như O2, F2, Cl2, Br2) nên dễ lấy được các điện tử bằng cách oxi hóa chất khác. == Chất khử == Chất có khả năng khử chất khác (làm cho chúng nhận các điện tử) được gọi là chất khử. Chúng chuyển điện tử cho một chất khác, và do đó tự nó bị oxi hóa. Chất khử trong hóa học rất đa dạng. Những nguyên tố kim loại điện dương như liti, natri, magiê, sắt, kẽm, nhôm… là những tác nhân khử tốt. Các kim loại này cho đi điện tử một cách dễ dàng. Các chất chuyển hydrit như NaBH4 và LiAlH4 được sử dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ, chủ yếu trong việc khử các hợp chất cacbonyl để tạo ra rượu. Một phương pháp khử khác kết hợp việc sử dụng khí hydro (H2) với những chất xúc tác paladi, bạch kim hoặc niken. Việc khử dùng xúc tác được sử dụng chủ yếu trong việc khử liên kết đôi hoặc ba nguyên tử cacbon. == Tham khảo ==
nasinu f.c..txt
Nasinu F.C. là một câu lạc bộ bóng đá Fiji thi đấu ở giải hạng nhì của Hiệp hội bóng đá Fiji. Đội bóng đến từ Nasinu, nằm ở phía Đông của đảo chính Viti Levu, giữa thị trấn Nausori và thành phố Suva. Sân nhà của đội bóng là Rishikul College Grounds. Trang phục của họ bao gồm áo xanh, quần màu rượu nho và tất xanh. Đội bóng thua trước Savusavu F.C trong trận tranh lên xuống hạng năm 2010 == Lịch sử == Nasinu F.C. được thành lập năm 1976, cùng với sự thành lập của Hiệp hội bóng đá Nasinu, để chăm sóc cho dân số đang mở rộng của vùng Nasinu. Chủ tịch đầu tiên của hiệp hội là Subhas Maharaj. Đội bóng bắt đầu từ giải hạng nhì nhưng nhanh chóng lên thi đấu ở giải hạng nhất, và thi đấu xuất sắc. == Thành tích == League Championship (cho các Quận): Vô địch: 0 Á quân: 0 Giải bóng đá vô địch liên quận: Vô địch: 1990 Á quân: 1988, 1993, 1996 Battle of the Giants: Vô địch: 0 Á quân: 1989, 1991 Fiji Football Association Cup Tournament: Vô địch: 0 Á quân: 2002 == Xem thêm == Hiệp hội bóng đá Fiji == Tham khảo == == Tiểu sử == M. Prasad, Sixty Years of Soccer in Fiji 1938 – 1998: The Official History of the Fiji Football Association, Fiji Football Association, Suva, 1998.
high-speed downlink packet access.txt
== Giới thiệu: == Trong thời kỳ đầu phát triển của UMTS (Universal Mobile Telecommunication System: hệ thống viễn thông di động toàn cầu) người ta đã dự tính rằng tài nguyên dữ liệu sẽ theo xu hướng đi lên từ các mạng cố định trong việc chia sẻ tài nguyên IP đang dần trở nên phổ biến. 3GPP (third Generation Partership Project: dự án cộng tác thế hệ thứ ba) được bắt đầu với định nghĩa là "All IP" dẫn tới sự xuất hiện của việc xử lý tài nguyên IP trong mạng lõi UMTS, giới thiệu các khối block mới, như IMSs(IP Multimedia Subsystems: hệ thống con đa phương tiện IP). Để thúc đẩy dung lượng dữ liệu của mạng thì việc phát triển nó hầu như dựa trên sự phát triển của UTRAN (UMTS terrestrial Access Network: mạng truy nhập vô tuyến UMTS) và cụ thể là trên air interface (giao diện vô tuyến). Mặt khác, các cải tiến dữ liệu UTRAN và air interface đã được đưa ra trong phiên bản 4: DSCH(Downlink Shared Channel: kênh chia sẻ hướng xuống) hầu như đã được phát triển và nó mở ra các cải tiến hơn đối với mạng có tốc độ bit cao hơn, việc đưa ra DSCH đã chứng minh được rằng air interface có tiềm năng cải tiến mới mẻ hơn. Và việc đưa ra sự phát triển làm sao để hoạt động tốt cả về mặt kinh doanh và công nghệ, đây là giai đoạn của HSDPA (High Speed downlink Packet Access: truy nhập gói đường xuống tốc độ cao). Chính vì thế 3GPP phiên bản 5: HSDPA, dịch vụ sử dụng dữ liệu tốc độ cao, để đạt được lưu lượng dữ liệu cao hơn, giảm độ trễ và tốc độ cao, HSDPA sử dụng những kỹ thuật AMC(Adaptive Modulation and Coding: điều chế thích ứng và mã hoá) và HARQ(Hybrid Automatic Repeat Request: yêu cầu lặp tự động lai) kết hợp với một fast-scheduling(lịch trình- thiết lập nhanh) và quy trình chuyển vùng cell, những kỹ thuật này có thể được xem như là những nền tảng của HSDPA. == Những lợi ích và ảnh hưởng: == Những lợi ích của HSDPA, nhận thấy rõ trực tiếp từ đầu cuối người sử dụng, tốc độ tối đa gần gấp 5 lần WCDMA và lưu lượng dữ liệu cao có thể lên đến ~10 Mbps với 15 multicode(đa mã). Những lợi ích này dựa trên việc điều chế sử dụng tài nguyên được đưa ra ở hình A: Và những nhân tố khác, như việc bao phủ cell, tính lưu động UE(User Equipment: thiết bị người sử dụng), khoảng cách UE từ BS(base station: trạm cơ sở) và số người sử dụng cùng lúc sẽ hầu như ảnh hưởng đến việc đạt được tốc độ cao, trên thực tế thì tốc độ dữ liệu có thể bị chậm hoặc bị lag khi ở cách xa đối tượng sử dụng. Ngoài ra, thì ý nghĩa về độ trễ thấp end-to-end và cải thiện dung lượng cell còn là điểm nổi bật của HSDPA. Nó cho thấy rõ hiệu suất phổ của hệ thống và triệt để hơn trong việc cải thiện dung lượng hệ thống để phù hợp hơn trong việc đưa ra dịch vụ cung cấp data-centric.Mặt khác, HSDPA còn có nhược điểm đó là: mặc dù tương thích chậm, chưa tiên tiến nhưng việc nâng cấp và cải tiến trên air interface(phiên bản 4) và cấu trúc hệ thống thì đã được thông qua và yêu cầu. Các định nghĩa đưa ra từ HSDPA cho cấu trúc mạng UMTS và đặc biệt là air interface có thể được tóm tắt như sau: Cấu trúc mạng: thì HSDPA nó yêu cầu chức năng packet-handling(xử lý gói) phải được truyền đến mạng kế cạnh, dẫn tới một cấu trúc phân bổ tốt hơn so vơi phiên bản 4. Lớp vật lý: điều chế thích ứng mới và phương pháp mã hoá đặt ra ý nghĩa quan trọng trong việc sửa đổi cấu trúc lớp vật lý,ghép kênh, đồng bộ và những phương thức đã được đề ra cho hoạt động của HSDPA. Fast-scheduling ý nghĩa chính là về hiệu quả hoạt động của MAC (Medium Access Control sublayer: lớp kiểm soát truy nhập), nó tương tác chặt chẽ với lớp vật lý. Short-framing có thể yêu cầu xử lý dung lượng từ BS, và điều chỉnh một số mức độ hay độ lớn từ UE. Quá trình truyền phát lại nhanh có thể thực hiện bằng cách sử dụng nhiều tín hiệu điều khiển và một cơ chế kỹ thuật truyền phát lại được cải tiến. == Khái niệm cơ bản: == Ý tưởng ban đầu của HSDPA xem tại hình B. Trước hết, tại phiên bản 4 của UMTS, lưu lượng dữ liệu có thể được xử lý theo CCH (Common Channels: kênh chung), DCH(Dedicated Channel: kênh dành riêng) và DSCH. Cụ thể là những dịch vụ data-centric, DSCH sử dụng dữ liệu tốc độ thấp có thể được xử lý tốt hơn theo FACH (Forward Access Channel: kênh truy nhập đường xuống) và DCH. Với DCH, tốc độ kênh bit có thể thay đổi dựa trên SF sử dụng cho những mã đã được cấp, sao cho phù hợp. HSDPA chủ yếu đơn giản sử dụng phương pháp ghép theo kênh thời gian để truyền gói dữ liệu theo một kênh riêng trong khi nó sử dụng một multicode(đa mã) với một SF(Spreading factor: hệ số trải phổ) cố định. Hoạt động này dường như đơn giản, tuy nhiên nó được xem như là một chức năng chính và tập hợp các phương thức để làm cho nó thực tế hơn bằng air interface: dữ liệu đã được ghép kênh sẽ được ghi lại, điều chế, mã hoá, chuyển qua air interface và liên kết vô tuyến được thích ứng, sao cho phù hợp. Kết quả là những cải tiến trong phần đầu của phiên bản 4 UTRAN là không thể thiếu. Hình C minh hoạ cho những chức năng cơ bản và những phần tử chức năng cụ thể trong phiên bản 5 để thấy hoạt động cơ bản của HSDPA như đã nêu ở trên. Những phần tử chức năng chính của HSDPA gồm: AMC, Fast Packet Scheduling(FPS), HARQ và chuyển vùng cell. === Điều chế thích ứng và mã hoá === Mục tiêu chính của AMC là cân bằng tính không ổn định của kênh vô tuyến bằng cách fine-tunning (điều chỉnh tỉ mỉ tối ưu) các tham số truyền dẫn. Gồm các phương pháp và những thiết bị điều chỉnh khác nhau như là điều khiển công suất, antena thích ứng, mã động và cấp phát kênh,… để thực hiện thích ứng liên kết vô tuyến. Mặc dù tất cả các công nghệ đều theo cùng một mục đích, nhưng chúng thực hiện các công việc khác nhau, và vì vậy chúng có thể sử dụng các phương pháp bổ sung khi có ích. Tuy nhiên cho đến khi HSDPA được đề cập đến, thì việc ứng dụng trong điều khiển công suất không còn được đánh giá như trước và vì vậy nó bị xem là lỗi thời. Đến khi AMC được biết như là tính năng đầu tiên trong việc fine-tunes các tham số mã hoá và điều chế của lớp vật lý để bổ sung cho mọi sự thay đổi kênh. Điều này về cơ bản là sử dụng các phép đo kênh vô tuyến được đưa ra bởi thiết bị di động đầu cuối và đặc biệt là HSDPA, sử dụng CQI (Channel Quality Indication: chỉ thị chất lượng kênh) và quy trình truyền phát lại. Việc trang bị và thông tin liên quan đến lưu lượng, như QoS(Quality of Servive: chất lượng dịch vụ), tình trạng vô tuyến và các nguồn tài nguyên vật lý, AMC cho phép mạng lựa chọn hầu hết các quy trình điều chế thích ứng và phương pháp mã hoá. Đối với việc điều chế, phiên bản 5 cho phép HSDPA, và cụ thể hơn là HS-DSCH, để sử dụng điều chế 16-QAM hay điều chế QPSK. QPSK hầu như được ghi rõ trong phiên bản 4 trong khi 16-QAM cụ thể được xác định trong phiên bản 5 cho hoạt động của HSDPA. Các phương pháp điều chế bậc cao hơn, như 16-QAM nó cung cấp hiệu suất phổ cao hơn dưới dạng lưu lượng dữ liệu so với QPSK, vì vậy có thể sử dụng để cải thiện tốc độ dữ liệu high-peak. Nó hầu như cho phép việc chọn lọc điều chế kết hợp với quá trình mã hoá kênh, đôi khi còn được gọi như là" Transport Format and Resource Combination" (TFRC: chuyển định dạng và kết hợp tài nguyên) trong phạm vi đặc tính kỹ thuật của UMTS. Kết quả là dựa trên những phép đo kênh, sự kết hợp tốt nhất của multicode, tốc độ kênh và việc điều chế có thể được lựa chọn, dẫn tới lưu lượng cực đại cho một kênh cố định. Mặc dù những lợi ích của AMC đã được biết, việc dễ bị ảnh hưởng đến các phép đo kênh vô tuyến được đưa ra bởi thiết bị đầu cuối: chu kỳ đo có thể không theo sự thay đổi của kênh thông thường dẫn đến hiện tượng fading, ngoài ra chúng không error-free. Những báo cáo về tình trạng kênh không chắc chắn có thể quyết định kết quả không chính xác đến lịch trình gói, điều chỉnh công suất truyền cũng như chọn mã hoá. Vì vậy, HSDPA được trang bị các phương pháp CQI đã được cải tiến, nó sử dụng CPICH-received(common pilot Channel: kênh dẫn chung) để dẫn thông tin về công suất, kênh đồng bộ, chu kỳ báo cáo thích ứng và tương tác ở lớp cao hơn để đảm bảo hoạt động của AMC ít lỗi hơn. Ngoài ra, HARQ giúp bổ sung cho nhược điểm của AMC bằng cách mang thông tin lớp đường truyền vào trong quy trình. === Yêu cầu lặp tự động lai === Do tính không ổn định của kênh vô tuyến, rõ ràng những phép đo vô tuyến có thể không theo riêng mẫu một nền tảng đảm bảo cho hoạt động của AMC vì vậy những cơ chế bổ sung là cần thiết. HARQ cho phép tiếp nhận NE(Network Element: phần tử mạng) để phát hiện lỗi và cần thiết để yêu cầu truyền phát lại. Là một trong những cơ chế cơ bản được sử dụng trong truyền dữ liệu, kỹ thuật truyền phát lại đảm bảo tiếp nhận các gói dữ liệu ít bị lỗi. Khi so sánh với ARQ quy ước, giá trị thêm vào được mang bởi HARQ nằm trong nó, có khả năng kết hợp đánh giá ban đầu hoặc thông tin rõ ràng từ việc truyền đi bản gốc và truyền phát lại đúng với quy trình thích ứng đường truyền. Bằng cách này, nó giúp giảm số lượng yêu cầu truyền phát lại và cải thiện việc thích ứng đường truyền ít lỗi hơn bất chấp những thay đổi của kênh vô tuyến. Dựa vào kế hoạch và những giao thức được sử dụng trong quy trình truyền phát lại trong HARQ, nó có thể được phân theo một số biến thức khác nhau như: Rate Compatible Punctured Turbo Codes (RCPTC), Incremental Redundancy and Chase Combining(IRCC). Trong khi một số chúng sử dụng thông tin bổ sung đã được truyền đi một cách tăng dần nếu mã hoá thất bại tại giai đoạn đầu của quy trình, những cái khác xử lý truyền phát lại một cách độc lập. Như việc truyền phát lại bị trễ và tiêu đề báo hiệu là những chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là cho các ứng dụng mạng di động, một trong những loại đơn giản của quy trình truyền phát lại, được gọi là Stop-and-Wait (SAW), được chọn cho HSDPA. Trong SAW, máy phát hoạt động trên khối hiện hành cho đến khi tiếp nhận thành công khối của UE được đảm bảo. Nó sử dụng một cơ chế nhận biết và tin nhắn để xác nhận việc truyền đi thành công của một gói dữ liệu đồng thời tránh việc truyền phát lại. Để tránh sự trễ kéo dài gây ra bởi thời gian chờ, nó sử dụng N kênh HARQ kèm theo SAW để làm cho quy trình truyền phát lại song song (quá trình nhận), do đó tiết kiệm được thời gian và tài nguyên. Vì thế, trong khi giao thức HARQ thì dựa trên một hệ thống tải xuống không đồng bộ và một hệ thống tải lên đồng bộ, hệ thống được kết hợp dùng trong HSDPA dựa trên phương pháp gia tăng dư thừa. Khi áp dụng Kết hợp Chase, như một biến thể đặc trưng của HARQ, nhu cầu bộ nhớ mềm UE được phân vùng qua HARQ xử lý theo một dạng semi-static (bán tĩnh) thông qua một lớp cao hơn (ví dụ: tín hiệu RRC(Radio Resource Control: điều khiển tài nguyên vô tuyến)), điều này được hoàn thành khi kết hợp với việc xác định định dạng truyền tải và chọn lọc. === Fast- Scheduling === Hoạt động hiệu quả của HSDPA thì liên quan đến AMC và HARQ, hàm ý như là chu kỳ packet-scheduling (lịch trình-thiết lập gói) thì đủ nhanh để theo dõi những thay đổi tức thời tại một tín hiệu fading UE. Điều này thì thực sự quan trọng trong trường hợp không có hoặc thiếu những cơ chế như điều khiển fast-power và cơ chế VSF (Variable Speadinh Factor: hệ số biến mở rộng), vì vậy chúng được thay thế bằng AMC, HARQ và những quy trình fast-retransmission (truyền phát lại nhanh). Điều này thì hầu như là nguyên do chính cho việc packet-scheluler (PS) (thiết lập-lịch trình gói) tại trạm thu phát BTS hơn là tại RNC(Radio Network Control: điều khiển mạng vô tuyến) như ở trường hợp ở phiên bản 4. Bằng cách đó độ trễ tại quy trình thiết lập được giảm thiểu và các phép đo vô tuyến hầu như phản xạ cao nhất trong điều kiên của kênh vô tuyến, dẫn tới những yêu cầu đưa ra đảm bảo và thiết lập tốt hơn. Do đó,cùng với việc đưa ra kế hoạch cấp phát mã cố định và giảm TTI(Transmission Time Interval: khoảng thời gian truyền) từ 10ms hoặc 20ms ở phiên bản 4 đến một khe cố định là 2ms trong HSDPA, cho phép PS đảm bảo thiết lập nhanh và cấu hình khung. Việc thực hiện PS vẫn còn phụ thuộc nhà cung cấp, vì thế có trường hợp những giải thuật RRM (Radio Resource Management: quản lý tài nguyên vô tuyến) được sử dụng trong cả các mạng di động 2G và 3G. === Chuyển vùng Cell liền mạch === Chuyển vùng cell (tế bào) cho phép UE kết nối đến cell tốt nhất có sẵn khả dụng để phục vụ cho việc downlink (đường hướng xuống), dẫn đến kết nối liền mạch trong HS-PDSCH (High Speak- physical DSCH). Điều này hầu như sẽ giảm nhiễu không mong muốn, đặc biệt trong trường hợp chuyển giao mềm. Chuyển vùng cell thực chất chỉ là một phần của quá trình di động HS-PDSCH, nó đảm bảo tính di động UE trong việc liên kết với các kết nối dữ liệu tốc độ cao. Để đạt được điều này, vai trò dịch vụ của HS-DSCH (cell đã được liên kết với BS nó sẽ hoàn thành việc truyền đi và nhận của dịch vụ đường truyền vô tuyến HS-DSCH cho một UE) là chuyển từ một liên kết vô tuyến thuộc nguồn cell HS-DSCH tới một liên kết vô tuyến thuộc đối tượng cell HS-DSCH. Việc này cần được xử lý rõ ràng bởi việc cấp phát HS-PDSCH cho một UE chỉ thuộc dịch vụ đường truyền vô tuyến HS-DSCH đã được gán cho UE. Giống như chuyển giao thường trong UTRAN, dịch vụ chuyển vùng cell có thể được quyết định chủ yếu bởi UE hoặc là mạng. Tuy nhiên, phiên bản 5 chỉ hỗ trợ lựa chọn mạng điều khiển, được xử lý bởi báo hiệu RRC(hình D). Dịch vụ HS-DSCH có thể được thực hiện dựa trên các tiêu chí và xem xét khác nhau, bao gồm cả cấu hình kênh vật lý, đồng bộ UE-UTRAN và vị trí dịch vụ BS trong phân cấp hệ thống mạng. Trong bối cảnh này, nó là giá trị nhấn mạnh việc tái lập dịch vụ HS-DSCH BS và dịch vụ chuyển vùng cell HS-DSCH là hai quy trình riêng biệt, mặc dù tái lập dịch vụ HS-DSCH BS yêu cầu việc tái lập một dịch vụ chuyển vùng cell HS-DSCH, nhưng không phải theo cách khác xung quanh. Một khác biệt chủ yếu là việc kết hợp với tái lập dịch vụ HS-DSCH BS, các thực thể HARQ nằm trong nguồn HS-DSCH BS sẽ bị ngưng và các thực thể HARQ mới trong mục tiêu HS-DSCH BS được tạo ra. == Quy trình hoạt động và cấu trúc cơ bản: == Sự xuất hiện của HSDPA đã mang lại những thay đổi có ý nghĩa về phần cứng và phần mềm cả trên BS và UE, dù chức năng chính của RNC thì chủ yếu như ở phiên bản 4, hình E minh hoạ cho quy trình hoạt động cơ bản và chức năng của các thực thể HSDPA và những chức năng của nó. Như đã biết, Fast-Scheduling là chức năng nổi bật nhất, nó tách biệt đối với RNC và khuynh hướng theo BS. Ngoài ra, BS còn chịu trách nhiệm giải quyết AMC, như HARQ và thích ứng liên kết, đó là những chức năng mới. Từ quan điểm của UE, dù chức năng chính của báo hiệu AMC là xử lý bởi BS, UE vẫn có khả năng cung cấp CQI và báo hiệu AMC, như là xử lý báo hiệu ACK/NACK(Acknowledge character: ký tự xác nhận/ Negative Acknowledgment: báo nhận từ chối) và quy trình hoạt động của HARQ. Vì vậy, để BS và UE cùng quy trình hoạt động với HSDPA, chúng cần phải được nâng cấp thêm vài đặc tính mới. Từ RNC thì quan điểm MAC-d sẽ được giữ lại và MAC-hs là thực thể mới duy nhất được bổ sung ở lớp MAC. Ngoài ra, một số thay đổi về bản tin RRC có thể được cần đến. Có ba loại kênh mới trong quy trình hoạt động HSDPA: kênh vận chuyển HS-DSCH cho hướng xuống downlink được chia ra bởi một vài user, kênh logic HS-SCCH cho hướng lên uplink để xử lý thông tin điều khiển liên quan đến mã hoá và truyền phát lại(TFRI, HARQ) và HS-DPCCH (High Speak- Dedicated Physical Communication Channel: kênh giao tiếp vật lý dành riêng) là kênh vật lý hướng lên uplink liên kết với HS-DSCH để mang theo thông tin điều khiển liên quan đến truyền phát lại (ACK/NACK) và CQI.Một hoặc vài HS-PDSCHs kết hợp cùng với DPCH (Dedicated physical Channel: kênh vật lý dành riêng) để tạo thành kênh HS-SCCH (synchronisation control Channel: kênh điều khiển đồng bộ) riêng biệt, còn được gọi là một bộ "HS-SCCH". Đồng bộ giữa các kênh được thực thiện chính xác vì vậy độ lệch thời gian giữa thông tin HS-SCCH và HS PDSCH subframe tương ứng thì được giữ cố định. Quy trình cấu hình kênh được xử lý bởi báo hiệu RRC. Ngoài ra, số kênh trong một HS-SCCH thiết lập cho UE có thể thay đổi từ 1 tới 4. Quy trình hoạt động cơ bản HSPDA (xem ở hình E), chỉ một kết nối RRC ở trong UE cung cấp dịch vụ BS như channel- quality- related và điều khiển thông tin bao gồm dung lượng UE và dung lượng được yêu cầu. Dựa vào thông tin được gán với thông tin liên kết lập trình, như việc xác định TTI, vô tuyến và tài nguyên vật lý,… BS có thể lựa chọn bộ HS-DSCH, các tham số, điều chế và bắt đầu truyền HS_SCCH trên 2 khe thời gian trước rồi tới truyền HS_DSCH. Ở đầu thu, UE giải mã thông tin HS-SCCH. Dựa vào thông tin(trích từ TFRI) nó sẽ thu được các tham số cần thiết, như phần động của định dạng truyền tải HS-DSCH, bao gồm việc truyền tải kích thước bộ block và phối hợp điều chế cũng như phối hợp ánh xạ kênh tương ứng HS-DSCH TTI. Chỉ một UE mã hoá được cho tất cả các tham số cần thiết, nó có thể tham gia vào mã hoá dữ liệu, thực hiện quy trình HARQ và phản hồi ACK/NACK tới BS, sao cho phù hợp. Sau khi hoàn tất quy trình, việc đồng bộ giữa HS-SCCH, HS-DSCH và ACK/NAK sẽ như một vai trò cần thiết trong kết nối dữ liệu. == Tham khảo == Tài liệu tham khảo: UMTS Networks Second Edition (2005). (4.2 WCDMA Enhancement__HSDPA, 75 pp.). H. Kaaranen, A. Ahtiainen, L. Laitinen, S. Naghian and V. Niemi. Chichester, UK:John Wiley & Sons Ltd.
