filename
stringlengths 4
100
| text
stringlengths 0
254k
|
---|---|
funaria.txt | Funaria là một chi rêu trong họ Funariaceae.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Phương tiện liên quan tới Funaria tại Wikimedia Commons
Dữ liệu liên quan tới Funaria tại Wikispecies |
alaska.txt | Alaska ( /əˈlæskə/) (phát âm: Ơ-látx-cơ hay A-lát-xca) là một tiểu bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ. Alaska giáp với Canada ở phía đông, giáp với Bắc Băng Dương ở phía bắc, và giáp với Thái Bình Dương ở phía tây và phía nam, đối diện với Nga qua eo biển Bering. Alaska là bang có diện tích lớn nhất, ít dân thứ tư và thưa dân nhất tại Hoa Kỳ (do phần lớn diện tích nằm trong vùng cực Bắc). Xấp xỉ một nửa trong số 731.449 cư dân của Alaska sống trong vùng đô thị Anchorage. Chiếm vị thế chi phối trong nền kinh tế của Alaska là các ngành dầu mỏ, khí thiên nhiên, và ngư nghiệp, cũng là những tài nguyên mà Alaska có trữ lượng phong phú. Du lịch cũng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế bang.
Người bản địa chiếm giữ vùng đất nay là Alaska bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, và từ thế kỷ 18 trở đi, các thế lực châu Âu nhận định việc khai thác lãnh thổ này đã chín muồi. Hoa Kỳ mua Alaska từ Đế quốc Nga vào ngày 30 tháng 3 năm 1867. Khu vực trải qua một vài thay đổi về mặt hành chính trước khi được tổ chức thành một lãnh thổ vào ngày 11 tháng 5 năm 1912. Alaska được công nhận là bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959.
== Địa lý ==
Bờ biển của Alaska dài hơn tổng chiều dài bờ biển của tất cả các bang khác tại Hoa Kỳ. Đây là bang không liền kề duy nhất của Hoa Kỳ nằm trên lục địa Bắc Mỹ; Alaska tách biệt với bang Washington qua 500 dặm (800 km) của tỉnh British Columbia (Canada). Alaska do vậy là một lãnh thổ tách rời của Hoa Kỳ, cũng có thể là vùng lãnh thổ tách rời lớn nhất trên thế giới. Về mặt kỹ thuật thì Alaska là một bộ phận của Hoa Kỳ lục địa, song bang vắng bóng trong cách dùng thông tục của từ này. Thủ phủ của bang là Juneau, thành phố nằm trên lục địa Bắc Mỹ, song không có liên kết bằng đường bộ với phần còn lại của hệ thống xa lộ Bắc Mỹ.
Ở phía đông, Alaska giáp với lãnh thổ Yukon và tỉnh British Columbia của Canada; ở phía nam, Alaska giáp với vịnh Alaska và Thái Bình Dương; ở phía tây, Alaska giáp với biển Bering, eo biển Bering, và biển Chukchi; ở phía bắc, Alaska giáp với Bắc Băng Dương. Vùng lãnh hải của Alaska nằm sát với vùng lãnh hải của Nga trên eo biển Bering, do đảo Diomede Lớn của Nga và đảo Diomede Nhỏ của Alaska chỉ cách nhau 4,8 kilômét (3,0 mi). Quần đảo Aleut kéo dài sang Đông bán cầu, do vậy về mặt kỹ thuật thì Alaska là bang cực đông và cực tây của Hoa Kỳ, cũng như là cực bắc.
Alaska là bang lớn nhất Hoa Kỳ với diện tích 586.412 dặm vuông Anh (1.518.800 km2), gấp hai lần kích thước của bang đứng thứ hai là Texas. Alaska chỉ nhỏ hơn 18 quốc gia có chủ quyền. Diện tích vùng lãnh hải của Alaska lớn hơn diện tích của ba bang đứng liền sau là Texas, California, và Montana cộng lại. Diện tích của Alaska cũng lớn hơn tổng diện tích của 22 bang nhỏ nhất tại Hoa Kỳ.
Với cả vạn hòn đảo, Alaska có gần 34.000 dặm (54.720 km) bờ biển. Quần đảo Aleut kéo dài về phía tây từ mũi phía nam của bán đảo Alaska. Phát hiện được nhiều núi lửa hoạt động trên quần đảo Aleut và các khu vực ven biển. Chẳng hạn như trên đảo Unimak có núi Shishaldin- là một núi lửa âm ỉ cao 10.000 foot (3.048 m) trên Bắc Thái Bình Dương. Đây là núi lửa hình nón hoàn hảo nhất trên Trái Đất, thậm chí còn đối xứng hơn cả núi Phú Sĩ của Nhật Bản. Chuỗi các núi lửa kéo dài đến núi Spurr ở phía tây Anchorage trên lục địa. Các nhà địa chất học xác định Alaska là một bộ phận của Wrangellia, một vùng rộng lớn bao gồm cả các vùng đất của Canada ở Tây Bắc Thái Bình Dương.
Alaska có trên ba triệu hồ. Các đồng lầy và các vùng đất đóng băng vĩnh cửu ngập nước chiếm diện tích 188.320 dặm vuông Anh (487.747 km2) (hầu hết nằm tại các bình nguyên ở bắc bộ, tây bộ và tây nam bộ). Băng của các sông băng bao trùm khoảng 16.000 dặm vuông Anh (41.440 km2) đất và 1.200 dặm vuông Anh (3.110 km2) vùng triều. Phức hợp sông băng Bering nằm gần biên giới đông nam với Yukon bao trùm 2.250 dặm vuông Anh (5.827 km2) bề mặt. Với trên 100.000 sông băng, Alaska sở hữu một nửa số sông băng trên thế giới.
=== Khí hậu ===
Vùng Đông Nam Alaska có một khí hậu đại dương vĩ độ trung (phân loại khí hậu Köppen: Cfb) ở phần phía nam và một khí hậu cận Bắc cực (Köppen Cfc) ở phần phía bắc. Xét theo trung bình hàng năm, Đông Nam là nơi ẩm ướt nhất và ấm nhất tại Alaska với nhiệt độ ôn hòa h[n vào mùa đông và lượng giáng thủy cao quanh năm. Đây cũng là vùng duy nhất tại Alaska có nhiệt độ trung bình cao ban ngày trên mức đóng băng trong những tháng mùa đông. Khí hậu Anchorage và Trung Nam Alaska là ôn hòa theo tiêu chuẩn tại Alaska do vùng này nằm gần bờ biển. Mặc dù có lượng mưa thấp hơn vùng Đông Nam Alaska, song vùng này lại có nhiều tuyết hơn, và ban ngày có xu hướng quang đãng hơn. Khu vực có khí hậu cận Bắc cực do có một mùa hè ngắn và mát. Khí hậu Tây Alaska được xác định phần lớn nhờ biển Bering và vịnh Alaska, vùng này có khí hậu cận Bắc cực đại dương ở phần tây nam và khí hậu cận Bắc cực lục địa ở xa về phía bắc, có lượng giáng thủy lớn. Vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực. Một số nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại Alaska xảy ra tại khu vực gần Fairbanks. Nhiệt độ có thể lên tới khoảng 90 °F (khoảng 30 °C), còn mùa đông có thể xuống dưới −60 °F (−51 °C).
Nhiệt độ tối cao và tối thấp từng ghi nhận được tại Alaska đều là ở vùng Nội địa. Nhiệt độ cao nhất là 100 °F (38 °C) ở Fort Yukon (cách 8 mi hoặc 13 km về phía bắc của vòng Bắc cực) vào ngày 27 tháng 6 năm 1915, Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại Alaska là −80 °F (−62 °C) tại Prospect Creek vào ngày 23 tháng 1 năm 1971.
== Lịch sử ==
=== Người bản địa Alaska ===
Nhiều dân tộc bản địa chiếm giữ Alaska trong hàng nghìn năm trước khi những người châu Âu tiếp cận khu vực. Người Tlingit phát triển một xã hội theo hệ thống mẫu hệ về thừa kế tài sản và dòng dõi ở địa bàn nay là Đông Nam Alaska, cùng một phần British Columbia và Yukon. Ở vùng Đông Nam còn có người Haida, hiện nay được biết đến nhiều nhờ tài nghệ thuật độc đáo của họ. Người Tsimshian đến Alaska từ British Columbia vào năm 1887, khi Tổng thống Grover Cleveland, và sau đó là Quốc hội Hoa Kỳ cấp cho họ quyền được định cư trên đảo Annette và thành lập đô thị Metlakatla. Toàn bộ ba dân tộc này, cũng như các dân tộc bản địa khác ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, đều từng chịu cảnh bệnh đậu mùa bùng phát trong cộng đồng kể từ cuối thế kỷ 18 sang đến giữa thế kỷ 19, nặng nề nhất là trong những năm 1830 và 1860, khiến nhiều người tử vong và xã hội bị phá vỡ.
Quần đảo Aleut là nơi sinh sống của người Aleut, một xã hội có truyền thống đi biển, họ là dân tộc bản địa đầu tiên tại Alaska bị người Nga khai thác. Tây và Tây Nam Alaska là nơi sinh sống của người Yup'ik, họ hàng của họ là người Alutiiq sống tại địa bàn nay là Trung Nam Alaska. Người Gwich'in ở vùng bắc bộ Nội địa có cuộc sống phụ thuộc vào tuần lộc. Vùng North Slope và đảo Diomede Nhỏ do người Inuit chiếm giữ.
=== Thực dân hóa ===
Một số nhà nghiên cứu cho rằng khu định cư đầu tiên của người Nga tại Alaska được thành lập vào thế kỷ 17. Theo giả thuyết này, vào năm 1648 có một vài thuyền Koch trong đoàn thám hiểm của Semyon Dezhnyov dạt vào bờ biển Alaska do gặp bão và thành lập nên điểm định cư. Giả thuyết này dựa trên lời chứng nhận của nhà địa lý học người Chukchi Nikolai Daurkin, ông đến thăm Alaska vào năm 1764–1765 và ghi nhận có một làng ven sông Kheuveren, dân cư là "người có râu" và họ "cầu nguyện trước các tượng thánh". Một số nhà nghiên cứu hiện đại liên hệ Kheuveren với sông Koyuk.
Tàu đầu tiên của người châu Âu tiến đến Alaska được nhìn nhận rộng rãi là St. Gabriel dưới quyền M. S. Gvozdev và phó là Ivan Fyodorov vào ngày 21 tháng 8 năm 1732 trong một đoàn thám hiểm của A. F. Shestakov và nhà thám hiểm Dmitry Pavlutsky (1729—1735)
Một tiếp xúc khác giữa người châu Âu với Alaska diễn ra vào năm 1741, khi Vitus Bering dẫn đầu một đoàn thám hiểm cho Hải quân Nga trên chiếc tàu St. Peter. Sau khi đội của ông trở về đến Nga với các tấm da sống của loài rái cá biển- được đánh dá là bộ da tốt nhất thế giới, các hãng buôn lông thú nhỏ bắt đầu đi thuyền từ bờ biển Siberia hướng về quần đảo Aleut. Khu định cư thường xuyên đầu tiên của người châu Âu được thành lập vào năm 1784.
Từ năm 1774 đến năm 1800, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha cử một vài đoàn thám hiểm đến Alaska để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Năm 1789, một điểm định cư và pháo đài của người Tây Ban Nha được xây dựng tại Nootka Sound. Các đoàn thám hiểm này đặt tên cho các địa điểm như Valdez, Bucareli Sound, và Cordova. Sau đó, Công ty Nga-Mỹ tiến hành một chương trình thuộc địa hóa mở rộng trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế kỷ 19.
Sitka, được đổi tên thành New Archangel từ năm 1804 đến năm 1867, trên đảo Baranof tại quần đảo Alexander tại nơi mà nay là Đông Nam Alaska, trở thành thủ phủ của châu Mỹ thuộc Nga. Nơi này vẫn đóng vai trò là thủ phủ sau khi thuộc địa được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Người Nga chưa từng thuộc địa hóa hoàn toàn Alaska, và thuộc địa chưa từng sinh lời rất cao. Bằng chứng về các điểm định cư của người Nga tồn tại trong các địa danh và nhà thờ còn lại trên khắp vùng Đông Nam Alaska.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska từ người Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, quân đội quản lý Alaska một cách lóng lẻo, và sau đó vùng đất này được quản lý như một quận bắt đầu từ năm 1884, thống đốc Alaska do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm. Một chính quyền quận liên bang có trụ sở tại Sitka.
Hầu hết thập niên đầu tiên Alaska nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ, Sitka là cộng đồng duy nhất có những người định cư Mỹ. Họ tổ chức một "chính quyền thành phố lâm thời," là chính quyền đô thị đầu tiên của Alaska, song không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật cho phép các cộng đồng tại Alaska được hợp nhất một cách hợp pháp thành thành phố từ năm 1900, và chế độ địa phương cho các thành phố hết sức hạn chế hoặc không có cho đến khi Alaska trở thành bang vào năm 1959.
=== Lãnh thổ của Hoa Kỳ ===
Bắt đầu từ những năm 1890 và kéo dài ở một số nơi đến đầu thập niên 1910, các cơn sốt vàng tại Alaska và Lãnh thổ Yukon liền kề dẫn đến việc có hàng nghìn thợ mỏ và người định cư đến Alaska. Alaska được chính thức hợp nhất thành một lãnh thổ có tổ chức vào năm 1912. Sitka giữ vai trò là thủ phủ của Alaska cho đến năm 1906, sau đó thủ phủ được di chuyển đến Juneau. Việc xây dựng Dinh Thống đốc Alaska bắt đầu vào cùng năm. Những người định cư châu Âu từ Na Uy và Thụy Điển cũng định cư tại Đông Nam Alaska, tại đây họ tham gia vào các ngành kinh tế như đánh cá và đốn gỗ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến dịch Quần đảo Aleut tập trung vào ba hòn đảo ở phía xa của quần đảo Aleut – Attu, Agattu và Kiska , quân đội Nhật Bản xâm chiếm ba hòn đảo từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 8 năm 1943. Unalaska/Dutch Harbor trở thành một căn cứ quan trọng của quân đoàn Không quân và tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ.
Trong chương trình Vay-Thuê, các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ bay qua Canada đến Fairbanks và từ đây đến Nome; các phi công Liên Xô nhận lấy các tàu bay này và đưa chúng đi giao chiến với Đức Quốc xã. Việc xây dựng các căn cứ quân sự góp phần vào tăng trưởng dân số tại một số thành phố của Alaska.
=== Trở thành bang ===
Trao quy chế tiểu bang cho Alaska trở thành một mục tiêu quan trọng của James Wickersham trong các nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội của ông. Trong những thập niên sau, cuộc vận động yêu cầu cấp quy chế tiểu bang đạt được thành tựu thực tế đầu tiên sau một cuộc trưng cấp dân ý địa phương vào năm 1946. Ủy ban cấp địa vị bang Alaska và Hiệp định Hiến pháp Alaska cũng sớm theo sau. Những người ủng hộ quy chế bang tiến hành các cuộc chiến lớn chống lại các đối thủ chính trị, hầu hết là tại Hạ viện Hoa Kỳ song cũng có tại Alaska. Quy chế bang cho Alaska được Quốc hội thông qua vào ngày 7 tháng 7 năm 1958. Alaska chính thức được tuyên bố là một bang vào ngày 3 tháng 1 năm 1959.
Ngày 27 tháng 3 năm 1964, "Động đất Thứ Sáu tốt lành" khiến 133 thiệt mạng và phá hủy một vài ngôi làng và nhiều khu vực của các cộng đồng ven biển lớn. Đây là trận động đất mạnh thứ ba trên thế giới từng được ghi nhận, với cường độ 9,2MW.
Việc phát hiện ra dầu tại vịnh Prudhoe vào năm 1968 và việc hoàn thành Đường ống dẫn dầu xuyên Alaska vào năm 1977 dẫn đến bùng nổ dầu mỏ tại bang. Thuế thuê mỏ từ các giếng dầu đóng góp phần lớn vào ngân sách của bang kể từ năm 1980 trở đi. Cùng năm đó, Alaska bãi bỏ thuế thu nhập bang.
== Nhân khẩu ==
Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ ước tính dân số Alaska là 731.449 vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, tăng 3,0% từ cuộc Điều tra dân số năm 2010.
Năm 2010, Alaska xếp hạng 47 trong số các bang về dân số, đứng trước Bắc Dakota, Vermont, và Wyoming (và Washington, D.C.) Alaska là bang thưa dân nhất tại Hoa Kỳ, và cũng là một trong các khu vực thưa dân nhất trên thế giới, với chỉ 0,46 người/km², trong khi bang đứng trên là Wyoming với 2,2 người/km². Alaska là bang lớn nhất Hoa Kỳ về diện tích, và là bang giàu thứ 10 xét về thu nhập bình quân của mỗi cư dân. Tháng 4 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của bang là 6,9%.
=== Chủng tộc và Nguồn gốc ===
Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, Alaska có 710.231 cư dân. Xét về chủng tộc và dân tộc, 66,7% cư dân của bang là người da trắng (64,1% người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia), 14,8% là người da đỏ và người bản địa Alaska, 5,4% là người châu Á, 3,3% là người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi, 1,0% là người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương khác, 1,6% đến từ các chủng tộc khác, và 7,3% lai hai chủng tộc trở lên. Người gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia chiếm 5,5% tổng số cư dân.
Năm 2011, 50,7% cư dân Alaska dưới một tuổi thuộc các nhóm thiểu số (tức không phái người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hay Iberia).
=== Ngôn ngữ ===
Theo Nghiên cứu Cộng đồng Hoa Kỳ 2005–2007, 84,7% cư dân năm tuổi hoặc lớn hơn tại Alaska chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Khoảng 3,5% nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà. Khoảng 2,2% nói các ngôn ngữ Ấn-Âu khác tại nhà và 4,3% nói một ngôn ngữ châu Á tại nhà. Và khoảng 5,3% nói các ngôn ngữ khác tại nhà.
Tổng số có 5,2% người Alaska nói một trong số 22 ngôn ngữ bản địa của bang. Các ngôn ngữ này thuộc hai ngữ hệ chính: Eskimo–Aleut và Na-Dene. Do là quê hướng của hai ngôn ngữ bản địa chính tại Bắc Mỹ, Alaska được mô tả là ngã tư của lục địa. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học và ADN cung cấp bằng chứng cho việc định cư tại Bắc Mỹ theo đường cầu lục địa Bering.
=== Tôn giáo ===
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Lưu trưc Dữ liệu Tôn giáo năm 2010, khoảng 34% cư dân Alaska là thành viên của các giáo đoàn tôn giáo. 100.960 người nhận là tín đồ Phong trào Tin Lành, 50,866 là tín hữu Công giáo La Mã, và 32.550 là tín đồ Tin Lành dòng chính.
Năm 1795, nhà thờ Chính Thống giáo Nga đầu tiên được hình thành tại Kodiak. Việc thông hôn với người bản địa Alaska giúp cho những người định cư Nga hội nhập vào xã hội sở tại. Do vậy, số nhà thờ Chính thống giáo Nga ngày càng tăng lên dần được củng cố tại Alaska. Alaska cũng có tỷ lệ tín đồ Quaker cao nhất trong số các bang tại Hoa Kỳ. Năm 2009, có 6.000 người Do Thái tại Alaska. Ước tính số tín đồ Hồi giáo tại Alaska dao động trong khoảng 2.000 đến 5.000. Người Alaska theo Ấn Độ giáo thường chia sẻ địa điểm và lễ kỷ niệm với thành viên các cộng đồng tôn giáo khác, như đạo Sikh và đạo Jaina.
Cùng với các bang Tây Bắc Thái Bình Dương khác là Washington và Oregon, Alaska được xác định nằm trong số các bang sùng đạo thấp nhất tại Hoa Kỳ, dựa trên tỷ lệ thành viên nhà thờ.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chủ của Tiểu bang Alaska (tiếng Anh)
Alaska.com (tiếng Anh)
Thư viện điện tử Alaska (tiếng Anh)
Hội Ngành kinh doanh Du lịch Alaska (tiếng Anh) |
ronaldinho.txt | Ronaldinho (Sinh ngày 21 tháng 3 năm 1980 tại Porto Alegre - Brasil), tên thật là Ronaldo de Assis Moreira, thường được gọi với cái tên thân mật là Ronnie, biệt danh: Ronaldinho Gaucho, là một cựu cầu thủ bóng đá người Brasil chơi ở vị trí tiền đạo, được đào tạo lúc trẻ tại câu lạc bộ Gremio. Anh là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện đại. Hiện tại, Ronaldinho đã giải nghệ.
Ronaldinho, Tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Ronaldo nhỏ" Được biết đến ở Brasil với biệt danh "Gaúcho" để phân biệt anh với Ronaldo. Ronaldo chỉ dùng tên Ronaldinho khi đến Châu Âu.
Trước khi chuyển đến Milan, anh chơi bóng cho Grêmio, Paris Saint-Germain, và FC Barcelona - anh cùng với Samuel Eto'o tạo thành cặp đôi hủy diệt giúp đội bóng giành chức vô địch Champions League đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ năm 2006. Anh trở thành công dân Tây Ban Nha vào tháng 1 năm 2007.
== Tiểu sử và cuộc sống cá nhân ==
Ronaldinho được sinh ra tại thành phố Porto Alegre, thủ phủ của Rio Grande do Sul - một bang của Brazil. Mẹ anh, bà Dona Miguelina, là một nhân viên bán hàng, trước đó đã từng học để trở thành một y tá. Cha anh, ông João, là một nhân viên nhà máy đóng tàu và là một cầu thủ bóng đá cho câu lạc bộ địa phương Esporte Clube Cruzeiro (không nên nhầm lẫn với Cruzeiro EC). Ông bị một cơn đau tim và qua đời khi Ronaldinho tám tuổi. Sau khi anh trai của Ronaldinho, Roberto cũng là một cầu thủ bóng đá, ký hợp đồng với đội bóng Gremio, gia đình anh chuyển đến Guarujá nhưng Roberto sớm phải chấm dứt sự nghiệp thi đấu bóng đá do chấn thương.
Tài năng của Ronaldinho bắt đầu được biết đến lúc nhỏ, và anh được đặt ra biệt danh Ronaldinho vì anh thường là cầu thủ trẻ nhất và nhỏ nhất trong những trận đấu ở câu lạc bộ dành cho thanh thiếu niên. Anh gây sự chú ý trên các phương tiện truyền thông ở tuổi mười ba khi anh ghi tất cả 23 bàn thắng trong một chiến thắng 23-0 với một đội bóng địa phương. Ronaldinho được coi là một ngôi sao đang lên ở Giải vô địch thế giới U17 tại Ai Cập năm 1997, trong đó anh ghi hai bàn thắng trên điểm đá phạt đền.
Hiện tại, anh trai Roberto hoạt động với tư cách là một quản lý của Ronaldinho, còn người chị Deisi của anh là một điều phối viên báo chí. Ronaldinho đã được làm cha lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 2 năm 2005, sau khi vũ công Brazil Janaína Mendes đã sinh con trai của họ, cậu bé được đặt tên là João sau sự ra đi của người cha của anh.
== Sự nghiệp cầu thủ ==
== Khởi đầu sự nghiệp ==
Năm 1998: Ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp với CLB Gremio.
Paris Saint-Germain (2001-2003)
Năm 1999: Ra mắt trong màu áo đội tuyển Brasil ở trận gặp Latvia ngày 26 tháng 6.
Năm 2001: Khoác áo Paris St. Germain theo bản hợp đồng 5 năm trị giá 4,5 triệu USD.
== FC Barcelona ==
Ngày 19/7/2003: Ký hợp đồng 5 năm với Barcelona trị giá 29,4 triệu Euro
Tháng 8/2005: Gia hạn hợp đồng với Barcelona tới 2010
== Sự nghiệp quốc tế ==
Vô địch Giải vô địch bóng đá thế giới 2002. Tại đây, trong trận tứ kết gặp đội tuyển Anh, Ronnie đã có có 1 bàn thắng để đời với cú sút phạt trực tiếp từ khoảng cách 35 m vào thẳng lưới, khiến thủ môn David Seaman của Anh sau đó đã phải ứa nước mắt vì bất ngờ & sửng sốt.
Vô địch Cúp bóng đá Nam Mỹ 1999
Vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2005
== Danh hiệu ==
== Xem thêm ==
Cú búng lưỡi trai (Flip Flap)
Cú đá xe đạp chỗng ngược
== Liên kết ngoài ==
Trang web chính thức của Ronaldinho
Blog Ronaldinho
Ảnh và video về Ronaldinho
Xem Ronaldinho diễn tài nghệ qua các clip quảng cáo
Ronaldinho trên FiFA.com
Tactical Profile - Football-Lineups.com
Ronaldinho Gaúcho Official Website (tiếng Tây Ban Nha) (tiếng Bồ Đào Nha) (tiếng Anh) (tiếng Ý)
Ronaldinho profile at FC Barcelona website
Ronaldinho profile at AC Milan website
Ronaldinho profile at FIFA website
Ronaldinho tại Soccerbase
FootballDatabase career stats
Ronaldinho profile at BBC Sport website
Ronaldinho career stats at Futpédia |
danh sách vua và nữ hoàng vương quốc anh.txt | Chế độ quân chủ tại Vương quốc Anh bắt đầu từ Alfred Đại đế với danh hiệu Vua của Anglo-Saxons và kết thúc bởi Nữ hoàng Anne, người đã trở thành Nữ hoàng Vương quốc Liên hiệp khi Vương quốc Anh và Vương quốc Scotland thành lập liên minh năm 1707.
Một số dẫn chứng cho rằng một số vị vua đã từng đừng đầu vương quốc Anglo-Saxons được coi là các vị vua đầu tiên của vương quốc Anh. Ví dụ Offa, vua của Mercia, và Egbert, vua của Wessex được các nhà văn nổi tiếng coi là những vị vua đầu tiên của vương quốc Anh, nhưng một số nhà sử học không cho rằng như vậy. Vào cuối thế kỷ thứ VIII Offa đã thống trị miền nam nước Anh và qua đời năm 796. Năm 829 Egbert chinh phục Mercia, nhưng không kiểm soát được lâu. Vào cuối thế kỷ thứ IX Wessex đã chi phối vương quốc Anglo-Saxon. Vua của Wessex là Alfred Đại đế là lãnh chúa của phía tây Mercia và đã sử dụng tước hiệu Vua của Angles và Saxons, ông không bao giờ kiểm soát được miền đông và miền bắc Anh. Con trai ông, Edward Trưởng giả đã chinh phạt đông Danelaw, nhưng con trai của Edward, Æthelstan mới là người cai trị toàn bộ vương quốc Anh sau khi chinh phạt Northumbria năm 927, ông được các nhà sử học hiện đại coi là vị vua đầu tiên của vương quốc Anh.
Nữ hoàng Matilda (1102-1167) là vua Anh duy nhất thường được gọi là "hoàng đế" hay "Nữ hoàng", nhưng danh hiệu đó có được thông qua cuộc hôn nhân của bà với Henry V, Hoàng đế La Mã thần thánh và có tính hợp pháp ít nhất là Nữ hoàng Anh.
Lãnh địa xứ Wales được sát nhập vào vương quốc Anh theo Điều lệ Rhuddlan năm 1284, và năm 1301 vua Edward I trao cho con trai cả của mình, vị vua tương lai Edward II tước hiệu Thân vương xứ Wales. Kể từ thời điểm đó, trừ vua Edward III, tất cả con trai cả của vua Anh đều mang tước hiệu này.
Trong thời gian cai trị của Henry VIII của Anh, một Đạo luật của Quốc hội tuyên bố rằng nước Anh là một đế quốc, lãnh đạo bởi Tể tướng và nhà vua sở hữu vinh dự và tài sản hoàng gia như một vị Hoàng đế. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lập ra danh hiệu của Hoàng đế của Anh hay Hoàng đế của Vương quốc Anh. Sau khi Nữ hoàng Elizabeth I qua đời năm 1603 khi không có con cái, vua James VI của Scotland đã được lên ngôi vua vương quốc Anh và đã trở thành James I của Anh. Theo sự tuyên bố hoàng gia, James có tước hiệu "vua của Liên hiệp Anh" (tiếng Anh: King of Great Britain) nhưng không sát nhập vương quốc tới năm 1707 dười sự trị vì của nữ hoàng Anne, xứ Anh đã sát nhập với Scotland để lập lên vương quốc mới theo luật liên minh năm 1707, vương quốc mới là Vương quốc Liên hiệp Anh. Tước hiệu sau này là Quân vương Vương quốc Liên hiệp Anh.
== Nhà Wessex ==
=== Nghi vấn ===
Có một số bằng chứng cho rằng Ælfweard của Wessex đã từng làm vua trong 4 tuần vào năm 924, giữa Edward Trưởng giả và anh trai của ông Æthelstan, mặc dù ông không được trao vương miện. Tuy nhiên điều này không nhận được sự chấp nhận của các nhà sử học. Ngoài ra cũng chưa thể xác định Ælfweard tuyên bố là vua của xứ Anh hay chỉ Wessex. Có bằng chứng cho rằng là khi Edward qua đời, Ælfweard tuyên bố là vua của Wessex và Æthelstan của Mercia.
== Nhà Đan Mạch ==
Xứ Anh bị cai trị dưới vương triều Đan Mạch trong và sau thời kỳ của vua Æthelred Không quyết đoán.
== Nhà Wessex (phục tịch lần 1) ==
Sau khi Sweyn Forkbeard mất, Æthelred Không quyết đoán sống lưu vong trở lại và tuyên bố ngôi vua vào ngày 3/2/1014. Con của ông đã làm vua khi được người dân London và một phần Hội đồng cố vấn Witan lựa chọn, ông liên tục cố gằng giành lại quyền kiểm soát của Đan Mạch khỏi vùng Tây Saxons.
== Nhà Đan Mạch (phục tịch) ==
Sau trận chiến Assandun ngày 18/10/1016, vua Edmund đã ký hiệp ước với Cnut trong đó tất cả xứ Anh trừ vùng Wessex sẽ được kiểm soát bởi Cnut. Sau cái chết của Edmund ngày 30/11/1016, Cnut cai trị vương quốc Anh như vị vua duy nhất.
== Nhà Wessex (phục tịch lần 2) ==
Sau Harthacnut, Saxon phục hồi trở lại trong giai đoạn từ 1042-1066
== Nhà Normandy ==
Năm 1066, William II Công tước xứ Normandy, hậu duệ của Rollo người sáng lập hoàng tộc Normandy, chư hầu của vua Pháp, anh em họ của Edward Xưng tội, tấn công nước Anh trong cuộc chinh phạt Norman và loại bỏ kinh đô Winchester về London. Sau cái chết của vua Harold II trong trận chiến Hastings ngày 14/10/1066, Hội đồng cố vấn Witenagemot trao ngôi vua cho Edgar Ætheling, nhưng ông không thể chống lại sự chinh phạt và chưa bao giờ đăng quang. William lên ngôi Vua William I của Anh ngày 25/12/1066 ở Westminster Abbey.
== Nhà Blois ==
Tranh cãi
Sau khi hoàng tử William Adelin bị chìm tàu tại Normandy năm 1120, Nữ hoàng Matilda được tuyên bố là người thừa kế của cha mình vua Henry I. Tuy nhiên ngay sau khi Henry I qua đời, Stephen Blois đã chiếm ngai vàng của Matilda. Tình trạng hỗn loạn xảy ra, và Matilda được trao quyền de facto trong giai đoạn ngắn trong năm 1141. Nhưng bà chưa được trao vương miện và hiếm khi được tính là vua và nữ hoàng Anh.
Hầu tước Eustace IV của Boulogne (1130–17/8/1153) được bổ nhiệm làm vua đồng thời với cha mình vua Stephen ngày 6/4/1152 để thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên việc bổ nhiệm không nhận được sự đồng ý của Giáo hoàng và nhà thờ, do đó Eustace không được trao vương miện. Ông mất khi 22 tuổi trong thời gian trị vì của cha mình và chưa bao giờ được trở thành vua.
== Nhà Anjou ==
Stephen và Matilda đã ký kết hiệp ước Wallingford tháng 11/1153, theo đó Stephen thừa nhận Henry, con của Matilda là người thừa kế ngai vàng. Angevin là người cai trị Đế chế Angevin trong suốt thế kỷ 12 và 13 một khu vực trải dài từ núi Pyrenees tới Ireland. Đế chế thường coi khu vực lục địa Pháp là khu vực chính cho tới khi vua John làm sụp đổ đế chế. Triều đại Angevin tồn tại ngắn ngủi, con cháu dòng nam đều là nhà Plantagenet, nhà Lancaster và nhà York.
Các Angevin tạo các biểu tượng của riêng mình. Dieu et mon droit (tiếng Anh: God and my right, Chúa và quyền của tôi) là khẩu hiệu chung của vua Anh và được vua Edward III thông qua, khẩu hiệu được sử dụng lần đầu tiên tại trận chiến Gisors năm 1198 do vua Richard I thét lên khi tấn công quân của Philip II của Pháp.
Tranh cãi
Vua Louis VIII của Pháp trị vì nửa vương quốc Anh từ năm 1216-1217 khi kết thúc chiến tranh Nam tước lần thứ nhất chống lại vua John. Khi tiến vào London, Louis được những kẻ nổi loạn và dân London chào đón, ông đã tuyên bố (không đăng quang) là vua tại nhà thờ chính toà Thánh Paul. Nhiều nhà quý tộc trong đó có Alexander II của Scotland đã giành sự ủng hộ cho ông. Tuy nhiên khi ký hiệp ước Lambeth năm 1217, Louis thừa nhận rằng ông chưa bao giờ là vua chính thức của Anh.
== Nhà Plantagenet ==
Nhà Plantagenet có hiệu lực dười thời vua Henry II, mặc dù sử gia hiện tại thường đề cập tới Henry II và con trai của mình vua Angevins của Đế quốc Angevin rộng lớn. Các sử gia thường tình nhà Plantagenet từ vua Henry III. Nhà Lancaster là nhành của nhà Plantagenet.
=== Nhà Lancaster ===
Nhà Lancaster có nguồn gốc từ con thứ ba của vua Edward III, John xứ Gaunt. Henry IV chiếm ngôi từ vua Richard II.
=== Nhà York ===
Nhà York là nhành thừa kế của người con thứ tư của vua Edward III, Công tước thứ nhất của York, Edmund. Nhưng tuyên bố thừa kế ngai vàng người con thứ hai của Edward III là Lionel xứ Antwerp, Công tước thứ nhất của Clarence.
Cuộc chiến hoa hồng (1455-1485) là cuộc chiến giành ngai vàng giữa 2 nhà Lancaster và nhà York.
=== Nhà Lancaster (phục tịch) ===
=== Nhà York (phục tịch) ===
== Nhà Tudor ==
Nhà Tudor xuất thân theo mẫu hệ của John Beaufort, Bá tước thứ nhất của Somerset, người con ngoài giá thú của Công tước thứ nhất Lancaster, John của Gaunt (con trai thứ ba của vua Edward III) và Katherine Swynford tình nhân của ông. Những hậu duệ do người con hoang của vua Anh sẽ không có quyền tranh chấp ngôi vị, nhưng tình hình đã được phức tạp khi Gaunt và Swynford kết hôn năm 1396 (khi đó John Beaufort đã 25 tuổi). Cuộc hôn nhân dẫn tới Beaufort được tuyên bố là hợp pháp thông qua sắc lệnh của Giáo hoàng năm sau đó (cũng như đạo luật của Nghị viện năm 1397). Henry IV, con của John của Gaunt, cũng công nhận tính hợp pháp của Beaufort, nhưng tuyên bố không được tranh chấp quyền kế vị. Tuy nhiên Beaufort liên minh chặt chẽ với gia đình hoàng gia nhà Lancaster.
Cháu gái của John Beaufort là quý bà Margaret Beaufort kết hôn với Edmund Tudor. Tudor là con trai của cận thân xứ Welsh, Owain Tewdwr hoặc Tudur (Anh hóa Owen Tudor) và Catherine xứ Valois, từng là vợ của vua Henry V mẹ của Henry VI. Khi nhà Lancaster suy yếu, nhà Tudor thay thế. Vào cuối thế kỷ XV, nhà Tudor là hy vọng cuối cùng cho những người ủng hộ nhà Lancaster. Con trai Edmund Tudor trở thành vua Henry VII sau khi đánh bại Richard III tại trận Bosworth Field năm 1485, kết thúc cuộc chiến Hoa Hồng. Vua Henry kết hôn Elizabeth xứ York, con gái của Edward IV, qua đó thống nhất các dòng Lancaster và York.
Henry VII cắt đứt quan hệ với Công giáo La Mã, và vua trở thành lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh và Giáo hội Ireland. Elizabeth I đã trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội.
Tranh cãi
Edward VI đã định quý bà Jane Grey làm người thừa kế. 4 ngày sau khi Edward VI qua đời, Jane Grey trở thành nữ hoàng. 9 ngày sau khi làm nữ hoàng, Hội đồng cơ mật chuyển hướng và tuyên bố Mary là nữ hoàng. Jane đã bị xử tử năm 1554 khi đó 16 tuổi. Nhiều sử gia không coi là vị nữ hoàng hợp pháp.
Theo các điều khoản của hiệp ước hôn nhân giữa Philip I của Naples (Philip II của Tây Ban Nha từ 15/1/1556) và Nữ hoàng Mary I, Philip được thừa hưởng mọi tước vị và danh hiệu của Mary đến khi cuộc hôn nhân chấm dứt. Tất cả các tài liệu chính thức, kể cả các đạo luật của Nghị viện đều ghi tên chung của 2 vợ chồng. Vua Philip đồng cai trị với vợ của mình, tuy nhiên vua Philip lại không biết tiếng Anh vì vậy đã ra lệnh tất cả các vấn đề quốc gia đều được thực hiện bằng tiếng Latin và tiếng Tây Ban Nha. Năm 1555, Giáo hoàng Paul IV ban hành sắc lệnh công nhận Philip và Mary là Vua của Ireland.
== Nhà Stuart ==
Sau khi Elizabeth I qua đời năm 1603 không có con cái, cháu họ của Elizabeth I, James VI vua của Scotland đã trở thành vua James I của Anh và thống nhất 2 ngôi vị làm 1. James có nguồn gốc từ nhành Tudors thông qua cụ của mình là Margaret Tudor con gái của vua Henry VII. Năm 1604 ông đã tuyên bố ngôi vị là Vua của Đại Anh (tiếng Anh: King of Great Britain}). Tuy nhiên 2 nghị viện của 2 vùng vẫn hoạt động độc lập cho tới Đạo luật Liên minh năm 1707.
=== Chính phủ cộng hoà Anh ===
Trong thời kỳ Cộng hòa không có vị vua nào cai trị. Thay vào đó từ năm 1653 chức vụ Huân tước Bảo hộ là chức vụ quyền lực nhất của chính thể cộng hòa.
=== Nhà Stuart (phục vị) ===
Mặc dù chế độ quân chủ được phục hồi năm 1660, nhưng không ổn định cho tới cách mạng vinh quang năm 1688 khi Nghị viện cấm người công giáo La Mã lên ngôi.
== Đạo luật liên minh 1707 ==
Đao luật liên minh 1707 được nghị viện của Anh và Scotland thông qua năm 1706 và 1707 còn được biết là Hiệp ước liên minh ngày 22 tháng 7 năm 1706. Đạo luật sát nhập vương quốc Anh và vương quốc Scotland (trước đó là 2 quốc gia với nghị viện riêng biệt nhưng chung người cai trị) trở thành Vương quốc Liên hiệp Anh (hay còn gọi là Vương quốc Đại Anh).
Anh, Scotland, Ireland đều có cùng quốc vương từ Thống nhất ngai vàng năm 1603, khi James VI của Scotland trở thành người thừa kế ngai vàng của Anh và Ireland của Nữ hoàng Elizabeth I. Mặc dù tước vị của 2 quốc gia đều do 1 người nắm nhưng tước vị vẫn riêng biệt và chỉ thống nhất chung tước vị năm 1707. Đã có nhiều nỗ lực thống nhất trong các năm 1606, 1667, và 1689 nhưng đều không thành công cho tới đầu thế kỷ XVIII khi 2 nghị viện đồng thuận, mặc dù còn nhiều bất đồng.
Mục đích của đạo luật này là nhằm dập tắt những hy vọng của những người ủng hộ James II khôi phục ngôi vua của Stuart; theo điều khoản trong đạo luật này, ngôi vua được truyền cho nhà Hanover sau khi Nữ hoàng Anne băng hà.
== Bảng biểu quân chủ vương quốc Anh ==
== Xem thêm ==
Matilda
Jane
Mary I
Elizabeth I
Mary II
Anne
Victoria
Elizabeth II
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
English Monarchs - A complete history of the Kings and Queens of England
Britannia: Monarchs of Britain
Archontology
Kings of England |
đại học cambridge.txt | Viện Đại học Cambridge (tiếng Anh: University of Cambridge), còn gọi là Đại học Cambridge, là một viện đại học nghiên cứu công lập liên hợp tại Cambridge, Anh. Được thành lập vào năm 1209, Cambridge là viện đại học lâu đời thứ hai trong thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford, và là viện đại học lâu đời thứ tư trên thế giới hiện đang hoạt động. Cambridge thành hình từ một nhóm học giả đã rời bỏ Viện Đại học Oxford sau khi xảy ra tranh cãi giữa những người này với cư dân địa phương. Hai "viện đại học cổ xưa" này có nhiều điểm tương đồng nên thường được gọi bằng tên chung "Oxbridge".
Cambridge được tạo thành bởi một loạt các cơ sở khác nhau, bao gồm 31 trường đại học thành viên và hơn 100 khoa học thuật được tổ chức thành sáu trường. Các tòa nhà của viện đại học nằm khắp thành phố, nhiều trong số đó rất có giá trị lịch sử. Các trường đại học này là những cơ sở tự điều hành, được thành lập như là những phần cấu thành viện đại học. Vào năm 2014, viện đại học có tổng thu nhập là 1,51 tỉ bảng Anh, trong đó 371 triệu bảng là từ các hợp đồng và các khoản tài trợ nghiên cứu. Viện đại học và các trường thành viên có tổng cộng 4,9 tỉ bảng Anh trong các quỹ hiến tặng, con số lớn nhất ở bất cứ viện đại học nào bên ngoài Hoa Kỳ. Cambridge là thành viên của nhiều hiệp hội và là một phần của "Tam giác vàng" - ba viện đại học hàng đầu ở Anh: Cambridge, London, và Oxford.
Sinh viên Cambridge học qua những bài giảng và những buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa tổ chức dưới sự giám sát của các trường đại học. Cambridge điều hành tám viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa, và khoa học, bao gồm Viện Bảo tàng Fitzwilliam và một vườn bách thảo. Các thư viện của Cambridge có tổng cộng khoảng 15 triệu cuốn sách. Nhà xuất bản Viện Đại học Cambridge, một bộ phận của viện đại học, là nhà xuất bản lâu đời nhất thế giới và là nhà xuất bản lớn thứ hai thế giới do một viện đại học điều hành. Cambridge thường xuyên được xếp là một trong những viện đại học hàng đầu thế giới trong các bảng xếp hạng.
Cambridge có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó có một số nhà toán học, khoa học, và chính trị gia kiệt xuất; 90 người được giải Nobel là thành viên của Cambridge. Trong suốt lịch sử của mình, viện đại học được miêu tả trong nhiều tác phẩm văn chương và nghệ thuật của nhiều tác giả trong đó có Geoffrey Chaucer, E. M. Forster, và C. P. Snow.
== Lịch sử ==
Có thể truy nguyên thời điểm chính thức thành lập Đại học Cambridge đến năm 1231 khi Vua Henry III của Anh ban hành chứng thư công nhận nhà trường kèm theo các quyền như ius non trahi extra (quyền kỷ luật thành viên của viện) và được miễn các loại thuế, sau đó là một chỉ dụ năm 1233 của Giáo hoàng Gregory IX cho phép sinh viên tốt nghiệp từ Cambridge được "được giảng dạy khắp mọi nơi trong thế giới Cơ Đốc giáo". Sau khi Giáo hoàng Nicholas IV miêu tả Cambridge như là một studium generale (cơ sở giáo dục đa hiệu, có cấp bằng thạc sĩ, và thu nhận sinh viên từ nhiều quốc gia) trong một lá thư năm 1290, danh hiệu này dược xác nhận bởi một chỉ dụ năm 1318 của Giáo hoàng John XXII, viện đại học thu hút nhiều nhà học giả đến từ các đại học trên khắp châu Âu để nghiên cứu và giảng dạy.
=== Thành lập những trường thành viên ===
Các trường đại học (college) thành viên của Đại học Cambridge là những định chế bổ sung cho hệ thống. Không có trường thành viên nào lâu đời như chính viện đại học.
Hugh Balsham, Giám mục Ely, thành lập Peterhouse năm 1284, đây là trường thành viên đầu tiên của Cambridge. Nhiều trường thành viên khác được thành lập trong hai thế kỷ 14 và 15, rồi tiếp tục xuất hiện suốt nhiều thế kỷ cho đến gần đây, mặc dù có một khoảng trống kéo dài 204 năm giữa thời điểm thành lập trường Sidney Sussex (1596) và trường Downing (1800). Trường thành viên mới nhất là Robinson, xây dựng trong thập niên 1970. Tuy nhiên, Trường Homerton, do được công nhận quy chế trường thành viên trong tháng 3 năm 2010, được xem là trường thành viên mới nhất.
Thời trung cổ, nhiều trường thành viên ra đời chỉ với mục đích cầu nguyện cho linh hồn những người sáng lập, do vậy liên kết chặt chẽ với những nhà nguyện hoặc các tu viện. Khi luật Giải thể Tu viện được ban hành năm 1536, mục tiêu thành lập trường thành viên cũng thay đổi. Vua Henry VIII ra lệnh cho viện đại học giải thể Khoa Luật Giáo hội và ngưng giảng dạy "triết học kinh viện". Các trường thành viên khởi sự thay đổi giáo trình, bỏ luật giáo hội, và tập chú vào các môn đại cương, Kinh Thánh, và toán học.
Khi từ bỏ Luật Giáo hội, Cambridge cũng rời xa giáo thuyết Công giáo. Từ thập nhiên 1520, thần học Luther và tư tưởng Cải cách Tin Lành bắt đầu xuất hiện trong các giáo trình của viện đại học, với sự đóng góp của những người như Thomas Cranmer, về sau là Tổng Giám mục Canterbury. Trong thập niên 1930, Henry VIII yêu cầu Cranmer và các học giả khác phác thảo một hướng đi mới không chỉ khác với giáo lý Công giáo mà cũng không giống tư tưởng Martin Luther.
Gần một thế kỷ sau, viện đại học trở thành tâm điểm của một cuộc ly giáo bên trong cộng đồng Kháng Cách. Nhiều nhà quý tộc, giới trí thức, và cả thường dân nhận thấy Giáo hội Anh đã trở nên quá giống Công giáo, đồng thời đang bị nhà vua sử dụng để chiếm đoạt quyền lực của các quận hạt. Trong khi vùng East Anglia là thành lũy của phong trào Thanh giáo thì tại Cambridge, những trường thành viên như Emmanuel, St Catherine’s Hall, Sidney Sussex, và Christ’s College thủ giữ vai trò tương tự. Những trường này đào tạo nhiều sinh viên tốt nghiệp theo đuổi lập trường độc lập với quốc giáo. Nhờ vào địa vị xã hội và sức thuyết phục khi thuyết giảng, họ tạo nhiều ảnh hưởng trên xã hội. Có khoảng 20 000 người Thanh giáo tìm đến vùng New England thành lập Khu Định cư Massachusetts Bay trong cuộc di cư lịch sử vào thập niên 1630. Oliver Cromwell, tư lệnh lực lượng quân đội Quốc hội trong thời Nội chiến Anh và là lãnh tụ của English Commonwealth (1649 – 1660), từng theo học tại Sidney Sussex.
=== Toán học và Vật lý học toán ===
Thi sát hạch môn toán một thời từng là kỳ thi bắt buộc cho tất cả sinh viên muốn lấy bằng Cử nhân, học vị thấp nhất tại Cambridge cho các ngành đại cương và khoa học. Từ thời Isaac Newton vào cuối thế kỷ 17 cho đến giữa thế kỷ 19, viện đại học đặc biệt chú trọng đến môn toán ứng dụng, nhất là môn vật lý toán (phát triển các phương pháp toán học ứng dụng trong vật lý). Kỳ thi này còn gọi là Tripos. Sinh viên được bằng hạng ưu sau khi đậu kỳ thi Tripos toán học được gọi là wrangler, thủ khoa là Senior Wrangler. Do có tính cạnh tranh cao, chương trình Toán học Tripos tại Cambridge đã giúp tạo nên những tên tuổi lớn trong nền khoa học Anh, trong đó có James Clerk Maxwell, Lord Kelvin, và Lord Rayleigh. Tuy nhiên, có những cựu sinh viên nổi tiếng như G. H. Hardy không thích hệ thống này, họ cảm thấy người ta quá chú trọng đến điểm số trong các kỳ thi mà không quan tâm đến chính môn học.
Môn toán thuần túy tại Cambridge đã đạt được nhiều thành tựu trong thế kỷ 19 nhưng lại bỏ qua những phát triển căn bản của toán học Pháp và Đức. Công cuộc nghiên cứu toán thuần túy tại Cambridge đạt chuẩn mực quốc tế cao nhất vào đầu thế kỷ 20 nhờ công của G. H. Hardy và cộng sự của ông, J. E. Littlewood. Về môn hình học, W. V. D. Hodge đã giúp Cambridge hội nhập với quốc tế trong thập niên 1930.
Mặc dù hoạt động đa dạng trong nghiên cứu và giảng dạy, Cambridge cho đến ngày nay vẫn duy trì thế mạnh của mình trong toán học. Các cựu sinh viên Cambridge đoạt sáu Huy chương Fields và một Giải Abel toán học, trong khi đó những cá nhận đại diện cho Cambridge giành được bốn Huy chương Fields. Viện đại học cũng mở Chương trình Cao học Toán Cao cấp.
=== Đương đại ===
Sau khi Đạo luật Đại học Cambridge năm 1856 chính thức cơ cấu tổ chức của viện đại học, các môn học như thần học, lịch sử, và ngôn ngữ đương đại được đưa vào chương trình giảng dạy. Richard Fitzwilliam của Trinity College hiến tặng nhiều tài liệu cho những giảng khóa mới về nghệ thuật, kiến trúc, và khảo cổ học. Từ năm 1896 đến 1902, Downing College bán một phần đất để cung ứng kinh phí xây dựng khu vực Downing Site gồm có các phòng thí nghiệm cho giải phẫu học, di truyền học, và khoa học trái đất. Trong giai đoạn này, khu vực New Museums Site cũng được xây dựng, ở đó có Phòng thí nghiệm Cavendish, sau dời về West Cambridge Site, và các khoa khác thuộc ngành hóa và y.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm gián đoạn hoạt động của nhà trường khi 14 000 thành viên tham chiến, trong đó có 2 470 người thiệt mạng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, viện đại học chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh cả về số lượng sinh viên lẫn địa điểm học tập; có được điều này là nhờ những thành quả và tiếng tăm của nhiều nhà khoa học xuất thân từ Cambridge.
=== Đóng góp cho khoa học ===
Cựu sinh viên Cambridge đã có nhiều đóng góp quan trọng cho
Khám phá các định luật về chuyển động, và Vi tích phân - Sir Isaac Newton
Khám phá Hydrogen - Henry Cavendish
Những đóng góp căn bản về Nhiệt động lực học - Lord Kelvin
Hệ thống hóa quy luật Điện từ học - James Clerk Maxwell
Tìm ra điện tử- J. J. Thomson
Tìm ra Hạt nhân nguyên tử - Ernest Rutherford
Tìm ra thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên - Charles Darwin
Đóng góp căn bản cho thuyết tiến hóa của Darwin và Di truyền Mendel - Ronald Fisher
Hệ thống hóa lý thuyết điện toán - Alan Turing
Tìm ra DNA double helix - Francis Crick và James D. Watson
Đóng góp căn bản cho Cơ học lượng tử - Paul Dirac
Đóng góp căn bản cho Vũ trụ học - Stephen Hawking
Đóng góp căn bản cho Lý thuyết dây - Michael Green
=== Giáo dục cho phụ nữ ===
Lúc đầu chỉ có nam giới được phép theo học tại Cambridge. Mãi đến năm 1869 mới có trường thành viên đầu tiên dành cho nữ, Girton College, được thành lập bởi Emily Davies, ba năm sau là Newham College (do Anne Clough và Henry Sidgwick thành lập), rồi Hughes Hall năm 1885 (Elizabeth Phillips Hughes thành lập), New Hall (sau đổi tên là Murray Edwards College) năm 1954, và Lucy Cavendish College năm 1965. Nữ sinh viên được phép thi tuyển từ năm 1882, nhưng phải đến năm 1948 địa vị của nữ sinh viên mới được công nhận đầy đủ.
Bởi vì các trường thành viên truyền thống không thu nhận phụ nữ, họ chỉ có thể xin nhập học tại những trường dành riêng cho nữ sinh. Tuy nhiên, từ năm 1972 đến 1988, ba trường thành viên Churchill, Clare, và King’s khởi sự nhận nữ sinh viên thì các trường khác cũng làm theo. Ngược lại, khi một trường nữ, Girton, bắt đầu nhận nam sinh viên từ năm 1979, thì các trường nữ khác không chịu tiếp bước trường Girton. Đến năm 2008 khi St Hilda’s College của Đại học Oxford bỏ quy định cấm thu nhận nam sinh viên thì Cambridge là viện đại học duy nhất ở nước Anh duy trì những trường thành viên từ chối thu nhận nam sinh viên như Newham, Murray Edwards, và Lucy Cavendish.
Trong niên khóa 2004-5, tỷ lệ giới tính trong sinh viên là 52% nam và 48% nữ.
== Địa điểm ==
Viện đại học tọa lạc tại trung tâm thành phố Cambridge với lượng sinh viên chiếm tỷ lệ đáng kể trong thành phần dân số (gần 20%). Hầu hết những trường thành viên lâu đời hơn chiếm giữ những vị trí kề cận trung tâm thành phố và sông Cam, trên dòng sông này lâu nay người ta vẫn đi thuyền để chiêm ngắm vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những tòa kiến trúc.
Viện đại được chia thành những khu vực là địa điểm tọa lạc của những ban ngành khác nhau. Các khu vực chính là:
Trường Y Lâm sàng của viện đại học liên kết với Bệnh viện Addenbrooke, ở đó sinh viên phải trải qua thời gian thực tập trong ba năm sau khi đậu bằng cử nhân, trong khi khu West Cambridge được mở rộng đáng kể để phát triển những môn thể thao. Bên cạnh đó, Trường Kinh doanh Judge trên đường Trumpington từ năm 1990 cung cấp những khóa quản trị học và thường xuyên được tờ Financial Times ghi danh trong bảng xếp hạng 20 trường kinh doanh hàng đầu thế giới.
Do vị trí các khu vực là liền kề, lại nhờ địa hình của Cambridge khá bằng phẳng nên phương tiện di chuyển được ưa thích ở đây là xe đạp: một phần năm những chuyến đi trong thị trấn là bằng xe đạp.
=== Nhà trường và Thị trấn ===
Mối quan hệ giữa viện đại học với thị trấn không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Cụm từ Town và Gown được sử dụng để phân biệt cư dân thị trấn Cambridge với sinh viên của viện đại học, thường khi vẫn mặc lễ phục. Đã có nhiều chuyện kể về những cạnh tranh quyết liệt giữa nhà trường và thị trấn: năm 1381 xảy ra những xung đột dữ dội dẫn đến các vụ tấn công và cướp phá tài sản viện đại học, khi dân địa phương thách thức những đặc quyền chính phủ dành cho ban giảng huấn nhà trường. Ngay sau đó, Viện trưởng được ban cho quyền lực đặc biệt để xét xử các tội phạm và tái lập trật tự trong thành phố.
Có những nỗ lực hòa giải giữa hai nhóm cư dân, đến thế kỷ 16 đạt đến những thỏa thuận nhằm nâng cấp đường phố và những khu nhà dành cho sinh viên chung quanh thành phố. Tuy nhiên, khi một cơn dịch bệnh tấn công thành phố trong năm 1630, xung đột lại bùng nổ khi các trường thành viên từ chối giúp đỡ những người dân mắc bệnh bằng cách đóng cửa các khu vực của nhà trường.
Ngày nay, những tranh chấp đã giảm bớt, và viện đại học trở thành nguồn cung cấp việc làm cho dân địa phương và giúp nâng cao mức sống trong vùng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng những nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật sinh học, và những xí nghiệp liên quan tọa lạc kề cận thành phố được gọi là Hiện tượng Cambridge: từ năm 1960 đến 2010 có thêm 1 500 công ty mới với 40 000 việc làm liên quan trực tiếp đến sự hiện diện và tầm quan trọng của định chế giáo dục này.
== Tổ chức ==
Cambridge thuộc loại hình đại học có nhiều trường thành viên, nghĩa là viện đại học được cấu thành bởi những trường thành viên độc lập và tự trị, mỗi trường có tài sản và lợi tức riêng. Hầu hết các trường thành viên tập hợp ban giảng huấn và sinh viên từ nhiều ngành học khác nhau, mỗi ngành có khoa, trường hoặc ban riêng, nhưng đều thuộc viện đại học.
Các khoa, dưới sự giám sát của Ban Quản trị, chịu trách nhiệm tổ chức giảng dạy, mở hội nghị chuyên đề, hướng dẫn nghiên cứu và định hướng các môn học. Ban Quản trị cùng bộ máy hành chính trung tâm, đứng đầu là Phó Viện trưởng, hình thành nên Viện Đại học Cambridge. Những tiện nghi giáo dục như thư viện được cung cấp đầy đủ tại mọi cấp: tại viện đại học (Thư viện Đại học Cambridge), tại các khoa (những thư viện khoa như Thư viện Luật Squire), và tại trường thành viên (mỗi trường thành viên đều có thư viện đa ngành với mục tiêu chính là phục vụ sinh viên cấp cử nhân).
=== Trường thành viên ===
Trường thành viên - những định chế tự trị có tài sản riêng và tự mình vận động gây quỹ - được xem là một thành phần của viện đại học. Tất cả sinh viên cùng hầu hết giảng viên đều ràng buộc với một trường thành viên. Vị trí then chốt của các trường thành viên có được là nhờ cơ sở vật chất, phúc lợi, chức năng xã hội, và chương trình giảng dạy dành cho sinh viên cấp cử nhân. Tất cả khoa, ban, trung tâm nghiên cứu, và thư viện đều trực thuộc viện đại học, những đơn vị này cung ứng các giảng khóa và cấp học vị, riêng việc tổ chức sinh viên chương trình cử nhân thành những nhóm nhỏ có giáo viên hướng dẫn – không hiếm khi chỉ có một sinh viên - đều được thực hiện tại các trường thành viên. Trường thành viên tự bổ nhiệm ban giảng huấn, những người này cũng là thành viên các ban của viện đại học.
Cambridge có 31 trường thành viên, trong đó có 3 trường dành riêng cho nữ: Murray Edwards, Newham, và Lucy Cavendish. Những trường khác nam nữ học chung, mặc dù trước đây hầu hết đều là trường nam. Darwin là trường đầu tiên nhận cả nam lẫn nữ, trong khi Churchill, Clare, và King’s là trường toàn nam cho đến năm 1972 mới thu nhận nữ sinh viên. Mãi đến năm 1988, trường Magdalene mới chịu thu nhận nữ sinh viên, và là trường sau cùng tiếp nhận phụ nữ. Clare Hall và Darwin chỉ đào tạo cao học, còn Hughes Hall, Lucy Cavendish, St Edmund’s, và Wolfson chỉ nhận người trưởng thành (quy định tuổi nhập học là 21 tuổi trở lên), cả cấp cử nhân và cao học. Những trường còn lại có chương trình cử nhân và cao học mà không giới hạn tuổi.
Không phải trường thành viên nào cũng cung ứng đầy đủ các ngành học, một số trường chọn đào tạo một số ngành như kiến trúc, lịch sử nghệ thuật, hoặc thần học, nhưng hầu hết các trường thành viên đều đào tạo đa ngành. Một số trường thiên về một vài môn học, thí dụ như trường Churchill chuyên sâu về khoa học và kỹ thuật. Sinh viên trường King’s nổi tiếng do có lập trường chính trị thiên tả, trong khi những người theo học tại trường Robinson hay trường Churchill được biết tiếng do nỗ lực làm giảm thiểu tác hại môi trường.
Chi tiêu cho ăn ở cũng như chi phí học tập tại Cambridge là khác nhau, phụ thuộc vào mỗi trường thành viên.
Cũng có những trường thần học ở Cambridge nhưng liên kết với viện đại học ở mức độ thấp hơn như Wescott House, Westminster College và Ridley Hall.
Danh sách 31 trường thành viên:
=== Trường, Khoa, và Ban ===
Ngoài 31 trường thành viên, viện đại học còn có 150 ban, khoa, trường, tổ chức, và các cơ sở khác. Thành viên của những định chế này cũng là thành viên của các trường thành viên; họ chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ chương trình học thuật của viện đại học.
Một "Trường" của Đại học Cambridge là tập hợp các khoa hữu quan và những đơn vị khác. Mỗi trường thành lập ban quản trị thông qua bầu cử - gọi là "Hội đồng" của trường – gồm có đại diện của những đơn vị cấu thành. Hiện Cambridge có sáu trường:
Các khoa chịu trách nhiệm tổ chức giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, còn có những một vài đơn vị gọi là "Syndicate" cũng có chức năng hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu như Cambridge Assessment, University Press, và University Library.
=== Hành chính ===
==== Viện trưởng và Phó Viện trưởng ====
Chức vụ Viện trưởng (Chancellor) của viện đại học, không giới hạn nhiệm kỳ và chỉ có tính nghi lễ, hiện đang thuộc về David Sainsbury, Nam tước Sainsbury của Turville, sau khi Công tước Edinburg (Phu quân Nữ hoàng Elizabeth II) về hưu vào sinh nhật thứ 90 của ông trong tháng 6 năm 2011.
Ngoài Lord Sainsbury còn có Abdul Arain, chủ một cửa hiệu tạp hóa, Brian Blessed, diễn viên, và Michael Mansfield, một luật sư, cũng được đề cử vào chức vụ này. Cuộc bầu cử diễn ra trong hai ngày 14 và 15 tháng 10 năm 2011. David Sainsbury giành được 2 839 trong tổng số 5 888 phiếu bầu, đắc cử ngay từ lần kiểm phiếu đầu tiên.
Phó Viện trưởng đương nhiệm là Leszek Borysiewics, nhà miễn dịch học người Anh gốc Ba Lan, khởi đầu nhiệm kỳ bảy năm từ ngày 1 tháng 10 năm 2010. Khác với chức vụ Viện trưởng, Phó Viện trưởng trong thực tế là người lãnh đạo viện đại học. Hầu hết thành viên ban quản trị là người của viện đại học.
==== Senate và Regent House ====
Tất cả những người được Cambridge cấp bằng Thạc sĩ trở lên đều là thành viên của Senate, có quyền bầu chọn Viện trưởng và High Steward, cũng như bầu hai thành viên của Viện Thứ dân Vương quốc Anh cho đến khi Hiến chương Đại học Cambridge bị hủy bỏ năm 1950.
Trước năm 1926, Senate là ban quản trị của viện đại học, thực hiện chức năng của Regent House ngày nay. Regent House là ban quản trị của viện đại học, bao gồm tất cả thành viên quan trọng đang làm việc tại viện đại học và các trường thành viên, cùng Viện trưởng, High Steward, Deputy High Steward, và Commissary.
=== Niên khóa ===
Có ba học kỳ cho mỗi năm học: Học kỳ Michalelmas bắt đầu từ tháng 10 và chấm dứt vào tháng 12; Học kỳ Lent từ tháng 1 đến tháng 3; và Học kỳ Easter từ tháng 4 đến tháng 6.
Các giảng khóa thuộc chương trình cử nhân kéo dài tám tuần lễ cho mỗi học kỳ. Theo quy định của viện đại học, tất cả sinh viên phải cư trú trong vòng 10 dặm chung quanh Nhà thờ St Mary the Great – giáo đường của viện đại học. Sinh viên chỉ được cấp bằng cử nhân nếu tuân thủ quy định này trong chín học kỳ (ba năm), đối với bằng thạc sĩ khoa học, kỹ sư, hoặc toán học phải tuân thủ trong 12 học kỳ (4 năm).
Các học kỳ ở Cambridge đều ngắn hơn nếu so sánh với nhiều đại học khác ở Anh. Sinh viên cũng phải chuẩn bị kỹ bài vở trong ba kỳ nghỉ lễ (Giáng sinh, Phục sinh, và những kỳ nghỉ đông).
=== Giảng dạy ===
Các ban của viện đại học chịu trách nhiệm tổ chức những buổi giảng bài trong khi các trường thành viên tổ chức những buổi thảo luận. Những môn khoa học có thêm những buổi thực tập ở phòng thí nghiệm, cũng trong trách nhiệm của các ban. Trong những buổi thảo luận, sinh viên được chia thành những nhóm nhỏ (thường từ một đến ba người) thảo luận dưới sự hướng dẫn của một giáo viên hoặc một nghiên cứu sinh.
Thường thì sinh viên được yêu cầu chuẩn bị chu đáo nội dung họ sẽ thảo luận với giáo viên cũng như trình bày những khó khăn họ gặp đối với bài giảng trong lớp. Bài tập thường là một tiểu luận về một chủ đề giáo viên chọn sẵn, hoặc một vấn đề giảng viên đã nêu ở lớp. Tùy thuộc vào môn học và trường thành viên, sinh viên có thể có từ một đến bốn buổi thảo luận mỗi tuần.
=== Tài chính ===
Cho đến nay, Cambridge là viện đại học giàu có nhất, không chỉ ở Anh mà trên toàn châu Âu, với những khoản đóng góp lên đến 4,3 tỉ bảng Anh trong năm 2011, trong đó có khoảng 1,6 tỉ trực tiếp đến viện đại học và 2,7 tỉ đến các trường thành viên (cũng trong năm 2011, Oxford chỉ có khoảng 3,3 tỉ bảng Anh). Ngân quỹ điều hành của viện đại học vượt quá con số 1 tỉ bảng Anh mỗi năm. Mỗi trường thành viên là một định chế độc lập, có những khoản quyên tặng riêng. Nếu so sánh với những viện đại học ở Mỹ, Cambridge chiếm vị trí thứ năm trong số tám học viện thuộc Ivy League, và thứ mười một trong tất cả đại học ở Hoa Kỳ, mặc dù sự so sánh này là khá khập khiễng bởi vì Cambridge là một đơn vị được hưởng trợ cấp từ ngân sách quốc gia. Phần lớn lợi tức của Cambridge đến từ những khoản học bổng và trợ cấp cho nghiên cứu và học tập do chính quyền Vương quốc Anh cung cấp. Một khoản lợi tức khác đến từ những hoạt động của nhà xuất bản Cambridge University Press.
Năm 2000, Tổ chức Bill và Melinda Gates tặng 210 triệu USD thông qua Chương trình Học bổng Gates cho sinh viên đến từ bên ngoài Anh Quốc theo học chương trình cao học tại Cambridge.
Năm 2000 khi Chiến dịch Kỷ niệm 800 năm Cambridge được tiến hành với mục tiêu đến năm 2012 gây quỹ 1 tỉ bảng Anh – chiến dịch gây quỹ kiểu Mỹ đầu tiên được vận hành tại châu Âu – chỉ đến niên khóa 2009-10, số tiền quyên tặng đã lên đến 1,037 tỉ.
== Sưu tập ==
=== Thư viện ===
Viện đại học có cả thảy 114 thư viện. Thư viện Viện Đại học Cambridge là thư viện nghiên cứu trung tâm, lưu trữ 8 triệu đầu sách, có quyền yêu cầu được cung cấp miễn phí một ấn bản cho mỗi đầu sách xuất bản ở Anh và Ireland.
Ngoài thư viện trung tâm và những cơ sở phụ thuộc, mỗi khoa đều có một thư viện chuyên ngành, thí dụ như Thư viện Sử học Seely của Khoa Sử, có hơn 100 000 đầu sách hiện được lưu trữ tại đây. Hơn nữa, mỗi trường thành viên đều có thư viện riêng với mục tiêu phục vụ giảng dạy cho sinh viên bậc đại học. Những trường thành viên thường sở hữu nhiều sách và bản thảo cổ trong những thư viện riêng biệt. Thư viện Wren thuộc Trinity College có hơn 200.000 đầu sách ấn hành trước năm 1800, trong khi Thư viện Parker của Corpus Christi College sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất những bản thảo thời trung cổ trên thế giới, với hơn 600 bản.
=== Viện bảo tàng ===
Viện Đại học Cambridge điều hành tám viện bảo tàng về nghệ thuật, văn hóa, và khoa học, cùng một vườn bách thảo:
Viện bảo tàng Nghệ thuật và Cổ vật Fitzwilliam
Viện bảo tàng Nghệ thật Đương đại Kettle’s Yard
Viện bảo tàng Khảo cổ học và Nhân học, Viện Đại học Cambridge lưu trữ những bộ sưu tập cổ vật địa phương cùng vật tạo tác về khảo cổ và dân tộc học từ khắp thế giới
Viện bảo tàng Động vật học có nhiều chủng loại động vật từ khắp thế giới nổi tiếng với bộ xương cá voi vây. Viện bảo tàng này cũng có những chủng loại do Charles Darwin sưu tầm
Viện bảo tàng Khảo cổ học cổ điển, Cambridge
Viện bảo tàng Whipple về Lịch sử khoa học
Viện bảo tàng Khoa học Trái đất Sedgwick
Viện bảo tàng vùng cực, thuộc Viện Scott Nghiên cứu vùng cực, tôn vinh Thuyền trưởng Scott và cách thành viên trong đoàn thám hiểm, cũng như quan tâm đến việc thám hiểm vùng cực
Vườn bách thảo Viện Đại học Cambridge, thành lập năm 1831
== Hồ sơ học thuật ==
=== Nghiên cứu ===
Đại học Cambridge có những ban nghiên cứu và những khoa giảng dạy cho hầu hết các môn học, mỗi năm chi tiêu 650 triệu bảng Anh cho nghiên cứu. Các ban thuộc viện đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn tất cả công trình nghiên cứu và chương trình giảng dạy. Các trường thành viên cung cấp giáo viên hướng dẫn và tổ chức những buổi thảo luận nhóm, sắp xếp chỗ ở cho sinh viên, và cấp kinh phí cho những hoạt động ngoại khóa. Suốt trong thập niên 1990, Cambridge mở thêm nhiều phòng thí nghiệm đặc biệt phục vụ nghiên cứu tại một số địa điểm của viện đại học rải rác khắp thành phố, số lượng những phòng thí nghiệm hiện vẫn tiếp tục gia tăng.
Cambridge là thành viên Nhóm Russell, một mạng lưới các viện đại học nghiên cứu, Nhóm Coimbra, hội đoàn của các viện đại học hàng đầu ở châu Âu, Liên minh Đại học Nghiên cứu Âu châu, và Liên hiệp Quốc tế các Đại học Nghiên cứu. Cambridge là một thành phần trong "Tam Giác Vàng" – tên gọi không chính thức những viện đại học hàng đầu của Anh: Oxford, Cambridge tạo thành hai góc của tam giác, Imperial College London, University College London, London School of Economics, và Kings College London hợp thành góc còn lại (Imperial College London từng trực thuộc liên hiệp Viện Đại học Luân Đôn, ba trường còn lại hiện là thành viên của Viện Đại học Luân Đôn).
=== Tuyển sinh ===
==== Quy trình ====
UCAS tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh vào Cambridge, thời hạn chót hiện nay là giữa tháng 10. Cho đến thập niên 1980, tất cả thí sinh phải qua kỳ thi tuyển, về sau chỉ còn những kỳ kiểm tra như kiểm tra đánh giá kỹ năng tư duy và kiểm tra môn luật Cambridge. Viện đại học đang xem xét việc tái lập các kỳ thi tuyển cho tất cả ngành học kể từ năm 2016.
Hầu hết các thí sinh được mong đợi có ít nhất ba A-level A-grade liên quan đến ngành học được chọn, hoặc ít nhất ba điểm số 7, 7, 6 cho kỳ thi Tú tài quốc tế (IB). Hạng A-level A* (từ năm 2010) cũng được xem xét, với tiêu chuẩn của viện đại học cho tất cả giảng khóa là A*AA. Bởi vì một tỷ lệ lớn các thí sinh đều có điểm số cao, các cuộc phỏng vấn là quy trình cần thiết để chọn những người giỏi nhất, tập chú vào các yếu tố như sự độc đáo trong tư duy và tính sáng tạo.
Những ứng viên bị trường họ chọn không chấp nhận sẽ được đưa vào danh sách dự bị để những trường khác xem xét.
Việc tuyển chọn sinh viên cao học được quyết định bởi khoa hoặc ban liên quan đến ngành học ứng viên chọn.
=== Thanh danh ===
Theo bản đánh giá của chính phủ Anh, trong hai năm 2001 và 2008, Cambridge được xếp hạng đầu. Năm 2005, mỗi năm Cambridge đào tạo tiến sĩ (PhD) nhiều hơn bất cứ viện đại học nào khác ở Anh (30% nhiều hơn Oxford xếp hạng nhì). Một cuộc khảo sát năm 2006 của Thomas Scientific cho thấy số lượng tài liệu nghiên cứu từ Cambridge cao nhất nước Anh. Một nghiên cứu khác trong năm 2006 của Evidence cho thấy số lượng trợ cấp và hợp đồng nghiên cứu của Cambridge chiếm tỷ lệ cao nhất (6,6%) Anh Quốc.
Silicon Fen, còn gọi là "Hiện tượng Cambridge – khu công nghiệp cao chuyên về nhu liệu, điện tử, và kỹ thuật sinh học – năm 2004 được xem là thị trường đầu tư mạo hiểm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Silicon Valley. Ước tính trong tháng 2 năm 2006, có khoảng 250 công ty mới thành lập có quan hệ trực tiếp với Cambridge trị giá 6 tỉ USD.
==== Xếp hạng đại học ====
Trong nhiều bảng xếp hạng trải qua nhiều năm, Cambridge luôn ở trong vài hạng đầu ở Anh và trên thế giới.
Trên nhiều bảng xếp hạng quốc tế, Cambridge ở trong số mười viện đại học uy tín nhất. Theo bảng xếp hạng do QS World University Rankings phối hợp với Report thực hiện năm 2012, Cambridge giữ vị trí thứ hai, nhưng hai năm trước được xếp hạng nhất. Cambridge giữ vị trí thứ bảy theo Times Higher Education World University Rankings (2012-13). Cũng trong năm 2012, ARWU xếp viện đại học này vào hạng năm, trong khi nhật báo Guardian dành vị trí đầu cho Cambridge, vượt qua Oxford trong các ngành học như triết, luật, chính trị, toán, các môn đại cương, nhân học, và ngôn ngữ hiện đại.
Năm 2006, tạp chí Newsweek tổng hợp các yếu tố trong hai bảng xếp hạng THES-QS và ARWU cùng một số dữ liệu khác để thẩm định mức độ "mở và đa dạng" của các học viện, đã dành vị trí thứ sáu cho Cambridge. Năm 2008, Sunday Times University Guide lại xếp Cambridge hạng nhất lần thứ 11 liên tiếp kể từ khi bảng xếp hạng này được công bố năm 1998. Cũng trong năm 2008, Cambridge giữ thứ hạng đầu ở 37 trong số 61 ngành học, trong đó có ngành luật, y, kinh tế, toán, kỹ sư, lý, hóa, và được xem là học viện có thành tích xuất sắc nhất trong lĩnh vực nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển sinh và hướng nghiệp tại Anh.
Theo Times Good University Guide Subject Rankings năm 2009, Cambridge giữ hạng nhất (hoặc đồng hạng nhất) ở 34 trong số 42 môn học, còn trong bảng xếp hạng tổng quát, Cambridge giữ vị trí thứ hai sau Oxford. Cambridge cũng được xếp hạng hai sau Oxford theo Guardian University Guide Rankings năm 2009.
Năm 2010, University Ranking by Academic Performance (URAP) dành cho Cambridge vị trí thứ hai ở Anh và 11 trên thế giới.
==== Xuất bản ====
Cơ sở xuất bản của viện đại học, Cambridge University Press, là cơ sở in ấn và xuất bản lâu đời nhất thế giới, và là cơ sở xuất bản đại học có quy mô lớn thứ hai trên thế giới.
== Đời sống sinh viên ==
=== Hội sinh viên ===
Khi nhập học, tất cả sinh viên tại Cambridge đương nhiên là thành viên Hội Sinh viên Đại học Cambridge - thành lập năm 1964, lúc ấy có tên Hội đồng Đại diện Sinh viên - với ban chấp hành sáu thành viên.
=== Thể thao ===
Cambridge có truyền thống lâu đời khuyến khích sinh viên tham gia thể thao và các hoạt động giải trí. Đua thuyền là môn thể thao được yêu thích đặc biệt ở Cambridge với nhiều cuộc thi đấu giữa những trường thành viên, nhất là cuộc đua thuyền hằng năm giữa Cambridge với Oxford. Còn có nhiều cuộc thi đấu cricket, rugby, cờ vua, và tiddywinks giữa hai ngôi trường danh giá này.
Phần lớn các tiện nghi thể thao đều được cung ứng bởi những trường thành viên, nhưng một khu phức hợp thể thao của viện đại học hiện đang được xây dựng.
=== Hội đoàn ===
Nhiều hội đoàn do sinh viên tự điều hành, nhằm khuyến khích sinh viên chia sẻ với nhau những đam mê hoặc những mối quan tâm, tổ chức những buổi họp mặt định kỳ. Đến năm 2012, ở Cambridge có 751 hội đoàn đã đăng ký. Những trường thành viên thường thành lập cho họ những hội đoàn và các đội thể thao.
Cambridge Union là hội đoàn lớn nhất ở Đại học Cambridge, thành lập năm 1815 với mục tiêu tổ chức những cuộc hội thảo về các chủ đề được xã hội quan tâm. Trong số những nhân vật nổi tiếng từng nói chuyện ở Cambridge Union có Winston Churchill, Theodore Roosevelt, Ronald Reagan, Jawaharlal Nehru, Muammar al-Gaddafi, Stephen Hawking, Pamela Anderson, Clint Eastwood...
Nổi bật nhất trong các hội kịch nghệ là Câu lạc bộ Kịch Tài tử và câu lạc bộ hài kịch Footlights. Dàn nhạc Thính phòng Đại học Cambridge theo đuổi những đề án âm nhạc khác nhau, từ những bản giao hưởng được yêu thích đến những tác phẩm ít nổi tiếng hơn; thành viên của dàn nhạc là sinh viên của viện đại học.
=== Nhật báo và đài phát thanh ===
Sinh hoạt báo chí của sinh viên là đa dạng, từ tờ Varsity lâu đời (ấn bản đầu tiên phát hành năm 1931) đến tờ The Cambridge Student trẻ trung hơn (thành lập năm 1999). Mới đây, cả hai tờ báo này đang bị cạnh tranh với sự xuất hiện của The Tab (năm 2009), tờ báo lá cải của sinh viên.
Với sự hợp tác của sinh viên Đại học Anglia Ruskin, sinh viên Cambridge điều hành một đài phát thanh, Cam FM, sản xuất các chương trình hằng tuần, hài kịch, chính kịch, và tường thuật thể thao.
=== Formal Hall và May Ball ===
Một trong những đặc điểm của sinh hoạt sinh viên ở Cambridge là khả năng tham dự tiệc tối tại trường thành viên, gọi là Formal Hall, tổ chức mỗi học kỳ. Sinh viên dự tiệc phải mặc lễ phục, trong khi giảng viên được ngồi chỗ trang trọng High Table. Tiệc tối được khởi đầu và kết thúc với nghi thức cầu nguyện. Còn có những tiệc tối tổ chức vào các dịp đặc biệt như Giáng sinh hoặc lễ tưởng nhớ những nhà tài trợ.
Lúc chấm dứt các kỳ thi là đến Tuần lễ tháng Năm (May Week) là thời điểm tổ chức dạ tiệc tháng Năm (May Ball): những buổi liên hoan thâu đêm tại các trường thành viên với thức ăn, thức uống, và các loại hình giải trí. Chủ nhật đầu tiên của May Week thường là ngày vui chơi ngoài trời (picnic, barbecue).
== Cựu sinh viên Cambridge ==
Trải qua lịch sử lâu dài của Cambridge, nhiều người từng theo học ở Cambridge đã nổi tiếng trong các lĩnh vực hoạt động của họ, trong học thuật cũng như ngoài xã hội. Có khoảng từ 85 đến 88 khôi nguyên Giải Nobel là những nhân vật liên quan đến Cambridge, trong số đó có tổng cộng 61 người từng theo học ở đây. Ngoài ra còn có 8 Huy chương Fields và 2 Giải Abel được trao cho những học giả Cambridge.
=== Toán học và Khoa học ===
Nổi bật nhất là truyền thống lâu đời và vượt trội của viện đại học về toán học và các ngành khoa học.
Trong số những triết gia tự nhiên nổi tiếng nhất của Cambridge có Sir Isaac Newton, người đã dành gần hết cuộc đời làm việc tại viện đại học và tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm tại Trinity College. Sir Francis Bacon, người chịu trách nhiệm phát triển Phương pháp khoa học, nhập học ở Cambridge khi mới 12 tuổi, và những nhà toán học tiên phong như John Dee và Brook Taylor.
Hardy, Littlewood, và De Morgan ở trong số những nhà toán học nổi tiếng nhất trong lịch sử đương đại. Sir Michael Atiyah là một trong những nhà toán học quan trọng nhất trong hạ bán thế kỷ 20; William Oughtred, John Wallis, Srinivasa Ramanujan là những tên tuổi lớn trong toán học.
Trong sinh học, Charles Darwin từng theo học ở Cambridge, Francis Crick và James Watson phát triển mô hình cấu trúc ba chiều của DNA. Gần đây hơn là Sir Ian Wilmut với cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996. Nhà tự nhiên học David Attenborough tốt nghiệp Cambridge, trong khi Jane Goodall, chuyên gia hàng đầu về tinh tinh làm luận án tiến sĩ tại Darwin College.
Cambridge cũng được xem là nơi khai sinh máy điện toán khi nhà toán học Charles Babbage thiết kế hệ thống điện toán đầu tiên từ giữa thập niên 1800. Alan Turing tiếp bước phát minh những nguyên lý nền tảng cho khoa học điện toán đương đại, rồi Maurice Wilkes hình thành máy điện toán đầu tiên có thể lập trình. Webcam cũng là một phát minh tại Cambridge khi những nhà khoa học muốn biết chắc cà phê đã có sẵn ở phòng ăn mà không cần phải rời khỏi phòng thí nghiệm.
Ernest Rutherford, được xem là cha đẻ của ngành vật lý nguyên tử, dành gần trọn đời mình ở Cambridge, tại đây ông cộng tác với Niels Bohr, người tìm ra cấu trúc và chức năng của nguyên tử, J. J. Thomson, nhà khoa học khám phá electron, Sir James Chadwick tìm ra neutron. Sir John Cockcroft và Ernest Walton cộng tác để tìm cách tách nguyên tử. J. Robert Oppenheimer, người đứng đầu Dự án Manhattan phát triển bom hạt nhân, từng học ở Cambridge dưới sự dẫn dắt của Rutherford và Thompson.
Những nhà thiên văn học như Sir John Herschel, Sir Arthur Eddington, và nhà vật lý Paul Dirac từng nhiều năm giảng dạy ở Cambridge; Stephen Hawking là giáo sư toán ở đây từ năm 2009. John Polkinghorne từng là nhà toán học ở Cambridge trước khi trở thành mục sư Anh giáo, ông được phong tước hiệp sĩ, và được trao Giải Templeton nhờ những đóng góp của ông về mối tương quan giữa khoa học và tôn giáo.
Trong số những nhà khoa học nổi tiếng ở Cambridge có Henry Cavendish, người tìm ra hydrogen, Frank Whittle, đồng phát minh động cơ phản lực; Lord Kelvin, William Fox Talbot, Alfred North Whitehead, Sir Jagadish Chandra Bose, Lord Rayleigh, Georges Lemaître, và Frederick Sanger, người đoạt hai giải Nobel.
=== Nhân văn, âm nhạc, nghệ thuật ===
Trong lĩnh vực nhân văn, từ đầu thế kỷ 16, Desiderius Erasmus thành lập môn Hi Lạp học tại Cambridge và giảng dạy tại đây trong vài năm. Nhà Latin học A. E. Housman cũng giảng dạy tại Cambridge mặc dù tên tuổi của ông được biết đến nhiều hơn như một thi sĩ.
Những nhà kinh tế học xuất thân từ Cambridge có John Maynard Keynes, Thomas Malthus, Alfred Marshall, Milton Friedman, Joan Robinson, Piero Sraffa, và Amartya Sen. Sir Francis Bacon, Bertrand Russell, Ludwig Wittgenstein, Leo Strauss, George Santayana, G. E. M. Anscombe, Sir Karl Popper, Sir Bernard Williams, Allama Iqbal, và G. E. Moore là những học giả Cambridge trong lĩnh vực triết học, tương tự là những nhà sử học Thomas Babington Macaulay, Frederic William Maitland, Lord Acton, Joseph Needham, E. H. Carr, Hugh Trevor-Roper, E. P. Thompson, Eric Hobsbawm, Niall Ferguson và Arthur M. Schlesinger, Jr, Glanville Williams, Sir James Fitzjames Stephen, và Sir Edward Coke.
Những nhân vật tôn giáo nổi tiếng đến từ Cambridge có Justin Welby, Tổng Giám Canterbury, người tiền nhiệm Rowan William và nhiều tổng giám mục Canterbury khác. William Tyndale, nhà phiên dịch Kinh Thánh tiên phong từng học ở Cambridge. "Những người tử đạo Oxford" Thomas Cranmer, Hugh Latimer, và Nicholas Ridley đều xuất thân từ Cambridge (Oxford là địa điểm họ bị xử tử). William Wilberforce và Thomas Clarkson tích cực hoạt động cho phong trào bãi nô, là cựu sinh viên Cambridge. Ngoài ra còn có sáu người được trao tặng Giải Templeton, giải thưởng danh giá dành cho những người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực tôn giáo.
Những nhà soạn nhạc Ralph Vaughan Williams, Sir Charles Villiers Stanford, William Sterndale Bennett, Orlando Gibbons, và gần đây hơn, Alexander Goehr, Thomas Adès và John Rutter đều xuất thân từ Cambridge.
Trong lĩnh vực hội họa có Quentin Blake, Roger Fry, và Julian Trevelyan, điêu khắc có Antony Gormley, Marc Quinn, và Sir Anthony Caro, nhiếp ảnh có Antony Armstrong-Jones, Sir Cecil Beaton, và Mick Rock đều từng theo học ở Cambridge.
=== Văn học ===
Trong số những tác gia quan trọng xuất thân từ Cambridge cần kể đến nhà soạn kịch thời Elizabeth Christopher Marlowe cùng những đồng môn của ông Thomas Nashe và Robert Greene. John Fletcher, người cộng tác với Shakespeare trong các tác phẩm The Two Noble Kinsmen, Henry VIII, và Cardenio, cũng là người kế tục Shakespeare để viết vở The King’s Men. Những nhà văn như W. M. Thackery, Charles Kingsley, và Samuel Butler. Trong vòng những nhà văn đương đại có E. M. Foster, Rosamond Lehmann, Vladmir Nabokov, Christopher Isherwood, và Malcolm Lowry, tác gia về trung cổ và tôn giáo C. S. Lewis, nhà vật lý và tiểu thuyết gia C. P. Snow. Những tên tuổi khác trong lĩnh vực văn học xuất thân từ Cambridge là Patrick White, Iris Murdoch, Eudora Welty, J. G. Ballard, Sir Kingsley Amis, E. R. Braithwaite, Douglas Adams, Tom Sharpe, Howard Jacobson, A. S. Byatt, Sir Salman Rushdie, Nick Hornby, Zadie Smith, Robert Harris, Sebastian Faulks, Michael Crichton, Jin Yon, Julian Fellowes, Stephen Poliakoff, Michael Frayn, Alan Bennett, và Sir Peter Shaffer.
Những thi sĩ đến từ Cambridge có Edmund Spenser, tác giả The Faerie Queene, John Donne, George Herbert, Andrew Marvell, John Milton nổi tiếng với thiên sử thi Paradise Lost, John Dryden, Thomas Gray, William Wordsworth, Samuel Taylor Coleridge, Lord Byron, A. E. Housman, gần đây hơn là Cecil Day-Lewis, Joseph Brodsky, Kathleen Raine, và Geoffrey Hill.
Trong lĩnh vực điện ảnh, có những diễn viên và đạo diễn là cựu sinh viên Cambridge như Sir Ian McKellen, Sir Derek Jacobi, Sir Michael Redgrave, James Mason, Emma Thompson, Stephen Fry, Hugh Laurie, John Cleese, Eric Idle, Graham Chapman, Simon Russell Beale, Tilda Swinson, Thandie Newton, Rachel Weisz, Sacha Baron Cohen, Tom Hiddleston, Eddie Redmayne, Jamie Bamber, Lily Cole, David Mitchell, Mike Newel, Sam Mendes, Stephen Frears, Paul Greengrass, Chris Weitz, và John Madden.
=== Thể thao ===
Những cựu sinh viên Cambridge đã giành được ít nhất 50 huy chương Thế vận hội. Deng Yaping sáu lần vô địch bóng bàn, vận động viên nước rút Harold Abrahams, và George Mallory nhà leo núi lừng danh.
=== Chính trị ===
Cambridge được xem là một ngôi trường danh giá một phần do đó là nơi xuất thân của nhiều chính trị gia tiếng tăm:
15 Thủ tướng Anh Quốc, trong đó có Robert Walpole, chính trị gia được xem là thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Có ít nhất 23 nguyên thủ như Toàn quyền Barbados, Thủ tướng các nước Ấn Độ, Singapore, và Jordan.
Có ít nhất 9 quân vương, Thái tử Charles, và nhiều nhân vật hoàng gia khác.
Có 3 người ký tên trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ.
Oliver Cromwell, nhà cách mạng cai trị nước Anh từ năm 1653 – 1658.
== Cambridge trong văn học nghệ thuật ==
Suốt chiều dài lịch sử của mình, Viện Đại học Cambridge xuất hiện nhiều lần trong các tác phẩm văn chương, hội họa của nhiều tác giả:
Trong The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer.
Trong Gulliver’s Travel (1726) của Jonathan Swift, nhân vật Lemuel Gulliver tốt nghiệp Emmanuel College.
Trong The Prelude (1805) của William Wordsworth.
Trong Pride and Prejudice (1813) của Jane Austen, cả Mr Darcy và Mr Wickham đều tốt nghiệp từ Cambridge.
Trong A Tale of Two Cities (1859) của Charles Dickens.
Trong Middlemarch (1872) của George Eliot.
Trong She: A History of Adventure (1886) của H. Rider Haggard, câu chuyện của Horace Holly, một giáo sư Cambridge, về một chuyến đi ở giữa những bộ lạc tại châu Phi.
Trong chuỗi truyện ngắn Sherlock Holmes (1887 – 1927) của Arthur Conan Doyle.
Mrs. Warren’s Profession (1884) của George Bernard Shaw.
Trong Women in Love (1920) của D. H. Lawrence.
Trong Jacob’s Room (1922) của Virginia Woolf.
Trong The Case of the Missing Will (1924) của Agatha Christie.
Trong The Citadel (1937) của A. J. Cronin.
Out of the Silent Planet (1938) của C. S. Lewis.
Trong The Facts of Life (1939) của W. Somerset Maugham.
Trong Tinker, Tailor, Soldier, Spy (1974) của John le Carré.
Chariot of Fired (1981, phim) của Huge Hudson.
Trong The Sense of an Ending (2011) của Julian Barnes.
== Các thành viên nổi tiếng ==
== Các trường đại học trực thuộc ==
Viện đại học được chia thành các trường đại học trực thuộc. Cambridge có 31 trường đại hoc:
== Hình ảnh ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Leedham-Green, Elisabeth (1996). A concise history of the University of Cambridge. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-43978-7.
Leader, Damien (1988–2004). A history of the University of Cambridge. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-32882-1.
Stubbings, Frank (1995). Bedders, bulldogs and bedells: a Cambridge glossary. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-47978-3.
Smith, J.; Stray, C. (2001). Teaching and Learning in 19th century Cambridge. Boydell Press. ISBN 978-0-85115-783-2.
Willis, Robert (1988). John Willis Clark, biên tập. The Architectural History of the University of Cambridge and of the Colleges of Cambridge and Eton. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-35851-4.
Deacon, Richard (1985). The Cambridge Apostles: A History of Cambridge University's Elite Intellectual Secret Society. Cassell. ISBN 978-0-947728-13-7.
Garrett, Martin (2004), 'Cambridge: a Cultural and Literary History', Signal Books. ISBN 1-902669-79-7
A history of the University of Cambridge, by Christopher N.L. Brooke, Cambridge University Press, 4 volumes, 1988–2004, ISBN 0-521-32882-9, ISBN 0-521-35059-X, ISBN 0-521-35060-3, ISBN 0-521-34350-X
“Japanese Students at Cambridge University in the Meiji Era, 1868–1912: Pioneers for the Modernization of Japan”. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009. , by Noboru Koyama, translated by Ian Ruxton,A Translation from a Japanese Original. Lulu Press. 2004. ISBN 1-4116-1256-6. This book includes information about the wooden spoon and the university in the 19th century as well as the Japanese students.
Webb, Grayden (2005). The History of the University of Cambridge and Education in England. Cambridge University Press. ISBN 0-521-32882-9.
Anonymous (2009) [1790]. A Concise and Accurate Description of the University, Town and County of Cambridge. Cambridge University Press. ISBN 978-1-108-00065-9.
Taylor, Kevin (1994). Central Cambridge: A Guide to the University and Colleges. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-45913-6.
== Liên kết ngoài ==
Website chính thức
Cambridge University Students' Union
Cambridge University Graduate Union
Interactive map—a zoomable map linking to all the University departments and colleges
University of Cambridge Nobel Laureates |
trung tâm thúy nga.txt | Thúy Nga Paris còn được biết đến dưới cái tên chính thức là Thúy Nga Productions hoặc Trung tâm Thúy Nga là một trong những nhà tổ chức biểu diễn và sản xuất các sản phẩm băng đĩa ca múa nhạc lớn nhất của người Việt hải ngoại. Sản phẩm nổi tiếng nhất của Trung tâm Thúy Nga là các chương trình ca vũ nhạc kịch tổng hợp (đại nhạc hội) Paris By Night và các live show.
== Lịch sử hình thành và phát triển ==
=== Thời kỳ trong nước ===
Nguyên thủy Trung tâm Thúy Nga được thành lập tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) năm 1972 sản xuất băng nhạc. Cửa hiệu của Thúy Nga nằm trong Thương xá Tam Đa (Crystal Palace) trên đường Lê Thánh Tôn. Những tên tuổi do Thúy Nga phát hành khi còn trong nước là Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Tuyền... Ngoài tân nhạc Thúy Nga còn cho ra băng cải lương. Chủ nhân là ông Tô Văn Lai.
=== Ra hải ngoại ===
Năm 1975 khi chính quyền Sài Gòn thất thủ thì Trung tâm Thúy Nga ngưng hoạt động. Gia đình Tô Văn Lai vượt biên và được sang Pháp tỵ nạn vào cuối năm 1976. Lúc đầu ông Lai đi bơm xăng, vợ ông-bà Thúy mở một cửa hàng băng đĩa nhỏ trong ngõ hẹp ở Paris và sinh nhai bằng việc in sang các băng đĩa cũ một cách thủ công để đem đi bán, rồi từ từ tự sản xuất các chương trình ca nhạc. Lúc đó các chương trình Paris By Night được sản xuất và phát hành tại Paris, nội dung là những tuồng cải lương, sau đó mới dần phát triển thành những chương trình ca nhạc kịch múa tổng hợp như được biết sau này.
Sản phẩm thành công nhất của Thúy Nga là loạt chương trình ca nhạc Paris by Night. Paris được ghi nhận trong tên của chương trình vì chính đó là nơi khởi lập đưa Thúy Nga lên con đường thành công rực rỡ. Paris by Night là một chương trình theo thể loại "đại nhạc hội" bao gồm hầu hết các thể loại tân nhạc, nhạc vàng, cổ nhạc, múa, sau bổ túc thêm hài kịch, phóng sự, nhạc chủ đề... Hai MC nổi tiếng và đã gắn bó lâu năm với chương trình là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong những nhà văn nổi tiếng với nhiều cuốn sách bán chạy, còn Nguyễn Cao Kỳ Duyên được biết đến trước hết là con gái của cựu Thủ tướng và Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ.
Thúy Nga Paris sang thế kỷ 21, không như tên gọi nguyên thủy, nay đặt trụ sở chính ở Westminster, California (Hoa Kỳ). Trung tâm này còn có chi nhánh hoạt động ở Paris (Pháp); Toronto (Ontario, Canada); Bankstown (Sydney, Australia). Chi nhánh Australia sau đóng cửa, ủy nhiệm cho một công ty sở tại có trụ sở ở Reservoir, Victoria làm đại diện và nhà phân phối. Năm 2014, chi nhánh tại Paris chính thức đóng cửa, cùng với đó là trang bán hàng online thuynga.fr
== Các sản phẩm ==
== Các tác phẩm trình diễn ==
Các chương trình Paris By Night do Trung tâm Thúy Nga thường dàn dựng là những chương trình tạp kỹ bao gồm nhiều thể loại nhạc để có thể tiếp cận sở thích âm nhạc đại đa số khán giả. Trong các chương trình biểu diễn, có một số nhạc phẩm của các nhạc sĩ hiện sinh sống trong nước được đưa vào chương trình. Tuy nhiên một số nhạc sĩ nổi tiếng trong nước thường có nhiều sáng tác bán độc quyền cho Thúy Nga như Châu Kỳ, Nguyễn Ánh 9, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Phú Quang và gần đây các nhạc sĩ nhạc trẻ như Thái Thịnh, Minh Khang, Lê Quang, Hoài An, Võ Hoài Phúc, Nguyễn Đức Cường, Lương Bằng Quang,...
== Các xung đột và tranh cãi ==
Là một cơ sở văn hóa hải ngoại, Thúy Nga phục vụ chủ yếu cộng đồng người Việt tỵ nạn. Nhiều chương trình Paris by Night của Thúy Nga đã gây ra tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Paris By Night 40 với chủ đề Mẹ đặc biệt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chương trình được phát hành nhân dịp Vu lan năm 1997, có một đoạn phim cho bài hát "Ca dao mẹ" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đoạn phim minh họa gồm một đoạn phim tài liệu trong đó có cảnh máy bay pháo kích dân thường đang chạy trốn tại miền Nam Việt Nam. Nhiều người tức giận và cho rằng Thúy Nga đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ Việt Nam. Nhiều người đã viết thư đến các tòa soạn kêu gọi tẩy chay Thúy Nga và đã biểu tình trước trụ sở Thúy Nga. Thúy Nga cho rằng đây chỉ là một trường hợp nhầm lẫn do một người biên tập phim chưa thành thạo (đạo diễn Lưu Huỳnh). Cả hai ông Tô Văn Lai và Nguyễn Ngọc Ngạn phải viết thư xin lỗi cộng đồng trong các tờ báo lớn.
== Tại Việt Nam ==
Tại Việt Nam, các băng đĩa của Thúy Nga không được phép lưu hành chính thức, nhưng băng đĩa lậu không khó mua. Một số ca sĩ quốc nội trình diễn cho Thúy Nga đã bị cấm hoạt động sau khi về nước.
Các báo chí trong nước cũng thường xuyên chỉ trích nội dung của Paris By Night và cho rằng Thúy Nga đang "thực hiện các chiến dịch tâm lý chiến chống phá quê hương đất nước" Tuy nhiên, những năm gần đây, một số chương trình của Thúy Nga được chính quyền Việt Nam đánh giá cao, tiêu biểu là Paris By Night 99 - Tôi là người Việt Nam. Thậm chí một số báo còn lấy bộ DVD này đem ra so sánh với bộ nhạc "phản động" của Trung tâm Asia.
== Vấn đề bản quyền ==
Vì vấn đề giấy phép và kiểm duyệt, Thúy Nga chưa phát hành chính thức trong nước Việt Nam. Tuy nhiên, tổng số đĩa của trung tâm này hàng năm tiêu thụ ở Việt Nam là rất lớn và cái tên của trung tâm này khá quen thuộc với nhiều người dân, song đại đa số là các đĩa in sang lậu.
Ở hải ngoại, tình trạng sang băng lậu và lưu truyền trên internet cũng làm các trung tâm điêu đứng, tạo khó khăn tài chính, đến nỗi Nguyễn Ngọc Ngạn phải nói thẳng thắn "Khán giả phụ Thúy Nga, chứ Thúy Nga không phụ lòng khán giả!..."
Thúy Nga được tiếng là thanh toán tiền tác quyền khá sòng phẳng , tuy nhiên đôi khi vẫn có vài khiếu nại như vụ kiện của Hoàng Tuấn, ông bầu ca sĩ Đan Trường, vụ nghệ sĩ Kim Cương kiện Hương Lan. Ngược lại, Thúy Nga không thể khởi kiện khi ca khúc độc quyền bị sử dụng trong nước cũng như vụ Nhà xuất bản Văn học sử dụng trái phép truyện ma do Trung tâm sản xuất vì các trở ngại pháp lý giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Cunningham, Stuart; John Sinclair (2000). Floating Lives: The Media and Asian Diasporas. University of Queensland Press. ISBN 0742511367.
Davé, Shilpa; LeiLani Nishime, Tasha G. Oren (2005). East Main Street: Asian American Popular Culture. New York University Press. ISBN 0814719635.
Karim, Karim Haiderali (2003). Media of Diaspora: Mapping the Globe. Routeledge. ISBN 0415279305.
Nguyen, Mimi Thi Nguyen; Thuy Linh N. Tu (2007). Alien Encounters: Popular Culture in Asian America. Duke University Press. ISBN 0822339226.
== Liên kết ngoài ==
Diễn đàn Thúy Nga chính thức
Thuy Nga's European web site
Thuy Nga's United States web site
Kênh video chính thức của TT Thúy Nga tại Youtube
Đài truyền hình VietFace TV của Trung tâm Thúy Nga
Miratunes (Download & Listen to music, interviews and more of your favourite singers from Thuy Nga
A case of Copyright infringement by Thuy Nga
Nguyễn Ngọc Ngạn, Trông Lại Một Chặng Đường, nhân Kỉ niệm 25 năm Paris By Night, 2008
Thúy Nga Paris có thể đóng cửa |
đài truyền hình việt nam.txt | Đài Truyền hình Việt Nam, (tiếng Anh: Vietnam Television) gọi tắt là VTV, là Đài Truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
== Tên viết tắt ==
Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV. Ba chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài, lần lượt được thể hiện trong ba màu đỏ, lục, lam. VTV là viết tắt của tên gọi tiếng Anh của Đài Truyền hình Việt Nam là Vietnam Television. Tên viết tắt này bắt đầu được sử dụng từ năm 1990. Lúc mới bắt đầu dùng tên viết tắt VTV, nhiều khán giả không bằng lòng với việc đài truyền hình quốc gia của Việt Nam không dùng tiếng Việt mà lại dùng tiếng Anh làm tên viết tắt đã viết thư hỏi Đài Truyền hình Việt Nam lý do Đài chọn VTV làm tên gọi tắt. Để đối phó với luồng ý kiến phản đối, Đài Truyền hình Việt Nam trả lời khán giả trên sóng truyền hình rằng VTV là viết tắt của "Vô tuyến truyền hình Việt Nam".
== Lịch sử ==
Đêm 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam có buổi phát sóng truyền hình đầu tiên.
1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến Truyền hình.
Ngày 18 tháng 6 năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương.
Năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Lịch sử hình thành và phát triển của Đài trải qua các mốc quan trọng:
Ngày 7 tháng 9 năm 1970: Phát sóng thử nghiệm chương trình đầu tiên.
Ngày 16 tháng 4 năm 1972: Đài ngừng phát sóng và được sơ tán
Năm 1973: Phát sóng chương trình đầu tiên với vô tuyến trắng đen.
Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới
Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam
Tháng 1 năm 1988: Thành lập Cơ quan thường trú tại TP. HCM
Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng kênh VTV2
Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu nhằm phủ sóng toàn quốc
Tháng 4 năm 1995, Phát 3 kênh VTV1, VTV2 và VTV3, đến 31/3/1996 thì VTV3 được tách thành kênh riêng.
Ngày 31 tháng 3 năm 1998, VTV3 được phát sóng vệ tinh
Năm 1998, VTV4 được phát sóng chính thức.
Đến ngày 27 tháng 4 năm 2000, VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ.
Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV
Ngày 10 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số bằng tiếng dân tộc
Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng truyền hình cáp và MMDS
Tháng 12 năm 2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp
2007 – 2009: VTV đã tăng thêm 1 kênh quảng bá và 1 kênh khu vực, bao gồm: VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VTVCab) và VTV6 - Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc, cùng với hàng chục kênh trả tiền.
2009: VTV hợp tác với Canal+ (Pháp), ra mắt dịch vụ Truyền hình Vệ tinh K+ trên cơ sở nâng cấp dịch vụ Truyền hình DTH của VTV.
Ngày 31 tháng 3 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử nghiệm kênh VTV3 chuẩn tín hiệu HD
Từ ngày 1 tháng 6 năm 2013, VTV3 HD phát sóng chính thức theo lộ trình.
Ngày 7 tháng 9 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng kênh VTV6 chuẩn tín hiệu HD từ ngày 7 tháng 9 năm 2013.
Ngày 31 tháng 3 năm 2014: Kênh VTV1 HD chính thức phát sóng, nâng tổng số kênh HD của VTV lên thành 3 kênh.
Ngày 3 tháng 4 năm 2015: VTV chính thức cho ra dịch vụ cập nhật tin tức AloVTV.
Ngày 20 tháng 5 năm 2015: Phát sóng kênh VTV2 HD, nâng tổng số kênh lên thành 4 kênh phát theo tiêu chuẩn HD.
Ngày 24 tháng 6 năm 2015: Phát sóng kênh VTV4 HD, nâng tổng số kênh HD của VTV thành 5 kênh.
Ngày 01 tháng 7 năm 2015: Phát sóng kênh VTV5 HD, nâng tổng số kênh HD của VTV thành 6 kênh.
Ngày 28 tháng 8 năm 2015: Phát sóng kênh VTV9 HD, nâng tổng số kênh HD của VTV thành 7 kênh.
Ngày 6 tháng 9 năm 2015: Ra mắt kênh truyền hình Internet VTV go.
Ngày 20 tháng 11 năm 2015: Phát thử nghiệm kênh VTV7 & VTV7 HD trên hạ tầng Truyền hình số mặt đất DVB-T2.
Ngày 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức phát sóng 4 kênh quảng bá mới: Kênh Truyên hình tiếng dân tộc dành riêng cho khu vực ĐBSCL - VTV5 Tây Nam Bộ HD, Kênh Truyền hình giáo dục quốc gia - VTV7, Kênh Truyền hình quốc gia khu vực miền Trung & Tây Nguyên - VTV8 và Kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ - VTV9 và VTV9 HD
Ngày 17 tháng 10 năm 2016: phát sóng Kênh Truyền hình tiếng dân tộc dành riêng cho khu vực Tây Nguyên - VTV5 Tây Nguyên
== Cơ cấu tổ chức ==
Tổng giám đốc của đài hiện tại là ông Trần Bình Minh.
=== Các phòng, ban và trung tâm ===
Lãnh đạo Đài
Đảng ủy Đài
Khối đoàn thể
Văn phòng
Ban Thư ký biên tập
Ban Tổ chức cán bộ
Ban Kiểm tra
Ban Hợp tác quốc tế
Ban Kế hoạch - Tài chính
Ban Đầu tư
Ban Thời sự (VTV1) - Trưởng ban Hoàng Sơn
Ban Khoa giáo (VTV2) - Trưởng ban Đỗ Quốc Khánh
Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3) - Trưởng ban Lại Văn Sâm
Ban Truyền hình đối ngoại (VTV4) - Trưởng ban Tào Thị Thanh Xuân
Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) - Trưởng ban Nguyễn Văn Hợp
Ban Thanh thiếu niên (VTV6) - Trưởng ban Tạ Bích Loan
Trung tâm Sản xuất các chương trình Giáo dục (VTV7) - Giám đốc Nhà báo Nhật Hoa
Ban sản xuất các chương trình thể thao - Trưởng ban Phan Ngọc Tiến
Trung tâm Truyền hình thời tiết và cảnh báo thiên tai (VTVWDB)
Ban văn nghệ - Trưởng ban NSƯT Trịnh Lê Văn
Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) - Giám đốc NSƯT Đỗ Thanh Hải
Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Giám đốc Nguyễn Đăng Học
Trung tâm Tư liệu
Trung tâm Mĩ thuật
Trung tâm Đồ họa
Trung tâm Tin học và Đo lường
Trung tâm Kĩ thuật sản xuất chương trình
Trung tâm Kĩ thuật truyền dẫn phát sóng
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật truyền hình (VTV Brac)
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình (VTVTC)
Trường cao đẳng truyền hình
Trung tâm tin tức (VTV24)
Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd)
Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh Nội dung số (VTVdigital)
Ban biên tập truyền hình cáp (VTVpcd) - Trưởng ban Trịnh Long Vũ
Báo điện tử VTV News
Tạp chí Truyền hình VTV
Các Cơ quan Thường trú Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại các khu vực: Miền Trung - Tây Nguyên (VTV8, VTV5 Tây Nguyên), Nam Bộ (VTV9), Đồng bằng sông Cửu Long (VTV5 Tây Nam Bộ - Trung tâm THVN tại Cần Thơ).
Các Cơ quan Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Hiện nay VTV đã thành lập cơ quan thường trú tại Hoa Kỳ (Washington D.C, New York và Los Angeles), Nga (Moscow), Lào (Viêng Chăn), Campuchia (Phnôm Pênh), Bỉ (Brussel), Nhật Bản (Tokyo), Trung Quốc (Bắc Kinh), Singapore và Anh Quốc (London). Sắp tới, đài sẽ thành lập cơ quan thường trú thứ 12 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Abu Dhabi), sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép vào ngày 10 tháng 8 năm 2016.
=== Các đơn vị do Đài Truyền hình Việt Nam thành lập ===
Ban Quản lý đầu tư xây dựng Trung tâm Truyền hình Việt Nam
Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab)
Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)
Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV)
Công ty TNHH Truyền hình - Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom)
Triển lãm quốc tế phim và công nghệ truyền hình Việt Nam (Telefilm)
Công ty mua sắm truyền hình (VTV Hyundai Home Shopping)
== Các kênh truyền hình quảng bá ==
== Các chương trình đặc biệt thường niên của VTV ==
=== Gặp gỡ VTV ===
Gặp gỡ VTV là chương trình ca nhạc-talkshow đặc biệt để nhìn lại những dấu ấn của VTV năm vừa qua và chào đón năm mới. Chương trình phát sóng vào tối ngày 31/12 hàng năm đến sau giao thừa của năm mới từ năm 2013 đến 2015.
=== VTV New Year Concert ===
VTV New Year Concert là chương trình đại hội ca vũ nhạc do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và được phát sóng vào đêm ngày 1 tháng 1 dương lich hàng năm từ năm 2011.
=== Gặp nhau cuối năm - Táo Quân ===
Gặp nhau cuối năm (còn được gọi là Táo Quân) là một chương trình hài kịch truyền hình phát sóng vào 20 giờ ngày tất niên âm lịch trên kênh VTV và VTV HD (hòa sóng) của Đài Truyền hình Việt Nam.
=== Tết nghĩa là hi vọng ===
Sau thành công của “Tết nghĩa là hy vọng” năm 2016, dịp Tết Đinh Dậu 2017 khán giả VTV sẽ tiếp tục được thưởng thức chương trình đầy ý nghĩa này vào lúc 22h10 ngày 27/1/2017 (30 Tết) trên kênh VTV và VTV HD (hòa sóng).
=== Đón Tết cùng VTV ===
Đón Tết cùng VTV là chương trình chào năm mới (âm lịch) đặc biệt do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp Giao thừa hàng năm. Riêng dịp Tết Đinh Dậu đã được chuyển sang phát vào mùng 1 Tết
=== Ấn tượng VTV (VTV Awards) ===
Ấn tượng VTV là giải thưởng truyền hình thường niên của Đài Truyền hình Việt Nam nhằm vinh danh các sản phầm truyền hình, gương mặt MC, biên tập viên, bộ phim truyền hình ấn tượng, thu hút lượng lớn khán giả của VTV trong suốt một năm.
=== VTV Đặc biệt ===
== Các vụ bê bối của VTV ==
=== Liên quan đến phát thanh viên, biên tập viên ===
Biên tập viên ăn cắp ở nước ngoài: bà Kiều Trinh (con gái ông Vũ Văn Hiến, nguyên tổng giám đốc VTV, vợ cũ của đạo diễn Trần Lực) tiếp tục lên sóng truyền hình và giữ chức Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch của Ban Thời sự VTV1 mặc dù khi còn đi học ở Kalmar (Thụy Điển), bà đã ăn cắp một số váy và hàng hóa trị giá 400 đôla Mỹ và bị cảnh sát bắt giữ thẩm vấn sáu giờ.
Biên tập viên nói lời khiếm nhã trên sóng trực tiếp: Biên tập viên Lê Bình đã không giữ được bình tĩnh và buột miệng nói tục: "Cái bọn điên này..." trong một tình huống của chương trình Bản tin Tài chính - Kinh doanh lên sóng trực tiếp sáng ngày 6/4/2011 trên VTV1.
Biên tập viên đọc nhầm thủ tướng: Trong chương trinh thời sự 19h (VTV1) ngày 24/5/2016, BTV Vân Anh đã có sai sót nghiêm trọng khi nói: Chiều nay tại Hội nghị tiếp Bộ trưởng GTVT Mozambique, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị...
=== Vi phạm bản quyền ===
VTV cũng bị nhiều người tố cáo là vi phạm bản quyền hình ảnh, âm nhạc trong các chương trình phát sóng của đài. Ngày 1 tháng 3 năm 2016, VTV đã lên tiếng thừa nhận việc vi phạm bản quyền sau khi kênh YouTube chính thức của đài đã bị khóa từ ngày 29 tháng 2. Ông Bùi Minh Tuấn (Trú tại Thị trấn Hồ Xá, tỉnh Quảng Trị, chủ nhân kênh YouTube Yamaha Trung tá - người đã yêu cầu YouTube chặn kênh YouTube của VTV vì vi phạm bản quyền) cho biết nhiều lần xem các chương trình trong năm 2015 của VTV, ông Tuấn phát hiện nhiều hình ảnh của mình bị VTV sử dụng mà không xin phép ông (tổng cộng 20 lần) nên ông đã tố cáo việc làm của VTV với YouTube. Lần đầu tiên anh Tuấn thông báo với YouTube là ngày 2/9/2015, theo quy định của YouTube, sau khi nhận được báo cáo, YouTube sẽ gửi mail tới kênh YouTube của VTV để VTV rút các video vi phạm bản quyền. Lần thứ hai anh Tuấn gửi báo cáo là vào tháng 11/2015 và khi anh báo cáo đến lần thứ ba về vi phạm của VTV trong thời gian gần đây, YouTube quyết định khóa vĩnh viễn kênh YouTube chính thức của VTV.
=== Dàn dựng phóng sự "quét rau" sai sự thật ===
Trong chương trình "Café sáng với VTV3" phát trên kênh VTV3 ngày 4 tháng 5 năm 2016, có đăng tải một phóng sự do Phóng viên Phạm Thị Phương thực hiện (theo VTV, đây là phóng viên tập sự) quay cảnh người nông dân dùng chổi để quét ruộng rau cùng với lời bình: “Rau mà non người ta không dám ăn. Nên bây giờ phải quét để giả sâu ăn. Quét xong khoảng 2-3 hôm sau mới thu hoạch cho giống sâu ăn thật!” Sau đó trong phóng sự, thêm một người nông dân khác nói rằng: “Mình dùng chổi quét xuống, nhìn cũng giống như rau rách. Quét thế chẳng qua để lừa người tiêu dùng…”. Tuy nhiên, theo như báo cáo của UBND xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá thì vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 có 3 phóng viên tự giới thiệu là người của VTV3 về làng Cao Mật (xã Vĩnh Thành) để tác nghiệp trên cánh đồng trồng rau của nông dân địa phương. Trên ôtô của họ còn có các dụng cụ để dàn dựng đoạn phóng sự, rồi họ còn nhờ người dân đóng vai. Sau khi phát sóng, người dân xã Vĩnh Thành đã phản ứng kịch liệt. Ngày 10 tháng 5 năm 2016, tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước bầu cử HĐND địa phương ở xã Vĩnh Thành, ba phóng viên trên đã về xã Vĩnh Thành để xin lỗi người dân địa phương. Người dân làng đã không chấp nhận lời xin lỗi của các phóng viên và cương quyết yêu cầu họ phải làm một phóng sự khác để đính chính thông tin sai sự thật. Theo người dân làng thì sau khi xuất hiện clip dàn dựng này, việc tiêu thụ rau an toàn của bà con nông dân xã Vĩnh Thành gặp nhiều khó khăn. Đài truyền hình Việt Nam (VTV) sau đó đã bị Bộ Thông tin-Truyền thông xử phạt 50 triệu đồng vì "vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí khi đăng phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng" và buộc phải cải chính xin lỗi.
=== Các vụ bê bối khác của VTV ===
Lỗi sai về mặt địa lý là chương trình "Điệp vụ tuyệt mật" (phát sóng ngày 2 tháng 5 năm 2015 trên sóng VTV3) hiển thị sai bản đồ Việt Nam: thủ đô Hà Nội bị đánh dấu đến khu vực Quảng Tây, Trung Quốc và cũng không nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền), nên Ban sản xuất các chương trình giải trí - VTV3 đã bị phạt 15 triệu đồng.
Lỗi sai về mặt lịch sử là chương trình "Câu chuyện văn hóa" trên sóng VTV1, trong đoạn thông tin về điện Long An (Huế), kèm theo lời: Điện Long An, thuộc quần thể Kiến trúc cung Bảo Định. Được Thuận Trị - một trong những hoàng đế nổi tiếng về thơ văn cho xây dựng vào năm 1845... là do biên tập viên thuyết minh chương trình đọc nhầm tên vua Thiệu Trị của nước ta thành vua Thuận Trị của nhà Thanh (Trung Quốc).
Về chương trình truyền hình gây xúc phạm: chương trình Bố ơi mình đi đâu thế (phiên bản Việt Nam) tập 18 (phát sóng năm 2015) đã gây xúc phạm đến những đối tượng trẻ em đang có chứng tự kỉ. Không chỉ có chương trình này, mà cũng còn có chương trình Quà tặng cuộc sống tháng 11-2014 phát phim "Nhặt xương cho thầy" có nội dung phản cảm. VTV bị phạt 30 triệu đồng vì gây xúc phạm nghề giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Chương trình Điều ước thứ 7 ngày 10-1-2015 trên sóng VTV3 với nội dung chương trình kể về chuyện tình và điều ước của cô gái khiếm thị Nguyễn Như Đào (quê Anh Sơn, Nghệ An) và chàng trai Nguyễn Nhật Thanh (quê Quảng Xương, Thanh Hóa). Theo đó nội dung chương trình xoay quanh câu chuyện tình yêu hiếm có giữa một chàng trai trẻ là con trai duy nhất trong gia đình, tốt nghiệp khoa thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia và một cô gái khiếm thị nghèo khó.
