filename
stringlengths 4
100
| text
stringlengths 0
254k
|
---|---|
hội đồng châu âu.txt | Hội đồng châu Âu (tiếng Anh: European Council, tiếng Pháp: Conseil européen, tiếng Đức: Europäischer Rat) (ám chỉ tới như Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu = European Summit, Sommet européen) là cơ quan chính trị cao nhất của Liên minh châu Âu. Hội đồng gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên Liên minh châu Âu cùng với chủ tịch Ủy ban châu Âu. Các cuộc họp của Hội đồng do chủ tịch Hội đồng châu Âu chủ tọa.
Trong khi Hội đồng không có quyền hạn chính thức về hành pháp hoặc lập pháp, hội đồng là một cơ quan thể chế giải quyết các vấn đề lớn và mọi quyết định là "một sự thúc đẩy chủ yếu trong việc vạch rõ các đường lối chỉ đạo chính trị chung của Liên minh châu Âu". Hội đồng họp mỗi năm ít nhất 2 lần, thường là tại tòa nhà Justus Lipsius, hành dinh của Hội đồng Liên minh châu Âu (Consilium) ở Bruxelles.
== Lịch sử ==
Các hội đồng đầu tiên họp vào tháng 2 năm 1961 ở Paris và tháng Bảy (1961) ở Bonn. Đây là các cuộc họp thượng đỉnh không chính thức các nhà lãnh đạo Cộng đồng châu Âu và bắt đầu do sự phẫn nộ của tổng thống Pháp Charles de Gaulle thời đó về sự chi phối của các cơ quan thể chế siêu quốc gia (tức Ủy ban châu Âu) về tiến trình hội nhập. Cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên có tác dụng được tổ chức năm1969 sau một loạt các cuộc họp thượng đỉnh bất thường. Cuộc họp thượng đỉnh Den Haag năm 1969 đạt tới một thỏa thuận về việc thâu nhận Vương quốc Anh vào Cộng đồng và khởi đầu việc hợp tác chính sách đối ngoại (Hợp tác chính trị châu Âu) đưa việc hội nhập vượt xa hơn hội nhập kinh tế.
Các cuộc họp thượng đỉnh chỉ chính thức hóa từ năm 1974, tại cuộc họp thượng đỉnh tháng 12 ở Paris, theo đề nghị của tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing thời đó. Nó có vẻ cần phải đưa thêm vào nhiều vấn đề liên chính phủ nữa, sau cuộc khủng hoảng bỏ trống ghế (của Pháp) và các vần đề khó khăn kinh tế. Hội đồng khai trương được tổ chức ở Dublin ngày 10, 11 tháng 3 năm 1975 dưới chức chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu luân phiên đầu tiên của Ireland. Năm 1987 lần đầu nó được tính vào trong các hiệp ước (Đạo luật chung châu Âu) và lần đầu tiên có một vai trò được định rõ trong Hiệp ước Maastricht. Ban đầu, chỉ có 2 kỳ họp mỗi năm; ngày nay trung bình mỗi năm có 4 kỳ họp (trong đó 2 kỳ do nước giữ chức chủ tịch luân phiên chủ tọa). Trụ sở của Hội đồng được chính thức hóa năm 2002, ở Bruxelles (xem mục Trụ sở). Ngoài các cuộc họp thông thường, thỉnh thoảng còn có các cuộc họp bất thường, chẳng hạn năm 2001 Hội đồng đã họp để hướng dẫn các đáp ứng của Liên minh châu Âu đối với các biến cố thời đó.
Các cuộc họp của Hội đồng được một số người coi là các bước ngoặt trong lịch sử Liên minh châu Âu. Ví dụ:
1969, Den Haag: Chính sách đối ngoại và Mở rộng Cộng đồng.
1974, Paris: Thiết lập Hội đồng.
1985, Milano: Khởi xướng IGC dẫn tới Đạo luật chung châu Âu.
1991, Maastricht: Thoả thuận Hiệp ước Maastricht.
1997, Amsterdam: Thoả thuận Hiệp ước Amsterdam.
1998, Bruxelles: Các nước thành viên chọn lựa chấp nhận đồng euro.
1999; Köln: Tuyên ngôn về lực lượng quân sự.
1999, Tampere: Cải tổ cơ quan thể chế
2000, Lisbon: Chiến lược Lisbon
2002, Copenhagen: Thỏa thuận việc Mở rộng Liên minh châu Âu tháng 5 năm 2004.
2007, Lisbon: Thoả thuận Hiệp ước Lisbon.
== Quyền hạn & Chức năng ==
Hội đồng châu Âu không phải là một cơ quan thể chế chính thức của Liên minh châu Âu, mặc dù nó được các hiệp ước nói đến như một cơ quan "sẽ đem lại cho Liên minh sự thúc đẩy cần thiết cho việc phát triển Liên minh". Về cơ bản, nó vạch rõ chương trình nghị sự chính sách của Liên minh châu Âu và vì thế được coi là động lực của việc hội nhập châu Âu. Hội đồng làm việc đó mà không có bất cứ quyền lực chính thức nào, mà chỉ dựa vào ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo quốc giao. Ngoài nhu cầu đưa ra sức thúc đẩy, hội đồng cũng đóng các vai trò khác nữa: "giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ các cuộc thảo luận ở cấp thấp hơn", hướng dẫn chính sách đối ngoại - bề ngoài đóng vai một quốc trưởng tập thể (collective Head of State), "chính thức phê chuẩn các tài liệu quan trọng" và tham gia các cuộc thương thuyết về (thay đổi) các hiệp ước Liên minh châu Âu.
Do Hội đồng gồm các nhà lãnh đạo quốc gia, hội đồng gom lại quyền hành pháp của các nước thành viên, có rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài Cộng đồng châu Âu: ví dụ đối với Chính sách an ninh và đối ngoại chung và Việc hợp tác trong các vấn đề Tư pháp và Cảnh sát. Hội đồng cũng hành xử nhiều quyền hành pháp của Hội đồng Liên minh châu Âu, như bổ nhiệm chủ tịch Ủy ban châu Âu.Với các quyền hành pháp siêu quốc gia của Liên minh, cùng với các quyền khác nữa, vì thế Hội đồng châu Âu được một số người mô tả như "giới chức chính trị tối cao" của Liên minh.
Tuy nhiên, hội đồng cũng bị một số người chỉ trích là thiếu một khả năng lãnh đạo, một phần bắt nguồn từ cấu trúc yếu của hội đồng, chỉ họp mỗi năm 4 lần trong 2 ngày và không có ban tham mưu giúp việc và không có các quyết định lập pháp.
== Thành phần ==
Về mặt chính thức, các thành viên của Hội đồng châu Âu gồm các nhà lãnh đạo quốc gia hoặc lãnh đạo chính phủ các nước thành viên Liên minh, cộng thêm chủ tịch Ủy ban châu Âu (không bỏ phiếu). Khi họp, các bộ trưởng ngoại giao thường đì kèm nhà lãnh đạo của mình. Cũng vậy, chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng có một ủy viên Ủy ban đi kèm.
Các cuộc họp cũng có thể bao gồm các bộ trưởng quốc gia, các bộ trưởng ngoại giao, các vị trí lãnh đạo quốc gia khác (như thủ tướng Pháp), các ủy viên Ủy ban châu Âu (nếu cần). Tổng thư ký Hội đồng (và người thay quyền) cũng dự họp. Chủ tịch Nghị viện châu Âu cũng thường dự và đọc diễn văn khai mạc, đưa ra các nét chính về hoạt động của Nghị viện, trước khi Hội đồng đi vào thảo luận.
Tuy nhiên các cuộc thương lượng cũng thường dính líu tới một số người khác làm việc trong hậu trường. Phần lớn các người này không được đi vào phòng họp, ngoại trừ 2 đại biểu của mỗi nước làm nhiệm vụ truyền tin. Các thành viên dự họp cũng có thể ấn nút hỏi lời cố vấn từ một đại diện thường trực thông qua nhóm "Antici Group" ở phòng kế bên. Nhóm này gồm các nhà ngoại giao và phụ tá, chuyển thông tin và các yêu cầu. Các thành viên dự họp cũng có thể yêu cầu có thông dịch viên, vì họ được phép nói tiếng mẹ đẻ của mình.
=== Các thành viên Hội đồng châu Âu ===
Nguồn
=== Các đảng chính trị ===
Hầu hết các thành viên của Hội đồng châu Âu là đảng viên của một đảnh chính trị cấp quốc gia, và phần lớn các người này cũng thuộc một đảng chính trị châu Âu. Tuy nhiên, Hội đồng được cấu tạo để đại diện cho các nước thành viên trong Liên minh hơn là đại diện cho các đảng chính trị, và các quyết định thường được lấy theo kiểu này. Bảng kê dưới đây chỉ ra việc nhập vào đảng châu Âu của các thành viên Hội đồng châu Âu, tính theo từng nước. Đảng # QMV Đảng Nhân dân châu Âu 13 193 Đảng Xã hội châu Âu 7 99 Đảng Dân chủ tự do & Cải cách châu Âu 4 25 Độc lập 2 24 Đảng châu Âu cánh tả 1 4 Tổng cộng 27 345
== Trụ sở ==
Các cuộc họp của Hội đồng thường diễn ra 4 lần mỗi năm (2 lần do nước nắm chức chủ tịch luân phiên) ở Bruxelles và kéo dài 2 ngày, tuy nhiên đôi khi cũng lâu hơn nếu chương trình nghị sự có các vấn đề không nhất trí với nhau. Cho tới năm 2002, nơi họp của hội đồng luân phiên giữa các nước thành viên, địa điểm do nước nắm chức chủ tịch luân phiên quyết định. Tuy nhiên, tuyên ngôn thứ 22 gắn liền với Hiệp ước Nice định rằng: "Từ năm 2002, một cuộc họp của Hội đồng châu Âu do nước nắm giữ chức chủ tịch luân phiên tổ chức sẽ diễn ra tại Bruxelles. Khi Liên minh gồm có 18 nước, mọi cuộc họp của Hội đồng sẽ diễn ra tại Bruxelles."
Như vậy giữa năm 2002 và 2004 phân nửa các cuộc họp diễn ra ở Bruxelles, và từ khi mở rộng năm 2004, mọi cuộc họp đều ở Bruxelles. Hội đồng châu Âu sử dụng cùng một tòa nhà như Hội đồng Liên minh châu Âu (toà nhà Justus Lipsius). Tuy nhiên, các cuộc họp bất thường vẫn diễn ra bên ngoài thành phố của nước thành viên nắm chức chủ tịch luân phiên (như Roma, 2003 hoặc Hampton Court Palace năm 2005). Hội đồng châu Âu phải dời sang tòa nhà mới cùng với Hội đồng Liên minh châu Âu là Résidence Palace, gần bên tòa nhà hiện tại.
== Những thay đổi của Hội đồng châu Âu ==
Hiệp ước Lisbon giữ lại nhiều cải cách được vạch ra trong Hiến pháp châu Âu bị bác bỏ.
Hiệp ước này làm cho Hội đồng châu Âu trở thành một cơ quan thể chế chính thức, tách ra khỏi Hội đồng Liên minh châu Âu (nay là Hội đồng Bộ trưởng). Trong khi Hội đồng Bộ trưởng sẽ tiếp tục với chức chủ tịch luân phiên, thì Hội đồng châu Âu sẽ có một chủ tịch cố định với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi và có thể tái cử. Chức vụ chủ tịch này vẫn là vai trò hành chính, không có chức năng hành pháp, nhưng có vai trò quan trọng trong tổ chức công việc và hội họp, có thể triệu tập các cuộc họp bất thường, và đại diện đối ngoại cho Hội đồng.
Vai trò của Hội đồng châu Âu cũng tách riêng khỏi Hội đồng Bộ trưởng, không có quyền lập pháp. Tuy nhiên nó sẽ có nhiều quyền trên các lãnh vực chính sách đối ngoại, vấn đề tư pháp và cảnh sát cùng các vấn đề hiến pháp, kể cả đối với thành phần của Nghị viện và Ủy ban châu Âu, vấn đề liên quan tới chức chủ tịch luân phiên, quyền treo chức một nước hội viên, thay đổi hệ thống bỏ phiếu ở các điều khoản của các hiệp ước cùng đề cử chủ tịch Ủy ban châu Âu và viên chức đại diện cấp cao cho chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh. Viên chức đại diện cấp cao này, cùng với chức chủ tịch mới (của Hội đồng) là những thay đổi chính thức duy nhất trong thành phần.
Chủ tịch cố định đầu tiên của Hội đồng châu Âu, được gọi tên không chính thức là Chủ tịch Liên minh châu Âu, là Thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Site officiel
Archive of European Integration - Summit Guide
Conseil européen
Bản mẫu:European Council Bản mẫu:European Union topics |
coventry.txt | Coventry là một thành phố và là một quận đô thị ở West Midlands của Anh, Anh quốc. Với dân số 303.475 người vào thời điểm Điều tra dân số năm 2001 (306.000 ước tính năm 2007), Coventry là thành phố lớn thứ 9 ở Anh và lớn thứ 11 ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là thành phố lớn thứ hai về mặt dân số, sau Birmingham ở miền trung nước Anh. Coventry cách London 95 dặm Anh (153 km) về phía Tây Bắc London và cách Birmingham 30 km về phía Đông, và đáng chú ý là thành phố cách xa bờ biển nhất trong các thành phố Anh. Thành phố này cũng là thành phố kết nghĩa đầu tiên khi nó thiết lập quan hệ kết nghĩa với thành phố Nga Stalingrad (ngày nay là Volgograd) trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Thành phố này cũng kết nghĩa với Dresden, Đức và với 27 thành phố khác trên thế giới.
Coventry nổi tiếng nhất là nơi có Nhà thờ lớn hiện đại được xây sau bị ném bom phá hủy nhà thờ cũ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai bởi Luftwaffe. Coventry từ đó đã phát triển uy tín quốc tế của mình là một trong những thành phố lớn hòa giải và hòa bình của châu Âu. Coventry cũng nổi bật vì các công ty mô tô Coventry đã đóng góp đáng kể cho ngành mô tô Anh quốc, và cũng do nơi đây có hai trường đại học, Đại học Coventry có trụ sở tại thành phố và Đại học Warwick đóng ở ngoại ô phía Nam. Coventry cũng nổi tiếng về truyền thuyết thế kỷ 11 về Lady Godiva.
Cư dân và những người sinh ra tại thành phố này trong tiếng Anh được gọi là "Coventrian" (hoặc trong tiếng lóng bản địa là "Cov Kids").
== Tham khảo == |
hạm đội tây ban nha.txt | Hạm đội Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Grande y Felicísima Armada, "Hải quân vĩ đại và may mắn nhất") là hạm đội Tây Ban Nha đã giong buồm khởi hành từ bán đảo Iberia đến quần đảo Anh vào năm 1588 dưới sự chỉ huy của Công tước Medina Sidonia, với ý định lật đổ Elizabeth I của Anh để ngăn chặn sự dính líu của Anh tới Hà Lan thuộc Tây Ban Nha và những cuộc săn bắt tàu lùng ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Anh. Đây là cuộc giao tranh lớn nhất trong Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1585–1604).
Với ý nghĩa trọng đại, đại thắng Gravelines của Hải quân Anh được ghi dấu cho thời kỳ vàng son của đất nước dưới triều Nữ hoàng Elizabeth I. Chiến tích ấy là khởi điểm cho thế thượng phong trên biển của nước Anh, và bảo tồn đức tin Kháng Cách.
Với thắng lợi của Hả quân Anh, trận Gravelines được coi là một trong những trận hải chiến nổi bật nhất trong lịch sử thế giới. Thắng lợi của Elizabeth I trước vua Tây Ban Nha là Felipe II đã góp phần đem lại niềm tự hào dân tộc cho Anh Quốc.
== Bối cảnh ==
Sau những thất bại thảm hại trong vụ Le Havre từ năm 1562-1563, nữ hoàng Elizabeth I của Anh chống lại việc mở các cuộc viễn chinh nhắm vào lục địa Âu châu mãi cho đến năm 1585, khi nữ hoàng cử một đạo quân đến hỗ trợ lực lượng phiến quân Kháng Cách tại Hà Lan đang chống lại vua Tây Ban Nha Felipe II. Sau khi những đồng minh của Elizabeth, Hoàng thân Guillaume I của Orange-Nassau, và François (Công tước Anjou) từ trần, và một loạt các thị trấn Hà Lan chịu thần phục Alexander Farnese Công tước xứ Parma, Thống đốc Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Tháng 12 năm 1584, liên minh giữa Felipe II và Liên đoàn Công giáo Pháp tại Joinville làm xói mòn sức mạnh của Henri III của Pháp, em của Anjou, trong nỗ lực chống lại quyền thống trị của Tây Ban Nha tại Hà Lan. Nó cũng mở rộng ảnh hưởng của Tây Ban Nha dọc theo Eo biển Manche trên đất Pháp và trở thành mối đe dọa đối với nước Anh. Tháng 8 năm 1585, Anh và Hà Lan phản ứng bằng cách ký kết Hiệp ước Nonsuch, theo đó Elizabeth cam kết hỗ trợ quân sự cho Hà Lan. Hiệp ước này đánh dấu sự bùng nổ Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha.
== Diễn biến ==
Ngày 12 tháng 7 năm 1588, Hạm đội Tây Ban Nha, hạm đội lừng danh và là sức mạnh thống trị trên mặt biển của Đế quốc Tây Ban Nha, giong buồm đến eo biển, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng trong kế hoạch phối hợp với đạo quân tinh nhuệ của Công tước xứ Parma, từ Hà Lan tiến đánh vào bờ biển đông nam nước Anh. Nhờ thời tiết thuận lợi, với các tàu chiến nhỏ nhưng cơ động, cùng những tin tức tình báo gởi đi từ Hà Lan, hải quân Anh chuẩn bị sẵn sàng đối đầu Hạm đội Tây Ban Nha với các tàu chiến lớn và trang bị hỏa lực mạnh. Do tính toán sai, thiếu may mắn và bị những con tàu lửa (những chiếc thuyền chất đầy vật liệu bắt lửa, phóng hỏa và lao vào hạm đội địch) của Anh tấn công. Mặt khác, vào ngày 1 tháng 8, các tàu chiến của Tây Ban Nha cắm neo trong hải cảng Graville bị đánh bạt lên phía đông bắc, Hạm đội bị đánh bại. Hạm đội bị đánh tan tác quay về Tây Ban Nha sau khi gánh chịu những thiệt hại nặng nề gây ra bởi những cơn bão dữ trên biển Ireland.
Hạm đội của vua Tây Ban Nha bị đổ vỡ, góp phần không nhỏ đến niềm tự hào dân tộc Anh Quốc.
== Diễn văn Tilbury ==
Ngày 9 tháng 8 lịch Julius (tức ngày 19 tháng 8 theo lịch Gregory), Elizabeth đến thị sát quân binh trú đóng tại Tilbury ở Essex. Mang một áo giáp che ngực bằng bạc bên ngoài chiếc áo dài màu trắng, nữ hoàng đã đọc một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của mình:
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
The Defeat of the Spanish Armada. Insight into the context, personalities, planning and consequences. Wes Ulm
English translation of Francisco de Cuellar's account of his service in the Armada and on the run in Ireland
Elizabeth I and the Spanish Armada – a learning resource and teachers notes from the British Library
The story of the Armada battles with pictures from the House of Lords tapestries
Cộng hòa Hà Lan and the links from it give an insight into the politics in the Netherlands which ran parallel with political developments in England.
BBC-ZDF etc. TV coproduction Natural History of Europe
Discovery Civilization Battlefield Detectives – What Sank The Armada? |
kbs world (kênh truyền hình).txt | KBS World là kênh truyền hình Hàn Quốc của Korean Broadcasting System hướng đến khán giả xem đài ngoài Hàn Quốc. Chính thức hoạt động ngày 1 tháng 7 năm 2003. Phát sóng chủ yếu ở Hàn Quốc, nhưng phụ đề tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Malay cũng được cung cấp. Phiên bản HD của kênh được phát sóng vào 3 tháng 9, đối với một số vùng như châu Á, tây Âu, châu Phi và châu Đại Dương. Phiên bản SD sẽ vẫn có sẵn tại các vùng và không có gì thay đổi.
Ngoài các tín hiệu từ Seoul, có 2 dịch vụ riêng được quản lý bởi các công ty con của KBS phục vụ cho một số thị trường đặc biệt: bản Nhật của KBS World, quản lý bởi KBS Japan, phục vụ cho khán giả Nhật Bản, trong khi đó bản Mỹ của KBS World, quản lý bởi KBS America, phục vụ cho người Hàn ở Bắc Mỹ.
== Chương trình ==
Chương trình truyền hình trên KBS World lấy nguồn từ các kênh truyền hình trong nước của đài KBS: KBS1 và KBS2. Tất cả các thể loại chương trình có thể xem được trong dịch vụ truyền hình KBS World bao gồm tin tức, phim truyền hình, phim tài liệu, thể thao và chương trình thiếu nhi. Phát sóng chủ yếu ở Hàn Quốc, nó cũng hiển thị tiếng Anh trong phần bản tin. Dưới đây là tên nền tảng và số thứ tự kênh, ngoại trừ Nhật Bản, Mỹ và Canada, được sát nhập vào bảng thông tin sau:
== Đối tác địa phương ==
Tính đến tháng 12 năm 2009, KBS World cung cấp cho 40 triệu người xem trên toàn thế giới của 71 quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ cáp hoặc vệ tinh DTH xem KBS World như dịch vụ 24 giờ của gói kênh của họ. Một số đối tác địa phương sau:
== Xem thêm ==
Korean Broadcasting System
KBS World Radio
== Tham khảo ==
== Liên kết ==
Website chính thức
KBS World News Today (tiếng Anh)
KBS America VOD Service |
wpp plc.txt | WPP plc là một công ty quảng cáo và quan hệ công chúng đa quốc gia với trụ sở chính tại London, Anh, văn phòng điều hành tại Dublin, Ireland. Đây là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, và tuyển dụng khoảng 162.000 người trong 3.000 văn phòng trên khắp 110 quốc gia. Công ty sở hữu một khối lượng lớn các công ty quảng cáo, mạng lưới quan hệ công chúng và nghiên cứu thị trường, bao gồm Gray, Burson-Masterler, Hill&Knowlton, JWT, Ogilvy Group, TNS, Young & Rubicam và Cohn & Wolfe.
WPP có tên trong danh sách chính của thị trường chứng khoán London, và là một thành phần của chỉ số FTSE 100 index, ngoài ra công ty có tên trong một danh sách thứ cấp trên NASDAQ.
== Lịch sử ==
Wire and Plastic Product Plc được thành lập năm 1971 như là một nhà sản xuất giỏ mua sắm. Năm 1985 Martin Sorrell tìm kiếm một công ty niên yết thông qua đó để xấy dựng một công ty dịch vụ tiếp thị toàn cầu. Ông đã mua cổ phần kiểm soát công ty này (gần 30%) với chi phí 676.000 USD. Sorrell đã từng là một giám đốc tài chính cho chi nhánh quảng cáo Saatchi & Saatchi vào năm 1977–1985, chuyên quản lý việc sáp nhập các công ty con ở Anh và Mỹ. Công ty mẹ được đổi tên thành tập đoàn WPP và vào năm 1987 Sorrell đã trở thành giám đốc điều hành của tập đoàn
Trong năm 1986 WPP trở thành công ty mẹ của Picquotware một nhà sản xuất ấm trà và bình, có trụ sở tại Northampton. Trong tháng 11 năm 1987 một vụ hỏa hoạn đã xảy ra và thiêu rụi nhà máy tại Northampton và nó được khởi động sản xuất lại tại Burntwood ở Staffordshire. Ngày 25 tháng 11 năm 2004 WPP tiến hành đóng cửa nhà máy sản xuất tại Burntwood, ngưng sản xuất Picquotware, và tất cả các tài sản đã được bán vào ngày 14 tháng 12 năm 2004.
Năm 1987 công ty mua lại J. Walter Thompson (bao gồm có JWT, Hill & Knowlton và MRB Group) với giá 566 triệu USD. Công ty niêm yết trên NASDAQ vào năm 1988. Năm 1989 công ty mua lại tập đoàn Ogilvy với giá 864 triệu USD và vào năm 1998 thành lập một liên minh với Asatu-DK Inc của Nhật Bản.
Trong tháng 5 năm 2000, WPP đồng ý mua lại công ty quảng cáo Hoa Kỳ Young & Rubicam với giá 5,7 tỉ USD. Đây là vụ mua lại lớn nhất trong lĩnh vực quảng cáo vào thời điểm đó. Việc tiếp quản đã đưa WPP trở thành công ty quảng cáo lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu, vượt qua tập đoàn Omnicom và Interpublic. Trong năm 2007 WPP Degital đã được tạo ra để phát triển khả năng kỹ thuật số của tập đoàn. Vào tháng 10 năm 2008 WPP mua lại công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres với giá 1,6 tỷ bảng Anh.
Năm 2009 WPP giảm lực lượng lao động của mình khoảng 14.000 nhân viên - 12,3% trên tổng số nhân viên - để đối phó với sự khởi đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu 2008-2012.
Trong tháng 6 năm 2012 WPP đồng ý mua lại công ty quảng cáo AKQA với giá 540 triệu USD.
== Hoạt động ==
Mảng quảng cáo của WPP bao gồm tập đoàn Grey, Ogilvy & Mather Worldwide, Young & Rubicam Brands, và JWT (trước đây gọi là J. Walter Thompson Co.)
Mảng vận động hành lang chính phủ và quan hệ công chúng của công ty cổ phần WPP bao gồm các công ty: Hill+Knowlton Strategies, Ogilvy Public Relations Worldwide, Bruson-Masterller, và Cohn & Wolfe (hai công ty cuối cùng là một phần của Young & Rubicam Brands.)
Mảng quản lý phương tiện truyền thông của WPP được GroupM điều hành và bao gồm Mindshare, MEC (trước đây là Mediaedgexi, Maxu và MediaCom (ban đầu là một phần của tập đoàn Grey).
Mảng nghiên cứu và tư vấn thị trường của WPP tạo thành một nhóm công ty riêng biệt được gọi là Kantar Group, bao gồm BMRP, Added Value, Kantar Video, Indian Market Research Bureau, Millward Brown, Management Ventures Inc., Research International và TNS.
Delfinware Dometic Wireware, được thành lập năm 1969 chuyên sản xuất dụng cụ nhà bếp, nhà tắm, thép và dây dẫn, cũng là một công ty con của tập đoàn WPP.
=== Các công ty con chính và các công ty được WPP đầu tư ===
== Quản trị ==
WPP được quản lý bởi một ban giám đốc, các thành viên hiện tại bao gồm, Colin Day, Esther Dyson, Orit Gadiesh, Ruigan Li, Phillip Lader, Stanley Morten, Koichiro Naganuma, Lubna Olayan, John Quelch, Mark Read, Paul Richardson, Jeffrey Rosen, Tymothy Shriver, Martin Sorrell, Paul Spenc và Solomon Trujillo.
== Tranh cãi ==
=== Cuộc tranh luận lớn của các cổ đông về thù lao điều hành năm 2012 ===
Một số bất đồng của cổ đông về lương điều hành đã xảy ra tại các công ty của AGMs vào đầu năm 2012, lương của Martin Sorrell dự định là 12,93 triệu bảng đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, mức lương này đã thu hút sự chú ý của công chúng. Kết quả là 59,52% cổ đông bỏ phiếu từ chối trả số tiền này.
=== Thuế ===
Báo cáo cho thấy WPP đi những bước dài để giảm hóa đơn thuế doanh nghiệp riêng của mình, trả tiền chỉ có 1,6% tổng doanh thu thuế năm 2010. The Guardian báo cáo rằng từ năm 2003-2009 công ty chi trả 27 triệu bảng Anh khoản thuế doanh nghiệp Vương quốc Anh, mặc dù 15% lợi nhuận của WPP có được là ở thị trường Anh, theo báo cáo của các công ty đưa ra khoảng 126 triệu bảng.
=== Television Audience Measurement ===
Năm 2012, Đài truyền hình NDTV của Ấn Độ đã đệ đơn kiện chống lại Television Audience Measurement (TAM) một liên doanh của các đối thủ cạnh tranh trước đây (Nielsen và Kantar Media Research) mà trong nhiều năm qua là công ty duy nhất cung cấp hệ thống đo lường khán giả truyền hình ở Ấn Độ. WPP plc đã được liệt kê trong số các bị cáo như là công ty mẹ của Kantar và IMRB. Đơn kiện của NDTV kiện lên tòa án tối cao bang New York theo đạo luật Foreign Corrupt Practices, và yêu cầu bồi thường 1,4 triệu USD cho sự sơ suất và hàng trăm triệu USD cho sự can thiệp và vi phạm trách nhiệm ủy thác, trích dẫn theo một cuộc trò chuyện giữa Vikram Chandra giám đốc điều hành của NDTV và Martin Sorrell giám đốc điều hành của WPP, trong đó Chandra đã mô tả hệ thống dễ bị giả mạo và hối lộ như thế nào, yêu cầu của ông cho dừng lại để công bố các dữ liệu bị cáo buộc xâm nhập không thành công.
WPP trả lời rằng trát tòa đã không được đưa tới WPP và bất kỳ công ty nào thuộc điều hành của WPP; tòa án New York đã không có thẩm quyền trong trường hợp đó và sẽ kê đơn xin miễn nhiệm, tim kiếm chi phí pháp lý, và WPP đã cân nhắc một vụ kiện chống lại NDTV về sự phỉ báng. Lời đe dọa kiện này của WPP lại được NDTV coi là “vô căn cứ”. Các kiến nghị bác bỏ đã được đệ trình một tuần ngay sau đó, với tuyên bố trong bản ghi nhớ của tòa nói rõ “trường hợp này không gì hơn là một nỗ lực tuyệt vọng của nguyên đơn, một đài truyền hình ở New Delhi, Ấn Độ, để kêu gọi giới truyền thông ở Ấn Độ chuyển hướng sự chú ý, thay vì tập trung vào lý do thực tế là các chương trình của NDTV có xếp hạng khán giả thấp, và tài chính của nó rất kém trong 5 năm liền.
New Delhi TV đã đệ trình đơn lên tòa án tối cao tại bang New York để phàn nàn về một công ty Ấn Độ, TAM về cách thức công ty trên đo xếp hạng của chương trình truyền hình ở Ấn Độ. “Các giấy bãi tòa được tòa án quyết định vào ngày 14 tháng 12 năm 2012. Nielsen sau đó đã nộp đơn thỉnh cầu miễn nhiệm riêng của mình, trong đơn viết rằng “NDTV có ý định biến một tuyên bố hợp đồng chống lại TAM trở thành sai lầm cá nhân và các hợp đồng bằng miệng để tuyên bố chống lại bị cáo Nielsen. Không có gì trong luật pháp hỗ trợ một mẹo vặt như vậy. Đơn giản là NDTV không cáo buộc các nhiệm vụ độc lập theo pháp luật của hợp đồng và không cáo buộc tất cả các yếu tố cần thiết để hỗ trợ nguyên nhân của hành động."
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chủ của WPP |
kinh tế thái lan.txt | Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2006, GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường của Thái Lan là 200 tỷ USD, chứng tỏ Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia. Đây là vị trí mà Thái Lan đã nắm giữ trong nhiều năm qua. Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 dựa trên xuất khẩu, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các thị trường nước ngoài khác. Chính quyền của Thaksin đã nhậm chức tháng 2 năm 2001 với ý định kích cầu nội địa và giảm sự phụ thuộc của Thái Lan vào ngoại thương và đầu tư. Kể từ đó, chính quyền của Thaksin đã tinh lọc thông điệp kinh tế của mình, đi theo chính sách kinh tế "đường đôi" kết hợp kích thích nội địa với xúc tiến các thị trường mở và đầu tư nước ngoài. Loạt chính sách này được biết đến với tên gọi phổ biến là kinh tế học Thaksin (Thaksinomics). Cầu về hàng xuất khẩu của Thái Lan yếu đã giữ tăng trưởng GDP năm 2001 còn 1,9%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-03, sự kích thích nội địa và phục hồi xuất khẩu đã khiến cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn với tốc độ tăng GPD thực 5,3% (2002) và 6,3% (2003).
== Xu hướng kinh tế vĩ mô ==
Bảng dưới đây cho thấy xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan theo thời giá thị trường estimated theo Quỹ tiền tệ Quốc tế với số liệu tính bằng Baht Thái Lan.
Để so sánh sức mua tương đương, tỷ giá USD/Baht Thái Lan chỉ được tính từ 22→.34.
Trước khủng hoảng tài chính, nền kinh tế Thái Lan đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do ngành chế tạo dẫn dắt với tốc độ tăng 9,4% trong một thập kỷ cho đến năm 1996. Các yếu tố mang lại thành công kinh tế trong những năm đến 1997 là: nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào và rẻ, chủ nghĩa bảo thủ tài chính, các chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở và sự khuyến khích lĩnh vực tư nhân. Nền kinh tế Thái Lan về bản chất là một hệ thống free enterprise. Một số dịch vụ nhất định như phát điện, giao thông vận tải thuộc sở hữu Nhà nước và do Nhà nước vận hành nhưng chính phủ đang xem xét việc tư hữu hóa các lĩnh vực này ngay sau khi khủng hoảng tài chính.
Chính phủ Hoàng gia Thái Lan hoan nghênh đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư sẵn lòng đáp ứng một số yêu cầu nhất định có thể nộp đơn xin một số đặc quyền đầu tư thông qua Cục Đầu tư. Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, chính phủ đã sửa đổi các quy định về đầu tư.
Phong trào lao động có tổ chức vẫn yếu và chia rẽ ở Thái Lan; chỉ 3% lực lượng lao động vào công đoàn. Năm 200, Luật Quan hệ Lao động Doanh nghiệp Nhà nước đã được thông qua, cho phép những người làm thuê trong lĩnh vực Quốc doanh quyền tương tự những người làm trong lĩnh vực tư nhân, bao gồm cả quyền gia nhập công đoàn.
Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. Lúa là loại cây trồng quan trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trê thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có số lượng đáng kể là cá và các thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc, và đường ăn. Kim ngạch xuất khẩu các thực phẩm chế biến như cá ngừ, dứa, đóng hộp và tôm đông lạnh đang gia tăng.
Lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đa dạng hóa của Thái Lan đã đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng trong thời kỳ bùng nổ kinh tế. Các ngành có tốc độ tăng nhanh có: máy tính và đồ điện tử, hàng may mặc và dày da, đồ gỗ, các sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp. Đồ chơi, các sản phẩm chất dẻo, đá quý và đồ trang sức. Các sản phẩm công nghệ coa như: linh kiện và mạch tích hợp, đồ điện, xe cơ giới hiện đan dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan.
== Thương mại ==
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan và nhà cung cấp lớn thứ hai sau Nhật Bản. Trong khi các thị trường chính truyền thống của Thái Lan đã là Bắc Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu, sự phục hồi của các đối tác thương mại khu vực của Thái Lan đã giúp quốc gia này tăng xuất khẩu 5,8% năm 2002. Sự phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính đã phụ thuộc nặng vào kim ngạch xuất khẩu gia tăng vào các phần còn lại của châu Á và Hoa Kỳ. Kể từ năm 2005, sự gia tăng xuất khẩu ô tô do Nhật Bản chế tạo (như Toyota, Nissan, Isuzu) đã giúp tăng nhanh cán cân thương mại, với hơn 1 triệu chiếc xe hơi sản xuất vào năm ngoái (2006). Nhờ đó, Thái Lan đã gia nhập vào nhóm top 10 quốc gia xuất khẩu ô tô.
== Tham khảo == |
quất lâm.txt | Quất Lâm là một thị trấn ven biển thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Thị trấn Quất Lâm trước đây là xã Giao Lâm - một trong 9 xã ven biển của huyện Giao Thủy (Giao Xuân, Giao Hải, Bạch Long, Giao Lạc, Giao Long, Giao Phong, Giao An, Giao Thiện)
== Tổng quát ==
Thị trấn Quất Lâm được thành lập theo nghị định số: 137/2003/NĐ-CP của chính phủ. Đây là thị trấn thứ 2 thuộc huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Thị trấn Quất Lâm được thành lập trên cơ sở toàn bộ 759,41 ha diện tích tự nhiên và 9.726 người của xã Giao Lâm.
Địa giới hành chính thị trấn Quất Lâm: Đông giáp xã Giao Phong; Tây giáp huyện Hải Hậu; Nam giáp biển Đông; Bắc giáp xã Giao Thịnh.
== Bãi tắm Quất Lâm ==
Khu du lịch tắm biển Quất Lâm sau 10 năm khai trương (1997) đã có cơ sở vật chất khang trang với 2 km kè biển, 2 trục đường trải nhựa dài hơn 3 km với trên 810 phòng nghỉ bảo đảm tiện nghi. Số khách về Quất Lâm bình quân mỗi năm đạt 77200 lượt người, doanh thu bình quân đạt gần 7 tỷ đồng/năm; riêng năm 2006, có 100 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 10,9 tỷ đồng. Sự phát triển của khu du lịch tắm biển Quất Lâm đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương.
== Tệ nạn mại dâm ==
Theo một ghi nhận, Ở ngoài bãi biển, có khoảng 120 kiốt, dãy bên phải đánh số chẵn, bên trái đánh số lẻ. Tại mỗi kiốt đều phục vụ ăn uống đồ hải sản và đồng thời có rất nhiều cô gái ăn mặc mát mẻ, đứng ngồi phía trước để mời gọi các khách đàn ông đi qua.
Khi báo chỉ tìm hiểu và chất vấn thì lãnh đạo địa phương tỏ ra tránh né hoặc đùng đẩy trách nhiệm Có một số ý kiến cho rằng, ngành du lịch tại địa phương đã cố tình "bật đèn xanh" cho tệ nạn mại dâm để kéo du khách đến với điểm du lịch của mình.
== Xem thêm ==
Danh sách thị trấn tại Việt Nam
== Chú thích == |
samsung galaxy note series.txt | Samsung Galaxy Note là tên dành của dòng thiết bị điện thoại thông minh Android - phablet và máy tính bảng nó thuộc dòng sản phẩm Samsung Galaxy, bao gồm điện thoại thông minh màn hình lớn và bút cảm ứng stylus (thương hiệu "S Pen") cũng như máy tính bảng cùng với công nghệ stylus. Các thiết bị được thiết kế và sản xuất bởi công ty Hàn Quốc Samsung Electronics. Nhận dạng của bút Stylus được cung cấp bởi Wacom trong khi nhận dạng chữ viết được cung cấp bởi Vision Objects.
Tính đến tháng 10 năm 2013, Samsung đã bán được hơn 50 triệu thiết bị Galaxy Note trong 2 năm qua. 10 triệu chiếc Galaxy Note 3 đã được bán trong vòng 2 tháng đầu, 30 triệu chiếc Note II, trong khi Note (nguyên bản) bán được 10 triệu chiếc.
== Mẫu ==
=== Phablet-điện thoại thông minh ===
==== Galaxy Note ====
Tại sự kiện IFA 2011 ở Berlin, Samsung công bố Galaxy Note đầu tiên. Chiếc phablet với màn hình a 5.3-inch giữa các điện thoại thông minh thông thường, và các máy tính bảng lớn khác. Nó đi kèm với bút stylus riêng mà Samsung gọi là S-Pen.
==== Galaxy Note II ====
Vào 29 tháng 8 năm 2012 tại the Berlin Radio Show, Samsung công bố điện thoại kế nhiệm Galaxy Note được gọi là Galaxy Note II. Galaxy Note II là phablet với màn hình lớn hơn người tiền nhiệm của nó, 5.55-inch. Giống như Galaxy Note, Galaxy Note II đi kèm với bút stylus riêng mà Samsung gọi là S-Pen.
==== Galaxy Note 3 ====
Galaxy Note III được giới thiệu 4 tháng 9 năm 2013 bởi Samsung tại Galaxy Unpacked ở Berlin. Note III gồm các tính năng: 2.3 GHz xử lý lõi tứ (phiên bản LTE) và a 1.9 GHz 8 nhân xử lý (phiên bản 3G), màn hình Super AMOLED 5.7" 1080p, máy ảnh chính 13-megapixel, 3 GB RAM, Android 4.3, và bộ nhớ trong là 32 GB hoặc 64 GB, có thể quay video UHD (phiên bản LTE) hoặc quay video Full HD 60 fps.
==== Galaxy Note 3 Neo ====
Vào tháng 1 năm 2014, Samsung lần đầu tiên phát hành phiên bản "thấp" của Note 3, Galaxy Note 3 Neo. Tính năng bao gồm S-Pen, máy ảnh 8 MP, màn hình 5.5" Super Amoled HD 720p, bộ nhớ trong 16 GB, 2 GB RAM cũng như tất cả phần mềm của Note 3. Lần đầu tiên, nó sử dụng vi xử lý Samsung Exynos Hexa 5260 (6 lõi) với 4-lõi 1.3 GHz Cortex A7 CPU và 2-lõi 1.7 GHz Cortex A15 CPU với hỗ trợ cho HMP và Mali-T624 GPU.
==== Galaxy Note 4 ====
Vào 3 tháng 9 năm 2014 tại IFA Berlin, Samsung công bố người kế nhiệm mới của Galaxy Note 3, Galaxy Note 4. Thiết bị mới được giới thiệu với thiết kế nắp lưng nhựa giả da và khung kim loại, màn hình 5.7-inch (145 mm) QHD, máy ảnh chính 16MP với OIS, cải thiện S-Pen, nâng cấp bộ số hoá với 2,048 mức độ của độ nhạy áp lực và chức năng mở rộng, nhận diện vân tay, và một số tính năng từ Galaxy S5.
==== Galaxy Note Edge ====
Củng với Galaxy Note 4, Galaxy Edge ra mắt với màn hình cong 160px theo hướng bên phải của điện thoại. Do đó "đặc điểm" nút nguồn được đặt trên phía trên cùng với jack tai nghe và pin đã giảm xuống còn 3000mAh. Các tính năng khác giống với Galaxy Note 4.
==== Galaxy Note 5 ====
==== Galaxy Note 7 ====
=== Máy tính bảng ===
==== Samsung Galaxy Note ====
===== Galaxy Note 8.0 =====
Tại Mobile World Congress 2013, Samsung công bố Galaxy Note 8.0. Với màn hình 8 inch và sử dụng vi xử lý 1.6 GHz, giống như Galaxy Note 10.1, hỗ trợ Samsung S-Pen.
===== Galaxy Note 10.1 =====
Tại Mobile World Congress 2012, Samsung công bố Galaxy Note 10.1, như bản thay thế cho Galaxy Tab 10.1. Với màn hình 10.1 inch và sử dụng vi xử lý lõi tứ 1.4 GHz, hỗ trợ Samsung S-Pen như Galaxy Note truyền thống.
===== Galaxy Note 10.1 2014 Edition =====
Tại sự kiện Samsung Unpacked phần 2 2013 tại Berlin và New York, Samsung công bố sự kế nhiệm cho máy tính bảng Galaxy Note 10.1 inch được gọi là Galaxy Note 10.1 2014 Edition. Giống như người tiền nhiệm, nó sở hữu màn hình 10.1 inch và hỗ trợ mới nhất từ Samsung S-Pen có thể nhìn thấy trên Note III và sao chép gợi ý thiết kế cho các phiên bản cấp thấp khác Samsung Galaxy Tab 3 10.1 mà cách bố trí thiết kế được sử dụng từ Samsung Galaxy S4.
==== Samsung Galaxy Note Pro ====
===== Galaxy Note Pro 12.2 =====
Tại CES 2014 ở Las Vegas, Samsung công bố dòng máy tính bảng Pro bao gồm máy tính bảng Samsung Galaxy Note Pro lớn hơn với màn hình 12.2 inch và hỗ trợ bút S-Pen giống như Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition. Thiết kế khéo léo tương tự như dòng Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition với thiết kế tiêu chuẩn mặt sau được Samsung làm giả da.
== So sánh ==
Bảng này chủ yếu cho thấy sự khác biệt giữa các sản phẩm trong gia đình dòng Galaxy Note. Danh sách chỉ bao gồm thiết bị mở khóa và bản quốc tế.
== Xem thêm ==
Samsung Galaxy S series
Samsung Galaxy Tab series
Android OS
== Tham khảo ==
== Liên kết == |
dhaka.txt | Dhaka (tiếng Bengal: ঢাকা, pronounced phát âm tiếng Bengal: [ˈɖʱaka]; tên cũ là Dacca, và Jahangirnagar, trong thời kỳ Mughal), là thủ đô của Bangladesh, là thành phố chính ở Dhaka Division, miền Trung Bangladesh. Thành phố nằm ở bên một nhánh của sông Dhaleswari ở một đồng bằng châu thổ Ganges-Brahmaputra thường bị lụt lội. Đây là trung tâm công nghiệp, văn hoá, thương mại lớn của quốc gia này. Diện tích: 815,85 km². Tọa lạc hai bên bờ sông Buriganga, Dhaka, cùng với vùng đô thị của nó, có dân số trên 12 triệu người, là thành phố lớn nhất Bangladesh. và là thành một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới. Dhaka được biết đến với tên Thành phố các đền thờ Hồi giáo. Dhaka cũng được mệnh danh là Thủ đô Xích lô thế giới. Có khoảng 400.000 lượt chiếc xích lô lưu hành mỗi ngày. Thành phố được cảng Nārāyanganj gần bên phục vụ. Các sản phẩm của thành phố bao gồm: đay, lụa, hàng dệt bông, thảm, thực phẩm chế biến, hóa chất, trang sức và hàng cao su. Khu vực phố cổ bao gồm nhiều chợ đông đúc và nhiều khu phố chật hẹp trái ngược với khu vực Ramna Maidan ở phía Bắc quy hoạch tốt, nơi có các toà nhà chính phủ và các trường học. Thành phố có hơn 700 nhà thờ Hồi Giáo minh chứng cho tầm quan trọng của Hồi Giáo tại thành phố đa số là tín đồ Đạo Hồi này. Thành phố có Đại học Dhaka (1921), Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Bangladesh (1962), và Đại học Jahangirnagar (1970). Từ một cộng đồng dân cư không rõ nguồn gốc, Dhaka đã trở nên quan trọng vào thế kỷ 17 khi nó trở thành thủ phủ Mughal của tỉnh Bengal từ năm 1608 đến 1639 và tiếp theo là 1660 đến 1704. Trong thời kỳ đó nó nổi tiến với việc sản xuất vải muslin tốt. Thành phố suy giảm khi thủ phủ được chuyển đến Murshidabad vào năm 1704, và nó trở nằm dưới sự kiểm soát của Vương quốc Anh năm 1765. Khi người Anh rời khỏi Ấn Độ năm 1947, Dhaka đã trở thành thủ phủ của tỉnh Đông Bengal của Pakistan và năm 1956 nó trở thành thủ đô của Đông Pakistan. Thành phố chịu sự hư hỏng nặng trong cuộc chiến tranh năm 1971 giành độc lập khỏi Pakistan trước khi trở thành thủ đô của một quốc gia Bangladesh mới độc lập cuối năm 1971.
== Lịch sử ==
Sự tồn tại của một khu định cư trong khu vực nay là Dhaka có từ thế kỷ thứ 7. Khu vực thành phố đã được cai trị bởi vương quốc Phật giáo về Kamarupa và đế chế Pala trước khi đi qua sự kiểm soát của các triều đại Hindu Sena trong thế kỷ thứ 9 Tên của thành phố được đặt theo đền thờ nữ thần Dhakeshwari bởi Ballal Sena trong thế kỷ 12. Dhaka và khu vực xung quanh của nó được xác định là Bengalla khoảng thời gian đó. Các thị trấn chính nó bao gồm một trung tâm thị trường ít như Lakshmi Bazar, Shankhari Bazar, Tanti Bazar, Patuatuli, Kumartuli, Bania Nagar và Goal Nagar. Sau Đế chế Sena, Dhaka đã thuộc cai trị của Vương quốc Hồi giáo của Bengal, cũng như bị gián đoạn các thống đốc từ Vương quốc Hồi giáo Delhi trước khi được cai trị bởi đế chế Mughal năm 1608. Sự phát triển đô thị và nhà ở đã làm tăng nhanh dân số khi thành phố được công bố là thủ đô (Rajmahal) của Bengal dưới thời cai trị của Mughal năm 1608.
== Thể thao ==
Cricket và bóng đá là 2 môn thể thao phổ biến nhất ở Dhaka và của quốc gia này. Các đội tham dự đến từ phần lớn các trường học, trường cao đẳng và các cơ sở tư nhiên. Câu lạc bộ Mohammedan và Abahani là hai câu lạc bộ bóng đá và cricket nổi tiếng.
== Khí hậu ==
== Xem thêm ==
Danh sách vùng đô thị châu Á
== Chú thích == |
trận bóng của những triết gia.txt | Trận đấu bóng của những triết gia (tiếng Anh: The philosophers' football match) là một tiểu phẩm truyền hình của nhóm hề kịch Monty Python được đài WDR phát sóng năm 1972 trong loạt chương trình Gánh xiếc bay của Monty Python. Đây là một vở kịch về trận chung kết bóng đá giả tưởng của Thế vận hội Mùa hè 1972 diễn ra trên sân vận động Olympic Munchen giữa "đội tuyển bóng đá triết gia Đức" và "đội tuyển bóng đá triết gia Hy Lạp". Năm 1982, vở kịch này được đưa lại vào loạt chương trình Monty Python Live at the Hollywood Bowl.
== Nội dung ==
Theo lời các "bình luận viên", đội tuyển Đức ở trận bán kết đã đánh bại đội tuyển Anh với "bộ ba tiền vệ nổi tiếng" Jeremy Bentham, John Locke và Thomas Hobbes. Trong trận đấu, thay vì chơi bóng, các "cầu thủ" triết gia lại vừa bước thành vòng tròn trên sân vừa suy ngẫm về triết lý, điều này làm cho Franz Beckenbauer, cầu thủ bóng đá thực thụ duy nhất (và là "bất ngờ của trận đấu" theo lời bình luận viên) trở nên bối rối. Trong trận đấu Nietzsche bị phạt thẻ vàng sau khi chỉ trích "trọng tài chính" Khổng Tử. Bàn thắng duy nhất của trận đấu được Socrates ghi vào phút 89 bằng một cú đánh đầu từ đường chuyền của Archimedes. Karl Marx phản đối bàn thắng vì cho rằng Socrates đã rơi vào thế việt vị.
== Diễn viên ==
John Cleese vai Archimedes
Eric Idle vai Socrates
Graham Chapman vai Friedrich Hegel
Michael Palin vai Friedrich Nietzsche
Terry Jones vai Karl Marx
Terry Gilliam vai Immanuel Kant
== Xem thêm ==
Monty Python
== Tham khảo ==
Kịch bản vở kịch, Mount Holyoke College
International Philosophy Sketch (Script to the sketch) tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011)
Philosophers Football (Match 2010) tại Wayback Machine (lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2011) |
người wales.txt | Người Wales (tiếng Wales: Cymry) là dân tộc bản địa tại Wales. Tiếng Wales, một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo, từng được nói trên khắp Wales. Trước thế kỷ 20, phần lớn người Wales chỉ nói tiếng Wales, với rất ít người biết tiếng Anh. Dù tiếng Wales hiện vẫn là ngôn ngữ chính tại một số vùng, đặc biệt tại miền bắc và tây, song tiếng Anh giờ đã là ngôn ngữ chiếm ưu thế trên hầu khắp đất nước. Tuy nhiên, nhiều người Wales, dù sống ở vùng nói tiếng Anh, vẫn thông thạo hoặc bán thông thạo tiếng Wales, và có khả năng nói và hiểu ở mức trò chuyện.
Dù người Wales và tổ tiên họ đã sống ở đây từ lâu trước khi những cuộc xâm lược của La Mã diễn ra, John Davies cho rằng "dân tộc tính Wales" khởi đầu vào thế kỷ 4 hoặc 5, sau khi người La Mã rời đi. Wales là một quốc gia cấu thành của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; đa số người sống tại Wales là công dân Anh.
Một nghiên cứu về họ người Wales được tổ chức bởi Chính phủ Wales cho thấy rằng 718.000 người, hay gần 35% dân số Wales, mang họ có nguồn gốc Wales (so với 5,3% ở phần còn lại của Vương quốc Liên hiệp, 4,7% ở New Zealand, 4,1% ở Australia, và 3,8% ở Hoa Kỳ). Ước tính 16,3 triệu người trên toàn cầu có, ít nhất, một phần tổ tiên Wales. Hơn 300.000 người Wales sống tại Luân Đôn.
== Chú thích == |
kursk.txt | Kursk là một thành phố ở miền trung nước Nga. Thủ phủ của tỉnh Kursk (Kypckaя областб). Toạ độ: 51°48' vĩ bắc, 36°06' kinh đông. Dân số 441.000 người (thống kê 2001). Địa điểm dân cư được thành lập từ năm 1032 trở thành thành phố từ năm 1771. Trong thập niên 1860 mới chỉ là đầu mối giao thông đường sắt đến cuối thế kỷ 19 đã là một trung tâm công nghiệp lớn.
Có 3 quận nội thành: Trung tâm, Đường sắt và Xeimski.
Nơi đây vào mùa hạ năm 1943 đã diễn ra Trận Vòng cung Kursk nổi tiếng trong lịch sử Thế chiến thứ hai.
== Nhân vật nổi tiếng ==
Nikita Sergeyevich Khrushchyov sinh ra và lớn lên ở đây cho tới khi ông được 14 tuổi.
== Tham khảo == |
tổ chức hợp tác thượng hải.txt | Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (tên tiếng Trung: 上海合作组织 và viết tắt là 上合组织; tiếng Nga là Шанхайская организация сотрудничества (viết tắt là ШОС)) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Ngoại trừ Uzbekistan, các quốc gia khác đã là thành viên của Nhóm Thượng Hải 5, được thành lập năm 1996; sau khi kết nạp Uzbekistan năm 2001, các thành viên đã đổi tên tổ chức thành tên như hiện nay.
== Tên chính thức ==
Tên làm việc chính thức Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là bằng tiếng Trung và tiếng Nga. Do đó, các tên chính thức của tổ chức này bằng hai thứ tiếng, tên viết tắt trong dấu ngoặc đơn.
Tiếng Trung Quốc:
Tiếng Hoa giản thể: 上海合作组织 [] (上合组织)
Bính âm: Shànghǎi Hézuò Zǔzhī (Shàng Hé Zǔzhī)
Kirin hóa: Шанхай Хэцзо Цзучжи (Шанхэ Цзучжи)
Tiếng Nga:
Tiếng Nga viết bằng chữ Kirin: Шанхайская организация сотрудничества (ШОС)
Latinh hóa: Shankhayskaya organizatsiya sotrudnichestva (ShOS)
== Quá trình hình thành và phát triển ==
SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô (cũ) gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. Vào năm 2003, SCO còn hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2005, thông qua việc cấp "Quy chế quan sát viên " cho các nước gồm Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ, SCO đã mở rộng được ảnh hưởng của mình không chỉ ở Trung Á mà còn cả ở các nước Nam Á. Cuối tháng 2/2015, cuộc gặp tại Bắc Kinh, Trung Quốc chấp thuận đề xuất của Nga, kết nạp Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Hiện nay, cả Iran, Ấn Độ và Pakistan đều mong muốn trở thành thành viên của tổ chức này. Mỹ cũng mong muốn làm quan sát viên của tổ chức này nhưng không được chấp nhận.
== Ý nghĩa ==
SCO có tiềm lực rất lớn. Phạm vi ảnh hưởng hiện nay của SCO đã có 25% dân số thế giới,tổng diện tích các nước thành viên chiếm khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu. Điều này làm cho SCO có thể là một đối trọng mới của NATO sau khi Khối hiệp ước Warszawa tan rã. Tại hội nghị của SCO vào tháng 8 - 1999, lãnh đạo hai nước thành viên Nga và Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn xây dựng một thế giới đa cực chứ không phải là thế giới đơn cực như tình hình thế giới lúc bấy giờ. Với mong muốn đó thì vào năm 2003, SCO đã hoạch định thêm một hướng ưu tiên là tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, một kế hoạch thực chất là nhằm ngăn chặn các công ty dầu lửa của Mỹ và các nước phương Tây xâm nhập vào Trung Á và biến khu vực này thành đối trọng với phương Tây. Cùng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình, SCO đã góp một phần nhất định vào việc đảm bảo an ninh quốc tế như trong việc chống nạn buôn bán ma túy (như ở Aghanistan) hay trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngày nay SCO được coi như là một "Khối Warszawa mới ở phương đông" - là lực lượng đối trọng với NATO khi tổ chức này đang mở rộng tiến sát biên giới với Nga.
== Thành viên ==
== Nhận xét ==
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) đã gọi SCO là một phương tiện để vi phạm nhân quyền. Richard Wild, một giáo sư về luật pháp tại đại học Greenwich, mà viết bản tường thuật cho FIDH, nói tất cả các thành viên của SCO là những chính quyền chuyên chế hay trù dập mạnh bạo những tiếng nói độc lập. Những chính phủ này cho là để giữ an ninh và ổn định, họ cần phải đàn áp các dân tộc thiểu số, các nhóm chính trị đối lập, các tổ chức tôn giáo.
== Chú thích ==
== Đọc thêm ==
Enrico Fels, Assessing Eurasia's Powerhouse. An Inquiry into the Nature of the Shanghai Cooperation Organisation, Winkler Verlag: Bochum (Đức), 2009, ISBN 978-3-89911-107-1. (tiếng Anh) |
cử tạ.txt | Cử tạ là một môn thể thao trong đó người tham dự phải thực hiện một cú đẩy với trọng lượng tối đa của một thanh gậy được gắn với những tấm đĩa trọng lượng.
== Phân loại ==
Hiện nay có hai kiểu đẩy trong bộ môn cử tạ là cử giật và cử đẩy.
Cử giật là đưa tạ lên đầu,
Cử đẩy là đưa tạ vào ngực rồi mới đẩy lên đầu.
== Trong thi đấu ==
Khi thi đấu trọng tài gồm ba người ngồi ba phía trước mặt vận động viên. Khi hoàn thành động tác trọng tài thổi còi để vận động viên thả tạ. Động tác hoàn thành chỉ khi vận động viên nhấc được lên đầu và đứng dậy. Thả tạ khi chưa có hiệu lệnh còi của trọng tài cũng phạm quy, nhấc được lên đầu khi tay cong cũng phạm quy.
== Tham khảo == |
kinh tế bulgaria.txt | Bulgaria là quốc gia có thu nhập trung bình, quy mô kinh tế trung bình, có nền nông và công nghiệp hiện đại. Sau khi khối COMECON sụp đổ đầu thập niên 1990, kinh tế Bulgaria suy thoái nghiêm trọng. Thêm vào đó, sự trừng phạt về kinh tế của Liên Hiệp Quốc đối với Serbia (từ năm 1992-1995) và Iraq đã đánh mạnh vào nền kinh tế của Bulgaria. Mức sống của người dân giảm khoảng 40%, và chỉ phục hồi được trở lại mức sống thời kỳ trước năm 1989 vào năm 2004. Tín hiệu đầu tiên cho sự phục hồi kinh tế của Bulgaria được nhận thấy khi GDP đạt mức tăng trưởng 1,4% trong năm 1994 đầy là lần tăng trưởng đầu tiên kể từ năm 1988, năm 1995 đạt 2,5%. Tỉ lệ lạm phát từ mức 122% vào năm 1994 xuống còn 32,9% vào năm 1995. Tuy nhiên trong năm 1996, nền kinh tế lại suy sụp do sự sắp xếp lại nền kinh tế một cách chậm chạp và thiếu quản lý của đảng BSP dẫn đến tỉ lệ lạm phát tới 311% và sự mất giá đồng lev của Bulgaria. Sau đó, việc sắp xếp lại về kinh tế một cách chuyên nghiệp hơn cùng với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, kinh tế Bulgaria đã bắt đầu ổn định. Trong năm 2007 nền kinh tế tăng trưởng trên 5% [1] và tỉ lệ lạm phát thấp. Trong tương lai nước này sẽ hội nhập với các quốc gia thành viên của EU trong một vài năm tới.
== Chú thích == |
đô la belize.txt | Đô la Belize (mã tiền tệ BZD) là một loại tiền tệ của Belize kể từ năm 1885. Nó được viết tắt với ký hiệu đô la $, hoặc viết tắt là BZ$ để có thể phân biệt với đô la-chỉ tên một loại tiền tệ. Nó có giá trị bằng 100 cent. Đô la Belize có mốc bằng với đô la Mỹ tại BZ$2 = US$1.
== Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng BZD ==
== Xem thêm ==
Kinh tế Belize
== Liên kết ==
Giấy bạc và tiền xu, Ngân hàng trung ương Belize.
== Tham khảo ==
Bản mẫu:Chủ đề Belize |
basic.txt | BASIC là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, đơn giản, dễ sử dụng, nhằm đơn giản hóa quá trình lập trình. BASIC được phát minh vào năm 1963 bởi các giáo sư John George Kemeny và Thomas Eugene Kurtz thuộc viện Đại học Dartmouth (Dartmouth College).
BASIC là viết tắt của Beginner's All-purpose Symbolic Instruction Code trong tiếng Anh.
== Lịch sử ==
=== Bối cảnh ra đời ===
Cho đến giữa thập niên 1960, máy tính là những công cụ khá đắt giá chỉ dùng cho các công việc có mục đích đặc biệt. Với cách xử lý theo khối (batch), những máy tính trên chỉ chạy một chương trình tại một thời điểm. Tuy vậy, trong thập niên này giá máy tính đã hạ đủ để cho các công ty nhỏ cũng có thể mua được, và tốc độ của chúng đã tăng đến mức đa số thời gian của chúng là rỗi.
Các ngôn ngữ lập trình của thời đó thường được thiết kế giống như máy tính chạy chúng, chỉ cho các mục đích đặc thù (như xử lý các công thức khoa học, hay soạn thảo văn bản). Vì những máy chỉ xử lý một công việc như vậy có giá đắt nên có khuynh hướng chỉ quan tâm đến tốc độ xử lý của máy tính là chính. Các ngôn ngữ đặc thù đó nói chung là khó dùng và sử dụng các cú pháp khác nhau.
Tại thời điểm đó ý tưởng hệ thống chia sẻ thời gian bắt đầu trở nên phổ biến. Trong những hệ thống như vậy thời gian xử lý của máy chủ được chia nhỏ ra và mỗi người sử dụng được một thời gian ngắn tuần tự. Sự luân chuyển đó đủ nhanh để người sử dụng sẽ có cảm giác là họ được sử dụng toàn bộ máy. Theo lý thuyết, việc chia sẻ thời gian giảm thiểu được rất nhiều chi phí khi một máy tính có thể chia sẻ cho hàng trăm người dùng.
=== Những năm đầu - thời đại của máy vi tính ===
Ngôn ngữ BASIC nguyên thủy được John Kemeny và Thomas Kurtz lập ra năm 1963 và được một nhóm sinh viên trường Dartmouth thực hiện dưới sự chỉ đạo của hai ông. BASIC cho phép sinh viên viết chương trình cho hệ thống chia sẻ thời gian Dartmouth. Với mục đích làm giảm bớt sự phức tạp của các ngôn ngữ cũ, BASIC được thiết kế để cho các thế hệ người sử dụng mới có thể tận dụng hệ thống chia sẻ thời gian để lập trình. BASIC đầu tiên này thường được nhắc đến như Dartmouth BASIC.
Tám nguyên tắc khi thiết kế BASIC:
Dễ sử dụng ngay cả với người mới học.
Ngôn ngữ lập trình cho mọi mục đích
Cho phép các khả năng lập trình nâng cao dành riêng cho các chuyên gia mà vẫn giữ được sự đơn giản cho người mới học.
Có tương tác với người dùng
Các thông báo lỗi rõ ràng và thân thiện.
Chạy nhanh với các chương trình nhỏ
Không cần phải hiểu biết về phần cứng máy tính
Đứng giữa người sử dụng và hệ điều hành
Ngôn ngữ này dựa một phần trên ngôn ngữ FORTRAN và một phần trên ngôn ngữ Algol 60, thêm vào khả năng chia sẻ thời gian, xử lý văn bản và ma trận. BASIC được cài đặt đầu tiên trên máy mainframe GE-2000 series với nhiều terminal. Khởi đầu nó là ngôn ngữ phiên dịch.
Những người thiết kế ngôn ngữ này quyết định nó vẫn nên ở phạm vi công cộng để ngôn ngữ trở nên phổ biến. Họ cũng phổ biến nó cho các trường trung học trong vùng Dartmouth và đóng góp nhiều công sức trong việc làm tăng tiến ngôn ngữ này. Kết quả là, sự hiểu biết về BASIC trở nên tương đối phổ biến cho một ngôn ngữ máy tính và BASIC đã được cung cấp bởi một số nhà sản xuất, và trở nên khá quen thuộc trên các máy vi tính mới như dòng máy DEC PDP và Data General Nova. Ở các máy này, ngôn ngữ có khuynh hướng được cung cấp như một ngôn ngữ phiên dịch, thay vì một ngôn ngữ biên dịch.
Vài năm sau khi được công bố, các chuyên gia máy tính đáng kính, đặc biệt là Edsger W. Dijkstra, bày tỏ ý kiến về việc dùng câu lệnh GOTO (câu lệnh này đã có trong nhiều ngôn ngữ kể cả BASIC), nâng cao các bài tập lập trình nghèo nàn. Một vài người còn chế giễu BASIC quá chậm hoặc quá đơn giản.
=== Sự phát triển bùng nổ - Kỉ nguyên máy tính gia đình ===
Tuy ngôn ngữ này đã được dùng trên một vài máy vi tính, nhưng việc giới thiệu máy vi tính Altair 8800 vào năm 1975 đã thực sự phổ biến BASIC. Hầu hết ngôn ngữ lập trình đều quá lớn so với bộ nhớ ít ỏi trong những máy tính này, và với việc lưu trữ chậm chạp trên băng giấy (băng audio cassette, các loại đĩa sau đó cũng không có trong nhiều năm) và với việc thiếu các ứng dụng xử lý văn bản, một ngôn ngữ nhỏ như BASIC thực sự phù hợp. BASIC cũng có lợi thế là nó khá nổi tiếng với những nhà thiết kế trẻ, những người quan tâm đến máy vi tính vào ngay thời điểm thành quả của Kemeny và Kurtz bắt đầu bị bỏ qua. Một trong những ngôn ngữ đầu tiên xuất hiện cho máy tính này là Tiny BASIC, một sự bổ sung đơn giản cho BASIC đầu tiên được viết bởi Giáo sư. Li-Chen Wang, và sau đó được chuyển sang máy Altair bởi Dennis Allison theo yêu cầu của Bob Albrecht (người sau đó đã thành lập Dr. Dobb's Journal). Thiết kế và toàn bộ mã nguồn của Tiny BASIC đã được công bố vào năm 1976 trong Dr. Dobb's Journal.
Các công ty mới cố gắng theo đuổi sự thành công của MITS, IMSAI, North Star và Apple, do đó đã tạo ra một cuộc cách mạng máy tính gia đình; lúc đó, BASIC trở thành một phần chuẩn của tất cả máy tính nhưng lại rất ít có ở máy tính gia đình. Hầu hết xuất hiện với một trình thông dịch BASIC trong ROM. Sau đó, có nhiều triệu máy tính trên thế giới chạy BASIC, với một số lượng người dùng lớn hơn nhiều so với tất cả người dùng của các ngôn ngữ khác cộng lại.
Năm 1975, Micro-Soft (lúc đó chỉ có hai người - Bill Gates và Paul Allen) công bố Altair BASIC. Phiên bản được viết cho máy Altair có đồng tác giả là Gates, Allen và Monte Davidoff. Các phiên bản của Microsoft BASIC sau đó bắt đầu xuất hiện trong các nền tảng khác theo bản quyền, và hàng triệu bản sao và biến thể đã sớm được sử dụng; nó trở thành một trong nhiều ngôn ngữ chuẩn của máy Apple II. Khoảng 1979, Microsoft đã thảo luận với một vài nhà bán lẻ máy vi tính, trong đó có IBM, về việc cho phép một trình thông dịch BASIC trong các máy tính của họ. Một phiên bản đã được cài trong chíp IBM PC ROM và các máy tính không dùng đĩa mềm mà tự khởi động vào BASIC.
BASIC có nhiều phiên bản hơn bất kì ngôn ngữ lập trình nào khác. Tất cả nhưng rất ít máy tính gia đình vào thập niên 1980 có ROM - thường trú trình thông dịch BASIC.
BBC đã công bố BBC BASIC, được phát triển cho họ bởi Acorn Computers Ltd, kết hợp thêm nhiều từ khoá cấu trúc, cũng như truy cập trực tiếp toàn diện và linh hoạt vào hệ điều hành. Nó cũng có một trình biên dịch hợp ngữ được tích hợp hoàn toàn.
=== Sự trưởng thành - Kỉ nguyên máy tính gia đình ===
Nhiều phiên bản BASIC mới hơn đã được sáng tạo trong thời gian này. Microsoft đã bán một vài phiên bản BASIC cho MS-DOS/PC-DOS bao gồm BASICA, GW-BASIC (một phiên bản tương thích với BASICA không cầm IBM's ROM) và Quick BASIC. Nhà phát triển Turbo Pascal Borland đã công bố Turbo BASIC 1.0 vào năm 1985 (các phiên bản kế tiếp vẫn đang được bán bởi tác giả gốc dưới tên PowerBASIC).
Những ngôn ngữ này giới thiệu nhiều sự mở rộng dành cho BASIC của máy tính gia đình, như là cải tiến thao tác chuỗi và hỗ trợ đồ hoạ, truy cập vào tập tin hệ thống và các kiểu dữ liệu được thêm vào. Quan trọng hơn là những tiện lợi trong lập trình có cấu trúc, bao gồm việc thêm cấu trúc điều khiển và các thủ tục con riêng biệt hỗ trợ các biến cục bộ.
Dù sao, khoảng nửa sau thập niên 1980 các máy tính mới phức tạp hơn nhiều. Cùng lúc đó, máy tính đã phát triển từ một sở thích của cá nhân trở thành công cụ được dùng chủ yếu cho các ứng dụng được viết bởi nhiều người khác, và việc lập trình được phổ biến rộng rãi, trở nên ít quan trọng hơn vì sự lớn dần lên về số lượng người dùng. BASIC bắt đầu mờ nhạt, dù cho một vài phiên bản vẫn tồn tại.
Sự may mắn của BASIC trở lại lần nữa cùng với việc giới thiệu Visual Basic của Microsoft. Dù vậy, thật khó khi nói rằng đây là ngôn ngữ BASIC, vì sự thay đổi quan trọng về mô hình hướng tới ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và lập trình theo sự kiện. Trong khi điều này có thể được cho là một sự phát triển của ngôn ngữ, vài đặc điểm của Dartmouth BASIC, như đánh số dòng và từ khoá INPUT, vẫn tồn tại.
Nhiều phiên bản BASIC khác cũng đã phát triển mạnh trong vài năm cuối, gồm Bywater BASIC, True BASIC và REALbasic. Nhiều biến thể và tài liệu khác về BASIC được tạo ra bởi những người yêu thích, những nhà phát triển chuyên môn, và những người khác, vì cũng tương đối dễ dàng để phát triển những trình thông dịch và biên dịch cho BASIC.
== Cú pháp căn bản ==
Trong BASIC, các câu lệnh đều được viết chữ in.
=== Nhãn lệnh ===
Nhãn lệnh là các số nguyên tăng dần viết ở đầu dòng lệnh, đóng vai trò là các số hiệu dòng lệnh dùng cho lệnh nhảy (GOTO). Ở các phiên bản mới của BASIC (chẳng hạn QBASIC), nhãn lệnh là không bắt buộc.
Khi đánh số nhãn lệnh, thông thường người ta đánh cách quãng (chẳng hạn, 10, 20, 30,...) để thuận tiện cho việc thêm các dòng lệnh (nếu cần) về sau này. Chẳng hạn nếu muốn chèn dòng lệnh in ra thông báo trước khi in kết quả x + y thì dòng lệnh có nhãn 25 được chèn vào như sau:
=== Tên biến ===
Tên biến không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến ký tự và biến chuỗi cần có dấu $ ở cuối tên biến. Các biến số nguyên có thể dùng dấu % ở cuối tên biến.
=== Chú thích ===
Dòng chú thích bắt đầu bằng từ khóa REM
=== Nhiều lệnh trên một dòng ===
Dùng dấu : để phân tách các lệnh trên cùng một dòng
=== Lệnh cơ bản ===
==== Lệnh gán ====
==== Lệnh INPUT ====
Lệnh INPUT dùng để nhập giá trị biến từ bàn phím.
Với dòng lệnh thứ nhất sẽ có một dấu chấm hỏi (?) hiện ra trên màn hình, chờ người dùng nhập một giá trị số vào. Dòng lệnh thứ hai sẽ làm hiện lên hai dấu chấm hỏi (??), chờ nhập hai số. Với dòng lệnh thứ ba, giữa thông báo và số nhập vào sẽ cách nhau một dấu trống. Dòng lệnh thứ tư tương tự như vậy nhưng khoảng cách là một dấu TAB.
Ngoài ra BASIC còn có các lệnh LINE INPUT để nhập chuỗi ký tự và INPUT WAIT có nhiệm vụ chờ người dùng nhập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với INPUT WAIT nếu không được nhập số liệu vào thì máy sẽ dùng một giá trị định sẵn.
==== Lệnh PRINT ====
Lệnh này được dùng để in giá trị của biến, của biểu thức (số và chuỗi ký tự) ra tập tin, màn hình, máy in...
==== Lệnh GOTO ====
=== Điều kiện - rẽ nhánh ===
==== Lệnh IF ====
Riêng nếu câu_lệnh là một lệnh GOTO thì không cần THEN.
==== Lệnh lặp ====
Lệnh FOR
Lệnh DO WHILE...LOOP
Lệnh DO... LOOP WHILE
Khai báo mảng
Khai báo hàm
Gọi chương trình con
Trong chương trình chính
Đoạn chương trình con khởi đầu bằng SUB và kết thúc bằng RETURN (trở về chương trình chính.
== Visual Basic ==
Tên tuổi của Basic gắn liền với Visual Basic.
== Ghi chú ==
== Tham khảo ==
Dartmouth College Computation Center (1964). A Manual for BASIC, the elementary algebraic language designed for use with the Dartmouth Time Sharing System - Sách hướng dẫn gốc của Dartmouth BASIC.
Lien, David A. (1986). The Basic Handbook: Encyclopedia of the BASIC Computer Language (3rd ed.). Compusoft phát hành. ISBN 0-932760-33-3. Documents dialect variations for over 250 versions of BASIC.
Kemeny, John G.; Kurtz, Thomas E. (1985). Back To BASIC: The History, Corruption, and Future of the Language. Addison-Wesley. 141 pp. ISBN 0-201-13433-0.
Jean E. Sammet. Programming languages: History and fundamentals. Prentice-Hall, Englewood Cliffs, N.J. 1969.
=== Các chuẩn ===
ANSI/ISO/IEC Chuẩn cho BASIC rút gọn:
ANSI X3.60-1978 "FOR MINIMAL BASIC"
ISO/IEC 6373:1984 "DATA PROCESSING - PROGRAMMING LANGUAGES - MINIMAL BASIC"
ANSI/ISO/IEC Chuẩn cho BASIC đầy đủ:
ANSI X3.113-1987 "PROGRAMMING LANGUAGES FULL BASIC"
ISO/IEC 10279:1991 "INFORMATION TECHNOLOGY - PROGRAMMING LANGUAGES - FULL BASIC"
ANSI/ISO/IEC Phụ lục các module đang định nghĩa:
ANSI X3.113 INTERPRETATIONS-1992 "BASIC TECHNICAL INFORMATION BULLETIN # 1 INTERPRETATIONS OF ANSI 03.113-1987"
ISO/IEC 10279:1991/ Amd 1:1994 "MODULES AND SINGLE CHARACTER INPUT ENHANCEMENT" |
kawasaki p-1.txt | Kawasaki XP-1 (tên cũ P-X) là một loại máy bay quân sự của Nhật Bản, hiện vẫn đang được phát triển, nó sẽ được dùng để thay thế cho loại máy bay tuần tra biển P-3C của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản.
== Tính năng kỹ chiến thuật (XP-1) ==
Dữ liệu lấy từ flightglobal.com
Đặc điểm tổng quát
Kíp lái: Tổ bay: 2 Sĩ quan vận hành: 11
Chiều dài: 38 m (124 ft 8 in)
Sải cánh: 35,4 m (114 ft 8 in)
Chiều cao: 12,1 m (39 ft 4 in)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 79.700 kg (176.000 lb)
Động cơ: 4 × IHI Corporation XF7-10 kiểu turbofan, 13.500 lbs (60 kN) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 996 km/h (538 knot, 619 mph)
Vận tốc hành trình: 833 km/h (450 knot, 516 mph)
Tầm bay: 8.000 km (4.320 nm, 4,970 mi)
Trần bay: 44.200 ft (13.520 m)
Trang bị vũ khí
Bom: 20.000+ lb (9.000+ kg)
Tên lửa: AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65 Maverick
Sonobuoy: 30+ Pre-loaded, 70+ Deployable from inside
Khác: Ngư lôi MK-46 và Type 97 và (G-RX5), mìn, bom chìm
Hệ thống điện tử
Radar: Toshiba, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động
Sonar: NEC, hệ thống dẫn đường âm thanh
Hệ thống chồng tàu ngầm:SHINKO ELECTRIC CO.LTD., hệ thống định hướng chiến đấu tiên tiến
Khác: Mitsubishi, đối kháng điện tử (CMD, RWR, MWS, ESM)
== Xem thêm ==
Máy bay có sự phát triển liên quan
Kawasaki C-2
Kawasaki YPX
Máy bay có tính năng tương đương
BAE Systems Nimrod MRA4
Boeing P-8 Poseidon
Lockheed P-3 Orion
Bombardier Aerospace DHC-8-MPA-D8
Breguet Atlantique
EADS CASA C-295 MPA
Ilyushin Il-38
Danh sách khác
Danh sách máy bay của Nhật Bản
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Technical Research and Development Institute, Ministry of Defense (Japanese)
TRDI News(Japanese)
Reference of TRDI Defense Technology Symposium 2007(P-1&F7-10's data is S2&G7)
Policy assessments database at H19(P-1's data is No1)
Policy assessments database at H13(P-1's data is No15)
Kawasaki Sky-High Expectations for Japan’s P-X and C-X Aircraft, Kawasaki Heavy Industries Scope Quarterly Newsletter No.73 October 2007
Asagumo graph(Japanese)
KHI (Kawasaki) P-X Project in CASR
Pictures of Kawasaki XP-1
Youtube video of first Kawasaki XP-1 flight |
quốc kỳ bangladesh.txt | Quốc kỳ Bangladesh hiện nay chính thức được sử dụng từ ngày 17 tháng 1 năm 1972, được đơn giản hóa từ lá cờ trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Bangladesh năm 1971. Lá cờ có tỉ lệ là 3:5. Hình tròn giữa lá cờ là mặt trời mọc ở xứ Bengal, đồng thời cũng tượng trưng cho máu của những người đã hy sinh vì độc lập của Bangladesh. Màu xanh lá cây trên nền lá cờ tượng trưng cho sự phì nhiêu, tươi tốt của đất đai.
Trước kia, lá cờ đầu tiên của Bangladesh có hình bản đồ đất nước Bangladesh ở giữa nhưng sau đó bị bỏ đi để thuận tiện hơn cho việc vẽ cờ.
== Những lá cờ tương tự ==
Lá cờ Thổ dân Úc
Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Lào
Quốc kỳ Palau
Quốc kỳ Zaire
== Tham khảo == |
toán học.txt | Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi. Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học.
Các nhà toán học tìm kiếm các mô thức và sử dụng chúng để tạo ra những giả thuyết mới. Họ lý giải tính đúng đắn hay sai lầm của các giả thuyết bằng các chứng minh toán học. Khi những cấu trúc toán học là mô hình tốt cho hiện thực, lúc đó suy luận toán học có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hay những tiên đoán về tự nhiên. Thông qua việc sử dụng những phương pháp trừu tượng và lôgic, toán học đã phát triển từ việc đếm, tính toán, đo lường, và nghiên cứu có hệ thống những hình dạng và chuyển động của các đối tượng vật lý. Con người đã ứng dụng toán học trong đời sống từ xa xưa. Việc tìm lời giải cho những bài toán có thể mất hàng năm, hay thậm chí hàng thế kỷ.
Những lập luận chặt chẽ xuất hiện trước tiên trong nền toán học Hy Lạp cổ đại, đáng chú ý nhất là trong tác phẩm Cơ sở của Euclid. Kể từ những công trình tiên phong của Giuseppe Peano (1858–1932), David Hilbert (1862–1943), và của những nhà toán học khác trong thế kỷ 19 về các hệ thống tiên đề, nghiên cứu toán học trở thành việc thiết lập chân lý thông qua suy luận lôgic chặt chẽ từ những tiên đề và định nghĩa thích hợp. Toán học phát triển tương đối chậm cho tới thời Phục hưng, khi sự tương tác giữa những phát minh toán học với những phát kiến khoa học mới đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng những phát minh toán học vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Toán học được sử dụng trên khắp thế giới như một công cụ thiết yếu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, kỹ thuật, y học, và tài chính. Toán học ứng dụng, một nhánh toán học liên quan đến việc ứng dụng kiến thức toán học vào những lĩnh vực khác, thúc đẩy và sử dụng những phát minh toán học mới, từ đó đã dẫn đến việc phát triển nên những ngành toán hoàn toàn mới, chẳng hạn như thống kê và lý thuyết trò chơi. Các nhà toán học cũng dành thời gian cho toán học thuần túy, hay toán học vị toán học. Không có biên giới rõ ràng giữa toán học thuần túy và toán học ứng dụng, và những ứng dụng thực tiễn thường được khám phá từ những gì ban đầu được xem là toán học thuần túy.
== Lịch sử ==
Từ "mathematics" trong tiếng Anh bắt nguồn từ μάθημα (máthēma) trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là "thứ học được", "những gì người ta cần biết," và như vậy cũng có nghĩa là "học" và "khoa học"; còn trong tiếng Hy Lạp hiện đại thì nó chỉ có nghĩa là "bài học." Từ máthēma bắt nguồn từ μανθάνω (manthano), từ tương đương trong tiếng Hy Lạp hiện đại là μαθαίνω (mathaino), cả hai đều có nghĩa là "học." Trong tiếng Việt, "toán" có nghĩa là tính; "toán học" là môn học về toán số. Trong các ngôn ngữ sử dụng từ vựng gốc Hán khác, môn học này lại được gọi là số học.
Sự tiến hóa của toán học có thể nhận thấy qua một loạt gia tăng không ngừng những phép trừu tượng, hay qua sự mở rộng của nội dung ngành học. Phép trừu tượng đầu tiên, mà nhiều loài động vật có được, có lẽ là về các con số, với nhận thức rằng, chẳng hạn, một nhóm hai quả táo và một nhóm hai quả cam có cái gì đó chung, ở đây là số lượng quả trong mỗi nhóm.
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy, ngoài việc biết đếm những vật thể vật lý, con người thời tiền sử có thể cũng đã biết đếm những đại lượng trừu tượng như thời gian - ngày, mùa, và năm.
Đến khoảng năm 3000 trước Tây lịch thì toán học phức tạp hơn mới xuất hiện, khi người Babylon và người Ai Cập bắt đầu sử dụng số học, đại số, và hình học trong việc tính thuế và những tính toán tài chính khác, trong xây dựng, và trong quan sát thiên văn. Toán học được sử dụng sớm nhất trong thương mại, đo đạc đất đai, hội họa, dệt, và trong việc ghi nhớ thời gian.
Các phép tính số học căn bản trong toán học Babylon (cộng, trừ, nhân, và chia) xuất hiện đầu tiên trong các tài liệu khảo cổ. Giữa năm 600 đến 300 trước Tây lịch, người Hy Lạp cổ đã bắt đầu nghiên cứu một cách có hệ thống về toán học như một ngành học riêng, hình thành nên toán học Hy Lạp. Kể từ đó toán học đã phát triển vượt bậc; sự tương tác giữa toán học và khoa học đã đem lại nhiều thành quả và lợi ích cho cả hai. Ngày nay, những phát minh toán học mới vẫn tiếp tục xuất hiện.
== Cảm hứng, thuần túy và ứng dụng, và vẻ đẹp ==
Toán học nảy sinh ra từ nhiều kiểu bài toán khác nhau. Trước hết là những bài toán trong thương mại, đo đạc đất đai, kiến trúc, và sau này là thiên văn học; ngày nay, tất cả các ngành khoa học đều gợi ý những bài toán để các nhà toán học nghiên cứu, ngoài ra còn nhiều bài toán nảy sinh từ chính bản thân ngành toán. Chẳng hạn, nhà vật lý Richard Feynman đã phát minh ra tích phân lộ trình (path integral) cho cơ học lượng tử bằng cách kết hợp suy luận toán học với sự hiểu biết sâu sắc về mặt vật lý, và lý thuyết dây - một lý thuyết khoa học vẫn đang trong giai đoạn hình thành với cố gắng thống nhất tất cả các tương tác cơ bản trong tự nhiên - tiếp tục gợi hứng cho những lý thuyết toán học mới. Một số lý thuyết toán học chỉ có ích trong lĩnh vực đã giúp tạo ra chúng, và được áp dụng để giải các bài toán khác trong lĩnh vực đó. Nhưng thường thì toán học sinh ra trong một lĩnh vực có thể hữu ích trong nhiều lĩnh vực, và đóng góp vào kho tàng các khái niệm toán học.
Các nhà toán học phân biệt ra hai ngành toán học thuần túy và toán học ứng dụng. Tuy vậy các chủ đề toán học thuần túy thường tìm thấy một số ứng dụng, chẳng hạn như lý thuyết số trong ngành mật mã học. Việc ngay cả toán học "thuần túy nhất" hóa ra cũng có ứng dụng thực tế chính là điều mà Eugene Wigner gọi là "sự hữu hiệu đến mức khó tin của toán học". Giống như trong hầu hết các ngành học thuật, sự bùng nổ tri thức trong thời đại khoa học đã dẫn đến sự chuyên môn hóa: hiện nay có hàng trăm lĩnh vực toán học chuyên biệt và bảng phân loại các chủ đề toán học đã dài tới 46 trang. Một vài lĩnh vực toán học ứng dụng đã nhập vào những lĩnh vực liên quan nằm ngoài toán học và trở thành những ngành riêng, trong đó có xác suất, vận trù học, và khoa học máy tính.
Những ai yêu thích ngành toán thường thấy toán học có một vẻ đẹp nhất định. Nhiều nhà toán học nói về "sự thanh lịch" của toán học, tính thẩm mỹ nội tại và vẻ đẹp bên trong của nó. Họ coi trọng sự giản đơn và tính tổng quát. Vẻ đẹp ẩn chứa cả bên trong những chứng minh toán học đơn giản và gọn nhẹ, chẳng hạn chứng minh của Euclid cho thấy có vô hạn số nguyên tố, và trong những phương pháp số giúp đẩy nhanh các phép tính toán, như phép biến đổi Fourier nhanh. Trong cuốn sách Lời bào chữa của một nhà toán học (A Mathematician's Apology) của mình, G. H. Hardy tin rằng chính những lý do về mặt thẩm mỹ này đủ để biện minh cho việc nghiên cứu toán học thuần túy. Ông nhận thấy những tiêu chuẩn sau đây đóng góp vào một vẻ đẹp toán học: tầm quan trọng, tính không lường trước được, tính không thể tránh được, và sự ngắn gọn. Sự phổ biến của toán học vì mục đích giải trí là một dấu hiệu khác cho thấy nhiều người tìm thấy sự sảng khoái trong việc giải toán...
== Ký hiệu, ngôn ngữ, và tính chặt chẽ ==
Hầu hết các ký hiệu toán học đang dùng ngày nay chỉ mới được phát minh vào thế kỷ 16. Trước đó, toán học được viết ra bằng chữ, quá trình nhọc nhằn này đã cản trở sự phát triển của toán học. Euler (1707–1783) là người tạo ra nhiều trong số những ký hiệu đang được dùng ngày nay. Ký hiệu hiện đại làm cho toán học trở dễ hơn đối với chuyên gia toán học, nhưng người mới bắt đầu học toán thường thấy nản lòng. Các ký hiệu cực kỳ ngắn gọn: một vài biểu tượng chứa đựng rất nhiều thông tin. Giống ký hiệu âm nhạc, ký hiệu toán học hiện đại có cú pháp chặt chẽ và chứa đựng thông tin khó có thể viết theo một cách khác đi.
Ngôn ngữ toán học có thể khó hiểu đối với người mới bắt đầu. Những từ như hoặc và chỉ có nghĩa chính xác hơn so với trong lời nói hàng ngày. Ngoài ra, những từ như mở và trường đã được cho những nghĩa riêng trong toán học. Những thuật ngữ mang tính kỹ thuật như phép đồng phôi và khả tích có nghĩa chính xác trong toán học. Thêm vào đó là những cụm từ như nếu và chỉ nếu nằm trong thuật ngữ chuyên ngành toán học. Có lý do tại sao cần có ký hiệu đặc biệt và vốn từ vựng chuyên ngành: toán học cần sự chính xác hơn lời nói thường ngày. Các nhà toán học gọi sự chính xác này của ngôn ngữ và logic là "tính chặt chẽ."
== Các lĩnh vực toán học ==
Nói chung toán học có thể được chia thành các ngành học về lượng, cấu trúc, không gian, và sự thay đổi (tức là số học, đại số, hình học, và giải tích). Ngoài những mối quan tâm chính này, toán học còn có những lĩnh vực khác khảo sát mối quan hệ giữa toán học và những ngành khác, như với logic và lý thuyết tập hợp, toán học thực nghiệm trong những ngành khoa học khác nhau (toán học ứng dụng), và gần đây hơn là sự nghiên cứu chặt chẽ về tính bất định.
=== Nền tảng và triết học ===
Để làm rõ nền tảng toán học, lĩnh vực logic toán học và lý thuyết tập hợp đã được phát triển. Logic toán học bao gồm nghiên cứu toán học về logic và ứng dụng của logic hình thức trong những lĩnh vực toán học khác. Lý thuyết tập hợp là một nhánh toán học nghiên cứu các tập hợp hay tập hợp những đối tượng. Lý thuyết phạm trù, liên quan đến việc xử lý các cấu trúc và mối quan hệ giữa chúng bằng phương pháp trừu tượng, vẫn đang tiếp tục phát triển. Cụm từ "khủng hoảng nền tảng" nói đến công cuộc tìm kiếm một nền tảng toán học chặt chẽ diễn ra từ khoảng năm 1900 đến 1930. Một số bất đồng về nền tảng toán học vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc khủng hoảng nền tảng nổi lên từ một số tranh cãi thời đó, trong đó có những tranh cãi liên quan đến lý thuyết tập hợp của Cantor và cuộc tranh cãi giữa Brouwer và Hilbert.
Khoa học máy tính lý thuyết bao gồm lý thuyết khả tính (computability theory), lý thuyết độ phức tạp tính toán, và lý thuyết thông tin. Lý thuyết khả tính khảo sát những giới hạn của những mô hình lý thuyết khác nhau về máy tính, bao gồm mô hình máy Turing nổi tiếng. Lý thuyết độ phức tạp nghiên cứu khả năng có thể giải được bằng máy tính; một số bài toán, mặc dù về lý thuyết có thể giải được bằng máy tính, cần thời gian hay không gian tính toán quá lớn, làm cho việc tìm lời giải trong thực tế gần như không thể, ngay cả với sự tiến bộ nhanh chóng của phần cứng máy tính. Một ví dụ là bài toán nổi tiếng "P = NP?". Cuối cùng, lý thuyết thông tin quan tâm đến khối lượng dữ liệu có thể lưu trữ được trong một môi trường lưu trữ nhất định, và do đó liên quan đến những khái niệm như nén dữ liệu và entropy thông tin.
=== Toán học thuần túy ===
==== Lượng ====
Việc nghiên cứu về lượng (quantity) bắt đầu với các con số, trước hết với số tự nhiên và số nguyên và các phép biến đổi số học, nói đến trong lĩnh vực số học. Những tính chất sâu hơn về các số nguyên được nghiên cứu trong lý thuyết số, trong đó có định lý lớn Fermat nổi tiếng. Trong lý thuyết số, giả thiết số nguyên tố sinh đôi và giả thiết Goldbach là hai bài toán chưa giải được.
Khi hệ thống số được phát triển thêm, các số nguyên được xem như là tập con của các số hữu tỉ. Các số này lại được bao gồm trong số thực vốn được dùng để thể hiện những đại lượng liên tục. Số thực được tổng quát hóa thành số phức. Đây là những bước đầu tiên trong phân bố các số, sau đó thì có các quaternion (một sự mở rộng của số phức) và octonion. Việc xem xét các số tự nhiên cũng dẫn đến các số vô hạn (transfinite numbers), từ đó chính thức hóa khái niệm "vô hạn". Một lĩnh vực nghiên cứu khác là kích cỡ (size), từ đó sinh ra số đếm (cardinal numbers) và rồi một khái niệm khác về vô hạn: số aleph, cho phép thực hiện so sánh có ý nghĩa kích cỡ của các tập hợp lớn vô hạn.
==== Cấu trúc ====
Nhiều đối tượng toán học, chẳng hạn tập hợp những con số và những hàm số, thể hiện cấu trúc nội tại toát ra từ những phép biến đổi toán học hay những mối quan hệ được xác định trên tập hợp. Toán học từ đó nghiên cứu tính chất của những tập hợp có thể được diễn tả dưới dạng cấu trúc đó; chẳng hạn lý thuyết số nghiên cứu tính chất của tập hợp những số nguyên có thể được diễn tả dưới dạng những phép biến đổi số học. Ngoài ra, thường thì những tập hợp có cấu trúc (hay những cấu trúc) khác nhau đó thể hiện những tính chất giống nhau, khiến người ta có thể xây dựng nên những tiên đề cho một lớp cấu trúc, rồi sau đó nghiên cứu đồng loạt toàn bộ lớp cấu trúc thỏa mãn những tiên đề này. Do đó người ta có thể nghiên cứu các nhóm, vành, trường, và những hệ phức tạp khác; những nghiên cứu như vậy (về những cấu trúc được xác định bởi những phép biến đổi đại số) tạo thành lĩnh vực đại số trừu tượng. Với mức độ tổng quát cao của mình, đại số trừu tượng thường có thể được áp dụng vào những bài toán dường như không liên quan gì đến nhau. Một ví dụ về lý thuyết đại số là đại số tuyến tính, lĩnh vực nghiên cứu về các không gian vectơ, ở đó những yếu tố cấu thành nó gọi là vectơ có cả lượng và hướng và chúng có thể được dùng để mô phỏng các điểm (hay mối quan hệ giữa các điểm) trong không gian. Đây là một ví dụ về những hiện tượng bắt nguồn từ những lĩnh vực hình học và đại số ban đầu không liên quan gì với nhau nhưng lại tương tác rất mạnh với nhau trong toán học hiện đại. Toán học tổ hợp nghiên cứu những cách tính số lượng những đối tượng có thể xếp được vào trong một cấu trúc nhất định.
==== Không gian ====
Việc nghiên cứu không gian bắt đầu với hình học - cụ thể là hình học Euclid. Lượng giác là một lĩnh vực toán học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cạnh và góc của tam giác và với các hàm lượng giác; nó kết hợp không gian và các con số, và bao gồm định lý Pythagore nổi tiếng. Ngành học hiện đại về không gian tổng quát hóa những ý tưởng này để bao gồm hình học nhiều chiều hơn, hình học phi Euclide (đóng vai trò quan trọng trong lý thuyết tương đối tổng quát), và tô-pô. Cả lượng và không gian đều đóng vai trò trong hình học giải tích, hình học vi phân, và hình học đại số. Hình học lồi và hình học rời rạc trước đây được phát triển để giải các bài toán trong lý thuyết số và giải tích phiếm hàm thì nay đang được nghiên cứu cho các ứng dụng trong tối ưu hóa (tối ưu lồi) và khoa học máy tính (hình học tính toán). Trong hình học vi phân có các khái niệm bó sợi (fiber bundles) và vi tích phân trên các đa tạp, đặc biệt là vi tích phân vectơ và vi tích phân tensor. Hình học đại số thì mô tả các đối tượng hình học dưới dạng lời giải là những tập hợp phương trình đa thức, cùng với những khái niệm về lượng và không gian, cũng như nghiên cứu về các nhóm tô-pô kết hợp cấu trúc và không gian. Các nhóm Lie được dùng để nghiên cứu không gian, cấu trúc, và sự thay đổi. Tô-pô trong tất cả những khía cạnh của nó có thể là một lĩnh vực phát triển vĩ đại nhất của toán học thế kỷ 20; nó bao gồm tô-pô tập hợp điểm (point-set topology), tô-pô lý thuyết tập hợp (set-theoretic topology), tô-pô đại số và tô-pô vi phân (differential topology). Trong đó, những chủ đề của tô-pô hiện đại là lý thuyết không gian mêtric hóa được (metrizability theory), lý thuyết tập hợp tiên đề (axiomatic set theory), lý thuyết đồng luân (homotopy theory), và lý thuyết Morse. Tô-pô cũng bao gồm giả thuyết Poincaré nay đã giải được, và giả thuyết Hodge vẫn chưa giải được. Những bài toán khác trong hình học và tô-pô, bao gồm định lý bốn màu và giả thuyết Kepler, chỉ giải được với sự trợ giúp của máy tính.
==== Sự thay đổi ====
Hiểu và mô tả sự thay đổi là chủ đề thường gặp trong các ngành khoa học tự nhiên. Vi tích phân là một công cụ hiệu quả đã được phát triển để nghiên cứu sự thay đổi đó. Hàm số từ đây ra đời, như một khái niệm trung tâm mô tả một đại lượng đang thay đổi. Việc nghiên cứu chặt chẽ các số thực và hàm số của một biến thực được gọi là giải tích thực, với số phức thì có lĩnh vực tương tự gọi là giải tích phức. Giải tích phiếm hàm (functional analysis) tập trung chú ý vào những không gian thường là vô hạn chiều của hàm số. Một trong nhiều ứng dụng của giải tích phiếm hàm là trong cơ học lượng tử (ví dụ: lý thuyết phiếm hàm mật độ). Nhiều bài toán một cách tự nhiên dẫn đến những mối quan hệ giữa lượng và tốc độ thay đổi của nó, rồi được nghiên cứu dưới dạng các phương trình vi phân. Nhiều hiện tượng trong tự nhiên có thể được mô tả bằng những hệ thống động lực; lý thuyết hỗn độn nghiên cứu cách thức theo đó nhiều trong số những hệ thống động lực này thể hiện những hành vi không tiên đoán được nhưng vẫn có tính tất định.
=== Toán học ứng dụng ===
Toán học ứng dụng quan tâm đến những phương pháp toán học thường được sử dụng trong khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, và công nghiệp. Như vậy, "toán học ứng dụng" là một ngành khoa học toán học với kiến thức đặc thù. Thuật ngữ toán học ứng dụng cũng được dùng để chỉ lĩnh vực chuyên nghiệp, ở đó các nhà toán học giải quyết các bài toán thực tế. Với tư cách là một ngành nghề chú trọng vào các bài toán thực tế, toán học ứng dụng tập trung vào "việc thiết lập, nghiên cứu, và sử dụng những mô hình toán học" trong khoa học, kỹ thuật, và những lĩnh vực thực hành toán học khác. Trước đây, những ứng dụng thực tế đã thúc đẩy sự phát triển các lý thuyết toán học, để rồi sau đó trở thành chủ đề nghiên cứu trong toán học thuần túy, nơi toán học được phát triển chủ yếu cho chính nó. Như vậy, hoạt động của toán học ứng dụng nhất thiết có liên hệ đến nghiên cứu trong lĩnh vực toán học thuần túy.
==== Thống kê và những lĩnh vực liên quan ====
Toán học ứng dụng có nhiều phần chung với thống kê, đặc biệt với lý thuyết xác suất. Các nhà thống kê, khi làm việc trong một công trình nghiên cứu, "tạo ra số liệu có ý nghĩa" sử dụng phương pháp tạo mẫu ngẫu nhiên (random sampling) và những thí nghiệm được ngẫu nhiên hóa (randomized experiments); việc thiết kế thí nghiệm hay mẫu thống kê xác định phương pháp phân tích số liệu (trước khi số liệu được tạo ra). Khi xem xét lại số liệu từ các thí nghiệm và các mẫu hay khi phân tích số liệu từ những nghiên cứu bằng cách quan sát, các nhà thống kê "làm bật ra ý nghĩa của số liệu" sử dụng phương pháp mô phỏng và suy luận – qua việc chọn mẫu và qua ước tính; những mẫu ước tính và những tiên đoán có được từ đó cần được thử nghiệm với những số liệu mới.
Lý thuyết thống kê nghiên cứu những bài toán liên quan đến việc quyết định, ví dụ giảm thiểu nguy cơ (sự tổn thất được mong đợi) của một hành động mang tính thống kê, chẳng hạn sử dụng phương pháp thống kê trong ước tính tham số, kiểm nghiệm giả thuyết, và chọn ra tham số cho kết quả tốt nhất. Trong những lĩnh vực truyền thống này của thống kê toán học, bài toán quyết định-thống kê được tạo ra bằng cách cực tiểu hóa một hàm mục tiêu (objective function), chẳng hạn giá thành hay sự mất mát được mong đợi, dưới những điều kiện nhất định. Vì có sử dụng lý thuyết tối ưu hóa, lý thuyết toán học về thống kê có chung mối quan tâm với những ngành khoa học khác nghiên cứu việc quyết định, như vận trù học, lý thuyết điều khiển, và kinh tế học toán.
==== Toán học tính toán ====
Toán học tính toán đưa ra và nghiên cứu những phương pháp giải các bài toán toán học mà con người thường không có khả năng giải số được. Giải tích số nghiên cứu những phương pháp giải các bài toán trong giải tích sử dụng giải tích phiếm hàm và lý thuyết xấp xỉ; giải tích số bao gồm việc nghiên cứu xấp xỉ và rời rạc hóa theo nghĩa rộng, với sự quan tâm đặc biệt đến sai số làm tròn (rounding errors). Giải tích số và nói rộng hơn tính toán khoa học (scientific computing) cũng nghiên cứu những chủ đề phi giải tích như khoa học toán học, đặc biệt là ma trận thuật toán và lý thuyết đồ thị. Những lĩnh vực khác của toán học tính toán bao gồm đại số máy tính (computer algebra) và tính toán biểu tượng (symbolic computation).
== Giải thưởng toán học và những bài toán chưa giải được ==
Có thể nói giải thưởng toán học danh giá nhất là Huy chương Fields, thiết lập vào năm 1936 và nay được trao bốn năm một lần cho 2 đến 4 nhà toán học có độ tuổi dưới 40. Huy chương Fields thường được xem là tương đương với Giải Nobel trong những lĩnh vực khác. (Giải Nobel không xét trao thưởng trong lĩnh vực toán học) Một số giải thưởng quốc tế quan trọng khác gồm có: Giải Wolf về Toán học (thiết lập vào năm 1978) để ghi nhận thành tựu trọn đời; Giải Abel (thiết lập vào năm 2003) dành cho những nhà toán học xuất chúng; Huy chương Chern (thiết lập vào năm 2010) để ghi nhận thành tựu trọn đời.
Năm 1900, nhà toán học người Đức David Hilbert biên soạn một danh sách gồm 23 bài toán chưa có lời giải (còn được gọi là Các bài toán của Hilbert). Danh sách này rất nổi tiếng trong cộng đồng các nhà toán học, và ngày nay có ít nhất chín bài đã được giải. Một danh sách mới bao gồm bảy bài toán quan trọng, gọi là "Các bài toán của giải thiên niên kỷ" (Millennium Prize Problems), đã được công bố vào năm 2000, ai giải được một trong số các bài toán này sẽ được trao giải một triệu đô-la. Chỉ có một bài toán từ danh sách của Hilbert (cụ thể là giả thuyết Riemann) trong danh sách mới này. Tới nay, một trong số bảy bài toán đó (giả thuyết Poincaré) đã có lời giải.
== Mối quan hệ giữa toán học và khoa học ==
Gauss xem toán học là "nữ hoàng của các ngành khoa học". Trong cụm từ La-tinh Regina Scientiarum và cụm từ tiếng Đức Königin der Wissenschaften (cả hai đều có nghĩa là "nữ hoàng của các ngành khoa học"), từ chỉ "khoa học" có nghĩa là "lĩnh vực tri thức," và đây cũng chính là nghĩa gốc của từ science (khoa học) trong tiếng Anh; như vậy toán học là một lĩnh vực tri thức. Sự chuyên biệt hóa giới hạn nghĩa của "khoa học" vào "khoa học tự nhiên" theo sau sự phát triển của phương pháp luận Bacon, từ đó đối lập "khoa học tự nhiên" với phương pháp kinh viện, phương pháp luận Aristotle nghiên cứu từ những nguyên lý cơ sở. So với các ngành khoa học tự nhiên như sinh học hay vật lý học thì thực nghiệm và quan sát thực tế có vai trò không đáng kể trong toán học. Albert Einstein nói rằng "khi các định luật toán học còn phù hợp với thực tại thì chúng không chắc chắn; và khi mà chúng chắc chắn thì chúng không còn phù hợp với thực tại." Mới đây hơn, Marcus du Sautoy đã gọi toán học là "nữ hoàng của các ngành khoa học;... động lực thúc đẩy chính đằng sau những phát kiến khoa học."
Nhiều triết gia tin rằng, trong toán học, tính có thể chứng minh được là sai (falsifiability) không thể thực hiện được bằng thực nghiệm, và do đó toán học không phải là một ngành khoa học theo như định nghĩa của Karl Popper. Tuy nhiên, trong thập niên 1930, các định lý về tính không đầy đủ (incompleteness theorems) của Gödel đưa ra gợi ý rằng toán học không thể bị quy giảm về logic mà thôi, và Karl Popper kết luận rằng "hầu hết các lý thuyết toán học, giống như các lý thuyết vật lý và sinh học, mang tính giả định-suy diễn: toán học thuần túy do đó trở nên gần gũi hơn với các ngành khoa học tự nhiên nơi giả định mang tính chất suy đoán hơn hơn mức mà người ta nghĩ."
Một quan điểm khác thì cho rằng một số lĩnh vực khoa học nhất định (như vật lý lý thuyết) là toán học với những tiên đề được tạo ra để kết nối với thực tại. Thực sự, nhà vật lý lý thuyết J. M. Ziman đã cho rằng khoa học là "tri thức chung" và như thế bao gồm cả toán học. Dù sao đi nữa, toán học có nhiều điểm chung với nhiều lĩnh vực trong các ngành khoa học vật lý, đáng chú ý là việc khảo sát những hệ quả logic của các giả định. Trực giác và hoạt động thực nghiệm cũng đóng một vai trò trong việc xây dựng nên các giả thuyết trong toán học lẫn trong những ngành khoa học (khác). Toán học thực nghiệm ngày càng được chú ý trong bản thân ngành toán học, và việc tính toán và mô phỏng đang đóng vai trò ngày càng lớn trong cả khoa học lẫn toán học.
Ý kiến của các nhà toán học về vấn đề này không thống nhất. Một số cảm thấy việc gọi toán học là khoa học làm giảm tầm quan trọng của khía cạnh thẩm mỹ của nó, và lịch sử của nó trong bảy môn khai phóng truyền thống; một số người khác cảm thấy rằng bỏ qua mối quan hệ giữa toán học và các ngành khoa học là cố tình làm ngơ trước thực tế là sự tương tác giữa toán học và những ứng dụng của nó trong khoa học và kỹ thuật đã là động lực chính của những phát triển trong toán học. Sự khác biệt quan điểm này bộc lộ trong cuộc tranh luận triết học về chuyện toán học "được tạo ra" (như nghệ thuật) hay "được khám phá ra" (như khoa học). Các viện đại học thường có một trường hay phân khoa "khoa học và toán học". Cách gọi tên này ngầm ý rằng khoa học và toán học gần gũi với nhau nhưng không phải là một.
== Xem thêm ==
Danh sách các nhà toán học
Danh sách các bài toán toán học
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Mathematics tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Toán học tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Viện Toán học. Việt Nam.
Mathematics Các khóa học và bài giảng về toán học. MIT OpenCourseWare.
Weisstein, Eric W., "Mathematics" từ MathWorld.
The Mathematical Atlas (Bản đồ các nhánh toán học). |
công xã nhân dân.txt | Công xã nhân dân (tiếng Trung Quốc: 人民公社, nhân dân công xã) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước kia là cấp bậc cao nhất trong ba cấp bậc hành chánh ở nông thôn trong thời kỳ từ năm 1958 đến năm 1985 cho đến khi chúng bị thay thế bằng các hương làng. Công xã, đơn vị tập thể hóa lớn nhất, được chia thành những đội và đoàn sản xuất. Các công xã có các chức năng kinh tế, chính trị và chính quyền.
== Lịch sử ==
Công xã nhân dân được sinh ra trong thời kỳ Đại nhảy vọt khi Mao Trạch Đông hình dung ra một tương lai là sẽ vượt qua Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn về sản xuất gang thép. Mao cũng muốn điều động tập hợp nông dân để thực thi các dự án thủy lợi khổng lồ trong lúc nông nhàn vào mùa đông để gia tăng sản lượng nông nghiệp.
Mỗi công xã là một tập hợp các nông trại tập thể hóa nhỏ hơn tổng cộng có chừng 4.000-5.000 hộ gia đình, và các công xã lớn hơn có thể có đến 20.000 hộ gia đình.
Công xã nhân dân được hợp thức hóa như chính sách của chính phủ Trung Hoa năm 1958 sau khi Mao viếng thăm một công xã không chính thức tại Hà Nam.
== Thành lập ==
Để đưa kế hoạch cấp tiến này vào thực hiện, Mao Trạch Đông đã sử dụng Chiến dịch chống phe hữu để bịt miệng những đối thủ chính trị của ông. Vì thế, ông gần như không gặp phải sự chống đối nào khi thực hiện chính sách Công xã nhân dân. Dùng nhiều chiến dịch tuyên truyền khác nhau, Mao đạt được sự ủng hộ ban đầu của nông dân.
Công xã nhân dân được thành lập để hỗ trợ cho chiến dịch Đại nhảy vọt và vẫn là một phần không tách biệt của chiến dịch này. (Như được thấy trong bích chương tuyên truyền "Ba lá cờ đỏ")
== Cuộc sống ở công xã ==
Trong công xã, mọi thứ đều là của chung. Nhà bếp công xã trở nên rườm rà. Mọi thứ thuộc về nhà bếp như bàn ghế, dụng cụ nấu ăn và nồi chảo, tất cả được tập trung vào nhà bếp công xã. Nấu ăn riêng lẻ bị cấm và được thay thế bằng ăn uống tập thể.
Mọi thứ ban đầu của các hộ gia đình như những con vật, thóc lúa dự trữ và các đồ vật khác cũng bị tập trung vào công xã. Chúng được công xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau. Tất cả các hoạt động nông nghiệp đều do cán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng. Thậm chí tiền bạc bị cấm sử dụng ở một số nơi. Hơn thế nữa, cuộc sống gia đình bị xóa bỏ; các nhà dưỡng lão công xã được thiết lập, và người dân không được phép ăn chung với gia đình.
Một hệ thống công điểm (work point system) được sử dụng để tính mức thưởng, và những ai có công điểm trên trung bình có thể được thưởng tiền mặt.
== Xem thêm ==
Đại nhảy vọt
Chiến dịch diệt chim sẻ
Cách mạng Văn hóa
== Tham khảo == |
người viking.txt | Người Viking dùng để chỉ những nhà thám hiểm, thương nhân, chiến binh, hải tặc ở Bắc Âu vào thời đại đồ đá muộn, trên bán đảo Scandinavia, vùng Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển và Phần Lan ngày nay. Người ta thường nói tới những người Viking như các chiến binh lưu động trên các chiến thuyền hoặc những kẻ cướp biển, nhưng họ cũng là các nông dân và các nhà buôn giỏi. Đặc biệt họ đi biển rất giỏi, những tay cướp biển người Viking giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, rồi định cư tại những vùng đất chiếm được. Thời đại Viking bắt đầu khoảng cuối thế kỷ 8 và kéo dài đến giữa thế kỷ 11.
Một trong những cuộc thám hiểm quân sự đầu tiền của người Viking, được ghi lại trong sử sách của người Anglo-Saxon, là cuộc đánh chiếm đảo Portland, gần quận Dorset của Anh, vào năm 787. Sau đó tháng 6 năm 793 họ lại tấn công tu viện trên đảo Lindisfarne (còn gọi là Holy Island) phía đông nước Anh. Trong 200 năm tiếp theo, lịch sử châu Âu đã tràn ngập những ghi chép về hải tặc Viking và những cuộc cướp phá của họ.
Người Viking đã xâm chiếm và thiết lập thuộc đia tại nhiều vùng đất. Họ đã từng xâm lăng vương quốc của người Anglo-Saxon và chiếm đóng phần lớn miền tây và bắc của Anh và toàn bộ Ireland, để lại nhiều ảnh hưởng tại các vùng duyên hải của Ireland và Scotland. Họ cũng đã xâm chiếm các quốc gia trên bán đảo Iberia, Pháp, vùng Baltic và Nga. Họ cũng đã thiết lập được thuộc địa các quần đảo bắc như Greenland, Iceland, Quần đảo Faroe.
Các công trình nghiên cứu khảo cổ còn cho thấy người Viking tới châu Mỹ trước nhà thám hiểm Christopher Columbus những 500 năm và đã lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương – một di tích của họ còn được bảo tồn tại L'Anse aux Meadows, thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada.
== Từ nguyên ==
Từ viking xuất hiện lâu đời nhất, là ở trong bài thơ tiếng Anglo-Saxon cổ Widsith khoảng thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7. Ngoài ra, từ này cũng thấy trên tấm bia đá khắc bằng chữ rune, trên đó có khắc tên một người và hành vi của người đó khi còn sống. Nguồn gốc của từ này khá mù mờ, xuất xứ từ chữ vikingr trong tiếng Bắc Âu cổ (tiếng Anh cổ là wicing, tiếng Frisk cổ là wiking). Có thể từ này cùng ngữ tộc với từ vik hoặc vig, với nghĩa là "người cùng với thuyền tới vũng biển nhỏ" hoặc "người từ Viken" (vùng vịnh Oslo, Na Uy (theo từ điển tiếng Đan Mạch hiện đại, ấn bản lần 9, năm 1977). Từ viking cũng chỉ một hành động, ví dụ lå i viking là chiến binh đi viễn chinh bằng tàu. Trong Egil Skallagrimssons saga (truyện truyền kỳ về Egil Skallagrimsson 910-94) do tác giả vô danh viết khoảng năm 1230, có đoạn: "... og Harald, som lå i viking og sjælden var hjem" (... và Harald đi viễn chinh bằng tàu và ít khi ở nhà). Theo nhà văn kiêm sử gia Đan Mạch gốc Na Uy Ludvig Holberg thì từ Viking đồng nghĩa với kẻ cướp biển, còn theo nữ giáo sư kiêm sử gia Đan Mạch Else Roesdahl thì từ Viking trong ngôn ngữ Bắc Âu cổ nhánh phía tây, có nghĩa đại loại như "chiến binh trên biển, kẻ cướp biển, người đi biển v.v."
Từ viking không nói về mọi dân tộc Bắc Âu, nhưng chỉ nói về những người đi buôn, đi cướp biển, làm lính đánh thuê v.v. Thời đó, từ viking cũng không có nghĩa như chúng ta dùng ngày nay.
Những người Frank gọi họ là Normands (những người miền bắc), người Slav gọi họ là Rus hay Varyag, người Ả Rập gọi họ là Madjus, người Ireland gọi họ là "các người theo tà giáo" hay đơn giản là "người ngoại quốc" (gaills).
== Nguồn gốc xã hội ==
Những người Viking chỉ là một thành phần trong dân số các nước Bắc Âu thời đó. Theo tục lệ thì chỉ người con trưởng được thừa kế gia tài, và dường như các người con thứ phải đi nơi khác kiếm ăn. Hơn nữa việc gia tăng dân số khiến cho ruộng đất và việc làm càng ngày càng không đủ cho mọi người, nên cũng góp phần thúc đẩy những người khác phải đi ra nước ngoài. Sự thành công của các chuyến đi cướp bóc ban đầu đã khiến cho các tù trưởng ham lợi và họ đã tổ chức các chuyến hải hành cướp phá lớn hơn. Sau đó là việc thu phục nô lệ và chiếm thuộc địa.
== Lý do chính trị ==
Cũng có thể là các cuộc cướp phá, xâm lược của người Viking Đan Mạch phát xuất từ nguyên nhân chính trị. Một số sử gia quả quyết rằng các chuyến đi cướp phá ban đầu này trùng hợp với các cuộc nội chiến. Các chuyến đi cướp bóc ở châu Âu là để lấy của cải cung cấp cho các cuộc nội chiến giữa các bộ tộc. Điều đó cũng cho thấy là những người Viking Na Uy và Thụy Điển nói chung nghiêng về việc buôn bán và chiếm thuộc địa hơn là cướp phá như người Viking Đan Mạch.
== Tôn giáo và phong tục ==
Thời đó, người Viking chưa biết đến Ki-tô giáo. Niềm tin vào các vị thần trong thần thoại Bắc Âu khiến các chiến binh Viking luôn hăng say chiến đấu một mất một còn. Thần thoại Bắc Âu nhấn mạnh rằng một chiến binh đích thực thì phải chết tại trận tiền và sẽ trở thành người được cư ngụ tại Asgård (nơi các thần cư ngụ) sau khi chết, cùng với các thần khác. Một chiến binh Viking nếu chết vì tuổi già hoặc chết vì bệnh trên giường thì sẽ phải vào Hel (âm phủ tối tăm lạnh lẽo). Một chiến binh đích thực rất sợ cái chết thứ hai này, do vậy họ không sợ chiến đấu.
== Các chiến binh đi biển thiện chiến ==
Những người Viking nổi tiếng là các chiến binh giỏi. Điều đó do nhiều yếu tố: tàu của họ nhanh và có thể chạy xa. Với 200 chiến thuyền, họ có thể chở 5.000 quân đi một ngày được 150 hải lý (khoảng 280 km), do đó đối phương thường không kịp tập trung lực lượng để phòng thủ, đối phó. Ngoài ra họ có khả năng đổ bộ nhanh lên các bãi biển hoặc dọc theo các sông nhỏ mà không cần cảng. Các chiến thuyền snekker của họ lại nhẹ, dễ đem lên đất liền.
Người Viking giong buồm đi hầu hết Bắc Đại Tây Dương, đến tận phía nam của Bắc Phi, phía đông của Nga, Constantinopolis và Trung Đông.
== Võ trang ==
Võ trang thông thường của người Viking là rìu, lá chắn, mũ sắt bảo vệ đầu có tấm che mũi (jernhat), áo trận với quần dài màu xám hoặc xanh dương. Chỉ những người chỉ huy mới dùng kiếm và áo giáp sắt. Mũ sắt của vua Erik Vejrhat có cắm một lá cờ nhỏ, vua Guldharald có mũ bảo vệ đầu bằng vàng. Phương tiện vận chuyển của người Viking là các chiến thuyền thon dài được trang bị buồm và có ít nhất 24 mái chèo.
== Thời đại Viking ==
Thời đại Viking từ khoảng năm 793 tới năm 1066. Thời này được biết đến do vô số chuyến viễn chinh cướp bóc của người Viking, theo sau là các cuộc chiếm đóng với quy mô lớn. Người Viking Đan Mạch đã tàn phá, cướp bóc nước Anh, Ireland và "vương quốc Francia"; trong khi người Viking Na Uy viễn hành tới Scotland, quần đảo Orkney, quần đảo Faroe, Iceland và đảo Greenland; người Viking Thụy Điển đi về phía đông, tới Nga và tới tận đế quốc Byzantin.
Trong thời đại này, các nhóm người Viking đã đi buôn bán, cướp phá phần lớn châu Âu, tây nam châu Á và khám phá vùng Bắc Đại Tây Dương, đông bắc châu Mỹ. Ngoài việc buôn bán và cướp phá, họ cũng đánh thuê, thu phục nô lệ và cũng góp phần vào việc phát triển chế độ phong kiến ở châu Âu.
Xã hội Viking trong thời đại này chưa hình thành quốc gia, mà chỉ là các đơn vị nhỏ dưới dạng thôn làng độc lập. Việc hình thành quốc gia ở Bắc Âu thuộc thời trung cổ.
== Chiến thuyền Viking ==
Người Viking sử dụng hai loại thuyền: drakar (có nghĩa là con rồng theo tiếng Na Uy) và knarr. Drakar là chiến thuyền lớn và dài, được dùng cho mục đích chiến tranh và những cuộc thám hiểm xa, có tốc độ nhanh được thiết kế có nhiều mái chèo để hỗ trợ cho việc di chuyển trên biển và giúp tàu có thể tự vận hành mà không cần tới gió. Các chiến thuyền loại này có thân dài và hẹp, có mạn tàu phía trên thấp nhằm hỗ trợ cho việc đổ bộ lên đất liền.
Trong khi đó, loại tàu knarr có thân ngắn hơn có vận tốc thấp hơn nhưng có khả năng chuyên chở nhiều hơn so với drakar. Nó được thiết kế với thân tàu ngắn và rộng, với lòng tàu sâu. Nó không có mái chèo như loại tàu drakar.
Người ta thường coi tàu drakar là "tàu Viking", như tàu mang tính đặc trưng của người Viking. Năm 1997 các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tàu Viking lớn với chiều dài khoảng 36 mét, chứa được khoảng 100 người. Hiện nay tại Nhà bảo tàng tàu Viking (Vikingeskibsmuseet) tại Roskilde, Đan Mạch còn lưu giữ 5 xác tàu Viking - 3 tàu drakar và 2 tàu knarr, được khai quật từ Vịnh Roskilde từ năm 1962. Năm tàu này được đặt tên là Skuldelev 1, 2, 3, 5, 6 (vì tìm thấy tại Vịnh Roskilde, bên ngoài Skuldelev). Riêng tàu Skuldelev 2 có chiều dài là 29,6 mét, được đóng tại Dublin, Ireland. Nghiên cứu về sự phát triển của thớ gỗ, người ta được biết nó được đóng bằng gỗ sồi rừng, chặt năm 1042 dường như tại khu rừng Glendalough phía nam Dublin.
Từ khoảng 2000-2004, người ta đã đóng một tàu mới đúng theo phiên bản của tàu Skuldelev 2 tại Xưởng đóng tàu Viking (bên Viện bảo tàng tàu Viking nói trên). Tàu được hạ thủy ngày 4 tháng 9 năm 2004 và được Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch đặt tên là Havhingsten fra Glendaglough (con ngựa đực của biển từ Glendalough). Mùa hè năm 2006, tàu này đã làm chuyến hải hành tới đảo Læso (Đan Mạch), Lysekil (Thụy Điển) Oslo, Tønsberg, Risør và Lyngør (Na Uy).
Ngày 1 tháng 7 năm 2007, tàu Havhingsten này cùng với thủy thủ đoàn 61 người đã giương buồm đi Dublin (Ireland), làm một chuyến trở về cội nguồn, từ cảng Roskilde (Đan Mạch) lúc 16 giờ. Tàu đã tới Dublin ngày 14 tháng 8 năm 2007, sau 6 tuần lễ lênh đênh trên biển cả, đúng theo dự kiến mặc dù gặp thời tiết không thuận lợi, và đã đạt được tốc độ kỷ lục là 12 knot (khoảng 20 km/giờ). Đài BBC đã làm một phim tài liệu dài 50 phút về chuyến đi lịch sử này với tựa đề Timewatch và nhiều triệu người đã theo dõi. Hiện tàu Havhingsten nằm lại qua mùa đông ở Viện bảo tàng hàng hải quốc gia Ireland. Theo dự kiến, tàu sẽ bắt đầu lên đường trở lại Đan Mạch từ ngày 29.6.2008, với một thủy thủ đoàn gồm những người Đan Mạch và người Ireland.
Ngày chúa nhật lễ Phục sinh 23.3.2008 vừa qua, tại Dublin (Ireland), viên thuyền trưởng của tàu này Carsten Hvid (người Đan Mạch) đã nhân danh thủy thủ đoàn lãnh nhận giải thưởng cao quý nhất của Ireland Cork Dry Gin International Sailing Award cho chuyến đi năm ngoái với lời khen: là một thủy thủ đoàn giỏi, đã chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giá lạnh và vô số gió mưa suốt 6 tuần lễ hải hành.
Ngoài Viện bảo tàng tàu Viking ở Roskilde nói trên, ở Na Uy cũng có Nhà bảo tàng tàu Viking (Vikingskipshuset) tại Bygdøy (tây thành phố Oslo) có trưng bày xác 4 tàu khác là tàu Tune (được đóng khoảng từ năm 900), tàu Gokstad (đóng từ khoảng cuối thế kỷ 9), tàu Oseberg (đóng từ thế kỷ 9) và tàu Borre.
== Khảo cổ học ==
Các địa điểm mai táng:
Gettlinge gravfält, Öland, Thuỵ Điển
Jelling, Denmark, một di sản thế giới
Oseberg, Na Uy.
Gokstad, Na Uy.
Borrehaugene, Horten, Na Uy
Valsgärde, Thuỵ Điển
Gamla Uppsala, Thuỵ Điển
Hulterstad gravfält, gần Alby và Hulterstad, Öland, Thuỵ Điển
Trulben, gần Hornbach, thuộc Rhineland-Palatinate, Đức
== Tóm lược các sự kiện chính ==
Năm 753: thiết lập thuộc địa đầu tiên của người Viking Thụy Điển ở Nga tại Aldeigjuborg, nay là Staraya Ladoga
Năm 789: 3 chiến thuyền Viking Na Uy tấn công đảo Portland (trên biển Manche)
Năm 793: người Viking cướp phá tu viện ở đảo Lindisfarne (Anh)
Năm 795: người Viking tới Ireland
Năm 799: đột nhập lần đầu vào vùng Aquitaine (tây nam Pháp) và là cuộc tấn công đầu tiên vào vương quốc Francia
Năm 802: đánh chiếm quần đảo Orkney, Shetland và Hebrides của Scotland
Năm 813: đánh chiếm và đốt phá đảo Bouin (nay thuộc Nantes, Pháp)
Năm 820: người Viking Na Uy tấn công Ireland
Năm 833: người Viking Thụy Điển tiếp tục khai thác các tuyến đường thủy tại Nga
Năm 834: người Viking Đan Mạch xâm chiếm và đốt phá vùng Friesland (nay thuộc Hà Lan). Người Viking Thụy Điển đi buôn tới Biển Đen
Năm 835: người Viking Đan Mạch trú đóng phía đông Anh và tấn công phía tây Anh
Năm 838: chiếm thành phố Amboise (bờ phía nam sông Loire, Pháp)
Năm 839: hoàng đế Byzantine lập đội quân cận vệ gồm lính đánh thuê Viking Thụy Điển
Năm 841: tấn công lần đầu vào Rouen, cướp phá các tu viện Jumièges, Saint-Wandrille (Pháp) và đảo Walcheren (nay thuộc Hà Lan)
Năm 842: tấn công Quentovic ở cửa sông Canche tại Pas-de-Calais (Pháp) (theo vài nguồn khác là năm 840 hoặc 844)
Năm 843: chiếm Nantes (Pháp). Những người Ireland nổi dậy chống người Viking Na Uy
Năm 844: đánh phá lần đầu vùng Coruna rồi Sevilla (Tây Ban Nha), bị Ramire I và vua nhà Omeyyad Abd-al-Rahman II ở Cordoba đẩy lui.
Năm 845: cuộc tấn công Paris lần đầu do vua Đan Mạch Regnar Lodbrog chỉ huy. Cướp phá Saintes (vùng Charente, Pháp), chiếm Tarbes (vùng Hautes-Pyrénées), Ancenis, Angers, Saumur, Chinon. Vua Charles II le Chauve phải nộp cống vật.
Năm 846: chiếm đảo Noimoutier ở Bas-Poitou
Năm 848: tấn công Bordeaux, cướp phá đảo Ré, Melle, Blaye, Saintes, Angoulême
Năm 849: cướp phá Périgneux, Fronsac, Sainte Foy, Agen, Montauban, nhưng thất bại tại Tarbes.
Năm 850: chiếm vùng cửa sông Seine và Loire. Bắt đầu tranh chấp quyền kiểm soát vùng bờ biển Ireland giữa Na Uy và Đan Mạch.
Năm 851: cướp phá tu viện Fécamp, Blois, Orléans, Beauvais. Lần đầu ở lại mùa đông trên đất Pháp.
Năm 852: cướp phá Angers và Tours
Năm 853: lại cướp phá Nantes, Angers và Tours. Lập nhiều thành phố ở Ireland, trong đó có Dublin, Cork và Limerick.
Năm 854: đánh nhau tại đảo Bethia (nay là đảo Botty ở Bougenais, cửa sông Loire). Đốt phá Lucon (Vendée)
Năm 856: cướp phá các tu viện ở Normandie và Ile de France, chiếm Orléans (ngày 18 tháng 8) và tấn công Paris lần thứ hai vào mùa đông.
Năm 857: cướp phá Touraine, Poitiers phải trả tiền chuộc.
Năm 858: nhiều cuộc tấn công vùng bờ biển bán đảo Iberia: Coruna, Sevilla, Córdoba, Cadiz, Málaga, Almeria, Aguilas, quần đảo Baleares, Algesiras, Murcia (Tây Ban Nha), Porto, 13 ngày cướp phá Lisboa, (Bồ Đào Nha) và Nacor (châu Phi).
Năm 859: cướp phá vùng Somme, Narbonne, Agde, Arles, Marseille (Pháp), Tarragona, Barcelona (Tây Ban Nha) và Luna (Ý).
Năm 860: tấn công lần đầu Constantinople (nay là Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ) và Romans, Isère, Valence (Pháp)
Năm 861: người Viking Đan Mạch chiếm Winchester (thủ đô của Wessex Anh). Tấn công Paris lần thứ ba
Năm 862: người Viking Thụy Điển dưới quyền Rurik chiếm đóng Novgorod, lập nên nước Nga đầu tiên
Năm 863: ngược sông Rhin cướp Angoulême tới tận Limoges, Périgneux, Poitiers.
Năm 864: cướp phá ngược sông Garonne (Pháp)
Năm 865: nước Anh nộp cống vật lần đầu cho Skoglar Toste, người Viking Thụy Điển. Tấn công Paris lần thứ tư, cướp phá Orléans, Poitiers, tu viện Fleury. Định cướp phá Le Mans nhưng bị người Frank đánh bại.
Năm 866: nước Pháp nộp cống vật. Người Frank đánh bại Hasting tại trận Brissarthe ngày 15 tháng 9)
Năm 869: vua Charles le Chauve cho xây cầu và pháo đài đầu cầu, chống chiến thuyền Viking.
Năm 872: cướp phá từ Reims tới Cambrai (Pháp)
Năm 874: Người Viking Na Uy Ingólf Arnarsson tới định cư tại Reykjavik (Iceland)
Năm 879: người Viking Thụy Điển chiếm Kiev (nay là thủ đô Ukraina). Vua Pháp Carloman II đánh bại tù trưởng Viking Hasting.
Năm 881: vua Louis III của Pháp thắng người Viking tại Saucourt-en-Vimeu
Năm 882: tù trưởng Viking Hasting chấp nhận làm bá tước Chartres
Năm 885: người Viking chiếm Rouen, vây hãm Paris lần thứ năm. Pháp nộp cống vật 350 kg bạc.
Năm 886: bá tước Paris Eudes I của Pháp kháng chiến, khi người Viking vây hãm Paris gần 90 ngày.
Năm 888: tấn công Dijon và Beaune
Năm 889: vây Saint-Lô, tàn sát dân.
Năm 890: vua Eudes vây Amiens do người Viking chiếm, nhưng thất bại.