tuyên ngôn độc lập.txt
Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập. == Những tuyên ngôn độc lập trong lịch sử == Trong lịch sử, đã có những bản tuyên ngôn độc lập sau: === A === Tuyên ngôn Arbroath (1320) - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử, tuyên bố sự độc lập của Scotland từ Anh (England). Bản Tuyên ngôn Độc lập Argentine (1816). Bản Tuyên ngôn Độc lập Ấn Độ (1947) - Ấn Độ tuyên bố độc lập từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. === B === Bản Tuyên ngôn Độc lập Bangladesh (1971) - Bangladesh (trước đó là Đông Pakistan) tuyên bố độc lập từ Pakistan. Bản Tuyên ngôn Độc lập Brasil (1822) - Brasil tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. === C === Bản Tuyên ngôn Độc lập Trung Mỹ (1821) - Ký bởi các quốc gia tại Trung Mỹ: Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua và Costa Rica. === D === Bản Tuyên ngôn Độc lập Cộng hòa Dominican (1844) - Cộng hòa Dominican tuyên bố độc lập từ Haiti. === Đ === Bản Tuyên ngôn Độc lập Đông Timor (1975) - Đông Timor (trước đó là Timor thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha. Tuyên bố này được nhiều quốc gia cộng sản và Thế giới thứ ba công nhận, nhưng không được công nhận bởi Úc, Bồ Đào Nha và Indonesia. Sau đó Indonesia chiếm Đông Timor. === G === Bản Tuyên ngôn Độc lập Guiné-Bissau (1973) - Guiné-Bissau (trước đó là Guiné thuộc Bồ Đào Nha) tuyên bố độc lập từ Bồ Đào Nha năm 1973. === H === Sắc lệnh Độc lập Haiti (1804) - Vào ngày 1 tháng 1 năm 1804, Jean Jacques Dessalines tuyên bố Haïti là một nước cộng hòa tự do. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (1776) - Hoa Kỳ tuyên bố độc lập từ Đế quốc Anh. Bản Tuyên ngôn Độc lập Hungary (1849) - Hungary tuyên bố độc lập từ Đế quốc Áo. Nhưng ngay sau đó, với giúp đỡ của Nga, triều đình Áo đã đè bẹp cuộc cách mạng của Hungary. === I === Bản Tuyên ngôn Độc lập Iceland (1944) - Iceland tuyên bố độc lập từ Đan Mạch sau một cuộc trưng cầu dân ý. Bản Tuyên ngôn Độc lập Indonesia (1945) - Indonesia tuyên bố độc lập từ Hà Lan. === V === Bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam (1945) - Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp và Nhật. == Những bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam == Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập: Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. == Tham khảo ==
giải vô địch bóng đá châu âu.txt
Giải vô địch bóng đá châu Âu (tên thường gọi: UEFA EURO) là giải bóng đá chính thức diễn ra bốn năm một lần giữa các đội tuyển bóng đá châu Âu do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Người đầu tiên nêu ý tưởng thành lập giải đấu này là Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Pháp Henri Delauney. Giải đầu tiên diễn ra tại Pháp năm 1960 và nhà vô địch đầu tiên là Liên Xô. Tính đến nay, Đức và Tây Ban Nha là hai quốc gia đoạt chức vô địch nhiều lần nhất, cùng 3 lần đăng quang. == Lịch sử == Ý tưởng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu được tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Pháp Henri Delaunay đề xuất từ năm 1927 nhưng mãi đến năm 1958 (3 năm sau khi Henri Delaunay qua đời) giải đấu mới được tổ chức. Chiếc cúp vô địch được đặt tên Henri Delaunay để tưởng nhớ đến công lao khai sinh giải đấu của ông. Euro 1960 tại Pháp là giải vô địch bóng đá châu Âu đầu tiên được UEFA tổ chức. Đội vô địch là Liên Xô, sau khi đánh bại Nam Tư 2–1 trong trận chung kết tại Paris. Giải đấu được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp với 17 đội tham dự. Có nhiều sự vắng mặt đáng chú ý khi các đội mạnh như Tây Đức, Ý hay Anh từ chối tham dự giải. Các đội đá hai lượt đi và về theo thể thức sân nhà – sân khách cho tới vòng bán kết. 4 đội mạnh nhất sẽ tham dự vòng chung kết được tổ chức ở 1 trong 4 nước giành quyền vào bán kết. Ở tứ kết, Tây Ban Nha từ chối đến Liên Xô và rút khỏi giải đấu, vì vậy lọt vào bán kết có 3 đại diện Đông Âu: Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc, cùng đội chủ nhà Pháp. Ở bán kết, Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc tại Marseille với tỉ số 3–0. Trận bán kết còn lại có tới 9 bàn thắng và kết thúc với tỉ số 5–4 nghiêng về Nam Tư. Nam Tư đã hai lần bị đối phương dẫn trước với khoảng cách hai bàn, nhưng đã lật ngược tình thế thành công. Tiệp Khắc đánh bại Pháp 2–0 để giành vị trí thứ 3. Trong trận chung kết, Nam Tư ghi bàn trước, nhưng Liên Xô, có trong đội hình thủ môn huyền thoại Lev Yashin, gỡ hòa ở phút 49. Sau 90 phút, tỷ số là 1–1 và Viktor Ponedelnik ghi bàn khi hiệp phụ thứ hai còn 7 phút nữa là kết thúc, để mang chiếc cúp vô địch châu Âu đầu tiên về cho Liên Xô. Euro 1964 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ hai do UEFA tổ chức theo chu kỳ 4 năm 1 lần. Vòng chung kết diễn ra tại Tây Ban Nha và chức vô địch sau đó đã thuộc về nước chủ nhà sau khi họ vượt qua đương kim vô địch Liên Xô 2–1 trong trận chung kết. Giải đấu lần này vẫn theo thể thức loại trực tiếp như giải lần đầu tiên với 29 đội bóng tham dự. Chỉ có Hy Lạp bỏ cuộc sau trận hòa với Albania. Do số đội lẻ nên đương kim vô địch Liên Xô cùng hai đội Áo và Luxembourg qua bốc thăm không phải tham dự vòng loại đầu tiên. Các cặp đấu tiến hành đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà – sân khách cho tới bán kết. Bốn đội cuối cùng sẽ thi đấu vòng chung kết được tổ chức tại một trong bốn nước có đội bóng tham dự. Ở giải này, Luxembourg trở thành khắc tinh của các đội bóng lớn khi hạ Hà Lan 3-2 sau hai lượt, và thủ hòa với Đan Mạch 3–3 và 2–2, trước khi thất bại 0–1 ở trận tái đấu. Đan Mạch gây bất ngờ nhất khi lọt vào tới vòng chung kết, cùng với Liên Xô, Tây Ban Nha và Hungary. Tại bán kết, Liên Xô đánh bại Đan Mạch 3–0 tại Barcelona và Tây Ban Nha hạ Hungary 2–1 sau hai hiệp phụ ở Madrid với bàn thắng quyết định của Amancio. Tây Ban Nha đã bỏ cuộc khỏi giải đấu trước năm 1960 khi từ chối thi đấu với Liên Xô, nhưng lần này nhà độc tài Franco đã cho phép đội nhà thi đấu với những người Xô viết. Trước hơn 79.000 khán giả tại sân Santiago Bernabéu ở Madrid, chủ nhà thắng 2–1 nhờ bàn thắng muộn của Marcelino. Euro 1968 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 3 diễn ra tại Ý từ ngày 5 cho đến 10 tháng 6 năm 1968. So với các giải đấu trước, vòng loại kỳ Euro lần này có thay đổi khi lần đầu tiên áp dụng thể thức các đội được chia bảng, đấu vòng tròn tính điểm. Đây cũng là kỳ Euro duy nhất có hai trận chung kết. Đội tuyển chủ nhà Ý phải đợi đến trận đấu lại mới vượt qua được Nam Tư để giành chức vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử của mình. Đây cũng là lần thứ hai đội bóng vùng Balkan thất bại trong trận đấu cuối cùng của giải, sau chức á quân giành được vào năm 1960. Euro 1972 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 4 diễn ra tại Bỉ từ ngày 14 cho đến ngày 18 tháng 6 năm 1972. Tại giải, đội tuyển Tây Đức giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Với việc giành thêm chức vô địch thế giới hai năm sau đó tại World Cup 1974, đội Tây Đức trở thành tuyển quốc gia đầu tiên đồng thời giữ hai danh hiệu Đương kim vô địch châu Âu và vô địch thế giới. Euro 1976 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 5 diễn ra tại Nam Tư, từ ngày 16 cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1976. Tại giải, đội tuyển Tiệp Khắc giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Đây là giải đấu cuối cùng, vòng chung kết chỉ quy tụ bốn đội bóng và nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết phải thi đấu vòng loại. Kể từ giải lần sau, vòng chung kết sẽ được mở rộng cho 8 đội tham gia, bao gồm 7 đội vượt qua vòng loại và quốc gia được chọn đăng cai vòng chung kết. Một điều đáng lưu ý nữa ở giải là tất cả các trận đấu đều buộc phải thi đấu hiệp phụ để phân định thắng thua. Trận chung kết giữa Tiệp Khắc và Tây Đức là trận đấu đầu tiên trong lịch sử bóng đá quốc tế có áp dụng hình thức sút penalty sau hai hiệp phụ để phân thắng bại. Euro 1980 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 6 diễn ra tại Ý từ ngày 11 cho đến ngày 22 tháng 6 năm 1980. Tại giải, đội tuyển Tây Đức giành chức vô địch châu Âu thứ hai của mình, và trở thành đội đầu tiên hai lần vô địch giải. Euro 1984 là Giải vô địch quốc gia châu Âu lần thứ 7 diễn ra từ ngày 12 đến 27/6 năm 1984 tại Pháp. Vào thời điểm này, chỉ có 8 đội tham dự VCK, bao gồm 7 đội phải vượt qua vòng loại và nước chủ nhà. Dưới sự dẫn dắt của Michel Platini, Pháp đã xuất sắc giành chức vô địch trên sân nhà và đây cũng là danh hiệu lớn đầu tiên của họ. Euro 1988 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ tám diễn ra tại Tây Đức từ ngày mùng 10 cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1988. Tại giải, đội tuyển Hà Lan dưới sự dẫn dắt của bộ ba người "Hà Lan bay" (Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard) giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Euro 1992 được tổ chức ở Thụy Điển từ ngày 10 đến 26 tháng 6 năm 1992. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 9, được tổ chức bởi UEFA. Đan Mạch, đội đến Thụy Điển để thay thế cho Nam Tư (đã vượt qua vòng loại nhưng không tham gia được do có nội chiến xảy ra), đã tạo ra bất ngờ lớn khi giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Một đội tuyển khác "chính thức" không thi đấu vòng loại mà vẫn có mặt tại vòng chung kết Euro 1992 là đội tuyển SNG (tên tắt của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập mới được tách ra từ Liên Xô). Năm 1991 Liên Xô tan vỡ và bị tách thành 15 nước độc lập, SNG được thành lập từ 12 nước trong 15 nước đó gồm Nga, Ukraina, Belarus, Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Armenia, Moldova and Tajikistan. Đội Liên Xô đã vượt qua vòng loại được thay thế bằng tuyển SNG. Tại Euro 1992 có một điều đáng chú ý nữa là lần đầu tiên tại một vòng chung kết một giải đấu bóng đá lớn, tên riêng của mỗi cầu thủ được in sau lưng áo đấu của mình. Euro 1996 được tổ chức ở Anh từ ngày mùng 8 đến ngày 30 tháng 6 năm 1996. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 10, được tổ chức bởi UEFA. Đức trở thành đội đầu tiên ba lần đoạt chức vô địch châu Âu khi giành ngôi quán quân của giải. Đây là kỳ Euro đầu tiên có 16 đội tham dự vòng chung kết. UEFA đưa ra quyết định này khi ở trong thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, đối với các đội bóng châu Âu, vượt qua vòng loại World Cup còn dễ hơn vượt qua vòng loại của giải vô địch châu lục mình; 14 trên tổng số 24 đội tham dự World Cup 1982, 1986 và 1990 là các đội bóng thuộc Cựu lục địa, trong khi vòng chung kết Euro vẫn giữ nguyên thể thức 8 đội. Euro 2000 là giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 11 được đồng tổ chức bởi Bỉ và Hà Lan (lần đầu tiên trong lịch sử Euro) từ 10 tháng 6 đến hai tháng 7 năm 2000. Giải đấu có sự tham gia của 16 đội tuyển quốc gia. Trong đó trừ hai nước chủ nhà Bỉ và Hà Lan, 14 đội còn lại phải vượt qua được vòng loại để tới vòng chung kết. Pháp là đội vô địch giải đấu này, sau chiến thắng 2-1 trước Italia trong trận chung kết, bằng bàn thắng vàng. Euro 2004 được tổ chức ở Bồ Đào Nha từ ngày 12 tháng 6 cho đến ngày mùng 4 tháng 7 năm 2004. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 12, được tổ chức bởi UEFA. Đội tuyển Hy Lạp gây bất ngờ lớn khi đoạt chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình, dù không được đánh giá cao trước khi giải diễn ra. Euro 2008 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 13 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Giải diễn ra trên các sân vận động của Áo và Thụy Sĩ từ ngày mùng 7 và kết thúc với trận chung kết trên sân vận động Ernst Happel Stadion vào ngày 29 tháng 6 năm 2008. Đây là lần thứ hai có hai quốc gia đồng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu. Lần trước vào năm 2000 do Bỉ và Hà Lan cùng đăng cai. Ở giải đấu này, Tây Ban Nha đã lần thứ hai vô địch Euro sau khi đánh bại Đức 1-0 ở trận chung kết nhờ pha lập công duy nhất của Fernando Torres. Euro 2012 là giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 14 và là lần thứ 3 được đăng cai tại hai quốc gia là Ba Lan và Ukraina. Giải bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng 6 đến ngày mùng hai tháng 7 năm 2012. Có tổng cộng 16 đội bóng tham dự chia thành 4 bảng A, B, C và D. Đây là giải đấu khẳng định sự thống trị của bóng đá Tây Ban Nha khi họ là đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro sau khi đánh bại Italia với tỷ số đậm 4–0 ở trận chung kết (đây là tỷ số đậm nhất trong một trận chung kết Euro). Qua đó kéo dài kỷ nguyên vinh quang khi họ có trong tay 3 chức vô địch của 3 giải đấu lớn liên tiếp là Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012 (trong quá khứ đội tuyển Tây Đức cũng đã gần chạm đến kỷ lục này khi họ vô địch Euro 1972 và World Cup 1974 nhưng lại không bảo vệ được chức vô địch Euro 1976 dù đã vào tới trận chung kết). Euro 2016 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 15 và là lần thứ 3 tổ chức tại Pháp. Đây là giải đấu đầu tiên có sự góp mặt của 24 đội bóng tham dự. Kể từ giải đấu này có thêm vòng 16 đội cùng với 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Ở giải đấu này, đội tuyển Bồ Đào Nha đã giành chức vô địch Euro lần đầu tiên sau khi đánh bại chủ nhà Pháp 1-0 ở trận chung kết nhờ pha lập công duy nhất của Éder. == Các trận chung kết và tranh hạng ba == Kể từ năm 1984, không có trận tranh hạng 3. Do đó, không có vị trí thứ 3 và vị trí thứ 4 được trao giải thưởng. Vòng bán kết được liệt kê theo thứ tự chữ cái. (1) Trận đấu kết thúc sau hai hiệp phụ. (2) Trận đấu kết thúc theo luật bàn thắng vàng hay "cái chết bất ngờ". === Đội vô địch và á quân === *: đội chủ nhà 1: với tư cách là Tây Đức 2: với tư cách là Tiệp Khắc === Kết quả của các nước chủ nhà === === Kết quả của đương kim vô địch === == Giải thưởng == === Cầu thủ xuất sắc nhất === === Vua phá lưới === == Các đội tham dự giải == Ghi chú H1 – Vô địch H2 – Á quân H3 – Hạng ba (từ năm 1960 đến năm 1980) H4 – Hạng tư (từ năm 1960 đến năm 1980) BK – Bán kết (kể từ năm 1984) TK – Tứ kết (kể từ năm 1996) V16 – Vòng 16 đội (kể từ năm 2016) VB – Vòng bảng (kể từ năm 1980) Q — Đã vượt qua vòng loại của giải đấu sắp tới • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Bị cấm tham dự — Đội chủ nhà Số đội tham dự vòng chung kết của mỗi giải đấu được viết trong ngoặc. 1: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Tây Đức 2: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Liên Xô và một lần với tư cách là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập 3: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Tiệp Khắc 4: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Nam Tư Các đội chưa từng tham dự vòng chung kết Euro Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Síp, Estonia, Phần Lan, Gruzia, Gibraltar, Israel, Kazakhstan, Kosovo, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Macedonia, Malta, Moldova, Montenegro, San Marino. == Xếp hạng theo số trận thắng == (tính đến mùa giải 2016) Cập nhật lần cuối: 10/7/2016. == Các huấn luyện viên vô địch == == Xem thêm == Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
gabriel paulista.txt
Gabriel Armando de Abreu (sinh ngày 26 tháng 11 năm 1990, được biết đến nhiều hơn với cái tên Gabriel Paulista hay Gabriel là một cầu thủ bóng đá quốc tịch Brazil, hiện đang chơi cho câu lạc bộ chuyên nghiệp Anh Arsenal ở vị trí trung vệ. Anh bắt đầu sự nghiệp với việc chơi cho đội trẻ Vitória vào năm 2010 trong một mùa giải, rồi chuyển đến chơi cho Villarreal thêm nửa mùa giải trước khi chính thức ký hợp đồng với Arsenal vào tháng 1 năm 2015. == Thống kê sự nghiệp câu lạc bộ == Số liệu thống kê chính xác tới 21 tháng 5 năm 2016 == Chú thích == == Liên kết ngoài == Villarreal official profile (tiếng Tây Ban Nha) BDFutbol profile Soccerway profile
vũ thanh.txt
Vũ Thanh (giản thể: 武清区; phồn thể: 武清區; bính âm: Wǔqīng Qū) là một khu (quận) thuộc thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Quận nằm ở tây bắc Thiên Tân, gần Đại Vận Hà và giáp với tỉnh Hà Bắc. Vũ Thanh xưa gọi là Tuyền Châu. Thời tiền Tần là tên của khu vực. Đến năm Nguyên Phong thứ 5 thời Hán Vũ Đế thì lập huyện, Vũ Thanh lúc đó thuộc hai huyện Tuyền Châu và Ung Nô. Năm Chân Quân thứ 7 thời Bắc Ngụy Thái Bình cho nhập Tuyền Châu với Ung Nô, đến năm Đường Thiên Bảo thứ 1 thì phế tên trước đó, đổi thành huyện Vũ Thanh. Năm 2000, Vũ Thanh trở thành khu. Vũ Thanh được chia thành: Nhai đạo Vận Hà Tây nhai đạo (运河西街道) Dương Thôn nhai đạo (杨村街道) Từ Quan Đồn nhai đạo (徐官屯街道) Hạ Chu Trang nhai đạo (下朱庄街道) Hoàng Trang nhai đạo (黄庄街道) Đông Bồ Oa nhai đạo (东蒲洼街道) Trấn Hương Đậu Trương Trang hương (豆张庄乡) Đại Hoàng Bảo hương (大黄堡乡) Tào Tử Lý hương (曹子里乡) Cao Thôn hương (高村乡) Bạch Cổ Đồn hương (白古屯乡) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức (tiếng Trung)
1776.txt
1776 (MDCCLXXVI) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Hai của lịch Gregory (hay một năm nhuận bắt đầu vào thứ Sáu, chậm hơn 11 ngày, theo lịch Julius). == Sự kiện == === Tháng 1 === 10 tháng 1 - Thomas Paine xuất bản sách Common Sense - Lẽ Thông Thường. 10 tháng 1 - Cách mạng Hoa Kỳ: những người trung thành Nam Carolina do Robert Cunningham lãnh đạo đã ký một bản kiến nghị từ nhà tù đồng ý tất cả các yêu sách hoà bình của một chính quyền bang mới thành lập của Nam Carolina. 24 tháng 1 - Cách mạng Hoa Kỳ: Henry Knox đến Cambridge, Massachusetts với pháo ông đã vận chuyển từ Fort Ticonderoga. === Tháng 3 === Nguyễn Lữ phụng lệnh Nguyễn Nhạc đem quân tấn công Gia Định. === Tháng 6 === Đỗ Thanh Nhân và Lý Tài đánh lẫn nhau. Nguyễn Phúc Dương rút quân về Quy Nhơn. === Tháng 7 === 4 tháng 7: Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kì === Tháng 10 === Nguyễn Phúc Thuần rút quân về Gia Định rồi bị Lý Tài ép nhường gọi vương cho Nguyễn Phúc Dương. == Sinh == == Mất == == Xem thêm == == Chú thích ==
trần trọng kim.txt
Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883 – 1953) là một học giả danh tiếng nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần (遺臣), thủ tướng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) được thành lập trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa như Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, Nho giáo... == Tiểu sử == === Thân thế === Trần Trọng Kim, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vợ ông Bùi Thị Tuất là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ. Ông có một người con gái duy nhất là Trần Thị Diệu Chương, lấy chồng làm Chưởng lý Bộ Quốc ấn tại Sénégal. Cha ông là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo. === Hoạt động trong ngành giáo dục === Trần Trọng Kim xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán. Vào năm 1897, ông theo học tại Trường Pháp-Việt Nam Định và học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông ngôn và đến tốt nghiệp năm 1903. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, vì hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Năm 1906, nhân có Hội chợ đấu xảo tại Marseille Pháp, ông xin làm một chân thợ khảm để được đi với Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) sang dự. Sau hội chợ, ông xin ở lại để học thêm tại các trường ở Ardèche, Lyon rồi tiếp tục học ở Trường thuộc địa. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm. Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921) Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931 Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939) Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử. Ngoài ra ông còn tham gia các hoạt động xã hội. Ông là Phó trưởng ban Ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức, Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, Trưởng ban nghiên cứu Phật học của Hội Bắc kỳ Phật giáo. Năm 1943, Một năm sau khi ông về hưu, Nhật Bản kéo vào Đông Dương và người Nhật lấy cớ "giúp các ông tránh sự bắt bớ của Pháp" đưa ông và chí sĩ Cử nhân Dương Bá Trạc (1884-1944) bí mật sang Chiêu Nam (Singapore). Năm 1945, ông được quân đội Nhật đưa về nước. === Hoạt động chính trị === Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp , độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng như Miến Điện, Philippines, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Vua Bảo Đại liền giải tán Hội đồng cơ mật gồm Thượng thư sáu bộ, tuyên bố từ nay sẽ tự mình cầm quyền nhưng bên cạnh nhà vua là viên Đại sứ Nhật ở Đông Dương Yokoyama làm 'Tối cao cố vấn'. Chỉ huy quân Nhật, tướng Tsuchihashi Yuitsu (土橋, âm Hán Việt: Thổ Kiều), nghĩ rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó chính là Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Theo Daniel Grandcléme, nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này. Ngày 30 tháng 03 năm 1945, Trần Trọng Kim được Nhật Bản đón từ Băng Cốc về Sài Gòn. Khoảng 5 tháng 04 năm 1945, Trần Trọng Kim đến Huế. Sau khi được yết kiến Bảo đại và gặp Trần Đình Nam, Trần Trọng Kim cũng tán thành giải pháp lập nội các do Ngô Đình Diệm đứng đầu nên một bức điện thứ 2 triệu tập Ngô Đình Diệm được Tối cao cố vấn Yokoyama nhận chuyển đi. Nhưng Ngô Đình Diệm không ra Huế (do Nhật không chuyển điện, hay nhận điện mà từ chối). Bảo Đại triệu Trần Trọng Kim vào tiếp kiến lần thứ hai. Trần Trọng Kim và một số trí thức có tiếng tăm được giao thành lập nội các ở Huế vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là một dạng chính phủ nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tham gia Nội các của ông đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư): Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ. Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao. Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp. Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính. Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật. Vũ Ngọc Ánh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế. Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao. Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế. Nguyễn Hữu Thi (1899-?), Y sĩ, đại thương gia, Bộ trưởng tiếp tế. Phan Anh (1911-1990) Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên. Ngoài các thành viên Nội các, nhiều nhà trí thức có tiếng tăm cùng tham gia công việc của chính quyền: Phan Kế Toại (Khâm sai Bắc bộ), Bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội), Giáo sư Nguyễn Lân (Thị trưởng Huế), Phó bảng Đặng Văn Hướng (Tỉnh trưởng Nghệ An), Phó bảng Hà Văn Đại (Tỉnh trưởng Hà Tĩnh), Giáo sư Đặng Thai Mai (Tỉnh trưởng Thanh Hóa)… Các ông Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Xiển, Vũ Văn Cẩn, Ngụy Như Kontum, được mời ra thành lập Hội đồng Thanh niên. Tạ Quang Bửu được mời làm Cố vấn đặc vụ ủy viên Bộ Thanh niên và Kỹ sư Lê Duy Thước làm Chánh văn phòng Bộ. Một chính phủ được thành lập trong bối cảnh lịch sử như chính phủ Trần Trọng Kim, thông thường dễ bị coi là thân Nhật, là tay sai Nhật. Và thực tế đã bị coi như vậy. ==== Sự khống chế của Nhật Bản ==== Giáo sư Đinh Xuân Lâm có viết: "Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Thủ đoạn của bọn cầm quyền Nhật Bản là triệt để lợi dụng bộ máy chính quyền do chúng mới dựng lên để lũng đoạn tình hình có lợi cho chúng, chúng chỉ muốn có một chính phủ bù nhìn hoàn toàn để thi hành mọi ý định của chúng". Theo Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: "Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc giành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Nhưng trong tình huống Đông Dương vào năm chót của thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng. Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt...". Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Chính phủ Trần Trọng Kim thực tế vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương. Nhật Bản đưa ra chính sách Đại Đông Á, tuyên bố "giúp các dân tộc da vàng đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để lập nên khu vực thịnh vượng chung", nhưng thực ra đó chỉ là một tên gọi cho ách chiếm đóng mới của quân phiệt Nhật. Vai trò của Nhật, theo kế hoạch của người Nhật, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn bảo vệ quân sự và dẫn dắt chính sách nội bộ của các nước trong khối, miền Nam Châu Á sẽ trở thành thị trường và nơi cung cấp nguyên liệu. Vì vậy nhiều người cho rằng đây chỉ là một chính phủ bù nhìn thân Nhật, không có thực quyền và không có được sự ủng hộ của dân chúng. Nó được xếp chung với các chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philipine... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể trong năm 1945, dù cho Cách mạng tháng Tám không nổ ra thì chính phủ này cũng sẽ bị giải thể khi quân Đồng Minh (Anh và Pháp) tới Việt Nam vào tháng 9/1945. Về hành chánh, Nhật đảo chính lật đổ Pháp ngày 09 tháng 03 năm 1945, nhưng không trao trả toàn bộ chủ quyền đất nước lại cho chính quyền Đế quốc Việt Nam, mà mãi đến tháng 7 năm 1945, sau các cuộc thương lượng của Trần Trọng Kim, toàn quyền Nhật là Tsuchihashi mới trả lại cho chính phủ Đế quốc Việt Nam ba thành phố nhượng địa Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1945. Về việc thu hồi Nam Kỳ thì cuộc thương thuyết với Toàn quyền Tsuchihashi có kết quả mặc dù lúc đầu Tsuchihashi còn do dự vì triều đình Cao Miên cũng đòi đất Nam Kỳ. Trần Trọng Kim phái Nguyễn Văn Sâm là khâm sai vào Sài Gòn tiếp thu. Ở ngoài Bắc thì Thống sứ Nishimura bàn giao với khâm sai Phan Kế Toại tại Hà Nội ngày 12 Tháng 8. Ngày 14 Tháng 8, chính phủ Trần Trọng Kim công bố chính thức tiếp thu Nam Kỳ Chính phủ Trần Trọng Kim cũng thay chương trình học bằng tiếng Pháp bậc tiểu học và trung học sang chương trình học bằng tiếng Việt, do học giả Hoàng Xuân Hãn biên soạn. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ ngoại trừ lĩnh vực y tế và các văn thư liên lạc với Pháp hoặc các công ty của người Trung Hoa. Việc Nhật chiếm đóng vào thời điểm 1945 đã gây ra những hậu quả tai hại cho Việt Nam như nạn đói năm Ất Dậu. Vấn đề cấp thiết nhất khi đó là việc cứu đói, nhưng chính phủ Trần Trọng Kim đã không làm được điều mình hứa hẹn, chính phủ này không có phương tiện, nhân lực đều do quân Nhật nắm, giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc thì bị quân Đồng minh cắt đứt nên không thể làm làm tình hình được cải thiện. Nạn đói năm Ất Dậu đã khiến gần 2 triệu người dân Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) chết đói. Báo Ngày Nay xuất bản tháng 6/1945 nhận xét về sự bất lực hoàn toàn của chính phủ này, viết: “Chúng tôi nhận thấy ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao giấy mực, dân đói miền Bắc cũng chưa thấy một bao gạo nào ở Nam đưa ra. Lời tuyên bố của thủ tướng còn vang vọng bên tai ta: “Cần nhất là phải tiếp tế cho dân đói miền Bắc” mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo lời nói; tuy rằng gạo miền Nam vẫn chất đầy trong các kho, các nhà máy, tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng xấp dày trong các két sắt của nhà tư sản Việt Nam, tuy rằng nội các vẫn có một bộ tiếp tế và một bộ tài chính" Về vấn đề này, nhà sử học Trần Văn Giàu chỉ ra nguyên nhân của sự bất lực này là do tính chất bù nhìn của chính phủ Trần Trọng Kim: Không những vậy, Đạo dụ của chính phủ Trần Trọng Kim ngày 13/6/1945 còn quy định: ai phạm việc phá hoại cầu cống, đường sá, cướp phá hoặc làm hư hại kho ngũ cốc, đồ ăn, gạo, đều bị kết án tử hình. Đạo dụ cũng cấm chỉ mọi cuộc tụ tập trên 10 người. Vì đạo dụ này, nhân dân không dám kéo đi phá kho thóc để chia cho người đói, hàng chục vạn người đã chết đói ngay bên ngoài cửa những kho thóc còn đầy ắp|}} Khi quân Nhật thất trận sắp đầu hàng Đồng Minh, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chỉ tồn tại được đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 thì sụp đổ. Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để tránh phải tham gia chiến tranh thế giới thứ II với tư cách đồng minh của Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ thanh niên Phan Anh đã thành lập đoàn Thanh niên Tiền tuyến, Thanh niên Xã hội để thực hiện công tác trị an, bảo vệ. Tuy nhiên khi Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng Thanh niên Tiền tuyến đã rời bỏ hàng ngũ Đế quốc Việt Nam để quay sang ủng hộ lực lượng Việt Minh. Trường Thanh niên tiền tuyến đã đào tạo ra nhiều tướng lĩnh, sĩ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này. Mới ra mắt được 4 tháng, ngày 5/8/1945, hàng loạt thành viên nội các Trần Trọng Kim xin từ chức: 3 bộ trưởng xin từ nhiệm, Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh qua đời vì trúng bom máy bay Mỹ. Các bộ trưởng khác tuyên bố bản thân họ cũng bất lực, bởi không thể làm được việc gì nếu không được cố vấn tối cao Nhật đồng ý, trong khi vua Bảo Đại chỉ lo ăn chơi, săn bắn mà không quan tâm đến chính trị. Trần Trọng Kim cố gắng liên hệ nhưng các nhân vật cấp tiến đều khước từ cộng tác, đến đầu tháng 8 thì chính Trần Trọng Kim cũng nản lòng. Ông nói mình bị "tăng huyết áp" và không ra khỏi nhà. Trong hồi ký của mình, Trần Trọng Kim viết về giai đoạn làm chính trị dưới sự khống chế của Nhật Bản: === Lưu vong và hồi hương === Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối xử với ông cực kỳ ưu đãi, hiếm thấy ở một cuộc cách mạng nào. Ông được sống yên ổn tự do ở nhà, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cấp tiền lương cho ông ăn. Chính ông đã viết trong hồi ký: “Bây giờ tôi không có tiền, may nhờ chính phủ Việt Minh ở Huế trả tôi 1.600 đồng tiền lương quá nửa tháng 8 tôi mới có tiền chi tiêu”. Món tiền 1.600 đồng lúc ấy là không hề nhỏ, có thể mua được hai tấn gạo. Tháng 6-1946, khi quân Quốc dân đảng Trung Quốc phải rút về nước, ông sang Trung Quốc tìm gặp cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông. Ông cùng Bảo Đại bàn mưu tính kế khôi phục lại ngôi báu nhà Nguyễn, có cả Cousseau, chỉ huy mật thám Pháp tham dự. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo. Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không làm gì. Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2 tháng 12 năm 1953, thọ 71 tuổi. === Các câu nói và nhận xét của người xung quanh === Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và bảo hoàng, ông chủ trương duy trì nền quân chủ tại Việt Nam. Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét: "Tôi quen Trần Trọng Kim từ ngày ông còn dạy học, viết sử. Trong những tác phẩm của mình, ông động viên ý chí quật cường cho thanh niên… Tôi rất có cảm tình đối với ông ấy. Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị. Ông ta cần được sự giúp đỡ ý kiến" Câu nói của Trần Trọng Kim khi gặp đại diện của Việt Minh, Lê Trọng Nghĩa: "Lịch sử sẽ phán xét công việc của chúng tôi" Khi ông Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam kỳ cho Việt Nam: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn sàng xin lui…" Vũ Ngọc Khánh nhận xét: Tư tưởng của Trần Trọng Kim là tư tưởng luân lý phong kiến. Đọc sách Nho giáo của ông, mọi người thấy rõ điều này. Cho đến khi gặp bế tắc, ông vẫn cứ phải loay hoay với lý thuyết của Khổng Tử (qua câu cuối cùng của ông nói với Phạm Khắc Hòe về việc đi ở ẩn), do đó mà bế tắc lại càng bế tắc. == Về vai trò của chính phủ Trần Trọng Kim == Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, chiến tranh thế giới thứ 2 đang xảy ra. Nhật đã giành quyền ảnh hưởng tại Đông Dương từ tay Pháp, Nhật cần 1 chính phủ mới tại Việt Nam phụ thuộc, ủng hộ các quyền lợi của mình tại chiến lược bành trướng châu Á Thái Bình Dương. Pháp, các đế quốc châu Âu muốn giữ quyền lợi vốn có của mình tại các nước thuộc địa Đông Nam Á. Nước Mỹ, lực lượng chính của phe Đồng Minh tại mặt trận Thái Bình Dương muốn ngăn chặn và triệt tiêu ảnh hưởng của Nhật. Tình hình trong nước trở nên hỗn loạn khi Nhật đảo chính, kiểm soát tại các vùng quê của chính quyền mới rất yếu kém, lực lượng quản lý hành chính chưa kịp đào tạo, lực lượng an ninh quân sự phụ thuộc vào Nhật. Chính phủ Trần Trọng Kim muốn lợi dụng Nhật để hất cẳng hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp, và tăng cường ý thức phản kháng của người dân khi quân Pháp trở lại. Lực lượng Việt Minh với mục tiêu khác biệt không thể dung hòa với chính phủ Trần Trọng Kim, họ đã ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chớp lấy thời cơ Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, phải giải giáp vũ khí, lực lượng Việt Minh đã kêu gọi dân chúng biểu tình, bãi công, cướp lấy chính quyền. Chính phủ Trần Trọng Kim ý thức được sự hạn chế của mình nên đã tuyên bố giải tán và bàn giao chính quyền cho Việt Minh, tạo điều kiện cho cuộc Cách mạng tháng Tám diễn ra suôn sẻ. Sau khi chính quyền Việt Minh được thành lập, nhiều nhân vật của chính phủ Trần Trọng Kim đã tham gia vào chính phủ của Việt Minh. Chính phủ Trần Trọng Kim thường được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mô tả trong các tài liệu nghiên cứu chuyên môn trước và sau năm 1975, một cách trực tiếp hay gián tiếp, là bù nhìn của Nhật. Giới sử học phương Tây thì coi Đế quốc Việt Nam là một dạng chính phủ bù nhìn do Nhật thành lập tại các nước bị họ chiếm đóng trong thế chiến thứ 2 như Mãn Châu quốc, Chính phủ Uông Tinh Vệ, Mông Cương, Đệ nhị Cộng hòa Philippines... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản trong Thế chiến, tất cả các chính phủ này đều tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể trong năm 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim được phương Tây coi là một bộ phận của chính sách Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á của Nhật nhằm chiếm đóng Đông Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó các chính quyền bản xứ phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản. Trong bản Tuyên cáo trước quốc dân về đường lối chính trị, dưới sự khống chế của Nhật Bản, nội các Trần Trọng Kim tuyên bố: “quốc dân phải gắng sức làm việc, chịu nhiều hy sinh hơn nữa và phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật Bản trong sự kiến thiết nền Đại Đông Á, vì cuộc thịnh vượng chung của Đại Đông Á có thành thì sự độc lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoáng qua”. Bản Tuyên cáo của Chính phủ Trần Trọng Kim làm nhân dân bàn tán xôn xao, vì Đức đã bại trận, Nhật Bản cũng khó tránh khỏi thất bại, cho nên Trần Trọng Kim lại phải tuyên bố để trấn an dư luận: “Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật và Việt Nam… Sự bại trận ấy không thể giảm bớt lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản đeo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á… ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất, nền độc lập của chúng ta có như thế mới thật vững bền”. Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của nhà Nguyễn nói về bản Tuyên cáo: “Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng…”. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Ba, nhận xét rằng "nền độc lập" của Đế quốc Việt Nam rõ ràng chỉ là giả hiệu bởi những lý do sau: Một nước độc lập phải có một Chính phủ được toàn dân bầu ra, có bộ máy Nội các đầy đủ, hoàn toàn độc lập. Nội các Trần Trọng Kim thì hoàn toàn không do quốc hội lập ra, cũng không có hiến pháp, và cũng không được toàn dân ủng hộ. Chính phủ này cũng không có Bộ Quốc phòng, không có quân đội, không có Bộ Công an, việc giữ an ninh quốc gia, tuyên truyền do quân Nhật nắm giữ. Chính phủ Trần Trọng Kim đã để mặc (hoặc không dám ngăn cản) việc quân Nhật vơ vét lương thực của người dân Việt Nam, gây ra nạn đói kinh hoàng làm chết hơn 2 triệu người ở nhiều tỉnh miền Bắc. Câu nói cuối cùng trong bản "Tuyên cáo độc lập" của Đế quốc Việt Nam là "Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên”, tự điều đó cho thấy chính phủ này phải lệ thuộc chặt chẽ vào Đế quốc Nhật Bản Ngày 25/8/1945, Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tại Ngọ Môn, sau đó trao ấn tín cho đại diện Việt Minh là ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại nói: “Trẫm muốn làm dân một nước độc lập, hơn làm Vua một nước bị trị”. Câu nói này chứng tỏ Bảo Đại thừa nhận trước đó nước Việt Nam chưa có được độc lập, và chính Bảo Đại đã “khai tử” bản Tuyên ngôn Độc lập giả hiệu mà ông phải đọc từ sức ép của Đế quốc Nhật. Phan Anh, bộ trưởng bộ Thanh niên của chính phủ Trần Trọng Kim và cũng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của chính phủ Việt Minh, đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhà sử học Na Uy Stein Tonnesson năm 1989: "… Chúng tôi không muốn bị cả người Pháp lẫn người Nhật đánh lừa mình… Chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ cấp bách là phải đuổi bọn Pháp ra khỏi bộ máy hành chính. Chúng tôi huy động sinh viên, công chức làm việc đó, đòi Nhật làm việc đó. Khẩu hiệu thứ hai của chúng tôi là tạm thời ngồi làm việc với người Nhật, nhưng không phải là "đồng tác giả", không phải là "kẻ hợp tác" với họ; phải giữ thế trung lập". "… Lấy tư cách là thành viên của chính phủ Trần Trọng Kim, tôi nói với ông rằng chúng tôi tuyệt đối không có ảo vọng gì về người Nhật. Tình thế đã dứt khoát rồi. Phải là kẻ điên mới đi hợp tác với Nhật. Có những người điên, nhưng chúng tôi là trí thức, chúng tôi tham gia chính phủ là để phụng sự… Chính vì muốn giữ thế trung lập mà chúng tôi đã quyết định không có bộ Quốc phòng. Người Nhật muốn có bộ ấy để lôi kéo chúng tôi đi với họ. Thay bộ ấy chúng tôi lập Bộ Thanh niên. Phong trào Việt Minh đã nổi tiếng và gây được hiệu quả là vì được thanh niên ủng hộ. Chúng tôi vận động một phong trào thanh niên là nhằm mục đích quốc gia và mục đích xã hội. Phong trào thanh niên của chúng tôi không hề xung đột gì với Việt Minh. Cùng theo đuổi một mục tiêu như nhau mà!"… Và đến lúc Nhật đầu hàng Đồng Minh, ngày 8/5/1945, ông Kim còn phải ra bản tuyên cáo, yêu cầu quốc dân "chúng ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Nền độc lập của chúng ta có như thế mới vững bền" (Việt Nam tân báo ra ngày 18/5/1945). Ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn nhận xét rằng Trần Trọng Kim ra sức giữ ngôi báu cho nhà Nguyễn nên sàng phục vụ cho Nhật: “Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng… Ngày 17-8, chính phủ họp. Ông Trần Đình Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phát biểu: “Toàn dân thắt chặt đoàn kết chung quanh tổ chức mạnh nhất, hăng hái nhất, tức là Việt Minh, làm cho nước ngoài không thể giở thủ đoạn “chia để trị” ra được nữa. Vậy, tôi đề nghị chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh. Theo tôi nghĩ thì cả Hoàng đế cũng nên rút lui”. Câu nói này làm cho Trần Trọng Kim nhảy dựng người lên, nghiêm khắc lên án Trần Đình Nam dám đòi nhà vua bỏ ngôi báu. Một cuộc tranh luận sôi nổi dấy lên. Các bộ trưởng có thiện chí đều xin từ chức. Chính phủ Trần Trọng Kim không thể tồn tại được. Ông Trần Trọng Kim có muốn duy trì nó cũng không được. Ông đành ấm ức chấp nhận thực tế phũ phàng chứ không phải tự nguyện nhường quyền cho Việt Minh. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh lâu đài, gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Pháp, Nhật và tay sai, chứ đâu phải là một chính phủ chuyển tiếp êm thấm. Càng không phải là nhờ thiện chí của ông Thủ tướng Trần Trọng Kim! === Sự bất lực trước thời cuộc === Ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự "độc lập" do quân đội Nhật dựng nên. Ngày 17/3/1945, ở các hương thôn, lý trưởng được lệnh tổ chức dân chúng mừng sự ra đời của Đế quốc Việt Nam tại các đình làng, nhưng không khí rất ảm đạm: "Cửa đình mở rộng, trước sân đình có cờ, chuông, trống, như ngày cúng Thần. Hội đồng xã chỉ lưa thưa có mấy ông. Dân chúng chẳng ai đến cả, trừ một số chức việc có phận sự trong làng. Đến giờ, chuông trống nổi dậy, hương xã làm lễ tế Thần. Lý trưởng đọc lời ‘tuyên cáo độc lập’. Y như một bài văn tế. Xong, chiêng trống tiếp tục và buổi lễ chấm dứt không đầy 30 phút. Không một tiếng vỗ tay. Không một lời hoan hô. Các ông làng xã, khăn đen áo dài khệ nệ như trong các đám cúng Thần theo nghi lễ cổ truyền, lặng lẽ đóng cửa đình sau khi dọn dẹp" Việc đưa Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các cho Bảo Đại trước sau đều do người Nhật đạo diễn để dẫn dụ ông, chứ bản thân ông tự ý thức bản thân mình bất lực, họ trao quyền cũng chỉ để biến ông thành bù nhìn. Trong thư viết ngày 8/5/1947 tại Sài Gòn gửi học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Trần Trọng Kim nói về tình hình yếu kém của Đế quốc Việt Nam năm 1945, sự bất lực của ông và vai trò tiếp quản của Việt Minh như sau: "Còn về phương diện người mình (Đế quốc Việt Nam), thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái quốc, nhưng cái lòng ái quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa vị và quyền lợi, thành ra tranh giành nhau, nghi kỵ nhau rồi lăng mạ lẫn nhau... Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà mình thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái địa vị bàng quan mà thôi... Tôi vẫn biết việc chống Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi... Nay Việt Minh đứng vào cái địa vị chống Pháp, tất là có cái thanh thế rất mạnh...". == Tác phẩm == Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng thời bấy giờ về các lĩnh vực sử học, văn học, nghiên cứu và sư phạm gồm: Sơ học luận lý (1914) Vương Dương Minh (1914) Việt Nam văn phạm (Hợp soạn, 1941) Luân lý giáo khoa thư (1916) Sư phạm khoa yếu lược (1916) Sơ học An Nam sử lược (1917) Sư phạm yếu lược (1918) Việt Nam sử lược (1919) Truyện Thúy Kiều chú giải (1925) 47 điều giáo hóa triều Lê (có bản dịch ra tiếng Pháp- 1928) Nho giáo (3 tập từ 1930-32) Vương Dương Minh (1934) Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938) Phật Lục (1940) Quan niệm về nhân sinh, Vũ trụ đại quan (1943) Quốc văn giáo khoa thư, 3 tập: lớp Đồng ấu, Dự bị, và Sơ đẳng (soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; Nam Sơn Nguyễn Văn Thọ vẽ) Việt Nam văn phạm (cùng Bùi Kỷ, Nguyễn Mạnh Tường) (1941). Tác phẩm Việt Nam sử lược được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần. Sau năm 1945, ông viết hồi ký: Một cơn gió bụi (1949) == Chú thích == == Xem thêm == Chính phủ Đế quốc Việt Nam == Liên kết ngoài == Lịch sử độc lập và nội các đầu tiên Việt Nam. Việt Đông xuất bản cục, 1945. Trần Trọng Kim. Thư gởi ông Hoàng Xuân Hãn năm 1947. Bản chụp thư viết tay. Trần Văn Chánh. Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (2013). Trần Trọng Kim. Một cơn gió bụi. Talawas. Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược. Viện Việt Học.