VTV bị cáo buộc dàn dựng phóng sự về nạn phá rừng tại Đắk Lắk. Một chương trình khác của VTV24 là "Nói không với thực phẩm bẩn" cũng đang là mục tiêu của một số trang báo như Infonet, Dân Việt, Vntinnhanh, BBC,... liên quan đến nghi vấn có hay không sự dàn dựng phóng sự về pate, xúc xích bẩn.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang Web chính thức của VTV |
đại hội thể thao đông nam á 2003.txt | Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003 là SEA Games lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam từ 5 đến 13 tháng 12 năm 2003. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai SEA Games, Lễ khai mạc SEA Games diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình ở thủ đô Hà Nội.
== Biểu trưng ==
Biểu trưng của Đại hội lần này là chim lạc - hình ảnh thường thấy trên các mặt trống đồng Đông Sơn được cách điệu qua ba màu sắc: xanh dương tượng trưng cho các môn bơi lội, xanh lá cây tượng trưng cho các môn điền kinh và đỏ thể hiện tinh thần chiến thắng.
Linh vật của Đại hội lần này là Trâu Vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
== Ca khúc chính thức ==
"Vì một Thế giới ngày mai" (tiếng Anh: For the world of tomorrow) do nhạc sĩ Quang Vinh sáng tác.
== Bảng xếp hạng ==
Chủ nhà
== Sự kiện ==
SEA Games lần thứ 22 có 32 môn thi đấu được tổ chức ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thi đấu chính. Danh sách các môn thi đấu:
== Các đoàn tham dự ==
Các đoàn tham dự như sau theo 11 quốc gia Đông Nam Á:
Brunei
Malaysia
Thái Lan
Philippines
Việt Nam (chủ nhà)
Singapore
Indonesia
Đông Timor
Myanmar
Lào
Campuchia
== Lễ khai mạc ==
Lễ khai mạc diễn ra đúng 7 giờ tối ngày 5 tháng 12 năm 2003 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội và được trực tiếp trên VTV1 và VTV3. Có khoảng 4.000 diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố Hà Nội đã tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc. Hầu hết báo chí đều nhận xét về lễ khai mạc bằng một câu "Hoành tráng, ấn tượng, rực rỡ sắc màu". Toàn bộ lễ khai mạc kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Chương trình buổi lễ được chia thành hai phần:
Phần Lễ: Khởi đầu bằng màn biểu diễn dù bay mang quốc kỳ của 11 nước tham dự đại hội. Tiếp theo là diễu hành của 11 đoàn thể thao. Trung tâm của phần lễ là lễ rước đuốc và đốt đuốc. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi trên lưng ngựa cũng thấy trong phần này.
Phần Hội: là chương trình biểu diễn nghệ thuật gồm 3 chương: Chương I: "Đất Rồng Tiên" giới thiệu hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện"; Chương II: "Hợp tác vì hòa bình." tái hiện hình ảnh Hà Nội - thành phố Vì hòa bình"; Chương III: "ASEAN đoàn kết hướng tới tương lai"- là những nét đặc sắc về văn hóa nghệ thuật của các nước Đông Nam Á. Chương trình được khép lại với bài hát chính thức của SEA Games 22 "Vì một thế giới ngày mai" với sự thể hiện của 11 cặp ca sĩ nam nữ và màn bắn pháo hoa rực rỡ sắc màu.
== Địa điểm thi đấu ==
=== Hà Nội ===
Trung tâm liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình: Bóng đá nam, bơi lội, điền kinh.
Cung thể thao Quần Ngựa: thể dục dụng cụ
Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức: wushu
Nhà thi đấu Hai Bà Trưng (Hoàng Mai): cầu mây
Nhà thi đấu Gia Lâm: đấu kiếm
Nhà thi đấu Sóc Sơn: đấu vật
Hồ Tây: đua thuyền
Nhổn: bắn súng, bắn cung
=== Thành phố Hồ Chí Minh ===
Nhà thi đấu Lan Anh
Nhà thi đấu Phan Đình Phùng
Nhà thi đấu Phú Thọ
Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng
=== Bắc Ninh ===
Tổ chức thi đấu môn đua xe đạp nội dung cá nhân tính giờ đường trường nam, nữ
=== Hải Phòng ===
Sân vận động Lạch Tray: Bóng đá nữ
=== Hải Dương ===
Nhà thi đấu Hải Dương: Bóng bàn
=== Nam Định ===
Sân vận động Thiên Trường: Bóng đá nam
Nhà thi đấu Trần Quốc Toản: Bóng chuyền nữ
=== Ninh Bình ===
Nhà Thi đấu Ninh Bình: Bóng chuyền nữ
=== Phú Thọ ===
Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Phú Thọ: Bóng ném
=== Vĩnh Phúc ===
Nhà thi đấu Thị xã Vĩnh Yên: Đá cầu
=== Hòa Bình ===
Tổ chức thi đấu môn đua xe đạp
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web Ban tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Website lưu trữ |
kinh tế israel.txt | Kinh tế Israel là nền kinh tế thị trường. Năm 2013, Israel xếp thứ 19 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc, được xếp vào nhóm "phát triển rất cao".
Các ngành kinh tế chủ chốt bao gồm sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm kim loại, thiết bị điện tử và y sinh, sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hóa chất, thiết bị vận tải; Israel cũng là một trong những trung tâm hàng đầu thế giới về chế tác kim cương.
Tương đối nghèo tài nguyên, Israel phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, nguyên vật liệu thô, lúa mì, xe, kim cương chưa cắt và một số đầu vào khác cho sản xuất. Tuy nhiên việc lệ thuộc hoàn toàn vào năng lượng nhập khẩu có thể sẽ thay đổi vì gần đây Israel phát hiện một trữ lượng lớn khí tự nhiên ở vùng bờ biển nước này.
Israel rất năng động trong phát triển phần mềm, viễn thông và bán dẫn . Việc tập trung cao độ các ngành công nghệ cao ở Israel, với sự hỗ trợ của một ngành đầu tư mạo hiểm vững chắc, khiến Israel được mệnh danh là "Silicon Wadi", và được đánh giá là chỉ đứng thứ hai sau Silicon Valley của Mỹ. Nhiều công ty Israel đã được mua lại bởi các công ty đa quốc gia bởi vì lực lượng nhân sự chất lượng cao và đáng tin cậy. Israel là điểm đến đầu tiên ngoài nước Mỹ của Berkshire Hathaway khi công ty này mua lại ISCAR Metalworking. Israel cũng là nơi đặt những trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên ngoài nước Mỹ của các công ty như Intel, Microsoft và Apple. Các nhà tài phiệt người Mỹ như Bill Gates, Warren Buffett và Donald Trump đều ca ngợi nền kinh tế Israel. Bên cạnh hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Mỹ, mỗi nhà tài phiệt đều bỏ nhiều vốn vào rất nhiều ngành kinh tế Israel như bất động sản, công nghệ cao, sản xuất . Israel cũng là một điểm đến du lịch nổi tiếng với 3,54 triệu du khách quốc tế ghé thăm năm 2013.
Tháng 9 năm 2010, Israel được mời tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Israel cũng đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Liên Minh châu Âu, Mỹ, Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Canada, Jordan, Ai Cập. Ngày 18 tháng 12 năm 2007, Israel trở thành nước đầu tiên ngoài Mỹ La Tinh ký thỏa thuận tự do thương mại với khối thương mại Mercosur.
== Lịch sử ==
Cuộc khảo sát Biển Chết lần đầu tiên năm 1911, thực hiện bởi kỹ sư người Nga gốc Do Thái Moshe Novomeysky, dẫn tới việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Palestine Potash năm 1930, sau đó được đổi tên là Dead Sea Works. Năm 1923, Pinhas Rutenberg được cấp phép độc quyền sản xuất và phân phối điện. Ông thành lập Công ty Điện lực Palestine, tiền thân của Tập đoàn Điện lực Israel. Giữa các năm 1920 và 1924, một vài trong số các nhà máy lớn nhất nước được thành lập, trong đó có công ty Shemen Oil, Societe des Grand Moulins, công ty Palestine Silicate và công ty muối Palestine. Năm 1937, có 86 nhà máy kéo sợi và dệt trong nước, tuyển dụng 1.500 lao động. Vốn và kĩ thuật được cung cấp bởi các chuyên gia gốc Do Thái ở châu Âu. Nhà máy dệt may Ata ở Kryat Ata, sau này trở thành biểu tượng của ngành dệt may Israel, được thành lập năm 1934. Ngành này phát triển nhanh trong Thế chiến thứ 2, khi nguồn hàng từ châu Âu sụt giảm do các nhà sản xuất phải phục vụ cho nhu cầu quân đội. Đến năm 1943, số lượng các nhà máy tăng lên đến 250, với số nhân công 5.630, và số sản phẩm tăng gấp mười lần trước đó. Từ năm 1924, các hội chợ thương mại được tổ chức tại Tel Aviv.
=== Sau khi độc lập ===
Sau khi dành độc lập, Israel phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Vừa phải phục hồi từ hậu quả của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, vừa phải tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn Do Thái từ châu Âu và thế giới Ả Rập. Israel thiếu hụt tài chính nghiêm trọng và đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc, dẫn đến chính sách thắt lưng buộc bụng từ năm 1949 đến 1959. Tỷ lệ thất nghiệp cao, dự trữ ngoại tệ khan hiếm.
Năm 1952, Israel và Tây Đức đã ký thỏa thuận quy định Tây Đức phải bồi thường cho Israel vì cuộc thảm sát người Do Thái cũng như bồi thường cho tài sản của người Do Thái bị đánh cắp bởi Đức quốc xã. Trong 14 năm sau đó, Tây Đức bồi thường cho Israel 3 tỷ đồng Mác. Khoảng bồi thường đã trở thành cứu cánh cho nền kinh tế Israel, chiếm đến 87,5% thu nhập của Israel năm 1956. Năm 1950, chính phủ Israel phát hành trái phiếu Israel dành quyền mua cho người Do Thái ở Mỹ và Canada. Năm 1951, kết quả tổng kết chương trình trái phiếu được hơn 52 triệu đô-la Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều người Mỹ gốc Do Thái tổ chức quyên góp cho Israel, riêng trong năm 1956, số tiền quyên góp lên tới 100 triệu đô-la Mỹ. Năm 1957, việc bán trái phiếu đóng góp đến 35% ngân sách phát triển đặc biệt của Israel. Những năm về sau của thế kỷ 20, Israel phụ thuộc nhiều vào viện trợ kinh tế từ Mỹ, nước trở thành liên minh quan trọng nhất của Israel trên trường chính trị thế giới.
Các nguồn tài chính kể trên được đầu tư vào các dự án công nghiệp và nông nghiệp, tạo điều kiện cho Israel thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. Trong số các dự án được đầu tư từ tiền viện trợ có nhà máy năng lượng Hadera, công ty Dead Sea Works, hệ thống Thủy lợi Quốc gia ở Haifa, Ashdod và Eilat, nhà máy khử mặn cho nước, cùng với các dự án hạ tầng quốc gia khác.
Sau khi dành độc lập, ưu tiên của chính phủ là thiết lập các ngành công nghiệp ở những khu vực dự kiến phát triển, trong đó có Lachish, Ashkelon, Negev và Galilee. Sự mở rộng của ngành dệt may Israel là kết quả của sự phát triển ngành trồng bông vải, một ngành nông nghiệp lợi nhuận cao. Những năm cuối thập niên 1960, ngành dệt may đứng thứ hai trong số các ngành công nghiệp chỉ sau thực phẩm. Ngành dệt may chiếm 12% tổng lượng xuất khẩu công nghiệp, đứng thứ hai trong sản lượng chỉ sau ngành chế tác kim cương. Trong thập niên 1990, lao động giá rẻ ở Đông Nam Á đã khiến lợi nhuận ngành sụt giảm. Hầu hết công việc được thuê ngoài, thực hiện bởi các xưởng may Ả-rập – Israel. Khi các xưởng này bị đóng cửa, các doanh nghiệp Israel trong đó có Delta, Polgat, Argeman và Kitan thực hiện việc may mặc của họ ở Jordan và Ai Cập, thường là trong các khu công nghiệp thuộc thỏa thuận QIZ. Những năm đầu thập niên 2000, các công ty Israel có 30 nhà máy ở Jordan. Giá trị hàng xuất khẩu Israel đạt 370 triệu USD một năm, cung cấp hàng hóa cho các nhà bán lẻ và các nhà thiết kế như Marks & Spencer, The Gap, Victoria's Secret, Wal-Mart, Sears, Ralph Lauren, Calvin Klein và Donna Karan.
Trong hai thập niên đầu từ khi giành được độc lập, bằng lòng quyết tâm Israel đã thúc đẩy tỷ lệ phát triển kinh tế lên hơn 10% mỗi năm. Mức sống bình quân tăng nhanh, từ năm 1950 đến 1963 bình quân chi tiêu của tầng lớp làm công ăn lương tăng 97%. Những năm sau cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 kinh tế đình trệ, lạm phát tăng cao, chi tiêu của chính phủ tăng đáng kể. Cũng đáng đề cập là cuộc khủng hoảng cổ phiếu ngân hàng năm 1983. Đến năm 1984, tình hình kinh tế trở nên bi đát với lạm phát lên tới gần 450% và được dự đoán lên tới 1000% trong năm sau đó. Tuy nhiên sự thành công của kế hoạch bình ổn kinh tế năm 1985 và sự chuyển đổi sang kinh tế định hướng thị trường vực dậy nền kinh tế và tạo đà cho sự tăng trưởng ngoạn mục trong thập niên 1990, Israel trở thành hình mẫu cho các nước khác khi phải đối mặt những cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự.
Có hai cột mốc giúp chuyển đổi nền kinh tế Israel kể từ những năm đầu thập niên 1990. Thứ nhất là làn sóng người Do Thái hồi hương, chủ yếu là từ các nước thuộc Liên Bang Sô-viết, mang hơn 1 triệu công dân mới tới Israel. Những người nhập cư này, nhiều người trong số họ có học thức cao, ngày nay chiếm 16% trong dân số 7,5 triệu của Israel. Thứ hai là tiến trình hòa bình được bắt đầu ở hội nghị Madrid tháng 10 năm 1991, dẫn tới việc ký kết thỏa thuận và sau đó là hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan (1994).
Tiến tới những năm đầu thập kỷ 2000. Nền kinh tế Israel tụt dốc vì sự đổ vỡ của bong bóng dot-com, nhiều công ty khởi nghiệp trong thời kỳ đỉnh cao của bong bóng dot-com đã phải phá sản. Cùng với phong trào nổi dậy lần thứ hai của người Palestine- Intifada, tiêu tốn của Israel hàng tỷ đô la cho chi phí an ninh, sự sụt giảm của đầu tư và du lịch, đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Israel lên tới 2 con số.
Trong năm 2002 nền kinh tế Israel suy giảm trong 1 quý khoảng 4%. Sau đó kinh tế Israel đã có sự hồi phục đáng kể bằng cách mở các thị trường mới cho các nhà xuất khẩu Israel như là các nước mới nổi ở Đông Á cũng như là sự hồi phục của lĩnh vực công nghệ khi cuộc khủng hoảng dot-com chạm đáy và việc sử dụng internet toàn cầu tăng tạo ra nhu cầu phần mềm, song song đó là nhu cầu các sản phẩm an ninh quốc phòng kể từ sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Tất cả các nhu cầu này Israel đều sẵn sàng đáp ứng vì có sự đầu tư sớm trong các lĩnh vực này, điều này giúp giảm dần tình trạng thất nghiệp trong nước.
Vài năm trở lại đây một làn sóng chưa từng có các khoảng đầu tư nước ngoài đổ vào Israel, các công ty trước đây xa lánh Israel nay thấy được tiềm năng đóng góp của Israel vào các chiến lược toàn cầu của họ. Năm 2006, tổng đầu tư nước ngoài vào Israel là 13 tỷ đô-la, theo số liệu của Hiệp hội Các Nhà sản xuất Israel. Thời báo Tài chính (Financial Times) nhận xét "bom vẫn rơi, kinh tế Israel vẫn tăng trưởng". Ngoài ra, trong khi tổng nợ nước ngoài của Israel là 95 tỷ USD, xấp xỉ 41,6% GDP, kể từ 2001 nước này đã trở thành một quốc gia cho vay ròng với thặng dư tính ở thời điểm tháng 6 năm 2012 là 60 tỷ USD. Israel cũng duy trì thặng dư tài khoản vãng lai bằng khoảng 3% tổng sản phẩm nội địa.
Kinh tế Israel đứng vững trước cuộc khủng hoảng toàn cầu cuối thập niên 2000, với tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2009 và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều nước phương tây. Có một vài lý do cho sự phục hồi này, ví dụ như, đã nói bên trên, Israel là nước cho vay ròng chứ không phải là nước đi vay và chính phủ và Ngân hàng Trung ương Israel nói chung là bảo thủ trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Có thể đề cập đến 2 chính sách làm dẫn chứng, thứ nhất là sự từ chối của chính phủ trước áp lực của các ngân hàng khi họ đòi hỏi một lượng lớn tiền cứu trợ từ ngân sách công lúc cuộc khủng hoảng vừa mới bắt đầu, và do đó hạn chế được các hành vi mạo hiểm của họ. Chính sách thứ hai là việc áp dụng các đề nghị của ủy ban Bach’ar trong những năm đầu và giữa thập niên 2000 khi họ đề nghị tách bạch hoạt động đầu tư và lưu ký của các ngân hàng, trái ngược với xu hướng đang thịnh hành trong các quốc gia khác lúc đó, nhất là ở Mỹ, là nới lỏng các hạn chế - điều đã khuyến khích các hoạt động rủi ro cao trong hệ thống tài chính ở các nước này.
=== Thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD ===
Tháng 5 năm 2007, Israel được mời tham dự các phiên thảo luận mở với OECD. Tháng 5 năm 2010, các nước thành viên OECD đã biểu quyết nhất trí việc mời Israel tham gia, bất chấp phản đối từ phía Palestine. Israel trở thành thành viên chính thức từ ngày 7 tháng 9 năm 2010. OECD ca ngợi thành quả nghiên cứu khoa học và công nghệ và mô tả Israel có một "thành tích vượt trội so với mặt bằng chung của thế giới".
=== Các thách thức ===
Mặc dù giàu có về mặt kinh tế, nền kinh tế Israel đang đương đầu với nhiều thách thức, có những thách thức ngắn hạn và thách thức dài hạn. Về ngắn hạn, sự thất bại trong việc lập lại thành công của ngành viễn thông trong các ngành kinh tế đang phát triển khác làm ngăn trở các triển vọng kinh tế. Sự thất bại trong việc gầy dựng các công ty đa quốc gia lớn trong thập kỷ vừa rồi cũng đặt ra câu hỏi về khả năng tuyển mộ một lượng lớn nhân sự trong các lĩnh vực kinh tế cao cấp. Về dài hạn, Israel đang đương đầu với thách thức về tỷ lệ tham gia lao động thấp của nam giới thuộc nhóm Siêu Chính Thống Do Thái Giáo, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ người dân có việc làm trong tổng dân số thấp và tỷ lệ dân số sống phụ thuộc cao trong tương lai. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel, Stanley Fischer, nói rằng việc nghèo đi của nhóm Siêu Chính Thống đang ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Theo một số liệu được công bố bởi Ian Fursman, 60% số hộ nghèo của Israel rơi vào nhóm Siêu Chính Thống và nhóm người Israel gốc Ả-rập. Hai nhóm trên chiếm 25-28% tổng dân số Israel.
== Các ngành kinh tế ==
=== Nông nghiệp ===
2,8% GDP Israel là từ nông nghiệp. Trong tổng số lao động trên toàn lãnh thổ là 2,7 triệu người, 2,6% làm việc trong sản xuất nông nghiệp và 6,3% trong các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp. Trong khi Israel nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc (xấp xỉ 80% lượng tiêu thụ), nước này đã gần như tự sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đóng gói khác. Trong nhiều thế kỷ, nông dân đã trồng được nhiều loại trái cây khác nhau thuộc chi cam chanh như bưởi, các loại cam, các loại chanh. Trái cây thuộc chi cam chanh là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Israel. Bên cạnh đó, Israel cũng là nước hàng đầu về xuất khẩu các thực phẩm được trồng trong nhà kính. Israel xuất khẩu hơn 1,3 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp mỗi năm, ngoài ra còn xuất khẩu 1,2 tỷ USD các sản phẩm và công nghệ đầu vào cho nông nghiệp.
=== Tài chính ===
Israel có hơn 100 quỹ tài chính đang hoạt động, quản lý số vốn 10 tỷ USD. Năm 2004, các quỹ đầu tư quốc tế chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư, đây là một ví dụ cho việc Israel là một điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngành đầu tư mạo hiểm của Israel đã phát triển nhanh chóng kể từ đầu thập niên 1990, có khoảng 70 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động, trong số đó có 14 văn phòng của các quỹ đầu tư quốc tế. Các công ty mới được thành lập và ngành đầu tư mạo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực công nghệ cao. Năm 2008, vốn đầu tư mạo hiểm ở Israel tăng 19% lên 1,9 tỷ USD.
Giữa năm 1991 và 2000, đầu tư mạo hiểm hàng năm, hầu hết là từ tư nhân, tăng gần 60 lần, từ 58 triệu đô-la lên 3,3 tỷ đô-la; số công ty được thành lập từ vốn đầu tư mạo hiểm tăng từ 100 lên 800; doanh thu từ lĩnh vực công nghệ thông tin của Israel tăng từ 1,6 tỷ đô-la lên 12,5 tỷ đô-la. Israel đứng đầu thế giới về đóng góp của đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ đối với phát triển kinh tế: 70%.
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010 đã ảnh hưởng đến nguồn vốn mạo hiểm trong nước. Trong năm 2009, có 63 cuộc mua bán và sáp nhập trong thị trường Israel với tổng giá trị 2,54 tỷ đô-la; ít hơn 7% so với năm 2008 (2,74 tỷ đô-la), khi 82 công ty Israel bị sáp nhập hoặc mua lại; ít hơn 33% so với năm 2007 (3,79 tỷ đô-la) khi 87 công ty Israel bị sáp nhập hoặc mua lại. Bên cạnh các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhiều ngân hàng đầu tư hàng đầu toàn cầu, các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm có sự hiện diện mạnh mẽ tại Israel để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao và hưởng lợi từ lĩnh vực đang phát triển nhanh này. Trong số đó có Goldman Sachs, Bear Stearns, Deutsche Bank, JP Morgan, Credit Swiss First Boston, Merrill Lynch, CalPERS, Ontario Teachers Pension Plan và AIG.
Israel cũng có một lĩnh vực tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh là các quỹ tự bảo hiểm rủi ro (hedge fund). Trong 5 năm từ 2007 đến 2012, số quỹ tự bảo hiểm rủi ro tăng gấp đôi lên 60 trong khi tổng giá trị tài sản mà các quỹ này quản lý tăng bốn lần kể từ 2006. Hiện tại các quỹ này đang quản lý tổng cộng 2 tỷ đô-la với khoảng 300 nhân viên. Sự phát triển của lĩnh vực quỹ tự bảo hiểm rủi ro đã thu hút vô số các nhà đầu tư trên khắp thế giới, nhất là từ Mỹ.
=== Công nghệ ===
Khoa học và công nghệ là một trong những lĩnh vực phát triển cao và có mức độ công nghiệp hóa mạnh nhất ở Israel. Phần trăm số lao động Israel tham gia vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, cũng như tỷ lệ số vốn bỏ vào nghiên cứu và phát triển trong tổng sản phẩm quốc nội đứng hàng đầu thế giới. Israel đứng thứ 4 trên thế giới về số công trình khoa học tính trên một triệu dân. Tỷ lệ phần trăm số bài báo khoa học xuất phát từ Israel trên tổng số bài báo khoa học của thế giới gấp 10 lần tỷ lệ phần trăm của dân số Israel trong tổng dân số thế giới. Israel có tỷ lệ trung bình số nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật và kỹ sư trên 10 ngàn lao động cao nhất thế giới: 140 người. Tỷ lệ này ở Mỹ là 85 và ở Nhật là 83 người trên 10.000 lao động.
Các nhà khoa học Israel đã đóng góp cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nông nghiệp, khoa học máy tính, điện tử, nghiên cứu gen, y dược, quang học, năng lượng mặt trời và nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác. Israel có cơ sở của nhiều công ty công nghệ cao hàng đầu và có một dân số hiểu biết nhiều về kỹ thuật. Năm 1998, Tel Aviv được tạp chí Newsweek bình chọn là một trong 10 thành phố có ảnh hưởng mạnh nhất đến kĩ thuật của thế giới. Năm 2012, thành phố được gọi là nơi tốt thứ nhì cho các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, đứng sau Thung lũng Silicon ở Mỹ. Năm 2013, Tel Aviv một lần nữa được tạp chí Boston Globe của Mỹ xếp thứ 2 trong số các thành phố tốt nhất cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, sau Thung lũng Silicon. Israel vẫn tiếp tục là trung tâm lớn nhất thế giới cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao với 200 doanh nghiệp mới được thành lập hàng năm.
=== Năng lượng ===
Trong lịch sử, Israel phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này, 5% GDP của năm 2009 được chi cho nhập khẩu năng lượng. Hệ thống vận tải phụ thuộc phần lớn vào xăng và dầu diesel, trong khi phần lớn điện được tạo ra từ than đá nhập khẩu. Lượng dự trữ dầu thô là không đáng kể. Tuy nhiên Israel vừa phát hiện một mỏ khí tự nhiên lớn trong năm 2009, sau hàng thập kỷ thất bại trong việc thăm dò.
==== Khí tự nhiên ====
Cho tới những năm đầu thập niên 2000, lượng khí tự nhiên được sử dụng ở Israel là nhỏ. Cuối những năm 1990, chính phủ Israel quyết định khuyến khích sử dụng khí tự nhiên bởi vì các lý do về môi trường, giá thành và đa dạng hóa nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên ở thời điểm đó, trong nước không có nguồn khí tự nhiên và kỳ vọng là khí sẽ được cung cấp từ nước ngoài ở dạng khí hóa lỏng thông qua một đường ống tương lai từ Ai Cập (sau này trở thành đường ống Arish-Ashkelon). Các kế hoạch được lập nên để Tập đoàn Điện lực Israel xây dựng các nhà máy năng lượng chạy bằng khí, một lưới phân phối khí tự nhiên trên toàn quốc cũng như một cảng nhập khẩu khí hóa lỏng. Ngay sau đó, khí đã được dẫn đến lãnh thổ Israel, ban đầu bằng một lượng nhỏ và một thập kỷ sau là một lượng rất lớn ở vùng biển sâu ngoài khơi bờ biển Israel. Điều này đã thúc đẩy việc sử dụng khí tự nhiên của nền kinh tế Israel, nhất là để phát điện và trong các lĩnh vực công nghiệp, lượng tiêu thụ tăng từ mức bình quân hàng năm là 10 triệu m3 giữa năm 2000 và 2002 lên đến 3,7 tỷ m3 năm 2010.
===== Phát hiện khí tự nhiên =====
Năm 2000, một khám phá nhỏ tìm ra 33 tỷ m3 khí ngoài khơi Ashkelon, khai thác thương mại bắt đầu năm 2004. Tuy nhiên đến năm 2014, mỏ khí gần như cạn kiệt – sớm hơn dự tính vì việc khai thác tăng cao để bù đắp cho phần nhập khẩu từ Ai Cập bị thiếu hụt do cuộc nổi dậy lật đổ tổng thống Mubarak năm 2011. Năm 2009, một mỏ khí khổng lồ được tìm thấy và được đặt tên là Tamar, với trữ lượng ít nhất theo tính toán là 223 tỷ mét khối (nếu tính cả phần có thể có được là 307 tỷ mét khối), mỏ khí nằm ở vùng biển sâu cách về phía tây Haifa khoảng 90 km, ngoài ra còn có khoảng 15 tỷ mét khối nằm gần bờ biển hơn. Hơn thế nữa, các kết quả khảo sát địa chấn 3D và khoan thăm dò tiến hành năm 2010 còn xác nhận một trữ lượng dự tính khoảng 621 tỷ mét khối khí tự nhiên tồn tại ở một hệ tầng địa chất lớn dưới mặt nước biển gần mỏ khí đã được phát hiện năm 2009, mỏ được đặt tên là Leviathan. Một bài báo của tờ The Economist nói rằng Israel đã xác nhận một lượng khoảng 990 tỷ mét khối khí đã được tìm thấy tính đến đầu năm 2014. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ - EIA nói rằng Israel có một khối lượng dự trữ khí đã được kiểm chứng là 283 tỷ mét khối tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2014.
Mỏ Tamar bắt đầu được khai thác thương mại ngày 30 tháng 3 năm 2013 sau bốn năm xây dựng mở rộng. Nguồn khí gas từ Tamar được kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế Israel, sau khi đã bị mất hơn 20 tỷ đồng Shekel Israel từ năm 2011 đến 2013 do sự ngưng trệ của nguồn cung cấp khí từ nước láng giềng Ai Cập (và có thể sẽ không có việc nối lại việc cung cấp khí cho Israel, do Ai Cập quyết định ngừng vô thời hạn chương trình này). Kết quả của việc ngưng cung cấp khí từ Ai Cập khiến Israel cũng như Jordan phải nhờ đến nguồn thay thế đắt đỏ và ô nhiễm là nhiên liệu lỏng nặng. Trong khi nguồn cung khí cho Jordan được phục hồi một phần trong năm 2013, khí từ mỏ Tamar và Leviathan được kỳ vọng sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu khí tự nhiên trong nước cho Israel trong hàng thập kỷ tới. Ngoài ra, do nguồn cung không ổn định từ Ai Cập, có tin tức cho rằng Jordan đang xem xét việc ký thỏa thuận nhập khẩu khí từ Israel. Mặc dù về mặt chính trị đó không phải là một quyết định thoải mái cho vương quốc Jordan, một thoả thuận như trên là hợp lý và ít tốn kém nhất cho nước này nhằm bù đắp phần thiếu hụt trong nguồn khí nhập từ Ai Cập. Việc thiếu năng lượng của Ai Cập, dẫn đến việc giảm xuất khẩu khí thiên nhiên, cũng có nghĩa là một ngày nào đó Ai Cập cũng phải nhập khí thiên nhiên từ Israel, mặc dù cho đến lúc này Ai Cập vẫn từ chối một dạng thỏa thuận như vậy vì những lý do chính trị, bất chấp thực tế là nguồn khí từ Israel sẽ rẻ hơn hẳn từ các nơi khác. Cho tới lúc này việc khám phá lượng khí lớn đã khẳng định rằng lưu vực Levan của vùng phía tây Địa Trung Hải chứa một lượng rất lớn khí tự nhiên và có thể là cả dầu thô. Do đó, các cuộc khám phá bổ sung về dầu và khí ở ngoài khơi bờ biển Israel vẫn đang tiếp diễn. Một nguồn tin thân cận với thủ tướng Benjamin Netanyahu đã định giá trữ lượng khí tự nhiên của Israel khoảng 130 tỷ đô-la, trong khi năm 2012 tạp chí BusinessWeek ước lượng giá trị trữ lượng khí là 240 tỷ đô-la. Các doanh nghiệp tham gia thăm dò đặt mục tiêu xuất khẩu một phần sản lượng trong tương lai, một số khác cho rằng sẽ tốt hơn, về mặt địa chính trị, nếu sử dụng khí trong nước thay vì các nguồn năng lượng khác. Đầu năm 2012, nội các Israel thông báo kế hoạch thành lập một quỹ đầu tư quốc gia để phân bổ tiền từ thăm dò năng lượng vào giáo dục, quốc phòng và đầu tư ngoài nước.
==== Điện ====
Tập đoàn Điện lực Israel (IEC), một tập đoàn nhà nước, sản xuất hầu hết lượng điện tạo ra trong nước. Các nhà máy của IEC có tổng công suất lắp đặt là 11.690 MW, hầu như đều được vận hành bằng nhiên liệu hóa thạch. Tập đoàn đã bán ra 52.037 GWh điện trong năm 2010. IEC đang trong quá trình nâng công suất phát lên thêm vài ngàn megawatt để đáp ứng cho nhu cầu tăng cao và thực tế nguồn điện dự phòng thấp, tuy nhiên đang có sự tranh luận trong việc bao nhiêu điện nên được tạo ra từ đốt than và bao nhiêu từ khí thiên nhiên, nguyên nhân tranh luận xuất phát từ việc có một số quyết định đầu tư tài chính của tập đoàn đã có từ trước khi mỏ khí Tamar được phát hiện. Bên cạnh đó, để khuyến khích cạnh tranh trong thị trường điện, trong năm 2010 nhà nước Israel đã xem xét đề nghị từ bốn công ty tư nhân sẽ cung cấp tối đa là 3,640 MW điện ở 11 địa điểm mới, đa số sẽ là các nhà máy điện chu trình hỗn hợp sử dụng khí.
Trong khi nước này sở hữu dung lượng phát và truyền dẫn đủ để đáp ứng cho tất cả các nhu cầu điện trong nước, một vấn đề mãn tính mà thị trường điện Israel phải đối mặt là nguồn điện dự phòng, nguyên nhân chủ yếu là do Israel là một "hòn đảo về điện". Hầu hết các nước khác đều có khả năng lấy điện từ các nhà sản xuất ở nước láng giềng khi bị thiếu điện. Mạng lưới điện của Israel không được kết nối với các nước láng giềng. Nguyên nhân chính là các vấn đề về chính trị nhưng một phần là do bản thân hệ thống điện của Jordan và Ai Cập có thể nói là kém phát triển, lượng điện tạo ra tính trên đầu người chỉ bằng khoảng một phần bốn hay một phần năm của Israel. Mặc dù vậy, không như các nước xung quanh, việc cắt điện luân phiên ở Israel hiếm khi xảy ra, ngay cả vào cao điểm. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng nguồn điện dự phòng thấp và để tạo cơ hội để xuất khẩu khi dư điện, Israel và cộng hòa Síp đang xem xét việc thực thi dự án Kết nối Âu – Á – EuroAsia Interconnector. Dự án bao gồm lắp đặt đường dây cao thế một chiều 2000 MW dưới mặt nước biển giữa hai nước và giữa cộng hòa Síp và Hy Lạp, nó sẽ giúp kết nối Israel với mạng điện của đại lục châu Âu.
==== Năng lượng mặt trời ====
Công nghệ năng lượng mặt trời và ngành công nghiệp năng lượng mặt trời Israel có từ thời điểm lập quốc. Trong thập niên 1950, Levi Yissar đã phát triển một loại máy nước nóng năng lượng mặt trời để giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm năng lượng trong nước. Đến 1967 khoảng một trong số 20 hộ gia đình sử dụng năng lượng mặt trời để nấu nước, 50 ngàn máy nước nóng năng lượng mặt trời đã được bán. Trong cuộc khủng hoảng dầu những năm 1970, Harry Zvi Tabor, cha đẻ của ngành năng lượng mặt trời Israel, đã phát triển một bản mẫu máy nước nóng năng lượng mặt trời mà hiện đang được sử dụng ở hơn 90% số hộ gia đình Israel. Các kỹ sư Israel nắm các công nghệ hàng đầu trong ngành năng lượng mặt trời, các công ty năng lượng mặt trời Israel làm việc trong các dự án trên toàn thế giới.
=== Công nghiệp ===
Israel có ngành công nghiệp hóa chất phát triển cao với nhiều sản phẩm nhắm đến thị trường xuất khẩu. Đa số các nhà máy hóa chất đặt tại Ramat Hovav, vùng vịnh Haifa và khu vực gần Biển Chết. Công ty Hóa chất Israel – Israel Chemicals là một trong những công ty phân bón và hóa chất lớn nhất Israel. Công ty con của nó – Dead Sea Works tại Sdom là nhà sản xuất và cung cấp lớn thứ tư thế giới về các sản phẩm làm từ chất ka-li. Công ty cũng sản xuất một số sản phẩm khác như magiê clorua (MgCl2), muối công nghiệp, chất làm tan băng, muối tắm - bath salts, muối ăn, nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Một trong những công ty tuyển nhiều nhân công nhất ở Israel là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (Israel Aerospace Industries), sản xuất chủ yếu là các sản phẩm hàng không dân dụng và quốc phòng. Một nhà tuyển dụng lớn khác là Tập đoàn Công nghiệp Dược phẩm Teva (Teva Pharmaceutical Industries), trong năm 2011 công ty này sử dụng 40.000 nhân viên. Teva chuyên về dược phẩm phổ thông (generic pharmaceutical), dược phẩm độc quyền và các hoạt chất dược phẩm. Nó là nhà sản xuất dược phẩm phổ thông lớn nhất thế giới và là một trong số 15 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
==== Công nghiệp kim cương ====
Israel là một trong ba trung tâm hàng đầu thế giới về đánh bóng kim cương, bên cạnh Bỉ và Ấn-độ. Năm 2012, xuất khẩu ròng kim cương đã đánh bóng của Israel giảm 22.8% còn 5,56 tỷ đô-la từ mức 7,2 tỷ đô-la năm 2011. Xuất khẩu ròng kim cương thô giảm 20,1% còn 2,8 tỷ đô-la, nhập khẩu ròng kim cương thô giảm 12,9% còn 3,8 tỷ đô-la. Xuất và nhập khẩu ròng giảm là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhất là đối với khu vực đồng Euro và Mỹ. Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm 36% tổng thị trường xuất khẩu kim cương đã đánh bóng, Hồng Kông xếp thứ hai với 28% và Bỉ xếp thứ ba với 8%.
=== Công nghiệp quốc phòng ===
Israel là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu về các trang thiết bị quân sự, chiếm 10% thị trường thế giới năm 2007. Israel có 3 công ty nằm trong danh sách năm 100 công ty cung cấp vũ khí và dịch vụ quân sự hàng đầu thế giới năm 2010 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm: Elbit Systems, Israel Aerospace Industries và RAFAEL. Công nghiệp quốc phòng ở Israel là một ngành quan trọng về mặt chiến lược và cũng là một nhà tuyển dụng lớn trong nước. Nó là một người chơi lớn trong thị trường vũ khí toàn cầu và là nhà xuất khẩu vũ khí đứng thứ 11 trên thế giới năm 2012. Tổng giá trị chuyển giao vũ khí từ năm 2004 đến 2011 đạt 12,9 tỷ đô-la. Có hơn 150 công ty quốc phòng có trụ sở ở Israel với tổng doanh thu hằng năm là 3,5 tỷ đô-la. Xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng của Israel đạt 7 tỷ đô-la năm 2012, tăng 20% so với năm 2011. Hầu hết hàng được xuất đi châu Âu và Mỹ. Những khu vực mua nhiều thiết bị quốc phòng của Israel bao gồm Đông Nam Á và Mỹ La Tinh. Ấn-độ là thị trường vũ khí lớn nhất của Israel. Israel được xem là nhà xuất khẩu máy bay không người lái hàng đầu trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Israel đứng đằng sau 41% số máy bay không người lái được xuất khẩu trong giai đoạn 2001 -2011.
=== Du lịch ===
Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều di tích lịch sử và tôn giáo, khu nghỉ mát bờ biển, địa điểm tham quan khảo cổ, địa điểm tham quan di sản và du lịch sinh thái. Israel có số lượng bảo tàng tính trên đầu người cao nhất thế giới. Địa điểm tham quan thu phí thu hút nhiều du khách nhất là pháo đài Masada.
== Ngoại thương ==
Trong năm 2006, xuất khẩu Israel tăng trưởng 11% đạt hơn 29 tỷ đô-la; lĩnh vực công nghệ cao đóng góp 14 tỷ đô-la, tăng 20% so với năm trước đó.
Mỹ là bạn hàng lớn nhất của Israel, Israel là đối tác thương mại xếp thứ 26 của Mỹ. Thương mại hai chiều đạt khoảng 24,5 tỷ đô-la năm 2010, tăng từ 12,7 tỷ đô-la năm 1997. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ vào Israel bao gồm máy tính, vi mạch, linh kiện máy bay và các thiết bị quốc phòng, lúa mì và xe hơi. Mặc hàng xuất khẩu chủ lực của Israel vào Mỹ bao gồm kim cương đã cắt, trang sức, vi mạch, máy in và thiết bị viễn thông. Hai nước đã ký một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) năm 1985 trong đó bỏ dần các loại thuế xuất nhập khẩu ở hầu hết các mặt hàng trong 10 năm sau đó. Một hiệp định thương mại hàng nông sản được ký tháng 11 năm 1996 đã đề cập đến các hàng hóa chưa được nhắc đến trong FTA. Mặc dù vậy, một số rào cản thuế quan và phi thuế quan vẫn còn tồn tại. Israel cũng có các thỏa thuận thương mại và hợp tác với Liên minh châu Âu và Ca-na-đa, Israel cũng đang tiến hành ký kết các thỏa thuận tương tự với một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và một vài nước Đông Âu.
Tính theo vùng miền, Liên Minh châu Âu là điểm đến hàng đầu của các mặt hàng xuất khẩu của Israel. Trong vòng 4 tháng giữa tháng 10 năm 2011 và tháng 1 năm 2012, Israel đã xuất khẩu một lượng hàng hóa trị giá 5 tỷ đô-la đến EU – chiếm 35% tổng xuất khẩu của nước này. Cũng trong cùng kỳ, xuất khẩu của Israel sang vùng Viễn Đông đạt 3,1 tỷ đô-la. Cho đến năm 1995, giao thương của Israel với thế giới Ả-rập là rất nhỏ, điều này xuất phát từ sự tẩy chay của Liên Đoàn Ả-rập đối với cộng đồng Do Thái ở Palestine kể từ năm 1945. Các nước Ả-rập không chỉ từ chối giao thương trực tiếp với Israel, họ còn từ chối làm ăn với bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh ở Israel, hoặc với bất kì doanh nghiệp nào có giao thương với một doanh nghiệp đang kinh doanh ở Israel.
Năm 2013, giao dịch thương mại giữa Israel và các vùng lãnh thổ Palestine đạt 20 tỷ đô-la.
Trong năm 2012, mười công ty hàng đầu đóng góp đến 47,7% giá trị xuất khẩu của Israel. Những công ty này là Intel, Elbit Systems, Oil Refineries Ltd, Tập đoàn Công nghiệp Dược phẩm Teva, Iscar, Công ty Hóa chất Israel, Makhteshim Agan, Paz Oil Company, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel và công ty Indigo thuộc tập đoàn Hewlett-Packard. Ngân hàng Trung ương Israel và Viện Xuất khẩu Israel đã cảnh báo rằng nước này phụ thuộc quá nhiều vào một số ít các nhà xuất khẩu.
== Xếp hạng ==
Năm 2012, Israel xếp thứ 26 trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thứ 16 trên 187 quốc gia trong Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc, được xếp vào nhóm "phát triển rất cao". Nền kinh tế Israel cũng đứng thứ 17 trong số các nước có nền kinh tế phát triển nhất theo xếp hạng trong Niên giám Cạnh tranh Toàn cầu của IMD. Kinh tế Israel được xem là nền kinh tế vững vàng nhất trong các cuộc khủng hoảng, và đứng đầu về tỉ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển. Ngân hàng Trung ương Israel xếp hạng nhất trong số các ngân hàng trung ương về hiệu quả hoạt động, cải thiện từ vị trí thứ 8 năm 2009. Israel cũng đứng đầu về việc cung cấp nhân lực tay nghề cao. Các công ty Israel, nhất là trong lĩnh vực công nghệ đã có các thành công đáng kể trong việc thu hút vốn từ Phố Wall cũng như các thị trường tài chính khác; trong năm 2010 Israel đứng thứ hai trong số các quốc gia ngoài Mỹ về số công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán ở Mỹ.
Chuyển đổi từ nền kinh tế theo mô hình xã hội từ giữa những năm 1980 và đầu những năm 1990, Israel đã có những bước nhảy vọt tới mô hình kinh tế thị trường tự do. Năm 2012, chỉ số tự do kinh tế của Israel là 67,8, xếp thứ 48 về độ tự do trong Bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Kinh tế (Index of Economic Freedom) 2012. Sức cạnh tranh của nền kinh tế Israel đến từ sự bảo vệ mạnh quyền sở hữu, mức độ tham nhũng tương đối thấp và sự cởi mở đối với thương mại và đầu tư toàn cầu. Thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp vẫn còn tương đối cao. Năm 2011, Israel đứng hạng 36 trong số 182 quốc gia về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Hối lộ và các hình thức tham nhũng khác là phạm pháp ở Israel, nước này đã tham gia Hiệp ước Chống Hối lộ của OECD từ năm 2008.
== Nguồn tham khảo ==
== Đọc thêm ==
Tiếng Việt
Quốc gia khởi nghiệp: câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, Dan Senor và Saul Singer, Nhà xuất bản Thế giới
Tiểu sử David Ben Gurion và lịch sử hình thành nhà nước Israel, Michael Bar-Zohar, Nhà xuất bản Thế giới
Số ít được lựa chọn, Maristella Botticini và Zvi Eckstein, Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Tiếng Anh
Ben-Porath, Yoram ed. The Israeli Economy: Maturing through Crises. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1986.
Chill, Dan. The Arab Boycott of Israel: Economic Aggression and World Reaction. New York: Praeger, 1976.
Kanovsky, Eliyahu. The Economy of the Israeli Kibbutz. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1966.
Klein, Michael. A Gemara of the Israel Economy. Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research, 2005.
Michaely, Michael. Foreign Trade Regimes and Economic Development: Israel. New York: National Bureau of Economic Research, 1975.
Ram, Uri (2008). The Globalization of Israel: McWorld in Tel Aviv, Jihad in Jerusalem. New York: Routledge. ISBN 0-415-95304-9.
Seliktar, Ofira (2000), "The Changing Political Economy of Israel: From Agricultural Pioneers to the "Silicon Valley" of the Middle East", in Freedman, Robert, Israel’s First Fifty Years, Gainesville, FL: University of Florida Press, pp. 197–218.
Senor, Dan and Singer, Saul, Start-up Nation: The Story of Israel's Economic Miracle, Hachette, New York (2009) ISBN 0-446-54146-X
Rubner, Alex. The Economy of Israel: A Critical Account of the First Ten Years. New York: Frederick A Praeger, 1960.
Aharoni, Sara; Aharoni, Meir (2005), Industry & Economy in Israel, Israel books.
Maman, Daniel and Rosenhek, Zeev. The Israeli Central Bank: Political Economy: Global Logics & Local Actors. Routledge, 2011.
The Global Political Economy of Israel
== Liên kết ngoài ==
Tiếng Việt
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam
Facebook "Israel tại Việt Nam" của Đại Sứ Quán Israel
Kênh Youtube của Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, bao gồm các video về hợp tác Việt Nam – Israel
Tiếng Anh
Finance Israel (official website, Israel Ministry of Finance.
Israel entry at The World Factbook
Israel and the IMF, International Monetary Fund
World Bank Trade Summary Statistics Israel 2012
Israel, Organisation for Economic Co-operation and Development.
Israel Economy, The Heritage Foundation.
Israel Business and Economy at DMOZ |
đá cầu.txt | Đá cầu là một môn thể thao thường được chơi nhiều ở châu Á, trong đó người chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ phận của cơ thể, trừ tay.
Bắt nguồn là một trò chơi dân gian ở Trung Quốc. Ngày nay, môn thể thao này cũng được chơi trên sân tương tự như cầu lông, cầu mây hay bóng chuyền, với lưới chia đôi hai phần sân. Ngoài ra đá cầu còn được chơi với hình thức một nhóm người chơi tâng cầu, hoặc đá với nhau thành vòng tròn, thường được chơi ở những nơi công cộng, rộng rãi và đặc biệt là ở trường học. Lúc này sân chơi không giới hạn và không có lưới. Trong những năm gần đây, môn thể thao này đã có xu hướng du nhập vào châu Âu, Mỹ và một số vùng khác trên thế giới.
== Lịch sử ==
Những tư liệu đầu tiên về Đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại Trung Quốc. Môn thể thao này đã được chơi lần lượt tại các nước châu Á. Tại Việt Nam, đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu….
Ngày nay, môn thể thao này được chơi ở mọi trường học ở Trung Quốc. Đá cầu đã phát triển từ một hoạt động luyện tập quân sự thời cổ xưa. Rất nhiều vị tướng Trung Hoa cổ đã dùng môn này nhằm mục đích tập luyện và thư giãn cho quân đội. Đá cầu bắt đầu phát triển vào thời nhà Hán và Tống (207 – 906). Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên là Chien Tsu, từ này theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “mũi tên” nó khá giống với từ đá cầu trong tiếng Anh “shuttlecock”
Giải đấu mang tính quốc gia đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 1933. Tại đại hội thể dục thể thao toàn Trung Hoa, năm 1933, tại Nam Kinh, đá cầu, vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao chính thức quốc gia (Cộng Hòa Trung Hoa). Vào tháng 1 năm 1961, một bộ phim có nhan đề “The flying feather” được thực hiện bởi hãng phim Central news movie company. Bộ phim này đã rất thành công khi giành được giải vàng tại liên hoan phim quốc tế. Từ năm 1984, đá cầu trở thành mộn thể thao quốc gia chính thức tại Trung Quốc (Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa). Năm 1984, một nhóm các cổ động viên nhiệt tình đã thành lập hội đá cầu không chuyên. Vào năm 1994, hiệp hội này đổi tên thành liên đoàn đá cầu Hồng Kong.
Đá cầu tới châu Âu trước thế chiến thứ hai, khi mà các vận động viên điền kinh Trung Quốc đế từ tỉnh Giang Tô thực hiện một màn trình diễn ở thế vận hội Olympic Beclin 1936. Người Đức và các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng, và họ đã bắt đầu học và chơi môn thể thảo mang tính biểu diễn đó. Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiện thường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế giới (ISF – International Shuttlecock Federation) được thành lập vào năm 1999. Từ đó, các quốc gia đã tiến hành tổ chức các giải đấu hàng năm.
Theo thời gian, môn thể thao này đã thu được những sự nghi nhận đáng kể, nó đã được đưa vào là môn thể thao thi đấu của Đại hội thể theo các nước Đông nam Á năm 2003. Các thành viên của ISF là Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Hungary, Lào, Việt Nam, Hy Lạp, Pháp, Rumani, Serbia … Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam được coi là hai nước mạnh nhất, trong khi đó Hungary và Đức là hai nước được coi là mạnh nhất châu Âu. Vào ngày 11 tháng 8 năm 2003, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romani và Serbia đã thành lập Liên đoàn đá cầu châu âu (SFE – Shuttlecock Federation of Europe) tại Újszász (Hungary).
== Phân loại ==
Môn thể thao này được chia ra làm hai loại: Đá cầu nghệ thuật và Đá cầu thi đấu.
Đá cầu thi đấu sẽ thi đấu theo luật. Đá cầu nghệ thuật thì hoàn toàn khác. Giống như cái tên của nó, nó được thực hiện với những kỹ năng của thể dục dụng cụ và múa ba lê. Người chiến thắng là người thực hiện nhiều động tác khó nhất và điều khiển quả cầu khéo léo nhất. Đá cầu nghệ thuật có thể chơi từng người một, đôi hay đồng đội. Cả hai loại hình này có chung một điểm là không để trái cầu rơi xuống đất. Quả cầu được đá bởi chân, đầu gối, đùi, thân mình, nhưng không bao giờ được dùng tay.
== Luật đá cầu ==
Gồm có 19 Điều và 1 phụ lục quy định về khẩu lệnh và ký hiệu của trọng tài.
Điều 1: SÂN
1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hcn có kích thước chiều dài 11,88m, chiều rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng chiều cao 8m tính từ mặt sân.
1.2. Các đường giới hạn:
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân.
Điều 2: LƯỚI
2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m. Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được theo trên cột căng lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m.
2.2. Chiều cao của lưới:
2.2.1 Chiều cao của lưới đối với nữ và nữ trẻ: 1,50m.
2.2.2 Chiều cao của lưới đối với nam và nam trẻ: 1,60m.
2.2.3 Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.
2.2.4 Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.
2.2.5 Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m.
Điều 3: CỘT LƯỚI VÀ ĂNGTEN
3.1. Cột lưới phải cao tối đa: 1,70 mét.
3.2. Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài cách đường biên dọc sân là 0,50 mét.
3.3. Cột Ăngten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trên của lưới là 0,44m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những màu sáng tương phản với tiết diện 10 cm.
Điều 4: QUẢ CẦU
- Cầu đá Việt Nam 202
+ Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m.
+ Trọng lượng 14gam (+, -1).
Điều 5: GHẾ TRỌNG TÀI
5.1. Ghế trọng tài chính có chiều cao từ 1,20m - 1,50m, được đặt chính giữa sau cột lưới, trên đường phân đôi sân kéo dài và cách cột lưới 0,50m.
5.2. Ghế trợ lý trọng tài (trọng tài số 2) có chiều cao từ 0,80m - 1,00m đặt phía ngoài cột lưới đối diện với trọng tài chính và cách cột lưới 0,50m.
Điều 6: ĐẤU THỦ
6.1. Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ.
6.2. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ.
6.3. Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ.
6.4. Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ. Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn.
6.5. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ)
Điều 7: TRANG PHỤC
7.1. Trang phục thi đấu:
7.1.1 Đấu thủ phải mặc quần áo thi đấu thể thao và đi giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng của Đá cầu. Trang phục của đấu thủ được coi là một phần của cơ thể đấu thủ, áo phải bỏ trong quần.
7.1.2 Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái.
7.1.3 Áo của đâú thủ phải có số sau lưng và phía trước. Mỗi đấu thủ phải đeo một số áo cố định trong suốt giải. Mỗi đấu thủ được quyền sử dụng một số trong các số từ 1 - 15. Chiều cao tối thiểu của số ở sau lưng là 0,20m và ở đằng trước là 0,10m.
7.1.4 Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 đấu thủ, các đấu thủ cùng 1 đội phải mặc trang phục thi đấu có cùng màu sắc và giống nhau (đồng phục).
7.2. Trang phục chỉ đạo viên và huấn luyện viên: Phải mặc trang phục thể thao và đi giầy thể thao.
7.3. Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây).
Điều 8. THAY NGƯỜI
8.1. Được phép thay đấu thủ ở bất cứ thời điểm nào (được thay 3 đấu thủ trong 1 hiệp), theo yêu cầu của lãnh đội hoặc đội trưởng của mỗi đội với trọng tài chính khi cầu dừng. Mỗi đội được đăng ký 3 đấu thủ dự bị ở nội dung đội, còn các nội dung đơn, đôi không có đấu thủ dự bị.
8.2. Trong khi đấu, khi trọng tài truất quyền thi đấu của đấu thủ:
- Ở nội dung đội thì đội đó được quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay người trong hiệp đấu đó. Nếu đã thực hiện thay người rồi thì bị xử thua.
- Ở nội dung đôi và đơn thì đội đó bị xử thua.
Điều 9. TRỌNG TÀI
Trận đấu được điều hành bởi những Trọng tài sau:
9.1. Một trọng tài chính.
9.2. Một trợ lý trọng tài (số 2)
9.3. Trọng tài bàn.
9.4. Một trọng tài lật số.
9.5. Hai trọng tài biên.
Điều 10. BẮT THĂM VÀ KHỞI ĐỘNG
Trước khi thi đấu và trước khi bắt đầu vào hiệp thứ ba, hai bên bắt thăm. Bên nào được thăm có quyền chọn sân hoặc cầu. Bên kia được chọn phần còn lại. Bên được thăm sẽ khởi động trước 2 phút, sau đó đến bên kia. Chỉ huấn luyện viên hoặc chỉ đạo viên mới được phép vào sân khởi động cùng với đấu thủ chính thức.
Điều 11. VỊ TRÍ CÁC ĐẤU THỦ
11.1. Khi bắt đầu trận đấu, các đấu thủ của mỗi đội phải đứng ở vị trí tương ứng trên phần sân của mình trong tư thế sẵn sàng.
11.2. Đấu thủ phát cầu phải đặt chân trụ phía ngoài sân thi đấu ở khu giới hạn phát cầu.
11.3. Đấu thủ bên đỡ phát cầu phải đứng trong phạm vi sân thi đấu của mình và được di chuyển tự do trong phần sân của mình.
11.4. Vị trí cầu thủ trong thi đấu đôi và đội:
Phát cầu:
Thi đấu đôi: Khi một đấu thủ phát cầu, đấu thủ còn lại không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên và không được có những hành động lời nói làm ảnh hưởng đến sự tập trung của đối phương.
Thi đấu đội: Khi đấu thủ số 1 phát cầu, đấu thủ số 2 - 3 đứng trong sân (2 bên phải, 3 bên trái) và không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên.
Đỡ phát cầu đội: Phải đứng đúng vị trí 1 - 2 - 3 theo đăng ký (số 1 phải đứng gần đường biên ngang sân mình nhất và ở trong khoảng cách hình chiếu của số 2 và 3). Số 2 và số 3 phải đứng gần lưới và đường biên dọc bên mình hơn số 1.
Điều 12. BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU VÀ PHÁT CẦU
12.1. Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên. Bên nào thắng sẽ giành quyền phát cầu ở hiệp thứ hai.
12.2. Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Đấu thủ cố tình trì hoãn, trọng tài sẽ nhắc nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một điểm cho đối phương.
12.3. Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối thủ còn lại được phép tự do di chuyển trên phần sân của mình.
12.4. Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả cầu và sự di chuyển của đấu thủ.
12.5 Phát cầu lại:
- Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng.
- Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu.
- Cầu được phát đi trước khi trọng tài ra ký hiệu phát cầu.
- Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu.
Điều 13: CÁC LỖI
13.1. Lỗi của bên phát cầu:
13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu.
13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lướihoặc qua nhưng chạm lưới.
13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.
13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.
13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây).
13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.
13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu:
13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đấu thủ
13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu.
13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:
13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.
13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới.
13.3.3 Cầu chạm cánh tay.
13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người
13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế trọng tài hay sang phần sân đối phương.
13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác.
13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần
13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên quá 4 chạm.
Điều 14: HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
14.1. Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm và giành quyền giao cầu.
14.2. Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 - 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).
14.3. Mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút.
Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14 - 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên cách biệt 2 điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17).
14.4. Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân.
14.5. Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 - 14 hoặc 20 - 20, thì bên vừa ghi được điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên.
Điều 15. HỘI Ý
- Mỗi bên được quyền xin hội ý không quá 2 lần, mỗi lần không quá 30 giây trong mỗi hiệp đấu khi cầu ngoài cuộc.
- Chỉ có huấn luyện viên hoặc đấu thủ đội trưởng trên sân mới có quyền xin hội ý. Trong thời gian hội ý đấu thủ phải ở trong sân của mình.
Điều 16. TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU
16.1. Trọng tài có thể tạm dừng trận đấu tối đa 5 phút trong trường hợp có vật cản, bị gây rối hay đáu thủ bị chấn thương cần cấp cứu.
16.2. Bất cứ đấu thủ nào chấn thương cũng được phép tạm dừng trận đấu (nếu được trọng tài đồng ý) tối đa 5 phút. Sau 5 phút, đấu thủ không thể thi đâú thì tiến hành thay người. Nếu đội của đấu thủ bị chấn thương đã tiến hành thay người trong hiệp đấu đó rồi thì trận đấu sẽ kết thúc với phần thắng nghiêng về đội đối phương.
16.3 Trong trường hợp tạm dừng trận đấu, tất cả các đấu thủ không được phép rời sân để uống nước hay nhận bất kỳ sự trợ giúp nào.
16.4. Trong các trường hợp nghỉ giữa hiệp, đấu thủ không được rời sân thi đấu mà phải đứng ở phần sân của mình, hàng ghế dành cho đội.
Điều 17. KỶ LUẬT
17.1. Mọi đấu thủ và huấn luyện viên phải chấp hành luật này.
17.2. Trong trận đấu chỉ có đội trưởng mỗi đội mới có quyền tiếp cận trọng tài.
Điều 18. PHẠT
18.1. Phạt cảnh cáo (thẻ vàng)
Đấu thủ bị cảnh cáo và phạt thẻ vàng nếu đấu thủ đó phạm một trong 6 lỗi sau:
18.1.1 Có hành vi phi thể thao.
18.1.2 Thể hiện sự bất đồng bằng lời lẽ hoặc hành động.
18.1.3 Cố tình vi phạm luật thi đấu.
18.1.4 Trì hoãn việc bắt đầu trận đấu.
18.1.5 Vào sân hay quay trở lại sân không được phép của trọng tài.
18.1.6 Tự động rời sân mà không được sụ cho phép của trọng tài
18.2. Đuổi khỏi sân (thẻ đỏ)
Đấu thủ bị đuổi khỏi sân và phạt thẻ đỏ nếu đấu thủ đó phạm một trong 5 lỗi sau:
18.2.1 Phạm lỗi thi đấu nghiêm trọng.
18.2.2 Có hành vi bạo lực, gồm cả hành động cố ý nhằm làm đối thủ chấn thương.
18.2.3 Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất cứ người nào.
18.2.4 Có hành vi tấn công, lăng mạ, sỉ nhục người khác bằng lời nói hoặc hành động.
18.2.5. Bị cảnh cáo lần thứ hai (nhận thẻ vàng thứ 2) trong cùng một trận đấu.
18.3 Đấu thủ bị phạt cảnh cáo hay bị đuổi, dù ở trong sân hay ngoài sân, dù trực tiếp đến đấu thủ, đồng đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hay bất cứ ai khác thì kỷ luật theo mức độ vi phạm (thẻ vàng, thẻ đỏ áp dụng cả với huấn luyện viên).
Điều 19. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Trong khi thi đấu nếu có thắc mắc hay có vấn đề gì phát sinh không đề cập trong bất cứ điều luật nào thì quyết định của Tổng trọng tài là quyết định cuối cùng.
PHỤ LỤC
KHẨU LỆNH VÀ KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI
1. Trọng tài chính: Bắt đầu và kết thúc một đường cầu phải thổi một tiếng còi.
• Chuẩn bị: Một tay chỉ bên phòng thủ, lòng bàn tay úp.
• Dừng cầu: Một tay giơ thẳng ra trước, song song với lưới (lòng bàn tay úp).
• Phát cầu: Tay phía bên phát cầu hất sang bên đỡ phát cầu.
• Điểm: Một tay đưa sang ngang về phía bên được điểm.
• Đổi phát cầu: Một tay chỉ sang bên được quyền phát cầu, lòng bàn tay ngửa.
• Phát cầu lại: Hai tay đưa ra phía trước ngực, hai bàn tay nắm hai ngón cái giơ lên.
• Cầu ngoài: khi cầu ở ngoài sân thì 2 tay trên vai, cẳng tay vuông góc với cánh tay.
• Đổi bên: Hai tay bắt chéo trên đầu.
• Đấu thủ chạm lưới: Khi một bộ phận cơ thể chạm vào lưới thì một tay vỗ nhẹ vào mép trên của lưới.
• Cầu trong sân: Khi cầu rơi ở trong sân thì tay duỗi thẳng chỉ xuống sân, lòng bàn tay ngửa.
• Cầu ngoài sân (chạm đối thủ): Một tay dựng vuông góc (lòng bàn tay hướng vào mặt), bàn tay kia đưa ngang chạm đầu các ngón tay.
• Qua lưới: Khi một bộ phận của cơ thể qua mặt phẳng của lưới thì khuỷ tay gập, cẳng tay trước ngực song song với sân, chỉ theo hướng bên phạm lỗi qua lưới.
• Cầu không qua: Khi cầu không qua lưới (mắc lưới) hoặc chui qua lưới thì lòng bàn tay hướng vào mặt lưới và lắc bàn tay.
• Cầu hỏng: Khi đá hỏng (trượt cầu, dính cầu) thì cánh tay duỗi, lòng bàn tay hướng xuống sân và lắc bàn tay.
• Cầu ngoài cột: Khi cầu đá bay từ ngoài vào (không nằm trong khoảng giữa 2 cột ăngten) thì cánh tay duỗi về sau.
- Khi đấu thủ có thái độ đạo đức xấu thì trọng tài cho dừng trận đấu yêu cầu đấu thủ đó đến và tuyên bố khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Trọng tài biên:
• Cầu trong sân: Khi cầu trong sân, tay cầm cờ duỗi hướng xuống dưới đất, chỉ vào sân.
• Cầu ngoài biên: Khi cầu ngoài sân, tay cầm cờ đưa thẳng lên cao.
• Cầu chạm đấu thủ rơi ngoài sân: Một tay cầm cờ, tay kia dùng bàn tay đưa chéo phía trên cờ.
• Cầu vào sân từ ngoài cột ăngten: Đưa cờ lên cao rung báo lỗi.
• Phát cầu giẫm vạch: Đưa cờ lên cao (rung) báo lỗi. Sau đó chỉ vào vạch phạm lỗi.
== Xem thêm ==
Cầu mây
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
The Featherball - a handy game around the world
Basic Rules of Shuttlecock Sporòa |
swift (ngôn ngữ lập trình).txt | Swift là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng dành cho việc phát triển iOS và OS X, được giới thiệu bởi Apple tại hội nghị WWDC 2014. Swift được mong đợi sẽ tồn tại song song cùng Objective-C, ngôn ngữ lập trình hiện tại dành cho các hệ điều hành của Apple. Swift được thiết kế là một ngôn ngữ có khả năng phòng chống lỗi cao. Nó được biên dịch với trình biên dịch LLVM. Một tài liệu 500 trang về Swift cũng được phát hành tại WWDC, miễn phí trên iBooks Store.
Ngày 2 tháng 6 năm 2014, ứng dụng WWDC conference trở thành ứng dụng Swift đầu tiên được phát hành.
== Mã Nguồn Ví Dụ ==
== Xem thêm ==
AppleScript
Xcode
Objective-C
Rust
Go
ngôn ngữ D
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Swift at Apple.com |
tiếng urdu.txt | Tiếng Urdu (tiếng Urdu: اُردوُ, tiếng Hindi: उर्दू Urdū, IPA: [ˈʊrduː] ()) là một ngôn ngữ Ấn-Arya Trung trung bộ thuộc nhánh Ấn-Iran, thuộc hệ Ấn-Âu. Tiếng Urdu là tiếng Hindi được sử dụng bởi người Hồi giáo ở Ấn Độ và Pakistan.
Đây là một trong hai ngôn ngữ chính thức (ngôn ngữ kia là tiếng Anh) của Pakistan. Đây cũng là một trong 22 ngôn ngữ thường lệ của Ấn Độ và ngôn ngữ chính thức của 5 bang Ấn Độ.
Từ vựng ngôn ngữ này đã phát triên từ tiếng Phạn, tiếng Ba Tư, tiếng Ả Rập và tiếng Turkic. Trong thời hiện đại, từ vựng Urdu đã chịu ảnh hưởng đáng kế của tiếng Anh. Tiếng Urdu chủ yếu phát triển ở phía tây Uttar Pradesh, Ấn Độ, là trung tâm của các ngôn ngữ Hindustan ở tiểu lục địa Ấn Độ, nhưng bắt đầu hình thành trong Vương quốc hồi giáo Delhi cũng như Đế quốc Mughal (1526–1858) ở Nam Á.
Tiếng Urdu là phương tiện giao tiếp giữa người dân các tỉnh và vùng khác nhau của Pakistan, giữa người Pakistan và Ấn Độ. Do sự tương đồng về lịch sử và một số lượng lớn dân tỵ nạn người Afghan ở Pakistan, tiếng Urdu được phần lớn dân Afghan nghe nói đọc hiểu.
Các quốc gia có số người nói tiếng Urdu đáng kể:
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Danh sách ngôn ngữ
Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
== Liên kết ngoài == |
câu lạc bộ bóng đá hải phòng.txt | Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có trụ sở tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
== Hình thành và phát triển ==
Tiền thân của câu lạc bộ được xem là bắt nguồn từ đội bóng đá Công an Hải Phòng. Đây là đội bóng duy nhất của thành phố "Hoa phượng đỏ" còn tồn tại sau khi bao cấp bị xóa bỏ trong khi một loạt đội bóng mạnh khác của thành phố cảng bị giải thể như Điện lực Hải Phòng, Cảng Hải Phòng, hay trước đó là Xi măng Hải Phòng.
Sau mùa giải 2001-02, khi một lần nữa phải xuống chơi ở giải Hạng nhất, thấy không còn phù hợp với nền bóng đá chuyên nghiệp mới được xây dựng tại Việt Nam, ngành Công an Hải Phòng đã quyết định chuyển giao đội bóng về Sở Thể dục Thể thao Thành phố Hải Phòng. Trong những năm đầu dưới sự quản lý của Sở TDTT, ban lãnh đạo chọn mô hình kết hợp với một doanh nghiệp tài trợ, đội lần lượt ghép tên với Thép Việt Úc, Mitsustar Haier rồi Vạn Hoa. Nhưng mô hình này không mấy thành công, đội tiếp tục ngược xuôi giữa giải chuyên nghiệp và giải hạng Nhất.
Ngày 16 tháng 10 năm 2007, Sở Thể dục thể thao Hải Phòng giao cho Công ty Xi măng Hải Phòng quản lý và điều hành. Câu lạc bộ đổi tên thành Xi măng Hải Phòng, gây ra một sự nhầm lẫn nho nhỏ với một đội bóng cùng tên tồn tại trước đây của công ty vào thời bao cấp.
Sau khi được chuyển giao về cho Xi măng Hải Phòng quản lý, câu lạc bộ ngay lập tức thi đấu khởi sắc trong mùa bóng đầu tiên quay trở lại V-League và giành hạng Ba chung cuộc tại Giải vô địch bóng đá quốc gia năm 2008 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Vương Tiến Dũng. Tại mùa giải ngay sau đó, đội góp phần đánh dấu hai cột mốc cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam khi thành công trong việc ký hợp đồng với cựu tuyển thủ Brasil, nhà vô địch World Cup 2002, Denílson về thi đấu cho đội tại giai đoạn 2 V-League 2009. Đây là cầu thủ tên tuổi nhất về thi đấu tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Việc thứ hai là hội cổ động viên bóng đá Hải Phòng chính thức trở thành hội cổ động viên đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Bắt đầu từ mùa giải V-League 2011, Xi măng Hải Phòng được đổi tên thành Vicem Hải Phòng do câu lạc bộ có thêm nhà tài trợ mới là Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Cuối mùa bóng V-League 2012, đội thi đấu kém với vị trí chót bảng, phải xuống thi đấu ở Giải hạng Nhất mùa bóng 2013. Tuy nhiên, đội bóng đã mua lại suất chơi của Câu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa ở V-League nên vẫn được tiếp tục thi đấu ở V-League 2013.
Năm 2014, đơn vị chủ quản Vicem trả X.V Hải Phòng về cho thành phố, đội bóng đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng. Mặc dù không còn tiềm lực tài chính mạnh như thời xi măng nhưng đội bóng lại có kết quả khả quan hơn trước: năm 2014 vô địch cúp quốc gia, năm 2015 đã có thời điểm dẫn đầu bảng xếp hạng V-League.
Năm 2016, CLB Hải Phòng mặc dù không được đánh giá cao nhưng đã dẫn đầu BXH V League trong phần lớn mùa giải. Đáng chú ý là chuỗi trận thắng 7 trận liên tiếp trong 7 vòng đấu đầu tiên của giải. Đáng tiếc là do hụt hơi trong những vòng đấu cuối cùng. Hải Phòng đã để Hà Nội T&T giành lấy chức vô địch một cách rất đáng tiếc khi bằng điểm và chỉ để thua chỉ số phụ. Nhưng dù sao thì CLB cũng có một mùa giải thành công ngoài mong đợi.
== Tên gọi ==
Công an Hải Phòng (1952-2002)
Thép Việt - Úc Hải Phòng (2002-2004)
Mitsustar Hải Phòng (2005)
Mitsustar Haier Hải Phòng (2006)
Vạn Hoa Hải Phòng (2007)
Xi măng Hải Phòng (2008-2010)
Vicem Hải Phòng (2011-2012)
Xi măng Vicem Hải Phòng (2013)
Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng (2014- nay)
== Thành tích ==
V-League
Á quân (1): 2010, 2016
Hạng ba (1): 2008
Cúp Quốc gia:
Vô địch (2): 1995, 2014
Á quân (1): 2005
Đồng hạng ba (1): 2015
Siêu cúp Quốc gia:
Vô địch (1): 2005
Á quân (1): 2014
Giải hạng nhất:
Vô địch (1): 2003
Á quân (1): 2007
Giải hạng A miền Bắc:
Vô địch (2): 1968, 1970
== Đội hình hiện tại ==
Tính đến giai đoạn 1 mùa giải V.League 2017.
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
=== Cho mượn ===
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
== Ban huấn luyện hiện tại ==
== Các huấn luyện viên trong lịch sử ==
== Thành tích từ khi V-League thành lập ==
== Thành tích tại các Cúp châu Á ==
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Diễn đàn Cổ động viên bóng đá Hải Phòng |
chi bùi.txt | Bùi hay Đông thanh (tiếng Latinh: Ilex) là chi thực vật có hoa trong họ Aquifoliaceae. Chi này có từ 400 đến 600 loài, bao gồm các loài cây thường xanh và lá rộng, cây bụi, và dây leo phân bố ở những vùng nhiệt đới đến ôn đới trên toàn cầu.
== Loài ==
Trong số 400 đến 600 loài, chúng được xếp vào 3 phân chi:
Ilex phân chi Byronia, với loài đặc trưng Ilex polypyrena
Ilex phân chi Prinos, gồm 12 loài
Ilex phân chi Ilex, với hơn 400 loài còn lại
== Hình ảnh ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Phương tiện liên quan tới Ilex tại Wikimedia Commons
Dữ liệu liên quan tới Ilex tại Wikispecies |
19 tháng 5.txt | Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ 139 (140 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 226 ngày trong năm.
== Sự kiện ==
715 – Grêgôriô II được bầu làm giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma.
869 – Thủ lĩnh loạn binh Bàng Huân cho giết Quan sát sứ Thôi Ngạn Tăng cùng một số thủ hạ, và tuyên bố chống lại triều đình Đường.
934 – Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương, tức ngày Quý Dậu (4) tháng 4 năm Giáp Ngọ.
1536 – Người vợ thứ nhì của Quốc vương Anh Henry VIII là Anne Boleyn bị xử trảm vì các tội gian dâm, phản quốc và loạn luân.
1802 – Đệ nhất Tổng tài Pháp Napoléon Bonaparte thiết lập Bắc Đẩu Bội tinh.
1864 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Spotsylvania Court House kết thúc.
1883 – Quân Cờ Đen phục kích lực lượng Pháp tại Cầu Giấy, giết chết sĩ quan chỉ huy quân Pháp là Henri Rivière.
1919 – Mustafa Kemal Atatürk đổ bộ lên Samsun ở ven bờ biển Đen, bắt đầu cuộc chiến được gọi là Chiến tranh giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ.
1941 – Một hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, theo đề xuất của Hồ Chí Minh.
1959 – Thành lập đơn vị vận tải quân sự chiến lược trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.
1991 – Đại đa số cử tri Croatia ủng hộ độc lập từ Nam Tư trong một cuộc trưng cầu dân ý bị cộng đồng người Serb thiểu số tẩy chay.
== Sinh ==
1762 – Johann Gottlieb Fichte, triết gia người Đức (m. 1814)
1795 – Johns Hopkins, thương nhân và nhà nhân đạo người Mỹ (m. 1873)
1889 – Tản Đà, nhà thơ người Việt Nam (m. 1939)
1890 – Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (m. 1969)
1914 – Max Perutz, nhà sinh vật học người Áo–Mỹ, đoạt giải Giải Nobel hóa học (m. 2002)
1914 – Ngô Thanh Nguyên, nhà Trung Quốc học, kỳ thủ cờ vây tại Nhật Bản (m. 2014)
1930 – Rudolf E. Kálmán, nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary (m. 2016)
1925 – Pol Pot, chính trị gia người Campuchia, Thủ tướng Campuchia (m. 1998)
1925 – Malcolm X, tu sĩ và nhà hoạt động người Mỹ (m. 1965)
1941 – Nora Ephron, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người Mỹ (m. 2012)
1945 – Pete Townshend, ca sĩ người Anh
1952 – Bert van Marwijk, cầu thủ, huấn luyện viên bóng đá người Hà Lan.
1955 – James Gosling, nhà khoa học máy tính người Canada–Mỹ, tạo ra Java
1957 – Nguyễn Thanh Bình, chính trị gia người Việt Nam
1963 – Pilín León, Hoa hậu thế giới
1965 – Cecilia Bolocco, người mẫu và dẫn chương trình người Chile, Hoa hậu Hoàn vũ
1969 – Thomas Vinterberg, đạo diễn người Đan Mạch
1977 – Manuel Almunia, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1979 – Diego Forlán, cầu thủ bóng đá người Uruguay
1979 – Andrea Pirlo, cầu thủ bóng đá người Ý
1989 – Huỳnh Minh Thủy, tức Thủy Top, người mẫu, diễn viên, ca sĩ người Việt Nam
1993 – Kamiki Ryunosuke, diễn viên người Nhật Bản
1993 – Nguyễn Thị Huyền, vận động viên điền kinh Việt Nam
== Mất ==
1296 – Giáo hoàng Cêlestinô V (s. 1215)
1389 – Dmitry Ivanovich Donskoy, Đại công tước Moskva (s. 1350)
1536 – Anne Boleyn, vương hậu của Anh (s. 1501)
1825 – Henri de Saint Simon, triết gia người Pháp (s. 1760)
1860 – Ang Duong, quốc vương Campuchia.
1864 – Nathaniel Hawthorne, tác gia người Mỹ (s. 1804)
1865 – Tăng Cách Lâm Thấm, tướng người Mông Cổ của triều Thanh (s. 1811)
1875 – Nguyễn Hữu Huân, thủ lĩnh nổi dậy người Việt Nam (s. 1830)
1883 – Henri Rivière, sĩ quan và nhà văn người Pháp (s. 1827)
1895 – José Martí, nhà báo, nhà thơ, nhà triết học người Cuba (s. 1853)
1935 – T. E. Lawrence, đại tá người Anh Quốc (s. 1888)
1954 – Charles Ives, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1874)
1960 – Bùi Kỷ, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa người Việt Nam (s. 1888)
1994 – Jacqueline Kennedy Onassis, nhá báo, Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ (s. 1929)
2000 – Thu Hồ, ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1919)
2001 – Alexei Maresiev, phi công người Liên Xô và Nga (s. 1916)
2002 – John Gorton, quân nhân và chính trị gia người Úc, Thủ tướng Úc (s. 1911)
2009 – Robert F. Furchgott, nhà hóa sinh học người Mỹ, đoạt Giải Nobel hóa học (s. 1916)
2010 – Thanh Vũ, soạn giả cải lương người Việt Nam (s. 1948)
== Ngày lễ và kỷ niệm ==
Kỹ niệm thường niên ngày sinh của Bác Hồ được tổ chức ở nhiều cơ quan ở Việt Nam và thủ tục dâng hương tại Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài đường treo nhiều khẩu hiệu cùng nội dung.
== Tham khảo == |
công ty cổ phần sap.txt | Công ty Cổ phần SAP (tiếng Đức: SAP Aktiengesellschaft, thường được viết tắt là SAP AG) là công ty phần mềm lớn nhất châu Âu, có trụ sở chính tại Walldorf, (Đức).
== Tiểu sử ==
1972: năm nhân viên của IBM (Claus Wellenreuther, Hans-Werner Hector, Klaus Tschira, Dietmar Hopp và Hasso Plattner) thành lập công ty SAP - Systemanalyse und Programmentwicklung (Phân tích hệ thống và phát triển phần mềm) - đặt trụ sở chính tại Weinheim và văn phòng ở Mannheim.
1973: sản phẩm kế toán đầu tiên ra đời: System RF, sau này được đổi tên thành R/1
1976: thành lập công ty SAP GmbH (GmbH: công ty trách nhiệm hữu hạn) chuyên về tiêu thụ và cố vấn. Năm năm sau, công ty Systemanalyse und Programmentwicklung được giải thể, các quyền hạn được chuyển sang SAP GbmH.
1977: trụ sở chính được chuyển từ Weinheim về Walldorf.
1979: sản phẩm R/2 ra đời.
1988: công ty được chuyển thể thành công ty cổ phần. Vốn điều lệ được nâng lên trong hai bước từ 5 triệu Mark Đức thành 60 triệu Mark Đức. Vào tháng 10 cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1990: phát hành cổ phần ưu đãi nâng vốn điều lệ lên 85 triệu Mark Đức.
1991: giới thiệu sản phẩm R/3 tại hội chợ CeBIT ở Hannover, Đức.
1999: giới thiệu sản phẩm mySAP.com.
2003: Hasso Plattner, người thành lập SAP cuối cùng còn lại trong hội đồng quản trị, rút lui khỏi hội đồng quản trị.
2004: phiên bản đầu tiên của SAP NetWeaver04 có mặt trên thị trường.
== Các sản phẩm ==
mySAP ERP: phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp.
mySAP Business Suite: bao gồm các phần mềm dùng trong doanh nghiệp như hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (tiếng Anh: Customer Relationship Management - CRM), quản lý quan hệ người cung cấp (tiếng Anh: Supplier Relationship Management - SRM), quản lý dây chuyền cung cấp (tiếng Anh: Supply Chain Management – SCM).
SAP NetWeaver: phần mềm tích hợp ứng dụng doanh nghiệp.
Các giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: SAP Business One, mySAP All-in-One.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chính của SAP
www.sap.info/en/
Yahoo! Finance cho SAP
Security for SAP |
chiến tranh nga-nhật.txt | Chiến tranh Nga-Nhật (tiếng Nhật: 日露戦争 Nichi-Ro Sensō; tiếng Nga: Русско-японская война; tiếng Trung: 日俄戰爭 Rìézhànzhēng; 10 tháng 2 năm 1904 – 5 tháng 9 năm 1905) - được xem là "cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỷ 20." - là một cuộc xung đột xảy ra giữa các nước đế quốc đối địch đầy tham vọng: Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên. Nơi diễn ra cuộc chiến là Nam Mãn Châu thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực xung quanh bán đảo Liêu Đông và Phụng Thiên, và các khu vực biển quanh Triều Tiên, Hoàng Hải và Nhật Bản.
== Nguyên nhân ==
Sau cuộc Minh Trị Duy Tân năm 1868, chính phủ Minh Trị đã lao vào một nỗ lực hấp thụ ý tưởng, các phong tục và các tiến bộ công nghệ của phương Tây. Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã trỗi dậy từ một nước cô lập và tự chuyển đổi thành một quốc gia hiện đại chỉ trong một thời gian khá ngắn. Người Nhật mong ước giữ gìn chủ quyền và đồng thời cũng được công nhận là một nước ngang hàng với các cường quốc phương Tây.
Nga, một trong những nước đế quốc lớn, có tham vọng ở phía Đông. Cho đến cuối thập kỷ 1890, nước này đã mở rộng biên giới ở Trung Á đến Afghanistan, sáp nhập các quốc gia khác trong quá trình đó. Đế quốc Nga trải dài từ Ba Lan ở phía Tây đến bán đảo Kamchatka ở phía Đông. Với việc xây dựng tuyến đường sắt Xuyên Siberia đến cảng Vladivostok, Nga hy vọng có thể củng cố hơn nữa ảnh hưởng và sự hiện diện của mình tại vùng này. Đây là điều Nhật Bản vô cùng lo ngại, vì họ coi Triều Tiên (và một phần nào đó với Mãn Châu) như một vùng đệm an toàn. Nga đang tìm kiếm một cảng không đóng băng tại Thái Bình Dương cho hải quân cũng như thương mại biển. Hải cảng Thái Bình Dương mới mở tại Vladivostok là cảng duy nhất của người Nga và chỉ có thể mở cửa vào mùa hè; nhưng Cảng Lữ Thuận có thể mở cửa được cả năm. Từ khi kết thúc Chiến tranh Thanh-Nhật đến cuộc đàm phán vô ích năm 1903 giữa chính phủ Sa hoàng với Nhật Bản, Nhật Bản chọn chiến tranh để bảo vệ đất nước bằng cách duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên, trong khi các nước châu Âu hy vọng đế quốc Nga sẽ thắng.
Các chiến dịch sau này, trong đó quân đội Nhật Bản non nớt liên tục giành chiến thắng trước quân đội Nga, là một bất ngờ đối với giới quan sát quốc tế. Những chiến thắng này, khi thời gian dần chứng minh, làm chuyển biến mãnh liệt cán cân quyền lực ở Đông Á, đem đến cho Nhật Bản một vị thế mới trên sân khấu thế giới. Những điều kiện ràng buộc mất mặt sau thất bại gia tăng bất mãn trong công chúng Nga với chính phủ Sa hoàng vô tích sự và tham nhũng và là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc Cách mạng Nga 1905.
=== Chiến tranh Thanh-Nhật ===
Chính phủ Nhật Bản coi Triều Tiên, địa chính trị gần gũi với Nhật Bản, là một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia. Người Nhật muốn, ít nhất, giữ Triều Tiên độc lập dưới ảnh hưởng của Nhật. Việc quân Nhật đánh bại quân Thanh sau này trong Chiến tranh Thanh-Nhật dẫn đến Điều ước Shimonoseki, theo đó triều đình Mãn Thanh buông bỏ quyền bá chủ với Triều Tiên và nhượng lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông (Cảng Lữ Thuận) cho Nhật Bản.
Tuy vậy, Đế quốc Nga cũng có tham vọng của riêng mình đối với vùng đất này thuyết phục Đức và Pháp gây áp lực với Nhật. Vì Tam cường can thiệp, Nhật Bản phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lại một khoản đền bù tài chính lớn hơn.
=== Sự xâm phạm của Nga ===
Tháng 12 năm 1897, một hạm đội Nga xuất hiện ở cảng Lữ Thuận. Sau 3 tháng, năm 1898, một hiệp định được ký kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga theo đó Nga được thuê cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng nước xung quanh. Nó còn được thỏa thuận rằng hiệp định này có thể được mở rộng bằng sự đồng ý của đôi bên. Người Nga tin tưởng rõ ràng rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm và cảng Lữ Thuận vững chắc là hải cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình Dương, và có giá trị chiến lược quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của mình, Nga bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân (Harbin) qua Thẩm Dương (Phụng Thiên) đến cảng Lữ Thuận. Sự phát triển của đường sắt là yếu tố góp phần dẫn đến cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và các ga tại Thiết Lĩnh và Liêu Dương bị đốt cháy. Người Nga cũng tìm đường vào Triều Tiên, đến năm 1898, họ nhận được nhượng bộ về khai mỏ và lâm nghiệp gần sông Áp Lục và Đồ Môn (Tumen), khiến cho người Nhật quan ngại sâu sắc.
=== Cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn ===
Nga và Nhật đều tham dự vào Liên quân tám nước được gửi đến dẹp cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn và để giải vây cho công sứ các nước đang bị bao vây tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Như các quốc gia thành viên khác, người Nga gửi quân đến Trung Quốc, đặc biệt là Mãn Châu để bảo vệ lợi ích của mình. Nga đảm bảo với các cường quốc khác rằng họ sẽ bỏ trống vùng đất này sau cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, năm 1903, người Nga vẫn chưa đưa ra một lịch rút quân nào và thực tế còn củng cố thế đứng của mình tại Mãn Châu. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1903, Sa hoàng Nikolai II ra lệnh loại trừ ảnh hưởng của "ngoại bang" vào vùng Mãn Châu và dốc sức xây dựng quân lực Nga ở Viễn Đông.
=== Đàm phán ===
Itō Hirobumi - một chính khách Nhật Bản, bắt đầu đàm phán với người Nga. Ông tin rằng Nhật quá yếu để có thể đánh đuổi Nga bằng biện pháp quân sự, vì vậy ông đề xuất trao quyền kiểm soát Mãn Châu cho Nga để đổi lấy việc Nhật Bản kiểm soát Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Nhật Bản và Anh đã ký hiệp ước Liên minh Anh-Nhật năm 1902, người Anh muốn hạn chế đối thủ hải quân của mình bằng cách giữ các cảng biển của Nga ở Thái Bình Dương như Vladivostok và Lữ Thuận không được sử dụng triệt để. Liên minh với Anh Quốc có nghĩa rằng nếu bất kỳ quốc gia nào liên minh với Nga trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Nhật, thì nước Anh sẽ tham chiến về phe Nhật. Nga không thể nhận sự giúp đỡ từ cả Đức lẫn Pháp thêm nữa vì sự nguy hiểm của việc nước Anh tham chiến. Với một liên minh như thế, Nhật Bản cảm thấy có thể tự do khai chiến, nếu cần thiết.
Vào ngày 23 tháng 6 năm 1903, Thiên hoàng Minh Trị chấp thuận rằng Nhật Bản phải gây chiến với Nga nếu cần thiết. Ngày 28 tháng 7 năm ấy, Công sứ Nhật Bản tại Sankt-Peterburg được chỉ thị thể hiện quan điểm của nước mình chống lại kế hoạch củng cố Mãn Châu của Nga. Quan hệ thương mại bị cắt đứt và tình hình lên tới mức ngày 13 tháng 1 năm 1904 nhờ đó Nhật Bản đề xuất một công thức mà Mãn Châu nằm ngoài tầm ảnh hưởng của nước này và tương tự với tìm kiếm một tuyên bố tương tự liên quan đến các từ bỏ các lợi ích của Nga tại Triều Tiên. Cho đến ngày 4 tháng 2 năm 1904, không có lời đáp lại chính thức nào được gửi đi và ngày 6 tháng 2, Công sứ Nhật Bản là Kurino Shinichiro, thăm Bộ trưởng Ngoại giao Nga là Bá tước Lamsdorf, để thông báo mình sẽ về nước. Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao ngày 6 tháng 2 năm 1904.
== Chiến tranh ==
=== Tuyên chiến ===
Nhật Bản tuyên chiến ngày 8 tháng 2 năm 1904. Tuy vậy, 3 giờ trước khi triều đình Nga nhận được lời tuyên chiến từ phía Nhật, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Hạm đội Viễn Đông tại cảng Lữ Thuận. Sa hoàng Nikolai II sững sờ trước tin bị tấn công. Ông không thể tin được rằng Nhật Bản có thể tấn công mà không cần tuyên chiến chính thức, và đã đảm bảo với các bộ trưởng của mình rằng Nhật Bản sẽ không đánh. Nga tuyên chiến với Nhật 8 ngày sau đó. Tuy vậy, việc yêu cầu tuyên chiến trước khi tiến hành chiến sự không được coi là luật pháp quốc tế cho đến khi cuộc chiến đã kết thúc vào tháng 10 năm 1907, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 1910. Montenegro cũng tuyên chiến với Nhật như là một hành động ủng hộ về mặt tinh thần với Nga vì biết ơn Nga đã ủng hộ Montenegro kháng chiến chống lại Đế quốc Ottoman. Tuy vậy, vì lý do hậu cần và không gian, đóng góp của Montenegro cho cuộc chiến chỉ giới hạn ở những người Montenegro phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga.
=== Chiến dịch năm 1904 ===
Cảng Lữ Thuận, trên bán đảo Liêu Đông phía Nam Mãn Châu đã được củng cố thành một căn cứ hải quân lớn của Quân đội Đế quốc Nga. Vì cần phải kiểm soát mặt biển để chiến đấu được trên đất liền châu Á, mục tiêu quân sự đầu tiên của Nhật là vô hiệu hóa hạm đội Nga tại cảng Lữ Thuận.
===== Hải chiến cảng Lữ Thuận =====
Đêm ngày 8 tháng 2 năm 1904, Hạm đội Nhật Bản của Đô đốc Heihachiro Togo khai chiến bằng cuộc tấn công bất ngờ của các thuyền phóng ngư lôi vào các con tàu Nga tại cảng Lữ Thuận. Cuộc tấn công làm hư hại nặng các con tàu Tsesarevich và Retvizan, những chiến hạm nặng nhất trên chiến trường Viễn Đông của Nga, và tuần dương hạm 6.600 tấn Pallada. Những cuộc tấn công này phát triển thành Hải chiến cảng Lữ Thuận sáng hôm sau. Một chuỗi các cuộc chạm trán bất phân thắng bại tiếp diễn, trong đó Đô đốc Togo không thể tấn công được Hạm đội Nga vì nó được bảo vệ bởi dàn pháo bờ biển trên cảng, và người Nga miễn cưỡng phải rời cảng ra vùng nước sâu, đặc biệt là sau cái chết của Đô đốc Stepan Osipovich Makarov ngày 13 tháng 4 năm 1904.
Tuy vậy, những cuộc đụng độ này tạo cơ hội thuận lợi cho quân Nhật đổ bộ xuống gần Incheon, Triều Tiên. Từ Incheon, quân Nhật chiếm Hán Thành và sau đó là phần còn lại của Triều Tiên. Cho đến hết tháng 4, Lục quân Đế quốc Nhật Bản do Đại tướng Kuroki Itei chỉ huy đã sẵn sàng vượt sông Áp Lục vào vùng chiếm đóng của Nga tại Mãn Châu.
===== Trận sông Áp Lục =====
Ngược lại với chiến lược nhanh chóng chiếm lĩnh chiến trường để kiểm soát Mãn Châu, chiến lược Nga tập trung vào các hành động tránh giao chiến để có thời gian đợi quân tiếp viện tới nơi qua tuyến đường sắt xuyên Xibia dài khi đó vẫn chưa hoàn thành gần Irkutsk. Ngày 1 tháng 5 năm 1904, Trận sông Áp Lục trở thành trận chiến lớn đầu tiên trên đất liền, khi quân Nhật đột chiếm các vị trí của quân Nga sau khi vượt sông mà không gặp sự kháng cự nào. Quân Nhật tiếp tục đổ bộ xuống nhiều điểm quan trọng tại bờ biển Mãn Châu, và trong một chuỗi các cuộc đụng độ, đã đẩy lùi quân Nga về phía cảng Lữ Thuận. Những trận đánh này, bao gồm trận Nashan ngày 25 tháng 5 năm 1904, được đánh dấu bằng thiệt hại nặng của quân Nhật khi tấn công vào các đường hào của quân Nga, nhưng quân Nga vẫn duy trì sự tập trung vào phòng ngự và không phản công.
===== Phong tỏa cảng Lữ Thuận =====
Quân Nhật cố ngăn cản quân Nga sử dụng cảng Lữ Thuận. Trong đêm 12-14 tháng 2, quân Nhật cố phong tỏa luồng vào cảng Lữ Thuận bằng cách đánh chìm vài tàu hơi nước đầy xi măng tại tuyến nước sâu vào cảng, nhưng họ đánh chìm quá sâu nên không hiệu quả. Một cố gắng tương tự để phong tỏa đường vào cảng trong đêm ngày 3-4 tháng 5 cũng thất bại. Tháng 3, Phó Đô đốc có uy tín Makarov được bổ nhiệm làm chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương với ý định phá vỡ sự phong tỏa tại cảng Lữ Thuận.
Ngày 12 tháng 4 năm 1904, 2 thiết giáp hạm tiền dreadnought, kỳ hạm Petropavlovsk và Pobeda lẻn ra khỏi cảng nhưng vướng phải thủy lôi Nhật Bản ngoài cảng Lữ Thuận. Chiếc Petropavlovsk chìm ngày tức khắc, trong khi chiếc Pobeda phải kéo về cảng và phải tu sửa nặng. Đô đốc Makarov, nhà chiến lược tài năng duy nhất của Nga trong chiến tranh, tủ trận trên tàu Petropavlovsk.
Ngày 15 tháng 4 năm 1904, triều đình Nga đe dọa bắt giữ phóng viên chiến trường người Anh khi đang đi trên tàu Haimun vào vùng chiến sự để lấy tin cho tờ báo có trụ sở tại London The Times, viện dẫn rằng họ lo ngại việc người Anh có thể thông báo vị trí của quân Nga cho hạm đội Nhật Bản.
Người Nga học nhanh, và không lâu sau cũng sử dụng chiến thuật Nhật Bản về thủy lôi tấn công. Ngày 15 tháng 5 năm 1904, 2 thiết giáp hạm Nhật Bản, Yashima và Hatsuse, bị nhử vào một bãi thủy lôi của Nga ở gần cảng Lữ Thuận, mỗi chiếc trúng ít nhất 2 trái thủy lôi. Chiếc Hatsuse chìm chỉ trong vài phút, mang theo 450 thủy thủ, trong khi chiếc Yashima chìm trong khi được kéo về Triều Tiên để sửa chữa. Ngày 23 tháng 6 năm 1904, nỗ lực phá vây của hạm đội Nga, bây giờ dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Wilgelm Vitgeft thất bại. Cho đến cuối tháng, pháo binh Nhật Bản liên tục pháo kích vào cảng.
===== Bao vây cảng Lữ Thuận =====
Nhật Bản bắt đầu cuộc bao vây dài ngày cảng Lữ Thuận. Ngày 10 tháng 8 năm 1904, Hạm đội Nga lại một lần nữa cố gắng phá vây và tiến đến Vladivostok, nhưng khi ra được biển khơi thì chạm trán với đội thiết giáp hạm của Đô đốc Togo. Người Nga thường gọi đây là Trận ngày 10 tháng 8, nhưng thông thường, nó được gọi là Hải chiến Hoàng Hải, các thiết giáp hạm từ hai phía liên tục khai hỏa. Trận đánh này là một yếu tố quyết định chiến trường, mặc dù Đô đốc Togo biết một đội thiết giáp hạm Nga khác sẽ sớm được gửi đến Thái Bình Dương. Quân Nhật chỉ có một đội thiết giáp hạm và Togo đã mất hai thiết giáp hạm vì thủy lôi của Nga. Các thiết giáp hạm Nga và Nhật tiếp tục đấu súng, cho đến khi kỳ hạm của quân Nga, chiếc Tsesarevich, bị bắn trực diện vào cầu tàu, giết chết Tư lệnh hạm đội, Đô đốc Vitgeft. Đến lúc này, Hạm đội Nga quay đầu lại và chạy về cảng Lữ Thuận. Mặc dù không có thuyền chiến nào bị chìm trong trận này, quân Nga bây giờ lại trở về cảng và hải quân Nhật vẫn còn thiết giáp hạm để đối đầu với hạm đội Nga khi nó tới nơi.
===== Cảng Lữ Thuận thất thủ =====
Cuối cùng, thuyền chiến Nga tại cảng Lữ Thuận bị đánh chìm bởi pháo của quân đội bao vậy. Nỗ lực giải vây cho thành phố bằng đường bộ cũng thất bại, và, sau trận Liêu Dương vào cuối tháng 8, quân Nga rút lui đến (Thẩm Dương). Cảng Lữ Thuận cuối cùng thất thủ vào ngày 2 tháng 1 năm 1905 khi Tư lệnh quân phòng thủ bỏ lại cảng cho quân Nhật mà không tham vấn cấp trên.
===== Hạm đội Ban Tích =====
Trong khi đó, trên biển, quân Nga đang chuẩn bị để tiếp viện Hạm đội Viễn Đông bằng cách gửi đến Hạm đội Ban Tích, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky. Hạm đội này phải đi vòng quanh thế giới từ biển Ban Tích đến Trung Quốc qua mũi Hảo Vọng. Hạm đội Ban Tích phải đến tháng 5 năm 1905 mới tới được Viễn Đông.
Ngày 21 tháng 10 năm 1904, khi đi qua Vương quốc Anh (một đồng minh với Nhật Bản nhưng trung lập trong cuộc chiến này), những con tàu của Hạm đội Ban Tích suýt nữa thì khai mào một cuộc chiến trong Sự kiện Dogger Bank vì bắn vào một thuyền đánh cá Anh vì lầm tưởng đó là thuyền phóng lôi của quân Nhật.
=== Chiến dịch năm 1905 ===
===== Mùa đông khắc nghiệt và những trận đánh cuối cùng =====
Với việc Lữ Thuận Khẩu thất thủ, Tập đoàn quân số 3 Nhật Bản nay đã có thể tiếp tục tiến lên phía Bắc và tiếp viện cho các vị trí phía Nam của thành phố Phụng Thiên do Nga chiếm giữ. Với sự tấn công của mùa đông Mãn Châu khắc nghiệt, không có cuộc đụng độ lớn nào trên bộ kể từ Trận sông Sa năm ngoái. Cả hai bên đều đóng trại đối diện nhau suốt dọc 110 km chiến tuyến, phía Nam Phụng Thiên.
Tập đoàn quân số 2 Nga dưới sự chỉ huy của Đại tướng Oskar Grippenberg, từ 25 đến 29 tháng 1, tấn công cánh trái quân Nhật gần thị trấn Sandepu, và suýt nữa thì chọc thủng được phòng tuyến. Điều này làm quân Nhật bất ngờ. Tuy vậy, không nhận được sự trợ giúp từ các đơn vị quân Nga khác, cuộc tấn công bị chặn lại, Grippenberg được Kuropatkin ra lệnh tạm nghỉ và trận đánh không đem lại kết quả. Người Nhật biết rằng họ cần tiêu diệt quân đội Nga tại Mãn Châu trước khi quân tiếp viện Nga đến qua tuyến đường sắt xuyên Xibia.
Trận Phụng Thiên mở đầu vào ngày 20 tháng 2 năm 1905. Những ngày sau đó, quân Nhật tiếp tục tấn công vào hai cánh trái phải của quân Nga xung quanh Phụng Thiên, dọc phòng tuyến dài 80 km. Cả hai bên đều đào nhiều đường hào và được nhiều pháo đội hỗ trợ. Sau vài ngày chiến đấu ác liệt, áp lực tăng thêm từ hai cánh buộc cả hai điểm cuối của tuyến phòng thủ của quân Nga cong về phía sau. Thấy rằng mình sắp bị bao vây, quân Nga bắt đầu rút lui, đánh nhiều trận hậu tập ác liệt, sớm chuyển thành sự hỗn loạn và sụp đổ của quân Nga. Ngày 10 tháng 3 năm 1905, sau 3 tuần chiến đấu, Đại tướng Kuropatkin quyết định rút về phía Bắc Phụng Thiên.
Đội hình rút lui của quân đội Nga tại Mãn Châu cũng tan rã như các đơn vị chiến đấu, nhưng quân Nhật không tiêu diệt hoàn toàn được họ. Chính quân Nhật cũng chịu thương vong lớn và không thể truy kích. Mặc dù trận Phụng Thiên là một thất bại lớn của quân Nga nhưng nó không mang tính quyết định, và thắng lợi cuối cùng vẫn dựa vào hải quân.
===== Chiến thắng tại Đối Mã =====
Hạm đội Thái Bình Dương thứ hai (đổi tên từ Hạm đội Ban Tích) hải hành theo tuyến đường chưa từng có lên tới 29.000 km để phá vây cho cảng Lữ Thuận. Tin xấu rằng cảng Lữ Thuận đã thất thủ bay đến hạm đội khi họ đến Madagascar. Hy vọng duy nhất của Đô đốc Rozhestvensky bây giờ là đến được cảng Vladivostok. Có 3 con đường đến Vladivostok, ngắn nhất và theo đường thẳng là đường qua Eo biển Đối Mã giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Tuy vậy, đây cũng là con đường nguy hiểm nhất vì nó đến rất gần nội địa Nhật Bản.
Đô đốc Togo biết rằng người Nga đang tới và hiểu rằng sau khi cảng Lữ Thuận thất thủ, Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2, thứ 3 sẽ cố đến cảng duy nhất của Nga ở Viễn Đông, Vladivostok. Kế hoạch chiến đấu được thông qua, các con tàu được sửa chữa và trang bị lại để chặn đứng hạm đội Nga.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản, ban đầu bao gồm 6 thiết giáp hạm, bây giờ chỉ còn 4 (2 chiếc mất vì thủy lôi), nhưng vẫn giữ được số tuần dương hạm, tàu khu trục, và thuyền phóng lôi. Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 bao gồm 8 thiết giáp hạm, bao gồm 4 thiết giáp hạm mới thuộc lớp Borodino, cũng như tuần dương hạm, khu trục hạm và các tàu phụ khác, tổng số lên tới 38 tàu.
Cho đến cuối tháng 5, Hạm đội Thái Bình Dương thứ 2 còn cách Vladivostok không xa. Họ quyết định chọn con đường ngắn hơn, liều lĩnh hơn giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Họ đi vào ban đêm để không bị phát hiện. Không may cho người Nga, một trong những con tàu cứu thương của họ để lộ một ngọn đèn và bị tàu buôn vũ trang Nhật Bản Shinano Maru trông thấy. Thông tin nhanh chóng được chuyển đến Bộ tư lệnh của Đô đốc Togo, và Hạm đội liên hợp ngay lập tức được lệnh xuất kích. Nhận thêm được tin tức tình báo hải quân từ đội do thám, quân Nhật có thể đưa hạm đội của mình chạy cắt dọc chữ T với hạm đội Nga. Quân Nhật chạm trán quân Nga tại eo biển Đối Mã ngày 27-28 tháng 5 năm 1905. Hạm đội Nga gần như bị tiêu diệt, mất 8 thiết giáp hạm, rất nhiều tàu nhỏ, và hơn 5.000 quân. Chỉ có 3 tàu Nga chạy thoát được đến Vladivostok. Sau trận Đối Mã, hải quân Nhật chiếm toàn bộ quần đảo Sakhalin để ép Nga phải yêu cầu đình chiến.
== Hòa bình ==
Sự thất bại của Lục quân và Hải quan Nga làm người Nga mất tự tin. Trong suốt năm 1905, chế độ phong kiến Sa hoàng rung chuyển vì Cách mạng Nga 1905. Sa hoàng Nikolai II chọn thương thảo hòa bình để có thể tập trung vào các vấn đề trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đề nghị làm trung gian hòa giải, và nhận được giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực của mình. Sergius Witte dẫn đầu đoàn đại biểu Nga và Nam tước Komura, tốt nghiệp tại Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật. Hiệp ước Portsmouth được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1905 trên tàu hải quân Hoa Kỳ tại Portsmouth, New Hampshire. Witte trở thành Thủ tướng Nga cùng năm. Tuy vậy, hiệp ước hòa bình với Montenegro không được người Nhật ký và tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật, vẫn tiếp diễn với quốc gia châu Âu nhỏ bé này cho đến khi nó tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2006 (xem Danh sách các cuộc chiến tiếp diễn do trái quy cách ngoại giao).
Nga công nhận Triều Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng của Nhật và đồng ý rút ra khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với ít sự phản đối từ các cường quốc khác.
Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận trong 25 năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó. Đế quốc Nga nhượng lại nửa phía Nam đảo Sakhalin cho đế quốc Nhật Bản. Nó được Liên Xô lấy lại năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Chiến tranh thế giới II. Tuy vậy, việc nhượng lại phía Nam đảo Sakhalin cho Liên Xô không được một số lớn các nhà chính trị Nhật Bản ủng hộ.
=== Thương vong ===
Theo các báo cáo thì phía Nga có 47.400 người chết, 146.032 bị thương, 12.128 chết bệnh. Phía bên kia chiến tuyến, người Nhật có 47.152 người chết trận, 11.424 chết vì những vết thương, 21.802 chết vì bệnh.
=== Hậu chiến và kết quả ===
Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu trong thời hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc hiện đại. Đồng thời, Nga mất gần như toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích, và cũng mất luôn sự kính trọng trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong mắt của Đức và Áo-Hung; Nga là đồng minh của Pháp và Serbia, và việc mất thanh thế này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nước Đức khi lên kế hoạch gây chiến với Pháp, và chiến tranh của Áo-Hung với Serbia.
Vắng mặt nước Nga và sự sao lãng của các quốc gia châu Âu khác trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết hợp với cuộc Đại suy thoái sau đó, quân đội Nhật bắt đầu thống trị Trung Quốc và phần còn lại của châu Á, cuối cùng sẽ dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Chiến tranh Thái Bình Dương, những chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tại Nga, thất bại năm 1905 dẫn đến một thời kỳ cải cách ngắn trong quân đội Nga cho phép nó đối mặt với quân đội đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trận Tannenberg (1914), quân đội Đức đã tiêu diệt được tập đoàn quân số 2 của Nga do một cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Nga-Nhật chỉ huy. Và, những cuộc nổi dậy sau chiến tranh đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc Cách mạng Nga 1917 sau này.
Tất cả các ngày ở trên đều tính theo lịch mới Gregorian, không phải Julian dùng tại Nga; để thuận tiên, khi ở đâu có 2 loại ngài tháng, hãy sử dụng cái nào chậm hơn 13 ngày so với cái kia).
Hải quân Hoàng gia Anh gửi một mớ tóc của Đô đốc Nelson cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau chiến tranh để kỷ niệm chiến thắng năm 1905 trong Hải chiến Tsushima; là sự tiếp nối chiến thắng của Anh tại Trafalgar năm 1805. Nó vẫn được trưng bày tại Kyouiku Sankoukan, bảo tàng công cộng được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản duy trì.
== Đánh giá kết quả chiến tranh ==
Nga đã mất 2 trong số 3 hạm đội của mình. Chỉ còn lại Hạm đội Biển Đen, và vì một hiệp ước trước đó không cho hạm đội này rời khỏi biển Đen. Jakob Meckel, một cố vấn quân sự Đức cử đến Nhật Bản, có sức ảnh hưởng ghê gớm đối với sự phát triển về huấn luyện, chiến lược, chiến thuật và tổ chức của quân đội Nhật. Những cải cách của ông được minh chứng bằng chiến thắng áp đảo với Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1894–1895. Tuy vậy, việc ông quá dựa vào sử dụng bộ binh trong các chiến dịch tấn công cũng dẫn đến thương vong lớn cho quân Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật. Người Nhật luôn trong thế công suốt cuộc chiến, và sử dụng chiến thuật khối đông bộ binh (biển người) với các vị trí phòng ngự. Các trận đánh trong chiến tranh Nga-Nhật là điềm bảo trước cho chiến tranh hầm hào trong suốt Chiến tranh thế giới I, trong đó súng máy và pháo binh đã gây thiệt hại lớn cho quân lính Nhật.
Tình trạng kiệt quệ về quân sự và kinh tế ảnh hưởng đến cả hai quốc gia. Sự bất mãn trong dân chúng Nga sau chiến tranh tiếp thêm năng lượng cho cuộc Cách mạng Nga 1905, một sự kiện mà Sa hoàng Nikolai II đã hy vọng tránh được hoàn toàn bằng cách giữ thế đàm phán không khoan nhượng trước khi tới bàn thương lượng. 10 năm sau đó, sự bất mãn bùng nổ thành cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Ở Ba Lan, phần lãnh thổ mà Nga được chia cuối thế kỷ 18, và ở nơi sự thống trị của Nga đã gây ra hai cuộc khởi nghĩa lớn, dân chúng bất trị đến nỗi một quân đội lên tới 250.000-300.000 - lớn hơn cả đội quân đã đối mặt với người Nhật – phải trú đóng tại đây để ổn định tình hình. Đáng chú ý là một vài nhà chính trị Ba Lan hàng đầu của phong trào khởi nghĩa, như Józef Piłsudski), đã gửi đại sứ đến Nhật để hợp tác trong việc phá hoại và thu thập tin tức tình báo trong Đế quốc Nga và thậm chí cả một kế hoạch của Nhật trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa. Nước Nga đã bước vào thế kỷ 20 với cuộc chiến tranh này, qua đó sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ Sa hoàng một lần nữa được thể hiện.
Mặc dù chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Nhật Bản, vẫn có một hố sâu đang chú ý giữa ý quan điểm của công chúng Nhật và những điều khoản hòa bình rất hạn chế được đàm phán khi kết thúc chiến tranh. Sự bất mãn lan rộng trong dân chúng khi thông báo về các điều khoản của hiệp ước. Bạo loạn bùng nổ ở các thành phố chính của Nhật Bản. Có hai yêu sách rõ ràng, hy vọng một chiến thắng đáng giá như thế, lại đặc biệt thiếu: chiếm thêm lãnh thổ và bồi thường chiến phí cho Nhật Bản. Hiệp định hòa bình dẫn đến cảm giác ngờ vực, vì người Nhật đã dự định giữ lại toàn bộ đảo Sakhalin, nhưng họ buộc phải trả lại một nửa dưới sức ép của Mỹ.
Thất bại của đế quốc Nga là một cú sốc từ phương Tây cho đến vùng Viễn Đông, rằng một nước châu Á đã đánh bại một cường quốc châu Âu trong một trận chiến lớn.
Các nhà sử học Nhật Bản coi cuộc chiến này là một bước ngoặt với nước Nhật, và chìa khóa để hiểu được lý do tại sao nước Nhật lại thất bại về chính trị và quân sự sau này. Mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều cảm thấy cay đắng và đồng lòng cho rằng đất nước của họ đã bị đối xử như một quốc gia bại trận trên bàn đàm phán. Khi thời gian qua đi, cảm giác này, cùng với sự kiêu ngạo khi trở thành một cường quốc, tăng dần và thêm vào sự thù địch ngày càng tăng với phương Tây và tiếp sức cho chủ nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc của người Nhật, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược Đông, Đông Nam, và Nam châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai để cố gắng tạo ra một đại đế quốc trên danh nghĩa tạo ra Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Chỉ 5 năm sau chiến tranh, Nhật Bản chính thức sáp nhập Triều Tiên vào nước mình, và xâm lược Mãn Châu trong Sự kiện Phụng Thiên 21 năm sau đó vào năm 1931. Kết quả là, phần lớn các sử gia Trung Quốc coi cuộc chiến này là chìa khóa phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
== Ý nghĩa đối với phong trào chống Đế quốc Thực dân ở châu Á ==
Chiến thắng vẻ vang của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh với Nga (1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật Bản Hải cảng Lữ Thuận, phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu yêu nước Việt Nam là theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp.[1] Người châu Á coi thắng lợi này là một điển mẫu cho những gì mà dân tộc họ có thể làm được.
Được xem là đòn giáng đầu tiên vào chủ nghĩa thực dân phương Tây, thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh với Nga đã đập tan cái huyền thoại về sự bất bại của người da trắng. Theo học giả Nguyễn Hiến Lê thì sự kiện này đã hồi sinh cho cả châu Á. Đối với phương Đông thì nó còn quan trọng hơn cả Cách mạng Pháp đối với phương Tây nữa.
== Danh sách các trận chiến ==
1904 Hải chiến cảng Lữ Thuận, 8 tháng 2: Hải chiến không phân thắng bại
1904 Trận vịnh Chemulpo, 9 tháng 2: Hải chiến Nhật chiến thắng
1904 Trận sông Áp Lục, 30 tháng 4 đến 1 tháng 5: Nhật chiến thắng
1904 Trận Nanshan, 25 tháng 5 – 26 tháng 5, Nhật chiến thắng
1904 Trận chùa Đắc Lợi, 14 tháng 6 – 15 tháng 6, Nhật chiến thắng
1904 Trận đèo Motien, 17 tháng 7, Nhật chiến thắng
1904 Trận Đại Thạch Kiều, 24 tháng 7, Nhật chiến thắng
1904 Trận Hsimucheng, 31 tháng 7, Nhật chiến thắng
1904 Hải chiến Hoàng Hải, 10 tháng 8: Hải chiến Nhật chiến thắng về mặt chiến lược/chiến thuật bất phân thắng bại
1904 Trận Ulsan, 14 tháng 8: Hải chiến Nhật chiến thắng
1904-1905 bao vây cảng Lữ Thuận, 19 tháng 8 đến 2 tháng 1: Nhật chiến thắng
1904 Trận Liêu Dương, 25 tháng 8 đến 3 tháng 9: Bất phân thắng bại
1904 Trận sông Sa, 5 tháng 10 đến 17 tháng 10: Bất phân thắng bại
1905 Trận Sandepu, 26 tháng 1 đến 27 tháng 1: Bất phân thắng bại
1905 Trận Phụng Thiên (Mukden), 21 tháng 1 đến 10 tháng 3: Nhật chiến thắng
1905 Hải chiến Đối Mã, 27 tháng 5 đến 28 tháng 5 Hải chiến: Nhật chiến thắng
== Kết quả ==
Trên chiến trường, hầu hết trong các chiến dịch, Nhật đều giành thắng lợi. Một số chiến dịch khác là bất phân thắng bại. Tuy nhiên, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề về người.
Trong nước, Nhật Bản đã phải huy động rất nhiều tiền của cho chiến tranh. Kinh phí chiến tranh đối với Nhật lên tới 1,98 tỷ Yên, trong đó 1,2 tỷ Yên là đi vay của Hoa Kỳ và Anh.
== Văn học và nghệ thuật ==
Chiến tranh Nga-Nhật được đưa tin bởi hàng tá các phóng viên nước ngoài, gửi lại các bản phác thảo được chuyển thành tờ in thạch bản và các dạng in được khác. Các hình ảnh tuyên truyền được truyền bá từ cả hai phía và còn rất ít tấm ảnh còn được bảo quản.
Cuộc vây hãm cảng Lữ Thuận được viết lại trong một cuốn tiểu thuyết lịch sử tuyệt vời 'Cảng Lữ Thuận' của Alexander Stepanov (1892-1965), người, vào tuổi 12, đã sống trong thành phố bị bao vây và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của cuộc vây hãm. Ông giữ một vị trí riêng trong quân phòng ngự cảng Lữ Thuận, với nhiệm vụ mang nước đến các đường hào ở tiền tuyến; bị giập; và may mắn tránh khỏi bị cưa chân khi ở trong bệnh viện. Cha ông, ngài Nikolay Stepanov, chỉ huy một pháo đội Nga bảo vệ bờ biển; qua ông, Alexander quen biết nhiều chỉ huy quân sự cao cấp trong thành phố - các tướng quân Stessels, Belikh, Nikitin, Kondratenko, Đô đốc Makarov và nhiều người khác. Cuốn tiểu thuyết được viết năm 1932, dựa trên nhật ký của chính tác giả và ghi chép của người cha; mặc dù nó chịu nhiều ảnh hưởng của thiên kiến, như bất kỳ thứ gì xuất bản ở Liên Xô thời điểm đó, nó vẫn được coi là một trong những tiểu thuyết lịch sử hay nhất của thời kỳ Sô Viết .
Chiến tranh Nga-Nhật cũng được thường được nói qua trong tiểu thuyết Ulysses của nhà văn James Joyce. Trong chương "Eumaeus", một thủy thủ say rượu trong quán bar tuyên bố, "Nhưng một ngày tính toán, ông nói với giọng cao dần đến lạc giong—độc quyền triệt để các cuộc thương thuyết—dành sẵn cho nước Anh hùng mạnh, bất chấp sức mạnh tiền bạc trả cho những tội ác của nó. Sẽ có một sự sụp đổ và là sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử. Người Đức và người Nhật sẽ để mắt đến, ông quả quyết."
Chiến tranh Nga-Nhật được lấy làm nền tảng cho các chiến lược hải quân trong game máy tính Distant Guns do Storm Eagle Studios phát triển.
Chiến tranh Nga-Nhật truyền cảm hứng cho phần đầu tiên của tiểu thuyết The Diamond Vehicle, trong seri trinh thám Erast Fandorin của Boris Akunin.
Seri The Domination của S.M. Stirling có một trận chiến Đối Mã khác trong đó quân Nhật sử dụng khí cầu để tấn công Hạm đội Nga. Điều này được kể chi tiết trong truyện ngắn "Written by the Wind" của Roland J. Green trong hợp tuyển thơ Drakas!.
== Xem thêm ==
Chủ nghĩa Đế quốc Nga ở châu Á và Chiến tranh Nga-Nhật
Chủ nghĩa Đế quốc ở châu Á
Danh sách chiến tranh
Nam tước Rosen
Sergius Witte
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Connaughton, R.M., The War of the Rising Sun and the Tumbling Bear—A Military History of the Russo-Japanese War 1904-5, London, 1988, ISBN 0-415-00906-5.
Paine, S.C.M., The Sino-Japanese War of 1894-1895: Perceptions, Power, and Primacy, 2003, ISBN 0-521-81714-5
Corbett, Sir Julian. Maritime Operations In The Russo-Japanese War 1904-1905. (1994) Originally classified, and in two volumnes, ISBN 1-55750-129-7.
Grant, R., Captain, D.S.O. Before Port Arthur In A Destroyer. (The Personal Diary Of A Japanese Naval Officer-Translated from the Spanish Edition by Captain R. Grant, D.S.O. Rifle Brigade). John Murray, Albemarle St. W. (1907).
Hough, Richard A. The Fleet That Had To Die. Ballantine Books. (1960).