Năm 898: Richard II đẩy lui người Viking tại Bourgogne
Năm 900: người Viking Đan Mạch chiếm đóng vùng bờ biển Neustrie (bắc Pháp). Nhiều cuộc đánh phá vùng bờ biển Địa Trung Hải
Năm 901: người Viking Na Uy Gunnbjorn phát hiện đảo Greenland
Năm 907: tấn công Constantinople lần thứ hai
Năm 911: vua Charles III ký Hiệp ước Saint-Clair-sur-Epte (11 tháng 7) nhượng cho tù trưởng Viking Đan Mạch Rollo vùng Neustrie, đổi lấy việc Rollo bảo vệ vương quốc Francia chống lại những người Viking khác. Tấn công Constantinople lần thứ ba
Năm 919: Rögnvaldr (Ragenold) chiếm Nantes, vây thành phố Guérande
Năm 921: công tước Robert của Pháp định chiếm lại Nantes, nhưng thất bại
Năm 924: vua Raoul I của Pháp nhượng Hiémois và Bessin cho Rollo
Năm 927: người Francs lại vây hãm Nantes trong tay Viking, nhưng vẫn thất bại
Năm 933: vua Raoul lại phải nhượng Avranchin và Cotentin cho Rollo
Năm 941: tấn công Constantinople lần 4
Năm 942: vua Raoul cho ám sát Vilhelm I (con của Rollo)
Năm 945: vua Louis IV bại trận ở sông Dives. Richard I (con của Vilhelm I) thống trị xứ Normandie. Tấn công Constantinople lần 5
Năm 968: tấn công vùng bờ biển Galicia (Tây Ban Nha)
Năm 970: vây Santiago de Compostela (Tây Ban Nha)
Năm 971: tấn công Constantinople lần 6
Năm 972: người Na Uy Eirik Raude vào Greenland
Năm 986: Người Viking định cư tại Iceland Bjarne Herjulvsson phát hiện ra Bắc Mỹ
Năm 991: người Viking Đan Mạch bắt đầu đòi cái gọi là Danegæld (món nợ người Đan)
Năm 1000: người Na Uy Leiv Eiriksson vào vùng Bắc Mỹ
Năm 1002: vua Anh Ethelred the Unready tàn sát người Viking Đan Mạch trong ngày lễ kính thánh Bricius (13.11), trong đó giết chết Gunhild Harald em gái của Svend râu ngạnh (Svend Tveskæg), khiến sau này Svend râu ngạnh đánh chiếm Anh. Brian Boru lên làm vua Ireland
Năm 1013: vua Đan Mạch Svend râu ngạnh đánh chiếm và lên làm vua nước Anh. Người Na Uy Olav Haraldsson đánh phá vùng cửa sông Loire
Năm 1017: vua Ireland Brian Boru thắng người Viking trong trận Clontarf, chấm dứt việc người Viking chiếm đóng Ireland từ 150 năm trước. Olav Haraldsson viễn chinh sang Galicia (Tây Ban Nha)
Năm 1015: người Viking lìa bỏ Vinland (Newfoundland, Canada). Người Viking tàn phá vùng cửa sông Duero (Tây Ban Nha) 9 tháng
Năm 1016: vua Đan Mạch Knude Đại đế (Knude den Store, tiếng Anh: Canute the Great) lên làm vua Anh. Sau khi đánh bại được vua Anh Edmund Ironside.
Năm 1017: đánh phá lần chót vùng bờ biển Pháp tại Saint-Michel-en-l'Herm
Năm 1043: người Viking đánh bại quân Byzantin tại Puglia (nam Ý) và chiếm vùng này. Tấn công lần chót Constantinople.
Năm 1061: người Viking ở Normandie do Robert Guiscard lãnh đạo đánh bại người Hồi giáo tại Messia (Ý) và chiếm đảo Sicilia (Ý)
Năm 1066: vua Na Uy Harald III của Na Uy (Harald Hardråde) dẫn 300 chiến thuyền và 9.000 ngưòi mưu toan chiếm Anh, nhưng bị vua Anh Harold Godwinson đánh bại tại trận Stamford Bridge.
Năm 1066: Công tước Normandie Vilhelm người chinh phục (William the Conqueror) chinh phục nước Anh và chiến thắng trong trận quyết định Hastings (ngày 14.10), 2 tuần lễ sau thất bại của vua Na Uy Harald III
Năm 1072: người Viking ở Normandie, dưới quyền Robert Guiscard chiếm phần lớn nước Ý byzantin
Năm 1081: người Viking ở Normandie xâm lấn vùng Balkans
Năm 1185:người Viking ở Normandie từ đảo Sicilia (Ý) lại xâm lấn Balkans và Thessalonica (nay thuộc Hy lạp)
Năm 1204: đội vệ binh Viking Thụy Điển bảo vệ Constantinople giải tán, sau khi quân Thập tự chinh lần 4 chiếm thành phố này.
== Những người Viking nổi tiếng ==
Rollo, công tước vùng Normandie (Pháp)
Rurik, người Thụy Điển, thiết lập công quốc Novgorod, cái nôi của nước Nga sau này
Eirik Raude, người Viking đầu tiên đặt chân lên đảo Greenland năm 982
Leif Erikson đã tới Helluland khoảng năm 1000 (nay có lẽ là đảo Baffin) Markland (nay là Labrador) và Vinland (nay là l'Anse aux Meadows, Canada)
Harald Răng xanh (Harald Blåtand) thống nhất Đan Mạch và hợp nhất với Na Uy
Gardar Svarvarsson, người Thụy Điển, đặt chân lên Iceland đầu tiên
Ivar Ragnarsson (Ivar Benløse), chiếm York (Bắc Anh)
Oleg af Novgorod, dời thủ đô từ Novgorod sang Kiev và tấn công Constantinople
Ragnar Lothbrok (http://en.wikipedia.org/wiki/Ragnar_Lodbrok), cướp phá Paris năm 845
Svend Râu ngạnh (Svend Tveskæg) chiếm và làm vua Anh
Knude đại đế (Knude den Store) làm vua Anh, Đan Mạch và Na Uy
== Xem thêm ==
Thời đại Viking
== Chú thích ==
== Đọc thêm ==
== Liên kết ngoài ==
BBC: History of Vikings
Encyclopedia Britannica: Viking, or Norseman, or Northman, or Varangian (people)
Borg Viking museum, Norway
Ibn Fadlan and the Rusiyyah, by James E. Montgomery, with full translation of Ibn Fadlan
Reassessing what we collect website – Viking and Danish London History of Viking and Danish London with objects and images
The Viking Answer Lady Webpage
The Viking Rune: All Things Norse and Germanic
Viking Landscape Magazine: Archaeology film clips and news relating to Viking Sites |
phật.txt | Phật là chữ viết tắt của Phật Đà, vốn là âm Hán-Việt của chữ Hán 佛陀 (âm Pinyin: fó tuó). Chữ Hán này là từ người Trung Quốc dùng để phiên âm từ "Buddha" बुद्ध (bo. sangs rgyas) trong tiếng Phạn hay Pali. Buddha có nghĩa là giác giả ("Người đã thức tỉnh") hay "Người giác ngộ".
Từ "Phật" trong Phật giáo thường dùng để chỉ một vị Phật từng có mặt trong lịch sử tên là "Tất-đạt-đa Cồ-đàm" (Siddhartha Gautama), một nhân vật có thật đã truyền bá tư tưởng của mình ở lục địa Ấn Độ và những giáo lý ấy đã được làm nền tảng để khai sinh ra Phật giáo. Theo lời Tất-đạt-đa Cồ-đàm, ngoài ông ra còn có vô số vị Phật nữa: một số ở quá khứ, một số ở hiện tại và một số ở tương lai.
Những người đã giác ngộ đều được gọi là Phật, còn những người chưa đạt được sự giác ngộ viên mãn (mặc dù đã tiến rất gần đến việc giác ngộ) nhưng phát tâm từ bi, cứu giúp mọi loài thì được gọi là Bồ tát.
== Tên gọi: "Bụt" và "Phật" ==
Do ban đầu người Việt Nam tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) được phiên âm trực tiếp thành Bụt (đọc Nôm chữ 孛 hoặc 侼). Từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian và mang hình tượng giống như là một thần tiên. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
== Ý nghĩa từ Phật ==
Trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada), Buddha chỉ người đã thức tỉnh nhờ sự sáng suốt và nỗ lực của họ, mà không cần ai khác chỉ cho biết Dharma (Sanskrit; Pali dhamma; "cách sống đúng"). Một buddha samyak sau khi thức tỉnh sẽ dạy dharma cho những người khác. Một buddha pratyeka cũng có thể đạt tới Nirvana (Niết Bàn) thông qua nỗ lực cố gắng của bản thân, nhưng sẽ không dạy dharma cho người khác. Một Arhat cần tuân theo lời dạy của Buddha để đạt tới Nirvana, và sau khi đã đạt tới Nirvana cũng có thể thuyết giảng dharma. Thuật ngữ buddha cũng được dùng trong Theravada để chỉ tất cả những ai đã đạt tới Nirvana, và thuật ngữ Sāvakabuddha để chỉ một Arhat phụ thuộc vào lời dạy của một Buddha để đạt tới Nirvana. Theo như cách hiểu rộng này thì nó tương đương với Arahant (A La Hán)
Buddhahood chỉ tình trạng một người đã giác ngộ, tức đã tìm ra con đường trừ bỏ mọi khổ đau, ở trong trạng thái "không học thêm nữa".
Có rất nhiều ý kiến và phương pháp đạt tới Buddhahood tùy thuộc vào các trường phái tu. Có trường phái tu không yêu cầu gì cả. Có trường phái lại yêu cầu tuyệt đối khổ tu theo một giáo lý. Phật giáo Mahayana nhấn mạnh lý tưởng Bodhisattva chứ không nhấn mạnh Arhat.
Các Phật tử không xem Tất-đạt-đa Cồ-đàm là vị Phật duy nhất. Pali Canon nói đến rất nhiều vị Buddha khác. (xem danh sách 28 vị Phật).
== Phân loại ==
Có hai mức của Phật
Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn toàn giác ngộ, nhưng không có đủ khả năng giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak-saṃbuddha), dịch ý là Phật Chính Đẳng Chính Giác, hoặc Phật Toàn Giác, không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
== Phật tính ==
Phật tính, được xem là gốc của mọi hiện tượng; mọi hiện tượng là biểu hiện của Phật tính. Nếu phái Nam tông chỉ công nhận mỗi thời đại chỉ có một vị Phật, và vị này phải là một nhân vật lịch sử và là đạo sư giáo hóa, thì Bắc tông cho rằng có vô số vị Phật được biểu hiện khác nhau. Theo quan điểm Tam thân (sa. trikāya) của Bắc tông thì Phật tính biểu hiện qua ba dạng chính và mỗi dạng Phật biểu hiện một tính chất của Chân như.
Các dạng siêu việt của Phật tính, Chân như (xem Phật gia) được kể là các vị Phật A-di-đà, Đại Nhật, Bảo Sinh, Bất Động, Bất Không Thành Tựu, Kim Cương Tát-đoá. Các vị này là thầy của các vị Bồ Tát và là giáo chủ của các Tịnh độ. Các dạng Phật siêu việt của Chân như đều có tính chất siêu thế gian, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, siêu việt, vô lượng thọ. Theo quan điểm Tam thân thì Báo thân Phật (sa. saṃbhogakāya) chính là hình ảnh lý tưởng của các vị Bồ Tát tự tạo nên để theo đó mà tu học. Báo thân lại chính là Chân tâm của Ứng thân, hay Hoá thân (sa. nirmāṇakāya), là thân của Phật có dạng con người sống trên địa cầu. Khoảng năm 750 sau Công nguyên, sau khi Kim cương thừa ra đời thì trong các trường phái Bắc-tông cũng chấp nhận ngoài Pháp thân (sa. dharmakāya) có thêm năm vị Phật chuyển hóa từ Pháp thân đó, được gọi là Ngũ Phật hay Phật gia, vì mỗi một vị Phật đó được xem có thêm một vị Phật lịch sử (từng sống trên địa cầu) và một vị Bồ Tát đi kèm:
Cùng với Phật Đại Nhật là vị Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (sa. samantabhadra).
Cùng với Phật Bất Động (sa. akṣobhya) là vị Ka-na-ca-mâu-ni (sa. kanakamuni) và Kim Cương Thủ Bồ Tát (vajrapāṇi).
Cùng với Phật Bảo Sinh là vị Phật lịch sử Ca-diếp (sa. kāśyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (ratnapāṇi).
Cùng với Phật Bất Không Thành Tựu là vị Phật Di-lặc và Phổ Chuỳ Thủ Bồ Tát (viśvapāṇi).
Cùng với Phật A-di-đà là đại thế chí bồ tát và Quán Thế Âm Bồ Tát (sa. avalokiteśvara).
== Phật lực ==
Một điểm khác hoàn toàn với các tôn giáo khác là Đạo Phật không có một đấng tối cao phán xét hay có toàn quyền sinh sát. Mỗi người tự làm chủ số phận của mình bằng Nhân Quả hay Nghiệp lực của mình tạo ra, không một ai ngoài bản thân có thể phán xét, cứu vớt, xóa tội cho mình. (tự lực) Các vị đạo sư hay các vị Phật, Bồ tát chỉ là người dẫn đường, bảo vệ hoặc gia hộ cho chúng sanh tự tìm cách giải thoát. (tha lực) Chúng sanh hoàn toàn có thể tự đạt đến quả vị Phật, tương đương với Phật qua câu nói của Phật: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành", bất kể giới tính, chủng tộc, sinh vật,... Trong khi đó các tôn giáo khác hầu như luôn bắt buộc tín chúng phải tôn sùng một đấng tối thượng, tôn thờ và cầu xin được cứu vớt, xóa tội hay ban phước và tín chúng không bao giờ đạt được vị thế ngang hàng hay năng lực tương đương với đấng đó. Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh, bất cứ ai cũng có khả năng là Phật, đủ khả năng giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử.
Cốt lõi cơ bản của Đạo Phật là Nhân Quả và Luân hồi. Trong một khía cạnh nhỏ, Nhân Quả nghĩa là chúng sanh gieo Nhân nào sẽ gặt Quả đó, không thể nào lẩn tránh được. Luân hồi nghĩa là chúng sanh không phải chỉ có một kiếp hiện tại mà đã và sẽ sinh ra, chết đi vô lượng kiếp dưới nhiều xác thân khác nhau và luật Nhân Quả luôn theo sát quá trình Luân hồi đó.
Một kiếp của một người so với vô lượng kiếp của người đó giống như một hạt cát trong sa mạc và Nhân Quả luôn chi phối chặt chẽ quá trình này. Muốn giải thoát khỏi Luân hồi sinh tử chỉ có một con đường tu tập theo sự chỉ dạy của Phật. Con đường giải thoát là khách quan, có sẵn không lệ thuộc vào Phật. Phật chỉ là người đi trước, đã thành công và giải thoát. Vì vậy mọi chúng sanh đều có thể đi theo con đường của Phật để tự giải thoát và thành Phật, như Phật đã nói: "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
== Tam thế Phật ==
Kinh văn đôi lúc cũng nhắc đến Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), nghĩa là có vô số các vị Phật có các vị Phật xuất hiện lần lượt ở thời quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế giới (trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai)..
=== Quá trình thành Phật ===
Theo Tam Tạng Pàli, bộ kinh Phật sử (tên khác là "Chánh giác tông") thì chúng sinh nào cũng có thể trở thành một vị Phật, nhưng không phải dễ dàng, mà phải thực hành cho đúng và đủ theo thời hạn và các điều kiện nhất định.
Đầu tiên, một chúng sinh muốn thành Phật thì phải phát tâm nguyện, tâm nguyện này được một vị Phật nghe và thọ ký cho. Chúng sinh này muốn được Phật thọ ký thì phải tròn đủ 8 điều kiện:
Phải là loài người chớ không phải trời hay thú.
Phải là nam chứ không phải là phụ nữ hay là bán nam bán nữ (thái giám).
Có đủ duyên lành để đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp ấy, nhưng quyết định không tu thành A-la-hán mà nguyện thành Phật
Gặp được Đức Phật ra đời và được làm một điều phước thiện nào đó cho Đức Phật ấy.
Phải là người xuất gia, tu sĩ.
Phải đầy đủ những pháp của bậc cao nhân là có ngũ thông và đạt bát thiền.
Đã được làm phước báu cao thượng là bố thí mạng sống mình và vợ con mình do tâm nguyện cho thành Phật Chánh giác.
Phải có ý nguyện dũng mãnh, quyết trở thành một vị Phật Chánh giác, dù cho khó khăn, khổ sở thế nào cũng không nao núng và thối chuyển.
Sau khi đã được Phật thọ ký cho rồi, chúng sinh này phải tiếp tục luân hồi trong vô số kiếp sống để tích lũy đầy đủ các pháp Ba-la-mật thì mới thành một vị Phật được. Theo Thượng tọa bộ (hay Phật giáo Nguyên Thủy), mười điều hoàn thiện (pa. pāramī) là (từ gốc trong tiếng Pali):
Dāna (sa. dāna): bố thí
Sīla (sa. śīla): trì giới
Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
Sacca (sa. satya): chân thật
Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
Mettā (sa. maitrī): tâm từ
Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả (xem Tứ Phạm trú)
Trong mỗi pháp trên đây đều chia làm 3 bậc là: hạ, trung, thượng, thành ra 30 pháp. Ví dụ với pháp "Bố thí": bố thí của cải gọi là bố thí Ba-la-mật bậc hạ, bố thí các bộ phận cơ thể của mình gọi là bố thí Ba-la-mật bậc trung, bố thí sinh mạng của mình để cứu chúng sinh khác gọi là bố thí Ba-la-mật bậc thượng. 9 pháp kia cũng tương tự như vậy.
Các chư Bồ-tát (là chúng sinh đã được một vị Phật thọ ký rằng sẽ thành Phật trong tương lai) chia làm 3 bậc:
Bồ-tát thuộc về huệ lực: thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 7 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 9 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
Bồ-tát thuộc về tín lực (là có nhiều đức tin): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 14 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 18 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
Bồ-tát thuộc về tấn lực (nhiều sự tinh tấn): thời kỳ nguyện trong tâm không nói ra lời, là 28 A-tăng-kỳ đại kiếp. Thời kỳ phát nguyện ra lời mà chưa gặp Phật nào thọ ký là 36 A-tăng-kỳ. Thời kỳ gặp một vi Phật thọ ký cho tới khi thành tròn đủ 30 pháp Ba-la-mật và thành đạo là 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
"Đại kiếp" ở đây là một kiếp của quả địa cầu, tức là quá trình hình thành, phát triển rồi hoại diệt của cả một hành tinh, kéo dài nhiều tỷ năm. Còn A-tăng-kỳ là "số lượng không thể tính đếm" (vượt qua cả hàng tỷ tỷ tỷ). Như vậy, thời gian cần để một chúng sinh tu thành Phật là cực kỳ dài, đến mức vượt qua khỏi khả năng tưởng tượng hoặc hiểu biết của phàm nhân.
Nói vậy sẽ thấy, 1 vị Phật ra đời và độ sinh là hiếm hoi như thế nào, vậy nên có câu "Trong vô số kiếp luân hồi thì có được thân người là khó (đa phần chúng sinh chỉ có thân súc sinh), có được thân người thì đủ duyên để xuất gia đi tu là khó, xuất gia đi tu rồi thì có duyên gặp Phật tại thế là khó". Người được gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp là phải có rất nhiều căn duyên lành, bởi xác suất xảy ra là vô cùng hãn hữu, giống như rùa mù nổi lên trúng một khúc gỗ trôi giữa đại dương vậy.
=== 28 vị Phật toàn giác trong quá khứ ===
Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Đại đức Xá Lợi Phất rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất đến nay, đã có 28 Đức Phật tổ đã ra đời giáo hóa chúng sinh.
Cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 4 vị phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Saraṇaṅkara, và Dīpaṅkara ra đời. Trong đó, Dīpaṅkara (Nhiên Đăng Cổ Phật) là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho tu sĩ Sumedha (chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni) sẽ thành Phật trong ngày vị lai
Cách đây 3 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, đã có 1 vị Phật tên là Koṇḍañña (Kiều-Trần-Như) ra đời.
Cách đây 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 4 vị Phật tên là Maṅgala (Man-Giá-La), Sumana (Tu-ma-na), Revata (Ly-Bà-Ða), và Sobhita (Tô-Tỳ-Đa) ra đời.
Cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 3 vị Phật tên là Anomadassī, Paduma, và Nārada ra đời.
Cách đây 100 ngàn đại kiếp trái đất, đã có 1 vị Phật tên là Padumuttara (Bạch-Liên-Hoa) ra đời.
Cách đây 30 ngàn đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 2 vị Phật tên là Sumedha (Thiện Tuệ) và Sujāta (Thiện Sanh) ra đời.
Cách đây 1.800 đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 3 vị Phật tên là Piyadassī (Hỷ Kiến), Atthadassī (Lợi Kiến), và Dhammadassī (Pháp Kiến) ra đời.
Cách đây 94 đại kiếp trái đất, đã có 1 vị Phật tên là Siddhattha (Tất Đạt Đa) ra đời.
Cách đây 92 đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 2 vị Phật tên là Tissa (Đế Sa) và Phussa (Phất Sa) ra đời.
Cách đây 91 đại kiếp trái đất, đã có 1 vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời.
Cách đây 31 đại kiếp trái đất, trong cùng 1 kiếp trái đất, đã có 2 vị Phật tên là Sikhī (Phật Thi Khí) và Vessabhū (Phật Tỳ Xá Phù) ra đời.
Trong kiếp trái đất này, đã có 4 vị Phật tên là Kakusandha (Phật Câu Lưu Tôn), Konāgamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni), Kassapa (Phật Ca Diếp), Gotama (chính là Phật Thích Ca Mâu Ni mà hiện nay nhân loại đang thờ cúng) ra đời. Cũng trong kiếp trái đất này, nhiều triệu năm sau sẽ có vị Phật thứ 5 ra đời là Metteyya (Phật Di Lặc).
Không có kiếp trái đất nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 kiếp trái đất cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.
== Tham khảo ==
Fo Guang Ta-tz'u-tien. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
The Threefold Lotus Sutra (Kosei Publishing, Tokyo 1975), tr. by B. Kato, Y. Tamura, and K. Miyasaka, revised by W. Soothill, W. Schiffer, and P. Del Campana
The Mahayana Mahaparinirvana Sutra (Nirvana Publications, London, 1999-2000), tr. by K. Yamamoto, ed. and revised by Dr. Tony Page
The Sovereign All-Creating Mind: The Motherly Buddha (Sri Satguru Publications, Delhi 1992), tr. by E.K. Neumaier-Dargyay
== Xem thêm ==
Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara)
Phật Padumuttara
Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
Phật Thi Khí (Sikhin)
Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
Phật Ca Diếp (Kasyapa)
Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama hay Shakyamuni)
Niết bàn
Quán Thế Âm
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài == |
ngụy (nước).txt | Ngụy quốc (Phồn thể: 魏國; Giản thể: 魏国) là một quốc gia chư hầu trong thời kỳ Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ của quốc gia này hiện tại tương ứng với phía Nam của tỉnh Sơn Tây, phía Bắc của Hà Nam và phần lớn tỉnh Thiểm Tây.
Nhà nước này tồn tại từ năm 403 TCN khi Ngụy Tư được Chu Uy Liệt Vương phong tước Hầu, tức Ngụy Văn hầu. Năm 344 TCN, Ngụy Huệ Thành vương xưng Vương, bắt đầu thời kì Vương quốc của nước Ngụy và nước này nhanh chóng trở thành một trong những quốc gia hưng thịnh nhất thời kì Chiến Quốc, được liệt vào hàng ngũ Chiến Quốc Thất hùng. Năm 225 TCN, Ngụy vương Giả bị tướng nước Tần là Vương Bí bắt, Ngụy quốc chính thức diệt vong, tồn tại tổng cộng 179 năm.
Nước Ngụy cùng nước Triệu và nước Hàn là 3 quốc gia được hình thành sau sự tan rã của nước Tấn, vì vậy cả 3 nước này còn được gọi là Tam Tấn (三晉).
== Khởi nguyên ==
Xem chi tiết: Tấn (nước)
Theo huyền sử thì thủy tổ các đời quân chu nước Ngụy vốn họ Cơ, hậu duệ của Tất công Cao, em trai thứ 15 của Chu Vũ vương, từ đó lấy họ Tất, nhiều đời làm trọng thần thời Tây Chu. Đến cuối thời Tây Chu, Tất quốc bị quân Tây Nhung diệt vong, hậu duệ Tất công Cao sang tị nạn ở nước Tấn, phục vụ cho các vua Tấn thời Xuân Thu. Đến thời Tất Vạn, do công lao phò tá Tấn Hiến công tiêu diệt các nước Hoạch, Ngụy và Cảnh, được phong làm đại phu và được phong đất Ngụy cũ để làm thực ấp, từ đó lấy Ngụy làm họ.
Từ thời Tấn Văn công, do có nhiều công lao giúp vua Tấn làm bá chủ chư hầu, thế lực họ Ngụy ngày càng lớn mạnh. Trong thời gian dài nước Tấn làm bá chủ, nhiều thế hệ họ Ngụy tiếp tục đóng vai trò khanh tướng trong bộ máy chính quyền nước Tấn. Họ Ngụy với họ Triệu, họ Hàn, họ Trí, họ Trung Hàng và họ Phạm dần dần nắm giữ các chức vụ quan trọng trong nước, lấn át quyền lực vua Tấn, được gọi chung là Lục khanh.
Sau đó Lục khanh tranh chấp quyền lực và tiêu diệt lẫn nhau, Ngụy tồn tại được qua cuộc chiến nhiều năm này, cùng 2 họ Hàn và Triệu. Năm 403 TCN, trước thực tế là thế lực của 3 họ đã rất lớn mạnh, Chu Uy Liệt vương phong cho 3 họ làm chư hầu. Năm 376 TCN, Ngụy cùng Hàn và Triệu chiếm nốt phần đất còn lại của vua Tấn Tĩnh công, tiêu diệt hoàn toàn nước Tấn.
Năm 403 TCN là năm đánh dấu mốc thành lập chính thức của nước Ngụy.
== Lãnh thổ ==
Nước này tiếp giáp về phía tây với nước Tần, về phía đông với nước Tề, về phía tây nam là nước Hàn, về phía nam là nước Sở và về phía bắc là nước Triệu.
Lãnh thổ của nước Ngụy bao gồm các khu vực ngày nay là bắc Hà Nam, nam Sơn Tây và phần lớn các tỉnh Hà Bắc, Thiểm Tây.
Sau khi dời đô từ An Ấp (nay ở phía tây bắc huyện Hạ tỉnh Sơn Tây) tới Đại Lương (nay là Khai Phong) trong thời kỳ trị vì của Ngụy Huệ Thành vương (369 TCN-319 TCN), thì nước Ngụy còn được gọi là Lương.
== Lịch sử ==
Nhà nước này đạt tới đỉnh cao của sự phát triển trong thời kỳ trị vì của 2 vị quân chủ đầu tiên là Văn hầu Ngụy Tư và Vũ hầu Ngụy Kích.
Huệ Thành vương Ngụy Oanh, vị quân chủ thứ ba, tập trung vào việc phát triển kinh tế, bao gồm cả các dự án thủy lợi tại khu vực sông Hoàng Hà. Đây là vị vua Ngụy xưng vương đầu tiên, tuy nhiên, sự suy yếu của nhà nước này cũng đã bắt đầu từ thời Huệ Thành vương. Vị vua này cho rằng nước Tần ở phía tây là một nước yếu không có khả năng đe dọa sự ổn định của Ngụy và đất đai của họ chỉ là vùng đất hoang vu, vì thế ông tập trung vào việc xâm chiếm các vùng đất màu mỡ ở phía đông nhưng sự bành trướng của Ngụy về phía đông đã bị cản trở vài lần trong một loạt các trận chiến, bao gồm cả trận Mã Lăng diễn ra năm 341 TCN.
Mặt khác, những cải cách của nước Tần vào cùng thời kỳ đó đã làm cả kinh tế lẫn quân sự của Tần phát triển mạnh mẽ đến mức chưa từng thấy. Sau đó, Ngụy đã mất khu vực miền tây hành lang Hà Tây (một khu vực chăn thả có ý nghĩa chiến lược tại bờ tây sông Hoàng Hà, tại khu vực ngày nay là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây) vào tay nước Tần, và kể từ đó trở đi Ngụy liên tục bị Tần xâm lược cho tới khi sụp đổ. Điều này buộc Ngụy phải dời đô từ An Ấp tới Đại Lương.
Sức mạnh quân sự của Tần đã phá vỡ liên minh giữa Ngụy và Hàn trong trận Y Khuyết năm 293 TCN. Dù vậy Ngụy vẫn có thể chinh phục tiểu quốc Vệ năm 254 TCN. Ngụy mất vào tay Tần năm 225 TCN, sau khi đại tướng nước Tần là Vương Bí cho tháo nước sông Hoàng Hà vào Đại Lương.
== Các tướng văn, võ nổi tiếng ==
Ngụy cũng có một số tướng lĩnh và chính khách giỏi, bao gồm:
Lý Khôi (Chiến Quốc) (李悝, 455 TCN - 395 TCN), một nhà cải cách và tướng quốc của Ngụy.
Ngô Khởi (440 TCN - 381 TCN), đại tướng, quận thủ Tây Hà.
Nhạc Dương, tổ tiên của Nhạc Nghị và là người xâm chiếm nước Trung Sơn năm 406 TCN.
Bàng Quyên, người đã xâm chiếm nhiều nơi nhưng cuối cùng lại thất bại trước Điền Kỵ và Tôn Tẫn trong trận Mã Lăng năm 341 TCN.
== Các vị quân chủ ==
=== Thủ lĩnh họ Ngụy ===
Từ thời Xuân Thu, dòng họ Triệu phục vụ cho nước Tấn đã được ban tước Tử. Từ khi được Chu Uy Liệt Vương phong chư Hầu thì thăng lên tước Hầu, đến đời thứ 3 thì xưng Vương.
Tất Vạn, vốn tên là Cơ Vạn, hậu duệ Tất Công Cao, được Tấn Hiến Công thưởng cho ấp Ngụy, chính là nước Ngụy thời Xuân Thu đã bị nước Tấn diệt trước đó ít lâu. Từ đó đổi làm họ Ngụy.
Ngụy Mang Quý, con Tất Vạn, Sử Ký nói rằng Vũ Tử là con Tất Vạn không có đời Mang Quý.
Ngụy Vũ Tử, tên thật là Sưu, con Mang Quý, được Tấn Văn công thăng làm đại phu.
Ngụy Điệu Tử, tên thật là Khỏa, con Vũ Tử.
Ngụy Chiêu Tử, tên thật là Giáng, con Điệu Tử.
Ngụy Doanh, con Chiêu Tử, theo Sử Ký.
Ngụy Hiến Tử, tên thật là Thư, con Chiêu Tử, Sử Ký cho rằng Hiến Tử là con Ngụy Doanh - Ngụy Doanh mới là con Chiêu Tử.
Ngụy Giản Tử, tên thật là Thủ, con Hiến Tử.
Ngụy Tương Tử, tên thật Mạn Đa, con Giản Tử. Sử Ký lại nói là con Hiến Tử - cùng họ Triệu đuổi họ Phạm và họ Trung Hàng ra khỏi nước Tấn.
Ngụy Hoàn Tử, tên thật là Câu, con Tương Tử. Sử Ký lại nói là con Tương Tử - cùng 2 họ Hàn và Triệu tiêu diệt Trí Bá Dao.
Ngụy Văn Tử, tên thật là Tư, con Hoàn Tử, được nhà Chu phong Hầu.
=== Quân chủ nước Ngụy ===
Ngụy Văn hầu, tên thật là Tư (斯) hay Đô (都), trị vì từ 445 TCN tới 396 TCN.
Ngụy Vũ hầu, tên thật là Kích (擊), con trai Ngụy Tư, trị vì từ 396 TCN tới 370 TCN.
Ngụy Huệ Thành vương, tên thật là Oanh (罃) hay Anh (嬰), con trai Ngụy Kích, trị vì từ 370 TCN tới 319 TCN
Ngụy Tương vương, tên thật là Tự (嗣) hay Hách (赫), con trai Ngụy Oanh, trị vì từ 319 TCN tới 296 TCN.
Ngụy Chiêu vương, tên thật là Sắc/Tốc? (遫), con trai Ngụy Tự, trị vì từ 296 TCN tới 277 TCN.
Ngụy An Ly vương, tên thật là Ngữ (圉), con trai Ngụy Tốc, trị vì từ 277 TCN tới 243 TCN.
Ngụy Cảnh Mẫn vương, tên thật là Tăng (增) hay Ngọ (午), con trai của Ngụy Ngữ, trị vì từ 243 TCN tới 228 TCN.
Ngụy vương Giả, tên thật là Giả (假), con trai của Ngụy Tăng, trị vì từ 228 TCN tới 225 TCN.
Theo Sử ký (史記) của Tư Mã Thiên viết trong thế kỷ 1 TCN thì danh sách các vị quân chủ hơi khác một chút, với Ngụy Huệ Thành vương chết năm 335 TCN và con trai là Ngụy Tương vương kế nghiệp năm 334 TCN. Ngụy Tương vương chết năm 319 TCN và Ngụy Ai vương kế nghiệp cho tới khi ông này mất năm 296 TCN rồi tới con trai kế nghiệp, tức Ngụy Chiêu vương.
Tuy nhiên, phần lớn các học giả và các nhà phê bình khác cho rằng Ngụy Ai vương, với tên tuổi không rõ, là không có thật. Dường như là Tư Mã Thiên đã gán nửa sau của thời kỳ trị vì của Ngụy Huệ Thành vương (bắt đầu năm 334 TCN, vào thời điểm mà người ta cho rằng Ngụy Oanh xưng vương) cho con trai ông là Ngụy Tương vương và bổ sung thêm Ngụy Ai vương vào để lấp chỗ trống cho giai đoạn từ 319 TCN tới 296 TCN. Ngược lại, một số nhà sử học vẫn cho rằng Ngụy Ai vương là có thật.
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Tấn (nước)
Hàn (nước)
Triệu (nước)
Tần (nước) |
triều đại trung quốc.txt | Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc. Các triều đại có người thống trị tối cao là "vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trung Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.
Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc
== Danh sách triều đại Trung Quốc ==
== Thời kỳ ==
Trong số các triều đại tại Trung Quốc, có một số triều đại có những đặc điểm tương tự nhau hoặc kế thừa nhau về mặt lịch sử, tạo thành một thời kỳ lịch sử.
Hạ Thương Chu (còn được gọi là Tam Đại)
Nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu: các triều đại phong kiến thế tập cổ xưa nhất được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc.
Xuân Thu Chiến Quốc
Xuân Thu, Chiến Quốc: thời kỳ các nước chư hầu nhà Chu hỗn chiến.
Tiên Tần
Thời kỳ lịch sử trước thời nhà Tần.
Tần Hán
Nhà Tần, nhà Hán: thời kỳ đế quốc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, giữa hai triều đại có bốn năm bị gián đoạn do Chiến tranh Hán-Sở.
Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (cũng gọi là Tam Quốc Lưỡng Tấn Nam-Bắc triều)
Thời kỳ Tam Quốc, Tây Tấn, Đông Tấn, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam-Bắc triều: chiến loạn trong 369 năm, các sắc dân du mục tiến vào Trung Nguyên, người Hán di cư về phía nam, thời kỳ dung hợp các dân tộc.
Ngụy Tấn
Tào Ngụy, Tây Tấn, Đông Tấn: thời kỳ phát triển về văn hóa
Thập lục quốc hoặc Đông Tấn thập lục quốc
Lục triều
Đông Ngô, Đông Tấn có kinh đô đặt tại Kiến Khang (Đông Ngô gọi là Kiến Nghiệp, do nhà Tấn kiêng húy Tấn Hoài Đế Tư Mã Nghiệp đổi ra Kiến Khang) và Nam triều Tống, Tề, Lương, Trần hoặc Tào Ngụy và nhà Tấn cùng các Nam triều Tống, Tề, Lương, Trần.
Tùy Đường
Nhà Tùy, nhà Đường: thời kỳ đế quốc thống nhất sau một thời gian dài chiến loạn, tiếp theo là thời kỳ chiến loạn Ngũ Đại Thập Quốc. Vào thời cuối thời Tùy đầu thời Đường là 14 năm chiến loạn do nông dân khởi nghĩa cuối thời Tùy.
Đường Tống
Nhà Đường, nhà Tống: Đường Tống Bát đại gia, thời kỳ hai đế quốc phát triển cực đại về kinh tế, văn hóa trong lịch sử Trung Quốc. Giữa hai triều đại là 53 năm gián đoạn của giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc.
Hán Đường
Nhà Hán, nhà Đường: thời kỳ hai đế quốc phát triển tối cường. Hai triều đại cách nhau 369 năm, giữa đó là thời kỳ Ngụy Tấn Nam-Bắc triều và 37 năm thời nhà Tùy.
Ngũ Đại Thập Quốc
Tống Liêu Hạ Kim
Tống Liêu Kim Nguyên
Nhà Tống đến nhà Nguyên: thời kỳ nhiều dân tộc cạnh tranh, nhà Tống của người Hán, nhà Liêu của người Khiết Đan, nhà Kim của người Nữ Chân và nhà Nguyên của người Mông Cổ tranh đoạt Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có Tây Hạ và Đại Lý.
Nguyên Minh Thanh
Nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh: các đế quốc phần lớn thời gian đặt kinh đô tại Bắc Kinh.
Minh Thanh
Nhà Minh, nhà Thanh: hai đế quốc cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc trước thời cộng hòa, đặt nền móng cho truyền thống văn hóa Trung Quốc ngày nay.
== Xem thêm ==
Lịch sử Trung Quốc
Danh sách sự kiện lịch sử Trung Quốc
Danh sách vua và hoàng đế Trung Hoa
Niên biểu lịch sử Trung Quốc
Tên gọi Trung Quốc
Niên hiệu Trung Quốc
Hạ Thương Chu đoạn đại công trình
== Tham khảo ==
中国历史 |
mét vuông.txt | Mét vuông có ý nghĩa là diện tích của một hình vuông với các cạnh có độ lớn một mét dài. Nó là đơn vị trong SI để đo diện tích. Nó được viết tắt là m².
Một mét vuông bằng:
0,000 001 km² (km²)
10 000 xentimét vuông (cm²)
0,000 1 hecta
0,01 a
1,195 990 yard
10,763 911 foot vuông
1 550,003 1 đốt vuông
== km² ==
1 km² bằng:
diện tích của một hình vuông với cạnh dài 1 kilômét.
1 000 000 m²
100 hecta
0,386 102 dặm vuông (thường)
247.105 381 mẫu Anh
Ngược lại:
1 m² = 0,000 001 km²
1 hecta = 0,01 km²
1 dặm vuông = 2,589 988 km²
1 mẫu Anh = 0,004 047 km²
Chú ý: "km²" là km², chứ không phải là 1.000 mét vuông. Ví dụ như 3 km² bằng 3 000 000 m² chứ không bằng 3 000 m².
== Xem thêm ==
SI
Các tiền tố của SI
Mét
1 E0 m²
Đổi đơn vị đo lượng
Bậc độ lớn
== Tham khảo == |
umaru musa yar'adua.txt | Umaru Musa Yar'Adua (16 tháng 8 năm 1951 - 5 tháng 5 năm 2010) là tổng thống thứ 13 của Nigeria. Ông từng là thống đốc bang Katsina ở miền bắc Nigeria từ 29 tháng 5 năm 1999 đến ngày 28 tháng 5 năm 2007. Ông được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Nigeria tổ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 2007, và đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2007. Ông là một thành viên của Đảng dân chủ nhân dân (PDP). Trong năm 2009, Yar'Adua đi sang Ả Rập Saudi để điều trị bệnh viêm màng ngoài tim. Ông trở lại Nigeria vào ngày 2 tháng 5 năm 2010, nơi ông qua đời vào ngày 5.
== Tiểu sử ==
Yar'Adua sinh ra trong một gia đình quý tộc Fulani ở Katsina; cha của ông là cựu Bộ trưởng cho Lagos trong nước cộng hòa đầu tiên, giữ danh hiệu tù trưởng của Mutawalli (hoặc người giám hộ của kho bạc hoàng gia) của Katsina Emirate, một danh hiệu mà Yar'Adua thừa hưởng.. Ông bắt đầu học tại trường tiểu học Rafukka vào năm 1958, và chuyển đến trường tiểu học nội trú Dutsinma vào năm 1962. Ông theo học trường Cao đẳng Chính phủ tại Keffi từ năm 1965 cho đến năm 1969. Năm 1971, ông nhận được bằng trung học từ Barewa College.. Ông theo học Đại học Ahmadu Bello ở Zaria 1972-1975, có được một Cử nhân bằng trong giáo dục và Hóa học, và sau đó trở lại vào năm 1978 và nhận bằng Thạc sĩ Hóa học phân tích.
Alhaji Umaru Yar'Adua kết hôn Turai Umaru Yar'Adua của Katsina năm 1975; họ có bảy người con (năm con gái và hai con trai) . Con gái của họ Zainab kết hôn với thống đốc bang Kebbi Usman Saidu Nasamu Dakingari. Con gái của họ Nafisat kết hôn với thống đốc bang Bauchi Isa Yuguda. Yar'Adua đã kết hôn với Hauwa Umar Radda làm vợ hai từ năm 1992 đến năm 1997. Họ có hai người con.
== Chú thích == |
đội tuyển bóng đá quốc gia cameroon.txt | Đội tuyển bóng đá quốc gia Cameroon, còn có biệt danh là "Những con sư tử bất khuất", là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Cameroon và đại diện cho Cameroon trên bình diện quốc tế.
Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Cameroon là trận gặp đội tuyển Somalia vào năm 1960. Đội là một trong những đội bóng hàng đầu của châu Phi hiện tại, với bảy lần lọt vào vòng chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới: 1982, 1990, 1994, 1998, 2002, 2010 và 2014 - nhiều hơn bất kể một đội bóng thuộc lục địa đen nào khác. Họ cũng là đội tuyển châu Phi đầu tiên lọt vào tứ kết một kì World Cup (năm 1990) và ngôi vị á quân của Cúp Liên đoàn các châu lục 2003. Ở cấp độ châu lục, họ đã có năm danh hiệu vô địch Cúp bóng đá châu Phi. Ngoài ra, Cameroon là đội bóng châu Phi thứ hai giành được tấm huy chương vàng Olympic bóng đá nam (sau Nigeria) cùng với 4 tấm huy chương vàng châu lục giành được vào các năm 1991, 1999, 2003, 2007.
== Danh hiệu ==
Cúp Liên đoàn các châu lục: 0
Á quân: 2003
Cúp bóng đá châu Phi: 5
Vô địch: 1984; 1988; 2000; 2002; 2017
Á quân: 1986; 2008
Hạng ba: 1972
Hạng tư: 1992
Vô địch Cúp UNIFFAC: 1
Vô địch: 2008
Á quân: 2011
Bóng đá nam tại Olympic:
2000
Bóng đá nam tại African Games:
1991; 1999; 2003; 2007
2011
Hạng tư: 1987
== Thành tích quốc tế ==
=== Giải bóng đá vô địch thế giới ===
=== Cúp Liên đoàn các châu lục ===
=== Cúp bóng đá châu Phi ===
== Kết quả thi đấu ==
=== 2017 ===
== Cầu thủ ==
=== Đội hình hiện tại ===
Đây là đội hình 23 cầu thủ được triệu tập tham dự cúp bóng đá châu Phi 2017.
Số liệu thống kê tính đến ngày 5 tháng 2 năm 2017, sau trận gặp Ai Cập.
=== Triệu tập gần đây ===
Chú thích
INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương RET Đã chia tay đội tuyển quốc gia
=== Kỷ lục ===
Số liệu thống kê chính xác tới 5 tháng 2 năm 2017
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Đội tuyển bóng đá quốc gia Cameroon trên trang chủ của FIFA |
núi etna.txt | Núi Etna (Αἴτνη (Aítnē) theo tiếng Hy Lạp cổ, Aetna trong tiếng Latinh, còn được biết đến với tên Muncibeddu (ngọn núi đẹp) trong tiếng Sicilia và Mongibello trong tiếng Ý (bắt nguồn từ tiếng Latinh mons và tiếng Ả Rập gibel, đều có nghĩa là núi) là một ngọn núi lửa hoạt động tại bờ biển phía đông Sicilia, gần Messina và Catania. Tên Ả Rập của nó là Jebel Utlamat ("núi của Lửa").
Núi Etna là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới và trong trạng thái gần như hoạt động liên tục. Các vùng đất xung quanh núi lửa màu mỡ, hỗ trợ cho vùng nông nghiệp rộng lớn, với những vườn nho và vườn cây ăn trái rộng khắp trên các sườn thấp của núi và đồng bằng rộng lớn của Catania ở phía nam. Do lịch sử của nó hoạt động liên tục gần đây và gần khu dân cư, Etna đã được chỉ định là một Núi lửa Thập kỷ của Liên Hiệp Quốc. Trong tháng 6 năm 2013, nó đã được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Where Etna is monitored: Istituto Nazionale di Geofisica e Vulcanologia, Sezione di Catania
Exhaustive coverage of Mt. Etna geology and history
Mount Etna Live Webcams
Stromboli Online, with info on Etna as well as excellent photo galleries and video clips of Etna's past eruptions including those of the 1990s and the 2000s
Mt. Etna eruption of 2001, photos and information
etnanatura - Etna Portal - Photo, routes, weather, rashes, seismic nature
Etnamount - history, notices, photo, maps about Etna |
macbeth.txt | Macbeth, hay Vở bi kịch về Macbeth là vở bi kịch ngắn nhất của William Shakespeare được cho là viết vào khoảng 1603 và 1607. Cốt truyện của vở kịch dựa theo giai thoại về vị vua Macbeth xứ Scotland, Macduff, và Duncan trong cuốn sử biên niên của Holinshed viết năm 1587 về lịch sử Anh Quốc, Scotland và Ireland vốn khá quen thuộc với Shakespeare. Tuy nhiên, câu chuyện kể trong vở kịch lại không có mối liên hệ nào với các sự kiện thực tế trong lịch sử Scotland.
== Chuyển thể ==
Vở opera của Giuseppe Verdi
== Tham khảo == |
deb.txt | DEB hay .deb là phần mở rộng của định dạng đóng gói phần mềm Debian và cũng là tên thường gọi cho các gói nhị phân tương tự. Giống như phần "Deb" của thuật ngữ Debian, nó bắt nguồn từ tên gọi của Debra, là bạn gái và bây giờ vợ cũ của người sáng lập của Debian là Ian Murdock.
Các gói tin Debian cũng được sử dụng trong các bản phân phối dựa trên Debian, chẳng hạn như Ubuntu và những bản phân phối khác.
== Thiết kế ==
Các gói tin Debian tuân theo chuẩn nén ar của Unix bao gồm 2 file nén tar. Một lưu giữ các thông tin điều khiển và một chứa dữ liệu cài đặt.
dpkg cung cấp các tính năng cơ bản cho cài đặt và thao tác với các file.deb. Thông thường, người dùng cuối không trực tiếp quản lý các gói tin với dpkg thay vào đó là trình quản lý gói tin APT hoặc các APT front-ends như synaptic hay KPackage.
Các gói Debian có thể được chuyển đổi thành các gói khác và ngược lại bằng cách dùng alien, và tạo ra từ mã nguồn bằng cách sử dụng CheckInstall hoặc Debian Package Maker.
Một số lõi gói Debian có sẵn như là udeb ("micro debs"), à thường được sử dụng để khởi tạo một cài đặt Debian. Mặc dù những file này sử dụng phần mở rộng tên file là udeb, chúng tuân thủ các đặc điểm kỹ thuật cấu trúc tương tự như các tập tin deb thông thường. Tuy nhiên, không giống như các đối tác deb, các gói udeb chỉ chứa các file chức năng cần thiết. Trong đó, các tập tin tài liệu thường được loại bỏ. Các gói udeb không được cài đặt vào hệ thống Debian tiêu chuẩn.
== Thực hiện ==
Từ Debian 0.93, một tập tin deb được thực hiện như một file nén ar. Nội dung kinh điển của kho lưu trữ này gồm ba tập tin::
debian-binary: số phiên bản của đin dạng deb. Nó là"2.0" cho phiên bản hiệ tại của Debian.
control.tar.gz: tất cả các gói siêu thông tin. Nó thông báo với dpkg cấu hình khi các gói phần mềm đang được cài đặt.
data.tar, data.tar.gz, data.tar.bz2, data.tar.lzma or data.tar.xz: các file cài đặt thực tế.
Các file nhị phân debian phải là mục đầu tiên trong kho lưu trữ, nếu không nó sẽ không được công nhận là một gói phần mềm Debian.
== Xem thêm ==
Danh sách định dạng nén
AppStream
Debian
Getdeb
dpkg
PackageKit
RPM Package Manager
CheckInstall
SuperDeb
jigdo
== Liên kết ngoài ==
Debian Policy Manual
Debian FAQ: Basics of the Debian package management system
Article on what to do with deb files
JDeb Cross platform Ant task và Maven plugin to build Debian packages.
ant-deb-task An Ant task that allows you to create Debian.deb packages on any platform where Java is available.
How to create / manipulate a.deb file of a compiled application
How to make deb packages
Debian Binary Package Building HOWTO
Building Debian packages
Debian binary package and unofficial repository howto
= Chú thích = |
các giải thưởng của giải vô địch bóng đá thế giới.txt | FIFA tổ chức trao giải thưởng cho các cầu thủ và đội tuyển đã thi đấu thành công trong một kỳ thi đấu. Hiện có sáu giải thưởng được trao.
Quả bóng Vàng giải vô địch bóng đá thế giới cho cầu thủ xuất sắc nhất giải, do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạc và Quả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này;
Chiếc giày Vàng giải vô địch bóng đá thế giới cho vua phá lưới của giải. Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba
Găng tay Vàng giải vô địch bóng đá thế giới cho thủ môn xuất sắc nhất giải, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1994);
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải vô địch bóng đá thế giới cho cầu thủ xuất sắc nhất dưới 21 tuổi tính đến thời điểm giải khởi tranh, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 2006).
Đội tuyển chơi đẹp giải vô địch bóng đá thế giới cho đội có chỉ số fair play tốt nhất, theo thang điểm do Ủy ban Fair Play FIFA quyết định (được trao lần đầu vào năm 1978);
Đội tuyển lôi cuốn nhất giải vô địch bóng đá thế giới cho đội giành được nhiều phiếu nhất do khán giả bình chọn (được trao lần đầu vào năm 1994);
== Quả bóng Vàng ==
Giải Quả bóng vàng trao cho cầu thủ xuất sắc nhất sau mỗi giải đấu từ danh sách do tổ kỹ thuật của FIFA cung cấp, giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạc và Quả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này.
== Chiếc giày Vàng ==
Chiếc giày Vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một giải đấu. Nếu có nhiều hơn một cầu thủ ghi cùng số bàn thắng, chọn cầu thủ có nhiều hỗ trợ ghi bàn hơn. Nếu vẫn có nhiều cầu thủ cùng chỉ số này, chọn cầu thủ có tổng thời gian tham gia thi đấu ít hơn.
== Găng tay Vàng ==
Giải Găng tay Vàng được trao cho thủ môn xuất sắc nhất sau mỗi giải đấu. Từ năm 1994 đến trước năm 2010, giải này có tên giải Yashin nhằm tôn vinh thủ môn xuất sắc của đội tuyển Liên Xô Lev Ivanovich Yashin
Giải thưởng Yashin được trao lần đầu tiên vào năm 1994.
Giải thưởng được đổi tên thành Giải thưởng Găng tay vàng vào năm 2010.
== Cầu thủ trẻ xuất sắc ==
Giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc chính thức được trao lần đầu tiên năm 2006 cho Lukas Podolski, nhằm tôn vinh các cầu thủ khi bình chọn có số tuổi nhiều nhất là 21 tuổi. Ví dụ, giải năm 2006 chỉ xét duyệt các cầu thủ sinh sau 1 tháng 1 năm 1985.
FIFA tổ chức bình chọn các cầu thủ trẻ xuất sắc nhất cho các giải đấu từ năm 1958 trở đi.
Giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất được trao lần đầu tiên vào năm 2006.
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất của FIFA
== Đội tuyển chơi đẹp ==
== Đội tuyển hấp dẫn ==
Đội tuyển hấp dẫn World Cup
Đội tuyển hấp dẫn World Cup 2010
== Đội hình toàn sao ==
Là đội hình tập hợp các sao từ các đội tuyển quốc gia khác nhau, lựa chọn theo vị trí chơi của các tuyển thủ. Đội hình này cho đến năm 2006 có tên là đội hình toàn sao MasterCard (theo tên nhà tài trợ lúc đó là MasterCard. Từ năm 2006 do Yingli tài trợ). Số lượng cầu thủ trong đội hình này từ năm 1930 đến năm 1994 là 11, năm 1998 và 2002 tăng lên 16, năm 2006 lên đến 23 và quay trở lại 11 năm 2010. Năm 2010 thêm lựa chọn huấn luyện viên xuất sắc của đội với thắng lợi thuộc về huấn luyện viên Vicente del Bosque của đội tuyển Tây Ban Nha.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
FIFA World Cup awards
[5] For Mario kempes & Paolo Rossi 1978
[6] For Guillermo Stábile 1930
[7] For Wolfgang Overath 1970
[8] For Kazimierz Deyna 1974
2010 FIFA World Cup Award Winners
2006 FIFA World Cup Award Winners
2002 FIFA World Cup Award Winners
1998 FIFA World Cup Award Winners
1994 FIFA World Cup Award Winners
1990 FIFA World Cup Award Winners
1986 FIFA World Cup Award Winners
1982 FIFA World Cup Award Winners
1978 FIFA World Cup Award Winners
1974 FIFA World Cup Award Winners
1970 FIFA World Cup Award Winners
1966 FIFA World Cup Award Winners
1962 FIFA World Cup Award Winners
1958 FIFA World Cup Award Winners
1954 FIFA World Cup Award Winners
1950 FIFA World Cup Award Winners
1938 FIFA World Cup Award Winners
1934 FIFA World Cup Award Winners
1930 FIFA World Cup Award Winners |
sân bay quốc tế sadiq abubakar iii.txt | Sân bay quốc tế Sadiq Abubakar III hay Sân bay Sultan Saddik Abubakar (IATA: SKO, ICAO: DNSO) là một sân bay tại Sokoto, một thành phố ở bang Sokoto của Nigeria. Sân bay này có 1 đường băng dài 3.000 m rải bê tông nhựa.
== Các hãng hàng không và các tuyến điểm ==
Hiện có hai hãng hàng không hoạt động tại sân bay này, kết nối với Abuja.
Arik Air (Abuja)
Virgin Nigeria (Abuja)
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Thời tiết hiện tại cho DNSO theo NOAA/NWS
ASN lịch sử tai nạn của SKO |
picômét.txt | Picômét (ký hiệu pm) là một đơn vị đo chiều dài trong hệ mét, tương đương với một phần ngàn tỷ của mét, một đơn vị đo chiều dài cơ bản trong Hệ đo lường quốc tế (SI). Nó có thể được viết dưới dạng ký hiệu khoa học là 1×10−12 m hay 1 E-12 m (ký hiệu số mũ) — cả hai đều có nghĩa là 1 m / 1.000.000.000.000.
femtômét <<< picômét <<< nanômét <<< micrômét <<< milimét < xentimét < đêximét < mét < đêcamét < héctômét < kilômét
Nó tương đương với một phần triệu của micrômét (hay micron), và vì thế trước đây nó còn dược gọi là micromicron hay bicron. Ngoài ra, nó còn tương đương với một phần trăm của Ångström, một đơn vị đo độ dài không thuyộc SI nhưng được công nhận rộng rãi trên thế giới.
== Xem thêm ==
1 E-12 m
SI
Tiền tố SI
Hệ mét
== Tham khảo == |
tourmalin.txt | Tourmalin là một khoáng vật silicat vòng. Tourmalin là loại đá bán quý và trang sức có nhiều màu sắc khác nhau.
== Địa chất ==
Tourmalin có mặt trong đá granit và granit pegmatit và trong các đá biến chất như schist và đá hoa. Các tourmalin giàu liti và Schorl thường được tìm thấy trong granit và granit pegmatit. Các tourmaline giàu magie, dravite, có mặt hạn chế trong schist và đá hoa. Tourmalin là một khoáng vật bền và có thể được tìm thấy một ít trong cát kết và cuội kết, và một phần trong ZTR index đối với các trầm tích phong hóa cao.
== Nhóm tourmalin ==
Các nhóm tourmalin phổ biến là
Nhóm Schorl:
Đen nâu đến Black—Schorl
Nhóm dravit: ở khu vực Drave của Carinthia
vàng sẫn đến black—dravit nâu
Nhóm Elbait: đặt tên theo đảo Elba, Ý
Đỏ đến rubellit đỏ hồng (ở rubellus)
indicolit Lam nhạt đến lam lục Brazil
verdelit lục hoặc emerald Brazil
achroit không màu (trong tiếng Hy Lạp "άχρωμος" nghĩa là "không màu")
=== Thành phần hóa học của nhóm tourmalin ===
Các khoáng vật trong nhóm tourmalin là một trong nhửng nhóm khoáng vật silicat phức tạp nhất. Thành phần của nó thay đổi trong khoảng rộng do sự thay thế đồng hình (dung dịch rắn), và công thức chung của nó có thể được viết như sau
XY3Z6(T6O18)(BO3)3V3W,
với:
X = Ca, Na, K, ៛ = vacancy
Y = Li, Mg, Fe2+, Mn2+, Zn, Al, Cr3+, V3+, Fe3+, Ti4+, vacancy
Z = Mg, Al, Fe3+, Cr3+, V3+
T = Si, Al, B
B = B, vacancy
V = OH, O
W = OH, F, O
Một danh mục tên gọi sửa đổi của nhóm tourmalin được xuất bản năm 2011.
== Tham khảo == |
tokugawa ieyasu.txt | Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Tokugawa. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau).
Tokugawa Ieyasu (trước đây được đánh vần là I-ye-ya-su) (tiếng Nhật: 徳川 家康 (Đức Xuyên Gia Khang); 31 tháng 1 năm 1543 – 1 tháng 6 năm 1616) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người sáng lập và cũng là vị Shōgun (Tướng Quân) đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, nắm quyền từ sau trận Sekigahara năm 1600 cho đến Minh Trị Duy Tân năm 1868. Ieyasu lên nắm quyền từ năm 1600, nhận danh hiệu Chinh di Đại tướng quân năm 1603, thoái vị năm 1605, nhưng thực tế vẫn nắm quyền cho đến khi qua đời năm 1616.
Tokugawa Ieyasu được viết là とくがわ ゑやす trong hiragana.
== Tiểu sử ==
=== 1543–1556 ===
Tokugawa Ieyasu sinh ngày 31 tháng 1 năm 1543 ở tỉnh Mikawa. Tên gốc là Matsudaira Takechiyo (松平竹千代) (Tùng Bình Trúc Thiên Đại), ông là con trai của Matsudaira Hirotada (松平広忠), một đại danh của vùng Mikawa, và O-Dai-no-kata (於大の方) (Ư Đại Phương), con gái của quý tộc samurai láng giềng, Mizuno Tadamasa (水野忠政)(Thủy Dã Trung Chính). Cha và mẹ ông là anh em con dì con dượng, Ieyasu được sinh ra khi cả hai mới 17 và 15 tuổi. Hai năm sau, O-Dai-no-kata bị gửi trả lại gia đình và hai người không bao giờ gặp lại nhau. Cả hai đều tái giá và Ieyasu có đến 11 anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha.
Gia đình Matsudaira bị chia rẽ: một bên muốn làm chư hầu của gia tộc Imagawa, trong khi một bên lại hướng về gia tộc Oda. Kết quả là phần lớn thời thơ ấu, Ieyasu phải sống trong nguy hiểm vì cuộc chiến của gia đình Oda và Imagawa. Mối thù của gia đình là nguyên nhân cái chết của cha Hirotada (ông nội của Takechiyo), Matsudaira Kiyoyasu (松平清康) (Tùng Bình Thanh Khang). Không giống như phần lớn thành viên trong gia đình, cha của Ieyasu, Hirotada, có cảm tình với nhà Imagawa.
Năm 1548, khi nhà Oda tiến đánh Mikawa, Hirotada cầu cứu Imagawa Yoshimoto, người đứng đầu gia tộc Imagawa, để đẩy lui quân xâm lược. Yoshimoto đồng ý trợ giúp với điều kiện Hirotada phải gửi con trai mình là Ieyasu (Takechiyo) đến Sumpu làm con tin. Hirotada đồng ý. Oda Nobuhide, lãnh đạo gia tộc Oda, biết được thỏa thuận này nên đã bắt cóc Ieyasu khi ông cùng đoàn tùy tùng đang trên đường đến Sumpu, lúc đó Ieyasu mới 6 tuổi.
Nobuhide đe dọa xử tử Ieyasu trừ phi cha cậu cắt đứt mọi liên hệ với gia tộc Imagawa. Hirotada trả lời rằng ông sẵn sàng hy sinh con trai của mình để thể hiện sự nghiêm túc trong hiệp ước với nhà Imagawa. Bất chấp lời từ chối này, Nobuhide không giết Ieyasu mà giữ ông 3 năm tại đền Manshoji ở Nagoya.
Năm 1549, khi 24 tuổi, Hirotada qua đời. Cùng lúc đó, Oda Nobuhide chết vì bệnh dịch. Cái chết là một đòn nặng đối với gia tộc Oda. Quân đội dưới quyền chỉ huy của Imagawa Sessai vây hãm lâu đài nơi Oda Nobuhiro, con trưởng của Nobuhide và cũng là người lãnh đạo mới của gia tộc Oda, đang sống. Khi lâu đài sắp thất thủ, Imagawa Sessai yêu cầu trao đổi với Oda Nobunaga (con trai thú hai của Oda Nobuhide). Yêu cầu của Sessai để rút quân là Ieyasu phải được trao cho nhà Imagawa. Nobunaga đồng ý và vì vậy Ieyasu (khi ấy 9 tuổi) được đưa đến Sumpu để làm con tin. Ở đó ông sống khá thoải mái và trở thành một đồng minh tiềm năng của nhà Imagawa cho đến khi 15 tuổi.
=== Vươn đến quyền lực (1556–1584) ===
Năm 1556, khi đến tuổi trưởng thành, theo truyền thống, ông đổi tên là Matsudaira Jirōsaburō Motonobu (松平次郎三郎元信) (Tùng Bình Thứ Lang Tam Lang Nguyên Tín). Một năm sau, ở tuổi 16 (theo cách tính tuổi ở Đông Á), ông cưới vợ và lại đổi tên thành Matsudaira Kurandonosuke Motoyasu (松平蔵人佐元康). Được trở lại quê hương Mikawa, nhà Imagawa ra lệnh cho ông phải giao chiến nhiều lần với gia tộc Oda. Ieyasu thắng trận đầu rồi tiếp viện thành công cho một đồn tiền tiêu trong một cuộc tấn công đêm táo bạo.
Năm 1560, vai trò lãnh đạo nhà Oda được chuyển giao cho minh chủ Oda Nobunaga. Yoshimoto, dẫn đầu một đạo quân lớn nhà Imagawa (có lẽ lên đến 20.000 người) tấn công lãnh địa nhà Oda. Ieyasu cùng với quân đội Mikawa chiếm được một pháo đài tiền tiêu và ở lại phòng thủ vị trí đó. Kết quả là, Ieyasu và quân đội của ông không tham trận Okehazama, nơi Yoshimoto bị Oda Nobunaga giết bằng một cuộc tấn công bất ngờ.
Sau cái chết của Yoshimoto, Ieyasu quyết định liên minh với nhà Oda. Một mật ước được ký vì vợ và con nhỏ của Ieyasu, Nobuyasu, người đang bị nhà Imagawa giữ làm con tin ở Sampu. Năm 1561, Ieyasu công khai cắt đứt quan hệ với nhà Imagawa và chiếm pháo đài Kaminojo. Nhờ đó Ieyasu có thể đổi vợ con chủ lâu đài Kaminojo lấy vợ con mình.
Vài năm sau, Ieyasu tiến hành cải tổ gia tộc Matsudaira và bình định vùng Mikawa. Ông cũng úy lạo những chư hầu quan trọng của mình bằng cách thưởng cho họ đất đai và lâu đài ở Mikawa. Họ là: Honda Tadakatsu, Ishikawa Kazumasa, Koriki Kiyonaga, Hattori Hanzō, Sakai Tadatsugu và Sakakibara Yasumasa.
Ieyasu tiêu diệt quân đội của Mikawa Monto trong tỉnh Mikawa. Nhà Monto là một nhóm nhà sư hiếu chiến, làm chủ tỉnh Kaga và có nhiều ngôi đền ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản. Họ từ chối tuân lệnh Ieyasu, vì vậy ông tiến đánh họ, tiêu diệt quân đội và san phẳng các ngôi đền. Trong một trận đánh, Ieyasu suýt chết vì bị một viên đạn xuyên qua giáp. Cả quân đội Ieyasu và quân đội Monto đều sử dụng loại vũ khí dùng thuốc súng mới mà người Bồ Đào Nha đã mang đến Nhật Bản 20 năm trước.
Năm 1567, Ieyasu tiếp tục đổi tên, họ mới của ông là Tokugawa và tên là Ieyasu. Với việc này, ông khẳng định mình là hậu duệ của nhà Minamoto. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định lời tuyên bố ông là hậu duệ của Thiên hoàng Thanh Hòa (Thiên Hoàng thứ 56 của Nhật) là đúng.
Ieyasu vẫn liên minh với Oda Nobunaga và binh lính Mikawa của ông cũng góp mặt trong đội quân của Nobunaga đánh chiếm Kyoto năm 1568. Cùng lúc đó, Ieyasu cũng mở rộng lãnh địa của mình. Ông và Takeda Shingen, tộc trưởng gia tộc Takeda, liên minh với mục đích đánh chiếm lãnh địa nhà Imagawa. Năm 1570, quân đội của Ieyasu chiếm được tỉnh Suruga (bao gồm thủ phủ nhà Imagawa là Sumpu).
Ieyasu chấm dứt sự liên minh với Takeda và nương nhờ kẻ thù cũ của mình, Imagawa Ujizane; ông cũng liên minh với Uesugi Kenshin nhà Uesugi—kẻ địch của nhà Takeda. Năm sau đó, Ieyasu dẫn 5.000 quân của mình trợ giúp Nobunaga trong trận Anegawa chống lại nhà Azai và nhà Asakura.
Tháng 10 năm 1571, Takeda Shingen, lúc này liên minh với gia tộc Hōjō, tấn công Tōtōmi, đất của Tokugawa. Ieyasu xin Nobunaga tiếp viện, rồi được gửi 3000 quân. Đầu năm 1572 hai đội quân chạm trán nhau trong trận Mikatagahara. Quân đội của Takeda, dưới sự chỉ huy tài tình của Shingen, giáng những đòn như búa bổ vào quân Ieyasu khiến họ nhanh chóng tan vỡ. Ieyasu chạy thoát với chỉ 5 người đến lâu đài gần đó. Đây là đại bại của Ieyasu, nhưng Shingen không thể tận dụng được chiến thắng của mình vì Ieyasu nhanh chóng tập hợp được một đội quân mới và tránh không giao chiến với Shingen trên chiến trường.
May mắn mỉm cười với Ieyasu một năm sau đó khi Takeda Shingen chết trong một cuộc bao vây đầu năm 1573. Shingen được người con trai bất tài của mình Takeda Katsuyori kế tục. Năm 1575, quân đội nhà Takeda tấn công lâu đài Nagashino ở tỉnh Mikawa. Ieyasu được Nobunaga trợ giúp nhiệt tình bằng việc Nobunaga đích thân dẫn đầu đại quân (khoảng 30.000 người). Kết quả là ngày 28 tháng 6 năm 1575, liên quân Oda-Tokugawa đại thắng trong trận Nagashino, mặc dù Takeda Katsuyori sống sót và chạy được về tỉnh Kai.
Trong vòng 7 năm sau đó, Ieyasu và Kaysuyori đánh nhau nhiều trận lẻ tẻ. Quân đội của Ieyasu đã giành được quyền kiểm soát tỉnh Suruga từ tay gia tộc Takeda.
Năm 1579, vợ Ieyasu và con trai cả của ông, Matsudaira Nobuyasu, bị buộc tội âm mưu ám sát Nobunaga. Vợ của Ieyasu bị xử tử và Nobuyasu bị buộc phải tự sát theo hình thức seppuku. Ieyasu sau đó chọn người con thứ ba và là người con mà ông có cảm tình nhất, Tokugawa Hidetada, làm người thừa kế, vì con trai thứ hai của ông đã được Toyotomi Hideyoshi một thế lực đang lên và là người chủ tương lai của toàn Nhật Bản nhận làm con nuôi.
Cuộc chiến với gia tộc Takeda kết thúc năm 1582 khi liên quân Oda-Tokugawa tấn công và chiếm được tỉnh Kai. Takeda Katsuyori, cũng như người con trưởng Takeda Nobukatsu, bị đánh bại trong trận Temmokuzan rồi sau đó mổ bụng tự sát.
Cuối năm 1582, Ieyasu ở gần Osaka, cách xa lãnh địa của mình khi biết được Nobunaga đã bị Akechi Mitsuhide ám sát. Ieyasu tìm cách trở về Mikawa, tránh quân đội của Mitsuhide dọc đường, khi họ cố gắng tìm và giết ông. Một tuần sau đó, ông đến được Mikawa, rồi đưa quân tiến đánh Mitsuhide để trả thù. Nhưng họ đã quá muộn, Hideyoshi đã tự mình đánh bại và giết Akechi Mitsuhide trong trận Yamazaki.
Cái chết của Nobunaga nghĩa là những tỉnh do chư hầu của Nobunaga thống trị, đã có thể xâm chiếm được. Người quản lý tỉnh Kai mắc sai lầm khi giết một sĩ quan phụ cần của Ieyasu. Ieyasu ngay lập tức tiến đánh và giành quyền kiểm soát tỉnh Kai. Hōjō Ujimasa, tộc trường gia tộc Hōjō phản ứng bằng cách điều một đội quân rất đông tới Shinano và sau đó tiến vào tỉnh Kai. Ieyasu không giao chiến với đại quân nhà Hōjō mà tiến hành vài cuộc thương thảo, kết quả Ieyasu và nhà Hōjō đồng ý thỏa hiệp rằng Ieyasu sẽ kiểm soát hai tỉnh Kai và Shimano, trong khi Hōjō kiểm soát tỉnh Kazusa (cũng như một phần nhỏ tỉnh Kai và tỉnh Shimano).
Cùng lúc đó (1583) cuộc chiến tranh giành quyền thống trị toàn Nhật Bản nổ ra giữa Toyotomi Hideyoshi và Shibata Katsuie. Ieyasu không can dự vào cuộc giao tranh này, tạo ra danh tiếng về cả sự thận trọng lẫn thông thái. Hideyoshi đánh bại Katsuie trong trận Shizugatake — với chiến thắng này, Hideyoshi trở thành đại danh duy nhất và hùng mạnh nhất trên toàn Nhật Bản.
=== Ieyasu và Hideyoshi (1584–1598) ===
Năm 1584, Ieyasu quyết định ủng hộ Oda Nobukatsu, con trai trưởng và là người thừa kế của Oda Nobunaga, chống lại Hideyoshi. Đây là một hành động nguy hiểm và có thể dẫn đến sự diệt vong của nhà Tokugawa.
Tokugawa chiếm được pháo đài truyền thống của nhà Oda ở Owari, Hideyoshi phản ứng lại bằng cách điều quân đến Owari. "Chiến dịch Komaki" là lần duy nhất những người thống nhất vĩ đại của Nhật Bản giao chiến. Trong sự kiện này, Ieyasu đại thắng trong chiến dịch Nagakute. Sau những đòn như và những cuộc hành quân không mấy hiệu quả, Hideyoshi quyết định giải quyết trận chiến thông qua đàm phán. Thỏa ước được ký vào cuối năm đó, và sau đó ông đề nghị ngừng chiến với Ieyasu; một phần của thỏa thuận, con trai thứ hai của Ieyasu, O Gi Maru, trở thành con nuôi của Hideyoshi.
Một thuộc tướng của Ieyasu, Ishikawa Kazumasa, chọn đi theo vị damiyo xuất chúng nên ông chuyển đến Osaka, về với Hideyoshi. Tuy nhiên, không nhiều thuộc tướng của Tokugawa làm theo ông.
Hideyoshi không tin cậy Ieyasu, mãi tới 5 năm sau đó họ mới thể hiện sự liên minh của mình. Quân Tokugawa không tham gia cuộc xâm lược thành công Shikoku và Kyūshū của Hideyoshi.
Năm 1590 Hideyoshi tấn công đại danh độc lập cuối cùng của Nhật Bản, Hōjō Ujimasa. Gia tộc Hōjō đã thống trị 8 tỉnh vùng Kantō ở phía Đông Nhật Bản. Hideyoshi ra lệnh cho họ phải phục tùng mình nhưng họ từ chối. Ieyasu, mặc dù là bạn và đôi khi là đồng minh của Ujimasa, nhưng cũng gửi 30.000 samurai nhập vào đội quân khổng lồ lên đến 160.000 người của Hideyoshi. Hideyoshi tấn công vài lâu đài ở biên giới nhà Hōjō, nhưng đại quân của ông lại ở Odawara. Quân đội của Hideyoshi hạ được Odawara sau 6 tháng (lạ lùng là với thời gian dài như thế, tổn thất của cả hai bên đều nhỏ). Trong cuộc vây hãm, Hideyoshi đề nghị với Ieyasu một định ước quan trọng. Ông đề nghị đổi 8 tỉnh vùng Kantō sắp lấy được từ tay nhà Hōjō lấy 5 tỉnh mà Ieyasu đang quản lý (bao gồm cả tỉnh nhà Mikawa của Ieyasu). Ieyasu đồng ý với lời đề nghị này. Cúi đầu trước sức mạnh áp đảo của quân đội Toyotomi, nhà Hōjō chấp nhận thất bại, những người lãnh đạo cao cấp của Hōjō tự sát và Ieyasu hành quân đến và chiếm lấy các tỉnh của họ, kết thúc triều đại đã hơn 100 năm của gia tộc này.
Ieyasu giờ đây trao quyền lại kiểm soát 5 tỉnh của ông (Mikawa, Tōtōmi, Suruga, Shinano, và Kai) và chuyển toàn bộ quân lính và chư hầu đến vùng Kantō. Chính ông đã đánh chiếm lâu đài Giang Hộ ở Kantō. Đây có lẽ là bước đi liều lĩnh nhất mà Ieyasu từng thực hiện – bỏ tỉnh nhà và tin tưởng vào những samurai chưa chắc đã trung thành vốn thuộc nhà Hōjō ở Kantō. Thực tế, sự kiện này tạo một bước ngoặt quan trọng cho Ieyasu. Ông cải tổ lại tỉnh Kantō, kiểm soát và dẹp yên được các samurai Hōjō, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật kém cỏi của vùng đất này. Vì Kantō cũng là một vùng đất hơi biệt lập so với phần còn lại của Nhật Bản, Ieyasu có điều kiện để duy trì quyền tự trị đặc biệt đối với sự thống trị của Hideyoshi. Trong vài năm, Ieyasu đã trở thành lãnh chúa đại danh mạnh thứ hai ở Nhật Bản. Có một câu thành ngữ Nhật có liên quan đến sự kiện này "Ieyasu giành được cả Đế quốc bằng cách rút lui".
Năm 1592, Hideyoshi xâm lược Triều Tiên, bước khởi đầu trong kế hoạch xâm lược Trung Quốc (xem Cuộc tấn công Triều Tiên của Hideyoshi để biết thêm thông tin về chiến dịch này). Các võ sĩ samurai của Tokugawa không bao giờ tham dự vào chiến dịch này. Đầu năm 1593, Ieyasu được triệu đến triều đình của Hideyoshi ở Nagoya (ở Kyūshū, khác với thành phố cùng cách đánh vần ở tỉnh Owari), làm cố vấn quân sự. Ông thỉnh thoảng đến đó trong vòng 5 năm tiếp theo. Bất chấp sự vắng mặt thường xuyên của ông, các con trai của Ieyasu, các thuộc hạ trung thành và các chư hầu vẫn có thể quản lý, phát triển Giang Hộ và các vùng đất mới của Tokugawa.
Năm 1593, con trai và cũng là người thừa kế của Hideyoshi là Toyotomi Hideyori chào đời.
Năm 1598, với sức khỏe suy giảm rõ rệt, Hideyoshi triệu tập một cuộc họp và quyết định chọn Hội đông Ngũ Nguyên lão, những người sẽ chịu trách nhiệm chính sự thay mặt con trai ông sau khi ông qua đời. Năm người được chọn làm Nhiếp (tairō) cho Hideyori là Maeda Toshiie, Mōri Terumoto, Ukita Hideie, Uesugi Kagekatsu và chính Ieyasu, người mạnh nhất trong số 5 người. Thay đổi quyền lực trước trận Sekigahara này trở thành yếu tố then chốt để Ieyasu chuyển hướng sự chú ý của mình đến Kansai; và cùng lúc đó, các kế hoạch tham vọng khác (mặc dù cuối cùng không trở thành hiện thực), như sáng kiến của Tokugawa thiết lập quan hệ ngoại giao với México và Tân Tây Ban Nha, tiếp tục được hình thành và phát triển.
=== Chiến dịch Sekigahara (1598–1603) ===
Hideyoshi, sau 3 tháng ốm nặng, qua đời vào ngày 18 tháng 9 năm 1598. Ông được kế vị bởi con trai là Hideyori trên danh nghĩa, nhưng Hideyori mới có 5 tuổi, nên thực quyền nằm trong tay các quan nhiếp chính. Trong 2 năm sau đó, Ieyasu liên minh với rất nhiều đại danh, đặc biệt là những người không có cảm tình với Hideyoshi. May mắn cho Ieyasu, Toshiie - người già nhất và được kính trọng nhất trong số các quan nhiếp chính chết chỉ một năm sau đó. Với cái chết của Nhiếp chính quan Toshiie năm 1599, Ieyasu dẫn quân đến Fushimi và chiếm lâu đài Osaka, nơi ở của Hideyori. Điều này làm các quan nhiếp chính khác giận dữ và lên kế hoạch liên minh phát động chiến tranh.
Những người chống đối Ieyasu tập trung xung quanh Ishida Mitsunari, một đại danh hùng mạnh nhưng không phải là một nhiếp chính quan. Mitsunari âm mưu ám sát Ieyasu nhưng thông tin về vụ ám sát này đến tai vài tướng quân của Ieyasu. Họ cố giết Mitsunari nhưng ông chạy thoát và không được ai bảo vệ trừ chính Ieyasu. Vẫn chưa rõ ràng vì sao Ieyasu lại bảo vệ cho đối phương hùng mạnh của mình khỏi người của chính mình nhưng Ieyasu là một bậc thầy về chiến lược và có thể ông đã kết luận rằng tốt hơn là nên để Mitsunari lãnh đạo quân đội đối địch thay vì một trong các Nhiếp chính quan, những người có tính hợp pháp cao hơn.
Giờ đây gần như tất cả các đại danh và samurai của Nhật Bản chia thành hai phe – phe Mitsunari và phe chống Mitsunari. Ieyasu ủng hộ nhóm chống lại Mitsunari, và sắp xếp họ trở thành đồng minh tiềm năng của mình. Các liên minh của Ieyasu bao gồm gia tộc Date, gia tộc Mogami, gia tộc Satake và gia tộc Maeda. Mitsunari liên minh với 3 quan nhiếp chính khác: Ukita Hideie, Mori Terumoto và Uesugi Kagekatsu cũng như nhiều đại danh cho đến tận cùng phía Đông đảo Honshū.
Vào tháng 6 năm 1600, Ieyasu và đồng minh của mình tiến quân đánh bại gia tộc Uesugi, những người bị buộc tội lên kế hoạch chống lại sự thống trị của Toyotomi (dẫn đầu bởi Ieyasu, người đứng đầu Hội đồng Ngũ Nguyên lão). Trước khi đến lãnh địa nhà Uesugi, Ieyasu biết được thông tin rằng Mitsunari và đồng minh của mình đang tiến quân đến đánh mình. Ông sau đó dẫn một phần nhỏ quân mình tiến về phía Tây đến Kyoto. Vào cuối mùa hạ, quân của Ishida đánh chiếm được Fushimi.
Ieyasu và đồng minh hành quân đến dọc đường Tōkaidō, trong khi con trai ông Hidetada đi dọc Nakasendō với 38.000 quân. Trận chiến với Sanada Masayuki ở tỉnh Shinano cản trở bước tiến của Hidetada, và họ ông không thể kịp tham gia trận chiến.
Đây có lẽ là trận lớn nhất và gần như là quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Bắt đầu vào ngày 21 tháng 10 năm 1600 với tổng cộng 160.000 quân ở cả hai phía. Trận Sekigahara kết thúc với chiến thắng toàn diện của Tokugawa. Liên minh phía Tây bị đánh tan và trong vòng vài ngày sau đó, Ishida Mitsunari và các quý tộc phía Tây bị bắt và giết. Tokugawa Ieyasu trở thành người thống trị không chính thức của Nhật Bản.
Ngay sau chiến thắng ở Sekigahara, Ieyasu phân chia lại đất đai cho các chư hầu đã phục vụ ông. Ieyasu không hãm hại nhiều đại danh phía Tây, như gia tộc Shimazu, trong khi những nhà khác bị tiêu diệt hoàn toàn. Toyotomi Hideyori (con trai của Hideyoshi) mất phần lớn đất đai của mình vốn dưới sự quản lý của các đại danh phía Tây, và bị giáng xuống làm một đại danh thường, không còn là người thống trị Nhật Bản. Trong những năm sau đó, các chư hầu trung thành với Ieyasu trước trận Sekigahara được gọi là đại danh fudai, trong khi những người trung thành với ông sau trận chiến (nói cách khác, là sau khi quyền lực của ông được khẳng định) được gọi là lãnh chúa đại danh tozama. Đại danh Tozama bị coi là thấp hơn đại danh fudai.
=== Tướng quân Ieyasu (1603–1605) ===
Ngày 24 tháng 3 năm 1603, Tokugawa Ieyasu nhận tước hiệu Chinh di Đại tướng quân từ Thiên hoàng Hậu Dương Thành. Ieyasu lúc đó 60 tuổi. Ông sống lâu hơn tất cả những người vĩ đại cùng thời với mình: Nobunaga, Hideyoshi, Shingen. Ông trở thành Tướng Quân và dành những năm tháng còn lại của đời mình để tạo ra và củng cố Mạc Phủ Tokugawa, chính quyền Tướng Quân thứ ba trong lịch sử Nhật Bản (sau Mạc phủ Minamoto và Ashikaga). Ông tuyên bố mình là hậu duệ của gia tộc Minamoto theo chi gia đình Nitta (còn tranh luận). Nực cười là hậu duệ của Ieyasu lại kết hôn với các gia tộc Taira và Fujiwara. Những vị Tướng quân kế vị ông thống trị Nhật Bản trong vòng 250 năm tiếp theo
Theo truyền thống của Nhật Bản, Ieyasu thoái vị vào năm 1605. Con trai ông là Tokugawa Hidetada lên nối chức "Chinh di Đại tướng quân". Điều này được thực hiện, một phần là nhằm tránh phải tham gia các sự kiện mang tính nghi thức, và một phần khiến cho đối phương khó đoán được trung tâm quyền lực nằm ở đâu. Việc Ieyasu thoái vị không ảnh hưởng gì đến thực quyền của ông; cho dù Hidetada giữ vị trí đứng đấu chính quyền Mạc Phủ.
=== Đại Ngự Sở Ieyasu (1605–1616) ===
Ieyasu, với vai trò một Chinh di Đại tướng quân ẩn dật hay Đại Ngự Sở (大御所, Ogosho), là người thống trị thực sự của Nhật Bản cho đến khi qua đời. Ieyasu về Sunpu nghỉ ngơi, nhưng ông vẫn giám sát việc xây dựng lâu đài Giang Hộ, một công trình xây dựng khổng lồ kéo dài suốt phần đời còn lại của Ieyasu. Đây là lâu đài lớn nhất Nhật Bản, chi phí xây dựng lâu đài do tất cả các lãnh chúa đại danh khác chịu, trong khi ông thu về mọi ích lợi. Tenshu, hay Tháp canh trung tâm, bị đốt cháy năm 1657 trong vụ hỏa hoạn Meireki. Ngày nay, Hoàng cung nằm trên nền của lâu đài.
Ieyasu cũng giám sát quan hệ ngoại giao với Hà Lan và Tây Ban Nha. Ông giữ khoảng cách với châu Âu từ năm 1609, mặc dù Mạc phủ trao cho người Hà Lan độc quyền thương mại và cho phép họ giữ một "nhà máy" vì mục đích thương mại. Từ năm 1605 đến khi qua đời, Ieyasu tham khảo ý kiến của một thủy thủ theo đạo Tin Lành làm thuê cho người Hà Lan, người đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và đẩy mạnh mối quan hệ giữa Mạc phủ với Tây Ban Nha và Giáo hội Công giáo Rôma.
Năm 1611, Ieyasu, dẫn đầu 50.000 người, đến thăm kinh đô Kyoto để dự lễ đăng cơ của Thiên hoàng Hậu Thủy Vĩ. Ở kinh đô, Ieyasu ra lệnh tái cơ cấu lại triều đình và các tòa kiến trúc, và ép các lãnh chúa đại danh phía Tây phải ký lời thề trung thành với mình. Năm 1613, ông soạn thảo Kuge Shohatto' một văn bản đặt các đại danh dưới sự giám sát nghiêm ngặt, biến họ trở thành những con bù nhìn cho những dịp lễ tiết.
Năm 1615, ông soạn thảo Buke Shohatto, văn bản sắp đặt tương lai của triều đại Tokugawa.
==== Cuộc vây hãm Osaka ====
Đỉnh cao của cuộc đời Ieyasu là cuộc vây hãm lâu đài Osaka (1614 – 1615). Trở ngại cuối cùng đối với sự thống trị của Ieyasu là Hideyori, con trai và là người thừa kế chính thức của Hideyoshi. Hideyori bấy giờ là một đại danh trẻ sống ở lâu đài Osaka. Rất nhiều võ sĩ samurai chống lại nhà Tokugawa tập hợp xung quanh Hideyori, tuyên bố rằng Hideyori mới chính là người chủ thực sự của Nhật Bản. Ieyasu lợi dụng lễ khai đền do Hideyori xây dựng - khi đó Hideyori cầu cho Ieyasu phải chết và gia tộc Tokugawa phải lụn bại. Ieyasu ra lệnh cho nhà Toyotomi rời khỏi lâu đài Osaka, nhưng những người trong lâu đài từ chối và bắt đầu tập trung các samurai vào trong lâu đài. Sau đó Ieyasu và Tướng quân Hidetada dẫn đại quân đến tiến hành bao vây lâu đài Osaka, nay được gọi là "Cuộc vây hãm mùa đông lâu đài Osaka". Cuối cùng, Tokugawa thỏa ước với người mẹ đang sợ hãi của Hideyori, Yodogimi, các đại bác ngừng nhả đạn vào lâu đài. Khi hiệp ước được ký, Tokugawa lấp đầy những con hào quanh lâu đài Osaka bằng cát để quân của ông có thể đi qua chúng. Ieyasu trở về Sumpu, nhưng sau khi nhà Toyotomi từ chối lệnh tiếp theo phải dời Osaka, ông và đội quân 155.000 người của mình lại tấn công Osaka một lần nữa trong "Cuộc vây hãm mùa hè lâu đài Osaka". Cuối cùng, cuối năm 1615, lâu đài Osaka thất thủ và gần như tất cả những người thủ thành bị giết, bao gồm cả Hideyori, mẹ Hideyori (góa phụ của Hideyoshi, Yodogimi), và con trai của Hideyori. Vợ Hideyori, Senhime (cháu gái của Ieyasu), trở về sống với nhà Tokugawa. Với sự hủy diệt của gia đình Toyotomi, không còn đe dọa nào đối với sự thống trị Nhật Bản của Tokugawa nữa.
Năm 1616, Tokugawa Ieyasu qua đời, hưởng thọ 75. Lý do của cái chết được coi là do ung thư hay bệnh giang mai. Tướng quân Tokugawa đầu tiên được phong thần và gọi là Gongen hay Gongen-sama. Cái tên bắt nguồn từ tước hiệu thần thánh, Đông Chiếu Đại Quyền Hiện (Tōshō Dai-Gongen, 東照大権現). Gongen có nghĩa là "Phật" xuất hiện trong hình dạng Kami. Khi còn sống, Ieyasu thể hiện mình mong muốn được phong thần sau khi chết để bảo vệ hậu duệ của mình khỏi ác quỷ; và lăng mộ của Gongen ở đền Nikkō, Nhật Quang Đông Chiếu Cung (Nikkō Tōshō-gū, 日光東照宮) là nơi chôn cất hài cốt của ông. Phong cách kiến trúc của lăng mộ này được biết đến với tên gọi gongen-zukuri hay phong cách gongen.
== Cá nhân Ieyasu ==
Ieyasu có rất nhiều phẩm chất có thể đưa ông lên tầm vĩ đại. Ông vừa cẩn thận, vừa táo bạo, ở đúng nơi và đúng chỗ. Khôn ngoan và tinh tế, Ieyasu thay đổi các quan hệ liên minh khi ông nghĩ ông sẽ hưởng lợi từ sự thay đổi này. Ông liên minh với gia tộc Hōjō, sau đó ông tham dự quân đội của Hideyoshi trong cuộc tấn công và tiêu diệt gia tộc Hōjō và chính ông là người đoạt lấy đất đai của họ. Ở điểm này thì ông cũng giống các đại danh khác trong thời đại ấy. Đó là thời của bạo lực, cái chết bất ngờ và phản bội. Ông không được ưa thích và về phương diện cá nhân thì không mấy nổi tiếng. Nhưng ông khiến người ta phải sợ hãi và kính trọng vì tài lãnh đạo và sự xảo quyệt của mình. Ví dụ như ông đã khôn ngoan tránh chiến dịch thảm họa của Hideyoshi ở Triều Tiên.
Ông cũng rất trung thành với người khác; khi ông đã liên minh với Oda Nobunaga, ông không bao giờ chống lại Nobunaga, và cả hai vị đại danh đều hưởng lợi từ sự liên minh lâu dài này. Ông được biết đến là luôn có lòng trung thành của bạn thân và chư hầu mà ông đã trọng dụng. Tuy nhiên, ông cũng nhớ những người đã từng làm điều sai trái với ông. Người ta nói rằng Ieyasu khi đạt đến quyền lực tuyệt đỉnh, đã xử tử một người đàn ông vì hắn đã sỉ nhục ông khi ông còn trẻ.
Ông bảo vệ rất nhiều thuộc hạ cũ của Takeda khỏi cơn giận dữ của Oda Nobunaga, người được cho rằng luôn nuôi mối hận thù với nhà Takeda. Ông đã thành công trong việc biến rất nhiều thuộc hạ cũ của các gia tộc Takeda, Hōjō, và Imagawa — tất cả đều bị chính tay ông đánh bại hay trợ giúp để đánh bại – thành những thuộc hạ trung thành của mình.
Ông có 19 vợ và thê thiếp, 11 con trai và 5 con gái.
11 người con trai của Ieyasu là:
Matsudaira Nobuyasu (松平信康) (Tùng Bình Tín Khang)
Yūki Hideyasu (結城秀康) (Kết Thành Tú Khang)
Tokugawa Hidetada (徳川秀忠) (Đức Xuyên Tú Trung)
Matsudaira Tadayoshi (松平忠吉) (Tùng Bình Trung Cát)
Takeda Nobuyoshi (武田信吉) (Vũ Điền Tín Cát)
Matsudaira Tadateru (松平忠輝) (Tùng Bình Trung Huy)
Matsuchiyo (松千代) (Tùng Thiên Đại)
Senchiyo (仙千代) (Tiên Thiên Đại)
Tokugawa Yoshinao (徳川義直) (Đức Xuyên Nghĩa Trực)
Tokugawa Yorinobu (徳川頼宣)
Tokugawa Yorifusa (徳川頼房)
Trong danh sách này, hai người con trai không có họ chết trước tuổi trưởng thành.
Các con gái của ông là:
Kamehime (亀姫) (Quy Cơ)
Tokuhime (徳姫) (Đức Cơ)
Furihime (振姫) (Chấn Cơ)
Matsuhime (松姫) (Tùng Cơ)
Ichihime (市姫) (Thị Cơ)
Người ta nói rằng ông rất quan tâm chăm sóc con cháu của mình, phong cho ba người trong số bọ họ (Yorinobu, Yoshinao và Yorifusa) làm đại danh của các tỉnh (theo thứ tự Kii, Owari và Mito). Cùng lúc đó, ông cũng rất thẳng tay trừng trị. Ví dụ như ông đã ra lệnh xử tử vợ mình và con trưởng đồng thời cũng là con rể của Oda Nobunaga (Oda cũng là bác của vợ Hidetada là Oeyo).
Sau khi Hidetada trở thành Tướng Quân, ông kết hôn với Oeyo (của gia đình Oda và gia tộc Taira) và họ có hai người con trai, Tokugawa Iemitsu và Tokugawa Tadanaga. Họ cũng có hai người con gái, một trong số đó, Sen hime, kết hôn hai lần. Người con gái khác, Kazuko hime, kết hôn với Thiên Hoàng Hậu Thủy Vĩ (hậu duệ của gia tộc Fujiwara).
Trò tiêu khiển của Ieyasu là săn bằng chim ưng. Ông cho rằng đó là khóa huấn luyện tốt cho các chiến binh. "Khi anh về vùng nông thôn săn bằng chim ưng, anh học được tinh thần của quân đội và cả cuộc sống của tầng lớp thấp như thế nào. Anh luyện tập cho các cơ bắp và chân tay. Anh có nhiều cơ hội đi và chạy và trở nên quen với cái nóng và cái lạnh, và vì vậy anh ít khi mắc phải bất kỳ một loại bệnh nào". Ieyasu cũng thường đi bơi, kể cả đến những năm tháng cuối đời, ông vẫn bơi dưới những con hào của lâu đài Giang Hộ.
Cuối đời, ông quan tâm đến học thuật và tôn giáo, bảo trợ cho những người uyên bác như Hayashi Razan.
Hai câu nói nổi tiếng của ông:
Ông nói rằng mình đã chiến đấu, với tư cách chiến binh hay làm tướng, trong 90 trận.
Có thông tin cho rằng Ieyasu có thói quen xấu là hay cắn móng tay khi căng thẳng, đặc biệt là trước và trong trận đánh.
Ông thích nhiều kỹ thuật kenjutsu, là người tài trợ cho trường kiếm thuật Yagyū Shinkage-ryū và họ cũng là người hướng dẫn kiếm thuật riêng của ông.
== Thời đại mà Ieyasu làm chủ ==
Ieyasu trị vì trực tiếp với tư cách Chinh di Đại tướng quân hay gián tiếp với tư cách Đại Ngự Sở trong thời đại Khánh Trường (Keichō) (1596 - 1615).
== Di sản ==
Theo Sakaiya Taichi:
Cũng theo Sakaiya Taichi, dưới thời ông, bản tính "đảo quốc" và tính "nghi kỵ ngoại quốc" được hình thành.
== Trong văn hóa đại chúng ==
Ieyasu xuất hiện trong vô số các cuốn sách, vở kịch, phim, show truyền hình, mạn họa, anime và video game.
Con đường nắm lấy quyền lực của ông được chuyển thể thành tiểu thuyết Shogun của James Clavell với cái tên "Toranaga." Cuốn tiểu thuyết lại được chuyển thể thành một seri phim truyền hình nổi tiếng với Toshiro Mifune đóng vai Toranaga.
Kagemusha, phim của Akira Kurosawa, kể một sự kiện dẫn đến trận Nagashino.
Trong game Warriors Orochi, ông là nhân vật có sẵn trong phe Ngô. Ông cùng Hanzo Hattori giúp Tôn Sách tìm người cha là Tôn Kiên.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Sakaiya Taichi, 12 người lập ra nước Nhật, Người dịch: Đặng Lương Mô, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004
Bolitho, Harold. (1974). Treasures among men; the fudai daimyo in Tokugawa Japan. New Haven: Yale University Press
McClain, James. (1991). The Cambridge History of Japan Volume 4. Cambridge: Cambridge University Press
McLynn, Frank. (2008). The Greatest Shogun, BBC History Magazine, Vol. 9, No. 1, pp 52–53
Nutail, Zelia. (1906). The Earliest Historical Relations Between Mexico and Japan. Berkeley: University of California Press.to digitized version from the collection of Harvard University
Ponsonby-Fane, Richard A.B. (1956). Kyoto: the Old Capital of Japan. Kyoto: Ponsonby-Fane Memorial Society
Sadler, A.L. (1937). The Maker of Modern Japan.
Sansom, George. (1961). A History of Japan, 1334-1615. Stanford: Stanford University Press. ISBN 0-8047-0525-9
Screech, Timon. (2006). Secret Memoirs of the Shoguns: Isaac Titsingh and Japan, 1779-1822. London: RoutledgeCurzon. ISBN 0-7007-1720-X
Titsingh, Isaac. (1822). Illustrations of Japan. London: Ackerman
Titsingh, Isaac. (1834). [Siyun-sai Rin-siyo/Hayashi Gahō, 1652], Nipon o daï itsi ran; hay Annales des empereurs du Japon. Paris: Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland. link for digitized, full-text copy of this book (bằng tiếng Pháp)
Totman, Conrad. (1967). Politics in the Tokugawa Bakufu, 1600-1843. Cambridge: Harvard University Press
== Liên kết ngoài ==
Tokugawa Ieyasu
Tokugawa Ieyasu (1543 - 1616)
Thời kỳ Giang Hộ (1603 - 1867) |
giải vô địch bóng đá đông nam á 2016.txt | Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016 được tài trợ bởi Suzuki và chính thức được gọi tên là AFF Suzuki Cup 2016, sẽ là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 11 được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 – ngày 17 tháng 12 năm 2016 tại Myanmar và Philippines. Đây là lần đầu tiên giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được tổ chức ở hai quốc gia này. Đây cũng là giải đấu cuối cùng có 8 đội tham dự (kể từ AFF Cup 2018 sẽ có 10 đội tham dự).
Đương kim vô địch Thái Lan bảo vệ thành công ngôi vô địch sau khi vượt qua Indonesia với tổng tỉ số 3–2 sau hai lượt trận chung kết và trở thành đội tuyển thành công nhất với 5 lần đăng quang.
== Các nước chủ nhà ==
Kỳ họp thứ 11 của Hội đồng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã diễn ra tại Naypyidaw vào ngày 21 tháng 12 năm 2013 xác nhận Myanmar và Philippines là đồng chủ nhà của giải đấu này.
Philippines đã rút lui, không đăng cai vòng bảng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á vào tháng 2 năm 2016 do sân vận động Tưởng niệm Rizal không đảm bảo điều kiên thi đấu. Tuy nhiên đến ngày 12 tháng 3 năm 2016 tại cuộc họp của Hội đồng Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) ở Đà Nẵng đã xác nhận Philippines vẫn giữ được quyền đăng cai vòng bảng.
== Địa điểm ==
== Vòng loại ==
Vòng loại dành cho các đội tuyển yếu của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á được tổ chức tại Campuchia.
Hiệp hội bóng đá Indonesia chính thức được FIFA dỡ bỏ lệnh cấm thi đấu từ ngày 5 tháng 8 năm 2016, đồng nghĩa với việc đội tuyển nước này được phép tham dự AFF Cup 2016. Lệnh cấm được thông qua tại Đại hội FIFA lần thứ 66.
=== Các đội giành quyền tham dự ===
== Bốc thăm ==
Lễ bốc thăm cho Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2016 diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2016, trong đó Indonesia được đặt ở nhóm 4 vì các đội tuyển quốc gia nước này bị cấm thi đấu gần đây.
== Danh sách ==
== Trọng tài ==
== Vòng chung kết ==
=== Vòng bảng ===
==== Tiêu chí xếp hạng ====
Thứ hạng ở từng bảng được quyết định như sau:
Điểm số đạt được cao hơn trong các trận vòng bảng;
Hiệu số bàn thắng cao hơn trong các trận vòng bảng;
Ghi nhiều bàn thắng hơn trong các trận vòng bảng.
Trường hợp 3 tiêu chí trên bằng nhau, thứ hạng sẽ được quyết định như sau:
Kết quả đối đầu trực tiếp giữa các đội liên quan;
Đá luân lưu 11m nếu các đội liên quan vẫn còn trên sân;
Bốc thăm.
==== Bảng A ====
Tất cả các trận đấu đều diễn ra ở Philippines.
Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (UTC+8)
==== Bảng B ====
Tất cả các trận đấu đều diễn ra ở Myanmar.
Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (UTC+6:30)
=== Vòng đấu loại trực tiếp ===
==== Bán kết ====
Lượt đi
Lượt về
Indonesia thắng với tổng tỷ số 4–3.
Thái Lan thắng với tổng tỷ số 6–0.
==== Chung kết ====
Lượt đi
Lượt về
Thái Lan thắng với tổng tỷ số 3–2.
== Thống kê ==
=== Vô địch ===
=== Danh sách cầu thủ ghi bàn ===
6 bàn
3 bàn
2 bàn
1 bàn
Phản lưới nhà
Nub Tola (trong trận gặp Việt Nam)
=== Giải thưởng ===
=== Thẻ phạt ===
== Bảng xếp hạng giải đấu ==
== Marketing ==
=== Bóng thi đấu chính thức ===
Bóng thi đấu chính thức của AFF Cup 2016 được sử dụng bởi Mitre Delta Fluo Hyperseam.
=== Nhà tài trợ ===
== Truyền thông ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
AFF Suzuki Cup 2016 - Trang web chính thức |
hạt (anh).txt | Hạt của Anh là những khu vực sử dụng cho các mục đích phân định ranh giới hành chính, địa lý và chính trị.
Đối với mục đích hành chính, Anh Quốc ngoài Greater London và quần đảo Scilly được chia thành 83 hạt vùng đô thị và không thuộc vùng đô thị. Các hạt có thể bao gồm một huyện duy nhất hoặc được chia thành một số huyện. Tính đến tháng 4 năm 2009, 27 hạt này được chia thành các huyện và có một hội đồng hạt. Sáu hạt, bao gồm các khu đô thị lớn, được gọi là hạt vùng đô thị, trong đó không có hội đồng hạt, mặc dù một số chức năng được tổ chức trên cơ sở toàn hạt bởi các huyện của chúng (khu tự quản đô thị) hoạt động cùng nhau.
Toàn nước Anh (bao gồm cả Greater London và quần đảo Scilly) cũng được chia thành 48 hạt nghi lễ, mà còn được biết tới như là hạt địa lý. Hầu hết các hạt nghi lễ tương ứng với một hạt vùng đô thị hoặc không thuộc vùng đô thị cùng tên nhưng thường có ranh giới nhỏ hơn.
Việc bố trí hiện nay là kết quả của cải cách từ nhiều bước. Nhiều hạt có nguồn gốc từ thời Trung Cổ, mặc dù các hạt lớn như Yorkshire và Sussex mất nhiều hoặc tất cả các chức năng hành chính của chúng trong nhiều thế kỷ trước. Các hạt địa lý đã tồn tại trước khi cải cách chính quyền địa phương trong năm 1965 và năm 1974 được gọi là hạt cổ xưa hoặc hạt lịch sử. Từ 1889-1974 các khu vực với các hội đồng hạt được biết tới như các hạt hành chính, ngoại trừ các thị trấn và thành phố lớn hơn được gọi là quận (khu tự quản) của hạt và bao gồm các bộ phận của một số hạt địa lý. Từ năm 1974 đến 1996, các hạt vùng đô thị và không thuộc vùng đô thị, một số trong đó được thiết lập chỉ trong năm 1974, tương ứng trực tiếp với các hạt nghi lễ.
Các hạt, thường là các hạt lịch sử hoặc hạt nghi lễ hiện nay, được sử dụng làm cơ sở địa lý cho một số tổ chức như cảnh sát và cứu hỏa, các câu lạc bộ thể thao và các tổ chức phi chính phủ khác.
Đối với mục đích của phân loại và phát thư, Anh đã được chia thành 48 hạt bưu chính đến năm 1996; những điều này đã bị Royal Mail từ bỏ thay vào đó là mã thư tín.
== Tham khảo == |
trạm xá.txt | Trạm xá hay bệnh xá là một cơ sở y tế được đặt tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có nhiệm vụ đảm nhận việc chẩn đoán, khám, chữa bệnh ban đầu hoặc tạm thời đối với các bệnh nhân ở địa phương không có điều kiện chuyển lên các bệnh viện hiện đại và to lớn hơn do thời gian yêu cầu trị bệnh hoặc vì đường sá không thuận lợi. Thông thường trạm xá thực hiện các nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho những ca cấp cứu mang tính khẩn cấp, cán bộ y tế ở đây thường thực hiện sơ cứu đối với một số ca bệnh như rắn cắn, đứt chân tay, ngộ độc thực phẩm, gãy xương... hoặc đỡ đẻ.
Sau khi thực hiện xong sơ cứu nếu vượt quá khả năng của trạm xá thì bệnh nhân sẽ được chuyển lên tuyến trên (các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện trong thành phố). Trạm xá đầu tiên được thành lập vào năm 1827 bởi ông Astley Cooper khi ông này cho xây một số trạm ở vùng Piccotts, gần Hemel Hempstead và là bệnh viện đầu tiên cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí. Sau đó hình thức này dần đã trở nên mở rộng khắp trong vùng và sau đó trở nên phổ biến bênh cạnh hình thức bệnh viện. Trạm xá thường do y tá quản lý.
== Vị trí, vai trò ==
Trạm xá có một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế, đây là nơi thực hiện việc sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu và là cơ sở y tế gần nhất khi có tai nạn xảy ra. Hình thức trạm xá phù hợp với điều kiện kinh tế khó khắn (ở nông thôn, ngoại ô) hoặc các điều kiện về địa lý (vùng sâu, vùng xa, vùng cao) tuy nhiên trạm xá được trang bị sơ sài so với bệnh viện chính quy.
Khái niệm ban đầu của trạm xá một bệnh viện nhỏ một nông thôn hẻo lánh với quy mô khoảng 25 giường. Một lợi thế của trạm xá tại các làng là sự quen thuộc các bác sĩ địa phương có thể có với bệnh nhân của họ có thể ảnh hưởng đến điều trị của họ và chi phí chữa trị phù hợp cho những bệnh nhân nghèo. Ở Việt Nam, trạm xá là một trong những nội dung trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn bao gồm: "Điện, đường, trường, trạm".
== Một số trạm xá trên thế giới ==
Trạm xá Turriff
Fleming Vivianeville
Trạm xá Stephen
Wells, Norfolk
Castle Douglas
Lochmaben
Grosse Pointe Farms, Michigan
Stretford Memorial
== Tham khảo ==
The Book of Manchester and Salford; written for the British Medical Association. Manchester: George Falkner & Sons, 1929; pp. 150–51
Từ điển Anh-Việt, Viện Ngôn ngữ học- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993, trang 199, mục từ Cottage Hospital
Từ điển Việt-Anh, Lê Khả Kế, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995, trang 369, mục từ: Village infirmary
== Liên kết ngoài ==
Images of England, Definition of Cottage Hospital
Cottage Hospitals - Editorial, Submitted by Alan Longbottom. Original source The Builder 1868 Vol XXVI pp145. ngày 29 tháng 2 năm 1868
[1] Wells Cottage Hospital
[2] A guide to Dumfries and Galloway Hospitals, the surviving community or cottage hospitals are clearly evident. |
new brunswick.txt | New Brunswick (tiếng Pháp: Nouveau-Brunswick) là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di sản văn hoá hấp dẫn và phong phú. Nó giáp với Nova Scotia, Québec, và tiểu bang Maine của Hoa Kỳ.
Có hình dáng gần giống hình chữ nhật, nó rộng khoảng 322 km từ bắc xuống nam và 242 km từ đông sang tây. New Brunswick giáp với mặt nước gần như ba phía, bao gồm vịnh St. Lawrence, eo biển Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh, có mức thuỷ triều lên tới 54 feet (khoảng 49,40 m), lớn nhất thế giới. Dân số New Brunswick khoảng 723.900 người, 35% nói tiếng Pháp, phần lớn là cộng đồng Acadia. 50.000 người sống tại New Brunswick. Acadia ban đầu là thuộc địa của Pháp vào những năm 1500.
== Địa lý ==
== Lịch sử ==
== Thành phố ==
New Brunswick có tám thành phố được hợp thành chính thức, danh sách ở dưới theo dân số trở xuống:
Saint John
Moncton
Fredericton
Miramichi
Edmundston
Dieppe
Bathurst
Campbellton
Xem Danh sách cộng đồng thuộc New Brunswick.
== Kinh tế ==
== Giáo dục ==
== Nhân vật ==
== Xem thêm ==
Canada
Hội đồng Lập pháp New Brunswick
Danh sách các thành phố của Canada
Danh sách những thủ hiến của New Brunswick
Danh sách những lieutenant governor của New Brunswick
Danh sách cộng đồng thuộc New Brunswick
Danh sách những quận thuộc New Brunswick
Danh sách những sông thuộc New Brunswick
Nhạc của New Brunswick
== Tham khảo == |
bàn thắng vàng.txt | Bàn thắng vàng là bàn thắng trong bóng đá được dùng để quyết định trận đấu trong hiệp phụ. Khi có bàn thắng vàng thì trận đấu được dừng lại ngay và chiến thắng thuộc về đội có bàn thắng vàng. Sau những cải cách lâu dài, FIFA đã tiến hành một "đạo luật" cho hiệp phụ bằng luật bàn thắng vàng (tiếng Anh: golden goal). Theo nhiều người thì đây là đạo luật thiếu công bằng.
== Nội dung luật ==
Khi hai đội hòa ở hai hiệp đấu chính và đá hiệp phụ, bất cứ đội nào ghi bàn thắng thì trận đấu sẽ kết thúc và phần thắng dĩ nhiên thuộc về họ.
Điều này đã gây đến những "cái chết bất ngờ", vì thế nó còn được gọi là luật "Cái Chết Bất Ngờ" (Sudden Death).
Ở Anh, ngay cả khi đạo luật này được tiến hành, thì FA vẫn giữ nguyên như cũ, không có luật bàn thắng vàng hay bạc, hai đội vẫn đá hết 30 phút hai hiệp phụ.
Sau 2004, luật này không còn được áp dụng.
== Bàn thắng vàng tại các giải đấu lớn ==
FIFA chính thức áp dụng luật này tại các vòng chung kết World Cup từ World Cup 1998 tới World Cup 2002.
Tại vòng 2 World Cup 1998, đội chủ nhà Pháp đã vượt qua Paraguay bằng bàn thắng vàng của hậu vệ kỳ cựu Laurent Blanc ở phút 114. Trước đó Pháp đã ép sân suốt 2 hiệp chính nhưng bị Paraguay phòng thủ triệt để và không thể nào ghi được bàn thắng.
Tại vòng 2 World Cup 2002, đội đồng chủ nhà Hàn Quốc đã thắng Italia 2-1 bằng bàn thắng vàng ở phút 117 của Ahn Jung Hwan sau khi hai đội hòa 1-1 trong 90 phút chính thức. Cũng ở vòng đấu này, Sénégal lần đầu tham dự đã loại Thụy Điển bằng bàn thắng vàng trong hiệp phụ thứ 2 sau khi 2 đội cũng hòa 1-1 trong 90 phút chính thức nhưng chính họ lại để thua Thổ Nhĩ Kỳ bởi bàn thắng vàng của Ilhan Mansiz ở phút 94 trong trận tứ kết
UEFA cho áp dụng Luật bàn thắng vàng tại các giải EURO 1996 và EURO 2000.
Tại giải EURO 1996, trong trận chung kết, CHLB Đức và CH Séc đã hòa 1-1 trong 90 phút chính thức. Khi thi đấu hiệp phụ, phút 95, Oliver Bierhoff đã ghi bàn thắng vàng cho CHLB Đức đoạt chức vô địch.
Tại giải EURO 2000, đội tuyển Pháp đã 2 lần ghi bàn thắng vàng để giành chức vô địch. Tại bán kết, khi Pháp và Bồ Đào Nha đang hòa 1-1, Pháp được phạt đền và Zinédine Zidane đã sút thành công, đưa Pháp vào chung kết. Tại trận chung kết với Italia, hai đội cũng hòa 1-1 sau 90 phút và thi đấu hiệp phụ. Phút 118, David Trezeguet đã ghi bàn thắng vàng quyết định giúp Pháp vô địch châu Âu lần thứ 2.
== Xem thêm ==
Bàn thắng bạc
== Tham khảo == |
xà cừ (vật liệu).txt | Xà cừ là một hỗn hợp hữu cơ-vô cơ có nguồn gốc tự nhiên. Nó được tạo thành từ các miếng nhỏ hình lục giác chứa các tinh thể aragonit (cacbonat canxi (CaCO3) có kích thước rộng 10-20 µm và dày khoảng 0,5 µm, được sắp xếp thành các phiến mỏng song song liên tục. Các lớp aragonit này được chia tách bởi các tấm chứa chất hữu cơ bao gồm các loại polymer sinh học mềm dẻo (chẳng hạn chitin, lustrin và các protein giống như lụa). Hỗn hợp của các miếng aragonit dòn và các lớp mỏng polymer sinh học mềm dẻo làm cho vật liệu cứng và đàn hồi. Độ cứng và đàn hồi còn do sự sắp xếp kiểu "gạch xây tường" của các miếng aragonit, nó ngăn chặn sự lan truyền vết nứt theo chiều ngang. Kết cấu này ở kích thước đủ lớn làm tăng độ dai của nó đủ lớn, làm cho nó gần như tương đương với độ dai của silic.
Bề ngoài óng ánh của xà cừ là do độ dày của các miếng aragonit chỉ khoảng 0,5 micromét, có thể so sánh được với bước sóng của ánh sáng. Nó tạo ra sự giao thoa với các bước sóng khác nhau của ánh sánh, kết quả là các màu sắc khác nhau của ánh sáng được phản xạ ở các góc nhìn khác nhau.
Xà cừ do các tế bào biểu mô thuộc phần áo của một số loài động vật thân mềm tiết ra. Trong các loài động vật thân mềm này thì xà cừ được tích tụ liên tục ở mặt trong của mai hay vỏ của chúng, như là một phương thức để làm trơn vỏ cũng như là cách thức để chống lại các sinh vật ký sinh và các mảnh cát sỏi vụn gây nguy hiểm cho cơ thể.
Lớp xà cừ óng ánh bên trong này được nhiều nền văn hóa đánh giá cao và thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức hay lớp khảm trên bề mặt các đồ gỗ.
Khi động vật thân mềm bị động vật ký sinh xâm lấn hay bị kích thích bởi các vật thể lạ mà nó không thể tống ra ngoài thì một quá trình gọi là bao nang để chôn vùi các vật thể đó trong các lớp xà cừ đồng tâm kế tiếp nhau. Quá trình này cuối cùng tạo ra cái mà người ta gọi là ngọc trai và nó tiếp diễn cho đến khi nào mà động vật thân mềm còn sống.
Các nguồn chính để sản xuất ngọc trai là hàu ngọc, tìm thấy ở các vùng biển ấm và nhiệt đới, chủ yếu tại châu Á; trai ngọc nước ngọt, sống ở nhiều con sông thuộc châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ; cũng như bào ngư ở California, Nhật Bản và các khu vực khác của Thái Bình Dương.
== Tham khảo ==
Lin, A. và Meyers, M.A. 2005. Growth and structure in abalone shell, Materials Science and Engineering A 390(15 tháng 1):27–41 ([1])
Mayer, George, "Rigid Biological Systems as Models for Synthetic Composites", Science 310 (18 tháng 11 năm 2005):1144–1147 ([2])
Ortiz C. và những người khác (tháng 9 năm 2005). Nanoscale morphology and indentation of individual nacre tablets from the gastropod mollusc Trochus niloticus. J. Mater. Res. 20 (9). Tập tin pdf trực tuyến
== Xem thêm ==
Ammolit
Khảm xà cừ |
bluetooth.txt | Bluetooth là một đặc tả công nghiệp cho truyền thông không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các mạng cá nhân không dây (Wireless Personal Area Network-PANs).
Bluetooth có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Bluetooth hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên tới 720 Kbps trong phạm vi 10 m–100 m. Khác với kết nối hồng ngoại (IrDA), kết nối Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần 2,4 GHz.
Thuật ngữ "Bluetooth" (có nghĩa là "răng xanh") được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch, vua Harald Bluetooth, người Viking nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với nhau. Vào thế kỷ thứ 10, chính vị vua này đã mang đạo Tin Lành vào Đan Mạch trong khi Ericsson là công ty đầu tiên phát triển đặc tả cho công nghệ hiện đang ngày càng thông dụng trong cuộc sống hiện đại.
== Lịch sử phát triển ==
Đặc tả Bluetooth được phát triển đầu tiên bởi Ericsson (hiện nay là Sony Ericsson và Ericsson Mobile Platforms), và sau đó được chuẩn hoá bởi Bluetooth Special Interest Group (SIG). Chuẩn được phát hành vào ngày 20 tháng 5 năm 1999. Ngày nay được công nhận bởi hơn 1800 công ty trên toàn thế giới. Được thành lập đầu tiên bởi Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, sau đó cùng có sự tham gia của nhiều công ty khác với tư cách cộng tác hay hỗ trợ. Bluetooth có chuẩn là IEEE 802.15.1.
== Ứng dụng ==
Bluetooth cho phép kết nối và trao đổi thông tin giữa các thiết bị như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính xách tay, PC, máy in, thiết bị định vị dùng GPS, máy ảnh số, và video game console.
Các ứng dụng nổi bật của Bluetooth gồm:
Điều khiển và giao tiếp không dây giữa một điện thoại di động và tai nghe không dây.
Mạng không dây giữa các máy tính cá nhân trong một không gian hẹp đòi hỏi ít băng thông.
Giao tiếp không dây với các thiết bị vào ra của máy tính, chẳng hạn như chuột, bàn phím và máy in.
Truyền dữ liệu giữa các thiết bị dùng giao thức OBEX.
Thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch, và các thiết bị điều khiển giao thông.
Thay thế các điều khiển dùng tia hồng ngoại.
Gửi các mẩu quảng cáo nhỏ từ các pa-nô quảng cáo tới các thiết bị dùng Bluetooth khác.
Điều khiển từ xa cho các thiết bị trò chơi điện tử như Wii - Máy chơi trò chơi điện tử thế hệ 7 của Nintendo và PlayStation 3 của Sony.
Kết nối Internet cho PC hoặc PDA bằng cách dùng điện thoại di động thay modem.
== Xem thêm ==
Virus (máy tính)
Điện thoại di động
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web chính thức về kết nối Bluetooth |
we will rock you.txt | "We Will Rock You" là tên một bài hát do Brian May sáng tác và được ban nhạc Queen thu âm và trình diễn. Một phiên bản của bài đã được dùng làm bài hát đầu tiên trong album News of The World làm năm 1977. Trong phiên bản này có nhịp dậm chân và vỗ tay theo điệp khúc mang sắc thái của bài hát. Khi được biểu diễn trực tiếp, bài hát này thường được trình diễn sau bài "We Are the Champions", một bài nổi tiếng khác của album. Bài hát cũng được sử dụng rộng rãi trong các sự kiện thể thao. Ban nhạc cũng đã từng biểu diễn bài hát theo một kiểu khác (kiểu "phiên bản nhanh") có tiết tấu nhanh và tràn ngập tiếng ghi ta, bass và trống. Ban nhạc cũng thường công diễn phiên bản này vào các năm của thập kỷ 1970, có thể thấy được qua album kép Live Killers.
Hiệu quả có được tiếng chân dậm nhịp đã có được khi ban nhạc ở trong một ngôi nhà thờ cổ, dẫm chân trên sàn gỗ để tạo ra âm thanh.
Bài hát được trình diễn bởi ban nhạc Queen và ca sĩ Axl Rose vào buổi hoà nhạc tưởng nhớ Freddie Mercury năm 1992.
Vào năm 2000, các thành viên còn lại của Queen (trừ John Deacon) đã thu âm một phiên bản theo loại nhạc rap với ban nhạc 5ive. Bài hát đã đứng thứ 1 ở Anh. Một bản cover khác của bài hát có trong video game Dance Dance Revolution Extreme và được hát bởi by Houseboyz.
== Queen nói về kỷ lục ==
Brian May:
"Đó là một sự hưởng ứng trong trường hợp khá đặc biệt trong sự nghiệp của chúng tôi khi khán giả đã trở nên phần quan trọng hơn chúng tôi trong những lần biểu diễn. Họ đã hát theo tất cả các bài hát. Ở một nơi như Birmingham, thì là quá ầm ĩ đến mức chúng tôi phải dừng biểu diễn lại và để cho họ hát cùng mình. Cho nên cả Freddie và tôi đã nghĩ rằng đó hẳn là cuộc thử nghiệm thú vị để sáng tác bài hát với sự tham gia của khán giả. Cảm giác của tôi lúc đó là mọi người có thể dậm nhịp và vỗ tay, hát theo một motif đơn giản. Chúng tôi thu âm ở Wessex, trong một ngôi nhà thờ cổ có âm thanh tự nhiên cho bài hát. Ở đó không hề có sự tham gia của tiếng trống. Chỉ là chúng tôi, dẫm chân trên sàn nhà bằng gỗ rất nhiều lần, với những máy móc thô sơ và vỗ tay. Một ít lời hát, một ít ghi ta và đó chính là bài hát."
"Tại buổi hoà nhạc, tôi đã phát hiện ra, mọi người có xu hướng vỗ tay ba lần hơn là chân hai nhịp và một nhịp vỗ tay. Một việc thật ngạc nhiên là khi đi xem trận đá bóng hay các sự kiện thể thao nói chung và nghe mọi người làm như vậy. Một điều phấn khởi là nó đã trở thành một phần của tập quán, thói quen...Tôi rất hạnh phúc vì điều đó."
== Tin bên lề ==
Trong khi thuộc về thế giới hậu rock and roll, đặc biệt là phổ biến trong các sự kiện thể thao, một trong những cách dùng đầy sáng tạo là việc dùng "We Will Rock You" có trong bộ phim Câu chuyện chàng Hiệp sĩ (A Knight's Tale), một phim về thời Trung cổ Anh.
Tay chơi oóc gan Nancy Faust của đội bóng chày Chicago White Sox đã cho nó trong danh sách bài hát của cô, còn những người hâm mộ Chicago White Sox thì hát: "We will, we will, SOX YOU!"
Đội bóng rổ Detroit Pistons thì sử dụng bài hát trong thời kỳ Bad Boys những năm thập kỷ 1880 và đầu những năm 1990. Đội Pistons hiện tại thường chơi bài hát trong các trò chơi ở nhà của họ, đặc biệt là từ khi thành phố của họ trở nên được biết đến qua bộ phim Detroit Rock City.
Ban nhạc Nickelback đã hát lại bài này trong bản bonus của mình trong chiến dịch quảng cáo cho Wal-Mart trong album All The Right Reasons làm năm 2005.
Bài hát này được sử dụng như một bài hát chính thức của trò chơi bóng đá Winning Eleven 5
Ban nhạc 5ive đã hát lại bài hát và phát hành nó như một đĩa đơn và đĩa này đã đứng thứ 1 ở Anh.
Một phiên bản của bài hát đã được trình diễn bởi ca sĩ nhạc pop Beyoncé, Britney Spears và Pink trong một quảng cáo khá dài cho Pepsi trên truyền hình. Khung cảnh là một đấu trường La Mã cổ đại; Pink, Beyoncé và Britney là những chiến sĩ chiến đấu với hoàng đế - do ca sĩ Enrico Iglesias đóng - bằng cách hát cùng khán giả bài hát "We Will Rock You".
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Video bài hát của Queen cùng với Axl Rose
Video bài hát trong album Queen for a day |
juan martín del potro.txt | Juan Martin del Potro (sinh 23 tháng 9 năm 1988) là vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Argentina. Anh là nhà vô địch giải quần vợt US Open 2009 sau khi giành chiến thắng trước Roger Federer 3-6 7-6(5) 4-6 7-6(4) 6-2. Với chiến thắng đó, tính đến nay, Del Potro là tay vợt duy nhất sau Rafael Nadal đánh bại được Roger Federer ở một trận chung kết Grand Slam.
Bắt đầu cầm vợt khi lên 7, del Potro đã giành trận thắng chuyên nghiệp đầu tiên vào năm 2004, khi 15 tuổi. Vào năm 2008, anh đã trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử ATP giành được bốn danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp một cách liên tiếp. Del Potro cũng sở hữu chuỗi chiến thắng liên tiếp dài thứ hai của năm 2008, cũng là chuỗi chiến thắng dài thứ hai được tạo ra bởi một tay vợt tuổi teen trong kỷ nguyên Open, sau Rafael Nadal, với 23 chiến thắng trong năm giải đấu. Thành tựu lớn nhất của del Potro chính là chức vô địch US Open 2009, nơi anh đánh bại Roger Federer trong trận chung kết và Nadal ở bán kết, trở thành người đầu tiên và duy nhất cho đến hết tháng 1 năm 2011, đánh bại được cả Nadal và Federer trong cùng một Grand Slam. Anh là tay vợt trẻ thứ năm và cũng là tay vợt Argentina thứ hai giành chức vô địch Mỹ mở rộng trong kỷ nguyên mở rộng.
Bố của anh, Daniel del Potro từng là một vận động viên rugby bán chuyên nghiệp ở Argentina, và là một bác sĩ thú y. Mẹ của anh, Patricia, là một giáo viên, gia đình anh còn có một cô em gái tên Julieta. Del Potro nói tiếng Tây Ban Nha như tiếng mẹ đẻ, ngoài ra anh còn có thể nói tiếng Italia và Anh. Bên cạnh quần vợt, Potro cũng đam mê bóng đá. Những đội bóng mà anh ủng hộ là Boca Juniors ở quê nhà và Juventus ở Ý. Khi còn nhỏ, Potro thường xuyên dành thời gian để chơi cả hai môn thể thao và cầu thủ người Italia lai Argentina – Mauro Camoranesi là người bạn thân của anh.
Del Potro bắt đầu chơi quần vợt dưới sự dìu dắt của huấn luyện viên Marcelo Gomez (người cũng đã huấn luyện các tay vợt sinh ra ở Tandil khác như Juan Monaco, Mariano Zabaleta và Maximo Gonzalez). Tài năng của Del Potro thực sự được khám phá bởi cựu tay vợt người Italia – Ygo Colombini, người đã đồng hành cùng anh trong những bước đầu của sự nghiệp và cho đến ngày hôm nay vẫn là người đại diện chính thức, cũng như người bạn thân thiết. Khi được hỏi về tham vọng của mình khi chơi quần vợt, del Potro đã trả lời: "Tôi có mớ ước giành được chức vô địch Grand Slam và Davis Cup".
== Khoảng thời gian 2002–2005 ==
Ở tuổi thiếu niên, năm 2002, del Potro đã giành chức vô địch giải Orange Bowl dành cho lứa tuổi U-14, đánh bại Marin Cilic trước khi vượt qua Pavel Tchekov 6-2, 7-6(5) trong trận chung kết. Năm 2003, khi 14 tuổi, del Potro nhận được suất đặc cách tham dự ba giải đấu của ITF tại Argentina nhưng đều phải dừng bước ngay từ vòng đầu.
Tháng 5/2004, del Potro có được trận thắng chuyên nghiệp đầu tiên. Tại giải ITF tổ chức ở Buenos Aires, anh đã đánh bại Martias Niemiz, trước khi để thua Sebastian Decoud ở vòng hai. Chiến thắng tiếp theo của del Potro đến sau đó khoảng năm tháng, khi anh vượt qua tay vợt người Chile – Alvaro Loyola tại Antofagasta. Ít lâu sau, del Potro tiến đến trận tứ kết đầu tiên khi tham dự giải ITF ở Campinas, Brazil, sau những chiến thắng trước Henrique Mello và Alessandro Camarco. Mặc dù không thể đi xa hơn, nhưng với thêm hai chiến thắng nữa, anh đã kết thúc năm với sự thăng tiến đáng kể trên bảng xếp hạng, nhảy từ vị trí 1441 hồi tháng Tám lên 1077 vào tháng 11. Del Potro cũng đã lọt vào trận chung kết ở Argentina Cup và giải trẻ Campionati Internazionali D'Italia.
Ngày 11/1/2005, del Potro đã lần đầu tiên vào chung kết giải trẻ ITF - Copa del Cafe (Coffee Bowl) ở Costa Rica, nhưng để thua Robin Haase sau ba set. Anh đã có cuộc tranh cãi với trọng tài ở trận đấu này vì quyết định dừng trận đấu do mưa, vào lúc mà ưu thế đang nghiêng về Potro. Chính vì việc tạm hoãn đó mà set cuối phải chơi ở trong nhà, đây cũng là lần đầu tiên mặt sân trong nhà được dùng trong lịch sử 44 năm của giải đấu trẻ này.
Ở tuổi 16, del Potro đã có trận chung kết đầu tiên ở hệ thống Future, tại giải đấu tổ chức ở Berimbau Naucalpan, Mexico, nhưng vẫn để thua Darko Madjarovski 6–3, 4–6, 4–6. Tuy vậy, sau đó, anh đã giành được hai danh hiệu ITF liên tiếp ở Santiago, Chile và giải trẻ thế giới lần thứ 26. Ở giải đầu tiên, del Potro đánh bại Jorge Aguilar 6–4, 7–6(6), còn ở giải thứ hai, anh không để mất bất cứ một set nào trước khi đè bẹp Thiago Alves 6–1, 6–1 trong trận đấu cuối cùng, dù Alves hơn anh tới 400 bậc trên BXH vào thời điểm đó. Danh hiệu ITF thứ ba của anh có được trên quê nhà Argentina, sau khi đánh bại Damian Patriarca tại giải Buenos Aires.
Sau giải ItalyF17 ở Bassano, del Potro đã chính thức chuyển sang đánh chuyên nghiệp và ngay ở giải đấu đầu tiên, the Line Trophy ở Reggio Emilia, anh đã lọt tới bán kết, trước khi để thua người đồng hương Martín Vassallo Argüello trong 3 set. Hai giải đấu tiếp theo, del Potro đã vào đến chung kết của Credicard Citi MasterCard Tennis Cup tại Campos do Jordão, Brazil và để thua Andre Sa 4-6, 4-6. Sau khi chính thức bước sang tuổi 17, anh đã giành chức vô địch Montevideo Challenger khi đánh bại Boris Pašanski ở trận chung kết sau 3 set. Trong năm này, del Potro cũng lần đầu tiên tham dự vòng loại của US Open nhưng không thành công, để thua tay vợt người Paraguay – Ramon Delgado ngay vòng một. Kết thúc năm 2005, del Potro đã nhảy tới 900 bậc trên BXH Thế giới và đứng ở vị trí 158. Thời điểm đó, anh là tay vợt trẻ nhất kết thúc năm trong Top 200.
== Năm 2006 ==
Vào tháng Hai, del Potro đã tham gia giải ATP Tour đầu tiên tại Viña del Mar và có chiến thắng trước Albert Portas, trước khi để thua tay vợt nước chủ nhà Fernando Gonzalez ở vòng hai. Sau đó, khi được xếp hạng hạt giống số 7, anh đã vô địch giải Copa Club Campestre de Aguascalientes với việc đánh bại Dick Norman và Thiago Alves, trước khi hạ gục Sergio Roitman 3–6, 6–4, 6–3 trong trận chung kết.