chiến tranh hoa kỳ - anh quốc (1812).txt
Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc, hay thường được biết đến với cái tên Chiến tranh năm 1812, là một cuộc chiến giữa các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và quân đội Đế quốc Anh. Hoa Kỳ tuyên chiến vào năm 1812 vì nhiều nguyên nhân, trong đó có mong muốn được mở rộng vùng lãnh thổ Tây Bắc, những hạn chế về thương mại do cuộc chiến tranh mà nước Anh đang tiến hành chống lại Pháp gây ra, việc cưỡng bức các thủy thủ thương gia người Hoa Kỳ đi lính cho Hải quân Hoàng gia Anh, việc Anh hỗ trợ các bộ lạc da đỏ nhằm chống lại sự bành trướng của Hoa Kỳ, và sự phẫn nộ trước những hành động sỉ nhục danh dự quốc gia Hoa Kỳ của Anh trên hải phận quốc tế. Cho đến năm 1814, Đế quốc Anh cho áp dụng một chiến lược phòng thủ, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Hoa Kỳ tại các tỉnh Thượng và Hạ Canada. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã kiểm soát được hồ Erie vào năm 1813, chiếm đóng phần phía Tây Ontario, chấm dứt hy vọng thiết lập một khối Liên minh Da đỏ và xây dựng một nhà nước Da đỏ độc lập tại miền Trung Tây của Tecumseh. Phía Tây Nam, tướng Andrew Jackson cũng đánh bại được nhà nước Creek trong trận Horseshoe Bend năm 1814. Nhưng sau thất bại của Napoleon, người Anh đã tiến hành một chiến lược tích cực hơn, huy động thêm 3 binh đoàn lớn cùng với nhiều đơn vị quân khác đến trợ chiến. Thắng lợi của người Anh trong trận Bladensburg tháng 8 năm 1814 giúp họ dễ dàng chiếm đóng và phóng hỏa đốt cháy thủ đô Washington D.C. Tuy nhiên sau đó, những chiến thắng của Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1814 và tháng 1 năm 1815 đã đẩy lui được các cuộc tiến công khác của Anh tại Baltimore, New York và New Orleans. Cuộc chiến đã diễn ra trên ba mặt trận. Trên biển, tàu chiến và tàu cướp biển của cả hai bên tấn công các tàu buôn của nhau, trong khi người Anh phong tỏa bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ và tiến hành các cuộc đột kích quy mô lớn trong giai đoạn sau của cuộc chiến. Các trận đánh nổ ra tại vùng biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, dọc theo Ngũ Đại Hồ và sông Saint Lawrence. Ở miền Nam và duyên hải vịnh Mexico, đã xảy ra những trận chiến lớn trên bộ, trong đó quân đội Hoa Kỳ tiêu diệt được các đồng minh Da đỏ của Anh và đánh bại lực lượng xâm lược Anh tại New Orleans. Hoa Kỳ đã thắng trong nhiều trận hải chiến, chủ yếu là giao tranh giữa các tàu đi lẻ với tàu cướp biến Anh, và tại Ngũ Đại Hồ, đặc biệt là trong trận hồ Erie. Cả hai bên đều xâm chiếm vào lãnh thổ của nhau, nhưng đều thất bại hoặc chỉ thu được thắng lợi tạm thời. Đến cuối cuộc chiến, các phần lãnh thổ mà hai bên đều chiếm được của nhau đã được trao trả lại theo quy định của Hiệp ước Ghent. Tại Hoa Kỳ, những trận đánh như trận New Orleans và trận phòng thủ Baltimore (nguồn cảm hứng cho lời bài quốc ca Hoa Kỳ, "Lá cờ ánh sao chói lọi") đã tạo nên tâm lý phấn khích trong cuộc "chiến tranh giành độc lập lần thứ hai" chống lại nước Anh. Nó đã mở ra một "Kỷ nguyên của những điều tốt lành", khi mà những sự thù địch đảng phái trong nước gần như biến mất. Canada cũng bắt đầu nổi lên trong chiến tranh với một ý thức quốc gia và sự đoàn kết được tăng cường. Ở Anh ngày nay, cuộc chiến này ít được nhớ đến và thường được coi là một diễn biến phụ của cuộc chiến tranh Napoleon diễn ra ở châu Âu. Nó đã giúp mở ra một thời đại quan hệ và thương mại hữu nghị với đất nước Hoa Kỳ. == Nguyên nhân chiến tranh == Hoa Kỳ tuyên chiến với Anh bởi một số lý do sau: === Căng thẳng Thương mại === Năm 1807, người Anh đã cho áp dụng một loạt các hạn chế thương mại theo nội dung của một loạt Chỉ thị Hội đồng để cản trở sự giao thương buôn bán giữa châu Mỹ với nước Pháp mà Anh đang có chiến tranh. Và Hoa Kỳ cho rằng những hạn chế này là bất hợp pháp theo như luật lệ quốc tế. Người Anh không muốn để cho Hoa Kỳ giao lưu thương mại với Pháp, bất chấp vị thế trung lập của họ. Như tác giả Reginald Horsman đã giải thích: Đội tàu buôn Hoa Kỳ đã phát triển gần gấp đôi từ năm 1802 đến năm 1810, khiến Hoa Kỳ trở thành nước có hạm đội trung lập lớn nhất thế giới. Anh là đối tác thương mại lớn nhất, tiếp nhận 80% tổng số vải và 50% các hàng xuất khẩu khác của Hoa Kỳ. Công chúng và báo chí Anh không bằng lòng trước sự cạnh tranh buôn bán và thương mại ngày càng tăng. Còn theo quan điểm của Hoa Kỳ thì Anh đang vi phạm rõ ràng quyền buôn bán với các nước khác của một quốc gia trung lập của họ. === Cưỡng bách tòng quân === Trong chiến tranh Napoleon, Hải quân Hoàng gia Anh đã phát triển tổng cộng lên đến 175 tàu chiến tuyến và 600 tàu thủy, và lực lượng này đòi hỏi cần tới 140.000 thủy thủ. Lúc thời bình, Hải quân Hoàng gia có thể huy động quân tình nguyện cho hạm đội của mình, nhưng trong chiến tranh, khi nguồn nhân lực thủy thủ có nhiều kinh nghiệm ít ỏi bị cạnh tranh bởi các tàu buôn và tàu cướp biển, họ phải chuyển qua áp dụng cưỡng bức tòng quân bởi không thể chỉ cung cấp mỗi quân tình nguyện cho đội tàu được nữa. Uớc tính có khoảng 11.000 thủy thủ nhập tịch trên các tàu của Hoa Kỳ vào năm 1805 và Bộ trưởng Ngân khố Albert Gallatin nói rằng trong số đó có 9.000 người là sinh ra tại Anh. Hải quân Hoàng gia truy tìm họ bằng cách chặn và lục soát các tàu buôn Hoa Kỳ. Những hành động đó, đặc biệt là trong sự kiện Chesapeake–Leopard, đã gây phẫn nộ cho người Hoa Kỳ. Họ coi việc cưỡng bách tòng quân như là một sự xúc phạm quá đáng, bởi vì nó thể hiện sự xâm phạm chủ quyền quốc gia và phủ nhận quyền của Hoa Kỳ trong việc cho người nước ngoài nhập tịch. Hoa Kỳ tin rằng những người đào ngũ của Anh có quyền được trở thành công dân Hoa Kỳ. Nước Anh không công nhận quyền công dân nhập tịch của Hoa Kỳ, do đó, ngoài việc bắt lại những người đào ngũ, họ cho rằng những công dân Hoa Kỳ gốc Anh vẫn phải chịu nghĩa vụ tòng quân cho Anh. Việc sử dụng rộng rãi giấy tờ giả mạo danh tính trong giới thủy thủ đã làm tình hình thêm trầm trọng. Điều này khiến Hải quân Hoàng gia thêm khó khăn trong việc phân biệt người Mỹ với người nước khác và dẫn đến việc bắt đi lính cả những người Mỹ không phải gốc Anh (một số trong đó đã được tự do nhờ khiếu nại). Người Mỹ tức giận khi việc cưỡng bức tòng quân phát triển lớn hơn với việc các tàu của Anh đóng ngay bên ngoài cảng của Hoa Kỳ, trên lãnh hải Hoa Kỳ và khám xét tàu thuyền để tìm hàng lậu và bắt lính ngay trong tầm nhìn từ các bờ biển Hoa Kỳ. "Tự do thương mại và quyền của thủy thủ" đã trở thành một khẩu hiệu của phía Hoa Kỳ trong suốt cuộc xung đột. === Anh hỗ trợ các cuộc cướp bóc của dân Da đỏ === Vùng lãnh thổ Tây Bắc, bao gồm các bang Ohio, Indiana, Illinois, Michigan, và Wisconsin ngày nay, đã trở thành một khu vực tranh chấp giữa các bộ tộc Da đỏ với Hoa Kỳ kể từ khi Sắc lệnh Tây Bắc được thông qua năm 1787. Đế quốc Anh đã nhượng lại khu vực này cho Hoa Kỳ theo Hiệp định Paris năm 1783. Các bộ tộc da đỏ đã nghe theo Tenskwatawa (anh em của Tecumseh, nhà tiên tri của tộc Shawnee), người đã nhìn thấy việc thanh lọc xã hội mình bằng cách trục xuất "những đứa con của Linh hồn Tội lỗi" (ám chỉ người Mỹ khai hoang). Tenskwatawa và Tecumseh đã thành lập một liên minh của rất nhiều bộ lạc để ngăn cản sự bành trướng của Hoa Kỳ. Người Anh xem các bộ lạc Da đỏ như những đồng minh quý giá, một tấm đệm cho các thuộc địa Canada của mình và đã cung cấp vũ khí cho họ. Các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ khai hoang ở vùng Tây Bắc đã làm trầm trọng hơn nữa những căng thẳng giữa Anh và Hoa Kỳ. Các cuộc cướp bóc của Liên minh Da đỏ đã gây cản trở cho Hoa Kỳ trong việc mở rộng tại những vùng đất canh tác giàu tiềm năng tại lãnh thổ Tây Bắc. Người Anh có những mục tiêu lâu dài trong việc tạo ra một nhà nước Da đỏ "trung lập" lớn bao gồm phần lớn Ohio, Indiana và Michigan. Họ đã đưa ra yêu cầu này tại hội nghị hòa bình vào cuối mùa thu năm 1814, nhưng việc để mất quyền kiểm soát miền tây Ontario trong những trận đánh then chốt trên hồ Erie đã khiến cho Hoa Kỳ nắm được vùng đất trung lập nói trên. === Chủ nghĩa bành trướng của Hoa Kỳ === Sự mở rộng tại lãnh thổ Tây Bắc của Hoa Kỳ đã bị gây cản trở bởi những nhà lãnh đạo bản địa như Tecumseh, người được nước Anh tiếp tế và khuyến khích. Người Mỹ tại biên giới phía tây đòi hỏi rằng sự can thiệp đó phải bị chấm dứt. Trước năm 1940, một số sử gia cho rằng chủ nghĩa bành trướng sang Canada của Hoa Kỳ cũng là một nguyên nhân chiến tranh; tuy nhiên, có một sử gia sau này đã viết: "Hầu như tất cả các báo cáo trong giai đoạn 1811-1812 đều đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của một nhóm người trẻ, được mệnh danh là những con Diều hâu Chiến tranh, đối với chính sách của Madison. Theo bức họa chuẩn mực, những người này là một nhóm khá ngông cuồng và hồ hởi giận dữ trước những thủ đoạn hàng hải của Anh, chắc chắn rằng người Anh đang khuyến khích người da đỏ và đoan chắc Canada là một vùng đất dễ dàng chinh phục và là một lựa chọn để thêm vào lãnh thổ quốc gia. Giống như tất cả các hình mẫu khác, có một số sự thật trong lớp kịch này; tuy nhiên, hầu hết vẫn là không chính xác. Đầu tiên, Perkins đã chỉ ra rằng các cuộc chiến tranh được ủng hộ luôn kéo dài hơn những cuộc chiến tranh chống đối. Thứ hai, sự quyến rũ của vùng Canadas đã trở nên ít giá trị hơn theo như hầu hết các nhà nghiên cứu gần đây." Vào đầu thế kỷ 20, một số sử gia người Canada đã đưa ra quan điểm này và nó tồn tại trong quan điểm cộng đồng ở Ontario. Theo các cuốn sách của Stagg năm 1981 và 1983, Madison và các cố vấn của ông tin rằng cuộc chinh phục của Canada là dễ dàng và rằng tình trạng bức bách kinh tế sẽ đẩy người Anh đến giới hạn phải cắt đứt nguồn cung cấp thực phẩm cho các thuộc địa Tây Ấn của họ. Hơn nữa, việc sở hữu Canada sẽ là một con bài thương lượng có giá trị. Những người dân ở vùng biên giới yêu cầu chiếm lấy Canada không phải vì họ muốn đất, mà vì cho là người Anh đang vũ trang cho người da đỏ và do đó ngăn cản sự định cư của Hoa Kỳ ở miền Tây. Như Horsman đã kết luận: "Ý tưởng cho việc chinh phục Canada được đưa ra ít nhất là vào năm 1807 như là một phương cách buộc nước Anh thay đổi chính sách trên biển của mình. Cuộc chinh phục của Canada chủ yếu là một phương thức để tiến hành chiến tranh, chứ không phải là một lý do để bắt đầu nó." Hickey cũng thẳng thừng tuyên bố: "Mong muốn sáp nhập Canada không đem lại chiến tranh." Brown (1964) đã kết luận rằng: Mục đích của cuộc viễn chinh Canada là để phục vụ cuộc đàm phán, chứ không phải để sát nhập Canada. Burt, một học giả hàng đầu của Canada, cũng hoàn toàn tán thành, và lưu ý rằng Foster-công sứ Anh tại Washington-cũng bác bỏ lập luận rằng việc sát nhập của Canada đã là một mục tiêu chiến tranh. Tuy nhiên, một số sử gia như J. C. A. Stagg và Donald R. Hickey cũng tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sau này đã trả lại cho Anh các vùng lãnh thổ chiếm được trong chiến tranh một cách miễn cưỡng. Đa số cư dân ở vùng Thượng Canada (Ontario) là người sang sống lưu vong trong thời kỳ Cách mạng tại Hoa Kỳ hoặc là người nhập cư từ Hoa Kỳ sau chiến tranh. Họ chống đối lại việc hợp nhất với Hoa Kỳ, trong khi những người định cư khác dường như không quan tâm. Các thuộc địa Canada có dân cư sinh sống thưa thớt và chỉ được quân đội Anh phòng giữ lỏng lẻo. Người Mỹ tin rằng nhiều người ở Thượng Canada sẽ nổi dậy và chào đón quân đội Hoa Kỳ như những người giải phóng, nhưng điều đó đã không xảy ra. Một lý do khiến các lực lượng Hoa Kỳ rút lui sau một trận chiến thắng lợi trong lãnh thổ Canada là họ không thể có được nguồn cung cấp từ người dân địa phương. Nhưng người Mỹ đã từng nghĩ đến khả năng hỗ trợ của địa phương sẽ đem lại một cuộc chinh phục dễ dàng, như cựu Tổng thống Thomas Jefferson dường như tin tưởng trong năm 1812: "Việc giành được Canada trong năm nay, cho đến tận vùng lân cận Quebec, sẽ chỉ là vấn đề hành quân, và sẽ đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm để tấn công vào Halifax, việc trục xuất kế tiếp và chung cuộc nước Anh ra khỏi lục địa châu Mỹ." Một số quan chức Anh - và một số người Hoa Kỳ bất đồng chính kiến - chỉ trích rằng mục tiêu của cuộc chiến tranh này là sáp nhập một phần của Canada, nhưng họ không xác định được là phần nào. Các tiểu bang gần Canada nhất đã phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh này. == Tuyên chiến == Ngày 1 tháng 6 năm 1812, Tổng thống James Madison đã gửi một thông điệp đến Quốc hội Hoa Kỳ, thuật lại chi tiết những bất bình của người Mỹ đối với Vương quốc Anh, nhưng không đưa ra lời kêu gọi tuyên chiến rõ ràng. Sau khi nhận thông điệp của Madison, Hạ viện Hoa Kỳ đã theo luận bốn ngày trước khi bỏ phiếu thông qua việc tuyên bố chiến tranh với 79 phiếu thuận so với 49 phiếu chống, và Thượng viện đồng ý với tỷ lệ 19-13. Cuộc xung đột chính thức bắt đầu vào ngày 18 tháng 6 năm 1812 khi Madison ký dự thảo thành luật. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tuyên chiến với một quốc gia khác, và cuộc bỏ phiếu lần đó của Quốc hội là lần bỏ phiếu tuyên chiến sít sao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không một ai trong số 39 thành viên Đảng Liên bang trong Quốc hội bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh; những người phản đối chiến tranh sau đó đã gọi đây là "Cuộc chiến tranh của Ngài Madison." Trong khi đó tại London, ngày 11 tháng 5, Thủ tướng Anh Spencer Perceval bị ám sát; và Robert Jenkinson đã lên nắm quyền. Jenkinson muốn có một mối quan hệ thiết thực hơn với Hoa Kỳ. Ông đã đưa ra việc bãi bỏ các Chỉ thị Hội đồng, nhưng người Hoa Kỳ không biết đến điều này, vì thông tin đã mất đến ba tuần để chuyển qua được Đại Tây Dương. Trong phản ứng trước lời tuyên chiến của Hoa Kỳ, Isaac Brock đã cảnh báo dân chúng ở vùng Thượng Canada về tình hình chiến tranh và kêu gọi tất cả quân nhân phải "thận trọng trong khi thi hành nhiệm vụ", để ngăn chặn việc tư thông với kẻ địch và bắt giữ bất cứ ai bị nghi ngờ tiếp tay cho người Mỹ. == Diễn biến của cuộc chiến == Mặc dù sự bùng nổ của chiến tranh đã được thấy trước từ nhiều năm qua những tranh cãi ngoại giao, nhưng không bên nào thực sự sẵn sàng khi nó xảy đến. Nước Anh lúc này đang dấn sâu vào cuộc chiến tranh Napoleon, phần lớn lục quân Anh đã tham gia cuộc Chiến tranh Bán đảo ở Tây Ban Nha, còn Hải quân Hoàng gia Anh phải bận rộn với việc phong tỏa hầu hết đường bờ biển châu Âu. Số quân chính quy Anh có mặt tại Canada vào tháng 7 năm 1812 theo công bố chính thức là 6.034 người và được hỗ trợ bởi lực lượng dân quân Canada. Trong suốt cuộc chiến, Bộ trưởng Chiến tranh và Các thuộc địa Anh là Bá tước Bathurst. Trong hai năm đầu, ông ta chỉ dành ra được một số quân ít ỏi để tăng viện cho chiến trường Bắc Mỹ và đã thuyết phục viên tổng tư lệnh tại đó là Trung tướng George Prévost duy trì một chiến lược phòng thủ. Bản tính thận trọng đã khiến Prévost nghe theo những chỉ dẫn này và tập trung cho việc dựa vào vùng Thượng Canada (vốn có nhiều nguy cơ bị Hoa Kỳ tấn công hơn) để bảo vệ Hạ Canada, trong khi chỉ cho phép tiến hành một số ít hoạt động tấn công. Hoa Kỳ cũng không được chuẩn bị cho việc theo đuổi chiến tranh, vì tổng thống Madison cho rằng lực lượng dân quân nhà nước sẽ dễ dàng chiếm lấy Canada và rồi sau đó tiến hành đám phán. Trong năm 1812, lục quân chính quy chỉ có không đến 12.000 lính. Quốc hội đã cho phép mở rộng lục quân lên 35.000 người, nhưng là bằng phương pháp tự nguyện và không đại chúng; họ trả ít tiền và có rất ít các sĩ quan được đào tạo và có kinh nghiệm, ít nhất là lúc ban đầu. Dân quân phản đối việc phải phục vụ bên ngoài tiểu bang của họ, nên không tuân thủ kỷ luật và thể hiện kém cỏi khi chiến đấu với quân Anh ở các lãnh thổ khác. Việc tiếp tục chiến tranh của Hoa Kỳ trở nên trì trệ do tính chất không quần chúng của nó, đặc biệt là ở New England, nơi mà những người phát ngôn chống chiến tranh tỏ ra lớn tiếng nhất. Hai nghị sĩ người Massachusetts của Quốc hội là Seaver và Widgery, đã công khai xúc phạm và rít lên tại thị trường chứng khoán ở Boston; trong khi một người khác, Charles Turner, nghị sĩ của Plymouth và Chánh án của Tòa án Dân sự của quận đó, đã bị một đám đông bắt giữ tối ngày 3 tháng 8 năm 1812 và bị đá khắp thị trấn. Hoa Kỳ đã gặp khó khăn rất lớn trong công tác tài chính cho cuộc chiến. Họ đã cho giải thể ngân hàng quốc gia, còn các ngân hàng tư nhân ở vùng Đông Bắc thì phản đối chiến tranh. Việc New England không thực hiện cung cấp các đơn vị dân quân hoặc hỗ trợ tài chính cũng là một đòn nghiêm trọng. Nguy cơ ly khai từ các bang thuộc New England là rất lớn, như đã được chứng minh tại Hội nghị Hartford. Người Anh đã khai thác những sự chia rẽ này, họ chỉ phong tỏa các cảng phía Nam trong phần lớn thời gian của cuộc chiến và khuyến khích hoạt động buôn lậu. Ngày 12 tháng 7 năm 1812, Tướng William Hull dẫn đầu một đội quân Hoa Kỳ với khoảng 1.000 dân quân chưa qua đào tạo với trang bị nghèo nàn vượt qua sông Detroit và chiếm đóng thành phố Sandwich của Canada (ngày nay là một vùng lân cận Windsor, Ontario). Đến tháng 8, Hull và quân đội của mình (đã tăng lên 2.500 người với sự bổ sung của 500 người Canada) đã rút về Detroit, tại đó họ đầu hàng một lực lượng gồm quân chính quy Anh, dân quân Canada và người bản đại Mỹ, dưới quyền Thiếu tướng Anh Isaac Brock và nhà lãnh đạo người Shawnee Tecumseh. Việc đầu hàng này làm mất của Hoa Kỳ không chỉ Detroit mà cả quyền kiểm soát hầu hết vùng lãnh thổ Michigan. Nhiều tháng sau, Hoa Kỳ đã phát động một cuộc xâm chiếm Canada lần thứ hai, lần này là tại bán đảo Niagara. Ngày 13 tháng 10, các lực lượng Hoa Kỳ một lần nữa bị đánh bại trong trận Queenston Heights, tại đó tướng Brock đã bị giết chết. Giới lãnh đạo quân sự và dân sự Hoa Kỳ vẫn tỏ ra yếu kém cho đến năm 1814. Những thảm họa ban đầu, xảy ra chủ yếu vì Hoa Kỳ thiếu chuẩn bị và thiếu năng lực lãnh đạo, đã đẩy William Eustis ra khỏi chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh. Người kế nhiệm ông là John Armstrong, Jr. đã cho thử một chiến lược phối hợp vào cuối năm 1813 (với 10.000 quân) nhằm đánh chiếm Montréal, nhưng ông đã bị cản trở bởi những khó khăn về hậu cần, các viên chỉ huy bất hợp tác và hay xung đột, và quân đội được huấn luyện kém. Sau khi bị thua nhiều trận chiến trước các lực lượng yếu hơn, quân Hoa Kỳ đã phải rút lui trong hỗn loạn vào tháng 10 năm 1813. Việc sử dụng kiên quyết lực lượng hải quân đã diễn ra tại Ngũ Đại Hồ và phụ thuộc vào một cuộc đua tranh trong việc đóng tàu. Hoa Kỳ đã bắt đầu một chương trình sản xuất tàu chiến được phát triển nhanh chóng tại cảng Sackets trên hồ Ontario, tại đó 3.000 người đã được tuyển dụng, nhiều người đến từ thành phố New York, để đóng được 11 tàu chiến trong thời gian đầu chiến tranh. Trong năm 1813, người Mỹ đã giành được quyền kiểm soát hồ Erie trong trận hồ Erie và cắt rời các lực lượng Anh và người bản địa Mỹ ở phía tây ra khỏi cơ sở tiếp tế của họ, và họ bị quân của tướng William Henry Harrison đánh thua trận quyết định trên đường rút lui về Niagara, trận sông Thames vào tháng 10 năm 1813. Tecumseh, thủ lĩnh của liên minh bộ lạc, đã thiệt mạng và liên minh Da đỏ của ông tan rã. Dù một số tộc người bản địa tiếp tục chiến đấu bên cạnh quân Anh, nhưng sau đó họ chỉ còn hoạt động theo từng bộ lạc riêng lẻ hoặc các nhóm chiến binh, và tại những nơi họ được người Anh vũ trang và tiếp tế trực tiếp. Hoa Kỳ đã kiểm soát miền tây Ontario, và chấm dứt vĩnh viễn mối đe dọa từ các cuộc đột kích dựa vào các căn cứ ở Canada của người Da đỏ để tấn công miền Trung Tây Hoa Kỳ, và như vậy đã đạt được một trong những mục tiêu cơ bản của chiến tranh. Quyền kiểm soát hồ Ontario đã bị giành đi giật lại nhiều lần, và không bên nào có thể hay muốn tận dụng lợi thế tạm thời có được. Trên biển, lực lượng Hải quân Hoàng gia hùng mạnh của Anh phong tỏa phần lớn bờ biển, mặc dù họ vẫn để cho lọt một lượng lớn hàng xuất khẩu từ New England, nơi vẫn tiếp tục giao dịch với Canada bất chấp pháp luật của Hoa Kỳ. Cuộc phong tỏa tàn phá ngành xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ, nhưng lại giúp kích thích các nhà máy địa phương thay thế những hàng hóa nhập khẩu trước đó. Chiến lược sử dụng tàu chiến nhỏ bảo vệ các cảng của Hoa Kỳ đã bị thất bại, khi mà người Anh vẫn có thể tùy ý đột kích vào các bờ biển. Sự kiện nổi tiếng nhất trong số đó là một loạt các cuộc tấn công trên bờ vịnh Chesapeake, trong đó có cuộc tấn công vào Washington mà kết quả là quân Anh đã đốt cháy Nhà Trắng, Điện Capitol, Xưởng đóng tàu Hải quân Washington và nhiều tòa nhà công cộng khác - gọi là "Trận đốt cháy Washington". Sự kiện này đã dẫn đến việc sa thải Armstrong ra khỏi chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh. Sức mạnh hải quân của nước Anh đủ để cho Hải quân Hoàng gia có thể tiến hành thu tiền "đóng góp" tại các thị trấn ven biển để đổi lại việc họ không đốt phá đất liền. Hoa Kỳ đã thành công hơn trong các cuộc chiến giữa những con tàu biển. Họ đã phái đi hàng trăm tàu cướp biển để tấn công tàu buôn đối phương; trong bốn tháng đầu của cuộc chiến họ đã bắt được 219 tàu chở hàng của Anh. Quyền lợi thương mại của Anh đã bị thiệt hại, đặc biệt là vùng Tây Ấn. Sau khi Napoleon thoái vị năm 1814, người Anh đã có thể gửi những đội quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc tới Bắc Mỹ, nhưng đến lúc này người Hoa Kỳ đã biết được cách động viên và chiến đấu. Tướng Anh Prévost đã mở một cuộc tấn công lớn vào bang New York với những binh lính kỳ cựu đó, nhưng hạm đội Hoa Kỳ của Thomas Macdonough đã giành lấy quyền kiểm soát hồ Champlain và Anh bị thua trận Plattsburgh tháng 9 năm 1814. Prévost, bị chỉ trích bởi thất bại này, đã yêu cầu mở một tòa án quân sự để phục hồi danh dự cho mình, nhưng ông đã qua đời tại London khi đang chờ đợi nó. Một cuộc tấn công của Anh vào Louisiana (vô ý được tiến hành sau khi đã ký kết Hiệp ước Ghent để chấm dứt chiến tranh) đã bị Đại tướng Andrew Jackson đánh bại với tổn thất nặng nề cho phía Anh trong trận New Orleans tháng 1 năm 1815. Chiến thắng đã giúp Jackson trở thành một anh hùng dân tộc, giúp khôi phục lại ý thức danh dự cho người Mỹ, và làm phá sản những nỗ lực của phía Đảng Liên bang nhằm lên án chiến tranh như là một thất bại. Với việc phê chuẩn hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 1815, chiến tranh đã kết thúc trước khi tân Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ James Monroe kịp cho áp dụng chiến lược tấn công mới của mình một cách có hiệu lực. Sau khi Anh và Liên minh thứ sáu đánh bại Napoleon năm 1814, thì Pháp và Anh đã trở thành đồng minh. Anh chấm dứt sự hạn chế thương mại và việc cưỡng bức tòng quân đối với các thủy thủ Hoa Kỳ, do đó loại bỏ thêm hai nguyên nhân khác của chiến tranh. Sau hai năm chiến tranh, những nguyên nhân chính của cuộc chiến đã biến mất. Không bên nào còn lý do để tiếp tục cuộc chiến hay có cơ hội đạt được một thắng lợi quyết định để buộc đối phương thủ phải từ bỏ lãnh thổ, cũng như không có được các điều kiện hòa bình có lợi. Do kết quả của tình hình bế tắc này, hai nước đã ký kết Hiệp ước Ghent vào ngày 24 tháng 12 năm 1814. Tin tức về hiệp ước hòa bình mất hai tháng mới đến được Hoa Kỳ, trong khi đó chiến sự vẫn còn tiếp diễn. Cuộc chiến tranh này đã có tác dụng thúc đẩy tinh thần đoàn kết dân tộc của Hoa Kỳ, cũng như người dân Canada, đồng thời mở ra một kỷ nguyên quan hệ hòa bình lâu dài giữa Hoa Kỳ và đế quốc Anh. == Các mặt trận == Chiến tranh được tiến hành trên ba mặt trận: Đại Tây Dương Ngũ Đại Hồ và vùng biên giới Canada Các tiểu bang phía nam === Mặt trận Đại Tây Dương === ==== Các hoạt động tàu chiến đơn lẻ ==== Năm 1812, Hải quân Hoàng gia Anh sở hữu một lực lượng lớn nhất thế giới, với hơn 600 tàu tuần dương thường trực, cộng với một số tàu thuyền khác nhỏ hơn. Mặc dù hầu hết trong số này đã tham gia cuộc phong tỏa hải quân Pháp và bảo vệ nền thương mại Anh trước những con tàu cướp biển (chủ yếu là của Pháp), nhưng Hải quân Hoàng gia vẫn có 85 tàu thuyền tại vùng biển châu Mỹ. Ngược lại, Hải quân Hoa Kỳ chỉ bao gồm 8 tàu frigate, 14 tàu tuần tra và thuyền hai buồm nhỏ hơn, và không có tàu chiến tuyến nào. Tuy nhiên có một số tàu frigate của Hoa Kỳ lớn và mạnh hơn nhiều so với các tàu cùng lớp với chúng. Trong khi một tàu frigate tiêu chuẩn của Anh vào thời kỳ đó có 38 đại bác, với khẩu đội chính gồm các đại bác 18 pound (gần 8,2 kg), thì các tàu USS Constitution, USS President, USS United States được trang bị đến 44 đại bác và có khả năng mang theo 56 khẩu, với khẩu đội chính là những khẩu đại bác nặng 24 pound (gần 11 kg). Chiến lược của Anh là bảo vệ các tàu buôn của họ đến và đi từ Halifax, Nova Scotia và Tây Ấn, đồng thời tiến hành phong tỏa các cảng lớn để giới hạn nền thương mại của Hoa Kỳ. Do bị áp đảo về số lượng, Hoa Kỳ tập trung vào việc gây rối loạn cho đối phương bằng chiến thuật đánh-và-chạy, chẳng hạn như việc bắt giữ chiến lợi phẩm và chỉ tiến công các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh khi có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, vào những ngày đầu sau khi chính thức tuyên chiến, có hai đội tàu nhỏ đã khởi hành: tàu USS President và tàu tuần tra USS Hornet do Phó Đề đốc John Rodgers chỉ huy; các tàu USS United States, USS Congress và USS Argus do thuyền trưởng Stephen Decatur chỉ huy. Số tàu này ban đầu tập hợp thành một đơn vị dưới quyền của Rodgers, với dự định buộc Hải quân Hoàng gia Anh tập trung vào lực lượng của mình để tránh cho các bộ phận tàu đơn độc khác khỏi bị lực lượng hùng hậu của Anh bắt giữ. Có một số lớn các tàu buôn Hoa Kỳ vẫn đang trên đường về nước, và nếu Hải quân Hoàng gia Anh tập trung lại thì họ không thể trông chừng tất cả các cảng biển của Hoa Kỳ được. Chiến lược của Rodgers đã có hiệu quả, nó khiến Hải quân Hoàng gia Anh tập hợp hầu hết các tàu frigate của mình dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Philip Broke bên ngoài cảng New York và để cho nhiều tàu Hoa Kỳ về nước an toàn. Tuy nhiên, chuyến hành trình của ông ta lại chỉ bắt được có 5 tàu buôn nhỏ, từ đó cho đến hết cuộc chiến Hoa Kỳ không bao giờ còn cho tập trung nhiều hơn hai hoặc ba tàu với nhau thành một đơn vị nữa. Trong khi đó, tàu USS Constitution do Thuyền trưởng Isaac Hull chỉ huy đã khởi hành từ vịnh Chesapeake ngày 12 tháng 7. Ngày 17 tháng 7, đội tàu Anh của Broke rời khỏi New York đi lùng bắt, nhưng chiếc Constitution trốn tránh được sau hai ngày săn đuổi. Sau khi ghé cảng Boston một thời gian ngắn để tiếp tế nước, ngày 19 tháng 8, tàu Constitution đã giao chiến với tàu HMS Guerriere. Sau trận đánh kéo dài 35 phút, Guerriere bị đánh bại, bị bắt giữ và sau đó bị đốt cháy. Hull trở về Boston mang theo tin tức về chiến thắng đầy ý nghĩa này, và chiếc USS Constitution có được danh hiệu "Old Ironsides" (tạm dịch: Lão già Phi thường). Ngày 25 tháng 10, tàu USS United States do Thuyền trưởng Decatur chỉ huy đã bắt giữ tàu HMS Macedonian của Anh, rồi sau đó mang nó về cảng. Đến cuối tháng, tàu Constitution tiến về phía nam, lúc này được đặt dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng William Bainbridge. Ngày 29 tháng 12, ở ngoài khơi Bahia, Brasil, nó đụng độ với tàu HMS Java của Anh. Sau một trận đánh kéo dài ba tiếng đồng hồ, chiếc Java hạ cờ đầu hàng và bị đốt cháy sau khi thấy rằng không thể cứu chữa được. Ngược lại, chiếc USS Constitution hầu như không bị hư hại trong trận chiến. Những thắng lợi mà ba tàu lớn của Hoa Kỳ thu được đã buộc nước Anh phải đóng thêm 5 tàu frigate hạng nặng với 40 khẩu đại bác 24 pound và hai tàu frigate "đóng dàn cột" (spar-decked) 60 đại bác (tàu HMS Leander và HMS Newcastle) đồng thời cắt bớt số boong của 3 tàu chiến tuyến cũ 74 đại bác khác để chuyển chúng thành tàu frigate hạng nặng. Hải quân Hoàng gia Anh lúc này đã thừa nhận rằng còn có các yếu tố quan trọng khác ngoài kích thước lớn hơn và đại bác nặng hơn. Các tàu tuần tra và thuyền buồm của Hải quân Hoa Kỳ cũng giành được nhiều chiến thắng trước các tàu Hải