Jukes, Geoffry. The Russo-Japanese War 1904–1905. Osprey Essential Histories. (2002). ISBN 978-1-84176-446-7.
Kowner, Rotem (2006). Historical Dictionary of the Russo-Japanese War. Scarecrow. ISBN 0-8108-4927-5.
Morris, Edmund (2002). Theodore Rex. The Modern Library. ISBN 0-8129-6600-7.
Kenneth Pearl, Princeton Review, Cracking the AP European History Exam, 2004-2005 Edition, The Princeton Review, 01-01-2004. ISBN 0-375-76386-4.
Aleksei Novikov-Priboy|Novikov-Priboy, Aleksei. Tsushima. (An account from a seaman aboard the Battleship Orel (which was captured at Tsushima). London: George Allen & Unwin Ltd. (1936).
Nish, Ian (1985). The Origins of the Russo-Japanese War. Longman. ISBN 0-582-49114-2.
Okamoto, Shumpei (1970). The Japanese Oligarchy and the Russo-Japanese War. Columbia University Press.
Pleshakov, Constantine. The Tsar's Last Armada: The Epic Voyage to the Battle of Tsushima. ISBN 0-465-05792-6. (2002).
Saaler, Sven und Inaba Chiharu (Hg.). Der Russisch-Japanische Krieg 1904/05 im Spiegel deutscher Bilderbogen, Deutsches Institut für Japanstudien Tokyo, (2005).
Seager, Robert. Alfred Thayer Mahan: The Man And His Letters. (1977) ISBN 0-87021-359-8.
Semenov, Vladimir, Capt. The Battle of Tsushima. E.P. Dutton & Co. (1912).
Semenov, Vladimir, Capt. Rasplata (The Reckoning). John Murray, (1910).
Tomitch, V. M. Warships of the Imperial Russian Navy. Volume 1, Battleships. (1968).
Warner, Denis & Peggy. The Tide at Sunrise, A History of the Russo-Japanese War 1904–1905. (1975). ISBN 0-7146-5256-3.
== Link liên quan ==
Nghiên cứu xã hội về chiến tranh Nga-Nhật
Dữ liệu về các lính Do thái trong Quân đội Nga bị thương, chết, hay mất tích trong chiến đấu: http://www.bfcollection.net/fast/rjmain.html
Văn bản Hiệp ước Portsmouth: http://www.lib.byu.edu/~rdh/wwi/1914m/portsmouth.html
Lịch sử chiến tranh Hải quân Nga: http://rusnavy.com/history/hrn10-e.htm
Sự gặp nhau của các biên giới (Thư viện Nghị viên): Quan heejNga-Nhật ở Viễn Đông
Hiệp ước Portsmouth bây giờ được coi là một bước ngoặt toàn cầu từ Christian Science Monitor, của Robert Marquand, 30 tháng 12 năm 2005
Nhật Bản và Montenegro tuyên bố hòa bình (Liên minh báo chỉ quốc tế)
Người Montenegro trong chiến tranh Nga-Nhật |
người ba na.txt | Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Người Ba Na cư trú chủ yếu ở cao nguyên trung phần Việt Nam, có dân số 174.456 người (đến năm 2003)
== Địa bàn cư trú ==
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ba Na ở Việt Nam có dân số 227.716 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Phú Yên (4.145 người), Bình Định (18.175 người, chiếm 8,0% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Đắk Lắk (301 người), Bình Thuận (133 người).
Người Ba Na có nhiều tên gọi khác nhau theo nơi cư trú hay phong tục tập quán mỗi vùng.
Tại Mỹ có một số người Ba Na nhập cư theo diện HO.
== Ngôn ngữ ==
Tiếng Ba Na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
== Nhà cửa ==
Ở mỗi làng có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.
Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Trước đây khi chế độ gia đình lớn còn thịnh hành, ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là phổ biến. Nhà sàn thường dài từ 7m đến 15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m
Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tìm được ở nhiều địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na với những đặc điểm đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thu hạ thách". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước cửa nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng". Khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn.
Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, bên ngoài buộc rất cầu kỳ như là một lớp trang trí.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Có làm vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng đơn giản.
== Hôn nhân, gia đình ==
Người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian, theo thỏa thuận giữa hai gia đình hai bên, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Trẻ em luôn được yêu quý. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con.
Các con được thừa kế gia tài như nhau. Trong gia đình, mọi người sống hòa thuận bình đẳng. Người Ba Na thờ cúng nhiều thần linh.
=== Hôn nhân ===
Trước đây, trai gái Ba Na khi đến tuổi trưởng thành (20 tuổi đối với nam; 18 tuổi đối với nữ), được tự do yêu thương, tìm hiểu lẫn nhau, nhưng quyền quyết định đi đến hôn nhân không phải không có ảnh hưởng của cha mẹ. Trong thực tế, nhiều khi cha mẹ can thiệp rất nhiều vào chuyện hôn nhân của con cái. Thậm chí, trong một số trưởng hợp, quyết định gả cưới của cha mẹ hoàn toàn đi ngược lại mong muốn của các con. Chính vì vậy, trong ngôn ngữ của người dân ở đây tồn tại hai thuật ngữ hôn nhân. Trong tường hợp trai gái tự do yêu đương và tìm người bạn đời tiến tới hôn nhân, người dân gọi là chărơihkơ ding (hôn nhân tự chọn); trường hợp cha mẹ quyết định gả bán con theo ý kiến riềng của mình, người dân gọi là mẽ bă pơ giao ăn (cha mẹ gả bán).
Trong thời điểm hiện nay, trai gái yêu thương và tự nguyện đến với hôn nhân phổ biến hơn nhiều so với quyết định gả bán của cha mẹ. Tuổi kết hôn cũng đang co xu hướng tăng lên, thường con trai trên 25 tuổi mới lấy vợ, con gái khoảng 20 tuổi mới lấy chồng. Việc gả bán con cái theo ý riêng của cha mẹ thường chỉ xảy ra giữa gia đình giàu có với gia đình nghèo vì lý do kinh tế, hay sắc đẹp. Các gia đình tương đương về điều kiện kinh tế, về địa vị xã hội thì con cái của họ phần lớn tự do tìm hiểu để đi đến hôn nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, lựa chọn thông gia dựa trên việc so sánh giàu nghèo đã ít còn được đặt ra như trong quá khứ. Sự chênh lệch tuổi tác giữa nam và nữ (thậm chí chênh lệch nhiều) cũng không phải là điều quan trọng. Vấn đề mang tính quyết định để đi đến hôn nhân, trong thời điểm hiện tại là trai gái phải thương yêu nhau. Tiêu chuẩn hàng đầu để các chàng trai, cô gái nơi đây chọn bạn đời chính là đạo đức, sức khoẻ và tính cần cù, siêng năng và thạo việc.
Đối với người Ba Na, hôn nhân một vợ một chồng từ lâu đã mang tính phổ biến và bền vững. Trong làng, vào thời điểm hiện tại, tất cả đều là các gia đình một vợ một chồng sinh sống cùng con cái. Dù do cha mẹ gả bán hay do họ tự tìm đến với nhau do tiếng gọi của tình yếu thì hầu như tất cả các cặp vợ chồng đều sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc, răng long. Rất ít trường hợp li dị. Các lý do dẫn đến li dị giữa các cặp vợ chồng thường là do người vợ vô sinh, đàn ông ngoại tình hay có những bất hòa không giải quyết được dẫn đến chửi mắng, đánh đập nhau. Hiện nay, giải quyết vấn đề li dị của các cặp vợ chồng không chỉ dừng lại ở quyết định của Hội đồng già làng như trước kia, mà phải được đưa ra xử lý theo pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên, khi vừa xảy ra những lục đục giữa các cặp vợ chồng trong làng, Hội đồng già làng, thông qua Tổ hòa giải đã thể hiện vai trò của mình. Nếu việc hoà giải không đạt được kết quả như ý, hai vợ chồng vẫn quyết ly dị thì họ buộc phải đưa vụ việc ra giải quyết trước luật pháp.
Là một dân tộc theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ nên phong tục của người Ba Na khuyến khích những đôi trai gái khác dòng họ kết hôn với nhau. Nếu xác định được rõ ràng hai người trong cùng một krung ktum thì chuyện cưới xin khó xảy ra. Tuy nhiên, do có sự phân biệt giữa họ gần và họ xa nên nguyên tắc hôn nhân ngoài dòng họ ở đây được thực thi với hai cấp độ khác nhau:
Thứ nhất, toàn bộ các thành viên nam nữ thuộc họ gần (krung ktum gel), tức là con cháu trong vòng ba đời của một ông bà tổ, bao gồm cả bên cha và bên mẹ, như: con cô, con cậu, con chú con bác, con dì con già; cháu cô cháu cậu, cháu chú cháu bác, cháu dì cháu già... tuyệt đối không có quan hệ tính giao và hôn nhân. Với người Gia-rai, một dân tộc láng giềng, cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai, không có sự ngăn cấm kết hôn một cách nghiêm ngặt giữa hai người cùng một dòng họ thuộc đời thứ ba, nhất là con cô con cậu. Người Ba Na làng Kon Rờ Bàng thì khác, nếu ai vi phạm quy định đó tức đã mắc tội loạn luân (hagăm) và bị làng xử phạt rất nặng theo luật tục. Họ cho rằng người cùng một dòng họ lấy nhau là trái với đạo đức, khiến thần linh nổi giận gây ra các tai họa để trừng phạt con người như cháy làng, dịch bệnh, mất mùa... Dòng họ nào để xảy ra chuyện đó sẽ phải chuẩn bị đủ 3 con trâu, 3 con dê, 3 con gà và 3 ché rượu để cúng thần nhà rông, thần nước để giải hạn cho dân làng và chính hai gia đình đó. Nghi thức quan trọng nhất trong lễ cúng là chủ làng đọc lời cúng mời giàng về ăn uống và dân làng buộc đôi trai gái bị phạt lấy một ít tiết của con vật hiến sinh hòa với rượu, đổ vào vỏ bầu mang đến từng nhà trong làng, dùng cành cây tre nhúng vào quả bầu đựng nước rồi quết lên chân cầu thang với ngụ ý xua đuổi, tẩy uế mọi rủi ro tai họa, mong giàng đừng bắt tội dân làng...
Thứ hai, các thành viên nam, nữ thuộc họ xa (krung ktum gel), tức là con cháu của một ông bà tổ, từ đời thứ bốn trở lên, tính theo đằng cha, cũng có thể lấy được nhau, nhưng phải làm một lễ cúng nhỏ tạ lỗi với tổ tiên. Khi đó họ sẽ không mắc vào tội loạn luân và không vi phạm luật tục.
Những trường hợp nam, nữ quan hệ tình cảm sâu nặng với nhau mà không đi đến hôn nhân, không làm thủ tục cưới hỏi thì làng thì bắt vạ một con dê, một con bò, hoặc một con gà. Trước thập niên 1960, trai gái chưa cưới xin có quan hệ với nhau lỡ có con, phải tiến hành lễ cúng thần trước khi trỉa lúa, vào khoảng đầu tháng 4, với lễ vật là một con dê và một con lợn. Người dân quan niệm các trường hợp vi phạm này đã làm ảnh hưởng đến thần đất, thần lúa nên buộc phải tiến hành lễ cúng phạt trước khi trỉa lúa nếu không dân làng sẽ mất mùa, đói kém. Vào ngày tổ chức nghi lễ, những con lợn, dê lễ vật được giết thịt lấy máu trộn với rượu. Cũng tương tự như những người mắc tội loạn luân, đôi trai gái phạm tội phải lần lượt mang thứ máu chộn rượu đó bôi vào chân từng chiếc cầu thang lên nhà trong làng, vừa bôi vừa xin lỗi mọi người xin đừng nhớ, xin bỏ qua chuyện cũ... Trong trường hợp người con gái có chửa mà không chịu khai ra bố của đứa trẻ thi cô ta sẽ phải chịu hình phạt một mình, từ trách nhiệm chuẩn bị lễ vật tới việc thực hiện các thủ tục trong lễ cúng. Trường hợp hai bên cùng nhau nhận lỗi thì chàng trai phải chịu trách nhiệm cao hơn. Không chỉ chuẩn bị lễ vật nộp phạt và thực hiện nghi lễ, người con trai còn phải cưới cô gái làm vợ và chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ nên người. Nếu đã bị phát hiện và thừa nhận là cha của đứa trẻ mà không cưới cô gái và không chịu chăm sóc đứa trẻ, ngoài việc nộp phạt cho làng, chàng trai còn phải đền cho cô gái một con bò. Trường hợp người con gái có quan hệ với nhiều người con trai, khi có thai, chàng trai có quan hệ với cô sau cùng phải đền nhiều hơn hoặc có thể chia thành các phần trách nhiệm đều nhau.
Theo phong tục truyền thống của người Ba Na làng Kon Rờ Bàng, những trường hợp chồng hay vợ chết sớm chưa được làm lễ bỏ mả, người goá có thể tái giá, nhưng trước đó phải tiến hành một lễ cúng với lễ vật gồm một ghè rượu, một con gà. Sau khi tiến hành nghi lễ, việc tái giá của người goá được dân làng đồng tình, ủng hộ. Vì vậy, nghi lễ này cũng có vai trò tương tự lễ bỏ mả. Tuy nhiên, đó là lễ bỏ mả sớm. Thời gian sớm nhất có thể thực hiện nghi lễ này là 3 năm sau khi người chồng hoặc người vợ mất đi. Trong trường hợp người goá có quan hệ trai, gái trước thời điểm này sẽ bị làng phạt một bò làm lễ cúng, vì tội vi phạm quy định hôn nhân. Sau khi người mẹ chết, nếu bố lấy vợ mới, con cái thường không ở với bố và mẹ kế mà về sống với ông bà nội. Chỉ khi ông bà nội cũng đã mất, không còn nơi nương tựa, con của người vợ trước mới ở chung với người vợ sau của bố. Trong trường hợp người đàn ông đang sống cùng vợ con, nhưng lại có quan hệ tình cảm sâu nặng với người phụ nữ khác, luật tục bắt buộc ông ta phải làm thủ tục li dị, bỏ người vợ trước mới có quyền cưới người vợ sau.
== Kinh tế ==
Người Ba Na sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là trồng rẫy. Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi gia cầm, gia súc như trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó cũng được nuôi nhưng không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn giản, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán theo nguyên tắc hàng đổi hàng, xác định giá trị bằng gà, rìu, gùi thóc, lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v..
== Văn hoá ==
Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng kết cấu đa dạng, đàn: t'rưng, brọ, khinh khung, gôông, klông pút, kơni, kèn: tơ nốt, arơng, tơ tiếp,... Nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển. Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa trong những ngày hội hay các nghi lễ tôn giáo. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ v.v... mộc mạc, đơn sơ, nhưng tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.
== Trang phục ==
Trang phục nam: nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.
Trang phục nữ: Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vải hay vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê, Mang Giang hoặc một số nơi khác họ chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Trước đây, họ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có thoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm của cộng đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường là ngắn hơn váy của người Ê Đê, ngày nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó.
Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia-rai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu, được thắt và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông.
== Người Ba Na nổi tiếng ==
Anh hùng Đinh Núp
Ca sĩ Siu Black
== Chỉ dẫn ==
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Danh sách ngôn ngữ
Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
== Chú thích == |
2010.txt | 2010 (số La Mã: MMX) là một năm bắt đầu vào ngày thứ Sáu theo lịch Gregory. Đây là năm đầu tiên của thập kỷ 2010. Theo âm lịch Trung Hoa, phần lớn các ngày của năm 2010 nằm trong năm Canh Dần.
== Sự kiện ==
=== Tháng 1 ===
1 tháng 1 - Croatia dự kiến gia nhập Liên minh châu Âu.
4 tháng 1 - dự kiến hoàn thành tháp Burj Dubai tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó sẽ là một kết cấu nhân tạo cao nhất thế giới.
12 tháng 1 - Xảy ra trận động đất ở Haiti với độ lớn 7,0 Mw, ước tính khoảng 150.000 đến 200.000 người chết .
15 tháng 1 - Xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên ở Châu Á và Châu Phi vào khoảng 14 giờ 22 phút đến 16 giờ 58 phút (giờ Việt Nam).
=== Tháng 2 ===
27 tháng 2 - Một trận động đất ở Chile với độ lớn 8,8Mw, là trận động đất lớn nhất trong 50 năm gần đây của đất nước này.
Thế vận hội Mùa đông tại Vancouver và Whistler, Canada diễn ra từ ngày 12 đến 28 tháng 2.
=== Tháng 3 ===
26 tháng 3 - tàu ROKS Cheonan (PCC-772) của Hàn Quốc bị chìm
=== Tháng 4 ===
5 tháng 4, Tổ chức Giải vô địch bóng đá trong nhà Đông Nam Á 2010 tại TP.HCM (Việt Nam).
8 tháng 4, Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (Start) mới giữa Mỹ và Nga được Barack Obama và Dmitry Medvedev ký kết.
10 tháng 4, vụ rơi máy bay Tu-154 của Không quân Ba Lan năm 2010 gây ra tử vong của hàng loạt quan chức cấp cao của Ba Lan trong đó có tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński
=== Tháng 5 ===
16 tháng 5, đại học Lạc Hồng vô địch Robocon Cairo 2010.
=== Tháng 6 ===
11 tháng 6, Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 diễn ra tại Nam Phi.
=== Tháng 7 ===
26 tháng 7, lũ lụt Pakistan 2010 làm khoảng 2.000 người chết
=== Tháng 10 ===
4 tháng 10 - Tai nạn tràn bùn đỏ tại nhà máy alumin Ajka ở Hungary.
Việt Nam tiến hành Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội kể từ khi nhà Lý chính thức dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (nay là Hà Nội) vào năm 1010.
13 tháng 10, 33 thợ mỏ trong vụ tai nạn mỏ Copiapó đã được cứu thoát
Hoa hậu Thế giới 2010 diễn ra ở thành phố Tam Á, Hải Nam, CHND Trung Hoa.
=== Tháng 11 ===
12 tháng 11, Đại hội Thể thao châu Á 2010 diễn ra tại Quảng Châu (CHND Trung Hoa)
23 tháng 11, Triều Tiên pháo kích ở Yeonpyeong, Hàn Quốc
=== Tháng 12 ===
Hoa hậu Trái đất diễn ra tại Nha Trang, Việt Nam.
1 tháng 12, Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 được tổ chức tại Việt Nam và Indonesia.
14 tháng 12 sẽ có sao băng trên bầu trời.
21 tháng 12 sẽ có nguyệt thực toàn phần.
== Sinh ==
== Mất ==
24 tháng 1 - Đàm Thị Loan, người kéo cờ trong ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, phu nhân Đại tướng Hoàng Văn Thái (sinh 1926)
18 tháng 3 - Hữu Loan, Nhà thơ Việt Nam (sinh 1916)
1 tháng 5 - Quách Lê Thanh, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam (sinh 1947)
17 tháng 5 - Hữu Lộc, diễn viên hài - kịch của Việt Nam (sinh 1973)
6 tháng 6 - Đặng Xuân Kỳ, Giáo sư Triết học Việt Nam (sinh 1931)
24 tháng 6 - Đỗ Quốc Sam (sinh 1929), Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
29 tháng 6 - Hoàng Tùng (s.1920), Nhà báo Việt Nam
17 tháng 8 - Cư Hòa Vần (s. 1935) là một trí thức người đồng bào dân tộc H'Mông; nguyên là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam.
3 tháng 9 - Băng Sơn (sinh 1932), là nhà văn chuyên viết về Hà Nội.
1 tháng 10 - Y Moan, ca sĩ Việt Nam.
10 tháng 12 - Nguyễn Thị Thứ (sinh 1904), là 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
== Giải Nobel ==
Hòa bình: Lưu Hiểu Ba
Vật lý:
Hóa học:
Y học:
Văn học:
== Tham khảo == |
nhượng quyền kinh doanh.txt | Nhượng quyền kinh doanh (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.
Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao. Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn quốc tế và quốc nội cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.
Hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung cũng như đảm bảo với người tiêu dùng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống đó.
Có thể hiểu kinh doanh kiểu nhượng quyền kinh doanh chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ theo những điều kiện nhất định đã đề ra và bên nhận tuân theo, phải phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí.
Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh.
== Khái niệm ==
Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
== Đăng ký ==
Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
=== Phân cấp thực hiện việc đăng ký ===
Bộ Công thương thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
- Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
=== Hồ sơ đăng ký ===
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
- Các văn bản xác nhận về:
Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
=== Thủ tục đăng ký ===
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
== Chủ thể và hợp đồng nhượng quyền thương mại ==
Chủ thể thực hiện:
Đối với Bên nhượng quyền: thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với Bên nhận quyền: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại:
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Nội dung hợp đồng: trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung của quyền thương mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
== Tại Việt Nam ==
Tại Việt Nam, có một số hiếm hoi các thương hiệu đang được nhượng quyền kinh doanh bao gồm: Nhà hàng Lẩu Tươi Mk, TEXAS CHICKEN, Carl's Jr, Gà rán Kentucky (KFC), McDonalds, Phở 24, hệ thống đồ ăn nhanh Lotteria, cà phê Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng G7.
== Sách tham khảo ==
- Franchise Chọn Hay Không? (Tác giả: Nguyễn Khánh Trung, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM).
- Franchise - Bí Quyết Thành Công Bằng Mô Hình Nhượng Quyền Kinh doanh (Tác giả Lý Quí Trung, Nhà xuất bản Trẻ).
- Mua Franchise - Cơ Hội Mới Cho Các Doanh nghiệp Việt Nam (Tác giả Lý Quí Trung, Nhà xuất bản Trẻ).
- Mua Franchise - Thủ Thuật Cạm Bẫy (Tác giả: Mary E. Tomzack. Dịch giả: Vũ Minh Quân, Đỗ Dương Trúc).
- Thỏa Thuận Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương mại (Tác giả Hằng Nga, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM).
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web của International Franchise Associations |
the times.txt | The Times là nhật báo quốc gia được xuất bản hàng ngày ở Vương quốc Anh từ năm 1785, và được xuất bản dưới tên The Times (tiếng Anh của "Thời báo") từ năm 1788; nó là "Thời báo" đầu tiên. Trong phần lớn của lịch sử nó, nhật báo này được coi là tờ báo danh giá (newspaper of record) của nước Anh.
The Times được xuất bản bởi Times Newspapers Limited, công ty phụ của News International, nó thuộc về tổ chức News Corporation, dẫn đầu là Rupert Murdoch. Nó có nhiều ảnh hưởng đối với chính trị và dư luận về sự kiện ở nước ngoài. Có những người cho rằng, gần đây, nó phản ánh quan điểm bảo thủ của ông Murdoch, dù tờ báo này đã ủng hộ đảng Lao động vào hai kỳ bầu cử trước. Tuy nhiên, ông Murdoch đã gắn mình với Thủ tướng Tony Blair của đảng Lao động và gặp với ông thường xuyên.
Ngoài nước Anh, The Times đôi khi được gọi là "the London Times" hay "The Times of London" (Thời báo Luân Đôn) để phân biệt nó với nhiều thời báo khác như là The New York Times. Tuy nhiên, nó là báo "Times" đầu tiên, và nó là báo quốc gia, không chỉ của thành phố Luân Đôn. Nó cũng tạo ra phông chữ Times New Roman được sử dụng khắp nơi, phông chữ này do Stanley Morison của The Times cộng tác với Công ty Monotype.
Mới đầu nó được in ra giấy khổ rộng (broadsheet) 200 năm nay, nhưng nó đổi qua cỡ compact vào năm 2004. Giá mặt của nó ở Vương quốc Anh là 60p ngày thương (20p cho học sinh) và £1,10 vào chủ nhật. Tờ liên quan chủ nhật của The Times là The Sunday Times, in ra giấy khổ broadsheet. Giá mặt của nó là £1,80.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
The Times Online (tiếng Anh)
The Times Style Guide – cẩm nang về văn phong của The Times (tiếng Anh) |
hòa bình (thành phố).txt | Thành phố Hòa Bình là tỉnh lỵ tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
Thị xã Hòa Bình được Chính phủ Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào ngày 27 tháng 10 năm 2006.
== Địa lý ==
Thành phố Hòa Bình có 148,2 km2 diện tích tự nhiên và dân số 93.409 người (tháng 7 năm 2009), bao gồm 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang và 7 xã: Dân Chủ, Hòa Bình, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Thống Nhất, Trung Minh, Yên Mông.
Địa giới hành chính thành phố Hòa Bình: phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn và huyện Kim Bôi; phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc; phía Nam giáp huyện Cao Phong; phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
== Lịch sử ==
Thị xã Hòa Bình được thành lập năm 1896 theo Sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương. Trước năm 1896, trung tâm của tỉnh Mường Hoà Bình được đặt ở Chợ Bờ, sau khi bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích mới dời về địa điểm hiện nay và mang tên thị xã Hòa Bình. Ngày 27 tháng 10 năm 2006 Thị xã Hòa Bình được Chính phủ Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Hòa Bình
Sau năm 1975, thị xã Hòa Bình thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 6 phường: Chăm Mát, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh.
Ngày 3-8-1978, chuyển 2 xã Hòa Bình và Thịnh Lang thuộc huyện Kỳ Sơn về thị xã Hòa Bình quản lý.
Ngày 11-11-1983, chuyển xã Thái Bình thuộc huyện Kỳ Sơn về thị xã Hòa Bình quản lý.
Ngày 24-4-1988, chuyển 4 xã: Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Yên Mông thuộc huyện Kỳ Sơn về thị xã Hòa Bình quản lý.
Năm 1990, thành lập xã Thái Thịnh từ một phần các xã Thái Bình, Thịnh Lang.
Ngày 12-8-1991, tái lập tỉnh Hòa Bình từ tỉnh Hà Sơn Bình cũ, thị xã Hòa Bình trở lại là tỉnh lị tỉnh Hòa Bình.
Ngày 22-10-2002, chuyển 2 xã Thái Bình và Thịnh Lang thành 2 phường có tên tương ứng.
Ngày 4-11-2005, thị xã Hòa Bình được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 27-10-2006, chuyển thị xã Hòa Bình thành thành phố Hòa Bình.
Ngày 14-7-2009, chuyển xã Trung Minh thuộc huyện Kỳ Sơn về thành phố Hòa Bình quản lý.
== Văn hóa - Du lịch ==
Hòa Bình là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành phố còn hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mường. Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch.
Một trong những tâm điểm phát triển du lịch của thành phố là Công viên văn hóa Cảng Nghiêng – suối Trì khoảng 100 ha. Đây được coi là 1 làng bảo tàng văn hóa, trong đó có 6 làng văn hóa là dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Trong đó, người dân sẽ được đào tạo cơ bản về du lịch nhằm bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Hòa Bình (thành phố) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
(tiếng Việt)
Tranh thông tin điện tử thành phố Hòa Bình
Hòa Bình (thành phố) tại Từ điển bách khoa Việt Nam
ĐỊNH HƯỚNG CHO THƯƠNG HIỆU DU LỊCH THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH |
câu lạc bộ bóng đá đồng tháp.txt | Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tháp là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam, có trụ sở ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
== Lịch sử ==
Tiền thân của đội là Đội bóng đá Đồng Tháp, thành lập năm 1976, do Sở Thể dục Thể thao Đồng Tháp quản lý.
Ngay từ khi thành lập, đội đã được xếp vào những đội bóng hàng đầu của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1978, lần đầu tiên một giải đấu chính thức cấp khu vực được tổ chức trên cả 3 miền: Hồng Hà (miền Bắc), Trường Sơn (miền Trung) và Cửu Long (miền Nam). Đội Đồng Tháp là đội bóng được đánh giá cao, được xem như đại diện cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dù thực lực vẫn chưa thể so sánh với các đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 1980, Đồng Tháp thi đấu yếu kém, chỉ đạt 4 điểm với 1 thắng 2 hòa và bại 5 (lúc ấy thắng chỉ được 2 điểm), phải xuống hạng ngay tại giải Vô địch quốc gia đầu tiên.
Tại mùa bóng 1987, đội giành được suất thăng hạng, trở lại thi đấu ở với giải Vô địch quốc gia. Sau một năm dưỡng quân (năm 1988 không có giải Vô địch quốc gia), tại mùa bóng 1989, đội thi đấu khá thành công và bất ngờ chiến thắng đội Thể Công 1-0 trong trận chung kết trên sân Hà Nội, giành được chức vô định lần đầu tiên, đồng thời cũng lập kỷ lục của bóng đá Việt Nam cho đến nay: đội vừa thăng hạng đã đoạt chức Vô địch quốc gia.
Trong những mùa giải tiếp theo, đội luôn nằm trong tốp các đội hạng khá ở giải Vô địch quốc gia. Tại mùa bóng 1996, đội một lần nữa đăng quang ngôi vô địch khi chiến thắng Đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh 3-1 trong trận chung kết tại sân Cao Lãnh.
Mặc dù được xem là đội bóng mạnh, tiêu biểu cho các đội bóng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Đồng Tháp lại có phong độ không ổn định. Tại giải V-League đầu tiên, với 19 điểm sau 4 thắng, 7 hòa và 7 bại, đội rơi khỏi giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.
Trong những năm sau đó, đội thường xuyên lên và xuống hạng giữa giải V-League và Hạng Nhất. Mùa bóng 2001-2002, đội trở lại V-League cùng Gạch Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai. Tại mùa bóng 2005, đội lại rơi xuống Giải hạng Nhất. Mùa bóng 2006, đội giành được suất thăng hạng, nhưng lại rơi khỏi đấy khi vừa kết thúc mùa bóng 2007.
Năm 2008, đội chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp với sự tài trợ của Tập đoàn Cao su Việt Nam. Với nguồn lực đầu tư mạnh, đội thi đấu tốt ở giải hạng Nhất với tên gọi mới Câu lạc bộ bóng đá Tập đoàn Cao su Đồng Tháp, đứng hạng 3 ở giải hạng Nhất và thắng Boss Bình Định 1-0 ở trận play-off trên sân Thống Nhất, giành được suất trở lại V-League 2009.
Sau mùa giải V-League 2009 đầy thành công với vị trí thứ 5, lại đối mặt với thách thức mới. Đó là việc mất đi 5 vị trí trụ cột ở mùa V-League 2010: Aniekan (về Xi măng Hải Phòng), Timothy (về Hòa Phát Hà Nội), Chí Hùng (về Đồng Tâm Long An), Quý Sửu và Anh Tuấn (về lại Hoàng Anh Gia Lai). Đội cũng được bổ sung một số cầu thủ mới, được đánh giá khá tốt về chuyên môn như: Thái Dương, Trần Văn Tuấn, Adesope Hammed, Felix Gbenga, Sunday Ibeji, Olushola O. Aganun cùng hai cầu thủ trẻ Công Thuận và Văn Hậu. Tuy nhiên, đội Đồng Tháp đã thi đấu xuất sắc với thành tích Hạng 3 chung cuộc.
Tháng 8 năm 2010, đội chuyển sang mô hình chuyên nghiệp với sự quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bóng đá Đồng Tháp. Nhà tài trợ chính vẫn là Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Bước vào mùa giải 2011, Đồng Tháp lại gặp phải vấn đề "chảy máu cầu thủ" khi một nửa đội hình chính thức lại ra đi trong đó đáng chú ý là: Olushola O. Aganun (về Hòa Phát Hà Nội), Được Em, Duy Khanh (cùng về NaViBank Sài Gòn), Minh Triết (về Becamex Bình Dương), Văn Tuấn (về Xuân Thành Sài Gòn), Thái Dương (về Xi măng The Vissai Ninh Bình). Chân sút số một Samson lại trở chứng (muốn đào tẩu về Hà Nội T&T nhưng không thành) đã gây nhiều khó khăn cho đội trước mùa bóng mới. Tuy nhiên đội đã kịp tăng cường các cầu thủ nội có chất lượng như: Thanh Tân, Hoàng Hải Dương (cùng đến từ Cần Thơ), Hoàng Hà (từ An Giang), Ngọc Thạch (từ Khánh Hòa), Quang Trung (từ Hòa Phát Hà Nội), Thanh Hào (từ Cà Mau), Hải Anh (từ Kienlongbank Kiên Giang) bên cạnh các cầu thủ trẻ từ tuyến hai như: Bửu Ngọc, Bảo Trung, Thanh Hiền. Dù bị đánh giá là yếu hơn so với mùa giải năm 2010, nhưng Đồng Tháp vẫn là một đội bóng đáng gờm về ý chí, sự đoàn kết và đặc biệt là có vị HLV mát tay Phạm Công Lộc.
Sau khi kết thúc hạng Nhất 2014, các nhà tài trợ của câu lạc bộ thông báo rằng sẽ không tiếp tục tài trợ nữa. Do không đủ kinh phí nên mặc dù giành quyền lên chơi tại V.League 1 2015 nhưng UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định giải thể đội bóng . Tuy nhiên ngay trước bờ vực giải thể bất ngờ doanh nghiệp địa ốc Hồng Quang đã rót tiền tài trợ . Nhưng sau nhiều ngày ký kết biên bản ghi nhớ với nhà tài trợ mà không tìm được tiếng nói chung, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định thành lập Công ty cổ phần phát triển bóng đá Đồng Tháp và đổi tên CLB thành Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tháp. Khi đó, công ty Cổ phần Phát triển Hùng Hậu là nhà tài trợ chính cho Câu lạc bộ.
Đến năm 2016, Trường Đại học Văn Hiến công bố tài trợ 1,2 tỷ đồng cho CLB Đồng Tháp, giúp đội bóng vững bước tham gia mùa giải V.League 2016.
== Sân vận động ==
== Nhà tài trợ và nhà sản xuất áo đấu ==
=== Nhà sản xuất áo đấu ===
2016–nay: Codad
=== Nhà tài trợ áo đấu ===
2009–2014: XSKT Đồng Tháp, Tập đoàn Cao Su Đồng Tháp
2015: XSKT Đồng Tháp, Happy Food, Ranee
2016–nay: XSKT Đồng Tháp, Đại Học Văn Hiến, Ranee
== Thành tích ==
=== Cấp quốc gia ===
V-League:
Vô địch (2): 1989, 1996
Hạng Ba (1): 2010
Giải bóng đá Cúp Quốc gia:
Hạng Ba (1): 1996
Giải vô địch bóng đá hạng nhất Việt Nam:
Vô địch (2): 2006, 2014
Á quân (1): 2001-2002
Hạng Ba (1): 2008
Môn bóng đá tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc::
Á quân (1): 2006
=== Các đội trẻ ===
Giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam
Á quân (1): 1998
Hạng Ba (5): 1997, 1999, 2003, 2004, 2014
Giải vô địch bóng đá U19 Việt Nam:
Vô địch (2): 2003, 2012
Hạng Nhì (1): 2010
Hạng Ba (2): 2002, 2004
Giải vô địch bóng đá U17 Việt Nam:
* Vô địch: 2016
Hạng Nhì (1): 2009
Giải vô địch bóng đá U15 Việt Nam
Vô địch (3): 2007, 2009, 2014
Á quân (2): 2004, 2005
Hạng Ba (2): 2012, 2013
== Đội hình hiện tại ==
Cập nhật đến lượt đi mùa giải V.League 2 năm 2017
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
== Ban huấn luyện đội bóng hiện tại ==
== Thành viên nổi bật ==
=== Quả bóng vàng Việt Nam ===
Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Đồng Tháp:
Trần Công Minh – 1999
=== Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất ===
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Đồng Tháp:
Phan Thanh Bình – 2003
=== Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất ===
Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất khi đang chơi cho Đồng Tháp:
Samson Kayode – 2010
== Huấn luyện viên ==
Phạm Duy Tiến
Đoàn Minh Xương (1986-1999)
Nguyễn Trung Hậu (2000-2001)
Phạm Anh Tuấn (2003-2005)
Trần Công Minh (2003, 2005-2006)
Lại Hồng Vân (2006 - tháng 6 năm 2007)
Đoàn Minh Xương (tháng 6 năm 2007 - tháng 9 năm 2007)
Phạm Anh Tuấn (tháng 10 năm 2007 - tháng 11 năm 2008)
Phạm Công Lộc (tháng 11 năm 2008 - tháng 9 năm 2011)
Trang Văn Thành (tháng 10 năm 2011 - tháng 4 năm 2012)
Trần Công Minh (tháng 4 năm 2012 - tháng 4 năm 2013)
Phạm Công Lộc (16 tháng 4 năm 2013 - 6 tháng 4 năm 2016)
Trần Công Minh (6 tháng 4 năm 2016 - 2017)
Bùi Văn Đông (2017-nay)
== Thành tích từ khi V-League thành lập ==
== Thành tích tại các Cúp châu Á ==
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Website CLB
Hội CĐV Đồng Tháp
Hội facebook Đồng Tháp |
quần đảo aleut.txt | Quần đảo Aleutian hay gọi cách khác trong tiếng Việt là Quần đảo Aleut (có thể là từ tiếng Chukchi aliat có nghĩa là "đảo") là một chuỗi đảo gồm hơn 300 đảo núi lửa tạo thành một vòng cung đảo trong Bắc Thái Bình Dương, chiếm một diện tích khoảng 6.821 dặm vuông Anh (17.666 km²) và kéo dài khoảng 1.200 dặm Anh (1.900 km) về phía tây từ Bán đảo Alaska về phía Bán đảo Kamchatka. Vượt qua kinh tuyến 180°, quần đảo này là phần cận tây nhất của Hoa Kỳ (và về kỹ thuật mà nói cũng là phần cận đông nhất; xem các cực điểm của Hoa Kỳ). Gần như tất cả quần đảo là bộ phận của tiểu bang Alaska và thường được xem là nằm trong vùng "Alaskan Bush" nhưng phần cuối cực tây là Quần đảo Komandorski xa xôi hẻo lánh, nhỏ và có liên hệ về mặt địa lý thì nằm trong lãnh thổ của Nga. Quần đảo có 57 núi lửa và nằm trong phần phía bắc của Vành đai lửa Thái Bình Dương. Xa lộ vùng biển Alaska chạy qua quần đảo.
Về địa thể, quần đảo này là một bộ phận riêng biệt của vùng bờ viền Thái Bình Dương rộng lớn hơn mà đến lượt bờ viền này là một bộ phận của phân vùng địa thể Hệ thống Núi Thái Bình Dương.
== Địa lý ==
Quần đảo này được biết là Quần đảo Catherine trước năm 1867 gồm có năm nhóm đảo: Quần đảo Fox, Quần đảo Four Mountains, Quần đảo Andreanof, Quần đảo Rat và Quần đảo Near. Tất cả nằm trong vị trí giữa vĩ tuyến 52° và 55° Bắc, kinh tuyến 172° Đông và 163° Tây.
Trục của quần đảo này nơi gần đất liền Alaska có hướng quay về tây nam nhưng gần kinh tuyến 129 thì nó đổi hướng về phía tây bắc. Sự đổi hướng này tương xứng với một vòng cong gồm các vết nứt núi lửa mà góp phần hình thành các đảo này. Các chuỗi cong như thế được lập lại quanh Thái Bình Dương như được thấy tại Quần đảo Kuril, chuỗi quần đảo Nhật Bản và tại Philippines. Tất cả các vòng cung quần đảo này nằm ở rìa của Mảng kiến tạo Thái Bình Dương và trải qua nhiều hoạt động địa chấn, nhưng con người vẫn có thể sống được. Quần đảo Aleutian nằm giữa hai mảng kiến tạo là Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Cao độ chung tại các quần đảo phía đông cao nhất và thấp nhất là ở phía tây. Dãy quần đảo này là một phần nối tiếp phía tây của dãy núi Aleutian trên đất liền.
Đa số các đảo này còn dấu tích núi lửa nguyên thủy, và có vô số chóp núi lửa trên phía bắc của chuỗi đảo. Một số trong các núi lửa này vẫn còn hoạt động. Tuy nhiên nhiều đảo không phải hoàn toàn là đảo núi lửa mà còn gồm có đá trầm tích và đá pha lê, và cũng có hổ phách và nền bằng than non. Các vùng duyên hải có đá và bị sóng bào mòn. Vùng đất gần biển rất nguy hiểm vì đất nhô lên ngay từ duyên hải lên thành các dãy núi cao và dốc.
Núi lửa Makushin cao 5.691 ft (1.735 mét) nằm trên Đảo Unalaska, không được thấy rõ từ bên trong thị trấn Unalaska mặc dù hơi nước bốc lên từ chóp hình nón của nó có thể được nhìn thấy trong một ngày bầu trời trong xanh (hiếm có). Cư dân của Unalaska chỉ cần leo lên một trong các ngọn đồi nhỏ hơn trong khu vực, thí dụ như Đỉnh Pyramid hay Núi Newhall là có thể nhìn thấy rõ chóp hình nón phủ tuyết của nó. Núi lửa Bogoslof và quần đảo Fire mà đã nhô lên từ dưới biển theo thứ tự vào năm 1796 và năm 1883 nằm cách Vịnh Unalaska khoảng 30 dặm Anh (48 km) về phía tây.
== Khí hậu ==
Khí hậu của quần đảo là khí hậu đại dương có nhiệt độ ôn hòa khá giống nhau và mưa nhiều. Sương mù hầu như thường xuyên. Thời tiết mùa hè mát mẻ nhiều hơn Đông nam Alaska (Sitka) nhưng nhiệt độ mùa đông của quần đảo và vùng Cán chảo Alaska thì gần như rất giống nhau. Nhiệt độ trung bình hàng năm cho Unalaska, đảo đông dân nhất của nhóm đảo, là khoảng 38 °F (3,4 °C), khoảng 30 °F (−1,1 °C) vào tháng giêng và khoảng 52 °F (11,1 °C) vào tháng 8. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất được ghi nhận là 78 °F (26 °C) và 5 °F (−15 °C) theo thứ tự. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 80 in (2.030 mm). Thị trấn Unalaska có khoảng 250 ngày mưa mỗi năm và được cho rằng là một trong những nơi có mưa nhiều nhất trong lãnh thổ của Hoa Kỳ. Loại khí hậu này chỉ có thể so sánh với loại khí hậu của: Iceland, Tierra del Fuego, Bán đảo Alaska lân cận, Nam Georgia, Đảo Macquarie, Đảo Heard và Quần đảo McDonald.
== Thực vật ==
Mùa trồng trọt kéo dài khoảng 135 ngày, từ đầu tháng năm cho đến cuối tháng 9 nhưng [[nông nghiệp chỉ hạn chế trồng một vài loại rau cải. Trừ một số cây liễu cằn cỗi, đa số vùng đất mênh mông của quần đảo không có cây cỏ bản xứ. Trên một số đảo như Adak và Amaknak, có một số cây ngành thông mọc, đó là những dấu tích còn lại của thời Nga làm chủ vùng đất này. Trong khi có các cây rất cao mọc trong nhiều vùng khí hậu lạnh trên thế giới, những cây thông mọc tại quần đảo này, có cây được ước tính già hai trăm năm tuổi, lại hiếm khi cao đến 10 ft. Nhiều cây chỉ cao dưới 5 ft. Lý do là vì các đảo này cũng giống như Quần đảo Falkland và các đảo khác nằm cùng vĩ độ gặp những cơn gió rất mạnh khiến các cây cao dễ bị thổi ngã.
Thay vì cây cối, quần đảo này được phủ đầy các loại cỏ và hoa.
== Kinh tế ==
Trên các đảo ít có núi hơn, việc chăn nuôi trừu và tuần lộc đã từng được tin là thực tiễn. Trên các đảo gần Mũi Sand cũng có bò Bison. Chăn nuôi cừu dường như đã chết dần với việc giới thiệu sợi tổng hợp làm giảm giá trị của lông trừu. Trong thập niên 1980, có một số lạc đà không bướu được nuôi trên Unalaska. Ngày nay, nền kinh tế chủ yếu dựa vào đánh cá và sự hiện của quân sự Mỹ. Nông sản duy nhất là khoai tây. Gà được nuôi tại các trang trại có nhà che chống lạnh.
== Nhân khẩu ==
Người dân bản xứ thường tự nhận mình là người Unangan, và hiện nay thường được đa số người không phải bản xứ gọi là người "Aleut".
Tiếng Aleut là một trong hai nhánh chính của nhóm tiếng Eskimo-Aleut. Nhóm tiếng này không được biết là có liên hệ với các ngôn ngữ khác hay không.
Theo điều tra dân số năm 2000, quần đảo có tổng số dân là 8.162 trong đó có 4.283 sống trong khu định cư chính Unalaska.
== Xem thêm ==
Vụ động đất ở Quần đảo Aleutian năm 1946
Quận Aleutian Đông, Alaska
Vùng thống kê Aleutians Tây, Alaska
Trận Quần đảo Aleutian
Danh sách các núi lửa Quần đảo Aleutian
Danh sách các đảo thuộc Quần đảo Aleutian
Các đảo phía tây Quần đảo Aleutian (bản đồ lãnh thổ Alaska năm 1916)
== Đọc thêm bằng tiếng Anh ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Hành trình từ Seattle đến Đảo Aleutian |
bánh canh.txt | Bánh canh là một món ăn Việt Nam. Bánh canh bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bánh được làm từ bột được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Có khi người ta còn dùng cả bún sợi to để làm bánh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, giò heo, tôm và thịt.
== Một vài món bánh canh ==
Bánh canh Trảng Bàng (Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)
Bánh canh Bình Dương (Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Bánh canh chả cá Phan Rang (Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận)
Bánh canh cua (có sợi bánh làm bằng bột sắn, có khi thêm giò heo vào)
Bánh canh tôm
Bánh canh xứ Huế
Bánh canh khô
Teokguk, một loại bánh canh của Hàn Quốc
Bánh canh cá lóc (có nguồn gốc từ Bình Trị Thiên, phổ biến ở Sài Gòn)
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Biến tấu với bánh canh, VnExpress |
tiêu dùng.txt | Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển.
== Phân loại ==
Tiêu dùng cho sản xuất
Tiêu dùng cho đời sống
== Liên kết ==
Mô hình tiêu dùng có sự dịch chuyển
== Khác ==
Bourdieu,Pierre (1979). Distinction. Routledge.
?Bourdieu, Pierre (1984). Distinction: A Social Critique of the Judgement of Taste. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 0-674-21280-0.
?Bourdieu, Pierre (1984). Distinction: A Social Critique of the Judgement of Taste (paperback). Cambridge: Harvard University Press. ISBN 0-674-21277-0.
?Bourdieu, Pierre (1984). Distinction: A Social Critique of the Judgement of Taste. Lincoln: London. ISBN 0-415-04546-0.
Miller, Daniel (1998). A Theory of Shopping. Polity.
?Miller, Daniel (1998). A Theory of Shopping (paperback). Ithaca, N.Y: Cornell University Press. ISBN 0-8014-8551-7.
Slater, Don (1997). Consumer Culture and Modernity. Cambridge, UK: Polity Press. ISBN 0-7456-0304-1.
Friedman, Jonathan (1994). Consumption and Identity.
?Consumption and Identity (Studies in Anthropology & History). Washington, DC: Taylor & Francis. ISBN 3-7186-5592-6.
Mackay, Hugh (Editor) (1997). Consumption and Everyday Life (Culture, Media and Identities series) (Paperback). Thousand Oaks, Calif: Sage Publications. ISBN 0-7619-5438-4.
Isherwood, Baron C.; Douglas, Mary (1996). The World of Goods: Towards an Anthropology of Consumption (Paperback). New York: Routledge. ISBN 0-415-13047-6.
Deaton, Angus (1992). Understanding Consumption. Oxford University Press. ISBN 0198288247.
?Deaton, Angus (1992). Understanding Consumption. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-828824-7.
== Xem thêm ==
Người tiêu dùng
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng
== Tham khảo == |
viện hàn lâm pháp.txt | Viện Hàn lâm Pháp (tiếng Pháp:L'Académie française) là thể chế học thuật tối cao liên quan tới tiếng Pháp. Hàn lâm viện này được thành lập năm 1635 bởi Hồng y Richelieu, người đứng đầu nội các của Vua Louis XIII. Bị giải tán năm 1793 trong Cách mạng Pháp, nó được khôi phục năm 1803 bởi Napoleon Bonaparte.
Viện Hàn lâm Pháp bao gồm 40 thành viên, được biết dưới tên immortels (những người bất tử). Viện hàn lâm Pháp tập hợp những nhân vật nổi bật trong giới văn học (các nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học), cả những triết gia, nhà sử học, nhà khoa học nổi tiếng – và theo truyền thống - gồm cả những nhân vật quân sự, chính khách và tôn giáo quyền cao chức trọng. Các thành viên mới được bầu bởi các thành viên đương vị. Các viện sĩ giữ vị trí này suốt đời, trừ khi họ bị loại bỏ do tư cách sai trái. Philippe Pétain, được gọi là Nguyên soái của Pháp sau chiến thắng Verdun trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, được bầu vào Viện năm 1931 và, sau khi trở thành Quốc trưởng của chính phủ Vichy trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bị buộc phải từ chức năm 1945. Cơ quan này đóng vai trò có thẩm quyền chính thức về ngôn ngữ; nó tham gia vào việc xuất bản từ điển chính thức. Những quyết định của nó, tuy nhiên, không phải là bắt buộc đối với công chúng hoặc chính phủ.
Được sát nhập vào Institut de France khi viện này được thành lập ngày 25.10.1795, Viện hàn lâm Pháp là viện hàn lâm đầu tiên trong 5 viện hàn lâm của Pháp.
Nhiệm vụ được trao cho viện ban đầu là chuẩn hóa ngôn ngữ Pháp, đưa ra những quy tắc ngữ pháp, làm cho tiếng Pháp trong sáng và dễ hiểu cho mọi người. Trong tinh thần đó, Viện bắt đầu soạn một quyển từ điển: ấn bản đầu tiên của quyển Dictionnaire de l'Académie française (Từ điển của Viện hàn lâm Pháp) được xuất bản năm 1694 và ấn bản lần thứ 9 đang được biên soạn.
== Chức năng ==
Điều XXIV của Quy chế định rõ rằng «chức năng chính của Viện hàn lâm Pháp là làm việc hết sức cẩn thận, kỹ càng để đưa ra những quy tắc chắc chắn cho ngôn ngữ của chúng ta, và làm cho nó trong sáng, hùng hồn, đủ sức lột tả được nghệ thuật và khoa học».
=== Xác định tiêu chuẩn ngôn ngữ Pháp ===
Nhiệm vụ đầu tiên của Viện là ghi nhận và nghiên cứu mọi biến đổi về ngữ điệu, cách phát âm và chính tả, rồi rút ra dạng mạch lạc nhất có thể dùng làm chuẩn mực cho các thợ in, các biên tập viên luật pháp và tài liệu hành chính, cho việc giáo dục. Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã làm việc theo 2 hướng:
Thu thập danh mục các từ (mot), cách phát âm, chính tả và nghĩa của chúng để soạn một quyển từ điển từ vựng.
Thực hiện cùng việc làm như trên để lập ra quyển Ngữ pháp tiếng Pháp mà việc xuất bản được chuyển từ năm này sang năm khác.
Ngày nay, Viện vẫn tiếp tục công trình này chuẩn bị cho việc xuất bản quyển Từ điển của Viện hàn lâm Pháp (Dictionnaire de l'Académie française) trong tương lai, ấn định việc sử dụng ngôn ngữ, và tham gia vào nhiều ủy ban thuật ngữ khác nhau.
Trung thành với nhiệm vụ ban đầu là thiệt lập các tiêu chuẩn cho ngôn ngữ chính thức, Viện hàn lâm Pháp phản đối việc nêu các ngôn ngữ khu vực trong Hiến pháp của Pháp, theo một tuyên bố công bố ngày 12.6.2008. Thực ra – theo các viện sĩ - việc đề cập này sẽ khiến Pháp phải chuẩn y Hiến chương ngôn ngữ khu vực hoặc ngôn ngữ thiểu số của châu Âu (Charte européenne des langues régionales ou minoritaires), điều mà Viện không muốn.
== Vai trò của Viện hàn lâm Pháp ==
=== Các việc sửa chính tả ===
Trong bài diễn văn ngày 24.10.1989, thủ tướng Pháp đã đề nghị Conseil supérieur de la langue française (Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp) suy nghĩ kỹ 5 điểm liên quan tới chính tả:
dấu gạch nối (-);
số nhiều của những từ ghép;
dấu mũ (^);
động tính từ quá khứ của những tự động từ (le participe passé des verbes pronominaux);
những dạng khác thường (diverses anomalies).
Năm điểm nêu trên không chỉ liên quan tới chính tả của từ ngữ hiện hữu, mà còn liên quan tới các từ ngữ sẽ được đặt ra, nhất là những từ khoa học và kỹ thuật.
Được "Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp" trình bày, những sửa đổi này đã được Viện Hàn lâm Pháp nhất trí tán thành, cũng như "Hội đồng tối cao ngôn ngữ Pháp" của Québec (Canada) và "Hội đồng ngôn ngữ cộng đồng tiếng Pháp" của Bỉ.
Những sửa đổi này đã được đăng trong Công báo Pháp ngày 6.12.1990. Những sửa đổi này, giảm nhẹ nội dung và phạm vi của chúng, được tóm tắt như sau:
dấu gạch nối: một số từ sẽ thay dấu gạch nối bằng việc viết liền nhau (ví dụ: porte-manteau thành portemanteau, porte-feuille thành portefeuille);
số nhiều của những từ ghép: những từ ghép kiểu "pèse-lettre" sẽ chuyển sang số nhiều theo quy tắc của những từ đơn (ví dụ: des pèse-lettres);
dấu mũ: sẽ không buộc phải dùng dấu mũ trên các chữ "I" và "u", ngoại trừ trong những vĩ tố động từ và trong một số từ (ví dụ: qu’il fût, mûr);
động tính từ quá khứ: sẽ không thay đổi trong trường hợp động từ laisser theo sau là một động từ lối vô định (ví dụ: elle s’est laissé mourir);
Những dạng khác thường:
những từ vay mượn: về nhấn trọng âm và số nhiều, các từ vay mượn sẽ theo quy tắc của những từ tiếng Pháp (ví dụ: un imprésario, des imprésarios);
Những loại không ăn khớp: những cách viết sẽ được làm cho phù hợp với các quy tắc lối viết của Pháp (ví dụ: douçâtre), hoặc theo sự liên kết của một loại cụ thể (ví dụ: boursouffler như souffler, charriot như charrette).
=== Việc làm giàu ngôn ngữ Pháp ===
Việc phát triển khoa học và kỹ thuật từng tiến triển nhanh từ những thập niên trước đã có xu hướng thuận lợi cho việc bành trướng của tiếng Anh, thiệt cho tiếng Pháp. Để tránh việc dung những tthuật ngữ anglo-Saxon, và những thuật ngữ nước ngoài rất thông thường trong các lãnh vực kỹ thuật nơi không ngừng xuất hiện những thực tế mới phải đặt tên, chính quyền đã đưa ra một quyết định về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới. Quyết định này đã được đặt ra bởi sắc lệnh ngày 3.7.1996 liên quan tới việc làm giàu ngôn ngữ Pháp phù hợp với luật về ngôn ngữ Pháp tức luật Toubon ngày 4.8. 1994.
Viện hàn lâm Pháp như vậy có tham gia đóng góp vào quyết định làm giàu ngôn ngữ Pháp cùng với Délégation générale à la langue française et aux langues de France (Phái đoàn chung về ngôn ngữ Pháp và các ngôn ngữ (địa phương) ở Pháp), Commission générale de terminologie et de néologie (Ủy ban chung về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới), và những Commissions spécialisées de terminologie et de néologie (Ủy ban chuyên môn về hệ thống thuật ngữ và việc dùng các từ mới) làm việc trong các bộ . Viện hàn lâm Pháp có đại diện ở nhiều giai đoạn trong quá trình soạn thảo các thuật ngữ. Viện tham gia vào các công việc của những ủy ban chuyên môn, trong mọi lãnh vực (tin học, viễn thông, vận tải, khoa công trình hạt nhân, thể thao vv...) đề nghị những thuật ngữ tiếng Pháp để chỉ rõ những khái niệm mới. Viện là thành viên của Ủy ban chung xem xét những đề nghị của những ủy ban chuyên môn, và cho phép Công báo xuất bảnnhững thuật ngữ. Những thuật ngữ và định nghĩa của chúng cũng được xuất bản trên trang internet FranceTerme mà những nhà chuyên môn và quần chúng đều truy cập được. Việc sử dụng các thuật ngữ tiếng Pháp thay cho các thuật ngữ nước ngoài như vậy trở thành bắt buộc trong các cơ quan hành chính và các cơ sở công cộng.
=== Khuyến khích hoạt động văn học ===
Nhiệm vụ thứ hai của Viện - việc bảo trợ văn học – không được dự trù trong quy chế ban đầu, bắt nguồn từ việc xử lý các tài sản tặng dữ và tài sản di tặng được trao cho viện từ thời Chế độ cũ. Như vậy, Viện hàn lâm Pháp hiện nay trao khoảng 60 giải thưởng văn học hàng năm, trong đó có Giải thưởng lớn Văn học của Viện Hàn lâm Pháp, Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp, Giải thưởng lớn văn học Paul Morand, Giải thưởng lớn của Cộng đồng Pháp ngữ vv...
Viện hàn lâm Pháp cũng cấp các khoản trợ cấp cho những hội văn hóa hay hội trí thức, những việc từ thiện, trợ cấp cho các gia đình đông con, các quả phụ nghèo và một số học bổng.
== Lịch sử ==
Nguồn gốc Viện hàn lâm Pháp bắt đầu từ những cuộc họp không chính thức của nhóm nhà văn học thuộc «hội Conrart» từ năm 1629 tại số 135 phố Saint-Martin, nơi cư ngụ của Valentin Conrart, cố vấn của vua Louis XIII. Các cuộc họp mặt văn học này đã gợi ý cho hồng y Richelieu lập ra dự án thành lập Viện hàn lâm Pháp, biến các cuộc họp này thành một hội đoàn văn học dưới quyền nhà vua, theo mẫu Accademia della Crusca thành lập ở Firenze (Ý) năm 1583 và đã xuất bản tập Vocabolario (Ngữ vựng) năm 1612. Conrart xin lettre patente, soạn thảo quy chế và điều lệ ngày 13.3.1634, được hồng y Richelieu chứng thực ngày 16.2.1635, và được vua Louis XIII ký ngày 22.2.1635 (ngày được coi là ngày khai sinh chính thức của Viện) và được đăng ký ở Nghị viện Paris ngày 16.7.1637. Viện gồm 22 viện sĩ, trong đó có 9 người trong nhóm ban đầu cộng thêm 13 viện sĩ mới. Valentin Conrart trở thành thư ký suốt đời từ năm 1634 tới 1675; hồng y Richelieu được phong là cha đẻ và người bảo trợ của Viện.
Quyển Histoire de l'Académie françoise (tập một xuất bản năm 1653) do Paul Pellisson, một viện sĩ của Viện viết, tập thứ hai do Pierre-Joseph Thoulier d'Olivet viết thuật lại lịch sử của Viện, được xuất bản năm 1729), soạn thảo từ các sổ sách của Viện Hàn lâm Pháp và dưới ảnh hưởng của các viện sĩ, là nguồn duy nhất về việc thành lập Viện hàn lâm này. Pellisson cho rằng Viện không có tính mục đích bác học nào như académie de Baïf thành lập năm 1570 và "Hội văn học Mersenne" hoặc tính mục đích chính trị như "Hội Dupuy", tuy nhiên chuyện thuật lại của ông quên rằng câu lạc bộ Conrart qui tụ các nhà văn, các nhà quý tộc lớn và cũng nhằm mục đích trao đổi các thông tin để tạo cho nhóm này vị trí ưu tiên trong lãnh vực chính trị, xã hội ở thời đại này. Hơn nữa, Viện hàn lâm cho ý kiến về các tác phẩm văn học (xem sự can thiệp của Viện vào «cuộc tranh luận về tác phẩm Le Cid của Corneille»), hồng y Richelieu xem đây là một phương tiện để kiểm soát sinh hoạt văn hóa và trí thức Pháp. Trong ý muốn thu thập, hồng y Richelieu muốn ngôn ngữ Pháp là việc của những người đại diện các lãnh vực tri thức khác nhau (các giáo sĩ, các quân nhân - người đầu tiên là công tước Armand de Coislin năm 1652 - các nhà ngoại giao, rồi các nhà văn và triết gia - người đâu tiên là Montesquieu năm 1727 - dưới triều vua Louis XV người đã đe dọa bãi bỏ Viện hàn lâm khi viện muốn độc lập nhờ "Phong trào Ánh Sáng") và quyết định là Viện hàn lâm mở ra cho 40 viện sĩ bình đẳng và độc lập, vì thế Viện không cần trợ cấp.
Đặc tính chính thức của Viện «những người tài trí» được hình thành, ban đầu Viện họp ở bất cứ nhà viện sĩ nào, sau đó họp tại nhà quan chưởng ấn Pierre Séguier từ năm 1639, theo ý kiến của Colbert họp tại cung điện Louvre từ năm 1672, và cuối cùng họp ở collège des Quatre-Nations (trở thành Institut de France năm 1795) từ năm 1805 tới ngày nay.
Trong 3 thế kỷ rưỡi tồn tại, trong đó Viện đã là hiện thân của quyền hành dưới các triều vua Louis XIII và Louis XIV, biểu lộ tư tưởng cách mạng dưới các triều vua Louis XV và Louis XVI, Viện đã biết duy trì thể chế của mình, hoạt động đều đặn, ngoại trừ sự gián đoạn từ năm 1793 tới năm 1803 trong thời Convention thermidorienne, thời Chế độ đốc chính và lúc khởi đầu thời Chế độ tổng tài. Năm 1694 Viện xuất bản ấn bản đầu tiên quyển Dictionnaire de l'Académie française (Từ điển của Viện hàn lâm Pháp). Năm 1793, do sắc lệnh ngày 8.8.1793, Hội nghị quốc ước bãi bỏ mọi viện hàn lâm hoàng gia, trong đó có Viện hàn lâm Pháp, và xác định lệnh cấm bầu các thành viên mới thay thế cho các thành viên đã tạ thế. Trong thời Cách mạng Pháp, tu sĩ Morellet đã cứu vãn các hồ sơ lưu trữ của Viện hàn lâm bằng cách đem về cất giấu ở nhà ông. Năm 1795 (sắc lệnh ngày 22.8.1795) các Viện hàn lâm này được thay thế bằng một Viện duy nhất: Institut de France. luật về việc tổ chức Ủy ban giáo dục công cộng ngày 3 tháng Sương mù năm IV (tức ngày thứ Ba 25.10.1795) quyết định việc tổ chức Viện. Do nghị định ngày 3 tháng pluviôse (tháng mưa) năm XI (tức 23.1.1803) Napoléon Bonaparte - viên tổng tài thứ nhất - quyết định phục hồi các viện hàn lâm cũ, nhưng chỉ đơn giản là những ngành (hay đơn vị) của Institut de France. Đơn vị thứ hai «ngành ngôn ngữ và văn học Pháp» trên thực tế tương ứng với Viện hàn lâm Pháp cũ. Ngày 21.3.1816, vua Louis XVIII, muốn trở lại với thời kỳ tiền cách mạng, đã trả lại tên cũ - Viện hàn lâm - cho các đơn vị (hay ngành) đã bị Bonaparte đổi tên, nhưng tự cho phép ông có quyền ưu tiên chọn lựa các viện sĩ.
Lưu ý là năm 1800, theo lời xúi giục của Jean-Pierre Louis de Fontanes, André Morellet và Jean Baptiste Antoine Suard, Lucien Bonaparte - lúc bấy giờ là bộ trưởng bộ Nội vụ - từng mơ ước trở thành một viện sĩ, đã nhắm tổ chức lại Viện hàn lâm Pháp. Viên tổng tài thứ nhất, người anh của ông (tức Napoléon Bonaparte) xuất thân từ cuộc Cách mạng, chống đối dự án này và đã viết cho ông ta ngày 26 tháng messidor năm VIII (tức 15.7.1800) như sau:
không hề có Viện hàn lâm Pháp.
nó đã bị bãi bỏ bởi một đạo luật của chế độ Cộng hòa.
"Institut de France" đã tập hợp cùng lúc các Viện hàn lâm Khoa học, Viện hàn lâm Pháp và Viện hàn lâm văn chương rồi.
nếu một hiệp hội mang cái tên nực cười (sic) Viện hàn lâm Pháp và theo điều lệ cũ của nó, thì ý định của chính phủ sẽ là bãi bỏ nó ngay lập tức.
Chủ nghĩa yêu nước nẩy sinh từ cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất dành ưu tiên cho việc tuyển chọn nhiều thống chế (người đầu tiên là thống chế Lyautey năm 1912). Trong thời bị Đức chiếm đóng, Viện hàn lâm Pháp đã có những viện sĩ cộng tác với kẻ thù (như Charles Maurras, Abel Bonnard, Abel Hermant vv… và thống chế Pétain) từ năm 1929. Một truyền thuyết muốn rằng François Mauriac là linh hồn của cuộc kháng cự hàn lâm trong khi chính Georges Duhamel được bầu tạm thời vào chức thư ký vĩnh viễn năm 1942 là người đã tránh cho Viện hàn lâm khỏi bị lệ thuộc vào chế độ Vichy, đặc biệt là bằng việc đình chỉ các cuộc bầu cử (viện sĩ) như (từng xảy ra) năm 1790. Khi nước Pháp được giải phóng, giới trí thức bị Comité national des écrivains (Ủy ban nhà văn quốc gia) thanh lọc và muốn bãi bỏ Viện hàn lâm này. Georges Duhamel đã bảo vệ thành công sự nghiệp của viện trước tướng Charles de Gaulle. Bộ luật về tội indignité nationale dự trù là mọi người bị coi là mắc tội này và thuộc vào một cơ quan hiến định sẽ bị tự động khai trừ - đã không bao gồm những viện sĩ cộng tác với kẻ thù ở Viện hàn lâm này.
Viện hàn lâm từ đó lại tìm được sự độc lập hoàn toàn về chính trị và tài chính đối với Institut de France do loi de programme pour la recherche de 2006 (luật về chương trình nghiên cứu năm 2006).
Marguerite Yourcenar là nữ viện sĩ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Pháp năm 1980, như một sự công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trước «bộ lạc 40 người nam» này, trong khi Léopold Sédar Senghor là người châu Phi đầu tiên trở thành viện sĩ năm 1983.
=== Nguồn gốc 40 ghế bành ===
Nguồn gốc các ghế bành của Viện hàn lâm Pháp do viện sĩ Charles Pinot Duclos thuật lại như sau: «Trước đây chỉ có một ghế bành trong Viện hàn lâm, đó là ghế của ông giám đốc. Mọi viện sĩ, dù thuộc cấp bậc nào, cũng chỉ ngồi ở ghế tựa. Viện sĩ cardinal d'Estrées, trở nên quá tàn tật, đã yêu cầu được phép cho mang đến một ghế ngồi thuận tiện hơn là một ghế tựa. Người ta báo cáo việc này lên vua Louis XIV, nhà vua thấy rằng nên đáp ứng yêu cầu của César d’Estrées nhưng cũng để tránh việc phân biệt đối xử với các viện sĩ khác, đã ra lệnh cho người quản lý kho đồ gỗ cho đem 40 ghế bành tới Viện, và do đó xác nhận vĩnh viễn sự bình đẳng trong Viện.. »
=== Ghế bành thứ 41 ===
Một số lớn nhà văn, thường là nổi tiếng, chưa hề bước qua cửa Viện hàn lâm, vì họ không bao giờ là ứng viên, hoặc không trúng cử, hoặc đã bị từ trần sớm.
Từ ngữ ghế bành thứ 41 do nhà văn Arsène Houssaye tạo ra năm 1855 để chỉ những nhà văn nêu trên. Trong số những tên tuổi lẫy lừng, ta có thể nêu những người như René Descartes, Molière, Blaise Pascal, François de La Rochefoucauld, Jean-Jacques Rousseau, Denis Diderot, Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais, André Chénier, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha, Théophile Gautier, Gustave Flaubert, Stendhal, Gérard de Nerval, Guy de Maupassant, Charles Baudelaire, Émile Zola, Alphonse Daudet, Marcel Proust.
=== Từ chối ghế được đề nghị ===
Người ta biết hiếm có nhà trí thức hay nhà khoa học đã khước từ vinh dự khi được bầu vào số «những người bất tử» (tức viện sĩ). Tuy nhiên đã có vài người từ chối vinh dự này, như Marcel Aymé (do François Mauriac đề nghị năm 1950). Ông viết:
"Tôi rất biết ơn ông đã nghĩ tới tôi về Quai Conti (tức trụ sở Viện hàn lâm Pháp)…. Rất xúc động, tôi xin trả lời «cái nháy mắt» của ông đã làm tôi tự hào. Tuy nhiên, tôi phải nói với ông rằng tôi cảm thấy mình không có tài năng của một viện sĩ. Là nhà văn, tôi luôn sống một mình, xa các bạn đồng nghiệp, nhưng không hề do kiêu căng, mà trái lại, do tính rụt rè và cũng do tính lười biếng của tôi. Tôi sẽ trở thành cái gì nếu tôi được ở trong nhóm 40 nhà văn đó? Tôi sẽ cuống lên không còn tỉnh táo và chắc chắn, tôi sẽ không thể đọc được bài diễn văn (nhậm chức) của mình. Như vậy ông sẽ làm một việc thu hoạch tồi đấy".
Cũng vậy, Georges Bernanos đã từ chối khi người ta đề nghị đưa ông vào Viện hàn lâm.
Thêm vào đó, Viện hàn lâm không phải lúc nào cũng có một danh tiếng tốt đẹp bên cạnh những thế hệ nhà văn mới. Frédéric Beigbeder coi Viện này «như một hội đồng những người già lẫn cẫn mệt mỏi», còn đối với Didier Daeninckx thì viện hàn lâm này là «nhà xác của ngôn ngữ, cảnh sát của từ điển», tầm quan trọng và địa vị của nó trong giới văn học, nghệ thuật đôi khi phải đặt thành vấn đề.
Nhiều nhà văn như Daniel Pennac, Jean Echenoz, Simon Leys, Le Clézio, Patrick Modiano, Milan Kundera, Pascal Quignard hoặc Tonino Benacquista đã từ chối lời đề nghị tự giới thiệu mình với Viện hàn lâm.
== Quy chế và tổ chức ==
Như ghi nhận của loi de programme pour la recherche de 2006 (luật về chương trình nghiên cứu năm 2006), Viện hàn lâm Pháp là một pháp nhân công pháp với quy chế đặc biệt do hội đồng viện sĩ của viện quản lý, nghĩa là một thiết chế công cộng trung ương của nước Pháp.
Viện bầu ra người thư ký vĩnh viễn,tức là cho tới khi ông ta chết hoặc từ chức. Đây là nhân vật quan trọng nhất của Viện. Viện cũng bầu ra - mỗi 3 tháng - một vị chủ tịch để chủ tọa các buổi họp của Viện.
== Những «người bất tử» ==
Viện hàn lâm Pháp gồm 40 viện sĩ, được bầu bởi những viện sĩ đương nhiệm của viện. Từ ngày thành lập, Viện đã có trên 700 viện sĩ (tới năm 2009 là 719). Viện tập họp các thi sĩ, các tiểu thuyết gia, các nhà soạn kịch, các triết gia, các sử gia, các bác sĩ y khoa, các nhà khoa học, các nhà dân tộc học, các nhà phê bình nghệ thuật, các nhà quân sự, các chính khách, các chức sắc giáo hội đặc biệt lừng danh trong lãnh vực ngôn ngữ Pháp.
Các viện sĩ có biệt danh là những người bất tử do khẩu hiệu À l’Immortalité (để lưu danh muôn thuở), khắc trên dấu triện được người sáng lập - hồng y Richelieu – trao cho Viện. Khẩu hiệu này nguyên thủy nhằm chỉ ngôn ngữ Pháp chứ không chỉ các viện sĩ. Các viện sĩ thường được mời gọi hãy là những quan tòa làm sáng tỏ việc sử dụng đúng cách các từ ngữ, và do đó định rõ những khái niệm và những giá trị của các từ ngữ này. Quyền uy tinh thần này về mặt ngôn ngữ bắt rễ trong các cách sử dụng, các truyền thống. Khái niệm nói trên (lưu danh muôn thuở, bất tử) đã nhanh chóng nới rộng để chỉ các viện sĩ vì những danh tiếng họ để lại sau khi chết, sự bất tử về văn học mà nhà vua trao cho để đổi lấy việc thống nhất ngôn ngữ của vương quốc và sự độc lập của nó đối với Giáo hội. Kể từ thế kỷ 18, các viện sĩ cũng như mọi nhà văn đã triển khai một đạo đức học không muốn phục vụ quyền lực, mà giữ danh hiệu «những người bất tử» này.
Edmond Rostand, bản thân là viện sĩ, đã cười nhạo Viện Hàn lâm Pháp trong vở kịch Cyrano de Bergerac bằng cách nêu ra cách hài hước các viện sĩ bị quên lãng của thế hệ thứ nhất: «François d'Arbaud de Porchères, François de Cauvigny de Colomby, Amable de Bourzeis, Bourdon, Arbaud… / Tất cả những tên tuổi này mà không ai sẽ bị chết, thật đẹp mặt!»
Tư cách viện sĩ là một phẩm tước không thể bãi miễn. Không ai có thể từ chức ở Viện hàn lâm Pháp. Ít ra thì người tuyên bố từ chức cũng không được ai thay thế trước khi vị đó qua đời: trường hợp Pierre Benoit, Pierre Emmanuel và Julien Green là những ví dụ.
Viện hàn lâm Pháp có thể tuyên bố khai trừ một viện sĩ vì những lý do nghiêm trọng, nhất là làm mất danh dự. Những vụ khai trừ này trong lịch sử là hết sức hiếm. Một số người đã bị khai trừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì việc cộng tác với kẻ thù: Charles Maurras, Abel Bonnard, Abel Hermant, Philippe Pétain.
== Nữ viện sĩ ==
Năm 1980, Marguerite Yourcenar, nữ tiểu thuyết gia kiêm người viết tiểu luận, trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu vào Viện hàn lâm Pháp. Sau đó, Viện đã có thêm các nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly trong năm 1988, Hélène Carrère d'Encausse năm 1990, Florence Delay năm 2000, Assia Djebar năm 2005, Simone Veil năm 2008 và Danièle Sallenave năm2011.
Áo viện sĩ (habit vert) mà các viện sĩ mặc – cùng với bicorne (mũ 2 sừng), áo choàng và thanh kiếm – trong các buổi họp long trọng ở Viện hàn lâm, đã được họa sĩ Jean-Baptiste Isabey vẽ mẫu dưới thời Chế độ tổng tài. Phẩm phục này dùng chung cho các viện sĩ của "Institut de France". Các «người bất tử» cũng như các giáo sĩ được miễn trừ, cũng như không phải đeo kiếm. Tuy nhiên các nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly, Helène Carrère d'Encausse, Florence Delay và Simone Veil đã mặc áo viện sĩ trong lễ tiếp đón họ vào Viện. Nữ viện sĩ Helène Carrère d'Encausse là nữ viện sĩ đầu tiên đeo kiếm - một vũ khí do người thợ kim hoàn Goudji nước Gruzia làm. Các nữ viện sĩ Florence Delay, Assia Djebar và Simone Veil cũng đã chọn đeo kiếm. Nữ viện sĩ Jacqueline de Romilly đã nhận một ghim cài (broche) trượng trưng sau khi được bầu vào "Académie des inscriptions et Belles-Lettres" năm 1975.
=== Số viện sĩ đầy đủ ===
Số 40 viện sĩ chỉ được hoàn toàn đầy đủ lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 14.2.1639 (ngày bầu viện sĩ Daniel de Priézac), tức là gần 50 năm sau những cuộc bổ nhiệm đầu tiên. Số lượng này được giữ cho tới ngày 5.5.1640 (viện sĩ François d'Arbaud de Porchères từ trần), sau đó sớm được Olivier Patru thay thế.
Cho tới cuối nửa thế kỷ thứ 19, số lượng viện sĩ thường đầy đủ. Mỗi khi có một viện sĩ từ trần thì ngay sau đó đã có cuộc bầu viện sĩ mới thay thế. Một số ví dụ:
Năm 1810 ở ghế số 14: Jacques-André Naigeon từ trần ngày 28 tháng 2; bầu cử Népomucène Lemercier thay thế ngày 20 tháng 4 và thâu nhận vào viện ngày 5 tháng 9.
Năm 1820 ở ghế số 24: Volney từ trần ngày 26 tháng 4; bầu cử Emmanuel de Pastoret thay thế ngày 8 tháng 6 và thâu nhận vào viện ngày 24 tháng 8.
Năm 1830 ở ghế số 6: Pierre-Marc-Gaston de Lévis từ trần ngày 15 tháng 2; bầu cử công tước Philippe-Paul de Ségur thay thế ngày 25 tháng 3 và thâu nhận vào viện ngày 29 tháng 6.
Sau đó, thời hạn bầu cử và thâu nhận vào viện kéo dài đáng kể. Ngày nay phải mất khoảng 1 năm sau khi một viện sĩ qua đời mới có một cuộc bầu cử thay thế, và phải mất khoảng 1 năm nữa mới diễn ra việc thâu nhận viện vĩ mới vào viện, để số 40 viện sĩ hiếm khi đầy đủ. Cho tới ngày nay, số lượng viện sĩ đạt mức đầy đủ lần chót từ ngày 26.3.2009 (ngày bầu François Weyergans) tới ngày 14.4.2009 (Maurice Druon qua đời).
Nhưng nếu tính số viện sĩ được nhận vào viện – mà không chỉ tính những người mới đắc cử - thì số lượng viện sĩ đầy đủ của Viện chỉ đạt được trong 24 ngày suốt thế kỷ 20, còn thế kỷ 21 thì chưa có ngày nào đầy đủ.
Những thời kỳ Viện có đầy đủ viện sĩ:
Từ 23.2.1905 (thâu nhận Émile Gebhart) tới ngày 1.3.1905 (Eugène Guillaume qua đời), tức 6 ngày;
Từ 10.3.1994 (thâu nhận hồng y Albert Decourtray) tới 28.3.1994 (Eugène Ionesco qua đời), tức 18 ngày.
Nếu không tính đến việc khai trừ trên thực tế Charles Maurras và Philippe Pétain vì mắc tội indignité nationale (bất xứng với quốc gia), thì có 2 thời kỳ khác trong đó Viện có đầy đủ viện sĩ:
Từ 13.11.1947 (thâu nhận Maurice Genevoix) tới 22.8.1949 (Edmond Jaloux qua đời), tức 1 năm, 9 tháng, 9 ngày;
Từ 22.6.1950 (thâu nhận Jean-Louis Vaudoyer) tới 8.4.1952 (Jean Tharaud qua đời), tức 1 năm 9 tháng, 17 ngày.
== Các viện sĩ hiện nay ==
== Tham khảo ==
=== Xem thêm ===
Lettres à l'Académie française của Christophe Carlier, Nhà xuất bản.Les Arènes 2010
L'Académie française, collection=Que sais-je ? của Jean-Pol Caput, năm 1986, SBN=2-13039720-4
Jacques Véron, « L'Académie Française et la circulation des élites: une approche démographique », Population, 1985, n° 3, pp. 455–471. http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/pop_0032-4663_1985_num_40_3_17881
Anthologie de l'Académie française: un siècle de discours académiques: 1820-1920 của Paul Gautier, Nhà xuất bản. Delagrave 1921.
== Liên kết ngoài ==
Site officiel
Historique du Dictionnaire de l'Académie française
Dictionnaire de l'Académie française, huitième édition
Dictionnaire de l'Académie française, neuvième édition
Anciens prix de l'Académie française |
android (hệ điều hành).txt | Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu. Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác.
Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.
== Lịch sử ==
Tổng công ty Android (Android, Inc.) được thành lập tại Palo Alto, California vào tháng 10 năm 2003 bởi Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire), Nick Sears (từng là Phó giám đốc T-Mobile), và Chris White (trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV) để phát triển, theo lời của Rubin, "các thiết bị di động thông minh hơn có thể biết được vị trí và sở thích của người dùng". DÙ những người thành lập và nhân viên đều là những người có tiếng tăm, Tổng công ty Android hoạt động một cách âm thầm, chỉ tiết lộ rằng họ đang làm phần mềm dành cho điện thoại di động. Trong năm đó, Rubin hết kinh phí. Steve Perlman, một người bạn thân của Rubin, mang cho ông 10.000 USD tiền mặt nhưng từ chối tham gia vào công ty.
Google mua lại Tổng công ty Android vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, biến nó thành một bộ phận trực thuộc Google. Những nhân viên của chủ chốt của Tổng công ty Android, gồm Rubin, Miner và White, vẫn tiếp tục ở lại công ty làm việc sau thương vụ này. Vào thời điểm đó không có nhiều thông tin về Tổng công ty, nhưng nhiều người đồn đoán rằng Google dự tính tham gia thị trường điện thoại di động sau bước đi này. Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động phát triển trên nền nhân Linux. Google quảng bá nền tảng này cho các nhà sản xuất điện thoại và các nhà mạng với lời hứa sẽ cung cấp một hệ thống uyển chuyển và có khả năng nâng cấp. Google đã liên hệ với hàng loạt hãng phần cứng cũng như đối tác phần mềm, bắn tin cho các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác với các cấp độ khác nhau.
Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006. Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện truyền thông truyền thống lẫn online cũng viết về tin đồn rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Một vài tờ báo còn nói rằng trong khi Google vẫn đang thực hiện những bản mô tả kỹ thuật chi tiết, họ đã trình diễn sản phẩm mẫu cho các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng. Tháng 9 năm 2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động.
Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di động. Cùng ngày, Android cũng được ra mắt với vai trò là sản phẩm đầu tiên của Liên minh, một nền tảng thiết bị di động được xây dựng trên nhân Linux phiên bản 2.6. Chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên được bán ra là HTC Dream, phát hành ngày 22 tháng 10 năm 2008. Biểu trưng của hệ điều hành Android mới là một con rôbốt màu xanh lá cây do hãng thiết kế Irina Blok tại California vẽ.
Từ năm 2008, Android đã trải qua nhiều lần cập nhật để dần dần cải tiến hệ điều hành, bổ sung các tính năng mới và sửa các lỗi trong những lần phát hành trước. Mỗi bản nâng cấp được đặt tên lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái, theo tên của một món ăn tráng miệng; ví dụ như phiên bản 1.5 Cupcake (bánh bông lan nhỏ có kem) tiếp nối bằng phiên bản 1.6 Donut (bánh vòng). Phiên bản mới nhất hiện nay là 6.0 Marshmallow (kẹo dẻo) và 7.0 Nougat Beta. Vào năm 2010, Google ra mắt loạt thiết bị Nexus—một dòng sản phẩm bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android, do các đối tác phần cứng sản xuất. HTC đã hợp tác với Google trong chiếc điện thoại thông minh Nexus đầu tiên, Nexus One. Kể từ đó nhiều thiết bị mới hơn đã gia nhập vào dòng sản phẩm này, như điện thoại Nexus 4 và máy tính bảng Nexus 10, lần lượt do LG và Samsung sản xuất. Google xem điện thoại và máy tính bảng Nexus là những thiết bị Android chủ lực của mình, với những tính năng phần cứng và phần mềm mới nhất của Android.
== Mô tả ==
=== Giao diện ===
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo giãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình. Sự phản ứng với tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi rung cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và cảm biến khoảng cách được một số ứng dụng sử dụng để phản hồi một số hành động khác của người dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị trí của thiết bị, hoặc cho phép người dùng lái xe đua bằng xoay thiết bị, giống như đang điều khiển vô-lăng.
Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop (bàn làm việc) trên máy tính để bàn. Màn hính chính Android thường gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget); biểu tượng ứng dụng sẽ mở ứng dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự ngay trên màn hình chính. Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone chẳng hạn. Phần lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh.
Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị và tình trạng kết nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình thông báo gồm thông tin quan trọng hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn hoặc khiến người dùng cảm thấy bất tiện. Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được bổ sung thêm tính năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng gọi điện ra. Thông báo sẽ luôn nằm đó cho đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi.
=== Ứng dụng ===
Android có lượng ứng dụng của bên thứ ba ngày càng nhiều, được chọn lọc và đặt trên một cửa hàng ứng dụng như Google Play hay Amazon Appstore để người dùng lấy về, hoặc bằng cách tải xuống rồi cài đặt tập tin APK từ trang web khác. Các ứng dụng trên Cửa hàng Play cho phép người dùng duyệt, tải về và cập nhật các ứng dụng do Google và các nhà phát triển thứ ba phát hành. Cửa hàng Play được cài đặt sẵn trên các thiết bị thỏa mãn điều kiện tương thích của Google. Ứng dụng sẽ tự động lọc ra một danh sách các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và nhà phát triển có thể giới hạn ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà mạng cố định hoặc những quốc gia cố định vì lý do kinh doanh. Nếu người dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy không thích, họ được hoàn trả tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về, và một vài nhà mạng còn có khả năng mua giúp các ứng dụng trên Google Play, sau đó tính tiền vào trong hóa đơn sử dụng hàng tháng của người dùng. Đến tháng 9 năm 2012, có hơn 675.000 ứng dụng dành cho Android, và số lượng ứng dụng tải về từ Cửa hàng Play ước tính đạt 25 tỷ.
Các ứng dụng cho Android được phát triển bằng ngôn ngữ Java sử dụng Bộ phát triển phần mềm Android (SDK). SDK bao gồm một bộ đầy đủ các công cụ dùng để phát triển, gồm có công cụ gỡ lỗi, thư viện phần mềm, bộ giả lập điện thoại dựa trên QEMU, tài liệu hướng dẫn, mã nguồn mẫu, và hướng dẫn từng bước. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) được hỗ trợ chính thức là Eclipse sử dụng phần bổ sung Android Development Tools (ADT). Các công cụ phát triển khác cũng có sẵn, gồm có Bộ phát triển gốc dành cho các ứng dụng hoặc phần mở rộng viết bằng C hoặc C++, Google App Inventor, một môi trường đồ họa cho những nhà lập trình mới bắt đầu, và nhiều nền tảng ứng dụng web di động đa nền tảng phong phú.
Để vượt qua những hạn chế khi tiếp cận các dịch vụ của Google do sự Kiểm duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các thiết bị Android bán tại Trung Quốc lục địa thường được điều chỉnh chỉ được sử dụng dịch vụ đã được duyệt.
== Phát triển ==
Android được Google tự phát triển riêng cho đến khi những thay đổi và cập nhật đã hoàn thiện, khi đó mã nguồn mới được công khai. Mã nguồn này, nếu không sửa đổi, chỉ chạy trên một số thiết bị, thường là thiết bị thuộc dòng Nexus. Có nhiều thiết bị có chứa những thành phần được giữ bản quyền do nhà sản xuất đặt vào thiết bị Android của họ.
=== Linux ===
Android có một hạt nhân dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6, kể từ Android 4.0 Ice Cream Sandwich (bánh ngọt kẹp kem) trở về sau, là phiên bản 3.x, với middleware, thư viện và API viết bằng C, còn phần mềm ứng dụng chạy trên một nền tảng ứng dụng gồm các thư viện tương thích với Java dựa trên Apache Harmony. Android sử dụng máy ảo Dalvik với một trình biên dịch động để chạy 'mã dex' (Dalvik Executable) của Dalvik, thường được biên dịch sang Java bytecode. Nền tảng phần cứng chính của Android là kiến trúc ARM. Người ta cũng hỗ trợ x86 thông qua dự án Android x86, và Google TV cũng sử dụng một phiên bản x86 đặc biệt của Android.
Nhân Linux dùng cho Android đã được Google thực hiện nhiều thay đổi về kiến trúc so với nhân Linux gốc. Android không có sẵn X Window System cũng không hỗ trợ các thư viện GNU chuẩn, nên việc chuyển các ứng dụng hoặc thư viện Linux có sẵn sang Android rất khó khăn. Các ứng dụng C đơn giản và SDL cũng được hỗ trợ bằng cách chèn những đoạn shim Java và sử dụng tương tự JNI, như khi người ta chuyển Jagged Alliance 2 sang Android.
Một số tính năng cũng được Google đóng góp ngược vào nhân Linux, đáng chú ý là tính năng quản lý nguồn điện có tên wakelock, nhưng bị những người lập trình chính cho nhân từ chối vì họ cảm thấy Google không có định sẽ tiếp tục bảo trì đoạn mã do họ viết. Google thông báo vào tháng 4 năm 2010 rằng họ sẽ thuê hai nhận viên để làm việc với cộng đồng nhân Linux, nhưng Greg Kroah-Hartman, người bảo trì nhân Linux hiện tại của nhánh ổn định, đã nói vào tháng 12 năm 2010 rằng ông ta lo ngại rằng Google không còn muốn đưa những thay đổi của mình vào Linux dòng chính nữa. Một số lập trình viên Android của Google tỏ ý rằng "nhóm Android thấy chán với quy trình đó," vì nhóm họ không có nhiều người và có nhiều việc khẩn cấp cần làm với Android hơn.
Vào tháng 8 năm 2011, Linus Torvalds rằng "rốt cuộc thì Android và Linux cũng sẽ trở lại với một bộ nhân chung, nhưng điều đó có thể sẽ không xảy ra trong 4 hoặc 5 năm nữa". Vào tháng 12 năm 2011, Greg Kroah-Hartman thông báo kích hoạt Dự án Dòng chính Android, nhắm tới việc đưa một số driver, bản vá và tính năng của Android ngược vào nhân Linux, bắt đầu từ Linux 3.3. Linux cũng đưa tính năng autosleep (tự nghỉ hoạt động) và wakelocks vào nhân 3.5, sau nhiều nỗ lực phối trộn trước đó. Tương tác thì vẫn vậy nhưng bản hiện thực trên Linux dòng chính cho phép hai chế độ nghỉ: bộ nhớ (dạng nghỉ truyền thống mà Android sử dụng), và đĩa (là ngủ đông trên máy tính để bàn). Việc trộn sẽ hoàn tất kể từ nhân 3.8, Google đã công khai kho mã nguồn trong đó có những đoạn thử nghiệm đưa Android về lại nhân 3.8.
Bộ lưu trữ flash trên các thiết bị Android được chia thành nhiều phân vùng, như "/system" dành cho hệ điều hành và "/data" dành cho dữ liệu người dùng và cài đặt ứng dụng. Khác với các bản phân phối Linux cho máy tính để bàn, người sở hữu thiết bị Android không được trao quyền truy cập root vào hệ điều hành và các phân vùng nhạy cảm như /system được thiết lập chỉ đọc. Tuy nhiên, quyền truy cập root có thể chiếm được bằng cách tận dụng những lỗ hổng bảo mật trong Android, điều mà cộng đồng mã nguồn mở thường xuyên sử dụng để nâng cao tính năng thiết bị của họ, kể cả bị những người ác ý sử dụng để cài virus và phần mềm ác ý.
Việc Android có được xem là một bản phân phối Linux hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy được Linux Foundation và Chris DiBona, trưởng nhóm mã nguồn mở Google, ủng hộ. Một số khác, như linux-magazine.com thì không đồng ý, do Android không không hỗ trợ nhiều công cụ GNU, trong đó có glibc.
=== Quản lý bộ nhớ ===
Vì các thiết bị Android chủ yếu chạy bằng pin, nên Android được thiết kế để quản lý bộ nhớ (RAM) để giảm tối đa tiêu thụ điện năng, trái với hệ điều hành máy tính để bàn luôn cho rằng máy tính sẽ có nguồn điện không giới hạn. Khi một ứng dụng Android không còn được sử dụng, hệ thống sẽ tự động ngưng nó trong bộ nhớ - trong khi ứng dụng về mặt kỹ thuật vẫn "mở", những ứng dụng này sẽ không tiêu thụ bất cứ tài nguyên nào (như năng lượng pin hay năng lượng xử lý) và nằm đó cho đến khi nó được cần đến. Cách làm như vậy có lợi kép là vừa làm tăng khả năng phản hồi nói chung của thiết bị Android, vì ứng dụng không nhất phải đóng rồi mở lại từ đầu, vừa đảm bảo các ứng dụng nền không làm tiêu hao năng lượng một cách không cần thiết.
Android quản lý các ứng dụng trong bộ nhớ một cách tự động: khi bộ nhớ thấp, hệ thống sẽ bắt đầu diệt ứng dụng và tiến trình không hoạt động được một thời gian, sắp theo thời điểm cuối mà chúng được sử dụng (tức là cũ nhất sẽ bị tắt trước). Tiến trình này được thiết kế ẩn đi với người dùng, để người dùng không cần phải quản lý bộ nhớ hoặc tự tay tắt các ứng dụng. Tuy nhiên, sự che giấu này của hệ thống quản lý bộ nhớ Android đã dẫn đến sự thịnh hành của các ứng dụng tắt chương trình của bên thứ ba trên cửa hàng Google Play; những ứng dụng kiểu như vậy được cho là có hại nhiều hơn có lợi.
=== Lịch cập nhật ===
Google đưa ra các bản cập nhật lớn cho Android theo chu kỳ từ 6 đến 9 tháng, mà phần lớn thiết bị đều có thể nhận được qua sóng không dây. Bản cập nhật lớn mới nhất là Android 7.0 Nougat.
So với các hệ điều hành cạnh tranh khác, như iOS, các bản cập nhật Android thường mất thời gian lâu hơn để đến với các thiết bị. Với những thiết bị không thuộc dòng Nexus, các bản cập nhật thường đến sau vài tháng kể từ khi phiên bản được chính thức phát hành. Nguyên nhân của việc này một phần là do sự phong phú về phần cứng của các thiết bị Android, nên người ta phải mất thời gian điều chỉnh bản cập nhật cho phù hợp, vì mã nguồn chính thức của Google chỉ chạy được trên những thiết bị Nexus chủ lực của họ. Chuyển Android sang những phần cứng cụ thể là một quy trình tốn thời gian và công sức của các nhà sản xuất thiết bị, những người luôn ưu tiên các thiết bị mới nhất và thường bỏ rơi các thiết bị cũ hơn. Do đó, những chiếc điện thoại thông minh thế hệ cũ thường không được cập nhật nếu nhà sản xuất quyết định rằng nó không đáng để bỏ thời gian, bất kể chiếc điện thoại đó có khả năng chạy bản cập nhật hay không. Vấn đề này còn trầm trọng hơn khi những nhà sản xuất điều chỉnh Android để đưa giao diện và ứng dụng của họ vào, những thứ này cũng sẽ phải làm lại cho mỗi bản cập nhật. Sự chậm trễ còn được đóng góp bởi nhà mạng, sau khi nhận được bản cập nhật từ nhà sản xuất, họ còn điều chỉnh thêm cho phù hợp với nhu cầu rồi thử nghiệm kỹ lưỡng trên hệ thống mạng của họ trước khi chuyển nó đến người dùng.
Việc thiếu các hỗ trợ hậu mãi của nhà sản xuất và nhà mạng đã bị những nhóm người dùng và các trang tin công nghệ chỉ trích rất nhiều. Một số người viết còn nói rằng giới công nghiệp do cái lợi về tài chính đã cố tình không cập nhật thiết bị, vì nếu thiết bị hiện tại không cập nhật sẽ thúc đẩy việc mua thiết bị mới, một thái độ được coi là "xúc phạm". The Guardian đã than phiền rằng phương cách phân phối bản cập nhật trở nên phức tạp chính vì những nhà sản xuất và nhà mạng đã cố tình làm nó như thế. Vào năm 2011, Google đã hợp tác cùng một số hãng công nghiệp và ra mắt "Liên minh Cập nhật Android", với lời hứa sẽ cập nhật thường xuyên cho các thiết bị trong vòng 18 tháng sau khi ra mắt. Tính đến năm 2012, người ta không còn nghe nhắc đến liên minh này nữa.
=== Cộng đồng mã nguồn mở ===
Android có một cộng đồng các lập trình viên và những người đam mê rất năng động. Họ sử dụng mã nguồn Android để phát triển và phân phối những phiên bản chỉnh sửa của hệ điều hành. Các bản Android do cộng đồng phát triển thường đem những tính năng và cập nhật mới vào nhanh hơn các kênh chính thức của nhà sản xuất/nhà mạng, tuy không được kiểm thử kỹ lưỡng cũng như không có đảm bảo chất lượng; cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho các thiết bị cũ không còn nhận được bản cập nhật chính thức; hoặc mang Android vào những thiết bị ban đầu chạy một hệ điều hành khác, như HP Touchpad. Các bản Android của cộng đồng thường được root sẵn và có những điều chỉnh không phù hợp với những người dùng không rành rẽ, như khả năng ép xung hoặc tăng/giảm áp bộ xử lý của thiết bị. CyanogenMod là firmware của cộng đồng được sử dụng phổ biến nhất, và hoạt động như một tổ chức của số đông khác.
Trước đây, nhà sản xuất thiết bị và nhà mạng tỏ ra thiếu thiện chí với việc phát triển firmware của bên thứ ba. Những nhà sản xuất còn thể hiện lo ngại rằng các thiết bị chạy phần mềm không chính thức sẽ hoạt động không tốt và dẫn đến tốn tiền hỗ trợ. Hơn nữa, các firmware đã thay đổi như CyanogenMod đôi khi còn cung cấp những tính năng, như truyền tải mạng (tethering), mà người dùng bình thường phải trả tiền nhà mạng mới được sử dụng. Kết quả là nhiều thiết bị bắt đầu đặt ra hàng rào kỹ thuật như khóa bootloader hay hạn chế quyền truy cập root. Tuy nhiên, khi phần mềm do cộng đồng phát triển ngày càng trở nên phổ biến, và sau một thông cáo của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ cho phép "jailbreak" (vượt ngục) thiết bị di động, các nhà sản xuất và nhà mạng đã tỏ ra mềm mỏng hơn với các nhà phát triển thứ ba, thậm chí một số hãng như HTC, Motorola, Samsung và Sony, còn hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Kết quả của việc này là dần dần nhu cầu tìm ra các hạn chế phần cứng để cài đặt được firmware không chính thức đã bớt đi do ngày càng nhiều thiết bị được phát hành với bootloader đã mở khóa sẵn hoặc có thể mở khóa, tương tự như điện thoại dòng Nexus, tuy rằng thông thường họ sẽ yêu cầu người dùng từ bỏ chế độ bảo hành nếu họ làm như vậy. Tuy nhiên, tuy được sự chấp thuận của nhà sản xuất, một số nhà mạng tại Mỹ vẫn bắt buộc điện thoại phải bị khóa.
Việc mở khóa và "hack" điện thoại thông minh và máy tính bảng vẫn còn là tác nhân gây căng thẳng giữa cộng đồng và công nghiệp. Cộng đồng luôn biện hộ rằng sự hỗ trợ không chính thức ngày càng trở nên quan trọng trước việc nền công nghiệp không cung cấp các bản cập nhật thường xuyên và/hoặc ngưng hỗ trợ cho chính các thiết bị của họ.
== Bảo mật và tính riêng tư ==
Các ứng dụng Android chạy trong một "hộp cát", là một khu vực riêng rẽ với hệ thống và không được tiếp cận đến phần còn lại của tài nguyên hệ thống, trừ khi nó được người dùng trao quyền truy cập một cách công khai khi cài đặt. Trước khi cài đặt ứng dụng, Cửa hàng Play sẽ hiển thị tất cả các quyền mà ứng dụng đòi hỏi: ví dụ như một trò chơi cần phải kích hoạt bộ rung hoặc lưu dữ liệu vào thẻ nhớ SD, nhưng nó không nên cần quyền đọc tin nhắn SMS hoặc tiếp cận danh bạ điện thoại. Sau khi xem xét các quyền này, người dùng có thể chọn đồng ý hoặc từ chối chúng, ứng dụng chỉ được cài đặt khi người dùng đồng ý.
Hệ thống hộp cát và hỏi quyền làm giảm bớt ảnh hưởng của lỗi bảo mật hoặc lỗi chương trình có trong ứng dụng, nhưng sự bối rối của lập trình viên và tài liệu hướng dẫn còn hạn chế đã dẫn tới những ứng dụng hay đòi hỏi những quyền không cần thiết, do đó làm giảm đi hiệu quả của hệ thống này. Một số công ty bảo mật, như Lookout Mobile Security, AVG Technologies, và McAfee, đã phát hành những phần mềm diệt virus cho các thiết bị Android. Phần mềm này không có hiệu quả vì cơ chế hộp cát vẫn áp dụng vào các ứng dụng này, do vậy làm hạn chế khả năng quét sâu vào hệ thống để tìm nguy cơ.
Một nghiên cứu của công ty bảo mật Trend Micro đã liệt kê tình trạng lạm dụng dịch vụ trả tiền là hình thức phần mềm ác ý phổ biến nhất trên Android, trong đó tin nhắn SMS sẽ bị gửi đi từ điện thoại bị nhiễm đến một số điện thoại trả tiền mà người dùng không hề hay biết. Loại phần mềm ác ý khác hiển thị những quảng cáo không mong muốn và gây khó chịu trên thiết bị, hoặc gửi thông tin cá nhân đến bên thứ ba khi chưa được phép. Đe dọa bảo mật trên Android được cho là tăng rất nhanh theo cấp số mũ; tuy nhiên, các kỹ sư Google phản bác rằng hiểm họa từ phần mềm ác ý và virus đã bị thổi phồng bởi các công ty bảo mật nhằm mục đích thương mại, và buộc tội ngành công nghiệp bảo mật đang lợi dụng sự sợ hãi để bán phần mềm diệt virus cho người dùng. Google vẫn giữ quan điểm rằng phần mềm ác ý thật sự nguy hiểm là cực kỳ hiếm, và một cuộc điều tra do F-Secure thực hiện cho thấy chỉ có 0,5% số phần mềm ác ý Android là len vào được cửa hàng Google Play.
Google hiện đang sử dụng bộ quét phần mềm ác ý Google Bouncer để theo dõi và quét các ứng dụng trên Cửa hàng Google Play. Nó sẽ đánh dấu các phần mềm bị nghi ngờ và cảnh báo người dùng về những vấn đề có thể xảy ra trước khi họ tải nó về máy. Android phiên bản 4.2 Jelly Bean được phát hành vào năm 2012 cùng với các tính năng bảo mật được cải thiện, bao gồm một bộ quét phần mềm ác ý được cài sẵn trong hệ thống, hoạt động cùng với Google Play nhưng cũng có thể quét các ứng dụng được cài đặt từ nguồn thứ ba, và một hệ thống cảnh báo sẽ thông báo cho người dùng khi một ứng dụng cố gắng gửi một tin nhắn vào số tính tiền, chặn tin nhắn đó lại trừ khi người dùng công khai cho phép nó.
Điện thoại thông minh Android có khả năng báo cáo vị trí của điểm truy cập Wi-Fi, phát hiện ra việc di chuyển của người dùng điện thoại, để xây dựng những cơ sở dữ liệu có chứa vị trí của hàng trăm triệu điểm truy cập. Những cơ sở dữ liệu này tạo nên một bản đồ điện tử để tìm vị trí điện thoại thông minh, cho phép chúng chạy các ứng dụng như Foursquare, Google Latitude, Facebook Places, và gửi những đoạn quảng cáo dựa trên vị trí. Phần mềm theo dõi của bên thứ ba như TaintDroid, một dự án nghiên cứu trong trường đại học, đôi khi có thể biết được khi nào thông tin cá nhân bị gửi đi từ ứng dụng đến các máy chủ đặt ở xa.
Bản chất mã nguồn mở của Android cho phép những nhà thầu bảo mật lấy những thiết bị sẵn có rồi điều chỉnh để sử dụng ở mức độ bảo mật cao hơn. Ví dụ như Samsung đã cộng tác với General Dynamics sau khi họ thâu tóm Open Kernel Labs để xây dựng lại Jellybean trên nền bộ vi kiểm soát dành cho dự án "Knox".
== Giấy phép phát hành ==
Mã nguồn của Android được cấp phép theo các giấy phép phần mềm mã nguồn mở tự do. Google đưa phần lớn mã nguồn (bao gồm cả các lớp mạng và điện thoại) theo Giấy phép Apache phiên bản 2.0, và phần còn lại, các thay đổi đối với nhân Linux, theo Giấy phép Công cộng GNU phiên bản 2. Liên minh Thiết bị cầm tay mở đã thực hiện các thay đổi trên nhân Linux, với mã nguồn lúc nào cũng công khai. Phần còn lại của Android được Google phát triển một mình, và mã nguồn chỉ được công bố khi phát hành một phiên bản mới. Thông thường Google cộng tác với một nhà sản xuất phần cứng để cung cấp một thiết bị 'chủ lực' (thuộc dòng Google Nexus) với phiên bản mới nhất của Android, sau đó phát hành mã nguồn sau khi thiết bị này được bán ra.
Vào đầu năm 2011, Google quyết định tạm ngưng phát hành mã nguồn Android phiên bản 3.0 Honeycomb dành riêng cho máy tính bảng. Lý do, theo Andy Rubin trong một bài blog Android chính thức, là vì Honeycomb đã được làm gấp gáp để phục vụ cho Motorola Xoom, và họ không muốn các bên thứ ba tạo ra một "trải nghiệm người dùng cực kỳ tồi tệ" bằng cách cố gắng đưa vào điện thoại thông minh một phiên bản dành riêng cho máy tính bảng. Mã nguồn một lần nữa được xuất bản công khai vào tháng 11 năm 2011 với sự ra mắt của Android 4.0.
Mặc dù phần mềm là mã nguồn mở, các nhà sản xuất thiết bị không thể sử dụng thương hiệu Android của Google trừ khi Google chứng nhận rằng thiết bị của họ phù hợp với Tài liệu Định nghĩa Tương thích (Compatibility Definition Document - CDD). Các thiết bị cũng phải thỏa mãn định nghĩa này thì mới được cấp phép để cài các ứng dụng mã nguồn đóng của Google, gồm cả Google Play. Vì Android không hoàn toàn được phát hành theo giấy phép tương thích GPL, ví dụ như mã nguồn của Google là theo giấy phép Apache license, và cũng vì Google Play cho phép các phần mềm có bản quyền, Richard Stallman và Quỹ phần mềm tự do luôn chỉ trích Android và khuyên người dùng sử dụng hệ điều hành khác như Replicant.
== Đón nhận ==
Android được đón nhận bằng một thái độ thờ ơ khi nó ra mắt vào năm 2007. Mặc dù những nhà phân tích rất ấn tượng với việc các công ty công nghệ có tiếng tăm hợp tác cùng Google để tạo ra Liên minh thiết bị di động mở, người ta vẫn không rõ liệu các nhà sản xuất có sẵn sàng thay thế hệ điều hành mà họ đang dùng bằng Android hay không. Ý tưởng về một nền tảng phát triển mã nguồn mở dựa trên Linux đã thu hút sự quan tâm, nhưng cũng dấy lên những lo ngại rằng Android sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những tay chơi có hạng trong thị trường điện thoại thông minh, như Nokia và Microsoft, và các hệ điều hành di động đối thủ cũng sử dụng Linux đang trong quá trình phát triển. Những công ty hàng đầu không giấu sự hoài nghi: Nokia được trích nói rằng "chúng tôi không xem đó là một sự đe dọa," và một thành viên của nhóm Windows Mobile của Microsoft nói rằng "tôi không hiểu rồi họ sẽ có tác động ra sao."
Kể từ đó Android đã phát triển để trở thành hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh phổ biến nhất trên thế giới và là "một trong những trải nghiệm di động nhanh nhất hiện nay." Các nhà bình luận thì nhấn mạnh vào bản chất mã nguồn mở của hệ điều hành chính là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh, cho phép các công ty như (Kindle Fire), Barnes & Noble (Nook), Ouya, Baidu, và những hãng khác đổi hướng phần mềm và phát hành những phần cứng chạy trên phiên bản Android đã thay đổi của riêng họ. Kết quả, nó được trang web công nghệ Ars Technica mô tả là "đương nhiên là hệ điều hành mặc định khi phát hành phần cứng mới" cho những công ty không có nền tảng di động riêng của họ. Chính sự mở và uyển chuyển này cũng hiện diện ở cấp độ người dùng cuối: Android cho phép người dùng điện thoại điều chỉnh thoải mái thiết bị của họ và ứng dụng thì có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng và trang web không phải của Google. Những đặc điểm này được xem là đóng góp vào những thế mạnh chính của điện thoại Android so với các điện thoại khác.
Android cũng bị phê phán vì thiếu sự hỗ trợ hậu mãi từ nhà sản xuất và nhà mạng, nếu so sánh với iOS của Apple.[1] Với những thiết bị không mang nhãn hiệu Nexus, nhà mạng luôn kiểm tra các tiêu chuẩn của họ rồi thực hiện thay đổi cho riêng từng thiết bị (bắt nguồn từ sự điều chỉnh của nhà sản xuất và sự đa dạng của thiết bị Android) được xem là tác nhân chính trì hoãn việc cập nhật. Những nhà bình luận cũng nói rằng ngành công nghiệp thiết bị di động vì lý do lợi nhuận đã cố tình không cập nhật thiết bị của họ, vì thiếu cập nhật trên thiết bị hiện tại sẽ thúc đẩy việc mua thiết bị mới.
=== Máy tính bảng ===
Mặc dù thành công với điện thoại thông minh, việc sử dụng máy tính bảng Android vẫn còn chậm.
Một trong những nguyên nhân chính là tình huống con gà và quả trứng trong đó người tiêu dùng ngại mua máy tính bảng Android cho thiếu các ứng dụng máy tính bảng chất lượng cao, còn các lập trình viên thì ngại mất thời gian và tiền bạc để phát triển ứng dụng máy tính bảng cho đến khi nào thị phần của chúng đủ lớn. Nội dung và "hệ sinh thái" ứng dụng đã chứng tỏ rằng nó quan trọng hơn nhiều so với việc "nạp vào chạy" (sức mạnh xử lý phần cứng) khi nói đến máy tính bảng. Do thiếu các ứng dụng dành riêng cho máy tính bảng vào năm 2011, các máy tính bảng Android đời đầu đã phải sử dụng các ứng dụng sẵn có trên điện thoại thông minh dù hiển thị rất kém trên màn hình cỡ lớn, trong khi sự thống trị của Apple iPad được củng cố bởi một số lượng lớn ứng dụng iOS dành riêng cho máy tính bảng.
Mặc dù sự hỗ trợ từ ứng dụng chỉ mới ở mức sơ khai, một lượng đáng kể máy tính bảng Android (cùng với các loại máy tính bảng sử dụng các hệ điều hành khác, như HP TouchPad và BlackBerry Playbook) vẫn được tung ra thị trường trong nỗ lực cạnh tranh với sự thành công của iPad. InfoWorld đã nói rằng một số nhà sản xuất Android thoạt đầu xem các máy tính bảng của họ như là một "thương vụ Frankenphone", một cơ hội đầu tư thấp ngắn hạn bằng cách đặt một hệ điều hành Android tối ưu cho điện thoại thông minh (trước khi Android 3.0 "Honeycomb" dành cho máy tính bảng ra đời) trên một thiết bị mà không để ý tới giao diện người dùng. Cách làm này, như với Dell Streak, không những thất bại trong việc lôi kéo người dùng mà còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng ban đầu của máy tính Android. Hơn nữa, một số máy tính bảng Android như Motorola Xoom được định giá bằng hoặc cao hơn iPad, làm tổn hại sức bán. Một ngoại lệ đó là Amazon Kindle Fire, được phát triển theo cách tiếp cận "chờ mà xem" dựa trên giá rẻ và khả năng truy cập vào hệ sinh thái ứng dụng và nội dung của Amazon.com.
Hiện tượng này bắt đầu thay đổi vào năm 2012 với sự ra mắt của Nexus 7 giá rẻ và một cú hích của Google dành cho các lập trình viên nhằm thúc đẩy họ viết các ứng dụng cho máy tính bảng tốt hơn. Máy tính bảng Android được kỳ vọng sẽ vượt qua iPad trong vòng một vài năm.
=== Thị phần và tỷ lệ sử dụng ===
Công ty nghiên cứu thị trường Canalys đã ước tính trong quý 2 năm 2009 rằng Android có 2,8% thị phần điện thoại thông minh được bán ra toàn cầu. Đến quý 4 năm 2010 con số này tăng lên 33% thị phần, trở thành nền tảng điện thoại thông minh bán chạy hàng đầu. Đến quý 3 năm 2011 Gartner ước tính rằng hơn một nửa (52,5%) thị trường điện thoại thông minh thuộc về Android. Đến quý 3 năm 2012 Android đã có 75% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu theo nghiên cứu của hãng IDC.
Vào tháng 7 năm 2011, Google nói rằng có 550.000 thiết bị Android mới được kích hoạt mỗi ngày, đỉnh điểm là 400.000 máy một ngày vào tháng 5, và có hơn 100 triệu thiết bị đã được kích hoạt với mức tăng 4,4% mỗi tuần. Vào tháng 9 năm 2012, 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt với 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày.
Thị phần của Android có khác nhau theo khu vực. Vào tháng 7 năm 2012, thị phần Android tại Mỹ là 52%, nhưng lên tới 90% tại Trung Quốc.
=== Tỷ lệ sử dụng các phiên bản Android ===
Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau tính đến tháng 4 năm 2014. Phần lớn các thiết bị Android cho tới nay vẫn chạy hệ điều hành phiên bản 4.1.x Jelly Bean được phát hành ngày 9 tháng 7 năm 2012 nhờ tính ổn định và hỗ trợ tốt các máy có cấu hình thấp.
=== Tình trạng ăn cắp bản quyền ứng dụng ===
Đã có những lo ngại về việc các ứng dụng trả tiền của Android quá dễ bị ăn cắp. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 5 năm 2012 với Eurogamer, nhà phát triển Football Manager nói rằng tỷ lệ người chơi ăn cắp so với người chơi trả tiền là 9:1 với trò chơi Football Manager Handheld. Tuy nhiên, không phải tất cả các lập trình viên đều cho rằng tình trạng ăn cắp là một vấn đề; ví dụ như vào tháng 7 năm 2012 các lập trình viên của trò chơi Wind-up Knight nói rằng mức độ ăn cắp trò chơi của họ chỉ khoảng 12%, và phần lớn sản phẩm ăn cắp đến từ Trung Quốc, nơi người ta không thể mua ứng dụng từ Google Play.
Vào năm 2010, Google phát hành một công cụ để xác nhận việc mua bán để sử dụng trong các ứng dụng, nhưng các lập trình viên than phiền rằng như vậy là chưa đủ và quá dễ để bẻ khóa. Google trả lời rằng công cụ, đặc biệt là bản phát hành đầu tiên, chỉ có ý định làm nền tảng mẫu cho lập trình viên điều chỉnh và xây dựng theo yêu cầu, chứ không phải một giải pháp bảo mật hoàn chỉnh. Vào năm 2012 Google phát hành một tính năng trong Android 4.1 để mã hóa các ứng dụng trả tiền chỉ hoạt động trên thiết bị đã mua ứng dụng đó, nhưng tính năng này đã bị hoãn do vấn đề về kỹ thuật.
== Bản quyền và bằng phát minh ==
Cả Android và nhà sản xuất điện thoại Android đều bị dính líu đến nhiều vụ kiện tụng về bằng phát minh. Ngày 12 tháng năm 2010, Oracle kiện Google với cáo buộc vi phạm bản quyền và bằng phát minh liên quan đến ngôn ngữ lập trình Java. Oracle ban đầu muốn được đền bù thiệt hại 6,1 tỷ đô la Mỹ, nhưng bị tòa án liên bang Mỹ khước từ mức giá này và yêu cầu Oracle xem xét lại. Để đáp lại, Google đã đưa ra nhiều lý lẽ để bảo vệ, tuyên bố ngược lại là Android không hề vi phạm bằng phát minh hay bản quyền của Oracle, và rằng bằng phát minh của Oracle là vô hiệu, cùng một số lời bào chữa khác. Google nói rằng Android dựa trên Apache Harmony, một hiện thực phòng sạch của thư viện lớp Java (tức là xem hoạt động của thư viện, rồi lập trình lại bắt chước hoạt động đó nhưng không tham khảo hoặc lấy lại mã nguồn của thư viện gốc), rồi sau đó độc lập phát triển ra máy ảo đặt tên là Dalvik. Vào tháng 5 năm 2012 bồi thẩm đoàn của vụ án tuyên rằng Google không vi phạm bằng phát minh của Oracle, và sau đó thẩm phán tuyên rằng cấu trúc của Java API do Google sử dụng không đủ để được giữ bản quyền.
Ngoài vụ kiện trực tiếp chống lại Google, có nhiều cuộc chiến tranh thế mạng khác nhau gián tiếp chống lại Android bằng cách nhắm vào các nhà sản xuất thiết bị Android, nhằm làm nản lòng những nhà sản xuất muốn sử dụng nền tảng này do sự tăng chi phí để đưa thiết bị Android ra thị trường. Cả Apple và Microsoft đều đã kiện một số nhà sản xuất vì vi phạm bằng sáng chế, với cuộc chiến pháp lý chống Samsung dằng dai của Apple là vụ nổi bật nhất. Vào tháng 10 năm 2011 Microsoft nói rằng họ đã ký một số thỏa thuận cấp phép với 10 nhà sản xuất thiết bị Android, những hãng sản xuất 55% lợi nhuận toàn cầu của Android. Những công ty này có cả Samsung lẫn HTC. Vụ dàn xếp bằng phát minh của Samsung với Microsoft có một thỏa thuận rằng Samsung sẽ cung cấp thêm nguồn lực để phát triển và tiếp thị điện thoại chạy hệ điều hành Windows Phone của Microsoft.
Google đã bày tỏ công khai sự bất mãn của họ đối với hệ thống bằng phát minh tại Mỹ, buộc tội Apple, Oracle và Microsoft cố tình dìm Android thông qua các vụ kiện, thay vì phải sáng tạo và cạnh tranh bằng các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Vào năm 2011-12, Google mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ đô la Mỹ, một hành động được xem là phương cách để bảo vệ Android, vì Motorola Mobility nắm giữ hơn 17.000 bằng phát minh. Tháng 12 năm 2011 Google mua lại hơn một nghìn bằng sáng chế từ IBM.
== Các thiết bị khác ngoài điện thoại và máy tính bảng ==
Bản chất mở và cho phép thay đổi của Android giúp nó xuất hiện trên các thiết bị điện tử khác, như laptop và netbook, smartbook TV thông minh (Google TV) và máy ảnh (Nikon Coolpix S800c và Galaxy Camera). Hơn thế nữa, hệ điều hành Android còn được ứng dụng trong kính mắt thông minh (Project Glass), đồng hồ đeo tay, tai nghe, đầu CD và DVD cho xe hơi, gương soi, máy nghe nhạc bỏ túi và điện thoại để bàn và VoIP. Ouya, một máy trò chơi điện tử chạy Android, đã trở thành một trong những chiến dịch khởi động thành công nhất, gây quỹ được 8,5 triệu đô la Mỹ để phát triển, tiếp sau đó là các máy trò chơi điện tử dựa trên Android như Project Shield của NVIDIA.
Vào năm 2011, Google đã trình diễn "Android@Home", một công nghệ tự động hóa gia đình, sử dụng Android để điều khiển nhiều thiết bị gia dụng như công tắc điện, ổ cắm và thiết bị điều khiển nhiệt độ trong nhà. Chiếc đèn mẫu được quảng cáo là có thể được điều khiển từ điện thoại hoặc máy tính bảng Android, nhưng trưởng nhóm Android Andy Rubin vẫn cẩn trọng cho rằng "tắt mở bóng đèn không phải là việc gì mới," ám chỉ nhiều dịch vụ tự động hóa gia đình đã gặp thất bại trước đây. Ông nói rằng Google có suy nghĩ tham vọng hơn và dự định của công ty là sử dụng vị trí của mình như một nhà cung cấp dịch vụ đám mây để mang sản phẩm Google đến gia đình của khách hàng.