Del Potro đã lần đầu tiên lọt vào vòng đấu chính ở giải Grand Slam – French Open năm 2006. Nhưng sau đó để thua ngay vòng một trước nhà cựu vô địch giải đấu và lúc đó được xếp hạt giống số 24 - Juan Carlos Ferrero. Sau đó, với vé đặc cách, del Potro tham dự giải ATP Umag, Croatia và lọt vào đến tứ kết, trước khi để thua Wawrinka – người sau đó vô địch giải đấu, trong ba set. Tại Tây Ban Nha, anh tham dự giải Open Castilla y León Challenger, Segovia và đánh bại hạt giống số một Fernando Verdasco ở tứ kết, cùng với Benjamin Becker ở chung kết.
Với việc được xếp hạt giống số 9 ở vòng loại của US Open 2006, del Potro đã lần đầu tiên có mặt ở vòng đấu chính, sau khi lần lượt đánh bại Brian Vahaly, Wayne Arthurs and Daniel Köllerer đều trong 2 set. Khi bước vào giải, anh để thua người cũng vượt qua vòng loại như mình là Alejandro Falla người Colombia, sau 4 set ngay tại vòng một. Tiếp đó, del Potro có lần đầu tiên vượt qua vòng loại của giải ATP Masters Series tại Tây Ban Nha - Mutua Madrileña Madrid Open, nhưng để thua Joachim Johansson ở vòng đầu. Một tuần sau, với suất đặc cách tham dự giải Davidoff Swiss Indoors ở Basel, Thụy Sĩ do Roger Federer rút lui đột xuất, del Potro đã đánh bại người may mắn góp mặt ở vòng đấu chính - Tobias Clemens và George Bastl để lọt vào tới tứ kết, trước khi để thua người sau đó vô địch giải đấu là Fernando González 7–5, 4–6, 4–6. Cuối năm 2006, del Potro kết thúc năm với tư cách tay vợt trẻ nhất có mặt trong Top 100, lúc đó anh 18 tuổi 2 tháng.
== Năm 2007 ==
Del Potro bắt đầu năm bằng việc vào tới bán kết giải ATP Adelaide ở Australia, nơi anh để thua tay vợt chủ nhà Chris Guccione 7–5, 3–6, 5–7, sau khi đã đánh bại Igor Kunitsyn 6–2, 6–0 sáng sớm cùng ngày. Sau đó, anh dừng bước tại vòng hai Australian Open trước người sau đó lọt vào chung kết - Fernando González. Khi tỉ số trận đấu đang là 6–7(7), 6–4, 7–6(3), 4–6, 0–4 thì del Potro buộc phải bỏ cuộc vì chấn thương. Đến tháng Hai, del Potro góp mặt trong đội hình Davis Cup của Argentina gặp Áo ở vòng một. Anh đã đánh bại Jurgen Melzer trong một trận đấu kịch tính với tỉ số 7–6(4), 3–6, 6–4, 4–6, 6–2, góp phần giúp Argentina lọt vào tứ kết.
Ở giải đấu trong nhà Regions Morgan Keegan Championships, del Potro đánh bại Feliciano Lopez 6-1, 6-2 trước khi để thua Mardy Fish (người sau đó vào bán kết của giải) với tỉ số 1-6, 6-7(9) tại vòng hai. Sau đó, anh tiếp tục dừng bước ở vòng hai giải ATP Masters Pacific Life Open, khi để thua Richard Gasquet 6-7(2), 2-6, dù đã đánh bại Gustavo Keurten ở vòng đầu. Thành tích của del Potro cải thiện hơn nhiều ở giải Sony Ericsson Open, tại đây, anh đã lọt vào tới vòng bốn (để thua Rafael Nadal 0-6, 4-6), sau khi lần lượt vượt qua ba tay vợt trong Top 50 là Jonas Björkman, Marcos Baghdatis, và Mikhail Youzhny. Vào tháng năm, anh tiếp tục để thua ngay tại vòng đầu của giải Pháp mở rộng trước nhà vô địch Rafael Nadal với tỉ số 5–7, 3–6, 2–6.
Ở giải đấu sân cỏ đầu tiên của mình, del Potro đánh bại Thomas Johansson trong hai set để lọt vào vòng hai giải Queen's Club, và lại để thua Nadal. Anh cũng lọt vào tới tứ kết giải Nottingham ngay tuần sau đó, đánh bại tay vợt vượt qua vòng loại của nước chủ nhà Jamie Baker và Kunitsyn ở hai vòng đầu, trước khi để thua Ivo Karlovic 6-7(10), 5-7. Tại Wimbledon, vượt qua Davide Sanguinetti 3–6, 6–3, 6–4, 6–4, trước khi để thua nhà đương kim vô địch Roger Federer 2–6, 5–7, 1–6 ở vòng hai, sau khi bị hoãn vì mưa ở set ba.
Ở mùa sân cứng trên đất Mỹ, del Potro để thua Frank Dancevic trong 3 set tại vòng hai giải ATP Indianapolis. Nhưng với người đánh cặp Travis Parrott, anh đã có danh hiệu đôi nam đầu tiên của mình khi vượt qua cặp đôi Teymuraz Gabashvili và Karlović 2–6, 6–2, 10–6 trong trận chung kết. Hạnh phúc với chiến thắng đặc biệt này, Potro phát biểu: "Thật tuyệt vời khi được đánh đôi cùng Parrott. Tôi rất hạnh phúc bởi vì trước đây, tôi chưa từng vô địch một giải đấu đôi nào. Đây sẽ là kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên". Sau đó, del Potro tiếp tục vượt qua vòng loại giải ATP Masters Series Cincinnati, và vào tới vòng ba. Anh đánh bại đồng hương Guillermo Canas cùng với Philipp Kohlschreiber ở hai vòng đầu, trước khi để thua tay vợt cựu số một thế giới – Carlos Moya 5–7, 6–3, 5–7. Tại US Open năm đó, anh đánh bại Nicolas Mahut 6–0, 6–4, 6–2, Melzer 6–3, 6–1, 6–4, trước khi để thua hạt giống số ba Novak Djokovic 1–6, 3–6, 4–6 ở vòng ba. Ở giải Madrid Masters, anh cũng đánh bại Potito Starace 7–5, 6–1 và Tommy Robredo 6–7(4), 6–4, 6–3 ở hai vòng đầu, nhưng lại thua nhà vô địch của giải David Nalbandian tại vòng ba trong 2 set. Ngay sau đó, tại giải đấu cuối cùng trong năm, Paris Masters, del Potro vào đến vòng hai, nhưng thất bại trước Nikolay Davydenko với tỉ số 6–7(3), 1–6. Kết thúc năm, del Potro là tay vợt trẻ nhất có mặt ở Top 50, khi đó anh 19 tuổi 2 tháng.
== Năm 2008 ==
Nửa đầu mùa giải này của del Potro đã bị ảnh hưởng bởi chấn thương và việc thay đổi huấn luyện viên. Anh bắt đầu với trận thua ngay tại vòng một giải Adelaide, nơi được xếp hạt giống số 7. Tiếp đó, del Potro vào đến vòng hai của Australian Open, nhưng lại buộc phải bỏ cuộc trước David Ferrer khi tỉ số đang là 3-6, 4-6 vì chấn thương. Đến tháng Ba, del Potro quay lại thi đấu và có được chiến thắng trước Jesse Levine, 7–5, 6–1 ở vòng một giải Sony Ericsson Open, nhưng sau đó để thua Lopez 4-6, 2-6. Vật lộn với chấn thương, thứ hạng của anh tụt xuống tận thứ 81 vào tháng Tư. "Ở thời điểm đầu năm, tôi đã chơi tốt nhưng lại gặp phải nhiều chấn thương, những vấn đề với cơ thể và sức khỏe", del Potro nói. "Tôi đi đến quyết định thay đổi huấn luyện viên, thay đổi người phụ trách vấn đề thể lực, nói chung là thay đổi mọi thứ".
Tháng Năm, del Potro một lần nữa phải bỏ cuộc, lần này là tại vòng một giải Rome Masters, khi anh đang có tỉ số 7–5, 4–6, 0–1 trước Andy Murray. Trong thời gian diễn ra set hai, tay vợt người Argentina đã có những câu nói không hay về mẹ của Murray. Sau đó, del Potro giao bóng hỏng ba lần liên tiếp và buộc phải dừng trận đấu vì chấn thương lưng. Ở giải Grand Slam thứ hai trong năm, Pháp mở rộng, anh để thua tại vòng hai trước Simone Bolelli sau 4 set. Đến tháng Sáu, del Potro đã lọt vào bán kết giải sân cỏ Ordina Open, nhưng để thua hạt giống số một và cũng là người vô địch sau đó – David Ferrer trong hai set. Năm thứ hai liên tiếp, anh bị loại ngay từ vòng hai giải Wimbledon, lần này là bởi Wawrinka sau ba set với tỉ số 6–7(5), 3–6, 5–7.
== Sự nghiệp Grand slam ==
== Chú thích == |
edmund hillary.txt | Sir Edmund Percival Hillary, KG, ONZ, KBE (20 tháng 7 năm 1919 - 11 tháng 1 năm 2008) là một nhà thám hiểm và leo núi người New Zealand. Ngày 29 tháng 5 năm 1953, Hillary và nhà leo núi người Sherpan, Tenzing Norgay đã trở thành hai người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest và quay về an toàn.
== Tiểu sử ==
Edmund Percival Hillary sinh ngày 20 tháng 7 năm 1919 tại thị trấn Tuakau (phía Nam Auckland), bố ông là Percival Augustus Hillary còn mẹ là bà Gertrude Clark. Hillary học cấp II tại trường sơ trung Auckland (Auckland Grammar School), ông thường phải đi mất 2 tiếng để tới trường và thường dùng thời gian đó để đọc sách. Khi đó Hillary bé hơn các bạn cùng tuổi và rất nhút nhát, vì vậy ông thường vùi đầu vào những quyển sách và ước mơ sau này được trở thành nhà thám hiểm. Ông bắt đầu nhận ra niềm yêu thích của mình với môn leo núi vào tuổi 16 khi tham gia một chuyến đi của trường tới núi Ruapehu, Hillary nhận ra rằng mình khỏe và chịu đựng tốt hơn nhiều người khác. Năm 1939, ông hoàn thành chuyến leo núi lớn đầu tiên khi lên đến đỉnh núi Olivier của dãy núi Southern Alps.
Cùng với người anh Rex, Hillary làm nghề nuôi ong, nghề này tạo điều kiện cho ông tiến hành những chuyến leo núi vào mùa Đông của phương Nam, khi công việc nuôi ong phải tạm nghỉ.
Khi được 19 tuổi, Hillary trở thành giảng viên chính thức của trường Radiant Living, ông làm việc ở đây cho đến năm 1943. Trong cuốn sách View from the Summit (dịch nghĩa: Nhìn từ đỉnh núi) của mình, Hillary viết: "Tôi học được nhiều điều ở trường Radiant Living - Tôi đã biết cách diễn thuyết một cách tự tin và thậm chí còn bắt đầu suy nghĩ một cách thoải mái về những đề tài quan trọng. Nhưng cuối cùng thì lòng nhiệt tình của tôi như lẽ thường cũng giảm dần. Tôi muốn thoát ra khỏi cuộc sống bình thường này, nên cuối cùng đành bất đắc dĩ rời khỏi trường."
Năm 1943 Hillary tham gia Không quân hoàng gia New Zealand (RNZAF) và trở thành phi công lái thủy phi cơ Catalina. Năm 1945 ông được điều tới Fiji và quần đảo Solomon, tại đây ông bị bỏng nặng sau một tai nạn trên thuyền và được hồi hương về New Zealand.
== Chinh phục đỉnh Everest ==
Hillary là một người được điểm A ở lớp. bắt đầu tham gia chinh phục đỉnh Everest năm 1951 khi tham gia đoàn khảo sát của Anh do Eric Shipton lãnh đạo.
Trong giai đoạn này, con đường lên đỉnh núi từ phía Tây Tạng bị đóng cửa còn Nepal chỉ cho phép mỗi năm một đoàn thám hiểm lên đỉnh núi theo con đường của họ. Một đoàn leo núi của Thụy Sĩ (có sự tham gia của Tenzing) đã cố gắng chinh phục đỉnh núi năm 1952 nhưng phải quay trở lại khi chỉ còn cách đỉnh Everest 260 mét vì điều kiện thời tiết. Năm 1953, những người Anh được phép tiến hành chuyến thám hiểm. Trong chuyến leo núi ở dãy Alps năm 1952, Hillary và người bạn George Lowe đã được mời tham gia chuyến thám hiểm năm 1953, ngay lập tức ông nhận lời.
Đầu tiên, Shipton được chọn là người lãnh đạo cuộc leo núi nhưng sau đó bị thay thế bởi John Hunt. Hillary định rời khỏi đoàn nhưng đã được cả Hunt và Shipton thuyết phục ở lại. Ông dự định sẽ leo cùng người bạn Lowe, tuy vậy Hunt đã chọn hai đội khác với ý Hillary, một đội là Tom Bourdillon và Charles Evans, còn đội kia là Hillary and Tenzing. Như nhiều chuyến leo núi khác, cuộc thám hiểm này là một cố gắng của tập thể. Lowe giám sát việc chuẩn bị để leo ngọn Lhotse còn Hillary phụ trách con đường leo qua thác băng Khumbu đầy nguy hiểm.
Trại chuẩn bị ở chân núi của cuộc thám hiểm được dựng tháng 3 năm 1953 tại South Col ở độ cao 7.900 mét. Ngày 26 tháng 5, đội thứ nhất của Bourdillon và Evans thực hiện chuyến leo núi, họ đã đến được đỉnh Nam chỉ cách đỉnh Everest 100 mét nhưng sau đó phải quay lại do hệ thống dưỡng khí của Evans bị hỏng. Hunt quyết định nhóm của Hillary và Tenzing sẽ lên đỉnh núi.
Hillary và Tenzing bị tuyết và gió giữ chân ở South Col suốt 2 ngày. Ngày 28 tháng 5 họ được nhóm 3 người của Lowe, Alfred Gregory và Ang Nyima tiếp viện và hai người dựng được lều ở độ cao 8.500 mét sau khi nhóm tiếp viện đã quay xuống núi. Buổi sáng hôm sau, Hillary phát hiện ra đôi giày leo núi của ông đã bị đóng băng ở ngoài lều và ông phải mất 2 giờ để làm ấm đôi giày. Sau đó Hillary và Tenzing cố gắng leo lên đỉnh núi lần cuối, họ mang theo 30 kg dụng cụ. Khó khăn cuối cùng của con đường leo lên đỉnh núi là một vách đá cao 12 mét (sau đó được đặt tên là "Hillary Step"), Hillary tìm ra cách leo lên khi ông nhìn thấy một khe nứt giữa vách đá và băng tuyết và Tenzing đi theo ông . Sau vách đá này thì con đường trở nên đơn giản hơn và họ lên đến đỉnh Everest vào lúc 11 giờ 30 phút sáng. Theo như Hillary kể lại, "Chỉ cần bổ thêm vài nhát rìu phá băng, và chúng tôi đã đứng trên đỉnh".
Hillary và Tenzing chỉ đứng trên đỉnh Everest chừng 15 phút, hai người thử tìm những vết tích cuộc leo núi trước đó của George Mallory, Hillary chụp cho Tenzing một bức hình, Tenzing để lại vài thanh sô-cô-la trên tuyết như một lễ vật, còn Hillary để lại một cây thánh giá ông được cho trước đó.
Sau khi chinh phục đỉnh núi, hai người phải tiếp tục cẩn thận với con đường quay về, họ nhận ra rằng tuyết trôi đã che phủ dấu vết của chuyến leo lên và làm nhiệm vụ trở nên phức tạp. Người đầu tiên họ gặp trên đường quay về là Lowe, ông này đã leo lên để gặp họ với một bình súp nóng.
Tin tức về sự thành công của chuyến thám hiểm được truyền đi vào đúng ngày lên ngôi của nữ hoàng Anh Elizabeth II. Hillary và Tenzing đã rất ngạc nhiên trước sự ca ngợi của quốc tế dành cho họ khi hai người quay về Kathmandu.
== Các chuyến thám hiểm sau Everest ==
Hillary đã trèo lên 10 đỉnh núi khác của dãy Himalaya trong các cuộc thám hiểm năm 1956, 1960-61 và 1963-65. Ông đặt chân tới cực Nam của Trái đất ngày 4 tháng 1 năm 1958 trong chuyến thám hiểm xuyên Nam Cực của Khối thịnh vượng chung. Hillary cũng đã tham gia một cuộc thám hiểm bằng thuyền máy từ cửa sông Hằng tới nguồn của nó năm 1977. Năm 1985, Hillary và Neil Armstrong đã cùng nhau bay vượt qua Bắc Băng Dương trên một chiếc máy bay hai động cơ nhỏ và hạ cánh xuống Bắc Cực. Như vậy, ông đã trở thành người đầu tiên đặt chân đến hai cực của địa cầu và đỉnh Everest. Cùng năm này, Edmund Hillary được cử làm cao ủy (đại sứ) của New Zealand tại Ấn Độ, Nepal và Bangladesh, ông làm việc ở New Delhi bốn năm rưỡi.
Năm 1979, ông đã dự định trở thành hướng dẫn viên cho chuyến bay tham quan Nam Cực xấu số Air New Zealand Flight 901 nhưng rồi phải từ bỏ vì bận việc khác. Người thay thế Hillary là bạn thân của ông Peter Mulgrew, sau đó đã phải bỏ mạng vì tai nạn của chiếc máy bay này tại đỉnh Erebus.
== Vinh danh ==
Hillary là người New Zealand duy nhất có chân dung trên tiền giấy của nước này khi còn sống. Nhiều đường phố, trường học và tổ chức ở New Zealand và nước ngoài được đặt theo tên của ông như trường Sir Edmund Hillary Collegiate ở Otara hay Ủy ban Hillary (Hilarry Commission) (nay là SPARC).
Để kỉ niệm lần thứ 50 chuyến chinh phục đỉnh thành công đỉnh Everest, chính phủ Nepal đã trao tặng Edmund Hillary danh hiệu công dân danh dự của nước này trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Kathmandu. Ông là người nước ngoài đầu tiên có vinh dự này ở Nepal.
== Hoạt động từ thiện ==
Edmund Hillary đã dành rất nhiều thời gian để giúp đỡ những người Sherpa ở Nepal thông qua quỹ Himalayan Trust do ông thành lập. Ông cũng là Chủ tịch danh dự của quỹ American Himalayan Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ chuyên giúp đỡ nâng cao sinh thái và điều kiện sống ở vùng núi Himalaya.
Mới đây Hillary đã bày tỏ sự khinh bỉ của mình với thái độ của một số người leo núi, đặc biệt ông chỉ trích công khai việc Mark Inglis, một người New Zealand và 40 người leo núi khác đã để nhà leo núi người Anh David Sharp chết vào tháng 5 năm 2006. Ông phát biểu rằng: "Tôi nghĩ là thái độ chung của những người leo lên đỉnh Everest ngày càng tệ hại. Mọi người chỉ muốn leo lên đỉnh núi, thật kinh khủng khi bạn nhìn thấy một người đàn ông gặp phải những rắc rối về độ cao, bị mắc dưới tảng đá mà chỉ ngả mũ chào rồi thản nhiên đi qua".
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web của quỹ Himalayan Trust UK
Trang web của quỹ American Himalayan Foundation
Hillary đặt chân đến Nam Cực
Phỏng vấn Hillary trên tạp chí TIME |
20 tháng 4.txt | Ngày 20 tháng 4 là ngày thứ 110 trong mỗi năm thường (ngày thứ 111 trong mỗi năm nhuận). Còn 255 ngày nữa trong năm.
== Sự kiện ==
888 – Hoàng thái đệ Lý Kiệt kế vị hoàng đế triều Đường, tức Đường Chiêu Tông, Vi Chiêu Độ tạm thời phụ chính.
1534 – Theo ủy thác của Quốc vương Pháp, Jacques Cartier căng buồm đi tìm hành lang phía tây để đến châu Á.
1792 – Pháp tuyên chiến với Áo, Phổ và Sardigna - khởi đầu cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp.
1836 – Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một dự luật thành lập Lãnh thổ Wisconsin.
1862 – Louis Pasteur và Claude Bernard làm xong thử đầu tiên về cách khử trùng.
1902 – Pierre và Marie Curie lọc rađi clorua (vẫn chưa đến nguyên chất). Ông ba ấy tưởng là họ đã tách ra chất nguyên đó.
1918 – "Nam tước Đỏ" Manfred von Richthofen của Không quân Đức bắn hạ chiếc máy bay thứ 79 và 80, cũng là cuối cùng trong binh nghiệp của ông.
1926 – Western Electric và Warner Brothers quảng cáo Vitaphone, phương pháp cho để làm phim có tiếng.
1972 – Tàu Apollo 16 đến Mặt Trăng.
1978 – Xô Viết bắn hạ máy bay chuyến 902 của hãng Korean Air Lines sau chiếc máy bay này vi phạm không phận Liên Xô.
1998 – Tổ chức khủng bố Phái Hồng quân tại Đức công bố việc tự giải tán sau 28 năm hoạt động.
1999 – Hai học sinh tuổi thiếu niên tiến hành thảm sát Trường Trung học Columbine tại bang Colorado, Hoa Kỳ, sau đó tự sát.
2010 – Giàn khoan bán tiềm thủy Deepwater Horizon phát nổ ở Vịnh Mexico, làm chết 12 công nhân và bắt đầu một vụ tràn dầu kéo dài sáu tháng.
== Sinh ==
1808 - Napoléon III của Pháp (m. 1873).
1889 - Adolf Hitler, nhà độc tài Đức (m. 1945).
1972 - Lê Huỳnh Đức, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
1976 - Shay Given, thủ môn bóng đá Ai-len.
1983 - Trường Giang, diễn viên, MC Việt Nam.
1983 - Miranda Kerr, người mẫu người Úc.
1990 - Lộc Hàm, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vũ công người Trung Quốc.
== Mất ==
1314 – Giáo hoàng Clement V (s. 1264).
1947 – Christian X của Đan Mạch (s. 1870).
1999 – Eric Harris và Dylan Klebold, thủ phạm về thảm sát trường trung học Columbine. Cũng chết: Cassie Bernall, Steven Curnow, Corey DePooter, Kelly Fleming, Matthew Ketcher, Daniel Mauser, Daniel Rohrbough, Dave Sanders, Rachel Scott, Isaiah Shoels, John Tomlin, Lauren Townsend và Kyle Velasquez.
== Tham khảo == |
hồ ba bể.txt | Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng .
Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam.
Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký "Quyết định số 1419/QĐ-TTg" xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt .
== Thông tin cơ bản ==
Hồ ở độ cao khoảng 145m so với mặt nước biển
Hồ có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, chiều dài gần 8 km, có thắt nút ở giữa. Hồ được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm.
Độ sâu trung bình 20-25 m,lúc cạn nhất còn 5–10 m.
Nguồn nước chính được cung cấp từ 3 con sông chảy vào hồ.
Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s.
Đây là một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi.
Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã (đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước) và đảo Bà Góa. Từ ngày mồng 9 đến 11 tháng Giêng hàng năm, bên bờ hồ Ba Bể có hội "Lồng tồng" (lễ xuống đồng) của người dân tộc sống trong vùng.
Hồ Ba Bể được công nhận là một trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam.
== Sự tích Hồ Ba Bể ==
Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền quay về tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng để xin ăn. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà có mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão cui hủi này đến nhà nào xin ăn đều phì phào mấy tiếng đói lắm các ông các bà ơi, nhưng bà lão đi đến đâu cũng đều bị xua đuổi. Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, kêu bà lão vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con giao long lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm, đầu gác lên giường đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
Tôi thật sự không phải là người, tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành, đó là một trận đại hồng thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rãi quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn này. Còn hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà cô cứu người.
Nói xong, bà lão liền biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, gần đó có một cái ống nước bị vỡ và làm cho nước tràn vào làng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ hai mẹ con bà goá kia vì nước dâng tới đâu thì mảnh đất nhà bà lại được nâng cao hơn, bà thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền.Mặc cho mưa to gió lớn,hai mẹ con chèo thuyền đi cứu người.
Cả làng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.Giữa hồ là một hòn đảo nhỏ,người địa phương gọi đó là Gò Bà Góa.
== Vấn đề môi sinh ==
Với thảm thực vật và động vật hoang dã phong phú, môi sinh hồ Ba Bể nay bị đe dọa nặng vì việc khai thác khoáng sản, nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ. Mặc dù Vườn Quốc gia Ba Bể đã quy định hơn 10.000 ha dưới sự bảo vệ của cơ quan này, việc thi hành vẫn còn nhiều thiếu sót khiến một số nhà khoa học đã báo động rằng hồ đang "chết dần".
== Chùm ảnh về hồ Ba Bể ==
== Chỉ dẫn ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Ba Bể Du lịch Bốn Mùa
Hồ Ba Bể lung linh, huyền thoại
Báo Bắc Kạn |
nam trực.txt | Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), phía tây giáp huyện Vụ Bản và huyện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào chảy qua.
Diện tích: 161,71 km2
Dân số: 208014 người (2008)
== Hành chính ==
Các đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Nam Giang (huyện lị) và 19 xã: Bình Minh, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Dương, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Tân Thịnh.
== Vị trí địa lý ==
Phía bắc huyện tiếp giáp thành phố Nam Định, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía tây giáp huyện Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản. Huyện Nam Trực có các sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Nam Định. Đây vốn là mảnh đất màu mỡ, phù hợp cho sự phát triển của nông nghiệp.
== Lịch sử ==
Thời Bắc thuộc, Nam Trực thuộc huyện Tây Chân, là yết hầu của phủ Thiên Trường.
Thời Trần, Nam Trực là vọng gác phía nam của Nam Định.
Thời thuộc Minh, là phủ Phụng Hoá.
Thời Lê Trung Hưng, do kiêng huý chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Tây Chân được đổi thành Nam Chân.
Thời Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 14 (năm 1833), Nam Chân được chia thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh, sau đổi thành Nam Trực và Trực Ninh.
Sau năm 1954, huyện Nam Trực có 31 xã: Đồng Sơn, Nam An, Nam Bình, Nam Chấn, Nam Cường, Nam Điền, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Long, Nam Minh, Nam Mỹ, Nam Nghĩa, Nam Ninh, Nam Phong, Nam Phúc, Nam Quan, Nam Quang, Nam Tân, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nam Trung, Nam Vân, Nam Xá, Thái Sơn.
Năm 1968, hai huyện Nam Trực và Trực Ninh sáp nhập thành huyện Nam Ninh.
Ngày 2 tháng 1 năm 1997, 2 xã Nam Phong và Nam Vân được sáp nhập về thành phố Nam Định.
Ngày 26-2-1997, thực hiện Nghị định 19/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Nam Ninh lại chia thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh sau 29 năm hợp nhất. Huyện Nam Trực khi đó gồm 20 xã: Bình Minh, Điền Xá, Đồng Sơn, Hồng Quang, Nam Cường, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hải, Nam Hoa, Nam Hồng, Nam Hùng, Nam Lợi, Nam Mỹ, Nam Thái, Nam Thắng, Nam Thanh, Nam Tiến, Nam Toàn, Nghĩa An, Tân Thịnh.
Ngày 14-11-2003, chuyển xã Nam Giang thành thị trấn Nam Giang - thị trấn huyện lị huyện Nam Trực.
== Kinh tế ==
Nông nghiệp nay vẫn là ngành nghề chính của nhân dân nơi đây. Công nghiệp chưa phát triển, chỉ giới hạn trong một số ngành thủ công nghiệp truyền thống tuy nhiên rất manh mún. Trước thời "đổi mới", xã Nam Giang tổ chức sản xuất tổng hợp các mặt hàng Phụ tùng xe đạp, vật dụng trong nhà bếp, dụng cụ cho nông nghiệp, các sản phẩm từ lò rèn trong một "Hợp tác xã" của 4 hợp tác xã thành viên là "Hợp tác xã Tiền Tiến". Làng Vân Chàng thuộc xã Nam Giang là một làng nghề truyền thống thợ rèn và có nguồn gốc ông tổ nghề Rèn ở Núi Tiên { Rú Tiên} Cụm Quần Thể Văn hóa Tiên Sơn ở làng rèn truyền thống Minh lang Vân Chàng{ thuộc tổng Trung Lương} Nay là phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ 2005, xã Nam Giang đã nâng cấp lên thành thị trấn Nam Giang, 55.000 người. Tiểu công nghiệp các ngành kim loại phát triển trở thành một địa phương có cơ sở hạn tầng hoàn bị để sản xuất mọi mặt hàng, như kéo, dao, đồ dùng gia dụng, linh kiện xe đạp, xe máy, xe ô tô, các thành phẩm, bán thành phẩm từ lò đúc gang, thép, kim loại màu, và các nhà máy cán thép, kim loại. Thương hiệu từ xưa đã đi vào lòng dân tộc của xã Vân Chàng: tràng đục chữ "C", kéo "Sinh Tài",... Sau này có vành xe đạp "Tiền Tiến",...
Làng nghề: Làng Báo Đáp - Hồng Quang - Nam Trực nổi tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao và hoa giấy. Nghề làm Nón lá ở xóm Rục Kiều thôn Cổ Gia - Nam Hùng - Nam Trực. Làng Dệt vải ở thôn Liên Tỉnh - Nam Hồng - Nam Trực....
== Danh Nhân ==
Huyện Nam Trực có 3 vị trạng nguyên trong tổng số 5 trạng nguyên của tỉnh Nam Định, trong 49 vị trạng nguyên nước Việt. Đó là các vị: Nguyễn Hiền, Vũ Tuấn Chiêu, Trần Văn Bảo.
Phó thủ tướng
Ông Đặng Việt Châu;xã Nam Hồng Ông Ngô Xuân Lộc; xã Nam Hồng Ông Vũ Văn Ninh; xã Nam Dương
== Du lịch ==
Tại thị trấn Nam Giang, Thôn Cẩm Nang (Giáp Ba) và Thượng thôn Kinh Lũng (Giáp Tư) có lễ hội chợ Viềng họp hàng năm vào ngày 8 tháng giêng Âm lịch. Đáng kể là Hội chùa Bi để ghi ơn Đức Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh mỗi năm vào ngày 21 tháng Giêng Âm Lịch kéo dài 4 ngày và hội này có giá trị văn hóa lớn đã có bề dày lịch sử từ gần 1000 năm. Bên cạnh phía Đông Chùa Đại Bi còn có khu danh lam thắng cảnh Đền Giáp Ba, khu di tích này còn lưu giữ nhiều hoành phi câu đối, đồ thờ khí tự cổ từ thời Hậu Lê vẫn còn nguyên giá trị. Khu di tích này được công nhận di tích lịch cấp quốc gia vào ngày 28 tháng 1 năm 1994. Đền thờ Triệu Việt Vương Hoàng đế ngày mở hội từ 12/8 âm lịch đến ngày 14/8 (đây cũng là ngày chính kỵ). Đền thờ Vua có lối kiến trúc kiểu cung đình hài hòa cân đối, điều đặc sắc ở đây hàng năm tổ chức lễ hội dân làng làm cỗ mỗi nhà một mâm xôi gà lên dâng thánh, tế song, còn có lễ khao quân đây là một nét đẹp trong vùng không nơi nào có được.
Chùa Bi còn gọi là Đại Cổ Bi là một chứng tích lịch sử bằng gỗ lim từ triều Lý được gìn giữ gần như toàn vẹn, không bị các trùng tu thay đổi. Tương truyền những nơi này là nơi quân Tây Sơn đi qua làm lễ khao quân. Kết hợp văn hóa Phật giáo và làng nghề truyền thống là môi sinh cho đời sống đạo đức, văn hóa, có bản năng hiếu khách và dân làng đã có công đem nghề rèn ra khắp ba miền Trung, Nam, Bắc. Tương truyền cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng đã có giao lưu với các nhà Nho thợ rèn và đã gói về nhà vế đối: "sắc không, không sắc".
Với nghề rèn và văn hóa chữ "Nôm" do Thánh Tăng Từ Đạo Hạnh truyền cho, dân làng đã đóng góp cho đất nước bằng kỹ năng và trí tuệ của mình. Từ xưa huyện Nam Trực đã là đất hiếu học với bốn vị trạng nguyên trong đó có Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới mười hai tuổi. Làng Vân Chàng còn có một trạng nguyên là "Thợ Rèn"..
== Tham khảo == |
huyện comilla.txt | Comilla là một huyện thuộc division Chittagong, Bangladesh. Huyện này có diện tích 3085 km², dân số năm 2002 là 4586879 người, mật độ dân số là 1487 người/km².
== Tham khảo == |
ounce.txt | Ounce (viết tắt: oz, từ tiếng Italia cổ onza, hiện nay được viết là oncia; ký hiệu bào chế thuốc: ℥, phiên âm tiếng Việt aoxơ, đôi khi cũng gọi là lượng tây) là một đơn vị đo khối lượng trong một số hệ đo lường khác nhau, bao gồm các hệ thống khác nhau đo khối lượng tạo thành một phần của hệ đo lường Anh và hệ đo lường tập quán Mỹ. Giá trị của nó thay đổi tùy theo hệ thống. Các dạng ounce được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Ounce avoirdupois quốc tế và Ounce troy quốc tế.
== Định nghĩa ==
Trong lịch sử, tại các nơi khác nhau trên thế giới, ở các khoảng thời gia khác nhau, và cho các ứng dụng khác nhau, ounce, once, ons, unze (và các kiểu viết khác nhau trong một số ngôn ngữ) được nói đến là tương tự nhau theo nghĩa rộng nhưng có các tiêu chuẩn khác nhau về khối lượng (hay trọng lượng, trước khi có sự phân biệt giữa khối lượng và trọng lượng). Ounce cũng thường được dùng để đo lực, được so sánh với pound lực hay lbf. Một vài kiểu ounce khác này được miêu tả dưới đây.
=== Ounce avoirdupois quốc tế ===
Ounce avoirdupois là dạng ounce được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được viết tắn là oz. Nó được định nghĩa như là một phần mười sáu của pound avoirdupois và như thế nó tương đương với khoảng 437,5 grain.
Năm 1958, Hoa Kỳ và các quốc gia của Khối Thịnh vượng chung Anh đã đồng ý định nghĩa pound avoirdupois quốc tế bằng chính xác 0,45359237 kilôgam. Kết quả là, kể từ năm 1958, một ounce avoirdupois quốc tế bằng chính xác 28,349523125 gam theo định nghĩa.
Ounce là đơn vị đo khối lượng sử dụng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Trong khi các đơn vị đo của hệ đo lường Anh đã bị chính thức bãi bỏ tại Vương quốc Anh thì ounce vẫn còn là đơn vị thân thuộc, đặc biệt đối với những người già.
=== Ounce troy quốc tế ===
Ounce troy (viết tắt là: ozt) tương đương với 480 grain. Kết quả là, một ounce troy quốc tế là tương đương với chính xác 31,1034768 gam hay là 1,09714 ounce avoirdupois. Theo quy ước có 12 ounce troy trong mỗi pound troy (hiện nay không còn được dùng nữa).
Ngày nay, ounce troy chỉ được dùng trong đo lường khối lượng của các kim loại quý như vàng, bạch kim hay bạc, đôi khi còn được gọi là lượng tây, khác với lượng ta (lạng) hay lượng (kim hoàn).
Về đo lường của vàng:
Một ounce nguyên chất là một ounce troy chứa vàng 99,5% ("0,995") tinh khiết
Một ounce tiêu chuẩn là một ounce troy chứa vàng 22 kara (vàng có độ tinh khiết 91,66% hay 11 "ounce nguyên chất" cộng 1 ounce các chất tạo hợp kim)
=== Ounce bào chế thuốc ===
Ounce bào chế thuốc đã lỗi thời (viết tắt ℥ hay U+2125) tương đương với ounce troy, trước đây được các nhà bào chế thuốc sử dụng.
=== Ounce Maria Theresa ===
"Ounce Maria Theresa" là dạng ounce được giới thiệu tại Ethiopia và một số quốc gia châu Âu, nó tương đương với khối lượng của một thaler Maria Theresa hay 28,0668 g. Cả khối lượng và giá trị là định nghĩa của một "Birr", vẫn còn được sử dụng tại Ethiopia ngày nay và trước đây tại Eritrea.
=== Ounce hệ mét ===
Một số quốc gia đã định nghĩa lại ounce của mình để phù hợp với hệ mét.
Người Hà Lan đã định nghĩa lại ounce (tiếng Hà Lan: ons) của mình bằng 100 gam. Các giá trị hệ mét Hà Lan, chẳng hạn như 1 ons = 100 gam, được thừa hưởng, chấp nhận và giảng dạy tại Indonesia kể từ trường tiểu học. Nó cũng được ghi chính thức trong từ điển quốc gia Indonesia (Kamus Besar Bahasa Indonesia) và trong sách vở chính thức cho tiểu học.
== Ghi chú và tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Dictionary of Units: Ounce |
hội nghị yalta.txt | Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta, còn gọi là hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta), với sự tham gia của các nguyên thủ 3 cường quốc: Stalin (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô), Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Churchill (Thủ tướng Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.
Chuỗi các hội nghị 3 cường quốc bao gồm Hội nghị Tehran (1943), Hội nghị Yalta (1945) và Hội nghị Potsdam (1945).
Hội nghị quyết định việc chiếm và chia Đức ra 4 vùng chiếm đóng (thêm Pháp), việc đền bù chiến tranh. Đức phải phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, dân chủ hóa, bồi thường chiến tranh, một trong những hình thức bồi thường là tịch thu tài sản nước Đức một lần. Liên Xô phải mở mặt trận chống Nhật từ 2-3 tháng sau khi chiến sự ở châu Âu kết thúc, đổi lấy quyền chiếm đóng Viễn Đông (quần đảo Kuril và Triều Tiên). Tại Hội nghị San Francisco (diễn ra từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1945), tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập với sự tham gia của các nước cộng hoà xô viết như Ukraina, Belarus... Với Ba Lan, xác định biên giới phía đông theo tuyến Curzon, mở rộng lãnh thổ sang phía tây, cải tổ chính phủ lâm thời. Với Nam Tư, cần lập ngay chính phủ chung từ Ủy ban Giải phóng Dân tộc của Tito (do Liên Xô ủng hộ) và chính phủ lưu vong của Ivan Šubašić.
== Trật tự lưỡng cực Yalta ==
Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự lưỡng cực Yalta là việc phân chia khu vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị. Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Phát xít Đức và Chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tại Châu Á sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của hai cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ. Theo đó, Liên Xô nắm Đông Âu, Đông Đức, Đông Berlin, quần đảo Kuril (Nhật), Bắc Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ; Hoa Kỳ nắm ảnh hưởng ở phần còn lại của châu Âu (Tây Âu), Nam Triều Tiên, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành nước trung lập. Vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ được trao trả lại cho Trung Quốc. Ngoài ra, theo thỏa thuận của Hội nghị Potsdam, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, việc giải giáp quân đội Nhật được giao cho quân đội Anh về phía Nam và quân đội Trung Hoa Dân Quốc về phía Bắc.
Trật tự lưỡng cực Yalta đã góp phần hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nước Đức chia hai hình thành nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau: Cộng hòa Liên bang Đức ở phía Tây và Cộng hòa Dân chủ Đức phía Đông. Điều tương tự đã xảy ra ở Việt Nam bị chia đôi đất nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa, hay sự chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc mà vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ. Những thỏa thuận của 3 cường quốc ở Hội nghị Yalta như vậy đã xâm phạm đến vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích dân tộc của các quốc gia này.
Sau chiến tranh, hai hệ thống xã hội nêu trên càng được phát triển bởi:
Kế hoạch Marshall đối với các nước Tây Âu của Mĩ.
Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1949 của khối các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Trải qua hơn 40 năm, "Trật tự lưỡng cực Yalta" đã từng bước bị xói mòn và sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1988 - 1991, "Trật tự lưỡng cực Yalta" đã bị sụp đổ, do Khối Đông Âu và các liên minh trong phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô (liên minh quân sự - khối Hiệp ước Vacxava và liên minh kinh tế - khối SEV) đã bị tan vỡ và do đó thế "lưỡng cực" của hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vỡ.
Thuật ngữ "Trật tự lưỡng cực Yalta" thường chỉ được dùng trong sách giáo khoa các nước theo Xã hội chủ nghĩa.
== Chú thích == |
uefa champions league 2014-15.txt | UEFA Champions League 2014-15 là mùa giải thứ 60 của giải đấu bóng đá các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu được tổ chức bởi UEFA, và là mùa thứ 23 kể từ khi nó được đổi tên từ Cúp các nhà vô địch châu Âu thành UEFA Champion League.
Trận chung kết UEFA Champion League 2015 được tổ chức tại Olympiastadion tại Berlin, Đức, với việc Barcelona của Tây Ban Nha đánh bại Juventus của Ý và vô địch lần thứ 5, đồng thời đạt được cú ăn ba. Real Madrid là đương kim vô địch, nhưng họ đã bị loại bởi Juventus ở vòng bán kết.
Mùa giải này là mùa đầu tiên mà các câu lạc bộ phải tuân theo các quy định Fair Play tài chính của UEFA để tham gia. Hơn thế, đây là mùa đầu tiên mà một câu lạc bộ ở Gibraltar thi đấu ở giải đấu, sau khi Liên đoàn bóng đá Gibraltar được chấp nhận là thành viên thứ 54 của UEFA tại hội đồng UEFA vào tháng 5-2013. họ đã được một suất trong Champion League, nó đã thuộc về Lincoln Red Imps, vô địch Giải ngoại hạng Gibraltar 2013-14.
Vào ngày 17-7-2014, bồi thẩm đoàn khẩn của UEFA ra lệnh các câu lạc bộ của Ukraine và Nga sẽ không được tham dự "cho tới khi có thông báo tương lai" do ảnh hưởng vấn đề chính trị giữa 2 nước Một quyết định khác tập trung ở vùng không ổn định là đội từ Israel bị cấm tổ chức bất kỳ cuộc thi UEFA nào do xung đột Israel-Gaza 2014. Các quy định gây nên sự gián đoạn bởi vì sự tích lũy thẻ vàng cũng được thay đổi như là tất cả thẻ phạt đều hết hạn trong cuộc thi cho tới tứ kết và sẽ không tính ở vòng bán kết. Một điều nữa là, đây là mùa đầu tiên mà bột vôi tự hủy được sử dụng..
== Sự phân bố các đội theo liên đoàn ==
Tổng cộng 77 đội đến từ 53 liên đoàn trên 54 thành viên UEFA tham dự UEFA Champion League (ngoại trừ Liechtenstein, do không tổ chức giải trong nước). Các liên đoàn được xếp thứ hạng dựa trên hệ số quốc gia của UEFA được sử dụng để quyết định số đội tham gia cho mỗi liên đoàn:
Mỗi liên đoàn xếp hạng 1-3 sẽ có 4 đội tham gia.
Mỗi liên đoàn xếp hạng 4-6 sẽ có 3 đội tham gia.
Mỗi liên đoàn xếp hạng 7-15 sẽ có 2 đội tham gia.
Mỗi liên đoàn xếp hạng 16-54 (ngoại trừ Liechtenstein) sẽ có 1 đội tham gia.
Đội vô địch UEFA Champion League 2013-14 được cho một suất thêm với tư cách là đương kim vô địch nếu họ không vượt qua vòng loại UEFA Champion League 2014-15 thông qua giải trong nước (bởi vì sự ngăn cấm là không có tối đa 4 đội tham gia Champion League trong một liên đoàn, nếu đương kim vô địch nằm trong top 3 liên đoàn và ngoài top 4 của giải trong nước, thì suất dành cho đương kim vô địch được nhường cho đội ở vị trí thứ tư của liên đoàn đó). Tuy nhiên, suất thêm đó không cần thiết cho mùa này từ khi đương kim vô địch vượt qua vòng loại giải đấu thông qua giải trong nước của họ.
=== Thứ hạng các liên đoàn ===
Trong mùa 2014-15, các liên đoàn sẽ được phân bố dựa theo hệ số quốc gia của UEFA của họ của năm 2013, tức tính theo sự trình diễn của họ trong các cuộc thi châu Âu từ mùa 2008-09 đến mùa 2012-13.
=== Sự phân chia theo hạng ===
Từ khi đương kim vô địch Real Madrid tham gia trực tiếp vòng bảng thông qua giải trong nước của họ (xếp hạng 3 của La Liga 2013-14), suất đấu thêm cho đương kim vô địch bị trống, và do đó giữ nguyên hệ thống sắp xếp được đưa ra như sau:
Đội vô địch của liên đoàn 13 (Thụy Sĩ) được lên từ vòng sơ loại thứ 3 lên vòng bảng.
Đội vô địch của lên đoàn thứ 16 (Áo) được lên đấu từ vòng sơ loại thứ 2 lên vòng sơ loại thứ 3.
Đội vô địch của liên đoàn thứ 47 (Bắc Ireland) và 48 (Wales) được lên đấu từ vòng sơ loại thứ nhất lên vòng sơ loại thứ 2.
=== Các đội ===
Vị trí các đội của các giải của các mùa trước được đưa ra ở bảng dưới.
== Ngày rút thăm và thi đấu ==
Lịch thi đấu của cuộc thi được đưa ra ở bảng dưới (Tất cả sự rút thăm được tổ chức tại trụ sở UEFA tại Nyon, Thụy Sĩ trừ khi đã được tuyên bố).
== Vòng loại ==
Trong vòng loại và play-off, các đội được chia thành các hạt giống và phi hạt giống dựa trên hệ số câu lạc bộ của UEFA 2014, sau đó chia thành các đội khách-nhà qua 2 lượt đấu. Các đội đến từ cùng 1 liên đoàn sẽ không đấu với nhau.
=== Vòng sơ loại thứ nhất ===
Đợt bốc thăm vòng sơ loại thứ nhất và thứ hai được tổ chức vào ngày 23-6-2014. Lượt đi vòng sơ loại một sẽ được đấu vào 1-2 tháng 7-2014 và lượt về sẽ được đấu vào ngày 8-7-2014.
=== Vòng sơ loại thứ hai ===
Lượt đi được đấu vào ngày 15 và 16 tháng 7-2014, và lượt về được đấu vào ngày 22 và 23 tháng 7-2014.
Notes
=== Vòng sơ loại thứ ba ===
Đợt bốc thăm của vòng sơ loại thứ ba được tổ chức vào 18-7-2014. Lượt đi được đấu vào ngày 29 và 30 tháng 7-2014 và lượt về được đấu vào ngày 5 và 6 tháng 8-2014.
Notes
== Vòng play-off ==
== Vòng bảng ==
=== Group A ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group A
=== Group B ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group B
Notes
=== Group C ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group C
=== Group D ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group D
=== Group E ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group E
Notes
=== Group F ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group F
=== Group G ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group G
=== Group H ===
Bản mẫu:2014–15 UEFA Champions League Group H
== Vòng knock-out ==
=== Bracket ===
=== Round of 16 ===
The draw for the round of 16 was held on 15 December 2014. The first legs were played on 17, 18, 24 and 25 February, and the second legs were played on 10, 11, 17 and 18 March 2015.
=== Summary ===
=== Quarter-finals ===
The draw for the quarter-finals was held on 20 March 2015. The first legs were played on 14 and 15 April, and the second legs were played on 21 and 22 April 2015.
=== Các trận đấu ===
==== Paris Saint-Germain v Barcelona ====
==== Barcelona v Paris Saint-Germain ====
Barcelona won 5–1 on aggregate.
==== Atlético Madrid v Real Madrid ====
==== Real Madrid v Atlético Madrid ====
Real Madrid won 1–0 on aggregate.
==== Porto v Bayern Munich ====
==== Bayern Munich v Porto ====
Bayern Munich won 7–4 on aggregate.
==== Juventus v Monaco ====
==== Monaco v Juventus ====
Juventus won 1–0 on aggregate.
=== Semi-finals ===
The draw for the semi-finals and final (to determine the "home" team for administrative purposes) was held on 24 April 2015. The first legs were played on 5 and 6 May, and the second legs were played on 12 and 13 May 2015.
=== Các trận đấu ===
==== Barcelona v Bayern Munich ====
==== Bayern Munich v Barcelona ====
Barcelona won 5–3 on aggregate.
==== Juventus v Real Madrid ====
==== Real Madrid v Juventus ====
Juventus won 3–2 on aggregate.
=== Chung kết ===
=== Đội hình của mùa ===
Đội kỹ thuật UEFA đã chọn 18 cầu thủ dưới đây là đội hình của mùa giải:
== Xem thêm ==
UEFA Europa League 2014–15
UEFA Super Cup 2015
FIFA Club World Cup 2015
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
UEFA Champions League (official website) |
hangul.txt | Chosŏn'gŭl – tiếng Triều Tiên: 조선글(âm Việt: Chô-Xon-KưL; tiếng Hán: 朝鮮言 - Triều Tiên ngôn); Latinh cải tiến: Joseon(-)geul; McCune-Reischauer: Chosŏn'gŭl, tức Hangul – tiếng Hàn: 한글 (âm Việt: Han-KưL; Latinh cải tiến: Han(-)geul; McCune-Reischauer: Han'gŭl; Hanja: 諺文– là bảng chữ cái tượng thanh của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên, khác với hệ thống chữ tượng hình Hancha mượn từ chữ Hán. Về các cách phát âm La tinh khác của "Hangul", xin xem mục Tên gọi dưới đây.
Thoạt nhìn, Chosŏn'gŭl trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Chosŏn'gŭl bao gồm ít nhất hai trong số 24 tự mẫu (chamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa. (Xem Chamo không dùng nữa.) Để tìm hiểu về cách phát âm các chữ cái này, xin xem Âm vị học.
== Tên gọi ==
=== Tên chính thức ===
Tên gọi hiện nay Hangul (한글, chữ Hàn) được Ju Si-gyeong đưa ra năm 1912 vừa có nghĩa là "đại văn tự" trong tiếng Triều Tiên cổ và "văn tự Triều Tiên" trong tiếng Triều Tiên hiện đại. Nó không thể viết bằng chữ Hán được, mặc dù âm tiết đầu, Han (한), nếu dùng theo nghĩa của từ "Triều Tiên", thì có thể viết là 韓 (Hàn). Theo Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA), nó được đọc là [hangɯl], và được phiên âm Latinh hóa thành các dạng sau:
Hangeul, hay Han-geul, theo phương pháp phiên âm Latinh cải tiến tiếng Triều Tiên mà chính phủ Hàn Quốc sử dụng và khuyến khích sử dụng trong mọi văn bản bằng tiếng Anh. Nhiều tài liệu gần đây đã chọn cách viết này.
Han'gŭl theo phương pháp phiên âm McCune-Reischauer. Khi dùng trong tiếng Anh thì thông thường các dấu phụ bị loại bỏ và trở thành Hangul, hay đôi khi cũng không viết hoa là hangul. Cách viết này xuất hiện trong nhiều từ điển tiếng Anh.
Hankul theo phương pháp phiên âm Latinh hóa kiểu Yale, một cách viết phổ biến nữa trong các từ điển tiếng Anh.
Tên gọi ban đầu là Huấn dân chính âm (훈민정음; Hunminjŏngŭm; 訓民正音). (Xem Lịch sử)
Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nó được gọi là Chosŏn'gŭl (조선글, chữ Triều Tiên), xem các nguyên nhân liên quan đến các tên gọi khác nhau về Triều Tiên.
=== Các tên khác ===
Jeong-eum, tên gọi ngắn cho Huấn dân chính âm (Xem Lịch sử)
Urigeul (우리글 "chữ viết chúng ta") được dùng cả ở Nam và Bắc Triều Tiên, nhưng người không phải Triều Tiên không sử dụng.
Cho tới đầu thế kỷ 20, những nho sĩ và quý tộc vẫn chuộng chữ Hán và thường bài bác Chosŏn'gŭl, họ hay gọi Chosŏn'gŭl với những tên như là:
Eonmun (언문 諺文, nghĩa là "chữ viết thô tục").
Amkeul (암클 "chữ viết đàn bà"), nguyên do là nữ giới thường dùng loại chữ này. 암- (có lẽ xuất phát từ chữ 陰 "âm" là tiền tố chỉ giống cái).
Ahaegeul (아해글 "chữ viết trẻ con") vì những đứa trẻ không thể học chữ Hán cũng hay dùng Chosŏn'gŭl.
Và một số tên gọi khác như:
Achimgeul (아침글 "chữ viết học trong vòng một buổi sáng")
Quốc văn (국문, 國文, Kungmun)
Tuy nhiên, việc sử dụng chữ Hán tại Hàn Quốc ngày càng hiếm kể từ vài thập kỉ nay, và tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì bị cấm hẳn, do vậy các tên gọi này ngày nay chỉ ghi nhận trong lịch sử mà không còn dùng nữa.
== Lịch sử ==
Chosŏn'gŭl được vị vua thứ tư của nhà Triều Tiên là Triều Tiên Thế Tông (1418-1450) dưới sự giúp đỡ của các nhân sĩ trong Tập hiền điện (集賢殿, 집현전. Chiphyŏnjŏn). Cũng có một số chi tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành viên vương tộc hỗ trợ và làm việc trong vòng bí mật vì gặp phải phản đối của tầng lớp trí thức ưu tú.
Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có tựa Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) và đó cũng là tên của hệ thống ký tự mới này. Ở Hàn Quốc, ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, là một ngày lễ mang tên ngày Hangul tại Hàn Quốc. Tại CHDCND Triều Tiên đó là ngày 15 tháng 1.
Một huyền thoại xưa kể rằng vua Thế Tông nhận ra các chữ viết này sau khi tìm hiểu một ma trận phức tạp, nhưng điều võ đoán này không còn giá trị nữa từ khi một tài liệu viết năm 1446 có tên gọi Huấn dân chính âm giải lệ (Hunminjŏngŭm Haerye) được phát hiện vào năm 1940. Tài liệu này giải thích cặn kẽ vì sao những chữ cái này được thiết kế. (Xem Thiết kế chamo.)
Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là vì chữ Hán (Hancha) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân (Huấn dân chính âm có nghĩa là "Âm chuẩn để giáo dục dân"), vì vậy người dân cần có một thứ chữ mới giúp nhanh chóng và dễ dàng xóa nạn mù chữ của họ. Huấn dân chính âm giải lệ viết rằng, một người thông minh có thể học xong Chosŏn'gŭl trong vòng một buổi sáng, còn những người khù khờ thì cũng chỉ cần mười ngày. Vào thời điểm đó, chỉ có những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc (lưỡng ban) (yangban 兩班) mới được học đọc và viết Hancha. Và vì toàn bộ văn bản viết bằng Hancha nên đa số người Triều Tiên đều mù chữ.
Chosŏn'gŭl bị tầng lớp trí thức ưu tú phản đối kịch liệt, cho rằng chỉ có Hancha mới là chữ viết hợp pháp duy nhất, đồng thời họ cũng e sợ địa vị xã hội và chính trị của họ sẽ bị Chosŏn'gŭl đe dọa. Những phản đối của Thôi Vạn Lý (崔萬里, 최만리, Ch'oe Malli) và các nhà hủ Nho khác vào năm 1444 là một ví dụ cụ thể. Dầu sao thì hệ thống ký tự mới này nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là nữ giới và những nhà văn tầng lớp dưới. Tuy nhiên sau đó chính quyền phong kiến thờ ơ hơn với Chosŏn'gŭl. Trước tình hình người dân có thể nhanh chóng truyền đi các thông tin "nguy hiểm" thông qua hệ thống ký tự Chosŏn'gŭl, Yên San Quân (1494-1506), vị vua thứ 10 của nhà Triều Tiên cấm việc học và sử dụng Chosŏn'gŭl cũng như cấm hẳn các tài liệu Chosŏn'gŭl vào năm 1504, và vua Trung Tông (1506-1544) xóa bỏ luôn Bộ Hanja vào năm 1506. Đến lúc này chỉ có phụ nữ và những người không được học hành tử tế mới dùng Chosŏn'gŭl.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, vào cuối thế kỷ 16 Chosŏn'gŭl trở nên thịnh đạt dần cùng với sự phát triển của hai trào lưu thi ca là Kasa (歌詞) và Sijo (時調). Trong thế kỷ 17, các tiểu thuyết viết bằng Chosŏn'gŭl trở thành "mốt", mặc dù việc sử dụng Chosŏn'gŭl vẫn chưa được xem là hợp pháp.
Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên phát triển mạnh mẽ khi Nhật Bản muốn tách Triều Tiên ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Chosŏn'gŭl từ đó trở thành một biểu tượng quốc gia dân tộc đối với một số nhà cách mạng. Cuộc cải cách Giáp Ngọ (갑오 개혁) do các nhà chính trị theo Nhật khởi xướng đưa đến việc Chosŏn'gŭl được chọn dùng trong các tài liệu chính thức lần đầu tiên vào năm 1894. Nó được dạy trong các trường phổ thông vào năm 1895, và vào năm 1896 tờ báo Độc lập tân văn (獨立新聞, 독립신문, Tongnip Sinmun) viết bằng tiếng Anh và Chosŏn'gŭl ra đời.
Sau khi Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính vào năm 1910, Chosŏn'gŭl vẫn được dạy tại các trường học kèm với tiếng Nhật, tuy nhiên sau đó bị cấm vì chính sách đồng hóa văn hóa của Nhật Bản.
== Chamo ==
Chamo (자모; 字母) hay natsori (낱소리) nghĩa là các chữ cái cấu thành bảng chữ cái Chosŏn'gŭl.
Có tất cả 51 chamo, trong đó 24 chữ tương đương với các chữ cái của bảng chữ cái Latinh. 27 chữ còn lại là các chữ phức gồm hai, đôi khi ba, chamo. Trong 24 chamo đơn thì 14 là phụ âm (cha-ŭm 자음, 子音) và 10 là nguyên âm (mo-eum 모음, 母音). Năm phụ âm đơn được nhân đôi để tạo thành năm phụ âm thời thái (xem dưới đây), trong khi đó 11 chữ phức khác được cấu thành từ hai phụ âm khác nhau. Mười nguyên âm chamo có thể được kết hợp để tạo thành 11 nguyên âm đôi. Dưới đây là bảng tóm tắt:
Các chamo đang được sử dụng:
14 phụ âm đơn: ㄱㄴㄷㄹㅁㅂㅅㅇㅈㅊㅋㅌㅍㅎ.
5 phụ âm kép: ㄲㄸㅃㅆㅉ.
11 phức từ phụ âm: ㄳㄵㄶㄺㄻㄼㄽㄾㄿㅀㅄ>
6 nguyên âm đơn: ㅏㅓㅗㅜㅡㅣ
4 nguyên âm đơn ngạc hóa bằng y: ㅑㅕㅛㅠ
11 nguyên âm đôi: ㅐㅒㅔㅖㅘㅙㅚㅝㅞㅟㅢ
Các chamo không còn được sử dụng:
Những phụ âm đơn không dùng nữa là ㅿㆁㆆㅱㅸㆄ
Những phụ âm kép không dùng nữa là ㅥㆀㆅㅹ
Những phức từ không dùng nữa là ㅦㅧㅨㅪㅬㅭㅮㅯㅰㅲㅳㅶㅷㅺㅻㅼㅽㅾㆂㆃ, và phức từ ba ㅩㅫㅴㅵ
Nguyên âm không dùngㆍ
Các nguyên âm đôi không dùng ㆎㆇㆈㆉㆊㆋㆌ
Bốn trong số các nguyên âm đơn chamo phái sinh bằng một dấu ngắn để chỉ ngạc hóa (với y đằng trước): ㅑ ya, ㅕ yeo, ㅛ yo và ㅠ yu. Bốn nguyên âm này được tính trong 24 chamo đơn vì dấu ngạc hóa bằng y nằm ngoài văn cảnh không thể hiện y. Trên thực tế, những nguyên âm với dấu y không được coi là chamo riêng biệt.
Đối với những phụ âm đơn, ㅊ chieut, ㅋ kieuk, ㅌ tieut và ㅍ pieup là các từ phát sinh có âm bật hơi cấu thành lần lượt từ các phụ âm chính ㅈ jieut, ㄱ giyeok, ㄷ digeut và ㅂ bieup, thêm vào các dấu thể hiện âm hơi.
Các phụ âm nhân đôi gồm hai phụ âm riêng biệt đặt song song nhau, bao gồm: ㄲ ssang-giyeok (kk: ssang- 쌍 "kép"), ㄸ ssang-digeut (tt), ㅃ ssang-bieup (pp), ㅆ ssang-siot (ss), và ㅉ ssang-jieut (jj). chamo nhân đôi không thể hiện phụ âm nhân đôi, mà thể hiện thời thái.
Các âm của các chamo phụ âm đơn và đôi không phát âm được một mình trong văn bản thông thường.
Về phân loại có ba loại chamo chính:
Sơ thanh hay âm đầu (초성, 初聲, choseong): thanh mẫu của phụ âm trước nguyên âm. Loại này cũng bao gồm tất cả năm chamo nhân đôi. chamo câm ㅇ dùng để chỉ khi không có sơ thanh.
Vị trí: đặt trên đầu, bên trái, hay góc trên bên trái của đơn vị âm tiết.
Xem: Bảng phụ âm và nguyên âm Hangul#Sơ thanh
Trung thanh hay âm giữa (중성, 中聲 jungseong): các nguyên âm bao gồm các nhân âm tiết.
Vị trí: nằm giữa đơn vị âm tiết nếu có một chung thanh, nếu không sẽ nằm bên phải hoặc bên dưới.
Xem danh sách các trung thanh tại #Thiết kế chamo nguyên âm
Chung thanh hay âm cuối (종성, 終聲 jongseong): đuôi vần của phụ âm sau nguyên âm. Các chamo cơ bản có thể là chung thanh, và sơ thanh câm ㅇ đọc là ng ở vị trí cuối. Tuy nhiên, chỉ có chamo nhân đôi ㅆ (ss) và ㄲ (kk) là có thể ở cuối.
Vị trí: đặt bên dưới, bên phải hay góc dưới bên phải của đơn vị âm tiết.
Xem: Bảng phụ âm và nguyên âm Hangul#Chung thanh
=== Thiết kế chamo ===
Chosŏn'gŭl là kiểu chữ viết duy nhất trên thế giới thuộc loại đặc trưng. Một ký tự có thể tương ứng một từ nên có thể được coi là kiểu chữ biểu ý (hay còn gọi là chữ tượng hình như trong trường hợp dùng hancha), hay thuộc kiểu âm tiết (như kana), hay thuộc kiểu chữ viết mẫu tự (tức là dùng một bảng chữ cái gồm có nhiều phụ âm và/hoặc nguyên âm như trong trường hợp này). Chosŏn'gŭl còn hơn thế nữa khi phân biệt các tính chất ngữ âm như vị trí phát âm (môi, đầu lưỡi, vòm mềm, họng) cũng như cách phát âm (âm tắc, âm mũi, âm xuýt, âm hơi) đối với các chamo phụ âm, cũng như ngạc hóa (với âm y- đằng trước), hài hòa nguyên âm và biến đổi nguyên âm (umlaut) đối với các chamo nguyên âm.
Chẳng hạn, chamo ㅌ t gồm có ba nét, mỗi nét đều có nghĩa: nét trên cùng để chỉ đó là âm tắc, như ㆆ ’, ㄱ g, ㄷ d, ㅂ b, ㅈ j, đều có cùng nét (chamo cuối là âm tắc sát, một chuỗi tắc-sát); nét giữa chỉ đó là âm hơi, như ㅎ h, ㅋ k, ㅍ p, ㅊ ch, cũng có nét này; và nét cong bên dưới để chỉ âm đầu lưỡi, như ㄴ n, ㄷ d, ㄹ l. Hai phụ âm, ᇰ và ᇢ, có cách phát âm kép, và có thể lần lượt dùng hai thành tố để miêu tả ([ŋ]/câm và [m]/[w]).
Đối với chamo nguyên âm, nét chấm lúc trước (nay là nét gạch nối ngắn) cho biết nguyên âm đó có thể được ngạc hóa; nét này nếu được nhân đôi sẽ chỉ ngạc hóa thực sự (y-). Vị trí của nét này cho biết nguyên âm thuộc lớp hài hòa nguyên âm nào ("sáng" và "tối"). Đối với chamo hiện đại, một nét dọc thêm vào để chỉ umlaut, sinh ra ㅐ [ε], ㅔ [e], ㅚ [ø], ㅟ [y] từ ㅏ [a], ㅓ [ʌ], ㅗ [o], ㅜ [u]. Tuy nhiên, đây không nằm trong ý đồ ban đầu của việc thiết kế kiểu chữ viết này mà là quá trình phát triển tự nhiên ban đầu từ đuôi nguyên âm đôi trong nguyên âm ㅣ. (v.d. ㅐ [*εj], ㅚ [*oj], v.v.) Thực ra, trong các giọng Triều Tiên, kể cả giọng chuẩn Seoul, một số vẫn còn là nguyên âm đôi.
Mặc dù việc thiết kế ra chữ viết này có thể là kiểu đặc trưng, vì các lý do thực dụng mà nó được coi như bảng chữ cái. Chẳng hạn, chamo ㅌ không đọc như ba chữ đầu lưỡi-tắc-hơi, mà chỉ là phụ âm t. Cũng như vậy, nguyên âm đôi trước đây ㅔ được đọc như một nguyên âm độc lập e.
Bên cạnh chamo, Chosŏn'gŭl cũng dùng dấu phụ để chỉ dấu nhấn giọng (pitch accent). Một âm tiết với âm cao được đánh dấu chấm (·) bên trái của nó (khi viết theo chiều dọc); một âm tiết có âm lên cao được đánh hai dấu chấm (:). Những dấu này ngày nay không còn dùng nữa. Tuy vậy, mặc dù chiều dài nguyên âm là yếu âm vị quan trọng trong tiếng Triều Tiên, nó không thể hiện ra trong Chosŏn'gŭl, ngoại trừ những âm tiết với âm lên cao thì bắt buộc phải có nguyên âm dài.
Mặc dù chia sẻ một vài tính chất với mẫu tự Mông Cổ (Phagspa) (tức âm vị học Ấn ), như các quan hệ giữa các chamo cùng cơ quan phát âm và nguyên tắc lập bảng chữ cái của nó, các tính chất khác thì ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc, như đơn vị âm tiết và các phụ âm cơ bản. Âm tắc không kêu không bật hơi như g cho ㄱ [k], d cho ㄷ [t], và b for ㅂ [p] được coi là cơ bản trong tiếng Trung Quốc, nhưng không có trong ngôn ngữ Ấn; cũng như âm xuýt s cho ㅈ [ts] và âm chảy (liquid consonant) l cho ㄹ [l]. (ㅈ được phát âm là [ts] vào thế kỷ 15.)
Trong Huấn dân chính âm, Thế Tông giải thích cách thiết kế các phụ âm theo theo hình dáng miệng khi phát âm (nguyên tắc ngữ âm học phát âm); còn nguyên âm thì theo nguyên tắc âm và dương cũng như hài hòa nguyên âm.
==== Thiết kế chamo phụ âm ====
Các mẫu tự cho phụ âm thuộc năm nhóm cơ quan phát âm, mỗi nhóm có một hình cơ bản, và các mẫu tự phát sinh từ những hình này bằng cách cho thêm vào các nét phụ. Các hình cơ bản mô hình hóa các bộ phận như lưỡi, vòm miệng, răng, và cổ họng sử dụng khi tạo âm thanh.
Các tên Triều Tiên cho các nhóm này dùng thuật ngữ ngữ âm học truyền thống bằng tiếng Hán-Hàn.
Âm vòm mềm (아음, 牙音 a-eum: "nha âm"):
ㄱ g [k], ㅋ k [kʰ]
Hình cơ bản: ㄱ là hình nhìn phía bên cạnh lưỡi khi kéo về phía vòm miệng mềm. (Để minh họa xin xem liên kết ngoài phía dưới.) Mẫu tự ㅋ phái sinh từ ㄱ, với một nét phụ thể hiện sự bật hơi.
Âm đầu lưỡi (설음, 舌音 seol-eum: "thiệt âm"):
ㄴ n [n], ㄷ d [t], ㅌ t [tʰ], ㄹ r/l
Hình cơ bản: ㄴ là hình nhìn bên cạnh đầu lưỡi khi kéo về phía ổ răng. Các mẫu tự phái sinh từ ㄴ được phát âm với cùng cách phát âm cơ bản. Nét trên của ㄷ thể hiện sự kết nối chặt với vòm miệng. Nét giữa của ㅌ thể hiện sự bật hơi. Nét trên của ㄹ thể hiện một âm vỗ của lưỡi.
Âm đôi môi (순음, 唇音 sun-eum: "thần âm"):
ㅁ m [m], ㅂ b [p], ㅍ p [pʰ]
Hình cơ bản: ㅁ thể hiện viền ngoài của đôi môi. Nét trên của ㅂ thể hiện sự bật ra của b. Nét trên của ㅍ thể hiện sự bật hơi.
Âm xuýt (치음, 齒音 chieum: "xỉ âm"):
ㅅ s [s̬], ㅈ j [c], ㅊ ch [cʰ]
Hình cơ bản: ㅅ ban đầu có hình như một mũi nhọn ʌ, không có chân chữ (serif) phía trên. Nó thể hiện hình nhìn bên cạnh của răng. Nét trên trong ㅈ thể hiện sự kết nối với vòm miệng. Nét trên trong ㅊ thể hiện thêm một âm bật hơi.
Âm họng (후음, 喉音 hueum: "hầu âm"):
ㅇ ng [ʔ, ŋ], ㅎ h [h]
Hình cơ bản: ㅇ là đường viền của cổ họng. Ban đầu ㅇ là hai mẫu tự, một vòng đơn thể hiện sự câm lặng (âm trống), và một vòng tròn phía trên có nét sổ dọc phía trên, ㆁ, thể hiện âm mũi ng. Mẫu tự nay không dùng nữa là ㆆ, thể hiện âm tắc cổ họng (glottal stop), được phát âm trong cổ họng và được đóng lại thể hiện bằng nét trên, như ㄱㄷㅈ. Phái sinh từ ㆆ là ㅎ, trong đó nét dùng thêm thể hiện sự bật hơi.
Thuyết ngữ âm gắn với sự phái sinh của âm tắc cổ họng ㆆ và âm hơi ㅎ từ ㅇ chính xác hơn cách dùng IPA hiện đại. Trong IPA, các âm họng đặt ở vị trí như thể có một vị trí phát âm "họng" nào đó. Tuy nhiên, một thuyết ngữ âm gần đây cho thấy âm tắc cổ họng và [h] là những đặc trưng riêng biệt của 'âm tắc' và 'âm hơi' mà không có một vị trí phát âm thực sự, như trong các thể hiện Chosŏn'gŭl của chúng dựa trên ký hiệu vòng ㅇ.
==== Thiết kế chamo nguyên âm ====
Các mẫu tự nguyên âm được thiết kế dựa trên ba yếu tố:
Một nét ngang thể hiện Mặt Đất bằng phẳng, tức yếu tố âm.
Một chấm thể hiện Mặt Trời, tức yếu tố dương. (Chấm này trở thành nét sổ ngắn khi viết bằng bút lông.)
Một nét thẳng thể hiện Con người đứng thẳng, trung tố điều hòa cả âm và dương.
Các chấm (ngày nay là các nét gạch ngắn) được thêm vào ba yếu tố cơ bản này để phái sinh thêm các chamo nguyên âm đơn khác.
Nguyên âm đơn
Mẫu tự ngang: đây là các mẫu tự nguyên âm sau.
ㅗ o
ㅜ u
ㅡ eu (ŭ)
Mẫu tự đứng: đây từng là các mẫu tự nguyên âm trước. (ㅓ eo đã chuyển về vị trí sau của miệng.)
ㅏ a
ㅓ eo (ŏ)
ㅣ i
Chamo phức. Chosŏn'gŭl không bao giờ có một âm w, ngoại trừ theo từ nguyên học Hán-Hàn. Vì o hay u trước a hay eo thành âm [w], mà không có ở đâu khác, [w] có thể được phân tích như một o hay u âm vị, như vậy không cần mẫu tự cho [w]. Tuy nhiên, cần tuân theo luật hài hòa nguyên âm ở đây: ㅜ âm với ㅓ âm; ㅏ dương với ㅗ dương. Mặt khác, chamo phức kết thúc bằng ㅣ i ban đầu là các nguyên âm đôi. Mặc dù vậy một số đã trở thành nguyên âm hoàn toàn.
ㅐ = ㅏ + ㅣ
ㅔ = ㅓ + ㅣ
ㅘ = ㅗ + ㅏ
ㅙ = ㅗ + ㅏ + ㅣ
ㅚ = ㅗ + ㅣ
ㅝ = ㅜ + ㅓ
ㅞ = ㅜ + ㅓ + ㅣ
ㅟ = ㅜ + ㅣ
ㅢ = ㅡ + ㅣ
Nguyên âm ngạc hóa: không có chamo y- trong hệ Latinh. Thay vào đó, âm này thể hiện bằng cách nhân đôi nét nối vào nét gốc.
ㅑ = ㅏ + một nét
ㅕ = ㅓ + một nét
ㅛ = ㅗ + một nét
ㅠ = ㅜ + một nét
ㅒ = ㅐ + một nét
ㅖ = ㅔ + một nét
Người ta dùng hai phương pháp để tổ chức và phân loại các nguyên âm này là hài hòa nguyên âm và ngạc hóa y.
Trong bảy nguyên âm, bốn có thể có âm y- đằng trước ("ngạc hóa y"). Bốn nguyên âm này được viết với một nét ngang cạnh một nét dọc: ㅓㅏㅜㅗ. (Do ảnh hưởng của thư pháp Trung Quốc, các chấm trở thành gạch nối như thế.) Ngạc hóa khi đó thể hiện bằng cách nhân đôi các nét gạch ngang này: ㅕㅑㅠㅛ. Ba nguyên âm còn lại không ngạc hóa được thì được viết bằng nét gạch đơn: ㅡㆍㅣ.
Tiếng Triều Tiên giai đoạn này có hài hòa nguyên âm hơn ngày nay rất nhiều. Nguyên âm thay đổi tuỳ theo môi trường của chúng, và thuộc vào các nhóm "điều hòa". Điều này ảnh hưởng đến hình thái học của tiếng này, và âm vị học của tiếng Triều Tiên được miêu tả theo âm và dương: nếu một từ có nguyên âm dương ('sáng'), thì hầu hết các hậu tố cũng phải có một nguyên âm dương; tương tự, nếu một gốc có nguyên âm âm ('tối'), thì các hậu tố cũng cần âm. Có một nhóm thứ ba là nhóm "điều hòa" ('trung tính' theo thuật ngữ Tây phương) có thể đã tồn tại cùng với các nguyên âm âm hoặc dương.
Nguyên âm trung tính trong tiếng Triều Tiên là ㅣ i. Các nguyên âm âm là ㅡㅜㅓ eu, u, eo; các chấm là theo các hướng âm là 'xuống dưới' và 'sang trái'. Các nguyên âm dương là ㆍㅗㅏ, ə, o, a, các chấm theo hướng dương là 'lên trên' và 'sang phải'. Như trình bày ở trên, Hunmin Jeong-eum (Huấn dân chính âm) nói rằng các hình của các chamo không có chấm ㅡㆍㅣ cũng được chọn để thể hiện khái niệm âm, dương, và điều hòa. (Dấu chấm ㆍ ə ngày nay không còn dùng nữa.)
Còn có một tham số thứ ba để thiết kế chamo nguyên âm là: chọn ㅡ là hình cơ bản của ㅜ và ㅗ, cũng như ㅣ là hình cơ bản của ㅓ và ㅏ. Để hiểu thấu đáo được những đặc tính chung của các nét gạch dọc và ngang này cần hiểu phát âm chính xác của những nguyên âm này vào thế kỷ thứ 15. Cách phát âm không chắc chắn chủ yếu đối với các chamo ㆍㅓㅏ. Một vài nhà ngôn ngữ học lần lượt dựng lại các nguyên âm này thành *a, *ɤ, *e; một số khác thì thành *ə, *e, *a. Tuy nhiên, các chamo có nét sổ ngang ㅡㅜㅗ thì có vẻ như đều đã là nhưng nguyên âm sau hay nguyên âm giữa, [*ɯ, *u, *o].
==== Thuyết của Ledyard về thiết kế chamo phụ âm ====
Có một số thuyết về nguồn gốc chữ viết Chosŏn'gŭl mà vua Thế Tông tạo ra. Mặc dù chưa được công nhận rộng rãi nhưng giáo sư Gari Ledyard thuộc Đại học Columbia cho rằng có năm phụ âm phái sinh từ bảng chữ cái tiếng Mông Cổ Phagspa từ thời nhà Nguyên, còn phần còn lại thì phát sinh từ bên trong như trong Huấn dân chính âm miêu tả. Tuy thế, các phụ âm cơ bản này không phải là những mẫu tự có hình họa đơn giản nhất trong Huấn dân chính âm, mà là phụ âm cơ bản trong âm vị học tiếng Trung Quốc.
Huấn dân chính âm nói rằng vua Thế Tông đã phỏng theo "Cổ triện" 古篆 để tạo ra Chosŏn'gŭl. Nghĩa chính của 古 là cổ không được các nhà triết học quan tâm vì Chosŏn'gŭl không có giống chức năng với triện tự 篆字 Trung Quốc. Tuy nhiên, 古 cũng còn có thể là cách chơi chữ dựa trên chữ Mông Cổ 蒙古, và 古篆 có thể là cách viết tắt của 蒙古篆字 "Mông Cổ triện tự", nghĩa là một biến thể của bảng mẫu tự Phagspa được viết cho giống chữ triện Trung Quốc. Chắc chắn là có các bản thảo Phagspa trong thư viện hoàng gia Triều Tiên, và một vài vị đại quan của Thế Tông đọc được tốt chữ viết này.
Nếu đúng thế thì sự lảng tránh của vua Thế Tông về mối liên hệ với Mông Cổ có thể thông hiểu khi xem xét quan hệ của Triều Tiên với nhà Minh Trung Quốc sau khi nhà Nguyên sụp đổ, cũng như giới trí thức khinh miệt coi người Mông Cổ như "mọi rợ".
Theo Ledyard, năm mẫu tự mượn đơn giản nhất về hình họa cho phép tạo ra các chamo phức và để chỗ để phái sinh ra các âm tắc hơi ㅋㅌㅍㅊ. Nhưng ngược lại với cách truyền thống, các âm không tắc (ng ㄴㅁ và ㅅ) phái sinh bằng cách bỏ các nét trên của các mẫu tự này. Dù dễ dàng phái sinh ㅁ từ ㅂ bằng cách bỏ nét trên, nhưng phái sinh ㅂ từ ㅁ không dễ vì ㅂ không tương tự như các âm tắc khác.
Cách giải thích về âm ng cũng khác so với cách truyền thống. Nhiều từ Trung Quốc bắt đầu bằng âm ng, nhưng vào thời vua Thế Tông, âm ng hoặc là câm hoặc là được phát âm là [ŋ] tại Trung Quốc, và trở thành âm câm khi tiếng Triều Tiên mượn các từ này. Hình họa của âm ng (nét sổ đứng bên trái bằng cách bỏ nét trên của ㄱ) lẽ ra cũng trông tương tự nhu nguyên âm ㅣ [i]. Giải pháp của Thế Tông đã giải quyết cả hai vấn đề: nét sổ dọc từ ㄱ được thêm vào ký hiệu vòng ㅇ để tạo thành ᇰ (một vòng tròn với một dọc đứng bên trên), mang cả âm [ŋ] ở giữa và cuối từ, và ở đầu từ thì câm. (Ngày này giữa ㅇ và ᇰ không còn khác sự biệt.)
Thêm vào đó, cách tạo ra các mẫu tự không dùng nữa ᇢᇦᇴ w, v, f (dùng cho sơ thanh tiếng Trung Quốc vi phi phu 微非敷), bằng cách thêm một vòng tròn nhỏ dưới ㅁㅂㅍ (m, b, p), tương tự như thêm vòng nhỏ vào ba biến thể của h trong Phagspa. Trong Phagspa, vòng này cũng thể hiện w sau các nguyên âm. Sơ thanh tiếng Trung Quốc 微 vi dùng để chỉ âm m hoặc w trong các phương ngôn khác nhau, và điều này cũng được phản ánh trong việc chọn ㅁ [m] với ㅇ (trong [w] Phagspa) là các thành phần của Chosŏn'gŭl ᇢ, cho các mẫu tự khác cấu thành từ hai thành tố để ghi nhận hai cách phát âm địa phương.
Cuối cùng, đa phần các mẫu tự Chosŏn'gŭl đi mượn có cấu trúc hình học đơn giản, ít nhất là lúc ban đầu, nhưng ㄷ d [t] luôn có một hình môi nhỏ nhô ra từ góc trên bên trái, giống như mẫu tự Phagspa d [t]. Tính chất này có thể thấy trong mẫu tự tiếng Tạng d, ད.
Xem chi tiết tại Gari Ledyard.
=== Thứ tự chamo ===
Bảng chữ cái Chosŏn'gŭl không để lẫn phụ âm và nguyên âm như các bảng chữ cái Tây phương (bảng chữ cái Latinh và bảng chữ cái Cyrill). Thay vào đó, thứ tự là theo kiểu Ấn, đầu tiên là các phụ âm vòm mềm, sau đó là âm đầu lưỡi, âm môi, âm xuýt, v.v. Tuy nhiên, các phụ âm đặt trước nguyên âm chứ không phải là sau như trong tiếng Phạn và tiếng Tạng.
Thứ tự hiện nay do Thôi Thế Trân (崔世珍, Ch'oe Sechin) đưa ra và năm 1527. Việc này có trước khi có các phụ âm thời thái và các chamo kép thể hiện chúng. Sự hợp hai mẫu tự ㅇ và ㆁ cũng chỉ có sau khi thiết lập thứ tự bảng chữ cái hiện nay. Do vậy, khi các chính quyền Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên chính thức đưa Chosŏn'gŭl vào dùng rộng rãi thì họ đã sắp thứ tự khác hẳn nhau: phía Hàn Quốc thì nhóm các mẫu tự tương đồng vào cùng nhóm, còn Triều Tiên thì đặt các mẫu tự mới vào cuối bảng.
==== Trật tự tại Hàn Quốc ====
Thứ tự hiện nay của các chamo phụ âm là:
ㄱ ㄲ ㄴ ㄷ ㄸ ㄹ ㅁ ㅂ ㅃ ㅅ ㅆ ㅇ ㅈ ㅉ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ
Chamo phụ âm kép được đặt ngay sau chamo đơn mà chúng dựa trên. Không phân biệt giữa ㅇ câm và ㅇ giọng mũi.
Thứ tự của chamo nguyên âm là:
ㅏ ㅐ ㅑ ㅒ ㅓ ㅔ ㅕ ㅖ ㅗ ㅘ ㅙ ㅚ ㅛ ㅜ ㅝ ㅞ ㅟ ㅠ ㅡ ㅢ ㅣ
Các nguyên âm đơn trước, với các mẫu tự phái sinh tùy theo thể của chúng: đầu tiên là thêm i, sau đó ngạc hóa, rồi đến ngạc hóa với i thêm vào. Nguyên âm đôi bắt đầu bằng w- được xếp thứ tự tùy theo phát âm của nó là ㅏ hay ㅓ với một nguyên âm thứ hai, không như các hai chữ một âm (digraph) riêng biệt.
==== Trật tự tại Triều Tiên ====
Triều Tiên áp dụng một trật tự cổ truyền.
Thứ tự hiện nay của các chamo phụ âm là:
(rỗng) ㄱ ㄴ ㄷ ㄹ ㅁ ㅂ ㅅ ㅇ ㅈ ㅊ ㅋ ㅌ ㅍ ㅎ ㄲ ㄸ ㅃ ㅆ ㅉ (ㅇ rỗng)
Mẫu tự ㅇ đầu tiên là ㅇ ng âm mũi, là âm cuối trong tiếng Triều Tiên hiện nay. ㅇ nếu dùng ở đầu một từ thì lại đặt sau ㅉ vì nó là một mẫu tự giữ chỗ.
Lưu ý là các mẫu tự "mới" tức là các phụ âm kép và nguyên âm phức, được đặt vào cuối bảng chữ cái, trước mẫu tự ㅇ rỗng, nhằm để tránh thay đổi thứ tự truyền thống đối với phần còn lại của bảng chữ cái.
Thứ tự hiện nay của các chamo nguyên âm là:
ㅏ ㅑ ㅓ ㅕ ㅗ ㅛ ㅜ ㅠ ㅡ ㅣ ㅐ ㅒ ㅔ ㅖ ㅚ ㅟ ㅢ ㅘ ㅝ ㅙ ㅞ
Tất cả các chữ đôi một âm và ba chữ một âm (trigraph), gồm cả nguyên âm đôi cổ ㅐ và ㅔ, được đặt ngay sau các nguyên âm cơ bản, như vậy gần như duy trì thứ tự truyền thống trong bảng chữ cái của Thôi.
=== Tên Chamo ===
Trật tự Chosŏn'gŭl được gọi là "trật tự ganada" (가나다 순), đặt theo ba chamo đầu (g, n, và d) nối vào nguyên âm đầu tiên (a). Chamo được Thôi Thế Trân đặt tên vào năm 1527. Triều Tiên đặt tên cho các mẫu tự khi chính thức sử dụng Chosŏn'gŭl.
==== Tên chamo phụ âm ====
Sau đây là tên chính thức của các phụ âm hiện nay, các tên này có hai âm tiết và có phụ âm ở đầu lẫn cuối:
Toàn bộ chamo ở Triều Tiên, cũng như tất cả chamo dùng tại Hàn Quốc trừ ba mẫu tự thuộc danh pháp cổ truyền, đều có tên gọi dưới dạng chữ cái + i + eu + chữ cái. Ví dụ, Thôi viết bieup với hancha 非 (bi, phi) 邑 (eup, ấp). Tên gọi của g, d, và s là ngoại lệ vì không có hancha cho euk, eut, và eus. 役 (yeok, dịch) được dùng thay cho euk. Cũng vì không có hancha kết thúc bằng t hay s, Thôi đã chọn hai hancha đọc theo chú giải tiếng Triều Tiên, 末 kkeut ("mạt" tức cuối) và 衣 os ("y" tức áo).
Ban đầu, Thôi đặt tên cho j, ch, k, t, p, và h theo kiểu một âm tiết không theo quy tắc là ji, chi, ki, ti, pi, và hi, vì chúng không nên được dùng như phụ âm cuối như đặc tả trong Huấn dân chính âm. Tuy nhiên sau khi xác lập quy tắc chính tả mới vào năm 1933, trong đó cho phép tất cả các phụ âm có thể trở thành phụ âm cuối, thì các tên gội đã đổi thành dạng hiện nay.
Phụ âm chamo kép đi trước tên phụ âm chính bằng các từ 쌍 ssang, nghĩa là "song" (đôi), hay 된 doen tại Triều Tiên nghĩa là "mạnh". Từ đó:
Tại Triều Tiên, một cách nữa để gọi chamo là theo dạng tên mẫu tự + eu (ㅡ), ví dụ, 그 geu cho chamo ㄱ, 쓰 sseu cho chamo ㅆ, v.v.
==== Tên chamo nguyên âm ====
Tên các chamo nguyên âm đơn giản với phụ âm rỗng ㅇ ieung đặt trước nguyên âm đó:
=== Chamo không dùng nữa ===
Một số chamo ngày nay không dùng nữa, bao gồm các mẫu tự dùng để ghi các âm Triều Tiên không còn trong ngôn ngữ ngày nay nữa, cũng như các mẫu tự để ghi âm các bảng vần (韻圖) tiếng Trung Quốc mà chưa bao giờ còn dùng trong tiếng Triều Tiên. Một vài mẫu tự cổ hay gặp là,
ㆍ hay 丶 ə (arae-a 아래아 "a thấp hơn"): đọc như [ʌ] IPA, gần giống eo ngày nay.
Ə là dạng trung thanh trong nhóm, hoặc được thấy như nguyên âm đôi ㆎ area-ae. Từ ahə ("trẻ con"), ban đầu được viết bằng mẫu tự này, đã bị đổi thành ai (아이).
ㅿ z (bansios 반시옷): một âm khá lạ, phát âm có lẽ như [ʝ͂] IPA (một âm sát vòm mũi hóa).
ㆆ ’ (yeorin-hieuh 여린히읗 "hieuh nhẹ" hay doen-ieung 된이응 "ieung mạnh"): âm tắc cổ họng, "nhẹ hơn ㅎ và khàn hơn ㅇ".
ㆁ ng (yet-ieung 옛이응): mẫu tự chamo nguyên thủy cho [ŋ]; ngày này đã hợp vào với ㅇ ieung. (Trên vài phông chữ (fontface) trên máy tính, yet-ieung trông như phiên bản bẹt hơn của ieung, tuy thế dạng đúng của là với một đỉnh dài hơn trong bản có chân chữ của ieung.)
ㅸ β (gabyeoun-bieup 가벼운비읍): [f] IPA. Mẫu tự này trông có vẻ như dạng hai chữ một âm bieup và ieung, có thể phức tạp hơn. Trong phần này, có ba chamo ít phổ biến hơn dùng cho các âm trong bảng vần tiếng Trung Quốc, ᇢ w ([w] hay [m] IPA), ᇴ f, và ㅹ ff theo lý thuyết [v̤].
Ngoài ra còn có hai chamo kép không dùng nữa là,
ㆅ x (ssanghieuh 쌍히읗 "hieuh đôi"): [ɣ̈ʲ] hoặc [ɣ̈] IPA.
ㆀ (ssang-ieung 쌍이응 "ieung đôi"): chamo khác dùng trong bảng vần.
Trong hệ Chosŏn'gŭl nguyên thể, chamo đôi dùng để ghi các phụ âm tiếng Trung Quốc "giọng đục" (thì thào), và không dùng cho tiếng Triều Tiên. Sau này một quy ước tương tự được đưa ra để ghi các phụ âm "thời thái".)
Cũng có các phức từ phụ âm không còn tồn tại trong tiếng Triều Tiên nữa, như ㅴ bsg và ㅵ bsd, cũng như nguyên âm đôi chỉ được dùng để biểu đạt các trung thanh tiếng Trung như ㆇ, ㆈ, ㆊ, ㆋ.
Một số chamo ghi các âm trong tiếng Triều Tiên cổ vẫn còn được vài phương ngữ của tiếng Triều Tiên sử dụng; trong khi các chamo để phiên tiếng Hán cổ thì mất dần theo thời gian.
== Cấu trúc âm tiết ==
Ngoại trừ một số hình vị ngữ pháp được sử dụng vào buổi ban đầu của Chosŏn'gŭl, không có chamo nào có thể đứng một mình để biểu diễn tiếng Hàn. Thay vào đó, chamo được nhóm thành từng đơn vị âm tiết chứa, ít nhất, một thanh mẫu ở đầu (sơ thanh) và một nhân âm tiết ở giữa (trung thanh). Khi một âm tiết không có phụ âm ở đầu, thì ký tự rỗng ㅇ ieung được dùng đệm vào. Không dùng âm đệm khi không có âm đuôi (chung thanh).
Ký tự rỗng có nguồn gốc chỉ vì thế, nhưng vì cũng chỉ dùng để ở ví trí đầu, và phụ âm ng trở thành câm khi đứng đầu giống như khi thêm một gạch nhỏ vào ký tự rỗng, nên cả 2 thường được xem là giống nhau.
Các đơn vị âm tiết thường được tạo thành từ hai hay ba chamo:
Hai chamo: sơ thanh (một phụ âm hay nhóm phụ âm, hay ký tự rỗng ㅇ) + trung thanh (một nguyên âm hay nguyên âm đôi)
Ba chamo: sơ thanh + trung thanh + chung thanh (một phụ âm hay một nhóm phụ âm)
Việc thay thế, hay "chồng" các chamo vào trong đơn vị âm tiết tuân theo tập quy luật sau:
Thành phần của chamo phức được viết từ trái sang phải. Hai phần phức tạp nhất: ㅄ, ㅝ, v.v. (Các kết hợp đã lỗi thời thì phức tạp hơn: ㅵ, ㆋ, v.v.)
Mọi nguyên âm Chosŏn'gŭl hiện đại đều có hoặc một gạch dọc hoặc ngang.
chamo nguyên âm dọc được viết bên phải của sơ thanh: ㅣ i.
chamo nguyên âm ngang được viết bên dưới sơ thanh: ㅡ eu.
Khi một chamo nguyên âm có cả thành phần ngang và dọc, nó sẽ bao quanh sơ thanh tính từ dưới sang bên phải: ㅢ ui.
chamo cuối, nếu có một, được thêm vào ở dưới đáy. Điều này được gọi là 받침 batchim "nền hỗ trợ".
Các đơn vị luôn được viết theo trật tự phát âm, sơ thanh-trung thanh-chung thanh. Vì vậy,
Âm tiết với chamo nguyên âm ngang được viết trên xuống: 읍 eup.
Âm tiết với chamo nguyên âm dọc và chung thanh đơn giản được viết theo chiều đồng hồ: 쌍 ssang.
Âm tiết với chamo nguyên âm bao quanh có chiều là (xuống-phải-xuống): 된 doen.
Âm tiết với âm cuối phức được viết từ trái sang phải ở đáy: 밟 balp.
Đơn vị âm tiết tạo thành được viết trong hình nhữ nhật có cùng kích thước và hình dạng như một hancha, vì thế khi nhìn vào có thể nhầm lẫn là một Hán tự hancha.
Không tính chamo đã lỗi thời, thì có khoảng 11,571 khối Hangul.
Đã từng có vài thay đổi nhỏ trong thế kỉ 20 khi bỏ đi các khối âm tiết và viết chamo riêng rẽ thành hàng ngang như phương Tây: ㄱㅡㄷ geut. Tuy nhiên, việc dùng khối đơn vị làm cho Chosŏn'gŭl trở nên dễ đọc hơn, vì mỗi âm tiết có hình dạng duy nhất. Bây giờ phép chính tả của Chosŏn'gŭl là trực quan (morphophonology) (xem ở dưới), nghĩa là các từ Chosŏn'gŭl có hình dạng dễ nhận biết. Đây là một sự trợ giúp lớn người đọc; tương tự như vậy, lợi thế trong việc nhận dạng các từ giống nhau đã giúp cho kiểu chữ viết toàn phụ âm (abjad) Semit không cần tới nguyên âm trong cả nghìn năm. Trên thực tế, những người thường đọc tiếng Trung Quốc và tiếng Hàn thường cho rằng đọc các chuỗi các ký tự trong bảng chữ cái như tiếng Anh như thể đọc một bảng Morse, vì thế việc chuyển cách ghi tiếng Hàn sang dạng ngang không được nhiều người ủng hộ.
== Chính tả ==
Mãi cho tới thế kỉ 20, chưa có phép chính tả chính thức nào được thiết lập. Do cách nối vần, sự đồng hóa mạnh phụ âm, các giọng địa phương khác nhau cùng nhiều lý do khác, một từ trong tiếng Hàn có thể có nhiều cách đánh vần. Vua Thế Tông có vẻ thích cách đánh vần đa âm vị (morphophonemic spelling) (thể hiện hình thái học bên dưới) hơn là dùng dạng đơn âm vị (thể hiện âm thanh thực sự). Tuy nhiên, vào thời kì đầu của nó, Chosŏn'gŭl bị ảnh hưởng mạnh bởi cách đánh vần đơn âm vị. Trải qua hàng thế kỉ, phép chính tả đã dần trở thành đa âm, trước hết ở danh từ, sau đó đến động từ. Ngày nay trên thực tế, nó là chủ yếu đa âm vị.
Các phát âm và dịch nghĩa:
[mo.tʰa.nɯn.sa.ɾa.mi]
một người không thể làm được
Phép chính tả đơn âm vị:
모타는사라미
/mo.tʰa.nɯn.sa.la.mi/
Phép chính tả đa âm vị:
못하는사람이
|mos.ha.nɯn.sa.lam.i |
Chú giải âm vị-âm vị:
Sau cải cách Giáp Ngọ vào năm 1894, nhà Triều Tiên và sau này là Đế quốc Đại Hàn bắt đầu sử dụng Chosŏn'gŭl trong mọi tài liệu chính thức. Dưới sự quản lý của triều đình, cách sử dụng đúng Chosŏn'gŭl, bao gồm phép chính tả, được thảo luận mãi cho tới khi Hàn Quốc bị đô hộ (日韓併合條約) bởi Nhật Bản vào năm 1910.
Triều Tiên Tổng Đốc Phủ (朝鮮総督府) người Nhật đã thiết lập cách viết kết hợp giữa Hancha và Chosŏn'gŭl, giống chữ viết bên Nhật. Chính phủ đã chỉnh sửa lại cách đánh vần vào năm 1912, 1921 và 1930, để hướng về dạng đơn âm vị.
Hiệp hội Hangul do Ju Si-gyeong sáng lập đã đề nghị một phép chính tả mới, mạnh về đa âm vị (morphophonemic) vào năm 1933, và đã trở thành khuôn mẫu cho các phép chính tả hiện đại ở cả Bắc và Nam Triều Tiên. Sau khi Triều Tiên chia đôi, phép chính tả ở phía Bắc và Nam đều có những sự thay đổi riêng rẽ. Sách hướng dẫn chính tả Chosŏn'gŭl được gọi là Hangeul matchumbeop, được chỉnh sửa lần cuối ở Hàn Quốc và được Bộ Giáo dục phát hành là vào năm 1988.
=== Cách viết pha trộn ===
Vào thời Nhật Bản đô hộ, hancha được dùng cho các gốc từ vựng (danh từ và động từ), và Chosŏn'gŭl cho các từ văn phạm và biến tố, cũng như kanji và kana dùng trong tiếng Nhật. Dù vậy, hancha bị cấm dùng hẳn tại CHDCND Triều Tiên, và ở Hàn Quốc thì chỉ được dùng trong ngoặc để chú giải tên riêng và để phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa.
Các chữ số Ả Rập cũng được dùng với Chosŏn'gŭl, chẳng hạn 2005년 7월 5일 (ngày 5 tháng 7, năm 2005).
Các chữ Latinh, đôi khi cũng có các mẫu tự trong các bảng chữ cái khác có thể tìm thấy trong các văn bản tiếng Triều Tiên với mục đích minh họa, hoặc các từ mượn chưa thể bản địa hóa được.
== Kiểu viết ==
Chosŏn'gŭl có thể viết dọc hoặc viết ngang. Kiểu viết truyền thống là theo kiểu Trung Quốc tức là viết từ trên xuống dưới và từ phải qua trái. Cách viết ngang theo kiểu viết Latinh được Ju Si-gyeong khởi xướng và ngày càng phổ biến.
Trong Huấn dân chính âm, Chosŏn'gŭl được in theo kiểu không chân (sans-serif) bằng các đường có góc cạnh với độ đầy đều đặn. Kiểu này thấy trong các sách ấn hành trước năm 1900, và có thể còn thấy trong các tượng hay cột chạm.
Qua hàng thế kỷ, cách viết bằng bút lông theo kiểu thư pháp ngày càng dùng nhiều, với cách dùng nét và góc cạnh như thư pháp Trung Quốc. Kiểu viết này gọi là myeongjo (tiếng Trung Quốc 明朝, Minh triều, Tiếng Nhật minchō), và ngày nay vẫn còn được dùng trong sách báo, tạp chí và phông chữ trong máy tính.
Một kiểu không chân với các đường có độ dày đều đặn phổ biến hơn khi viết bằng bút chì hay bút mực và là kiểu chữ phổ biến trong các trình duyệt Web.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Korean Hangul Language Learning Software
ReadWrite Korean - Hangul Learning Software
The Korean Ministry of Culture and Tourism's article on Hangul
Hangul lessons
List of syllables and Romanization: Wikisource
Browser and Hangul
Korean alphabet and pronunciation
Jamo in Unicode (177 KByte PDF)
Hangul syllables (7 MByte PDF)
The Revised Romanization of Korean
The National Academy of the Korean Language
Hangeul2Konglish – Hangul romanization utility (freeware)
== Xem thêm ==
Tiếng Triều Tiên
Tiếng Triều Tiên dùng trong máy tính
bảng chữ cái
ký tự (grapheme)
hệ thống chữ viết
Latinh hóa tiếng Triều Tiên
Romaja
Các ngôn ngữ của Trung Quốc
Các chủ đề về Triều Tiên
Thành Tam Vấn |
26 tháng 10.txt | Ngày 26 tháng 10 là ngày thứ 299 (300 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 66 ngày trong năm.
== Sự kiện ==
1863 – Hiệp hội Bóng đá Anh được thành lập tại Luân Đôn, là hiệp hội bóng đá lâu năm nhất trên thế giới.
1909 – Sát thủ dân tộc chủ nghĩa Hàn Quốc An Jung-geun bắn chết cựu Thủ tướng Nhật Bản-Thống giám Hàn Quốc Itō Hirobumi tại Cáp Nhĩ Tân, Đại Thanh.
1940 – Máy bay tiêm kích North American P-51 Mustang thực hiện chuyến bay đầu tiên, là một trong những kiểu máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh.
1942 - Trận chiến quần đảo Santa Cruz diễn ra.
1955 – Việt Nam Cộng hòa được thành lập trên cơ sở Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, tổng thống là Ngô Đình Diệm.
1956 - Ban hành Hiến pháp của Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.
1967 – Mohammad Reza Pahlavi tiến hành nghi lễ đăng quang hoàng đế Iran, sau đó phu nhân của ông là Farah Pahlavi cũng đăng quang hoàng hậu.
1979 – Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Kim Jae-kyu tiến hành ám sát Tổng thống Park Chung Hee, Choi Kyu-hah trở thành quyền tổng thống.
== Sinh ==
1846 - Lewis Boss - nhà thiên văn học người Mỹ
== Mất ==
1979 - Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee bị trưởng phòng tình báo Kim Jae-kyu giết.
2007: Khun Sa
== Những ngày lễ và kỷ niệm ==
== Tham khảo == |
nam bộ việt nam.txt | Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Trong thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955) và Việt Nam Cộng hòa (1955-1975), Nam Bộ đôi khi còn được gọi là "Nam phần".
Thời kỳ Nam Kỳ (1834-1945) xem Nam Kỳ.
== Địa lý ==
=== Vị trí, địa hình ===
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
=== Khí hậu ===
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82% . Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi
== Lịch sử ==
Trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ (xem lịch sử Nam Kỳ)
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam.
Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp.
Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp.
Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa được sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.
Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc.
Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"
Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.
== Hành chính ==
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
Gồm 2 tiểu vùng:
1/ Đông Nam Bộ, bao gồm:
Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
2/ Tây Nam Bộ, bao gồm:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
=== Các tỉnh Nam Bộ qua các thời kỳ ===
==== Thời nhà Nguyễn ====
Dưới thời vua Minh Mạng năm 1832 vùng này chia thành 6 tỉnh (do đó có tên gọi Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh). Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
==== Thời Pháp thuộc ====
Sau khi chiếm được Nam Kỳ mà họ gọi là Cochinchine thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành "hạt" (arrondissement) còn gọi là "địa hạt", "hạt tham biện" hay "tiểu khu" do tham biện cai trị:
Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định
Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn
Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc
Khu vực Bát Xắc có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng
Sau khi đổi tên gọi "hạt" (arrondissement) thành "tỉnh" (province), từ 1/1/1900, Nam Kỳ có tất cả 20 tỉnh, phân bố như sau:
Miền Đông có 4 tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa.
Miền Trung có 9 tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc.
Miền Tây có 7 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Ngoài ra còn có 3 thành phố Sài Gòn (cấp 1), Chợ Lớn (cấp 2), thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Năm 1905, xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), chuyển thành địa lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
==== Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam 1945 - 1975 ====
Đối với chính quyền Việt Minh kể từ năm 1946 thì Nam Bộ bao gồm 21 tỉnh thành trong tổng số 72 tỉnh thành của cả nước, gồm 20 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Rạch Giá, Bạc Liêu và thành phố Sài Gòn.
Ngày 12/10/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) chia Liên khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu:
Phân liên khu Miền Đông gồm 5 tỉnh: Gia Định Ninh (Gia Định + Tây Ninh), Thủ Biên (Thủ Dầu Một + Biên Hòa), Bà Rịa - Chợ Lớn, Mỹ Tho và Long Châu Sa.
Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà (Vĩnh Long + Trà Vinh), Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Châu Hà.
==== Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa 1949-1975 ====
Trong khi đó với sự hình thành của nước Việt Nam Cộng hòa, theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 dưới nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Đó là các tỉnh Phước Long, Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định, Long An, Tây Ninh, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Trà Vinh (năm 1957 đổi tên là Vĩnh Bình), Vĩnh Long, An Giang, Phong Dinh, Kiên Giang, Ba Xuyên, An Xuyên và Côn Sơn.
Sau này lập thêm các tỉnh Phước Thành (1959-1965), Chương Thiện (1961), Gò Công (1963), Hậu Nghĩa (1963), Châu Đốc (1964), Bạc Liêu (1964), Sa Đéc (1966), bỏ tỉnh Côn Sơn (1965). Như vậy năm 1962, Nam phần có 24 tỉnh rồi tăng lên thành 27 tỉnh vào thời kỳ 1966-1975: Phước Long, Bình Long, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định và Biệt khu Thủ đô (Sài Gòn), Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh, Gò Công, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Sa Đéc, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Long, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Xuyên. Tỉnh Bình Tuy sau này nhập vào tỉnh Thuận Hải, nay là địa bàn tỉnh Bình Thuận thuộc Trung Bộ.
Các tỉnh Nam phần của Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân khu III và IV.
==== Sau năm 1975 ====
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Nam Bộ được chia thành 13 tỉnh thành trong tổng số 38 tỉnh thành của cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải.
Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Do đó thời kỳ 1979-1991 Nam Bộ có 13 tỉnh thành và 1 Đặc khu trong tổng số 39 tỉnh thành và 1 Đặc khu của cả nước.
Từ năm 1991, với việc tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo trở thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì Nam Bộ có 15 tỉnh thành trong tổng số 53 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 1997, với việc tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thì Nam Bộ có 18 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nên Nam Bộ có 19 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước.
== Văn hoá ==
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào. Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoá Nam Bộ như hiện nay.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm nền văn minh hiện đại.
== Kinh tế ==
.
Từ thế kỷ XVII các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính và kinh tế trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.
Dưới thời nhà nước Phù Nam cư dân của quốc gia có truyền thống hàng hải và thương mại phát triển, Vương quốc Phù Nam có hải cảng giao thương với nước ngoài ở Óc Eo (gần núi Ba Thê-An giang ngày nay). Phù Nam có quan hệ buôn thương với nhiều khu vực lân cận, mở rộng đến cả Trung Hoa, Ấn Độ và Địa Trung Hải. Những hiện vật phát hiện được rất nhiều từ thế kỉ thứ XIX đến nay ở các địa phương Miền Tây Nam Bộ đã chứng tỏ truyền thống hàng hải và thương mại của Phù Nam phát triển rất mạnh mẽ. Về phía biên giới Tây - Nam, Triều Nguyễn tiếp tục thực hiện bằng chính sách của Nguyễn Ánh nửa sau thế kỷ 18. Luồng buôn bán, giao thương qua hai đường chính là cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Trong thế kỷ 18 - 19, Châu Đốc là vùng biên thuỳ quan trọng ở tuyến biên giới Tây-Nam, nơi đây từng được coi là "phong vũ biểu" không chỉ trong mối quan hệ bang giao giữa Đàng Trong với Chân Lạp, mà nó còn là "hàn thử biểu" của mối giao thương Gia Định - Nam Vang. Do đó, con đường buôn bán Gia Định- Nam Vang không chỉ có tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng đất này, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội, giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân trong khu vực.
Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6 phần trăm một năm, chiếm 60 phần trăm sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 phần trăm của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là VND31.4 triệu / năm.
== Danh lam thắng cảnh ==
Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành phố. Năm 1859. Khởi công xây dựng từ năm 1912 và khánh thành năm 1914. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 cho chỉnh trang, sửa chữa lớn. Hiện nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh trong chợ. Hình ảnh chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho thành phố Hồ Chí Minh.
Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Khu mua bán sầm uất nhất thành phố, với rất đông người gốc Hoa sinh sống.
Địa đạo Củ Chi: Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70 km về phía tây bắc. Ðịa đạo này là một kỳ quan rộng lớn và dài 250 km. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, tầng 2 cách mặt đất 5m, tầng 3 cách mặt đất 8-10m.
Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn. Bao gồm sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các công trình như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...
Khu sinh thái Bình Châu - Hồ Cốc: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km. Bình Châu cùng với rừng ngập mặn Vàm Sát đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là hai trong 65 "Khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới".
Toà Thánh Tây Ninh: Được xây dựng vào năm 1935, tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Có diện tích 12km2. Được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Là nơi đặt trung ương giáo hội của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước: Nằm giữa sông Tiền, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, khu vực này có nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...
Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, là một chợ trên sông nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản.
Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp, có diện tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.
Chùa Tây An: Thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An chỉ đạo xây dựng. Ngôi chùa có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, vẻ đẹp lộng lẫy.
Hà Tiên: Là một thị xã biên giới, tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên được hình thành cách đây gần 300 năm có tên tuổi gắn liền với dòng họ Mạc. Là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ.
Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km. Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.
Ðảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573 km², dài 50 km, nơi rộng nhất 25 km. Ngoài đồi núi, đảo còn có đồng bằng, rừng tự nhiên.
== Hình ảnh Nam Bộ ==
== Xem thêm ==
== Chú thích == |
xã fairplay, quận marion, kansas.txt | Xã Fairplay (tiếng Anh: Fairplay Township) là một xã thuộc quận Marion, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 107 người.
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
American FactFinder |
bi sắt.txt | Môn bi sắt (tên gọi quốc tế là pétanque) đã ra đời và phát triển từ rất xa xưa và được nhiều người yêu thích. Những người cùng chơi đứng trong vòng tròn có đường kính từ 35 cm đến 50 cm, vòng tròn này phải nằm cách đường biên cuối sân và biên ngang 1m.
== Lịch sử ra đời ==
=== Trên thế giới ===
Bi sắt được ghi nhận đã xuất hiện từ năm 9000 trước Công nguyên khi một bộ viên bi bằng đá và viên đích được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một bộ khác cũng được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ Ai Cập 7000 năm trước Công nguyên. Vào thế kỷ XVII, giới thương lưu Pháp phổ biến môn thể thao này thành của họ và vua Louis XVI đã đưa ra luật chơi môn này với 14 điểm. Thời Napoleon, quân Pháp đã sử dụng đạn pháo để chơi bi sắt.
Bi sắt hiện đại ra đời vào năm 1907 tại Ciotat, Vùng Provence miền Nam nước Pháp. Sau đó môn thể thao này lan rộng đến các nước Tây Âu cũng như tất cả thuộc địa của Pháp tại Châu Phi, nam Thái Bình Dương. Trong hơn một thập kỷ qua, ở một số nước Đông Âu, ở các nước Đông Âu và châu Á đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Nhật Bản, Singapo, có nhiều người chơi môn này.
=== Tại Việt Nam ===
Tại Việt Nam, thời gian qua số người chơi bi sắt tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Vũng Tàu. Tại Sea Games 22, môn này cũng được đưa vào chương trình thi đấu và thành phần đội tuyển Việt Nam cũng đến từ các địa phương trên. Đội tuyển thể thao Việt tham gia thi đấu môn này lần đầu tiên tại Sea Games 21.
Tháng 5 năm 2007 vừa qua, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội, bộ môn bi sắt Uỷ ban Thể dục Thể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức giải bi sắt toàn quốc. Có 112 vận động viên tham dự, đến từ 10 địa phương gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Trà Vinh, Yên Bái, Nghệ An và đội chủ nhà Hà Nội.
Giải vô địch bi sắt thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1959, những giải vô địch gần đây được tổ chức ở Faro-Bồ Đào Nha (2000), Monaco-Pháp (2001), Grenoble-Pháp (2002, 2004 và 2006), Geneva-Thụy Sĩ (2003), Brussels-Bỉ (2005), và Pattaya-Thái Lan (2007. Có 52 đội từ 50 nước tham dự giải năm 2007.
== Luật chơi ==
Mỗi đội chơi có thể là một, hai hoặc đội ba vận động viên. Đội chơi có một và hai vận động viên mỗi người cầm ba viên bi sắt, đội chơi có ba vận động viên mỗi người cầm hai viên bi sắt.
Bi sắt thường được tổ chức trên ba loại sân khác nhau, gồm: Sân đất nện, sân đất nện có rải đá dăm và sân đất nện rải đá dăm (1 x 2) - loại sân thi đấu khó nhất và đây cũng là sân Việt Nam sử dụng thi đấu cho Sea Games 22 ở Kỳ Hoà. Kích thước sân cho các trận thi đấu quốc gia và quốc tế: rộng 4m x dài 15m; các trận đấu khác không được nhỏ hơn 12m x 3m.
Trọng lượng viên bi từ 650g đến 800g, có đường kính từ 7,05 cm đến 8,0 cm. Bi điểm (jack) được làm từ gỗ hoặc chất liệu tổng hợp có đường kính từ 25–35 mm
Sau khi bốc thăm, một đội (hoặc một đối thủ) sẽ được cầm viên bi điểm nhỏ ném trước, người chơi phải đứng trong vòng tròn có đường kính từ 35 cm đến 50 cm, vòng tròn này phải nằm cách đường biên cuối sân và biên ngang 1m.
Bi điểm được xem là hợp lệ khi nằm cách xa vòng tròn từ 6m đến 10 m và cách hai biên dọc 1m. Sau khi đối thủ ném viên bi điểm về phía trước, vận động viên còn lại có nhiệm vụ đầu tiên là bo (hay còn gọi là lăn) viên bi của mình sao cho gần viên bi điểm.
Khi bo viên bi gần viên bi điểm nhất, người đó được xem là thắng đối phương. Người còn lại có nhiệm vụ bắt viên bi của đối phương đi nơi khác. Mỗi người được phát ba viên bi để bo. Nếu bo đi hết cả ba viên thì ai có viên bi gần với bi điểm nhất được công nhận là thắng điểm.
Các trận đấu thi đấu đến 13 điểm.
Trung bình ở mỗi ván đấu, vận động viên đi lại từ 8 đến 15 km, nên không phải là nhàn hạ như thoạt trông qua.
== Liên kết ngoài ==
=== Liên đoàn Bi sắt của các quốc gia và các thành viên của F.I.P.J.P (sắp xếp theo châu lục) ===
==== Châu Phi ====
Fédération Sénégalaise de Sports de Boules
Fédération Tunisienne de boules et de petanque
==== Bắc Mĩ ====
Detroit Petanque Club (Detroit, Michigan, USA)
Fédération Canadienne de Pétanque Inc (Canada)
Federation of Pétanque * USA
Michigan Petanque Club (Detroit, Michigan, USA)
==== Châu Á ====
Asian Petanque and Sports Boules Confederation
Fédération des Clubs de Pétanque d'Israël
Japan Petanque Boules Union
Petanque Association of Thailand
Sports Boules Singapore
==== Châu Âu ====
Belarus Petanque Federation (Belarus)
British Pétanque Website (Mike Pegg)
Ceska Asociace Petanque Klubu (Czech Républic)
Confédération Européenne de Pétanque (CEP)
Dansk Petanque Forbund (Danemark)
Deutscher Petanque Verband (Germany)
DGI petanque - Danish Gymnastics and Sports Associations (Danemark)
Eesti Petanque'i Klubide Liit (Estonia)
English Petanque Association (England)
Federación Española de Petanca (Tây Ban Nha)
Fédération Française de Pétanque & Jeu Provençal (France)
Fédération Russe de Pétanque (Russia)
Fédération Suisse de Pétanque(Switzerland)
Federazione Italiana Bocce (Italy)
Irish Petanque Association (Ireland)
Magyar Pétanque Szövetség (Hungary)
Nederlandse Jeu de Boules Bond (The Netherlands)
Norges Petanqueforbund (Norway)
Österreichischer Pétanque Verband (Austria)
Petanque Federatie Vlaanderen (Belgium - Flanders)
Polska Federacja Pétanque (Poland)
Scottish Petanque Association (Scotland)
Suomen Petanque-Liitto (Finland)
Svenska Bouleförbundet (Sweden)
Welsh Petanque Association (Wales / Cymru)
Zveza društev petanke Slovenije (Slovenia)
==== Châu Đại Dương ====
New Zealand Pétanque Association (New Zealand)
Petanque Australia (Australia)
==== Các câu lạc bộ của Vương quốc Anh ====
Brighton & Hove Pétanque Club
British Pétanque Website (Mike Pegg)
Crondall Petanque Club
Harrow Petanque Club, Harrow
Hartley Petanque Club, Kent
Inverleith Petanque Club, Edinburgh
[1]
== Tham khảo ==
Marco Foyot, Alain Dupuy, Louis Almas, Pétanque - Technique, Tactique, Etrainement. Robert Laffont, 1984.
Marco Foyo, Alain Dupuy, Louis Dalmas, Pétanque - Technique, Tactique, Entrainement, Robert Laffont, 1984.
Marco Foyo, op. cit. pg. 16
See Marco Foyot, Pétanque. he French version of the Wikipedia says his name was Jules Hugues, known as 'Le Noir,' but gives no citation. Another version mentioned by Foyot says the game was invented by the brother of a famous player who had lost his legs in his accident. Seeing that his brother was unhappy about being unable to play, he invented a variation of the sport with the player in one place, and a shorter field.
== Xem thêm ==
British Pétanque Website (Mike Pegg)
Lots of (Finnish) petanque photos and videos
Midwest Pétanque Alliance Blog
Pétanque America
Pétanque and Boule Community
Pétanque USA pages
UK Petanque Portal
Boulistenaute.com |
sân vận động mineirão.txt | Mineirão (phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [minejˈɾɐ̃w]), tên chính thức Estádio Governador Magalhães Pinto (Sân vận động thống đốc Magalhães Pinto) được khánh thành năm 1965 tại Belo Horizonte, là sân bóng đá lớn nhất bang Minas Gerais, Brazil. Đây là một trong những địa điểm diễn ra Cúp Liên đoàn các châu lục 2013, và là nơi diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới 2014. Ngoài ra đây cũng là nơi diễn ra một số trận bóng đá của Thế vận hội Mùa hè 2016.
== Giải vô địch bóng đá thế giới 2014 ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web chính thức
Ảnh sân vận động
Bài viết giới thiệu
Tại trang web của FIFA |
tứ xuyên.txt | Tứ Xuyên (tiếng Trung: 四川) là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là Thục (蜀), do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục (巴蜀).
Tỉnh Tứ Xuyên có một lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú, từ xưa đã được gọi là Thiên phủ chi quốc (天府之国; quốc gia của trời đất thiên phủ). Phía tây Tứ Xuyên là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như người Tạng, người Di và người Khương.
== Lịch sử ==
=== Tiên Tần ===
Trong suốt thời kỳ tiền sử và lịch sử ban đầu của mình, Tứ Xuyên và các vùng phụ cận trong lưu vực Trường Giang là các nôi của các nền văn minh bản địa có thể có niên đại ít nhất từ thế kỷ 15 TCN và trùng hợp với những năm cuối của nhà Thương và trong thời nhà Chu ở phía bắc Trung Quốc. Tứ Xuyên đã xuất hiện trong các thư tịch cổ Trung Hoa với cái tên Ba Thục (巴蜀) do kết hợp tên gọi của hai quốc gia cổ trong bồn địa Tứ Xuyên là Ba và Thục. Lãnh thổ của nước Ba nay là Trùng Khánh, vùng đất đông bộ Tứ Xuyên dọc theo Trường Giang và một số chi lưu của nó, trong khi nước Thục có lãnh thổ tại khu vực Thành Đô cùng các đồng bằng xung quanh và lãnh thổ lân cận ở tây bộ Tứ Xuyên.
Sự tồn tại của nước Cổ Thục được ghi lại rất nghèo nàn trong các chính sử của Trung Hoa, song trong Kinh Thư nước Thục được ghi là một đồng minh đã giúp nhà Chu lật đổ được nhà Thương. Các mô tả về nước Thục chủ yếu là pha trộn giữa các câu chuyện thần thoại và truyền thuyết lịch sử, chúng được chép trong các biên niên sử địa phương như Hoa Dương quốc chí (華陽國志) được biên soạn vào thời nhà Tấn, với các truyện kể dân gian rằng ông vua Đỗ Vũ (杜宇) đã dạy người dân làm nông nghiệp và đã tự hóa thân thành một con chim cu cu sau khi chết. Khám phá khảo cổ học tại một thôn nhỏ có tên là Tam Tinh Đôi (三星堆) ở huyện Quảng Hán đã đưa ra ánh sáng về sự tồn tại của một nền văn minh phát triển cao với một ngành công nghiệp đồng độc lập tại Tứ Xuyên. Di chỉ này được tin là một thành cổ của nước Cổ Thục, ban đầu nó được một nông dân địa phương phát hiện ra vào năm 1929 và ông ta đã tìm thấy các đồ tạo tác bằng ngọc bích và đá. Các cuộc khai quật do những nhà khảo cổ tiến hành trong khu vực đã mang lại một vài phát hiện có ý nghĩa cho đến năm 1986, khi người ta tìm thấy hai hố cúng tế lớn với các đồ vật bằng đồng đẹp đẽ cũng như các đồ tạo tác bằng ngọc bích, vàng, đất nung và đá. Khám phá này cùng các phát hiện khác tại Tứ Xuyên gây mâu thuẫn với quan niệm truyền thống trong sử sách rằng văn hóa và kỹ thuật của Tứ Xuyên thua kém khi so sánh với nền văn minh tại thung lũng Hoàng Hà.
Nước Ba thường được mô tả là một liên minh lỏng lẻo hoặc là một tập hợp các tù trưởng, bao gồm một số thị tộc độc lập liên kết lỏng lẻo cùng công nhận một vị vua. Các thị tộc người Ba rất đa dạng, bao gồm nhiều sắc tộc. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy người Ba dựa chủ yếu vào đánh cá và săn bắn, hoạt động nông nghiệp ở mức độ thấp và không có bằng chứng về thủy lợi. Nước Ba đã liên minh với nước Tần khi Tần đánh Thục. Sau khi Thục bị diệt, Tần ngay lập tức chinh phục đồng minh và bắt vua nước Ba. Ba sau đó trở thành một quận của Tần.
Khu vực Tứ Xuyên thời cổ có niềm tin tôn giáo và thế giới quan riêng biệt. Có các tài nguyên quặng khác nhau. Thêm vào đó, khu vực này cũng thêm phần quan trọng khi nằm trên tuyến đường thương mại giữa thung lũng Hoàng Hà và các quốc gia khác ở phía tây nam, đặc biệt là các nước nay thuộc lãnh thổ Ấn Độ.
=== Nhà Tần ===
Sau khi nước Tần tiêu diệt cả hai nước Thục và Ba, các bản văn cùng các thành tựu của hai nước này đều bị Tần phá hủy. Triều đình Tần sáp nhập Thục và Ba thành hai quận của mình, Tần gửi quan chức đến trực tiếp cai trị tại Thục và chủ động khuyến khích dân di cư từ Tần tới Thục. Tuy nhiên đối với Ba, ban đầu Tần vẫn để tầng lớp trên của nước Ba cũ tiếp tục cai trị trực tiếp và không tiến hành cưỡng bách người Tần di cư quy mô lớn đến lãnh thổ Ba, song tầng lớp này về sau đã bị đẩy ra ngoài lề trong một chính sách chia để trị. Tần dường như cũng đã đưa các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến đến Tứ Xuyên, khiến trình độ nông nghiệp tại đây ngang bằng với thung lũng Hoàng Hà. Tần đã cho xây dựng nên hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển vào thế kỷ thứ 3 TCN trên sông Dân tại Tứ Xuyên. Công trình do thái thú Thục quận Lý Băng (李冰) giám sát thi công và là biểu tượng cho kỹ thuật nông nghiệp vào thời kỳ đó. Công trình này bao gồm một loạt đập nước, nó chuyển hướng dòng chảy từ sông Dân (một chi lưu lớn của Trường Giang) đến các cánh đồng và cũng làm giảm thiệt hại của các trận lũ lụt theo mùa. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi này đã khiến sản lượng nông nghiệp của Tứ Xuyên tăng lên rất nhiều, Tứ Xuyên cũng trở thành một nguồn cung lương thảo và binh lính chính cho Tần khi nước này tiến hành các cuộc chiến nhằm thống nhất Trung Quốc.
Trong suốt lịch sử sau đó của Trung Quốc, tầm quan trọng về quân sự của Tứ Xuyên cũng nổi lên ngang bằng với ý nghĩa về thương mại và nông nghiệp. Bồn địa Tứ Xuyên nằm lọt giữa cao nguyên Thanh-Tạng ở phía tây, Tần Lĩnh-Mễ Thương Sơn ở phía bắc, cao nguyên Vân-Quý ở phía nam, phía đông có Tam Hiệp, dãy núi Vu Sơn, và thường có sương mù. Do Trường Giang chảy qua bồn địa và là đầu nguồn so với vùng Hoa Trung và Hoa Đông, thủy quân có thể dễ dàng từ Tứ Xuyên đi thuyền về hạ du. Do đó, Tứ Xuyên đã trở thành căn cứ của nhiều lực lượng quân sự và cũng là nơi ẩn náu lý tưởng cho những người tị nạn chính trị của các triều đại Trung Quốc.
=== Thời Hán ===
Giao thời nhà Tần và nhà Hán, Hạng Vũ đã phong cho Lưu Bang làm Hán vương, cai trị đất Hán Trung và Ba Thục. Tháng 4 năm 206 TCN, Lưu Bang trở về đất phong, được cấp 3 vạn quân. Theo lời khuyên của Trương Lương, ông đi qua đường sạn đạo xong liền đốt và cắt đứt đường sạn đạo để đề phòng quân chư hầu đánh úp, đồng thời cũng để chứng tỏ cho Hạng Vũ thấy rằng mình không có ý đi về hướng đông. Trong chiến tranh Hán-Sở, vùng Tứ Xuyên không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến loạn và là nơi cung cấp hậu cần trọng yếu cho việc Lưu Bang xưng đế lập nên nhà Hán.
Thời kỳ đầu Tây Hán, tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa của khu vực Tứ Xuyên phát triển nhanh chóng, mức thịnh vượng vượt quá vùng Quan Trung nên được gọi là "Thiên phủ chi quốc", mỹ xưng này vẫn tồn tại đến nay. Những năm Hán Cảnh Đế, Văn Ông (文翁) nhậm chức thái thú Thục quận, đã thiết lập học đường do chính quyền quản lý đầu tiên tại Trung Quốc, "Văn Ông Thạch Thất" (文翁石室), tại Thành Đô, từ đó truyền thống học tập của Tứ Xuyên lên cao, ngang bằng với vùng Tề Lỗ.
Cuối thời Tây Hán, nhân lúc thiên hạ có biến loạn, năm 25, Công Tôn Thuật (公孫述) đã chiếm cứ Ích châu, xưng đế, đặt quốc hiệu là "Thành Gia", lập quốc đô tại Thành Đô. Công Tôn Thuật đặt tên thành trì xây bên khe Cù Đường là "Bạch Đế Thành", cử nhiều binh sĩ phòng thủ. Công Tôn Thuật làm hoàng đế tại Thành Đô được 12 năm thì đến năm 37, Lưu Tú sau khi gây dựng triều Đông Hán ở Trung Nguyên đã đưa quân tấn công Công Tôn Thuật, Công Tôn Thuật chết trong loạn binh. Tổng cộng, Công Tôn Thuật đã thống trị miền tây nam Trung Quốc trong vòng 28 năm. Trong 28 năm ấy, khu vực miền này rất ổn định, không bị chiến loạn Trung Nguyên ảnh hưởng. Trong thời gian làm hoàng đế, Công Tôn Thuật đã phát triển nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, đem đến cuộc sống no đủ cho cư dân. Cho nên sau khi Công Tôn Thuật chết, nhân dân địa phương xây dựng "đền Bạch Đế" trong Bạch Đế thành để tưởng nhớ ông.
Cuối thời Đông Hán, cha con Lưu Yên đã cát cứ tại Ích châu. Ích châu bấy giờ do Khước Kiệm làm thứ sử, áp dụng chính sách thuế khoá hà khắc khiến người dân bất mãn. Lưu Yên khi đến Ích châu bèn thực hiện chính sách khoan dung, vỗ về dân chúng và tranh thủ sự ủng hộ của các quý tộc địa phương. Một số quan chức triều đình như Đổng Phù, Triệu Vĩ từ quan theo Lưu Yên vào đất Thục. Ích châu khi đó cai quản 9 quận: Thục quận, Quảng Hán, Kiến Vi, Ba quận (đông Tứ Xuyên), Việt Huề (Tứ Xuyên), Tây Khang, Tường Kha (Quý Châu), Vĩnh Xương (Vân Nam), Ích Châu (Vân Nam). Năm 194, Lưu Yên lâm bệnh và qua đời. Trưởng quan Triệu Vĩ lập Lưu Chương lên làm Ích châu mục. Ích châu tương đối yên ổn trong 20 năm thì bị Lưu Bị đánh chiếm. Lúc đó, ở Ích châu, Lưu Chương có 3 mối lo: thù với Trương Lỗ, sự đe dọa của Tào Tháo và sự chống đối của các thế lực bản địa người Thục vẫn chưa thực sự phục tùng cha con Lưu Chương. Sau đó, Lưu Chương lại sai Pháp Chính sang Kinh châu mời Lưu Bị (người cùng họ) mang quân nhập Xuyên, Lưu Bị coi đây là thời cơ tốt để tiến vào Ích châu. Lưu Bị sau đó đã trở mặt tiến đánh Lưu Chương, cuối cùng chiếm được Thành Đô. Lưu Chương mở cửa thành ra hàng, được Lưu Bị đưa về an trí cùng gia quyến. Quan lại các châu quận của Ích châu đều ngả theo Lưu Bị, chỉ có Hoàng Quyền đóng cửa thành cố thủ. Mãi đến khi Lưu Chương đầu hàng, Hoàng Quyền mới ra quy thuận.
=== Thời Tam Quốc ===
Năm 221, sau khi Tào Phi phế Hán Hiến Đế và xưng đế (tức Ngụy Văn Đế), Lưu Bị lên làm hoàng đế, lấy quốc hiệu là Hán với hàm ý kế tục nhà Hán, đóng đô ở Thành Đô. Tuy nhiên sử thường gọi là nước Thục hoặc Thục Hán, ít khi gọi là nước Hán. Cương vực của Thục Hán bao trùm lên các khu vực Tứ Xuyên, Trùng Khánh, đại bộ phận Vân Nam, toàn bộ Quý Châu và một bộ phận nhỏ ở phía nam Thiểm Tây và Cam Túc. Thục Hán cùng Tào Ngụy và Đông Ngô hình thành thế đối đầu Tam Quốc. Trước đó, Đông Ngô vào năm 220 đã đánh chiếm Kinh châu và giết chết Quan Vũ; hai thủ hạ của Trương Phi là Phạm Cương và Trương Đạt đã sát hại Trương Phi rồi sau đó sang hàng Đông Ngô. Vì thế, Lưu Bị sau khi xưng đế đã quyết định thân chinh cầm quân đi đánh Đông Ngô, giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng giúp thái tử Lưu Thiện giữ Thành Đô. Tháng 7 năm 211, Lưu Bị hạ lệnh tập trung quân ở Giang châu huyện thuộc Ba quận rồi tiến về Kinh châu. Kết quả là Thục Hán thất bại trước Đông Ngô, Lưu Bị phải lui về Bạch Đế thành rồi mất ở đó. Thất bại trong trận Di Lăng là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị của Thục Hán. Sức quân, sức nước của Thục Hán bộc lộ sự suy yếu rõ ràng; bản thân chính quyền tự xưng là kế thừa ngôi chính thống của nhà Đông Hán bắt đầu đi vào con đường gập ghềnh.
