title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Tích cực xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn trong vụ nổ lò hơi
NDO -Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tích cực cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thờingười bị nạn.
Sáng ngày 1/5 đã xảy ra vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, hậu quả làm tử vong và bị thương nhiều người. Nhận được thông tin báo cáo nhanh của Sở Y tế Đồng Nai qua đường dây nóng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoan nghênh Sở Y tế đã điều động các đơn vị trực thuộc cấp cứu và các bệnh viện đã kịp thời kích hoạt báo động đỏ, huy động nhân viên của Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và một số cơ sở y tế cùng tham gia cấp cứu cho người bị nạn. Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) đánh giá cao và biểu dương tinh thần hết lòng vì người bệnh của các y, bác sĩ.Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành y tế vẫn đang tích cực, bảo đảm công tác y tế dịp lễ 30/4 và 1/5/2024 cho nhân dân. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tích cực chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và các đơn vị trực thuộc tiếp tục huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn. Quan tâm chăm sóc về sức khỏe, động viên, ổn định tâm lý cho người bị nạn và gia đình vượt qua khủng hoảng.Sở Y tế Đồng Nai phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại khu vực phía nam như Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Thống Nhất… trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth nếu cần thiết (theo nội dung công văn số 2045/BYT-KCB ngày 22/4/2024 về bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024).Giám đốc Sở Y tế báo cáo kịp thời về Bộ Y tế diễn biến tình hình, danh sách người bị nạn, tình trạng người bệnh, bệnh viện đang điều trị để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ có chỉ đạo, hỗ trợ khi cần thiết.Theo thông tin ban đầu, vào lúc 8 giờ 10 phút, sáng cùng ngày tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn gỗ Bình Minh xảy ra vụnổ lò hơi. Bước đầu, xác định 6 người chết, 7 người bị thương.
https://nhandan.vn/tich-cuc-xu-tri-cuu-chua-kip-thoi-nguoi-bi-nan-trong-vu-no-lo-hoi-post807396.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "nổ lò hơi", "13 người thương vong", "Đồng Nai", "Bộ Y tế", "cứu chữa", "cấp cứu", "nạn nhân" ] }
Cứu thành công bệnh nhân viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược
NDO -NDĐT – Nam bệnh nhân Vũ Văn H (sinh năm 1981, sống tại Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội) bị viêm ruột thừa cấp có phủ tạng đảo ngược hoàn toàn so với bình thường, vừa qua đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đức Giang cấp cứu thành công.
Bệnh nhân H bắt đầu xuất hiện đau bụng vùng thượng vị và hố chậu trái, đau âm ỉ liên tục, tăng dần đến chiều vẫn không thấy đỡ nên bệnh nhân quyết định đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang khám.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, bệnh nhân H được các bác sĩ thăm khám rất cẩn thận, tỉ mỉ và làm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, xét nghiệm máu… Kết quả siêu âm, chụp X-quang của bệnh nhân khiến các bác sĩ rất bất ngờ với hình ảnh trái tim cùng với các phủ tạng khác trong lồng ngực và bụng của bệnh nhân H ở vị trí "soi gương" so với bình thường. Tức là, trái tim và dạ dày ở bên phải, còn gan và ruột thừa thì ở bên trái.Bệnh nhân H cho biết, anh đã biết trái tim và các tạng trong cơ thể của mình nằm ở vị trí đối lập so với mọi người khi đi khám sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của anh khi lập gia đình và có con.BS Nguyễn Sơn Hà, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân H cho biết, đây là một trường hợp cực kỳ hiếm gặp. Với trường hợp thông thường, đau ruột thừa sẽ đau ở hố chậu phải vì vị trí manh tràng nằm bên phải, nhưng trường hợp này bệnh nhân H lại không đau ở bên phải mà đau ở bên trái. Dựa trên kết quả khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng khác thì bệnh nhân H có đầy đủ các triệu chứng của viêm ruột thừa, như hội chứng nhiễm trùng, phản ứng thành bụng,…“Điều khó khăn nhất trong trường hợp này là trước phẫu thuật chưa thể xác định được vị trí các quai ruột có bị đảo lộn hay không. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu đúng vị trí bị đảo lộn sang bên trái thay vì bên phải mà theo thói quen thông thường các bác sĩ chỉ khám bên phải, bỏ qua bên trái thì nguy cơ sẽ để sót tổn thương, dẫn tới tình trạng viêm ruột thừa muộn gây viêm phúc mạc hoặc vỡ ruột thừa… Đây là khó khăn chính đối với trường hợp người bệnh có phủ tạng đảo lộn hiếm gặp này”, BS Hà nói.Sau khoảng 30 phút, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Toàn bộ phần ruột thừa của bệnh H đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phuơng pháp nội soi. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.BS Hà cho hay, đảo ngược phủ tạng (situs inversus, situs transversus hoặc oppositus) là tình trạng bẩm sinh trong đó các cơ quan nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược phản chiếu theo mặt phẳng đứng dọc so với vị trí bình thường. Tình trạng đảo ngược phủ tạng có thể hoàn toàn hoặc chỉ một vài cơ quan đơn thuần. Đây là một dạng dị tật có tính di truyền gen lặn tương đối hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 1/10.000 dân, trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh, còn lại có cuộc sống hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.Chia sẻ về trường hợp hiếm gặp này, BS Hà nói, các trường hợp đảo lộn phủ tạng thường có kèm theo các dị tật về chức phận của các hệ cơ quan. Tim mạch khi bị đảo lộn vị trí như vậy thường sẽ kèm theo các dị tật về van tim, dị tật về đường ra của các động mạch, tĩnh mạch lớn của tim. Phẫu thuật trên những bệnh nhân có biến loạn hoàn toàn về giải phẫu sẽ có nhiều nguy cơ, do vậy các bác sĩ phải khám và đánh giá trước mổ, trong mổ, sau mổ.
https://nhandan.vn/cuu-thanh-cong-benh-nhan-viem-ruot-thua-cap-co-phu-tang-dao-nguoc-post344318.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [] }
Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai: Cần sự phối hợp liên ngành để hạn chế ngộ độc thực phẩm
NDO -Phải nói rằng ngộ độc thực phẩm không bao giờ hết được. Tuy nhiên, để hạn chế hết mức ngộ độc thực phẩm không xảy ra thì cần sự phối hợp nhịp nhàng liên ngành, trong đó chủ lực là y tế, công thương, nông nghiệp.
Chỉ trong vòng 15 ngày trên địa bàntỉnh Đồng Naixảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, khiến hơn 650 người nhập viện điều trị, gây hoang mang trong dư luận, khiến Thủ tướng Chính phủ phải có văn bản hỏa tốc chỉ đạo. Vậy, ngành y tế Đồng Nai nhìn nhận như thế nào về trách nhiệm trong quản lý Nhà nước khi để xảy ra các vụ việc trên và liệu ngộ độc thực phẩm tập thể có tái diễn hay không trên địa bàn? Đó là những nội dung chung quanh cuộc phỏng vấn của phóng viênBáo Nhân Dânvới ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai.Xảy ra ngộ độc thực phẩm là trách nhiệm chung!Phóng viên:Ông nhìn nhận như thế nào khi liên tục trên địa bàn xảy ra các vụ ngộ độc tập thể khiến hàng trăm người nhập viện, gây hoang mang trong một bộ phận người dân?Ông Lê Quang Trung:Có thể nói nguy cơngộ độc thực phẩmtỉnh Đồng Nai luôn luôn ở mức cao, đặc biệt vào mùa nắng nóng, bởi có nhiều khu công nghiệp, dân số đông. Trong khi đó, hệ thống cung cấp thức ăn rất lớn, đa dạng, lên đến hàng chục nghìn cơ sở.Đối với 2 vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra ở thành phố Long Khánh liên quan cơ sở bánh mì B. và vụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom nguyên nhân đã được xác định có nhiều lý do, trong đó, người cung cấp và nguồn gốc thực phẩm.Phóng viên:Bản thân ngành y tế đánh giá mình đã làm hết trách nhiệm hay chưa sau khi liên tiếp các vụ ngộ độc xảy ra, thưa ông?Ông Lê Quang Trung:Nếu nói về trách nhiệm, chúng ta phải hiểu rằng ngộ độc thực phẩm không riêng của ngành y tế mà đó là liên ngành, rất nhiều lĩnh vực đi cùng, đó là trách nhiệm các ngành, như: Nông nghiệp, công thương, cấp quản lý từ địa phương đến trung ương đều có phân cấp của luật.Đối với Đồng Nai có quyết định 31 phân cấp quản lý về thực phẩm tới từng cấp xã, huyện, tỉnh. Vì vậy, chúng ta phân rõ trách nhiệm, riêng với y tế chủ yếu là điều tra dịch tễ, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, còn các ngành khác như công thương, nông nghiệp là truy nguồn gốc.Không phải tự nhiên mà chúng ta thành lập một Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, vì lĩnh vực này là trách nhiệm chung. Nếu không phát huy hiệu quả của Ban Chỉ đạo, hệ thống chính trị trong vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì chắc chắn sẽ xảy ra các vụ ngộ độc tiếp theo.Vụ ngộ độc tập thể liên quan tiệm bánh mì B. ở thành phố Long Khánh khiến hơn 550 người nhập viện.Sức khỏe mong manh khi thực phẩm bẩn bủa vâyPhóng viên:Với 31 khu công nghiệp đang hoạt động, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, rất nhiều bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp dịch vụ thức ăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm được đánh giá rất cao? Vậy, đâu là giải pháp được tỉnh thực hiện để hạn chế thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra?Ông Lê Quang Trung:Phải nói rằng ngộ độc thực phẩm không bao giờ hết được. Tuy nhiên, để hạn chế hết mức ngộ độc thực phẩm không xảy ra thì cần sự phối hợp nhịp nhàng liên ngành, trong đó chủ lực là y tế, công thương, nông nghiệp.Trong thời gian tới, chắc chắn phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể tiếp tục xảy ra.Hiện các loại văn bản chỉ đạo về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gần như không thiếu cái nào. Thế nhưng để phát huy hiệu quả có lẽ chúng ta phải thay đổi cách làm. Trước tiên, về chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải quyết liệt hơn trong hệ thống chính trị, từ cấp xã, huyện, tỉnh.Chúng ta phải thay đổi công tác tuyên truyền để những người tham gia chuỗi cung cấp thực phẩm biết rõ được cần làm gì. Đơn cử, như vụ tiệm bánh mì bà B. ở thành phố Long Khánh, chủ cơ sở nói rằng không biết phải đi đăng ký giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ.Do vậy, trách nhiệm của cấp chính quyền là làm sao cho họ biết, như mời lên tuyên truyền, phát tờ rơi và đi tới tận cơ sở. Qua đó, khẳng định được rằng các chủ cơ sở đã biết những chuyện như vậy và đương nhiên phải có trách nhiệm thực hiện.Khoảng 100 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn chiều.Phóng viên:Với số lượng bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến thức phẩm, cơ sở thức ăn đường phố rất lớn nên việc kiểm tra, giám sát tất cả của lực lượng chức năng gần như không thể làm được. Vậy, ông có thể cho biết giải pháp nào?Ông Lê Quang Trung:Chúng ta cũng cần thẳng thắn đánh giá hệ thống chính quyền trong thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trách nhiệm quản lý Nhà nước phải biết trên địa bàn có bao nhiêu cơ sở và những cơ sở nào có nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm thì cử lực lượng liên quan giám sát.Đương nhiên với nguồn lực có hạn từ 5-7 người trong đơn vị quản lý cấp huyện và chưa tới 20 người của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh thì không thể đi kiểm tra, giám sát được tất cả các cơ sở. Do vậy, chọn cơ sở trọng điểm, nguy cơ có thể xảy ra ngộ độc, còn nếu kêu gọi chung chung, gửi văn bản đến, gửi văn bản đi thì chắc không đạt hiệu quả cao.Phóng viên:Cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này.
https://nhandan.vn/giam-doc-so-y-te-dong-nai-can-su-phoi-hop-lien-nganh-de-han-che-ngo-doc-thuc-pham-post810252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai", "Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Giáo sư, Hiệp sĩ Anh gốc Việt Jonathan Van Tam trao đổi với 300 nhà khoa học Việt Nam
NDO -Giáo sư, Hiệp sĩ Jonathan Van Tam - Giáo sư gốc Việt đầu tiên được phong tước Hiệp sĩ của Hoàng gia Anh đã có buổi trao đổi, chia sẻ khoa học với khoảng 300 khách tham dự là các chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học, nghiên cứu, ban lãnh đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Nhận lời mời từ Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam chính thức có chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày (từ 5-9/12/2023). Trong thời gian này, Giáo sư, Hiệp sĩ Jonathan Van Tam đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi và nói chuyện với các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế.Tại buổi trao đổi khoa học, Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam đã có bài nói chuyện với chủ đề "Từ Việt Nam đến số 10 Phố Downing". Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam chia sẻ: “Tôi rất vinh dự và xúc động khi được đứng tại đây, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của mình. Số 10 Phố Downing là dinh thự của Thủ tướng Anh. Sở dĩ, tôi đặt tên như vậy vì đây không chỉ là bài khoa học mà còn là câu chuyện của đời tôi - một người con gốc Việt sát cánh với Thủ tướng Anh trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng (dịch Covid-19 - PV) tồi tệ nhất trong 100 năm qua”.Trong suốt bài nói chuyện, Giáo sư đúc kết những điều đã học và làm trong quãng đường sự nghiệp của mình. Ông hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm này có thể giúp các nhà nghiên cứu, bác sĩ trẻ Việt Nam với tuổi đời hay mới dấn thân vào con đường nghiên cứu có thể tham khảo để vững tin khi muốn đóng góp cho chính sách y tế công cộng sau này.Trong bài phát biểu của mình, Giáo sư đã có nhiều câu nói đầy tâm huyết như khẩu hiệu truyền lửa đến các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam: “Gia đình tôi không có tiền cho những thứ xa xỉ hay những món đồ phù phiếm nhưng để mua sách học thì tiền lúc nào cũng sẵn”; “Tôi nhận ra rằng muốn trở thành một bác sĩ giỏi, trí thông minh chỉ là một phần. Điều quan trọng không kém là học cách giao tiếp tốt và nhận diện các mô hình bệnh (patterns)”; “Khoa học chân chính sẽ phát huy tác dụng”...Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam là chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh cúm, một nhà nghiên cứu vaccine, dịch tễ học gắn với bệnh truyền nhiễm, đối phó nhiễm trùng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng… Trong chuyến về thăm quê hương lần này, với tình cảm sâu đậm dành cho nguồn cội Việt Nam, ông đặc biệt quan tâm tầm vóc và sự phát triển của hệ thống y tế dự phòng và y tế khám chữa bệnh của Việt Nam.Những thông tin tại tọa đàm khoa học của Giáo sư đã mở ra cơ hội tuyệt vời giúp nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam được truyền cảm hứng, đượckết nối, hỗ trợ, định hướng, tạo cơ hội để các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam phát triển tầm quốc tế, thông qua các công trình nghiên cứu mang tầm quốc tế của ông.Giáo sư Jonathan Van Tam là người gốc Việt được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ danh giá vào đầu năm 2022 vì những đóng góp to lớn, thiết thực, mang tính cách mạng của ông trong đại dịch Covid-19 tại Anh. Ông còn là nguyên Phó giám đốc Y tế Trung ương - phụ trách chuyên môn, cố vấn khoa học cho Thủ tướng Anh.Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Phó chủ tịch thường trực Hội Y tế dự phòng Việt Nam bày tỏ niềm vui khi Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam phản hồi thư và nhận lời mời thăm Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề ngoại giao giữa các nhà khoa học 2 nước mà kỳ vọng sẽ có dịp trao đổi nhiều vấn đề khoa học liên quan đến phòng, chống dịch bệnh, ứng phó với các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh mới, từ kinh nghiệm của Anh và từ một chuyên gia của lĩnh vực này."Đây là vấn đề nóng của toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, những bài học củaphòng, chống dịchcủa Anh chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực với Việt Nam chúng ta, đặc biệt giúp những người làm công tác tiêm chủng vaccine của chúng tôi làm tốt hơn nữa trong công việc của mình”, Giáo sư Nguyễn Trần Hiển bày tỏ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Tấn, Trưởng nhóm các bệnh Nhiễm trùng mới nổi, OUCRU Việt Nam cùng nhiều bác sĩ, nhà khoa học trẻ có buổi nói chuyện sôi nổi với Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam.Trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, Giáo sư có những đóng góp to lớn trong việc tư vấn chính sách cho công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vaccine Covid-19 của Việt Nam, được Đại sứ quán Việt Nam tại Anh vinh danh.Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Giáo sư từ lời mời của Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) khẳng định năng lực, tầm nhìn của Viện nghiên cứu Tâm Anh trong nỗ lực tiếp cận khoa học thế giới, thông qua vai trò quan trọng của các giáo sư, các nhà khoa học, góp phần giúp các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi, tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học quy mô quốc tế, tham gia cùng nghiên cứu và giải quyết những vấn nạn y tế mang tính toàn cầu, như là vấn đề dịch bệnh cấp bách.Kết thúc buổi gặp gỡ với các chuyên gia y tế đầu ngành Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Tâm Anh cùng nhiều nhà khoa học, bác sĩ trẻ có đam mê nghiên cứu y học, một lần nữa, Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam nói: “Cảm ơn tất cả các bạn cho tôi đặc ân và cơ hội được về thăm quê cha đất tổ. Tại thời điểm này trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, tôi dành tâm huyết cho việc đào tạo thế hệ tương lai”.
https://nhandan.vn/giao-su-hiep-si-anh-goc-viet-jonathan-van-tam-trao-doi-voi-300-nha-khoa-hoc-viet-nam-post786346.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Giáo sư Hiệp sĩ Anh gốc Việt", "300 nhà khoa học Việt Nam" ] }
Gia tăng ca mắc thủy đậu, có người gặp biến chứng nặng nề
NDO -Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, trong đó có thủy đậu. Thời gian gần đây ghi nhận gia tăng ca mắcthủy đậu, trong đó có những ca gặp biến chứng nặng nề.