== Phần mềm gián điệp ==
Theo nhật báo New York Times, một phần mềm gián điệp cài trên một số điện thoại Android “Made in China” không chỉ đánh cắp tin nhắn cá nhân của người dùng, chúng còn theo dõi mọi chuyển động cũng như tất cả số điện thoại họ liên lạc. Một chiếc điện thoại có phần mềm này gửi tin nhắn về một máy chủ ở thành phố Thượng Hải đăng ký bởi Adups. Một nhà sản xuất điện thoại của Mỹ - BLU Products – cho biết 120.000 điện thoại của họ bị ảnh hưởng và công ty đã phải cập nhật lại firmware (phần mềm hệ thống) để loại bỏ tính năng do thám. Số lượng các thiết bị nhiễm mã độc trên toàn cầu hiện chưa thống kê được nhưng theo số liệu của Adups Technology, trên thế giới có hơn 700 triệu điện thoại, xe hơi và các thiết bị thông minh cài phần mềm của họ. Adups là đối tác cung cấp phần mềm cho hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới là ZTE và Huawei có trụ sở tại Trung Quốc.
== Xem thêm ==
Lịch sử các phiên bản Android
Root (Android)
== Tham khảo ==
== Thư mục ==
== Liên kết ngoài ==
Official Android page
Android Open Source Project
Android Market
Android Developers
Android Developers Blog
Android Brand Guidelines
Google Projects for Android from Google Code
Android Wiki
Android (hệ điều hành) tại DMOZ |
người khmer (việt nam).txt | Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.
Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
== Tên gọi ==
Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ...
Chỉ thị số 117-CT/TƯ ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 122-CT ngày 12 tháng 5 năm 1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam về "Công tác đối với đồng bào Khơ-me" quy định thống nhất dùng tên gọi dân tộc Khơ-me, người Khơ-me, không được dùng những tên gọi không chính xác hoặc có hàm ý miệt thị như người Miên, người Thổ, người Việt gốc Miên, người Khờ-me, người Man, người Mọi v.v....
== Ngôn ngữ ==
Tiếng Khmer và chữ viết của người Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á.
== Dân số và địa bàn cư trú ==
Phần lớn người Khmer sống tập trung ở Campuchia. Ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là Khmer Crộm. Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là Dưới.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Người Khmer cư trú tập trung tại các tỉnh: Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người).
== Xung đột võ trang và vận động chính trị ==
Cuối năm 1960 ở Nam Vang người Khmer Krom thành lập Mặt trận Giải phóng Kampuchea Krom (tiếng Pháp: Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK), chủ trương tấn công Việt Nam Cộng hòa đòi lại đất Nam Kỳ. Chau Dera làm chủ tịch, với hai yêu sách chính:
bình đẳng giữa người Khmer và người Kinh
công nhận người Khmer Krom là công dân Campuchia.
Ngày 27 Tháng 8, 1963 Norodom Sihanouk tuyên bố đoạn giao với Việt Nam Cộng hòa nhằm gây áp lực tranh đấu cho người Khmer Krom. Chính quyền Nam Vang còn giúp cơ sở vật chất và ngoại giao cho FLKK. Cuối năm 1963 lực lượng này sáp nhập với Mặt trận Giải phóng Champa và Mặt trận Giải phóng Kampuchea phía Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord FLKN) thành khối FULRO, mở rộng địa bàn hoạt động từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cao nguyên Trung phần và đến tận Phú Yên .
Sau năm 1975 vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người Việt và người Khmer bị cuốn vào Chiến tranh Việt Nam-Campuchia giữa các lãnh tụ ở Hà Nội và Phnôm Pênh và tiếng nói người Khmer Krom lu mờ. Tuy nhiên sang thế kỷ 21 người Khmer Krom lại phát động phong trào đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do sắc tộc và công nhận địa vị tiên khởi của người Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long.
== Những nhân vật Khmer Krom nổi tiếng ==
== Hình ảnh ==
== Chú thích ==
Po Dharma. Champaka 7: Từ Mặt trận FLM đến phong trào FULRO. San Jose, CA: Office International of Champa, 2007.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Lê Bá Thanh Nghệ thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH'MER Nam Bộ |
thượng nghị viện vương quốc liên hiệp anh và bắc ireland.txt | Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thượng nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với tên chính thức là Viện Quý tộc (tiếng Anh: House of Lords). Quốc hội Anh bao gồm Quốc vương Anh, Viện Quý Tộc và Viện Thứ Dân. Thượng Nghị viện hiện tại có 793 nghị viên Quý tộc (Lords). Thành viên Viện Quý tộc bao gồm hai giới đều không do dân cử là các Nghị viên Tâm linh (Quý tộc Tâm linh, Lords Spiritual) và các Nghị viên Thế tục (Quý tộc Thế tục, Lords Temporal). Giới Nghị viên Tâm linh gồm 26 giám mục cấp cao trong Giáo hội Anh. Giới Nghị viên Thế tục đa số là các quý tộc nhất đại (không có tính thừa kế) do Quốc trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng hoặc Ủy ban Bổ nhiệm Viện Quý tộc, số còn lại là các quý tộc thừa kế.
Cho tới năm 2009, Viện Quý Tộc cũng giữ quyền lực về tư pháp và được coi là Tòa án chung thẩm của Anh quốc, quyết định của Thượng viện được coi là phán quyết cuối cùng cho một vụ án. Hệ thống Tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo của các Quý tộc Phúc thẩm Thường nhiệm (hay Quý tộc Luật). Nhưng từ ngày 1 tháng 10 năm 2009, quyền tối cao tư pháp ở Anh được giao cho Tối cao Pháp viện Anh Quốc.
== Vấn đề tuổi trong Thượng viện ==
Tính đến tháng 11.2012, Thượng viện Anh có tất cả 770 ghế nghị sĩ, trong đó phân nửa đã quá 70 tuổi và cứ 5 người thì có 1 người trên 80. Dù 40 vị đã qua đời trong hơn 1 năm qua nhưng do có quá nhiều đề cử mới nên Điện Westminster sắp không còn chỗ chứa. Do vậy, một cuộc thảo luận sôi nổi đang diễn ra về khả năng về hưu tự nguyện của những thượng nghị sĩ lớn tuổi nhất. Trong đó, một số ông nghị, bà nghị đánh tiếng rằng nếu lãnh đủ lương cho khoảng 145 ngày hội họp, vị chi 43.500 bảng Anh (khoảng 1,44 tỷ đồng) thì họ có thể nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi.
== Liên kết ngoài ==
Nghị viện Vương quốc Anh – website chính thức
Đài TV trực tiếp của Nghị viện
== Chú thích ==
== Tham khảo == |
sk telecom t1.txt | SK Telecom T1 là một nhóm của công ty viễn thông Hàn Quốc SK Telecom. Vào cuối năm 2003, SK Telecom đưa Team Orion StarCraft (trước là 4U) bởi Lim Yo-Hwan dưới hợp đồng và đó là team First. Lim Yo-hwan là người đứng đầu đội. SK Telecom T1 là một phần của SK Sports, bao gồm đội bóng chày SK Wyverns từ Incheon, đội bóng rổ SK Knights ở Seoul và nhà vô địch Olympic Park Tae-hwan. Đội cũng được bảo trợ bởi công ty thời trang New Balance, nhà hàng đồ ăn nhanh Kraze và công ty dược khoa Dong-A và Otsuka. Đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại của SKT, dẫn đầu bởi Pháp sư đường giữa - Faker, chiến thắng chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại năm 2013 và 2015 và coi là một trong những đội xuất sắc nhất mọi thời đại. Trong giải đấu giao hữu quốc tế giữa mùa giải năm 2016 (MSI), SKT T1 xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng thế giới 1 lần nữa. Và thêm lần nữa đội tuyển SKT T1 lại vô địch thế giới lần thứ 3
== Thành tích trận đấu ==
=== StarCraft I ===
Vô địch Ongamenet KTF Ever Cup Proleague năm 2003
Vô địch LG IBM MBCGame Team League năm 2003-2004
Vô địch Tucsan MBCGame Team League năm 2004
Vô địch SKY Proleague năm 2005
Vô địch Minor League năm 2007-2008
Vô địch Shinhan Bank Proleague năm 2008-2009
Vô địch Minor League năm 2009
Vô địch Shinhan Bank Winners League năm 2011
Vô địch Kevin lingdao le SKT 1
=== StarCraft II ===
Vô địch SK Telecom Proleague năm 2015
=== Liên Minh Huyền Thoại ===
Vô địch Ongamenet League of Legends Champions Summer năm 2013
Vô địch chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại mùa 3 năm 2013
Vô địch Ongamenet Pandora.tv Champions Winter năm 2013-2014
Vô địch League of Legends All-Stars Paris năm 2014
Vô địch ITENJOY NLB Summer năm 2014
Vô địch League of Legends Challengers Korea Spring năm 2015
Vô địch Ongamenet SBENU Champions Korea Spring năm 2015
Vô địch League of Legends Challengers Korea Summer năm 2015
Vô địch Ongamenet SBENU Champions Korea Summer năm 2015
Á quân Mid-Season Invitational năm 2015
Vô địch Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại mùa 5 năm 2015
Vô địch IEM Season X Katowice
Vô địch Ongamenet Champions Korea Spring năm 2016
Vô địch giải đấu giao hữu quốc tế giữa mùa giải năm 2016 (MSI)
Vô địch Chung kết thế giới Liên Minh Huyền Thoại mùa 6 năm 2016
Vô địch League of Legends Challengers Korea Spring năm 2017
== Bảng đội ==
=== StarCraft II ===
=== Liên Minh Huyền Thoại ===
== Đội hình Liên Minh Huyền Thoại: ==
Profit - JunHyung (top)
Huni - Seong Hoon Heo (top) (1997)
Blank - Kang Sun-gu (jungle) (1998)
Peanut - Han Wang-ho (jungle) (1998)
Faker - Lee Sang-hyeok (middle) (1996)
Sky - HaNeul Kim (middle)
Bang - Bae Jun-sik (adcarry)
Wolf - Lee Jae-wan (support)
TaeHoon - Tae-Hoon (support)
(Cựu thành viên) Duke - Lee Ho-Seong (top)
(Cựu thành viên) Bengi - Bae Seong-ung (jungle)
(Cựu thành viên) Eazyhoon - Lee Ji-Hoon (middle)
(Cựu thành viên) Marin - Jang Gyeong-Hwan (top)
(Cựu thành viên) Impact - Jung Eon-Yeong (top)
(Cựu thành viên) Tom - Im Jae-Hyeon (jungle)
(Cựu thành viên) Piglet- Chae Gwang-Jin (adcarry)
(Cựu thành viên/Huấn luyện viên) Poohmandu - Lee Jeong-Hyeon (support/coach)
(Cựu thành viên) Scout- Lee Ye-chan (middle)
(Cựu thành viên) Picaboo - Lee Jong-beom (support)
== Tài liệu ==
Lim Yo-Hwan, Crazy as Me(임요환,나만큼 미쳐봐), 2004, Bookroad
== Tham khảo ==
== Đường dẫn bên ngoài ==
Official Website |
hamburg masters.txt | Giải quần vợt Hamburg Masters bắt đầu được tổ chức vào năm 1892. Đây là giải được tổ chức hàng năm cho các các vận đôngh viên tennis chuyên nghiệp ở Hamburg, Đức và nó nằm trong hệ thống giải của ATP Tour. Giải đấu được tổ chức trên mặt sân đất nện ở Am Rothenbaum. Trước nó được tổ chức vào tháng 5, như là một phần chuẩn bị cho giải Pháp Mở rộng. Hiện nay nó được tổ chức vào tháng 7.
== Thống kế giải ==
=== Chung kết đơn nam ===
=== Chung kết đôi ===
== Các nhà tài trợ ==
=== 2010 ===
Konig Pilsener
Ricoh
Grand Elyesee Hamburg
Tennis Point
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Official tournament website
ATP tournament profile
Official live streaming from tournament
tenniscorner.net page on the Hamburg Masters
List of past champions on sportsrecords.co.uk
Bản mẫu:Hamburg Masters tournaments
Bản mẫu:ATP Masters Series tournaments Bản mẫu:ATP Masters Series tournament winners Bản mẫu:ATP Masters Series tournament doubles winners |
phân lân nung chảy.txt | Phân lân nung chảy còn có tên gọi khác: phân lân thủy tinh; phân lân can-xi ma-giê; Fused Calcium Magnesium Phosphate (FMP), Calcium Magnesium Phosphate (CMP).
Phân lân nung chảy được sản xuất bằng cách nung chảy lỏng quặng Apatit (hoặc quặng phosphorit) và một số phụ gia sau đó làm lạnh nhanh bằng nước.
Tính chất: phân lân nung chảy có màu ghi hoặc xám,rất ít tan trong nước nhưng tan đến 98% trong môi trường đất và dịch của rễ cây. Phân lân nung chảy có tính kiềm (pH=8)nên có tác dụng khử chua. Phân lân nung chảy có nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cây trồng: P2O5: 13-21%; MgO:10-20%; Cao:20-35%; SiO2:20-30%...Phân lân nung chảy rất phù hợp với các vùng đất chua, trũng hoặc đất đồi núi dốc. Đây là loại phân chậm tan có tác dụng cải tạo đất, thân thiện với môi trường.
Phân lân nung chảy được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
== Chú thích ==
== Tham khảo == |
người chu ru.txt | Người Chu Ru là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Chu Ru cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng.
Người Chu Ru đa số nói tiếng Chu Ru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Người Chu Ru thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.
== Địa bàn cư trú ==
Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 của Việt Nam, người Chu Ru có 14.978 nhân khẩu, với tỷ lệ nam giới là 48,5% và nữ giới là 51,5%. Người Chu Ru có mặt tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chu Ru ở Việt Nam có dân số 19.314 người, cư trú tại 27 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chu Ru cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (18.631 người, chiếm 96,5% tổng số người Chu Ru tại Việt Nam), Ninh Thuận (521 người), thành phố Hồ Chí Minh (58 người)
== Ngôn ngữ, chữ viết ==
Người Chu Ru đa số nói tiếng Chu Ru, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesia trong hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Tuy nhiên, do cư trú lân cận với người Cơ Ho, nên một bộ phận dân tộc Chu Ru cũng nói tiếng Cơ Ho, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
Trước đây người Chu Ru không có chữ viết cho tiếng nói của mình. Thời Pháp thuộc, đã lưu hành một loại chữ viết do phiên âm tiếng nói của dân tộc này. Do địa bàn cư trú tương đối thuận tiện cho việc tiếp xúc với các dân tộc ở vùng đồng bằng như người Kinh, người Chăm nên có nhiều người Chu Ru biết nói tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ, nhất là thế hệ trẻ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, vùng dân tộc Chu Ru là một trong những vùng có phong trào thanh toán nạn mù chữ sớm nhất trong toàn tỉnh. Hiện nay, Chu Ru đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc này. Chu Ru còn được gọi là Chru có nghĩa là "xâm đất", ám chỉ những người mới di cư đến vùng đất mới. Ngoài ra, họ còn được các dân tộc lân cận gọi bằng những tên như: Ca-do, Kơ-du, P'nông-Chăm. Rất có thể, người Chu Ru và người Chăm xưa kia có chung một nguồn gốc.
Tiếng Chu Ru và tiếng Chăm, đều thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia. Nếu so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm và những từ vựng cơ bản của hai ngôn ngữ đó, người ta thấy mối quan hệ hết sức gần gũi (Nếu so sánh tỷ lệ quan hệ ngôn ngữ Chu Ru và Chăm. Về nhân chủng học, người Chu Ru và người Chăm cũng có những đặc điểm chung, đều thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.. Về tín ngưỡng cổ truyền và văn học dân gian, người ta càng thấy rõ hơn mối quan hệ thân thuộc đó. Theo số đông các cụ già người Chu Ru ở Lâm Đồng, thì trước đây, họ vốn là một nhóm con cháu của người Chăm, đã từng sinh sống ở vùng duyên hải Trung Bộ. Nhưng vì lý do lịch sử nào đó, khiến cho một số người phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới. Những người di dần dấu tích ấy đã tự đặt cho mình tên gọi Chư Rư. Chính họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng và làm gốm đến những địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay của họ thuộc huyện Đơn Dương. Tại những nơi này, vẫn lưu tồn nhiều địa danh chứng tỏ điều đó.
== Kinh tế ==
Người Chu Ru là một dân tộc đã định canh định cư và làm ruộng từ lâu đời. Nghề trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực chủ yếu. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn và một số loại rau, đậu trên rẫy hoặc trong vườn.
Ruộng (hama) trước đây thường chỉ làm một mùa, và có thể tạm chia làm hai loại: ruộng sâu hoặc ruộng sình (hama-gluh) và ruộng khô (hanha- khác). Do tính chất và điều kiện địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có những đặc điểm khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng có những nét riêng.
Đối với ruộng bình thường được dùng phương pháp "thủy nậu". Người ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt. Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một thời gian, người ta tiến hành cày vỡ, bừa, cày trở, bừa lần thứ hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng, rồi sạ giống... Nông cụ cổ truyền còn rất thô sơ như: cày, bừa, cái bang đất đều bằng gỗ.Đến nay, họ đã có lưỡi cày bằng sắl và đo 2 trâu kéo.
Tuy nhiên lối canh tác cổ truyền của người Chu Ru cũng có nhiều kinh nghiệm nhất là về làm thủy lợi nhỏ, và điều tiết lượng nước trong từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa...
Người Chu Ru thường làm những mương phai và những đê đập để dẫn nước từ sông, suối vào ruộng. Việc làm thủy lợi thường phải huy động nhân lực cả dân làng, nên mỗi làng (plơi, plei) thường có một người chuyên trách, gọi là "Trưởng thủ" (pô Ea nay bơ nuar bơ nữ).
Để phụ vào một vụ lúa nước, người Chu Ru làm thêm nương rẫy và vườn. Tuy diện tích không nhiều song nhà nào cũng có Trên rẫy (apuh) thường được trồng xen các loại cây lương thực và thực phẩm khác như: ngô, khoai, lạc, bí đỏ và một số loại rau...
Người Chu Ru cũng chăn nuôi trâu, bò, heo, dê, ngựa và nhiều loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng v.v. Trâu, bò thường dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở cho những chuyến đi xa hầu trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng. Trong các loại gia súc lớn, trâu được nuôi nhiều hơn cả. Ngoài việc dùng làm sức kéo, trâu còn dùng trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao đổi...
Kết hợp với kinh tế sản xuất, săn bắn (amal) là một hoạt động thường xuyên trong đời sống người Chu Ru tuy nó không còn là một nguồn sống quan trọng. Săn bắn thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản xuất nông nghiệp để chống các loại thú rừng phá hoại mùa màng. Nó không những là một nguồn lợi, nguồn cung cấp thực phẩm mà còn là một thú vui của mọi thành viên nam giới trong làng. Tuy chưa có những người chuyên sống về nghề săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi săn, gia đình nào cũng có lao (tă) và nỏ (sơ ráo). Họ cũng là những người có nhiều kinh nghiệm làm tên thuốc độc. Trước đây, nhiều làng thường tổ chức săn tập thể. Cùng với việc săn bắn, họ còn làm nhiều loại bẫy khác nhau để bắt cầy, cáo, gà rừng...
Đánh cá cũng là một nghề phụ gia đình tương đối phổ biến ở những khu vực ven sông Đa Nhim và các khe suối khác trong rừng. Hầu như các thành viên nam giới trong làng đều biết đánh bắt cá. Họ còn lấy một loại vỏ cây, lá cây có độc tố để thuốc cá. Phương pháp này tuy bắt được nhiều cá nhưng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của sinh vật và nguồn tôm cá trong tương lai.
Hái lượm vẫn còn là một nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho người Chu Ru. Người ta thường hái các loại rau rừng, măng và một số hoa quả dại, đào các loại thân củ như củ chụp, củ mài để ăn thay cơm hoặc kiếm các loại lâm sản như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong... Những thứ đó, một phần để dùng, nhưng chủ yếu là bán hoặc trao đổi với các dân tộc khác.
Những sản phẩm thủ công chủ yếu như đồ dùng gia đình bằng mây tre và các công cụ tự rèn như: liềm, cuốc, nạo cỏ phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày. Đặc biệt nghề làm gốm, một nghề thủ công truyền thống của người Chu Ru. Những làng như: Krang gõ, Krang chớ..., là những làng nổi tiếng về nghề gốm cổ truyền. Tuy nhiên, kỹ thuật hãy còn rất thô sơ. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào công việc làm gốm ở nhiều khâu như: đào đất, nhào đất... Riêng việc nặn, nung, sửa gốm..., là những khâu cần đến sự khéo léo bằng chân tay, do phụ nữ đảm nhiệm.
Nghề dệt ở đây không phát triển, vì vậy hầu hết mọi bộ đồ trong y phục cổ truyền như: áo, khố, váy..., đều phải mua hoặc trao đổi với các dân tộc láng giềng như người Chăm, người Cơ Ho, người Mạ,...
Nhìn chung, nền kinh tế cổ truyền của người Chu ru là một nền kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc, bó hẹp trong từng gia đình, dòng họ và làng buôn truyền thống.
== Văn hóa-xã hội ==
Xã hội cổ truyền Chu ru dựa trên cơ sở làng (plei). Phạm vi của làng là một khoảng đất rộng ba, bốn km², gồm: thổ cư, đất trồng trọt, các công trình thủy lợi cùng với rừng núi, sông suối..., có ranh giới tự nhiên như con sông, dòng suối hoặc quả đồi, do các chủ làng (pô plei nay pô plơi) quy ước với nhau và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Rừng, núi, sông, suối thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, ai cũng có quyền săn bắn, đánh cá trong khu vực đó. Nhưng thổ cư, ruộng đất ở đây đã dần dần chuyển thành tài sản tư hữu của từng dòng họ, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Từ lâu đã có một thể thức cổ truyền về việc chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất thay cho khế ước hay giấy tờ hợp pháp. Những người dân làng thuộc hai thế hệ được họp tại thửa ruộng bán, mà thành phần quan trọng là trẻ nhỏ, vì chúng là những nhân chứng trực tiếp của việc chuyển nhượng đất đai đó trong tương lai. Người đứng ra mua đất phải chịu mọi phí tổn của buổi lễ. Chi phí đó gồm các khoản chính như: rượu cần để thết đãi người lớn và thịt gà làm quà cho các em. Ông ta còn phải cung cấp một con vật để tế lễ sau khi đã trả tiền. Tích trả theo luật lệ cổ truyền ở đây là trâu, bò, chiêng, ché... là những vật ngang giá. Một tảng đá tương đối lớn, được phết máu con vật hiến sinh được chôn ngay tại bờ ruộng đã bàn...
Về mặt xã hội, làng Chu Ru thường là một đơn vị cư trú láng giềng. Một làng bao gồm nhiều dòng họ hoặc gồm cả những người khác tộc cùng cư trú.
Chủ làng, do tất cả thành viên lựa chọn trong số những người đàn ông cao tuổi nhất của làng (các tha plơi). Tuy chưa phải là phổ thông đầu phiếu, song ông ta là người được đông đảo thành viên trong làng tín nhiệm.
Ngoài tiêu chuẩn cao tuổi nhất, ông còn phải là người có kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu cũng như hiểu biết về lịch sử, phong tục của làng và dân tộc mình. Chủ làng là người đóng vai trò hướng dẫn dân làng trong tổ chức sản xuất và đời sống. Cùng với các già làng bàn bạc và giải quyết mọi công việc đối nội, đối ngoại của làng.
Về quyền lợi, chủ làng cũng như mọi người khác, phải lao động để tự nuôi sống bản thân và gia đình mình, nhưng về mặt tinh thần, ông là người có uy tín tuyệt đối và làm chủ các lễ nghi của cộng đồng làng.
Thầy cúng (yuh, pơ dô hoặc gru), ông là linh hồn của các buổi tế lễ chung của cộng đồng làng cũng như các gia đình lớn và dòng họ. Ngày thường, thầy cúng vẫn phải lao động như mọi người, chỉ khi nào có việc cúng kiếng, ông mới được dân làng mời đến. Sau mỗi buổi lễ, ông thường được biếu một con gà, ché rượu với ngụ ý là đền ơn...
Mỗi làng thường có một người phụ trách công việc thủy lợi và hai người giúp việc. Trưởng thủy cũng do tập thể các thành viên trong làng bầu ra. Ông là người có khả năng về thủy lợi và có đức tính công bằng. Trưởng thủy có nhiệm vụ phân phối đều lượng nước từ các mương, máng công cộng đến từng thửa ruộng của các gia đình. Khi cần thiết, ông có thể đề nghi với chủ làng huy động nhân lực để tu bổ các công trình thủy lợi chung trước mùa cày cấy.
Để trông nom việc bảo sinh, mỗi làng Chu ru thường có một, hai người phụ nữ giàu kinh nghiệm giúp đỡ sản phụ trong những ngày sinh nở gọi là mọ boại hay mọ lụay . Tuy không do dân làng bầu ra nhưng bà được dân làng tín nhiệm. Sau mỗi lần sinh đẻ, gia chủ thường biếu bà một chút quà nhỏ để đền đáp công ơn.
Như vậy, chủ làng, thầy cúng, bà đỡ, già làng là những người có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng làng. Họ hợp thành tổ chức tự quản, một tổ chức chính trị, xã hội cao nhất mà người Chu Ru đã đạt đến. Làng hầu như là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc tương đối độc lập.
Trong xã hội, đã có một sự phân hóa thành hai tầng lớp: giàu (mdagơnơp), nghèo (rơbah). Tầng lớp giàu, được biểu hiện bằng những đồ vật mang tính chất phô trương như: ché (sơtôk), ngà voi (bla), trống (sơgơn), chiêng (sar), sừng tê giác (bơsan)..., chứ không phải là tư liệu sản xuất. Nguyên nhân đưa đến sự giàu có chủ yếu là do sức lao động làm ra, chứ không phải do bóc lột.
Dưới làng, là những cộng đồng huyết thống như: dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ.
Trong xã hội cổ truyền của người Chu Ru, gia đình lớn còn mang nhiều tàn dư mẫu hệ, mà biểu hiện tập trung ở vai trò người vợ, người cậu (miăh) và quyền thừa kế tài sản thuộc về các người con gái. Gia đình lớn đó, thường có từ ba đến bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Tổ chức gia đình lớn, dựa trên cơ sở cộng đồng kinh tế xã hội và tư tưởng. Những người trong một nhà, có ruộng đất, trâu bò, nông cụ chung. Họ cùng sản xuất và hưởng chung sản phẩm. Sản phẩm lao động của gia đình lớn (sáng tơ prông) được nhập vào một kho và họ ăn chung một nồi lớn (gõ prông).
Đứng đầu gia đình lớn là một người đàn ông cao tuổi nhất, thông thường là chồng người đàn bà thuộc thế hệ trên. Trong thực tế, ông chủ gia đình lớn là người thừa hành những ý kiến của người vợ và những người anh em trai của bà ta (miăk). Tuy sống trong gia đình phía vợ, song người cậu, vẫn đóng vai trò quyết định trong những công việc hệ trọng trong gia đình em gái như: phân chia tài sản, quyết định việc hôn nhân của các cháu, mua bán, chuyển nhượng ruộng đất và mọi tài sản khác.
Người Chu Ru, vốn cư trú trên một lãnh thổ tương đối ổn định, nên từ trước đến nay, thường có quan hệ hôn nhân trong nội bộ dân tộc. Tuy nhiên, họ vẫn có ít nhiều quan hệ hôn nhân với người Cơ Ho và người RaGlai láng giềng. Chế độ hôn nhân của người Chu Ru là một vợ một chồng, cư trú bên nhà vợ và phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Tuy chế độ một vợ, một chồng đã được xác lập, song hiện tượng đa thê vẫn có thể xảy ra, thông thường ở những gia đình giàu có.
Người Chu Ru còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán như việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần. Lễ cúng tổ tiên (pơ khi mô cay) ở đây khác hẳn với lễ cúng tổ tiên của người Kinh. Việc hành lễ không có ngày tháng nào nhất định. Có thể hai, ba năm hay hai, ba mươi năm mới cúng một lần, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong nhà người Chu Ru cũng không có bàn thờ hay bài vị. Họ chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một dịp nào đó ngoài nghĩa địa (kốt a tâu).
Việc tiến hành các nghi lễ nông nghiệp cổ truyền, như cúng thần đập nước (Bơ mung), thần mương nước (Rơ bông), thần lúa khi gieo hạt (Mơ nhum tô ốt đoồng hay khâu doông), ăn mừng lúa mới (ngay yang boong ko pa tay), cúng sau mùa gặt (p'lei đây ru). Đáng chú ý nhất, là lễ cúng thần Bơ mung. Trong mỗi vùng cư trú của người Chu ru, có một nơi dành riêng để thờ cúng vị thần này. Hàng năm, khoảng tháng hai âm lịch, tất cả mọi người trong làng đều đến đấy làm lễ cúng. Dân làng thường cúng bằng dê, còn chủ làng thường phải cúng bằng ngựa. Tục truyền là vị thần này ưa cưỡi ngựa. Con ngựa cúng thần cũng phải thắng yên cương và phủ lễ phục.
Cũng vào tháng hai hàng năm, người Chu Ru còn cúng Yang Wer. Đó là một cây cổ thụ gần làng và được coi là một nơi ngự trị của một vị thần có nhiều quyền phép. Họ thường làm những hình nộm như đầu voi, đầu cọp, đầu dê, đầu trâu... bằng gỗ hoặc bằng củ chuối, với đồ ăn, thức uống mang tới gốc cây Yang Wer để cúng. Cúng xong, họ đặt một phần đồ cúng lên võng, rồi theo đường chính khiêng đến một nơi cách gốc cây Yang Wer chừng l00 m, rồi từ từ hạ võng xuống, bày đồ ăn ra vệ đường với ngụ ý tiễn Yang Wer đi chơi. Sau đó, tất cả mọi người tham gia hành lễ trở lại gốc cây cùng ăn uống vui vẻ. Trước khi ra về, mỗi gia đình hái một nhánh cây cắm trước cửa nhà. Tiếp đó là cả làng kiêng cữ trong 15 ngày, không được ai ra vào làng.
Ngoài tín ngưỡng truyền thống kể trên, hiện nay, Thiên chúa giáo và đạo Tin Lành đang phát triển sâu rộng trong vùng người Chu Ru ở địa phương.
Người Chu Ru có một vốn ca dao, tục ngữ phong phú, trong đó nổi bật là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nhiều truyện cổ phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người lao động với thiên nhiên và xã hội để giành lấy cuộc sống hạnh phúc. Người Chu Ru còn lưu truyền một số trường ca mà các già làng thường kể bên bếp lửa sàn cho con cháu nghe, suốt đêm này qua đêm khác...
Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của người Chu Ru không chỉ có giá trị về mặt văn học nghệ thuật, mà còn là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá.
Về nhạc cụ, ngoài trống, kèn (rơkel), đồng la (sar)... còn có r'tông, kwao, tenia, là những nhạc cụ đặc sắc của người Chu ru. Trong những ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tam- ga, một vũ điệu điêu luyện mang tính cộng đồng, hầu như người nào cũng biết và ưa thích.
Người Chu Ru tin rằng mọi bệnh tật đều do thần linh (Yang) gây ra. Khi có người lâm bệnh, họ mời thầy cúng đến cúng thần và trị bệnh bằng ma thuật kết hợp kinh nghiệm y học cổ truyền. Các vị lang y của người Chu ru, cũng chế được một số loại thuốc phòng bệnh bằng rễ cây. Đến mùa bệnh đậu, trẻ em thường được uống các loại thuốc phòng bệnh cổ truyền đó. Theo người Chu Ru thì hầu hết con cái của các lang y trong vùng ít khi bị mắc bệnh này...
Bên cạnh một số phong tục tập quán lạc hậu, như dùng bùa chú, cúng bái để trị bệnh, người Chu Ru hái lá, vỏ, quả một số cây làm những vị thuốc nam trong dân gian để chữa bệnh có công hiệu theo y học cổ truyền.
== Chỉ dẫn ==
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Danh sách ngôn ngữ
Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói
== Liên kết ngoài == |
scandinavia.txt | Scandinavia (tiếng Việt: Xcan-đi-na-vi hoặc Xcăng-đi-na-vi được phiên âm từ tiếng Pháp: Scandinavie) là khái niệm chỉ một phần hay toàn bộ vùng Bắc Âu. Trong địa lý, bán đảo Scandinavia là bán đảo với xương sống là dãy núi Scandinavia, được bao bọc bởi biển Baltic, biển Bắc, biển Na Uy của Đại Tây Dương và biển Barents của Bắc Băng Dương. Bán đảo Scandinavia tương đương lãnh thổ đất liền hiện nay của Na Uy, Thụy Điển và một phần miền bắc Phần Lan. Trong lĩnh vực văn hoá, lịch sử và ngôn ngữ, Scandinavia được hiểu bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển.
Bắc Âu còn bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Phần Lan, Iceland; đảo Greenland, quần đảo Faroe (thuộc Đan Mạch). Ở các vùng này tiếng Đan Mạch và tiếng Thuỵ Điển được coi là ngôn ngữ thiểu số hay ngoại ngữ. Tất cả các nước Bắc Âu là thành viên của Hội đồng Bắc Âu.
Trong một số tài liệu, dựa trên tiêu chí ngôn ngữ, người ta cũng xếp Phần Lan vào khu vực Scandinavia. Số khác cho rằng Phần Lan và Scandinavia là hai khu vực phân biệt, chúng được xếp chung vào một vùng có tên là Fenno-Scandinavia. Trong lịch sử, Phần Lan đã từng là một phần của Thuỵ Điển trong suốt hơn một trăm năm. Ngày nay vẫn còn một bộ phận người thiểu số Thuỵ Điển sống ở Phần Lan. Tiếng Thuỵ Điển cũng là ngôn ngữ chính thứ hai của đất nước này. Tuy nhiên tiếng Phần Lan lại không có mấy điểm tương đồng với ngôn ngữ hàng xóm của họ. Nó cũng không nằm trong nhóm ngôn ngữ German của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu mà thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugri của hệ ngôn ngữ Ural. Do lịch sử nhiều năm bị phụ thuộc mà một số người Phần Lan không thích xếp đất nước họ và Thuỵ Điển chung vào một nhóm.
== Từ nguyên ==
Tên gọi Scandinavia bắt nguồn từ phiên âm Latinh Skathinawjö của một khái niệm viết bằng ngôn ngữ Thuỵ Điển cổ. Ở đây Skathi- có nghĩa là "nguy hiểm" hoặc "thiệt hại", còn –awjö là "đảo" hoặc "bán đảo". Gộp lại, Scandinavia có thể mang nghĩa là "bán đảo nguy hiểm". "Nguy hiểm" ở đây có lẽ chỉ các dòng hải lưu bao quanh bán đảo Scandinavia. Cụm từ Scandinavia ít nhiều có quan hệ ngữ nguyên với các từ như Skåne hay Skanör (tên một vùng đất phía nam Thuỵ Điển). Cũng có người cho rằng sự "nguy hiểm" bên trên chỉ đến các bờ cát tại vùng Skanör rất nguy hiểm cho giao thông đường biển. Một số người lại cho rằng nguồn gốc của Scandinavia liên quan đến tên gọi của nữ thần Skadi (Skade) của người Bắc Âu.
Thuật ngữ "người Scandinavia" cũng dùng để chỉ các dân tộc Bắc German, những người nói ngôn ngữ Scandinavia có nguồn gốc Bắc Âu cổ.
== Sự tương đồng trong quốc kỳ các nước Scandinavia ==
Điểm đặc biệt đáng ghi chú là các cờ đều có chung hình thập tự gọi là thập tự Scandinavia, bắt nguồn từ quốc kỳ của nước Đan Mạch.
== Xem thêm ==
Bán đảo Scandinavia
Dãy núi Scandinavia
Bắc Âu
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Hội đồng Bắc Âu (trang web chính thức) |
erebidae.txt | Erebidae là một họ bướm trong liên họ Noctuoidea. Đây là một trong những họ bướm lớn nhất từng được ghi nhận. Nhiều nhánh trong họ này trước đây được phân loại thuộc họ Erebidae.
== Các phân họ ==
Aganainae
Anobinae
Arctiinae
Boletobiinae
Calpinae
Erebinae
Eulepidotinae
Herminiinae
Hypeninae
Hypenodinae
Hypocalinae
Lymantriinae
Pangraptinae
Rivulinae
Scolecocampinae
Scoliopteryginae
Tinoliinae
Toxocampinae
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Dữ liệu liên quan tới Erebidae tại Wikispecies
Images of Erebidae moths in New Zealand |
giỗ tổ hùng vương.txt | Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.
== Lịch sử ==
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ xưa. Ngày giỗ Hùng Vương đã được các triều đại phong kiến công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.
== Ngày lễ chính thức ==
Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.
Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.
Đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2007 mới chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".
Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười
=== Các hoạt động văn hóa ===
==== Các tỉnh góp giỗ dâng lễ vật lên Vua Hùng' ====
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2016, những ngày này tại tỉnh Phú Thọ đã và đang diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm nay do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 3 tỉnh là Cà Mau, Hưng Yên, Bình Thuận.
Ngày 15/4 (tức 9/3 âm lịch) tại đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đoàn đại biểu các tỉnh góp giỗ đã long trọng tổ chức dâng hương, hoa, sản vật của quê hương lên Vua Hùng.
Đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải dẫn đầu đã dâng hương, hoa, lễ vật gồm các trái cây đặc sản vùng Nam Bộ như: Xoài, thanh long, vú sữa và một số loại bánh truyền thống như bánh tét, bánh ích, bánh dừa, bánh ú được đặt trên biểu tượng một con tàu.
Đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Tiến sĩ dẫn đầu thành kính dâng lên vua Hùng mâm lễ vật: Xôi và gà Đông Tảo, bánh chưng, bánh dày, long nhãn, hạt sen đặc sản phố Hiến và cung tiến phiên bản Trống đồng Động Xá, thuộc văn hóa Đông Sơn.
Đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu dâng lễ vật lên tổ tiên gồm: Thanh long, mủ trôm, bánh rế, cốm, thanh long sấy...
Các đoàn đã kính cáo với tổ tiên những thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; nguyện một lòng đoàn kết, xây dựng tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung ngày càng vững mạnh, hùng cường.
Sau khi dâng hương, hoa, lễ vật tại đền Thượng, đoàn đại biểu các tỉnh đã dâng hương, hoa tại lăng Hùng Vương, thắp hương tại Đền Quốc tổ Lạc Long Quân và đền Mẫu Âu Cơ trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Sôi nổi các hoạt động văn hóa-thể thao ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày 13/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, hội thi “Gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy dâng lên Vua Hùng” thu hút 15 đội tham gia. Đây là hội thi tổ chức hằng năm để tỏ lòng biết ơn công đức các Vua Hùng đã tạo dựng một phong tục đẹp của dân tộc.
Ban Tổ chức cho biết, hai đội đoạt giải nhất sẽ được gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy dâng lên Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch năm 2017.
Cùng ngày, tại Bảo tàng Hùng Vương, UBND TP. Việt Trì tổ chức liên hoan hát Xoan thanh, thiếu nhi lần thứ ba, với sự tham gia của hơn 100 thanh, thiếu nhi đến từ các trường trung học trên địa bàn Thành phố.
Dịp này, Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2016 tổ chức triển lãm tư liệu ảnh, hiện vật do đồng bào cả nước cung tiến Đền Hùng.
Ngoài ra, có nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tỉnh tham gia góp giỗ; các giải thể thao quần chúng như vật dân tộc, bóng chuyền, bắn nỏ truyền thống; tổ chức trưng bày tư liệu, hiện vật về văn hóa phi vật thể: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tinh hoa cổ vật vùng đất Tổ”...
Ngày 14/4, diễn ra Lễ rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích; khai mạc triển lãm tranh, ảnh của các nghệ sĩ Phú Thọ; giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương và nhiều hoạt động khác.
Nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Bính Thân 2016, ngày 15/4, tại bến Tam Giang, phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì đã tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống trên sông Lô.
Với tinh thần thể thao “Đoàn kết, trung thực, cao thượng, quyết tâm giành thành tích cao”, các đội chải đã cống hiến cho người xem những đường đua ngoạn mục, hấp dẫn.
Kết thúc lễ hội, Ban Tổ chức đã trao giải nhất cho đội chải phường Bạch Hạc; giải nhì cho đội chải xã Trưng Vương; đồng giải ba cho đội chải của phường Dữu Lâu và xã Phượng Lâu.
Lễ hội bơi chải truyền thống là dịp để tôn vinh giá trị di sản đặc sắc-nghệ thuật bơi chải, là cơ sở để phục dựng, chuẩn hóa nghi thức tổ chức lễ hội truyền thống, là căn cứ để TP. Việt Trì xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.
== Xem thêm ==
Đền Hùng
Giỗ
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Luật số 84/2007/QH11 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động ban hành ngày 2/4/2007 tại Chính phủ Việt Nam (tiếng Việt)
Việt Nam sử lược, quyển 1, phần 1, chương 1
Lễ hội Đền Hùng 2012: Tự hào dòng giống Tiên Rồng |
honduras.txt | Honduras, tên chính thức Cộng hoà Honduras, (đọc là Ôn-đu-rát) trước kia thường được gọi là Honduras Tây Ban Nha, là một quốc gia tại Trung Mỹ, giáp biên giới với Guatemala ở phía tây, El Salvador ở phía tây nam, Nicaragua ở phía đông nam, phía nam giáp với Thái Bình Dương và phía bắc là Vịnh Honduras và Biển Caribe, Belize (trước kia là Honduras Anh Quốc) nằm cách 75 kilômét (50 dặm), phía bên kia vịnh Honduras.
== Lịch sử ==
Main articles:Lịch sử Honduras, Biểu thời gian lịch sử Honduras
Thành phố Copán có từ thời tiền Colombo nằm ở cực tây Honduras, tại khu Copán gần biên giới với Guatemala. Đây là một thành phố chính của người Maya đã phát triển rực rỡ thời cổ đại (150-900 CN). Thành phố có nhiều bia và văn bản khắc đẹp. Vương quốc Xukpi cổ, đã phát triển thịnh vượng từ thế kỷ thứ 5 Công nguyên tới đầu thế kỷ thứ 9, tiền thân của vương quốc này có niên đại từ ít nhất thế kỷ thứ 2 Công Nguyên. Nền văn minh Maya đã thay đổi vào thế kỷ thứ 9, họ ngừng viết các văn bản tại Copan, nhưng có bằng chứng cho thấy người dân vẫn còn sinh sống trong và xung quanh thành phố cho tới ít nhất năm 1200. Khi người Tây Ban Nha tới Honduras, thành phố từng một thời thịnh vượng Copán đã bị rừng già xâm chiếm.
Trong chuyến đi thứ tư, cũng là chuyến đi cuối cùng đến Thế giới mới của mình, Christopher Columbus đã tới bờ biển Honduras năm 1502, và đổ bộ gần thị trấn Trujillo ngày nay, tại một nơi nào đó gần Phá Guaimoreto. Sau khi được người Tây Ban Nha khám phá, Honduras trở thành một phần của đế chế Tây Ban Nha rộng lớn tại Thế giới Mới bên trong Vương quốc Guatemala. Người Tây Ban Nha cai trị Honduras trong gần ba thế kỷ.
Honduras tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha ngày 15 tháng 9 năm 1821 cùng với các tỉnh còn lại của Trung Mỹ. Năm 1822 Quốc gia Trung Mỹ được sáp nhập vào Đế chế Mexico mới được thành lập của Iturbide. Đế chế Iturbide bị lật đổ năm 1823 và Trung Mỹ tách khỏi nó, thành lập nên Liên bang các Tỉnh Thống nhất, liên bang này giải tán năm 1838. Các bang quả Liên bang trở thành các quốc gia độc lập.
Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, Honduras gia nhập Đồng Minh ngày 8 tháng 12 năm 1941. Chưa tới một tháng sau, ngày đầu tiên năm 1942, Honduras, cùng với 25 chính phủ khác ký kết Tuyên bố của Liên minh Quốc gia
Cái gọi là Chiến tranh Bóng đá năm 1969 nổ ra với El Salvador. Sau khi Oswaldo López Arellano, tổng thống trước kia của Honduras, cho rằng nền kinh tế yếu kém của nước này có nguyên nhân từ số lượng người nhập cư quá đông đảo từ El Salvador, giữa hai nước luôn có sự căng thẳng. Từ thời điểm đó, quan hệ giữa El Salvador và Honduras không được cải thiện. Nó xấu đi khi El Salvador gặp Honduras ở một trận đấu vòng ba World Cup. Căng thẳng gia tăng, và vào ngày 14 tháng 7 năm 1969, quân đội Salvador tung ra cuộc tấn công vào Honduras. Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ đã đàm phán một ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ngày 20 tháng 7, và quân đội Salvador rút quân vào đầu tháng 8. Cuộc chiến kéo dài chỉ khoảng 100 tiếng đồng hồ và dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.
Trong thập kỷ 1980, Hoa Kỳ đã thiết lập sự hiện diện quân sự tại Honduras với mục tiêu ủng hộ lực lượng chống Sandinista Contras chiến đấu chống chính phủ Nicaragua và hỗ trợ các cuộc tấn công quân sự của El Salvador chống lực lượng du kích FMLN. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc nội chiến đẫm máu đang tàn phá đất nước láng giềng, quân đội Hondura vẫn tiến hành các chiến dịch bí mật chống lại những người cánh tả.
Bão Fifí đã gây ra thiệt hại to lớn khi tràn vào bờ biển phía bắc Honduras ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1974. Nhiều năm sau, Bão Mitch đã tàn phá và làm suy yếu hệ thống kinh tế Honduras năm 1998.
== Chính trị ==
Một cuộc bầu cử tổng thống và tổng tuyển cử được tổ chức ngày 27 tháng 11 năm 2005. Manuel Zelaya thuộc Đảng Tự do Honduras (Partido Liberal de Honduras: PLH) chiến thắng, Porfirio Pepe Lobo của Đảng Quốc gia Honduras (Partido Nacional de Honduras: PNH) đứng thứ hai. PNH không công nhận các kết quả bầu cử và Lobo Sosa chỉ chịu nhường bước vào ngày 7 tháng 12. Tới cuối tháng 12, chính phủ cuối cùng đã công bố kết quả tổng kiểm phiếu, trao cho Zelaya thắng lợi chính thức. Zelaya trở thành tổng thống mới của Honduras ngày 27 tháng 1 năm 2006.
Honduras có năm đảng chính trị đăng ký chính thức: PNH, PLH, phe Dân chủ Xã hội (Partido Innovación Nacional y Social Demócrata: PINU-SD), Dân chủ Thiên chúa giáo (Partido Demócrata-Cristiano: DC), và Dân chủ Thống nhất (Partido Unificación Democrática: UD). PNH và PLH đã cầm quyền đất nước trong nhiều thập kỷ. Những năm vừa qua, Honduras đã có năm vị tổng thống thuộc phái Tự do: Roberto Suazo Córdova, José Azcona del Hoyo, Carlos Roberto Reina, Carlos Roberto Flores và Manuel Zelaya, và hai người theo phe Quốc gia: Rafael Leonardo Callejas Romero và Ricardo Maduro. Cuộc bầu cử đã gây ra nhiều tranh cãi, gồm cả vấn đề về việc Azcona sinh ra tại Honduras hay Tây Ban Nha, hay Maduro đúng ra phải khai báo nơi sinh tại Panama.
Năm 1963 một cuộc đảo chính quân sự chống lại tổng thống bầu cử dân chủ Villegas Morales diễn ra và một hội đồng quân sự được thành lập để lãnh đạo đất nước mà không tổ chức một cuộc bầu cử nào cho tới tận năm 1981 với nhiều người lãnh đạo khác nhau. Cùng trong năm này Suazo Córdova (LPH) được bầu làm tổng thống Honduras chuyển từ chế độ cầm quyền quân sự sang bầu cử dân chủ.
Năm 1986, Azcona del Hoyo được bầu thông qua "Phương án B," khi Azcona không có được đa số phiếu bầu. Tuy nhiên, năm ứng cử viên Tự do và bốn ứng cử viên Quốc gia đều cùng tham gia vào cuộc bầu tổng thống, và "Phương án B" đòi hỏi mọi phiếu bầu từ mọi ứng cử viên thuộc cùng một đảng đều phải được tính dồn chung. Azcona sau đó lên làm tổng thống. Năm 1990, Callejas thắng cử với khẩu hiệu "Llegó el momento del Cambio," (Thời gian cho sự Thay đổi đã đến), vốn bị chỉ trích nặng nề vì mang hơi hướng chiến dịch chính trị "ARENAs" của El Salvador. Callejas Romero nổi tiếng vì làm giàu bất hợp pháp. Callejas từng là đối tượng của nhiều vụ scandal và lời buộc tội trong hai thập kỷ sau. Năm 1998, dưới thời cầm quyền của Flores Facusse, Bão Mitch ập vào trong nước và mọi chỉ số phát triển kinh tế đã bị thụt lùi chỉ sau 5 ngày.
Năm 2004 các cuộc bầu cử được tổ chức riêng biệt cho chức vụ thị trưởng, nghị viện và tổng thống. Con số ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 tăng cao hơn trước.
Các đảng Quốc gia và Tự do đều là các đảng chính trị riêng biệt với đội ngũ ủng hộ và đảng viên riêng biệt, nhưng một số người đã chỉ ra rằng lợi ích và các chính sách của họ trong suốt 23 năm ngắt quãng của nền dân chủ rất giống nhau. Chúng thường được cho là chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng viên, đảng viên có được việc làm khi đảng của mình chiến thắng, và mất việc khi đảng thất cử. Cả hai phe đều được cho là theo đuôi tầng lớp lãnh đạo xã hội, những người sở hữu hầu như mọi tài sản quốc gia, và không phe nào thực thi các lý tưởng xã hội, thậm chí theo nhiều cách Honduras được điều hành như kiểu một quốc gia xã hội chủ nghĩa kiểu cũ, với việc kiểm soát giá cả và quốc hữu hóa ngành điện cũng như các dịch vụ viễn thông.
Tuy nhiên, bộ máy của tổng thống Maduro đã "bỏ quốc hữu hoá" lĩnh vực viễn thông trong một động thái nhằm đầy nhanh sự phát triển của nó trong cộng đồng dân cư. Tới tháng 11 năm 2005, có khoảng 10 công ty viễn thông tư nhân hoạt động trên thị trường Honduras, trong đó có hai công ty điện thoại di động.
== Khu vực hành chính ==
Main articles: Các Khu vực Honduras, Các đô thị Honduras
Tính theo diện tích khu lớn nhất là khu Olancho và theo dân số là khu Francisco Morazán, nơi có thành phố thủ đô của Tegucigalpa, và khu nhỏ nhất tính theo cả diện tích lẫn dân số là khu Islas de la Bahía.
== Địa lý ==
Honduras giáp với Biển Caribe ở phía bắc và Thái Bình Dương ở phía nam qua Vịnh Fonseca. Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở những vùng đất thấp tới ôn hoà tại các vùng núi. Các vùng trung tâm và phía nam nóng và có độ ẩm thấp hơn so với bờ biển phía bắc.
Lãnh thổ Honduras chủ yếu gồm đồi núi (~81%), nhưng cũng có những đồng bằng hẹp chạy dọc ven biển, một vùng rừng rậm đất thấp còn hoang sơ ở phía đông bắc La Mosquitia và vùng đất thấp rất đông người ở tại thung lũng San Pedro Sula ở phía tây bắc. Tại La Mosquitia có địa điểm di sản thế giới của UNESCO là Río Plátano Biosphere Reserve, với con Sông Coco là biên giới tự nhiên với Nicaragua. Xem Các con sông Honduras.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm gỗ, vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, sắt quặng, antimony, than, cá, tôm, và thủy điện.
== Kinh tế ==
Honduras là một trong những nước nghèo nhất châu Mỹ, với mức GDP trên đầu người năm 2016 là 2,530 dollar Mỹ. Kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm chạp nhưng sự phân phối tài sản đang ở mức phân cực lớn và mức lương bình quân rất thấp. Tăng trưởng kinh tế khoảng 5% mỗi năm, nhưng nhiều người vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ. Theo ước tính có hơn 1.2 triệu người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp 28%
Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xếp hạng Honduras là một trong Những nước nghèo nợ nhiều nhất đủ tư cách để được hưởng quy chế giảm nợ, và việc giảm nợ đã được thông qua năm 2005.
Cả lĩnh vực điện (ENEE) và viễn thông (HONDUTEL) đều do các công ty độc quyền nhà nước đảm nhiệm, ENEE được chính phủ trợ cấp nhiều vì những vấn đề tài chính kinh niên của nó. Tuy nhiên, HONDUTEL không còn được độc quyền nữa, lĩnh vực viễn thông đã được mở cửa sau ngày 25 tháng 12 năm 2005; đây là một trong những yêu cầu trước khi áp dụng CAFTA. Giá cả xăng dầu được kiểm soát, một số mặt hàng cơ bản khác cũng được Nghị viện áp đặt chế độ kiểm soát giá trong những khoảng thời gian ngắn.
Sau nhiều năm giảm giá so với đồng dollar Mỹ, đồng Lempira đã ổn định ở mức 19 Lempiras trên 1 dollar.
Năm 2005 Honduras đã ký CAFTA (Thỏa thuận Thương mại Tự do với Hoa Kỳ). Tháng 12 năm 2005, cảng chính của Honduras là Puerto Cortes tham gia vào trong Sáng kiến An ninh Container của Hoa Kỳ.
Tính đến năm 2016, GDP của Honduras đạt 20.930 USD, đứng thứ 108 thế giới và đứng thứ 18 khu vực Mỹ Latin.
== Nhân khẩu ==
Dân cư Honduras chủ yếu là hậu duệ người Mestizo và theo tín ngưỡng Cơ đốc giáo La Mã. Dọc bờ biển phía bắc cho tới tận gần đây vẫn là những cộng đồng nói tiếng Anh với một nền văn hóa tách biệt, bởi một số hòn đảo và khu vực dọc bờ biển Caribbea từng bị các nhóm cướp biển Anh chiếm đóng trong một số giai đoạn. Các nhóm Garífuna (người lai giữa người da đỏ châu Mỹ và người Châu Phi) sống trên các hòn đảo và dọc theo bờ biển phía bắc, nơi cũng có nhiều người Phi-da đỏ châu Mỹ sinh sống. Garífunas là một phần của bản sắc Honduras qua những phong cách biểu diễn sân khấu như Louvavagu. Người châu Á tại Honduras chủ yếu là người Trung Quốc và con cháu người Nhật Bản. Hàng trăm gia đình có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, đặc biệt là Liban hay Palestine. Những người Ả rập-Honduras đó thỉnh thoảng được gọi là "turcos", vì họ đã tới Honduras bằng các giấy tờ của người Thổ Nhĩ Kỳ, bởi quê hương của họ từng nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Những người "turcos", cùng với cộng đồng thiểu số Do Thái, vận dụng ảnh hưởng to lớn của mình trên kinh tế và chính trị Honduras thông qua những lợi ích công nghiệp và tài chính của họ. Nhiều người Hondurans có quan hệ với Tây Ban Nha, Hoa Kỳ (đặc biệt là New Orleans) và Quần đảo Cayman.
Người Chortí (hậu duệ người Maya), Pech hay Paya, Tolupan hay Xicaque, Lenca, Sumo hay Tawahka, và Miskito vẫn tồn tại, và hầu như vẫn giữ ngôn ngữ của mình, trừ người Lenca. Đa số những người dân này đều sống rất nghèo khổ.
== Văn hoá ==
Vị thánh bảo trợ cho Honduras là Virgin of Suyapa.
Một người Honduras có thể được gọi là Catracho hay Catracha (nữ) trong tiếng Tây Ban Nha. Từ này xuất phát từ họ của một vị tướng Honduras gốc pháp Florencio Xatruch, người đã chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ lãnh thổ trước các cuộc xâm lược của tên cướp đất Bắc Mỹ William Walker năm 1857. Tên hiệu được cho là mang tính ca ngợi chứ không có ý xúc phạm.
Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất tại Honduras là Ramón Amaya Amador. Những nhà văn khác gồm Roberto Sosa, Eduardo Bähr, Amanda Castro, Javier Abril Espinoza, và Roberto Quesada.
Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga là một Hồng y từng là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ Giáo hoàng trong cuộc Hội nghị các giáo chủ, 2005.
Không nổi tiếng như vị Hồng y, nhưng cũng đáng nhắc tới, là Salvador Moncada, một nhà khoa khọc nổi tiếng thế giới với tác quyền của hơn 12 phát minh thường được nhắc tới, trong đó có cả công trình về nitric oxide. Nghiên cứu về những loại thuốc liên quan đến tim của ông gồm cả việc phát triển Viagra. Moncada làm việc tại Đại học London và trợ cấp cho một tổ chức phi chính phủ ở Tegucigalpa. Ông lấy Công chúa Maria-Esmeralda Bỉ.
Honduras This Week là một tờ báo tiếng Anh đã được xuất bản từ 17 năm qua Tegucigalpa. Trên các quần đảo Roatan, Utila và Guanaja Bay Islands Voice là nguồn tin tức thường xuyên hàng tháng từ năm 2003.
Hai nhà báo nổi tiếng Honduras: Neida Sandoval và Satcha Pretto làm việc cho Univision tại Miami, Florida, Hoa Kỳ.
== Tôn giáo ==
Mặc dù hầu hết người Honduras trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo La Mã (trong đó được coi là tôn giáo chính của đất nước), theo một báo cáo, tín hữu trong Giáo hội Công giáo La Mã đang giảm trong khi thành viên trong nhà thờ Tin Lành ngày càng tăng. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế, năm 2008, lưu ý rằng một cuộc thăm dò do tổ chức Gallup CID báo cáo rằng có 47% dân số tự nhận mình là Công giáo, 36% là Tin Lành, và 17% không đưa ra câu trả lời hoặc tự coi mình là "tôn giáo khác".
Tuy nhiên, ở Honduras đang phát triển mạnh Anh giáo, Trưởng Lão, Phong trào Giám Lý, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Giáo hội Luther, Mặc Môn và Phong trào Ngũ Tuần. Các giáo phái Tin Lành đều có các chủng viện của mình, nhưng vẫn chỉ có "nhà thờ" được công nhận, cũng được phát triển mạnh về số lượng các trường học, bệnh viện, và các tổ chức mục vụ (bao gồm cả trường học, cơ sở y tế riêng của mình) có thể hoạt động. Tổng giám mục Oscar Andres Rodriguez Maradiaga của Giáo hội Công giáo Honduras hiện nay, có ảnh hưởng rất lớn đến cả với chính phủ, các giáo phái Tin Lành khác, và trong giáo hội của mình. Phật giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Bahá'í, Rastafari và giáo phái bản địa có tồn tại ở nước này.
== Lễ hội ==
Người dân Honduras thường tổ chức lễ hội nhân các sự kiện lớn. Các sự kiện thu hút đông đảo quần chúng nhất gồm: Ngày lễ Độc lập của Honduras ngày 15 tháng 9, Giáng sinh ngày 24 tháng 12 và Năm mới ngày 31 tháng 12. Lễ mừng Ngày độc lập của Honduras bắt đầu từ sáng sớm với màn diễu hành của các đội kéo dài khoảng một giờ. Mỗi đội có một màu khác nhau hòa cùng với những người nhảy múa trên đường phố. Fiesta Catracha cũng được tổ chức trong ngày hôm ấy, khi sự kiện này diễn ra các loại thực phẩm đặc trưng như đậu, ngô nghiền, baleadas, ngọc giá với chicharron, và bánh ngô. Vào lễ Giáng sinh mọi người quây quần cùng người thân và bạn bè, ăn tối và trao nhau quà tặng. Năm mới mọi người cũng có một bữa ăn tối với gia đình. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ, những ngày sinh cũng là dịp để ăn mừng. Những sự kiện lớn đó gồm cả "piñata" nổi tiếng với nhiều bánh kẹo và những điều ngạc nhiên cho trẻ em được mời tới.
== Môi trường ==
Honduras là một phần của Mesoamerica, dải đất kéo dài từ Mexico đến Costa Rica. Vùng này được coi là một khu vực đa dạng sinh thái vì sở hữu nhiều loài động thực vật. Giống như các nước khác trong vùng, Honduras có những nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Đất nước rộng 112.092 km² (43.278 dặm vuông) này có hơn 6.000 loài cây có mạch, trong số đó 630 Phong lan; khoảng 250 giống bò sát và lưỡng cư cũng như hơn 700 loài chim, và 110 loài thú có vú, một nửa trong số chúng là dơi.
Phía đông bắc vùng La Mosquitia là Khu dữ trữ sinh quyển Río Plátano, một khu rừng nhiệt đới đất thấp là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật. Thỉnh thoảng được gọi là "Lá phổi cuối cùng của Trung Mỹ", khu dự trữ này đã được liệt vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO năm 1982.
Bên cạnh những cánh rừng mưa tươi tốt, những khu rừng mây (có thể lên tới độ cao gần ba nghìn mét trên mực nước biển), đước, savannas và các dãy núi với những cây thông và cây sồi, Honduras cũng là nơi có một hệ sinh thái vô giá khác: Mesoamerican Barrier Reef System. Tại Bay Islands không hiếm gặp loài cá heo mũi to, cá đuối, cá vẹt, những tập đoàn tảo bẹ xanh và thậm chí cả những chú cá mập trắng khổng lồ. Những bãi cát trắng, những cây dừa cao vút và không khí vui vẻ miền caribbean là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho những thành phố Trung Mỹ đông đúc.
== Dân gian ==
Honduras là đất nước giàu di sản dân gian, Lluvia de Peces (Mưa cá) của họ là độc nhất trên thế giới. Huyền thoại về el cadejo cũng rất nổi tiếng.
== Bóng đá ==
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Honduras. Một số thông tin về các đội tuyển, giải thi đấu và cầu thủ có trong những bài viết dưới đây.
=== Liên đoàn bóng đá ===
Federación Nacional Autónoma de Fútbol de Honduras
=== Các đội tuyển ===
Đội tuyển bóng đá quốc gia Honduras
Olimpia
Motagua
Marathón
Real España
Hispano
Platense
Universidad NAH
Victoria
Vida
Atletico Olanchano
=== Các giải đấu ===
Liga Nacional de Honduras
Liga de Ascenso Honduras
Liga Mayor de Futbol de Honduras
Supercopa Honduras
Torneo de Copa Honduras
=== Các cầu thủ ===
Amado Guevara
Iván Guerrero
David Suazo
Milton Reyes
Edgar Álvarez
Víctor Coello
Ramón Núñez
Carlos Pavón
Alex Pineda Chacón
Francisco Ramirez
Danilo Turcios
Julio César de León
Joseph Hartman
=== Sân vận động ===
Estadio Tiburcio Carias Andino
Estadio Francisco Morazan
Estadio Olímpico Metropolitano
Estadio Exelsior
Estadio Fausto Flores Lagos
Estadio Hispano
Estadio Nilmo Edwards
== Các chủ đề khác ==
Viễn thông tại Honduras
Bầu cử tại Honduras
Quan hệ nước ngoài của Honduras
Cờ Honduras
Garífunas
Âm nhạc Garifuna
Honduran lempira
Chủ nghĩa tự do tại Honduras
Danh sách các chủ đề liên quan tới Honduras
Danh sách các trường đại học tại Honduras
Danh sách các trường học tại Honduras
Danh sách các đảng chính trị Honduras
Mara Salvatrucha
Quân đội Honduras
Âm nhạc Honduras
Dự án Honduras
Vận tải Honduras
Vận tải đường sắt Honduras
Asociación de Scouts de Honduras
== Chuyện bên lề ==
Honduras rất kiêu hãnh về chiếc đồng hồ đầu tiên hoạt động tại châu Mỹ; được người Moors chế tạo từ thế kỷ 12 và chuyển cho Thánh đường Comayagua năm 1636.
Ẩm thực Honduras sử dụng nhiều dừa, cho cả bữa chính và đồ ngọt, thậm chí cả trong súp.
Nước này từng trải qua một cuộc nổi dậy cộng sản, tương tự như El Salvador, đã tự chuyển đổi thành một đảng chính trị. Ngày nay đảng cộng sản không hoạt động nữa.
Honduras được coi là đất nước nhiều bạo lực nhất vùng Trung Mỹ, với 154 vụ giết người trên 100.000 dân, so với nước có tỷ lệ tội phạm cao khác là Hoa Kỳ cũng chỉ có 4.8 vụ giết người trên 100.000 dân. (http://www.usaid.gov/locations/latin_america_caribbean/democracy/gangs_assessment.pdf)
Cả nước Honduras chỉ có một chiếc hồ, Lago de Yojoa.
== Đọc thêm ==
Adventures in Nature: Honduras James D. Gollin
Don't Be Afraid, Gringo: A Honduran Woman Speaks From The Heart: The Story of Elvia Alvarado Medea Benjamin
Honduras: The Making of a Banana Republic Alison Acker
Honduras: State for Sale Richard Lapper, James Painter
Inside Honduras Kent Norsworthy and Tom Berry
La Mosquitia: A Guide to the Savannas, Rain Forest and Turtle Hunters Derek Parent
Moon Handbooks: Honduras Christopher Humphrey
Reinterpreting the Banana Republic: Region and State in Honduras, 1870-1972 Dario A. Euraque
Seven Names for the Bellbird: Conservation Geography in Honduras Mark Bonta
Ulysses Travel Guide: Honduras Eric Hamovitch
The United States in Honduras, 1980-1981: An Ambassador's Memoir Jack R. Binns
The War of the Dispossessed: Honduras and El Salvador, 1969 Thomas P. Anderson
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Comisión Nacional de Bancos y Seguros
Secretaria de Cultura, Artes y Deportes - Portal de Secretaria de Cultura, Artes y Deportes.
Portal Gubernamental - Government portal
Information about Honduran Wildlife
Encyclopaedia Britannica - Country page of Honduras
Map National Parks of Honduras
Honduras This Week Wikipedia article is Honduras This Week
Bay Islands News- an English language news magazine
Congressional Research Service (CRS) Reports regarding Honduras
Periodicos de Honduras - Honduras News
Satelite Images of Honduras
Interactive Maps of Honduras (Spanish)
La Ceiba Botanical Garden photos
Honduras Scuba Diving photos
Photo Honduras
Bản mẫu:CABEI |
i.txt | I, i là chữ thứ chín trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 12 trong chữ cái tiếng Việt, đến từ chữ iôta của tiếng Hy Lạp và được dùng cho âm /i/. Tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cận đại đã đặt thêm âm /j/ cho chữ này. Trong tiếng Xê-mit, /j/ là lối phát âm của chữ jôd (có lẽ có nghĩa đầu tiên là một "cánh tay với bàn tay"); trong khi âm /i/ chỉ có trong những câu từ ngôn ngữ khác.
Trong tin học:
Trong Unicode mã của I là U+0049 và của i là U+0069.
Trong ASCII mã của I là 73 và của i là 105 (thập phân); hay tương ứng với nhị phân là 01001001 và 01101001.
Trong EBCDIC mã của I là 201 và của i là 137.
Trong HTML và XML mã của I là "& #73;" và i là "& #105;".
Thẻ <i> là một thẻ HTML để thể hiện (các) ký tự nghiêng.
Ký tự i cũng hay được sử dụng làm tham biến đếm của vòng lặp For... trong các ngôn ngữ lập trình.
Trong toán học:
i là đơn vị số ảo – hay i² = -1.
I biểu thị khoảng cách đơn vị, một tập hợp kín chứa mọi số thực trong đoạn [0, 1].
I biểu thị ma trận đồng nhất thức.
Trong các số La Mã, I có giá trị bằng 1.
I là tập hợp các số vô tỉ
Trong vật lý và công nghệ điện, I thông thường là tham biến của cường độ dòng điện. Đơn vị ảo được biểu diễn bằng j.
Trong hóa học, I là ký hiệu của iốt.
Trong hóa sinh học, I là ký hiệu của isoleucin.
Trong công nghệ cấu trúc, I được sử dụng cho mômen quán tính.
Trong kinh tế học, I được dùng để biểu thị cho đầu tư.
Theo mã số xe quốc tế, I được dùng cho Ý (Italia).
I được gọi là India trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, I tương đương với Ι và i tương đương với ι.
Trong bảng chữ cái Cyrill, I tương đương với И và i tương đương với и.
Trong bảng chữ cái Thổ Nhĩ Kỳ, chữ I có chấm ở trên và chữ I không có chấm coi như hai chữ riêng, và hai đó có thể là chữ hoa (I, İ) hoặc chữ thường (ı, i).
== Tham khảo == |
vĩnh long.txt | Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam và cách Thành phố Cần Thơ 40 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch.
Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thứ 2. Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay.
== Vị trí địa lý ==
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo quốc lộ 1. nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp thành phố Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
== Điều kiện tự nhiên ==
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ.
Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ tứ trong đại Tân sinh. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu (lượng phù sa trung bình là 374g/m3 nước sông vào mùa lũ), đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 triệu m3, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m3, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm.
Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân..
== Lịch sử ==
Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre ở mạn trên và Trà Vinh ở mạn dưới thuộc Long Hồ Dinh.
Năm 1732, Dưới thời Nguyễn Phúc Trú đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là Dinh Long Hồ, Châu Định Viễn, đất Vĩnh Long thuộc Dinh Long Hồ. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là Thành phố Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn. Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn...
Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội chúa Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi:
Nơi đây, trong khoảng 10 năm (1776-1787), cũng từng là chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân (chúa Nguyễn và Nguyễn Ánh), từ trận đầu tiên là trận tập kích Long Hồ của Nguyễn Lữ. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh thắng trận Rạch Gầm-Xoài Mút, làm liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện đại bại.
Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh đổi dinh Long Hồ, châu Định Viễn thành dinh Vĩnh Trấn. Năm Mậu Thân (1788), sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn.
Thời nhà Nguyễn, năm Quý Hợi (1803), Gia Long (Nguyễn Ánh) cắt đất dinh Long Hồ xưa lập thành dinh Hoằng Trấn. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Vĩnh Trấn, Hoằng Trấn được đổi làm trấn Vĩnh Thanh thuộc tổng trấn Gia Định, đồng thời thăng châu Định Viễn làm phủ với 3 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An và Tân An. Năm 1810, lại cắt 2 đạo Kiên Giang và Long Xuyên về trấn Hà Tiên như cũ. Năm 1813, Gia Long lập thêm huyện Vĩnh Định thuộc trấn Vĩnh Thanh. Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là quan Hiệp trấn Vĩnh Thanh, với chức phó là quan Tham Hiệp. Các quan Trấn thủ Vĩnh Thanh gồm: Nguyễn Văn Thoại,...
Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), Minh Mạng chia huyện Tân An thành 2 huyện Tân An và Bảo An thuộc phủ mới lập tên là Hoằng An. Năm 1832, Minh Mạng đổi tên trấn Vĩnh Thanh thành Vĩnh Long, lấy thêm 2 huyện Tuân Nghĩa, Trà Vinh của phủ Lạc Hóa thành Gia Định nhập vào Vĩnh Long và đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long (chữ Hán:永隆). Nhưng đồng thời, lại cắt các huyện Vĩnh Định, An Định và đạo Châu Đốc sang tỉnh An Giang. Cùng năm 1832, Minh Mạng cho lập thêm huyện Vĩnh Trị thuộc phủ Định Viễn tỉnh Vĩnh Long. Đặt chức tổng đốc Long-Tường để thống lĩnh 2 tỉnh Vĩnh Long và Định Tường, cùng với các chức Án sát và Bố chính lo các công việc thuộc chức năng của Bộ Hình và Bộ Hộ ở cấp tỉnh, giúp cho Tổng đốc. Quần đảo Côn Lôn (tức Côn Đảo) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn.
Năm 1833, tỉnh Vĩnh Long bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát Vĩnh Long là Doãn Uẩn lấy lại được tỉnh thành (thành Long Hồ) từ tay quân của Khôi. Năm 1837, Minh Mạng lập thêm ở Vĩnh Long 1 phủ Hoằng Trị và 2 huyện (Bảo Hựu, Duy Minh).
Năm Tự Đức thứ 4 (1851), nhà Nguyễn bỏ phủ Hoằng An, gộp các huyện của phủ này vào phủ Hoằng Trị. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Vĩnh Long (1851-1862), tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ là Hoằng An, Định Viễn, Lạc Hóa, Cùng với 8 huyện là Huyện Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Trị, huyện Bảo Hựu, huyện Tân Minh, huyện Bảo An, huyện Duy Minh), Huyên Tuân Nghĩa, huyện Trà Vinh, đồng thời Quần Đảo Côn Lôn (Côn Đảo) cũng thuộc sự quản hạt của tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 6 tháng 8 năm 1867, hạt thanh tra Định Viễn đổi thành hạt thanh tra Vĩnh Long. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, hạt thanh tra Vĩnh Long được đổi thành hạt tham biện Vĩnh Long, có 14 tổng. Ngày 12 tháng 5 năm 1879, giải thể tổng Vĩnh Trung, nhập các làng vào tổng Bình Long. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, hạt tham biện Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25 tháng 1 năm 1908, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được chia thành 5 quận là Long Châu, Chợ Lách, Cái Nhum, Vũng Liêm, Ba Kè. Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm địa bàn tỉnh Sa Đéc giải thể. Ngày 1 tháng 12 năm 1913, lập thêm 2 quận Cao Lãnh, Sa Đéc. Ngày 1 tháng 4 năm 1916, lập quận Lai Vung. Ngày 29 tháng 6 năm 1916, đổi tên quận Ba Kè thành quận Chợ Mới.
Ngày 9 tháng 2 năm 1917, địa bàn tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp lại, gồm 7 quận gồm có Châu Thành, Chợ Lách, Vũng Liêm, Chợ Mới, Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, quận Chợ Mới được đổi thành quận Tam Bình. Ngày 29 tháng 2 năm 1924, tách 3 quận Sa Đéc, Lai Vung, Cao Lãnh ra khỏi tỉnh Vĩnh Long để lập lại tỉnh Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long lúc này còn 4 quận. Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tỉnh Vĩnh Long còn 3 quận là Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm.
Trước năm 1948, hai huyện Cầu Kè, Trà Ôn thuộc tỉnh Cần Thơ, từ năm 1948 đến năm 1950, hai huyện này thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ năm 1951 đến năm 1954, thuộc tỉnh Vĩnh Trà, Từ năm 1954 đến năm 1971, huyện Cầu Kè, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Trà Vinh. Thời kỳ 1971 đến năm 1975 huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Sang thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Đệ nhất Cộng hòa chia tỉnh Vĩnh Long làm 6 quận, 22 tổng, 81 xã (Nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 8 tháng 10 năm 1957): Các quận là Châu Thành, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Sa Đéc. Ngày 10 tháng 3 năm 1961, quận Cái Nhum được tái lập và đến ngày 31 tháng 5 năm 1961 thì đổi tên thành quận Minh Đức. Ngày 11 tháng 7 năm 1962, 2 quận là Đức Tôn, Đức Thành được thành lập. Ngày 24 tháng 9 năm 1966, 4 quận gồm Lấp Vò, Sa Đéc, Đức Tôn, Đức Thành được thành lập để tái lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 14 tháng 1 năm 1967, tỉnh Vĩnh Long nhận thêm quận Trà Ôn, Vũng Liêm từ tỉnh Vĩnh Bình. Đến ngày 2 tháng 8 năm 1969, Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, thì Vĩnh Long có 7 quận, 18 tổng, 65 xã. Các quận là Châu Thành Vĩnh Long, Chợ Lách, Tam Bình, Bình Minh, Minh Đức, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Đầu năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Khi tách ra, tỉnh Vĩnh Long, gồm thành phố Vĩnh Long và 5 huyện: Bình Minh, Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.
Ngày 13 tháng 2 năm 1992, tái lập huyện Mang Thít trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Long Hồ. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 125/2007/NĐ-CP, thành lập huyện Bình Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh. Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Vĩnh Long trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vĩnh Long. Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP thành lập thị xã Bình Minh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Bình Minh.
== Hành chính ==
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã
== Kinh tế ==
Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, v.v … Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5 tấn 6/ ha, theo định hướng của chính phủ và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn.
Trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng xã hội ước thực hiện đạt 21.000 tỷ đồng. Vĩnh Long đã đón 750.000 lượt khách đến tham quan. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 6.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay năm 2011 là 13.350 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ước đạt 12.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được trên 3.600 tỷ đồng.
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%. tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn.
== Dân cư ==
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 người. Dân số nam đạt 833.700 người, trong khi đó nữ đạt 521.900 người. Nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 69,83 % dân số Vĩnh Long, hai nhóm tuổi còn lại là từ 0 đến 14 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt chiếm 9,09 % và 21,08 % dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 5,3 ‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 0,87 %
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 997.792 người, người khmer có 21.820 người, người hoa có 4.987 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo có 155.580 người, Phật giáo Hòa Hảo có 34.921 người, Công giáo có 34.005 người, đạo Cao Đài có 22.872 người, các tôn giáo khác như Tinh Lành có 6.641 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.842 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 327 người, Hồi giáo 56 người, Minh Sư Đạo có 22 người, Bửu sơn kỳ hương có 16 người, Hải Thần Thiên Giáo có 3 người, còn lại là đạo Bà la môn có 1 người.
== Văn hóa ==
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.
== Giao thông ==
Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.
== Y tế & Giáo dục ==
=== Y tế ===
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh Vĩnh Long có 116 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 9 bệnh viện, 101 trạm y tế phường xã và 6 phòng khám đa khoa khu vực. Năm 2008, tỉnh có 471 bác sĩ, 500 y tá, 623 y sĩ, 51 dược sĩ cao cấp, 192 dược sĩ trung cấp và 80 dược tá. Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, các huyện Mang Thít và Trà Ôn.
=== Giáo dục ===
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long có 362 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 22 trường, Trung học cơ sở có 92 trường, Tiểu học có 239 trường, trung học có 9 trường, bến cạnh đó còn có 124 trường mẫu giáo và 6 trường Đại học, Cao đẳng. Dưới đây là danh sch1 các trng Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long:
Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long
Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long
Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long
Đại học Cửu Long
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long
Đại học Xây dựng Miền Tây
Tỉ lệ người lớn biết chữ là 94,6%, cao hơn mức trung bình của khu vực và cả nước. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chủ Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Trang chủ Đài Truyền hình Vĩnh Long
Trang chủ Báo Vĩnh Long |
john williams.txt | John Towner Williams (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1932) là nhà soạn nhạc, nhạc công dương cầm và chỉ huy dàn nhạc người Mỹ. Trong sự nghiệp kéo dài 6 thập niên, Williams đã soạn nhiều trong những bản nhạc phim nổi tiếng nhất trong lịch sử, bao gồm Hàm cá mập, loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao, Siêu nhân, loạt phim Indiana Jones, E.T. the Extra-Terrestrial, Công viên kỷ Jura và 3 bộ phim đầu tiên trong loạt phim Harry Potter. Ông liên kết với đạo diễn Steven Spielberg từ năm 1974, soạn nhạc cho hầu hết các bộ phim của ông. Williams còn soạn khúc nhạc hiệu cho bốn kỳ Thế vận hội, NBC Sunday Night Football, bộ phim Những cuộc phiêu lưu của Tintin: Bí mật tàu Kỳ Lân (2011), loạt phim truyền hình Lost in Space và Land of the Giants, âm nhạc trong mùa đầu tiên của Gilligan's Island. Ông cũng tham gia nhiều buổi hòa nhạc và làm người chỉ huy chính của Dàn nhạc Boston Pops từ 1980 đến 1993.
Williams đoạt 5 giải Oscar, 4 giải Quả cầu vàng, 7 giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc và 22 giải Grammy. Với 50 đề cử cho giải Oscar, ông là người đề cử nhiều thứ 2 trong lịch sử, đứng sau Walt Disney. Năm 2005, Viện phim Mỹ xướng tên tác phẩm của William trong Chiến tranh giữa các vì sao (1977) là nhạc phim Mỹ vĩ đại nhất. Williams được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng của Hollywood Bowl vào năm 2000 và đoạt giải Kennedy Center Honors năm 2004. Williams trở thành nhà soạn nhạc đầu tiên trong lịch sử nhận giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ vào năm 2016. Williams xuất hiện trong phần âm nhạc của 8 trong số 20 bộ phim thành công nhất lịch sử phòng vé Mỹ.
== Tiểu sử ==
John Towner Williams sinh ngày 8 tháng 2 năm 1932 tại Floral Park, New York, là con trai trong gia đình nhà Esther (nhũ danh Towner) và Johnny Williams, một nhạc công bộ gõ jazz, trình diễn với Raymond Scott Quintet. Williams chia sẻ về gia đình mình, "Cha tôi là một người đàn ông xứ Maine–chúng tôi có họ hàng rất gần. Mẹ tôi đến từ Boston. Cha mẹ tôi điều hành một cửa hàng ở Bangor, Maine và bà nội tôi là một người sản xuất tủ. [...] Những người có nòi giống như thế không dễ trở nên lười biếng đâu."
Năm 1948, gia đình Williams chuyển đến Los Angeles, nơi John theo học trường Trung học North Hollywood, tốt nghiệp năm 1950. Ông sau đó đến Đại học California, Los Angeles (UCLA) và học riêng với nhà soạn nhạc người Ý Mario Castelnuovo-Tedesco. Williams ban đầu có theo học ở Đại học thành phố Los Angeles trong một học kỳ, nằm trong ban nhạc Studio Jazz của trường. Năm 1952, Williams được chọn vào Không quân Hoa Kỳ, nơi ông soạn nhạc và chỉ huy tại Dàn nhạc Không quân Hoa Kỳ.
Năm 1955, Williams chuyển đến Thành phố New York và theo học Trường Juilliard và học dương cầm với Rosina Lhévinne. Trong thời gian này, ông là một nhạc công jazz tại nhiều hộp đêm trong thành phố. Sau khi dời về Los Angeles, ông trở thành một nhạc công cùng với Henry Mancini. Ông hợp tác với Mancini trong nhạc phim của Peter Gunn, với sự góp mặt của cây guitar Bob Bain, tay bass Rolly Bundock và tay trống Jack Sperling, nhiều người trong số họ xuất hiện trong loạt phim Mr. Lucky. Nổi tiếng với cái tên "Johnny" trong những năm 1950 và 1960, Williams soạn nhạc cho nhiều chương trình truyền hình và là nhà soạn nhạc cho loạt album của ca sĩ Frankie Laine.
Williams có 2 người anh em, Donald và Jerry, là những nhạc công bộ gõ tại Los Angeles. Williams kết hôn với Barbara Ruick, một diễn viên và ca sĩ người Mỹ, vào năm 1956. Họ có 3 người con: Jennifer (sinh 1956), Mark Towner Williams (sinh 1958) và Joseph (sinh 1960), là ca sĩ chính của ban nhạc Toto. Họ vẫn kết hôn với nhau cho đến khi bà qua đời năm 1974. Năm 1980, Williams kết hôn với Samantha Winslow, một nhiếp ảnh gia.
== Sự nghiệp âm nhạc ==
=== Nhạc phim ===
Danh sách này có một số phim có nhạc do John Williams soạn. Những phim đoạt giải Oscar do nhạc của Williams được in đậm:
==== Thập niên 1950 ====
Daddy-O (1958)
==== Thập niên 1960 ====
Because They're Young (1960)
I Passed for White (1960)
The Secret Ways (1961)
Bachelor Flat (1962)
Diamond Head (1963)
Gidget Goes to Rome (1963)
The Killers (1964)
None but the Brave (1965)
The Rare Breed (1966)
John Goldfarb, Please Come Home! (1965)
Valley of the Dolls (1967) – được đề cử cho giải Oscar (có nhạc do André và Dory Previn soạn)
A Guide for the Married Man (1967)
Fitzwilly (1967)
The Reivers (1969) – được đề cử cho giải Oscar
Goodbye, Mr. Chips (1969) – được đề cử cho giải Oscar
==== Thập niên 1970 ====
Storia di una donna (1970) – phim ngoại quốc duy nhất có khúc nhạc chính do Williams soạn
Jane Eyre (1970)
Fiddler on the Roof (1971) – thắng giải Oscar
Images (1972) – được đề cử cho giải Oscar
The Poseidon Adventure (1972) – được đề cử cho giải Oscar
The Cowboys (1972)
Cinderella Liberty (1973) – được đề cử cho giải Oscar
The Long Goodbye (1973) – cũng soạn nhạc tựa
The Paper Chase (1973)
Tom Sawyer (1973) – được đề cử cho giải Oscar cùng với Robert B. Sherman và Richard M. Sherman
The Towering Inferno (1974) – được đề cử cho giải Oscar
The Sugarland Express (1974)
Hàm cá mập (1975) – thắng các giải Quả cầu vàng, Viện Phim và Nghệ thuật Truyền hình Anh (BAFTA), và Oscar
The Eiger Sanction (1975)
Family Plot (1976)
Midway (1976)
The Missouri Breaks (1976)
Black Sunday (1977)
Chiến tranh giữa các vì sao (1977) – thắng các giải Quả cầu vàng, BAFTA, và Oscar
Close Encounters of the Third Kind (1977) – được đề cử cho giải Oscar
The Fury (1978)
Superman (1978) – được đề cử cho giải Oscar và hai giải Grammy
1941(1979)
Dracula (1979)
==== Thập niên 1980 ====
Chiến tranh giữa các vì sao – Phần V: Đế chế chống trả (1980) – được đề cử cho giải Oscar và hai giải Grammy; thắng giải BAFTA
Raiders of the Lost Ark (1981) – được đề cử cho giải Oscar và hai giải Grammy
Monsignor (1982)
Yes, Giorgio (1982) – được đề cử cho giải Oscar
E.T. the Extra-Terrestrial (1982) – thắng các giải Quả cầu vàng, Oscar, và BAFTA
Chiến tranh giữa các vì sao – Phần VI: Người Jedi trở lại (1983) – được đề cử cho giải Oscar
Indiana Jones and the Temple of Doom (1984) – được đề cử cho giải Oscar
The River (1984) – được đề cử cho giải Oscar
SpaceCamp (1985)
Empire of the Sun (1987) – được đề cử cho giải Oscar; thắng giải BAFTA
The Witches of Eastwick (1987) – được đề cử cho giải Oscar
The Accidental Tourist (1988) – được đề cử cho giải Oscar
Born on the Fourth of July (1989) – được đề cử cho giải Oscar
Indiana Jones and the Last Crusade (1989) – được đề cử cho giải Oscar
==== Thập niên 1990 ====
Stanley & Iris (1990)
Presumed Innocent (1990)
Home Alone (1990) – được đề cử cho hai giải Oscar
Hook (1991) – được đề cử cho các giải Oscar và Grammy
JFK (1991) – được đề cử cho giải Oscar
Home Alone 2: Lost in New York (1992)
Far and Away (1992)
Công viên kỷ Jura (1993)
Bản danh sách của Schindler (1993) – thắng các giải Oscar, Grammy, và BAFTA
Nixon (1995) – được đề cử cho giải Oscar
Sabrina (1995) – được đề cử cho hai giải Oscar
Sleepers (1996) – được đề cử cho giải Oscar
Rosewood (1997)
The Lost World: Jurassic Park (1997)
Seven Years in Tibet (1997)
Amistad (1997) – được đề cử cho các giải Oscar và Grammy
Stepmom (1998)
Saving Private Ryan (1998) – được đề cử cho các giải Quả cầu vàng, Grammy, và Oscar
Chiến tranh giữa các vì sao – Phần I: Bóng ma đe dọa (1999) – được đề cử cho giải Grammy
Angela's Ashes (1999) – được đề cử cho các giải Grammy và Oscar
==== Thập niên 2000 ====
The Patriot (2000) – được đề cử cho giải Oscar
A.I.: Artificial Intelligence (2001) – được đề cử cho các giải Grammy và Oscar
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (2001) – được đề cử cho giải Oscar và hai giải Grammy
Catch Me If You Can (2002) – được đề cử cho giải Oscar
Chiến tranh giữa các vì sao – Phần II: Cuộc tấn công của người vô tính (2002)
Minority Report (2002)
Harry Potter và Phòng chứa Bí mật (2002) – được đề cử cho giải Grammy
Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban (2004) – được đề cử cho các giải Grammy và Oscar
The Terminal (2004)
Chiến tranh giữa các vì sao – Phần III: Người Sith báo thù (2005) – được đề cử cho hai giải Grammy
War of the Worlds (2005) – được đề cử cho giải Grammy
Hồi ức của một Geisha (2005) – thắng các giải Quả cầu vàng, BAFTA, và Grammy; được đề cử cho giải Oscar
Munich (2005) – được đề cử cho giải Oscar; thắng giải Grammy
Superman II: The Richard Donner Cut (2006)
Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull (2008)
==== Thập niên 2010 ====
Những cuộc phiêu lưu của Tintin: Bí mật tàu Kỳ Lân (2011) – được đề cử cho giải Oscar và giải Grammy
Licoln (2012) – được đề cử cho giải Oscar và giải Grammy
Chiến tranh giữa các vì sao: Thần lực thức tỉnh (2015) – được đề cử cho giải Oscar
=== Nhạc Thế vận hội ===
Williams đã soạn nhạc cho bốn kỳ Thế vận hội vào thời gian 26 năm nay:
"Olympic Fanfare and Theme" – Thế vận hội Mùa hè 1984, Los Angeles, California
Được soạn riêng biệt cho lễ khai mạc. Khi phát hành lại năm 1996, đoạn kèn trumpet mở đầu được thay bằng "Bugler's Dream", bản nhạc Thế vận hội trước do Leo Arnaud soạn. Bản thâu này được dùng làm bản nhạc chính của những chương trình Thế vận hội của NBC từ lúc đó.
"The Olympic Spirit" – Thế vận hội Mùa hè 1988, Seoul
Được ủy thác bởi NBC Sports cho những chương trình thể thao trên TV.
"Summon the Heroes" – Thế vận hội Mùa hè 1996, Atlanta, Georgia
Được soạn để kỷ niệm 100 năm của Thế vận hội hiện đại, và được chơi lần đầu tiên ngày 19 tháng 7 năm 1996. Khúc nhạc này sử dụng các khúc kèn đồng và kèn gỗ nhiều và kéo dài khoảng sáu phút. (Người thổi trumpet chính của dàn nhạc Boston Pops, Timothy Morrison, diễn đơn đoạn mở đầu trên album.) Nó được soạn cho nhiều loại ban nhạc, như là ban nhạc kèn gỗ. Khúc nhạc này được NBC sử dụng rất nhiều trong đoạn mở đầu và kết thúc đoạn quảng cáo trong những chương trình Thế vận hội.
"Call of the Champions" – Thế vận hội Mùa đông 2002, Thành phố Salt Lake, Utah
=== Khúc nhạc chính TV ===
Cho NBC:
NBC News – The Mission
NBC Nightly News
The Today Show
Meet The Press
NBC Sunday Night Football
Amazing Stories
Caravan of Courage: An Ewok Adventure (khúc nhạc của Wicket, được lập lại từ Người Jedi trở lại)
Land of the Giants
Lost in Space
The Time Tunnel
Jack & Bobby (trích dẫn từ khúc nhạc chính của The Patriot)
=== Concerto ===
"Concerto for Flute of Orchestra" (1969), chỉ được chơi năm 1981 bởi Dàn nhạc giao hưởng Saint Louis do Leonard Slatkin chỉ huy.
"Concerto for Violin and Orchestra" (1976, sửa 1998), cũng chỉ được chơi năm 1981 bởi Dàn nhạc giao hưởng Saint Louis.
"Concerto for Tuba and Orchestra" (1985), được chơi lần đầu tiên bởi Boston Pops để kỷ niệm 100 năm.
"Concerto for Clarinet and Orchestra" (1991).
"Concerto for Bassoon and Orchestra" ("The Five Sacred Trees") (1993).
"Concerto for Cello and Orchestra" (1994).
"Concerto for Trumpet and Orchestra" (1996).
"Elegy for Cello and Piano" (1997), về sau được soạn cho hồ cầm và dàn nhạc (2002). Dựa trên khúc nhạc trong Seven Years in Tibet.
"TreeSong, Concerto for Violin and Orchestra" (2000).
"Heartwood: Lyric Sketches for Cello and Orchestra" (2002).
"Concerto for Horn and Orchestra" (2003). Được chơi lần đầu tiên bởi Dàn nhạc giao hưởng Chicago tháng 11 năm 2003.
"Duo Concertante for Violin and Viola" (2007). Được chơi lần đầu tiên tại Tanglewood ở Lenox, Massachusetts vào tháng 8 năm 2007.
=== Nhạc hòa nhạc khác ===
"Prelude and Fugue" (1965), cho dàn nhạc. [1]
Bản nhạc giao hưởng #1 (1966), được chơi lần đầu tiên bởi Dàn nhạc giao hưởng Houston do André Previn chỉ huy năm 1968. Williams viết lại bản nhạc năm 1988; bản này được chơi bởi Dàn nhạc giao hưởng San Francisco trong thời gian Williams làm người chỉ huy tạm vào đầu thập niên 1990.
"Thomas and the King" (nhạc kịch, 1975), biểu diễn lần đầu tiên tại Luân Đôn và được thâu năm 1981 bởi các diễn viên đầu tiên. [2]
"Jubilee 350 Fanfare" (1980), được chơi lần đầu tiên bởi dàn nhạc Boston Pops do Williams chỉ huy. Bản nhạc kỷ niệm 350 năm của thành phố Boston, Massachusetts.
"Liberty Fanfare" (1986), được chơi lần đầu tiên ngày 4 tháng 7 năm 1986 bởi Dàn nhạc Boston Pops Esplanade. Được soạn cho 100 năm của Tượng Nữ thần Tự do (Liberty Weekend).
"A Hymn to New England" (1987).
"For New York" (biến tấu bản nhạc của Leonard Bernstein, 1988). Được soạn cho sinh nhật 70 tuổi của Leonard Bernstein.
"Celebrate Discovery" (1990), được soạn để kỷ niệm 500 năm sau Cristoforo Colombo tới châu Mỹ.
"Sound the Bells!" (1993).
"Song for World Peace" (1994).
"Variations on Happy Birthday" (1995).
"American Journey" (1999). Một số đoạn được chơi lần đầu tiên trong một phim của Steven Spielberg tại Lễ kỷ niệm Thiên niên kỷ ở Washington, D.C. ngày 31 tháng 12 năm 1999.
"Three Pieces for solo Cello" (2001).
"Soundings" (2003), được soạn để kỷ niệm Hội trường Hòa nhạc Walt Disney mở cửa.
"Star Spangled Banner" (2007), được soạn riêng cho trận 1 của World Series 2007 và được chơi bởi Dàn nhạc Boston Pops.
== Tham khảo ==
Chú thích
Thư mục
== Liên kết ngoài ==
John Williams tại Internet Movie Database
Music by John Williams |
tị nạn.txt | Tỵ nạn hay tị nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một chính quyền cai trị độc tài ở chốn cư ngụ. Người tỵ nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn (tránh nạn) đó.
== Lịch sử ==
Khái niệm tỵ nạn đã có từ thời cổ đại khi người chạy trốn có thể tìm đến nơi thần quyền như ở một ngôi đền để lánh nạn mà không bị bắt. Thời Trung cổ, ở châu Âu cũng ghi nhận có một số luật lệ quy định quyền lánh nạn ở chốn tôn nghiêm thờ phụng.
Trong sử Việt thì có chép việc vua Lý Huệ Tông sau khi nhường ngôi cho con là Công chúa Chiêu Thánh và rồi nhà Lý mất ngôi về tay nhà Trần thì cựu hoàng Huệ Tông vào tu ở chùa Chân Giáo để tránh sự phiền nhiễu chính trị. Tuy không bị bắt, Huệ Tông cũng bị Trần Thủ Độ làm áp lực tinh thần và phải treo cổ tự vẫn, hưởng dương 33 tuổi.
Qua nhiều thế kỷ, lịch sử từng ghi những đợt di dân để lánh nạn như vào năm 1685 ở Pháp có Sắc lệnh Fontainebleau (Édit de Fontainebleau) khi vua Louis XIV xuống chiếu cấm đạo Tin Lành khiến hàng trăm nghìn giáo dân Huguenot phải bỏ quê hương trốn sang các nước Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức, v.v. Ở Đông Âu thì có những đợt cấm đạo Do Thái làm hơn hai triệu dân đạo ở Nga phải bỏ chạy vào những thập niên cuối thế kỷ 19.
Tổ chức đầu tiên lập ra để đối phó với vấn đề tỵ nạn là Cao ủy Tỵ nạn của Hội Quốc Liên vào năm 1921. Cuộc nội chiến ở Nga ngay sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đã tạo ra khoảng một triệu rưởi dân Nga bỏ nước để tránh chính quyền Cộng sản. Năm 1923 thì Cao ủy lãnh thêm nhiệm vụ cứu trợ dân Armenia ở Tiểu Á trong cuộc thanh trừng diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ.
=== Chiến tranh thế giới thứ hai ===
Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu một bước rẽ với con số dân tỵ nạn lên cao và ảnh hưởng một vùng rộng lớn. Năm 1943 phe Đồng Minh cho thành lập Quyền vụ Cứu trợ và Phục hồi Liên quốc (United Nations Relief and Rehabilitation Administration, UNRAA) để giúp ổn định những khu vực mới được giải phóng khỏi vòng kiểm soát của phe Trục (đệ nhị thế chiến). Công tác này bao gồm việc định cư hơn bảy triệu dân sơ tán nay cần được hồi hương. Số khoảng một triệu người không muốn hồi hương thì cần trại tạm trú.
Hội nghị Potsdam năm 1945 cũng hoạch định lại biên giới ở Âu châu khiến 15 triệu dân Đức bỗng nhiên thuộc thẩm quyền của nhà chức trách mới của Ba Lan, Tiệp Khắc, và Hung Gia Lợi. Trong khi đó Hội nghị Yalta có ghi điều kiện buộc hồi hương hàng triệu dân Nga về Liên Xô.
=== Nam Á ===
Cũng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh tuyên bố giải thể thuộc địa Ấn Độ và chia xứ đó thành Ấn Độ và Hồi Quốc vì lý do tôn giáo. Hàng chục triệu người phải di cư: dân đạo Hồi bỏ sang Hồi Quốc và dân đạo Ấn tràn sang Ấn Độ, tổng cộng ước đoán là 10 đến 12 triệu (có thể lên đến 20 triệu) vượt biên giới năm 1947 để chọn xứ sở mới.
=== Chiến tranh Việt Nam ===
Sau khi Sài Gòn sụp đổ kết thúc nền cộng hòa tại Việt Nam, chính quyền cộng sản mới khi lên cầm quyền đã tiến hành thực hiện hàng loạt các chính sách sau thống nhất (mà sau này chính họ cũng xem đó là các chính sách sai lầm và ấu trĩ) như quốc hữu hóa tài sản tư, các cuộc đổi tiền ở miền nam Việt Nam, "ngăn sông cấm chợ", phân biệt xuất thân gia đình, hủy bỏ văn hóa miền nam, bắt ép người từng làm việc cho chế độ cũ đi cải tạo, hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp,... Những điều đó đã làm cho kinh tế của Việt Nam trở nên tụt hậu trầm trọng, đời sống của người dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, chế độ mới được nhiều người dân cho là thiếu tự do. Ngoài ra sau 1975 Việt Nam còn phải hứng chịu thêm hai cuộc chiến tranh gồm Chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ-me đỏ (1979-1989) và Chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc (1979) đã khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Vì vậy tổng kết từ cuối năm 1975 đến năm 1995 trải qua 20 năm đã có khoản hơn 839.000 người dân Việt đã rời bỏ Việt Nam chạy trốn cộng sản đến các trại tỵ nạn (chủ yếu bằng đường thủy và đường bộ), chưa kể số người đã thiệt mạng trên đường vượt biên. Cuộc tị nạn này được họ xác định với mục đích là tìm đường đến tự do. Cuộc di tản đầu tiên được thực hiện bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với chiến dịch Gió lốc nhằm di tản bằng trực thăng người Mỹ và người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Tiếp đến là hàng loạt người Việt Nam tự tìm cách vượt biên bằng đường thủy và đường bộ đến các trại tị nạn ở các nước châu Á khác như Singapore, Thái Lan, Philippines, Hongkong, Nam Hàn, Nhật Bản,... Tình hình tị nạn xảy ra tương tự với những người phi cộng sản ở Lào và Campuchia.
Cuộc tị nạn này được nhiều người trên thế giới biết đến với thuật ngữ "thuyền nhân" (Boat people).
== Hiện tình ==
Hàng năm vào ngày Tị nạn Thế giới, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR xuất bản một báo cáo hàng năm về số lượng người tị nạn và người tản cư trên toàn thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, xung đột và khủng bố. Theo báo cáo năm 2014, vào thời điểm cuối năm 2013 có hơn 51 triệu người đang chạy trốn hoặc bị trục xuất, trong đó có hơn 33 triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em di tản trong khu vực các quốc gia riêng của họ ("người tản cư nội địa"). Như vậy, số lượng người tị nạn đã đạt mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự gia tăng với hơn sáu triệu người so với năm trước chủ yếu là do cuộc chiến ở Syria. Tại châu Phi, số người tị nạn, di tản và bị trục xuất cũng tăng đáng kể, đặc biệt là ở Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Quốc gia đang thu nhận số người chạy trốn nhiều nhất là Pakistan, Iran và Li-băng.
== Xem thêm ==
Trại tị nạn
Thuyền nhân
UNHCR, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn
Ngày Tị nạn Thế giới
== Chú thích == |
khu kinh tế tự do.txt | Khu kinh tế tự do là tên gọi chung cho các khu kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
== Khái quát ==
Các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào khu kinh tế tự do gồm:
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (miễn giảm thuế, ít quy chế nhất có thể, chính sách linh hoạt về lao động)
cơ sở hạ tầng tiện lợi, điều kiện sống thật tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế này (dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi-giải trí đạt đẳng cấp quốc tế)
vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, gần thị trường tiêu dùng lớn)
cùng các hỗ trợ và ưu đãi khác.
Việc thành lập các khu kinh tế tự do còn nhằm mục tiêu kích thích phát triển kinh tế tại một số địa phương kém phát triển hơn của quốc gia.
== Các tên gọi ==
Trong khi khu kinh tế tự do là tên gọi phổ biến, thì một số nước có thể gọi theo cách khác. Chẳng hạn có thể gọi là khu kinh tế đặc biệt (hay đặc khu kinh tế), khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do. Có những khu kinh tế có thể không mang tên gọi chính thức như một trong các tên gọi trên, nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một khu kinh tế tự do.
Trong một khu kinh tế tự do có thể gồm nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu vực bảo thuế), khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v...
== Danh sách các khu kinh tế tự do ==
Sau đây là danh sach một số khu kinh tế tự do trên thế giới, xếp theo quốc gia.
=== Anh ===
London Docklands
=== Ấn Độ ===
Khu kinh tế đặc biệt Visakhapatnam
Khu kinh tế đặc biệt Kandla
Khu kinh tế đặc biệt Surat
Khu kinh tế đặc biệt Cochin
Khu kinh tế đặc biệt Indore
Khu kinh tế đặc biệt SEEPZ
Khu kinh tế đặc biệt Jaipur
Khu kinh tế đặc biệt Madras
Mahindra City, Chennai
Khu kinh tế đặc biệt Noida
=== Bắc Hàn ===
Đặc khu kinh tế Rason
=== Belarus ===
Khu kinh tế tự do Brest
=== Brasil ===
Zona Franca de Manaus
=== Bulgaria ===
Burgas
=== Chile ===
Iquique
=== Georgia ===
Poti, Samegrelo region
=== Hàn Quốc ===
Khu kinh tế tự do Incheon
Khu kinh tế tự do Busan-Jinhae
Khu kinh tế tự do Gwangyang
Khu kinh tế tự do Daegu
Khu kinh tế tự do Hoàng Hải
=== Iran ===
Kish
Khu tự do Aras
Khu tự do Anzali
Khu tự do Arvand
Khu tự do Chabahar
Khu tự do Gheshm
=== Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ===
Khu tự do Jebel Ali
Thành phố Internet Dubai
Thành phố Truyền thông Dubai
Làng Tri thức Dubai
Thành phố Y tế Dubai
Trung tâm Tài chính Quốc tế Dubai
DuBiotech
Khu Outsource Dubai
Khu Sản xuất và Truyền thông Quốc tế
Thành phố Studio Dubai
=== Malaysia ===
Khu tự do Port Klang
=== Nga ===
Nakhodka
Ingushetia
Yantar, Kaliningrad
=== Nhật Bản ===
Khu thương mại tự do đặc biệt Okinawa
=== Philippines ===
Khu cảng tự do vịnh Subic
Khu kinh tế đặc biệt Clark
=== Tây Ban Nha ===
Ibiza
=== Trung Quốc ===
Đặc khu kinh tế Thâm Quyến
Đặc khu kinh tế Sán Đầu
Đặc khu kinh tế Chu Hải
Đặc khu kinh tế Hạ Môn
Đặc khu kinh tế Hải Nam
Khu vực Phố Đông của Thượng Hải thực chất cũng là một khu kinh tế tự do, dù tên gọi của nó không phải như vậy và cũng không phải là đặc khu kinh tế.
=== Ukraina ===
Quarantine Pier of Odessa trade sea port, January 1, 2000, for 25 years
=== Việt Nam ===
Khu kinh tế Dung Quất
Khu kinh tế mở Chu Lai
Khu kinh tế Nghi Sơn
Đặc khu kinh tế Vân Đồn
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong (định hướng)
Đặc khu kinh tế Phú Quốc
== Tham khảo == |
sổ bộ địa danh lịch sử quốc gia hoa kỳ.txt | Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia (tiếng Anh: National Register of Historic Places hay viết tắc là NRHP) là danh sách chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ liệt kê các khu vực, địa danh, tòa nhà, công trình xây dựng, và hiện vật có giá trị đáng bảo tồn. Một tài sản được ghi vào sổ bộ quốc gia hay nằm trong Khu vực Đăng ký Lịch sử Quốc gia có thể hội đủ điều kiện được ưu đãi thuế cho toàn bộ giá trị chi tiêu được dùng vào mục đích bảo tồn tài sản này.
Việc thông qua Đạo luật Bảo tồn Lịch sử Quốc gia (National Historic Preservation Act of 1966) năm 1966 đã thiết lập ra sổ bộ quốc gia này và việc tiến hành đưa các tài sản vào sổ bộ. Trong khoảng 1 triệu tài sản nằm trong sổ bộ, có 80.000 được liệt kê riêng biệt. Phần còn lại là những tài sản phụ thuộc nằm trong các khu vực lịch sử. Mỗi năm có khoảng 30.000 tài sản được đưa vào sổ bộ quốc gia (có cả tài sản phụ thuộc từ các khu vực lịch sử và tài sản được liệt kê riêng biệt).
Phần lớn sổ bộ này đã và đang được Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, một cơ quan thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ quản lý. Mục đích của sổ bộ này là giúp các chủ nhân và nhóm lợi ích, ví dụ như Hội Ủy thác Bảo tồn Lịch sử Quốc gia, điều hợp, nhận dạng, và bảo vệ những nơi lịch sử tại Hoa Kỳ. Mặc dù những liệt kê trong sổ bộ quốc gia phần lớn mang tính biểu tượng nhưng việc công nhận chúng có giá trị sẽ tạo ra một số ưu đãi về tài chính cho các chủ nhân của những tài sản được liệt kê. Việc bảo vệ tài sản thì không được bảo đảm. Trong thời gian được đề nghị, tài sản sẽ được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn để được liệt kê vào sổ bộ. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này đã và đang là đề tài bị chỉ trích từ các giới khoa bảng lịch sử và bảo tồn cũng như công chúng và chính trị gia.
Đôi khi những nơi lịch sử nằm bên ngoài lãnh thổ quốc gia nhưng có liên quan đến Hoa Kỳ (Ví dụ như Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tangiers) cũng được liệt kê vào sổ bộ. Các tài sản được đề nghị liệt kê thuộc nhiều thể loại khác nhau trong đó có tài sản cá nhân, khu lịch sử, và nhóm tài sản có liên quan với nhau. Sổ bộ có năm thể loại tài sản như sau: khu, nơi (địa điểm), công trình xây dựng, tòa nhà và vật thể. Khu Sổ bộ Lịch sử Quốc gia (National Register Historic Districts) được định nghĩa là các khu vực địa lý có các tài sản có liên quan hay không liên quan. Một số tài sản được tự động đưa vào Sổ bộ Quốc gia khi chúng được Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Những tài sản này gồm có Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ (NHL), Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ (NHS), Công viên Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, Công viên Quân sự Quốc gia Hoa Kỳ/bãi chiến trường, Đài tưởng niệm Quốc gia Hoa Kỳ, và một số Tượng đài Quốc gia Hoa Kỳ.
== Lịch sử ==
Ngày 15 tháng 10 năm 1966, Đạo luật Bảo tồn Lịch sử cho ra đời Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia và Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Quốc gia (SHPO) tương xứng. Ban đầu, Sổ bộ này gồm có các Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ đã được lập ra trước khi Sổ bộ này được lập cũng như bất cứ những địa danh lịch sử khác trong Hệ thống Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Việc thông qua đạo luật, được tu chính vào năm 1980 và 1992, cho thấy lần đầu tiên Hoa Kỳ có một chính sách bảo tồn lịch sử một cách sâu rộng. Đạo luật năm 1966 bắt buột các cơ quan này làm việc cùng với Văn phòng Bảo tồn Lịch sử và một cơ quan liên bang độc lập là Hội đồng Tư vấn Bảo tồn Lịch sử Hoa Kỳ (ACHP) để đối phó với những hậu quả bất lợi do các hoạt động bảo tồn lịch sử của liên bang có thể gây ra.
Để quản lý Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia mới được lập, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đứng đầu bởi giám đốc George B. Hartzog, Jr. đã thiết lập ra một phân bộ hành chính có tên là Văn phòng Khảo cổ và Bảo tồn Lịch sử (OAHP). Hartzog charged OAHP with creating the National Register program mandated by the 1966 law. Ernest Connally was the Office's first director. Within OAHP new divisions were created to deal with the National Register. Phân bộ này quản lý một số các chương trình hiện có bao gồm Thị sát Địa danh Lịch sử và Thị sát Dinh thự Lịch sử Mỹ cũng như Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia mới lập ra và Quỹ Bảo tồn Lịch sử Hoa Kỳ.
Người trông coi Sổ bộ Địa danh Lịch sử đầu tiên là William J. Murtagh, một sử gia về kiến trúc. Trong những năm đầu tiên của Sổ bộ Địa danh vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, tổ chức thì lỏng lẻo và Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Quốc gia thì nhỏ, không đủ nhân viên làm việc, và luôn thiếu hụt tài chính. Tuy nhiên, quỹ vẫn được cung cấp cho Quỹ Bảo tồn Lịch sử để trợ giúp những chủ sở hữu các tài sản được liệt kê vào sổ bộ, đầu tiên là cho các nhà bảo tàng nhỏ và các tòa nhà, nhưng sau đó cũng dành cho các công trình xây dựng thương mại.
Vài năm sau đó vào năm 1979, các chương trình lịch sử của Cục Công viên Quốc gia, chi nhánh phụ thuộc của cả hệ thống Công viên Quốc gia Hoa Kỳ và Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia được chính thức phân chia thành hai "Ban Hỗ trợ". Ban Hỗ trợ Khảo cổ và Bảo tồn Lịch sử cũng như Ban Hỗ trợ Bảo tồn Công viên Lịch sử được thành lập. Từ 1978 đến 1981, cơ quan chính đặc trách Sổ bộ Địa danh là Cục giải trí và Bảo tồn Di sản Hoa Kỳ (HCRS) thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ.
Tháng 2 năm 1983, hai ban hỗ trợ nhập lại để tăng tính hữu hiệu và công nhận sự liên phụ thuộc của các chương trình. Jerry L. Rogers được chọn để điều hành ban hỗ trợ mới thành lập. Ông được diễn tả là một nhà quản lý tài năng.
Tuy không được diễn tả chi tiết trong đạo luật năm 1966 nhưng Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ dần dần trở nên cần thiết cho tiến trình liệt kê các tài sản vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia. Các tu chính án của đạo luật năm 1980 đã định nghĩa thêm những trách nhiệm của Văn phòng Bảo tồn Lịch sử Quốc gia đối với những gì có liên quan đến sổ bộ địa danh lịch sử. Một số tu chính án của Đạo luật Bảo tồn Lịch sử Quốc gia năm 1992 đã thêm một thể loại vào sổ bộ với tên gọi là Những tài sản Văn hóa Truyền thống: đó là những tài sản có liên quan đến những nhóm dân tộc bản thổ Mỹ và Hawaii.
Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ phát triển đáng kể từ khi được lập vào năm 1966. Năm 1986, các công dân và các nhóm đã đề cử 3.623 tài sản riêng biệt, các địa danh, và khu vực vào sổ bộ quốc gia, tổng cộng có khoảng 75.000 tài sản riêng biệt. Trong số hơn 1 triệu tài sản trên sổ bộ, có 80.000 được liệt kê riêng biệt. Những tài sản khác được liệt kê như những tài sản có liên quan nằm trong các khu vực lịch sử.
== Ưu đãi cho chủ tài sản ==
Các tài sản sẽ không được bảo vệ với bất cứ hình thức nghiêm ngặc nào khi được liệt kê vào sổ bộ của liên bang. Các tiểu bang và các cơ quan đặc trách địa phương có thể hay không chọn cách bảo vệ những địa danh lịch sử được liệt kê. Việc bảo vệ gián tiếp là có thể thực hiện bởi tiểu bang và những quy định của địa phương về việc phát triển các tài sản được ghi vào sổ bộ quốc gia và bởi các ưu đãi thuế.
Cho đến năm 1976, các ưu đãi thuế liên bang dành cho các tòa nhà nằm trong sổ bộ quốc gia là gần như không có. Trước năm 1976 mã thuế liên bang ưu tiên dành cho các công trình xây dựng mới hơn là dành cho việc sử dụng lại những cái củ, đôi khi là những công trình xây dựng có giá trị lịch sử. Năm 1976, mã thuế được thay đổi để cung cấp ưu đãi thuế nhằm khuyến khích việc bảo tồn những tài sản lịch sử đang được sử dụng để sinh lợi tức. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ được trao trách nhiệm bảo đảm rằng chỉ những trùng tu nào bảo tồn được nét lịch sử của một tòa nhà thì mới được ưu đãi thuế liên bang. Một công trình trùng tu hội đủ tiêu chuẩn là một công trình mà Cục Công viên Quốc gia nhận thấy nó phù hợp với những tiêu chuẩn trùng tu được Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ ấn định. Các tài sản và địa danh được liệt kê trong sổ bộ cũng như những gì nằm bên trong hay những gì đóng vai trò làm nổi bật những khu danh lam lịch sử quốc gia đều hội đủ tiêu chuẩn để nhận được sử ưu đãi về thuế liên bang.
Những chủ nhân của các tài sản sinh lợi nhuận được liệt kê riêng biệt trong sổ bộ quốc gia hay từ những tài sản phụ thuộc nằm trong các khu lịch sử quốc gia có thể đủ tiêu chuẩn được trừ 20% thuế đầu tư cho việc trùng tu công trình xây dựng lịch sử. Trùng tu có thể là cho mục đích làm nơi cư ngụ, công nghiệp, thương mại hay cho thuê. Chương trình ưu đãi thuế được điều hành bởi Chương trình Ưu đãi Thuế cho việc Bảo tồn Lịch sử Liên bang. Chương trình này được liên kết điều hành bởi Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, các văn phòng bảo tồn lịch sử của các tiểu bang, và Cục Thuế vụ Hoa Kỳ. Ngoài việc trừ 20% tiền thuế, chương trình ưu đãi thuế còn trừ 10% tiền thuế cho các chủ nhân để trùng tu các tòa nhà mà không phải làm nơi cư ngụ, và chúng phải được xây cất trước năm 1936.
Một số chủ nhân tài sản có thể hội đủ điều kiện để được tiền quỹ trợ giúp, ví dụ như tiền trợ giúp có tên "Save America's Treasures" được áp dụng đặc biệt cho các tài sản được liệt kê trong sổ bộ quốc gia và được công nhận là Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ.
== Tiến trình đề cử vào sổ bộ ==
Bất cứ cá nhân nào cũng có thể đề cử một tài sản nào đó vào sổ bộ quốc gia mặc dù các sử gia và những nhà tư vấn bảo tồn lịch sử thường hay được yêu cầu làm công việc này. Việc đề cử cần có một mẫu đơn đề cử chuẩn và phải có những thông tin cơ bản về hình dáng thể chất của tài sản đó và kiểu nổi bật gì của tòa nhà hay công trình xây dựng, vật thể, địa điểm hay khu vực. Văn phòng Bảo tồn Lịch sử là nơi nhận đề cử và sẽ phản hồi lại cá nhân hay nhóm. Sau khi tiến hành xem xét sơ khởi, Văn phòng Bảo tồn sẽ gởi từng đề cử đến ủy ban duyệt xét lịch sử của tiểu bang. Tại đây, Ủy ban sẽ đề nghị với Văn phòng Bảo tồn Lịch sử là có nên gởi đề cử đó đến người giữ Sổ bộ Quốc gia hay không. Đối với bất cứ tài sản nào không phải của liên bang làm chủ, chỉ có Văn phòng Bảo tồn Lịch sử mới có quyền chính thức đề cử một tài sản vào Sổ bộ Quốc gia. Sau khi đề cử được đề nghị được liệt kê trong Sổ bộ Quốc gia bởi Văn phòng Bảo tồn Lịch sử, đề cử đó sẽ được gởi đến Cục Công viên Quốc gia để được xét duyệt chấp thuận hay từ chối. Nếu được chấp thuận thì tài sản đó được chính thức liệt kê vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia. Chủ nhân của tài sản sẽ được thông báo về việc đề cử trong thời gian Văn phòng Bảo tồn Lịch sử và ủy ban duyệt xét lịch sử tiểu bang xem xé. Nếu một chủ nhân phản đối việc đề cử một tài sản tư nhân hay đa số chủ nhân trong trường hợp một khu lịch sử thì tài sản này không thể được liệt kê vào Sổ bộ.
=== Tiêu chuẩn ===
Để một tài sản được liệt kê vào Sổ bộ, tài sản này phải hội đủ ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn chính của Sổ bộ. Thông tin về kiểu kiến trúc liên quan với nhiều khía cạnh khác nhau của lịch sử xã hội và thương mại, và chủ nhân của nó là tất cả những phần không thể thiếu khi đề cử. Mỗi đề cử phải gồm có một đoạn dẫn chuyện cung cấp đầy đủ chí tiết về thể chất của tài sản và phải cho biết lý do tại sao nó có giá trị lịch sử đối với địa phương, tiểu bang hay quốc gia. Bốn tiêu chuẩn đó là.
Tiêu chuẩn A, "Sự kiện", tài sản phải góp một phần chính yếu đối với lịch sử Mỹ.
Tiêu chuẩn B, "Nhân vật", có liên quan đến những con người nổi bật trong qua khứ của Mỹ.
Tiêu chuẩn C, "Thiết kế/Xây dựng", liên quan đến những nét độc đáo của tòa nhà hay công trình xây dựng vì kiểu kiến trúc hay kiểu xây dựng của nó bao gồm giá trị nghệ thuật vĩ đại hay là một công trình của một bật thầy.
Tiêu chuẩn D, "Tiềm năng thông tin", được đáp ứng nếu tài sản này bộc lộ được thông tin quan trọng về tiền sử hay lịch sử.
Tiêu chuẩn được áp dụng khác nhau đối với các loại tài sản khác nhau; Ví dụ tài sản biển có các chuẩn mực hướng dẫn áp dụng khác nhau so với những tòa nhà.
== Tham khảo ==
Ghi chú
Thư mục
Wiley, John. "National Register of Historic Places," National Park Service, (1994), ISBN 0-471-14403-7
"National Register Information System"Bản mẫu:NRIS dead link, National Register of Historic Places, National Park Service. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
Shrimpton, Rebecca H., ed. "How to Apply the National Register Criteria for Evaluation," National Park Service, (1997) National Register Bulletin No. 15, Washington, DC: Government Printing Office. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
Title 36, U.S. Code of Federal Regulations, specifically Part 60, National Archives and Records Administration. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2007.