Thái tử Lưu Thiện sau đó lên ngôi hoàng đế Thục Hán, Gia Cát Lượng vẫn làm thừa tướng và đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong lúc này ở vùng Nam Trung xảy ra cuộc nổi loạn vũ trang ở Ích Châu quận của một số địa chủ do Ung Khải cầm đầu, những người này đã nổi dậy giết chết quan thái thú do Thục Hán bổ nhiệm. Tiếp đó xảy ra hai cuộc nổi loạn tiếp theo để hưởng ứng là cuộc khởi nghĩa ở Chu Bảo cầm đầu ở Hoàng Bình-Quý Châu và Cao Định ở Tây Xương-Tứ Xuyên. Ung Khải còn sai Mạnh Hoạch tiến hành tuyên truyền trong vùng dân tộc thiểu số ở Nam Trung. Vì thế, đích thân thừa tướng Gia Cát Lượng đã phát đích thân dẫn quân nam chinh. Sau khi giành được thắng lợi ở phương Nam, thừa tướng Gia Cát Lượng tiếp tục dẫn quân Thục thực hiện 5 cuộc Bắc phạt chống Tào Ngụy, song đã không đạt được mục tiêu chiến lược, đều phải lui binh.
Sau cái chết của Gia Cát Lượng, vị trí thừa tướng của Thục Hán lần lượt do Tưởng Uyển, Phí Vĩ và Đổng Doãn đảm nhận. Sau năm 258, triều đình Thục Hán ngày càng bị kiểm soát bởi các hoạn quan và tham nhũng tràn lan mà điển hình là Hoàng Hạo, ngoài ra, còn vì hoàng đế bất tài nhu nhược nên Thục Hán dần suy sụp. Các cuộc chiến tranh với Ngụy khiến binh lực Thục Hán dần hao mòn. Đến mùa đông năm 263, quân Ngụy chiếm được kinh đô Thành Đô của Thành Hán, hoàng đế Lưu Thiện đầu hàng.
=== Thời Tây Tấn ===
Sau khi chiếm được đất Thục, nhà Tấn bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm Đông Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Tuấn. Năm 279, khi nhà Tấn tiến hành chiến dịch quyết định tiêu diệt Đông Ngô, các tướng Đỗ Dự, Vương Tuấn của Tấn đã chỉ huy hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng Trường Giang tới Kinh Châu. Nhà Tấn sau đó đã chia Ích châu thành ba châu là Lương châu, Ích châu và Ninh châu.
=== Thời Thành Hán ===
Sau loạn Bát vương, Tây Tấn suy yếu trầm trọng. Người Đê (hay Chi) vốn ở Quan Trung, vì mất mùa mấy năm, đã kéo hàng chục vạn người vào Thục kiếm sống. Nhà Tấn sai La Thượng (羅尚) vào Thục, ép lưu dân người Đê rời khỏi Ích Châu vào tháng 7 năm 302. Thủ lĩnh người Đê là Lý Đặc xin được gặt mùa xong, tới mùa đông sẽ đi. La Thượng không bằng lòng, mang quân đến đánh đuổi Lý Đặc. Người Đê bèn theo Lý Đặc nổi dậy làm phản. Tuy nhiên, mùa xuân năm 303, Lý Đặc sau một chiến thắng lớn trước La Thượng, đã bất cẩn tin lời thỉnh cầu của La Thượng về việc đình chiến (chống lại lời khuyên của Lý Hùng và Lý Lưu). Sau đó, La Thượng đã tiến hành một cuộc đánh úp và giết chết Lý Đặc. Tàn quân của Lý Đặc lập Lý Lưu làm lãnh đạo mới. Vào mùa đông năm 303, Lý Lưu lâm bệnh và trước khi qua đời ông đã chỉ định Lý Hùng làm người kế vị. Vào đầu năm 304, Lý Hùng chiếm được Thành Đô, đô phủ của Ích Châu, buộc La Thượng phải chạy trốn. Vào mùa đông năm 304, Lý Hùng xưng Thành Đô vương, đến năm 306 thì xưng đế và đặt quốc hiệu là "Thành". Sau đó ngôi vị hoàng đế của nước Thành về tay Lý Ban rồi Lý Kỳ.
Lý Thọ sau khi tiến hành binh biến và tiến về Thành Đô lật đổ Lý Kỳ, đã lên ngôi và cải quốc hiệu từ Thành sang "Hán" và lập một tông miếu mới cho cha ông là Lý Tương và mẹ, tuyệt giao với chế độ mà Lý Hùng đã gây dựng nên. Mùa xuân năm 339, Thánh Hán bị mất Ninh châu, là vùng mà Lý Thọ đã chiếm của Đông Tấn vài năm trước đó. Trong vài năm sau đó, Đông Tấn và Thành Hán tiếp tục giao chiến tại nhiều nơi ở Ninh châu. Lý Thọ cũng áp dụng hình thức cai trị khắc nghiệt và cho bắt đầu xây dựng nhiều công trình, thần dân Thành Hán phải chịu gánh nặng và điều này đã khiến họ suy giảm lòng trung thành với đất nước. Sau khi Lý Thọ chết, Lý Thế lên kế vị, đến mùa đông năm 346, tướng Lý Dịch (李奕) đã nổi loạn và nhanh chóng tiến về Thành Đô, song cuộc nổi loạn đã thất bại. Sau khi đánh bại Lý Dịch, Lý Thế càng trở nên ngạo mạn và lơ là chính sự quốc gia, ông cũng cho thực thi các hình phạt dã man khiến cho người dân mất tin tưởng. Thành Hán cũng bị tổn hại với sự xuất hiện của một bộ lạc được gọi là Lão (獠), chính quyền địa phương không thể kiểm soát người Lão một cách dễ dàng. Quân Đông Tấn do Hoàn Ôn chỉ huy sau đó đã tiêu diệt nước Hán của người Đê vào năm 347.
=== Thời Đông Tấn ===
Sau khi Thành Hán bị tiêu diệt, Tứ Xuyên được sáp nhập vào lãnh thổ Đông Tấn. Từ đó, Đông Tấn hoàn toàn kiểm soát được miền Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng thời điểm này, Hoàn Ôn bắt đầu độc lập thực tế trong việc ra các quyết định ở các châu phía tây, trong đó có vùng Tứ Xuyên. Năm 373, Tiền Tần đã tấn công, chiếm Lương châu (梁州) và Ích châu. Sau trận Phì Thủy, quân Đông Tấn đã lấy lại được Lương châu và Ích châu.
=== Tiều Thục ===
Vào mùa xuân năm 405, quân của Mao Cừ (毛璩) ở Ích Châu bất mãn rằng Mao Cừ đã đưa họ vào các chiến kéo dài chống Hoàn Huyền và Hoàn Chấn nên đã nổi loạn, họ ủng hộ tướng Tiều Túng (譙縱) làm lãnh đạo của mình. Quân nổi loạn đánh bại và giết chết Mao Cừ, chiếm Thành Đô, Tiều Túng lập nên nước Tây Thục độc lập ở đây. Tiều Túng sau đã khuất phục làm chư hầu của hoàng đế Diêu Hưng của nước Hậu Tần. Ông cũng bí mật duy trì một mối quan hệ với thứ sử Quảng Châu (廣州, nay là Quảng Đông và Quảng Tây) của Đông Tấn là Lư Tuần. Năm 412, Lưu Dụ cử tướng Chu Linh Thạch (朱齡石) dẫn 2 vạn quân đi đánh Tây Thục, quân Đông Tấn đã tiến theo một tuyến đường khác so với tuyến đường trước đó mà Lưu Kính Tuyên (劉敬先) đã đi. Tiều Túng không dự đoán được điều này nên đã bố trí phòng thủ sai lầm, quân Đông Tấn tiến theo sông Dân rồi bỏ thuyền tiến thẳng đến kinh thành Thành Đô. Tây Thục diệt vong, đất Tứ Xuyên lại về tay Đông Tấn.
=== Thời Nam-Bắc triều ===
Năm 420, Lưu Dụ đã ép Tấn Cung Đế thoái vị và nhường ngôi cho mình, lập ra triều Lưu Tống. Năm 432, dưới thời Lưu Tống Văn Đế, căm giận trước sự cai trị tồi của thứ sử Ích châu là Lưu Đạo Tế (劉道濟), người dân Ích Châu đã nổi dậy, dưới sự chỉ huy của Hứa Mục Chi (許穆之), người này đã đổi tên thành Tư Mã Phi Long (司馬飛龍) và tự tuyên bố là một hậu duệ của hoàng tộc nhà Tấn. Lưu Nghĩa Khang đã nhanh chóng đánh bại và giết chết Tư Mã Phi Long, song một sư tăng tên là Trình Đạo Dưỡng (程道養) ngay sau đó đã nổi dậy và đe dọa thủ phủ Thành Đô của Ích Châu, và mặc dù tướng Bùi Phương Minh (裴方明) đã có thể bao vây quân nổi loạn, Trình vẫn còn là một mối đe dọa trong vài năm, ông ta tự xưng tước hiệu là Thục vương. Trong khi chiến dịch đang được tiến hành, người cai trị của Cừu Trì [một nước chư hầu trên danh nghĩa của cả Lưu Tống và Bắc Ngụy] tên là Dương Nan Đương (楊難當) cũng tấn công và chiếm giữ Lương châu vào năm 433. Mùa xuân năm 434, tướng Lưu Tống là Tiêu Tư Thoại (蕭思話) đã đánh bại quân của Dương Nan Đương và tái chiếm Lương châu. Năm 441, Dương Nan Đương không sẵn lòng từ bỏ thèm muốn với Lương Châu và Ích Châu nên đã tấn công Lưu Tống, thất bại, ông phải chạy trốn đến Bắc Ngụy.
Sau khi Lương Vũ Đế mất, miền Nam Trung Quốc trở nên biến loạn. Sau khi Tiêu Luân chết, Thứ sử Ích châu Vũ Lăng Vương Tiêu Kỷ vốn là em thứ 8 của Tiêu Dịch lại trở thành đối tượng mà Dịch tiêu diệt. Từ năm Đại Đồng thứ 3 (537), Tiêu Kỷ được bổ nhiệm làm thứ sử Ích châu. Đến năm 552 đã trấn thủ Lương châu, Ích châu cả thảy hơn 16 năm, có trong tay 4 vạn tinh binh, 8 nghìn con ngựa. Trong thời gian Tiêu Kỷ cai quản Ích châu, kinh tế và quân đội tại đây được củng cố. Thấy Tiêu Kỷ xua quân về Đông, Tiêu Dịch liền sai sứ thần đến Tây Ngụy xin binh đánh Tiêu Kỷ. Tiêu Dịch ra lệnh cho cháu là Nghi Phong hầu Tiêu Tuân, thứ sử Lương Châu (Nam Thiểm Tây) rút khỏi thủ phủ Lương Châu là Nam Trịnh (Hán Trung, Thiểm Tây) và nhường thành Nam Trịnh cho Tây Ngụy. Tây Ngụy liền phái đại quân đánh xuống Lương Châu, chiếm được Ích châu.
=== Thời Tùy và Đường ===
Năm Khai Hoàng thứ 1 (581) thời Tùy Văn Đế, Tứ Xuyên đã được nhập vào bản đồ nhà Tùy, dưới thời Tùy Đường, khu vực Tứ Xuyên có tình hình xã hội ổn định, kinh tế phát triển toàn thịnh; vào thời Trung Đường có thuyết nói là "Dương nhất, Ích nhị". Trong loạn An Sử, Đường Huyền Tông đã chạy đến đất Thục tị nạn. Sau đó, một số hoàng đế Đại Đường cũng nhập Thục tị nạn, như Đường Đức Tông trong loạn Chu Thử (朱泚之乱), Đường Hy Tông trong loạn Hoàng Sào. Vào năm Thiên Bảo thứ 7 (748), Nam Chiếu thống nhất một vùng tây nam bao gồm Vân Nam, Quý Châu, phía nam Tứ Xuyên. Năm 829, Thành Đô đã bị quân Nam Chiếu chiếm đóng; nó đã là một phần thưởng lớn, vì Nam Chiếu nay đã có khả năng chiếm toàn bộ Tứ Xuyên với những cánh đồng màu mỡ. Kiếm Nam tiết độ sứ là Đỗ Nguyên Dĩnh không chuẩn bị trước nên khi quân Nam Chiếu công nhập ngoại thành Thành Đô, đã chạy trốn cùng với tổng cộng hơn mười vạn người và rất nhiều châu báu. Đến Đại Độ Hà, gặp quân Nam Chiếu, người Đường ngảy xuống sông tự vẫn đến 3 phần 10. Điều này là quá đủ với người Hán, họ đã không mất nhiều thời gian để phản công, Đường và Nam Chiếu sau đó ký kết hòa ước. Sau khi không được chấp nhận lời cầu hôn và đánh bại được Thổ Dục Hồn, quân Thổ Phồn của Tùng Tán Can Bố đã thừa cơ tiến đánh Tùng Châu (nay là Tùng Phan, A Bá) thuộc đất Đường và đánh thắng quân Đường ở đây. Khi quân Đường đem quân đến đánh, Tùng Tán Can Bố đã cho người đến giảng hòa.
=== Thời Ngũ Đại Thập Quốc ===
Năm 891, Vương Kiến được nhà Đường phong Tây Xuyên Tiết độ sứ. Khi nhà Đường suy yếu, ông mở rộng phạm vi quản lý của mình sang phía đông. Ông xưng đế khi nhà Đường sụp đổ năm 907, không thần phục nhà Hậu Lương, triều đại thay thế nhà Đường. Quốc đô Tiền Thục là Thành Đô, Tiền Thục có lãnh thổ bao gồm gần như toàn bộ tỉnh Tứ Xuyên, một phần phía nam tỉnh Cam Túc và Sơn Tây, phía tây tỉnh Hồ Bắc và toàn bộ Trùng Khánh. Đến năm 925, Hậu Đường Trang Tông đã sai tướng Quách Sùng Thao mang quân thôn tính Tiền Thục. Mạnh Tri Tường là một trong các tướng lĩnh Hậu Đường lĩnh nhiệm vụ đi chinh phục Tiền Thục. Ông được Hậu Đường Trang Tông phong làm Nam Tứ Xuyên, Thành Đô quân Tiết độ sứ, quản lý vùng đất thuộc Tiền Thục cũ. Sau khi Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên lên ngôi vào năm 926, Mạnh Trí Tường mưu phản Hậu Đường. Hậu Đường Minh Tông bị sự đe dọa của người Khiết Đan phía bắc nên phải an trí Mạnh Tri Tường bằng cách phong ông làm Thục vương. Năm 933, Hậu Đường Minh Tông mất, nhà Hậu Đường suy yếu do mâu thuẫn nội bộ, Mạnh Tri Tường quyết chí cát cứ, tự xưng đế, chính thức lập ra nước Hậu Thục. Nước Hậu Thục kiểm soát vùng đất tương tự nước Tiền Thục trước đây, quốc đô cũng đặt ở Thành Đô. Vùng Tứ Xuyên chỉ phải chịu ảnh hưởng nhỏ của chiến loạn trong thời kỳ này, vì thế đã trở thành vùng phồn hoa nhất tại Trung Quốc lúc đó. Nước Hậu Thục bị nhà Tống tiêu diệt vào năm 965.
=== Thời nhà Tống ===
Thời Tống Thái Tông. trên địa bàn Xuyên Hiệp Tứ lộ đã phát sinh nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô nhỏ, như khởi nghĩa Vương Tiểu Ba (王小波) Lý Thuận (李顺); Lý Thuận đã lập ra nước Lý Thục, tồn tại từ tháng 1 đến tháng 5 năm 944. Tuy nhiên, so với các khu vực khác của đất nước, Tứ Xuyên vẫn là vùng yên ổn, kinh tế duy trì phát triển, vẫn nằm ở vị trí dẫn đầu cả nước.
Thời Nam Tống, Tứ Xuyên là hậu phương kháng cự quân Kim và quân Mông. Năm Thiên Hi thứ 5 (1021) thời Tống Chân Tông, tại Tứ Xuyên đã phát hành tiền giấy đầu tiên trên thế giới, gọi là "giao tử" (交子). Vào thời toàn thịnh của Nam Tống, nhân khẩu của Xuyên Hiệp Tứ lộ chiếm 23,6% tổng dân số toàn quốc Nam Tống (năm 1231 có 5,4 triệu hộ), tổng lượng kinh tế chiếm 1/4 của toàn Nam Tống, quân lương chiếm 1/3.
=== Thời nhà Nguyên ===
Năm 1231, Đà Lôi dẫn quân tiến hành cướp phá Hán Trung, Tứ Xuyên, bắt đầu gần một nửa thế kỷ thảm sát, cướp bóc và đốt phá tại Tứ Xuyên. Sau khi quân Mông Cổ hoàn toàn chiếm lĩnh Tứ Xuyên, nhân khẩu suy giảm rõ rệt. Kinh tế và văn hóa Tứ Xuyên bị tàn phá, người dân cơ cực, quay ngược trở lại 1550 năm trước. Năm Chí Nguyên thứ 15 (1278) thời Nguyên Thế Tổ, Tứ Xuyên nhập vào bản đồ nhà Nguyên, nhân khẩu có 15,5 vạn hộ với khoảng 77,5 vạn người. Về mặt kinh tế, Tứ Xuyên khi đó đội sổ trong số 11 hành tỉnh, song điều này chỉ kéo dài trong vài thập niên.
=== Thời nhà Minh ===
Năm Hồng Vũ thứ 4 (1371) thời Minh Thái Tổ, khu vực Tứ Xuyên được nhập vào bản đồ nhà Minh. Sau đó, đã có các đợt di dân, đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), nhân khẩu của Tứ Xuyên thừa tuyên bố chánh sứ ti đã tăng lên 1,34 triệu người. Đến năm Vạn Lịch thứ 6 (1578) thời Minh Thần Tông, nhân khẩu của khu vực Tứ Xuyên thừa tuyên bố chánh sứ ti đã tăng lên 3.102.073 người. Trong những năm này, kinh tế và văn hóa Tứ Xuyên đã khôi phục, Tứ Xuyên một lần nữa lại trở thành một trong những khu vực cường thịnh nhất nước. Tuy nhiên, từ sau những năm Vạn Lịch trở đi, Tứ Xuyên bắt đầu rơi vào trong chiến họa, triều đình nhà Minh phải mất 10 năm để ứng phó với việc Dương Ứng Long (杨应龙) nhiều lần làm phản rồi lại hàng phục ở Bá châu tại phía nam Tứ Xuyên, cuối cùng Dương Ứng Long đã bị tiêu diệt vào năm 1600. Năm 1621, Xa Sùng Minh (奢崇明) đã phản lại triều Minh, đặt niên hiệu là Thụy Ứng, từng chiếm Trùng Khánh, đánh Thành Đô. Đến năm 1623, nữ danh tướng Tần Lương Ngọc của nhà Minh đã đánh bại quân Xa Sùng Minh. Cuối cùng, Xa Sùng Minh và thúc thúc là An Bang Ngạn (安邦彦) tử trận vào năm 1629.
Thời nhà Minh, đã có các công trình kiến trúc lớn được xây dựng tại Tứ Xuyên. Chùa Báo Ân (报恩寺) là một khu phức hợp tu viện được bảo quản tốt, nó được xây dựng trong thời gian giữa 1440 và 1446 dưới thời Minh Anh Tông. Đại Bi điện (大悲殿) còn cất giữ được một tượng Quan Âm nghìn tay bằng gỗ và Hoa Nghiêm điện (华严殿) là một kho chứa với một tủ quay đựng kinh Phật. Các bức họa trên tường, các tác phẩm điêu khắc và các chi tiết khác của chùa là những kiệt tác của thời nhà Minh.
=== Đại Tây ===
Quân khởi nghĩa nông dân cuối thời Minh của Trương Hiến Trung vào năm Sùng Trinh thứ 13 (1640), khi bị Tả Lương Ngọc đánh bại, đã đưa quân nhập Xuyên. Sau đó lại giao chiến với quân của Tả Lương Ngọc song lần này đã thu được chiến thắng. Trương Hiến Trung sau khi tự xưng "Đại Tây vương", kiến lập chính quyền nông dân Đại Tây tại Vũ Xương, lại tiến vào Tứ Xuyên để mưu sự lâu dài. Ngày 4 tháng 7 năm 1644, Trương Hiến Trung mệnh cho Lưu Đình Cử giữ Trùng Khánh, tự mình đưa quân đi đánh thủ phủ của Tứ Xuyên là Thành Đô. Tứ Xuyên tuần phủ Long Văn Quang từ Thuận Khánh đến chi viện Thành Đô, lại điều tổng binh Lưu Trấn Phiên đưa thổ binh vùng phụ cận đến giữ thành. Vào lúc quân Minh tập trung về Thành Đô, Trương Hiến Trung sai bộ hạ giả làm viện binh, chạy bừa vào thành, Long Văn Quang không thể phân biệt được. Ngày 7 tháng 8, nghĩa quân bốn mặt công thành, trong ứng ngoài hợp, trong ba ngày đã phá được thành. Ngày 16 tháng 11 cùng năm, Trương Hiến Trung đã xưng đế tại Thành Đô, đặt quốc hiệu là Đại Tây, đổi niên hiệu là Đại Thuận, lấy Thành Đô làm Tây kinh. Để đáp lại sự kháng cự của giới tinh hoa bản địa, Trương Hiến Trung đã cho thảm sát một lượng lớn cư dân bản địa.
Không lâu sau, tướng lĩnh nhà Minh là Tằng Anh, Lý Chiêm Xuân, Vu Đại Hải, Vương Tường, Dương Triển, Tào Huân… các nơi nối nhau tụ tập binh mã, tập kích quân đội Đại Tây, giết chết quan viên Đại Tây ở địa phương, gây ra sự uy hiếp rất lớn lên chính quyền Đại Tây. Sau khi quân Thanh nhập quan và Nam Minh diệt vong, Đại Tây phải chống lại cả tàn dư quân đội nhà Minh và địa chủ vũ trang ở Tứ Xuyên. Đầu năm Đại Thuận thứ 3 (1646), nhà Thanh phái Túc thân vương Hào Cách làm Tĩnh Viễn đại tướng quân và Ngô Tam Quế thống soái đại quân Mãn Hán tiến đánh quân đội nông dân Đại Tây. Tháng 7, vì muốn lên Thiểm Tây ở phía bắc nhằm chống lại quân Thanh, Trương Hiến Trung quyết định rời bỏ Thành Đô, tuy nhiên, quân khởi nghĩa đã thất bại.
=== Thời nhà Thanh ===
Sau khi nhà Thanh nhập quan, Tứ Xuyên tiếp tục xảy ra chiến loạn, đến năm Khang Hi thứ 20 (1681) thì mới ổn định. Thời Minh mạt Thanh sơ, do hậu quả của thảm sát cũng như những năm hỗn loạn sau khi người Mãn nhập quan, dân số Tứ Xuyên lại suy giảm mạnh, cần có một lượng người nhập cư lớn từ các tỉnh khác. Do đó, triều đình Nhà Thanh từ đời Thuận Trị đến thời Càn Long đã tiến hành vận động di dân trên quy mô lớn đến Tứ Xuyên, sử sách gọi là "Hồ Quảng điền Tứ Xuyên", kéo dài trên 100 năm. Làn sóng di dân đã bù đắp cho Tứ Xuyên một lực lượng lao động lớn, kinh tế cũng được khôi phục, vào thời trung và hậu kỳ nhà Thanh, kinh tế tỉnh Tứ Xuyên đứng thứ tư cả nước sau Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông, là một tỉnh kinh tế phát đạt.
Năm Gia Khánh thứ 1 (1796), đã bùng phát đại khởi nghĩa Bạch Liên giáo Xuyên-Sở. Đầu năm 1797, quân khởi nghĩa Tương Dương chia làm 3 đạo tiến vào Tứ Xuyên. Tháng 7, quân khởi nghĩa Tứ Xuyên bị quân Thanh bao vây, quân khởi nghĩa Tương Dương đến kịp giải vây, tại Đông Hương cùng quân khởi nghĩa Tứ Xuyên hội sư. Cuộc khởi nghĩa của Bạch Liên giáo cuối cùng đã thất bại vào năm 1804.
Đến năm 1895, Lý Hồng Chương và đại diện chính phủ Nhật Bản là Ito Hirobumi đã ký kết hiệp ước Shimonoseki, trong đó quy định Trùng Khánh là một cảng thông thương hiệp ước. Từ đó, kinh tế và xã hội của Tứ Xuyên dần dần suy sụp, cũng như bị bán thực dân hóa, chủ nghĩa tư bản dân tộc cũng bắt đầu manh nha tại Tứ Xuyên. Vào những năm 1860, một tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc là Thạch Đạt Khai (石达开) đã dẫn quân nhập Xuyên, sau đó lại nổ ra vụ "Thành Đô giáo án", cùng với khởi nghĩa Nghĩa Hòa đoàn. Bảo Lộ vận động (保路运动) bùng phát tại Tứ Xuyên nhằm chống đối việc triều đình nhà Thanh định trao quyền kiểm soát đường sắt địa phương cho ngoại quốc cũng là một ngòi nổ của cách mạng Tân Hợi.
=== Thời Trung Hoa Dân Quốc ===
Sau khi nhà Thanh sụp đổ, Thành Đô tuyên bố độc lập, chính thể quân phiệt Tứ Xuyên được thành lập, Bồ Điện Tuấn (蒲殿俊) và Doãn Xương Hành (尹昌衡) lần lượt nhậm chức đô đốc. Đến ngày 11 tháng 3 năm 1912, hai chính thể quân phiệt Thành Đô và Trùng Khánh hợp nhất, thành lập Tứ Xuyên đô đốc phủ của Trung Hoa Dân Quốc. Đến tháng 6 năm 1913, Viên Thế Khải bổ nhiệm Hồ Cảnh Y (胡景伊) làm Tứ Xuyên đô đốc. Ngày 22 tháng 5 năm 1916, Tứ Xuyên đốc quân Trần Hoạn (陈宦) tại Tứ Xuyên đã tuyên bố độc lập, phản đối Viên Thế Khải xưng đế. Tháng 6 năm 1916, sau khi Viên Thế Khải mất, Lê Nguyên Hồng kế nhiệm chức đại tổng thống, đến ngày 6 tháng 7 đã bổ nhiệm Thái Ngạc (蔡锷) làm Tứ Xuyên đốc quân kiêm tỉnh trưởng. Song do bệnh tình xấu đi, đến tháng 9 thì Thái Ngạc rời khỏi Tứ Xuyên đến Nhật Bản trị bệnh. Năm 1918, Hùng Khắc Vũ (熊克武) đã tự bổ nhiệm mình làm Tứ Xuyên tĩnh quốc quân tổng tư lệnh, cai quản cả lĩnh vực quân sự và dân chính của tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 4 năm 1919, Tứ Xuyên phòng khu chế được hình thành, các quân phiệt cát cứ các phòng khu, hỗn chiến với nhau trong gần 15 năm sau đó. Trong đó, tám phái hệ quân phiệt chủ yếu là của Lưu Tương (刘湘), Lưu Văn Huy (刘文辉), Đặng Tích Hầu (邓锡侯), Điền Tụng Nghiêu (田颂尧), Dương Sâm (杨森), Lý Gia Ngọc (李家钰), La Trạch Châu (罗泽洲) và Lưu Tồn Hậu (刘存厚). Tháng 6 năm 1921, Hùng Khắc Vũ từ chức, Lưu Tương kế nhiệm làm Xuyên quân tổng tư lệnh kiêm Tứ Xuyên tỉnh tưởng. Năm 1924, Lưu Tương nhậm chức Xuyên Điền biên phòng đốc biện, Tứ Xuyên thiện hậu đốc biện. Năm 1929, chính phủ Quốc dân phong cho Lưu Văn Huy làm chủ tịch chính phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1932, Lưu Tương và Lưu Văn Huy giao chiến. Năm 1933, Lưu Tương đón Tưởng Giới Thạch nhập Xuyên để bình loạn. Tháng 12 năm 1934, Lưu Tương nhậm chức chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, chủ nhiệm văn phòng chính quyền bình định Xuyên-Khang. Lưu Văn Huy về sau nhậm chức chủ tịch tỉnh Tây Khang, một tỉnh được thành lập năm 1939 với lãnh thổ nay thuộc đông bộ khu tự trị Tây Tạng và tây bộ Tứ Xuyên, dân cư bao gồm người Di, người Tạng và người Khương.
Năm 1930, quân Tây Tạng của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 đã chiếm được Garzê mà không gặp phải kháng cự đáng kể nào. Năm 1932, quân Hồi của Mã Bộ Phương (馬步芳) và quân của Lưu Văn Huy đã đánh bại quân Tây Tạng khi người Tạng cố tiến đánh Thanh Hải. Mã Bộ Phương đã chiếm lại một số huyện thuộc khu vực sẽ là Tây Khang sau đó từ tay quân Tây Tạng. Quân Tây Tạng bị đẩy lui sang bờ kia của sông Kim Sa. Mã Bộ Phương và Lưu Văn Huy đã cảnh báo giới lãnh đạo Tây Tạng rằng chứ nên vượt qua sông Kim Sa một lần nữa. Sau khi người Tạng bị mất thêm rất nhiều lãnh thổ vào tay hai quân phiệt này, một hiệp định đình chiến đã kết thúc cuộc chiến.
Năm 1937, chiến tranh Trung-Nhật bùng phát, Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh và Vũ Hán đều lần lượt rơi vào tay quân Nhật. Chính quyền Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc đã triệt thoái và tái tổ chức ở Trùng Khánh, một thành phố lớn của Tứ Xuyên lúc đó. Ngoài ra, các xí nghiệp công nghiệp và khai khoáng, học hiệu cấp cao và các đoàn thể văn hóa ở các khu vực cũng di chuyển đến Tứ Xuyên, Tứ Xuyên trở thành hậu phương lớn của Trung Quốc. Đồng thời, 3 triệu quân Tứ Xuyên đã xuất Xuyên kháng Nhật, có cống hiến lớn cho cuộc chiến kháng Nhật của Trung Quốc. Quân Nhật gặp khó khăn trong việc nhập Xuyên từ phía đông, khí hậu sương mù của vùng bồn địa đã cản trở tính chính xác trong các vụ ném bom của người Nhật.
Tháng 9 năm 1939, Tưởng Giới Thạch kiêm nhiệm chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, trong cùng tháng, Trùng Khánh trở thành một "viện hạt thị" (tức trực thuộc trực tiếp Hành chính viện), đến tháng sau Tưởng Giới Thạch lại thăng Trùng Khánh làm thủ đô thứ hai ("bồi đô"). Tháng 11 năm 1940, Tưởng Giới Thạch từ chức chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên và giao cho Trương Quần kiêm nhiệm. Tháng 12 năm 1940, Trùng Khánh trở thành bồi đô vĩnh viễn, tách hoàn toàn khỏi tỉnh Tứ Xuyên. Sau năm 1946, Đặng Tích và Vương Lăng Cơ (王陵基) lần lượt làm chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Sau khi chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, lại tiếp tục nổ ra Nội chiến Trung Quốc, và khi các thành phố ở phía đông lần lượt rơi vào tay quân Cộng sản, chính quyền Quốc dân lại một lần nữa cố gắng biến Tứ Xuyên thành một thành trì tại lục địa. Tuy nhiên ngày 30 tháng 11 năm 1949, quân Cộng sản chiếm được Trùng Khánh. Cũng trong ngày 10 tháng 12 năm 1949, Tưởng Giới Thạch và con trai là Tưởng Kinh Quốc đã lên máy bay từ Thành Đô đến Đài Loan, từ đó không bao giờ trở lại đại lục. Ngày 11 tháng 12, Tưởng Văn Huy với danh nghĩa chủ tịch tỉnh Tây Khang kiêm quân trưởng đội quân số 24 đã đầu hàng Giải phóng quân. Đến ngày 27 tháng 12 năm 1949, Giải phóng quân chiếm lĩnh Thành Đô. Một tướng Quốc Dân đảng là Vương Thăng (王昇) muốn cùng quân lính ở lại để tiếp tục chiến tranh du kích chống cộng sản tại Tứ Xuyên, song đã bị triệu đến Đài Loan. Nhiều binh lính của ông sau đó vẫn tiếp tục chiến đấu chống cộng theo cách của họ khi dùng Miến Điện làm bàn đạp.
=== Thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ===
Sau khi kiểm soát được Tứ Xuyên, chính quyền mới đã thành lập các hành thự khu Xuyên Đông, Xuyên Tây, Xuyên Nam, Xuyên Bắc từ năm 1950 song đến năm 1952 thì bãi bỏ và khôi phục lại hệ thống hành chính cấp tỉnh tại Tứ Xuyên, thành lập thành phố Bắc Bội thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Đến năm 1954, Trùng Khánh lại được sáp nhập vào Tứ Xuyên, trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh. Đến năm 1955, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bãi bỏ tỉnh Tây Khang, vùng đất phía đông sông Kim Sa (thượng du Trường Giang) được nhập vào Tứ Xuyên còn vùng đất phía tây song được sáp nhập vào Tây Tạng.
Trong ba năm xảy ra nạn đói lớn (1959-1961), ngoài vùng đồng bằng Thành Đô và một vài thành thị khác là có tương đối đủ cơm ăn áo mặc, người dân Tứ Xuyên đã phải chịu một nạn đói chưa từng thấy trong lịch sử, đặc biệt là ở vùng đồi núi Xuyên Đông có dân đông và ít đất canh tác. Tổng số người chết không tự nhiên ở Tứ Xuyên là 9,4 triệu người, đứng đầu về số lượng; con số này chiếm 13,07% so với dân số tỉnh trước nạn đói (71,915 triệu), tỷ lệ này cao thứ hai chỉ sau An Huy. Nạn đói nghiêm trọng nhất là tại Đạt huyện và Trùng Khánh, số người chết đói là 6,42 triệu người, chiếm 37% tổng dân số Đạt huyện và Trùng Khánh. Nạn đói cũng đã làm tổn hại đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong tỉnh, ba năm này có thể xem là một bước ngoặt của Tứ Xuyên bởi vì kể từ đó Tứ Xuyên đã không còn là một trong những khu vực phát triển nhất tại Trung Quốc (mà nó nắm giữ tuyệt đại đa số thời gian trong 2000 năm trước đó), và trở thành một tỉnh phát triển tầm trung bình.
Từ năm 1964, tỉnh Tứ Xuyên là một trong các khu vực trọng điểm của Tam tuyến kiến thiết (phát triển công nghiệp trong vùng nội địa tây nam để ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra), trong đó Trùng Khánh và Thành Đô là trung tâm. Trùng Khánh là thành phố có lượng người nhập cư lớn nhất trong số các thành phố của Tam tuyến kiến thiết. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền, Tứ Xuyên là một trong những tỉnh đầu tiên trải qua thử nghiệm hạn chế đối với các doanh nghiệp kinh tế thị trường.
Từ năm 1955 cho đến năm 1997, Tứ Xuyên là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, tổng dân số của tỉnh đã đạt 99.730.000 người trong cuộc điều tra nhân khẩu năm 1982. Song điều này đã thay đổi vào năm 1997 khi thành phố Trùng Khánh cùng các địa cấp thị Phù Lăng, Vạn Huyện và Kiềm Giang tách khỏi Tứ Xuyên để hình thành nên thành phố Trùng Khánh trực thuộc Trung ương. Đô thị mới này được thành lập trong nỗ lực phát triển kinh tế các khu vực miền Tây của Trung Quốc, cũng như để giải quyết việc tái định cư các cư dân từ các khu vực sẽ nằm trong lòng hồ chứa của dự án đập Tam Hiệp. Năm 1997, khi chia tách, tổng dân số của Trùng Khánh và Tứ Xuyên là 114.720.000 người.
Tháng 5 năm 2008, một trận động đất với cường độ 7,9/8,0 độ richter đã xảy ra cách 79 kilômét (49 mi) về phía tây bắc của Thành Đô. Theo ước tính chính thức, trận động đất đã khiến 69.188 người thiệt mạng, 374.177 người bị thương và 18.440 người mất tích, tuyệt đại đa số là tại Tứ Xuyên. Tháng 11 năm 2008, chính phủ Trung ương của Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ dành 1 nghìn tỉ NDT (khoảng 146,5 tỉ USD) trong ba năm sau đó để tái thiết các khu vực bị tàn phá do động đất.
== Địa lý ==
=== Địa hình ===
Tứ Xuyên nằm ở khu vực Tây Nam Trung Quốc, ở thượng du của Trường Giang, nằm sâu trong nội địa. Chiều dài đông-tây của Tứ Xuyên là 1.075 km, chiều dài bắc-nam là 921 km, diện tích trên 484 nghìn km². Khu vực tây bộ Tứ Xuyên là một bộ phận của cao nguyên Thanh-Tạng, phần lớn đông bộ Tứ Xuyên thuộc bồn địa Tứ Xuyên. Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, Tứ Xuyên lần lượt giáp với Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam, khu tự trị Tây Tạng và Thanh Hải.
Núi non là loại địa hình chủ yếu của Tứ Xuyên và chiếm 77,1%, tiếp đến là gò đồi (12,9%), đồng bằng (5,3%) và cao nguyên (4,7%). Tứ Xuyên có đặc điểm tây cao đông thấp một cách rõ rệt, các cao nguyên ở tây bắc và núi non ở tây nam cao trên 4.000 m so với mực nước biển, các bồn địa và gò đồi ở phía đông cao từ 1000-3000 mét so với mực nước biển. Địa hình Tứ Xuyên phức tạp và đa dạng, bao gồm bồn địa Tứ Xuyên với diện tích trên 160.000 km² (song chia sẻ với Trùng Khánh); cao nguyên Thanh-Tạng và dãy núi Hoành Đoạn ở phía tây; phía nam liền với cao nguyên Vân-Quý. Phía bắc bồn địa Tứ Xuyên là Mễ Thương Sơn (米仓山) và đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa Tứ Xuyên với Thiểm Tây, phía nam bồn địa là Đại Lâu Sơn (大娄山), phía đông bồn địa là dãy núi Vu Sơn (巫山), phía tây bồn địa là Cung Lai Sơn (邛崃山), phía tây bắc bồn địa là Long Môn Sơn, đông bắc là Đại Ba Sơn (大巴山), đông nam bồn địa là Đại Lương Sơn (大凉山). Đỉnh cao nhất tại Tứ Xuyên là Cống Ca Sơn (贡嘎山) thuộc dãy núi Đại Tuyết Sơn với cao độ 7.556 mét so với mực nước biển. Đứt gãy Long Môn Sơn (龙门山断层) là nguyên nhân gây nên trận động đất Tứ Xuyên vào năm 2008, đứt gãy này nằm ở ranh giới phía đông của cao nguyên Thanh Tạng. Tại khu vực đứt gãy, độ cao tăng từ 600m so với mực nước biển tại khu vực phía nam bồn địa Tứ Xuyên lên đến độ cao trên 6500 m của cao nguyên Thang Tạng trong một khoảng cách dưới 50 km.
=== Thủy văn ===
Phần phía bắc châu Ngawa thuộc lưu vực Hoàng Hà, tại châu này, Hoàng Hà tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa Tứ Xuyên và Cam Túc, tại Ngawa có hai chi lưu đáng kể của Hoàng Hà là Bạch Hà và Hắc Hà. Toàn bộ phần còn lại của Tứ Xuyên thuộc lưu vực Trường Giang. Tứ Xuyên là một trong hai tỉnh duy nhất có cả Trường Giang và Hoàng Hà chảy qua địa bàn. Trường Giang là sông lớn nhất chảy qua Tứ Xuyên, đoạn thượng du của Trường Giang gọi là sông Kim Sa, đoạn sông này cũng tạo thành toàn bộ đường ranh giới tự nhiên giữa Tứ Xuyên và khu tự trị Tây Tạng. Các chi lưu chủ yếu của Trường Giang trên địa phận Tứ Xuyên là sông Nhã Lung (dài 1.637 km), sông Dân [1.062 km, bao gồm sông Đại Độ (1.155 km) và sông Thanh Y], sông Đà (702 km), sông Gia Lăng [1.119 km, bao gồm sông Phù (700 km) và sông Cừ (720 km)], sông Xích Thủy (436,5 km). Tổng cộng, Tứ Xuyên có tới 1.400 sông lớn nhỏ, còn gọi là "tỉnh nghìn sông" (thiên hà chi tỉnh).
Tổng lượng tài nguyên nước của Tứ Xuyên ước tính đạt 348,97 tỉ m³. Lượng tài nguyên nước ngầm của Tứ Xuyên là 54,69 tỉ m³, có thể khai thác 15,5 tỉ m³. Tứ Xuyên có hơn 1.000 hồ và 200 sông băng, cũng có một diện tích đầm lầy nhất định, phân bố nhiều tại tây bắc và tây nam, tổng lượng nước của các hồ trên địa bàn là 1,5 tỉ m³, cộng với lượng nước trong các đầm lầy thì lên đến 3,5 tỉ m². Các hồ nổi tiếng tại Tứ Xuyên là Cung Hải (邛海) và hồ Lô Cô (泸沽湖), khu vực Zoigê ở bắc bộ Tứ Xuyến là khu vực đầm lầy trọng yếu tại Trung Quốc.
=== Khí hậu ===
Do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa, khí hậu trong tỉnh Tứ Xuyên có sự đa dạng. Nói chung, bồn địa Tứ Xuyên ở đông bộ Tứ Xuyên có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, song tại khu vực cao nguyên phía tây do chịu ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu biến đối dần từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới với các vùng đất đóng băng vĩnh cửu, trong đó khu vực tây nam có khí hậu cận nhiệt đới bán ẩm còn khu cực tây bắc có khí hậu hàn đới cao nguyên núi cao. Khu vực bồn địa Tứ Xuyên có từ 900-1600 giờ nắng mỗi năm, là khu vực có số giờ nắng thấp nhất Trung Quốc. Do điều kiện khí hậu đa dạng, Tứ Xuyên có nhiều loại đất, tài nguyên động thực vật và cảnh quan địa lý khác nhau, tạo thuận lợi cho phát triển một nền nông-lâm nghiệp và du lịch đa dạng.
Bồn địa Tứ Xuyên có nhiệt độ trung bình năm là từ 14-19 °C, cao hơn khoảng 1 °C so với các vùng cùng vĩ độ ở trung hạ du Trường Giang. Trong đó, tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ không khí bình quân là từ 3-8 °C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ bình quân là 25-29 °C, nhiệt độ mùa xuân và mùa thu gần với nhiệt độ trung bình năm, Khu vực có bốn mùa rõ rệt, trong năm có từ 280-300 ngày không có sương giá. Vùng cao nguyên phía tây đại bộ phận có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 8 °C, nhiệt độ trung bình tháng 1 là khoảng -5 °C và nhiệt độ tháng 7 là từ 10-15 °C, suốt cả năm không có mùa hè, mùa đông kéo dài. Tuy nhiên, tại vùng núi tây nam Tứ Xuyên, nhiệt độ bình quân của vùng thung lũng là 15-20 °C, còn của vùng núi là 5-15 °C.
Đại bộ phận bồn địa Tứ Xuyên có lượng giáng thủy hàng năm là từ 900–1200 mm, trong đó những nơi nằm gần vùng núi bao quanh thì có lượng mưa cao hơn những nơi nằm sâu trong bồn địa, khu vực giáp núi phía tây của bồn địa có lượng mưa lớn nhất toàn tỉnh với 1.300-1.800 mm, vì thế thành phố Nhã An còn được gọi là "vũ thành", Liễu Tông Nguyên từng thuyết pháp "Thục khuyển phệ nhật" (Chó đất Thục sủa mặt trời, ý chỉ nhọc công làm điều vô ích). Theo mùa, lượng giáng thủy vào mùa đông là thấp nhất, chỉ chiếm từ 3-5% tổng lượng mưa hàng năm, mùa hè có lượng giáng thủy lớn nhất, chiếm 80% tổng lượng mưa hàng năm. Đại bộ phận vùng cao nguyên phía tây Tứ Xuyên có lượng mưa thấp, lượng giáng thủy hàng năm là từ 600–700 mm, trong đó thung lũng sông Kim Sa chỉ có 400 mm, là khu vực khô hạn nhất của tỉnh. Tại các khu vực có một mùa mưa rõ ràng, mùa này sẽ diễn ra trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa chiếm 70-90% của cả năm; tháng 11 đến tháng 4 là mùa khô. Khu vực tây nam Tứ Xuyên có lượng giáng thủy khác biệt lớn, có một mùa mưa rõ ràng. Trong nhiều năm, lượng giáng thủy bình quân của Tứ Xuyên là 488,975 tỉ m³.
== Sinh vật ==
Tỉnh Tứ Xuyên rất phong phú về tài nguyên sinh vật, có nhiều loài động thực vật quý hiếm và cổ xưa, là ngân hàng gen sinh học quý giá của Trung Quốc cũng như thế giới.
Tứ Xuyên có nhiều loài thực vật. Toàn tỉnh có gần 10.000 loài thực vật có phôi, chiếm 1/3 tổng số thực vật có phôi của cả nước và chỉ xếp thứ hai sau Vân Nam. Trong đó, có hơn 500 loài rêu, có hơn 230 họ và hơn 1.620 chi thực vật có mạch; có 708 loài dương xỉ; có hơn 100 loài thực vật hạt trần; có hơn 8.500 loài thực vật có hoa; có 87 loài tùng, sam, bách và ở vị trí đứng đầu cả nước. Tứ Xuyên có 84 loài thực vật quý hiếm nguy cấp được bảo hộ cấp quốc gia, chiếm 21,6% của cả nước. Số loài thực vật hoang dã có giá trị kinh tế là hơn 5.500 loài, trong đó số loài thực vật có thể dùng làm thuốc là hơn 4.600 loài, tổng sản lượng dược thảo Trung dược của Tứ Xuyên chiếm 1/3 và đứng đầu tại Trung Quốc. Tứ Xuyên cũng có trên 300 loài thực vật có thể dùng làm hương liệu, là địa phương sản xuất dầu thơm lớn nhất cả nước. Tứ Xuyên có nhiều loài cây có quả hoang dã, phong phú nhất là dương đào. Tứ Xuyên có tài nguyên nấm phong phú, trong hoang dã có 1.291 loài nấm, chiếm 95% của Trung Quốc. Tỷ lệ che phủ rừng của Tứ Xuyên là 31,3%, trữ lượng gỗ đứng thứ hai tại Trung Quốc.
Tứ Xuyên cũng có tài nguyên động vật phong phú, toàn tỉnh có 1.246 loài động vật có xương sống, chiếm hơn 45% số loài này của Trung Quốc, các loài thú và chim chiếm 53% số các loài này của cả nước. Trong đó, có 217 loài thú, 625 loài chim, 84 loài bò sát, 90 loài lưỡng cư, 230 loài cá. Tứ Xuyên có 144 loài động vật hoang dã được bảo hộ trọng điểm cấp quốc gia, chiếm 39,6 toàn quốc, cũng xếp hạng cao nhất Trung Quốc. Năm 2011, Tứ Xuyên có khoảng 1.206 cá thể gấu trúc lớn, chiếm 76% cá thể loài này trên toàn quốc. Có hơn 50% số loài động vật tại Tứ Xuyên có giá trị về kinh tế. Tứ Xuyên có rất phong phú về trĩ, có 20 loài thuộc họ Trĩ, chiếm 40% số loài thuộc họ Trĩ tại Trung Quốc, trong đó các loài trĩ quý hiếm và được bảo hộ cấp một quốc gia như Tetraophasis obscurus, gà so Tứ Xuyên (Arborophila rufipectus), Lophophorus lhuysii.
== Nhân khẩu ==
Đến cuối năm 2011, số nhân khẩu thường trú tại Tứ Xuyên là 80,5 triệu người, tăng 80.000 người so với năm trước. Trong đó, nhân khẩu đô thị là 33,67 triệu người (41,83%), nhân khẩu nông thôn là 46,83 triệu người. Trong năm này, Tứ Xuyên có 788.800 trẻ được sinh ra trong khi có 548.700 người tử vong, tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của tỉnh là 0,298%. Cuối năm 2007, tổng nhân khẩu của Tứ Xuyên là 88,152 triệu người, trong đó nam có 45,664 triệu người và nữ có 42,488 triệu người, tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên so với năm trước là 0,29%. Trong những năm gần đây, Tứ Xuyên thặng dư lao động, vì thế đã trở thành nguồn cung lao động ngoại tỉnh lớn nhất tại Trung Quốc.
Trước khi Trùng Khánh trở thành một "trực hạt thị", Tứ Xuyên là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc. Do có số nhân khẩu lớn, số lượng người tăng trưởng tuyệt đối hàng năm của Tứ Xuyên cũng rất lớn. Từ năm 1980, khi Trung Quốc thi hành chính sách kế hoạch hóa sinh sản, tốc độ tăng trưởng nhân khẩu của Tứ Xuyên xuống thấp hơn so với trước, song phải đối mặt với tình trạng lão hóa dân số. Cũng như nhiều tỉnh khác tại Trung Quốc, nhiều gia đình tại nông thôn có tư tưởng "trọng nam khinh nữ", gây nên hiện tượng mất cân bằng tỷ lệ giới tính.
=== Dân tộc ===
Tỉnh Tứ Xuyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, có mặt tất cả các dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Người Hán là dân tộc chủ yếu tại Tứ Xuyên, trong đó phân nhóm chủ thể là người Ba Thục, ngoài ra còn có người Khách Gia, người Hồ Tương. Tổng nhân khẩu của các dân tộc thiểu số vào năm 2011 là 4,22 triệu người. Có 14 dân tộc thiểu số đã sinh sống nhiều đời tại Tứ Xuyên là Di, Tạng, Khương, Miêu, Hồi, Mông Cổ, Thổ Gia, Lật Túc, Mãn, Nạp Tây, Bố Y, Bạch, Choang, Thái. Các dân tộc thiếu số có số lượng đáng kể tại Tứ Xuyên là người Di (2,12 triệu), người Tạng (1,27 triệu), người Khương (300.000), người Miêu (150.000). Các dân tộc thiểu số tại Tứ Xuyên chủ yếu cư trú tại châu tự trị dân tộc Di-Lương Sơn, châu tự trị dân tộc Tạng-Garzê, châu tự trị dân tộc Tạng và dân tộc Khương-Ngawa cùng huyện tự trị dân tộc Di-Mã Biên và huyện tự trị dân tộc Di-Nga Biên, huyện tự trị dân tộc Khương-Bắc Xuyên và huyện tự trị dân tộc Tạng-Mộc Lý.
=== Ngôn ngữ ===
Ngôn ngữ thông dụng của người Tứ Xuyên được gọi là tiếng Tứ Xuyên (Tứ Xuyên thoại), thuộc nhánh Quan thoại Tây Nam của tiếng Hán. Tiếng Tứ Xuyên hiện nay có khoảng 120 triệu người sử dụng, nếu như xem nó là một ngôn ngữ độc lập, số người sử dụng tiếng Tứ Xuyên sẽ đứng ở vị trí thứ 10 thế giới, thấp hơn tiếng Nhật và cao hơn tiếng Đức. Tiếng Tứ Xuyên hiện nay hình thành từ thời kỳ vận động đại di dân "Hồ Quảng điền Tứ Xuyên" những năm Nguyên mạt Minh sơ, tiếng Ba Thục được lưu hành trước đó đã dung hợp với các phương ngôn của những di dân đến từ Hồ Quảng và Lưỡng Quảng, tiếng Tứ Xuyên có liên hệ mật thiết với tiếng Tương và tiếng Cám trong nhánh phương Nam của tiếng Hán.
Ngoài tiếng Tứ Xuyên, tại tỉnh Tứ Xuyên còn có tiếng Khách Gia (Thổ Quảng Đông) và tiếng Tương (Lão Hồ Quảng), với các đảo ngôn ngữ phân bố tại các khu vực của Tứ Xuyên. Trong đó, những người nói tiếng Thổ Quảng Đông chủ yếu tập trung tại vùng gò đồi ở vùng biên của đồng bằng Thành Đô, vùng gò đồi Xuyên Trung và vùng núi non Xuyên Bắc, với tổng cộng 1 triệu người; những người nói tiếng Lão Hồ Quảng tập trung chủ yếu tại vùng gò đồi trung thượng du sông Đà, tổng số khoảng 900.000 người.
Ngoài ra, các dân tộc thiểu số tại Tứ Xuyên cũng sử dụng ngôn ngữ của mình như tiếng Di, tiếng Khương, các phương ngữ tiếng Tạng tại Tứ Xuyên là tiếng Kham và tiếng Gia Nhung (嘉绒语).
=== Tôn giáo ===
Đạo giáo: Tứ Xuyên là vùng phát nguyên của Đạo giáo. Vào năm Hán An thứ nhất (142) thời Hán Thuận Đế, Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn (鶴鳴山, cũng gọi Cốc Minh Sơn 鵠鳴山), tự xưng được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy, nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân 三天法師正一真人; còn nói Lão Quân phong ông làm Thiên Sư, nên đạo này cũng gọi là Thiên Sư Đạo. Đạo giáo vẫn có ảnh hưởng đáng kể đối với Tứ Xuyên, điểm sinh hoạt Đạo giáo núi Thanh Thành là một di sản thế giới và cũng là một trong tứ đại danh sơn của Đạo giáo, ngoài ra còn có Thanh Dương cung tại khu vực đô thị của Thành Đô.
Phật giáo: không rõ Phật giáo đã truyền đến bồn địa Tứ Xuyên từ khi nào. Căn cứ theo các chí và ký của địa phương thì có thể suy ra là từ đời Hán, có văn tự đã chép lại việc vào năm Hưng Ninh thứ 3 (365) thời Tấn Ai Đế, có tăng nhân từ Trung Nguyên đến Tứ Xuyên, đã đóng vai trò đột phá cho sự phát triển của Phật giáo tại Tứ Xuyên. Các ngôi miếu chùa Phật giáo nổi tiếng của Tứ Xuyên có Văn Thù viện (文殊院) và Đại Từ tự (大慈寺) và chùa Bảo Quang (宝光寺) tại Thành Đô; Báo Quốc tự (报国寺) và Vạn Niên tự tại Nga Mi sơn. Nga Mi sơn cũng là một trong tứ đại danh sơn của Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Tây Tạng phát triển rộng rãi ở khu vực dân tộc thiểu số ở tây bộ Tứ Xuyên. Các tu viện Phật giáo Tây Tạng tại tây bộ Tứ Xuyên là chùa Achen, chùa Anque, chùa Bongen, chùa Dargye, chùa Den, chùa Dontok, chùa Dzogchen, chùa Dzongsar, chùa Gongchen, chùa Garzê, chùa Jingang, chùa Kanze, chùa Katok, chùa Khangmar, chùa Kharnang, chùa Nanwu Si, chùa Palpung, chùa Pelyul, chùa Sershul, chùa Shechen, chùa Tongkor, chùa Tsangmotang.
Tin Lành: năm Đồng Trị thứ 7 (1868), Griffith John của Hội Truyền giáo Luân Đôn và James Aitken Wylie của Hội Truyền giáo Thế giới BMS đã tiến vào Tứ Xuyên truyền giáo. Đến tháng 10 năm 1999, Tứ Xuyên có 106 điểm sinh hoạt Tin Lành.
Công giáo: Công giáo bắt đầu truyền bá tại Tứ Xuyên từ năm Sùng Trinh thứ 13 (1640). Khi đó, một linh mục Dòng Tên là Lodovico Buglio đã từ Bắc Kinh đến Tứ Xuyên truyền giáo.
Hồi giáo: vào thời Đường mạt và Ngũ Đại Thập Quốc, tại Tứ Xuyên đã có người Hồi giáo sinh sống, đến thế kỉ thứ 10 thì tôn giáo này được truyền bá trong khu vực với quy mô lớn, thời Thanh là thời kỳ phồn vinh của Hồi giáo tại Tứ Xuyên. Các tín đồ Hồi giáo tại Tứ Xuyên theo hệ phái Sunni.
== Các đơn vị hành chính ==
Tứ Xuyên có 18 thành phố (địa cấp thị) và 3 châu tự trị:
== Kinh tế ==
Năm 2011, tổng GDP của Tứ Xuyên là 2.102,67 tỉ NDT, tăng trưởng 15% so với năm trước, còn thu nhập bình quân đầu người là 21.633 NDT, tăng trưởng 15,9% so với năm trước. Thu nhập có thể chi phối (sau khi đã nộp các khoản thuế và phí) của cư dân đô thị là 17.899 NDT, thu nhập thuần của cư dân nông thôn là 6.128,6 NDT, lần lượt tăng trưởng 15,8% và 20,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2011, tỷ lệ các khu vực trong nền kinh tế Tứ Xuyên là: khu vực một đạt 298,35 tỉ NDT, tăng trưởng 4,5%; khu vực hai đạt giá trị 1.102,79 tỉ NDT, tăng trưởng 20,7%; khu vực ba đạt giá trị 701,53 tỉ NDT, tăng trưởng 10,9%. Tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ba khu vực lần lượt là 4,3%:, 70,0% và 25,7%. Kết cấu ba khu vực kinh tế của Tứ Xuyên vào năm 2011 tương ứng là 14,2:52,4:33,4.
=== Nông nghiệp ===
Tứ Xuyên từ xưa đã có tiếng là "Tỉnh giàu có". Đây là một trong những nơi sản xuất nông nghiệp chính của Trung Quốc. Sản lượng ngũ cốc gồm lúa gạo và lúa mì của Tứ Xuyên đứng hàng đầu toàn Trung Quốc năm 1999. Thu hoạch từ các loại cam chanh, mía đường, khoai lang, lê và hạt cải dầu cũng đáng kể. Tứ Xuyên còn sản xuất lượng thịt lợn lớn nhất trong tất cả các tỉnh và đứng thứ nhì về sản lượng nong tằm tại Trung Quốc năm 1999.
=== Khoáng sản ===
Tứ Xuyên là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Tỉnh có hơn 132 loại khoáng sản có tiềm năng với trữ lượng của 11 loại; Trong số đó Tứ Xuyên có trữ lượng vanadium, titanium, và lithium lớn nhất Trung Quốc. Riêng tỉnh Tứ Xuyên đã có trữ lượng 13,3% quặng sắt, 93% quặng titanium, 69% vanadium, 83% cobalt của toàn quốc.
=== Công nghiệp ===
Tứ Xuyên là một trong các vùng kỹ nghệ chính của Trung Quốc. Ngoài kỹ nghệ nặng như than, năng lượng, và sắt thép, tỉnh đã thiết lập được một ngành sản xuất nhẹ gồm vật liệu xây dựng, làm gỗ, thực phẩm và dệt lụa.
Thành Đô và Mân Giang là trung tâm sản xuất hàng dệt may và đồ điện tử. Đức Dương, Phàn Chi Hoa, và Nghi Tân là trung tâm sản xuất cơ khí, kỹ nghệ luyện kim và rượu (theo thứ tự). Sản lượng rượu Tứ Xuyên chiếm 21,9% tổng sản lượng toàn quốc vào năm 2000.
=== Công nghệ cao ===
Những bước tiến kinh tế vĩ đại đã góp phần phát triển Tứ Xuyên nhanh chóng thành một trung tâm công nghệ cao hiện đại qua nhiều cách như khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước trong ngành điện tử và công nghệ thông tin (như nhu liệu), máy móc và luyện kim (bao gồm xe hơi), thủy điện, dược phẩm, lương thực và giải khát. Công nghệ chế tạo xe hơi là một ngành quan trọng nắm chủ chốt của công nghệ chế tạo máy móc tại Tứ Xuyên. Đa số các công ty sản xuất xe hơi có trụ sở ở Thành Đô, Mân Giang, Nam Sung, và Lô Châu. Các ngành kỹ nghệ quan trọng khác tại Tứ Xuyên còn có kỹ nghệ không gian và quốc phòng. Một số tên lửa của Trung Quốc (tên lửa Trường Chinh) và vệ tinh nhân tạo đã được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương nằm trong thành phố Tây Xương.
== Giao thông ==
Do ảnh hưởng của địa hình, giao thông của Tứ Xuyên không có nhiều thuận lợi, người Trung Quốc có câu "Thục đạo nan" (蜀道难, tức đường đến Tứ Xuyên khó khăn). Kể từ thời cận đại đến nay, các ngành giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không, đường ống tại Tứ Xuyên liên tục được cải thiện. Tính quan trọng về vận chuyển hàng hóa của Tứ Xuyên thấp hơn vận chuyển hành khách.
=== Đường bộ ===
Đến cuối năm 2008, tổng chiều dài công lộ đã thông xe của Tứ Xuyên là 200.500 km, đứng đầu cả nước, song vì là tỉnh có diện tích lớn nên vẫn tụt hậu. Đến cuối năm 2007 thì Tứ Xuyên có 14.000 km đường cấp hai, năm 2008 có 2.162 km đường cao tốc. Một số tuyến đường cao tốc tại Tứ Xuyên là: Thành Đô-Trùng Khánh, Thành Đô-Miên Dương, Miên Dương-Quảng Nguyên, Thành Đô-Nam Sung, Thành Đô-Lạc Sơn, Thành Đô-Nhã An, Thành Đô-Đô Giang Yển, Thành-Ôn-Cung (quanh Thành Đô), Thành Đô-Bành Châu, vòng quanh Thành Đô, Đô Giang Yển-Vấn Xuyên, Nội Giang-Nghi Tân, Nghi Tân-Thủy Phú (Vân Nam), Long Xương-Nạp Khê, Toại Ninh-Trùng Khánh, Nam Sung-Trùng Khánh (bộ phận của tuyến Lan Châu-Hải Khẩu), Nam Sung-Quảng An, Đạt Châu-Trùng Khánh, Nhã An-Tây Xương, Miên Dương-Toại Ninh, đường cao tốc Thành Miên, Thành Đô-Thập Phương-Miên Trúc. Đến cuối năm 2011, tỉnh Tứ Xuyên đã có 283.000 km công lộ, trong đó có 3.009 công lộ cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ là 19.700 km, công lộ nông thôn là 258.700 km. Năm 2011, hệ thống công lộ của tỉnh đã phục vụ vận chuyển được 2,426 tỉ lượt người và 1,998 tỉ tấn hàng hóa.
=== Đường sắt ===
Năm 2011, tổng chiều dài đường sắt đã thông tuyến của Tứ Xuyên là 3.564 km, trong năm này, mạng lưới đường sắt Tứ Xuyên đã vận chuyển được 78,6 tỉ tấn.km hàng hóa và 2.95 tỉ người.km hành khách. Tuy nhiên, mật độ đường sắt của Tứ Xuyên so với cả nước là rất thấp. Các tuyến đường sắt đi trên địa phận Tứ Xuyên là Bảo Kê-Thành Đô, Thành Đô-Trùng Khánh, Thành Đô-Côn Minh, Nội Giang-Côn Minh, Đạt Châu-Thành Đô, Toại Ninh-Trùng Khánh. Cục Đường sắt Thành Đô quản lý mạng lưới đường sắt quốc hữu và hợp doanh tại Tứ Xuyên, Trùng Khánh và Quý Châu. Một số tuyến đường khác đã và đang trong quá trình thi công là Thành Đô-Miên Dương-Lạc Sơn, Thành Đô-Trùng Khánh, Thành Đô-Lan Châu, Lan Châu-Trùng Khánh, Thành Đô-Quý Dương, Tứ Xuyên-Thanh Hải, Tứ Xuyên-Tây Tạng, Tây An-Thành Đô cùng các tuyến đường khác.
=== Hàng không ===
Các sân bay có các tuyến bay hành không dân dụng định kỳ tại Tứ Xuyên bao gồm Sân bay quốc tế Song Lưu Thành Đô, sân bay Cửu Trại Hoàng Long, sân bay Thanh Sơn Tây Xương, sân bay Nam Giao Miên Dương, sân bay Bảo An Doanh Phàn Chi Hoa, sân bay Thái Bá Nghi Tân, sân bay Lam Điền Lô Châu, sân bay Hà Thị Đạt Châu, sân bay Nam Bình Cao Sung, sân bay Khang Định, sân bay Bàn Long Quảng Nguyên. Năm 2009, sân bay Song Lưu Thành Đô đã sử dụng đường băng thứ hai. Thành Đô cũng là thành phố có sân bay với hai đường băng thứ 4 tại Trung Quốc đại lục sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Hiện nay, tại Thành Đô có trụ sở của chi nhánh Tây Nam thuộc Air China, cùng Sichuan Airlines, và Chengdu Airlines, ba công ty này đặt sân bay căn cứ tại sân bay quốc tế Song Lưu Thành Đô. Năm 2011, Tứ Xuyên có 31 tuyến bay hàng không, trong đó có 10 tuyến bay quốc tế. Năm 2011, các sân bay của tỉnh đã phục vụ được trên 33 triệu lượt hành khách, lượng hàng hóa vận chuyển là 494.000 tấn.
=== Đường thủy ===
Tứ Xuyên có cả vạn km tuyến đường thủy nội địa, trong đó các tuyến cấp 3 đến cấp 7 có tổng chiều dài 4.026 km (năm 2006). Sáu cảng sông một năm vận chuyển trên 1 triệu tấn hàng hóa, Đoạn Trường Giang tại Tứ Xuyên là tuyến thông hành cấp 3, còn các sông Gia Lăng và sông Dân được liệt là một trong 10 tuyến đường thủy cấp cao tại Trung Quốc. Tứ Xuyên cũng tiến hành quy mô hóa, chuyên sâu hóa và hiện đại hóa các cụm cảng Lô Châu-Nghi Tân-Lạc Sơn ở Xuyên Nam và Quảng An-Nam Sung-Quảng Nguyên ở Đông Bắc. Năm 2011, tổng lượng hàng hóa thông quan tại các cảng sông của Tứ Xuyên là 70,75 triệu tấn, và vận chuyển được 30,83 triệu lượt người.
=== Đường ống ===
Tứ Xuyên là tỉnh phát triển mạng lưới vận chuyển đường ống lớn nhất tại Trung Quốc. Tại Tứ Xuyên, mạng đường ống vận chuyển khí thiên nhiên đã được xây dựng từ năm 1243, sớm hơn gần 500 năm so với các tỉnh khác. Từ thời Tống, người dân Tứ Xuyên đã biết dùng các ống tre trúc để vận chuyển khí thiên nhiên, các đường ống dẫn khí bằng thép bắt đầu được sử dụng từ năm 1933. Từ thập niên 1950, các đường ống dẫn khí đã đưa khí thiên nhiên đến các thành thị dọc tuyến Thành Đô-Trùng Khánh. Đến đầu năm 2008, Tứ Xuyên đã có 7.000 km đường ống thu khí và 6.000 km đường ống dẫn khí, chiều dài toàn mạng lưới đường ống dẫn khí thiên nhiên của Tứ Xuyên chiếm 46% toàn Trung Quốc.
== Du lịch ==
Tứ Xuyên có tài nguyên du lịch phong phú, với cảnh quan tự nhiên đẹp, có văn hóa và lịch sử lâu dài, phong tục dân tộc độc đáo. Tài nguyên du lịch của Tứ Xuyên về cả số lượng và chất lượng đều vào hàng đứng đầu tại Trung Quốc, là một khu vực du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Tứ Xuyên có năm di sản thế giới, bao gồm ba di sản tự nhiên là Cửu Trại Câu, Hoàng Long, Khu bảo tồn gấu trúc Lớn; một di sản văn hóa là núi Thanh Thành-hệ thống tưới tiêu Đô Giang Yển; một di sản tự nhiên và văn hóa là Nga Mi sơn-Lạc Sơn Đại Phật. Đến năm 2011, Tứ Xuyên có 14 điểm danh thắng phong cảnh trọng điểm cấp quốc gia, 74 điểm danh thắng phong cảnh cấp tỉnh. Thanh Thành sơn-Đô Giang Yển, Nga Mi sơn, Cửu Trại Câu là những thắng cảnh cấp 5A tại Trung Quốc. Tứ Xuyên có 156 điểm danh lam thắng cảnh cấp A. Tổng cộng Tứ Xuyên có 166 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích 89.100 km², chiếm 18,4% diện tích toàn tỉnh, có sáu khu bảo tồn tự nhiên loài gấu trúc lớn là Ngọa Long, Phong Dũng Trại (蜂桶寨), Lạt Bá Hà (喇叭河), Thảo Pha (草坡), An Tử Hà (鞍子河), Hắc Thủy Hà (黑水河), chúng cũng là các khu bảo tồn quan trọng nhất của loài vật quý hiếm này trên thế giới. Tứ Xuyên có 103 công viên rừng, quản lý tổng diện tích 741.000 ha (7.410 km²), chiếm 1,5% diện tích toàn tỉnh. Tứ Xuyên có cấu tạo địa chất phức tạp, cảnh quan địa chất địa mạo đa dạng, đã phát hiện được trên 220 di tích địa chất, trong đó có hai công viên địa chất cấp thế giới ở Hưng Văn và Tự Cống, ngoài ra còn có 14 công viên địa chất cấp quốc gia, số lượng cao nhất tại Trung Quốc. Tứ Xuyên có bảy danh thành văn hóa-lịch sử cấp quốc gia, có 128 điểm bảo vệ văn vật trọng điểm cấp quốc gia và 576 điểm bảo vệ văn vật trong điểm cấp tỉnh.
== Văn hoá ==
Đền tưởng niệm Lý Bạch, được xây tại nơi sinh của ông là thị trấn Trọng Ba thuộc phía bắc huyện Giang Du trong tỉnh Tứ Xuyên, là một viện bảo tàng tưởng niệm Lý Bạch, một thi sĩ thời Nhà Đường (618-907). Nó được bắt đầu xây dựng vào năm 1962 nhân dịp lễ kỷ niệm 1.200 năm ngày ông mất, hoàn thành năm 1981 và mở cửa cho công chúng vào tháng 10 năm 1982. Đền tưởng niệm được xây theo lối kiến trúc hoa viên cổ thời nhà Đường. Do yếu tố địa lý và xã hội nông nghiệp, khu vực Tứ Xuyên tồn tại một số "ý thức bồn địa" và "tư tưởng tiểu nông". Người xưa có câu "Tự cổ văn nhân đa nhập Thục" để nói về sự phát triển văn học của Tứ Xuyên. Xuyên kịch, Xuyên trà, Xuyên tửu, Xuyên thái (ẩm thực), Xuyên dược và Thục tú (thêu), Thục cẩm là các đặc sản đặc sắc của Tứ Xuyên.
=== Ẩm thực Tứ Xuyên ===
Các món ăn Tứ Xuyên có thể truy nguyên từ thời Tần Hán, đến thời Tống thì đã phát triển thành trường phái. Trường phái ẩm thực Tứ Xuyên là một trong 8 trường phái ẩm thực Trung Hoa, có đặc điểm là nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, đặc biệt là cay do sử dụng nhiều tỏi và ớt, cũng như loại gia vị độc nhất vô nhị là tiêu Tứ Xuyên (花椒, hoa tiêu). Lạc, vừng, gừng cũng là những thành phần nổi bật trong ẩm thực Tứ Xuyên. Có nhiều biến thể khác nhau của âm thực Tứ Xuyên tại Tứ Xuyên và Trùng Khánh (là một phần của Tứ Xuyên cho đến năm 1997), bốn tiểu trường phái của ẩm thực Tứ Xuyên là Trùng Khánh, Thành Đô, Tự Cống và ăn chay Phật giáo. UNESCO đã tuyên bố Thành Đô là một thành phố mĩ thực học vào năm 2011, do sự tinh tế trong cách nấu nướng. Các phương thức nấu nướng cơ bản của ẩm thực Tứ Xuyên là xào, hấp, kho, và nếu liệt kê đầy đủ thì sẽ lên tới 38 phương thức chế biến riêng biệt.
== Giáo dục ==
== Địa phương kết nghĩa ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên |
danh sách quốc gia theo số dân.txt | Đây là danh sách các nước theo số dân.
Danh sách này dựa trên cách gọi tên dùng trong danh sách các nước trên thế giới. Lưu ý là bài này không chủ ý nói về tình trạng của các lãnh thổ.
Một số lãnh thổ cũng được đề cập để tiện so sánh. Chúng được in nghiêng.
== Danh sách các nước ==
== Nguồn ==
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Dân số thế giới
Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2009
Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2010
Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2011
Danh sách các quốc gia theo dân số năm 2012
== Liên kết ngoài ==
PopulationData.net
PopulationMondiale.com
CityPopulation.de (tiếng Anh) |
thụy sĩ.txt | Thụy Sĩ, tên chính thức Liên bang Thụy Sĩ, là một nước cộng hòa liên bang tại châu Âu. Quốc gia này gồm có 26 bang, và thành phố Bern là nơi đặt trụ sở nhà đương cục liên bang. Quốc gia nằm tại Tây-Trung Âu, có biên giới với Ý về phía nam, với Pháp về phía tây, với Đức về phía bắc, và với Áo cùng Liechtenstein về phía đông. Thụy Sĩ là quốc gia nội lục, có tổng diện tích 41.285 km² và về địa lý bao gồm Dãy Alpes/Alpen, Cao nguyên Thụy Sĩ và Dãy Jura. Mặc dù Dãy Alpes chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ quốc gia, song khoảng tám triệu dân Thụy Sĩ hầu hết tập trung tại khu vực cao nguyên. Các thành phố lớn nhất toàn quốc cũng nằm tại khu vực cao nguyên, trong đó có hai thành phố toàn cầu và trung tâm kinh tế là Zürich và Genève.
Mốc thành lập Liên bang Thụy Sĩ Cũ là vào thời kỳ Trung Cổ, là kết quả từ một loạt thắng lợi quân sự chống lại Áo và Bourgogne. Thụy Sĩ được chính thức công nhận độc lập từ Thánh chế La Mã theo Hòa ước Westfalen vào năm 1648. Thụy Sĩ có lịch sử trung lập về quân sự từ thời kỳ Cải cách Tin Lành; quốc gia này không nằm trong tình trạng chiến tranh trên bình diện quốc tế từ năm 1815 và không gia nhập Liên Hiệp Quốc cho đến năm 2002. Tuy thế, Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực và thường xuyên tham gia vào các tiến trình kiến tạo hòa bình trên toàn cầu. Thụy Sĩ là nơi khai sinh của tổ chức Chữ thập đỏ, là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có văn phòng lớn thứ nhì của Liên Hiệp Quốc. Với cấp độ châu Âu, Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Liên minh châu Âu và Khu vực kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, Thụy Sĩ tham gia Khu vực Schengen và Thị trường chung châu Âu thông qua các hiệp định song phương.
Thụy Sĩ nằm tại nơi giao nhau của châu Âu German và châu Âu La Tinh, có bốn khu vực ngôn ngữ và văn hóa: Đức, Pháp, Ý và Romansh. Đa số dân chúng nói tiếng Đức, song bản sắc dân tộc Thụy Sĩ bắt nguồn từ một bối cảnh lịch sử chung, chia sẻ các giá trị như chủ nghĩa liên bang và dân chủ trực tiếp, và chủ nghĩa tượng trưng Alpes. Do đa dạng về ngôn ngữ, Thụy Sĩ có nhiều tên gọi bản địa: Schweiz [ˈʃvaɪts] (tiếng Đức); Suisse [sɥis(ə)] (tiếng Pháp); Svizzera [ˈzvittsera] (tiếng Ý); và Svizra [ˈʒviːtsrɐ] hoặc [ˈʒviːtsʁːɐ] (Romansh). Trên tiền xu và tem bưu chính, tên gọi trong tiếng Latinh (thường được rút ngắn thành "Helvetia") được sử dụng thay vì bốn ngôn ngữ chính thức.
Thụy Sĩ nằm trong số các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có của cải bình quân cao nhất (2010) và GDP PPP bình quân cao thứ tám theo IMF (2011). Thụy Sĩ nằm vào hàng đứng đầu toàn cầu trên một vài số liệu về thành tựu quốc gia, bao gồm tính minh bạch chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, tính cạnh tranh kinh tế, và phát triển con người. Zürich và Genève nằm trong số các thành phố đứng đầu thế giới về chất lượng sinh hoạt, theo Mercer năm 2009.
== Tên gọi ==
Tên gọi của Thụy Sĩ trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Thụy Sĩ trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Thụy Sĩ được gọi là “瑞士”. “瑞士” có âm Hán Việt là “Thụy Sĩ”.
Địa danh Schwyz được chứng thực lần đầu vào năm 972 với dạng tiếng Thượng Đức Cổ Suittes, rốt cuộc có lẽ liên quan đến suedan "đốt cháy", ám chỉ khu rừng bị đốt và phát quang để xây dựng. Tên gọi này được mở rộng ra khu vực do bang này thống trị, và sau Chiến tranh Schwaben năm 1499 thì dần được sử dụng cho toàn liên bang. Tên tiếng Đức-Thụy Sĩ của quốc gia Schwiiz đồng âm với Schwyz song được phân biệt nhờ sử dụng mạo từ xác định ('d'Schwiiz để chỉ liên bang, song chỉ là Schwyz để chỉ bang và thị trấn).
Tên tiếng Latinh Confoederatio Helvetica được tân từ hóa và được đưa vào dần sau khi thành lập liên bang năm 1848, gợi lại Cộng hòa Helvetii của Napoleón, xuất hiện trên tiền xu từ năm 1879, được ghi trong Cung điện liên bang vào năm 1902 và sau năm 1948 được sử dụng trong con dấu chính thức. (The Mã ngân hàng ISO "CHF" cho franc Thụy Sĩ bắt nguồn từ tên Latinh của liên bang). Helvetica bắt nguồn từ Helvetii, một bộ lạc sống trên Cao nguyên Thụy Sĩ trước thời kỳ La Mã.
Helvetia xuất hiện với thân phận nhân cách hóa quốc gia của Liên bang Thụy Sĩ trong thế kỷ 17 theo một vở kịch vào năm 1672 của Johann Caspar Weissenbach.
== Lịch sử ==
=== Lịch sử sơ khởi ===
Dấu tích cổ nhất về sự hiện diện của họ Người tại Thụy Sĩ có niên đại khoảng 150.000 năm trước. Các khu định cư nông nghiệp cổ nhất được biết đến tại Thụy Sĩ nằm tại Gächlingen và có niên đại khoảng 5300 TCN.
Các "bộ lạc văn hóa" sớm nhất được biết đến là thành viên của văn hóa Hallstatt và La Tène. Văn hóa La Tène phát triển và thịnh vượng vào cuối thời đại đồ sắt từ khoảng năm 450 TCN, có thể là dưới một số ảnh hưởng từ Văn minh Hy Lạp và Văn minh Etrusca (tại Ý ngày nay). Helvetii là một trong số các nhóm bộ lạc quan trọng nhất tại khu vực nay là Thụy Sĩ. Do thường xuyên bị các bộ lạc German quấy nhiễu, đến năm 58 TCN người Helvetii quyết định từ bỏ Cao nguyên Thụy Sĩ và di cư đến miền tây Gallia, song quân đội của Julius Caesar truy kích và đánh bại họ trong Trận Bibracte tại miền đông của Pháp ngày nay, buộc bộ lạc này chuyển về quê hương ban đầu của họ. Năm 15 TCN, Hoàng đế La Mã tương lai Tiberius cùng em trai là Drusus chinh phục Dãy Alpes, hợp nhất vào Đế quốc La Mã. Khu vực do người Helvetii chiếm giữ ban đầu trở thành bộ phận của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã, sau đó thuộc tỉnh Thượng Germania của đế quốc, trong khi phần miền đông của Thụy Sĩ ngày nay được hợp nhất vào tỉnh Raetia của đế quốc.
Trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công Nguyên, cư dân sống trên Cao nguyên Thụy Sĩ được hưởng một thời kỳ thịnh vượng. Một số đô thị như Aventicum, Iulia Equestris và Augusta Raurica đạt đến quy mô đáng kể, có hàng trăm bất động sản nông nghiệp (Villae rusticae) được phát hiện tại vùng nông thôn. Khoảng năm 260, khu vực Agri Decumates phía bắc sông Rhine thất thủ khiến Thụy Sĩ lúc này trở thành vùng biên giới của Đế quốc La Mã. Các vụ tập kích lặp đi lặp lại của các bộ lạc Alamanni khiến các đô thị và kinh tế Lã Mã bị tàn phá, buộc cư dân phải tìm nơi trú ẩn gần các công sự La Mã. Đế quốc cho xây dựng một tuyến phòng thủ khác tại biên giới phía bắc (được gọi là Donau-Iller-Rhine-Limes), song đến cuối thế kỷ 4 thì áp lực gia tăng từ người German buộc người La Mã từ bỏ quan niệm phòng thủ theo tuyến, và Cao nguyên Thụy Sĩ cuối cùng mở ra cho các khu định cư của người German.
Đến Sơ kỳ Trung Cổ, từ cuối thế kỷ 4, miền tây của Thụy Sĩ ngày nay là bộ phận lãnh thổ của Vương quốc Bourgogne. Người Alemanni định cư tại Cao nguyên Thụy Sĩ vào thế kỷ 5 và tại các thung lũng thuộc Dãy Alpes trong thế kỷ 8, hình thành Alemannia. Thụy Sĩ ngày nay do đó bị phân chia giữa hai vương quốc này. Trong thế kỷ 6, sau chiến thắng của Clovis I trước người Alemanni tại Tolbiac vào năm 504 và rồi Frank thống trị người Bourgogne, toàn thể khu vực trở thành bộ phận của Đế quốc Frank.
Trong phần còn lại của thế kỷ 6, trong thế kỷ 7 và 8 khu vực Thụy Sĩ tiếp tục nắm dưới quyền bá chủ của Frank (các triều đại Meroving và Caroling). Tuy nhiên, sau khi bành trướng dưới thời Charlemagne, Đế quốc Frank bị phân chia theo Hiệp ước Verdun vào năm 843. Khu vực nay là Thụy Sĩ bị phân chia giữa Trung Frank và Đông Frank cho đến khi thống nhất dưới quyền Thánh chế La Mã (một tập hợp các lãnh địa) vào khoảng năm 1000.
Đến năm 1200, Cao nguyên Thụy Sĩ gồm các lãnh địa của các gia tộc Savoy, Zähringer, Habsburg, và Kyburg. Một số khu vực (Uri, Schwyz, Unterwalden sau gọi là Waldstätten) do thánh chế trực tiếp quản lý. Do không có hậu duệ theo dòng nam giới vào năm 1263, Triều đại Kyburg sụp đổ vào năm 1264; sau đó Gia tộc Habsburg dưới quyền Quốc vương Rudolph I (Hoàng đế Thánh chế vào năm 1273) đưa ra yêu sách đối với đất của nhà Kyburg và sáp nhập chúng để bành trướng lãnh thổ của họ đến miền đông Cao nguyên Thụy Sĩ.
=== Liên bang Thụy Sĩ Cũ ===
Liên bang Thụy Sĩ Cũ là một liên minh giữa các cộng đồng thung lũng tại miền trung Dãy Alpes. Liên minh tạo thuận tiện cho quản lý các lợi ích chung và đảm bảo hòa bình trên các tuyến mậu dịch miền núi quan trọng. Hiến chương Liên bang năm 1291 được đồng thuận giữa các công xã nông thôn Uri, Schwyz, và Unterwalden, được cho là văn kiện hình thành liên bang, mặc dù các liên minh tương tự có vẻ tồn tại từ nhiều thập niên trước đó.
Đến năm 1353, liên minh tiếp nhận thêm các bang Glarus, Zug và các thành bang Lucerne, Zürich và Bern để hình thành "Liên bang Cũ" gồm tám bang và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15. Việc mở rộng này làm gia tăng quyền lực và thịnh vượng cho liên bang. Đến năm 1460, liên bang kiểm soát hầu hết lãnh thổ nằm về phía nam và phía tây của Sông Rhine cho đến Dãy Alpes và Dãy Jura, đặc biệt là sau các chiến thắng trước Vương triều Habsburg tại Áo, trước Charles Dũng cảm của Bourgogne trong thập niên 1470, và thành công của các lính đánh thuê Thụy Sĩ. Chiến thắng của Thụy Sĩ trong Chiến tranh Schwaben trước Liên minh Schwaben dưới quyền Hoàng đế Thánh chế La Mã Maximilian I vào năm 1499 giúp đem lại độc lập thực tế cho Thụy Sĩ trong Thánh chế La Mã.
Liên bang Thụy Sĩ Cũ có được danh tiếng bất khả chiến bại trong các cuộc chiến trước đây, song việc mở rộng liên bang gặp phải một bước lùi vào năm 1515 khi Thụy Sĩ thất bại trong Trận Marignano trước Pháp và Venezia. Chiến tranh kết thúc điều được gọi là kỷ "anh hùng" trong lịch sử Thụy Sĩ. Cải cách Tin Lành dưới quyền lãnh đạo của Zwingli thành công tại một số bang dẫn đến xung đột tôn giáo giữa các bang vào năm 1529 và năm 1531. Đến năm 1648, theo Hòa ước Westfalen, các quốc gia châu Âu công nhận Thụy Sĩ độc lập từ Thánh chế La Mã và tính chất trung lập của nước này.
Trong thời kỳ cận đại của lịch sử Thụy Sĩ, chủ nghĩa chuyên chế của các gia đình quý tộc phát triển, kết hợp với một cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Chiến tranh Ba mươi Năm dẫn đến nông dân khởi nghĩa vào năm 1653. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh này, xung đột giữa các bang Công giáo La Mã và Tin Lành vẫn dai dẳng, bùng phát thành bạo lực hơn nữa trong Chiến tranh Villmergen lần thứ nhất vào năm 1656, và Chiến tranh Toggenburg (Chiến tranh Villmergen lần thứ hai) vào năm 1712.
=== Thời đại Napoléon ===
Năm 1798, chính phủ Cách mạng Pháp xâm chiếm Thụy Sĩ và áp đặt một hiến pháp thống nhất mới. Hành động trung ương tập quyền hóa chính phủ quốc gia này trên thực tế bãi bỏ các bang: ngoài ra, Mülhausen gia nhập Pháp còn thung lũng Valtellina gia nhập Cộng hòa Cisalpina (nay thuộc Ý). Chế độ mới mang tên Cộng hòa Helvetii, song rất không được lòng dân. Nó do quân đội ngoại quốc xâm lược áp đặt và phá hoại truyền thống từ nhiều thế kỷ, biến Thụy Sĩ thành một quốc gia vệ tinh của Pháp.
Khi chiến tranh bùng phát giữa Pháp với các kình địch của họ, quân của Nga và Áo xâm chiếm Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ từ chối chiến đấu bên phía Pháp nhân danh Cộng hòa Helvetii. Năm 1803, Napoléon tổ chức một hội nghị gồm các chính trị gia hàng đầu Thụy Sĩ từ cả hai bên tại Paris. Kết quả là Đạo luật Điều giải, theo đó khôi phục phần lớn quyền tự trị của Thụy Sĩ và đưa lại một Liên bang gồm 19 bang. Từ đó về sau, chính trường Thụy Sĩ phần lớn liên quan đến cân bằng giữa truyền thống tự trị của các bang và nhu cầu về một chính phủ trung ương.
Năm 1815, Đại hội Wien tái lập hoàn toàn nền độc lập của Thụy Sĩ và các cường quốc châu Âu đồng ý công nhận vĩnh viễn tính chất trung lập của Thụy Sĩ. Hiệp định cho phép Thụy Sĩ gia tăng lãnh thổ của mình, với việc tiếp nhận các bang Valais, Neuchâtel và Genève. Biên giới Thụy Sĩ không thay đổi kể từ đó, ngoại trừ một số điều chỉnh nhỏ.
=== Quốc gia liên bang ===
Khôi phục quyền lực cho giai cấp quý tộc chỉ là tạm thời. Sau một giai đoạn bất ổn với các xung đột bạo lực liên tiếp, nội chiến (Sonderbundskrieg) bùng phát vào năm 1847 khi một số bang Công giáo La Mã nỗ lực lập một liên minh riêng biệt (Sonderbund). Chiến tranh kéo dài trong chưa đến một tháng, có ít hơn 100 người thiệt mạng. Mặc dù có quy mô nhỏ so với các náo loạn và chiến tranh khác tại châu Âu trong thế kỷ 19, tuy thế nội chiến này có tác động lớn đến tâm lý và xã hội Thụy Sĩ. Chiến tranh thuyết phục hầu hết người Thụy Sĩ về tính cần thiết của việc đoàn kết và sức mạnh trước các láng giềng. Người Thụy Sĩ từ tất cả tầng lớp xã hội, theo Công giáo La Mã hay Tin Lành, từ khuynh hướng tự do đến bảo thủ, nhận thấy rằng các bang sẽ có lợi hơn nếu các lợi ích kinh tế và tôn giáo của họ được hợp nhất.
Do đó, trong khi phần còn lại của châu Âu xảy ra các cuộc khởi nghĩa cách mạng, người Thụy Sĩ lập ra một hiến pháp đề ra bố cục liên bang, phần lớn được lấy cảm hứng từ mô hình Hoa Kỳ. Hiến pháp này tạo ra một nhà đương cục trung ương, trong khi để lại cho các bang quyền tự quản về các vấn đề địa phương. Quốc hội được chia thành một thượng viện (Hội đồng Các bang, mỗi bang có hai đại biểu) và một hạ viện (Hội đồng Quốc gia, có đại biểu được bầu từ toàn quốc). Bắt buộc phải trưng cầu dân ý để sửa đổi bất kỳ hiến pháp này.
Một hệ thống cân và đo lường duy nhất được định ra và đến năm 1850 franc Thụy Sĩ trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của quốc gia. Điều 11 của hiến pháp ngăn cấm đưa binh sĩ đi phục vụ tại ngoại quốc. Một điều khoản quan trọng trong hiến pháp là nó có thể được soạn lại hoàn toàn nếu được cho là cần thiết, do đó cho phép việc phát triển toàn thể thay vì sửa đổi một phần tại một thời điểm. Điều này nhanh chóng chứng minh tính cần thiết khi dân số gia tăng và cách mạng công nghiệp tiếp sau đó dẫn đến các yêu cầu thay đổi hiến pháp cho phù hợp. Một dự thảo ban đầu bị dân chúng bác bỏ vào năm 1872 song bản sửa đổi được thông qua vào năm 1874. Nó xác định trưng cầu dân ý không cưỡng bách đối với pháp luật tại cấp độ liên bang. Nó cũng xác định liên bang chịu trách nhiệm về các sự vụ phòng thủ, mậu dịch, và lập pháp.
Năm 1891, hiến pháp được điều chỉnh với các yếu tố mạnh khác thường về dân chủ trực tiếp, là điều vẫn còn là độc nhất thế giới cho đến ngày nay.
=== Lịch sử hiện đại ===
Thụy Sĩ không bị xâm chiếm trong hai đại chiến thế giới. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thụy Sĩ là nơi Vladimir Lenin sống lưu vong cho đến năm 1917. Tính trung lập của Thụy Sĩ bị nghi ngờ nghiêm trọng do một chính trị gia Thụy Sĩ tên là Robert Grimm thương lượng hòa bình giữa Đức và Nga vào năm 1917. Năm 1920, Thụy Sĩ gia nhập Hội Quốc Liên có trụ sở tại Genève, với điều kiện là họ được miễn bất kỳ yêu cầu quân sự nào.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Đức soạn thảo các kế hoạch xâm lược chi tiết Thụy Sĩ, song nước này chưa từng bị tấn công. Thụy Sĩ có thể duy trì độc lập nhờ kết hợp răn đe quân sự, nhượng bộ với Đức, và may mắn do các sự kiện lớn hơn trong chiến tranh khiến Đức trì hoãn xâm lược. Chiến lược về quân sự của Thụy Sĩ thay đổi từ phòng thủ chiến lược tại biên giới để bảo vệ khu trung tâm kinh tế, sang chiến lược mang tên Reduit nhằm tiêu hao địch lâu dài có tổ chức và triệt thoái đến các vị trí cao kiên cố, có đủ dự trữ trên Dãy Alpes. Thụy Sĩ là một căn cứ quan trọng về hoạt động tình báo đối với cả hai phe xung đột và thường làm trung gian giao thiệp giữa lực lượng Phe Trục và Đồng Minh.
Trong suốt cuộc chiến, Thụy Sĩ giam giữ trên 300.000 người tị nạn và Chữ thập đỏ quốc tế có trụ sở tại Genève giữ vai trò quan trọng trong xung đột. Các chính sách nhập cư và tị nạn nghiêm ngặt cũng như quan hệ tài chính với Đức Quốc xã gây ra tranh luận, song không kéo dài đến cuối thế kỷ 20.
Sau chiến tranh, chính phủ Thụy Sĩ xuất khẩu tín dụng thông qua quỹ từ thiện mang tên Schweizerspende và cũng đóng góp cho Kế hoạch Marshall nhằm giúp châu Âu phục hồi, các nỗ lưc này cuối cùng cũng làm lợi cho kinh tế Thụy Sĩ.
Trong Chiến tranh Lạnh, nhà đương cục Thụy Sĩ từng xem xét chế tạo một bom hạt nhân. Các nhà vật lý học hạt nhân hàng đầu tại Viện Công nghệ Liên bang Zürich biến điều này trở thành khả thi. Tuy nhiên,, các vấn đề tài chính và ngân sách quốc phòng ngăn cản cung cấp kinh phí đáng kể, và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 được cho là một lựa chọn có giá trị. Toàn bộ các kế hoạch còn lại về phát triển vũ khí hạt nhân bị dừng lại vào năm 1988.
Thụy Sĩ là nước cộng hòa phương Tây cuối cùng trao quyền tuyển cử cho nữ giới. Một số bang của Thụy Sĩ phê chuẩn quyền này vào năm 1959, còn ở cấp liên bang là vào năm 1971. Sau khi giành được quyền đi bầu ở cấp độ liên bang, nữ giới nhanh chóng nổi lên về tầm quan trọng chính trị, nữ giới đầu tiên trong Hội đồng Liên bang là Elisabeth Kopp, có nhiệm kỳ 1984–1989, và nữ tổng thống đầu tiên là Ruth Dreifuss vào năm 1999.
Thụy Sĩ gia nhập Ủy hội châu Âu vào năm 1963. Năm 1979, một số khu vực của bang Bern giành được độc lập và hình thành bang Jura. Ngày 18 tháng 4 năm 1989, dân chúng Thụy Sĩ và các bang bỏ phiếu tán thành thay đổi hoàn toàn hiến pháp liên bang.
Năm 2002, Thụy Sĩ trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc. Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu, song không phải là thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu. Đơn xin làm thành viên Liên minh châu Âu được gửi đi vào tháng 5 năm 1992, song không có tiến bộ từ khi Khu vực Kinh tế châu Âu bị dân chúng bác bỏ vào tháng 12 năm 1992. Từ đó có một số cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Liên minh châu Âu; do phản ứng khác nhau từ dân chúng nên đơn xin làm thành viên bị đóng băng. Tuy thế, pháp luật Thụy Sĩ dần được điều chỉnh để phù hợp với pháp luật Liên minh châu Âu, và chính phủ ký kết một số thỏa thuận song phương với tổ chức này. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, cử tri Thụy Sĩ chấp thuận tham gia Hiệp ước Schengen.
== Địa lý ==
Thụy Sĩ trải dài qua sườn phía bắc và phía nam của Dãy Alpes tại Tây-Trung Âu, có sự đa dạng lớn về cảnh quan và khí hậu trong một diện tích hạn chế là 41.285 kilômét vuông (15.940 sq mi). Dân số toàn quốc khoảng 8 triệu, khiến mật độ dân số bình quân là khoảng 195 người/km². Nửa phía nam có địa hình núi non hơn của quốc gia này có dân cư thưa thớt hơn rất nhiều so với nửa phía bắc. Bang lớn nhất là Graubünden nằm hoàn toàn trên Dãy Alpes, có mật độ dân số là 27 người/km².
Thụy Sĩ nằm giữa các vĩ tuyến 45° và 48° Bắc, và các kinh tuyến 5° và 11° Đ. Quốc gia này gồm có ba khu vực địa hình cơ bản: Dãy Alpes Thụy Sĩ về phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ hay Cao nguyên Trung tâm, và Dãy Jura về phía tây. Dãy Alpes là một dãy núi cao chạy dọc trung-nam của quốc gia, chiếm khoảng 60% diện tích toàn quốc. Đa số dân chúng Thụy Sĩ cư trú tại Cao nguyên Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Dãy Alpes Thụy Sĩ, có nhiều sông băng được phát hiện với tổng diện tích là 1.063 kilômét vuông (410 sq mi). Chúng là đầu nguồn của một số sông lớn, chẳng hạn như Rhine, Inn, Ticino và Rhône, chúng chảy theo bốn hướng cơ bản ra toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn học bao gồm một số thực thể nước ngọt vào hàng lớn nhất tại Trung-Tây Âu, như Hồ Genève, Bodensee và Hồ Maggiore. Thụy Sĩ có trên 1500 hồ và chứa 6% tài nguyên nước ngọt của châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích quốc gia. Sông Rhône chảy ra Địa Trung Hải tại vùng Camargue của Pháp còn Sông Rhine chảy ra Biển Bắc tại Rotterdam thuộc Hà Lan, cách nhau khoảng 1.000 kilômét (620 dặm), song dòng chảy của chúng chỉ cách nhau khoảng 22 kilômét (14 dặm) trên Dãy Alpes Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ có 48 núi cao từ 4.000 mét (13.000 ft) trở lên so với mực nước biển. Monte Rosa là núi cao nhất với 4.634 m (15.203 ft), song Núi Matterhorn với độ cao (4.478 m hoặc 14.692 ft) thường được cho là nổi tiếng nhất. Cả hai đều nằm trên Dãy Alpes Pennines thuộc bang Valais, trên biên giới với Ý. Đoạn Dãy Alpes Bern nằm ở trên thung lũng Lauterbrunnen gồm có 72 thác nước, được biết nhiều với các núi Jungfrau (4.158 m hoặc 13.642 ft) Eiger và Mönch, cùng nhiều thung lũng đẹp như họa trong khu vực. Tại phía đông nam có Thung lũng Engadin trải dài, gồm khu vực St. Moritz của bang Graubünden, cũng nổi tiếng; đỉnh cao nhất tại Dãy Alpes Bernina là Piz Bernina (4.049 m hoặc 13.284 ft).
Phần miền bắc đông dân hơn của Thụy Sĩ chiếm khoảng 30% tổng diện tích, được gọi là Cao nguyên Thụy Sĩ. Nó có cảnh quan rộng mở và đồi núi, một phần là rừng, một phần là thảo nguyên rộng thường dùng để chăn thả gia súc, hoặc để trồng rau và quả, song vẫn có nhiều đồi. Tại đó có các hồ nước lớn và các thành phố lớn nhất Thụy Sĩ.
=== Khí hậu ===
Khí hậu Thụy Sĩ về tổng thể là ôn đới, song có thể khác biệt lớn giữa các địa phương, từ tình trạng băng giá trên các đỉnh núi, đến thường êm dịu tương tự khí hậu Địa Trung Hải tại mũi phía nam của Thụy Sĩ. Có một số khu vực thung lũng nằm tại phần phía nam của Thụy Sĩ, tại đó có một số cây cọ chịu lạnh. Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm cùng các cơn mưa định kỳ, thích hợp cho đồng cỏ và gia súc. Mùa đông ít ẩm hơn tại các dãy núi, có thể ổn định trong một thời gian dài nhiều tuần, trong khi tại các vùng thấp có xu hướng nghịch ôn trong các giai đoạn này, do đó không có Mặt trời trong nhiều tuần.
Một hiện tượng thời tiết gọi là phơn có thể xảy ra tại bất kỳ lúc nào trong năm và mang đặc điểm là gió ấm bất ngờ, khiến không khí có độ ẩm tương đối rất thấp tại phía bắc của Alpes trong các giai đoạn mưa tại sườn nam của Alpes. Hiện tượng này xảy ra theo cả hai hướng qua Dãy Alpes, song phổ biến hơn là gió thổi từ miền nam. Tình trạng khô hạn nhất tồn tại trong toàn bộ các thung lũng núi cao nội địa, chúng nhận được mưa ít hơn do các đám mây mất đi phần lớn lượng ẩm khi vượt qua các dãy núi trước khi tiếp cận đến chúng. Các khu vực núi cao lớn như Graubünden vẫn khô hạn hơn các khu vực trước núi cao và như tại thung lũng chính của Valais các loại nho được trồng để làm rượu vang.
Tình trạng ẩm nhất tồn tại trên vùng núi Alpes cao và tại bang Ticino, tại đó có nhiều ánh nắng gây các mưa lớn. Giáng thủy cho xu hướng trải vừa phải quanh năm với đỉnh điểm vào mùa hè. Mùa thu là mùa khô hạn nhất, mùa đông có ít giáng thủy hơn mùa hè, song mô hình thời tiết tại Thụy Sĩ không phải là một hệ thống ổn định và có thể biến thiên từ năm này sang năm khác.
=== Môi trường ===
Hệ sinh thái của Thụy Sĩ có thể đặc biệt dễ tổn thương, do nhiều thung lũng nhạy cảm bị các núi cao chia cắt nên thường tạo thành sinh thái duy nhất. Các khu vực núi non cũng dễ bị tổn thương, đa dạng về thực vật không tìm thấy tại các độ cao khác, và trải qua một số áp lực từ du khách và gia súc. Các điều kiện khí hậu, địa chất và địa hình của khu vực núi cao tạo nên một hệ sinh thái rất mong manh, đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Tuy thế, theo Chỉ số Thành tựu Môi trường 2014, Thụy Sĩ xếp thứ nhất trong số 132 quốc gia về bảo vệ môi trường, do có điểm số cao về y tế công cộng môi trường, phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện và địa nhiệt), và kiểm soát phát thải khí nhà kính.
== Chính trị ==
Hiến pháp Liên bang được thông qua vào năm 1848 là căn cứ pháp lý của nhà nước liên bang hiện đại. Nó nằm trong số các hiến pháp lâu năm nhất của thế giới. Một hiến pháp mới được phê chuẩn vào năm 1999, song không tiến hành các biến đổi đáng kể về cấu trúc liên bang. Nó phác thảo các quyền lợi cơ bản và chính trị của các cá nhân và tham gia của công dân vào công vụ, phân chia quyền lực giữa liên bang và các bang, và xác định thẩm quyền và quyền hạn của liên bang. Có ba cơ cấu quản lý chính tại cấp độ liên bang: lưỡng viện quốc hội (lập pháp), Hội đồng Liên bang (hành pháp) và Tòa án Liên bang (tư pháp).
Nghị viện Thụy Sĩ gồm có hai viện: Hội đồng Các bang gồm có 46 đại biểu (mỗi bang hai đại biểu và mỗi bán bàng có 1 đại biểu), họ được bầu theo hệ thống riêng do mỗi bang xác định, và Hội đồng Quốc gia gồm 200 thành viên được bầu theo một hệ thống đại diện tỷ lệ, tùy theo dân số của mỗi bang. Thành viên của hai viện phục vụ trong bốn năm và chỉ phục vụ bán thời gian (gọi là "Milizsystem" hay cơ quan tư pháp công dân). Khi cả hai viện họp chung, họ được gọi là Nghị hội Liên bang. Thông qua trưng cầu dân ý, công dân có thể thách thức bất kỳ luật nào do nghị viện thông qua, và thông qua xướng nghị có thể đưa các sửa đổi vào hiến pháp liên bang, do đó biến Thụy Sĩ thành một nền dân chủ trực tiếp.
Hội đồng Liên bang gồm có chính phủ liên bang, chỉ đạo chính quyền liên bang và đóng vai trò là cơ quan cao nhất của quốc gia. Đây là một cơ cấu hiệp nghị gồm bảy thành viên, được Nghị hội Liên bang bầu ra theo nhiệm kỳ ủy thác bốn năm, Nghị hội Liên bang cũng thực thi giám sát Hội đồng. Tổng thống Liên bang được Nghị hội Liên bang bầu ra từ bảy thành viên này, theo truyền thống chức vụ này được luân phiên và có nhiệm kỳ một năm; Tổng thống chủ trì chính phủ và đảm nhiệm các chức năng tượng trưng. Tuy nhiên, tổng thống là một người đứng đầu bình đẳng, không có thêm quyền lực, và duy trì là người đứng đầu một cơ quan trong chính quyền.
Chính phủ Thụy Sĩ là một liên minh của bốn chính đảng lớn kể từ năm 1959, mỗi đảng có một số lượng ghế trong nghị viện, chúng phản ánh đại thể tỷ lệ cử tri và đại diện của họ trong nghị viện liên bang. Phân bổ kiểu cũ là 2 thành viên CVP/PDC, 2 thành viên SPS/PSS, 2 thành viên FDP/PRD và 1 thành viên SVP/UDC tồn tại từ năm 1959 đến năm 2003 và được gọi là "công thức ma thuật". Sau bầu cử Hội đồng Liên bang năm 2015, bảy ghế trong hội đồng được phân bổ như sau:
1 ghế của Đảng Nhân dân Dân chủ Cơ Đốc giáo (CVP/PDC),
2 ghế của Đảng Dân chủ Tự do (FDP/PRD),
2 ghế của Đảng Dân chủ Xã hội (SPS/PSS),
2 ghế của Đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP/UDC).
Chức năng của Tòa án Tối cao Liên bang là phân xử kháng án phán quyết của các tòa án cấp bang và liên bang. Các thẩm phán được Nghị hội Liên bang bầu ra, có nhiệm kỳ sáu năm.
=== Dân chủ trực tiếp ===
Dân chủ trực tiếp và chủ nghĩa liên bang là các điểm nổi bật của hệ thống chính trị Thụy Sĩ. Công dân Thụy Sĩ là đối tượng của ba quyền lực tư pháp: tại cấp khu tự quản, bang và liên bang. Hiến pháp 1848/1999 xác định một hệ thống dân chủ trực tiếp (thỉnh thoảng gọi là bán trực tiếp hay dân chủ trực tiếp đại diện). Các công cụ của hệ thống này tại cấp độ liên bang, được gọi là quyền dân chúng (tiếng Đức: Volksrechte, tiếng Pháp: droits populaires, tiếng Ý: Diritti popolari), bao gồm quyền đệ trình một "xướng nghị liên bang" và một "trưng cầu dân ý", cả hai đều có thể lật đổ các quyết định của nghị viện.
Bằng cách yêu cầu một "trưng cầu dân ý" liên bang, một nhóm công dân có thể thách thức một luật do nghị viện thông qua, nếu họ thu thập được 50.000 chữ ký chống lại luật trong vòng 100 ngày. Nếu vậy, một cuộc bỏ phiếu toàn quốc được lên kế hoạch để các cử tri quyết định theo thể thức đa số giản đơn về việc chấp thuận hay bác bỏ luật. Tập hợp gồm tám bang bất kỳ cũng có thể yêu cầu trưng cầu hiến pháp về một luật của liên bang.
Tương tự, "xướng nghị hiến pháp" liên bang cho phép công dân đưa một sửa đổi hiến pháp ra bỏ phiếu toàn dân, nếu 100.000 cử tri ký tên vào sửa đổi được đề xuất trong vòng 18 tháng. Hội đồng Liên bang và Nghị hội Liên bang có thể bổ sung sửa đổi được đề xuất bằng một phản đề án, và sau đó cử tri cần phải cho biết ưu tiên gì hơn trong trường hợp hai đề xuất được chấp thuận. Các sửa đổi hiến pháp do đó, bất kể tiến hành dựa theo xướng nghị hoặc tại nghị viện, cần phải được chấp thuận bởi đa số kép theo phiếu phổ thông quốc gia và phiếu phổ thông cấp bang.
=== Đơn vị hành chính ===
Liên bang Thụy Sĩ gồm có 20 bang và 6 bán bang:
*Các bang được xem là bán bang và do đó chỉ có một ủy viên (thay vì hai) trong Hội đồng Các bang.
Các bang có một địa vị hiến pháp vĩnh viễn, và so với tình hình tại các quốc gia khác thì có mức độ độc lập cao. Theo Hiến pháp Liên bang, toàn bộ 26 bang đều bình đẳng về địa vị. Mỗi bang có hiến pháp riêng, cùng nghị viện, chính phủ và tòa án riêng. Tuy nhiên, có khác biệt đáng kể giữa các bang, quan trọng nhất là về dân số và diện tích. Dân số các bang dao động từ 15.000 (Appenzell Innerrhoden) đến 1.253.500 (Zürich), và diện tích dao động từ 37 km2 (14 sq mi) (Basel-Stadt) đến 7.105 km2 (2.743 sq mi) (Graubünden). Các bang gồm có tổng cộng 2.485 khu tự quản. Tại Thụy Sĩ có hai vùng đất lọt vào: Büsingen thuộc về Đức, Campione d'Italia thuộc về Ý.
=== Ngoại giao và tổ chức quốc tế ===
Thụy Sĩ có truyền thống tránh các liên minh có thể yêu cầu quân sự, chính trị và hành động kinh tế trực tiếp, và là nước trung lập kể từ khi kết thúc mở rộng vào năm 1515. Chính sách trung lập của họ được quốc tế công nhận trong Đại hội Wien năm 1815. Phải đến năm 2002 Thụy Sĩ mới trở thành một thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc và là quốc gia đầu tiên gia nhập tổ chức này theo trưng cầu dân ý. Thụy Sĩ duy trì quan hệ ngoại giao với hầu như toàn bộ các quốc gia và theo truyền thống đóng vai trò là một bên trung gian giữa các quốc gia khác. Thụy Sĩ không phải là thành viên của Liên minh châu Âu; người Thụy Sĩ kiên trì bác bỏ tư cách thành viên của tổ chức này kể từ đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, Thụy Sĩ tham gia Khu vực Schengen.
Một lượng lớn các tổ chức quốc tế đặt trụ sở của họ tại Thụy Sĩ, một phần là do chính sách trung lập của nước này. Genève là nơi khai sinh của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ và Công ước Genève, và từ năm 2006 là nơi đặt trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Mặc dù Thụy Sĩ là một trong số các nước mới nhất gia nhập Liên Hiệp Quốc, song Cung các Quốc gia tại Genève là trung tâm lớn thứ nhì của Liên Hiệp Quốc sau trụ sở tại New York, và Thụy Sĩ là một thành viên sáng lập và là nơi đặt trụ sở của Hội Quốc Liên trước đây.
Ngoài trụ sở của Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ còn là chủ nhà của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và khoảng 200 tổ chức quốc tế khác, trong đó có Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Các hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos có sự tham gia của các lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới, trong đó có y tế và môi trường. Ngoài ra, trụ sở của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt tại Basel từ năm 1930.
Hơn nữa, nhiều liên đoàn và tổ chức thể thao đặt tại khắp Thụy Sĩ, như Liên đoàn bóng rổ quốc tế tại Genève, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tại Nyon, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng quốc tế đặt tại Zürich, Liên đoàn Xe đạp Quốc tế tại Aigle, và Ủy ban Olympic Quốc tế tại Lausanne.
=== Quân sự ===
Lực lượng vũ trang Thụy Sĩ gồm có Lục quân và Không quân, gồm chủ yếu là các binh sĩ nghĩa vụ là nam công dân tuổi từ 20 đến 34 (trong trường hợp đặc biệt lên đến 50). Do là một quốc gia nội lục, Thụy Sĩ không có hải quân song trên các hồ biên giới có sử dụng các tàu kiểm soát quân sự có vũ trang. Công dân Thụy Sĩ bị cấm phục vụ trong quân đội ngoại quốc, ngoại trừ Đội cận vệ Thụy Sĩ của Vatican, hoặc nếu họ có quốc tịch kép của một nước khác và cư trú tại đó.
Cấu trúc của hệ thống dân quân Thụy Sĩ quy định rằng các binh sĩ giữ thiết bị mà Quân đội phát cho tại nhà, bao gồm toàn bộ vũ khí cá nhân. Một số tổ chức và chính đảng tranh luận về thực tiễn này Nghĩa vụ quân sự áp dụng cho toàn bộ nam công dân Thụy Sĩ; nữ giới có thể phục vụ tự nguyện. Nam giới thường nhận lệnh huấn luyện nghĩa vụ quân sự vào năm 18 tuổi. Khoảng hai phần ba thanh niên Thụy Sĩ phù hợp để phục vụ; có một số hình thức phục vụ thay thế đối với những người được đánh giá là không phù hợp. Mỗi năm có khoảng 20.000 người được huấn luyện tại các trung tâm tuyển quân trong khoảng thời gian từ 18 đến 21 tuần lễ. Cải cách "Lục quân XXI" được dân chúng thông qua vào năm 2003, thay thế mô hình "Lục quân 95" trước đó, giảm chiến binh từ 400.000 xuống khoảng 200.000. Trong đó, 120.000 người tại ngũ trong thời kỳ huấn luyện và 80.000 binh sĩ dự bị phi huấn luyện.
Tổng thể, Thụy Sĩ từng ba lần tuyên bố tổng động viên nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và tính trung lập của Thụy Sĩ. Lần đầu tiên nhằm ứng phó với Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Lần thứ hai là nhằm ứng phó với bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất vào tháng 8 năm 1914. Lần thứ ba diễn ra vào tháng 9 năm 1939 nhằm ứng phó trước việc Đức xâm lược Ba Lan; Henri Guisan được bầu làm tổng tư lệnh.
Do có chính sách trung lập, quân đội Thụy Sĩ hiện không tham gia các xung đột quân sự tại nước ngoài, song nằm trong một số sứ mệnh duy trì hòa bình khắp thế giới. Kể từ năm 2000 cơ quan lực lượng vũ trang cũng duy trì hệ thống thu thập tình báo Onyx nhằm theo dõi truyền thông vệ tinh.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có một số nỗ lực nhằm hạn chế hoạt động quân sự hoặc thậm chí là bãi bỏ lực lượng vũ trang. Một cuộc trưng cầu dân ý đáng chủ ý về vấn đề này được một nhóm chống quân phiệt phát động, được tổ chức vào năm 1989. Kết quả là thất bại khi hai phần ba cử tri bác bỏ đề xuất. Một cuộc trưng cầu dân ý tương tự được tổ chức không lâu sau Sự kiện 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ có kết quả là 78% cử tri bác bỏ
Chính sách về súng tại Thụy Sĩ là duy nhất tại châu Âu do có tỷ lệ tương đối lớn (29%) công dân có vũ trang hợp pháp. Đa số lớn vũ khí được giữ tại nhà là loại được phát cho dân quân, song đạn dược không được phát.
== Kinh tế ==
Thụy Sĩ có một nền kinh tế ổn định, thịnh vượng và công nghệ cao, có được của cải lớn. Năm 2011, quốc gia này được xếp hạng giàu có nhất thế giới về bình quân đầu người ("giàu" được xác định bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính), trong khi Báo cáo Của cải Toàn cầu Credit Suisse 2013 cho thấy rằng Thụy Sĩ có lượng của cải bình quân đầu người cao nhất trong năm đó. Thụy Sĩ là nền kinh tế lớn thứ 19 theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 11 theo sức mua tương đương (2016). Đây là nước xuất khẩu lớn thứ 18 thế giới (2015) dù có kích thước nhỏ. Thụy Sĩ được xếp hạng cao nhất châu Âu về Chỉ số Tự do Kinh tế năm 2010. GDP danh nghĩa bình quân của Thụy Sĩ cao hơn của các nền kinh tế lớn tại Tây-Trung Âu và Nhật Bản.
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng kinh tế Thụy Sĩ là cạnh tranh nhất toàn thế giới (2016-2017), trong khi Liên minh châu Âu xếp hạng Thụy Sĩ là quốc gia sáng tạo nhất châu lục. Trong phần lớn thế kỷ 20, Thụy Sĩ là quốc gia giàu có nhất tại châu Âu với khoảng cách đáng kể (theo GDP/người). Năm 2007, thu nhập hộ gia đình trung bình tại Thụy Sĩ ước tính đạt 137.094 USD theo sức mua tương đương trong khi thu nhập trung bình là 95.824 USD. Thụy Sĩ là một trong các quốc gia cân bằng tài khoản vãng lai lớn nhất theo tỷ lệ GDP.
Thụy Sĩ có một số tập đoàn đa quốc gia lớn. Các công ty lớn nhất Thụy Sĩ theo doanh thu là Glencore, Gunvor, Nestlé, Novartis, Hoffmann-La Roche, ABB, Mercuria Energy Group và Adecco. Ngoài ra, còn phải chú ý đến UBS AG, Zurich Financial Services, Credit Suisse, Barry Callebaut, Swiss Re, Tetra Pak, The Swatch Group và Swiss International Air Lines. Thụy Sĩ được xếp vào hàng các nền kinh tế mạnh nhất thế giới.
Lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Thụy Sĩ là chế tạo. Ngành chế tạo phần lớn gồm sản xuất các mặt hàng hóa chất, y dược chuyên biệt, các dụng cụ đo lường khoa học và chính xác, và nhạc cụ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất là hóa chất, máy móc/đồ điện tử, và thiết bị/đồng hồ chính xác. Exported services amount to a third of exports. Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, bảo hiểm, du lịch và các tổ chức quốc tế là một ngành quan trọng khác của Thụy Sĩ.
Khoảng 3,8 triệu người làm việc tại Thụy Sĩ, khoảng 25% người lao động thuộc một tổ chức công đoàn vào năm 2004. Thụy Sĩ có thị trường lao động linh hoạt hơn so với các quốc gia láng giềng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,7% trong tháng 6 năm 2000 lên đến đỉnh là 4,4% trong tháng 12 năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,2% vào năm 2014 và không giảm thêm vào năm 2015 và 2016. Tăng trưởng dân số bắt nguồn từ di cư thuần là khá cao, ở mức 0,52% dân số vào năm 2004. Cư dân là công dân ngoại quốc chiếm 21,8% vào năm 2004, tương đương với Úc. GDP theo giờ làm việc cao thứ 16 thế giới, với 49,46 dollar quốc tế vào năm 2012.
Khu vực tư nhân chiếm áp đảo trong kinh tế Thụy Sĩ và mức thuế tại đây là thấp theo tiêu chuẩn Phương Tây. Thụy Sĩ là quốc gia tương đối dễ dàng để kinh doanh, đứng thứ 26 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh (2016). Thụy Sĩ trải qua tăng trưởng chậm trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, tạo ra ủng hộ lớn hơn cho các cải cách kinh tế và hài hòa với Liên minh châu Âu. Theo Credit Suisse, năm 2007 chỉ khoảng 37% cư dân sở hữu nhà ở, nằm vào hàng thấp nhất tại châu Âu. Giá nhà ở và thực phẩm cao hơn 171% và 145% so với các quốc gia EU vào năm 2007, tương đương với 113% và 104% so với Đức.
Ngân sách liên bang Thụy Sĩ có quy mô 62,8 tỷ franc Thụy Sĩ vào năm 2010, tương đương 11,35% GDP quốc gia trong năm; tuy nhiên ngân sách khu vực (cấp bang) và ngân sách các khu tự quản không được tính vào trong ngân sách liên bang và tổng chi tiêu chính phủ là gần 33,8% GDP. Nguồn thu nhập chủ yếu của chính phủ liên bang là thuế giá trị gia tăng (33%) và thuế liên bang trực tiếp (29%) và chi tiêu chủ yếu nằm tại các khu vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế. Chi tiêu của Liên bang Thụy Sĩ tăng trưởng từ 7% GDP vào năm 1960 lên 9,7% vào năm 1990 và đến 10,7% vào năm 2010. Trong khi các lĩnh vực phúc lợi xã hội và tài chính & thuế tăng trưởng từ 35% vào năm 1990 lên 48,2% vào năm 2010, một sự suy giảm đáng kể chi tiêu đang diễn ra trong các lĩnh vực nông nghiệp và quốc phòng, từ 26,5% xuống 12,4% (ước tính vào năm 2015).
Chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp là một ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách mậu dịch tự do của Thụy Sĩ, nó góp phần khiến giá thực phẩm ở mức cao. Tự do hóa thị trường sản phẩm tụt hậu so với nhiều quốc gia EU theo đánh giá của OECD. Tuy thế, sức mua nội địa nằm vào hàng tốt nhất thế giới. Ngoài nông nghiệp, các hàng rào kinh tế và mậu dịch giữa Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ là tối thiểu và Thụy Sĩ có các thỏa thuận mậu dịch tự do trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một thành viên của Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA).
=== Giáo dục và khoa học ===
Giáo dục tại Thụy Sĩ rất đa dạng do Hiến pháp Thụy Sĩ ủy thác cho các bang giữ thẩm quyền về hệ thống trường học. Tồn tại các trường học công lập và tư thục, trong đó có nhiều trường học quốc tế tư nhân. Tuổi tối thiểu đối với trường tiểu học là khoảng sáu tuổi tại toàn bộ các bang, song hầu hết các bang cung cấp một "trường học trẻ em" miễn phí bắt đầu từ năm 4 hoặc 5 tuổi. Cấp tiểu học kéo dài đến lớp bốn, năm hoặc sáu, tùy theo trường học. Theo truyền thống, ngoại ngữ thứ nhất trong trường học luôn là một trong các ngôn ngữ chính thức khác của Thụy Sĩ, song gần đây tiếng Anh được đưa vào làm ngoại ngữ thứ nhất tại một số bang.
Đến cuối cấp tiểu học (hoặc đầu cấp trung học), học sinh được phân loại theo khả năng của họ theo một vài (thường là ba) lĩnh vực. Những trẻ học nhanh hơn được dạy trong các lớp học tiên tiến để chuẩn bị cho học tập sâu hơn và kỳ thi tú tài, còn những trẻ tiếp thu chậm hơn một chút được tiếp nhận giáo dục thích ứng hơn với nhu cầu của chúng.
Thụy Sĩ có 12 đại học, mười trường duy trì thuộc cấp bang và thường cung cấp lĩnh vực các môn học phi kỹ thuật. Đại học đầu tiên tại Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1460 tại Basel (với một khoa y) và có truyền thống về nghiên cứu hóa học và y học tại Thụy Sĩ. Đại học lớn nhất tại Thụy Sĩ là Đại học Zürich với khoảng 25.000 sinh viên. Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zürich (ETHZ) và Đại học Zürich được xếp thứ 20 và 54 theo Xếp hạng Học thuật Đại học Thế giới 2015 của Đại học Giao thông Thượng Hải.
Hai học viện được chính phủ liên bang tài trợ là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zürich (ETHZ) thành lập vào năm 1855 và Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Lausanne (EPFL) được thành lập vào năm 1969- trước đó là một viện liên kết với Đại học Lausanne.
Ngoài ra, tồn tại một số đại học khoa học ứng dụng (Fachhochschule). Trong nghiên cứu kinh doanh và quản trị, Đại học St. Gallen được xếp hạng thứ 329 trong Bảng xếp hạng đại học thế giới QS và xếp hạng nhất về chương trình mở toàn cầu theo Financial Times. Thụy Sĩ có tỷ lệ cao thứ hai (gần 18% vào năm 2003) sinh viên ngoại quốc ở cấp đại học, sau Úc (hơn 18% một chút).
Như để thích hợp với một quốc gia trong vai trò là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, Viện Sau đại học Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển (IHEID) đặt tại Genève là trường sau đại học nghiên cứu quốc tế và phát triển lâu năm nhất tại châu Âu lục địa, và được nhìn nhận phổ biến là một trong những trường uy tín nhất.
Nhiều nhà khoa học Thụy Sĩ từng nhận được giải thưởng Nobel, trong đó có nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Albert Einstein, ông phát triển thuyết tương đối hẹp của mình trong thời gian làm việc tại Bern. Gần đây có các nhà khoa học Thụy Sĩ Vladimir Prelog, Heinrich Rohrer, Richard Ernst, Edmond Fischer, Rolf Zinkernagel và Kurt Wüthrich nhận giải Nobel. Tổng cộng, Thụy Sĩ giành hơn 100 giải Nobel trong toàn bộ các lĩnh vực và Giải Nobel Hòa bình được trao chín lần cho các tổ chức có trụ sở tại Thụy Sĩ.
Genève và tỉnh Ain thuộc Pháp nằm kế bên cùng là nơi đặt phòng thí nghiệm lớn nhất thế giới là CERN, dành cho nghiên cứu vật lý hạt. Viện Paul Scherrer là trung tâm nghiên cứu quan trọng khác. Các phát minh đáng chú ý gồm có thuốc ảo giác lysergic acid diethylamide (LSD), kính hiển vi quét xuyên hầm và Velcro. Một số công nghệ cho phép thám hiểm các thế giới mới như bóng áp lực của Auguste Piccard và Bathyscaphe, cho phép Jacques Piccard tiếp cận điểm sâu nhất của đại dương thế giới.
Văn phòng Không gian Thụy Sĩ tham gia một số công nghệ và chương trình không gian. Ngoài ra, họ còn là một trong 10 thể chế sáng lập Cơ quan Không gian châu Âu vào năm 1975 và đóng góp lớn thứ bảy cho ngân sách của cơ quan này. Trong khu vực tư nhân, một số công ty liên quan đến công nghiệp không gian như Oerlikon Space hay Maxon Motors họ cung cấp các cấu trúc tàu vũ trụ.
=== Năng lượng, hạ tầng và môi trường ===
56% điện năng tại Thụy Sĩ là từ thủy điện, và 39% là từ điện hạt nhân, kết quả là hệ thống phát điện gần như không thải CO2. Ngày 18 tháng 5 năm 2003, hai sáng kiến chống điện hạt nhân bị bác bỏ: Moratorium Plus nhằm mục tiêu cấm chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới, và Điện năng Không Hạt nhân. Tuy nhiên, do tác động từ sự cố hạt nhân Fukushima, Chính phủ Thụy Sĩ vào năm 2011 công bố rằng có kế hoạch kết thúc sử dụng năng lượng hạt nhân trong vòng hai hoặc ba thập niên tới. Tháng 11 năm 2016, cử tri Thụy Sĩ bác bỏ một đề xuất của Đảng Xanh về đẩy nhanh thôi dần năng lượng hạt nhân. Văn phòng Năng lượng Liên bang Thụy Sĩ (SFOE) chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến cung ứng năng lượng và sử dụng năng lượng. Cơ quan này ủng hộ sáng kiến xã hội 2.000 W (trung bình một người dùng không quá 48 KWh mỗi ngày) nhằm cắt giảm sử dụng năng lượng quốc gia xuống hơn một nửa vào năm 2050.
Thụy Sĩ có mạng lưới đường sắt dày đặc nhất tại châu Âu, gồm 5.250 kilômét (3.260 mi) chuyên chở 596 triệu lượt hành khách mỗi năm (tính đến 2015). Năm 2015, mỗi công dân Thụy Sĩ đi trung bình 2.550 kilômét (1.580 mi) bằng tàu hỏa, do đó là những người sử dụng đường sắt nhiều nhất. Gần như 100% mạng lưới được điện khí hóa. Đa số (60%) hệ thống do Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ (SBB CFF FFS) điều hành. BLS AG vận hành đường sắt khổ tiêu chuẩn lớn thứ nhì, hai công ty đường sắt khác vận hành mạng lưới khổ nhỏ là Đường sắt Rhaetian (RhB) tại bang đông nam Graubünden, trong đó có một số đoạn là di sản thế giới, và Matterhorn Gotthard Bahn (MGB) đồng vận hành cùng với RhB vận hành Glacier Express giữa Zermatt và St. Moritz/Davos. Ngày 31 tháng 5 năm 2016, Đường hầm Gotthard qua Dãy Alpes được khai thông, là đường hầm đường sắt dài nhất và sâu nhất thế giới với chiều dài 57,1 kilômét long (35,5 mi).
Mạng lưới đường bộ Thụy Sĩ được quản lý kết hợp công-tư, quỹ lấy từ phí đường bộ và thuế xe. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sĩ yêu cầu mua một tem thuế có giá 40 franc Thụy Sĩ mỗi năm theo lịch để sử dụng đường, áp dụng với cả xe chở khách và chở hàng. Hệ thống xa lộ cao tốc Thụy Sĩ có tổng chiều dài 1.638 km (1.018 mi) (tính đến năm 2000), và so với diện tích toàn quốc là 41.290 km2 (15.940 sq mi) thì đây cũng là một trong những hệ thống xa lộ dày đặc nhất thế giới. Sân bay Zürich là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất của Thụy Sĩ, chuyên chở 22,8 triệu lượt hành khách vào năm 2012. Các sân bay quốc tế khác là San bay Genève (13,9 triệu hành khách vào năm 2012), EuroAirport Basel-Mulhouse-Freiburg trên lãnh thổ Pháp, Sân bay Bern, Sân bay Lugano, Sân bay St. Gallen-Altenrhein và Sân bay Sion. Swiss International Air Lines là hãng hàng không quốc gia của Thụy Sĩ, có trung tâm chính là Zürich.
Thụy Sĩ nằm trong số các quốc gia phát triển có thành tựu môi trường tốt nhất; Thụy Sĩ ký kết Nghị định thư Kyoto vào năm 1998 và phê chuẩn nó vào năm 2003. Cùng với Mexico và Hàn Quốc tạo thành Tổ chức Toàn vẹn Môi trường (EIG). Thụy Sĩ rất tích cực trong các quy định tái chế và chống xả rác, và là một trong những nước tái chế hàng đầu trên thế giới, với 66-96% vật liệu có thể tái chế đã được tái chế, tùy theo khu vực. Chỉ số Kinh tế Xanh Toàn cầu 2014 xếp hạng Thụy Sĩ nằm trong 10 nền kinh tế xanh hàng đầu thế giới.
== Nhân khẩu ==
Năm 2012, dân số Thụy Sĩ vượt qua tám triệu. Tương tự như các quốc gia phát triển khác, dân số Thụy Sĩ gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ công nghiệp hóa, tăng bốn lần từ năm 1800 đến năm 1990. Tăng trưởng từ đó ổn định, và như hầu hết châu Âu, Thụy Sĩ hiện phải đối diện với kết cấu dân số lão hóa, song được dự báo tăng trưởng liên tục hàng năm cho đến năm 2035 phần lớn là do nhập cư và tỷ lệ tử sinh gần đến mức thay thế.
Tính đến năm 2012, cư dân là người ngoại quốc chiếm 23,3% dân số, một trong các tỷ lệ cao nhất tại thế giới phát triển. Hầu hết trong số họ (64%) đến từ Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia [[Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu |EFTA]]. Người Ý là dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong số người ngoại quốc với tỷ lệ 15,6% trong nhóm này, tiếp đến là người Đức (15,2%), di dân từ Bồ Đào Nha (12,7%), Pháp (5,6%), Serbia (5,3%), Thổ Nhĩ Kỳ (3,8%), Tây Ban Nha (3,7%), và Áo (2%). Di dân Sri Lanka với hầu hết là người tị nạn Tamil là nhóm lớn nhất trong những người gốc Á.
Ngoài ra, số liệu từ năm 2012 cho thấy 34,7% dân số thường trú từ 15 tuổi trở lên tại Thụy Sĩ (tức khoảng 2,33 triệu người) có một xuất thân nhập cư. Một phần ba trong số đó (853.000) giữ quyền công dân Thụy Sĩ. Bốn phần năm số người có một xuất thân nhập cư là người nhập cư; còn một phần năm sinh tại Thụy Sĩ.
Trong thập niên 2000, các tổ chức nội địa và quốc tế bày tỏ lo ngại về điều được nhìn nhận là gia tăng bài ngoại, đặc biệt là trong một số chiến dịch chính trị. Phản ứng trước một báo cáo phê phán, Hội đồng Liên bang lưu ý rằng "chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc đáng tiếc là hiện diện tại Thụy Sĩ", song phát biểu rằng tỷ lệ cao công dân ngoại quốc tại đây, cũng như sự hội nhập về đại thể là không có vấn đề của người ngoại quốc cho thấy sự cởi mở của Thụy Sĩ.
=== Ngôn ngữ ===
Thụy Sĩ có bốn ngôn ngữ chính thức: Tiếng Đức chiếm đa số (63,3% dân số nói vào năm 2014); Tiếng Pháp (22,7%) tại miền tây; và Tiếng Ý (8,1%) tại miền nam. Ngôn ngữ thứ tư là Tiếng Romansh (0,5%), đây là một ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và được nói ở quy mô địa phương tại bang Graubünden thuộc miền đông nam. Tuy nhiên, pháp luật liên bang và các đạo luật chính thức khác không cần thiết được ban hành bằng tiếng Romansh.
Năm 2013, các ngôn ngữ được nói nhiều nhất tại nhà trong số cư dân thường trú từ 15 tuổi trở lên là Tiếng Đức-Thụy Sĩ (60,1%), Tiếng Pháp (23,4%), Tiếng Đức tiêu chuẩn (10,1%), và Tiếng Ý (8,4%). Trên hai phần năm (42,6%) cư dân thường trú biểu thị thường xuyên nói hơn một ngôn ngữ. Các ngôn ngữ khác được nói tại nhà gồm có Tiếng Anh (4,6%), Tiếng Bồ Đào Nha (3,5%), Tiếng Albania (2.6%), Tiếng Serbia và Croatia (2,5%), Tiếng Tây Ban Nha (2,2%), và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (1,3%).