Gia tăng ca mắc bệnh thủy đậu nhập việnBệnh nhân nữ (34 tuổi, ngụ quận Long Biên, Hà Nội)mắc thủy đậu biến chứngbội nhiễm da. Trước nhập viện 3 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao 38,5 độ C, gai lạnh, mệt mỏi, đau rát họng, ăn uống kém, sau đó nổi mụn nước rải rác toàn thân mình, chân tóc, mặt, vòm họng. Cùng ngày vào viện, người bệnh còn sốt, mụn nước hóa mủ đục nhanh, ngứa rát, mệt mỏi nhiều, cảm giác tức ngực, khó thở.Bệnh nhân được điều trị thuốc kháng sinh, kháng virus, bôi thuốc tại chỗ, vệ sinh chăm sóc da, nâng cao thể trạng. Nhờ được chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân dần ổn định. Bệnh nhân chưa từng tiêm vaccine và không rõ lịch sử tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.Một trường hợp khác là bệnh nhân nam (34 tuổi, ngụ quận Long Biên, Hà Nội) bị biến chứng bội nhiễm da do không tắm rửa, kiêng gió, kiêng nước và tự uống thuốc kháng sinh, kháng virus.Sau 4 ngày, bệnh biến chứng, các mụn nước hóa mủ đục, dập vỡ lan rộng kèm đau rát, ngứa, mệt mỏi, khó ăn uống. Mụn xuất hiện ở cả vòm họng, chân tóc, đồng thời cơ thể xuất hiện nhiều cơn ớn lạnh. Bệnh nhân được điều trị hạ sốt, thuốc kháng virus, kháng sinh đường tĩnh mạch và chăm sóc, vệ sinh da, mũi họng, kết hợp nâng cao thể trạng. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, giảm tổn thương da và hết sốt.Bệnh nhân nam (34 tuổi, ngụ quận Long Biên, Hà Nội) bị biến chứng bội nhiễm da.Hiện nay, cả nước xuất hiện nhiều ổ dịch thủy đậu với nhiều ca mắc, biến chứng và đã có ca tử vong. Đặc biệt, diễn biến thủy đậu thời gian này nghiêm trọng hơn ở người lớn. Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Yên Bái ghi nhận người phụ nữ 42 tuổi tử vong do mắc thủy đậu kèm biến chứng viêm phổi nặng, suy gan cấp.Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, từ sau Tết đến nay, bệnh viện ghi nhận nhiều ca đến khám ngoại trú và những ca phải nhập viện do biến chứng thủy đậu, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.Số bệnh nhân mắc bệnh nặng tăng nhanh từ sau Tết. Trong đó, biến chứng phổ biến nhất là bội nhiễm da. Đa số các bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm phòng vaccine trước đó.Bác sĩ nội trú Đàm Thị Thanh Tâm, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em và đa số là lành tính. Khi bị thủy đậu, hầu hết người bệnh hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm da, viêm phổi, viêm gan nặng, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận...Người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền (tim mạch, đái tháo đường, suy thận…) có nguy cơ bệnh trở nặng và biến chứng, tử vong cao hơn nếu mắc bệnh.Ngoài ra, virus có thể tồn tại trong tế bào thần kinh nhiều năm và diễn tiến thành bệnh Zona thần kinh gây đau đớn.Ở phụ nữ mang thai, khoảng 20% mắc thủy đậu sẽ dẫn đến viêm phổi và trong số này có 40% trường hợp sẽ tử vong. Mắc thủy đậu ở tuần thai 13-20 dễ dẫn đến dị dạng thai, thai chết lưu. Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng cuối, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao tới 30%, 15% có nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh trong 4 năm đầu đời.Phòng và chăm sóc người mắc bệnh thủy đậuBác sĩ Thanh Tâm lưu ý khi bị thủy đậu, người bệnh cần được cách ly, điều trị đúng phác đồ, chăm sóc vệ sinh da đúng cách để mau khỏi bệnh, tránh các biến chứng và sẹo gây ảnh hưởng thẩm mỹ, giảm nguy cơ lây cho người khác và giảm chi phí điều trị.Người bệnh lưu ý tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ; mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi để các mụn mủ luôn được khô ráo; cắt móng tay, chân để tránh làm vỡ nốt thủy đậu khi vô tình cào, gãi.Một số quan điểm sai lầm trong phòng tránh và điều trị thủy đậu như người từng mắc thủy đậu rồi có thể hoàn toàn không mắc lại, tiêm phòng thủy đậu sẽ không mắc bệnh, kiêng ra gió và kiêng tắm rửa, chọc vỡ mụn mủ để tổn thương da mau lành, tự ý sử dụng thuốc kháng virus, thuốc kháng virus, thuốc giảm viêm có corticoid… có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, tăng nguy cơ biến chứng, chi phí và kéo dài thời gian điều trị.Theo bác sĩ Thanh Tâm, người đã từng mắc thủy đậu thường có miễn dịch bền vững với virus. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với nguồn lây bệnh mà không biết cách phòng tránh, miễn dịch cơ thể suy giảm, có thể hoàn toàn mắc lại thủy đậu. Khi đó, người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho những người khác.Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết dấu hiệu nhận biết đặc trưng của thủy đậu là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, gây ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người nhiễm virus. Bệnh có khả năng lây lan cao, lên đến 90% đối với người chưa từng mắc hoặc chưa từng tiêm vaccine.Để phòng bệnh thủy đậu, bác sĩ Chính cho biết, vaccine thủy đậu là biện pháp phòng bệnh chủ động, tránh lây nhiễm và biến chứng do bệnh. Vaccine phòng thủy đậu hiện tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh. Lịch tiêm vaccine thủy đậu gồm 2 mũi, khoảng cách tiêm tùy thuộc vào loại vaccine và độ tuổi.Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả.Vaccine thủy đậu không được chỉ định tiêm trong thai kỳ. Để phòng bệnh khi mang thai và cung cấp miễn dịch bảo vệ trẻ, phụ nữ chuẩn bị mang thai cần chủ động tiêm ngừa trước thai kỳ và ngừa thai ít nhất 3 tháng trước khi có thai.Theo các nghiên cứu, hai mũi vaccine thủy đậu phòng được 88-98% nguy cơ mắc bệnh. Người đã tiêm thủy đậu nếu có mắc bệnh thường nhẹ và không gặp biến chứng. Người đã tiêm vaccine nếu mắc bệnh thường nhẹ và ít gặp các biến chứng nguy hiểm. Vaccine vẫn có khả năng bảo vệ với người vừa tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Tiêm vaccine ngay khi tiếp xúc và không quá 3-5 ngày giúp người tiếp xúc gần phòng bệnh và giảm biến chứng không mong muốn.Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh, biến chứng của bệnh thủy đậu gây ra, trong thời gian tới, VNVC sẽ sớm đưa vaccine zona thần kinh về Việt Nam phục vụ nhu cầu người dân.
https://nhandan.vn/gia-tang-ca-mac-thuy-dau-co-nguoi-gap-bien-chung-nang-ne-post801212.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "biến chứng", "bệnh thủy đậu", "tiêm vaccine" ] }
Mắc ung thư phổi di căn não sau 30 năm hút thuốc lá
NDO -Sau một tháng ho khan, nam bệnh nhân có tiền sử 30 năm hút thuốc lá đến viện trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, tê tay và được phát hiện mắc ung thư phổi di căn não.
Bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá 30 năm nay, mỗi ngày hết 1 bao thuốc lá. Trước đó, bệnh nhân chủ quan nên không có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đợt này xuất hiện những dấu hiệu “lạ”, lúc này lo lắng nên quyết định đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec kiểm tra sức khỏe tổng quát. Gia đình có tiền sử bố và bác ruột bị K phổi, mẹ bị tai biến mạch máu não.Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Sơn Tùng, Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện đa khoa Medlatec tiếp nhận thăm khám bệnh nhân thấy, bệnh nhân tỉnh táo, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, không liệt, phổi thông khí rõ nhưng bệnh nhân có ngón tay dùi trống, ngoài ra không có dấu hiệu bất thường nào.Do có tiền sử hút thuốc lá 30 năm, ho khan kéo dài, nên bệnh nhân được chỉ định chụp phổi và CT sọ não.Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) hình ảnh hướng u phổi trái, có xâm lấn phổi, màng phổi và rãnh liên thùy cùng bên. Dày tổ chức kẽ và giãn phế nang nhu mô hai phổi, hạch trung thất.Chụp cộng hưởng từ sọ não nốt ngấm thuốc dạng viền, có phù não rộng chung quanh. Trên MRI sọ não kết luận hình ảnh khối u não vị trí vùng trán phải và vùng chẩm hai bên hướng đến tổn thương thứ phát.Theo phân độ của Tổ chức Y tế thế giới 2021, bệnh nhân này được đánh giá ở giai đoạn 4, tức đây là giai đoạn di căn, bệnh đã di căn đến các cơ quan khác như não, gan, xương, tuyến thượng thận… Cụ thể, ở bệnh nhân K., chẩn đoán bệnh ung thư phổi di căn não.Đồng thời, bệnh nhân tiếp tục được thực hiện sinh thiết xuyên thành ngực, chẩn đoán Carcinoma không tế bào nhỏ.Với chẩn đoán ung thư phổi di căn não - tiền đái tháo đường, bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện chuyên khoa điều trị ung thư.Ung thư phổi là ung thư hay gặp nhất ở nam giới, tỷ lệ tử vong khoảng 20% trong tổng số các ung thư nói chung.Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Riêng tại Việt Nam năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với hơn 26.000 ca mắc mới và hơn 23.000 ca tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.Chia sẻ nguyên nhân dẫn tớiung thư phổi, bác sĩ Tùng cho biết, có tới 90% bệnh nhân mắc ung thư thư phổi do hút thuốc lá, 4% mắc do hút thuốc lá thụ động (hít phải khói từ người hút).Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác. Ngoài ra, các nguyên nhân còn lại do yếu tố di truyền, môi trường làm việc có nhiều khói bụi ô nhiễm.Theo chuyên gia hô hấp, những người nên chủ động tầm soát ung thư phổi khi có một trong các dấu hiệu bất thường như ho nhiều, ho dai dẳng/có đờm, mệt mỏi, hụt hơi, sụt cân không rõ nguyên nhân…Chỉ sau 1 tháng xuất hiện ho khan kéo dài, đi khám phát hiện ra ngay mắc K phổi. Sau khi biết nguyên nhân hàng gây ung thư phổi là do hút thuốc lá, bệnh nhân vô cùng ân hận vì mình đi vào con đường tắt gặp “tử thần” trong suốt 30 năm qua.Ung thư phổi diễn biến thầm lặng nên đa số người dân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị thấp, gây tốn kém chi phí và kéo dài thời gian chữa trị. Vì vậy, tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường, cũng như gia tăng cơ hội chữa trị và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.Theo chuyên gia hô hấp, những người nên chủ động tầm soát ung thư phổi khi có một trong các dấu hiệu bất thường như ho nhiều, ho dai dẳng/có đờm, mệt mỏi, hụt hơi, sụt cân không rõ nguyên nhân… Đặc biệt, những người có tiền sử hút thuốc lá, khuyến cáo nên đi tầm soát ung thư phổi định kỳ từ sau 40 tuổi.Khi đitầm soát ung thư phổi, thông thường, người dân sẽ được chỉ định làm một trong các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sau: Chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp, hay còn gọi là chụp CT ngực liều thấp; chụp X-quang tim phổi; xét nghiệm tế bào đờm.Ngoài ra, để chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ xâm lấn tại chỗ, hoặc di căn, người bệnh sẽ được thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như chụp CT ngực, chụp PET/CT, nội soi phế quản, siêu âm phế quản, siêu âm nội soi phế quản, MRI (não, ngực), sinh thiết phổi.
https://nhandan.vn/mac-ung-thu-phoi-di-can-nao-sau-30-nam-hut-thuoc-la-post801438.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "ung thư phổi", "di căn não", "hút thuốc lá" ] }
Bảo đảm đủ thuốc điều trị ARV cho người nhiễm HIV
NDO -Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong tuần này, Bộ Y tế sẽ làm việc với Đại sứ quán Australia và Tổ chức Y tế thế giới để bảo đảm đủ nguồn cung thuốc ARV điều trị cho người nhiễm HIV.
Tình trạng thiếuthuốc điều trị ARVkhiến cho nhiều người nhiễm HIV rất lo ngại bị gián đoạn điều trị. Theo thông tin từ nhiều địa phương, một tháng gần đây, nhiều bệnh nhân HIV nhóm đã điều trị ổn định thay vì được nhận đủ thuốc ARV sử dụng trong ba tháng thì chỉ được nhận thuốc dùng một tháng, thậm chí hai tuần.Trước tình hình này, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí chiều 17/6, bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Y tế cho biết, ngày 20/6 tới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bàn giao thuốc ARV cho Bộ Y tế Việt Nam từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây là sự kiện hết sức quan trọng và ý nghĩa trong bối cảnh công tác mua sắm thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV tại Việt Nam đang gặp một số khó khăn.Trong bối cảnh có một số khó khăn trong việc mua sắm thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV thì việc WHO hỗ trợ thuốc Acriptega - một loại thuốc ARV phác đồ bậc 1 ưu tiên là rất cần thiết cho công tác điều trị người bệnh HIV hiện nay.Đây là khoản viện trợ phi dự án do WHO hỗ trợ cho Việt Nam dưới hình thức hàng viện trợ. Việc mua sắm, đấu thầu thuốc này do WHO trực tiếp thực hiện. Đây là thuốc đã có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương Codupha. Đơn vị này chịu trách nhiệm phân phối thuốc đến 5 tỉnh/thành phố gồm Bến Tre, Cần Thơ, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa.Lượng thuốc này được sử dụng để điều trị cho người bệnh HIV tại 5 tỉnh/thành phố và các tỉnh/thành phố khác theo quyết định điều phối của Cục Phòng, chống HIV/AIDS.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ thông tin tại buổi gặp mặt báo chí chiều 17/6.Cục Phòng, chống HIV/AIDS chịu trách nhiệm về hướng dẫn sử dụng thuốc đúng mục đích, an toàn; hướng dẫn các đơn vị triển khai, phân phối tới đúng đối tượng hưởng lợi, bảo đảm hiệu quả, không bị chồng chéo, trùng lắp và đúng các quy định chuyên môn hiện hành, không được bán thuốc viện trợ ra thị trường.Hiện nay Bộ Y tế đang quyết liệt thúc đẩy việc mua sắm thuốc ARV từ nguồn Bảo hiểm y tế và vừa hoàn thành việc đàm phán giá thuốc ARV đợt 1.Dự kiến từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ có 14,5 triệu viên thuốc được cung cấp để điều trị cho người bệnh HIV. Số thuốc còn lại sẽ được đấu thầu tập trung cấp quốc gia, để kịp thời nối tiếp bảo đảm người nhiễm HIV đang điều trị không bị gián đoạn thuốc.Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, công tác điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV được triển khai tại Việt Nam đến nay đã hơn 20 năm. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu chuyển giao chi phí thuốc ARV và các dịch vụ điều trị ARV do bảo hiểm y tế chi trả.Từ năm 2020, Việt Nam đã thực hiện phác đồ ARV tối ưu theo khuyến cáo của WHO. Thuốc Acriptega là thuốc viên kết hợp phác đồ tối ưu điều trị nhiễm HIV. Hiện nay, có khoảng 85% người bệnh đang sử dụng phác đồ tối ưu này, bao gồm cả điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Phác đồ này cũng đã được bảo hiểm y tế chi trả.Đến tháng 12/2023, toàn quốc có 178.941 người bệnh HIV đang điều trị thuốc ARV, trong số này có 176.232 người lớn và 2.709 trẻ em. Người nhiễm HIV hiện đang được điều trị ARV tại 522 cơ sở y tế ngoài cộng đồng, trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở cai nghiện bắt buộc.Tỷ lệ người bệnhđiều trị ARVcó tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì ở mức cao trên 95% qua các năm. Năm 2023, tỷ lệ này là 98%. Điều này thể hiện hiệu quả điều trị ARV ở mức độ tốt. Tỷ lệ duy trì điều trị thuốc ARV tại Việt Nam luôn đạt kết quả tốt, tính đến tháng 9/2023 đạt 97,1%.Điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV cần liên tục, suốt đời và người bệnh HIV cần tuân thủ điều trị tốt. Hiệu quả điều trị thuốc ARV không chỉ làm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV mà còn làm giảm nhiễm HIV mới, giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.Người bệnh HIV điều trị thuốc ARV có tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml thì sẽ không làm lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà đường lây truyền HIV chủ yếu hiện nay tại Việt Nam là qua quan hệ tình dục.Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có tải lượng HIV dưới 50 bản sao/ml vào lúc chuyển dạ thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm từ 45% xuống còn dưới 0,5%. Điều này góp phần quan trọng vào việc kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chiến lược mở rộng điều trị ARV trong ngày, điều trị ARV nhanh cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện; đồng thời tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình mua sắm thuốc ARV nhằm duy trì cung ứng thuốc ARV bảo đảm điều trị ARV ở người bệnh HIV được liên tục.
https://nhandan.vn/bao-dam-du-thuoc-dieu-tri-arv-cho-nguoi-nhiem-hiv-post814720.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "thiếu thuốc ARV", "Bộ Y tế" ] }
Đã xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh
NDO -Theo thông tin mới nhất của Sở Y tế Khánh Hòa, kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm, nước, bàn tay, bệnh phẩm từ quán cơm gà Trâm Anh của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy: Vụ ngộ độc bữa ăn trưa, và chiều ngày 11 và 12/3 do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus.
Các cơ quan chức năng thành phố Nha Trang thăm hỏi các bệnh nhân. (Ảnh: THẢO LY)Trong mẫu hành phi lấy tại quánphát hiện vi khuẩnSalmonella spp (1,1 x 102 MPN/g); trong mẫu rau dưa chua phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus (2,3x101 CFU/g) và vi khuẩn Escherichia coli (9,0x101 CFU/100ml);Trong mẫu bàn tay của nhân viên quán dương tính với vi khuẩn Staphylococcus aureus; trong mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến phát hiện vi khuẩn Escherichia coli (3,2x101 CFU/100ml) và vi khuẩn Coliform (7,6x101 CFU/100ml);Trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng dùng để rửa dụng cụ phát hiện vi khuẩn Escherichia coli (9,6x101 CFU/100ml), vi khuẩn Coliform (1,2x104 CFU/100ml) và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa (2,8x102 CFU/100ml).Cũng theo ngành y tế Khánh Hòa, tổng số người bị ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh được các cơ sở y tế tiếp nhận chữa trị là 367 người, số ca nhập viện là 252 người. Đến thời điểm này, sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định.
https://nhandan.vn/da-xac-dinh-duoc-vi-khuan-gay-ngo-doc-thuc-pham-tai-quan-com-ga-tram-anh-post800558.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "vi khuẩn gây ngộ độc", "thực phẩm", "phát hiện" ] }
Phát hiện cơ chế hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu đã phát hiện tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ) vừa phát hiện ra những mấu chốt mới về cách thức mà hệ miễn dịch có thể nhận biết vàtiêu diệt tế bào ung thư.Phát hiện này giúp hé mở những liệu pháp mới để điều trị các bệnh ung thư xâm lấn (còn gọi là ung thư di căn).Nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Toàn diện Jonsson thuộc Đại học California đã công bố thông tin trên vào ngày 28/11.Trong thông cáo, nhóm nghiên cứu cho biết đã phát hiện một số tế bào miễn dịch vẫn có thể chống lại tế bào ung thư ngay cả khi các tế bào ung thư thiếu một loại protein quan trọng mà hệ miễn dịch dựa vào đó để theo dõi các tế bào ung thư.Khi tế bào ung thư không chứa phân tử protein có tên là B2M, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt một phản ứng thay thế với sự tham gia của tế bào T hỗ trợ (hay còn gọi là tế bào CD4+) và tế bào tiêu diệt tự nhiên (Natural killer cell) hay còn gọi là tế bào NK.Các nghiên cứu thử nghiệm trên cả động vật và sinh thiết khối u ở bệnh nhân đều cho kết quả như vậy.Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cho thấy một cơ chế phòng thủ thay thế của hệ miễn dịch, có khả năng nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, nó giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên lạ, điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể đểbảo vệ cơ thểchống lại các tác nhân nguy hại như vi khuẩn và virus.Trong khi đó, tế bào NK là một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên, có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus và tế bào dị biệt bao gồm các tế bào có khả năng hình thành ung thư.Chức năng của chúng là nhận biết và tiêu diệt các tế bào nhiễm virus kể cả các tế bào mới sinh ra.
https://nhandan.vn/phat-hien-co-che-he-mien-dich-co-the-nhan-biet-va-tieu-diet-te-bao-ung-thu-post785142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "hệ miễn dịch", "tiêu diệt tế bào ung thư", "Đại học California", "Los Angeles (Mỹ)" ] }
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Cộng hòa Dân chủ Congo đã báo cáo hơn 4.500 trường hợp nghi ngờ mắcbệnh mpoxvà gần 300 trường hợptử vongkể từ tháng 1, tăng gần gấp ba lần so cùng kỳ năm ngoái.