quân Hoàng gia Anh có sức mạnh tương đương. Trong khi các tàu Hoa Kỳ có kinh nghiệm và thủy thủ đoàn được huấn luyện tốt, thì quy mô to lớn của Hải quân Hoàng gia bị quá tải đồng nghĩa với việc có nhiều tàu Anh bị thiếu nhân lực và chất lượng trung bình của thủy thủ đoàn bị sút kém, ngoài ra các nhiệm vụ liên miên trên biển trong cuộc chiến ở Bắc Mỹ cũng gây ảnh hưởng đến công tác đào tạo và rèn luyện của họ. Việc bắt giữ ba tàu frigate của Anh đã kích thích người Anh nỗ lực lớn hơn. Thêm nhiều tàu khác được triển khai trên bờ biển Hoa Kỳ và cuộc phong tỏa được xiết chặt. Ngày 1 tháng 6 năm 1813, ngoài khơi cảng Boston, tàu USS Chesapeake do thuyền trưởng James Lawrence chỉ huy đã bị tàu HMS Shannon của thuyền trưởng Anh Philip Broke bắt sống. Lawrence bị tử thương và đã thét lên câu nói nổi tiếng: "Đừng bỏ tàu! Hãy giữ vững, mọi người!" (Don't give up the ship! Hold on, men!). Mặc dù tàu Chesapeake chỉ có sức mạnh ngang ngửa một tàu frigate trung bình của Anh và thủy thủ đoàn mới chỉ mới tập hợp được vài tiếng đồng hồ trước trận chiến, nhưng báo chí Anh đã phản ứng trước sự kiện này với một sự kích động gần như cuồng loạn rằng chuỗi các chiến thắng của Hoa Kỳ đã kết thúc. Cũng cần lưu ý rằng chiến thắng này là một trong những trận đánh riêng lẻ đẫm máu nhất theo tỷ lệ được ghi nhận vào thời đại thuyền buồm, với nhiều thương vong hơn chiếc HMS Victory đã phải chịu trong 4 giờ chiến đấu tại Trafalgar. Thuyền trưởng Lawrence đã bị giết chết còn thuyền trưởng Broke cũng bị thương nặng đến mức không bao giờ có thể giữ quyền chỉ huy tàu biển. Trong tháng 1 năm 1813, chiếc USS Essex của Hoa Kỳ do Thuyền trưởng David Porter chỉ huy đã khởi hành tiến vào Thái Bình Dương trong một nỗ lực nhằm quấy rối các tàu Anh. Lúc này, có nhiều tàu săn cá voi Anh mang theo "thư đóng dấu" (letter of marque) cho phép họ tấn công và bắt giữ các tàu săn cá voi Hoa Kỳ, khiến cho ngành kinh doanh này gần như bị hủy diệt. Tàu Essex đã ngăn chặn hành động này. Nó gây ra thiệt hại đáng kể đến quyền lợi của Anh cho đến khi bị bắt ở ngoài khơi Valparaíso, Chile bởi tàu HMS Phoebe và thuyền buồm HMS Cherub ngày 28 tháng 3 năm 1814. Lớp thuyền buồm Cruizer hạng 6 của Anh đã không chống đỡ được với các thuyền buồm chiến 3 đến 5 cột của Hoa Kỳ. Các tàu USS Hornet và USS Wasp được đóng trước chiến tranh là những tàu thuyền rất mạnh, và lớp tàu Frolic được đóng trong chiến tranh thậm chí còn mạnh hơn (tuy nhiên chiếc USS Frolic đã bị bắt sống bởi một tàu frigate và một thuyền buồm dọc của Anh). Những chiếc thuyền hai cột buồm Anh hay bị trúng đạn vào các thiết bị nặng nề hơn so với thuyền có 3 đến 5 cột buồm của Hoa Kỳ, do các tàu này của Hoa Kỳ có thể bỏ buồm trong tác chiến và như vậy có lợi thế về mặt cơ động. Sau những tổn thất ban đầu, Bộ Hải quân Anh đã xây dựng một phương sách mới theo đó cứ ba tàu frigate hạng nặng của Hoa Kỳ sẽ chỉ bị tấn công bằng một tàu chiến tuyến hoặc bằng các tàu nhỏ hơn trong hợp thành một đội tàu mạnh. Một ví dụ cho phương sách này là việc bắt giữ tàu USS President do một đội bốn tàu frigate của Anh thực hiện vào tháng 1 năm 1815. Tuy nhiên, một tháng sau, tàu USS Constitution vẫn xoay xở tấn công và bắt được hai tàu chiến nhỏ đi thành đội của Anh là HMS Cyane và HMS Levant. ==== Cuộc phong tỏa ==== Cuộc phong tỏa các hải cảng của Hoa Kỳ sau đó đã thắt chặt đến mức mà hầu hết các tàu buôn và tàu hải quân Hoa Kỳ đều bị kẹt trong cảng. Các tàu USS United States và USS Macedonian đã bị khóa chặt và phải nằm tại New London, Connecticut cho đến hết chiến tranh. Có một số tàu buôn đóng căn cứ tại châu Âu hoặc châu Á và tiếp tục hoạt động. Các tàu khác, chủ yếu là từ New England, đã được cấp giấy phép thương mại của Đô đốc John Borlase Warren, tổng tư lệnh Anh tại trạm hải quân Bắc Mỹ trong năm 1813. Điều này cho phép quân đội của Wellington ở Tây Ban Nha có thể nhận được hàng hóa từ châu Mỹ và trợ giúp tài chính cho phe đối lập chống chiến tranh tại New England. Các phong tỏa đã khiến cho lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 130 triệu đô la năm 1807 xuống còn 7 triệu trong năm 1814. Hoạt động của các tàu cướp biển Hoa Kỳ (một số trong đó thuộc Hải quân Hoa Kỳ, nhưng hầu hết đều là của tư nhân) là rất rộng rãi. Họ vẫn tiếp tục cho đến khi kết thúc chiến tranh và chỉ bị ảnh hưởng một phần trước những hành động truy bắt nghiêm ngặt của các đội tàu hộ tống thuộc Hải quân Hoàng gia Anh. Một trong những ví dụ về sự táo bạo của các tàu tuần dương Hoa Kỳ là những vụ cướp phá ngay trong vùng biển nhà của Anh do tàu USS Argus thực hiện. Tàu này cuối cùng đã bị bắt ngoài khơi mũi đất St David's thuộc xứ Wales bởi tàu HMS Pelican của Anh vào ngày 14 tháng 8 năm 1813. Tổng cộng có 1.554 tàu thuyền đã được tuyên bố là bị các tàu hải quân và tàu cướp biển Hoa Kỳ bắt giữ, 1.300 trong số đó là do tàu cướp biển. Tuy nhiên, hãng bảo hiểm Lloyd's của London đã báo cáo rằng chỉ có 1.175 tàu Anh bị bắt, 373 trong số đó bị bắt lại, và tổng cộng tổn thất là 802. Là căn cứ giám sát cuộc phong tỏa của Hải quân Hoàng gia, thành phố Halifax đã hưởng lợi rất nhiều trong chiến tranh. Các tàu cướp biển của Anh đóng căn cứ tại đây đã tịch thu nhiều tàu của Pháp và Hoa Kỳ và đem bán chiến lợi phẩm của họ ở Halifax. Cuộc chiến tranh này là lần cuối cùng Anh cho phép các tàu cướp biển hoạt động, do hoạt động này được nhìn nhận là không có lợi về mặt chính trị và đang dần mất ý nghĩa trong việc duy trì uy thế hải quân của Anh. Đây là lời cáo chung của giới cướp biển Bermuda, những người đã trở lại hành nghề mạnh mẽ kể từ sau khi có các vụ kiện buộc họ phải chấm dứt hoạt động hai thập kỷ trước đó. Tổng cộng các tàu tuần tra tốc độ cao của Bermuda đã bắt được 298 tàu địch, còn Hải quân Anh và các tàu cướp biển ở khu vực giữa Ngũ Đại Hồ và Tây Ấn bắt giữ được 1.593 tàu. ==== Bờ biển Đại Tây Dương ==== Mải tập trung truy đuổi các tàu cướp biển Hoa Kỳ khi cuộc chiến bắt đầu, các lực lượng hải quân Anh đã gặp một số khó khăn trong việc phong tỏa toàn bộ bờ biển của Hoa Kỳ. Chính phủ Anh, cần có nguồn thực phẩm của Hoa Kỳ cho quân đội tại Tây Ban Nha, đã được lợi trong việc quan hệ thương mại với New England, nên ban đầu họ đã cố gắng không tiến hành phong tỏa New England. Sông Delaware và vịnh Chesapeake được tuyên bố là trong tình trạng phong tỏa vào ngày 26 tháng 12 năm 1812. Đến tháng 11 năm 1813, cuộc phong tỏa được mở rộng ra bờ biển phía nam Narragansett và lan ra toàn bộ bờ biển Hoa Kỳ từ ngày 31 tháng 5 năm 1814. Trong khi đó, việc buôn bán bất hợp pháp đã được thực hiện bằng những vụ bắt giữ hàng có thông đồng giữa các thương nhân Hoa Kỳ và sĩ quan Anh, sau đó tàu Hoa Kỳ được tráo đổi sang cờ của nước trung lập. Cuối cùng, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải ra lệnh ngừng hoạt động buôn bán trái phép, và điều này chỉ làm trầm trọng thêm tình tình thương mại căng thẳng của đất nước. Sức mạnh áp đảo của hạm đội Anh cho phép họ kiểm soát vịnh Chesapeake và tấn công phá hủy nhiều bến tàu và bến cảng của Hoa Kỳ. Ngoài ra, các viên tư lệnh của hạm đội phong toả, đóng tại xưởng đóng tàu Bermuda, đã được chỉ thị phải khuyến khích nô lệ Hoa Kỳ bỏ trốn bằng cách cho họ tự do, cũng giống như đã làm trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng. Hàng ngàn người nô lệ da đen đã trốn đi cùng với gia đình và được tuyển vào các Tiểu đoàn Thuộc địa số 3 của Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh tại đảo Tangier bị chiếm đóng trong vịnh Chesapeake. Thêm một công ty của thủy quân lục chiến thuộc địa đã được thiết lập tại xưởng đóng tàu Bermuda, nơi nhiều nô lệ được giải phóng - cả đàn ông, đàn bà và trẻ em - được tá túc và có việc làm, họ được giữ như một lực lượng phòng thủ trong trường hợp bị tấn công. Những người cựu nô lệ đã chiến đấu cho nước Anh trên khắp mặt trận Đại Tây Dương, trong đó có cả cuộc tấn công vào Washington D.C và chiến dịch tại Louisiana, và hầu hết sau đó được tuyển lại vào các trung đoàn Tây Ấn của Anh hoặc định cư tại Trinidad vào tháng 8 năm 1816, tại đó 700 cựu lính thủy đánh bộ đã được cấp đất sinh sống. Nhiều nô lệ Hoa Kỳ được giải phóng khác đã được tuyển dụng trực tiếp vào các trung đoàn Tây Ấn hay vào những đơn vị Lục quân Anh mới được thành lập. Vài nghìn nô lệ được giải phóng sau này đã được người Anh cho định cư tại Nova Scotia. ==== Chiến dịch vịnh Chesapeake ==== Vị trí chiến lược của vịnh Chesapeake nằm gần thủ đô Hoa Kỳ đã khiến nó trở thành một mục tiêu ưu tiên số một đối với người Anh. Từ tháng 3 năm 1813, một đội tàu dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc George Cockburn đã bắt đầu phong tỏa vịnh và tấn công các thị trấn dọc theo bờ vịnh từ Norfolk đến Havre de Grace. Ngày 4 tháng 7 năm 1813, Joshua Barney, một anh hùng hải quân thời Chiến tranh giành độc lập, đã thuyết phục Bộ Hải quân xây dựng Tiểu hạm đội Vịnh Chesapeake, một đội tàu với 20 sà lan để phòng thủ vịnh. Thành lập vào tháng 4 năm 1814, đội tàu này đã nhanh chóng bị dồn vào sông Patuxent, và mặc dù thành công trong việc quấy rối Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng nó không đủ sức ngăn cản chiến dịch tấn công của Anh mà cuối cùng dẫn đến việc đốt cháy Washington. Cuộc viễn chinh này, do Cockburn và Tướng Robert Ross chỉ huy, được tiến hành trong các ngày từ 19 đến 29 tháng 8 năm 1814, là kết quả của chính sách cứng rắn của Anh trong năm 1814 (mặc dù lúc này đại diện hai bên đã gặp nhau ở Gent để bắt đầu đàm phán hòa bình). Trong lúc này, Đô đốc Alexander Cochrane đã đến thay thế vị trí tổng tư lệnh của Đô đốc Warren, cùng với lực lượng tăng viện và mệnh lệnh phải đảm bảo buộc Hoa Kỳ vào một nền hòa bình có lợi cho Anh. Tổng thống đốc của Bắc Mỹ thuộc Anh, George Prévost đã viết thư cho các vị đô đốc tại Bermuda, kêu gọi thực hiện một hành động để trả đũa các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Canada, nhất là việc đốt cháy thành phố York (nay là Toronto) năm 1813. Một lực lượng 2.500 binh sĩ dưới quyền chỉ huy của tướng Ross đã đến Bermuda trên một đội tàu đặc nhiệm của Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm tàu HMS Royal Oak, 3 tàu frigate, 3 tàu tuần tra và 10 tàu khác. Được giải phóng khỏi cuộc Chiến tranh Bán đảo tại Tây Ban Nha sau chiến thắng trước Napoleon, người Anh dự định dùng lực lượng này để tiến hành các cuộc tấn công nghi binh dọc theo bờ biển Maryland và Virginia. Để đáp ứng yêu cầu của Prévost, họ lại quyết định huy động lực lượng này, cùng với các đơn vị hải quân và bộ đội hiện có trong khu vực để tấn công Washington, D.C. Ngày 24 tháng 8, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ John Armstrong, Jr. đã khẳng định rằng người Anh sẽ tấn công Baltimore chứ không phải Washington, ngay cả khi lục quân Anh đã chắc chắn đang trên đường đến thủ đô. Lực lượng dân quân thiếu kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tập hợp tại Bladensburg, Maryland để bảo vệ thủ đô, đã bị đánh tan trong trận Bladensburg, mở toang con đường đến Washington. Trong khi Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đem các đồ vật có giá trị sơ tán khỏi Nhà Trắng, thì Tổng thống James Madison cũng buộc phải chạy trốn về Virginia. Các viên chỉ huy Anh đã ăn bữa ăn được chuẩn bị cho Tổng thống trước khi phóng hỏa đốt cháy Nhà Trắng; và tinh thần người Hoa Kỳ đã suy sụp xuống mức thấp nhất. Tối hôm đó, một cơn bão lớn quét qua thành phố Washington và gây nên thiệt hại còn nhiều hơn, nhưng lại giúp dập tắt ngọn lửa bằng những cơn mưa xối xả. Các xưởng đóng tàu đã bị chính các quan chức Hoa Kỳ ra lệnh đốt cháy để ngăn không cho người Anh chiếm giữ các tàu bè và quân nhu. Ngay sau khi cơn bão kết thúc, và sau khi đã phá hủy các tòa nhà công cộng trong thành phố, bao gồm cả phủ Tổng thống và Ngân khố Hoa Kỳ, quân Anh đã rời khỏi Washington, D.C. và tiến về đánh chiếm Baltimore, một bến cảng sầm uất và một căn cứ trọng yếu của các tàu cướp biển Hoa Kỳ. Trận Baltimore sau đó bắt đầu khi quân Anh đổ bộ lên North Point, tại đó họ đụng độ với dân quân Hoa Kỳ. Một cuộc đọ súng bắt đầu, cả hai bên đều có thương vong. Tướng Ross bị một tay bắn tỉa giết chết trong khi đang cố gắng củng cố binh lính (tay bắn tỉa đó ngay sau đó cũng bị bắn chết) và người Anh rút lui. Quân Anh còn cố gắng tấn công Baltimore bằng đường biển trong ngày 13 tháng 9, nhưng đã không thể hạ được đồn McHenry tại lối vào cảng Baltimore. Trong thực tế, trận đồn McHenry không phải là một trận đánh thực sự. Đại bác của Anh có tầm bắn xa hơn của Hoa Kỳ, và họ đã pháo kích vào trong đồn mà không bị bắn trả. Kế hoạch của Anh là tiến hành phối hợp với một lực lượng đổ bộ khác, nhưng với khoảng cách đó thì việc phối hợp là không thể, nên họ đã bỏ cuộc và rút lui. Đồn McHenry đã bị pháo kích trong suốt 25 tiếng đồng hồ. Toàn bộ đèn ở Baltimore đã bị tắt đi trong đêm có cuộc tấn công, và nguồn sáng duy nhất phát ra là từ các quả đạn pháo nổ bên trên đồn McHenry, soi rõ lá cờ vẫn tung bay phía trên pháo đài. Cuộc bảo vệ pháo đài đã truyền cảm hứng cho luật sư Francis Scott Key viết một bài thơ mà sau này được phổ nhạc để thành bài Quốc ca Hoa Kỳ "The Star-Spangled Banner" (Lá cờ ánh sao chói lọi). Không có một hoạt động nào trong chiến dịch Chesapeake được xem là xứng đáng với một huân huy chương của lục quân Anh (Đồn Detroit, Chateauguay, và Chrysler's Farm đã trở thành tên gọi 3 loại huân chương trong chiến tranh), nhưng những người tham gia cuộc tấn công Washington đã được Bộ Chiến tranh Anh thưởng tiền. Ngoài ra, tiền thưởng phát sinh từ số chiến lợi phẩm chiếm được từ cuộc viễn chinh sông Patuxent, đồn Washington và Alexandria, trong thời gian từ 22 đến 29 tháng 8 năm 1814 đã được phát trong tháng 11 năm 1817. Ba đại đội thuộc Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Thuộc địa cũng nằm trong số những người nhận thưởng. Phần thưởng hạng nhất trị giá 183 bảng, 9 si-linh và 1¾ xu; còn phần thưởng hạng sáu, mà một lính thủy đánh bộ bình thường cũng chắc chắn được nhận, trị giá 1 bảng 9 si-linh 3½ xu. Đợt thưởng thứ hai và cũng là cuối cùng là vào tháng 5 năm 1819. Phần thưởng hạng nhất trị giá 42 bảng 13 si-linh 10¾ xu; phần thưởng hạng sáu trị giá 9 si-linh 1¾ xu. ==== Maine ==== Maine, khi đó là một phần của Massachusetts, là một căn cứ cho việc buôn lậu và buôn bán bất hợp pháp giữa Hoa Kỳ và Anh. Cho đến năm 1813 khu vực này nhìn chung vẫn yên tĩnh ngoại trừ các hoạt động cướp biển gần bờ. Tháng 9 năm 1813, đã có một sự kiện hải quân đáng chú ý khi thuyền Enterprise của Hải quân Hoa Kỳ tấn công và bắt được tàu Boxer của Hải quân Hoàng gia Anh ngoài khơi Pemaquid Point. Đến tháng tháng 9 năm 1814, từ căn cứ ở Halifax, Nova Scotia, John Coape Sherbrooke đã dẫn 500 quân Anh tiến hành "cuộc viễn chinh Penobscot". Trong 26 ngày, ông đã đột kích và cướp phá các thành phố Hampden, Bangor, và Machias, phá hủy hoặc thu giữ 17 tàu Hoa Kỳ. Ông cũng đã chiến thắng trong trận Hampden (mất hai người bị giết trong khi Hoa Kỳ có một người chết) và chiếm đóng làng Castine trong suốt phần còn lại của chiến tranh. Hiệp ước Ghent đã trả lãnh thổ này lại cho Hoa Kỳ. Người Anh còn ở lại cho đến tháng 4 năm 1815, trong thời gian đó họ đã thu được 10.750 bảng Anh tiền thuế tại Castine. Số tiền này, được gọi là "Quỹ Castine", đã được dùng để thành lập Trường Đại học Dalhousie ở Halifax, Nova Scotia. === Mặt trận Ngũ Đại Hồ và các vùng Lãnh thổ phía Tây === ==== Thượng và Hạ Canada, 1812 ==== Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng sẽ có thể dễ dàng tràn ngập Canada. Cựu Tổng thống Thomas Jefferson lạc quan gọi cuộc chinh phục Canada là "một vấn đề hành quân". Có nhiều người Mỹ đã di cư đến Thượng Canada sau cuộc Chiến tranh Cách mạng mà chính phủ Hoa Kỳ cho rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của họ, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Tại Thượng Canada trước chiến tranh, tướng Prévost đối mặt với tình hình bất ổn nên đã phải thu mua nhiều đồ dùng lương thực dự trữ cho quân đội từ phía người Mỹ. Quan hệ thương mại đặc biệt này vẫn được tiếp tục trong suốt cuộc chiến bất chấp một nỗ lực sớm thất bại của chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn nó. Ở vùng Hạ Canada có đông dân hơn nhiều, nước Anh được hỗ trợ từ các tầng lớp người Anh có lòng trung thành mạnh mẽ với Đế quốc, và từ các tầng lớp người Pháp, vốn lo sợ cuộc chinh phục của Hoa Kỳ sẽ phá hoại trật tự cũ bằng việc du nhập đạo Tin lành, sự Anh hóa, nền dân chủ cộng hoà và chủ nghĩa tư bản thương mại; và làm suy yếu Giáo hội Công giáo. Dân định cư người Pháp thì lo ngại bị mất khu vực đất đai tốt vốn đang bị thu hẹp vào tay để những người nhập cư có thể sẽ đến của Hoa Kỳ. Trong các năm 1812-1813, kinh nghiệm quân sự của Anh đã đánh bại giới chỉ huy thiếu kinh nghiệm trận mạc của Hoa Kỳ. Điều kiện địa lý đã quyết rằng các hoạt động quân sự sẽ diễn ra ở phía tây: chủ yếu là xung quanh hồ Erie, gần sông Niagara nằm giữa hồ Erie và hồ Ontario, và gần khu vực sông Saint Lawrence và hồ Champlain. Đây là trọng tâm của các cuộc tấn công ba mũi nhọn của Hoa Kỳ trong năm 1812. Mặc dù nếu cắt đứt được sông St Lawrence bằng cách chiếm lấy Montreal và Quebec thì sẽ có thể khiến người Anh không thể bảo đảm quyền kiểm soát tại Bắc Mỹ, nhưng Hoa Kỳ lại bắt đầu chiến dịch đầu tiên tại biên giới phía tây do tâm lý phổ biến là cuộc chiến tranh phải diễn ra tại đó, nơi có những người Anh đã bán vũ khí cho người da đỏ chống lại những người định cư. Người Anh đã sớm giành được một thắng lợi quan trọng, nhờ lực lượng của họ tại đảo St Joseph trên hồ Huron đã được biết về việc tuyên chiến trước quân đồn trú Hoa Kỳ đóng gần đó tại một trạm buôn bán quan trọng trên đảo Mackinac, Michigan. Một lực lượng hỗn hợp đã đổ bộ lên đảo vào ngày 17 tháng 7 năm 1812 và đặt một khẩu đại bác hướng vào đồn Mackinac. Sau khi người Anh khai hỏa phát đại bác đầu tiên, quân Hoa Kỳ vì quá bất ngờ nên đã đầu hàng. Chiến thắng sớm sủa này đã khích lệ dân bản địa, và họ đã di chuyển với một số lượng lớn để đến giúp người Anh tại Amherstburg. Quân đội Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của William Hull đã xâm chiếm Canada vào ngày 12 tháng 7, với lực lượng chủ yếu gồm các dân quân không được đào tạo và thiếu kỷ luật. Khi đã tiến vào đất Canada, Hull đã đưa ra một công bố ra lệnh cho tất cả người dân Anh phải đầu hàng, hoặc là "những kinh hoàng và tai họa của chiến tranh sẽ đến trước các bạn". Ông ta cũng đe dọa sẽ giết bất kỳ tù nhân Anh ào bị bắt khi chiến đấu bên cạnh người bản xứ. Công bố này đã làm mạnh mẽ thêm sự kháng cự trước các cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Quân đội của Hull quá yếu kém về pháo binh và được tiếp tế quá tồi tệ để có thể giành được những mục tiêu của mình, và đã phải chiến đấu chỉ để duy trì các tuyến liên lạc. Sĩ quan cao cấp của Anh ở Thượng Canada, thiếu tướng Isaac Brock, cảm thấy rằng ông ta cần phải thực hiện các biện pháp táo bạo để trấn an người dân định cư tại Canada, và để thuyết phục người bản địa - những người mà ông ta rất cần để có thể bảo vệ khu vực này - là nước Anh rất mạnh. Ông ta hành quân nhanh chóng đến Amherstburg ở gần mép cuối phía tây hồ Erie với lực lượng tiếp viện và ngay lập tức quyết định tấn công Detroit. Hull, lo ngại rằng người Anh có quân số áp đảo và rằng người da đỏ thuộc lực lượng của Brock sẽ tiến hành cuộc thảm sát nếu chiến sự bắt đầu, nên đầu hàng mà không hề kháng cự tại Detroit vào ngày 16 tháng 8. Biết tin về những cuộc tấn công của dân bản địa do sự xúi giục của Anh tại các nơi khác, Hull đã ra lệnh di tản các cư dân của đồn Dearborn (Chicago) đến đồn Wayne. Sau đoạn đường an toàn lúc đầu, các cư dân này (gồm cả binh lính và thường dân) đã bị người Potawatomi tấn công ngày 15 tháng 8 sau khi mới chỉ đi được có 2 dặm (3,2 km) trong Trận đồn Dearborn. Đồn này sau đó đã bị đốt cháy. Brock đã nhanh chóng đưa quân sang mép phía đông hồ Erie, nới mà tướng Hoa Kỳ Stephen Van Rensselaer đang chuẩn bị cho cuộc xâm lược thứ hai vào Canada. Một hiệp định đình chiến (được Prévost sắp xếp với hy vọng việc nước Anh bãi bỏ các Chỉ thị Hội đồng mà Hoa Kỳ phản đối sẽ có thể dẫn đến hòa bình) được ký đã ngăn cản việc Brock xâm nhập lãnh thổ Hoa Kỳ. Khi hiệp định đình chiến hết hạn, Hoa Kỳ cố gắng tấn công vượt qua sông Niagara vào ngày 13 tháng 10, nhưng đã bị thất bại tan tành tại Queenston Heights. Không may cho Anh là tướng Brock lại bị chết trận. Trong khi trình độ quân sự của các lực lượng Hoa Kỳ được cải thiện cho đến tận khi chiến tranh kết thúc, thì bộ phận chỉ huy Anh lại bị suy yếu sau cái chết của Brock. Một nỗ lực cuối cùng trong năm 1812 của tướng Hoa Kỳ Henry Dearborn nhằm tiến lên phía bắc từ hồ Champlain cũng bị thất bại khi lực lượng dân quân của ông từ chối việc phải tiến ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Trái ngược với dân quân của Mỹ, dân quân Canada có biểu hiện rất xuất sắc. Những người Canada gốc Pháp thấy khó chịu trước thái độ chống Công giáo của phần lớn người Hoa Kỳ, cùng với những người trung thành với Đế quốc Anh mà đã chiến đấu cho nước Anh trong Chiến tranh Cách mạng, đã phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, có nhiều người ở Thượng Canada là dân định cư mới đến từ Hoa Kỳ và họ không có lòng trung thành rõ rệt với nước Anh. Tuy nhiên, dù có tại đây một số người thông cảm với đội quân xâm chiếm, thì các lực lượng Hoa Kỳ vẫn bị phản đối mạnh mẽ từ những người trung thành với Đế quốc. ==== Tây Bắc Hoa Kỳ, 1813 ==== Sau khi Hull đầu hàng tại Detroit, tướng William Henry Harrison đã cử làm tư lệnh Binh đoàn Tây Bắc của Hoa Kỳ. Ông liền bắt đầu tiến hành chiếm lại thành phố, nay được phòng thủ bởi lực lượng kết hợp của đại tá Henry Procter và Tecumseh. Thế nhưng một bộ phận quân đội của Harrison đã bị đánh bại tại Frenchtown dọc sông Raisin vào ngày 22 tháng 1 năm 1813. Procter để các tù binh lại cho đội một quân canh gác không thích đáng, và họ đã không thể ngăn chặn một số đồng minh bản địa Bắc Mỹ của mình tấn công và giết chết khoảng 60 người Hoa Kỳ, nhiều người trong số đó là dân quân Kentucky. Sự việc trên đã trở nên nổi tiếng với cái tên Vụ thảm sát sông Raisin. Thất bại này đã kết thúc chiến dịch tấn công Detroit của Harrison, và cụm từ "Hãy nhớ sông Raisin!" đã trở thành một khẩu hiệu tập hợp người Hoa Kỳ lại với nhau. Vào tháng 5 năm 1813, Procter và Tecumseh tiến hành bao vây đồn Meigs ở bắc Ohio. Quân tiếp viện Hoa Kỳ đến giải vây đã bị người bản địa đánh bại, nhưng đồn vẫn kiên trì cố thủ. Những người da đỏ cuối cùng đã bắt đầu phân tán, buộc Procter và Tecumseh phải trở về Canada. Một cuộc tấn công thứ hai vào đồn Meigs cũng bị thất bại trong tháng 7. Trong một nỗ lực để nâng cao tinh thần người da đỏ, Procter và Tecumseh đã cố gắng đánh chiếm đồn Stephenson, một đồn nhỏ của Hoa Kỳ trên sông Sandusky, nhưng đã bị đẩy lùi với thiệt hại nặng nề, đánh dấu mốc kết thúc của chiến dịch Ohio. Trên hồ Erie, tư lệnh Hoa Kỳ Oliver Hazard Perry đã chiến thắng trong trận hồ Erie vào ngày 10 tháng 9 năm 1813. Sau trận này, Oliver Hazard Perry đã gửi thư cho William Henry Harrison, bức thư bắt đầu bằng một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử quân sự của Hoa Kỳ: Thắng lợi quyết định này của Perry đã bảo đảm kiểm soát hồ này cho Hoa Kỳ, cải thiện tinh thần chiến đấu của người Hoa Kỳ sau một loạt những thất bại, và buộc người Anh phải rút khỏi Detroit. Điều đó mở đường cho tướng Harrison mở một cuộc tấn công khác vào Thượng Canada, mà đỉnh cao là chiến thắng của Hoa Kỳ trong trận sông Thames vào ngày 5 tháng 10 năm 1813, tại đó Tecumseh đã bị giết chết. Cái chết của Tecumseh đã kết thúc hoàn toàn mối giữa người Mỹ bản địa với người Anh trong khu vực Detroit. Việc Hoa Kỳ kiểm soát hồ Erie đồng nghĩa với việc người Anh không thể tiếp tục cung cấp những hàng hóa quân nhu thiết yếu cho các đồng minh bản địa, và là nguyên nhân khiến cho họ từ bỏ cuộc chiến. Hoa Kỳ đã tiếp tục kiểm soát khu vực này cho đến hết cuộc chiến. ==== Biên giới Niagara, 1813 ==== Do những khó khăn của việc liên lạc truyền tin trên bộ, nên việc kiểm soát Ngũ Đại Hồ và hành lang sông St Lawrence là rất quan trọng. Khi cuộc chiến bắt đầu, người Anh đã có một đội tàu chiến nhỏ trên hồ Ontario và giành được lợi thế ban đầu. Để khắc phục tình trạng này, Hoa Kỳ đã cho mở một xưởng đóng tàu Hải quân ở cảng Sacketts, New York. Phó Đề đốc Isaac Chauncey chịu trách nhiệm phụ trách một số lượng lớn các thủy thủ và thợ đóng tàu được gửi đến từ New York; và họ đã hoàn thành chiếc tàu chiến thứ hai được đóng tại đây chỉ trong 45 ngày. Tổng cộng, có 3.000 người làm việc trong xưởng đóng tàu, sản xuất được 11 tàu chiến cùng nhiều tàu và tàu vận tải khác nhỏ hơn. Sau khi giành lại được lợi thế nhờ vào chương trình đóng tàu nhanh chóng của mình, ngày 27 tháng 4 năm 1813, Chauncey và Dearborn đã tấn công thành phố York (nay là Toronto), thủ phủ của Thượng Canada. Trận York là một chiến thắng đầy tai tiếng của Hoa Kỳ, vì tại đó họ đã cướp bóc và đốt phá các tòa nhà Chính phủ cùng với một thư viện. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã không chiếm được thành phố Kingston có giá trị chiến lược nhiều hơn đối với việc tiếp tế và liên lạc dọc theo sông St Lawrence của Anh, và vì thế hải quân của họ không thể kiểm soát một cách hiệu quả hồ Ontario hay cắt đứt tuyến tiếp tế từ Hạ Canada của đối phương. Ngày 27 tháng 5 năm 1813, một lực lượng đổ bộ Hoa Kỳ từ hồ Ontario đã tấn công đồn George tại đoạn cuối phía bắc sông Niagara và chiếm được nó mà không phải chịu thiệt hại nào nghiêm trọng. Tuy nhiên họ không truy kích đối phương rút lui, giúp cho phần lớn quân Anh chạy thoát được và sau đó tổ chức một cuộc phản công trong trận Stoney Creek ngày 5 tháng 6. Đến 24 tháng 6, nhờ có lời cảnh báo trước của một người trung thành với Đế quốc là Laura Secord mà lực lượng nhỏ hơn của Anh và người bản địa đã bức hàng được một đội quân khác của Hoa Kỳ trong trận Beaver Dams, đặt dấu chấm hết cho cuộc tấn công vào Thượng Canada. Trong khi ấy, vào ngày 28 tháng 5 năm 1813, Phó đề đốc James Lucas Yeo, người phụ trách các tàu của Anh trong khu vực hồ đã mở một cuộc phản công, nhưng rồi lại bị đẩy lùi trong trận Sackett's Harbor thứ hai. Sau đó, các đội tàu của Chauncey và Yeo còn giao chiến thêm hai trận bất phân thắng bại, và không bên nào giành được cho mình một thắng lợi quyết định. Cuối năm 1813, người Hoa Kỳ đã rút bỏ vùng lãnh thổ Canada mà họ chiếm được quanh đồn George. Họ đã thiêu cháy ngôi làng Newark (nay là Niagara bên hồ) vào ngày 15 tháng 12 năm 1813. Người Canada cùng giới chính trị cầm quyền đã nổi giận trước việc có nhiều người dân mất nhà cửa không nơi nương tựa, đã bị lạnh đến chết vì tuyết. Kết quả là quân Anh đã trả thù bằng việc đánh chiếm đồn Niagara ngày 18 tháng 12. Sáng sớm hôm sau, ngày 19, quân Anh và các đồng minh bản xứ đã tràn vào thị trấn Lewiston ở gần đó, đốt cháy nhiều nhà cửa và kiến trúc đồng thời giết hại nhiều dân thường. Khi quân Anh đuổi theo những người dân còn sống ở bên ngoài thị trấn, một lực lượng nhỏ dân bản địa tộc Tuscarora đã can thiệp vào và chặn đứng cuộc truy đuổi, giúp người dân có đủ thời gian chạy thoát về khu vực an toàn. Điều đáng chú ý ở đây là dân Tuscarora đã bảo vệ người Hoa Kỳ trước những người anh em tộc Iroquois và Mohawks của họ, vốn đứng về phía người Anh. Sau đó, quân Anh còn tấn công và phóng hỏa thành phố Buffalo vào ngày 30 tháng 12 năm 1813. Trong năm 1814, cuộc tranh giành hồ Ontario đã chuyển thành một cuộc chạy đua trong việc đóng tàu. Cuối cùng, đến cuối năm đó, Yeo đã đóng xong chiếc HMS St Lawrence, một tàu chiến tuyến hạng nhất, được trang bị 112 khẩu đại bác có ưu thế hơn các tàu của Hoa Kỳ. Thế nhưng chiếc tàu này đã không hề đánh trận nào cho đến hết chiến tranh. Cuối cùng, cuộc chiến trên hồ Ontario đã kết thúc bất phân thắng bại. ==== St Lawrence và Hạ Canada, 1813 ==== Khu vực nhiều nguy hiểm nhất của người Anh là tại sông St Lawrence, ở đoạn sông tạo thành biên giới giữa Thượng Canada và Hoa Kỳ. Trong những ngày đầu của chiến tranh, vẫn có những hoạt động thương mại bất hợp pháp qua lại giữa hai bờ con sông. Trong mùa đông 1812-1813, Hoa Kỳ đã phát động một loạt các cuộc đột kích xuất phát từ Ogdensburg bên bờ sông phần lãnh thổ Hoa Kỳ, gây cản trở cho việc giao thông tiếp tế của Anh trên sông. Ngày 21 tháng 2, George Prévost đã hành quân qua thị trấn Prescott nằm bên bờ đối diện, mang theo lực lượng tiếp viện cho Thượng Canada. Khi ông rời đi ngày hôm sau, lực lượng tiếp viện đã cùng với dân quân địa phương đã phát động tấn công Ogdensburg. Trong trận này, quân Hoa Kỳ đã buộc phải rút lui. Suốt thời gian còn lại trong năm đó, tại Ogdensburg không hề có quân Hoa Kỳ đồn trú, và nhiều người cư dân Ogdensburg đã liên lạc và trao đổi buôn bán trở lại với thị trấn Prescott. Chiến thắng này của Anh đã quét sạch đội quân chính quy cuối cùng của Hoa Kỳ ra khỏi biên giới Thượng St Lawrence và giúp đảm bảo mối liên lạc của người Anh nối với Montreal. Cuối năm 1813, sau nhiều lần tranh cãi, người Hoa Kỳ đã mở hai cuộc công kích về phía Montreal. Kế hoạch cuối cùng được thống nhất là cho thiếu tướng Wade Hampton tiến quân lên phía bắc từ hồ Champlain để hợp nhất với lực lượng sẽ xuống thuyền từ cảng Sackett trên hồ Ontario để tiến vào sông St Lawrence dưới quyền tướng James Wilkinson. Điều kiện đường sá tồi tệ và các vấn đề tiếp tế đã làm chậm bước Hampton. Và Hampton lại có mối ác cảm với Wilkinson, nên không hào hứng với việc hỗ trợ cho kế hoạch của ông ta. Ngày 25 tháng 10, lực lượng 4.000 người của Hampton đã bị thất bại tại sông Chateauguay trước đội quân nhỏ hơn của lực lượng hỗn hợp người Pháp-Voltigeurs người Canada và người Mohawk dưới quyền tướng Charles de Salaberry. Lực lượng của Wilkinson có 8.000 quân khởi hành ngày 17 tháng 10, nhưng cũng bị thời tiết xấu làm cản trở. Sau khi hay tin Hampton bị chặn đứng, và đang bị một đội quân Anh dưới quyền đại úy William Mulcaster và trung tá Joseph Wanton Morrison truy kích, nên đến ngày 10 tháng 11, Wilkinson đã buộc phải đổ bộ gần Morrisburg, cách Montreal khoảng 150 km. Ngày 11 tháng 11, hậu quân của Wilkinson, ước chừng 2.500 người, đã tấn công lực lượng 800 người của Morrison tại đồn điền Crysler nhưng bị đẩy lui với tổn thất nặng nề. Sau khi biết rằng Hampton không thể mở lại cuộc tiến công, Wilkinson đã rút lui về Hoa Kỳ và cho quân nghỉ ngơi trong 3 tháng mùa đông. Ông ta đã từ chức chỉ huy sau một cuộc tấn công thất bại khác vào một tiền đồn quân Anh ở Lacolle Mills. ==== Các chiến dịch Niagara và Plattsburgh, 1814 ==== Đến giữa năm 1814, giới tướng lĩnh Hoa Kỳ, trong đó có các thiếu tướng Jacob Brown và Winfield Scott, đã cải thiện mạnh mẽ khả năng chiến đấu và kỷ luật của quân đội. Họ đã mở một cuộc tấn công mới trên bán đảo Niagara và nhanh chóng chiếm được đồn Erie. Winfield Scott tiếp đó lại giành thêm một chiến thắng trước một lực lượng yếu hơn của Anh trong trận Chippawa ngày 5 tháng 7. Một nỗ lực khác nhằm tiến quân xa hơn nữa đã kết thúc bằng một trận đánh ác liệt nhưng bất phân thắng bại tại Lundy's Lane vào ngày 25 tháng 7. Quân Hoa Kỳ bị áp đảo về số lượng đã phải rút nhưng vẫn cố cầm cự được trong cuộc vây hãm kéo dài tại đồn Erie. Quân Anh bị tổn thất nặng nề trong một cuộc tấn công thất bại và bị suy yếu do thời tiết và sự thiếu hụt tiếp tế cho các trận tuyến bao vây của họ. Cuối cùng, người Anh đã từ bỏ cuộc bao vây, nhưng Thiếu tướng Hoa Kỳ George Izard, lúc này đã tiếp nhận quyền chỉ huy mặt trận Niagara, không toàn lực truy kích. Quân Hoa Kỳ bị thiếu lương thực sự trữ, nên cuối cùng đã phá hủy đồn rồi rút lui qua sông Niagara. Trong khi đó, sau sự thoái vị của Napoleon, 15.000 binh lính Anh đã được điều đến Bắc Mỹ, dưới quyền chỉ huy của 4 viên tư lệnh lữ đoàn có năng lực nhất của Wellington. Non nửa trong số đó là các cựu binh của Chiến tranh Bán đảo và phần còn lại là các đơn vị đồn trú. Prévost đã được lệnh phải vô hiệu hóa sức mạnh của người Hoa Kỳ trên Ngũ Đại Hồ bằng cách thiêu hủy cảng Sackets, giành lấy quyền kiểm soát hải quân tại hồ Erie, hồ Ontario và các hồ vùng Thượng; đồng thời bảo vệ Hạ Canada khỏi bị tấn công. Ông ta đã bảo vệ được Hạ Canada nhưng mặt khác lại thất bại trong việc đạt được những mục tiêu của mình. Cụ thể đến cuối mùa đó ông đã quyết định xâm chiếm bang New York. Dù có lực lượng áp đảo về quân số so với quân phòng thủ Hoa Kỳ tại Plattsburgh, nhưng vì lo lắng về hai bên sườn nên ông đã quyết định là cần phải kiểm soát hồ Champlain trước. Trên hồ, các đội tàu của Anh do thuyền trưởng George Downie chỉ huy và của Hoa Kỳ do Thomas Macdonough chỉ huy tỏ ra ngang sức hơn. Khi tiếp cận Plattsburgh, Prévost đã trì hoãn cuộc tấn công cho đến khi Downie đến nơi trên con tàu HMS Confiance có 36 đại bác mới được vội vã hoàn thành. Prévost đã buộc Downie phải tấn công sớm, nhưng sau đó lại không thể tiến hành hỗ trợ quân sự như đã hứa một cách khó hiểu. Downie đã thiệt mạng và lực lượng hải quân của ông đánh bại trong trên vịnh Plattsburgh vào ngày 11 tháng 9 năm 1814. Người Hoa Kỳ bây giờ đã kiểm soát được hồ Champlain, và Theodore Roosevelt sau này gọi đó là "trận hải chiến vĩ đại nhất của cuộc chiến". Quân phòng thủ trên bộ do Alexander Macomb chỉ huy cũng giành thắng lợi. Sau đó, trước sự kinh ngạc của các sĩ quan cấp trên, Prévost đã rút lui, nói rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu ở lại trên lãnh thổ đối phương sau khi đã mất đi ưu thế về hải quân. Prévost đã bị triệu hồi về nước và tại London, một tòa án quân sự của hải quân đã phán quyết rằng thất bại này chủ yếu là do Prévost đã thúc giục đội tàu tấn công sớm và sau đó lại không thể tiến hành hỗ trợ bằng các lực lượng trên bộ như đã hứa hẹn. Prévost chết đột ngột ngay trước phiên tòa của mình. Danh tiếng của Prévost còn tiếp tục hạ thấp hơn nữa khi người Canada tuyên bố rằng dân quân của họ dưới quyền Brock đã làm được những công việc mà ông không thành công. Tuy nhiên gần đây, các sử gia đã có cái nhìn thoái mái hơn, không đem ông so sánh với Wellington mà với những đối thủ Hoa Kỳ của ông. Họ cho rằng công tác chuẩn bị của Prévost cho việc bảo vệ Canada bằng những phương tiện bị hạn chế là đầy nghị lực, sáng tạo và toàn diện. Và bất chấp lực lượng chênh lệch, ông cũng đã được mục đích chính của mình trong việc ngăn chặn cuộc tấn công của Hoa Kỳ. ==== Tây Hoa Kỳ, 1813-1814 ==== Thung lũng sông Mississippi là biên giới phía tây của Hoa Kỳ vào năm 1812. Vùng lãnh thổ có được sau vụ mua bán Louisiana năm 1803 hầu như không bao gồm một vùng đất định cư Hoa Kỳ nào ở tây sông Mississippi ngoại trừ khu lân cận St. Louis, Missouri cùng một vài đồn quân sự và thương mại. Đồn Bellefontaine, một trạm buôn bán cũ đã được chuyển thành đồn quân của Lục quân Hoa Kỳ vào năm 1804, để làm trụ sở địa phương. Đồn Osage được xây dựng năm 1808 bên sông Missouri là tiền đồn xa nhất ở phía tây của Hoa Kỳ, đã bị bỏ trống vào lúc bắt đầu chiến tranh. Đồn Madison, nằm bên sông Mississippi, nay thuộc bang Iowa, cũng được xây dựng trong năm 1808, đã liên tục bị các đồng minh người Sauk của Anh đánh phá kể từ khi bắt đầu được xây. Tháng 9 năm 1813, đồn Madison đã bị bỏ hoang sau khi bị người bản xứ tấn công và bao vây, với sự hỗ trợ của nước Anh. Đây là một trong số ít các trận đánh diễn ra ở tây sông Mississippi. Black Hawk, thủ lĩnh người Sauk, đã đóng vai trò lãnh đạo trong trận này. Có ít sự kiện đáng chú ý diễn ra tại hồ Huron trong năm 1813, nhưng việc Hoa Kỳ chiến thắng tại hồ Erie và tái chiếm Detroit đã khiến cô lập người Anh tại đây. Trong mùa đông sau đó, một lực lượng Canada dưới sự chỉ huy của trung tá Robert McDouall thiết lập một tuyến đường tiếp tế mới nối từ York đến vịnh Nottawasaga, nằm trên vịnh Georgienne.. Khi đến được đồn Mackinac cùng với hành tiếp tế và quân tăng viện, ông ta đã phái một đội quân viễn chinh đi chiếm lại trạm buôn bán Prairie du Chien ở xa về phía tây. Cuộc vây hãm Prairie du Chien đã kết thúc bằng một chiến thắng của người Anh vào ngày 20 tháng 7 năm 1814.. Đầu tháng 7 năm 1814, Hoa Kỳ đã điều một đội quân gồm 5 tàu xuất phát từ Detroit đi chiếm lại Mackinac. Một lực lượng hỗn hợp quân chính quy và dân quân tình nguyện đã đổ bộ lên đảo vào ngày 4 tháng 8. Quân Hoa Kỳ đã không thử tấn công bất ngờ, và trong trận Mackinac Island ngắn ngủi, họ đã bị người bản xứ phục kích và buộc phải trở lại tàu. Sau đó họ lại phát hiện ra một căn cứ mới tại vịnh Nottawasaga, và trong ngày 13 tháng 8, quân Hoa Kỳ đã phá hủy các công sự cùng một chiếc thuyền buồm được tìm thấy ở đó. Tiếp đó họ trở về Detroit, để lại 2 tàu chiến phong tỏa Mackinac. Ngày 4 tháng 9, những tàu chiến này đã bị tấn công bất ngờ bởi các xuồng và tàu con của đối phương và đã bị bắt giữ. Cuộc chiến trên hồ Huron đã giúp người Anh kiểm soát được đảo Mackinac. Quân đồn trú Anh tại Prairie du Chien cũng chống trả một cuộc tấn công khác do thiếu tá Zachary Taylor tiến hành. Trên mặt trận cách biệt này, quân Anh giữ được ưu thế cho đến khi chiến tranh kết thúc, nhờ vào lòng trung thành của rất nhiều tộc người bản xứ vốn nhận được từ người Anh hàng hóa và vũ khí. Năm 1814, quân Hoa Kỳ rút lui sau trận Credit Island trên vùng thượng Mississippi đã thử đóng trụ tại đồn Johnson, nhưng rồi đồn này đã sớm bị bỏ hoang giống như hầu hết vị trí khác trên vùng thượng thung lũng Mississippi. Sau khi người Hoa Kỳ bị đẩy lui ra khỏi vùng thượng Mississippi, họ đóng giữ miền đông Missouri và khu vực St. Louis. Có hai trận đánh đáng kể diễn ra với người Sauk là trận Cote Sans Dessein vào tháng 4 năm 1815 tại cửa sông Osage thuộc lãnh thổ Missouri, và trận Sink Hole vào tháng 5 năm 1815 ở gần đồn Cap au Gris. Khi ký kết hiệp ước hòa bình, Mackinac và các vùng lãnh thổ bị chiếm khác đều được trở về với Hoa Kỳ. Chiến sự giữa quân Hoa Kỳ với người Sauk và các bộ tộc bản xứ khác vẫn tiếp diễn đến năm 1817, khi mà chiến tranh đã kết thúc ở miền đông. === Mặt trận miền Nam === ==== Chiến tranh Creek ==== Tháng 3 năm 1814, Jackson đã dẫn đầu một lực lượng dân quân Tennessee, các chiến binh tộc Choctaw, Cherokee, và quân chính quy Hoa Kỳ tiến xuống phía nam tấn công các bộ lạc Creek do thủ lĩnh Menawa chỉ huy. Quân Anh đã cố gắng gửi đồ tiếp tế cho các đồng minh nhưng chúng đã tới quá muộn. Ngày 26 tháng 3, Jackson và tướng John Coffee đã đánh bại hoàn toàn người Creek trong trận Horseshoe Bend, giết chết 800 trong tổng số 1.000 quân Creek đổi lại 49 người chết và 154 người bị thương trong tổng số chừng 2.000 quân Hoa Kỳ và Cherokee. Jackson truy đuổi những người Creek còn sống sót cho đến khi họ đầu hàng. Chiến thắng này đã dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Fort Jackson kết thúc cuộc chiến tranh Creek vào ngày 9 tháng 8 năm 1814. Hầu hết các sử gia đều coi cuộc Chiến tranh Creek là một phần của cuộc chiến 1812, vì người Anh có tiến hành hỗ trợ cho nó. ==== New Orleans ==== Andrew Jackson đã được nghe báo cáo về việc người Anh đang tổ chức tàu bè và quân đội để tiến hành một cuộc viễn chinh quy mô lớn. Người Anh đã thiết lập một căn cứ tại Pensacola, Florida vào tháng 8 năm 1814; và Jackson đã đem 4.000 quân đến chiếm thị trấn này trong tháng 11. Không hay biết về việc Hiệp ước Ghent đã được ký kết, lực lượng của Andrew Jackson đã tiến về New Orleans, Louisiana vào cuối năm 1814. Với 1.000 quân chính quy và từ 3.000 đến 4.000 dân quân, cướp biển cùng các chiến binh khác, cũng như thường dân và nô lệ được điều đến làm việc tại các công sự, ông ta đã xây dựng được một tuyến phòng thủ mạnh ở phía nam thành phố, cách bờ vịnh 240 km về phía bắc. 8.000 quân chính quy Anh do tướng Edward Pakenham chỉ huy đã tấn công vào ngày 8 tháng 1 năm 1815. Trận New Orleans là một thắng lợi vang dội của Hoa Kỳ, tại đây quân Anh chịu thương vong đến 2.000 người: 291 chết (trong đó có cả Pakenham cùng 2 viên phó chỉ huy), 1262 bị thương, và 484 bị bắt hay mất tích. Hoa Kỳ chỉ thiệt hại 71 người: 13 chết, 39 bị thương, và 19 mất tích. Đây được ca ngợi là một chiến thắng vĩ đại của Hoa Kỳ, và nó đã đưa Jackson trở thành một anh hùng dân tộc, và sau này giúp ông trở thành tổng thống. ==== Alabama ==== James Wilkinson đã chiếm thành phố Mobile, Alabama từ tay người Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1813, và xây dựng các công sự. Vào đầu năm 1815 người Anh đã bỏ cuộc tại New Orleans, nhưng lại chuyển sang tấn công Mobile. Trong một trong những hoạt động quân sự cuối cùng của cuộc chiến, 1.000 binh lính Anh đã đánh thắng trận đồn Bowyer vào ngày 12 tháng 2 năm 1815. Ngày hôm sau, khi hay tin về hòa bình đã được ký kết, họ đã rời bỏ đồn và lên thuyền về nước. ==== Chiến sự sau chiến tranh ==== Tháng 5 năm 1815, một nhóm đồng minh người Sauk của Anh, không biết rằng chiến tranh đã kết thúc mấy tháng trước, đã tấn công một nhóm nhỏ lính Hoa Kỳ ở tây bắc St. Louis. Những cuộc chiến lẻ tẻ, chủ yếu là với người Sauk, vẫn tiếp diễn tại vùng Lãnh thổ Missouri trong năm 1817, mặc dù không rõ là người Sauk tự mình hành động hay là nhân danh người Anh. Nhiều tàu chiến riêng lẻ vẫn tiếp tục chiến đấu trong năm 1815 và là những lực lượng Hoa Kỳ cuối cùng giao chiến với quân đội Anh. == Hiệp ước Ghent == ==== Các nhân tố dẫn đến việc đàm phán hòa bình ==== Cho đến năm 1814, cả hai bên đều đã có được những mục tiêu chiến tranh chính của mình, và cùng mệt mỏi trước một cuộc chiến bế tắc mà lại không mấy tiến triển. Đôi bên đã điều những phái đoàn đến một địa điểm trung lập tại Ghent, Bỉ để thương lượng. Cuộc đàm phán bắt đầu từ đầu tháng 8 cho đến ngày 24 tháng 12, khi thỏa thuận cuối cùng được ký kết, và nó cần phải được cả hai bên phê chuẩn trước khi có hiệu lực. Trong thời gian chờ đợi, hai bên đều đã lên kế hoạch cho những cuộc tiến công mới. Năm 1814, Anh đã bắt đầu phong tỏa các cảng của New England, xiết chặt nền ngoại thương của Hoa Kỳ, nhưng cũng làm tổn hại lợi ích thương mại của Anh ở Tây Ấn và Canada vốn phụ thuộc vào nó. New England đã xem xét đến việc ly khai. Mặc dù cướp biển Hoa Kỳ nhận thấy khả năng thành công đã giảm đi rõ rệt vì phần lớn các thuyền buôn Anh giờ đều được hộ tống, nhưng các cuộc lùng bắt vẫn gây rắc rối cho người Anh, vì nó khiến chi phí bảo hiểm tăng cao: mức bảo hiểm cho hàng hoá từ Liverpool (Anh) đến Halifax (Nova Scotia) tăng lên 30%. Tờ báo Morning Chronicle đã phàn nàn về những hoạt động của cướp biển Hoa Kỳ xung quanh hải phận nước Anh: "Chúng ta bị xúc phạm mà chẳng làm gì được cả." Địa chủ Anh ngày càng mệt mỏi vì thuế nặng, giới thương nhân cùng các quyền lợi tại thuộc địa đã kêu gọi chính phủ mở lại quan hệ thương mại với Hoa Kỳ bằng cách chấm dứt chiến tranh. Người Anh chưa thể ăn mừng trọn vẹn chiến thắng vĩ đại ở châu Âu sau khi đánh bại Napoléon Bonaparte chừng nào còn chưa khôi phục được hòa bình ở Bắc Mỹ, đó cũng là điều kiện duy nhất để thuế giảm xuống đến mức có thể chấp nhận được. Áp lực từ giới chủ tàu lên chính phủ nhằm đòi khôi phục hòa bình sau đó còn nhận được sự ủng hộ của giới chủ đất.. ==== Cuộc đàm phán và hòa bình ==== Anh, trong đó có lực lượng trong khu vực không có người ở gần hồ Superior và hồ Michigan và hai thị trấn của Maine, yêu cầu các nhượng của khu vực rộng lớn, cộng với biến nhất của miền Trung Tây thành khu trung lập cho Indian. Ý kiến công chúng Mỹ bị tổn thương khi Madison công bố nhu cầu, thậm chí cả Liên bang được bây giờ sẵn sàng chiến đấu. Người Anh đã lập kế hoạch ba cuộc xâm lược. Một lực lượng đốt cháy Washington nhưng không bắt Baltimore, và khởi hành đi khi chỉ huy của nó đã bị giết. Tại New York, 10.000 cựu chiến binh người Anh đã hành quân về phía nam cho đến khi một thất bại quyết định trong trận Plattsburgh buộc họ quay trở lại Canada.Latimer 2007, tr. 331,359,365 Không có gì đã được biết về số phận của lực lượng xâm lược lớn thứ ba nhằm chiếm New Orleans và tây nam. Thủ tướng muốn Công tước Wellington chỉ huy tại Canada và cuối cùng giành chiến thắng trong chiến tranh; Wellington nói rằng ông sẽ đi đến Mỹ, nhưng ông tin rằng ông là cần thiết ở châu Âu Ông cũng nói: Thủ tướng Anh, Lord Liverpool, nhận thức của phe đối lập ngày càng tăng để tính thuế thời kỳ chiến tranh và nhu cầu của các thương gia Liverpool và Bristol để mở lại thương mại với Mỹ, Anh nhận ra rằng có ít để đạt được và nhiều để mất từ chiến tranh kéo dài. Ngày 24 Tháng 12 năm 1814 các nhà ngoại giao ở Ghent ký kết Hiệp ước Ghent. Hiệp ước đã được phê duyệt trong ba ngày kể từ ngày người Anh sau 27 tháng 12 và đến Washington vào ngày 17 tháng 2, nơi nó đã nhanh chóng phê chuẩn và đi vào hiệu lực, vì thế cuối cùng kết thúc chiến tranh. Các điều khoản kêu gọi tất cả các lãnh thổ bị chiếm đóng là để được trả lại, ranh giới trước chiến tranh giữa Canada và Hoa Kỳ sẽ được phục hồi, và Mỹ đã đạt được quyền đánh cá trong vịnh Saint Lawrence. Các hiệp ước bỏ qua những lời than phiền rằng đã dẫn đến chiến tranh. Khiếu nại của Mỹ sự trưng mộ người da đỏ, cuộc đột kích và phong tỏa đã kết thúc khi nước Anh đã kết thúc chiến tranh với Pháp năm 1814, và đã không được đề cập trong hiệp ước. Các bộ phận của phương Tây Florida đã không được đề cập trong hiệp ước, nhưng vẫn sở hữu vĩnh viễn của Mỹ, bất chấp sự phản đối của Tây Ban Nha . Do đó, chiến tranh kết thúc mà không có thiệt hại đáng kể cho các lãnh thổ bên. Sự trưng mộ có thể đã trở thành một vấn đề trong quá trình tái xuất hiện của Napoléon trong ngày trăm., mà Anh remanned hạm đội của mình, tuy nhiên, người Anh đã không tìm kiếm tàu Mỹ cho các thủy thủ người Anh tại Liverpool (ngay cả những vị trí quan chức Mỹ thừa nhận rằng họ có quyền làm trong cảng của Anh), và khi William Eustis, Bộ trưởng Mỹ đến Hà Lan, phàn nàn của sự trưng mộ của một thủy thủ người Mỹ ra khỏi một chiếc tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm đã được thu hồi để giải thích hành động của mình. Sau sự sụp đổ thứ hai của Napoleon, sự trưng mộ phần lớn là bị bỏ rơi. == Thiệt hại và bồi thường == Anh tổn thất khoảng 1.600 người chết và 3.679 người bị thương; 3.321 người Anh khác chết vì bệnh. Hoa Kỳ bị thiệt hại khoảng 2.260 người tử trận và 4.505 người bị thương. Trong khi số lượng người Mỹ chết vì bệnh thì không rõ, ước tính khoảng 15.000 chết vì các nguyên nhân trực tiếp liên quan đến chiến tranh. Những con số này không bao gồm các ca tử vong giữa các lực lượng dân quân Canada hoặc trong số các bộ lạc bản địa. Không có ước lượng chính xác chi phí số tiền đã dùng trong chiến tranh của Mỹ và Anh, nhưng nó đã thêm tổng nợ quốc gia của Anh 25.000.000 £.Tại Mỹ, chi phí khoảng 10.000.000 $. Các khoản nợ quốc gia tăng từ 45.000.000 $ sau năm 1812 đến $ 127,000,000 vào cuối năm 1815. Ngoài ra, ít nhất 3.000 người Mỹ thoát khỏi cảnh nô lệ vì người Anh đã trả tự do cho họ, giống như họ đã làm trong cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ. Nhiều người khác chỉ đơn giản là nô lệ bỏ trốn trong sự hỗn loạn của chiến tranh và đạt được tự do riêng của họ. Người Anh cung cấp chỗ định cư một số các nô lệ vừa được giải phóng ở Nova Scotia. Bốn trăm freedmen đã được định cư tại New Brunswick Sau khi được phân xử bởi Sa hoàng Nga Alexander I, Anh đã trả 1.204.960 $ bồi thường thiệt hại cho Washington sau vụ đốt cháy nó năm 1814. == Hậu quả lâu dài == === Hoa Kỳ === Hoa Kỳ đã đàn áp những người Mỹ bản địa trở về biên giới phía Tây và phía Nam. Các quốc gia cũng đã đạt được một cảm giác tâm lý của sự độc lập hoàn toàn như những người tổ chức của họ "chiến tranh thứ hai của độc lập." Chủ nghĩa dân tộc đã tăng vọt sau khi chiến thắng trong trận New Orleans. Đảng đối lập liên bang sụp đổ, và kỷ nguyên của Cảm xúc tốt xảy ra sau đó. Không còn nghi ngờ sự cần thiết cho một Hải quân mạnh, Mỹ đã xây dựng ba tàu Tàu chiến tuyến mới với 74 khẩu súng và hai tàu khu trục mới 44-súng ngay sau khi kết thúc chiến tranh. (tàu khu trục nhỏ khác đã được tiêu huỷ để ngăn chặn nó được bắt giữ trên cổ phiếu) Năm 1816, Quốc hội Mỹ thông qua thành luật một "Đạo luật cho tăng dần của Hải quân" với chi phí 1.000.000 $ một năm trong tám năm, cho phép 9 tàu của dòng này và 12 tàu khu trục nặng. Các Thuyền trưởng và Commodores của Hải quân Hoa Kỳ đã trở thành anh hùng của thế hệ của họ trong các tấm trang trí Mỹ và bình đựng của Decatur, Hull, Bainbridge, Lawrence, Perry, và Macdonough đã được thực hiện ở Staffordshire, Anh, và tìm thấy một thị trường đã sẵn sàng ở Hoa Kỳ. Ba trong số những anh hùng chiến tranh được sử dụng người nổi tiếng của mình để giành chiến thắng văn phòng quốc gia: Andrew Jackson (bầu làm Tổng thống vào năm 1828 và 1832), Richard Mentor Johnson (bầu làm Phó Tổng thống năm 1836), và William Henry Harrison (bầu làm Tổng thống vào năm 1840). === Bắc Mỹ thuộc Anh (Canada) === Trận York cho thấy lỗ hổng của Upper và Lower Canada. Trong những năm 1820, công việc bắt đầu vào ngày La Citadelle ở thành phố Quebec là một phòng vệ chống lại Hoa Kỳ; pháo đài vẫn còn là một cơ sở hoạt động của các quân đội Canada. Ngoài ra, công việc bắt đầu vào thành Halifax để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công cảng Mỹ. Pháo đài này vẫn còn hoạt động thông qua Thế chiến II. Từ 1826-1832, kênh đào Rideau đã được xây dựng để cung cấp một đường thủy an toàn từ Bytown (nay Ottawa) để Kingston qua sông Rideau sau đó về phía tây nam qua các kênh tới hồ Ontario, tránh sự thu hẹp của sông St Lawrence, nơi mà tàu có thể được dễ bị pháo của Mỹ. Để bảo vệ phía tây của kênh, người Anh cũng đã xây dựng Fort Henry tại Kingston, bao gồm bốn tháp Martello, mà vẫn hoạt động cho đến năm 1891. === Các dân tộc bản địa === Những người dân bản địa liên minh với người Anh bị mất nguyên nhân của họ. Anh đề nghị để tạo ra một khu vực "trung lập" ở miền Tây nước Mỹ đã bị từ chối tại hội nghị hòa bình Ghent và không bao giờ lại nổi lên. Sau khi 1814 người bản địa, những người bị mất hầu hết các lãnh thổ thu thập da thú của mình, trở thành một gánh nặng không mong muốn để hoạch định chính sách của Anh hiện đang nhìn vào cho thị trường Hoa Kỳ và nguyên liệu thô. Đại lý của Anh trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục gặp gỡ thường xuyên với các đối tác trước đây mẹ đẻ của họ, nhưng họ đã không cung cấp vũ khí hay khuyến khích và không có chiến dịch Ấn Độ để ngăn chặn sự bành trướng của Mỹ tại vùng Trung Tây. Bị bỏ rơi bởi nhà tài trợ mạnh mẽ của họ, Great Lakes-khu vực thổ dân cuối cùng di chuyển hoặc đạt đồng thuận cùng với các cơ quan chức Mỹ và định cư Trong khu vực Đông Nam, sức đề kháng của Ấn Độ đã bị nghiền nát bởi Tướng Andrew Jackson, Tổng thống (1829-1837), Jackson có hệ thống. loại bỏ các bộ lạc lớn để đặt phòng phía tây của sông Mississippi. === Bermuda === Bermuda là nơi phòng thủ của lực lượng dân quân và thủy thủ trước khi Hoa Kỳ độc lập, nhưng Hải quân Hoàng gia đã bắt đầu mua lại đất và hoạt động từ đó vào năm 1795, là vị trí của nó đã được thay thế hữu ích cho sự mất mát cảng của Hoa Kỳ. Nó ban đầu được dự định là trụ sở của Bắc Mỹ Phi đội, nhưng chiến tranh đã thấy nó tăng tới một sự nổi bật mới. Khi xây dựng công trình tiến triển trong nửa đầu của thế kỷ, Bermuda đã trở thành thường trực trụ sở hải quân trên vùng biển Tây, nhà ở Hải quân và phục vụ như là một cơ sở và nơi làm tàu. Các đơn vị đồn trú quân sự được xây dựng lên để bảo vệ các cơ sở hải quân, chủ yếu củng cố các quần đảo đó đã được mô tả như là "biển Gibraltar của phương Tây." Quốc phòng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn là chân trung tâm của nền kinh tế của Bermuda cho đến sau Thế chiến II. === Đối với Vương quốc Anh === Các trận chiến quy mô lớn đang diễn ra giữa các cuộc xung đột chống lại Đế chế Pháp dưới chỉ huy Napoleon, chưa bao giờ được xem như là nhiều hơn một sân khấu trình diễn sự kiện chính của công chúng Anh của Anh phong tỏa của thương mại Pháp đã có. được hoàn toàn thành công và Hải quân Hoàng gia đã được chi phối của thế giới hải lý năng lượng (và sẽ vẫn như vậy cho thế kỷ khác). Trong khi các chiến dịch đất đã đóng góp ít, Hải quân Hoàng gia đã bị phá hủy thương mại Mỹ, đóng chai lên của Hải quân Mỹ tại cảng và bị đàn áp nặng nề quyền tư nhân. Hòa bình đã được thường chào đón bởi người Anh mặc dù cả hai bài báo và công văn bày tỏ sự thất vọng ở sự tăng trưởng không được kiểm soát giả của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính phủ hai nước nhanh chóng nối lại thương mại sau khi kết thúc chiến tranh và qua thời gian, một tình bạn phát triển và lặp đi lặp lại liên minh quân sự vẫn còn cho đến ngày nay == Xem thêm == Chiến tranh Napoleon Trận đốt cháy Washington James Madison Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland == Tham khảo == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Library of Congress Guide to the War of 1812, Kenneth Drexler The War of 1812 in the South, The William C. Cook Collection, The Williams Research Center, The Historic New Orleans Collection American Military History, Chapter 6 – The War of 1812, Office of the Chief of Military History, United States Army, 1989 The War of 1812 Website, MilitaryHeritage.com “Treaty of Ghent”. Primary Documents in American History. The Library of Congress. 2010. “War of 1812”. Galafilm. 2008. Key Events of the War of 1812, chart by Greg D. Feldmeth, Polytechnic School (Pasadena, California), 1998. “War of 1812”. historycentral.com. 2000. “The War of 1812”. Archives of Ontario. 2009-2010. Black Americans in the US Military from the American Revolution to the Korean War: The War of 1812, David Omahen, New York State Military Museum and Veteran Research Center, 2006 “War of 1812 Collection”. The Digital Collections of IUPUI University Library, Đại học Indiana. 2006. President Madison's War Message, lesson plan with extensive list of documents, EDSitement.com (National Endowment for the Humanities)
16 tháng 11.txt
Ngày 16 tháng 11 là ngày thứ 320 (321 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 45 ngày trong năm. == Sự kiện == === Thế kỷ 6 === 534 – Phiên bản thứ hai (cũng là phiên bản cuối) của Codex Justinianus (Bộ luật Justinian) được xuất bản. === Thế kỷ 14 === 1384 – Hedwig được tôn lên làm Quốc vương Ba Lan, dù chỉ là phụ nữ. === Thế kỷ 16 === 1532 – Francisco Pizarro và binh lính của mình bắt được Hoàng đế Inca Atahualpa trong trận Cajamarca. === Thế kỷ 17 === 1632 – Quốc vương Gustavus Adolphus của Thụy Điển bị giết trong Trận Lützen. === Thế kỷ 18 === 1776 – Cách mạng Hoa Kỳ: Những lính thuê Hessian lấy Pháo đài Washington từ dân quân Mỹ. === Thế kỷ 19 === 1821 – Tây Mỹ cổ: Nhà buôn Missouri William Becknell tới Santa Fe, New Mexico trên đường được gọi Đường Santa Fe sau đó. 1849 – Tòa Nga kết án Fyodor Mikhailovich Dostoevsky tử hình do những tác động chống chính phủ có liên quan với nhóm lao động trí óc cấp tiến; việc hành hình ông bị hủy bỏ vào đúng lúc. 1857 – Do Trợ cấp Lucknow, 24 lính Anh được tặng huy chương Victoria Cross, nhiều nhất trong một ngày. 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Ở Trận Campbell's Station gần Knoxville, Tennessee, quân đội của các Tiểu bang Liên minh Hoa Kỳ tấn công quân đội Hoa Kỳ không thành công. 1885 – Louis Riel, người dẫn nổi loạn dân Métis và "Người cha của Manitoba", bị hành hình do tội phản quốc. 1893 – Đội thể thao Královské Vinohrady được thành lập. Sau đó, đội này đổi tên thành Sparta Prague. 1896 – Điện năng được truyền giữa hai thành phố lần đầu tiên từ Thác Niagara đến những nhà máy ở Buffalo, New York. (Xem "Chiến tranh Dòng điện".) === Thế kỷ 20 === 1904 – John Ambrose Fleming chế đèn chân không. 1907 – Địa hạt Da đỏ và Địa hạt Oklahoma trở thành Oklahoma và được nhận vào Hoa Kỳ là tiểu bang thứ 46. 1914 – Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ mở cửa chính thức. 1920 – Hãng hàng không quốc gia Úc Qantas được thành lập tại Winton, Queensland. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Bó đuốc tại Bắc Phi kết thúc với thắng lợi của quân Đồng Minh. 1945 – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) được thành lập. 1946 – Nhật Bản công bố danh sách 1850 "chữ Hán đương dụng", trong đó giản đơn hóa cách viết của nhiều chữ. 1994 – Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển bắt đầu có hiệu lực sau 12 năm từ khi bắt đầu được ký kết. === Thế kỷ 21 === == Sinh == 1836 - David Kalakaua of Hawaii, vua Hawaiian (m. 1891) 1847 - Edmund James Flynn, chính khách Canada (m. 1927) 1892 - Quách Mạt Nhược, nhà văn Trung Quốc (m. 1978) 1896 - Lawrence Tibbett, ca sĩ Mỹ (m. 1960) 1986 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, cầu thủ bóng đá Việt Nam == Mất == == Những ngày lễ == == Tham khảo ==