Chính phủ liên bang có nghĩa vụ giao thiệp bằng các ngôn ngữ chính thức, và trong nghị viện liên bang các bản dịch đồng thời được cung cấp giữa tiếng Đức, Pháp và Ý.
Ngoài dạng chính thức, bốn khu vực ngôn ngữ của Thụy Sĩ cũng có dạng phương ngữ của mình. Vai trò của phương ngữ trong mỗi khu vực ngôn ngữ khác biệt đáng kể: Tại các khu vực nói tiếng Đức, tiếng Đức-Thụy Sĩ càng trở nên thịnh hành hơn kể từ nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt là trong truyền thông, và được sử dụng làm ngôn ngữ thường nhật, trong khi giao thiệp bằng văn bản hầu như luôn sử dụng dạng tiếng Đức tiêu chuẩn của Thụy Sĩ. Tương phản, tại các khu vực nói tiếng Pháp, phương ngữ bản địa hầu như đã biến mất, trong khi các phương ngữ tại các khu vực nói tiếng Ý hầu như bị hạn chế trong bối cảnh gia đình và đàm thoại bình thường.
Học một trong các ngôn ngữ quốc gia khác tại trường học là điều bắt buộc đối với toàn bộ học sinh Thụy Sĩ, do đó nhiều người Thụy Sĩ được giả định là ít nhất song ngữ, đặc biệt là những người thuộc các nhóm thiểu số ngôn ngữ.
=== Y tế ===
Toàn thể Công dân Thụy Sĩ được yêu cầu mua bảo hiểm y tế từ các công ty bảo hiểm tư nhân, ngược lại các công ty được yêu cầu chấp nhận bất kỳ người nào nộp đơn. Chi phí của hệ thống y tế Thụy Sĩ nằm vào hàng cao nhất, song có kết quả tốt so với các quốc gia châu Âu khác; các bệnh nhân là công dân Thụy Sĩ được báo cáo nhìn chung là hài lòng cao độ với hệ thống. Năm 2012, tuổi thọ dự tính khi sinh là 80,4 đối với nam giới và 84,7 đối với nữ giới — là con số cao nhất thế giới. Chi tiêu vào y tế đặc biệt cao với 11,4% GDP (2010), song ngang hàng với Đức và Pháp (11,6%) cùng các quốc gia châu Âu khác, và thấp hơn đáng kể chi tiêu tại Hoa Kỳ (17,6%). Từ năm 1990, ghi nhận được có tình trạng tăng dần chi phí, phản ánh chi phí cao của các dịch vụ được cung ứng. With an ageing population and new healthcare technologies, health spending will likely continue to rise.
=== Đô thị hóa ===
Từ hai phần ba đến ba phần tư dân số cư trú tại các khu vực đô thị. Thụy Sĩ biến đổi từ một quốc gia phần lớn là nông thôn sang một quốc gia phần lớn là đô thị trong 70 năm. Tình trạng mở rộng đô thị này không chỉ tác động đến Cao nguyên Thụy Sĩ mà còn đến Dãy Jura và chân núi Alpes và có lo ngại gia tăng về sử dụng đất. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tăng trưởng dân số tại khu vực đô thị cao hơn tại khu vực nông thôn.
Thụy Sĩ có một mạng lưới thành phố dày đặc, có các thành phố cỡ lớn, vừa và nhỏ bổ khuyết cho nhau. Cao nguyên Thụy Sĩ có mật độ dân số rất cao với khoảng 450 người/km² và cảnh quan liên tục biểu thị dấu hiệu con người hiện diện. Sức nặng của các đại đô thị là Zürich, Genève–Lausanne, Basel và Bern có xu hướng gia tăng. Theo so sánh quốc tế tầm quan trọng của các khu vực đô thị này mạnh hơn so với số lượng cư dân. Ngoài ra, hai trung tâm chính là Zürich và Genève được công nhận có chất lượng sinh hoạt đặc biệt cao.
=== Tôn giáo ===
Thụy Sĩ không có quốc giáo, song hầu hết các bang (ngoại trừ Genève và Neuchâtel) công nhận các giáo hội chính thức, là Giáo hội Công giáo La Mã hoặc Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ. Các giáo hội này, và tại một số bang còn có các giáo đoàn Công giáo Cổ và Do Thái giáo, được tài trợ bằng thuế chính thức từ các tín đồ.
Cơ Đốc giáo là tôn giáo chủ yếu của Thụy Sĩ (khoảng 71% cư dân và 75% công dân Thụy Sĩ), bị phân chia giữa Công giáo La Mã (38,21% dân số), Giáo hội Cải cách Thụy Sĩ (26,93%), các giáo hội Tin Lành khác (2,89%) và các giáo phái Cơ Đốc khác (2,79%). Gần đây có sự nổi lên của phái Phúc Âm. Sự nhập cư lập nên các cộng đồng tôn giáo thiểu số đáng kể là Hồi giáo (4,95%) và Chính thống giáo Đông phương (khoảng 2%). Theo một trưng cầu vào năm 2015 của Gallup International, 12% dân chúng Thụy Sĩ tự xác định là "người vô thần xác tín."
Theo điều tra nhân khẩu năm 2000, các cộng đồng thiểu số Cơ Đốc khác gồm có Tân Mộ đạo (Pietism) (0,44%), Ngũ Tuần (0,28%), Giám Lý (0.13%), Tân Tông đồ (0,45%), Nhân Chứng Giê-hô-va (0,28%), giáo phái Tin Lành khác (0,20%), Công giáo Cổ (0,18%), các giáo phái Cơ Đốc khác (0,20%). Các tôn giáo phi Cơ Đốc là Ấn Độ giáo (0,38%), Phật giáo (0,29%), Do Thái giáo (0,25%) và khác (0,11%); 4,3% không tuyên bố. 21,4% vào năm 2012 tự tuyên bố là không giáo phái, tức không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo nào.
Quốc gia có lịch sử cân bằng ngang nhau giữa Công giáo và Tin Lành, có sự đan xen phức tạp về phái chiếm đa số tại hầu hết lãnh thổ. Genève cải sang Tin Lành vào năm 1536, ngay trước khi John Calvin đến đó. Nơi này được quốc tế gọi là "Roma Tin Lành" do là căn cứ của nhiều nhà cải cách như Theodore Beza hay William Farel. Zürich trở thành một thành trì Tin Lành khác khoảng cùng thời điểm, khi Huldrych Zwingli và Heinrich Bullinger nắm quyền lãnh đạo tại đó. Một bang là Appenzell, bị phân chia chính thức giữa các phái Công giáo và Tin Lành vào năm 1597. Các thành phố lớn và bang mà chúng thuộc về (Bern, Genève, Lausanne, Zürich và Basel) là nơi Tin Lành chiếm ưu thế. Trung Thụy Sĩ gồm Valais, the Ticino, Appenzell Innerrhodes,Jura và Fribourg có truyền thống Công giáo. Hiến pháp Thụy Sĩ 1848 do ảnh hưởng từ xung đột giữa các bang Công giáo và Tin Lành đương thời nên cố ý xác định một tình trạng hiệp thương, cho phép Công giáo và Tin Lành cùng tồn tại hòa bình. Một sáng kiến vào năm 1980 kêu gọi hoàn toàn tách biệt giáo hội và nhà nước đã bị 78,9% cử tri bác bỏ. Một số bang và thành phố có truyền thống Tin Lành ngày nay có một đa số nhỏ Công giáo, không phải vì phái này có tín đồ tăng lên, mà chỉ là vì từ khoảng năm 1970 có sự gia tăng dần lượng người không liên kết với bất kỳ giáo hội hoặc cơ cấu tôn giáo khác, đặc biệt là tại các khu vực truyền thống Tin Lành như Thành phố Basel (42%), Bang Neuchâtel (38%), Bang Genève (35%), Bang Vaud (26%), hay Thành phố Zürich (>25%%).
== Văn hóa ==
Văn hóa Thụy Sĩ mang đặc điểm là đa dạng, phản ánh thông qua phạm vi rộng các phong tục truyền thống. Một khu vực có thể bằng một số cách thức liên kết mạnh với quốc gia láng giềng chia sẻ cùng ngôn ngữ với họ, bản thân Thụy Sĩ có gốc là văn hóa Tây Âu. Văn hóa Romash cô lập về ngôn ngữ tại bang Graubünden là ngoại lệ, nó tồn tại chỉ trên các thung lũng cao thuộc lưu vực Sông Rhine và Inn và phấn đấu duy trì truyền thống ngôn ngữ hiếm của mình.
Thụy Sĩ có nhiều cư dân có đóng góp nổi bật cho văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc và khoa học. Ngoài ra quốc gia này còn thu hút một số cá nhân sáng tạo trong thời kỳ bất ổn hoặc chiến tranh tại châu Âu. Thụy Sĩ có khoảng 1000 bảo tàng, được phân bổ trên toàn quốc; số lượng tăng gấp ba lần kể từ năm 1950. Trong số các cuộc trình diễn văn hóa quan trọng nhất được tổ chức thường niên có Lễ hội Paléo, Lễ hội Lucerne, Lễ hội Jazz Montreux, Liên hoan Phim Quốc tế Locarno và Art Basel.
Chủ nghĩa biểu tượng Alpes đóng vai trò thiết yếu trong hình thành lịch sử quốc gia và bản sắc dân tộc Thụy Sĩ. Ngày nay một số vùng núi tập trung có văn hóa nghỉ dưỡng trượt tuyết sôi nổi vào mùa đông, và văn hóa đi bộ đường dài hoặc xe đạp leo núi vào mùa hè. Các khu vực khác trong suốt năm có văn hóa giải trí phục vụ cho du lịch, song mùa xuân và mùa thu vắng vẻ hơn do ít du khách hơn. Văn hóa nông dân và mục dân truyền thống cũng chi phối tại nhiều khu vực và các nông trại nhỏ hiện diện khắp nơi khi đi khỏi các thành phố. Nghệ thuật dân gian được duy trì tồn tại trong các tổ chức khắp Thụy Sĩ, chủ yếu được thể hiện bằng âm nhạc, vũ đạo, thơ, khắc gỗ và thêu. Alphorn là một nhạc cụ giống như trumpet làm bằng gỗ, nó cùng với lối hát yodel và phong cầm là khái quát của âm nhạc truyền thống Thụy Sĩ.
=== Văn học ===
Với tư cách liên bang, hình thành từ năm 1291 và hầu như chỉ bao gồm các khu vực nói tiếng Đức, dạng văn học sớm nhất của Thụy Sĩ được viết bằng tiếng Đức. Đến thế kỷ 18, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ thời thượng tại Bern và nơi khác, với ảnh hưởng của các đồng minh và lãnh thổ lệ thuộc nói tiếng Pháp trở nên rõ ràng hơn.
Trong số tác giả kinh điển của văn học tiếng Đức tại Thụy Sĩ có Jeremias Gotthelf (1797–1854) và Gottfried Keller (1819–1890). Các nhân vật phi thường của văn học Thụy Sĩ trong thế kỷ 20 là Max Frisch (1911–91) và Friedrich Dürrenmatt (1921–90), co các tiết mục Die Physiker (Các nhà vật lý học) và Das Versprechen (Thề nguyện), được Hollywood dựng phim và phát hành vào năm 2001.
Các nhà văn tiếng Pháp xuất chúng là Jean-Jacques Rousseau (1712–1778) và Germaine de Staël (1766–1817). Các tác giả gần đây hơn là Charles Ferdinand Ramuz (1878–1947) và Blaise Cendrars (1887–1961).
Có lẽ sáng tạo văn học nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ là Heidi, một câu chuyện về cô bé mồ côi sống với ông trên Dãy Alpes, đây là một trong số các sách thiếu nhi nổi tiếng nhất cho đến nay và trở thành một tượng trưng của Thụy Sĩ. Tác giả của truyện là Johanna Spyri (1827–1901), bà còn viết một số sách khác về đề tài tương tự.
=== Truyền thông ===
Tự do báo chí và quyền tự do biểu đạt được đảm bảo trong hiến pháp liên bang của Thụy Sĩ. Thống tấn xã Thụy Sĩ (SNA) phát thông tin mỗi giờ bằng ba trong bốn ngôn ngữ chính thức về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. SNA cũng cấp tin tức cho hầu như toàn bộ truyền thông Thụy Sĩ và hàng chục dịch vụ truyền thông ngoại quốc.
Thụy Sĩ có số đầu báo phát hành lớn nhất xét theo tỷ lệ với dân số và kích thước. Các báo có ảnh hưởng nhất là Tages-Anzeiger và Neue Zürcher Zeitung (NZZ) viết bằng tiếng Đức, và Le Temps viết bằng tiếng Pháp, song hầu như mỗi thành phố đều có ít nhất một báo địa phương. Sự đa dạng văn hóa giải thích việc có số lượng lớn báo chí.
Chính phủ áp dụng kiểm soát nhiều hơn đối với truyền thông phát sóng so với truyền thông in ấn, đặc biệt là tài chính và cấp phép. Tập đoàn Phát sóng Thụy Sĩ SRG SSR chịu trách nhiệm sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh và truyền hình. Các phòng thu của SRG SSR được phân bố khắp các khu vực ngôn ngữ. Nội dung phát thanh được sản xuất tại sáu phòng thu trung ương và bốn phòng thu khu vực, trong khi các chương trình truyền hình được sản xuất tại Genève, Zürich và Lugano. Một mạng lưới cáp quy mô rộng cũng cho phép hầu hết người Thụy Sĩ tiếp cận với các chương trình từ các quốc gia láng giềng.
=== Thể thao ===
Trượt tuyết, trượt ván trên tuyết và leo núi nằm trong số các môn thể thao phổ biến nhất tại Thụy Sĩ, đặc điểm tự nhiên của quốc gia đặc biệt thích hợp cho các hoạt động như vậy. Thể thao mùa đông được cư dân bản địa và du khách luyện tập kể từ nửa sau thế kỷ 19 khi phát minh xe trượt băng tại St. Moritz. Các giải vô địch trượt tuyết thế giới đầu tiên được tổ chức tại Mürren (1931) và St. Moritz (1934). St. Moritz còn từng đăng cai Thế vận hội Mùa đông lần thứ 2 vào năm 1928 và lần thứ năm vào năm 1948.
Các môn thể thao được theo dõi nhiều nhất tại Thụy Sĩ là bóng đá, khúc côn cầu trên băng, trượt tuyết đổ đèo, vật dân tộc "Schwingen", và quần vợt.
Trụ sở của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn khúc côn cầu trên băng thế giới (IIHF) đặt tại Zürich. Trên thực tế trụ sở của nhiều liên đoàn thể thao quốc tế khác cũng nằm tại Thụy Sĩ, như Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), Bảo tàng Olympic và Tòa Trọng tài Thể thao (CAS) của IOC đặt tại Lausanne.
Thụy Sĩ từng đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 1954, và cùng với Áo đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Giải Siêu hạng Thụy Sĩ là giải câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của quốc gia. Sân bóng đá cao nhất châu Âu với độ cao 2.000 mét (6.600 ft) trên mực nước biển, nằm tại Thụy Sĩ và mang tên Sân vận động Ottmar Hitzfeld.
Nhiều người Thụy Sĩ theo dõi khúc côn cầu trên băng và ủng hộ một trong 12 câu lạc bộ tại Giải hạng A, là giải đông đảo nhất tại châu Âu. Năm 2009, Thụy Sĩ lần thứ mười đăng cai Giải vô địch khúc côn cầu trên băng thế giới. Do có nhiều hồ nên Thụy Sĩ là một nơi thu hút đối với môn thuyền buồm. Hồ lớn nhất Thụy Sĩ là Hồ Genève là nhà của đội tuyển thuyền buồm Alinghi, là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành chiến thắng Cúp châu Mỹ năm 2003 và bảo vệ được danh hiệu vào năm 2007. Quần vợt ngày càng trở thành phổ biến tại Thụy Sĩ, các vận động viên như Martina Hingis, Roger Federer, và Stanislas Wawrinka từng nhiều lần giành chiến thắng tại Grand Slams.
Đua ô tô và các sự kiện thể thao ô tô bị cấm chỉ tại Thụy Sĩ sau Tai nạn Le Mans năm 1955 tại Pháp, ngoại lệ là các sự kiện như leo đồi tốc độ. Trong giai đoạn này, Thụy Sĩ vẫn sản sinh các tay đua thành công, và Thụy Sĩ cũng chiến thắng Giải vô địch thế giới thể thao ô tô công thức A1 mùa 2007-2008. Tháng 6 năm 2007, Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ bỏ phiếu bỏ lệnh cấm, song Hội đồng Các bang Thụy Sĩ bác bỏ thay đổi và lệnh cấm vẫn duy trì.
Các môn thể thao truyền thống gồm có vật Thụy Sĩ hay "Schwingen". Đây là một truyền thống cổ xưa từ các bang miền trung nông thôn và được một số người nhìn nhận là môn thể thao quốc gia. Hornussen là môn thể thao bản địa Thụy Sĩ khác, giống như pha tạp giữa bóng chày và golf. Steinstossen là biến thể Thụy Sĩ của môn đẩy đá, một cuộc tranh tài bằng cách ném một khối đá nặng. Nó chỉ được tập trong phạm vi cư dân vùng núi cao từ thời kỷ tiền sử, được ghi nhận diễn ra tại Basel trong thế kỷ 13. Đây là trung tâm của Lễ hội Unspunnenfest được tổ chức lần đầu vào năm 1805, với biểu tượng là hòn đá 83,5 kg mang tên Unspunnenstein.
=== Ẩm thực ===
Ẩm thực Thụy Sĩ có nhiều khía cạnh, một số món như fondue, raclette hay rösti hiện diện trên toàn quốc, song mỗi bang phát triển nghệ thuật ẩm thực riêng của mình dựa theo khác biệt về khí hậu và ngôn ngữ. Ẩm thực Thụy Sĩ truyền thống sử dụng các nguyên liệu tương tự như của các quốc gia châu Âu khác, cũng như các sản phẩm sữa và pho mát độc nhất như Gruyère hay Emmental, được sản xuất tại các thung lũng Gruyères và Emmental. Có nhiều cơ sở hảo hạng, đặc biệt là tại miền tây Thụy Sĩ.
Sôcôla được sản xuất tại Thụy Sĩ từ thế kỷ 18 song đạt được danh tiếng vào cuối thế kỷ 19 khi phát minh các công nghệ hiện đại khiến sản phẩm có chất lượng cao. Một bước đột phá là phát minh sôcôla sữa đặc vào năm 1875 bởi Daniel Peter. Người Thụy Sĩ bình quân tiêu thụ sô cô la lớn nhất thế giới.
Đồ uống có cồn phổ biến nhất tại Thụy Sĩ là rượu vang. Thụy Sĩ nổi tiếng vì trồng nhiều loại nho do khác biệt lớn về điều kiện đất, không khí, độ cao và ánh sáng. Rượu vang Thụy Sĩ được sản xuất chủ yếu tại Valais, Vaud (Lavaux), Genève và Ticino, với đa số nhỏ là rượu vang trắng. Các ruộng nho được canh tác tại Thụy Sĩ từ thời La Mã, thậm chí các dấu tích nhất định có thể cho thấy nguồn gốc cổ xưa hơn. Các loại phổ biến nhất là Chasselas (gọi là Fendant tại Valais) và Pinot noir. Merlot là loại chủ yếu được sản xuất tại Ticino.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
=== Tham khảo ===
Church, Clive H. (2004) The Politics and Government of Switzerland. Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-69277-2.
Dalton, O.M. (1927) The History of the Franks, by Gregory of Tours. Oxford: The Clarendon Press.
Fahrni, Dieter. (2003) An Outline History of Switzerland. From the Origins to the Present Day. 8th enlarged edition. Pro Helvetia, Zürich. ISBN 3-908102-61-8
Historical Dictionary of Switzerland (2002–). Published electronically and in print simultaneously in three national languages of Switzerland.
== Liên kết ngoài ==
Chính phủ liên bang
Nghị viện Thụy Sĩ
Tòa án Tối cao Liên bang (Đức, Pháp, Ý)
Bộ Thống kê Liên bang Thụy Sĩ
Hiến pháp Liên bang Thụy Sĩ (PDF)
Culturelinks.ch – thư mực về văn hóa Thụy Sĩ
Từ điển Lịch sử Thụy Sĩ – bách khoa toàn thư về quốc gia (Đức, Pháp, Ý)
Swissworld – bách khoa toàn thư về liên bang của chính phủ
About.ch – thêm về quốc gia
swissinfo – tin tức và thông tin Thụy Sĩ, do Công ty Phát thanh Thụy Sĩ công cộng (9 ngôn ngữ)
Quy hoạch Không gian Thụy Sĩ – Bộ Phát triển Không gian của Liên bang Thụy Sĩ (quy hoạch sử dụng đất, chuyên chở, và phát triển có thể giữ lâu được) |
cuộc chinh phục miền nam ý của người norman.txt | Người Norman chinh phục miền nam Ý trong gần hết thời thế kỷ 11, với nhiều trận chiến và nhiều thủ lĩnh độc lập, chiếm lĩnh các vùng đất làm lãnh địa riêng của mình. Chỉ mãi về sau này, các lãnh địa đó mới thống nhất lại thành Vương quốc Sicilia, bao gồm không chỉ đảo Sicilia, mà cả 1/3 bán đảo Ý, (ngoại trừ Benevento, thành phố mà họ chiếm đóng hai lần), cũng như quần đảo Malta và một phần Bắc Phi.
Các nhóm cướp người Norman di cư, nhanh chóng làm quen với miền Nam Ý với tư cách lính đánh thuê cho nhiều phe nhóm Lombard và Byzantine, báo tin về nhà với đồng bào của họ về cơ hội tốt ở miền Địa Trung Hải. Các nhóm chiến binh hiếu chiến này tập trung ở nhiều nơi, dần thiết lập thái ấp và lãnh thổ của riêng mình; họ liên kết với nhau và tự tuyên bố "độc lập" chỉ trong vòng 50 năm kể từ khi họ đặt chân lên vùng đất này.
Khác với cuộc chinh phục nước Anh của người Norman năm 1066, vốn diễn ra chỉ trong vài năm, sau một trận chiến quyết định, cuộc chinh phục miền Nam Ý là kết quả của hàng chục năm chinh phục và nhiều trận đánh, chỉ một số trận có tính quyết định. Các lãnh thổ này bị chinh phục một cách độc lập với nhau, và chỉ mãi sau này mới thống nhất thành một vương quốc. So với cuộc chinh phục Anh quốc, cuộc chinh phục miền Nam Ý hoàn toàn không có kế hoạch và không có tổ chức, nhưng cũng thành công một cách bền vững.
== Tham khảo ==
=== Thư mục ===
Nguồn chính
Leeds University Medieval History Texts Centre, with primary sources available in translation under the heading "The Norman Kingdom of Sicily"
Gaufredo Malaterra, De rebus gestis Rogerii Calabriae et Siciliae comitis et Roberti Guiscardi ducis fratris eius at The Latin Library
Guillelmus Apuliensis, Gesta Roberti Wiscardi at The Latin Library
Lupus Protospatarius Barensis, Rerum in regno Neapolitano gestarum breve chronicon, ab anno sal. 860 vsque ad 1102 at The Latin Library
=== Chú thích ===
== Liên kết ngoài ==
The Normans, a European People, bởi Ủy ban châu Âu |
eo đất.txt | Eo đất là một dải đất hẹp nối hai vùng đất lớn hơn lại với nhau và được bao bọc bởi hai khối nước ở hai bên. Đây là loại đối tượng địa lý hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó eo đất Panama và eo đất Suez được biết đến nhiều nhất. Trong quá khứ, hoạt động giao thông đường dài chủ yếu bằng đường biển khiến cho con người thường xem các eo đất là các chướng ngại vật ngăn cách các quốc gia và từ đó thúc đẩy họ xúc tiến xây dựng các kênh đào băng qua các eo đất này. Sự hình thành eo đất Panama đã ảnh hưởng to lớn đến các mô hình hoàn lưu đại dương và hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học do giúp tạo cầu nối cho thực vật và động vật di chuyển qua giữa hai vùng đất thuộc châu Mỹ.
== Từ nguyên ==
Thuật ngữ eo đất trong tiếng Anh lấy từ tiếng Latinh isthmus, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ là ἰσθμός (isthmós), nghĩa là "cái cổ".
== Tham khảo == |
chính thống giáo đông phương.txt | Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Tín hữu Chính thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.
Tín hữu Chính thống giáo xem giáo hội của họ là:
Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sứ đồ.
Giáo huấn và truyền thống giáo hội được bảo tồn bởi các tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai được lưu truyền từ các sứ đồ, cùng các truyền thống khác được phát triển sau này nhằm mở rộng và làm sáng tỏ các giáo huấn nguyên thủy.
Tân Ước viết cho tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai và trình bày các giáo lý đã có sẵn của hội thánh (ngụ ý Giáo hội là nền tảng của Tân Ước).
Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên lịch Julius), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.
Theo dòng lịch sử, các Giáo hội Chính thống giáo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với các thành phố như Alexandria, Antiochia, và Constantinopolis (nay là Istanbul); trong khi đó Giáo hội Công giáo gắn liền với văn hóa Latinh với trung tâm là Roma. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.
== Cấu trúc ==
Chính Thống giáo xem Chúa Giê-su là đầu của hội thánh và hội thánh là thân thể của ngài. Người ta tin rằng thẩm quyền và ân điển của Thiên Chúa được truyền trực tiếp xuống các Giám mục và chức sắc giáo hội qua việc đặt tay – một nghi thức được khởi xướng bởi các sứ đồ, và sự nối tiếp lịch sử liên tục này là yếu tố căn bản của giáo hội (Công vụ 8:17; 1Tim 4:14; Heb 6:2). Mỗi Giám mục cai quản giáo phận của mình. Nhiệm vụ chính của Giám mục là gìn giữ các truyền thống và quy tắc của giáo hội khỏi bị vi phạm. Các Giám mục có thẩm quyền ngang nhau và không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về mặt hành chính, các Giám mục và các giáo phận được tổ chức thành các nhóm tự quản, trong đó các Giám mục họp ít nhất hai lần mỗi năm để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến giáo phận của họ. Khi xuất hiện các học thuyết dị giáo, một "đại" công đồng được triệu tập qui tụ tất cả Giám mục. Giáo hội xem bảy công đồng đầu tiên (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8) là quan trọng nhất mặc dù các hội nghị khác cũng góp phần định hình quan điểm của Chính Thống giáo. Những công đồng này không thiết lập giáo lý cho hội thánh nhưng chỉ so sánh các học thuyết mới với các xác tín truyền thống của giáo hội. Học thuyết nào không phù hợp với truyền thống giáo hội bị xem là dị giáo và bị loại trừ khỏi giáo hội. Các công đồng được tổ chức theo thể thức dân chủ dựa trên nguyên tắc mỗi Giám mục một lá phiếu. Dù được phép dự họp và phát biểu tại công đồng, quan lại triều đình Rôma hay Byzantine, tu viện trưởng, linh mục, tu sĩ hoặc tín đồ không có quyền bầu phiếu. Trước cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Giám mục thủ đô La Mã, tức Giáo hoàng, dù không có mặt tại tất cả công đồng, vẫn được xem là chủ tọa công đồng và được gọi là "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng". Một trong những nghị quyết của công đồng thứ nhì, được khẳng định bởi các công đồng sau, là Giám mục thành Constantinople (Constantinople được xem là Rôma mới) được dành vị trí thứ hai. Sau khi tách khỏi Rôma, vị trí chủ tọa công đồng được dành cho Thượng phụ thành Constantinopolis với danh hiệu "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng", thể hiện sự bình đẳng của chức vụ này trong phương diện hành chính và tâm linh. Người đảm nhiệm chức vụ này không được xem là đầu của hội thánh hoặc giáo chủ.
Theo các ước tính, số tín hữu Chính Thống giáo là từ 150-350 triệu người. Chính Thống Đông phương cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở Belarus (89%), Bulgaria (86%), Cộng hòa Cyprus (88%), Gruzia (89%), Hy Lạp (98%), Macedonia (70%), Moldova (98%), Montenegro (84%), România (89%), Nga(76%), Serbia (88%), và Ukraina (83%). Tại Bosnia và Herzegovina, tỷ lệ này là 31%, tại Kazakhstan là 48%, tại Estonia là 13% và 18% ở Latvia. Thêm vào đó là các cộng đồng Chính Thống giáo ở châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
== Giáo lý ==
=== Ba Ngôi ===
Tín hữu Chính Thống giáo tin một Thiên Chúa duy nhất, hiện hữu trong Ba Ngôi vị (Hypostases) là Cha và Con và Thánh Linh. Chúa Cha tự hữu, Chúa Con sinh bởi Chúa Cha và Chúa Thánh Linh nhiệm xuất từ Chúa Cha. Thiên Chúa là Ba Ngôi hiệp nhất trong một Bản thể (Ousia), không lẫn giữa các ngôi với nhau, cũng không phân chia bản thể – Thiên Chúa duy nhất là Đấng tự hữu, hằng hữu, vĩnh cửu, và phi vật chất. Xác tín này được trình bày trong bản Tín điều Nicaea.
=== Tội lỗi và sự Cứu rỗi ===
Bản chất của con người, trước khi sa ngã, là tinh tuyền và vô tội. Nhưng hành động bất tuân Thiên Chúa của Adam và Eva trong Vườn Eden đã để tội lỗi và sự bại hoại thâm nhập vào bản chất tinh tuyền ấy. Tình trạng bất khiết này đã ngăn cản con người hưởng Vương quốc Thiên đàng. Song, khi Thiên Chúa hóa thân thành người trên dương thế, ngài đã thay đổi bản chất ấy bằng cách hiệp nhất con người với Thiên Chúa; do đó, Chúa Kitô thường được gọi là "Adam mới". Bằng cách trở thành người, chết trên cây thập tự, và sống lại, ngài đã thánh hóa các phương tiện ân điển, nhờ đó chúng ta được trở lại với tình trạng tinh tuyền nguyên thủy và phục hòa với Thiên Chúa. Điều này Chính Thống giáo gọi là được cứu khỏi tình trạng bệnh tật của tội lỗi. Quyền năng của sự cứu rỗi giải thoát mọi người công chính khỏi quyền lực trói buộc của tội lỗi, kể từ buổi sáng thế, trong đó có cả Adam và Eva.
=== Phục sinh ===
Sự Phục sinh của Chúa Giê-su là sự kiện quan trọng nhất mà lịch phụng vụ Chính Thống giáo đặt làm trọng tâm. Thống giáo tin đây là một sự kiện lịch sử và Chúa Giê-su thật sự sống lại trong thân xác. Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, bị đóng đinh, sau khi chết, đến ngày thứ ba Ngài sống lại để cứu rỗi nhân loại. Ngài đã giải thoát loài người khỏi quyền lực của hỏa ngục. Như thế, mọi kẻ tin Ngài đều có thể thông phần vào sự sống vĩnh hằng.
=== Thánh Kinh và Thánh Truyền ===
Chính Thống giáo xem mình là sự nối tiếp lịch sử từ hội thánh tiên khởi được thành lập bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ. Đức tin được truyền dạy bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ mặc lấy sức sống bởi Chúa Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được gọi là Thánh Truyền (Truyền thống thánh). Lời chứng chủ yếu và có thẩm quyền cho Thánh Truyền là Kinh Thánh, được viết ra và được chuẩn thuận bởi các sứ đồ để ký thuật chân lý được mặc khải và lịch sử tiên khởi của hội thánh. Bởi vì Thánh Kinh được linh hứng, nên được xem là trọng tâm của sự sống hội thánh.
Theo quan điểm Chính Thống giáo, Thánh Kinh luôn được giải thích trong nội hàm của Thánh Truyền. Thánh Truyền đã hình thành và quy điển Thánh Kinh. Tín hữu Chính Thống giáo tin rằng Thánh Kinh không độc lập với giáo hội, do dó, cách duy nhất để hiểu Thánh Kinh là giải thích Thánh Kinh trong nội dung truyền thống giáo hội.
Thánh Truyền còn bao gồm lễ nghi, ảnh thánh, phán quyết của các công đồng và giáo huấn của các Giáo phụ. Từ sự đồng thuận của các Giáo phụ (consensus patrum) mà người ta có thể hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về đời sống của giáo hội. Tín hữu Chính Thống giáo tin rằng quan điểm của từng giáo phụ riêng lẻ không được xem là vô ngộ (không sai lầm), nhưng sự đồng thuận của các giáo phụ sẽ giúp mang đến một sự hiểu biết chân xác về Thánh Kinh và các giáo thuyết, nhờ sự hướng dẫn của Chúa.
=== Theotokos và các Thánh ===
Chính Thống giáo tin rằng sự chết và sự tách rời linh hồn khỏi thể xác vốn là điều không bình thường, là hậu quả của tình trạng sa ngã của loài người. Họ cũng tin rằng hội thánh bao gồm người sống và người đã khuất. Mọi người đang sống trên thiên đàng đều là thánh, dù tên tuổi của họ có được biết đến hay không. Tuy nhiên, có những vị thánh đặc biệt mà Chúa muốn chúng ta biết để noi theo. Khi một vị thánh được đa số trong giáo hội thừa nhận, một buổi lễ vinh danh được cử hành cho vị thánh này. Điều này không có nghĩa là phong thánh cho vị ấy, nhưng chỉ đơn giản là thừa nhận vị thánh và công bố cho toàn thể hội thánh được rõ. Các thánh được tôn kính nhưng không được sùng bái. Sự thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa.
Nổi bật giữa các thánh là Nữ Đồng trinh Maria, Theotokos ("Mẹ Thiên Chúa"). Theotokos là người được Thiên Chúa tuyển chọn để trở nên Mẹ của Chúa Giê-su, Đấng là Chúa thật và là Người thật. Chính Thống giáo tin rằng ngay từ lúc hoài thai, Đức Giê-su đã vừa là Thiên Chúa trọn vẹn vừa là Người trọn vẹn. Maria được gọi là Theotokos là sự xác định rõ ràng thần tính của Đấng được hoài thai trong thân xác của bà. Tín hữu Chính Thống giáo tin rằng Maria là đồng trinh khi sinh hạ Chúa Giê-su, bà không bị đau đớn, cũng không bị tổn thương, và bà đồng trinh mãi mãi. Do vị trí đặc biệt của Maria trong công cuộc cứu rỗi, bà được tôn trọng hơn các thánh khác. Do sự thánh khiết trong cuộc đời các thánh, thân thể và vật dụng của họ được giáo hội xem là thánh tích. Người ta thuật lại nhiều phép lạ liên quan đến các thánh tích, như chữa bệnh và chữa lành các vết thương.
=== Chung Thời học ===
Chính Thống giáo tin rằng khi chết linh hồn "tạm thời" tách rời khỏi thể xác, có thể sẽ ở một thời gian ngắn trên đất; sau khi chịu xét xử tạm thời sẽ được đưa đến một trong hai nơi chốn (trạng thái): trong lòng tổ phụ Abraham là nơi an lạc (Paradise) hoặc trong bóng tối của âm phủ (Sheol hay Hades). Linh hồn ở trong tình trạng này cho đến ngày Phán xét Cuối cùng, khi đó linh hồn và thể xác được hợp nhất. Theo quan điểm này, tình yêu và lời cầu nguyện của người công chính có thể mang lại lợi ích cho các linh hồn đang ở âm phủ cho đến khi họ ứng hầu trong ngày phán xét chung thẩm. Đó là lý do giáo hội dành những ngày đặc biệt để cầu nguyện cho người chết. Chính Thống giáo không công nhận giáo lý về Luyện ngục (Purgatory) như Công giáo Rôma nhưng cả hai giáo hội đều nhấn mạnh tới sự cầu nguyện cho những người đã chết là những người trong âm phủ hoặc những người được cứu rỗi nhưng đang được thanh luyện trong Luyện ngục.
Dù được xem là một phần của Kinh Thánh, sách Khải Huyền, theo quan điểm Chính Thống giáo, là sách thần bí. Không chỉ có rất ít luận giải về nội dung, sách Khải Huyền không bao giờ được đọc trong các lễ thờ phượng trong nhà thờ.
== Truyền thống ==
=== Hội họa và Kiến trúc ===
==== Kiến trúc Giáo đường ====
Kiến trúc giáo đường mang nhiều ý nghĩa biểu tượng; có lẽ hình ảnh lâu đời nhất và nổi bật nhất là khái niệm xem nhà thờ là biểu trưng cho con tàu Noah (từng cứu nhân loại khỏi họa diệt vong gây ra bởi cơn Đại Hồng thủy), nay hội thánh cứu con người khỏi bị nhấn chìm trong cơn lũ của nhiều loại cám dỗ. Vì vậy, hầu hết nhà thờ Chính Thống giáo được xây dựng theo hình chữ nhật, hoặc hình thập tự giá với cánh ngang là chỗ dành cho ca đoàn.
==== Ảnh thánh ====
Thuật từ Icon (hay Ikon) có nguồn gốc từ Hi văn eikona, có nghĩa là hình ảnh. Chính Thống giáo tin rằng những bức linh ảnh hay tranh thánh đầu tiên của Chúa Giêsu và Nữ Đồng trinh Maria được ghi lại bởi Thánh sử Luca, tác giả quyển Tin Mừng thứ ba.
Các bức tượng với thế đứng tự do (miêu tả ba chiều) hầu như không được chấp nhận trong Chính Thống giáo, một phần do giáo hội chống lại tục lệ thờ lạy ngẫu tượng của người Hy Lạp ngoại giáo thời cổ đại. Trong khi đó, tranh ảnh thánh thường được dùng để trang trí vách nhà thờ. Phần lớn nhà ở của tín hữu Chính Thống giáo đều dành một chỗ cho gia đình cầu nguyện, thường là bức vách về hướng đông, ở đây người ta treo nhiều tranh thánh.
Tranh ảnh thường được trưng bày chung với nến hoặc đèn dầu. (Nến sáp ong và đèn dầu olive được chuộng hơn do tự nhiên và sạch sẽ). Ngoài công dụng chiếu sáng, nến và đèn dầu còn biểu trưng cho "Ánh Sáng Thế gian", tức là Chúa Giêsu.
== Huyền nhiệm ==
Theo thần học Chính Thống giáo, mục tiêu của đời sống Kitô giáo là đạt đến theosis, sự hợp nhất huyền nhiệm giữa con người và Thiên Chúa, theo như cách diễn đạt của Athanasius thành Alexandria trong tác phẩm Incarnation, "Ngài (Chúa Giê-su) là Thần Linh trở thành người để con người có thể trở thành thần linh (θεοποιηθῶμεν)".
Trong ngôn ngữ của Chính Thống giáo, thuật từ "Sự Huyền nhiệm" được dùng để chỉ tiến trình hợp nhất với Thiên Chúa. Nước, dầu, bánh, rượu nho…. là các phương tiện được Chúa sử dụng để đem con dân Chúa đến gần ngài. Tiến trình này được vận hành như thế nào là một sự "huyền nhiệm" khó có thể diễn đạt trong ngôn ngữ loài người.
Những nghi thức tôn giáo mà Kitô giáo phương Tây gọi là Bí tích (Sacraments), phương Đông gọi là Huyền nhiệm Thiêng liêng (Sacred Mysteries). Trong khi Giáo hội Công giáo Rôma có bảy bí tích, và phần lớn cộng đồng Kháng Cách công nhận hai bí tích (Báp têm và Tiệc Thánh), Chính Thống giáo không hạn chế số lượng. Tuy nhiên, có bảy Huyền nhiệm lớn trong Chính Thống giáo: Tiệc Thánh, Báp têm, Kiên tín, Xưng tội, Xức dầu thánh, Hôn phối, và Tấn phong.
== Chức sắc ==
Từ buổi sơ khai, giáo hội phát triển đến nhiều nơi, các nhà lãnh đạo hội thánh tại mỗi địa phương được gọi là episkopoi (người cai quản – Hy văn ἐπίσκοπος), tức là Giám mục. Một chức vụ khác được thiết lập trong hội thánh là presbyter (trưởng lão – Hy văn πρεσβύτερος), sau trở thành "prester", rồi "priest" (thầy tư tế hoặc linh mục), và diakonos (διάκονος, người phục vụ), về sau thành deacon (chấp sự hoặc phó tế).
Chỉ có các Giám mục được yêu cầu phải sống độc thân, giáo hội cho phép linh mục và phó tế lập gia đình, và nên kết hôn trước khi được phong chức. Nhìn chung, linh mục giáo xứ được khuyến khích kết hôn, như vậy họ có đủ kinh nghiệm để khuyên bảo tín hữu trong các vấn đề hôn nhân và gia đình. Linh mục độc thân thường là tu sĩ sống trong các tu viện. Linh mục hoặc phó tế góa vợ không nên tái hôn, thường những người này sẽ vào tu viện. Tương tự, vợ góa của các linh mục cũng không nên tái hôn, mà vào tu viện khi con cái đã trưởng thành. Trước đây, phụ nữ có thể đảm nhiệm chức vụ phó tế. Tân Ước và các bản văn khác có đề cập đến vấn đề này. Các nữ phó tế từng được giao các chức trách mục vụ và giáo nghi. Mặc dù truyền thống này không được duy trì (lần cuối cùng phong chức phó tế cho một phụ nữ là trong thế kỷ 19), ngày nay xem ra không có lý do gì ngăn cản phụ nữ đảm trách chức phó tế.
Thượng phụ Đại kết, tức Thượng phụ thành Constantinopolis là Tổng giám mục thành Constantinopolis và là phẩm bậc cao nhất trong Chính Thống giáo Đông phương, được coi là "primus inter pares" ("đứng đầu giữa những người bình đẳng").
== Lịch sử ==
=== Hội thánh tiên khởi ===
Kitô giáo phát triển mau chóng trên toàn lãnh thổ Đế quốc La Mã, một phần nhờ tiếng Hy Lạp là chuyển ngữ (lingua franca) được sử dụng rộng rãi trong dân chúng, phần khác là do thông điệp Kitô giáo được xem là mới và khác với các tôn giáo cũ của người La Mã và người Hy Lạp. Phao-lô và các sứ đồ khác đi khắp nơi trong Đế chế, trong đó có vùng Tiểu Á, thiết lập hội thánh trong các cộng đồng dân cư, từ thành Jerusalem và Xứ Thánh, đến Antioch và vùng phụ cận, đến La Mã, Alexandria, Athens, Thessalonika, và Byzantium. Byzantium về sau chiếm vị trí nổi bật ở phương đông, được mệnh danh là La Mã mới. Trong thời kỳ này, Kitô giáo cũng là mục tiêu của nhiều đợt bách hại, nhưng hội thánh vẫn tiếp tục phát triển. Năm 324, Hoàng đế Constantine chấm dứt các cuộc bách hại.
Trong thế kỷ thứ tư, hội thánh phát triển sâu rộng trên nhiều xứ sở, cũng là lúc xuất hiện nhiều giáo thuyết mới, đáng kể nhất là học thuyết Arius. Học thuyết này gây nhiều ảnh hưởng, đồng thời là nguyên nhân của những tranh luận thần học bên trong hội thánh. Constantine quyết định triệu tập một công đồng lớn nhằm xác lập các quan điểm thần học cho giáo hội.
=== Các công đồng ===
Chính Thống giáo công nhận bảy công đồng đại kết, được triệu tập từ năm 325 (Công đồng Nicaea I) đến năm 787 (Công đồng Nicaea II). Các công đồng này được triệu tập để giải quyết các tranh chấp thần học, đồng thời khẳng định giáo lý và giáo luật cho Chính Thống giáo.
=== Các dân tộc Slavơ ===
Trong thế kỷ thứ 9 và 10, Chính Thống giáo phát triển về phía đông châu Âu, đến lãnh thổ Rus’ ở Kiev (một quốc gia thời Trung Cổ - tiền thân của Nga, Ukraina và Belarus) nhờ những nỗ lực của các thánh Kyrillos và Methodios. Khi Rastislav, vua Moravia, yêu cầu Byzantium gởi giáo viên đến dạy người Moravia bằng ngôn ngữ của họ, Hoàng đế Byzantine, Michael III, chọn hai anh em Kyrillos và Methodios. Vì mẹ của họ là người Slav đến từ Thessaloniki, cả hai đều có thể sử dụng phương ngữ Slav để dịch Kinh Thánh và các sách kinh cầu nguyện. Khi các bản dịch của họ được những người sử dụng các phương ngữ khác sao chép, một ngôn ngữ văn chương gọi là tiếng Slav giáo hội cổ được hình thành. Được sai phái truyền giáo cho người Slav ở vùng Đại Moravia, Kyrillos và Methodios phải cạnh tranh với các giáo sĩ người Frank đến từ giáo phận Rôma. Năm 886, các môn đồ của họ bị trục xuất khỏi Moravia.
Một số trong những môn đồ của Kyrillos và Methodios như Clement, Naum (thuộc dòng dõi quý tộc Bulgaria), và Angelarius, trở lại Bulgaria. Tại đây, họ được Tsar Boris I đón tiếp. Trong một thời gian ngắn, những người này dạy các chức sắc Bulgaria bảng mẫu tự Glagolitic và các văn bản Kinh Thánh. Năm 893, ngôn ngữ Slav được công nhận là ngôn ngữ chính thức của giáo hội và nhà nước. Những thành công tại Bulgaria giúp đẩy mạnh các hoạt động qui đạo của các dân tộc Slav, đáng kể nhất là dân tộc Rus’, thủy tổ của các sắc dân Belarus, Nga, và Ukraine.
Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong công cuộc truyền giáo cho các dân tộc Slav là các nhà truyền giáo sử dụng ngôn ngữ địa phương thay vì tiếng Latin, không giống cách các giáo sĩ Roma vẫn làm. Hiện nay, Giáo hội Chính thống giáo Nga là giáo hội lớn nhất trong cộng đồng Chính Thống giáo.
=== Đại Ly giáo ===
Thế kỷ 11 chứng kiến cuộc Đại Ly giáo, chia cắt giáo hội thành hai phần, phương Tây với Giáo hội Công giáo Rôma, và phương Đông với Giáo hội Chính Thống Đông phương. Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề Filioque, và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latin và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt. Trước đó đã nảy sinh những bất đồng giữa hai nửa giáo hội.
Cuộc ly giáo được cho là dẫn tới sự chiếm đóng và cướp phá thành Constantinople trong cuộc thập tự chinh thứ tư vào năm 1204. Sự kiện cướp phá Nhà thờ Hagia Sophia (Thánh Trí) và nỗ lực thiết lập Đế quốc Latinh nhằm thay thế Đế quốc Byzantium vẫn là một mối hiềm khích giữa hai phía kéo dài cho đến ngày nay. Năm 2004, Giáo hoàng John Paul II chính thức xin lỗi về việc tàn phá thành Constantinople năm 1204; và lời xin lỗi được Thượng phụ Bartholomew thành Constantinople chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều đồ vật bị đánh cắp như thánh tích, tài sản và nhiều món đồ khác, vẫn chưa được hoàn trả, nhưng còn lưu giữ ở phương Tây, nhất là ở Venice.
Năm 1272 tới năm 1274 đã có những nỗ lực hàn gắn phương Đông và phương Tây tại Công đồng Lyon II, cũng như năm 1439 tại Công đồng Florence. Nhưng cả hai công đồng đều bị cộng đồng Chính Thống giáo bác bỏ. Năm 1964, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết Athenagoras I đã có cuộc gặp ở Jerusalem và vào năm sau đó, vạ tuyệt thông năm 1054 đã được hai giáo hội xóa bỏ.
== Giáo hội ngày nay ==
Mặc dù tính độc lập và quyền tự trị của các giáo phận là đặc điểm của cấu trúc tổ chức và văn hóa bản địa của Chính Thống giáo, hầu hết các giáo phận này đều hiệp thông với nhau. Gần đây, các mối quan hệ đã được phục hồi giữa Giáo hội Chính Thống ngoài Nga và Thượng phụ Moskva, hai cộng đồng này của Chính Thống giáo Nga đã tách rời khỏi nhau từ thập niên 1920, do các lý do chính trị trong thời Soviet.
Những bất đồng ngấm ngầm vẫn tồn tại trong vòng các giáo hội cấp quốc gia, một phần là do sự khác biệt trong lập trường đối với Phong trào Đại kết. Trong khi Thượng phụ thành Constantinopolis và các Giám mục ở Bắc Mỹ tập hợp xung quanh Hội đồng Giám mục Chính Thống giáo Mỹ thì các Giám mục România mở các cuộc đàm phán với Giáo hội Công giáo Rôma. Mặt khác, nhiều người, trong đó có các tu sĩ Núi Athos, các Giám mục Nga, Serbia, cùng các chức sắc Hy Lạp và Bulgaria xem phong trào đại kết là một sự thỏa hiệp về thần học. Thay vì vậy, theo họ, Chính Thống giáo nên rao giảng chân lý trong tình yêu thương và lưu giữ truyền thống linh thiêng hầu có thể lôi kéo các tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau đến với đức tin Chính Thống giáo.
Hiện nay, Chính Thống giáo Đông phương có khoảng từ 250 tới 300 triệu tín hữu.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
The Orthodox Church. Ware, Timothy. Penguin Books, 1997. (ISBN 0-14-014656-3)
The Orthodox Church; 455 Questions and Answers. Harakas, Stanley H. Light and Life Publishing Company, 1988. (ISBN 0-937032-56-5)
== Liên kết ngoài ==
The Orthodox Study Bible
An Online Orthodox Catechism published by the Russian Orthodox Church
OrthodoxWiki
Comprehensive list of seminaries at OrthodoxWiki
Church Jurisdictions (Orthodox) tại DMOZ
Orthodox Saints Index
Holy Cross Hellenic College Holy Cross Greek Orthodox School of Theology |
richard carpenter (nhạc sĩ).txt | Richard Lynn Carpenter (sinh ngày 15 tháng 10 năm 1946) là ca sĩ nhạc pop người Mỹ. Ông cùng em gái Karen Carpenter thành lập ra ban nhạc The Carpenters đạt thành công vào thập niên 1980. Ban nhạc ngừng hoạt động năm 1983 do cái chết đột ngột của Karen.
== Thời thơ ấu ==
Richard là con trai của Agnes Reuwer (nhũ danh Tatum) (5 tháng 3 năm 1915 – 10 tháng 11 năm 1996) và Harold Bertram Carpenter (8 tháng 11 năm 1908 – 15 tháng 10 năm 1988). Em gái ông là Karen Carpenter sinh năm 1950. Richard thích chơi piano còn em gái ông thích chơi bóng chày. Người anh trai Richard đã giúp Karen phát triển sở thích âm nhạc lúc còn nhỏ, trở thành một thần đồng piano
== Sự nghiệp âm nhạc ==
=== Album đơn ca ===
Time (1987)
== Tham khảo == |
danh sách các sân bay bận rộn nhất thế giới về lưu lượng hành khách quốc tế.txt | Danh sách 30 sân bay bận rộn nhất thế giới tính theo số lượng khách phục vụ. Số liệu do Tổ chức Airports Council International cấp. Một khách được tính là mỗi người đi/đến sân bay đó trong một ngày nhất định nào đó.
== Thời điểm năm 2006 (Tháng 1 đến tháng 9/2006) ==
== Số liệu năm 2005 ==
== Số liệu năm 2004 ==
== Số liệu năm 2003 ==
== Số liệu năm 2002 ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
International Passenger Traffic, Airports Council International
== Xem thêm ==
Những Sân bay bận rộn nhất thế giới
Những sân bay bận rộn nhất thế giới tính theo lượt vận chuyển
Những sân bay bận rộn nhất thế giới tính theo lượng hàng hoá luân chuyển
Những sân bay bận rộn nhất Hoa Kỳ tính theo lượt hành khách |
sân bay sultan abdul halim.txt | Sân bay Sultan Abdul Halim (IATA: AOR, ICAO: WMKA) là một sân bay phục vụ Alor Star ở Malaysia.
Sân bay cách thành phố 13 km, có công suất thiết kế có thể phục vụ đến 800.000 hành khách/năm. Nhà ga mới đã được đưa vào hoạt động ngày 5/5/2006 để dự bị cho lượng khách tăng trong tương lai. Nhà ga mới có thể tiếp nhận máy bay Airbus 330 do đường băng đã được kéo dài từ 1.963 m lên 2.745 m, rộng 45 m.
== Thống kê ==
== Các phương tiện mặt đất ==
AirAsia cung cấp các xe chạy từ sân bay này đi Hat Yai, Thái Lan.
== Hàng không và điểm đến ==
=== Hệ thống hoạt động ===
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Website chính thức
Dữ liệu hàng không thế giới thông tin về sân bay cho WMKA |
loài.txt | Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ).
Trong phân loại khoa học, một loài được gọi tên bằng danh pháp hai phần, in nghiêng, chữ thứ nhất là tên chi (ở động vật còn gọi là giống) được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài, có thể kèm theo tên người phát hiện và/hoặc đặt tên loài. Ví dụ, tên khoa học của loài người là Homo sapiens: "Homo" là tên chi, "sapiens" chỉ đặc điểm "khôn ngoan" của loài người.
Một loài bất kỳ thì thường viết tắt là "sp." còn số nhiều là "spp.". Những từ viết tắt này thường đặt sau tên một chi/giống để chỉ 1 hay nhiều loài nào đó trong cùng 1 chi/giống, ví dụ "Canis" sp. nghĩa là một (sp.) hay một số loài (spp.) chó nào đó thuộc chi/giống "Canis".
Định nghĩa về "loài" và các phương pháp tin cậy trong việc xác định một loài cụ thể là rất cần thiết để tuyên bố và kiểm tra các học thuyết sinh học và đo đạc đa dạng sinh học, dù các cấp phân loại sinh học khác như họ có thể được xem xét ở các nghiên cứu trên quy mô lớn. Các loài tuyệt chủng chỉ được biết qua các hóa thạch nhìn chung rất khó để xác định chính xác đến cấp độ loài, đó cũng là lý do tại sao các cấp phân loại cao hơn loài như họ thường được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên hóa thạch.
Ngoại trừ vi khuẩn và vi khuẩn cổ, tổng số loài trên thế giới ước tính 8,7 triệu, so với ước tính trước đây từ 2 triệu đến 100 triệu.
== Xem thêm ==
Quá trình hình thành loài mới
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
http://users.rcn.com/jkimball.ma.ultranet/BiologyPages/S/Speciation.html
2003-12-31, ScienceDaily: Working On The 'Porsche Of Its Time': New Model For Species Determination Offered Quote: "...two species of dinosaur that are members of the same genera varied from each other by just 2.2 percent. Translation of the percentage into an actual number results in an average of just three skeletal differences out of the total 338 bones in the body. Amazingly, 58 percent of these differences occurred in the skull alone. "This is a lot less variation than I'd expected", said Novak..."
2003-08-08, ScienceDaily: Cross-species Mating May Be Evolutionarily Important And Lead To Rapid Change, Say Đại học Indiana Researchers Quote: "...the sudden mixing of closely related species may occasionally provide the energy to impel rapid evolutionary change..."
2004-01-09 ScienceDaily: Mayo Researchers Observe Genetic Fusion Of Human, Animal Cells; May Help Explain Origin Of AIDS Quote: "...The researchers have discovered conditions in which pig cells and human cells can fuse together in the body to yield hybrid cells that contain genetic material from both species... "What we found was completely unexpected", says Jeffrey Platt, M.D."
2000-09-18, ScienceDaily: Scientists Unravel Ancient Evolutionary History Of Photosynthesis Quote: "...gene-swapping was common among ancient bacteria early in evolution..." |
công nghệ đúc.txt | Công nghệ đúc là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng chảy lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu. Đa phần công nghệ đúc thực hiện với các vật liệu kim loại.
Công nghệ đúc được chia thành hai loại chính: Đúc thông thường và Đúc đặc biệt
== Đúc thông thường (sử dụng khuôn cát) ==
Là công nghệ có từ cổ xưa, đúc thông thường được thực hiện với các khuôn cát, nếu không qua sấy khuôn, thì gọi là khuôn cát tươi. Hỗn hợp làm khuôn và lõi khuôn là cát silic, có thể có phụ gia là nước thủy tinh. Lòng khuôn được tạo hình bởi mẫu đúc và lõi (nếu có). Đúc trong khuôn cát có giá thành rẻ, dễ làm nhưng năng suất thấp. Đúc trong khuôn cát có thể dùng để đúc vật đúc từ hợp kim đen và hợp kim màu.
== Đúc đặc biệt ==
Là phương pháp khác đúc thông thường, đúc đặc biệt có sự khác biệt về nguyên liệu và công nghệ làm khuôn, cách điền đầy và tạo hình vật đúc.
Đúc đặc biệt thường sử dụng khuôn kim loại. Thường có các dạng: Đúc trong khuôn kim loại, Đúc áp lực, Đúc ly tâm, Đúc liên tục và một số công nghệ đúc đặc biệt khác.
=== Đúc trong khuôn kim loại ===
Ưu điểm:
Đúc trong khuôn kim loại là thuật ngữ chỉ một phương pháp sản xuất vật đúc bằng cách rót kim loại lỏng vào khuôn kim loại. Vật đúc đông đặc dưới tác dụng của trọng trường mà không chịu bất kỳ tác động nào khác. Đây là phương pháp rất phổ biến hiện nay do nó có các đặc điểm sau đây:
Khuôn được sử dụng nhiều lần;
Độ sạch và độ chính xác được nâng cao đáng kể. Điều này sẽ làm giảm khối lượng gia công cơ khí;
Nâng cao độ bền cơ học của vật đúc, đặc biệt là độ bền ở lớp bề mặt tiếp giáp với khuôn kim loại.
Nâng cao sản lượng hàng năm do giảm được kích thước đậu ngót và phế phẩm đúc.
Nâng cao năng suất lao động.
Tiết kiệm diện tích nhà xưởng do không cần chế tạo hỗn hợp làm khuôn và quá trình làm khuôn.
Giảm giá thành sản phẩm.
Dễ cơ khí và tự động hoá, điều kiện vệ sinh lao động tốt.
Nhược điểm:
Chế tạo khuôn kim loại phức tạp và đắt tiền; độ bền khuôn hạn chế khi đúc thép, khó đúc những vật thành mỏng và hình dáng phức tạp; vật đúc có ứng suất lớn do khuôn kim loại cản co mạnh; vật đúc gang dễ bị biến trắng; quy trình đúc phải chặt chẽ.
Tuy có những đặc điểm trên nhưng công nghệ đúc trong khuôn kim loại vẫn được sử dụng rộng rãi để đúc gang, hợp kim và kim loại màu trong sản xuất hàng loạt và loạt lớn bởi vì có những chi tiết không thể chế tạo được nếu không sử dụng khuôn kim loại, ví dụ các tấm lớn thân máy bay, các chi tiết nhỏ nhưng đòi hỏi độ bền cao trong động cơ.
=== Đúc phôi thép ===
Thiết bị đúc khuôn
Thiết bị đúc khuôn thường được chia thành đúc trên và đúc dưới, đúc thép lắng và thép sôi.
Đúc trên: Rót vào từ đầu thỏi.
Đúc dưới:
Ưu điểm: Rót vào ống từ các cống rót dâng lên từng thỏi từ phía dưới. Như vậy với đúc dưới, một lần rót có thể rót được nhiều thỏi, năng suất và chất lượng bề mặt thỏi tốt hơn nhiều do mặt nước thép dâng lên bình ổn không bắn toé như rót từ trên, khí, tạp chất và xỉ đều có điều kiện nổi lên trên tốt hơn, che chắn chống tái oxi hoá cũng thuận tiện.
Nhược điểm: Thiết bị trên đĩa đúc, ống rót trung tâm phức tạp hơn, tiên tốn thêm vật liệu chịu lửa và lượng thép ở ống rót và cống rót, giảm suất thu hồi kim loại.
Thùng rót
Tác dụng của thùng rót hay còn gọi là thùng chứa ngoài tác dụng chứa đựng nước thép đến nơi đúc ra còn làm nhiệm vụ cuối cùng tiến thêm một bước nữa là khử oxi, khử S, đồng đều nhiệt độ, thành phần nước thép, lắng nước thép một thời gian để khử khí, tạp chất và xỉ nổi lên tách ra khỏi nước thép, làm sạch cải thiện đáng kể lượng thép. Cũng chính lợi dụng thời gian nước thép lắng trong thùng dài hay ngắn, kích thước lỗ rót mà điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ rót đúc hợp lý. Khi mà những năm gần đây phương pháp tinh luyện ngoài lò phát triển mạnh mẽ thì thùng rót kiêm luôn một thiết bị (lò luyện) quan trọng trong việc tinh luyện.
Khuôn đúc
Khuôn đúc là thiết bị tạo hình cho nước thép đông đặc khi rót nước thép vào tạo thành thỏi thép. Trong sản xuất, khuôn đúc là phần hao tổn có tính thay đổi, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thép và là một chỉ tiêu hạch toán kinh tế. Cho nên thiết kế cần chính xác, sử dụng và duy tu bảo dưỡng chuẩn xác có ý nghĩa rất quan trọng.
Vật liệu làm khuôn:
Vật liệu làm khuôn thường sử dụng là gang, do có tính dẫn nhiệt tốt, chắc chắn và rẻ. Do điều kiện làm việc của khuôn đúc thép rất khắc nghiệt, làm việc có tính chu kỳ: gia nhiệt, làm nguội, tức là giãn nở, co ngót nên khuôn đúc dễ bị hỏng bởi nứt vỡ hoặc bong chóc.
Tuổi thọ khuôn đúc phần lớn được quyết định bởi thành phần hoá học của hợp kim đúc
Để nâng cao tính đúc cần duy trì một hàm lượng các bon tương đối cao: Thường khoảng 3,2 -4,0%, Si líc (Si) chọn theo yêu cầu của tổ chức: thường khoảng 1,2 - 2,2 %. Hiện tượng tróc khuôn tăng theo hàm lượng Si tăng, nhưng nứt thì ngược lại.
== Tham khảo ==
Các phương pháp đúc đặc biệt, Nguyễn Hữu Dũng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội, 2006.
Công nghệ đúc, Phạm Quang Lộc và tập thể, ĐHBK HN, 1989
== Tham khảo == |
panasonic.txt | Matsushita Electric Industrial Co., Ltd. (松下電器産業株式会社, Matsushita Denki Sangyō Kabushiki-gaisha) (TYO: 6752, NYSE: MC) là một công ty chế tạo điện tử Nhật Bản đóng trụ sở ở Kadoma, tỉnh Osaka, Nhật Bản. Sản phẩm của hãng này đa dạng với thương hiệu Panasonic và Technics.
Công ty được Konosuke Matsushita lập năm 1918 để bán phích cắm điện và đui đèn 2 bóng (duplex lamp sockets). Năm 1923, công ty này sản xuất một chiếc đèn xe đạp. Năm 1926, sản phẩm đầu tiên hàng đưa ra thị trường dưới nhãn hiệu National. là đèn pin với pha đèn hình vuông. Kể từ đó, hãng đã thành nhà sản xuất điện tử lớn nhất Nhật Bản. Ngoài sản phẩm điện tử tổng hợp, Matsushita còn sản xuất các sản phẩm không phải là điện tử khác như các home renovation services. Từ năm 1955, công ty mở rộng mạng lưới bán hàng ra nước ngoài và khiến nhãn hiệu Panasonic nổi tiếng khắp thế giới
Matsushita là công ty lớn thứ 59 thế giới năm 2007 theo xếp hạng của Forbes Global 500 và nằm trong 20 công ty hàng đầu về doanh số sản phẩm bán dẫn.
The common English pronunciation is /ˌmɑtsuːˈʃiːtə/, while the proper Japanese pronunciation for the company is /matsɯɕ(i)ta/.
Ngày 10 tháng 1 năm 2008, công ty thông báo rằng ngày 1 tháng 10 năm 2008 sẽ đổi tên thành Panasonic Corporation, thống nhất các nhãn hiệu Matsushita, National và Panasonic dưới một tên doanh nghiệp. Việc thay đổi tên đã được phê duyệt tại một cuộc họp cổ đông vào ngày 26 tháng 6 năm 2008.
== Chú thích == |
jordan.txt | Jordan (phiên âm tiếng Việt: Gioóc-đa-ni, tiếng Ả Rập: الأردن Al-Urdunn), tên chính thức Vương quốc Hashemite Jordan (tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية, Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah) là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba. Nó có chung biên giới với Syria ở phía bắc, Iraq ở phía đông bắc, Israel và lãnh thổ của người Palestine về phía tây và nam. Jordan cùng với Israel phân chia Biển Chết, và bờ biển Vịnh Aqaba với Israel, Ả Rập Saudi, và Ai Cập. Phần lớn lãnh thổ Jordan bị bao phủ bởi sa mạc, đặc biệt là sa mạc Arabia; tuy nhiên vùng tây bắc, với sông Jordan, được coi là vùng đất rất màu mỡ. Thủ đô của Jordan là Amman, nằm ở phía tây bắc.
Trong lịch sử của mình, tại Jordan tồn tại rất nhiều nền văn minh, như Sumeria, Akkadia, Babylonia, Assyria, Mesopotamia, và đế quốc Ba tư. Có thời Jordan là một phần của đế quốc Ai Cập thời các vua Pharaon, và sản sinh ra nền văn minh Nabatea, để lại nhiều tàn tích khảo cổ tại Petra. Các nền văn minh phương tây cũng để lại nhiều dấu ấn tại đây, như Alexander đại đế, đế quốc La Mã, đế quốc Byzantine, và đế quốc Ottoman. Kể từ thế kỷ thứ bảy, vùng đất này nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo và Ả Rập, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới sự cai trị của đế quốc Anh.
Vương triều Hashemite tại Jordan là một vương triều quân chủ. Nhà vua cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia, và tổng tư lệnh quân đội. Nhà vua có quyền hành pháp, thông qua thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng, hay nội các. Nội các, trong khi đó, chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện. Viện này, cùng Thượng nghị viện, hợp thành nhánh lập pháp của chính phủ. Ngành tư pháp là một ngành riêng trong chính phủ.
== Lịch sử ==
Từ thế kỉ 13 TCN., những dân tộc sử dụng ngôn ngữ Semit đến định cư ở vùng này với sự hình thành các vương quốc được nhắc đến trong Kinh Thánh (Gileed, Ammon, Bashan, Edom và Moab). Vào thế kỉ 10 TCN, lãnh thổ bị sáp nhập vào vương quốc Israel. Khoảng năm 300 TCN, dòng họ Nabataean từ bán đảo Ả Rập đến thành lập vương quốc. Vương quốc này sáp nhập vào Đế quốc La Mã năm 106. Người Ả Rập chiếm vùng đất này vào thế kỉ 7. Sau thời kì Thập tự chinh (1096-1250), vùng lãnh thổ này thuộc quyền kiểm soát của nhà Mamluk (Ai Cập), rồi trở thành một phần của đế quốc Ottoman cho đến khi đế quốc này sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ I.
Người Ả Rập dần dần có nhận thức về tinh thần độc lập dân tộc và mong muốn giành lại đất đai. Họ đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Al Sharif Hussein đòi tự do, độc lập. Tháng 6 năm 1916, Al Sharif Hussein tuyên bố toàn bộ đất đai Hedjaz (Ả Rập Xê Út ngày nay) thuộc về người Ả Rập và ông trở thành vua của nước Ả Rập mới này. Quân Ả Rập do Faysal (con trai thứ ba của Al Sharif Hussein) lãnh đạo đã liên tiếp giành thắng lợi (chiếm được vịnh Aqaba vào tháng 7 năm 1917 và Damas vào tháng 10 năm 1918). Chẳng bao lâu quân Ottoman phải rút khỏi Syria, Jordan và các quốc gia Ả Rập khác. Với sự giúp đỡ của các sĩ quan Anh, Faysal đã thành lập một chính phủ tự trị ở Damas. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Faysal đã xây dựng một nhà nước Ả Rập ở Syria, bao gồm cả Jordan, Palestine và Liban kéo dài từ Alepplo (phía bắc) tới Aqaba (giáp Hồng Hải).
Tháng 4 năm 1920 Anh, Pháp bí mật ký Hiệp định San Remo, chia cắt Syria thành nhiều phần dưới ảnh hưởng của Anh, Pháp. Palestine bao gồm cả Jordan đặt dưới sự uỷ trị của Anh, còn Syria, Liban giao cho Pháp. Faysal buộc phải rút khỏi Damas. Năm 1922, Hội quốc liên quy định biên giới Palestine chỉ đến miền tây sông Jordan, phần phía đông sông Jordan (Transjordan) là một quốc gia riêng biệt. Từ năm 1921, tiểu vương quốc phía Đông sông Jordan là Transjordan trở thành lãnh thổ ủy trị của Anh. Sau Thế chiến II, Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ uỷ trị, công nhận Transjordan là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngày 22 tháng 3 năm 1946, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và đồng minh. Ngày 25 tháng 5 năm 1946, Jordan được hoàn toàn độc lập, hoàng tử Abdallah Bin Hussein (con trai thứ hai của Al Sharif Hussein) được suy tôn làm vua hợp pháp, đổi tên nước thành Vương quốc Hashemite Jordan. Ngày 14 tháng 12 năm 1955, Jordan chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Quốc vương Abdullah đã tham gia cuộc chiến chống lại Nhà nước Israel vừa mới ra đời. Năm 1949, Quốc vương Abdullah ra lệnh cho quân đội tinh nhuệ của ông (do Anh thành lập năm 1928) sáp nhập lãnh thổ phía Tây sông Jordan bất chấp sự phản đối của các nước Ả Rập khác và đổi tên nước thành Vương quốc Al Jordaniyah al Hashimiyah. Năm 1951, Abdullah bị một người Palestine ám sát. Năm 1952, Quốc vương Hussein lên kế vị cha là Talal bị truất phế vì bệnh tâm thần.
Năm 1956, Quốc vương Hussein ủng hộ Ai Cập trong cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez, nhưng chỉ một năm sau đó, Hussein sa thải những thành phần thân với Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai cập đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Để cân bằng với Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (Liên minh Ai Cập - Syria), Liên minh Jordan - Iraq được hình thành vào tháng 2 năm 1958 nhưng đã tan rã sau cuộc cách mạng Baghdad vào tháng 7 năm đó. Vì cảm thấy bị đe dọa, Quốc vương kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây.
Năm 1967, Jordan liên minh với Ai Cập trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Israel đánh chiếm lại vùng bờ Tây sông Jordan và phía Đông Jerusalem, hàng ngàn người tị nạn Palestine phải đi lánh nạn. Sau chiến tranh, Quốc vương Hussein phải đương đầu với quân du kích Palestine mưu toan nắm lấy quyền lực hoàng gia. Năm 1970, quân đội hoàng gia đã can thiệp và trục xuất người Palestine sang Liban và Syria.
Năm 1978, tiếp theo sau hiệp định hòa bình Camp David được ký kết giữa Israel và Ai Cập, mối giao hảo giữa Jordan và Palestine cũng trở nên thân thiện hơn. Năm 1984, Jordan lập lại mối quan hệ với Ai Cập. Năm 1988, sau cuộc nổi dậy của người Palestine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Quốc vương Hussein đã giải tán Quốc hội Jordan trong đó các đại biểu người Palestine chiếm đến 60 thành viên và tuyên bố cắt đứt mọi ràng buộc hành chính giữa Jordan và vùng lãnh thổ thuộc bờ Tây sông Jordan.
Jordan ủng hộ Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Năm 1994, Jordan ký hiệp ước hòa bình với Israel nhưng chính sách cứng rắn của Israel kể từ khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu lên nắm quyền (1996) đã gây không ít lo lắng cho Jordan. Năm 1999, Quốc vương Hussein qua đời, con trai là Abd Allah lên nối ngôi và theo đuổi chính sách hoàn toàn độc lập với vua cha.
== Chính trị ==
=== Đối nội ===
Jordan theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng lựa chọn Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội bao gồm Thượng nghị viện (do vua chỉ định) và Hạ nghị viện do dân cử. Trước đây các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động (trừ Liên minh dân tộc Ả Rập do vua Hussein lập ra năm 1972).
Các tổ chức chính gồm có:
-Đảng Xã hội phục hưng Ả Rập (Baath)
-Đảng Cộng sản Jordan
-Tổng liên đoàn các nghiệp đoàn Jordan.
Từ cuối những năm 1980, đầu 1990, do ảnh hưởng của xu thế chung trên thế giới và đòi hỏi cấp bách của tình hình trong nước, Jordan đã dần dần điều chỉnh chính sách, thực hiện dân chủ hoá và đa đảng, bãi bỏ lệnh thiết quân luật (ban hành từ 1967). Tháng 7 năm 1992 xoá bỏ lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Năm đảng mới được chính thức đăng ký hoạt động gồm Jordan National Alliance, Pledge Party, Islamic Action Party, Popular Union Party, Future Party.
Tháng 12 năm 1992, Quốc hội Jordan thông qua luật báo chí và phát hành, cho phép các đảng được tự do phát hành báo trong thời gian 40 năm đầu. Đây là những bước chuyển quan trọng, tiến tới tự do hoá về chính trị.]
=== Đối ngoại ===
Jordan là một nước của Phong trào không liên kết, quan hệ tốt, hài hoà với phần lớn các nước Ả Rập nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh tế. Jordan công nhận quyền tự quyết của nhân dân Palestine và nêu yêu cầu Israel phải rút khỏi các vùng bị chiếm đóng từ 1967. Jordan tán thành nghị quyết 242 và 338 của Liên Hiệp Quốc về vấn đề Trung Đông, hoan nghênh sáng kiến hoà bình Trung Đông do Ả Rập Xê Út đưa ra năm 2002, ủng hộ lộ trình hoà bình.
Ngày 31 tháng 7 năm 1988, Vua Hussein quyết định cắt đứt các quan hệ hành chính, pháp lý với Tây Jordan. Jordan có quan hệ gần gũi với Mỹ và phương Tây. Bình thường hoá quan hệ với Israel (cùng lập Sứ quán tại Thủ đô của nhau ngày 11 tháng 12 năm 1994), mở cửa biên giới và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước.
== Địa lý ==
Jordan nằm ở Tây Á, vùng Trung Đông, phần trên của bán đảo Ả Rập. Tây giáp Israel, Bắc giáp Syria, Đông Bắc giáp Iraq, Đông và Nam giáp Ả Rập Xê Út. Địa hình phần lớn được tạo thành bởi một vùng cao nguyên đá vôi khô cằn, dọc theo biên giới phía Tây là vùng trũng gồm dải đồng bằng hẹp thuộc lưu vực sông Jordan và biển Chết, phía Tây Nam có một lối thông ra biển Đỏ (vịnh Akaba).
== Hành chính ==
Jordan được chia thành 12 Governorates (tỉnh) và được phân chia tiếp thành 54 Nahias (huyện).
Về mặt địa lý, các Governorates của Jordan được phân thành ba khu vực, khu vực miền Bắc, miền Trung và khu vực phía Nam. Ba vùng địa lý phân bố không theo khu vực hoặc quần thể, mà là do kết nối địa lý và khoảng cách giữa các trung tâm dân cư. Khu vực phía Nam được ngăn cách với khu vực miền Trung bởi dãy núi Moab trong Governorate Kerak. Các khu dân cư của khu vực miền Trung và miền Bắc được tách về mặt địa lý bởi các ngọn núi của Governorate Jerash.
== Kinh tế ==
Jordan là một nước nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, đặc biệt không có dầu mỏ. Khoáng sản chính có phốt phát, xi măng, ngoài ra có quặng sắt, đồng, thạch cao, măng gan và muối khoáng ở vùng Biển Chết. Công nghiệp chủ yếu là các ngành khai thác. Jordan đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu phốt phát (sau Maroc, Mỹ). Năm 1988, sản lượng khai thác phốt phát đạt gần 6,5 triệu tấn. Xuất khẩu phốt phát chiếm 35,2% tổng số xuất khẩu (1989). Từ 1990 do ảnh hưởng của chiến tranh vùng Vịnh, xuất khẩu phốt phát của Jordan bị giảm dần. Ngoài ra còn có một số nhà máy xi măng, hoá chất khác và một nhà máy lọc dầu (dầu thô do Ả Rập Xê Út và Iraq cung cấp). Tính đến năm 2016, GDP của Jordan đạt 39.453 USD, đứng thứ 91 thế giới, đứng thứ 30 châu Á và đứng thứ 11 Trung Đông.
GDP: 22,56 tỷ USD (2009).
GDP đầu người: 3557 USD (2009).
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: 3,1% (2009).(Năm 2008 là 5,6%, năm 2007 là 6,6%)
Thất nghiệp: 13,5% (2009). (Năm 2008 là: 12,6%),
Lạm phát: 1,7% (2009). (Năm 2008 là: 14,9%)
Xuất khẩu: 6,989 tỷ USD (2009). (Năm 2008 là 7,782 tỷ USD)
Mặt hàng xuất khẩu: Quần áo may sẵn, rau quả, thuốc men, quặng phốt phát...
Nhập khẩu: 12,31 tỷ USD (2009). (Năm 2008 là 14,99 tỷ USD)
Mặt hàng nhập khẩu: dầu thô, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, lương thực, hàng tiêu dùng, thực phẩm, quặng sắt...
Ngân sách Nhà nước: 8,223 tỷ USD (2009).
Dự trữ ngoại tệ: 10,29 tỷ USD (2009).
Sản phẩm công nghiệp chiếm 26% GDP.
Đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% tổng diện tích toàn quốc tập trung ở các vùng trũng quanh lưu vực sông Jordan và phụ lưu là sông Yarmuk. Sản phẩm nông nghiệp chiếm 8% GDP, gồm lúa mì, đại mạch, ô liu, đậu và rau quả các loại. Chăn nuôi có bò sữa, dê cừu, gia súc và cá.
Jordan nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Từ cuối thập kỷ 80, kinh tế Jordan khủng hoảng nghiêm trọng. Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, các khoản tiền viện trợ cho không của các nước sản xuất dầu vùng Vịnh bị cắt giảm và số tiền của người Jordan lao động ở nước ngoài chuyển về cũng bị giảm nhiều.
== Nhân khẩu ==
Bộ Thống kê Jordan ước tính dân số 2011 là 6.249.000 người. Có 946.000 hộ gia đình ở Jordan vào năm 2004, với mức trung bình là 5,3 người/hộ gia đình (so với 6 người/hộ gia đình điều tra dân số năm 1994).
Một nghiên cứu được xuất bản bởi Luigi Luca Cavalli-Sforza thấy rằng di truyền học của người Jordan là gần gũi nhất với người Assyria trong số tất cả các dân tộc khác của Tây Á.
=== Nhập cư và tỵ nạn ===
Trong năm 2007, đã có 700.000 đến 1.000.000 người Iraq ở Jordan. Kể từ khi xảy ra cuộc chiến Iraq nhiều Kitô hữu từ Iraq đã định cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ở Jordan, với số lượng ước tính khoảng 500.000 người. Ngoài ra còn có 15.000 người Lebanon di cư đến Jordan sau cuộc chiến tranh năm 2006 với Israel.
Có khoảng 1.200.000 người di cư bất hợp pháp và khoảng 500.000 lao động nhập cư hợp pháp người Jordan tại Anh. Hơn nữa, có hàng ngàn phụ nữ nước ngoài làm việc trong câu lạc bộ đêm, khách sạn và quán bar trên khắp vương quốc Jordan, chủ yếu từ Đông Âu và Bắc Phi.
Jordan còn là nơi ở của một số người nước ngoài như người Mỹ và châu Âu tương đối lớn tập trung chủ yếu ở thủ đô là nơi có nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao hoạt động trong khu vực của họ ở Amman.
Theo tổ chức UNRWA, Jordan là nơi tỵ nạn của 1.951.603 người Palestine trong năm 2008, hầu hết họ đã được công nhận là các công dân Jordan. Có 338.000 người trong số họ đang sống trong các trại tị nạn UNRWA. Jordan đã thu hồi quốc tịch của hàng ngàn người Palestine để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực để tái định cư nào của họ tại Bờ Tây của Jordan.
=== Ngôn ngữ ===
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại, một ngôn ngữ được giảng dạy trong các trường học. Các ngôn ngữ bản địa hầu hết của Jordan là tiếng địa phương Jordan được phát triển dựa trên tiếng Ả Rập, một phiên bản chuẩn của tiếng Ả Rập với nhiều ảnh hưởng của tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiếng Anh, mặc dù không có tư cách chính thức, vẫn được sử dụng rộng rãi trong cả nước và trên thực tế là ngôn ngữ của thương mại tài chính, cũng như tình trạng chính thức được dạy trong ngành giáo dục, hầu như tất cả các lớp bậc đại học được dạy bằng tiếng Anh.
Tiếng Nga, tiếng Circassian, tiếng Armenia, tiếng Tagalog, tiếng Tamil, và tiếng Chechnya là khá phổ biến trong cộng đồng của họ và được thừa nhận rộng rãi trong vương quốc.
Người ta tin rằng hầu hết, nếu không phải tất cả các trường công lập trong cả nước dạy tiếng Anh và tiếng Ả Rập tiêu chuẩn (mức độ). Tiếng Pháp là ngôn ngữ tự chọn trong nhiều trường học, chủ yếu là trong khu vực tư nhân. L'Ecole française d'Amman và Lycée français d'Amman là trường học tiếng Pháp nổi tiếng nhất ở thủ đô. Tiếng Pháp vẫn là một ngôn ngữ cấp cao ở Jordan, mặc dù không được công nhận chính thức.
Tiếng Đức là một ngôn ngữ ngày càng phổ biến trong tầng lớp thượng lưu và có học vấn cao, nó đã được giới thiệu tại trường Đại học Deutsch, còn gọi là trường Đại học Đức-Jordan.
Các phương tiện truyền thông trong Jordan chủ yếu sử dụng tiếng Anh, với nhiều chương trình và bộ phim được chiếu trên truyền hình địa phương và các rạp chiếu phim. Tiếng Ả Rập Ai Cập là ngôn ngữ điện ảnh rất phổ biến, với nhiều phim Ai Cập được trình chiếu trong các rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Các chương trình truyền hình và các bản tin của chính phủ Jordan sử dụng tiếng Ả Rập (Tiêu chuẩn Jordan), tiếng Anh và tiếng Pháp, Đài phát thanh Jordan cung cấp dịch vụ vô tuyến tiêu chuẩn tiếng Ả Rập, các phương ngữ Jordan (chính thức), tiếng Anh và tiếng Pháp.
== Tôn giáo ==
Hồi giáo là tôn giáo chính thức và khoảng 92% dân số là người Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni.
Jordan có luật tự do tôn giáo, nhưng chính quyền đã không bảo vệ tất cả các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số. Người Hồi giáo chuyển đổi sang một tôn giáo khác cũng như các nhà truyền giáo không phải Hồi giáo bị đối mặt với sự kỳ thị của xã hội và pháp lý nước này.
Theo tổ chức Legatum Prosperity Index, 46,2% dân số của Jordan thường xuyên tham dự các nghi lễ tôn giáo trong năm 2006.
Jordan có một cộng đồng Kitô giáo thiểu số bản địa. Kitô hữu chiếm 30% dân số Jordan vào năm 1950. Kitô hữu Jordan là một trong những cộng đồng Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới. Kitô hữu đã cư trú tại Jordan trước khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, vào đầu thế kỷ 1. Kitô giáo hiện nay ở Jordan được ước tính là 174.000 đến 390.000 người chiếm 2,8- 6% dân số, giảm gần 20% trong những năm đầu thế kỷ 20, và thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm của các Kitô hữu ở nước láng giềng Syria và Lebanon. Điều này diễn ra phần lớn là do giảm tỷ lệ sinh so với người Hồi giáo và một làn sóng mạnh mẽ của những người nhập cư Hồi giáo từ các nước láng giềng.
Các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Jordan bao gồm đức tin Hồi giáo Druze và Bahá'í. Người Druze chủ yếu sống ở thị trấn phía đông ốc đảo Azraq, một số làng ở biên giới Syria và thành phố Zarka, trong khi Adassiyeh ngôi làng giáp với thung lũng Jordan là nơi có cộng đồng Bahá'í Jordan.
== Sức khỏe y tế ==
Jordan luôn tự hào về các dịch vụ y tế của mình, là một trong những nước có dịch vụ y tế tốt nhất trong khu vực. Con số Chính phủ đưa ra về tổng chi tiêu y tế vào năm 2002 là 7,5% GDP, trong khi các tổ chức y tế quốc tế đưa ra con số thậm chí còn cao hơn, vào khoảng 9,3% GDP. CIA World Factbook ước tính tuổi thọ trung bình tại Jordan là 80,18, cao thứ hai trong khu vực (sau khi Israel). Nhưng số liệu của WHO đưa ra con số thấp hơn đáng kể, với 73,0 vào năm 2011. Có 203 bác sĩ trên 100.000 người trong những năm 2000-2004.
Hệ thống y tế của đất nước được phân chia giữa các tổ chức công cộng và tư nhân. Trong khu vực công, Bộ Y tế hoạt động 1.245 trung tâm chăm sóc sức khỏe và 27 bệnh viện, chiếm 37% tổng số bệnh viện trong cả nước. Dịch vụ y tế Hoàng gia của quân đội có 11 bệnh viện, cung cấp 24% tổng số bệnh viện; và Bệnh viện Đại học Jordan chiếm 3% trong tổng số bệnh viện cả nước. Khu vực tư nhân cung cấp 36% của tất cả các giường bệnh, phân bố trong 56 bệnh viện. Trong ngày 1 tháng 6 năm 2007, Bệnh viện Đại học Jordan (bệnh viện tư nhân lớn nhất) là bệnh viện chuyên khoa đầu tiên được công nhận tiêu chuẩn quốc tế JCAHO. Trung tâm Ung thư Hussein là một trung tâm điều trị ung thư hàng đầu khu vực.
Jordan hiện có 70% dân số có bảo hiểm y tế, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em đã tăng đều trong 15 năm qua. Năm 2002 tiêm chủng phòng ngừa đạt hơn 95% trẻ em cả nước và vệ sinh môi trường, cung cấp cho chỉ có 10 % dân số vào năm 1950, bây giờ đạt 99%, theo thống kê của chính phủ.
== Chú thích == |
mansa musa.txt | Musa I (k. 1280 – k. 1337) là Mansa (nghĩa là "Sultan" hay "hoàng đế") thứ 10 của Đế quốc Mali giàu có ở Tây Phi. Tại thời điểm Mansa Musa lên ngôi, đế quốc Mali kiểm soát những lãnh thổ trước đây thuộc Đế quốc Ghana ở miền nam Mauritanie và Melle (Mali) ngày nay cùng các vùng đất xung quanh nó. Musa mang nhiều tước hiệu, bao gồm: Êmia của Melle, Chúa các mỏ Wangara và Người chinh phục Ghanata và ít nhất cả tá tước hiệu khác. Trong suốt triều đại của mình, Mansa Musa đã cho mở rộng đáng kể lãnh thổ Mali sau khi xâm chiếm 24 thành phố và những khu vực khác. Khi qua đời vào năm 1337, ông tích lũy số của cải lớn đến mức khó có thể tính chi tiết và "nhiều hơn bất cứ ai có thể mô tả". Nếu điều chỉnh theo lạm phát, khối tài sản của Mansa Musa có giá trị hơn 400 tỷ $ tức vào khoảng 9.000.000.000.000.000 VNĐ.
Vào thế kỷ 14, tên tuổi của Mansa Musa và Đế quốc Mali đã lan rộng khắp thế giới Ả-rập và thu hút sự chú ý cực lớn của những người vẽ bản đồ ở châu Âu, tởi mức trong tấm bản đồ ra đời năm 1375, Mansa Musa xuất hiện ở chính giữa Tây Phi với hình ảnh ngồi trên ngai vàng và cầm một thỏi vàng trên tay như để tượng trưng cho sự giàu có của ông.
== Tên gọi ==
Tên của Musa Keita thường được viết là Mansa Musa trong bản thảo và tài liệu Tây phương. Ngoài ra, tên của ông cũng được viết là Kankou Musa, Kankan Musa hay Kanku Musa. 'Kankou' là một tên nữ giới phổ biến của người Mandinka, do đó có thể hiểu 'Kankou Musa' là "Musa có mẹ tên là Kankou".
Ngoài ra, còn có nhiều cách viết khác như Mali-koy Kankan Musa, Gonga Musa hay Sư tử xứ Mali.
== Dòng dõi và lên ngôi ==
Tất cả những gì được biết đến về các vị vua của đế quốc Mali được lấy từ các tác phẩm của các học giả Ả Rập, trong đó có Al-Umari, Abu-Sa'id Uthman ad-Dukkali, Ibn Khaldun và Ibn Battuta. Theo Đại cương lịch sử các vua Mali của Ibn-Khaldu, ông nội của Mansa Musa là Abu-Bakr Keita (tên tương đương trong tiếng Ả Rập của tên Bakari hoặc Bogari. Không rõ tên gốc nhưng rõ ràng không phải sahabiyy Abu Bakr), một người anh em của Sundiata Keita, người sáng lập nên Đế quốc Mali theo như những gì được ghi lại thông qua lịch sử truyền miệng. Abu-Bakr chẳng hề lên ngôi và Faga Laye con trai của ông cũng như cha của Musa cũng không có ý nghĩa trong lịch sử Mali.
Mansa Musa Keita lên ngôi sau khi được nhà vua giao triều chính khi ông hành hương về Mecca hay làm điều gì đó khác. Sau đó Musa Keita được nhà vua phong làm thái tử. Theo chính sử, Mansa Musa được tiên vương Abubakari Keita II chỉ định làm người điều hành việc nước trong những lúc nhà vua vắng mặt. Sau đó, ông được kế thừa ngai vàng khi nhà vua Abubakari, người luôn ấp ủ dự định khám phá Đại Tây Dương đích thân dẫn đầu 2000 tàu bè trong cuộc hành trình khám phá đã mãi mãi không quay trở về, chỉ vì ông không tin 199 tàu thuyền do mình điều đi trước đó đã biến mất một cách bí ẩn trong xoáy nước lớn giữa đại dương và chỉ còn duy nhất 1 con tàu đi cuối đoàn quay lại báo tin. Học giả người Ả Rập Ai Cập Al-Umari đã trích dẫn lời của Mansa Musa như sau:
"Tiên đế không chịu tin chuyện đến nơi tận cùng của Đại dương bao quanh đất liền (Đại Tây Dương) là điều bất khả thi. Người ấp ủ đến được đó (nơi tận cùng) và đã theo đuổi kế hoạch của mình. Do vậy, người chuẩn bị 200 tàu chở đầy người, nhiều chiếc khác chở đầy vàng, nước và thực phẩm dự trữ đủ để dùng trong mấy năm liền. Người lệnh cho các thuyền trưởng của mình không được quay trở lại trước khi đến được tận cùng của đại dương hay trước khi hết nước uống và nguồn lương thực dự trữ cạn kiệt. Và họ đã khởi hành như thế. Họ đã vắng mặt trong một thời gian dài và cuối cùng chỉ một con tàu quay trở lại. Khi được tiên đế hỏi, viên thuyền trưởng trả lời: "Muôn tâu, chúng thần đã đi rất lâu cho tới khi chúng tôi nhìn thấy một con sông lớn chảy xiết ở giữa Đại dương. Tàu của tôi là chiếc cuối cùng, tất cả những con tàu đi trước tôi, họ đều đã chết đuối trong một xoáy nước lớn và không bao giờ có thể thoát ra được. Tôi đã lệnh cho thuyền của mình dương buồm thoát khỏi nơi này. Tuy nhiên, tiên đế đã không tin ông ta. Người tập hợp hai nghìn tàu bè để trang bị cho người và binh lính của người, thêm một nghìn chiếc khác để chở nước và lương thực. Sau đó, người đã giao quyền điều hành triều chính trong thời gian mà người vắng mặt cho tôi. Và người đã ra đi mà không quay trở lại."
Con trai và người thừa tự của Musa, Mansa Magha Keita, về sau đã được Musa trao quyền triều chính khi ông hành hương đến Mecca.
== Hồi giáo và chuyến hành hương đến Mecca ==
Mansa Musa là một vị vua sùng đạo và luôn tin rằng đạo Hồi chính là cửa ngõ để bước vào "thế giới văn hóa của vùng Đông Địa Trung Hải", vì vậy, ông đã ra sức phát triển đạo Hồi trong đế chế của mình. Chuyến hành hương về Thánh địa Mecca vào năm 1324 đã gây được tiếng vang lớn nhất cho ông trong thời gian tại vị.
Chuyến hành hương của Mansa Musa được coi là chuyến đi xa hoa và hoành tráng nhất của một bậc đế vương. Nó diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1324-1325. Tất cả 60.000 tùy tùng của nhà vua, trong đó có 12.000 nô lệ, 500 sứ giả mặc áo lụa và một hàng dài lạc đà đều phải mang theo vàng thỏi hoặc những chiếc túi chứa đầy vàng để Mansa Musa có thể dễ dàng phân phát cho bất cứ người dân nghèo nào mà ông bắt gặp trên đường đi. Chính điều này đã khiến người ta biết đến ông như là một vị vua rộng lượng và hào phóng. Thậm chí, người dân còn đứng dọc theo các con phố dẫn tới Mecca để chờ đợi sự xuất hiện của Mansa Musa. Có người còn tiết lộ, 12 năm sau khi Mansa Musa hiện diện tại Cairo, hàng triệu người dân nơi đây vẫn còn hát những khúc hát ca ngợi ca vị vua vĩ đại của Đế quốc Mali.
Chuyến hành trình của vua Musa đã được ghi chép lại bởi nhiều nhân chứng dọc theo tuyến đường ông đi, những người này đều đã rất ngạc nhiên về sự giàu có cũng như sự hoành tráng của đám rước. Những ghi chép này tồn tại trong nhiều tài liệu khác nhau, bao gồm các nhật ký, lịch sử truyền miệng. Musa được biết là đã đến thăm vua Mamluk Al-Nasir Muhammad của Ai Cập trong tháng 7 năm 1324.
Những hành động hào phóng của Mansa Musa đã vô tình tàn phá nền kinh tế ở những nơi mà ông đi qua. Tại các thành phố như Medina hay Cairo, vàng bạc tràn lan trên thị trường khiến giá cả leo thang và lạm phát kéo suốt cả một thập kỷ tiếp đó. Giá cả hàng hóa và đồ gốm bị thổi phồng lên cao ngất ngưỡng. Sau đó, để sửa chữa sai lầm của mình, Mansa Musa đã mua lại vàng từ những người cho vay nặng lãi ở Cairo. Đây có lẽ là lần đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử tính tới thời điểm này, một cá nhân có thể kiểm soát giá cả của vàng bạc trên khắp vùng Địa Trung Hải rộng lớn.
== Cuối đời ==
Trong chuyền hành trình trở về từ Mecca năm 1325, Musa được tin rằng quân đội của ông đã chiếm lại Gao. Sagmandia, một trong những tướng lĩnh của ông, đã dẫn quân tái chiếm thành phố. Thành phố Gao đã trở thành một phần của đế quốc từ trước đó, dưới triều vua Sakoura Mansa và là một trung tâm thương mại quan trọng nhưng thường hay tạo phản. Musa làm một đường vòng và đến thăm thành phố nơi ông nhận được hai người con trai của vua Gao, Ali Kolon và Suleiman Nar là con tin. Ông quay về Nyeni, đem theo hai người và cho đào tạo trong hoàng cung của mình. Khi Mansa Musa trở về, ông đã mang về nhiều học giả và các kiến trúc sư Ả Rập.
=== Xây dựng ở Mali ===
Sau chuyến hành hương đến Mecca, nhà vua Mansa Musa bắt đầu xây dựng nhiều nhà thờ Hồi giáo lớn, cùng các thư viện khổng lồ, cung điện hoàng gia, và những trường học đạo Hồi trên khắp Đế quốc của mình. Dù luôn chú trọng phát triển đạo Hồi, nhưng trong chính sách cai trị của mình, Mansa Musa lại thiết lập nên một nền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Một số học giả Hồi giáo đến thăm Mali đã không khỏi bất ngờ khi thấy cách ăn mặc đầy màu sắc của người dân địa phương, thậm chí phụ nữ ở đây cũng không cần phải đeo mạng che mặt. Nền giáo dục dưới thời Mansa Musa được miễn phí hoàn toàn và nhận được rất nhiều chính sách khuyến khích, vị vua giàu có còn thành lập trường đại học danh tiếng Sankore Madsarah. Chính những điều này đã thu hút người dân từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về đây để trau dồi kiến thức.
Trong thời gian này, những đô thị lớn của Mali đã có mức sống cao. Sergio Domian, một học giả nghệ thuật và kiến trúc người Ý đã viết về giai đoạn này: "Nó đã đặt nền móng cho một nền văn minh đô thị. Trong thời kỳ đỉnh cao, Mali đã có ít nhất 400 thành phố và khu vực nội địa châu thổ sông Niger tập trung rất đông dân cư."
=== Kinh tế và giáo dục ===
Sử ghi lại rằng Mansa Musa đi qua các thành phố Timbuktu và Gao trên đường đến Mecca và ông đã biến chúng trở thành một phần của đế chế khi ông trở về năm 1325. Ông đã mang kiến trúc sư từ Andalusia, một vùng ở Tây Ban Nha, và Cairo để xây dựng các cung điện lớn ở Timbuktu và Đại giáo đường Djinguereber mà nó vẫn đứng đến ngày hôm nay.
Timbuktu sớm trở thành một trung tâm thương mại, văn hóa, và của Hồi giáo; thương nhân từ Hausaland, Ai Cập, và các vương quốc khác ở Châu Phi đến giao dịch. Một trường đại học được thành lập trong thành phố (cũng như ở các thành phố Mali khác như Djenné và Segou) và đức tin Hồi giáo đã truyền bá thông các khu chợ và các trường đại học. Tin tức về một thành phố giàu có của đế quốc Mali thậm chí lan qua Địa Trung Hải đến Nam Âu, nơi thương nhân từ Venezia, Granada và Genoa sớm bổ sung Timbuktu vào bản đồ thương mại của họ để giao dịch đổi hàng lấy vàng.
Dưới triều đại của Mansa Musa, trường đại học Timbuktu có rất nhiều luật gia, nhà thiên văn học và toán học. Trường đại học trở thành một trung tâm học tập và văn hoá, thu hút nhiều học giả Hồi giáo từ khắp châu Phi và Trung Đông đến Timbuktu.
Năm 1330, vương quốc Mossi xâm lăng và chiếm thành phố Timbuktu. Gao thì đã được tướng của Musa chiếm lại và Musa cũng đã nhanh chóng lấy lại Timbuktu. Ông cho xây dựng một thành lũy và pháo đài bằng đá và đặt một đội quân thường trực để có thể bảo vệ thành phố khỏi những kẻ xâm lược trong tương lai.
Trong khi cung điện của Musa đã biến mất từ lâu nhưng các trường đại học và nhà thờ Hồi giáo hiện vẫn còn hiện diện ở Timbuktu.
Vào cuối triều đại Mansa Musa, đại học Sankoré đã trở thành một trường đại học đầy đủ bộ phận với bộ sưu tập sách lớn nhất ở châu Phi kể từ thời Thư viện Alexandria. Đại học Sankoré có khả năng làm nhà ở cho 25.000 sĩ tử và sở hữu một trong những thư viện lớn nhất trên thế giới với khoảng hơn 1.000.000 bản thảo.
== Qua đời ==
Ngày chết của Mansa Musa là một đề tài gây tranh cãi giữa các nhà sử hiện đại và các học giả Ả Rập, những người đã ghi chép lại lịch sử Mali. Khi đối chiếu với triều đại của người kế nhiệm ông, con trai Mansa Maghan (cai trị: 1332-1336) và Mansa Suleyman (cai trị: 1336-1360) và khoảng thời gian 25 năm cai trị của Musa được ghi chép lại, thì ngày mất của ông là vào khoảng năm 1332. Các tài liệu khác tuyên bố Musa đã lên kế hoạch thoái vị nhường ngôi cho con trai của ông là Maghan, nhưng ông đã chết ngay sau khi ông quay trở về từ Mecca trong 1325. Theo ghi chép của Ibn-Khaldun, Mansa Musa vẫn còn sống khi thành phố Tlemcen ở Algeria bị chinh phục năm 1337, khi ông đã gửi một sứ giả đến Algeria để chúc mừng người thắng trận.
Lịch sử ghi nhận Mansa Musa là người giàu có nhất mọi thời đại với giá trị tài sản tương đương 400 tỉ $ (quy đổi về giá trị hiện tại), một con số khổng lồ vượt xa tổng tài sản của 3 tỷ phú Bill Gates, Warren Buffett và Amancio Ortega cộng lại. Dù hơn 700 năm đã trôi qua, nhưng so về mức độ giàu có và tầm ảnh hưởng thì chưa một ai có thể sánh ngang hàng với Mansa Musa. Cho đến nay, Mansa Musa vẫn được coi là một trong những người quyền lực nhất trong lịch sử, đồng thời cũng là người giàu có nhất thế giới.
Nếu quy đổi tài sản của ông sang hiện vật ông có thể sở hữu toàn bộ đất đai và tài sản ở Châu Phi thời bấy giờ. Gấp 12 lần tổng số cổ phiếu của Bill Gates. Mua được lại được bốn lần tài sản của Apple và ba lần Micosoft. Ông có thể nắm được hơn 40% trữ lượng vàng của thế giới, và khoảng 13500 chiếc siêu xe Aston Martin Vulcan hoặc 5000 chiếc trực thăng Eurocopter C130 T2.
== Tham khảo ==
=== Chú thích ===
=== Thư mục ===
Bell, Nawal Morcos (1972), “The age of Mansa Musa of Mali: Problems in succession and chronology”, International Journal of African Historical Studies 5: 221–234, JSTOR 217515 .
De Villiers, Marq and Hirtle, Sheila. Timbuktu: Sahara’s Fabled City of Gold. Walker and Company: New York. 2007.
Goodwin, A.J.H. (1957), “The Medieval Empire of Ghana”, South African Archaeological Bulletin 12: 108–112, JSTOR 3886971 .
Hunwick, John O. (1999), Timbuktu and the Songhay Empire: Al-Sadi's Tarikh al-Sudan down to 1613 and other contemporary documents, Leiden: Brill, ISBN 90-04-11207-3 .
Levtzion, Nehemia (1963), “The thirteenth- and fourteenth-century kings of Mali”, Journal of African History 4: 341–353, doi:10.1017/s002185370000428x, JSTOR 180027 .
Levtzion, Nehemia (1973), Ancient Ghana and Mali, London: Methuen, ISBN 0-8419-0431-6 .
Levtzion, Nehemia; Hopkins, John F.P. biên tập (2000), Corpus of Early Arabic Sources for West Africa, New York, NY: Marcus Weiner Press, ISBN 1-55876-241-8 . First published in 1981.
== Liên kết ngoài ==
History Channel: Mansa Moussa: Pilgrimage of Gold at archive.org
African Legends page
Al-Umari's description of Mansa Musa's 1324 visit to Cairo
Mansa Musa, from Black History Pages |
vườn quốc gia halimun salak.txt | Vườn quốc gia nui Halimun Salak là một vườn quốc gia có diện tích 400 km2 tại tỉnh Tây Java trên đảo Java, Indonesia. Được thành lập năm 1992, vườn quốc gia này gồm hai ngọn núi, núi Salak và núi Halimun. Vườn quốc gia này tọa lạc gần Vườn quốc gia núi Gede Pangrango nổi tiếng hơn, và gần thành phố Bogor và các vườn thực vật Bogor.
Vườn quốc gia này có các khu vưự nước cách ly khỏi khu vực đô thị và nông nghiệp về phía bắc, và có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
== Địa lý ==
Các ngọn núi ở đây có độ cao 1929 mét và ẩm ướt. Núi Salak có lượng mưa cao.
== Tham khảo ==
Whitten, Tony and Jane (1992). Wild Indonesia: The Wildlife and Scenery of the Indonesian Archipelago. United Kingdom: New Holland. tr. page 128–131. ISBN 1-85368-128-8. Bảo trì CS1: Văn bản dư (link)
== Liên kết ngoài ==
Mount Halimun Salak National Park Official Website
Phương tiện liên quan tới Mount Halimun Salak National Park tại Wikimedia Commons |
đế quốc maurya.txt | Đế quốc Maurya hay đế quốc Khổng Tước là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 TCN. Đế quốc Maurya bắt nguồn từ vương quốc Magadha tại đồng bằng hạ du sông Hằng (nay là Bihar, phía đông Uttar Pradesh và Bengal) ở mặt phía đông của tiểu lục địa Ấn Độ, đế quốc có kinh đô đặt tại Pataliputra (nay là Patna). Đế quốc được Chandragupta Maurya thành lập vào năm 322 TCN, ông đã lật đổ vương triều Nanda và nhanh chóng mở rộng thế lực của mình về phía tây đến vùng trung và tây Ấn Độ do tận dụng được lợi thế là các thế lực địa phương ở các vùng này đang xâu xé lẫn nhau sau khi các đội quân Hy Lạp và Ba Tư của Alexandros Đại đế rút lui về phía tây. Năm 320 TCN, đế quốc đã hoàn toàn kiểm soát được vùng tây bắc bắc Ấn Độ, đánh bại và chinh phục các satrap do Alexandros để lại.
Với một diện tích 5.000.000 km², Maurya là một trong các đế quốc lớn nhất trên thế giới vào thời gian mà nó tồn tại, và là đế quốc lớn nhất từng tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Vào lúc rộng nhất, đế quốc này mở rộng về phía bắc dọc theo ranh giới tự nhiên của dãy Himalaya, và mở rộng về phía đông đến vùng này là Assam. Ở phía tây, Maurya chinh phục chinh phục các vùng phía ngoài của Pakistan ngày nay, thôn tính Balochistan, các phần đông nam của Iran và nhiều phần của Afghanistan ngày nay, bao gồm cả các tỉnh Herat và Kandahar. Đế quốc mở rộng đến các vùng miền trung và miền nam dưới thời các hoàng đế Chandragupta và Bindusara, song không bao gồm một phần nhỏ vùng đất của các bộ lạc chưa được thám hiểm và các khu vực rừng gần Kalinga (nay là Orissa), cho đến khi chúng bị A Dục Vương (Ashoka) chinh phục. Đế quốc bắt đầu suy sụp từ 60 năm sau thời kỳ trị vì của A Dục Vương, và tan rã vào năm 185 TCN với sự hình thành của vương triều Sunga tại Magadha.
Dưới thời Chandragupta, đế quốc Maurya đã chinh phục vùng Ngoại-Ấn, đang nằm dưới quyền cai quản của người Macedonia. Chandragupta sau đó đã đánh bại cuộc xâm lược do Seleukos I lãnh đạo (một tướng người Hy Lạp trong quân đội của Alexandros Đại đế). Dười thời cai trị của Chandragupta vè những người kế vị, nội thương và ngoại thương, các hoạt động nông nghiệp và thương mại, tất cả đều phát triển mạnh và mở rộng ra khắp Ấn Độ nhờ việc tạo ra một hệ thống đơn nhất về tài chính, quản trị và an ninh.
Sau chiến tranh Kalinga, đế quốc Maurya đã trải qua nửa thế kỷ hòa bình và an ninh dưới sự cai trị của A Dục vương. Ấn Độ dười thới Maurya cũng bước vào một kỷ nguyên của hòa hợp xã hội, biến đổi tôn giáo, và sự mở rộng của khoa học và kiến thức. Đường hướng Kỳ Na giáo của Chandragupta Maurya đã làm gia tăng các đổi mới và cải cách xã hội cùng tôn giáo, trong khi đường hướng Phật giáo của A Dục vương đã tạo nên nền tảng của triều đại là xã hội và chính trị thái bình và khắp Ấn Độ không có bạo lực. A Dục vương cũng hỗ trợ cho việc truyền bá các tư tưởng của Phật giáo đến Sri Lanka, Đông Nam Á, Tây Á và châu Âu Địa Trung Hải.
Dân số của đế quốc Maurya được ước tính là khoảng 50-60 triệu người mà nó đã khiến cho đế quốc này trở thành một trong những đế quốc đông dân nhất trong lịch sử. Arthashastra và các sắc lệnh của A Dục vương là những nguồn chính trong các sử liệu về thời kỳ Maurya.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Robert Morkot, The Penguin Historical Atlas of Ancient Greece ISBN 0-14-051335-3
Chanakya, Arthashastra ISBN 0-14-044603-6
J.F.C. Fuller, The Generalship of Alexander the Great ISBN 0-306-81330-0
== Liên kết ngoài ==
Đế quốc Mauryan tại All Empires
Livius.org: Triều đại Maurya
Đế quốc Maurya của Ấn Độ
Quy mô của đế quốc
Đế quốc Mauryan trên Britannica
A Dục vương và Phật giáo
Các sắc lệnh của A Dục vương |
mclaren.txt | McLaren, được sáng lập vào năm 1963 bởi Bruce McLaren (1937-1970), là một đội đua nước Anh, vốn nổi tiếng nhất ở lĩnh vực đua xe Công thức 1 nhưng cũng tham gia tại Indianapolis 500-Mile Race, Canadian-American Challenge Cup và 24 Hours of Le Mans. Tên đầy đủ của đội hiện nay là Team McLaren Mercedes nhưng kể từ tháng 1 năm 2007 sẽ được đổi thành Vodafone McLaren Mercedes theo một bản hợp đồng tài trợ lớn từ hãng truyền thông Vodafone được thông báo từ tháng 12 năm 2005. Hiện nay người điều hành đội đua là Ron Dennis, dưới sự lãnh đạo của McLaren Racing, một thành viên của McLaren Group
Năm 1990 McLaren Cars được thành lập để phục vụ cho việc sản xuất xe hơi thông dụng dựa trên chuyên môn sẵn có từ các cuộc đua xe.
McLaren là một trong những đội đua thành công nhất ở Công thức 1, có nhiều chiến thắng hơn bất kỳ đội đua nào khác trừ Ferrari, đồng thời cũng sở hữu rất nhiều chức vô địch cá nhân và đồng đội tại F1. McLaren tổng cộng có 11 chức vô địch cá nhân và 8 chức đồng đội kể từ năm 1966.
== Những năm 1960 ==
Bruce McLaren Motor Racing được sáng lập bởi 1 người New Zealand Bruce McLaren vào năm 1963. Chặng đua đầu tiên của đội diễn ra tại Monaco năm 1966. Tuy nhiên những cuộc đua này tồn tại quá ngắn vì lỗi rò rỉ dầu ở chiếc xe.
Năm 1966 và 1967, đội đua chỉ đua với 1 chiếc xe với Bruce là tay lái chính. Ngoài nghĩa vụ đối với các giải Grand Prix, Bruce còn tham gia Can Am Championship bên cạnh người đồng đội Denny Hulme. Bộ đôi này đã giành chiến thắng 5 trong tổng số 6 cuộc đua.
Năm 1968 đội đua bao gồm 2 tay đua trong đó có cả Denny Hulme, ông hoàng F1 lúc bấy giờ và cũng là người đua tại giải Can Am cho McLaren. Bruce đã giành chức vô địch non-championship Race tại Brands Hatch. Sau đó tại Bỉ đã chứng kiến chức vô địch đầu tiên cho đội.
3 podiums tiếp theo năm 1969 được dành cho Bruce. Trong khi đó tại giải Can Am, ông và đồng đội của mình chia nhau các chiến thắng tại đó.
== Những năm 1970 ==
Cả thập kỷ 70 của thế kỷ 20 chứng kiến 1 kết quả tồi tệ đáng thất vọng của McLaren với cái chết của ông chủ Bruce McLaren khi đang thử xe ở giải Can Am tại Goodwood. Mặc dù cái chết này để lại một khoảng trống lớn trong đội nhưng những thành viên khác đã tập hợp, đoàn kết lại và giành được một số thành quả khá quan trọng ở nhiều thể thức khác nhau bao gồm CanAm, Công thức 1, Công thức 2, Indy Car và F5000.
McLaren quyết định từ bỏ giải CanAm vào cuối năm 1972, chỉ tập trung vào Công thức 1 và IndyCar. Quyết định này của họ tỏ ra là 1 quyết định đúng đắn khi năm 1974 họ vô địch tuyệt đối với chức vô địch đồng đội và cá nhân (Emerson Fittipaldi) và chức vô địch Indianapolis 500 đầu tiên với tay đua Jonny Rutherford. Chức vô địch cá nhân năm 1976 đến với McLaren đồng nghĩa với việc họ là đội đua đầu tiên giành cả trọn bộ chức quán quân trong một mùa giải.
McLaren cuối cùng cũng rời bỏ giải IndyCar sau khi có kết quả tệ hại vào cuối năm 1979.
== Những năm 1980 ==
Đội đua McLaren hiện nay là đội đua liên kết giữa McLaren và đội đua Công thức 2 thuộc sở hữu cá nhân của Ron Dennis, được gọi là Project 4, vào năm 1981. Kể từ đó, tất cả các thiết kế xe của McLaren đều được đặt tên là MP4-xx. Trong trường hợp này P4 chính là Project 4. Nhưng điều này không có liên quan gì tới thiết kế chassis.
Trên thực tế MP4 tượng trưng cho Malboro Project 4. Do vậy, tên đầy đủ phải là 'McLaren MP4-xx'. Cái tên này phản ánh không chỉ tên của đội mà còn của hãng tài trợ chính cho đội. Cái tên này đã tồn tại với McLaren nhiều năm nay, dù cho sau này nhà tài trợ chính của McLaren là West-đối thủ chính của Malboro. Như vậy, ngày nay Malboro là hãng tài trợ cho Ferrari nhưng vẫn để lại vết tích trong đội McLaren. Cái tên đó được ngăn cách bởi dấu gạch chéo "/" từ trước năm 1996 và đã được thay bằng dấu gạch ngang "-" từ năm 1997 tới nay.
Thời kỳ phồn thịnh nhất trong lịch sử McLaren tới dưới sự điều hành của Ron Dennis. John Barnard đã thiết kế ra chiếc MP4/1 mang tính chất lịch sử khi dùng hoàn toàn nguyên liệu sợi cácbon, nguyên liệu đã chứng tỏ vị thế vượt trội khi đưa vào động cơ Porsche Turbo. Các tay lái cho McLaren thời kỳ đó lần lượt là Niki Lauda, Alain Prost, Keke Rosberg và Stefan Johansson. McLaren-Porsche giành ngôi quán quân năm 1984 (cùng chiếc vương miện cá nhân của Niki Lauda) và năm 1985 (với chức vô địch đầu tiên cho Prost). Năm 1986 ngôi quán quân đã không thuộc về McLaren mặc dù Alain Prost vô địch lần thứ 2 liên tiếp.
Sau khi để tuột mất 2 chức vô địch liên tiếp năm 1986 và 1987, McLaren đã thuyết phục được Honda chấm dứt hợp đồng với Williams để đến với mình. Với cái tên mới McLaren-Honda đã giành được 1 kết quả đáng kinh ngạc với 15 trên 16 cuộc đua. Năm đó, Ayrton Senna có được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp với đội đua nước Anh. Năm tiếp theo, với động cơ 3.5L mới được thiết kế bởi Honda, McLaren một lần nữa giành cú đúp với ngôi quán quân thuộc về Alain Prost. Prost đã chiếm được ngôi vô địch sau một tai nạn gây xôn xao dư luận với Ayrton Senna tại Nhật Bản GP. Đây là đỉnh điểm của một mối thù truyền kiếp giữa 2 tay đua tài năng bậc nhất Ayrton Senna và Alain Prost.
Alain Prost rời McLaren để tới Ferrari vào năm 1990. Tuy vậy, McLaren vẫn tiếp tục thống trị giải đua xe Công thức 1 suốt 2 năm sau đó, với chức vô địch của Senna năm 1990 và 1991 và 2 chức vô địch đồng đội. Thành công này có được nhờ đóng góp không nhỏ của Gerhard Berger, người thế chỗ Prost.
== Sự suy sụp của McLaren giữa những năm 1990 ==
Từ năm 1992 trở đi, McLaren sa vào những thất bại. Sau ưu thế vượt trội của động cơ Renault khi cung cấp cho Williams, Honda quyết định từ bỏ F1. McLaren chuyển sang dùng động cơ Ford. Trong khi điều này khá là thuận lợi dưới tay lái của Senna thì đó quả là một mùa giải thảm khốc cho người đồng đội Michael Andretti khi chỉ giành được một vài điểm. Gần cuối mùa giải, anh được thế chỗ bởi Mika Haikkinen, một tay đua trẻ người Phần Lan. Năm 1994, Senna chuyển tới Williams, và Martin Brundle cùng với Haikkinen là 2 tay đua của McLaren với động cơ Peugeot. Thành tích của đội khi đó không hề gây được ấn tượng. Chính vì vậy Peugeot đã phải rút khỏi F1 để nhường chỗ cho động cơ mới của Mercedes-Benz. Thế nhưng mùa giải 1995 thậm chí còn tệ hại hơn 1994, với MP4/10 quá nặng và chậm chạp. Nhà cựu vô địch Nigel Mansell chuyển tới McLaren vào năm 1995 nhưng cũng sớm giã từ sự nghiệp chỉ sau 2 chặng đua vì lý do không phù hợp với chiếc xe.
1996 đánh dấu sự kết thúc 1 kỉ nguyên của McLaren khi phân tách khỏi nhà tài trợ lâu năm Malboro. Kể từ đó, chiếc xe đỏ trắng rất nổi tiếng bị thay thế bằng màu xám của nhà tài trợ mới: West.
== Cuối những năm 90 ==
Mặc dù đạt kết quả tồi tệ năm 1996, cuối cùng động cơ Mercedes đã trở nên tốt hơn. Trong khi Williams thống trị F1 trong suốt những năm 1996, 1997 McLaren đã tiến những bước chậm chạp nhưng vững chắc với động cơ Mercedes và 2 tay đua Mika Haikkinen và David Coulthard. Năm 1997, Coulthard có 1 khởi đầu khá thuận lợi bằng việc chiến thắng Úc GP. Tuy vậy, chiếc xe vẫn không đủ ổn định để chiến thắng 1 chặng đua, kể cả khi Coulthard chiến thắng thêm chặng Ý. Trong suốt 1997, McLaren đã "đi đêm" với designer tài năng của Williams, Adrian Newey, và đưa được ông về đội trong sự tức giận của Williams. Chặng cuối cùng của mùa giải, European Grand Prix, Mika Haikkinen đã được nếm trải hương vị chiến thắng đã mong mỏi từ lâu.
Sự thật là McLaren đã có Adrian Newey trên đội ngũ kỹ thuật, cùng với việc giã từ F1 của Renault vào cuối năm 1997 đồng nghĩa với việc McLaren đã trở lại, sẵn sàng chiến đấu. Năm 1998, McLaren đã một lần nữa chiếm lấy thế thượng phong khi chiến thắng 9 chặng. Haikkinen trở thành nhà vô địch, giành được 100 điểm cùng với chức vô địch đồng đội của McLaren. Năm 1999, Haikkien bảo vệ thành công ngôi vô địch, nhưng McLaren lại để tuột mất danh hiệu đó vào tay Ferrari.
== 2000-2004 ==
2000 là năm của những cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa McLaren và Ferrari nhưng rút cục thì Ferrari đã đánh bại đội đua nước Anh, giành ngôi vô địch.
Kể từ năm 2000, McLaren đã chiến đấu quyết liệt nhằm đòi lại vị trí thống trị tại F1. Năm 2001, McLaren có một bước tiến đáng kể khi giành vị trí thứ 2 chung cuộc nhưng đáng tiếc là cả 2 trong số họ không ai đủ khả năng để đánh bại gã khổng lồ đỏ Ferrari với tay đua chủ lực Michael Schumacher. Năm 2002, Haikkinen có 1 kỳ nghỉ phép, một phần dẫn tới sự giải nghệ của nhà cựu vô địch, mở đường cho tay đua trẻ, người đồng hương đầy triển vọng Kimi Raikkonen để thế chỗ anh. McLaren chỉ giành được thêm 4 chiến thắng trong 3 năm 2002, 2003, 2004. Trong đó năm 2002 chỉ có 1 chiến thắng duy nhất tại Monaco của Coulthard.
Mùa giải 2003 khởi đầu đầy hứa hẹn, với 2 chiến thắng đầu mùa chia đều cho cả 2 tay đua David Coulthard và Kimi Raikkonen. Tuy nhiên, các đối thủ khác nhanh chóng bắt kịp đội đua nước Anh khi McLaren lại đang phải vật lộn với những sửa chữa các lỗi của chiếc MP4-18. Điều này buộc đội đua phải sử dụng động cơ cũ MP4-17D, một cản trở rất lớn trong môn F1 hiện đại. Tuy vậy, Raikkonen vẫn kiên trì bám đuổi Michael Schumacher trên con đường giành chức vô địch cho tới chặng cuối cùng. Chung cuộc, Kimi Raikkonen và McLaren về nhì sau Michael Schumacher và Ferrari đúng 2 điểm.
McLaren bắt đầu mùa giải 2004 với MP4-19 mà giám đốc kỹ thuật Adrian Newey giới thiệu là "phiên bản nâng cấp của MP4-18". Nhưng tới giữa mùa giải, đội đua lại cần tới 1 chiếc xe mới. Chiếc MP4-19B thực sự là một chiếc xe mới với hệ thống khí động học được chế tạo hoàn toàn mới. David Coulthard giành được vị trí thứ 3 tại kì phân hạng tại Pháp đã đem tới một niềm hy vọng mới cho đội đua. Cuối năm Kimi Raikkonen giành được chiến thắng vang dội trước thế lực Michael Schumacher tại Bỉ năm đó.
== 2005 ==
Tay đua người Colombia từng vô địch CART Juan Pablo Montoya được chọn làm người thay thế David Coulthard, là đồng đội mới của Kimi Raikkonen. Mùa giải này đối với Montoya không phải là một mùa giải có những bước khởi đầu thuận lợi khi anh phải nhường chỗ cho 2 test-drivers là Pedro De La Rosa và Alexander Wurz vì bị dính vào một chấn thương. Đầu mùa giải, McLaren không thật sự nổi bật, để mất nhiều điểm vào tay Renault. Tuy nhiên tại San Marino sự thể đã khác khi mà chiếc McLaren là chiếc xe nhanh nhất tại kì đua phân hạng. Đáng buồn thay khi Raikkonen để vuột mất chiến thắng trong tầm tay vào tay Fernando Alonso vì một lỗi của chiếc xe.
Mặc dù ưu thế về tốc độ trội hơn hẳn của McLaren so với đối thủ Renault, vấn đề đáng quan tâm nhất lúc bấy giờ của họ chính là sự tin cậy của chiếc xe. Đó là một cái gai khó dỡ bỏ của đội khi mà người trả giá cho những lỗi đó là những chiến thắng của Kimi Raikkonen. Nhờ những sai lầm đó, Renault chính là kẻ được hưởng lợi nhất trong việc gia tăng khoảng cách với đội thứ 2 trong bảng tổng sắp. Chính những bất ổn định này dẫn tới việc Kimi Raikkonen để mất chức vô địch một cách đáng tiếc và ngay cả ngôi quán quân đồng đội dành cho McLaren cũng bị Renault nẫng mất.
Ngày 19 tháng 12 năm 2005, McLaren tuyên bố ký được 1 hợp đồng béo bở với nhà đương kim vô địch Fernando Alonso vào năm 2007. Theo đó rộ lên nhưng suy đoán về khả năng Kimi Raikkonen sẽ rời McLaren để đến với gã khổng lồ đỏ Ferrari nhưng nhiều người cho rằng anh sẽ vẫn ở lại với McLaren, sát cánh cùng Alonso.
== Các nhà tài trợ ==
McLaren có một trong những hợp đồng tài trợ lâu năm nhất với Phillip Morris qua hãng Malboro. Mối quan hệ được ký kết năm 1974 và kéo dài từ năm 1981 tới năm 1996, khi Malboro chuyển sang tài trợ cho Ferrari.
Imperial Tobacco (với thương hiệu West) là nhà tài trợ chính cho McLaren từ năm 1997 cho tới ngày 29 tháng 7 năm 2005. Sau đó, McLaren đã phải tìm một nhà tài trợ khác vì quy định cấm quảng cáo thuốc lá của Liên minh châu Âu.
Ngày 22 tháng 2 năm 2005, Diageo plc và McLaren công bố rằng Diageo trở thành nhà tài trợ chính cho đội với thương hiệu Johnnie Walker, thương hiệu rượu Whisky nổi tiếng nhất thế giới. Tiêu đề "Johnnie Walker" và biểu tượng "Striding Man" được sơn trên sườn xe kể từ giải Hungary. Tuy nhiên, tên đầy đủ của đội không có Johnnie Walker mà chỉ gồm Team McLaren Mercedes cho tới hết năm 2006. Kể từ mùa 2007, đội đua này sẽ đổi thành Vodafone McLaren Mercedes.
Ngày 8 tháng 3 năm 2006, đội đua đã thông báo rằng Emirates Airline đã tham gia tài trợ đội với hợp đồng 1 năm, trị giá khoảng 20-$25 triệu đô la Mỹ.
== McLaren qua những con số ==
Tổng số chặng đua: 602
Chiến thắng: 148
Chức vô địch cá nhân: 11
Chức vô địch dành cho đội đua: 8 (1974, 1984, 1985, 1988, 1989, 1990, 1991, 1998)
Vị trí xuất phát đầu tiên: 122
Bục Podiums: 387
Chiến thắng 1-2: 40
Chạy một vòng nhanh nhất: 126
(đúng sau chặng Tây Ban Nha năm 2006)
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chủ của đội McLaren
Bruce McLaren
Cổ động viên |
chăm pa.txt | Chăm Pa (Tiếng Phạn: चम्पा, Chữ Hán: 占婆, tiếng Chăm: Campa) là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
== Lịch sử ==
=== Quốc gia của người Nam Đảo ===
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:
Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá.
Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá
Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại.
Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị "Trung ương tập quyền" mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm theo Đạo Bàlamon, Phật giáo và Hồi giáo chiếm đa số và một số tộc người nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên điển hình cùng ngôn ngữ như Ê đê, Giarai đã từng là cư dân vùng trung Chămpa duy trì tín ngưỡng dân gian Nam Đảo bản địa, nay hầu hết chuyển sang Ki Tô giáo từ giữa thế kỷ 19. Có những nguồn tài liệu cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại.
Dân tộc chính của Chăm Pa là tộc người Chăm được chia thành hai nhóm: Chăm ở phía Bắc và Chăm ở phía Nam. Nhóm Nam Chăm thuộc bộ tộc Cau (Kramuta Vanusa) và Nhóm Bắc Chăm thuộc bộ tộc Dừa (Naeikela Vanusa). Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh nhau quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.
=== Thời tiền sử ===
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
=== Văn hóa Sa Huỳnh ===
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ được chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 200 sau công nguyên. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.
=== Lâm Ấp (192 - 605) ===
Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Liu) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Huế ngày nay. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.
Đầu năm 2013, các nhà khảo cổ công bố phát hiện khu di tích thành cổ tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên. Đoạn tường thành dài khoảng 20 m, bề ngang 2 m đắp bằng đất sét; cùng các hiện vật khác như Kendi. Nhóm khảo cổ nhận định đây là khu thành bao bọc quanh kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa, được xây dựng thế kỷ thứ 4, 5.
Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.
=== Chiêm Thành (605 - 1471) ===
Vào năm 757, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã chuyển từ Trà Kiệu xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với kinh đô Virapura gần Phan Rang ngày nay và thánh địa tôn giáo ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Po Nagar ở Nha Trang ngày nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java tấn công kinh đô Virapura và đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga.
Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay). Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara). Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc năm 925, bắt đầu nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva, với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ thứ 10, trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn, đây là thời kỳ văn minh Chăm Pa đạt đến đỉnh cao. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau này chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Chân Lạp ở phía tây Nam. Các cuộc chiến tranh với Chân Lạp đã dẫn tới có hai giai đoạn Chăm Pa thuộc sự cai trị của người Khmer, đó là các giai đoạn 1145–1149 và giai đoạn 1190-1220, tiếp đó là cuộc chiến thành công chống lại đạo quân xâm lược của đế quốc Nguyên Mông vào năm 1283 do tướng Sogetu cầm đầu. Tuy nhiên dấu ấn mạnh nhất vẫn là các cuộc chiến tranh với Đại Việt, không như các cuộc chiến với Chân Lạp và Trung Quốc, những cuộc chiến tranh với người Việt đã làm vương quốc Chăm Pa lần lượt mất lãnh thổ và dần suy yếu dẫn tới sụp đổ.
Năm 938 người Việt đã giành được độc lập từ tay người Trung Quốc. Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt mở cuộc nam chinh đầu tiên, quân Đại Việt đã đánh chiếm và tàn phá kinh đô Indrapura, giết vua Parameshvaravarman. Họ mang về nước rất nhiều nhạc công và vũ công Chăm, chính những người này về sau đã ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ thuật của Đại Việt. Do hậu quả để lại của việc tàn phá, người Chăm đã rời bỏ Indrapura vào khoảng năm 1000. Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống Vijaya ở phía nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt bắt đầu gọi là Đồ Bàn hoặc Chà Bàn. Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt năm 1021, 1026, 1044. Tiếp đó, vào năm 1069 quân Việt tấn công Chăm Pa. Vua Rudravarman bị bắt làm tù binh và sau đó đã đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía bắc gần biên giới với Đại Việt để lấy tự do. Vào năm 1307 khi quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt tương đối tốt đẹp, vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý ở phía bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ sông Thu Bồn trở vào.
Vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chăm là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên ngôi năm 1360, từ năm 1371 đến 1389, ông tổ chức nhiều cuộc tấn công ra Thăng Long kinh đô của Đại Việt, ông đã bị chết trong lần tấn công cuối cùng năm 1389 và một vị tướng của ông là La Ngai (La Khải) rút về Vijaya và lên ngôi thay thế. Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, đến lượt Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt tấn công và bị mất dần lãnh thổ. Sau các cuộc tấn công vào các năm 1402 và 1446, tới năm 1471 vua Lê Thánh Tông chỉ huy tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh đô Vijaya, vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường tới Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sáp nhập các địa khu Amaravati và Vijaya và lập nên thừa tuyên Quảng Nam.
Theo sử Việt Nam, sau khi mất vùng Vijaya, một tướng Chăm là Bô Trì Trì chạy vào nam chiếm vùng Panduranga xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần với Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara (Hoa Anh) tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên). Chính thất bại này đã dẫn đến việc người Chăm lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca.
=== Panduranga (1471 - 1832) ===
Phần đất còn lại của vương quốc Chăm Pa từ sau năm 1471 mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ đèo Cả ngày nay trở về Nam gồm hai địa khu Kauthara và Panduranga. Năm 1594 vua Chăm là Po At đã gửi lực lượng sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Malacca.
Năm 1611 Nguyễn Hoàng đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng. Tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Văn Phong trấn giữ.
Năm 1629, Văn Phong liên kết với người Chăm Pa nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Chúa Sãi cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.
Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt - Chăm diễn ra tốt đẹp
Năm 1653, Bà Thấm quấy nhiễu ở đất Phú Yên, chúa Hiền cho 3000 quân sang đánh, quân Nguyễn hạ được thành. Bà Thấm trốn chạy, sau phải dâng thư xin hàng, vùng phía Đông sông đến địa đầu Phú Yên (vùng Kauthara) bị mất vào tay chúa Nguyễn, chỉ còn phần phía Tây sông (vùng Panduranga) là thuộc về Chăm Pa.
Tới năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Panduranga, bắt vua Po Sout đưa về Phú Xuân và đưa em trai của Po Sout là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn và vua Chăm được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận.
Ngay sau khi Minh Mạng lên ngôi, ông phân bố lại hành chính, chia Bình Thuận trấn thành 2 phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Minh Mạng hạn chế hơn nữa quyền lực của hoàng gia Chăm. Năm 1822, Chánh Chưởng (Cơng Can), vị vua cuối cùng của Champa rời kinh đô Bal Canar (Tịnh Mỹ - Phan Rí) lưu vong tại Campuchia.
Năm 1832 người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.