== Liên kết ngoài ==
National Register of Historic Places
National Historic Landmarks Program
Travel itineraries, National Park Service
Teaching with Historic Place(TwHP), National Park Service
Weekly updates
Nomination forms
Advisory Council on Historic Preservation
Working with Section 106, Advisory Council on Historic Preservation
An Overview of Federal Historic Preservation Law, 1966-1996
GeoReader Android App for Historic Places |
1707 ở anh.txt | Các sự kiện xảy ra vào năm 1707 ở Vương quốc Anh, được thành lập trong năm này theo Đạo luật Liên minh 1707.
== Đương kim ==
Nữ hoàng - Anne của Anh
== Sự kiện ==
1 tháng 1- Vương quốc Anh là kết quả của Đạo luật Liên minh với sự hợp nhất của Vương quốc England và Scotland thành một vương quốc duy nhất, và hợp nhất nghị viện của England với Scotland thành nghị viện Vương quốc Anh.
22 tháng 10- 4 tàu thuộc Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm HMS Association, bị mắc cạn gần quần đảo Scilly vì lỗi định hướng — Đô đốc Cloudesley Shovell và hàng ngàn thuỷ thủ chết đuối.
23 tháng 10 - Buổi họp đầu tiên của Nghị viện Vương quốc Anh ở London.
5 tháng 12 - Cuộc họp đầu tiên của Hiệp hội Khảo cổ, diễn ra ở Bear Tavern trên đường Strand, London.
=== Không rõ ngày ===
Khánh thành cửa hàng bách hóa Fortnum & Mason ở London.
== Sách ==
Vô danh, Memoirs of the Court of England (dịch)
Vô danh, The History of the Earl of Warwick; Sirnam'd the King-maker (dịch)
Richard Baxter, The Poetical Works of the Late Richard Baxter
Thomas Brown, The Works of Mr Thomas Brown
Anthony Collins, Essay Concerning the Use of Reason
Thomas D'Urfey, Stories, Moral and Comical
Laurence Echard, The History of England tập 1
Edward Lhuyd, Archaeologia Britannica: an Account of the Languages, Histories and Customs of Great Britain, from Travels through Wales, Cornwall, Bas-Bretagne, Ireland and Scotland, tập 1, Glossography
Delarivière Manley, The Lady's Pacquet of Letters (tiểu thuyết)
Isaac Newton, Arithmetica Universalis
John Oldmixon, The Muses Mercury; or, The Monthly Miscellany, phát hành định kỳ hằng tháng từ tháng 1 năm này đến tháng 1 1708
A. Phillipick Schiner, Oration to Incite the English Against the French (dịch bởi John Toland)
Jonathan Swift, A Critical Essay upon the Faculties of the Mind
Matthew Tindal, A Defence of the Rights of the Christian Church
Catherine Trotter, A Discourse Concerning a Guide in Controversies
Isaac Watts, Hymns and Spiritual Songs (thường xuyên được tái bản sau đó)
John Wilmot, Earl of Rochester, The Miscellaneous Works of the Late Earls of Rochester and Roscommon
== Thơ ca ==
Samuel Cobb, Poems on Several Occasions
Nahum Tate, The Triumph of Union
Isaac Watts, Hymns and Spiritual Songs; bao gồm "O God, Our Help in Ages Past"
John Wilmot, Bá tước Rochester, The Miscellaneous Works of the Right Honourable the Late Earls of Rochester And Roscommon. With The Memoirs of the Life and Character of the late Earl of Rochester, in a Letter to the Dutchess of Mazarine. By Mons. St. Evremont, London: In và bán bởi B. Bragge; in lần thứ hai trong cùng năm ở London: In bởi Edmund Curll (in lần thứ ba năm 1709)
== Kịch ==
Joseph Addison, Rosamund (opera)
Susanna Centlivre, The Platonick Lady
Colley Cibber, The Lady's Last Stake- The Double Gallant
George Farquhar, The Beaux' Stratagem
Peter Anthony Motteux, Thomyris, Queen of Scythia (opera)
Nicholas Rowe, The Royal Convert
Nahum Tate, Injur'd Love, phỏng theo The White Devil của Webster
== Sinh ==
1 tháng 2 - Frederick, Prince of Wales (mất 1751)
23 tháng 3- Henry Scudamore, Công tước Beaufort đệ tam (mất 1745)
10 tháng 4- John Pringle, thầy thuốc (mất 1782)
22 tháng 4- Henry Fielding, tiểu thuyết gia và kịch gia (mất 1754)
24 tháng 8- Selina Hastings, lãnh đạo hội Giám lý (mất 1791)
5 tháng 9 - Tướng John Forbes (mất 1759)
18 tháng 10- Charles Wesley, lãnh đạo hội Giám lý, em của John Wesley (mất 1788)
William Hoare, hoạ sĩ người Anh, được chú ý vì màu phấn của ông (d. 1792)
== Mất ==
8 tháng 1 – John Dalrymple, Bá tước Stair đệ nhất, chính trị gia Scotland (sinh 1648)
20 tháng 1 – Humphrey Hody, nhà thần học England (sinh 1659)
17 tháng 6 – Antonio Verrio, hoạ sĩ (sinh 1639, Italy)
23 tháng 6 – John Mill, nhà thần học England (sinh khoảng 1645)
18 tháng 8 – William Cavendish, Công tước Devonshire đệ nhất, quân nhân và chính khác England (sinh 1640)
15 tháng 9 – George Stepney, nhà thơ và nhà ngoại giao England (sinh 1663)
23 tháng 9 – John Tutchin, nhà báo, nhà thơ (sinh khoảng 1661)
22 tháng 10 – Cloudesley Shovell, đô đốc England (sinh 1650)
1 tháng 12 – Jeremiah Clarke, nhà soạn nhạc England (sinh 1674)
== Tham khảo ==
== Xem thêm == |
samsung galaxy a9.txt | Samsung Galaxy A9 (2016) là dòng điện thoại thông minh do Samsung Electronics sản xuất. Nó được giới thiệu vào ngày 2 tháng 12 năm 2015, cùng với những dòng điện thoại khác là Samsung Galaxy A3 (2016), Samsung Galaxy A5 (2016) và Samsung Galaxy A7 (2016).
The Samsung Galaxy A9 (2016) chạy hệ điều hành Android 5.1.1 Lollipop, có thể nâng cấp lên hệ điều hành Android 6.0.1 Marshmallow.
== Chú thích == |
phủ lý.txt | Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giang và sông Nhuệ.
== Điều kiện tự nhiên ==
=== Địa lý ===
Thành phố Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, Phủ Lý cách Hà Nội 60 km về phía Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc. Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện về giao thông thủy bộ.
Diện tích thành phố là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên
Địa giới Thành phố tiếp giáp:
Đông giáp huyện Bình Lục.
Tây giáp huyện Kim Bảng.
Nam giáp huyện Thanh Liêm.
Bắc giáp huyện Duy Tiên.
=== Khí hậu ===
Phủ Lý nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi nên địa hình của Thành phố chia làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm - 2000 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
=== Diện tích tự nhiên ===
Thành phố Phủ Lý có 8.787,30 ha diện tích tự nhiên.
=== Dân số ===
Dân số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là: 0,8%.
Trên địa bàn Thành phố Phủ Lý có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
== Hành chính ==
Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính gồm:
Phường Châu Sơn
Phường Hai Bà Trưng
Phường Lam Hạ
Phường Lê Hồng Phong
Phường Liêm Chính
Phường Lương Khánh Thiện
Phường Minh Khai
Phường Quang Trung
Phường Thanh Châu
Phường Thanh Tuyền
Phường Trần Hưng Đạo
Xã Đinh Xá
Xã Kim Bình
Xã Liêm Chung
Xã Liêm Tiết
Xã Liêm Tuyền
Xã Phù Vân
Xã Tiên Hải
Xã Tiên Hiệp
Xã Tiên Tân
Xã Trịnh Xá.
Tổng dân số thực tế thường trú 136.654 người.
Các đường phố chính: Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn, Lê Lợi, Biên Hòa, Trường Chinh, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Lê Công Thanh, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Quy Lưu, Châu Cầu, Phạm Tất Đắc, Hàng Chuối, Kim Đồng, Hồ Xuân Hương, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Trần Tử Bình, Tân Khai...
== Điểm đến văn hóa ==
=== Chùa Bầu (Thiên Bảo Tự) ===
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn.
Với diện tích 4000 m2. Với khung cảnh thiên nhiên hài hoà trước mặt chùa là một hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mĩ quan đẹp và tô điểm thêm sự tĩnh lặng cho chùa. Theo thuyết âm dương ngũ hành. Trước một ngôi chùa nào thường phải có một hồ nước vì theo truyền thuyết. chùa thì tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm. Dương và âm tạo nên thế cân bằng hài hoà trong trời đất và theo thuyết phong thuỷ thì chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thành kính. Hồ nước trước chùa như muốn nhắc nhở con người ta đến nơi này cần phải rửa sạch tay chân cho hết bụi trần để thành tâm vào bái lễ. Như vậy nét văn hoá tâm linh nơi đây không khác xa so với những ngôi chùa khác.
Điểm mới ở đây là ngôi chùa này mới được trùng tu và tôn tạo lại trên diện tích 4000 m2 của chùa Bầu cũ với thời gian xây dựng trong vòng 3 năm, với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với kiến trúc mới của thời đại và cũng là sự kết hợp giữa đạo pháp dân tộc và thời đại. Theo tài liệu cũ, chùa Bầu đã có trên 1000 năm tuổi nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu và chợ Bầu ngày nay. Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xưa) và thành phố Phủ Lý – Hà Nam (ngày nay) Với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với kiến trúc mới của thời đại. Chùa Bầu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) với 28 đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua Khải Định và là nơi lưu giữ một quả chuông với kích thước 0,95m, đường kính 0,57m được đúc vào mùa xuân năm thứ 3 Hoàng triều Minh Mệnh (1822) và một tấm bia đá xanh cao 1,25, rộng 0,8m.
Cùng với các nhà thờ, chùa chiền trên địa bàn thành phố, chùa Bầu là một ngôi chùa có rất nhiều nét kiến trúc cũng như trang trí nội thất mang phong cách truyền thống và hiện đại. Điều đó càng chứng tỏ rằng, mặc dù các hạng mục kiến trúc ở Hà Nam không có khác biệt lớn về phong cách so với kiến trúc cùng loại ở các vùng dân cư khác, nhưng vẫn có thể nhận ra những nét rất riêng của chùa Bầu ở các công trình kiến trúc này.
Trước hết, các kiến trúc này đều chiếm lĩnh những khoảng không gian rộng rãi, cảnh quan khoáng đãng và tọa lạc gần công viên Nguyễn Khuyến, chứ không chen chúc nhau trong những khoảng không gian chật hẹp ở các vùng đô thị, và luôn tạo cảm giác thanh tịnh và yên tĩnh nơi thành phố ồn ào.
=== Nhà hát Chèo Hà Nam ===
Nhà hát Chèo Hà Nam là đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo của tỉnh Hà Nam. Nhà hát Chèo Hà Nam đóng tại đường Lý Thái Tổ - Phường Lê Hồng Phong - thành phố Phủ Lý được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn nghệ thuật chèo Hà Nam. Đây là một nhà hát Chèo của chiếng Chèo xứ Sơn Nam.
Vùng đất Hà Nam nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Hà Nam theo cách nói của cố giáo sư Trần Quốc Vượng là một địa phương nằm trong vùng “ tứ giác nước” đồng bằng châu thổ sông Hồng - một trong những cái nôi lớn nhất của nghệ thuật chèo Việt Nam.
Hà Nam là tỉnh tiên phong trong việc lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật hát Chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Đây là chủ trương được cụ thể trong theo Quyết định này Quy hoạch phát triển văn hoá, thể dục thể thao tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tiền thân của nhà hát Chèo Hà Nam là Đoàn chèo Hà Nam được thành lập từ 1958. Mười năm sau, 1968 được sát nhập với Đoàn chèo Nam Định thành Đoàn chèo Nam Hà, rồi Đoàn chèo Hà Nam Ninh. Tuy nhiên, hành trình đổi mới của Đoàn chèo Hà Nam được đánh dấu bằng sự kiện tỉnh Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ba tháng sau, tức tháng 4 năm 1997, Đoàn chèo Hà Nam có quyết định tái thành lập. Khi đó toàn đoàn chỉ có 12 người trên đủ các lĩnh vực cải lương, ca múa, kịch nói, chèo, được tập hợp và với một cơ sở vật chất quá nghèo nàn… Nòng cốt của đoàn khi mới tái lập chỉ có ba người đã từng là diễn viên chèo: Lương Duyên, Huy Toàn, Tuyết Lan. Các diễn viên khác chỉ hoặc là biết diễn kịch, hoặc là hát mới, hoặc là biết ca cải lương và chưa từng biết hát chèo, diễn chèo.
Những năm gần đây, đoàn đã có một trụ sở làm việc khá khang trang gồm 2 tầng, tầng 1 là trụ sở làm việc, tầng 2 là sàn tập của diễn viên, nhạc công đồng thời cũng là nơi biểu diễn chiếu chèo Hà Nam. Năm 2010, đội ngũ của đoàn cũng mới chỉ có 27 biên chế, 7 hợp đồng và một lớp học sinh trung cấp gồm 20 em.
== Lịch sử ==
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ Trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân huyện Duy Tiên phủ Lý Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc Tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, Trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính Tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) Tỉnh Hà Nam được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Phủ Lý đã kiên cường bám trụ, đánh địch trên tất cả các mặt trận, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt nhiều quân địch và đến ngày 3 tháng 7 năm 1954, Phủ Lý sạch bóng quân Pháp xâm lược, thị xã được hoàn toàn giải phóng.
Với những thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu, ngày 29 tháng 1 năm 1966, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Phủ Lý đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Giai đoạn (1965-1996) tỉnh Nam Định sát nhập với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà sau đó sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, khi đó Phủ Lý là một thị xã trực thuộc tỉnh. Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Kim Bảng hợp nhất với huyện Thanh Liêm cùng với thị xã Hà Nam thành huyện Kim Thanh là thị trấn thuộc huyện Kim Thanh. Ngày 9 tháng 4 năm 1981, thị xã Hà Nam được tái lập, gồm 4 phường: Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Trần Hưng Đạo. Ngày 17 tháng 12 năm 1982, sáp nhập 2 xã Thanh Châu và Liêm Chính thuộc huyện Thanh Liêm vào thị xã Hà Nam. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, tỉnh Hà Nam được tái lập. Thị xã Phủ Lý (đổi tên từ thị xã Hà Nam cũ) được xác định là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.
Qua 10 năm đầu tư xây dựng sau khi tái lập Tỉnh được Tỉnh ủy - HĐND – ủy ban nhân dân Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thị xã Phủ Lý đã từng bước phát triển.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, thị xã Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 2 xã Phù Vân và Châu Sơn thuộc huyện Kim Bảng, xã Liêm Trung thuộc huyện Thanh Liêm và xã Lam Hạ thuộc huyện Duy Tiên, cũng từ đó thành lập 2 phường Lê Hồng Phong (từ một phần xã Châu Sơn) và Quang Trung (từ một phần xã Lam Hạ).
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại 3 và trở thành thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Hà Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 2008 theo nghị định 72/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một thành phố trẻ đã chịu sự tàn khốc của chiến tranh.
Ngày 23 tháng 7 năm 2013, thành phố Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập cả diện tích và nhân khẩu của 3 xã: Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải thuộc huyện Duy Tiên, 2 xã Đinh Xá, Trình Xá thuộc huyện Bình Lục, 2 xã: Liêm Tuyền, Liêm Tiết; 458,31 ha diện tích và toàn bộ 7.478 nhân khẩu của xã Thanh Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm và 628,53 ha diện tích và toàn bộ 5.945 nhân khẩu của xã Kim Bình; 462,37 ha diện tích và 5.163 nhân khẩu của xã Thanh Sơn thuộc huyện Kim Bảng; cũng từ đó chuyển 5 xã: Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền (sau khi điều chỉnh về thành phố Phủ Lý quản lý) thành các phường có tên tương ứng.
== Cơ sở hạ tầng ==
Cơ sở hạ tầng của Thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng.
Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng số 122 dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 2.046,8 tỷ đồng. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Nam Lê Chân (diện tích 68,7ha, quy mô dân số 8000 người); Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000 người); Khu đô thị Đông sông Đáy (từ cầu Phú Hồng đến cầu Đọ Xá, diện tích 75 ha); Khu đô thị Liêm Chung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha; Khu đô thị Bắc Thanh Châu (diện tích 19,8ha, quy mô dân số 3.500 người); Khu đô thị Liêm Chính (diện tích 89,7 ha); Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam Hạ, diện tích 652 ha; Khu đô thị Quang Trung – Lam Hạ diện tích 252 ha.
Một số dự án lớn góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như: Dự án sân vận động trung tâm, Hành lang Quốc lộ 1A và Đông, Tây sông Đáy, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án nâng cấp hè đường, điện chiếu sáng và cây xanh trong khu đô thị cũ, dự án kè hồ Chùa Bầu, dự án cải tạo hệ thống cáp quang, cải tạo hệ thống lưới điện....đã và đang được thực hiện theo quy hoạch đầu tư, làm chuyển biến bộ mặt đô thị, khang trang hiện đại hơn, trật tự đô thị có những bước chuyển biến tích cực.
== Tài nguyên thiên nhiên ==
Tài nguyên đất:
Thành phố Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển sang mục đích xây dựng, Phủ Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm ha đất xây dựng ở các xã Phù Vân, Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường quốc lộ 1A, đường 21... Đây là nguồn lực rất quan trọng để Phủ Lý đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp của Phủ Lý tuy không nhiều, nhưng có chất lượng tốt và còn nhiều khả năng thâm canh tăng vụ, tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tài nguyên nước:
Nằm ở ngã ba sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang và có nhiều ao, hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do lưu lượng dòng chảy dao động lớn nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Phủ Lý nằm ở hạ lưu nên nguồn nước có nguy cơ dễ bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ở thượng nguồn Hà Nội, Hà Đông,.... Tài nguyên nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao nên việc khai thác sử dụng bị hạn chế.
Tài nguyên khoáng sản:
Do nằm liền kề khu vực có nguồn vật liệu xây dựng lớn như đá vôi, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm); đá xây dựng Kiện Khê (Thanh Liêm); đất sét sản để xuất xi măng và đất sét để sản xuất gạch ngói Khả Phong, Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác... nên Phủ Lý có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế này để phát triển đa dạng các ngành nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.
== Kinh tế ==
Về công nghiệp, thành phố có 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Về thương mại - dịch vụ - du lịch, Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Cho tới năm 2010, thành phố có nhiều dự án làm thay đổi đáng kể bộ mặt thành phố, trong đó có dự án khu thương mại dịch vụ một bên là bờ sông Đáy một bên là Quốc lộ 1A. Khu thương mai dịch vụ này với nhiều tòa nhà cao tầng hiện đại (cao nhất là dự án chung cư và văn phòng cho thuê 25 tầng). Khu thương mại này là một điểm nhấn về tính hội nhập và hiện đại của thành phố.
== Giao thông ==
Toàn thành phố có 119,7 km đường giao thông, trong đó 83,5% được kiên cố bê tông hoặc trải nhựa, toàn Thành phố không còn đường đất. Khu vực nội thị có 31 tuyến đường trục chính, các trục đường chính đô thị dài 70,1 km. Đặc biệt Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt sông Châu nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị, các khu công nghiệp với quốc lộ 1A, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đường Quốc lộ qua:
quốc lộ 1A đi Hà Nội hoặc Ninh Bình, đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa.
Quốc lộ 21B xuôi đi Nam Định với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ.
Quốc lộ 21A đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô.
Quốc lộ 21B ngược lên các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2 làn xe ô tô.
Đường Quốc lộ đang thi công:
Quốc lộ 1 mới với 6 làn xe ôtô phía đông thành phố.
Đường Quốc lộ dự kiến:
Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe ở phía đông thành phố.
Đường nối Quốc lộ 1A mới với Quốc lộ 5, dự kiến 6 làn xe, tại phía đông thành phố.
Đường nối từ chùa Bái Đính qua tỉnh lộ 477B đi thị trấn Ba Sao, chùa Hương tới đại lộ Thăng Long.
Đường nội đô thuận tiện với nhiều đường lớn (đường nhựa từ 2 tới 4 làn xe ôtô) kết nối tới tất cả các thị trấn của tỉnh Hà Nam.
đường sắt Bắc-Nam và dự án đường sắt cao tốc qua phía đông thành phố. Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, đang cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua cống Liên Mạc và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện. Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án. Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100Km.
== Giáo dục, Y tế ==
Phủ Lý có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến thpt, THCN, Cao đẳng, Đại học được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (cơ sở Hà Nam)
Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam
Trường Cao đẳng y tế Hà Nam
Trường Cao đẳng Phát thanh - truyền hình TW1.
Trường Cao đẳng Thủy Lợi Bắc Bộ
Trường Cao đẳng dạy nghề Hà Nam
Trường Đại học Thương mại (cơ sở Hà Nam)
Trường THPT Chuyên Biên Hòa
Trường THPT A Phủ Lý
Trường THPT B Phủ Lý
Trường THPT C Phủ Lý
Trên địa bàn thành phố có các bệnh viện:
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Phong- Da liễu, BV Đa khoa Thành phố, Bệnh viện Mắt. Trung tâm y tế dự phòng.
Các khu vui chơi, tập luyện TDTT, sinh hoạt văn hóa cũng được quan tâm trong quy hoạch và triển khai thực hiện. Thành phố có sân vận động, nhà thi đấu TDTT, nhà văn hóa thiếu nhi, có rạp chiếu phim, thư viện, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa TDTT phường, xã và các tổ dân phố, thôn.
== Định hướng phát triển ==
Với mục tiêu là khai thác mọi tiềm năng thế mạnh để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững mức tăng trưởng năm 2009 đạt 119,90%, trong đó Thương mại dịch vụ đạt 119,51%, Công nghiệp- Xây dựng đạt 122,01%, Nông nghiệp đạt 99,09%, định hướng trở thành đô thị loại 2 trước năm 2018.
Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay thành phố có gần 500 doanh nghiệp và một số cụm công nghiệp bắc Thanh Châu, cum công nghiệp – TTCN Nam Châu Sơn và khu công nghiệp Châu Sơn. Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng mạnh, bình quân 22,9%/năm.
Khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế của địa phương, kết hợp với thu hút mạnh các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là "khâu đột phá quan trọng" để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có ưu thế và các ngành có công nghệ cao, thu hút nhiều lao động. Phát triển và phân bố hợp lý các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 2 cụm công nghiệp bắc Thanh Châu và Châu Sơn. Khôi phục và phát.triển các ngành nghề truyền thống, các làng nghề, phố nghề ở nội và ngoại thành, nhất là các nghề có khả năng xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với phát triển kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hóa trong khu vực. Từng bước xây dựng một cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện và lợi thế của thành phố, trong đó dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng là ngành chủ đạo, tiếp đến là sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí sửa chữa, chế biển thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp,...
Nền sản xuất nông nghiệp ở Phủ Lý theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường và đã hình thành các vùng chuyên canh trồng rau sạch, hoa tươi, cây ăn quả, chăn nuôi lợn siêu nạc….ở các xã Phù Vân, Liêm Chung, Lam Hạ, Thanh Châu. Phát triển kinh tế trang trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Ngoài ra thành phố cần chú trọng mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giảm bớt hộ nông dân thuần túy, tăng các hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ. Đẩy mạnh nâng cao dân trí, từng bước xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Về thương mại - dịch vụ - du lịch
Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý.
Từng bước phát triển ngành thương mại ở Phủ Lý đạt trình độ cao, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích mạnh sản xuất. Trước hết, tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp trong toàn thành phố, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ. Đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, từng bước xây dựng Phủ Lý thành điểm hội tụ hàng hóa. một trung tâm phát tán luồng hàng chính trong khu vực.
Mạng lưới thương mại và dịch vụ ngày càng được xây dựng và củng cố, chợ Chấn, chợ Bầu Phủ Lý được nâng cấp và mở rộng. Hiện nay, thành phố có 2 trung tâm Thương mại lớn là Minh Khôi plaza và trung tâm thương mại Hải Đăng, có 6 chợ được đầu tư quản lý khai thác và sử dụng: chợ Chấn, chợ Nam Thanh Châu, chợ Quy Lưu, chợ Bắc Sơn, chợ Nam Sơn, chợ Phù Vân. Đã hình thành các đường phố thương mại như đường Biên Hòa, đường Nguyễn Văn Trỗi, đường Lê Lợi, đường Lê Hoàn …..
Hệ thống dịch vụ như Tài chính ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Bảo hiểm cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
== Hình ảnh ==
== Thành phố kết nghĩa ==
Thành phố Biên Hòa, Việt Nam
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Nghị định số 53/2000/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Thành lập thành phố Phủ Lý
hanam.gov.vn/vi-vn/phuly |
đông pakistan.txt | Đông Pakistan (tiếng Bengal: পূর্ব পাকিস্তান Purbo Pakistan, tiếng Urdu: مشرقی پاکستان Mashriqī Pakistan), chính thức được gọi là Đông Pakistan, đã là một bang cấp tỉnh của Pakistan thành lập vào ngày 14 tháng 8 năm 1947. Bang cấp tỉnh tồn tại cho đến ngày 16 tháng 12 năm 1971 và hiện là quốc gia độc lập Bangladesh. Đông Pakistan đã được tạo ra từ tỉnh Bengal dựa trên "Kế hoạch Mountbatten" ở Ấn Độ thuộc Anh năm 1947. Đông Bengal đã được trao cho các Dominion của Pakistan và trở thành một tỉnh của Pakistan bởi với tên gọi Đông Bengal. Đông Bengal đã được đổi tên thành Đông Pakistan trong năm 1956 và sau này trở thành quốc gia Bangladesh sau khi chiến tranh giải phóng Bangladesh đẫm máu vào năm 1971, diễn ra sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1970. Đông Pakistan đã có một diện tích 147.570 km2 (56.977 mi2), giáp biên giới Ấn Độ trên cả ba bên (Đông, Bắc và Tây) và Vịnh Bengal từ Nam. Đông Pakistan là một trong những Nhà nước tỉnh lớn nhất của Pakistan, với dân số lớn nhất và chia sẻ một phần kinh tế lớn nhất. Năm 1971, một cuộc chiến tranh giải phóng bạo lực kết thúc sự quản lý của Pakistan, và Pakistan bị chia ra do kết quả của chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971. Cuối cùng, ngày 15 tháng 12 năm 1971, Đông Pakistan đã chính thức giải thể và trở thành một nhà nước độc lập Bangladesh.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Government of Bangladesh
Government of Pakistan |
nicaragua.txt | Nicaragua (phiên âm Tiếng Việt: Ni-ca-ra-goa; tiếng Tây Ban Nha: República de Nicaragua, IPA [re'puβlika ðe nika'raɰwa]) là một quốc gia dân chủ cộng hoà tại Trung Mỹ. Đây là nước lớn nhất ở Trung Mỹ, nhưng cũng có mật độ dân cư thấp nhất với số nhân khẩu chỉ tương đương các nước láng giềng nhỏ hơn. Nước này giáp với Honduras ở phía bắc, Costa Rica ở phía nam. Bờ biển phía tây trên bờ Thái Bình Dương, còn phía đông là Biển Caribe.
Tên nước xuất phát từ chữ Nicarao, tên của bộ lạc sử dụng ngôn ngữ Nahuatl từng sống trên bờ biển Lago de Nicaragua trước khi Cuộc chinh phục châu Mỹ của Tây Ban Nha diễn ra, và từ tiếng Tây Ban Nha Agua, nghĩa là nước, vì sự hiện diện của hai hồ lớn Lago de Nicaragua và Lago de Managua trong vùng.
Thời chinh phục của Tây Ban Nha, Nicaragua là tên của một dải đất hẹp giữa Hồ Nicaragua và Thái Bình Dương. Thủ lĩnh Nicarao là người đứng đầu vùng đất này khi những kẻ chinh phục đầu tiên đặt chân tới. Thuật ngữ sau này đã được công nhận, và mở rộng, để chỉ nhóm người sống tại vùng đó: người Nicaraos hay Niquiranos.
Bộ tộc Nicarao đã di cư tới vùng này theo lời khuyên của các vị chức sắc tôn giáo từ các vùng phía bắc sau khi Teotihuacán sụp đổ. Theo truyền thống, họ đi về phía nam cho tới khi gặp một cái hồ với hai ngọn núi lửa nổi trên mặt nước, và họ đã dừng lại khi tới Ometepe, hòn đảo núi lửa nước ngọt lớn nhất thế giới.
== Lịch sử ==
Năm 1524, Kẻ chinh phục Francisco Hernández de Córdoba đã thành lập những khu định cư thường trực Tây Ban Nha đầu tiên, gồm hai thị trấn chính của Nicaragua: Granada tại Hồ Nicaragua và León phía đông Hồ Managua. Được coi như một thuộc địa của Tây Ban Nha bên trong vương quốc Guatemala trong thập niên 1520, Nicaragua đã trở thành một phần của Đế chế Mexico và sau này giành lại độc lập như một phần của Các tỉnh Trung Mỹ Thống nhất năm 1821 và sau đó như một nhà nước cộng hòa độc lập với quyền của riêng mình năm 1838. Mosquito Coast dựa trên Bluefields tại Đại Tây Dương được Đế quốc Anh tuyên bố là khu vực bảo hộ từ năm 1655 tới 1850; vùng này được giao lại cho Honduras năm 1859 và tiếp tục chuyển cho Nicaragua năm 1860, dù nó vẫn tiếp tục có quy chế tự trị cho tới năm 1894.
Giai đoạn chính trị đầu tiên sau khi giành độc lập của Nicaragua có đặc điểm ở sự đối đầu giữa tầng lớp lãnh đạo tự do tại León và tầng lớp lãnh đạo bảo thủ tại Granada. Sự đối đầu này đã dẫn tới cuộc nội chiến. Ban đầu được những người tự do mời tham gia cùng họ vào cuộc đấu tranh chống phe bảo thủ (1855), một nhà thám hiểm Mỹ tên là William Walker hầu như chưa kịp chiến đấu đã thu được thắng lợi cho phe tự do. Vì thế ông ta thấy rằng việc chiếm lấy cả đất nước cũng không khó khắn. Walker tự phong mình làm tổng thống năm 1856 với ý định thành lập một nhà nước nô lệ khác cho Hoa Kỳ. Sợ kế hoạch của ông ta sẽ còn mở rộng thêm, nhiều nước Trung Mỹ khác đã phối hợp lật đổ Walker khỏi Nicaragua năm 1857, mỉa mai thay với sự ủng hộ của nhà công nghiệp Hoa Kỳ Cornelius Vanderbilt, người trước đó đã trợ cấp cho hành động cướp nước Nicaragua của Walker. Walker bị hành quyết tại nước Honduras láng giềng ngày 12 tháng 9 năm 1860. Tiếp sau đó là giai đoạn cầm quyền ba thập kỷ của phe bảo thủ.
Lợi dụng sự chia rẽ trong phe bảo thủ, José Santos Zelaya đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy đưa ông tới quyền lực năm 1893. Zelaya đã chấm dứt cuộc tranh cãi từ lâu với Anh Quốc về Atlantic Coast năm 1894, và tái nhập Mosquito Coast vào Nicaragua.
Nicaragua đã cung cấp hỗ trợ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và là nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp quốc.
Nicaragua từng nhiều lần bị can thiệp từ bên ngoài và những giai đoạn độc tài quân sự kéo dài, thời kỳ dài nhất là thời gian cầm quyền của gia đình Somoza, trong hầu như cả thế kỷ 20. Gia đình Somoza lên nắm quyền lực một phần nhờ hiệp ước năm 1927 do Mỹ đề xướng muốn thúc đẩy việc thành lập đội quân Phòng vệ Quốc gia thay thế cho các quân đội cá nhân nhỏ trước đó.Bản mẫu:Chú thích-needed Vị tướng duy nhất của Nicaragua từ chối ký hiệp ước này (el tratado del Espino Negro) là Augusto César Sandino ông đã bỏ lên vùng núi phía bắc Las Segovias, và chiến đấu chống lại các lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong năm năm.
Cuối cùng lực lượng lính thủy đánh bộ đạt được một thỏa thuận với phe du kích Sandinista. Lính thủy đánh bộ rút đi và Juan Bautista Sacasa nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Một lực lượng Phòng vệ Quốc gia được thành lập và Anastasio Somoza Garcia, một người từng học tập tại Hoa Kỳ, trở thành người đứng đầu lực lượng mới này.
Từ vị trí của mình trong lực lượng Phòng vệ Quốc gia, Somoza cuối cùng đã thâu tóm được toàn bộ đất nước. Sợ sự chống đối quân sự có thể xảy ra từ Sandino, Somoza mời ông tới gặp tại Managua, nơi ông bị lực lượng Phòng vệ Quốc gia ám sát ngày 21 tháng 2 năm 1934. Somoza kiểm soát toàn bộ đất nước và tiêu hủy mọi đội quân vũ trang nào có khả năng chống lại mình. Tới lượt Somoza bị Rigoberto Lopez Perez, một nhà thơ Nicaragua, ám sát năm 1956. Luis Somoza Debayle, con trai lớn của nhà độc tài, chính thức lãnh đạo Nicaragua sau cái chết của cha mình.
Luis chỉ nắm quyền được vài năm khi ông chết vì một cơn đau tim. Ông được cho là một người ôn hoà. Tiếp sau đó là vị tổng thống bù nhìn Rene Shick. Anastasio Somoza Debayle, người chỉ huy lực lượng Phòng vệ Quốc gia, nắm quyền kiểm soát đất nước. Ông chính thức lên nhậm chức tổng thống sau Shick. Năm 1961, một sinh viên trẻ, Carlos Fonseca, ngưỡng mộ Sandino, thành lập nên Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN). FSLN trong suốt thập kỷ 1960 chỉ là một đảng nhỏ, nhưng sự căm ghét của Somoza với FSLN và sự đối xử thẳng tay với bất kỳ ai bị ông cho là một người yêu mến Sandinista khiến nhiều người dân thường Nicaragua có cảm giác rằng những người Sandinista mạnh hơn thực tế.
Một số nhà sử học Nicaragua cho rằng trận động đất tàn phá Managua năm 1972 chính là "chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài" cho Somoza. Khoảng 90% thành phố bị phá huỷ, và sự tham nhũng vô liêm sỉ của Somoza, việc tổ chức cứu tế kém cỏi (khiến ngôi sao của đội bóng chày Pittsburgh Pirates Roberto Clemente phải đích thân bay tới Managua ngày 31 tháng 12 năm 1972 - một chuyến bay chấm dứt với cái chết bi thảm của ông) và việc từ chối tái xây dựng Managua khiến Sandinista bỗng trở nên một biểu tượng với những người tuổi trẻ Nicaragua, những người đã không còn gì để mất.
Somoza cho rằng các công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp là điều cần có để tái thiết quốc gia, nhưng không cho phép các thành viên khác trong tầng lớp thượng lưu chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động tăng trưởng kinh tế. Điều này khiến hình ảnh của Somoza càng xấu đi trong mắt giới kinh tế và họ không còn ủng hộ ông ta nữa. Năm 1976 một loại bông nhân tạo, một trong những trụ cột của kinh tế Nicaragua, được phát triển. Việc này khiến giá bông giảm sút, và nền kinh tế Nicaragua rơi vào khủng hoảng.
Các vấn đề kinh tế càng khiến phe Sandinista có được tình cảm từ phía nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Somoza và nhiều người Nicaragua ở các tầng lớp phía trên cho rằng họ là cứu cánh duy nhất đưa đất nước thoát khỏi chế độ bạo tàn Somoza. Vụ ám sát Pedro Joaquin Chamorro, tổng biên tập tờ báo quan trọng nhất Nicaragua và là người công khai đối đầu Somoza vào tháng 1 năm 1978, được cho là tia lửa dẫn tới sự bùng phát tình cảm chống Somoza trong nhân dân. Khi ấy thủ phạm được cho là thành viên của lực lượng Phòng vệ quốc gia.
Những người Sandinistas, được sự ủng hộ của đa số dân chúng, Nhà thờ Cơ đốc giáo, và các chính phủ khu vực cũng như quốc tế lên nắm quyền vào tháng 7 năm 1979. Somoza rời bỏ đất nước và những kẻ trung thành trong lực lượng Phòng vệ quốc gia của mình, chết ở Paraguay vì bị ám sát tháng 9 năm 1980 bởi những thành viên của Đảng Công nhân Cách mạng Argentina. Những chương trình lớn và quan trọng của Sandinistas gồm cuộc Thập tự chinh Xóa mù chữ Quốc gia (tháng 3-tháng 8 năm 1980) và một cuộc cải cách ruộng đất lớn đưa đất đai vào tay những người nông dân vô sản.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người từng cắt viện trợ cho Somoza năm trước, ban đầu lựa chọn viện trợ cho chính phủ mới, nhưng tới cuối nhiệm kỳ viện trợ ngày càng giàm và cuối cùng bị Tổng thống Reagan vì có bằng chứng cho thấy Sandinista ủng hộ những người nổi loạn FMLN tại El Salvador. Trước khi Hoa Kỳ ngừng viện trợ, Bayardo Arce, một chính trị gia FSLN, đã cho rằng "Nicaragua là nước duy nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình bằng đồng dollar của chủ nghĩa đế quốc."
Sau một giai đoạn thắng lợi ngắn, những người Sandinista phải đối mặt với một cuộc nội chiến với Contra, một lực lượng kiểu khủng bố xuất hiện trong thời cầm quyền của tổng thống Ronald Reagan. Contra được Mỹ huấn luyện và cung cấp tài chính để chiến đấu với Sandinista, gây ra sự chỉ trích ngày càng tăng bên trong Hoa Kỳ, kể cả tại Nghị viện. Khi Nghị viện cắt bỏ khoản viện trợ cho Contra, Đại tá phụ tá của Reagan là Oliver North đã dựng lên một kế hoạch cung cấp viện trợ cho Contra thông qua việc bí mật bán vũ khí cho Iran, một thất bại dẫn tới cái gọi là Vụ Iran-Contra.
Daniel Ortega đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1984, nhưng những năm chiến tranh đã làm suy yếu nền kinh tế Nicaragua và khiến nhiều gia đình rơi vào tình trạng khó khăn. Cuộc bầu cử được các tổ chức phi chính phủ phương tây được phép vào Nicaragua giám sát cho là minh bạch, dù một số người vẫn cho rằng Ortega đã đàn áp các đảng đối lập.
Nicaragua đã giành thắng lợi lịch sử trong vụ kiện chống lại Hoa Kỳ tại Tòa án Luật pháp Quốc tế năm 1986 (xem Nicaragua và Hoa Kỳ), và Hoa Kỳ buộc phải trả Nicaragua 12 tỷ dollar vì vi phạm chủ quyền của Nicaragua qua việc tiến hành tấn công họ. Hoa Kỳ từ chối chấp nhận Tòa án và cho rằng họ không có thẩm quyền đối với những việc quan hệ của quốc gia có chủ quyền. Chính phủ Hoa Kỳ từ chối trả khoản tiền, thậm chí cả khi nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc về vấn đề này đã được thông qua.
=== Thập kỷ 1990 và Thời kỳ Hậu Sandinista ===
Cuộc bầu cử đa đảng được tổ chức năm 1990 với phần thua thuộc về phe Sandinista trước liên minh các đảng chống Sandinista (thuộc cả cánh tả và cánh hữu) do Violeta Chamorro, vợ góa của Pedro Joaquín Chamorro, lãnh đạo. Sự thất cử đã làm phe Sandinista ngạc nhiên bởi những cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử cho thấy một thắng lợi chắc chắn của Sandinista và những cuộc bận động tranh cử trước bầu cử của họ đã thu hút những đám đông hàng trăm ngàn người. Kết quả không ngờ đó đã trở thành chủ đề của nhiều bài phân tích và bình luận, và được các nhà bình luận như Noam Chomsky và S. Brian Willson quy cho có nguyên nhân từ những lời đe dọa của phe Contra tiếp tục chiến tranh nếu người Sandinista còn nắm giữ quyền lực, những người dân Nicaragua nói chung đã quá mệt mỏi vì chiến tranh và một phần khác là những khoản viện trợ to lớn của Hoa Kỳ cho phe đối lập.
Mặt khác, P. J. O'Rourke đã viết trong cuốn "Return of the Death of Communism" về "những lợi thế không hợp lệ khi sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia cho các mục đích đảng phái, về cách làm thế nào Sandinista kiểm soát hẹ thống chuyển tiếp ngăn chặn những người ủng hộ Liên đoàn đối lập thống nhất Nicaragua (UNO) tham gia các cuộc tuần hành tranh cử, làm cách nào Sandinista buộc các binh sĩ trong quân đội bỏ phiếu cho Ortega và bằng cách nào bộ máy quan liêu Sandinista ngăn chặn khoản tiền viện trợ 3.3 triệu dollar của Hoa Kỳ cho chiến dịch tranh cử không thể tới tay UNO trong khi Daniel Ortega chi tiêu hàng triệu dollar do những người dân ở nước ngoài quyên tặng và hàng triệu triệu từ ngân khố Nicaragua..."
Những cuộc phỏng vấn người dân Nicaragua sau khi họ đã bầu cử cho thấy đại đa số cử tri đã bỏ phiếu cho Charmorro vì lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ chống chính phủ Ortega. Những cuộc phỏng vấn này cũng thuyết phục Daniel Ortega rằng các kết quả bầu cử là hợp pháp và góp phần vào quyết định chấp nhận kết quả bầu cử của nhân dân rút lui khỏi quyền lực của ông ta thay vì không chấp nhận nó.
Chamorro nhận được một nền kinh tế đã hoàn toàn suy sụp. Thu nhập trên đầu người của người dân Niggergwagwah đã giảm tới 80% trong thập niên 1980, vì các chi phí tài cính và xã hội cho cuộc chiến với Contra của chính phủ Sandinista.[2] Điều gây ngạc nhiên cho người Mỹ và lực lượng Contra, Chamorro không giải tán Quân đội Sandinista, dù tên của nó đã được đổi thành Quân đội Nicaragua. Đóng góp chủ yếu của Chamorro cho Nicaragua là việc giải giáp các nhóm vũ trang tại các vùng phía bắc và miền trung đất nước. Điều này giúp tăng sự ổn định vốn thiếu ở nước này trong hơn một thập kỷ.
Trong cuộc bầu cử tiếp sau năm 1996, Daniel Ortega và những người Sandinista thuộc FSLN một lần nữa bị đánh bại, lần này là bởi Arnoldo Alemán thuộc Đảng Tự do Lập hiến (PLC). Tổng thống Alemán đã có sự đồng thuận chiến lược với Ortega và FSLN, và chính trị Nicaragua hầu như được thành lập trên một hệ thống lưỡng đảng, với PLC và FSLN cùng hợp tác phân chia quyền lợi chính phủ cũng như các địa vị để ngăn cản các đảng nhỏ.
Trong cuộc bầu cử năm 2001, PLC một lần nữa đánh bại FSLN, và Enrique Bolaños thắng cử Tổng thống. Tuy nhiên, Tổng thống Bolaños sau đó đã chia tay PLC và cáo buộc cựu Tổng thống Alemán tham nhũng, với những tội danh có thể bị tuyên án tới 20 năm tù như biển thủ, rửa tiền và tham nhũng. Đảng Sandinista và các thành viên Tự do trung thành với Alemán phản ứng bằng cách tước đoạt quyền lực của Tổng thống Bolaños cùng các bộ trưởng và đe dọa buộc tội phản quốc. Cuộc "đảo chính diễn biến chậm" này đã bị ngăn chặn một phần nhờ sức ép từ phía Hoa Kỳ, với lời hứa hẹn những thay đổi hiến pháp bị trì hoãn cho tới cuộc bầu cử theo dự kiến năm 2006.
Tháng 10 năm 1996, Đảng Liên minh tự do, bảo thủ lên cầm quyền sau khi thắng cử, Tổng thống Arnoldo Aleman bị cáo buộc tham nhũng và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng của đất nước.
Tổng thống thuộc Đảng Tự do hợp hiến Enrique Bolanos Geyer (từ tháng 1 năm 2002) không giải quyết được tình trạng khủng hoảng.
Bầu cử ngày 5 tháng 11 năm 2006, lãnh tụ Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino (FSLN) Daniel Ortega Saavedra giành thắng lợi và trở lại cầm quyền sau 16 năm.
== Chính trị ==
Chính trị Nicaragua theo cơ cấu một nhà nước cộng hòa tổng thống đại diện dân chủ, theo đó Tổng thống Nicaragua vừa là lãnh đạo nhà nước vừa là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống đa đảng phái. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do Quốc hội đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Tổng thống hiện nay của Nicaragua là Enrique Bolaños Geyer . Những cuộc bầu cử lập pháp và tổng thống diễn ra ngày 5 tháng 11 năm 2006. Cuộc bầu cử này đã mở đường cho Daniel Ortega lên nắm quyền lần thứ ba. Ông đã thắng 39% số phiếu bầu, đủ để chiến thắng.
== Đối ngoại ==
Nicaragua dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino chủ trương tăng cường đoàn kết, liên kết Mỹ Latinh, đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ với Cuba, Venuela và các nước dân tộc, độc lập ở khu vực; đã chính thức gia nhập "Lựa chọn Boliva cho châu Mỹ" (ALBA) (ngày 15 tháng 1 năm 2007).
Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, WTO, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Nhóm 77 (G-77), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phong trào không liên kết....
== Địa lý ==
Chiếm diện tích 129.494 km² - tương đương diện tích Hy Lạp hay bang New York và rộng gấp 1.5 lần Bồ Đào Nha. Gần 8% lãnh thổ là các vườn quốc gia hay các khu dự trữ sinh quyển. Nước này giáp Costa Rica ở phía nam, Honduras ở phía bắc và Biển Caribe ở phía đông.
Nicaragua là một nước cộng hoà nhất thể. Vì các mục đích hành chính đất nước được chia thành 15 khu vực hành chính (departamentos) và hai vùng tự trị dựa theo mô hình Tây Ban Nha. Hai vùng tự trị là Región Autónoma del Atlántico Norte và Región Autónoma del Atlántico Sur, thường được gọi tắt là RAAN và RAAS theo thứ tự. Cho tới khi hai vùng này được trao quy chế tự trị năm 1985 đây từng là một khu vực hành chính duy nhất với tên gọi Zelaya.
Nicaragua có ba vùng địa lý khác biệt: Những vùng đất thấp Thái bình dương, Vùng núi Trung Bắc và Những vùng đất thấp Đại Tây Dương.
=== Những vùng đất thấp dọc Thái Bình Dương ===
Nằm ở phía tây đất nước, những vùng đất thấp này là một đồng bằng màu mỡ, rộng và nóng. Nổi bật trên đồng bằng là nhiều miệng núi lửa thuộc dãy Maribios, gồm cả Mombacho ngay bên ngoài Granada, và Momotombo gần León. Vùng đất thấp chạy từ Vịnh Fonseca tới biên giới phía Thái Bình Dương của Nicaragua với Costa Rica phía nam Hồ Nicaragua. Đây là vùng đông dân cư nhất. Khoảng 27% dân số quốc gia sống trong và xung quanh Managua, thành phố thủ đô, trên bờ phía nam Hồ Managua.
Ngoài những bãi biển và các khu nghỉ dưỡng, những vùng đất thấp dọc Thái Bình Dương còn là nơi chứa đứng nhiều di sản thời thuộc địa Tây Ban Nha của Nicaragua. Các thành phố như Granada và León đều có nhiều công trình kiến trúc và vật dụng thuộc địa.
=== Vùng trung tâm ===
Đây là một vùng đất cao nằm cách xa bờ biển Thái Bình Dương, với thời tiết lạnh hơn các vùng đất thấp Thái Bình Dương. Khoảng một phần tư ngành nông nghiệp Nicaragua thuộc vùng này, cây cà phê được trồng tại những khu vực đất dốc cao. Sồi, thông, rêu (moss), dương xỉ và lan rất phong phú tại những khu rừng mây trong vùng.
Các loài chim sống trong những khu rừng vùng trung này gồm Chim đuôi seo, sẻ cánh vàng, chim ruồi, chim giẻ cùi và chim tu can.
=== Những vùng đất thấp dọc Đại Tây Dương ===
Vùng rừng nhiệt đới rộng lớn này có ít dân cư sinh sống, với nhiều con sông lớn chảy xuyên qua. Río Coco tạo thành biên giới với Honduras. Bờ biển Caribe quanh co hơn nhiều so với bờ biển Thái Bình Dương tương đối thẳng phía bên kia. Các đầm phá và châu thổ bố trí không đều tạo ra kiểu địa hình này.
Bờ biển nhiệt đới phía đông Nicaragua rất khác biệt so với những vùng còn lại của đất nước. Khí hậu chủ yếu là nhiệt đới, nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Quanh khu vực thành phố Bluefields, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi với tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức trong cộng đồng dân cư rất giống với nhiều cộng đồng tiêu biểu tại các cảng biển Caribe hơn mọi nơi khác tại Nicaragua.
Rất nhiều loài chim sinh sống ở khu vực này gồm đại bàng, gà gô, chim tu can, vẹt đuôi dài và macaw. Các loài động vật gồm nhiều loài khỉ, thú ăn kiến, hươu đuôi trắng và heo vòi.
Xem thêm:
Núi lửa Nicaragua
Danh sách thành phố Nicaragua
== Kinh tế ==
Kinh tế Nicaragua từ lâu đã dựa vào xuất khẩu các loại cây trồng như chuối, cà phê, và thuốc lá. Rượu rum Nicaragua nổi tiếng có chất lượng cao nhất Mỹ La tinh, và thuốc lá cùng thịt bò của họ cũng được đánh giá cao. Trong thời Chiến tranh Sandinista đầu thập niên 1980, đa số hạ tầng quốc gia đã bị hư hại hay phá huỷ, lạm phát từng lên tới mức hàng nghìn phần trăm. Từ cuối cuộc chiến hai thập kỷ trước đây, nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hoá. Lạm phát đã xuống mức kiểm soát được và kinh tế tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây.
Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, một tỷ lệ lớn người nghèo tại Nicaragua là phụ nữ. Ngoài ra, một số phần trăm khá cao hộ gia đình Nicaragua do phụ nữ làm chủ hộ: 39% tại thành phố và 28% tại nông thôn.
Đất nước này vẫn đang là một nền kinh tế đang hồi phục và tiếp tục áp dụng các biện pháp cải cách hơn nữa, và chúng cũng chính là điều kiện do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra. Năm 2005, các bộ trưởng tài chính của tám nước công nghiệp hàng đầu (G-8) đã xóa nợ nước ngoài cho Nicaragua, như một phần trong chương trình Các nước nghèo có số nợ lớn (HIPC). Tới năm 2016, Nicaragua là nước nghèo thứ ba tại châu Mỹ sau Bolivia và Honduras, với mức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người khoảng $13.413, đứng thứ 123 thế giới và đứng thứ 19 khu vực Mỹ Latin. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức khoảng 11%, và 36% khác ở tình trạng bán thất nghiệp.
Đơn vị tiền tệ Nicaragua là Córdoba (NIO) được đặt theo tên Francisco Hernández de Córdoba người sáng lập quốc gia.
=== Du lịch ===
Trong khoảng 15 năm qua, lĩnh vực du lịch đã phát triển mạnh mẽ, và ảnh hưởng tích cực tới đời sống và kinh tế Nicaragua. Từ năm 2001, 600 triệu dollar đã được đầu tư cho du lịch, đa số khoản tiền này có từ các nhà đầu tư Nicaragua và Hoa Kỳ. Đất nước này nổi tiếng về phong cảnh, hệ động thực vật, văn hoá, các bãi biển và tất nhiên là cả các hồ nước và núi lửa.
Theo Bộ Du lịch Nicaragua, thành phố thời thuộc địa Granada, Nicaragua là địa điểm du lịch hoàn hảo. Tương tự, các thành phố León, Masaya, Rivas và các địa điểm khác như San Juan del Sur, San Juan River, Ometepe, Mombacho Volcano, Corn Island & Little Corn Island, và các nơi khác cũng là những địa điểm thu hút nhiều du khách. Ngoài ra, du lịch sinh thái và môn thể thao lướt sóng cũng là điểm cuốn hút du khách tới Nicaragua.
Những lợi ích kinh tế có thể thu được từ du lịch là điều không thể tranh cãi; ngày nay, du lịch chiếm khoảng 10% thu nhập Nicaragua. Nhiều khoản đầu tư và hỗ trợ từ phía chính phủ sẽ được đổ thêm vào đây sau khi Thỏa thuận Tự do Thương mại Trung Mỹ-Dominica được ký kết.
== Nhân khẩu ==
Theo cuộc điều tra dân số năm 2005, Nicaragua có dân số 5.483.400 triệu người, tăng 20% so với con số 4.357.099 triệu trong cuộc điều tra năm 1995.
Người Nicaraguan gốc Âu hay lai Âu và người da rất đen cũng như người có tổ tiên bản xứ (mestizos) chiếm tới 86% dân số, và 80% trong số họ là mestizos và 17% có nguồn gốc Châu Âu (chủ yếu là Tây Ban Nha, Đức, Italia và Pháp).
Ở thế kỷ mười chín, có một thiểu số bản xứ nhỏ, nhưng nhóm này đã bị đồng hóa văn hóa nhiều và bị gộp vào nhóm chính Mestizo. Chủ yếu trong thế kỷ mười chín, Nicaragua đã chứng kiến nhiều đợt di dân từ các quốc gia châu Âu. Đặc biệt ở cá thành phố phía bắc như Esteli và Matagalpa có các cộng đồng dân cư Đức thế hệ thứ tư khá đông đúc. Đa số người Mestizo và gốc Âu sống tại các vùng phía tây đất nước tại các thành phố Managua, Granada and Leon.
Khoảng 9% dân số Nicaragua là người da đen, hay người da đen Nicaragua, và chủ yếu sống tại những vùng thưa thớt dân cư ở bờ biển Caribe hay Đại Tây Dương. Người da đen chủ yếu có nguồn gốc Tây Ấn (Antillean), con cháu của những công nhân da đen được mua về chủ yếu từ Jamaica và Haiti khi vùng này còn thuộc quyền bảo hộ của Anh. Nicaragua là nước có số dân da đen đông thứ hai tại Trung Mỹ sau Panama. Cũng có một số lượng nhỏ người Garifuna, một dân tộc lai Carib, Angola, Congo và Arawak.
5% dân số còn lại gồm hậu duệ của những người thổ dân trong nước chưa lai tạp. Dân số Nicaragua thời tiền Colombo gồm người Nahuatl-người nói tiếng Nicarao ở phía tây và tên đất nước cũng bắt nguồn từ dân tộc này, và sáu nhóm sắc tộc gồm Miskito, Ramas và Sumo dọc theo bờ biển Caribe. Tuy còn rất ít người Nicarao thuần chủng, các dân tộc Caribe vẫn giữ nét khác biệt của mình. Giữa thập niên 1980 chính phủ đã chia khu hành chính Zelaya - gồm phần phía đông dất nước - thành hai vùng tự trị vvà trao cho người Phi cùng người bản xứ trong vùng quyền tự quản hạn chế bên trong nước Cộng hoà.
Có một cộng đồng người Nicaragua Trung Đông nhỏ tại nước này với các sắc tộc Syria, Armenia, Palestin và Liban tại Nicaragua tổng cộng khoảng 30.000 người, và một cộng đồng các sắc tộc Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc khoảng 8.000 nghìn người. Các cộng đồng thiểu số nói tiếng Tây Ban Nha cũng vẫn giữ các ngôn ngữ của tổ tiên mình.
== Văn hoá ==
Nicaragua có dân số rất trẻ với khoảng 36% dưới 18 tuổi. Đất nước này có các truyền thống dân gian, âm nhạc và tôn giáo mạnh mẽ, bị ảnh hưởng mạnh từ văn hoá Bán đảo Iberia và trở nên giàu có thêm với âm nhạc cùng đặc trưng Amerindia. Nicaragua từ lâu đã là trung tâm thơ văn của thế giới Hispanic (người châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha), với những tác gia nổi tiếng như Rubén Darío.
Giáo dục là miễn phí cho mọi người daâ Nicaraguan. Giáo dục tiểu học miễn phí và là bắt buộc, tất cả các cộng đồng tại Bờ biển Đại Tây Dương đều được tiếp cận giáo dục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Giáo dục bậc cao hơn được quyền tự quyết về tài chính, cơ cấu và quản lý hành theo pháp luật. Tương tự như vậy, tự do của các công dân cũng được công nhận.
Văn hóa Nicaragua có thể được xác định sâu hơn nữa qua nhiều nét riêng biệt. Phía tây đất nước bị Tây Ban Nha thực dân hóa và người dân ở đây đa số là người Mestizo và European; tiếng Tây Ban Nha luôn là ngôn ngữ thứ nhất của họ.
Trái lại, nửa phía đông đất nước, từng là vùng bảo hộ của Anh. Tiếng Anh vẫn giữ vị trí thống trị tại đây và được sử dụng song song với tiếng Tây Ban Nha. Cả hai ngôn ngữ đều được dạy trong trường học. Văn hóa của vùng này tương tự như các quốc gia Caribe từng thuộc quyền quản lý của Anh, như Jamaica, Belize, Quần đảo Cayman, vân vân. Dù những cuộc di cư gần đây của người mestizo đã gây ảnh hưởng lớn trên các thế hệ trẻ tuổi và làm tăng số lượng dân sử dụng cả hai ngôn ngữ trong gia đỉnh hay chỉ nói tiếng Tây Ban Nha. Một phần khá lớn dân chúng người là lai Phi, cũng như số người Garifuna ít đông đảo hơn. Vì ảnh hưởng châu Phi, ở Bờ biển phía Đông, có nhiều kiểu âm nhạc. Loại nhạc nhảy được nhiều người ưa chuộng gọi là 'Palo de Mayo', hay Maypole, được sử dụng trong dịp Lễ hội Maypole, tháng 5. Âm nhạc này mang nhiều tính nhục dục với nhiều nhịp điệu. Lễ hội này bắt nguồn từ lễ Maypole dịp May Day của người Anh, và đã những người Nicaragua gốc Phi tại Caribe hay Mosquito Coast thay đổi để thích hợp với đời sống của họ.
Trong số những nền văn hóa từng hiện diện trước thời kỳ thực dân châu Âu, những dân tộc nói tiếng Nahuatl sống đông đúc ở phía tây đất nước hầu như đã đồng hóa vào văn hóa latinh. Tuy nhiên, ở phía đông, nhiều nhóm bản xứ vẫn giữ được bản sắc của mình. Các dân tộc Miskito, Sumo, và Rama vẫn giữ tiếng nói của mình, và sử dụng thêm tiếng Anh và/hay tiếng Tây Ban Nha. Dân tộc ít người Garifuna nói Garifuna của riêng họ cùng tiếng Anh và Tây Ban Nha.
=== Ngôn ngữ và Tôn giáo ===
90% dân cư sử dụng tiếng Tây Ban Nha; người Nicaragua nói thứ tiếng Tây Ban Nha Iberoamerica với một số điểm tương đồng với tiếng Tây Ban Nha El Salvador, Guatemala và Honduras—về cấu trúc sử dụng "vos" thay cho "tu" cùng với sự kết hợp "vos". Dân cư da đen vùng bờ biển phía đông dùng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhiều dân tộc bản xứ ở phía đông vẫn sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, các ngôn ngữ chính trong số này gồm Miskito, Sumo, và nhóm bản xứ Rama. Ngôn ngữ Ký hiệu Nicaragua thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học.
Tôn giáo là một phần quan trọng của nền văn hóa Nicaragua và được bảo vệ trong hiến pháp.Tự do tôn giá, đã được đảm bảo kể từ năm 1939, và khoan dung tôn giáo được thúc đẩy bởi chính phủ Nicaragua và hiến pháp.
Các tôn giáo lớn nhất, và truyền thống của đa số người dân là Công giáo La Mã. Số người thực hành niềm tin Công giáo La Mã đã sụt giảm, trong khi tín đồ của các nhóm truyền đạo Tin Lành và Giáo hội Mặc Môn đã phát triển nhanh chóng về số lượng từ những năm 1990. Ngoài ra còn có các cộng đồng giáo phái Anh và Moravian khá đông đảo ở vùng bờ biển Caribe. Cuộc điều tra dân số năm 1995 cho thấy các tôn giáo xếp hạng như sau: Công giáo La Mã 72.9%, Phúc Âm 15.1%, Moravian 1.5%, Episcopal 0.1%, khác 1.9%, không theo tôn giáo 8.5%.
Công giáo La Mã đến Nicaragua trong thế kỷ 16 với cuộc chinh phục của Tây Ban Nha và đến năm 1939, Giáo hội Công giáo Nicaragua thành lập. Tin Lành và các giáo phái Kitô giáo khác đến Nicaragua trong thế kỷ 19, nhưng chỉ phát triển mạnh ở các vùng ven bờ biển Caribbean trong thế kỷ 20.
== Ẩm thực ==
Với diện tích 130,373 km2, Nicaragua là đất nước lớn nhất vùng Trung Mỹ. Nằm trong vùng nhiệt đới, thiên nhiên Nicaragua vô cùng phong phú và đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên nền ẩm thực có hương vị rất riêng của đất nước này.
Từ xa xưa, thành phần chính của thức ăn Nicaragua đã là bắp. Thừa hưởng cách chế biến thức ăn từ những bộ lạc cổ sống trên vùng đất này, người dân Nicaragua sử dụng bắp rộng rãi trong mọi món ăn, từ các loại soup cho đến món thịt. Điều này giải thích sự tương đồng giữa thức ăn Nicaragua và thức ăn của những nước khác ở Trung Mỹ và México.
Nguyên liệu bắp có thể dùng trong nhiều loại nước uống như Chicha (trái cây và bắp lên men nhẹ, độ cồn chỉ khoảng 1-3%) hay Pinol (bắp xay cùng vài loại hạt, sau đó dùng pha nước). Bắp còn dùng làm những món ăn chính như Nacatamal (món bánh giống bánh tét của Việt Nam, cũng có bột, gạo, các loại thịt, bắp, lá thơm cũng như các gia vị khác, gói bằng lá chuối rồi hấp chín), Indio Viejo (món soup hầm nhừ với bắp, khoai, cà chua và hành tây cùng với thịt và gia vị đủ loại sau đó pha thêm bơ và nước), và Sopa de Albondiga (soup thịt băm viên, thêm vào nhiều rau củ, các loại đậu, bắp và gia vị thơm, có tác dụng chống cảm cúm rất tốt). Thậm chí bắp có mặt trong cả các món ăn vặt như Atolillo (món tráng miệng làm từ bắp non xay, bột bắp, sữa, quế và đường) và Perrereque (bánh mì làm từ bắp).
Ngoài ra, người Nicaragua còn sử dụng những loại thịt mà người phương Tây sẽ thấy khó ăn như đuôi, vú, ruột, óc... của bò; hay da, móng và huyết heo. Ẩm thực Nicaragua còn khai thác cả những loại đặc sản bị các nhà khoa học khuyến cáo vì sự tuyệt chủng của giống loài đó như trứng rùa, các loại kỳ nhông và trăn Nam Mỹ.
Nicaragua có rất nhiều món ăn truyền thống. Mỗi vùng miền đều có những món đặc trưng riêng, góp phần làm nên diện mạo ẩm thực của Nicaragua.
== Các chủ đề khác ==
Viễn thông Nicaragua
Qua hệ nước ngoài Nicaragua
Quân đội Nicaragua
Miskito
Mosquito Coast
Ẩm thực Nicaragua
Cộng đồng người Do Thái Nicaragua
Vận tải Nicaragua
Asociación de Scouts de Nicaragua
Danh sách phim và sách về Nicaragua
== Tham khảo ==
Bản mẫu:Chú thíchs missing
== Đọc thêm ==
After Revolution: Mapping Gender and Cultural Politics in Neoliberal Nicaragua Florence E. Babb
Blood of Brothers: Life and War in Nicaragua Stephen Kinzer
The Civil War in Nicaragua: Inside the Sandinistas Roger Miranda and William Ratliff
Confronting the American Dream: Nicaragua under U.S. Imperial Rule Michel Gobat
Contradiction and Conflict: The Popular Church in Nicaragua Debra Sabia
The Contras, 1980-1989: A Special Kind of Politics R. Pardo-Maurer
The Country Under My Skin: A Memoir of Love and War Gioconda Belli
The Contras' Valley Forge: How I View the Nicaraguan Crisis Enrique Bermúdez, Policy Review magazine, The Heritage Foundation, Summer 1988
Cultivating Coffee: The Farmers of Carazo, Nicaragua, 1880-1930 Julie A. Charlip
Dark Alliance: The CIA, the Contras, and the Crack Cocaine Explosion Gary Webb
The Death of Ben Linder: The Story of a North American in Sandinista Nicaragua Joan Kruckewitt
To Die in This Way: Nicaraguan Indians and the Myth of the Mestizaje 1880-1965 Jeffrey L. Gould
Disparate Diasporas: Identity and Politics in an African Nicaraguan Community Edmund T. Gordon
The Grimace of Macho Raton: Artisans, Identity, and Nation in Late-Twentieth Century Western Nicaragua Les W. Field
The Jaguar Smile: A Nicaraguan Journey Salman Rushdie
Life Is Hard: Machismo, Danger, and the Intimacy of Power in Nicaragua Roger N. Lancaster
Life Stories of the Nicaraguan Revolution Denis Lynn Daly Heyck
Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media Edward S. Herman and Noam Chomsky
Mothers of Heroes and Martyrs: Gender Identity Politics in Nicaragua 1979 - 1999 Lorraine Bayard de Volo
My Car in Managua Forrest D. Colburn and Roger Sanchez Flores
Nicaragua Thomas Walker
Nicaragua Betrayed Anastasio Somoza and Jack Cox
Nicaragua: Revolution in the Family Shirley Christian
Overthrow: America's Century of Regime Change from Hawaii to Iraq Stephen Kinzer
The Patient Impatience: From Boyhood to Guerilla: A Personal Narrative of Nicaragua's Struggle for Liberation Tomas Borge
Peasants in Arms: War & Peace in the Mountains of Nicaragua, 1979-1994 Lynn Horton
The Real Contra War: Highlander Peasant Resistance in Nicaragua Timothy C. Brown
Resistance and Contradiction: Miskitu Indians and the Nicaraguan State, 1894-1987 Charles R. Hale
Sandinista: Carlos Fonseca and the Nicaraguan Revolution Matilde Zimmermann
Sandinista Communism and Rural Nicaragua Janusz Bugajski
Sandinistas: The Party And The Revolution Dennis Gilbert
Sandinistas Speak Tomas Borge
The Sandino Affair Neill MacAulay
Sandino's Daughters: Testimonies of Nicaraguan Women in Struggle Margaret Randall and Lynda Yanz
Twilight Struggle: American Power and Nicaragua, 1977-1990 Robert Kagan
The War in Nicaragua William Walker
Washington, Somoza and the Sandinistas: Stage and Regime in US Policy toward Nicaragua 1969-1981 Morris H. Morley
Washington's War on Nicaragua Holly Sklar
With the Old Corps in Nicaragua George B. Clark
== Liên kết ngoài ==
LANIC: Latin American Network Information Center: Nicaragua
ProNicaragua Nicaragua Investment Promotion Agency (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
Intur Nicaragua Tourism Institute (tiếng Tây Ban Nha) & (tiếng Anh)
Managua International Airport (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
Country profile: Nicaragua (BBC)
Marcaacme Art, Literature & Cultural Events in Nicaragua. (tiếng Tây Ban Nha)
NicaLiving.com A mostly English-language site about living in Nicaragua
ViaNica.com Nicaragua travel website (tiếng Anh) & (tiếng Tây Ban Nha)
Nicaragua Online Arte, historia, politica, y mas...
Arte Nicaraguense
Bildungsservice Nicaragua Photos (German)
Bản mẫu:CABEI |
thời kỳ tự chủ việt nam.txt | Tự chủ là thời kỳ đầu khôi phục lại nền độc lập của Việt Nam đầu thế kỷ 10 sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này người Việt đã tự cai trị lãnh thổ nhưng chưa xưng làm vua, và chưa đặt quốc hiệu. Bề ngoài, Việt Nam vẫn là một phần lãnh thổ của "thiên triều" phương bắc ở trung nguyên với tên gọi "Tĩnh Hải quân" và người đứng đầu chỉ nối tiếp nhau làm chức Tiết độ sứ như một quan cai trị của Trung Quốc trước đây.
Thời kỳ tự chủ bắt đầu từ khi họ Khúc nổi dậy nắm quyền thay các Tiết độ sứ người Trung Quốc (905) và kết thúc khi Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn và đánh thắng quân Nam Hán, lập ra nhà Ngô (938).
== Ba đời họ Khúc ==
Xem thêm: Họ Khúc
=== Bối cảnh ===
Tới đầu thế kỷ 10, Việt Nam đã trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi nhà Tiền Lý dựng nước Vạn Xuân tồn tại được 60 năm thế kỷ 6, Việt Nam nằm dưới quyền cai trị của nhà Tuỳ và nhà Đường từ năm 602. Những cuộc nổi dậy chống lại của người Việt trong hơn 300 năm đều không thành công hoặc tồn tại ít lâu lại bị người phương Bắc trấn áp.
Từ sau loạn An Sử(756-763), nhà Đường bị suy yếu do các phiên trấn địa phương nổi dậy không thần phục triều đình. Tới cuối thế kỷ 9, nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt, khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) làm triều đình nhà Đường càng thêm suy yếu.
Sau khi quân Nam Chiếu bị đánh bật ra (866), Việt Nam được đổi tên từ "An Nam đô hộ phủ" ra "Tĩnh Hải quân", không còn là "thuộc địa", "ngoại vi" như "An Tây", "An Đông", "An Bắc" mà đã ngang hàng với các đơn vị hành chính khác của Trung Quốc khi đó. Nhưng điều đó cũng không ràng buộc được Việt Nam chặt hơn với Trung Quốc.
Đầu thế kỷ 10, nhà Đường rơi vào tay quyền thần Chu Ôn, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Năm 905, ở Tĩnh Hải quân, Tiết độ sứ Độc Cô Tổn mới sang đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Tổn lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. Tĩnh Hải quân do đó không có người cai quản.
=== Xin mệnh nhà Đường, củng cố nội chính ===
Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ, mở đầu thời kỳ họ Khúc cầm quyền trong giai đoạn Tự chủ của lịch sử Việt Nam.
[[Tập|nhỏ|250px|phải|Bề mặt ngói lợp mái thời họ Khúc, khai quật được ở làng Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương]]
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị. Chu Ôn cướp ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương, công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Khúc Hạo là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng.
Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi". Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.
== Sự chiếm đóng của Nam Hán ==
Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau, vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ", ý muốn cho Ẩn cai trị luôn Việt Nam.
Khi Quảng Châu mạnh lên, tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm (lên thay từ năm 911) bèn xưng đế, lập ra nước Nam Hán, một trong Mười nước thời Ngũ Đại.
Cuối năm 917, Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mỹ lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Ông không tiếp tục chính sách "khoan thứ sức dân" mà Khúc Hạo đã áp dụng. Nhân dân tại Tĩnh Hải quân phải lao dịch nặng nề, do đó sự ủng hộ với họ Khúc không còn được như trước.
Về đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở Trung nguyên mà gây hấn với nước Nam Hán liền kề. Năm 919, theo lời khẩn cầu của Khúc Thừa Mỹ, vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh ban tiết việt và phong ông làm Tiết độ sứ Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ chủ quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở trung nguyên có thể kìm chế được Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "nguỵ đình". Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân.
Do mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước, nhà Hậu Lương thừa nhận ông cũng sắp bị diệt vong lại ở quá xa càng không thể hỗ trợ được gì, Khúc Thừa Mỹ đơn độc và bị thua trận. Ông bị quân Nam Hán bắt đưa về Phiên Ngung. Vua Nam Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu. Các nguồn sử liệu nói khác nhau về thời điểm Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân: 923 hoặc 930.
== Dương Đình Nghệ đánh đuổi Nam Hán ==
Một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ, người Ái Châu (Thanh Hóa) không thần phục Nam Hán. Ông tập hợp lực lượng ở quê nhà để chống lại.
Dương Đình Nghệ có hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng, Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.
Để lung lạc ông, vua Nam Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu. Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, giết chết Lý Khắc Chính, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo.
Dương Đình Nghệ làm chủ Tĩnh Hải quân, ông tự lập làm Tiết độ sứ. Ông là Tiết độ sứ thứ 4 trong thời Tự chủ. Sử sách không nói về việc cai trị của ông.
Tháng 4 năm 937, ông bị một tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, giết hại để cướp quyền. Theo Thiên nam ngữ lục, Công Tiễn lấy cớ Đình Nghệ là người gây ra cái chết của chúa cũ Tĩnh Hải quân là Khúc Thừa Mỹ nên mới ra tay giết Đình Nghệ. Nhưng mọi người không tin theo.
== Kiều Công Tiễn phản chủ bị giết ==
Kiều Công Tiễn nắm lấy quyền bính, trở thành Tiết độ sứ thứ 5 thời Tự chủ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều cũng có chia rẽ về sự việc này. Con Công Tiễn là Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Công Chuẩn mang con nhỏ là Công Đĩnh về Phong châu, Công Hãn mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Chuẩn là Thuận theo giúp ông nội.
Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể Đình Nghệ - quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền đang trấn thủ Ái châu, tập hợp lực lượng ở đó và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc,... về theo. Công Tiễn bị cô lập, sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán. Tuy nhiên, vua Nam Hán rất chậm trễ trong việc cứu giúp Tiễn.
Tháng 4 năm 938, Ngô Quyền mang quân ra bắc, nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn. Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm.
Cuối năm 938, quân Hán do con Lưu Cung là Hoằng Tháo chỉ huy mới kéo sang Tĩnh Hải quân. Ngô Quyền đóng cọc nhọn dưới sông Bạch Đằng nhử quân Hán kéo vào, làm cho thuyền địch mắc cạn khi thuỷ triều rút xuống và đánh tan, giết chết Hoằng Tháo. Quân Nam Hán thua to, Lưu Cung phải từ bỏ ý định đánh Tĩnh Hải quân.
Ngô Quyền làm chủ Tĩnh Hải quân, không làm Tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô vương, lập ra nhà Ngô, bỏ hẳn sự ràng buộc với phương Bắc, dù chỉ là trên danh nghĩa.
Thời kỳ tự chủ từ năm 905 đến năm 938, kéo dài 33 năm, có 5 Tiết độ sứ.
Trong 5 Tiết độ sứ, chỉ có 2 vị được trọn vẹn, 2 vị bị giết vì tranh chấp nội bộ, 1 vị bị bắt làm tù binh của người phương Bắc.
== Chú thích ==
== Xem thêm ==
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công Tiễn
Tiết độ sứ
Ngoại giao Việt Nam thời Tự chủ
== Tham khảo ==
Việt sử lược
Đại Việt Sử ký Toàn thư
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
Nhà Đinh dẹp loạn và giữ nước - Nguyễn Danh Phiệt, Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1990
Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1991 |
táo caramel.txt | Táo Caramel là một món ăn ngọt xuất xứ từ Hoa Kỳ với hình thức là táo nhúng với Caramel. Đây là một món ăn vặt thuộc thể loại món ăn ngọt được người Mỹ khá ưa thích và hay dùng trong ngày hội Halloween. Người ta cũng dùng bánh táo caramen ngọt lịm đón Valentine. Các sản phẩm táo và táo chế biến này đã được xuất khẩu sang Việt Nam, Canada, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất.
Năm 2015, tại Mỹ đã có 32 người bị nhiễm Listeria monocytogenes gây nên bệnh Listeriosis từ món ăn nay. Tình trạng này được ghi nhận trên 11 bang. Trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 01 ca bị sảy thai. 25/28 người mắc được phỏng vấn có ăn sản phẩm táo, caramel chế biến và đóng gói sẵn. Đồng thời táo caramel Mỹ nhiễm khuẩn cũng đã được xuất khẩu vào Việt Nam.
== Tham khảo ==
Táo làm 3 người chết: Việt Nam thu hồi khẩn
Thu hồi táo và táo caramel Mỹ nhiễm khuẩn
Malaysia cấm nhập táo Mỹ do nhiễm khuẩn
Táo, caramel Mỹ nhiễm khuẩn đã được xuất khẩu sang Việt Nam
Bánh táo caramen muối đổi vị cho ngày thu
Bánh táo caramen ngọt lịm đón Valentine trắng
Táo caramel Mỹ nhiễm khuẩn: Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành |
cát lâm.txt | Cát Lâm (tiếng Trung: 吉林; bính âm: Jílín, phát âm tiếng Trung: [tɕǐlǐn] ( nghe)), là một tỉnh ở Đông Bắc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Cát Lâm có biên giới với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Liên bang Nga ở phía đông; có ranh giới giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, với tỉnh Liêu Ninh ở phía nam, và với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía tây.
== Từ nguyên ==
Tên gọi "Cát Lâm" có lẽ bắt nguồn từ cụm từ Girin ula, một thuật ngữ tiếng Mãn có nghĩa là "ven sông"; từ này được chuyển âm thành Cát Lâm Ô Lạp (吉林乌拉, Jílín Wūlā) trong tiếng Hán, rồi sau đó rút ngắn thành Cát Lâm. Nghĩa đen Hán tự của Cát Lâm nghĩa là "rừng tốt lành".
== Lịch sử ==
=== Thời cổ đại ===
Cách nay từ 50.000 đến 10.000 năm, trên địa bàn tỉnh Cát Lâm đã xuất hiện "người Du Thụ" (榆树人), "người An Đồ" (安图人), "người Thanh Sơn Đầu" (青山头人). Theo sử sách Trung Quốc, một người họ hàng của Trụ Vương nhà Thương là Cơ Tử (箕子) đã di cư ra khỏi Trung Nguyên và lập ra Cơ Tử Triều Tiên (箕子朝鲜) ở Tây Bắc của bán đảo Triều Tiên. Lãnh thổ của Cơ Tử Triều Tiên có khả năng bao gồm cả một bộ phận tỉnh Cát Lâm ngày nay. Ngoài ra, vào thời Tây Chu, trên địa bàn Cát Lâm còn có các chính quyền bản địa của người Túc Thận (肃慎), người Uế Mạch (濊貊), người Đông Hồ (东胡) và người Sơn Nhung (山戎). Tại lưu vực Tùng Hoa Giang tồn tại nhiều dân tộc, trong đó Túc Thận, Uế Mạch và Đông Hồ là ba dân tộc lớn thời cổ của vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Các cổ tịch Trung Hoa gọi lãnh địa của bộ lạc "Túc Thận" là "Túc Thận Quốc". Nhiều nhà lịch sử nhận định có khả năng người Túc Thận vào thời vua Thuấn đã sinh sống ở khu vực tỉnh Sơn Đông ngày nay, họ từng triều cống vua Thuấn; về sau, do chịu áp lực từ Tây Chu nên người Túc Thận đã di cư lên phía bắc. Đến thời Chiến Quốc, họ được gọi là "Chân Phiên" (真番), đến thời Tần Hán mới được gọi lại theo tên cũ. Chân Phiên quận (真番郡) của Hán tứ quận (漢四郡) có thể có liên hệ đến tên gọi này.
Uế Mạch là hợp xưng dùng để chỉ người Uế và người Mạch, họ có đặc điểm sinh sống bằng nông nghiệp, không giống với dân tộc du mục. Vào thời nhà Hạ và nhà Thương, người Uế cư trú tại bán đảo Sơn Đông, thuộc dân tộc Đông Di. Sau khi Chu diệt Thương, người Uế do bị triều Chu bức bách nên đại bộ phận đã di dời về phía đông bắc. Thời kỳ Xuân Thu, Tề Hoàn công từng phát động chiến tranh với Uế. Thời Chiến Quốc, người Uế sống dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp, kê trở thành lương thực chủ yếu của người Uế. Người Mạch là một dân tộc du mục trên thảo nguyên Mông Cổ, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai.
Sử ký-Hung Nô liệt truyện viết rằng người Sơn Nhung và Đông Hồ ở phía bắc của nước Yên. Thời Chiến Quốc, vào lúc cường thịnh, người Đông Hồ được gọi là "Khống huyền chi sĩ nhị thập vạn" (控弦之士二十万, nghĩa đen là có 20 vạn binh sĩ cầm cung), nhiều lần tiến xuống phía nam xâm nhập Trung Nguyên. Về sau, bị Yên và Tần đánh bại.
=== Thời Tần Hán ===
Thời nhà Tần và nhà Hán, người Túc Thận được gọi là "Ấp Lâu" (挹娄) và "Vật Cát" (勿吉). Trong thời kỳ này, đã xuất hiện một quốc gia là "Uế vương quốc", vào thời Hán có người đã phát hiện ra ""Uế vương chi ấn" (tức ấn của vua Uế), chi phía bắc của người Uế Mạch là người Tác Ly (索離人), họ tự nuôi lợn, ngựa, bò, cũng khéo săn bắn. Người Tác Ly sinh sống tại khu vực đồng bằng Tùng Nộn ở phía đông của Nộn Giang và phía bắc của Tùng Hoa Giang. Tại huyện Triệu Nguyên (của tỉnh Hắc Long Giang) ở hạ du Nộn Giang có di chỉ Bạch Kim Bảo (白金宝), nơi đây có những tàn tích văn hóa của người Tác Ly (người Mạch). Trong xã hội của người Tác Ly đã xuất hiện chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp, đã tiến vào ngưỡng cửa của văn minh. Một người Tác Ly đã xưng vương song không dùng tộc danh Uế và Tác Ly mà lại dùng tộc danh Phù Du (鳧臾), triều Hán ở Trung Nguyên dịch thành Phu Dư (夫馀), sau lại đổi thành Phù Dư (扶馀)
Sau khi Tây Hán diệt Vệ Mãn Triều Tiên, đã thiết lập Huyền Thổ quận quản lý các nước Cao Câu Ly ở Liêu Đông và Phù Dư ở Cát Lâm. Đến thời Đông Hán, triều đình đã thành lập Liêu Đông thuộc quốc, quản lý các quốc gia dân tộc ở phía bắc Trung Nguyên như Phù Dư, Cao Câu Ly. Thời Hán, một bộ phận tỉnh Cát Lâm thuộc về Huyền Thổ quận, đến cuối thời Hán và đầu thời Tam Quốc thì chuyển sang chịu sự quản lý của chính quyền Liêu Đông của Công Tôn Độ. Thời nhà Tấn, đất này do hiệu úy người Đông Di quản lý. Triều đình Hán từng đặt Thương Hải quận (蒼海郡) để cai quản khu vực của người Uế Mạch.
Thời Tần Hán, người Đông Hồ dần suy yếu.
=== Thời Cao Câu Ly ===
Các cuộc tấn công của Cao Câu Ly vào một khoảng thời gian nào đó trước năm 347 đã khiến Phù Dư suy yếu. Đến khi để mất thành trì ở gần Cáp Nhĩ Tân ngày nay, Phù Dư đã di chuyển về phía tây nam đến Nông An (nay thuộc tỉnh Cát Lâm), nước này bị tiêu diệt vào năm 346. Thành Quốc Nội đã trở thành kinh đô của Cao Câu Ly từ năm 3 SCN cho đến năm 427, thành có chiều dài tường ngoài là 2.686m và nay thuộc địa phận của Tập An (cực nam của tỉnh Cát Lâm). Trong cuộc chiến tranh Cao Câu Ly-Ngụy 244-245, quân Tào Ngụy đã phá hủy Hoàn Đô sơn thành (丸都山城) của Cao Câu Ly thuộc Tập An ngày nay. Trong thời gian trị vì của Cố Quốc Nguyên vương, Cao Câu Ly đã bị người Tiên Ti tấn công ở phía bắc và bị Bách Tế tiến đánh ở phía nam. Năm 342, nước Tiền Yên của người Tiên Ti đã tấn công Cao Câu Ly, họ đã phá hủy Hoàn Đô sơn thành và bắt một số thành viên vương tộc Cao Câu Ly đem về nước.
Năm 395, trong cuộc chiến chống Bách Tế, Quảng Khai Thổ Thái vương của Cao Câu Ly đã thân chinh đánh một chi nhỏ của tộc người Khiết Đan ở miền Trung Mãn Châu, gần khu vực Tùng Hoa Giang. Quảng Khai Thổ Thái vương đã chinh phạt được 64 thành trì và 1400 làng mạc trong một cuộc viễn chinh chống lại Phù Dư Quốc, đánh bại nhà Hậu Yên và sau đó xâm chiếm lãnh thổ của các bộ tộc Phù Dư và Mạt Hạt, khuất phục Bách Tế, góp phần vào sự tan rã của liên minh Già Da và biến Tân La thành chư hầu sau cuộc chiến tranh Cao Câu Ly-Yamato. Trong thời kỳ trị vì của Quảng Khai Thổ Thái vương, Cao Câu Ly đã thống trị một vùng lãnh thổ nằm ở phía nam Mãn Châu cùng với khu vực phía bắc và miền Trung của bán đảo Triều Tiên.
Trường Thọ vương đã dời kinh đô của Cao Câu Ly về Bình Nhưỡng năm 427. Về phía bắc ông mở rộng cương vực của Cao Câu Ly đến hữu ngạn của Tùng Hoa Giang. Dưới thời Văn Tư Minh vương, Cao Câu Ly đã hoàn tất việc xâm chiếm khu vực Phù Dư, đánh dấu điểm xa nhất về phía bắc của biên cương Cao Câu Ly; đồng thời vẫn tiếp tục duy trì ảnh hưởng của nó đối với các tộc người Mạt Hạt và Khiết Đan ở phía bắc. Các quốc vương Cao Câu Ly tuy vậy vẫn xưng thần với các triều đình Trung Hoa, vào năm 491, Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế đã sách phong cho Trường Thọ vương chức Xa kị đại tướng quân, thái phó, Liêu Đông quận khai quốc công, Cao Câu Ly vương. Sau đó, Cao Câu Ly dần suy yếu, người Đột Quyết nhân cơ hội này đã tấn công các thành trì ở vùng biên giới phía bắc Cao Câu Ly và đoạt lấy một phần lãnh thổ của quốc gia này. Cao Câu Ly bị liên minh Tân La-Đường tiêu diệt vào năm 668.
=== Thời Đường ===
Sau khi liên quân Tân La và Đường diệt được Cao Câu Ly, triều đình Đường đã thiết lập nên 9 đô đốc phủ, 42 châu, 100 huyện trên đất cũ của nước này, đặt An Đông đô hộ phủ tại Bình Nhưỡng để thống trị, cựu đô Quốc Nội thành của Cao Câu Ly trở thành nơi đặt trụ sở của Vật Ca Châu đô đốc phủ (哥勿州都督府).
Đến ngày Giáp Tý tháng 11 năm Thiên Bảo thứ 14 (16/12/755), người kiêm nhiệm chức tiết độ sứ của Phạm Dương, Bình Lô và Hà Đông là An Lộc Sơn đã khởi binh phản lại triều đình nhà Đường tại Phạm Dương, lịch sử gọi là loạn An Sử. Sau đó, An Đông đô hộ phủ bị phế bỏ năm 756.
=== Thời Bột Hải ===
Sau khi đánh bại quân Đường trong trận Thiên Môn Lĩnh (天門嶺之戰) diễn ra trên địa bàn Cát Lâm, Đại Tộ Vinh đã xưng vương và lập ra nước Thìn (辰國), sau đổi thành Bột Hải, ban đầu định đô ở núi Đông Mưu (東牟山) thuộc nam bộ Cát Lâm ngày nay. Phần lớn những người dân Bột Hải là người Cao Câu Ly, còn người Mạt Hạt chiếm số lượng ít hơn. Thành Trung Kinh (nay thuộc Đôn Hóa) trở thành kinh đô của Bột Hải từ năm 742 đến 756 và thành Đông Kinh (nay thuộc Hồn Xuân trở thành kinh đô của Bột Hải từ năm 785 đến 793. Trong khoảng thời gian còn lại của mình, kinh đô của Bột Hải đặt ở thành Thượng Kinh (nay thuộc Ninh An của tỉnh Hắc Long Giang]], tính ra, trong hơn 2/3 thời gian tồn tại của mình, Bột Hải đã định đô trên địa bàn tỉnh Cát Lâm ngày nay.
Đến thời Văn vương (737-793), Bột Hải đã mở rộng cương vực của đất nước đến lưu vực Hắc Long Giang ở phía bắc và khu vực phía bắc của bán đảo Liêu Đông ở phía nam. Dưới thời Tuyên vương (818-830), Bột Hải nắm quyền kiểm soát một lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần phía bắc bán đảo Triều Tiên, Đông Nam của Nội Mãn Châu và khu vực Primorsky Krai của Nga ngày nay. Những chiến dịch của Tuyên Vương đã chinh phục được nhiều bộ tộc Mạt Hạt ở phía bắc. Theo truyền thống, các sử gia tin rằng xung đột sắc tộc giữa những người gốc Cao Câu Ly nắm quyền lực và người Mạt Hạt đã làm suy yếu vương quốc. Các nghiên cứu gần đây khẳng định sự sụp đổ của Bột Hải chủ yếu là do núi lửa Trường Bạch (nay nằm trên biên giới giữa Cát Lâm và Triều Tiên) đã phun trào một cách dữ dội vào thế kỷ thứ 10, ngọn núi khi đó nằm ở trung tâm của vương quốc. Vụ nổ đã tạo ra một số lượng tro núi lửa rất lớn, gây thiệt hại nông nghiệp và tính ổn định của xã hội của Bột Hải.
Theo phân cấp hành chính của Bột Hải, trên địa phận Cát Lâm tồn tại Áp Lục phủ (鴨綠府) với trị sở tại Tây Kinh (nay thuộc Lâm Giang, Trường Lĩnh phủ (長嶺府) với trị sở đặt tại Hà Châu (nay thuộc Hoa Điện), Phù Dư phủ (夫餘府), Mạc Hiệt phủ (鄚頡府).
=== Thời Liêu đến Nguyên ===
Sau khi diệt Bột Hải vào năm 926, người Khiết Đan lập nên vương quốc bù nhìn Đông Đan, và không lâu sau đó, Đông Đan bị sáp nhập vào Liêu năm 936. Dưới thời Liêu, địa bàn tỉnh Cát Lâm ngày nay phân thuộc Đông Kinh đạo, Thượng Kinh đạo, Trung Kinh đạo và Hạ Kinh đạo.
Năm 1113, Hoàn Nhan A Cốt Đả (1068 – 1123) đã được bầu làm đại bối lặc của người Nữ Chân. Năm 1114, A Cốt Đả khởi binh phản kháng triều đình Liêu. Tháng 11 cùng năm, tướng Tiêu Tự Tiên (萧嗣先) và phó đô thống Tiêu Thát Bất Dã (萧挞不也) của Liêu đã tấn công người Nữ Chân, tập kết tại bờ bắc Áp Tử Hà (một đoạn Nộn Giang, nay ở phía tây trấn Nguyệt Lượng Phao, Đại An của Cát Lâm). A Cốt Đả đã xuất 3.700 giáp sĩ đối chọi lại. Không lâu sau, A Cốt Đả lợi dụng đêm tối để vượt Áp Tử Hà sang bờ bắc, đánh bại quân Liêu chỉ với hơn 1.200 binh sĩ. Thắng lợi trong trận Xuất Hà Điếm (出河店之战) đã đặt nền móng để người Nữ Chân thiết lập ra nhà Kim.
Thời nhà Kim, đại bộ phận tỉnh Cát Lâm ngày nay nằm dưới quyền cai quản của Đông Kinh lộ, các phần còn lại phân thuộc Hàm Bình lộ, Thượng Kinh lộ và Bắc Kinh lộ.
Thời nhà Nguyên, trên địa phận tỉnh Cát Lâm có ba phủ thuộc Liêu Dương đẳng xứ hành trung thư tỉnh (辽阳等处行中书省)
=== Thời Minh ===
Năm Vĩnh Lạc thứ 7 (1409) thời Minh Thành Tổ, triều đình nhà Minh đã thiết lập một cơ cấu quân sự và chính quyền là Nô Nhi Can đô chỉ huy sứ ti (奴兒干都指揮使司) nhằm quản lý lưu vực Hắc Long Giang, Ô Tô Lý Giang, Tùng Hoa Giang và Nộn Giang. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 9 (1411), cơ cấu này đã chính thức bắt đầu thực thi quyền quản lý hành chính. Các quan viên của đô ti ban đầu chủ yếu là các lưu quan được luân chuyển điều đến, về sau do các lãnh tụ bộ lạc trong khu vực thế tập. Đến năm Tuyên Đức thứ 9 (1434), đô ti chính thức bị bãi bỏ, tổng cộng tồn tại trong 25 năm. Bên cạnh đó, một bộ phận tỉnh Cát Lâm thuộc quyền cai quản của Liêu Đông đô chỉ huy sứ ti (辽东都指挥使司). Sau đóbãi bỏ Nô Nhi Can đô ti, triều đình Minh vẫn duy trì quyền quản lý đối với khu vực. Đến cuối thời Minh, triều đình không còn khả năng vươn tầm quản lý đến khu vực Đông Bắc, tại đây, các bộ lạc Nữ Chân trở thành những thuộc quốc của triều đình nhà Minh. Thời Minh, người Nữ Chân có ba bộ phận chính: Kiến Châu Nữ Chân, Hải Tây Nữ Chân và Dã Nhân Nữ Chân; cả ba nhóm đều có sự hiện diện tại địa bàn tỉnh Cát Lâm ngày nay.
=== Thời Hậu Kim, Thanh ===
Người Kiến Châu Nữ Chân sinh sống ở các khu vực Mẫu Đơn Giang, Tuy Phân Hà (tức sông Razdolnaya) và Trường Bạch Sơn thuộc tỉnh Cát Lâm ngày nay. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã thống nhất các bộ tộc Kiến Châu Nữ Chân và sau đó là toàn bộ người Nữ Chân. Năm 1608, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lập bia hoạch giới với quân Minh ở biên thùy, từ đó khu vực tỉnh Cát Lâm ngày nay thuộc sự cai quản của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Đến năm 1616, tại Hách Đồ A Lạp (nay thuộc tỉnh Liêu Ninh), Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xưng Hãn, đặt quốc hiệu là Kim, lịch sử gọi là Hậu Kim.
Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), triều đình nhà Thanh đã phong hai người làm ngang bang chương kinh (昂邦章京) tại Ninh Cổ Tháp (宁古塔, nay thuộc Mẫu Đơn Giang). Năm Khang Hi thứ 1 (1662), "Ninh Cổ Tháp ngang bang chương kinh" được đổi thành "Ninh Cổ Tháp tướng quân" và chỉ một người được phong chức này. Năm Khang Hi thứ 15 (1677), trị sở của Ninh Cổ Tháp tướng quân rời đến đất Cát Lâm ngày nay. Năm Càn Long thứ 22 (1757), thể chế này được gọi là "Cát Lâm tướng quân". Thời kỳ đầu nhà Thanh, Cát Lâm tướng quân cai quản một khu vực đến tận biển Nhật Bản ở phía đông, bao trùm đông bộ hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang này nay cùng với khu vực phía đông vùng lãnh thổ nằm ở phía nam của Ngoại Hưng An lĩnh của nước Nga ngày nay, là đơn vị hành chính có diện tích xếp thứ 6, thứ 7 của triều Thanh.
Theo điều ước Ái Hồn năm 1858 và điều ước Bắc Kinh năm 1860, vùng đất phía bắc Hắc Long Giang và phía đông Ô Tô Lý Giang bị cắt cho đế quốc Nga, Cát Lâm tướng quân không còn giáp biển. Cũng trong khoảng thời gian này, triều đình nhà Thanh đã mở cửa Mãn Châu do các di dân người Hán. Sau đó người Hán chủ yếu là từ Trực Lệ và bán đảo Sơn Đông đã di cư đến vùng Đông Bắc, sự kiện này được gọi là Sấm Quan Đông (闯关东), đến đầu thế kỷ 20 thì người Hán đã trở thành dân tộc chiếm đa số tại đây. Năm Quang Tự (1907) thứ 33, sau chiến tranh Nga-Nhật, chế độ Cát Lâm tướng quân được đổi thành Cát Lâm hành tỉnh, tỉnh lị đặt tại thành Cát Lâm. Cát Lâm hành tỉnh được phân thành 4 đạo là Cát Trường, Tân Giang, Y Lan, Diên Cát. Đến năm Tuyên Thống thứ 3 (1911), toàn bộ Cát Lâm hành tỉnh có 11 phủ, 1 châu, 5 thính, 18 huyện. Cuối thời Thanh, địa bàn Cát Lâm dần hình thành đặc điểm đông bộ là khu vực nông-lâm nghiệp, trung bộ là khu vực nông nghiệp và tây bộ là khu vực nông-mục nghiệp.
Năm 1896, nhà Thanh và Nga đã ký kết Mật ước Trung-Nga, theo đó Nga được phép xây dựng tuyến đường sắt qua Hắc Long Giang và Cát Lâm để rút ngắn khoảng cách đến Vladivostok. Tuyến đường sắt này hoàn thành vào năm 1903 cùng với một "tuyến nhánh" nối từ Cáp Nhĩ Tân đến cảng Lữ Thuận ở Bột Hải, đi qua địa phận tỉnh Cát Lâm ngày nay. Sau Chiến tranh Nga-Nhật 1905, phần phía nam của đường sắt Đông Thanh do Nhật Bản quản lý, ga cuối cùng của Nga là ga Khoan Thành và ga đầu tiên của Nhật Bản là ga Trường Xuân, đều thuộc địa phận Trường Xuân của Cát Lâm ngày nay.
=== Thời Dân Quốc ===
Trung Hoa Dân Quốc vẫn duy trì tỉnh Cát Lâm như cuối thời nhà Thanh. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Chính phủ Quốc dân Trung Quốc đã dần dần thu hồi chủ quyền hành chính đối với vùng "đất phụ thuộc" đường sắt Đông Thanh (Trung Đông). Từ năm 1924, Trung Hoa Dân Quốc và Liên Xô cùng quản lý phần phía bắc của tuyến đường sắt này. Từ năm 1928, Phụng hệ quân phiệt Trương Học Lương ở Đông Bắc đã tuyên bố ly khai chính phủ Bắc Dương, quy phục chính phủ Trung ương Nam Kinh. Đến tháng 7 năm 1929, chính phủ Đông Bắc của Trương Học Lương đã hành động nhằm cắt đứt chi viện của Liên Xô cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, trục xuất các viên chức Liên Xô trên tuyến đường sắt Trung Đông, niêm phong các tổ chức thương nghiệp của Liên Xô tại Cáp Nhĩ Tân, bắt đầu tiến hành thu hồi đường sắt Trung Đông. Ngày 18 tháng 7 cùng năm, chính phủ Liên Xô do Stalin lãnh đạo đã tuyên bố đoạn giao quan hệ với Trung Quốc, lệnh cho quân Liên Xô đóng ở biên giới với tỉnh Hắc Long Giang và tỉnh Cát Lâm chuẩn bị can thiệp vũ trang. Ngày 14 tháng 8 năm 1929, Liên Xô ven theo tuyến đường sắt Trung Đông để tấn công Trung Quốc, quân Liên Xô giành được chiến thắng và buộc Trung Quốc phải phục hồi chế độ đồng quản lý tuyến đường sắt này như từ năm 1924.
=== Thời Mãn Châu quốc ===
Sau sự biến Mãn Châu (1931-1932), Nhật Bản đã xâm chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tháng 3 năm 1932, người Nhật hình thành nên chính quyền Mãn Châu quốc do cựu hoàng đế nhà Thanh là Phổ Nghi đứng đầu trên danh nghĩa, thủ đô của Mãn Châu quốc là Tân Kinh (nay là Trường Xuân). Năm 1934, Phổ Nghi xưng đế. Cũng trong năm 1934, khu vực thuộc tỉnh Cát Lâm cũ được chính quyền Mãn Châu Quốc phân chia giữa 4 tỉnh Cát Lâm, Gian Đảo (間島省), Tân Giang (濱江省), Tam Giang (三江省, tỉnh này bao gồm cả lãnh thổ của tỉnh Hắc Long Giang cũ). Tân Kinh là một đơn vị hành chính độc lập của Mãn Châu Quốc. Đến năm 1937, tỉnh Tân Giang lại tách thành tỉnh Tân Giang và Mẫu Đơn Giang. Năm 1939, tỉnh Tân Giang được tách thành tỉnh Bắc An và tỉnh Tân Giang, còn tỉnh Mẫu Đơn Giang thì được tách thành tỉnh Đông An và tỉnh Mẫu Đơn Giang. Năm 1943, ba tỉnh Mẫu Đơn Giang, Đông An và Gian Đảo được hợp nhất lại thành tổng tỉnh Đông Mãn (東滿總省).
Đến năm 1935, Liên Xô chuyển quyền quản lý đường sắt Trung Đông cho Mãn Châu Quốc. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản theo một thỏa thuận tại Hội nghị Yalta, và xâm lược Mãn Châu quốc từ Ngoại Mãn Châu. Đúng 0 giờ ngày 9 tháng 8 (giờ Viễn Đông Nga), hoạt động quân sự đầu tiên bắt đầu với 76 máy bay ném bom IL-4 của Phương diện quân Viễn Đông 1 đã thâm nhập không phận Mãn Châu quốc oanh kích các mục tiêu quân sự - hậu cần tại Cáp Nhĩ Tân và Trường Xuân. Từ ngày 19 đến hết ngày 20 tháng 8 năm 1945, hầu hết các đơn vị của Đạo quân Quan Đông đã ra hàng và giao nộp vũ khí cho Quân đội Liên Xô. Toàn bộ quân nhân Nhật Bản ra hàng ở Mãn Châu Quốc gồm có 148 tướng, 594.000 sĩ quan và binh sĩ. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, Phổ Nghi tuyên bố thoái vị tại Thông Hóa, Mãn Châu Quốc diệt vong.
=== Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 ===
Năm 1945, chính phủ Quốc dân đã phân vùng Đông Bắc thành 9 tỉnh, lúc đó tỉnh Cát Lâm đặt tỉnh lị tại thành phố Cát Lâm, có 2 thành phố (Cát Lâm, Trường Xuân) và 18 huyện (Vĩnh Cát, Trường Xuân, Y Thông, Nông An, Thư Lan, Hoa Điện, Bàn Thạch, Song Dương, Đức Huệ, Phù Dư, Song Thành, Ngũ Thường, Du Thụ, Đôn Hoa, Giao Hà, Can An, Cửu Đài, Hoài Đức) cùng kỳ Quách Nhĩ La Tư (郭尔罗斯旗). Ngoài ra, theo phân chia của chính quyền Quốc dân, địa bàn tỉnh Cát Lâm ngày nay còn phân thuộc Liêu Bắc An Đông, Tùng Giang.
Với sự ủng hộ của Liên Xô, Mãn Châu nói chung và tỉnh Cát Lâm ngày nay nói riêng trở thành một bàn đạp cho lực lượng cộng sản trong cuộc nội chiến mà họ giành chiến thắng vào năm 1949. Liên Xô đã trao trả hoàn toàn quyền quản lý đường sắt Trung Đông cho chính phủ Trung Quốc (mà họ đã đồng quản lý từ năm 1945) vào năm 1952.
Năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chia khu vực Đông Bắc ra thành 5 tỉnh: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Tùng Giang, Liêu Đông và Liêu Tây. Năm 1954, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành điều chỉnh hành chính, cắt 7 huyện của tỉnh Hắc Long Giang cho tỉnh Cát Lâm, 7 huyện này cùng với huyện Can An của Cát Lâm hợp thành chuyên khu Bạch Thành, cắt 1 thành phố và 9 huyện của tỉnh Liêu Đông về tỉnh Cát Lâm và thiết lập chuyên khu Thông Hóa. Cùng với đó, tỉnh Cát Lâm còn tiếp nhận thành phố Liêu Nguyên và hai huyện Tây Ân và Đông Phong của tỉnh Liêu Đông cũ; thành phố Tứ Bính, huyện Song Liêu và huyện Lê Thụ của tỉnh tỉnh Liêu Tây cũ. Cùng năm, chính quyền nhân dân tỉnh Cát Lâm đã từ thành phố Cát Lâm dời đến Trường Xuân. Năm 1969, 1 huyện và 1 kỳ của minh Triết Lý Mộc và minh Hô Luân Bối Nhĩ của Nội Mông đã được chuyển sang cho tỉnh Cát Lâm, đến năm 1979 lại trả về Nội Mông.
Vùng Đông Bắc Trung Quốc nói chung và tỉnh Cát Lâm nói riêng từng là trái tim công nghiệp của Trung Quốc, tuy nhiên, sau cải cách mở cửa, nền công nghiệp của vùng đã tụt hậu so với vùng ven biển phía đông Trung Quốc, vì thế chính quyền Trung Quốc đã phải đề ra kế hoạch Chấn hưng vùng công nghiệp cũ Đông Bắc (振兴东北老工业基地).
Trong những năm giữa và cuối thập niên 1990, đã có nhiều người Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc để tránh nạn đói ở nước này. Những người tị nạn Triều Tiên thường vượt biên qua sông Đồ Môn sang tỉnh Cát Lâm vì sông này có mực nước thấp và hẹp.
== Địa lý ==
Cát Lâm nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc, giáp với tỉnh Liêu Ninh ở phía tây nam, giáp với khu tự trị Nội Mông Cổ ở phía đông, giáp với vùng Primorsky của Nga ở một đoạn nhỏ phía đông, và giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (thành phố Rason, tỉnh Hamgyong Bắc, tỉnh Ryanggang, tỉnh Chagang) ở phía đông nam qua Đồ Môn Giang, Áp Lục Giang và Trường Bạch Sơn. Cát Lâm nằm giữa 122°-131° kinh Đông và 41°-46° vĩ Bắc. Tổng diện tích của tỉnh Cát Lâm là khoảng 187.400 km², chiếm khoảng 2% diện tích Trung Quốc. Tỉnh Cát Lâm trải dài 750 km theo chiều đông -tây và 600 km theo chiều bắc-nam. Tỉnh Cát Lâm có 1438,7 km biên giới quốc tế, trong đó tuyến biên giới Trung-Nga của tỉnh dài 232,7 km và tuyến biên giới Trung-Triều của tỉnh dài 1.206 km.
=== Địa hình, địa mạo ===
Nếu lấy Đại Hắc Sơn (大黑山) ở trung bộ tỉnh làm ranh giới, tỉnh Cát Lâm có địa thế cao ở đông nam với các vùng núi non và gò đồi có cao độ trên 500 m thuộc dãy núi Trường Bạch. Trường Bạch Sơn là núi cao nhất tỉnh Cát Lâm cũng như bán đảo Triều Tiên với cao độ 2.744 m. Thiên Trì trên đỉnh núi được phân chia giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Trung và tây bộ tỉnh Cát Lâm là đồng bằng Tùng-Liêu rộng lớn; vùng này có địa thế thấp và bằng phẳng, là khu vực mục nghiệp của Cát Lâm. Trong đó, trung bộ tỉnh Cát Lâm là vùng đồng bằng bằng phẳng, còn tây bộ có các đồng cỏ, hồ ao, đất ngập nước, vùng cát. Địa mạo Cát Lâm chủ yếu do địa mạo núi lửa, địa mạo xói mòn xâm thực, địa mạo đất đỏ bồi tích và địa mạo đồng bằng phù sa cấu thành. Ngoài dãy núi Trường Bạch, trên địa bàn Cát Lâm còn có Đại Hắc Sơn, Trương Quảng Tài Lĩnh (张广才岭), Cát Lâm Cáp Đạt Lĩnh (吉林哈达岭), Lão Lĩnh (老岭), Mẫu Đơn Lĩnh (牡丹岭). Lấy Tùng Liêu Phân Thủy Lĩnh (松辽分水岭) làm ranh giới, vùng đồng bằng của tỉnh Cát Lâm phân thuộc đồng bằng Tùng Nộn ở phía bắc và đồng bằng Liêu Hà ở phía nam. Hiện nay, vẫn có thể trông thấy di tích các sông băng có niên đại từ kỷ Đệ tứ ở núi Trường Bạch. Địa mạo núi lửa chiếm 8,6% tổng diện tích của Cát Lâm.
=== Khí hậu ===
Cát Lâm có khí hậu ôn đới lục địa gió mùa, bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân có gió lớn và khô, mùa hè có nhiệt độ cao và mưa nhiều, mùa thu có bầu trời trong xanh và thời tiết mát mẻ, mùa đông lạnh kéo dài. Từ đông nam đến tây bắc, khí hậu dần chuyển từ khí hậu bán ẩm sang khí hậu bán khô hạn. Nhiệt độ bình quân năm của hầu hết các khu vực tại tỉnh Cát Lâm là từ 3-5 ℃, nhiệt độ bình quân vào mùa đông là dưới -11 °C còn nhiệt độ bình quân vào mùa hè là trên 23 °C. Chênh lệch nhiệt độ trong năm tại tỉnh Cát Lâm là từ 35 °C-42 °C, chênh lệch nhiệt độ trong một ngày thường là từ 10 °C-14 °C. Trung bình, mỗi năm tỉnh Cát Lâm có từ 100-160 ngày không có sương giá, và có từ 2.259-3.016 giờ nắng. Lượng giáng thủy trung bình năm của tỉnh Cát Lâm là từ 400–600 mm, có sự khác biệt theo mùa và khu vực. 80% tổng lượng giáng thủy của tỉnh Cát Lâm tập trung vào mùa hè và đông bộ của tỉnh là nơi có lượng mưa cao nhất. Lượng mưa vùng núi đông bộ là khoảng 800 mm, vùng gò đồi trung bộ là khoảng 600 mm, vùng đồng bằng tây bộ chỉ 400 mm; tuy nhiên, lượng nước bốc hơi lại tăng dần từ đông nam lên tây bắc tỉnh Cát Lâm.
=== Sông hồ ===
Tổng diện tích mặt nước của tỉnh Cát Lâm là 265.500 ha. Trên địa phận tỉnh Cát Lâm có 1648 sông lớn nhỏ có diện tích lưu vực trên 20 km², thuộc 5 hệ thống sông lớn là Tùng Hoa Giang, Liêu Hà, Áp Lục Giang, Đồ Môn Giang, Tuy Phân Hà. Cùng với đó, tỉnh Cát Lâm có 1397 hồ lớn nhỏ có diện tích bề mặt trên 100 mẫu (0,067 km²).
Dãy núi Trường Bạch là nơi khởi nguồn của ba con sông lớn trên địa bàn tỉnh Cát Lâm là Áp Lục, Đồ Môn và Tùng Hoa. Áp Lục Giang chảy về phía tây nam, sang tỉnh Liêu Ninh rồi đổ ra vịnh Triều Tiên và tạo thành biên giới tự nhiên giữa tỉnh Cát Lâm và Triều Tiên; tổng chiều dài của sông Áp Lục là 795 km và đoạn sông tại Cát Lâm dài 575 km. Sông Áp Lục cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động quân sự trong chiến tranh Thanh-Nhật, chiến tranh Nga-Nhật và chiến tranh Triều Tiên. Đoạn sông Áp Lục chảy trên địa phận tỉnh Cát Lâm có đập Vân Phong (云峰), được người Nhật xây dựng từ năm 1942 và nay nước trong hồ chứa do đập tạo ra được sử dụng cho cả mục đích phát điện và thủy lợi.
Đồ Môn Giang chảy về phía đông bắc, tạo thành biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Triều Tiên và giữa Triều Tiên với Nga rồi đổ ra biển Nhật Bản; 15 km cuối cùng của Đồ Môn Giang từ thời nhà Minh đến gần cuối thời Thanh vẫn là biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, tuy nhiên sau điều ước Bắc Kinh vào năm 1860 thì bờ bắc 15 km cuối của Đồ Môn Giang thuộc về Nga, Trung Quốc mất quyền đi ra biển Nhật Bản qua sông Đồ Môn Mặc dù Đồ Môn Giang có nhiều lính Triều Tiên tuần tra song nó được những người tị nạn Triều Tiên trong thời gian gần đây lựa chọn để vượt biên sang Trung Quốc vì con sông này nông và hẹp hơn Áp Lục Giang, có thể vượt qua một cách dễ dàng bằng cách đi bộ hoặc bơi ở nhiều điểm. Hải Lan Giang (海兰江) là một chi lưu lớn của Đồ Môn Giang, sông này có chiều dài 145 km và chảy trên địa phận Diên Biên.
Tùng Hoa Giang có diện tích lưu vực là 545.600 km² và là con sông có diện tích lưu vực lớn thứ ba tại Trung Quốc, chỉ sau Trường Giang và Hoàng Hà. Trên địa bàn tỉnh Cát Lâm, Tùng Hoa Giang chảy theo hướng tây bắc từ đầu nguồn cho đến khi hợp lưu với Nộn Giang tại phía bắc Tùng Nguyên, đoạn này của Tùng Hoa Giang từng được gọi là "Đệ nhị Tùng Hoa Giang" (第二松花江) và danh xưng này được sử dụng cho đến năm 1988. Sau khi hợp lưu với Nộn Giang, Tùng Hoa Giang trở thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang rồi đi hoàn toàn vào tỉnh cực bắc Trung Quốc. Huy Phát Hà (辉发河) là một chi lưu lớn ở thượng nguồn Tùng Hoa Giang, sông chảy theo hướng đông bắc và hợp với Tùng Hoa Giang tại Hoa Điện, có tổng chiều dài 268 km và gần như toàn bộ chảy trên địa phận tỉnh Cát Lâm. Huy Phát Hà cũng gắn liền với bộ lạc Huy Phát của người Nữ Chân xưa kia. Trên thượng du Tùng Hoa Giang có Tùng Hoa hồ, hay còn gọi là hồ chứa Phong Mãn (丰满水库). Tùng Hoa hồ là một hồ nước nhân tạo, cách trung tâm thành phố Cát Lâm 24 km, được hình thành do chặn đập trên Tùng Hoa Giang để phục vụ cho nhà máy thủy điện được xây dựng từ năm 1937 với chiều dài 200 km, nơi rộng nhất là 10 km, điểm sâu nhất là 75 m. Tổng diện tích hồ là khoảng 500 km², là hồ có diện tích mặt lớn nhất tỉnh Cát Lâm với dung tích tối đa là 10,8 tỷ mét³ nước.
Ẩm Mã Hà (饮马河) có chiều dài 387 km và toàn bộ dòng chảy của nó đều nằm trên địa bàn tỉnh Cát Lâm. Trên Ẩm Mã Hà có hồ chứa Thạch Đầu Khẩu Môn (石头口门水库), được xây dựng từ năm 1959, có diện tích lưu vực 4944 km² và là một nguồn cung cấp nước chủ yếu của tỉnh lị Trường Xuân. Nạp Lâm Hà (拉林河) bắt nguồn từ Trương Quảng Tài Lĩnh, có tổng chiều dài 244 km và nhiều phần của sông này tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang. Nạp Lâm Hà đổ vào Tùng Hoa Giang tại huyện Phù Dư của tỉnh Cát Lâm. Y Thông Hà (伊通河) là chi lưu lớn nhất của Ẩm Mã Hà, sông này dài 342,5 km, trong đó có 23 km chảy qua khu vực đô thị của Trường Xuân, nó còn được gọi là "sông mẹ" của thành phố tỉnh lị của tỉnh Cát Lâm. Trên Y Thông Hà có hồ chứa Tân Lập Thành (新立城水库), hồ cách trung tâm Trường Xuân khoảng 20 km về phía thượng nguồn và có diện tích lưu vực 1970 km².
Nộn Giang cũng là một con sông lớn ở Đông Bắc Trung Quốc, sông này bắt nguồn từ Đại Hưng An lĩnh rồi chảy xuống phía nam, tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa Bạch Thành và Tùng Nguyên của tỉnh Cát Lâm với tỉnh Hắc Long Giang. Thao Nhi Hà (洮儿河) là một chi lưu quan trọng của Nộn Giang, Thao Nhi Hà bắt nguồn từ Nội Mông rồi chảy sang tỉnh Cát Lâm với tổng chiều dài 595 km. Tại Cát Lâm, Thao Nhi Hà chảy trên đất Bạch Thành và chỉ cách nơi hợp lưu với Nộn Giang vài trăm mét, Thao Nhi Hà bị ngăn đập để tạo thành hồ chứa Nguyệt Lượng Phao (月亮泡水库) Hồ chứa Nguyệt Lượng Phao có mục đích phát điện, cấp nước kiểm soát lũ và thủy lợi, đặc biệt như trong trận lụt năm 2003, khi hồ chứa này đã giúp giảm lũ trên sông Tùng Hoa.
Mẫu Đơn Giang là một chi lưu lớn của Tùng Hoa Giang, sông có chiều dài 726 km và bắt nguồn từ dãy núi Trường Bạch thuộc Cát Lâm, trong đó đoạn chảy trên địa phận Cát Lâm (Đôn Hóa) dài 232 km, sau đó chảy sang tỉnh Hắc Long Giang. Tuy Phân Hà có chiều dài 242 km, bắt nguồn từ đông bộ Cát Lâm, chảy qua đông nam tỉnh Hắc Long Giang, qua vùng Primorsky của Nga rồi đổ ra biển Nhật Bản. Mục Lăng Hà (穆棱河) bắt nguồn từ vùng ranh giới giữa tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang rồi đổ vào Ô Tô Lý Giang.
Hoắc Lâm Hà (霍林河) cũng từng là một chi lưu của Nộn Giang, sông bắt nguồn từ Nội Mông và đổ vào Nộn Giang tại Bạch Thành của Cát Lâm. Tuy nhiên, do khu vực thượng du và trung du đã xây hồ chứa và sử dụng một lượng lớn nước sông nên Hoắc Lâm Hà đã dần khô cạn từ thập niên 1960. Hồ Tra Can (查干湖) nằm ở huyện Tiền Quách Nhĩ La Tư nay là đoạn cuối cùng của Hoắc Lâm Hà, hồ nằm trên cao độ 126 mét so với mực nước biển, diện tích lớn nhất là 307 km² (có nguồn cho là 420 km²), nước sâu 4 mét, chu vi 104,5 km, dung tích tối đa là 415 triệu m³, là hồ tự nhiên lớn nhất tỉnh Cát Lâm, và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất tại vùng bình nguyên Đông Bắc Trung Quốc.
Trong hệ thống Liêu Hà, Đông Liêu Hà bắt nguồn từ huyện Đông Liêu của Cát Lâm. Đông Liêu Hà có tổng chiều dài 448 km và diện tích lưu vực là 11306 km², chủ yếu nằm trên địa bàn Liêu Nguyên và Tứ Bình của tỉnh Cát Lâm. Sau đó, Đông Liêu Hà hợp lưu với Tây Liêu Hà trên địa phận tỉnh Liêu Ninh để tạo thành Liêu Hà. Tây Liêu Hà là một chi lưu chính của Liêu Hà và có 44,2 km sông chảy qua Song Liêu của tỉnh Cát Lâm. Tân Khai Hà là một chi lưu trọng yếu của Tây Liêu Hà, đoạn chảy qua Song Liêu dài 25 km.
=== Sinh vật ===
Đông bộ tỉnh Cát Lâm là khu sinh thái rừng nguyên sinh Trường Bạch Sơn, trung đông bộ là khu sinh thái thảm thực vật tái sinh đồi núi thấp, trung bộ là khu sinh thái đồng bằng Tùng Liêu còn tây bộ là khu sinh thái đất ngập nước đồng cỏ. Trong đó, vùng núi Trường Bạch có các khu rừng rộng lớn, độ che phủ rừng ở mức cao, rất phong phú về các loài sinh vật, lượng mưa dồi dào. Vùng đồi núi thấp đông trung bộ có các khu rừng tái sinh và do con người trồng, độ che phủ rừng cũng ở mức cao, phong phú về tài nguyên nước và khoáng sản. Đồng bằng Tùng Liêu ở trung bộ Cát Lâm có đất đai màu mỡ và rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp. Vùng đồng cỏ ở tây bộ Cát Lâm cũng rất rộng rãi, với các vùng ao hồ và đất ngập nước có diện tích khá lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi.