Giới chuyên gia y tế quốc tế đánh giá đợt bùng phát bệnh “đậu mùa khỉ” (mpox) đang bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo có thể dễ lây lan hơn.Theo Tổ chức Y tế thế giới, Cộng hòa Dân chủ Congo đã báo cáo hơn 4.500 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh mpox và gần 300 trường hợp tử vong kể từ tháng 1, con số này đã tăng gần gấp ba lần so cùng kỳ năm ngoái.Nước này đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe liên quan tới dịch bệnh này.Một phân tích trên các bệnh nhân nhập viện từ tháng 10/2023 đến tháng 1/2024 ở Kamituga, miền đông đất nước, cho thấy có những đột biến gen ở mpox.Các đột biến này được xem là kết quả của việc bệnh tiếp tục lây truyền ở người. Bệnh đang xảy ra ở một thị trấn nơi mọi người ít tiếp xúc với các động vật hoang dã được cho là mang mầm bệnh một cách tự nhiên.Người đứng đầu phòng thí nghiệm về di truyền bệnh tật tại Viện nghiên cứu y sinh quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo, Tiến sĩ Placide Mbala-Kingebeni cho biết, “chúng ta đang ở một giai đoạn mới của mpox”.Có hai loại hoặc nhánh mpox có liên quan bệnh đậu mùa và là loài đặc hữu ở Trung và Tây Phi.Trong đó, nhánh 1 nghiêm trọng hơn và có thể gây ra tử vong ở 10% số người nhiễm bệnh. Nhánh 2 gây ra đợt bùng phát năm 2022 nhưng hơn 99% số người nhiễm bệnh sống sót.Mbala-Kingebeni và các đồng nghiệp cho biết họ đã xác định được một dạng mới của nhánh 1 có thể đã gây bệnh cho hơn 240 trường hợp và ít nhất 3 trường hợp tử vong ở Kamituga, một khu vực có dân số di chuyển tạm thời đáng kể đến những nơi khác ở châu Phi và xa hơn nữa.Trong khi các chuyên gia chỉ ra rằng chưa đến một nửa số người mắc bệnh mpox ở Congo được xét nghiệm, Mbala-Kingebeni khẳng định: "Rủi ro là trừ khi chính bệnh nhân ra trình báo, chúng ta sẽ có sự lây truyền bệnh trong thầm lặng và sẽ không ai biết".Trong một báo cáo về tình hình bệnh mpox toàn cầu mới được đưa ra trong tuần này, WHO cho biết phiên bản mới của căn bệnh này có thể yêu cầu một chiến lược xét nghiệm mới để phát hiện các đột biến.Tuần trước, Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO, Tiến sĩ Michael Ryan, cho biết rằng mặc dù bệnh mpox vẫn tiếp tục lây lan ở châu Phi và các nơi khác, nhưng “chưa có một đồng USD tài trợ nào được đầu tư”.
https://nhandan.vn/phat-hien-dang-dau-mua-khi-moi-de-lay-co-the-khien-10-nguoi-benh-tu-vong-post807563.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "đậu mùa khỉ", "tử vong", "Tổ chức Y tế thế giới", "Congo", "mpox" ] }
Phân bổ vaccine "5 trong 1" phục vụ tiêm chủng mở rộng
NDO -Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc phân bổvaccine "5 trong 1" DPT-VGB-Hib(bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib), phục vụ nhu cầutiêm chủng mở rộngtheo kế hoạch đã báo cáo Bộ Y tế.
Ngày 16/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib do Chính phủ Australia tài trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).Sau khi vaccine được tiếp nhận, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc gửi mẫu và hồ sơ yêu cầu kiểm định đến Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế để kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.Ngày 26/12, Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế đã cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, sinh phẩm cho số vaccine nêu trên. Theo đó số vaccine này đủ điều kiện đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.Ngay trong ngày 26/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thực hiện việc phân bổ vaccine theo kế hoạch đã báo cáo Bộ Y tế và tiến hành vận chuyển vaccine đến các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur thuộc 4 khu vực gồm miền bắc, miền nam, miền trung và Tây Nguyên.Ngày 27/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có văn bản gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc phân bổ vaccine này.Đồng thời, Viện đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng cấp phát vaccine DPT-VGB-Hib cho các tỉnh/thành phố. Với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực phía bắc có thể tiếp nhận vaccine từ ngày 27/12, với các tỉnh/thành phố thuộc khu vực còn lại sẽ có thể tiếp nhận vaccine sau đó 1-2 ngày khi vaccine được chuyển tới kho các khu vực.Theo kế hoạch, vaccine DPT-VGB-Hib sẽ được triển khai tại các trạm y tế xã, phường trên cả nước ngay từ những ngày đầu tháng 1/2024. Vaccine sẽ được ưu tiên sử dụng tiêm mũi 1 cho trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi sau đó có thể sử dụng tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vaccine DPT-VGB-Hib.Bộ Y tế đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc phân bổ, tổ chức tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib trên địa bàn đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả.
https://nhandan.vn/phan-bo-vaccine-5-trong-1-phuc-vu-tiem-chung-mo-rong-post789528.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "vaccine DPT-VGB-Hib", "tiêm chủng mở rộng", "Bộ Y tế", "phân bổ vaccine" ] }
Lượng bệnh nhân cao tuổi nhập viện tăng đột biến do rét đậm, rét hại
NDO -Bệnh nhân L.T.T (80 tuổi, Hà Nội) có chỉ số SP02 liên tục cảnh báo. Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Hữu Ánh cùng các điều dưỡng liên tục theo dõi, can thiệp để bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Chỉ vài ngàyrét đậm, nhập viện với tình trạng mệt mỏi, không ăn uống, ông T. nhanh chóng trở nặng, suy hô hấp tiến triển.
Sáng 26/12, Khu khám bệnh của Bệnh viện Lão khoa Trung ương khá vắng vẻ. Nhưng trong Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, lượng bệnh nhân nhập viện rất đông. Chỉ sau khi rét đậm, rét hại 3-5 ngày, nhất là thời điểm cuối tuần vừa rồinhiệt độ ngày đêm chênh lệch cao, lượng bệnh nhân đến khám tăng đột biến.Khoa Hồi sức tích cực có giường kế hoạch 51, nhưng cuối tuần vừa rồi đã nhận 56 bệnh nhân. Khoa phải từ chối tiếp nhận thêm vì không còn giường nằm điều trị. “Những đợt rét trước chỉ 2-3 ngày, người cao tuổi còn sức chống đỡ. Nhưng thời tiết rét đậm kéo dài 1 tuần qua khiến sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm. Cuối tuần, lượng bệnh nhân tăng gấp rưỡi so với những tuần trước”, Tiến sĩ Tạ Hữu Ánh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biếtNằm viện 5 ngày qua, ông T. liên tục rơi vào tình trạng suy hô hấp, tình trạng ô-xy suy giảm nghiêm trọng. Bác sĩ Ánh cho hay, bệnh nhân có tiền sử gãy cổ xương đùi nằm một chỗ, mắc viêm phổi tắc nghẽn mãn tính. Do buồn chán và có thói quen hút thuốc lá nên bệnh nhân hút liên tục một bao/ngày. Bệnh nhân nhập viện ban đầu với triệu chứng mệt mỏi, không ăn uống được, xuất hiện sốt. Vào viện, bệnh nhân viêm phổi nặng, rơi vào tình trạng nặng của bệnh phổi tắc nghẽn. “Chúng tôi đã đặt thở máy cho bệnh nhân 2 ngày qua nhưng phổi kém, ô-xy dưới 70%, suy hô hấp tiến triển”, bác sĩ Ánh nói.Bác sĩ Tạ Hữu Ánh theo dõi sức khỏe của bệnh nhân T.Các trường hợp nhập viện nhiều trong những ngày qua là chủ yếu người bệnh cao tuổi có tiền sử bệnh như tai biến. Có trường hợp nằm dài ngày, có nguy cơ nhiễm bệnh nặng lên, viêm phổi, ý thức lơ mơ. Trường hợp tai biến mạch máu não, có nguy cơ tăng huyết áp nhưng nếu không theo dõi cũng dễ diến biến nguy kịch. Ngoài ra, các bệnh lý tiểu đường, viêm khớp cũng khám nhiều thời điểm này.Khoa Hồi sức tích cực cũng vừa tiếp nhận trường hợp điển hình cụ ông 96 tuổi, nhập viện với biểu hiện khó thở, nôn, sặc thức ăn vào phổi. Sau 4 ngày, gia đình cho cụ nhập viện thì tình trạng đã nặng, viêm phổi, SP02 chỉ 70-80% phải đặt ống nội khí quản cũng không qua khỏi. Lúc xét nghiệm, bạch cầu của người bệnh tăng rất cao, gấp 100 nghìn lần."Rõ ràng ban đầu bệnh nhân có biểu hiện rất nhẹ, nhưng vì chủ quan, nhập viện muộn nên tình trạng diễn biến nhanh, chúng tôi cố gắng hết sức cũng không thể cứu được", bác sĩ Ánh cho biết.Bác sĩ Tạ Hữu Ánh thông tin về tình hình bệnh nhân cao tuổi nhập viện trong đợt rét đậm, rét hại.Theo các bác sĩ, người già triệu chứng không điển hình, nhưng thường tuổi cao, có vài bệnh nền đi kèm, gặp thời tiết không thuận lợi sẽ thúc đẩy tình trạng bệnh nặng nhanh, điều trị khó khăn hơn.Bên cạnh đó, dự phòng của các gia đình cũng chủ quan hơn so với đợt trước. Các bệnh nhân cao tuổi cũng tránh rét nên không tái khám theo đúng hẹn, hoặc nghĩ mình có triệu chứng nhẹ nên chủ quan ở nhà. Vì thế, các trường hợp nhập viện có diễn biến nặng hơn.Có trường hợp sau tai biến, có một số bệnh lý mãn tính, chỉ có biểu hiện ho khò khè, triệu chứng không rầm rộ, nhưng do trì hoãn không đi khám sớm, đến viện thì triệu chứng đã nặng.Do đó, bác sĩ Ánh khuyến cáo, trong thời tiết lạnh, người cao tuổi phải theo dõi sức khỏe thường xuyên. Với người bệnh mãn tính, tăng huyết áp phải đo huyết áp hàng ngày, thường xuyên vì nếu phát hiện sớm huyết áp thay đổi sẽ bổ sung thuốc đầy đủ, kịp thời, tránh tai biến.Về phòng tránh các triệu chứng hô hấp, phải giữ ấm cho bệnh nhân là vùng cổ, đầu, chân. Người già ngủ có thể đội mũ, đi tất, tránh nguy cơ bị viêm mũi họng, có thể làm lan xuống viêm hô hấp dưới như viêm phổi.Tỷ lệ người cao tuổi nhập viện điều trị tăng gấp rưỡi so với trước đợt rét.Đặc biệt, nếu người cao tuổi duy trì thói quen tập thể dục, nên tránh ra ngoài trời lúc sáng sớm dễ bị lạnh, viêm phổi. “Các cụ nên chuyển sang tập chiều, hoặc duy trì tập sáng khi đã có ánh nắng. Đồng thời, bảo đảm ăn uống đầy đủ, dinh dưỡng tốt để có sức khỏe tốt hơn. Người có bệnh mãn tính, cao tuổi nên tiêm phòng cúm, phế cầu, tránh nguy cơ viêm phổi cho các cụ”, bác sĩ Ánh khuyến cáo.
https://nhandan.vn/luong-benh-nhan-cao-tuoi-nhap-vien-tang-dot-bien-do-ret-dam-ret-hai-post789166.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Bệnh viện Lão khoa Trung ương", "rét đậm", "người cao tuổi nhập viện", "gia tăng người cao tuổi nhập viện", "viêm phổi tắc nghẽn mãn tính" ] }
Ông Mai Trọng Hưng được giao nhiệm vụ phụ trách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
NDO -Chiều 3/1, Sở Y tế Hà Nội vừa có trao quyết định giao ông Mai Trọng Hưng chịu trách nhiệm phụ trách, quản lý, điều hànhBệnh viện Phụ Sản Hà Nộitừ ngày 2/1 cho đến khi Sở Y tế kiện toàn chức vụ giám đốc.
Sau khi Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh được Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ ngày 2/1, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng được giao nhiệm vụ quản lý, điều hành Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng là Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ông sinh năm 1971, quê Thanh Hóa.Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện hạng I thuộc Hà Nội, cũng là một trong 4 bệnh viện tuyến cuối về phụ sản trên cả nước. Những năm gần đây, bệnh viện được đầu tư, nâng tầm về chất lượng khám chữa bệnh.Năm 2023, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đón tiếp 330.000 lượt khám ngoại trú với khoảng 55 nghìn trường hợp điều trị nội trú, trong đó thực hiện đỡ đẻ cho 30 nghìn sản phụ, tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh đạt 93%.Với kỹ thuật đỉnh cao phát triểny học bào thai, từ năm 2019 đến năm 2023, Bệnh viện đã thực hiện thành công 941 ca can thiệp bào thai, cứu sống hàng nghìn trẻ.Tháng 4/2023, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thực hiện thành công 1 ca cắt khối lạc nội mạc tử cung trên người bệnh bị chảy máu kinh từ sẹo vết mổ đẻ cũ suốt 3 năm qua; mổ cấp cứu 1 ca rau cài răng lược, bảo tồn tử cung cho thai phụ trẻ tuổi và đã làm nên điều kỳ diệu: giữ thai cho sản phụ bị vỡ ối ở tuần 19 đến tuần 31 và sinh con thành công.Khoa Sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã thực hiện giữ thai thành công cho ca bệnh cực khó và hiếm gặp là sản phụ mang song thai IVF 2 bánh rau, 2 buồng ối. Một thai đẻ non tuần 24, thai còn lại được nuôi dưỡng và chào đời khỏe mạnh khi 33 tuần.Lần đầu tiên tại Bệnh viện Phụ Sản đã lập một phòng phẫu thuật ngay bên cạnh khu mổ đẻ, để thực hiện một ca đại phẫu với sự hỗ trợ của các bác sĩ ngoại tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương, các BS đã đặt máy tạo nhịp tim để điều trị chứng block nhĩ nhất gây loạn nhịp tim cho bé sơ sinh ngay sau khi lọt lòng, mở ra một trang mới trong can thiệp cứu các bé sơ sinh mắc bệnh lý nặng.Một mũi nhọn chuyên sâu mà Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai là phát triển lĩnh vực Nam khoa và Y học giới tính tại cơ sở 2, Cảm Hội.
https://nhandan.vn/ong-mai-trong-hung-duoc-giao-nhiem-vu-phu-trach-benh-vien-phu-san-ha-noi-post790499.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Tiến sĩ", "bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng", "quản lý", "điều hành", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Chuyên gia cảnh báo biến chứng làm đẹp dịp cận Tết
NDO -Ngất sau khi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ tư nhân, sử dụng các loại thuốc và dịch vụ chưa được cấp phép tại Việt Nam hoặc do các chuyên viên chưa được cấp phép hành nghề... là những biến chứng làm đẹp dịp cận Tết được ghi nhận tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Biến chứng khôn lường vì làm đẹp cấp tốcCó được khoản tiền cuối năm, N.T.K (Hà Nội) quyết định chi gần 10 triệu đồng để tiêm tế bào gốc tự thân tại một thẩm mỹ viện để mong được đẹp hơn trong những ngày Tết.Theo phương pháp của thẩm mỹ viện này, chị K. được lấy máu và sử dụng các loại máy móc công nghệ được giới thiệu là tách chiết ra tế bào gốc. Sau khi tách chiết xong, họ lấy ra và tiêm trở lại vào vùng mặt của chị K. Khi thực hiện xong, chị K một mình đi xe máy trở về nhà. Tuy nhiên, khi đang đi đường, chị bỗng dưng bị ngất và ngã xe.Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân rất may mắn được đưa vào viện cấp cứu kịp thời.Thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân tới viện thăm khám, điều trị phản ứng u hạt (các vết sẩn, mảng đỏ xuất hiện trên da mặt) sau khi thực hiện dịch vụ được quảng cáo là tiêm tế bào gốc tự thân tại các spa, cơ sở làm đẹp."Những biến chứng bệnh nhân gặp phải đa số do sử dụng các dịch vụ, thuốc chưa được cấp phép tại Việt Nam. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm tính mạng người bệnh", bác sĩ Hà cho hay.Bác sĩ Hà dẫn chứng, việc tiêm tế bào gốc tự thân mới được cấp phép ứng dụng trong điều trị một số bệnh ung thư. Việc điều trị tế bào gốc trong lĩnh vực làm đẹp hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, việc những cơ sở quảng cáo sử dụng công nghệ tế bào gốc trong làm đẹp hiện nay đều thực hiện trái phép.Thời gian gần đây, Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp gặpbiến chứng do tiêm filler, dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.Bệnh nhân N.T.H (22 tuổi ở Hà Nội) sau tiêm filler làm đầy rãnh mũi môi gặp biến chứng tím toàn bộ phần cánh mũi, rãnh mũi và môi trên bên trái kèm theo mụn mủ, sưng nề. May mắn, bệnh nhân chỉ tắc động mạch bên mũi và môi trên, đến viện kịp thời tiêm thuốc giải nên chỉ một ngày sau, các mụn đã xẹp đi, hồi phục da.Bệnh nhân gặp biến chứng sau tiêm filler.Sau 4 năm tiêm filler để làm đầy hõm mông phải và tăng kích thước vòng 3, nữ bệnh nhân H.T.T (31 tuổi, Thái Bình) đến Khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng mông phải có khối chắc, ranh giới không rõ, sưng nóng đỏ đau.Các bác sĩ chỉ định chích rạch các ổ áp xe vùng mông của bệnh nhân, phát hiện rất nhiều ổ áp xe tại các vị trí, các lớp giải phẫu nông sâu khác nhau và đã được nạo bỏ dịch mủ, tổ chức hoại tử, filler khoảng 50ml, bơm rửa các ổ áp xe đó.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng cho biết, do các chất tiêm vào là chất không rõ ràng, không biết được Bộ Y tế hay FDA cấp phép; không rõ tiêm vào vị trí nào và số lượng ra sao nên phẫu thuật chỉ giải quyết được khối tổ chức chứa dịch rõ ràng trên những xét nghiệm và lâm sàng, có thể còn những chất làm đầy trong tổ chức mô tiềm tàng chưa gây viêm và hoại tử nhu mô.Do đó, bệnh nhân có thể phải thực hiện thêm các thủ thuật chích rạch, nạo bỏ thêm các ổ áp khác. "Đã có rất nhiều trường hợp viêm tấy áp xe mông sau tiêm chất lạ sau 5 năm, 10 năm phải phẫu thuật nhiều lần", bác sĩ Quang cho hay.Đừng để "tiền mất, tật mang"Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho hay, thời điểm cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng cao khiến tỷ lệbiến chứngcũng có xu hướng gia tăng theo.Theo bác sĩ Sơn, hiện nay Việt Nam vẫn còn phạt rất nhẹ các cơ sở thẩm mỹ không bảo đảm chất lượng thực hiện các thủ thuật đúng với phạm vi hành nghề đã đăng ký với cơ quan chức năng. Do đó, nhiều người dân vì tin vào lời quảng cáo của nhiều cơ sở y tế, muốn dồn các dịch vụ làm đẹp vào một lần, hoặc tin vào các chiêu khuyến mại giá rẻ... khiến họ phải đối mặt với nhiều hệ lụy về sức khỏe.Bác sĩ khuyến cáo, để bảo đảm an toàn, trước khi thực hiện các kỹ thuật làm đẹp xâm lấn, các chị em cần tìm hiểu kỹ thông tin về phương pháp làm, cơ sở thực hiện, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ phẫu thuật… tránh để bị "tiền mất, tật mang".
https://nhandan.vn/chuyen-gia-canh-bao-bien-chung-lam-dep-dip-can-tet-post793898.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "biến chứng làm đẹp", "thẩm mỹ viện", "cơ sở thẩm mỹ không uy tín" ] }
Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân ung thư vú bằng kỹ thuật mới
NDO -Với việc phẫu thuật nội soi một lỗ cắt tuyến vú kết hợp tạo hình thẩm mỹ đặt túi ngực để cải thiện, cân đối 2 bên ngực, nhiều bệnh nhânung thư vúđã được can thiệp thành công, bảo đảm thẩm mỹ cho người bệnh.