Lịch sử miền đất Tây Nguyên ngày nay sau khi tách khỏi lịch sử Chăm Pa vào năm 1471 còn chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu. Mối quan hệ lịch sử giữa Chăm Pa (trước thời Lê), Nam Bàn (thời Lê) và hai nước Thủy Xá, Hóa Xá (thời Nguyễn) còn chưa được chứng minh. Tuy nhiên theo Cương mục thì vua Lê Thánh Tông phong cho dòng dõi chúa Chăm Pa làm Nam Bàn quốc vương, đây là một quốc gia cổ sơ khai của người Giarai và Ê đê và đất đai Nam Bàn chính là đất phụ thuộc Chăm Pa xưa (trước thời Lê) và vào thời Nguyễn đấy chính là đất của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá (tức Tây Nguyên ngày nay). Sau khi Chăm Pa bị sáp nhập hoàn toàn vào Việt Nam thì hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá của người Ê đê và Giarai tức miền đất Tây Nguyên ngày nay vẫn giữ được độc lập nhưng trở thành phiên thuộc của nhà Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc.
== Địa lý ==
=== Cương vực ===
Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ nam Quảng Trị ngày nay trở xuống. Đến năm 1306, vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ nam Quảng Trị cho đến Đà Nẵng, Điện Bàn. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.
Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn thành tiểu quốc gia sơ khai riêng cho người Giarai và Ê đê và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.
=== Các địa khu ===
Kể từ năm 757, trên lãnh thổ Champa hiện diện 5 địa khu với tên gọi phát xuất từ lịch sử Ấn Độ. Vị trí và cương vực của mỗi lãnh địa như sau:
Indrapura (757 - 1471): Nay là làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Amaravati (757 - 1471): Nay là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Địa khu này có hai trung tâm là thành phố Indrapura nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và thành phố Sinhapura nằm ở Trà Kiệu huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay. Và thánh địa Mỹ Sơn nằm ở cách Trà Kiệu khoảng 25 km về hướng tây nam, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất còn bao gồm 5 châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, và Ô, Rí mà sau này sáp nhập vào Đại Việt qua hai đợt, tương ứng với thừa tuyên Thuận Hóa, ngày nay là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên–Huế.
Vijaya (757 - 1471): Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử của người Việt gọi là Chà Bàn (thời Lê) mà sách sử Việt viết nhầm thành Đồ Bàn nằm ở gần Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Địa khu này bao gồm toàn bộ khu vực tỉnh Bình Định và phần nào tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
Kauthara (757 - 1653): Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Khánh Hòa và Phú Yên
Panduranga (757 - 1832): Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Ninh Thuận và Bình Thuận. Panduranga là lãnh thổ Champa cuối cùng bị Đại Việt sáp nhập. Dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn được gọi là Thuận Thành.
== Văn hóa nghệ thuật ==
Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Si-va giáo, trở thành quốc giáo. Từ thế kỷ thứ 10, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hóa đạo Hồi vào khu vực. Chăm Pa có vai trò trung chuyển quan trọng trên con đường hồ tiêu từ vịnh Pec-xich tới miền Nam Trung quốc và sau này là con đường thương mại trên biển của người Ả Rập, xuất phát từ bán đảo Đông Dương - nơi xuất khẩu trầm hương. Mặc dù giữa Chăm Pa và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh, nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau. Chăm Pa còn có quan hệ thương mại và văn hóa với các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijaya và sau này với Majapahit trên bán đảo Mã Lai.
=== Tôn giáo, tín ngưỡng ===
Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh phục năm 1471, tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Ấn Độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Si-va giáo, tức là đạo thờ thần Shiva, và có ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo bản địa như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu tượng chính của tôn giáo Si-va của người Chăm là linga, mukhalinga, jatalinga, linga chia tầng và kosa.
Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại diện cho Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức là Shiva.
Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt.
Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của Shiva là kiểu tóc búi.
Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần ở giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại diện cho Shiva.
Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho linga. Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc trung độc đáo của đạo Si-va của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho các kosa đặc biệt cũng theo cách họ tự đặt tên cho các linga.
Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chăm Pa thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo.
Trong thế kỷ thứ 10 và các thế kỷ sau, Ấn Độ giáo lại trở thành tôn giáo chính của Chăm Pa. Một số nơi vẫn còn lưu giữ những công trình tôn giáo và cũng là các công trình kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm.
Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chăm Pa từ sau thế kỷ thứ 10, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ thứ 17 thì hoàng gia Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo đạo Hồi. Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo. Các văn bản của Indonesia còn ghi lại câu chuyện công chúa Darawati, một công chúa Chăm đã ảnh hưởng đến chồng là Kertawijaya, người cai trị đời thứ bảy của Majapahit, tượng tự như câu chuyện với Parameshwara, người đã cải đạo Hồi cho hoàng gia Majapahit. Ngôi mộ của Putri Champa (công chúa Chăm) vẫn còn thấy ở Trowulan, nơi xưa kia là thủ đô của Majapahit.
=== Kiến trúc, điêu khắc ===
Kiến trúc Chăm Pa được phân tích qua các tháp Chăm thờ các vị thần Ấn Độ giáo và các vị vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo thời Indrapura. Về phong cách kiến trúc điêu khắc các tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thay đổi khác nhau, dấu ấn riêng biệt của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên đá.
Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu khắc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu, trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa.
=== Chữ viết, bia ký ===
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ, tuy nhiên chữ viết của Chăm Pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.
Theo thống kê của các học giả người Pháp vào năm 1923, số bia ký Chăm đã được biết là 170, tất cả các bia ký Chăm đều được khắc lên đá thành những tấm bia to và đẹp và một số bia ký khác được khắc lên tường của các tháp Chăm. Các văn bia cổ Chăm Pa là những văn bản gần như duy nhất thể hiện ý tưởng của các vị vua và triều đình, trong số 123 bia ký có thể hiểu được nội dung thì 92 bia nói về Siva giáo, 5 bia về thần Brahma, 3 bia về thần Visnu, 7 bia về đức Phật và 21 bia không rõ về tính tôn giáo.
=== Văn học, ghi chép ===
Do chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ cho nên ý nghĩa văn chương được thể hiện trong các bia ký, các tác giả bia ký cố gắng dùng lời lẽ văn hoa, nhiều điển tích và ẩn dụ của văn học Ấn Độ để thể hiện ý tưởng của mình, vì thế mà văn bia Chăm Pa là một mảng quan trọng nhất của văn học Chăm Pa, các bia ký Chăm Pa bằng chữ Phạn được viết chủ yếu theo những thể thơ của Ấn Độ, văn học Ấn Độ qua hình thức truyền khẩu trong dân gian chắc cũng có mặt ở Chăm Pa, điều này được thế hiện qua việc người Chăm dựng đền thờ Rsi Valmiki, người được coi là tác giả của sử thi Ramayana cũng như các bức phù điêu thể hiện các nhân vật có trong sử thi Ramayana như chàng Rama, nàng Sita. Ngoài bộ sử thi Ramayana, các bộ sử thi khác của Ấn Độ cũng được phổ biến ở Chăm Pa như bộ Mahabharata và thậm chí là truyện ngụ ngôn Ấn Độ qua bộ Bhagavata.
Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan - Doanh Nhai Thắng Lãm, thì văn bản ghi chép trong xã hội Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả:
Về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút, họ dùng [hoặc] da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen, và họ gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, [trong đó], với phấn trắng, họ viết chữ để ghi lại thành tài liệu lưu trữ.
=== Âm nhạc, ca múa ===
Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, ở các tín ngưỡng như lễ năm mới Rija Nagar, lễ Kate vào tháng 7 Chăm lịch, lễ cầu đảo, lễ mở cửa tháp. Việc dùng các hình thức nhạc cụ tùy thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác nhau. Trống Baranâng và trống gineng là loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm. Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo, người Chăm có các điệu múa khác nhau như: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.
== Tổ chức xã hội ==
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu dân tộc học và điền dã cũng như tổng quan các nghiên cứu về xã hội người Chăm đều tập trung vào người Chăm hiện đại. Đến nay chưa có một công trình nghiên cứu lịch sử nào, nhất là các công trình dựa trên khảo cứu văn bia hay văn tịch cổ của người Chăm cho ra các kết luận khách quan có chứng cứ về xã hội Chăm Pa cổ, tuy nhiên từ những sử liệu, bia ký rời rạc chúng ta có thể điểm được một số yếu tố trong tổ chức xã hội Chăm Pa.
=== Luật pháp ===
Các bia ký và các tác phẩm điêu khắc không thể hiện cho thấy bất kỳ một thiết chế luật pháp nào, tuy nhiên qua ghi chép của Mã Đoan tới đây vào đầu thế kỷ 15 có thể cho chúng ta thấy một phần nào về luật pháp của Chăm Pa thời kỳ đó:
Về các tội bị trừng phạt [tại] xứ sở này:
Đối với các tội nhẹ, họ dùng việc đánh vào lưng bằng một sợi mây.
Đối với các tội nặng, họ cắt mũi.
Đối với tội cướp, họ chặt tay.
Đối với tội ngoại tình, đàn ông và đàn bà bị khắc lên mặt sao cho thành vết sẹo.
=== Hệ thống đẳng cấp ===
Một số nghiên cứu dựa trên nền văn hóa Ấn hóa của người Chăm đều trình bày xã hội dưới dạng các đẳng cấp (caste) trong kinh Vệ Đà trước khi đi vào khảo cứu các di tích văn hóa nghệ thuật Chăm Pa còn lại. Theo đó, xã hội Vệ Đà có bốn đẳng cấp, đứng đầu là đẳng cấp giáo sĩ Brahman chuyên về thờ cúng, tiếp theo là đẳng cấp Ksatria tức chiến binh có nhiệm vụ bảo vệ các đẳng cấp kia. Các học giả hiện đại theo xu hướng nghiên cứu thực chứng đã tỏ ra dè dặt hơn và không đề cập gì từ phương diện nghiên cứu sử học, nhất là từ các tài liệu văn bia về cơ cấu xã hội của Chăm Pa cổ. Các sự kiện lịch sử, như việc Lưu Kế Tông, một người Việt chứ không phải người Chăm làm vua Chăm Pa cho dù chỉ có ba năm (983-986) rồi bị người Chăm đoạt lại vương vị cũng chứng tỏ cơ cấu xã hội Chăm Pa cổ phức tạp hơn trong kinh Vệ Đà nhiều. Tóm lại, việc xem xã hội Chăm Pa cổ là xã hội Vệ Đà với bốn đẳng cấp như ở Ấn Độ cổ (hay năm đẳng cấp với đẳng cấp thứ năm là ngoại nhân) cần được nhìn nhận rất thận trọng vì chưa có công trình nghiên cứu nào từ cứ liệu văn khắc Chăm cổ chứng minh.
=== Chế độ mẫu hệ ===
Nhiều học giả trong nước trên cơ sở nghiên cứu chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại của người Chăm hiện nay và trên cơ sở nghiên cứu cụ thể các cặp linga-yoni, đặc biệt là linga phân tầng, cả linga phân làm ba tầng thể trimutri (ba thể của Thượng đế) và hai tầng (linga và yoni - âm và dương) được đặt trên bệ đá hình vuông có khe để nước chảy thoát ra chính là yoni được đặt bên dưới linga, thì cho rằng ở xã hội Chăm cổ vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng rất to lớn. Tuy nhiên, cũng giống như ở trên, đấy mới chỉ là một suy luận chứ chưa có các tài liệu văn bia chứng minh và chưa có công trình nghiên cứu lịch sử dựa trên các văn khắc Chăm cổ nào đề cập đến việc này.
== Thể chế chính trị ==
=== Nền quân chủ ===
Vương quốc Chăm Pa bị diệt vong, di tích để lại cũng như những ghi chép từ sử liệu không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa.
Một số vua Chăm Pa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc. Một số vị có tên Chăm được phục hồi qua đối chiếu tên bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, như Cambhuvarman tức Phạm Phan Chí hoặc Kandharpadjarma tức Phạm Đầu Lê..., do được xuất hiện trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán.
=== Hệ thống Mandala ===
Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành bốn địa khu (Panduranga, Kauthara, Amaravati, Vijaya) chạy từ Nam lên Bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc các địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc. Nhiều tác giả quan niệm Chăm Pa là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 10, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ thứ 12 lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ thứ 15, tài liệu về Panduranga rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ thứ 10 tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất.
== Kinh tế ==
Trong khi có nhiều công trình nghiên cứu về đời sống, hoạt động kinh tế và cơ cấu, tổ chức và các mặt khác nhau của người Chăm hiện đại thì chưa có những công trình nghiên cứu như vậy cho vương quốc Chăm Pa cổ. Lý do cũng thật dễ nhận thấy vì những gì thuộc về thượng tầng kiến trúc là những thứ khó còn lại với thời gian và sử liệu về một vương quốc có thời đã dựng nền những đền tháp rực rỡ chạy dài suốt ven biển miền Trung Việt Nam ngày nay cũng chỉ còn qua các phế tích.
Qua các công trình nghiên cứu lịch sử, các tác giả cho rằng nền kinh tế Chăm Pa xưa chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công và thương mại. Các dầu vết còn lại ở miền Trung Việt Nam của những hệ thống thủy lợi phức tạp và những giống lúa có chất lượng cao đặc trưng riêng của miền Trung được xem là các bằng chứng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển cao.
Vương quốc Chăm Pa xưa có được vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển. Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu từ khai thác rừng ở miền thượng của các đồng bằng ven biển và Tây Nguyên. Từ thế kỷ thứ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là "Con đường tơ lụa trên biển". Các sản phẩm xuất cảng của Chăm Pa là sản phẩm của sản xuất đồ thủ công như các đồ gốm sứ, đất nung và cả các sản phẩm khai thác miền rừng như sừng tê, ngà voi, và đặc biệt là trầm hương, và cả của hoạt động khai thác tổ yến trên các đảo ngoài khơi.
Về phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại, Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được thể hiện trong cuốn sách sau này của ông là Ying-yai Sheng-lan - Doanh Nhai Thắng Lãm, thì giao dịch thời kỳ này được miêu tả:
Trong giao dịch mua bán, họ hiện dùng vàng nhạt màu, non tuổi, có độ [ròng] bảy mười phần trăm, hoặc [họ dùng] bạc.
== Dân tộc dân cư ==
Người Chăm trong thời vương quốc Chăm Pa lịch sử bao gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và Cau (Kramukavamsa). Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati và Vijaya trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga. Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột này thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân.
Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa còn có cả các tộc người thiểu số gốc Nam Đảo và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa còn có cả người Việt.
== Di sản ngày nay ==
Rất nhiều tháp cổ của người Chăm vẫn còn ở miền Trung Việt Nam. Một điển hình về kiến trúc là thánh địa Mỹ Sơn gần Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn bị bom Mỹ hủy hoại nặng nề trong chiến tranh nhưng đã được phục chế lại sau chiến tranh từ thập niên 1980 với những đóng góp to lớn của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997). Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ngoài ra còn có các di tích tháp Chăm ở miền Trung vẫn được cộng đồng người Chăm hiện nay sử dụng để thờ tự như:
Tháp Po Nagar (Khánh Hòa)
Tháp Po Klong Garai (Ninh Thuận)
Tháp Po Rome (Ninh Thuận)
Tháp Po Sha Inư (Bình Thuận)
Các hiện vật điêu khắc Chăm phong phú nhất có tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng (trước đây là "Musée Henri Parmentier") ở thành phố biển Đà Nẵng. Viện bảo tàng được thành lập từ năm 1915 bởi học giả người Pháp và đến nay vẫn được xem là một trong những bảo tàng lớn ở Đông Nam Á. Các hiện vật Chăm cũng có mặt tại các viện bảo tàng khác như:
Bảo tàng Mỹ thuật, Hà nội
Bảo tàng Lịch sử, Hà nội
Bảo tàng Mỹ thuật, TP HCM
Bảo tàng Lịch sử, TP HCM
Bảo tàng Guimet, Paris
== Ảnh ==
== Xem thêm ==
FULRO
Mặt trận Giải phóng Champa
Cộng hòa Tây Nguyên và Champa
Cộng hòa Champa
== Tham khảo ==
== Thư mục ==
Toàn thư, bản Nhà xuất bản Khoa học Xã hội in năm 1998 từ mộc bản Chính Hòa, tập I và II.
Jean Boisselier, La statuaire du Champa, Paris: École Française d'Extrême-Orient, 1963.
David P. Chandler, A History of Cambodia. Boulder: Westview Press, 1992.
Emmanuel Guillon. Cham Art. London: Thames & Hudson Ltd, 2001. ISBN 0-500-97593-0
Jean-Francois Hubert. The Art of Champa. Parkstone Press, 2005. ISBN 1-85995-975-X
Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam des origines à 1858. Paris: Sudestasie, 1981.
Georges Maspero, Le royaume de Champa. Paris: Van Ouest, 1928.
Ngô Vǎn Doanh, Champa: Ancient Towers. Hanoi: The Gioi Publishers, 2006.
Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics. Hanoi: The Gioi Publishers, 2005.
Scott Rutherford, Insight Guide - Vietnam (ed.), 2006. ISBN 981-234-984-7.
D.R. Sardesai, Vietnam, Trials and Tribulations of a Nation. Long Beach Publications, 1988. ISBN 0-941910-04-0
Michael Vickery, "Champa Revised." ARI Working Paper, No.37, 2005, ari.edu.sg.
Geoff Wade, "Champa in the Song hui-yao," ARI Working Paper, No.53, 2005, ari.edu.sg
Cœdès, Georges, Les États hindouisés d'Indochine et d'Indonésie, De Boccard, Paris, 1964 (réimpression);
Anne-Valérie Schweyer, Le Viêt Nam ancien, Belles Lettres, coll. Guide Belles Lettres des civilisations, Paris, 2005, ISBN 2-251-41030-9.
Thánh địa Mỹ Sơn
Di sản du lịch
Cội nguồn Chăm pa
Độc đáo những nét văn hóa Chăm
Plumeria flowers - Champa Flowers - La fleur de frangipaniers – Hoa Sứ, Hoa đại, Hoa Champa.
Champa revised tài liệu tiếng Anh, 89 trang.
The Mingshi account of Champa Những ghi chép về Champa trong Minh sử, tài liệu tiếng Anh, 23 trang.
Workshop on New Scholarship On Champa bản tóm tắt nội dung hội thảo, tài liệu 21 trang. |
chính phủ anh.txt | Chính phủ Quân vương bệ hạ (tiếng Anh: Her Majesty's Government/HMG) thường được gọi là Chính phủ Anh, là chính phủ trung ương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng, những thành viên còn lại là Bộ trưởng. Thủ tướng chính phủ và các bộ trưởng cấp cao khác thuộc về ủy ban ra quyết định tối cao, còn được gọi là Nội các. Bộ trưởng Chính phủ là đại biểu Nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Chính phủ phụ thuộc Quốc hội để làm văn bản luật do cơ quan lập pháp ban hành, và từ Đạo luật Kỳ hạn Quốc hội 2011, Tổng tuyển cử được tổ chức 5 năm một lần để bầu mới Viện Thứ dân, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Chính phủ trong Hạ nghị viện thành công, nếu vậy bầu cử có thể diễn ra sớm hơn. Sau cuộc bầu cử Quân vương lựa chọn Thủ tướng lãnh đạo Đảng đa số trong Hạ viện.
Trong Hiến pháp Anh, quyền hành pháp là của quân vương, mặc dù quyền lực hành pháp duy nhất được điều hành bởi hoặc theo lời tư vấn của Thủ tướng và Nội các. Các thành viên Nội các tư vấn quân vương như Hội đồng cơ mật, và sử dụng quyền lực trực tiếp như lãnh đạo Ban chính phủ.
Thủ tướng hiện nay là David Cameron là lãnh đạo Đảng Bảo thủ, được bầu sau cuộc tổng tuyển cử ngày 7/5/2015.
== Chính phủ trong Nghị viện ==
Một nguyên tắc quan trọng trong Hiến pháp Anh là Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều này được gọi là Chính phủ chịu trách nhiệm.
Vương quốc Anh là quốc gia quân chủ lập hiến, trong đó quân vương trị vì (có nghĩa là vua hoặc nữ hoàng là người đứng đầu nhà nước trong thời gian không xác định) trên thực tế không thực hiện bất kỳ quyết định chính trị. Tất cả các quyết định chính trị được thực hiện bởi Chính phủ và Quốc hội. Nhà nước lập hiến hiện tại là kết quả sau các quá trình hạn chế và làm giảm quyền lực của quân vương, bắt đầu với Magna Carta năm 1215.
Quốc hội được chia làm 2 viện: Viện Thứ dân và Viện Quý tộc. Viện Thứ dân là Hạ viện và có quyền lực nhất. Viện Quý tộc là thượng viện, mặc dù có quyền bỏ phiếu để sửa luật nhưng Viện Thứ Dân có thể bỏ phiếu bác bỏ sự sửa đổi. Mặc dù Thượng viện có thể giới thiệu dự thảo, nhưng các định luật quan trọng nhất được đưa ra bởi Hạ nghị viện - và hầu hết được giới thiệu bởi chính phủ, lịch trình phần lớn thời gian của Quốc hội nằm trong Viện Thứ dân. Thời gian quan trọng của Quốc hội là thông qua dự thảo để trở thành đạo luật, vì họ phải trải qua một số phiên họp để thông qua trước khi trở thành đạo luật. Trước khi đệ trình một dự luật, chính phủ có thể thu thập ý kiến từ công chúng và các doanh nghiệp, và thường có thể đã giới thiệu và thảo luận chính sách trong lời hứa với Nữ hoàng, hoặc bản tuyên ngôn tranh cử hoặc nền tảng của Đảng.
Bộ trưởng Ngôi vua chịu trách nhiệm trước Viện họ đang ngồi; họ báo cáo với Viện và nhận chất vấn từ các thành viên viện đó. Đối với các Bộ trưởng cao cấp thường được Viện Thứ dân bầu nhiều hơn là Viện Quý tộc. Ví dụ các Bộ trưởng Nội các Huân tước Mandelson Quốc vụ khanh thứ nhất và Huân tước Adonis Bộ trưởng Bộ Giao thông ngồi trong Viện Quý tộc và chịu trách nhiệm trong viện đó trong chính phủ Gordon Brown.
Kể từ khi Edward VII trị vì, Thủ tướng luôn luôn là thành viên được bầu bởi Quốc hội, và do đó chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Viện Quý tộc có hạn chế liên quan tới dự thảo tiền vì lý do này, có lẽ nó không thể được chấp nhận về mặt chính trị cho bản tường trình ngân sách được trao cho Quý tộc, với đại biểu Quốc hội không thể trực tiếp chất vấn Bộ trưởng Tài chính. Bộ trưởng Tài chính cuối cùng của Viện Quý tộc là Huân tước Denman (người tạm quyền trong 1 tháng năm 1834).
Dưới hệ thống Anh Chính phủ được đòi hỏi bởi quy ước và vì lý do thực tiễn để giữ vững lòng tin của Hạ nghị viện. Nó đòi hỏi hỗ trợ Hạ nghị viện cho nguồn cung cấp (bằng cách bỏ phiếu thông qua nguồn ngân sách của chính phủ) và để thông qua văn bản luật cơ bản. Theo quy ước chính phủ mất đi lòng tin của Hạ viện thì sẽ phải từ chức hoặc tổ chức tổng tuyển cử sớm. Sự hỗ trợ trong Viện Quý tộc hữu ích với chính phủ khi thông qua dự thảo luật ngay lập tức, không quan trọng. Chính phủ không cần từ chức khi mất lòng tin với Thượng viện và bị đánh bại bởi phiếu then chốt Viện đó. Do đó Viện Thứ dân là Viện chịu trách nhiệm.
Thủ tướng phải giải trình trong thời gian chất vấn Thủ tướng do các đại biểu tất cả các đảng tham gia đặt câu hỏi về mọi vấn đề. Cũng có các câu hỏi cho Ban các Bộ trưởng phải trả lời ngắn gọn câu hỏi liên quan đến ngành đặc nhiệm. Khác với chất vấn Thủ tướng, Bộ trưởng Nội các và Bộ trưởng cao cấp trong Ban có thể trả lời thay mặt cho chính phủ, tùy thuộc về vấn đề của câu hỏi.
Trong cuộc tranh luận của Bộ trưởng về việc làm luật của chính phủ, thường trách nhiệm mỗi Ban cho dự thảo, sẽ lãnh đạo tranh luận thay cho chính phủ và đáp lại các vấn đề của đại biểu hoặc quý tộc.
Ủy ban của Viện Thứ Dân và Viện Quý tộc yêu cầu giải trình, xem xét kỹ lưỡng công việc và kiểm tra chi tiết sự đề xuất làm luật. Các bộ trưởng xuất hiện trước ủy ban để đưa ra bằng chứng và trả lời câu hỏi.
Bộ trưởng Chính phủ cần phải có quy ước và mã thuộc Bộ trưởng. Khi Quốc hội đang nhóm họp, để lập báo cáo chủ yếu liên quan tới chính sách của Chính phủ hoặc các vấn đề quốc gia quan trọng tới Quốc hội. Đại biểu và quý tộc sẽ chất vấn báo cáo của Chính phủ. Khi Chính phủ quyết định lập báo cáo đầu tiên ngoài Quốc hội, nó thường bị đại biểu và chủ tịch Hạ viện phê bình và chỉ trích.
== Chính phủ và Ngôi vua ==
Quân chủ Anh hiện là Nữ hoàng Elizabeth II, là người đứng đầu nhà nước và quân vương, nhưng không phải là người đứng đầu chính phủ.
Nữ hoàng ít tham gia trực tiếp quyền hành pháp, và vẫn trung lập trong các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, quyền lực hợp pháp của nhà nước vẫn được trao cho Vua và gọi là Ngôi vua (hay Vương miện) vẫn là nguồn của quyền hành pháp thi hành bởi chính phủ.
Ngoài thẩm quyền theo luật định, trong nhiều lĩnh vực Vương miện cũng sở hữu quyền hạn gọi là đặc quyền của nhà vua, có thể được dùng nhiều mục đích, từ phát hành hoặc rút hộ chiếu đến lời tuyên bố của chiến tranh. Do phong tục lâu đời, hầu hết các quyền hạn này được giao phó từ Quân vương đến các bộ trưởng khác nhau hoặc các viên chức khác của Vương miện, những người có thể sử dụng chúng không cần phải được chấp thuận từ Quốc hội.
Người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng có cuộc tiếp kiến hàng tuần với quân vương, Nữ hoàng "có quyền và nhiệm vụ bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của Chính phủ...Cuộc tiếp kiến này, giữa Thủ tướng và quân vương với truyền thông là tuyệt mật. Sau khi bày tỏ quan điểm của mình, Nữ hoàng tuân theo lời khuyên của các bộ trưởng của mình".
Đặc quyền Hoàng gia bao gồm: Đối nội:
Quyền miễn nhiệm và bổ nhiệm Thủ tướng. Quyền này được thực hiện bởi các quân vương. Theo quy ước quân vương phải đề cử cá nhân có khả năng nhất điều khiển đa số trong Hạ viện.
Quyền miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng. Quyền này được Thủ tướng thực hiện với vai trò cá nhân.
Quyền Hoàng gia phê chuẩn dự án luật, phát luật cho có giá trị. Quyền này được thực hiện bởi Quân vương, người theo pháp lý có quyền bác bỏ, mặc dù không có dự thảo hay luật nào bị bác bỏ bởi quân vương kể từ Nữ hoàng Anne năm 1708.
Quyền Sĩ quan Ủy ban trong các lực lượng vũ trang.
Quyền ra lệnh cho các lực lượng vũ trang Hoàng gia Anh. Quyền này được thực hiện bởi Hội đồng Quốc phòng dưới danh nghĩa Nữ hoàng.
Quyền bổ nhiệm thành viên cho Hội đồng cơ mật Hoàng gia.
Quyền phát hành và thu hồi hộ chiếu. Quyền này được Bộ trưởng Nội vụ thực hiện.
Các đặc quyền ban ân (mặc dù các bản án tử hình đã bị bác bỏ, quyền này vẫn được sử dụng để giảm án).
Quyền cấp huân huy chương, danh dự.
Quyền thành lập đoàn thể thông qua Hiến chương Hoàng gia.
Đối ngoại:
Quyền phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.
Quyền tuyên chiến và ký kết hòa bình với các quốc gia.
Quyền triển khai các lực lượng vũ tranh tại nước ngoài.
Quyền công nhận ngoại giao.
Quyền công trạng và tiếp nhận ngoại giao.
Mặc dù Vương quốc Liên hiệp không có văn bản Hiến pháp duy nhất, Chính phủ công bố danh sách trên vào tháng 10/2003 để gia tăng tính minh bạch, khi một vài quyền hạn thi hành dưới danh nghĩa của quân vương và được hiểu là đặc quyền Hoàng gia. Tuy nhiên hoàn thành quy mô đặc quyền hoàng gia, nhiều người cho rằng sẽ quay trở lại chế độ quân chủ chuyên chế hoặc điều chỉnh bằng cách điều chỉnh hiến pháp, đã không hoàn toàn được đặt ra.
== Cấp bậc trong Chính phủ ==
Trong chính phủ được chia ra 4 cấp bậc:
Thư ký Nhà nước:chức vụ đứng đầu Ban (Bộ) tương đương với chức vụ Bộ trưởng.
Bộ trưởng Nhà nước:chức vụ đứng thứ hai của Bộ tương đương với Thứ trưởng.
Dưới Nghị viện-Thư ký Nhà nước:chức vụ thứ 3 trong Bộ.
Thư ký riêng Nghị viện:chức vụ thứ 4 trong Bộ chức vụ dùng để liên lạc giữa Bộ trưởng cao cấp với đại biểu.
== Cơ quan Chính phủ ==
Chính phủ được cung cấp 560000 công chức và nhân viên được chia làm 24 Ban (Bộ) và cơ quan hành pháp. Ngoài ra có 26 Ban không Bộ trưởng với nhiều quyền hạn khác nhau.
=== Bộ có Bộ trưởng ===
Bộ trưởng Chính phủ đứng đầu chính trị Ban cấp Bộ, thường là thành viên nội các và bao gồm những vấn đề đòi hỏi phải có sự giám sát chính trị trực tiếp. Hầu hết các Ban, bộ trưởng chính phủ thường được gọi là Thư ký Nhà nước và là thành viên của Nội các. Thường được hỗ trợ bởi các thành viên Bộ trưởng tập sự (cấp dưới của Bộ trưởng). Thư ký Thường trực đứng đầu là công chức cấp cao quản lý hành chính của bộ. Phụ thuộc vào Ban cấp bộ là cơ quan điều hành. Cơ quan điều hành có mức độ quyền tự chủ để thực hiện chức năng hoạt động và báo cáo cho một hoặc nhiều Ban chính phủ cụ thể, sẽ thiết lập các nguồn tài trợ và chính sách chiến lược cho cơ quan.
=== Bộ không Bộ trưởng ===
Ban không Bộ trưởng thường là vấn đề giám sát chính trị trực tiếp được đánh giá không cần thiết hoặc không quan trọng. Đứng đầu là các viên chức cao cấp. Một số thực hiện hành pháp hay kiểm tra chức năng, và tình trạng của họ được dự định giữ họ khỏi sự can thiệp chính trị. Đứng đầu là Thư ký Thường trực hoặc Thư ký thường trực thứ 2.
== Trụ sở ==
Thủ tướng Chính phủ có trụ sở tại số 10 phố Downing ở Westminster, London. Các cuộc họp Chính phủ cũng diễn ra tại đây. Các cơ quan chính phủ có trụ sở gần đó ở Whitehall.
== Chính quyền phân cấp ==
Từ năm 1999, số vùng chính quyền trung ương đã được chuyển giao cho chính phủ có trách nhiệm ở Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland. Đây không phải là một phần của Chính phủ Hoàng gia, chính phủ của họ được tổ chức và chịu trách nhiệm riêng của họ dưới Nữ hoàng. Và không có chính phủ phân cấp tại Anh.
== Tham khảo == |
uganda.txt | Uganda (phiên âm tiếng Việt: U-gan-đa; /juːˈɡændə/ yew-GAN-də hoặc /juːˈɡɑːndə/ yew-GAHN-də), tên gọi chính thức là "Cộng hòa Uganda", là một quốc gia không giáp biển, nằm hoàn toàn trong lục địa châu Phi. Giáp Kenya về phía Đông, phía Tây giáp với CHDC Congo, Tây Nam giáp Rwanda, phía Bắc giáp Nam Sudan và phía Nam giáp Tanzania. Phía Nam Uganda là vùng hồ Victoria, có chủ quyền gần 1/2 diện tích mặt hồ, chia sẻ quyền khai thác cùng Kenya và Tanzania. Uganda cũng nằm trong lưu vực sông Nin, có khí hậu đa dạng, nhưng nhìn chung chủ yếu là khí hậu xích đạo.
Uganda lấy tên từ vương quốc Buganda, một vương quốc với lãnh thổ ngày nay phần lớn miền Nam của đất nước bao gồm cả thủ đô Kampala. Bắt đầu từ cuối những năm 1800, khu vực này đã được cai trị như một thuộc địa của người Anh, họ đã thành lập các khu hành chính trên toàn lãnh thổ. Uganda giành được độc lập từ Anh vào ngày 9 tháng 10 năm 1962. Sau khi giành độc lập, Uganda rơi vào nhưng cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàng, gần đây nhất là một cuộc nội chiến kéo dài giữa chính phủ và Quân kháng chiến của Chúa, đã gây ra hàng chục ngàn thương vong và di dời hơn một triệu người. Tổng thống hiện tại của Uganda là Yoweri Kaguta Museveni, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 1986.
== Lịch sử ==
Vào khoảng thế kỉ 12, vương quốc Bunyoro được thành lập và trở nên hùng mạnh, gồm phần lớn lãnh thổ Uganda hiện nay. Từ thế kỉ 18, vương quốc Buganda thoát khỏi quyền giám hộ của vương quốc Bunyoro và thống trị cả các nước láng giềng.
Vào giữa thế kỉ 19, người châu Âu bắt đầu thám hiểm vùng lãnh thổ này, Uganda trở thành xứ bảo hộ của Anh từ năm 1894. Thực dân Anh phát triển các đồn điền cà phê và bông vải. Từ năm 1920, việc độc canh cây bông vải làm rối loạn cơ cấu kinh tế. Từ năm 1952, Quốc vương Mutesa II chống lại sự cai trị của thực dân. Các đảng phái dần dần hình thành. Năm 1961, ba đảng chính tham gia một cuộc hội nghị nhằm soạn thảo hiến pháp.
Uganda giành độc lập năm 1962. Quốc vương Edward Mutesa của Buganda được bầu làm Tổng thống, và Milton Obote làm Thủ tướng. Với sự giúp đỡ của một sĩ quan quân đội trẻ, Đại tá Idi Amin, Thủ tướng Obote giành quyền kiểm soát Chính phủ từ năm 1966. Obote bị lật đổ sau cuộc đảo chính quân sự, đất nước rơi vào chế độ cai trị độc tài và khát máu của Idi Amin, rồi chính Amin cũng bị lật dổ do sự can thiệp của quân đội Tanzania năm 1979. Đất nước rơi vào tình trạng vô tổ chức về mặt chính trị, kinh tế bị tàn phá, nạn cướp bóc gia tăng do không ai kiểm soát các phần tử quân sự.
Năm 1980, Obote trở lại cầm quyền nhưng chế độ này cũng trở nên độc tài không kém gì chế độ trước, kinh tế đất nước hầu như bị tê liệt. Obote bị Tướng Basilio Ikello lật đổ năm 1985: Năm 1986, Yoweri Museveni, nhà lãnh đạo tổ chức Quân đội kháng chiến Quốc gia, lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. Cuộc nội chiến đã làm cho khoảng 800.000 người chết. Hiến pháp mới được thông qua năm 1995 và Musseveni đắc cử Tổng thống năm 1996.
Uganda tiến hành một chiến dịch quy mô chống lại bệnh AIDS, giảm thiểu được tỉ lệ nhiễm HIV thông qua chương trình y tế công cộng, giáo dục và truyền bá thông tin. Tháng 9 năm 2002, Uganda ký hiệp ước hòa bình với Congo. Suốt năm 2002, Uganda vẫn tiếp tục cuộc chiến kéo dài 15 năm nhằm chống lại phiến quân cực đoan đặt cơ sở tại Sudan.
Ngày 29 tháng 7 năm 2005, một cuộc chưng cầu dân ý với 47% dân số tham gia và 92% số phiếu ủng hộ đã cho phép thay đổi Hiến pháp, theo đó nước này sẽ chấp nhận chế độ đa đảng. Vào cuối tháng 1 năm 2006, những cuộc bầu cử lập pháp và Tổng thống đã diễn ra. Ông Yoweri Kaguta Museveni đã tái đắc cử với số phiếu ủng hộ là 59% so với 37% của đối thủ chính, ông Kizza Besigye.
== Chính phủ ==
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước cũng như chính phủ. Thủ tướng sẽ do Tổng thống chỉ định. Nghị viện bao gồm Quốc hội với 332 thành viên. Trong số đó 104 người được đề cử bởi các nhóm lợi ích khác nhau như phụ nữ hay quân đội. Các thành viên còn lại được bầu theo nhiệm kì 4 năm.
Tình hình Uganda nhìn chung tương đối ổn định. Những thay đổi đáng lưu ý trong những năm gần đây có việc Nghị viện Uganda thông qua việc bổ sung Hiến pháp vào năm 2005 theo đó từ bỏ những giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống và tiến hành bầu cử đa đảng. Năm 2006, Uganda bầu cử Tổng thống, đương kim Tổng thống Museveni tái đắc cử lần 3 với 59,28% số phiếu bầu.
== Đối ngoại ==
Uganda tuyên bố đi theo đường lối trung lập, không liên kết, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc. Trước đây, Uganda thân phương Tây; về sau chính phủ Uganda điều chỉnh quan hệ theo hướng ôn hoà với tất cả các nước. Những năm gần đây, Uganda kiên quyết chống lại việc các nước phương Tây và Mỹ muốn áp dụng chế độ đa đảng ở nước này. Tổng thống Museveni lên án Mỹ, Anh và các nước công nghiệp phát triển bóc lột sức lực và tài nguyên của các nước nghèo, nhất là các nước châu Phi, kêu gọi AU đoàn kết lại, đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế giới mới.
Uganda tham gia tích cực vào việc giải quyết các cuộc xung đột khu vực, nhất là các cuộc xung đột sắc tộc ở Đông Phi (Rwanda, Burundi...)
== Địa lý ==
Uganda nằm ở Trung Phi, Bắc giáp Sudan, Nam giáp Rwanda và Tanzania, Đông giáp Kenya, Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Congo. Lãnh thổ phần lớn là cao nguyên được bao phủ bởi các thảo nguyên. Vùng lũng hẹp dài Rift Valley kéo dài ở rìa phía Tây gồm các hồ xen kẽ với dãy núi Ruwenzori. Hồ Victoria chiếm một phần lãnh thổ phía Nam.
== Hành chính ==
Uganda bao gồm 39 quận là Apac, Arua, Bundibugyo, Bushenyi, Gulu, Hoima, Iganga, Jinja, Kabale, Kabarole, Kalangala, Kampala, Kamuli, Kapchorwa, Kasese, Kibale, Kiboga, Kisoro, Kitgum, Kotido, Kumi, Lira, Luwero, Masaka, Masindi, Mbale, Mbarara, Moroto, Moyo, Mpigi, Mubende, Mukono, Nebbi, Ntungamo, Pallisa, Rakai, Rukungiri, Soroti, Tororo.
== Kinh tế ==
Là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: đất đai màu mỡ, lượng mưa tương đối đều, có nhiều mỏ đồng, coban lớn, nhưng Uganda vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển do chiến tranh du kích kéo dài 20 năm (1965-1985) và do cơ chế quản lý yếu kém.
Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất của kinh tế quốc gia, thu hút trên 80% lực lượng lao động. Bên cạnh các mặt hàng bông vải, chè thì cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính mang lạị nguồn ngoại tệ đáng kể. Tiêm năng thủy điện và nguồn khoáng sản dồi dào (đồng, coban, tungsten, phosphat) thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Tuy vậy, nền công nghiệp vẫn còn khiêm tốn.
Từ năm 1986, với sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế Uganda đã dần dần khôi phục và ổn định kinh tế thông qua cải cách tiền tệ, nâng giá các mặt hàng xuất khẩu, cải thiện tiền lương công chức nhà nước. Trong những năm 1990-1999, kinh tế Uganda có những chuyển biến tích cực nhờ đầu tư liên tục vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung cải thiện sản xuất và xuất khẩu, giảm mức lạm phát, an ninh trong nước dần ổn định, các doanh nghiệp Ấn Độ - Uganđa trở về nước. Tuy nhiên, việc duy trì mức tăng trưởng khả quan đang gặp những thách đố lớn do Uganda tham gia vào cuộc chiến ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng tham nhũng gia tăng và chậm trễ trong quyết định cải cách kinh tế của Chính phủ.
Gần đây Uganda đã bắt đầu phát hiện ra dầu mỏ. Tuy nhiên Uganda vẫn chưa tiến hành một cuộc khảo sát khoáng sản có quy mô nào. Nông nghiệp là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế thu hút 80% lao động. Cà phê là nguồn thu xuất khẩu chính. Với sự trợ giúp của các nước và tổ chức nước ngoài, chính phủ Uganda đã nỗ lực phục hồi và ổn định nền kinh tế thông qua các biện pháp như cải cách chính sách tiền tệ, tăng giá các sản phẩm xăng dầu và cải thiện lương công chức nhà nước. Các thay đổi về chính sách này nhằm mục đích kiểm soát lạm phát, thúc đẩy xuất khẩu và tăng nguồn thu từ xuất khẩu. Trong giai đoạn 1900 – 2001, nền kinh tế Uganda tăng trưởng khá ổn định, tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phục vụ xuất khẩu, ổn định an ninh trong nước…Khoản tiền Uganda đã được các nước cam kết xóa nợ là khoảng 2 tỷ USD. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Uganda nhưng tăng trưởng GDP của quốc gia này vẫn tương đối cao nhờ một loạt cải cách và khả năng kiểm soát khủng hoảng. Doanh thu từ dầu và thuế sẽ là các nguồn thu quan trọng của Uganda khi mà dầu sẽ được đi vào khai thác trong một vài năm tới. Tuy nhiên sự bất ổn định ở Nam Sudan sẽ là một trở ngại đối với nền kinh tế Uganda trong năm 2011 do đối tác xuất khẩu chính của Uganda là Sudan và đây còn là một địa điểm quan trọng của các trại tị nạn cho người dân Sudan.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Uganda đạt 17,12 tỷ USD, trong đó mức tăng trưởng GDP đạt 5,8%. Thu nhập bình quân đầu người của nước này là khoảng 500 USD/người năm 2010. Nông nghiệp chiếm 23,6% tổng sản phẩm quốc dân Uganda và thu hút 80% lực lượng lao động nước này (2010). Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường, bông, thuốc lá, khoai tây, hoa, các sản phẩm từ hoa, thịt dê, bò, đậu…. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá. Ngoài ra, Uganda còn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc, và đánh bắt cá.
Về công nghiệp thì công nghiệp chế biến là chính, tiếp đó là dệt, sản xuất xi măng, sắt, thép, phụ tùng vận tải, phân bón, sản xuất hàng mỹ nghệ...
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Uganda đạt 2,941 tỷ USD với các sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê, cá và các sản phẩm từ cá, trà, bông, hoa, vàng… Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu của Uganda là Sudan, Kenya, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Rwanda, Thụy Sĩ, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Hà Lan, Đức, Ý.
Năm 2010, Uganda nhập khẩu 4,474 tỷ USD hàng hoá các loại. Các sản phẩm mà Uganda thường nhập khẩu là: trang thiết bị cơ bản, phương tiện, dầu, thuốc men và ngũ cốc. Các đối tác nhập khẩu chính gồm Kenya, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc, Nam Phi, Pháp, Nhật và Mỹ.
== Dân số ==
Uganda có dân số hiện vào khoảng 34,6 triệu người (2010) (91% là người bản địa, 1% là người châu Âu, châu Á và người Ả Rập, 8% còn lại là nhóm người). Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, tiếng Luganda và tiếng Swahili là các thổ ngữ được công nhận.
== Tôn giáo ==
Theo điều tra dân số năm 2002, Kitô giáo chiếm khoảng 84% dân số của Uganda. Giáo hội Công giáo La Mã có số lượng tín đồ đông nhất (41,9%), tiếp theo là Anh giáo (35,9%). Phong trào Ngũ Tuần chiếm phần còn lại của dân số Kitô giáo. Các tôn giáo tiếp theo của Uganda là Hồi giáo chiếm 12% dân số, chủ yếu là người Sunni. Còn lại theo các tôn giáo truyền thống (1%), Bahá'í (0,1%), các tôn giáo khác (0,7%), hoặc không theo tôn giáo (0,9%).
Dân số phía Bắc và khu vực Tây sông Nile chủ yếu là Công giáo, trong khi các huyện Iganga ở phía đông Uganda có tỷ lệ cao nhất của người Hồi giáo. Phần còn lại của đất nước là một sự kết hợp của các cộng đồng tôn giáo.
Trước khi xuất hiện các tôn giáo như Kitô giáo và Hồi giáo, tín ngưỡng bản địa truyền thống đã được thực hành như là một tín ngưỡng duy nhất. Thậm chí ngày nay trong thời gian đương đại, việc thực hành tín ngưỡng bản địa là rất phổ biến ở một số vùng nông thôn và đôi khi được pha trộn với các nghi lễ của Kitô giáo và Hồi giáo.
== Quyền con người ==
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
== Liên kết ngoài ==
Mục “Uganda” trên trang của CIA World Factbook. |
người m'nông.txt | Người M'Nông là tập hợp các chủng người Bu-dâng, Preh, Gar, Nông, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'Nông-Bu dâng, là sắc tộc cư trú ở trung phần Việt Nam và đông bắc Campuchia. Tại Việt Nam M'Nông là một trong 54 dân tộc tại Việt Nam. Tại Campuchia họ được xếp vào khối Khmer Lơ hay Khmer vùng cao.
Người M'Nông nói tiếng M'Nông, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
== Dân số và địa bàn cư trú ==
=== Tại Việt Nam ===
Tại Việt Nam, người M'Nông là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Địa bàn cư trú của người M'Nông bao gồm những phần đất thuộc các huyện miền núi tây-nam tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Quảng Nam, Lâm Đồng và Bình Phước (chiếm trên 99,3%) của Việt Nam, nhưng tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đăk Nông.
Dân số của người M'Nông theo điều tra dân số năm 1999 là 92.451 người.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người M’Nông ở Việt Nam có dân số 102.741 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người M’Nông cư trú tập trung tại các tỉnh: Đăk Lăk (40.344 người, chiếm 39,3% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Đăk Nông (39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Lâm Đồng (9.099 người), Bình Phước (8.599 người), Quảng Nam (13.685 người).
=== Tại Campuchia ===
Tại Campuchia, người M'Nông được gọi là Phong, Phnong, Bunong, Budong, Phanong. Người Phnong năm 2002 có khoảng 20.000 người theo SIL International,, năm 2008 có 37.500 người theo 2008 Cambodian census.. Họ chủ yếu sinh sống trong tỉnh Mondulkiri, giáp biên giới với các tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk của Việt Nam.
== Đặc điểm kinh tế ==
Người M'Nông làm rẫy là chính, ruộng nước chỉ có ở vùng ven hồ, đầm, sông. Những con vật nuôi thông thường ở trong các gia đình là trâu, chó, dê, lợn, gà và một số nhà nuôi cả voi. Người M'Nông ở Bản Đôn có nghề săn voi và thuần dưỡng voi nổi tiếng. Nghề thủ công của người M'Nông có dệt vải sợi bông do phụ nữ đảm nhiệm và đan lát các dụng cụ như gùi, giỏ, mùng... do đàn ông làm.
== Tổ chức cộng đồng ==
Mỗi làng thường có vài chục nóc nhà, ông trưởng làng đóng vai trò to lớn trong dân làng. Mọi người sống theo kinh nghiệm và tập tục truyền lại từ nhiều đời. Nam nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn.
== Hôn nhân gia đình ==
Người M'Nông theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người vợ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ về già thường ở với con gái út.
Theo nếp cũ, đến tuổi trưởng thành, người M'Nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là dạm hỏi, lễ đính hôn, lễ cưới. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở phía nào là tùy thỏa thuận giữa hai gia đình. Người M'Nông thích nhiều con, nhất là con gái. Phong tục cũ sinh con sau một năm mới đặt tên chính thức.
== Tục lệ ma chay ==
Trong tang lễ, người M'Nông có tập quán ca hát, gõ chiêng trống bên áo quan suốt ngày đêm. Sau khi hạ huyệt, họ dùng cây, que và lá cây trải kín miệng hố rồi mới lấp đất lên trên. Qua 7 ngày hoặc một tháng, gia chủ làm lễ đoạn tang.
== Các nhóm địa phương của người M'nông ==
Dân tộc M'nông thuộc chủng Indonesian. Có tầm vóc trung bình, nước da ngăm đen, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng. Một số chủng có tóc xoăn.
Ngôn ngữ M'nông thuộc ngữ tộc Môn-Khmer miền núi phía Nam. Trong vốn từ vựng M'nông bộc lộ rõ sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, qua ngôn ngữ Ê Đê và Gia Rai, là những ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, bên cạnh sự ảnh hưởng sâu đậm hơn của nhóm Môn-Khmer...
Trong quá trình lịch sử phát triển tộc người của mình, do địa bàn cư trú phân tán trên một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng M'nông rất khó khăn, hạn chế, đã phân chia cư dân M'nông ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng các nhóm này vẫn tự nhận một tên gọi chung là M'nông.
Những nhóm địa phương của người M'nông có thể kể đến như:
M'nông Gar chủ yếu ở vùng Huyện Lăk, xung quanh hồ Lăk thuộc tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Tiếng M'Nông Gar là ngôn ngữ gốc của dân tộc M'Nông vì ít bị hòa bởi các ngôn ngữ của các dân tộc khác.
M'nông Préh chủ yếu ở vùng Đăk Min, Krông Nô, Đăk Song của tỉnh Đăk Nông và huyện Lăk của tỉnh Đăk Lăk. Tiếng M'Nông Preh làm ngôn ngữ chính của dân tộc bởi vì người M'Nông Preh nói thì đa số các chủng khác đều hiểu được.
M'nông R'Lăm, ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk. Mnông R'lăm có sự hòa huyết giữa yếu tố Eđê và Mnông (Người M'Nông lai). Mnông R'lăm tập trung quanh hồ Lăk tiếp thu kỹ nghệ làm gốm của người Eđê, kiến trúc nhà sàn dài, trang phục và cả phần lớn yếu tố ngôn ngữ. Có ý kiến cho rằng do sự cộng cư với nhóm Eđê Bih người Mnông Rlam đã chuyển sang trồng lúa nước, làm gốm, dệt chiếu, ở nhà sàn dài và tiếp thu khá nhiều phong tục tập quán Eđê so với các nhóm Mnông khác.
M'nông Chil, cư trú trên địa bàn huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng và huyện Lăk thuộc tỉnh Đăk Lăk.
M'nông Nông, ở Đăk Nông, Đăk Min tỉnh Đăk Lăk.
M'nông Kuênh, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đăk Lăk.
M'nông Prâng, ở Đăk Nông, dăk Min, Lăk và EA Súp, tỉnh ĐăkLăk
M'nông Bu đâng, ở Bản Đôn, Đăk Lăk.
M'nông Bu Nor, ở các huyện Đăk Nông, Đăk Min, tỉnh Đăk Lăk.
M'nông Din Bri, ở vùng tả ngạn sông EA Krông, tỉnh Đăk Lăk
M'nông Đíp, ở tỉnh Bình Phước và Đăk Lăk.
M'nông Bíat, ở tỉnh Bình Phước và bên kia biên giới Campuchia-Việt Nam.
M'nông Bu Dêh, ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Dăk Lăk.
M'nông Si Tô, ở Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.
M'nông káh, ở các huyện Lăk, Đăk Nông, M'Drăk, tỉnh Đăk Lăk.
M'nông Phê Dâm, ở vùng Quảng Tín, huyện Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk
Ngoài ra, còn có một số nhóm địa phương khác của người M'nông như: M'nông Rơ Đe, M'nông R'ông, M'nông K'Ziêng... cư trú ở Campuchia.
Do có nhiều nhóm địa phương như vậy, nên cộng đồng dân tộc M'nông có nhiều phương ngữ, nhưng chủ yếu là phương ngữ M'nông miền Đông và phương ngữ M'nông miền Tây; Sự khác nhau giữa các phương ngữ đó là không đáng kể; Giữa các phương ngữ đó đều dễ dàng nghe và hiểu tiếng nói của nhau.
== Nhà cửa ==
Người M'Nông có nhà trệt là chính, ngôi nhà trệt của người M'Nông khá đặc biệt bởi chân mái thường buông xuống gần đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm như tổ tò vò.
Ngoài ra chủng M'Nông RLăm có theo tục dân tộc Êđênchủhyếu là à sàn.
== Văn hóa ==
Người M'nông là cư dân nông nghiệp từ lâu đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (kăr mir) chiếm vị trí trọng yếu. Cây lương thực chính của người M'Nông là lúa tẻ. Số lượng lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...
Công cụ làm rẫy của người M'nông Gar, M'nông Cil chủ yếu là: Chà gạc (Wiêh), rìu (sung), gậy chọc lỗ (Tak Rmul), cuốc, Wăng Êt (dụng cụ làm cỏ) và cào...
Việc săn thú phát triển ở vùng M'nông Gar, ở địa phương với nhiều kinh nghiệm săn lùng, săn rình và gài cạm bẫy để bắt thú rừng. Đặc biệt là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng của người M'nông. Voi rừng săn được, đem về thuần dưỡng biến thành vật nuôi trong gia đình và được dùng làm phương tiện vận chuyển đường rừng rất hữu hiệu. Xưa kia, người M'nông còn dùng voi làm chiến tượng trong chiến tranh bộ lạc...
Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt ở người M'nông Gar, M'nông Chil chủ yếu là dùng vào các lễ hiến sinh mà mỗi năm các gia đình người M'nông thường phải tổ chức nhiều lần theo chu kỳ nông nghiệp cổ truyền và đời sống của họ...
Nhà của người M'nông Gar, thường có mái buông chùm gần sát mặt đất, có kiến trúc mái cửa vòm như cửa tò vò, trông rất đẹp mắt.
Thông thường, mỗi ngôi nhà của người M'nông Gar, M'nông Chil ở địa phương là nơi cư trú của nhiều hộ gia đình có quan hệ huyết thống về phía mẹ.
Ở người M'nông Gar, M'nông Chil, ngoài cách nấu cơm bằng những nồi đất nung, họ còn có thói quen ăn món cháo chua vào bữa trưa. Khi đi làm rẫy, cháo chua thường được đựng trong vỏ quả bầu khô mang theo... Thức ăn thông thường của người M'Nông là muối ớt., cá khô, thịt thú ăn được và các loại rau rừng...
Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người M'nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn...
Xã hội truyền thống của người M'nông còn bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.
Trước đây, người M'nông theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư thần giống như các vị thần của người Cơ Ho, người Mạ. Đạo Thiên chúa và nhất là đạo Tin lành đã thâm nhập và phát triển vào vùng người M'nông.
== Trang phục ==
Trang phục truyền thống của người đàn ông M'Nông ngày xưa là đóng khố, áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội. Đàn bà M'Nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố, váy, áo của người M'Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt.
Người M'nông thích mang nhiều đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, hoa tai, nhẫn bằng đồng hay bằng bạc...
Riêng nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc Những chiếc vòng đồng là cái mà hầu như người M'nông nào cũng có. Đó là kỷ vật của các lễ hiến sinh, hay lễ kết nghĩa anh em, bạn bè. Nó còn tượng trưng cho sự giao ước với thần linh thay lời hứa hôn của đôi trai gái theo tập quán cổ truyền của dân tộc?
Tập quán cưa bằng một số răng cửa đối với thanh niên nam, nữ đang trưởng thành và xâu thủng lỗ tai để mang đồ trang sức. Hoa tai thường là một khúc ngà voi, hay một khúc tre vàng óng hay một thỏi gỗ quý. Dái tai của một số lão ông, lão bà có khi xệ xuống chạm vai và như thế được coi là đẹp, là người sang trọng. Cùng với tập tục cà răng, căng tai là tập quán nhuộm răng đen và ăn trầu giống như người Kinh...
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Danh sách ngôn ngữ
== Liên kết ngoài == |
québec.txt | Québec (tiếng Anh: Quebec; phát âm là kê-béc, không phải là qué-béc), có diện tích gần 1,5 triệu km² - tức là gần gấp 3 lần nước Pháp hay 7 lần xứ Anh - và là tỉnh bang lớn thứ hai của Canada. Quebec có tư cách là một quốc gia trực thuộc Canada, với ngôn ngữ, văn hoá và thể chế chính trị riêng.
Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson, về phía đông là tỉnh bang New Brunswick và vùng Labrador (phần đất nội địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador), về phía nam là các tiểu bang Maine, New Hampshire, Vermont và New York của Hoa Kỳ. Hơn 90% diện tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi là Canadian Shield.
Chữ québec có nguồn gốc từ chữ gepèèg của người thổ dân Mi'kmaq. Gepèèg có nghĩa là "eo biển", dùng để ám chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành phố Québec (tiếng Pháp: Ville de Québec, tiếng Anh: Quebec City).
Hiện nay (2004) hơn 7,5 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang thứ nhì trong Canada về dân số, sau Ontorio), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Thành phố Montréal (tiếng Anh: Montreal), với một dân số vào khoảng 3 triệu, là một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980, Montréal vẫn còn là thành phố nổi tiếng nhất và đông dân nhất của Canada. Nằm ngay phía bắc của Montréal là thành phố đông dân thứ hai của Québec: Laval. Thành phố Québec, nằm cách 300 km về phía đông-bắc của Montréal là thủ phủ của tỉnh bang và là thành phố lớn thứ ba.
== Lịch sử ==
Người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm Jacques Cartier, khi ông đi thuyền ngược lên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong Thành phố Québec hiện nay) của thổ dân Iroquois vào khoảng 1535. Theo sau đó là nhà thám hiểm Samuel de Champlain vào khoảng 1608. Từ đó Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis XII, và được đặt tên là Nouvelle-France (tiếng Anh: New France); sang đến 1663 thì vua Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp.
Năm 1763 Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc Anh. Phần đất từ đó chính thức mang tên Quebec. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho dân chúng giữ các phong tục và luật lệ của người Pháp kể cả việc cho họ đạo Giáo hội Công giáo Rôma hoạt động mà không bắt dân đổi sang Anh giáo. Khi 13 thuộc địa tại châu Mỹ nổi lên chống Đế quốc Anh để giành độc lập vào thập niên 1770 và thập niên 1780, một số người trung thành với Đế quốc Anh bỏ Mỹ chạy sang Québec. Để giúp đỡ nhóm Trung Dân này định cư dễ dàng, Đế quốc Anh ra một đạo luật vào năm 1791 chia Québec làm hai phần: Upper Canada ở phía tây theo luật lệ của Anh (Common Law) và Lower Canada ở phía đông theo luật lệ của Pháp (la Codes civiles).
Đến năm 1837 một số người Pháp tại Lower Canada nổi lên chống lại Đế quốc Anh. Sau khi dẹp tan cuộc nổi loạn này, người Anh lại sát nhập Upper Canada và Lower Canada trở lại thành một thuộc địa gọi là Tỉnh Canada (Province of Canada) vào năm 1841. Sang đến năm 1867 thì ba thuộc địa Canada, New Brunswick và Nova Scotia gia nhập với nhau thành một liên bang gọi là Canada. Sau khi liên bang được thành lập, mỗi thuộc địa được gọi là một tỉnh bang (province) và được giữ tên cũng như luật lệ cũ. Riêng Tỉnh Canada thì lại một lần nữa bị chia làm hai: tỉnh bang Québec theo luật Pháp và tỉnh bang Ontario theo luật Anh.
== Văn hoá ==
Ảnh hưởng của văn hóa Pháp và đạo Công giáo làm cho Québec trở thành một vùng đặc thái nhất của Canada, hay có thể nói là của tất cả Bắc Mỹ. Trong tổng số hơn 7,5 triệu dân Québec, trên 5 triệu có gốc Pháp; tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của 82% dân số. Từ năm 1970 trở đi, dân nhập cư đã góp một phần quan trọng trong bình diện kinh tế và văn hoá của tỉnh bang này. Từ năm 1986 đến 1991, 78% lợi ích trong dân ở Québec là do những người không phải là Pháp, Anh hay dân bản xứ mang lại.
Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Chính phủ Canada đã đưa ra bản đề nghị công nhận Québec là một quốc gia trong Canada (a nation within Canada) nhằm ngăn chặn việc ly khai [1].
== Tham khảo == |
brom.txt | Brom là nguyên tố hóa học thứ 3 thuộc nhóm Halogen (bao gồm flo, clo, brom, iốt, astatin), có ký hiệu Br và số nguyên tử 35. Cả nhóm Halogen thuộc nhóm VIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Brom là một chất lỏng bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng. Nó bốc hơi dễ dàng để hình thành chất khí màu tương tự. Thuộc tính của brom là trung gian giữa clo và iốt. Brom được phát hiện độc lập bởi hai nhà hóa học Carl Jacob Löwig (năm 1825) và Antoine Jérôme Balard (năm 1826). Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại βρῶμος nghĩa là "mùi hôi thối".
Brom nguyên chất có tính phản ứng rất mạnh và do đó không tồn tại brom ở dạng tự do trong tự nhiên. Nó chủ yếu tồn tại trong các dạng muối halogen khoáng tinh thể hòa tan không màu, tương tự như muối ăn. Trong khi brom khá hiếm trong vỏ trái đất, độ hòa tan cao của các ion bromua (Br-) đã khiến cho tích lũy của nó trong các đại dương là khá lớn. Có thể dễ dàng tách brom từ các hồ nước muối, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Israel và Trung Quốc. Trữ lượng của brom trong các đại dương là khoảng 1/300 trữ lượng của clo.
== Lịch sử ==
Brom được hai nhà hóa học Antoine Balard và Carl Jacob Löwig phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826.
Balard tìm thấy các muối bromua trong tro của tảo biển từ các đầm lầy nước mặn ở Montpellier năm 1826. Tảo biển được sử dụng để sản xuất iốt, nhưng cũng chứa brom. Balard chưng cất brom từ dung dịch của tro tảo biển được bão hòa bằng clo. Các tính chất của chất thu được là tương tự như của chất trung gian giữa clo và iốt, với các kết quả này ông cố gắng để chứng minh chất đó là monoclorua iot (ICl), nhưng sau khi thất bại trong việc chứng minh điều đó ông đã tin rằng mình đã tìm ra một nguyên tố mới và đặt tên nó là muride, có nguồn gốc từ tiếng Latinh muria để chỉ nước mặn.
Carl Jacob Löwig đã cô lập brom từ suối nước khoáng tại quê hương ông ở thị trấn Bad Kreuznach năm 1825. Löwig sử dụng dung dịch của muối khoáng này được bão hòa bằng clo và tách brom bằng dietylête. Sau khi cho bốc hơi ete thì một chất lỏng màu nâu còn đọng lại. Với chất lỏng này như một mẫu vật cho công việc của mình ông đã xin một vị trí tại phòng thí nghiệm của Leopold Gmelin tại Heidelberg. Sự công bố các kết quả bị trì hoãn và Balard đã công bố các kết quả của mình trước.
Sau khi các nhà hóa học Pháp là Louis Nicolas Vauquelin, Louis Jacques Thénard và Joseph-Louis Gay-Lussac đã xác nhận các thực nghiệm của dược sĩ trẻ Balard, các kết quả được thể hiện trong bài thuyết trình của Académie des Sciences và công bố trong Annales de Chimie et Physique. Trong bài công bố của mình Balard thông báo rằng ông đổi tên từ muride thành brome theo đề nghị của M. Anglada. Các nguồn khác lại cho rằng nhà hóa học và nhà vật lý Pháp Joseph-Louis Gay-Lussac đã gợi ý tên gọi brome do mùi đặc trưng của hơi của chất này. Brom đã không được sản xuất ở lượng cần thiết cho tới tận năm 1860.
Sử dụng thương mại đầu tiên, ngoài các ứng dụng nhỏ trong y học, là sử dụng brom trong daguerreotype. Năm 1840 người ta phát hiện ra rằng brom có một số ưu thế so với hơi iốt được sử dụng trước đó để tạo ra lớp halua bạc nhạy sáng trong daguerreotype.
Bromua kali và bromua natri từng được sử dụng như là thuốc chống co giật và giảm đau vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho tới khi chúng dần dần bị thay thế bởi chloral hydrat và sau đó là bằng các barbiturat.
== Trạng thái tự nhiên ==
Brom tồn tại trong tự nhiên chủ yếu ở dạng hợp chất, màu đỏ nâu, hầu hết là muối bromua của kali, natri và magie. Hàm lượng brom trong tự nhiên ít hơn so với clo và flo. Bromua kim loại có trong nước biển và nước hồ. Brom và hơi brom rất độc. Brom rơi vào da gây bỏng nặng.
=== Đồng vị ===
Brom có 2 đồng vị ổn định: Br79 (50,69 %) và Br81 (49,31%) và ít nhất là 23 đồng vị phóng xạ đã biết là tồn tại. Nhiều đồng vị của brom là các sản phẩm phân hạch hạt nhân. Một vài đồng vị nặng của brom từ phân hạch là các nguồn bức xạ nơtron trễ. Tất cả các đồng vị phóng xạ của brom đều có thời gian tồn tại tương đối ngắn. Chu kỳ bán rã dài nhất thuộc về đồng vị nghèo nơtron Br77 là 2,376 ngày. Chu kỳ bán rã dài nhất bên nhóm giàu nơtron thuộc Br82 là 1,471 ngày. Một loạt các đồng vị của brom thể hiện các trạng thái đồng phân giả ổn định. Đồng vị ổn định Br79 cũng có trạng thái đồng phân phóng xạ có chu kỳ bán rã 4,86 giây. Nó phân rã bởi chuyển tiếp đồng phân tới trạng thái nền ổn định.
== Điều chế ==
Nguồn chính điều chế brom là nước biển. Sau khi đã lấy muối ăn (NaCl) ra khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối bromua của kali và natri. Sau đó, sục khí clo qua dung dịch, ta có phản ứng hóa học sau:
2NaBr + Cl2 → 2NaCl+ Br2
Sau đó, chưng cất dung dịch, brom sẽ bay hơi rồi ngưng tụ lại.
== Tính chất ==
Brom là chất oxy hóa mạnh nhưng kém clo. Brom phản ứng với hydro khi đun nóng (không gây nổ như clo)
H2(k) + Br2(l) → 2HBr(k)
Brom oxy hoá được ion I-:
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Brom tác dụng được với nước nhưng khó khăn hơn Clo:
Br2 + H2O → HBr + HBrO
Brom còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxy hóa mạnh:
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl
== Ứng dụng ==
Brom dùng để chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm,.... Nó cũng được dùng chế tạo AgBr (bromua bạc) là chất nhạy với ánh sáng để tráng lên phim ảnh, chế tạo Sky-er
== Ghi chú == |
văn minh.txt | Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu.
Xã hội loài người phát triển từ thuở hoang dã cho đến ngày nay, có thể ước chừng 10.000 năm trong một không gian rộng lớn của Trái Đất và được các nhà khoa học chia ra nhiều thời đại: Cổ Đại, Trung Cổ, Cận Đại và Hiện đại. Trong mỗi thời đại, xã hội loài người nổi lên một số vùng, mà ở đó xã hội cư dân ở điểm tập hợp được các giá trị tiên tiến vượt trội trong nhiều lĩnh vực - hình thành nền văn minh. Riêng thời Cổ Đại có tám nền văn minh lớn được thống kê (các học giả vẫn tranh cãi về số lượng) gồm: nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.
Lịch sử loài người không ngừng phát triển và vận động. Ngày nay trên thế giới xuất hiện thêm nhiều nền văn minh hiện đại khác. Chưa kể đến gần 500 di sản thế giới nằm rải rác trên khắp thế giới đã được UNESCO xếp hạng và công nhận. Việc xếp hạng và công nhận vẫn còn tiếp tục bổ sung các di sản và các nền văn minh khác mới được phát hiện gần đây, cũng như đang hoàn thành dần các chứng cứ khảo cổ khác.
Lịch sử nhân loại cũng không thể không nhắc đến các nền văn minh nhỏ hơn, có sự giao thoa qua lại và chịu ảnh hưởng chi phối của dòng văn hóa lớn cũng tạo thành các sắc thái riêng. Riêng ở Đông Á phải kể đến các nền văn hóa như văn hóa Nhật Bản, văn hóa sông Hồng, văn hóa Khơme, văn hóa Tây Tạng, văn hóa Chăm...
Có một số nhà khoa học lại xếp loại các nền văn minh trên thế giới theo cách khác trên đây. Họ phân loại ra các nhóm: các nền văn minh suy tàn, các nền văn minh giao thoa, các nền văn minh thuần nhất v.v.., nhưng ngày nay phần đông các nhà khoa học đương nhiên công nhận một thực tế rằng, tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn, nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng, bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền văn minh suy tàn trước đó để lại, như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại toàn cầu. Điều này để tránh tranh luận không có hồi kết khi một vài nhà khoa học tranh cãi về nền văn minh Âi Cập. Họ lý luận rằng, nói đến nền văn minh Ai Cập thì phải nói đến yếu tố cổ đại trong đó, chứ không người ta hiểu nhầm về sự văn minh của Ai Cập ngày nay. Thực ra mà nói, người Ai Cập ngày nay có văn minh hay không? Có quá đi chứ, nhưng họ không còn được gọi theo địa danh Ai Cập nữa, mà phải gọi theo một tầm ảnh hưởng lớn hơn. Nhân loại ngày nay không sống trong các ốc đảo biệt lập như hàng năm trước đây nữa. Theo lập luận mới, trong vòng một trăm năm nữa (rất ngắn trong lịch sử loài người) loài người sẽ đạt đến một trình độ siêu văn minh: họ sẽ biết sống có trách nhiệm với Trái Đất của chúng ta, họ sẽ biết cân bằng năng lượng mà không gây ra khủng hoảng do ô nhiễm môi trường, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của các cư dân trên hành tinh, mà nguồn gốc thừa thiếu và mất công bằng là dẫn đến thảm họa chiến tranh, loài người sẽ ngừng phát triển về dân số khi đạt đến ngưỡng 8 tỷ dân trên hành tinh này và sẽ từ từ giảm xuống chỉ còn 4-5tỷ người trong 100 năm kế tiếp để cân bằng những gì mà bản thân Trái Đất có thể cung cấp và tái sinh được?!. Và văn minh nhân loại, hay văn minh Trái Đất chỉ có thể lụi tàn, nếu một thảm họa nào đó từ bên ngoài vũ trụ giáng xuống đầu họ. Mọi chuyện đều có thể...
== Hiểu thế nào là nền văn minh ==
Theo nghĩa đúng nhất, một nền văn minh là một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội đồng nhất. Mọi cư dân sinh sống trong xã hội cùng một văn hoá, nhưng không phải tất cả mọi cư dân đều sống trong nền văn minh. Về mặt sử học, các nền văn minh có một số hoặc là tất cả các đặc điểm chính sau đây: (một vài khái niệm này do V. Gordon Childe đề xuất)
Trình độ kỹ thuật nông nghiệp đạt được mức độ cao, như là con người sử dụng sức mạnh, canh tác luân canh và biết sử dụng thủy lợi. Điều này giúp hình thành một tầng lớp nông dân tạo ra một lượng thặng dư về thực phẩm ngoài số lượng mà họ cần đến.
Một điều chính yếu là không phải toàn bộ cư dân dồn hết thời gian cho việc kiếm thức ăn. Việc này sẽ thức đẩy dẫn đến sự phân chia các tầng lớp cư dân. Như vậy xã hội sẽ dôi dư các lực lượng cư dân quan tâm đến các lĩnh vực không thuộc lao động trong nông nghiệp như, xây dựng, chiến tranh, khoa học hoặc tôn giáo. Điều này chỉ có thể đạt được nếu xã hội nói đến có một lượng thặng dư thức ăn dồi dào.
Sự tập trung của một lượng lớn sản phẩm phi nông nhiệp vào khu vực định cư cố định, gọi là đô thị.
Một hình thái tổ chức xã hội hình thành. Điều này cần phải có một thủ lĩnh hoặc là người đứng đầu các gia đình quý tộc hoặc là đảng phái để điều hành xã hội; hoặc là hình thái nhà nước, ở đó tầng lớp cai trị được sự hỗ trợ của một chính phủ hay quan lại. Sức mạnh chính trị phải được tập trung bên trong đô thị.
Thức ăn được vận hành bằng thể chế hóa của tầng lớp cai trị, chính phủ hay quan lại.
Thể chế phức tạp, xã hội trật tự như một sự ngăn nắp của tôn giáo và giáo dục, đối nghịch với nó là một xã hội kém về tín ngưỡng và giáo dục thấp.
Sự phát triển của một hình thái phức tạp của nền kinh tế thương mại. Cái này đưa đến sự hình thành nền thương mại trên cơ sở sử dụng tiền tệ và khu thương mại tập trung - chợ.
Sự giàu có ở mức độ cao hơn một xã hội đơn lẻ.
Có sự phổ biến của các công nghệ mới do các lực lượng không bận bịu vào các công việc tìm kiếm thực phẩm. Trong rất nhiều nền văn minh sơ khởi, công nghệ luyện kim là một tiến bộ cốt lõi.
Có sự phát triển mạnh mẽ về hội họa, bao gồm cả chữ viết.
Nói ngắn gọn thì nền văn minh ở một thời điểm nào đó trong lịch sử là nơi mà nhiều người muốn đến định cư và sinh sống nhất. Nơi đó thỏa mãn mọi nhu cầu cũng như tạo nên những nhu cầu mới, xa xỉ và đem lại cơ hội để phát triển bản thân.
== Nền văn minh tương đồng với đặc trưng văn hóa ==
Nền văn minh có thể được hiểu như là văn hóa của một xã hội phức tạp. Ở mỗi xã hội, văn minh hoặc chưa, có được đặc trưng về tư tưởng và tập tục, có một phần vật chất và nghệ thuật, góp phần làm nên sự độc đáo. Các nền văn minh có nền tảng văn hóa đa dạng, bao gồm văn học, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, và những tập tục đa dạng được kết hợp hài hòa. Nền văn minh có bản năng tự theo đuổi sự mở rộng, nhiều hơn, vươn xa, và phải có tiềm lực để đạt được những điều đó.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, vẫn còn một vài bộ lạc hoặc dân tộc vẫn chưa được văn minh. Điều này được gọi chung là lạc hậu, hoang dã. Họ không có phân tầng xã hội và chính trị, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống chữ viết hoặc tiền tệ. Một trật tự về sự tín ngưỡng có thể có, ví dụ như, họ tôn trọng người cao tuổi, chỉ là quan hệ mà không đưa đến việc xác lập quyền lực, đúng ra là sự giao kèo về quan hệ. Sự thống trị thực sự không tồn tại, hoặc ở một mức tối thiểu kiểu văn minh cai trị giống thói quen trong mỗi gia đinh.
Thế giới đã văn minh là sự phổ biến về nông nhiệp, chữ viết và tín ngưỡng đến các bộ lạc nguyên thủy, hoang dã. Một số bộ lạc có thể chấp nhận tiếp cận sự khai sáng. Nhưng văn minh luôn luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh: nếu một bộ lạc nào đó không chấp nhận sự truyền bá nông nghiệp hoặc từ chối tôn giáo-tín ngưỡng. Văn minh thường sử dụng tôn giáo như một cách biện minh cho hành động của mình, như là một hành động đi khai hóa cho người chưa văn minh, còn hoang dã hay có ý muốn cưỡng ép để truyền bá văn minh.
Tuy nhiên, sự đa dạng một nền văn hóa kết hợp với văn minh luôn luôn có xu hướng mở rộng và ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác, đôi khi đồng hóa chúng vào với nền văn minh (một ví dụ kinh điển là với Nền văn minh Trung Hoa cổ xưa đã ảnh hưởng đến Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam). Trong thực tế có rất nhiều nền văn minh có tầm lan tỏa rất rộng ở nhiều quốc gia và lãnh thổ.
== Chữ viết với văn minh nhân loại ==
== Văn hóa - nghệ thuật với văn minh nhân loại ==
== Tôn giáo với văn minh nhân loại ==
== Khoa học kỹ thuật với văn minh nhân loại ==
== Tư tưởng - triết học Đông và Tây ==
== Vai trò của lịch với văn minh nhân loại ==
== Những nhân vật kiệt xuất của nhân loại ==
== Các phát minh vĩ đại của con người: ==
1651 - Giovan Battista Riccioli, người Italia nêu danh pháp các cấu tạo địa hình của Mặt Trăng.
1654 - Otto von Guericke thực hiện thí nghiệm với các bán cầu Mađeburg, chứng minh một cách hiển nhiên áp suất khí quyển. Fermat và Pascal sáng tạo ra phép tính xác suất.
1655 - Christiaan Huygens phát hiện vành Sao Thổ và vệ tinh đầu tiên của hành tinh này.
1656 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính xác suất của Huygens.
1657 - Huygens phát minh ra con ngựa đồng hồ có neo.
1660 - Ở Luân Đôn, thành lập Hội Khoa học Hoàng gia.
1661 - Robert Boyle, người Anh định nghĩa nguyên tố hóa học trong chuyên luận Nhà hóa học hoài nghi. | Người Italia Marcello Malpighi phát hiện các mao mạch.
1662 - Cornelio Malvasia, người Italia phát minh dây chữ thập (dụng cụ quang học).
1665 - Robert Hooke, người Anh phát minh khí áp kế mặt chia độ. | M. Malpighi phát hiện các hồng cầu. | R. Hooke lần đầu tiên nêu khái niệm tế bào.
1666 - Những thí nghiệm đầu tiên của Isaac Newton về sự tán sắc ánh sáng trắng do lăng kính. | Thành lập Viện hàn lâm Khoa học ở Paris.
1667 - Thành lập Đài thiên văn Paris. Thử nghiệm ưu tiên chiếu sáng các đường phố Paris bằng đèn dùng nến.
1668 - Francesco Redi, người Italia bác bỏ khái niệm tự sinh.
1669 - Johann Joachim Becher, người Đức phát hiện ra êtylen. | Nicolas Sténon, người Đan Mạch đặt nền móng cho địa tầng học và kiến tạo học. | Jan Swammerdam, người Hà Lan thực hiện những quan sát đầu tiên về giải phẫu của côn trùng.
1670 - Cân hai cánh tay đòn Roberval.
1671 - Newton chế tạo kính viễn vọng đầu tiên.
1672 - Những người Pháp J.D.Cassini, J.Picard và J.Richer đo khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời. Người Hà Lan Reinier de Graaf phát hiện các nang trứng.
1673 - Huygens định nghĩa lực li tâm và nêu những định luật của con lắc kép.
1675 - Nicolas Lémery, người Pháp phát hiện arsen. | Huygens sử dụng lò xo xoắn ốc trong đồng hồ. | Thành lập Đài thiên văn Greenwich.
1676 - Olaus Romer, người Đan Mạch thực hiện phép đo đầu tiên vận tốc ánh sáng. | Người Pháp Edme Mariotte nêu định luật về độ nén của các khí.
1677 - J.L.Ham, người Hà Lan phát hiện tinh trùng.
1679 - Denis Papin phát minh van an toàn, hoàn chỉnh nồi hấp (nồi Papin), tiền thân của nồi cao áp.
1686 - Trong công trình Historia plantarum, người Anh John Rayư định nghĩa khái niệm loài thực vật và mô tả 18.655 loài cây. | Gottfried Wihelm Leibniz, người Đức trình bày những quy tắc cơ bản của phép tính vi phân.
1687 - Công trình Philosophiae naturalis principia mathematica của I. Newton. Định luật vạn vật hấp dẫn, phép tính tích phân.
1690 - Thuyết sóng ánh sáng của Huygens.
1693 - Leibniz đưa ra khái niệm định thức trong toán học.
1694 - Joseph Pitton de Tournefort, người Pháp, xác lập khái niệm giống trong thực vật học.
1696 - Chuyên luận đầy đủ đầu tiên về phép tính vi phân của người Pháp Guillaume de L'Hospital.
1697 - Thuyết nhiên tố của Georg Ernst Stahl, người Đức.
1698 - Thomas Savery, người Anh phát minh máy dùng để bơm nước, trong đó lần đầu tiên áp lực của hơi nước được sử dụng như động lực.
1700 - Thành lập Viện Hàn lâm khoa học Berlin.
1727 - James Bradley, người Anh phát hiện sự quang sai của ánh sáng.
1729 - Người Pháp Pierre Bouguer đặt những cơ sở của phép trắc quan. | Người Anh Stephen Gray phát hiện sự nhiễm điện do tiếp xúc và tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chuyển tải điện. | Người Anh Chester Moor Hall chế tạo thấu kính tiêu sắc đầu tiên.
1732 - Henri Pitot phát minh ống mang tên ông dùng để đo áp suất trong một chất lưu, nếu phối hợp với việc đo áp suất tĩnh, cho phép tính vận tốc chảy của một chất lưu, cụ thể của không khí.
1733 - Xuất bản công trình Euclides ab omni naevo vindicatus của người Italia Giovanni Girolamo Saccheri, người mở đầu cho hình học phi Euclide. | Charles Francois de Cisternay Du Fay phát hiện hai loại nhiễm điện (dương và âm). | Người Anh Stephen Hales tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về áp lực động mạch ở động vật. | Người Anh John Kay phát minh thoi bay dùng trong máy dệt cơ khí.
1734 - Người Pháp Julien Le Roy phát minh lực kế. | Người Thụy Sĩ Leonhard Euler bắt đầu sử dụng khái niệm phương trình vi phân riêng. | Réaumur bắt đầu xuất bản công trình Kỷ yếu về lịch sử côn trùng (12 tập).
1735 - Công trình Systema naturae của người Thụy Điển Carl von Linné là công trình đầu tiên về sự phân loại động vật và thực vật. | Người Thụy Điển Georg Brandt tách được cobalt. | Người Anh Abraham Darby II xây dựng lò cao công nghiệp đầu tiên dùng than cốc.
1736 - Người Anh John Harrison phát minh thời kế hàng hải. | Công trình chuyên luận đầy đủ về cơ học của Euler, công trình lớn đầu tiên trong đó giải tích được áp dụng cho khoa học về chuyển động. | Năm sinh Charles de Coulomb, Joseph Louis de Lagrange và James Watt. | Người Anh C. Amyand báo cáo thành công đầu tiên về giải phẫu ruột thừa.
1737 - Người Pháp Jacques de Vaucanson chế tạo máy tự động đầu tiên Người chơi sáo ngang.
1738 - Công trình Hydrodynamica của người Thụy Sĩ Daniel Bernoulli: chuyên luận thủy động học, cơ sở của lý thuyết động học chất khí. | César Francois Cassini de Thury, Nicolas Louis de La Caille và Giovanni Domenico Maraldi tiến hành đo vận tốc của âm trong không khí, thực hiện giữa đồi Montmatre ở Paris và Montrhéry.
1739 - L. Euler triển khai số e thành chuỗi.
1740 - Người Thụy Sĩ Charles Bonnet phát hiện ra sự trinh sản ở con rệp (sự sinh sản do con cái thực hiện không giao cấu với con đực).
1742 - Người Anh Benjamin Robins phát minh con lắc thử đạn để đo vận tốc của đạn. | Công trình Chuyên luận của lưu tử của người Anh Colin Maclaurin nêu những công thức triển khai thành chuỗi mang tên ông. | Thang nhiệt độ bách phân của người Thụy Điển Anders Celsius.
1743 - Năm sinh người Pháp Antoine Laurent de Lavoisier. | Chuyên luận động lực học của người Pháp Jean Le Rond d'Alembert. | Lý thuyết Bộ mặt Trái Đất của người Pháp Alexis Caliraut.
1744 - L. Euler sáng tạo phép tính biến phân. | Pierre Louis Moreau de Maupertuis phát biểu nguyên lý tác dụng cực tiểu (đường đi của ánh sáng là con đường mà động lượng là cực tiểu) và đề ra mức định luật phổ biến của tự nhiên.
1745 - Người Hà Lan Petrus Van Masschenbroek và người Đức Ewald J.von Kleist đã chế tạo tụ điện đầu tiên một cách độc lập với nhau (chai Leyden). | J.de Vaucanson chế tạo máy dệt tự động đầu tiên.
1747 - Tu viện trưởng Jean Antoine Nollet phát minh điện nghiệm. | j.Bradley phát hiện dao động địa trục (dao động tuần hoàn của trục nối hai cực Trái Đất). | Người Đức Andreas Sigismund Marggraf sản xuất được đường củ cải ở trạng thái rắn. | Người Pháp Francois Fresneau phát hiện cây cao su ở Guyane. | C.F.Cassini de Thury tiến hành lập một bản đồ lớn của nước Pháp, tỉ lệ xích 1/86400.
1748 - Tu viện trưởng Nollet phát hiện sự thẩm thấu. | L.Euler xuất bản công trình Nhập môn các đại lượng vô cùng nhỏ, coi hàm số là khái niệm cơ bản trên đó xây dựng toàn bộ bộ máy toán học.
1749 - Tập một của công trình Lịch sử tự nhiên của Georges Louis Leclerc, công tước Baffon. | A.S.Marggraf phát hiện axit fomic.
1750 - Nhập môn phân tích các đường cong đại số của người Thụy Sĩ Gabriel Cramer.
1751 - Những người Pháp Nicolas de La Caille và Joseph Jérôme Lefrancois de Lalande đo thị sai của Mặt Trăng. | Người Thụy Điển Cronstedt phát hiện nikel. | Diderot xuất bản tập I của Bách khoa toàn thư.
1752 - Người Mĩ Benjamin Franklin phát minh ra cột thu lôi. | Người Đức Johann Andreas von Segner nêu lý thuyết mao dẫn.
1754 - Người Đức Andreas Sigismund Marggraf phát hiện alum, người Anh Joseph Black phát hiện khí cacbonic, và người Anh John Canton phát hiện sự cảm ứng điện.
1757 - Người Thụy Sĩ Albrecht von Haller chỉ ra rằng vận động của cơ bắp là do sự kích thích dây thần kinh và trung tâm nhận cảm và vận động nằm ở não. | Người Anh John Dollond cải tiến các thấu kính tiêu sắc và phát minh kính tiêu sắc.
1759 - Người Italia Giovanni Arduino phân biệt ba mức tuổi của đá (kỉ cổ sinh, kỉ trung sinh và kỉ đệ tam). | Người Pháp Christophe Philippe Oberkampf lập ra xưởng vải in (vải Jouy) đầu tiên ở Jouy-en-Josas gần Paris.
1760 - Người Pháp Jean Henri Lambert xác định những định luật quang kế. | Người Anh J.Black phân biệt nhiệt độ và nhiệt dung và đưa ra khái niệm nhiệt dung riêng và tiềm nhiệt chuyển trạng thái.
1763 - Người Pháp Michel Adanson xuất bản công trình Họ tự nhiên của thực vật, trong đó ông chứng minh cần phải xét rất nhiều tính chất chứ không đơn giản chỉ xem xét hoa như Linné đã nghĩ để có thể phân loại tốt các loài thực vật.
1764 - Người Anh James Hargreaves chế tạo máy dệt cơ khí đầu tiên (spinning jenny).
1765 - Người Anh James Watt cải tiến máy hơi nước của Newcomen bằng cách thêm thiết bị ngưng.
1768 - J.H.Lambert chứng minh tính chất vô tỉ của số. | Người Pháp Gaspard Monge đặt cơ sở cho hình học họa hình.
1770 - Người Pháp Joseph Cugnot chế tạo xe chở hàng nặng chạy bằng hơi nước.
1771 - Người Anh Joseph Priestly và người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele cùng phát hiện oxy một cách độc lập.
1772 - Người Pháp Vandermonde phát triển nghiên cứu các định thức. Djohaun Elert Bode, người Đức, công bố hệ thức kinh nghiệm (định luật Tituis-Bode) cho biết các khoảng cách trung bình tương đối của các hành tinh trong hệ mặt trời tới Mặt trời. Daniel Rutherford, người Anh, tìm ra nitơ.
1773 - Người Pháp Pierre Simon de Laplace chứng minh rằng hệ mặt trời là bền về mặt cơ học.
1774 - C.W.Scheele phát hiện mangan và clo.
1775 - Người Pháp Antoine Laurnet de Lavoisier định nghĩa nguyên tố hóa học và chứng minh rằng oxy và nitơ là những đơn chất.
1871 - J. C. Maxwell phát triển lý thuyết động học theo đó áp suất của một chất khí do sự va chạm của các phân tử trong chất khí gây ra và nhiệt độ của chất khí là hàm số của tốc độ phân tử chất khí. | Người Đức Richard Dedekind sáng tạo lý thuyết các iđêan trong đại số học. | Người Ireland John Tyndall phát hiện hiện tượng đông lại của nước đá. | Người Bỉ chế tạo máy phát điện một chiều đầu tiên. | người Mỹ Simon Ingersoll sáng chế búa hơi, người Anh Richard Leach Maddox phát hiện nhũ tương ánh bạc brômua-gelatin.
1872 - R. Dedekind trình bày lý thuyết các số vô tỉ | Người Đức Felix Klein áp dụng lý thuyết nhóm vào hình học. | người Mỹ Henry Draper thu được bức ảnh phổ sao đầu tiên (sao Vega). | Lần đầu tiên trong xe lửa sử dụng phanh khí nén do người Mỹ George Westinghouse nghĩ ra. | người Mỹ George Brayton đăng ký bằng sáng chế một động cơ chạy xăng. | Cáp xuyên đại dương đầu tiên được đặt giữa châu Âu và Nam Mĩ.
1873 - Charles Hermite nghiên cứu các hàm elliptic và chứng minh tính siêu việt của số Etal (tính không đại số). | Người Hà Lan Johannes Diderik van der Waals xác lập tính liên tục của các thể lỏng và khí. | Người Thụy Sĩ Hermann Fol cho những mô tả chính xác đầu tiên vầ các giai đoạn của sự phân chia tế bào (gián phân). | Người Na Uy Gerhard Hansen phát hiện trực khuẩn bệnh hủi. | Hippolyte Fontain thực hiện việc tải năng lượng điện đầu tiên ở Viên (Áo). | người Mỹ Philo Remington hoàn thiện và sản xuất hàng loạt máy chữ.
1874 - Người Đức Georg Cantor sáng tạo lý thuyết tập hợp. | Joseph Achille Le Bel và người Hà Lan Jacobus Henricus Van't Hoff sáng tạo hóa học lập thể. | Người Pháp Émile Baudor đăng ký bằng sáng chế một hệ thống điện tính nhanh.
1875 - Người Đức Oskar Hertwig đưa ra sự mô tả đúng đắn đầu tiên về quá trình thụ thai (hợp nhất nhân của trứng và của tinh trùng). | người Mỹ Willard Gibbs phát biểu quy tắc pha quy định phương sai của một hệ hóa lý. | Người Pháp Francois Lacoq de Boisbaudran phát hiện gali. | Người Thụy Điển Alfred Nobel sáng chế đinamit-gôm. | Người Pháp Ferdinand Carré thực hiện việc chuyên chở thịt ướp lạnh lần đầu tiên trên đường dài (từ Buenos Aires đến Le Havre) bằng tày thủy mang tên Paraguay có trang bị hầm làm lạnh.
1876 - người Mỹ Henry Augustus Rowland chứng minh rằng một điện tích di động tạo ra từ trường, qua đó chứng minh tĩnh điện và điện động là một. | J.W.Gibbs mở rộng nhiệt động lực học sang hóa học và đưa ra khái niệm thế hóa học. | người Mỹ Alexander Graham Bell sáng chế điện thoại. | Những người Đức Nikolaus Otto, Gotlieb Daimler và Wilhelm Maybach chế tạo những động cơ đốt trong 4 kì đầu tiên. | Tàu thủy đầu tiên có những khoang làm lạnh, mang tên Frigorifique (để nhập cảng thịt từ Nam Mĩ) do người Pháp Charles Tellier trang bị. | người Mỹ Melville Reube Bissel sáng chế chổi cơ học và người Pháp Paul Decauville sáng chế đường xe lửa khổ hẹp.
1877 - Người Áo Ludwig Boltzmann sáng tạo cơ học thống kê. | Người Đức Karl Mobius đưa ra khái niệm quần xã sinh vật (quần thể động vật và thực vật sống trong cùng một sinh cảnh, là láng giềng của nhau và phụ thuộc lẫn nhau). | người Mỹ Asaph Hall phát hiện hai vệ tinh của Sao Hỏa. | Người Pháp Charles Friedel và người Mỹ James Mason Crafts phát hiện một phương pháp tổng quát tổng hợp hữu cơ (phản ứng Friedel và Crafts) cho phép gắn các mạch nhánh vào nhân benzen. | người Mỹ Thomas Alva Edison sáng chế máy quay đĩa cơ.
1878 - Người Đức Charles Sédillor đưa ra khái niệm vi trùng. | Louis Pasteur phát hiện tụ cầu khuẩn. | người Mỹ David Edward Hughes sáng chế micro dùng than. | Người Đức Carl Benz chế tạo động cơ chạy nhiên liệu khí hai kì. | T. A. Edison hoàn chỉnh đèn dây tóc nóng sáng. | Người Thụy Điển Gustaf de Laval sáng chế máy li tâm. | người Mỹ George Eastman sáng chế kính ảnh đầu tiên có lớp gelatin bạc clorua.
1879 - Người Anh William Crookes nghiên cứu sự phóng điện trong khí hiếm. | H. von Helmholtz chứng minh rằng điện có "cấu trúc hạt". | Người Đức Albert Neisser phát hiện lậu cầu. | L. Pasteur tiến hành những thí nghiệm đầu tiên về chủng dự phòng bằng cách chủng các vi trùng (lên động vật). | Người Đức Hugo Kronecker cho ra đời dung dịch natri clorua đẳng trương. | Người Đức Werner von Siemens chế tạo xe lửa chạy điện đầu tiên.
1880 - Những người Pháp Pierre Curie và Paul Jacques Curie phát hiện hiện tượng áp điện, và người Đức Emil Warburg phát hiện hiện tượng từ trễ. | người Mỹ Edwin Herbett Hall phát hiện hiệu ứng được gọi theo tên ông (sự xuất hiện một điện trường trong một chất dẫn điện hay một chất bán dẫn dưới tác dụng của điện trường). | người Mỹ Samuel Pierpont Langley sáng chế nhiệt kế bức xạ. | Người Đức Karl Eberth phát hiện trực khuẩn thương hàn và người Pháp Anpohnse Laveran phát hiện tác nhân gây bệnh sốt rét. | Người Pháp Aimé Laussedar sáng chế phép chụp ảnh lập thể (địa hình). | T.A. Edison thực hiện hệ thống phân phối điện đầu tiên trên tàu thủy chở khách xuyên Đại Tây Dương mang tên Columbia (tàu thủy đầu tiên được chiếu sáng bằng điện). | người Mỹ Hermann Hollerith chế tạo máy thống kê dùng phiếu đục lỗ đầu tiên.
1901 - Người Nhật Takamine Jokichi cô lập hóc môn đầu tiên adrenalin. | Người Hà Lan Hugo De Vries đưa ra khái niệm đột biến trong sinh học. | Người Pháp Victor Grignard tìm ra các hợp chất cơ-magiê rất có ích trong tổng hợp hữu cơ. | Người Đức Jungner sáng chế ăc-quy điện cực sắt và kẽm. | Người Pháp Auguste Rateau chế tạo tuabin xung kích nhiều khoang mang tên ông.
1902 - Các công trình của những người Anh Ernest Rutherford và Frederick Soddy về phóng xạ tự nhiên. | Người Pháp Paul Sabatier nghiên cứu các hiện tượng xúc tác hóa học và thực hiện tổng hợp mêtan. | Để giải thích sự truyền các tín hiệu vô tuyến điện trên Đại Tây Dương, người Mỹ A.E.Kenelly và người Anh Oliver Heaviside nêu giả thiết có một lớp dẫn điện trong tầng cao của khí quyển - tầng điện li - có tính chất phản xạ các sóng vô tuyến. | Người Đức Robert Bosch sáng chế phương pháp đánh lửa bằng manhếtô trong động cơ nhiệt. | Phát minh kính tiềm vọng cho tàu ngầm. | Cuộc thi Lépine đầu tiên ở Paris.
1903 - Nhừng người Đức Emil Fischer và Joseph von Mering đưa veronal, thuốc giảm đau đầu tiên vào điều trị. | Người Nga Ivan Petrovitch Pavlov lần đầu tiên trình bày những công trình của mình về phản xạ có điều kiện. | Người Áo Richard Zsigmondy và người Đức Henry Siedentopf chế tạo kính siêu hiển vi đầu tiên. | Người Hà Lan Willem Einthoven tìm ra phương pháp ghi điện tâm đồ. | Chuyến bay đầu tiên có sức đẩy và liên tục của một máy bay có động cơ của những người Mỹ Orville Wright và Wilbur Wright. | Người Nga Tsiolkovski xuất bản công trình Thám hiểm các không gian vũ trụ bằng những thiết bị phản lực, cuốn sách trong đó trình bày lần đầu tiên những định luật chuyển động của tên lửa.
1904 - Bắt đầu những công trình của người Đức David Hilbert về những cơ sở của hình học. | Người Hà Lan Hendrick Antoon Lorentz công bố các công trình biến đổi liên hệ các độ dài, khối lượng và thời gian của hai hệ chuyển động thẳng đều so với nhau. | Người Anh John Ambrose Fleming phát minh ra điôt, Auguste và Louis Lumiere phát minh kính ảnh màu (chụp ảnh màu).
1905 - Những người Đức Erich Hoffman và Fritz Richard Schaudinn tìm ra tác nhân của bệnh giang mai. | Người Đức Albert Einstein giải thích hiệu ứng quang điện, chuyển động Brown và nêu thuyết tương đối hẹp. | Khai thác đầu tiên trong công nghiệp phương pháp in offset của người Mỹ Ira W. Rubel. | I. L. Fouché phát minh phương pháp hàn xì.
1906 - Người Nga Mikhail Semennovitch Tsvet tìm ra phương pháp sắc ký (phương pháp tách các cấu tử của một hỗn hợp). | Người Đức Walther Nernst phát biểu nguyên lý thứ ba của nhiệt động lực học (ở độ không tuyệt đối, entropy của tất cả các hệ đều bằng không). | E. Rutherford nhận ra các hạt là nhân hêli. | Người Đức Fritz Haber thực hiện tổng hợp amôniăc trong công nghiệp. | người Mỹ Leo Baekeland phát minh bakêlit. | Đưa vào sử dụng đường hầm Simplon, đường hầm xe lửa dài nhất thế giới (19,8 km).
1907 - Khi thực hiện tổng hợp nhân tạo prôtêin cơ bản của lụa (gồm 18 axit amin), người Đức E.Fischer cung cấp chứng cứ rằng các prôtêin tạo nên cơ thể sinh vật gồm những chuỗi axit amin. | Người Pháp Pierre Weiss nêu lý thuyết về hiện tượng sắt từ. | Người Anh Frederick Soddy tìm ra hiện tượng đồng vị. | Người Italia Ettore Bellini phát minh máy rađa định hướng vô tuyến hiện ảnh và người Pháp Êdouard Belin phát minh máy điện báo truyền ảnh.
1908 - Người Đức Hermann Minkowski đưa ra khái niệm không-thời gian bốn chiều cho phép biểu diễn bằng hình học lý thuyết tương đối hẹp. | Người Đức Ernst Zermedo tiên đề hóa lý thuyết tập hợp. | Người Hà Lan Heike Kamerlingh Onnes hóa lỏng hêli ở -269⁰C. | người Mỹ George Hale phát hiện từ tính của các vết đen mặt trời.
1909 - Người Pháp Louis Lapicque xác lập những định luật về khả năng chịu kích thích của các sợi thần kinh. | Người Đức Paul Ehrlich đưa ra cách điều trị hiệu quả đầu tiên chữa bệnh giang mai trên cơ sở các thuốc có gốc arsen. | Người Pháp Charles Nicolle phát hiện tác nhân phòng bệnh sốt chấy rận. | Người Đan Mạch Søren Sørensen đưa ra khái niệm pH (thế hiđrô). | Người Nam Tư Andrija Monorovičic phát hiện sự gián đoạn giữa vỏ ngoài cùng và lớp trong của Trái Đất. | Người Pháp Louis Blériot vượt biển Manche lần đầu tiên bằng máy bay.
1910 - người Mỹ Thomas Hunt Morgan bắt đầu xác lập thuyết nhiễm sắc thể về di truyền. | Người Đức Alfred Wilm tìm ra đuyra (hợp kim nhôm). | Người Pháp Henri Fabre thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng thủy phi cơ.
(Theo Từ điển các phát minh và các nhà phát minh)
== Văn minh Trái Đất và vũ trụ ==
== Tài liệu kham khảo ==
Almanach Những nền văn minh thế giới. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin, Hà Nội 1999.
Wiktionary: civilization, civilize
Casson, Lionel (1994). Ships and Seafaring in Ancient Times. London: British Museum Press.
Chisholm, Jane; and Anne Millard (1991). Early Civilization. illus. Ian Jackson. London: Usborne.
Các nền văn minh
http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=803&Catid=225 |
vận động viên.txt | Vận động viên hay lực sĩ là những người được đào tạo để thi đấu các môn thể thao đòi hỏi sức bền, sức khỏe và tốc độ. Vận động viên có thể là người thi đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư.
Phần lớn các vận động viên chuyên nghiệp có thể hình cân đối có được nhờ một quá trình tập luyện lâu dài kèm theo một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.
== Tham khảo == |
friedrich ii của phổ.txt | Friedrich II (24 tháng 1 năm 1712 – 17 tháng 8 năm 1786) là vua nước Phổ, trị vì từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1786. Trên cương vị Tuyển hầu tước (tiếng Đức: Kurfüst) của đế quốc La Mã Thần thánh, ông có tên gọi là Friedrich IV xứ Brandenburg. Ông cũng kiêm luôn chức Vương công xứ Neuchâtel trong liên minh cá nhân. Ông được mệnh danh là Friedrich Đại Đế (tiếng Đức: Friedrich der Große).
Friedrich đã châm ngòi những cuộc chiến tranh Silesia (một phần của Chiến tranh Kế vị Áo), tiến công nước Áo Habsburg và chiếm tỉnh Silesia về tay Phổ. Sau đó, Friedrich phải chống chọi với liên minh Nga, Áo, Pháp, Thụy Điển trong cuộc chiến tranh Bảy năm, ông suýt thua nhưng cuối cùng đã giữ được vương quốc. Đến lúc cuối đời, Friedrich đã xây dựng quân đội mạnh và thống nhất các vùng lãnh thổ rời rác của đất nước, vào năm 1772 cùng với các Nữ hoàng Áo và Nga tiến hành xâm chiếm và chia cắt lãnh thổ Liên bang Ba Lan–Litva. Friedrich cũng là một nghệ sĩ, một trong những vị vua theo chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế tại lục địa châu Âu vào thế kỷ XVIII. Friedrich ủng hộ và áp dụng một số luận điểm của đường lối triết học đó vào công cuộc trị quốc. Ông còn tiến hành canh tân bộ máy triều đình Phổ, thực hiện nhiều cải cách hiệu quả về dân sự, xã hội và kinh tế, nâng cao dân trí, bãi bỏ hình phạt tra tấn, và ủng hộ việc dỡ bỏ rào cản tôn giáo trong toàn bộ vương quốc mình.
Sau khi qua đời, Friedrich được an nghỉ ở Sanssouci, thành phố Potsdam, chỗ ngự mà ông đặc biệt ưa thích. Sinh thời, ông đã cho xây dựng nhiều công trình công viên Sanssouci (tiếng Pháp là thoát khỏi sự phiền muộn), trong số đó điện Sanssouci (Điện Vô Ưu) ở Potsdam là nổi bật hơn cả. Do không có con nối dõi, Friedrich truyền ngôi Quốc vương cho người cháu Friedrich Wilhelm II - con trai thứ hai của thái đệ August Wilhelm em ruột ông.
== Thiếu thời ==
Ngày 24 tháng 1 năm 1712, Friedrich chào đời tại kinh thành Berlin, được đặt tên thánh là Karl Friedrich. Ông là con của vua Phổ Friedrich Wilhelm I (1668 – 1740) và Hoàng hậu Sophia Dorothea xứ Hanover (1687 – 1757) - con gái vua Anh-Tuyển hầu tước xứ Hanover George I. Friedrich có tổng cộng là 14 anh chị em, nhưng trong số đó chỉ 10 người sống đến tuổi trưởng thành.
Lúc ông ra đời, nước Phổ nằm dưới quyền thống trị của ông nội ông - Quốc vương Friedrich I. Trước kia, Friedrich I có hai người cháu chết yểu, vì vậy, nhà vua đặt nhiều hy vọng vào Friedrich. Chính vị vua này dùng cái tên của chính mình để đặt cho cháu nội, cũng hàm ý muốn đứa cháu này kế thừa Vương quốc Phổ - Brandenburg. Bản thân Friedrich cũng là một đứa bé khỏe mạnh. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1712, khi ông được một tháng tuổi, vị Hoàng tôn được làm lễ rửa tội, cái tên "Karl" không được đặt và Friedrich trở thành tên chính thức của ông.
=== Sự giáo dục và những bất hòa với vua cha ===
Vua Friedrich Wilhelm I mong muốn các con của mình sẽ được dạy dỗ khác với những Vương gia quyền quý trong Hoàng gia Phổ, nhưng giống như những người bình dân. Trước đây, Friedrich Wilhelm từng được dạy dỗ bởi một phụ nữ Huguenot chỉ nói tiếng Pháp tên là Madame de Montbail, tức Madame de Rocoulle sau này, và Friedrich Wilhelm I mong muốn bà sẽ tiếp tục giáo dục các con của nhà vua. Hoàng tử Friedrich được các gia sư Huguenot giáo dục, và ông vừa học tiếng Pháp vừa học tiếng Đức. Nhà vua cho các thầy cô dạy Hoàng tử từ 6h sáng đến 22h30 tối. Mặc dù Friedrich Wilhelm I có khẩu dụ rằng giáo dục chỉ hoàn toàn mang màu sắc tôn giáo và thực dụng song với sự giúp đỡ của thầy Jacques Duhan Friedrich đã có được ba nghìn cuốn sách nói về thơ phú, văn học cổ điển Hy Lạp - La Mã, và triết học Pháp để bổ sung kiến thức sau những khóa học chính của ông. Friedrich từ nhỏ đã sống gần mẹ nên chịu ảnh hưởng nhiều từ bà về văn học và nghệ thuật.
Friedrich rất ham đọc sách và thường lén vua cha tìm mua các loại sách vở đến mức phải bị mắc nợ. Về phía mình, vua Friedrich Wilhem I không muốn con trai của mình học văn chương vì sợ ông tiêm nhiễm phải sự nhu nhược. Nhà vua từng cầm gậy đánh của vị thầy dạy tiếng La Tinh cho Friedrich và sau đó đánh cả con trai mình vì tội dám học "tiếng nói của loài chim". Điều này đã khiến mối quan hệ giữa Friedrich và vua cha bị rạn nứt trong một thời gian dài. Dù Friedrich Wilhelm I được nuôi dạy thành một tín đồ sùng đạo của thần học Calvin, nhà vua lo sợ rằng mình sẽ không được Thiên Chúa chọn lên Thiên đường. Để Friedrich khỏi phải suy nghĩ như vậy, nhà vua ra lệnh cho các thầy không dạy thuyết thiên định cho Thái tử. Bất chấp lệnh này, Friedrich đã thừa nhận thuyết thiên định, dù là một người không trọng tín ngưỡng. Một số học giả cho rằng, Friedrich tử đã cố tình làm trái ý với vua cha.
Không những thân thiết với mẹ, Friedrich còn trở nên thân thiết với người chị ruột là Friederike Sophie Wilhelmine - người bạn thân của ông trong suốt đời. Năm 16 tuổi, Friedrich lại kết bạn với người lính hầu 13 tuổi của vua cha là Peter Karl Christoph Keith. Theo lời kể của Công chúa Wilhelmina, tình bạn giữa Friedrich và Peter Keith sớm trở nên gắn bó:
=== Hai cuộc hôn nhân bất thành ===
Đầu năm 1730, Hoàng hậu Sophia Dorothea - vốn là người có quan hệ huyết thống với Hoàng gia Anh Quốc - cố gắng dàn xếp cuộc hôn nhân kép giữa Thái tử Friedrich và Công chúa Wilhelmina với các con của vua Anh Quốc George II: Công chúa Amelia và anh trai là Thái tử Frederick. Sophia Dorothea xem hai cuộc hôn nhân này là "toàn thiện toàn mỹ".
Tuy nhiên, lo sợ về một liên minh giữa hai nước Phổ và Anh, Thống chế von Seckendorff - đại sứ Áo ở kinh thành Berlin, đã lần lượt đút lót Thống chế von Grumbkow và Benjamin Reichenbach - Bộ trưởng Chiến tranh Phổ và viên Đại sứ Phổ ở Luân Đôn. Cặp đôi này đã thận trọng phỉ báng Triều đình Anh với vua Phổ cũng như phỉ báng Triều đình Phổ với vua Anh. Đồng thời, vua Friedrich Wilhelm I cũng lo sợ thế lực của Đế quốc Anh sẽ vươn tới nội địa nước Phổ - Bradendenburg, nhất là sau khi Tuyển hầu tước George Louis của xứ Hanover lên nối ngôi vua Anh.
Tức giận vì ý tưởng của Thái tử Friedrich bất lực được người Anh rất đề cao, vua Friedrich Wilhelm I đã yêu cầu người Anh những điều mà họ không thể làm được, chẳng hạn như nhượng cho vua Phổ các xứ Jülich và Berg - đòi hỏi đã dẫn tới sự tan vỡ của dự định hôn nhân.
=== Âm mưu trốn chạy bất thành ===
Vua Friedrich Wilhem I lại có ý định khác về vấn đề hôn nhân của con trai mình. Nhà vua có ý định gả Friedrich cho Elisabeth xứ Mecklenburg-Schwerin (cháu gái của Nữ hoàng Nga là Anna). Tuy nhiên, Vương công Eugène xứ Savoie (François-Eugène de Savoie-Carignan) phản đối kịch liệt ý đồ này. Bản thân Friedrich muốn cưới Maria Theresia (con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh), đổi lại ông mất quyền kế vị. Tuy nhiên, Vương công Eugène thuyết phục nhà vua gả Friedrich cho Quận chúa Elisabeth Christine xứ Brunswick-Bevern (1715 – 1797) - một tín đồ Tin Lành, cháu gái của Maria Theresia.
Friedrich đã kịch liệt phản đối dự định gả ông cho Elisabeth Christine. Ông nói: "Tôi sẽ không bao giờ lấy con ngỗng ngốc nghếch đó." Dù vua cha Friedrich Wilhelm I đã công khai răn đe Friedrich II tại nơi công cộng, có lần nhà vua đã dùng roi quất Friedrich và cô bé đánh đàn dương cầm khi ông thổi sáo rất dữ dội trên đường phố Potsdam, nhà vua vẫn không thể khuất phục được ông. Với sự giúp đỡ của mẫu hậu và Công chúa Wilhelmina, Friedrich đã lập mưu bỏ trốn sang Vương quốc Anh để tìm ý trung nhân của mình. Đó là năm vị Thái tử mới 18 tuổi; Friedrich lập mưu bỏ trốn sang Vương quốc Anh cùng với bạn mình là Trung uý Hans Hermann von Katte và một số sĩ quan cấp thấp trong Quân đội Phổ. Vào tháng 8 năm 1730, Friedrich Wilhelm I có một chuyến thị sát ở miền Tây Nam Đức và nhà vua đã cho con trai mình đi theo. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1730, khi đoàn của họ gần đến Mannheim ở Lãnh địa Tuyển hầu tước vùng Rhine thì Robert Keith, anh của Peter Karl Christoph Keith, đem kế hoạch của họ khai báo với vua Friedrich Wilhelm I và cầu xin được khoan hồng.
Đôi bạn Friedrich von Hohenzollern và Hans Hermann von Katte cùng bị bắt giam ở Küstrin. Vì cả hai người đều là Sĩ quan trong Quân đội Phổ, toan tính bỏ trốn sang nước Anh, nhà vua kết tội phản quốc cho cả hai. Nhà vua dọa sẽ xử tử hình Friedrich, sau đó đổi ý buộc ông phải nhường tước vị thái tử lại cho em mình là August Wilhelm (1722 -1758), mặc dù cả hai hướng đều hoàn toàn không khả thi. Tuy Tòa án Quân sự đã không hề gây tổn hại đến Hoàng tử và chỉ tuyên án tù chung thân đối với Katte, vua cha Friedrich Wilhelm lại truyền lệnh: Vào ngày 6 tháng 11 năm 1730, ông buộc phải chứng kiến Katte bị xử trảm tại Küstrin (Kostrzyn), một pháo đài trên sông Oder. Dù vậy, khi sống trong nhà ngục, Friedrich vẫn được đối xử tử tế đúng theo quy cách dành cho một Hoàng tử. Ông được chăm sóc chu đáo và thậm chí, vua cha còn cử một triều thần có kiến thức uyên thâm về thuật trị quốc đến sống chung và đàm đạo với con trai. Dưới sự gợi mở của người này, Friedrich đã phác thảo cho riêng mình một kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành dệt nói riêng cho Vương quốc Phổ. Theo thời gian, sự rạn nứt trong quan hệ cha con nhà vua dần dần được hàn gắn. Hoàng thân Friedrich đã bình tâm hơn và ông không muốn mất ngôi Thái tử vì việc mãi chống đối với vua cha. Còn Friedrich Wilhelm I thì càng lúc càng nhớ thương con trai. Cuối cùng, Friedrich von Hohenzollern đã xuống nước viết một lá thư xin lỗi gửi cho vua cha Friedrich Wilhelm I. Friedrich Wilhelm I cảm thấy rất vui mừng, nhà vua vội đến ngục thăm con và sau đó dĩ nhiên đã ân xá cho Thái tử Friedrich.
Như vậy, Friedrich được Hoàng gia Phổ ân xá và rời khỏi xà lim vào ngày 18 tháng 11 năm 1730, nhưng vẫn không nhận lại được cấp bậc trong Quân đội mà ông bị tước trước đó. Hơn nữa, ông không được về kinh đô Berlin, mà phải chịu sự giáo dục chặt chẽ về phương pháp trị quốc của Bộ Chiến tranh và Bộ Quản lý đất đai, kể từ ngày 20 tháng 11 năm 1730. Tình hình trở nên dịu hơn vào ngày 15 tháng 8 năm 1731, khi Friedrich tiếp kiến vua cha nhân lễ mừng thọ 43 tuổi của Friedrich Wilhelm I. Vài tháng sau, Friedrich Wilhelm I lại triệu hồi ông về thành Berlin để dự lễ cưới của chị ông là Wihelmina với Bá tước Friedrich xứ Bayreuth vào ngày 20 tháng 11 năm 1731. Cuối cùng, ông kết thúc khoá học tại Küstrin và trở về kinh đô Berlin vào ngày 26 tháng 1 năm 1732. Từ đó ông sống xa cách với Công chúa Wilhelmina.
=== Hòa thuận với vua cha ===
Mặc dù Friedrich đã tính đến chuyện tự tử thay vì lấy Elisabeth Christine, lễ cưới giữa hai người được thực hiện vào ngày 12 tháng 6 năm 1733. Friedrich bực bội cho rằng cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị này như một trong những hành động của Áo nhằm quấy rối Phổ. Sau khi lên nối ngôi năm 1740, ông không cho phép Elisabeth đến cung vua tại thành phố Potsdam, bà chỉ được phép sống ở cung điện Schönhausen và những căn phòng tại Berliner Stadtschloss. Friedrich II và Elisabeth cũng không có con, vì thế ông phong cho người em August Wilhelm làm "Thái đệ nước Phổ"; tuy nhiên, những điều này không dẫn đến việc Friedrich và Elisabeth ly hôn.
Ngày 27 tháng 11 năm 1731, Friedrich Wilhelm I hồi phục gươm và quân phục cho thái tử đồng thời cử ông chỉ huy Trung đoàn von der Goltz, đóng tại đồn gần Nauen và Neuruppin. Trong Chiến tranh Kế vị Ba Lan, Friedrich Wilhelm I gửi một đạo quân Phổ đến giúp Quân đội Áo. Trong chiến dịch đánh Pháp trên sông Rhine, Friedrich được vị Thống chế Áo kiệt xuất là Vương công Eugène xứ Savoie dạy về sách lược quân sự. Vương công Eugène đã tiên đoán rằng các quốc gia châu Âu sẽ phải bất ngờ trước những chính sách hiếu chiến của Friedrich von Hohenzollern, một khi ông lên kế vị ngai vàng Phổ. Theo lệnh của Friedrich Wilhelm I - vua cha đã yếu đi vì mắc phải căn bệnh gút trong chiến dịch chống Pháp, ông tới Schloss Rheinsberg tại Rheinsberg, nằm ở phía bắc Neuruppin.
Từ đó vị Thái tử trẻ đã sống ở Rheinsberg suốt bốn năm. Ông đã có thể tự ý xem đủ mọi loại sách vở, đồng thời cũng thường mời một số bạn hữu cùng chí hướng đến bàn chuyện thế sự hay ngâm thơ, viết văn. Tại Rheinsberg, Friedrich tụ tập một nhóm nhỏ các nghệ sĩ, gồm những diễn viên, nhạc sĩ, v.v… Ông đọc tiểu sử các danh tướng, xem kịch, soạn nhạc và nghe nhạc. Ông xem thời gian này là một trong những giai đoạn an nhàn nhất trong cuộc đời ông. Ngoài ra, ông còn lập ra "Huy chương Bayard" để bàn luận về việc quân sự với các bạn của mình. Trong các cuộc tranh luận việc quân, nhóm bạn của Friedrich tôn Heinrich August de la Motte Fouqué làm "Đại sư". Trong thời gian này, Friedrich đã chủ động viết thư cho nhà triết học lừng danh Voltaire và tạo được duyên bút mực với nhà tư tưởng lớn này. Dĩ nhiên là vua cha Friedrich Wilhelm I không bao giờ quên việc đào luyện cho con trai mình thành một nhà kế vị tương lai. Nhà vua thường phái con trai đi giám sát đôn đốc việc thu thuế với tư cách là Thái tử, đồng thời cho Friedrich đi sâu vào quân đội để hiểu rõ tình hình quân đội Phổ và làm quen với các tướng lĩnh cao cấp của Phổ. Dần dần, Thái tử Friedrich đã trở nên yêu thích, có nhiều hiểu biết sâu sắc về tình hình đất nước và quân đội Phổ, đồng thời đã có nhiều chủ kiến riêng của mình về các vấn đề này.
Tác phẩm "Bàn về Quân chủ" (tên tiếng Ý: De Principatibus) hay "Quân Vương" (Il Principe) của nhà triết học Niccolò Machiavelli vẫn được xem như kim chỉ nam cho đạo trị quốc ở các nước phương Tây trong thời đại của Friedrich von Hohenzollern. Tuy nhiên, năm 1739, Thái tử Friedrich hoàn tất bài tiểu luận "Chống chủ nghĩa Quyền thuật" (tên tiếng Đức: Antimachiavellismus), phản bác tư tưởng của Niccolò Machiavelli. Trong tác phẩm này ông đã cực lực bác bỏ quan điểm "khi cần thiết phải dùng đến bạo lực và sự phỉnh gạt" của Machiavelli, cho rằng quan điểm này đã phá hỏng sự tôn nghiêm của một vị vua. Đồng thời Friedrich cũng chủ trương "cai trị quốc gia trên quan điểm công bằng, nhân từ, bác ái" và "nhà vua không phải là một đấng cầm quyền chuyên chế, là công bộc đầu tiên của Quốc gia". Friedrich đã đem bản thảo đưa cho Voltaire nhờ triết gia này hiệu đính, và đã được Voltaire đánh giá cao. Qua tác phẩm này, Voltaire cho rằng Friedrich là một vị vua sáng suốt của châu Âu trong tương lai, nhà văn còn nhiệt tình hiệu đính bản thảo cho Friedrich và xuất bản quyển sách này tại Hague. Tác phẩm được xuất bản ẩn danh năm 1740, và được Voltaire quảng bá rộng rãi tại Amsterdam. Tác phẩm đã làm Friedrich nổi tiếng với quan điểm "nhà vua là công bộc đầu tiên của Quốc gia". Sau nhiều năm tập trung hết mình vào nghệ thuật thay vì chính trị, ông được tin vua cha Friedrich Wilhelm I qua đời vào ngày 31 tháng 5 năm 1740 tại Postdam. Friedrich lên ngôi Quốc vương Phổ kiêm Bá tước Brandenburg.
== Vua Phổ ==
Trước khi Friedrich lên nối ngôi vua, nhà triết học người Pháp là Jean le Rond d'Alembert (1717 – 1783) đã nói với ông: "Thưa Điện hạ, ở mọi nơi, các triết gia và văn sĩ lâu nay đều mong chờ Ngài trở thành một đức vua đồng thời là một tấm gương sáng của họ đấy!" Tuy nhiên, sự quan tâm này trở nên dịu đi vì ông phải đương đầu với những thực tế trong nền chính trị. Khi Friedrich nối ngôi "Vua ở Phổ" vào năm 1740, ông đã thừa hưởng từ vua cha một Nhà nước được tổ chức tốt đẹp và một quân đội hùng mạnh do cha và ông nội là Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm dày công xây cất. Friedrich Wihelm I cũng để lại cho ông một nền kinh tế thịnh vượng, với ngân khố đầy đủ và thu nhập đến 7 triệu thalers. Dù vậy, thời bấy giờ Phổ vẫn còn là một vương quốc nhỏ bao gồm những vùng đất nằm rải rác, chẳng hạn như Cleves, Mark, và Ravensberg ở phía Tây của đế quốc La Mã Thần thánh; Brandenburg, Nội Pomerania, và Ngoại Pomerania ở phía Đông Đế quốc; và cựu Công quốc Phổ nằm bên ngoài Đế quốc và có đường biên giới với Liên bang Ba Lan-Litva. Ông có tước hiệu là Vua ở Phổ vì lãnh thổ của ông chỉ là một phần của vùng đất Phổ thuộc đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Mãi đến năm 1772, sau khi chiếm được phần lớn những vùng đất còn lại, ông mới tự phong làm Đức Vua của Phổ.
=== Xây dựng Quân đội Phổ ===
Một trong những việc đầu tiên Friedrich bắt tay vào sau khi lên ngôi là canh tân Quân đội, huấn luyện binh sĩ, làm cho Quân đội Phổ trở thành một lực lượng có sức chiến đấu tốt nhất trên toàn cõi châu Âu đương thời. Trong xã hội Phổ - Brandenburg thời đó, các địa chủ Phổ luôn có những tư tưởng táo bạo về chiến tranh: làm việc khổ hạnh, chăm chỉ, tự chủ, tàn nhẫn và sẵn sàng hy sinh thay vì ăn chơi hưởng lạc, chính các địa chủ ấy đã đắc lực phò vua trong trận thắng oanh liệt tại Rossbach. Vua Friedrich II đã truyền tinh thần này vào Quân đội Phổ, và nước Phổ đã truyền tinh thần này đến Quân đội Đế chế Đức sau này. Về số lượng quân sĩ, nếu phụ vương Friedrich Wilhelm I đã tăng quân số Phổ từ 3 vạn lên gần 9 vạn binh lính, thì ông lại tiếp tục mở rộng quân số Phổ đến 20 vạn quân sĩ tinh nhuệ. Như vậy, quân số Phổ tương đương với quân số Đế quốc Áo, bất chấp một thực tế là nước Phổ thua xa Áo về số dân (chỉ chiếm 30 phần trăm dân số nước Áo thời bấy giờ), chưa kể là dân số thua xa cả Nga, Anh lẫn Pháp. Trong các nước châu Âu thời đó, Phổ được quân sự hóa hơn cả; có nhận định của nhà sử học người Đức Georg Heinrich von Behrendost, nhưng thường được cho là của Mirabeau, như sau:
Dưới triều đại Friedrich II, quân đội Phổ trở thành một lực lượng có tinh thần kỷ luật, với những binh sĩ thiện chiến và mẫn tiệp. Song, quân đội Phổ của ông là một trong những cỗ máy cứng nhắc nhất trong lịch sử quân sự Đức, người lính Phổ chỉ là một dụng cụ. Người lính Phổ không hề suy nghĩ, anh ta chỉ răm rắp làm theo lệnh của cấp trên. Friedrich cũng đào tào kỹ lưỡng lực lượng Kỵ binh, nên theo triết gia Friedrich Engels, nhà vua còn có trong tay một "lực lượng Kỵ binh không ai sánh kịp", đây sẽ là lực lượng giữ vai trò là cú đấm quyết định trong các trận đánh lớn. Không những thế, trong dự toán ngân sách quốc gia hàng năm thì ngân sách quân sự đã chiếm đến 80 phần trăm. Công cuộc cải cách Quân đội Phổ đã tạo cho vị Quốc vương có điều kiện để tiến hành những cuộc chinh phạt mở mang bờ cõi tại Âu châu lục địa.
Trong giai đoạn thái bình sau cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai, tận dụng khoảng thời gian quý báu này, Friedrich II tăng cường cải cách Quân đội Phổ - Brandenburg. Ông chú trọng đưa những đội pháo binh (do chiến mã kéo) trở thành một binh chủng của Quân đội Vương quốc Phổ, qua đó tăng cường sức cơ động cho pháo binh đồng thời ban bố quy định mỗi năm đều phải thực hiện chế độ duyệt binh và diễn tập với mục đích là hoàn tất cơ chế huấn luyện Quân đội. Để trang bị về mặt lý luận quân sĩ và động viên tinh thần toàn quân, vào năm 1746, nhà vua ngự bút cho ra mắt tác phẩm "Lịch đương đại" và sang năm 1747, ông lại xuất bản một tác phẩm khác - đó là sách "Những lời dạy của vua Friedrich Đại đế đối với Quân đội của mình". Tác phẩm này được xem là một trong những luận thuyết về binh cách xuất sắc trong lịch sử. Nhà vua đích thân dạy cho Quân đội Phổ di chuyển càng nhanh càng tốt, nhanh hơn cả Quân đội Thụy Điển của vua Gustav II Adolf xưa kia. Đến đầu cuộc chiến tranh Bảy năm, ông đã hoàn tất việc tái xây dựng Quân đội tinh nhuệ của tiên vương năm xưa, với 150.000 binh sĩ:
Trong suốt bảy năm chinh chiến, nhà vua nhận thấy nước Phổ cần có một lực lượng dân quân tự vệ, và do đó ông đã xây dựng lực lượng này. Vào năm 1759, ông thiết lập một khẩu đội pháo bao gồm những khẩu hỏa pháo nặng đến sáu pao và mỗi khẩu pháo được một con chiến mã kéo, được đóng yên cương theo từng cặp với ba kỵ sĩ, và được phục vụ bởi bảy thượng sĩ phụ trách khẩu pháo. Dù khẩu đội pháo thường chịu tổn thất trên trận tiền do những kỵ sĩ không đáng tín nhiệm, "cơ cấu biệt đội" này được nhà vua tin tưởng là lợi thế về chiến thuật của lực lượng Quân đội Phổ, và sẽ còn được di truyền về sau.. Một số cường quốc Âu châu đã xây dựng lực lượng Quân đội theo kiểu nước Phổ dưới triều Friedrich II.
=== Công cuộc mở mang bờ cõi Phổ ===
Là một vị vua đầy tham vọng Friedrich II Hohenzollern mong muốn đổi mới và thống nhất những vùng đất cát cứ trong Vương quốc của mình. Triều đại lâu dài của ông chứng kiến việc Triều đình Phổ phá vỡ quyền "thiên tử" toàn bộ Đức của Triều đình Áo như trước đây, nói cách khác là sự ra đời của "chủ nghĩa nhị nguyên Đức" (1740 – 1866) của Áo và Phổ - hai nước hùng mạnh nhất trong đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức. Để đòi quyền thống trị những vùng nói tiếng Đức, ông đã phát động không ít cuộc chiến tranh chống lại đế quốc Áo - do Hoàng gia Habsburg trị vì. Hầu hết các Hoàng đế La Mã Thần thánh cầm quyền từ thế kỷ XV cho tới năm 1806 đều là thành viên của triều đại Habsburg này. Những thắng lợi quân sự của Friedrich đã nâng cấp Phổ từ một nước khá yếu lên thành một cường quốc hàng đầu châu Âu khi đó. Có được thành tựu này là nhờ ông đã phát huy tiềm lực về quân sự vốn có của Phổ từ thời Friedrich Wilhelm I và nói theo lối sống thanh đạm của tổ tiên.
==== Chiến tranh Kế vị Áo (1740 - 1748) và 10 năm thái bình ====
Tân Quốc vương Friedrich II luôn mong muốn chiếm được Silesia - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó. Vì vậy, ông quyết định chống lại "Đạo luật Thừa kế năm 1713" (theo đó Maria Theresia sẽ thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Đế quốc Áo - Habsburg). Ngoài ra, ông cũng lo ngại rằng, vua Ba Lan August III, cũng là Tuyển hầu tước Friedrich August II xứ Sachsen, sẽ tìm cách nối lại những vùng đất nằm rời rạc của ông thông qua tỉnh Silesia. Do đó, ông liền mang 28.000 quân Phổ đi đánh vùng đất Silesia vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, lấy cớ là làm theo một hiệp ước được Vương triều Hohenzollern và Vương triều Piast xứ Brieg (Brzeg) ký kết vào năm 1537, mà hầu như không ai biết đến. Trước đó, ông đã đề nghị Maria Theresia nhượng cho ông các vùng Glogau và Silesia, đổi lại ông sẽ tôn chồng bà làm Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz I, nhưng bà không hồi âm.
==== Cuộc chiến đầu tiên (1740 - 1742) ====
Quân Phổ của Friedrich II nhanh chóng đánh bại quân đồn trú Áo và chiếm gọn Hạ Silesia tháng 2 năm 1741. Cuộc chinh phục tỉnh Silesia đã mang lại cho Hoàng gia Phổ 3.600.000 thaler. Khi quân Áo phản kích vào năm 174, Friedrich đã đánh bại họ trong trận Mollwitz vào ngày 10 tháng 4 năm 1741. Tại trận này quân Phổ ban đầu thất thế, Friedrich phải rời bỏ trận địa, nhưng bộ binh Phổ dưới sự chỉ huy của thống chế Schwerin cuối cùng đã đánh bại quân Áo. nhà vua vẫn đóng quân tại đây và nạp thêm tân binh vào Quân đội Phổ, cũng như cải thiện chất lượng của Kỵ binh.
Kết quả của trận Molwitz này đã mở đường cho vua Friedrich II thiết lập liên minh với Pháp, Bayern, một số vua chư hầu người Đức, Tây Ban Nha, Sardinia và Thụy Điển, chống Áo, Anh, Hà Lan và Nga, mở ra cuộc chiến tranh Kế vị Áo. Sau đó, Friedrich tiến đánh vùng Morava nhưng bị đẩy lùi. Ngày 5 tháng 2 năm 1742, Friedrich đem quân đánh vào Bohemia vàthắng trận Chotusitz (Czaslau) vào ngày 17 tháng 5. Sau đó Friedrich xé bỏ liên minh với Pháp và ký Hòa ước Breslau với Áo vào ngày 11 tháng 6 năm 1742, theo đó người Phổ nhận được vùng Silesia, đổi lại nước Phổ cũng phải gánh món nợ 1,7 triệu đồng Thalers của Áo. Quyền bá chủ Silesia của Friedrich của ông cũng được chính thức công nhận theo Hiệp định Berlin vào ngày 28 tháng 7. Sau cuộc chiến tranh này, lãnh thổ của Vương quốc Phổ mở rộng thêm 1/3.