Tính Cát Lâm có 36 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 13 khu bảo tồn tự nhiên cấp quốc gia. Tổng diện tích các khu bảo tồn này là 2,23 triệu ha, chiếm 12,26% diện tích toàn tỉnh. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Trường Bạch Sơn là khu vực bảo vệ "sinh quyển và con người". Năm 1992, Trường Bạch Sơn được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đánh giá là khu bảo tồn tự nhiên cấp A quốc tế.
Tại Trung Quốc, Cát Lâm được mệnh danh là cố hương của "Đông Bắc tam bảo" là nhân sâm, da lông chồn (điêu bì) và nhung hươu (lộc nhung). Ngoài ra, còn có các sản vật nổi tiếng khác như linh chi, thiên ma, bất lão thảo, bắc kì, cũng như tùng nhung, hầu đầu ma. Tỉnh Cát Lâm có khoảng 3.890 loài thực vật hoang dã, trong đó bao gồm hơn 270 loài địa y, hơn 900 loài nấm, 140 loài dương xỉ, 30 loài hạt trần, trên 2200 loài thực vật có hoa. Vùng núi Trường Bạch có trên 2.300 loài thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị về kinh tế, dược phẩm như thông Triều Tiên, thông Trường Bạch (Pinus syluestriformis), Picea jezoen, Fraxinus mandschurica.
Tỉnh Cát Lâm có khoảng 445 loài động vật hoang dã, trong đó có 14 loài lưỡng cư, 16 loài bò sát, 335 loài chim, 80 loài thú, chiếm khoảng 17,66% số loài động vật hoang dã của toàn Trung Quốc, riêng số loài chim hoang dã chiếm 30,36% toàn Trung Quốc. Trong số đó, có 76 loài được liệt vào danh mục các loài động vật hoang dã được bảo hộ trọng điểm quốc gia (14 loài thú, 61 loài chim). Các loài động vật có da và lông có giá trị trên địa bàn tỉnh Cát Lâm là hươu sao, chồn zibelin (Martes zibellina), rái cá, linh miêu, hổ Siberi, báo hoa mai; các loài động vật khác gồm nai sừng tấm (Cervus canadensis), hươu xạ, gấu, lửng châu Á (Meles leucurus), ếch đồng, ếch thường; các loài có giá trị lớn về kinh tế là lợn rừng, hoẵng Siberi (Capreolus pygargus), trĩ.
== Dân cư ==
Đầu thời nhà Thanh, do là nơi phát tích của người Mãn, khu vực tỉnh Cát Lâm được liệt vào cấm địa (tức cấm người Hán di cư đến). Đến cuối thời nhà Thanh, triều đình đã bãi bỏ lệnh cấm và thực hiện chính sách "di dân thật biên" sau khi để mất Ngoại Mãn Châu, cho phép người Hán di cư ra ngoài Quan Ngoại (tức vùng đất ngoài Sơn Hải quan), sự kiện này được gọi là Sấm Quan Đông (闯关东), nhân khẩu vùng đất nay là tỉnh Cát Lâm đã có mức tăng trưởng đáng kể. Năm 2007, tỉnh Cát Lâm có 26.960.500 cư dân, trong đó có 12.158.900 người được xác định là nhân khẩu phi nông nghiệp (chiếm 45,1%) và 14.801.600 người được xác định là nhân khẩu nông nghiệp (54,9%).
Trong giai đoạn 1950-1955, tỷ xuất sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Cát Lâm lần lượt đạt 40,07 ‰, và 31,85 ‰; trong giai đoạn 1962-1972, thì tỷ lệ tương ứng là 37,33‰ và 28,66‰. Từ năm 1974, do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh và tốc độ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn tỉnh Cát Lâm đã giảm xuống. Trong giai đoạn 1986-1990, tỷ xuất sinh và tốc độ tăng dân số tự nhiên của tỉnh lần lượt là 18,99‰ và 13,05‰.
Trong khoảng cuối những năm 2000, tình hình dân số của tỉnh Cát Lâm là tỷ xuất sinh thấp, tỷ xuất tử vong thấp và dân số tăng trưởng ở mức thấp. Tính đến cuối năm 2011, tổng nhân khẩu toàn tỉnh Cát Lâm là khoảng 27.494.100 người, trong năm này, tỷ xuất sinh trên địa bàn là 6,53‰ còn tỷ xuất tử vong là 5,51‰, tỷ lệ giới tính là 102,68 nam/100 nữ. Tỉnh Cát Lâm có sự hiện diện của 44/56 dân tộc được công nhận tại Trung Quốc, trong đó người Hán chiếm chủ đạo với số nhân khẩu là 24.816.300 người, chiếm 90,97%. Trong số các dân tộc thiểu số tại tỉnh Cát Lâm, người Triều Tiên, người Mãn, người Mông Cổ, người Hồi và người Tích Bá là các dân tộc đã sinh sống nhiều đời trên địa bàn. Người Triều Tiên chủ yếu phân bố ở Diên Biên, TP. Cát Lâm, Thông Hoa và Bạch Sơn, tức đông bộ Cát Lâm. Người Mông Cổ và người Tích Bá chủ yếu phân bố tại Bạch Thành và Tùng Nguyên, tức viễn tây Cát Lâm. Người Mãn và người Hồi cư trú phần lớn tại Trường Xuân, TP. Cát Lâm, Thông Hóa, Tứ Bình. Cư dân Cát Lâm chủ yếu nói Quan thoại Đông Bắc, trong đó, có 2/3 phương ngữ của Quan thoại Đông Bắc được nói trên địa bàn tỉnh: phương ngữ Cát-Thẩm (吉瀋片) và phương ngữ Cáp-Phụ (哈阜片).
Tỉnh Cát Lâm có châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên, huyện tự trị dân tộc Triều Tiên Trường Bạch, huyện tự trị dân tộc Mông Cổ Tiền Quách Nhĩ La Tư, huyện tự trị dân tộc Mãn Y Thông. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Cát Lâm còn có 34 hương (trấn) dân tộc, trong đó có 10 hương dân tộc Mông Cổ, 10 hương (trấn) dân tộc Mãn, 7 hương (trấn) dân tộc Triều Tiên, 3 hương dân tộc Mãn-dân tộc Triều Tiên, 2 hương dân tộc Triều Tiên-dân tộc Mãn.
Hiện nay, số người dân tộc Triều Tiên tại Trung Quốc nói chung và tỉnh Cát Lâm nói riêng chủ yếu là hậu duệ của những người di cư từ bán đảo Triều Tiên từ năm 1860 đến năm 1945. Trong những năm 1860, một loạt thiên tai đã xảy ra tại Triều Tiên, dẫn đến nạn đói thảm khốc. Cùng với sự nới lỏng kiểm soát biên giới và chấp nhận di dân từ bên ngoài đến vùng Đông Bắc Trung Quốc (Sấm Quan Đông) của nhà Thanh, nhiều người Triều Tiên đã lựa chọn di cư. Khoảng năm 1894, một ước tính cho thấy có 34.000 người Triều Tiên sống ở Đại Thanh Quốc, với số lượng ngày càng tăng và lên 109.500 vào năm 1910. Sau khi Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, nhiều người Triều Tiên cũng đã di chuyển đến Trung Quốc. Sau năm 1949, ước tính có khoảng 600.000 người, tương đương 40% số người Triều Tiên tại Trung Quốc vào thời điểm đó, đã chọn lựa hồi hương về bán đảo Triều Tiên. Những người còn lại đã chọn ở lại Trung Quốc và đã nhận quốc tịch Trung Quốc từ 1949 (kết thúc Nội chiến Trung Quốc) đến năm 1952. Tuy nhiên, khoảng năm 1990 trở lại đây, dân số dân tộc Triều Tiên ở châu tự trị Diên Biên đã giảm xuống do di cư. Tỷ lệ dân tộc Triều Tiên ở đây đã giảm từ 60,2% năm 1953 xuống 36,3% năm 2000. Sự thay đổi này phản ánh những biến động trong xã hội của người dân tộc Triều Tiên do nền kinh tế tăng trưởng cao của Trung Quốc. Người Triều Tiên là một trong những dân tộc có trình độ giáo dục cao nhất tại Trung Quốc, và được coi là mẫu mực cho các dân tộc thiểu số. Hầu hết người Trung Quốc gốc Triều Tiên có nguồn gốc từ vùng Hamgyong của Bắc Triều Tiên, và họ nói phương ngữ Hamgyong của tiếng Triều Tiên.
=== Tôn giáo ===
Số tín đồ Phật giáo trên địa bàn tỉnh Cát Lâm được ước tính là khoảng 450.000 người, đại đa số thuộc phái Tịnh độ tông song cũng có thiểu số theo Thiên Thai tông, Thiền tông, Tào Động tông và các tông phái khác song đặc điểm tông phái không được thể hiện rõ ràng. Các cơ sở Phật giáo chủ yếu là Bàn Nhược tự (般若寺) ở Trường Xuân, Bắc Sơn miếu quần (北山庙群) ở tp Cát Lâm, Di Đà tự (弥陀寺) ở Liêu Nguyên, Chính Giác tự (正觉寺) ở Đôn Hóa, Thái Gia Câu Từ Vân tự (蔡家沟慈云寺) tại huyện Phù Dư, Tịnh Nghiệp Liên tự (净业莲寺) tại Tứ Bình, Long Tuyền tự (龙泉寺) tại Mai Hà Khẩu, Hoa Nghiêm tự (华严寺) tại Bạch Thành, Thanh Sơn tự (青山寺) tại Bạch Thành.
Đạo giáo đã truyền đến địa phận tỉnh Cát Lâm ngày nay từ nửa sau thế kỷ 6, bị đứt đoạn vào thời Nguyên và Minh. Năm Khang Hi thứ 3 (1664) thời Thanh, tôn giáo này lại được truyền đến tỉnh, đến năm 1948 thì toàn tỉnh có 125 cung quán, trên 900 đạo sĩ. Hiện nay, toàn tỉnh Cát Lâm có 14 cung quán với 79 đạo sĩ và trên 8.600 tín đồ Đạo giáo. Các cơ sở Đạo giáo chủ yếu là Ngọc Hoàng các tại Thông Hóa và Phúc Thọ cung tại Liêu Nguyên.
Toàn tỉnh Cát Lâm có khoảng trên 140.000 người theo Hồi giáo với gần 90 thánh đường Hồi giáo (gọi là thanh chân tự). Các thánh đường Hồi giáo chủ yếu trên địa bàn tỉnh là: Thanh chân tự Trường Xuân (长春市清真寺), Tống Gia thanh chân tự (宋家清真寺) tại Trường Xuân, Hạo Nguyệt Lễ Bái điện (长春皓月礼拜殿) tại Trường Xuân, Bắc thanh chân tự tại Cát Lâm, Tây thanh chân tự tại Cát Lâm, Đông thanh chân tự tại Cát Lâm, Củng Bắc thanh chân tự tại Cát Lâm.
Tính Cát Lâm hiện có khoảng gần 80.000 tín đồ Công giáo La Mã, có 72 giáo đường đăng ký chính thức. Do yếu tố lịch sử, đại bộ phận tín đồ Công giáo tại tỉnh Cát Lâm sinh sống tại nông thôn, hình thàh các điểm tụ cư. Các giáo đường chủ yếu gồm nhà thờ thánh Têrêsa Trường Xuân, nhà thờ Thánh Tâm Cát Lâm (吉林耶稣圣心堂).
Tỉnh Cát Lâm có khoảng gần 360.000 tín đồ Tin Lành, chiếm 37% số tín đồ các tôn giáo trên địa bàn, với hơn 1.300 cơ sở đăng ký hoạt động chính thức. Các giáo đường Tin Lành chủ yếu gồm nhà thờ Tin Lành Trường Xuân (长春基督教会), nhà thờ Tin Lành tp Cát Lâm, nhà thờ Tin Lành Tứ Bình, nhà thờ Tin Lành Thông Hóa.
== Các đơn vị hành chính ==
Cát Lâm bao gồm 8 thành phố thuộc tỉnh (địa cấp thị) và 1 châu tự trị.
== Kinh tế ==
Thổ nhưỡng tỉnh Cát Lâm nằm trong đới đất đen, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất trên cùng trong khoảng 3-6% và có thể lên đến trên 15%. Tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp của toàn tỉnh (bao gồm đất canh tác, đất rừng, đất đồng cỏ, đất và mặt nước công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp) là khoảng 16,4 triệu ha, chiếm 86% tổng diện tích toàn tỉnh, cao hơn 17% so với mức trung bình toàn Trung Quốc. Diện tích đất canh tác của tỉnh Cát Lâm là khoảng 5.535.000 ha, chiếm 30% diện tích toàn tỉnh, bình quân đạt 3,05 mẫu/người, gấp hai lần mức bình quân của cả Trung Quốc. Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Cát Lâm là 9.828.600 ha, chiếm 52,03% tổng diện tích toàn tỉnh, trong đó có 7.882.500 ha đất rừng. Tổng dự trữ tài nguyên gỗ của tỉnh Cát Lâm là 818 triệu m³, đứng thứ sáu cả nước, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,1%. Ở vùng thảo nguyên tây bộ tỉnh Cát Lâm, chiếm ưu thế là các loại cỏ mọc thành bụi và các loại cỏ thân rễ sống nhiều năm, tỷ lệ che phủ đạt 50-70%, là vùng sản xuất bò thương phẩm và cừu chủ yếu tại phía bắc Trung Quốc. Diện tích thảo nguyên có thể tận dụng cho chăn nuôi gia súc của tỉnh Cát Lâm là 4.379.000 ha, tập trung chủ yếu ở tây bộ và đông bộ. Thổ nhưỡng Cát Lâm hợp với các cây trồng như đỗ, cây lấy dầu, củ cải ngọt, thuốc lá, gai, các loại cây lấy củ, nhân sâm, cây dùng làm dược phẩm, cây ăn quả. Diện tích được gieo cấy là 3.959.000 ha. Cát Lâm là tỉnh sản xuất lương thực thương phẩm lớn nhất tại Trung Quốc với nhiều ngô, đậu tương và gạo.
Các ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Cát Lâm là: ô tô, hóa dầu, chế biến nông sản, y dược, công nghệ thông tin-điện tử, chế tạo thiết bị, luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt và năng lượng. Theo truyền thống, tỉnh Cát Lâm được xem là một trung tâm dược phẩm lớn, với sản lượng nhân sâm và nhung hươu vào hàng lớn nhất Trung Quốc, những thứ được sử dụng rộng rãi trong Đông y. 98% tài nguyên thủy năng của tỉnh Cát Lâm tập trung ở vùng núi phía đông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Bạch Sơn (白山), Hồng Thạch (红石), Vân Phong (云峰), Phong Mãn (丰满). Năm 2011, vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trên thực tế trên địa bàn Cát Lâm là 4,947 tỉ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1,481 tỉ USD. Cũng trong năm 2011, theo thống kê của hải quan, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Cát Lâm là 22,047 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 4,998 tỉ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 17,049 tỉ USD. Năm 2009, tỷ lệ ba khu vực trong nền kinh tế của tỉnh Cát Lâm là 13,6:48,5:37,9.
Tính đến năm 2011, người ta đã phát hiện ra 136 loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cát Lâm, trong đó đã xác minh được trữ lượng của 93 loại và đã tiến hành khai thác 75 loại. Trong đó, tỉnh Cát Lâm có 22 loại khoáng sản có trữ lượng đứng vào năm vị trí đầu tiên tại Trung Quốc. Các loại khoáng sản chủ yếu gồm: than đá còn gần 2,1 tỉ tấn, dầu mỏ với trữ lượng còn có khả năng khai thác là 133,99 triệu tấn, quặng sắt với trữ lượng còn lại là 460 nghìn tấn. Trong số các loại khoáng sản của tỉnh Cát Lâm, trữ lượng còn lại của đá phiến dầu, diatomite, wollastonite đứng ở vị trí số một tại Trung Quốc; trữ lượng gabro dùng làm mòn bề mặt, cacbon điôxít còn lại đứng ở vị trí thứ hai; trữ lượng molypden, gecmani còn lại đứng vị trí thứ ba.
== Văn hóa ==
Đoàn thể đại diện xứng đáng nhất của nghệ thuật Kinh kịch tỉnh Cát Lâm là "viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm" (吉林省京剧院), gồm kịch trường đại chúng và đại hí lâu Trường Xuân.
Đoàn thể Cát kịch (吉剧) nổi tiếng nhất tỉnh Cát Lâm là đoàn Cát kịch tỉnh Cát Lâm, Cát kịch là một loại hình hí khúc địa phương. Từ hình thức biểu diễn hai người, Cát kịch đã phát triển thành một loại hình kịch nghệ mới. Các diễn viên Cát kịch nổi danh có Ổ Lị, Tùy Tinh Oánh, Vương Thanh Hà, Vương Quế Phân, Lý Chiêm Xuân, An Tĩnh Phương. Các vở diễn ưu tú của Cát kịch có "Đào lý mai", "Yên-Thanh mại tuyến", "Bao công bồi tình", "Nhất dạ hoàng phi".
Nhị nhân chuyển (二人转) là một loại hình nghệ thuật dựa trên các điệu ca dân gian ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, hấp thụ nghệ thuật Liên hoa lạc (莲花落) của Hà Bắc, thêm vào vũ đạo, dáng bộ. Theo dòng lịch sử, Nhị nhân chuyển hình thành bốn phái Đông, Tây, Nam Bắc. Phái phía đông có trọng điểm tại Cát Lâm, có cả màn vũ đả. Các đoàn thể Nhị nhân chuyển nổi tiếng tại tỉnh Cát Lâm là kịch đoàn hí khúc thành phố Cát Lâm, đại hí viện Hòa Bình, kịch trường Nhị nhân chuyển Đông Bắc, đại vũ đài Lưu Lão Căn.
Hoàng Long hí (黄龙戏) là một thể loại hí kịch mới, hình thành từ năm 1959 và bắt nguồn từ huyện Nông An tại tỉnh Cát Lâm, song do Nông An vào thời nhà Liêu từng có tên là Hoàng Long phủ nên loại hình này mang tên là Hoàng Long hí. Lúc đầu, Hoàng Long hí chỉ có ba hạng là tiểu sinh (nhân vật nam), tiểu sửu (anh hề) và tiểu đán (nhân vật nữ), về sau bổ sung thêm đao mã đán (nhân vật nữ giỏi về võ công), lão sinh (nhân vật nam cao tuổi) và lão đán (nhân vật nữ lớn tuổi). Âm nhạc của Hoàng Long hí phân theo các hạng sinh, đán, sửu mà xướng, cách biểu diễn cùng hóa trang và phục trang về cơ bản phỏng theo Kinh kịch.
Tân Thành hí (新城戏) là một loại hình hí kịch hình thành từ cuối thập niên 50 và đầu thập niên 1960, lưu truyền ở khu vực huyện Phù Dư và phát triển dựa trên cơ sở loại hình kịch nghệ Bát giác cổ (八角鼓) của người Mãn, sở dĩ mang tên Tân Thành là do vào thời Thanh, Phù Dư trấn là trị sở của Tân Thành phủ. Các tiết mục Tân Thành hí tiêu biểu là "Hồng la nữ", "Tú hoa nữ hài tử", "Tát Ngõa mã", "thiết huyết Nữ Chân", "hồng hạo". Đoàn thể biểu diễn Tân Thành hí nổi tiếng là kịch viện nghệ thuật dân tộc Mãn thành phố Tùng Nguyên.
Đông Bắc đại cổ (东北大鼓) là một hình thức nghệ thuật vừa hát và vừa nói làm chính, đã có lịch sử hơn 200 năm, chủ yếu là các câu chuyện tiểu thuyết, truyền kỳ truyền thống của Trung Quốc. Khi biểu diễn, nghệ nhân một tay cầm mấy thanh tre làm nhịp phách, một tay cầm dùi gỗ đánh trống, bên cạnh có một người dùng nhạc cụ đàn dây đệm đàn. Đông Bắc đại cổ tại Cát Lâm thuộc "Đông Thành phái" có ảnh hưởng lớn tại khu vực Du Thụ. Năm 2006, Đông Bắc đại cổ được liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc.
Ngoài ra, trên địa bàn Cát Lâm còn có sự hiện diện của Bình kịch (评剧), Thoại kịch (话剧).
Xưởng phim điện ảnh Trường Xuân (长春电影制片厂) là xưởng phim đầu tiên của nước Trung Quốc mới, là một trong các xưởng phim có tính tổng hợp lớn nhất Trong Quốc. Cùng với Bắc Ảnh, Thượng Ảnh và Bát Nhất tạo thành "tứ đại" xưởng phim điện ảnh của Trung Quốc. Xưởng phim bắt nguồn từ "Mãn Châu ánh họa chu thức hội xã" (满洲映画株式会社) do người Nhật thành lập vào năm 1937 thời Mãn Châu Quốc. Liên hoan phim Trường Xuân là một trong những liên hoan phim lớn nhất tại Trung Quốc.
Ẩm thực Cát Lâm sử dụng các nguyên liệu là đặc sản hoặc sản vật chính của tỉnh Cát Lâm, vận dụng cách nấu nướng đặc biệt của địa phương. Ẩm thực Cát Lâm tổng hợp các văn hóa ẩm thực và nông sản đặc sắc của các dân tộc thiểu số, đã phát triển sáng tạo và hình thành một hệ phái ẩm thực mới. Ẩm thực Cát Lâm chủ yếu bao gồm bốn thể loại lớn là món ăn dân tộc, món ăn dân tục, món ăn cung đình và món ăn sơn trân (đồ ngon trên núi).
== Du lịch ==
Tỉnh Cát Lâm có các di tích của chế độ Mãn Châu Quốc tại Trường Xuân, như Bảo tàng Hoàng cung Mãn Châu Quốc (偽滿皇宮博物院) hay Bát đại bộ (八大部) của chính phủ Mãn Châu Quốc. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Công viên rừng Tịnh Nguyệt Đàm (净月潭森林公园), Trường Ảnh thế kỉ thành (长影世纪城), tháp kỉ niệm liệt sĩ Hồng quân Liên Xô tại Trường Xuân. Đại học Cát Lâm, Học viện Quang cơ Trường Xuân, Đại học Trường Xuân là các biểu trưng cho văn hóa thành thị của tỉnh. Tại thành phố Cát Lâm có các thắng cảnh như sơn thành Cao Câu Ly ở Long Đàm Sơn, công viên Bắc Sơn và hồ Tùng Hòa. Ở Đôn Hóa có quần thể mộ cổ Lục Đính Sơn (六顶山古墓群) của vương quốc Bột Hải. Ở Diên Cát có di tích sơn thành Thành Tử Sơn. Khu bảo tồn thiên nhiên Trường Bạch Sơn nằm trên địa bàn ba huyện Trường Bạch, An Đồ và Phủ Tùng của tỉnh Cát Lâm, có Thiên Trì, các thác nước, suối nước nóng và hẻm núi lớn. Thông Hóa có di tích Tĩnh Vũ lăng viên (靖宇陵园). Ở Tập An có di chỉ từ thời Cao Câu Ly như Hoàn Đô sơn thành, Tướng quân trủng (將軍塚), quần thể mộ cổ Đỗng Câu (洞沟古墓群), có bia Quảng Khai Thổ Thái Vương (广开土大王碑). Nông An có Liêu tháp (辽塔) còn Y Thông có quần thể núi lửa. Phòng Xuyên là thắng cảnh ở khu vực ngã ba biên giới Trung-Triều-Nga. Các quần thể kinh thành và lăng mộ Cao Câu Ly tại tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới. Ngoài ra, tỉnh Cát Lâm còn các khu du lịch trượt tuyết, tập trung ở vùng núi Trường Bạch. Quần thể mộ cổ Long Đầu Sơn (龙头山古墓群) là một tập hợp gồm 12 ngôi mộ của các thành viên vương tộc của vương quốc Bột Hải nằm ở thành phố Hòa Long của châu Diên Biên, trong đó có mộ Trinh Hiếu công chúa (貞孝公主墓).
== Giao thông ==
Năm 2011, các loại hình phương tiện của tỉnh Cát Lâm có khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 158,17 tỉ tấn.km, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 520 triệu tấn. Cũng trong năm này, khối lượng hành khách luân chuyển của tỉnh Cát Lâm đạt 55,19 tỉ người.km, hoàn thành vận chuyển 680 triệu lượt hành khách.
Tính đến cuối năm 2011, tổng chiều dài đường sắt hoạt động trên địa bàn tỉnh Cát Lâm là 4000,3 km, tổng chiều dài đường bộ là 91.800 km, trong đó có 83.800 km đường bộ cấp công lộ. Trong số các công lộ của tỉnh, có 2.252 km công lộ cao tốc. Cũng tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh Cát Lâm có khoảng 2.010.900 ô tô dân dụng.
Năm 2011, các tập đoàn hàng không dân dụng đã tiến hành cất và hạ cánh 51.000 chuyến bay chuyến bay tại tỉnh Cát Lâm, vận chuyển 6,12 triệu lượt người. Trong lĩnh vực hàng không, Trường Xuân là điểm trung tâm của tỉnh còn tp Cát Lâm và Diên Cát là các điểm bổ sung, có các tuyến bay đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hải Khẩu, Ninh Ba, Đại Liên, Côn Minh, Hồng Kông, Đài Bắc, Seoul và Jeju tại Hàn Quốc; Tokyo, Sendai, Osaka, Nagoya tại Nhật Bản. Các sân bay trên địa bàn tỉnh Cat Lâm bao gồm: sân bay quốc tế Long Gia Trường Xuân (长春龙嘉国际机场), sân bay Triều Dương Xuyên Diên Cát (延吉朝阳川机场), sân bay Trường Bạch Sơn (长白山机场) tại Bạch Sơn, sân bay Nhị Đài Tử Cát Lâm (吉林二台子机场) và sân bay Đại Phòng Thân Trường Xuân (长春大房身机场) cho đến năm 2005, sân bay Trường An Bạch Thành (白城长安机场) đã được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2012, cũng có kế hoạch xây dựng sân bay Tra Can Hồ Tùng Nguyên (松原查干湖机场). Sân bay Tam Nguyên Phố Thông Hóa (通化三源浦机场) vốn là một sân bay quân sự, song đã được chuyển đổi từ năm 2009 để phục vụ cả mục đích quân sự và dân dụng.
Hệ thống đường sắt của tỉnh Cát Lâm nói chung có thể phân thành hai hướng là tây bắc-đông nam và tây nam-đông bắc. Đường sắt Kinh-Cáp (京哈铁路), một tuyến đường sắt chủ yếu của Trung Quốc, đi dọc tỉnh Cát Lâm theo chiều nam-bắc. Từ tỉnh Cát Lâm, có thể đi đến các thành phố chủ yếu của Trung Quốc. Hệ thống đường sắt của tỉnh Cát Lâm lấy Trường Xuân làm trung tâm, còn Cát Lâm, Tứ Bình, Bạch Thành, Mai Hà Khẩu là các điểm đóng vai trò quan trọng. Ngoài tuyến Kinh-Cáp, trên địa bàn tỉnh Cát Lâm còn có các tuyến đường sắt Trường-Đồ (长图铁路), đường sắt Trường-Bạch (长白铁路), đường sắt Bình-Tề (平齐铁路), đường sắt Thẩm-Cát (沈吉铁路), đường sắt Tứ-Mai (四梅铁路) bao phủ toàn bộ các thành phố và châu của tỉnh. Đường sắt liên thành Trường-Cát (长吉城际铁路) đã thông xe từ tháng 12 năm 2010, có tốc độ thiết kế 250 km với các ga chủ yếu là ga Trường Xuân, ga sân bay Long Gia và ga Cát Lâm. Nếu đi theo tuyến đường sắt liên thành Trường-Cát, sẽ chỉ mất 34 phút để đi lại giữa hai thành phố, và sẽ chỉ mất 14 phút và 24 phút để đi từ sân bay Long Gia đến trung tâm Trường Xuân và Cát Lâm. Ngày 1 tháng 12 năm 2012, tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên (哈大客运专线, Cáp-Đạt vận chuyển chuyên tuyến) đã chính thức được đưa vào vận hành. Đây là tuyến đường sắt cao tốc nằm ở vùng vĩ độ cao giá lạnh đầu tiên của Trung Quốc và thế giới. Tuyến đường sắt cao tốc này dài 921 km với tốc độ tàu chạy theo thiết kế là 350 km/h, nối liền ba tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang. Nếu đi trên tuyến đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân-Đại Liên, sẽ chỉ mất một tiếng để đi từ Trường Xuân đến Cáp Nhĩ Tân hay Thẩm Dương. Trên địa bàn tỉnh Cát Lâm, tuyến đường sắt cao tốc Cáp-Đại có các ga Tứ Bình Đông, Công Chúa Lĩnh Nam, Trường Xuân Tây, Trường Xuân, Đức Huệ Tây, Phù Dư Bắc. Tuyến đường sắt cao tốc Cát-Hồn (吉珲客运专线) bắt đầu tiến hành xây dựng từ năm 2010, tốc độ thiết kế là 250 km/h, tuyến này khởi đầu từ tp Cát Lâm và đi đến Hồn Xuân.
== Các trường đại học ==
== Tham khảo == |
2007.txt | 2007 (số La Mã: MMVII) là một năm thường bắt đầu vào ngày thứ hai trong lịch Gregory. Theo âm lịch Trung Hoa, phần lớn năm 2007 thuộc năm Đinh Hợi.
== Sự kiện ==
=== Tháng 1 ===
1 tháng 1 - Bulgaria va România gia nhập Liên minh châu Âu
1 tháng 1 - Slovenia dùng đồng euro thay cho đồng tular
1 tháng 1 - Ban Ki-moon nhậm chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thay Kofi Annan
8 tháng 1 - Windows Home Server được ra mắt.
11 tháng 1 - Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
30 tháng 1 - Microsoft ra mắt Windows Vista
=== Tháng 2 ===
4 tháng 2 - Singapore giành chức vô địch AFF Cup 2007
17 tháng 2 - Tết Nguyên Đán
=== Tháng 3 ===
24 tháng 3 - Tổ chức Giải vô địch bóng đá trong nhà Đông Nam Á 2007 tại Băng Cốc (Thái Lan).
=== Tháng 4 ===
18 tháng 4 - Thảm sát Đại học Bách khoa Virginia tại Mỹ
29 tháng 4 - VTV6 - Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc, hàng chục kênh trả tiền.
=== Tháng 5 ===
10 tháng 5 - Nicolas Sarkozy nhậm chức Tổng thống Pháp
20 tháng 5 - Bầu cử quốc hội (khóa XII) tại Việt Nam
=== Tháng 6 ===
18 tháng 6 - Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết lần đầu tiên đi công du Hoa Kỳ
=== Tháng 7 ===
20 tháng 7: Taliban bắt cóc 23 con tin Hàn Quốc
29 tháng 7: Iraq giành chức vô địch Asian Cup 2007
=== Tháng 8 ===
1 tháng 8: Cầu qua sông Mississippi sụp đổ
14 tháng 8: Tai nạn đường sắt từ Moskva đi Sankt-Peterburg
=== Tháng 9 ===
26 tháng 9: Bị sập 2 nhịp dẫn Cầu Cần Thơ
=== Tháng 10 ===
3 tháng 10: Hai nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên gặp nhau
8 tháng 10: VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VTVCab)
14 tháng 10 đến 21 tháng 10: Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17
16 tháng 10: Việt Nam được bầu chọn làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
26 tháng 10: AIGs 2 được tổ chức tại Ma Cao (CHND Trung Hoa)
=== Tháng 11 ===
7 tháng 11: Thảm sát tại trường trung học Kirkkoharju ở Phần Lan.
11 tháng 1 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
24 tháng 11: Bầu cử liên bang Úc năm 2007, Kevin Rudd lãnh tụ Đảng Lao động Úc thắng cử.
=== Tháng 12 ===
Tháng 12: Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu khai diễn ra tại Bali, Indonesia
Tháng 12: Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa để quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa.
2 tháng 12: Bầu cử quốc hội ở Nga.
5 tháng 12: Thảm sát tại một trung tâm mua sắm bang Nebraska.
6 tháng 12 đến 16 tháng 12: Tổ chức SEA Games 2007 tại Nakhon Ratchasima (Thái Lan).
7 tháng 12: Thảm họa tràn dầu ở vùng biển Hàn Quốc.
== Sinh ==
18 tháng 12: Tử tước Severn, con trai Bá tước và nữ Bá tước xứ Wessex
== Mất ==
=== Tháng 1 ===
1 tháng 1 - Ernie Koy, vận động viên bóng chày người Mĩ, (sinh 1909)
1 tháng 1 - Darrent Williams, cầu thủ bóng đá người Mĩ, (sinh 1982)
2 tháng 1 - Teddy Kollek, Mayor Jerusalem người Áo, (sinh 1911)
3 tháng 1 - Sergio Jiménez, diễn viên người México, (sinh 1937)
4 tháng 1 - Marais Viljoen, tổng thống Nam Phi (sinh 1915)
5 tháng 1 - Andō Momofuku, nhà phát minh người Nhật Bản, (sinh 1910)
6 tháng 1 - Mario Danelo, college cầu thủ bóng đá người Mĩ, (sinh 1985)
7 tháng 1 - Bobby Hamilton, người lái xe đua người Mĩ, (sinh 1957)
7 tháng 1 - Magnus Magnusson, người dẫn chương trình truyền hình người Iceland, (sinh 1929)
8 tháng 1 – Takamoto Iwao, nhà làm phim hoạt hình người Mĩ gốc Nhật, tác giả của chú chó Scooby-Doo (sinh 1925)
8 tháng 1 - Yvonne de Carlo, nữ diễn viên người Mĩ, (sinh 1922)
9 tháng 1 - Jean-Pierre Vernant, sử gia, nhà nhân chủng học người Pháp, (sinh 1914)
10 tháng 1 - Carlo Ponti, nhà sản xuất phim người Ý, (sinh 1912)
11 tháng 1 - Robert Anton Wilson, tác gia, conspiracy researcher người Mĩ, (sinh 1932)
12 tháng 1 - Alice Coltrane,nhạc sĩ nhạc Jazz người Mĩ, (sinh 1937)
13 tháng 1 - Michael Brecker, nhạc sĩ nhạc Jazz người Mĩ, (sinh 1949)
13 tháng 1 - Henri-Jean Martin, expert on book history người Pháp, (sinh 1924)
14 tháng 1 - Darlene Conley, nữ diễn viên người Mĩ, (sinh 1934)
14 tháng 1 - Barbara Kelly, nữ diễn viên người Canada, (sinh 1924)
15 tháng 1 - Barzan Ibrahim al-Tikriti, chính trị gia người Iraq, (sinh 1951)
15 tháng 1 - Awad Hamed al-Bandar, quan tòa người Iraq, (sinh 1945)
15 tháng 1 - Bạc Nhất Ba, chính trị gia người Trung Quốc, (sinh 1908)
16 tháng 1 - Benny Parsons, đua xe, nhân vật truyền hình người Mĩ, (sinh 1941)
17 tháng 1 - Art Buchwald, nghệ sĩ hài người Mĩ, (sinh 1925)
19 tháng 1 - Hrant Dink, nhà báo người Turkish-Armenian (sinh 1954)
19 tháng 1 - Denny Doherty, nhạc sĩ (The Mamas, the Papas) người Canada, (sinh 1940)
19 tháng 1 - Bam Bam Bigelow, đô vật Wrestling người Mĩ, (sinh 1961)
21 tháng 1 - U;Nee, ca sĩ, diễn viên K-pop (sinh 1981)
22 tháng 1 - Abbé Pierre, thầy tu, người sáng lập Emmaus người Pháp, (sinh 1912)
22 tháng 1 - Carlos Olivier, diễn viên người Venezuela, (sinh 1952)
22 tháng 1 – Ngô Quang Trưởng, trung tướng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
23 tháng 1 - Ryszard Kapuscinski, nhà báo, tác gia người Ba Lan, (sinh 1932)
24 tháng 1 – Chung Tấn Cang, cựu phó đô đốc, tư lệnh cuối cùng của Hải quân Việt Nam Cộng hòa
26 tháng 1 - Gump Worsley, vận động viên khúc côn cầu người Canada, (sinh 1929)
28 tháng 1 - Cyril Demarne, lính chữa cháy thời chiến người Anh, (sinh 1905)
28 tháng 1 - Hứa Vĩ Luân, nữ diễn viên người Đài Loan, (sinh 1978)
30 tháng 1 - Sidney Sheldon, tác gia, người viết kịch bản phim người Mĩ, (sinh 1917)
31 tháng 1 - Kirka Babitzin, ca sĩ Phần Lan (sinh 1950)
31 tháng 1 - Lee Bergere, diễn viên người Mĩ, (sinh 1924)
31 tháng 1 - Molly Ivins, nhà bình luận người Mĩ, (sinh 1944)
=== Tháng 2 ===
1 tháng 2 - Gian Carlo Menotti, nhà soạn nhạc, người viết lời nhạc kịch người Ý, (sinh 1911)
3 tháng 2 - Pedro Knight, nhạc sĩ người Cuba, (sinh 1921)
3 tháng 2 - Billy Henderson, ca sĩ (The Spinners) người Mỹ, (sinh 1939)
6 tháng 2 - Frankie Laine, ca sĩ người Mỹ, (sinh 1913)
7 tháng 2 - Alan MacDiarmid, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người New Zealand, (sinh 1927)
7 tháng 2 - Helen Duncan, chính trị gia người New Zealand, (sinh 1941)
8 tháng 2 - Anna Nicole Smith, người mẫu, nhân vật truyền hình người Mỹ, (sinh 1967)
9 tháng 2 - Benedict Kiely, tác gia, broadcaster người Ireland, (sinh 1919)
9 tháng 2 - Ian Richardson, diễn viên người Scotland, (sinh 1934)
9 tháng 2 - Alejandro Finisterre, nhà thơ, chủ bút, nhà phát minh tablefootball người Tây Ban Nha, (sinh 1919)
10 tháng 2- Jung Da Bin, nữ diễn viên Hàn Quốc (sinh 1980)
11 tháng 2 - Reginald Hugh Hickling, luật sư, colonial civil servant, law academic, tác gia người Anh, (sinh 1920)
12 tháng 2 - Peggy Gilbert, nhạc công saxophon người Mỹ, (sinh 1905)
13 tháng 2 - Elizabeth Jolley, nhà văn người Áo, (sinh 1923)
13 tháng 2 - Charles Norwood, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1941)
13 tháng 2 - Eliana Ramos, người mẫu người Uruguay, (sinh 1988)
13 tháng 2 - Johanna Sällström, nữ diễn viên người Thụy Điển, (sinh 1974)
15 tháng 2 - Robert Adler, nhà phát minh gốc Áo (sinh 1913)
17 tháng 2 - Maurice Papon, Vichy government official người Pháp, (sinh 1910)
17 tháng 2 - Dermot O'Reilly, nhạc sĩ (Ryan'sFancy) người Ireland, (sinh 1942)
17 tháng 2 - Mike Awesome, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ, (sinh 1965)
18 tháng 2 - Juan "Pachín" Vicéns, cầu thủ bóng rổ người Puerto Rican, (sinh 1933)
22 tháng 2 - Lothar-Günther Buchheim, tác gia, họa sĩ, người sưu tầm nghệ thuật người Đức, (sinh 1918)
22 tháng 2 - Fons Rademakers, đạo diễn phim người Đức, (sinh 1920)
22 tháng 2 - Dennis Johnson, cầu thủ bóng rổ người Mỹ, (sinh 1954)
24 tháng 2 - Damien Nash, cầu thủ bóng đá người Mỹ, (sinh 1982)
24 tháng 2 - Bruce Bennett, diễn viên người Mỹ, (sinh 1906)
27 tháng 2 - Bobby Rosengarden, nhạc công đánh trống người Mỹ, (sinh 1924)
28 tháng 2 - Arthur M. Schlesinger, Jr., sử gia, nhà bình luận chính trị người Mỹ (sinh 1917)
28 tháng 2 - Billy Thorpe, nhạc sĩ (Billy Thorpe & the Aztecs) người Áo, (sinh 1946)
28 tháng 2 - Charles Forte, chủ khách sạn người Anh, (sinh 1908)
=== Tháng 3 ===
2 tháng 3 - Henri Troyat, nhà văn người Pháp, (sinh 1911)
2 tháng 3 - Madi Phala, nghệ sĩ người Nam Phi, (sinh 1955)
3 tháng 3 - Warja Honegger-Lavater, người minh họa người Thụy Sĩ, (sinh 1913)
4 tháng 3 - Natalie Bodanya (Natalie Bodanskaya), ca sĩ soprano người Mỹ, (sinh 1908)
4 tháng 3 - Thomas Eagleton, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1929)
4 tháng 3 - Bob Hattoy, nhà hoạt động người Mỹ, (sinh 1950)
4 tháng 3 - Richard Joseph, nhà soạn nhạc trò chơi người Anh, (sinh 1954)
4 tháng 3 - Sunil Kumar Mahato, parliamentarian người Ấn Độ, (sinh 1966)
4 tháng 3 - Tadeusz Nalepa, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ guitar, người hát lời, nhà thơ trữ tình người Ba Lan, (sinh 1934)
4 tháng 3 - Ian Wooldridge, thể thao nhà báo người Anh, (sinh 1932)
6 tháng 3 - Jean Baudrillard, nhà triết học, nhà xã hội học người Pháp, (sinh 1929)
6 tháng 3 - Allen Coage, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ, (sinh 1943)
6 tháng 3 - Ernest Gallo, nhà sản xuất rượu nho người Mỹ, (sinh 1909)
8 tháng 3 - John Inman, diễn viên người Anh, (sinh 1935)
9 tháng 3 - Brad Delp, ca sĩ (Boston) người Mỹ, (sinh 1951)
10 tháng 3 - Richard Jeni, diễn viên hài người Mỹ, (sinh 1957)
10 tháng 3 - Ernie Ladd, cầu thủ bóng đá, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ, (sinh 1938)
11 tháng 3 - Betty Hutton, nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1921)
12 tháng 3 - Antonio Ortiz Mena, chính trị gia, nhà kinh tế học người México, (sinh 1907)
13 tháng 3 - Arnold Skaaland, đô vật Wrestling người Mỹ, (sinh 1925)
14 tháng 3 - Lucie Aubrac, World War II Resistance fighter người Pháp, (sinh 1912)
14 tháng 3 - Gareth Hunt, diễn viên người Anh, (sinh 1943)
March 15 - Bowie Kuhn, Major League Baseball Commissioner (b. 1926)
16 tháng 3 - Manjural Islam, cầu thủ cricket người Bangladesh, (sinh 1984)
16 tháng 3 - Sir Arthur Marshall, kĩ sư hàng không người Anh, (sinh 1903)
17 tháng 3 - Jim Cronin, doanh nhân người Anh, (sinh 1952)
17 tháng 3 - Roger Bennett, Southern Gospel Vocalist, nghệ sĩ dương cầm người Mỹ
18 tháng 3 - Bob Woolmer, cầu thủ cricket, huấn luyện viên người Anh, (sinh 1948)
19 tháng 3 - Calvert DeForest, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ, (sinh 1921)
19 tháng 3 - Luther Ingram, ca sĩ người Mỹ, (sinh 1937)
20 tháng 3 - Taha Yassin Ramadan, phó tổng thống Irak (sinh 1938)
23 tháng 3 - Eric Medlen, người đua xe người Mỹ, (sinh 1973)
25 tháng 3 - Andranik Margaryan, thủ tướng thứ 14 của Armenia (sinh 1951)
=== Tháng 4 ===
1 tháng 4 - Laurie Baker, kiến trúc sư người Anh, (sinh 1917)
1 tháng 4 - Driss Chraibi, nhà văn người Maroc, (sinh 1926)
1 tháng 4 - Hans Filbinger, Jurist, chính trị gia người Đức, (sinh 1913)
2 tháng 4 - Henry Lee Giclas, nhà thiên văn người Mỹ, (sinh 1910)
3 tháng 4 - Eddie Robinson, football huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1919)
4 tháng 4 - Bob Clark, đạo diễn phim người Mỹ, (sinh 1939)
5 tháng 4- Nina Wang, nữ tỷ phú Hồng Kông (sinh 1938)
April 5 - Leela Majumdar, Bengali children's_author (b. 1908)
5 tháng 4 - Darryl Stingley, cầu thủ bóng đá người Mỹ, (sinh 1951)
5 tháng 4 - Poornachandra Tejaswi, nhà văn, tiểu thuyết gia người Ấn Độ, (sinh 1938)
6 tháng 4 - Luigi Comencini, đạo diễn phim người Ý, (sinh 1916)
7 tháng 4 - Johnny Hart, Cartoonist người Mỹ, (sinh 1931)
7 tháng 4 - Barry Nelson, diễn viên người Mỹ, (sinh 1920)
April 7 - Carey W. Barber, Jehovah's Witnesses leader (b. 1905)
9 tháng 4 - AJ Carothers, nhà văn người Mỹ, (sinh 1931)
11 tháng 4 - Roscoe Lee Browne, diễn viên người Mỹ, (sinh 1925)
11 tháng 4 - Kurt Vonnegut, tiểu thuyết gia, Playwright người Mỹ, (sinh 1922)
April 13 - Don Selwyn, Māori actor and film_director (b. circa 1936)
14 tháng 4 - June Callwood, nhà báo người Canada, (sinh 1924)
14 tháng 4 - Don Ho, nhạc sĩ người Mỹ, (sinh 1930)
15 tháng 4 - Brant Parker, Cartoonist người Mỹ, (sinh 1920)
16 tháng 4 – Trần Bạch Đằng, nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Nam (sinh 1926)
16 tháng 4 - Frank Bateson, nhà thiên văn người New Zealand, (sinh 1909)
17 tháng 4 - Kitty Carlisle Hart, ca sĩ, nữ diễn viên & talk show panelist người Mỹ, (sinh 1910)
17 tháng 4 - Iccho Itoh, Nagasaki, người Nhật Bản (assassinated) Mayor, (sinh 1945)
18 tháng 4- Nagasaki Itcho Itoh thị trưởng thành phố Nagasaki, qua đời do bị bắn (sinh 1945)
20 tháng 4 - Michael Fu Tieshan, Bishop người Trung Quốc, (sinh 1931)
22 tháng 4 - Juanita Millender-McDonald, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1938)
April 23 - Boris Yeltsin, first President of the Russian Federation (b. 1931)
25 tháng 4 - Alan Ball, cầu thủ bóng đá người Anh, (sinh 1945)
25 tháng 4 - Bobby Pickett, ca sĩ người Mỹ, (sinh 1938)
26 tháng 4 - Jack Valenti, film Executive, creator MPAA film rating system người Mỹ, (sinh 1921)
26 tháng 4 - Conchita Montenegro, Model, nữ diễn viên người Tây Ban Nha, (sinh 1912)
27 tháng 4 - Mstislav Rostropovich, nghệ sĩ vĩ cầm, người chỉ huy dàn nhạc người Nga, (sinh 1927)
28 tháng 4 - Dabbs Greer, diễn viên người Mỹ, (sinh 1917)
28 tháng 4 - Carl Friedrich von Weizsäcker, nhà vật lý, nhà triết học người Đức, (sinh 1912)
April 29 - Ivica Račan, 7th Prime_Minister of Croatia (b. 1944)
29 tháng 4 - Josh Hancock, vận động viên bóng chày người Mỹ, (sinh 1978)
29 tháng 4 - Dick Motz, cricket player người New Zealand, (sinh 1940)
30 tháng 4 - Grégory Lemarchal, ca sĩ người Pháp, (sinh 1983)
30 tháng 4 - Kevin Mitchell, cầu thủ bóng đá người Mỹ, (sinh 1971)
30 tháng 4 - Tom Poston, diễn viên người Mỹ, (sinh 1921)
30 tháng 4 - Gordon Scott, diễn viên người Mỹ, (sinh 1926)
=== Tháng 5 ===
2 tháng 5 - Juan Valdivieso, Peruvian footballer (sinh 1910)
2 tháng 5 - Brad McGann, đạo diễn phim, người viết kịch bản phim người New Zealand, (sinh 1964)
3 tháng 5 - Wally Schirra, nhà du hành vũ trụ người Mỹ, (sinh 1923)
5 tháng 5 - Theodore Maiman, nhà vật lý người Mỹ, (sinh 1927)
5 tháng 5 - Gusti Wolf, nữ diễn viên người Áo, (sinh 1912)
6 tháng 5 - Lesley Blanch, nhà văn, thời trang chủ bút người Anh, (sinh 1904)
7 tháng 5 - Emma Lehmer, nhà toán học người Nga, (sinh 1906)
11 tháng 5 - Bernard Gordon, người viết kịch bản phim người Mỹ, (sinh 1918)
11 tháng 5 - Malietoa Tanumafili II, head state người Samoa, (sinh 1913)
12 tháng 5 - Mullah Dadullah Akhund, Taliban military leader người Afghanistan
14 tháng 5 - Colin St John Wilson, kiến trúc sư người Anh, (sinh 1922)
15 tháng 5 - Jerry Falwell, Evangelist người Mỹ, (sinh 1933)
15 tháng 5 - Yolanda King, nữ diễn viên, nhà hoạt động, daughter Martin Luther King, Jr. người Mỹ, (sinh 1955)
17 tháng 5 - Lloyd Alexander, tác gia người Mỹ, (sinh 1924)
17 tháng 5 - Phạm Khắc, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh Việt Nam (sinh 1939).
18 tháng 5 - Pierre-Gilles de Gennes, nhà vật lý, Nobel Prize for Physics laureate người Pháp, (sinh 1932)
May 18 - Yoyoy Villame, Filipino singer "King of Philippine Novelty Songs." (b. 1938)
19 tháng 5 - Dean Eyre, chính trị gia người New Zealand, (sinh 1914)
20 tháng 5 - Stanley Miller, nhà hóa học, nhà sinh vật học người Mỹ, (sinh 1930)
25 tháng 5 - Charles Nelson Reilly, diễn viên người Mỹ, (sinh 1931)
27 tháng 5 - Izumi Sakai, ca sĩ (Zard) người Nhật Bản, (sinh 1967)
27 tháng 5 - Percy Sonn, luật sư, cricket Executive người Nam Phi, (sinh 1949)
27 tháng 5 - Ed Yost, nhà phát minh the modern hot air balloon người Mỹ, (sinh 1919)
28 tháng 5 - Marquise Hill, cầu thủ bóng đá người Mỹ, (sinh 1982)
28 tháng 5 - Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam, (sinh 1922)
=== Tháng 6 ===
2 tháng 6 - Huang Ju, chính trị gia người Trung Quốc, (sinh 1938)
June 4 - Bill France, Jr., American President/CEO of NASCAR (b. 1933)
4 tháng 6 - Craig L. Thomas, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1933)
5 tháng 6 - Povel Ramel, Entertainer người Thụy Điển, (sinh 1922)
June 8 - Aden Abdullah Osman Daar, first President of Somalia (b. 1908)
10 tháng 6 - Augie Auer, Meteorologist, (sinh 1940)
11 tháng 6 - Imre Friedmann, nhà khoa học người Mỹ, (sinh 1921)
11 tháng 6 - Mala Powers, film nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1931)
12 tháng 6 - Don Herbert, nhân vật truyền hình người Mỹ, (sinh 1917)
June 13 - David Hatch, BBC Radio producer and comedian (b. 1939)
June 14 - Ruth Bell Graham, Wife of Billy Graham (b. 1920)
14 tháng 6 - Jacques Simonet, chính trị gia người Bỉ, (sinh 1963)
14 tháng 6 - Kurt Waldheim, chính trị gia, nhà ngoại giao, Tổng Thư ký thứ tư của Liên Hiệp Quốc và cựu Tổng thống Áo (sinh 1918)
15 tháng 6 - Sherri Martel, professional đô vật Wrestling người Mỹ, (sinh 1958)
17 tháng 6 - Gianfranco Ferrè, nhà thiết kế người Ý, (sinh 1944)
18 tháng 6 - Bernard Manning, diễn viên hài người Anh, (sinh 1930)
June 18 - Vilma Espín, Wife of Raúl Castro (b. 1930)
19 tháng 6 - El Fary, ca sĩ người Tây Ban Nha, (sinh 1937)
19 tháng 6 - Terry Hoeppner, football huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1947)
19 tháng 6 - Antonio Aguilar, ca sĩ, diễn viên người México, (sinh 1919)
20 tháng 6 - Trevor Henry, Justice người New Zealand, (sinh 1902)
21 tháng 6 - Bob Evans, Restaurateur người Mỹ, (sinh 1918)
22 tháng 6 - Nancy Benoit, professional wrestling Manager người Mỹ, (sinh 1964)
22 tháng 6 - Rod Beck, vận động viên bóng chày người Mỹ, (sinh 1968)
22 tháng 6 - Erik Parlevliet, field vận động viên khúc côn cầu b. (1964) người Đức
24 tháng 6 - Derek Dougan, Northern Irish footballer (b. 1938)
24 tháng 6 - Chris Benoit, professional đô vật Wrestling (double-murder suicide) người Canada, (sinh 1967)
24 tháng 6 - Jack Flynt, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1914)
25 tháng 6 - J. Fred Duckett, Texan sports announcer and teacher (b. 1933)
25 tháng 6 - Khadijeh Dadehbala (Mahasti), popular ca sĩ người Iran, (sinh 1946)
26 tháng 6 - Jupp Derwall, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Đức, (sinh 1927)
26 tháng 6 - Joey Sadler, All Black rugby player (b. 1914)
27 tháng 6 - Liz Claiborne, thời trang nhà thiết kế người Bỉ, (sinh 1929)
27 tháng 6 - William Hutt, stage, film diễn viên người Canada, (sinh 1920)
28 tháng 6 - Kiichi Miyazawa, 78th Prime_Minister of Japan (b. 1919)
29 tháng 6 - Joel Siegel, nhà phê bình phim người Mỹ, (sinh 1943)
29 tháng 6 - George McCorkle, Founder of The Marshall Tucker Band (b. 1947)
30 tháng 6 - Jan Herman Linge, kĩ sư, boat nhà thiết kế người Na Uy, (sinh 1922)
=== Tháng 7 ===
1 tháng 7 - Gottfried von Bismarck, aristocrat, người giao thiệp rộng người Đức, (sinh 1962)
2 tháng 7 - Brahim Déby, son of Chadian president Idriss Déby (b 1980)
2 tháng 7 - Vojislav Nikčević, giáo sư, Linguist người Montenegro, (sinh 1935)
2 tháng 7 - Beverly Sills, ca sĩ soprano người Mỹ, (sinh 1929)
2 tháng 7 - Dilip Sardesai, cầu thủ cricket người Ấn Độ, (sinh 1940)
2 tháng 7 - Jimmy Walker, cầu thủ bóng rổ người Mỹ, (sinh 1944)
2 tháng 7 - Hy Zaret, nhà thơ trữ tình, nhà soạn nhạc người Mỹ, (sinh 1907)
3 tháng 7 - Claude Pompidou, wife of President of France Georges Pompidou (b. 1912)
3 tháng 7 - Boots Randolph, saxophone player người Mỹ, (sinh 1927)
4 tháng 7 - Barış Akarsu, Turkish musician (b.1979)
4 tháng 7 - José Roberto Espinosa, nhà bình luận (b.1948) người México
4 tháng 7 - Liane Bahler, cyclist người Đức, (sinh 1982)
4 tháng 7 - Johnny Frigo, nhạc Jazz nghệ sĩ vĩ cầm, Bassist (b.1916) người Mỹ
4 tháng 7 - Bill Pinkney, ca sĩ người Mỹ, (sinh 1925)
4 tháng 7 - Osvaldo Romo, Agent the Pinochet's Dirección de Inteligencia Nacional (DINA) người Chile, (sinh 1938)
5 tháng 7 - George Melly, ca sĩ người Anh, (sinh 1926)
5 tháng 7 - Régine Crespin, ca sĩ soprano người Pháp, (sinh 1927)
6 tháng 7 - Lois Wyse, advertising Executive, tác gia,, Columnist người Mỹ, (sinh 1926)
9 tháng 7 - Charles Lane, diễn viên người Mỹ, (sinh 1905)
10 tháng 7 - Zheng Xiaoyu, hành chính viên người Trung Quốc, (sinh 1944)
10 tháng 7 - Abdul Rashid Ghazi, cleric người Pakistan, (sinh 1964)
July 10 - Corbin Harney, an elder and spiritual leader of the Newe (Western Shoshone) people (b. 1920)
July 11 - Lady Bird Johnson, former First Lady of the United States (b. 1912)
July 11 - Alfonso López Michelsen, 32nd Colombian President (b. 1913)
11 tháng 7 - Ed Mirvish, doanh nhân, người làm việc thiện người Canada, (sinh 1914)
11 tháng 7 - Shag Crawford, umpire in Major League Baseball người Mỹ, (sinh 1916)
July 11 - Jimmy Skinner, Detroit Red Wings head coach (b. 1917)
11 tháng 7 - Richard Franklin, đạo diễn phim người Úc, (sinh 1948)
12 tháng 7 - Nigel Dempster, nhà báo, tác gia, broadcaster, diarist (b.1941) người Anh
July 12 - Pat Fordice, First Lady of Mississippi from 1992 until 2000 (b. 1935)
12 tháng 7 - Jim Mitchell, in the pornographic film industry người đi đầu, (sinh 1945)
12 tháng 7 - Larry Staverman, professional cầu thủ bóng rổ, huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1936)
12 tháng 7 - Stan Zemanek, radio broadcaster người Úc, (sinh 1947)
12 tháng 7 - Mr. Butch, homeless man living on the streets Boston, also người Mỹ, (sinh 1951)
14 tháng 7 - John Ferguson, professional vận động viên khúc côn cầu, huấn luyện viên, Executive người Canada, (sinh 1938)
19 tháng 7 - A. K. Faezul Huq, luật sư, chính trị gia người Bangladesh, (sinh 1945)
20 tháng 7 - Tammy Faye Messner, Evangelist người Mỹ, (sinh 1942)
20 tháng 7- Kim Lân, tác giả của các truyện kinh điển Việt Nam (sinh 1920)
22 tháng 7 - Mike Coolbaugh, vận động viên bóng chày, huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1972)
22 tháng 7 - László Kovács, cinematographer người Hungary, (sinh 1933)
22 tháng 7 - Ulrich Mühe, diễn viên người Đức, (sinh 1953)
22 tháng 7 - Jean Stablinski, cyclist Polish origin người Pháp, (sinh 1932)
22 tháng 7 - Aleksandr Tatarskiy, animation đạo diễn phim người Nga, (sinh 1950)
22 tháng 7 - Jarrod Cunningham, bóng bầu dục player người New Zealand, (sinh 1968)
23 tháng 7 - Benjamin Libet, pioneering nhà khoa học in the field human consciousness người Mỹ, (sinh 1916)
July 23 - Mohammed Zahir Shah, last King of Afghanistan (b. 1914)
24 tháng 7 - Albert Ellis, Psychologist người Mỹ, (sinh 1913)
26 tháng 7 - Skip Prosser, basketball huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1950)
27 tháng 7 - James Oyebola, heavyweight võ sĩ quyền Anh người Anh, (sinh 1961)
28 tháng 7 - Nguyễn Phúc Bảo Long, hoàng thái tử triều Nguyễn (sinh 1936)
29 tháng 7 - Mike Reid, diễn viên hài, diễn viên người Anh, (sinh 1940)
29 tháng 7 - Tom Snyder, người dẫn chương trình người Mỹ, (sinh 1936)
30 tháng 7 - Michelangelo Antonioni, đạo diễn phim người Ý, (sinh 1912)
July 30 - Teoctist Arăpaşu, Ex-Romanian Orthodox Church Patriarch (b. 1915)
30 tháng 7 - Ingmar Bergman, đạo diễn phim người Thụy Điển, (sinh 1918)
30 tháng 7 - Bill Walsh, football huấn luyện viên người Mỹ, (sinh 1931)
=== Tháng 8 ===
1 tháng 8 - Tommy Makem, folk nhạc sĩ người Ireland, (sinh 1932)
1 tháng 8 - Ryan Cox, professional road racing cyclist người Nam Phi, (sinh 1979)
August 1 - Veikko Karvonen, Finnish athlete (b. 1926)
2 tháng 8 - Holden Roberto, nationalist leader người Angola, (sinh 1923)
2 tháng 8 - Chauncey Bailey, Columnist, newspaper chủ bút người Mỹ, (sinh 1949)
3 tháng 8 - James T. Callahan, diễn viên người Mỹ, (sinh 1930)
3 tháng 8 - John Gardner, tác gia người Anh, (sinh 1926)
4 tháng 8 - Lee Hazlewood, country ca sĩ, người sáng tác bài hát, nhà sản xuất + người Mỹ, (sinh 1929)
4 tháng 8 - Frank Mancuso, vận động viên bóng chày, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1918)
5 tháng 8 - Oliver Hill, luật sư người Mỹ, (sinh 1907)
5 tháng 8 - Jean-Marie Cardinal Lustiger, Cardinal Archbishop Paris người Pháp, (sinh 1926)
6 tháng 8 - Heinz Barth, war criminal người Đức, (sinh 1920)
August 7 - Hal Fishman, Los Angeles–based local news anchor (b. 1931)
7 tháng 8 - Ernesto Alonso, soap operas diễn viên, người đạo diễn, nhà sản xuất +, best known as người México, (sinh 1917)
7 tháng 8 - Angus Tait, electronics innovator, doanh nhân người New Zealand, (sinh 1919)
8 tháng 8 - Joybubbles, Phone Phreak người Mỹ, (sinh 1945)
8 tháng 8 - Ma Lik, chính trị gia người Trung Quốc, (sinh 1952)
8 tháng 8 - Melville Shavelson, đạo diễn phim, nhà sản xuất +,, người viết kịch bản phim người Mỹ, (sinh 1917)
9 tháng 8 - Joe O'Donnell, documentary nhà nhiếp ảnh, photojournalist người Mỹ, (sinh 1922)
10 tháng 8 - Tony Wilson, broadcaster, nightclub Manager,, record label owner (b.1950) người Anh
August 10 - James Faust, an Apostle in the Church of Jesus Christ of Latter-day Saints (b. 1920)
12 tháng 8 - Merv Griffin, TV nhân vật người Mỹ, (sinh 1925)
13 tháng 8 - Brooke Astor, người giao thiệp rộng, người làm việc thiện người Mỹ, (sinh 1902)
13 tháng 8 - Phil Rizzuto, vận động viên bóng chày, announcer người Mỹ, (sinh 1917)
13 tháng 8 - Brian Adams, professional đô vật Wrestling người Mỹ, (sinh 1964)
14 tháng 8 - Tikhon Khrennikov, nhà soạn nhạc người Nga, (sinh 1913)
15 tháng 8 - Richard Bradshaw, opera người chỉ huy dàn nhạc người Anh, (sinh 1944)
15 tháng 8 - John Gofman, Manhattan Project nhà khoa học, luật sư người Mỹ, (sinh 1918)
15 tháng 8 - Sam Pollock, thể thao Executive người Canada, (sinh 1925)
16 tháng 8 - Max Roach, Percussionist, nhạc công đánh trống,, nhà soạn nhạc người Mỹ, (sinh 1924)
17 tháng 8 - Eddie Griffin, cầu thủ bóng rổ người Mỹ, (sinh 1982)
18 tháng 8 - Michael Deaver, political adviser người Mỹ, (sinh 1938)
20 tháng 8 - Leona Helmsley, hotel Operator, real estate investor người Mỹ, (sinh 1920)
21 tháng 8 - Elizabeth P. Hoisington, brigadier General người Mỹ, (sinh 1918)
21 tháng 8 - Qurratulain Hyder, tiểu thuyết gia người Ấn Độ, (sinh 1926)
22 tháng 8 - Rhys Jones, Murdered English schoolboy (b. 1995)
24 tháng 8 - Abdul Rahman Arif, tổng thống thứ tư của Iraq (sinh 1916)
25 tháng 8 - Raymond Barre, chính trị gia, nhà kinh tế học người Pháp, (sinh 1924)
25 tháng 8 - Ray Jones, cầu thủ bóng đá người Anh, (sinh 1988)
26 tháng 8 - Gaston Thorn, chính trị gia người Luxembourg, (sinh 1928)
28 tháng 8- Antonio Pueta, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha, cầu thủ của đội Sevilla qua đời do tim ngừng đập khi đang thi đấu (sinh 1984)
28 tháng 8 - Francisco Umbral, nhà báo, tiểu thuyết gia, Biographer, essayist người Tây Ban Nha, (sinh 1935)
28 tháng 8 - Miyoshi Umeki, nữ diễn viên người Nhật Bản, (sinh 1929)
28 tháng 8 - Nikola Nobilo, Winemaker người New Zealand, (sinh 1913)
29 tháng 8 - Richard Jewell, falsely accused bombing the Centennial Olympic Park người Mỹ, (sinh 1962)
29 tháng 8 - Pierre Messmer, chính trị gia người Pháp, (sinh 1916)
29 tháng 8 - Chaswe Nsofwa, cầu thủ bóng đá người Zambia, (sinh 1978)
29 tháng 8 - James Muir Cameron Fletcher, Industrialist người New Zealand, (sinh 1914)
30 tháng 8 - Michael Jackson, nhà văn người Anh, (sinh 1942)
30 tháng 8 - Charles Vanik, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1918)
31 tháng 8 - Gay Brewer, vận động viên golf người Mỹ, (sinh 1932)
=== Tháng 9 ===
1 tháng 9 - Tomás Medina Caracas, thủ lĩnh loạn quân người Colombia, (sinh 1965)
1 tháng 9 - Roy McKenzie, người làm việc thiện người New Zealand, (sinh 1922)
2 tháng 9 - Max McNab, vận động viên khúc côn cầu, hockey Executive người Canada, (sinh 1924)
3 tháng 9 - Jane Tomlinson, charity fund raiser người Anh, (sinh 1964)
3 tháng 9 - Syd Jackson, Māori activist and trade unionist (b. 1939)
5 tháng 9 - Jennifer Dunn, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1941)
5 tháng 9 - Paul Gillmor, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1939)
5 tháng 9 - D. James Kennedy, Evangelist người Mỹ, (sinh 1930)
6 tháng 9 - Madeleine L'Engle, tác gia người Mỹ, (sinh 1918)
6 tháng 9 - Luciano Pavarotti, ca sĩ tenor người Ý, (sinh 1935)
7 tháng 9 - Mark Weil, người đạo diễn kịch người Uzbekistan, (sinh 1952)
9 tháng 9 - Helmut Senekowitsch, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Áo, (sinh 1933)
10 tháng 9 - Anita Roddick, chủ doanh nghiệp người Anh, (sinh 1942)
10 tháng 9 - Jane Wyman, nữ diễn viên, vợ đầu của Ronald Reagan người Mỹ, (sinh 1917)
11 tháng 9 - Ian Porterfield, cầu thủ bóng đá người Scotland, (sinh 1946)
11 tháng 9 - Joe Zawinul, nhạc sĩ người Áo, (sinh 1932)
13 tháng 9 - Whakahuihui Vercoe, clergyman người New Zealand, (sinh 1928)
14 tháng 9 - Benny Vansteelant, duathlete người Bỉ, (sinh 1976)
15 tháng 9 - Colin McRae, world rally champion người Scotland, (sinh 1968)
15 tháng 9 - Aldemaro Romero, nhạc sĩ người Venezuela, (sinh 1928)
15 tháng 9 - Brett Somers, nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1924)
16 tháng 9 - Robert Jordan, tác gia người Mỹ, (sinh 1948)
19 tháng 9 - Antoine Ghanem, chính trị gia người Liban, (sinh 1943)
21 tháng 9 - Hallgeir Brenden, vận động viên điền kinh người Na Uy, (sinh 1929)
21 tháng 9 - Alice Ghostley, nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1926)
21 tháng 9 - Rex Humbard, Evangelist người Mỹ, (sinh 1919)
21 tháng 9 - Petar Stambolić, chính trị gia người Serbia, (sinh 1912)
22 tháng 9 - Marcel Marceau, nghệ sĩ kịch câm người Pháp, (sinh 1923)
23 tháng 9 - Ken Danby, nghệ sĩ người Canada, (sinh 1940)
26 tháng 9 - Bill Wirtz, doanh nhân người Mỹ, (sinh 1929)
27 tháng 9 - Bill Perry, cầu thủ bóng đá, scored winning goal in the 1953 FA Cup người Nam Phi, (sinh 1930)
27 tháng 9 - Avraham Shapira, chief Rabbi người Israel, (sinh 1914)
27 tháng 9 - Kenji Nagai, nhà báo người Nhật Bản, (sinh 1957)
28 tháng 9 - Wally Parks, founder the National Hot Rod Association người Mỹ, (sinh 1913)
29 tháng 9 - Lois Maxwell, nữ diễn viên người Canada, (sinh 1927)
30 tháng 9 - Milan Jelić, chính trị gia người Bosna và Hercegovina, (sinh 1956)
=== Tháng 10 ===
1 tháng 10 - Chris Mainwaring, rules cầu thủ bóng đá người Úc, (sinh 1966)
1 tháng 10 - Al Oerter, vận động viên điền kinh người Mỹ, (sinh 1936)
1 tháng 10 - Ned Sherrin, broadcaster, theatre người đạo diễn người Anh, (sinh 1931)
2 tháng 10 - Dan Keating, republican người Ireland, (sinh 1902)
4 tháng 10 - Antonie Iorgovan, Jurist, giáo sư,, chính trị gia người România, (sinh 1948)
5 tháng 10 - Justin Tuveri, cựu chiến binh thế chiến thứ nhất, người Ý, (sinh 1898)
6 tháng 10 - Jo Ann Davis, chính trị gia người Mỹ, (sinh 1950)
7 tháng 10 - Norifumi Abe, motorcycle road racer người Nhật Bản, (sinh 1975)
8 tháng 10 - Constantine Andreou, họa sĩ, nhà điêu khắc người Hy Lạp, (sinh 1917)
11 tháng 10 - Sri Chinmoy, nhà triết học người Ấn Độ, (sinh 1931)
12 tháng 10 - Soe Win, Burmese politician (b. 1948)
12 tháng 10 - Kisho Kurokawa, kiến trúc sư người Nhật Bản, (sinh 1934)
13 tháng 10 - Bob Denard, Mercenary người Pháp, (sinh 1929)
16 tháng 10 - Deborah Kerr, nữ diễn viên người Scotland, (sinh 1921)
16 tháng 10 - Cao Xuân Hạo, giáo sư người Việt Nam
16 tháng 10 - Rosalio José Castillo Lara, hồng y giáo chủ người Venezuela, (sinh 1922)
16 tháng 10 - Toše Proeski, ca sĩ người Macedonia, (sinh 1981)
17 tháng 10 - Joey Bishop, Entertainer người Mỹ, (sinh 1918)
17 tháng 10 - Teresa Brewer, ca sĩ người Mỹ, (sinh 1931)
18 tháng 10 - Alan Coren, nhà bình luận người Anh, (sinh 1939)
18 tháng 10 - William J. Crowe, người chỉ huy quân đội, đại sứ người Mỹ, (sinh 1925)
18 tháng 10 - Lucky Dube, nhạc sĩ người Nam Phi, (sinh 1964)
19 tháng 10 - Randall Forsberg, nuclear freeze luật sư người Mỹ, (sinh 1943)
19 tháng 10 - Jan Wolkers, tác gia, nhà điêu khắc, họa sĩ người Đức, (sinh 1925)
20 tháng 10 - Max McGee, cầu thủ bóng đá người Mỹ, (sinh 1932)
22 tháng 10 - Ève Curie, tác gia, daughter Pierre, Marie Curie người Pháp, (sinh 1904)
23 tháng 10 - Lim Goh Tong, Chinese doanh nhân người Malaysia, (sinh 1918)
24 tháng 10 - Petr Eben, nhà soạn nhạc người Séc, (sinh 1929)
24 tháng 10 - Ian Middleton, tiểu thuyết gia người New Zealand, (sinh 1928)
26 tháng 10 - Nicolae Dobrin, cầu thủ bóng đá người România, (sinh 1947)
26 tháng 10 - Friedman Paul Erhardt, American pioneering truyền hình Chef người Đức, (sinh 1943)
26 tháng 10 - Arthur Kornberg, nhà hóa sinh vật học người Mỹ, (sinh 1918)
26 tháng 10 - Khun Sa, trùm buôn ma túy của Miến Điện (sinh 1934)
28 tháng 10 - Porter Wagoner, ca sĩ country nhạc người Mỹ, (sinh 1927)
30 tháng 10 - Robert Goulet, Entertainer người Mỹ, (sinh 1933)
=== Tháng 11 ===
1 tháng 11 - Paul Tibbets, brigadier general, phi công the Enola Gay người Mỹ, (sinh 1915)
2 tháng 11 - Charmaine Dragun, anchor tin tức người Úc, (sinh 1978)
2 tháng 11 - S. P. Thamilselvan, chính trị gia người Sri Lanka Tamil (sinh 1967)
2 tháng 11 - Igor Moiseyev, Choreographer người Nga, (sinh 1906)
2 tháng 11 - Lillian Ellison, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ, (sinh 1923)
3 tháng 11 - Martin Meehan, đảng viên Đảng Cộng hòa người Ireland, (sinh 1945)
3 tháng 11 - Ryan Shay, vận động viên chạy đua người Mỹ, (sinh 1979)
5 tháng 11 - Nils Liedholm, cầu thủ bóng đá, huấn luyện viên người Thụy Điển, (sinh 1922)
6 tháng 11 - Enzo Biagi, nhà báo người Ý, (sinh 1920)
7 tháng 11 - Hilda Braid, nữ diễn viên người Anh, (sinh 1929)
8 tháng 11 - Chad Varah, Anglican Priest, founder the Samaritans người Anh, (sinh 1911)
9 tháng 11 - Luis Herrera Campins, tổng thống thứ 56 của Venezuela (sinh 1925)
10 tháng 11 - Laraine Day, nữ diễn viên người Mỹ, (sinh 1920)
10 tháng 11 - Augustus F. Hawkins, chính trị gia, civil rights lawmaker người Mỹ, (sinh 1907)
10 tháng 11 - Norman Mailer, nhà văn người Mỹ, (sinh 1923)
12 tháng 11 - Ira Levin, tiểu thuyết gia người Mỹ, (sinh 1929)
13 tháng 11 - John Doherty, cầu thủ bóng đá người Anh, (sinh 1935)
13 tháng 11 - Kazuhisa Inao, vận động viên bóng chày người Nhật Bản, (sinh 1937)
13 tháng 11 - Wahab Akbar, Filipino politician (b. 1960)
15 tháng 11 - Joe Nuxhall, vận động viên bóng chày, announcer người Mỹ, (sinh 1928)
16 tháng 11 - Harold Alfond, doanh nhân người Mỹ, (sinh 1914)
16 tháng 11 - Trond Kirkvaag, diễn viên hài, tác gia người Na Uy, (sinh 1946)
19 tháng 11 - Dick Wilson, diễn viên, "Mr. Whipple" người Mỹ, (sinh 1916)
20 tháng 11 - Ian Smith, thủ tướng Rhodesia, (sinh 1919)
21 tháng 11 - Fernando Fernán Gómez, diễn viên, đạo diễn, academic, Playwright người Tây Ban Nha, (sinh 1921)
21 tháng 11 - Tom Johnson, người điều hành thể thao, former vận động viên khúc côn cầu người Canada, (sinh 1928)
22 tháng 11 - Verity Lambert, nhà sản xuất, bác sĩ Who between 1963 & 1965. người Anh
23 tháng 11 - Joe Kennedy, vận động viên bóng chày người Mỹ, (sinh 1979)
24 tháng 11 - Mally Joheen, cầu thủ bóng đá người Pháp, (sinh 1950)
=== Tháng 12 ===
== Giải Nobel ==
Hóa học -
Hòa bình - Al Gore
Kinh tế -
Văn học - Doris Lessing
Vật lý - Albert Fert và Peter Grünberg
Y học - Mario Capecchi, Oliver Smithies và Briton Martin Evans
== Xem thêm ==
Thập niên 2000
== Tham khảo == |
múi giờ chung của asean.txt | Múi giờ chung ASEAN hay Giờ chuẩn ASEAN (tiếng Anh:ASEAN Common Time, viết tắt: ACT) là một ý tưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua một giờ chuẩn là UTC+8 cho tất cả các nước thành viên. Một số doanh nghiệp tại các địa phương hoặc khu vực tiếp cận đã được thông qua việc sử dụng "giờ chuẩn ASEAN", và có thể được nhìn thấy bằng cách sử dụng chữ viết tắt ACT trong các Thông cáo báo chí, thông tin liên lạc, và các văn bản pháp luật. Ngoài ra còn bắt đầu có người dân các nước ASEAN đã bắt đầu bằng cách sử dụng ACT trong các trang web của họ và các blog.
Giờ chuẩn ASEAN là UTC+8
Những quốc gia thành viên hiện đang nằm trong múi giờ UTC+6:30, UTC+7, UTC+8 và UTC+9:
Indonesia: UTC+7, UTC+8, UTC+9
Brunei: UTC+8
Malaysia: UTC+8
Philippines: UTC+8
Singapore: UTC+8, từ ngày 1 - 1 - 1982
Campuchia: UTC+7
Lào: UTC+7
Thái Lan: UTC+7, từ năm 2001
Việt Nam: UTC+7
Myanmar: UTC+6:30
Quan sát viên:
Đông Timor: UTC+9
Papua New Guinea: UTC+10
ASEAN+3:
Trung Quốc: UTC+8
Nhật Bản: UTC+9
Hàn Quốc: UTC+9
== Câu nói ==
Abdullah Ahmad Badawi (Thủ tướng Malaysia 2003-2009): "...IN ORDER TO KEEP ASEAN WITH THE PEOPLE,... SOME POSSIBILITIES COME TO MIND, SUCH AS AN ASEAN COMMON TIME ZONE..." [1].
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
“Press Statement The First Informal ASEAN Heads of Government Meeting Jakarta” (Thông áco báo chí). Ngày 30 tháng 11 năm 1996.
“Joint Communique of The 29th ASEAN Ministerial Meeting (AMM) Jakarta, 1996-07-20/21”.
Abdullah Ahmad Badawi (ngày 7 tháng 8 năm 2004). “Towards an ASEAN Community” (diễn văn).
== Những trang web dùng ACT ==
Công ty
Asian media Development Group
Trang web
Lineage II South-East Asia (L2-SEA) official site
ASEAN - Asia's Perfect 10
gameshogun.ws Blognet |
irina bokova.txt | Irina Georgieva Bokova (tiếng Bungary: Ирина Георгиева Бокова) (sinh 12 tháng 7 năm 1952) là một chính trị gia Bungary. Bà là phụ nữ đầu tiên được cử đứng đầu tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của thế giới.
== Thời thơ ấu và những năm đầu ==
Bokova có chồng và hai con, có nhiều lợi thế. Bà từng là sinh viên tại Mạc Tư Khoa, rồi tại Hoa Kỳ (trong đó có Đại học Harvard). Bà cũng đã từng là ngoại trưởng của Bungary trong sáu tháng (1996-1997). Bokova nói giỏi tiếng Pháp, quốc gia của bà là thành viên của tổ chức những nước nói tiếng Pháp francophonie. Từ năm 2005, bà là đại sứ tại Pháp và đồng thời là đại sứ tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc. Bokova được giới quan sát đánh giá là rất hoạt động, biết rành rẽ cách điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
== Nghề nghiệp ==
=== Chi nhánh Đảng ===
Đảng Cộng sản Bungary - 1980-1990Đảng Xã hội Bungary - 1990-nay
=== Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc ===
Ngày 22 tháng 9 năm 2009, Bokova thắng cử trong một cuộc bầu cử hết sức gay go. Năm lần bầu giữa tám ứng viên không ai được đa số phiếu của 58 thành viên chính thức của hội đồng điều hành tổ chức quốc tế này. Người nổi nhất lúc ban đầu là Farouk Hosni, bộ trưởng Văn hóa Ai Cập, được sự ủng hộ của nước Pháp. Nicolas Sarkozy hứa chắc với Tổng thống Hosni Moubarak, đồng chủ tịch của Liên minh Địa Trung Hải (Union pour la Méditerrannée) sẽ bỏ phiếu cho ông này.
Bokova được sự ủng hộ của Simone Veil, cựu bộ trưởng, thành viên hàn lâm viện Pháp. "Irina Bokova đã nỗ lực trong cuộc vận động tự do, dân chủ cho Bungary, và đưa nước này đến với thế giới. Theo tôi, bà là người xứng đáng nhất trong vai trò này." Simone Veil nhận định. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (Organisation des Nations Unies pour l'éducation, la science et la culture) có nhiệm kỳ bốn năm, tái cử một lần. TGÐ tiền nhiệm là Koichiro Matssura, được bầu năm 1999.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Официален уеб сайт на Ирина Бокова |
đông phi.txt | Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa khác nhau tùy theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, 19 vùng sau đây tạo thành Đông Phi.
Kenya, Tanzania và Uganda, cũng là những thành viên của Cộng đồng Đông Phi (EAC)
Djibouti, Eritrea, Ethiopia và Somalia, thường được biết đến với tên gọi vùng Sừng châu Phi
Mozambique và Madagascar, đôi khi được xem là thuộc Nam Phi
Malawi, Zambia và Zimbabwe, thường được xem là thuộc Nam Phi
Burundi và Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi
Comoros, Mauritius và Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương
Réunion và Mayotte, những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương
Về mặt địa lý, Ai Cập và Sudan đôi khi cũng được tính là thuộc vùng này.
Gần đây, Đông Phi thường được dùng để chỉ các quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi và Somalia.
== Địa lý ==
Một số vùng Đông Phi nổi tiếng bởi có nhiều động vật hoang dã, chẳng hạn như nhóm năm con vật lớn tiêu biểu của châu Phi: voi, trâu nước, sư tử, báo và tê giác. Tuy nhiên, số lượng các con vật này đã giảm nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là tê giác và voi.
Địa hình Đông Phi nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp và những danh thắng lớn của châu Phi như thung lũng Great Rift, đỉnh núi Kilimanjaro và núi Kenya, hai đỉnh núi cao nhất châu Phi, hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới, hồ Victoria và hồ sâu thứ hai thế giới, hồ Tanganyika.
Địa hình có thể trồng trọt được đã khiến Đông Phi trở thành một mục tiêu quan trọng cho những nhà thám hiểm châu Âu cũng như quá trình thực dân hóa trong thế kỷ 19. Ngày nay, du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế các nước Kenya, Tanzania và Uganda.
== Lịch sử ==
=== Giai đoạn là thuộc địa của các nước châu Âu ===
Đông Phi trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là nơi các nước thực dân lớn của châu Âu tranh giành ảnh hưởng. Trong suốt giai đoạn giành giật thuộc địa giữa các nước tư bản phương Tây, hầu như mọi quốc gia thuộc vùng Đông Phi ngày nay đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập sự có mặt vững chắc ở miền nam Mozambique và dần dần tiến lên miền bắc Mozambique, đến Mombasa ở khu vực ngày nay là Kenya. Tại hồ Malawi, họ đụng độ những thuộc địa mới do người Anh thiết lập, xứ bảo hộ Nyasaland (ngày nay là Malawi).
Đế quốc Anh đã chiếm giữ những vùng đất giàu tiềm năng và tài nguyên nhất của vùng này mà nay là Uganda và Kenya. Xứ bảo hộ Uganda và thuộc địa Kenya nằm ở vùng đất trồng trọt màu mỡ có thể trồng cấy nhiều loại cây trồng có giá trị như cà phê và trà, cũng như chăn nuôi các loại gia súc và những sản phẩm từ gia súc. Hơn nữa, vùng này có tiềm năng trở thành một khu dân cư thích hợp cho người Anh đến sống. Điều kiện thời tiết và khí hậu trong vùng đã cho phép hình thành những khu dân cư theo phong cách châu Âu như Nairobi và Entebbe.
Đế quốc Pháp chiếm giữ hòn đảo lớn nhất ở Ấn Độ Dương (và lớn thứ tư trên thế giới) Madagascar cùng một số đảo nhỏ xung quanh đó, như Réunion và Comoros. Madagascar trước đó là một thuộc địa của Anh và đã được đổi cho Pháp để lấy vùng Zanzibar, một vùng sản xuất gia vị quan trọng gần Tanganyika. Thực dân Anh cũng chiếm giữ một số thuộc địa đảo trong vùng như Seychelles, một hòn đảo đất đai phì nhiêu và Mauritius, một hòn đảo trước đó thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp.
Đế quốc Đức kiếm soát một vùng đất rộng lớn có tên Đông Phi thuộc Đức, bao gồm vùng đất ngày nay là Rwanda, Burundi và phần đất liền của Tanzania. Năm 1922, Đế quốc Anh được nhận quyền ủy trị Tanganyika và đã chiếm đóng vùng này cho tới khi độc lập được trao trả lại cho Tanganyika vào năm 1961. Sau cuộc Cách mạng Zanzibar năm 1965, nhà nước độc lập Tanganyika đổi tên thành Cộng hòa liên bang Tanzania bằng cách thành lập một liên bang với đất liền và với đảo Zanzibar. Zanzibar ngày nay là một bang tự trị trong một liên bang với đất liền thường được biết đến dưới cái tên chung là Tanzania. Đông Phi thuộc Đức, dù rất rộng lớn, không có tầm quan trọng về chiến lược bằng các thuộc địa của Anh ở vùng này do những vùng thuộc địa của Đức rất khó thành lập các khu dân cử bởi điều kiện thời tiết và địa hình khắc nghiệt.
Ý kiểm soát nhiều phần thuộc Somalia trong thập niên 1880. Ba phần tư lãnh thổ Somalia ở phía nam trở thành xứ bảo hộ của Ý (Somalia thuộc Ý).
Năm 1884, một phần đất hẹp ở ven biển phía bắc Somalia bị người Anh chiếm đóng (Somalia thuộc Anh). Vùng phía bắc này nằm đối diện với thuộc địa của Anh ở Vịnh Aden trên bán đảo Ả Rập. Hai thuộc địa này của Anh đã trở thành gọng kềm để Đế quốc Anh khống chế đường biển dẫn vào Ấn Độ, khi đó cũng là một thuộc địa của Anh.
Năm 1890, bắt đầu bằng việc mua lại một thị trấn cảng nhỏ, Asseb, từ một sultan ở Eritrea, thực dân Ý dần dần thôn tính cả Eritrea.
Năm 1895, từ những căn cứ Somalia và Eritrea, thực dân Ý tiến hành cuộc Chiến tranh Ý–Ethiopia lần thứ nhất tấn công Đế chế Chính thống giáo ở Ethiopia. Năm 1896, thực dân Ý sa lầy và cuộc chiến trở thành một thảm họa với đất nước Ý. Kết quả là Ethiopia trở thành quốc gia duy nhất giữ được nguyên vẹn nền độc lập ở khu vực Đông Phi. Ethiopia giữ được nền độc lập của mình cho tới năm 1936 khi, sau cuộc Chiến tranh Ý–Ethiopia lần thứ hai, nước này trở thành một phần của Đông Phi thuộc Ý. Đế quốc Ý chiếm giữ Ethiopia cho tới năm 1941.
Thực dân Pháp cũng xem Đông Phi là một bàn đạp để liên kết với Đông Dương thuộc Pháp.
=== Xung đột vũ trang ===
Cho tới ngày nay, nhiều chính quyền ở các nước Đông Phi bị lên án vì nạn tham nhũng và không kiểm soát được tình hình chính trị. Nhiều nước vẫn chưa thoát ra khỏi các cuộc đảo chính chính trị, xung đột sắc tộc và các chính thể độc tài. Kể từ khi giành được độc lập, vùng này đã trải qua rất nhiều cuộc xung đột vũ trang, bao gồm:
Nội chiến Ethiopia
Chiến tranh giành độc lập Eritrea
Chiến tranh Ethiopia–Eritrea
Chiến tranh Ogaden
Nội chiến Sudan lần thứ hai
Nội chiến Somalia
Nội chiến Burundi
Chiến tranh Uganda-Tanzania
Xung đột vũ trang ở Uganda
Diệt chủng ở Rwanda
Thảm họa nhân đạo ở Darfur
Kenya và Tanzania may mắn là những nước được sống trong hòa bình tương đối dài. Tuy nhiên, những bất ổn về chính trị vẫn diễn ra liên tục.
== Thống kê ==
=== Danh sách thủ đô và thành phố lớn ===
== Tham khảo == |
sony mobile communications.txt | Sony Mobile Communications Inc. (trước đây là Sony Ericsson) là một công ty sản xuất điện thoại di động được thành lập vào năm 2001 từ công ty điện tử tiêu dùng của Nhật Sony Corporation và công ty viễn thông của Thụy Điển Ericsson. Lý do của sự hợp tác này là để kết hợp sự thành thạo về thiết bị điện tử tiêu dùng của Sony với vị trí hàng đầu về công nghệ của Ericsson trong lĩnh vực truyền thông. Đây là một công ty liên doanh cho tới ngày 16 tháng 2 năm 2012 khi Tập đoàn Sony mua lại toàn bộ cổ phần của Ericsson trong liên doanh và đổi tên công ty như hiện nay.
Văn phòng quản lý toàn cầu của công ty đặt tại Hammersmith, London, và nó có những nhóm nghiên cứu phát triển ở Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Hà Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Vương quốc Anh.
Sony Ericsson có khoảng 8000 nhân viên trên toàn thế giới. Với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 43%, Sony Ericsson trở thành công ty bán điện thoại có mức tăng trưởng nhanh nhất vào quý 3 năm 2006 nếu so với Motorola với tỷ lệ là 39%. Ngày nay, Sony Ericsson là nhà sản xuất điện thoại có mức lợi nhuận đứng thứ hai sau Nokia và đã có được vị trí này nhờ mức tăng trưởng trong thị trường thiết bị di động cao cấp.
Chủ tịch của công ty hiện tại (1 tháng 11) là Hideki 'Dick' Komiyama, người sẽ thay thế Miles Flint, và Phó chủ tục Điều hành công ty là Anders Runevad. Cơ quan quảng cáo toàn cầu của công ty là Saatchi & Saatchi.
Vào 28 tháng 10 năm 2011, Sony tuyên bố mua toàn bộ 50% cổ phần từ Ericsson để nắm trọn vẹn quyền sở hữu công ty Sony Ericsson.
== Lịch sử ==
Ericsson, công ty đã hoạt động ở thị trường điện thoại di động hàng thập kỷ, đã quyết định từ bỏ việc kinh doanh vào năm 2001 sau khi chịu lỗ vốn nặng nề. Ericsson trước đó đã tập trung việc sản xuất chip cho điện thoại của hãng vào một nơi duy nhất, cơ sở của Philips ở New Mexico. Vào tháng 3 năm 2000 một vụ cháy tại nhà máy Philips đã làm hư hỏng gần như hoàn toàn cơ sở vật chất. Philips đã cam đoan với Ericsson và Nokia (khách hàng lớn khác của xưởng) rằng việc sản xuất chỉ bị trì hoãn trong thời gian dưới một tuần. Khi sự thật ngày càng rõ rằng việc phục hồi sẽ phải tốn đến hàng tháng trời, Ericsson đã phải đối mặt với sự thiếu thốn trầm trọng. Nokia đã bắt đầu thu thập thiết bị từ những xưởng sản xuất thay thế khác, nhưng tình thế của Ericsson tồi tệ hơn vì cả việc sản xuất các mẫu điện thoại hiện có và việc phát hành các mẫu mới đều bị trì hoãn.
Ba lĩnh vực chính mà Sony Ericsson quan tâm là:
Điện thoại nghe nhạc W series gán nhãn Walkman, phát hành năm 2005. Điện thoại di động nghe nhạc W-series của Sony Ericsson đáng chú ý vì là điện thoại di động tập trung vào chức năng nghe nhạc đầu tiên, khởi đầu cho một trị trường máy nghe nhạc di động mới được phát triển vào thời điểm đó. Điện thoại Walkman của Sony Ericsson được ca sĩ Christina Aguilera đại diện ở khu vực châu Âu.
Dòng điện thoại mang hiệu CyberShot, bắt đầu giới thiệu vào năm 2006. Sony Ericsson đã khởi đầu chiến dịch quảng bá toàn cầu cho điện thoại Cyber-shot với việc ban hành ‘Never Miss a Shot’ (Không bao giờ bỏ lỡ một cảnh). Chiến dịch đưa vào hình ảnh các vận động viên quần vợt Ana Ivanović và Daniela Hantuchova.
Nhóm điện thoại thông minh UIQ, giới thiệu với P series vào năm 2003. Chúng đáng chú ý với màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY (ở đa số các mẫu), và sử dụng Platform giao diện UIQ của Symbian OS. Nhóm điện thoại này đã được mở rộng sang dòng M series và W series.
Sony Ericsson hiện đang làm việc với Điện thoại truyền hình mang hiệu Bravia để phát hành ở Nhật cũng như một điện thoại mang hiệu Playstation dự kiến phát hành vào Giáng sinh.
Sony Ericsson là nhà tài trợ nhãn hiệu toàn cầu cho Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA), và làm việc với Hiệp hội để quảng bá các chuyến Du đấu ở hơn 80 quốc gia.
Sony Ericsson mua lại UIQ Technology, một công ty phần mềm Thụy Điển từ Symbian Ltd. vào tháng 2 năm 2007. UIQ sẽ tiếp tục là một công ty độc lập như Miles Flint đã thông báo.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2007, Sony Ericsson thông báo tại Triển lãm Điện thoại thông minh Symbian rằng họ sẽ bán một nửa cổ phần UIQ cho Motorola để công nghệ UIQ sẽ do hai công ty điện thoại di động lớn sở hữu. Vào 28 tháng 10 năm 2011, Sony tuyên bố mua toàn bộ 50% cổ phần từ Ericsson để nắm trọn vẹn quyền sở hữu công ty Sony Ericsson.
== Mô tả các dòng điện thoại ==
Sony Ericsson xếp loại điện thoại cũng công ty thành các loại điện thoại Thoại và Tin nhắn, điện thoại chụp hình, điện thoại nghe nhạc, điện thoại Thiết kế và điện thoại web và email.
C series – Điện thoại di động trung-cao cấp. Chuyên về chụp hình với độ phân giải cao. ("CyberShot") (C902, C905,...)
D series – Điện thoại di động tầm phổ thông-trung cấp. Độc quyền của nhà điều hành mạng T-Mobile. ("Deutsche Telekom") (D750,...)
F series – Điện thoại di động tầm phổ thông-trung cấp. Thiên về game. (F500,...)
J series – Điện thoại dạng thanh kẹo phổ thông. Không có máy ảnh. ("Junior") (J100-J300,...)
K series – Từ phổ thông đến cao cấp có dạng hình thanh, thiên về chụp ảnh. Có máy ảnh với thiết kế hai mặt. Một số loại điện thoại mang nhãn hiệu Cyber-shot. ("Kamera") (K200-K750-K850,...)
M series – Điện thoại thông minh chạy Hệ điều hành Symbian trung cấp. ("Messaging") (M600)
P series – Điện thoại thông minh chạy Hệ điều hành Symbian cao cấp, thiên về kết nối, ứng dụng văn phòng. ("PDA") (P800-P990, P1,...)
S series – Điện thoại di động dạng xoay và trượt cao-trung cấp. ("Swivel"/"Slider") (S500-S700/S710,...)
T series – Điện thoại di động dạng thanh kẹo cao-trung cấp và là dòng chuyển giao từ dòng điện thoại cũ của Ericsson. (T68-T650,...)
V series – Điện thoại di động cao cấp. Độc quyền của Vodafone và các nhà điều hành mạng phối hợp với Vodafone. ("Vodafone") (V600-V800,...)
W series – Điện thoại di động từ phổ thông đến cao cấp mang nhãn hiệu Walkman, thiên về âm thanh. ("Walkman") (W200-W580-W960, w910...)
Z series – Điện thoại di động dạng vỏ sò từ phổ thông đến cao-trung cấp. ("Clamzhell") (Z200-Z1010,...)
X series - Dòng điện thoại PDA mới của SE, dùng Windows Mobile (X1, X2,...)
Hiện nay Sony Ericsson bắt đầu ra những điện thoại có hẳn "tên riêng" như: Satio, Aino,...
== Thông tin tài chính ==
Sony Ericsson đã niêm yết lợi nhuận đầu trong nửa sau năm 2003. Từ đó, con số bán được của điện thoại là:
2004: 42 triệu chiếc
2005: 50 triệu chiếc
2006: 74 triệu chiếc
2007: 103.4 triệu chiếc
2008: 96.6 triệu chiếc
2009: 57.1 triệu chiếc
Ngoài ra, Sony Ericsson bán 60 triệu điện thoại có chức năng nghe nhạc vào năm 2006, trong đó có 17 triệu máy Walkman, nhấn mạnh rằng sản phẩm của họ phổ biến hơn iPod của Apple. Apple bán được 39 triệu iPod trong năm tài chính 2006, kết thúc vào ngày 30 tháng 9. Theo Tạp chí Thụy Điển M3 số tháng 7 năm 2006 Sony Ericsson là nhãn hiệu điện thoại bán chạy nhất ở các quốc gia bắc Âu, tiếp theo sau là Nokia.
Theo như công ty nghiên cứu Công nghệ thông tin Gartner, trong quý ba năm 2006, Sony Ercisson là hãng sản xuất điện thoại di động lớn thứ tư trên thế giới sau Nokia, Motorola và Samsung. Nó nắm giữ 9% thị phần toàn cầu.
Đến quý 3 năm 2009,Sony Ericsson trở thành hãng sản xuất điện thoại đứng thứ tư thế giới, nắm giữ 4,9% thị phần, sau Nokia(37.8%), Samsung(21%) và LG(11%).
== Khả năng tương thích ==
Tron Hội nghị Phương tiện và Kinh doanh E3, Phil Harrison, Sony CEO đã trình diễn chiếc điện thoại Sony Ericsson sử dụng XMB của Playstation. Một nhóm điện thoại tuyển chọn cũng được cho rằng sẽ tích hợp vào Playstation Home (sản phẩm cuối)
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang chính thức
Sony Ericsson Mobile Communications AB – Official site
Sony Ericsson Corporate Homepage
Ericsson.com
Sony.com
Nhà phát triển
Sony Ericsson's Developers website (Official)
Ericsson's Developers website
Tài nguyên
SE-Cafe - Vietnam Sony Ericsson Fan Club
Esato.com – Sony Ericsson orientated forum
Yahoo! - Sony Ericsson Mobile Communications AB Company Profile
Fun & downloads – Sony Ericssons' downloads and mobile add-on's website
Unofficial Club Sony Ericsson – Independent Sony Ericsson fan community and source of news and information. Lots of fun too.
SE-Art.net - Tin tức, thử nghiệm, đánh giá, tài nguyên đồ họa...
Khác
Bản mẫu:Sony Corp |
đô đốc.txt | Đô đốc (chữ Hán: 都督) dưới thời phong kiến của Trung Quốc và Việt Nam là chức quân chính cao cấp. Trải qua các thời kỳ khác nhau đô đốc có những quyền lực khác nhau. Ngày nay, trong tiếng Việt, đô đốc được hiểu như là quân hàm của sĩ quan cao cấp trong nhiều lực lượng Hải quân các quốc gia.
== Lịch sử ==
Tại Trung Quốc
Đô đốc là chức quan quân chính cao cấp địa phương thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều gọi là Trì tiết đô đốc. Trì tiết đô đốc vốn là tướng lĩnh do trung ương cử đi các địa phương để lãnh việc quân, về sau dần có quyền lớn và kiêm thứ sử các châu và trở thành quan lớn nhất về quân chính.
Thời Bắc Chu thi hành chế độ phủ binh. Dưới Đại đô đốc, Soái đô đốc có Đô đốc, trật Thất mệnh.
Thời Đường, vào năm 624 cải gọi Tổng quản làm Đô đốc. Có Đại, Trung, Hạ Đô đốc phủ, mỗi phủ có một Đô đốc, phẩm trật có phân biệt tòng nhị phẩm, chánh tam phẩm hoặc tòng tam phẩm phụ trách quản lý thành luỹ, binh mã giáp trượng, lương thực... một số châu. Do đầu nhà Đường, quân đội đều lệ thuộc vào trung ương nên Đô đốc không có nhiều quyền lực. Sau loạn An Sử, thì Đô đốc phủ bị bãi bỏ, Đô đốc trở thành chức vụ danh dự.
Thời Nam Tống lấy Đô đốc quân mã làm quan thống binh do Tể tướng đích thân cử. Dưới một cấp gọi là Đồng đô đốc quan mã, Đốc thị quân mã. Nơi làm việc gọi là Đô đốc phủ.
Thời Nguyên cũng đặt Đại đô đốc phủ, Chánh nhị phẩm.
Thời Minh đặt Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Tiền quân và Hậu quân ứng với 5 Đô đốc phủ. Mỗi phủ có Tả, Hữu đô đốc trật Chánh nhất phẩm, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự mỗi chức 2 người, Tòng nhất phẩm.
Tại Việt Nam
Vào năm Quang Thái, nhà Trần có đặt chức Đô đốc ở cấp lộ. Tháng 12 năm Tân Tỵ (1461), Lê Lộng được bổ dụng làm Đô đốc Bình chương quân quốc trọng sự.
Đầu thời nhà Lê chức Đô đốc đứng đầu võ ban, Bình chương quân quốc trọng sự là Tể tướng.
Tháng 4 năm Bính Tuất (1466), triều đình bắt đầu đặt 5 phủ là Trung quân phủ, Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ và Bắc quân phủ cũng gọi là Ngũ quân Đô đốc phủ. Có các chức Tả/Hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự, chuyên giữ việc quân.
Quan chế đời Hồng Đức cho Tả/Hữu Đô đốc trật Tòng Nhất phẩm, ngang với Tam thiếu
Quan chế đời Bảo Thái cho Tòng Nhất phẩm, ngang với Thái tử tam thái
== Ngày nay ==
Một số quốc gia còn chia quân hàm này thành quân hàm Đô đốc Hạm đội hoặc Thủy sư đô đốc và Đô đốc (Admiral). Quân hàm Đô đốc Hạm đội (Fleet Admiral ở Mỹ, Admiral of the Fleet ở Anh) là quân hàm cao nhất trong hải quân, tương đương hàm Thống tướng, Thống chế hay Nguyên soái. Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, quân hàm Đô đốc là quân hàm cao nhất của lực lượng hải quân, tương đương Đại tướng (4 sao).
Tại Trung Quốc, Hải quân thượng tướng (海軍上將) là quân hàm tối cao của Quân chủng hải quân.
Trong Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm này tương đương Thượng tướng. Quân hàm Đô đốc được quy định lần đầu tiên trong luật ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Cho đến nay mới có 2 sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam được phong hàm Đô đốc là Giáp Văn Cương (1921-1990) phong hàm năm 1988 và Nguyễn Văn Hiến phong hàm năm 2011. Theo Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Chỉ phong Đô đốc khi là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng TMT hoặc Phó Chủ nhiệm TCCT kiêm nhiệm.
Các quân hàm tương đương cấp tướng, dưới hàm Đô đốc gồm có:
Phó Đô đốc (Vice Admiral), tương đương Trung tướng
Đề đốc (Rear Admiral), tương đương Thiếu tướng
Phó Đề đốc (Commodore), tương đương Chuẩn tướng
Trong Hải quân Pháp có các quân hàm sau đây:
Đô đốc (Amiral), tương đương Đại tướng, có 5 sao
Phó Đô đốc Hạm đội (Vice-amiral d'escadre), tương đương Trung tướng, có 4 sao
Phó Đô đốc (Vice-amiral), tương đương Thiếu tướng, có 3 sao
Đề đốc (Contre-amiral), tương đương Chuẩn tướng, có 2 sao
Trước đây từng có cấp bậc Đô đốc Pháp quốc. Từ năm 1830 đến năm 1869, đã có 12 quân nhân được phong Đô đốc Pháp quốc (Amiral de France). Từ đó trở đi không ai được phong cấp bậc này nữa. Ngày 29 tháng 6 năm 1939, theo một sắc lệnh, Đô đốc Darlan được phong Đô đốc Hạm đội (Amiral de la Flotte) để khỏi "lép vế" trước đồng nhiệm Anh mang quân hàm Admiral of the Fleet, nhưng đây chỉ là danh xưng thuần túy chứ không phải là một quân hàm riêng.
== Tham khảo ==
Phần lịch sử tham khảo Từ điển chức quan Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Ninh. Nhà xuất bản Thanh niên, xuất bản năm 2006 |
tinh trùng.txt | Tinh trùng (tiếng Anh spermatozoon), tiếng Hy Lạp cổ σπέρμα (hạt giống) và ζῷον (mang sự sống). Tinh trùng là tế bào đơn bội, nó kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử. Như vậy Hợp tử là 1 tế bào có trọn vẹn bộ nhiễm sắc thể và sẽ trở trành phôi thai. Tinh trùng đóng góp 1/2 thông tin di truyền cho thế hệ con. Ở động vật có vú, tinh trùng quyết định giới tính của con con. Vì tế bào trứng luôn mang nhiễm sắc thể X nên tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sẽ tạo ra con con là giống đực (XY) và tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sẽ sinh ra con cái (XX). Tế bào tinh trùng lần đầu được phát hiện bởi một sinh viên của Antonie van Leeuwenhoek vào năm 1677.
== Con người ==
Tinh trùng được tạo ra ở tinh hoàn, mỗi tinh trùng mang 23 nhiễm sắc thể tức là một nửa số nhiễm sắc thể để tạo thành con người (23 cặp) vì vậy nó được gọi là tế bào đơn bội. Tế bào tinh trùng của người được cấu tạo bởi phần đầu dài khoảng 5 µm (5 phần nghìn mm) và đuôi dài 50 µm. Nhờ cái đuôi hình roi, tinh trùng có thể di chuyển được cỡ 1 – 3 mm/ phút.
=== Tránh khỏi sự phản ứng của hệ miễn dịch ===
Lớp phân tử Glycoprotein trên bề mặt của tinh trùng được hệ miễn dịch của tất cả các cá thể loài người chấp nhận, đó chính là tín hiệu không được loại bỏ. Lớp Glycoprotein cũng được các vi khuẩn truyền nhiễm, tế bào ung thư, các loài giun ký sinh, HIV... sử dụng để tránh khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.
== Động vật ==
Phần lớn các loài động vật đều dựa vào tinh trùng để thụ tinh. Tế bào tinh trùng lớn nhất được biết đến là của một loài rất nhỏ bé: ruồi giấm. Tinh trùng của nó dài tới 1,8 mm nghĩa là dài hơn cơ thể con ruồi trưởng thành!
== Thực vật, tảo và nấm ==
Giao tử của rêu, dương xỉ và một số thực vật hạt trần là những tế bào tinh trùng tự di chuyển được, ngược lại với phấn hoa của phần lớn thực vật hạt trần và tất cả thực vật hạt kín. Tế bào tinh trùng của tảo và thực vật bậc thấp thường có nhiều đuôi (xem hình) khác hẳn về mặt hình thái so với tinh trùng của động vật.
== Xem thêm ==
Trứng
Trứng đực
Tinh trùng cái
== Hình ảnh ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Phương tiện liên quan tới Spermatozoon diagrams tại Wikimedia Commons
The Handbook of Andrology
Sperm hyperactivity
Slower conception 'leads to boys'
Photos of sperm under a microscope |
nước công nghiệp.txt | Nước công nghiệp là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định.
Ví dụ về các nước được coi là nước công nghiệp, hay còn gọi là có nền công nghiệp phát triển, là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Canada...
Ở những nước công nghiệp hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp. Điều này khiến nhiều nước nông nghiệp trên thế giới muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp có tỉ trọng cao hơn so với các ngành khác. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) thuộc vào loại cao, và các quốc gia này còn hay được nhắc tới là các nước phát triển, nước tiên tiến, hay các nước thuộc Thế giới thứ nhất.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vào năm 2006, thế giới có 29 nước thành viên của mình là các nước công nghiệp (IMF gọi họ là các nước tiên tiến). Có 7 nước tiên tiến lớn, đó là Anh, Canada, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Pháp. 22 nước và lãnh thổ còn lại gồm: Úc, Síp, Đan Mạch, Hồng Kông, Iceland, Israel, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Ngoại trừ Hồng Kông và Đài Loan, các nước này cũng là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Cả 29 nước và lãnh thổ đều được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao.
Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ cho rằng thế giới có 37 nước và lãnh thổ phát triển. Ngoài 29 nước được IMF gọi là nước tiên tiến, trong danh sách của CIA còn có Andorra, Bermuda, Quần đảo Faroe, Liechtenstein, Malta, Monaco, San Marino, Vatican.
== Danh sách các nền kinh tế phát triển ==
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Đại Dương
== Xem thêm ==
Nước công nghiệp mới
Các nước đang phát triển
Các quốc gia kém phát triển nhất
== Chú thích == |
jquery.txt | JQuery thư viện JavaScript đa trình duyệt được thiết kế để đơn giản hóa lập trình phía máy người dùng của HTML , phát hành vào tháng 1 năm 2006 tại BarCamp NYC bởi John Resig. Được sử dụng bởi hơn 52% trong 10.000 truy cập nhiều nhất các trang web, jQuery là thư viện JavaScript phổ biến nhất được sử dụng ngày nay
jQuery miễn phí, mã nguồn mở phần mềm, kép cấp phép theo MIT Giấy phép GNU General Public License, phiên bản 2 jQuery của được để làm cho nó dễ dàng hơn để di chuyển một tài liệu, chọn DOM các yếu tố, tạo ra hoạt hình s, xử lý Sự kiện, và phát triển Ajax ứng dụng. jQuery cũng cung cấp khả năng cho các nhà phát triển để tạo ra plug-in s trên đầu trang của thư viện JavaScript. Điều này cho phép các nhà phát triển để tạo ra trừu tượng hóa ở mức độ thấp tương tác và hình ảnh động, hiệu ứng tiên tiến và vật dụng cao cấp, chủ đề có thể. Cách tiếp cận mô-đun để thư viện jQuery cho phép tạo ra các công cụ mạnh mẽ và năng động web và các ứng dụng web.
Microsoft và Nokia đã công bố kế hoạch bó jQuery trên nền tảng của họ, Microsoft đang áp dụng ban đầu trong vòng Visual Studio cho sử dụng trong Microsoft của ASP.NET AJAX khuôn khổ và ASP.NET MVC Framework trong khi Nokia đã tích hợp nó vào nền tảng Web Run-Time phát triển widget của họ jQuery có cũng được sử dụng trong MediaWiki http://www.mediawiki.org/wiki/JQuery
== Tham khảo ==
== Đọc thêm ==
== Liên kết ngoài ==
Website chính thức
Quick API Reference
jQuery UI
Dmitri Gaskin (speaker) (ngày 3 tháng 4 năm 2008). jQuery (YouTube). Google Tech Talks. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2009.
Bản mẫu:ECMAScript Bản mẫu:Application frameworks Bản mẫu:Widget toolkits |
chi bách xù.txt | Bách xù (Juniperus) là một chi thực vật trong họ Bách. Tùy thuộc vào quan điểm phân loại, có từ 50 đến 67 loài cây bách xù, phân bố rộng khắp Bắc bán cầu, từ Bắc Cực, phía nam châu Phi nhiệt đới, và những ngọn núi ở Trung Mỹ.
== Các loài ==
section Juniperus
Juniperus communis
Juniperus communis subsp. alpina
Juniperus oxycedrus
Juniperus oxycedrus subsp. macrocarpa
Juniperus brevifolia
Juniperus cedrus
Juniperus conferta
Juniperus drupacea
Juniperus formosana
Juniperus luchuensis
Juniperus rigida
section Sabina (soms erkend)
Juniperus angosturana
Juniperus ashei
Juniperus barbadensis
Juniperus bermudiana
Juniperus blancoi
Juniperus californica
Juniperus chinensis
Juniperus chinensis var. sargentii
Juniperus coahuilensis
Juniperus comitana
Juniperus convallium
Juniperus deppeana
Juniperus durangensis
Juniperus excelsa
Juniperus excelsa subsp. polycarpos
Juniperus flaccida
Juniperus foetidissima
Juniperus gamboana
Juniperus gaussenii
Juniperus horizontalis
Juniperus indica
Juniperus jaliscana
Juniperus komarovii
Juniperus monosperma
Juniperus monticola
Juniperus occidentalis
Juniperus occidentalis subsp. australis
Juniperus osteosperma
Juniperus phoenicea
Juniperus pinchotii
Juniperus procera
Juniperus procumbens
Juniperus pseudosabina
Juniperus recurva
Juniperus recurva var. coxii
Juniperus sabina
Juniperus sabina var. davurica
Juniperus saltillensis
Juniperus saltuaria
Juniperus scopulorum
Juniperus semiglobosa
Juniperus squamata
Juniperus standleyi
Juniperus thurifera
Juniperus tibetica
Juniperus virginiana
== Tham khảo == |
m4 sherman.txt | M4 Sherman là xe tăng của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện lần đầu tiên trong chiến dịch Miền Tây 1942. M4 Sherman là loại xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai. Sở hữu hỏa lực khá tốt, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao, M4 Sherman có thể ngang hàng với xe tăng Panzer IV của Đức. Được thiết kế để sản xuất trong thời gian ngắn với chi phí thấp, Sherman được sản xuất hàng loạt tới 49.234 chiếc (trong thế chiến 2, số lượng M4 chỉ đứng sau T-34), ngoài ra bộ khung thân của xe này được dùng để tạo các loại xe quân sự bọc thép khác như xe chống tăng, xe kéo hoặc chở pháo...
Xe sử dụng động cơ Wright R-975 Whirlwind 9 xylanh bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, đây là loại động cơ chạy bằng xăng nên xe dễ bốc cháy khi bị bắn xuyên vỏ giáp hoặc gặp lửa. Tên lóng Sherman là do quân đội Anh đặt cho xe M4 (lấy tên của tướng William Tecumseh Sherman thời Nội chiến Mỹ). Lính Đức thì gọi nó là “Tommy Cooker”, nghĩa là “nồi nấu lính Mỹ”, do điểm yếu dễ bốc cháy khi bị trúng đạn của xe.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xe Sherman được sử dụng trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Sáu ngày. Nhiều quân đội các nước dùng xe Sherman để thao diễn quân sự cho đến cuối thế kỷ 20.
== Thiết kế của người Mỹ ==
Bộ quốc phòng Mỹ dự tính thiết kế M4 nhằm thay thế M3 Lee và tăng hạng trung Grant.Loại M3 chỉ thay thế phần khung tăng, còn vũ khí thì giữ nguyên như tăng M2(được thiết kế năm 1939).Ngoài ra M3 được thiết kế để làm biện pháp tạm thời thay thế cho M2.Trong khi đó, lực lượng thiết giáp Đức đã sở hữu những kiểu tăng rất mạnh như Panzer-II và Panzer III.Pháo chính 37 mn của M3 không thể nào xuyên thủng được giáp mặt trước của Panzer-III.Một giải pháp mới về một loại tăng có pháo chính 75 mm, hệ thống treo động lực xoáy trôn ốc, tháp pháo tròn và có lớp giáp bọc dày 63 mm được đặt ra.Và tên bản thiết kế là M4, về sau nó được thêm chữ Sherman vào sau.
Những chi tiết kĩ thuật của M4 được chính thức xem xét vào ngày 31/8/1940.Tuy nhiên việc thiết kế một mẫu thử nghiệm M4 bị đình trệ do M3 đã được thiết kế xong và được nhân rộng sản xuất.Vào ngày 18/4/1941, bộ quốc phòng Mỹ đã chọn bản thiết kế T-6 có cấu tạo đơn giản, lắp ráp trên khung tăng-bệ máy M3, một loại tháp pháo ụ tròn mới với pháo chính của tăng Lee.Sau nhiều đợt thử nghiệm và xem xét, mẫu T-6 được chọn làm bản thiết kế cho M4 Sherman.
M4 Sherman tập hợp những tính năng đặc biệt nhất từ các loại tăng vào những năm 1930, trong số đó có hệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc, xích tăng có vỏ bọc cao su, động cơ hướng tâm bố trí đằng sau và đĩa răng kéo đằng trước.Theo như dự định ban đầu thì M4 phải là một loại tăng có thời gian sản xuất nhanh, có độ linh-hoả lực cao, có tính năng hỗ trợ bộ binh và quan trọng nhất là M4 phải hạ được các loại tăng hạng trung của Đức Quốc xã cũng như các nước thuộc khối Trục.Cho dù về sau Đức Quốc xã có nhiều loại tăng hạng trung và nặng mạnh hơn M4 rất nhiều nhưng nó vẫn là loại tăng chủ lực của quân đội Mỹ đến tận cuối cuộc chiến.
Mẫu T-6 được hoàn thành vào ngày 2/9/1941.Khác với M4, thân tăng của T-6 hơi cong và có lối đi vào ở hai bên, nhưng về sau hai chi tiết này đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất.T-6 chính thức được đưa vào chương trình sản xuất Sherman vào tháng 10.
== Lược sử sản xuất ==
Việc sản xuất được bắt đầu lần đầu tiên tại nhà máy Lima Locomotive khi nhà máy đang sản xuất xe tăng cho lực lượng quân đội Anh. M4 được sản xuất cho quân đội Anh và Mỹ. Michael Dewar chính là người đầu tiên qua Mỹ đặt hàng cho quân Anh, và hiện tại vẫn còn một chiếc Sherman tại bảo tàng thiết giáp Bovington.
Trong thế chiến II, quân đội Mỹ có tổng cộng 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng hoạt động độc lập. Một trong ba sư đoàn và 6 tiểu đoàn thiết giáp lính thuỷ đánh bộ được gửi đến mặt trận Thái Bình Dương. Vào tháng 9/1942, tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chỉ thị cho các nhà máy phải sản xuất ít nhất được 120.000 chiếc xe tăng nhằm thành lập 61 sư đoàn thiết giáp để hỗ trợ cho lực lượng Đồng Minh tại Châu Âu. Mặc dù các nhà máy tại Mỹ không bị lực lượng không quân địch đánh bom nhưng phân nửa số nguyên liệu sản xuất xe tăng phải chuyển cho lượng lực hải quân, khiến cho quá trình sản xuất diễn ra khá lâu và số lượng xe tăng xuất xưởng chỉ được một nửa so với mục tiêu.Theo như tính toán thì số nguyên liệu (sắt, thép,...) chuyển cho các xưởng đóng tàu có thể sản xuất được hơn 67.000 chiếc xe tăng, nên thực tế chỉ có khoảng 53.500 chiếc xe tăng được Mỹ sản xuất từ năm 1942-1945.
Bộ quốc phòng Mỹ có tổng cộng 7 loại biến thể của M4 có thể đưa vào sản xuất: M4, M4A1, M4A2, M4A3, M4A4, M4A5, và M4A6. Mặc dù có nhiều biến thể như vậy nhưng cấu tạo của các phiên bản khác nhau của M4 vẫn khá giống như nhau. Ví dụ điển hình nhất chính là phiên bản biến thể A4 và A3, A4 không có gì hơn A3. M4A1 có hơi khác M4 về phần động cơ, thân tăng của M4A1 hơi cong. Phiên bản M4A4 có hệ thống động cơ dài hơn khiến cho thân tăng của phiên bản này khá dài và có khá nhiều bộ guốc phanh xích. M4A5 được thiết kế cho quân đội Canada. M4A6 có bệ máy giãn dài và chỉ có dưới 100 chiếc được sản xuất.
Đa số các phiên bản Sherman đều sử dụng động cơ chạy bằng xăng thì có hai phiên bản Sherman là M4A2 và M4A6 lại sử dụng động cơ diesel.M4A2 được lắp ráp sáu động cơ GMC 6-71 theo cặp sắp xếp theo kiểu thẳng hàng.M4A6 lại sử dụng động cơ Caterpillar RD1820 bố trí toả tròn. M4A4 sử dụng động cơ Chrysler A57 multibank (thường được gửi đến các nước Đồng Minh và Liên Xô thông qua chương trình Lend-Lease). Các phiên bản M4 thường được trang bị động cơ toả tròn Continental. Các biến thể đời sau của nó cũng không thay đổi nhiều mà chỉ chú trọng thay thế hệ thống treo, ngăn chứa đạn mạ thiếc, gia cố lại lớp giáp bọc. Như phiên bản M4 Composite, nó được lắp ráp thân tăng cong và phần thân tăng-phía sau được hàn dính với nhau qua một lớp sắt. Quân Anh có cách sắp xếp và bố trí máy khác với quân Mỹ.