Bệnh nhân nữ Hoàng Nguyễn Minh K. 23 tuổi, quê tại Hải Phòng, tiền sử ung thư xương đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân tình cờ phát hiện khối u vú phải khi đi tái khám, khối u vú phải kích thước 2x3 cm vị trí 1/4 trên ngoài gần vị trí hố nách.K. được làm sinh thiết, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân mắc ung thư biểu mô ống xâm nhập, có đột biến gene. Bệnh nhân được hội chẩn tiểu ban chỉ định hóa chất tân bổ trợ kết hợp điều trị đích và bất hoạt buồng trứng.Sau điều trị 6 chu kỳ bệnh ổn định, bệnh nhân K. chuyển khoa Ngoại Vú,Bệnh viện K, được các bác sĩ hội chẩn chuyên khoa thực hiện phẫu thuật cắt tuyến vú bảo tồn núm, nạo vét hạch, cắt tuyến vú trái dự phòng bằng phương pháp nội soi một lỗ kết hợp tạo hình tuyến vú 2 bên bằng túi độn.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cùng các chuyên gia của Bệnh viện K sau khi thăm khám toàn diện cho chị đã đưa ra các đánh giá phân tích quyết định thực hiện phẫu thuật.Kỹ thuật mới chỉ xâm lấn tối thiểu để thực hiện cắt toàn bộ tuyến vú và kiểm soát hạch vùng.Sáng ngày 5/3, ê-kíp các bác sĩ Khoa Ngoại vú gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Quang, Trưởng khoa và các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật này. Được biết đây cũng là kỹ thuật lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam và Đông Nam Á.Bác sĩ Quang cho biết, nội soi một lỗ cắt tuyến vú bảo tồn núm vú, vét hạch nách và tái tạo tuyến vú một thì là kỹ thuật khó trong điều trị ung thư vú.Việc triển khai kỹ thuật mới này là một thách thức lớn cho các bác sĩ phẫu thuật, đòi hỏi việc chuẩn bị phải cực kỳ công phu, phẫu tích tỷ mỉ và chính xác, các phẫu thuật viên phải kinh nghiệm và được đào tạo bài bản về phẫu thuật ung thư và phẫu thuật nội soi.Ưu điểm của kỹ thuật này là xâm lấn tối thiểu, chỉ một đường rạch khoảng 4 cm để đặt port nội soi 1 lỗ ở vị trí ngoại vi tuyến vú (sẹo mổ sẽ được giấu trong nếp sinh lý tự nhiên hoặc trùng với áo ngực) từ một đường rạch phẫu thuật viên có thể sử dụng các dụng cụ nội soi kỹ thuật cao như dao hàn mạch Ligasure, để thực hiện cắt toàn bộ tuyến vú và kiểm soát hạch vùng."Với bệnh nhân K., chúng tôi cũng đã lấy trọn vẹn khối u, đặt túi ngực 2 bên cho bệnh nhân để bảo đảm bệnh nhân tự tin ngay sau mổ", bác sĩ Lê Hồng Quang chia sẻ.​Sau khi trải qua phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu bởi các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Ngoại vú, chị K. vui mừng vừa điều trị bệnh mà vẫn giữ được vẻ đẹp của mình. Tuyến vú sau khi được cắt bỏ đã được tái tạo thẩm mỹ hoàn chỉnh làm cho chị không phải trải nghiệm cảm giác khuyết thiếu một phần cơ thể.​Kỹ thuật này đã giúp người bệnh vừa bảo đảm về điều trị ung thư, vừa giữ gìn vẻ đẹp cân đối, đặc biệt là người bệnh phục hồi khá nhanh sau mổ, vết sẹo thẩm mỹ cao và hơn cả là tâm lý người bệnh không hoang mang, lo âu.Trước đây, Bệnh viện K đã thường xuyên triển khai kỹ thuật mới, tiên tiến ứng dụng vào điều trị ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng. Việc triển khai thành công kỹ thuật này với những ca bệnh đầu tiên vừa qua tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế của Bệnh viện K trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú giúp mang lại sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và giữ gìn nét đẹp cho phụ nữ Việt Nam.
https://nhandan.vn/post-799230.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Bệnh viện K", "ung thư vú", "kỹ thuật mới", "thẩm mỹ" ] }
Nâng cao năng lực y tế cho ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam
NDO -Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, nhiều gánh nặng bệnh tật sau đại dịch Covid-19. Trong khi nhân lực ngành phục hồi chức năng còn yếu và thiếu, Việt Nam rất cần được quan tâm, đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, phục hồi chức năng đểnâng cao chất lượngchăm sóc sức khỏe toàn dân.
Ngày 23/12, Tổ chức kỹ thuật y tế quốc tế Nhật Bản, Hội Vật lý trị liệu Nhật Bản và Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế vềphục hồi chức năng“Vật lý trị liệu kiểu Nhật góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế”. Hội thảo có sự tham gia, phát biểu của ngài Watanabe Shige – Phó Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.Đây là một trong những hoạt động khoa học, ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, Nhật Bản là quốc gia đã đào tạo và triển khai các chuyên ngành chuyên sâu về phục hồi chức năng rất lâu. Vật lý trị liệu hiệu quả giúp người dân Nhật bản được hưởng lợi từ dịch vụ phục hồi chức năng và có sức khỏe tốt, có tuổi thọ cao, tăng cường sống độc lập đối với người cao tuổi, người khuyết tật.Đối với Việt Nam, lĩnh vực phục hồi chức năng đã được phát triển trên 30 năm, là ngành còn non trẻ so với Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới. Từ những ngày đầu phát triển, dịch vụ phục hồi chức năng chủ yếu là kỹ thuật vật lý trị liệu.Các đại biểu Nhật Bản và Việt Nam tham dự hội thảo.Đến nay, Việt Nam có nhu cầu phục hồi chức năng cao do số người cao tuổi gia tăng, chiếm 11,9% dân số; người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm 7,06% dân số; khoảng 4,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; mô hình bệnh tật thay đổi gia tăng số người cần phục hồi chức năng: tai nạn thương tích, tim mạch, đột quỵ, bệnh không lây nhiễm, tâm thần, Covid-19…Tuy nhiên, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn như chưa có mã ngành đào tạo riêng về vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, chân tay giả và dụng cụ trợ giúp, công nghệ trợ giúp. Nhân lực phục hồi chức năng còn thiếu ở hầu hết các tuyến với khoảng 0,25 nhân lực phục hồi chức năng/10.000 dân, thấp hơn so với định mức theo khuyến cáo của WHO (0,5-1/10.000 dân).Hầu hết là các trang thiết bị cơ bản, đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu; tuyến y tế cơ sở và hệ thống Bảo trợ xã hội, nhiều cơ sở chật hẹp, cũ, không tiếp cận người khuyết tật.Thứ trưởng hy vọng, với các tiềm năng và lợi thế của hai Quốc gia Nhật Bản và Việt Nam, hai quốc gia sẽ có thời kỳ phát triển vượt bậc trong mối quan hệ hợp tác phát triển ở lĩnh vực phục hồi chức năng, vật lý trị liệu với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng, cùng mang lại lợi ích cho nhau trong lĩnh vực này.Thầy thuốc nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam cho biết, ước tính cả nước sẽ có trên 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, nhu cầu về phục hồi chức năng ở Việt Nam là rất lớn và ngày càng gia tăng.Tại hội thảo, các chuyên gia Nhật Bản giới thiệu với các chuyên gia phục hồi chức năng, chuyên gia Vật lý trị liệu Việt Nam và các quý vị về mô hình và những ưu thế của vật lý trị liệu kiểu Nhật Bản. Mục đích là giúp bệnh nhân sớm phục hồi sinh hoạt xã hội.Ông Watanabe Shige – Phó Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản phát biểu.Hai bên cùng nhau ký Biên bản hợp tác phát triển Vật lý trị liệu kiểu Nhật ở Việt Nam thông qua các dự án như: Xây dựng kế hoạch và thực hiện các dự án hợp tác về công nghệ y học, tổ chức các hội thảo, trao đổi đoàn nghiên cứu viên và chuyên gia của các bên về lĩnh vực vật lý trị liệu trong phục hồi chức năng; trao đổi, chia sẻ thông tin về phục hồi chức năng, vật lý trị liệu; các dự án khác phù hợp với mục tiêu hợp tác và được sự đồng thuận giữa các bên.Theo ông Watanabe Shige – Phó Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, sau buổi hội thảo hôm nay, Tổ chức Kỹ thuật Y tế Nhật Bản cũng đang tiến hành dự án phổ cập trong nước Việt Nam liệu pháp Judo của Nhật Bản, trong đó tận dụng Chương trình Hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở của JICA, và đang hoạt động tích cực với vai trò là cầu nối hợp tác y tế giữa Nhật Bản và Việt Nam.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-y-te-cho-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tai-viet-nam-post788938.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "phục hồi chức năng", "Việt Nam", "Nhật Bản", "hợp tác Việt-Nhật" ] }
Khám bệnh và tặng quà cho người gốc Việt Nam và Khmer tỉnh Kratie
NDO -Sáng 23/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia và Chi hội Khmer-Việt Nam tỉnh Kratie đã tổ chức thực hiện chương trình khám chữa bệnh từ thiện cho 500 người gốc Việt Nam và người Khmer trên địa bàn tỉnh.
500 người gốc Việt Nam và Khmer được khám bệnh và tặng quà. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Tại đây, bà con có hoàn cảnh khó khăn được các bác sĩBệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penhkhám bệnh và phát thuốc miễn phí. Cùng với đó, mỗi người đến khám bệnh còn được nhận quà, mỗi suất gồm 5kg gạo, 30 nghìn riel tiền mặt và quần áo, vật dụng cá nhân.Đại sứ Nguyễn Huy Tăng trao quà cho người đến khám bệnh. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Phát biểu ý kiến với bà con và lãnh đạo tỉnh đông bắc Campuchia, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng cảm ơn chính quyền địa phương luôn quan tâm tạo điều kiện cho cộng đồng người gốc Việt được học tập, lao động, vươn lên trong cuộc sống; cảm ơn nhân dân Campuchia thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ các gia đình gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn.Bà con được bác sĩ tư vấn khám bệnh và phát thuốc miễn phí. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)Đại sứ bày tỏ mong muốn bà con gốc Việt Nam tiếp tục phấn đấu trong lao động và học tập, chấp hành đầy đủ luật pháp của Campuchia và các quy định của chính quyền địa phương. Cùng với đó, bà con cần phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhân dân trên địa bàn, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Chùa Tháp.Tại sự kiện, thay mặt lãnh đạo và nhân dân địa phương, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Kratie Kham Sopheap cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ quý báu cho nhân dân Campuchia nói chung và tỉnh Kratie nói riêng.Phó Tỉnh trưởng tỉnh Kratie Kham Sopheap đánh giá cao ý nghĩa của chương trình khám bệnh từ thiện. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)“Chương trìnhkhám bệnh, phát thuốcvà tặng quà cho 250 bà con gốc Việt Nam và 250 người Khmer có hoàn cảnh khó khăn hôm nay là minh chứng cho thấy nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam chúng ta luôn gắn bó thân thiết, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn”.Theo bà Kham Sopheap, đây là hoạt động phù hợp các chính sách ưu tiên trong Chiến lược Ngũ giác giai đoạn I của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet. Trong đó, riêng chương trình cung cấp dịch vụ y tế phổ quát toàn dân của Chính phủ Hoàng gia Campuchia hướng tới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 450 nghìn gia đình dễ bị tổn thương, tương đương khoảng 1,5 triệu người.Tiếp xúc với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch Chi hội Khmer-Việt Nam tỉnh Kratie Trần Văn Sách cho biết, trên toàn tỉnh hiện có hơn 2.000 người gốc Việt Nam sinh sống. Bà con luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, thay đổi công việc để phù hợp tình hình mới. Việc khám chữa bệnh và tặng quà hôm nay có ý nghĩa chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần bà con rất lớn.Ông Trần Văn Sách, Chủ tịch Chi hội Khmer-Việt Nam tỉnh Kratie. (Ảnh: Nguyễn Hiệp)“Việc Việt Nam mình tổ chức chương trình khám chữa bệnh cho cả bà con gốc Việt Nam và bà con Khmer là hết sức có ý nghĩa đối với sự đoàn kết, hữu nghị cao cả giữa hai nước Campuchia và Việt Nam nói chung và ở tỉnh Kratie nói riêng. Đại sứ quán cùng Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh và doanh nghiệp giúp đỡ bà con như vậy là có thêm sức khỏe và sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống”.Hằng năm, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh và các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện chương trình khám chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho người bà con gốc Việt Nam và Khmer có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều tỉnh, thành phố.Được biết, vào đầu tháng 4 tới, trước Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey của dân tộc Khmer, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia cũng dự kiến tổ chức khám bệnh từ thiện cho bà con cộng đồng tại tỉnh Kampong Chhnang, khu vực ven Biển Hồ.
https://nhandan.vn/kham-benh-va-tang-qua-cho-nguoi-goc-viet-nam-va-khmer-tinh-kratie-post801239.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Tỉnh Kratie", "Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh" ] }
Đắk Lắk phòng, chống dịch thủy đậu
Từ đầu năm đến nay, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tám ổdịch bệnh thủy đậuxảy ra trên địa bàn sáu xã thuộc bốn huyện, thành phố với 126 trường hợp mắc bệnh, tăng 39 trường hợp so với cả năm 2022. Hiện nay, tình hình dịch thủy đậu đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều biện pháp phòng, chống, ngăn chặndịch thủy đậulây lan ra diện rộng, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.Dịch thủy đậu diễn biến phức tạpTrong những ngày đầu tháng 4, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ghi nhận bốn ổ dịch thủy đậu xảy ra trên địa bàn huyện Ea Kar và M’Đrắk. Tại huyện Ea Kar, trường hợp đầu tiên được phát hiện mắc bệnh thủy đậu là bệnh nhi sáu tuổi đang học tại Trường mầm non Ngọc Lan, trú tại buôn Ea Kõ, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar. Ngày 23/3, bệnh nhi phát bệnh với triệu chứng sốt nhẹ, xuất hiện các mụn nước trên mặt và ngực, sau đó lan sang vùng bụng và tay, chân.Bệnh nhi được người nhà đưa đi khám ở phòng khám tư nhân và được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu. Những ngày sau đó, địa phương tiếp tục ghi nhận thêm 17 trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong cùng một lớp học tại Trường mầm non Ngọc Lan. Cùng thời điểm đó, tại thôn 8, thị trấn Ea Kar xảy ra ổ dịch với hai trường hợp mắc bệnh và tại Trường mầm non Bình Minh, thị trấn Ea Knuốp xảy ra ổ dịch với 19 trường hợp mắc bệnh thủy đậu. Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh.Tại huyện vùng sâu M’Đrắk, bệnh thủy đậu đã bùng phát thành ổ dịch tại điểm Trường mẫu giáo Hoa Sim và Trường tiểu học Lê Quý Đôn, xã Cư Króa với 29 em học sinh và ba người nhà của các em mắc bệnh. Lãnh đạo Trường tiểu học Lê Quý Đôn cho biết: Nhà trường hiện có tám lớp với 199 học sinh, trong đó tất cả học sinh đều là dân tộc H’Mông. Ngày 29/3, tại trường ghi nhận học sinh mắc bệnh thủy đậu, sau đó bệnh nhanh chóng lan rộng và tới nay đã có 29 học sinh mắc bệnh.Virus gây bệnh thủy đậu được xếp vào nhóm virus lây lan mạnh, nếu chưa tiêm vaccine và tiếp xúc với người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh rất cao.Trước đó, vào giữa tháng 2/2023, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cũng ghi nhận bốn ổ dịch thủy đậu xảy ra trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Lắk với 56 trường hợp mắc bệnh.Các trường hợp mắc bệnh phần lớn là học sinh đang theo học tại các trường học trên địa bàn và chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu nên nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng là rất lớn. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, virus gây bệnh thủy đậu được xếp vào nhóm virus lây lan mạnh, nếu chưa tiêm vaccine và tiếp xúc với người mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh rất cao. Hiện vaccine phòng thủy đậu chưa được đưa vào dự án tiêm chủng mở rộng cho nên độ bao phủ chưa cao.Nỗ lực phòng chống dịchPhó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết: Ngay sau khi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại các địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch.Các Trung tâm y tế huyện, thành phố đã nhanh chóng phối hợp trạm y tế điều tra, giám sát ca bệnh, tổ chức phun thuốc khử khuẩn; tuyên truyền, hướng dẫn thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh thực hiện các biện pháp chăm sóc, điều trị các trường hợp mắc bệnh và biện pháp ngăn ngừa ổ dịch lây lan ra diện rộng.Các trường đã phối hợp cán bộ y tế xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các em học sinh cách ly điều trị tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức vệ sinh môi trường, phun Chloramin B khử khuẩn trong nhà và khu vực chung quanh nơi ghi nhận ca bệnh, các lớp học, trường học, khu vực ổ dịch. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh thủy đậu.Các cán bộ y tế vận động người dân chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu cho bản thân và người nhà...; đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa đài của xã, thị trấn; nắm chắc tình hình dịch để kịp thời xử trí khi có tình huống phát sinh. Các trạm y tế xã tổ chức tập huấn cho cộng tác viên y tế thôn, buôn về những kiến thức, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh thủy đậu để tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.Theo Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc, điều đáng lo ngại là theo số liệu giám sát dịch tễ về bệnh thủy đậu trên địa bàn tỉnh, các ổ dịch thường phát sinh ở các trường học, nơi tập trung đông người, mật độ và tần suất tiếp xúc cao. Vaccine thủy đậu hiện tại chưa triển khai trong tiêm chủng thường xuyên mà chỉ triển khai tiêm chủng dịch vụ, giá thành vaccine lại cao, mỗi mũi tiêm chủng có giá từ 650-800 nghìn đồng tùy nước sản xuất.Theo dự báo, thời gian tới, tình hình dịch thủy đậu trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp.Trong khi đó, Đắk Lắk có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn gặp nhiều khó khăn và một bộ phận người dân còn chủ quan, ít hưởng ứng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu... Vì vậy, theo dự báo, thời gian tới, tình hình dịch thủy đậu trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp.Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch thủy đậu, nhằm tăng cường công tác phòng, chống, ngăn chặn dịch thủy đậu lây lan ra diện rộng, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp các đơn vị và trung tâm y tế các địa phương trong tỉnh tăng cường giám sát, tổ chức điều tra dịch tễ trong khu vực có trường hợp bệnh. Khi có trường hợp nghi ngờ mắc thủy đậu thì tiến hành cách ly, xử lý theo quy trình, không để dịch lây lan, hạn chế xảy ra biến chứng, không để tử vong.Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền về các biện phápphòng, chống bệnh thủy đậu, đặc biệt chú trọng công tác giáo dục, vận động nhân dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Ngành y tế phối hợp tốt ngành giáo dục trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các trường học; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị cho tuyến dưới khi có yêu cầu…
https://nhandan.vn/dak-lak-phong-chong-dich-thuy-dau-post747881.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "dịch thủy đậu", "phòng chống dịch", "thủy đậu", "diễn biến phức tạp", "vaccine", "Đắk Lắk", "ổ dịch" ] }
Phổ biến kỹ thuật mới trong can thiệp tim mạch
NDO -Chiều 14/6, tạiVĩnh Phúc, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Lạc Việt phối hợp với Viện Tim mạch Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học cập nhật chẩn đoán hình ảnh tim mạch học và can thiệp tim mạch.