==== Cuộc chiến thứ hai (1744 - 1745) ====
Năm 1744, thấy Áo luôn tìm cách chiếm lại Silesia, Friedrich nhân danh đồng minh của Pháp và Bayern đã nhảy vào cuộc Chiến tranh Kế vị Áo, mở ra cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai (1744 – 1745) Nhà vua dẫn 8 vạn đại quân Phổ đè bẹp xứ Sachsen, sau đó tiến đánh Bohemia nhưng không thành công do chiến thuật tiêu thổ của Áo. Khi quân Áo và đồng minh Sachsen phản kích vào Schlesien, Friedrich đem 65 nghìn quân Phổ bất ngờ tấn công và đè bẹp 7 vạn quân Áo-Sachsen trong trận Hohenfriedberg ngày 4 tháng 6 năm 1745, buộc liên quân phải lùi về đất Áo.
Ngày 26 tháng 8, Friedrich ký hòa ước với Anh, nhưng Áo vẫn kiên quyết theo đuổi cuộc chiến. Vào tháng 9, Friedrich chinh phạt xứ Bohemia nhưng không thành công. Trên đường rút, 22.500 quân Phổ do Friedrich trực tiếp chỉ huy bị 4 vạn quân Áo đột kích trong trận Soor, nhưng quân Phổ nhờ tinh thần kỷ luật cao nên đã chuyển bị thành thắng. Maria Theresia vẫn không nhượng bộ. Cuối năm 1745, liên quân Áo-Sachsen mở một cuộc tấn công vào Brandenburg. Friedrich đem 35 vạn quân rời Schlesien, đột kích và đánh tan quân tiên phong Sachsen của liên quân tại Hennersdorf vào ngày 23 tháng 11. Sau đó, ông lại một lần nữa phục binh đánh tan tác quân Áo và đạo quân chư hầu Sachsen đông đảo tại Görlitz vào ngày 24 tháng 11 cùng năm.
Sau khi phá tan ý đồ xâm lược Brandenburg của Karl, Friedrich II chia quân làm 2 cánh tấn công Sachsen. Cánh quân thứ nhất do Friedrich trực tiếp chỉ huy chiếm được Leipzig; cánh quân thứ hai của Thống chế Leopold von Anhalt-Dessau đánh bại liên quân Áo-Sachsen trong trận Kesselsdorf, và vào ngày 17 tháng 12 năm 1745 ông hội kiến với "Dessauer Già" trước cổng thành Dresden. Nước Áo thất bại, ông buộc triều đình Áo phải tôn trọng triệt để những Hiệp định trước đây.. Theo Hiệp định Dresden vào ngày Giáng sinh 25 tháng 12 năm 1745, ông giữ vững quyền bá chủ các xứ Silesia và Glatz, tôn chồng của Maria Theresia là Franz I làm Hoàng đế La Mã Thần thánh và nhận chiến phí gồm 1 triệu thaler từ Tuyển hầu tước xứ Sachsen. Cuộc chiến tranh Kế vị Áo kết thúc với Hòa ước Aachen (1748), kể từ đó nước Phổ vươn lên thành một cường quốc Âu châu. Dân số nước Phổ đã được gia tăng; ngoài ra, ông cuộc chinh phạt xứ Silesia đã mang lại quyền kiểm soát sông Oder cho Vương quốc Phổ.
Vào tháng 12 năm 1745, Friedrich II ca khúc khải hoàn kéo quân về kinh thành Berlin mừng chiến thắng. Dân Phổ đứng chật hai bên đường nghênh đón nhà vua và đây là lần đầu tiên ông đượ gọi là "Friedrich Đại Đế". Sau khi ông hoàn tất cuộc chiếm đóng vùng Silesia, trong khoảng 10 năm sau đó ở châu Âu không có những hoạt động quân sự nào đe dọa đến nền an ninh quốc gia của Vương triều Phổ - Brandenburg. Sau đó, nhà vua còn viết thêm phần "Rêveries politiques" vào di chúc của ông (1752). Trong "Rêveries politiques", nhà vua trình bày tất cả những cuộc chinh phạt mà nước Phổ có thể hy vọng thắng lợi trong tương lai. Ông cho rằng, các vua nhà Hohenzollern rất cần phải chiếm đóng các xứ Sachsen, Pomerania thuộc Ba Lan và Phổ thuộc Ba Lan. Bên cạnh đó, trong "Di chúc Chính trị" (1752), nhà vua cũng khuyên các vua kế tục không nên tranh ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh với vua Áo.
Mặc dù công tích lẫy lừng, Friedrich II xem chừng là một ông vua biết kiềm chế tham vọng chinh phạt của mình. Ông cho rằng, ở một trường hợp nhất định, Phổ nên phá vỡ các Hiệp định trong hai cuộc chiến tranh Silesia đầu tiên để giành lấy lợi thế cho mình, ông vẫn đặt hòa bình lên hàng đầu trong "Rêveries politiques".. Sau khi lấy được vùng Silesia, ông từng nói:
==== Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763) ====
Vương triều Habsburg của Pháp vốn là kẻ thù truyền kiếp của nhà Bourbon bên Pháp. Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo trước đây, vua nước Pháp Louis XV đứng về phe Friedrich II. Tuy nhiên, sau khi Liên minh Anh-Áo tan rã, trong cuộc Cách mạng Ngoại giao năm 1756, tình thế đảo ngược: Đế quốc Áo trở thành một đồng minh của Vương quốc Pháp. Việc Friedrich II chiếm được Silesia đã khiến cho nước Phổ cường thịnh hẳn lên và điều này làm cả Áo và Pháp đều lo sợ. Về phía mình, ông nhanh chóng thành lập liên minh với Anh Quốc tại Hiệp định Westminster vào ngày 6 tháng 1 năm 1756. Chính phủ Anh sở dĩ chịu liên minh với Phổ và viện trợ cho Phổ vì Anh muốn dùng Phổ để kiềm chế Pháp: giữa Anh và Pháp đã bùng nổ chiến tranh giành thuộc địa ở Bắc Mỹ và Ấn Độ vào năm 1755.
Thấy các nước láng giềng đã thành lập liên minh chống lại nước Phổ, Friedrich quyết định ra tay trước. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1756, 10 vạn đại quâm của ông vượt biên giới và bất thình lình tấn công Sachsen, mở đầu cuộc Chiến tranh Bảy năm. Ngày 9 tháng 9 năm ấy, quân Phổ lấy được Dresden là kinh đô Sachsen, đẩy quân Sachsen về giữ Pitna. Tiếp theo đó, ngày 10 tháng 9 Friedrich tổ chứch vây hãm Pirna. Khi triều đình Áo gửi quân tiếp viện giúp Sáchen, Friedrich rời khỏi Pirna, và đánh bại trong trận Lobositz ngày 1 tháng 10.. Sau đó, tại Pirna quân Sachsen đầu hàng vào ngày 13 tháng 10. Friedrich II dùng vũ lực để hợp nhất những toán quân Sachsen vào quân đội Phổ. Hành vi này đã bị không ít người chỉ trích, kể cả những người Phổ.
===== Giai đoạn đầu (1757 - 1758) =====
Sau khi Sachsen bị chiếm, Áo, Nga, Pháp, Thụy Điển và các chư hầu Đức lập mưu phối hợp đưa 500 ngàn quân tấn công chính quốc Phổ, khiến Vương quốc này bị vây hãm tứ phía. Friedrich chỉ có hai đồng minh là Anh và Hanover, nhưng Anh chỉ viện trợ về mặt tài chính. Do đó, nhà vua chủ động tấn công Bohemia vào tháng 4 năm 1757 hòng loại Áo khỏi vòng chiến. Với 67.000 quân tinh nhuệ, Friedrich cũng đánh bại quân Áo của Vương công Charles xứ Lorraine tại Praha vào ngày 6 tháng 5 và phong tỏa luôn thành phố này. Tuy nhiên, ông bị một Thống chế khác của Áo là Leopold Joseph von Daun đánh cho thảm bại tại Kolin vào ngày 18 tháng 6, nên phải rút về Sachsen cố thủ.
Tháng 11 năm 1757, liên quân Áo-Pháp tấn công Sachsen. Friedrich dẫn 2 vạn quân đến nghênh chiến, nhưng sau đó ông giả vờ rút lui, 45 nghìn liên quân chủ quan truy kích, và vào ngày 5 tháng 11 năm 1757, nhà vua Phổ tiến hành phản công và giành chiến thắng quyết định trước liên quân đông gấp đôi của Charles, Vương công của Soubise và Vương công Joseph của Saxe-Hildburghausen trong trận Rossbach. Ông bắt được hàng ngàn quân Áo và quân Pháp, trong số đó có những thống soái, những khẩu pháo và cờ hiệu của họ. Cùng lúc đó, quân Áo đã chiếm lại Silesia, Friedrich phải đem 36.000 quân hành quân về đây trong vòng 15 ngày.: Ngày 5 tháng 11, ông truyền lệnh cho một toán Kỵ binh đánh nghi binh vào quân cánh phải của Áo, gây cho quân Áo để ý đến toán quân ít ỏi ấy. Sau đó, ông xua quân chủ lực tấn công quân cánh trái của Áo, rồi cho toàn bộ Kỵ binh và Pháo binh Phổ tấn công dữ dội. Thế là ông phá tan trước 70.000 quân Áo của Thống chế - Bá tước Leopold Joseph von Daun và Vương công Charles xứ Lorraine trong trận Leuthen (Ba Lan) vào ngày 6 tháng 12. Tiếp theo đó Friedrich vây hãm chiếm lại Breslau.
Bước sang năm sau (1758), quân đội Nga tấn công Brandenburg. Friedrich dự định đánh bọc hậu tiêu diệt đội quân Nga của tướng Viliam V. Fermor, nhưng mục tiêu đó đã không đạt được trong trận Zorndorf ngày 25 tháng 8 năm 1768. Quân Phổ bị thiệt hại lớn, nhưng ít ra cũng ngăn được quân Nga xâm chiếm Brandenburg.
===== Nguy cơ mất nước =====
Sau trận Zorndorf, Friedrich thua liên tiếp 2 trận lớn: đầu tiên là trận Hochkirch vào ngày 14 tháng 10 năm 1758, nơi quân đội ông bị quân Áo do thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy đột kích và đánh tan, thiệt hại đến hơn 9 nghìn binh tướng. Sang năm sau, liên quân Áo-Nga do nguyên soái tài ba Pyotr S. Saltykov và tướng Laudon chỉ huy lại đánh tơi tả quân Phổ do Friedrich trực tiếp chỉ huy trong trận Kunersdorf vào ngày 12 tháng 8 năm 1759. Trong 3 vạn quân Phổ tham gia trận này, có đến khoảng 19 nghìn người chết, tàn phế và bị bắt:. Sau trận đánh Friedrich nhận định với tể tướng von Finckenstein rằng: "Ta không còn bất cứ một tiềm lực nào nữa. Nói thật với ông nhé, ta tin rằng tất cả đã mất. Vĩnh biệt, ta không thể sống đến khi non sông rơi vào tay quân địch."
Tuy nhiên, Saltykov và Laudon đã không chộp cơ hội tấn công Berlin, thay vì đó họ rút quân về Ba Lan tạo điều kiện cho Friedrich một đội quân gồm 28.000 người Tình hình Friedrich một lần nữa được cứu vãn khi ông lần lượt đánh bại quân Áo trong các trận Liegnitz ngày 15 tháng 8 và Torgau ngày 3 tháng 11 năm 1760. Nhưng sang năm 1761, quân Phổ đã kiệt sức và Friedrich phải giữ thế bị động.> Vào ngày 20 tháng 8 năm 1761, Friedrich lập thành lũy trú đóng vững chắc ở Bunzelwitz. Thống chế Áo Laudon và nguyên soái Nga Aleksandr B. Buturlin không tiến đánh những chiến hào của nhà vua tại Bunzelwitz, do họ không có đủ quân nhu. Luôn mong muốn được trợ cấp để thay đổi tình thế, Friedrich thường bày mưu tính kế, bằng việc sắp xếp đạn dược và bố trí vũ khí, khiến liên quân Nga - Áo phải lo sợ. Cuối cùng, 150.000 liên quân Nga - Áo rút về vùng Hạ Silesia và Ba Lan. Trong khi ấy, Friedrich II truyền lệnh cho tướng Platen tiến hành công kích vào Ba Lan, phá tan nhiều kho đạn dược của quân Nga và bắt được không ít tù binh Nga.
Nhưng sau khi quân chủ lực Áo-Nga rút khỏi Silesia, tướng Laudon đã dẫn một toán quân nhỏ tập kích chiếm Schweidnitz, một trong các trung tâm của Silesia. Cùng lúc đó, tân thủ tướng Anh Huân tước Bute tuyên bố ngưng viện trợ cho Phổ. Cùng lúc đó, quân Nga và Thụy Điển hạ được thành Kolberg ở Pomerania. Qua bao năm chiến tranh tàn khốc, tài lực của Phổ kiệt quệ, quân số thiếu hụt đến mức phải tuyển cả trẻ con 13, 14 tuổi vào làm lính, tinh thần binh sĩ sa sút trầm trọng. Còn bản thân Friedrich thì tóc bạc trắng, tinh thần suy sụp, hốc hác như một ông già và nhiễm phải chứng phong thấp do phải lăn lộn quá nhiều ngoài sa trường. Ông luôn mang theo người một bình thuốc độc để khi cần thì tự sát.
===== Giữ vững vương quốc =====
Đầu năm 1762, trong lúc Phổ đang gần kề thất bại, Friedrich II được tin nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna qua đời vào ngày 5 tháng 1 năm 1762. Sự kiện này được gọi là triều đại Brandenburg lại có "phép lạ" (Mirakel des Hauses Brandenburg). Do không có con, sinh thời Elizaveta Petrovna đã chỉ định một người cháu gọi nữ hoàng này bằng dì là Đại Công tước Pyotr xứ Schleswig-Holstein làm người thừa kế ngôi vua, tức Nga hoàng Pyotr III. Pyotr III vốn là một người rất ngưỡng mộ Friedrich II, do đó ông ta mới đã thiết lập một liên minh tấn công và phòng thủ với Phổ, rút quân khỏi vùng Đông Phổ đồng thời tuyên bố bảo vệ Phổ trước bất cứ một cuộc tấn công nào, Friedrich cũng không ngần ngại trao trả các tù binh Nga về kinh thành Sankt-Peterburg. Theo chân Nga, Thuỵ Điển cũng ký kết Hiệp ước Hamburg với Phổ vào ngày 22 tháng 5 cùng năm đó, đưa Phổ và Thuỵ Điển đến tình trạng status quo ante bellum. Nhưng Friedrich vẫn phải đơn phương độc mã chống chọi với liên quân Áo - Pháp.
Dù Anh Quốc không viện trợ nữa nhưng Friedrich vẫn quyết tâm theo đuổi cuộc chiến. Trên mặt trận phía Tây, Friedrich được Công tước Ferdinand xứ Brunswick phò tá đắc lực với việc quân Phổ thắng quân Pháp trong trận Wilhelmstal vào ngày 24 tháng 6 và đuổi quân Pháp ra khỏi xứ Westphalia, lại đánh tan tác quân Pháp trong Lutterberg vào ngày 23 tháng 7 năm 1762, và dẹp tan đạo quân Pháp rồi chiếm luôn thành Cassel, giữ trọn niềm tự hào của Đế quốc Phổ lừng lẫy. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1762, Nga hoàng Pyotr III gửi một đạo quân Nga tới giúp Phổ, nhưng ít lâu sau đó liên minh Áo - Nga tan rã, theo lời của tướng Nga Zakhar Grigoryevich Chernyshov là do Pyotr III qua đời, triều đình Nga "chịu ảnh hưởng từ các kẻ thù của Đức Vua" nên hạ lệnh rút quân về Nga. Ông bèn khôn khéo giữ quân Nga lại để "hù dọa" quân Áo, thay vì cùng họ đánh Áo: thế là ông xua quân đột kích quân của Bá tước Áo là Leopold Joseph von Daun, và đánh bại quân Áo trong trận Burkersdorf vào ngày 21 tháng 7 năm 1762. Đây là lần đầu tiên Friedrich tấn công bằng các đội hình dọc thay vì đội hình ngang.
Sau khi quân Nga rút lui, Friedrich dẫn quân vây hãm thành Schweidnitz, bẻ gãy một đợt phản kích của Daun ở Reichenbach ngày 16 tháng 8 và ép Schweidnitz đầu hàng. Cùng lúc đó, quân Phổ do thân vương Heinrich chỉ huy ở Sachsen đã đánh bại hoàn toàn quân Áo của thống chế Jean-Baptiste Serbelloni trong trận Freiberg, buộc Áo phải tạm đình chiến với Friedrich. Sau đình chiến Friedrich xua quân chinh phạt xứ Bohemia, một quân đoàn Đế quốc Phổ tiến đến cổng thành Praha và phá tan kho đạn dược tại đây. Cuối cùng, Theresia đã chấp nhận thất bại và tiến hành đàm phán với vua Phổ. Vào ngày 15 tháng 2 năm 1763, chiến tranh kết thúc với Hòa ước Hubertusburg, theo đó, Theresia thừa nhận khôi phục lại tình trạng ban đầu ("status quo ante bellum"), cũng như quyền cai quản không thể tranh cãi của Phổ đối với Silesia. Tuy nhiên, Friedrich phải trao trả độc lập cho Sachsen. Thành công của Friedrich trong việc giữ vững vương quốc đã khẳng định vai trò của Phổ như một cường quốc châu Âu, đồng thời làm ông được ca tụng trên khắp các quốc gia Đức Theo một nhà ngoại giao người Pháp, vị thế của Vương quốc Phổ trong đế quốc La Mã Thần thánh giờ đây còn lớn mạnh hơn trước: với tư cách là người chiến thắng, Triều đình Phổ đã trở thành minh chủ của một bộ phận lớn những người Tin Lành có tư tưởng chống Áo hoàng. Bên cạnh đó, ngay sau cuộc chiến tranh Bảy năm, nước Phổ không còn có một đồng minh cường quốc nào; nhà vua bằng mọi giá không đẩy Vương quốc Phổ vào bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Ông biết rằng, Vương quốc này chỉ mới trở thành một trong những liệt cường trên lục địa châu Âu, nhưng có thể mất vị thế này - vốn dựa vào sức mạnh của Quân đội đất nước.
=== Liên minh Nga-Phổ và cuộc chia cắt Liên bang Ba Lan-Litva (1772) ===
Một mặt, sau khi cuộc Chiến tranh Bảy năm kết thúc, Friedrich II vẫn tiếp tục công cuộc mở mang bờ cõi của Vương quốc Phổ, và diễn một sự kiện hết sức quan trọng: cuộc chia cắt Ba Lan. Nữ hoàng Ekaterina II lên thống trị Đế quốc Nga sau khi giết hại Nga hoàng Pyotr III. Khác với người chồng Pyotr III, Ekaterina II là người chống Phổ quyết liệt, trong khi Friedrich II là kẻ thù cũ của Nga trong chiến tranh Bảy năm. Dù vậy, Friedrich II đã chủ động đề nghị Ekaterina II liên minh với ông, và hai vị Đại đế đã ký kết Hiệp ước, thành lập một liên minh phòng thủ vào ngày 11 tháng 4 năm 1764. Theo Hiệp ước này, Đế quốc Nga công nhận quyền cai quản vùng Silesia của Vương quốc Phổ - Brandenburg, đổi lại Phổ ủng hộ Nga chống lại Đế quốc Áo - Habsburg hoặc là đế quốc Ottoman của người Thổ. Giành được sự ủng hộ của nước Phổ cũng cần thiết trong việc Ekaterina II đưa người tình của bà là Stanisław August Poniatowski lên làm vua Ba Lan hòng giúp Nga khống chế nước này. Vào tháng 9 năm đó, với sự ủng hộ của Ekaterina II, Stanisław August Poniatowski được tôn làm vua nước Ba Lan. Liên minh Nga-Phổ giữa Ekaterina II và Friedrich II kéo dài cho đến năm 1781.
Trong phiên họp Repnin năm 1767, đế quốc Nga tăng thêm ảnh hưởng đáng kể đối với Liên bang Ba Lan-Litva. Việc làm này đe doạ đến Áo và người Thổ Ottoman, nhưng cũng khiến cho Friedrich lo ngại. Năm sau (1768), bất chấp sự hiện hữu của Liên minh Nga-Phổ, đế quốc Ottoman tuyên chiến với Nga. cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774) bùng nổ: dù ông không muốn đế quốc Nga trở nên lớn mạnh hơn sau khi chiếm được những vùng đất nằm dưới quyền cai quản của triều đình Ottoman, ông trợ cấp cho Ekaterina II 300.000 rúp. Trước sự trỗi dậy của nước Nga, Friedrich cùng vua Áo Joseph II và tể tướng Áo Wenzel Anton (Vương công xứ Kaunitz-Rietberg) đã lập lại mối quan hệ hữu nghị Áo-Phổ. Ngay từ năm 1731 (khi còn học tập ở tỉnh Küstrin), trong bức thư gửi Thống chế Dubislav Gneomar von Natzmer, ông đã cho rằng việc sáp nhập phần Ba Lan thuộc Phổ sẽ giúp cho các lãnh thổ phía Đông của Vương quốc Phổ được thống nhất. Trong quan hệ Phổ - Ba Lan, ngay từ năm 1759 khi Quốc vương Phổ phá tan tác nguồn tiếp viện của quân Nga, ông chỉ viết bằng tiếng La Tinh trong công văn gửi cho Quốc vương Ba Lan, vậy mà triều đình Ba Lan rất nể sợ ông.
Mùa đông 1770 - 1771, em trai Friedrich là Heinrich đến bệ kiến Nữ hoàng Ekaterina II tại kinh thành Sankt-Peterburg. Thấy nước Áo sáp nhập một số vùng đất vào năm 1769, triều đình Nga gợi ý nước Phổ chiếm đóng một số vùng thuộc Ba Lan, chẳng hạn như Warmia. Nghe vậy, Heinrich trình tấu kế hoạch này lên vua anh, và nhà vua gợi ý tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan giữa ba đế quốc Phổ - Áo - Nga. Thấy vậy, Thủ tướng Áo Kaunitz yêu cầu Phổ, sau khi lấy đất của Ba Lan, phải trả lại tỉnh Silesia cho Áo, nhưng Friedrich II không dại gì làm theo đề xuất này.
Sau khi quân Nga chiếm đóng các công quốc vùng Danube, thân vương Heinrich đã thuyết phục vua anh và nữ vương Áo Maria Theresia rằng sự cân bằng quyền lực sẽ không được duy trì bằng những cuộc xâm chiếm lãnh thổ thuộc Ottoman của quân Nga, mà bằng một cuộc phân chia Liên bang Ba Lan-Litva được thực hiện bởi ba cường quốc Phổ - Nga - Áo. Trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất vào năm 1772, Friedrich II nhận lấy phần lớn tỉnh Prusy Królewskie (nằm ở vùng hạ sông Vistula) của Liên bang Ba Lan-Litva. Ông sáp nhập 36 nghìn cây số vuông lãnh thổ cùng với 60 vạn dân cư vào Vương quốc Phổ - Brandenburg. Như vậy, Phổ là nước nhận được ít đất đai nhất trong ba liệt cường tham gia cuộc phân chia lãnh thổ của Liên bang Ba Lan-Liva. Tuy nhiên, vùng đất mới Tây Phổ đã hợp nhất với Đông Phổ cùng các vùng Brandenburg, Hinterpommern và khiến cho Triều đình Phổ - Brandenburg nhận được quyền cai quản cửa sông Wisla, một khu vực có giá trị kinh tế quan trọng. Mặc dù Maria Theresia đã chấp thuận việc phân chia này một cách miễn cưỡng, theo Friedrich II, "dù bà ta đã khóc, nhưng bà ta buộc phải đồng ý".
Như vậy, Phổ đã thu được nhiều lợi ích nhất trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772), dù không chiếm được vùng Danzig hoặc là vùng Thorn (Torun). Ông nhanh chóng thực hiện cải tổ về mặt hành chính, luật pháp, là cải tiến hệ thống trường học ở Tây Phổ. Tuy nhiên, nhà vua tỏ ra coi thường những thần dân mới của mình. Ông không làm gì ngoài việc xúc phạm szlachta, một nhóm quý tộc người Ba Lan, vì viết rằng Ba Lan "là nước có một chính phủ tồi tệ nhất ở châu Âu, nếu không kể Thổ Nhĩ Kỳ". Ông xem Tây Phổ là nơi chưa có văn minh, giống như vùng đất Canada - một thuộc địa của đế quốc Anh thời bấy giờ, lại còn so sánh người Ba Lan với người Iroquois ở Bắc Mỹ. Nhà vua xem cuộc chia cắt Ba Lan là hậu quả của "sự ngu xuẩn của bọn Potockis, Krasi_skis, Oginskis, và tất cả những tên tiện dân có tên kết thúc với chữ -ki"; trong thư gửi Voltaire vào năm 1772, ông gọi họ là "giống người sắp tuyệt chủng ở châu Âu". Trong lá thư gửi Heinrich, ông cho rằng:
Friedrich bèn cho người Đức đến Tây Phổ để quy hoạch tỉnh này. Ông cũng có hy vọng rằng những người Phổ này sẽ hất cẳng những người Ba Lan ra khỏi Tây Phổ. Nhiều quan đại thần người Phổ cũng tỏ thái độ coi thường người Ba Lan. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà vua đối xử tốt với một số người Ba Lan, chẳng hạn như Tổng Giám mục Ignacy Krasicki, người đã làm lễ khai trương Đại giáo đường Thánh Hedwig vào năm 1773. Ngoài ra, ông còn khuyên các vị vua kế tục nên học tiếng Ba Lan. Họ đã làm theo lời khuyên của ông, mãi cho đến khi Friedrich III quyết định không cho con mình là Wilhelm II học ngôn ngữ này.
==== Friedrich II và cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775 - 1785) ====
Friedrich có ác cảm với Chính phủ Huân tước Bute của Anh Quốc vì Bute không duy trì liên minh Anh-Phổ của người tiền nhiệm Pitt Những năm cuối đời cuối đời Friedrich II chứng kiến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh Quốc tại Bắc Mỹ. Khi Cách mạng Mỹ bùng nổ, Chính phủ Anh tố cáo ông ngăn cản việc họ thuê một toán quân Nga làm lính đàn áp Cách mạng Mỹ, và cho các tướng tá Phổ đứng về phe Cách mạng, nhưng vô căn cứ. Ông không hề ban chiếu chỉ nào cho các tướng tiến đánh quân Anh, và một Nam Tước Phổ là Friedrich Wilhelm Augustin Ludolf Gerhard chỉ tình nguyện giúp cho Cách mạng, không phải là nghe lệnh của nhà vua. Ngay cả các sử gia người Đức cũng cho rằng Friedrich II không phải là một người bạn của phong trào Cách mạng Mỹ.. Friedrich Kapp nhìn nhận:
Bản thân Friedrich II cũng trơ trẽn thừa nhận ông có ý định "đứng về phe nào có lợi thế trong cuộc chiến tranh". Lúc bấy giờ, ông mong muốn tái lập liên minh Nga-Phổ. Vì thế, ông đồng ý với đề xuất trung gian của Nga hoàng Ekaterina II trong cuộc Cách mạng Bắc Mỹ. Khi bà thiết lập "Liên minh các nước trung lập vũ trang" chống lại Đế quốc Thực dân Anh, Friedrich đã tham gia liên minh này. Sau khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ thắng lợi, ông thừa nhận nền độc lập của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Một lý do khác khiến ông tham gia "Liên minh các nước trung lập vũ trang" là do ông muốn phát triển nền thương mại nước nhà, như một lá thư giữa quan Khâm sai Đại thần Phổ và một nhà ngoại giao người Mỹ ghi nhận khi Cách mạng còn tiếp diễn: "Theo văn kiện của một viên đại thần trên danh nghĩa vua, vua Phổ tuyên bố: những thương gia Bắc Mỹ chắc chắn sẽ giành độc lập cho non sông, và họ sẽ mang tàu buôn của họ vào các cảng của Đại vương dưới sự cho phép của Ngài" (1779). Vào năm 1785, Hiệp ước thương mại Phổ - Mỹ được ký kết, biến Friedrich trở thành vua châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ thương mại với nền cộng hòa Mỹ non trẻ.
Friedrich được các nhà cách mạng Mỹ George Washington, Benjamin Franklin hay Greene thán phục. Đến Mỹ, Nam tước Friedrich Wilhelm Augustin Ludolf Gerhard von Steuben - nguyên là Sĩ quan Quân đội Phổ - được chào mừng như một trong những chiến binh dưới quyền Friedrich. Sự hiện hữu của nhiều nhà hàng mang tên "Quốc vương nước Phổ" là một biểu hiện của lòng yêu mến của nhân dân Mỹ đối với vua Phổ. Không những các nhà hàng và thị trấn, nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ cũng đặt tên những con tàu buôn của họ là "Quốc vương nước Phổ", vì nhận thấy những chiến thắng của ông có ảnh hưởng đến sự rút lui của thực dân Pháp ra khỏi Canada. Là vị minh chủ cuộc đấu tranh của người Tin Lành chống đế quốc Áo, những người Đức tại Pennsylvania và New York và cả các lãnh tụ Cách mạng Mỹ xem ông là vị vua tài giỏi nhất, người chiến binh kiệt xuất nhất của Âu châu, và xem cuộc chiến tranh Bảy năm anh hùng của ông như một tấm gương để người Mỹ noi theo.
==== Cuộc chiến cuối cùng (1778 - 1785) ====
Về cuối đời, Friedrich lại phải tham gia một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ hơn - Chiến tranh Kế vị Bayern (1778 – 1779), chống lại âm mưu chiếm đóng xứ Bayern của Joseph II - một chiến thắng về mặt ngoại giao của Friedrich. Ông thiết lập liên minh với Tuyển hầu tước xứ Sachsen và Công tước Karl xứ Zweibrüken. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1778, ông cùng ba quân rời kinh đô Berlin. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1778, ông cùng đại quân tinh nhuệ vượt từ Silesia, đến nhiều dãy núi qua biên giới Bohemia. Dù Quân đội Phổ hùng mạnh hơn hẳn, nhà vua chỉ phòng thủ và đe dọa đối phương, chứ không đánh một trận đại chiến nào với quân Áo. Chỗ ông đóng quân được ngăn cách với chỗ Joseph II đóng quân bằng công sông Elbe. Quân đội Phổ thường hay cướp phá dữ dội vào lãnh thổ Áo, chở từng xe đầy khoai tây cướp được mang về nước và thế là sinh ra cái tên "cuộc chiến tranh khoai tây". Hoảng sợ,Maria Theresia gửi thư gợi ý Friedrich lập lại hòa bình, và ông cũng hứa: từng bước tiến của ông sẽ không để cho Nữ hoàng lo sợ về tính mạng của Joseph II. Cuối cùng thì ông rút lui khỏi xứ Bohemia, và một lần nữa nước Áo là kẻ thất bại. Friedrich II tuyên bố hào phóng rằng ông sẽ không đòi bất kỳ một khoản chiến phí nào của vua Áo.
Sau nhiều thỏa thuận bí mật giữa Nữ hoàng Maria Theresia và Friedrich, ông ký kết Hiệp định Teschen: chính vua Phổ đã đề xướng các điều khoản của Hiệp định này, theo đó, ông lấy được các xứ Ansbach và Baviere từ tay người Áo, đẩy lui quân Áo khỏi xứ Bayern, và giữ vững sự cần bằng quyền lực giữa Đế chế Áo - Habsburg và Đế chế Phổ - Hohenzollern.
Đầu thập niên 1780, vua Áo tái lập liên minh Áo-Nga-Pháp hòng sáp nhập Bayern vào Áo. Friedrich hết sức lo buồn, thường than rằng việc thống trị nước Phổ đã trở thành một nỗi lo đối với tấm thân 70 tuổi của mình. Tuy nhiên, ông lại một lần nữa đánh bại Joseph II bằng việc thiết lập "Liên minh các Vương hầu người Đức" (Fürstenbund) vào ngày 23 tháng 7 năm 1785, cùng với các lãnh chúa xứ Sachsen và Hanover. Nhiều tiểu quốc Đức như Hesse-Cassel, Gotha, Weimar, Brunswick, Ansbach, Baden, Anhalt, v.v... cũng đồng loạt theo về minh chủ Friedrich II. Sự kiện này đã khiến ông được xem là người bảo vệ những đặc quyền của một số tiểu quốc nói tiếng Đức, chứ không còn là vị vua gây chiến với triều đại Habsburg như trước đây nữa. Pháp và Nga chống đối ý tưởng ái quốc này nhưng không thể làm gì được. "Liên minh các Vương hầu" cũng là cống hiến cuối cùng của Friedrich đối với nền chính trị châu Âu, đỉnh cao của những chiến thắng mà ông đạt được trong suốt cuộc đời ông.
=== Nội trị ===
Bên cạnh những thành tựu về quân sự, Friedrich cũng tiến hành cải cách về chính trị, kinh tế để Phổ từ một xứ lạc hậu trở thành một cường quốc kinh tế. Cuộc chiếm đóng xứ Silesia đã đem lại nguyên liệu cho các ngành công nghiệp non trẻ của nước Phổ. Nhà vua đã thực hiện chính sách khuyến nông và bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước bằng các biện pháp như: đánh thuế nhập khẩu cao và giảm bớt tối đa các rào cản trong nội thương. Triều đình huy động nhân dân xây các kênh đào (trong số đó có một kênh nằm giữa sông Vistula và sông Oder) cấp nước cho các đầm lầy để canh tác nông nghiệp, và giới thiệu các loại cây trồng mới như khoai tây và củ cải. Friedrich II đã đặt Oderbruch làm một tỉnh của Vương quốc Phổ, ông cho rằng "Ta đã chinh phạt được Orberuch mà không phải tốn một mũi tên": phần lớn đầm lầy ở đây trở thành nơi trồng trọt sau các năm 1746 – 1753. Vào tháng 5 năm 1744, lãnh chúa Charles Edvard của xứ Đông Frisia qua đời, ông bác bỏ quyền thừa kế của triều đại Hanover và chiếm luôn xứ Đông Frisia, mở rộng tầm nhìn ra Biển Bắc. Ông ao ước thành Emden (Đông Frisia) sẽ là một đối thủ của Amsterdarm tại Đế quốc Hà Lan, do đó ông cho phép họ được tự do buôn bán vào năm 1751. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia người Pháp, ông đã cải tổ hệ thống thuế gián thu. Thuế gián thu đã mang lại thu nhập cao (hơn thuế trực tiếp) cho Nhà nước.
Không những đổi mới hệ thống giao thông, ông còn hạ lệnh cho thiết lập nhà máy và nâng cao toàn bộ thực lực mà Phổ có được sau khi chiếm Silesia. Friedrich II cũng khuếch trương thương mại và khuyến khích thương gia Johann Ernst Gotzkowsky cạnh tranh với người Pháp bằng việc mở một cơ sở sản xuất tơ lụa, đồng thời cung cấp 1.500 việc làm chỉ tại nhà máy này. Friedrich II tiếp tục khuyến cáo người dân nộp thuế cầu, đường, chợ, v.v... và hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa. Vào năm 1763, khi Johann Gotzkowsky bị phá sản do một cuộc khủng hoảng tài chính vốn xuất phát từ Frankfurt và Amsterdam, nhà vua đã giành lấy kiểm quyển soát công ty sản xuất đồ sứ của ông này (KPM), nhưng lại không mua thêm tranh do Gotzkowsky bán. Do đó, công ty sản xuất đồ sứ "KPM" trở thành một công ty thuộc quyền kiểm soát của Hoàng gia Phổ Quốc.
Dưới thời Friedrich II ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Bảy năm và cuộc tấn cong Silesia đã dẫn đến sự thay đổi lớn lao của nền kinh tế đất nước. Trong bảy năm chinh chiến, Fiedrich xuống chiếu khuyến nhân dân đóng thuế đến 43 triệu thaler. Suốt bảy năm ấy, có 3 lần nhà vua giảm giá đồng tiền Phổ. Không những thế, ông cũng thu thập những đồng tiền mà ông chiếm được từ tay liên quân chống Phổ tại các tỉnh Silesia, Pomerania, v.v... Vào năm 1763, sau ngày khải hoàn, ông bắt tay vào việc tái thiết dần dần nước Phổ đang ở trong tình trạng đổ nát. Trong công cuộc tái thiết Vương quốc, sử sách ghi chép rõ: nhà vua không hề nợ của ai bất kỳ một đồng đô la nào. Nhà vua luôn thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc đến 20 tiếng đồng hồ trong một ngày, do đó sự thịnh vượng của nước Phổ đã quay trở lại. Việc lưu hành tiền bị giảm giá đã giữ cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng luôn ở mức cao. Vào tháng 5 năm 1763, Friedrich ra chỉ dụ ước lượng lại đồng tiền Thaler. Với sắc lệnh này, giá trị đồng tiền, vốn trước kia không được chấp nhận trong giao dịch, được ổn định lại và đảm bảo được các khoản thu từ thuế bằng giá trị trước chiến tranh. Ở miền Bắc Đức, người ta dùng đồng Reichsthaler thay cho đồng Thaler, có giá trị bằng một phần tư giá trị đồng Conventionsthaler. Nước Phổ đã dùng đồng Thaler, có giá trị bằng một phần mười bốn đồng bạc Mark Cologne. Ít lâu sau, nhiều vị vua khác đã theo bước Friedrich II trong việc cải cách tiền tệ nước họ - kết quả là sự thiếu hụt tiền mặt, dẫn đến sự giảm giá.
Friedrich cũng thiết lập Ngân hàng Berlin vào năm 1764, và đặt ngân hàng này làm ngân hàng quốc gia. Ông đã gửi một số tiền tương đương với 8 triệu thalers vào Ngân hàng Berlin. Cũng sau ngày khải hoàn, ông ban hạt giống cho địa chủ của ruộng đất bị bỏ hoang để họ gieo trồng, ban cho thần dân xứ Silesia ba triệu thaler, và thần dân xứ Pomerania hai triệu thalers. Ông còn truyền lệnh cho xây dựng lại những ngôi nhà, cung cấp tiền tự do cho những ngôi nhà được tái xây dựng và ban thưởng cho những Sĩ quan có công trong suốt cuộc chiến tranh tàn khốc. Những góa phụ của liệt sĩ được ông ban cho tiền trợ cấp. Ông xuống chiếu giảm thuế hai năm đối với xứ Pomerania và Neumark, rồi giảm thuế sáu năm đối với xứ Silesia. Chỉ trong vòng vài tháng, giờ đây tất cả mọi nông trang đều có ngựa trên toàn Vương quốc Phổ - Brandenburg. Vào năm 1770, hầu như tất cả những ngôi làng bị hủy hoại đã sinh hoạt trở lại trên khắp Đế chế, nhân dân Phổ tiếp tục trồng trọt và trật tự đã ổn định lại, và tất cả các phủ đường bỏ trống đã được nhà vua lấp đầy người vào. Vào năm 1773, nước Phổ có đến 264 nhà máy mới, đó là những nhà máy tinh chế đường, nhà máy làm đồ bằng da, nhà máy làm thuốc lá hay nhà máy sản xuất đồ sứ, v.v... Tổng cộng, cuối đời Friedrich II, ông dùng 24 triệu thaler để cải thiện nền nông nghiệp và công nghiệp..
Cũng như tiên vương Friedrich Wilhelm I, nhà vua theo dõi chặt chẽ hệ thống hành chính nước Phổ. Friedrich đã xây dựng một hệ thống Chính phủ Đế chế Phổ - Brandenburg thời cận đại, hiệu quả nhất trên toàn cõi châu Âu. Khi ông lên nối ngôi, nước Phổ có ba vị Thủ tướng: Heinrich von Podewils, Adrian Bernhard von Borck và Wilhelm Heinrich von Thulemeier. Heinrich von Thulemeier mất vào năm 1740, và không có người thay thế. Von Bock rời khỏi Chính phủ vào năm 1741 và được người cháu thế chức. Còn Von Podewils thì coi sóc việc ngoại giao cho đến khi qua đời năm 1760. Vào năm 1749, Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein (11 tháng 2 năm 1714 – 3 tháng 1 năm 1800, Berlin) - từng là Sứ thần đến Vương quốc Thuỵ Điển và Đan Mạch được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Phổ. Cho đến năm 1760, trụ cột của hệ thống hành chính Đế chế Phổ - Brandenburg là viên Bộ trưởng Chiến tranh (kiêm luôn chức Bộ trưởng Tài chính) Adam Ludwig von Blumenthal. Vào năm 1764, cháu trai của A. L. Blumenthal là Joachim lên nối nghiệp, tiếp tục làm quan qua nhiều đời vua. Có một lần, nhà vua nước Phổ đã căn dặn Thủ tướng Heinrich von Podewils:
Cho đến năm 1786, nhà vua - thực chất là vị Thủ tướng của chính mình - vẫn nghiêm khắc hạn chế những ảnh hưởng từ các vị đại thần trong triều, chẳng hạn như Bá tước Finck von Finckenstein. Khi còn làm Thủ tướng Chính phủ, Heinrich von Podewils có ít ảnh hưởng đến nền thống trị Phổ thời đó, chỉ là kẻ làm theo những mệnh lệnh khe khắc của Quốc vương. Theo Hamish Scott, "Podewils... được tiếp cận với các phái bộ sứ thần tại kinh đô, và được nghe bất cứ những gì các sứ thần nói. Tuy nhiên, ông không được trả lời khi chưa có lệnh bua. Nói cách khác, vị thượng quan này, là người phát ngôn và là lỗ tai của vua. Tuy nhiên, ông không được phát biểu đường lối chính trị và không thể hiểu nổi những ý định thực sự của vua" Theo Giáo sư R. Lodge (Britain and Prussia, trang 72), Thủ tướng Von Finckenstein chỉ là một "kẻ phát ngôn của những ý định khẩn cấp của ông" và "bản thân ông không hề có ảnh hưởng gì đối với chính sách của Friedrich". Tuy nhiên, theo cuốn Liên minh Anh - Phổ và cuộc chiến tranh Bảy năm: nghiên cứu về các chính sách liên minh và ngoại giao, sự dè đặt kín đáo trong những bức thư giữa nhà vua và Thủ tướng cho thấy Von Finckenstein có những quan điểm rõ rệt trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà vua..
Friedrich đã tìm cách thiết lập một số cơ quan cùng làm việc với bộ máy Chính phủ Phổ sẵn có, nhưng lệ thuộc vào nhà vua hơn, và thi hành trách nhiệm mau lẹ hơn. Ông đã cải cách 'Hội đồng Chấp chính', được vua cha Friedrich Wilhelm I thiết lập trước đây. Để tăng hiệu quả của Hội đồng này, Friedrich II tiếp tục cải cách: ông xuống chiếu thành lập một số Bộ mới để chăm lo kinh tế, khuyến khích công - thương nghiệp và cung cấp quân nhu cho Quân đội Phổ. Không may thay, do những trục trặc (chẳng hạn như mâu thuẫn giữa các Bộ), những cải cách 'Hội đồng Chấp chính' không thành công lắm. Vào năm 1763, ông lại đề xướng cải cách khác. Có thể nói, đây là ý tưởng giảm bớt quyền lợi của 'Hội đồng Chấp chính', và nâng cao ảnh hưởng của Quân vương trong mọi việc triều chính. Sau đó, ông xuống chiếu thiết lập một số Bộ, và giao cho họ những trách nhiệm riêng biệt. Dù Bộ trưởng các Bộ này thuộc về 'Hội đồng Chấp chính', trên thực tế họ là những quan chức hoàn toàn riêng lẻ và trực tiếp trao đổi mọi chuyện với nhà vua. Friedrich II không có ý định xóa bỏ các Tổ chức Hành pháp Chiến tranh và Ruộng đất cấp tỉnh do tiên vương lập ra, nhưng ông cố gắng giảm bớt quyền hành của các Tổ chức này, và buộc họ phải thi hành Huấn lệnh của Hoàng gia nhanh chóng hơn. Do đó, khi nhà vua chiến thắng tại Silesia, ông giao xứ này cho các Tổ chức Hành pháp Ruộng đất - họ không lệ thuộc vào 'Hội đồng Chấp chính' nhưng trung thành với Quân vương. Nhà vua cũng làm điều tương tự khi chiếm đóng Tây Phổ sau cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772). Vào năm 1783, ông nói với viên Thống đốc thành Breslau:
Theo nhận định của cựu Thủ tướng Cộng hoà Liên bang Đức Helmut Kohl, tên tuổi của Friedrich II "gắn liền với sự mở đầu của nền thống trị bằng Luật pháp và một Chính phủ hiện đại". Thậy vậy, nhằm xây dựng một Chính phủ Phổ công minh hơn, ông cũng đề xuất cải cách luật pháp, nghe theo lời khuyên của một trong những học giả pháp luật nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII - Coccejius. Kể từ thời Friedrich II, Luật pháp Phổ không còn núp dưới cái bóng của Luật pháp Đế quốc La Mã Thần thánh như trước nữa. Cũng như Montesquieu và Beccaria, Nhà vua tin rằng Nhà nước cần có Luật pháp hơn là một Quân vương chuyên quyền, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với công lý, đều phải tuân thủ pháp luật và việc ân xá cho một kẻ vô tội sẽ hay hơn là gán ghép cho họ tội này tội kia. Trong thư gửi Voltaire vào năm 1766 ông viết: "Một Quốc gia không thể tồn tại nếu không có Luật pháp, nhưng có thể tồn tại nếu không có Tôn giáo". Do đó, Triều đình Phổ đã soạn thảo "Bộ luật Friedrich" (Codex Fridericianus) vào năm 1747. Tuy nhiên, những di sản lớn hơn cả mà nhà vua để lại cho luật pháp Phổ là "Allgemeines preussisches Landrecht", được thực hiện bởi Đại Pháp quan Phổ - Bá tước Johann H. C. von Carmer (1721 - 1801), dựa trên bộ "Project des Corporis Juris Fridericiani", do Samuel von Cocceji (1670 - 1755) thực hiện trong các năm 1740 - 1751. Triều đình Phổ cũng dày công xây dựng một bộ luật mang tên "Landrecht", kết hợp giữa luật pháp nước Đức và luật pháp La Mã, được Phổ áp dụng chính thức vào năm 1794, khi Friedrich II đã qua đời. Quốc vương Phổ rất căm ghét thói lười biếng, và, cũng giống như tiên vương, ông sẵn sàng trừng trị những tên quan lười nhác. Ông nói: "Ta không thiết sống trên đời, nhưng ta cần sống đi đôi với sự siêng năng."
Luật pháp nước Phổ dưới thời Friedrich II là Bộ luật công minh nhất châu Âu thời bấy giờ. Trước thời ông, vào năm 1721, Tuyển hầu tước Friedrich I đã nhấn mạnh rằng hình phạt tra tấn chỉ được áp dụng khi có ưng thuận của Quốc vương. Ngay từ khi lên nối ngôi, ông đã duyệt lại quy định này, và đặt ra những trường hợp tội phạm không thể dùng hình phạt tra tấn. Vào ngày 3 tháng 6 năm 1740 (chỉ ba ngày sau khi vua cha qua đời), ông tuyên bố rằng nước Phổ không thể dùng hình phạt tra tấn nữa, với ngoại lệ rất ít: chẳng hạn như nếu tội phạm đó có mưu đồ chống lại Đức Vua và Vương quốc. Cho đến năm 1754, ông còn ra một lệnh tiến bộ hơn: tất cả những cách tra tấn đều biến khỏi Vương quốc Phổ, đây là lần đầu tiên hình phạt tra tấn bị bãi bỏ tại lục địa Âu châu. Ông cho rằng hình phạt tra tấn không chỉ "tàn bạo" (grausam), mà cũng không phải là một cách tìm công lý; và hạn chế số lượng tội phạm có thể bị tử hình. Hình phạt những cô gái phá thai cũng bị Triều đình ông xóa sổ.
Friedrich cũng đầu tư nhiều công sức vào việc xây dựng một nền giáo dục tốt. Sau khi ông lên ngôi năm 1740, các trường dạy tiếng La Tinh ở Phổ đã được cải tổ. Tiếng Hy Lạp trở thành một trong những bộ môn quan trọng nhất trong các trường dạy tiếng La Tinh. Vào năm 1753, ông hạ lệnh cho mở trường học tại những ngôi làng quê. Nhiều năm sau (1770), ông thiết lập Viện Hàn Lâm Mỏ ở Berlin, mở đầu cho quá trình hình thành của Trường Đại học Kỹ thuật Berlin. Nhiều nước tích cực cạnh tranh với hệ thống giáo dục Phổ, trong số đó có cả Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, ông không hề đổi mới cấu trúc xã hội khắt khe của Vương quốc Phổ cũng như không giải phóng tầng lớp nông nô. Vì vậy, trong thời kỳ ông cầm quyền, người nông dân vẫn phải chịu khuất phục những gò bó của chế độ phong kiến Phổ. Nhà vua đã ví von số phận của giai cấp nông dân như "những con súc vật thồ trong xã hội loài người", và đánh lên họ đầy đủ thuế má. Friedrich II có thể được xem là vị vua chỉ áp dụng triết học Khai sáng một cách nửa vời, dù truyền lệnh bãi bỏ nông nô ở ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Hoàng gia, ông không hề buộc tầng lớp quý tộc thống trị Phổ phải tuân theo ở ruộng đất riêng của họ, do ông cần sự ủng hộ của họ. Không những thế, chủ nghĩa quân phiệt Phổ vẫn còn tồn tại dưới triều đại ông. Triều đình Friedrich II cho phép những quý tộc Junker tha hồ mua ruộng đất, đổi lại họ phải giúp vua trong chiến tranh. So với nước Nga thời bấy giờ, nước Phổ của Friedrich II mang tính tư sản hơn, nhưng so với nước Pháp - vốn có ảnh hưởng lớn đến nhà vua Phổ - Phổ là một cường quốc gần như không có tầng lớp trung lưu; thậm chí, nước Phổ của Friedrich II là quốc gia ít tính chất tư sản nhất trong các nước thuộc đế quốc La Mã Thần thánh. Trong một lá thư từ từ thành phố Hamburg gửi Nikolai vào năm 1769, nhà văn người Đức Lessing đã lên án chế độ quân chủ chuyên quyền và cho hay, nước Phổ là "quốc gia mù quáng nhất của châu Âu", và nhà vua chỉ áp dụng tự do chủ nghĩa qua việc cho phép thần dân văng tục chửi thề tôn giáo truyền thống.
Mặc khác, nhà vua nước Phổ, trong những lần đi bộ ngao du, thường thăm hỏi và nói chuyện thân mật với bà con nông dân. Người ta gọi nước Phổ trong thời kỳ trị vì lâu dài của ông là một "chính thể quân chủ chuyên chế lập hiến". Friedrich II còn tự tấn phong làm "Đức Vua của Phổ" sau khi chiếm được vùng Prusy Królewskie (Tây Phổ, ngoại trừ vùng Gdańsk) vào những năm 1770 – 1772, chứ không còn là "Đức Vua ở Phổ" như trước nữa. Tước hiệu "Đức Vua ở Phổ" đã được dùng kể từ khi Friedrich I von Hohenzollern làm lễ đăng quang tại Königsberg năm 1701. Trong khi lãnh thổ Phổ trước kia rộng 119000 ki-lô-mét vuông, ông đã mở rộng đến 185.000 ki-lô-mét vuông. Đến khi nhà vua qua đời vào năm 1786,à ngân khố quốc gia chứa đến 70 triệu thalers.
=== Chính sách tự do tôn giáo ===
Đối với tôn giáo, Friedrich thực hiện chính sách tự do khoan hồng. Sau khi Friedrich Wilhelm I qua đời, Friedrich II đã ân xá cho nhà triết học Christian Wolff - người từng bị trục xuất khỏi Phổ vì tội "vô thần". riedrich II đã phủ nhận bất cứ một mối quan hệ nào giữa quốc gia và những tín điều giáo lý. Ngay từ khi lên ngôi, vào ngày 22 tháng 6 năm 1740, nghe lời than phiền rằng cộng đồng Công giáo Phổ đang tìm cách mở trường học để giảm số lượng tín đồ của Hội thánh Tin Lành, ông đã lưu ý với Bộ Tôn giáo Phổ:
Dưới triều đại ông, ở các xứ bị ông chinh phạt, tín đồ Công giáo được sinh sống tự do. Tại kinh đô Berlin, một giáo đường của người Công giáo được xây dựng. Nhà vua dạy những thần dân Kháng Cách rằng, họ cũng có quyền hạn ngang với các tín đồ Công giáo Rôma, và không được ngược đãi tôn giáo này. Nhà vua còn tuyên bố ông sẽ xây cất các nhà thờ Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo nếu "bọn Thổ Nhĩ Kỳ và bọn ngoại giáo đến sinh sống ở nước ta". Trong Tiểu luận về các hình thức Chính phủ (1777) của ông, nhà vua cho rằng: "Sự đàn áp là thứ gây ra những cuộc nội chiến, đẫm máu nhất, lâu dài nhất và huỷ diệt kinh khủng", và phủ nhận cả tư tưởng cấm đoán tôn giáo lẫn chính sách cấm đoán tôn giáo. Phổ tự do tín ngưỡng đến mức không một nước nào ở Đức sánh bằng, và trở thành một miền đất hứa, giống như Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ đối với dân nhập cư tìm kiếm tự do trong thế kỷ XIX sau này. Triều đình Friedrich II cũng xuống chiếu mời những người ngoại quốc đến di cư ở các làng bản hoang tàn, góp phần tái thiết Vương quốc sau cuộc chiến tranh Bảy năm kinh hoàng. Sau khi Giáo hoàng Clêmentê XIV giải thể Dòng Tên, ông vẫn cho phép các giáo sĩ Dòng Tên được giảng đạo tại vùng Silesia, Warmia, và quận Netze. Ông thích đem những tinh hoa khác nhau đến vương quốc của mình, từ các giáo sĩ Dòng Tên, những tín đồ Huguenot, hay những nhà buôn và chủ ngân hàng Do Thái, chủ yếu là từ Vương quốc Tây Ban Nha. Ông mong muốn phát triển tất cả các miền đất trên khắp đất nước, đặc biệt là tại những vùng đất mà ông cho là rất cần phải phát triển. Song, những cuộc cải cách của nhà vua tự do tư tưởng không hề gặp bất kỳ sự phản đối nào từ tầng lớp hạ lưu theo đạo Luther. Cũng như vua cha đã gọi dân Do Thái là "những con châu chấu" trước kia, ông cũng không có thiện cảm với họ. Dù ông gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái, Testament politique của Friedrich II đã cho thấy ông là một vị vua có đầu óc thực tế và không hoàn toàn có lòng khoan dung. Trong Di chúc Chính trị có đoạn ngự bút của ông:
Do đó, người Do Thái tại biên giới Ba Lan được phép tự do buôn bán, đồng thời nhận được mọi sự bảo hộ và hỗ trợ từ nhà vua, cũng như những thần dân khác của nước Phổ. Dưới triều đại ông, cộng đồng Do Thái trở nên thịnh vượng. Thành công của việc trong việc hội nhập những người Do Thái vào xã hội những vùng đất tại biên giới Ba Lan do Friedrich thực hiện có thể thấy trong rất nhiều năm sau: một người Do Thái tên là Gerson von Bleichröder (1822 – 1893) đã hỗ trợ về tài chính cho công cuộc thiết lập Đế chế thứ hai của người Đức, lãnh đạo bởi Thủ tướng Otto von Bismarck (1815 – 1898).
Dưới triều Friedrich II, người ta đã trồng trọt được nhiều vùng đất hoang, Vương quốc Phổ đã có dấu hiệu chuyển hóa thành một nước theo chủ nghĩa thực dân. Nhà vua nhấn mạnh rằng dân tộc và tôn giáo không phải là những vấn đề mà ông lo sợ.
== Nhà vua với văn hoá - nghệ thuật ==
Nhà triết học Voltaire có nhận định về Vương quốc Phổ dưới triều đại lâu dài của Friedrich II:
==== Âm nhạc, triết học, văn học thời Friedrich II ====
Không những là một tướng lĩnh, Friedrich II còn là một nhà văn và nhà soạn nhạc khá tài hoa. Ông được xem là một trong những vị vua có văn hóa nhất, và có lẽ học rộng hơn bất kỳ một Quân vương nào khác trên toàn cõi châu Âu. Thổi sáo là một sở thích của ông. Dù phải bận tâm với những vấn đề đại sự quốc gia, ông vẫn chơi sáo hằng ngày. Chính ông đã sáng tác 100 bản xô-nát để thổi sáo, và bốn bản nhạc giao hưởng. Phần lớn những ngày của Triều đình Friedrich II thường bắt đầu vào 4 giờ sáng, rồi kết thúc với một bữa ăn tối, và một buổi hoà nhạc về đêm, khi ông chơi những bản công-xéc-tô sáo mà ông biết. Ông còn ví von mình với Moses ở bán đảo Sinai, tức coi mình là vị vua dẫn dắt nền văn hóa đồ sộ của nước nhà trở nên tiến bộ hơn. Dưới triều đại ông diễn ra sự kiện querelle des bouffons: nền âm nhạc Ý vượt trội Pháp, tạo điều kiện cho Đức phát triển và vươn lên vượt trợi cả Ý sau này.
Tương truyền rằng Friedrich II đã soạn bản "Hành khúc Hohenfriedberg" để kỷ niệm chiến thắng của ông tại Hohenfriedberg (1745). Dưới triều đại lâu dài của ông, những nhạc sĩ cung đình Phổ bao gồm C. P. E. Bach, Johann Joachim Quantz, và Franz Benda. Johann Joachim Quantz là thầy dạy thổi sáo của ông trong vòng nhiều năm, làm nhạc sĩ cung đình cho đến qua đời vào năm 1773. Joachim Quantz đã viết cho Quốc vương 300 bản côngxéctô sáo. Ngoài ra, năm 1747, ông vời nhạc sĩ Johann Sebastian Bach đến gặp ông tại thành phố Potsdam, cuộc gặp gỡ này đã tạo cảm hứng để Sebastian Bach sáng tác bản "Musikalisches Opfer", còn được gọi là Das Musikalische Opfer. Ông cũng bỏ ra chút tiền để mời La Barberina (Barberina Campanini, 1721 – 1799) - một nghệ sĩ ba lê rất nổi tiếng người Ý đến kinh đô Berlin. Barberina sinh sống tại thành Berlin từ năm 1744 đến năm 1748.
Friedrich II là một trong những người mở ra thời kỳ Khai sáng tại Phổ. Không những là một thành viên của Hội Tam Điểm mà ông còn là người giới thiệu hội này đến Vương quốc Phổ. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1738 (gần hai năm trước ông lên làm vua), ông bí mật tham gia Hội Tam Điểm tại Brunswick. Khi lên làm vua vào năm 1740, ông trở thành "Đại sư" của chi nhánh Hội Tam Điểm tại lâu đài Rheinsberg. Do đó, nhánh này có tên là "Chi nhánh thứ nhất", hay "Chi nhánh của Thánh thượng - vị Đại sư của chúng ta". Theo đề nghị của Quốc vương, vào ngày 13 tháng 9 năm 1740, một chi nhánh mới của Hội Tam Điểm được thiết lập ngay tại kinh thành Berlin, lấy tên là "Ba thế giới". Ông có cùng quan điểm với triết học Khai sáng của Pháp, và rất ngưỡng mộ Voltaire - một nhà văn đồng thời là triết gia lừng danh của triết học Khai sáng. Là vị quân vương có tư tưởng tự do nhất châu Âu thời bấy giờ, ông và Voltaire trở thành đôi bạn thân thiết trong một thời gian lâu dài. Có người nói: "Ông vua này đã cùng Voltaire trị vì chế độ quân chủ tiến bộ vào thế kỷ 18". Trong thời gian chiến tranh, ông vẫn viết thư gửi cho Voltaire, theo đó nhà vua là "chàng hiệp sĩ Đôn Kihôtê của phương Bắc". Vào tháng 7 năm 1750, Voltaire đến kinh đô Berlin, sau đó đến Postdam theo lời mời của Friedrich II. Quốc vương Phổ đã khuyến khích nhà triết học Pháp gửi gắm quan điểm của mình về đạo đức, tôn giáo và xã hội trong bộ Từ điển Triết học, tuy nhiên mãi đến năm 1764 Voltaire mới xuất bản tác phẩm này. Họ bất hòa với nhau vào năm 1753 và nhà triết học trở về nước Pháp. Trong Tân Hoàng cung của nhà vua ở Sanssouci, có một "căn phòng của Voltaire" - nơi Voltaire cư ngụ trong thời gian đại văn hào này sống tại Postdam từ năm 1750 đến năm 1753. Trong những năm tháng chiến tranh, trong đại bản doanh tại thành phố Breslau, ông vẫn đọc những cuốn sử sách của De Thou và Fleury, hay những tập thơ của nhà triết học người La Mã là Lucretius. Ông từng nói với D'Alembert: "Khi ta phiền toái, ta đọc tập thơ thứ III của Lucretius và nỗi buồn của ta trôi qua: đây là một viên thuốc bổ, nhưng viên thuốc này chữa được những dịch bệnh mà không gì có thể chữa nổi!".
Trong thời gian cầm quyền của Friedrich, nhân dân Phổ có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí hạn chế. Vào năm 1741, ông sáng lập ra tiền thân của tờ báo "Schlesische Zeitung" tại thành phố Breslau thuộc Phổ, với tên gọi là "Schlesisch privillegierte Staats-, Krieg- un Friendenszeitung" (Báo Nhà nước, Chiến tranh và Hoà bình, được Hoàng gia bảo trợ). Ngay từ khi lên ngôi vua, ông đã mong muốn Vương quốc mình sẽ là nơi quy tụ của nhiều nhà bác học kiệt xuất. Chính vì thế, tháng 7 năm 1741, ông đã triệu nhà toán học Leonhard Euler đến kinh đô Berlin. Nhà vua thiết lập Viện Hàn lâm Khoa học Berlin vào ba năm sau và bổ nhiệm một nhà toán học tên Pierre-Louis Moreau de Maupertuis làm Viện trưởng của Viện này. Ông còn giao cho Euler phụ trách các ngành vật lý và toán học tại Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Bước sang thập niên 1760, Friedrich lại bất hòa với Leonhard Euler, do một ý tưởng độc tài và những rắc rối nhỏ nhặt. Ông bèn triệu nhà toán học, thiên văn học người Pháp là Joseph-Louis Lagrange đến thay Leonhard Euler phụ trách ngành toán học tại Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Nhận lời mời: "Trẫm, Đức Vua vĩ đại nhất muốn gặp gỡ nhà toán học vĩ đại nhất trên toàn cõi Âu châu", Joseph-Louis Lagrange ở kinh đô Berlin trong suốt 20 năm, rời khỏi nước Phổ sau khi nhà vua bước vào cõi vĩnh hằng. Nhà vua cũng viết cuốn "Discours de l'utilité des sciences et des arts dans un État" để phản hồi các tác phẩm "Discours" trong các năm 1750 và 1753, "Guy-li hay Nàng Hê-lô-i-dơ mới" (1760), "Contrat Social", và "Ê-min hay Về giáo dục" (cùng vào năm 1762) của nhà văn Jean-Jacques Rousseau, được đọc trước Viện Hàn lâm Khoa học Berlin vào ngày 27 tháng 1 năm 1772. Tuy Friedrich cho phép các văn nghệ sĩ tha hồ chỉ trích tôn giáo truyền thống, ông không cho phép họ chỉ trích quân đội của ông. Cuối triều đại ông, thấy tờ báo "Kölnische Zeitung" chỉ trích ông, vị vua già cho một thuộc hạ bỏ 100 đồng đu-ca ra thuê bọn côn đồ tới chất vấn tác giả của tờ báo ấy.
Tuy vậy, Vương quốc Triết học của Friedrich II đã lôi cuốn nhiều văn sĩ lớn, không những Pierre Louis Maupertuis mà còn có Francesco Algarotti, d'Argens và Julien Offray de La Mettrie. Cũng trong thời gian cầm quyền của ế Friedrich II, nhà triết học nổi tiếng Immanuel Kant (1724 – 1804) đã xuất bản những tác phẩm viết về tôn giáo tại Berlin, tại châu Âu có nơi đã kiểm duyệt những tác phẩm này. Kinh đô Berlin trở thành trung tâm văn hóa, nghệ thuật và nghiên cứu của lục địa Âu châu trong thời gian này. Không những thế, ông cũng truyền lệnh cho Johann Christian Edelman - một người theo học thuyết Spi-nô-da tiến bộ - đến tị nạn tại kinh đô Berlin. Vào năm 1747, giới tăng lữ Calvin và Luther đã công kích Edelman, họ xem Edelman là một mối hiểm họa và là thành viên của một môn phái thù địch. Nhà vua cũng tỏ ra thiếu thiện ý với J. C. Edelman, do Edelman có tư tưởng chống đối chế độ quân chủ chuyên chế, và phê phán bài ca tụng việc lên nối ngôi của Friedrich II do Voltaire sáng tác. Nhưng Friedrich II không hề phản đối chủ nghĩa tự do đạo đức và chủ nghĩa hoài nghi tôn giáo của Edelman.
Ngoài tiếng mẹ đẻ của ông là tiếng Đức, nhà vua còn nói được tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha. Không những thế, ông cũng am hiểu tiếng La Tinh, tiếng Hy Lạp cổ và cận đại, và tiếng Hê-brơ. Nhà vua không có thiện cảm với người Đức, xem họ như "những tên tiện dân". Nổi tiếng là một người có lòng yêu thích nền văn hóa Pháp, Friedrich thường xuyên nói và viết bằng tiếng Pháp, lại không yêu thích nền văn hóa, ngôn ngữ và văn học Đức. Ông chỉ dùng tiếng Đức để nói chuyện với con chiến mã của mình, đúng như lời tự bạch: "Ta chỉ là một tên đánh xe ngựa khi nói thứ tiếng Đức." Vác viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Berlin thời Friedrich cũng được khuyến khích dùng tiếng Pháp hơn tiếng La Tinh và tiếng Đức. Friedrich từng phê phán khuyết điểm của các nhà văn người Đức như sau: "Ngoặc đơn chồng lên ngoặc kép, và thường sau khi đọc cả một trang giấy anh mới tìm thấy một động từ chứa đựng ý nghĩa của cả câu nói." Friedrich cũng khẳng định trong luận văn viết bằng tiếng Pháp "De la littérature allemande" (1780) rằng tiếng Đức chỉ là ngôn ngữ của những gã quê mùa. Ông còn tỏ ra khinh miệt tầng lớp hạ lưu Đức do họ say mê những bản dịch tiếng Đức của Shakespeare ("Những tác phẩm ghê tởm của Shakespeare... đem cho những tên man rợ xứ Canada đọc đi là vừa"). Không những thế, ông còn nhận định tác phẩm "Götz von Berlichingen" của Johann Wolfgang von Goethe là "thật đáng ghét, đây là sự làm theo những thí dụ tồi tệ đến từ Anh Quốc", và không hiểu sao bọn dân đen (le parterre) cứ thèm muốn học thuộc lòng "những thứ ngớ ngẩn" (ces dégoûtantes platitudes) ấy. Quốc vương đã chơi với những người mà ông cho là "cũng bộc trực như thế", nói cách khác là thẳng tay bỉ bác văn học Đức.
Những tinh hoa của nền văn hóa Pháp không phải là lý do duy nhất khiến vua Phổ chê bai văn hóa Đức: thời bấy giờ có nhiều người ngoại quốc giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Phổ, họ đều là những người chẳng ưa gì nền văn hóa Đức. Khi nhà vua xuất bản một tập thơ bằng tiếng Pháp, nhà văn Moses Mendelssohn đã không ngần ngại phê phán việc ông không chịu viết tiếng Đức; hậu quả là nhà vua cấm đoán sách vở của Mendelssohn. Sau này, người ta tiến cử Moses Mendelssohn vào Viện Hàn lâm Khoa học Phổ, nhưng nhà vua giận dữ từ chối. Đại thi hào Johann Wolfgang von Goethe cũng từng chỉ trích ông "bị trói buộc vào ảnh hưởng từ Voltaire". Nhưng, Friedrich vẫn không phải là không bao giờ nghĩ đến quang vinh của văn hóa nước nhà: trong một bài tiểu luận vài năm trước khi về cõi vĩnh hẵng, ông, cũng như Moses, hy vọng sẽ tìm ra một Miền Đất Hứa, với hy vọng:
Thấy ông chán gét văn học Đức, các văn nghệ sĩ người Đức đã cố gắng gây cho nhà vua ấn tượng trước những tác phẩm viết bằng tiếng Đức của họ, và khắc phục những nhược điểm của nền văn hóa Đức. Đường lối trị quốc của Friedrich II cũng ảnh hưởng đến nhiều chính khách - trong số đó có Nam tước Karl vom und zum Stein (1757 – 1831). Thi hào Goethe cũng là người khen ngợi tài năng của Friedrich II và bộ máy chính quyền Phổ. Trong chuyến viếng thăm Strasbourg (Strassburg), Goethe đã gửi gắm cảm nghĩ của mình về Friedrich qua mấy dòng văn sau:
Friedrich còn xuống chiếu ân xá cho nhà thơ người Đức chống tôn giáo Christian Friedrich Daniel Schubart (theo “Schubart, Christian Friedrich Daniel”. Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911. là vào năm 1787), nên nhà thơ này ghi nhớ công ơn của ông. Bài thơ "Lịch sử cuộc đời tôi", "Về binh pháp" và "Lịch sử cuộc chiến tranh Bảy năm" được xem là những tác phẩm nổi tiếng nhất của Friedrich II. Từ năm 1846 đến năm 1857, Chính phủ Phổ mới truyền lệnh cho Preuss và Viện Hàn lâm Khoa học Berlin tiến hành dịch các trước tác của Friedric, gồm 6 bài thơ, 7 quyển sử sách, 2 quyển triết lý, 3 quyển binh pháp và 12 lá thư. Ông Macaulay đã nhận định về tác phẩm "Hồi ký" của Friedrich:
==== Kiến trúc dưới triều Friedrich II ====
Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, Friedriich đã cho xây dựng nhiều công trình nổi tiếng ở kinh thành Berlin, phần lớn trong số đó còn tồn tại cho tới ngày nay, chẳng hạn Nhà hát Quốc gia Berlin, Thư viện Hoàng gia (ngày nay là Thư viện Quốc gia Berlin), Đại giáo đường Thánh Hedwig, và vương phủ thân vương Heinrich, được xây ở chỗ mà nay là Trường Đại học Humboldt. Ông tiếp tục công cuộc xây cất các quảng trường của Berlin. Tuy nhiên, vào mùa hè nhà vua chỉ thích ngự ở thành phố Potsdam, nơi ông xây điện Sanssouci (còn gọi là Điện Vô Ưu hay Cung Tiêu Dao) - công trình nổi bật nhất của phong cách rococo miền Bắc Đức. Điện này được xây nên vào năm 1744 vào năm 1744. Cung điện này có một tầng, là nơi Friedrich cư trú và giải trí bằng những thứ khoái khẩu nhất của ông: triết học và âm nhạc.
Sanssouci, dịch từ tiếng Pháp có nghĩa là "thoát khỏi sự phiền muộn", trở thành nơi ẩn dật của Friedrich II. Tên tuổi của kiến trúc sư Georg Wenzeslaus von Knobelsdorff gắn liền với sự phát triển của phong cách kiến trúc "Rococo thời Friedrich". Tuy nhiên, vào năm 1746 do có bất hòa mà nhà vua sa thải Knobelsdorff, và giao phó cho Johann Boumann việc xây dựng Hoàng cung Sanssouci. Sau khi cuộc chiến tranh Bảy năm kết thúc, vào năm 1763 ông hạ lệnh cho xây dựng tòa "Tân Hoàng cung" (tên tiếng Đức: Neues Palais) nguy nga theo phong cách Ba-rốc ở phía Đông công viên Sanssouci. Ông đã nghĩ đến việc xây dựng toà lâu đài to lớn này ngay từ năm 1750, nhưng sau cuộc chiến tranh Bảy năm ông mới bắt đầu xây cất nó - để kỷ niệm chiến thắng của Vương quốc Phổ trong cuộc chiến tranh ấy, chứng tỏ thực lực của Phổ đang trên đà lớn mạnh (1763). Việc xây cất cung điện này hoàn thành vào năm 1769.<
Từ năm 1754 cho đến năm 1764, nhà vua xây dựng "Ngôi nhà uống trà Trung Quốc" (Chinesisches Teehaus) nổi tiếng tại công viên Sanssouci. Ở Lietzenburg (cung Charlottenburg), ông cũng có một Phòng tranh lớn và một căn phòng khác được trang hoàng theo kiểu Trung Hoa. Mười năm sau cái chết của chị mình là Wilhelmina (1758), ông còn xây cất một công trình tưởng niệm bà ta ở các khu vườn Sanssouci - đó là Ngôi đền Tình Bạn (Freundschaftstempel).
== Đời tư của Friedrich II ==
Friedrich II từng tỏ ra thất vọng với căn bệnh sún răng của ông và em gái là Công chúa Brunswick (Charlotte). Ông không phải là một nam giới ghét phụ nữ, vì, như đã nói ông là bạn thân của người chị mình, thậm chí ông còn có ít nhất là hai mối ái tình với nữ giới khi còn trẻ. Tuy thế nhưng theo một số nhà sử học, ông có lẽ là người đồng tính luyến ái hoặc lưỡng tính, thậm chí có khả năng là một người độc thân. Do ông thân mật đến mức lạ thường với người lính hầu Christoph Keith, vua cha Friedrich Wilhelm I đã truyền lệnh đày ải Keith. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục viết thư tình cho người vệ sĩ mới của mính là Trung tá Borcke (1728), theo đó "Chẳng ai yêu mến Ngươi bằng Ta đâu...", và đề nghị Borcke "đền đáp" tình yêu thương mà ông dành cho viên Trung tá. Ông và Trung uý Hans Hermann von Katte (1704 – 1730) cũng bị nhiều quan viên trong Triều đình Phổ cho là có quan hệ đồng tính luyến ái.
Sau khi Hermann von Katte bị Friedrich Wilhelm I hành hình, Friedrich bị buộc phải cưới Quận chúa Elisabeth Christine xứ Brunswick-Bevern. Sau khi vua cha Friedrich Wilhelm I qua đời năm 1740, ông sống tách biệt với vợ mình. Trong những năm sau đó, mỗi năm Friedrich chỉ đến thăm vợ một lần và không có con nối dõi. Sau khi Katte chết, nhà vua có một người bạn mới: Fredersdorf. Sau này, ông đã phong Fredersdorf làm quan đại thần và gây sốc cho tầng lớp địa chủ Phổ bằng việc ban cho con trai của người nông dân trẻ tuổi một điền trang. Ông còn có một người bạn khác, Keyserling, theo một nhà ngoại giao người Pháp, nhà vua chung sống với Keyserling trong vòng nhiều tiếng đồng hồ, và không cho Keyserling ra ngoài đường, vì "sợ thiên hạ dị nghị về ông ta".
Friedrich II thường sinh sống tại điện Sanssouci, nơi mà ông yêu thích nhất tại thành phố Postdam. Đó là cung điện mà ông xây cất sau khi cuộc chiến tranh Silesia lần thứ hai kết thúc. Tương truyền khi ông đang thị sát vùng Postdam và nghỉ chân dưới bóng cây trên một ngọn đồi, ông đã nhìn thấy dòng sông Havel uốn lượn và một dãy núi xinh đẹp phía sau, đồng thời về phía xa còn có đồng ruộng bao la và mùi thơm lúa mạch đã làm nhà vua thấy hết sức dễ chịu, không còn vướng bận ưu phiền. Thế là ông đã quyết định xây một cung điện mùa hè cho mình tại đây, đó chính là Cung điện Sanssouci. Chính tay nhà vua đã thiết kế cung điện này. Sau khi khánh thành thì Cung điện Sanssouci lúc nào khách khứa cũng đông nghẹt, tuy nhiên các quan khách ít khi thấy nhà vua ở bên cạnh Hoàng hậu Elisabeth Christine. Thật vậy, Friedrich II thường lấy lý do bận việc nước để Hoàng hậu không "quấy rầy" mình. Chị gái của ông, Công chúa - Nữ Bá tước xứ Bayreuth Friederike Sophie Wilhelmine (1709 – 1758) từng than phiền như sau:
Vásự đồng tính luyến ái của Quốc vương cũng được thể hiện trong một bài thơ ca ngợi Sanssouci, khi ông dời về đây: "Trong vương cung được trang hoàng lộng lẫy này/Đôi ta hãy cùng tự do chung sống...". Không những thế, Ngôi đền Tình Bạn tại Postdam cũng là nơi tán dương những mối tình đồng tính luyến ái trong thời kỳ Hy Lạp cổ điển, được trang hoàng với chân dung của Orestes và Pylades ở giữa những nhân vật khác. Bản thân nhà vua gọi những nhân vật này là "các anh hùng của tình bạn". Ngôi đền được xây dựng dựa theo một bài thơ cùng tên do Voltaire viết vào năm 1732, được Friedrich vào tháng 9 năm 1737.
Một trong những thượng khách đã được Friedrich II tiếp đón tại khu Sanssouci là chính nhà triết học người Pháp Voltaire. Vào tháng 7 năm 1750, Voltaire đến kinh thành Berlin. Là viên thị thần của ông, Voltaire được Friedrich chu cấp cho 20.000 quan Pháp và sống tại một trong những cung điện vua Phổ. Friedrich và Voltaire đã làm bạn với nhau trong gần 50 năm, một tình bạn nổi tiếng trên khắp lục địa Âu châu. Có lần, Voltaire từng gửi tặng một bài thơ cho ông, ví ông như Julius Caesar - vị hoàng đế đồng tính luyến ái, đã cải cách hệ thống lịch thời kỳ La Mã cổ đại. Không những thế, Voltaire từng ví von nhà vua với những thi sĩ Horace, Catullus, Maecenas, nhà triết học Sokrates, các Hoàng đế Augustus, Titus, Antoninus Pius, Flavius Claudius Julianus, "Hoàng đế Marcus Aurelius đời mới", "Ngôi sáng sao trên bầu trời phương Bắc" hay "Vua Solomon của phương Bắc". Voltaire trở thành người thầy, nhà triết học và người bạn tận tuỵ nhất của Friedrich.
Bên cạnh đó, hai người thường gây sự với nhau, vì Voltaire là người phản đối chủ nghĩa quân phiệt Phổ dưới thời Friedrich II. Voltaire đã kể cho nhà vua bài học về vua Thụy Điển Karl XII mang hoài bão quá lớn và thất bại trong Đại chiến Bắc Âu, đồng thời phê phán gay gắt ông vua quân phiệt nước Phổ trong tác phẩm "Candide, ou l'Optimisme" (Ngay thẳng, hay lạc quan). Vào năm 1753, Voltaire phê phán dữ dội Viện trưởng Pierre-Louis Moreau de Maupertuis của Viện Hàn lâm Khoa học Berlin trong tác phẩm "Chỉ trích ông Tiến sĩ Akakia" (Histoire du Docteur Akakia et du Natif de St Malo). Thấy vậy, vua Friedrich II nổi giận, ông hạ lệnh cho đốt sách "Chỉ trích Tiến sĩ Akakia" và tống giam Voltaire vào một căn nhà. Một tác gia ẩn danh đã sáng tác cuốn "Cuộc sống riêng tư của vua Phổ" (The Private Life of the King of Prussia), theo một số người thì tác giả ẩn danh này chính là Voltaire sau khi rời khỏi nước Phổ. Tác phẩm này đã ghi nhận rằng Friedrich II là một vị vua đồng tính luyến ái. Hay tin, nhà vua nước Phổ không phủ nhận mà cũng không cho rằng nội dung quyển sách này là đúng, mà cũng không tố cáo Voltaire là người đã viết nó. Vài năm sau, ông và Voltaire lại trở thành bạn bè, nhưng sau này họ lại tố cáo lẫn nhau để rồi họ lại chia rẽ nhau như trước. Song, Voltaire viết về trận xung đột với nhà vua nước Phổ như sau:
Sự chia rẽ giữa ông và Voltaire cũng không cản trở việc nhà triết học Pháp ghi chép một cách thẳng thắn. Trong cuốn "Hồi ký" (tên tiếng Pháp: Mémoires, 1759) của Voltaire, nhà triết học này đã viết về sự đồng tính luyến ái của vua Friedrich II, bằng lối văn chương trào phúng thầm lặng. Theo ghi nhận của Voltaire, nhà vua ngủ theo kiểu Sparta trên một chiếc võng giản dị của Quân đội nước Phổ. Tuy nhiên:
Các nhà sử học khác thì không cho rằng Friedrich là một người đàn ông, họ cho rằng ông từng viết: ông chỉ là "một kẻ có ưu thế hơn những người phụ nữ" mà thôi. Tuy nhiên, giáo sư người Pháp là Dieudonné Thiébault cho rằng nhà vua đã yêu một cô gái tại Neuruppin. Theo quan Ngự y nổi tiếng người Thụy Sĩ là Johann Georg Ritter von Zimmermann (1728 – 1795), ông muốn những lời đồn đồng tính luyến ái trở nên đúng, để cho dân chúng không nghĩ rằng cơ quan sinh dục của ông đã bị tổn thương trong một "ca mổ phẫu thuật hiểm nghèo" nhằm giúp ông thoát khỏi bệnh hoa liễu. Zimmermann cũng cho biết, rất nhiều người Đức và Pháp (đều là kẻ thù hoặc bạn hữu của nhà vua) đã vu cáo nhà vua là người đồng tính luyến ái. Theo kết luận của nhà sử học người Úc là Christopher Clark, tác giả cuốn Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947:
Về cuối đời, nhà vua ngày càng trở nên cô độc ngay từ giữa cuộc chiến tranh Bảy năm. Khi đại thần Michael Gabriel Fredersdorf muốn lấy vợ, nhà vua nói khôi hài: "Phải chăng đám cưới của khanh sẽ được tổ chức hôm nay thay vì ngày mai nếu nó mang lại cho khanh niềm vui sướng và thảnh thơi, hoặc nếu nó mang lại cho khanh một kẻ do thám và một tên tiểu đồng?" Theo thời gian, những người bạn hữu của ông tại khu Sanssouci lần lượt qua đời mà không hề có người thay thế. Dù từng cãi lộn với Voltaire, khi Voltaire qua đời, Friedrich II vẫn không hề cắt đứt mối quan hệ với nhà triết học người Pháp: Ông gửi thư cho nhà toán học Jean le Rond D'Alembert vào ngày 22 tháng 6 năm 1780: "Cứ mỗi sáng ta đều cầu nguyện ông ấy. Ta nói: "Voltaire thiêng liêng...". Friedrich trở nên độc đoán và hay chê bai các vị quan đại thần cùng Sĩ quan Quân đội Phổ, làm cho họ thất vọng. Khi ông trở về kinh đô sau những chuyến thăm các tỉnh hoặc những cuộc duyệt binh, dù nhân dân Berlin thường chào mừng nhà vua, nhưng ông không tỏ ra vui thú gì với thần dân, mà chỉ yêu quý thú cưng của mình - những con chó săn thỏ Ý. Ông gọi một con chó là 'Hầu tước Pompadour', ví von nó với Nữ Hầu tước Pompadour. Ông thương những chú chó của ông hơn cả con người do:
== Qua đời và vấn đề yên nghỉ ==
Mùa thu năm 1785, nhà vua đi duyệt binh trong một ngày mưa tầm tã, nên ngã bệnh nặng. Trong các tháng 5 - 6 năm 1786, bệnh tình của Friedrich ngày càng trở nên nghiêm trọng, khó có thể đi duyệt binh. Vốn chỉ có chút niềm tin đối với tôn giáo, độ tin tưởng của ông đối với y học cũng tương tự. Tuy nhiên, có lẽ do sức khỏe của ông không được khá hơn, nhà vua đã triệu Ngự y Hoàng gia Johann Georg Ritter von Zimmermann đến chữa bệnh cho ông. Vào ngày 22 tháng 6 năm ấy, Zimmermann đến khu Sans Souci. Ngự y ghi nhận
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1786, ông cưỡi con ngựa xám dài tên là Condé chạy quanh những khu vườn Sanssouci với tốc độ cao. Về cung, Friedrich ngã quỵ xuống, và không bao giờ ra khỏi cung vua nữa. Do căn bệnh phù, ông qua đời vào 2 giờ 20 phút buổi sáng ngày 17 tháng 8 năm 1786, hưởng thọ 74 tuổi. Cháu trai ông, vua Friedrich Wilhelm II (1744 - 1797) lên nối ngôi. Trước kia, cha của vị vua này là Thái đệ August Wilhelm đã mất vào năm 1758, nên Friedrich II chỉ định Friedrich Wilhelm II làm vị vua tương lai của Vương triều Brandenburg.
Sinh thời, Friedrich II trăng trối rằng, ông muốn được chôn tại một vườn nho trên sân thượng của cung điện Sanssouci. Tuy nhiên, tân vương Friedrich Wilhelm II đã hạ lệnh cho chôn Friedrich II bên cạnh cha ông là Friedrich Wilhelm I trong một Nhà thờ Công sự tại Postdam (bị phá hủy năm 1945). Đến Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), người ta đã chuyển quan tài chứa vua cha Friedrich Wilhelm I và Friedrich II tới một cái hầm dưới lòng đất, sau đó lại chuyển đến một cái giếng mỏ gần thị trấn Bernrode để bảo vệ cho thi hài các vị vua không bị phá hoại trong chiến tranh. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1945, Quân đội Hoa Kỳ đã phát hiện ra linh cữu của ba nhà quân phiệt vĩ đại nhất của nước Đức: bao gồm cha con vua Friedrich II và cố Tổng thống Von Hindenburg, thậm chí có cả phu nhân của ông Hindenburg, và chuyển thi hài của họ đến Lâu đài Marburg, nhằm sưu tập và tìm kiếm "kho báu" của Đức Quốc xã. Như một phần của dự án bí mật mang tên "Chiến dịch Bodysnatch", quân Mỹ chuyển thi hài hai vị vua đến Nhà thờ Elisabeth tại thành phố Marburg, sau đó lại chuyển đến Lâu đài Hohenzollern gần thị trấn Hechingen. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và nước Cộng hoà Liên bang Đức được thống nhất, thi hài Friedrich Wilhelm I được chôn cất trong Lăng Hoàng đế Friedrich III ở Nhà thờ Hòa Bình (Friedenskirche), tại Sanssouci.
Ngoài ra, sau khi bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, ước muốn của Friedrich cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Ngày 17 tháng 8 năm 1991 chính là ngày kỷ niệm 205 năm ngày nhà vua nước Phổ bước vào cõi vĩnh hằng. Vào hôm đó, chiếc quan tài chứa ông được đặt tại sân trước của cung điện Sanssouci và được hộ tống bởi một đội vệ binh danh dự Bundeswehr. Cùng ngày, vào buổi tối ông được chôn cất trong ngôi mộ trên nền đất cao nhất của khu vườn nho. Ngay từ năm 1744, ông đã mong muốn được yên nghỉ tại nơi đây, khi đó ông nói: "Một ngày nào đó ta sẽ ở đây! Đến lúc đó, ta sẽ trở thành một kẻ vô tư lự." (Nguyên văn: Quand je serai là, je serai sans souci.).
== Nhận định ==
Trong sách Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới của Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học, phần "Friedrich: Ông vua sáng suốt" có nhận định tổng quát như sau: "Friedrich Đại Đế được coi là ông vua vĩ đại nhất của nước Phổ. Friedrich đã thể hiện tài năng nhiều mặt về chính trị, quân sự, ngoại giao. Là một nhà chính trị, ông thực hành nền chuyên chế quân chủ tiến bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp của nước Phổ. Là một nhà ngoại giao, ông biết cách khóet sâu mâu thuẫn giữa các cường quốc, tách họ ra hoặc đẩy họ gần nhau nhằm tạo cho nước Phổ một điều kiện phát triển tương đối thuận lợi....Ông ngồi trên ngai vàng trong thời gian kéo dài đến 46 năm. Trong khoảng thời gian này, ông đã mở rộng lãnh thổ lên gấp đôi. Những chính sách về nội chính, ngoại giao và quân sự mà ông đã áp dụng ở nước Phổ sau này có ảnh hưởng rất lớn, đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt Phổ."
Không những là nhà bảo trợ khoa học và văn hóa nghệ thuật, Friedrich còn được xem là nhà chính trị kiệt xuất nhất trong thời đại của ông. Ý tướng "nhà vua là công bộc của nhân dân", chính sách tự do tôn giáo hay công cuộc cải tổ Chính phủ và Luật pháp Phổ cận đại, v.v... chính là những khía cạnh của một tư tưởng mới về chế độ quân chủ chuyên quyền. Tuy nhiên, Friedrich II không có khả năng phổ biến tư tưởng Khai sáng vào quần chúng nhân dân. Họ vẫn còn dốt nát, nghèo khổ, và cô lập ở miền thôn quê. Do đó, nước Phổ không thể phát triển một bộ luật dân sự vững mạnh trong 10 năm sau khi ông từ giã cõi đời. Trong khi đó, tầng lớp địa chủ - quý tộc Junker vẫn đóng vai trò thống trị trong xã hội phong kiến Phổ, Quốc gia Phổ chỉ đơn thuần là một cỗ máy. Bên cạnh đó, dù được nhiều nhà quân phiệt phát xít khâm phục, và dù tham chiến hai cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trên lục địa Âu châu thời bấy giờ, ông quan tâm đến việc xây dựng nước Phổ giàu mạnh bằng đường lối hòa bình, đúng như ông từng gửi thư cho Voltaire:
=== Năng lực quân sự ===
Friedrich II thường được xem là một nhà cầm quân tài ba. Có được những lời khen ngợi này chủ yếu là do ông thường áp dụng phương pháp đội hình nghieng nổi tiếng. Dù lối đánh này có lẽ đã được vua Ba Tư Cyrus áp dụng trong trận Thymbra vào năm 548 TCN, nhưng Friedrich là người thực hiện thành công nhất nhất của lối đánh này ở thế kỷ thứ XVIII, và cho đến ngày nay tên tuổi của ông vẫn luôn luôn gắn liền với lối đánh này. Nếu trận Kolin (1757) là một thất bại của chiến thuật đội hình nghiêng, trận Leuthen vài tháng sau thường được xem là thắng lợi kinh điển của chiến thuật này. Không những thế, một yếu tố quan trọng nữa là khả năng chỉ huy các cuộc hành quân của ông, thể hiện qua việc ngăn chặn không cho các kẻ thù của mình tập hợp liên quân lại thành số đông và luôn biết chọn đúng thời điểm và địa điểm để đẩy lùi đối phương khỏi lãnh thổ Phổ. Trong lá thư gửi người mẹ Maria Theresia, Hoàng đế La Mã Thần thánh Joseph II có viết về Friedrich II:
Theo tài liệu "Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới" của Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học, "Ông mạnh dạn áp dụng phương án chủ động ra tay trước để áp đảo đối phương; tập trung binh lực, tiêu diệt dứt điểm từng đối thủ một; ông luôn quán triệt tư tưởng tấn công đến cùng, không bao giờ buông lõng quyền chủ động tấn công". Ngay cả nhà chinh phục nổi tiếng người Pháp Napoléon Bonaparte (1769–1821) đã nghiên cứu về những cuộc chinh phạt của Friedrich. Napoléon cũng công nhận ông là nhà cầm quân đánh hay nhất thời hiện đại và đặt một tượng nhỏ hình vị vua nước Phổ trong phòng riêng của mình. Sau khi đánh bại quân đội Phổ vào năm 1807, đích thân Napoléon đã thăm mộ Friedrich II ở Potsdam và tuyên bố các tướng Pháp:
Trong cuộc chiến tranh Bảy năm, Friedrich dẫn dắt quân Phổ giành hai thắng lợi lớn ở Rossbach và Leuthen chỉ trong vòng một tháng, "điều đó thể hiện một cách hùng hồn nghệ thuật chỉ huy siêu việt cũng như kỹ xảo dụng binh nhuần nhuyễn của Friedrich" - theo hai tác giả Kha Xuân Kiều và Hà Nhân Học. Napoléon cho rằng chỉ riêng trận Leuthen cũng đủ cho "tên tuổi của Friedrich lưu danh thiên cổ và đứng vào hàng ngũ các danh tướng vĩ đại nhất trên thế giới". Bên cạnh đó, nhà sử học quân sự và chính trị người Đức là Hans Delbrück (1848 – 1929) đã phê phán "chiến tranh tiêu hao" trong tác phẩm Die Strategie des Perikles, điều này đồng nghĩa với việc Hans Delbrück xem Friedrich một quân nhân kém phẩm chất. Delbrück cho biết Friedrich và Perikles là những người thực hành tiêu biểu "chiến tranh tiêu hao", một thể loại chiến tranh tốn kém và phung phí.
== Friedrich II trong văn hóa cận - hiện đại ==
Đức Quốc xã đã làm nhiều bộ phim về Friedrich nhưng không nói về ông như một ông vua triết học thời Khai sáng, mà là người đã đem lại vinh quang cho dân tộc Đức. Năm 1933 họcho ra mắt bộ phim đầu tiên nói về Friedrich: "Der Choral von Leuthen" (Bài thánh ca vùng Leuthen), kể về chiến thắng của Friedrich đánh bại hơn 6 vạn quân Áo trong trận Leuthen..Sau đó, năm 1935, bộ phim "Vị vua già và vị vua trẻ" (Der alte und der junge Konig) được phát hành ở Đức, nói về mối quan hệ giữa Friedrich và vua chaFriedrich Wilhelm I. Năm sau (1936), Johannes Meyer sáng tác phim "Đức Vua Fredericus" xoay quanh cuộc chiến giữa Friedrich và liên minh Ánh-Nga. Nội dung này lại được lặp lại trong phim "Đức Vua vĩ đại" (Der große König) của Veit Harlan, với trọng tâm xoáy vào các trận Leuthen và Kunersdorf.
Trong bộ phim "Der Untergang" (Sự sụp đổ) do Đức sản xuất năm 2004, Adolf Hitler ngồi trong một căn phòng tối và nhìn chằm chằm vào bức tranh vẽ Friedrich II. Có lẽ đoạn phim này chứng tỏ niềm ao ước của nhà độc tài Đức Quốc xã về một phép lạ khác của Nhà Brandenburg. Ít lâu sau đó Adolf Hitler tự sát.
Trong bộ phim Patton sản xuất năm 1970, Tướng Hoa Kỳ George S. Patton đã trích dẫn sai rằng Friedrich II nói: "L'audace, l'audace, toujours l'audace!" ("Táo bạo, táo bạo — thường xuyên táo bạo!").
King of Prussia, Pennsylvania, được theo tên quán King of Prussia. Bản thân quán này cũng được đặt tên là "King of Prussia" (Nhà vua nước Phổ) để tôn vinh Friedrich II.
Đường Phổ Quốc ("Prussia Street") tại thủ đô Dublin, Ireland được theo tên của vua Friedrich II.
Friedrich xuất hiện trong loạt game vi tính Civilization, các game vi tính Age of Empires III, Empire Earth II, Empire: Total War. Ông cũng là nhân vật trong các board game Friedrich và "Soldier Kings" (Những vị vua chiến binh).
Ngoài ra, nhà vua nước Phổ còn là nhân vật chính trong truyện đọc trực tuyến trên Internet (webcomic) Frederick the Great: A Most Lamentable Comedy Breaching Space and Time.
Trong manga Hetalia: Axis Powers, Friedrich II được gọi là "Cụ già Fritz" - ông chủ của nhân vật Gilbert Beillschmidt (Phổ).
Không những thế, ông còn được đề cập đến vài lần trong bộ phim Barry Lyndon do Stanley Kubrick sản xuất năm 1975. Trong phim này, ông được gọi là "vua Frederick vĩ đại và lừng lẫy". Quân đội Phổ dưới triều đại ông vừa được khen ngợi vừa bị chỉ trích. Điều này thể hiện qua một đoạn trích trong phim:
== Phả hệ ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
== Đọc thêm ==
== Liên kết ngoài ==
Frederick II: Hoàng đế nước Phổ
Ai kiểm soát dư luận?
Digital edition of Frederick the Great's Works, bởi Thư viện Trường Đại học Trier
Seven Years War 1756-1763 Prussia, Britain, Hanover — versus — Austria, France, Russia
Tình bạn giữa Voltaire và vua Frederick Đại đế Voltaire and Frederick the Great, from Books and Characters, tiếng Pháp và tiếng Anh, bởi Lytton Strachey, 1915
Frederick II. of Prussia - Article Preview - The New York Times (18 tháng 3 năm 1888, Thứ 4, 12 trang, 2557 từ) (tiếng Anh) |
3 skilling vàng.txt | 3 skilling vàng (tiếng Thụy Điển: Gul tre skilling banco, tiếng Anh: Treskilling Yellow) là con tem đắt giá nhất thế giới hiện nay. Tem có giá mặt 3 skilling được Thụy Điển phát hành năm 1855, hiện chỉ còn một con duy nhất trên thế giới. Con tem này hiếm như vậy là do việc dùng nhầm màu khi in (màu vàng thay vì màu xanh lam-lục).
Người đầu tiên khám phá ra con tem này là Georg Wilhelm Baeckman, trên một lá thư ở nhà bà của ông vào năm 1886. Baeckman đã bán nó cho một nhà sưu tập tem với giá 7 kronor. Gần đây nhất, vào 1996, nó được mua với giá 2,5 triệu franc Thụy Sĩ.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chủ của con tem 3 skilling vàng
Con tem cao giá nhất thế giới, bài trên trang web Tem Việt Nam |
thì là.txt | Thì là hay thìa là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải.
== Cây thuốc ==
Thì là chứa nhiều Vitamin C và chất xơ. Gần đây người ta còn cho rằng thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.
Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa.
Ở Việt Nam nhất là ở các vùng phía Bắc, thì là được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu các món canh cá nhất là các loài cá da trơn và có mùi tanh đậm.
Tinh dầu thì là được chưng cất chủ yếu từ hạt, được bán rộng rãi và được ưa chuộng dùng để xông hương, tạo ẩm, đặc biệt là pha vào nước để tắm, gội vì được cho rằng sẽ làm da và tóc mượt mà hơn...
== Sự tích cây thì là ==
Ở Việt Nam có lưu truyền một câu chuyện cổ tích có nội dung liên quan đến tên gọi của loài cây này. Câu chuyện có nội dung như sau: "Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, khi ấy tất cả muôn loài chim thú, cây cỏ đều chưa còn có tên gọi. Một hôm nọ, ông Trời cho tập hợp tất cả các loài cây cỏ lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Thôi thì phải biết, các loại cây đều giành nhau đến trước để được đặt tên theo ý mình mong muốn. Cây dịu dàng toả hương, thích được gọi tên mình là lan. Cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt tên là tóc tiên. Cây hiên ngang đi đứng, được gọi là thông. Các loại rau, cỏ cũng vậy chen chúc nhau nài nỉ để ông trời đặt cho mình những cái tên thật đẹp như quế, dấp cá, tía tô, húng... Cho đến cuối ngày, khi các cây cỏ đều đã được đặt tên, hoan hỉ về hết, ông Trời cũng đã mệt thiu thiu vào giấc ngủ chợt có một cây nho nhỏ lúc đó mới hớt ha hớt hải chạy đến, xin tên gì cũng được vì nó phải chăm sóc bà bị bệnh nên không thể đến sớm được. Ông Trời thấy lòng hiếu thảo của nó thật đáng cảm động nên không trách phạt nhưng nghĩ mãi, nghĩ mãi vẫn không ra được cái tên gì nữa, cho nên ông cứ ngập ngừng mãi:
- Tên của con là... thì là...thì là...
Nhành cây mới chỉ nghe đến vậy, mừng quá hét toáng lên:
- Ôi tôi có tên rồi! Tôi là Thì Là!
Nó vui quá vội vàng cảm ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà và bạn bè cái tên mới được Trời ban cho mình. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây thì là. Tuy rằng cái tên đó rất buồn cười, nhưng không một loài nào chế giễu, bởi vì lòng hiếu thảo của nó đã hơn tất cả các loại cây khác rồi.
== Hình ảnh ==
== Liên kết ngoài ==
Plants for a Future: Anethum graveolens
'A Modern Herbal' (Grieves, 1931)
Jepson Manual Treatment
USDA Plants Profile
GRIN Species Profile
== Ghi chú == |
cầu mỹ thuận.txt | Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, Việt Nam. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam.
== Vị trí dự án ==
Cầu Mỹ Thuận nối liền giữa hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đầu cầu phía Bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; đầu cầu phía Nam thuộc xã Tân Hòa, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Vượt qua sông Tiền nối với tỉnh Tiền Giang.
== Nguồn vốn ==
Năm 1950, Hoa Kỳ đã từng có ý định cung cấp vốn cho chính quyền Sài Gòn xây dựng cây cầu nhưng thất bại. Giữa thập niên 1960, công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đã hoàn thành thiết kế đồ án và được lựa chọn nhưng dự án bị hủy do khó khăn về tài chính. Theo chương trình AusAid của chính phủ Australia, dự án cầu Mỹ Thuận có tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% đã thành công. Việt Nam đang chuẩn bị nguồn vốn tiếp tục xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 có đường dành riêng cho tuyến metro với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.000 tỷ đồng.
== Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật ==
=== Thông tin chung ===
Loại cầu: cầu treo dây văng theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18,6m;
Tổng chiều dài cầu: 1.535,2m;
Phần cầu chính dây văng: 660m;
Phần cầu dẫn: 875,2m (gồm 22 nhịp);
Tải trọng thiết kế: theo tiêu chuẩn AUSROADS-92 của Úc, có so sánh và kiểm toán với tải trọng H30-XB80 theo tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 của Việt Nam;
Độ dốc dọc cầu: 5%;
Lực va xô tàu, vuông góc với tim cầu: 32,000 KN (xuôi dòng), 15,000 KN (ngược dòng);
Song song với tim cầu: 16,000 KN (xuôi dòng), 7,500 KN (ngược dòng);
Khổ thông thuyền: 37,5m x 110m;
Khổ cầu 4 làn xe cơ giới, 2 lề bộ hành tổng cộng rộng 23m.
=== Kết cấu dầm ===
Dầm cầu cấu tạo bê tông DƯL grade 50, gồm 2 dầm biên, các dầm ngang, bản mặt cầu thi công theo phương pháp đúc hẫng. Dầm biên cao 1760mm rộng 1200-1400mm, bản mặt cầu dày 250mm.
Dầm biên được treo bằng 4 x 32 bó cáp, mỗi bó gồm từ 22 đến 69 tao 15,2mm, mỗi tao gồm 7 sợi đặt trong ống HPDE có màu để trang trí. Mỗi bó cáp một đầu neo vào dầm, đầu neo vào tháp, có dự trữ hệ thống chống rung cho cáp.
=== Tháp cầu ===
Tháp cầu hình chữ H bằng bê tông cốt thép grade 50 cao 123,5 m (tính từ đỉnh bệ cọc); 84,43m (tính từ mặt cầu). Kết cấu móng trụ tháp gồm 16 cọc khoan nhồi có đường kính 2,5m hạ đến cao độ -90m (tháp bờ Bắc) và -100m (tháp bờ Nam), cao độ đáy bệ phần đặc là + 1m, ống vách đặt tới cao độ -35m (tháp bờ Bắc) và -40m (tháp bờ Nam).
=== Trụ neo ===
Đặt tại hai đầu cầu chính để chống dịch chuyển cho tháp. Thân trụ neo gồm hai cột bê tông cốt thép ứng suất trước bê tông mác 400, kích thước 1500x3500mm. Trụ neo không có xà mũ, thân cột liên kết trực tiếp với kết cấu nhịp. Móng trụ neo gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 2,5m mỗi trụ đặt ở độ sâu -60 (bờ Bắc); -74 và -84 (bờ Nam).
=== Hệ cáp dây văng ===
Sơ đồ bố trí dây văng cầu Mỹ Thuận theo hình rẻ quạt (semi-hanp) với hai mặt phẳng dây cách nhau 18.6m. Các cặp dây văng (thượng, hạ lưu) được bố trí đối xứng qua mặt phẳng thẳng đứng đi qua ti dọc của cầu. Góc nghiêng của dây văng so với phương nằm ngang nhỏ nhất (dây văng ngoài cùng) là 31.031o, và lớn nhất (dây văng gần tháp cầu nhất của nhịp biên) là 77.39o. Dây văng ngoài cùng của hai nhịp biên được liên kết với hệ dầm cầu tại điểm cách tim trụ neo 5,0m về phía cầu dẫn.
Toàn cầu có 128 dây văng chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 16 dây. Dây văng ngoài cùng nhịp biên có số tao lớn nhất (68 tao), dây văng thuộc nhíp chính gằn tháp cầu nhất có số tao nhỏ nhất (22 tao). Các tao cáp kiểu Freyssinet 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm.
== Kết cấu cầu dẫn ==
=== Kết cấu nhịp ===
Mỗi bên gồm 9 nhịp 40m, 1 nhịp 38,8m và 1 nhịp 43, 8m đều dạng dầm BTDƯL đơn giản lắp ghép kiểu "Super Tee" (có hình hộp hở) cao 1750mm, rộng 2140 đến 2810mm đặt cách nhau 2160mm, bê tông mác 32. Riêng nhịp 43,8m gồm đầu hẫng 5m từ nhịp cầu chính và nhịp dầm đơn giản 38,8m. Mặt cầu đổ tại chỗ dày 20 cm tại đầu dầm và 15 cm tại giữa dầm (để khắc phục độ vồng ngược khi căng cốt thép). Bản đổ liên tục nhiệt trên 11 nhịp.
=== Mố cấu ===
Mố cầu bằng BTCT trên 14 cọc thép f 600mm, dài từ 35 đến 37m, trên đoạn 3m đầu đổ BTCT độn ruột cấp 32.
=== Trụ cầu ===
Trụ cầu bằng BTCT, thân trụ gồm hai cột BTCT hình chữ nhật kích thước mỗi cột 1200 x 3500mm cao. Mỗi trụ gồm hai nhóm cọc tách riêng, mỗi nhóm gồm 10 cọc 40x40cm; chiều dài cọc tại các trụ từ 33,2 - 41,2m.
== Các công trình phụ ==
=== Gối cầu ===
Với cầu chính và tại mố dùng loại gối chậu (sliding pot bearing);
Với cầu dẫn dùng loại gối cao su (Eslastomeric bearing)
=== Khe co dãn ===
Khe co giãn đặt tại mố và tại chỗ tiếp ráp giữa cầu chính và cầu dẫn (loại SD 800) và tại mố (loại SD 320) loại khe co giãn cao su.
=== Hệ thống thoát nước từ mặt cầu ===
Ống thoát nước cách nhau 5,2m được bố trí trên mặt cầu sát gờ lề bộ hành, cầu chính nước thoát trực tiếp xuống lòng sông. Trên cầu dẫn, nước thoát xuống đất, qua bể lắng để xử lý trước khi thải ra sông.
=== Dải phân cách giữa cầu ===
Dải phân cách bằng bê tông được đổ ngay tại chỗ, lan can hai bên làn xe cơ giới bằng bê tông và thép, lan can cho người đi bộ bằng thép mạ kẽm.
=== Hệ thống cấp điện ===
Hai trạm biến thế 560 KVA đặt tại hai bờ sông;
Trạm điều khiển chính tại mỗi máy;
Hệ dây cáp điện đặt trong ống, nằm trong dải phân cách hoặc dưới sàn.
=== Đèn chiếu sáng và an toàn ===
Cột điện đặt tại dải phân cách giữa;
Đèn báo hiệu đường sông;
Đèn trang trí đặt trên mặt phẳng dây cáp;
Đèn báo máy bay đặt trên đỉnh tháp;
Đèn báo trong tháp;
Đèn báo sương mù đặt tại đài cọc.
=== Hệ thống chữa cháy ===
Hệ thống ống dẫn nước từ bờ sông phía Nam;
Một trạm bơm điện;
Một hệ thống dẫn nước từ trạm bơm lên cầu;
Van tăng áp suất tại đầu sàn cầu chính.
== Đường dẫn hai đầu cầu ==
Rộng 21,5m gồm 4 làn xe cơ giới 2 x 8m, hai làn xe thô sơ 2 x 2m, dải phân cách giữa 0,6m lề đất 2 x 0,6m. Hai bên có bố trí đường gom chạy song song. Do Địa chất yếu nên phải tăng nhanh độ lún cố kết bằng bấc thấm và vải địa kỹ thuật Phạm vi đường đầu cầu 166,7m (bờ Bắc) và 118m (bờ Nam)
Kết cấu mặt đường có thể dùng một trong 2 loại:
=== Loại A ===
Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm dày 21 cm;
Lớp móng bằng cấp phối đá dăm cỡ nhỏ dày 30 cm;
Lớp mặt bằng bê tông nhựa nóng dày 7 cm.
=== Loại B ===
Phần trên tương tự như loại A nhưng có thêm một lớp móng cấp phối đồi có CBR > 5% và lớp móng dưới có cấp phối đá dăm dày 30 cm. Nền cát đắp đạt K> 98%, CBR > 2%. Đường bộ hành có vỉa hè, kết cấu gồm hai lớp:
Cấp phối đá dăm dày 2,5 cm
Bê tông mác 200 dày 7,5 cm.
== Tiến độ dự án ==
Khởi công: 06/7/1997;
Hoàn thành: 21/5/2000.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
My Thuan bridge gets final link
Các hình ảnh cầu Mỹ Thuận trên trang mạng của Ausaid |
george h. w. bush.txt | George Herbert Walker Bush (còn gọi là George Bush (cha)), GCB, (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1924) là Tổng thống thứ 41 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ (1989–1993).
Trước khi trở thành Tổng thống, Bush đã là một Dân biểu Hoa Kỳ của tiểu bang Texas (1967-1971), Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (1971-1973), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (1973-1974), Trưởng Văn phòng Đại diện Hoa Kỳ tại Trung Quốc (1974-1976), Giám đốc CIA (1976-1977), Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế I tại Houston (1977-1980), và là Phó Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989). Là một phi công hải quân được tặng thưởng huân chương, Bush là cựu chiến binh cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai phục vụ như là một Tổng thống Hoa Kỳ.
== Thời thơ ấu và thanh niên ==
George Herbert Walker Bush được sinh ra ở Milton, Massachusetts cha là Prescott Bush thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang Connecticut và mẹ là Dorothy Walker Bush. Cậu được đặt tên theo ông ngoại là George Herbert Walker, Sr..
Bush bắt đầu đi học ở Trường Greenwich Country ở Greenwich, Connecticut, rồi theo học Phillips Academy ở Andover, Massachusetts từ 1936 đến 1942.
=== Chiến tranh thế giới thứ hai ===
Sau khi tốt nghiệp Phillips Academy vào tháng 6 năm 1942, Bush gia nhập Hải quân Hoa Kỳ vào ngày cậu tròn 18 tuổi và muốn trở thành một phi công. Sau một khóa học kéo dài 10 tháng, Bush được phân công về Dự bị Hải quân vào tháng 6 năm 1943, vài ngày trước khi tròn 19 tuổi, được xem như là phi công hải quân trẻ tuổi nhất lúc đó.
Sau khi được huấn luyện, Bush được phân công về phi đội Torpedo (VT-51) với vai trò sĩ quan không ảnh vào tháng 9 năm 1943, phi đội này thuộc Hàng không Mẫu hạm USS San Jacinto vào năm 1944.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1944, Bush lái một trong 4 chiếc máy bay của phi đội VT-51 tấn công vào những địa điểm đóng quân của Phát xít Nhật ở Chichi Jima. Máy bay của Bush bị bắn rơi nhưng Bush được cứu sống.
Bush sau đó quay về lại San Jacinto vào tháng 11 năm 1944 và tham gia các trận chiến ở Philippines.
Khi San Jacinton quay lại Guam, phi đội, đã tổn thất nặng nề, được thay thế và được gửi về Hoa Kỳ. Cho đến hết 1944, Bush đã bay 58 phi vụ không kích và được đón nhận huân chương Distinguished Flying Cross, 3 Huân chương Không lực (Air Medals), Presidential Unit Citation được trao tặng trên San Jacinto.
Sau những kinh nghiệm chiến trường quý báu này, Bush được phân công về [[Căn cứ Hải quân Norfolk]] và được huấn luyện để trở thành phi công phóng thủy lôi. Sau đó Bush được phân công với vai trò là một phi công trong phi đội torpedo mới, VT-153.
Với sự đầu hàng của phát xít Nhật, Bush được giải ngũ trong danh dự vào tháng 9 năm 1945 và vào Đại học Yale.
Vào năm 2003, hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush, thuộc lớp Nimitz bắt đầu được đóng cho Hải quân Hoa Kỳ, và đã hoàn thành vào năm 2009.
=== Sau chiến tranh ===
Khi tại Yale, Bush tham gia Delta Kappa Epsilon và được bầu là chủ tịch hội. Vào năm cuối, cũng như người con trai sau này George W. Bush (1968) and và cha Prescott S. Bush (1917), ông Bush được kết nạp vào hội bí mật Skull and Bones vào năm 1948, giúp ông xây dựng những mối quan hệ và ủng hộ về mặt chính trị. Thành viên của Skull and Bones đã giúp đỡ rất nhiều trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông về sau này bằng những chiến dịch quyên tiền quảng cáo khá lớn.
George Bush thành hôn với Barbara Pierce vào ngày 6 tháng 1 năm 1945. Họ có 6 người con: George W., Pauline Robinson ("Robin") (1949–1953, mất vì leukemia), John (Jeb), Neil, Marvin, và Dorothy Walker.
== Xem thêm ==
George W. Bush
Jeb Bush
Marvin Bush
Neil Bush
Gia tộc Bush
Dorothy Bush Koch
== Tham khảo == |
điện.txt | Từ thời cổ đại người ta đã biết đến và nghiên cứu các hiện tượng điện, mặc dù lý thuyết về điện mới thực sự phát triển từ thế kỷ 17 và 18. Tuy thế, những ứng dụng của điện trong giai đoạn này vẫn còn ít cho đến cuối thế kỷ 19 với sự bùng nổ của ngành kỹ thuật điện đưa nó vào ứng dụng trong công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ điện đã làm thay đổi nền công nghiệp chạy bằng hơi nước trước đó cũng như thay đổi xã hội loài người. Tính linh hoạt của điện cho phép con người có thể ứng dụng nó vào vô số lĩnh vực như giao thông, ứng dụng nhiệt, chiếu sáng, viễn thông, và máy tính điện tử. Năng lượng điện ngày nay trở thành xương sống trong mọi công nghệ hiện đại.
Điện là tập hợp các hiện tượng vật lý đi kèm với sự có mặt và dịch chuyển của dòng điện tích. Trong các hiện tượng điện, các điện tích tạo ra trường điện từ mà trường này lại tác động đến các điện tích khác. Điện xuất hiện do một vài cơ chế vật lý cũng như biểu hiện ở:
Điện tích: một tính chất của các hạt hạ nguyên tử, xác định lên tương tác điện từ giữa chúng. Vật chất mang điện tích sinh ra cũng như bị ảnh hưởng bởi trường điện từ.
Dòng điện: là sự di chuyển hay dòng các hạt điện tích, được đo bằng ampe.
Điện trường (xem điện tích): một trường hợp đơn giản của trường điện từ, tạo ra bởi một hạt điện tích ngay cả khi nó không chuyển động (hay không có dòng điện). Điện trường tác dụng lực lên các điện tích khác nằm lân cận. Khi điện tích chuyển động, nó còn tạo ra từ trường.
Điện thế: khả năng của điện trường sinh công lên một hạt điện tích, được đo bằng vôn.
Nam châm điện: dựa trên tính chất dòng điện sinh ra từ trường, và từ trường biến đổi sinh ra dòng điện cảm ứng.
Trong ngành kỹ thuật điện, ứng dụng của điện chính yếu bao gồm:
Điện năng, với dòng điện là nguồn năng lượng cho các thiết bị;
Điện tử học lĩnh vực nghiên cứu mạch điện với các linh kiện điện tử chủ động như đèn điện tử chân không, tranzito, điốt bán dẫn và mạch tích hợp, chúng được liên kết với các linh kiện điện tử thụ động khác theo các công nghệ khác nhau.
== Lịch sử ==
Một thời gian dài trước khi có kiến thức về điện, con người đã nhận thức được về những cú điện giật từ những con cá điện. Các văn liệu của người Ai Cập cổ đại có niên đại từ 2750 TCN đã đề cập đến các loài cá này với tên gọi "thiên lôi của sông Nin", và miêu tả chúng như là "kẻ bảo vệ" tất cả các loài cá khác. Cá điện được nhắc lại một ngàn năm sau bởi các nhà tự nhiên học và các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại, La Mã và Ả Rập. Nhiều nhà văn cổ đại như Pliny the Elder và Scribonius Largus, đã chứng thực tác dụng làm tê liệt của điện giật phát ra từ cá da trơn phát điện và cá đuối điện, và biết rằng các cú giật này có thể truyền qua những vật dẫn điện. Các bệnh nhân bị bệnh gút hoặc đau đầu được chỉ định chạm vào cá điện để mong rằng các cú giật có thể chữa trị các bệnh cho họ. Có lẽ cách tiếp gận gần nhầt và sớm nhất về phát hiện ra sét và điện từ bất kỳ nguồn khác được cho là đóng góp của người Ả Rập, vì trước thế kỷ 15 họ đã có đề cập từ sét trong tiếng Ả Rập (raad) để chỉ các tia chớp.
Các nền văn minh cổ đại quanh Địa Trung Hải đã biết một số vật, như miếng hổ phách, khi chà xát với lông mèo có thể hút được những vật nhẹ như da động vật. Thales của Miletos đã thực hiện những khảo cứu về hiện tượng tĩnh điện vào khoảng năm 600 TCN, mà ông cho rằng gây ma sát lên thanh hổ phách làm sinh ra nam châm, ngược lại với một số khoáng vật như magnetit mà không cần chà xát. Thales đã không đúng khi cho rằng lực hút là do hiệu ứng tương tự như nam châm, nhưng sau này khoa học đã chứng minh giữa từ học và điện học có mối liên hệ với nhau. Theo một lý thuyết gây tranh cãi, người Parthia đã có những hiểu biết về kỹ thuật mạ điện, dựa trên một khám phá vào năm 1936 về khối pin Baghdad có đặc tính giống như pin Galvani, mặc dù người ta không chắc liệu khối pin này có bản chất liên quan đến điện hay không.
Sự hiểu biết về điện vẫn chỉ là sự tò mò trí tuệ trong hàng nghìn năm cho đến tận giai đoạn 1600, khi nhà khoa học người Anh William Gilbert nghiên cứu chi tiết về điện học và từ học, với việc phân biệt hiệu ứng từ đá nam châm lodestone với hiệu ứng tĩnh điện từ hổ phách bị chà xát. Ông đưa ra thuật ngữ La Tinh mới electricus ("của hổ phách" hay "giống với hổ phách", xuất phát từ ήλεκτρον [elektron], tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hổ phách") cho những vật có tính chất hút những vật nhỏ sau khi bị chà xát. Từ này là nguồn gốc của tiếng Anh cho từ "electric" và "electricity", mà xuất hiện đầu tiên trong bản in Pseudodoxia Epidemica của Thomas Browne năm 1646.
Các nhà khoa học Otto von Guericke, Robert Boyle, Stephen Gray và C. F. du Fay tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về điện. Trong thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã bán tài sản của mình để ông có thể thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu về điện. Tháng 6 năm 1752, ông thực hiện một thí nghiệm nổi tiếng khi gắn một chìa khóa kim loại vào cuối dây bị ướt của một cái diều và thả nó vào trong một cơn bão. Mục đích của ông trong thí nghiệm này nhằm tìm ra sự liên hệ giữa hiện tượng sét và điện. Ông cũng giải thích một nghịch lý kỳ lạ vào thời đó của chai Leyden khi cho rằng nó là thiết bị lưu trữ lượng lớn các điện tích.
Năm 1791, Luigi Galvani công bố khám phá ra hiện tượng điện từ sinh học (bioelectromagnetics), chứng minh dòng điện là môi trường giúp cho các tế bào thần kinh truyền tín hiệu đến các cơ. Đến năm 1800, Alessandro Volta phát minh ra pin Volta, làm từ các tấm kẽm và đồng xếp đan xen nhau, mang lại cho các nhà khoa học một nguồn điện duy trì lâu hơn so với các nguồn tĩnh điện trước đó. Sự nhận ra của thuyết điện từ học, trong đó thống nhất giữa các hiện tượng điện và từ, là nhờ các đóng góp của Hans Christian Ørsted và André-Marie Ampère trong giai đoạn 1819-1820; Michael Faraday phát minh ra động cơ điện vào năm 1821, và Georg Ohm đã thực hiện phân tích bằng toán học về mạch điện vào năm 1827. Điện học và từ học (và cả ánh sáng) cuối cùng được James Clerk Maxwell thống nhất lại với nhau bằng lý thuyết ông miêu tả trong tác phẩm "On Physical Lines of Force" năm 1861 và 1862.
Trong khi đầu thế kỷ 19 chứng kiến tiến trình phát triển nhanh chóng của khoa học về điện, thì cuối thế kỷ 19 đã mở ra sự thúc đẩy mạnh mẽ của kỹ thuật điện. Gắn với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như Alexander Graham Bell, Ottó Bláthy, Thomas Edison, Galileo Ferraris, Oliver Heaviside, Ányos Jedlik, William Thomson, Sir Charles Parsons, Ernst Werner von Siemens, Joseph Swan, Nikola Tesla và George Westinghouse, điện đã chuyển từ lý thuyết khoa học sang công cụ cơ bản cho nền văn minh hiện đại, mang đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Năm 1887, Heinrich Hertz phát hiện ra rằng khi chiếu tia cực tím vào tấm điện cực sẽ dễ dàng tạo ra sự phóng tia điện (electric spark) từ nó. Năm 1905 Albert Einstein công bố một bài báo nhằm giải thích các kết quả thực nghiệm từ hiệu ứng quang điện do Hertz khám phá khi cho rằng năng lượng ánh sáng bị lượng tử hóa thành các gói rời rạc, và những gói này truyền năng lượng cho electron bật ra. Bài báo này là một trong những đột phát khai sinh ra lý thuyết cách mạng cơ học lượng tử. Einstein được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 cho "sự khám phá của ông về hiệu ứng quang điện cũng như những nghiên cứu nền tảng cho vật lý học". Hiệu ứng quang điện là cơ sở cho sự hoạt động của pin Mặt Trời, các CCD trong máy ánh kỹ thuật số và nhiều ứng dụng khác.
Thiết bị sử dụng vật liệu trạng thái rắn đầu tiên là thiết bị dò sợi râu mèo ("cat's whisker" detector), dùng để thu tín hiệu vô tuyến trong thập niên 1930. Sợi râu tiếp xúc nhẹ với một tinh thể rắn (như tinh thể germanium) nhằm phát hiện ra tín hiệu radio thông qua hiệu ứng mối nối tiếp xúc. Trong linh kiện chất rắn, dòng điện bị hạn chế bởi các linh kiện bán dẫn và tổ hợp linh kiện nhằm bật tắt hay khuếch đại chúng. Dòng điện có thể biểu hiện dưới hai dạng: các electron mang điện âm, và các ion dương bị thiếu electron gọi là các lỗ trống electron. Các điện tích và lỗ trống này được giải thích theo ngôn ngữ của cơ học lượng tử, và chúng là cơ sở cho sự hoạt động của các chất bán dẫn.
Thiết bị bán dẫn đi vào ứng dụng thực tế khi tranzitor được phát minh ra vào năm 1947. Nói chung mạch điện tử gồm các thiết bị bán dẫn như tranzitor, chip vi xử lý, và RAM. Một loại RAM đặc biệt là bộ nhớ flash được sử dụng trong các ổ USB flash và gần đây là ổ lưu trữ trạng thái rắn nhằm thay thế các đĩa từ quay trong các ổ đĩa cứng. Nghiên cứu thiết bị bán dẫn và thể rắn phát triển mạnh mẽ trong thập niên 1950 và 1960, khi công nghệ đèn điện tử chân không chuyển sang các điốt bán dẫn, tranzitor, mạch tích hợp (IC) và LED.
== Các khái niệm ==
=== Điện Tử ===
Các phần tử mang điện nhỏ nhất không thể phân chia tạo nên Nguyên tử điện bao gồm 3 loại điện tử cơ bản sau Điện tử âm, Điện tử dương và Điện tử trung hòa có các tính chất sau
=== Điện tích ===
Bài chính: Điện tích. Xem thêm: electron, proton, và ion.
Hiện tượng vật cho hay nhận điện tử trở thành Điện tích. Khi vật nhận điện tử trở thành điện tử âm. Khi vật cho điện tử trở thành điện tử dương
Điện tích là tính chất của những hạt hạ nguyên tử, làm xuất hiện cũng như tương tác với lực điện từ, một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Điện tích có nguồn gốc từ nguyên tử, trong đó các electron và proton ở hạt nhân mang điện tích. Nó là đại lượng bảo toàn, có nghĩa là tổng điện tích của một hệ cô lập luôn không đổi bất kể có sự thay đổi nào diễn ra trong hệ đó. Trong hệ, điện tích có thể truyền giữa các vật, hoặc bởi tiếp xúc trực tiếp, hoặc bởi truyền qua vật trung gian, như sợi dây chẳng hạn. Thuật ngữ tĩnh điện liên quan đến sự có mặt (hoặc 'mất cân bằng') điện tích của một vật thể, thường xảy ra khi vật liệu bị chà xát với nhau, dẫn đến truyền điện tích từ vật này sang vật kia.
Sự có mặt của điện tích kéo theo xuất hiện lực điện từ: các điện tích tác dụng lực lên lẫn nhau, một hiệu ứng đã được biết tới từ thời cổ đại, mặc dù lúc đó người ta chưa hiểu bản chất của nó. Một quả cầu nhẹ treo trên một sợi dây có thể được tích điện bằng cách dùng một thanh thủy tinh mang điện tích - sau khi chà vào áo - chạm vào quả cầu. Nếu một quả cầu khác giống với nó cũng được tích điện bằng cùng thanh thủy tinh, kết quả là hai quả cầu sẽ đẩy nhau khi đưa lại gần nhau: các điện tích đã tác dụng lực lên mỗi quả cầu. Hai quả cầu được tích điện bởi cùng một mẫu hổ phách cũng đẩy nhau. Tuy nhiên, nếu một quả được tích điện từ một thanh thủy tinh, còn quả kia được tích điện từ mẫu hổ phách, thì khi đưa lại gần chúng sẽ hút nhau. Những hiện tượng này đã được khảo cứu từ cuối thế kỷ 18 bởi Charles-Augustin de Coulomb, người đã khám phá ra các điện tích tác dụng theo hai cách khác nhau: các vật tích điện cùng dấu sẽ đẩy nhau và các vật tích điện trái dấu sẽ hút nhau.
Độ lớn của lực điện từ, cho dù là lực đẩy hay lực hút, sẽ tuân theo định luật Coulomb, lực bằng tích của độ lớn điện tích chia cho bình phương khoảng cách giữa chúng. Lực điện từ rất mạnh, chỉ xếp sau tương tác mạnh, nhưng có phạm vi tác dụng tới vô hạn trên lý thuyết. Khi so sánh với lực yếu nhất là lực hấp dẫn, lực điện từ đẩy hai electron với độ lớn gấp 1042 lần so với lực hấp dẫn hút giữa chúng ở cùng 1 khoảng cách.
Các electron và proton mang điện tích trái dấu, lần lượt là điện tích âm và điện tích dương. Benjamin Franklin là người đầu tiên đã quy ước ra điện tích âm và điện tích dương cho các vật mà ông thí nghiệm. Lượng điện tích trên mỗi vật hay hạt được ký hiệu là Q có đơn vị đo bằng coulomb; mỗi electron mang lượng điện tích như nhau và bằng −1,6022×10−19 coulomb. Proton có cùng giá trị điện tích như vậy nhưng trái dấu, và bằng +1,6022×10−19 coulomb. Điện tích là thuộc tính không chỉ ở vật chất, mà còn ở phản vật chất, mỗi phản hạt mang cùng giá trị điện tích nhưng trái dấu so với hạt tương ứng của nó.
Có một số dụng cụ để đo điện tích, như ban đầu các nhà khoa học sử dụng điện nghiệm lá vàng, mà vẫn còn sử dụng trong các trường học ngày nay, và đã được thay thế bằng các điện kế điện tử chính xác hơn.
=== Dòng điện ===
Dòng điện xuất hiện khi có sự di chuyển của các điện tích, với cường độ của dòng điện được đo bằng ampere. Dòng điện có thể chứa bất kỳ loại điện tích di chuyển nào, mà thường gặp đó là electron, nhưng bất kỳ điện tích nào chuyển động cũng tạo nên dòng điện.
Vì lý do quy ước trong lịch sử, chiều dương của dòng điện được định nghĩa có cùng chiều với hướng di chuyển của các điện tích dương chứa trong nó, hoặc là hướng truyền từ phần cực dương trong mạch sang phần cực âm. Dòng điện định nghĩa theo cách này gọi là dòng điện quy ước. Trong các mạch điện tử, chiều dương của dòng điện là chiều ngược với hướng chuyển động của các electron trong mạch. Tuy vậy phụ thuộc vào từng điều kiện, dòng điện có thể gồm dòng các hạt điện tích chạy theo một trong hai hướng, hay thậm chí cả hai hướng cùng một lúc. Quớc chiều dương âm chỉ là cho đơn giản hóa trong các trườngh hợp.
Sự dẫn điện là quá trình dòng điện truyền qua một vật liệu hay môi trường, và bản chất của nó thay đổi theo loại hạt điện tích và môi trường dòng điện truyền qua. Ví dụ của sự truyền điện bao gồm sự dẫn diện trong kim loại, khi các electron chạy trong chất dẫn như kim loại, và quá trình điện phân, khi các ion chạy trong chất lỏng, hoặc sự xuất hiện plasma như trong tia lửa điện. Trong khi các hạt tự chúng có thể di chuyển rất nhanh, đôi khi vận tốc trôi (drift velocity) trung bình chỉ bằng vài phần của 1 milimét trên giây, trong khi điện trường phát sinh từ các hạt điện tích lan truyền với vận tốc xấp xỉ tốc độ ánh sáng, cho phép tín hiệu điện truyền một cách nhanh chóng qua sợi dây.
Dòng điện gây ra một vài hiệu ứng quan sát được, mà về mặt lịch sử thông qua các hiệu ứng này mà các nhà khoa học có thể biết đến sự có mặt của nó và nghiên cứu nó. Năm 1800, Nicholson và Carlisle khám phá ra sự phân ly của nước khi cho dòng điện xuất phát từ pin vônta chạy qua, quá trình này đã dẫn tới sự phát hiện ra quá trình điện phân. Công trình của họ đã được Michael Faraday mở rộng nghiên cứu vào năm 1833. Dòng điện chạy qua điện trở sẽ làm nóng cục bộ vật đó lên, một hiệu ứng được James Prescott Joule nghiên cứu và mô tả bằng toán học vào năm 1840. Một trong những khám phá quan trọng nhất, xảy ra trong tình huống bất ngờ vào năm 1820, khi Hans Christian Ørsted đang chuẩn bị bài giảng, ông đã thấy sợi dây điện làm chuyển động kim la bàn đặt gần nó. Ông khai phá ra ngành điện từ học với phát hiện về mối liên hệ mật thiết giữa từ học và điện học. Ngoài ra, các sóng điện từ phát ra từ hồ quang điện là đủ lớn để gây ra sự giao thoa sóng điện từ, và có thể làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các thiết bị đặt gần đó.