M4 được trang bị một hệ thống điện có công suất 24 vôn.
Bản cắt thể hiện các chi tiết kĩ thuật của phiên bản M4A4
Những phiên bản Sherman đời đầu được trang bị pháo chính 75 mm L/40. Mặc dù bộ quốc phòng Mỹ thiết kế ra tăng đời mới T20 để thay thế M4, nhưng các bộ phận của Sherman (bao gồm các phiên bản M4A1-M4A2-M4A3) vẫn được thay thế bớt như pháo chính 75 mm được thay bằng pháo chính 76 mm L/55. M1-sử dụng đạn HE và đạn khói (được trang bị cho tăng hạng trung mới T23), lớp giáp trước được gia cố lại… nhằm duy trì được dòng tăng có tiềm lực này. Pháo loại mới của T23 có thể mang được khá nhiều đạn pháo với sức xuyên giáp mạnh hơn pháo 75 mm hiện tại của Sherman. Về sau, các mẫu M4 và M4A3 được trang bị pháo mới có cỡ nòng 76 mm, thêm một tấm khiên đỡ đạn phía trước. Phiên bản đầu tiên được trang bị pháo chính 76 mm là M4A1. Vào tháng 1/1944, bộ quốc phòng Mỹ chấp thuận sự thay đổi này. Một tháng sau, bộ quốc phòng tiếp tục chấp thuận cho sự thay đổi cỡ nòng pháo chính lên 76 mm và thêm một tấm khiên.
== Vũ khí ==
Ban đầu, M4 được lắp ráp pháo chính loại M3 cỡ 75 mm L/40. Khi tham chiến lần đầu tại mặt trận Bắc Phi, Sherman có thể hạ gục được cả hai đối thủ thiết giáp từ Đức là Panzer III và Panzer IV. Bộ quốc phòng Mỹ đã phán đoán được là quân đội Đức Quốc xã sẽ tung ra hai loại tăng mới là Tiger I và Panther, nhưng chỉ với một số lượng nhỏ. Trái lại, quân Đức đã sản xuất được hơn 6.000 chiếc Panther từ năm 1943 đến cuối cuộc chiến, chiếm phần lớn trong các sư đoàn thiết giáp, khiến cho quân Mỹ thực sự bất ngờ. Đến năm 1944, các sư đoàn tăng của Đức Quốc xã đều có số lượng đáng kể xe tăng Panther làm chủ lực, Tiger và Panzer-IV hoạt động nhằm bổ trợ cho Panther và yểm trợ bộ binh.
Như đã nói, pháo chính 75 mm của Sherman không thể nào xuyên được giáp trước của Tiger và Panther. Vào năm 1943, bộ quốc phòng Mỹ đã đưa ra hai mẫu pháo cải tiến gồm một mẫu có cỡ nòng 90 mm và một mẫu có tác dụng chống tăng có cỡ nòng 76 mm.Từ sau năm 1943, các loại pháo tự hành chống tăng và tăng của Đức Quốc xã như Panzer IV; StuG III; Marder III đều được trang bị pháo chính KwK-40 7.5 cm L/48. Tất cả các loại này đều không thể địch lại các loại tăng mới của Liên Xô như T-34/85; IS-2... nhưng vẫn có thể hạ gục được Sherman từ một khoảng cách nhất định. Việc pháo chính của Sherman thua kém pháo chính của lực lượng thiết giáp Đức đã dẫn đến việc sản xuất mẫu tăng Sherman mới có pháo chính M4 76 mm L/55 vào tháng 4/1944. Sau khi cải chế xong, pháo 76 mm M4 có thể được xem là nhỉnh hơn so với pháo 7.5 cm KwK 40, lực lượng pháo tự hành chống tăng Đức chỉ toàn sử dụng loại này khi phòng thủ tại Pháp.
== Lịch sử hoạt động ==
=== Chuyển giao cho quân đội các nước khác ===
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gần 19.247 chiếc Sherman đã được chuyển giao cho lục quân Mỹ và khoảng 1.114 chiếc được chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Tuy nhiên ngoài hai con số trên, lực lượng Mỹ còn chuyển giao cho quân Anh 17.184 chiếc, 4.102 chiếc cho Liên Xô, và có thể 812 chiếc được chuyển cho Trung Quốc. Số tăng được chuyển đi theo như hiệp ước trao đổi giữa khối Đồng Minh chống phát xít.
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng phiên bản Sherman M4A2 (sử dụng động cơ diesel) và M4A3 (sử dụng động cơ gas) tại mặt trận Thái Bình Dương. Tuy nhiên ngay sau đó bộ quốc phòng Mỹ không cho phép lực lượng quân đội trong nước sử dụng các phiên bản tăng có động cơ đốt bằng nguyên liệu diesel, mà chỉ được dùng trong thử nghiệm và tập trận. Sau đó M4A2 và M4A4 trở thành hai loại tăng được xuất qua các nước khác nhiều nhất thông qua chương trình Lend-Lease.
=== Tham chiến với xe tăng Đức ===
Sherman được thiết kế ra chủ yếu nhằm tiếp tế cho lực lượng quân Anh tại chiến trường Bắc Phi, tình hình càng trở nên nguy cấp khi Rommel đã chiếm được Tobruk, kênh đào Suez và Ai Cập.Bộ quốc phòng Mỹ quyết định tập hợp toàn bộ số Sherman lại với nhau và điều vào sư đoàn thiết giáp số hai của Patton nhằm đánh bật quân Đức ra khỏi Ai Cập.Nhưng việc chuyển giao Sherman từ Anh qua châu Phi và có khoảng 300 chiếc đến Bắc Phi vào tháng 9/1942.
Phiên bản M4A1 lần đầu tiên tham chiến trong trận El Alamein lần thứ hai vào tháng 10/1942 cùng với sư đoàn quân số 8 của lực lượng Anh.Chiếc Sherman đầu tiên của lực lượng Mỹ là phiên bản M4A1 được thấy tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Torch. Khi đối đầu với lực lượng thiết giáp Đức, Sherman hoàn toàn có khả năng chiến thắng các loại xe tăng hạng trung của Đức như Panzer III với pháo chính 50 mm L/60, Panzer IV đời đầu với pháo chính nòng ngắn 75 mm L/24. Số M4 và M4A1 được cử đến mặt trận Bắc Phi nhằm thay thế kiểu tăng hiện tại của các sư đoàn lục quân Mỹ là M3 Lee. M4 và M4A1 là hai kiểu Sherman chính mà quân đội Mỹ sử dụng trong gần như suốt cuộc chiến. Đến năm 1944, bộ quốc phòng Mỹ chính thức thay thế M4 và M4A1 bằng kiểu Sherman mới là M4A3 với động cơ có công suất 500 mã lực(370 kW). Một vài chiếc được tận dụng đến tận cuối cuộc chiến.
Khi đối đầu với đối thủ thiết giáp mới từ Đức là Tiger I, Sherman tỏ ra thua kém hơn hẳn về lớp giáp bọc và vũ khí chính. Pháo chính 88 mm L/56 có sức xuyên giáp mạnh hơn Sherman khá nhiều, lớp giáp trước tháp pháo dày đến gần 120 mm của nó không thể bị xuyên thủng bởi pháo chính 75 mm của Sherman. Tuy nhiên, nếu có kíp chiến đấu dày dặn kinh nghiệm tận dụng được độ linh động của xe, Sherman vẫn có thể hạ gục được Tiger-I (bằng cách bắn vào hông xe) nhưng với một mức thiệt hại cao. Về đối thủ Panzer IV, pháo chính của Panzer-IV cũng đã được nâng cấp thành pháo 75 mm L/48, lớp giáp bọc dày 80 mm của nó cũng khiến cho pháo chính của Sherman trở nên kém hiệu quả. Sau khi Đức tung ra Tiger I và Panther, pháo chính 75 mm của Sherman càng trở nên "lạc hậu" hơn nữa.
Vào tháng 7/1944, phiên bản Sherman mới với pháo chính 76 mm L/55 chính là M4A1, tiếp sau đó là M4A3. Từ sau năm 1944 đến cuối cuộc chiến, hơn nửa số Sherman mà Mỹ huy động tham chiến đều có pháo chính 76 mm. Chiếc Sherman mang pháo 76 mm đầu tiên tham chiến chính là chiếc Sherman M4A3E8(76)W, nó hoạt động vào tháng 12/1944.
Pháo chính 76 mm L/55 khi sử dụng đạn M79 AP có thể bắn thủng giáp trước của Tiger I ở cự ly 700 - 1.000 mét, cho phép M4 Sherman bớt thất thế trước các loại Tiger I và Panther của Đức. Nếu sử dụng loại đạn HVAP thì Sherman có thể hạ Tiger I ở cự ly tới 1.500 mét. Tuy nhiên, loại đạn HVAP này chỉ được sản xuất từ tháng 8 năm 1944, và loại đạn này rất đắt nên chỉ được sản xuất một lượng nhỏ để trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ, và ngay cả các đơn vị này cũng chỉ được trang bị vài viên HVAP cho mỗi xe. Còn nếu chỉ sử dụng đạn xuyên giáp thông thường như AP, APCBC thì kiểu pháo 76 mm này vẫn chỉ có thể bắn thủng được giáp trước của Tiger I ở cự ly vài trăm mét trở lại, nhưng với một loại xe tăng hạng trung thì khả năng này được coi là tạm đủ.
M4 là một xe tăng dễ sử dụng bởi nó dễ dàng sửa chữa và điều khiển, không gian bên trong cũng khá rộng rãi. Tuy nhiên, trên chiến trường, xe tăng M-4 Sherman lại là một "bẫy tử thần" đối với kíp lái. Trong khi hầu hết mọi xe tăng trong Thế chiến 2 chạy bằng dầu diesel, loại nhiên liệu an toàn và ít gây cháy, tăng Sherman lại sử dụng động cơ xăng công suất 400 mã lực. Khi kết hợp với đạn dược mang theo bên trong, thùng xăng lớn này có thể biến cỗ xe tăng thành một ngọn đuốc khổng lồ chỉ sau một lần bị trúng đạn pháo địch.
M4 Sherman càng trở nên mỏng manh hơn khi đối mặt với xe tăng Tiger I trang bị pháo 88mm vượt trội của Đức. Nếu Sherman trúng một phát đạn 88mm, kíp lái 5 người bên trong chỉ có vài giây để thoát ra ngoài trước khi bị thiêu sống. Do đó, tăng Sherman còn có biệt danh là Ronson (bật lửa), bởi nó dễ dàng bốc cháy ngay lần đầu trúng đạn. Lính Đức thì gọi nó là “Tommy Cooker”, nghĩa là “nồi nấu lính Mỹ”.
Gus Stavros, một cựu binh từng chứng kiến cuộc đọ sức giữa tăng Sherman và tăng Tiger bên ngoài thị trấn Nennig, Đức, cho biết: "Tôi đã chứng kiến cảnh những người lính nhảy ra khỏi cỗ xe tăng đang bốc cháy. Tăng Tiger của Đức trang bị pháo 88 mm dễ dàng thổi tung tăng Sherman thành từng mảnh cho đến khi không còn gì sót lại ngoài cột khói và lửa".
=== Mặt trận Xô - Đức ===
Trong Thế chiến 2, Mỹ đã viện trợ cho Liên Xô khoảng 4.100 chiếc M4 Sherman gồm nhiều phiên bản, những chiếc Sherman cũng được Liên Xô sử dụng để chiến đấu với xe tăng Đức. Theo nhận xét của lính tăng Liên Xô thì khi so với loại xe cùng hạng của Liên Xô là T-34, M4 Sherman có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
M4 có khoang lái rộng rãi hơn, nội thất của xe được chăm chút kỹ (ghế được bọc da, các bộ phận được sơn màu bắt mắt). Điện đài của M4 có chất lượng tốt hơn so với T-34.
Xích xe được bọc cao su nên di chuyển êm hơn, ít ồn hơn.
Nhược điểm:
M4 kém cơ động hơn vì chỉ có động cơ mạnh 400 mã lực, trong khi T-34 có động cơ 500 mã lực. M4 có thể chạy với tốc độ tối đa là 38,5 km/h, tầm hoạt động khoảng 193 km, trong khi các chỉ số tương ứng của T-34/85 là 50 km/h và 360 km.
M4 có thân xe cao nên dễ trúng đạn hơn, xe cũng dễ lật hơn khi di chuyển trên đường đồi núi.
Xích xe bọc cao su trở nên phiền toái khi trời nóng hoặc bị lửa táp vào, bởi cao su sẽ chảy ra, bít kín các mắt xích khiến xe kẹt cứng không di chuyển được. Xích xe của M4 cũng không rộng như T-34 nên xe dễ bị sa lầy hơn khi đi trên tuyết hoặc bùn nhão.
Hỏa lực của M4 (mang pháo 75mm hoặc 76mm) yếu hơn T-34 (mang pháo 85mm).
Giáp trước thân xe của M4 Sherman và T-34 tương đương nhau, nhưng giáp trước tháp pháo và giáp hông của T-34 thì tốt hơn do được làm vát nghiêng, trong khi giáp của M4 thì đặt thẳng đứng.
Ở khí hậu lạnh khắc nghiệt (dưới âm 40 độ C), M4 không thể hoạt động được do nhiên liệu bị đóng băng. T-34 thì không gặp vấn đề gì vì được trang bị hệ thống làm ấm nhiên liệu.
Do có nhiều khuyết điểm khi so với T-34 nên M4 Sherman không được Hồng quân ưa chuộng. Phần lớn M4 Sherman được sử dụng để tác chiến tại các mặt trận thứ yếu ở phía Nam như Caucasus, vùng Các-pát, hiếm khi Liên Xô huy động M4 tác chiến ở khu vực trung tâm mặt trận và tham gia các mũi đột phá quan trọng.
=== Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương ===
Ở mặt trận châu Âu - nơi phải tham chiến với Đức Quốc xã, Mỹ bắt buộc phải huy động lực lượng Sherman với chất lượng tốt nhất, ngoài mặt trận châu Âu, mặt trận Thái Bình Dương cũng là một trong những nơi tham chiến quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng tăng ở đây là không phù hợp nên chỉ có một số lượng nhỏ Sherman được điều đến mặt trận Thái Bình Dương (nhằm tiếp tế cho cả lực lượng Đồng Minh tại đây). Trong số hơn 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng độc lập, chỉ có khoảng 3 tiểu đoàn tăng được gửi đến hoạt động tại Thái Bình Dương.
Giống như quân Mỹ, giới quân sự Nhật chỉ điều duy nhất mỗi sư đoàn thiết giáp số hai hoạt động trong toàn bộ cuộc chiến. Vì địa hình ở các đảo châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu là rừng già, cao nguyên, núi cao hiểm trở với khí hậu ẩm ướt và chỉ thích hợp để bộ binh chiến đấu với nhau nên việc sử dụng xe tăng tại đây rất khó khăn. Xe tăng Sherman được sử dụng như các loại xe vận chuyển bộ binh, diễn tập và yểm trợ bộ binh trong một số chiến dịch tấn công cơ động có lô-cốt.
Trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến, đặc biệt là trong Chiến dịch Guadalcanal, quân Mỹ thường sử dụng tăng hạng nhẹ M2A4 để đối đầu với xe tăng hạng nhẹ Ha-Go Kiểu 95 của quân Nhật; cả hai đều được trang bị pháo 37 mm, nhưng M2 (sản xuất năm 1940) vẫn mạnh hơn 95 Ha-Go do sản xuất sau đến 5 năm. Đến năm 1943, quân Nhật vẫn sử dụng hai kiểu tăng hạng nhẹ chủ yếu của họ là Ha-Go và Chi-Ha Kiểu 97, trong khi đó quân Mỹ đã thay thế M2A4 bằng M4 (có pháo chính 75 mm). Lực lượng Trung Quốc tại Ấn Độ nhận được khoảng 100 chiếc M4 và dùng chúng trong những chiến dịch phản công rất có hiệu quả vào những năm 1943-1944.
Từ sau năm 1943, lực lượng đế quốc Nhật Bản bắt đầu thay thế các loại tăng hạng nhẹ của họ bằng loại tăng hạng trung mới Chi-Nu Kiểu 3 (với pháo chính 75 mm), loại tăng này được thiết kế ra nhằm bảo vệ các công trình quân sự trên đảo, yểm trợ bộ binh và phòng thủ các hòn đảo gần Nhật. Lực lượng Đồng Minh cũng đáp trả lại bằng cách đưa M4 vào chiến trường, pháo chính của M4 sử dụng đạn trái phá (HE), ống ngắm vật lý có tầm bắn xa và chính xác. Với các tính năng trên M4 có thể dễ dàng hạ gục được các loại tăng hạng trung và nhẹ của Nhật. Mặc dù các loại pháo tự hành(chống tăng) cũng được đưa vào nhằm hủy diệt các lô-cốt và boong-ke địch, nhưng M4 vẫn được trang bị thêm nòng phóng lửa nhằm tiêu diệt lính Nhật ngụy trang trong rừng già và hang động.
=== Hoạt động sau thế chiến II ===
Sau thế chiến II, quân Mỹ vẫn sử dụng tăng Sherman phiên bản M4A3E8 Easy Eight(được trang bị pháo chính 76 mm hoặc 105 mm). Số Sherman còn lại sau thế chiến II chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.Mặc dù không còn đảm nhận vai trò là loại tăng chính trong các cuộc chiến, nhưng Sherman vẫn được phân vào các sư đoàn hoặc tiểu đoàn tăng thiết giáp cùng với tăng hạng nặng M26 Pershing và tăng hạng trung M46 Patton.
Trong chiến tranh Triều Tiên, M4A3E8 là thế hệ tăng M4 duy nhất có thể loại tăng T-34/85 ra khỏi vòng chiến. Cả M4 và T-34 đều có thể hạ gục đối thủ chỉ trong phát bắn trúng đầu tiên, tuy nhiên M4 có lợi thế ở các kíp lái được đào tạo kỹ hơn và điện đài tốt hơn, trong khi T-34 có giáp hông dày hơn, thân xe thấp hơn nên khó trúng đạn hơn và có khả năng chạy đường trường tốt hơn.
Trong những năm 1950, M4 dần trở nên lạc hậu và bị thay thế toàn bộ bởi dòng tăng M48 Patton. Mỹ đã tìm cách chuyển toàn bộ số Sherman cho quân Đồng Minh và các nước khác, M4 được sử dụng rất rộng rãi sau thế chiến bởi khá nhiều lực lượng. Đến khoảng đầu thập niên 1980 thì toàn bộ M4 Sherman ở các nước đều đã nghỉ hưu hoặc đưa vào kho lưu trữ.
== Các biến thể ==
3in Gun Motor Carriage M10-pháo tự hành chống tăng
90 mm Gun Motor Carriage M36-pháo tự hành chống tăng
105 mm Howitzer Motor Carriage M7-pháo tự hành
155 mm Gun Motor Carriage M12-pháo tự hành được lắp trên xe Cargo Carrier M30
155/203/250 mm Motor Carriages-pháo tự hành được lắp ráp trên xe tăng M4A3
Xe tăng phun lửa-bao gồm M4A3R3 Zippo, M4 Crocodile
Hệ thống phóng tên lửa-bao gồm T34 Calliope, T40 Whizbang
Xe tăng lội nước-bao gồm Duplex Drive (DD)
Xe dò mìn và sửa chữa-bao gồm D-8, M1, M1A1 Dozers, M4 Doozit, các hệ thống cầu di động và Aunt Jemima
Xe sửa chữa-bao gồm M32 và M74 TRV
Xe kéo pháo-bao gồm M34 và M35
== Các nước sử dụng ==
Ngoài nước Mỹ, các nước Đồng Minh cũng được cung ứng một số lượng lớn M4 Sherman.Anh Quốc chiếm 80% trên tổng số Sherman được xuất qua.Từ năm 1942-1945, Liên Xô nhận được hơn 3664 tăng Sherman kiểu M4A2 với động cơ diesel, một vài trong số chúng hoạt động sau thế chiến.Trong chiến tranh Triều Tiên, Sherman được quân đội Mỹ trang bị cho quân đội Hàn Quốc và các nước Đồng Minh.
Ngoài ra, M4 Sherman còn được người Israel sử dụng.Các biến thể M4 của quân đội Israel là 75 mm M-50 và 105 mm M-51 Super Sherman, điều này đã chứng tỏ độ tin cậy của Sherman mặc dù sau nhiều năm vẫn còn được thiết kế các bản mới và sử dụng.Ngoài chiến tranh Triều Tiên, M4 còn được sử dụng trong cuộc chiến tranh 6 ngày, đối đầu với tăng T-34/85 của quân đội Xô-Viết;chiến tranh Yom Kippur, đối đầu với hai loại tăng mới và mạnh hơn từ Liên Xô là T-54-55.
Các nước sử dụng
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
M4 Sherman photo galleries at ww2photo.mimerswell.com: Non-English captions M4, Special adaptations, British Shermans
"Tanks are Mighty Fine Things" (1946) — a 145 page book about the wartime manufacture of tanks by Chrysler Corporation - highly illustrated).
Interview with Soviet Tanker Dmitriy Loza detailing the comparative utility of Shermans in the 6th Guards Tank Army at www.iremember.ru
Russian language (translateable) article on Soviet uses
U.S. 75mm M61 Tank Round - WWII
M4 Sherman Photos and Walk Arounds on Prime Portal
Sherman Register
OnWar
AFV Database
World War II vehicles
israeli-weapons.com
About.com Military History
== Chú thích == |
giải quần vợt canada mở rộng.txt | Canadian Open (còn được gọi là Canada Masters), hay Rogers Cup là một giải quần vợt thường niên tại Canada. Là 1 trọng 9 giải Master 1000 thuộc ATP World Tour Masters 1000. Giải được thi đấu trên mặt sân cứng. Giải nam diễn ra lần đầu tiên vào năm 1881 trong khi giải nữ diễn ra đầu tiên vào năm 1892
Giải được tổ chức luôn phiên hằng năm giữa 2 thành phố Montréal và Toronto. Vào các năm lẻ, giải đấu của nam được tổ chức tại Montréal trong khi giải của nữ được tổ chức tại Toronto và ngược lại vào các năm chẵn giải đấu của nam được tổ chức tại Toronto, giải của nữ lại tổ chức tại Montréal. Giải đấu Toronto được tổ chức tại Trung tâm Rexall, Đại học York, và giải đấu Montreal được tổ chức tại Sân vận động Uniprix.
Năm 2014 giải được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 8 với chức vô địch đơn nam thuộc về Jo-Wilfried Tsonga và vô địch đơn nữ thuộc về Agnieszka Radwanska.
=== Danh sách vô địch đơn nam ===
=== Danh sách vô địch đơn nữ ===
== Chú thích ==
== Tham khảo == |
bảng chữ cái ả rập.txt | Bảng chữ cái Ả Rập (tiếng Ả Rập: أبجدية عربية ’abjadiyyah ‘arabiyyah) là hệ thống chữ viết được sử dụng cho chữ viết của nhiều ngôn ngữ ở châu Á và châu Phi, như Ả Rập và Urdu. Sau Bảng chữ cái Latinh, nó là bảng chữ cái được sử dụng rộng rãi thứ hai trên toàn thế giới. Bảng chữ cái được sử dụng đầu tiên trong các văn bản ở Ả Rập, đáng chú ý là Qurʼan,kinh thánh của đạo Hồi. Với sự truyền bá đạo Hồi, nó đã được sử dụng cho nhiều ngôn ngữ của các họ ngôn ngữ.
== Phụ âm ==
Bảng chữ cái tiếng Ả Rập cơ bản chứa 28 ký tự. Các bản mở rộng của tiếng Ả Rập cho các ngôn ngữ khác được thêm vào và loại bỏ một số chữ cái, như bảng chữ cái tiếng Ba Tư, Kurd Ottoman, Sindhi, Urdu, Malaysia, tiếng Pashto, và Arabi Malayalam, tất cả đều có chữ thêm như hình dưới đây. Không có khác nhau giữa chữ lớn và chữ nhỏ.
Nhiều chữ cái nhìn tương tự nhưng được phân biệt với nhau bằng dấu chấm (i'jām) ở trên hoặc dưới trung tâm của chữ (rasm). Những dấu chấm là một phần không thể thiếu trong một chữ, dùng để phân biệt giữa các ký tự đại diện cho âm thanh khác nhau. Ví dụ, các chữ cái tiếng Ả Rập phiên âm như b và t có hình dạng cơ bản giống nhau, nhưng b có một dấu chấm ở dưới, ب, và t có hai chấm ở trên, ت.
Cả hai dạng chữ in và viết tay của chữ Ả Rập đều là chữ thảo, với hầu hết các chữ cái trong một từ kết nối trực tiếp đến các chữ liền kề.
=== Trật tự chữ cái ===
Có hai trật tự chính cho bảng chữ cái tiếng Ả Rập, abjad và hija.
Trình tự ban đầu abjadī (أبجدي), sử dụng cho các ký tự, xuất phát từ thứ tự của bảng chữ cái Phoenician, và do đó cũng tương tự như thứ tự của các bảng chữ cái có nguồn gốc từ Phoenician khác, chẳng hạn như bảng chữ cái Hebrew. Theo thứ tự này, chữ cái cũng được sử dụng như chữ số. Chúng được gọi là chữ số Abjad và nó bao gồm cùng một dạng mã / mã hóa như gematria tiếng Do Thái và isopsephy tiếng Hy Lạp.
Trật tự sắp xếp hijā'ī (هجائي) hoặc alifbā'ī (ألفبائي) được sử dụng khi có một danh sách tên và từ được sắp xếp, như trong danh bạ, danh sách lớp học, và từ điển. Các nhóm chữ được gộp lại bởi sự giống nhau của hình dạng chữ.
=== Abjadī ===
Thứ tự chữ cái abjadī không phải là một sự tiếp nối lịch sử đơn giản của thứ tự chữ cái cho phía bắc Do Thái trước đó, vì nó có một vị trí tương ứng với chữ Aramaic samekh / semkat ס, nhưng không có chữ cái của bảng chữ cái tiếng Ả Rập lịch sử bắt nguồn từ chữ đó. Mất đi chữ cái samek được bù đắp bởi việc chia chữ shin ש thành hai chữ cái tiếng Ả Rập độc lập, ش (shin) và س (sin). Chữ sin được chuyển đến vị trí của chữ samek.
Bảng chữ cái này thường được đọc như sau
abjad hawwaz ḥuṭṭī kalaman sa‘faṣ qarashat thakhadh ḍaẓagh.
Một cách đọc khác là
abujadin hawazin ḥuṭiya kalman sa‘faṣ qurishat thakhudh ḍaẓugh
Bảng chữ cái này có thể được đọc như sau:
abujadin hawazin ḥuṭiya kalman ṣa‘faḍ qurisat thakhudh ẓaghush
==== Hijā’ī ====
Các từ điển hiện đại và các sách tham khảo khác không sử dụng trật tự chữ cái abjadī để sắp xếp; thay vào đó, trật tự chữ cái hijā’ī được sử dụng, trong đó các chữ cái được nhóm từng phần với nhau theo hình dạng. Điều quan trọng cần nhớ là trật tự chữ cái hijā’ī không bao giờ được sử dụng như các chữ số.
Một dạng khác của trật tự chữ cái hijā’īđược sử dụng rộng rãi tại Maghreb cho đến gần đây, và nó đã được trật tự chữ cái Mashriqi thay thế.
== Unicode ==
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Learn Arabic alphabet with audio
A Very Creative Way to Teach Someone the Arabic Alphabet in 28 mins. - Br. Wisam Sharieff
Interactive audio lesson for learning the Arabic alphabet
Named Entity Recognition – for a discussion of inconsistencies and variations of Arabic written text.
Arabetics – for a discussion of consistency and uniformization of Arabic written text.
Learn Arabic Letters and Quran Reading
Arabic alphabet course videos guide
Open Source fonts for Arabic script
Online Arabic keyboard |
lịch sử châu á.txt | Lịch sử châu Á có thể coi như một tập hợp lịch sử của nhiều vùng ven biển tách biệt, Đông Á, Nam Á, và Trung Đông được liên kết lại với nhau bởi thảo nguyên Âu Á - vùng đất rộng lớn nằm giữa.
Vùng ven biển là nơi xuất hiện những nền văn minh cổ nhất được biết tới trên thế giới, cả ba vùng đó đều phát triển nền văn minh cổ tại những đồng bằng châu thổ phì nhiêu ven sông. Các nền văn minh Lưỡng Hà, châu thổ sông Ấn Độ, và Trung Quốc cùng có nhiều điểm tương đồng và có thể đã có trao đổi về kỹ thuật và tư tưởng với nhau như toán học và bánh xe. Các thứ khác như chữ viết có lẽ đã phát triển độc lập tại mỗi vùng. Các thành phố, quốc gia và sau đó là các đế chế đã phát triển ở những vùng đất thấp đó.
Các vùng thảo nguyên từ lâu đã được cư trú bởi những bộ tộc du mục, và từ trung tâm thảo nguyên, họ có thể tiến tới tất cả các vùng thuộc lục địa châu Á. Cuộc mở rộng sớm nhất từ vùng thảo nguyên là của người Ấn-Âu (Indo-European), họ mở rộng vùng ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và vùng của người Thổ Hỏa La (Tocharians) ở biên giới Trung Quốc. Vùng phía bắc lục địa, chiếm phần lớn khu vực Siberia, cũng là nơi mà các bộ lạc du mục không thể tới được vì mật độ dày đặc của các cánh rừng và các lãnh nguyên. Những vùng đó có dân cư thưa thớt.
Trung tâm và vùng ngoại biên được ngăn cách bởi các vùng núi và sa mạc. Kavkaz, Himalaya, sa mạc Karakum, và sa mạc Gobi tạo nên những rào chắn ngăn bước những bộ tộc du mục trên lưng ngựa và khiến họ gặp nhiều khó khăn khi vượt qua. Tuy các thành phố có tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật và văn hoá, họ lại không thể ngăn chặn nổi cuộc tấn công quân sự của các bộ lạc trên lưng ngựa. Tuy nhiên, những vùng đất thấp không có đủ những vùng đồng cỏ để cung cấp cho một lực lượng kỵ sĩ lớn. Vì thế các bộ lạc du mục, những người đã chinh phục được Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông, nhanh chóng bị buộc phải thích nghi với các xã hội địa phương.
== Lịch sử theo từng quốc gia ==
=== Lịch sử Trung Đông ===
Lịch sử Lưỡng Hà
Lịch sử Iraq
Lịch sử Ba Tư
Lịch sử Iran
Lịch sử Cận Đông
Lịch sử Israel
Lịch sử Jordan
Lịch sử Liban
Lịch sử Palestine
Lịch sử Syria
Lịch sử Ả Rập Saudi
Lịch sử Anatolia
Lịch sử cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ
=== Lịch sử Nam Á ===
Lịch sử Ấn Độ
Lịch sử cộng hòa Ấn Độ
Lịch sử Nam Ấn Độ
Lịch sử Assam
Lịch sử Pakistan
Các vùng lịch sử Pakistan
Lịch sử Mehrgarh
Lịch sử vùng châu thổ sông Ấn Độ
Lịch sử Bengal
Lịch sử Bangladesh
Lịch sử Đông Bengal
Lịch sử Đông Pakistan
Lịch sử Bhutan
Lịch sử Nepal
Lịch sử Sri Lanka
Lịch sử Tây Tạng
=== Lịch sử Đông Á ===
Lịch sử Trung Quốc
Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Lịch sử Hồng Kông
Lịch sử Ma Cao
Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Lịch sử Đài Loan
Lịch sử Nhật Bản
Lịch sử Triều Tiên
Lịch sử Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Lịch sử Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)
=== Lịch sử Trung Á ===
Lịch sử Afghanistan
Lịch sử Kazakhstan
Lịch sử Kyrgyzstan
Lịch sử Mông Cổ
Lịch sử Uzbekistan
Lịch sử Turkmenistan
=== Lịch sử Đông Nam Á ===
Lịch sử Campuchia
Lịch sử Indonesia
Lịch sử Lào
Lịch sử Malaysia
Lịch sử Myanma
Lịch sử Philippines
Lịch sử Singapore
Lịch sử Thái Lan
Lịch sử Việt Nam
=== Xem thêm ===
Chủ nghĩa Đế quốc ở châu Á
Lịch sử các châu lục
Các nền văn minh cổ đại
== Tham khảo == |
sporting clube de portugal.txt | Sporting Clube de Portugal (ˈspɔɾtĩɡ ˈklub(ɨ) dɨ puɾtuˈɡaɫ) cũng được biết đến với tên gọi Sporting, Sporting CP, và phổ biến nhất là Sporting Lisbon ở các quốc gia dùng ngôn ngữ tiếng Anh là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Câu lạc bộ hiện đang thi đấu ở Giải vô địch bóng đá Bồ Đào Nha và được người hâm mộ đặt biệt danh là Leões (Tiếng Việt: Những chú sư tử).
Sporting Lisbon chỉ được thành lập tạm thời vào ngày 14 tháng 4 năm 1906 với tên gọi Campo Grande Sporting Club. Sau đó, vào ngày 1 tháng 7 Sporting chính thức được thành lập với tên gọi Sporting Clube de Portugal do António Félix da Costa Júnior đề cử. Đây là câu lạc bộ thành công thứ ba tại Bồ Đào Nha với 18 chức vô địch quốc gia, đứng sau Benfica (32 chức vô địch) và Porto (24 chức vô địch).
== Danh hiệu ==
=== Các giải đấu trong nước ===
The National Championship (*Hiện nay đã không còn)
Vô địch (4): 1922–1923, 1933–1934, 1935–1936, 1937–1938
Về nhì (6): 1922, 1924–1925, 1927–1928, 1932–1933, 1934–1935, 1936–1937
Portuguese Liga
Vô địch (18): 1940–1941, 1943–1944, 1946–1947, 1947–1948, 1948–1949, 1950–1951, 1951–1952, 1952–1953, 1953–1954, 1957–1958, 1961–1962, 1965–1966, 1969–1970, 1973–1974, 1979–1980, 1981–1982, 1999–2000, 2001–2002
Về nhì (19):
Cup of Portugal
Vô địch (15): 1940–41 1944–45 1945–46 1947–48 1953–54 1962–63 1970–71 1972–73 1973–74 1977–78 1981–82 1994–95 2001–02 2006–07 2007–08
Về nhì (16):
Portuguese League Cup
Vô địch (-)
Về nhì (2): 2007–2008, 2008–2009
SuperCup Cândido de Oliveira
Vô địch (7): 1982, 1987, 1995, 2000, 2002, 2007, 2008
Về nhì (1): 1980
Lisbon Championship
Vô địch (18): 1914–1915, 1918–1919, 1921–1922, 1922–1923, 1924–1925, 1927–1928, 1930–1931, 1933–1934, 1934–1935, 1935–1936, 1936–1937, 1937–1938, 1938–1939, 1940–1941, 1941–1942, 1942–1943, 1944–1945, 1946–1947
Về nhì (10): 1907–1908, 1912–1913, 1916–1917, 1917–1918, 1920–1921, 1923–1924, 1925–1926, 1931–1932, 1939–1940, 1945–1946
Taça de Honra
Vô địch (10): 1914–1915, 1915–1916, 1916–1917, 1946–1947, 1948–1949, 1960–1961, 1962–1963, 1964–1965, 1983–1984, 1990–1991
Về nhì (-):
Taça Império (*inauguration of Estádio Nacional)
Winner (1): 1943–1944
Copa BES
Vô địch (1): 2005–2006
Về nhì (3): 2003–2004, 2004–2005, 2007–2008
=== Các giải đấu lớn ở châu Âu ===
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2
Vô địch (1): 1963–1964
Về nhì (-):
UEFA Cup
Vô địch (-)
Về nhì (1): 2004–2005
Latin Cup
Vô địch (-)
Về nhì (1): 1949
=== Friendly competitions ===
Teresa Herrera Trophy
Vô địch (1): 1961
Về nhì (-):
Iberian Trophy (Badajoz, Tây Ban Nha)
Vô địch (2): 1967, 1970
Về nhì (1): 2005
Trofeo Internacional Montilla-Moriles (Córdoba, Tây Ban Nha)
Vô địch (1): 1969
Về nhì (-):
International Tournament in Caracas
Vô địch (1): 1981
Về nhì (-):
Tournament of Bulgaria
Vô địch (1): 1981
Về nhì (-):
Tournament City San Sebastián
Vô địch (1): 1991
Về nhì (-):
Iberian Cup
Vô địch (1): 2000
Về nhì (-):
Trofeo Ciudad de Vigo
Vô địch (1): 2001
Về nhì (1): 1977
Guadiana Trophy
Vô địch (3): 2005, 2006, 2008
Về nhì (-):
Colombino Trophy
Vô địch (1): 2006
Về nhì (-):
Trofeo Santiago Bernabéu
Vô địch (-)
Về nhì (1): 2008
Fenway Football Challenge
Vô địch (-)
Về nhì (1): 2010
Barclays New York Challenge
Vô địch (1): 2010
Về nhì (-):
== Đội hình hiện tại ==
Số liệu thống kê chính xác tới 1 tháng 9 năm 2015
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
=== Cầu thủ cho mượn ===
Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.
== Chủ tịch ==
Danh sách đầy đủ:
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Trang web chính thức:
Trang web chính thức của CLB (tiếng Bồ Đào Nha) (tiếng Anh)
Sporting CP trên Facebook
Các trang web chính thức của người hâm mộ:
Ultras Juventude Leonina (tiếng Bồ Đào Nha)
Directivo Ultras XXI (tiếng Bồ Đào Nha)
Torcida Verde (tiếng Bồ Đào Nha)
Các trang web không chính thức và web của người hâm mộ:
Sporting Apoio Trang web của NHM (tiếng Bồ Đào Nha)
Detailed up-to-date Sporting news (tiếng Anh)
Portal Sporting (tiếng Bồ Đào Nha)
Diễn đàn SCP – Cộng đồng Sporting (tiếng Bồ Đào Nha)
Wiki Fórum SCP Tất cả mọi thứ bạn luôn muốn biết về Sporting (tiếng Bồ Đào Nha)
Portuguesefutebol.com Bóng đá Bồ Đào Nha (tiếng Anh)
PSNL Soccer Nhận Thông tin hiện tại về Sporting (tiếng Anh)
Tudo sobre Sporting (tiếng Bồ Đào Nha)
Trang web của NHM (tiếng Bồ Đào Nha)
Dữ liệu về Sporting Clube de Portugal (tiếng Bồ Đào Nha)
Sporting Ba Lan (tiếng Ba Lan)
Sporting Hàn Quốc (tiếng Hàn) |
cố đô huế.txt | Kinh đô Huế là thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất từ năm 1802, sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế mở đầu cho nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị.
== Lịch sử ==
=== Thời kỳ hình thành và phát triển ===
Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại quân Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ.
Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh.
Trong thời kỳ Tây Sơn, Phú Xuân - Huế luôn là một địa bàn chiến lược được Nguyễn Huệ vô cùng coi trọng và chọn là nơi đóng đại bản doanh.
Năm 1802 Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn lên ngôi hoàng đế lập ra triều Nguyễn và một lần nữa chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới vì nhiều lý do: về mặt lịch sử khi trước đó 9 đời chúa Nguyễn đã chọn đất Phú Xuân làm kinh đô, về địa thế Huế nằm ở trung tâm lãnh thổ Việt Nam thống nhất khi ấy, cũng như về chính trị khi ông lo ngại dân chúng phía Bắc còn thương tiếc triều Lê. Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình trên được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, kết hợp với kiểu mẫu bố trí từ Trung Quốc và kỹ thuật quân sự, xây tường thành theo lối Vauban từ các nước phương Tây đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ triều Gia Long tới triều vua Minh Mạng. Việc xây dựng này kéo dài suốt từ 1802 tới tận 1917 với một loạt các công trình phục vụ cho công việc triều đình, sinh hoạt, tín ngưỡng giải trí của vua quan như: Lục Bộ Đường, Nội Các, Thái Y Viện, Đô Sát Viện, Khâm Thiên Giám, Thái Miếu, Hưng Miếu, điện Phụng Tiên... Ngoài kinh thành còn có các công trình phục vụ giáo dục như Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...; ngoại giao như Thượng Bạc Viện và giải trí như Hổ Quyền. Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh. Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19 . Cũng với sự có mặt của hoàng gia, giai đoạn này hàng loạt các công trình phủ đệ được xây dựng mà lúc đỉnh cao có đến 85 phủ .
Từ năm 1917, nhiều công trình dân sự mang phong cách kiến trúc châu Âu vào Huế. Tiền đề của việc này đã có từ năm 1884, khi triều đình ký hiệp ước Patenôtre mở đường cho người Pháp xây dựng các công trình mang kiến trúc châu Âu ở trấn Bình Đài và lân cận: tòa Khâm Sứ Trung Kỳ ở bờ nam sông Hương được xây dựng và một loạt các công trình: dinh Công Sứ, nhà Dây Thép, nhà Đoan, nhà Đèn.. cùng với sự xuất hiện của khu phố Tây (quartier Européen) đã khiến cho các trại binh nhà Nguyễn ở nam sông Hương bị xóa sổ và dạng kiến trúc dân sự châu Âu xuất hiện ở Huế. Đến năm 1916, khi vị vua chống Pháp là Duy Tân bị bắt và đày đi đảo La Réunion và lập Khải Định lên ngôi, phong cách kiến trúc châu Âu bắt đầu chính thức xâm nhập mạnh mẽ vào Huế kể cả các công trình đền đài cung điện. Vua Khải Định bắt đầu cho xây dựng, cải tạo hàng loạt công trình với phong cách kiến trúc mới, vật liệu mới phi truyền thống mà tiêu biểu là xây mộ vua Đồng Khánh năm 1917, cải tạo nâng cấp khu vực Hoàng Thành (1921-1923), xây An Định Cung và tiêu biểu nhất là Ứng Lăng với phong cách châu Âu kết hợp với lý số phong thủy phương Đông, trang trí theo Nho giáo. Người kế vị vua Khải Định là Bảo Đại cũng cải tạo một loạt các công trình trong Hoàng Thành theo phong cách Âu hóa tạo một diện mạo kiến trúc mới cho quần thể các di tích ở Kinh đô Huế.
=== Thời kỳ khủng hoảng và suy thoái ===
Cách mạng tháng Tám thành công kết thúc 143 năm trị vì của nhà Nguyễn, đồng thời cũng đánh dấu một giai đoạn khủng hoảng và suy thoái của quần thể di tích Huế. Việc người Pháp quay trở lại Đông Dương và sau đó là sự can thiệp của người Mỹ đã biến Huế với địa thế của mình những năm đó thành một chiến trường giành giật ác liệt của tất cả các phe tham chiến đặc biệt trong các chiến cuộc tháng 2 năm 1947 và tết Mậu Thân năm 1968. Một loạt công trình ở Huế trở thành phế tích. Điện Cần Chánh cùng hàng loạt công trình khác bị thiêu rụi, cầu Trường Tiền bị đánh sập 2 lần, Trấn Bình Đài bị quân đội Pháp rồi sau đó tới Quân lực Việt Nam Cộng hòa quân sự hóa mà tới giờ vẫn còn dấu tích. Trong sự kiện tết Mậu Thân 1968, các phe tham chiến giành giật nhau ác liệt Huế với cường độ bom đạn ác liệt đã tàn phá các di tích Huế dữ dội: đàn Nam Giao bị chặt trụi thông, các khu Quan Cư, Binh Xá, Thần Trù... vòng tường thành ngoài cùng bị phá hủy. Khu vực lăng tẩm bị rơi vào khu vực tranh chấp hoặc bị bom đạn tàn phá nặng nề. Ngoài ra năm 1953 và năm 1971, Huế còn trải qua hai trận lũ lớn càng làm cho các di tích Huế bị thương tổn nặng.
Sau 1975 kết thúc chiến tranh Việt Nam, toàn bộ quần thể di tích Huế bị tàn phá hư hỏng nặng nề với việc Tử Cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra do không được chăm sóc, các công trình còn bị tàn phá bởi thiên nhiên, cây cỏ xâm thực, ao hồ tù đọng không nạo vét. Mặc dù chính quyền mới thành lập đã đưa việc lập xếp hạng di tích, đưa quần thể kiến trúc di tích Huế vào bảo vệ ngay những buổi đầu sau chiến tranh, nhưng do nhiều định kiến về chính trị khi ấy đã khiến việc bảo vệ di tu Huế vẫn bị lãng quên thậm chí xuất hiện việc sử dụng bừa bãi các công trình di tích không đúng mục đích, cho đến ngày thành lập Công ty Quản lý Lịch sử Văn hóa Huế vào năm 1982.
=== Thời kỳ khôi phục ===
Năm 1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M'Bow tổng giám đốc UNESCO đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động một cuộc vận động quốc tế giúp đưa việc di tu tôn tạo Huế trở lại quỹ đạo ban đầu. Năm 1982, nhóm công tác Huế-UNESCO được thành lập để theo dõi chỉ đạo công cuộc trùng tu lại Huế. Nhóm này đã tổ chức được 9 kỳ họp để triển khai phân công công tác bảo tồn với sự hỗ trợ và hợp tác của chính quyền Việt Nam. Qua 19 năm tích cực thực hiện công cuộc khôi phục, di tích Huế đã từng bước được cứu vãn và hồi sinh. Nhiều di tích có mức độ hư hỏng từ 30%-60% đã được tu bổ. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã sửa chữa nâng cấp tôn tạo nhiều công trình với tổng kinh phí trên 66 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và viện trợ quốc tế trong đó có nhiều công trình giá trị cao như: Ngọ Môn, Thái Hòa, Hưng Tổ Miếu, Long An Điện, Kỳ Đài... Năm 1999 tiếp tục trùng tu một đợt lớn với kinh phí trên 20 tỷ đồng với ngân sách từ chính quyền trung ương Việt Nam là 11,5 tỷ. Cả UNESCO và chính phủ Việt Nam là hai nhân tố quan trọng cùng tác động và hỗ trợ quá trình phục hồi và hồi sinh quần thể di tích Huế. Năm 1998, UNESCO chính thức kiến nghị chấm dứt cuộc vận động quốc tế cứu vãn Huế để chuyển sang giai đoạn ủng hộ sự phát triển bền vững.
Hiện chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đô Huế từ năm 1995 đến năm 2010 nhằm định hướng cho công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế.
== Di sản văn hóa vật thể ==
=== Quá trình công nhận của UNESCO ===
Năm 1951, Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại gia nhập UNESCO. Các năm 1971 và 1973, UNESCO, hai lần cử chuyên gia Brown Morton để khảo sát về di tích triều Nguyễn và lượng định khả năng trùng tu. Năm 1974, ông Brown đệ trình lên UNESCO bản báo cáo kỹ thuật nhan đề "The Conservation of Historic Sites and Monuments of Hue". Năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO và sau đó 2 năm, năm 1978, UNESCO lại cử một chuyên gia tên Pierre Pichard đến khảo sát Huế một lần nữa. Sau khi về Paris, ông Pierre đệ trình lên UNESCO một bản báo cáo nhan đề "La Conservation des Monuments de Huế" (Bảo tồn Di tích Huế). Năm 1980, UNESCO cùng với Chính phủ Việt Nam đề ra kế hoạch hành động "Bảo vệ, Tu sửa và Tôn tạo di tích Huế". 1981, tại Hà Nội, ông Amadou Mahtar M'Bow tổng giám đốc UNESCO đã ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động một cuộc vận động quốc tế giúp đưa việc di tu tôn tạo Huế trở lại quỹ đạo ban đầu rồi sau đó họ cử nhiều chuyên gia và đưa nhiều gói viện trợ nhằm hỗ trợ Việt Nam. Đến năm 1987, Việt Nam gia nhập "công ước Bảo vệ Di sản Văn Hóa và Thiên nhiên Thế giới" của UNESCO.
Năm 1990, UNESCO đề nghị chính phủ Việt Nam lập hồ sơ một số công trình kiến trúc, thiên nhiên trong đó có khu Di tích Huế. Với sự hướng dẫn giúp đỡ của các chuyên gia UNESCO, trong hai năm 1992 và 1993, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã thực hiện bộ hồ sơ về Quần thể di tích Cố đô Huế nộp lên Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO (ICCROM). Tháng 3 năm 1993, một chuyên gia của ICCROM và IUCN đến Việt Nam để thẩm định giá trị của các khu vực Việt Nam nộp hồ sơ, trong đó có khu di tích Huế và đến tháng 9 năm 1993 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô gửi hồ sơ bổ sung cho UNESCO. Ngày 11 tháng 12 năm 1993 trong một phiên họp tại Carthagène (Colombia), Hội đồng đã ghi danh Quần thể di tích Cố đô Huế vào Danh mục Di sản Thế giới. Ngày 2 tháng 8 năm 1994, đích thân phó tổng giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận của UNESCO cho Huế có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza với dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại".
=== Cụm di tích trong kinh thành Huế ===
==== Kinh thành Huế ====
Kinh thành Huế được vua Gia Long và đại thần Nguyễn Văn Yến tiến hành khảo sát thực địa vào hai năm 1803 và 1804. Đến mùa hè năm 1805, công trình xây dựng kinh thành bắt đầu được khởi công xây dựng với địa bàn nằm trên khu vực hai chi lưu của sông Hương là Kim Long và Bạch Yến; với mặt bằng nằm trên khu vực 8 làng cổ là: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Quá trình xây dựng kéo dài không liên tục cho đến tận năm 1823 mới cơ bản hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng với sức lao động của hàng vạn lính và dân từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước mà chủ yếu đến từ miền trung Việt Nam. Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng gần như như hình vuông với mặt trước hơi khum hình cánh cung, tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam xuất phát từ Dịch Lý và thuật Phong Thủy dựa vào các thực thể thiên nhiên để tạo các yếu tố hài hòa về Phong Thủy như núi Ngự là Tiền Án, sông Hương là Minh Đường, cồn Hến và cồn Dã Viên lần lượt là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ và quay mặt về hướng nam theo một quy định của sách Chu Dịch: "Vua quay mặt về phía nam để cai trị, hướng về lẽ sáng để làm việc nước". Vòng tường thành với chu vi 10571 m được xây bó bằng gạch được xây dựng kiến trúc Vauban hay "thành lũy hình ngôi sao" với 24 pháo đài và 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ cùng; với một hệ thống hào nước phức tạp. Sau đó, hệ thống công trình kinh thành được liên tục bổ sung tu bổ xây dựng thêm công trình mới 1836, 1839, 1842, 1844, 1846, 1848... Chức năng chính của Kinh thành dùng để phòng vệ, phục vụ sinh hoạt của triều đình và nhà vua. Dù chịu sự tàn phá dữ dội của bom đạn, mà đặc biệt là năm Mậu thân (1968), nhưng cụm công trình này vẫn tồn tại với đầy đủ diện mạo của nó.
Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía nam là đường Ông Ích Khiêm; phía tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía đông là đường Xuân 68.
==== Khu vực Đại Nội ====
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là hai không gian có liên hệ chặt chẽ với nhau với Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng Thành, nên thường được gọi chung là Hoàng thành hay Đại Nội. Việc xây dựng hệ thống Hoàng cung này đã được bắt đầu từ năm 1803, nhưng vì đòi hỏi về nơi sinh hoạt ăn ở của Hoàng gia, công trình đã được ưu tiên xây dựng từ năm 1804, trước khi Kinh thành được xây một năm. Việc xây dựng tường thành được đích thân vua Gia Long trực tiếp giao cho hai Đại thần Nguyễn Văn Trương và Lê Văn Chất đứng ra đốc thúc xây dựng. Còn các công trình đền miếu, cung điện quan trọng đều do các quan lớn như Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Đức, Lê Công Nga chịu trách nhiệm trông coi. Dưới thời vua Gia Long, hầu hết các công trình cơ bản đã hoàn tất như về thờ cúng: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân, các công trình phục vụ việc triều chính, sinh hoạt, giáo dục của quan lại, hoàng gia: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa... Tới thời vua Minh Mạng, ông đã liên tục nâng cấp xây dựng hoàn chỉnh thêm nhiều công trình như cung Trường Ninh,Hiển Lâm Các, Thế Miếu, dời điện Thái Hòa ra phía trước, xây dựng Đại Cung môn, Ngọ Môn, đúc Cửu Đỉnh và nhiều công trình khác như lầu Minh Viễn, sở Thượng Thiện, Đông Các, nhà hát Duyệt Thị... hoàn chỉnh diện mạo kiến trúc của Hoàng thành và Tử Cấm thành. Đời vua sau đó như Thiệu Trị cũng xây dựng được thêm một số công trình như vườn Cơ Hạ, nhà hát Tịnh Quan, hoàn chỉnh nâng cấp Lục Viện và cung Trường Sanh. Tám đời vua kế nghiệp tiếp theo từ Tự Đức đến Duy Tân, do tình hình đất nước khó khăn, kinh tế tài chính suy tàn sa sút, họ chỉ cố gắng giữ những gì mà 3 vị vua đầu triều để lại. Tới thời vua Khải Định và Bảo Đại, họ thực hiện một loạt cải tạo (các cửa Hoàng Thành) hoặc làm mới các công trình kiến trúc (lầu Kiến Trung, Ngự tiền Văn phòng, lầu Tứ Phương Vô Sự, lầu Tịnh Minh...) theo phong cách chụi ảnh hưởng theo phong cách phương Tây. Tất cả chia ra làm 3 khu vực: đại lễ, thờ cúng, sinh hoạt, kho tàng, học tập và làm việc của quan lại và hoàng gia.
Mặt bằng của cụm công trình này có hình chữ nhật với mặt trước mặt sau dài 622m và mặt trái mặt phải dài 604 m. Xung quanh tường thành của Hoàng thành là các pháo đài xây nhô ra và hệ thống tường hào bao bọc với 4 cửa để ra vào là Ngọ Môn, Hòa Bình, Hiển Nhân, Chương Đức. Phần tường thành của Tử Cấm thành có hình chữ nhật mặt trước sau 324m và trái phải 290m không có hao bao bọc, chỉ có duy nhất một cửa ngay tường giữa là Đại Cung môn và ba cửa mặt sau là Tường Loan, Nghi Phụng, và Văn phòng môn mới xây sau đó. Mặt trái có ba cửa Đông An, Cấm Uyển và Duyệt Thị có lẽ được trổ thời vua Bảo Đại. mặt phải có hai cửa là Tây An và Gia Tường. Tất cả bố cụng đều tuân theo dịch lý, bố trí theo kiểu chặt chẽ và đối xứng từng cặp qua đường trục Ngọ Môn.
Đây là khu vực bị tàn phá rất nặng nề vì bom đạn chiến tranh.
=== Các di tích ngoài kinh thành ===
==== Lăng tẩm các vua Nguyễn ====
Hầu hết các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi còn sống vì quan điểm sống gởi thác của nhà Nho và triết lý sắc không vô thưởng của nhà Phật. Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi còn sống các vua thỉnh thoảng lui tới để vui chơi và là nơi chôn cất khi họ mất. Tất cả các lăng đều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng. Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinh tế chính trị chỉ 7 vị vua được xây dựng lăng đó là: Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Khải Định. Mỗi lăng được xây dựng với một kiểu kiến trúc khác nhau, tùy vào hoàn cảnh đất nước thời kỳ các vị vua lúc còn tại vị. Trong đó, hoành tráng nhất có lẽ là lăng Gia Long được xây dựng trên một quần sơn gồm 42 quả đồi lớn nhỏ, trên tổng diện tích khoảng 28 km2 với kiến trúc truyền thống Việt Nam. Độc đáo nhất là lăng vua Khải Định là sự kết hợp kiến trúc Đông Tây Kim Cổ với các bức tranh ghép sành sứ độc đáo và không tuân theo bất cứ trường phái kiến trúc nào. Do những điều kiện lịch sử, lăng Dục Đức là lăng tẩm duy nhất chôn cất và thờ tự 3 vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân.
Hiện nay, qua thời gian các khu di tích này đều đã xuống cấp khá nhiều, gần đây đã bắt đầu có những kế hoạch để trùng tu.
==== Các di tích khác ====
Trong quần thể di tích Cố đô Huế còn có một loạt công trình khác phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: phục vụ giáo dục (Văn Miếu, Võ Miếu, Quốc Tử Giám, Trường Thi...); ngoại giao (Thượng Bạc Viện); quân sự (Trấn Hải Thành) và giải trí (Hổ Quyền). Ngoài các công trình trên, các cơ sở tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong chính sách của triều Nguyễn với rất nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu như: bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác. Việc này đã hình thành thiền kinh của Phật giáo Việt Nam thế kỷ thứ 19.
== Di sản văn hóa phi vật thể ==
Cùng với di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể của cố đô Huế cũng vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao. Vào năm 2003 nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, cung đình, các loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển, dân gian của cố đô Huế cũng được biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế đã thu hút sự chú ý của du khách.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
=== Nguồn chính ===
=== Nguồn thứ hai ===
== Xem thêm ==
Huế
Nhã nhạc cung đình Huế
Sông Hương
Núi Ngự Bình
== Liên kết ngoài ==
Huế - Trong ta một thời
Giới thiệu di sản văn hoá Huế tại trang web của Trung tâm bảo tồn Cố đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hai thế kỷ nhìn lại tại trang web của NetCoDo - Huế.
Quần thể di tích Cố đô Huế tại trang web của UNESCO Việt Nam
Thông tin Huế - Trang thông tin Huế |
carly colón.txt | Carlos (Carly) Colón, Jr. (thường được gọi Carlito; sinh ngày 21 tháng 2 năm 1979) là một đô vật chuyên nghiệp Mỹ, gốc người Puerto Rico.
== Trong đô vật ==
Finishing moves
Back Cracker[2] / Back Stabber[3] (Double knee backbreaker)[2]
Figure four leglock[2] – OVW; used as a regular move in WWE
Inverted facelock spun out into a DDT – 2005–2006
Overdrive[2] – 2004
Carlito executing a dropkick against "EZE" Eric Cairnie
Signature moves
Backflip off the top rope over a standing opponent, sometimes while springboarding[98]
Dropkick,[99] sometimes from the top rope[100] or while springboarding[101]
Fireman's carry flapjack[102]
Flowing DDT[2]
Hurricanrana[103]
Japanese arm drag[98]
Lifting reverse STO[104]
Monkey flip[105]
Running knee lift followed by a running clothesline[99]
Snap swinging neckbreaker
Springboard back elbow[99]
Springboard moonsault,[99] sometimes while performing a double jump[106]
Springboard senton bomb,[107] sometimes while performing a double springboard[108][109]
Sitout spinebuster[110]
Spitting apple pieces into an opponent's face[111]
Managers
Trish Stratus
Torrie Wilson
The Bella Twins
Brie Bella
Rosa Mendes
Nicknames
"The Caribbean Bad Apple"
Entrance themes
"El que lo hereda no lo hurta" by Los Hijos de los Celebres & Apollo Sound (1999-2003; WWC)
"Tony's Theme" by Giorgio Moroder (2004; WWC)
"Cool" by Jim Johnston (2004–nay; WWE/WWC)
"Burn It To The Ground" by Nickelback (2010; LLUSA)
== Các chức vô địch và danh hiệu ==
Family Wrestling Entertainment
FWE Heavyweight Championship (1 time)
First Wrestling Society
1WS World Heavyweight Championship (1 time, current)[112]
Funking Conservatory
FC Television Championship (1 time)[113]
Magnum Pro Wrestling
Magnum Heavyweight Championship (1 time)[114]
Millennium Wrestling Federation
MWF Undisputed Championship (1 time, Current)
Pro Wrestling Illustrated
PWI ranked him #27 of the 500 best singles wrestlers of the year in the PWI 500 in 2006[115]
Puerto Rico Wrestling
Tag Team of the Year (2008) - with Primo[116]
Wrestling Alliance Revolution
WAR World Heavyweight Championship (1 time)
World Wrestling Council
WWC Puerto Rico Heavyweight Championship (1 time)
WWC Universal Heavyweight Championship (15 times)[5]
WWC World Tag Team Championship (2 times) – with Eddie Colón (1) and Konnan (1)[117]
World Wrestling Entertainment
World Tag Team Championship (1 time) – with Primo[118]
WWE Intercontinental Championship (1 time)[119]
WWE Tag Team Championship (1 time) – with Primo[120]
WWE United States Championship (1 time)
== Tham khảo == |
âm nhạc thời kỳ baroque.txt | Âm nhạc thời kỳ Baroque là một phong cách âm nhạc phương Tây, được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1750. Nó nối tiếp Âm nhạc thời kỳ Phục Hưng và là giai đoạn trước Âm nhạc thời kỳ Cổ điển. Từ "Baroque" là tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là Ngọc trai xấu xí.
Âm nhạc thời kỳ này cho thấy được sự sáng tạo các âm sắc. Trong giai đoạn này các nhà soạn nhạc và các nghệ sĩ biểu diễn sử dụng nhiều các kỹ thuật phức tạp, thực hiện thay đổi trong ký hiệu âm nhạc và phát triển các kỹ thuật chơi nhạc cụ mới. Âm nhạc baroque mở rộng quy mô, phạm vi và tính phức tạp của hiệu năng nhạc cụ và cũng thiết lập các thể loại âm nhạc như opera, cantata, oratorio, concerto, sonata. Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ thời kỳ này vẫn còn đang được sử dụng cho đến ngày hôm nay.
== Tổng quan ==
Thuật ngữ "Baroque" thường được sử dụng bởi các sử gia âm nhạc để mô tả một loạt các phong cách từ một vùng địa lý rộng, chủ yếu là ở châu Âu, bao gồm một khoảng thời gian hơn 150 năm.
Trong một thời gian dài nó được sử dụng như một thuật ngữ quan trọng đầu tiên được áp dụng cho kiến trúc nhưng trong thực tế nó đã xuất hiện trong các tài liệu tham khảo về âm nhạc.
Vào khoảng những năm 1600 ở châu Âu, một số thay đổi khác biệt xuất hiện trong cách tư duy về mục tiêu, văn bản và hiệu suất của âm nhạc. Một phần những thay đổi này đã được cách mạng, thận trọng phát động bởi một nhóm trí thức ở Florence được gọi là Camerata, đã tiến hóa thành tiền thân của phong cách baroque. Quá trình chuyển đổi bắt nguồn từ các trung tâm văn hóa của miền bắc nước Ý, sau đó lan sang Rome, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và cuối cùng đến Anh.
Một sự thay đổi giữa thời kỳ Phục hưng và phong cách Baroque có thể được phân biệt bởi dàn nhạc hoặc các nhóm nhạc cụ. Nhạc cụ hoặc giọng hát được nhóm lại với nhau được gọi là phối ngẫu.
== Các hình thức âm nhạc ==
Overture: là một hình thức âm nhạc của Pháp phổ biến thời Baroque
Allemande: là một điệu nhảy phổ biến có nguồn gốc từ thời kì phục hưng ở Đức
Courante: là một điệu nhảy sống động của Pháp
Sarabande: là một điệu nhảy ở Tây Ban Nha
Gigue: là một điệu nhảy có nguồn gốc từ Anh
Gavotte
Bourrée
Minuet
Passepied : là một điệu nhảy dân gian miền nam nước Pháp, tại các tỉnh ở Vavarais như Languedoc, Dauphiné, và Provence.
Rigaudon
Các hình thức khác:
Basso continuo
Concerto grosso
Monody
Homophony
Dramma per musica
Oratorio và Cantata
Tremolo và Pizzicato
Melody
Notes inégales
Da capo aria
Ritornello
Concertato
Ornamentation
Cadenza
== Các thể loại âm nhạc ==
Thanh nhạc: Opera, Masque, Oratorio, Passion, Cantata, Mass, Anthem, Monody, Chorale
Khí nhạc: Chorale composition, Concerto grosso, Fugue, Suite (Allemande, Courante, Sarabande, Gigue, Gavotte, Bourrée, Minuet, Passepied, Rigaudon), Sonata (Sonata da camera, Sonata da chiesa, Trio sonata), Partita, Canzona, Sinfonia, Fantasia, Ricercar, Toccata, Prelude, Chaconne, Passacaglia, Chorale prelude, Stylus fantasticus
== Các nhạc cụ chính thường được sử dụng ==
Bộ dây: Violin, Viol, Viola, Cello, Contrebass, Lute, Theorbo, Mandolin, Guitar, Harp.
Bộ gỗ: Recorder, Bassoon
Bộ đồng: Horn, Sackbut, Cornett, Serpent
Bộ đây phím: Clavichord, Harpsichord, Organ
== Các nhà soạn nhạc ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Palisca, Claude V. (2001). Baroque. The New Grove Dictionary of Music and Musicians (London: Macmillan Publishers). ISBN 978-1-56159-239-5.
Burrows, Donald (1991). Handel: Messiah. Cambridge, New York, and Melbourne: Cambridge University Press. ISBN 0-521-37620-3.
Carter, Tim; Chew, Geoffrey (2013). “Monteverdi, Claudi”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Carver, Anthony F. (2013). “Concertato”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Clarke, Hugh Archibald (1898). A System of Harmony. Philadelphia: T. Presser. ISBN 978-1248379462.
Chua, Daniel K. L. (2001). “Vincenzo Galilei, Modernity, and the Division of Nature”. Trong Clark, Suzannah. Music Theory and Natural Order from the Renaissance to the Early Twentieth Century.
Donington, Robert (1974). A Performer's Guide to Baroque Music. New York: C. Scribner's Sons. ISBN 978-0571097975.
Dorak, Mehmet Tevfik (2008). “Baroque Music”. Dorak.info. Bản mẫu:Self-published inline
Estrella, Espie (2012). “The Suite: Baroque Dance Suite”. About.com.
Haagmans, Dirk (1916). Scales, Intervals, Harmony. University of Michigan: J. Fischer & Bro. ISBN 978-1437062021.
Hyer, Brian (2013). “Homophony”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Kenyon, Stephen (1997). “The Baroque Suite”. Jacaranda Music. Bản mẫu:Self-published inline
La Gorce, Jérôme de (2013). “Jean-Baptiste Lully”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Little, Meredith Ellis (23 tháng 4 năm 2017). Passepied. The New Grove Dictionary of Music and Musicians (London: Macmillan Publishers). ISBN 978-1-56159-239-5.
Little, Meredith Ellis (23 tháng 4 năm 2017). Rigaudon. The New Grove Dictionary of Music and Musicians (London: Macmillan Publishers). ISBN 978-1-56159-239-5.
Mackay, Alison; Romanec, Craig (2007). “Baroque Guide” (PDF). Tafelmusik.
Norton, Richard (1984). Tonality in Western Culture: A Critical and Historical Perspective. University Park: Pennsylvania State University Press. ISBN 978-0271003597.
Nuti, Giulia (2007). The Performance of Italian Basso Continuo: Style in Keyboard Accompaniment in the Seventeenth and Eighteenth Centuries. Aldershot, England: Ashgate Publishing. ISBN 978-0-7546-0567-6.
Palisca, Claude V. (2001). Baroque. The New Grove Dictionary of Music and Musicians (London: Macmillan Publishers). ISBN 978-1-56159-239-5.
Price, Curtis (2013). “Purcell, Henry”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Roseman, Ronald (1975). “Baroque Ornamentation”. Journal of The International Double Reed Society 3. Reprinted in Muse Baroque: La magazine de la musique baroque, n.d.
Sachs, Curt (1919). “Barockmusik”. Jahrbuch der Musikbibliothek Peters 26. tr. .
Sadie, Julie Anne (2013). “Louis XIV, King of France”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Shotwell, Clay (2002). “MUSI 4350/4360: Music of the Baroque Era: General Characteristics of the Baroque”. Augusta, GA: Augusta State University.
Snyder, Kerala J. (2013). “Buxtehude, Dieterich”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Talbot, Michael (23 tháng 4 năm 2017). “Corelli, Arcangelo”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Talbot, Michael (23 tháng 4 năm 2017). “Ritornello”. Grove Music Online. Oxford University Press. (yêu cầu đăng ký)
Wainwright, Jonathan; Holman, Peter (2005). From Renaissance to Baroque: Change in Instruments and Instrumental Music in the Seventeenth Century. Aldershot, England: Ashgate Publishing. ISBN 978-0754604037.
Wallechinsky, David (2007). The Knowledge Book: Everything You Need to Know to Get by in the 21st century. Washington, DC: National Geographic Books. ISBN 978-1-4262-0124-0.
Watkins, Glenn (1991). Gesualdo: The Man and His Music. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-816197-4.
White, Harry, and Thomas Hochradner (2013). “Fux, Johann Joseph”. Grove Music Online. Oxford University Press.
York, Francis L. (1909). Harmony Simplified: A Practical Introduction to Composition. Boston: Oliver Ditson and Company. ISBN 978-1-176-33956-9.
== Xem thêm ==
Christensen, Thomas Street, and Peter Dejans. Towards Tonality Aspects of Baroque Music Theory. Leuven: Leuven University Press, 2007. ISBN 978-90-5867-587-3
Cyr, Mary. Essays on the Performance of Baroque Music Opera and Chamber Music in France and England. Variorum collected studies series, 899. Aldershot, Hants, England: Ashgate, 2008. ISBN 978-0-7546-5926-6
Foreman, Edward. A Bel Canto Method, or, How to Sing Italian Baroque Music Correctly Based on the Primary Sources. Twentieth century masterworks on singing, v. 12. Minneapolis, Minn: Pro Musica Press, 2006. ISBN 978-1-887117-18-0
Schubert, Peter, and Christoph Neidhöfer. Baroque Counterpoint. Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall, 2006. ISBN 978-0-13-183442-2
Schulenberg, David. Music of the Baroque. New York: Oxford UP, 2001. ISBN 978-0-19-512232-9
Stauffer, George B. The World of Baroque Music New Perspectives. Bloomington: Indiana University Press, 2006. ISBN 978-0-253-34798-5
Strunk, Oliver.Source Readings in Music History. From Classical Antiquity to the Romantic Era. London: Faber & Faber, 1952.
== Liên kết ngoài ==
Barock Music (webradio)
Pandora Radio: Baroque Period (not available outside the U.S.)
Handel's Harpsichord Room – free recordings of harpsichord music of the Baroque era
Renaissance & Baroque Music Chronology: Composers
Orpheon Foundation in Vienna, Austria
Nhạc score miễn phí của various baroque composers tại International Music Score Library Project
Music, Affect and Fire: Thesis on Affect Theory with Fire as the special topic
Répertoire International des Sources Musicales (RISM), a free, searchable database of worldwide locations for music manuscripts up to c. 1800
Nhạc Baroque hay nhất, không lời tư duy - Kích thích tư duy học tập và thư giãn cực tốt |
sốt rét.txt | Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh, từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em ở khu vực phía nam sa mạc Sahara, châu Phi. 90% số ca tử vong xảy ra tại đây. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu, và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế.
Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng protozoa thuộc chi Plasmodium. Chi này có bốn loài làm con người nhiễm bệnh. Nguy hiểm hơn cả là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Hai loài còn lại (Plasmodium ovale, Plasmodium malariae) cũng gây bệnh nhưng ít tử vong hơn. Nhóm các loài Plasmodium gây bệnh ở người thường được gọi chung là ký sinh trùng sốt rét. Riêng loài P. knowlesi, phổ biến ở Đông Nam Á, gây bệnh sốt rét ở khỉ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng ở người.
== Biểu hiện và triệu chứng ==
Các biểu hiện và triệu chứng của sốt rét đặc biệt bắt đầu thể hiện từ ngày thứ 8 đến 25 sau khi nhiễm; tuy nhiên, các triệu chứng có thể thể hiện muộn hơn đối với những người đã sử dụng thuốc chống sốt rét. Biểu hiện ban đầu của bệnh-chung cho tất cả các loài-là các triệu chứng giống cảm cúm, và có thể tương tự như các trường hợp khác như nhiễm trùng, viêm ruột và bệnh do virus. Biểu hiện của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật.
Các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét là kịch phát, đó là sự xuất hiện theo chu kỳ của cơn lạnh đột ngột sau đó run rẩy và sau đó sốt và đổ mồ hôi, xảy ra cứ mỗi hai ngày đối với nhiễm trùng loài P. vivax và P. ovale, và cứ ba ngày đối với nhiễm trùng P. malariae. Nhiễm trùng P. falciparum có thể gây sốt tái phát mỗi 36-48 giờ hoặc sốt ít rõ ràng hơn và gần như liên tục.
Sốt rét nghiêm trọng thường gây ra bởi loài P. falciparum. Các triệu chứng của sốt rét do vi trùng falciparium phát triển 9–30 ngày sau khi nhiễm. Những người bị sốt rét thể não thường thể hiện các triệu chứng thần kinh như hành vi bất thường, run giật nhãn cầu, conjugate gaze palsy, opisthotonus hoặc hôn mê.
== Nguyên nhân ==
Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium (ngành Apicomplexa). Ở người, sốt rét gây ra bởi các loài P. falciparum, P. malariae, P. ovale, P. vivax và P. knowlesi. Nằm trong số nhiễm các loài trên, loài P. falciparum là loài phổ biến nhất đã được xác định (~75%) theo sau là P. vivax (~20%). Mặc dù P. falciparum thường gây ra số lượng tử vong lớn, những bằng chứng gần đây cho thấy rằng số rét P. vivax có quan hệ với các tình trạng đe dọa tính mạng tiềm năng cũng gần tương tự về mặt chẩn đoán như lây nhiễm P. falciparum. P. vivax tương đối phổ biến hơn ngoài châu Phi. Đã có ghi nhận các trường hợp người bị mắc bệnh bởi các loài trong chi Plasmodium từ khỉ; tuy nhiên, với sự loại trừ loài P. knowlesi—một loài gây bệnh sốt rét ở khỉ—đây chủ yếu là sự hạn chế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
=== Vòng đời ===
Trong vòng đời của Plasmodium, một con muỗi Anopheles cái (vật chủ trung gian truyền bệnh) truyền một dạng lây nhiễm di động (được gọi là thoi trùng) vào động vật chủ có xương sống như con người (vật chủ thứ 2), hoạt động này có vai trò là một vec-tơ truyền bệnh. Một sporozoite di chuyển thông qua các mạch máu để vào trong các tế bào gan (hepatocyte), tại đây chúng sinh sản vô tính (mô schizogony), tạo ra hàng ngàn merozoite. Các merozoite này lây nhiễm các hồng cầu mới và bắt đầu một chu trình nhân bản vô tính, chúng tạo ra 8 đến 24 merozoite lây nhiễm mới, lúc này các tế bào vỡ ra và chu kỳ lây nhiễm các tế bào mới bắt đầu.
== Phương thức truyền nhiễm bệnh ==
Một người có thể nhiễm bệnh sốt rét qua 3 cách thức sau đây:
Do muỗi truyền (phổ biến)
Do truyền máu
Truyền qua nhau thai
Ngoài ra những người tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm cũng có thể bị mắc căn bệnh này
== Phân loại bệnh ==
Theo cơ sở phân loại bệnh sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam chia sốt rét theo 2 mức độ lâm sàng:
Sốt rét thông thường/sốt rét chưa có biến chứng
Sốt rét ác tính/sốt rét có biến chứng
== Tiên lượng ==
Khi điều trị đúng cách, người bị sốt rét thường có thể được trông đợi là hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kỳ nhanh và gây chết chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Đối với hầu hết các ca bệnh nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 20%, thậm chí phải chăm sóc và điều trị đặc biệt. Thời gian càng lâu, sự suy yếu phát triển đã được ghi nhận ở trẻ em khi phải chịu đực những cơn sốt rét nặng. Nhiễm trùng mãn tính không nghiêm trọng có thể xuất hiện hội chứng suy giảm miễn dịch đi kèm với phản ứng suy giảm đối với vi khuẩn Salmonella và Epstein–Barr virus.
Ở trẻ nhỏ, bệnh sốt rét gây chứng mất máu trong thời kỳ phát triển não nhanh chóng, và cũng gây tổn thương não trực tiếp từ sốt rét thể não. Những người sống sót do sốt rét não có nguy cơ gia tăng suy giãm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, và động kinh. Sốt rét dự phòng đã thể hiện sự cải thiện chức năng nhận thức và kết quả học tập trong các thử nghiệm lâm sàng khi so sánh với các nhóm placebo.
== Dịch tễ học ==
WHO ước tính rằng trong năm 2010 đã có 219 triệu ca sốt rét làm 660.000 ca tử vong. Các ước tính khác đưa ra con số từ 350 đến 550 triệu nhiễm falciparum và gây tử vong năm 2010 vào khoảng 1,24 triệu người đến 1,0 triệu người trong năm 1990. Phần lớn các ca (65%) gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Khoảng 125 triệu phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng mỗi năm; ở vùng hạ Saharan châu Phi, sốt rét ở mẹ liên quan đến 200.000 trường hợp trẻ sơ sinh chết mỗi năm. Có khoảng 10.000 ca sốt rét mỗi năm ở Tây Âu, và 1300–1500 ở Hoa Kỳ. Khoảng 900 người chết do bệnh sốt rét ở châu Âu trong những năm 1993 và 2003. Cả tỉ lệ mắc bệnh toàn cầu và tỉ lệ tử vong đã giảm trong những năm gần đây. Theo WHO, các ca tử vong vì sốt rét trong năm 2010 đã giảm hơn 3 lần từ năm 2000 với ước tính là 985.000, chủ yếu là do việc sử dụng mùng chống muỗi và các liệu pháp điều trị kết hợp với artemisinin.
Sốt rét hiện có phân bố trên một dải rộng quanh xích đạo, các vùng của châu Mỹ, nhiều nơi ở châu Á, và hầu hết ở châu Phi; ở vùng cận Saharan châu Phi, 85–90% tử vong do sốt rét. Một ước tính năm 2009 cho thấy rằng các quốc gia có tỉ lệ tử cao nhất trên 100.000 dân là Bờ Biển Ngà (86,15), Angola (56,93) và Burkina Faso (50,66). Ước tính năm 2010 chỉ ra rằng các quốc gia nguy hiểm nhất đối với sốt rét trên số dân là Burkina Faso, Mozambique và Mali. Dự án Át-lát sốt rét nhằm mục đích lập bản đồ phân cấp vùng có bệnh sốt rét trên toàn cầu nhằm cung cấp công cụ để xác định giới hạn không gian toàn cầu về căn bệnh và để đánh giá gánh nặng của căn bệnh. Nỗ lực này đã xuất bản được bản đồ phân bố đối với loài P. falciparum năm 2010. Đến năm 2010, có khoảng 100 quốc gia có bệnh sốt rét. Mỗi năm có 125 triệu du khách quốc tế viếng thăm những quốc gia đó, và hơn 30.000 người bị lây nhiễm.
Phân bố địa lý của bệnh sốt rét trên một vùng rộng lớn rất phức tạp, và các khu vực không có sốt rét và bị ảnh hưởng của sốt rét thường được tìm thấy gần nhau. Sốt rét phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do chế độ mưa, nhiệt độ cao và độ ẩm cao, cùng với các vùng nước tù đọng là nơi ấu trùng muỗi phát triển thuận lợi, cũng như cung cấp môi trường tốt cho chúng sinh sôi nảy nở. Ở các vùng khô hơn, sự bùng nổ bệnh sốt rét đã được dự đoán với độ chính xác hợp lý dựa trên bản đồ phân bố lượng mưa. Sốt rét phổ biến ở vùng nông thôn hơn so với thành thị. Ví dụ, nhiều thành phố của tiểu vùng Mekong ở Đông Nam Á chủ yếu là không có sốt rét, nhưng bệnh lại phổ biến ở những vùng nông thôn, dọc theo biên giới quốc tế và ven rừng. Ngược lại, sốt rét ở châu Phi có mặt ở cả thành thị và nông thôn, mặc dù nguy cơ thấp hơn ở các thành phố lớn hơn.
== Nghiên cứu ==
Sự miễn dịch (hay chính xác hơn là chịu miễn dịch) đối với loài P. falciparum diễn ra một cách tự nhiên, nhưng chỉ xảy ra trong những năm bị nhiễm lặp đi lặp lại. Một cá thể có thể được bảo vệt khỏi sự nhiễm trùng P. falciparum nếu họ tiếp nhận khoảng một ngàn lần chích của muỗi mang ký sinh trùng được cấy lại không gây lây nhiễm sau khi đã chiếu một liều tia X. Một loại vắc-xin hiệu quả đối với bệnh sốt rét là chưa có, nhưng có nhiều loại đang được nghiên cứu. Các đa hình cấp cao của nhiều protein của P. falciparum đã tạo ra những thách thức quan trọng trong việc tạo ra vắc-xin. Một ứng viên vắc-xin nhắm vào mục tiêu kháng nguyên trên hợp tử, giao tử, hoặc ookinetes trong ruột muỗi nhằm khống chế sự lây nhiêm sốt rét. Các vắc-xin khống chế lây truyền bao gồm các kháng thể trong máu người; khi muỗi hút máu từ một người đã được bảo vệ, các kháng thể này chống lại ký sinh trùng phát triển hoàn chỉnh trong cơ thể muỗi. Các ứng viên vắc-xin khác nhắm vào giai đoạn sống trong máu của vòng đời ký sinh trùng, chưa phát triển đầy đủ. Ví dụ, SPf66 đã được thử nghiệm rộng rãi trong các khu vực có bệnh đặc hữu thập niên 1990, nhưng các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng nó có hiệu quả chưa đủ. Nhiều vắc-xin có tiềm năng khác nhắm vào giai đoạn tiền hồng cầu của vòng đời ký sinh trùng đang được phát triển, trong đó RTS,S là một ứng viên sáng giá; nó được trông đợi cấp phép sử dụng năm 2015. Công ty kỹ thuật sinh học của Hoa Kỳ, Sanaria, đang phát triển vắc-xin nhược độc tiền hồng cầu có tên gọi là PfSPZ sử dụng toàn bột thoi trùng để tạo ra phản ứng miễn dịch. Năm 2006, Hội đồng tư vấn vắc-xin sốt rét đã gởi đến WHO bản thảo về "Lộ trình Công nghệ vắc-xin sốt rét" (Malaria Vaccine Technology Roadmap) trong đó nêu ra một trong những mục tiêu quan trọng nhắm vào "phát triển và cấp phép vắc-xin sốt rét thế hệ thứ nhất có thể bảo vệ hiệu quả hơn 50% so với các bệnh nặng và tử vong và các bệnh kéo dài hơn một năm" vào năm 2015.
Ký sinh trùng sốt rét chứa các apicoplast, cơ quan này thường gặp ở thực vật, để hoàn thiện bộ gen của chúng. Các apicoplast được cho là có nguồn gốc từ nột cộng sinh của tảo và đóng vai trò quan trọng ở các khía cạnh khác nhau trong quá trình trao đổi chất của ký sinh trùng, như tổng hợp axít béo. Có hơn 400 protein đã được tìm thấy là được tạo ra bởi các apicoplast và chúng hiện đang được đầu tư nghiên cứu có thể là các mục tiêu để phát minh ra các loại thuốc chống sốt rét.
Với sự khởi đầu của thuốc kháng sinh Plasmodium, các chiến lượng mới đang được phát triển để chống lại căn bệnh phổ biến. Một trong những cách tiếp cận là dựa vào sự phát triển các sản phẩm cộng tổng hợp từ aminoaxit pyridoxal, được chọn từ các ký sinh trùng và cuối cùng gây cản trở với khả năng của nó tạo ra nhiều vitamin B thiết yếu. Thuốc chống sốt rét sử dụng các phức dựa trên kim loại tổng hợp đang là đề tài được quan tâm nghiên cứu.
Một chiến lược không chế véc-tơ truyền bệnh phi hóa học liên quan đến biến đổi gen của muỗi truyền bệnh sốt rét. Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuậ gen có thể đưa một DNA bên ngoài vào bộ gen của muỗi và hoặc làm giảm thời gian sống của muỗi, hoặc làm nó kháng lại với ký sinh trùng sốt rét. Kỹ thuật côn trùng vô trùng là một phương pháp kiểm soát gen mà trong đó một lượng lớn muỗi đực vô trùng được nuôi và thả ra ngoài. Chúng giao phối với các con cái sinh ra các lứa mới làm giảm số cá thể tự nhiên của thế hệ mới; quá trình lập đi lập lại cuối cùng loại bỏ nhóm mục tiêu.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Sốt rét tại DMOZ
WHO site on malaria
UNHCO site on malaria
Global Malaria Action Plan (2008)
Doctors Without Borders/Médecins Sans Frontières – Malaria information pages
Who/TDR Malaria Database
Anti malaria and sustainable development
Worldwide Antimalarial Resistance Network (WWARN) |
mayflower.txt | Mayflower (tiếng Anh nghĩa đen: Hoa của tháng 5) là tên của một chiếc thuyền buồm, với chiến tàu này những người theo Kitô giáo độc lập với Anh giáo, nhiều người xuất thân từ vùng Trung Anh, di cư sang Mỹ để bắt đầu một đời sống mới ở đây. Tàu Mayflower ra biển vào ngày 16 tháng 9 năm 1620 từ Plymouth và thay vì đến Virginia như mong muốn, họ tới Cape Cod vào ngày 21 tháng 11 cùng năm gần một chỗ mà bây giờ được gọi là Provincetown. Trong thời gian trên biển 2 người đã chết và một đứa bé được sinh ra.
Sau hai lần thất bại, trong mùa đông đầy bão tố để đến Virginia, các hành khách ở lại thuyền này qua mùa đông tại vịnh Cape Cod. Vì chỗ ở chật chội và tình trạng vệ sinh rất kém nhiều người đã chết vì bị sưng phổi hay bị bệnh lao, trong số người chết có nhiều trẻ em. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1621 người ta bắt đầu định cư tại vùng biển mà bây giờ gọi là Plymouth (Massachusetts). Còn thuyền Mayflower thì lại ra biển vào ngày 15 tháng 4 năm 1621 trở về Anh.
Trên tàu Mayflower có 102 hành khách và 31 người trong hành đoàn. Thuyền trưởng của tàu là ông Christopher Jones. Ông ta đã hùn vốn với các thương gia khác mua chiếc tàu này vào năm 1607 hay 1608 để chuyên chở hàng hóa giữa Anh Quốc và La Rochelle (Pháp). Đặc biệt là rượu vang của lục địa được nhập cảng từ đây tới quần đảo Anh. Thuyền này dài khoảng 28 mét, rộng 9 mét và có chiều sâu khoảng 4 mét. Thương gia Anh Thomas Weston cho xây vào năm 1619 những phòng riêng (những phòng chật nhất dưới hầm tàu chỉ rộng khoảng 80x50 cm) và tự tổ chức những cuộc di dân của những người hành hương, những người mà đa số, theo thần học Calvin mà vào thời đó bị truy đuổi.
Nhiều người Mỹ, đặc biệt là những gia đình quý phái tại vùng Tân Anh tìm cách xem xét xem gia đình mình có xuất thân từ một hành khách trong chiếc tàu Mayflower. Tổ chức "General Society of Mayflower Descendants" được thành lập vào năm 1897 tại Plymouth.
Cuộc hành trình của tàu Mayflower là một trong những thí dụ nổi tiếng cho những cuộc di dân tới Hoa Kỳ từ Âu Châu, tuy nhiên đó là một lầm lẫn khi cho đó là một khởi đầu. Thật ra việc thuộc địa hóa Bắc Mỹ đã bắt đầu vào giữa thế kỷ 16, với việc di dân tới Newfoundland. Thành phố St. John's với sự chiếm đóng của vương quốc Anh vào năm 1583 được xem là thuộc địa của đế quốc Anh lâu đời nhất.
== Sách báo ==
Nathaniel Philbrick, Norbert Juraschitz: Mayflower. Aufbruch in die Neue Welt. (Deutsch), 2006, ISBN 3-89667-229-0
Nathaniel Philbrick: Mayflower. A Story of Courage, Community, and War. (Englisch), 2006, ISBN 0-670-03760-5
== Liên kết ngoài ==
Liste der Mayflower-Passagiere (tiếng Anh)
== Chú thích == |
viện nghiên cứu hán nôm.txt | Viện Nghiên cứu Hán Nôm là một tổ chức thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện nay là nơi bảo quản, lưu trữ và nghiên cứu các di sản Hán Nôm gồm những thư tịch và liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Viện có trụ sở tại số 183 đường Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội.
== Lịch sử ra đời ==
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập, quy tụ nhiều nhà hoạt động cách mạng lão thành, kiến thức Hán Nôm uyên bác, như: Phạm Thiều, Thạch Can, Cao Xuân Huy, Hoa Bằng, Đào Phương Bình, Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Đổng Chi, v.v., cùng các cộng tác viên như Trần Duy Vôn, Lê Duy Chưởng, Nguyễn Hữu Chế, Nguyễn Văn Lãng, Lê Xuân Hòa, v.v.. Ban đã tổ chức nghiên cứu và phiên dịch các tài liệu Hán Nôm trong 9 năm (1970-1979).
Ngày 13-9-1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ. Đây là một cơ quan duy nhất ở Việt Nam vừa là Trung tâm bảo tồn các nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm, vừa là Trung tâm khai thác các tư liệu chữ Hán và chữ Nôm.
== Vai trò ==
Bảo tồn, nghiên cứu khai thác các tư liệu Hán Nôm và đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm được xác định:
Bảo tồn và giám định các nguyên bản chữ Hán chữ Nôm, sao các bản gốc thành nhiều bản để sử dụng hoặc cung cấp cho các thư viện và các cơ quan có nhu cầu;
Tổ chức biên dịch (gồm cả chú giải) và chính thức công bố các tư liệu chữ Hán chữ Nôm, duyệt lại các bản dịch Hán Nôm đã được công bố;
Nghiên cứu văn bản học, biên soạn những sách công cụ cần thiết cho công tác biên dịch và nghiên cứu tư liệu chữ Hán chữ Nôm;
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm.
Về công tác sưu tầm và bảo quản tư liệu chữ Hán và chữ Nôm, Viện được Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam giao các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Tiến hành điều tra, thu thập các văn bản Hán Nôm và các tư liệu liên quan ở Việt Nam và ở nước ngoài, nhằm thống nhất quản lý thư tịch và tài liệu Hán Nôm trong phạm vi cả nước.
Hệ thống hóa và gìn giữ các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và các tư liệu liên quan hiện còn và sưu tầm được, đảm bảo kỹ thuật bảo tàng và kỹ thuật thư viện, nhằm lưu giữ và cho nhân bản để phục vụ cho công tác nghiên cứu trước mắt và lâu dài.
Về công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm, Viện được giao nhiện vụ đào tạo nghiên cứu sinh và cao học trong nước. Năm 1994, Viện được giao nhiệm vụ là cơ sở đào tạo tiến sĩ. Năm 1996, Viện được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ.
Trong những năm qua, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã triển khai hoạt động trên các mặt công tác và thu được những thành tựu nhất định, đáp ứng những yêu cầu mà Nhà nước giáo phó.
== Cơ cấu tổ chức ==
=== Cựu lãnh đạo ===
Phạm Thiều: nguyên Trưởng ban Hán Nôm (1970 - 1975)
Nguyễn Đổng Chi: nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1977 - 1982)
Trần Nghĩa: nguyên Phó Viện trưởng, Q. Viện trưởng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1980 - 1990)
Phan Văn Các: nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm (1990 - 1999)
=== Lãnh đạo đương nhiệm ===
Viện trưởng: TS. Nguyễn Tuấn Cường
Phó Viện trưởng: TS. Nguyễn Hữu Mùi
Chủ tịch Hội đồng Khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Việt
Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm: TS. Nguyễn Hữu Mùi
== Tham khảo ==
Trang chủ của Viện Hán Nôm |
đ.txt | Đ, đ là chữ thứ bảy trong bảng chữ cái tiếng Việt, một chữ chỉ được dùng trong một vài ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Latinh. Hầu hết những ngôn ngữ sử dụng ký tự Latinh trên thế giới dùng chữ D để phát âm giống như chữ Đ trong tiếng Việt.
Trong các ngôn ngữ như tiếng Iceland hay tiếng Anh thượng cổ, chữ này được viết như Đ và ð. Lưu ý: Đ (U+00D0) này khác với eth Đ (U+0110) được dùng trong tiếng Việt. Chữ nhỏ/thường của Đ (U+00D0) được viết là ð, trong khi đó Đ thường của tiếng Việt (U+0110) được viết là đ.
Do là một chữ cái độc lập trong bảng chữ cái, thêm vào đó chữ d được phiên âm giống như /j/ hoặc /z/ trong tiếng Anh. Chính vì thế khi viết tên hay địa danh sang ngôn ngữ khác bằng cách bỏ đi dấu gạch để thành d, vì vậy tên riêng có thể bị đọc nhầm với những âm này trong nhiều trường hợp. Nên việc giữ dấu gạch khá là cần thiết khi ghi địa danh hay tên riêng vì trong các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav hay Anh cổ Đ được phát âm như là /di/.
== Tham khảo == |
olympus (tập đoàn).txt | Olympus là công ty sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh lớn của Nhật Bản như kính hiển vi, ống nhòm và nhất là máy ảnh và ống kính.
== Lịch sử ==
Năm 1936, Olympus giới thiệu mẫu máy ảnh và ống kính đầu tay của hãng: Semi-Olympus I
Năm 2003, Olympus ra mắt máy ảnh chuyên nghiệp DSLR: dòng máy E-class như E-410, E-510.
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài == |
đồng vị.txt | Đồng vị là các biến thể của một nguyên tố hóa học, trong đó hạt nhân nguyên tử có cùng số proton nhưng có chứa số neutron khác nhau và do đó có số khối khác nhau.
Thuật ngữ "đồng vị" Isotope được hình thành từ tiếng Hy Lạp isos (ἴσος "cùng") và topos (τόπος "chỗ"), có nghĩa là "cùng một chỗ", để nói rằng các đồng vị khác nhau của một nguyên tố đều chiếm vị trí duy nhất trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay Bảng tuần hoàn Mendeleev.
Số proton trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số nguyên tử, và bằng số electron trong trạng thái nguyên tử trung tính (không ion hóa). Mỗi số nguyên tử xác định một nguyên tố cụ thể, và các nguyên tử của nguyên tố đó có thể có một phạm vi rộng về số lượng các neutron. Số lượng các nucleon (tên gọi chung cho proton và neutron) trong hạt nhân là số khối của nguyên tử, tức là mỗi đồng vị của một nguyên tố có một số khối riêng biệt.
Ví dụ, carbon-12, carbon-13 và cacbon-14 là ba đồng vị của nguyên tố cacbon với số khối tương ứng là 12, 13 và 14. Số nguyên tử của carbon là 6, có nghĩa là mỗi nguyên tử carbon có 6 proton, vì vậy mà số neutron của các đồng vị tương ứng là 6, 7 và 8.
== Ký hiệu ==
Hai cơ quan khoa học quốc tế là Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (IUPAC) và Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị (CIAAW, một ủy ban của IUPAC) là nơi đưa ra các khuyến nghị về danh pháp cho các nguyên tố và hợp chất hóa học, cũng như các hằng số hay giá trị liên quan,... và thường được giới khoa học gia liên quan chấp thuận.
Ngày nay tên khoa học của các đồng vị được viết với tên của nguyên tố theo sau là dấu trừ và số nucleon (proton và neutron). Ví dụ heli-3, cacbon-12, cacbon-14, iốt-131, urani-238.
Ở dạng ký hiệu AZE (AZE notation) trong đó A - số khối, Z - số nguyên tử, và E - ký hiệu hóa học, thì số nucleon hay số khối được viết theo kiểu chỉ số trên ngay trước ký hiệu hóa học của nguyên tố, còn số nguyên tử ở dưới. Ví dụ 32He, 42He, 126C, 146C, 23592U, 23992U.
Tuy nhiên thực tế hay dùng ký hiệu AE, vì số nguyên tử Z đã được đặc trưng rõ bằng ký hiệu hóa học E. Ví dụ 3He, 12C, 14C, 131I, 238U.
Đôi khi trạng thái của đồng vị cũng được biểu diễn, ví dụ chữ m cho trạng thái siêu bền (metastable) trong 180m73Ta hay tantali-180m.
Trong phương trình phản ứng với hạt cơ bản khác thì ký hiệu AZE cho hình dung trực quan tốt hơn. Ví dụ
7
14
N
+
0
1
n
→
6
14
C
∗
+
1
1
p
{\displaystyle {}_{\ 7}^{14}\mathrm {N} +{}_{0}^{1}\mathrm {n} \rightarrow {}_{\ 6}^{14}\mathrm {C^{*}} +{}_{1}^{1}\mathrm {p} }
.
Một số cách ký hiệu đã dùng trước đây, như ký hiệu ZEA: 2He4, 6C14, 92U238,... hay ký hiệu EA: He4, C14, U238,... tồn tại trong các văn liệu cũ.
== Đồng vị bền và đồng vị phóng xạ ==
== Tham khảo ==
== Xem thêm ==
Danh sách đồng vị tự nhiên
Danh sách đồng vị đã tìm thấy
Danh sách đồng vị
Ủy ban Trọng lượng Nguyên tử và Đa dạng Đồng vị (CIAAW)
Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (IUPAC)
== Liên kết ngoài ==
Đồng vị tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Đồng vị tại Từ điển bách khoa Việt Nam |
đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản.txt | Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản (サッカー日本代表, Sakkā Nippon Daihyō) là đại diện của Nhật Bản trong môn bóng đá được điều hành bởi Hiệp hội bóng đá Nhật Bản (JFA), cơ quan quản lý bóng đá tại Nhật Bản. Huấn luyện viên trưởng hiện tại là Vahid Halilhodžić.
Nhật Bản là một trong những đội tuyển bóng đá châu Á thành công nhất châu Á, khi có 5 lần liên tiếp gần đây tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới trong đó có 2 lần lọt vào vòng 2 các năm 2002 và 2010, họ cũng đang giữ kỷ lục vô địch Cúp bóng đá châu Á với 4 lần vào các năm 1992, 2000, 2004 và 2011. Đội tuyển giành ngôi á quân tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2001. Đối thủ chính của họ tại đấu trường châu lục là Hàn Quốc và gần đây là Úc.
Nhật Bản là đội tuyển duy nhất ngoài châu Mỹ tham dự Cúp bóng đá Nam Mỹ, khi được mời năm 1999 và 2011. Mặc dù ban đầu họ đồng ý tham dự giải năm 2011 nhưng sau đó JFA quyết định bỏ cuộc do thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku 2011.
Đội tuyển Nhật Bản được các cổ động viên và truyền thông nhà gọi là Sakkā Nippon Daihyō (サッカー日本代表, Sakkā Nippon Daihyō), Nippon Daihyō (日本代表, Nippon Daihyō), hay viết tắt là Daihyō (代表, Daihyō). Dù vậy đội không có biệt danh chính thức riêng mà thường được gắn liền với tên của huấn luyện viên. Ví dụ, dưới thời Okada Takeshi, đội được gọi là Okada Nhật Bản (岡田ジャパン, Okada Japan). Gần đây đội được biết đến nhiều hơn với biệt danh "Samurai Blue", trong khi đó truyền thông Nhật Bản vẫn thường gọi theo họ của huấn luyện viên, là "Halilhodžić Nhật Bản" (ハリルホジッチジャパン, Hariruhojitchi Japan), hay "Halil Nhật Bản" (ハリルジャパン, Hariru Japan) khi viết tắt.
== Ban huấn luyện ==
== Kết quả thi đấu ==
Thắng Hòa Thua
== Cầu thủ ==
=== Đội hình hiện tại ===
Ngày thi đấu: 23 và 28 tháng 3 năm 2017
Đối thủ: UAE và Thái Lan
Số liệu thống kê tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2017, sau trận đấu với Thái Lan.
=== Triệu tập gần đây ===
INJ Cầu thủ rút lui vì chấn thương.
PRE Đội hình sơ bộ.
RET Đã chia tay đội tuyển quốc gia.
=== Kỷ lục ===
Số liệu dưới đây là các trận đấu mà Hiệp hội bóng đá Nhật Bản cho là chính thức.
Tính tới 28 tháng 3 năm 2017:
== Huấn luyện viên ==
Số liệu thống kê chính xác tới 8 tháng 110, 2015
== Các giải đấu ==
*Gồm cả các trận hòa trong vòng loại trực tiếp quyết định bằng sút luân lưu. Viền đỏ chỉ giải đấu là chủ nhà. Vàng, Bạc, Đồng lần lượt chỉ kết thúc ở vị trí thứ 1, 2 và 3. Chữ đậm chỉ thành tích tốt nhất.
=== FIFA World Cup ===
=== AFC Asian Cup === |
xuất khẩu lao động việt nam.txt | Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt là Xuất khẩu lao động Việt Nam, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.
Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.
== Hình thức ==
Có 5 hình thức xuất khẩu lao động sang nước ngoài:
Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước
Hợp tác lao động và chuyên gia
Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động (chủ yếu)
Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài.
== Đối tượng liên quan ==
=== Cơ quan chính phủ và Cục Quản lý Lao động ===
Cục Quản lý lao Động Ngoài nước (có tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB) trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chính như thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu định hướng phát triển về khai thác thị trường lao động ngoài nước; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động; thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài... Tại mỗi quốc gia có người lao động Việt Nam còn có các Ban Quản lý Lao động tại địa phương.
=== Doanh nghiệp tuyển dụng lao động ===
Các doanh nghiệp này ngoài những quốc gia phát triển, phần lớn là những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu tuyển dụng lao động cao. Họ có thể tư vấn, tuyển dụng lao động trực tiếp tại địa phương, hiệp định ký kết giữa các chính phủ hoặc thông qua công ty môi giới.
=== Công ty xuất khẩu lao động ===
Tính đến cuối tháng 6 năm 2010, tại Việt Nam có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Công ty làm nhiệm vụ giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,... cho người lao động. Đổi lại, lao động chi trả cho công ty khoản phí gọi là phí môi giới.
=== Người lao động xuất khẩu ===
Người đi lao động xuất khẩu gồm lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Người xuất khẩu theo dạng lao động phổ thông thường là những nông dân hay là người các tỉnh nghèo, người dân tộc, vì muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Người đi lao động thường phải chịu chi phí cao trước khi xuất hành, có thể rơi vào điều kiện làm việc kham khổ, và đôi khi là nạn nhân của lừa đảo, bóc lột, buôn người.
Theo báo cáo của 10 tỉnh, thành phố được giám sát, tỷ lệ lao động có tay nghề khoảng 20-30%, chủ yếu làm lao động làm các công việc giản đơn, phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. 70-80% người lao động không được tuyển dụng trực tiếp mà phải thông qua môi giới.
== Quá trình phát triển ==
=== Giai đoạn từ 1980 đến 1990 ===
Cuối những năm thập niên 70 và đầu 80, kinh tế Việt Nam trong tình cảm gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ, mô hình hợp tác xã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Thêm vào đó là các khoản nợ sau chiến tranh cần phải trả và hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Do đó, chính quyền chủ trương đưa lao động ra làm việc tại các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết. Trong giai đoạn này, gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari). Bên cạnh đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp với một số quốc gia châu Phi (Libya, Angeri, Angola, Mozambique, Congo, Madagascar) với con số người đưa sang là 7.200 người; Trung Đông (Iraq) khoảng 18.000 người. Bên cạnh đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm thập niên 80. Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người.
Theo thống kê của cơ quan chuyên trách, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD, một khoản tiền lớn tại thời điểm lúc đó. Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp trong nước; người lao động được tiếp cận với công nghệ mới và gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc sống gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ khó khăn.
Năm 1989, có nhiều biến động chính trị lớn xảy ra tại các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và khủng hoảng kinh tế, chính trị tại nhiều nước châu Phi, dẫn đến phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận lao động từ Việt Nam. Sau khi nước Đức tái thống nhất vào năm 1990, những công nhân chưa hết hợp đồng được đền bù để trở về nước.
=== Giai đoạn 1991 đến 2001 ===
Tình hình và nhu cầu thực tiễn cùng với việc cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới dẫn đến những thay đổi về cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động từ phía chính quyền. Ngày ngày 9 tháng 11 năm 1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời. Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu. Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này gần 160.000 người.
Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này. Ban đầu, Việt Nam xuất khẩu công nhân xây dựng sang một số nước Trung Đông (chủ yếu là Iraq), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait. Năm 1992, Việt Nam ký các hợp đồng xuất khẩu thuyền viên với Đài Loan, Hàn Quốc.
=== Giai đoạn 2001 đến nay ===
Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Vào thời điểm năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào, Campuchia,... Trong số đó lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội và công nghiệp.
Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.
Năm 2008, Hàn Quốc nhận thêm 12.000 lao động Việt Nam mới và tái tuyển dụng 6.000 lao động, tăng số lao động Việt Nam tại quốc gia này lên gần 50.000 lao động. Đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 60.000 lao động tại Hàn Quốc và 85.650 tại Đài Loan - giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.
Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ít đòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản (sau Trung Quốc). Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm.
Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người. Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, con số này là 88.298 người. Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn 200.000 người (40% tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài).
Năm 2013 con số người Việt Nam lao động ở ngoại quốc tăng lên hơn 88.000, vượt con số chỉ tiêu của nhà nước. Đài Loan tiếp tục là nơi mướn nhiều người Việt nhất, chiếm hơn 46.000 người. Nhật Bản và Malaysia là hai quốc gia kế bảng hạng hai và hạng ba.
== Văn bản chính phủ liên quan ==
Ngày ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ ban hành Nghị định 370-HĐBT về quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho phép các tổ chức kinh tế được thành lập và cấp giấy hoạt động xuất khẩu lao động.
Năm 1995, Nghị định 370 được thay thế bằng các văn bản sau:
Nghị định 07/CP: Về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nghị định 05/CP: Về việc quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Năm 2006, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính thức được Quốc hội Việt Nam khóa XI thông qua (Số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006), ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.
Năm 2007, nhiều Nghị định liên quan làm rõ và hướng dẫn điều Luật trên ra đời, bao gồm:
Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật
Nghị định 144/2007/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Ngoài ra còn một số Quyết định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quy định về tổ chức bộ máy chuyên trách xuất khẩu và bồi dưỡng kiến thức lao động sang nước ngoài; ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Ở cấp độ thấp hơn là các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều Luật và Nghị định; các Thông tư liên tịch quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ; quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động xuất khẩu; hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh; hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật liên quan.
== Quyền lợi pháp lý ==
Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì phải tuân thủ theo đúng luật của nước ngoài và đúng luật trong nước. Quyền lợi của người lao động Việt Nam tại nước ngoài tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đối tượng, hình thức xuất khẩu lao động và chính sách đối đãi người lao động ở nước sở tại và sự quan tâm của chính quyền trong nước.
Lao động Việt Nam khi đi tu nghiệp tại Nhật được nhận chế độ đối xử như lao động bản địa dưới dạng "tu nghiệp sinh". Đây là một hình thức sang nước ngoài để học việc, tu nghiệp trong thời gian cho phép khoảng 3 năm.
Tại Đài Loan, khi suy thoái kinh tế diễn ra, nhiều nhân công nước ngoài bị cắt giảm. Theo luật lao động, dù không có việc làm, nhưng nếu công nhân vẫn tiếp tục ở công ty thì họ phải được hưởng lương căn bản hàng tháng. Nhưng hầu hết các công ty không áp dụng điều này đối với lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, chính quyền vẫn tiếp tục cho lao động nước ngoài nhập cảnh, dẫn đến nhiều lao động sang chưa lâu phải sớm trở về nước.
Tại Malaysia, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động ở Malaysia còn nhiều hạn chế. Một số điều trái với luật lao động của Malaysia và trái với tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như việc chính phủ nước này ủy quyền cho các doanh nghiệp tự kiểm soát dịch chuyển công việc của lao động nhập cư. Mặt khác, theo luật pháp Malaysia, khi người lao động gặp rủi ro, các doanh nghiệp sử dụng lao động và doanh nghiệp môi giới sẽ đền bù cho gia đình người tử nạn. Tuy nhiên, nhiều gia đình trong trường hợp này nói rằng họ chưa hề biết đến số tiền đó.
Năm 2011, Malaysia tìm kiếm nguồn lao động giúp việc gia đình từ các nước, bao gồm Việt Nam trong tình trạng các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình còn chưa đầy đủ. Do đó, người lao động nước ngoài làm giúp việc tại Malaysia dễ gặp rủi ro và ít được bảo vệ. Phương tiện báo chí đã nêu lên một số điển hình về tình trạng giữ tiền lương, hành hạ hoặc lạm dụng người lao động giúp việc.
== Vay vốn ==
Nhiều ngân hàng tại Việt Nam có hình thức cho vay xuất khẩu lao động, bao gồm không thế chấp tài sản với một số đối tượng ưu tiên. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cung ứng vốn. Đại diện các ngân hàng cho rằng tỉ lệ nợ xấu, quá hạn tăng cao khiến các ngân hàng lo ngại. Năm 2010, một số tỉnh có số người xuất khẩu lao động vay nợ quá hạn cao từ 10 đến 15%. Lý do chủ yếu là do lao động phải về nước trước thời hạn (50%) hoặc không chịu trả nợ (20%). Các thị trường có tỉ lệ nợ xấu lớn là Malaysia (29%), Đài Loan (7,4%), Hàn Quốc (6,45)... Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành, nguồn vốn để cho vay còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, thủ tục vẫn quá phức tạp. Đại diện phía ngân hàng, phó tổng giám đốc Agribank, cho biết hiện chưa có quy chế quản lý thu nhập của người lao động đã vay vốn nên việc thu hồi khoản cho vay khi đến hạn vô cùng khó khăn. Việc chỉ một số đối tượng ưu tiên mới được vay không thế chấp đồng nghĩa với những đối tượng có mức sống cao hơn chuẩn nghèo rất khó có điều kiện vay, đặc biệt là những thị trường yêu cầu chi phí cao.
== Lao động hồi hương ==
Các lao động Việt Nam về nước đúng hạn hợp đồng chiếm tỉ lệ cao. Năm 2008, Việt Nam có gần 41.000 lao động về nước, 74% về nước đúng hạn. Năm 2009, các con số này tăng lên, có hơn 51.000 lao động về nước, trong đó hơn 80% về nước đúng hạn hợp đồng.
Ngoài ra, một số lao động Việt Nam bị lừa và lao động vất vả đã tìm được cách xoay xở tiền lương để về nước trước hạn (nếu không bị giữ giấy tờ tuỳ thân). Nhiều lao động tại 12 nước thuộc Liên minh châu Âu mất việc làm hoặc bị cắt hợp đồng bởi nhiều lý do, một số cố gắng ở lại tìm kiếm cơ hội mới nhưng phần lớn phải về nước tìm việc làm kéo theo hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết.
Số khác là do lao động vi phạm nội quy khi làm việc ở nước ngoài bị trả về. Năm 2011, huyện Đak Rông có 109/197 người phải xuất cảnh về lại địa phương.
Các địa phương chưa có đầy đủ giải pháp giải quyết những vấn đề rủi ro cho lao động sau khi về nước, chưa tạo được sự kết nối giới thiệu việc làm cho lao động về nước trước hạn hay hết hạn.
== Trợ giúp ==
=== Chính phủ Việt Nam ===
Nhằm giải quyết những mặt khó khăn và thúc đẩy xuất khẩu lao động, tháng 9 năm 1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 41/CT-TƯ về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không bắt người lao động phải ký quỹ quá nhiều. Năm 2008, Chính phủ phê duyệt dự án "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015", kết hợp các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động diện chính sách về phí đào tạo, ăn ở, đi lại, thủ tục làm việc ở nước ngoài cùng các chính sách tín dụng ưu đãi.
Năm 2009, Chính phủ tiếp tục thông qua dự án "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020", triển khai tại 62 huyện nghèo trong nước.
Năm 2010, tổng số lao động được vay vốn xuất khẩu lao động là gần 82.000 người với tổng số vốn cho vay đạt gần 1.700 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến 2010, cơ quan chuyên ngành đã tiếp nhận, xử lý 1.184 khiếu nại của người lao động; thanh tra và xử lý vi phạm hành chính 119 lượt doanh nghiệp, thu hồi giấy phép của 4 doanh nghiệp.
=== Chính phủ nước ngoài ===
Chính quyền Hoa Kỳ có một số trợ giúp đối với người lao động xuất khẩu Việt Nam bị lừa đảo.
Năm 2001, tại đảo Samoa, thuộc địa của Hoa Kỳ, dưới sự kêu gọi của số tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại, chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra một công ty Hàn Quốc và tuyên án chủ tịch công ty 40 năm tù về tội buôn người. Số lao động xuất khẩu Việt Nam làm việc cho công ty này thoát khỏi tình trạng bị ngược đãi, bỏ đói và không được trả lương vào khoảng 250 người, đồng thời những công nhân ở lại được giúp đỡ định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 12 năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ 155.000 USD cho Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM) nhằm giúp công tác chống nạn buôn người và hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân Việt Nam còn ở lại. Những người trở về nước được đền bù số tiền rất thấp.
Năm 2011, hai công ty quốc doanh Việt Nam gồm Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, cùng hai công ty Mỹ bị người lao động xuất khẩu khởi kiện lên tòa án tại Texas, Hoa Kỳ vì tội buôn người và cưỡng ép lao động. Tờ báo The Houston Chronicle cho biết, tòa án quận Harris bang Texas đã ra phán quyết yêu cầu hai bên công ty mội giới bồi thường tổng cộng là 60 triệu đôla cùng một số điều khoản đi kèm khác cho các nạn nhân.
=== Tổ chức phi chính phủ ===
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở châu Á (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia - CAMSA) là một mạng lưới phối hợp hoạt động của các tổ chức có cùng mục đích chống nạn buôn người ở châu Á và khắp nơi trên thế giới, cũng đã giúp nhiều công nhân Việt Nam tại Mã Lai.
Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng thành lập Văn phòng Trợ giúp Pháp lý Công nhân và Cô dâu Việt Nam tại Đài Loan ở thành phố Đào Viên vào năm 2004 để trợ giúp người Việt sống và làm việc tại Đài Loan, ông đã là người chỉ trích sự bóc lột và nhục mạ người lao động và cô dâu nước ngoài, từ năm 2004 đến 2006 đã giúp đỡ hơn 2000 người Việt thoát lao động đày ải và lạm dụng tình dục, khiến cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Đài Loan vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về nạn buôn người, và ông được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận là "anh hùng đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại", cũng nhờ thế Đài Loan đã phần nào thay đổi chinh sách đối với người nước ngoài.
== Đặc trưng một số thị trường ==
Dưới đây là thống kê đặc trưng chi phí và loại hình tuyển dụng, lương trung bình tại một số thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2006:
== Hiệu quả ==
=== Giải quyết việc làm ===
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đã phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, phần lớn người Việt Nam vẫn trong tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, trình độ giáo dục chưa cao. Mong muốn cải thiện đời sống là nguyên nhân chính thúc đẩy người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài.
Theo thống kê năm 2009, Việt Nam có 46,7 triệu lao động, chiếm hơn 50% dân số, trong đó 90% hoạt động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi năm có thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Thêm vào đó, mức độ gia tăng của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao đặt ra những vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, xuất khẩu lao động được xem một giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam.
=== Nguồn thu ngoại tệ ===
Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD. Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất, là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.
=== Lợi ích khác ===
Xuất khẩu lao động cũng tạo điều kiện thay đổi đời sống của người dân. Tại một số làng xã tỉ lệ xuất khẩu lao động cao, nhiều người từ nghèo trở nên giàu có, ước tính trung bình số tiền gửi về hằng năm có thể đạt từ 40 đến 100 tỷ đồng. Thêm vào đó, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Một lợi ích khác là xuất khẩu lao động giúp một bộ phận lao động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong công nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề. Do đó, xuất khẩu lao động được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.
Tại những huyện nghèo vùng núi, nơi có nhiều dân tộc thiểu số, đa số thanh niên đều có nhu cầu lao động và công việc lao động ở quê nhà thường được cho là vất vả hơn so với đi xuất khẩu lao động.
== Hạn chế ==
=== Người lao động ===
==== Kỹ năng và trình độ lao động ====
Mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo tăng gần 35% nhưng trình độ và kỹ năng của nhiều lao động Việt Nam chưa thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, dẫn đến chất lượng lao động chưa cao. Một số lao động ở nước ngoài thiếu ý thức, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đối với lao động Việt Nam tại nước ngoài.
==== Bỏ trốn và lưu trú bất hợp pháp ====
Một vấn đề khác là việc lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp diễn ra điển hình tại Hàn Quốc (40%), Nhật Bản (30%) và Đài Loan (10-15%). Mục đích các lao động phá vỡ hợp đồng ra ngoài làm là để có thu nhập cao hơn, cư trú bất hợp pháp để có thể ở lại làm việc lâu hơn, như tu nghiệp sinh tại Nhật Bản có mức lương trung bình khoảng 500 – 700 USD/tháng, nhưng nếu trốn ra làm việc ở ngoài có thể được mức lương gấp 3 lần. Tại châu Âu cũng có tình trạng nhiều lao động Việt Nam tự ý phá vỡ hợp đồng và lưu trú bất hợp pháp.
Tại Hàn Quốc, Hiệp hội Nông - Ngư nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những đánh giá không tích cực về lao động Việt Nam trong việc chuyển đổi nơi làm việc cũng như tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Điều này dẫn đến xu hướng tuyển dụng lao động Việt Nam có dấu hiệu giảm dần tại một số công ty. Thống kê năm 2011 của Hàn Quốc cho biết Việt Nam đứng đầu về số lượng lao động cư trú bất hợp pháp (8.780 trong hơn 60.000 lao động) và đứng đầu về yêu cầu đòi chuyển đổi nơi làm việc với các lý do không chính đáng (32%) so với các quốc gia khác.
Bên cạnh đó còn hiện tượng người dân tự ý hoặc được môi giới đưa sang nước ngoài làm việc và lưu trú bất hợp pháp không qua hợp đồng lao động bằng những con đường như như đi du lịch, thăm người thân hoặc kết hôn giả.
Ứng phó với tình trạng này, Nhật Bản tuyên bố sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát người lao động nước ngoài, nếu bỏ trốn khi bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. Về phía Hàn Quốc, chính quyền đã cân nhắc đến biện pháp hạn chế việc tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn hoặc cắt giảm chỉ tiêu tiếp nhận lao động Việt Nam, đồng thời thực hiện các giải pháp truy quét tình trạng lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Kết quả con số này giảm xuống đáng kể. Nhận định từ giới chức Việt Nam cho biết, việc lao động "cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ngày càng gia tăng đã tác động xấu đến ổn định xã hội và góp phần làm phát sinh tội phạm liên quan đến người nước ngoài".
=== Quy định và công tác quản lý ===
==== Quy định và thủ tục pháp lý ====
Quy định và thủ tục pháp lý không rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng lách luật để cuối cùng bắt người lao động phải chịu những chi phí cao một cách bất hợp lý. Theo khuyến nghị của các nước khác, Việt Nam nên tập trung vào các đầu mối ở cấp tỉnh để đưa người lao động đi nước ngoài để quản lý chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó là tình trạng vi phạm các quy định pháp luật của một số doanh nghiệp Việt Nam với các hình thức như không thẩm định hợp đồng, không đào tạo trước khi đi, không báo cáo danh sách lao động, thu tiền quá quy định… Các tổ chức, cá nhân không có chức năng thực hiện xuất khẩu lao động lừa đảo đưa người lao động sang các quốc gia khác lao động bất hợp pháp, điển hình như tại Malaysia và Đài Loan.
==== Thông tin thân phận người lao động ====
Nhiều lao động Việt Nam qua đời ở nước ngoài, tuy nhiên những con số này chưa được công bố rộng rãi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội cho biết những trường hợp chết đã làm thủ tục thông báo về gia đình, còn đăng lên báo thì không có lợi trong dư luận xã hội vì nhiều vấn đề chưa được rõ ràng. Một số trường hợp do khâu kiểm tra sức khỏe không được kỹ nên ra nước ngoài gặp điều kiện lao động căng thẳng, cộng thêm có lao động không giữ mình nên đã uống rượu, dẫn đến đột tử. Có thông tin về trường hợp người lao động mất do tai nạn nhưng hai tháng sau gia đình tại Việt Nam mới được báo tin.
Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Việt Nam, từ tháng 4 năm 2002 đến đầu năm 2008 đã có hơn 300 trường hợp người lao động Việt Nam chết tại Malaysia. Riêng năm 2007, Phóng viên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thống kê có ít nhất 100 lao động Việt Nam chết tại Malaysia. Con số này nhiều hơn hẳn các thị trường lao động khác, trong đó 1/3 thống kê do "đột tử". Có nhiều nghi vấn chưa giải đáp quanh vấn đề này vì nhiều nhân chứng tại Malaysia và gia đình các nạn nhân khẳng định những người bị chết đều khỏe mạnh, trước đó không có biểu hiện bệnh tật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc khám sức khỏe không cẩn thận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động bị đột tử phổ biến tại quốc gia này.
Tháng 12 năm 2011, ba lao động tại Nga thiệt mạng vì bị ngạt khí gas. Do xuất khẩu lao động theo đường dây bất hợp pháp nên khi chết, họ không được chôn cất mà chỉ được quấn vải rồi lấp đất lên.
=== Đơn vị tuyển dụng và sử dụng lao động ===
==== Chi phí môi giới ====
Công ty môi giới có trách nhiệm giúp người lao động làm thủ tục cư trú và giấy tờ thuế đồng thời tìm công việc thích hợp, sau đó nhận được một khoản cố định từ lương hàng tháng của người lao động.
Mặc dù theo luật định, mức trần tiền môi giới cho các thị trường cứ mỗi năm của hợp đồng không vượt quá một tháng lương của người lao động, tuy nhiên trong thực tế, nhiều công ty xuất khẩu đòi hỏi người lao động phải đóng phí môi giới cao hơn. Ngoài ra còn tiền dịch vụ (mức trần khoảng 10% của lương tháng, đóng trước 18 tháng) trả cho công ty xuất khẩu, chi phí đặt cọc "chống trốn", chi phí dạy nghề và ngoại ngữ trước khi xuất hành, vé máy bay lượt đi,... Nhiều lao động đã phải thế chấp đất và nhà cửa hay vay mượn để có đủ tiền lo chi phí.
Theo sự tính toán của báo Lao động: "Mức lương tối thiểu người lao động được hưởng là 15.840 Đài tệ/tháng. Bị trừ thuế tại Đài Loan: 3.168 đài tệ; phí cho công ty Việt Nam tuyển dụng lao động là 12%/tháng lương: 2.000 đài tệ; bảo hiểm tại Đài Loan: 46 đài tệ; phí môi giới 5.750 đài tệ. Mỗi tháng người lao động được ứng 2.000 đài tệ để sinh hoạt. Như vậy với mức lương 15.840 đài tệ/tháng, sau khi trừ các chi phí, người lao động chỉ tiết kiệm mỗi tháng khoảng 2.876 đài tệ. Số tiền này chỉ bằng 1/2 số tiền chi cho môi giới. Nếu với việc quy đổi khoảng 33 đài tệ = 1 USD thì họ chỉ còn giữ lại để gửi về nhà khoảng 87 USD/tháng. Như vậy có thể nói người lao động làm việc quần quật trong 1 tháng chủ yếu chỉ để trả cho các loại phí và chủ yếu là phí môi giới." Cứ mỗi người lao động thì công ty môi giới có thể hưởng lợi gấp ba lần số tiền mà mỗi người làm công có thể để dư được (phí môi giới gần gấp 2, và phí dịch vụ gần bằng) và gần phân nửa số lương tháng của họ, dù không phải trực tiếp lao động.
Theo luật của Đài Loan, mức phí môi giới lao động phải trả hàng tháng là từ 47 đến 56 USD, tuỳ thuộc thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, có nguồn tin cho biết có nhiều trường hợp bên môi giới lấy số tiền nhiều hơn mức cho phép và không quan tâm đến quyền lợi của người lao động.
==== Lừa đảo và buôn người ====
Đã có nhiều hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động từ cá nhân tự phát đến có tổ chức tại Việt Nam. Điều này xuất phát một phần từ nhu cầu muốn được xuất khẩu lao động từ phía người dân trong nước. Như năm 2011, kỳ thi tiếng Hàn đạt kỷ lục về lượng thí sinh tham dự với gần 67.000 người, gấp hơn 2 lần so với năm 2010 và hơn 8 lần so với năm 2009, trong khi số lượng hồ sơ phía Hàn Quốc đăng ký lựa chọn là 15.000 và chỉ nhận tuyển khoảng 13.000 người.
Theo số liệu của công an Thành phố Hà Nội, riêng khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến giữa 2007, tại Hà Nội có hơn 2.000 nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động sang Đài Loan và Hàn Quốc, tổng lợi nhuận chiếm đoạt là hơn 52 tỷ đồng. Tại Hà Nội còn có hiện tượng giả danh cán bộ quản lý, lừa đảo xuất khẩu lao động hoặc lừa đưa người đi xuất khẩu lao động bằng con đường du học. Mặc dù một số công ty vi phạm Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt hành chính với mức phạt chỉ từ 1500 USD trở xuống.
Nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia bị lừa đảo hợp đồng lao động và bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói, tìm kiếm sự can thiệp để về Việt Nam.
Đối với việc xuất khẩu lao động sang Nga, người lao động rất dễ bị lừa và không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp nếu không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép. Có hàng nghìn người Việt Nam bị rơi vào cảnh "nô lệ lao động" tại thị trường này. Họ bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài và lao động vất vả tại những xí nghiệp may phi pháp, bị bóc lột thậm tệ, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân và cũng không có khả năng tài chính trở về Việt Nam. Đầu năm 2012, một số lao động xuất khẩu bất hợp pháp tại Nga gọi điện cho báo giới Việt Nam cầu cứu về tình hình lao động mà không được trả lương cả năm, trốn ra ngoài thì bị báo cảnh sát bắt và phạt tiền.
Có tình trạng nhiều đối tượng, công ty lừa đảo người lao động Việt Nam chiếm đoạt tài sản hoặc đưa người lao động sang châu Âu bất hợp pháp. Ngoài ra còn có dấu hiệu hình thành các đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang châu Âu, bán vào các ổ mại dâm.
Từ 2004 đến 2008, khoảng 5.400 người đã chấp nhận vay mượn tiền để xuất ngoại đi lao động tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Úc nhưng không đi được vì bị lừa.
==== Vi phạm hợp đồng và bóc lột ====
Việc vi phạm hợp đồng có thể diễn ra từ nhiều phía: nhà môi giới, nhà tuyển dụng hoặc lao động.
Các lao động Maylaysia bị nhà mội giới xuất khẩu bỏ mặc ngay sau khi sang nước ngoài, nhận được việc làm không theo nội dung như trong hợp đồng. Một số rơi vào tình trạng việc làm lúc có lúc không, bị quỵt lương, bị chuyển nơi làm việc nặng liên tục như bốc vác, hàn xì, đổ bê tông,... Đây là thị trường được xem la có thu nhập thấp, rủi ro cao. Thu nhập bình quân của các lao động này ở Malaysia là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Người lao động có thể phải làm việc 12 giờ mỗi ngày tại những công trường công việc nặng nhọc trong điều kiện lao động nguy hiểm mà công nhân địa phương không chịu làm và nhiều tháng liền không được trả lương đồng thời bị ngược đãi. Phản đối điều này, năm 2005, một nhóm lao động Việt Nam đã biểu tình trước tòa tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Tương tự, tại Đài Loan, công việc chính của người lao động xuất khẩu là làm trong các ngành mà người dân địa phương không đoái hoài hoặc chê vì lương quá thấp.
Tại Qatar, số lao động Việt Nam có tỷ lệ vi phạm hợp đồng cao do các yếu tố như 95% tham gia công việc xây dựng nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt, thu nhập trên 200 USD/tháng, khác biệt lớn về văn hoá, các vấn đề về pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp cùng một số yếu tố kinh doanh, cờ bạc, trộm cắp phát sinh từ phía lao động Việt Nam.
Tại Cộng hòa Séc, người lao động Việt Nam gặp phải tình trạng bóc lột, bỏ đói và nhiều vấn đề phức tạp khác. Giới truyền thông đại chúng Séc sử dụng rộng rãi cụm từ "nô lệ thời đại mới" để nói về những công nhân ngoại quốc.
Năm 2010, 120 người lao động thời vụ Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức biểu tình để phản đối điều kiện làm việc.
=== Tình hình thế giới ===
Tình hình bất ổn chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng ảnh hưởng đến lao động xuất khẩu. Năm 2011, do cuộc khủng hoảng chính trị tại Lybia, Việt Nam đã phải sơ tán khẩn cấp hơn 10.000 lao động về nước. Những lao động này khi trở về phải đối mặt với các khoản nợ không nhỏ đã vay trước khi đi xuất khẩu. Trước đó, năm 1991, Việt Nam đã sơ tán khoảng 18.000 lao động làm việc tại Iraq do chiến tranh vùng Vịnh. Một số khó khăn khác có thể kể đến như: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công châu Âu và sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động như Trung Quốc, Indonesia,...
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Những văn bản pháp quy liên quan đến Xuất khẩu lao động tại trang Ban Quản lý Lao động tại Đài Bắc.
Xuất khẩu lao động Việt Nam: hơn cả buôn ma tuý!
Chuyện Kể Của Người Trực Tiếp Cứu Giúp Nạn Nhân Buôn Người Ở Malaysia |
narayanganj.txt | Narayanganj là một thành phố tại miền Trung của Bangladesh. Thành phố tọa lạc tại Narayanganj District, gần thủ đô Dhaka và có dân số 220.000 người. Thành phố nằm bên sông Shitalakshya, nơi có cảng sông. Thành phố Narayanganj là một trung tâm công nghiệp và kinh doanh, đặc biệt là nơi có các nhà máy chế biến và các cơ sở buôn bán sợi đay và ngành dệt.
== Lịch sử ==
Thị trấn lấy tên từ Bicon Lal Pandey, một lãnh đạo tôn giáo Hindu cũng có tên là Benur Thakur hay Lakhsmi Narayan Thakur. Ông ta đã thuê khu vực này từ Công ty Đông Ấn Anh năm 1766 sau Trận chiến Plassey. Một bưu điện đã được xây ở đây vào năm 1882. Đô thị Narayanganj đã được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1876. Bệnh viện đầu tiên của khu vực, Bệnh viện Narayanganj Victoria đã được lập năm 1885 bởi chính quyền đô thị và đóng góp tài chính từ Harakanta Banerjee.
== Tham khảo ==
Bản mẫu:BDeshCities
23°37′B 90°30′Đ |
mozambique.txt | Mozambique, chính thức là Cộng hòa Mozambique (phiên âm Tiếng Việt: Mô-dăm-bích; tiếng Bồ Đào Nha: Moçambique hay República de Moçambique, ), là một quốc gia ở đông nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương về phía đông, Tanzania về phía bắc, Malawi và Zambia về phía tây bắc, Zimbabwe về phía tây, Swaziland và Nam Phi về phía tây nam. Vasco da Gama đã đến đây năm 1498 và quốc gia này đã bị Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa năm 1505. Đến năm 1510, người Bồ Đào Nha đã kiểm soát hết các vương quốc Hồi giáo Ả Rập ở bờ đông châu Phi.
Quốc gia này là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia tiếng Bồ Đào Nha và của Commonwealth of Nations. Mozambique (Moçambique) được đặt tên theo Muça Alebique, một quốc vương Hồi giáo. Mozambique lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 6 năm 1975
== Lịch sử ==
Giữa thế kỷ 1 và thế kỷ 4 sau Công nguyên, làn sóng dân nói tiếng Bantu đã nhập cư từ phía tây và bắc qua thung lũng sông Zambezi và dần dần xâm nhập vào cao nguyên và các khu vực ven biển. Họ là những người nông dân và thợ sắt.
Các thương gia Indonesia và Ấn Độ thường xuyên đến các vùng duyên hải. Vào thế kỉ 12, người Ả Rập đến lập các thương điếm và khai thác cạn kiệt tài nguyên của vùng.
Năm 1498, Vasco da Gama lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất này. Năm 1544, Lourenco Marques cho xây dựng thành phố mang tên ông ta (thành phố Maputo hiện nay). Trong 2 thế kỉ 17 và 10, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha được khẳng định trong vùng hạ thung lũng phía đông, nơi đây trở thành trung tâm mua bán nô lệ. Biên giới thuộc địa mới của người Bồ Đào Nha được ấn định qua các hiệp ước với Đức và Anh (1886- 1893).
Đầu thế kỷ 20, người Bồ Đào Nha đã chuyển quyền điều hành quản lý Mozambique cho các công ty tư nhân lớn như Mozambique Company, Zambezi Company và Niassa Company, các công ty thuộc quyền kiểm soát và cung cấp tài chính của nước Anh, quốc gia thiết lập các tuyến đường ray từ đây đi các nước láng giềng và cung cấp lao động người Phi (thường là bắt buộc và với giá rẻ mạt) cho các đồn điền và hầm mỏ ở các thuộc địa Anh quốc gần đó và ở Nam Phi. Do chính sách và kế hoạch phát triển chủ yếu là mang lại lợi ích cho người Bồ Đào Nha nên người ta ít quan tâm đến việc hội nhập và phát triển của các cộng đồng dân Mozambique bản địa. Do đó, những người bản xứ chịu cảnh phân biệt đối xử cũng như sức ép xã hội. Mozambique trở thành một tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha năm 1951.
Năm 1962, Eduardo Mondlane và Mục sư Uria Simango thành lập Mặt trận Giải phóng Mozambique (FRELMO), đặt căn cứ tại thành phố Dar es-Salaam ở Tanzania. Năm 1964, Mặt trận Giải phóng Mozambique tiến hành các cuộc chiến tranh du kích chống lại ách thống trị Bồ Đào Nha. Nãm 1965, tổ chức này giành quyền kiểm soát 20% lãnh thổ nhưng những bất đồng nội bộ dẫn đến việc ám sát Mondlane năm 1969.
Mặt trận giải phóng Mozambique (FRELIMO) đã khởi xướng một chiến dịch chiến tranh du kích chống lại sự cai trị của Bồ Đào Nha vào tháng 9 năm 1964. Xung đột này, cùng với các xung đột khác ở các thuộc địa Bồ Đào Nha như Angola và Guinea-Bissau, đã trở thành cuộc chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha (1961-1974). Năm 1973, Bồ Đào Nha buộc phải đưa đến 40.000 quân để trấn áp quân nổi dậy. Năm 1975, Mozambique tuyên bố trở thành nước Cộng hòa độc lập.
Sau 10 năm chiến tranh và sau cuộc trở lại dân chủ của Bồ Đào Nha thông qua một cuộc đảo chính quân sự ở Lisboa (cách mạng cẩm chướng tháng 4 năm 1974), FRELIMO đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ này. Trong vòng 1 năm, hầu như toàn bộ dân Bồ Đào Nha đã rời quốc gia này, một số vì sợ hãi, một số bị buộc phải ra đi. Mozambique độc lập khỏi Bồ Đào Nha ngày 25 tháng 6 năm 1975.
Nhưng sau đó, từ năm 1976 đến năm 1992, nước này lâm vào một cuộc nội chiến đẫm máu, cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người.
Tháng 10 năm 1994, cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên ở Mozambique đã bầu trực tiếp Tổng thống và 250 đại biểu Quốc hội. Ông Joaquim Alberto Chissano, Chủ tịch Đảng Frelimo đắc cử Tổng thống, Đảng FRELIMO giành được 129 trong tổng số 250 ghế đại biểu Quốc hội. Ngày 9 tháng 12 năm 1994, Tổng thống J.A.Chissano tuyên thệ nhậm chức và thành lập Chính phủ đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
Mặc dù chưa bao giờ chịu sự chi phối của nước Anh, nhưng năm 1995, Mozambique lại bày tỏ mong muốn tham gia vào Khối thịnh vượng chung Anh.
Tháng 7 năm 2003, Mozambique là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi (AU).
Tháng 12 năm 2004, Mozambique đã phải trải qua một thời kỳ chuyển giao quyền lực khi Joaquim Chissano rút lui khỏi chính trường sau 18 năm lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử Tổng thống đã diễn ra vào tháng 12 năm 2004 với tháng lợi thuộc về Armando Emilio Guebuza. Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2009, ông Guebuza đã tái đắc cử Tổng thống với 76,3% số phiếu bầu.
=== Xung đột và nội chiến ===
Chủ tịch đảng Mặt trận Giải phóng Mozambique, Samora Machel, trở thành Tổng thống. Machel tiến hành quốc hữu hóa các lãnh vực kinh tế, giáo dục và y tế.
Đất nước lại rơi vào nội chiến giữa Mặt trận Giải phóng Mozambique và phong trào Kháng chiến Dân tộc Mozambique thành lập năm 1981 và được Nam Phi hậu thuẫn.
Năm 1986, Tống thống Machel qua đời trong một tai nạn máy bay. Joaquim Chissano trở thành nhà lãnh đạo mới của đất nước. Hiến pháp năm 1990 thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1992, Mặt trận Giải phóng Mozambique và tổ chức Kháng chiến Dân tộc Mozambique ký hiệp ước hòa bình dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc. J. Chissano trở thành Tổng thống sau cuộc tuyển cử tự do năm 1994 và tái đắc cử năm 1999.
== Đơn vị hành chính ==
Mozambique được chia thành 10 tỉnh (provincias) và 1 thành phố thủ đô (cidade capital) ngang cấp tỉnh. Các tỉnh lại được chia ra thành 129 huyện (distrito). Các huyện được chia thành 405 "Postos Administrativos" (điểm hành chính) và chia tiếp thành các localidade (thôn làng), cấp địa lý thấp nhất. Từ năm 1998, 33 "Municípios" (đô thị) đã được lập ở Mozambique.
== Địa lý ==
Mozambique ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Tanzania; Tây giáp Malawi,Zambia, Zimbabwe, Nam Phi, Swaziland; Đông giáp Ấn Độ Dương. Lãnh thổ quốc gia gồm vùng đồng bằng rộng lớn ven biển (45% diện tích lãnh thổ) trải dài trên 2.000 km từ Bắc đến Nam. Vùng núi (đỉnh Namuli, 2.419 m) và cao nguyên trải rộng ở phía tây Bắc rồi thoải dần về phía nam.
== Chính trị ==
Mozambique theo chế độ cộng hòa, đa đảng. Các đảng phái: Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng FRELIMO. Ngoài ra, còn có các đảng RENAMO, Đảng Dân chủ Mozambique (PDM), Đảng Liên minh dân chủ Mozambique (CODEMO), Đại hội Độc lập Mozambique (COINMO). Tổng thống được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm là người đứng đầu nhà nước. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định là người đứng đầu chính phủ Tổng thống hiện nay là ông Armando Emilio Guebuza (cũng là Chủ tịch Đảng FRELIMO) và Thủ tướng là bà Luisa Diogo. Quốc hội: Có 250 ghế, được bầu bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay Quốc hội do Đảng FRELIMO chiếm đa số.
== Đối ngoại ==
Mozambique là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU), là một lực lượng nòng cốt trong Phong trào không liên kết (KLK), Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha (PALOP), Khối thịnh vượng chung Anh (Commonwealth), là thành viên Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC).
Với cương vị Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2003, Mozambique đã đóng góp tích cực vào việc giải quyết xung đột, tăng cường hợp tác đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước châu Phi và các nước đang phát triển.
Trong chính sách đối ngoại, Mozambique ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các nước bạn bè truyền thống như Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
== Kinh tế ==
Nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế: người bản xứ trồng các loại cây lương thực (lúa mì, lúa gạo, ngô, sắn, lạc); còn trên các vùng canh tác lớn, người châu Âu trồng các loại cây phục vụ ngành xuất khẩu (bông vải, điều, mía, cây có sợi, chè và cơm dừa khô). Ngành đánh bắt cá biển cũng giữ vai trò đáng kể: tôm là mặt hàng chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu quốc gia. Ngoài ra, hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác là hạt điều và đường. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai. Nguồn tài nguyên khoáng sản (mica, sắt, đá quý) và năng lượng (thủy điện, than đá, khí đốt) tương đối dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác.
Kinh tế Mozambique bị suy sụp do các cuộc chiến tranh du kích và nội chiến kéo dài suốt 30 năm, là một trong những nước nghèo nhất thế giới phải nhờ đến sự giúp đỡ của quốc tế.
Tuy nhiên, từ đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, Mozambique tiến hành một loạt cải cách kinh tế. Hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế đều được tự do hóa trong một chừng mực nào đó.
Hơn 900 doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa. Từ năm 1996, lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái ổn định. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mozambique đạt 10% từ năm 1997 đến năm 1999. Tuy vậy đất nước này còn phải phụ thuộc vào sự trợ giúp nước ngoài để cân bằng ngân sách và bù vào sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu
Ngoài ra việc xuất khẩu điện (có đập thủy điện nổi tiếng Cahora Bassa), dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế Mozambique.
Hiện nay Mozambique đạt nhiều thành công trong quá trình cải cách kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế, duy trì mức tăng trưởng liên tục từ 7% đến 8%/năm. Các chỉ số kinh tế: GDP: 5,6 tỷ USD (2005), đạt mức tăng trưởng 7,2%. Cũng trong năm 2005, xuất khẩu đạt 1,69 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD.
Năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 6,96 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 7,5%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 300 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 23,1% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, bò. Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 30,2% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 46,7% GDP (2007). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,73 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2007, Mozambique nhập khẩu 3,03 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may…
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Mozambique là 10,21 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 8,3%. Như vậy, GDP bình quân đầu người của Mozambique là gần 500 USD/người/năm.
Là một nước nông nghiệp, nông nghiệp thu hút khoảng 81% lực lượng lao động và đóng góp vào khoảng 28,8% GDP của Mozambique. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của nước này là: sợi bông, mía, chè, lúa miến, cùi dừa, lạc, hạt điều, hoa quả nhiệt đới, khoai tây, bò. Trước đây nước này xuất khẩu hạt điều đạt 29.000 tấn/năm đứng thứ ba châu Phi. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu trong nước, do vậy hàng năm, Mozambique phải nhập từ 20-30 vạn tấn gạo. Đây là một cơ hội để gạo của Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Công nghiệp chỉ thu hút 6% lao động nhưng đóng góp vào 26% GDP của Mozambique. Mozambique xuất khẩu lượng điện tương đối lớn nhờ có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa.
Dịch vụ của Mozambique khá phát triển, thu hút 13% lực lượng lao động và đóng góp 45,2% GDP (2010). Các dịch vụ cảng, đường giao thông quá cảnh sang các nước láng giềng là nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế nước này.
Về ngoại thương, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mozambique ra thế giới đạt 2,51 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của nước này là nhôm, tôm, sợi bông, đường, gỗ xây dựng, cam quýt, điện. Các nước mà Mozambique xuất hàng sang chủ yếu là Hà Lan, Nam Phi, Malawi.
Năm 2010, Mozambique nhập khẩu 3,53 tỷ USD hàng hoá như: máy móc thiết bị, sản phẩm hoá học, sản phẩm kim loại, lương thực, hàng dệt may… Đối tác chính là Nam Phi, Hà Lan, Ấn Độ, Trung Quốc.
== Dân số ==
Dân số Mozambique hiện khoảng 24.905.585 người. Với thành phần dân tộc đa dạng: người bản xứ gốc Phi chiếm 99.66% (bao gồm người Makhuwa, Tsonga, Lomwe, Sena, và các dân tộc khác),người châu Âu 0.06%, lai 0.2%, người Ấn Độ 0.08%.
== Giáo dục ==
Nền giáo dục của Mozambique còn gặp nhiều khó khăn do tình hình đất nước bất ổn; đói nghèo; tình trạng thiếu trường lớp, giáo viên... Đầu thập kỉ 1990, khoảng 67% dân số vẫn còn mù chữ. Mozambique có một trường Đại học chính là Eduardo Mondlane ở thủ đô Maputo.
== Tôn giáo ==
Điều tra dân số năm 2007 cho thấy rằng các Kitô hữu chiếm 56,1% dân số và người Hồi giáo chiếm 17,9% dân số. Có 7,3% là các tín ngưỡng khác, chủ yếu là vạn vật hữu linh, và 18,7% không có niềm tin tôn giáo.
Giáo hội Công giáo Rôma Mozambique đã thành lập mười hai giáo phận (Beira, Chimoio, Gurué, Inhambane, Lichinga, Maputo, Nacala, Nampula, Pemba, Quelimane, Tete, và Xai-Xai, 3 tổng giáo phận là Beira, Maputo và Nampula).
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập một sự hiện diện ngày càng tăng ở Mozambique. Nó đã bắt đầu gửi các nhà truyền giáo đầu tiên đến Mozambique vào năm 1999, và, tháng 12 năm 2011, đã có hơn 5600 thành viên.
Hồi giáo là tôn giáo của khoảng 4 triệu người Mozambique, hay khoảng 17,9% tổng dân số. Phần lớn là người Hồi giáo Sunni, mặc dù một số ít là người Hồi giáo Shia cũng đã được đăng ký. Những người Hồi giáo bao gồm chủ yếu là người Mozambique bản địa, người gốc Nam Á (Ấn Độ và Pakistan), và một số lượng rất nhỏ người gốc Bắc Phi và Trung Đông.
Còn nhiều
== Âm nhạc ==
== Xem khác ==
== Mục lục ==
== Liên kết ngoài == |
kousoku sentai turboranger.txt | Kousoku Sentai Turboranger (tạm dịch là chiến đội cao tốc Turboranger) là phần thứ 13 của dự án nổi tiếng tokusatsu trong năm 1989. Ngày xưa, con người đã bị bộ tộc ác quỷ đe doạ. Giới Tiên lo cho loài người nên đã phong ấn bộ tộc ác quỷ. Nhưng ngày nay, sự ô nhiễm của chúng mạnh lên nên phép thuật của Giới Tiên bị suy yếu nên chúng thoát khỏi phong ấn, Giới Tiên lo cho loài người nên đã trao cho 5 học sinh trung học "Ngọn lửa nhiệt huyết" để họ trở thành những Turboranger chống lại bộ tộc ác quỷ.
Nhân vật:
Riki Honoo/ Red Turbo
Daichi Yamata/ Black Turbo
Youhei Hama/ Blue Turbo
Shunsuke Hino/ Yellow Turbo
Haruna Morikawa/ Pink Turbo
Bộ phim thành công với 51 tập và 1 movie và đây cũng là Sentai đầu tiên có căn cứ của cả đội hoá thành Mecha
Trong the movie Gokaiger vs Goseiger vs Super Sentai 199 Hero Daikesen thì Riki Honoo/ Red Turbo xuất hiện và trao sức mạnh tối thượng của Turboranger cho Gokaiger.
== Tham khảo == |
nam sudan.txt | Nam Sudan (phiên âm: Nam Xu-đăng, tiếng Ả Rập: جنوب السودان, Janūb as-Sūdān), tên đầy đủ là Cộng hòa Nam Sudan, là một quốc gia ở Đông Phi, không giáp biển nằm trên phần phía nam của Cộng hòa Sudan trước đây. Thủ đô là thành phố Juba. Đất nước này có biên giới với Ethiopia ở phía đông; Kenya, Uganda, và Cộng hòa Dân chủ Congo ở phía nam; và Cộng hòa Trung Phi ở phía tây. phía bắc giáp với Sudan, là nước có dân cư chủ yếu là người Ả Rập và người Phi theo Hồi giáo. Nam Sudan gồm vùng đầm lầy Sudd rộng lớn mà nguyên là sông Nin trắng, người dân địa phương gọi nơi này là Bahr al Jebel.
Tình trạng tự trị của khu vực là một điều kiện của Hiệp ước Hòa bình Toàn diện giữa Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) và Chính phủ Sudan, đại diện là Đảng Quốc Đại để kết thúc Nội chiến Sudan lần 2. Xung đột này là cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử tại Châu Phi.
Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Nam Sudan được tổ chức vào tháng 1 năm 2011, với kết quả 98,83% cử tri lựa chọn ly khai. Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir, chấp nhận kết quả và ra một Sắc lệnh Cộng hòa phê chuẩn kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Nam Sudan tuyên bố độc lập vào ngày thứ bảy, 9 tháng 7 năm 2011, và hình thành nên một quốc gia trẻ nhất tại châu Phi và cả thế giới.
== Lịch sử ==
Có khá ít tài liệu về lịch sử của các tỉnh miền nam của Sudan cho đến khi người Ai Cập bắt đầu cai trị Bắc Sudan vào đầu những năm 1820 và sau đó tiếp tục vươn về phía nam. Các thông tin trước thời kỳ này phần lớn là qua truyền miệng. Theo truyền thống tín ngưỡng của người dân Nam Sudan, các dân tộc Nin như Dinka, Nuer, Shilluk, và các dân tộc khác đã lần đầu tiến vào nam Sudan trong khoảng thế kỷ thứ 10. Trong thời kỳ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, các bộ tộc di trú mà phần lớn trong đó đến từ khu vực Bahr el Ghazal đã đến địa bàn nam Sudan hiện nay. Người Azande vốn không thuộc nhóm các dân tộc Nin, đã đến nam Sudan vào thế kỷ 16 và sau đó lập nên một nhà nước lớn nhất tại đây. Người Azande hiện là dân tộc đông dân thứ ba tại Nam Sudan. Họ sống tại các quận Maridi, Yambio và Tambura ở vành đai rừng mưa nhiệt đới thuộc miền tây Equatoria và Bahr el Ghazal. Vào thế kỷ 18, người Avungara đã di cư đến và họ đã nhanh chóng áp đặt quyền lực của mình lên người Azande. Sức mạnh của người Avungara đã được duy trì vững chắc cho đến khi Đế quốc Anh xuất hiện tại khu vực vào cuối thế kỷ 19. Các chướng ngại địa lý đã khiến cho Hồi giáo đã không thể lan truyền được xuống miền nam và người dân nam Sudan vẫn giữ được các di sản xã hội và văn hóa cũng như thể chế chính quyền và tôn giáo của mình.
Người Azande đã có quan hệ khá khó khăn với các dân tộc láng giềng có tên là Moro, Mundu, Pöjulu và các nhóm nhỏ tại Bahr el Ghazal vì chính sách bành trướng của Vua Gbudwe trong thế kỷ 18. Người Azande cũng đã từng phải chiến đấu với người Pháp và Bỉ và Mahdist để bảo toàn nền độc lập của mình. Ai Cập dưới sự trị vì của Khedive Isma'il Pasha, đã lần đầu tiên cố gắng thuộc địa hóa khu vực vào những năm 1870, và sau đó lập nên tỉnh Equatoria ở phần phía nam. Thống sứ Ai Cập đầu tiên là Samuel Baker, được ủy quyền năm 1869, tiếp theo sau là Charles George Gordon năm 1874 và Emin Pasha vào năm 1878. Khởi nghĩa Mahdist trong những năm 1880 đã làm mất ổn định tỉnh mới thành lập này, và Equatoria trên thực tế đã không còn là một tiền đồn của Ai Cập từ năm 1889. Các điểm định cư quan trọng tại Equatoria gồm có Lado, Gondokoro, Dufile và Wadelai. Năm 1947, Anh Quốc đã hy vọng sáp nhập phần phía nam của Sudan với Uganda nhưng đã không thành công tại Hội nghị Juba, hội nghị này đã hợp nhất hai miền bắc và nam Sudan.
Nam Sudan đã chịu sự ảnh hưởng tiêu cực từ hai cuộc nội chiến từ khi Sudan giành được độc lập – Chính phủ Sudan đã giao tranh với quân nổi dậy người Anyanya từ 1955 đến 1972 trong Nội chiến Sudan lần 1 và sau đó là với Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA/M) trong Nội chiến Sudan lần 2 suốt 21 năm kể từ khi SPLA/M được thành lập vào năm 1983. Hậu quả của nội chiến là cơ sở hạ tầng không những không được phát triển mà còn bị phá hủy hay di dời. Hơn 2,5 triệu người đã chết và hơn 5 triệu người phải đi lánh nạn ở nước ngoài trong khi những người khác tị nạn ngay trong nước, họ trở thành những người tị nạn do nội chiến và những ảnh hưởng của nó. Nam Sudan chủ yếu là nông thôn và nông nghiệp là kế sinh nhai chủ yếu. Bắt đầu năm 2005, kinh tế đã bắt đầu một sự chuyển biến từ chủ yếu là nông thôn sang phát triển các khu vực thành thị.
== Địa lý ==
Nam Sudan được bao phủ bởi những cánh rừng nhiệt đới, đầm lầy và đồng cỏ. Sông Nin Trắng chảy dọc theo đất nước và nằm sát bên thủ đô Juba. Nam Sudan là khu vực được bảo vệ vì nước này là nơi có số động vật hoang dã di trú lớn thứ hai trên thế giới. Các khảo sát đã phát hiện ra Công viên quốc gia Boma, ở biên giới phía tây giáp với Ethiopia, cũng như khu vực đầm lầy Sudd và Công viên quốc gia Miền Nam gần biên giới với CHDC Congo, là môi trường sống cho một số lượng lớn linh dương sừng cong, linh dương châu Phi, linh dương topi, trâu, hươu cao cổ, voi và sư tử. Các khu rừng tại Nam Sudan cũng là môi trường sinh sống của linh dương Bongo, lợn rừng khổng lồ, lợn sông đỏ, voi rừng, tinh tinh, và khỉ hoang. Các nghiên cứu bắt đầu năm 2005 do Hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS)cộng tác với chính phủ khu tự trị Miền Nam Sudan đã khám phá nhiều điều có ý nghĩa, việc suy giảm số lượng động vật hoang dã là có thực, nhưng đáng kinh ngạc là số linh dương di trú lên tới 1,3 triệu con ở phía đông nam vẫn chưa hề bị tách động.
Theo WWF, có một số vùng sinh thái trên khắp Miền Nam Sudan: Thảo nguyên Đông Sudan, Thảm rừng-tháo nguyên Bắc Congo, Đồng cỏ ngập nước Sahara (Sudd), Thảo nguyên cây Keo Sahelia, Rừng núi Đông Phi, và Đất hoang và cây bụi Keo-Mộc dược Miền Bắc.
== Ngoại giao ==
Sau khi Nam Sudan giành được độc lập, mối quan hệ giữa nước này và Sudan đã thay đổi. Tổng thống Omar al-Bashir ban đầu tuyến bố vào tháng 1 năm 2011 rằng người dân sẽ có thể sở hữu quốc tịch kép của miền Bắc và miền Nam, song ông đã rút lại đề nghị nay sau khi Nam Sudan độc lập. Ông cũng đề nghị một liên minh theo mô hình EU. Essam Sharaf, người giữ chức Thủ tướng Ai Cập sau Cách mạng Ai Cập 2011, đã thực hiện chuyến thăm ngoại giao đầu tiên của mình đến Khartoum và Juba để chuẩn bị cho sự ly khai của Nam Sudan. Israel đã nhanh chóng công nhận Nam Sudan là một quốc gia độc lập, Israel cũng là quốc gia đang có hàng nghìn người tị nạn đến từ Nam Sudan, những người này phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất về quê hương của họ.
Nam Sudan là một nhà nước thành viên của Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Phi, và Thị trường chung Đông và Nam Phi. Nam Sudan cũng có kế hoạch để gia nhập vào Khối Thịnh vượng chung, Cộng đồng Đông Phi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và Ngân hàng Thế giới. Việc trở thành thành viên đầy đủ của Liên đoàn Ả Rập được đảm bảo, song nước này cũng có thể lựa chọn tham gia với tư cách quan sát viên.. Nam Sudan cũng đã được kết nạp vào UNESCO ngày 03 Tháng năm 11 2011 Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Nam Sudan chính thức gia nhập vào Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển, một tổ chức khu vực của các nước Đông Phi.
== Nhân khẩu ==
=== Ngôn ngữ ===
Nam Sudan gồm trên 200 dân tộc và cùng với Nuba Hills lân cận là một trong ba khu vực đa dạng về ngôn ngữ nhất tại châu Phi. Tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ được rất ít người sử dụng, chỉ khoảng vài nghìn người.
Ngôn ngữ chính thức duy nhất của Nam Sudan là tiếng Anh). Tiếng Ả Rập thông tục cũng được sử dụng rộng rãi và tiếng Ả Rập Juba, một loại tiếng bồi được sử dụng xung quanh thủ đô. Ngôn ngữ bản địa có nhiều người sử dụng nhất là Dinka, với khoảng 2–3 triệu. Dinka là một ngôn ngữ Tây Nin; có quan hệ gần gũi với ngôn ngữ có nhiều người sử dụng thứ hai là Tiếng Nuer, và xa hơn là Tiếng Shilluk. Các ngôn ngữ Đông Nin chính gồm Tiếng Bari và Tiếng Otuho. Ngoài Ngữ hệ Nin, Tiếng Zande là ngôn ngữ có số người sử dụng đông thứ ba tại đất nước và thuộc Nhóm ngôn ngữ Ubangi. Tiếng Jur Modo thuộc Ngữ hệ Bongo-Bagirmi.
=== Dân cư ===
==== Điều tra 2008 ====
"Điều tra Dân số và Nhà ở lần thứ năm của Sudan", được thực hiện khi Sudan còn toàn vẹn, đã được tổ chức vào tháng 4 năm 2008. Tuy nhiên kết quả thống kê về Nam Sudan không được chính quyền Nam Sudan chấp nhận vì theo họ "Cục Thống kê Trung ương tở Khartoum đã từ chối chia sẻ số liệu thống kê dạng thô về đất nước Sudan với trung tâm điều tra, thống kê và đáng giá Nam Sudan." Cuộc điều tra này cho thấy dân số Nam Sudan là 8,26 triệu người, Tuy nhiên, Tổng thống Salva Kiir đã "nghi ngờ con số đã bị làm giảm đi ở một vài khu vực và được làm cho tăng lên ở một số khu vực khác", và cuối cùng đã "không chấp nhận" kết quả." Ông cũng tuyên bố rằng dân số Nam Sudan thực ra chiếm một phần ba dân số Sudan, trong khi cuộc điều tra chỉ là 22%. Nhiều người Nam Sudan cũng nói rằng họ đã không được thống kê "do thời tiết xấu, phương tiện thông tin và giao thông thiếu, và một số khu vực đã không thể tiếp cận, trong khi đó nhiều người Nam Sudan vẫn đang sống lưu vong tại các nước làng giềng, dẫn tới 'các kết quả không thể được chấp nhận', theo nhà đương cục Nam Sudan." Cố vấn trưởng người Mỹ của cuộc điều tra tại miền nam nói rằng phạm vi điều tra chỉ vươn tới 89% dân số.
==== Điều tra 2009 ====
Năm 2009 Sudan bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra mới để phục vụ cho Trưng cầu dân ý miền Nam Sudan năm 2011, và được nói là cũng bao gồm người Nam Sudan lưu vong. Tuy nhiên sáng kiến này đã bị chỉ trích khi chỉ điều tra những nước có ít người Sudan lưu vong sinh sống mà bỏ qua những nước có số lượng lớn. Ngoài nhưng người sống lưu vong, có khoảng 1,5 triệu người Nam Sudan hiện đang cư trú tại thủ đô Khartoum của Sudan có ý định hồi hương sau khi độc lập.
=== Tôn giáo ===
Theo một số học giả và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phần lớn người Nam Sudan vẫn duy trì các tín ngưỡng truyền thống/bản địa và tín đồ Công giáo là thiểu số (mặc dù có ảnh hưởng). Tuy nhiên, một vài tổ hợp truyền thông đưa tin rằng đa số là người Công giáo và Giáo hội Tân giáo Hoa Kỳ tuyên bố có một số lượng lớn là tín đồ của Cộng đồng Anh giáo (Anglican Communion) do Giáo hội Tân giáo Sudan quản lý: 2 triệu thành viên năm 2005, 4 triệu, hay một nửa dân số vào năm 2011. Tín ngưỡng thuyết vật linh hiện được cho là hòa trộn với niềm tin Thiên Chúa.
Theo Đơn vị Nghiên cứu Liên bang của Thư viện Quốc hội Mỹ: "Đầu thập kỷ 1990 có thể không hơn 10% dân số nam Sudan là tín đồ Thiên Chúa giáo".. Trong những năm gần đây, Giáo hội Công giáo được phát triển và được coi là để đối chọi với người Ả Rập và người Phi theo Hồi giáo ở miền bắc; Tuy nhiên, điều này là đặc trưng tiêu biểu cho nạn phân biệt chủng tộc, đúng hơn là ngược đãi tôn giáo giữa người Ả Rập chiếm đa số ở miền Bắc và người châu Phi da đen ở miền nam..
== Hành chính ==
Hiệp ước Hòa bình Toàn diện xác định Nam Sudan là khu vực gồm 3 tỉnh (Bahr el Ghazal, Equatoria, và Đại Thượng Nin) cáu thành Khu tự trị Nam Sudan, và không đề cập đến Dãy núi Nuba, Abyei và Nin xanh. Bang Dãy núi Nuba (đầy đủ là Nam Kurdufan) và Bang Nin Xanh sẽ cần đến việc tổ chức "hỏi ý kiến nhân dân".
Hiện tại, Nam Sudan được chia thành 10 bang:
Bahr el Ghazal
Tây Bahr el Ghazal
Bắc Bahr el Ghazal
Warrap
Lakes
Equatoria
Đông Equatoria
Trung Equatoria
Tây Equatoria
Đại Thượng Nin
Jonglei
Unity
Thượng Nin
Mười bang này được chia tiếp thành 86 quận
== Kinh tế ==
Sudan xuất khẩu gỗ vào thị trường quốc tế. Một số các tiểu bang với các teaks tốt nhất được biết đến và cây gỗ tự nhiên cho Tây xích đạo và CentOne của các đặc điểm tự nhiên của Nam Sudan là sông Nile sông có nhiều nhánh sông có nguồn trong nước. Khu vực này cũng chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, quặng sắt, đồng, quặng crôm, kẽm, vonfram, mica, bạc, vàng, và thủy điện. Nền kinh tế của đất nước, cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, là phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Một số sản phẩm nông nghiệp bao gồm bông, lạc (đậu phộng), lúa miến, kê, lúa mì, Ả Rập kẹo cao su, mía, sắn (bột sắn), xoài, đu đủ, chuối, khoai lang, và mè. Ở Trung xích đạo một số đồn điền gỗ tếch Kegulu, lâu đời nhất trữ lượng rừng trồng là Kawale, Lijo, loka Tây và Nuni. Tây xích đạo tài nguyên gỗ bao gồm Mvuba cây tại Zamoi.
Nam Sudan là một nước xuất khẩu gỗ trên thị trường quốc tế. Bang được biết đến với gỗ tếch và các cây gỗ tự nhiên là Tây Equatoria và sông Nin với nhiều phụ lưu của nó cung cấp một con đường vận chuyển thuận tiện. Khu vực này cũng bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như dầu mỏ, quặng sắt, đồng, quặng crôm, kẽm, wolfram, mica, bạc, vàng, và thủy điện. Cũng như các nước đang phát triển khác, kinh tế Nam Sudan phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Một số loại nông sản là bông, lạc, lúa miến, kê, lúa mì, gôm Ả Rập, mía đường, sắn, xoài, đu đủ, chuối, khoai lang, và vừng. Tại bang Trung Equatoria có một số đồn điền trồng gỗ tếch tại Kegulu.
=== Dầu mỏ ===
Nam Sudan chiếm 85% sản lượng dầu mỏ của cả Sudan. Thu nhập từ dầu mỏ theo Hiệp ước Hòa bình Toàn diện (Comprehensive Peace Agreement-CPA), đã được chia đều trong thời gian hiệp ước có hiệu lực. Thu nhập từ dầu mỏ đóng góp tới 98% ngân sách của chính phủ Nam Sudan. Dầu mỏ và các tài nguyên khoáng sản khác có thể tìm thấy trên khắp Nam Sudan, nhưng Bentiu đặc biệt được biết tới là nơi giàu dầu mỏ, trong khi Jonglei, Warap và bang Lakes có dự trữ tiềm năng.
Trong những năm gần đây, một lượng đáng kể các mỏ dầu với vốn ngoại quốc đã bắt đầu khoan lỗ tại Nam Sudan, làm tăng vị thế địa thế chính trị của khu vực. Máng dầu 1, 2, và 4 do một tập đoàn xuyên quốc gia quản lý là Công ty Kinh doanh Dầu mỏ Đại Nin (Greater Nile Petroleum Operating Company) (GNPOC). GNPOC gồm có các nhà đầu tư sau: Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation) (CNPC), với 40% cổ phần; Petronas (Malaysia), với 30%; Tập đoàn Dầu và Khí thiên nhiên (Oil and Natural Gas Corporation) (Ấn Độ), với 25%; và Sudapet chính quyền trung ương Sudan trước đây với 5%.
Các máng dầu khác ở miền Nam là máng 3 và 7 tại Đông Thượng Nin. Các máng dầu này do Petrodar kiểm soát với 41% thuộc CNPC, 40% của Petronas, 8% của Sudapet, 6% của Sinopec và 5% của Al Thani.
Các máng dầu chính khác ở miền Nam, chính quyền Khartoum gọi là Máng B, được trao cho một số nhà đầu tư. Total của Pháp đã công bố là họ được nhượng quyền khai thác trên một máng dầu rộng 90.000 km² vào những năm 1980 nhưng kể từ đó các hoạt động chỉ giới hạn do vũ lực. Nhiều đơn vị khác nhau của Quân đội/Phong trào Giải phóng Nhân dân Sudan SPLM/A đã tranh giành nhau kiểm soát các máng dầu và các lực lượng thân Naivasha đã bị loại bỏ khi lãnh đạo SPLM/A Dr. John Garang de Mabior mất quyền lực.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
=== Chính phủ Nam Sudan ===
Government of Southern Sudan
Government of Southern Sudan – USA and UN Mission
Government of Southern Sudan – UK Mission
Southern Sudan Legislative Assembly
=== Các đảng phái chính trị ===
SPLM Official Site
South Sudan Liberal Party Official Site
HELP Sudan International |
test cricket.txt | Test cricket là kiểu chơi cricket dài nhất. Một trận Test được hai quốc gia tham dự; nếu không có hai quốc gia thì không được ghi nhân là cái Test. Hiện bây giờ, có mười quốc gia được Hội Cricket Quốc tế (International Cricket Council)(ICC) cho ghi danh để chơi trận Test. ICC cho một quốc gia tham dự Test nếu quốc gia đó đạt được một trình độ chấp nhận. Một trận Test có thể lâu dài năm ngày; nếu một đội thắng trước năm ngày, thì trận chắm dứt sớm. Nêu sau năm ngày, không có một đồi thắng, thì kết quà là huề.
Trong thể thao Test cricket, mỗi đội thay phiên đánh và giao banh; mỗi đội được đanh banh tối đa là hai lần. Mục đích của thể thao là để đạt nhiều điểm hơn đôi kia, trong tổng cộng hai phiên đánh banh.
Trong Test cricket, để thắng, một đội phái làm đối lập bị loại hai lần (ngoài ra tình trạng một đội đầu hàn (declaration)). Nếu một đội đạt được nhiều điểm hơn, mà đối lập không có bị loài, mà tiếp tục thủ người giao banh, thành công tới cuối thời giơ tôi đa, vậy thì kết quả là huề (draw).
== Lịch sử ==
Trận Test đầu tiên được tổ chức năm 1877, do Anh và Úc tham dự. Sau đó Nam Phi bắt đầu tham dự năm 1889 và West Indies năm 1928 và New Zealand năm 1930 và Ấn Dộ năm 1935.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, Pakistan tách từ Ấn Độ và bắt đầu tham dư. Trong thời 1908s, Sri Lanka và Zimbabwe bắt đầu tham dư.
Quốc gia thứ mười là Bangladesh, được chấp nhận năm 2000.
Hiện bây giờ, có nhiều người kêu gọi cho Bangladesh bị mất phép chơi cricket, tài vì trinh độ quá thấp. Bangladesh đả tham dự hơn 50 trận Test mà chỉ thắng được một trận, mà thua nhiều hơn 40 trận
== Tham khảo == |
dầu cắt gọt kim loại.txt | Dầu cắt gọt kim loại (tiếng Anh: Metalworking fluid hay Cutting fluid) là loại chất lỏng được sử dung trong gia công kim loại, nhằm làm mát và bôi trơn vị trí kim loại được gia công. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm sạch những mảnh vụn kim loại xuất hiện trong quá trình gia công khỏi bề mặt chi tiết. Những năm gần đây, việc dùng dầu cắt mà thành phần chủ yếu là nước trở nên nhiều, nên người ta cũng gọi dầu cắt là dung dịch cắt.
== Phân loại ==
Dầu cắt gọt gồm hai loại chính:
Dầu không pha: là những dầu khi sử dụng không cần pha thêm dung môi. Chúng thường được sử dụng trong những giai đoạn gia công phát sinh ít nhiệt hoặc cần bôi trơn tốt.
Dầu pha: là những loại dầu khi sử dụng cần pha thêm dung môi (nước) để tạo thành dạng nhũ tương. Loại này thường được sử dụng trong các giai đoạn gia công phát sinh nhiệt lớn và cần mức độ bôi trơn thấp. Tùy theo yêu công công việc mà tỷ lệ dầu: nước có thể thay đổi.
== Nguồn gốc ==
Trong thời đại thao tác công cụ máy bằng tay, dầu cắt được sử dụng với mục đích làm giảm ma sát giữa vật cắt và dao cắt, chủ yếu là sử dụng 1 lượng nhỏ dầu cắt có tính dầu. Khi thay đổi từ dụng cụ thép gió sang dụng cụ siêu cứng, nếu máy móc trở thành thiết bị được điều khiển tự động, thì năng suất sản xuất sẽ tăng đột biến, thao tác của máy móc được tự động hoá, thì mục đích sử dụng dầu cắt bị biến đổi.
== Hiệu quả ==
Với việc sử dụng dầu cắt để làm mát, làm trơn điểm gia công, độ chính xác gia công và độ nhám về mặt sẽ được cải thiện, giảm được ma sát của dao cắt. Dầu cắt còn làm rửa trôi mạt cắt ra khỏi dụng cụ gia công hay vật cắt, cũng làm giảm phát sinh những sai sót gia công xảy ra do tích tụ vụn cắt. Hơn nữa, cũng giúp ích cho việc phòng tránh sự biến dạng do nhiệt của máy bởi lượng nhiệt phát sinh khi gia công. Những năm gần đây, người ta thường sử dụng phương pháp gia công bôi trơn với 1 lượng rất nhỏ dầu (Gia công MQL), hay gia công không dùng dầu cắt do liên quan đến tiết kiệm năng lượng hay việc sẽ ảnh hưởng nếu thải dầu ra môi trường. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những loại dầu như dùng dầu dạng phi dầu mỏ nhằm giảm thải ra môi trường.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Metalworking Fluids - NIOSH Workplace Safety and Health Topic - National Institute for Occupational Safety and Health |
danh sách quốc gia theo diện tích.txt | Đây là một danh sách các nước trên Thế giới xếp hạng theo tổng diện tích. Danh sách chỉ xếp hạng 193 thành viên Liên Hiệp Quốc cùng với Vatican (là Quốc gia có chủ quyền không bị tranh chấp); các Quốc gia không phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không được công nhận đầy đủ cũng như các vùng Lãnh thổ cũng được liệt vào danh sách nhưng không đánh số. Tổng các diện tích gồm, ví dụ đất và các vùng mặt nước trong nội địa (hồ, hồ chứa nước, sông). Các vùng tại Nam Cực do nhiều nước tuyên bố chủ quyền không được tính vào. Để xem bản minh họa bằng đồ thị của danh sách này, xem danh sách các nước theo diện tích (đồ thị).
Ghi chú: Tổng diện tích bề mặt Trái Đất là 510.065.284 km2 - 70,8% bề mặt (361.126.221 km2) là nước, trong khi chỉ 29,2% bề mặt (148.939.063 km2) là đất liền.
Ghi chú: Các vùng lãnh thổ được liệt kê và xếp hạng là một phần của một nước có chủ quyền có thể được liệt kê một cách sơ sài; chúng được để trong các dấu ngoặc và in nghiêng.
== Nguồn dữ liệu ==
Bảng thống kê công bố về diện tích của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của Liên Hiệp Quốc năm 2007
== Xem thêm ==
Danh sách quốc gia
Danh sách các nước theo châu lục
Danh sách các nước theo dân số
Danh sách các thực thể địa lý lớn, thứ tự theo diện tích
Danh sách theo độ lớn (diện tích)
Danh sách đảo theo diện tích
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài == |
võ nguyên giáp.txt | Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh bại Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) chống Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng của nhân dân Việt Nam.
== Thân thế ==
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/08/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức xã Sơn Thủy huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn thân-Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (Sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
== Thời niên thiếu ==
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô" đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả 3 yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách Ấu học tân thư, cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và Trời Đất.
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.
Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
== Thời thanh niên ==
Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của cậu Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại tướng. Đại tướng có một con với bà là Võ Hồng Anh. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, chị Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, "ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử". Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị "quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến". Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông "Không chơi kiểu Napoleon à ?", ông đã trả lời "Mình sẽ là một Napoleon". Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.
== Bắt đầu sự nghiệp quân sự ==
=== Kháng chiến chống Pháp, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai ===
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: "Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng". Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai.
Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: "Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô". Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.".
Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: trong thời gian này, ông thường mang theo một quả lựu đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh chóng vừa kéo theo được vài tên địch.
=== Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ===
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
=== Tham gia thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ===
Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.
Ngay sau khi thành lập, Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam. Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của Vũ Kim Thành (đi cùng là Việt Cách) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ. Võ Nguyên Giáp mô tả lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách như những người đã bỏ xứ sở mà đi, tự cho mình là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia nhưng thực tế chỉ là "một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân" nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, và rằng Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều "tên phản bội người Việt".
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945) và Việt Quốc (ngày 19/9/1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Minh Giám nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Võ Nguyên Giáp thì dứt khoát không đồng ý, theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, nhân dân sẽ "chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc". Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, sau một hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia do tướng Tiêu Văn tổ chức, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được. Theo Báo Đại đoàn kết, mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng. Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.
Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên. Võ Nguyên Giáp được bầu làm đại biểu quốc hội khóa đầu tiên và liên tiếp 6 kỳ sau.
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Thay vào đó, các đàng phái này dùng sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc để gây sức ép nhằm giành ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
=== Trấn áp các đảng phái đối lập ===
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các đội vũ trang như "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.
Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"
Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin rằng Việt Nam Quốc dân Đảng đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 như Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyên Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này.
Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các đảng phái, sau Vụ án phố Ôn Như Hầu đã mất đi ý nghĩa của nó.
== Chiến tranh Đông Dương lần 1 ==
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
=== Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam ===
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.
=== Các chiến dịch ===
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
== Chiến tranh Đông Dương lần 2 ==
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động. Lê Duẩn chủ trương dùng đấu tranh quân sự để đánh đuổi quân Mỹ, tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Theo các sử gia phương Tây, Lê Duẩn xem trọng tài năng của Võ Nguyên Giáp, mặt khác, ông giữ ấn tượng xấu về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút quân ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, khiến những cán bộ chính trị Việt Minh còn ở lại miền Nam bị Mỹ tàn sát nghiêm trọng do không còn lực lượng vũ trang bảo vệ. Theo các sử gia phương Tây suy đoán, sự hợp tác giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp có thể chi thành 3 giai đoạn:
Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;
Từ năm 1965 đến năm 1971, Lê Duẩn cho rằng đường lối đấu tranh chống Mỹ của Võ Nguyên Giáp là chưa đủ kiên quyết và có những tranh cãi giữa hai người
Từ năm 1972 đến năm 1975 (giai đoạn Mỹ rút quân), Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp.
Theo Pierre Asselin, thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1964, Võ Nguyên Giáp trở thành "một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ "tiếp thị" cho một nhóm trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế (so với Võ Nguyên Giáp)". Cũng theo quan điểm của ông này, chiến lược Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 là do Lê Duẩn xây dựng, ông Giáp chỉ góp ý chứ không đóng vai trò lớn trong chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, là kiến trúc sư của chiến thắng của những người cộng sản vào năm 1975.
Tuy nhiên khi nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc cho rằng Võ Nguyên Giáp không hề có những tranh cãi với những thành viên Bộ Chính trị khác trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây vẫn suy đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký cho biết quan hệ giữa ông và Lê Duẩn rất tốt, giữa hai người không hề có bất đồng gì lớn:
"Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh (Lê Duẩn) là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: "Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo".
=== Từ 1954 đến 1964 ===
Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này bằng Phong trào tố cộng diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.
=== Từ 1965 đến 1972 ===
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1965, Quân Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 500.000 ngàn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp. Đối phó với quân Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân - "trường kỳ kháng chiến" như Chiến tranh Đông Dương trước đó. Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc. Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt nhưng vô cùng hiệu quả, và quân Mỹ đã rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó
Năm 1967 xảy ra vụ án chính trị "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài" mang mã số X77, còn có tên gọi là Vụ án Xét lại Chống Đảng, do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo việc cách chức hoặc bắt giữ không xét xử khoảng 30 nhân vật quan trọng của Đảng Lao động Việt Nam với lý do làm gián điệp cho nước ngoài. Lý do của vụ án từng là đề tài suy đoán của nhiều học giả phương Tây. Nhiều nhân vật bị bắt trong vụ án như nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng "hiểm họa xét lại" để giảm bớt uy thế của tướng Giáp. Judith Stowe cũng cho rằng ông Võ Nguyên Giáp "là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại" Pierre Asselin thì cho rằng "do quá mạo hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ". Sophie Quinn Judge thì lại cho rằng Vụ án Xét lại Chống Đảng thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không phải là tranh chấp cá nhân, rằng "Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc, phát triển khoa học kĩ thuật với bên kia là khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất cho rằng trí thức có vai trò quan trọng trong xã hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức." Tuy nhiên đến thập niên 1990, các tài liệu mật do nhà sử học Ilya V. Gaiduk phát hiện tại kho lưu trữ của Liên Xô cho thấy nguyên nhân của vụ án thực sự là do nguy cơ gián điệp. Trong quãng thời gian này, các nhân viên Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội (có khả năng là có cả những sĩ quan tình báo) quả thực đã liên lạc với một nhóm các nhân vật bất mãn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do bị giáng chức từ nhiều năm trước đó. Nhóm bất mãn này đã yêu cầu Liên Xô can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Theo Merle L. Pribbenow, miêu tả về nhóm này khá trùng khớp với các nhân vật bị bắt trong vụ án. Việc phát hiện những nhân vật trong nội bộ có liên hệ với tình báo Liên Xô là quá đủ để chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện các cuộc bắt giữ nhanh chóng. Do vậy, vụ án này chỉ đơn thuần là vấn đề an ninh chống gián điệp chứ chẳng liên quan gì đến Lê Duẩn hay Võ Nguyên Giáp như những suy đoán trước đây.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Bản thân Võ Nguyên Giáp cũng tham gia lập kế hoạch chiến dịch, nhưng khi Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12 năm 1967 quyết định mở chiến dịch thì ông đang đi chữa bệnh ở Hungary. Ông về nước vào đầu tháng 2 năm 1968, khi chiến dịch đã diễn ra được vài ngày. Hội nghị Trung ương lần thứ 14 tháng 1/1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công. Sau khi từ Đông Âu trở về, Võ Nguyên Giáp quay lại giữ chức tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nơi ông chỉ đạo đợt tấn công Tết thứ hai và thứ ba cũng như Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Năm 1990, ông chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: “Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ”.
Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 4 năm 1975.
=== Từ 1972 đến 1975 ===
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với binh lực liên tục được bổ sung, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do thiếu nhiên liệu, đạn dược dự trữ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975) 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".
Võ Nguyên Giáp giải thích chiến lược đánh Mỹ của ông:
.
== Chiến tranh Đông Dương lần 3 ==
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1978, ông thôi chức Bí thư quân ủy Trung ương, Lê Duẩn trở thành Bí thư và Văn Tiến Dũng làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Đất nước mới vừa thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã bị quân Khmer Đỏ vượt biên giới Tây Nam tiến vào Việt Nam và xung đột với Việt Nam trong một thời gian dài, Khmer Đỏ được hậu thuẫn từ Trung Quốc và sau đó có Thái Lan một phần gây xung đột biên giới với Việt Nam từ năm 1975 mãi đến năm 1990 mới chấm dứt, đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Tại thời điểm này ông giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc kết thúc, không có thay đổi lãnh thổ đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc.
== Giai đoạn làm Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực dân sự ==
Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Dũng là một trong những lãnh đạo quân đội lâu năm nhất cùng thời với Võ Nguyên Giáp, và cũng là chỉ huy trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.
Từ cuối thập niên 1970, Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Tư tưởng cho rằng phải sinh đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh vẫn tồn tại dù chiến tranh đã kết thúc, cùng với hàng triệu nam thanh niên xuất ngũ trở về lập gia đình đã khiến dân số Việt Nam tăng nhanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với Việt Nam lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1981. Năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu kiểm soát mức sinh tại Việt Nam. Võ Nguyên Giáp khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban này (cùng với 3 Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó cho ông).
Trong văn hóa Việt Nam khi đó, chuyện sinh đẻ bị coi là chuyện tế nhị của riêng phụ nữ, việc đàn ông tham gia phụ trách công tác này bị nhiều người Việt Nam khi đó coi là "mất thể diện". Cũng vì thế mà có những dư luận khi đó đồn thổi rằng các lãnh đạo khác "ghen tị" với tài năng và công lao của Võ Nguyên Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ trách ủy ban sinh đẻ có kế hoạch nhằm "hạ uy tín" ông. Lời đồn thổi đó dai dẳng tới hàng chục năm sau, có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này. Nhưng thực ra những lời đồn thổi này là không có căn cứ. Dư luận khi ấy chỉ nhắc đến Tướng Giáp mà bỏ qua một loạt các thành viên quan trọng khác như 01 Phó Thủ tướng, 10 Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành cũng tham gia ủy ban này. Ngoài ra, không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả 2 Thủ tướng khác của Việt Nam là Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt cũng từng phụ trách công tác sinh đẻ kế hoạch này (Phạm Văn Đồng phụ trách giai đoạn 1961-1975, Võ Văn Kiệt phụ trách giai đoạn 1987-1991), cho thấy tầm quan trọng của công tác này khi đó.
Ông Trần Văn Thìn, người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm, kể lại "Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả. Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng đã phân công, mình là Đảng viên thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ...” Trong một lần nói chuyện, Đại tướng cũng đã từng cho hay: "Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu... Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ công vi thượng”. Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ"
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng mạnh dạn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về vấn đề ông từng phụ trách ủy ban sinh đẻ kế hoạch. Đáp lại thắc mắc của ông, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nở nụ cười và nói rất đơn giản:
.
== Nghỉ hưu đến khi qua đời ==
=== Nghỉ hưu ===
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12/1986.
Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18, hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.
=== Đại thọ 103 tuổi và qua đời ===
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.
Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và tròn 70 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."
Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào hồi 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, tại Viện quân y 108, Hà Nội, nơi ông tới điều trị từ năm 2009, hưởng thọ 103 tuổi (tuổi âm) và là Đại tướng Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.
Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình. Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 km. Tại nơi ông an táng được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
== Các giải thưởng và danh hiệu ==
=== Huân chương ===
1 Huân chương Sao Vàng (1992)
2 Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng nhất
6 Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
=== Huy chương ===
=== Huy hiệu ===
Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,
=== Các danh hiệu khác ===
Chủ tịch danh dự Hội Sử học Việt Nam trong 4 kỳ đại hội, từ đại hội lần thứ II tháng 5 năm 1988 đến đại hội V năm 2005.
Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
== Các bí danh và bút danh ==
=== Bí danh ===
"Võ Giáp": Tên ghi trên bằng cử nhân Luật năm 1935.
"Dương Hoài Nam": Bí danh hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940.
"Văn": Do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt. Trong quân đội, ông thường được gọi thân mật là "Anh Văn". Bí danh "Văn" này được dùng phổ biến nhất, được ký dưới "Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng" ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh lệnh số 1371/TK ngày 7 tháng 4 năm 1975.
"Hưng": Bí danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Chính trị bộ để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ khi ông chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc".
"Chiến": Bí danh trên điện đài vô tuyến dùng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
=== Bút danh ===
"Vân Đình" và "Hải Thanh": Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt "Hồn trẻ" và tiếng Pháp "Notre Voix" (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động) giai đoạn 1929-1930 và cuốn sách "Vấn đề dân cày" (viết chung với Trường Chinh năm 1938)
"Hồng Nam": Dùng khi viết một số bài báo sau Cách mạng tháng Tám.
"Chính Nghĩa": Bút danh tại một số bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
== Đánh giá ==
=== Tại Việt Nam ===
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
=== Từ bên ngoài ===
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề “Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định” (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, 6/4/1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi”. Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (khoảng 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), “nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa”. Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. Tháng 11/1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, “như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vẫn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa… Giọng đều đều như đọc bài giảng… Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật”
Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".
Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland, đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam, chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự.". Phản bác nhận xét của Westmoreland về Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Stanley Karnow chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.
Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp. Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".
Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ. Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời". Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh. Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các đánh giá khác:
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria.".
== Các tác phẩm chính ==
Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:
Tổng tập hồi ký"
Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
Đội quân giải phóng, 1950
Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược, 1950
Từ nhân dân mà ra, 1964;
Điện Biên Phủ, 1964;
Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
Những năm tháng không thể nào quên, 1970
Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên), 1977;
Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
Đường tới Điện Biên Phủ;
Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, 2000
Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2003;
Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
== Gia đình riêng ==
Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) (em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941)) năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Sau khi bà Quang Thái hy sinh, năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai
Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Sơn.
Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
== Vinh danh ==
Ngày 08/11/2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh Ngày 25/08/2014 nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,Tỉnh uỷ Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha.
Ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.
== Câu nói nổi tiếng ==
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
(tiếng Việt)
Võ Nguyên Giáp tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Những hồi ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Từ điển bách khoa Việt Nam, xuất bản 21/6/2012
Bài tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Hội thảo khoa học: Đại thắng mùa Xuân 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam do Bộ Quốc phòng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương tổ chức ngày 14 và 15-4-2005: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi vĩ đại, bài học lịch sử
Lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chống bành trướng Bắc Kinh năm 1979: Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại
Chuyên đề "Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp" 25/8/1911-25/8/2011 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trưng bày chuyên đề: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp, cựu sinh viên Trường Luật - Đại học Đông Dương Đại học Quốc gia Hà Nội
Những chuyện chưa biết về các kỷ vật của tướng lĩnh Việt Nam. Bài 8: Vị đại tướng đầu tiên và những kỷ vật vô giá Bá Kiên - Trần Dương trên báo Tiền phong online 00:00 ngày 22 tháng 12 năm 2004
Tạp chí Times Asia ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Thông tấn xã Việt Nam (14/11/2006) 9:39 AM.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp 70 năm tuổi Đảng Đức Dũng 6:58 PM, 27/10/2010, báo điện tử chính phủ Việt Nam
Nỗi băn khoăn của Tướng Giáp Phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 5/10/2013
Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp BBC
Tướng Giáp: 'Người trung thành với Đảng' Tiến sĩ Edwin Moise từ Đại học Clemson, Mỹ
Tướng Giáp - Trước và sau khi mất Thanh Quang, phóng viên RFA 2013-10-11
Võ Nguyên Giáp tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
Nguyen Giap Vo tại Internet Movie Database
Bài viết Milestones: Commemorating Dien Bien Phu của Austin Ramzy trên trang Time Asia, 10/5/2004.
General Vo Nguyen Giap Kay Johnson, Time 13/11/2006 bản lưu 6/12/2006
Interview with Vo Nguyen Giap, Viet Minh Commander | Phỏng vấn với Võ Nguyên Giáp – PBS.org
Currey Cecil B, Senior General Vo Nguyen Giap Remembers, Cecil B Currey, Journal of Third World Studies, Fall 2003
Tổng hợp sách báo viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
tháng 9 năm 2007.txt | Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 9 năm 2007.
== Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 ==
19 con tin Hàn Quốc bị tổ chức Taliban bắt cóc được thả tự do sau khi chính phủ Hàn Quốc thương lượng với nhóm này.
== Thứ hai, ngày 3 tháng 9 ==
Bão Felix đổ bộ lên vùng bờ biển Nicaragua và trở thành cơn bão mạnh cấp 5 thứ hai trong mùa bão ở Đại Tây Dương năm 2007.
== Thứ năm, ngày 6 tháng 9 ==
Nam danh ca opera người Italia Luciano Pavarotti qua đời ở tuổi 71 do ung thư tuyến tụy.
== Thứ bảy, ngày 8 tháng 9 ==
Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 19 diễn ra tại Sydney, Australia với các cuộc gặp gỡ và thảo luận của 21 vị nguyên thủ quốc gia.
== Thứ tư, ngày 12 tháng 9 ==
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō tuyên bố từ chức sau khi tại chức chưa đầy một năm.
== Thứ năm, ngày 13 tháng 9 ==
Nhiều trận động đất xảy ra gần bờ biển tây nam Sumatra, Indonesia với cường độ mạnh nhất là 8,4 độ.
== Chủ nhật, ngày 16 tháng 9 ==
Đảng Dân chủ Mới thắng đa số ghế trong cuộc Tổng tuyển cử Hy Lạp.
== Chủ nhật, ngày 23 tháng 9 ==
Fukuda Yasuo thắng cử chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do và thay thế Abe Shinzō làm Thủ tướng Nhật Bản.
== Thứ tư, ngày 26 tháng 9 ==
Cầu Cần Thơ đang được xây dựng tại Cần Thơ bị sập, làm thiệt mạng 51 người, 2 người mất tích và 130 người bị thương.
Hàng vạn nhà sư Phật giáo và thường dân Myanma biểu tình phản đối chính quyền quân phiệt; cảnh sát và quân đội nổ súng đàn áp các cuộc biểu tình.
== Thứ năm, ngày 27 tháng 9 ==
Chính quyền quân phiệt Myanma (Miến Điện) nổ súng đàn áp các cuộc biểu tình chống chính quyền sau khi bắt giữ hàng trăm nhà sư Phật giáo tại chùa.
== Tham khảo == |
danh sách quốc gia theo mật độ dân số.txt | Danh sách các nước theo mật độ dân số tính theo số dân cư trú/km². Danh sách này bao gồm các quốc gia và các vùng lãnh thổ độc lập tự trị được công nhận bởi Liên Hiệp Quốc. Các số liệu ở bảng sau được dựa trên diện tích bề mặt bao gồm cả các sông, hồ.
Nguồn: Dự án Dân số Thế giới của Liên Hiệp Quốc (mẫu 2004). Dữ liệu của năm 2005.
== Ghi chú == |
trận minden.txt | Trận đánh Minden là trận xảy ra ở miền Bắc Đức vào ngày 1 tháng 8 năm 1759 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm. 42.500 quân Phổ – Hanover – Anh do Vương công Ferdinand xứ Brunswick thống lĩnh, với 170 khẩu đại pháo, đã đánh tan tác 54.000 quân Pháp (với 162 khẩu đại pháo) do Thống chế de Broglie chỉ huy. Vương công Ferdinand là một trong những cận tướng của vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Quân Pháp tháo chạy, và họ chỉ có thể rút quân an toàn do viên chỉ huy Kỵ binh Anh là Huân tước Sackville thiếu kinh nghiệm và không biết nghe lệnh. Sau chiến thắng, Vương công Ferdinand truy kích quân Pháp gần đến sông Rhine. Trận Minden là một trận đánh được biết đến nhiều trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.
Khi hay tin về chiến thắng lừng lẫy này của đạo quân Phổ ở miền Tây, vua Friedrich II Đại Đế vui sướng và trở nên càng có chí khí hơn. Nhưng trong khi an toàn trên mặt trận phía Tây thì ông phải chịu nhiều khó khăn trên mặt trận chống liên quân Đế quốc Nga - Áo - Thụy Điển.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, University of California Press, 1968.
Jay Luvaas, Frederick the Great on the Art of War, Da Capo Press, 1999. ISBN 0306809087.
Trevor Nevitt Dupuy, The military life of Frederick the Great of Prussia, F. Watts, 1969.
Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, Routledge, 1988. ISBN 0415002761. |
windows mobile.txt | Windows Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ các ứng dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng Win32 của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC, Smartphone, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-board) cho một số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay loại nhỏ (ultra-portable notebook) cũng có thể sử dụng hệ điều hành này.Windows Mobile được thiết kế để có giao diện và các tính năng tương tự với các phiên bản máy tính bàn dùng hệ điều hành của Windows. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6.
== Đặc tính thông dụng ==
Tái hiện lại cách làm việc của một máy vi tính trên thiết bị cầm tay.
Trong hệ điều hành này có sẵn bộ office nhưng công cụ này không có đầy đủ chức năng như bộ office dành cho máy tính. Ngoài ra, người dùng windows mobile có thể lướt web bằng trình duyệt Internet Explorer dành riêng cho hệ điều hành này.
== Nền phần cứng ==
=== Các thiết bị sử dụng ===
Phần lớn các thiết bị dùng Windows Mobile thường được sản xuất bởi HTC (High Tech Computer) của Đài Loan cùng các hãng khác như Samsung, Sony Ericsson, Motorola,... và một vài loại điện thoại mang tên của nhà mạng được cung cấp bởi HTC(O2 của Anh).
== Danh sách 9 thiết bị cài Windows Mobile nổi tiếng nhất ==
1.HTC Touch HD
2.Samsung Omnia
3.HTC Touch Cruise Series
4.HTC Touch Diamond 1 & 2
5.HTC Touch 1 & 2
6.Motorola Q
7.O2 Atom
8.O2 Mini
9.HTC Shift (UMPC-Phiên bản nâng cấp của HTC Advantage)
- 3.1 Pocket PC 2000
- 3.2 Pocket PC 2002
- 3.3 Windows Mobile 2003
- 3.4 Windows Mobile 2003 SE
- 3.5 Windows Mobile 5
- 3.6 Windows Mobile 6
- 3.7 Windows Mobile 6.1
- 3.8 Windows Mobile 6.5
- 3.9 Windows Mobile 6.5.1
- 3.10 Windows Mobile 6.5.3
- 3.11 Windows Mobile 6.5.5
== Phiên bản trong tương lai ==
-Hiện tại, Microsoft đã chính thức ngưng hỗ trợ các điện thoại sử dụng Windows Mobile, và thay thế nó bằng Windows Phone.
== Tình trạng hiện hữu và phát triển ==
-Windows Mobile 6.5.3: Phiên bản cuối cùng của Windows Mobile, phát hành năm 2009.
-Windows Phone: Thế hệ tiếp nối Windows Mobile, phiên bản hiện tại là Windows 10 Mobile
== Các phần mềm tương thích ==
Windows Mobile có chợ ứng dụng Marketplace được tích hợp mặc định và đi kèm với bộ Office bao gồm các phần mềm quen thuộc trên Windows như Word, Excel,... với một vài tính năng bị lược bỏ.
== Windows Mobile và OS-tan ==
Tại Nhật Bản, các hệ điều hành đều có một nhân vật đại diện được vẽ theo phong cách Anime nhật dựa trên các đặc điểm (Ưu; khuyết; lỗi; sự cố; giao diện; tính tương thích;...) đều được gọi chung là OS-tan trong tiếng Nhật. Windows Mobile vốn phát triển từ nền của Windows CE nên hình đại diện vẫn giữ nguyên là Windows CE với hình tiên nữ tí hon cầm cây "đũa thần USB" (USB wand).
Giải thích: Windows CE vốn dành cho các thiết bị di động nên sử dụng hình ảnh tiên nữ tí hon nhằm thể hiện tính "di động" của mình. Đũa thần USB có nghĩa là từ phiên bản Pocket PC 2000 thì nền Windows CE đã tương thích với chuẩn USB (Universal Serial Bus). Thông thường Windows CE-tan (CE-tan) hay xuất hiện cạnh Windows ME-tan (ME-tan).
== Đánh giá ==
Nhìn chung, Windows Mobile được coi là một hệ điều hành thất bại toàn diện của Microsoft. Không có nhiều hãng phần cứng thực sự mặn mà với nó, trong khi giá thiết bị đầu cuối cao, và thiếu ổn định trong màn hình cảm ứng khiến hệ điều hành này chỉ đến được với một số nhỏ người dùng thiết bị di động.[cần dẫn nguồn]
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài == |
anh bằng.txt | Anh Bằng (5/5/1926 - 12/11/2015) tên thật Trần An Bường là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu dòng của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.
Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.
== Tiểu sử ==
Anh Bằng sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Năm 1935, ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.
Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.
Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.
Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.
Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...
Trung tâm Asia đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011), Asia 77: Dòng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015).
Ông mất ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại tư gia ở quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đã chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.
== Gia đình ==
Nhạc sĩ Anh Bằng có con gái là ca sĩ Thy Vân, người đã đứng ra quản lý Trung tâm Asia, sau đó chuyển giao lại nhạc sĩ Trúc Hồ. Ngoài ra những người con khác của Anh Bằng là Dân, Việt, Nam, Trần An Thanh,nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn (mất 2010) (tác giả ca khúc Hạnh phúc lang thang)
== Nhóm Lê Minh Bằng ==
Năm 1966, Anh Bằng cùng với hai nhạc sĩ khác là Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập một nhóm sáng tác nhạc, ký chung tên là Lê Minh Bằng. Các hoạt động chính của nhóm bao gồm:
Mở lớp dạy nhạc có tên là "Lớp Nhạc Lê Minh Bằng" tại địa chỉ số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm) và thực hành (luyện giọng, xướng âm).
Thành lập ban nhạc "Sóng Mới", chuyên trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn.
Cố vấn cho giám đốc hãng đĩa hát Asia là ông Nguyễn Tất Oanh trong việc lựa chọn bài hát và ca sĩ.
Phụ trách trong việc tổ chức chương trình "Tuyển Lựa Ca Sĩ" được tổ chức hàng tuần ở rạp hát Quốc Thanh, do Đài Phát thanh Sài Gòn thực hiện.
Sáng tác, xuất bản, và phổ biến nhiều ca khúc mới dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Lê Minh Bằng, Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường,Vương Đức Long, TH...
== Danh mục tác phẩm (chưa đầy đủ) ==
Linh hồn tượng đá (Lê Minh Bằng) || || || ||
Ngoài ra ông còn đồng sáng tác nhiều ca khúc trước 1975 với Lê Dinh, Minh Kỳ.
Ai hỏi tên anh (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Anh đừng có lo (Dạ Cầm)
Ba mùa mưa (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Bóng đêm (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Chỉ hai đứa mình thôi nhé (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Chuyện tình bên hồ Than Thở (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Đà Lạt hoàng hôn (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Đêm công viên (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Giấc ngủ cô đơn (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Hàn Ni (Mùa thu lá bay 2) (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Nét đẹp thiên thần (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Nếu ai có hỏi (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Nếu anh đừng hẹn (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Nếu hai đứa mình (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Nó (Hoàng Minh)
Vọng gác lưng đồi (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Tâm sự của em (Dạ Cầm - Huy Cường)
Thương lính (Dạ Cầm)
Tiếng hát hậu phương (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
Tính sao (Dạ Cầm)
Tiếng ca u hoài (Lê Dinh - Dạ Cầm)
Tuyết lạnh (Lê Dinh - Phương Trà)
Yêu thầm (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
== Chú thích ==
Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. Houston, TX: Văn đàn Đồng Tâm, 2009.
== Liên kết ngoài ==
Cảm nghĩ về nhạc dân gian, Anh Bằng & Hoàng Nam
Video Thông tin sơ lược về nhạc sĩ Anh Bằng http://www.youtube.com/watch?v=l6kljYujDm0 |
tây nam trung quốc.txt | Miền Tây Nam Trung Quốc bao gồm các địa phương: Khu tự trị Tây Tạng, các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh.
Đây là khu vực có nhiều tộc người khác nhau sinh sống. Người Hán sống chủ yếu ở các vùng đô thị. Các tộc người Tây Tạng và người Đông Nam Á sống ở các vùng nông thôn. Do có vĩ độ thấp, lại có địa hình đa dạng từ núi cao đến bồn địa trũng, nên khu vực này có tính đa dạng sinh học cao.
== Tham khảo == |
21 tháng 8.txt | Ngày 21 tháng 8 là ngày thứ 233 (234 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 132 ngày trong năm.
== Sự kiện ==
1192 – Minamoto no Yoritomo trở thành Chinh Di đại tướng quân, khởi đầu chính quyền Mạc phủ- thế lực cai trị Nhật Bản trên thực tế cho đến năm 1867.
1810 – Thống chế Pháp Jean-Baptiste Bernadotte được lựa chọn làm thái tử mới của Thụy Điển.
1821 – Các thủy thủ trên tàu Eliza Francis của Anh Quốc trở thành những người châu Âu đầu tiên trông thấy đảo Jarvis.
1911 – Một nhân viên người Ý của Bảo tàng Louvre trộm bức họa Mona Lisa trộm khỏi bảo tàng, tranh được trao trả về Louvre vào hai năm sau.
1959 – Tổng thống Dwight D. Eisenhower ký một lệnh hành chính tuyên bố Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.
== Sinh ==
1988: Robert Lewandowski, cầu thủ bóng đá Ba Lan
== Mất ==
1993 - Trần Hữu Dực, chính khách Việt Nam (s. 1910)
== Những ngày lễ và kỷ niệm ==
== Tham khảo == |
đại lễ 1000 năm thăng long – hà nội.txt | Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 ở Việt Nam với tâm điểm là thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm tròn 1.000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam (được đánh dấu bằng mốc son vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội). Nhiều công trình được xây dựng cùng các sự kiện đã được tổ chức trong vòng hai năm (2009 và 2010) để chào mừng Đại lễ với các lễ hội văn hóa truyền thống.
== Chuẩn bị ==
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được Chính quyền Việt Nam tổ chức thực hiện trên cơ sở hệ thống văn bản ban hành của Trung ương, thành phố Hà Nội và ba tỉnh là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình. Cụ thể như:
Ngày 18 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định số 759/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long; Theo đó, Ông Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện thành phố Hà Nội; các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Phú Thọ và các cơ quan trung ương: Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Các bộ, cơ quan trung ương của chính quyền có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức đại lễ.
Hà Nội đã có những chuẩn bị cho kỳ đại lễ, như chương trình lễ hội và xây dựng các công trình đặc biệt. Trong quá trình chuẩn bị, cũng có nhiều bất cập xảy ra:
Lót đá hồ Gươm: Hà Nội chuẩn bị 50 tỷ để lót đá xanh quanh hồ Gươm, tuy nhiên mới lót được khoảng phân nửa thì gặp sự phản biện của dân chúng nên tạm ngưng,. Cũng như ngưng nạo vét hồ Gươm. Người dân sống hai bên đường Liễu Giai và đường Văn Cao cũng phản ánh là "Tiền tỉ lát vỉa hè cũng như không".
Cổng chào: Lúc đầu, Hà Nội dự định lên phương án kiến trúc xây dựng 5 cổng chào của TP Hà Nội với kinh phí lên đến 50 tỉ ], tuy nhiên tạo nên nhiều ý kiến trái chiều, do đó vào tháng 8 lãnh đạo Hà Nội đề nghị chỉ làm 7 mô hình cổng chào. Tuy nhiên, phương án cuối cùng là chỉ làm những cổng chào bằng hoa.
Sơn sửa nhà phố cổ màu vàng, tuy nhiên nhiều hộ dân cho là việc thực hiện quá ẩu, nặng về hình thức.
Trục tâm linh Hồ Tây - Ba Vì- Thăng Long: Hà Nội nhiều lần thay đổi quan điểm về việc xây dựng đường xa lộ này.
Các công trình xây dựng chậm tiến độ và ngổn ngang bừa bãi sát ngày đại lễ khiến Hà Nội thành như một "đại công trường", khắp nơi ngổn ngang xây dựng làm giảm số lượng du khách đến Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm đã giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng 273.000 lượt người, dù trong khi đó, lượng khách quốc tế đến những vùng khác của Việt Nam tăng tới 36%).
== Chương trình ==
Chương trình chi tiết của các lễ hội được thông báo trên trang Website của Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long. Theo đó có rất nhiều sự kiện và lễ hội lớn được diễn ra tại Hà Nội. Cũng từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 9 tháng 10 năm 2010 sẽ có các hoạt động văn hóa nghệ thuật; thể dục thể thao; liên hoan du lịch, hành trình di sản và lễ hội làng nghề, phố nghề; các hoạt động khởi công, khánh thành, gắn biển, triển lãm các công trình, đón nhận các danh hiệu nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, lễ ra mắt Tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến" và công bố kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô".
=== Lễ hội dời đô ===
Lễ hội dời đô là chương trình nghi lễ tái hiện cảnh dời đô bằng đường thủy từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010 được gọi là "Hành trình theo dấu người xưa". Chương trình sẽ được tổ chức tại Ninh Bình, Hưng Yên và Hà Nội từ ngày 30/9 đến ngày 2/10.
Chương trình khởi đầu tại khu di tích cố đô Hoa Lư vào tối 30-9 là đêm nghệ thuật "Huyền thoại hành trình dời đô" sẽ được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên VTV1. Tại Ninh Bình với các nghi thức ở đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành xin phép dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long bằng đường sông; tại phố Hiến, Hưng Yên là lễ đón đoàn thuyền Vua Lý Thái Tổ dừng chân, sẽ có lễ đón vua, mở hội khao quân và khai mạc Tuần lễ Văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên; tại Hà Nội là lễ đón đoàn thuyền nhà Vua ở bến Chương Dương Độ, Hà Nội - nơi sẽ diễn ra hội đua thuyền cùng nhiều hoạt động văn hóa khác.
Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động khác được tổ chức như thi đấu thể thao (bơi, đua xe đạp, đi bộ); các hoạt động nghệ thuật, lễ hội dân gian; hội chợ làng nghề giới thiệu sản phẩm làng nghề đặc sắc. Chương trình ẩm thực trên thuyền phục vụ du khách sẽ được tổ chức trong dịp này.
=== Lễ hội đăng quang vua Lý Thái Tổ ===
Đây là chương trình nghệ thuật kéo dài suốt 10 ngày lễ hội sẽ diễn ra từ 7h30 đến 9 giờ hàng ngày tại 3 địa điểm: 16 Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với nội dung tái tạo lại lịch sử của 2 kỳ: vua Lê Thái Tổ đăng quang và trả gươm cho rùa thần. Chương trình này có sự tham gia biểu diễn trực tiếp của khoảng 500 cán bộ, nghệ sĩ và nghệ nhân. Đặc biệt, phần âm nhạc có nhiều tiết mục đặc sắc như: Hoà tấu trống hội, Ca trù, Nhạc cung đình (cung đình Huế), Đăng đàn, Lục cúng hoa đăng và Bát man tấn cống.
=== Lễ diễu binh, diễu hành ===
Buổi diễu binh, diễu hành chính thức được tổ chức tại Lễ mít tinh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long trong buổi sáng ngày 10/10/2010, tại quảng trường Ba Đình. Các khối diễu hành có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo công chúng Hà Nội. Các khối an ninh, quốc phòng gồm có: Hồng kỳ, Quân nhạc, Lục quân, Phòng không – Không quân, Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Đặc công, Thông tin, Bộ binh, Cảnh sát. Mở đầu cho buổi lễ, 10 chiếc trực thăng thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, gồm MI-171, MI-17, MI-8 sẽ bay qua Quảng trường Ba Đình, cách mặt đất từ 80 - 100m, theo hình mũi tên với ba biên đội, mỗi biên đội có ba máy bay, mang theo cờ Đảng CSVN, cờ Tổ quốc, Lô-gô 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
=== Đêm đại lễ 10/10/2010 ===
Đây là đêm nghệ thuật tổng hợp quan trọng nhất sẽ diễn ra từ 20 giờ ngày 10 tháng 10 năm 2010, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra với lễ mít tinh trọng thể cấp Nhà nước tại Quảng trường Ba Đình. Đêm hội văn hóa, nghệ thuật và bế mạc Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vào buổi tối tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng sẽ được tổ chức tại một số địa điểm ở nước ngoài.
=== Đêm Đại nhạc hội Hà Nội ===
Đêm Đại nhạc hội Hà Nội diễn ra tối ngày 2 tháng 10 năm 2010 tại Nhà hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội; có tất cả 32 ca khúc được sử dụng trong đêm diễn với sự góp mặt của 42 ca sĩ nổi tiếng Thủ đô. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên VTC1, VTC10, VTCHD-3 và được tiếp sóng trên kênh VTV4, VTV9, VOV - Hệ phát thanh có hình Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều đài phát thanh truyền hình địa phương trong cả nước. Live show này được chia thành 3 phần với 5 chủ đề: Về lại Thủ đô; Khi thành phố lên đèn; Khúc hát người Hà Nội; Nồng nàn Hà Nội; Hà Nội đẹp mãi muôn đời. Các Nghệ sĩ tham gia chương trình: Thu Hiền, Quang Thọ, Thanh Hoa, Trung Đức, Dương Minh Đức, Quang Huy, Kim Phúc, Hồng Liên, Hà Thủy, Thái Bảo, Tố Uyên, Thanh Lam, Đức Long, Việt Hoàn và các ca sĩ: Đức Chính, Kim Tiến, Đăng Dương, Trọng Tấn, Lan Anh, Tùng Dương, Khánh Linh, Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Anh, Minh Anh, Thu Hà, Tôn Thất Sơn, Phan Anh, Việt Hà, Lê Anh Dũng, Quang Hào, Ngọc Ký, Xuân Hảo cùng với Ban nhạc: nhóm Con Gái, nhóm Phương Bắc, nhóm VOV, nhóm Đồ Rê Mi...
=== Chương trình bắn pháo hoa ===
Theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, ngay trong đêm Đại lễ 10/10 sẽ có 29 địa điểm thực hiện chương trình bắn pháo hoa được dàn trải trên các quận huyện của thành phố. Có 4 điểm bắn tầm cao tại: Khu vực hồ Hoàn Kiếm - quận Hoàn Kiếm, vườn hoa Lý Tự Trọng - quận Tây Hồ, công viên Thống Nhất - quận Hai Bà Trưng, hồ Văn Quán - quận Hà Đông. 24 điểm bắn tầm thấp tại: quận Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân và các huyện Gia Lâm, Mê Linh, Ba Vì, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì, cùng thị xã Sơn Tây.
Và 1 điểm bắn pháo hoa tại Sân vận động Mỹ Đình, được thực hiện theo kịch bản riêng ngay sau khi Đêm hội văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội kết thúc.
Tuy nhiên, sau đó, ngày 8 tháng 10, Hà Nội đã quyết định ngừng toàn bộ việc bắn pháo hoa này để ủng hộ cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra. Riêng điểm bắn pháo hoa nghệ thuật tại sân vân động Mỹ Đình vẫn được duy trì như dự kiến ban đầu.
== Tác phẩm chào mừng ==
=== Công trình ===
Đại lộ Thăng Long - dài nhất Việt Nam: 29 km, đi qua các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất ở phía tây Hà Nội;
Con đường gốm sứ ven sông Hồng - Kỷ lục Guinness: dài gần 3.950m, diện tích khoảng 7.000m2, chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp, Hà Nội. Đây là bức tranh gốm sứ có 21 trường đoạn theo các chủ đề: tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm; tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - thành phố vì hòa bình; tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế. Tác giả ý tưởng "Con đường gốm sứ" ven sông Hồng là họa sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy;
Tượng đài Thánh Gióng;
Rạp Kim Đồng do Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam dành tặng Thủ đô Hà Nội, được khánh thành ngày 18 tháng 9 năm 2010;
Phim Tài liệu khoa học nghệ thuật "Thăng Long - Thành phố Rồng bay";
Gameshow truyền hình "Hà Nội 36 phố phường";
Gameshow truyền hình "Rồng bay";
"Thắp sáng cầu Long Biên chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" do Hội Cựu quân nhân Singapore tài trợ thực hiện dự án với tổng mức kinh phí 700.000 USD.
Cầu Vĩnh Tuy - rộng nhất Việt Nam: bắc qua sông Hồng nối quận Long Biên và Hai Bà Trưng, lưu thông phương tiện ở cửa ngõ phía đông đi vào trung tâm thành phố, toàn bộ cầu chính qua sông và cầu cạn dài 5,8 km đều do tư vấn, kỹ sư, công nhân của Việt Nam thực hiện; toàn bộ đoạn đường dẫn lên cầu dài 2,1 km. UBND thành phố Hà Nội quyết định đầu tư giai đoạn 2 mở rộng mặt cầu Vĩnh Tuy rộng tới 38m - đạt kỷ lục Việt Nam. Cầu do Hà Nội tự đầu tư và xây dựng với tổng vốn 3.600 tỷ đồng;
Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Pháp Vân: bao quanh nội đô Hà Nội dài 18 km, kéo dài từ Mai Dịch - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân Nam - cầu Đại Từ - Linh Đàm - Pháp Vân đến cầu Thanh Trì, với mặt đường rộng từ 68 đến 78m, có thể lưu thông dễ dàng từ đông sang tây mà không phải đi xuyên qua nội đô. Chủ đầu tư sẽ tiếp tục triển khai dự án đường trên cao cho ôtô trên toàn bộ tuyến Mai Dịch - Linh Đàm;
Bảo tàng Hà Nội: tọa lạc bên cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội; có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Thiết kế của Liên doanh tư vấn GMP - ILAG (Đức);
Công viên Hòa Bình: đặt tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, ngay cửa ngõ phía tây bắc của thành phố, có diện tích tới 20ha, bên trong công viên có hồ điều hòa diện tích 5,4 ha và Tượng đài Hòa Bình được đặt ở phía nam công viên; tổng mức đầu tư hơn 282 tỷ đồng.
=== Điện ảnh ===
Hưởng ứng dịp Đại lễ, một số bộ phim dã sử Việt Nam đã được gấp rút xây dựng, như Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, Thái Tổ Lý Công Uẩn, Về đất Thăng Long, Khát vọng Thăng Long, Huyền sử thiên đô, Long thành cầm giả ca, v.v... Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn do nhà nước đầu tư bị phê phán bởi tiến độ chậm, không xong kịp trước đại lễ và kinh phí quá lớn (với số tiền 200 tỷ đồng), còn phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long của tư nhân (với số tiền trên 100 tỷ đồng) lại bị phê phán là giống phim dã sử Trung Quốc, nên tuy xong kịp trước dịp đại lễ nhưng lại không được trình chiếu.
== Hoạt động tại các tỉnh thành khác ==
Ba tỉnh được tham gia đăng cai Đại lễ 1.000 năm Thăng Long tại địa phương mình là Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình. Ngoài ra còn 7 tỉnh khác không có trong Ban chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long nhưng vẫn có nhiều sự kiện lớn chào mừng là Lâm Đồng, Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
Các lễ hội quy mô diễn ra ở một số tỉnh thành khác gồm: Festival Hoa Đà Lạt 2010; lễ hội Đức Thánh Trần; lễ hội Lam Kinh; lễ hội Làng Sen; Festival Huế 2010; Festival Tây Sơn - Bình Định.
=== Bắc Ninh ===
Bắc Ninh là quê hương của Vua Lý Thái Tổ, người đưa ra chiếu dời đô để quyết định xây dựng kinh đô mới tại Thăng Long. Các hoạt động diễn ra ở Bắc Ninh gồm:
Festival Bắc Ninh 2010: đây là chương trình nghệ thuật tổng hợp lớn, được tổ chức vào tháng 4/2010 trên quy mô toàn tỉnh. Chương trình có lồng ghép với lễ hội đền Đô và đón nhận bằng UNESCO công nhận ca trù cùng quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hoạt động tu tạo di tích: chùa Phật Tích, đền Đô, chùa Dâu...
=== Ninh Bình ===
Ninh Bình là nơi triều Lý bắt đầu hành trình định đô Thăng Long - Hà Nội, chính vì thế mà trên địa bàn tỉnh này tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội lớn. Các sự kiện diễn ra ở Ninh Bình cũng trải dài trong 2 năm gồm:
Trước đại lễ
Lễ hội cố đô Hoa Lư 2010 diễn ra ngày 8/3/2010 âm lịch quy mô cấp quốc gia, tường thuật trực tiếp trên VTV1.
Lễ hội Doanh nhân Việt Nam với Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội diễn ra tháng 4/2010 tại chùa Bái Đính và cố đô Hoa Lư.
Liên kết với Hà Nội tổ chức các sự kiện như rước đuốc từ Hoa Lư về Thăng Long lịch sử, Hành trình 1.000 năm các kinh đô Việt Nam, Hội thảo: 1.000 năm môi trường Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội, hỗ trợ hoàn thành tác phẩm "Hoa Lư thi tập" tặng Hà Nội...
Xây dựng, tu tạo các di tích thuộc cố đô Hoa Lư như: chùa Bái Đính, chùa Nhất Trụ, chùa Kim Ngân, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, các cổng chào vào cố đô Hoa Lư, động Am Tiên, đền Vua Lý Thái Tổ, hệ thống giao thông đường bao, hào nước vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Phủ Vườn Thiên, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, tổ chức khai quật khảo cổ học di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; các tuyến đường giao thông: Tuyến đường từ chùa Bái Đính đến Chùa Hương, tuyến đường Vườn Quốc gia Cúc Phương đến thị trấn Bình Minh.
Nghệ thuật: tổ chức các chương trình nghệ thuật "chào xuân canh dần" phát sóng trên VTV1 mùng 2 tết Nguyên Đán; "Nghìn năm nhớ về thuở ấy"; trưng bày các bức tranh của làng nghề thêu Văn Lâm khổ lớn như "cội xưa" và "Hồn thiêng Đại Việt".
Kế hoạch trong đại lễ
Ngày 11/9/2010, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND về tổ chức các hoạt động chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội như sau:
Triển lãm trưng bày tư liệu hiện vật bảo tàng với chủ đề "Từ Hoa Lư tới Thăng Long - Hà Nội": Trưng bày, giới thiệu tư liệu, hiện vật tiêu biểu các thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, hậu Lê và Nguyễn. Thời gian dự kiến từ ngày 15 tháng 9 năm 2010 đến ngày 15 tháng 10 năm 2010 tại Bảo tàng Ninh Bình.
Tổ chức lễ gắn biển "Công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" và khánh thành Cổng thành Hoa Lư. Thời gian: Thực hiện theo một trong 2 phương án sau: Phương án 1 (chọn): ngày 30 tháng 9 năm 2010; Phương án 2 (dự phòng): ngày 5 tháng 10 năm 2010 tại thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư.
Hoạt động tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức với Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, như sau:
Lễ rước tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long": Tổ chức rước và giới thiệu tác phẩm "Ước nguyện ngàn năm Thăng Long"; triển lãm bộ tranh đoạt giải Guinness; tổ chức đêm hội và trao tặng tỉnh Ninh Bình tác phẩm thêu tay "Đóa sen 1.000 năm". Do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty XQ Việt Nam ngày 23 tháng 9 năm 2010 tại thành phố Ninh Bình.
Chương trình "Huyền thoại dời đô": Kết hợp các nội dung chương trình lễ hội "Hành trình theo dấu người xưa" của thành phố Hà Nội và hoạt động dâng hương, cung tiễn "Chiếu dời đô" của Công ty TNHH Hỗ trợ thư pháp Việt Nam thành một chương trình với tên gọi là "Huyền thoại dời đô". Do cơ quan chủ trì là UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các đơn vị thực hiện: Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Công ty TNHH Hỗ trợ thư pháp Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 30-9 và ngày 1 tháng 10 năm 2010 tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư.
Tham gia triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long - Hà Nội do cơ quan chủ trì là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 đến ngày 6 tháng 10 năm 2010 tại thành phố Hà Nội.
Đón đoàn đua xe đạp nam Quốc tế xuyên Việt (cuộc đua khai mạc ngày 23 tháng 9 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh). Nội dung: Đón, tiễn đoàn đua đi qua địa phận tỉnh Ninh Bình vào đầu tháng 10-2010.
=== Phú Thọ ===
Phú Thọ là nơi có đền Hùng, di tích của kinh đô Văn Lang đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 2010 Lễ hội đền Hùng được tổ chức với quy mô quốc gia, lớn nhất từ trước đến nay. Trong chương trình này có những sự kiến gắn với 1.000 năm Thăng Long mà điểm nhấn là chương trình nghệ thuật tối 21/4/2010 tại Trung tâm sân khấu lễ hội Đền Hùng với chủ đề ’’Kinh đô Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội Nghìn năm Toả Sáng ’’.
Hoạt động trùng tu di tích
Các công trình, di tích tại khu di tích lịch sử đền Hùng: đền Thượng, đền Trung, đền Lạc Long Quân; Xây dựng và hoàn thiện các công trình: Sân lễ hội, đường hành lễ, cải tạo sân trước cổng đền, cảnh quan ngã 5 đền Giếng, các công trình thuộc trung tâm lễ hội; Khởi công xây dựng tháp Hùng Vương. Các di tích thời đại Hùng Vương và di tích liên quan: Tiến hành quy hoạch và tôn tạo, tu bổ các di tích khảo cổ: Làng Cả (thành phố Việt Trì), Sơn Vi, Gò Mun, Phùng Nguyên (huyện Lâm Thao), Xóm Rền (huyện Phù Ninh); Đầu tư tôn tạo các di tích: đền Mẫu Âu Cơ, đền Nghè, đình Đông (huyện Hạ Hòa), đinh Lâu Thượng, đình Bảo Đà, đình Mộ Chu Hạ, đình Kim Đới, đình An Thái (thành phố Việt Trì); chùa Bồng Lai (thị xã Phú Thọ); đền Lăng Sương, đình Đào Xá (huyện Thanh Thủy); chùa Xuân Lũng (huyện Lâm Thao).
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, lễ hội thời Lý: Trùng tu, tôn tạo chùa Phúc Thánh (xã Hương Nộn, huyện Tam Nông); Khai quật và phục hồi chùa Ba Nền và tháp Xuân Áng (huyện Hạ Hòa); Tổ chức phục dựng lễ hội bơi chải, xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy
Xây dựng các công trình văn hóa – xã hội: Bảo tàng Hùng Vương, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong Khu di tích lịch sử đền Hùng, Quảng trường Festival tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì.
Các hoạt động, sự kiện chào mừng
Các hoạt động tổ chức tại tỉnh Phú Thọ trong những ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010):
Khai mạc tuần lễ phim về Thăng Long – Hà Nội tại các rạp chiếu bóng của thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
Tổ chức đoàn diễu hành của 1.000 học sinh, sinh viên và thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội: từ thành phố Việt Trì lên Đền Hùng thắp hương tưởng niệm và báo công với các vua Hùng.
Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề: "Từ đất Tổ Hùng Vương đến Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ".
Tổ chức hội thảo khoa học liên quan đến thời Lý; tổ chức triển lãm ảnh tư liệu "Hà Nội xưa và nay".
Tổ chức các loại hình văn hóa dân gian: thi giã bánh giày; múa rồng, lân; rước chúa gái; rước ông Khiu, bà Khiu vv…
Tổ chức các giải thể thao: việt dã, bóng chuyền, vật dân tộc, bơi chải, v.v...
Tổ chức các hoạt động, sự kiện lớn trong năm 2010 trùng lúc với hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội:
Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – lễ hội đền Hùng cấp Nhà nước: đề nghị thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc tham gia các hoạt động lớn trong những ngày tổ chức giỗ Tổ.
Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng Đông Bắc lần thứ VII do tỉnh Phú Thọ đăng cai với sự tham gia của các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Tổ chức thi đấu các giải thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI.
Tổ chức liên hoan thông tin lưu động tỉnh Phú Thọ (mời đội thông tin lưu động các tỉnh: Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang tham gia) nhân dịp kỷ niệm 65 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm và đăng ký các hiện vật thời Lý để trưng bày nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và bổ sung hiện vật cho Bảo tàng Hùng Vương.
== Thông tin thêm ==
Khách mời dự đại lễ
Khách mời quốc tế trong sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội bao gồm:
Tổng Giám đốc của UNESCO;
Thị trưởng các thành phố đã kết nghĩa với Thành phố Hà Nội;
Thị trưởng các Thủ đô của các nước ASEAN và thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc;
Thị trưởng các thủ đô có 1.000 năm tuổi trở lên;
Trưởng Cơ quan ngoại giao và các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Nguồn tài chính, nhà tài trợ
Đảng Cộng sản Việt Nam:
Nhà nước Việt Nam (trung ương);
Hà Nội: Chưa thống kê hết. Riêng quận Hoàn Kiếm đầu tư 1.180 tỷ đồng cho 20 công trình nhân dịp đại lễ . Và có thông tin cho biết tổng chi tiêu, kể cả xây dựng các công trình cho đại lễ lên đến 94 ngàn tỷ đồng, bằng khoảng 10% GDP cả nước. tuy nhiên chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã bác bỏ điều này.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ và thực hiện dự án xây dựng Rạp Kim đồng với tổng kinh phí 168 tỷ đồng;
Hội Cựu quân nhân Singapore tài trợ tổng mức kinh phí 700.000 USD thực hiện dự án "Thắp sáng cầu Long Biên chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội".
== Sự cố và phê bình ==
Theo lịch trình của Đại lễ, tối 10/10, Hà Nội sẽ bắt đầu bắn pháo hoa nghệ thuật tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây là màn pháo hoa công nghệ cao với nhiều điểm khác biệt. Pháo hoa được nhập từ Italia, Mỹ và Trung Quốc với số lượng 3 container và sẽ được bố trí thành 176 trận địa, thành 5 vòng. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, vào ngày 6/10/2010, đã xảy ra cháy 2 container chứa pháo hoa tại sân Mỹ Đình, làm 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Sau đó, Hà Nội đã quyết định ngừng bắn pháo hoa tại các điểm khác theo dự kiến ngoại trừ điểm bắn duy nhất tại sân Mỹ Đình để dành tiền ủng hộ miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trong những ngày đầu tháng 10.
Nhà văn Nguyên Ngọc có ý kiến về công tác chuẩn bị như sau:
Hà Nội của ta đẹp thật, đẹp khủng khiếp, đẹp đến mức người ta đã phá nó ghê gớm, phá nó riết ráo thế mà nó vẫn còn đẹp như vậy.
Nhiều người cho rằng chi phí cho đại lễ là phung phí và chính quyền nên dùng số tiền đó để cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố. Một số đại biểu quốc hội bày tỏ lo ngại đối với chất lượng của một số công trình.
Nạn "chặt chém" và tăng giá mùa đại lễ: Thực phẩm trong mùa đại lễ, đặc biệt là rau xanh tăng 25-40% . Các dịch vụ cũng rủ nhau tăng giá.
== Xem thêm ==
Con đường Gốm sứ
Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long
Thái Tổ Lý Công Uẩn (phim)
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến; Website chính thức của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, truy cập 13/9/2010.
Môi trường Xây dựng; Tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long: Chiếu sáng công cộng ở Hà Nội đẹp rực rỡ và tiết kiệm điện năng; Trang Website Môi trường Xây dựng, truy cập ngày 10/9/2010.
Tin tức; Chi tiết chương trình đại lễ; Tin tức, truy cập ngày 14/9/2010.
Chuyên trang 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của VnExpress.
Tin tức về Đại lễ
Ảnh ghép panorama đêm 10/10/2010 tại Mỹ Đình
Tổng hợp các sách nghiên cứu về Thăng Long-Hà Nội |
bảng mã fifa.txt | FIFA dùng ký hiệu ba chữ cho các quốc gia thành viên và không thành viên. Mã chính thức này do chính FIFA sử dụng và được áp dụng ở các liên đoàn liên châu lục (AFC, CAF, CONCACAF, CONMEBOL, OFC và UEFA).
== Thành viên FIFA ==
Dưới đây là 211 thành viên FIFA, mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đều có mã đặc trưng :
== Mã dành cho thành viên không thuộc FIFA ==
Các mã dưới đây dành cho các quốc gia hoặc lãnh thổ không tự chủ hiện không có mối liên quan đến FIFA, nhưng xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FIFA, hoặc được dùng trong các website liên quan
== Mã không chính thức ==
Các ký hiệu mã sau dành cho quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không tự chủ không có liên quan đến FIFA. Dù các nước này là thành viên hoặc hội viên đàm phán đặc biệt của liên khu vực, các mã này không được dùng thường xuyên trong liên lạc với FIFA.
== Mã cũ ==
Các mã dưới đây đã hết hạn dùng do quốc gia không còn hiện hữu, hoặc do đổi quốc hiệu, trở thành thuộc địa, sáp nhập vào quốc gia khác, thành lập quốc gia mới...
== Khác biệt giữa FIFA và IOC ==
Dù hầu như bộ mã FIFA tương dòng với bộ mã IOC dùng trong các kì Thế vận hội, nhưng vẫn có điểm không nhất quán:
Một số quốc gia có ký hiệu mã liên quan đến FIFA nhưng không là thành viên Ủy ban Olympic quốc tế, và ngược lại:
Liên quan FIFA nhưng không phải thành viên IOC (11):
Anguilla
Anh
Quần đảo Faroe
Ma Cao, Trung Quốc
Montserrat
New Caledonia
Bắc Ireland
Scotland
Tahiti
Quần đảo Turks và Caicos
Xứ Wales
Thành viên IOC nhưng không liên quan đến FIFA (8):
Khối Toàn Anh
Kiribati
Quần đảo Marshall
Micronesia
Monaco
Nauru
Palau
Tuvalu
== Khác biệt giữa FIFA và ISO ==
Có nhiều điểm khác biết giữa bộ mã FIFA với ISO 3166-1 alpha-3 hơn là giữa FIFA và bộ mã IOC.
== Chú thích ==
“Associations”. FIFA.com. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2006.
== Liên kết ngoài ==
FIFA Country Codes - list maintained by the The Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation Usenet group. |
michael chang.txt | Michael Te-Pei Chang (Trương Đức Bồi; phồn thể: 張德培; bính âm: Zhāng Dépéi) sinh ngày 22 tháng 2 năm 1972 tại Hoboken, New Jersey là cựu tay vợt chuyên nghiệp người Mĩ. Anh được biết đến là tay vợt trẻ nhất từng thắng giải Grand Slam khi anh thắng giải quần vợt Pháp Mở rộng năm 1989 khi mới 17 tuổi.
Được biết đến với lối đánh mạnh mẽ và tốc độ, Chang được nhiều người cho rằng là một trong những tay vợt xuất sắc của thời đại. Anh duy nhì ở nhóm 10 tay vợt trong hệ thống ATP trong thập niên 1990, thứ hạng cao nhất là vị trí số 2 thế giới.
Chang được ghi danh tại Đại sảnh danh vọng quần vợt quốc tế.
== Sự nghiệp ==
Chang lần đầu tiên thắng giải trẻ quốc gia khi anh mới 12 tuổi. Năm 13 tuổi anh thắng giải Fiesta Bowl 16s. Hai năm sau đó Chang thắng giải USTA Boys 18s Hardcourts and the Boys 18s Nationals và trở thành tay vợt trẻ nhất đánh thắng Paul McNamee sau 4 set tại vòng 1. 1 tháng sau anh vào bán kết giải Scottsdale, Arizona và trở thanh tay vợt trẻ nhất vào đến bán kết 1 giải thuộc hệ thống ATP. Anh vô địch giải San Francisco khi mới 16 tuổi 7 tháng.
Kỷ lục quan trọng nhất vào năm 1989 khi anh thắng giải Pháp Mở rộng khi anh mới 17 tuổi 3 tháng và trở thành tay vợt trẻ nhất từng thắng 1 giải Grand slam. Anh đã đánh bại Stefan Edberg trong 5 set đấu 6–1, 3–6, 4–6, 6–4, 6–2. Tháng 8, 1989, Chang trở thành tay vợt trẻ nhất lọt vào top 5 bảng xếp hạng ATP.
== Kỉ lục ==
== Thành tích ==
=== Grand Slam ===
==== Vô địch(1) ====
==== Á quân(3) ====
=== Masters Cup ===
==== Á quân(1) ====
=== Masters Series ===
==== Vô địch(7) ====
==== Á quân(2) ====
== Toàn bộ ==
=== Vô địch đơn(34) ===
=== Á quân(24) ===
== Tham khảo == |
sumo.txt | Sumo (相撲, すもう, sūmo)là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản. Hai lực sĩ Sumo sẽ phải đấu với nhau trong một vòng tròn gọi là dohyo (土俵) có đường kính khoảng 4,55 mét (hay 15 shaku theo đơn vị đo chiều dài ở Nhật Bản). Lực sĩ nào bị ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.
== Cấp bậc của lực sĩ Sumo chuyên nghiệp ==
Yokozuna (横綱): cấp cao nhất. Ozeki đúng ra là tước hiệu. Có một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định sẽ xem xét và phong các lực sĩ cấp bậc Ozeki lên cấp bậc cao nhất này.
Ozeki (大関): cấp bậc phong cho các lực sĩ bậc Sekiwake từng thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục. Trong trường hợp hai giải đấu liên tiếp, Ozeki có số trận thắng ít hơn số trận thua sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake. Trước khi có cấp bậc yokozuna, thì Ozeki là cấp bậc cao nhất trong Sumo.
Sekiwake (関脇): là cấp bậc phong cho các lực sĩ Komusubi liên tục trong nhiều mùa giải có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có một mùa giải có số trận thắng rất nhiều (thường là 10 trận thắng trở lên). Nếu đang là Sekiwake mà có một mùa giải có số trận thắng ít hơn số trận thua, lực sĩ sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Komusubi.
Komusubi (小結): là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.
Ozeki, Sekiwake và Komusubi tạo thành nhóm lực sĩ Sanyaku (三役).
Maegashira: là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp Makuuchi (幕内) (bốn cấp cao hơn gồm cấp cao nhất Yokozuna và ba cấp trong Sanyaku).
Các lực sĩ trong nhóm Makuuchi thi đấu riêng trong một giải đấu 15 trận. Theo quy định từ năm 2004 của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, nhóm Makuuchi chỉ có 42 lực sĩ.
Juryo: là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang đấu, thì Lực sĩ Juryo có thành tích tổt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi.Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo.
== Tham khảo == |
miami masters.txt | Miami Masters tên chính thức, Miami Open presented by Itaú (được đặt tên theo nhà tài trợ) là giải quần vợt ngoài trời được tổ chức hằng năm tại Miami, Florida, USA.
Miami Masters, trong đó đã có nhiều tài trợ, ban đầu được biết đến như là Lipton International Players Championships và là một sự kiện hàng đầu của Tour Tennis Grand Prix từ năm 1985 đến năm 1990 như là một phần của giải Grand Prix Championship Series. Năm 2000, sự kiện này được đổi tên thành Ericsson Open. Trong năm 2002, sự kiện này được gọi là NASDAQ-100 Open. Năm 2007, giải đấu được đổi tên thành Sony Ericsson Open, theo một thỏa thuận mà theo đó các nhà tài trợ sẽ trả $ 20 triệu trong vòng bốn năm tới. Năm 2013 được chính thức đặt tên là Sony Open Tennis.
Giải đấu được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Giải nằm trong hệ thống 9 giải Masters 1000 thuộc ATP World Tour Masters 1000. Năm 2013 giải đấu được diễn ra từ ngày 18 đến ngày 31 tháng 3 với chức vô địch đơn nam thuộc về Andy Murray và vô địch đơn nữ thuộc về Serena Williams
== Tiền thưởng ==
==== Prize money ====
== Danh sách vô địch đơn nam ==
== Danh sách vô địch đơn nữ ==
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
http://www.atpworldtour.com/Tennis/Tournaments/Miami.aspx |
15 tháng 7.txt | Ngày 15 tháng 7 là ngày thứ 196 (197 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 169 ngày trong năm.
== Sự kiện ==
649 – Thái tử Lý Trị lên ngôi hoàng đế triều Đường, tức Đường Cao Tông.
1099 – Thập tự chinh thứ nhất: Binh sĩ Kitô giáo chiếm Nhà thờ Mộ Thánh tại Jerusalem từ Đế quốc Fatima Hồi giáo.
1240 - Quân Novgorod dưới quyền Aleksandr Nevsky đánh bại quân Thụy Điển trên sông Neva.
1741 - Aleksei Chirikov trông thấy vùng đất tại Đông Nam Alaska, ông phái người vào bờ và họ trở thành những người châu Âu đầu tiên viếng thăm Alaska.
1799 - Các binh sĩ Pháp phát hiện ra Phiến đá Rosetta ở gần thành phố cảng Rosetta thuộc Ai Cập.
1870 – Công ty Vịnh Hudson chuyển giao Đất Rupert và Lãnh thổ Tây-Bắc cho Canada, đây là lần khuếch trương lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Canada.
1916 – William Boeing hợp thành tổ chức Công ty Sản phẩm Hàng không Thái Bình Dương tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ, tiền thân của hãng Boeing.
1922 – Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập trong một cuộc họp tại phủ Tokyo, đương thời là một chính đảng bất hợp pháp.
1966 - Quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa phát động Chiến dịch Hastings nhằm ngăn chặn một đợt tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam qua khu phi quân sự chia cắt hai miền.
2003 - AOL Time Warner giải thể Netscape, Quỹ Mozilla được thành lập nhằm đảm bảo Mozilla có thể tồn tại mà không cần Netscape.
== Sinh ==
1922 - Mai Chí Thọ, Đại tướng đầu tiên của Công an Nhân dân Việt Nam
1926 - Trần Bạch Đằng, nhà chính trị, nhà văn Việt Nam
1606 - Rembrandt - họa sĩ danh tiếng người Hà Lan
1910 - Nguyễn Duy Trinh, chính khách Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
== Mất ==
1904 - Antôn Paplôvich Sêkhốp là nhà vǎn nổi tiếng Nga.
== Những ngày lễ và kỷ niệm ==
== Tham khảo == |
delaware.txt | Delaware (có thể phát âm như "Đe-la-qua" hay "Đê-la-qua") là tiểu bang thuộc miền Trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ. Nó là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ và được gọi là "Tiểu bang Thứ nhất" vì nó là tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ.
== Địa lý ==
Delaware là tiểu bang nhỏ thứ hai của Hoa Kỳ. Nó giáp với Pennsylvania về phía bắc, với sông Delaware và Đại Tây Dương về phía đông, và với Maryland về phía tây và nam. Một số phần nhỏ của Delaware nằm vào bên xa, tức là bên đông, của cửa sông Delaware, và những mảnh đất này có biên giới trên đất với New Jersey. Cùng với các quận Bờ biển Đông của Maryland và hai quận của Virginia, tiểu bang Delaware là một phần của bán đảo Delmarva, một đơn vị địa lý kéo dài xuống bờ biển Trung Đại Tây Dương.
Biên giới bắc của tiểu bang được định một cách bất thường. Phần nhiều của biên giới giữa Delaware và Pennsylvania được định rõ là một đường cung xa vòm của trụ sở tòa án tại New Castle cách 19 kilômét (12 dặm), và được gọi là Đường vuông 12 dặm. Đây là biên giới hành chính duy nhất trong nước Mỹ là đường cung thật. Biên giới này kéo tới điểm nước thấp nhất của bờ biển New Jersey, nó chạy tiếp xuống bờ biển đến đường cung về miền nam; sau đó biên giới này chạy tiếp theo kiểu thường hơn qua lòng sông chính (thalweg) của cửa sông Delaware. Một phần của đường cung này vào Maryland về phía tây, và phía tây của biên giới tiếp tuyến với đường cung này và chạy hơi về phía đông. Miền nêm, cái miến đất giữa đường cung và biên giới Maryland bị tranh cãi đến năm 1921, lúc đó lời tuyên bố quyền đất của Delaware được xác nhận.
=== Các thành phố quan trọng ===
Wilmington là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế của tiểu bang này. Nó nằm gần Philadelphia và Baltimore nên có thể lái xe đến hai thành phố đó. Các vùng Delaware đang được mở mang rất nhiều, nhất là Dover và các khu nghỉ mát bên cạnh bờ biển. Dân số đến năm 2000.
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
Delaware.com – trang chủ của chính phủ tiểu bang
The Delaware DataMIL – dữ liệu bản đồ tiểu bang
Dự đoán dân số Delaware |