Hội thảo có sự tham gia của các bác sĩ, kỹ thuật viên đầu ngành của Viện Tim mạch Việt Nam và các y, bác sĩ từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Yên Bái.Tại hội thảo, các chuyên gia của Viện Tim mạch Việt Nam đã cập nhật tiến bộ trong can thiệp động mạch vành và can thiệp bệnh tim cấu trúc, chẩn đoán hình ảnh trong can thiệp tim mạch, trong đó có nhiều kỹ thuật mới; hướng dẫn thực hành trên người bệnh.Hướng dẫn chẩn đoán hình ảnh trên người bệnh.Thời gian qua, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt đã đầu tư xây dựng Đơn nguyên tim mạch với 22 giường bệnh, có trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm tim mạch, hệ thống chụp mạchsố hóaxóa nền (DSA), máy tạo nhịp tim tạm thời…Bệnh viện cũng thường xuyên phối hợp với các cơ sở y tế hàng đầu quốc gia tổ chức các hội thảo nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới cho đội ngũ nhân viên y tế.
https://nhandan.vn/pho-bien-ky-thuat-moi-trong-can-thiep-tim-mach-post814371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "kỹ thuật mới", "Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt", "tim mạch", "chẩn đoán", "Vĩnh Phúc" ] }
Cố vấn trưởng dự án JICA nhận kỷ niệm chương của Việt Nam
NDO -Ngày 24/11, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ trao tặngKỷ niệm chương“Vì sức khỏe nhân dân” cho Cố vấn trưởng dự án JICA SATREPS - Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Oka Shinichi.
Lễ trao tặng có sự tham dự của Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế Phan Thị Thu Hương, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Phạm Ngọc Thạch và đại diện của nhiều cơ quan liên quan khác.Về phía Nhật Bản, có sự tham gia của ông Sasaki Shohei - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.Giáo sư, Tiến sĩ Oka Shinichi là Giám đốc danh dự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điều trị AIDS thuộc Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu của Nhật Bản, đồng thời là Cố vấn trưởng của Dự án JICA SATREPS. Đây là dự án thiết lập hệ thống phản hồi thông tin từ phòng xét nghiệm tới người bệnh vì một chương trình thuốc kháng virus (ARV) bền vững và ngăn ngừa nhiễm HIV mới tại Việt Nam.Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” là phần thưởng cao quý dành cho các cá nhân trong và ngoài nước có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế của Việt Nam. Giáo sư, Tiến sĩ Oka được đánh giá cao vì những hoạt động cống hiến, đóng góp trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong việc nâng cao kết quả điều trị và phòng ngừa HIV/AIDS tại Việt Nam trong nhiều năm qua.Sau khi nhận Kỷ niệm chương từ Thứ trưởng Y tế, Giáo sư, Tiến sĩ Oka đã xúc động và bày tỏ: “Việt Nam đã đạt được những thành tựu tuyệt vời đáng tự hào trên toàn thế giới trong công tác phòng chống HIV. Với tôi, không có gì hạnh phúc hơn khi được đóng góp một phần nhỏ vào thành công đó”.Giáo sư, Tiến sĩ Oka Shinichi phát biểu. (Ảnh: JICA)Giáo sư, Tiến sĩ Oka Shinichi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS tại Nhật Bản. Ông đã có những đóng góp đáng kể cho Nhật Bản nhằm cải thiện việc điều trị nhiễm HIV, tiến hành nghiên cứu lâm sàng để phát triển các phương pháp điều trị mới, đồng thời thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và nghiên cứu chung với nhiều tổ chức ở Nhật Bản và nước ngoài, trong đó phải kể đến hợp tác diễn ra sớm và rất tích cực từ năm 2005 giữa Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu của Nhật Bản và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.Trong khuôn khổ Dự án HIV/AIDS, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với các đối tác Việt Nam như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Điều trị AIDS và các chuyên gia của Đại học Y Hà Nội để theo dõi việc điều trị bằng thuốc kháng virus và kiểm chứng tính hiệu quả của PrEP (điều trị dự phòng trước phơi nhiễm) - một phương pháp phòng ngừa đang ngày càng được phổ biến, phân tích các phản ứng miễn dịch đặc biệt làm nền tảng cho việc phát triển vaccine HIV.Trong dự án này, Giáo sư, Tiến sĩ Oka cũng đã có nhiều cống hiến to lớn với vai trò là Cố vấn trưởng của dự án, giúp dự án được tiến hành thuận lợi từ giai đoạn hình thành dự án cho tới nay.Nhân dịp này, ACC/ NCGM đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nghiên cứu với VAAC, Bộ Y tế. Cùng với những cống hiến và đóng góp của Giáo sư, Tiến sĩ Oka, mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa ACC/NCGM với Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa trong tương lai.
https://nhandan.vn/co-van-truong-du-an-jica-nhan-ky-niem-chuong-cua-viet-nam-post784369.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Bộ Y tế", "JICA", "Quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản" ] }
Hệ lụy cho sức khỏe vì kiêng đến viện ngày tết
NDO -Lo sợ đi khám bệnh trước tết, nhiều người mắc bệnh mãn tính có triệu chứng trở nặng hơn, gặp nhiều hệ lụy vềsức khỏe.
Ngày 27 Tết, bà N.T.H (65 tuổi, Đống Đa) có dấu hiệu mệt mỏi, da xanh, môi tím, khó ăn uống và đi lại. Nhưng chồng bà nhất định không đưa vợ đi khám, vì lý do sợ “mất Tết".Cầm cự đến mùng 2, thấy vợ ngày càng tiều tụy, ông và các con mới đưa bà đi cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán người bệnh thiếu máu thiếu sắt nặng, chỉ số tiểu đường và mỡ máu cao gấp ba lần bình thường. Bác sĩ nói trường hợp bà H., nếu nhập viện kịp thời có thể chỉ cần nhận đơn thuốc về uống. Nhưng do đến viện muộn, sức khỏe suy yếu, các chỉ số đều ở mức nguy hiểm, buộc phải nhập viện điều trị biến chứng.Một trường hợp tương tự cũng đã rước họa vào thân chỉ vì tâm lý e ngại kiêng kỵ “xông đất” bệnh viện đầu năm.Anh C.V.H cho hay, anh trai anh vốn nghiện rượu và mắc bệnh xơ gan từ lâu. Trong những ngày Tết bệnh lại càng nặng thêm, vì uống rượu nhiều. Nhưng do kiêng không đi bệnh viện những ngày đầu năm, nên hôm mùng 4 Tết đưa vào viện, anh ấy đã trong tình trạng bị xuất huyết tiêu hóa nặng, bị hôn mê sâu và tình trạng sức khỏe rất xấu."Giá mà anh được đưa vào bệnh viện sớm hơn thì tình trạng đã không trầm trọng đến vậy”, anh H. chia sẻ.Những câu chuyện đáng buồn trên xuất phát từ tâm lý “kiêng”khám bệnhtrong những ngày đầu xuân để tránh xui. Đây cũng là một trong những quan niệm dân gian đã không còn phù hợp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm chí rơi vào trạng thái nguy kịch chỉ vì tâm lý “chờ hết Tết rồi tính sau”.Nguy hiểm là vậy, nhưng với những người mắc bệnh mạn tính, Tết thường là khoảng thời gian "lơ là" việc uống thuốc và sinh hoạt theo quy định. Có bệnh nhân bỏ hẳn chế độ điều trị, đó chính là nguyên nhân gia tăng số bệnh đến khám và nhập viện sau mỗi dịp lễ, Tết.Thậm chí, không ít gia đình chuẩn bị sẵn kháng sinh trong nhà, cứ thấy hắt hơi, sổ mũi, đau họng hay bụng ậm ạch... là uống. Tình trạng “tự làm bác sĩ” kéo dài không chỉ khiến các triệu chứng không thuyên giảm mà còn tăng nguy cơ gây hại cho cơ thể.Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, việc kiêng kị ngày Tết khi có bệnh không đi khám là điều không nên, bởi khi bệnh nặng, nguy cơ biến chứng cao, diễn biến bệnh sẽ phức tạp không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn gây khó khăn cho quá trình điều trị.Bác sĩ Ngô Chí Cương khuyến cáo, khi đau ốm, hoặc có bất thường sức khỏe, người bệnh không được tự ý dùng thuốc tại nhà, hay kiêng đến bệnh viện khám đầu năm vì sợ xui xẻo mà nên đến ngay cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe.
https://nhandan.vn/he-luy-cho-suc-khoe-vi-kieng-den-vien-ngay-tet-post796150.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "khám bệnh", "Tết" ] }
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam
Sáng 25/2, nhân kỷ niệmNgày Thầy thuốc Việt Nam27/2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm, chúc mừng cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm và Trạm Y tế xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Y tế; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Lê Thị Thủy, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam.Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm có nhiệm vụ đa chức năng (Dự phòng, khám chữa bệnh, Dân số), hiện nay có 200 cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế. Trung tâm có 100 giường bệnh, trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, khoa học kỹ thuật mới nhất đã được đưa vào ứng dụng phục công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hỗ trợ chuyên môn cho y tế tuyến xã.Trung tâm Y tế gồm 2 khu: Khukhám chữa bệnh; Khu Dự phòng và Dân số. Đặc biệt năm 2023, Trung tâm Y tế được hỗ trợ kinh phí từ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau Đại dịch Covid-19 với số tiền gần 40 tỷ đồng, xây mới 2 khu nhà (Khoa nội - Cấp cứu và khu Kiểm soát nhiễm khuẩn), sửa chữa khu khám bệnh và khu điều trị nội trú, góp phần quan trọng bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)Tại Trung tâm Y tế huyện, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ghi nhận, đánh giá cao đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của huyện Thanh Liêm đạt nhiều thành tích trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; có tay nghề cao, yêu nghề và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trung tâm Y tế huyện có trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng tốt công tác khám, chữa bệnh.Tin liên quanBan Tuyên giáo Trung ương chúc mừng Trường đại học Y Hà Nội nhân Ngày thầy thuốc Việt NamTheo Chủ tịch nước, các Trạm Y tế xã trở lên đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cơ sở, tiêm phòng vaccine, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn sức khỏe vị thành niên, khám sàng lọc và chăm sóc người bệnh mắc bệnh mãn tính.Qua tiếp xúc với nhân dân đến khám chữa bệnh, Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy người dân trân trọng, đánh giá cao thái độ phục vụ người bệnh của các y, bác sĩ.Hà Nam: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tại Thanh Liêm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)Chủ tịch nước nhấn mạnh: Y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong hệ thống y tế của nước ta, là hệ thống y tế gần dân nhất, sát dân nhất, là tuyến đầu trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vì vậy, nếu Trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế các xã làm tốt công tác của mình sẽ hạn chế được rất nhiều các loại bệnh tật. Nếu tuyến đầu biết và phòng ngừa từ sớm sẽ giảm các trường hợp bệnh nặng. Nếu tuyến đầu làm tốt sẽ góp phầngiảm tải cho bệnh việntỉnh và Trung ương, đặc biệt là giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân, nhất là các bệnh mãn tính, những loại bệnh có thể chữa trị ở tuyến cơ sở.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lưu ý: Năm 2023, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo huyện, tỉnh và các đơn vị ngành y tế phải quán triệt để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ trong Chỉ thị của Ban Bí thư.Khẳng định, ngành y, nghề y là một nghề cao quý với sứ mệnh lớn nhất là chữa bệnh cứu người, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho mỗi con người, cho gia đình và xã hội, Chủ tịch nước lưu ý: Tuy nhiên, nghề y là nghề gặp nhiều áp lực, có lúc rủi ro... Do đó, mỗi cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế phải cố gắng, nỗ lực trên nhiều phương diện.Trước hết, cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng khám, điều trị. Luôn giữ cho mình tinh thần phục vụ nhân dân với trách nhiệm cao. Đề cao tinh thần cảm thông, chia sẻ, mang đến cho người bệnh và gia đình người bệnh tình cảm ấm áp.Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, chính quyền và cơ quan liên quan của tỉnh Hà Nam, huyện Thanh Liêm tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho y tế cơ sở. Theo đó cần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, góp phần giảm tải hiệu quả cho tuyến Trung ương cũng như giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Cùng với đó, quan tâm tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, xây dựng bệnh viện thông minh, thân thiện, xanh, sạch đẹp. Các y bác sĩ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và có biện pháp điều trị các loại bệnh tật mới, nhất là sau đại dịch Covid-19.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, chúc mừng các Thầy thuốc của Trạm Y tế xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)Đánh giá cao Trung tâm Y tế huyện thực hiện số hóa và chuyển đổi số, Chủ tịch nước đề nghị Trung tâm tiếp tục ứng dụng để thực hiện phòng và khám chữa bệnh, giúp ngày càng nhiều người dân tiếp cận.Chủ tịch nước cũng đề nghị Trung tâm Y tế huyện tập trung truyền thông về y tế, phòng, chống các loại bệnh tật để qua đó chăm sóc sức khỏe nhân dân hiệu quả hơn; trong đó làm rõ những loại bệnh nào có thể giải quyết điều trị được tại tuyến cơ sở, qua đó góp phần giảm áp lực đối với tuyến trên.Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng, tặng quà cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế tại Trạm Y tế xã Thanh Phong.Xác định công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, mỗi cán bộ, y, bác sĩ của Trạm Y tế xã Thanh Phong luôn nêu cao tinh thần y đức, tận tình chăm sóc bệnh nhân, thực hiện tốt quy tắc ứng xử đối với người bệnh; chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn trong khám chữa bệnh, chẩn đoán đúng và kê đơn thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, Trạm đã thực hiện tốt công tác tham mưu với UBND xã, chỉ đạo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.Tại các nơi đến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã thăm hỏi người bệnh, người dân đến khám chữa bệnh; kiểm tra công tác cấp cứu khám, chữa bệnh và tiêm phòng cho người dân, trẻ em...
https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-tham-chuc-mung-can-bo-y-bac-si-nhan-vien-y-te-tai-huyen-thanh-liem-ha-nam-post797486.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "thăm cán bộ y tế", "nhân viên y tế", "khám chữa bệnh", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" ] }
Thực hiện thành công ca lấy-ghép đa tạng từ người cho chết não thứ 100
NDO -Ngày 7/3, tập thể thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca lấy-ghép đa tạng từ người cho chết não thứ 100. Đây cũng là ca hiến được nhiều mô, tạng nhất từ trước đến nay.
32 tuổi, sau cú va chạm bị chấn thương sọ não nặng do tự ngã xe máy, bệnh nhân Đ.M.K (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 6/3 trong tình trạng hôn mê sâu, glassgow 4 điểm.Sau 1 ngày điều trị và hồi sức tích cực, các y, bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống cuối cùng cho anh Đ.M.K nhưng kỳ tích đã không đến với gia đình. Hội đồng đánh giá chết não được thành lập, 3 lần test chết não, kết quả đều dương tính. Hội đồng và Ban Giám đốc Bệnh viện công bố anh Đ.M.K đã chết não.Đơn vị Tư vấn và Điều phối Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nhanh chóng có cuộc gặp mặt và chia sẻ kịp thời với vợ và anh trai ruột của bệnh nhân Đ.M.K.Sau khi nghe bác sĩ giải thích về tình trạng của bệnh nhân, vợ và anh trai bệnh nhân rất sốc. Nén nỗi đau thương, gia đình anh và người vợ trẻ quyết định hiến toàn bộ mô, tạng của anh K. để cứu sống thêm nhiều người khác.Vợ anh Đ.M.K là người đặt bút ký vào đơn tự nguyện đăng ký hiến mô, tạng của chồng để hồi sinh những cuộc đời mới.Bệnh nhân nhận tạng hiến từ anh Đ.M.K đang hồi phục sức khỏe.Mọi quy trình chuyên môn và thủ tục pháp lý nhanh chóng được hoàn thành. Ban Giám đốc bệnh viện chỉ đạo ca ghép với sự tham gia của nhiều đơn vị chuyên môn như: Trung tâm Ghép tạng, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Trung tâm Gây mê Hồi sức ngoại khoa, khoa Phẫu thuật Tiết niệu, khoa Giải phẫu bệnh, khoa Thận lọc máu, Viện Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, cùng các khoa-phòng-ban liên quan khác.Anh K. được đưa lên phòng mổ. Trước khi tiến hành lấy mô, tạng, đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế có buổi lễ mặc niệm, cảm ơn bệnh nhân đã hiến mô, tạng của mình để cứu chữa những bệnh nhân khác.Cuộc đại phẫu được tiến hành vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 7/3. Tim, gan, 2 thận, 4 mạch máu, 2 dẻ sườn, 14 gân, 4 dây thần kinh của anh tiếp tục hồi sinh cho nhiều sự sống.Anh Đ.M.K là trường hợp hiến tạng thứ 9 từ người cho chết não tại Bắc Giang và là trường hợp thứ 100 được Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lấy mô, tạng hiến. Bắc Giang hiện đang đứng đầu cả nước về số người hiến tạng sau khi chết não tại Việt Nam.Từ sự cho đi của anh K., nữ bệnh nhân 53 tuổi ở Bắc Giang suy tim giai đoạn cuối đã được ghép tim thành công. Bệnh nhân được chuyển về Hồi sức Tim mạch lúc 23 giờ 15 phút ngày 7/3 để theo dõi và điều trị.Lá gan của anh K. được ghép cho bệnh nhân nam 33 tuổi, ở Ninh Bình bị nang đường mật.Hai trường hợp được hồi sinh sau ghép thận là một trường hợp 42 tuổi và 48 tuổi đều ở Hải Phòng cùng bị suy thận mạn giai đoạn cuối.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, việc vận động hiến tạng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ trường hợp hiến tạng sau khi chết não đầu tiên vào năm 2010, đến nay bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có 100 gia đình đồng ý để hiến mô, tạng của người thân sau khi chết não qua đời để hiến mô, tạng cứu sống người khác."Trong số 100 trường hợp này, chúng tôi đã ghép được 50 ca ghép tim, 80 ca ghép gan, 157 ca ghép thận, 6 ca ghép phổi và nhiều mô khác như: van tim, mạch máu, gân sụn, thần kinh, giác mạc được lưu trữ và sử dụng ghép cho các bệnh nhân khác. Đây là con số không lớn nhưng là sự cố gắng của các đội ngũ chuyên môn và các cán bộ vận động hiến mô, tạng", Giáo sư Trần Bình Giang nói.Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được biết đến là một trong những bệnh viện có số lượng bệnh nhân chết não, bệnh nhân tiềm năng chết não đứng đầu cả nước. Đây là ca hiến-ghép đa mô, tạng thứ 100 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng là ca hiến được nhiều mô, tạng nhất từ trước đến nay; đánh dấu một bước tiến mới của bệnh viện và lập thành tích trong ngành ghép tạng toàn quốc.Việc hiến, tặng mô, tạng là sự sẻ chia sự sống nhằm mục đích kéo dài sự sống cho những người bị suy tạng. Đây là một nghĩa cử cao đẹp của người hiến, tặng mô, tạng giúp nối dài sự sống cho những người bệnh tưởng chừng như đã tắt hết hy vọng với cuộc đời. Với tinh thần nhân ái, sẻ chia, nhiều người đã quyết định hiến tạng để góp phần thay đổi cuộc sống của những người bệnh kém may mắn đang chờ nguồn tạng hiến.
https://nhandan.vn/thuc-hien-thanh-cong-ca-lay-ghep-da-tang-tu-nguoi-cho-chet-nao-thu-100-post744252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "ghép tạng", "ghép mô tạng", "tạng hiến", "người cho chết não", "ca bệnh thứ 100", "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" ] }
Sút cân, đau âm ỉ thượng vị cần lưu ý ung thư dạ dày giai đoạn sớm
NDO -Tại Việt Nam, chỉ dưới 5%ung thư dạ dàyđược chẩn đoán ở giai đoạn sớm do không có triệu chứng. Khi ung thư dạ dày có triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển.