tam sa.txt
Tam Sa (tiếng Trung: 三沙市; bính âm: Sānshā Shì, âm Hán Việt: Tam Sa thị) là một thành phố được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng). Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường biển trong vùng biển Đông. Việc thành lập thành phố Tam Sa là sự điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc đối với cơ quan hành chính hiện hành, là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của họ trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này. Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp). == Lịch sử == === Từ phía Trung Quốc === Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Nam Sa do người dân nước này phát hiện và đặt tên sớm nhất, có thể là từ thời nhà Hán. "Dị vật chí" (异物志) của Dương Phu (楊孚) thời Đông Hán có viết "Trướng hải kỳ đầu,thủy thiển nhi đa từ thạch" (Biển sóng triều dâng gập ghềnh đá ngầm, nước cạn mà nhiều đá nam châm) trong đó "Trướng Hải" (涨海, biển trướng) là tên người Trung Quốc thời đó dùng để gọi biển Đông và "kỳ đầu" (崎头, đá ngầm gồ ghề) là tên người Trung Quốc đương thời dùng để chỉ các đảo, đá ngầm.... ở quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) tại Biển Đông. Vào thời Đường Tống, nhiều sách sử địa đã sử dụng các tên khác nhau để chỉ Hoàng Sa (Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa), lần lượt là "Cửu Nhũ Loa Châu", "Thạch Đường ", "Trường Sa ", "Thiên Lý Thạch Đường ", "Thiên Lý Trường Sa", "Vạn Lý Thạch Đường", "Vạn Lý Trường Sa". Trong bốn triều đại Tống, Nguyên, Minh và Thanh, đã có đến hàng trăm thư tịch sử dụng tên gọi "Thạch Đường" hay "Trường Sa" để chỉ các đảo tại Biển Đông (Nam Hải). "Hỗn nhất cường lý lịch đại quốc đô chi đồ" (混一疆理歷代國都之圖) thời nhà Minh có đánh dấu vị trí của Thạch Đường, và vị trí này được phía Trung Quốc cho là tương ứng với Nam Sa (Trường Sa) hiện tại. "Canh lộ bộ" (更路簿) thời nhà Thanh ghi chép về vị trí của các địa danh cụ thể của các đảo, đá, bãi tại Nam Sa (Trường Sa) mà ngư dân Hải Nam thường lui tới, tổng cộng có 73 địa danh. Chậm nhất là từ thời nhà Đường, các ngư dân Hải Nam đã bắt đầu đến các đảo tại biển Đông sinh sống, dựng nhà để trú thân và miếu để thờ thần linh. Khi tiến hành khảo cổ, đã phát hiện ra một số di chỉ cư trú thời Đường và Tống trên đảo Hữu Nhật (Trung Quốc gọi là Cam Tuyền), có rất nhiều mảnh vỡ nồi sắt, tro than khi nấu ăn, các mảnh vỡ đồ gốm và đồ sứ, các mảnh vỡ dao sắt và đục sắt, còn sót lại xương chim và vỏ ốc trai. Đến nay vẫn còn lại 14 miếu nhỏ từ hai thời Minh Thanh trên các đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng), đảo Đá (Thạch đảo), Linh Côn (Đông đảo), đảo Cây (Triệu Thuật), đảo Nam, đảo Bắc, Duy Mộng (Tấn Khanh), Quang Hòa Đông (Sâm/Thám Hàng), Quang Hòa Tây (Quảng Kim), Hoàng Sa (San Hô), Hữu Nhật (Cam Tuyền). Một số ngôi đền còn có cả tượng Thần hay tượng Phật, như tại đảo Quang Hòa Đông có "miếu Nương Nương" có tượng Quan Âm bằng sứ, miếu nhỏ trên đảo Bắc có bài vị thần chủ bằng gỗ, miếu Cô Hồn trên đảo Phú Lâm có thần vị. Theo thông tin trên Tân Hoa xã, năm Khai Bảo thứ 4 (971) dưới thời Tống Thái Tổ, nhà Tống sau khi bình định nước Nam Hán đã lập lực lượng tuần tra biển, phạm vi tuần tra bao gồm cả quần đảo Tây Sa. Theo thông tin trên Hoàn Cầu Thời báo, vào thời nhà Minh, Hải Nam được quản lý bởi phủ Quỳnh Châu, lệ thuộc Quảng Đông, các đảo tại Nam Hải (mà ngay nay thuộc Tam Sa) khi đó được triều đình nhà Minh quy vào Vạn Châu thuộc phủ Quỳnh Châu. Vào sơ kỳ và trung kỳ thời nhà Thanh, về cơ bản vẫn theo thể chế quản lý thời nhà Minh. Đến cuối thời nhà Thanh, quần đảo Đông Sa chuyển sang quy thuộc Huệ Châu, ba quần đảo còn lại vẫn do Vạn châu quản lý. Cũng theo thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thời nhà Thanh, đã có nhiều địa đồ đã đưa các đảo Nam Sa vào bản đồ Trung Quốc, ví dụ như "Thanh trực tỉnh phân đồ" (清直省分圖) của "Thiên hạ tổng dư đồ" (天下總輿圖) năm 1724, "Hoàng Thanh các trực tỉnh phân đồ" (皇清各直省分圖) của "Thiên hạ tổng dư đồ" năm 1755, "Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ" (大清萬年一統天下全圖) năm 1767, "Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lượng toàn đồ" (大清萬年一統地量全圖) năm 1810 và "Đại Thanh nhất thống thiên hạ toàn đồ" (大清一統天下全圖) năm 1817. Cũng theo thông tin từ phía Trung Quốc, sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố Tây Sa (tức Hoàng Sa) quy thuộc huyện Nhai (nay là thành phố Tam Á) của Hải Nam. Năm 1933, khi Pháp chiếm 9 hòn đảo tại Trường Sa, trong đó có đảo Ba Bình (Trung Quốc gọi là Thái Bình), đảo Thị Tứ (Trung Quốc gọi là Trung Nghiệp); ngư dân Trung Quốc đang đánh cá tại đây đã phản kháng quyết liệt còn chính phủ Trung Quốc cũng đã kháng nghị với chính phủ Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1935, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ thể hiện cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam". Lần thứ 2 sau cuộc khảo sát Hoàng Sa của Lý Chuẩn năm 1909, chính phủ Trung Quốc cử chuyên viên cao cấp Hoàng Cường đến Hoàng Sa đặt bia chủ quyền. Năm 1937, lấy cớ kiểm tra thông tin về khả năng Nhật Bản có thể chiếm quần đảo Hoàng Sa, nhân sự kiện Lư Câu Kiều, trong ngày 23-24 tháng 6, Trung Hoa Dân Quốc đã cử Hoàng Cường (trưởng khu hành chính số 9) bí mật ra cắm 12 bia đá ngụy tạo chủ quyền tại 4 đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa là: đá Bắc, đảo Phú Lâm, đảo Đá và đảo Linh Côn. Tất cả 12 bia đá đều không ghi năm 1937, mà ghi ngụy tạo niên đại các năm 1902, 1912 và 1921. Dẫn tới ngụy tạo chứng cứ về cuộc khảo sát năm 1902 thời nhà Thanh của Trung Quốc, của các nhà sử học thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong đợt khảo cổ Hoàng Sa những năm 1974-1979. Theo Trung Quốc, nơi mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, chính phủ Trung Quốc cho quân đội đồn trú và lập trạm phục vụ ngư dân trên đảo Ba Bình, đảo lớn nhất của Trường Sa, nhưng thực sự việc này chỉ diễn ra sau thế chiến thứ 2, sớm nhất là vào năm 1956. Năm 1947, Bộ Nội chính Trung Quốc đã chính thức công bố bảng đối chiếu tên cũ và mới cho các đảo, đá, bãi ngầm tại bốn quần đảo trên biển Đông, cụ thể là Đông Sa (3), Tây Sa (33), Trung Sa (29) và Nam Sa (102), tổng cộng có 167 địa danh.. Đến năm 1983, Uỷ ban địa danh Trung Quốc đã công bố địa danh tiêu chuẩn của các đảo tại Nam Sa. Tiền thân của thành phố này là Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa (西沙群岛, 南沙群岛, 中沙群岛办事处, âm Hán Việt: Tây Sa quần đảo, Nam Sa quần đảo, Trung Sa quần đảo biện sự xứ). Văn phòng được thành lập vào năm 1959, khi đó nằm dưới quyền quản lý của khu hành chính Hải Nam. Tháng 3 năm 1961, Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa được chính quyền Trung Quốc đổi tên thành "Uỷ ban Cách mạng Quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa tỉnh Quảng Đông". Tháng 10 năm 1981, chính phủ Trung Quốc khôi phục lại tên cũ là "Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa" (cấp huyện) thuộc tỉnh Quảng Đông. Năm 1988, tỉnh Hải Nam được thành lập. Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Theo thông tin của Trung Quốc, vào năm 1956, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện Trung Quốc tại Việt Nam rằng về mặt lịch sử thì Nam Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và cũng trong dịp đó thì ông Lê Lộc, quyền trưởng ti châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nói rằng theo các tư liệu của Việt Nam thì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với Nam Sa từ thời nhà Tống. Một số bản đồ của Việt Nam xuất bản vào thập niên 1960 và 1970 đã thể hiện Nam Sa là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc như bản đồ thế giới của quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1960, Tập bản đồ thế giới của cục trắc địa và bản đồ thuộc Văn phòng thủ tướng Việt Nam vào năm 1972. Sách giáo khoa năm 1974 của Việt Nam có viết rằng "các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Chu Sơn hình thành nên cung đảo, tạo thành một tuyến Trường Thành bảo vệ Trung Quốc đại lục". Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc". Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sự công nhận này "đương nhiên có giá trị với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc" vì báo Nhân dân trước đó đã đăng bài chi tiết về bản tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, trong đó nói rằng "kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Đông" Về phía Anh Quốc, J.W.Reed,W.king:China Sea Directory,1868 của Hải quân Anh Quốc có ghi rằng các thuyền của Hải Nam hàng năm thường đến các đảo, mang theo gạo và các nhu yếu phẩm khác và trao đổi với ngư dân đang đánh bắt tại các đảo; thuyền rời Hải Nam vào tháng 12 hay tháng 1 mỗi năm và sẽ trở về khi có đợt gió mùa tây nam đầu tiên. Trong ấn phẩm "China Sea Pilot" vào năm 1912, Hải quân Hoàng gia Anh Quốc đã mô tả về các hoạt động của ngư dân Trung Quốc tại một số nơi ở Trường Sa. Far Eastern Economic Review (Hồng Kông) có đưa một vài viết vào ngày 31 tháng 12 năm 1973, trong đó dẫn lời Cao ủy Anh quốc tại Singapore nói vào năm 1970 rằng: "quần đảo Spratly là lãnh thổ phụ thuộc của Trung Quốc, một phần của tỉnh Quảng Đông... và được trả lại Trung Quốc sau chiến tranh". Le Monde Colonial Illustre của Pháp từng đăng bài về sự kiện tháng 9 năm 1933, theo đó khi một tàu chiến Pháp khảo sát đảo Trường Sa Lớn vào năm 1930, họ thấy ba người Trung Quốc ở trên đảo. Khi Pháp đưa quân ra Trường Sa vào năm 1933, họ thấy tất cả những người trên các đảo là người Trung Quốc: bảy người ở Song Tử Tây, năm người ở Thị Tứ, 4 người ở Trường Sa Lớn, và các ngôi nhà tranh, giếng nước và một tượng thần do người Trung Quốc để lại ở Trường Sa Lớn và một biển hiệu chữ Hán trên đảo Ba Bình đánh dấu ký hiệu của một kho dự trữ lương thực trên đảo. Atlas International Larousse xuất bản năm 1965 tại Pháp đã ghi tên "Tây Sa" (Xisha) và "Nam Sa" (Nansha) cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và trong dấu ngoặc đã thể hiện chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo. "Tân Trung Quốc niên giám" xuất bản tại Nhật Bản vào năm 1966 đã mô tả bờ biển của Trung Quốc trải dài 11.000 km từ bán đảo Liêu Đông ở phía bắc đến Nam Sa ở phía nam. "Thế giới niên giám" xuất bản tại Nhật Bản năm 1972 đã nói rằng lãnh thổ Trung Quốc không chỉ bao gồm đại lục mà còn gồm cả đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ cũng như Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa trên biển Đông. "Columbia Lippincott World Toponymic Dictionary" (Từ điển địa danh thế giới Columbia Lippincott) xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1961 đã ghi rằng quần đảo Nam Sa (Nansha Islands) ở biển Đông thuộc về tỉnh Quảng Đông và là một phần của Trung Quốc. "Worldmark Encyclopaedia of the Nations" (Bách khoa toàn thư các nước Worldmark) xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 1963 đã nói rằng các quần đảo của Trung Quốc kéo dài phía nam, gồm các đảo nhỏ và rạn san hô ở phía bắc vĩ độ 4. "World Administrative Divisions Encyclopaedia" (Bách khoa toàn thư phân cấp hành chính thế giới) xuất bản năm 1971 đã ghi rằng CHND Trung Hoa bao gồm nhiều hòn đảo, lớn nhất là Hải Nam và có nhiều đảo khác trên biển Đông trải dài đến phía bắc vĩ độ 4, như Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Ngoài ra, cũng có nhiều bản đồ đã thể hiện các quần đảo trên biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc: "Welt-Atlas" do Cộng hòa Liên bang Đức xuất bản vào các năm 1954, 1961 và 1970; Át-lát thế giới do Liên Xô xuất bản vào năm 1954 và 1967; Át-lát thế giới do Romania xuất bản vào năm 1957; Oxford Australian Atlas và Philips Record Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1957 và Encyclopaedia Britannica World Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1958; "Haack Welt Atlas" do Cộng hòa Dân chủ Đức xuất bản năm 1968; Daily Telegraph World Atlas xuất bản tại Anh Quốc vào năm 1968; Atlas International Larousse xuất bản tại Pháp vào năm 1968 và 1969; bản đồ thế giới thông thường của Institut Géographique National của Pháp vào năm 1968; Tập bản đồ Trung Quốc của Neibonsya tại Nhật Bản năm 1973. Hiệp định Paris năm 1898, Hiệp định Washington năm 1900 giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha, Hiệp ước giữa Anh Quốc và Hoa Kỳ năm 1930 đã quy định phạm vi lãnh thổ của Philippines có giới hạn phía tây là kinh tuyến 118°Đ và trong đó không bao gồm Nam Sa và đảo Hoàng Nham. Hiến pháp Philippines năm 1930 và Luật ranh giới lãnh thổ năm 1960 của Philipines không bao gồm đảo Hoàng Nham. Các bản đồ của Philippines xuất bản vào năm 1981 và 1984 cũng thể hiện rằng đảo Hoàng Nham nằm ngoài lãnh thổ Philippines. Đại sứ Philippines tại Cộng hòa Liên bang Đức trong một lá thư gửi đến một đài phát thanh của Đức vào ngày 5 tháng 2 năm 1990 đã chỉ rõ rằng đảo Hoàng Nham nằm ngoài lãnh thổ và chủ quyền của Philippines theo Cơ quan Bản đồ Quốc gia và Thông tin Tài nguyên Philippines. Tài liệu của Cơ quan Bản đồ Quốc gia và Thông tin Tài nguyên Philippines và tổ chức phát thanh nghiệp dư Philippines gửi cho Liên đoàn Tiếp âm Phát thanh Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 10 và 18 tháng 11 năm 1994 đã xác nhận giới hạn lãnh thổ và chủ quyền của Philippines được quy định tại Điều 3 của Hiệp ước Paris (1889) và đảo Hoàng Nham nằm bên ngoài ranh giới lãnh thổ Philippines. Có một số tin nói rằng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện "Tam Sa" vào tháng 11 năm 2007. Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, một quan chức của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã nói rằng việc thành lập Tam Sa không có trong kế hoạch. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa. Cuối tháng 7 năm 2012, Việt Nam công bố một tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" xuất bản năm 1904, trong đó không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar đưa tin này. Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam; tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa. Theo báo chí Việt Nam, trong giới nghiên cứu Trung Quốc cũng có ý kiến bác bỏ "đường lưỡi bò" mà phía chính quyền Trung Quốc đưa ra. Học giả Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề 'đường lưỡi bò' và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12 năm 2005, theo đó chứng cứ lịch sử của phía Trung Quốc đưa ra tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục. Ông còn cho rằng việc Trung Quốc vẽ ranh giới "đường lưỡi bò" không chỉ trùng lặp với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, mà thậm chí còn bao gồm luôn cả vùng biển Kepulauan Natuna của Indonesia; đồng thời khẳng định quan điểm coi "đường lưỡi bò" do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tự vẽ ra năm 1947 là ranh giới phân định vùng biển của Trung Quốc là thủ cựu và nhận thức sai lầm, không hề có căn cứ và không được các quốc gia khác công nhận. === Từ phía Việt Nam === ==== Về bằng chứng chủ quyền trong lịch sử ==== Các nhà sử học Việt Nam dẫn các nguồn sử liệu cho thấy chính quyền nhà Hậu Lê đã khám phá hoặc biết tới nơi này ít nhất từ thế kỷ 15, thời Lê Thánh Tông. Đến thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp,... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,...". Lê Quý Đôn viết: "Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...".. Cũng theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, năm 1754, thuyền của đội Hoàng Sa do chúa Nguyễn phái ra khai thác Hoàng Sa bị đứt dây neo, trôi dạt vào cảng Thanh Lan thuộc đảo Hải Nam. Các quan sở tại Trung Quốc khi biết là người của đội Hoàng Sa Việt Nam, đã chu cấp tiền, gạo cho về quê mà không hề phản đối gì. Năm 1816, vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo (Hoàng Sa), ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Sang thời Minh Mạng, vào các năm 1833, 1835, 1836, 1837 đều sai các đội thuyền của Phạm Hữu Nhật, Phạm Văn Nguyên, Phạm Văn Biện ra "Hoàng Sa" (bao gồm Trường Sa) để đánh cột mốc, trồng cây và xây chùa miếu. Từ khi xâm lăng và đô hộ Việt Nam, người Pháp thực hiện việc quản lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1887, Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngày ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương I. Brévieký Nghị định số 156-SC, quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Ngày ngày 14 tháng 10 năm 1950, Chính phủ Pháp bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Chính quyền Bảo Đại. Bảo Đại cho sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Tháng 9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại là Trần Văn Hữu - Trưởng phái đoàn của Việt Nam ra tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đại diện của 51 quốc gia tham dự đều không có ý kiến phản đối; rất nhiều tài liệu nước ngoài trong thời kỳ này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. ==== Về bằng chứng bác bỏ phía Trung Quốc ==== Bác lại quan điểm cho rằng Trung Quốc khám phá và đặt tên nơi đây từ thời nhà Hán, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã chỉ ra rằng các sách cổ sử Trung Quốc thời Hán như: "Dị vật chí",... chỉ miêu tả mơ hồ (không có ý thức đặt tên gọi cụ thể) về biển Đông và các đảo đá ngầm ở đó, chỉ như là các trướng ngại vật đầy nguy hiểm, (cần tránh xa chứ không hề có thể hiện ý thức sở hữu chinh phục), tình cờ bắt gặp trong lộ trình ngang qua biển Đông. Bác lại luận điểm cho rằng Trung Quốc làm chủ nơi đây từ trước thế kỷ 10, các nhà nghiên cứu Việt Nam căn cứ các sách Đường thư, Thái Bình hoàn vũ ký, Dư địa kỳ thăng (1221), Quảng Đông thông chí (1842) thì tại đảo Hải Nam chỉ phản ánh truyện đô đốc Lý Phục nhà Đường mang quân lấy lại đảo này vào năm 789 sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo; Lý Phục xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở Quỳnh Sơn, không hề nhắc tới việc sáp nhập bất cứ đảo nào ở biển Hoa Nam vào đảo Hải Nam. Bác lại luận điểm phía Trung Quốc cho rằng quân Trung Quốc từng tuần tiễu ở khu vực này do nhóm Hàn Chấn Hoa đưa ra, các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng: Hàn Chấn Hoa suy diễn và gán ghép 2 đoạn văn vào nhau trong sách Vũ Kinh tổng yếu theo kiểu "đầu Ngô mình Sở", không đúng với nguyên bản sách này. Theo Bộ ngoại giao Việt Nam, Trung Quốc đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách "xuyên tạc", khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa (và cũng không khẳng định 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Trung Quốc), Việt Nam không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý (22.2 km) quanh lãnh thổ Trung Quốc, đây là một cử chỉ ngoại giao hữu nghị từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lúc đó là một quốc gia không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông đã bị lợi dụng vào mục đích khác: là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á, cho rằng công hàm không có sức nặng ràng buộc pháp lý. Với kích thước lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý theo tuyên bố của Trung Quốc tháng 9 năm 1958, Trung Quốc cũng chỉ tự giới hạn trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền, không thể là Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên biển Đông, (theo công ước về Luật biển của Liên hiệp Quốc thì các đá và đá ngầm không được hưởng quy chế lãnh hải của đảo thực thụ), chỉ với tổng diện tích đất liền là 13 km² (đang có tranh chấp chủ quyền và một số lớn đang nằm trong sự kiểm soát của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực Đông Á cũng có tuyên bố chủ quyền chồng chéo) nhưng chiếm một vùng biển trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, với diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km² (chiếm 80% diện tích biển Đông vượt xa nhiều lần giới hạn 12 hải lý kể trên) . Bác lại luận điểm cho rằng Trung Quốc đã quản lý nơi đây từ thời Minh-Thanh, các nhà nghiên cứu Việt Nam chỉ ra rằng, trong tập Đại Thanh Bản đồ Đế quốc xuất bản năm 1905 và tái bản năm 1910 cho thấy cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, không hề vẽ các đảo nào khác ở Biển Đông. Bản đồ Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh nhất thông dự địa toàn đồ xuất bản năm 1894 thời Quang Tự còn xác nhận cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai châu, phủ Quỳnh châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam hoặc Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc có vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút, nghĩa là Hoàng Sa (Tây Sa) cho tới tận thời nhà Thanh chưa từng nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và triều đình phong kiến Trung Quốc đã ghi nhận điều này. Bức Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là bản đồ toàn bộ đất nước Trung Quốc thời nhà Thanh, xuất bản tại Thượng Hải năm 1904 và tái bản năm 1910, là chứng cứ xác thực do chính triều đình nhà Thanh (cấp nhà nước) đưa ra về đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc. Khảo sát các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ năm 1909 trở về trước cho thấy các bản đồ Trung Quốc cổ do chính người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào ghi nhận các quần đảo có địa danh Tây Sa, Nam Sa và các bản đồ này đều xác nhận đảo Hải Nam là cực nam lãnh thổ Trung Hoa. Ngoài các tư liệu sử học như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn hay Đại Nam thực lục của nhà Nguyễn, các nhà nghiên cứu Việt Nam còn chỉ ra các tài liệu từ chính phía Trung Quốc trước đây công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa: Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán năm 1696 có nói tới Vạn Lý Trường Sa (tức Hoàng Sa), xác nhận chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác sản vật bị đắm trên quần đảo này Năm 1824, sử gia Trung Quốc là Ngụy Nguyên xuất bản Hải đồ quốc chí, mô tả khắp các nước năm châu bốn biển. Tại quyển 9, tờ 4, Ngụy Nguyên vẽ về Việt Nam, gồm: Việt Nam Đông Đô (tức Hà Nội), Việt Nam Tây Đô (tức Thanh Nghệ) và Quảng Nam (Đàng Trong), bên ngoài khơi của Việt Nam ghi rõ "Đông Dương đại hải". Ngoài "Thuận Hóa cảng khẩu", có những chấm nhỏ mang tên "Vạn Lý Trường Sa" (tức Hoàng Sa) và "Thiên Lý Thạch Đường" (tức Trường Sa); hai quần đảo này hoàn toàn nằm trong "Đông Dương đại hải" của Việt Nam và Ngụy Nguyên không hề nhắc tới địa danh nào là Tây Sa hay Nam Sa. Tài liệu "Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên" do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép các dấu tích do các Triều đình phong kiến Việt Nam gây dựng ở Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định hai quần đảo này là của Việt Nam. Ngoài ra, còn các bằng chứng từ tư liệu của phương Tây: Năm 1701, các giáo sĩ Hội thừa sai Paris (MEP) đi trên tàu Amphitrite sang Trung Quốc kể lại rằng họ đi qua "quần đảo Paracel (tức Hoàng Sa) là quần đảo thuộc chủ quyền đế quốc An Nam" (le Paracel est un archipel qui dépend de l'Empire d'Annam) Thời Pháp thuộc, người Pháp đã cho khảo sát, vẽ chi tiết Biển Đông (tên quốc tế theo tiếng Pháp là Mer de Chine) và các quần đảo lớn nhỏ trong đó, đáng kể nhất là Bản đồ quần đảo Hoàng Sa Nhiều sách báo phương Tây ghi lại sự kiện khoảng năm 1895, 1896: tàu Bellona của Đức và tàu Ymedi Maru của Nhật Bản chở hàng cho Anh bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 140 hải lý về phía nam. Người Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã ra lấy trộm đồng trên tàu. Lãnh sự Anh ở Hải Nam phản đối với nhà đương cục Trung Quốc. Phía Trung Quốc trả lời rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc do đó Trung Quốc không có trách nhiệm gì ở đấy. === Từ phía Philippines === Một số bản đồ Philippines do Tây Ban Nha (trong thế kỷ 18) và Hoa Kỳ (trong thế kỷ 20), những quốc gia từng chiếm đóng Philippines, chính thức công bố cho thấy rằng bãi cạn Scarborough là lãnh thổ Philippines. Bản đồ thế kỷ 18 của người Tây Ban Nha, "Carta hydrographica y chorographica de las Islas Filipinas" (1734) cho thấy bãi cạn Scarborough lúc đó đã được đặt tên là Panacot Shoal (tức là bãi cạn Panacot), với hình dạng khá giống với hình dạng bãi cạn Scarborough ngày nay. == Địa lý == Sau khi được thành lập, Tam Sa đã trở thành thành phố cực nam của Trung Quốc, danh hiệu này trước đây thuộc về thành phố Tam Á. Tam Sa cũng là một trong hai thành phố hải đảo của Trung Quốc, thành phố còn lại là Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang. Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc. Độ sâu trung bình của vùng biển Tam Sa là 1200 mét, độ sâu lớn nhất là 5559 mét nằm ở cực nam của rãnh Manila. Theo mạng Hải Nam sử chí, ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa có tổng diện tích đất liền là 12 km² với tổng cộng 248 đảo, đá phân bố như sau: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa nằm ở đông nam đảo Hải Nam. Quần đảo Trung Sa chủ yếu là các bãi ngập nước, ngoại trừ đảo Hoàng Nham có một phần nổi trên mặt biển. Quần đảo Trường Sa có khoảng 22 hòn đảo, diện tích đất liền khoảng 8 km², trong đó Phú Lâm là đảo lớn nhất. Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam của biển Đông, gồm nhiều nhóm đảo, đá, bãi ngầm, cồn cát khác nhau, có diện tích khoảng 2 km²; Trường Sa có điểm cực nam của Trung Quốc là bãi ngầm James (Trung Quốc gọi là bãi ngầm Tăng Mẫu). === Hoàng Sa === Theo mạng Hải Nam sử chí, vùng biển của quần đảo Hoàng Sa rộng hơn 500.000 km², có tổng cộng 40 đảo và đá san hô và trong đó có 29 nổi lên trên mặt biển. Tổng diện tích đất liền của Hoàng Sa là 10 km² và là quần đảo có các đảo lớn nhất trong ba quần đảo. Quần đảo Hoàng Sa có thể chia làm hai nhóm đảo: nhóm An Vĩnh (Trung Quốc gọi là quần đảo Tuyên Đức) ở phía đông-bắc và nhóm Lưỡi Liềm (Trung Quốc gọi là quần đảo Vĩnh Lạc). Trong số đó, đảo Phú Lâm là lớn nhất với diện tích 2,10 km², tiếp theo là đảo Linh Côn (Trung Quốc gọi là đảo Đông) với 1,70 km², lớn thứ ba là đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến) với 1,50 km², các đảo còn lại nhỏ hơn 0,40 km², đảo có điểm cao nhất là đảo Đá (Trung Quốc gọi là Thạch đảo) với cao độ 15,9 mét trên mực nước biển, có 20 đảo nhỏ cao dưới 5 mét trên mực nước biển, chiếm tỉ lệ 62,3%. Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa và của cả thành phố Tam Sa. Đảo Phú Lâm cách cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam 180 hải lý về phía đông nam. Đảo có hình bầu dục, chiều dài đông-tây là 1950 mét và chiều dài bắc-nam là 1350 mét và diện tích khoảng 2,1 km². Đảo Phú Lâm có địa thế bằng phẳng, có chiều cao trung bình 5 mét trên mực nước biển, điểm cao nhất nằm ở phía tây nam đạt 8,5 mét. Rạn san hô bao xung quanh đảo có chiều rộng khoảng 1200 mét; bãi cát dọc theo chu vi đảo rộng 100 mét và có đê cát cao từ 6-8 mét bao quanh. Phần trung tâm của đảo vốn là vùng đầm phá khô cạn, là loại đất đá vôi do được hình thành từ phân chim. Mặc dù các giếng có lượng nước phong phú song vì nguồn nước này có chứa magiê sulfat nên không uống được và chỉ có thể dùng để tắm rửa. Đảo Phú Lâm có thảm thực vật rậm rạp với 148 loài thực vật hoang dã, chiếm 89% tổng số loài thực vật hoang dã tại Hoàng Sa, chủ yếu là sừng dê hoa vàng (Strophanthus divaricatus), tử châu thùy dài (Callicarpa kochiana), Chaenomeles speciosa và dừa. Động vật trên đảo chủ yếu là chim điên, chim chiến (Fregatidae), nhạn biển và các loại chim biển khác. === Trung Sa === Quần đảo Trung Sa nằm ở đông-nam Hoàng Sa, cách đảo Phú Lâm khoảng 200 km và có vùng biển rộng 600.000 km². Tương tự như Hoàng Sa, Trung Sa bao gồm các bãi, đá san hô song chỉ có đảo Hoàng Nham là nổi trên mực nước biển. Địa mạo của Trung Sa giống như một cao nguyên rạn san hô dưới mặt biển. Hoàng Nham là một đảo san hô vòng có hình tam giác, có chu vi khoảng 55 km và diện tích (bao gồm cả vùng đầm phá) là 150 km². Đảo Hoàng Nham có hai phần nổi lên trên mặt nước biển: Nam nham nằm ở phía đông nam và trông như một cột đá lớn, có chiều cao 1,8 mét so với mực nước biển và cao hơn các rạn san hô xung quanh khoảng 3 mét và có đường kính 3-4 mét; Bắc nham nằm ở phía bắc và cũng là một đá san hô nhô lên trên mặt biển song có độ cao thấp hơn Nam nham; hai nơi cách nhau khoảng 10 hải lý. Phía nam của đảo Hoàng Nham có một lối vào cho tàu thuyền rộng khoảng 400 mét, sâu từ 4 đến 12 mét. === Trường Sa === Quần đảo Trường Sa là quần đảo rộng nhất trong ba quần đảo. Theo mạng Hải Nam sử chí, Trường Sa có phạm vi 905 km từ đông sang tây và 887 km từ bắc xuống nam, vùng biển rộng khoảng 886.000 km². Theo phía Trung Quốc, phía tây bắc Trường Sa giáp với Việt Nam, phía đông bắc giáp Philippines và phía nam giáp các nước Malaysia, Brunei và Indonesia. Trung Quốc đã tiến hành đặt tên cho 177 trong tổng số hơn 230 đảo, đá, bãi cát ngầm ở Trường Sa. Các đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Nam Yết, Loại Ta, Vĩnh Viễn. Đảo Ba Bình có diện tích 0,432 km², còn tại đảo Song Tử Đông (Trung Quốc goị là đảo Bắc Tử) có điểm cao nhất là 12,5 mét. Theo mạng Hải Nam sử chí, Trường Sa được chia thành 5 nhóm đảo: Cụm Bắc: có tọa độ 9°42′~11°31′ vĩ Bắc và 114°02′~115°02′ kinh Đông, có 53 đảo và bãi ngầm và trong đó có 8 đảo nhỏ, 5 bãi cát,33 ám tiều, 6 ám sa và 1 ám than. Cụm này lại có thể chia thành ba nhóm, xung quanh các đảo Ba Bình, Song Tử Đông và Sinh Tồn (Trung Quốc gọi là Cảnh Hoành). Cụm Đông-Bắc: có tọa độ 8°48′~11°55′ vĩ bắc và 115°04′~117°50′ kinh Đông, từ bãi Đồng Thạnh (Trung Quốc gọi là Hùng Nam tiêu, nghĩa là ám tiêu Hùng Nam) ở phía bắc đến bãi Trăng Khuyết (Trung Quốc gọi là Bán Nguyệt tiêu, nghĩa là ám tiêu Bán Nguyệt) ở phía nam. Cụm này có 2 đảo, 34 ám tiều, 5 ám sa và 6 ám than. Cụm Trung: có tọa độ 6°57′~9°40′ vĩ Bắc và 111°37′~115°55′ kinh Đông, có hình bán nguyệt, chiều dài đông tây ước tính là 260 hải lý còn chiều dài bắc-nam ước tính là hơn 140 hải lý. Cụm này có 1 đảo, 26 ám tiều, 12 ám sa, 2 ám than. Cụm Tây-Nam: nằm ở cực tây nam, có tọa độ 7°28′~8°08′ vĩ Bắc và 109°44′~110°38′ kinh Đông, bao gồm 5 bãi: Phúc Tần (Trung Quốc gọi là Quảng Nhã), Huyền Trân (Trung Quốc gọi là Nhân Tuấn), Quế Đường (Trung Quốc gọi là Lý Chuẩn), Phúc Nguyên (Trung Quốc gọi là Tây Vệ) và Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An). Đây là các bãi cạn mà Việt Nam coi là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, không thuộc quần đảo Trường Sa. Cụm Nam: có tọa độ 3°57′44″~5°59′55″ vĩ Bắc và 112°16′25″~112°56′00″ kinh Đông, gồm 7 ám sa và 9 ám tiều, trong đó có ám sa Bắc Khang (North Luconia Shoals, tức bãi Luconia Bắc), ám sa Nam Khang (South Luconia Shoals, tức bãi Luconia Nam) và ám sa Tăng Mẫu (James Shoal, tức bãi ngầm James). == Hành chính == Sau khi được Trung Quốc tuyên bố thành lập, Tam Sa được chính quyền nước này coi là thành phố cấp địa khu thứ 285 và là đơn vị cấp địa khu thứ 333 của nước này. Ngày 21 tháng 7 năm 2012, chính quyền Trung Quốc đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa, hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa khóa 1. Trong số 45 đại biểu trúng cử, có 5 người là nữ giới. Ngày 23 tháng 7 năm 2012, cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Sa đã được tổ chức, các đại biểu đã bầu ông Tiêu Kiệt (肖杰) làm thị trưởng thành phố Tam Sa, và bầu ông Phù Tráng (符戆) làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Sa. Ngoài ra, các đại biểu còn bầu ra thành viên Nhóm Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân khóa I thành phố Tam Sa và thành viên ban lãnh đạo Chính quyền thành phố, Toà án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân. Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa trước đây được chính quyền Trung Quốc chia làm ba trấn: Tây Sa - Được Trung Quốc đặt mã trấn là: 469037 Quản trị bởi Ủy ban cư dân Vĩnh Hưng trên đảo Phú Lâm và quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Việt Nam đặt nơi này là huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Trung Sa - Mã trấn: 469039 Quản lý bởi Ủy ban cư dân các đảo và đá Trung Sa, quản lý bãi Macclesfield Nam Sa - Được Trung Quốc đặt mã trấn là: 469038 Quản lý bởi Ủy ban cư dân Vĩnh Giả tiêu trên đá Chữ Thập Việt Nam đặt là huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thị trấn Trường Sa Xã Song Tử Tây Xã Sinh Tồn == Nhân khẩu == Theo số liệu các dữ liệu điều tra dân số 6 phát hành bởi Chính phủ nhân dân tỉnh Hải Nam (海南省人民政府) năm 2010, Văn phòng Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Quần đảo Trung Sa quản lý 444 nhân khẩu thường trú, trong đó 242 người có hộ khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, tại quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) hiện có khoảng 3.500 người cư trú thường xuyên, nhân khẩu lưu động là 25.000 người (ngư dân), chủ yếu cư trú tại các đảo Phú Lâm, đảo Đá, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hoà, đảo Tri Tôn và đảo Linh Côn. Theo thống kê mới nhất của Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số toàn huyện Trường Sa là 195 người, trong đó khu vực thị trấn Trường Sa là 83 người. == Kinh tế == Trung Quốc đã từng tổ chức tour du lịch ở đảo Phú Lâm dành riêng cho nhân dân Trung Quốc tham quan. Một số địa điểm tham quan tại phần lãnh thổ thành phố Tam Sa do Trung Quốc kiểm soát bao gồm: Bảo tàng Hải dương Tây Sa, đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) Rừng tướng quân Tây Sa, đảo Phú Lâm Bia kỉ niệm thu phục Tây Sa, đảo Phú Lâm Bia kỉ niệm các đảo Nam Hải, đảo Phú Lâm Nhà lịch sử quân sự của bộ đội giữ đảo, đảo Phú Lâm Lô cốt của quân đội Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai., đảo Phú Lâm Bia chủ quyền của Trung Quốc đảo Đá, có tuyến đường nối với đảo Phú Lâm Bia đá "Tây Sa Lão Long Đầu"., đảo Đá Bia cảnh vụ cảnh sát biên phòng Trung Quốc, đảo Cây (Trung Quốc gọi là Triệu Thuật) Di chỉ miếu cổ thời Minh Thanh, đảo Cây Địa giới hành chính thành phố Tam Sa bao gồm nhiều hòn đảo và vùng biển trên biển Đông và có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, dự trữ dầu mỏ và khí tự nhiên là rất lớn. Theo thống kê của Cục Hải dương Trung Quốc dựa trên giá dầu hiện tại, giá trị kinh tế của Tam Sa ước đạt mười nghìn tỉ nhân dân tệ. == Cơ sở hạ tầng == Tại các đảo đang do Trung Quốc chiếm giữ đã có xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên đảo Phú Lâm có các tòa nhà chính quyền thành phố, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, cửa hàng, đài khí tượng, trạm hải dương, trạm phát điện, sân bay, bến cảng và các công trình dân sinh khác. Đảo Phú Lâm có tổng cộng 9 tuyến đường, bao gồm đường Bắc Kinh, đường Tuyên Đức, đường Bắc Kinh ngang số 1, đường Bắc Kinh ngang số 2, đường Vĩnh Hưng, đường bao quanh đảo, đường Vĩnh Lạc, đường Hải Nam, đường sân bay. Năm 1979, Trung Quốc đã cho xây dựng tuyến đường nối giữa đảo Phú Lâm và đảo Đá gần đó với chiều rộng 3 mét. Ngày 10 tháng 11 năm 2012, đã khánh thành tuyến đường bộ trên đảo Cây, đây là hạng mục đầu tiên được hoàn thành sau khi thành phố Tam Sa được thành lập, công trình có vốn đầu tư là 2,52 triệu NDT với tổng chiều dài 1606 m, trong đó tuyến đường bao quanh đảo dài 1.310 mét, tuyến đường bao quanh thôn dài 296 m với chiều rộng 3 mét. Cũng trong ngày 10 tháng 11 năm 2012, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng công trình cung cấp nước tại đảo Phú Lâm, tổng vốn đầu tư của dự án ước tính là 220 triệu NDT, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 12 năm 2013. Các hạng mục công trình của dự án bao gồm nhà máy khử mặn nước biển (70 triệu NDT) có khả năng xử lý 1.000 mét khối nước biển/ngày và hệ thống lọc nước mưa, trữ nước, đường ống dẫn nước. Dự án sẽ giúp giải quyết khó khăn về nước sạch của quân và dân trên đảo Phú Lâm, trên các hòn đảo và đá lân cận cũng như tàu thuyền vãng lai; ngoài ra, dự án còn giúp bảo vệ cấu trúc địa chất của đảo Phú Lâm khi không còn phải khai thác nước ngầm trên đảo. Bệnh viện Nhân dân Tây Sa tiền thân là bệnh viện quần đảo Tây Nam Trung Sa, nằm trên đường Bắc Kinh của đảo Phú Lâm. Vào thời điểm thành phố Tam Sa được thành lập, bệnh viện chỉ có 8 nhân viên. Nhằm phát triển sự nghiệp y tế của Tây Sa, Uỷ ban phát triển và cải cách Nhà nước Trung Quốc đã đưa việc kiến thiết bệnh viện vào trong kế hoạch đầu tư hệ thống vệ sinh nông thôn toàn quốc năm 2011. Do đất đai trên đảo Phú Lâm không rộng, bệnh viện được xây dựng trên nền đất cũ với tổng số vốn đầu tư dự kiến là 18 triệu Nhân dân tệ, rộng 2388 m² và diện tích xây dựng là 2000 m², khi được hoàn thành, bệnh viện sẽ có 30 giường bệnh và 35 nhân viên biên chế. Theo dự kiến, việc xây dựng bệnh viện Nhân dân Tây Sa sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012. Phân viện Tây Sa của thư viện tỉnh Hải Nam được khai trương vào ngày 23 Tháng Tư, 2009. Phân viện nằm ở tòa nhà phức hợp của chính quyền thành phố, có hai tầng với tổng diện tích 100 m². Lúc mới thành lập thư viện có 20.000 đầu sách, gồm nhiều thể loại từ sách khoa học xã hội như văn học, sức khỏe, truyện ký, tài chính đến các loại sách khoa học tự nhiên như máy tính, khảo sát đại dương, bảo vệ thảm thực vật. Ngoài ra, để phục vụ nghiệp vụ của các sĩ quan và binh lính đóng tại đảo, thư viện còn có các loại sách về chuyên ngành về khoa học quân sự, huấn luyện tác chiến. Tại đảo Phú Lâm có chi nhánh Tam Sa của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), trạm thực nghiệm tổng hợp khoa học hải dương Tây Sa của sở nghiên cứu hải dương Nam Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Bảo tàng Hải dương Tây Sa Sân bay trên đảo Phú Lâm được xây dựng từ năm 1991, có đường băng dài 2400 mét và có thể phục vụ máy bay Boeing 737 cất cánh và hạ cánh. Cầu cảng tại đảo cũng có chỗ neo đậu cho tàu tải trọng lên đến 5.000 tấn. Ngày 10 tháng 4 năm 2011, Đài phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc và Đài Phát thanh-Truyền hình Hải Nam đã bắt đầu mở trạm phát sóng vô tuyến FM trên đảo Phú Lâm, trên đảo cũng có dịch vụ di động cùng các tivi thu tín hiệu từ vệ tinh. Chính quyền cũng có kế hoạch xây dựng trạm phát sóng FM trên các đảo khác, cũng như quy hoạch các trạm thu phát truyền hình kỹ thuật số, đến khi đó, các ngư dân không những có thể nghe được FM mà còn có thể xem được truyền hình kỹ thuật số mặt đất. == Phản ứng về việc thành lập thành phố == === Thông tin thành lập năm 2007 === Có tin nói rằng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn thành lập Tam Sa vào tháng 11 năm 2007, có phạm vi quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa) và Trung Sa, với diện tích bằng 1/4 diện tích nước Trung Quốc. Trong 3 quần đảo trên, quần đảo Hoàng Sa đang thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, còn quần đảo Trường Sa thuộc diện tranh chấp với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 12 năm 2007, một quan chức của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã nói rằng việc thành lập Tam Sa không có trong kế hoạch. Việc thành lập thành phố này đã bị Chính phủ Việt Nam phản đối.. Kỳ họp thứ 10 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng khoá VII ngày 7 tháng 12 năm 2007 khẳng định Hoàng Sa là đơn vị hành chính của thành phố này và phản đối Trung Quốc đòi quản lý quần đảo này. Ngày 9 tháng 12 năm 2007, vài trăm người Việt Nam đa số là sinh viên, học sinh đã tập hợp và biểu tình ôn hòa trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối Trung Quốc và bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các cuộc biểu tình ôn hòa lại tiếp diễn vào ngày 16 tháng 12 tại hai thành phố trên. Sau đó, trong cộng đồng người Việt hải ngoại và các du học sinh Việt Nam cũng có những cuộc biểu tình phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa. Như tại Little Saigon,. Washington D.C.. Los Angeles. Luân Đôn và Paris để phản đối Trung Quốc.. Khi được hỏi về việc sinh viên Việt Nam biểu tình trước tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng quan điểm của chính phủ Trung Quốc là Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi được đối với các đảo trong biển Nam Trung Quốc (Biển Đông) và các lãnh hải xung quanh. Họ cũng thừa nhận rằng Việt Nam đã có tuyên bố chủ quyền trong một số giai đoạn khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận giàn xếp bằng đàm phán và thương lượng, và việc biểu tình làm tổn hại quan hệ song phương. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ hy vọng chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chận việc biểu tình tiếp diễn. === Chính thức thành lập năm 2012 === Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam, trong đó mô tả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Chính quyền Trung Quốc "mạnh mẽ phản đối" và "kiên quyết phản đối" và theo thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) "Hành động đơn phương của Việt Nam đã phức tạp và leo thang vấn đề và vi phạm đến sự đồng thuận của cả các nhà lãnh đạo hai quốc gia, cũng như tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)" . Và ngay cùng ngày, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc đã thành lập Tam Sa như một phản ứng. Phía Việt Nam, theo báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho là "việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" của phía Trung Quốc là hoàn toàn sai trái và không có giá trị pháp lý." và "kế hoạch thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ lâu và Trung Quốc đã chọn thời điểm này để đưa ra công khai nhằm "trả đũa Việt Nam thông qua Luật Biển"." . Không được xem là phản ứng chính thức, nhưng vài trang mạng xã hội tại Việt Nam đã kêu gọi biểu tình ôn hòa để phản đối quyết định thành lập Tam Sa Và hai cuộc biểu tình đã diễn ra vào sáng ngày 01/07/2012 tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh với hàng trăm người tham gia tại mỗi nơi và kế tiếp vào cuộc biểu tình một tuần sau đó ngày 08/07/2012 tại Hà Nội với hàng trăm người tham gia Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Thanh Nghị thì việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và triển khai các hoạt động nói trên đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và là vô giá trị. Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để biểu thị phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa. Philippines cho rằng hành động của Trung Quốc đã "xâm phạm chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Kalayaan và Bajo de Masinloc". Tổng thống Benigno Aquino III cho biết chính phủ của ông có thể sẽ yêu cầu Hoa Kỳ giúp đưa máy bay đến tuần tra khu vực biển tranh chấp. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa (tiếng Việt) Việt Nam cho rằng Trung Quốc vi phạm chủ quyền do kế hoạch hành chính các đảo tranh chấp (Associated Press, tiếng Anh) Biểu tình 9.12 nhìn qua các trang mạng trên BBC tiếng Việt Đi tìm giải pháp cho tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa 国务院批准设立地级三沙市 民政部新闻发言人答问, Tân Hoa xã Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc China raises administrative status of South China Sea islands 西南中沙群岛志
kiên lương.txt
Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá), Việt Nam, có bờ biển và biên giới với Campuchia. Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 7 xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình và 2 xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải. Kiên Lương là địa phương có đóng góp giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các địa phương khác ở Kiên Giang. Là vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh Kiên Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Huyện Kiên Lương với hạt nhân đô thị là thị trấn Kiên Lương hiện nay đang được xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang với mục tiêu trở thành thị xã thứ hai của tỉnh Kiên Giang, việc tách một phần diện tích của huyện Kiên Lương cũ ra thành lập huyện Giang Thành cũng nằm trong mục tiêu quy hoạch đó. Về công nghiệp có hai nhà máy xi măng lớn là nhà máy xi măng Kiên Lương thuộc công ty Cp xi măng Hà Tiên 1 và nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông thuộc tập đoàn Holcim của Thuỵ Sĩ. Một số nhà máy xi măng của địa phương như NM xi măng Bình An, NM xi măng Hà Tiên, NM xi măng Kiên Giang của tỉnh Kiên Giang == Khí hậu thời tiết == Theo tài liệu khí tượng của trạm Phú Quốc từ năm 1979 đến 2001 và tài liệu thủy văn của trạm Rạch Giá từ năm 1979 đến 2001 thì điều kiện khí tượng của khu vực như sau: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2 °C; Cao nhất: 37 °C (Ngày 13/5/1998)' Thấp nhất: 17,3 °C (Ngày 30/1/1993). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%. Lượng mưa lớn, Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm: 3.013 mm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.498 mm. Còn các tháng mùa khô là 515mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,7mm (Ngày 13/10/1984). Bão: Cơn bão số 5 (Linda) năm 1997 là cơn bão lớn nhất của khu vực. Tốc độ gió lớn nhất đo được là 40 m/s (ngày 03/11/1997) == Dân số == Dân số năm 2002 là 93.905 người; mật độ trung bình là 104 người/km². Dân cư ở tập trung nhiều trong thị trấn Kiên Lương. == Kinh tế == Huyện Kiên Lương có một nền kinh tế phát triển, đóng góp đến 18% GDP của tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách của tỉnh, và đứng thứ hai trong các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang (sau thành phố Rạch Giá 22%). Ngoài ra. === Công nghiệp === Kiên Lương nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi, gạch, đá xây dựng. Tại đây có 5 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 4 triệu tấn/năm. Hai Công ty xi măng lớn là Công ty xi măng Hà Tiên 1 (Nhà máy xi măng Kiên Lương) và Công ty xi măng Holcim.. Tại Kiên lương còn có các nhà máy công nghiệp khác như: Nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản suất gạch, nhà máy chế biến thủy sản. === Nông nghiệp === Huyện Kiên Lương thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên cho nên khu vực này bị nhiễm mặn và phèn. Hoạt động nông nghiệp không phát triển như những vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Lúa ở đây chỉ trồng được 2 vụ. Một trong những hoạt động nông nghiệp chính của vùng này là nuôi tôm. === Thuỷ sản === Kiên Lương có đường bờ biển dài và ngư trường rộng lớn. Đánh bắt khoảng 30% hải sản của tỉnh Kiên Giang. Các cửa hàng xăng dầu cung cấp nhiêu liệu cho tàu cá và các nhà máy nước đá ở dây rất phát triển. === Du lịch === Kiên Lương, Hà Tiên và Phú Quốc là tam giác du lịch của Kiên Giang với thế mạnh là du lịch biển. Kiên Lương có Hòn Phụ Tử, Bãi Dương, Hòn Trẹm, chùa Hang, và các hang động, đảo ngoài biển. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện nay tỉnh Kiên Giang đang có chủ trương cho thuê các đảo trong tỉnh để phát triển du lịch với thời hạn 50 năm. Có rất nhiều nhqà đầu tư quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Hứa hẹn đây sẽ là một vùng tuyệt vời để du lịch biển và nghỉ dưỡng. === Giao thông === Huyện Kiên Lương có hoạt động giao thông đa dạng: đường bộ, đường sông, đường biển,... Quốc lộ 80 đi qua huyện Kiên Lương là trục chính giao thông của khu vực này nối thành phố Rạch Giá là 70Km, thị xã Hà Tiên và các tỉnh miền Tây khác. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 11 nối thị trấn Kiên Lương với xã Bình An. Vận tải đường biển: Kiên Lương có cảng Hòn Chông có thể tiếp nhận tàu 5000 tấn. Tại đây còn có tuyến tàu cao tốc ra Phú Quốc. Nhà máy xi măng Holcim có cảng tiếp nhận tàu 8000 tấn. Phương tiện vận tải đường thủy nội địa cho sà lan hoặc tàu đến 800tấn. == Lịch sử == Địa bàn huyện Kiên Lương ngày nay khác hẳn với quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1961-1975. Theo đó, quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang trước năm 1975 tương ứng với địa bàn các huyện Kiên Lương, Giang Thành và gần 1/2 diện tích huyện Hòn Đất cùng thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay. === Giai đoạn 1961-1975 === Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm 5 xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên là: An Bình, Bình Trị, Thổ Sơn, An Hoà, Dương Hoà. Quận lỵ đặt tại xã An Bình. Ngày 04 tháng 09 năm 1961, quận Kiên Lương thành lập mới xã Đức Phương. Dân số năm 1965 là 29.617 người. Tuy nhiên, về phía chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, địa bàn quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ vẫn do huyện Hà Tiên và huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Rạch Giá quản lý. Sau đó, khi huyện Châu Thành bị chia ra thành hai huyện: Châu Thành và Châu Thành A thì địa bàn quận Kiên Lương lúc đó nằm trong huyện Châu Thành A và huyện Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Rạch Giá của phía chính quyền Cách mạng. Năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Hà Tiên, huyện Phú Quốc cùng với huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 ba huyện này lại cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà. === Giai đoạn 1975-1999 === Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã giải thể quận Kiên Lương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây, sáp nhập địa bàn quận vào các huyện Châu Thành A và Hà Tiên cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện: Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Lúc này, huyện Châu Thành A cũng bị giải thể vào sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Ngày 03 tháng 06 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện Hòn Đất gồm có các xã Nam Thái Hoa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976. Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên và thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, thành lập thị xã Hà Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Hà Tiên, xã Thuận Yên (trừ 2.732 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu giao về xã Phú Mỹ quản lý), xã Mỹ Đức và xã Tiên Hải thuộc huyện Hà Tiên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hà Tiên, huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn. === Từ năm 1999 đến nay === Ngày 21 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 11 tháng 02 năm 2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, giao toàn bộ 3 ấp (Ba Hòn, Hoà Lập, Xà Ngách) thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương quản lý; thành lập xã Kiên Bình trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương. Cuối năm 2003, huyện Kiên Lương nhận thêm xã Sơn Hải tách từ huyện Kiên Hải. Cuối năm 2004, huyện Kiên Lương có thị trấn Kiên Lương và 9 xã: Kiên Bình, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hoà, Phú Mỹ, Hoà Điền, Dương Hoà, Bình An, Sơn Hải, Hòn Nghệ. Ngày 07 tháng 02 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Vĩnh Phú thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 12.366,07 ha diện tích tự nhiên và 7.426 nhân khẩu của xã Vĩnh Điều; thành lập xã Phú Lợi thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 4.697 ha diện tích tự nhiên và 3.693 nhân khẩu của xã Phú Mỹ. Sau khi thành lập xã Vĩnh Phú, xã Vĩnh Điều còn lại 9.765,18 ha diện tích tự nhiên và 3.637 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Phú Lợi, xã Phú Mỹ còn lại 10.151 ha diện tích tự nhiên và 4.591 nhân khẩu. Ngày 06 tháng 04 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, thành lập xã Bình Trị thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở điều chỉnh 5.778,99 ha diện tích tự nhiên và 6.600 nhân khẩu của xã Bình An. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Sơn Hải, Dương Hoà, Hoà Điền, Bình An, Bình Trị, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hoà, Kiên Bình, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương. Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang như sau: Điều chỉnh 1.645,25 ha diện tích tự nhiên và 575 nhân khẩu của xã Phú Mỹ thuộc huyện Kiên Lương về phường Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Kiên Lương còn lại 88.030,40 ha diện tích tự nhiên và 103.660 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Kiên Bình, Hòa Điền, Bình An, Bình Trị, Dương Hòa, Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Hòn Nghệ, Sơn Hải và thị trấn Kiên Lương. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành: Thành lập huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở điều chỉnh 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu của huyện Kiên Lương (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú). Huyện Giang Thành có 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu, có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Giang Thành: Huyện Kiên Lương còn lại 47.286,10 ha diện tích tự nhiên và 74.750 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Dương Hòa, Hòa Điền, Kiên Bình, Bình An, Bình Trị, Sơn Hải, Hòn Nghệ và thị trấn Kiên Lương. Theo quy hoạch chung đô thị Kiên Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Kiên Lương sẽ được nâng lên thành thị xã Kiên Lương, gồm 3 phường: An Bình, Bình An, Dương Hòa và 5 xã: Bình Trị, Hòa Điền, Hòn Nghệ, Kiên Bình, Sơn Hải. == Định hướng phát triển == Huyện Kiên Lương được định hướng theo cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Thủy sản.Thị trấn Kiên lương được công nhận là đô thị loại 4 và đang tiến đến thành lập thị xã Kiên Lương vào năm 2017.Quy hoạch tổng thể là 4 phường,5 xã. trong tương lai gần Kiên Lương sẽ được nâng cấp và sẽ được đầu tư phát triển trở thành thị xã công nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mới đây UBND tỉnh Kiên Giang đã đồng ý xây dựng khu đô thị lấn biển Hòn Chông, xã Bình An với diện tích 44.66 ha. Đây được dự báo là một khu nhà ở cao cấp trong tương lai. == Tham khảo ==
seiko epson.txt
Seiko Epson Corporation (セイコーエプソン株式会社, Seikō Epuson Kabushiki-gaisha) hoặc Epson là một công ty của Nhật Bản và là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong các dòng sản phẩm máy in phun mực, máy in kim, máy in laser, máy quét, màn hình máy tính, máy chiếu bóng, máy chiếu dành cho kinh doanh và truyền thông đa phương tiện, các sản phẩm tivi cỡ lớn, robot, thiết bị tự động trong công nghiệp, máy in bán hàng, máy tính tiền, máy tính xách tay, vi mạch, cấu hình LCD và những sản phẩm cấu hình liên đới khác. Công ty này cũng đã sản xuất dòng sản phẩm đồng hồ Seiko từ khi thành lập và là một trong ba công ty cốt lõi của Seiko Group, đặt trụ sở tại tỉnh Nagano, Nhật Bản, với vô số các nhánh công ty toàn cầu. Giám đốc điều hành hiện tại của công ty là Saburo Kusama. == Lịch sử phát triển == == Các dòng sản phẩm == === Máy in === ==== Máy in kim ==== ==== Máy in phun ==== ==== Máy in laser ==== === Máy quét === === Máy tính === ==== Máy tính xách tay ==== === Máy chiếu === === Thiết bị ngành bán lẻ === === Vật tư === == Thương hiệu == == Hệ thống phân phối == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Epson Worldwide - www.epson.com Epson Web Sites Epson UK - www.epson.co.uk Epson Europe online stores Epson Uk online store Epson Milestones US Epson Support
phân cấp hành chính việt nam.txt