Trong kỹ thuật công nghiệp hoặc ứng dụng đời sống hàng ngày, dòng điện thường được miêu tả bằng dòng điện một chiều (DC) hoặc dòng điện xoay chiều (AC). Những thuật ngữ này liên quan đến tính chất biến đổi của dòng điện theo thời gian. Dòng điện một chiều, tạo ra từ pin và cung cấp năng lượng cho đa số các thiết bị điện tử, là dòng đơn hướng, với hướng truyền từ cực dương của mạch điện sang cực âm của mạch đó. Nếu, và trong đa số các trường hợp, dòng này chứa các electron, thì các electron sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Dòng điện xoay chiều là dòng có chiều dòng điện đảo liên tục tuần hoàn tương tự như sóng sin. Do vậy dòng xoay chiều di chuyển tới lui trong dây dẫn mà các hạt điện tích không hề di chuyển được một quãng đường nào theo thời gian. Giá trị trung bình theo thời gian của dòng điện xoay chiều là bằng không, nhưng nó mang năng lượng truyền đi theo một hướng, và sau đó là ngược lại. Dòng xoay chiều bị ảnh hưởng bởi các tính chất điện mà không xuất hiện hay xảy ra ở dòng điện một chiều trong trạng thái dừng, như độ tự cảm và điện dung. Những tính chất này trở lên quan trọng đối với mạch điện khi nó ở trạng thái đáp ứng nhất thời, như lần đầu tiên được nạp năng lượng hay bật công tắc.
=== Điện trường ===
Michael Faraday là người đầu tiên nêu ra khái niệm điện trường. Vật thể mang điện sẽ tạo ra trong không gian xung quanh nó một điện trường, và làm tác động lực lên những vật thể mang điện khác nằm trong trường này. Điện trường tác dụng giữa hai điện tích theo cách tương tự như trường hấp dẫn tác dụng giữa hai khối lượng: chúng được coi là có tầm tác dụng xa vô hạn và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai vật. Tuy nhiên có một sự khác biệt quan trọng giữa hai trường này. Trường hấp dẫn luôn luôn hút mọi vật về phía nhau, trong khi điện trường có thể tác dụng lực đẩy hoặc lực hút lên các điện tích, tùy thuộc vào điện tích đó là dương hay âm. Do những vật thể lớn như các hành tinh nói chung về tổng thể trung hòa về điện, do đó điện trường của nó ở khoảng cách lớn coi như bằng 0. Do đó trường hấp dẫn thống trị ở thang khoảng cách lớn trong vũ trụ, mặc dù nó là tương tác yếu nhất trong các tương tác cơ bản.
Điện trường nói chung biến đổi trong không gian, và cường độ của nó tại một điểm bất kỳ được định nghĩa là lực (trên đơn vị điện tích) tác dụng lên một vật đứng yên có điện tích không đáng kể đặt tại điểm đó. Khái niệm điện tích điểm, theo đó vật mang điện tích đủ nhỏ để điện trường tạo ra bởi điện tích điểm không gây ảnh hưởng đến điện trường khảo sát và nó phải đứng yên để tránh khỏi hiệu ứng sinh ra từ trường. Khi điện trường được định nghĩa theo phương pháp lực, mà lực là một đại lượng vectơ, do vậy điện trường là một trường vectơ có độ lớn và hướng.
Nhánh nghiên cứu điện trường tạo ra từ điện tích đứng yên gọi là tĩnh điện học. Trường tĩnh điện có thể được minh họa bằng tập hợp những đường cong liên tục tưởng tượng mà hướng tại một điểm bất kỳ trên đường cong chính là hướng của điện trường tại điểm đó. Khái niệm này bắt nguồn từ Faraday, mà thuật ngữ "các đường sức" đôi khi vẫn còn được sử dụng. Các đường sức trường là quỹ đạo của một hạt điện tích điểm mà nó buộc phải chuyển động theo trong điện trường; tuy vậy các đường sức không tồn tại thực tế mà chỉ là khái niệm để cho dễ hình dung, và trường thấm vào mọi khoảng không gian giữa những đường sức này. Các đường sức có một số đặc điểm quan trọng: chúng bắt đầu từ điện tích dương và kết thúc tại điện tích âm; thứ hai chúng phải đi vào bất kỳ một vật dẫn nào dưới một góc vuông, và thứ ba chúng không bao giờ cắt nhau hoặc tạo thành một vòng kín.
Mọi điện tích sẽ tồn tại ở mặt phía ngoài của một vật rỗng. Do đó điện trường sẽ bằng không tại mọi điểm bên trong vật dẫn. Đây chính là nguyên lý hoạt động của lồng Faraday, một vỏ kim loại dẫn điện cho phép cô lập mọi thứ bên trong nó tránh khỏi ảnh hưởng của điện trường bên ngoài.
Các nguyên lý của tĩnh điện học là cơ sở quan trọng trong thiết kế các thiết bị điện áp cao. Có một ngưỡng giới hạn đối với cường độ điện trường mà một môi trường có thể chịu được. Vượt khỏi ngưỡng này, hiện tượng đánh thủng điện xuất hiện và hồ quang điện gây ra các tia lửa giữa các phần tích điện. Ví dụ đối với không khí, hồ quang điện giữa những khoảng nhỏ với cường độ điện trường vượt hơn 30 kV trên centimét. Trên những khoảng cách lớn hơn, cường độ trở lên nhỏ hơn, xuống còn 1 kV trên centimét. Hiện tượng này hay gặp trong tự nhiên nhất chính là tia sét, khi các hạt điện tích bị tách ra trong các đám mây do sự dâng cao của cột khí, làm tăng điện trường trong không khí lớn hớn ngưỡng giới hạn mà nó có thể chịu được. Điện áp của các đám mây có tia sét có thể cao tới 100 MV và năng lượng giải phóng tới 250 kWh.
Cường độ điện trường bị ảnh hưởng lớn bởi các vật dẫn điện gần nó, và nó đặc biệt mạnh khi nó bị buộc phải lượn theo những vật sắc nhọn. Nguyên lý này được ứng dụng trong các cột thu sét, cột nhọn nhằm thu hút sét đánh về phía nó hơn là đánh xuống các công trình xây dựng mà nó bảo vệ.
=== Điện thế ===
Bài chính: Điện thế. Xem thêm: Hiệu điện thế, Pin (điện học)
Khái niệm điện thế liên hệ mật thiết với điện trường. Một điện tích điểm đật trong điện trường sẽ chịu một lực tác dụng, và cần công để di chuyển hạt từ vị trí này đến vị trí khác trong điện trường. Điện thế tại một điểm bất kỳ được định nghĩa bằng năng lượng cần thiết để đưa một hạt mang điện tích đơn vị từ xa vô tận đi chậm dần đến điểm đó. Đơn vị đo của điện thế thường bằng vôn, và 1 vôn tại một điểm là điện thế mà công bằng 1 joule cần thiết để đưa điện tích điểm có giá trị 1 coulomb từ xa vô tận đến điểm đó. Định nghĩa chính thức này về điện thế trong thực tế lại có ít ứng dụng, và các nhà vật lý sử dụng khái niệm hữu ích hơn là hiệu điện thế, là năng lượng cần thiết để di chuyển một điện tích đơn vị giữa hai điểm xác định trong điện trường. Điện trường có một tính chất đặc biệt đó là tính bảo toàn, có nghĩa là năng lượng để di chuyển hạt giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng không đổi bất kể quỹ đạo của hạt giữa hai điểm đó là như thế nào chăng nữa. Đơn vị vôn cũng được sử dụng cho khái niệm hiệu điện thế thường sử dụng trong thực tế.
Vì mục đích ứng dụng, sẽ có ích khi định nghĩa một điểm tham chiếu chung cho tính toán và so sánh điện thế. Trong khi điểm này có thể là ở xa vô hạn, một điểm tham chiếu ích lợi hơn đó là bề mặt Trái Đất, mà được giả sử là có điện thế bằng nhau tại khắp mọi nơi. Điểm tham chiếu này do vậy mà có tên gọi tiếp địa. Các nhà vật lý giả sử bề mặt Trái Đất chứa vô hạn các điện tích âm và điện tích dương, và do đó nó không thể tích điện và xả điện thêm.
Điện thế là một đại lượng vô hướng, có nghĩa là nó chỉ có độ lớn và không có hướng. Điều này tương tự như định nghĩa độ cao: giống như thả một vật rơi giữa hai độ cao trong trường hấp dẫn, do vậy một điện tích sẽ 'rơi' qua điện thế trong điện trường. Giống như bình đồ với các đường đồng mức nối các điểm có cùng độ cao, tập hợp các đường nối các điểm có cùng điện thế (gọi là đường đẳng điện thế) có thể vẽ ra xung quanh một vật tĩnh điện. Các đường đẳng điện thế cắt vuông góc các đường sức điện trường. Chúng cũng phải song song với bề mặt của vật dẫn điện, nếu không điều này sẽ sinh ra một lực làm di chuyển các điện tích tới những vị trí không đều về điện thế.
Điện trường được định nghĩa một cách hình thức bằng lực tác dụng lên một đơn vị điện tích điểm, nhưng khái niệm điện thế đem lại cách định nghĩa điện trường tương đương và hữu ích hơn đó là: điện trường là gradien cục bộ của điện thế. Với đơn vị điện trường là vôn trên mét, hướng vectơ điện trường là hướng theo đường có độ dốc lớn nhất của điện thế, và nơi các đường đẳng thế nằm gần nhau nhất.
=== Nam châm điện ===
Khám phá của Ørsted năm 1821 về từ trường tồn tại xung quanh mọi phía của một dây dẫn mang dòng điện cho thấy có một mối liên hệ trực tiếp giữa điện và từ. Hơn nữa, sự tương tác dường như khác so với lực hấp dẫn và lực tĩnh điện, hai lực được biết đến thời đó. Lực tác dụng lên kim la bàn không hướng vào hay ra xa dây dẫn điện, mà thay vào đó là tác dụng vuông góc với kim la bàn. Ørsted đã hiểu sai khi cho rằng điện tác dụng theo chiều xoay tròn. Lực cũng phụ thuộc vào hướng của dòng điện, nếu dòng điện đảo chiều, thì lực tác dụng cũng đảo ngược chiều.
Ørsted không hiểu đầy đủ khám phá của ông, nhưng ông đã quan sát thấy hiệu ứng một cách tương hỗ: dòng điện tác dụng lực lên nam châm, và từ trường cũng tác dụng lực lên dòng điện. Hiệu ứng được khảo sát kỹ hơn bởi Ampère, người khám phá ra rằng hai dây dẫn đặt song song và gần nhau cũng tác dụng lực lên lẫn nhau: nếu hai dây mang dòng điện cùng chiều nhau thì sẽ hút nhau, trong khi dòng điện chạy trong hai dây ngược chiều nhau thì hai dây sẽ đẩy nhau. Tương tác được truyền bởi từ trường do mỗi dòng điện tạo ra và là cơ sở cho định nghĩa đơn vị đo Ampe.
Mối liên hệ giữa từ trường và dòng điện là cực kỳ quan trọng, nó dẫn Michael Faraday tới phát minh ra động cơ điện vào năm 1821. Động cơ một cực của Faraday gồm một nam châm vĩnh cửu đặt trong bình chứa thủy ngân. Một dòng điện chạy qua sợi dây có treo một thanh đứng nhúng vào thủy ngân. Nam châm đặt trong bình thủy ngân tác dụng một lực tiếp tuyến lên thanh đứng và sợi dây, làm cho nó quay tròn quanh nam châm cho tới khi còn duy trì dòng điện chạy qua sợi dây đó.
Năm 1831 Faraday thực hiện thí nghiệm khi cho sợi dây di chuyển theo hướng vuông góc với từ trường thì hai điểm đầu và cuối của sợi dây sẽ xuất hiện một hiệu điện thế. Phân tích sâu hơn thí nghiệm này, mà ngày nay biết đến là hiện tượng cảm ứng điện, cho phép ông phát biểu thành định luật cảm ứng điện từ Faraday, rằng hiệu điện thế cảm ứng trong một mạch kín tỷ lệ với tốc độ thay đổi của từ thông đi qua mạch kín đó. Khám phá này cho phép ông là người đầu tiên phát minh ra máy phát điện vào năm 1831, theo đó nó biến đổi cơ năng từ một đĩa đồng quay thành điện năng. Mặc dù đĩa Faraday có hiệu suất thấp và không được ứng dụng thực tế, nhưng nó chỉ ra khả năng phát điện bằng sử dụng nam châm, một khả năng được hiện thực hóa nhờ công trình của các nhà vật lý và kỹ thuật sau này.
=== Mạch điện ===
Mạch điện là tập hợp các linh kiện điện tử kết nối với nhau cho phép điện tích chạy quanh một vòng kín (mạch), để thực hiện nhiều chức năng hữu ích khác nhau.
Có nhiều dạng linh kiện điện tử trong mạch điện, như điện trở, tụ điện, công tắc, máy biến áp và các linh kiện khác. Mạch điện tử chứa các linh kiện chủ động, thường là linh kiện bán dẫn, đặc biệt tính chất hoạt động của chúng thể hiện tính phi tuyến, đòi hỏi những phương pháp phân tích mạch phức tạp. Các linh kiện điện đơn giản nhất được gọi là linh kiện điện tử thụ động và tuyến tính: chúng có thể tạm thời tích trữ năng lượng nhưng không phải là nguồn điện, và thể hiện hoạt động và tính chất tuyến tính khi bị kích thích.
Điện trở là linh kiện điện tử thụ động đơn giản nhất: như tên gọi của nó, nó cản trở dòng điện chạy qua, biến năng lượng điện thành nhiệt năng. Điện trở suất là hệ quả của điện tích chuyển động bên trong vật dẫn: ví dụ trong kim loại, điện trở là do sự va chạm giữa các electron và các ion. Định luật Ohm là định luật cơ bản trong lý thuyết mạch điện, phát biểu rằng dòng điện chạy qua một điện trở tỷ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở. Điện trở suất của hầu hết các vật liệu ít thay đổi trong một phạm vi nhiệt độ và cường độ dòng điện; và những vật liệu tuân theo các tính chất này được gọi là 'ohmic'. Đơn vị của điện trở là ohm, đặt tên để vinh danh nhà vật lý Georg Ohm, và ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp Ω. 1 Ω là điện trở khi áp một hiệu điện thế bằng 1 vôn giữa hai đầu điện trở bằng dòng điện 1 ampe chạy qua.
Tụ điện là linh kiện có nguồn gốc từ bình Leyden và nó có thể lưu được điện tích, do vậy tích trữ được năng lượng điện và tạo ra điện trường. Nó gồm hai bản cực với một lớp điện môi cách điện ở giữa; trong ứng dụng thực tế, các lá kim loại mỏng cuộn lại với nhau, làm tăng diện tích bề mặt trên một đơn vị thể tích và do đó làm tăng điện dung. Đơn vị của điện dung là farad, đặt tên theo Michael Faraday, và có ký hiệu là F: ở đây 1 farad là điện dung giữa hai bản cực kim loại tích điện 1 coulomb khi áp hiệu điện thế 1 vôn vào giữa hai bản. Tụ điện nối với nguồn hiệu điện thế ban đầu sẽ làm cho hai bản cực tích điện trái dấu; tuy vậy giá trị điện tích này theo thời gian sẽ giảm dần về 0. Vì thế tụ điện không duy trì một dòng điện 1 chiều ổn định, mày thay vào đó là ngăn chặn nó.
Cuộn cảm là một vật dẫn điện, thường bằng dây dẫn điện với vài vòng quấn. Nó lưu trữ năng lượng trong từ trường khi có một dòng điện chạy qua. Khi dòng điện biến đổi, từ trường do nó sinh ra cũng biến đổi theo, sinh ra hiệu điện thế cảm ứng giữa hai đầu cuộn cảm. Hiệu điện thế này tỷ lệ với sự thay đổi theo thời gian của dòng điện. Hằng số tỷ lệ này gọi là độ tự cảm. Đơn vị của độ tự cảm là henry, đặt tên theo Joseph Henry nhà vật lý cùng thời với Faraday. 1 henry là độ tự cảm sẽ cảm ứng ra một hiệu điện thế 1 vôn nếu dòng điện chạy qua cuộn cảm với tốc độ biến đổi bằng 1 ampe trên giây. Sự hoạt động của cuộn cảm có thể coi là ngược với sự hoạt động của tụ điện: nó sẽ cho dòng điện 1 chiều tự do chạy qua, nhưng sẽ chống lại sự biến đổi nhanh chóng của dòng điện (dòng xoay chiều chẳng hạn).
=== Công suất điện ===
Công suất điện là tốc độ mà năng lượng điện được truyền tải bởi một mạch điện. Đơn vị SI của công suất là watt, bằng 1 joule trên giây.
Công suất điện, giống như công suất cơ học, hay tốc độ sinh công với đơn vị đo là watt, được ký hiệu bằng chữ P. Công suất điện trong đơn vị watt tạo ra bởi 1 dòng điện I chứa điện tích Q trong thời gian t duy trì bởi hiệu điện thế V là
P
=
Q
V
t
=
I
V
{\displaystyle P={\frac {QV}{t}}=IV\,}
với
Q là điện tích đo bằng coulomb
t là thời gian đo bằng giây
I là cường độ dòng điện đo bằng ampe
V là hiệu điện thế đo bằng vôn
Công nghiệp sản xuất điện năng sử dụng các máy phát điện nhằm biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện, nhưng các máy phát điện có thể là các nguồn hóa học như pin hoặc những nguồn năng lượng dạng khác. Điện năng thường được bán theo số kilowatt giờ (3,6 MJ) chính bằng tích của công suất đo theo kilowatt nhân với thời gian tiêu thụ tính bằng giờ. Các hãng phân phối và bán điện thường dùng công tơ điện nhằm đo lượng năng lượng điện mà khách hàng của họ sử dụng.
=== Điện tử học ===
Điện tử học nghiên cứu và ứng dụng mạch điện chứa các linh kiện điện chủ động như đèn điện tử chân không, tranzito, điốt bán dẫn và vi mạch, cũng như công nghệ kết hợp với các linh kiện bị động. Đặc tính phi tuyến của các linh kiện chủ động và khả năng kiểm soát dòng electron của chúng cho phép các linh kiện này khuếch đại được tín hiệu yếu và điện tử học được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý thông tin, viễn thông, và xử lý tín hiệu. Khả năng các thiết bị điện tử hoạt động như những công tắc switch dẫn đến sự ra đời của ngành công nghệ xử lý thông tin số. Công nghệ liên kết các linh kiện như các mạch in, công nghệ đóng gói..., và những hạ tầng viễn thông khác hoàn chỉnh tính năng của mạch và kết hợp các linh kiện với nhau thành một hệ thống làm việc theo chức năng của nó.
Điện tử học khác với khoa học điện công nghiệp và công nghệ cơ điện; mà nghiên cứu cách sản xuất điện, truyền tải và phân phối, biến đổi dòng điện, lưu trữ, và chuyển năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác sử dụng dây dẫn, động cơ điện, máy phát, pin, công tắc/ngắt mạch, rơ le, máy biến áp, điện trở, và các linh kiện bị động khác. Sự phân biệt này bắt đầu hình thành vào năm 1906 khi Lee De Forest phát minh ra triode, với khả năng khuếch đại tín hiệu vô tuyến yếu và tính hiệu âm thanh yếu mà không cần thiết bị cơ học nào hỗ trợ. Cho đến tận 1950 lĩnh vực này được gọi là "công nghệ vô tuyến" bởi vì các ứng dụng chính của nó là trong thiết kế và lý thuyết các máy truyền vô tuyến, máy thu vô tuyến, và đèn điện tử chân không.
Ngày nay, đa số các thiết bị điện tử sử dụng các linh kiện bán dẫn để điều khiển các electron. Khoa học nghiên cứu các thiết bị bán dẫn và công nghệ liên quan được xem là một nhánh của vật lý trạng thái rắn, trong khi lĩnh vực thiết kế và chế tạo các mạch điện tử nhằm giải quyết các vấn đề thực tế được nghiên cứu trong kĩ thuật điện tử.
=== Vô tuyến ===
Các nghiên cứu của Faraday và Ampère chứng minh rằng từ trường biến đổi theo thời gian hoạt động như là nguồn của điện trường, và điện trường biến đổi theo thời gian trở thành nguồn của từ trường. Do vậy khi một trong hai trường này biến đổi thì trường kia sẽ xuất hiện một cách cảm ứng. Hiện tượng này hình thành lên dạng sóng gọi là sóng điện từ. Sóng điện từ được James Clerk Maxwell phân tích về mặt lý thuyết vào năm 1864. Maxwell phát triển một hệ phương trình cho phép miêu tả mối quan hệ qua lại giữa điện trường, từ trường, điện tích và dòng điện. Ông thậm chí còn chứng minh được sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng, và do đó ánh sáng cũng là một dạng sóng điện từ. Lý thuyết Maxwell, trong đó thống nhất ánh sáng, các trường, và điện tích là một trong những thành tựu lớn của vật lý lý thuyết.
Cũng với các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác dẫn đến việc sử dụng các thiết bị điện tử nhằm biến đổi tín hiệu thành dòng điện dao động với tần số cao, và thông qua các ăng ten thu và phát, điện cho phép truyền và nhận các tín hiệu vô tuyến trên khoảng cách toàn cầu và liên hành tinh.
== Sản xuất và ứng dụng ==
=== Sản xuất và truyền tải ===
Bài chính: Sản xuất điện. Xem thêm: Truyền tải điện năng và Lưới điện quốc gia.
Thí nghiệm của Thales với thanh hổ phách là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến việc sản xuất ra điện. Trong khi với phương pháp này, còn gọi là hiệu ứng điện ma sát, thanh hổ phách có thể hút được vật nhẹ và tạo ra tia điện, nó lại là phương pháp rất ít hiệu quả. Các nguồn điện đáng kể chỉ xuất hiện cho đến tận khi phát minh ra pin Volta vào thế kỷ 18. Pin Volta, và các thế hệ hiện đại của nó, như pin điện, có thể tích trữ được năng lượng hóa học và đáp ứng được những nhu cầu tiêu thụ điện năng của các thiết bị. Pin là một nguồn điện phổ biến và quan trọng phù hợp cho nhiều ứng dụng, nhưng khả năng lưu trữ năng lượng của nó lại hạn chế do vậy đến khi cạn kiệt nó phải được sạc lại hay bị thay thế. Đối với những nhu cầu sử dụng điện năng lớn hơn thì nguồn điện phải được sản xuất từ các nhà máy điện và truyền tải liên tục bằng những đường dây cao thế trải dài hàng nghìn km.
Điện năng thường được sản xuất từ các máy phát cơ - điện quay bởi các tuabin hơi được đun nóng từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc từ nhiệt giải phóng ra từ các lò phản ứng hạt nhân; hoặc từ những nguồn khác như thu cơ năng từ gió hoặc dòng chảy của nước. Tuabin hơi hiện đại đầu tiên được Sir Charles Parsons phát minh ra vào năm 1884. Ngày nay khoảng 80% lượng điện năng sản xuất ra trên toàn thế giới sử dụng từ các nguồn nhiệt. Các máy phát điện ngày nay không giống như máy phát của Faraday chế tạo năm 1831, nhưng cơ sở hoạt động của chúng vẫn dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ đó là khi có một từ trường biến đổi cắt qua giữa hai đầu của một vẫn dẫn thì giữa hai điểm đó sẽ xuất hiện một hiệu điện thế cảm ứng. Máy biến áp phát minh ra vào cuối thế kỷ 19 cho phép năng lượng điện được truyền tải đi xa một cách hiệu quả hơn ở mức dòng điện cao thế nhưng với cường độ dòng điện nhỏ. Hiệu suất truyền tải điện năng cao cũng có nghĩa là cho phép điện năng được sản xuất một cách tập trung tại các nhà máy phát điện, mang lại hiệu quả kinh tế, cũng như có thể truyền tại điện đi xa nếu cần thiết.
Vì năng lượng điện không thể dễ dàng tích trữ với lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cấp quốc gia, do vậy điện năng phải được sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một quốc gia tại mọi thời điểm. Điều này đòi hỏi các công ty sản xuất điện phải tính toán một cách cẩn thận mức sản xuất điện năng của họ, đồng thời duy trì và phối hợp sự hoạt động của các nhà máy sản xuất điện một cách chính xác. Phải luôn luôn sản xuất một lượng điện năng để duy trì trong lưới điện quốc gia để tránh tổn thất và những tình huống bất ngờ không tránh khỏi.
Nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng một cách nhanh chóng tại các quốc gia hiện đại có nền kinh tế phát triển. Tại Hoa Kỳ, nhu cầu này tăng 12% trong mỗi năm của ba thập kỷ đầu trong thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng này cũng bằng với mức mà ngày nay các nền kinh tế mới nổi cần phải đáp ứng như Ấn Độ hay Trung Quốc. Về mặt lịch sử, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ điện năng đã vượt qua mọi nhu cầu tiêu thụ các dạng năng lượng khác.
Vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất điện năng đã dẫn đến sự tập trung nghiên cứu và phát triển việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời. Trong khi nhiều quốc gia và tổ chức vẫn còn tranh luận về những tác động môi trường từ việc sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng hóa thạch cũng như năng lượng tái sinh, nhưng rõ ràng việc sử dụng năng lượng tái sinh là khá sạch.
=== Ứng dụng ===
Điện là một dạng năng lượng rất thuận tiện cho truyền tải đi xa, và đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong thập niên 1870 dẫn tới kỹ thuật chiếu sáng trở thành một trong những ứng dụng đầu tiên của năng lượng điện. Mặc dù dòng điện cũng mang lại những nguy hiểm, nhưng các thiết bị điện thay thế cho các lò sưởi hay thiết bị thắp sáng bằng khí gas cũng đã giảm thiểu rất nhiều những nguy hiểm của các thiết bị cũ trong nhà ở và nhà máy. Các công ty cung cấp điện đã được thành lập ở các thành phố lớn dẫn đến sự tạo ra thị trường cung cấp điện chiếu sáng trong đầu thế kỷ 20.
Hiệu ứng giải phóng nhiệt Joule ứng dụng trong bóng đèn sợi đốt cũng được ứng dụng trực tiếp trong việc sưởi bằng điện. Trong khi việc giải phóng nhiệt là không thể tránh khỏi và có thể kiểm soát, dưới góc độ khác có thể coi hiệu ứng này lại gây ra sự lãng phí điện năng, do đa số các nhà máy phát điện đều đòi hỏi nhiệt năng để sản xuất ra điện. Tại một số nước, như Đan Mạch, đã có các đạo luật nhằm giới hạn hoặc ngăn cấm việc sử dụng điện để sưởi ấm trong các tòa nhà xây mới. Điện cũng là một nguồn năng lượng được sử dụng nhiều cho các thiết bị làm lạnh, điều hòa không khí thể hiện sự tăng nhu cầu tiêu thụ điện trong các thiết bị này, ảnh hưởng đến các công ty cung cấp điện năng buộc phải tăng sự điều tiết trong phân phối.
Một trong những ứng dụng sớm nhất của điện đó là viễn thông, như điện tín, khi ngành này đi vào hoạt động thương mại vào năm 1837 bởi Cooke và Wheatstone. Với việc xây dựng hệ thống điện tín xuyên lục địa đầu tiên, và sau đó là hệ thống điện tín xuyên đại dương trong thập niên 1860, điện đã cho phép con người liên lạc được với nhau chỉ trong vòng vài phút trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ sợi quang học và vệ tinh viễn thông đã dẫn thay thế hệ thống điện tín cũ, nhưng điện vẫn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực thông tin ngày nay.
Các hiệu ứng điện từ học có thể dễ dàng nhận thấy được ứng dụng trong động cơ điện, với hiệu suất hoạt động và thân thiện với môi trường hơn các động cơ truyền thống. Một cái tời có thể dễ dàng sử dụng để nâng kéo vật nặng, nhưng một động cơ điện có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn, như các xe điện, và các thiết bị này buộc phải mang theo một nguồn điện cung cấp đủ lâu như pin, hoặc chúng phải thu dòng điện từ các dây cáp như hệ thống xe điện. Một trong những sáng chế quan trọng nhất của thế kỷ 20 đó là transistor, nó được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện tử, và cũng là một thành phần cơ bản trong các mạch điện tử hiện đại. Ngày nay, một mạch tích hợp chứa tới vài tỷ transitor trong phạm vi vài xentimét vuông.
Nhiều phương tiện giao thông công cộng cũng sử dụng điện, bao gồm xe điện và tàu điện ngầm.
== Điện trong tự nhiên ==
=== Hiệu ứng sinh lý học ===
Khi áp một hiệu điện thế vào cơ thể người sẽ có một dòng điện chạy qua các mô tế bào, và tuy mối quan hệ không phải là tuyến tính, với hiệu điện thế lớn hơn thì dòng điện chạy qua cũng lớn hơn. Có một ngưỡng giới hạn cho con người có thể cảm nhận dòng điện chạy qua cơ thể, mà ngưỡng này phụ thuộc vào tần số và đường đi của dòng điện. Ngưỡng này nằm trong khoảng 0,1 mA đến 1 mA đối với điện dân dụng, mặc dù những dòng cỡ microamp vẫn có thể phát hiện ra thông qua hiệu ứng điện rung (electrovibration) dưới những điều kiện cụ thể. Khi dòng điện đủ lớn nó sẽ gây ra sự co cơ, co cơ sợi (fibrillation) của tim, và bỏng da. Do không có bất kỳ một dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy một vật dẫn (dây điện) đang có điện (ngoại trừ các đèn báo...) khiến cho việc điện hở là một mối nguy hiểm. Sự đau đớn gây ra bởi điện giật là rất lớn, do đó mà có những nơi sử dụng điện trong các phương thức tra tấn và có thể dẫn tới cái chết. Điện cũng được sử dụng trong việc hành quyết các tử tù, mặc dù ngày nay chính quyền nhiều nước đã bỏ cách thức này.
Ở một số người có khả năng đặc biệt như phát ra điện, không cảm thấy gì khi có dòng điện chạy qua... gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của họ cũng như sự hiếu kỳ của xã hội.
=== Hiệu ứng điện trong tự nhiên ===
Điện không phải là phát minh của loài người, trong tự nhiên cũng xuất hiện điện và điển hình là hiện tượng sét. Nhiều tương tác quen biết ở tầm vĩ mô, như chạm, ma sát hay liên kết hóa học là tương tác giữa các điện trường trên quy mô nguyên tử. Từ trường Trái Đất có nguồn gốc từ cơ chế thủy từ (dynamo theory) bởi dòng điện chạy qua lõi hành tinh. Có những tinh thể như thạch anh, hay thậm chí đường, khi tác dụng một ngoại lực lên chúng thì sẽ xuất hiện một hiệu điện thế giữa hai bề mặt. Hiện tượng áp điện này do hai nhà khoa học Pierre và Jacques Curie phát hiện ra vào năm 1880. Hiệu ứng này có tính tương hỗ, tức là khi vật liệu áp điện chịu tác dụng của một điện trường ngoài thì hình dạng của nó sẽ chịu sự thay đổi nhỏ.
Ở một số loài, như cá mập, có khả năng phát hiện và đáp ứng lại sự thay đổi điện trường, hiện tượng tiếp điện (electroreception), trong khi những loại khác có thể tự phát ra điện (electrogenic) dùng để săn mồi hoặc phòng vệ. Bộ Cá chình điện, mà hay gặp là cá chình điện, phát hiện hoặc phóng điện vào con mồi thông qua các tế bào cơ sửa đổi gọi là electrocytes. Hệ thống thần kinh của mọi động vật truyền thông tin giữa các màng tế bào bằng xung điện gọi là thế tác động (action potential), với chức năng trong hệ thần kinh là giao tiếp giữa các nơron và cơ. Khi có điện giật sẽ làm kích thích hệ thống này làm cho cơ co lại. Thế tác động cũng xuất hiện ở một số loài thực vật trong hoạt động điều phối giữa các thực vật với nhau.
== Trong văn hóa ==
Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, điện chưa là phần thiết yếu và có mặt trong đời sống thường ngày của đa số mọi người, ngay cả ở những nước công nghiệp phương Tây. Trong văn hóa đại chúng thời đó thường minh họa nó như là một hiện tượng bí ẩn, có thể cướp đi mạng sống, khôi phục lại sự sống hoặc làm biến đổi các định luật trong tự nhiên. Quan điểm này bắt đầu từ thí nghiệm năm 1771 của Luigi Galvani với chân của những con ếch đã chết có thể động đậy được khi có dòng điện chạy qua nó. "Sự tái sinh" hoặc phụ hồi cái chết của một người được công bố trong các tài liệu y học ngay sau thí nghiệm của Galvani. Những kiểu báo cáo này đã được Mary Shelley đưa vào tiểu thuyết Frankenstein (1819), mặc dù bà không đặt tên cho các phương pháp tái sinh các quái vật trong tiểu thuyết này. Các quái vật tái sinh đã xuất hiện trong nhiều phim kinh dị và khoa học viễn tưởng sau này.
Khi xã hội bắt đầu quen với việc điện trở thành phần cốt lõi trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai, những tính chất kỳ lạ của nó dần được lý giải và trở lên quen thuộc. Các thiết bị và xe chạy điện nhanh chóng được miêu tả trong các tiểu thuyết như của Jules Verne và trong sách của Tom Swift. Các nhà khoa học và kỹ thuật nghiên cứu về điện thời đó như Thomas Edison, Charles Steinmetz hay Nikola Tesla được công chúng coi như là những pháp sư về năng lượng.
Khi điện đã trở thành quá quen thuộc đối với con người trong nửa cuối thế kỷ 20, công chúng chỉ thật sự chú ý đến nó khi xảy ra các sự cố mất điện trên diện rộng, một sự kiện thường gây ra các thiệt hại lớn về kinh tế.
== Các đại lượng vật lý ==
Điện tích Q (C)
Cường độ dòng điện I (A)
Hiệu điện thế U (V)
Điện trở R (Ω)
Công suất: P (W), Q (var), S (VA)
Công W: WP, WQ, WS
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Bird, John (2007), Electrical and Electronic Principles and Technology (ấn bản 3), Newnes, ISBN 0-978-8556-6
Duffin, W.J. (1980), Electricity and Magnetism (ấn bản 3), McGraw-Hill, ISBN 0-07-084111-X
Edminister, Joseph (1965), Electric Circuits (ấn bản 2), McGraw-Hill, ISBN 07084397X
Hammond, Percy (1981), “Electromagnetism for Engineers”, Nature (Pergamon) 168 (4262): 4, Bibcode:1951Natur.168....4G, doi:10.1038/168004b0, ISBN 0-08-022104-1
Morely, A.; Hughes, E. (1994), Principles of Electricity (ấn bản 5), Longman, ISBN 0-582-22874-3
Naidu, M.S.; Kamataru, V. (1982), High Voltage Engineering, Tata McGraw-Hill, ISBN 0-07-451786-4
Nilsson, James; Riedel, Susan (2007), Electric Circuits, Prentice Hall, ISBN 978-0-13-198925-2
Patterson, Walter C. (1999), Transforming Electricity: The Coming Generation of Change, Earthscan, ISBN 1-85383-341-X
Sears, Francis W. và đồng nghiệp (1982), University Physics (ấn bản 6), Addison Wesley, ISBN 0-201-07199-1 Bảo trì CS1: Định rõ "và đồng nghiệp" (link)
Benjamin, P. (1898). A history of electricity (The intellectual rise in electricity) from antiquity to the days of Benjamin Franklin. New York: J. Wiley & Sons.
== Liên kết ngoài ==
Phương tiện liên quan tới Electricity tại Wikimedia Commons
"One-Hundred Years of Electricity", May 1931, Popular Mechanics
Illustrated view of how an American home's electrical system works
Electricity around the world
Electricity Misconceptions
Electricity and Magnetism
Understanding Electricity and Electronics in about 10 Minutes
World Bank report on Water, Electricity and Utility subsidies |
cúp liên đoàn các châu lục 2013.txt | Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 (tiếng Anh: 2013 FIFA Confederations Cup) là lần tổ chức thứ 9 của Cúp Liên đoàn các châu lục, diễn ra tại Brasil từ 15 tháng 6 đến 30 tháng 6 năm 2013. Đây cũng là đợt tổng diễn tập cho Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại rung tâm Hội nghị Anhembi, São Paulo.
Chủ nhà Brasil giành chức vô địch Confed Cup lần thứ 4 sau khi vượt qua Tây Ban Nha 3–0 ở trận chung kết.
== Các đội tham dự ==
Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại Anhembi Convention Center, São Paulo. Đại diện cho mỗi đội tham dự là thí sinh của nước đó dự thi Hoa hậu Thế giới 2012.
1Ý giành 1 suất tham dự vì Tây Ban Nha vừa vô địch Giải bóng đá vô địch thế giới 2010 và Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012.
== Địa điểm thi đấu ==
Địa điểm là 6 sân vận động ở 6 thành phố khác nhau.
== Trọng tài ==
Danh sách các trọng tài tham dự tại Cúp Liên đoàn các châu lục được công bố vào ngày 10 tháng 5 năm 2013:
CAF
Djamel Haimoudi (Algérie)
UEFA
Pedro Proença (Bồ Đào Nha)
Howard Webb (Anh)
Felix Brych (Đức)
Björn Kuipers (Hà Lan)
AFC
Nishimura Yuichi (Nhật Bản)
Ravshan Irmatov (Uzbekistan)
CONCACAF
Joel Aguilar (El Salvador)
CONMEBOL
Enrique Osses (Chile)
Diego Abal (Argentina)
== Danh sách các đội ==
== Vòng bảng ==
Tất cả các trận đấu diễn ra theo giờ Brasil (UTC-3)
=== Bảng A ===
=== Bảng B ===
== Vòng đấu loại trực tiếp ==
==== Bán kết ====
==== Tranh hạng ba ====
==== Chung kết ====
== Giải thưởng ==
== Cầu thủ ghi bàn ==
3 bàn
2 bàn
1 bàn
phản lưới nhà
== Biểu tình ==
Theo buổi lễ ở Sân vận động quốc gia Brasil vào ngày 15 tháng 6 năm 2013, các cuộc biểu tình đã nổ ra bên ngoài sân vận động, được tổ chức bởi những người không hài lòng với số tiền chi tiêu cho việc tổ chức Giải bóng đá vô địch thế giới 2014. Cảnh sát phải dùng hơi ga và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Thông tin giải đấu trên trang chủ của FIFA |
elisabeth in bayern (1876-1965).txt | Nữ Công tước Elisabeth in Bayern (25 tháng 7 năm 1876 – 23 tháng 11 năm 1965), tên đầy đủ là Elisabeth Gabriele Valérie Marie, là vợ của Vua Albert I của Bỉ. Bà là Hoàng hậu Bỉ trong vòng 25 năm, từ năm 1909 đến năm 1934. Bà đồng thời là mẹ của Vua Léopold III của Bỉ và Hoàng hậu Marie-José của Ý, và là bà nội của Vua Baudouin và Vua Albert II của Bỉ.
== Gia đình ==
Nữ Công tước Elisabeth sinh ngày 25 tháng 7 năm 1876 tại Lâu đài Possenhofen ở Vương quốc Bayern. Bà là con gái của Công tước Carl Theodor in Bayern – một nhánh nhà Wittelsbach, đồng thời là một bác sĩ khoa mắt nổi tiếng – và Infanta Maria José – con gái của Vua Miguel I của Bồ Đào Nha.
Bà được đặt tên theo cô của mình là Elisabeth của Áo (hay còn được biết đến là Nữ hoàng Sisi).
Là một nghệ sĩ, Công tước Carl Theodor đã truyền cảm hứng nghệ thuật của mình cho Elisabeth, khơi dậy trong bà tình yêu hội họa, âm nhạc và điêu khắc sâu sắc.
== Hôn nhân ==
Ngày 2 tháng 10 năm 1900, tại München, Vương quốc Bayern, Nữ Công tước Elisabeth kết hôn với Hoàng tử Albert – người lúc đó đang đứng thứ 2 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Bỉ, sau cha ông là Hoàng tử Philippe, Bá tước xứ Flandre. Sau đó, vào năm 1909, Hoàng tử Albert lên ngôi trở thành Vua Albert I của Bỉ, bà đồng thời cũng trở thành "Hoàng hậu Bỉ". Thành phố Élisabethville (nay là thành phố Lubumbashi) ở Congo được đặt theo tên của Hoàng hậu Elisabeth để bày tỏ lòng tôn kính với bà.
Khi bà và Vua Albert I lần đầu gặp mặt, ông lúc đó đang là hoàng tử kế vị của chú ông là Vua Léopold II. Hoàng tử Albert là con trai của Hoàng tử Philippe, Bá tước xứ Flandre và Công chúa Maria của Hohenzollern-Sigmaringen – em gái của Vua Carol I của România.
Trong Thế chiến I, với cuộc xâm lược của quân đội Đức Quốc xã vào Bỉ năm 1914, Hoàng gia Bỉ buộc phải rời khỏi Bruxelles. Vua Albert I và gia đình đã chuyển đến cư ngụ tại tỉnh La Penne ở phía bắc của Vương quốc Bỉ – nơi mà Vua Albert I trở thành trung tâm của cuộc kháng chiến anh hùng của Bỉ cùng với quân đội Đồng Minh. Hoàng hậu Elisabeth thường ra nơi chiến tuyến để thăm nom và chăm sóc cho các chiến sĩ bị thương, vì vậy, mặc dù là người Đức, nhưng bà vẫn được người dân Bỉ yêu thương và kính trọng.
Từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 13 tháng 11 năm 1919, Hoàng hậu Elisabeth, cùng với Vua Albert I và Hoàng tử Léopold đã có chuyến thăm chính thức đến Hoa Kỳ. Trong chuyến đi đến làng của người da đỏ ở Isleta Pueblo, New Mexico, Vua Albert I đã trao "Huân chương Léopold" cho mục sư Anton Docher. Bên cạnh đó, Vua Albert I đã được người Tiwa tặng cho cây thánh giá bằng bạc màu ngọc lam để làm quà lưu niệm. Mười ngàn người đã đến Isleta để chứng kiến sự kiện này.
== Qua đời ==
Hoàng hậu Elisabeth qua đời vào ngày 23 tháng 11 năm 1965 tại Bruxelles, Bỉ, hưởng thọ 89 tuổi. Bà được an táng tại hầm mộ hoàng gia thuộc Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh ở Laeken, Bỉ.
== Con cái ==
Léopold Philippe Charles Albert Meinrad Hubertus Marie Miguel, Công tước xứ Brabant, Hoàng tử của Bỉ, người sau này trở thành vị vua thứ tư của Bỉ – Vua Léopold III, sinh ngày 3 tháng 11 năm 1901 tại Bruxelles
Charles-Théodore Henri Antoine Meinrad, Bá tước xứ Flandre, Hoàng tử của Bỉ, Nhiếp chính của Bỉ, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1903 tại Bruxelles
Marie-José Charlotte Sophie Amélie Henriette Gabrielle, Công chúa của Bỉ, sinh ngày 4 tháng 8 năm 1906 tại Ostende. Bà kết hôn với Hoàng tử Umberto Nicola Tommaso Giovanni Maria, Hoàng tử xứ Piemonte ngày 8 tháng 1 năm 1930 tại Roma, Ý.
== Tước hiệu ==
25 tháng 7 năm 1876 – 2 tháng 10 năm 1900: Her Royal Highness Nữ Công tước Elisabeth của Bayern
2 tháng 10 năm 1900 – 17 tháng 12 năm 1909: Her Royal Highness Công nương Elisabeth của Bỉ
17 tháng 12 năm 1909 – 17 tháng 2 năm 1934: Her Majesty Hoàng hậu Bỉ
17 tháng 2 năm 1934 – 23 tháng 11 năm 1965: Her Majesty Hoàng hậu Elisabeth của Bỉ
== Tổ tiên ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Hoàng hậu Elisabeth (tiếng Anh) |
jvc.txt | Victor Company of Japan, Limited (Công ty cổ phần Chiến thắng Nhật Bản; tiếng Nhật:日本ビクター株式会社, Nippon Bikutā Kabushiki-gaisha), thường được biết đến với cái tên thông dụng là JVC là một tập đoàn điện tử đa quốc gia của Nhật Bản, với tổng hành dinh đặt tại Yokohama, Nhật Bản. Công ty thành lập năm 1927 và nổi tiếng nhất với việc là công ty giới thiệu dòng sản phẩm vô tuyến đầu tiên tại Nhật, đồng thời phát triển loại băng video nổi tiếng VHS.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
JVC Technical Support & Troubleshooting
JVC Japan English language site
JVC Everio Camera |
máy kinh vĩ.txt | Máy kinh vĩ là loại dụng cụ đo lường các góc mặt bằng và góc đứng trong không gian. Độ chính xác của máy đo được có thể đạt đến một giây (góc). Loại máy này được dùng phổ biến trong điều tra khảo sát thực địa. Một loại máy cao cấp hơn là loại máy Máy toàn đạc hoặc Máy toàn đạc điện tử có khả năng đo cạnh và xử lý số liệu tính toán dựa vào CPU được gắn bên trong máy đo.
Cấu tạo cơ bản của máy gồm một ống kính gắn trên bệ có khả năng quay tự do trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau: mặt phẳng nằm ngang và một mặt phẳng bất kì vuông góc với nó.
Trước khi đo đạc cần thăng bằng máy bằng cách chỉnh độ dài của các chân máy sao cho bọt thủy nằm vào giữa tâm của miếng kính gắn trên bệ máy.
Kết quả đo góc được biểu thị trên thang chia độ (đối với các máy cũ) hoặc hiện số (đối với các máy hiện đại).
Với máy kinh vĩ hiện nay người ta chia ra làm 02 loại: Máy kinh vĩ quang cơ và máy kinh vĩ điện tử
Máy kinh vĩ quang cơ là loại máy xét về mặt công nghệ thì hoàn toàn là yếu tố cơ học và yếu tố hình học. Kết quả đo đạc từ máy kinh vĩ quang cơ được thể hiện qua một hệ thống lăng, thấu kính để chiếu giá trị góc đo lên khu vực quan sát của mắt. Ngày nay máy Kinh vĩ quang cơ ít được sử dụng vì lý do: thủ công và dễ dẫn tới sai số thô do khả năng đọc không đáp ứng được nhu cầu công nghiệp xây dựng hiện nay.
Máy kinh vĩ điện tử là loại máy được phát triển lên từ máy kinh vĩ quang cơ. Cơ bản về nguyên lý thì máy kinh vĩ điện tử vẫn thực hiện các chức năng của một máy kinh vĩ quang cơ có. Chi khác là có thêm một bộ phận điện tử cho phép số đọc kết quả đo được hiển thị lên màn hình LCD thay vì phải đọc trực tiếp.
== Tham khảo == |
tiếng phạn.txt | Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo. Nó có một vị trí quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và các văn hóa vùng Đông Nam Á tương tự như vị trí của tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp trong châu Âu Trung Cổ; nó cũng là kết cấu trọng điểm của truyền thống Ấn giáo/Phệ-đà, nhưng ở một mức độ cao cấp hơn. Ngày nay nó là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, mặc dù tiếng Hindi (hindī हिन्दी) và các thứ tiếng địa phương khác ngày càng được dùng phổ biến.
Khác với quan niệm phổ biến, tiếng Phạn không phải là một ngôn ngữ chết. Nó vẫn còn được dạy trong các trường học và tại gia khắp nước Ấn, tuy chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Một số người Bà-la-môn vẫn xem tiếng Phạn là tiếng mẹ đẻ. Theo một thông tin gần đây, tiếng Phạn được phục hưng như một tiếng địa phương thực dụng tại làng Mattur gần Shimoga, Karnataka.
Tiếng Phạn phần lớn được dùng như một ngôn ngữ tế tự trong các nghi lễ của Ấn Độ giáo dưới dạng ca tụng và chân ngôn (sa. mantra). Tiền thân của Hoa văn Phạn ngữ (zh. 華文梵語, en. classical sanskrit) là tiếng Phệ-đà (zh. 吠陀, en. vedic sanskrit), một ngôn ngữ được xem là một trong những thành viên cổ nhất của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, và văn bản cổ nhất của nó là Lê-câu-phệ-đà (zh. 棃俱吠陀, sa. ṛgveda). Bài này nhấn mạnh vào Hoa văn Phạn ngữ như nó được hệ thống hoá bởi Ba-ni-ni (zh. 巴尼尼, sa. pāṇini) vào khoảng 500 trước CN. Hầu hết những bài văn tiếng Phạn được truyền miệng qua nhiều thế kỉ trước khi được ghi lại tại Ấn Độ trong thời kì trung cổ.
== Lịch sử ==
=== Từ nguyên ===
Saṃskṛta là một quá khứ phân từ thụ động được hình thành từ tiếp đầu âm sam, có nghĩa là "gom lại", "đầy đủ" và gốc động từ √kṛ với nghĩa là "làm". Như vậy thì saṃskṛta có nghĩa là "được làm đầy đủ". Theo quan niệm Ấn Độ, cái được làm đầy đủ, trọn vẹn là tốt nên saṃskṛta cũng được hiểu là "toàn hảo". Các nhà dịch kinh Phật từ Phạn sang Hán dịch saṃskṛta là Phạn (Phạm 梵), có nghĩa là thuộc về Phạm thiên, thuộc cõi trời thanh tịnh, thiêng liêng và theo nghĩa này danh từ Phạn ngữ (zh. 梵語) được dùng. Một cách gọi khác là Nhã ngữ (zh. 雅語).
Theo định nghĩa trên thì tiếng Phạn luôn là một ngôn ngữ cao cấp được dùng trong những lĩnh vực tôn giáo và khoa học, đối nghịch với những loại ngôn ngữ bình dân. Bộ văn phạm cổ nhất còn được lưu lại là Bát chương ngữ pháp thư (zh. 八章語法書, sa. aṣṭādhyāyī) của Ba-ni-ni (zh. 巴尼尼, sa. pāṇini), được biên tập vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước CN. Bộ này cơ bản là một bộ ngữ pháp quy định, phán định (prescriptive) thế nào là tiếng Phạn đúng, thay vì mang tính chất miêu tả (descriptive). Tuy nhiên, nó vẫn hàm dung những phần miêu tả, phần lớn miêu tả những dạng từ ngữ Phệ-đà đã không còn phổ biến vào thời của Ba-ni-ni.
Mặc dù hầu hết những người học tiếng Phạn cũng đã nghe câu truyện truyền thống là tiếng Phạn đã được sáng tạo và tinh chế qua nhiều thế hệ (theo truyền thống là hơn một thiên niên kỉ) cho đến lúc được xem là toàn hảo. Khi danh từ saṃskṛta xuất hiện tại Ấn Độ, nó không được hiểu là một ngôn ngữ đặc thù, khác biệt so với những ngôn ngữ khác (người Ấn thời đó thường xem ngôn ngữ là phương ngôn, tức là những thứ tiếng địa phương), mà chỉ là một cách ăn nói tao nhã đặc biệt, có một mối tương quan với các ngôn ngữ địa phương như trường hợp tiếng Anh "chuẩn" có mối tương quan với những loại phương ngôn được dùng tại Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ. Kiến thức tiếng Phạn là một dấu hiệu của địa vị xã hội và học vị, được truyền dạy qua sự phân tích chặt chẽ những nhà văn phạm Phạn ngữ như Ba-ni-ni. Hình thái của ngôn ngữ này xuất phát từ dạng Phệ-đà có trước và các học giả thường phân biệt giữa Phệ-đà Phạn ngữ (zh. 吠陀梵語, en. vedic sanskrit) và Hoa văn Phạn ngữ (zh. 華文梵語, en. classical sanskrit). Tuy nhiên, hai ngôn ngữ này rất giống nhau về nhiều mặt, chỉ khác nhau phần lớn ở một vài khía cạnh âm vận, từ vị và ngữ pháp. Cũng một số người cho rằng, Ấn Độ thời xưa có nhiều phương ngôn khác nhau và Hoa văn Phạn ngữ là một trong những phương ngôn, Phệ-đà là một cấp bậc cổ hơn của một trong những phương ngôn này. Tiếng Phệ-đà có khuynh hướng chuyển các từ Ấn-Âu l ल् thành r र्, chuyển ḍ ड् và ḍh ढ् thành ḷ ऌ và ḷh ळ giữa các nguyên âm (với l uốn lưỡi).
Tiếng Phệ-đà là ngôn ngữ của những bộ kinh Phệ-đà, những thánh điển xuất hiện sớm nhất tại Ấn Độ và cũng là cơ sở của Ấn Độ giáo. Bộ kinh Phệ-đà cổ nhất, Lê-câu-phệ-đà, được biên tập trong thiên niên kỉ thứ hai trước CN. Các dạng từ ngữ Phệ-đà được lưu truyền cho đến giữa thiên niên kỉ thứ nhất trước CN. Vào khoảng thời gian này, tiếng Phạn thực hiện một bước chuyển biến từ một ngôn ngữ thứ nhất thành một ngôn ngữ thứ nhì của tôn giáo và học thức, đánh dấu bước khởi đầu của thời kì Hoa văn. Một dạng tiếng Phạn được gọi là Sử thi Phạn ngữ (zh. 史詩梵語, en. epic sanskrit) được tìm thấy trong những trường sử thi như Mahābhārata và những sử thi khác. Dạng tiếng Phạn này hàm dung nhiều thành tố prākṛta, là những thành phần vay mượn từ ngôn ngữ "bình dân", so với Hoa văn Phạn ngữ chuẩn. Cũng có một ngôn ngữ được các học giả gọi là Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit); nó thật sự là một dạng prākṛta với những thành phần tiếng Phạn được dùng để tô hoạ thêm.
Người ta tìm thấy một mối quan hệ rất gần giữa những dạng tiếng Phạn và những dạng phương ngôn Trung Ấn (Middle Indo-Aryan Prākrits), hoặc giữa những ngôn ngữ địa phương (phần lớn kinh điển Phật giáo và Jaina giáo được ghi lại dưới dạng này) và những ngôn ngữ Ấn-Âu hiện đại. Các dạng ngôn ngữ Prākrit có lẽ xuất phát từ tiếng Phệ-đà và người ta cũng tìm thấy sự ảnh hưởng giữa các dạng tiếng Phạn sau này và các dạng Prākrit khác nhau. Và cũng có sự ảnh hưởng hai chiều giữa tiếng Phạn và các ngôn ngữ Nam Ấn thuộc hệ ngôn ngữ Dravida như tiếng Tamil.
Công trình nghiên cứu tiếng Phạn tại châu Âu, được khởi công bởi Heinrich Roth và Johann Ernst Hanxleden, đã dẫn đến sự đề nghị một hệ ngôn ngữ Ấn-Âu của Sir William Jones và vì thế đã giữ một vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành ngữ học châu Âu. Thật như vậy, ngành Ngữ ngôn học (cùng với Âm vận học v.v...) xuất phát đầu tiên trong giới nghiên cứu văn phạm Ấn Độ, những người đã tìm cách mục lục hoá và lập điều lệ các quy tắc trong tiếng Phạn. Ngữ ngôn học hiện đại chịu ảnh hưởng rất lớn của những nhà văn phạm này và cho đến ngày nay, những thuật ngữ then chốt cho sự phân tích hợp từ đều được lấy từ tiếng Phạn.
=== Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu ===
Tiếng Phạn thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Aryan của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu và, như vậy, nó có cùng gốc với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu hiện đại, và cũng cùng nguồn với những ngôn ngữ châu Âu cổ như tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Mối quan hệ có thể được minh hoạ qua hai từ cha và mẹ sau đây:
Tiếng Phạn: pitṛ पितृ (phát âm gần như pi-tri) và mātṛ मातृ (phát âm gần như ma-tri)
Tiếng Latinh: pater và mater
Tiếng Hi Lạp cổ: πατηρ và μητηρ
Điểm đáng chú ý là sự tương đồng trong cấu trúc ngữ pháp, ví như giới tính (hay giống), chức năng của các sự kiện (hay cách), thời thái và hình thức (hay trạng).
Tiếng Phạn còn giữ tất cả 8 sự kiện (hoặc cách) của ngôn ngữ Ấn-Âu gốc:
Cách chủ ngữ hay chủ cách (zh. 主格; nominative)
Cách trực bổ (zh. 直補格; accusative), hay Trực tiếp thụ cách (zh. 直接受格)
Cách dụng cụ (zh. 用具格; instrumental)
Cách gián bổ (zh. 間補格; dative), hay Dữ cách (zh. 與格), Vị cách (zh. 爲格)
Cách tách li (zh. 離格; ablative) hay Nguyên uỷ (zh. 源委), Đoạt cách (zh. 奪格)
Cách sở hữu (zh. 所有格; genitive), hay Thuộc cách (zh. 屬格)
Cách vị trí (zh. 位置格; locative), hay Ư cách (zh. 於格)
Cách xưng hô hay Hô cách (zh. 呼格; vocative)
Thêm vào số một và số nhiều, tiếng Phạn còn có số hai khi chia động từ hoặc biến hoá danh từ. Điểm giống nhau giữa các tiếng Latinh, cổ Hi Lạp và Phạn đã đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Âu.
== Âm vận và cách viết ==
Bảng chữ cái tiếng Phạn bao gồm 13 mẫu âm, 33 phụ âm và 2 âm bổ sung. Cho 46 + 2 âm này thì hệ thống chữ viết Devanāgarī dành cho mỗi chữ một ký tự riêng biệt. Vì có nhiều âm và ký tự hơn bảng chữ cái Latinh nên khi phiên âm chuẩn mực, người ta cần có một loạt dấu đặc biệt—người Âu châu gọi là diacritics, Hán gọi là Khu biệt phát âm phù hiệu (zh. 區別發音符號)—hoặc phối hợp các ký tự khác nhau để ghi cách phát âm. Qua việc bổ sung năm phát âm phù hiệu
Dấu sắc cho âm hàm trên cọ xát răng (thượng ngạc xỉ sát âm 上顎齒擦音, palatal sibilant) như trường hợp ś
Dấu ngã cho giọng mũi lưỡi đụng hàm trên (thượng ngạc tị thanh 上顎鼻聲, palatal nasal), trong trường hợp ñ
và phối hợp một phụ âm +h cho những âm có hơi đưa ra (tống khí 送氣, aspiration), như trường hợp kh, người ta có thể trình bày tất cả những âm tiếng Phạn bằng các ký tự Latinh.
==== Nguyên âm đơn ====
===== Nguyên âm mang tính chất phụ âm =====
ṛ, ṝ, and ḷ được xem là nguyên âm, nhưng cũng mang tính chất phụ âm (do đó thường được biết như consonantal vowel). Một vài nhà văn phạm truyền thống nhắc đến chữ ḹ ॡ, dạng dài của ḷ, nhưng chữ này không được tìm thấy trong các văn bản thật sự, chỉ có ở một vài tác phẩm văn phạm đặc thù, có lẽ được đưa ra chỉ để tạo tính tương đồng với những nguyên âm khác.
==== Phức hợp âm ====
Tất cả các phức hợp âm (diphthongs) đều được phát âm dài.
Nguyên âm có thể được tăng thêm âm mũi (tị âm hoá, nasalized).
=== Phụ âm ===
Tuỳ âm ं ṃ biến đổi theo nguyên âm đi trước, tăng thành phần giọng mũi của nguyên âm. Ví dụ: saṃsāra đọc như sang|sāra, saṃhitā đọc như sang|hitā. Tuỳ âm tăng phần âm mũi của nguyên âm trước những phụ âm y, r, l, v, ś, ṣ, s.
=== Nhấn giọng (pitch) ===
Trong tiếng Phạn, đặc biệt là tiếng Phạn Phệ-đà, các âm tiết được nhấn mạnh bằng một dấu thanh âm điệu, có nghĩa là âm tiết được nhấn mạnh có một thanh điệu khác. Các nhà văn phạm Ấn Độ truyền thống định nghĩa ba thanh: udātta "cao thanh", anudātta "không cao thanh" và svarita "có âm điệu". Thông thường, khi ký âm người ta dùng dấu acute ॔ để trình bày âm cao udātta, và dùng dấu grave ॓ cho an-udātta. Thanh điệu svarita chỉ xuất hiện như kết quả của sự phối hợp giữa các nguyên âm theo quy tắc tạo âm điệu nghe êm tai (euphony) và vì thế, nó ít xuất hiện.
=== Hợp biến (sandhi) ===
Nếu hai chữ trực tiếp đi theo nhau thì ta thường thấy sự biến đổi trong âm kết thúc của chữ đầu và khởi âm của chữ thứ hai vì nguyên do giản hoá và êm tai (euphony)
abcd efgh → abcx efgh, hoặc abcd yfgh, hoặc abcx yfgh
Trong văn cảnh nhất định, hai chữ đã biến đổi thường được viết chung và như vậy, việc phân biệt và nhận ra một chuỗi chữ đã biến đổi, thậm chí chưa quen không phải là dễ. Ví dụ như nhận chữ:
abcxyfgxzjkl
là chuỗi chữ
abcd efgh ijkl
Sự biến đổi âm cũng có thể xảy ra trong một chữ, ví dụ như trường hợp âm kết thúc của thân và âm đầu của phần đuôi (suffix) gặp nhau, với kết quả là âm kết thúc của thân và khởi âm của phần đuôi biến đổi. Sự biến đổi về âm này được ngữ pháp Phạn ngữ truyền thống gọi là sandhi, dịch sát nghĩa là "kết hợp", "liên hợp". Vì âm đọc biến đổi nên từ "hợp biến" (合變) cũng trình bày rất chính xác sự việc.
Người ta phân biệt hai loại hợp biến, hợp biến trong câu (ngoại hợp biến 外合變) và hợp biến ngay trong một chữ (nội hợp biến 內合變). Tóm tắt hết các luật hợp biến thì có khoảng 25 luật. Sau đây là một vài ví dụ cho những quy luật âm vận cực kì phức tạp này:
rāmaḥ atra tiṣṭhati → rāmo ’tra tiṣṭhati
tatra + udyānaṃ kṛṣati → tatrodyānaṃ kṛṣati
gṛhe + ācāryaḥ + tiṣṭhati → gṛha ācāryastiṣṭhati
=== Chữ viết ===
Tiếng Phạn không có một chữ viết đặc thù nhìn theo khía cạnh lịch sử. Vua A-dục dùng chữ Brahmī ghi lại lời văn của mình trên những cột trụ (không phải tiếng Phạn mà là những ngôn ngữ khác hoặc những phương ngôn khác). Khoảng cùng thời với chữ Brahmī, người ta cũng đùng chữ Kharoṣṭhī (đang được hiệp hội Unicode duyệt nhập). Sau một thời gian (thế kỷ 4 đến thế kỷ 8), chữ Gupta, vốn được phát triển từ chữ Brahmī lại thịnh hành. Từ khoảng thế kỉ thứ 8 trở đi, chữ Śarada được phát triển từ chữ Gupta và trở nên thông dụng, nhưng lại được thay thế hoàn toàn bởi chữ Devanāgarī, với trung gian là chữ Siddham (Tất-đàm tự). Những chữ khác được dùng để ghi tiếng Phạn là Kannada ở miền Nam, chữ Grantha ở những vùng nói tiếng Tamil, chữ Bengali và những chữ khác ở những vùng miền Bắc Ấn.
Từ thời trung cổ và đặc biệt trong thời hiện đại, chữ Devanāgarī (Thiên thành tự hình, là "chữ được dùng ở thành của chư thiên") rất thông dụng và trở thành chữ viết chính cho tiếng Phạn. Ở những vùng chữ Devanāgarī không là chữ viết của tiếng địa phương thì người ta có thể tìm thấy những văn bản tiếng Phạn vẫn được viết bằng những phương ngôn này.
Tại Ấn Độ, chữ viết được đưa vào tương đối trễ và cũng không trở thành một phương tiện quan trọng vì khẩu truyền vẫn được xem là phương tiện hạng nhất để truyền trao kiến thức. Thomas William Rhys Davids đưa kiến nghị là chữ viết có lẽ được du nhập từ Trung Đông bởi các thương gia. Nhưng tiếng Phạn, vốn được dùng gần như chỉ trong khung cảnh tôn giáo linh thiêng vẫn giữ chức năng ngôn ngữ truyền miệng cho đến thời kì Hoa văn.
Từ thế kỉ 19, tiếng Phạn đã được ký âm dùng bảng chữ cái Latinh. Tiêu chuẩn phổ biến nhất là IAST (International Alphabet of Sanskrit Transliteration), được dùng làm chuẩn học thuật từ 1912. Các phương án khác cũng được phát triển khi người ta phải đối đầu những khó khăn khi trình bày chữ Phạn trên máy tính. Thuộc vào những phương án này là Harvard-Kyoto và ITRANS, một phương án ký âm không tổn thất được dùng nhiều trên mạng toàn cầu (đặc biệt là Usenet).
Cho những tác phẩm học thuật, chữ Devanāgarī được chuộng dùng để trình bày toàn văn bản tiếng Phạn và những trích dẫn dài. Tuy nhiên, sự trích dẫn những thuật ngữ đặc thù và tên riêng trong những văn bản được viết bằng chữ Latinh vẫn đòi hỏi cách ký âm tiếng Phạn bằng chữ Latinh.
Sanskrit in modern Indian scripts.
== Ngữ pháp ==
=== Hệ thống động từ ===
==== Hữu hạn định, vô hạn định ====
Hệ thống động từ Phạn ngữ phân biệt giữa động từ hữu hạn định (finite) và động từ vô hạn định (infinite). Khác các dạng động từ vô hạn định, tất cả các động từ hữu hạn định đều có đuôi được lập theo ngôi xưng (cá nhân tự vĩ 個人字尾, personal suffix). Các dạng động từ hữu hạn định phân biệt giữa các loại ngôi xưng, số, thời gian, hình thức và dạng (phân biệt chủ/thụ động). Nên biết là hệ thống động từ hữu hạn định trong tiếng Phạn rất phức tạp và hàm chứa rất nhiều cách chia.
==== Thời thái, số và hình thức ====
Các động từ hữu hạn định (finite verb) trong Phạn ngữ phân biệt giữa thời thái, số và hình thức.
Về thời thái, tiếng Phạn có sáu thời thái:
Hiện tại (present)
Vị hoàn thành thể (未完成體; imperfect), Đệ nhất quá khứ (第一過去)
Hoàn thành thể (完成體; perfect), Đệ nhị quá khứ (第二過去)
Bất định quá khứ (不定過去; aorist), Đệ tam quá khứ (第三過去)
Vị lai (未來; future). Phạn ngữ phân biệt giữa một thời vị lai đơn giản và một vị lai nói vòng (periphrastic), và vị lai đơn giản là dạng thường gặp hơn.
Điều kiện cú (條件句; conditional), Điều kiện ngữ (條件語), diễn đạt một sự kiện có thể xảy ra nếu các điều kiện quy tụ, hoặc cảm thán. Ví dụ: "Giá mà cô ấy có ở nhà!"
Trong ba dạng quá khứ thì Bất định quá khứ ít xuất hiện so với hai dạng kia. Cả ba dạng quá khứ vốn khác nhau một cách vi tế về mặt ngữ nghĩa (semantic): Vị hoàn thành thể chỉ một hành động nằm trong quá khứ xa hơn trước lời trần thuật và được thấy bởi người nói; Hoàn thành thể cũng chỉ một hành động nằm trong qua khứ xa trước ngày lời trần thuật được nói nhưng không được chứng kiến bởi người trần thuật; Bất định quá khứ thì lại trình bày quá khứ gần, chỉ một hành động xảy ra ngay ngày nói. Tuy nhiên, trong Hoa văn Phạn ngữ (classical sanskrit) thì những điểm khác nhau về ngữ nghĩa đã mất và cả ba đều được sử dụng không khác nghĩa.
Thêm vào đó Phạn ngữ còn có ba hình thức:
Chỉ thị (指示; indicative) hay Biểu thị (表示)
Mệnh lệnh (命令; imperative), biểu thị yêu cầu, mệnh lệnh. Ví dụ: "Hãy đi chỗ khác!"
Kì nguyện (祈願; optative), diễn đạt một ước nguyện, ví dụ: "Cầu mong tôi thi đậu!". Cách sử dụng gần giống như câu điều kiện.
Các dạng chia động từ tiếng Phạn còn phân biệt giữa: Ngôi thứ và Số.
Ngoài số ít và số nhiều, tiếng Phạn còn có thêm một số thứ ba là số hai (dual). Tuy nhiên, số hai rất ít thấy so với số ít và số nhiều.
Số ít: anh/cô ấy/nó đi
Số hai: hai anh/cô, hai nó đi
Số nhiều: các anh/cô ấy, chúng nó đi.
Ngôi thứ cũng có ba: ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi), ngôi thứ hai (anh, các anh) và ngôi thứ ba (cô ấy, các chị ấy).
Như vậy thì mỗi cách chia động từ cho từng 6 thời thái (present, imperfect, perfect, aorist, future, conditional) và từng 3 hình thức (imperative, optative, indicative) bao gồm 3 (ngôi) × 3 (số) = 9 dạng. Ví dụ như động từ đi, √gam, có 9 dạng chia như sau:
==== Phân loại động từ ====
Có tổng cộng 10 nhóm động từ. Mười nhóm này lại được phân thành hai loại, thematic, tạm dịch là hợp quy tắc và athematic, tạm dịch là bất quy tắc. Các nhóm hợp quy tắc bao gồm 1, 4, 6, 10. Đặc điểm của các nhóm này là đuôi của thân động từ lúc nào cũng là –a. Như vậy thì thân động từ hiện tại lúc nào cũng được gắn thêm tiếp vĩ âm –a hoặc một tiếp vĩ âm có đuôi –a. Thêm vào đó là thân động từ hiện tại của những nhóm thematic không biến đổi khi động từ được chia. Tất cả những nhóm khác — 2, 3, 5, 7, 8, và 9 — đều là athematic. Các nhóm động từ này thiếu đặc điểm –a và thân động từ biến đổi khi được chia.
==== Vị tha ngôn, vị tự ngôn ====
Khi chia động từ cho 6 thời thái và 3 hình thức thì tiếng Phạn còn phân biệt giữa hai dạng: Vị tha ngôn (為他言, sa. parasmaipada) và Vị tự ngôn (為自言, sa. ātmanepada). Parasmaipada nguyên nghĩa là "câu nói liên hệ đến người khác", được dịch ở đây là Vị tha ngôn và theo các nhà ngữ pháp Ấn Độ thì đây có nghĩa là chủ thể thực hiện một hành động cho người khác, trong khi ātmanepada, "câu nói cho chính mình", Vị tự ngôn, thì lại chỉ một hành động được chủ thể làm cho riêng mình. Ví dụ:
Parasmaipada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho/giúp một người khác)"
Ātmanepada: "(anh ấy/cô ấy/nó) cúng tế (cái gì đó cho chính mình)"
Tuy nhiên, Hoa văn Phạn ngữ thường không phân biệt giữa hai cách chia động từ này và cách phân chia parasmaipada/ātmanepada thường chỉ là hình thức bề ngoài. Như thế thì mỗi dạng trong năm thời thái và ba hình thức của Phạn ngữ lại có thêm hai cách chia khác nhau. Cả hai loại chia parasmaipada/ātmanepada đều mang nghĩa chủ động.
==== Chủ động, bị động ====
Tiếng Phạn cũng phân biệt giữa hai dạng năng/chủ động (active) và bị/thụ động (passive). Nhưng người ta chỉ tìm thấy cách chia thể bị động trong 2 của 6 thời cũng như ba hình thức. Trong bốn thời còn lại thì thể bị động được thay thế bằng cách biến hoá động từ theo vị tự cách (sa. ātmanepada).
==== Gốc động từ, thân động từ ====
Trong tiếng Phạn, mỗi động từ đều có một dạng trừu tượng được liệt kê trong từ điển và được gọi là gốc động từ (động từ căn 動詞根, verb root). Các dạng khác nhau của một động từ đều được hình thành từ gốc động từ này.
Trong khi một động từ trong Anh và Đức ngữ được thâu nhập vào từ điển dưới dạng bất định (infinitive, có khi gọi không chính xác lắm là "nguyên mẫu") thì trong tiếng Phạn, nó được ghi lại dưới dạng gốc. Như thế thì tất cả các động từ trong Phạn ngữ đều được liệt kê trong từ điển dưới dạng gốc.
Một dạng động từ hữu hạn định (finite) được hình thành khi ta lập một thân động từ từ gốc động từ bằng cách biến đổi hoặc mở rộng gốc động từ, ví dụ như thêm vào một tiếp vĩ âm (hay hậu tố), hoặc một tiếp đầu âm (hay tiền tố), hoặc một trùng tự (重字, reduplication) hoặc một cách chuyển mẫu âm ngay trong gốc động từ. Sau đó, các nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn thêm vào. Ví dụ:
Như vậy thì dạng động từ ngôi thứ ba, số ít, hiện tại, vị tha của √pac "nấu ăn", được hình thành trước hết qua sự tạo một thân động từ dạng hiện tại bằng tiếp vĩ âm –a, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm dành cho ngôi thứ ba là –ti được thêm vào. Trường hợp hình thành dạng vị lai cũng tương tự như vậy. Trước hết, thân động từ vị lai pak-ṣya được tạo, sau đó nhân xưng tiếp vĩ âm được gắn vào.
Những thành phần được dùng để tạo một thân và chia động từ bao gồm động từ tiếp đầu âm (hay tiền tố động từ), động từ tiếp vĩ âm (hay hậu tố động từ) và động từ sáp nhập âm (hay nội tố động từ). Hiện tượng phân độ nguyên âm (vowel gradation) cũng thường được thấy.
==== Phân độ nguyên âm ====
Dưới "phân độ nguyên âm" các nhà văn phạm hiểu một sự chuyển biến của nguyên âm hoặc phức hợp âm dưới nhiều dạng của một âm tiết căn bản. Các dạng khác nhau này có thể được hình thành qua sự biến đổi âm cuối của danh từ (loan khúc 彎曲, flexion) hoặc một sự diễn sinh từ một chữ gốc nhất định (derivation).
Theo các nhà văn phạm truyền thống thì các mẫu âm đơn như a, ā, i, ī, u, ū, ṛ, ṝ, ḷ, thường được biến đổi, và sự biến đổi này lại có hai phân độ, được gọi là guṇa, có thể gọi là cường hoá (強化), là tăng độ mạnh, và vṛddhi, tạm dịch là trường hoá (長化), tức là kéo dài.
Hai cấp guṇa và vṛddhi của các mẫu âm đơn nhìn cụ thể như sau:
Các nguyên âm của hai cấp guṇa và vṛddhi trên tương ưng với biến âm khi các mẫu âm đơn căn bản được biến hoá bằng cách đặt mẫu âm a– phía trước. Nêu lưu ý là a không biến đổi ở cấp guṇa và ā vẫn giữ dạng gốc ở cả hai cấp guṇa và vṛddhi.
Khi gốc động từ được biến hoá, ví dụ như khi thân động từ hiện tại được hình thành, ta thường thấy sự biến đổi âm theo hai phân độ trên. Ví dụ như ṛ—ar—ār. Một ví dụ tiêu biểu khác là động từ hṛ "nắm lấy, giữ lấy". Thân động từ với mẫu âm ṛ được thay thế bằng ar ở cấp guṇa har-a-ti, và khi chia ở dạng sai khiến (causative) thì được thay bằng ār ở cấp vṛddhi hār-aya-ti.
==== Hệ thống động từ hiện tại ====
Hệ thống động từ thời hiện tại bao gồm hiện tại với những hình thức khác nhau là kì nguyện (optative), mệnh lệnh (imperative) và hư nghĩ (subjunctive), cũng như vị hoàn thành quá khứ (imperfect) vì hai thời thái này đều có cùng thân động từ hiện tại. Thân động từ hiện tại được lập bằng nhiều cách, được trình bày bên dưới. Số đi trước chỉ số nhóm của chúng, vốn được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê như vậy.
Các động từ hợp quy tắc, thematic, có thân hiện tại được hình thành như sau:
Nhóm 1: Thêm tiếp vĩ âm a vào thân với âm tiết chính đã được chuyển sang cấp guṇa. Ví dụ: √ruh "lớn lên, trưởng thành", roh-a.
Nhóm 4: Thêm tiếp vĩ tự ya vào gốc, và gốc giữ nguyên dạng. Ví dụ: √tuṣ, "vui sướng", tuṣ-ya.
Nhóm 6: gắn tiếp vĩ âm a vào gốc và khác trường hợp nhóm 1, gốc của nhóm 6 vẫn được giữ nguyên. Ví dụ: √viś "bước vào", viś-a.
Nhóm 10: Nhóm này được các nhà văn phạm truyền thống quy về một quá trình có bản chất diễn sinh và như thế, không là một nhóm thật sự.
Các động từ bất quy tắc, athematic, có thân hiện tại được hình thành như sau:
Nhóm 2: Không có biến đổi. Ví dụ: √ad "ăn", ad.
Nhóm 3: Trùng tự hoá (reduplication) đầu gốc động từ. Ví dụ: √hu "cúng tế", juhu.
Nhóm 5: Thêm tiếp vĩ tự nu (no ở phân độ guṇa). Ví dụ: √nu "ép", sunu.
Nhóm 7: Thêm sáp nhập âm (infix) na hoặc chữ n trước phụ âm cuối của gốc động từ. Ví dụ: √rudh "cản trở", rundh hoặc ruṇadh
Nhóm 8: Thêm tiếp vĩ tự u (o ở phân độ guṇa). Ví dụ √tan "trải tra", tan-u
Nhóm 9: Thêm tiếp vĩ tự nā (cấp số 0 là nī hoặc n). Ví dụ: √krī "mua", krī-ṇā hoặc krī-ṇī.
==== Hệ thống động từ hoàn thành quá khứ ====
Hệ thống này chỉ bao gồm một thời thái duy nhất, là hoàn thành quá khứ (perfect tense). Thân động từ của hoàn thành quá khứ được lập bằng cách trùng tự hoá như các động từ nhóm 3 của hệ thống hiện tại. Hệ thống này cũng bao hàm hai dạng thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh được dùng với ba ngôi xưng số ít, chủ động. Thân yếu được dùng với những ngôi xưng còn lại.
==== Hệ thống động từ đệ tam quá khứ ====
Hệ thống này bao gồm đệ tam quá khứ thật sự (với ý nghĩa chỉ quá khứ, ví dụ: abhūḥ "Anh đã là") và một vài dạng thật xưa của chỉ lệnh (指令, injunctive, thường được dùng với tiểu từ mā chỉ sự cấm chỉ, ví dụ mā bhūḥ "chớ có là...!"). Sự khác biệt đáng kể nhất ở đây là sự có hoặc vắng mặt của âm gia tăng a- (augment) làm tiếp đầu âm. Cách lập thân đệ tam quá khứ khá phức tạp và chỉ cần biết ở đây là có tổng cộng 7 dạng đệ tam quá khứ.
==== Hệ thống động từ vị lai ====
Trong hệ thống này, thân động từ được lập bằng cách gắn tiếp vĩ tự sya hoặc iṣya vào gốc động từ ở phân độ guṇa.
=== Động từ: Cách chia ===
Mỗi động từ đều có một thể ngữ pháp (grammatical voice), hoặc là thể chủ động (active), bị động (passive) hoặc trung gian (medium). Cũng có một thể khách quan có thể được xem là thể bị động của những động từ bất cập vật (intransitive verbs). Động từ tiếng Phạn có ba hình thái đáng lưu ý là chỉ thị (indicative), kì nguyện (optative) và mệnh lệnh (imperative). Cổ Phạn văn cũng có dạng subjunctive, chỉ sự lo toan hư cấu (hư nghĩ thức 虛擬式) nhưng chúng đã bị loại gần hết từ khi Hoa văn Phạn ngữ thịnh hành.
==== Hậu tố động từ căn bản ====
Các hậu tố của động từ tiếng Phạn hàm chứa ngôi xưng, số và cách chia theo vị tự ngôn/vị tha ngôn. Các dạng hậu tố khác nhau được dùng tuỳ theo thân động từ thuộc thời thái và hình thức nào chúng được gắn vào. Thân động từ và chính ngay những hậu tố này có thể biến đổi vì quy luật hợp biến.
Hậu tố đệ nhất được dùng cho hiện tại chỉ thị (present indicative) và tương lai. Hậu tố đệ nhị được dùng với quá khứ chưa hoàn thành, điều kiện, quá khứ bất định và kì nguyện (imperfect, conditional, aorist, optative). Hậu tố của quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh được dùng với quá khứ hoàn thành và mệnh lệnh cách.
==== Cách chia động từ thời hiện tại ====
Chia động từ thời hiện tại xử lý tất vả những dạng của động từ bằng cách dùng thời hiện tại. Nó bao gồm thời hiện tại của tất cả hình thức cũng như đệ nhất quá khứ chỉ thị (imperfect indicative). Sự tương phản của thân mạnh/yếu được phản ánh khác nhau tuỳ vào nhóm động từ:
===== Cách chia các động từ bất quy tắc =====
Hệ thống hiện tại phân biệt giữa thân mạnh và yếu của động từ. Thân mạnh xuất hiện ở 13 dạng:
Ngôi thứ 1, 2 và 3 số ít ở thì hiện tại và parasmaipada không hoàn thành.
Ngôi thứ nhất số ít, kép, số nhiều ở thì parasmaipada và ātmanepada mệnh lệnh
Ngôi thứ ba số ít ở thì parasmaipada mệnh lệnh
Ở tất cả những dạng khác thì thân yếu xuất hiện.
Sau đây là bảng chia động từ dviṣ द्विष् "ghét" thuộc nhóm 2:
Kì nguyện hay mong mỏi (optative) dùng đệ nhị tiếp vĩ âm. yā được gắn vào thân ở thể chủ động, và ī ở thể thụ động.
Hình thức mệnh lệnh dùng tiếp vĩ âm riêng của mệnh lệnh.
=== Hệ thống danh từ ===
Người ta phân biệt hai loại thân danh từ (substantive và adjective) tuỳ theo tự vĩ của chúng, và gọi chúng thân nguyên âm (vowel stem) hoặc thân phụ âm (consonantal stem). Mỗi thân danh từ đều có, như trường hợp tiếng Đức, một trong ba giới tính:
Nam tính (masculine)
Nữ tính (feminine)
Trung tính (neuter)
Ngoài trường hợp các danh từ chỉ người ra thì giới tính của một danh từ phần lớn đều là tuỳ tiện. Chủng loại giới tính của mỗi thân danh từ đều có sẵn và người ta cũng không ghi chú thêm.Ví dụ như các danh từ với đuôi –i và –u đều được tìm thấy ở ba giới tính. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra giới tính ở một vài danh từ, ví dụ như trường hợp danh từ có đuôi –ā và –ī. Chúng đều là nữ tính.
Về mặt biến đổi (flexion), các danh từ khác nhau ở số (numerus) và sự kiện (casus).
Về mặt số thì có ba số như trường hợp các động từ hữu hạn định.
Về mặt sự kiện (casus), Phạn ngữ không những có các sự kiện như trong tiếng Đức là Nominative, Accusative, Dative và Genitive hoặc như tiếng Latinh với thêm hai sự kiện Ablative và Vocative, mà còn có thêm hai phần nữa là Instrumental và Locative. Như vậy, Phạn ngữ phân biệt 8 sự kiện theo thứ tự sau:
Nominative: Chủ cách.
Accusative: Trực bổ cách, Trực tiếp thụ cách.
Instrumental: Dụng cụ cách
Dative: Gián bổ cách, Dữ cách, Vị cách.
Ablative: Nguyên uỷ, Đoạt cách, Li cách
Genitive: Thuộc cách, Sở hữu cách.
Locative: Vị trí cách
Vocative: Hô cách.
Từ 3 số và 8 sự kiện ta có tất cả 3 x 8 = 24 dạng biến hoá ở đuôi của một chữ (tự vĩ biến hoá 字尾變化).
Số lượng của tự vĩ biến hoá tuỳ thuộc vào âm cuối của thân danh từ và chủng loại của nó. Hai đặc tính này xác định một hạng danh từ. Các thân danh từ (ngữ cán 語幹) với đuôi phụ âm là –i hoặc –u đều có mặt ở ba giới tính và vì vậy, chúng hình thành ba hạng danh từ (nam, nữ và trung tính với mẫu âm cuối là –i). Ví dụ:
Nam tính kavi "thi sĩ"
Nữ tính mati "trí"
Trung tính vāri "nước"
Mỗi hạng danh từ trên đều có tự vĩ biến hoá riêng. Trên cơ sở này mà người ta phân biệt trên 20 hạng danh từ và tự vĩ biến hoá. Tuy nhiên, các hạng này không khác nhau hết ở 24 cách. Một vài loại tự vĩ biến hoá chỉ khác nhau ở một hoặc hai sự kiện. Người ta phân biệt như sau:
==== Thân mẫu âm ====
(Mẫu âm ngữ cán 母音語幹, vowel stem)
Nam tính –a
Trung tính –a
Nữ tính –ā
Nam tính –i
Nữ tính –i
Trung tính –i
Nam tính –u
Nữ tính –u
Trung tính –u
Nữ tính –ī
Nữ tính –ū
Nữ tính –ī, đơn âm tiết (monosyllable)
Nữ tính –ū, đơn âm tiết (monosyllable)
Nam tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)
Nữ tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)
Trung tính –ṛ (danh từ chỉ người làm, người thực hiện, agent-noun)
Nam tính –ṛ (danh từ chỉ người thân, noun of relations)
Nữ tính –ṛ (danh từ chỉ người thân, noun of relations)
Nam tính –phức âm
Nữ tính –phức âm
==== Thân phụ âm ====
(Phụ âm ngữ cán 輔音語幹, consonantal stem)
Nam tính –phụ âm (ngoài –s,n)
Nữ tính –phụ âm (ngoài –s,n)
Trung tính –phụ âm (ngoài –s,n)
Nam/Nữ tính –as, –is, –us
Trung tính –as, –is, –us
Nam/Nữ tính –an
Trung tính –an
Nam tính –in
Trung tính –in
Ngoài những dạng trên ta còn tìm thấy một vài tự vĩ biến hoá cho một vài hình dung từ và phân từ nhất định. Điều cần biết nữa là các đại danh từ (pronoun), chỉ thị đại danh từ (指示代名詞, demonstrative pronoun) và số từ — cả ba đều được xếp vào danh từ — đều có tự vĩ biến hoá riêng.
==== Thân có âm kết thúc -a ====
Nhóm thân có âm kết thúc -a là nhóm lớn nhất. Các danh từ loại này chỉ có thể là nam hoặc trung tính.
==== Thân có âm kết thúc -i và -u ====
==== Thân có âm kết thúc là nguyên âm dài, đơn âm tiết ====
==== Thân có âm kết thúc -ṛ ====
Thân -ṛ phần lớn chỉ người làm, thực hiện một hành động, ví như dātṛ "người đưa", mặc dù thân này cũng bao hàm một số danh từ chỉ quyến thuộc, ví dụ như pitṛ "cha", mātṛ "mẹ", và svasṛ "chị/em gái".
=== Nhân xưng đại danh từ ===
Ngôi xưng thứ nhất và thứ hai được biến hoá song song và có nhiều điểm tương đồng.
Lưu ý: Ở ba sự kiện Accusative, Dative và Genitive thì hai nhân xưng đại danh từ này có dị dạng. Những dạng nằm trong ngoặc thuộc loại phụ đái ngữ (附帶語, enclitic) nên chúng không bao giờ đứng ở đầu câu hoặc sau những tiểu từ bất biến như च ca, वा vā và एव eva.
Chỉ thị đại danh từ tad (demonstrative pronoun) được biến hoá bên dưới cũng giữ chức năng nhân xưng đại danh từ ngôi thứ ba.
=== Hợp thành từ ===
(compounds)
Một trong những điểm đặc thù nổi bật nhất của tiếng Phạn là số lượng lớn và cấu trúc phức tạp của hợp thành từ (合成詞). Tương tự trong tiếng Đức, hợp thành từ cũng được ghi chung và xuất hiện như một đơn vị từ thái.
Tuy nhiên, một hợp thành từ trong tiếng Phạn chỉ là một từ về mặt hình thái. Về mặt văn phạm thì hợp từ này không phải là một từ, mà là một cấu trúc ngữ nghĩa được hình thành từ nhiều chữ. Trong Phạn văn, mỗi hình dung từ được phối hợp với một danh từ trong một phiến ngữ (phrase) đều có thể được phối hợp với một thật danh từ (substantive). Ví dụ như śānta शान्त "tĩnh lặng" có thể xuất hiện
trong một đoạn câu:
śāntaṃ nagaram शान्तं नगरम् "thành phố tĩnh lặng"
hoặc trong một hợp thành từ:
śāntanagaram शान्तनगरम् "thành phố tĩnh lặng"
Hợp thành từ có thể được tạo một cách rất tự do, cụ thể là làm sao tạo cho tương ưng với những quy tắc, những hợp thành từ đã được tìm thấy trong những tác phẩm văn hoá. Như vậy thì trong Phạn văn, hợp thành từ có thể được tạo tương tự như những phiến ngữ hoặc những câu một cách ad hoc. Và cũng như trường hợp lập đoạn câu và những câu, ta không thấy sự hạn chế nào về mặt tạo hợp thành ngữ trong Phạn văn cả. Chỉ một vài quy tắc nhỏ được các nhà văn phạm truyền thống liệt kê ra.
==== Quy tắc tạo hợp thành từ ====
Cách tạo hợp thành từ luôn luôn theo một quy tắc giống nhau:
Những từ như thật danh từ (substantive), hình dung từ (adjective), quá khứ phân từ thụ động (participle preterite passive) cũng như những từ không biến đổi như phó từ (adverb) được nối lại với nhau và thành phần đi trước — có nghĩa là tất cả những thành phần ngoài thành phần cuối — xuất hiện dưới dạng thân nguyên thuỷ, tức là không được biến hoá.
Trong lúc nối những thành phần của hợp từ lại thì luật ngoại hợp biến được ứng dụng (một vài ngoại hạng tham khảo thêm Stenzler §307)
Thành phần thứ hai (hoặc thành phần cuối) đi sau của hợp từ được biến hoá tuỳ ngữ cảnh.
Người ta phân biệt năm loại hợp thành từ tương ưng với các nhóm ngữ cán (thân/gốc của từ) xuất hiện ở phần trước hoặc sau của một hợp từ, tương ưng với mối quan hệ ngữ pháp/nghĩa giữa phần trước và sau của hợp từ. Những thuật ngữ sau đây được dùng như cách trình bày của các nhà Phạn học truyền thống. Cách gọi trong ngoặc lấy từ văn phạm của những nhóm ngôn ngữ châu Âu.
Tatpuruṣa: Hợp thành từ xác định (determinative compound)
Karmadhāraya: Hợp thành từ miêu tả (descriptive compound)
Bahuvrīhi: Hợp thành từ mang tính chất định ngữ (attributive compound)
Dvandva: Hợp thành từ làm đồng đẳng (coordinative compound)
Avyayībhāva: Hợp thành từ mang tính chất phó từ (adverbial compound)
Ngoài ra người ta cũng liệt kê một loại thứ năm nữa là Amredita, chỉ sự lặp đi lặp lại. Ví dụ: dive-dive "ngày qua ngày", "mỗi ngày".
=== Cú pháp ===
Vì các tiếp vĩ tự chỉ rõ các sự kiện hệ thuộc và các ngôi xưng, số nên thứ tự của các loại từ trong câu tương đối tự do, với khuynh hướng Chủ từ-Đối tượng-Động từ.
=== Số từ ===
Số 1 đến 10 là:
Các số 1 đến 4 được biến hoá theo các sự kiện. Eka được biến hoá như một nhân xưng đại danh từ (chỉ khác ở giống trung, số ít, cách chủ ngữ và bổ trực là kết thúc bằng –म् thay vì –त्). Tri và Catur được biến hoá không có quy tắc:
== Ảnh hưởng ==
=== Ấn Độ ngày nay ===
Ảnh hưởng lớn nhất của tiếng Phạn có lẽ là những gì nó đã mang đến những ngôn ngữ lấy cơ sở văn phạm và từ vị từ nó ra. Đặc biệt trong giới tri thức Ấn Độ, tiếng Phạn được ca ngợi là một kho báu kinh điển và những bài tụng niệm của Ấn Độ giáo. Như tiếng Latinh đã ảnh hưởng đến những ngôn ngữ châu Âu, tiếng Phạn đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết những ngôn ngữ của Ấn Độ. Trong khi những bài tụng niệm thường được ghi dưới dạng ngôn ngữ bình dân thì những chân ngôn tiếng Phạn được trì tụng bởi hàng triệu người theo Ấn giáo và trong hầu hết những đền thờ, các nghi thức tế lễ đều được thực hiện với tiếng Phạn, thường dưới dạng Phệ-đà phạn ngữ. Những dạng ngôn ngữ cao cấp của phương ngôn (vernacular) Ấn Độ như tiếng Bengali, tiếng Gujarati, tiếng Marathi, tiếng Telugu và tiếng Hindi - thường được gọi là "thanh tịnh" (sa. śuddha), "cao quý" - đều có độ Phạn hoá rất cao. Trong các ngôn ngữ hiện đại, trong khi tiếng Hindi dạng nói có khuynh hướng chịu ảnh hưởng nặng của tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư thì Bengali và Marathi vẫn lưu giữ một cơ sở từ vị to lớn. Bài quốc ca Jana Gana Mana được viết dưới dạng Bengali cao cấp, được Phạn hoá nặng nên có vẻ cổ xưa. Bài quốc ca tiền thân của Jana Gana Mana là Vande Mataram, một trước tác của Bankim Chandra Chattopadhyay được trích từ quyển Ānandmath của ông ta, là một bài thơ tiếng Phạn thuần tuý. Tiếng Malayalam, một ngôn ngữ được dùng tại bang Kerala, cũng phối hợp một số lượng từ vị tiếng Phạn đáng kể với cấu trúc ngữ pháp tiếng Tamil. Tiếng Kannada, một ngôn ngữ Nam Ấn khác cũng hàm dung từ vị tiếng Phạn. Được xem là phương tiện truyền dạy những khái niệm tâm linh, tiếng Phạn vẫn còn được ca ngợi và phổ biến tại Ấn Độ.
Tiếng Phạn được nói như tiếng mẹ đẻ tại Mattur gần Shimoga, một thôn làng nằm ở trung tâm Karnataka. Dân ở đây, bất cứ giai cấp nào, đều học và đàm thoại bằng tiếng Phạn từ nhỏ. Ngay những người bản xứ theo Hồi giáo cũng nói tiếng Phạn. Nhìn theo khía cạnh lịch sử thì làng Mattur được vua Kṛṣṇadevarāja của vương quốc Vijayanagara phó uỷ cho các học giả Phệ-đà và thân quyến của họ.
Từ ngữ tiếng Phạn được tìm thấy ở nhiều ngôn ngữ ngoài Ấn Độ. Ví dụ như tiếng Thái bao gồm nhiều từ mượn từ tiếng Phạn, như tên Rāvaṇa - hoàng đế Tích Lan - được người Thái gọi là Thoskonth, một từ rõ ràng xuất phát từ biệt danh tiếng Phạn khác là Daśakaṇṭha, "Người có mười cổ". Ngay người Philippines cũng dùng chữ guro, vốn là từ Guru của tiếng Phạn đùng để chỉ bậc đạo sư. Một số từ đã đi vào từ vị của các ngôn ngữ châu Âu như: Yoga, Dharma, Nirvana (sa. nirvāṇa), Ashram (sa. āśrama), Mandala (sa. maṇḍala), Aryan (sa. ārya), Guru, Bhagavan (sa. bhagavat), Avatar (sa. avatāra) v.v...
=== Tương quan giữa tiếng Phạn và các ngôn ngữ hệ Hán-Tạng ===
Qua việc phổ biến Phật giáo bằng các bản dịch, tiếng Phạn và những phương ngôn hệ thuộc đã ảnh hưởng các nước lân cận với hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Phật giáo được truyền sang Trung Quốc qua các vị cao tăng theo Phật giáo Đại thừa, qua việc phiên dịch những kinh luận được viết theo Phật giáo tạp chủng phạn ngữ (Buddhist Hybrid Sanskrit) cũng như Hoa văn Phạn ngữ, và rất nhiều thuật ngữ được dịch âm thẳng sang Hán văn, bổ sung rất nhiều từ vị cho tiếng Hán cổ. Ví dụ như từ Phạn bodhisattva được phiên âm là Bồ-đề-tát-đoá (zh. 菩提薩埵) hoặc viết tắt là Bồ Tát. Trong khi các chữ đơn Đề 提 "Nâng lên, nâng đỡ, kéo cho tiến lên" và Đoá 埵 "đổ đất thành đống" mang nghĩa riêng, thì khi được dùng để phiên âm tiếng Phạn chúng bị mất nghĩa, khái niệm của từ nguyên bodhisattva phải được trình bày và hiểu riêng.
Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu cho các thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ tiếng Phạn:
Bát-nhã và Bát-nhã-ba-la-mật-đa cho từ prajñā và prajñāpāramitā.
Bát-đa-la, hoặc gọi tắt là "bát", cho từ pātra với nghĩa là cái bát đi khất thực của các vị tăng, và cũng là cái bát ăn cơm của ta.
Mặc dù Phật giáo tạp chủng phạn ngữ không phải là Hoa văn Phạn ngữ (nếu nói chính xác) nhưng từ vị của nó vẫn tương tự từ vị tiếng Phạn vì có cùng gốc, và vì người viết kinh muốn ghi theo lối tiếng Phạn Hoa văn để phổ biến. Ví dụ cho các bộ luận được viết dạng tiếng Phạn Hoa văn là các tác phẩm của Trung quán tông.
=== Cái "chết" của tiếng Phạn ===
Những lời phê bình việc dạy và học tiếng Phạn thường liên quan đến sự phổ biến và việc nó không được nói nữa. Tuy nhiên, tiếng Phạn là một ngôn ngữ có một không hai, vượt thời gian. Một hệ thống kinh điển rất đồ sộ được biên tập vào lúc nó không còn được nói bởi thường dân. Sự thật tiếng Phạn là một ngôn ngữ bất biến, được chỉ đạo bằng những quy luật văn phạm khắt khe của Ba-ni-ni đã khiến người ta chọn lựa để ghi văn bản với dụng ý phổ biến và lưu thế lâu dài. Việc trước tác bằng tiếng Phạn chưa từng bị gián đoạn, đã được tiếp tục trong thời kì Hồi giáo nắm quyền và vẫn được tiếp nối ngay trong thời nay.
== Xem thêm ==
IAST
Bát chương ngữ pháp thư
Ba-ni-ni
Thiên thành tự thể
Văn bản tiếng Phạn
Trường hoá
Cường hoá
Ngôn ngữ Ấn Độ
Tám cách của tiếng Phạn
Danh sách ngôn ngữ Ấn Độ theo số người
== Tham khảo ==
The Sanskrit Language - T. Burrow - ISBN 81-208-1767-2
Sanskrit Grammar - William D. Whitney - ISBN 81-85557-59-4
Sanskrit Pronunciation - Bruce Cameron - ISBN 1-55700-021-2
== Liên kết ngoài ==
Online Sanskrit Dictionary
An Analytical Cross Referenced Sanskrit Grammar By Lennart Warnemyr. Phonology, morphology and syntax, written in a semiformal style with full paradigms.
Spiritual Sanskrit-English Dictionary
Sanskrit Discussion Forum
Sanskrit Documents Documents in ITX format of Upanishads, Stotras etc. and a metasite with links to translations, dictionaries, tutorials, tools and other Sanskrit resources.
Free Sanskrit Word Processor: Madhyam developed by Balendu Sharma Dadhich
Sanskritweb Các bộ chữ Phạn và văn bản.
GiirvaaNi - Sanskrit Classical Literature with translation
The earliest dated illustrated Sanskrit manuscript in the world
A list of Chinese words originated from Sanskrit
Monier-Williams Dictionary - Searchable
Monier-Williams' Sanskrit-English Dictionary: DICT & HTML Downloadable Versions
Indica-et-Buddhica.org Lexica (searchable Monier-Williams included)
Monier-Williams Dictionary - Searchable Digital Facsimile Edition Freeware CD
Monier-Williams Dictionary - Printable
Samskrita Bharati
Sanskrit Studies, Links and Information
pAnini’s Grammar and Computer Science
Ethnologue's Sanskrit report
American Sanskrit Institute
A brief Sanskrit Glossary Lists commonly used words in spiritual writings
Tranliterator Transliterates from romanized to Unicode Sanskrit transliterator.
Sanskrit Translations
A Sanskrit Tutor
Sanskrit & Sánscrito Sanskrit language, Yoga, Indian philosophies, blog, names, names of hatha yoga postures, Directory of Free Sanskrit Links, translations and much more (English-Spanish).
Tự học viết chữ Phạn Siddham
Từ điển Phạn Monier-Williams, phiên bản offline chạy trên Windows |
hội địa lý quốc gia hoa kỳ.txt | Hiệp hội địa lý Quốc gia hay Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, viết tắt NGS) là một hiệp hội tư nhân, được thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1888, bởi 33 thành viên với mong muốn "thành lập một hiệp hội nhằm nâng cao và phổ biến kiến thức địa lý".
== Tạp chí National Geographic ==
Tạp chí National Geographic, với ấn bản lần đầu tiên ra mắt chín tháng sau khi hội được thành lập. Tạp chí này đã trở thành một trong những tạp chí nổi trên tiếng giới. Thiết kế trình bày của tạp chí có khung viền vàng đặc trưng trên bìa ngoài. Ký hiệu khung vàng này đã được đăng ký là nhãn hiệu riêng cho National Geographic.
Tạp chí cho ra 12 ấn bản một năm (mỗi tháng một số) và ít nhất 4 phụ bản địa đồ. Ngoài ra tạp chí còn đôi có những đặc bản chuyên đề. Với nhiều chủ đề nổi tiếng về phong cảnh và lịch sử hầu hết mọi nơi xa gần trên thế giới, National Geographic có vị trí là tạp chí thượng đẳng về nhiếp ảnh cũng như bài vở. Vì đòi hỏi tiêu chuẩn cao, hình ảnh phóng sự của tạp chí này được sánh với những ấn phẩm cao nhất về nghệ thuật cũng như kỹ thuật trên thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi kỹ thuật còn kém, National Geographic đã in hình màu.
Tạp chí còn được biết đến nhiều vì những phụ bản địa đồ chi tiết. Các tài liệu lưu trữ của hội thậm chí còn được chính phủ Mỹ sử dụng, khi mà khả năng vẽ bản đồ của chính phủ còn hạn chế. Năm 2001, Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ phát hành một bộ tám đĩa CD-ROM ghi chi tiết tất cả các tấm bản đồ từ năm 1888 tới năm 2000. Độc giả của tạp chí thường giữ lại các số báo cũ để cả gia đình cùng xem.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, tạp chí luôn cố gắng có mặt khắp nơi để phản ánh cục diện các quốc gia. Tạp chí có các bài về Berlin, Liên bang Xô Viết, và Trung Quốc Cộng sản, cố giữ vị trí trung lập chính trị và tập trung vào văn hóa. Trong phần tin về cuộc chạy đua khoa học vũ trụ, National Geographic tập trung vào các thành tựu khoa học.
National Geographic hiện có 32 phiên bản dùng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Tổng số phát hành hàng tháng là gần chín triệu số báo với hơn 50 triệu độc giả.
== Kênh National Geographic ==
Ngoài ra, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ còn sản xuất hệ thống truyền hình phim tài liệu National Geographic Channel.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
National Geographic Online |
đồng hồ nhiều kim.txt | Đồng hồ nhiều kim (tiếng Anh: Chronograph watch) là loại đồng hồ ngoài chức năng chỉ giờ, còn kết hợp thêm các kim có chức năng đo đếm đồng hồ trên cùng một mặt đồng hồ. Ngoài ra, đồng hồ nhiều kim còn có thể có thêm chức năng chỉ ngày, chỉ thứ hay một số loại cao cấp còn có cả chức năng lịch vạn niên. Người đầu tiên chế tạo ra đồng hồ nhiều kim là ông Louis Moinet, thợ đồng hồ của vua Louis XVIII. Về sau đồng hồ nhiều kim được sử dụng rất rộng rãi trong ngành quân sự, đặc biệt là ở trong pháo binh để canh thời gian bắn pháo.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Chronograph watches Keulen, Robert. 1996. Truy cập 25 MAR 2012 |
marco polo.txt | :Bài này viết về du hành gia gốc Venezia. Các nghĩa khác xin xem thêm Marco Polo (định hướng).
Marco Polo (phát âm tiếng Anh: /ˈmɑrkoʊ ˈpoʊloʊ/ ( nghe); 1254 – 8 tháng 1, 1324) là một thương gia và nhà thám hiểm gốc Venezia (Ý). Trong số các nhà thám hiểm, ông, cùng cha (Niccolò) và chú (Maffeo), là những người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc (nơi mà Marco Polo gọi là Katai) bằng Con đường tơ lụa cũng như đến thăm vị khả hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt. Những cuộc du hành của ông đã được ghi lại trong cuốn Il Milione (còn sách được biết với các tên Marco Polo du ký và Miêu tả thế giới). Hiện nay Marco Polo được nhiều người coi là một trong những du hành gia vĩ đại nhất, mặc dầu rằng những người thời ông chỉ coi ông như một người biết kể chuyện dí dỏm tài tình, còn những câu chuyện của ông là những chuyện hoang đường, viễn tưởng. Cũng cần lưu ý rằng, một số đoạn trong những câu chuyện của ông và cùng với sự hiện diện của ông tại triều đình Trung Quốc đều không được nhắc tới trong sử sách Trung Hoa. Cũng vì thế mà nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về tính trung thực cho những chuyến du hành của ông (xem phần sau dưới đây).
Các cuộc du hành của Marco Polo cùng với gia đình ông đã kéo dài gần hai chục năm. Sau khi trở về, Marco Polo đã bị bắt trong trận thủy chiến trên biển xảy ra giữa Venezia và Genova. Bị giam trong tù, ông đã kể lại các chuyến du hành của mình cho người bạn cùng bị giam là Rustichello da Pisa, và sau đó hai người đã gộp các truyện vào cuốn Il Milione nói ở trên.
== Cuộc đời ==
=== Từ lúc trẻ thời khi bị người Genoa bắt giữ ===
Thời gian và địa điểm chính xác khi Marco Polo ra đời vẫn chưa được biết, và các lý thuyết hiện tại hầu hết đều là phỏng đoán. Tuy nhiên, ngày tháng thường được dẫn ra nhất là trong "khoảng năm 1254", và nói chung chấp nhận rằng Marco Polo sinh tại Cộng hoà Venice. Tuy nơi sinh chính xác không được biết, hầu hết những người viết tiểu sử đều coi Venice là quê hương của Marco Polo. Cha ông Niccolò là một nhà buôn thường buôn bán với Trung Đông, trở nên giàu có và có danh tiếng lớn. Niccolò và anh/em trai mình là Maffeo đã thực hiện một chuyến đi buôn, trước khi Marco ra đời. Năm 1260, Niccolò và Maffeo định cư tại Constantinopolis khi họ dự đoán có sự thay đổi chính trị; họ đã chuyển tài sản thành đồ quý và ra đi. Theo Các chuyến du hành của Marco Polo, họ đã đi qua hầu hết châu Á, và đã gặp gỡ Hốt Tất Liệt. Trong lúc đó, mẹ của Marco Polo mất, và ông được một người chú và thím nuôi dạy. Polo được giáo dục tốt, và đã học các môn về buôn bán gồm cả ngoại tệ, định giá, và chỉ huy tàu chở hàng, dù ông ít hay không học tiếng Latin.
Năm 1269, Niccolò và Maffeo quay trở lại Venice, lần đầu gặp Marco. Năm 1271, Marco Polo (khi ấy 17 tuổi), cha ông, và người chú đi tới châu Á trong một loạt các chuyến thám hiểm mà sau này được ghi lại trong cuốn sách của Marco. Họ quay trở lại Venice năm 1295, 24 năm sau, với nhiều tiền bạc và của cải. Họ đã đi qua tới 15.000 dặm (24.140 km).
Khi họ trở lại, Venice đang có chiến tranh với Genoa, và Marco Polo bị bắt làm tù binh. Ông bỏ vài tháng trong tù để đọc lại bản tường thuật chi tiết về các chuyến đi của mình cho người bạn tù, Rustichello da Pisa, người đã thêm vào cả những câu chuyện của mình cùng với những giai thoại và những câu chuyện đương thời khác từ Trung Quốc. Cuốn sách được gọi là Những chuyến du hành của Marco Polo, và kể lại các chuyến đi của Polos xuyên qua châu Á, khiến người châu Âu có được cái nhìn chi tiết đầu tiên về vùng Viễn Đông, gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Marco Polo cuối cùng được thả vào tháng 8 năm 1299, và quay trở về nhà ở Venice, nơi cha và chú ông đã mua một ngôi nhà lớn ở quận trung tâm tên là contrada San Giovanni Crisostomo. Họ tiếp tục công việc và Marco nhanh chóng trở thành một nhà buôn giàu có. Polo tài trợ cho các chuyến thám hiểm khác, nhưng không bao giờ rời bỏ Venice một lần nữa. Năm 1300, ông cưới Donata Badoer, con gái của Vitale Badoer, một nhà buôn. Họ có ba con gái, tên là Fantina, Bellela và Moreta.
=== Cái chết ===
Năm 1323, Polo bị ốm liệt giường. Ngày 8 tháng 1 năm 1324, dù các thầy thuốc đã cố gắng điều trị, Polo đã hấp hối. Để viết và xác nhận ý muốn của ông, gia đình ông đã yêu cầu Giovanni Giustiniani, một thầy tu ở San Procolo. Vợ ông, Donata, và ba cô con gái được ông chỉ định làm người đồng thừa hành. Nhà thờ theo luật pháp được thừa hưởng một phần tài sản của ông; ông đồng ý điều này và muốn rằng thêm một khoản nữa sẽ được chi cho nhà tu San Lorenzo, nơi ông muốn được chôn cất. Ông cũng trả tự do cho một "nô lệ người Tartar "người có thể đã theo ông về từ châu Á.
Ông chia phần tài sản còn lại, gồm nhiều bất động sản, cho các cá nhân và các định chế tôn giáo, và mọi phường hội và hội nhóm ông tham gia. Ông cũng xoá bỏ nhiều khoản nợ gồm cả khoản 300 lire mà người chị/em dâu nợ ông, và những khoản khác cho nhà tu San Giovanni, San Paolo thuộc Hội những Người thuyết pháp, và một giáo sĩ tên là Friar Benvenuto. Ông ra lệnh trả 220 soldi cho Giovanni Giustiniani vì công việc làm công chứng viên và những lời cầu nguyện của ông. Chúc thư, không được ký bởi Polo, nhưng sau đó đã trở nên có tính pháp lý theo quy định "signum manus" liên quan, theo đó người để lại di chúc chỉ cần chạm vào văn bản để nó trở thành có hiệu lực pháp luật, được đề ngày 9 tháng 1 năm 1324. Vì luật của Venice nói rằng ngày chấm dứt khi hoàng hôn, ngày mất chính xác của Marco Polo không thể được xác định, nhưng nó trong khoảng giữa hai buổi hoàng hôn ngày 8 và 9 tháng 1 năm 1324.
== Marco Polo du ký ==
Xem thêm thông tin: Marco Polo du ký
Một phiên bản chuẩn xác của cuốn sách của Marco Polo không tồn tại, và những văn bản chép tay thời kỳ đầu khác biệt. Các phiên bản được xuất bản của cuốn sách của ông hoặc dựa trên các bản chép tay riêng lẻ, hoặc trộn lẫn giữa nhiều bản hay thêm các ghi chú để chú giải, ví dụ, bản dịch tiếng Anh của Henry Yule. Một phiên bản dịch tiếng Anh khác của A.C. Moule và Paul Pelliot, được xuất bản năm 1938, dựa trên bản chép tay tiếng Latin được tìm thấy trong thư viện tại Thánh đường Toledo năm 1932, và dài hơn 50% so với các bản khác. Xấp xỉ 150 biến thể trong nhiều ngôn ngữ được biết có tồn tại, và vì thời ấy chưa có kỹ thuật in ấn nhiều lỗi đã phát sinh trong quá trình sao chép và biên dịch, dẫn tới nhiều sự không nhất quán.
=== Các câu chuyện ===
Cuốn sách bắt đầu với một lời nói đầu về chuyến đi của cha và chú ông tới Bolghar nơi Hoàng tử Berke Khan sống. Một năm sau, họ tới Ukek và tiếp tục đi đến Bukhara. Tại đây, một phái viên từ Cận Đông đã mời họ tới gặp Hốt Tất Liệt, người chưa từng gặp gỡ người châu Âu. Năm 1266, họ tới triều đình của Hốt Tất Liệt tại Đại Đô (Khanbaliq), hiện là Bắc Kinh, Trung Quốc. Vị Hãn đã đón tiếp hai anh em với lòng mến khách và hỏi họ nhiều câu về hệ thống pháp lý và chính trị châu Âu. Hốt Tất Liệt cũng hỏi về Giáo hoàng và Nhà thờ tại Rome. Sau khi hai anh em trả lời các câu hỏi Hốt Tất Liệt yêu cầu họ mang một bức thư tới Giáo hoàng, yêu cầu 100 tín đồ Thiên chúa giáo thông thạo Bảy môn Nghệ thuật (văn phạm, tu từ, logic, hình học, số học, âm nhạc và thiên văn học). Hốt Tất Liệt yêu cầu một phái viên mang về cho ông dầu trong ngọn đèn ở Jerusalem. Khoảng thời gian trống dài giữa cái chết của Giáo hoàng Clement IV năm 1268 và cuộc bầu cử người kế nhiệm ông đã khiến hai anh em nhà Polo phải đợi chờ lâu khi thực hiện ý nguyện của vị Hãn. Họ theo lời khuyên của Theobald Visconti, khi ấy là Giám mục đại diện Giáo hoàng tại vương quốc Ai Cập, và quay trở lại Venice năm 1269 hay 1270 để đợi việc tuyên bố Giáo hoàng mới, điều này giúp Marco lần đầu tiên được thấy mặt cha mình, khi ông mười lăm hay mười sáu tuổi.
Năm 1271, Niccolò, Maffeo và Marco Polo thực hiện chuyến đi của mình để thực hiện ý nguyện của Hốt Tất Liệt. Họ đi thuyền tới Acre, và sau đó cưỡi lạc đà tới cảng Hormuz của Ba Tư. Họ muốn đi thuyền tới Trung Quốc, nhưng những con tàu ở đó không đủ chất lượng để đi biển, vì thế họ tiếp tục đi đường bộ cho tới cung điện mùa hè của vị Hãn tại Thượng Đô (Shangdu/Xanadu), gần Trương Gia Khẩu ngày nay. Ba năm rưỡi sau khi rời Venice, khi Marco khoảng 21 tuổi, Hốt Tất Liệt đón họ tại lâu đài của ông. Ngày chính xác khi họ tới nơi không được biết, nhưng các học giả ước tính nó trong khoảng giữa năm 1271 và 1275. Khi tới triều đỉnh Mông Cổ, ba thành viên nhà Polos đã đệ trình dầu thánh mang về từ Jerusalem và các bức thư của Giáo hoàng bảo trợ cho họ.
Marco biết bốn ngôn ngữ, và gia đình ông đã có được nhiều hiểu biết và kinh nghiệm có ích lợi cho vị Hãn. Có lẽ ông đã trở thành một vị quan trong triều; ông đã viết về nhiều chuyết đi thăm với tư cách đại diện triều đình tới các tỉnh miền nam và miền đông Trung Quốc, vùng phía nam xa xôi và cả Miến Điện.
Hốt Tất Liệt không đồng ý thỉnh cầu của nhà Polo rời khỏi Trung Quốc. Họ trở nên lo lắng về khả năng trở về của mình, tin rằng nếu vị Hãn qua đời, các kẻ thù của ông sẽ quay sang chống họ bởi họ là những người thân cận của ông. Năm 1292, cháu của Hốt Tất LIệt, khi ấy là vua cai trị Ba Tư, gửi các đại diện tới Trung Quốc để cầu hôn, và họ yêu cầu gia đình Polo tháp tùng mình, vì thế họ được phép quay trở lại Ba Tư với phái đoàn đưa dâu – xuất phát cùng năm ấy từ Tuyền Châu (Zaitun) ở miền Nam Trung Quốc với một hạm đội 14 thuyền mành. Phái đoàn đi tới cảng Singapore, tiếp tục hướng về phía nam tới Sumatra và đi quanh mũi cực nam Ấn Độ, cuối cùng, vượt qua Biển Ả Rập tới Hormuz. Chuyến đi kéo dài hai năm rất nguy hiểm – trong số 600 người (không gồm thuỷ thủ đoàn) trong phái đoàn chỉ 18 người còn sống (gồm cả ba thành viên gia đình Polo). Nhà Polo rời phái đoàn kết hôn sau khi tới Hormuz và đi theo đường bộ tới cảng Trebizond trên Biển Đen, Trabzon ngày nay.
== Di sản ==
=== Tiếp tục thám hiểm ===
Những nhà thám hiểm người châu Âu ít được biết đến hơn khác cũng đã đi tới Trung Quốc, như Giovanni da Pian del Carpine, nhưng cuốn sách của Polo là lần đầu tiên khiến chuyến đi của họ được biết tới rộng rãi. Christopher Columbus đã có cảm hứng từ ghi chép của Polo về chuyến đi của ông tới Viễn Đông để chính mình tới những miền đất đó; một bản copy cuốn sách luôn ở trong hành trang của ông, với những lời chú giải viết tay. Bento de Góis, có cảm hứng từ cuốn sách của Polo về một vương quốc Thiên chúa giáo ở phía đông, đã đi hơn bốn ngàn dặm trong ba năm xuyên qua Trung Á. Ông không bao giờ tìm thấy vương quốc này, nhưng đã kết thúc chuyến đi của mình tại Vạn lý trường thành năm 1605, chứng minh rằng Cathay là cái mà Matteo Ricci (1552-1610) gọi là "China" (Trung Quốc).
=== Tưởng niệm ===
Cừu Marco Polo, một phụ loài của Ovis aries, được đặt theo tên nhà thám hiểm, người đã miêu tả nó khi ông đi qua Pamir (Núi Imeon cổ) năm 1271. Năm 1851, một thuyền cao tốc ba buồm được chế tạo ở Saint John, New Brunswick cũng lấy tên ông; the Marco Polo là chiếc tàu đầu tiên đi quanh thế giới trong sáu tháng. Sân bay tại Venice được đặt tên là Sân bay Marco Polo Venice, và Chương trình khách hàng thường xuyên của hãng Cathay Pacific tại Hồng Kông cũng được gọi là "Marco Polo Club". Quyển Marco Polo du ký đã được tiểu thuyết hoá trong Messer Marco Polo của Brian Oswald Donn-Byrne và tiểu thuyết năm 1984 của Gary Jennings The Journeyer. Polo cũng xuất hiện với tư cách một nhân vật chính trong tiểu thuyết của Italo Calvino Invisible Cities. Loạt phim truyền hình năm 1982, Marco Polo, được đạo diễn bởi Giuliano Montaldo và thể hiện các chuyến đi của Polo, đã giành hai Giải Emmy và còn được đề cử sáu giải khác. Marco Polo cũng xuất hiện như một Nhà Đại Thám hiểm trong tưa game chiến lược năm 2008 Civilization Revolution.
=== Bản đồ học ===
== Xem thêm ==
=== Lịch sử ===
Dự án Gutenberg Những chuyến du hành của Marco Polo — Quyển 1 của Marco Polo và Rustichello của Pisa và Quyển 2
Con đường tơ lụa, mà Marco Polo đã đi qua.
Niên biểu thám hiểm châu Á của người châu Âu
Đầu những năm 1990 hai người bạn (Denis Belliveau và Francis O’Donnell), đã đưa ra ý tưởng thực hiện chuyến đi theo dấu chuyến đi của Marco Polo từ Venice, tới Trung Quốc bằng đường bộ và đường biển.
=== Hư cấu lịch sử ===
Loạt phim truyền hình năm 2007, Marco Polo, với diễn viên Brian Dennehy đóng vai Hốt Tất Liệt, và Ian Somerhalder vai Marco, thể hiện Marco Polo bị bỏ lại một mình ở Trung Quốc khi cha và chú ông quay trở lại Venice, họ gặp lại ông sau nhiều năm.
Loạt phim năm 1982, với diễn viên Ken Marshall và Ruocheng Ying, và mất hơn một năm để thực hiện, dường như chi tiết và chính xác hơn về mặt lịch sử.
== Ý nghĩa lịch sử ==
Mặc dù rằng Marco Polo và gia đình của ông không phải là những người châu Âu đầu tiên đã tới được Trung Quốc bằng đường bộ (trước đó đã có Giovanni da Pian del Carpini), song nhờ cuốn sách của ông mà cuộc hành trình này đã trở nên quen thuộc rộng rãi, và là cuộc hành trình đầu tiên đến Viễn Đông đã được ghi thành tài liệu chi tiết.
Huyền thoại cũng kể rằng Marco Polo đã mang về cho nước Ý nhiều sản phẩm mới, ví dụ như kem ăn, piñata và mì sợi, trong đó có spaghetti. Mặc dù vậy, giá trị của những tin tức này rất đáng ngờ, bởi lẽ có những điều chứng tỏ rằng mì sợi tại Ý đã được biết đến từ thời Cổ đại (Cổ đại - được coi là từ năm 5000-4000 TCN tới năm 476, năm lật đổ Hoàng đế La Mã cuối cùng).
Tên tuổi của Marco Polo đã được đặt cho phi trường tại Venezia và cho một loạt các vệ tinh truyền hình.
== Đọc thêm ==
Daftary, Farhad (1994), The Assassin legends: myths of the Ismaʻilis (ấn bản 2), I.B. Tauris, tr. 213, ISBN 9781850437055
Hart, H. Henry (1948), Marco Polo, Venetian Adventurer, Kessinger Publishing
Otfinoski, Steven (2003), Marco Polo: to China and back, New York: Benchmark Books, ISBN 0761414800
== Ghi chú ==
== Tham khảo ==
== Thư mục ==
== Liên kết ngoài ==
Polo's travels
Marco Polo tại DMOZ
Polo and China
Marco Polo's Description of the World - từ cuốn sách của Frances Wood Did Marco Polo Go to China?
F. Wood's "Did Marco Polo Go To China?" - Một phân tích phê bình lý thuyết này của Dr Igor de Rachewiltz thuộc Đại học Quốc gia Australia
Các tác phẩm của Marco Polo tại Dự án Gutenberg
Các mục lục của "Description of the World" dựa trên văn bản tiếng Italia |
húng láng.txt | Húng Láng là tên gọi chỉ loại rau thơm và thông thường có hai cách hiểu:
Theo nghĩa rộng, húng Láng chỉ các loại rau húng nói chung được trồng ở Kẻ Láng (hay làng Láng) một vùng đất ngoại ô của kinh thành Thăng Long xưa, nay là địa phận phường Láng Hạ, Láng Trung và Láng Thượng, thành phố Hà Nội. Vùng đất này với các đặc trưng thổ nhưỡng và nguồn nước khiến nhiều loại rau gia vị được trồng cho hương vị thơm ngon đặc biệt, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng gồm ba loại là húng thơm (hay thơm, thơm Láng), húng dũi (hay húng lủi, húng nhủi) và húng dồi (hay é, húng chó, húng quế).
Theo nghĩa hẹp, húng Láng là từ chỉ cây húng thơm, thơm hay thơm Láng có thân, cuống lá và gân lá màu tím, mặt lá xanh được trồng trên đất Kẻ Láng, Thăng Long Hà Nội, nổi bật hàng đầu trong số các gia vị rau thơm, "không thể trộn lẫn và không thể thiếu trong các món ăn của người thủ đô" (như phở, bún thang, bánh cuốn, bún chả, chả cá).
== Đặc điểm cây húng thơm, thơm Láng ==
Cây húng thơm (hay cây thơm Láng) lá nhỏ ít răng cưa, mọc lan thành khóm, không mọc thành bụi to như húng giổi. Mặt lá màu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím. Thân cây đanh lẳn, tròn, màu tím sẫm, không có lông. Lá có mùi thơm dịu hơn húng quế (húng chó hay húng giổi) hay húng lủi (có nơi gọi là bạc hà). Húng có hoa nhưng không có hạt. Người trồng húng phải chọn ngắt những thân cây bánh tẻ trồng xuống đất ẩm. Sau vài ngày, húng sẽ đâm rễ và phát triển.
Tại Việt Nam, rau này là loại húng đặc sản của làng Láng, nên có tên là húng Láng. Làng Láng xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh của kinh thành Thăng Long; nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Hương vị đặc biệt của húng Láng sẽ giảm đi khi đem trồng ở vùng đất khác.
== Thực trạng ==
Từ những thập niên 90 của thế kỷ 20, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội dần làm biến mất nhiều làng nghề nổi tiếng trong đó có làng Láng. Đất vốn dành để trồng rau thơm của vùng kẻ Láng xưa giờ chuyển thành đất xây dựng, húng Láng đã ngày một ít đi thậm chí đang trên đà tuyệt chủng.
== Húng Láng trong văn chương ==
Từ lâu, húng Láng được nhắc đến trong câu ca dao nói về đặc sản của Hà Nội:
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây.
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn
== Liên kết ngoài ==
Húng tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Húng Láng còn một chút này
== Chú thích == |
giao hưởng.txt | Nhạc Giao hưởng (symphony) là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính: bộ dây (violin, viola, cello, contrabass), bộ gỗ (sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng (trumpet, trombone, tuba, fagotte) và bộ gõ (trống nồi). Nói một cách dễ hiểu nhất, nhạc giao hưởng là một dạng sonata viết cho cả dàn nhạc. Tức là cả dàn nhạc giao hưởng được xem như một chủ thể thống nhất, không chia thành chính, phụ, đệm...
Symphony được ghép từ 2 chữ Hy Lạp: syn (συν, cùng nhau) và phone (φωνή, phát âm). Symphony đầu tiên được dùng để chỉ sự hòa hợp giữa các âm thanh phát ra đồng thời, sau đó, nó được dùng để chỉ các bản nhạc có nhiều bè. Dường như Giovanni Gabrieli là người đầu tiên dùng chữ này đặt tên cho bản nhạc của ông.
== Lịch sử ==
Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ thập niên 1730, phát triển từ các bài Italian overture, hoặc từ các bản Ripieno concerto.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của khí nhạc, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc.
== Hình thức sáng tác ==
Các bản giao hưởng đầu tiên thường cũng có 3 chương (movement): nhanh-chậm-nhanh như các concerto hay các overture. Điểm khác biệt so với Ripieno concerto là chương đầu tiên của giao hưởng thường có dạng binary form tương tự như các sonata, trong khi các Ripieno concerto hồi đó dùng dạng ritornello; còn điểm khác biệt so với overture là các bản giao hưởng được viết để trình tấu độc lập trong khi overture chỉ dùng để mở màn các vở opera (vào thế kỉ 18, hai từ symphony và overture thường được dùng lẫn lộn).
Tiếp đó, vào cuối thế kỷ 18 giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonata hoặc rondo-sonata. Các chương chậm (chương 2 hoặc chương 3) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thể loại giao hưởng đã có những tác phẩm ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc thậm chí 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème).
Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphony).
Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng ballet, giao hưởng thanh xướng kịch v.v. Điều quan trọng nhất trong giao hưởng là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logic kết hợp sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc hơn.
== Nhạc sĩ ==
Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Joseph Haydn (1732–1809), người được mệnh danh là "cha đẻ của giao hưởng".
Nghệ thuật giao hưởng đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Haydn, W. A. Mozart, L. Beethoven).
Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C-dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người".
Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 của Beethoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Franz Schubert, P. Tchaikovsky, H. Berlioz, Franz Liszt, C. Debussy, S. Prokofiev và D. Shostakovitch v.v...
== Nhạc giao hưởng ở Việt Nam ==
Nghệ thuật giao hưởng non trẻ có mặt trong dòng nhạc hàn lâm Việt Nam đã cống hiến những tác phẩm đặc sắc như giao hưởng "Quê hương" (Hoàng Việt), "Đồng khởi" (Nguyễn Văn Thương),"Ngày hội" của Đặng Hữu Phúc (Đã được Dàn nhạc GH Nhạc viện Hà nội trình diễn 3 đêm tại Pháp dưới sự chỉ huy của Xavier Rist). "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rhapsody Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v...
== Một số bản nhạc giao hưởng nổi tiếng ==
BEETHOVEN
Symphony no.3 in E flat Major "Eroica"
Symphony no.5 in C minor
Symphony no.6 in F Major "The Pastoral"
Symphony no.9 in D minor "Choral"
MOZART
Symphony no.25 in G minor
Symphony no.39 in E flat Major
Symphony no.40 in G minor
Symphony no.41 in C Major
SCHUBERT
Symphony no.8 in B minor (Unfinished symphony)
DVORAK
Symphony no.9 in E minor (From the new world)
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Anon. 2008. "Symphony." The Oxford Dictionary of Music, 2nd ed. rev., edited by Michael Kennedy, associate editor Joyce Bourne. Oxford Music Online (Accessed ngày 24 tháng 7 năm 2008) (yêu cầu đăng ký).
Berlioz, Hector. 1857. Roméo et Juliette: Sinfonie dramatique: avec choeurs, solos de chant et prologue en récitatif choral, op. 17. Partition de piano par Th. Ritter. Winterthur: J. Rieter-Biedermann.
Berlioz, Hector. 2002. Berlioz's Orchestration Treatise: A Translation and Commentary, translated by Hugh Macdonald. Cambridge University Press, 2002. ISBN 0-521-23953-2.
Brown, Howard Mayer. 2001. "Symphonia". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie và John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Eisen, Cliff, and Stanley Sadie. 2001. "Mozart (3): (Johann Chrysostum) Wolfgang Amadeus Mozart". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan.
Hansen, Richard K. 2005. The American Wind Band: A Cultural History. Chicago, Ill: GIA Publications. ISBN 1-57999-467-9.
Horton, Julian (ed.). 2013. The Cambridge Companion to the Symphony. Cambridge and New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-88498-3.
Jackson, Timothy L. 1999. Tchaikovsky, Symphony no. 6 (Pathétique). Cambridge Music Handbooks. Cambridge and New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-64111-X (cloth); ISBN 0-521-64676-6 (pbk).
Kaye, Nicholas. 2001. "Tournemire, Charles (Arnould)". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Kennedy, Michael. 2006. "Sinfonietta". The Oxford Dictionary of Music, second edition, revised, Joyce Bourne, associate editor. Oxford and New York: Oxford University Press.
Larue, Jan, Mark Evan Bonds, Stephen Walsh, and Charles Wilson. 2001. "Symphony". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Marcuse, Sybil. 1975. Musical Instruments: A Comprehensive Dictionary. Revised edition. The Norton Library. New York: W. W. Norton. ISBN 0-393-00758-8.
Prout, Ebenezer. 1895. Applied Forms: A Sequel to 'Musical Form', third edition. Augener's Edition, no. 9183. London: Augener. Facsimile reprint, New York: AMS Press, 1971. ISBN 0-404-05138-3.
Smith, Rollin. 2001. "Vierne, Louis(-Victor-Jules)". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Stainer, John, and Francis W Galpin. 1914. "Wind Instruments - Sumponyah; Sampunia; Sumphonia; Symphonia". In The Music of the Bible, with Some Account of the Development of Modern Musical Instruments from Ancient Types, new edition. London: Novello and Co.; New York: H.W. Gray Co.
Stein, Leon. 1979. Structure & Style: The Study and Analysis of Musical Forms, expanded edition. Princeton, N.J.: Summy-Birchard Music. ISBN 0-87487-164-6.
Tawa, Nicholas E. From Psalm to Symphony: A History of Music in New England. Boston: Northeastern University Press. ISBN 978-1-55553-491-2.
Temperley, Nicholas. 2001. "Sinfonietta." The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Thomson, Andrew. 2001. "Widor, Charles-Marie(-Jean-Albert)", 2. Works. The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
Webster, James, and Georg Feder. 2001. "Haydn, (Franz) Joseph". The New Grove Dictionary of Music and Musicians, second edition, edited by Stanley Sadie and John Tyrrell. London: Macmillan Publishers.
== Liên kết ngoài ==
Bản mẫu:Thể loại Commons inline
A Chronology of the Symphony 1730-2005 A list of selected major symphonies composed 1800-2005, with composers of 18th century symphonies
The Symphony - Interactive Guide
A fairly detailed list of symphonists, mostly active after 1800 - Part 1
A fairly detailed list of symphonists, mostly active after 1800 - Part 2
A fairly detailed list of symphonists, mostly active after 1800 - Part 3
A fairly detailed list of symphonists, mostly active after 1800 - Part 4
Bản mẫu:Symphonies by number and name |