6 tháng trước, bà L.H. (66 tuổi, Vĩnh Phúc) đau âm ỉ vùng mạn sườn trái và thượng vị, có lúc đau quanh rốn, đau cả khi đói và sau khi ăn. Bà thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, gầy sụt khoảng 3kg nên đã lần lượt đi khám, nội soi dạ dày tại 3 bệnh viện gần nhà và 1 bệnh viện lớn tại Hà Nội.Các bệnh viện đều chẩn đoán bà bị viêm dạ dày, sẹo loét hành tá tràng. Sau nhiều đợt điều trị các loại thuốc viêm loét dạ dày nhưng không cải thiện triệu chứng, ngày 18/3, bà đến khám tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội.Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết, trên hình ảnh nội soi dạ dày thấy tổn thương loét sùi tại tâm vị (kích thước 5 cm) kèm viêm teo niêm mạc dạ dày.Tổn thương thâm nhiễm lan xuống phần thân vị, bề mặt mủn, chạm vào dễ chảy máu. Trên hình ảnh phóng đại bằng ánh sáng dải tần hẹp trong quá trình nội soi thấy mạch máu giãn, vài vị trí vô mạch. Kết quả sinh thiết phát hiện bà H. mắc ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa (bệnh lý ác tính).Ởtuổi còn trẻ, chị N.T.L. (32 tuổi) cũng có triệu chứng đau dạ dày theo từng đợt gần 1 năm nay. Mỗi đợt chị thường bị quặn bụng, chướng bụng, ợ chua, chán ăn, mệt mỏi. Chị nghĩ do đau dạ dày thông thường nên tự mua thuốc về uống.Dù đã đến các phòng khám nội soi nhưng bác sĩ chỉ chẩn đoán mắc viêm loét kèm H.P dạ dày. Tình trạng đau tăng dần, uống thuốc không cải thiện, sụt 5kg, chị đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội thăm khám. Kết quả nội soi dạ dày tại khoa Tiêu hóa cho thấy, chị bị ung thư dạ dày giai đoạn muộn.Với 2 trường hợp này, các bác sĩ sẽ phối hợp liên khoa tiêu hóa và ngoại khoa giúp người bệnh được đánh giá giai đoạn, xem xét khả năng phẫu thuật cắt dạ dày qua nội soi ổ bụng. Tùy từng giai đoạn để cân nhắc việc điều trị hóa chất, thuốc đích hay miễn dịch nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót, giảm tối đa nguy cơ tiến triển bệnh.Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh cho biết, ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày không có triệu chứng. Người bệnh thường phát hiện tình cờ do nội soi sàng lọc ở độ tuổi trên 40 hoặc nội soi dạ dày vì các lý do khác. Khi ung thư dạ dày có triệu chứng, bệnh thường đã ở giai đoạn tiến triển không còn sớm. Nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng giúp tầm soát ung thư dạ dày giai đoạn sớm, phát hiện loét dạ dày tá tràng.Tại Việt Nam, chỉ dưới 5% ung thư dạ dày được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Nếu người bệnh nội soi dạ dày trong vòng 2-3 năm nhưng thời điểm soi hiện tại bị ung thư dạ dày tiến triển, tình trạng này được coi là bỏ sót bệnh.Theo thống kê tỷ lệ ung thư dạ dày tiến triển bị bỏ sót trên nội soi từ 5-10 % số trường hợp. Theo tiến sĩ Khanh, những nguyên nhân bỏ sót ung thư dạ dày trên nội soi thường do thời gian nội soi dạ dày quá ngắn (đây là lý do hay gặp nước nước ta, vì số lượng bệnh nhân quá đông bác sĩ soi rất nhanh hoặc bệnh nhân nội soi không gây mê nên nôn ọe nhiều, bác sĩ không thể kéo dài thời gian nội soi); chuẩn bị trước nội soi không tốt (còn thức ăn trong dạ dày, không dùng dung dịch tan bọt và nhầy); bác sĩ không được đào tạo chuẩn mực; chất lượng của máy nội soi dạ dày…Tiến sĩ Khanh nhấn mạnh, để tránh tối đa khả năng bỏ sót chẩn đoán ung thư dạ dày trên nội soi, tất cả nội soi được thực hiện theo quy trình: người bệnh nhịn ăn trước đó 6-8 giờ hoặc nhịn ăn qua đêm, được uống thuốc tan bọt và nhầy trước khi nội soi 15-20 phút, bác sĩ nội soi tiến hành quan sát, chụp ảnh và ghi hình lại tất cả các vị trí theo quy định, các bác sĩ nội soi được chuẩn hóa về nội soi phát hiện tầm soát ung thư sớm.Theo chuyên gia tiêu hóa này, ung thư dạ dày là bệnh phổ biến, có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ tử vong cao.Mọi người dự phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, giữ cân nặng phù hợp, tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư đường tiêu hóa bằng nội soi, nhất là ở những người có nguy cơ cao như béo phì, tiền sử gia đình có bố mẹ hoặc anh em ruột mắc ung thư dạ dày, trên 40 tuổi dù không có triệu chứng dạ dày, nhiễm khuẩn H.P dạ dày, thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…"Phát hiện sớm giúp điều trị khỏi, nâng cao chất lượng sống, giảm chi phí điều trị", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
https://nhandan.vn/sut-can-dau-am-i-thuong-vi-can-luu-y-ung-thu-da-day-giai-doan-som-post800559.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:31", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:31", "tags": [ "bệnh lý dạ dày", "ung thư tiêu hóa", "sụt cân", "nội soi tiêu hóa" ] }
Tác nhân gây viêm hô hấp tại Thành phố Hồ Chí Minh là virus phổ biến có từ nhiều năm qua
NDO -Theo Sở Y tếThành phố Hồ Chí Minh, trước tình hình viêm hô hấp gia tăng, Sở đã họp chuyên gia giữa các bệnh viện, đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) để đánh giá nguyên nhân. Bước đầu nhận định, virus vẫn là nguyên nhân chính gây nên bệnh cảnh viêm hô hấp cấp tính.
Nhiều trường hợp trẻ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sinh non,... diễn biến rất nhanh và nặng,Kết quả xét nghiệm từ OUCRU cho thấy, hiện tại không ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường. Các tác nhân được tìm thấy qua xét nghiệm bao gồm virus cúm mùa, RSV, Enterovirus, và các vi khuẩn H. Influenza, Strep. pneumonia vàMycoplasma pneumoniacũng là các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp trong nhiều năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.Các chuyên gia về bệnh hô hấp trẻ em nhận định các virus này là những tác nhân phổ biến gây bệnh viêm hô hấp, đã được ghi nhận tại Việt Nam và trên thế giới.Phần lớn ca bệnh đều nhẹ, có thể điều trị ngoại trú; các bệnh cảnh viêm phổi thường gặp trên người bệnh có ít nhất 1 bệnh lý nền như tim bẩm sinh, bại não, xuất huyết não, teo đường mật, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi mạn, lupus đỏ hệ thống, suy dinh dưỡng…Viêm hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em, diễn tiến theo mùa ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, thường tăng cao vào tháng 10-12 hằng năm. Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện trong 10 tháng đầu năm 2023 cho thấy bệnh nhi bị viêm hô hấp cấp điều trị ngoại trú, nội trú và tử vong thấp hơn cùng kỳ so với các năm trước dịch Covid-19 (từ 2015 đến 2019).Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, mặc dù số ca đến khám tại các cơ sở y tế có gia tăng trong những tháng cuối năm 2023, nhưng hệ thống giám sát chưa ghi nhận các ổ dịch viêm hô hấp tại các trường học trong những tháng gần đây. Điều này phù hợp với độ tuổi mắc bệnh đợt này chủ yếu ở trẻ nhỏ.Bệnh nhân nhi mắc bệnh hô hấp điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1Như vậy có thể kết luận hiện tượng tăng số ca bệnh viêm hô hấp trong những tháng gần đây tại các bệnh viện nhi của Thành phố Hồ Chí Minh là hiện tượng tăng theo chu kỳ hằng năm của các bệnh thường gặp ở trẻ em.Tác nhân gây bệnh không có gì thay đổi, chủ yếu vẫn là các loại virus thường gặp, trong đó virus cúm, là một loại virus đã có vaccine dự phòng. Đa số các bệnh viêm hô hấp do virus chỉ cần điều trị triệu chứng và tự khỏi, những trường hợp viêm phổi hoặc có bệnh lý nền cần được nhập viện chẩn đoán và điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn các biến chứng nặng và hạn chế tử vong. Do có nhiều tác nhân virus khác nhau đều có thể gây bệnh viêm hô hấp nên một trẻ có thể bị mắc bệnh nhiều lần.Sở Y tế khuyến cáo đến mọi người dân: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng cho bản thân người lớn và cho trẻ em; luôn luôn che miệng, mũi khi ho, khi hắt hơi; ngoài việc tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng, khuyến khích tiêm các vaccine cúm, phế cầu nếu có đủ điều kiện.Trẻ em có bệnh lý nền cần được theo dõi, điều trị ổn định để giảm thiểu nguy cơ chuyển nặng khi bị viêm hô hấp; người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai, người già và người có bệnh lý nền, cần tiêm vaccine cúm hàng năm; người đang có các triệu chứng viêm hô hấp nên mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người có bệnh lý nền; giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối; dinh dưỡng hợp lý theo tuổi đặc biệt tranh thủ nguồn sữa mẹ ở tuổi nhũ nhi; giữ gìn nhà cửa sạch thoáng cũng góp phần phòng bệnh viêm hô hấp cấp.
https://nhandan.vn/tac-nhan-gay-viem-ho-hap-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-la-virus-pho-bien-co-tu-nhieu-nam-qua-post784316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "virus hô hấp", "viêm hô hấp", "TP Hồ Chí Minh", "bệnh cảnh viêm hô hấp cấp tính" ] }
Đẩy mạnh hoạt động triển khai thử nghiệm lâm sàng vaccine quốc tế quy mô lớn
NDO -Với thành công trong năm 2023, thực hiện các dự án nghiên cứu quốc tế về vaccine và thuốc trên cỡ mẫu lớn nhất tại Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, năm 2024, trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động triển khai thử nghiệm lâm sàng quốc tế quy mô lớn.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tú, Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởngTrường Đại học Y Hà Nộicho biết, năm 2023, trường đã thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng quốc tế, trong đó nổi bật là việc hoàn thành thử nghiệm lâm sàng vaccine ARCT-154 do Arcturus, Hoa Kỳ sản xuất và thử nghiệm lâm sàng thuốc và vaccine Covid-19 do Shionogi, Nhật Bản sản xuất.Đây là các thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, đa quốc gia, triển khai tại nhiều điểm nghiên cứu trên toàn quốc, với tổng số đối tượng nghiên cứu lên đến hàng chục nghìn người.Tháng 8 và tháng 12/2023, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thiết bị y tế Nhật Bản đã có đoàn đánh giá nghiên cứu thực địa tại các điểm nghiên cứu Bắc Ninh và Hòa Bình phục vụ việc cấp phép. Kết quả đánh giá đạt mức cao.Ngày 28/11/2023,vaccine ARCT-154chính thức được cấp phép lưu hành tại Nhật Bản cho dự phòng Covid-19 ở người lớn. Trước đó, thuốc điều trị Covid-19 do Shionogi sản xuất đã được lưu hành với tên thương mại Xocova.Các kết quả này là tiền đề để Trường Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Dược lý lâm sàng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động triển khai thử nghiệm lâm sàng quốc tế quy mô lớn trong thời gian tới.Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tú, năm 2023 chứng kiến nhiều sự đổi mới mạnh mẽ của trường như: Kiện toàn Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Y Hà Nội đã và đang thực hiện tự chủ đại học nhóm 2, kể từ ngày 1/1/2023;Tháng 10/2023, Trường Đại học Y Hà Nội đã xuất sắc được hệ thống xếp hạng đối sách chất lượng UPM gắn 5 sao theo định hướng nghiên cứu.Theo đó, Trường Đại học Y Hà Nội, nằm trong nhóm với các trường đại học nghiên cứu của Việt Nam và châu Á như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường đại học Kasetsaert, Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan), National Kaohsiung Normal University, Đại học Taipei (Đài Loan (Trung Quốc))….Việc nhà trường được xếp hạng đối sánh 5 sao của UPM góp phần khẳng định định vị tầm nhìn châu Á, hướng tới các xếp hạng quốc tế của nhà trường là khả thi. Đây là minh chứng cho thấy sự cầu thị, nỗ lực khẳng định chất lượng trong định hướng chiến lược phát triển của trường cũng như sự phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học.Trong năm 2023, nhà trường tiếp tục tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, thúc đẩy sinh viên chủ động và tích cực trong học tập với cả đào tạo đại học và sau đại học.Các hoạt động hợp tác đối ngoại trong và ngoài nước của nhà trường trong năm 2023 rất đa dạng với các đối tác đến từ các châu lục khác nhau đã thúc đẩy phát triển hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh. Trường đã đón tiếp và làm việc với 78 đoàn khách quốc tế.Đặc biệt, với việc khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà A2 mới, mở thêm nhiều chuyên khoa về sản khoa, tim mạch... năm 2023, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trở thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh.Năm 2023 là một năm chuyển đổi mạnh mẽ các hoạt động trên nền tảng số của nhà trường."Đại học Y Hà Nội là trường duy nhất trong khối ngành đào tạo về sức khỏe ở nước ta có 3 ngành vừa được xếp hạng rất cao trong bảng xếp hạng toàn cầu các môn học thuật năm 2023 của ShanghaiRanking - một trong những bảng xếp hạng uy tín nhất của thế giới về các trường đại học.Cụ thể, ngành y tế công cộng của trường Đại học Y Hà Nội lọt top 100 thế giới, y học lâm sàng lọt top 150 thế giới và khoa học sinh học con người lọt top 300 thế giới.Mới đây, Tạp chí của Hoa Kỳ - U.S. News & World Reports cũng đã công bố Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2023 (Best Global Universities). Trong đó 2.000 trường đại học thuộc 95 quốc gia được U.S. News & World Reports xếp hạng năm nay, trường Đại học Y Hà Nội được xếp hạng số 365/2000 về lĩnh vực y học lâm sàng (Best Global Universities for Clinical Medicine).Các xếp hạng này của Trường Đại học Y Hà Nội không chỉ là niềm tự hào mà còn tạo niềm tin và động lực quan trọng để thầy và trò nhà trường cố gắng hơn nữa đảm bảo cho thành quả bền vững và chuẩn bị cho những xếp hạng tốt hơn, và ở nhiều chuyên ngành hơn.
https://nhandan.vn/day-manh-hoat-dong-trien-khai-thu-nghiem-lam-sang-vaccine-quoc-te-quy-mo-lon-post792154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "Đại học Y Hà Nội", "thử nghiệm lâm sàng vaccine", "mở rộng hợp tác quốc tế" ] }
Những sai lầm khi ăn kiêng sau mổ não
NDO -Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình phục hồi chấn thương não vì cả não và cơ thể đều cần chất dinh dưỡng phù hợp. Thực phẩm cung cấp năng lượng và chấtdinh dưỡngcho sự hồi phục não sau mổ. Một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện cả sức khỏe tổng thể và phục hồi não.