Phân cấp hành chính Việt Nam là sự phân chia các đơn vị hành chính của Việt Nam thành từng tầng, cấp theo chiều dọc. Theo đó cấp hành chính ở trên (cấp trên) sẽ có quyền quyết định cao hơn, bắt buộc đối với cấp hành chính ở dưới (hay cấp dưới). Hiến pháp Việt Nam hiện quy định 3 cấp hành chính là: Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương, Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh Xã/Phường/Thị trấn. Ngoài ra còn có Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy hoạch dưới các tỉnh. Dưới xã có làng/thôn/ấp/bản/buôn/sóc...; dưới phường/thị trấn có khu dân cư/khu phố. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức. == Lịch sử == === Thời phong kiến === === Thời Pháp thuộc === === Thời kỳ 1945-1954 === Theo Hiến pháp năm 1946: Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã (chương V, Điều thứ 57). Như vậy vào thời kỳ này các đơn vị hành chính của Việt Nam được phân thành 4 cấp, ngoài các cấp xã, huyện, tỉnh như sau này thì vẫn còn có cấp Bộ (cả nước có 3 Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ). Các tỉnh thời kỳ 1945-1946 (65 tỉnh): Bắc Bộ có 27 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Yên Bái và 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng). Trung Bộ có 18 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Phan Rang, Kon Tum, Plây Cu, Lâm Viên (Lang Bian/Biang), Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng. Nam Bộ có 20 tỉnh: Bình Thuận, Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Rạch Giá, Bạc Liêu và 2 thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn. Tuy nhiên, đơn vị hành chính cấp Bộ (của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) chỉ tồn tại trong khoảng vài năm rồi bỏ. Nhưng chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp thì lập chức Thủ hiến cho mỗi Phần (chính là Bộ theo cách gọi của họ). Ngày 19 tháng 7 năm 1946, thành lập Khu đặc biệt Hồng Gai (cũng viết là Hongay) trên cơ sở tách khỏi tỉnh Quảng Yên. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), thay đổi sắp xếp lại hành chính hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên để thành lập các tỉnh mới có tên là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Ngày 12 tháng 2 năm 1950, thành lập tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Tháng 8 năm 1950, thành lập đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trên cơ sở thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 10 năm 1950, thành lập tỉnh Long Châu Hà trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên. Tháng 6 năm 1951, 2 tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Long Châu Sa. Tháng 5 năm 1951, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ đã thay đổi sắp xếp hành chính nhiều tỉnh ở Nam Bộ như sau: Tỉnh Rạch Giá bị giải thể và bị xé lẻ, nhập vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng Hợp nhất 3 tỉnh Mỹ Tho, Tân An, Gò Công thành một tỉnh có tên là tỉnh Mỹ Tho (còn gọi là tỉnh Tân Mỹ Gò). Hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lại thành một tỉnh có tên là tỉnh Vĩnh Trà. Hợp nhất 2 tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn lại thành một tỉnh có tên là tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn (còn gọi là tỉnh Bà Chợ) Hợp nhất 2 tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa lại thành một tỉnh có tên là tỉnh Thủ Biên. Hợp nhất 2 tỉnh Gia Định và Tây Ninh lại thành một tỉnh có tên là tỉnh Gia Định Ninh Các tỉnh mới này ở Nam Bộ tồn tại đến tháng 8 năm 1954 thì giải thể, phân chia đơn vị hành chính trở lại giống như thời gian trước năm 1947. === Thời kỳ 1954-1975 === ==== Miền Bắc Việt Nam ==== Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu, dưới khu là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1954 có 30 tỉnh, 2 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng), 1 đặc khu (Hòn Gai) và khu vực Vĩnh Linh: Bắc Bộ có 26 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiến An, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, đặc khu Hòn Gai, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng Trung Bộ có 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh (vốn thuộc tỉnh Quảng Trị). Năm 1955: Tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hòn Gai hợp nhất thành khu Hồng Quảng; bỏ 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La để lập Khu tự trị Thái Mèo. Cả nước có 29 tỉnh thành. Theo Hiến pháp năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau: Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định (chương VII, Điều 78). Như vậy ở thời kỳ này cấp Bộ đã không còn, nhưng lại xuất hiện các khu tự trị. Miền Bắc Việt Nam có 2 khu tự trị, được thành lập từ năm 1955-1956: Khu tự trị Tây Bắc (ban đầu gọi là Khu tự trị Thái Mèo) và Khu tự trị Việt Bắc. Khu tự trị Tây Bắc lúc đầu chỉ có các cấp châu (tương đương huyện) và xã, bỏ cấp tỉnh, nhưng đến năm 1963 đã lập lại các tỉnh. Hai khu tự trị này tồn tại đến tháng 12 năm 1975. Năm 1961: Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sát nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Năm 1962: 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, sáp nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng; tái lập 2 tỉnh Lai Châu, Sơn La từ Khu tự trị Thái - Mèo và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ thuộc khu tự trị Tây Bắc. Cả nước có 27 tỉnh thành. Năm 1963: Tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành Quảng Ninh. Cả nước có 28 tỉnh thành. Năm 1965: 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái; 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định hợp nhất thành tỉnh Nam Hà, xóa bỏ 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây để thành lập tỉnh Hà Tây. Cả nước có 25 tỉnh thành. Năm 1968: 2 tỉnh Hưng Yên, Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng; 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú. Cả nước có 23 tỉnh thành. Đến năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có 2 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng và 53 tỉnh: Bắc Thái, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Liên Văn, Nam Hà, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái, Thái Bình, Thanh Hóa, Tĩnh Gia, Tuyên Quang, Vĩnh Phú. ==== Miền Nam Việt Nam ==== Chính quyền Việt Nam Cộng hòa phân ra các cấp hành chính: tỉnh, quận (tương đương với quận và huyện ngày nay), xã; ngoài ra còn có 10 thị xã tự trị. Toàn miền Nam Việt Nam từ khoảng năm 1965 chia thành 44 tỉnh. Về mặt quân sự, trên cấp tỉnh còn có Vùng chiến thuật (lập ra năm 1961) và đến năm 1970 đổi tên thành Quân khu. Tất cả miền Nam Việt Nam có 4 Vùng chiến thuật (Quân khu). Cấp tỉnh đóng trụ sở tại thị xã, về mặt quân sự gọi là tiểu khu, cấp quận đóng trụ sở tại thị trấn quận lị, về mặt quân sự gọi là chi khu. Tỉnh Gia Định về sau cùng với thủ đô Sài Gòn trở thành Biệt khu Thủ Đô, đứng đầu là Đô trưởng. Từ năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ dùng tên gọi quận cho khu vực nội thành thành phố, các quận còn lại đổi thành huyện. ==== Sau khi thống nhất đất nước ==== Tháng 12 năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa V đã ra nghi quyết theo đó cấp khu trong hệ thống hành chính bị bãi bỏ. Các khu tự trị bị giải thể. Việc phân chia các tỉnh, huyện xã đổi mới liên tục đến mức bản đồ hành chính vừa lập xong đã bị lạc hậu vì thay đổi địa giới và tên gọi các đơn vị. Cuối năm 1975, 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng; 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh; 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình; 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên; 3 tỉnh Lào Cai, Nghĩa Lộ (trừ 2 huyện Bắc Yên, Phù Yên nhập vào tỉnh Sơn La) và Yên Bái hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn; 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Cả nước có 18 tỉnh thành. Đầu năm 1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên; 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình; 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh; 3 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải; 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum; 2 tỉnh Darlac và Quảng Đức hợp nhất thành tỉnh Đăk Lăk; 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới; 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai; thành phố Sài Gòn (cộng 2 quận Củ Chi và Phú Hòa tách từ 2 tỉnh Hậu Nghĩa cũ và Bình Dương) và tỉnh Gia Định hợp nhất thành thành phố Hồ Chí Minh; 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long hợp nhất thành tỉnh Sông Bé; 3 tỉnh Hậu Nghĩa (trừ 2 huyện Củ Chi và Trảng Bàng), Kiến Tường, Long An hợp nhất thành tỉnh Long An mới; 2 tỉnh Định Tường và Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang; 2 tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp; 2 tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh Bình hợp nhất thành tỉnh Cửu Long, tỉnh Kiến Hòa đổi lại tên cũ là tỉnh Bến Tre, 3 tỉnh Ba Xuyên, Chương Thiện và Phong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang, 2 tỉnh Long Châu Hà (trừ 3 huyện Châu Thành A, Hà Tiên và Phú Quốc nhập vào tỉnh Kiên Giang) và Long Châu Tiền hợp nhất thành tỉnh An Giang mới; tỉnh Rạch Giá bị đổi lại tên cũ là tỉnh Kiên Giang mới; 2 tỉnh An Xuyên và Bạc Liêu hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Cả nước có 38 tỉnh thành. Năm 1980, Việt Nam có Hiến pháp mới. Tại đây quy định rằng: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. (chương IX, Điều 113). Ngày 3 tháng 1 năm 1981, Hội đồng Chính phủ quyết định thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị thuộc các thành phố, thị xã là phường (trước đây là tiểu khu), dưới cấp quận (trước đây là khu phố). Năm 1976, cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố. Bắc Bộ có 13 tỉnh và 2 thành phố: Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Trung Bộ có 10 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Gia Lai - Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1978: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh (bao gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên) và Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người, tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Cả nước có 39 tỉnh thành. Năm 1979: thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Năm 1982: sáp nhập huyện đảo Trường Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh. Năm 1989: tỉnh Bình Trị Thiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Cả nước có 44 tỉnh thành. Năm 1991: ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phú, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây (1 thị xã và 5 huyện lại được cắt trả), Hòa Bình; tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình; tỉnh Hà Tuyên tách ra thành 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái; tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum; tỉnh Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh; tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở tách khỏi tỉnh Đồng Nai và giải thể đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Cả nước có 53 tỉnh thành. Năm 1997: tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước; tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Cả nước có 61 tỉnh thành. Năm 2004: tỉnh Lai Châu cũ tách ra thành 2 tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên; tỉnh Đắk Lắk cũ tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk mới và Đắk Nông; thành lập thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cả nước có 64 tỉnh thành. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó sáp nhập với tỉnh Hà Tây, 4 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân và Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (trừ một phần của xã Mai Động thuộc huyện Kim Động nhập vào tỉnh Hưng Yên) và huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. == Phân cấp hiện tại == Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương , căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII ngày 19/06/2015 quy định tại chương I: CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2. Đơn vị hành chính: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: 1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); 2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); 3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); 4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Theo đó Việt Nam có 3 cấp hành chính: === Cấp tỉnh === Sau nhiều lần chia tách, nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương. 5 thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Cần Thơ Đà Nẵng Hà Nội Hải Phòng Thành phố Hồ Chí Minh 58 tỉnh: An Giang Bà Rịa-Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Ninh Bắc Giang Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đăk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên-Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái === Cấp huyện === Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Đây là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm "Huyện", "Quận", "Thị xã", "Thành phố trực thuộc tỉnh". Gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố trực thuộc tỉnh không có trong thành phố thuộc trung ương. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua 19/06/2015, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2016 đã bổ sung thêm đơn vị hành chính Thành phố trực thuộc Thành phố trực thuộc trung ương (TPTTTW). Điều này nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu thực hiện Đề án thành lập chính quyền độ thị của TP HCM . === Cấp xã === Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi xã, phường, thị trấn là tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện. === Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt === Theo dự định, Trung ương đã chủ trương thời gian tới sẽ thành lập 3 Đặc khu kinh tế trực thuộc tỉnh tại Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) . Sớm nhất, tới năm 2020, Phú Quốc sẽ trở thành Đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam . == Phân cấp địa lý == Việt Nam được chia thành 3 miền địa lý, mỗi miền lại được thanh nhiều vùng địa lý. Bắc Bộ: Tây Bắc Bộ Đông Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Trung Bộ: Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Nam Bộ: Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long == Phân cấp bầu cử == Trong thời điểm bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được chia thành nhiều đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử lại được chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Số lượng đơn vị bầu cử ở mỗi tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tùy vào dân số ở khu vực đó. Trong cuộc bầu cử năm 2011, Việt Nam có 183 đơn vị bầu cử và 89,960 khu vực bỏ phiếu. == Xem thêm == Phân cấp hành chính thời phong kiến Phân cấp hành chính thời Pháp thuộc Chính quyền địa phương ở Việt Nam Thành phố (Việt Nam) Tỉnh (Việt Nam) Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam) Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam Quận (Việt Nam) Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam) Thị xã (Việt Nam) Huyện (Việt Nam) Phường (Việt Nam) Danh sách thị trấn tại Việt Nam Thị trấn (Việt Nam) Thị trấn nông trường Xã (Việt Nam) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Danh mục mã số các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã Website của chính quyền các tỉnh và thành phố
biển đăng ký xe.txt
Biển đăng ký xe, còn gọi là Biển số xe hay Bảng số xe, là một tấm kim loại hoặc tấm nhựa gắn vào xe gắn máy hay re móoc phục cho mục đích nhận dạng chính thức. Mã nhận dạng đăng ký in trên biển đăng ký xe là một mã có con số hoặc vừa có chữ vừa có con số xác nhận duy nhất chiếc xe đó trong cơ sở dữ liệu của khu vực cấp biển số xe. Ở một số nước, mã nhận dạng đăng ký là duy nhất trong cả quốc gia, trong khi ở những quốc gia khác, mã định dạng là duy nhất trong một bang hoặc tỉnh. Việc mã nhận dạng xe gắn liền với một chiếc xe hay một người cũng khác nhau theo cơ quan cấp biển số ở các quốc gia hoặc khu vực khác nhau. == Chú thích == Bản mẫu:Relist == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
cincinnati.txt
Cincinnati (được phát âm như "Xin-xin-na-ti") là thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ nằm bên cạnh sông Ohio và vùng Bắc Kentucky. Nó là quận lỵ của Quận Hamilton6. Theo Thống kê Dan số năm 2000, Cincinnati có dân số 331.285, có nghĩa Cincinnati là thành phố lớn thứ ba của Ohio. Cincinnati được coi là "boomtown" đầu tiên của Mỹ, từ đầu thế kỷ 19, khi nó mở mang rất nhanh ở trung tâm quốc gia để cạnh tranh các thành phô lớn ở vùng biển về dân số và giàu có. Là thành phố nội địa lớn đầu tiên trong nước, đôi khi nó được gọi là thành phố hoàn toàn Mỹ đầu tiên, không có ảnh hưởng châu Âu mạnh như ở vùng biển đông, nhưng vẫn giữ nhiều đặc tính của những thành phố cũ ở Âu Châu do các nhập cư, phần lớn là người gốc Đức. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ, Cincinnati đã hết mở mang nhanh chóng, và nó bị nhiều thành phố nội địa khác vượt qua theo dân số, nhất là Chicago. == Tên gọi == Thành phố này cũng được gọi tên hiệu "The Queen City" (Thành phố Nữ vương), "The Blue Chip City", "Cincinnata", "The Big Onion" (Củ hành Lớn), và "Zinzinnati" (chỉ đến gốc Đức của thành phố). Tên nó cũng được gọi tắt là "Cincy", "Cinci", "Cinti", hay "the 'Nati". Cincinnati cũng được gọi City of Seven Hills (Thành phố Bảy Đồi), nhưng tên này không còn miêu tả thành phố. Thật vậy, tại vì có nhiều hơn bảy đồi ở Cincinnati ngày nay. Ngày xưa, khi thành phố nhỏ hơn, số tháng 6 năm 1853 của West American Review miêu tả và liệt kê bảy đồi rõ ràng trong bài "Article III -- Cincinnati: Its Relations to the West and South". Các đồi này làm thành hình lưỡi liềm chung quanh thành phố: núi Adams, Walnut Hills, núi Auburn, đồi Đường Vine, Fairmont (nay là Fairmount), núi Harrison, và đồi College. Tên hiệu Porkopolis được đặt cho thành phố vào khoảng 1835, khi Cincinnati là trung tâm gói thịt heo chính của nước và những bầy heo đi lang thang trên đường. Được gọi Queen of the West (Nữ vương miền Tây) bởi Henry Wadsworth Longfellow (tuy tên này được sử dụng lần đầu tiên trong tờ báo địa phương năm 1819), Cincinnati là đoạn quan trọng trên Đường xe lửa ngầm, đó giúp những người nô lệ trốn khỏi miền Nam vào thời trước Nội chiến Hoa Kỳ. == Địa lý và khí hậu == Cincinnati nằm thuộc miền tây nam Ohio, tại tọa độ 39°8′10″B 84°30′11″T (39,136160, −84,503088).1 Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích là 206,1 km² (79,6 dặm vuông). Trong đó, 201,9 km² (78,0 dặm vuông) là đất và 4,1 km² (1,6 dặm vuông hay 2,01%) là nước. Cincinnati toạ lạc tại bờ Bắc của Sông Ohio, gần đoạn sông này hợp lưu với các sông Miami, Miami nhỏ, và Licking. Trung tâm của thành phố được xây trên một lưu vực với các khu dân cư trải lên tận các ngọn đồi phía trên. Độ cao trung bình là 147 m (482 foot). Thành phố có khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng bởi các luồn không khí lạnh từ phía Bắc và không khí ấm từ Vịnh Mexico, tạo ra thời tiết hay thay đổi. Nhiệt độ trung bình cao vào tháng Giêng là 3 °C (37 °F) và trung bình thấp là −7 °C (20 °F); trung bình cao vào tháng 7 là 30 °C (86 °F) và trung bình thấp là 18 °C (65 °F). Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1.050 mm (41 inch) với lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 7 nhiều hơn các tháng khác. == Lịch sử == Cincinnati được thành lập năm 1788 bởi John Cleves Symmes và Đại tá Robert Patterson. Thanh tra viên John Filson (cũng là tác giả của The Adventures of Colonel Daniel Boone) đặt tên thành phố là Losantiville bắt nguồn từ bốn từ, mỗi cái trong ngôn ngữ khác, có nghĩa là "Thành phố đối diện với cửa sông Licking". "Ville" là tiếng Pháp của "thành phố", "anti" là tiếng Hy Lạp của "đối diện", "os" là tiếng Latinh của "miệng" (tức là "cửa sông"), và chữ "L" là phần duy nhất của "sông Licking" được bao gồm. Vào năm 1790, Arthur St. Clair, thống đốc của Lãnh thổ Tây Bắc, đổi tên của vùng thành "Cincinnati" để kỷ niệm Hội Cincinnati, tổ chức có ông là tổng thống. Hội đó kỷ niệm Tướng George Washington, được coi như Cincinnatus ngày nay – Cincinnatus là tướng La Mã bảo vệ thành phố ông và sau đó bỏ chính trị và trở về nhà trại ông. Ngày nay, Cincinnati nói riêng, và Ohio nói chung, có rất nhiều con cháu của lính Cách mạng được chính phủ cho đất ở tiểu bang này. Vào năm 1802, Cincinnati được chính quyền tăng cấp thành làng dựa theo hiến chương, và thị trưởng đầu tiên là David Ziegler (1748–1811), một chiến sĩ Nội chiến sinh ở Heidelberg, Đức. Năm 1819, nó được trở thành thành phố. Do tàu hơi nước bắt đầu qua lại trên sông Ohio năm 1811 và Kênh Miami và Erie được xây xong giúp thành phố mở mang, có 115.000 dân cư vào năm 1850. Kênh Miami và Erie được bắt đầu xây ngày 21 tháng 7 năm 1825, và nước được trệch qua lòng kênh vào năm 1827. Mới đầu nó được gọi là Kênh Miami, chỉ đến nguồn ở sông Miami nhỏ. Kênh này mới đầu nối Cincinnati với Middleton năm 1827, và vào năm 1840 nó tới Toledo. Đường sắt cũng tới Cincinnati vào thời đó. Năm 1880, Cincinnati trở thành thành phố đầu tiên xây và làm chủ một đường sắt lớn, Đường sắt Cincinnati, New Orleans, và Texas Pacific. Năm 1836, Công ty Đường sắt Miami nhỏ được quyền mở cửa. Họ bắt đầu xây đường sát ngay sau đó, có mục đích nối Cincinnati với Đường sắt Sông Mad và Hồ Erie, để nối thành phố này với cảng ở vịnh Sandusky. Ngày 1 tháng 4 năm 1853, Sở cứu hỏa Cincinnati trở thành sở cứu hỏa đầu tiên thuê người chữa cháy cả ngày, và sở đầu tiên sử dụng xe hơi chữa cháy. Sau năm sau, vào năm 1859, Cincinnati xây sáu đường xe điện để cho dân thành phố có thể chạy đi chạy lại tiện hơn. Năm 1866, Cầu treo John A. Roebling được xây qua sông Ohio. Hồi đó nó là cầu treo dài nhất trên thế giới; John A. Roebling sử dụng thiết kê của nó để xây Cầu Brooklyn 17 năm sau. Vào năm 1872, người Cincinnati có thể chạy bằng xe điện ở trong thành phố rồi đi xe lửa tới những thị trấn trung quanh ở trên đồi. Công ty Mặt nghiêng Cincinnati (Cincinnati Inclined Plane Company) bắt đầu chở khách đến trên núi Auburn năm đó. Đội Cincinnati Red Stockings ("Vớ đỏ Cincinnati"), sau đó được gọi Cincinnati Reds, cũng bắt đầu vào thế kỷ 19. Năm 1868, có hội họp ở phòng luật sư Tilden, Sherman, và Moulton để làm đội bóng chày của Cincinnati trở thành đội chuyên nghiệp; nó trở thành đội chuyên nghiệp đầu tiên trong nước khi được tổ chức chính thức năm sau. Năm 1879, Procter & Gamble, một trong những hãng xà bông lớn nhất ở Cincinnati, bắt đầu bán xà bông Ivory Soap. Nhiều người thích nó vì nó nổi trên nước. Sau khi nhà máy đầu tiên bị cháy, Procter & Gamble qua nhà máy mới dọc nhánh sông Mill Creek và bắt đầu sản xuất xà bông lại; từ từ, vùng đó lấy tên Ivorydale. Năm 1902, nhà chọc trời bằng bê tông cốt thép đầu tiên trên thế giới, Tòa nhà Ingalls, được xây dựng ở Cincinnati. Năm 1905, "Các con trai của Daniel Boone" (The Sons of Daniel Boone) được thành lập ở Cincinnati; nó sẽ trở thành một phần đầu tiên của tổ chức hướng đạo sinh Boy Scouts of America. Procter & Gamble tạo ra loại chương trình "soap opera" (kịch xà bông) khi họ giúp sản xuất chương trình radio Ma Perkins (Bà Perkins) năm 1933. Cho đến 1939, đài radio AM của Cincinnati, WLW, thí nghiệm về phát thanh; trong thời đó, nó trở thành đài đầu tiên phát thanh với điện lực tới 500.000 watt. Năm 1943, hãng thâu King Records và công ty phụ Queen Records được thành lập và thâu những ca sĩ mà tương lai có ảnh hưởng đến nhạc country, R&B, và rock. WCET-TV là đài truyền hình công cộng đầu tiên được quyền truyền hình, sau khi nó được thành lập năm 1954. Vào tháng 5 năm 2001, Cincinnati bị náo loạn chủng tộc vài ngày sau khi cảnh sát người da trắng theo đuổi một người da đen 19 tuổi về những tội nhẹ và bắn anh chết. Thị trưởng Charlie Luken phải ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố, lần đầu tiên sau những năm 1960. Tuy cuộc náo loạn chỉ kéo dài vài ngày, sau đó nhiều tổ chức tẩy chay các việc thương mại tại thành phố, làm Cincinnati mất hơn 10 triệu đô la. == Dân số == Theo Thống kê Dan số năm 2000, Cincinnati có dân số 331.285, có nghĩa Cincinnati là thành phố lớn thứ ba của Ohio, đằng sau Columbus và Cleveland. Tuy nhiên, nó có khu vực đô thị lớn hơn nhiều, bao gồm phần của Ohio, Kentucky, và Indiana. Khu vực thống kê tổng hợp Cincinnati-Middletown-Wilmington có dân số là 2.050.175 người và là khu vực thống kê tổng hợp lớn thứ 18 trong nước. Đại Cincinnati (Greater Cincinnati) là khu vực đô thị lớn thứ hai ở Ohio, chỉ thua Cleveland. Dân số miền Cincinnati đã lên 4,7% từ năm 2000, và sẽ vượt qua khu vực đô thị Cleveland vào năm 2007, theo Thông kê Dân số. == Kinh tế == Cincinnati có nhiều công ty nổi tiếng như là Procter & Gamble, Kroger, GE Infrastructure, Federated Department Stores (chủ Macy's, Bloomingdale's, và Lord & Taylor), Chiquita Brands International, Công ty Bảo hiểm Great American, Công ty E. W. Scripps, Công ty U.S. Playing Card, và Fifth Third Bank. == Xã hội == === Chính phủ và chính trị === Chính phủ được quản lý bởi hội đồng thành phố có chín hội viên được bầu toàn thành phố (at-large). Trước năm 1924, hội đồng được bầu theo hệ thống khu vực bầu cử (ward). Hệ thống này hay bị tham nhũng, và Cincinnati bị cai trị bởi bộ máy chính trị Cộng hòa của Ông trùm Cox (Boss Cox) từ thập kỷ 1880 cho đến thập kỷ 1920, chỉ có vài lúc nghỉ. Phong trào cải cách bắt đầu vào năm 1923, được hương dẫn bởi một người Cộng hòa khác, Murray Seasongood. Seasongood cuối cùng thành lập Ủy ban Hiến chương, nay là đảng Hiến chương, nó sử dụng cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1924 để xóa bỏ hệ thống ward và thay nó bằng hệ thống bầu cử toàn thành phố hiện có; nó cũng bắt đầu mô hình chính phủ quản đốc (city manager). Từ 1924 đến 1957, hội đồng được chọn theo mô hình tiêu biểu cân đối. Bắt đầu từ năm 1957, mỗi ứng củ viên vận động cho một bầu cử và chín người được nhiều lá phiếu nhất được bầu ("hệ thống 9-X"). Thị trưởng được chọn bởi hội đồng. Năm 1977, Jerry Springer được làm thị trưởng một năm. (Sau đó, ông nổi tiếng vì dẫn chương trình thảo luận hay gây tranh luận.) Bắt đầu từ năm 1987, người được nhiều lá phiếu nhất tự động được làm thị trưởng. Từ năm 1999, thị trưởng được chọn trong cuộc bầu cử riêng và vai trò của quản đốc thành phố bị giảm; những cải cách này được gọi là hệ thống "thị trưởng mạnh". Chính trị ở Cincinnati bao gồm đảng Hiến chương, đảng có lịch sử thắng cử địa phương dài thứ ba trong nước. === Quan hệ chủng tộc === Ngày xưa, Cincinnati nằm trên biên giới giữa các tiêu bang nhận hệ thống nô lệ, như là Kentucky, và các tiểu bang "tự do" trước và trong Nội chiến. Vào những năm trước Nội chiến, Cincinnati và các vùng chung quanh có vai trò lớn trong Phong trào Bãi nô. Vùng này là một phần của Tuyến hỏa xa ngầm (Underground Railroad) và là nơi ở của nhà văn Harriet Beecher Stowe. Các nhân vật trong cuốn sách Túp lều bác Tôm phỏng theo những nô lệ trốn ở vùng này. Levi Coffin làm vùng Cincinnati là trung tâm của những vận động bãi nô vào năm 1847. Ngày nay, viện bảo tàng Trung tâm Tự do Tuyến hỏa xa ngầm Quốc gia (National Underground Railroad Freedom Center) kỷ niệm thời này. Cincinnati bị nhiều vụ bạo lực do chủng tộc, cả trước và sau Nội chiến; vụ lớn nhất là cuộc náo loạn năm 2001. === Thể thao === Thành phố này có vài đội thể thao thuộc liên đoàn quốc gia, bao gồm đội bóng chày Reds và đội bóng bầu dục Bengals, và cũng đăng cai cuộc đấu quần vợt quốc tế Cincinnati Masters & Women's Open. == Thành phố thân hữu == Cincinnati có 9 thành phố thân hữu. == Chú thích == == Xem thêm == Cincinnati Masters Dàn nhạc giao hưởng Cincinnati Dàn nhạc Cincinnati Pops Náo loạn chủng tộc Cincinnati, 2001 The Cincinnati Enquirer Sân bay quốc tế Cincinnati/Bắc Kentucky Vườn thú và bách thảo Cincinnati == Liên kết ngoài == Website chính thủc của chính phủ Cincinnati Cincinnati USA – Phòng Thương mại Miền Cincinnati Hình ảnh về Cincinnati Cảnh Thực tế ảo của Cincinnati Hội đòng Phim Cincinnati