Theo quan niệm dân gian, trước nay mọi người sau phẫu thuật, mọi người hay kiêng ăn rau muống, thịt gà, trứng, thịt bò, hải sản và các món ăn chế biến từ gạo nếp...Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, những quan niệm chỉ áp dụng trong các ca mổ thẩm mỹ tránh sẹo xấu và chỉ kiêng trong một tháng đầu sau mổ. Còn với các bệnh nhân saumổ não, không cần phải kiêng các thức ăn trên.Bác sĩ Thành cho biết, theo các nghiên cứu khoa học, rau muống chứa nhiều vitamin C, vitamin A và sắt. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ hỗ trợ quá trình lành vết thương sau phẫu thuật não; giúp tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa một số loại ung thư; giải độc gan, giảm tác hại của các rối loạn gan như vàng da, giải độc; giảm cholesterol trong máu, tốt cho tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm stress oxy hóa.Theo các chuyên gia dinh dưỡng nước ngoài, có rất ít bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của thịt gà và hải sản ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Ngược lại, thịt gà và hải sản là nguồn cung cấp protein tốt và protein là một trong những thành phần cần thiết để cơ thể hồi phục sau mổ."Theo nghiên cứu trên thế giới (Parvane Sanei trên tạp chí J Res Med Sci. 2015) đã đưa ra kết luận thịt không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh u não và không làm cho khối u tăng trưởng kích thước", bác sĩ Thành nhấn mạnh.Trong khi đó, món trứng chứa Choline giúp não hồi phục nhanh sau phẫu thuật. Và cũng không có bằng chứng nào chứng minh Những món ăn được chế biến từ gạo nếp khiến cho vết thương sưng hơn bình thường, mưng mủ...Bác sĩ Thành khuyến cáo, để bảo đảm dinh dưỡng mà cơ thể cần để não phục hồi phải tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bao gồm hoa quả, rau, ngũ cốc, thực phẩm từ sữa và các nguồn protein lành mạnh như đậu, thịt gia cầm và cá. Sữa và sữa chua ít béo hoặc không béo đáp ứng cả nhu cầu về protein và canxi. Các nguồn canxi tốt khác bao gồm nước cam tăng cường hoặc sữa đậu nành, rau lá xanh, bông cải xanh và hạnh nhân.Các thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật não gồm: Cá thu, cá hồi,dầu gan cá tuyết, cá trích, hàu,cá mòi, cá cơm, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành:Đây là các loại đồ ăn chứa Omega-3.Thực phẩm giàu axit béo Omega 3 là một trong những chế độ ăn quan trọng nhất sau phẫu thuật não. Omega 3 sẽ giúp bảo vệ tế bào não, cải thiện khả năng truyền dẫn giúp não hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, thực phẩm giàu axit béo omega 3 cũng giúp phục hồi trí nhớ và khả năng nhận thức sau mổ.Bên cạnh đó, người sau phẫu thuật cần bổ sung các loại rau, quả: Củ cải, rau cải xanh, rau chân vịt, rau muống, cà chua, quả bơ, quả đu đủ, xoài…chứa nhiều vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh .Thực phẩm giàu Vitamin E nhất thiết phải có trong chế độ ăn cho bệnh nhân u não. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ các tế bào não giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Đây cũng là một trong những thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân xuất huyết não .Trong bảng chế độ ăn uống cho bệnh nhân xuất huyết não thì nghệ đứng đầu danh sách. Củ nghệ có chứa curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp não phục hồi đặc biệt là sau chấn thương hoặc phẫu thuật. Nó cũng hữu ích trong việc cải thiện khả năng nhận thức, đặc biệt là sau khi phẫu thuật não.Thịt cung cấp protein và kẽm, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và sự hình thành trí nhớ. Nồng độ kẽm thường giảm ở những bệnh nhân sau mổ não vì vậy sau mổ não nên bổ sung kẽm.Thịt đỏ là một nguồn kẽm rất tốt. Tuy nhiên, thịt đỏ, đặc biệt là khi đã qua chế biến, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, không ăn quá nhiều thịt đỏ.Các thực phẩm cần tránh sau mổ não là thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và đường chế biến bao gồm: Các sản phẩm từ sữa, bao gồm bơ, kem, sữa, phô mai; Những miếng thịt béo, chẳng hạn như bít tết sườn hoặc sườn cừu.Đặc biệt, bệnh nhân sau mổ khôngăn mặn vì sẽ làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ;Không uống cafe hoặc đồ uống có cafe;Không ăn thực phẩm thịt chế biến như: xúc xích.
https://nhandan.vn/nhung-sai-lam-khi-an-kieng-sau-mo-nao-post788542.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "thực phẩm", "dinh dưỡng sau mổ não", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
Hai bệnh nhi động kinh hồi phục kỳ diệu sau 6 ngày phẫu thuật
NDO -Bệnh nhi mắc thể động kinh phức tạp lên tới 100 cơn một ngày đã thực sự được hồi sinh sau ca phẫu thuật bằngkỹ thuật tiên tiến nhấtlần đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam.
Bé N.N.M (nữ, 6 tuổi) mắc thểđộng kinhrất nặng, lên tới 50-100 cơn giật/ ngày, luôn phải dùng thuốc ngủ thường xuyên vì có vùng động kinh rất gần với các vùng dây trung tâm. Bé H.T (nam, 5 tuổi) bị xơ hóa củ ở cả 2 bán cầu não vùng trán bên trái và thái dương cũng đối mặt với những cơn động kinh ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống.Với sự hỗ trợ của 7 chuyên gia đến từ Bệnh viện Trẻ em Alabama, Hoa Kỳ, các bác sĩ Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành đặt điện cực sâu bề mặt vỏ não, theo dõi điện não đồ trong 48 tiếng, lập bản đồ sinh động kinh. Từ đó, lựa chọn vị trí và phương pháp chính xác, giúp phẫu thuật thành công cho 2 trẻ động kinh kháng thuốc phức tạp. Đây là kỹ thuật tiến tiến trên thế giới, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.Sau khi được phẫu thuật khỏi bệnh, hết hoàn toàn cơn giật, vận động bình thường, đã tạo nên niềm xúc động lớn, cũng như truyền động lực cho không ít bậc phụ huynh trong thời gian vừa qua.Gặp lại hai bé N.N.M và H.T sau 6 ngày phẫu thuật, các con đều khỏe mạnh, chạy nhảy, líu lo vui vẻ với ba mẹ và các cô điều dưỡng. Đôi mắt chị Trang (mẹ bé H.T) ánh lên niềm hạnh phúc khi thấy con đã được hồi sinh cuộc đời mới. Nhìn con thoải mái vui đùa, chị vẫn chưa dám tin đó là sự thật, xúc động và hạnh phúc vô cùng.Để đưa kỹ thuật này về Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã có gần 2 năm chuẩn bị. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nam Thắng, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Phó Giám đốc Trung tâm Thần kinh cùng một số bác sĩ hồi sức đã học tập và nhận chuyển giao kỹ thuật này tại Hoa Kỳ.Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.Bác sĩ chuyên khoa II Lê Nam Thắng, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho 2 bệnh nhi vô cùng xúc động khi thấy sự hồi phục của 2 em bé. Trước khi ra viện, bác sĩ Thắng vào phòng bệnh dặn dò các bé và gia đình, nắm tay từng bé đầy xúc động.Bác sĩ Lê Nam Thắng tâm sự, bé gái N.N.N, trước mổ, mỗi ngày cháu có hơn 100 cơn động kinh, phải sử dụng thuốc ngủ, nhưng giờ đây, cháu không có một cơn động kinh nào, mọi xét nghiệm và vết mổ hoàn toàn bình thường. Bé H.T cũng đã khỏe mạnh, các chỉ số ổn định."Chúng tôi dự định sẽ cho các cháu ra viện hôm nay và các cháu vẫn cần tái khám lại theo lịch hẹn để theo dõi tiếp quá trình hồi phục. Trong tương lai các cháu hoàn toàn có thể đi học và hòa nhập với các bạn. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giáo sư Brandon Rocque, Bệnh viện Trẻ em Alabama, Hoa Kỳ đã đồng hành với bệnh viện nhiều năm qua trong phẫu thuật thần kinh, để từ đây sẽ mở ra một chương mới cho lĩnh vực này ở Việt Nam”, bác sĩ Thắng chia sẻ.
https://nhandan.vn/hai-benh-nhi-dong-kinh-hoi-phuc-ky-dieu-sau-6-ngay-phau-thuat-post775565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "động kinh", "phẫu thuật", "kỹ thuật tiên tiến", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "đặt điện cực sâu bề mặt vỏ não" ] }
Làm đẹp cấp tốc dịp Tết: Cảnh báo những tai biến khôn lường
NDO -Sau 2 ngày tiêm filler làm đầy hõm thái dương và má ở một người quen tại spa, nữ bệnh nhân 20 tuổi bị viêm mô bào, sưng nề căng tức một bên mặt. Các bác sĩ da liễu đã kê thuốc kháng viêm, kháng sinh nặng điều trị dài ngày, nhưng mức độ hồi phục da không thể đoán trước.
Làm đẹp cận TếtHầu hết ngày nào, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận các trường hợp biến chứng do làm đẹp ở những cơ sở thẩm mỹ không uy tín hoặc do bệnh nhân lựa chọn sai dịch vụ làm đẹp. Tuy nhiên, thời điểm cận Tết, số bệnh nhân đến viện xử lý hậu quả của tai biến làm đẹp tăng hơn so với trước.Nữ bệnh nhân H.T.T (20 tuổi, Hà Nội) tin một người quen “đã từng tiêm filler làm đầy hõm thái dương cho nhiều người”, nên tin tưởng nhờ tiêm với giá ưu đãi. Sau tiêm, bệnh nhân bị sưng nề một bên vùng mặt. Lo sợ cái Tết đến gần, bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương được phát hiện bị viêm mô bào.Hầu hết ngày nào, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận các trường hợp biến chứng do làm đẹp ở những cơ sở thẩm mỹ không uy tín hoặc do bệnh nhân lựa chọn sai dịch vụ làm đẹp.Sau khi được thăm khám và siêu âm xét nghiệm, bác sĩ khám bệnh cho biết: Hiện tượng viêm này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể bị viêm nhiễm trong quá trình tiêm, lượng filler tiêm hoặc quá trình tiêm sai kỹ thuật, chèn ép vào các tổ chức mô. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiêm quá nhiều vào một vị trí gây tăng chèn ép hệ bạch huyết và tĩnh mạch gây sưng nề.Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng Khoa Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây là một ca điển hình gặp biến chứng tiêm filler làm đầy thái dương. “Chúng tôi phải tiêm thuốc tan giải filler, sử dụng chống viêm mạnh, kháng sinh mức độ mạnh. Tuy nhiên, rất khó nói là mức độ phục hồi có được hoàn toàn hay không”.Tuần trước, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng do tiêm meso. Một tháng trước, chị H.T.N (Hà Nội) tiêm meso tại một spa, gặp biến chứng tạo các nốt sần tại điểm tiêm và không tan kéo dài.Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp điển hình của tạo u hạt sau khi tiêm meso và cho điều trị thuốc một tháng, tiêm kháng viêm, tiêm tổ chức u hạt làm tan nốt sần nhưng vẫn không hết hoàn toàn, để lại da vẫn lồi lõm. Với những trường hợp tương tự, đã có nhiều bệnh nhân phải điều trị 3-6 tháng mới có thể tạm ổn.Biến chứng làm đẹp sau tiêm.Xăm môi là biện pháp làm đẹp đơn giản, nhưng cũng không ít người gặp biến chứng sưng nề môi. Trường hợp mới đến khám tại bệnh viện là một nữ bệnh nhân bị sưng nề môi thời gian dài hơn so với diễn tiến thông thường.Bác sĩ Minh cho hay, có 2 lý do mà bệnh nhân có thể gặp phải, hoặc là gặp viêm nhiễm trong quá trình xăm môi, hoặc bị dị ứng với hoạt chất được sử dụng xăm môi gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Bệnh nhân được điều trị 2 tuần với phác đồ viêm da tiếp xúc dị ứng, sử dụng kháng viêm, kháng sinh kéo dài và vẫn chưa hoàn toàn ổn địnhSai lầm trong làm đẹp cấp tốcBác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng Khoa Tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, biến chứng thẩm mỹ nội khoa hầu hết xảy ra ở những cơ sở thẩm mỹ chưa được cấp phép hành nghề, người triển khai kỹ thuật chưa được cấp giấy phép hành nghề liên quan đến thẩm mỹ y khoa.Những biến chứng hay gặp chủ yếu liên quan đến thủ thuật tiêm chất làm đầy, tiêm botulinum toxin, meso và kỹ thuật liên quan sử dụng máy, công nghệ làm thay đổi cấu trúc da bề mặt như laser, peel da. Nhiều bệnh nhân đã gặp tai biến từ nhẹ đến nặng nề sau làm dịch vụ.Bác sĩ Minh phân tích, dịp gần tết bận rộn, nhiều chị em không có thời gian đi lại nhiều lần để thực hiện các thủ thuật làm đẹp, trong khi ai cũng kỳ vọng có làn da căng bóng, trắng sáng, ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp hơn vào dịp Tết.Đánh vào tâm lý làm đẹp cấp tốc với giá rẻ, nhiều cơ sở thẩm mỹ tung chiêu quảng cáo, khuyến mại như “Một liều tiêm meso bằng bôi thoa cả năm”, “trẻ lại 10 tuổi sau 60 phút”, … khiến chị em càng tin vào việc làm đẹp cấp tốc.Trong khi đó, đối với các phương pháp xâm lấn làm đẹp da, có những kỹ thuật đòi hỏi khách hàng phải thực hiện thành liệu trình nhiều lần, để bảo đảm an toàn hiệu quả nhưng lại sai lầm, “nôn nóng” sử dụng nhiều dịch vụ một lần khiến họ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ.Trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng viêm môi sau khi xăm.Thí dụ như peel da, nguyên tắc sẽ làm 2-3 bước, và đặc biệt với da mỏng yếu thì cần làm bước phục hồi da xong mới peel để tránh bị tổn thương. Việc chưa phục hồi mà peel luôn có thể làm da tăng nguy cơ bong tróc. Hoặc thí dụ có một số trường hợp “thô bạo” trong điều trị nám như vừa dùng laser quét vết nám, lấy axit đắp lên… nguy cơ gây ra chấn thương làn da, để lại vết sẹo, bỏng mặt.Hoặc để điều trị nếp nhăn vùng trán, nhiều kỹ thuật viên làm tắt, dồn thủ thuật vào cùng một lần sẽ gây ra biến chứng. Bác sĩ Minh phân tích, nếp nhăn con người được phân hai loại nếp nhăn tĩnh và động. Nguyên tắc của kỹ thuật xóa nhăn là sẽ xử lý nếp nhăn động để xem vết nhăn tĩnh.Tuy nhiên, có một số nơi vừa tiêm botulinum toxin làm giảm vết nhăn động, vừa tiêm filler trên cùng một vị trí, một thời điểm có thể dễ làm tăng nguy cơ sai sót chuyên môn."Tùy từng tình huống nếp nhăn cụ thể, việc đánh giá kỹ mới xác định được nên tiêm filler hay botox. Nếu là bác sĩ có chuyên môn sẽ hiểu được việc tách dịch vụ bảo đảm an toàn cho người sử dụng dịch vụ”, bác sĩ Minh nhấn mạnh.Cũng theo chuyên gia này, nhiều chị em vẫn nghĩ những dịch vụ làm đẹp gần đây như tiêm meso, botox, filler rất phổ biến và làm đại trà được nên không tìm đến những đơn vị y khoa uy tín, được cấp phép.Chuyên gia này khuyến cáo, meso và filler, botox vẫn là biện pháp xâm lấn thẩm mỹ có xâm lấn, sử dụng thuốc và phương pháp để tiêm hoạt chất vào bên trong da.Việc dồn nhiều dịch vụ quá vào một lần đi làm đẹp sẽ tăng nguy cơ biến chứng.Tiêm filler vẫn có thể ảnh hưởng nhiều sức khỏe, vì liên quan cấu trúc giải phẫu đặc biệt vùng mặt, có thể tiêm vị trí giải phẫu khác như cấu trúc xương, dây chằng, gây biến chứng về mặt thần kinh, mạch máu. Khi tiêm vào khu vực mạch máu gây chèn mạch, tắc mạch, gây hoại tử khu vực xung quanh, biến chứng có xu hướng nặng nề cấp, mãn tính về sau. Hay hoạt chất tiêm meso có thể gây tai biến do kỹ thuật tiêm sai lớp, sai lượng thuốc,..Ngoài ra, việc sai lầm lựa chọn trong hoạt chất để tiêm cũng gây ra biến chứng vì có những hoạt chất bôi thoa nhưng nhiều cơ sở thẩm mỹ “nghĩ” có thể tiêm được, dẫn đến viêm da mãn tính, gây u hạt, nốt sẩn trên mặt.Làm đẹp, cần phải tính tới yếu tố an toànBác sĩ Minh khuyến cáo, kiến thức làm đẹp rất quan trọng. Do đó, khi chị em lựa chọn các dịch vụ làm đẹp, cần phải tìm được đúng cơ sở y tế được cấp phép, bác sĩ có chuyên môn, kiến thức, tư vấn lựa chọn dịch vụ làm đẹp phù hợp.Việc dồn nhiều dịch vụ quá vào một lần đi làm đẹp sẽ tăng nguy cơ biến chứng. Khách hàng cũng cần lưu ý đến những chiêu khuyến mãi, quảng cáo trên trời, không lựa chọn đơn vị làm đẹp mà giá cả quá rẻ.“Lựa chọn phương pháp an toàn, hiệu quả, chọn đúng cơ sở được cấp phép, có kinh nghiệm, bảo đảm an toàn là trên hết”, bác sĩ Minh bày tỏ.Cuối năm là thời điểm có nhiều hoạt động liên hoan, có thể sử dụng nhiều rượu bia, đồ cay ngọt, chiên rán làm ảnh hưởng tới làn da... Bác sĩ Minh khuyến cáo chị em muốn làm đẹp dịp Tết cần phải cân nhắc thời gian phù hợp để có đủ thời gian cho làn da hồi phục sau các biện pháp xâm lấn da.
https://nhandan.vn/lam-dep-cap-toc-dip-tet-canh-bao-nhung-tai-bien-khon-luong-post792752.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "làm đẹp cấp tốc", "Bệnh viện Da liễu Trung ương", "biến chứng làm đẹp", "tiêm filler", "tiêm botox" ] }
3 người phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc khí từ một chiếc bình "lạ"
NDO -Trong lúc nhóm lao động khò bình phế liệu cũ, khí độc bất ngờ bốc lên khiến cho 3 người ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu.
Sáng 12/1, tại một điểm thu gom phế liệu ở xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nhóm lao động gồm 9 người trong lúc khò phế liệu cũ, bất ngờ bịkhí độcbốc lên nghi ngút cao tới 5m, khiến 1 người ngất tại chỗ, 2 người khác bị thương nặng phải vào nhập viện.Là người nhẹ nhất nhập viện tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, anh Seo Văn Kh. (34 tuổi, trú tại xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cho biết, khi anh vừa cắt dây thép của một chiếc bình "lạ", đang dùng máy khò thì khói bốc lên rất mạnh, cao tới 5m bay vào mắt và họng khiến anh không thở và nói được, lập tức bỏ chạy.Theo miêu tả của anh Kh., chiếc bình này bằng sắt, to như bình gas, có quấn dây thép. Cùng khò chiếc bình này có tất cả 9 người, những người đứng xa hơn ban đầu không chú ý, sau thấy khó thở thì mới bỏ chạy. Tuy nhiên, có 2 nạn nhân nặng nhất, trong đó có ông N.V.M, 63 tuổi ngất tại chỗ.Theo anh Kh., anh mới vào làm phân loại phế liệu được 2 tuần thì xảy ra tai nạn. Phế liệu có rất nhiều thứ, có loại bình các anh phải đập ra, sau đó dùng máy cắt thành sắt vụn. Hoặc với những bình gas được thu gom sẽ phải mở cho hết khí gas, rồi mới lấy máy cắt.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các nạn nhân khò bình phế liệu, nhưng bên trong bình chứa hoá chất và khí độc. Khí độc này đã bốc ra làm 3 người bị ngộ độc phải vào nhập viện, 6 người khác đang theo dõi sức khoẻ tại nhà.Theo thông tin và hình ảnh người nhà cung cấp, bác sĩ Nguyên nghi ngờ ngộ độc hợp chất có chứa khí Clo. Người khò bình để thu phế liệu dẫn đến khí độc phun ra. Sau đó, người dân còn di chuyển chiếc bình dẫn tới bột khí vung vãi khắp nơi.Khi tiếp nhận các bệnh nhân này, 2 người trong tình trạng suy hô hấp nặng. Bác sĩ phải cấp cứu nhanh chóng do bệnh nhân bị tổn thương đường hô hấp, đau ngực, khó thở, suy hô hấp.Trường hợp nặng nhất đang phải thở máy là bệnh nhân N.V.M. Ông M. bị ngừng tuần hoàn phải hô hấp nhận tạo, đường thở chít hẹp, phù nề, co thắt."Nếu bệnh nhân tới viện chậm sẽ tử vong. Hiện chúng tôi đã mở nội khí quản, cho bệnh nhân sử dụng thuốc giãn cơ, an thần. Bệnh nhân có đáp ứng điều trị nhưng về lâu dài có thể bị tổn thương về phổi", bác sĩ Nguyên cho hay.Bệnh nhân N.T.T bị suy hô hấp nặng.Trường hợp nặng thứ hai là bà N.T.T, 54 tuổi, vào viện trong tình trạng suy hô hấp, tiên lượng nặng, nhưng may mắn đáp ứng tốt không phải thở máy, chỉ thở oxy.Theo Giám đốc Trung tâm Chống độc,ngộ độc khíClo rất nguy hiểm, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, mũi họng, phổi mắt, gây bỏng và tổn thương sâu.Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, khi có các bình khí không rõ nguồn gốc, người dân không tự ý khò bình hay ép lấy phế liệu. Trong các bình kín này có thể chứa hóa chất nguy hiểm thậm chí phóng xạ, bom mìn. Các bình này cần giao cho cơ quan chuyên trách có biện pháp xử lý.Tại Trung tâm Chống độc, các bác sĩ đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc khí tương tự. Các bệnh nhân bị bỏng đường hô hấp, tổn thương phổi nặng và có thể gây tổn thương phổi, sẹo, xơ phổi.Bác sĩ Nguyên khuyến cáo 6 bệnh nhân đang theo dõi tại nhà cần theo dõi sức khoẻ, nếu thấy có biểu hiện bất thường thì đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
https://nhandan.vn/3-nguoi-phai-nhap-vien-cap-cuu-vi-ngo-doc-khi-tu-mot-chiec-binh-la-post791920.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "ngộ độc khí", "Trung tâm Chống độc", "Bệnh viện Bạch Mai", "khò phế liệu" ] }
Thắp lên ngọn lửa nhân ái
NDO -Chiều 31/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức phát động chương trình “Đăng ký hiến mô, tạng cứu người-Cho đi là còn mãi”.
Đây là sự kiện nhằm thay đổi nhận thức của xã hội vềhiến mô, tạng, thắp lên ngọn lửa nhân ái và nhân rộng thêm những hành động cao quý, góp phần mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.Hiện nay, cả nước có hàng chục nghìn người đang hàng ngày, hàng giờ phải chiến đấu để giành giật sự sống với căn bệnh suy tạng và rất ít người trong số họ có cơ may được ghép tạng vì số người hiến tạng hết sức khan hiếm. Do vậy, chương trình được tổ chức góp phần kêu gọi, lan tỏa sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người, tạo nên những điều kỳ diệu, những giá trị sống đích thực.Với ý nghĩa đó, hưởng ứng chương trình phát động của Bộ Y tế, Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam về việc đăng ký hiến mô, tạng cứu người, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức chương trình phát động cán bộ, nhân viên, người bệnh và người nhà bệnh nhân tham gia đăng ký hiến, mô tạng cứu người lan toả tinh thần tương thân, tương ái trong bệnh viện.Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia trao thẻ đăng ký hiến mô, tạng cho Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Phát biểu tại lễ phát động chương trình, Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhấn mạnh, trên toàn quốc đã có 26 bệnh viện thực hiện ghép tạng thành công; ghép được hầu hết các tạng trên người như ghép thận, gan, tim, phổi, tụy..Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trước yêu cầu và nhu cầu thực tiễn, tháng 01/2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã quyết định thành lập mạng lưới vận động hiến tạng trong bệnh viện, tổ chức công tác thông tin, báo cáo về bệnh nhân chết não hiến tạng tiềm năng đểTrung tâm Ghép tạng(Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) kịp thời thực hiện công tác vận động gia đình bệnh nhân.Từ khi đi vào hoạt động, mạng lưới vận động hiến tạng đã phát hiện 26 người chết não hiến tạng tiềm năng, tương đương 6,5 ca/tháng. Tỷ lệ thực hiện vận động đạt 100%, tức là tất cả các trường hợp báo cáo đều được tham gia vận động.Bệnh viện tri ân 2 gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng của người thân sau chết não.Thể hiện phương châm “đi sau về trước” trong việc thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, với tỷ lệ sống cao và chi phí phù hợp, tính đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã triển khai tất cả 14 đề tài khoa học thuộc Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người” thực hiện ghép được 10 loại mô tạng, đưa bệnh viện trở thành một trong những trung tâm ghép mô, tạng lớn nhất cả nước.Tính đến đầu tháng 5/2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện 808 ca ghép, bao gồm ghép tim, ghép phổi, ghép gan, ghép thận, ghép tuỵ, ghép chi thể, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, trong đó có 07 ca ghép từ người chết hiến não được vận động thành công tại bệnh viện.Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, những thành công của bệnh viện sẽ được tiếp tục triển khai, chuyển giao, nhân rộng đến các bệnh viện khác.Nhân dịp này, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tri ân và trao kỷ niệm chương, quà tri ân cho gia đình người hiến tạng.Cán bộ, nhân viên bệnh viện đăng ký hiến mô, tạng trong chương trình.Từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã vận động thành công 4 gia đình đồng ý hiến mô, tạng của người thân sau chết não, trong đó có 2 trường hợp đã thực hiện việc hiến đa mô, tạng cứu người. Tại chương trình hôm nay, đại diện hai gia đình cũng có mặt.Ngay sau chương trình, đã có khoảng 100 người, trong đó có Ban Giám đốc Bệnh viện, các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đăng ký hiến mô, tạng để tiếp tục lan toả sâu rộng nghĩa cử cao đẹp “Kết nối yêu thương, tiếp nối niềm tin, thắp sáng hy vọng, ươm mầm sự sống vì “Cho đi là còn mãi”.
https://nhandan.vn/thap-len-ngon-lua-nhan-ai-post812144.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "đăng ký hiến tặng mô tạng", "nhân viên y tế", "ghép tạng" ] }
18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc được trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”
NDO -Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Bộ Y tế triển khai sẽ được tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Sáng 15/5, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) gặp mặt, trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí về lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2.Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ngày 5/9/2014, Bộ Y tếđãban hành Quyết định số 3441/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, trong đó, có triển khaihoạt độngtrao danh hiệu“Ngôi sao thuốc Việt”.Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần đầu tiên được tổ chức năm 2014 và đây là lần thứ 2 Bộ Y tế tổ chức trao danh hiệu cao quý này với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng và các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam mà thực tế đã được sử dụng và chứng minh hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh. Thông qua đó, phát huy vai trò của các doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.Tin liên quanTạo “cú huých”cho sản xuất thuốc trong nước phát triểnCác doanh nghiệp và các thuốc thamgia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí khắt khe mà Ban tổ chức đưa ra.Với cácsản phẩm thuốcphải được Bộ Y tế cấp Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, được sản xuất tại nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu: làsản phẩm thuốcđóng vai trò chủ đạo trong chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty sở hữu, đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu và lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp; đồng thời là sản phẩm thuốc có thời gian lưu hành và phát triển lâu dài, có chứng minh tính an toàn, hiệu quả khi sử dụng và góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng; bảo đảm chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.Sản phẩm thuốc được triển khai kinh doanh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về sản xuất, bảo quản, phân phối và kinh doanh dược phẩm theo các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs).Ban tổ chức cho biết, ngoài các tiêu chí chung còn có các tiêu chí cụ thể được thể hiện tại Bộ Tiêu chíbình chọn doanh nghiệp và sản phẩm đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”được Bộ Y tế ban hành vào tháng 10/2023.Quy chế bình chọn và Bộ tiêu chí bình chọn năm 2023 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung của Quy chế bình chọn và Bộ tiêu chí bình chọn năm 2018, bổ sung, điều chỉnh những nội dungcho phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động sản xuất thuốc trong nước như: bổ sung tiêu chuẩn sản xuất thuốc EU-GMP, vùng trồngdược liệuđạt tiêu chuẩn GACP; bổ sung các tiêu chí về hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất xanh, chuyển đổi số của các doanh nghiệp...Các doanh nghiệp,sản phẩm được đánh giá dựa trên 4 nhóm tiêu chí chính:chất lượng; đổi mới, sáng tạo; năng lực; cộng điểm ưu tiên.Đáng chú ý, ngoài các tiêu chí do Bộ Y tế đưa ra, các doanh nghiệp, thuốc tham gia bình chọn đều được tham khảo ý kiến các ngành liên quan (tài chính, thuế, luật pháp) và chính quyền địa phương (nơi doanh nghiệp đứng chân) để bảo đảm danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" được trao cho những doanh nghiệp, thuốc đúng theo tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng bình chọn Doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2 phát biểu ý kiến.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng bình chọn đánh giá, các doanh nghiệp tham gia bình chọn đã rất tập trung vào chất lượng sản phẩm, đổi mới và sáng tạo và đầu tư và quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; năng lực sản xuất kinh doanh, cung ứng thuốc cho thị trường.Đặc biệt, Hội đồng bình chọn đánh giá cao những sản phẩm thuốc đã được vinh danh lần thứ nhất tham gia đầy đủ vào quá trìnhđấu thầu thuốctừ đó đến nay và sản phẩm thuốc này góp phần dần thay thế được thuốc nhập khẩu.Từ 46doanh nghiệp và239 sản phẩm thuốcnộp hồ sơ đăng ký thamgia,Hội đồng bình chọn đã lựa chọn được 18doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốcđểtraodanh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”. Lễ trao danh hiệu“Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 sẽ được tổ chức tối 17/5, tại Nhà hát lớn Hà Nội.
https://nhandan.vn/18-doanh-nghiep-va-68-san-pham-thuoc-duoc-trao-danh-hieu-ngoi-sao-thuoc-viet-post809381.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "Ngôi sao thuốc Việt", "Bộ Y tế", "sản phẩm thuốc", "chuyển đổi số", "đấu thầu thuốc", "dược liệu" ] }
Bệnh dại có xu hướng gia tăng, thời gian ủ bệnh ngắn
NDO -Theo Bộ Y tế, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh dại có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm do virus dại gây ra, có thể lây truyền từ động vật sang người, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong rất cao (gần như 100%). Người bị mắcbệnh dạido bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).Từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do dại cao như Gia Lai (14 ca), Nghệ An (7 ca), Bình Phước (7 ca), Điện Biên (6 ca), Bến Tre (5 ca), Đắk Lắk và Bình Thuận (4 ca).Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có catử vong(Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vaccine phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ tiêm vaccine phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi chỉ đạt ~10%.Trong khi đó, chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêm vaccine dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025.Bên cạnh đó, công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là trong việc thực hiện nghiêm các quy định về tiêm vaccine phòng dại cho chó, mèo cũng như quản lý đàn chó, mèo; không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vaccine phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận, nhất là tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.Khi bị chó, mèo cắn cần, mọi người cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại;tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.
https://nhandan.vn/benh-dai-co-xu-huong-gia-tang-thoi-gian-u-benh-ngan-post799920.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "bệnh dại", "khuyến cáo", "chó cắn", "mèo cắn" ] }
Bệnh nhi tử vong vì biến chứng viêm phổi hoại tử do nhiễm khuẩn huyết tụ cầu
NDO -Sau 3 ngày sốt cao liên tục, bệnh nhi được đưa đi cấp cứu trong tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết.
Bé trai N.T (12 tháng tuổi, Ninh Bình) có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Trước đó, bé xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục, kèm theo ho nhẹ, chảy mũi. Đến ngày thứ 3, bé mệt mỏi, ăn kém, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng khó thở, mệt nhiều, li bì, có các dấu hiệu của suy tuần hoàn.Tại đây, bé được chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh và chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương.Khi vào viện, bệnh nhi đã ở trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thần kinh, tổn thương thận cấp (tình trạng suy đa cơ quan do sốc nhiễm trùng).Các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp can thiệp tích cực như: Thở máy, sử dụng thuốc trợ tim nâng huyết áp, kháng sinh phù hợp và tiến hành lọc máu liên tục do trẻ có biểu hiện suy thận cấp.Kết quả xét nghiệm cho thấy cháu bénhiễm khuẩn huyết tụ cầu. Đây là nguyên nhân khá thường gặp, gây tổn thương nhiều cơ quan nhưviêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.Cháu bé tiếp tục được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn.Dù tình trạng tim mạch có cải thiện, nhưng do cháu bé bị biến chứng viêm phổi hoại tử gây ra do tụ cầu rất nặng nề, nên bệnh nhi đã tử vong sau 15 ngày điều trị.Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, trong đó Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất; nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, dẫn đến hình thành các ổ áp xe. Một số chủng tạo nên các độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm khuẩn.Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn.Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu, nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở các nước phát triển là khoảng 22% và các nước đang phát triển là khoảng 33%.Bác sĩ lưu ý, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh.Vì vậy, để phòng tránh nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, tránh đổ mồ hôi ở trẻ vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.Khi tắm cho trẻ nhỏ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì nơi đây thường tích tụ nhiều chất bẩn.Thận trọng với mụn nhọt và các vết thương ngoài da của trẻ bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ đến khi vết thương lành. Không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu.Chăm sóc dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ. Khi trẻ sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/benh-nhi-tu-vong-vi-bien-chung-viem-phoi-hoai-tu-do-nhiem-khuan-huyet-tu-cau-post795405.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "nhiễm khuẩn tụ cầu vàng", "nhiễm khuẩn huyết", "tử vong", "bệnh nhi", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Hiến máu tình nguyện: Phong trào đầy sức sống, mang đậm tình yêu thương
NDO -Ngày 20/1, tại Hà Nội, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày phát độngphong trào hiến máu nhân đạotại Việt Nam (24/1/1994- 24/1/2024).
Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện; Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các tình nguyện viên, người tham gia hiến máu, người bệnh đang điều trị tại Viện.Dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Lẵng hoa chúc mừng.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương: Giai đoạn trước năm 1994, ngành y tế tại nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chuyên khoa Huyết học-Truyền máu, nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị thiếu nghiêm trọng, không có người cho máu dẫn đến công tác an toàn truyền máu không được bảo đảm.Trong giai đoạn này, lượng máu toàn quốc tiếp nhận được phần lớn dựa vào số người bán máu chuyên nghiệp. Nhận thức của người dân về cho máu, an toàn truyền máu còn rất thấp, thậm chí còn kỳ thị với người đi cho máu. Đây là một rào cản lớn cho công tác vận động hiến máu.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương phát biểu tại Lễ kỷ niệm.Trước tình hình nêu trên, nhận thấy cần phải củng cố cơ sở truyền máu cũng như chăm sóc người bệnh, mục tiêu “phải có máu, máu an toàn, chất lượng cao cho điều trị bệnh” được đặt lên trên hết.Để đạt được mục tiêu này, ngày 24/01/1994, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, sự ủng hộ, hỗ trợ của Ban Khoa giáo Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Viện Huyết học-Truyền máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai (nay là Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) đã tổ chức Lễ phát động ngày hiến máu nhân đạo tại Thủ đô Hà Nội. Đây được coi là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát động phong trào hiến máu nhân đạo, nay làhiến máu tình nguyệntại Việt Nam.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà người tham gia hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan từ Trung ương đến địa phương; sự chung sức, đồng lòng của các thế hệ cán bộ nhân viên ngành y tế, Hội Chữ thập đỏ các cấp, các tình nguyện viên làm công tác truyền thông, vận động hiến máu… phong trào hiến máu tình nguyện tại nước ta đã vươn mình lớn lên và phát triển từng ngày, từng bước đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.Năm 1994, năm đầu tiên Việt Nam phát động phong trào, lượng máu tiếp nhận được của cả nước đã tăng hơn nhiều so với những năm trước đó với 138 nghìn đơn vị máu, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 14,5%. Sau 20 năm, từ năm 2014 trở lại đây, mỗi năm chúng ta đều đã tiếp nhận được hơn một triệu đơn vị máu.Đáng chú ý, lượng máu tiếp nhận được năm 2023 đã cao gấp hơn 11 lần so với năm 1994, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đến nay đã đạt 99%. Đồng thời, Việt Nam đã xây dựng và phát triển được hệ thống Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện từ Trung ương đến địa phương; thành lập được 5 Trung tâm truyền máu khu vực, nhiều trung tâm truyền máu vùng, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp nhận máu, xét nghiệm sàng lọc, điều chế các sản phẩm máu. Nhờ vậy, người bệnh cần truyền máu ở các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa cũng được thụ hưởng các chế phẩm máu chất lượng như các bệnh viện ở tuyến trung ương.30 năm qua, thực sự là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của hàng chục triệu người dân về hiến máu tình nguyện. Hoạt động hiến máu tình nguyện đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng rộng lớn, thu hút và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Nếu như trước đây, lực lượng người hiến máu chính là thanh niên, sinh viên thì hiện nay lực lượng người hiến máu được mở rộng đến mọi thành phần trong xã hội không phân biệt độ tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc, tôn giáo…Người dân tham gia hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.Đặc biệt, nếu như trước đây người đi hiến máu bị gia đình ngăn cấm hay bị kỳ thị thì đến nay người đi hiến máu được mọi người tôn vinh, ủng hộ và là niềm tự hào của gia đình hay cơ quan công tác. Ngoài ra, hoạt động hiến máu cũng tạo dựng môi trường rèn luyện cho một bộ phận lớn thanh niên, sinh viên trong cả nước với hàng nghìn câu lạc bộ, đội tình nguyện với hàng trăm nghìn tình nguyện viên vận động hiến máu... Đây đã là môi trường tốt cho đội ngũ này đóng góp, trải nghiệm và rèn luyện những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.Phát biểu ý kiến tại Lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, Bộ trưởng Đào Hồng Lan ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các hoạt động của Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, của các cơ quan, đơn vị… đối với phong trào hiến máu tại nước ta.Đặc biệt là sự tiên phong, sáng tạo và tâm huyết của tập thể các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phối hợp các đơn vị cùng gây dựng, duy trì và phát triển được một phong trào đầy sức sống, mang đậm tình yêu thương, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện Đào Hồng Lan phát biểu ý kiến tại hội nghị.Để tiếp tục duy trì và phát triển bền vững phong trào, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp, các cơ quan, đơn vị; Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tiếp tục tăng cường hơn nữa sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động hiến máu tình nguyện; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội, của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý đối với công tác vận động và tổ chức hiến máu.Các đơn vị tập trung đề xuất xây dựng các giải pháp và triển khai để duy trì và phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện ngày càng ổn định, thực chất và bền vững hơn, bảo đảm nguồn máu an toàn, chất lượng điều trị cho người bệnh từ tuyến Trung ương đến các địa phương, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; tiếp tục nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức hiến máu; đẩy mạnh vận động người hiến máu nhắc lại, hiến máu thường xuyên, hiến máu thể tích từ 350ml trở lên.Người đứng đầu ngành y tế cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cần có những nghiên cứu, đánh giá, rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động truyền máu, đến người hiến máu và báo cáo lại Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện và Bộ Y tế để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nếu cần. Đồng thời, quan tâm việc ứng dụng chuyển đổi số y tế vào quản lý người hiến máu và các đơn vị máu; kết nối thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu người hiến máu thống nhất, liên thông giữa các địa phương, giữa các trung tâm máu, bệnh viện có tiếp nhận máu...
https://nhandan.vn/hien-mau-tinh-nguyen-phong-trao-day-suc-song-mang-dam-tinh-yeu-thuong-post792924.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:32", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:32", "tags": [ "hiến máu tình nguyện", "Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương", "Ngày Chủ nhật đỏ" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card